Phụng Vụ - Mục Vụ
Xin Ban Thêm Lòng Tin
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:45 26/09/2016
Xin Ban Thêm Lòng Tin
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVII Năm – C
(Lc 17, 5 - 10)
Khi nghe giáo huấn của Chúa Giêsu về điều kiện điều kiện để vào Nước Trời, các Tông đồ cảm thầy bất xứng, xót thương cho thân phận bất toàn của chính mình, thấy cần phải có ơn phù trợ đến từ Thiên Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời, các ông đã kêu lên : “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con! ” (Lc 17,5).
Bài Tin Mừng Chúa Nhật này bắt đầu bằng lời van xin ơn lòng tin của các Tông đồ. Thay vì thỏa mãn ao ước của các ông, Chúa Giêsu muốn đức tin lớn của các ông phải lớn mạnh hơn nên nói : “Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải…” (Lc 17,6).
Đức tin là chủ đề nổi bật của Chúa Nhật này. Chúng ta đã nghe nói về đức tin trong bài đọc thứ I, trích sách Tiên tri Khabacúc, Thánh Phaolo lấy lại gửi cho tín tín hữu Roma và nói : “Người công chính sẽ nhờ đức tin mà được sống”(Rm 1,17).
Các môn đệ hiểu lời Thầy Giêsu dạy không phải là tư tưởng mới, nhưng kêu gọi họ hoán cái tận căn, từ bỏ hoàn toàn để theo Đấng mà họ gọi là “Chúa” và là “Thầy” mới là vấn đề. Đức Giêsu khẳng định rằng nếu có đức tin, họ sẽ tìm được câu trả lời. Vì thế, khi đối diện với lời van xin của các môn đệ là gia tăng về số lượng, Người nói : “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: 'Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển', nó liền vâng lời các con” (Lc 17,6).
Đức tin không hành động theo trật tự lô gích của thế giới này. Đức tin hành động các tổng quát bất ngờ và không thể dự kiến trước được, như : “Gió muốn thổi đâu thì thổi : ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (Ga 3, 8). Theo nguyên lý sự sống : “Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt ; còn cái gì bởi Thần Khí mà sinh ra, thì là thần khí” (Ga 3, 6). Thế nên, đức tin đặt chúng ta vào trong tương quan trực tiếp với Thiên Chúa và cho phép chúng ta làm điều tưởng chừng như không thể.
Tiếp theo Đức Giêsu trình bày cho chúng ta một dụ ngôn có tính so sánh trong tương quan giữa chủ và tớ, đúng hơn giữa ông chủ với nô lệ của ông. Người nô lệ chu toàn bổn phận thường ngày đúng như ông chủ mong đợi như: cày bừa hay là chăm sóc đàn vật. Khi về đến nhà, ông chủ lại gọi người đầy tớ vào hầu bàn ăn, từ ‘hầu hạ’ bắt nguồn từ chữ (phó tế) trong sách Công vụ Tông đồ, ám chỉ tích đặc thù của việc bồi bàn là bằng lòng phục vụ vì đức ái.
Ông chủ được phục vụ nhưng lại không mang ơn người đầy tớ ; đây là việc đầy tớ phải làm, không có đòi hỏi khắt khe nặng nề gì cả, anh đã làm việc suốt cả ngày, nhưng là nhiệm vụ của anh, đó là sứ mệnh được ông chủ trao cho với tất cả sự tín nhiệm, ngay cả con trai ông. Khi hoàn thành nhiệm vụ, người đầy tớ được cất nhắc lên, nhưng không biết lý do tại sao. Giống như kẻ có đức tin bằng một hạt cải có thể chuyển núi, rời non cũng không hiểu tại sao.
Từ những lời dạy trên, Đức Giêsu muốn người kitô hữu chúng ta cố gắng chu toàn bổn phận, từ việc nhỏ nhất, để có thể thay đổi tình trạng hiện hữu của chúng ta, điều này thật là cần thiết. Chúng ta tham dự bàn tiệc Lời Chúa hay Thánh Thể, để tái khám phá ra trong đức tin, mình không phải là quân nô lệ, mọi người vẫn còn sợ ; Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ hãi như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: “Ápba! Cha ơi! ” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. “Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Ðức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8, 15-17) ).
Qui chiếu về khổ đau có thể làm chúng ta lo sợ ; nhưng đức tin giúp chúng ta không bị chi phối bởi những thất bại của thế gian này ; vì “người công chính sẽ sống nhờ trung tín” (Hab 2, 4)), nghĩa là đức tin chịu thử thách. Đúng là để có thể cầm cự tốt cho đến thời đã ấn định, như Thánh Phaolô mời gọi Timôthê người con yêu quý của ngài “Con thân mến, cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha” (2 Tim 1, 6-8). Đức tin là tham dự vào “sức mạnh của Thiên Chúa” trong Thánh Thần của tình yêu và lý trí, làm cho chúng ta trở nên người phục vụ, đầy tớ đức ái, nghĩa là tôi tớ của Tin Mừng, mà chúng ta được “ủy thác” như thánh Phaolô kêu gọi chúng ta.
Trong khi đợi chờ sự can thiệp cuối cùng của Thiên Chúa và ngày trở lại trong vinh quang của Chúa Kitô, vẫn còn hạt giống của niềm tin cho phép chúng ta tuyên xưng rằng Chúa đến là điều chắc chắn như lời Người hứa : “Người sẽ thực hiện, không chỉ với thời gian ấn định. Chắc chắn giờ sẽ đến”. Chúa không cho chúng ta biết ngày giờ khi ánh sáng Phục Sinh xua tan bóng tối Thứ Sáu Tuần Thánh, mở rộng màn che sự chết trên trái đất của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục cuộc hành trình trên thế gian này trong tin tưởng và hy vọng vào lời Chúa hứa.
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con và ban Thánh Thần tình yêu xuống đầy lòng chúng con, để chúng con có sức nhổ tận gốc tất cả những ngờ vực và sống bằng lòng trung thành của chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVII Năm – C
(Lc 17, 5 - 10)
Khi nghe giáo huấn của Chúa Giêsu về điều kiện điều kiện để vào Nước Trời, các Tông đồ cảm thầy bất xứng, xót thương cho thân phận bất toàn của chính mình, thấy cần phải có ơn phù trợ đến từ Thiên Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời, các ông đã kêu lên : “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con! ” (Lc 17,5).
Bài Tin Mừng Chúa Nhật này bắt đầu bằng lời van xin ơn lòng tin của các Tông đồ. Thay vì thỏa mãn ao ước của các ông, Chúa Giêsu muốn đức tin lớn của các ông phải lớn mạnh hơn nên nói : “Nếu các con có lòng tin lớn bằng hạt cải…” (Lc 17,6).
Đức tin là chủ đề nổi bật của Chúa Nhật này. Chúng ta đã nghe nói về đức tin trong bài đọc thứ I, trích sách Tiên tri Khabacúc, Thánh Phaolo lấy lại gửi cho tín tín hữu Roma và nói : “Người công chính sẽ nhờ đức tin mà được sống”(Rm 1,17).
Các môn đệ hiểu lời Thầy Giêsu dạy không phải là tư tưởng mới, nhưng kêu gọi họ hoán cái tận căn, từ bỏ hoàn toàn để theo Đấng mà họ gọi là “Chúa” và là “Thầy” mới là vấn đề. Đức Giêsu khẳng định rằng nếu có đức tin, họ sẽ tìm được câu trả lời. Vì thế, khi đối diện với lời van xin của các môn đệ là gia tăng về số lượng, Người nói : “Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: 'Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển', nó liền vâng lời các con” (Lc 17,6).
Đức tin không hành động theo trật tự lô gích của thế giới này. Đức tin hành động các tổng quát bất ngờ và không thể dự kiến trước được, như : “Gió muốn thổi đâu thì thổi : ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (Ga 3, 8). Theo nguyên lý sự sống : “Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt ; còn cái gì bởi Thần Khí mà sinh ra, thì là thần khí” (Ga 3, 6). Thế nên, đức tin đặt chúng ta vào trong tương quan trực tiếp với Thiên Chúa và cho phép chúng ta làm điều tưởng chừng như không thể.
Tiếp theo Đức Giêsu trình bày cho chúng ta một dụ ngôn có tính so sánh trong tương quan giữa chủ và tớ, đúng hơn giữa ông chủ với nô lệ của ông. Người nô lệ chu toàn bổn phận thường ngày đúng như ông chủ mong đợi như: cày bừa hay là chăm sóc đàn vật. Khi về đến nhà, ông chủ lại gọi người đầy tớ vào hầu bàn ăn, từ ‘hầu hạ’ bắt nguồn từ chữ (phó tế) trong sách Công vụ Tông đồ, ám chỉ tích đặc thù của việc bồi bàn là bằng lòng phục vụ vì đức ái.
Ông chủ được phục vụ nhưng lại không mang ơn người đầy tớ ; đây là việc đầy tớ phải làm, không có đòi hỏi khắt khe nặng nề gì cả, anh đã làm việc suốt cả ngày, nhưng là nhiệm vụ của anh, đó là sứ mệnh được ông chủ trao cho với tất cả sự tín nhiệm, ngay cả con trai ông. Khi hoàn thành nhiệm vụ, người đầy tớ được cất nhắc lên, nhưng không biết lý do tại sao. Giống như kẻ có đức tin bằng một hạt cải có thể chuyển núi, rời non cũng không hiểu tại sao.
Từ những lời dạy trên, Đức Giêsu muốn người kitô hữu chúng ta cố gắng chu toàn bổn phận, từ việc nhỏ nhất, để có thể thay đổi tình trạng hiện hữu của chúng ta, điều này thật là cần thiết. Chúng ta tham dự bàn tiệc Lời Chúa hay Thánh Thể, để tái khám phá ra trong đức tin, mình không phải là quân nô lệ, mọi người vẫn còn sợ ; Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ hãi như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: “Ápba! Cha ơi! ” Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. “Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Ðức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8, 15-17) ).
Qui chiếu về khổ đau có thể làm chúng ta lo sợ ; nhưng đức tin giúp chúng ta không bị chi phối bởi những thất bại của thế gian này ; vì “người công chính sẽ sống nhờ trung tín” (Hab 2, 4)), nghĩa là đức tin chịu thử thách. Đúng là để có thể cầm cự tốt cho đến thời đã ấn định, như Thánh Phaolô mời gọi Timôthê người con yêu quý của ngài “Con thân mến, cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha” (2 Tim 1, 6-8). Đức tin là tham dự vào “sức mạnh của Thiên Chúa” trong Thánh Thần của tình yêu và lý trí, làm cho chúng ta trở nên người phục vụ, đầy tớ đức ái, nghĩa là tôi tớ của Tin Mừng, mà chúng ta được “ủy thác” như thánh Phaolô kêu gọi chúng ta.
Trong khi đợi chờ sự can thiệp cuối cùng của Thiên Chúa và ngày trở lại trong vinh quang của Chúa Kitô, vẫn còn hạt giống của niềm tin cho phép chúng ta tuyên xưng rằng Chúa đến là điều chắc chắn như lời Người hứa : “Người sẽ thực hiện, không chỉ với thời gian ấn định. Chắc chắn giờ sẽ đến”. Chúa không cho chúng ta biết ngày giờ khi ánh sáng Phục Sinh xua tan bóng tối Thứ Sáu Tuần Thánh, mở rộng màn che sự chết trên trái đất của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta tiếp tục cuộc hành trình trên thế gian này trong tin tưởng và hy vọng vào lời Chúa hứa.
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con và ban Thánh Thần tình yêu xuống đầy lòng chúng con, để chúng con có sức nhổ tận gốc tất cả những ngờ vực và sống bằng lòng trung thành của chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:59 26/09/2016
28. ĐẠI VƯƠNG TRĂM TUỔI.
Một hôm Tiền đại vương nằm mộng, sau đó thì nói với các cận thần:
- “Hôm qua ta nằm mộng thấy một nơi nọ có con chó chết và trong một cái bát đựng đầy cá thu, dưới sân có một cây bách cao, về sau cây bách này bị sét đánh ngã, không biết giấc mộng này là kiết hay là hung ?”
Cận thần nói:
- “Đại vương, nhất định ngài sẽ sống đến trăm tuổi !”
Tiền đại vương hỏi:
- “Nhà ngươi làm sao mà biết được ?”
Quan cận thần nói:
- “Con chó chết, chó chết là số ba mươi sáu; trong bát có cá thu, bát và cá thu là số sáu mươi bốn, lấy hai số trên cọng lại với nhau là một trăm, cây bách ngã trong sân là số một trăm.”
Đại vương cười vang lên, người bên cạnh nghe giải thích kì diệu như thế cũng cười ha ha.
(Sự Lâm Quảng ký)
Suy tư 28:
Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền trên mạng sống của con người, ngoài Thiên Chúa ra thì ai mà biết được con người tuổi thọ bao nhiêu ?
Có nhiều người Ki-tô hữu sau khi dự đại lễ Phục Sinh thì cùng với bạn bè đi đến chùa miếu để coi bói xin xăm, để hỏi mình làm ăn ra sao nơi các bà “đồng bóng”; cũng có những người Ki-tô hữu ngày ngày đi lễ rất là sốt sắng, nhưng cứ mỗi khi trong nhà có chuyện xui xẻo buồn phiền, thì rủ bạn bè đi đến đền cô hai cô ba để xin xăm coi gia đạo ra sao ?
Họ tin vào bụt thần hơn là tin vào Thiên Chúa là Đấng mà họ phải tôn thờ, họ tin vào bà “đồng bóng” hơn là tin vào Thiên Chúa, nghe lời “phán” của các bà mặt mày ngơ ngáo khi “lên đồng” hơn là nghe lời dạy của Chúa qua các linh mục là những mục tử của họ.
Đời sống của con người có rất nhiều chuyện lạ xảy ra, nhưng chuyện lạ xảy ra làm cho con người ta ngạc nhiên nhất chính là người Công Giáo đi đến chùa miếu để hỏi hậu vận tương lai của mình nơi những bụt thần và những ngẫu tượng vô tri vô giác, họ quên mất Thiên Chúa của mình là Đấng tạo dựng vũ trụ đầy quyền năng, họ quên mất Thiên Chúa là Đấng định hạn cho con người sống thọ hay yểu tử, và quan trọng nhất chính là họ đã đánh mất đức tin của mình.
Được làm người Ki-tô hữu là một hạnh phúc vô cùng và rất cao quý, bởi vì chúng ta chỉ là loài thụ tạo hư vô nay còn mai mất mà được gọi Thiên Chúa là Cha của mình. Hạnh phúc này đã làm cho ma quỷ phải ghen tức giận dữ, vì nó đã đánh mất tất cả những ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng nó...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Một hôm Tiền đại vương nằm mộng, sau đó thì nói với các cận thần:
- “Hôm qua ta nằm mộng thấy một nơi nọ có con chó chết và trong một cái bát đựng đầy cá thu, dưới sân có một cây bách cao, về sau cây bách này bị sét đánh ngã, không biết giấc mộng này là kiết hay là hung ?”
Cận thần nói:
- “Đại vương, nhất định ngài sẽ sống đến trăm tuổi !”
Tiền đại vương hỏi:
- “Nhà ngươi làm sao mà biết được ?”
Quan cận thần nói:
- “Con chó chết, chó chết là số ba mươi sáu; trong bát có cá thu, bát và cá thu là số sáu mươi bốn, lấy hai số trên cọng lại với nhau là một trăm, cây bách ngã trong sân là số một trăm.”
Đại vương cười vang lên, người bên cạnh nghe giải thích kì diệu như thế cũng cười ha ha.
(Sự Lâm Quảng ký)
Suy tư 28:
Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền trên mạng sống của con người, ngoài Thiên Chúa ra thì ai mà biết được con người tuổi thọ bao nhiêu ?
Có nhiều người Ki-tô hữu sau khi dự đại lễ Phục Sinh thì cùng với bạn bè đi đến chùa miếu để coi bói xin xăm, để hỏi mình làm ăn ra sao nơi các bà “đồng bóng”; cũng có những người Ki-tô hữu ngày ngày đi lễ rất là sốt sắng, nhưng cứ mỗi khi trong nhà có chuyện xui xẻo buồn phiền, thì rủ bạn bè đi đến đền cô hai cô ba để xin xăm coi gia đạo ra sao ?
Họ tin vào bụt thần hơn là tin vào Thiên Chúa là Đấng mà họ phải tôn thờ, họ tin vào bà “đồng bóng” hơn là tin vào Thiên Chúa, nghe lời “phán” của các bà mặt mày ngơ ngáo khi “lên đồng” hơn là nghe lời dạy của Chúa qua các linh mục là những mục tử của họ.
Đời sống của con người có rất nhiều chuyện lạ xảy ra, nhưng chuyện lạ xảy ra làm cho con người ta ngạc nhiên nhất chính là người Công Giáo đi đến chùa miếu để hỏi hậu vận tương lai của mình nơi những bụt thần và những ngẫu tượng vô tri vô giác, họ quên mất Thiên Chúa của mình là Đấng tạo dựng vũ trụ đầy quyền năng, họ quên mất Thiên Chúa là Đấng định hạn cho con người sống thọ hay yểu tử, và quan trọng nhất chính là họ đã đánh mất đức tin của mình.
Được làm người Ki-tô hữu là một hạnh phúc vô cùng và rất cao quý, bởi vì chúng ta chỉ là loài thụ tạo hư vô nay còn mai mất mà được gọi Thiên Chúa là Cha của mình. Hạnh phúc này đã làm cho ma quỷ phải ghen tức giận dữ, vì nó đã đánh mất tất cả những ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng nó...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 26/09/2016
15. Nếu con muốn rước Thánh Thể thì nên sống đời thánh thiện, khiến con đáng được lãnh nhận ân sủng hằng ngày của Thánh Thể cách tốt đẹp.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý chú tâm đến việc sử dụng quyền công dân
Bùi Hữu Thư
11:58 26/09/2016
Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý chú tâm đến việc sử dụng quyền công dân
Arlington Catholic Herald 21/9/2016
Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý của Giáo Phận Arlington có tên “Công Giáo và Chính Trị: Tín Hữu và Các Công Dân Tích Cực” (Catholics and Politics: Faithful and Engaged Citizens,) được tổ chức ngày 17 tháng 9, 2016 tại Giáo Xứ Chúa Chiên Lành (Good Shepherd Church) tại Alexandria. 130 tham dự viên được khuyến khích tham dự tích cực về chính trị trong chu kỳ bầu cử này – cả ở lãnh vực địa phương lẫn toàn quốc – bằng cách đi bầu và phụ giúp trong cộng đồng của họ.
Đức Giám Mục Arlington Paul S. Loverde khai mạc chương trình buổi sáng trước diễn giả chính bằng một lời kêu gọi cầu nguyện, thống hối và tích cực tham gia trong những giờ phút khó khăn này. Tiếng nói của Giáo Hội phải to lớn hơn thay vì nhỏ yếu hơn.”
Diễn giả chính trong Đại Hội này là ông Jonathan Reyes, Giám Đốc Điều Hành của Ngành Công Lý, Hoà Bình và Phát Triển Nhân Sự tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (the executive director of the Justice, Peace and Human Development Department at the United States Conference of Catholic Bishops). Ông nói: “Chu kỳ bầu cử năm nay không giống bất cứ chu kỳ nào khác ông đã chứng kiến.” Tiếp chuyện với người Công Giáo tại nhiều nơi trên toàn quốc ông ghi nhận có một sự lo lắng về tình trạng chính trị và sự thất vọng của mọi người đối với ứng viên tổng thống của cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Người ta cảm thấy chán ghét đảng phái họ đã hỗ trợ nhiều năm qua.
Ông nói: “Người ta cảm thấy họ bị rơi vào trạng thái vô gia cư về chính trị, nhưng chúng ta không thất nghiệp. Chúng ta có thể không có chổ đứng về chính trị, nhưng điều này không thể hạn chế bổn phận của chúng ta là những tín hữu công dân.”
Linh mục Gerry Creedon, chánh xứ Thánh Gia (Holy Family) tại Dale City là chủ tịch của Ủy Ban Tổ Chức. Ngài nói: “Chúng ta cần minh định ứng viên nào sẽ yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người tốt hơn. Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng hơn là cá nhân tôi phải làm, gì để yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người?”
Ông Reyes cho rằng vấn đề rắc rối sâu xa hơn là về chính trị. Bên trong cả hai đảng phái và trong xã hội bên ngoài, có một sự coi thường nhân phẩm đã làm cho các tín hữu Công Giáo bất mãn. Ông nói: “Phải, chúng ta có thể thỏai mái để nói về nhân phẩm của phe tả hay hữu, tùy theo hoàn cảnh, nhưng đối với chúng ta là người Công Giáo, không có sự miễn trừ.”
Ông nói: “Khi phải đối phó vời tình trạng vô gia cư về chính trị này, luôn có sự cám dỗ là nhắm mắt bỏ qua. Nhưng tiếng nói của Giáo Hội bây giờ lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bỏ qua không phải là một điều chúng ta được phép lựa chọn. Chúng ta phải đi bầu. Chúng ta phải cầu nguyện và ăn chay hãm mình. Chúng ta hãy thưa: ‘Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì con đang được sống bây giờ, xin cho con biết con phải làm gì.’”
Ông Reyes cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên đới — sự tạo dựng những tình bạn chân chính, nhất là đối với những người bị cô lập hóa và sống bên lề xã hội. “Sau cuộc bầu cử này, sự phân hóa trong quốc gia chúng ta sẽ không biến đi. Giáo Hội có thể là nguồn trợ lực cho sự hiệp nhất không?”
Hai thuyết trình viên khác, Joan Rosenhauer thuộc Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services) và Anthony Granado thuộc văn phòng Giao Dịch Chính Phủ tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Government Relations at the USCCB), cũng đồng ý với lời của ông Reyes là phải tích cực tham gia. Bà Rosenhauer nói: “Khi chúng ta không hành động trong đời sống công cộng và đem các giá trị của chúng ta làm ảnh hưởng đến các quyết định của chính phủ, tôi tin rằng đó là phạm tội của sự nhắm mắt bước qua.”
Ông Granado khuyến khích tham gia tại lãnh vực địa phương: “Người Công Giáo cần phải năng động về chính trị, vì các quyết định chính trị chính là các quyết định về luân lý.” Chương trình của Đại Hội nêu ra nhiều tổ chức để các công dân năng động lưu ý, kể cả Hội Đồng Giám Mục Virginia, là cánh tay họat động của các Giám Mục Virginia, của Bác Ái Công Giáo và Mục Vụ Đức Tin Công Chính (JustFaith Ministries). Các nhóm họat động cho các vấn đề gồm có Catholic Climate Covenant, Catholic Legal Immigration Network và wwwCatholicVote.org.
Arlington Catholic Herald 21/9/2016
Đại Hội về Hoà Bình và Công Lý của Giáo Phận Arlington có tên “Công Giáo và Chính Trị: Tín Hữu và Các Công Dân Tích Cực” (Catholics and Politics: Faithful and Engaged Citizens,) được tổ chức ngày 17 tháng 9, 2016 tại Giáo Xứ Chúa Chiên Lành (Good Shepherd Church) tại Alexandria. 130 tham dự viên được khuyến khích tham dự tích cực về chính trị trong chu kỳ bầu cử này – cả ở lãnh vực địa phương lẫn toàn quốc – bằng cách đi bầu và phụ giúp trong cộng đồng của họ.
Đức Giám Mục Arlington Paul S. Loverde khai mạc chương trình buổi sáng trước diễn giả chính bằng một lời kêu gọi cầu nguyện, thống hối và tích cực tham gia trong những giờ phút khó khăn này. Tiếng nói của Giáo Hội phải to lớn hơn thay vì nhỏ yếu hơn.”
Diễn giả chính trong Đại Hội này là ông Jonathan Reyes, Giám Đốc Điều Hành của Ngành Công Lý, Hoà Bình và Phát Triển Nhân Sự tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (the executive director of the Justice, Peace and Human Development Department at the United States Conference of Catholic Bishops). Ông nói: “Chu kỳ bầu cử năm nay không giống bất cứ chu kỳ nào khác ông đã chứng kiến.” Tiếp chuyện với người Công Giáo tại nhiều nơi trên toàn quốc ông ghi nhận có một sự lo lắng về tình trạng chính trị và sự thất vọng của mọi người đối với ứng viên tổng thống của cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Người ta cảm thấy chán ghét đảng phái họ đã hỗ trợ nhiều năm qua.
Ông nói: “Người ta cảm thấy họ bị rơi vào trạng thái vô gia cư về chính trị, nhưng chúng ta không thất nghiệp. Chúng ta có thể không có chổ đứng về chính trị, nhưng điều này không thể hạn chế bổn phận của chúng ta là những tín hữu công dân.”
Linh mục Gerry Creedon, chánh xứ Thánh Gia (Holy Family) tại Dale City là chủ tịch của Ủy Ban Tổ Chức. Ngài nói: “Chúng ta cần minh định ứng viên nào sẽ yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người tốt hơn. Nhưng có lẽ câu hỏi quan trọng hơn là cá nhân tôi phải làm, gì để yểm trợ cho đời sống và nhân phẩm con người?”
Ông Reyes cho rằng vấn đề rắc rối sâu xa hơn là về chính trị. Bên trong cả hai đảng phái và trong xã hội bên ngoài, có một sự coi thường nhân phẩm đã làm cho các tín hữu Công Giáo bất mãn. Ông nói: “Phải, chúng ta có thể thỏai mái để nói về nhân phẩm của phe tả hay hữu, tùy theo hoàn cảnh, nhưng đối với chúng ta là người Công Giáo, không có sự miễn trừ.”
Ông nói: “Khi phải đối phó vời tình trạng vô gia cư về chính trị này, luôn có sự cám dỗ là nhắm mắt bỏ qua. Nhưng tiếng nói của Giáo Hội bây giờ lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bỏ qua không phải là một điều chúng ta được phép lựa chọn. Chúng ta phải đi bầu. Chúng ta phải cầu nguyện và ăn chay hãm mình. Chúng ta hãy thưa: ‘Lạy Chúa, cảm tạ Chúa vì con đang được sống bây giờ, xin cho con biết con phải làm gì.’”
Ông Reyes cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liên đới — sự tạo dựng những tình bạn chân chính, nhất là đối với những người bị cô lập hóa và sống bên lề xã hội. “Sau cuộc bầu cử này, sự phân hóa trong quốc gia chúng ta sẽ không biến đi. Giáo Hội có thể là nguồn trợ lực cho sự hiệp nhất không?”
Hai thuyết trình viên khác, Joan Rosenhauer thuộc Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo (Catholic Relief Services) và Anthony Granado thuộc văn phòng Giao Dịch Chính Phủ tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (Government Relations at the USCCB), cũng đồng ý với lời của ông Reyes là phải tích cực tham gia. Bà Rosenhauer nói: “Khi chúng ta không hành động trong đời sống công cộng và đem các giá trị của chúng ta làm ảnh hưởng đến các quyết định của chính phủ, tôi tin rằng đó là phạm tội của sự nhắm mắt bước qua.”
Ông Granado khuyến khích tham gia tại lãnh vực địa phương: “Người Công Giáo cần phải năng động về chính trị, vì các quyết định chính trị chính là các quyết định về luân lý.” Chương trình của Đại Hội nêu ra nhiều tổ chức để các công dân năng động lưu ý, kể cả Hội Đồng Giám Mục Virginia, là cánh tay họat động của các Giám Mục Virginia, của Bác Ái Công Giáo và Mục Vụ Đức Tin Công Chính (JustFaith Ministries). Các nhóm họat động cho các vấn đề gồm có Catholic Climate Covenant, Catholic Legal Immigration Network và wwwCatholicVote.org.
Video ĐTC dâng thánh lễ Ngày Năm Thánh dành cho Các Giáo Lý Viên tại Vatican 25-9-2016
VietCatholic Network
09:25 26/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Năm Thánh Lòng Thương Xót được chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 12 năm ngoái 2015 và sẽ kết thúc vào ngày 20 tháng 11 tới đây.
Ngày Năm Thánh dành cho các giáo lý viên là biến cố áp chót trong những biến cố chính trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ngày 6 tháng 11 tới đây, biến cố sau cùng sẽ diễn ra, đó là Ngày Năm Thánh dành cho các tù nhân. Một tuần sau đó, tức là vào ngày 13 tháng 11, cửa thánh tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đền Thờ Đức Bà Cả, Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, và cửa thánh tại các giáo phận trên toàn thế giới sẽ được đóng lại. Ngày 20 tháng 11, lễ Chúa Kitô, cửa thánh sau cùng tại Đền Thờ Thánh Phêrô sẽ được đóng lại.
Đoàn đồng tế gồm Đức Thánh Cha, các vị Hồng Y, các vị Thượng Phụ của Công Giáo nghi lễ Đông phương, các Tổng Giám Mục, Giám Mục trong giáo triều Rôma đang tiến ra lễ đài.
Trong khi đó, ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát bài “Mi-sê-ri-cor-đés si-cút Pa-ter”, nghĩa là “Hãy thương xót như Chúa Cha”. Đó là bài hát chính thức của Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Thánh lễ
Giờ đây Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu thánh lễ.
Nhân danh Cha và con và Thánh Thần.
Rồi Đức Thánh Cha gởi lời chào Phụng Vụ đến cộng đoàn.
Sau kinh Vinh Danh, Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện sau
Lạy Chúa, khi Chúa thương xót và tha thứ, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả; xin không ngừng ban ơn giúp chúng con đạt tới Nước Trời là hạnh phúc Chúa đã hứa ban mà chúng con đang hết lòng theo đuổi, chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
BÀI ĐỌC I trích từ Sách Amos chương 6 từ câu 1 đến câu 7:
“Các ngươi đã mê đắm và ca hát, giờ đây các ngươi bị lưu đày.
Đây Chúa toàn năng phán: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ; người ta nghĩ mình như Đavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse; vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa”.
Đó là Lời Chúa.
ĐÁP CA: Thánh Vịnh 145
Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa.
1. Chúa là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.
2. Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù; Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục; Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.
3. Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác.
BÀI ĐỌC II: 1 Tm 6, 11-16
“Con hãy gìn giữ huấn lệnh cho tới ngày Chúa lại đến”.
Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêô.
Hỡi người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và cũng vì đó, con đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng. Cha chỉ thị cho con trước mặt Thiên Chúa, Đấng làm cho muôn vật được sống, và trước mặt Đức Giêsu Kitô, Đấng đã làm trước mặt Phongxiô Philatô, lời tuyên xưng thẳng thắn, con hãy giữ gìn huấn lệnh đó cho tinh tuyền và không thể trách được, cho tới ngày Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô lại đến, mà đến thời đã định, Đấng phúc lộc và quyền năng duy nhất sẽ tỏ ra, Người là Thiên Chúa, Vua các vua và Chúa các chúa, Đấng độc nhất trường sinh bất tử, Người ngự trong ánh sáng siêu phàm, không một ai trong loài người đã xem thấy hay có thể xem thấy: (kính chúc) vinh dự và quyền năng cho Người muôn đời. Amen!
Đó là Lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 1, 14 và 12b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang nghe, Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
PHÚC ÂM theo thánh Luca chương 16 câu 19 đến 31
“Ngươi đã được sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Lagiarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Lagiarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:
“ Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Lagiarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Lagiarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Lagiarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được.
“Người đó lại nói: Đã vậy, tôi nài xin cha sai Lagiarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này. Abraham đáp rằng: Chúng đã có Maisen và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài. Người đó thưa: Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải. Nhưng Abraham bảo người ấy: Nếu chúng không chịu nghe Maisen và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu “.
Trong thánh lễ Năm Thánh cho các Giáo lý viên do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự hôm nay, cùng đồng tế với ĐTC có 10 Hồng Y, 30 Giám Mục và 650 linh mục. Tham dự thánh lễ ngoài 15.000 giáo lý viên đến từ nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, còn có hơn 30 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu.
Bài giảng của Đức Thánh Cha:
ĐTC mời gọi các giáo lý viên không mệt mỏi loan báo Chúa Kitô phục sinh là trung tâm điểm của đức tin kitô, sống chứng tá niềm hy vọng đem lại niềm vui, biết nhìn xa thấy rộng vuợt quá sự dữ và các vấn đề, đồng thời nhận ra và chú ý tới biết bao Ladarô thời nay, mau mắn trợ giúp và đáp ứng các nhu cầu của họ.
Quảng diễn lời thánh Phaolô căn dặn Timôthê “duy trì giới răn của Chúa nguyên tuyền không thể khiển trách được” (1 Tm 6,14), ĐTC nói thánh Phaolô chỉ nói đến một giới răn chứ không dặn phải chú ý tới nhiều điểm và nhiều khía canh. Xem ra ngài làm cho chúng ta gắn chặt cái nhìn vào điều nòng cốt của đức tin. Nòng cốt ấy là lời loan báo phục sinh: Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa yêu bạn, Ngài đã trao ban cho bạn cuộc sống của Ngài; phục sinh, sống động Ngài ở bên cạnh bạn và chờ đợi bạn mỗi ngày. Áp dụng vào việc cử hành Năm Thánh các giáo lý viên ĐTC nói:
Trong Năm Thánh này của các giáo lý viên chúng ta được mời gọi không mệt mỏi đặt để ở hàng đầu lời loan báo chính yếu này của đức tin: Chúa đã sống lại. Không có các nội dung quan trọng hơn, không có gì vững chắc và thời sự hơn. Mỗi nội dung đức tin trở thành xinh đẹp, nếu gắn liền với trung tâm này, nếu được xuyên qua bởi mầu nhiệm phục sinh. Nếu bị cô lập hóa, nó mất đi ý nghĩa và sức mạnh. Chúng ta được mời gọi luôn luôn sống và loan báo sự mới mẻ trong tình yêu của Chúa: Chúa Giêsu thực sự yêu thương bạn, như bạn là. Hãy dành chỗ cho Ngài, mặc dù có các thất vọng và các vết thương của cuộc sống, hãy để cho Ngài có khà thể yêu thương bạn. Bạn sẽ không bị thất vọng đâu!”.
Điều răn mà thánh Phalô nói tới khiến cho chúng ta suy nghĩ tới điều răn mới của Chúa Giêsu: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15,12). Chính trong khi yêu thương chúng ta loan báo Thiên Chúa-Tình Yêu: không phải do sức mạnh của việc thuyết phục, không bao giờ đưóc áp đặt sự thật, cũng không phải vì co cứng trong việc tuân giữ vài đòi buộc tôn giáo hay luân lý. Thiên Chúa được loan báo, khi chúng ta gặp gỡ các bản vị con người, chú ý tới lịch sử và con đường đời sống của họ. Vì Chúa không phải là một tư tưởng, nhưng là một Người sống động: sứ điệp của Ngài đi qua chứng tá đơn sơ và chân thật, với việc lắng nghe và tiếp nhận, với niềm vui dãi toả ra ngoài. Chúng ta không nói tốt về Chúa Giêsu, khi chúng ta buồn sầu; cũng không thông truyền vẻ đẹp của Thiên Chúa chỉ bằng các bài giảng hay. Thiên Chúa của niềm hy vọng được loan báo bằng cách sống Tin Mừng của tình bác ái ngày hôm nay, không sợ hãi làm chứng cho Ngài, cả với các hình thức mới mẻ. Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay giúp chúng ta hiểu yêu thương có nghĩa là gì, nhất là giúp chúng ta tránh được vài nguy hiểm.
ĐTC nói tiếp trong bài giảng thánh lễ Ngày Năm Thánh của các Giáo lý viên: Trong dụ ngôn có một người giầu, không nhận ra Ladarô, một người nghèo khổ “nằm trước cửa nhà ông” (Lc 16,20). Người giầu này, thực ra, không làm hại ai, cũng không bị nói là ngươi xấu. Nhưng ông có một tật nguyền lớn hơn tật nguyền của ông Ladarô, là người “đầy vết thương”: ông nhà giầu này bị mù trầm trọng, bởi vì ông không thể nhìn quá thế giới của mình, được làm bằng các bữa tiệc sang trọng và quần áo đẹp đẽ. Ông không trông thấy quá căn nhà của mình, nơi có Ladarô nằm, bởi vì ông không chú ý tới điều xẩy ra ở bên ngoài. Ông không nhìn với đôi mắt, bởi vì ông không cảm thấy trong con tim. Trong tim ông tinh thần thế tục đã bước vào và làm tê liệt linh hồn. Tinh thần thế tục giống như “một cái lỗ đen” nuốt trửng sự thiện, dập tắt tình yêu, vì nó nuốt mọi sự trong cái tôi của mình. Khi đó người ta chỉ trông thấy các dáng vẻ bề ngoài, và không nhận ra tha nhân, vì người ta trở thành dửng dưng với mọi sự. Ai bị bệnh mù trầm trọng này, thì thường có các thái độ “mắt lé”: nhìn các người danh tiếng, có địa vị cao được thế giới ngưỡng mộ với lòng kính trọng, mà không thèm nhìn biết bao nhiêu Ladarô này nay, không thèm nhìn các người nghèo túng và các người đau khổ, là những người được Chúa ưu ái.
Nhưng Chúa nhìn kẻ bị thế giới lãng quên và gạt bỏ. Ông Ladarô là nhân vật duy nhất được gọi tên trong tất cả các dụ ngôn của Chúa Giêsu. Tên của ông có nghĩa là “Thiên Chúa trợ giúp”. Thiên Chúa không quên ông, Ngài tiếp nhận ông vào trong tiệc của Nước Ngài, cùng với tổ phụ Abraham, trong sự hiệp thông phong phú của tình yêu thương. Trái lại, ông nhà giầu trong dụ ngôn cũng không có cả một tên gọi nữa; cuộc sống của ông bị rơi vào quên lãng, bởi vì ai sống cho chính mình thì không làm nên lịch sử. Nhưng một kitô hữu phải làm nên lịch sử! Họ phải ra khỏi chính mình, phải làm lịch sử! Nhưng ai sống cho chính mình, thì không làm lịch sử. Sự vô cảm ngày nay đào sâu các vực thẳm luôn mãi không thể vượt qua được nữa. Và chúng ta, trong lúc này, đã bị rơi vào căn bệnh này của sự thờ ơ, của ích kỷ, của tinh thần thế tục.
Còn có một chi tiết khác nữa trong dụ ngôn, một đối kháng. Cuộc sống sung túc của người không tên này được miêu tả như phô trương: tất cả nơi ông đòi hỏi các nhu cầu và quyền lợi. Trái lại, cái nghèo của ông Ladarô được diễn tả với phẩm giá cao: từ miệng ông không thốt ra các lời than van, phản đối hay khinh rẻ. Áp dụng vào cuộc sống giáo lý viên ĐTC nói:
Đây là một giáo huấn có giá trị: như là các người phục vụ lời của Chúa Giêsu chúng ta được mời gọi không phô trương bề ngoài và không tìm vinh quang; chúng ta cũng không được buồn sầu và than van. Chúng ta không phải là các ngôn sứ loan báo tai ương, ưa thích phơi bầy các nguy hiểm hay lệch lạc; không phải là người sống trong các hầm trú môi trường của mình, bằng cách đưa ra các phán đoán cay đắng liên quan tới xã hội, Giáo Hội, liên quan tới mọi sự và mọi người, bằng cách gây ô nhiễm thế giới với sự tiêu cực. Khuynh hướng nghi ngờ than vãn không phải là của người quen thuộc với Lời của Thiên Chúa.
Ai loan báo niềm hy vọng của Chúa Giêsu là người đem niềm vui và nhìn xa thấy rộng, có các chân trời, không có một bức tường khép kín họ, họ nhìn thấy xa, bởi vì họ biết nhìn xa hơn sự dữ và các vấn đề. Đồng thời họ nhìn rõ điều ở gần, bởi vì họ chú ý tới tha nhân và các nhu cầu của người khác. Ngày hôm nay Chúa hỏi chúng ta: trước biết bao Ladarô mà chúng ta trông thấy, chúng ta được mời gọi âu lo, tìm ra các con đường để gặp gỡ và giúp đỡ họ, mà không luôn luôn uỷ thác cho các người khác hay nói: “Ngày mai tôi sẽ giúp bạn. Hôm nay tôi không có giờ, ngày mai tôi sẽ giúp bạn”. Và điều này là một tội. Thời giờ mà chúng ta dành để cứu giúp các người khác là thời giờ dành cho Chúa Giêsu, là tình yêu tồn tại: nó là kho tàng trên trời, mà chúng ta chiếm hữu ở đây trên trái đất này.
Kết luận, các giáo lý viên và anh chị em thân mến, xin Chúa ban cho chúng ta ơn luôn luôn được canh tân mọi ngày bởi niềm vui của lời loan báo đầu tiên: Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại. Chúa Giêsu yêu thương chúng ta cách cá biệt! Xin ngài ban cho chúng ta sức mạnh sống và loan báo giới răn của tình yêu, bằng cách vượt thắng sự mù loà của vẻ bề ngoài và các nỗi buồn thế tục. Xin Ngài khiến cho chúng ta nhậy cảm với người nghèo, họ không phải là phần thêm vào Tin Mừng nhưng là một trang chính , luôn luôn rộng mở trước mắt mọi người.
Lời nguyện giáo dân.
Trong phần lời nguyện giáo dân, cộng đoàn đã dâng lên 5 ý nguyện như sau:
1. Bằng tiếng Tây Ban Nha - Lạy Chúa, là Đấng ban sự sống cho tất cả mọi loài, xin Chúa bảo vệ Giáo Hội Chúa trong đức tin tinh tuyền và sống động. Xin Chúa linh hoạt các tín hữu trong hy vọng và trong việc thực thi cách anh hùng lòng bác ái.
2. Bằng tiếng Pháp - Lạy Cha, xin Cha mang lại công lý cho những ai bị áp bức. Xin Cha soi sáng những người nắm giữ vận mệnh các dân tộc. Xin Cha hướng dẫn những người cai trị các dân nước đi trên con đường kiến tạo hòa bình.
3. Bằng tiếng Thái Lan - Lạy Cha là Đấng làm cho người mù được thấy. Xin Cha soi sáng tâm trí của những người không tin, hoán cải tâm hồn những người tội lỗi. Xin Chúa ban sức mạnh cho các giáo lý viên hăng say loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa.
4. Bằng tiếng Đức - Lạy Cha xin thức tỉnh những người sa ngã, xin bổ sức cho những con cái Cha bị tổn thương vì cuộc sống, và khôi phục niềm tin cho những người đau khổ và bị phản bội.
5. Bằng tiếng Trung Hoa - Lạy Cha xin chặn đứng những bàn tay gây tội ác, xin phá vỡ các âm mưu của hận thù và của những con tim ích kỷ.
Đức Thánh Cha dâng lên lời nguyện sau:
Lạy Cha, Đấng cứu chuộc nhân loại, trong sự phục sinh của Chúa Giêsu, xin mở ra trước chúng con những cánh cổng của sự sống đời đời, nơi chúng con được kết hiệp muôn đời với Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa, Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa và Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Trước khi kết thúc thánh lễ ĐTC nói ngày hôm kia tại Wuersburg bên Đức Cha Engelmarr Unzeitig thuộc dòng Thừa Sai Marienhill đã được phong chân phước. Ngài đã bị giết trong trại tập trung Dachau do sự thù ghét đức tin; ngài đã lấy tình yêu chống lại thù hận, sự dịu hiền chống lại tàn ác. Cầu mong gương của ngài giúp chúng ta là các chứng nhân của tình bác ái và niềm hy vọng cả giữa các khốn khó.
ĐTC cũng hiệp ý với các Giám Mục Mêhicô trong việc ủng hộ dấn thân của Giáo Hội và xã hội dân sự cho gia đình và sự sống, đang cần sư lưu tâm mục vụ và văn hoá trên toàn thế giới. ĐTC cũng bảo đảm lời cầu nguyện của ngài cho dân nước Mêhicô để bạo lực chấm dứt. Trong các ngày vừa qua nó đã sát hại vài linh mục.
Sau cũng ĐTC đặc biệt chào và cám ơn các giáo lý viên vì dấn thân của họ trong Giáo Hội phục vụ việc loan báo Tin Mừng. Ngài xin Mẹ Maria trợ giúp họ kiên trì trên con đường đức tin và làm chứng bằng cuộc sống cho điều họ thông truyền trong giáo lý.
Tiếp đến ĐTC đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành toà thánh cho mọi người.
Ký giả Công Giáo Jordan bị bắn chết ngay tại tòa án vì bị cáo buộc xúc phạm Hồi Giáo
Đặng Tự Do
20:21 26/09/2016
Biểu tình đã nổ ra tại Jordan để bày tỏ lòng thương tiếc nhà văn Hattar. |
Ký giả Nahed Hattar, sinh năm 1960, là một nhà văn và một nhà chính trị có khuynh hướng tự do, ủng hộ việc tách nhà nước khỏi Hồi Giáo. Là người Công Giáo nghi lễ Maronite, ông ủng hộ người Kitô giáo trong việc võ trang chống lại những nhóm khủng bố Hồi Giáo như Al-Nursa, Al-Qaeda và quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Bức biếm họa này không phải chính tay Hattar vẽ nhưng Hattar đưa lên Facebook của mình trong một bài nhằm bôi bác bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Tuy nhiên, bức biếm họa này gây ra nhiều tranh cãi vì nhiều người cho rằng Hattar xúc phạm đạo Hồi.
Hattar bị cáo buộc tội xúi giục “xung đột giáo phái và phân biệt chủng tộc” vi phạm điều 150 Bộ luật Hình sự Jordan, trong đó trừng phạt bất kỳ hình thức gây căng thẳng bè phái hay chủng tộc hoặc xúi giục xung đột giữa các tôn giáo khác nhau.
Ngoài ra Hattar còn bị cho là vi phạm điều 278 Bộ luật Hình sự Jordan, cấm xuất bản các tài liệu in ấn, hình ảnh hoặc bản vẽ nhằm xúc phạm đến niềm tin tôn giáo.
Hattar đã bị giam giữ trong một tuần sau các cáo buộc trên.
Nhà văn Hattar đã thanh minh trên Facebook nói rõ rằng ông không có ý định xúc phạm Thiên Chúa qua bức biếm họa này, mà chỉ muốn trình bày cảm nhận về Thiên Chúa của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Hôm 25 tháng 9, khi đến tòa để bảo vệ mình chống lại các cáo buộc chế giễu Allah, Hattar đã bị bắn ba lần. Ông được xác nhận là đã chết khi vừa đến một bệnh viện gần đó.
Cảnh sát đã bắt giữ Riad Abdullah, một nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Amman, và cáo buộc ông này tội giết chết nhà văn Hattar.
Biểu tình đã nổ ra tại Jordan để bày tỏ lòng thương tiếc nhà văn Hattar.
Đức Hồng Y Pietro Parolin nói: Chúng tôi không hề nhượng bộ Trung Quốc
Đặng Tự Do
19:00 26/09/2016
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bảo đảm với các nhà ngoại giao rằng Vatican sẽ không cho phép chính phủ Trung Quốc có vai trò nào trong việc bổ nhiệm các giám mục mới.
Phát biểu tại một cuộc họp với các sứ thần Tòa Thánh về Rôma tham dự ngày Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khẳng định rằng Vatican đang tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao với Bắc Kinh. Mục tiêu của các cuộc đàm phán này là để đạt được một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục mới. Trong thời điểm hiện nay, do còn nhiều vấn đề phức tạp, các cuộc đàm phán không hề nhắm đến việc khôi phục quan hệ ngoại giao.
Ký giả Sandro Magister của tờ L'Espresso tường thuật lời Đức Hồng Y Parolin cho biết trong những cuộc đàm phán, Vatican sẽ không nhượng bộ chính quyền Trung Quốc đòi phải có một tiếng nói trong việc bổ nhiệm các giám mục mới.
Theo Magister, Vatican sẵn sàng chấp nhận đề nghị cho phép Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc đề nghị các ứng viên giám mục nhưng với điều kiện là các giám mục Công Giáo “thầm lặng” phải được bao gồm trong Hội Đồng Giám Mục Trung quốc và những ‘giám mục’ nào được tấn phong trái phép nghĩa là không được Đức Thánh Cha bổ nhiệm thì không được có mặt trong Hội Đồng Giám Mục Trung quốc.
Bài của Sandro Magister trên tờ L'Espresso có thể xem tại đây: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1351379?eng=y
Phát biểu tại một cuộc họp với các sứ thần Tòa Thánh về Rôma tham dự ngày Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khẳng định rằng Vatican đang tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao với Bắc Kinh. Mục tiêu của các cuộc đàm phán này là để đạt được một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục mới. Trong thời điểm hiện nay, do còn nhiều vấn đề phức tạp, các cuộc đàm phán không hề nhắm đến việc khôi phục quan hệ ngoại giao.
Ký giả Sandro Magister của tờ L'Espresso tường thuật lời Đức Hồng Y Parolin cho biết trong những cuộc đàm phán, Vatican sẽ không nhượng bộ chính quyền Trung Quốc đòi phải có một tiếng nói trong việc bổ nhiệm các giám mục mới.
Theo Magister, Vatican sẵn sàng chấp nhận đề nghị cho phép Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc đề nghị các ứng viên giám mục nhưng với điều kiện là các giám mục Công Giáo “thầm lặng” phải được bao gồm trong Hội Đồng Giám Mục Trung quốc và những ‘giám mục’ nào được tấn phong trái phép nghĩa là không được Đức Thánh Cha bổ nhiệm thì không được có mặt trong Hội Đồng Giám Mục Trung quốc.
Bài của Sandro Magister trên tờ L'Espresso có thể xem tại đây: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1351379?eng=y
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Joseph Kabila để bàn về tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Cộng hòa Dân chủ Congo
Đặng Tự Do
19:21 26/09/2016
Hôm 26 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Joseph Kabila của nước Cộng hòa Dân chủ Congo, để thảo luận về tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục tại quốc gia này cũng như tình trạng bất ổn tại các quốc gia châu Phi.
Tuyên bố của Tòa Thánh mô tả ngắn gọn các cuộc thảo luận là “thân mật”. Tuy nhiên, các phóng viên ghi nhận là Đức Giáo Hoàng đã bỏ qua những nghi lễ đón tiếp thông thường đối với nhà lãnh đạo châu Phi, thay vào đó, ngài trò chuyện ngay với ông Kabila trong thư viện của điện Tông Tòa.
Tuyên bố của Vatican cho thấy hai vị tập trung vào “các cuộc đụng độ xảy ra gần đây ở thủ đô,” và “Tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các đại diện chính trị và xã hội dân sự với các cộng đồng tôn giáo.”
Tuyên bố cũng bày tỏ sự phàn nàn về tình trạng “bạo lực dai dẳng hại ở phía đông của đất nước.”
Các giám mục Công Giáo của Cộng hòa Dân chủ Congo vừa đình chỉ sự tham gia của các ngài trong các cuộc đàm phán “đối thoại quốc gia”, sau khi hàng chục người bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát vì chính trị ở thủ dô Kinshasa. Hội Đồng Giám Mục Cộng hòa Dân chủ Congo lên án tổng thống muốn mưu tìm một nhiệm kỳ thứ ba là điều trái với hiến pháp.
Tuyên bố của Tòa Thánh mô tả ngắn gọn các cuộc thảo luận là “thân mật”. Tuy nhiên, các phóng viên ghi nhận là Đức Giáo Hoàng đã bỏ qua những nghi lễ đón tiếp thông thường đối với nhà lãnh đạo châu Phi, thay vào đó, ngài trò chuyện ngay với ông Kabila trong thư viện của điện Tông Tòa.
Tuyên bố của Vatican cho thấy hai vị tập trung vào “các cuộc đụng độ xảy ra gần đây ở thủ đô,” và “Tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các đại diện chính trị và xã hội dân sự với các cộng đồng tôn giáo.”
Tuyên bố cũng bày tỏ sự phàn nàn về tình trạng “bạo lực dai dẳng hại ở phía đông của đất nước.”
Các giám mục Công Giáo của Cộng hòa Dân chủ Congo vừa đình chỉ sự tham gia của các ngài trong các cuộc đàm phán “đối thoại quốc gia”, sau khi hàng chục người bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát vì chính trị ở thủ dô Kinshasa. Hội Đồng Giám Mục Cộng hòa Dân chủ Congo lên án tổng thống muốn mưu tìm một nhiệm kỳ thứ ba là điều trái với hiến pháp.
Thiên thần của Dachau được tuyên phong Chân Phước Tử Đạo
Đặng Tự Do
19:40 26/09/2016
Thiên thần của Dachau - Cha Engelmar Unzeitig |
Chân Phước Engelmar Unzeitig sinh năm 1911 và qua đời năm 1945 khi mới 34 tuổi đã gia nhập dòng Thừa Sai Mariannhill và được thụ phong linh mục vào năm 1939. Được giao coi sóc một giáo xứ ở bên Áo, ngài đã lên tiếng nhân danh những người Do Thái trong bài giảng của ngài.
Chân Phước Unzeitig đã bị giam cầm trong trại tập trung Dachau trong bốn năm cuối cùng của cuộc đời ngài và tự nguyện phục vụ cho các bệnh nhân mắc bệnh thương hàn.
Trong diễn từ sau kinh Truyền Tin ngày 25 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Ngài đã bị giết trong trại tập trung Dachau do sự thù ghét đức tin; ngài đã lấy tình yêu chống lại thù hận, sự dịu hiền chống lại tàn ác. Cầu mong gương của ngài giúp chúng ta là các chứng nhân của tình bác ái và niềm hy vọng cả giữa các khốn khó.”
Nhu cầu về trừ tà tăng vọt ở Mỹ
Đặng Tự Do
19:52 26/09/2016
Nhu cầu về trừ tà ở Mỹ đã tăng vọt trong những năm gần đây, hai linh mục Công Giáo đã nói như trên với tờ Daily Telegraph.
Daily Telegraph, có trụ sở ở London, thường đăng tải những câu chuyện hiếm khi được đề cập trên các báo tại Mỹ. Tờ này cho hay số linh mục người Mỹ được chính thức giao trọng trách trừ tà đã tăng gấp bốn lần trong thập kỷ qua. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể về số linh mục tham gia vào việc trừ tà, các vị được phỏng vấn đồng ý rằng đã có sự gia tăng đáng kể như thế.
Hai linh mục được tờ Telegraph phỏng vấn cho rằng nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến này có thể là do tình trạng nghiện ma túy, việc sử dụng thường xuyên các nội dung khiêu dâm, ngoại giáo, phép thuật và sự gia tăng tò mò về những điều huyền bí.
Daily Telegraph, có trụ sở ở London, thường đăng tải những câu chuyện hiếm khi được đề cập trên các báo tại Mỹ. Tờ này cho hay số linh mục người Mỹ được chính thức giao trọng trách trừ tà đã tăng gấp bốn lần trong thập kỷ qua. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể về số linh mục tham gia vào việc trừ tà, các vị được phỏng vấn đồng ý rằng đã có sự gia tăng đáng kể như thế.
Hai linh mục được tờ Telegraph phỏng vấn cho rằng nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến này có thể là do tình trạng nghiện ma túy, việc sử dụng thường xuyên các nội dung khiêu dâm, ngoại giáo, phép thuật và sự gia tăng tò mò về những điều huyền bí.
Thống kê về tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Georgia và Azerbaijan
Đặng Tự Do
20:02 26/09/2016
Trước chuyến viếng thăm Georgia và Azerbaijan của Đức Thánh Cha Phanxicô, diễn ra từ 30 tháng 9 đến 2 Tháng 10, phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố hồ sơ thống kê về sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo tại Georgia và Azerbaijan.
Số giáo dân Georgia là 112,000 người, chiếm 2.5% trên tổng số 4.5 triệu dân. Giáo Hội tại đây có hai giám mục, 28 linh mục, 39 tu sĩ, và 14 chủng sinh. Giáo Hội Công Giáo điều hành ba trường học, chín phòng khám, một nhà dưỡng lão, và một nhà nuôi trẻ mồ côi.
Tại Azerbaijan chỉ có 570 người Công Giáo: một phần rất nhỏ trong tổng dân số 9.4 triệu dân. Chỉ là một giáo xứ duy nhất và một trung tâm mục vụ, được điều hành bởi 7 linh mục và 10 nữ tu. Giáo Hội Công Giáo điều hành một trường trung học Công Giáo và một nhà dưỡng lão.
Số giáo dân Georgia là 112,000 người, chiếm 2.5% trên tổng số 4.5 triệu dân. Giáo Hội tại đây có hai giám mục, 28 linh mục, 39 tu sĩ, và 14 chủng sinh. Giáo Hội Công Giáo điều hành ba trường học, chín phòng khám, một nhà dưỡng lão, và một nhà nuôi trẻ mồ côi.
Tại Azerbaijan chỉ có 570 người Công Giáo: một phần rất nhỏ trong tổng dân số 9.4 triệu dân. Chỉ là một giáo xứ duy nhất và một trung tâm mục vụ, được điều hành bởi 7 linh mục và 10 nữ tu. Giáo Hội Công Giáo điều hành một trường trung học Công Giáo và một nhà dưỡng lão.
Thêm một linh mục Mễ Tây Cơ bị bắt cóc và bị giết
Đặng Tự Do
20:11 26/09/2016
Một linh mục Công Giáo người Mễ Tây Cơ nữa đã bị bắt cóc, và bị giết, chỉ vài ngày sau khi hai linh mục bị sát hại ở bang Veracruz. Thi thể ngài đã được tìm thấy đầy những vết đạn hôm Chúa Nhật 25 tháng 9 trên xa lộ nối liền Puruandiro và Zinaparo.
Đức Hồng Y Alberto Suarez Inda của Morelia đã tiết lộ rằng Cha José Alfredo Lopez Guillen bị bắt cóc từ giáo xứ của ngài ở bang Michoacan. Xe của ngài cũng mất tích, cũng như là một số món bị lấy khỏi nhà thờ giáo xứ của ngài.
Michoacan đã xảy ra nhiều tai họa bởi bạo lực liên quan đến ma túy.
Tổng số các linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại từ năm 2012 đã lên đến 15 vị. Nếu tính từ năm 2005, đến nay đã có 34 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ.
Tuần trước cũng đã có hai linh mục bị bắt cóc và bị giết. Sau khi hay tin về vụ giết hại hai linh mục ở Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện tín cho Hội Đồng Giám mục nước này, trong thư ngài lên án các hành động bạo lực và hiệp thông trong những lời cầu nguyện và bày sự gần gũi của ngài với cộng đoàn và gia đình các nạn nhân.
Gửi lời chia buồn sâu sắc khi nhận được tin buồn của vụ ám sát các linh mục đáng kính là cha Alejo Nabor Jimenez Juarez và cha Jose Alfredo Suarez de la Cruz, Đức Thánh Cha bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất của mình.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đại diện Đức Thánh Cha ký thư điện tín nói lên sự gần gũi của Đức Thánh Cha với Đức Cha Trinidad Zapata, Giáo phận Papantla, nơi hai vị linh mục đang phục vụ, cũng như sự gần gũi của ngài với tất cả các giáo sĩ, các cộng đoàn tín hữu trong giáo phận.
Ngài dâng lời cầu nguyện của mình “cho các linh mục của Chúa Kitô được yên nghỉ đời đời, họ là những nạn nhân của một vụ bạo lực không thể dung thứ.”
Hôm thứ Hai 19/09, các thi thể của hai vị linh mục Mễ Tây Cơ là cha Alejo Nabor Jiménez Juárez và cha José Alfredo Suárez de la Cruz đã được tìm thấy bị sát hại trong một cánh đồng sau khi họ bị bắt cóc đưa đi từ giáo xứ của mình.
Một ngày trước đó, tại Giáo xứ Đức Mẹ Fatima tại thành phố Poza Rica, một thị trấn nằm ở phía Bắc tiểu bang Veracruz vùng Vịnh Mễ Tây Cơ, hai linh mục đã bị bắt cóc đưa đi. Các thi thể của hai linh mục đã được tìm thấy vào ngày hôm sau trên một cánh đồng ngoại ô thành phố Papantla.
Một người ông thứ ba, được nhà chức trách Veracruz xác định là cũng đã bị bắt cóc cùng với hai linh mục, nhưng người này đã trốn thoát được và được tìm thấy còn sống. Các quan chức Veracruz hiện nay ông đang được bảo vệ nghiêm nhặt.
Thành phố Poza Rica và các khu vực xung quanh trong vùng Veracruz là những nơi tập trung của bọn tội phạm ma túy và bạo lực từ nhiều năm nay, nhưng người ta vẫn chưa rõ tại sao các linh mục lại trở thành mục tiêu tấn công của chúng. Các linh mục cũng từng là mục tiêu của bạo lực ở những nơi khác tại Mễ Tây Cơ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án sự leo thang của hoạt động ma túy và bạo lực tại Mễ Tây Cơ trong chuyến thăm của này tới đất nước này hồi đầu năm nay. Ngài nói với những công nhân trong buổi họp mặt dành cho họ hôm 17 tháng 2 là “hãy làm việc hướng tới việc tìm kiếm đầy đủ phương tiện để chấm dứt tình trạng ma túy và bạo lực.”
Ngài cho biết việc thiếu việc làm ổn định là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghèo đói, và sau đó trở thành “vùng đất màu mỡ để lôi kéo thiếu niên rơi vào vòng luẩn quẩn của nạn buôn bán ma túy và bạo lực.”
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể để cho tình trạng hiện tại và tương lai của Mễ Tây Cơ trở nên bị cô độc và bị bỏ rơi.”
Trong bức điện tín, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ “sự lên án đối với tất cả các cuộc tấn công vào cuộc sống và phẩm giá của con người”. Ngài kêu gọi các giáo sĩ và các tổ chức mục vụ của Giáo phận tiếp tục mục vụ của mình với sự nhiệt tình bằng cách bắt chước Chúa Kitô, “bất chấp những trở ngại”.
Đức Hồng Y Alberto Suarez Inda của Morelia đã tiết lộ rằng Cha José Alfredo Lopez Guillen bị bắt cóc từ giáo xứ của ngài ở bang Michoacan. Xe của ngài cũng mất tích, cũng như là một số món bị lấy khỏi nhà thờ giáo xứ của ngài.
Michoacan đã xảy ra nhiều tai họa bởi bạo lực liên quan đến ma túy.
Tổng số các linh mục Mễ Tây Cơ bị sát hại từ năm 2012 đã lên đến 15 vị. Nếu tính từ năm 2005, đến nay đã có 34 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ.
Tuần trước cũng đã có hai linh mục bị bắt cóc và bị giết. Sau khi hay tin về vụ giết hại hai linh mục ở Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện tín cho Hội Đồng Giám mục nước này, trong thư ngài lên án các hành động bạo lực và hiệp thông trong những lời cầu nguyện và bày sự gần gũi của ngài với cộng đoàn và gia đình các nạn nhân.
Gửi lời chia buồn sâu sắc khi nhận được tin buồn của vụ ám sát các linh mục đáng kính là cha Alejo Nabor Jimenez Juarez và cha Jose Alfredo Suarez de la Cruz, Đức Thánh Cha bày tỏ lời chia buồn chân thành nhất của mình.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đại diện Đức Thánh Cha ký thư điện tín nói lên sự gần gũi của Đức Thánh Cha với Đức Cha Trinidad Zapata, Giáo phận Papantla, nơi hai vị linh mục đang phục vụ, cũng như sự gần gũi của ngài với tất cả các giáo sĩ, các cộng đoàn tín hữu trong giáo phận.
Ngài dâng lời cầu nguyện của mình “cho các linh mục của Chúa Kitô được yên nghỉ đời đời, họ là những nạn nhân của một vụ bạo lực không thể dung thứ.”
Hôm thứ Hai 19/09, các thi thể của hai vị linh mục Mễ Tây Cơ là cha Alejo Nabor Jiménez Juárez và cha José Alfredo Suárez de la Cruz đã được tìm thấy bị sát hại trong một cánh đồng sau khi họ bị bắt cóc đưa đi từ giáo xứ của mình.
Một ngày trước đó, tại Giáo xứ Đức Mẹ Fatima tại thành phố Poza Rica, một thị trấn nằm ở phía Bắc tiểu bang Veracruz vùng Vịnh Mễ Tây Cơ, hai linh mục đã bị bắt cóc đưa đi. Các thi thể của hai linh mục đã được tìm thấy vào ngày hôm sau trên một cánh đồng ngoại ô thành phố Papantla.
Một người ông thứ ba, được nhà chức trách Veracruz xác định là cũng đã bị bắt cóc cùng với hai linh mục, nhưng người này đã trốn thoát được và được tìm thấy còn sống. Các quan chức Veracruz hiện nay ông đang được bảo vệ nghiêm nhặt.
Thành phố Poza Rica và các khu vực xung quanh trong vùng Veracruz là những nơi tập trung của bọn tội phạm ma túy và bạo lực từ nhiều năm nay, nhưng người ta vẫn chưa rõ tại sao các linh mục lại trở thành mục tiêu tấn công của chúng. Các linh mục cũng từng là mục tiêu của bạo lực ở những nơi khác tại Mễ Tây Cơ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án sự leo thang của hoạt động ma túy và bạo lực tại Mễ Tây Cơ trong chuyến thăm của này tới đất nước này hồi đầu năm nay. Ngài nói với những công nhân trong buổi họp mặt dành cho họ hôm 17 tháng 2 là “hãy làm việc hướng tới việc tìm kiếm đầy đủ phương tiện để chấm dứt tình trạng ma túy và bạo lực.”
Ngài cho biết việc thiếu việc làm ổn định là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghèo đói, và sau đó trở thành “vùng đất màu mỡ để lôi kéo thiếu niên rơi vào vòng luẩn quẩn của nạn buôn bán ma túy và bạo lực.”
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể để cho tình trạng hiện tại và tương lai của Mễ Tây Cơ trở nên bị cô độc và bị bỏ rơi.”
Trong bức điện tín, Đức Thánh Cha cũng bày tỏ “sự lên án đối với tất cả các cuộc tấn công vào cuộc sống và phẩm giá của con người”. Ngài kêu gọi các giáo sĩ và các tổ chức mục vụ của Giáo phận tiếp tục mục vụ của mình với sự nhiệt tình bằng cách bắt chước Chúa Kitô, “bất chấp những trở ngại”.
Có thật là Tòa Thánh không nhượng bộ Trung Hoa?
Vũ Văn An
22:20 26/09/2016
Theo nguồn tin ngày 26 tháng Chín, từ Rôma, trung tuần tháng này, Đức Hồng Y Parolin đã có cuộc gặp gỡ các sứ thần Tòa Thánh tụ về Rôma dự Năm Thánh. Và trong cuộc gặp gỡ này, khi được hỏi về hiện tình các cuộc thương thuyết với Trung Hoa, ngài đã cung cấp cho các vị một số thông tin đáng lưu ý.
Ngài xác nhận rằng cuộc thương thuyết hiện đang tiến hành chỉ liên quan tới vấn đề bổ nhiệm các giám mục, chứ không liên quan tới việc tái lập các liên hệ ngoại giao, và cuộc thảo luận của hai bên hiện đang diễn ra giữa các viên chức trung cấp của đôi bên: về phía Tòa Thánh, là thứ trưởng ngoại giao, Antoine Camilleri, và thứ trưởng bộ truyền giảng Tin Mừng, Tadeusz Wojda.
Theo phán đoán của Đức Hồng Y Parolin, điều đáng lưu ý là lần đầu tiên kể từ khi Cộng Sản chiếm quyền, nay Trung Hoa đã sẵn sàng để Tòa Thánh có một vai trò trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Thực vậy, từ khi họ nắm quyền, đảng Cộng Sản Trung Hoa vốn có tham vọng thiết lập ra một Giáo Hội tùng phục họ và tách rời khỏi Rôma, với các giám mục được chính họ bổ nhiệm và phong chức không cần sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, lệ thuộc “Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa”, một điều bị Đức Bênêđíctô XVI coi là “không thể hòa giải” với tín lý Công Giáo.
Do đó, đây là một Giáo Hội “chính thức” sắp tới chỗ ly giáo. Song song là Giáo Hội “hầm trú” do các giám mục không được Bắc Kinh thừa nhận cai quản và tuyệt đối trung thành với Đức Giáo Hoàng và phải trả một giá rất cao do việc hầm trú này: đàn áp, canh chừng, bắt giam, bắt cóc.
Trong số hơn một trăm giám mục đang hoạt động ở Trung Hoa hiện nay, có khoảng 30 vị “hầm trú”.
Các vị “chính thức” là các vị được thụ phong bất hợp pháp nhưng sau đó ít nhiều đã giao hòa với Rôma hoặc được thụ phong với sự thừa nhận của cả Rôma lẫn Bắc Kinh. Số này có khoảng 70 vị.
Và còn 8 vị nữa tuy được chế độ thừa nhận, nhưng bị Tòa Thánh không những coi là bất hợp pháp mà còn bị vạ tuyệt thông nữa.
Cái chết của Đức Cha Vincent Zhu Weifang, Giám Mục giáo phận Wenzhou, đầu tháng này, cho thấy rõ tính phức tạp của hiện tình Giáo Hội ở Trung Hoa. Wenzhou vốn “nổi tiếng” gần đây vì là nơi các viên chức Cộng Sản đã cho tháo gỡ các cây thánh giá.
Giáo phận Wenzhou có một lịch sử chia rẽ rõ nét giữa hai cộng đồng Công Giáo ở đây. Người ta ước lượng rằng có khoảng 100,000 tín hữu trong cộng đồng “chính thức” và khoảng 50,000 tín hữu trong cộng đồng “hầm trú”. Các linh mục được phân phối đồng đều giữa hai cộng đồng, và con số vào khoảng 50 vị tất cả.
Được tấn phong năm 2009 sau 20 năm bị giam cầm và cưỡng bức lao động, Đức Cha Zhu được chính phủ công nhận vào năm 2010. Nhưng Tòa Thánh đặt bên cạnh ngài một giám mục “hầm trú”, tên Peter Shao Zhumin, làm phó giám mục với quyền kế vị.
Thành thử, để ngăn cản vị này tiếp nhận quyền lãnh đạo giáo phận, nhà cầm quyền Cộng Sản đã bắt cóc ngài cùng với 3 linh mục của ngài, không để cho ngài cử hành nghi lễ an táng vị tiền nhiệm. Thêm vào đó, họ còn cử một trong các người được họ che chở là Ma Xianshi, đứng đầu các linh mục “chính thức”, như thể muốn bổ nhiệm vị này làm giám mục mới.
Chính trong bối cảnh trên, Đức Hồng Y John Tong, Tổng Giám Mục Hồng Kông, hồi tháng Tám, đã phác họa các điều khoản có thể được Rôma và Bắc Kinh thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục. Giọng điệu của vị Hồng Y này hòa dịu hơn giọng điệu của vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Joseph Zen Zekiun, người vốn cho rằng Tòa Thánh có những nhượng bộ không thể chấp nhận được.
Thỏa thuận lần này sẽ có thể như sau: nhà cầm quyền Bắc Kinh được quyền chọn và đề cử mọi giám mục mới, trong khi Rôma có năng quyền phủ quyết bất cứ ứng viên nào mình không muốn.
Về mặt chính thức, mọi ứng viên mới sẽ được hội đồng giám mục Trung Hoa đề cử. Chỉ có điều, hội đồng này hiện là con đẻ của đảng cộng sản, hoàn toàn bị chế độ khống chế, không hề có sự tham gia của một giám mục “hầm trú” nào, và chủ tịch hội đồng này là một trong 8 vị giám mục bị phạt vạ tuyệt thông.
Do đó, cho dù được Tòa Thánh chấp thuận, người ta sợ rằng mọi giám mục mới dù gì cũng sẽ chịu sự kiểm soát kìm kẹp của các nhà cầm quyền cộng sản.
‘Sợ hãi và run rẩy” cho Giáo Hội là các lời lẽ chính Đức Hồng Y Parolin nói ngày 27 tháng Tám về “các hy vọng và kỳ vọng đối với các phát triển mới trong các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Trung Hoa” trong một hội nghị kỷ niệm nhà ngoại giao vĩ đại của thế kỷ 20 trên đất Trung Hoa, Đức Hồng Y Celso Costantini:
“Theo tôi, điều quan trọng là phải nhấn mạnh tới ý niệm này: các liên hệ mới mẻ và tốt đẹp với Trung Hoa mà ta hằng mong mỏi, trong đó, có liên hệ ngoại giao, nếu Chúa muốn!, không phải là một mục đích tự tại hay một ước nguyện phải đạt cho bằng được theo nghĩa thành công “thế gian”, nhưng được cân nhắc và theo đuổi, không phải là không sợ hãi và run rẩy vì đây là lợi ích của Giáo Hội, vốn thuộc về Thiên Chúa, bao lâu chúng được “điều hành”, tôi xin nhắc lại, vì lợi ích của người Công Giáo Trung Hoa, vì lợi ích của toàn thể nhân dân Trung Hoa và vì sự hòa hợp của toàn bộ xã hội, nhân danh hòa bình”.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh đoan chắc với các sứ thần tụ tập ở Rôma rằng tất cả tùy ở sự quyết định của Đức Giáo Hoàng liên quan tới tính thích đáng của mọi ứng viên mới của chức giám mục.
Ngài nhắc lại rằng việc bổ nhiệm sẽ tùy thuộc ở Đức Giáo Hoàng.
Do đó, ngài cũng mặc nhiên xác nhận rằng các nhà cầm quyền Trung Hoa sẽ đề cử các ứng viên, qua hội đồng giám mục Trung Hoa. Về phương diện này, ngài nói rằng một số vấn đề chủ yếu cần được giải quyết trước khi ký thỏa thuận.
Vấn đề thứ nhất liên quan tới 30 giám mục “hầm trú”, các vị này phải được chính phủ Trung Hoan thừa nhận và được hội nhập vào hội đồng giám mục Trung Hoa.
Vấn đề thứ hai liên quan tới số phận 8 giám mục “chính thức” nhưng bị Tòa Thánh phạt vạ tuyệt thông. Ngài cho biết cả 8 vị này đều đã xin Toà Thánh giải vạ. Nhưng để xứng đáng được giải vạ, các giám mục này phải tuyên thệ trung thành vô điều kiện với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội.
Lơ lửng trên đầu các giám mục này còn có lời tố cáo họ có con và nhân tình. Nếu có bằng chứng, họ sẽ bị giáo luật chế tài. Thành thử khó lòng 8 vị này mau chóng được hưởng sự “khoan hồng” mà người ta cho là Đức Phanxicô vốn dự phóng cho Năm Thánh Thương Xót này.
Và càng khó mà đoán được việc các nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ có phản ứng gì nếu bất cứ vị nào trong 8 vị giám mục này tiếp tục bị vạ tuyệt thông hay bị chế tài theo giáo luật.
Ngoài ra, người ta cũng không rõ nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Hoa sẽ sẵn sàng tới đâu trong việc chính thức thừa nhận các giám mục “hầm trú”.
Tóm lại, thoả thuận này, vì phục vụ “lợi ích của Giáo Hội, vốn thuộc về Thiên Chúa”, chắc chắn sẽ phức tạp hơn nhiều và xa vời hơn người ta tưởng hay sợ hãi.
Và việc công bố mới đây về dự thảo qui định mới đối với các hoạt động tôn giáo ở Trung Hoa lại càng có lý do để người ta kém hy vọng hơn. Các qui định này nhằm nhiều trừng phạt hơn các qui định hiện nay, khi nói tới “các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp” và “các viên chức ngoại quốc”. Đây là một cú đấm mạnh vào Giáo Hội hầm trú tại Trung Hoa.
Một trong các chỉ trích của Đức Hồng Y Zen chống lại các viên chức của Tòa Thánh là: đáp ứng Trung Hoa bằng chính sách bình thường hóa quan hệ “phá sản” của Đức Hồng Y Agostino Casaroli thời Chiến Tranh Lạnh với các quốc gia trong khối Cộng Sản Đông Âu.
Về phương diện trên, Đức Bênêđíctô XVI nhận định trong cuộc phỏng vấn thành sách phát hành trong tháng Chín này như sau:
“Điều rõ ràng là chính sách của (Đức Hồng Y) Casaroli, dù được thi hành với ý hướng tốt nhất, vẫn đã là một thất bại. Phương thức mới được Đức Gioan Phaolô II theo đuổi là hoa trái của kinh nghiệm bản thân ngài, tiếp xúc với các thế lực này. Thành thử, lẽ dĩ nhiên, ta không thể hy vọng chế độ sẽ sụp đổ ngay tức khắc, nhưng điều hiển nhiên là, thay vì hoà giải và chấp nhận thỏa hiệp, ta phải mạnh mẽ chống lại nó. Đây là viễn kiến căn bản của Đức Gioan Phaolô II, một viễn kiến được tôi chia sẻ”.
Ngài xác nhận rằng cuộc thương thuyết hiện đang tiến hành chỉ liên quan tới vấn đề bổ nhiệm các giám mục, chứ không liên quan tới việc tái lập các liên hệ ngoại giao, và cuộc thảo luận của hai bên hiện đang diễn ra giữa các viên chức trung cấp của đôi bên: về phía Tòa Thánh, là thứ trưởng ngoại giao, Antoine Camilleri, và thứ trưởng bộ truyền giảng Tin Mừng, Tadeusz Wojda.
Theo phán đoán của Đức Hồng Y Parolin, điều đáng lưu ý là lần đầu tiên kể từ khi Cộng Sản chiếm quyền, nay Trung Hoa đã sẵn sàng để Tòa Thánh có một vai trò trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Thực vậy, từ khi họ nắm quyền, đảng Cộng Sản Trung Hoa vốn có tham vọng thiết lập ra một Giáo Hội tùng phục họ và tách rời khỏi Rôma, với các giám mục được chính họ bổ nhiệm và phong chức không cần sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, lệ thuộc “Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa”, một điều bị Đức Bênêđíctô XVI coi là “không thể hòa giải” với tín lý Công Giáo.
Do đó, đây là một Giáo Hội “chính thức” sắp tới chỗ ly giáo. Song song là Giáo Hội “hầm trú” do các giám mục không được Bắc Kinh thừa nhận cai quản và tuyệt đối trung thành với Đức Giáo Hoàng và phải trả một giá rất cao do việc hầm trú này: đàn áp, canh chừng, bắt giam, bắt cóc.
Trong số hơn một trăm giám mục đang hoạt động ở Trung Hoa hiện nay, có khoảng 30 vị “hầm trú”.
Các vị “chính thức” là các vị được thụ phong bất hợp pháp nhưng sau đó ít nhiều đã giao hòa với Rôma hoặc được thụ phong với sự thừa nhận của cả Rôma lẫn Bắc Kinh. Số này có khoảng 70 vị.
Và còn 8 vị nữa tuy được chế độ thừa nhận, nhưng bị Tòa Thánh không những coi là bất hợp pháp mà còn bị vạ tuyệt thông nữa.
Cái chết của Đức Cha Vincent Zhu Weifang, Giám Mục giáo phận Wenzhou, đầu tháng này, cho thấy rõ tính phức tạp của hiện tình Giáo Hội ở Trung Hoa. Wenzhou vốn “nổi tiếng” gần đây vì là nơi các viên chức Cộng Sản đã cho tháo gỡ các cây thánh giá.
Giáo phận Wenzhou có một lịch sử chia rẽ rõ nét giữa hai cộng đồng Công Giáo ở đây. Người ta ước lượng rằng có khoảng 100,000 tín hữu trong cộng đồng “chính thức” và khoảng 50,000 tín hữu trong cộng đồng “hầm trú”. Các linh mục được phân phối đồng đều giữa hai cộng đồng, và con số vào khoảng 50 vị tất cả.
Được tấn phong năm 2009 sau 20 năm bị giam cầm và cưỡng bức lao động, Đức Cha Zhu được chính phủ công nhận vào năm 2010. Nhưng Tòa Thánh đặt bên cạnh ngài một giám mục “hầm trú”, tên Peter Shao Zhumin, làm phó giám mục với quyền kế vị.
Thành thử, để ngăn cản vị này tiếp nhận quyền lãnh đạo giáo phận, nhà cầm quyền Cộng Sản đã bắt cóc ngài cùng với 3 linh mục của ngài, không để cho ngài cử hành nghi lễ an táng vị tiền nhiệm. Thêm vào đó, họ còn cử một trong các người được họ che chở là Ma Xianshi, đứng đầu các linh mục “chính thức”, như thể muốn bổ nhiệm vị này làm giám mục mới.
Chính trong bối cảnh trên, Đức Hồng Y John Tong, Tổng Giám Mục Hồng Kông, hồi tháng Tám, đã phác họa các điều khoản có thể được Rôma và Bắc Kinh thỏa thuận về việc bổ nhiệm giám mục. Giọng điệu của vị Hồng Y này hòa dịu hơn giọng điệu của vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Joseph Zen Zekiun, người vốn cho rằng Tòa Thánh có những nhượng bộ không thể chấp nhận được.
Thỏa thuận lần này sẽ có thể như sau: nhà cầm quyền Bắc Kinh được quyền chọn và đề cử mọi giám mục mới, trong khi Rôma có năng quyền phủ quyết bất cứ ứng viên nào mình không muốn.
Về mặt chính thức, mọi ứng viên mới sẽ được hội đồng giám mục Trung Hoa đề cử. Chỉ có điều, hội đồng này hiện là con đẻ của đảng cộng sản, hoàn toàn bị chế độ khống chế, không hề có sự tham gia của một giám mục “hầm trú” nào, và chủ tịch hội đồng này là một trong 8 vị giám mục bị phạt vạ tuyệt thông.
Do đó, cho dù được Tòa Thánh chấp thuận, người ta sợ rằng mọi giám mục mới dù gì cũng sẽ chịu sự kiểm soát kìm kẹp của các nhà cầm quyền cộng sản.
‘Sợ hãi và run rẩy” cho Giáo Hội là các lời lẽ chính Đức Hồng Y Parolin nói ngày 27 tháng Tám về “các hy vọng và kỳ vọng đối với các phát triển mới trong các mối liên hệ giữa Tòa Thánh và Trung Hoa” trong một hội nghị kỷ niệm nhà ngoại giao vĩ đại của thế kỷ 20 trên đất Trung Hoa, Đức Hồng Y Celso Costantini:
“Theo tôi, điều quan trọng là phải nhấn mạnh tới ý niệm này: các liên hệ mới mẻ và tốt đẹp với Trung Hoa mà ta hằng mong mỏi, trong đó, có liên hệ ngoại giao, nếu Chúa muốn!, không phải là một mục đích tự tại hay một ước nguyện phải đạt cho bằng được theo nghĩa thành công “thế gian”, nhưng được cân nhắc và theo đuổi, không phải là không sợ hãi và run rẩy vì đây là lợi ích của Giáo Hội, vốn thuộc về Thiên Chúa, bao lâu chúng được “điều hành”, tôi xin nhắc lại, vì lợi ích của người Công Giáo Trung Hoa, vì lợi ích của toàn thể nhân dân Trung Hoa và vì sự hòa hợp của toàn bộ xã hội, nhân danh hòa bình”.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh đoan chắc với các sứ thần tụ tập ở Rôma rằng tất cả tùy ở sự quyết định của Đức Giáo Hoàng liên quan tới tính thích đáng của mọi ứng viên mới của chức giám mục.
Ngài nhắc lại rằng việc bổ nhiệm sẽ tùy thuộc ở Đức Giáo Hoàng.
Do đó, ngài cũng mặc nhiên xác nhận rằng các nhà cầm quyền Trung Hoa sẽ đề cử các ứng viên, qua hội đồng giám mục Trung Hoa. Về phương diện này, ngài nói rằng một số vấn đề chủ yếu cần được giải quyết trước khi ký thỏa thuận.
Vấn đề thứ nhất liên quan tới 30 giám mục “hầm trú”, các vị này phải được chính phủ Trung Hoan thừa nhận và được hội nhập vào hội đồng giám mục Trung Hoa.
Vấn đề thứ hai liên quan tới số phận 8 giám mục “chính thức” nhưng bị Tòa Thánh phạt vạ tuyệt thông. Ngài cho biết cả 8 vị này đều đã xin Toà Thánh giải vạ. Nhưng để xứng đáng được giải vạ, các giám mục này phải tuyên thệ trung thành vô điều kiện với Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội.
Lơ lửng trên đầu các giám mục này còn có lời tố cáo họ có con và nhân tình. Nếu có bằng chứng, họ sẽ bị giáo luật chế tài. Thành thử khó lòng 8 vị này mau chóng được hưởng sự “khoan hồng” mà người ta cho là Đức Phanxicô vốn dự phóng cho Năm Thánh Thương Xót này.
Và càng khó mà đoán được việc các nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ có phản ứng gì nếu bất cứ vị nào trong 8 vị giám mục này tiếp tục bị vạ tuyệt thông hay bị chế tài theo giáo luật.
Ngoài ra, người ta cũng không rõ nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Hoa sẽ sẵn sàng tới đâu trong việc chính thức thừa nhận các giám mục “hầm trú”.
Tóm lại, thoả thuận này, vì phục vụ “lợi ích của Giáo Hội, vốn thuộc về Thiên Chúa”, chắc chắn sẽ phức tạp hơn nhiều và xa vời hơn người ta tưởng hay sợ hãi.
Và việc công bố mới đây về dự thảo qui định mới đối với các hoạt động tôn giáo ở Trung Hoa lại càng có lý do để người ta kém hy vọng hơn. Các qui định này nhằm nhiều trừng phạt hơn các qui định hiện nay, khi nói tới “các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp” và “các viên chức ngoại quốc”. Đây là một cú đấm mạnh vào Giáo Hội hầm trú tại Trung Hoa.
Một trong các chỉ trích của Đức Hồng Y Zen chống lại các viên chức của Tòa Thánh là: đáp ứng Trung Hoa bằng chính sách bình thường hóa quan hệ “phá sản” của Đức Hồng Y Agostino Casaroli thời Chiến Tranh Lạnh với các quốc gia trong khối Cộng Sản Đông Âu.
Về phương diện trên, Đức Bênêđíctô XVI nhận định trong cuộc phỏng vấn thành sách phát hành trong tháng Chín này như sau:
“Điều rõ ràng là chính sách của (Đức Hồng Y) Casaroli, dù được thi hành với ý hướng tốt nhất, vẫn đã là một thất bại. Phương thức mới được Đức Gioan Phaolô II theo đuổi là hoa trái của kinh nghiệm bản thân ngài, tiếp xúc với các thế lực này. Thành thử, lẽ dĩ nhiên, ta không thể hy vọng chế độ sẽ sụp đổ ngay tức khắc, nhưng điều hiển nhiên là, thay vì hoà giải và chấp nhận thỏa hiệp, ta phải mạnh mẽ chống lại nó. Đây là viễn kiến căn bản của Đức Gioan Phaolô II, một viễn kiến được tôi chia sẻ”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh kỷ niệm 7 năm Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm, Kerens, TX
Trần Mạnh Trác
02:30 26/09/2016
Xem hình ảnh
"Tâm tình tạ ơn" là điểm nổi bật cuả ngày lễ 7 năm thành lập đan viện Biển Đức Thiên Tâm, ở Kerens, TX.
"Thứ nhất là tạ ơn Chuá đã gìn giữ và phát triển Cộng Đoàn qua nhiều thử thách trong những năm qua" theo lời cuả linh mục Dominic Nguyễn Đức Hạnh, đan trưởng, trong buổi lễ đồng tế với 6 vị linh mục và 7 thày đan sĩ, và gần 200 thân hữu Việt và Mỹ được mời, để kỷ niệm 7 năm thành lập một đan viện cho các đan sĩ Việt Nam tại một vùng quê nghèo tên là Kerens, nằm trên trục lộ I-45 giữa Dallas-Ft Worth và Houston.
"Thứ hai là tạ ơn Chuá đã gửi quí vị ân nhân đến đây" Ngài nói tiếp, kể lại những đóng góp mà các giáo dân xa gần đã tìm tới và giúp vào việc nuôi dưỡng đan viện.
Thực vậy, trong vòng 7 năm qua, đan viện đã phát triển từ một chiếc nông trại nuôi đà diểu đang trên đà bị phá sản, trở thành một khu tĩnh tâm với nhiều cơ sở khang trang, sạch sẽ.
Ông Đặng Hiếu Sinh, đại diện cho những thân hữu vùng Dallas, hồi tưởng lại lần đầu tiên tới thăm đan viện như sau: "chỉ có 2 cha và 1 thầy, và với cảnh đồng không hiu quạnh, tiêu điều, không có tới 1 bóng giáo dân, thì tôi đã không thể không tự hỏi 'làm sao mà các cha các thầy sống bằng cách nào đây?'"
Do đó mà, theo ông Hoàng Duy Nam, đại diện cho những người ở vùng Ft-Worth và Arlington, hàng tuần đã luôn có nhiều anh chị em lui tới đan viện để "muá" tiếp sức cho đan viện. "Muá" đây là "muá rìu, muá buá", tùy theo khả năng làm được việc gì thì làm. Và cứ như thế "tích tiểu thành đại", hết căn hội trường này được dựng lên tới căn hội trường khác, mỗi ngày mỗi khang trang hơn, mỗi to lớn hơn.
Ông Nam kêu gọi mọi người, nếu rảnh rỗi, xin cứ tới mỗi dịp cuối tuần.
Được biết các người thiện nguyện ở đây, ngoài những "thợ buá, thợ rìu" như ông Nam mô tả, còn có những bà nội trợ tiếp sức bằng những bữa ăn bổ dưỡng và không ít những kiến trúc sư chuyên nghiệp, những kỹ sư điện tử, máy lạnh, và những nhà thầu xây cất...
Có thể nói, đan viện Biển Đức Thiên Tâm này đã hình thành được là nhờ ở một sự "yêu mến."
Lòng yêu mến ơn gọi tu trì đã giúp cho đan viện phát triển từ vật chất lẫn ơn gọi.
Mục đích của đan viện là quảng bá lòng yêu mến Thánh Thể, cho nên mỗi năm đan viện đều tổ chức một đại hội Thánh Thể vào giữa tháng 6 và kỳ đại hội vừa qua, dù trời mưa lụt lội, vẫn thành công với một số người tham dự không kém những năm trước.
Tuy đan viện không có giáo dân, nhưng mỗi khi tổ chức lễ hội, người VN từ Houston, Dallas, Fort Worth, Auxstin đã rủ nhau tới phụ giúp. Có nhiều người lấy vacation để ở lại nhiều tuần.
Từ khi thành lập đến nay, đan viện đã xây dựng được nhiều quan hệ tốt đẹp với hàng xóm Mỹ, và họ đã sốt sắng tìm đến nhà dòng để giúp đỡ những gì có thể. Có người đến để luyện Anh văn cho các thày, người khác chỉ dẫn những việc nông trại như những kinh nghiêm về chăn nuôi canh tác, và giúp đỡ các việc linh tinh như sửa xe, sửa máy...
Các đan sĩ ở đây trồng rau và chăn nuôi để sinh sống. Theo tôn chỉ của thánh Biển Đức, họ lao động và cầu nguyện. Họ bắt đầu một ngày vào lúc 3:40 sáng, và kết thúc vào lúc 7:50 tối.
Đan viện rộng 300 acres (121 hectares) nằm giữa những trang trại mênh mông của tỉnh Kerens, ngày khánh thành 7 năm trước là ngày 19-9-2009.
"Thứ nhất là tạ ơn Chuá đã gìn giữ và phát triển Cộng Đoàn qua nhiều thử thách trong những năm qua" theo lời cuả linh mục Dominic Nguyễn Đức Hạnh, đan trưởng, trong buổi lễ đồng tế với 6 vị linh mục và 7 thày đan sĩ, và gần 200 thân hữu Việt và Mỹ được mời, để kỷ niệm 7 năm thành lập một đan viện cho các đan sĩ Việt Nam tại một vùng quê nghèo tên là Kerens, nằm trên trục lộ I-45 giữa Dallas-Ft Worth và Houston.
"Thứ hai là tạ ơn Chuá đã gửi quí vị ân nhân đến đây" Ngài nói tiếp, kể lại những đóng góp mà các giáo dân xa gần đã tìm tới và giúp vào việc nuôi dưỡng đan viện.
Thực vậy, trong vòng 7 năm qua, đan viện đã phát triển từ một chiếc nông trại nuôi đà diểu đang trên đà bị phá sản, trở thành một khu tĩnh tâm với nhiều cơ sở khang trang, sạch sẽ.
Ông Đặng Hiếu Sinh, đại diện cho những thân hữu vùng Dallas, hồi tưởng lại lần đầu tiên tới thăm đan viện như sau: "chỉ có 2 cha và 1 thầy, và với cảnh đồng không hiu quạnh, tiêu điều, không có tới 1 bóng giáo dân, thì tôi đã không thể không tự hỏi 'làm sao mà các cha các thầy sống bằng cách nào đây?'"
Do đó mà, theo ông Hoàng Duy Nam, đại diện cho những người ở vùng Ft-Worth và Arlington, hàng tuần đã luôn có nhiều anh chị em lui tới đan viện để "muá" tiếp sức cho đan viện. "Muá" đây là "muá rìu, muá buá", tùy theo khả năng làm được việc gì thì làm. Và cứ như thế "tích tiểu thành đại", hết căn hội trường này được dựng lên tới căn hội trường khác, mỗi ngày mỗi khang trang hơn, mỗi to lớn hơn.
Ông Nam kêu gọi mọi người, nếu rảnh rỗi, xin cứ tới mỗi dịp cuối tuần.
Được biết các người thiện nguyện ở đây, ngoài những "thợ buá, thợ rìu" như ông Nam mô tả, còn có những bà nội trợ tiếp sức bằng những bữa ăn bổ dưỡng và không ít những kiến trúc sư chuyên nghiệp, những kỹ sư điện tử, máy lạnh, và những nhà thầu xây cất...
Có thể nói, đan viện Biển Đức Thiên Tâm này đã hình thành được là nhờ ở một sự "yêu mến."
Lòng yêu mến ơn gọi tu trì đã giúp cho đan viện phát triển từ vật chất lẫn ơn gọi.
Mục đích của đan viện là quảng bá lòng yêu mến Thánh Thể, cho nên mỗi năm đan viện đều tổ chức một đại hội Thánh Thể vào giữa tháng 6 và kỳ đại hội vừa qua, dù trời mưa lụt lội, vẫn thành công với một số người tham dự không kém những năm trước.
Tuy đan viện không có giáo dân, nhưng mỗi khi tổ chức lễ hội, người VN từ Houston, Dallas, Fort Worth, Auxstin đã rủ nhau tới phụ giúp. Có nhiều người lấy vacation để ở lại nhiều tuần.
Từ khi thành lập đến nay, đan viện đã xây dựng được nhiều quan hệ tốt đẹp với hàng xóm Mỹ, và họ đã sốt sắng tìm đến nhà dòng để giúp đỡ những gì có thể. Có người đến để luyện Anh văn cho các thày, người khác chỉ dẫn những việc nông trại như những kinh nghiêm về chăn nuôi canh tác, và giúp đỡ các việc linh tinh như sửa xe, sửa máy...
Các đan sĩ ở đây trồng rau và chăn nuôi để sinh sống. Theo tôn chỉ của thánh Biển Đức, họ lao động và cầu nguyện. Họ bắt đầu một ngày vào lúc 3:40 sáng, và kết thúc vào lúc 7:50 tối.
Đan viện rộng 300 acres (121 hectares) nằm giữa những trang trại mênh mông của tỉnh Kerens, ngày khánh thành 7 năm trước là ngày 19-9-2009.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo hội có sai lầm trong việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các Giám mục trong Giáo Hội không?
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
11:58 26/09/2016
Hỏi: Có phải tất cả mọi việc tuyển chọn, bổ nhiệm và thuyên chuyển các Giám mục trong Giáo Hội đều là công việc của Chúa Thánh Thần hoạt động âm thầm nhưng hữu hiệu trong Giáo Hội?
Trả lời:
Trước khi trả lời câu hỏi này, xin được nói qua về ơn gọi (vocation) của một số người được Thiên Chúa dùng trước hết để mặc khải Người cho nhân loại, và thay mặt Chúa để nói với con người những gì Thiên Chúa muốn con người nghe, phải làm và sống để được chúc phúc và cứu rỗi, căn cứ vào lời ông Mô-sê đã nói với dân Do Thái xưa như sau:
“Từ giữa anh em, trong số anh em của anh em, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em. Anh em hãy nghe vị ấy. “(Đnl 18: 15).
I- Thời Cựu Ước
Trong thời gian này, Thiên Chúa đã gọi một số người, đặt làm ngôn sứ hay tiên tri như các ông Abraham, Mô-sê, Amos, Osea, Isaiah, Giêremia, Daniel, Ezekiel, Zakaria, Giona…
Trong số những ngôn sứ trên đây, ông Môsê được Thiên Chúa gọi từ “bụi cây bốc cháy” và truyền cho ông: “Bây giờ ngươi hãy đi.Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái It-ra-en ra khỏi Ai Cập.” (Xh 3:10)
Thiên Chúa chọn ông Mô-sê làm người lãnh đạo dân không vì ông có phẩm chất xứng đáng mà vì sự khôn ngoan khôn lường của Chúa. Vì nếu xét theo khôn ngoan của con người, thì Môsê là người bất xứng như ông tự nhận mình không có tài ăn nói và còn phạm tội sát nhân nữa (giết một người Ai Cập). Nhưng Thiên Chúa không thay đổi ý định chọn và sai ông đi, trước hết để mặc khải danh Người là “Đấng Hiện Hữu” (Xh 3:14) cho dân Do Thái và sau nữa để dẫn đưa họ ra khỏi ách nô lệ thống khổ bên Ai Cập.
Ngôn sứ I-sai-a được nghe tiếng Chúa trực tiếp phán bảo ông như sau:
"Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán:
Ta sẽ sai ai đây? "
Tôi thưa: " Dạ con đây, xin sai con đi"
Chúa phán: " Hãy đi nói với dân này rằng..." (Is 6: 8-9)
Ngôn sứ Giêrêmia cũng được gọi cách đặc biệt khi Thiên Chúa trực tiếp nói với ông:
“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi lọt lòng mẹ, Ta dã thánh hóa ngươi. Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.” (Gr 1: 5)
Đó là tiêu biểu những người được gọi để làm lãnh tụ và ngôn sứ trong thời Cựu Ước.
II- Thời Tân Ước
Khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người và đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, Chúa đã goi Nhóm Mười Hai Tông Đồ lớn và Bảy mươi hai Tông Đồ nhỏ, (Mc 3: 14-19; Lc 10:1-2) Và sai họ ra đi rao giảng với “quyền trừ quỉ” và chữa lành. Hai Nhóm Mươi Hai và Bảy Mươi Hai này là những cộng sự viên đầu tiên được gọi để tham gia vào Sứ Vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô trong buổi ban đầu.
Sau khi Chúa hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại của Người qua khổ hình thập giá, chết, sống lại và lên trời, các Tông Đồ được sai đi khắp nơi để “làm cho muôn dân trở thành môn đệ và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (Mt 28:19)
Nhưng trước khi các Tông Đồ tiên khởi này qua đời, thì chắc chắn các ngài phải chọn những người thay thế để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin mừng và làm Phép Rửa cho các thế hệ nối tiếp, căn cứ vào lời Thánh Phaolô đã căn dặn môn đệ của ngài là Timôthê như sau:
“Những gì anh đã nghe tôi nói trước mặt nhiều nhân chứng, thì hãy trao lại cho những người tin cẩn, những người sẽ có khả năng dạy cho người khác.” (2 Tim 2: 2)
Như thế, rõ ràng cho thấy các Tông Đồ đã chọn người kế vị các ngài và truyền chức cho họ qua việc đặt tay như Thánh Phaolô viết tiếp dưới đây:
“Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.” (2 Tm 1: 6)
Đây là truyền thống kế vị Tông Đồ (Apostolic succession) mà Giáo Hội đã thi hành từ xưa cho đến nay để chọn các Giám mục là những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ mạng chăn dắt, dạy dỗ, thánh hóa và cai trị Dân Chúa trong các Giáo Hội địa phương trọn vẹn hiệp thông và vâng phục Giám Mục Rôma, tức Đức Thánh Cha là vị Đại Diện (Vicar) duy nhất của Chúa Kitô trên trần thế trong sứ mệnh cai quản Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
III-Giáo Hội có sai lầm khi chọn và thuyên chuyển các Giám Mục không?
Bản chất của Giáo Hội là thánh thiện, Công Giáo tông truyền và truyền giáo. Nhưng các thành phần con người trong Giáo Hội thì chưa phải tất cả đã là thánh như bản chất của Giáo Hội. Cho nên, trừ hai phạm vi tín lý (dogma) và luân lý (moral) là hai lãnh vực mà Giáo Hội – cụ thể qua Đức Thánh Cha và các Giám Mục hiệp thông - được giữ gìn cho khỏi sai lầm (ìnfallibility). Ngoài hai phạm vị này, Giáo Hội có thể sai lầm trong tất cả các lãnh vực khác, cách riêng là việc bổ nhiêm và thuyên chuyền các cấp lãnh đạo như Hồng Y và Giám Mục.
Nếu trung thành với sứ mạng và truyền thống của mình, thì Giáo Hội ngày nay phải noi gương các Tông Đồ xưa kia mỗi khi quyết định tiến cử ai đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo trong Giáo Hội, cụ thể là việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các Giám Mục. Xưa kia, khi chọn người thay thế Giuđa cho đủ con số 12 Tông Đồ tiên khởi, các Tông Đồ đã hội họp cầu nguyện và đề cử hai người xuất sắc là các ông Giuse và Mat-thia. Sau đó, các Tông đồ đã cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, chính Chúa thấu suốt lòng mọi người, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai trong hai người này để nhân chỗ trong sứ vụ Tông Đồ, chỗ mà Giu-đa đã bỏ để đi về chỗ dành cho y. Họ rút thăm và ông Mat-thia trúng thăm: ông được kể thêm vào số mười một Tông Đồ.” (Cv 1: 23-26).
Trên đây là bằng chứng cụ thể về cách thức chọn người thay thế nhiệm vụ Tông Đồ trong Giáo Hội sơ khai.Từ đó đến nay, Giáo Hội đã theo truyền thống này mỗi khi phải chọn lựa và bổ nhiệm các Giám mục ở khắp nơi trong Giáo Hội. Tuy nhiên, vì còn là con người trần thế như đã nói ở trên, nên những vị có trách nhiệm đề cử và chọn lựa ứng viên không hẳn đã hoàn toàn vô tư để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chỉ đạo trong việc hệ trọng này… Vì thế chắc chắn đã có những vị được đề cử vì thân quen, vì người cùng phe, cùng Dòng tu, cùng gốc chủng tộc với mình (ở Mỹ, Giám mục gốc Ái Nhĩ Lan (Irish) gốc Đức hay Ý thường chọn người công tác hay kế vị thuộc gốc chủng tộc của mình). Ấy là chưa kể trường hợp có những người đã “vận động ngầm” để tiến cử ứng viên của mình và đã được toại nguyện.
Liên quan đến vấn đế này, phải nói thêm sự kiện khôi hài nghe được như sau: Khi chọn Giám mục, người ta đã không cấp visa cho Chúa Thánh Thần vào. Chỉ sau khi đã chọn xong, người ta mới mời Ngài đến để hợp thức hóa mà thôi.!
Hậu quả là có những người lẽ ra “không nên chọn” mà lại được đưa lên địa vị cao này. Cho nên, đã có các giám mục không dạy dỗ đúng theo giáo huấn của Giáo Hội, (có giám mục kia đã tán thành việc phong chức linh mục cho nữ giới!) có người đã nêu gương xấu như một Tổng Giám Mục Phi Châu đã bỏ Giáo Hội Công Giáo để gia nhập một giáo phái khác (đạo Mum của người Đại Hàn) -tức là phạm tội bội giáo (Apostasy) - và sau đó đã lấy vợ, bắt chấp luật độc thân của Giáo Hội. Tai hại hơn nữa, ông còn truyền chức giám mục cho một số linh mục Mỹ đã hồi tục bất chấp giáo luật và kỷ luật của hàng giáo sĩ đòi buộc phải vâng phục thẩm quyền tối cao của Đức Thánh Cha trong việc chọn và bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội. Cụ thể gần đây nhất, có giám mục Trung Hoa kia đã cộng tác với tổ chức "Công Giáo Yêu Nước", tay sai của nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa để truyền chức giám mục bất hợp pháp (không có phép của Đức Thánh Cha) cho một linh mục quốc doanh, tạo thêm căng thẳng giữa Tòa Thánh và chánh quyền Trung cộng.Lại nữa, một Giám mục khác đã viết sách tâng bấc cách trơ trẽn và hạ cấp chánh quyền cộng sản để được ưu đãi cho cá nhân mình mà có hại cho uy tín và danh dự cho Giáo Hội địa phương. Ông này cũng dạy sai lầm là Chúa Giêsu đâu có chết, như Giáo Hội dạy!
Cũng liên quan đến việc bổ nhiệm cấp lãnh đạo của Giáo Hội, trước đây, Tòa Thánh đã một lần sai lầm trong việc can thiệp vào nội bộ một giáo tỉnh kia đang tranh đấu đòi chánh quyền cộng sản trả lại đất cho Giáo Tỉnh. Sai lầm lớn khi quyêt định cho Tổng giám mục của giáo tỉnh này nghỉ việc, phù hợp với yêu sách của chánh quyền đang đòi thay thế vị này vì đã dám chống đối họ và cũng vì "âm mưu phá hoại ngầm" của một người đầy tham vọng muốn chíếc ghế Tổng giám mục !
Đây chắc chắn không phải là việc của Chúa Thánh Thần mà là sự thiếu khôn ngoan của người có trách nhiệm thuyên chuyển trong Tòa Thánh.May mắn thay, người thiếu khôn ngoan và hiểu biết đó, đã được thay thế khi Đức Thánh Cha Phanxicô lên ngôi.
Cho nên, các vị có nhiệm vụ đề cử và tuyển chọn Giám muc cần phải theo gương các Tông Đồ xưa cầu nguyện và bỏ phiếu kín để Chúa Thánh Thần có thể tự do làm việc hữu hiệu qua tiến trình này, để Giáo Hội có được những vị lãnh đạo xứng đáng về đạo đức, khả năng chuyên môn (competence) và tình thần Tông Đồ để thi hành sứ vụ Tông Đồ trong Giáo Hội Địa phương hay hoàn vũ.
Giám mục là người kế vị các Thánh Tông Đồ nên phải có tinh thần Tông Đồ, phải là người " có khả năng giảng dạy" (1Tm 3: 2) thì mới chu toàn được nhiệm vụ Tông Đồ. Sở dĩ thế, là vì chức vụ giám mục không phải là cái vinh quang trần thế, mà phải là ơn gọi phục vụ theo gương Chúa Kitô, Người đến không phải để tìm vinh quang trần thế, nhà cao cửa rộng, phú quý sang giầu.Ngược lại, Người đã sống như kẻ vô gia cư, không được như " con chồn có hang, chim trời có tổ nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." (Mt 8:20). Như thế, người Tông Đồ xứng đáng với danh vị này phải là người " không ai chê trách được" (1 Tm 3:2),và là người có tinh thần nghèo khó của Chúa Kitô, “Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.” (2 Cr 8:9).
Nghĩa là, Giám mục phải là người nêu gương sáng về đức khiên nhường và khó nghèo của Phúc Âm cho người khác, và dám can đảm đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và tự do hành đạo, lên án những tội ác của xã hội, của chế độ cai trị về những tụt hậu thê thảm về đức công bình, nhất là về luân lý, đạo đức, phương hại cho đời sống tinh thần của dân chúng và cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô. Đó là sứ vụ đòi hỏi thực thi công bình, bác ái, yêu thương, tha thứ và lên án mọi tội ác và sự dữ (evils) đang lan tràn ở khắp nơi trên thế giới ngày nay.Lại nữa, Giám mục phải là người tha thiết và trung thành với sứ vụ Tông Đồ, là sứ vụ hoàn toàn thiêng liêng, không "dính bén" gì đến mọi hư danh và quyền lực trần thế, vì nếu dính dáng ở mức độ nào để mưu lợi ích riêng tư, thì sẽ phương hại lớn cho uy tin và sứ mệnh siêu nhiên của Giáo Hội,- và cách riêng- cho sứ vụ và trách nhiệm Tông Đồ của mình.
Thiên Chúa, từ đầu, đã biết sự kiện có những người không xứng đáng được chọn để đảm trách vai trò lãnh đạo và dạy dỗ Dân Chúa nên Người đã than trách như sau:
“Chúng phong vương người mà Ta không chọn.
Tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết
Dùng vàng bạc làm ra ngẫu tượng để rồi bị đập tan.” (Hôsê 8: 4)
Chúa biết nhưng vẫn làm ngơ cho sự việc xảy ra, vì Người tôn trọng ý muốn tự do (free will) của loài người. Bằng cớ: khi dân Do Thái đòi ông Samuel cho họ có vua để cai trị và xử kiện cho họ, ông đi cầu nguyện và Chúa đã phán bảo ông như sau:
“Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.” (1 Samuel 8:7)
Thánh Phaolô cũng tỏ ý quan tâm về việc có những người không đáng “được đặt tay” để lãnh nhiệm vụ Tông Đồ, nên đã căn dặn Ti-mô-thê như sau:
“Anh đừng vội đặt tay trên ai, đừng cộng tác vào tội lỗi của người khác. Hãy giữ mình trong sạch.” (1 Tim 5: 22)
Đừng “vội đặt tay trên ai” có nghĩa là không nên tuyển chọn và truyền chức cho ai vì áp lực, hay vì thân quen “gửi gấm”, mua chuộc, hơn là vì có điều kiện xứng đáng về đạo đức, khả năng (competence) và ý thức trách nhiệm.
Sứ vụ Tông Đồ (Apostolic Ministries) là Sứ Vụ mà Chúa Kitô đã trao lại cho các Tông Đồ để các ngài tiếp tục rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Chúa cho muôn dân và phục vụ mọi người theo gương Chúa Kitô, Người “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc cho muôn người.” (Mt 20: 28)
Như thế việc chọn lựa và bổ nhiệm các Giám mục phải là việc rất hệ trọng vì cần có người xứng đáng kế vị các Thánh Tông Đồ cho nhu cầu thiêng liêng của Giáo Hội ngày nay. Đây không phải là “vinh quang trần thế” cho những ai thích “mũ gậy” mà phải là ơn gọi đặc biệt của Chúa dành cho những người Chúa muốn đặt lên để coi sóc Dân của Người.
Tóm lại, những ai có nhiệm vụ thi hành “Truyền thống kế vị Tông Đồ” để chọn hay tiến cử hoặc thuyên chuyển các Giám mục trong Giáo Hội, cần phải noi gương các Tông Đồ họp nhau cầu nguyện, gạt bỏ mọi thiên tư, hay vị lơi để cho Chúa Thánh Thần soi sáng, chỉ đạo việc rất hệ trọng này ngõ hầu Giáo Hội có được những vị lãnh đạo xứng đáng theo Ý Chúa muốn, chứ không theo ý người có tham vọng muốn địa vị này.
Đây cũng là điều rất quan trọng phải nói cho mọi người biết để cầu nguyện cho Giáo Hội được khôn ngoan trong việc chọn cấp lãnh đạo xứng đáng để thi hành sứ mệnh rao giảng Tin Mừng, thánh hóa và dạy dỗ dân Chúa được trao phó cho mình chăn dắt và bảo vệ để khỏi bị sói rừng là các thế lực thù nghịch của trần gian bách hại.
Văn Hóa
Têrêsa Hài Đồng Giêsu – Cả cuộc đời là một bản tình ca dành tặng Người Yêu Dấu
Peter Thái Hùng
09:16 26/09/2016
Têrêsa Hài Đồng Giêsu – Cả cuộc đời là một bản tình ca dành tặng Người Yêu Dấu
Sẽ chẳng là gì và chẳng có giá trị thiêng liêng nào dù là nhỏ nhất nếu các “chi tiết” kỷ niệm của cuộc đời Têrêsa không mang dấu vết của một cuộc tình sâu đậm và liên lỉ giữa ngài với Thiên Chúa. Xuyên suốt cuộc đời của thánh nhân mà đã được thể hiện phần nào trong tập Nhật Ký Tâm Hồn của ngài là những “nốt nhạc” yêu thương của ngài dành cho Thiên Chúa và của chính Thiên Chúa viết trên cuộc đời ngài. Dẫu “bản nhạc” ấy có khi trầm, khi bổng, khi réo rắt tươi vui, khi ảo não thương đau,... của những chặng đường đời với đầy các cung bậc cảm xúc, nhưng tất cả đều hòa quyện và cùng diễn tấu chỉ một bản tình ca duy nhất là Tình Yêu: Một tình yêu không chia sớt, không ảo tưởng, không đơn chiếc, không cường điệu, không đơn phương mà lại đầy tin tưởng, trung trinh, và trao hiến hoàn toàn cho nhau giữa cả hai đối tượng yêu đương. Một tình yêu mà sự “vắng mặt” của Người Yêu Dấu cũng không thể nào làm giảm bớt sức thiêu đốt của ngọn lửa tình yêu luôn âm ỉ trong tận thâm sâu của Linh Hồn. Một tình yêu kỳ lạ và sẽ là không tưởng của một con người dành tặng cho Đấng Tình Quân Vô Hình và của Đấng ấy dành riêng cho một tạo vật nếu nó không được xây dựng trên niềm tin tinh ròng, chắc chắn trong một trái tim khiêm nhường và đơn sơ trong cõi lòng. Và, sẽ chẳng ai có thể chấp nhận được sự tồn tại của một tình yêu như thế, nếu không cảm nghiệm bằng cả trái tim trên nền móng của một Đức Tin vững vàng vào một “vị Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16).
Trong một cuộc trò chuyện tâm linh với vị linh mục đồng hành của mình, khi nhắc đến hai chữ Tình Yêu, tôi đã được nghe một lời chia sẻ đầy trải nghiệm của ngài: “Tình Yêu thì không phải chỉ để nói, nhưng là để sống”. Chắc hẳn vị linh mục đó đã đúc rút ra từ cuộc đời của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và đã trải qua thử nghiệm nơi bản thân mới nói lên được như thế. Tham chiếu vào suốt hành trình cuộc đời của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, chúng ta có thể hiểu rõ về điều này. Quả thế, xuyên suốt cuộc đời thánh nữ là cả một hành trình trao hiến liên lỉ trong tình yêu được nhận thấy nơi tất cả mọi cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ và cả những thổn thức suy tư... Trong tập Nhật Ký của mình, ngài cũng đã nói một cách rõ ràng về nỗ lực trao hiến này: “Con muốn yêu, yêu Giêsu bằng tất cả sự say đắm, trao tặng Người muôn vàn dấu chứng tình yêu đến khi con còn có thể”[1].
Ai đã từng đọc cách say mê tập Nhật Ký của Têrêsa chắc hẳn sẽ dễ dàng cảm nhận được một tình yêu không phải chỉ duy từ phía Thiên Chúa dành tặng riêng cho Têrêsa, nhưng còn là sự đáp trả một cách hoàn toàn và say đắm của Têrêsa dành cho Thiên Chúa. Sự đáp trả đó không chỉ bằng lời nói, không chỉ là sự mơ mộng, ảo tưởng, không chỉ theo cung bậc cảm xúc mang tính giai đoạn, nhưng là trong tất cả mọi sự, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất và trong mỗi giây phút của cuộc đời ngài. Tất cả mọi hành vi đều trở thành “dấu chứng” tình yêu mà Têrêsa dành tặng cho Người Tình Giêsu.
Trở về những trang đầu của cuộc đời Têrêsa, chúng ta sẽ dễ có cảm giác “ghen tị” với những ân huệ lớn lao mà Chúa đã dành tặng riêng cho chị thánh. Một tâm hồn nhạy cảm với một trí thông minh tuyệt vời, kèm theo một trí nhớ đặc biệt nơi bé Têrêsa. Hơn nữa, ngài được nuôi dưỡng trong một gia đình với nền tảng Đức Tin vững chắc, và tràn đầy tình yêu. Có lẽ, Thiên Chúa đã ưu ái sắp đặt để bảo vệ cho người Ngài đã chọn. Một sự tặng ban nhưng không và quá ư tuyệt diệu đến nỗi nhiều người khi “nhìn” vào gia đình ông Martin qua mô tả của thánh nữ Têrêsa trong tập Nhật Ký của ngài đã phải thốt lên: “Như vậy mà không thành thánh mới là lạ!” hay, “Chúa buộc Têrêsa phải nên thánh!”. Có lẽ, cả chúng ta nữa, nếu chỉ dừng lại ở những ân ban đã được dành cho Têrêsa, không ai không khỏi thầm ghen tị và trách Thiên Chúa sao lại thiếu công bằng với ta. Nhưng, cũng chính trong tập Nhật Ký ta có câu trả lời cho những thắc mắc này. Một lần nọ, bé Têrêsa thắc mắc cùng chị gái Pauline “Tại sao Chúa Nhân Lành không ban vinh quang trên Trời bằng nhau cho tất cả những kẻ Người chọn, con sợ rằng mọi người không đều được hạnh phúc?!?”[2], và Pauline đã giải đáp cho Têrêsa bằng việc rót đầy nước vào hai cái ly, một cái lớn của ông bố Martin và một cái nhỏ của Têrêsa và hỏi cái nào đầy hơn. Têrêsa đã có câu trả lời và đó chắc hẳn cũng là câu trả lời cho tất cả chúng ta: “cả hai cái đều đầy và không thể nào đổ thêm nước quá sức chứa của chúng”[3]. Từ đó, Têrêsa đã “bước đi” trong những ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã dành (riêng) cho mình.
Chặng đường thơ ấu thiêng liêng của Têrêsa là cả một quá trình tìm kiếm Ơn Gọi mà Thiên Chúa muốn ngài thực hiện. Thực ra, thánh nữ đã sống chính cái Ơn Gọi mà mãi lâu sau này ngài mới thốt lên: “Ôi Giêsu Tình Yêu của em... cuối cùng em đã tìm thấy ơn gọi của em, ơn gọi của em chính là Tình Yêu”[4]. Thánh nữ đã bước đi trong Tình Yêu từ khi còn thơ bé, bởi khi ao ước “nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48) thì ngài đã từng bước diễn tả về Ơn Gọi Tình Yêu bằng chính sự kết hợp trọn vẹn trong tình yêu với Giêsu – Người Yêu Dấu. Một kỷ niệm, hay nói đúng hơn là một cử chỉ kết hợp nổi bật để diễn tả điểm này đó là cái mà ngài gọi là “Nụ Hôn Đầu Tiên”[5]. (Đây cũng là điều đã đánh động mãnh liệt trong tâm hồn tôi. Bởi lẽ, suy về cái ngày hạnh phúc tột cùng đó của Têrêsa và cả những ngày ngài chờ đợi cho được đón nhận những “Nụ Hôn” tiếp theo của Giêsu nữa, tôi lại nghĩ đến trạng thái tâm hồn mà biết bao lần đã đón nhận “Nụ Hôn Của Giêsu” cách vô ý thức có khi đến mức “dửng dưng” của mình. Ôi! Thật đáng thương thay cho linh hồn tôi khi đối chiếu với lòng ao ước của cô bé 11 tuổi và những sự ngọt ngào được đổ tràn cho tâm hồn đầy ý thức ấy).
Càng lớn lên về mặt thể lý, Têrêsa lại càng thêm ý thức cách rõ ràng về tình yêu của mình và càng hiểu rõ hơn về cách thức để làm hài lòng Chúa Nhân Lành. Têrêsa cũng dần minh định khao khát dấn thân cách trọn vẹn cho Giêsu – Người Yêu Dấu. Chúng ta cũng dần nhận ra một Têrêsa đơn sơ nhưng không tầm thường như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi lẽ, nơi Têrêsa mà qua tập Nhật Ký của chị, ta thấy cả một kho tàng Thánh Kinh sống động và cả những kinh nghiệm tâm linh cao vời. Nơi Têrêsa ta cũng tìm thấy những tư tưởng lớn lao và sâu nhiệm về Thiên Chúa – tuy “cổ kính” nhưng lại rất “tân thời” và được diễn tả vô cùng mới mẻ và sống động. Nơi Têrêsa, ta cũng lại “thấy thêm lần nữa” kinh nghiệm sống tình yêu cách hoàn hảo của các thánh, mà điển hình là Gioan Thánh Giá, vị thánh và là người Cha thiêng liêng của Têrêsa.
Quả thế, xuyên suốt trong cuốn Nhật Ký của mình, Têrêsa đã khéo léo diễn tả thứ trải nghiệm tâm linh mà chỉ những ai một cách nào đó đang kết hiệp trong cùng một Tình Yêu mới có thể mô tả và cắt nghĩa được.
Nơi Têrêsa chúng ta tìm thấy một kho tàng thực sự của tri thức và sự hiểu biết. Suy về tư tưởng và tình yêu nơi ngài, tôi bỗng có một lối khẳng định mà chắc hẳn cần phải minh định nhiều hơn nữa để biết chắc có đúng hay không: Không phải tất cả những ai hiểu biết được thật nhiều, thậm chí là tất cả các Mầu Nhiệm đều có thể đến với sự kết hợp trong Tình Yêu với Thiên Chúa. Nhưng, những tâm hồn, dẫu là tâm hồn khờ dại nhất, bé nhỏ nhất và hèn kém nhất nhưng lại tìm được con đường kết hợp nên một trong tình yêu với Thiên Chúa thì hẳn nhiên lại được ơn hiểu biết mọi Mầu Nhiệm và các Bí Mật còn ẩn dấu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết rằng, dẫu bằng lòng đơn sơ và tình yêu không chia sớt dành cho Thiên Chúa thì song song với đó là một tâm hồn luôn tìm kiếm ánh sáng soi dẫn từ “Lá Thư Tình Yêu” mà Thiên Chúa đã gởi đến cho nhân loại (theo cách gọi về Kinh Thánh của chị thánh). Như vậy, tình yêu trong Têrêsa là cả một khoa học thực sự, một sự tìm kiếm mà ở đó cái đích đến được đặt lên trên hết mọi niềm khát khao là chính Người Mình Yêu.
Tình yêu nơi Têrêsa không phải chỉ là những cảm xúc nhất thời, nhưng là cả một cuộc đời; không phải là những đòi hỏi nhưng là một sự trao tặng hoàn toàn; không phải là mù quáng, nhưng là “điên dại” trong một Đức Tin vững vàng với những bảo chứng rõ ràng. Có thể nói, Têrêsa làm tất cả mọi việc đều vì Tình Yêu, cho Tình Yêu và trong Tình Yêu. Mỗi ý nghĩ, lời nói, hay việc làm dù là nhỏ nhặt đều biến thành Món Quà Tình Yêu mà Têrêsa dành tặng cho Người Yêu Dấu, để rồi, tình yêu đó trở thành sức mạnh lan tỏa cứu rỗi các linh hồn. Có thể nói, nơi Têrêsa chẳng có gì khác ngoài Tình Yêu, và đối vời Têrêsa: “Không có Tình Yêu thì mọi công trình chỉ là hư không, dù là các công trình rực rỡ nhất, như làm cho kẻ chết sống lại hay làm cho các dân tộc được hoán cải”[6]. Đúng với những gì mà Têrêsa hằng tâm niệm: “Ai ở dưới đất này muốn là người nghèo khổ nhất, bị quên lãng nhất vì tình yêu Giêsu, người ấy sẽ là kẻ cao cả nhất, quý trọng nhất và giàu sang nhất!...”[7].
Têrêsa luôn chỉ muốn một điều và cả cuộc đời từ khi bắt đầu có trí khôn cho đến trong những “đêm tối” mịt mù của tâm hồn hay cả khi chiến đấu với bệnh tật thể xác.. cũng chỉ làm một điều duy nhất đó là Làm Đẹp Lòng Giêsu – vị Hôn Phu của mình. Chị đã không mảy may có một suy nghĩ tìm kiếm vinh quang cho mình nhưng chỉ hoàn toàn phó dâng để Thiên Chúa được vinh quang. Thế nhưng, chính Chúa lại đã đội lên triều thiên vinh hiển cho Hiền Thê của Ngài và làm cho Têrêsa được vinh danh hơn bao giờ hết. Đó là vinh quang đích thực của những tâm hồn bé mọn cuối chặng đường tìm kiếm và xây dựng vinh quang của Người Yêu Dấu[8].
Xuyên suốt cuốn Nhật Ký của chị thánh Têrêsa là một cuộc trò chuyện liên lỉ và đầy “sắc màu” của chị với Người Yêu Dấu. Đọc những dòng tâm sự rất riêng ấy của Têrêsa với Đấng Tình Quân Giêsu, hẳn chúng ta phải bao lần khựng lại và thổn thức vì một sự kết hợp thật ngọt ngào và đê mê đến thế. Đó là một cuộc trò chuyện thực sự, một sự đối thoại chứ không còn là độc thoại nội tâm, mặc dầu thánh nhân không thể diễn tả hết, không thể truyền đạt cách đầy đủ về diễn tiến của cuộc trò chuyện này cho chúng ta. Và đến chúng ta, chúng ta cũng không thể diễn tả hết trạng thái tâm hồn mình mà trong một phút chốc những lời lẽ này đánh động. Tuy nhiên, khi “tiếp xúc” với cuộc trò chuyện ấy, chúng ta nhận thấy một lời cầu nguyện ngọt ngào và say đắm xuyên suốt cuốn Nhật Ký của chị thánh, và đó là những “chất liệu”, là “thức ăn” cho đời sống cầu nguyện của chính chúng ta.
Cuốn Nhật Ký mà chị thánh Têrêsa đã để lại dẫu vô cùng tuyệt đẹp và tỏa ngát hương thơm cho bao người, nhưng đó cũng chỉ là một cố gắng hết sức có thể của chị thánh để diễn tả về mối tình quá ư cao vời với Người Tình Giêsu. Bởi lẽ, như chính chị thánh đã thổn thức: “..nhưng con không muốn đi sâu vào các chi tiết, đó là những thứ sẽ mất hết hương thơm nếu đưa ra ngoài trời, đó là những tư tưởng của tâm hồn mà khi đem diễn tả bằng ngôn ngữ của trần thế sẽ mất đi ý nghĩa thâm sâu và Thiên Quốc của chúng”[9]. Và, sách Khôn Ngoan cũng đã khẳng định điều này: “Cũng tựa con tàu đi trên sóng nước, ai còn thấy dấu vết nó đã băng qua? Ai còn thấy lằn tàu trên sóng biển” (Kn 5, 10). Vậy, bản tình ca mà Têrêsa đã hát tặng Giêsu - Người Yêu Dấu, chúng ta không thể diễn tả trong chỉ vài từ ngữ thô kệch của trần gian với mức độ tư tưởng còn quá kém cõi của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể nghe đi nghe lại phần nào giai điệu của bản tình ca mà Têrêsa trong khả năng có thể đã ghi lại, để cảm nhận và thêm phần nào chất liệu cho khát vọng tiến đức của mình mà thôi.
(Bài viết thể hiện nhận định và cảm nhận riêng của tác giả sau khi đọc cuốn Nhật Ký Một Tâm Hồn của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).
Xã Đoài, tháng 12 năm 2015
Peter Thái Hùng
[1] Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Truyện Một Tâm Hồn, Hà Nội, NXB Tôn Giáo, 2008, tr 207.
[2] Ibid., tr 103.
[3] Ibid., tr 104.
[4] Ibid., tr 378.
[5] Ibid., tr 158.
[6] Ibid., tr 341, phần chú thích.
[7] x. Ibid., tr 239.
[8] Ibid., tr 296-297.
[9] Ibid., tr 158.
Sẽ chẳng là gì và chẳng có giá trị thiêng liêng nào dù là nhỏ nhất nếu các “chi tiết” kỷ niệm của cuộc đời Têrêsa không mang dấu vết của một cuộc tình sâu đậm và liên lỉ giữa ngài với Thiên Chúa. Xuyên suốt cuộc đời của thánh nhân mà đã được thể hiện phần nào trong tập Nhật Ký Tâm Hồn của ngài là những “nốt nhạc” yêu thương của ngài dành cho Thiên Chúa và của chính Thiên Chúa viết trên cuộc đời ngài. Dẫu “bản nhạc” ấy có khi trầm, khi bổng, khi réo rắt tươi vui, khi ảo não thương đau,... của những chặng đường đời với đầy các cung bậc cảm xúc, nhưng tất cả đều hòa quyện và cùng diễn tấu chỉ một bản tình ca duy nhất là Tình Yêu: Một tình yêu không chia sớt, không ảo tưởng, không đơn chiếc, không cường điệu, không đơn phương mà lại đầy tin tưởng, trung trinh, và trao hiến hoàn toàn cho nhau giữa cả hai đối tượng yêu đương. Một tình yêu mà sự “vắng mặt” của Người Yêu Dấu cũng không thể nào làm giảm bớt sức thiêu đốt của ngọn lửa tình yêu luôn âm ỉ trong tận thâm sâu của Linh Hồn. Một tình yêu kỳ lạ và sẽ là không tưởng của một con người dành tặng cho Đấng Tình Quân Vô Hình và của Đấng ấy dành riêng cho một tạo vật nếu nó không được xây dựng trên niềm tin tinh ròng, chắc chắn trong một trái tim khiêm nhường và đơn sơ trong cõi lòng. Và, sẽ chẳng ai có thể chấp nhận được sự tồn tại của một tình yêu như thế, nếu không cảm nghiệm bằng cả trái tim trên nền móng của một Đức Tin vững vàng vào một “vị Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,16).
Trong một cuộc trò chuyện tâm linh với vị linh mục đồng hành của mình, khi nhắc đến hai chữ Tình Yêu, tôi đã được nghe một lời chia sẻ đầy trải nghiệm của ngài: “Tình Yêu thì không phải chỉ để nói, nhưng là để sống”. Chắc hẳn vị linh mục đó đã đúc rút ra từ cuộc đời của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu và đã trải qua thử nghiệm nơi bản thân mới nói lên được như thế. Tham chiếu vào suốt hành trình cuộc đời của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, chúng ta có thể hiểu rõ về điều này. Quả thế, xuyên suốt cuộc đời thánh nữ là cả một hành trình trao hiến liên lỉ trong tình yêu được nhận thấy nơi tất cả mọi cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ và cả những thổn thức suy tư... Trong tập Nhật Ký của mình, ngài cũng đã nói một cách rõ ràng về nỗ lực trao hiến này: “Con muốn yêu, yêu Giêsu bằng tất cả sự say đắm, trao tặng Người muôn vàn dấu chứng tình yêu đến khi con còn có thể”[1].
Ai đã từng đọc cách say mê tập Nhật Ký của Têrêsa chắc hẳn sẽ dễ dàng cảm nhận được một tình yêu không phải chỉ duy từ phía Thiên Chúa dành tặng riêng cho Têrêsa, nhưng còn là sự đáp trả một cách hoàn toàn và say đắm của Têrêsa dành cho Thiên Chúa. Sự đáp trả đó không chỉ bằng lời nói, không chỉ là sự mơ mộng, ảo tưởng, không chỉ theo cung bậc cảm xúc mang tính giai đoạn, nhưng là trong tất cả mọi sự, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất và trong mỗi giây phút của cuộc đời ngài. Tất cả mọi hành vi đều trở thành “dấu chứng” tình yêu mà Têrêsa dành tặng cho Người Tình Giêsu.
Trở về những trang đầu của cuộc đời Têrêsa, chúng ta sẽ dễ có cảm giác “ghen tị” với những ân huệ lớn lao mà Chúa đã dành tặng riêng cho chị thánh. Một tâm hồn nhạy cảm với một trí thông minh tuyệt vời, kèm theo một trí nhớ đặc biệt nơi bé Têrêsa. Hơn nữa, ngài được nuôi dưỡng trong một gia đình với nền tảng Đức Tin vững chắc, và tràn đầy tình yêu. Có lẽ, Thiên Chúa đã ưu ái sắp đặt để bảo vệ cho người Ngài đã chọn. Một sự tặng ban nhưng không và quá ư tuyệt diệu đến nỗi nhiều người khi “nhìn” vào gia đình ông Martin qua mô tả của thánh nữ Têrêsa trong tập Nhật Ký của ngài đã phải thốt lên: “Như vậy mà không thành thánh mới là lạ!” hay, “Chúa buộc Têrêsa phải nên thánh!”. Có lẽ, cả chúng ta nữa, nếu chỉ dừng lại ở những ân ban đã được dành cho Têrêsa, không ai không khỏi thầm ghen tị và trách Thiên Chúa sao lại thiếu công bằng với ta. Nhưng, cũng chính trong tập Nhật Ký ta có câu trả lời cho những thắc mắc này. Một lần nọ, bé Têrêsa thắc mắc cùng chị gái Pauline “Tại sao Chúa Nhân Lành không ban vinh quang trên Trời bằng nhau cho tất cả những kẻ Người chọn, con sợ rằng mọi người không đều được hạnh phúc?!?”[2], và Pauline đã giải đáp cho Têrêsa bằng việc rót đầy nước vào hai cái ly, một cái lớn của ông bố Martin và một cái nhỏ của Têrêsa và hỏi cái nào đầy hơn. Têrêsa đã có câu trả lời và đó chắc hẳn cũng là câu trả lời cho tất cả chúng ta: “cả hai cái đều đầy và không thể nào đổ thêm nước quá sức chứa của chúng”[3]. Từ đó, Têrêsa đã “bước đi” trong những ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đã dành (riêng) cho mình.
Chặng đường thơ ấu thiêng liêng của Têrêsa là cả một quá trình tìm kiếm Ơn Gọi mà Thiên Chúa muốn ngài thực hiện. Thực ra, thánh nữ đã sống chính cái Ơn Gọi mà mãi lâu sau này ngài mới thốt lên: “Ôi Giêsu Tình Yêu của em... cuối cùng em đã tìm thấy ơn gọi của em, ơn gọi của em chính là Tình Yêu”[4]. Thánh nữ đã bước đi trong Tình Yêu từ khi còn thơ bé, bởi khi ao ước “nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48) thì ngài đã từng bước diễn tả về Ơn Gọi Tình Yêu bằng chính sự kết hợp trọn vẹn trong tình yêu với Giêsu – Người Yêu Dấu. Một kỷ niệm, hay nói đúng hơn là một cử chỉ kết hợp nổi bật để diễn tả điểm này đó là cái mà ngài gọi là “Nụ Hôn Đầu Tiên”[5]. (Đây cũng là điều đã đánh động mãnh liệt trong tâm hồn tôi. Bởi lẽ, suy về cái ngày hạnh phúc tột cùng đó của Têrêsa và cả những ngày ngài chờ đợi cho được đón nhận những “Nụ Hôn” tiếp theo của Giêsu nữa, tôi lại nghĩ đến trạng thái tâm hồn mà biết bao lần đã đón nhận “Nụ Hôn Của Giêsu” cách vô ý thức có khi đến mức “dửng dưng” của mình. Ôi! Thật đáng thương thay cho linh hồn tôi khi đối chiếu với lòng ao ước của cô bé 11 tuổi và những sự ngọt ngào được đổ tràn cho tâm hồn đầy ý thức ấy).
Càng lớn lên về mặt thể lý, Têrêsa lại càng thêm ý thức cách rõ ràng về tình yêu của mình và càng hiểu rõ hơn về cách thức để làm hài lòng Chúa Nhân Lành. Têrêsa cũng dần minh định khao khát dấn thân cách trọn vẹn cho Giêsu – Người Yêu Dấu. Chúng ta cũng dần nhận ra một Têrêsa đơn sơ nhưng không tầm thường như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi lẽ, nơi Têrêsa mà qua tập Nhật Ký của chị, ta thấy cả một kho tàng Thánh Kinh sống động và cả những kinh nghiệm tâm linh cao vời. Nơi Têrêsa ta cũng tìm thấy những tư tưởng lớn lao và sâu nhiệm về Thiên Chúa – tuy “cổ kính” nhưng lại rất “tân thời” và được diễn tả vô cùng mới mẻ và sống động. Nơi Têrêsa, ta cũng lại “thấy thêm lần nữa” kinh nghiệm sống tình yêu cách hoàn hảo của các thánh, mà điển hình là Gioan Thánh Giá, vị thánh và là người Cha thiêng liêng của Têrêsa.
Quả thế, xuyên suốt trong cuốn Nhật Ký của mình, Têrêsa đã khéo léo diễn tả thứ trải nghiệm tâm linh mà chỉ những ai một cách nào đó đang kết hiệp trong cùng một Tình Yêu mới có thể mô tả và cắt nghĩa được.
Nơi Têrêsa chúng ta tìm thấy một kho tàng thực sự của tri thức và sự hiểu biết. Suy về tư tưởng và tình yêu nơi ngài, tôi bỗng có một lối khẳng định mà chắc hẳn cần phải minh định nhiều hơn nữa để biết chắc có đúng hay không: Không phải tất cả những ai hiểu biết được thật nhiều, thậm chí là tất cả các Mầu Nhiệm đều có thể đến với sự kết hợp trong Tình Yêu với Thiên Chúa. Nhưng, những tâm hồn, dẫu là tâm hồn khờ dại nhất, bé nhỏ nhất và hèn kém nhất nhưng lại tìm được con đường kết hợp nên một trong tình yêu với Thiên Chúa thì hẳn nhiên lại được ơn hiểu biết mọi Mầu Nhiệm và các Bí Mật còn ẩn dấu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết rằng, dẫu bằng lòng đơn sơ và tình yêu không chia sớt dành cho Thiên Chúa thì song song với đó là một tâm hồn luôn tìm kiếm ánh sáng soi dẫn từ “Lá Thư Tình Yêu” mà Thiên Chúa đã gởi đến cho nhân loại (theo cách gọi về Kinh Thánh của chị thánh). Như vậy, tình yêu trong Têrêsa là cả một khoa học thực sự, một sự tìm kiếm mà ở đó cái đích đến được đặt lên trên hết mọi niềm khát khao là chính Người Mình Yêu.
Tình yêu nơi Têrêsa không phải chỉ là những cảm xúc nhất thời, nhưng là cả một cuộc đời; không phải là những đòi hỏi nhưng là một sự trao tặng hoàn toàn; không phải là mù quáng, nhưng là “điên dại” trong một Đức Tin vững vàng với những bảo chứng rõ ràng. Có thể nói, Têrêsa làm tất cả mọi việc đều vì Tình Yêu, cho Tình Yêu và trong Tình Yêu. Mỗi ý nghĩ, lời nói, hay việc làm dù là nhỏ nhặt đều biến thành Món Quà Tình Yêu mà Têrêsa dành tặng cho Người Yêu Dấu, để rồi, tình yêu đó trở thành sức mạnh lan tỏa cứu rỗi các linh hồn. Có thể nói, nơi Têrêsa chẳng có gì khác ngoài Tình Yêu, và đối vời Têrêsa: “Không có Tình Yêu thì mọi công trình chỉ là hư không, dù là các công trình rực rỡ nhất, như làm cho kẻ chết sống lại hay làm cho các dân tộc được hoán cải”[6]. Đúng với những gì mà Têrêsa hằng tâm niệm: “Ai ở dưới đất này muốn là người nghèo khổ nhất, bị quên lãng nhất vì tình yêu Giêsu, người ấy sẽ là kẻ cao cả nhất, quý trọng nhất và giàu sang nhất!...”[7].
Têrêsa luôn chỉ muốn một điều và cả cuộc đời từ khi bắt đầu có trí khôn cho đến trong những “đêm tối” mịt mù của tâm hồn hay cả khi chiến đấu với bệnh tật thể xác.. cũng chỉ làm một điều duy nhất đó là Làm Đẹp Lòng Giêsu – vị Hôn Phu của mình. Chị đã không mảy may có một suy nghĩ tìm kiếm vinh quang cho mình nhưng chỉ hoàn toàn phó dâng để Thiên Chúa được vinh quang. Thế nhưng, chính Chúa lại đã đội lên triều thiên vinh hiển cho Hiền Thê của Ngài và làm cho Têrêsa được vinh danh hơn bao giờ hết. Đó là vinh quang đích thực của những tâm hồn bé mọn cuối chặng đường tìm kiếm và xây dựng vinh quang của Người Yêu Dấu[8].
Xuyên suốt cuốn Nhật Ký của chị thánh Têrêsa là một cuộc trò chuyện liên lỉ và đầy “sắc màu” của chị với Người Yêu Dấu. Đọc những dòng tâm sự rất riêng ấy của Têrêsa với Đấng Tình Quân Giêsu, hẳn chúng ta phải bao lần khựng lại và thổn thức vì một sự kết hợp thật ngọt ngào và đê mê đến thế. Đó là một cuộc trò chuyện thực sự, một sự đối thoại chứ không còn là độc thoại nội tâm, mặc dầu thánh nhân không thể diễn tả hết, không thể truyền đạt cách đầy đủ về diễn tiến của cuộc trò chuyện này cho chúng ta. Và đến chúng ta, chúng ta cũng không thể diễn tả hết trạng thái tâm hồn mình mà trong một phút chốc những lời lẽ này đánh động. Tuy nhiên, khi “tiếp xúc” với cuộc trò chuyện ấy, chúng ta nhận thấy một lời cầu nguyện ngọt ngào và say đắm xuyên suốt cuốn Nhật Ký của chị thánh, và đó là những “chất liệu”, là “thức ăn” cho đời sống cầu nguyện của chính chúng ta.
Cuốn Nhật Ký mà chị thánh Têrêsa đã để lại dẫu vô cùng tuyệt đẹp và tỏa ngát hương thơm cho bao người, nhưng đó cũng chỉ là một cố gắng hết sức có thể của chị thánh để diễn tả về mối tình quá ư cao vời với Người Tình Giêsu. Bởi lẽ, như chính chị thánh đã thổn thức: “..nhưng con không muốn đi sâu vào các chi tiết, đó là những thứ sẽ mất hết hương thơm nếu đưa ra ngoài trời, đó là những tư tưởng của tâm hồn mà khi đem diễn tả bằng ngôn ngữ của trần thế sẽ mất đi ý nghĩa thâm sâu và Thiên Quốc của chúng”[9]. Và, sách Khôn Ngoan cũng đã khẳng định điều này: “Cũng tựa con tàu đi trên sóng nước, ai còn thấy dấu vết nó đã băng qua? Ai còn thấy lằn tàu trên sóng biển” (Kn 5, 10). Vậy, bản tình ca mà Têrêsa đã hát tặng Giêsu - Người Yêu Dấu, chúng ta không thể diễn tả trong chỉ vài từ ngữ thô kệch của trần gian với mức độ tư tưởng còn quá kém cõi của chúng ta. Chúng ta chỉ có thể nghe đi nghe lại phần nào giai điệu của bản tình ca mà Têrêsa trong khả năng có thể đã ghi lại, để cảm nhận và thêm phần nào chất liệu cho khát vọng tiến đức của mình mà thôi.
(Bài viết thể hiện nhận định và cảm nhận riêng của tác giả sau khi đọc cuốn Nhật Ký Một Tâm Hồn của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu).
Xã Đoài, tháng 12 năm 2015
Peter Thái Hùng
[1] Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Truyện Một Tâm Hồn, Hà Nội, NXB Tôn Giáo, 2008, tr 207.
[2] Ibid., tr 103.
[3] Ibid., tr 104.
[4] Ibid., tr 378.
[5] Ibid., tr 158.
[6] Ibid., tr 341, phần chú thích.
[7] x. Ibid., tr 239.
[8] Ibid., tr 296-297.
[9] Ibid., tr 158.
Thánh Nữ Têrêsa Tiến Sĩ Tình Yêu Và Là Nhà Truyền Giáo
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
20:44 26/09/2016
Thánh Nữ Têrêsa Tiến Sĩ Tình Yêu Và Là Nhà Truyền Giáo
Ngày đầu tháng Mười, Giáo Hội kính nhớ một vị thánh tiễn sĩ nữ trẻ có tên là Têrêsa Hài Đồng Giêsu và đề cao như tấm gương sáng về truyền giáo cho người thế noi gương bắt chước học đòi.
Sinh ngày 02-01-1873 tại Alençon miền Normandie, Têrêsa là con thứ 9 và cũng là con út của ông bà thánh Louis và Zélie Martin. Năm 14 tuổi, gặp trường hợp tuyệt vọng của một tử tội bị kết án tử hình mà không hoán cải khiến Têrêsa đặc biệt quan tâm, cầu nguyện để anh ta khỏi sa hỏa ngục. Đó là về tình mẫu tử thiêng liêng đầu tiên của thánh nữ.
Tháng 11 năm 1887, cùng với thân phụ và chị Céline và trong cuộc tiếp kiến của Đức Lêô XIII, Têrêsa xin phép ĐGH cho vào Đan viện Cát Minh ở Lisieux dù chưa được 15 tuổi. Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ năm 1890 ngày khấn dòng, ngày "hôn lễ thiêng liêng của thánh nữ Têrêsa". Hôm đó, Têrêsa viết một kinh nguyện nói lên hướng đi cho cả cuộc đời : “Xin Chúa Giêsu ban hồng ân tình yêu vô biên của Ngài, được trở nên bé nhỏ nhất, và nhất là xin ơn cứu độ cho tất cả mọi người: ước gì không một linh hồn nào bị luận phạt ngày nay”.
Thánh Têrêsa đã xác định chỗ đứng của mình và tự chọn cho mình là trở nên “Tình Yêu trong trái tim Giáo Hội”, để yêu Giáo Hội và cùng Giáo Hội yêu thương, phục vụ con người, chị đã xác định tương quan thiết thân của mình và Hội Thánh, đồng thời sống chết vì tình liên đới này.
Sống với Thiên Chúa bằng tình Cha Con
Tình cha con mà thánh nữ có được với Thiên Chúa là Cha trên trời khởi đi từ tình phụ tử dưới đất.
Hồi đó, khi còn nhỏ, phòng của ngài ở trên lầu, phải đi cầu thang lên, mỗi lần đi cầu thang lên phòng mình, nếu như nghỉ một chút thì Têrêsa có thể lên dễ dàng. Nhưng, Têrêsa đã làm nũng cha không lên, ngồi ở dưới chân cầu thang. Người cha rất yêu thương “Công chúa nhỏ” đã đích thân bước xuống dưới cầu thang để ẵm con lên. Thánh nữ đã chuyển hóa kinh nghiệm tuổi thơ xưa vào trong kinh nguyện hàng ngày của mình để phó thác tất cả đời sống cho Chúa. Bằng tình thương của một người cha, Thiên Chúa cũng cúi xuống nâng đỡ Têrêsa lên, ôm Têrêsa vào lòng. Thế là trong vòng tay tình yêu, an toàn và hạnh phúc ấy, Têrêsa lăn xả vào lòng Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Không thiếu những đêm đen thử thách, những tháng dài khô khan, những cám dỗ nặng nề đã liên tục tấn công lòng cậy trông phó thác và cố tách Têrêsa ra khỏi vòng tay phụ tử của Thiên Chúa... nhưng Têrêsa đã không để mình rời khỏi bàn tay yêu thương này bằng sống tinh thần đơn sơ phó thác, ngoan ngoãn, đợi chờ, và làm mọi sự như ý Cha.
Nhờ vậy, trong suốt 9 năm khuôn mình trong bốn bức tường của tu viện, Têrêsa không làm những việc gì lớn, nhưng bất cứ việc nào được trao thường là việc nhỏ nhặt, Têrêsa vẫn chu toàn bằng một tâm tình lớn, bằng một trái tim trọn vẹn. Rõ ràng, kiểu sống với Thiên Chúa như thế, ngày hôm nay chúng ta thấy đơn giản lắm, đơn giản trong phương cách, nhưng chuyện đường dài thực hiện thì lại chẳng giản đơn chút nào. Têrêsa được ca tụng là người đã làm những việc bình thường với một trái tim phi thường. Bí quyết nên thánh của ngài là thế.
Tiến Sĩ Tình Yêu
Têrêsa là vị thánh Tiến Sĩ Hội Thánh trẻ tuổi nhất. Nhưng qua các tác phẩm của ngài, Têrêsa chứng tỏ một con đường thiêng liêng trưởng thành sâu xa, đến độ Têrêsa đáng được đặt vào số những bậc thầy vĩ đại về đời sống thiêng liêng. Ðoạn tự thuật sau đây được xem như là chóp đỉnh của giáo lý của thánh Têrêsa : “Tình Thương Bác Ái là chìa khóa của ơn gọi tôi. Tôi đã hiểu rằng, nếu Giáo Hội có một thân thể, gồm có nhiều chi thể, thì chi thể cao thượng nhất không thiếu. Tôi đã hiểu rằng Giáo Hội có một trái tim, và trái tim nầy cháy lửa yêu mến. Tôi được hiểu rằng chỉ tình yêu thương mới làm cho các chi thể của Giáo Hội hoạt động, rằng nếu tình thương bị tắt đi, các tông đồ không rao giảng phúc âm nữa, các vị tử đạo sẽ không chịu đổ máu mình ra nữa. Tôi đã hiểu rằng tình yêu thương bao gồm tất cả mọi ơn gọi. Bấy giờ trong niềm vui trào dâng, tôi đã thốt lên như sau: Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của con, Con đã gặp được ơn gọi của con rồi. Ơn gọi của con, chính là tình yêu”.
Trang nhật ký đáng phục trên tự nó đủ để chứng minh rằng người ta có thể áp dụng cho thánh Têrêsa đoạn phúc âm mà chúng ta vừa nghe qua trong phần phụng vụ lời Chúa: “Lạy Cha, là Chúa trời đất, con chúc tụng cha, vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé nhỏ biết và giấu không cho kẻ khôn ngoan hiền triết biết” (Mt 11,25).
Nhà Truyền Giáo Vĩ Đại
Thánh Têrêsa, một nữ tu dòng kính tại Lisieux, dù chưa bao giờ rời tu viện, nhưng Têrêsa đã thực hiện nơi mình dự định đặc biệt là đi truyền giáo khắp nơi bằng lời cầu nguyện và bằng đức bác ái trọn hảo. Với quyết tâm thực hành trọn vẹn giới răn yêu thương, thánh Têrêsa đã đặt mình vào trong trung tâm của sứ mạng của Giáo Hội, nâng đỡ những vị rao giảng Tin Mừng bằng sức mạnh huyền nhiệm của việc cầu nguyện và việc rước lễ lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa. Thánh Têrêsa đã trở thành mẫu gương cho sự dấn thân truyền giáo và là quan thầy các xứ truyền giáo.
Vâng lạy Cha, cùng với Chúa Giêsu, chúng con chúc tụng Cha, vì Cha đã giấu những bí quyết của Cha không cho kẻ thông minh và khôn ngoan biết, nhưng đã mạc khải chúng cho những kẻ bé nhỏ, mà ngày nay Cha đề ra cho chúng con chú ý và bắt chước.
Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha, chúng con chúc tụng và tôn vinh Cha mãi mãi đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Ngày đầu tháng Mười, Giáo Hội kính nhớ một vị thánh tiễn sĩ nữ trẻ có tên là Têrêsa Hài Đồng Giêsu và đề cao như tấm gương sáng về truyền giáo cho người thế noi gương bắt chước học đòi.
Sinh ngày 02-01-1873 tại Alençon miền Normandie, Têrêsa là con thứ 9 và cũng là con út của ông bà thánh Louis và Zélie Martin. Năm 14 tuổi, gặp trường hợp tuyệt vọng của một tử tội bị kết án tử hình mà không hoán cải khiến Têrêsa đặc biệt quan tâm, cầu nguyện để anh ta khỏi sa hỏa ngục. Đó là về tình mẫu tử thiêng liêng đầu tiên của thánh nữ.
Tháng 11 năm 1887, cùng với thân phụ và chị Céline và trong cuộc tiếp kiến của Đức Lêô XIII, Têrêsa xin phép ĐGH cho vào Đan viện Cát Minh ở Lisieux dù chưa được 15 tuổi. Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ năm 1890 ngày khấn dòng, ngày "hôn lễ thiêng liêng của thánh nữ Têrêsa". Hôm đó, Têrêsa viết một kinh nguyện nói lên hướng đi cho cả cuộc đời : “Xin Chúa Giêsu ban hồng ân tình yêu vô biên của Ngài, được trở nên bé nhỏ nhất, và nhất là xin ơn cứu độ cho tất cả mọi người: ước gì không một linh hồn nào bị luận phạt ngày nay”.
Thánh Têrêsa đã xác định chỗ đứng của mình và tự chọn cho mình là trở nên “Tình Yêu trong trái tim Giáo Hội”, để yêu Giáo Hội và cùng Giáo Hội yêu thương, phục vụ con người, chị đã xác định tương quan thiết thân của mình và Hội Thánh, đồng thời sống chết vì tình liên đới này.
Sống với Thiên Chúa bằng tình Cha Con
Tình cha con mà thánh nữ có được với Thiên Chúa là Cha trên trời khởi đi từ tình phụ tử dưới đất.
Hồi đó, khi còn nhỏ, phòng của ngài ở trên lầu, phải đi cầu thang lên, mỗi lần đi cầu thang lên phòng mình, nếu như nghỉ một chút thì Têrêsa có thể lên dễ dàng. Nhưng, Têrêsa đã làm nũng cha không lên, ngồi ở dưới chân cầu thang. Người cha rất yêu thương “Công chúa nhỏ” đã đích thân bước xuống dưới cầu thang để ẵm con lên. Thánh nữ đã chuyển hóa kinh nghiệm tuổi thơ xưa vào trong kinh nguyện hàng ngày của mình để phó thác tất cả đời sống cho Chúa. Bằng tình thương của một người cha, Thiên Chúa cũng cúi xuống nâng đỡ Têrêsa lên, ôm Têrêsa vào lòng. Thế là trong vòng tay tình yêu, an toàn và hạnh phúc ấy, Têrêsa lăn xả vào lòng Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Không thiếu những đêm đen thử thách, những tháng dài khô khan, những cám dỗ nặng nề đã liên tục tấn công lòng cậy trông phó thác và cố tách Têrêsa ra khỏi vòng tay phụ tử của Thiên Chúa... nhưng Têrêsa đã không để mình rời khỏi bàn tay yêu thương này bằng sống tinh thần đơn sơ phó thác, ngoan ngoãn, đợi chờ, và làm mọi sự như ý Cha.
Nhờ vậy, trong suốt 9 năm khuôn mình trong bốn bức tường của tu viện, Têrêsa không làm những việc gì lớn, nhưng bất cứ việc nào được trao thường là việc nhỏ nhặt, Têrêsa vẫn chu toàn bằng một tâm tình lớn, bằng một trái tim trọn vẹn. Rõ ràng, kiểu sống với Thiên Chúa như thế, ngày hôm nay chúng ta thấy đơn giản lắm, đơn giản trong phương cách, nhưng chuyện đường dài thực hiện thì lại chẳng giản đơn chút nào. Têrêsa được ca tụng là người đã làm những việc bình thường với một trái tim phi thường. Bí quyết nên thánh của ngài là thế.
Tiến Sĩ Tình Yêu
Têrêsa là vị thánh Tiến Sĩ Hội Thánh trẻ tuổi nhất. Nhưng qua các tác phẩm của ngài, Têrêsa chứng tỏ một con đường thiêng liêng trưởng thành sâu xa, đến độ Têrêsa đáng được đặt vào số những bậc thầy vĩ đại về đời sống thiêng liêng. Ðoạn tự thuật sau đây được xem như là chóp đỉnh của giáo lý của thánh Têrêsa : “Tình Thương Bác Ái là chìa khóa của ơn gọi tôi. Tôi đã hiểu rằng, nếu Giáo Hội có một thân thể, gồm có nhiều chi thể, thì chi thể cao thượng nhất không thiếu. Tôi đã hiểu rằng Giáo Hội có một trái tim, và trái tim nầy cháy lửa yêu mến. Tôi được hiểu rằng chỉ tình yêu thương mới làm cho các chi thể của Giáo Hội hoạt động, rằng nếu tình thương bị tắt đi, các tông đồ không rao giảng phúc âm nữa, các vị tử đạo sẽ không chịu đổ máu mình ra nữa. Tôi đã hiểu rằng tình yêu thương bao gồm tất cả mọi ơn gọi. Bấy giờ trong niềm vui trào dâng, tôi đã thốt lên như sau: Lạy Chúa Giêsu, tình yêu của con, Con đã gặp được ơn gọi của con rồi. Ơn gọi của con, chính là tình yêu”.
Trang nhật ký đáng phục trên tự nó đủ để chứng minh rằng người ta có thể áp dụng cho thánh Têrêsa đoạn phúc âm mà chúng ta vừa nghe qua trong phần phụng vụ lời Chúa: “Lạy Cha, là Chúa trời đất, con chúc tụng cha, vì Cha đã mạc khải cho những kẻ bé nhỏ biết và giấu không cho kẻ khôn ngoan hiền triết biết” (Mt 11,25).
Nhà Truyền Giáo Vĩ Đại
Thánh Têrêsa, một nữ tu dòng kính tại Lisieux, dù chưa bao giờ rời tu viện, nhưng Têrêsa đã thực hiện nơi mình dự định đặc biệt là đi truyền giáo khắp nơi bằng lời cầu nguyện và bằng đức bác ái trọn hảo. Với quyết tâm thực hành trọn vẹn giới răn yêu thương, thánh Têrêsa đã đặt mình vào trong trung tâm của sứ mạng của Giáo Hội, nâng đỡ những vị rao giảng Tin Mừng bằng sức mạnh huyền nhiệm của việc cầu nguyện và việc rước lễ lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa. Thánh Têrêsa đã trở thành mẫu gương cho sự dấn thân truyền giáo và là quan thầy các xứ truyền giáo.
Vâng lạy Cha, cùng với Chúa Giêsu, chúng con chúc tụng Cha, vì Cha đã giấu những bí quyết của Cha không cho kẻ thông minh và khôn ngoan biết, nhưng đã mạc khải chúng cho những kẻ bé nhỏ, mà ngày nay Cha đề ra cho chúng con chú ý và bắt chước.
Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha, chúng con chúc tụng và tôn vinh Cha mãi mãi đến muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Maria Đức Mẹ Chúa Trời
Nguyễn Bá Khanh
20:24 26/09/2016
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Hãy đến với Giêsu là phải qua Đức Mẹ,
Vì Mẹ Ngài cũng là Mẹ của toàn thể nhân loại,
Nhờ có Mẹ Maria mà Chúa Cha lượng thứ tình,
Để cho Mẹ tự do chăm sóc cho đàn con.
(Trích thơ của Tuyết Mai)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 20–26/09/2016: Bạo lực bùng lên tại Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:10 26/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là vụ tấn công thứ sáu chỉ trong vòng 48 giờ. Một người đàn ông Palestine đã đâm hai cảnh sát viên gần cổng Hêrođê ở Cổ Thành Giêrusalem.
Cả hai viên cảnh sát đã được đưa tới một bệnh viện gần đó. Kẻ tấn công bị bắn chết tại chỗ. Phát ngôn viên cảnh sát Israel là Micky Rosenfeld cho biết cảnh sát đã được huy động nhanh chóng để bảo đảm an toàn cho khu vực.
Ông Micky Rosenfeld, nói: “Khu vực xung quanh thành phố cổ Jerusalem bị đóng lại và cảnh sát tiếp tục nâng cao cảnh giác trong khu vực”
Các cuộc tấn công diễn ra gần như hàng ngày. Kể từ tháng Mười năm ngoái đến nay đã có ít nhất 215 người Palestine bị thiệt mạng, cùng với 33 người Israel và hai người Mỹ.
Sau nhiều tháng tương đối yên tĩnh, bạo lực vào trung tuần tháng Chín lại bùng lên dữ dội.
2. Đức Phanxicô nói người tị nạn không khác với các thành viên trong gia đình chúng ta
Sáng 17 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các thành viên của Liên đoàn châu Âu và Liên minh thế giới các sinh viên dòng Tên về Roma tham dự Hội nghị trong tuần này về đề tài “cuộc khủng hoảng di dân và tị nạn toàn cầu: Thời gian suy tư và hành động” .
Trong lời chào mừng các tham dự viên, Đức Thánh Cha gọi họ là “những người nam nữ vì người khác”, đến Roma để khám phá gốc rễ của cuộc di cư bó buộc, để suy tư về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng với hoàn cảnh hiện tại và được sai đi như những người quảng bá cho sự thay đổi tại các cộng đồng ở quê hương của họ.
Đức Thánh Cha chia sẻ: con số hơn 65 triệu người trên khắp trái đất buộc phải rời bỏ quê hương, đông hơn dân số của toàn nước Italia, là con số ngoài sự tưởng tượng. Nhưng chúng ta phải vượt trên con số thống kê này, để nhìn thấy những người tị nạn là các người nam nữ, các chàng trai cô gái, họ không khác gì các thành viên trong gia đình chúng ta. Họ cũng có tên tuổi, gương mặt, lịch sử và quyền không thể chối bỏ là sống trong hòa bình và khao khát một tương lai cho con cái họ.
Thế giới ngày nay thật đáng buồn là còn nhiều xung khắc như chiến tranh tại Syria hay nội chiến ở miền nam Sudan và ở những nơi khác trên khắp thế giới mà dường như không thể giải quyết được. Và đây là lý do mà việc họp nhau của các thành viên của Hội cựu sinh viên dòng Tên “để suy tư và hành động” về các vấn đề tị nạn rất là quan trọng.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Ngày nay hơn bao giờ hết, khi chiến tranh đang tàn phá khắp công trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi con số kỷ lục người tị nạn chết khi cố vượt biển Địa trung hải và những người tị nạn sống mòn mỏi năm này qua năm khác trong các trại tị nạn, Giáo Hội cần anh chị em theo gương can đảm của cha Pedro Arrupe. (Cách đây hơn 35 năm, cha đã hành động để giúp đỡ các thuyền nhân của miền nam Việt nam, những người vượt biển trong tuyệt vọng để chạy trốn bạo lực tại quê hương, trước hiểm họa tấn công của cướp biển và bão tố đe dọa.) Qua nền giáo dục của dòng Tên, anh chị em được mời gọi trở thành bạn đồng hành của Chúa Giêsu và với Thánh Inhaxiô Loyola người hướng dẫn của anh chị em, anh chị em được sai đi vào thế giới để là những người nam và nữ cho và với người khác. Ở nơi này và trong thời gian này trong lịch sử, rất cần có những người nam nữ nghe tiếng kêu than của dân nghèo và đáp lại với lòng thương xót và sự quảng đại.”
Đức Thánh Cha mời gọi các tham dự viên can đảm đáp lại những nhu cầu của người tị nạn ngày nay. Năm Thánh Lòng thương xót nhắc nhớ lòng thương xót vô cùng của Thiên Chúa cho mọi người. Với sự giúp đỡ của họ Giáo Hội có thể đáp trả nhiều hơn các thảm kịch nhân loại của những người tị nạn qua các hành động thương xót và khuyến khích sự hội nhập của người tị nạn vào bối cảnh Âu châu và hơn nữa. Ngài khuyến khích các tham dự viên đón nhận người di cư vào gia đình, cộng đoàn của mình để kinh nghiệm đầu tiên của những người này về châu Âu không phải là kinh nghiệm hãi hùng của việc ngủ giữa cái rét giá lạnh của đường phố nhưng là sự chào đón nồng ấm tình người. Ngài nói: “hãy nhớ rằng một sự tiếp đón thật sự là một giá trị Tin mừng sâu sắc nuôi dưỡng tình yêu và sự an ninh lớn nhất của chúng ta chống lại các hành động thù oán của khủng bố.”
Đức Thánh Cha cũng khuyến khích các tham dự viên ủng hộ việc giáo dục cho người tị nạn. Thực tế là có ít hơn 50% các trẻ em tị nạn được hưởng giáo dục căn bản và con số càng giảm đi đối với các lớp tuổi lớn hơn. Ngài khuyên họ hãy biến lòng thương xót thành hành động để thay đổi thực trạng giáo dục này. Khi làm như thế họ sẽ xây một châu Âu mạnh hơn và tương lai tươi sáng hơn cho người tị nạn.
Đức Thánh Cha khuyên các tham dự viên đừng cảm thấy lẻ loi trong việc từ bi bác ái vì có các tổ chức Giáo Hội hoạt đọng cho nhân quyền, giúp cho những người bị loại bỏ và gạt ra ngoài xã hội. Nhưng quan trọng hơn, “tình yêu Thiên Chúa luôn đồng hành với anh chị em trong công việc này. Anh chị em là đôi mắt, là miệng, là đôi tay và trái tim của Thiên Chúa trong thế giới này”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cám ơn các tham dự viên đã dấn bước vào vấn đề khó khăn liên quan đến việc chào đón người tị nạn. Ngài khuyến khích họ khi trở về nhà hãy biến cộng đoàn của mình thành nơi chào đón nơi mọi con cái Thiên Chúa có cơ hội, không chỉ sống sót, nhưng lớn lên, và sinh hoa trái. Chính Thánh gia trên đường trốn chạy bạo lực đã được những người xa lạ tiếp đón. Hãy nhớ lời Chúa Giêsu: “khi Ta đón các con đã cho Ta ăn, khi ta khát các con đã cho uống, khi Ta là khách lạ các con đã viếng thăm” (Mt 25,35). Hãy nhận lấy những lời này và thi hành. Hi vọng chúng sẽ mang lại cho anh chị em sự khích lệ và an ủi.
3. Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo tiếp tục đại bại ở Đức vì ủng hộ người di dân
Kết quả cuộc bầu cử điạ phương tại thủ đô Berlin không phải là điềm lành cho đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, là đảng cầm quyền của bà thủ tướng Angela Merkel. Đây là thảm bại thứ hai trong hai tuần của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, gọi tắt là CDU.
Kết quả cho thấy cử tri, tức giận đối với chính sách mở cửa của bà Merkel cho người di cư, chỉ dồn cho CDU có 18 phần trăm số phiếu.
Một lãnh đạo CDU trẻ nói: “Con số này rất khó nuốt.” Christoph Brzezinski nhận xét rằng “Đây là một kết quả cay đắng. 18 phần trăm không phải là những gì chúng tôi mơ ước sau nhiều tuần vận động tranh cử.”
Đảng Chống Nhập Cư, gọi tắt là AFD, được gần 13 phần trăm số phiếu. AFD là đảng cực hữu mới nổi từ sau làn sóng nhập cư của người tị nạn đổ dồn vào châu Âu. Bây giờ, trong số 16 quốc hội tiểu bang của Đức, đảng này có đại diện tại 10 quốc hội.
Những ứng cử viên chiến thắng của họ, như Georg Pazderski, đang thả sức vung vít. Georg Pazderski nói “Từ con số không đến hai con số, là điều chưa từng xảy ra tại Berlin trong 66 năm qua. Liên minh đang bị loại dần. Chưa ở cấp liên bang, nhưng điều đó sẽ xảy ra trong năm tới.”
Đảng Dân chủ Xã hội tỏ ra chiếm ưu thế với 23 phần trăm số phiếu.
Những phản hồi chống lại chính sách nhập cư của bà Merkel đang đặt ra câu hỏi liệu nhà lãnh đạo đầy thế lực nhất ở châu Âu có thể có một nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới hay không. Trước mắt, kết quả bầu cử này đang tăng áp lực buộc bà Merkel phải thay đổi chính sách mở cửa đối với người tị nạn của bà.
4. Đảng của Putin thắng lớn tại Nga
Vị thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin trở nên rất vững chắc sau khi đảng cầm quyền của ông đã chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội. Ít nhất 343 ghế trong số 450 ghế trong viện Duma, tức là Hạ Viện Nga, đã rơi vào tay đảng Liên Hiệp Nga.
Tổng thống Vladimir Putin, nói: “Tình hình thật là khó khăn, rất khó, nhưng người ta vẫn bỏ phiếu cho đảng Liên Hiệp Nga. Tôi đang nghĩ gì xem điều này có nghĩa gì với chúng tôi? Trước hết nó cho chúng ta thấy mọi người nhận định rằng Liên Hiệp Nga đang thực sự làm những điều tốt nhất cho người dân.”
Một trong những lý do có thể khiến cho người dân không bỏ phiếu cho đảng Liên Hiệp Nga là tình trạng kinh tế khó khăn của Nga trong những năm qua. Tình trạng kinh tế suy thoái trầm trọng hơn bởi đòn trừng phạt kinh tế cuả phương Tây và giá dầu xuống khiến tổng sản lượng quốc gia giảm từ 87 tỷ Mỹ Kim xuống còn 30 tỷ Mỹ Kim.
Hôm thứ Sáu 16 tháng 9, ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất lần thứ hai từ đầu năm đến nay.
Dù thế, sự can dự có vẻ thành công của Nga vào cuộc chiến tranh tại Syria, và ước muốn của người dân Nga về một nước Nga hùng mạnh trên trường quốc tế đã khiến các cử tri chịu khó thắt lưng buộc bụng.
Putin sẽ tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư sau 17 năm cầm quyền.
5. Đức Hồng Y Parolin nói: Nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng người tị nạn là do con người gây ra
Phát biểu tại cuộc họp hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về người tị nạn và người di cư, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo thế giới là “xác định và hành động cho phù hợp với các nguyên nhân cội rễ buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ, gia đình họ, và quốc gia của họ.”
“Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày hôm nay là con người gây ra. Cụ thể, là qua các cuộc chiến tranh và xung đột. Do đó, Tòa Thánh luôn yêu cầu chấm dứt chiến tranh và sử dụng các phương thế ngoại giao để giải quyết các xung đột quốc tế.”
Đức Hồng Y nhận xét rằng “trong vài năm qua tình trạng đàn áp tôn giáo, đặc biệt là đối với các tín hữu Kitô, đã trở thành nhiều hơn, và trầm trọng hơn khiến cho nhiều người phải di cư”.
Cuối cùng, Đức Hồng Y Parolin nói “tình trạng nghèo cùng cực và suy thoái môi trường” cũng đã đóng góp vào cuộc khủng hoảng di cư. Trong khi những người rời bỏ đất nước của họ vì những lý do này không được công nhận là người tị nạn “họ phải chịu nhiều đau khổ, và rất dễ trở thành đối tượng cho nạn buôn bán người và các hình thức khác nhau của chế độ nô lệ.”
Đức Hồng Y kết luận rằng vì những nguyên nhân hàng đầu của khủng hoảng là do hành động của con người, tình hình có thể thay đổi nếu chúng ta có “sức mạnh và ý chí chính trị.”
6. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi luôn mơ ước về một chủ nghĩa nhân bản mới của châu Âu”
Trong một thông điệp gởi tới một cuộc họp của các giám mục châu Âu đang nhóm tại Sarajevo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong các hoạt động của lòng thương xót.
“Để đóng góp vào sự tái sinh của Châu Âu, Giáo Hội, như một người mẹ chăm sóc, cố gắng tiếp cận bằng tình yêu của mình đối với những vết thương của nhân loại với dầu chữa lành là lòng thương xót của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha đã viết như trên trong Thông điệp đề ngày 25 tháng Tám nhưng vừa được công bố hôm 20 tháng Chín.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Tôi luôn mơ ước về một chủ nghĩa nhân bản mới của châu Âu, trong đó cần đến ký ức, lòng can đảm, và một ước mơ lành mạnh và nhân bản. Trên con đường này của chủ nghĩa nhân bản châu Âu, là cái nôi của nhân quyền và văn minh, lục địa này được mời gọi đừng chú trọng quá vào việc bảo vệ không gian của nó, nhưng đúng hơn phải trở nên một người mẹ sản sinh, một người mẹ màu mỡ, tôn trọng sự sống và mang lại hy vọng thực sự cho cuộc sống.”
7. Các sứ thần Tòa Thánh kêu gọi hòa bình
Sau một cuộc họp ba ngày tại Rôma, các sứ thần Tòa Thánh và các vị đại diện Đức Giáo Hoàng đã ra lời kêu gọi hòa bình.
Các vị kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới “làm việc chăm chỉ hơn và hiệu quả hơn để chấm dứt bạo lực và tìm ra các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột ở các miền khác nhau trên thế giới.”
Các vị cũng cầu nguyện cho, và thể hiện tình liên đới với các nạn nhân của những cuộc đàn áp tôn giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng ký vào lời kêu gọi này với các sứ thần Tòa Thánh.
8. Phản ứng của Tòa Thánh trước ca trợ tử dành cho trẻ em đầu tiên tại Bỉ
Tuần qua, nhà chức trách ở Bỉ đã báo cáo về cái chết vì trợ tử của một đứa trẻ vị thành niên. Trợ tử được xem là hợp pháp tại Bỉ từ năm 2002. Đến năm 2014, luật pháp của nước này đã được sửa đổi để cho phép trợ tử cho cả những trẻ em nào đang mắc những chứng nan y.
Nhà chức trách nói rằng đứa trẻ này chỉ mới 17 tuổi và bị bệnh nặng nhưng không cho biết thêm chi tiết nào khác, kể cả danh tính của đứa bé.
Báo Quan sát Viên Rôma của Tòa Thánh đã xuất bản một cột ở ngay trang đầu bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của cậu bé này.
Tác giả bài báo là tiến sĩ Ferdinando Cancelli, hiện là chuyên gia chăm sóc những người bệnh nan y tại Thụy Sĩ. Ông nhận định rằng trường hợp của cậu bé người Bỉ “có thể và lẽ ra đã không phải như thế. Người ta không quyết tâm chạy chữa cho cậu bé ấy. Quyền được chết đã trở thành nghĩa vụ phải chết.”
Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý nói: “Đây là một tin rất buồn và làm chúng tôi lo lắng. Cuộc sống là thánh thiêng và phải được chấp nhận, luôn luôn, ngay cả khi nó đòi hỏi một nỗ lực rất lớn.”
Một ấn phẩm do các giám mục Ý đưa ra lập luận rằng khi cái chết êm dịu được hợp thức hóa cả trong trường hợp của trẻ em, thực tế điều này có nghĩa là “người lớn được ban cho quyền sinh sát đối với trẻ em.”
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 21– 28/09/2016: Câu chuyện Tình Thương Ðáp Trả Hận Thù
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:05 26/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Có sự lo lắng đến từ Chúa Thánh Thần và có sự lo lắng đến từ cái tâm gian ác. Khi có tâm gian ác thì bên ngoài là cái hư danh ảo vọng và bên trong là tâm hồn trống rỗng. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.
Bài Tin Mừng hôm nay kể về việc vua Herode lo lắng, sau khi đã giết Gioan Tẩy Giả. Bây giờ Herode lại bất an khi nghe tin về Chúa Giêsu. Herode làm chúng ta nhớ tới cái bất an của vua Herode Cả. Sau cuộc thăm viếng của Ba Vua từ Phương Đông, Herode Cả đứng ngồi không yên vì nghe tin có vị Tân Vương mới sinh tại Bêlem.
Trong linh hồn, có hai loại lo lắng: loại lo lắng tốt đến từ Chúa Thánh Thần để thúc đẩy người ta làm việc thiện, còn loại lo lắng xấu phát sinh từ cái tâm gian ác. Herode Cả đã giải quyết nỗi lo của mình bằng cách giết hại hàng loạt trẻ em.
Những kẻ gây ra tội ác và nuôi dưỡng ác tâm thì không thể sống trong bình an, mà sẽ ngứa ngáy liên tục, và những vết ngứa ấy cứ tiếp tục lan ra… Bởi vì họ đã gây ra điều ác, và tất cả những điều ác thì đều có chung gốc rễ: tham lam, hư danh, kiêu ngạo. Ba cái này là gốc rễ của mọi tội lỗi, và chúng không để cho tâm hồn chúng ta được bình an.
Bài đọc thứ nhất trích từ sách Giảng Viên nói về sự hư danh, ảo vọng, phù vân. Những điều phù phiếm lấp đầy chúng ta. Ảo tưởng về cuộc sống trường thọ, ảo vọng chỉ như bong bóng xà phòng. Cái phù vân không đem lại cho chúng ta ích lợi chân thực. Ích lợi gì cho người làm lụng vất vả và đầy lo lắng? Nếu đó chỉ là những lo lắng về vẻ bề ngoài, trông như thế này, nhìn như thế kia. Lo lắng như thế là phù vân. Nói đơn giản: cái hư danh chỉ tô vẽ cuộc sống. Những tâm hồn đau bệnh như thế, chỉ lo tô vẽ cái vẻ bề ngoài. Cái hư danh, cái phù vân giống như một tâm hồn trống rỗng. Nhìn bên ngoài thì tốt, mà bên trong thì hư hỏng. Cái phù vân làm cho chúng ta sống giả tạo.
Bằng cách nào mà những kẻ lừa đảo lại chiến thắng? Đúng là họ chiến thắng, nhưng cái chiến thắng này là “giả”, là không thật. Chiến thắng này là hư ảo, vì là sống giả vờ, vì là sống cỏ vẻ như, vì là sống vẻ bề ngoài. Đức Thánh Cha nhắc lại lời nói mạnh mẽ của thánh Benado: “Bạn cứ thử nghĩ mà xem bạn là gì chứ? Bạn sẽ là thức ăn cho giun dế. Tất cả những thứ tô vẽ này đều là giả trá, bởi vì rồi đây giun dế sẽ ăn hết, bạn sẽ chẳng là gì.” Tuy nhiên, sức mạnh của hư danh đến từ đâu? Nó đến từ sự tự đắc gian manh, “nó không cho bạn nhìn thấy những sai lỗi, nó che phủ mọi thứ, mọi thứ bị che đậy”.
Bao nhiêu người trông có vẻ như… rất là tốt! Mỗi Chúa Nhật họ đều đi Lễ. Họ giữ những chức vụ lớn trong Giáo Hội. Đó là những gì anh chị em thấy, còn bên trong thì toàn là tham nhũng. Có những người như thế, nhưng cũng có nhiều người thực sự đạo đức thánh thiện. Cái phù vân thường chỉ cho người ta nhìn thấy một phần, còn tất cả sự thật lại hoàn toàn khác. Vậy đâu là chốn an toàn để chúng ta nương náu? Chúng ta đọc thấy trong Thánh Vịnh: “Lạy Thiên Chúa, trải qua bao thế hệ, Ngài là nơi chúng con náu ẩn.” Chúng ta nhớ lại lời của Chúa Giêsu: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.” Lạy chúa, xin cứu chúng con khỏi ba gốc rễ của mọi sự dữ: tham lam, hư danh, kiêu ngạo. Và trên hết, xin cứu chúng con khỏi hư danh, vì nó đã gây ra quá nhiều nỗi đau.
2. Tình Thương Ðáp Trả Hận Thù
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong ba ngày từ 18 đến 20 tháng 9 các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới đã tụ họp nhau tại Assisi là quê hướng của thánh Phanxicô để cùnh nhau cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
Nhân dịp này, Như Ý xin gởi đến quý vị và anh chị em câu chuyện Tình Thương Ðáp Trả Hận Thù.
Bà Coretta King, vợ của cố mục sư Martin Luther King, đã ghi lại trong quyển hồi ký của bà như sau:
Martin ra trước cửa nhà. Một cách nào đó, đây là giờ phút quan trọng nhất của cuộc đời của anh.
Trước đó vài hôm, một quả bom đã được quăng vào nhà. Vợ và con anh suýt bị sát hại. Ðây là thử thách đầu tiên nặng nề nhất mà anh phải chịu đựng. Ðồng thời nó cũng là trắc nghiệm để xem anh có thể sống nguyên tắc Kitô và thuyết bất bạo động mà anh hằng rao giảng không. Anh xuất hiện một cách bình thản trước đám đông người da đen đang sôi sục hận thù.
Khi anh vừa giơ tay lên làm hiệu thì mọi tiếng động bỗng như dừng lại. Anh đã chiếm lĩnh được tâm hồn mọi người, từ những người đứng tuổi đến các bạn trẻ bốc đồng nhất, từ các cảnh sát viên cho đến những người sợ hãi đang đứng nép bên các bậc thang trước cổng nhà.
Với một giọng nói bình tĩnh, nhẹ nhàng, anh khuyên nhủ mọi người như sau:
“Vợ tôi và con gái tôi vẫn bình an. Tôi xin anh em hãy trở về nhà và hãy buông khí giới. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng bạo động. Chúng ta phải yêu thương những người da trắng anh em của chúng ta, dù họ có làm gì cho chúng ta đi nữa. Chúng ta phải làm cho họ hiểu rằng chúng ta yêu thương họ thật sự. Chúng ta phải sống như thế đó: nghĩa là lấy tình thương đáp trả hận thù”.
Lời kêu gọi trên đây của mục sư Luther King và cái chết của ông là một bản sao trung thành nhất của Tin Mừng: đó là Tin Mừng của Ðấng yêu thương và yêu thương cho đến chết trên thập giá..
Kính thưa quý vị và anh chị em.
Vào tù ra khám, bị đòn vọt, trải qua trăm nghìn gian lao khốn khổ do những người không tiếp nhận Tin Mừng gây ra, thánh Phaolô vẫn có thể khuyên nhủ các tín hữu Roma như sau:
“Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ. Hãy vui với kẻvui, hãy khóc với kẻ khóc. Cùng nhau tâm đầu ý hợp. Ðừng qúa cao vọng về mình. Trái lại, hãy biết bỏ mình, chuộng phần yếu kém... Ðừng lấy ác báo ác: điều thiện trước mắt mọi người, hãy cố quan tâm. Hãy sống an hòa với mọi người... Anh em thân mến, hãy sống an hòa với hết thảy mọi người. Ðừng báo oán. Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ”.
Ước gì những lời khuyên nhủ trên đây trở thành khuôn vàng thước ngọc trong mọi giao tiếp và gặp gỡ của chúng ta với mọi người.
3. Lời cầu cho hòa bình
Chúng ta hãy cùng nhau quỳ gối cầu nguyện cùng Thiên Chúa của hòa bình. Không phân biệt tôn giáo, chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho tới khi có thể cảm thấy được “sự xấu hổ” về chiến tranh và không “bịt tai” trước tiếng kêu than thảm thiết của những người cùng khổ. Đức Thánh Cha đã diễn tả như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đây cũng là tinh thần Ngài muốn gửi gắm trong cuộc thăm viếng Assisi hôm nay.
Chiến tranh bom đạn tàn sát con người. Người ta cũng cắt viện trợ nhân đạo đối với người già, trẻ em, người đau bệnh. Những điều này đều là công việc của ác thần. Trước tất cả những điều này, chúng ta cần phải cầu nguyện, ngay cả cầu nguyện trong khóc than, để có được hòa bình. Tất cả các tín hữu cần hiệp nhất với nhau mà tuyên xưng rằng “Thiên Chúa là Thiên Chúa của hòa bình”.
Hôm nay, mọi người nam nữ thuộc mọi tôn giáo sẽ đến Assisi. Không phải là để làm gì: đơn giản chỉ là cầu nguyện, cầu nguyện cho hòa bình. Trong một lá thư gửi cho các Giám mục trên toàn thế giới, Đức Thánh Cha cũng viết “Ngày hôm nay được lập nên để mời gọi tất cả tín hữu Công Giáo, Kitô giáo, những tín hữu thuộc bất kỳ tôn giáo nào và tất cả mọi người thành tâm thiện chí, cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình” bởi vì “Thế giới đang trong chiến tranh!”.
Nếu bây giờ chúng ta bịt tai và ngoảnh mặt làm ngơ trước tiếng than khóc của anh chị em đang đau khổ trong chiến tranh bom đạn, thì khi những điều ấy xảy ra với chúng ta, chúng ta sẽ chẳng thể có lời đáp. Chúng ta không thể bịt tai trước tiếng kêu thống khổ của anh chị em mình đang trong chiến tranh loạn lạc.
Ở một số quốc gia, chúng ta “không thấy chiến tranh”. Một số nơi, “chúng ta sợ các hành động khủng bố”. Ở những nước khác, bom đạn đang ngày đêm dội xuống và “giết hại trẻ em, người già, những người nam và nữ…” Chiến tranh ở đâu xa? Không! Chiến tranh ở rất gần, vì chiến tranh chạm đến từng người. Chiến tranh bắt đầu từ ngay trong cõi lòng mỗi con người.
Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta bình an trong tâm hồn, để chúng ta bỏ đi những gì là tham lam và tranh chấp. Hòa bình! Hòa bình! Để trái tim của chúng ta là trái tim của những con người hòa bình, vì chúng ta đều là con cái Thiên Chúa, Thiên Chúa của hòa bình. Có vị thần của chiến tranh: những gì gây ra chiến tranh thì là tội ác, đó là thần dữ muốn giết chết tất cả chúng ta.
Đứng trước chiến tranh, không có sự phân biệt về niềm tin tôn giáo. Chúng ta đừng chỉ tạ ơn Thiên Chúa vì có thể “chiến tranh không ảnh hưởng tới chúng ta”. “Vâng, chúng ta tạ ơn Chúa về điều ấy, nhưng chúng ta hãy nghĩ đến những người khác nữa.”
Hôm nay chúng ta không chỉ nghĩ đến những người bị chết bị thương vì bom đạn, mà cả người già và trẻ em không có sự viện trợ nhân đạo. Họ không thể nhận được thuốc men. Họ đói khát, đau bệnh! Bởi vì bom đạn ngăn cản sự cứu trợ. Trong khi chúng ta cầu nguyện hôm nay, cũng thật là dịp tốt để chúng ta cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ vì chính những con người, những người anh em của chúng ta có thể gây ra những điều tệ hại ấy. Hôm nay là ngày cầu nguyện, ngày sám hối, ngày khóc than, vì hòa bình. Hôm nay là ngày lắng nghe tiếng kêu van của người nghèo. Tiếng kêu ấy mở con tim chúng ta ra với lòng thương xót yêu thương, và cứu chúng ta khỏi sự ích kỷ.
4. Ánh sáng Đức tin
Hãy giữ vững ánh sáng đức tin và làm cho ánh sáng ấy tiếp tục bừng cháy. Đừng để cho ánh sáng ấy bị che phủ. Đức Thánh Cha nói như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha cảnh báo những hành vi làm lu mờ ánh sáng đức tin, như cạnh tranh trong ghen tỵ, chậm trễ làm việc thiện. Đức Thánh Cha cũng nói, những kế hoạch đen tối thì tựa như “mafia”, và “mọi kiểu mafia” đều đen tối.
Hãy để cho ánh sáng đức tin cháy sáng, bừng cháy trước mặt người đời. Đừng để cho ánh sáng ấy lịm tắt. Đó là ánh sáng mà chúng ta được ban tặng như một món quà, và món quà này làm chúng ta bừng sáng. Quà tặng ánh sáng này, chúng ta nhận được trong ngày chịu Phép Rửa. Ngay từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội, và ngay cả cho tới hôm nay, Bí tích Rửa Tội vẫn được gọi là Bí tích Khai tâm, khai sáng linh hồn.
Đừng che giấu ánh sáng này, vì nếu làm như thế, bạn chỉ là “Kitô hữu trên danh nghĩa”. Ánh sáng đức tin là ánh sáng chân thực mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong ngày chịu Phép Rửa. Ánh sáng này không phải là loại ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng này không bao giờ tàn phai.
Đừng bao giờ quên lãng: việc thiện ngày hôm nay chớ để ngày mai, vì nếu hôm nay không làm thì ngày mai cũng chẳng làm. Khi “đi, rồi trở lại và nói, tôi để dành cho ngày mai”, chúng ta đang che giấu ánh sáng. Đừng làm những kế hoạch đen tối để chống lại người thân cận. Đừng lợi dụng lòng tin của nhau để gây điều ác.
Đừng ghen tỵ tranh dành quyền lực, vì khi làm như thế là che giấu ánh sáng. Cám dỗ quyền lực luôn làm cho người ta đánh nhau, và cám dỗ này nói với người ta rằng “chẳng có gì sai cả”. Khi ấy chúng ta luôn tìm thấy có điều gì đó để tranh cãi. Nhưng sau tất cả tranh cãi giành giật thì anh em không thể sống còn. Tốt hơn là nên cho đi và tha thứ.
Đừng ghen tỵ với những kẻ bạo lực, cũng đừng ghen tỵ với những thành công của họ, vì Thiên Chúa là Đấng công bằng. Đã có lần, chúng ta có chút ghen tỵ như thế. Nhưng hãy nhìn xem lịch sử của bạo lực, lịch sử của việc tranh dành quyền bính. Có một kết cục như nhau là người ta cắn xé nhau. Ghen tỵ, tham quyền… điều này che phủ ánh sáng.
Hãy để cho ánh sáng mà chúng ta nhận được từ Thiên Chúa được giãi sáng, được tự do. Chúa Giêsu nói: Hãy là con cái của ánh sáng chứ đừng là con cái của bóng tối. Anh chị em hãy nhìn xem ánh sáng đã được ban cho chúng ta trong ngày chịu Phép Rửa. Đừng che giấu ánh sáng ấy dưới gầm giường, nhưng hãy để ánh sáng lan tỏa. Có nhiều bước để thực hành trong cuộc sống. Có nhiều thứ lạ lùng mà chúng ta thấy rằng, chúng đang che mờ ánh sáng.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, Đấng mà tất cả chúng ta đã lãnh nhận khi chịu Phép Rửa, giúp chúng ta đừng rơi vào những thói quen xấu mà che phủ ánh sáng. Xin Ngài giúp chúng ta, biết để cho ánh sáng mà chúng ta đã lãnh nhận được tỏa sáng. Ánh sáng của Thiên Chúa có những hoa trái rất tuyệt vời: ánh sáng của tình bạn, ánh sáng của hiền hậu, ánh sáng của tin tưởng, ánh sáng của hy vọng, ánh sáng của kiên nhẫn, ánh sáng của tốt lành.
5. Ra khỏi chính mình để loan báo Tin Mừng
Ra khỏi chính mình để loan báo Tin Mừng cho mọi ngõ ngách của thế giới. Đó là lời mà Đức Thánh Cha chia sẻ với các Sứ Thần Tòa Thánh vào sáng nay trong thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta. Đức Thánh Cha cám ơn các vị vì các ngài dấn thân với đầy niềm vui và lòng nhiệt thành nơi các quốc gia khác nhau.
Từ dụ ngôn Người gieo giống, Đức Thánh Cha nói về cách thế mà các Sứ thần Tòa Thánh gieo Tin Mừng vào thế giới. Đức Thánh Cha cho biết, đời sống của các vị Sứ thần tựa như ‘cuộc đời của người du mục’ vì nay đây mai đó.
“Khi bạn đã học ngôn ngữ tốt, thì có một cuộc gọi từ Roma và… ‘Ồ, bạn khỏe không?’ - ‘Tốt’ - ‘Bạn biết Đức Thánh Cha không, Người mà bạn rất yêu mến… Người nghĩ thế…’ - Những cuộc gọi ấy thật là êm tai phải không? - ‘… Người đã nghĩ tới bạn vì điều này…’. Và thế là bạn khăn gói lên đường và đến một nơi mới, rời xa bạn bè, rời xa những thói quen, rời xa nhiều thứ mình đã và đang làm… ra khỏi chính bản thân, ra khỏi nơi này và đến nơi khác, và ở đó, một khởi đầu mới.”
“Khi bạn đến một đất nước mới, thì chính bạn - người Sứ thần Tòa Thánh - phải làm một cuộc ‘ra khỏi’ nữa: ra khỏi chính mình để học ngôn ngữ mới, ra khỏi chính mình để đối thoại, để học văn hóa, học cách nghĩ.”
Đức Thánh Cha nói vui: “Ra khỏi chính mình để đến với người khác, thường là chán”, nhưng “ra khỏi bản thân, chính là gieo hạt”, “hạt giống này luôn tốt”. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Có người nói, công việc của anh em quá là chuyên biệt, một loại công việc quản trị” ngay cả “đây là công việc đời quá”. Thế nhưng, tất cả anh em đều biết những gì anh em đã làm cho các linh hồn. Chúa Giêsu nói rằng, chúng ta, những người gieo giống, sau khi gieo hạt thì hãy đi nghỉ, vì chính Thiên Chúa sẽ làm cho hạt giống nảy mầm và sinh trưởng. Cũng như thế đối với các Sứ thần, “Anh em phải ra khỏi chính mình để Thiên Chúa có thể làm cho hạt giống nảy mầm và lớn lên; và anh em phải làm điều này đầu tiên là trước nhà tạm, trong cầu nguyện, trong việc thờ phượng.”
Cho dù có nhiều khó khăn, anh em vẫn khởi sự với niềm vui và lòng nhiệt thành. Đó là “lời chứng vĩ đại”, là “các Sứ thần chỉ thờ phượng Một Đấng ban sự sinh trưởng, Đấng ban sự sống”. Có ba nét ‘đi ra’ của một vị Sứ thần. Thứ nhất là đi ra về thể lý. Đó vác hành lý lên đường, sống du mục. Thứ hai là đi ra về văn hóa, về học ngôn ngữ. Có cuộc điện thoại ‘Vui lòng nói cho tôi’ - ‘Vui lòng nói cho tôi biết bạn đang nói tiếng gì vậy?’ - ‘Tôi nói tốt tiếng Anh, tiếng Pháp, và cũng nói được tiếng Tây Ban Nha…’ - ‘À, tốt lắm, tốt lắm … Nhưng nghe này: Đức Thánh Cha quyết định sai bạn đi Nhật Bản đấy!’ - ‘Nhưng một chữ tiếng Nhật tôi cũng không biết!’ - ‘À, Bạn sẽ học được thôi!’. Cuộc đi ra thứ ba chính là cầu nguyện.
Cám ơn quý anh em là các Sứ thần Tòa Thánh, vì sự phục vụ mà anh em dành cho Hội Thánh, vì anh em luôn sẵn sàng đi ra. Ba cuộc đi ra cũng là ba cách phục vụ Chúa Giêsu và Hội Thánh. Tôi rất ngưỡng mộ anh em, Giáo Hội biết ơn anh em. Xin Chúa ban cho anh em ân sủng của Ngài để anh em tiếp tục “đi ra” theo ba nét trên, đi ra chính bản thân mình.