Phụng Vụ - Mục Vụ
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm (5)
Vũ Văn An
01:05 27/09/2008
Cầu nguyện theo lối chiêm niệm(tiếp theo và hết)
8. Một số đặc điểm và ích lợi của chiêm niệm
(1) Chiêm niệm là thư dãn trước Mặt Chúa
Lối cầu nguyện này nhằm tìnm kiếm bình an, yên tĩnh và thanh thản. Ta đi tìm Chúa của Ngày Sabát, tại nơi Người nghỉ ngơi, tận đáy tâm hồn ta, trong giờ khắc nghỉ ngơi và thư dãn trước Mặt Người, dâng kính Người sự thờ phượng của đời ta.
Bởi thế, nhiệm vụ chính của giờ khắc này là để căng thẳng lắng xuống, để yên bình trở lại, để ta tin yêu phó mình cho Chúa và nhờ lời Người, bão tố trong ta yên lặng, giúp ta chấp nhận ý của Người. “Hãy tìm kiếm bình an và theo đuổi bình an ấy” (72), không phải bằng cố gắng bạo động, nhưng bằng cách để mọi căng thẳng, phấn khích, xao xuyến lo âu, thèm khát nóng bỏng, giận dữ độc hại tan biến đi.
Trong lối cầu nguyện này, ta hay gặp ý niệm ‘tập trung’. Vâng, ta phải tập trung hay chú ý, nhưng tập trung đây không phải là kết quả của một cố gắng căng thẳng, mà là kết quả của việc để cho mọi chuyện tự động biến đi cách nhẹ nhàng, không để cho cân não ta bị quấy nhiễu bởi người và hoàn cảnh, giải thoát mình khỏi buồn bực lo âu.
Khi những cái tiêu cực ấy dần dần tan đi, ta chỉ còn lại một điều: chú tâm vào Chúa, ý thức được sự hiện diện của Đấng vốn là Tác Giả và Người Ban mọi bình an và sức mạnh.
(2) Chiêm niệm là bất bạo động trong tâm trí
Ta cũng phải cam kết cương quyết sống một cuộc sống hiếu hòa. Cuộc sống ấy vừa là điều kiện vừa là hiệu quả của lối cầu nguyện này. Sự hiếu hòa của ta rất có thể bị khuấy động bởi bẩy mối tội đầu, tức các khuynh hướng xấu vốn hằng quấy phá trong ta: kiêu ngạo, ghen tương, giận dữ, mê ăn uống, mê dâm dục, lười biếng và tham lam. Ấy thế nhưng kẻ quấy phá chính yếu đe dọa sự bình an trong ta chính là cái tư dục giận dữ.
Ít nhất đó cũng là gợi ý của Evagrius thành Pontus (345-399) (73). Bất cứ sự nhượng bộ nào đối với giận dữ (bao gồm hiềm thù, ngờ vực, bất thiện cảm, chua cay, cáu kỉnh, dễ tự ái) đều là nhưng trở ngại đối với thời điểm cầu nguyện của ta. Cầu nguyện là hàn thử biểu giá trị, đo được một cách chính xác, không thiên vị, cảnh thanh bình hay bão tố trong ta. “Cầu nguyện là cái nhánh của dịu dàng và là cái vắng bóng của giận dữ” (Evagrius). Vì tận gốc rễ của giận dữ, ta thấy chình ình cái lòng thèm khát và dính kết đối với của cải và giá trị trần gian: “Thực vậy, con người ta cần gì phải giận dữ nếu không phải vì họ quá chú tâm tới của ăn, giầu sang, danh vọng v.v…” (Evagrius).
Như thế, rõ ràng ta phải một lòng dấn thân theo tinh thần của Chúa Giêsu như đã được bộc bạch trong phúc âm và được Bài Giảng Trên Núi đề cập tới: không bạo động, không hân thù, không có ý muốn độc ác, không trả thù, không kết án, nhưng dịu dàng, cảm thương, sẵn sàng cho đi và chia sẻ, yêu thương cởi mở và tha thứ đối với những kẻ hại mình.
(3) Chiêm niệm biến cải nhân cách ta
Một cách từ từ nhưng chắc chắn, lối cầu nguyện chiêm niệm sẽ dẫn đến một biến đổi kỳ diệu chính con người chúng ta. Quả thế, cuộc sống tâm linh và cầu nguyện của ta phải có tính ‘hiệu lực’ trong việc làm ta thay đổi, nếu không nó chẳng quan hệ gì tới ta mà còn là một gương mù gương xấu. Bạn không thể cầu nguyện hết ngày này qua ngày nọ, hết tháng này qua tháng nọ, nhưng con người bạn thì đâu vẫn hoàn đó. Nếu là thế, thì việc tìm kiếm và lời cầu nguyện của bạn không chân thực, mà chỉ là cách khéo léo ẩn mình khỏi Thiên Chúa hằng sống, không cho Chúa Thánh Thần ‘dây dưa’ gì tới cuộc sống của bạn. Thực ra, cầu nguyện chiêm niệm đúng nghĩa đòi ta phải mở lòng mình ra cho Chúa Thánh Thần. Các ơn và hoa trái (74) của Người phải mỗi ngày mỗi hiển nhiên hơn. Qua lối cầu nguyện này, mỗi ngày ta càng cảm nhận được quà phúc bản thân của chính Chúa Giêsu dành cho ta: đó là sự bình an (75). Hàng ngày, ta được “chữa lành” trong nước ban sự sống của Chúa Thánh Thần, và lớn lên cho đủ tầm cỡ nhân tính của chính Đấng Cứu Chuộc.
Tác giả cuốn Đám Mây Vô Minh mô tả sự biến đổi trên một cách tuyệt diệu như sau: “Tất cả những ai từng dấn thân vào việc chiêm niệm này đều thấy rằng nó gây một hiệu quả tốt đối với cả thể xác lẫn linh hồn, vì nó làm cho cả thể xác lẫn linh hồn trở thành quyến rũ đối với tất cả những ai thấy chúng. Đến nỗi người xấu nhất, nhờ ơn thánh, mà bước vào lối cầu nguyện chiêm niệm, cũng thấy mình bỗng chốc trở nên khác (dĩ nhiên cũng nhờ ơn thánh) và cho hay ai thấy họ cũng đều vui và vui lòng làm bạn với họ, thấy được tươi trẻ về phương diện thiêng liêng và được tình bạn này làm cho gần gũi Chúa hơn.
“Bởi thế, hãy tìm cách nhờ ơn thánh mà tiếp nhận được ơn phúc này; vì bất cứ ai thực sự có được ơn phúc này đều có khả năng kiểm soát được cả bản thân lẫn những gì thuộc về mình. Nó đem lại cho họ sự biện biệt để khi cần có thể đọc được nhu cầu và tính khí người khác. Nó đem lại cho họ nghệ thuật biết gây thoải mái với mọi người họ trò truyện với, dù tội lỗi kinh niên hay không, mà không vướng tội…đến nỗi không những làm mọi người phải ngạc nhiên, mà còn gây hiệu quả như nam châm đối với những người khác nữa, đến độ nhờ ơn thánh mà lôi kéo được những người này bước chân vào công việc thiêng liêng đang được họ thực hành. Khuôn mặt và lời họ nói đầy sự khôn ngoan thiêng liêng, sốt sắng, gây hiệu quả, chắc chắn và không hề lầm lẫn, giả tạo hay giả hình…” (76).
Theo tác giả trên, người biết cách thư dãn, thân mật và thoải mái với Chúa, thực ra, cũng giống mọi người khác thôi; trong khi những con người nóng nẩy, dễ giận dữ, khó gây được cảm tình, thì lẽ đương nhiên ta thích được gặp những con người hiếu hòa, bình thản, nhiều thiện cảm, dễ thân mật thoải mái và nhất là hiểu được ‘nhu cầu và tính khí ta’.
Thánh Têrexa thành Avila cho ta nhiều chứng cớ chứng minh tính hiệu quả của lối cầu nguyện chiêm niệm. Thánh Nữ viết: “Nếu bạn chịu cố gắng sống trước mặt Chúa một năm, cuối một năm ấy, bạn sẽ thấy mình đạt tới cao điểm của đức thiện toàn mà không hay”
Chứng cớ của những người thời ta tuy khiêm tốn hơn nhưng cũng khá tích cực: “Sau gần hai năm nghiêm chỉnh cố gắng cầu nguyện chiêm niệm, tôi nhận ra các thay đổi sau đây đã xẩy ra bên trong tôi:
“Vui mừng, bình an, thanh thản, còn trước đây thì sợ hãi, căng thẳng, bất ổn đủ thứ. Ngay trong các hoàn cảnh và quyết định khó khăn, bình an vẫn còn đó nhờ thế các giải pháp đã được đưa ra một cách không ngờ, không phải do tôi khôn ngoan, vì tôi không thấy, nhưng chúng đã đến với tôi.
“Càng ngày càng xác tín hơn về thực tại Thiên Chúa và Thánh Thần của Người. Thoáng thấy rõ Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, cảm nhận phẩm giá và giá trị con người mình vì chính Chúa đã yêu tôi. Cảm nhận này đã thay thế hẳn cái cảm nhận tự ghét mình, tự tiêu cực với chính mình trước đây của tôi.
“Biết chấp nhận công việc mình làm, các nhiệm vụ không mấy vui của nó, biết chấp nhận lời chỉ trích một cách hiếu hòa và từ bỏ mình một cách yêu thương nhiều hơn. Khoan dung hơn và chấp nhận người khác hơn mà không hờn tủi gây hấn như trước. Vì bản tính tôi khá kiêu căng, nên tôi thấy nhờ lòng thương xót của Người, tôi đã tránh được nhiều thảm họa. Dần dần tôi cũng đã khám phá ra hình ảnh ngẫu tượng lầm lẫn về chính mình, nhờ thế biết khao khát chân lý nhiều hơn. Nhiều chứng bệnh tâm lý bị lộ ra ánh sáng, giúp tôi tự do hơn.
“Tôi biết đánh giá nhiều hơn ơn kêu gọi của mình, nhiều ổn định và chân thực hơn trong việc cố gắng sống ơn kêu gọi ấy. Các lối cầu nguyện và sùng kính khác trở nên có nhiều ý nghĩa hơn. Lòng thèm khát Chúa tăng triển. Điều ấy đem lại cho tôi nhiều can đảm hơn để cố gắng thêm. Trước đây, tôi vốn dễ nản lòng và hay than van.
“Tôi nghĩ quả thực Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến đã được thâm hậu hóa. Tôi mong muốn được chia sẻ kho tàng này”.
(4) Nhờ chiêm niệm, trở nên chân thực hơn với chính mình
Một hiệu quả hay hoa trái toàn diện khác của lối cầu nguyện này là: nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, ta trở nên nhân bản trọn vẹn và đích thực hơn.
Trước mặt Chúa, ta học cách phải trở nên tuyệt đối chân thực với chính mình. Ta học cách biết nhìn mình trong con người thực sự của mình, phía sau mặt nạ của ước lệ, của kiểu cách và giả bộ, những điều lớn nhỏ từng đánh lừa chính ta. Dần dà, nhờ vượt qua tính giả tạo trong suy nghĩ, lời nói và việc làm, cũng như các thái độ không thật, cái tôi không thật của mình, ta lớn mạnh trong chân thực và đích thực. Càng ở và sống trước mặt Chúa, ta càng trở nên chính ta một cách chân thực hơn.
Mà càng trở nên chân thực với mình, vì nhờ chân thực với Chúa, ta càng chân thực hơn với sự vật chung quanh (như khách quan hơn trong việc tìm kiếm nhận thức và đánh giá tín liệu) và với những con người ta sống chung với. Khả năng trong các mối liên hệ liên bản ngã chân chính của ta cũng gia tăng hơn. Đức ái chân thực (theo nghĩa một khả năng biết đi vào tâm tư tình cảm, hoàn cảnh và nhu cầu sống của người khác một cách đầy thiện cảm) bao giờ cũng tay trong tay đi đôi với cầu nguyện chân thực: tức khả năng biết cởi mở và chân thực với Chúa và với chính mình. Lời của Thánh Gioan đúng biết chừng nào: Ai nói mình biết Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình thì là người nói dối!
Sebastian Temple (77) nói đến điều tương tự như trên trong bài ca của ông tựa là Người Hạnh Phúcnhư sau:
“Hạnh phúc thay người tha thẩn với Chúa: Hạnh phúc thay người biết phải sống ra sao. Hạnh phúc thay người không bao giờ tìm phần thưởng: họ cho vì họ thích cho đi…Họ không tìm vàng, họ không muốn lúa gạo; họ biết mọi điều ấy chỉ là phù vân. Họ không cần tiếng khen, cũng chẳng cần danh dự: khẩu hiệu của họ là: Chân thực với chính bản thân bạn. Hạnh phúc thay người học biết cầu nguyện. Hạnh phúc thay người có mục tiêu nóng bỏng. Hạnh phúc thay người không cần đền đáp cho phục vụ của mình: Người như thế đã tìm thấy chính linh hồn của mình. Hạnh phúc thay, hạnh phúc thay người của Chúa!”
(5) Hiệu quả đối với đời sống cầu nguyện của ta
Hiệu quả chính đối với các lối cầu nguyện khác là đem lại ý nghĩa mới và cảm thức thống nhất cho chúng. Người ta sẽ bỏ được lối đọc kinh theo thói quen, theo những chương trình đã có sẵn từ bao đời nay. Ta cảm thấy nhu cầu và dần dà có được khả năng đem lại cho mọi lối cầu nguyện một đặc tính chiêm niệm nghĩa là biến chúng thành lời cầu nguyện chân thực chứ không phải chỉ đọc hay hát mà thôi.
Thoạt đầu, người ta sẽ cảm thấy nhu cầu phải giảm bớt các bài kinh đọc thành tiếng, và tránh những kinh đọc đi đọc lại; người ta bắt đầu cảm thấy khó chấp nhận được những lối cầu nguyện vội vàng, cẩu thả, nhếch nhác, thiếu tôn kính và không chú ý tới ý nghĩa của nó. Nhưng sau này, dần dà, họ có thể quay trở lại với lối cầu nguyện thành tiếng, nhất là lối cầu nguyện lặp đi lặp lại (như chuỗi mân côi riêng; những kinh vắn tắt, Kinh Lạy Chúa Giêsu, v.v…) vì chúng quả có giúp họ hiện diện trước mặt Chúa và ‘tha thẩn với Người’.
Công đồng Vatican II cũng đã nhấn mạnh tới lợi ích to lớn đối với Thánh Lễ và việc Đọc Sách Nguyện do việc cầu nguyện suy gẫm.
“Để các tu sĩ có thể chia sẻ một cách thân mật hơn và nhiều ích lợi hơn vào mầu nhiệm Thánh Thể, và các lời cầu nguyện công khai của Giáo Hội, và để cuộc sống nội tâm của họ được nuôi dưỡng cách dồi dào hơn, cần phải đặt ưu tiên cho việc suy gẫm so với các hình thức cầu nguyện khác. Tuy nhiên, những thực hành cộng đoàn nào đã thành truyền thống trong Giáo Hội thì cần phải duy trì và chăm sóc để các tu sĩ được huấn giáo đúng đắn trong đường lối sống cuộc sống tu trì” (Ecclesiae Sanctae, số 21).
Chắc một điều Mẹ thánh Giáo Hội, khi rút vắn và đơn giản hóa các giờ kinh phụng vụ và thánh lễ, đã chỉ mong sao chúng ta đạt được hai mục tiêu là (a) biến chúng thành những lời cầu nguyện thực sự và có ý nghĩa; (b) dành nhiều giờ hơn cho lối cầu nguyện chiêm niệm.
Ghi chú
72. Tv 34:14
73. Sursum Corda, Tháng Hai 1971, tr.329 ff.
74. Gl 5:22
75. Ga 14:27
76. Đám Mây Vô Minh, chương 54, Thánh Gioan Thánh Giá cũng từng dạy rằng “một đời sống cầu nguyện sâu sắc trong Chúa Thánh Thần sẽ đến nhanh chóng hơn đối với những ai chuyên chăm cầu nguyện trong nơi thanh vắng”
77. “Một người Công Giáo cao ráo, tóc hung, rất muốn chia sẻ tình yêu của anh đối với Chúa. Trong cuộc tìm kiếm chân lý của mình, anh đã thực hành Yoga trong 17 năm và từng là một tu sĩ ấn giáo 2 năm. Không thấy thoả mãn, anh đã nghĩ đến việc theo Do Thái Giáo, nhưng may mắn tìm thấy trong Đạo Công Giáo điều anh đang đi tìm. Tác phẩm mới phát hành tựa là Và Dòng Nước Cứ Thế Chẩy (And the Waters Keep on Running) và Chúa là Ngọn Lửa Yêu Thương (God is a Fire of Love), The Examiner, Bombay, ngày 19 tháng Sáu năm 1971, tr.400.
9. Kết luận: lý do thực tiễn của chiêm niệm
Để kết luận, ta có thể liệt kê một số lý do thực tiễn cho thấy nhu cầu và giá trị của việc chiêm niệm hàng ngày.
(a) Ta thấy rằng ta có nhiều lầm lỗi và yếu điểm đã thành thói quen, mà bất chấp ý ngay lành, ta vẫn không sao có thể khắc phục được (như chỉ trích, nôn nóng, và mất bình tĩnh, lời nói nặng nề, hằn thù, dễ chán nản). Những lầm lỗi và yếu điểm này phá vỡ sự bình an của ta với người khác, với chính ta và với Thiên Chúa. Người ta đã chứng minh được rằng thành thực cố gắng đi tìm Chúa trong thinh lặng và phó thác theo lối cầu nguyện này sẽ dần dần giảm thiểu được tác động của các lầm lỗi và yếu điểm này. Như cuốn Đám Mây Vô Minh từng nói: “Trong chiêm niệm, linh hồn ta làm khô gốc rễ và vùng đất chung quanh tội lỗi là những thứ vốn có ở đấy, ngay cả sau khi đã xưng tội, và dù người ta có bận bịu việc thiêng liêng đến đâu đi nữa” (78).
(b) Cũng thế, lối cầu nguyện này còn giúp đỡ rất nhiều để ta giảm bớt căng thẳng và nôn nóng, nhất là đối với những ai sống cuộc sống cộng đoàn, vì nhu cầu họ phải luôn sẵn sàng, có mặt ở đó và cởi mở đối với các anh chị em của mình.
Đối với việc xây dựng một cuộc sống cộng đoàn chân thực, thì việc thực hành lối cầu nguyện này có hiệu lực hơn cả phương pháp đối thoại thường xuyên nhiều, tuy phương pháp sau cũng là một phương pháp chủ yếu. Trong đối thoại, người ta hay có khuynh hướng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ‘vấn đề’ trong khi trong lối cầu nguyện chiêm niệm, việc tìm kiếm yêu thương và bình an là vấn đề chính mà mọi vấn đề khác phải tùy thuộc vào; và cả khi cần phải đưa ra một quyết định khó khăn, ta cũng được hướng dẫn phải tiến hành một cách bất bạo động.
(c) Ta cần một nhịp điệu hàng ngày trong việc ngủ nghỉ và thức giấc, làm việc và thư dãn, ăn uống và tiêu hóa thế nào, thì một giờ hàng ngày để ‘chữa lành linh hồn’, để nghỉ ngơi trong hoạt động yêu thương thiết nghĩ cũng là một đòi hỏi cần thiết đối với cuộc sống nhân bản và Kitô giáo cân bằng như vậy (79).
(d) Dù bận bịu với trăm công nghìn việc, kể cả các công tác mục vụ mà nhiều người ngày nay tham gia, lúc nào ta cũng cần nhớ rằng chiêm niệm thực sự là một cuộc gặp gỡ bản thân có tính giao ước với Chúa. Nói cách khác, việc dành ra một thời gian nào đó để chiêm niệm là dấu chỉ bề ngoài của giao ước này, trong đó, ta phó thác bản thân ta cho Chúa và Chúa trao ‘thân’ Người cho ta. Giao ước này dù sao cũng là hoa trái chín mùi của cam kết lúc ta chịu Phép Rửa. Cam kết này luôn được cử hành và canh tân trong Phép Thánh Thể của Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và Dân của Người.
Ghi chú
78. Đám Mây Vô Minh, chương 42
79. Xem Douglas Streers: “Khi một người Ấn Giáo sống một tháng trong một gia đình Thệ Phản Mỹ, ông ta hỏi người chủ nhà: trong ngày, lúc nào là lúc ông ta dành ra cho việc chữa lành linh hồn, thì đây quả là một giao điểm liên tôn khó lòng có thể bỏ qua”. Trong Đời Sống Cầu Nguyện Như Cơ Sở Của Hiệp Nhất(Life of Prayer as Ground of Unity), Worship, Tháng Năm 1971, tr.260.
8. Một số đặc điểm và ích lợi của chiêm niệm
(1) Chiêm niệm là thư dãn trước Mặt Chúa
Lối cầu nguyện này nhằm tìnm kiếm bình an, yên tĩnh và thanh thản. Ta đi tìm Chúa của Ngày Sabát, tại nơi Người nghỉ ngơi, tận đáy tâm hồn ta, trong giờ khắc nghỉ ngơi và thư dãn trước Mặt Người, dâng kính Người sự thờ phượng của đời ta.
Bởi thế, nhiệm vụ chính của giờ khắc này là để căng thẳng lắng xuống, để yên bình trở lại, để ta tin yêu phó mình cho Chúa và nhờ lời Người, bão tố trong ta yên lặng, giúp ta chấp nhận ý của Người. “Hãy tìm kiếm bình an và theo đuổi bình an ấy” (72), không phải bằng cố gắng bạo động, nhưng bằng cách để mọi căng thẳng, phấn khích, xao xuyến lo âu, thèm khát nóng bỏng, giận dữ độc hại tan biến đi.
Trong lối cầu nguyện này, ta hay gặp ý niệm ‘tập trung’. Vâng, ta phải tập trung hay chú ý, nhưng tập trung đây không phải là kết quả của một cố gắng căng thẳng, mà là kết quả của việc để cho mọi chuyện tự động biến đi cách nhẹ nhàng, không để cho cân não ta bị quấy nhiễu bởi người và hoàn cảnh, giải thoát mình khỏi buồn bực lo âu.
Khi những cái tiêu cực ấy dần dần tan đi, ta chỉ còn lại một điều: chú tâm vào Chúa, ý thức được sự hiện diện của Đấng vốn là Tác Giả và Người Ban mọi bình an và sức mạnh.
(2) Chiêm niệm là bất bạo động trong tâm trí
Ta cũng phải cam kết cương quyết sống một cuộc sống hiếu hòa. Cuộc sống ấy vừa là điều kiện vừa là hiệu quả của lối cầu nguyện này. Sự hiếu hòa của ta rất có thể bị khuấy động bởi bẩy mối tội đầu, tức các khuynh hướng xấu vốn hằng quấy phá trong ta: kiêu ngạo, ghen tương, giận dữ, mê ăn uống, mê dâm dục, lười biếng và tham lam. Ấy thế nhưng kẻ quấy phá chính yếu đe dọa sự bình an trong ta chính là cái tư dục giận dữ.
Ít nhất đó cũng là gợi ý của Evagrius thành Pontus (345-399) (73). Bất cứ sự nhượng bộ nào đối với giận dữ (bao gồm hiềm thù, ngờ vực, bất thiện cảm, chua cay, cáu kỉnh, dễ tự ái) đều là nhưng trở ngại đối với thời điểm cầu nguyện của ta. Cầu nguyện là hàn thử biểu giá trị, đo được một cách chính xác, không thiên vị, cảnh thanh bình hay bão tố trong ta. “Cầu nguyện là cái nhánh của dịu dàng và là cái vắng bóng của giận dữ” (Evagrius). Vì tận gốc rễ của giận dữ, ta thấy chình ình cái lòng thèm khát và dính kết đối với của cải và giá trị trần gian: “Thực vậy, con người ta cần gì phải giận dữ nếu không phải vì họ quá chú tâm tới của ăn, giầu sang, danh vọng v.v…” (Evagrius).
Như thế, rõ ràng ta phải một lòng dấn thân theo tinh thần của Chúa Giêsu như đã được bộc bạch trong phúc âm và được Bài Giảng Trên Núi đề cập tới: không bạo động, không hân thù, không có ý muốn độc ác, không trả thù, không kết án, nhưng dịu dàng, cảm thương, sẵn sàng cho đi và chia sẻ, yêu thương cởi mở và tha thứ đối với những kẻ hại mình.
(3) Chiêm niệm biến cải nhân cách ta
Một cách từ từ nhưng chắc chắn, lối cầu nguyện chiêm niệm sẽ dẫn đến một biến đổi kỳ diệu chính con người chúng ta. Quả thế, cuộc sống tâm linh và cầu nguyện của ta phải có tính ‘hiệu lực’ trong việc làm ta thay đổi, nếu không nó chẳng quan hệ gì tới ta mà còn là một gương mù gương xấu. Bạn không thể cầu nguyện hết ngày này qua ngày nọ, hết tháng này qua tháng nọ, nhưng con người bạn thì đâu vẫn hoàn đó. Nếu là thế, thì việc tìm kiếm và lời cầu nguyện của bạn không chân thực, mà chỉ là cách khéo léo ẩn mình khỏi Thiên Chúa hằng sống, không cho Chúa Thánh Thần ‘dây dưa’ gì tới cuộc sống của bạn. Thực ra, cầu nguyện chiêm niệm đúng nghĩa đòi ta phải mở lòng mình ra cho Chúa Thánh Thần. Các ơn và hoa trái (74) của Người phải mỗi ngày mỗi hiển nhiên hơn. Qua lối cầu nguyện này, mỗi ngày ta càng cảm nhận được quà phúc bản thân của chính Chúa Giêsu dành cho ta: đó là sự bình an (75). Hàng ngày, ta được “chữa lành” trong nước ban sự sống của Chúa Thánh Thần, và lớn lên cho đủ tầm cỡ nhân tính của chính Đấng Cứu Chuộc.
Tác giả cuốn Đám Mây Vô Minh mô tả sự biến đổi trên một cách tuyệt diệu như sau: “Tất cả những ai từng dấn thân vào việc chiêm niệm này đều thấy rằng nó gây một hiệu quả tốt đối với cả thể xác lẫn linh hồn, vì nó làm cho cả thể xác lẫn linh hồn trở thành quyến rũ đối với tất cả những ai thấy chúng. Đến nỗi người xấu nhất, nhờ ơn thánh, mà bước vào lối cầu nguyện chiêm niệm, cũng thấy mình bỗng chốc trở nên khác (dĩ nhiên cũng nhờ ơn thánh) và cho hay ai thấy họ cũng đều vui và vui lòng làm bạn với họ, thấy được tươi trẻ về phương diện thiêng liêng và được tình bạn này làm cho gần gũi Chúa hơn.
“Bởi thế, hãy tìm cách nhờ ơn thánh mà tiếp nhận được ơn phúc này; vì bất cứ ai thực sự có được ơn phúc này đều có khả năng kiểm soát được cả bản thân lẫn những gì thuộc về mình. Nó đem lại cho họ sự biện biệt để khi cần có thể đọc được nhu cầu và tính khí người khác. Nó đem lại cho họ nghệ thuật biết gây thoải mái với mọi người họ trò truyện với, dù tội lỗi kinh niên hay không, mà không vướng tội…đến nỗi không những làm mọi người phải ngạc nhiên, mà còn gây hiệu quả như nam châm đối với những người khác nữa, đến độ nhờ ơn thánh mà lôi kéo được những người này bước chân vào công việc thiêng liêng đang được họ thực hành. Khuôn mặt và lời họ nói đầy sự khôn ngoan thiêng liêng, sốt sắng, gây hiệu quả, chắc chắn và không hề lầm lẫn, giả tạo hay giả hình…” (76).
Theo tác giả trên, người biết cách thư dãn, thân mật và thoải mái với Chúa, thực ra, cũng giống mọi người khác thôi; trong khi những con người nóng nẩy, dễ giận dữ, khó gây được cảm tình, thì lẽ đương nhiên ta thích được gặp những con người hiếu hòa, bình thản, nhiều thiện cảm, dễ thân mật thoải mái và nhất là hiểu được ‘nhu cầu và tính khí ta’.
Thánh Têrexa thành Avila cho ta nhiều chứng cớ chứng minh tính hiệu quả của lối cầu nguyện chiêm niệm. Thánh Nữ viết: “Nếu bạn chịu cố gắng sống trước mặt Chúa một năm, cuối một năm ấy, bạn sẽ thấy mình đạt tới cao điểm của đức thiện toàn mà không hay”
Chứng cớ của những người thời ta tuy khiêm tốn hơn nhưng cũng khá tích cực: “Sau gần hai năm nghiêm chỉnh cố gắng cầu nguyện chiêm niệm, tôi nhận ra các thay đổi sau đây đã xẩy ra bên trong tôi:
“Vui mừng, bình an, thanh thản, còn trước đây thì sợ hãi, căng thẳng, bất ổn đủ thứ. Ngay trong các hoàn cảnh và quyết định khó khăn, bình an vẫn còn đó nhờ thế các giải pháp đã được đưa ra một cách không ngờ, không phải do tôi khôn ngoan, vì tôi không thấy, nhưng chúng đã đến với tôi.
“Càng ngày càng xác tín hơn về thực tại Thiên Chúa và Thánh Thần của Người. Thoáng thấy rõ Tình Phụ Tử của Thiên Chúa, cảm nhận phẩm giá và giá trị con người mình vì chính Chúa đã yêu tôi. Cảm nhận này đã thay thế hẳn cái cảm nhận tự ghét mình, tự tiêu cực với chính mình trước đây của tôi.
“Biết chấp nhận công việc mình làm, các nhiệm vụ không mấy vui của nó, biết chấp nhận lời chỉ trích một cách hiếu hòa và từ bỏ mình một cách yêu thương nhiều hơn. Khoan dung hơn và chấp nhận người khác hơn mà không hờn tủi gây hấn như trước. Vì bản tính tôi khá kiêu căng, nên tôi thấy nhờ lòng thương xót của Người, tôi đã tránh được nhiều thảm họa. Dần dần tôi cũng đã khám phá ra hình ảnh ngẫu tượng lầm lẫn về chính mình, nhờ thế biết khao khát chân lý nhiều hơn. Nhiều chứng bệnh tâm lý bị lộ ra ánh sáng, giúp tôi tự do hơn.
“Tôi biết đánh giá nhiều hơn ơn kêu gọi của mình, nhiều ổn định và chân thực hơn trong việc cố gắng sống ơn kêu gọi ấy. Các lối cầu nguyện và sùng kính khác trở nên có nhiều ý nghĩa hơn. Lòng thèm khát Chúa tăng triển. Điều ấy đem lại cho tôi nhiều can đảm hơn để cố gắng thêm. Trước đây, tôi vốn dễ nản lòng và hay than van.
“Tôi nghĩ quả thực Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến đã được thâm hậu hóa. Tôi mong muốn được chia sẻ kho tàng này”.
(4) Nhờ chiêm niệm, trở nên chân thực hơn với chính mình
Một hiệu quả hay hoa trái toàn diện khác của lối cầu nguyện này là: nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, ta trở nên nhân bản trọn vẹn và đích thực hơn.
Trước mặt Chúa, ta học cách phải trở nên tuyệt đối chân thực với chính mình. Ta học cách biết nhìn mình trong con người thực sự của mình, phía sau mặt nạ của ước lệ, của kiểu cách và giả bộ, những điều lớn nhỏ từng đánh lừa chính ta. Dần dà, nhờ vượt qua tính giả tạo trong suy nghĩ, lời nói và việc làm, cũng như các thái độ không thật, cái tôi không thật của mình, ta lớn mạnh trong chân thực và đích thực. Càng ở và sống trước mặt Chúa, ta càng trở nên chính ta một cách chân thực hơn.
Mà càng trở nên chân thực với mình, vì nhờ chân thực với Chúa, ta càng chân thực hơn với sự vật chung quanh (như khách quan hơn trong việc tìm kiếm nhận thức và đánh giá tín liệu) và với những con người ta sống chung với. Khả năng trong các mối liên hệ liên bản ngã chân chính của ta cũng gia tăng hơn. Đức ái chân thực (theo nghĩa một khả năng biết đi vào tâm tư tình cảm, hoàn cảnh và nhu cầu sống của người khác một cách đầy thiện cảm) bao giờ cũng tay trong tay đi đôi với cầu nguyện chân thực: tức khả năng biết cởi mở và chân thực với Chúa và với chính mình. Lời của Thánh Gioan đúng biết chừng nào: Ai nói mình biết Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình thì là người nói dối!
Sebastian Temple (77) nói đến điều tương tự như trên trong bài ca của ông tựa là Người Hạnh Phúcnhư sau:
“Hạnh phúc thay người tha thẩn với Chúa: Hạnh phúc thay người biết phải sống ra sao. Hạnh phúc thay người không bao giờ tìm phần thưởng: họ cho vì họ thích cho đi…Họ không tìm vàng, họ không muốn lúa gạo; họ biết mọi điều ấy chỉ là phù vân. Họ không cần tiếng khen, cũng chẳng cần danh dự: khẩu hiệu của họ là: Chân thực với chính bản thân bạn. Hạnh phúc thay người học biết cầu nguyện. Hạnh phúc thay người có mục tiêu nóng bỏng. Hạnh phúc thay người không cần đền đáp cho phục vụ của mình: Người như thế đã tìm thấy chính linh hồn của mình. Hạnh phúc thay, hạnh phúc thay người của Chúa!”
(5) Hiệu quả đối với đời sống cầu nguyện của ta
Hiệu quả chính đối với các lối cầu nguyện khác là đem lại ý nghĩa mới và cảm thức thống nhất cho chúng. Người ta sẽ bỏ được lối đọc kinh theo thói quen, theo những chương trình đã có sẵn từ bao đời nay. Ta cảm thấy nhu cầu và dần dà có được khả năng đem lại cho mọi lối cầu nguyện một đặc tính chiêm niệm nghĩa là biến chúng thành lời cầu nguyện chân thực chứ không phải chỉ đọc hay hát mà thôi.
Thoạt đầu, người ta sẽ cảm thấy nhu cầu phải giảm bớt các bài kinh đọc thành tiếng, và tránh những kinh đọc đi đọc lại; người ta bắt đầu cảm thấy khó chấp nhận được những lối cầu nguyện vội vàng, cẩu thả, nhếch nhác, thiếu tôn kính và không chú ý tới ý nghĩa của nó. Nhưng sau này, dần dà, họ có thể quay trở lại với lối cầu nguyện thành tiếng, nhất là lối cầu nguyện lặp đi lặp lại (như chuỗi mân côi riêng; những kinh vắn tắt, Kinh Lạy Chúa Giêsu, v.v…) vì chúng quả có giúp họ hiện diện trước mặt Chúa và ‘tha thẩn với Người’.
Công đồng Vatican II cũng đã nhấn mạnh tới lợi ích to lớn đối với Thánh Lễ và việc Đọc Sách Nguyện do việc cầu nguyện suy gẫm.
“Để các tu sĩ có thể chia sẻ một cách thân mật hơn và nhiều ích lợi hơn vào mầu nhiệm Thánh Thể, và các lời cầu nguyện công khai của Giáo Hội, và để cuộc sống nội tâm của họ được nuôi dưỡng cách dồi dào hơn, cần phải đặt ưu tiên cho việc suy gẫm so với các hình thức cầu nguyện khác. Tuy nhiên, những thực hành cộng đoàn nào đã thành truyền thống trong Giáo Hội thì cần phải duy trì và chăm sóc để các tu sĩ được huấn giáo đúng đắn trong đường lối sống cuộc sống tu trì” (Ecclesiae Sanctae, số 21).
Chắc một điều Mẹ thánh Giáo Hội, khi rút vắn và đơn giản hóa các giờ kinh phụng vụ và thánh lễ, đã chỉ mong sao chúng ta đạt được hai mục tiêu là (a) biến chúng thành những lời cầu nguyện thực sự và có ý nghĩa; (b) dành nhiều giờ hơn cho lối cầu nguyện chiêm niệm.
Ghi chú
72. Tv 34:14
73. Sursum Corda, Tháng Hai 1971, tr.329 ff.
74. Gl 5:22
75. Ga 14:27
76. Đám Mây Vô Minh, chương 54, Thánh Gioan Thánh Giá cũng từng dạy rằng “một đời sống cầu nguyện sâu sắc trong Chúa Thánh Thần sẽ đến nhanh chóng hơn đối với những ai chuyên chăm cầu nguyện trong nơi thanh vắng”
77. “Một người Công Giáo cao ráo, tóc hung, rất muốn chia sẻ tình yêu của anh đối với Chúa. Trong cuộc tìm kiếm chân lý của mình, anh đã thực hành Yoga trong 17 năm và từng là một tu sĩ ấn giáo 2 năm. Không thấy thoả mãn, anh đã nghĩ đến việc theo Do Thái Giáo, nhưng may mắn tìm thấy trong Đạo Công Giáo điều anh đang đi tìm. Tác phẩm mới phát hành tựa là Và Dòng Nước Cứ Thế Chẩy (And the Waters Keep on Running) và Chúa là Ngọn Lửa Yêu Thương (God is a Fire of Love), The Examiner, Bombay, ngày 19 tháng Sáu năm 1971, tr.400.
9. Kết luận: lý do thực tiễn của chiêm niệm
Để kết luận, ta có thể liệt kê một số lý do thực tiễn cho thấy nhu cầu và giá trị của việc chiêm niệm hàng ngày.
(a) Ta thấy rằng ta có nhiều lầm lỗi và yếu điểm đã thành thói quen, mà bất chấp ý ngay lành, ta vẫn không sao có thể khắc phục được (như chỉ trích, nôn nóng, và mất bình tĩnh, lời nói nặng nề, hằn thù, dễ chán nản). Những lầm lỗi và yếu điểm này phá vỡ sự bình an của ta với người khác, với chính ta và với Thiên Chúa. Người ta đã chứng minh được rằng thành thực cố gắng đi tìm Chúa trong thinh lặng và phó thác theo lối cầu nguyện này sẽ dần dần giảm thiểu được tác động của các lầm lỗi và yếu điểm này. Như cuốn Đám Mây Vô Minh từng nói: “Trong chiêm niệm, linh hồn ta làm khô gốc rễ và vùng đất chung quanh tội lỗi là những thứ vốn có ở đấy, ngay cả sau khi đã xưng tội, và dù người ta có bận bịu việc thiêng liêng đến đâu đi nữa” (78).
(b) Cũng thế, lối cầu nguyện này còn giúp đỡ rất nhiều để ta giảm bớt căng thẳng và nôn nóng, nhất là đối với những ai sống cuộc sống cộng đoàn, vì nhu cầu họ phải luôn sẵn sàng, có mặt ở đó và cởi mở đối với các anh chị em của mình.
Đối với việc xây dựng một cuộc sống cộng đoàn chân thực, thì việc thực hành lối cầu nguyện này có hiệu lực hơn cả phương pháp đối thoại thường xuyên nhiều, tuy phương pháp sau cũng là một phương pháp chủ yếu. Trong đối thoại, người ta hay có khuynh hướng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của ‘vấn đề’ trong khi trong lối cầu nguyện chiêm niệm, việc tìm kiếm yêu thương và bình an là vấn đề chính mà mọi vấn đề khác phải tùy thuộc vào; và cả khi cần phải đưa ra một quyết định khó khăn, ta cũng được hướng dẫn phải tiến hành một cách bất bạo động.
(c) Ta cần một nhịp điệu hàng ngày trong việc ngủ nghỉ và thức giấc, làm việc và thư dãn, ăn uống và tiêu hóa thế nào, thì một giờ hàng ngày để ‘chữa lành linh hồn’, để nghỉ ngơi trong hoạt động yêu thương thiết nghĩ cũng là một đòi hỏi cần thiết đối với cuộc sống nhân bản và Kitô giáo cân bằng như vậy (79).
(d) Dù bận bịu với trăm công nghìn việc, kể cả các công tác mục vụ mà nhiều người ngày nay tham gia, lúc nào ta cũng cần nhớ rằng chiêm niệm thực sự là một cuộc gặp gỡ bản thân có tính giao ước với Chúa. Nói cách khác, việc dành ra một thời gian nào đó để chiêm niệm là dấu chỉ bề ngoài của giao ước này, trong đó, ta phó thác bản thân ta cho Chúa và Chúa trao ‘thân’ Người cho ta. Giao ước này dù sao cũng là hoa trái chín mùi của cam kết lúc ta chịu Phép Rửa. Cam kết này luôn được cử hành và canh tân trong Phép Thánh Thể của Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và Dân của Người.
Ghi chú
78. Đám Mây Vô Minh, chương 42
79. Xem Douglas Streers: “Khi một người Ấn Giáo sống một tháng trong một gia đình Thệ Phản Mỹ, ông ta hỏi người chủ nhà: trong ngày, lúc nào là lúc ông ta dành ra cho việc chữa lành linh hồn, thì đây quả là một giao điểm liên tôn khó lòng có thể bỏ qua”. Trong Đời Sống Cầu Nguyện Như Cơ Sở Của Hiệp Nhất(Life of Prayer as Ground of Unity), Worship, Tháng Năm 1971, tr.260.
Xin mãi được làm ''người con thứ nhất''
LM. Giuse Trương Đình Hiền
12:53 27/09/2008
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN A 2008
1. Người con thứ nhất là những ai ?
Kính thưa cộng đoàn,
Dụ ngôn “Hai người con” được Matthêu tường thuật hôm nay chắc chắn nằm trong một loạt những dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng trong các cuộc tranh luận với những người ký lục và biệt phái, để vạch trần tính kêu căng, hợm hĩnh, giả hình, bất khoan dung… trong cung cách sống đạo và ứng xử với tha nhân của họ.
Không chỉ liên quan đến những người luật sĩ và biệt phái ngày xưa, lời dạy của Chúa Giêsu trong dụ ngôn Tin Mừng vừa được công bố vẫn còn nguyên giá trị giáo dục đức tin dành cho tất cả chúng ta hôm nay.
Bởi chưng, khi dừng lại để kiểm điểm cuộc đời, nào chẳng phải đã bao lần chúng ta cố tình quên mất thân phận tội lỗi của mình để kiêu căng hợm hĩnh tự cho mình là kẻ không làm điều gì gian ác, chu toàn lề luật “trăm phần trăm” và an nhiên tự tại với lối sống đạo và đối nhân xử thế đầy sai lệch và ích kỷ của mình đó sao !
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu mạnh mẽ lên án những người Ký lục và Biệt phái nói mà không làm, bắt kẻ khác giữ lề luật nhưng chính họ lại trốn tránh..Thì hôm nay, Lời Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy thể hiện niềm tin không chỉ bằng lý thuyết hay lời nói suống; mà phải là những chứng nhân sống động trong mối quan hệ thân tình với Thiên Chúa và nghĩa thiết với anh em.
Nếu ngày xưa Chúa Giêsu đã từng dị ứng với cách hành đạo của những luật sĩ và biệt phái khi họ bắt kẻ khác giữ những điều tỉ mỉ, có khi chính họ đã bày vẽ ra để chất thêm gánh nặng cho kẻ khác, nhưng chính họ lại phủi tay chẳng buồn thực hiện; thì hôm nay Lời Chúa cũng đang thúc bách chúng ta hãy chu toàn những điều bé nhỏ nhất cùng với anh chị em trong tình hiệp thông và liên đới cộng đoàn.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã thẳng mặt vạch trần lối sống đạo giã hình, kiêu căng, tự hào công chính và kế thừa di sản đức tin chính truyền, biến lề luật thánh thành những điều lệ vô căn cứ, biến Lời Hằng Sống của Thiên Chúa thành một mớ những giải thích vòng vo, những nghiêm lệnh nặng nề… để gạt ra ngoài những kẻ yếu đuối, tội lỗi, thấp cổ bé miệng…; thì hôm nay Chúa Giêsu cũng muốn dạy bảo chúng ta như Ngài đã dạy bảo dân Do Thái cách đây 2000 trước con đường "thực thi đức công chính mới" mà thái độ trước tiên chính là sám hối hoán cải, đó cũng chính là Tin Mừng mà ngay từ buổi xuất hiện công khai Ngài đã long trọng công bố: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14)
Mà chân lý nầy đâu có phải mới mẻ gì đâu ! Đó cũng chính là điều mà Thiên Chúa đã từng phán dạy ngày xưa trong thời Cựu ước như hôm nay chúng ta đã nghe sách sứ ngôn Ê-dê-ki-en trong bài đọc 1: “Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình…”. Đó cũng chính là điều mà dụ ngôn Tin Mừng hôm nay đã khắc họa bằng chân dung “người con thứ nhất”.
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Lêvi bỏ bàn thu thuế, đứng dậy theo Đức Kitô để trở thành Tông Đồ sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Maria Mađalêna với những giọt nước mắt sám hối chân thành nhỏ trên chân Chúa để từ đó đứng lên làm lại cuộc đời trong ánh sáng và tình yêu sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Gia Kê với thái độ tò mò đến ngây thơ trèo lên cây sung để nhìn cho được mặt Chúa, rồi sau đó tiếp rước Chúa vào nhà mà bắt đầu một cuộc sống mới sao ?
Và - Người con thứ nhất đó chẳng phải là tên tử tội sắp sửa lìa đời đã ngước nhìn về phía của Chúa Chịu đóng đinh với những lời thân thương và đầy lòng trông cậy: “Khi Thầy vào Nước của Thầy, xin nhớ đến tôi”…Và Chúa đã hứa chắc: “Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”,
Vâng, - Người con thứ nhất đó cũng chính là những người mà Ngài đã long trọng công bố đích danh ngày nào trước mặt những ký lục và biệt phái: “Người thu thuế và hạng gái điếm sẽ vào Nước Trời trước các ông”.
Phải chăng đó là một “nghịch lý của Tin Mừng, mà nói như Bosuet “sự trái ngược chỉ có Thiên Chúa mới làm được” hay như văn hào Mauriac: “Trong những tâm hồn trước đây lửa dục vọng nung cháy thì Chúa đến khơi lên một bầu lửa tình. Họ biết rằng họ càng dơ bẩn thì càng được Chúa thương nhiều. Thương nhiều vì dơ bẩn nhiều”.
Đó chính là tinh thần khiêm hạ, khó nghèo của Chúa Kitô đã chọn lựa để nhập thể, để sống và để chết như Thánh Phaolô đã khắc họa trong thánh thi Philip được công bố trong BĐ 2 hôm nay:
"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...".
Cuộc đời đó, giáo huấn đó có gì xa lạ với nhịp sống đức tin của chúng ta hôm nay. Chính vì thế, ở giữa lòng Hội Thánh, trong "Vườn Nho Giáo Hội" hôm nay chúng ta hãy xin mãi được trở thành những "người con thứ nhất".
2. Xin được làm những “người con thứ nhất” !
Và cộng đoàn Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu đã được làm nên bởi phần đông những con người như thế: những kẻ đã từng bỏ Thầy chạy trốn như các Tông Đồ, chối Thầy ba lần như Phêrô, bắt bớ đạo Chúa như Phaolô, những cô gái điếm hoàn lương, những anh chàng mù sáng mắt, những phụ nữ lẻo đẻo tháp tùng Chúa đi lên đồi Sọ, những bà góa nghèo chỉ có mấy đồng xu ten để bố thí, những kẻ phung cùi lành bệnh, những thanh niên đã từng bị quỷ ám, những trẻ thơ được Chúa chúc lành, người phụ nữ bệnh hoạn đã từng chạm đến gấu áo Chúa Giêsu…
Và sau đó, trong ký ức của Hội Thánh, chúng ta lại đọc thấy bao nhiêu bóng dáng những “người con thứ nhất” như:
- Augustinô đã có một thời thanh niên buông thả và lầm lạc, nhưng rồi, nhờ những giọt nước mắt nguyện cầu của người mẹ tuyệt vời Monica, sau đó đã trở thành Giám Mục và Giáo phụ thời danh của Hội Thánh trong những thế kỷ đầu tiên.
- Phanxicô Assisi, chàng thanh niên giàu có lêu lổng, đã một lần nghe tiếng gọi của Lời Chúa và cương quyết dấn thân vào con đương hẹp của Tin Mừng. Cuộc đổi đời và sám hối đó đã thổi vào Giáo Hội lúc bấy giờ và mãi cho tới hôm nay một luồng gió canh tân trở về nguồn cội của Tin Mừng.
- Trong lịch sử Giáo Hội Viêt Nam, cũng không thiếu những Chứng nhân anh hùng, như các Thánh Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt, là những quân nhân, dù cho đã có lần yếu đuối chối đạo, nhưng sau đã trở lại cương quyết làm chứng đức tin và đã anh dũng lãnh nhận cành lá thiên tuế Tử đạo…
Phải chăng đó là “những người con thứ nhất” mà dụ ngôn Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu từng ám chỉ. Và như thế, “Vườn Nho của Cha” mãi mãi đang cần những hạng “người con thứ nhất” đó để đi vào canh tác và xây dựng, để chăm sóc và giữ gìn. Và như thế, tất cả chúng ta đều có lý do để hân hoan cảm tạ, để phấn chấn và hy vọng ắp đầy. Bởi vì chúng ta đang thấy mình trong chân dung của “Người con thứ nhất”, người con đã hơn một lần nghe tiếng Cha vẫy gọi “Hãy đi làm vườn nho cho Cha nhé!” nhưng đã yếu đuối khước từ vì biết bao lỗi lầm thiếu sót, bao phản bội vong ân…
Sám hối ăn năn, làm lại cuộc đời, phải chăng đó chính là của lễ mà Chúa ưa thích nhất: “Tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát., một tâm hồn tan nát dày vò Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50), và đó cũng chính là tâm tình khiêm hạ và vâng phục của chính Chúa Giêsu, một chọn lựa căn bản để Ngài hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại (BĐ 2), một tâm tình mà mỗi người chúng ta luôn luôn mang lấy theo mình như lời thúc dục của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay: “anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu-Kitô”. Và chính trong tâm tình đó, chúng ta sẽ nhiệt thành đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa trên mọi nẻo đường đời: “Con hãy đi làm vươn nho cho Cha nhé”… bằng lớp đáp khiêm nhu: “xin cho con mãi được làm người con thứ nhất”…
Xin mãi được làm “người con thứ nhất” !
1. Người con thứ nhất là những ai ?
Kính thưa cộng đoàn,
Dụ ngôn “Hai người con” được Matthêu tường thuật hôm nay chắc chắn nằm trong một loạt những dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng trong các cuộc tranh luận với những người ký lục và biệt phái, để vạch trần tính kêu căng, hợm hĩnh, giả hình, bất khoan dung… trong cung cách sống đạo và ứng xử với tha nhân của họ.
Không chỉ liên quan đến những người luật sĩ và biệt phái ngày xưa, lời dạy của Chúa Giêsu trong dụ ngôn Tin Mừng vừa được công bố vẫn còn nguyên giá trị giáo dục đức tin dành cho tất cả chúng ta hôm nay.
Bởi chưng, khi dừng lại để kiểm điểm cuộc đời, nào chẳng phải đã bao lần chúng ta cố tình quên mất thân phận tội lỗi của mình để kiêu căng hợm hĩnh tự cho mình là kẻ không làm điều gì gian ác, chu toàn lề luật “trăm phần trăm” và an nhiên tự tại với lối sống đạo và đối nhân xử thế đầy sai lệch và ích kỷ của mình đó sao !
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu mạnh mẽ lên án những người Ký lục và Biệt phái nói mà không làm, bắt kẻ khác giữ lề luật nhưng chính họ lại trốn tránh..Thì hôm nay, Lời Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy thể hiện niềm tin không chỉ bằng lý thuyết hay lời nói suống; mà phải là những chứng nhân sống động trong mối quan hệ thân tình với Thiên Chúa và nghĩa thiết với anh em.
Nếu ngày xưa Chúa Giêsu đã từng dị ứng với cách hành đạo của những luật sĩ và biệt phái khi họ bắt kẻ khác giữ những điều tỉ mỉ, có khi chính họ đã bày vẽ ra để chất thêm gánh nặng cho kẻ khác, nhưng chính họ lại phủi tay chẳng buồn thực hiện; thì hôm nay Lời Chúa cũng đang thúc bách chúng ta hãy chu toàn những điều bé nhỏ nhất cùng với anh chị em trong tình hiệp thông và liên đới cộng đoàn.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã thẳng mặt vạch trần lối sống đạo giã hình, kiêu căng, tự hào công chính và kế thừa di sản đức tin chính truyền, biến lề luật thánh thành những điều lệ vô căn cứ, biến Lời Hằng Sống của Thiên Chúa thành một mớ những giải thích vòng vo, những nghiêm lệnh nặng nề… để gạt ra ngoài những kẻ yếu đuối, tội lỗi, thấp cổ bé miệng…; thì hôm nay Chúa Giêsu cũng muốn dạy bảo chúng ta như Ngài đã dạy bảo dân Do Thái cách đây 2000 trước con đường "thực thi đức công chính mới" mà thái độ trước tiên chính là sám hối hoán cải, đó cũng chính là Tin Mừng mà ngay từ buổi xuất hiện công khai Ngài đã long trọng công bố: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14)
Mà chân lý nầy đâu có phải mới mẻ gì đâu ! Đó cũng chính là điều mà Thiên Chúa đã từng phán dạy ngày xưa trong thời Cựu ước như hôm nay chúng ta đã nghe sách sứ ngôn Ê-dê-ki-en trong bài đọc 1: “Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình…”. Đó cũng chính là điều mà dụ ngôn Tin Mừng hôm nay đã khắc họa bằng chân dung “người con thứ nhất”.
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Lêvi bỏ bàn thu thuế, đứng dậy theo Đức Kitô để trở thành Tông Đồ sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Maria Mađalêna với những giọt nước mắt sám hối chân thành nhỏ trên chân Chúa để từ đó đứng lên làm lại cuộc đời trong ánh sáng và tình yêu sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Gia Kê với thái độ tò mò đến ngây thơ trèo lên cây sung để nhìn cho được mặt Chúa, rồi sau đó tiếp rước Chúa vào nhà mà bắt đầu một cuộc sống mới sao ?
Và - Người con thứ nhất đó chẳng phải là tên tử tội sắp sửa lìa đời đã ngước nhìn về phía của Chúa Chịu đóng đinh với những lời thân thương và đầy lòng trông cậy: “Khi Thầy vào Nước của Thầy, xin nhớ đến tôi”…Và Chúa đã hứa chắc: “Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”,
Vâng, - Người con thứ nhất đó cũng chính là những người mà Ngài đã long trọng công bố đích danh ngày nào trước mặt những ký lục và biệt phái: “Người thu thuế và hạng gái điếm sẽ vào Nước Trời trước các ông”.
Phải chăng đó là một “nghịch lý của Tin Mừng, mà nói như Bosuet “sự trái ngược chỉ có Thiên Chúa mới làm được” hay như văn hào Mauriac: “Trong những tâm hồn trước đây lửa dục vọng nung cháy thì Chúa đến khơi lên một bầu lửa tình. Họ biết rằng họ càng dơ bẩn thì càng được Chúa thương nhiều. Thương nhiều vì dơ bẩn nhiều”.
Đó chính là tinh thần khiêm hạ, khó nghèo của Chúa Kitô đã chọn lựa để nhập thể, để sống và để chết như Thánh Phaolô đã khắc họa trong thánh thi Philip được công bố trong BĐ 2 hôm nay:
"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...".
Cuộc đời đó, giáo huấn đó có gì xa lạ với nhịp sống đức tin của chúng ta hôm nay. Chính vì thế, ở giữa lòng Hội Thánh, trong "Vườn Nho Giáo Hội" hôm nay chúng ta hãy xin mãi được trở thành những "người con thứ nhất".
2. Xin được làm những “người con thứ nhất” !
Và cộng đoàn Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu đã được làm nên bởi phần đông những con người như thế: những kẻ đã từng bỏ Thầy chạy trốn như các Tông Đồ, chối Thầy ba lần như Phêrô, bắt bớ đạo Chúa như Phaolô, những cô gái điếm hoàn lương, những anh chàng mù sáng mắt, những phụ nữ lẻo đẻo tháp tùng Chúa đi lên đồi Sọ, những bà góa nghèo chỉ có mấy đồng xu ten để bố thí, những kẻ phung cùi lành bệnh, những thanh niên đã từng bị quỷ ám, những trẻ thơ được Chúa chúc lành, người phụ nữ bệnh hoạn đã từng chạm đến gấu áo Chúa Giêsu…
Và sau đó, trong ký ức của Hội Thánh, chúng ta lại đọc thấy bao nhiêu bóng dáng những “người con thứ nhất” như:
- Augustinô đã có một thời thanh niên buông thả và lầm lạc, nhưng rồi, nhờ những giọt nước mắt nguyện cầu của người mẹ tuyệt vời Monica, sau đó đã trở thành Giám Mục và Giáo phụ thời danh của Hội Thánh trong những thế kỷ đầu tiên.
- Phanxicô Assisi, chàng thanh niên giàu có lêu lổng, đã một lần nghe tiếng gọi của Lời Chúa và cương quyết dấn thân vào con đương hẹp của Tin Mừng. Cuộc đổi đời và sám hối đó đã thổi vào Giáo Hội lúc bấy giờ và mãi cho tới hôm nay một luồng gió canh tân trở về nguồn cội của Tin Mừng.
- Trong lịch sử Giáo Hội Viêt Nam, cũng không thiếu những Chứng nhân anh hùng, như các Thánh Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể, Đinh Đạt, là những quân nhân, dù cho đã có lần yếu đuối chối đạo, nhưng sau đã trở lại cương quyết làm chứng đức tin và đã anh dũng lãnh nhận cành lá thiên tuế Tử đạo…
Phải chăng đó là “những người con thứ nhất” mà dụ ngôn Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu từng ám chỉ. Và như thế, “Vườn Nho của Cha” mãi mãi đang cần những hạng “người con thứ nhất” đó để đi vào canh tác và xây dựng, để chăm sóc và giữ gìn. Và như thế, tất cả chúng ta đều có lý do để hân hoan cảm tạ, để phấn chấn và hy vọng ắp đầy. Bởi vì chúng ta đang thấy mình trong chân dung của “Người con thứ nhất”, người con đã hơn một lần nghe tiếng Cha vẫy gọi “Hãy đi làm vườn nho cho Cha nhé!” nhưng đã yếu đuối khước từ vì biết bao lỗi lầm thiếu sót, bao phản bội vong ân…
Sám hối ăn năn, làm lại cuộc đời, phải chăng đó chính là của lễ mà Chúa ưa thích nhất: “Tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát., một tâm hồn tan nát dày vò Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50), và đó cũng chính là tâm tình khiêm hạ và vâng phục của chính Chúa Giêsu, một chọn lựa căn bản để Ngài hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại (BĐ 2), một tâm tình mà mỗi người chúng ta luôn luôn mang lấy theo mình như lời thúc dục của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay: “anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu-Kitô”. Và chính trong tâm tình đó, chúng ta sẽ nhiệt thành đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa trên mọi nẻo đường đời: “Con hãy đi làm vươn nho cho Cha nhé”… bằng lớp đáp khiêm nhu: “xin cho con mãi được làm người con thứ nhất”…
Ý thức nhiệt thành truyền giáo
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
13:28 27/09/2008
Ý THỨC NHIỆT THÀNH TRUYỀN GIÁO
Ông Gioan Ngô Kinh Hùng (John Ching-Hsiung Wu) (1899-1986) chào đời tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông mồ côi Mẹ lúc lên 4 và mồ côi Cha khi mới lên 10. Ông Ngô là nhà luật học quốc tế danh tiếng, nhà nhân bản học đặc sắc, một người kết hợp hài hòa nét tuyệt hảo của 2 nền văn hóa cũ mới, Đông Tây.
Năm 1937, Nhật chiếm Thượng Hải, ông Ngô trú ẩn tại nhà người bạn tên Nguyễn Gia Hoàng, giáo sư Luật tại Đại học Rạng Đông. Nhờ sống trong một gia đình Công Giáo đạo đức, và nhất là, sau khi đọc truyện thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897), ông Ngô quyết định theo đạo Công Giáo. Ngày 23-12-1937 ông lãnh bí tích Rửa Tội do Cha Georges Germain, dòng Tên, Viện trưởng đại học Rạng Đông. Hai năm sau, ông nhận phép Thêm Sức từ tay Đức Cha Enrico Valtorta, Giám Mục thừa sai người Ý. Từ đó, lòng nhiệt thành truyền giáo thôi thúc ông hăng say rao giảng Đạo Công Giáo. Xin nhường lời cho ông Gioan Ngô Kinh Hùng.
Sau thời gian ngắn lãnh nhận phép Thêm Sức, Bí Tích làm cho tôi trở nên chiến sĩ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đức Chúa Thánh Thần thôi thúc tính hăng say và lôi kéo tôi đi vào con đường tông đồ. Tôi trở thành kẻ chài lưới người, cả đàn ông lẫn đàn bà. Con cá đầu tiên THIÊN CHÚA đưa vào mạng lưới lại là một bạn đồng nghiệp của tôi - ông Phanxicô Chiu Yuan-Yeh - tín hữu tin lành.
Một ngày mùa đông năm 1939, cả hai chúng tôi lang thang trên đường phố. Cuộc dạo chơi đưa chúng tôi đi ngang nhà thờ Đức Bà Mân Côi. Tôi đề nghị với Phanxicô:
- Chúng mình vào viếng nhà thờ vài phút đi!
Phanxicô trả lời:
- Không, anh vào một mình. Tôi đợi anh ở ngoài!
Thế là tôi bước vào và tiến thẳng đến bàn thờ dâng kính Đức Mẹ MARIA. Tôi quì sụp xuống và thưa cùng Đức Mẹ:
- Mẹ thấy không? Con để một linh hồn tuyệt vời nơi ngưỡng cửa đền thánh Mẹ đó! Con đã làm trọn điều phải làm. Bây giờ đến phiên Mẹ. Thưa Mẹ, Mẹ không để con phải thất vọng. Thật ra, chuyện này thuộc về Mẹ. Hễ người nào trong chúng con có lòng kính mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ, cũng đều phải hoạt động chung với nhau!
Vừa cầu nguyện tôi vừa nghe tiếng mình, giống tiếng một kẻ tuyệt vọng. Tôi vừa kêu gào vừa khóc lóc như một đứa trẻ trước người Mẹ dấu yêu. (Giờ đây tôi vẫn còn khóc khi nhớ lại biến cố ấy. Nhưng là giọt nước mắt tri ân, cảm động vì thấy Đức Mẹ mau mắn nghe lời tôi nài xin). Lấy khăn chùi khô nước mắt xong, tôi ra khỏi nhà thờ đến nơi Phanxicô đang đứng đợi. Dĩ nhiên tôi không hé môi kể cho Phanxicô nghe những gì vừa xảy ra trong thánh đường. Tôi lấy dáng điệu thật vui, trò chuyện với Phanxicô. Sau đó chúng tôi chia tay, ai về nhà nấy.
Những ngày kế tiếp, tôi tự quyết không gọi điện thoại cho Phanxicô. Sang ngày thứ tư, chính Phanxicô đến nhà tôi và nói:
- Anh Gioan à, không rõ có gì xảy ra cho tôi. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy một điều thật lạ kỳ. Tôi cảm thấy một sức mạnh lôi kéo thúc giục tôi: tôi muốn được rửa tội càng sớm càng tốt. Tôi sẽ viết ngay một lá thư cho Cha Nicola Maestrini (1908-2006) để loan báo quyết định của tôi!
Nghe Phanxicô nói tôi lại khóc, nhưng khóc vì vui sướng và vì cảm phục. Dầu vậy, tôi vẫn không tiết lộ cho bạn biết bí mật của mình. Phanxicô lãnh bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo ngày 2-2-1940, nhằm lễ Đức Mẹ dâng Hài Nhi GIÊSU vào Đền Thánh. Từ đó Phanxicô sống đạo nhiệt thành. Anh dùng toàn lực để phụng sự THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Ngài.
Sau nhiều năm hoạt động hăng say, anh trút hơi thở cuối cùng ngày 1-3-1948.
Một linh hồn tuyệt vời khác Chúa đặt trên đường tôi đi và tôi đã đưa về với Ngài là cô Alice Chow. Cô cũng là bạn đồng nghiệp của tôi.
Một buổi tối, cả hai chúng tôi được mời tham dự buổi hội vũ. Trong buổi hội, tôi mời Alice nhảy với tôi. Đang lúc đi theo điệu nhạc, Alice xin tôi giới thiệu cho cô vài tác phẩm thiêng liêng, hữu ích cho cô. Tôi thầm thì vào tai Alice:
- Tôi đang đọc bản dịch mới cuốn ”Theo Gương Đức Chúa GIÊSU”. Ngày mai, tôi sẽ tặng cô một bản!
Khi buổi hội kết thúc, Alice xin tôi đưa cô về nhà, vì cô có điều muốn thổ lộ với tôi. Tôi gọi taxi và cả hai chúng tôi cùng lên xe. Trên taxi, Alice cho tôi biết cô là tín hữu Công Giáo nhưng từ 14 năm nay, cô bỏ Đạo, không xưng tội rước lễ gì cả. Thế rồi không rõ vì lý do gì, Alice bỗng òa lên khóc. Tôi an ủi:
- Bạn đã bỏ rơi THIÊN CHÚA, nhưng thật ra Ngài vẫn nhớ đến bạn. Ngài hằng chờ đợi bạn suốt trong thời gian qua. Không gì dịu ngọt cho bằng trở về với Người Bạn Xưa. Điều cần thiết nhất ngay lúc này đây là dọn mình xưng tội. Tôi sẽ giới thiệu bạn với một Linh Mục vô cùng khả ái. Ngài tên là Nicola Maestrini.
Alice lo âu hỏi tôi:
- Ngài thánh thiện bằng Cha Jacquinot ở Thượng Hải không?
Tôi trả lời:
- Rồi chính bạn sẽ thấy Ngài như thế nào.
Vài ngày sau, chúng tôi cùng đến gặp Cha Nicola Maestrini (thừa sai người Ý) và Alice giao hòa với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Từ đó cô Alice Chow sống đời một tín hữu Công Giáo tốt lành đạo đức.
... Về Êđôm, THIÊN CHÚA phán như thế này: ”Ở Têman, phải chăng không còn khôn ngoan nữa, bậc thông thái đã hết mưu trí sao? Chẳng lẽ họ đã mất khôn ngoan rồi? Chạy trốn đi, quay mặt đi, đào hố sâu mà ở, hỡi cư dân thành Đơđan, vì Ta giáng họa xuống Êxau; đây là thời Ta trừng phạt nó. Nếu thợ hái nho đến vườn nho của ngươi, chúng sẽ không để sót trái nào; nếu ban đêm kẻ trộm đến, chúng sẽ tha hồ phá hoại. Quả thật, chính Ta sẽ lột trần Êxau, để lộ những nơi nó ẩn núp, như thế, nó sẽ không ẩn mình được nữa. Dòng dõi nó đã bị tiêu diệt rồi, anh chị em láng giềng nó cũng vậy, chẳng còn ai nữa hết. Để những trẻ mồ côi lại cho Ta, Ta sẽ nuôi dưỡng chúng; còn những ai góa bụa, cứ tin tưởng vào Ta!” (Sách Giêrêmia 49,7-11).
(John Ching-Hsiung Wu, ”Par-delà l'Est et l'Ouest”, traduit de l'anglais par Franz Weyergans, Éditions Casterman, 1960, trang 97-107)
Ông Gioan Ngô Kinh Hùng (John Ching-Hsiung Wu) (1899-1986) chào đời tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông mồ côi Mẹ lúc lên 4 và mồ côi Cha khi mới lên 10. Ông Ngô là nhà luật học quốc tế danh tiếng, nhà nhân bản học đặc sắc, một người kết hợp hài hòa nét tuyệt hảo của 2 nền văn hóa cũ mới, Đông Tây.
Năm 1937, Nhật chiếm Thượng Hải, ông Ngô trú ẩn tại nhà người bạn tên Nguyễn Gia Hoàng, giáo sư Luật tại Đại học Rạng Đông. Nhờ sống trong một gia đình Công Giáo đạo đức, và nhất là, sau khi đọc truyện thánh nữ Teresa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897), ông Ngô quyết định theo đạo Công Giáo. Ngày 23-12-1937 ông lãnh bí tích Rửa Tội do Cha Georges Germain, dòng Tên, Viện trưởng đại học Rạng Đông. Hai năm sau, ông nhận phép Thêm Sức từ tay Đức Cha Enrico Valtorta, Giám Mục thừa sai người Ý. Từ đó, lòng nhiệt thành truyền giáo thôi thúc ông hăng say rao giảng Đạo Công Giáo. Xin nhường lời cho ông Gioan Ngô Kinh Hùng.
Sau thời gian ngắn lãnh nhận phép Thêm Sức, Bí Tích làm cho tôi trở nên chiến sĩ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đức Chúa Thánh Thần thôi thúc tính hăng say và lôi kéo tôi đi vào con đường tông đồ. Tôi trở thành kẻ chài lưới người, cả đàn ông lẫn đàn bà. Con cá đầu tiên THIÊN CHÚA đưa vào mạng lưới lại là một bạn đồng nghiệp của tôi - ông Phanxicô Chiu Yuan-Yeh - tín hữu tin lành.
Một ngày mùa đông năm 1939, cả hai chúng tôi lang thang trên đường phố. Cuộc dạo chơi đưa chúng tôi đi ngang nhà thờ Đức Bà Mân Côi. Tôi đề nghị với Phanxicô:
- Chúng mình vào viếng nhà thờ vài phút đi!
Phanxicô trả lời:
- Không, anh vào một mình. Tôi đợi anh ở ngoài!
Thế là tôi bước vào và tiến thẳng đến bàn thờ dâng kính Đức Mẹ MARIA. Tôi quì sụp xuống và thưa cùng Đức Mẹ:
- Mẹ thấy không? Con để một linh hồn tuyệt vời nơi ngưỡng cửa đền thánh Mẹ đó! Con đã làm trọn điều phải làm. Bây giờ đến phiên Mẹ. Thưa Mẹ, Mẹ không để con phải thất vọng. Thật ra, chuyện này thuộc về Mẹ. Hễ người nào trong chúng con có lòng kính mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ, cũng đều phải hoạt động chung với nhau!
Vừa cầu nguyện tôi vừa nghe tiếng mình, giống tiếng một kẻ tuyệt vọng. Tôi vừa kêu gào vừa khóc lóc như một đứa trẻ trước người Mẹ dấu yêu. (Giờ đây tôi vẫn còn khóc khi nhớ lại biến cố ấy. Nhưng là giọt nước mắt tri ân, cảm động vì thấy Đức Mẹ mau mắn nghe lời tôi nài xin). Lấy khăn chùi khô nước mắt xong, tôi ra khỏi nhà thờ đến nơi Phanxicô đang đứng đợi. Dĩ nhiên tôi không hé môi kể cho Phanxicô nghe những gì vừa xảy ra trong thánh đường. Tôi lấy dáng điệu thật vui, trò chuyện với Phanxicô. Sau đó chúng tôi chia tay, ai về nhà nấy.
Những ngày kế tiếp, tôi tự quyết không gọi điện thoại cho Phanxicô. Sang ngày thứ tư, chính Phanxicô đến nhà tôi và nói:
- Anh Gioan à, không rõ có gì xảy ra cho tôi. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy một điều thật lạ kỳ. Tôi cảm thấy một sức mạnh lôi kéo thúc giục tôi: tôi muốn được rửa tội càng sớm càng tốt. Tôi sẽ viết ngay một lá thư cho Cha Nicola Maestrini (1908-2006) để loan báo quyết định của tôi!
Nghe Phanxicô nói tôi lại khóc, nhưng khóc vì vui sướng và vì cảm phục. Dầu vậy, tôi vẫn không tiết lộ cho bạn biết bí mật của mình. Phanxicô lãnh bí tích Rửa Tội, gia nhập Giáo Hội Công Giáo ngày 2-2-1940, nhằm lễ Đức Mẹ dâng Hài Nhi GIÊSU vào Đền Thánh. Từ đó Phanxicô sống đạo nhiệt thành. Anh dùng toàn lực để phụng sự THIÊN CHÚA và phục vụ Giáo Hội Ngài.
Sau nhiều năm hoạt động hăng say, anh trút hơi thở cuối cùng ngày 1-3-1948.
Một linh hồn tuyệt vời khác Chúa đặt trên đường tôi đi và tôi đã đưa về với Ngài là cô Alice Chow. Cô cũng là bạn đồng nghiệp của tôi.
Một buổi tối, cả hai chúng tôi được mời tham dự buổi hội vũ. Trong buổi hội, tôi mời Alice nhảy với tôi. Đang lúc đi theo điệu nhạc, Alice xin tôi giới thiệu cho cô vài tác phẩm thiêng liêng, hữu ích cho cô. Tôi thầm thì vào tai Alice:
- Tôi đang đọc bản dịch mới cuốn ”Theo Gương Đức Chúa GIÊSU”. Ngày mai, tôi sẽ tặng cô một bản!
Khi buổi hội kết thúc, Alice xin tôi đưa cô về nhà, vì cô có điều muốn thổ lộ với tôi. Tôi gọi taxi và cả hai chúng tôi cùng lên xe. Trên taxi, Alice cho tôi biết cô là tín hữu Công Giáo nhưng từ 14 năm nay, cô bỏ Đạo, không xưng tội rước lễ gì cả. Thế rồi không rõ vì lý do gì, Alice bỗng òa lên khóc. Tôi an ủi:
- Bạn đã bỏ rơi THIÊN CHÚA, nhưng thật ra Ngài vẫn nhớ đến bạn. Ngài hằng chờ đợi bạn suốt trong thời gian qua. Không gì dịu ngọt cho bằng trở về với Người Bạn Xưa. Điều cần thiết nhất ngay lúc này đây là dọn mình xưng tội. Tôi sẽ giới thiệu bạn với một Linh Mục vô cùng khả ái. Ngài tên là Nicola Maestrini.
Alice lo âu hỏi tôi:
- Ngài thánh thiện bằng Cha Jacquinot ở Thượng Hải không?
Tôi trả lời:
- Rồi chính bạn sẽ thấy Ngài như thế nào.
Vài ngày sau, chúng tôi cùng đến gặp Cha Nicola Maestrini (thừa sai người Ý) và Alice giao hòa với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Từ đó cô Alice Chow sống đời một tín hữu Công Giáo tốt lành đạo đức.
... Về Êđôm, THIÊN CHÚA phán như thế này: ”Ở Têman, phải chăng không còn khôn ngoan nữa, bậc thông thái đã hết mưu trí sao? Chẳng lẽ họ đã mất khôn ngoan rồi? Chạy trốn đi, quay mặt đi, đào hố sâu mà ở, hỡi cư dân thành Đơđan, vì Ta giáng họa xuống Êxau; đây là thời Ta trừng phạt nó. Nếu thợ hái nho đến vườn nho của ngươi, chúng sẽ không để sót trái nào; nếu ban đêm kẻ trộm đến, chúng sẽ tha hồ phá hoại. Quả thật, chính Ta sẽ lột trần Êxau, để lộ những nơi nó ẩn núp, như thế, nó sẽ không ẩn mình được nữa. Dòng dõi nó đã bị tiêu diệt rồi, anh chị em láng giềng nó cũng vậy, chẳng còn ai nữa hết. Để những trẻ mồ côi lại cho Ta, Ta sẽ nuôi dưỡng chúng; còn những ai góa bụa, cứ tin tưởng vào Ta!” (Sách Giêrêmia 49,7-11).
(John Ching-Hsiung Wu, ”Par-delà l'Est et l'Ouest”, traduit de l'anglais par Franz Weyergans, Éditions Casterman, 1960, trang 97-107)
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
13:32 27/09/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (53)
531. Vâng lời trọng hơn của lễ!
Samuen nói với Saun: “Phải chăng Giavê vui nơi thượng hiến và lễ tế bằng vâng nghe tiếng của Yavê? Nầy, vâng nghe tốt lành hơn lễ tế, và tuân lệnh thì quý hơn mỡ béo của dê.” (1S 15,22)
532. Chúa phạt Samuen vì không vâng phục
Samuen nói: “Bởi ngươi đã chẳng nghe tiếng Yavê mà thi hành án lôi đình thịnh nộ của Người trên Amalek, cho nên hôm nay Yavê đã xử với ngươi thế nầy. Yavê sẽ phó nộp ngươi với cả Israen nữa trong tay quân Philitin.”…
Tức khắc, Saun ngã lăn sóng sượt trên đất. (1S 28,18-20)
533. Lời khấn vâng phục của Đức Mẹ
Khi được tin làm Mẹ Đức Chúa Trời, Đức Mẹ khấn ngay đức vâng phục: ‘Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời.” (Lc 1,38)
Lời khấn đức vâng phục là lời khấn thứ hai của Đức Mẹ, vì lời khấn khiết tịnh là lời khấn thứ nhất của Đức Mẹ khi Ngài đã nói ra cho thiên thần biết: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng.” (Lc 1,34)
534. Gương vâng lời của Chúa Giêsu
Chúa Giêsu vâng lời trước khi xuống trần gian: “Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Dt 10,7)
Chúa Giêsu vâng lời trong gia đình: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài.” (Lc 2,51)
Chúa Giêsu vâng lời trong đời sống công khai hành đạo: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34)
Chúa Giêsu rất hãnh diện vì đã vâng lời Cha Ngài một cách hoàn toàn: “Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm.” (Ga 17,4)
Chúa Giêsu quyết tâm vâng lời dẫu đang ở trong hoàn cảnh quá đau đớn: “Lạy Cha, nếu chén nầy không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện.” (Mt 26,42)
Chúa Giêsu vâng lời một cách quá tuyệt vời, đến đỗi thánh Phaolô phải nhận xét: “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 8). Và tác giả Thư Do Thái cũng nói đến điểm nầy: “ Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục.” (Dt 5,8)
535. Phải vâng lời Chúa hơn vâng lời người ta!
Họ điệu các ông đến giữa Thượng Hội Đồng; vị thượng tế hỏi các ông rằng:
- “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà kìa các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!”
Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.” (Cv 5, 27-29)
536. Huấn luyện giáo dân là điều rất quan trọng cho Giáo Hội hiện nay
Với sự thấu hiểu các nhu cầu của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Piô X (1903-1914) thường có những nhận xét rất đúng.
Báo L’Ami du Clergé (1921) thuật lại mẩu truyện lý thú giữa Đức Giáo Hoàng và một số Hồng Y. Đức Thánh Cha hỏi:
- “Hiện nay, cái gì là cần thiết hơn cả để cứu vãn tình trạng thối nát của thế giới?”
- “Tâu Đức Thánh Cha - một vị Hồng Y thưa – con nghĩ phải xây nhiều học đường công giáo.”
- “Không!”
- “Tâu Đức Thánh Cha - vị khác nói - phải xây thêm rất nhiều thánh đường.”
- “Cũng không phải!”
- “Con nghĩ - vị thứ ba nói - phải khuyến khích công việc tuyển trạch hàng giáo sĩ.”
- “Không! Điều cần thiết nhất lúc nầy là mỗi xứ phải có một nhóm giáo dân vừa đạo đức, vừa biết rộng, trông xa, cương quyết và có tinh thần tông đồ thực thụ.” (Hồn Tông Đồ)
537. Một trong những nghệ thuật đàm phán: chọn lựa từ một menu-giới-hạn
Đừng bao giờ để cho phía bên kia không có lựa chọn nào khác.
Đừng bao giờ tuyên bố: “Hoặc là cái nầy, hoặc không có gì cả!” Thay vào đó, hãy để họ có một lựa chọn tốt hơn hẳn – ít nhất là khi so sánh với các lựa chọn khác….
Tháng 8/1977, người Croatia cướp một chiếc máy bay TWA trên lộ trình từ sân bay La Guardia, New York tới O’Hare, Chicago.
Để kéo dài thời gian, máy bay bay theo một lộ trình ngoằn ngoèo qua Montreal, Newfoundland, Shannon, London và cuối cùng, đến sân bay Charles de Gaulle, nơi nhà chức trách Pháp đã bắn nổ lốp.
Chiếc máy bay nằm trên đường băng trong ba ngày.
Cuối cùng, cảnh sát Pháp… đưa ra một tối hậu thư menu-giới-hạn mà tôi diễn đạt lại như sau:
- “Xem đây… các anh có thể làm bất cứ cái gì mình muốn. Tuy nhiên, cảnh sát Mỹ đã đến. Nếu các anh đầu hàng và quay lại liên bang với họ bây giờ, các anh sẽ bị tù từ hai đến bốn năm, tối đa. Nghĩa là các anh có thể sẽ được thả ra trong vòng 10 tháng.”
Chờ một lúc cho những từ nầy thấm, cảnh sát Pháp tiếp tục:
- “Nhưng nếu chúng tôi phải bắt các anh, hình phạt sẽ là tử hình theo luật của Pháp. Bây giờ, … các anh muốn thế nào?”
Những kẻ không tặc quyết định đầu hàng và thử cơ hội với hệ thống toà án Mỹ. (Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì)
538. Người thành công đều biết xin lỗi
Ông Abraham Lincoln là một trong những tổng thống nổi tiếng nhất của Mỹ.
Ông có thói tính không mấy tốt đẹp. Khi còn nhỏ, ông nổi tiếng là người ăn nói cay nghiệt. Khi làm luật sư, ông đã rèn luyện cho mình có tài biện luận, hầu như ít ai cãi được hơn ông.
Do tuổi trẻ hăng hái, tính tình thẳng thắn bộc trực, nên ông có nhiều kẻ thù.
Một hôm, có người bị ông mắng, họ tức giận, thách quyết đấu với ông. Nhưng nhờ ăn nói lợi hại, không ai ăn nói hơn, và cũng nhờ mọi người can ngăn, ông đã xin lỗi đối phương, cuối cùng, không xảy ra cuộc quyết đấu nữa…
Sau nầy, trong một cuộc va chạm tranh cãi, Lincoln không tự chủ được mình, đã mắng té tát một nghị viện trước mặt mọi người. Những câu nói cay độc, xóc hống, như con dao nhọn đâm vào đối phương, không thương tiếc.
Lincoln mắng nghị viện nầy đến nỗi ông ta phải khóc.
Mắng xong, Lincoln cảm thấy hối hận. Một mặt, ông oán trách mình phạm phải sai lầm cũ, một mặt, nghĩ cách làm sao giải quyết thỏa đáng vấn đề nầy.
Sau một cuộc vật lộn đấu tranh tư tưởng, Lincoln quyết định vứt bỏ tự ái, đến nhà xin lỗi viên nghị viện kia.
Ngay đêm hôm đó, ông đến nhà viên nghị viện, thành khẩn xin lỗi, và tỏ ra xấu hổ về chuyện va chạm của mình trong ngày.
Tuy viên nghị viện chưa tỏ ra chấp nhận xin lỗi của Lincoln ngay, nhưng thái độ cử chỉ của ông ta chứng tỏ mâu thuẩn giữa hai người đã được hòa hoãn, và Lincol đã tránh được một kẻ thù ghê gớm về chính trị….
Bài học dạy đời là phải biết xin lỗi, thừa nhận sai lầm, và được nhiều người giúp đỡ, nên Lincoln đã bước tới thành công. (Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi)
539. Bài học của sai lầm cũng như của thành công
Có một anh chàng than rằng Thượng Đế không bao giờ nói cho anh ta biết cái gì cả.
Anh ta đi hỏi bạn bè:
- “Tại sao Thượng Đế không gửi cho tôi một thông điệp nào cả như từng gửi cho người khác?”
Bạn thân của anh ta trả lời dứt khoát:
- “Thượng Đế làm như vậy với anh qua những sai lầm của anh đó.”
Sai lầm là những thông tin phản hồi chúng ta nhận được và cần phải học hỏi từ chúng.
Kẻ chiến thắng phạm sai lầm nhiều hơn kẻ thất bại. Đó là lý do họ chiến thắng. Họ sẽ nhận được nhiều thông tin phản hồi khi họ cố gắng thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau.
Vấn đề vướng mắc của những người thất bại là ở chỗ họ coi sai lầm là một gánh nặng mà không nhìn thấy những mặt tích cực của nó.
Chúng ta học hỏi nhiều điều lúc thất bại hơn là lúc thành công.
Khi chúng ta thất bại, chúng ta suy ngẫm, phân tích, tập hợp lại và thảo ra một chiến lược mới.
Khi chúng ta chiến thắng hay thành công, chúng ta chỉ đơn giản ăn mừng những gì chúng ta đã làm, vì thế, chúng ta học hỏi được rất ít khi thành công. Đó là lý do nữa để chúng ta sẵn sàng vui vẻ đón nhận những sai lầm. (Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi)
540. Nơi đâu có ý chí, nơi đó có lối đi.
Chúng ta không nên hoảng sợ trước tầm quan trọng của vấn đề.
Thỉnh thoảng, chúng ta lại đánh giá thấp năng lực của chính mình và tự gây trở ngại bằng tầm quan trọng của vấn đề.
Một lần, cậu trai nọ ngồi góc tối của ngôi làng với một ngọn đèn nhỏ trong tay. Ngọn đèn chỉ có thể tỏa ánh sáng trong vòng một mét rưỡi, trong khi cậu phải đi bộ sang làng bên, cách đó ba dặm.
Một cụ già, người tình cờ đi ngang qua, hỏi tại sao cậu phải ngồi một mình trong góc tối của ngôi làng với ngọn đèn trong tay?
Cậu trai trả lời:
- “Cháu phải đi ba dặm trong bóng tối và cây đèn mà cháu có, chỉ có thể tỏa ánh sáng trong vòng một mét rưỡi. Vì vậy, cháu ngồi đây để qua đêm và sẽ bắt đầu chuyến đi vào lúc trời sáng.”
Cụ già cười và nói:
- “Cháu đúng là một đứa trẻ ngu ngốc. Đúng là cây đèn chỉ có thể toả ánh sáng trong vòng một mét rưỡi, nhưng khi cháu vượt qua quảng đường đó, cây đèn tỏa ánh sáng thêm một mét rưỡi nữa, và vì thế, cháu có thể đi bất cứ đâu trong đêm với cây đèn nầy.”
Chỉ khi đó, cậu trai mới nhận ra sự khờ khạo của mình và bắt đầu chuyến đi với ngọn đèn cháy sáng trên đường theo cách giải thích của cụ già…
Rất thường, chúng ta không ý thức được năng lực của mình và không biết cách sử dụng chúng, giống như cậu trai nhỏ với chiếc đèn, đã bị bóng tối mênh mông cản trở.
Nếu cậu ta bắt đầu chuyến đi, cậu sẽ phát hiện ra chiếc đèn đủ để soi sáng đường cậu đi, vượt qua cả quãng đường dài.
Trừ khi chúng ta quyết định hành động, nếu không, vấn đề sẽ không được giải quyết; và để hành động, chúng ta phải có ý chí cần thiết.
Một khi đã có ý chí, chắc chắn sẽ có lối đi. (Tự Tin Để Thành Công)
531. Vâng lời trọng hơn của lễ!
Samuen nói với Saun: “Phải chăng Giavê vui nơi thượng hiến và lễ tế bằng vâng nghe tiếng của Yavê? Nầy, vâng nghe tốt lành hơn lễ tế, và tuân lệnh thì quý hơn mỡ béo của dê.” (1S 15,22)
532. Chúa phạt Samuen vì không vâng phục
Samuen nói: “Bởi ngươi đã chẳng nghe tiếng Yavê mà thi hành án lôi đình thịnh nộ của Người trên Amalek, cho nên hôm nay Yavê đã xử với ngươi thế nầy. Yavê sẽ phó nộp ngươi với cả Israen nữa trong tay quân Philitin.”…
Tức khắc, Saun ngã lăn sóng sượt trên đất. (1S 28,18-20)
533. Lời khấn vâng phục của Đức Mẹ
Khi được tin làm Mẹ Đức Chúa Trời, Đức Mẹ khấn ngay đức vâng phục: ‘Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời.” (Lc 1,38)
Lời khấn đức vâng phục là lời khấn thứ hai của Đức Mẹ, vì lời khấn khiết tịnh là lời khấn thứ nhất của Đức Mẹ khi Ngài đã nói ra cho thiên thần biết: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng.” (Lc 1,34)
534. Gương vâng lời của Chúa Giêsu
Chúa Giêsu vâng lời trước khi xuống trần gian: “Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài.” (Dt 10,7)
Chúa Giêsu vâng lời trong gia đình: “Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadarét và hằng vâng phục các ngài.” (Lc 2,51)
Chúa Giêsu vâng lời trong đời sống công khai hành đạo: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34)
Chúa Giêsu rất hãnh diện vì đã vâng lời Cha Ngài một cách hoàn toàn: “Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm.” (Ga 17,4)
Chúa Giêsu quyết tâm vâng lời dẫu đang ở trong hoàn cảnh quá đau đớn: “Lạy Cha, nếu chén nầy không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện.” (Mt 26,42)
Chúa Giêsu vâng lời một cách quá tuyệt vời, đến đỗi thánh Phaolô phải nhận xét: “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 8). Và tác giả Thư Do Thái cũng nói đến điểm nầy: “ Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục.” (Dt 5,8)
535. Phải vâng lời Chúa hơn vâng lời người ta!
Họ điệu các ông đến giữa Thượng Hội Đồng; vị thượng tế hỏi các ông rằng:
- “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà kìa các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!”
Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.” (Cv 5, 27-29)
536. Huấn luyện giáo dân là điều rất quan trọng cho Giáo Hội hiện nay
Với sự thấu hiểu các nhu cầu của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Piô X (1903-1914) thường có những nhận xét rất đúng.
Báo L’Ami du Clergé (1921) thuật lại mẩu truyện lý thú giữa Đức Giáo Hoàng và một số Hồng Y. Đức Thánh Cha hỏi:
- “Hiện nay, cái gì là cần thiết hơn cả để cứu vãn tình trạng thối nát của thế giới?”
- “Tâu Đức Thánh Cha - một vị Hồng Y thưa – con nghĩ phải xây nhiều học đường công giáo.”
- “Không!”
- “Tâu Đức Thánh Cha - vị khác nói - phải xây thêm rất nhiều thánh đường.”
- “Cũng không phải!”
- “Con nghĩ - vị thứ ba nói - phải khuyến khích công việc tuyển trạch hàng giáo sĩ.”
- “Không! Điều cần thiết nhất lúc nầy là mỗi xứ phải có một nhóm giáo dân vừa đạo đức, vừa biết rộng, trông xa, cương quyết và có tinh thần tông đồ thực thụ.” (Hồn Tông Đồ)
537. Một trong những nghệ thuật đàm phán: chọn lựa từ một menu-giới-hạn
Đừng bao giờ để cho phía bên kia không có lựa chọn nào khác.
Đừng bao giờ tuyên bố: “Hoặc là cái nầy, hoặc không có gì cả!” Thay vào đó, hãy để họ có một lựa chọn tốt hơn hẳn – ít nhất là khi so sánh với các lựa chọn khác….
Tháng 8/1977, người Croatia cướp một chiếc máy bay TWA trên lộ trình từ sân bay La Guardia, New York tới O’Hare, Chicago.
Để kéo dài thời gian, máy bay bay theo một lộ trình ngoằn ngoèo qua Montreal, Newfoundland, Shannon, London và cuối cùng, đến sân bay Charles de Gaulle, nơi nhà chức trách Pháp đã bắn nổ lốp.
Chiếc máy bay nằm trên đường băng trong ba ngày.
Cuối cùng, cảnh sát Pháp… đưa ra một tối hậu thư menu-giới-hạn mà tôi diễn đạt lại như sau:
- “Xem đây… các anh có thể làm bất cứ cái gì mình muốn. Tuy nhiên, cảnh sát Mỹ đã đến. Nếu các anh đầu hàng và quay lại liên bang với họ bây giờ, các anh sẽ bị tù từ hai đến bốn năm, tối đa. Nghĩa là các anh có thể sẽ được thả ra trong vòng 10 tháng.”
Chờ một lúc cho những từ nầy thấm, cảnh sát Pháp tiếp tục:
- “Nhưng nếu chúng tôi phải bắt các anh, hình phạt sẽ là tử hình theo luật của Pháp. Bây giờ, … các anh muốn thế nào?”
Những kẻ không tặc quyết định đầu hàng và thử cơ hội với hệ thống toà án Mỹ. (Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì)
538. Người thành công đều biết xin lỗi
Ông Abraham Lincoln là một trong những tổng thống nổi tiếng nhất của Mỹ.
Ông có thói tính không mấy tốt đẹp. Khi còn nhỏ, ông nổi tiếng là người ăn nói cay nghiệt. Khi làm luật sư, ông đã rèn luyện cho mình có tài biện luận, hầu như ít ai cãi được hơn ông.
Do tuổi trẻ hăng hái, tính tình thẳng thắn bộc trực, nên ông có nhiều kẻ thù.
Một hôm, có người bị ông mắng, họ tức giận, thách quyết đấu với ông. Nhưng nhờ ăn nói lợi hại, không ai ăn nói hơn, và cũng nhờ mọi người can ngăn, ông đã xin lỗi đối phương, cuối cùng, không xảy ra cuộc quyết đấu nữa…
Sau nầy, trong một cuộc va chạm tranh cãi, Lincoln không tự chủ được mình, đã mắng té tát một nghị viện trước mặt mọi người. Những câu nói cay độc, xóc hống, như con dao nhọn đâm vào đối phương, không thương tiếc.
Lincoln mắng nghị viện nầy đến nỗi ông ta phải khóc.
Mắng xong, Lincoln cảm thấy hối hận. Một mặt, ông oán trách mình phạm phải sai lầm cũ, một mặt, nghĩ cách làm sao giải quyết thỏa đáng vấn đề nầy.
Sau một cuộc vật lộn đấu tranh tư tưởng, Lincoln quyết định vứt bỏ tự ái, đến nhà xin lỗi viên nghị viện kia.
Ngay đêm hôm đó, ông đến nhà viên nghị viện, thành khẩn xin lỗi, và tỏ ra xấu hổ về chuyện va chạm của mình trong ngày.
Tuy viên nghị viện chưa tỏ ra chấp nhận xin lỗi của Lincoln ngay, nhưng thái độ cử chỉ của ông ta chứng tỏ mâu thuẩn giữa hai người đã được hòa hoãn, và Lincol đã tránh được một kẻ thù ghê gớm về chính trị….
Bài học dạy đời là phải biết xin lỗi, thừa nhận sai lầm, và được nhiều người giúp đỡ, nên Lincoln đã bước tới thành công. (Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi)
539. Bài học của sai lầm cũng như của thành công
Có một anh chàng than rằng Thượng Đế không bao giờ nói cho anh ta biết cái gì cả.
Anh ta đi hỏi bạn bè:
- “Tại sao Thượng Đế không gửi cho tôi một thông điệp nào cả như từng gửi cho người khác?”
Bạn thân của anh ta trả lời dứt khoát:
- “Thượng Đế làm như vậy với anh qua những sai lầm của anh đó.”
Sai lầm là những thông tin phản hồi chúng ta nhận được và cần phải học hỏi từ chúng.
Kẻ chiến thắng phạm sai lầm nhiều hơn kẻ thất bại. Đó là lý do họ chiến thắng. Họ sẽ nhận được nhiều thông tin phản hồi khi họ cố gắng thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau.
Vấn đề vướng mắc của những người thất bại là ở chỗ họ coi sai lầm là một gánh nặng mà không nhìn thấy những mặt tích cực của nó.
Chúng ta học hỏi nhiều điều lúc thất bại hơn là lúc thành công.
Khi chúng ta thất bại, chúng ta suy ngẫm, phân tích, tập hợp lại và thảo ra một chiến lược mới.
Khi chúng ta chiến thắng hay thành công, chúng ta chỉ đơn giản ăn mừng những gì chúng ta đã làm, vì thế, chúng ta học hỏi được rất ít khi thành công. Đó là lý do nữa để chúng ta sẵn sàng vui vẻ đón nhận những sai lầm. (Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi)
540. Nơi đâu có ý chí, nơi đó có lối đi.
Chúng ta không nên hoảng sợ trước tầm quan trọng của vấn đề.
Thỉnh thoảng, chúng ta lại đánh giá thấp năng lực của chính mình và tự gây trở ngại bằng tầm quan trọng của vấn đề.
Một lần, cậu trai nọ ngồi góc tối của ngôi làng với một ngọn đèn nhỏ trong tay. Ngọn đèn chỉ có thể tỏa ánh sáng trong vòng một mét rưỡi, trong khi cậu phải đi bộ sang làng bên, cách đó ba dặm.
Một cụ già, người tình cờ đi ngang qua, hỏi tại sao cậu phải ngồi một mình trong góc tối của ngôi làng với ngọn đèn trong tay?
Cậu trai trả lời:
- “Cháu phải đi ba dặm trong bóng tối và cây đèn mà cháu có, chỉ có thể tỏa ánh sáng trong vòng một mét rưỡi. Vì vậy, cháu ngồi đây để qua đêm và sẽ bắt đầu chuyến đi vào lúc trời sáng.”
Cụ già cười và nói:
- “Cháu đúng là một đứa trẻ ngu ngốc. Đúng là cây đèn chỉ có thể toả ánh sáng trong vòng một mét rưỡi, nhưng khi cháu vượt qua quảng đường đó, cây đèn tỏa ánh sáng thêm một mét rưỡi nữa, và vì thế, cháu có thể đi bất cứ đâu trong đêm với cây đèn nầy.”
Chỉ khi đó, cậu trai mới nhận ra sự khờ khạo của mình và bắt đầu chuyến đi với ngọn đèn cháy sáng trên đường theo cách giải thích của cụ già…
Rất thường, chúng ta không ý thức được năng lực của mình và không biết cách sử dụng chúng, giống như cậu trai nhỏ với chiếc đèn, đã bị bóng tối mênh mông cản trở.
Nếu cậu ta bắt đầu chuyến đi, cậu sẽ phát hiện ra chiếc đèn đủ để soi sáng đường cậu đi, vượt qua cả quãng đường dài.
Trừ khi chúng ta quyết định hành động, nếu không, vấn đề sẽ không được giải quyết; và để hành động, chúng ta phải có ý chí cần thiết.
Một khi đã có ý chí, chắc chắn sẽ có lối đi. (Tự Tin Để Thành Công)
Xin mãi được làm “người con thứ nhất”!
LM Trương Đình Hiền
15:42 27/09/2008
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN A 2008
Xin mãi được làm “người con thứ nhất”!
1. Người con thứ nhất là những ai ?
Dụ ngôn “Hai người con” được Matthêu tường thuật hôm nay chắc chắn nằm trong một loạt những dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng trong các cuộc tranh luận với những người ký lục và biệt phái, để vạch trần tính kêu căng, hợm hĩnh, giả hình, bất khoan dung… trong cung cách sống đạo và ứng xử với tha nhân của họ.
Không chỉ liên quan đến những người luật sĩ và biệt phái ngày xưa, lời dạy của Chúa Giêsu trong dụ ngôn Tin Mừng vừa được công bố vẫn còn nguyên giá trị giáo dục đức tin dành cho tất cả chúng ta hôm nay.
Bởi chưng, khi dừng lại để kiểm điểm cuộc đời, nào chẳng phải đã bao lần chúng ta cố tình quên mất thân phận tội lỗi của mình để kiêu căng hợm hĩnh tự cho mình là kẻ không làm điều gì gian ác, chu toàn lề luật “trăm phần trăm” và an nhiên tự tại với lối sống đạo và đối nhân xử thế đầy sai lệch và ích kỷ của mình đó sao !
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu mạnh mẽ lên án những người Ký lục và Biệt phái nói mà không làm, bắt kẻ khác giữ lề luật nhưng chính họ lại trốn tránh..Thì hôm nay, Lời Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy thể hiện niềm tin không chỉ bằng lý thuyết hay lời nói suống; mà phải là những chứng nhân sống động trong mối quan hệ thân tình với Thiên Chúa và nghĩa thiết với anh em.
Nếu ngày xưa Chúa Giêsu đã từng dị ứng với cách hành đạo của những luật sĩ và biệt phái khi họ bắt kẻ khác giữ những điều tỉ mỉ, có khi chính họ đã bày vẽ ra để chất thêm gánh nặng cho kẻ khác, nhưng chính họ lại phủi tay chẳng buồn thực hiện; thì hôm nay Lời Chúa cũng đang thúc bách chúng ta hãy chu toàn những điều bé nhỏ nhất cùng với anh chị em trong tình hiệp thông và liên đới cộng đoàn.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã thẳng mặt vạch trần lối sống đạo giã hình, kiêu căng, tự hào công chính và kế thừa di sản đức tin chính truyền, biến lề luật thánh thành những điều lệ vô căn cứ, biến Lời Hằng Sống của Thiên Chúa thành một mớ những giải thích vòng vo, những nghiêm lệnh nặng nề… để gạt ra ngoài những kẻ yếu đuối, tội lỗi, thấp cổ bé miệng…; thì hôm nay Chúa Giêsu cũng muốn dạy bảo chúng ta như Ngài đã dạy bảo dân Do Thái cách đây 2000 trước con đường "thực thi đức công chính mới" mà thái độ trước tiên chính là sám hối hoán cải, đó cũng chính là Tin Mừng mà ngay từ buổi xuất hiện công khai Ngài đã long trọng công bố: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14)
Mà chân lý nầy đâu có phải mới mẻ gì đâu ! Đó cũng chính là điều mà Thiên Chúa đã từng phán dạy ngày xưa trong thời Cựu ước như hôm nay chúng ta đã nghe sách sứ ngôn Ê-dê-ki-en trong bài đọc 1: “Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình…”. Đó cũng chính là điều mà dụ ngôn Tin Mừng hôm nay đã khắc họa bằng chân dung “người con thứ nhất”.
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Lêvi bỏ bàn thu thuế, đứng dậy theo Đức Kitô để trở thành Tông Đồ sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Maria Mađalêna với những giọt nước mắt sám hối chân thành nhỏ trên chân Chúa để từ đó đứng lên làm lại cuộc đời trong ánh sáng và tình yêu sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Gia Kê với thái độ tò mò đến ngây thơ trèo lên cây sung để nhìn cho được mặt Chúa, rồi sau đó tiếp rước Chúa vào nhà mà bắt đầu một cuộc sống mới sao ?
Và - Người con thứ nhất đó chẳng phải là tên tử tội sắp sửa lìa đời đã ngước nhìn về phía của Chúa Chịu đóng đinh với những lời thân thương và đầy lòng trông cậy: “Khi Thầy vào Nước của Thầy, xin nhớ đến tôi”…Và Chúa đã hứa chắc: “Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”,
Vâng, - Người con thứ nhất đó cũng chính là những người mà Ngài đã long trọng công bố đích danh ngày nào trước mặt những ký lục và biệt phái: “Người thu thuế và hạng gái điếm sẽ vào Nước Trời trước các ông”.
Phải chăng đó là một “nghịch lý của Tin Mừng, mà nói như Bosuet “sự trái ngược chỉ có Thiên Chúa mới làm được” hay như văn hào Mauriac: “Trong những tâm hồn trước đây lửa dục vọng nung cháy thì Chúa đến khơi lên một bầu lửa tình. Họ biết rằng họ càng dơ bẩn thì càng được Chúa thương nhiều. Thương nhiều vì dơ bẩn nhiều”.
Đó chính là tinh thần khiêm hạ, khó nghèo của Chúa Kitô đã chọn lựa để nhập thể, để sống và để chết như Thánh Phaolô đã khắc họa trong thánh thi Philip được công bố trong BĐ 2 hôm nay:
"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...".
Cuộc đời đó, giáo huấn đó có gì xa lạ với nhịp sống đức tin của chúng ta hôm nay. Chính vì thế, ở giữa lòng Hội Thánh, trong "Vườn Nho Giáo Hội" hôm nay chúng ta hãy xin mãi được trở thành những "người con thứ nhất".
2. Xin được làm những “người con thứ nhất” !
Và cộng đoàn Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu đã được làm nên bởi phần đông những con người như thế: những kẻ đã từng bỏ Thầy chạy trốn như các Tông Đồ, chối Thầy ba lần như Phêrô, bắt bớ đạo Chúa như Phaolô, những cô gái điếm hoàn lương, những anh chàng mù sáng mắt, những phụ nữ lẻo đẻo tháp tùng Chúa đi lên đồi Sọ, những bà góa nghèo chỉ có mấy đồng xu ten để bố thí, những kẻ phung cùi lành bệnh, những thanh niên đã từng bị quỷ ám, những trẻ thơ được Chúa chúc lành, người phụ nữ bệnh hoạn đã từng chạm đến gấu áo Chúa Giêsu…
Và sau đó, trong ký ức của Hội Thánh, chúng ta lại đọc thấy bao nhiêu bóng dáng những “người con thứ nhất” như:
- Augustinô đã có một thời thanh niên buông thả và lầm lạc, nhưng rồi, nhờ những giọt nước mắt nguyện cầu của người mẹ tuyệt vời Monica, sau đó đã trở thành Giám Mục và Giáo phụ thời danh của Hội Thánh trong những thế kỷ đầu tiên.
- Phanxicô Assisi, chàng thanh niên giàu có lêu lổng, đã một lần nghe tiếng gọi của Lời Chúa và cương quyết dấn thân vào con đương hẹp của Tin Mừng. Cuộc đổi đời và sám hối đó đã thổi vào Giáo Hội lúc bấy giờ và mãi cho tới hôm nay một luồng gió canh tân trở về nguồn cội của Tin Mừng.
- Trong lịch sử Giáo Hội Viêt Nam, cũng không thiếu những Chứng nhân anh hùng, như các Thánh Phan Viết huy, Bùi Đức thể, Đinh Đạt, là những quân nhân, dù cho đã có lần yếu đuối chối đạo, nhưng sau đã trở lại cương quyết làm chứng đức tin và đã anh dũng lãnh nhận cành lá thiên tuế Tử đạo…
Phải chăng đó là “những người con thứ nhất” mà dụ ngôn Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu từng ám chỉ. Và như thế, “Vườn Nho của Cha” mãi mãi đang cần những hạng “người con thứ nhất” đó để đi vào canh tác và xây dựng, để chăm sóc và giữ gìn. Và như thế, tất cả chúng ta đều có lý do để hân hoan cảm tạ, để phấn chấn và hy vọng ắp đầy. Bởi vì chúng ta đang thấy mình trong chân dung của “Người con thứ nhất”, người con đã hơn một lần nghe tiếng Cha vẫy gọi “Hãy đi làm vườn nho cho Cha nhé!” nhưng đã yếu đuối khước từ vì biết bao lỗi lầm thiếu sót, bao phản bội vong ân…
Sám hối ăn năn, làm lại cuộc đời, phải chăng đó chính là của lễ mà Chúa ưa thích nhất: “Tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát., một tâm hồn tan nát dày vò Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50), và đó cũng chính là tâm tình khiêm hạ và vâng phục của chính Chúa Giêsu, một chọn lựa căn bản để Ngài hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại (BĐ 2), một tâm tình mà mỗi người chúng ta luôn luôn mang lấy theo mình như lời thúc dục của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay: “anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu-Kitô”. Và chính trong tâm tình đó, chúng ta sẽ nhiệt thành đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa trên mọi nẻo đường đời: “Con hãy đi làm vươn nho cho Cha nhé”… bằng lớp đáp khiêm nhu: “xin cho con mãi được làm người con thứ nhất”…
Xin mãi được làm “người con thứ nhất”!
1. Người con thứ nhất là những ai ?
Dụ ngôn “Hai người con” được Matthêu tường thuật hôm nay chắc chắn nằm trong một loạt những dụ ngôn được Chúa Giêsu sử dụng trong các cuộc tranh luận với những người ký lục và biệt phái, để vạch trần tính kêu căng, hợm hĩnh, giả hình, bất khoan dung… trong cung cách sống đạo và ứng xử với tha nhân của họ.
Không chỉ liên quan đến những người luật sĩ và biệt phái ngày xưa, lời dạy của Chúa Giêsu trong dụ ngôn Tin Mừng vừa được công bố vẫn còn nguyên giá trị giáo dục đức tin dành cho tất cả chúng ta hôm nay.
Bởi chưng, khi dừng lại để kiểm điểm cuộc đời, nào chẳng phải đã bao lần chúng ta cố tình quên mất thân phận tội lỗi của mình để kiêu căng hợm hĩnh tự cho mình là kẻ không làm điều gì gian ác, chu toàn lề luật “trăm phần trăm” và an nhiên tự tại với lối sống đạo và đối nhân xử thế đầy sai lệch và ích kỷ của mình đó sao !
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu mạnh mẽ lên án những người Ký lục và Biệt phái nói mà không làm, bắt kẻ khác giữ lề luật nhưng chính họ lại trốn tránh..Thì hôm nay, Lời Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy thể hiện niềm tin không chỉ bằng lý thuyết hay lời nói suống; mà phải là những chứng nhân sống động trong mối quan hệ thân tình với Thiên Chúa và nghĩa thiết với anh em.
Nếu ngày xưa Chúa Giêsu đã từng dị ứng với cách hành đạo của những luật sĩ và biệt phái khi họ bắt kẻ khác giữ những điều tỉ mỉ, có khi chính họ đã bày vẽ ra để chất thêm gánh nặng cho kẻ khác, nhưng chính họ lại phủi tay chẳng buồn thực hiện; thì hôm nay Lời Chúa cũng đang thúc bách chúng ta hãy chu toàn những điều bé nhỏ nhất cùng với anh chị em trong tình hiệp thông và liên đới cộng đoàn.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã thẳng mặt vạch trần lối sống đạo giã hình, kiêu căng, tự hào công chính và kế thừa di sản đức tin chính truyền, biến lề luật thánh thành những điều lệ vô căn cứ, biến Lời Hằng Sống của Thiên Chúa thành một mớ những giải thích vòng vo, những nghiêm lệnh nặng nề… để gạt ra ngoài những kẻ yếu đuối, tội lỗi, thấp cổ bé miệng…; thì hôm nay Chúa Giêsu cũng muốn dạy bảo chúng ta như Ngài đã dạy bảo dân Do Thái cách đây 2000 trước con đường "thực thi đức công chính mới" mà thái độ trước tiên chính là sám hối hoán cải, đó cũng chính là Tin Mừng mà ngay từ buổi xuất hiện công khai Ngài đã long trọng công bố: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14)
Mà chân lý nầy đâu có phải mới mẻ gì đâu ! Đó cũng chính là điều mà Thiên Chúa đã từng phán dạy ngày xưa trong thời Cựu ước như hôm nay chúng ta đã nghe sách sứ ngôn Ê-dê-ki-en trong bài đọc 1: “Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình…”. Đó cũng chính là điều mà dụ ngôn Tin Mừng hôm nay đã khắc họa bằng chân dung “người con thứ nhất”.
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Lêvi bỏ bàn thu thuế, đứng dậy theo Đức Kitô để trở thành Tông Đồ sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Maria Mađalêna với những giọt nước mắt sám hối chân thành nhỏ trên chân Chúa để từ đó đứng lên làm lại cuộc đời trong ánh sáng và tình yêu sao ?
- Người con thứ nhất đó chẳng phải là một Gia Kê với thái độ tò mò đến ngây thơ trèo lên cây sung để nhìn cho được mặt Chúa, rồi sau đó tiếp rước Chúa vào nhà mà bắt đầu một cuộc sống mới sao ?
Và - Người con thứ nhất đó chẳng phải là tên tử tội sắp sửa lìa đời đã ngước nhìn về phía của Chúa Chịu đóng đinh với những lời thân thương và đầy lòng trông cậy: “Khi Thầy vào Nước của Thầy, xin nhớ đến tôi”…Và Chúa đã hứa chắc: “Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”,
Vâng, - Người con thứ nhất đó cũng chính là những người mà Ngài đã long trọng công bố đích danh ngày nào trước mặt những ký lục và biệt phái: “Người thu thuế và hạng gái điếm sẽ vào Nước Trời trước các ông”.
Phải chăng đó là một “nghịch lý của Tin Mừng, mà nói như Bosuet “sự trái ngược chỉ có Thiên Chúa mới làm được” hay như văn hào Mauriac: “Trong những tâm hồn trước đây lửa dục vọng nung cháy thì Chúa đến khơi lên một bầu lửa tình. Họ biết rằng họ càng dơ bẩn thì càng được Chúa thương nhiều. Thương nhiều vì dơ bẩn nhiều”.
Đó chính là tinh thần khiêm hạ, khó nghèo của Chúa Kitô đã chọn lựa để nhập thể, để sống và để chết như Thánh Phaolô đã khắc họa trong thánh thi Philip được công bố trong BĐ 2 hôm nay:
"Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...".
Cuộc đời đó, giáo huấn đó có gì xa lạ với nhịp sống đức tin của chúng ta hôm nay. Chính vì thế, ở giữa lòng Hội Thánh, trong "Vườn Nho Giáo Hội" hôm nay chúng ta hãy xin mãi được trở thành những "người con thứ nhất".
2. Xin được làm những “người con thứ nhất” !
Và cộng đoàn Giáo Hội ngay từ thuở ban đầu đã được làm nên bởi phần đông những con người như thế: những kẻ đã từng bỏ Thầy chạy trốn như các Tông Đồ, chối Thầy ba lần như Phêrô, bắt bớ đạo Chúa như Phaolô, những cô gái điếm hoàn lương, những anh chàng mù sáng mắt, những phụ nữ lẻo đẻo tháp tùng Chúa đi lên đồi Sọ, những bà góa nghèo chỉ có mấy đồng xu ten để bố thí, những kẻ phung cùi lành bệnh, những thanh niên đã từng bị quỷ ám, những trẻ thơ được Chúa chúc lành, người phụ nữ bệnh hoạn đã từng chạm đến gấu áo Chúa Giêsu…
Và sau đó, trong ký ức của Hội Thánh, chúng ta lại đọc thấy bao nhiêu bóng dáng những “người con thứ nhất” như:
- Augustinô đã có một thời thanh niên buông thả và lầm lạc, nhưng rồi, nhờ những giọt nước mắt nguyện cầu của người mẹ tuyệt vời Monica, sau đó đã trở thành Giám Mục và Giáo phụ thời danh của Hội Thánh trong những thế kỷ đầu tiên.
- Phanxicô Assisi, chàng thanh niên giàu có lêu lổng, đã một lần nghe tiếng gọi của Lời Chúa và cương quyết dấn thân vào con đương hẹp của Tin Mừng. Cuộc đổi đời và sám hối đó đã thổi vào Giáo Hội lúc bấy giờ và mãi cho tới hôm nay một luồng gió canh tân trở về nguồn cội của Tin Mừng.
- Trong lịch sử Giáo Hội Viêt Nam, cũng không thiếu những Chứng nhân anh hùng, như các Thánh Phan Viết huy, Bùi Đức thể, Đinh Đạt, là những quân nhân, dù cho đã có lần yếu đuối chối đạo, nhưng sau đã trở lại cương quyết làm chứng đức tin và đã anh dũng lãnh nhận cành lá thiên tuế Tử đạo…
Phải chăng đó là “những người con thứ nhất” mà dụ ngôn Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu từng ám chỉ. Và như thế, “Vườn Nho của Cha” mãi mãi đang cần những hạng “người con thứ nhất” đó để đi vào canh tác và xây dựng, để chăm sóc và giữ gìn. Và như thế, tất cả chúng ta đều có lý do để hân hoan cảm tạ, để phấn chấn và hy vọng ắp đầy. Bởi vì chúng ta đang thấy mình trong chân dung của “Người con thứ nhất”, người con đã hơn một lần nghe tiếng Cha vẫy gọi “Hãy đi làm vườn nho cho Cha nhé!” nhưng đã yếu đuối khước từ vì biết bao lỗi lầm thiếu sót, bao phản bội vong ân…
Sám hối ăn năn, làm lại cuộc đời, phải chăng đó chính là của lễ mà Chúa ưa thích nhất: “Tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát., một tâm hồn tan nát dày vò Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50), và đó cũng chính là tâm tình khiêm hạ và vâng phục của chính Chúa Giêsu, một chọn lựa căn bản để Ngài hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại (BĐ 2), một tâm tình mà mỗi người chúng ta luôn luôn mang lấy theo mình như lời thúc dục của Thánh Phaolô trong bài đọc 2 hôm nay: “anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Giêsu-Kitô”. Và chính trong tâm tình đó, chúng ta sẽ nhiệt thành đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa trên mọi nẻo đường đời: “Con hãy đi làm vươn nho cho Cha nhé”… bằng lớp đáp khiêm nhu: “xin cho con mãi được làm người con thứ nhất”…
Một linh đạo tu thân: Con đường nước
Lm. Thái Nguyên
15:48 27/09/2008
MỘT LINH ĐẠO TU THÂN: CON ĐƯỜNG NƯỚC
Trong vạn vật, có lẽ không có gì mềm bằng nước, và cũng không có gì thắng được nước. Chính vì mềm, nên nước không hề bị suy giảm hay thương tổn, và luôn là chính nó trong mọi biến dịch. Mềm như nước thì không còn hình thức gì phải nhất định, luôn ở trong tình trạng sẵn sàng để tùy thời mà xoay chuyển, tùy nơi mà uốn nắn. Dù nước rất mềm, nhưng lại có khi rất mạnh mẽ để xoay trở thiên nhiên. Từ mặt biển phẳng lặng có thể biến thành cơn sóng dữ; từ dòng sông êm đềm có thể biến thành con nước lũ quét sạch mọi đê điều. Trong cuộc sống con người cũng thế “Phải biết mềm biết cứng, biết lo biết lường, biết lui biết tiến, biết nhược biết cường, vững vàng như núi đá, biến hóa như âm dương...” (Gia Cát Lượng). Đó là thái độ thuần phát, vô vi, là “đứa con đỏ” (xích tử), chưa thành gì để có khả năng thành mọi cái. Đây cũng là khả năng “ứng vạn biến”, không vụ vào gì cả, nên thích nghi được với mọi thời, mọi nơi, với mọi tình huống mà vẫn y nguyên chính mình.
1. Con đường Nước của Lão Tử
Hầu như toàn bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm nói đến sức mạnh của cái Nhu, của Vô Vi. Trong ý niệm đó, đặc biệt ở chương 8, Nước được coi như hình ảnh đặc thù để chuyển tải một triết lý sống và cũng chính là một nghệ thuật sống lý tưởng. Ông cho thấy đường lối sống Đạo tự nhiên như nước chảy xuôi: ở thì chuộng chỗ thấp, ân tình thì chuộng thâm sâu, xử sự chuộng lòng nhân, nói thì chuộng chân thật, cai trị thì làm cho cuộc sống an bình, làm việc thì hợp với tài năng, hành động thì hợp thời đúng lúc. Đức tính của nước là làm lợi cho tất cả thiên hạ mà không tranh công đoạt lợi, gặp chỗ thiếu thì chảy vào, chỗ thừa thì chảy ra, trên đời làm mưa, dưới đất thành sông lạch: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”.
Lão Tử nhận ra ưu điểm của nước là tính vô kỷ, vị tha, làm lợi cho tất cả. Nước lại còn có tính cách nén chịu, sự nén chịu của con đường Nhu: “Thọ quốc chi cấu”: nhận lấy cho mình bụi bặm của quốc gia. Đồng thời “Thọ quốc chi tường”: nhận lấy cho mình sự rủi ro của nước nhà. Đó cũng là tận cùng của vị tha, nhưng chính nhờ thế mới thực làm chủ được sơn hà, xã tắc.
Nói đến vị tha và đón nhận là nói đến đặc tính của nước ở mức tổng thể, tính bao la của nó. Đó là nước trường giang chảy miết không ngơi, dù cuốn theo bao nhiêu rác rưởi mà vẫn luôn thanh khiết. Đó là nước của đại dương, dù nuôi ngàn muôn tôm cá mà không bao giờ cạn kiệt. Do đó, đi vào đạo Nước thì Trí không dừng ở đồng dị tiểu tiết; Tâm không thu vào tiểu ngã hạn hẹp; cũng như Chí phải vượt lũy tre xanh. Cần phải rộng mênh mông để hòa nhập vào tất cả, tức “Vật ngã vi nhất”, đó là tính mở vô độ của nước vậy.
Từ đó Lão Tử chủ trương một triết lý sống Vô Vi: dường như không làm gì, nhưng không việc gì lại không làm được: “Vô vi như vô bất vi”. Đó là cách hành động theo qui luật Tự nhiên bình thường nhưng hiệu quả phi thường.
- Vô vi tiêu cực là không hành động theo tính cách bề ngoài gây náo nhiệt và hỗn độn; là không chạy theo hình thức, lễ nghi, tập tục, khuôn khổ do con người bày biện ra.
- Vô vi tích cực là trở về với tính đơn sơ hồn nhiên, sống thành thực với lòng mình theo cách thể hiện của trời đất. Vô vi như thế lại mở ra con đường muôn ngả: vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, vô lợi, vô kỷ, vô công, vô cầu, cũng như mang cả tính cách vô ngã và vô tâm của Phật Giáo.
2. Cách hành động của con đường Nước
Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm đề xuất một thuật trị nước: “Vô vi như trị”: trị mà như không trị. Kiểu cách vua quan thời phong kiến không còn nữa, nhưng tính cách của nó vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức xã hội và tôn giáo, nơi những kẻ có quyền hành. Sự cai quản cứng rắn chỉ bằng luật lệ, o ép bằng nguyên tắc, chỉ khơi dậy tà tâm, thúc đẩy sự phản kháng và gieo mầm đại loạn.
Khi nói về hình ảnh của Nước, Lão Tử muốn đưa ra một giáo hóa êm ái, thấm dần vào tim, do người trên sống thanh thoát mà ảnh hưởng đến cảm nghĩ và cách cư xử của người dưới. Muốn thế, người trên đừng làm ra vẻ bề trên bằng thị uy, sai khiến, áp đặt, nhưng bằng tinh thần vô kỷ, vô công, vô danh, vô tranh. Sống như thế không phải cố ý để nêu gương, mà là sống chân chính, sống thực với lòng mình. Bất cứ sự cố ý nào đều luôn sinh ra kháng ý. Trong việc xử thế cũng như hướng dẫn và giáo dục người khác, cũng có nhiều người áp dụng con đường mềm. Tiếc thay, họ không mềm thật mà chỉ mềm mỏng, nghĩa là dụng Mềm như một sách lược, chứ không mềm tại tâm. Thiếu sự chân thành với chính mình, ta chỉ đạt được những kết quả bề mặt và nhất thời, rồi đâu lại vào đó, chẳng cải hóa được ai.
Ở chương 76, Lão Tử nói: “Người ta sinh ra thì mềm mại, uyển chuyển như hài nhi, chết thì mới cứng đơ, bất động. Cây cỏ sống chết cũng như vậy. Nên cái cứng là chết, cái mềm là sống”. Vì thế, đưa tới cung cách ứng xử: “Cường đại xử hạ, nhu nhược xử thượng”: cư xử mạnh bạo là hạng dưới, mềm dịu là hạng trên. Thực tế cho ta thấy thái độ khắt khe, cứng cỏi là tiêu biểu những tâm hồn cằn cỗi, thấp kém. Uyển chuyển, khéo léo, dịu dàng mới tiêu biểu những tâm hồn cao thượng. Bởi vậy có câu thơ:
Phàm phu mới cứng, mới cương
Dịu dàng mới thực lối đường người trên.
Bản chất của nước là như thế, không câu nệ vào một hình thức, không cứng nhắc vào một khuôn khổ, nhờ vậy mà có khả năng ứng biến trong mọi tình trạng. Nguyên lý ấy đã từng được đưa vào trong binh lược của Khổng Minh và các tướng lãnh tài giỏi thời xưa, cũng như trong môn võ thuật của nhiều tổ sư, đồng thời làm nên một triết lý sống trong các chuyện kiếm hiệp của nhiều tác giả, đặc biệt là Kim Dung. Chẳng hạn ông đã xây dựng nhân vật Vô Kỵ theo nguyên lý trên trong bộ Ỷ thiên-Đồ long, khi thụ giáo Thái cực kiếm của thầy mình. Vô Kỵ đã nhớ hết những đường kiếm tinh xảo, nhưng rồi sau đó lại quên hết. Nhưng chính lúc quên hết lại là lúc anh ta đã thấu mọi lý lẽ căn cơ, không còn tùy vào những thế kiếm đã học nữa, nhưng tùy cơ ứng biến để đạt tới hiệu quả phi thường. Trong khi trước đó, anh ta chẳng biết chút gì về bộ môn kiếm pháp.
Thì ra đó là kiếm ý, chứ không phải kiếm chiêu. Bộ thế thì có, nhưng chiêu thì tùy cơ mà sáng tạo. Hiểu cái lý rồi thì thiên biến vạn hóa. Theo lý thuyết Đạo học mà Thái cực kiếm dựa vào, thì hết mọi cái đều từ Vô mà sinh, nên trở về với Vô, thì mới ứng biến tự nhiên và phát huy thần diệu.
3. Nhìn lại lề lối luyện đức tu thân
Khi chưa biết mềm mại để luyện đức tu thân theo qui luật tâm lý tự nhiên, mà chỉ nại vào ý chí thôi thì dễ đưa đến sự phản tác dụng. Những phương pháp tu đức xưa nay dễ rơi vào ba cách thái: chạy trốn, đương đầu và kiềm chế.
* Chạy trốn
Vì sợ hình phạt hỏa ngục do tội gây ra – một quan niệm quá pháp lý về tôn giáo – nên người ta dễ quan trọng hóa một hành vi sai trái đơn lẻ hơn là cả một khuynh hướng xấu. Nhất là trên địa hạt dễ vấp ngã như tính dục, thì chiến thuật luôn được dùng là tránh né hay chạy trốn: “Đào vi thượng sách”. Tránh né một lần chứ đâu tránh né được mãi, khéo “tránh vỏ dừa lại gặp vỏ dưa”. Chỉ quen chạy trốn thôi thì làm sao thành nhân đức. Đang khi đó nhân đức được định nghĩa là một tập quán tốt giúp ta có khả năng hành động theo lý trí đúng đắn đã được đức tin soi sáng. Hơn nữa, nhân đức (virtus) còn là dũng khí, là sức mạnh của một tính cách, nói lên một tâm thế vững vàng. Nhân đức mới làm nên con người tốt chứ không phải một vài hành vi tốt. Cũng như yếu tố quyết định là cây, chứ không phải là trái; là tấm lòng chứ không phải là hành động. Thật vậy, “Con người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.” (Lc 6,45).
Thái độ chạy trốn dù trong tình trạng nào cũng vẫn là không tự nhiên theo con đường Nước, không những không giải quyết được vấn đề mà còn mang vào mình tâm trạng sợ sệt, co cụm, gây nên nỗi ám ảnh, làm bối rối lương tâm và có thể phát sinh tâm bệnh. Dĩ nhiên khi biết mình còn quá yếu thì phải dùng cách thế tạm bợ đó thôi. Nhưng rồi dù mạnh đi nữa cũng chẳng ai dại gì mà đâm đầu vào dịp tội để minh chứng là mình vững vàng, có dũng khí. Đó không phải là dũng khí mà là tà khí. Ở đây chỉ muốn nói rằng, chỉ lo tránh nhiễm độc thôi, thì chưa đạt tới tình trạng miễn nhiễm. Vì thế, cần phải lo tu luyện lại lòng mình, để không còn bị động tâm trước những cám dỗ và lôi cuốn.
* Đương đầu
Người ta thường chạy trốn trước những cám dỗ đức tin hay đức khiết tịnh, nhưng trong các cám dỗ khác thì thường được khuyên là phải trực diện đương đầu. Đó là những phản ứng tức thời, tự động, để loại trừ. Thái độ đương đầu như vậy là muốn dùng cương để thắng cương, dùng sức để vượt sức. Làm thế sẽ không thể không gây ra những thương tổn. Hơn nữa, khi đã quen với cách thế mạnh bạo và tiêu diệt, ta dễ coi thường mạng sống, và không còn bén nhạy trước những tình cảnh đau thương. Chỉ với chiến thuật đương đầu và công phạt, ta dễ làm tâm hồn mình khô cứng, trở nên lạnh lùng với mọi tương giao, và kết quả dần dà sẽ là một cảm giác trống vắng và cô độc.
* Kiềm chế
Với nết xấu ta thường được khuyên là phải biết kiềm chế. Thực ra, kiềm chế hay đương đầu thì cả hai đều là đánh thẳng, chỉ dùng sức mà không dùng thế, khác nào “hữu võng vô mưu”. Kiềm chế mãi sẽ phát sinh tình trạng bị dồn nén và ức chế, gây ra những thái độ và phản ứng thất thường trong mọi tương quan. Hiện tượng này cũng khá phổ thông trong đời sống gia đình và cộng đoàn, khi người ta phải chịu nhiều áp lực mà không có cách nào để đối thoại và trình bày. Để cho mọi việc êm xuôi, người ta đành phải kìm hãm và đè nén bản thân mình. Nhưng rồi dần dần những phản hồi của nó thật bi đát trên đời sống tinh thần, khiến người ta dễ “phát khùng”, tạo nên những bệnh thần kinh (stress) nặng nhẹ tùy theo mức độ. Vì theo qui luật tự nhiên, dồn chỗ này thì phình chỗ nọ, nén chỗ nọ thì bung chỗ kia. “Tức nước vỡ bờ” là chuyện đương nhiên.
Dòng nước khi bị ngăn chặn, với sức đẩy đang đi tới, nó sẽ tự động tìm lan tỏa ra nhiều hướng khác. Trong cuộc sống cũng vậy, thay vì đối đầu với xung động mà nén xuống, thì ta hãy dựa ngay vào sức mạnh của nó để hướng lên, trông lên những gì là thiêng liêng, cao đẹp. Đó chính là con dường mềm, dùng nhu thắng cương, mượn sức địch để thắng địch: dùng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”.
4. Chiến thuật Nước trong đời sống tâm linh
Một cấu trúc phức tạp và tế vi
Nền tảng sức mạnh tâm linh tàng ẩn trong vô thức. Trong vô thức lại là chỗ cư trú của nhiều bóng ma khác nhau: các bản năng, siêu ngã, những nguyên tiêu và cảm xạ. Theo Freud, ở nền tảng của bản năng, có hai sức mạnh chủ yếu: Sinh (eros) và Diệt (thanatos). Tùy theo sự thống trị của một trong hai, mà con người và thế giới sẽ thành ác quỉ hay thiên thần. Bản năng là nguốn gốc thứ nhất của những xung động. Nếu cách xử sự không khéo léo với các xung động có thể làm sinh ra trong vô thức những lực phản hồi (anticathexes), là những hệ thống áp chế mà Freud gọi là Siêu ngã.
Xung động từ trong bung ra, ngoại thế từ ngoài ép vào, và cái Tôi tâm lý đứng giữa để dung hòa hai luồng sức. Nếu cái Tôi yếu không dung hòa được, sẽ khiến va chạm mạnh, có thể sinh ra những thương tổn. Đây là những vùng nhạy cảm, mà chỉ cần một từ ngữ, hay một hình ảnh nào đó cũng đủ gây suy mờ ý thức và làm rung chuyển tâm hệ, đưa đến thái độ tránh né sự thật và hành động vô ý thức. Nếu thương tổn quá mạnh sẽ làm tan vỡ tâm hệ, do đó một mảnh tách rời khỏi toàn khối. Và khi bị phóng thể (projection) như vậy sẽ khiến các ý tưởng thoát ra từ đấy, nghe như một tiếng nói thúc bách trong mình.
Còn mạnh hơn thế nữa là những cảm xạ (affect), là cái rất huyền hoặc từ vô thức vọt ra bất ưng, tạo nên những ảo giác, thành kiến, đố kỵ, gây ra lo sợ, hoảng loạn, mạnh tới nỗi không thể cưỡng để rồi bị dồn nén. Những dồn nén này có thể bung ra thành những giấc chiêm bao kỳ dị, có khả năng tiên báo về những tai họa hoặc giải đáp những vấn đề mang tính kỳ lạ.
Bộ máy tâm lý phức tạp, tế vi và còn dễ tổn thương hơn bộ máy sinh lý, nên ta càng cẩn trọng, không thể hành động bừa bãi. Trái lại biết dùng con đường Mềm là phương cách khéo léo và uyển chuyển để tránh những cú xốc cảm xúc. Cũng như trên phương diện kỹ thuật, người ta chuyển con nước lũ trở thành điện năng thế nào, thì nên lãnh vực tâm lý, ta cũng có khả năng để hoán chuyển và thăng hoa những khuynh hướng hạ đẳng bằng chính sức mạnh của nó.
Hoán chuyển và thăng hoa
Hoán chuyển hay thăng hoa có liên quan mật thiết với nhau. Khi nói đến hoán chuyển là nhằm thay đổi phương hướng hay đối tượng. Còn thăng hoa nhằm đến tâm tình và tính cách. Cả hai quyện lấy nhau để thể hiện một con người thành toàn. Đối tượng càng cao quí thì sự hoán chuyển càng tích cực, tâm tình càng sâu rộng và tính cách càng khéo léo. Chẳng hạn, thay vì đè nén mình trước những hành xử bất công của người khác, sẽ tạo nên thái độ hằn thù đối với họ và gây ức chế cho mình, thì ta muốn chấp nhận tình trạng đó vì chính họ, vì không thể đòi hỏi họ sống hơn những gì họ có thể sống trong hiện tại. Đòi hỏi như thế là vô lý. Đó là sự hòa hoãn chính mình với người khác từ trong nội tâm, tạo nên cái nhìn và phương thức hành động khác đi để không bị dồn ép.
Đối tượng hoán chuyển cao vượt hơn khi ta chấp nhận tình trạng đó vì tình yêu mến Chúa. Đối tượng cao cả này sẽ làm cho lòng ta dịu lại, giúp ta bình tâm sáng suốt để hoán chuyển thái độ và phản ứng nhẹ nhàng và ổn thỏa cho tâm hồn. Tuy nhiên, điều quan trọng đầu tiên vẫn là tấm lòng bao dung và sự hiểu biết sâu xa về những trắc trở, để ta có đủ cảm thông từ chính kinh nghiệm của bản thân mình.
Nên biết rằng, cái mà ta chuyển hướng là sức mạnh của một khuynh hướng, một xung năng, nên ta không thể chống trả ngược lại, nhưng nương vào sức của nó để rẽ ra những hướng khác. Như vậy, điều cơ bản là hướng lái ước muốn và tâm tình của mình vào một phạm vi khác để tạo nên một hiệu quả khác. Hướng lái cách nào thì cũng đừng qui về cái Tôi, hay những thỏa mãn riêng mình, vì như vậy là chưa chuyển hướng gì cả, mà càng gây nên xung khắc, hoặc rơi vào cạm bẫy mà xung năng đang đẩy tới. Điều này ta thấy rõ trên phương diện tình dục: càng cố nén càng khốn đốn; càng chống trả càng bị đẩy lùi; càng quay quắt với bản thân càng vấp ngã. Vì thế cần phải dùng đến chiến thuật Mềm của Nước.
Chiến thuật Mềm của Nước
- Trước tiên, đừng vội đối phó, hãy để cho tâm hồn mình bình thản, an nhiên như không có gì xảy ra. Cứ ung dung như Nước trước sự trấn áp. Và vì không có phản chấn nên sẽ không có tổn thương. Điều gì nó tự động đến thì nó sẽ tự động đi, như cơn lốc qua vậy thôi.
- Phương sách khác là để lòng mình hướng lên và hướng ra, để cảm nhận một cái gì khác cao hơn, đẹp hơn. Đó là sự chuyển hóa tình dục sang tình cảm (yêu thương), từ việc muốn chiếm hữu sang việc cho đi (phục vụ). Khi hướng đến người khác bằng một cái nhìn yêu quí chân thật là ta đã chuyển tâm thế để hướng đến đích điểm cao hơn, đưa đến sự vượt thoát trên chính mình để có những hành động thích ứng. Đó là chưa nói đến việc thiêng liêng hóa tình cảm và sự dâng hiến mình cho một lý tưởng thánh thiện. Điều này càng làm cho ta biết vận dụng sức mạnh của xung năng để phát huy phẩm cách của mình.
- Cho dù thất bại và lỡ lầm xảy ra, thì ta cũng có phương cách nhẹ nhàng của thánh Têrêsa Hài đồng, là biết lợi dụng độ thấp của mình để nhìn ra độ cao của Chúa. Dưới thung lũng của thân phận mình, ta gặp được Chúa trong sự tiếc nuối và tin tưởng, để ôm chặt lấy Ngài trong tình yêu mến. Và khi ấy, “thung lũng” đã thành “mảnh đất phì nhiêu” của ân sủng, vì tội đã thành phúc (felix culpa).
5. Con đường Nước trong Phúc Âm
♦ Khôn khéo như rắn và đơn sơ như bồ câu (x. Mt 10,16).
- “Khôn khéo” ở đây nhắm đến chiến thuật, cho ta thấy con đường hành động rất mềm dẻo, uyển chuyển, tiến thoái tùy hoàn cảnh và tình trạng, cũng như “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”.
- “Đơn sơ” nhắm đến thái độ, phát xuất từ tấm lòng trong suốt và ngay thẳng, không còn bóng tối của vị kỷ và lá chắn của cố chấp, để có thể đón nhận tác động của Thánh Linh. Đó cũng là con đường trẻ thơ mà Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ thơ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 18,3). Hay nói cách khác: “Nước Trời là của những ai giống như trẻ thơ.” (Mt 19,14).
Nước thì bao giờ cũng chảy xuống chỗ thấp. Con đường thấp cũng chính là đại lộ Tin Mừng, biểu hiện bằng tấm lòng bé thơ. Tâm tình đó cho ta được sống thoải mái dưới mọi đường nẻo của Thiên Chúa mà không bị chao đảo hay hỗn loạn trong mọi tình huống trái ngang, vì biết mình chẳng là gì và cũng chẳng đáng gì, để có thể tín thác hoàn toàn vào Chúa. Đó chính là tâm tình trọn đời sống của Đức Maria trong hai tiếng “Xin vâng”. Đó cũng chính là con đường sứ mạng của Chúa Giêsu là hoàn toàn tùy thuộc vào Cha, làm thành sức sống của Ngài: “Thức ăn của Ta là thi hành ý Đấng sai Ta” (Ga 3, 43). Kết thúc sứ mạng của Ngài cũng là lời phó thác mạng sống của mình trong tay Cha (x. Lc 23, 46).
Tinh thần bé thơ là để đón nhận Nước Thiên Chúa, tinh thần đó được sinh ra từ Thần Khí và nước:
- Thần Khí cũng được gọi là Khí (Pneuma, Spiritus), với tính cách linh động như gió: “Gió muốn thổi đâu thì thổi...” (Ga 3, 8). Thánh Phaolô đối lập giữa Thần Khí với khuôn khổ của Lề luật: Luật thì trói buộc, còn Thần Khí thì giải phóng (x. Rm 8, 1-2). Với những hình thức và từ ngữ cũng thế: từ ngữ thì giết chết, còn Thần Khí làm cho sống động (x. 2Cor 3, 6).
- Nước được coi như yếu tố “đại diện” của Thần Khí. Nước không có hình dạng nào cố định, nên vừa khớp mọi khuôn, đồng thời vượt trên mọi khuôn. Không gì ngăn nổi nước, cũng như không gì ràng buộc được nước. Nước thành mọi dạng, nhưng không hề biến dạng, mà vẫn nguyên vẹn là mình. Nước giữ cái cốt yếu là nước, chứ không câu nệ tiểu tiết, nên nước dung hợp được với tất cả. Nước tùy nơi mà hóa sinh, tùy lúc mà ứng biến. Cái “tùy” của Thần Khí là luôn luôn phát xuất từ ý định và đường nẻo của Ba Ngôi Thiên Chúa.
“Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy." (Ga 3, 8): hành động của họ không bị thúc đẩy bởi bất cứ nguyên do nào khác, ngoại trừ vì tình yêu mến Thiên Chúa và tùy vào ý muốn của Ngài. Trong sự tự do chân thật và hướng đến thiện toàn như vậy, con người mới được giải thoát khỏi chính mình, và khỏi những truy cản của những đam mê trần tục. Cũng trong tinh thần như vậy mà thánh Augustinô nhủ bảo: “Ama et fac quod vis. Hãy yêu và làm điều anh muốn”.
♦ Hiền hậu và khiêm nhường trong lòng (Mt 11, 29)
Con đường sống Đạo tự nhiên như Nước của Lão Tử cho ta một hình ảnh về phương thức hành động thật dịu dàng, mềm mại, nhưng lại chứa đựng một tinh thần thâm sâu, vững vàng, và âm thầm chuyển vận một sức sống vô biên trong lòng vạn vật. Điều đó càng làm nổi bật con người Đức Giêsu với lời kêu gọi sống tính cách hiền hậu và khiêm nhường như Ngài (x. Pl 2, 6-8). Để được như vậy, ta phải học cách nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn và chân thành. Nếu không biết hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta sẽ bị "cái tôi" làm lu mờ và bị cuốn theo những tham vọng cá nhân. Tính cách hiền hậu và khiêm nhượng chỉ có thể bắt nguồn từ một tấm lòng yêu thương vô giới hạn, để trước tiên có khả năng xóa mình đi, hầu có thể dung nạp mọi sự và đạt tới bậc chân nhân. Lão Tử đã diễn đạt cụ thể việc tự xóa mình như sau:
“Bất tự kiến, cố minh. (Không tự cho mình là biết, nên thông suốt)
Bất tự thị, cố chương. (không tự cho mình là phải, nên rạng ngời)
Bất tự phạt, cố hữu công. (không tự phụ có công, nên được tuyên công).
Bất tự năng, cố trưởng. (không khoe mình, nên đứng hàng đầu).
Quả thật, khiêm nhường là hàng rào bảo vệ tốt nhất cho chúng ta tránh khỏi bờ vực của thói kiêu căng và tự mãn. Nó cảnh báo trước cho ta biết mọi khả năng có thể xảy ra, giúp ta có thể chuyển từ khả năng thất bại sang cơ hội chiến thắng.
Khiêm nhường là thành quả của lòng tự trọng. Một người khiêm nhường không bao giờ sợ bị tổn thương hay mất mát. Nếu chúng ta muốn một điều gì đó luôn tồn tại trong bản thân mình thì không ai và không điều gì có thể tước đoạt được sức mạnh nội tâm đó. Nhờ nảy sinh từ sự yên ổn nội tâm, khiêm nhường khiến chúng ta trở nên cởi mở, hợp tác và sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những suy nghĩ cũng như ý tưởng mới.
Khiêm nhường là bằng chứng của sự tự chủ, của khả năng chiến thắng "cái tôi" và sự sở hữu - những thứ có thể đẩy một cá nhân vào vòng quay của trò chơi quyền lực, từ đó đánh mất lòng tự trọng và tình cảm trong các mối quan hệ. Đừng bao giờ hành động như thể chúng ta là chủ nhân của bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai. Quyền sở hữu tạo nên nỗi lo sợ bị mất mát. Những người cho rằng họ đang sở hữu điều gì đó sẽ luôn mang tâm trạng nghi ngờ, cảnh giác. Có một nghịch lý là khi ta không cố chiếm giữ, ta lại nhận được mọi thứ.
Sự khiêm nhường tuyệt đối được thể hiện ở chỗ chúng ta nhận ra và chấp nhận rằng có những quy luật nằm ngoài luật lệ thông thường của con người. Chấp nhận những quy luật siêu phàm không có nghĩa là suy nghĩ của chúng ta bị giới hạn hay bị phủ nhận. Ngược lại, chúng cho phép chúng ta bộc lộ bản thân mình đầy đủ và rõ ràng hơn. Chỉ trong sự hiền hậu và khiêm nhường, ta mới thực sự là chính mình và mới có khả năng đạt tới cùng đích của đời mình. Đức Gioan Phaolô I nói rằng: “Trên thiên đàng không thiếu những người thu thuế và gái điếm, nhưng chắc chắn không có kẻ kiêu ngạo”.
Tuy rằng trong thực tế, người hiền hậu và khiêm nhường luôn phải lãnh nhận những đau khổ, thiệt thòi và bất công, nhưng không thể xác định chân giá trị chỉ dựa trên kiểu cách và cân đấu của trần gian. Nếu chỉ nhìn thực tại con người qua những gì trước mắt, thì rõ ràng quyền lực và sức mạnh áp chế luôn thắng thế. Vì vậy mà Đức Giêsu bị đóng đinh, Stêphanô bị ném đá, và những người nối tiếp các Ngài bị coi là điên rồ. Chỉ khi nào người ta đứng trên quan điểm tinh thần và chân lý, mới thấy được giá trị tuyệt đối của hiền lành và khiêm nhượng. Cũng như thẩm định giá trị thành bại trong nhãn quan con người toàn diện và vĩnh cửu, mới thấy được sức mạnh của nội tâm. Và như vậy, càng khiêm nhường ta càng trở nên tự do và trưởng thành trong ơn thánh Chúa.
♦ Tự do buông theo ân sủng
Thánh Gioan Thánh giá cho biết, con chim dù chỉ buộc bằng sợi chỉ cũng không thể bay bỗng được. Trong đời sống thiêng liêng, sợi chỉ mảnh mai ấy có thể là một tiểu tiết, một thói quen, một nết xấu nhỏ, một nề nếp, một thành kiến hay một kiểu cách cố định nào đó…
Để được tự do thì phải biết từ bỏ, đó là đòi hỏi đầu tiên của Chúa Giêsu đối với những ai muốn theo Ngài (x. Mt 16, 24). Còn dính bén, còn bám níu và luyến tiếc thì phải đành thúc thủ (x. Mt 19, 22) Không chỉ từ bỏ hết những gì mình có, mà còn từ bỏ chính mình. Tận cùng của từ bỏ còn phải là bỏ chính sự từ bỏ, nghĩa là không còn vấn vương chi ngoài điều chính yếu là chính Thiên Chúa.
Từ bỏ để “buông theo ân sủng”, để mình rơi theo đà của Thánh Thần. Buông mình chứ không buông xuôi. Buông mình là thái độ can đảm dứt mình ra khỏi chính mình mà không biết rơi vào đâu, chỉ còn tùy thuộc vào tác động của Thánh Thần để ứng biến và sinh động trong mọi lúc. Nói thế không phải là không có đường hướng và nguyên tắc hành động của chính mình, nhưng rồi phải luôn biết lắng nghe và sẵn sàng rời bỏ để hành động theo sự hướng dẫn và soi sáng của Thánh Linh. Còn buông xuôi là ù lì, là rập khuôn, là theo thói quen, theo thành kiến và dư luận. Dư luận có nội gián là sự lười biếng và hèn nhát của tôi. Thói quen và thành kiến là do qui luật lặp lại (répétition) của vật chất và xác thịt tạo thành.
Từ bỏ để được tự do bao giờ cũng phải đối mặt với kẻ thù sâu ẩn nhất là cái Tôi và mặc cảm của cái Tôi. Mặc cảm cái Tôi là điểm qui chiếu của mọi mặc cảm, để từ đó phát xuất cái gọi là ý riêng (volonté propre). Khi cái Tôi chịu buông mình theo ân sủng thì ý riêng cũng không còn lý do để tồn tại. Khi ý riêng không còn nữa, thì ý Chúa hình thành và lớn lên trong tôi: là cái Tôi của con người Đức Giêsu Kitô trong sự hiệp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa (x. Gl 2, 20). Vì tin vào tình yêu, nên tình yêu là chính sức mạnh để tôi dám buông mình. Và vì dám buông mình nên tôi rơi vào vòng tay của Đấng là Tình Yêu.
Nước quả là hình ảnh thật ngoạn mục và kỳ diệu để giúp ta làm nên một linh đạo tu thân. Nhờ đó ta có thể sống một sự sống dồi dào mà Chúa Giêsu đã mang đến (Ga 10, 10), và Ngài đang làm triển nở sự sống đó nơi mỗi người, nhờ Chúa Thánh Thần, để đưa đến thành toàn và sung mãn nơi Chúa Cha.
Lạy Chúa, qua thiên nhiên Chúa cho con người những hình ảnh thật kỳ diệu để phản ảnh sự thần diệu của Chúa. Chúa đã đặt sẵn biết bao điều lạ lùng trong thiên nhiên để hỗ trợ đời sống chúng con về mọi mặt. Đúng là “kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Xin cho con biết tận dụng để phong phú hóa cho sự thành toàn của mình trong Chúa.
Chỉ có lòng yêu mến sự thiện hảo mới không ngừng thôi thúc con biết khám phá ra những nét tinh túy mà Chúa đã làm ra cho con người nơi mọi sự.
Tất cả vạn vật như đang mời gọi con mở lòng mình ra để chiêm ngắm dáng vẻ huyền diệu của Chúa, Đấng đang ngỏ lời với nhân loại, với từng con người qua mọi giây phút sống.
Xin đừng để con chấp mê theo lối sống cũ kỹ của riêng mình, nhưng hãy nhẹ nhàng và thanh thoát như dòng nước để chuyển mình; để gạn đục khơi trong; để rửa sạch những bợn nhơ, để đi tới và lan tỏa; để đón nhận và chuyển thông một sức sống mới cho đời, một cuộc đời luôn đầy tràn tình thương và ân sủng Chúa.
Xin cho con biết hòa mình vào dòng nước trường sinh mà Chúa đã thanh tẩy cuộc đời con, để từ đây con không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì con. Amen.
Trong vạn vật, có lẽ không có gì mềm bằng nước, và cũng không có gì thắng được nước. Chính vì mềm, nên nước không hề bị suy giảm hay thương tổn, và luôn là chính nó trong mọi biến dịch. Mềm như nước thì không còn hình thức gì phải nhất định, luôn ở trong tình trạng sẵn sàng để tùy thời mà xoay chuyển, tùy nơi mà uốn nắn. Dù nước rất mềm, nhưng lại có khi rất mạnh mẽ để xoay trở thiên nhiên. Từ mặt biển phẳng lặng có thể biến thành cơn sóng dữ; từ dòng sông êm đềm có thể biến thành con nước lũ quét sạch mọi đê điều. Trong cuộc sống con người cũng thế “Phải biết mềm biết cứng, biết lo biết lường, biết lui biết tiến, biết nhược biết cường, vững vàng như núi đá, biến hóa như âm dương...” (Gia Cát Lượng). Đó là thái độ thuần phát, vô vi, là “đứa con đỏ” (xích tử), chưa thành gì để có khả năng thành mọi cái. Đây cũng là khả năng “ứng vạn biến”, không vụ vào gì cả, nên thích nghi được với mọi thời, mọi nơi, với mọi tình huống mà vẫn y nguyên chính mình.
1. Con đường Nước của Lão Tử
Hầu như toàn bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm nói đến sức mạnh của cái Nhu, của Vô Vi. Trong ý niệm đó, đặc biệt ở chương 8, Nước được coi như hình ảnh đặc thù để chuyển tải một triết lý sống và cũng chính là một nghệ thuật sống lý tưởng. Ông cho thấy đường lối sống Đạo tự nhiên như nước chảy xuôi: ở thì chuộng chỗ thấp, ân tình thì chuộng thâm sâu, xử sự chuộng lòng nhân, nói thì chuộng chân thật, cai trị thì làm cho cuộc sống an bình, làm việc thì hợp với tài năng, hành động thì hợp thời đúng lúc. Đức tính của nước là làm lợi cho tất cả thiên hạ mà không tranh công đoạt lợi, gặp chỗ thiếu thì chảy vào, chỗ thừa thì chảy ra, trên đời làm mưa, dưới đất thành sông lạch: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”.
Lão Tử nhận ra ưu điểm của nước là tính vô kỷ, vị tha, làm lợi cho tất cả. Nước lại còn có tính cách nén chịu, sự nén chịu của con đường Nhu: “Thọ quốc chi cấu”: nhận lấy cho mình bụi bặm của quốc gia. Đồng thời “Thọ quốc chi tường”: nhận lấy cho mình sự rủi ro của nước nhà. Đó cũng là tận cùng của vị tha, nhưng chính nhờ thế mới thực làm chủ được sơn hà, xã tắc.
Nói đến vị tha và đón nhận là nói đến đặc tính của nước ở mức tổng thể, tính bao la của nó. Đó là nước trường giang chảy miết không ngơi, dù cuốn theo bao nhiêu rác rưởi mà vẫn luôn thanh khiết. Đó là nước của đại dương, dù nuôi ngàn muôn tôm cá mà không bao giờ cạn kiệt. Do đó, đi vào đạo Nước thì Trí không dừng ở đồng dị tiểu tiết; Tâm không thu vào tiểu ngã hạn hẹp; cũng như Chí phải vượt lũy tre xanh. Cần phải rộng mênh mông để hòa nhập vào tất cả, tức “Vật ngã vi nhất”, đó là tính mở vô độ của nước vậy.
Từ đó Lão Tử chủ trương một triết lý sống Vô Vi: dường như không làm gì, nhưng không việc gì lại không làm được: “Vô vi như vô bất vi”. Đó là cách hành động theo qui luật Tự nhiên bình thường nhưng hiệu quả phi thường.
- Vô vi tiêu cực là không hành động theo tính cách bề ngoài gây náo nhiệt và hỗn độn; là không chạy theo hình thức, lễ nghi, tập tục, khuôn khổ do con người bày biện ra.
- Vô vi tích cực là trở về với tính đơn sơ hồn nhiên, sống thành thực với lòng mình theo cách thể hiện của trời đất. Vô vi như thế lại mở ra con đường muôn ngả: vô dục, vô tư, vô tranh, vô danh, vô lợi, vô kỷ, vô công, vô cầu, cũng như mang cả tính cách vô ngã và vô tâm của Phật Giáo.
2. Cách hành động của con đường Nước
Đạo Đức Kinh của Lão Tử nhằm đề xuất một thuật trị nước: “Vô vi như trị”: trị mà như không trị. Kiểu cách vua quan thời phong kiến không còn nữa, nhưng tính cách của nó vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức xã hội và tôn giáo, nơi những kẻ có quyền hành. Sự cai quản cứng rắn chỉ bằng luật lệ, o ép bằng nguyên tắc, chỉ khơi dậy tà tâm, thúc đẩy sự phản kháng và gieo mầm đại loạn.
Khi nói về hình ảnh của Nước, Lão Tử muốn đưa ra một giáo hóa êm ái, thấm dần vào tim, do người trên sống thanh thoát mà ảnh hưởng đến cảm nghĩ và cách cư xử của người dưới. Muốn thế, người trên đừng làm ra vẻ bề trên bằng thị uy, sai khiến, áp đặt, nhưng bằng tinh thần vô kỷ, vô công, vô danh, vô tranh. Sống như thế không phải cố ý để nêu gương, mà là sống chân chính, sống thực với lòng mình. Bất cứ sự cố ý nào đều luôn sinh ra kháng ý. Trong việc xử thế cũng như hướng dẫn và giáo dục người khác, cũng có nhiều người áp dụng con đường mềm. Tiếc thay, họ không mềm thật mà chỉ mềm mỏng, nghĩa là dụng Mềm như một sách lược, chứ không mềm tại tâm. Thiếu sự chân thành với chính mình, ta chỉ đạt được những kết quả bề mặt và nhất thời, rồi đâu lại vào đó, chẳng cải hóa được ai.
Ở chương 76, Lão Tử nói: “Người ta sinh ra thì mềm mại, uyển chuyển như hài nhi, chết thì mới cứng đơ, bất động. Cây cỏ sống chết cũng như vậy. Nên cái cứng là chết, cái mềm là sống”. Vì thế, đưa tới cung cách ứng xử: “Cường đại xử hạ, nhu nhược xử thượng”: cư xử mạnh bạo là hạng dưới, mềm dịu là hạng trên. Thực tế cho ta thấy thái độ khắt khe, cứng cỏi là tiêu biểu những tâm hồn cằn cỗi, thấp kém. Uyển chuyển, khéo léo, dịu dàng mới tiêu biểu những tâm hồn cao thượng. Bởi vậy có câu thơ:
Phàm phu mới cứng, mới cương
Dịu dàng mới thực lối đường người trên.
Bản chất của nước là như thế, không câu nệ vào một hình thức, không cứng nhắc vào một khuôn khổ, nhờ vậy mà có khả năng ứng biến trong mọi tình trạng. Nguyên lý ấy đã từng được đưa vào trong binh lược của Khổng Minh và các tướng lãnh tài giỏi thời xưa, cũng như trong môn võ thuật của nhiều tổ sư, đồng thời làm nên một triết lý sống trong các chuyện kiếm hiệp của nhiều tác giả, đặc biệt là Kim Dung. Chẳng hạn ông đã xây dựng nhân vật Vô Kỵ theo nguyên lý trên trong bộ Ỷ thiên-Đồ long, khi thụ giáo Thái cực kiếm của thầy mình. Vô Kỵ đã nhớ hết những đường kiếm tinh xảo, nhưng rồi sau đó lại quên hết. Nhưng chính lúc quên hết lại là lúc anh ta đã thấu mọi lý lẽ căn cơ, không còn tùy vào những thế kiếm đã học nữa, nhưng tùy cơ ứng biến để đạt tới hiệu quả phi thường. Trong khi trước đó, anh ta chẳng biết chút gì về bộ môn kiếm pháp.
Thì ra đó là kiếm ý, chứ không phải kiếm chiêu. Bộ thế thì có, nhưng chiêu thì tùy cơ mà sáng tạo. Hiểu cái lý rồi thì thiên biến vạn hóa. Theo lý thuyết Đạo học mà Thái cực kiếm dựa vào, thì hết mọi cái đều từ Vô mà sinh, nên trở về với Vô, thì mới ứng biến tự nhiên và phát huy thần diệu.
3. Nhìn lại lề lối luyện đức tu thân
Khi chưa biết mềm mại để luyện đức tu thân theo qui luật tâm lý tự nhiên, mà chỉ nại vào ý chí thôi thì dễ đưa đến sự phản tác dụng. Những phương pháp tu đức xưa nay dễ rơi vào ba cách thái: chạy trốn, đương đầu và kiềm chế.
* Chạy trốn
Vì sợ hình phạt hỏa ngục do tội gây ra – một quan niệm quá pháp lý về tôn giáo – nên người ta dễ quan trọng hóa một hành vi sai trái đơn lẻ hơn là cả một khuynh hướng xấu. Nhất là trên địa hạt dễ vấp ngã như tính dục, thì chiến thuật luôn được dùng là tránh né hay chạy trốn: “Đào vi thượng sách”. Tránh né một lần chứ đâu tránh né được mãi, khéo “tránh vỏ dừa lại gặp vỏ dưa”. Chỉ quen chạy trốn thôi thì làm sao thành nhân đức. Đang khi đó nhân đức được định nghĩa là một tập quán tốt giúp ta có khả năng hành động theo lý trí đúng đắn đã được đức tin soi sáng. Hơn nữa, nhân đức (virtus) còn là dũng khí, là sức mạnh của một tính cách, nói lên một tâm thế vững vàng. Nhân đức mới làm nên con người tốt chứ không phải một vài hành vi tốt. Cũng như yếu tố quyết định là cây, chứ không phải là trái; là tấm lòng chứ không phải là hành động. Thật vậy, “Con người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra.” (Lc 6,45).
Thái độ chạy trốn dù trong tình trạng nào cũng vẫn là không tự nhiên theo con đường Nước, không những không giải quyết được vấn đề mà còn mang vào mình tâm trạng sợ sệt, co cụm, gây nên nỗi ám ảnh, làm bối rối lương tâm và có thể phát sinh tâm bệnh. Dĩ nhiên khi biết mình còn quá yếu thì phải dùng cách thế tạm bợ đó thôi. Nhưng rồi dù mạnh đi nữa cũng chẳng ai dại gì mà đâm đầu vào dịp tội để minh chứng là mình vững vàng, có dũng khí. Đó không phải là dũng khí mà là tà khí. Ở đây chỉ muốn nói rằng, chỉ lo tránh nhiễm độc thôi, thì chưa đạt tới tình trạng miễn nhiễm. Vì thế, cần phải lo tu luyện lại lòng mình, để không còn bị động tâm trước những cám dỗ và lôi cuốn.
* Đương đầu
Người ta thường chạy trốn trước những cám dỗ đức tin hay đức khiết tịnh, nhưng trong các cám dỗ khác thì thường được khuyên là phải trực diện đương đầu. Đó là những phản ứng tức thời, tự động, để loại trừ. Thái độ đương đầu như vậy là muốn dùng cương để thắng cương, dùng sức để vượt sức. Làm thế sẽ không thể không gây ra những thương tổn. Hơn nữa, khi đã quen với cách thế mạnh bạo và tiêu diệt, ta dễ coi thường mạng sống, và không còn bén nhạy trước những tình cảnh đau thương. Chỉ với chiến thuật đương đầu và công phạt, ta dễ làm tâm hồn mình khô cứng, trở nên lạnh lùng với mọi tương giao, và kết quả dần dà sẽ là một cảm giác trống vắng và cô độc.
* Kiềm chế
Với nết xấu ta thường được khuyên là phải biết kiềm chế. Thực ra, kiềm chế hay đương đầu thì cả hai đều là đánh thẳng, chỉ dùng sức mà không dùng thế, khác nào “hữu võng vô mưu”. Kiềm chế mãi sẽ phát sinh tình trạng bị dồn nén và ức chế, gây ra những thái độ và phản ứng thất thường trong mọi tương quan. Hiện tượng này cũng khá phổ thông trong đời sống gia đình và cộng đoàn, khi người ta phải chịu nhiều áp lực mà không có cách nào để đối thoại và trình bày. Để cho mọi việc êm xuôi, người ta đành phải kìm hãm và đè nén bản thân mình. Nhưng rồi dần dần những phản hồi của nó thật bi đát trên đời sống tinh thần, khiến người ta dễ “phát khùng”, tạo nên những bệnh thần kinh (stress) nặng nhẹ tùy theo mức độ. Vì theo qui luật tự nhiên, dồn chỗ này thì phình chỗ nọ, nén chỗ nọ thì bung chỗ kia. “Tức nước vỡ bờ” là chuyện đương nhiên.
Dòng nước khi bị ngăn chặn, với sức đẩy đang đi tới, nó sẽ tự động tìm lan tỏa ra nhiều hướng khác. Trong cuộc sống cũng vậy, thay vì đối đầu với xung động mà nén xuống, thì ta hãy dựa ngay vào sức mạnh của nó để hướng lên, trông lên những gì là thiêng liêng, cao đẹp. Đó chính là con dường mềm, dùng nhu thắng cương, mượn sức địch để thắng địch: dùng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”.
4. Chiến thuật Nước trong đời sống tâm linh
Một cấu trúc phức tạp và tế vi
Nền tảng sức mạnh tâm linh tàng ẩn trong vô thức. Trong vô thức lại là chỗ cư trú của nhiều bóng ma khác nhau: các bản năng, siêu ngã, những nguyên tiêu và cảm xạ. Theo Freud, ở nền tảng của bản năng, có hai sức mạnh chủ yếu: Sinh (eros) và Diệt (thanatos). Tùy theo sự thống trị của một trong hai, mà con người và thế giới sẽ thành ác quỉ hay thiên thần. Bản năng là nguốn gốc thứ nhất của những xung động. Nếu cách xử sự không khéo léo với các xung động có thể làm sinh ra trong vô thức những lực phản hồi (anticathexes), là những hệ thống áp chế mà Freud gọi là Siêu ngã.
Xung động từ trong bung ra, ngoại thế từ ngoài ép vào, và cái Tôi tâm lý đứng giữa để dung hòa hai luồng sức. Nếu cái Tôi yếu không dung hòa được, sẽ khiến va chạm mạnh, có thể sinh ra những thương tổn. Đây là những vùng nhạy cảm, mà chỉ cần một từ ngữ, hay một hình ảnh nào đó cũng đủ gây suy mờ ý thức và làm rung chuyển tâm hệ, đưa đến thái độ tránh né sự thật và hành động vô ý thức. Nếu thương tổn quá mạnh sẽ làm tan vỡ tâm hệ, do đó một mảnh tách rời khỏi toàn khối. Và khi bị phóng thể (projection) như vậy sẽ khiến các ý tưởng thoát ra từ đấy, nghe như một tiếng nói thúc bách trong mình.
Còn mạnh hơn thế nữa là những cảm xạ (affect), là cái rất huyền hoặc từ vô thức vọt ra bất ưng, tạo nên những ảo giác, thành kiến, đố kỵ, gây ra lo sợ, hoảng loạn, mạnh tới nỗi không thể cưỡng để rồi bị dồn nén. Những dồn nén này có thể bung ra thành những giấc chiêm bao kỳ dị, có khả năng tiên báo về những tai họa hoặc giải đáp những vấn đề mang tính kỳ lạ.
Bộ máy tâm lý phức tạp, tế vi và còn dễ tổn thương hơn bộ máy sinh lý, nên ta càng cẩn trọng, không thể hành động bừa bãi. Trái lại biết dùng con đường Mềm là phương cách khéo léo và uyển chuyển để tránh những cú xốc cảm xúc. Cũng như trên phương diện kỹ thuật, người ta chuyển con nước lũ trở thành điện năng thế nào, thì nên lãnh vực tâm lý, ta cũng có khả năng để hoán chuyển và thăng hoa những khuynh hướng hạ đẳng bằng chính sức mạnh của nó.
Hoán chuyển và thăng hoa
Hoán chuyển hay thăng hoa có liên quan mật thiết với nhau. Khi nói đến hoán chuyển là nhằm thay đổi phương hướng hay đối tượng. Còn thăng hoa nhằm đến tâm tình và tính cách. Cả hai quyện lấy nhau để thể hiện một con người thành toàn. Đối tượng càng cao quí thì sự hoán chuyển càng tích cực, tâm tình càng sâu rộng và tính cách càng khéo léo. Chẳng hạn, thay vì đè nén mình trước những hành xử bất công của người khác, sẽ tạo nên thái độ hằn thù đối với họ và gây ức chế cho mình, thì ta muốn chấp nhận tình trạng đó vì chính họ, vì không thể đòi hỏi họ sống hơn những gì họ có thể sống trong hiện tại. Đòi hỏi như thế là vô lý. Đó là sự hòa hoãn chính mình với người khác từ trong nội tâm, tạo nên cái nhìn và phương thức hành động khác đi để không bị dồn ép.
Đối tượng hoán chuyển cao vượt hơn khi ta chấp nhận tình trạng đó vì tình yêu mến Chúa. Đối tượng cao cả này sẽ làm cho lòng ta dịu lại, giúp ta bình tâm sáng suốt để hoán chuyển thái độ và phản ứng nhẹ nhàng và ổn thỏa cho tâm hồn. Tuy nhiên, điều quan trọng đầu tiên vẫn là tấm lòng bao dung và sự hiểu biết sâu xa về những trắc trở, để ta có đủ cảm thông từ chính kinh nghiệm của bản thân mình.
Nên biết rằng, cái mà ta chuyển hướng là sức mạnh của một khuynh hướng, một xung năng, nên ta không thể chống trả ngược lại, nhưng nương vào sức của nó để rẽ ra những hướng khác. Như vậy, điều cơ bản là hướng lái ước muốn và tâm tình của mình vào một phạm vi khác để tạo nên một hiệu quả khác. Hướng lái cách nào thì cũng đừng qui về cái Tôi, hay những thỏa mãn riêng mình, vì như vậy là chưa chuyển hướng gì cả, mà càng gây nên xung khắc, hoặc rơi vào cạm bẫy mà xung năng đang đẩy tới. Điều này ta thấy rõ trên phương diện tình dục: càng cố nén càng khốn đốn; càng chống trả càng bị đẩy lùi; càng quay quắt với bản thân càng vấp ngã. Vì thế cần phải dùng đến chiến thuật Mềm của Nước.
Chiến thuật Mềm của Nước
- Trước tiên, đừng vội đối phó, hãy để cho tâm hồn mình bình thản, an nhiên như không có gì xảy ra. Cứ ung dung như Nước trước sự trấn áp. Và vì không có phản chấn nên sẽ không có tổn thương. Điều gì nó tự động đến thì nó sẽ tự động đi, như cơn lốc qua vậy thôi.
- Phương sách khác là để lòng mình hướng lên và hướng ra, để cảm nhận một cái gì khác cao hơn, đẹp hơn. Đó là sự chuyển hóa tình dục sang tình cảm (yêu thương), từ việc muốn chiếm hữu sang việc cho đi (phục vụ). Khi hướng đến người khác bằng một cái nhìn yêu quí chân thật là ta đã chuyển tâm thế để hướng đến đích điểm cao hơn, đưa đến sự vượt thoát trên chính mình để có những hành động thích ứng. Đó là chưa nói đến việc thiêng liêng hóa tình cảm và sự dâng hiến mình cho một lý tưởng thánh thiện. Điều này càng làm cho ta biết vận dụng sức mạnh của xung năng để phát huy phẩm cách của mình.
- Cho dù thất bại và lỡ lầm xảy ra, thì ta cũng có phương cách nhẹ nhàng của thánh Têrêsa Hài đồng, là biết lợi dụng độ thấp của mình để nhìn ra độ cao của Chúa. Dưới thung lũng của thân phận mình, ta gặp được Chúa trong sự tiếc nuối và tin tưởng, để ôm chặt lấy Ngài trong tình yêu mến. Và khi ấy, “thung lũng” đã thành “mảnh đất phì nhiêu” của ân sủng, vì tội đã thành phúc (felix culpa).
5. Con đường Nước trong Phúc Âm
♦ Khôn khéo như rắn và đơn sơ như bồ câu (x. Mt 10,16).
- “Khôn khéo” ở đây nhắm đến chiến thuật, cho ta thấy con đường hành động rất mềm dẻo, uyển chuyển, tiến thoái tùy hoàn cảnh và tình trạng, cũng như “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”.
- “Đơn sơ” nhắm đến thái độ, phát xuất từ tấm lòng trong suốt và ngay thẳng, không còn bóng tối của vị kỷ và lá chắn của cố chấp, để có thể đón nhận tác động của Thánh Linh. Đó cũng là con đường trẻ thơ mà Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ thơ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Mt 18,3). Hay nói cách khác: “Nước Trời là của những ai giống như trẻ thơ.” (Mt 19,14).
Nước thì bao giờ cũng chảy xuống chỗ thấp. Con đường thấp cũng chính là đại lộ Tin Mừng, biểu hiện bằng tấm lòng bé thơ. Tâm tình đó cho ta được sống thoải mái dưới mọi đường nẻo của Thiên Chúa mà không bị chao đảo hay hỗn loạn trong mọi tình huống trái ngang, vì biết mình chẳng là gì và cũng chẳng đáng gì, để có thể tín thác hoàn toàn vào Chúa. Đó chính là tâm tình trọn đời sống của Đức Maria trong hai tiếng “Xin vâng”. Đó cũng chính là con đường sứ mạng của Chúa Giêsu là hoàn toàn tùy thuộc vào Cha, làm thành sức sống của Ngài: “Thức ăn của Ta là thi hành ý Đấng sai Ta” (Ga 3, 43). Kết thúc sứ mạng của Ngài cũng là lời phó thác mạng sống của mình trong tay Cha (x. Lc 23, 46).
Tinh thần bé thơ là để đón nhận Nước Thiên Chúa, tinh thần đó được sinh ra từ Thần Khí và nước:
- Thần Khí cũng được gọi là Khí (Pneuma, Spiritus), với tính cách linh động như gió: “Gió muốn thổi đâu thì thổi...” (Ga 3, 8). Thánh Phaolô đối lập giữa Thần Khí với khuôn khổ của Lề luật: Luật thì trói buộc, còn Thần Khí thì giải phóng (x. Rm 8, 1-2). Với những hình thức và từ ngữ cũng thế: từ ngữ thì giết chết, còn Thần Khí làm cho sống động (x. 2Cor 3, 6).
- Nước được coi như yếu tố “đại diện” của Thần Khí. Nước không có hình dạng nào cố định, nên vừa khớp mọi khuôn, đồng thời vượt trên mọi khuôn. Không gì ngăn nổi nước, cũng như không gì ràng buộc được nước. Nước thành mọi dạng, nhưng không hề biến dạng, mà vẫn nguyên vẹn là mình. Nước giữ cái cốt yếu là nước, chứ không câu nệ tiểu tiết, nên nước dung hợp được với tất cả. Nước tùy nơi mà hóa sinh, tùy lúc mà ứng biến. Cái “tùy” của Thần Khí là luôn luôn phát xuất từ ý định và đường nẻo của Ba Ngôi Thiên Chúa.
“Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy." (Ga 3, 8): hành động của họ không bị thúc đẩy bởi bất cứ nguyên do nào khác, ngoại trừ vì tình yêu mến Thiên Chúa và tùy vào ý muốn của Ngài. Trong sự tự do chân thật và hướng đến thiện toàn như vậy, con người mới được giải thoát khỏi chính mình, và khỏi những truy cản của những đam mê trần tục. Cũng trong tinh thần như vậy mà thánh Augustinô nhủ bảo: “Ama et fac quod vis. Hãy yêu và làm điều anh muốn”.
♦ Hiền hậu và khiêm nhường trong lòng (Mt 11, 29)
Con đường sống Đạo tự nhiên như Nước của Lão Tử cho ta một hình ảnh về phương thức hành động thật dịu dàng, mềm mại, nhưng lại chứa đựng một tinh thần thâm sâu, vững vàng, và âm thầm chuyển vận một sức sống vô biên trong lòng vạn vật. Điều đó càng làm nổi bật con người Đức Giêsu với lời kêu gọi sống tính cách hiền hậu và khiêm nhường như Ngài (x. Pl 2, 6-8). Để được như vậy, ta phải học cách nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn và chân thành. Nếu không biết hiền hậu và khiêm nhường, chúng ta sẽ bị "cái tôi" làm lu mờ và bị cuốn theo những tham vọng cá nhân. Tính cách hiền hậu và khiêm nhượng chỉ có thể bắt nguồn từ một tấm lòng yêu thương vô giới hạn, để trước tiên có khả năng xóa mình đi, hầu có thể dung nạp mọi sự và đạt tới bậc chân nhân. Lão Tử đã diễn đạt cụ thể việc tự xóa mình như sau:
“Bất tự kiến, cố minh. (Không tự cho mình là biết, nên thông suốt)
Bất tự thị, cố chương. (không tự cho mình là phải, nên rạng ngời)
Bất tự phạt, cố hữu công. (không tự phụ có công, nên được tuyên công).
Bất tự năng, cố trưởng. (không khoe mình, nên đứng hàng đầu).
Quả thật, khiêm nhường là hàng rào bảo vệ tốt nhất cho chúng ta tránh khỏi bờ vực của thói kiêu căng và tự mãn. Nó cảnh báo trước cho ta biết mọi khả năng có thể xảy ra, giúp ta có thể chuyển từ khả năng thất bại sang cơ hội chiến thắng.
Khiêm nhường là thành quả của lòng tự trọng. Một người khiêm nhường không bao giờ sợ bị tổn thương hay mất mát. Nếu chúng ta muốn một điều gì đó luôn tồn tại trong bản thân mình thì không ai và không điều gì có thể tước đoạt được sức mạnh nội tâm đó. Nhờ nảy sinh từ sự yên ổn nội tâm, khiêm nhường khiến chúng ta trở nên cởi mở, hợp tác và sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những suy nghĩ cũng như ý tưởng mới.
Khiêm nhường là bằng chứng của sự tự chủ, của khả năng chiến thắng "cái tôi" và sự sở hữu - những thứ có thể đẩy một cá nhân vào vòng quay của trò chơi quyền lực, từ đó đánh mất lòng tự trọng và tình cảm trong các mối quan hệ. Đừng bao giờ hành động như thể chúng ta là chủ nhân của bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai. Quyền sở hữu tạo nên nỗi lo sợ bị mất mát. Những người cho rằng họ đang sở hữu điều gì đó sẽ luôn mang tâm trạng nghi ngờ, cảnh giác. Có một nghịch lý là khi ta không cố chiếm giữ, ta lại nhận được mọi thứ.
Sự khiêm nhường tuyệt đối được thể hiện ở chỗ chúng ta nhận ra và chấp nhận rằng có những quy luật nằm ngoài luật lệ thông thường của con người. Chấp nhận những quy luật siêu phàm không có nghĩa là suy nghĩ của chúng ta bị giới hạn hay bị phủ nhận. Ngược lại, chúng cho phép chúng ta bộc lộ bản thân mình đầy đủ và rõ ràng hơn. Chỉ trong sự hiền hậu và khiêm nhường, ta mới thực sự là chính mình và mới có khả năng đạt tới cùng đích của đời mình. Đức Gioan Phaolô I nói rằng: “Trên thiên đàng không thiếu những người thu thuế và gái điếm, nhưng chắc chắn không có kẻ kiêu ngạo”.
Tuy rằng trong thực tế, người hiền hậu và khiêm nhường luôn phải lãnh nhận những đau khổ, thiệt thòi và bất công, nhưng không thể xác định chân giá trị chỉ dựa trên kiểu cách và cân đấu của trần gian. Nếu chỉ nhìn thực tại con người qua những gì trước mắt, thì rõ ràng quyền lực và sức mạnh áp chế luôn thắng thế. Vì vậy mà Đức Giêsu bị đóng đinh, Stêphanô bị ném đá, và những người nối tiếp các Ngài bị coi là điên rồ. Chỉ khi nào người ta đứng trên quan điểm tinh thần và chân lý, mới thấy được giá trị tuyệt đối của hiền lành và khiêm nhượng. Cũng như thẩm định giá trị thành bại trong nhãn quan con người toàn diện và vĩnh cửu, mới thấy được sức mạnh của nội tâm. Và như vậy, càng khiêm nhường ta càng trở nên tự do và trưởng thành trong ơn thánh Chúa.
♦ Tự do buông theo ân sủng
Thánh Gioan Thánh giá cho biết, con chim dù chỉ buộc bằng sợi chỉ cũng không thể bay bỗng được. Trong đời sống thiêng liêng, sợi chỉ mảnh mai ấy có thể là một tiểu tiết, một thói quen, một nết xấu nhỏ, một nề nếp, một thành kiến hay một kiểu cách cố định nào đó…
Để được tự do thì phải biết từ bỏ, đó là đòi hỏi đầu tiên của Chúa Giêsu đối với những ai muốn theo Ngài (x. Mt 16, 24). Còn dính bén, còn bám níu và luyến tiếc thì phải đành thúc thủ (x. Mt 19, 22) Không chỉ từ bỏ hết những gì mình có, mà còn từ bỏ chính mình. Tận cùng của từ bỏ còn phải là bỏ chính sự từ bỏ, nghĩa là không còn vấn vương chi ngoài điều chính yếu là chính Thiên Chúa.
Từ bỏ để “buông theo ân sủng”, để mình rơi theo đà của Thánh Thần. Buông mình chứ không buông xuôi. Buông mình là thái độ can đảm dứt mình ra khỏi chính mình mà không biết rơi vào đâu, chỉ còn tùy thuộc vào tác động của Thánh Thần để ứng biến và sinh động trong mọi lúc. Nói thế không phải là không có đường hướng và nguyên tắc hành động của chính mình, nhưng rồi phải luôn biết lắng nghe và sẵn sàng rời bỏ để hành động theo sự hướng dẫn và soi sáng của Thánh Linh. Còn buông xuôi là ù lì, là rập khuôn, là theo thói quen, theo thành kiến và dư luận. Dư luận có nội gián là sự lười biếng và hèn nhát của tôi. Thói quen và thành kiến là do qui luật lặp lại (répétition) của vật chất và xác thịt tạo thành.
Từ bỏ để được tự do bao giờ cũng phải đối mặt với kẻ thù sâu ẩn nhất là cái Tôi và mặc cảm của cái Tôi. Mặc cảm cái Tôi là điểm qui chiếu của mọi mặc cảm, để từ đó phát xuất cái gọi là ý riêng (volonté propre). Khi cái Tôi chịu buông mình theo ân sủng thì ý riêng cũng không còn lý do để tồn tại. Khi ý riêng không còn nữa, thì ý Chúa hình thành và lớn lên trong tôi: là cái Tôi của con người Đức Giêsu Kitô trong sự hiệp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa (x. Gl 2, 20). Vì tin vào tình yêu, nên tình yêu là chính sức mạnh để tôi dám buông mình. Và vì dám buông mình nên tôi rơi vào vòng tay của Đấng là Tình Yêu.
Nước quả là hình ảnh thật ngoạn mục và kỳ diệu để giúp ta làm nên một linh đạo tu thân. Nhờ đó ta có thể sống một sự sống dồi dào mà Chúa Giêsu đã mang đến (Ga 10, 10), và Ngài đang làm triển nở sự sống đó nơi mỗi người, nhờ Chúa Thánh Thần, để đưa đến thành toàn và sung mãn nơi Chúa Cha.
Lạy Chúa, qua thiên nhiên Chúa cho con người những hình ảnh thật kỳ diệu để phản ảnh sự thần diệu của Chúa. Chúa đã đặt sẵn biết bao điều lạ lùng trong thiên nhiên để hỗ trợ đời sống chúng con về mọi mặt. Đúng là “kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Xin cho con biết tận dụng để phong phú hóa cho sự thành toàn của mình trong Chúa.
Chỉ có lòng yêu mến sự thiện hảo mới không ngừng thôi thúc con biết khám phá ra những nét tinh túy mà Chúa đã làm ra cho con người nơi mọi sự.
Tất cả vạn vật như đang mời gọi con mở lòng mình ra để chiêm ngắm dáng vẻ huyền diệu của Chúa, Đấng đang ngỏ lời với nhân loại, với từng con người qua mọi giây phút sống.
Xin đừng để con chấp mê theo lối sống cũ kỹ của riêng mình, nhưng hãy nhẹ nhàng và thanh thoát như dòng nước để chuyển mình; để gạn đục khơi trong; để rửa sạch những bợn nhơ, để đi tới và lan tỏa; để đón nhận và chuyển thông một sức sống mới cho đời, một cuộc đời luôn đầy tràn tình thương và ân sủng Chúa.
Xin cho con biết hòa mình vào dòng nước trường sinh mà Chúa đã thanh tẩy cuộc đời con, để từ đây con không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì con. Amen.
Hãy làm ngay hôm nay
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
16:03 27/09/2008
HÃY LÀM NGAY HÔM NAY !
(Chúa Nhật XXVI TN A)
Những gì hôm qua thì đã qua, chuyện ngày mai thì chưa tới, còn việc hôm nay thì đang ở trong tầm tay. Đã là người có lương tri bình thường thì không ai vô tâm, bạc tình khi sống quay lưng với cội nguồn lịch sử và cũng ít có ai sống mà không hướng tới tương lai. Tuy nhiên, không thể chối cải rằng cái hôm nay mới là cái mang tính quyết định. Chính vì thế nhiều lúc chúng ta cần phải có thái độ “tự do” một cách nào đó với những gì đã qua và với những gì chưa tới.
Đừng quá bám víu vào sự đã qua dù đó là những thành quả lẫy lừng, những chiến công hiển hách hay là những thất bại ê chề, những lỗi lầm tủi nhục. Nếu quá khứ của ta là những sự màu hồng thì đáng trân trọng nhưng hãy coi chừng chuyện thường tình kiếp người rất dễ ngủ quên trên chiến thắng và nhất là hãy đề phòng cám dỗ tự kiêu, tự mãn, một cám dỗ thường gây “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Thực tiển cho thấy chuyện vì tự hào, tự mãn“đã đánh thắng hai đế quốc to”, nên các nhà lãnh đạo nước Việt đã dần đưa đất nước ngụp lặn trong hố sâu của nghèo khó, tụt hậu do chính cái tư duy, nếp nghĩ và cung cách hành xử kiểu “chủ quan, duy ý chí”. Nếu quá khứ của ta vướng đầy những sự nhuốm màu tím hay đen thì cũng đáng nghiền ngẩm để tự kiểm và rút kinh nghiệm, nhưng cũng phải canh chừng cám dỗ buông xuôi, ngã lòng. Lỗi lầm nào cũng để lại vết thương đau. Thất bại là mẹ thành công. Có người do bị ám ảnh bởi những lỗi lầm, hay thất bại của quá khứ mà nản chí, buông xuôi. Cũng có người biết tích lũy những vết thương đau thành chuổi kinh nghiệm làm nền tảng cho những thành quả hôm nay. Bài học lịch sử thật đáng quý, tuy nhiên lịch sử không phải là vòng tròn lặp lại cái đã qua như cũ, như xưa.
Đừng quá ảo vọng vào những gì chưa đến. Tương lai thường chất chứa những sự tốt đẹp, vì đó là ước mơ của con người. Chẳng ai lại đi mơ ước điều xấu xa tồi tệ cho chính mình. Họa hiếm mới có một đôi người, khi ở trong tình trạng bất bình thường, mới mong những sự chẳng nên cho bản thân. Đã là người, cần phải có hoài bảo và ước mơ. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước cám dỗ xa rời thực tế. Đã có đó một vài chủ thuyết vẽ vời viễn ảnh tương lai “to đẹp hơn gấp mười, gấp trăm ngày nay” để rồi lòe bịp đồng loại lãng quên không nhìn thẳng vào cái hiện tại, một hiện tại đầy bất công, dối trá…
Thiên Chúa là Đấng của hôm nay: Với Thiên Chúa, cái hiện tại là cái quan trọng nhất, là cái có tính quyết định. Trước đây ngươi sống công chính mà bây giờ ngươi làm điều gian ác thì ngươi phải chết. Người tội lỗi xưa làm nhiều sự gian ác mà bây giờ bỏ điều dữ, làm điều chính trực công minh thì sẽ được sống. Ngôn sứ Êdêkien minh nhiên nói thay Thiên Chúa sự thật này ( x. Ed 18,27-28 ).
Đến trần gian, Chúa Kitô thường cảnh tỉnh nhiều vị lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ, những người vốn tự hào về công nghiệp đã qua của mình. Khi kể câu chuyện về hai người con, Chúa Kitô đã làm nổi rõ cái giây phút hiện tại. Người con cả sở dĩ được chấp nhận dù trước đó không vâng lời Cha nhưng giờ này anh hối hận và vâng theo lời cha. Trái lại, người con thứ, trước đó đã mau mắn đáp vâng lời cha mà giờ này anh lại không làm theo ý cha thì cũng bằng không. Để khẳng định chân lý này Chúa Kitô còn nói với những Thượng tế và kỳ mục hôm ấy bằng một kiểu nói long trọng: “ Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy, còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin.” ( Mt 21,31-32 ). Một số nhà chú giải phân tích chữ “ trước” còn có nghĩa là “thay thế”, nghĩa là những người thu thuế va gái điếm sẽ thế cái chỗ của các vị Thượng tế và kỳ mục trong Nước Trời. Kết thúc dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”, Chúa Kitô đã nêu bật lời của người cha với đứa con cả: “ Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỉ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”( Lc 15, 32 ).
Sống mà không có ngày mai là một cuộc sống thiếu định hướng, thiếu tinh thần cầu tiến. Tuy nhiên cái của ngày mai phải được đặt nền tảng vững vàng trên cái của hôm nay. Nhiều khi chúng ta có thể quá lo lắng cho những sự chưa đến mà bỏ quên bổn phận trong hiện tại. “Anh em đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai, cứ để ngày mai lo…”( Mt 6,34 ). “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” ( Mt 6,11 ). “ Hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Người, đừng cứng lòng nữa !” ( x. Tv 95,7-8 )
Đừng để đến ngày mai những gì tốt đẹp và phải đạo có thể làm trong ngày hôm nay: Xét về mặt tiêu cực, dưới nhãn quan đức công bằng thì nếu giam tiền công nhật của người làm công đến hôm sau là đã phạm lỗi bất công ( x.Lv 19,13 ). Còn trên bình diện đức ái thì nếu bỏ qua một việc tốt, một việc lành trong khả năng và hoàn cảnh của ta hôm nay thì đã phạm một điều tồi tệ, đó là tội thiếu sót mà chúng ta thường đấm ngực thú lỗi trong phần khởi đầu của Thánh Lễ: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói và những điều thiếu sót…”
Lúc sinh thời, mỗi khi gặp những người bệnh tật, dù đó là ngày Lễ nghỉ và theo luật Do Thái giáo bấy giờ thì không được phép, nhưng Chúa Giêsu vẫn ra tay thi ân giáng phúc bất chấp nhiều luật sĩ và biệt phái hậm hực chống đối và thậm chí còn tìm cách giết Người. Phải làm ngay hôm nay, lúc này, ở đây ( hic et nunc ) những điều chính đáng và phải đạo trong hoàn cảnh và khả năng của mình. Bởi chưng, nhiều lúc, chính khi không làm điều thiện là làm điều ác, không cứu sống là giết chết, không bênh vực công lý là toa rập với bất công… ( x. Mc 3,4 ).
Những kẻ tự cao là nhưng người luôn nhớ và muốn kẻ khác nhớ mình đã làm một sự gì đó. Những người tự ti là những người không thể quên và nghĩ rằng người ta không thể quên mình đã lầm lỡ một sự gì đó. Những người lười biếng là những người luôn muốn làm một sự gì đó ( mà không bao giờ làm ) ( Ngạn ngữ Pháp ). Những người hèn nhát là những người luôn khát khao một sự gì đó ( mà không dám làm ). Còn những người công chính là những người bắt tay làm ngay những sự phải làm, đáng làm, nên làm, hôm nay, lúc này.
(Chúa Nhật XXVI TN A)
Những gì hôm qua thì đã qua, chuyện ngày mai thì chưa tới, còn việc hôm nay thì đang ở trong tầm tay. Đã là người có lương tri bình thường thì không ai vô tâm, bạc tình khi sống quay lưng với cội nguồn lịch sử và cũng ít có ai sống mà không hướng tới tương lai. Tuy nhiên, không thể chối cải rằng cái hôm nay mới là cái mang tính quyết định. Chính vì thế nhiều lúc chúng ta cần phải có thái độ “tự do” một cách nào đó với những gì đã qua và với những gì chưa tới.
Đừng quá bám víu vào sự đã qua dù đó là những thành quả lẫy lừng, những chiến công hiển hách hay là những thất bại ê chề, những lỗi lầm tủi nhục. Nếu quá khứ của ta là những sự màu hồng thì đáng trân trọng nhưng hãy coi chừng chuyện thường tình kiếp người rất dễ ngủ quên trên chiến thắng và nhất là hãy đề phòng cám dỗ tự kiêu, tự mãn, một cám dỗ thường gây “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Thực tiển cho thấy chuyện vì tự hào, tự mãn“đã đánh thắng hai đế quốc to”, nên các nhà lãnh đạo nước Việt đã dần đưa đất nước ngụp lặn trong hố sâu của nghèo khó, tụt hậu do chính cái tư duy, nếp nghĩ và cung cách hành xử kiểu “chủ quan, duy ý chí”. Nếu quá khứ của ta vướng đầy những sự nhuốm màu tím hay đen thì cũng đáng nghiền ngẩm để tự kiểm và rút kinh nghiệm, nhưng cũng phải canh chừng cám dỗ buông xuôi, ngã lòng. Lỗi lầm nào cũng để lại vết thương đau. Thất bại là mẹ thành công. Có người do bị ám ảnh bởi những lỗi lầm, hay thất bại của quá khứ mà nản chí, buông xuôi. Cũng có người biết tích lũy những vết thương đau thành chuổi kinh nghiệm làm nền tảng cho những thành quả hôm nay. Bài học lịch sử thật đáng quý, tuy nhiên lịch sử không phải là vòng tròn lặp lại cái đã qua như cũ, như xưa.
Đừng quá ảo vọng vào những gì chưa đến. Tương lai thường chất chứa những sự tốt đẹp, vì đó là ước mơ của con người. Chẳng ai lại đi mơ ước điều xấu xa tồi tệ cho chính mình. Họa hiếm mới có một đôi người, khi ở trong tình trạng bất bình thường, mới mong những sự chẳng nên cho bản thân. Đã là người, cần phải có hoài bảo và ước mơ. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trước cám dỗ xa rời thực tế. Đã có đó một vài chủ thuyết vẽ vời viễn ảnh tương lai “to đẹp hơn gấp mười, gấp trăm ngày nay” để rồi lòe bịp đồng loại lãng quên không nhìn thẳng vào cái hiện tại, một hiện tại đầy bất công, dối trá…
Thiên Chúa là Đấng của hôm nay: Với Thiên Chúa, cái hiện tại là cái quan trọng nhất, là cái có tính quyết định. Trước đây ngươi sống công chính mà bây giờ ngươi làm điều gian ác thì ngươi phải chết. Người tội lỗi xưa làm nhiều sự gian ác mà bây giờ bỏ điều dữ, làm điều chính trực công minh thì sẽ được sống. Ngôn sứ Êdêkien minh nhiên nói thay Thiên Chúa sự thật này ( x. Ed 18,27-28 ).
Đến trần gian, Chúa Kitô thường cảnh tỉnh nhiều vị lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ, những người vốn tự hào về công nghiệp đã qua của mình. Khi kể câu chuyện về hai người con, Chúa Kitô đã làm nổi rõ cái giây phút hiện tại. Người con cả sở dĩ được chấp nhận dù trước đó không vâng lời Cha nhưng giờ này anh hối hận và vâng theo lời cha. Trái lại, người con thứ, trước đó đã mau mắn đáp vâng lời cha mà giờ này anh lại không làm theo ý cha thì cũng bằng không. Để khẳng định chân lý này Chúa Kitô còn nói với những Thượng tế và kỳ mục hôm ấy bằng một kiểu nói long trọng: “ Tôi bảo thật các ông: Những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy, còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin.” ( Mt 21,31-32 ). Một số nhà chú giải phân tích chữ “ trước” còn có nghĩa là “thay thế”, nghĩa là những người thu thuế va gái điếm sẽ thế cái chỗ của các vị Thượng tế và kỳ mục trong Nước Trời. Kết thúc dụ ngôn “Người Cha nhân hậu”, Chúa Kitô đã nêu bật lời của người cha với đứa con cả: “ Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỉ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”( Lc 15, 32 ).
Sống mà không có ngày mai là một cuộc sống thiếu định hướng, thiếu tinh thần cầu tiến. Tuy nhiên cái của ngày mai phải được đặt nền tảng vững vàng trên cái của hôm nay. Nhiều khi chúng ta có thể quá lo lắng cho những sự chưa đến mà bỏ quên bổn phận trong hiện tại. “Anh em đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai, cứ để ngày mai lo…”( Mt 6,34 ). “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” ( Mt 6,11 ). “ Hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Người, đừng cứng lòng nữa !” ( x. Tv 95,7-8 )
Đừng để đến ngày mai những gì tốt đẹp và phải đạo có thể làm trong ngày hôm nay: Xét về mặt tiêu cực, dưới nhãn quan đức công bằng thì nếu giam tiền công nhật của người làm công đến hôm sau là đã phạm lỗi bất công ( x.Lv 19,13 ). Còn trên bình diện đức ái thì nếu bỏ qua một việc tốt, một việc lành trong khả năng và hoàn cảnh của ta hôm nay thì đã phạm một điều tồi tệ, đó là tội thiếu sót mà chúng ta thường đấm ngực thú lỗi trong phần khởi đầu của Thánh Lễ: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh chị em: tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói và những điều thiếu sót…”
Lúc sinh thời, mỗi khi gặp những người bệnh tật, dù đó là ngày Lễ nghỉ và theo luật Do Thái giáo bấy giờ thì không được phép, nhưng Chúa Giêsu vẫn ra tay thi ân giáng phúc bất chấp nhiều luật sĩ và biệt phái hậm hực chống đối và thậm chí còn tìm cách giết Người. Phải làm ngay hôm nay, lúc này, ở đây ( hic et nunc ) những điều chính đáng và phải đạo trong hoàn cảnh và khả năng của mình. Bởi chưng, nhiều lúc, chính khi không làm điều thiện là làm điều ác, không cứu sống là giết chết, không bênh vực công lý là toa rập với bất công… ( x. Mc 3,4 ).
Những kẻ tự cao là nhưng người luôn nhớ và muốn kẻ khác nhớ mình đã làm một sự gì đó. Những người tự ti là những người không thể quên và nghĩ rằng người ta không thể quên mình đã lầm lỡ một sự gì đó. Những người lười biếng là những người luôn muốn làm một sự gì đó ( mà không bao giờ làm ) ( Ngạn ngữ Pháp ). Những người hèn nhát là những người luôn khát khao một sự gì đó ( mà không dám làm ). Còn những người công chính là những người bắt tay làm ngay những sự phải làm, đáng làm, nên làm, hôm nay, lúc này.
Anh Em Hãy Nhận Lấy Thánh Thần
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
18:28 27/09/2008
Cảm nghiệm Sống # 72
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
(Ga 20, 22)
ĐGH kêu gọi canh tân Giáo hội Hoa Kỳ và truyền giáo khi Ngài viếng thăm trong tháng 4- 2008 như sau:
Người CG Hoa kỳ phải dùng giờ phút này để tìm ơn hoán cải là mở lòng đón nhận quyền năng của Thánh Thần, để tiếp nhận làm chứng tá lòng Chúa thương xót cho một xã hội đang khủng hoảng vì khủng bố, chiến tranh, kinh tế và xã hội hưởng thụ đầy sa đoạ này.
Với niềm hy vọng của mọi Tín hữu được phát sinh từ Chúa Thánh Linh, nơi Chúa Cha, Giáo hội Hoa kỳ giờ đây được kêu gọi để hướng nhìn về tương lai và sẵn sàng bước đi trước những thách đố mới. Một thánh lễ chủ đề về Chúa Thánh Linh quy tụ tới 400 vị Hồng Y và Giám mục Hoa kỳ mặc phẩm phục màu đỏ, nói lên sức mạnh như lửa của Thánh Thần, đã ca ngợi Chúa với nhiều ca đoàn và hàng chục ngàn Tín hữu cùng giơ tay hát lên ca ngợi Chúa Thánh Linh.
• Suốt đời con nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn dâng Ngài. (Tv 63, 5). Mệnh lệnh Ngài con dơ tay đón nhận, Thánh chỉ Ngài con sẽ gẫm suy. (Tv 119,48)
Nhân dịp này Đức Thánh Cha đã nhắc lại mục đích chuyến tông du của ngài như sau: Tôi đến để lặp lại lời kêu gọi hoán cải khẩn thiết của vị tông đồ và sự tha thứ tội lỗi, để khẩn cầu Chúa Cha ban một Lễ Hiện Xuống mới trên Giáo hội tại Hoa kỳ này.
Trong thư gởi Galat, thánh Phaolô nói rõ: Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy… Còn hoa quả của Thần Khí là: 1- Mến yêu, 2- Vui mừng, 3- Bình an, 4- Nhẫn nhục, 5- Nhân hậu, 6- Từ tâm, 7- Trung tín, 8- Hiền hoà, 9- Tiết độ. (x. Gl 5, 19-24)
Người Tín hữu cần sống theo Thần Khí, chứ đừng sống theo xác thịt. Thư gởi Rôma, thánh Phaolô khuyên: Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an… Vì nếu anh em sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống. (x. Rom 8, 5-13)
Sau đây là những điểm quan trọng bạn cần phải thay đổi để có Chúa Thánh Thần đến canh tân đổi mới chính bạn:
1/ Cần có Chất Chúa là Thần Khí có một chỗ đứng trong bạn. Thất bại của Adam và Eva là họ không để Chúa thực hiện mục đích ấy.
2/ Bạn cần bỏ mọi tật xấu đang chiếm chỗ, để Chúa có chỗ đứng. Nếu không, bạn sẽ bị lìa khỏi sự hiện diện của Chúa và bị sa ngã.
3/ Lòng bạn tựa như kẹo cao su dễ dính vào nếp sống dễ dãi riêng tư. Bạn sẽ không yêu Chúa một cách đúng đắn và dần dần xa Chúa.
4/ Bên ngoài bạn đi tĩnh tâm, nhóm, cầu nguyện; nhưng tật xấu đã làm bạn sa ngã. Cái bình chứa đựng Chúa của bạn đã bị lũng rồi !
5/ Về phương diện tích cực, tiến tới trong Thần Khí là tập nết tốt, bỏ tật xấu. Có Chúa chiếm đoạt hoàn toàn tư tưởng hành động của bạn.
6/ Bạn nghĩ rằng đi sinh hoạt, nghe giảng nhiều là có Chúa. Không! Có thể còn trở ngại. Nếu bạn không thật sự bỏ mọi Tham – Sân - Si.
7/ Bạn đã xưng tội, rước lễ vẫn chưa đủ, nếu không bỏ tật xấu để Chúa chiếm hữu. Lúc đó bạn mới tiến bộ trong Thánh Linh được !
8/ Bạn phải liên tục hỏi mình là tôi có đang lấy đi mọi điều xấu khỏi mình không? Nếu có là bạn đang tiến tới trong Chúa Thánh Linh.
9/ Sự tiến bộ trong Thánh Linh về mặt tích cực là gia tăng chất Chúa(yếu tố), về mặt tiêu cực là làm suy giảm bạn (chết đi,thanh tẩy)
10/ Chết đi cho chính mình là gì? Lả bỏ tính kiêu ngạo, bỏ tham lam đủ thứ…mỗi ngày. Đó là chết đi và lớn lên trong Chúa Thánh Thần.
11/ Khi bạn bỏ được các tật xấu đi là Chúa Thánh Thần đang hành động trong bạn. Ngài thúc đẩy (ép) lòng bạn hướng về Chúa. Bạn sẽ được soi sáng, Thánh Thần sẽ hoạt động và tật xấu rời khỏi bạn.
12/ Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “ Hễ ai trong các ngươi không từ bỏ chính mình thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14, 33)
Ngài có ý nói Thánh Thần phải được hoàn thành trong bạn và nhiều điều xấu sẽ phải loại bỏ. Hễ lòng bạn mở ra và hướng về Chúa, thì Thánh Thần sẽ thực hiện mầu nhiệm Thập giá trong bạn, như Ngài đã làm cho Đức Giêsu trên Thập giá, để bạn thuộc trọn về Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã xứng đáng được Sứ thần nói với Mẹ: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà. Xin Mẹ giúp con trút bỏ hoàn toàn con người cũ với nhiều tật xấu, để Thần khí Chúa ngự đến tâm linh con.
Ptế: JB Nguyễn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
(Ga 20, 22)
ĐGH kêu gọi canh tân Giáo hội Hoa Kỳ và truyền giáo khi Ngài viếng thăm trong tháng 4- 2008 như sau:
Người CG Hoa kỳ phải dùng giờ phút này để tìm ơn hoán cải là mở lòng đón nhận quyền năng của Thánh Thần, để tiếp nhận làm chứng tá lòng Chúa thương xót cho một xã hội đang khủng hoảng vì khủng bố, chiến tranh, kinh tế và xã hội hưởng thụ đầy sa đoạ này.
Với niềm hy vọng của mọi Tín hữu được phát sinh từ Chúa Thánh Linh, nơi Chúa Cha, Giáo hội Hoa kỳ giờ đây được kêu gọi để hướng nhìn về tương lai và sẵn sàng bước đi trước những thách đố mới. Một thánh lễ chủ đề về Chúa Thánh Linh quy tụ tới 400 vị Hồng Y và Giám mục Hoa kỳ mặc phẩm phục màu đỏ, nói lên sức mạnh như lửa của Thánh Thần, đã ca ngợi Chúa với nhiều ca đoàn và hàng chục ngàn Tín hữu cùng giơ tay hát lên ca ngợi Chúa Thánh Linh.
• Suốt đời con nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn dâng Ngài. (Tv 63, 5). Mệnh lệnh Ngài con dơ tay đón nhận, Thánh chỉ Ngài con sẽ gẫm suy. (Tv 119,48)
Nhân dịp này Đức Thánh Cha đã nhắc lại mục đích chuyến tông du của ngài như sau: Tôi đến để lặp lại lời kêu gọi hoán cải khẩn thiết của vị tông đồ và sự tha thứ tội lỗi, để khẩn cầu Chúa Cha ban một Lễ Hiện Xuống mới trên Giáo hội tại Hoa kỳ này.
Trong thư gởi Galat, thánh Phaolô nói rõ: Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy… Còn hoa quả của Thần Khí là: 1- Mến yêu, 2- Vui mừng, 3- Bình an, 4- Nhẫn nhục, 5- Nhân hậu, 6- Từ tâm, 7- Trung tín, 8- Hiền hoà, 9- Tiết độ. (x. Gl 5, 19-24)
Người Tín hữu cần sống theo Thần Khí, chứ đừng sống theo xác thịt. Thư gởi Rôma, thánh Phaolô khuyên: Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an… Vì nếu anh em sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống. (x. Rom 8, 5-13)
Sau đây là những điểm quan trọng bạn cần phải thay đổi để có Chúa Thánh Thần đến canh tân đổi mới chính bạn:
1/ Cần có Chất Chúa là Thần Khí có một chỗ đứng trong bạn. Thất bại của Adam và Eva là họ không để Chúa thực hiện mục đích ấy.
2/ Bạn cần bỏ mọi tật xấu đang chiếm chỗ, để Chúa có chỗ đứng. Nếu không, bạn sẽ bị lìa khỏi sự hiện diện của Chúa và bị sa ngã.
3/ Lòng bạn tựa như kẹo cao su dễ dính vào nếp sống dễ dãi riêng tư. Bạn sẽ không yêu Chúa một cách đúng đắn và dần dần xa Chúa.
4/ Bên ngoài bạn đi tĩnh tâm, nhóm, cầu nguyện; nhưng tật xấu đã làm bạn sa ngã. Cái bình chứa đựng Chúa của bạn đã bị lũng rồi !
5/ Về phương diện tích cực, tiến tới trong Thần Khí là tập nết tốt, bỏ tật xấu. Có Chúa chiếm đoạt hoàn toàn tư tưởng hành động của bạn.
6/ Bạn nghĩ rằng đi sinh hoạt, nghe giảng nhiều là có Chúa. Không! Có thể còn trở ngại. Nếu bạn không thật sự bỏ mọi Tham – Sân - Si.
7/ Bạn đã xưng tội, rước lễ vẫn chưa đủ, nếu không bỏ tật xấu để Chúa chiếm hữu. Lúc đó bạn mới tiến bộ trong Thánh Linh được !
8/ Bạn phải liên tục hỏi mình là tôi có đang lấy đi mọi điều xấu khỏi mình không? Nếu có là bạn đang tiến tới trong Chúa Thánh Linh.
9/ Sự tiến bộ trong Thánh Linh về mặt tích cực là gia tăng chất Chúa(yếu tố), về mặt tiêu cực là làm suy giảm bạn (chết đi,thanh tẩy)
10/ Chết đi cho chính mình là gì? Lả bỏ tính kiêu ngạo, bỏ tham lam đủ thứ…mỗi ngày. Đó là chết đi và lớn lên trong Chúa Thánh Thần.
11/ Khi bạn bỏ được các tật xấu đi là Chúa Thánh Thần đang hành động trong bạn. Ngài thúc đẩy (ép) lòng bạn hướng về Chúa. Bạn sẽ được soi sáng, Thánh Thần sẽ hoạt động và tật xấu rời khỏi bạn.
12/ Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “ Hễ ai trong các ngươi không từ bỏ chính mình thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14, 33)
Ngài có ý nói Thánh Thần phải được hoàn thành trong bạn và nhiều điều xấu sẽ phải loại bỏ. Hễ lòng bạn mở ra và hướng về Chúa, thì Thánh Thần sẽ thực hiện mầu nhiệm Thập giá trong bạn, như Ngài đã làm cho Đức Giêsu trên Thập giá, để bạn thuộc trọn về Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã xứng đáng được Sứ thần nói với Mẹ: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà. Xin Mẹ giúp con trút bỏ hoàn toàn con người cũ với nhiều tật xấu, để Thần khí Chúa ngự đến tâm linh con.
Ptế: JB Nguyễn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 27/09/2008
THỰC TẾ
Một vị nữ đệ tử đang chuẩn bị cho ngày hôn lễ của cô ta, và tuyên bố là cô ta rất yêu mến những người nghèo, và sẽ thuyết phục người nhà thay đổi tập tục: để người nghèo ngồi trên bàn nhất khi dự tiệc, và để người giàu có ngồi phía dưới gần cửa ra vào.
Cô ta mong chờ sư phụ, và hy vọng được lời khen ngợi của ông ta.
Đại sư suy nghĩ một hồi, bèn nói: “Này con, như thế này thì sẽ không có một kết cục đẹp, không có ai có thể hưởng thụ cách chân chính bữa tiệc cưới này. Người nhà của con sẽ cảm thấy lúng túng, bạn bè giàu có của con sẽ cảm thấy thân phận mình bị nhục, mà những bạn bè nghèo của con mặc dù ngồi bàn trên, nhưng vì quá gượng mà nuốt không trôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có nhiều cách để bày tỏ sự yêu thương và giúp đỡ, nhưng cách hay nhất vẫn là làm cho người được giúp đỡ biết được giá trị của lao động và lợi ích của sự chuyên cần làm ăn.
Có những người vì thấy mình nghèo khổ và con cái quá tội nghiệp, nên khi có cơ hội giàu có thì cho con cái ăn chơi xả láng cho bỏ những ngày nghèo khổ, thế là đưa con vào con đường cụt của tương lai.
Có những người tuyên bố là yêu người nghèo, bảo vệ người nghèo, nên mọi cái ưu tiên cho người nghèo, đó là điều rất đúng và đáng làm. Nhưng nếu muốn có thêm nhiều bè bạn, muốn có thêm nhiều người hảo tâm ra tay giúp đỡ người nghèo, hoặc giúp cho chương trình bác ái mà mình đang làm được tốt đẹp, thì hãy tôn trọng người khác, tôn trong phẩm giá của người có địa vị, giàu có, bất kể họ là thành phần nào -tốt hay xấu- khi mời họ tham dự tiệc tùng hoặc hội họp.v.v...bởi vì địa vị chức tước là một trật tự xã hội được đặt công khai để phục vụ cho mọi công dân. Không nên vì nói yêu mến người nghèo, để rồi mời họ ngồi vào bàn chủ tọa, và để những người có chức tước trong xã hội ngồi bàn chót, thế là chúng ta nhục mạ họ vậy, và những người nghèo được ngồi bàn trên sẽ rất gượng gùng mà ăn không ngon.
Chúa Giê-su không đả phá luật lệ và trật tự xã hội, nhưng Ngài kiện toàn và làm cho nó có ý nghĩa hơn (Mt 5, 17-18).
Yêu mến người nghèo không có nghĩa là đặt họ ngồi trên đầu các quan chức, nhưng là làm cho họ biết giá trị nhân phẩm của mình, tìm phương cách để làm cho họ thoát khỏi cảnh nghèo, để họ tự vươn lên bằng lao động chân chính với tâm hồn đạo đức của mình.
Đó chính là yêu người nghèo cách chân chính cách thực tế nhất vậy.
N2T |
Một vị nữ đệ tử đang chuẩn bị cho ngày hôn lễ của cô ta, và tuyên bố là cô ta rất yêu mến những người nghèo, và sẽ thuyết phục người nhà thay đổi tập tục: để người nghèo ngồi trên bàn nhất khi dự tiệc, và để người giàu có ngồi phía dưới gần cửa ra vào.
Cô ta mong chờ sư phụ, và hy vọng được lời khen ngợi của ông ta.
Đại sư suy nghĩ một hồi, bèn nói: “Này con, như thế này thì sẽ không có một kết cục đẹp, không có ai có thể hưởng thụ cách chân chính bữa tiệc cưới này. Người nhà của con sẽ cảm thấy lúng túng, bạn bè giàu có của con sẽ cảm thấy thân phận mình bị nhục, mà những bạn bè nghèo của con mặc dù ngồi bàn trên, nhưng vì quá gượng mà nuốt không trôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có nhiều cách để bày tỏ sự yêu thương và giúp đỡ, nhưng cách hay nhất vẫn là làm cho người được giúp đỡ biết được giá trị của lao động và lợi ích của sự chuyên cần làm ăn.
Có những người vì thấy mình nghèo khổ và con cái quá tội nghiệp, nên khi có cơ hội giàu có thì cho con cái ăn chơi xả láng cho bỏ những ngày nghèo khổ, thế là đưa con vào con đường cụt của tương lai.
Có những người tuyên bố là yêu người nghèo, bảo vệ người nghèo, nên mọi cái ưu tiên cho người nghèo, đó là điều rất đúng và đáng làm. Nhưng nếu muốn có thêm nhiều bè bạn, muốn có thêm nhiều người hảo tâm ra tay giúp đỡ người nghèo, hoặc giúp cho chương trình bác ái mà mình đang làm được tốt đẹp, thì hãy tôn trọng người khác, tôn trong phẩm giá của người có địa vị, giàu có, bất kể họ là thành phần nào -tốt hay xấu- khi mời họ tham dự tiệc tùng hoặc hội họp.v.v...bởi vì địa vị chức tước là một trật tự xã hội được đặt công khai để phục vụ cho mọi công dân. Không nên vì nói yêu mến người nghèo, để rồi mời họ ngồi vào bàn chủ tọa, và để những người có chức tước trong xã hội ngồi bàn chót, thế là chúng ta nhục mạ họ vậy, và những người nghèo được ngồi bàn trên sẽ rất gượng gùng mà ăn không ngon.
Chúa Giê-su không đả phá luật lệ và trật tự xã hội, nhưng Ngài kiện toàn và làm cho nó có ý nghĩa hơn (Mt 5, 17-18).
Yêu mến người nghèo không có nghĩa là đặt họ ngồi trên đầu các quan chức, nhưng là làm cho họ biết giá trị nhân phẩm của mình, tìm phương cách để làm cho họ thoát khỏi cảnh nghèo, để họ tự vươn lên bằng lao động chân chính với tâm hồn đạo đức của mình.
Đó chính là yêu người nghèo cách chân chính cách thực tế nhất vậy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 27/09/2008
N2T |
44. Sự vui vẻ của linh hồn đến từ tâm hồn thuần khiết và cầu nguyện không ngừng.
(Thánh Francis of Assisi)Cải thiện cuộc sống
LM Inhaxiô Trần Ngà
22:27 27/09/2008
Cải thiện cuộc sống
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 26 thường niên. Matthêu 21,28-32)
Đã là người thì ai chẳng sa ngã lỗi lầm.
Vì mọi người đều sai lỗi nên bất cứ ai cũng phải biết sám hối và sửa mình. Mắc phải lầm lỗi thì không đáng lên án, nhưng việc không nhận lỗi mình, không ăn năn hối hận và chìm đắm trong tội là điều tệ hại và đáng tiếc. Thế nên, hôm nay Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta bài học rất quan trọng giúp chúng ta biết ăn năn phục thiện để trở thành người tốt. Để cụ thể hoá bài học của mình, Chúa Giê-su dùng dụ ngôn sau đây: Một người cha có hai con. Sáng hôm ấy, ông đến với đứa con thứ nhất và bảo nó: "Nầy con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho với cha". Nó ương ngạnh trả lời: "Không! Con không đi!". Người cha buồn lòng lặng lẽ quay sang đứa khác, mời nó ra vườn làm việc với ông. Cậu nầy dạ dạ vâng vâng: "con sẽ đi!", nhưng rồi không thấy tăm hơi đâu cả. Người con thứ nhất sau đó hồi tâm lại, thấy được sai trái của mình nên hối hận vác cuốc ra đồng cùng làm với cha.
Thế là người con thứ nhất dù ban đầu có phần ương bướng, nhưng biết xét lại, biết nhận ra lỗi mình và có hành vi sửa chữa nên thật đáng khen. Qua lời khẳng định với các thượng tế và kỳ lão: "những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông", Chúa Giê-su gián tiếp ngợi khen những người tội lỗi biết sám hối ăn năn sửa mình. Chúa đánh giá họ cao hơn các thượng tế và các bậc kỳ lão. Chúa Giê-su còn đặc biệt tỏ lòng yêu mến đối với những con người biết hối cải qua câu chuyện người cha nhân lành và đứa con phung phá. Khi người con hoang đã phá sạch cả nửa gia tài với bọn đàng điếm nhưng rồi biết hồi tâm lại, biết thống hối ăn năn các lầm lỗi của mình và quyết tâm chỗi dậy trở về cùng cha thì người cha quên hết mọi lầm lỗi của nó, chạy ra ôm hôn nó, tiếp đón nó với tất cả tình yêu thương. Trái lại, Chúa Giê-su cực lực lên án những người không biết ăn năn hối lỗi và từ bỏ những sai trái của mình. Người nói thẳng vào mặt họ: "Tôi bảo các ông: những người thu thuế và những gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông".
Vào những năm kinh tế còn khó khăn, gia đình bác Hai dành dụm sắm được một chiếc xe Honda 67 tuy cũ nhưng là của hiếm. Mọi người trong nhà đều ra công bảo quản nó hết sức chu đáo. Chủ nhân ngày ngày tỉ mỉ lau đến từng chân căm, rồi lại dành ra cả tấm mền để trùm xe, cưng xe hơn cưng con, chẳng cho ai đụng đến. Nếu xe bị trầy, chủ cảm thấy xót xa. Nếu xe có gì trục trặc, dù rất nhẹ, chủ xe phải lo tìm thợ sửa chữa ngay.
Vậy mà trong thực tế, bản thân con người quý hơn xe cộ cả triệu lần, nhưng khi bản thân hư hỏng, xuống cấp… nhiều người không cho là quan trọng! Xe hư, máy hư thì lo sửa liền, còn người hư thì cứ để mặc. Cứ để hư cho đến chết thì thôi! Thật là điều phi lý. Khi mặt mày chúng ta lem luốc vì lọ nghẹ hay dầu mỡ, chắc chắn ai trong chúng ta cũng vội lau rửa cho sạch sẽ ngay.
Khi áo quần dơ bẩn và rách rưới, không ai trong chúng ta dám mặc nó ra đường nhưng sẽ thay áo khác.
Khi cơ thể chúng ta dơ dáy và bốc mùi hôi, chắc chắn chúng ta sẽ tắm rửa ngay không chờ tới ngày mai.
Vậy khi tâm hồn chúng ta lem luốc, dơ bẩn vì tội lỗi thói hư, lẽ nào chúng ta lại không tức thời sửa chữa?
Trong công nghệ thông tin hay sản xuất hàng tiêu dùng, việc cải tiến chất lượng sản phẩm là vấn đề sinh tử của các công ty. Cải tiến hay là chết. Thế nên người ta không ngừng rà soát lại những nhược điểm của sản phẩm và phải khắc phục bằng mọi giá trước khi tung ra thị trường. Giá trị con người vượt xa giá trị hàng hoá cả triệu lần. Ước gì trong lĩnh vực đạo đức, mỗi người cũng rà soát lại những khuyết điểm của mình để cải thiện cho xứng với tầm vóc người con cái Chúa.
Nguyện xin Chúa Giê-su ban ơn giúp sức cho chúng ta thực hiện được công cuộc cải thiện tối cần thiết nầy.
(Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 26 thường niên. Matthêu 21,28-32)
Đã là người thì ai chẳng sa ngã lỗi lầm.
Vì mọi người đều sai lỗi nên bất cứ ai cũng phải biết sám hối và sửa mình. Mắc phải lầm lỗi thì không đáng lên án, nhưng việc không nhận lỗi mình, không ăn năn hối hận và chìm đắm trong tội là điều tệ hại và đáng tiếc. Thế nên, hôm nay Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta bài học rất quan trọng giúp chúng ta biết ăn năn phục thiện để trở thành người tốt. Để cụ thể hoá bài học của mình, Chúa Giê-su dùng dụ ngôn sau đây: Một người cha có hai con. Sáng hôm ấy, ông đến với đứa con thứ nhất và bảo nó: "Nầy con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho với cha". Nó ương ngạnh trả lời: "Không! Con không đi!". Người cha buồn lòng lặng lẽ quay sang đứa khác, mời nó ra vườn làm việc với ông. Cậu nầy dạ dạ vâng vâng: "con sẽ đi!", nhưng rồi không thấy tăm hơi đâu cả. Người con thứ nhất sau đó hồi tâm lại, thấy được sai trái của mình nên hối hận vác cuốc ra đồng cùng làm với cha.
Thế là người con thứ nhất dù ban đầu có phần ương bướng, nhưng biết xét lại, biết nhận ra lỗi mình và có hành vi sửa chữa nên thật đáng khen. Qua lời khẳng định với các thượng tế và kỳ lão: "những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông", Chúa Giê-su gián tiếp ngợi khen những người tội lỗi biết sám hối ăn năn sửa mình. Chúa đánh giá họ cao hơn các thượng tế và các bậc kỳ lão. Chúa Giê-su còn đặc biệt tỏ lòng yêu mến đối với những con người biết hối cải qua câu chuyện người cha nhân lành và đứa con phung phá. Khi người con hoang đã phá sạch cả nửa gia tài với bọn đàng điếm nhưng rồi biết hồi tâm lại, biết thống hối ăn năn các lầm lỗi của mình và quyết tâm chỗi dậy trở về cùng cha thì người cha quên hết mọi lầm lỗi của nó, chạy ra ôm hôn nó, tiếp đón nó với tất cả tình yêu thương. Trái lại, Chúa Giê-su cực lực lên án những người không biết ăn năn hối lỗi và từ bỏ những sai trái của mình. Người nói thẳng vào mặt họ: "Tôi bảo các ông: những người thu thuế và những gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông".
Vào những năm kinh tế còn khó khăn, gia đình bác Hai dành dụm sắm được một chiếc xe Honda 67 tuy cũ nhưng là của hiếm. Mọi người trong nhà đều ra công bảo quản nó hết sức chu đáo. Chủ nhân ngày ngày tỉ mỉ lau đến từng chân căm, rồi lại dành ra cả tấm mền để trùm xe, cưng xe hơn cưng con, chẳng cho ai đụng đến. Nếu xe bị trầy, chủ cảm thấy xót xa. Nếu xe có gì trục trặc, dù rất nhẹ, chủ xe phải lo tìm thợ sửa chữa ngay.
Vậy mà trong thực tế, bản thân con người quý hơn xe cộ cả triệu lần, nhưng khi bản thân hư hỏng, xuống cấp… nhiều người không cho là quan trọng! Xe hư, máy hư thì lo sửa liền, còn người hư thì cứ để mặc. Cứ để hư cho đến chết thì thôi! Thật là điều phi lý. Khi mặt mày chúng ta lem luốc vì lọ nghẹ hay dầu mỡ, chắc chắn ai trong chúng ta cũng vội lau rửa cho sạch sẽ ngay.
Khi áo quần dơ bẩn và rách rưới, không ai trong chúng ta dám mặc nó ra đường nhưng sẽ thay áo khác.
Khi cơ thể chúng ta dơ dáy và bốc mùi hôi, chắc chắn chúng ta sẽ tắm rửa ngay không chờ tới ngày mai.
Vậy khi tâm hồn chúng ta lem luốc, dơ bẩn vì tội lỗi thói hư, lẽ nào chúng ta lại không tức thời sửa chữa?
Trong công nghệ thông tin hay sản xuất hàng tiêu dùng, việc cải tiến chất lượng sản phẩm là vấn đề sinh tử của các công ty. Cải tiến hay là chết. Thế nên người ta không ngừng rà soát lại những nhược điểm của sản phẩm và phải khắc phục bằng mọi giá trước khi tung ra thị trường. Giá trị con người vượt xa giá trị hàng hoá cả triệu lần. Ước gì trong lĩnh vực đạo đức, mỗi người cũng rà soát lại những khuyết điểm của mình để cải thiện cho xứng với tầm vóc người con cái Chúa.
Nguyện xin Chúa Giê-su ban ơn giúp sức cho chúng ta thực hiện được công cuộc cải thiện tối cần thiết nầy.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một cách cư xử với tôn giáo của một chính phủ đời
Trần Văn Cảnh
12:30 27/09/2008
Một cách cư xử với tôn giáo của một chính phủ đời
Bài tóm lược diễn văn của Tổng Thống Sarkozy và của ĐGH Bênêđictô XVI trao đổi trưa thứ sáu 12.09.2008 tại điện Elysée, Paris, vừa được phổ biến ngày 23.09.2008.
Một số bạn đọc gởi điện thơ phản ứng về cho tác giả. Người thì bảo rằng bài có nội dung giá trị rất cao, nhưng chỉ là đàn gởi vào tai trâu của những cán bộ không đủ tâm hồn để đón đọc và không đủ kiến thức để nghe hiểu. Người lại nhắc khéo nên sửa đề là « tương giao » thay vì « tương quan », và đề nghị cần nhấn mạnh hơn đến thái độ tương kính, phát ra từ ngôn ngữ, giữa Tống Thống Pháp Sarkozy và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, ngược hẳn lại với thái độ bất kính, xuyên tạc, gay gắt, tố cáo và đe dọa của chính quyền Hà Nội đối với Tổng Giáo Phận Hà Nội. Người khác nữa lại hỏi tác giả tại sao Toà Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục ở Giáo Xứ Thái Hà đã không kiện lại Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về tội lạm quyền và thóa mạ, cáo gian và làm mất danh dự. Tất cả những phản ứng và đề nghị này đều ra ngoài nội dung bài viết và vượt quá ý định của tác giả.
Người khác nữa lại xin tác giả chuyển ngữ toàn thể hai bài diễn văn. Đây là lời đề nghị rất chính đáng và để đáp lại, tác giả xin chuyển ngữ hai bài diễn văn liên hệ, mà đầu tiên là bài diễn văn của Tổng Thống Sarkozy. Xin nhắc lại rằng trong chuyến công du mục vụ đầu tiên tại Pháp, ở chặng đầu tiên tại Paris, ĐTC Bênêđictô XVI đã được đón tiếp tại điện Elysée vào sáng thứ sáu 12.09.2008. Trước hết, ngài đã được tổng thống Sarkozy xin gặp riêng và được thân quyến gia đình tổng thống ra chào. Tiếp theo, ngài đã được mời ra phòng báo chí và trước sự hiện diện của chính phủ và những cơ quan công quyền khác, tổng thống Sarkozy đã nói một diễn văn chào mừng và ĐTC đã nói một diễn văn đáp từ. Sau đây xin tạm dịch bài diễn văn của tổng thống Sarkozy, nói về « tính đời tích cực » (la laïcité positive), trình bày một cách cư xử của một chính phủ đời (của ông) đối với các tôn giáo và đặc biệt là Công Giáo.
Tâu Đức Thánh Cha,
Thật là một danh dự lớn cho chính phủ nước Pháp, cho tất cả những người đang hiện diện trong phòng này, và dĩ nhiên, cho gia đình con và cho bản thân con, nếu ĐTC cho phép, được tiếp đón ĐTC hôm nay tại điện Elysée.
Trong dòng lịch sử, nước Pháp đã không ngừng thắt chặt số phận của mình vào nghệ thuật, văn học, tư tưởng, vào tất cả những gì tạo ra cái nghệ thuật sống ở mức cao nhất của mình mà người ta gọi là văn hóa. Thưa Đức Thánh Cha, ĐTC đã chọn đến thăm học viện Bernardins, giữa lòng khu phố cổ latinh Paris và nói một diễn văn được mọi người mong đợi nhất trong chuyến công du Pháp quốc, ở phần thăm viếng Paris này và đáp lời mời đến thăm Hàn Lâm Viện Pháp. Làm như vậy, Đức Thánh Cha đã vinh danh nước Pháp và vinh danh cái thuộc tính mà nó quí mến nhất, đó là văn hóa của nó, một văn hóa sống động, bám rễ sâu vào tư tưởng hy lạp, tư tưởng do thái kytô, vào gia sản Trung Cổ, Phục hưng và Ánh Sáng. Thưa ĐTC, văn hóa này ĐTC biết rất tường tận và con tưởng có thể nói rằng nó là một văn hóa mà ĐTC yêu mến.
Là công giáo hay tín đồ của một tôn giáo khác, là tín hữu hay không, mọi người dân Pháp đều cảm kích trước việc ĐTC, một người có xác tín sâu, có kiến thức rộng và có đối thoại mở, đã chọn Paris để chiều nay gặp gỡ giới văn hóa.
***
Đối với những triệu người công giáo Pháp, cuộc viếng thăm của ĐTC là một biến cố đặc biệt, làm họ vui to và hy vọng lớn. Do đó, tự nhiên là Tổng Thống, Chính Phủ, Thủ tướng, và toàn thể những người có trách nhiệm chính trị đều cùng tham gia vào niềm vui này, cũng như họ đã từng tham gia vào niềm vui, nỗi cực của bất cứ công dân nào khác. Trước sự hiện diện của ĐTC, con muốn gởi đến các tín hữu công giáo Pháp những lời chúc mừng thành công cho chuyến công du của ĐTC.
Con đã mong muốn rằng trong phòng này phải có một số người công giáo, nổi tiếng nhiếu hay ít, nhưng dấn thân trong mọi lãnh vực xã hội: phong trào trẻ và giáo dục, lãnh vực xã hội và hội đoàn, sức khoẻ, xí nghiệp, nghiệp đoàn, hành chính và chính trị, báo chí, cộng đồng khoa học, giới thể thao, nghệ thuật và kịch trường, giới văn chương và tư tưởng, và dĩ nhiên, giáo sĩ. Họ là gương mặt của Giáo Hội Pháp, đa diện, tân tiến, muốn đem tất cả năng lực mình để phục vụ đức tin.
Đồng thời trong phòng này còn có sự hiện diện của đại diện các tôn giáo và truyền thống triết học khác và nhiều người Pháp không tin hay chủ trương bất khả tri, họ cũng là những người dấn thân làm việc chung. Trong một nước cộng hòa đời, như nước Pháp, thưa ĐTC, tất cả mọi người tiếp đón ĐTC với sự tôn kính dành cho vị lãnh đạo một gia đình tinh thần đã từng đóng góp vào lịch sử nước Pháp, vào lịch sử thế giới và vào văn minh, một sự đóng góp mà chẳng ai có thể nghi ngờ hoặc tranh cãi.
***
Thưa ĐTC, sự đối thoại giữa đức tin và lý tính đã chiếm một phần rất quan trọng trên con đường trí thức và thần học của ĐTC. Chẳng những ĐTC đã không ngừng bảo vệ sự tương hợp giữa đức tin và lý tính, mà còn nghĩ rằng điều cá biệt và sự phong phú của kytô giáo là đã gặp gỡ những nền tảng tư tưởng hy lạp.
Nền dân chủ cũng vậy, nó không được cắt biệt ra khỏi lý tính. Nó không thể chỉ dựa vào số phiếu bầu hoặc vào những chuyển động đầy đam mê của các cá nhân. Nhưng nó phải phát xuất từ biện luận và lý luận, liêm chính tìm kiếm điều tốt và điều cần, tôn trọng những nguyên lý chính yếu được lý trí chung công nhận. Làm sao mà dân chủ có thể bỏ ánh sáng của lý trí mà không tự chối mình, vì dân chủ là con đẻ của lý trí và của Ánh Sánhg ? Đó là một đòi hỏi thường nhật để điều khiển công sự quốc gia và để bàn luận chính trị.
Cũng vậy, đối thoại với các tôn giáo quả là một điều hợp pháp, dân chủ và là một điều tôn trọng tính đời. Các tôn giáo và đặc biệt là tôn giáo kitô mà chúng con chia sẻ một lịch sử dài, với những di sản sống về suy tư và về tư tưởng, không chỉ về Thiên Chúa, mà cả về con người, về xã hội, và về cả cái bận tâm trung tâm hôm nay là thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ bỏ điều đó thì thật là điên rồ, đúng hơn là một lỗi lầm phạm đến văn hóa và đến tư tưởng.
Đó là lý do khiến con nói đến tính đời tích cực (laïcité positive), một tính đời biết tôn kính, biết tụ hợp, biết đối thoại, chứ không phải là một tính đời loại trừ hay tố giác. Trong thời đại hôm nay, thời đại mà sự nghi ngờ, sự khép cuốn vào mình đặt ra cho các nền dân chủ cái thách đố phải đáp lại những vấn đề của thời đại, tính đời tích cực sẽ đưa ra cho lương tâm ta cái khả năng, vượt trên những niềm tin và những lễ nghi, trao đổi về ý nghĩa mà ta muốn gán cho cuộc sống của ta; đi tìm ý nghĩa …,
Nước Pháp đã cùng với Âu Châu cam kết suy nghĩ để làm sao tạo một nền luân lý cho chủ nghĩa tư bản tài chính. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ chẳng có nghĩa gì nếu nó là cùng đích cho chính nó. Tiêu thụ để tiêu thụ, tăng trưởng để tăng trưởng, như thế thì chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng sự cải thiện cảnh sống của đa số nhân loại, sự phát triển nhân vị con người, đó là những mục đích hợp pháp. Đó cũng là lời giảng dậy chính yếu của học thuyết xã hội công giáo. Lời giảng dậy này hoàn toàn giao hợp với những thách đố của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Bổn phận của chúng con, bởi vậy, là phải lắng nghe điều mà ĐTC sẽ nói cho chúng con về vấn đề này.
Cũng vậy, những tiến bộ nhanh chóng và quan trọng của khoa học trong những lãnh vực di truyền học và truyền sinh đang đặt ra cho những xã hội chúng ta những vấn đề tế nhị về luân lý sinh học. Chúng đưa cho chúng ta cái quan niệm về con người và về sự sống, và có thể đưa đến những thay đổi cho xã hội. Đo đó, chúng không thể chỉ là vấn đề của các chuyên viên.
Trách nhiệm của người làm chính trị là phải tổ chức cái khung thích ứng cho cuộc suy nghĩ này. Đó là điều mà nước Pháp sẽ làm trong cuộc Tổng Đại Hội Toàn Quốc về luân lý sinh học trong năm tới. Dĩ nhiên những truyền thống triết học và tôn giáo sẽ hiện diện trong cuộc đàm thảo này.
Tính đời tích cực, cái tính đời mở rộng, chính là một lời mời đối thoại, một lời mời bao dung, một lời mời tôn kính. Thiên Chúa biết rằng các xã hội của chúng ta cần đến đối thoại, tôn kính, bao dung và an tĩnh.
ĐTC đang mang lại một cơn may, một luồng khí, một cục diện khác vào cuộc đàm thảo công cộng này. Cuộc đàm thảo này là một thách đố. Cách đây 30 năm thôi, không một vị tiền nhiệm nào của con đã có thể mường tựợng, hay ngờ đến những vấn đề mà chúng con đang phải đương đầu hôm nay. Xin ĐTC tin rằng, đối với một người có trách nhiệm chính trị, thì việc khai phá những những cánh đồng mới này cho tri thức, cho dân chủ và cho đàm thảo là một trách nhiệm rất nặng nề.
***
Thưa ĐTC, ngày mai ĐTC sẽ đi Lộ Đức. Trong con tim của triệu trệu người sống ở Pháp và trên thế giới, Lộ Đức chiếm một chỗ đặc biệt. Người ta thường đến đó để xin ơn được khỏi bệnh thân xác, mà ra về được ơn khỏi bệnh linh hồn và tâm can. Ngay cả với kẻ trần tục, người ta cũng nhận thấy có một « phép lạ » Lộ Đức: phép lạ được lòng trắc ẩn, được can đảm, được hy vọng, giữa những đau đớn thân xác hay đau khổ tâm thần rất cay cực và rất khó tả.
Sự đau khổ, dẫu là do bệnh hoạn, tật nguyền, thất vọng, tử vong hay chỉ do sự dữ, quả thật là một trong nhựng vấn nạn mà cuộc sống đặt ra cho lòng tin và lòng cậy nhân loại. Về vấn đề này, điều mà ĐTC sẽ nói, thứ hai tới, với những bệnh nhân, sẽ được đón nghe vượt ngoài cộng đồng công giáo. Nhưng, với khả năng có thể đương đầu với đau khổ, có thể vượt trên và biến đổi nó, con người cũng đang đưa ra, cho người tin cũng như kẻ không tin, một dấu chỉ cụ thể, một chứng cớ rõ rệt về phẩm tước của mình.
Phẩm tước con người hay nhân phẩm, Giáo Hội không ngừng rao truyền và bảo vệ. Đối với những người có trách nhiệm chính trị như chúng ta, thưa các đồng nghiệp trong chính phủ cũng như bên đối lập, Ông Thị Trưởng Paris, bổn phận của chúng ta là phải biết làm sao bảo vệ nhân phẩm càng ngày càng hơn. Đó là một vấn đề liên tục, do những câu thúc kinh tế, do những nghi ngại chính trị, do sự kính trọng dân chủ và do tự do lương tâm.
Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra lợi tức liên đới tích cực (revenu de solidarité active). Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã dấn thân cam kết chống lại bệnh quên Alzheimer. Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra chức tổng thanh tra nhà tù (contrôleur général des prisons), và tôi biết rằng ở Pháp cũng như ở nhiều nền dân chủ khác, chúng ta còn rất nhiều tiến bộ cần thực hiện trong vấn đề này. Và vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đang phải đương đầu giải quyết vấn đề tế nhị nhập cư, một vấn đề bao la, đòi hỏi rộng lượng, kính trọng nhân phẩm, mà đồng thời không quên trách nhiệm.
Đó mới chỉ là đầu đề của những vấn đề mà chúng ta phải quan tâm. Nước Pháp không có cao vọng giải đáp hoàn hảo. Nhưng đó là những vấn nạn bao la. Chúng cho thấy sự phức tạp của lời cam kết của những người có trách nhiệm chính trị, bất kể họ đến từ phe nào, là ai, có xác tín gì, họ đều phải mỗi ngày xác định làm sao bảo đảm hơn được sự tôn trọng nhân phẩm mà đồng thời thực hiện được việc điều hành quốc gia.
***
Nhân phẩm dần dà đã được chấp nhận như một giá trị phổ cập. Nó là tâm điểm của Bản Tuyên Bố chung cho thế giới về Nhân Quyền, đã được thừa nhận ở Paris đây, cách nay 60 năm. Đó là kết quả của một hội tụ đặc biệt giữa kinh nghiệm con người, những truyền thống triết học và tôn giáo lớn của nhân loại với con đường của lý tính. Tôi không cho hai cực này chống đối nhau, vì cả hai đều góp phần nuôi dưỡng sự suy tư của chúng ta.
Vào lúc mà hiện lên bao nhiêu là cuồng tín, lúc mà lý thuyết tương đối áp đảo với một hấp lực càng ngày càng mạnh, lúc mà ngay cả khả năng có thể tri thức và có thể chia sẻ một phần nào chân lý bị đặt vào vòng nghi ngờ, lúc mà những ích kỷ nghiệt ngã nhất đang đe dọa những liên hệ giữa các quốc gia và trong lòng các quốc gia, thì đây, sự tuyệt đối chọn lựa nhận phẩm và làm cho nó gắn bó sâu vào lý tính phải được giữ gìn như một trong những kho tàng quí báu nhất.
Đó là bí mật thật của Âu Châu, bí mật mà vì bị lãng quên, đã đem thế giới lao mình vào những man rợ tệ hại nhất, bí mật không ngừng làm sinh động lại ý muốn hành động cho hòa bình và ổn định thế giới và lôi cuốn mọi người thiện tâm thêm vững tin hơn để làm như vậy.
Đó cũng là tinh thần của Liên Minh Địa Trung Hải mà chúng con muốn thực hiên. Thưa ĐTC, con biết và chia sẻ nỗi ưu tư đang to dần của ĐTC về một số cộng đoàn kytô trên thế giới, đặc biệt ở Cận Đông. Về điểm này, Con muốn đặc biệt chào mừng Ông Estifan Majid, đang có mặt giữa chúng ta hôm nay, là bào đệ của Đức Tổng Giám Mục Mossoul, bị ám sát mới đây, Đức cha Faraj Rahho. Liên Minh Địa Trung Hải là một giải đáp cho cái thách đố chính yếu ở đây là sự sống chung của các cộng đoàn đa tôn trên cùng một lãnh thổ. Có điều phải hỏi là chúng ta có thể có một chọn lựa khác không ?
Ở Ấn Độ, người công giáo, hồi giáo và ấn giáo phải từ bỏ mọi hình thức bạo lực mà đi vào đường nhân đức đối thoại. Ở những nơi khác tại Á Châu, tự do hành đạo, bất kể là đạo gì, phải được tôn trọng. Con đã thường có dịp đề cập đến những gốc rễ kitô của nước Pháp. Điều đó không ngăn cản con làm tất cả những gì có thể để các công dân hồi giáo có thể sống tôn giáo của họ một cách bình đẳng với tất cả những tôn giáo khác. Sự khác nhau này, mà con coi là sự phong phú, con muốn rằng những quốc gia khác trên thế giới cũng phải tôn trọng. Thưa ĐTC, đó là điều mà người ta gọi là hỗ tương.
Nước Pháp đa tôn. Con xin làm chứng rằng nước Pháp đã thích thú tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Là lãnh đạo của phật giáo tây tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dậy đạo mà xã hội chúng con rất lắng nghe. Ngài đáng được tôn kính, đáng được lắng nghe, đáng được người ta đối thoại.
Trên đây, tôi đã trình bày một số công việc mà tính đời tích cực đã thực hiện: đi tìm ý nghĩa, tôn trông các tín ngưỡng. Chúng ta không đặt ai trên ai, nhưng chúng ta đảm nhận gốc rễ kitô của chúng ta.
***
Chúng ta hành động cho hòa bình. Chúng ta không muốn phục hồi lại những cuộc chiến tôn giáo. Đó là lý do khiến, tiếp theo cuộc tương kiến nổi tiếng của ĐTC với vua nước Arabie Saoudite, con đã đến Riyad để nhấn mạnh đến những cái liên kết các tôn giáo hơn là đến những cái làm chúng chia rẽ.
Cuộc đối thoại với và giữa các tôn giáo là một thách đố lớn cho thế kỷ mới này. Những người có trách nhiệm chính trị không thể không lưu tâm. Nhưng họ chỉ có thể góp phần mình nếu họ tôn trọng các tôn giáo. Bởi vì không thể có đối thoại nếu không có tin tưởng, và không thể có tin tưởng nếu không có tôn trọng.
Vâng, con tôn trọng các tôn giáo, tất cả các tôn giáo. Con biết những lầm lỗi mà các tôn giáo đã vấp phạm trong quá khứ, những bảo thủ nguyên thuỷ, những cuồng tín đang đe dọa chúng, nhưng con cũng biết vai trò mà các tôn giáo đã đóng trong việc xây dựng tình nhân loại. Nhận biết điều đó không có nghĩa là giảm giá công sức của những luồng tư tưởng khác.
Con nhận biết tầm quan trọng của các tôn giáo để đáp ứng nhu cầu hy vọng của con người và con không khinh khi cái nhu cầu này. Đi tìm tu đức không phải là một hiểm họa cho nền dân chủ, không phải là một nguy hiểm cho tính đời.
Con không làm cho các tôn giáo thất vọng khi con đọc những lời sau đây trong chúc thư của sư huynh Christian, tu viện trưởng ở Tibhirine, đã bị ám sát một cách hèn nhát cùng với các đồng viện của ngài: « Nước Algérie và đạo Hồi, theo tôi, là một cái xác và một cái hồn. Tôi đã nói to điều ấy theo như điều mà tôi đã thấy, đã biết và đã nhận, mà thường tìm ra ở đấy sợi dây đưa lối thẳng đến Phúc Âm, sợi dây nhận ra trong lòng mẹ, Giáo Hội đầu tiên của tôi, ở Algérie và trong sự tôn trọng những tín hữu hồi giáo ». Nếu thế giới đã chỉ biết có sư huynh Christian, thì nguy hiểm chiến tranh tôn giáo đã chẳng xẩy ra và những thuyết cuồng tín đã bị dập tắt.
Và khi su huynh viết thêm trong bản chúc thư lời nhắn gởi người sẽ hãm hại mình, vì sư huynh đã biết số phận bi thảm sẽ xẩy ra cho mình rằng: « Lúc mà sự việc đến, tôi mong muốn sẽ có đủ sáng suốt để xin Chúa thứ tha và xin các anh em nhân loại của tôi tha thứ cho tôi, đồng thời để tôi tha thứ trọn lòng cho kẻ sẽ xúc phạm đến tôi », thì, vâng, con nghĩ rằng các tôn giáo có thể mở rộng trái tim con người. Đó là điều mà một sư huynh kitô đến ở Tibhirine để giúp đỡ các anh em hồi giáo, đã viết ba năm trước khi chết.
Thưa Đức Thánh Cha, qua tất cả những điều con vừa trình bày trên đây, hẳn Đức Thánh Cha đã hiểu, Chúng con xin chào mừng Đức Thánh Cha đã đến nước Pháp.
Paris, ngày 12.09.2008
Tổng Thống Nicolas SARKOZY
(Trần Văn Cảnh chuyển ngữ, ngày 27.09.2008)
Bài tóm lược diễn văn của Tổng Thống Sarkozy và của ĐGH Bênêđictô XVI trao đổi trưa thứ sáu 12.09.2008 tại điện Elysée, Paris, vừa được phổ biến ngày 23.09.2008.
Một số bạn đọc gởi điện thơ phản ứng về cho tác giả. Người thì bảo rằng bài có nội dung giá trị rất cao, nhưng chỉ là đàn gởi vào tai trâu của những cán bộ không đủ tâm hồn để đón đọc và không đủ kiến thức để nghe hiểu. Người lại nhắc khéo nên sửa đề là « tương giao » thay vì « tương quan », và đề nghị cần nhấn mạnh hơn đến thái độ tương kính, phát ra từ ngôn ngữ, giữa Tống Thống Pháp Sarkozy và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, ngược hẳn lại với thái độ bất kính, xuyên tạc, gay gắt, tố cáo và đe dọa của chính quyền Hà Nội đối với Tổng Giáo Phận Hà Nội. Người khác nữa lại hỏi tác giả tại sao Toà Tổng Giám Mục Hà Nội và các linh mục ở Giáo Xứ Thái Hà đã không kiện lại Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về tội lạm quyền và thóa mạ, cáo gian và làm mất danh dự. Tất cả những phản ứng và đề nghị này đều ra ngoài nội dung bài viết và vượt quá ý định của tác giả.
Người khác nữa lại xin tác giả chuyển ngữ toàn thể hai bài diễn văn. Đây là lời đề nghị rất chính đáng và để đáp lại, tác giả xin chuyển ngữ hai bài diễn văn liên hệ, mà đầu tiên là bài diễn văn của Tổng Thống Sarkozy. Xin nhắc lại rằng trong chuyến công du mục vụ đầu tiên tại Pháp, ở chặng đầu tiên tại Paris, ĐTC Bênêđictô XVI đã được đón tiếp tại điện Elysée vào sáng thứ sáu 12.09.2008. Trước hết, ngài đã được tổng thống Sarkozy xin gặp riêng và được thân quyến gia đình tổng thống ra chào. Tiếp theo, ngài đã được mời ra phòng báo chí và trước sự hiện diện của chính phủ và những cơ quan công quyền khác, tổng thống Sarkozy đã nói một diễn văn chào mừng và ĐTC đã nói một diễn văn đáp từ. Sau đây xin tạm dịch bài diễn văn của tổng thống Sarkozy, nói về « tính đời tích cực » (la laïcité positive), trình bày một cách cư xử của một chính phủ đời (của ông) đối với các tôn giáo và đặc biệt là Công Giáo.
Tâu Đức Thánh Cha,
Thật là một danh dự lớn cho chính phủ nước Pháp, cho tất cả những người đang hiện diện trong phòng này, và dĩ nhiên, cho gia đình con và cho bản thân con, nếu ĐTC cho phép, được tiếp đón ĐTC hôm nay tại điện Elysée.
Trong dòng lịch sử, nước Pháp đã không ngừng thắt chặt số phận của mình vào nghệ thuật, văn học, tư tưởng, vào tất cả những gì tạo ra cái nghệ thuật sống ở mức cao nhất của mình mà người ta gọi là văn hóa. Thưa Đức Thánh Cha, ĐTC đã chọn đến thăm học viện Bernardins, giữa lòng khu phố cổ latinh Paris và nói một diễn văn được mọi người mong đợi nhất trong chuyến công du Pháp quốc, ở phần thăm viếng Paris này và đáp lời mời đến thăm Hàn Lâm Viện Pháp. Làm như vậy, Đức Thánh Cha đã vinh danh nước Pháp và vinh danh cái thuộc tính mà nó quí mến nhất, đó là văn hóa của nó, một văn hóa sống động, bám rễ sâu vào tư tưởng hy lạp, tư tưởng do thái kytô, vào gia sản Trung Cổ, Phục hưng và Ánh Sáng. Thưa ĐTC, văn hóa này ĐTC biết rất tường tận và con tưởng có thể nói rằng nó là một văn hóa mà ĐTC yêu mến.
Là công giáo hay tín đồ của một tôn giáo khác, là tín hữu hay không, mọi người dân Pháp đều cảm kích trước việc ĐTC, một người có xác tín sâu, có kiến thức rộng và có đối thoại mở, đã chọn Paris để chiều nay gặp gỡ giới văn hóa.
***
Đối với những triệu người công giáo Pháp, cuộc viếng thăm của ĐTC là một biến cố đặc biệt, làm họ vui to và hy vọng lớn. Do đó, tự nhiên là Tổng Thống, Chính Phủ, Thủ tướng, và toàn thể những người có trách nhiệm chính trị đều cùng tham gia vào niềm vui này, cũng như họ đã từng tham gia vào niềm vui, nỗi cực của bất cứ công dân nào khác. Trước sự hiện diện của ĐTC, con muốn gởi đến các tín hữu công giáo Pháp những lời chúc mừng thành công cho chuyến công du của ĐTC.
Con đã mong muốn rằng trong phòng này phải có một số người công giáo, nổi tiếng nhiếu hay ít, nhưng dấn thân trong mọi lãnh vực xã hội: phong trào trẻ và giáo dục, lãnh vực xã hội và hội đoàn, sức khoẻ, xí nghiệp, nghiệp đoàn, hành chính và chính trị, báo chí, cộng đồng khoa học, giới thể thao, nghệ thuật và kịch trường, giới văn chương và tư tưởng, và dĩ nhiên, giáo sĩ. Họ là gương mặt của Giáo Hội Pháp, đa diện, tân tiến, muốn đem tất cả năng lực mình để phục vụ đức tin.
Đồng thời trong phòng này còn có sự hiện diện của đại diện các tôn giáo và truyền thống triết học khác và nhiều người Pháp không tin hay chủ trương bất khả tri, họ cũng là những người dấn thân làm việc chung. Trong một nước cộng hòa đời, như nước Pháp, thưa ĐTC, tất cả mọi người tiếp đón ĐTC với sự tôn kính dành cho vị lãnh đạo một gia đình tinh thần đã từng đóng góp vào lịch sử nước Pháp, vào lịch sử thế giới và vào văn minh, một sự đóng góp mà chẳng ai có thể nghi ngờ hoặc tranh cãi.
***
Thưa ĐTC, sự đối thoại giữa đức tin và lý tính đã chiếm một phần rất quan trọng trên con đường trí thức và thần học của ĐTC. Chẳng những ĐTC đã không ngừng bảo vệ sự tương hợp giữa đức tin và lý tính, mà còn nghĩ rằng điều cá biệt và sự phong phú của kytô giáo là đã gặp gỡ những nền tảng tư tưởng hy lạp.
Nền dân chủ cũng vậy, nó không được cắt biệt ra khỏi lý tính. Nó không thể chỉ dựa vào số phiếu bầu hoặc vào những chuyển động đầy đam mê của các cá nhân. Nhưng nó phải phát xuất từ biện luận và lý luận, liêm chính tìm kiếm điều tốt và điều cần, tôn trọng những nguyên lý chính yếu được lý trí chung công nhận. Làm sao mà dân chủ có thể bỏ ánh sáng của lý trí mà không tự chối mình, vì dân chủ là con đẻ của lý trí và của Ánh Sánhg ? Đó là một đòi hỏi thường nhật để điều khiển công sự quốc gia và để bàn luận chính trị.
Cũng vậy, đối thoại với các tôn giáo quả là một điều hợp pháp, dân chủ và là một điều tôn trọng tính đời. Các tôn giáo và đặc biệt là tôn giáo kitô mà chúng con chia sẻ một lịch sử dài, với những di sản sống về suy tư và về tư tưởng, không chỉ về Thiên Chúa, mà cả về con người, về xã hội, và về cả cái bận tâm trung tâm hôm nay là thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ bỏ điều đó thì thật là điên rồ, đúng hơn là một lỗi lầm phạm đến văn hóa và đến tư tưởng.
Đó là lý do khiến con nói đến tính đời tích cực (laïcité positive), một tính đời biết tôn kính, biết tụ hợp, biết đối thoại, chứ không phải là một tính đời loại trừ hay tố giác. Trong thời đại hôm nay, thời đại mà sự nghi ngờ, sự khép cuốn vào mình đặt ra cho các nền dân chủ cái thách đố phải đáp lại những vấn đề của thời đại, tính đời tích cực sẽ đưa ra cho lương tâm ta cái khả năng, vượt trên những niềm tin và những lễ nghi, trao đổi về ý nghĩa mà ta muốn gán cho cuộc sống của ta; đi tìm ý nghĩa …,
Nước Pháp đã cùng với Âu Châu cam kết suy nghĩ để làm sao tạo một nền luân lý cho chủ nghĩa tư bản tài chính. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ chẳng có nghĩa gì nếu nó là cùng đích cho chính nó. Tiêu thụ để tiêu thụ, tăng trưởng để tăng trưởng, như thế thì chẳng có nghĩa gì cả. Nhưng sự cải thiện cảnh sống của đa số nhân loại, sự phát triển nhân vị con người, đó là những mục đích hợp pháp. Đó cũng là lời giảng dậy chính yếu của học thuyết xã hội công giáo. Lời giảng dậy này hoàn toàn giao hợp với những thách đố của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Bổn phận của chúng con, bởi vậy, là phải lắng nghe điều mà ĐTC sẽ nói cho chúng con về vấn đề này.
Cũng vậy, những tiến bộ nhanh chóng và quan trọng của khoa học trong những lãnh vực di truyền học và truyền sinh đang đặt ra cho những xã hội chúng ta những vấn đề tế nhị về luân lý sinh học. Chúng đưa cho chúng ta cái quan niệm về con người và về sự sống, và có thể đưa đến những thay đổi cho xã hội. Đo đó, chúng không thể chỉ là vấn đề của các chuyên viên.
Trách nhiệm của người làm chính trị là phải tổ chức cái khung thích ứng cho cuộc suy nghĩ này. Đó là điều mà nước Pháp sẽ làm trong cuộc Tổng Đại Hội Toàn Quốc về luân lý sinh học trong năm tới. Dĩ nhiên những truyền thống triết học và tôn giáo sẽ hiện diện trong cuộc đàm thảo này.
Tính đời tích cực, cái tính đời mở rộng, chính là một lời mời đối thoại, một lời mời bao dung, một lời mời tôn kính. Thiên Chúa biết rằng các xã hội của chúng ta cần đến đối thoại, tôn kính, bao dung và an tĩnh.
ĐTC đang mang lại một cơn may, một luồng khí, một cục diện khác vào cuộc đàm thảo công cộng này. Cuộc đàm thảo này là một thách đố. Cách đây 30 năm thôi, không một vị tiền nhiệm nào của con đã có thể mường tựợng, hay ngờ đến những vấn đề mà chúng con đang phải đương đầu hôm nay. Xin ĐTC tin rằng, đối với một người có trách nhiệm chính trị, thì việc khai phá những những cánh đồng mới này cho tri thức, cho dân chủ và cho đàm thảo là một trách nhiệm rất nặng nề.
***
Thưa ĐTC, ngày mai ĐTC sẽ đi Lộ Đức. Trong con tim của triệu trệu người sống ở Pháp và trên thế giới, Lộ Đức chiếm một chỗ đặc biệt. Người ta thường đến đó để xin ơn được khỏi bệnh thân xác, mà ra về được ơn khỏi bệnh linh hồn và tâm can. Ngay cả với kẻ trần tục, người ta cũng nhận thấy có một « phép lạ » Lộ Đức: phép lạ được lòng trắc ẩn, được can đảm, được hy vọng, giữa những đau đớn thân xác hay đau khổ tâm thần rất cay cực và rất khó tả.
Sự đau khổ, dẫu là do bệnh hoạn, tật nguyền, thất vọng, tử vong hay chỉ do sự dữ, quả thật là một trong nhựng vấn nạn mà cuộc sống đặt ra cho lòng tin và lòng cậy nhân loại. Về vấn đề này, điều mà ĐTC sẽ nói, thứ hai tới, với những bệnh nhân, sẽ được đón nghe vượt ngoài cộng đồng công giáo. Nhưng, với khả năng có thể đương đầu với đau khổ, có thể vượt trên và biến đổi nó, con người cũng đang đưa ra, cho người tin cũng như kẻ không tin, một dấu chỉ cụ thể, một chứng cớ rõ rệt về phẩm tước của mình.
Phẩm tước con người hay nhân phẩm, Giáo Hội không ngừng rao truyền và bảo vệ. Đối với những người có trách nhiệm chính trị như chúng ta, thưa các đồng nghiệp trong chính phủ cũng như bên đối lập, Ông Thị Trưởng Paris, bổn phận của chúng ta là phải biết làm sao bảo vệ nhân phẩm càng ngày càng hơn. Đó là một vấn đề liên tục, do những câu thúc kinh tế, do những nghi ngại chính trị, do sự kính trọng dân chủ và do tự do lương tâm.
Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra lợi tức liên đới tích cực (revenu de solidarité active). Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã dấn thân cam kết chống lại bệnh quên Alzheimer. Vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đã muốn lập ra chức tổng thanh tra nhà tù (contrôleur général des prisons), và tôi biết rằng ở Pháp cũng như ở nhiều nền dân chủ khác, chúng ta còn rất nhiều tiến bộ cần thực hiện trong vấn đề này. Và vì nghĩ đến nhân phẩm mà chúng tôi đang phải đương đầu giải quyết vấn đề tế nhị nhập cư, một vấn đề bao la, đòi hỏi rộng lượng, kính trọng nhân phẩm, mà đồng thời không quên trách nhiệm.
Đó mới chỉ là đầu đề của những vấn đề mà chúng ta phải quan tâm. Nước Pháp không có cao vọng giải đáp hoàn hảo. Nhưng đó là những vấn nạn bao la. Chúng cho thấy sự phức tạp của lời cam kết của những người có trách nhiệm chính trị, bất kể họ đến từ phe nào, là ai, có xác tín gì, họ đều phải mỗi ngày xác định làm sao bảo đảm hơn được sự tôn trọng nhân phẩm mà đồng thời thực hiện được việc điều hành quốc gia.
***
Nhân phẩm dần dà đã được chấp nhận như một giá trị phổ cập. Nó là tâm điểm của Bản Tuyên Bố chung cho thế giới về Nhân Quyền, đã được thừa nhận ở Paris đây, cách nay 60 năm. Đó là kết quả của một hội tụ đặc biệt giữa kinh nghiệm con người, những truyền thống triết học và tôn giáo lớn của nhân loại với con đường của lý tính. Tôi không cho hai cực này chống đối nhau, vì cả hai đều góp phần nuôi dưỡng sự suy tư của chúng ta.
Vào lúc mà hiện lên bao nhiêu là cuồng tín, lúc mà lý thuyết tương đối áp đảo với một hấp lực càng ngày càng mạnh, lúc mà ngay cả khả năng có thể tri thức và có thể chia sẻ một phần nào chân lý bị đặt vào vòng nghi ngờ, lúc mà những ích kỷ nghiệt ngã nhất đang đe dọa những liên hệ giữa các quốc gia và trong lòng các quốc gia, thì đây, sự tuyệt đối chọn lựa nhận phẩm và làm cho nó gắn bó sâu vào lý tính phải được giữ gìn như một trong những kho tàng quí báu nhất.
Đó là bí mật thật của Âu Châu, bí mật mà vì bị lãng quên, đã đem thế giới lao mình vào những man rợ tệ hại nhất, bí mật không ngừng làm sinh động lại ý muốn hành động cho hòa bình và ổn định thế giới và lôi cuốn mọi người thiện tâm thêm vững tin hơn để làm như vậy.
Đó cũng là tinh thần của Liên Minh Địa Trung Hải mà chúng con muốn thực hiên. Thưa ĐTC, con biết và chia sẻ nỗi ưu tư đang to dần của ĐTC về một số cộng đoàn kytô trên thế giới, đặc biệt ở Cận Đông. Về điểm này, Con muốn đặc biệt chào mừng Ông Estifan Majid, đang có mặt giữa chúng ta hôm nay, là bào đệ của Đức Tổng Giám Mục Mossoul, bị ám sát mới đây, Đức cha Faraj Rahho. Liên Minh Địa Trung Hải là một giải đáp cho cái thách đố chính yếu ở đây là sự sống chung của các cộng đoàn đa tôn trên cùng một lãnh thổ. Có điều phải hỏi là chúng ta có thể có một chọn lựa khác không ?
Ở Ấn Độ, người công giáo, hồi giáo và ấn giáo phải từ bỏ mọi hình thức bạo lực mà đi vào đường nhân đức đối thoại. Ở những nơi khác tại Á Châu, tự do hành đạo, bất kể là đạo gì, phải được tôn trọng. Con đã thường có dịp đề cập đến những gốc rễ kitô của nước Pháp. Điều đó không ngăn cản con làm tất cả những gì có thể để các công dân hồi giáo có thể sống tôn giáo của họ một cách bình đẳng với tất cả những tôn giáo khác. Sự khác nhau này, mà con coi là sự phong phú, con muốn rằng những quốc gia khác trên thế giới cũng phải tôn trọng. Thưa ĐTC, đó là điều mà người ta gọi là hỗ tương.
Nước Pháp đa tôn. Con xin làm chứng rằng nước Pháp đã thích thú tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Là lãnh đạo của phật giáo tây tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dậy đạo mà xã hội chúng con rất lắng nghe. Ngài đáng được tôn kính, đáng được lắng nghe, đáng được người ta đối thoại.
Trên đây, tôi đã trình bày một số công việc mà tính đời tích cực đã thực hiện: đi tìm ý nghĩa, tôn trông các tín ngưỡng. Chúng ta không đặt ai trên ai, nhưng chúng ta đảm nhận gốc rễ kitô của chúng ta.
***
Chúng ta hành động cho hòa bình. Chúng ta không muốn phục hồi lại những cuộc chiến tôn giáo. Đó là lý do khiến, tiếp theo cuộc tương kiến nổi tiếng của ĐTC với vua nước Arabie Saoudite, con đã đến Riyad để nhấn mạnh đến những cái liên kết các tôn giáo hơn là đến những cái làm chúng chia rẽ.
Cuộc đối thoại với và giữa các tôn giáo là một thách đố lớn cho thế kỷ mới này. Những người có trách nhiệm chính trị không thể không lưu tâm. Nhưng họ chỉ có thể góp phần mình nếu họ tôn trọng các tôn giáo. Bởi vì không thể có đối thoại nếu không có tin tưởng, và không thể có tin tưởng nếu không có tôn trọng.
Vâng, con tôn trọng các tôn giáo, tất cả các tôn giáo. Con biết những lầm lỗi mà các tôn giáo đã vấp phạm trong quá khứ, những bảo thủ nguyên thuỷ, những cuồng tín đang đe dọa chúng, nhưng con cũng biết vai trò mà các tôn giáo đã đóng trong việc xây dựng tình nhân loại. Nhận biết điều đó không có nghĩa là giảm giá công sức của những luồng tư tưởng khác.
Con nhận biết tầm quan trọng của các tôn giáo để đáp ứng nhu cầu hy vọng của con người và con không khinh khi cái nhu cầu này. Đi tìm tu đức không phải là một hiểm họa cho nền dân chủ, không phải là một nguy hiểm cho tính đời.
Con không làm cho các tôn giáo thất vọng khi con đọc những lời sau đây trong chúc thư của sư huynh Christian, tu viện trưởng ở Tibhirine, đã bị ám sát một cách hèn nhát cùng với các đồng viện của ngài: « Nước Algérie và đạo Hồi, theo tôi, là một cái xác và một cái hồn. Tôi đã nói to điều ấy theo như điều mà tôi đã thấy, đã biết và đã nhận, mà thường tìm ra ở đấy sợi dây đưa lối thẳng đến Phúc Âm, sợi dây nhận ra trong lòng mẹ, Giáo Hội đầu tiên của tôi, ở Algérie và trong sự tôn trọng những tín hữu hồi giáo ». Nếu thế giới đã chỉ biết có sư huynh Christian, thì nguy hiểm chiến tranh tôn giáo đã chẳng xẩy ra và những thuyết cuồng tín đã bị dập tắt.
Và khi su huynh viết thêm trong bản chúc thư lời nhắn gởi người sẽ hãm hại mình, vì sư huynh đã biết số phận bi thảm sẽ xẩy ra cho mình rằng: « Lúc mà sự việc đến, tôi mong muốn sẽ có đủ sáng suốt để xin Chúa thứ tha và xin các anh em nhân loại của tôi tha thứ cho tôi, đồng thời để tôi tha thứ trọn lòng cho kẻ sẽ xúc phạm đến tôi », thì, vâng, con nghĩ rằng các tôn giáo có thể mở rộng trái tim con người. Đó là điều mà một sư huynh kitô đến ở Tibhirine để giúp đỡ các anh em hồi giáo, đã viết ba năm trước khi chết.
Thưa Đức Thánh Cha, qua tất cả những điều con vừa trình bày trên đây, hẳn Đức Thánh Cha đã hiểu, Chúng con xin chào mừng Đức Thánh Cha đã đến nước Pháp.
Paris, ngày 12.09.2008
Tổng Thống Nicolas SARKOZY
(Trần Văn Cảnh chuyển ngữ, ngày 27.09.2008)
Đức Thánh Cha kêu gọi giải quyết vấn đề tài sản Giáo Hội tại Tchèque
LM. Trần Đức Anh, OP
13:25 27/09/2008
CASTEL GANDOLFO. Sáng 27-9-2008, ĐTC đã tiếp kiến tân đại sứ Cộng Hòa Tchèque cạnh Tòa Thánh, ông Pavel Vosalík, và ngài cầu mong cho vấn đề trả lại tài sản cho Giáo Hội tại nước này sớm được giải quyết.
Tân đại sứ Vosalik của Tchèque năm nay 45 tuổi (1963) và đã từng làm đại sứ tại Nam Phi và Canada, cũng như làm thứ trưởng ngoại giao.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nhắc đến những lợi ích mà các xã hội được hưởng nếu Giáo Hội tại nước liên hệ được quyền quản lý các tài sản vật chất và tinh thần cần thiết cho sứ vụ của Giáo Hội. Ngài nói:
”Tại đất nước của ông Đại Sứ, đã có những dấu hiệu tiến bộ trong lãnh vực này, nhưng vẫn còn nhiều điều phải làm. Tôi tin tưởng rằng Ủy ban đặc nhiệm do chính phủ và quốc hội Tchèque thiết lập để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan tới tại sản của Giáo Hội, sẽ tiến hành một cách lương thiện, ngay thẳng, và chân thành nhìn nhận khả năng của Giáo Hội trong việc đóng góp cho an sinh của đất nước. Đặc biệt tôi hy vọng những điều ấy cũng được để ý đến trong khi tìm kiếm một giải pháp liên quan đến tương lai của Nhà thờ chính tòa tại Praha”.
Từ 15 năm nay, Tòa TGM Praha đã yêu cầu chính quyền Tchèque trả lại cho Giáo Hội Công Giáo nhà thờ Chính tòa thánh Vito đã bị nhà nước cộng sản Tiệp Khắc trước kia tịch thu. Nhà thờ này tọa lạc trong khu vực hoàng cung, nay là phủ tổng thống.. Nhiều phán quyết của tòa án các cấp đã được ban hành, nhưng tòa này hủy bỏ án lệnh của tòa kia và cho đến nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Ngoài ra, chính phủ Tchèque cũng đề ra dự luật để trả lại cho các Giáo Hội Kitô tài sản đã bị tịch thu, nhưng cho đến nay dự luật này vẫn chưa được quốc hội Tchèque thông qua.
Dự luật đó đã được Chính phủ Tchèque thỏa thuận với các Giáo Hội hồi đầu năm nay, theo đó Nhà Nước Tchèque sẽ trả lại trực tiếp 1/3 tài sản đã tịch thu của các Giáo Hội. 2 phần 3 còn lại, gồm các tài sản không thể hồi lại, một số đã bị bán đi sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, và nhiều dinh thự hiện đang được các cộng đồng đỉa phương sử dụng, sẽ được Nhà Nước bồi hoàn bằng tiền bạc tương đương với 10 tỷ 300 triệu Euro trong vòng 60 năm. (SD 27-9-2008)
Tân đại sứ Vosalik của Tchèque năm nay 45 tuổi (1963) và đã từng làm đại sứ tại Nam Phi và Canada, cũng như làm thứ trưởng ngoại giao.
Trong diễn văn chào mừng ông tân đại sứ, ĐTC nhắc đến những lợi ích mà các xã hội được hưởng nếu Giáo Hội tại nước liên hệ được quyền quản lý các tài sản vật chất và tinh thần cần thiết cho sứ vụ của Giáo Hội. Ngài nói:
”Tại đất nước của ông Đại Sứ, đã có những dấu hiệu tiến bộ trong lãnh vực này, nhưng vẫn còn nhiều điều phải làm. Tôi tin tưởng rằng Ủy ban đặc nhiệm do chính phủ và quốc hội Tchèque thiết lập để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan tới tại sản của Giáo Hội, sẽ tiến hành một cách lương thiện, ngay thẳng, và chân thành nhìn nhận khả năng của Giáo Hội trong việc đóng góp cho an sinh của đất nước. Đặc biệt tôi hy vọng những điều ấy cũng được để ý đến trong khi tìm kiếm một giải pháp liên quan đến tương lai của Nhà thờ chính tòa tại Praha”.
Từ 15 năm nay, Tòa TGM Praha đã yêu cầu chính quyền Tchèque trả lại cho Giáo Hội Công Giáo nhà thờ Chính tòa thánh Vito đã bị nhà nước cộng sản Tiệp Khắc trước kia tịch thu. Nhà thờ này tọa lạc trong khu vực hoàng cung, nay là phủ tổng thống.. Nhiều phán quyết của tòa án các cấp đã được ban hành, nhưng tòa này hủy bỏ án lệnh của tòa kia và cho đến nay vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Ngoài ra, chính phủ Tchèque cũng đề ra dự luật để trả lại cho các Giáo Hội Kitô tài sản đã bị tịch thu, nhưng cho đến nay dự luật này vẫn chưa được quốc hội Tchèque thông qua.
Dự luật đó đã được Chính phủ Tchèque thỏa thuận với các Giáo Hội hồi đầu năm nay, theo đó Nhà Nước Tchèque sẽ trả lại trực tiếp 1/3 tài sản đã tịch thu của các Giáo Hội. 2 phần 3 còn lại, gồm các tài sản không thể hồi lại, một số đã bị bán đi sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, và nhiều dinh thự hiện đang được các cộng đồng đỉa phương sử dụng, sẽ được Nhà Nước bồi hoàn bằng tiền bạc tương đương với 10 tỷ 300 triệu Euro trong vòng 60 năm. (SD 27-9-2008)
Tương lai nào cho một xã hội vô luân thường đạo lý?
Linh Tiến Khải
13:26 27/09/2008
VATICAN - Ngày 26-9-2008 Đức Hồng Y Tarcisio Bertone Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ tọa buổi giới thiệu cuốn sách của ngài tại Matscơva. Cuốn sách có tựa đề là ”Luân lý đạo đức của thiện ích chung trong tư tưởng của Giáo Hội”. Sách được in bằng 2 thứ tiếng song song Ý và Nga. Đức Tổng Giám Mục Kirill đặc trách ngoại vụ Tòa Thượng Phụ Chính Thống Matscơva đã mở đầu buổi giới thiệu sách. Trong số những người hiện diện cũng có Linh Mục Igor Kovalevski, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo tại Nga.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng cha Igor cho biết cuốn sách có giá trị xã hội và đại kết rất lớn, vì nó cho thấy lập trường giống nhau của Tòa Thánh và của Liên Bang Nga đối với nhiều vấn đề của thế giới ngày nay, và xã hội Nga chú ý tới Giáo Huấn Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo. Ngoài ra nó rất quan trọng đối với cuộc đối thoại đại kết và sự cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống.
Trong sách Đức Hồng Y Bertone kêu gọi thăng tiến luân lý đạo đức xã hội. Trong một nước đã phải sống 70 năm dưới chế độ cộng sản vô thần, làm băng hoại luân thường đạo lý xã hội, ngày nay người dân và quốc hội Nga ý thức được tầm quan trọng sinh tử của chiều kích luân lý đạo đức trong môi trường chính trị. Trong sách Đức Hồng Y Bertone cũng nêu bật sự ưu tiên của luân lý đạo đức trên chính trị trong xã hội Nga, nơi trào lưu tục hóa phát triển mạnh và luôn đưa ra các thách đố mới đối với Kitô giáo, đặc biệt là các thách đố trong lãnh vực luân lý đạo đức: sự liêm chính, tính ngay thẳng, lòng chân thành, sự quảng đại, lòng tốt, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là các đức tính đã bị chế độ cộng sản giết chết trong tâm lòng con người ngay từ tấm bé. Phải mất hàng thế kỷ mới có thể vực dậy một xã hội bị nhận chìm trong gian ác, điêu ngoa và dối trá 70 năm như thế.
Đây là thảm cảnh xảy ra trong tất cả mọi vùng đất bị thống trị bởi các chính quyền độc tài cộng sản. Một trong các bằng chứng hùng hồn nhất cho sự thật này là những gì Nhà Nước cộng sản Việt Nam đang làm tại Hà Nội các ngày qua trong vụ việc Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà.
Sự tàn bạo và gian ác lộ hiện, khi Nhà Nước huy động các lực lượng công an cảnh sát chìm nổi, chó săn và dùng roi điện, dùi cui, khói cay tấn công, đánh đập tín hữu đang cầu nguyện, trong đó có rất nhiều cụ già và trẻ em, khiến cho nhiều người bị thương. Sau đó lại còn bắt giam nhiều người khác để uy hiếp giáo dân.
Sự bất công và điêu ngoa dối trá lộ hiện, khi Nhà Nước cưỡng chiếm tài sản của Giáo Hội, không trả lại như đã hứa, mà còn đặt điều bịa chuyện, huy động mọi công cụ truyền thông các báo đài và truyền hình toàn nước để xuyên tạc sự thật, vu khống mạ lị hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân và khích động chia rẽ và hận thù, tùy tiện ra văn thư vu khống buộc tội hoàn toàn trái nền tảng pháp lý và ngược với luật lệ và hiến pháp do chính Nhà Nước ban hành.
Sự vô luân và gian ác lộ hiện, khi Nhà Nước đi đôi với các tổ chức tội phạm, thuê hàng trăm thành phần bất hảo thuộc các băng đảng cao bồi du đãng, nghiện ngập ma túy và say rượu để tấn công đập phá tài sản của Giáo Hội, la hét chửi bới tục tĩu vô giáo dục, uy hiếp và đòi giết Đức Tổng Giám Mục, các linh mục tu sĩ, giáo dân và xúc phạm đến các tượng ảnh thánh.
Cách đây hơn 2000 năm trong diễn văn từ biệt các môn đệ tại Nhà Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã dặn dò các vị như sau: ”Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như các con thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì các con không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với các con: tôi tớ không lớn hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ các con... Họ đã làm tất cả những điều ấy chống lại các con, vì các con mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy” (Ga 15,18-21).
Trong các ngày qua, các hành động bạo lực, gian ác, điêu ngoa dối trá của Nhà Nước cộng sản Việt Nam đã khiến cho hàng giáo phẩm, giáo sĩ tu sĩ và giáo dân Hà Nội được nên giống Chúa Giêsu Kitô và chia sẻ vào số phận của Người. Trên bình diện cuộc sống lòng tin đó qủa thật là một vinh hạnh rất lớn: môn đệ được giống Thầy. Nhưng trên bình diện quốc gia, xã hội, văn hóa, nhân bản và tinh thần đây là hồi chuông báo tử cho nền văn minh văn hóa của đất nước và quê hương Việt Nam. Tương lai nào cho một xã hội xuống cấp, băng hoại và vô luân thường đạo lý như thế!
Lậy Chúa, xin thương xót Giáo Hội, dân tộc, quê hương và đất nước Việt Nam chúng con. Xin ban cho chúng con lòng tin cậy mến kiên trung, vững vàng và son sắt. Xin cho nước công lý và hòa bình của Chúa mau thịnh trị trong con tim và trong cuộc sống xã hội trên đất nước Việt Nam và trên toan thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng cha Igor cho biết cuốn sách có giá trị xã hội và đại kết rất lớn, vì nó cho thấy lập trường giống nhau của Tòa Thánh và của Liên Bang Nga đối với nhiều vấn đề của thế giới ngày nay, và xã hội Nga chú ý tới Giáo Huấn Xã Hội của Hội Thánh Công Giáo. Ngoài ra nó rất quan trọng đối với cuộc đối thoại đại kết và sự cộng tác giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống.
Trong sách Đức Hồng Y Bertone kêu gọi thăng tiến luân lý đạo đức xã hội. Trong một nước đã phải sống 70 năm dưới chế độ cộng sản vô thần, làm băng hoại luân thường đạo lý xã hội, ngày nay người dân và quốc hội Nga ý thức được tầm quan trọng sinh tử của chiều kích luân lý đạo đức trong môi trường chính trị. Trong sách Đức Hồng Y Bertone cũng nêu bật sự ưu tiên của luân lý đạo đức trên chính trị trong xã hội Nga, nơi trào lưu tục hóa phát triển mạnh và luôn đưa ra các thách đố mới đối với Kitô giáo, đặc biệt là các thách đố trong lãnh vực luân lý đạo đức: sự liêm chính, tính ngay thẳng, lòng chân thành, sự quảng đại, lòng tốt, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là các đức tính đã bị chế độ cộng sản giết chết trong tâm lòng con người ngay từ tấm bé. Phải mất hàng thế kỷ mới có thể vực dậy một xã hội bị nhận chìm trong gian ác, điêu ngoa và dối trá 70 năm như thế.
Đây là thảm cảnh xảy ra trong tất cả mọi vùng đất bị thống trị bởi các chính quyền độc tài cộng sản. Một trong các bằng chứng hùng hồn nhất cho sự thật này là những gì Nhà Nước cộng sản Việt Nam đang làm tại Hà Nội các ngày qua trong vụ việc Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà.
Sự tàn bạo và gian ác lộ hiện, khi Nhà Nước huy động các lực lượng công an cảnh sát chìm nổi, chó săn và dùng roi điện, dùi cui, khói cay tấn công, đánh đập tín hữu đang cầu nguyện, trong đó có rất nhiều cụ già và trẻ em, khiến cho nhiều người bị thương. Sau đó lại còn bắt giam nhiều người khác để uy hiếp giáo dân.
Sự bất công và điêu ngoa dối trá lộ hiện, khi Nhà Nước cưỡng chiếm tài sản của Giáo Hội, không trả lại như đã hứa, mà còn đặt điều bịa chuyện, huy động mọi công cụ truyền thông các báo đài và truyền hình toàn nước để xuyên tạc sự thật, vu khống mạ lị hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân và khích động chia rẽ và hận thù, tùy tiện ra văn thư vu khống buộc tội hoàn toàn trái nền tảng pháp lý và ngược với luật lệ và hiến pháp do chính Nhà Nước ban hành.
Sự vô luân và gian ác lộ hiện, khi Nhà Nước đi đôi với các tổ chức tội phạm, thuê hàng trăm thành phần bất hảo thuộc các băng đảng cao bồi du đãng, nghiện ngập ma túy và say rượu để tấn công đập phá tài sản của Giáo Hội, la hét chửi bới tục tĩu vô giáo dục, uy hiếp và đòi giết Đức Tổng Giám Mục, các linh mục tu sĩ, giáo dân và xúc phạm đến các tượng ảnh thánh.
Cách đây hơn 2000 năm trong diễn văn từ biệt các môn đệ tại Nhà Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đã dặn dò các vị như sau: ”Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như các con thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì các con không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với các con: tôi tớ không lớn hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ các con... Họ đã làm tất cả những điều ấy chống lại các con, vì các con mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy” (Ga 15,18-21).
Trong các ngày qua, các hành động bạo lực, gian ác, điêu ngoa dối trá của Nhà Nước cộng sản Việt Nam đã khiến cho hàng giáo phẩm, giáo sĩ tu sĩ và giáo dân Hà Nội được nên giống Chúa Giêsu Kitô và chia sẻ vào số phận của Người. Trên bình diện cuộc sống lòng tin đó qủa thật là một vinh hạnh rất lớn: môn đệ được giống Thầy. Nhưng trên bình diện quốc gia, xã hội, văn hóa, nhân bản và tinh thần đây là hồi chuông báo tử cho nền văn minh văn hóa của đất nước và quê hương Việt Nam. Tương lai nào cho một xã hội xuống cấp, băng hoại và vô luân thường đạo lý như thế!
Lậy Chúa, xin thương xót Giáo Hội, dân tộc, quê hương và đất nước Việt Nam chúng con. Xin ban cho chúng con lòng tin cậy mến kiên trung, vững vàng và son sắt. Xin cho nước công lý và hòa bình của Chúa mau thịnh trị trong con tim và trong cuộc sống xã hội trên đất nước Việt Nam và trên toan thế giới.
Đức Thánh Cha kêu gọi ngành du lịch bảo vệ môi sinh
LM Trần Đức Anh, OP
13:27 27/09/2008
CASTEL GANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi ngành du lịch góp phần bảo vệ môi sinh.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 27-9-2008, dành cho 400 tham dự viên cuộc gặp gỡ do Trung Tâm du lịch giới trẻ và Văn phòng Quốc tế về du lịch xã hội tổ chức. Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có ĐHY Renato Martino, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, cùng với vị Tổng thư ký là Đức TGM Agostino Marchetto.
Cuộc gặp gỡ được tổ chức nhân Ngày Thế giới về du lịch cử hành hôm 27-9-2008 với chủ đề ”Du lịch đương đầu với thách đố thay đổi khí hậu”.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng: ”Nhân loại có nghĩa vụ bảo vệ kho tàng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dấn thân chống lại việc sử dụng bừa bãi các thiện ích của trái đất. Nếu không có giới hạn thích hợp về mặt luân lý đạo đức, thì thái độ của con người có thể trở thành một đe dọa và thách thức. Kinh nghiệm cho thấy việc quản lý thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm là điều thuộc về một nền kinh tế lành mạnh và bền lâu của ngành du lịch. Trái lại sự lạm dụng thiên nhiên và làm thương tổn nền văn hóa của dân chúng địa phương cũng gây hại cho chính ngành du lịch. Học cách tôn trọng môi sinh củng dạy phải tôn trọng tha nhân và chính mình”.
ĐTC đề cao tầm quan trọng của việc giáo dục về tinh thần trách nhiệm và đề ra những chương trình xây dựng hơn để đảm bảo an sinh của các thế hệ tương lai, đồng thời ngài nhấn mạnh rằng các thế hệ trẻ cũng có nghĩa vụ thăng tiến một nền du lịch lành mạnh và liên đới, bài trừ chủ nghĩa duy tiêu thụ và sự phung phí các tài nguyên của trái đất, tạo môi trường thuận tiện cho các cử chỉ liên đới và thân hữu, hiểu biết và cảm thông.
ĐHY Martino nhận xét rằng trên thế giới hàng năm có hơn 900 triệu người du lịch bằng các phương tiện giao thông và đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào hiện tượng trái đất bị hâm nóng, thán khí gia tăng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá độ và cả hiện tượng bóc lột người. (SD 27-9-2008)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 27-9-2008, dành cho 400 tham dự viên cuộc gặp gỡ do Trung Tâm du lịch giới trẻ và Văn phòng Quốc tế về du lịch xã hội tổ chức. Hiện diện tại buổi tiếp kiến còn có ĐHY Renato Martino, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, cùng với vị Tổng thư ký là Đức TGM Agostino Marchetto.
Cuộc gặp gỡ được tổ chức nhân Ngày Thế giới về du lịch cử hành hôm 27-9-2008 với chủ đề ”Du lịch đương đầu với thách đố thay đổi khí hậu”.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC khẳng định rằng: ”Nhân loại có nghĩa vụ bảo vệ kho tàng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dấn thân chống lại việc sử dụng bừa bãi các thiện ích của trái đất. Nếu không có giới hạn thích hợp về mặt luân lý đạo đức, thì thái độ của con người có thể trở thành một đe dọa và thách thức. Kinh nghiệm cho thấy việc quản lý thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm là điều thuộc về một nền kinh tế lành mạnh và bền lâu của ngành du lịch. Trái lại sự lạm dụng thiên nhiên và làm thương tổn nền văn hóa của dân chúng địa phương cũng gây hại cho chính ngành du lịch. Học cách tôn trọng môi sinh củng dạy phải tôn trọng tha nhân và chính mình”.
ĐTC đề cao tầm quan trọng của việc giáo dục về tinh thần trách nhiệm và đề ra những chương trình xây dựng hơn để đảm bảo an sinh của các thế hệ tương lai, đồng thời ngài nhấn mạnh rằng các thế hệ trẻ cũng có nghĩa vụ thăng tiến một nền du lịch lành mạnh và liên đới, bài trừ chủ nghĩa duy tiêu thụ và sự phung phí các tài nguyên của trái đất, tạo môi trường thuận tiện cho các cử chỉ liên đới và thân hữu, hiểu biết và cảm thông.
ĐHY Martino nhận xét rằng trên thế giới hàng năm có hơn 900 triệu người du lịch bằng các phương tiện giao thông và đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào hiện tượng trái đất bị hâm nóng, thán khí gia tăng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá độ và cả hiện tượng bóc lột người. (SD 27-9-2008)
Top Stories
Press Release of The Vietnamese Catholic Community In Australia (VCCA)
The Vietnamese Catholic Community In Australia
03:33 27/09/2008
THE VIETNAMESE CATHOLIC COMMUNITY IN AUSTRALIA
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
Contacts:
1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552650
Email:paulvanchi@yahoo.com
2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob. 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.com
3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob. 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.com
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
PRESS RELEASE
FOR IMMEDIATE RELEASE
Contacts:
1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552650
Email:paulvanchi@yahoo.com
2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob. 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.com
3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob. 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.com
Sydney, September 26, 2008 – The Vietnamese Catholic Community in Australia (VCCA) would like to report to the Australian Community and the International Communities about the critical situation concerning persecution against the Catholic Clergies and faithful by the Vietnamese Communist government.
As this Press Release is being published, several Catholics are still being detained in prison. The Archbishop of Hanoi, the Most Rev Joseph Ngo Quang Kiet, and numerous leaders of the Redemptorist Congregation in Hanoi have been the subjects of a government campaign of public defamation and extreme legal action has been threatened against them all. The Vietnamese Catholic Community in Australia (VCCA) sent thousands of petitions to Prime Minister Kevin Rudd and the Australian Catholic Bishops Conference asking for help.
Since 18 December 2007, Hanoi Catholics have been organising daily prayer vigils outside the former building of the Nunciature in Hanoi, pleading for return of the building that had been confiscated unlawfully by the Communist regime in 1959. The parishioners' protests only came to a halt at the Holy See's instruction when the government agreed on 1 February 2008 to return the building to the church. As understood by both sides, the Vietnamese Communist government was to undertake the steps necessary to return the property. However, it managed to delay returning the property using various bureaucratic maneuvers.
Suddenly on 19 September 2008 the government announced the buildings at the Nunciature would be demolished to make room for a playground. Demolition commenced immediately with the backing of its armed forces. This action clearly contradicts the policy of dialogue that the Catholic Church and the Vietnam Communist government have pursued. It insults the legitimate aspirations of the Hanoi Catholic community, ridicules the law, and does not respect the agreement the government had with the Catholic Church in Vietnam. It is also an immoral act and a mocking of society's conscience.
In Thai Ha parish, Redemptorists and their faithful have been repeatedly requesting the return of another property claiming that it was seized illegally – all to no avail. A public outcry and protests came after Thai Ha parishioners discovered that local government officials had secretly sold their land to private entities. These victims in their desperation were left with no choice other than holding peaceful protests completely complying with Vietnam law to call out for justice from the authorities since 5 January 2008.
The Vietnamese Communist government has not listened to them and repeatedly attempted to silence protestors by using large numbers of police and security forces, militiamen, and even street gang members.
Last month, the Vietnamese Communist government launched a terrorising campaign against Hanoi Catholics, starting with a threat to use "extreme actions" against Catholic priests, depicting them as "criminals" who "have used their influence to incite the faithful in a confrontation against the government". The campaign, which has ignited negative sentiment not only against Hanoi clergies but also the Church as a whole, was stepped up on 28 August by a series of arrests. Numerous priests and lay people were kicked and beaten brutally by police when they peacefully requested the release of detainees. Demonstrators claimed the police used stun guns, smoke grenades and beat them brutally, causing dozens to be hospitalised.
At the Redemptorist monastery in Thai Ha parish (the centre of one of the property disputes) street gang members attacked a shrine at the church from late Sunday night 21 September through early Monday morning 22 September. Police and city officials saw this but took no action.
Last Sunday evening 21 September a gang of about 200 youths wearing the blue shirts of the Youth Communist League came to the Thai Ha church to harass and spit on the face of our priests, religious and faithful. This followed a series of events last week when another group of thugs came to dump used motor oil and foul-smelling liquid onto the altar which was adorned with a religious statue of Our Lady.
Last night on 25 September, a gang of Communists chased Catholics away from the area before gathering at the gate of the Hanoi Archbishop’s office where they yelled out communist slogans calling for the head of the Archbishop of Hanoi, accusing him and other Catholic leaders of treason.
Priests and staff of the Hanoi Archbishop withdrew inside the office and closed the door. Hundreds of police and officials standing nearby to back the construction inside the Nunciature did nothing to help the Catholics. Instead, some of them helped the gang destroy an iron cross erected in January, and carried the Pieta statue into a truck. The statue had been located in front of the Nunciate even before the Nunciate was seized by the communists in 1959. Parishioners had moved the statue into one of the buildings just before Christmas last year.
Some people who were praying at that time ran into the nearby St. Joseph’s chapel (belonging to the Cathedral parish) where they continuously rang the bells to ask for help from surrounding parishes. At that point, police ordered the gang to withdraw to avoid a clash with Catholics who were rushing to the site. The truck with the Pieta statue drove away.
The Vietnamese Catholic Community in Australia denounces these actions and asks that the Vietnamese Communist government:
1) Stop persecutions of Catholic clergies and their faithful
2) Respect its own law and return the property to its rightful owner
3) Stop immediately the violations of Human Rights.
Australia has a long tradition of being a beacon protector of Religious and Human Rights throughout the world and a beacon whenever humanity is in harm way. We respectfully request that you do everything in your power to ensure that the Hanoi regime desists from all sorts of violent repression of the protestors, and return the confiscated Church property that is at the root of the dispute. The Vietnamese Communist government must respect its own laws and international laws that it had signed and pledged to obey. It must immediately take firm and concrete action to prevent further Religious and Human Rights violations against followers of religious groups, recognizing their rights to practice their faiths free of harassment and oppression.
Contacts:
1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552650
Email: paulvanchi@yahoo.com
2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob. 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.com
3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob. 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.com
For more information please visit: www.vietcatholic.net
THE VIETNAMESE CATHOLIC COMMUNITY IN AUSTRALIA (VCCA).
Catholiques vietnamiens et pouvoir communiste face à face
La Croix
03:47 27/09/2008
Devant les manifestations pacifiques des catholiques, les autorités vietnamiennes semblent privilégier l'épreuve de force
C’est une véritable partie de bras de fer qui se déroule actuellement entre le gouvernement et les catholiques du Vietnam. Vendredi 19 septembre à Hanoï, la police a fait pénétrer des engins de chantier sur le site de l’ancienne délégation apostolique, pour des travaux de démolition en vue d’établir un parc public sur ce site, confisqué en 1954 par le pouvoir communiste.
Or, depuis plusieurs mois, les catholiques réclament la restitution de ce terrain qui jouxte la cathédrale et l’archevêché de la capitale. En décembre 2007, des rassemblements de prière avaient déjà eu lieu sur le site après un appel de l’archevêque de Hanoï demandant aux catholiques de prier pour sa restitution. Ils avaient pris fin le 31 janvier, après une intervention du Saint-Siège et des promesses des autorités. Mais, le 13 septembre, une procession de prière a été organisée à l’issue de la messe à la cathédrale, qui a surpris la police, alors surtout occupée par les affaires de la paroisse de Thai Ha.
Dans ce quartier excentré de Hanoï, c’est un terrain inoccupé de 6 hectares, dont la congrégation des rédemptoristes conteste l’usurpation, qui est en cause. Depuis le 5 janvier, des rassemblements pacifiques y ont lieu et les fidèles y ont installé statues et icônes de la Vierge. « 15 000 personnes y passent chaque dimanche », explique à La Croix Mgr Jean Legrez, de retour d’un pèlerinage au Vietnam; l’évêque de Saint-Claude (Jura) a pu visiter ce terrain, où la situation semble de plus en plus tendue.
Les catholiques n’ont protesté que pacifiquement
Depuis quelques années, la situation semblait pourtant s’être assouplie pour les catholiques au Vietnam. De nouveaux séminaires avaient pu être ouverts et le numerus clausus, qui commande le nombre d’entrées au séminaire et d’ordinations pour chaque année, avait été élargi. « Mais il semble que, depuis la dernière visite de la délégation du Vatican, début juin, la situation soit bloquée », explique Régis Anouil, rédacteur en chef d’Églises d’Asie, l’agence de presse des Missions étrangères de Paris.
Il semble en effet que les promesses, notamment concernant la restitution de certains biens, n’aient débouché sur rien. « La confiance des catholiques a été déçue », constate Régis Anouil. « L’Église est prête à collaborer avec le gouvernement en matière de développement, d’éducation, de santé. Mais rien de ce qu’elle dit en la matière n’apparaît dans les médias officiels, déplore de son côté Mgr Legrez, qui a rencontré plusieurs évêques au cours de son séjour. C’est une Église courageuse, dynamique, vivante, qui veut affirmer ce qu’elle est, mais paisiblement, sans s’opposer. »
De fait, les catholiques vietnamiens n’ont pour l’instant protesté que pacifiquement, par des rassemblements de prière ou des processions. Le gouvernement, lui, joue la provocation. Ainsi, dans la soirée et la nuit du 21 septembre, 500 jeunes, certains en uniforme des Jeunesses communistes, ont attaqué le couvent rédemptoriste de Thai Ha, sous l’œil indifférent de la police. « Certains ont craché au visage des catholiques et les ont frappés. Les prêtres empruntant cette route ont subi le même traitement. Aux alentours de 23 heures, les agresseurs sont allés renverser les tentes occupées par les gardiennes du sanctuaire. Une femme a été sérieusement blessée et transportée à l’église pour y être soignée. Les jeunes s’en sont pris alors à tous les passants », raconte Églises d’Asie.
C'est au nom du bien public que ces terrains ne sont pas restitués
Autour de la délégation apostolique aussi la situation semble particulièrement tendue. Dimanche 21 septembre, 10 000 catholiques se seraient rassemblés pour la messe à la cathédrale toute proche. « Sur le chantier, rapporte Églises d’Asie, face à l’affluence et à la ferveur des fidèles, les forces de la Sûreté montrent quelque énervement et font avancer les chiens policiers pour menacer la foule qui se tient de l’autre côté des barbelés. À l’intérieur de la cour, des centaines d’ouvriers travaillent sur des gros engins dans la précipitation.
Des constructions de trois étages s’écroulent, soulevant des nuages de poussière. Bientôt il ne reste plus que la maison principale qui, autrefois, abritait le délégué apostolique, et la statue de la Pietà qui a été placée là au début des manifestations de prière. » La veille, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoï – que la presse officielle accuse d’avoir « sapé la grande unité nationale » et « humilié » les autorités –, avait été convoqué au siège du Comité populaire de la capitale.
« Il semble qu’au moins une frange du pouvoir communiste craigne d’ouvrir la boîte de Pandore des restitutions de biens, explique Régis Anouil. Les protestants ont déjà établi une liste de biens à restituer, les bouddhistes pourraient suivre. » En même temps, le Vietnam – que les États-Unis viennent de retirer de la liste des États à surveiller en matière de liberté religieuse – ne tient pas à s’attirer les foudres de la communauté internationale. Officiellement, c’est donc au nom du bien public que ces terrains ne sont pas restitués. mercredi, la mairie de Hanoï a ainsi expliqué que, tout comme pour la délégation apostolique, le terrain des rédemptoristes allait être transformé en « parc public au service des intérêts communs ».
Nicolas SENEZE
C’est une véritable partie de bras de fer qui se déroule actuellement entre le gouvernement et les catholiques du Vietnam. Vendredi 19 septembre à Hanoï, la police a fait pénétrer des engins de chantier sur le site de l’ancienne délégation apostolique, pour des travaux de démolition en vue d’établir un parc public sur ce site, confisqué en 1954 par le pouvoir communiste.
Or, depuis plusieurs mois, les catholiques réclament la restitution de ce terrain qui jouxte la cathédrale et l’archevêché de la capitale. En décembre 2007, des rassemblements de prière avaient déjà eu lieu sur le site après un appel de l’archevêque de Hanoï demandant aux catholiques de prier pour sa restitution. Ils avaient pris fin le 31 janvier, après une intervention du Saint-Siège et des promesses des autorités. Mais, le 13 septembre, une procession de prière a été organisée à l’issue de la messe à la cathédrale, qui a surpris la police, alors surtout occupée par les affaires de la paroisse de Thai Ha.
Dans ce quartier excentré de Hanoï, c’est un terrain inoccupé de 6 hectares, dont la congrégation des rédemptoristes conteste l’usurpation, qui est en cause. Depuis le 5 janvier, des rassemblements pacifiques y ont lieu et les fidèles y ont installé statues et icônes de la Vierge. « 15 000 personnes y passent chaque dimanche », explique à La Croix Mgr Jean Legrez, de retour d’un pèlerinage au Vietnam; l’évêque de Saint-Claude (Jura) a pu visiter ce terrain, où la situation semble de plus en plus tendue.
Les catholiques n’ont protesté que pacifiquement
Depuis quelques années, la situation semblait pourtant s’être assouplie pour les catholiques au Vietnam. De nouveaux séminaires avaient pu être ouverts et le numerus clausus, qui commande le nombre d’entrées au séminaire et d’ordinations pour chaque année, avait été élargi. « Mais il semble que, depuis la dernière visite de la délégation du Vatican, début juin, la situation soit bloquée », explique Régis Anouil, rédacteur en chef d’Églises d’Asie, l’agence de presse des Missions étrangères de Paris.
Il semble en effet que les promesses, notamment concernant la restitution de certains biens, n’aient débouché sur rien. « La confiance des catholiques a été déçue », constate Régis Anouil. « L’Église est prête à collaborer avec le gouvernement en matière de développement, d’éducation, de santé. Mais rien de ce qu’elle dit en la matière n’apparaît dans les médias officiels, déplore de son côté Mgr Legrez, qui a rencontré plusieurs évêques au cours de son séjour. C’est une Église courageuse, dynamique, vivante, qui veut affirmer ce qu’elle est, mais paisiblement, sans s’opposer. »
De fait, les catholiques vietnamiens n’ont pour l’instant protesté que pacifiquement, par des rassemblements de prière ou des processions. Le gouvernement, lui, joue la provocation. Ainsi, dans la soirée et la nuit du 21 septembre, 500 jeunes, certains en uniforme des Jeunesses communistes, ont attaqué le couvent rédemptoriste de Thai Ha, sous l’œil indifférent de la police. « Certains ont craché au visage des catholiques et les ont frappés. Les prêtres empruntant cette route ont subi le même traitement. Aux alentours de 23 heures, les agresseurs sont allés renverser les tentes occupées par les gardiennes du sanctuaire. Une femme a été sérieusement blessée et transportée à l’église pour y être soignée. Les jeunes s’en sont pris alors à tous les passants », raconte Églises d’Asie.
C'est au nom du bien public que ces terrains ne sont pas restitués
Autour de la délégation apostolique aussi la situation semble particulièrement tendue. Dimanche 21 septembre, 10 000 catholiques se seraient rassemblés pour la messe à la cathédrale toute proche. « Sur le chantier, rapporte Églises d’Asie, face à l’affluence et à la ferveur des fidèles, les forces de la Sûreté montrent quelque énervement et font avancer les chiens policiers pour menacer la foule qui se tient de l’autre côté des barbelés. À l’intérieur de la cour, des centaines d’ouvriers travaillent sur des gros engins dans la précipitation.
Des constructions de trois étages s’écroulent, soulevant des nuages de poussière. Bientôt il ne reste plus que la maison principale qui, autrefois, abritait le délégué apostolique, et la statue de la Pietà qui a été placée là au début des manifestations de prière. » La veille, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, archevêque de Hanoï – que la presse officielle accuse d’avoir « sapé la grande unité nationale » et « humilié » les autorités –, avait été convoqué au siège du Comité populaire de la capitale.
« Il semble qu’au moins une frange du pouvoir communiste craigne d’ouvrir la boîte de Pandore des restitutions de biens, explique Régis Anouil. Les protestants ont déjà établi une liste de biens à restituer, les bouddhistes pourraient suivre. » En même temps, le Vietnam – que les États-Unis viennent de retirer de la liste des États à surveiller en matière de liberté religieuse – ne tient pas à s’attirer les foudres de la communauté internationale. Officiellement, c’est donc au nom du bien public que ces terrains ne sont pas restitués. mercredi, la mairie de Hanoï a ainsi expliqué que, tout comme pour la délégation apostolique, le terrain des rédemptoristes allait être transformé en « parc public au service des intérêts communs ».
Nicolas SENEZE
Vietnam: des centaines de catholiques en colère dans les rues d'Hanoï
Le Monde
08:53 27/09/2008
Vietnam: des centaines de catholiques en colère dans les rues d'Hanoï
LE MONDE - Du jamais-vu au Vietnam communiste: par centaines, venus de toutes les paroisses d'Hanoï, des prêtres, des séminaristes et des fidèles laïques chantent et prient derrière des barbelés et barrières métalliques. En plein centre de la capitale, la propriété de l'ancienne délégation apostolique (représentation du Vatican), voisine de la cathédrale Saint-Joseph et de l'archevêché, a été transformée, en trois jours, en espace vert.
Le "coup de force" contre un terrain que l'Eglise revendique comme un bien propre - abandonné aux communistes après le départ de la France en 1954 - a eu lieu vendredi 19 septembre. Des bulldozers ont détruit le mur de clôture de la délégation, avant que les pelleteuses n'entament la construction d'un parc public. Sur le chantier, il ne reste plus que la résidence de l'ancien délégué du pape et une statue de la pietà.
La mobilisation de la population catholique a été immédiate et s'est amplifiée après la messe qui, dimanche 21 septembre à la cathédrale, a réuni 10 000 fidèles. Une procession de prières a conduit des centaines d'entre eux jusqu'à la propriété contestée. Depuis, selon l'agence Eglises d'Asie (des Missions étrangères de Paris), un face-à-face tendu les oppose aux forces de police qui cernent encore le quartier et bloquent les extrémités de la rue Nhà chung, qui mène au bâtiment. Ben Stocking, directeur du bureau local d'Associated Press, a été frappé à la tête.
Des haut-parleurs diffusent les dépêches des agences internationales, de la BBC et de Radio Free Asia, ainsi que la diatribe de l'archevêque d'Hanoï, Mgr Ngô Qiang Kiêt, qui dénonce une "action illégale à rebours de la ligne du dialogue" choisie par l'Eglise. Une action qui "foule aux pieds la morale, la conscience de chaque homme à l'égard d'une religion reconnue par l'Etat". Des autres diocèses, parviennent des messages de soutien, dont celui du cardinal Pham Minh Man, archevêque d'Ho Chi Minh-Ville.
VOCATION SOCIALE
La rétrocession à l'Eglise de ses anciennes propriétés est la revendication majeure des catholiques du Vietnam (8 % à 10 % de la population). En plein centre d'Hanoï, le site de l'ancienne délégation apostolique est le plus symbolique. Des manifestations pacifiques y avaient déjà eu lieu en décembre 2007 et avaient été stoppées à l'initiative du Vatican. Mais d'autres ont éclaté à la paroisse de Thai Ha, dans un autre quartier d'Hanoï, tenue par des religieux rédemptoristes, dont l'Etat revendique aussi la propriété. Dans la nuit de dimanche, des incidents ont même eu lieu, provoqués par les Jeunesses communistes.
Le pouvoir et la presse officielle accusent l'archevêque d'Hanoï d'avoir politisé cette affaire, "humilié et calomnié les autorités" et de porter atteinte à l'unité nationale. "Ce comportement viole sérieusement les lois et doit être dûment puni", écrit un quotidien.
Cette épreuve de force rompt la détente observée avec la politique d'ouverture (doï moï) et de desserrement de la contrainte religieuse décidée par le régime au début des années 1990. Le Vietnam et le Vatican n'ont pas de relations diplomatiques, mais, chaque année, une commission bilatérale se réunit à Hanoï pour examiner les questions liées à la nomination des évêques et à la liberté d'exercice du culte. Le numerus clausus a ainsi été levé à l'entrée de séminaires désormais très remplis.
De source catholique, la riposte serait justifiée par le non-respect des promesses faites au sujet de la destination des biens d'Eglise spoliés par l'Etat. Les catholiques entendent disposer d'espaces pour pouvoir construire des écoles et des hôpitaux, conformément à leur vocation sociale. De son côté, le pouvoir serait divisé entre les partisans d'un apaisement, qui craignent pour l'image du pays, et les partisans de la manière forte pour qui toute rétrocession de biens à l'Eglise catholique entraînerait des revendications identiques chez les protestants (165 lieux sont revendiqués) et chez les bouddhistes, en plus grand nombre encore.
(Source: Henri Tincq/Le Mone, 24.09.08. Copyright Le Monde 2008)
LE MONDE - Du jamais-vu au Vietnam communiste: par centaines, venus de toutes les paroisses d'Hanoï, des prêtres, des séminaristes et des fidèles laïques chantent et prient derrière des barbelés et barrières métalliques. En plein centre de la capitale, la propriété de l'ancienne délégation apostolique (représentation du Vatican), voisine de la cathédrale Saint-Joseph et de l'archevêché, a été transformée, en trois jours, en espace vert.
Le "coup de force" contre un terrain que l'Eglise revendique comme un bien propre - abandonné aux communistes après le départ de la France en 1954 - a eu lieu vendredi 19 septembre. Des bulldozers ont détruit le mur de clôture de la délégation, avant que les pelleteuses n'entament la construction d'un parc public. Sur le chantier, il ne reste plus que la résidence de l'ancien délégué du pape et une statue de la pietà.
La mobilisation de la population catholique a été immédiate et s'est amplifiée après la messe qui, dimanche 21 septembre à la cathédrale, a réuni 10 000 fidèles. Une procession de prières a conduit des centaines d'entre eux jusqu'à la propriété contestée. Depuis, selon l'agence Eglises d'Asie (des Missions étrangères de Paris), un face-à-face tendu les oppose aux forces de police qui cernent encore le quartier et bloquent les extrémités de la rue Nhà chung, qui mène au bâtiment. Ben Stocking, directeur du bureau local d'Associated Press, a été frappé à la tête.
Des haut-parleurs diffusent les dépêches des agences internationales, de la BBC et de Radio Free Asia, ainsi que la diatribe de l'archevêque d'Hanoï, Mgr Ngô Qiang Kiêt, qui dénonce une "action illégale à rebours de la ligne du dialogue" choisie par l'Eglise. Une action qui "foule aux pieds la morale, la conscience de chaque homme à l'égard d'une religion reconnue par l'Etat". Des autres diocèses, parviennent des messages de soutien, dont celui du cardinal Pham Minh Man, archevêque d'Ho Chi Minh-Ville.
VOCATION SOCIALE
La rétrocession à l'Eglise de ses anciennes propriétés est la revendication majeure des catholiques du Vietnam (8 % à 10 % de la population). En plein centre d'Hanoï, le site de l'ancienne délégation apostolique est le plus symbolique. Des manifestations pacifiques y avaient déjà eu lieu en décembre 2007 et avaient été stoppées à l'initiative du Vatican. Mais d'autres ont éclaté à la paroisse de Thai Ha, dans un autre quartier d'Hanoï, tenue par des religieux rédemptoristes, dont l'Etat revendique aussi la propriété. Dans la nuit de dimanche, des incidents ont même eu lieu, provoqués par les Jeunesses communistes.
Le pouvoir et la presse officielle accusent l'archevêque d'Hanoï d'avoir politisé cette affaire, "humilié et calomnié les autorités" et de porter atteinte à l'unité nationale. "Ce comportement viole sérieusement les lois et doit être dûment puni", écrit un quotidien.
Cette épreuve de force rompt la détente observée avec la politique d'ouverture (doï moï) et de desserrement de la contrainte religieuse décidée par le régime au début des années 1990. Le Vietnam et le Vatican n'ont pas de relations diplomatiques, mais, chaque année, une commission bilatérale se réunit à Hanoï pour examiner les questions liées à la nomination des évêques et à la liberté d'exercice du culte. Le numerus clausus a ainsi été levé à l'entrée de séminaires désormais très remplis.
De source catholique, la riposte serait justifiée par le non-respect des promesses faites au sujet de la destination des biens d'Eglise spoliés par l'Etat. Les catholiques entendent disposer d'espaces pour pouvoir construire des écoles et des hôpitaux, conformément à leur vocation sociale. De son côté, le pouvoir serait divisé entre les partisans d'un apaisement, qui craignent pour l'image du pays, et les partisans de la manière forte pour qui toute rétrocession de biens à l'Eglise catholique entraînerait des revendications identiques chez les protestants (165 lieux sont revendiqués) et chez les bouddhistes, en plus grand nombre encore.
(Source: Henri Tincq/Le Mone, 24.09.08. Copyright Le Monde 2008)
Les évêques vietnamiens réprouvent les récentes violences, calment le jeu et élèvent le débat
Eglises d'Asie
12:26 27/09/2008
VIETNAM: Les évêques vietnamiens réprouvent les récentes violences, calment le jeu et élèvent le débat
A l'issue de la réunion de la Conférence épiscopale qui s'est tenue dans le diocèse de Xuân Lôc et s'est achevée le 25 septembre, les évêques du Vietnam ont rendu public deux documents en rapport avec le conflit qui oppose la communauté catholique de Hanoi aux autorités locales et a donné lieu, ces jours derniers, à un certain nombre d'actions violentes de la part du pouvoir.
Le premier texte est une réponse brève et sèche à une lettre du Comité populaire de Hanoi demandant aux évêques de sanctionner sévèrement les responsables de l'archidiocèse de Hanoi. Le second texte, plus long, prend de la hauteur par rapport aux événements récents dont il n'évoque pas les détails concrets. Les évêques proposent une analyse du conflit ainsi qu'une solution radicale. La question des terres et l'actuelle multiplication des réclamations en ce domaine sont à la source du malaise social, qui, aujourd'hui, ne touche pas seulement les religions mais la société vietnamienne tout entière.
Les évêques proposent que l'actuelle législation sur les terres soit totalement amendée. Ils demandent en particulier que la propriété privée des biens et des terres soit rétablie conformément à la Déclaration des Nations Unies sur les droits de l'homme. Sans une telle réforme, les conflits iront en s'amplifiant. Cependant, les évêques s'abstiennent de mettre en cause le dernier dogme marxiste conservé par le Parti communiste vietnamien, à savoir « la propriété et de la terre par le peuple tout entier ». Analysant le conflit actuel, les évêques jugent qu'il a été envenimé par certains défauts structurels de la société vietnamienne d'aujourd'hui, Ils soulignent, en particulier, le mépris de la vérité et la « malhonnêteté » qui règnent dans la presse officielle qui a déformé et tronqué les nouvelles.
L'épiscopat vietnamien réprouve la violence qui a été utilisée au cours du conflit et demande à tous de renoncer à son usage aussi bien dans les actes que dans le vocabulaire. Au total, les évêques affichent une prise de position claire et sans ambiguïté, tout en essayant d'apaiser les esprits. Les textes ci-dessous émanent directement de la conférence épiscopale et ont été traduit du vietnamien par la rédaction d'Eglises d'Asie.
(EDA, jm, ra)
Lettre de la Conférence épiscopale du Vietnam
au Comité populaire de la ville de Hanoi
(25 septembre 2008)
Nous avons bien reçu la lettre N° 437/UY BAN NHAN DAN-NC, signée par M. le président du Comité populaire de la ville de Hanoi, le 23 septembre 2008, et concernant « les sanctions des infractions de certains ecclésiastiques du diocèse de Hanoi ». Dans cette lettre, le Comité populaire propose à la Conférence épiscopale, « après examen et jugement », de proposer de sérieuses sanctions, conformément aux dispositions législatives de l'Eglise, à l'encontre de l'archevêque Ngô Quang Kiêt, du prêtre Vu Khôi Phung et des ecclésiastiques Nguyên Van Khai et Nguyên Ngoc Nam Phong.
Après examen, nous constatons que les personnes citées n'ont rien fait qui soit contraire au droit canon actuellement en vigueur dans l'Eglise catholique. Nous tenons à faire connaître cela clairement au Comité populaire. En même temps, nous lui envoyons en annexe le texte intitulé: « Ce que pense la Conférence épiscopale d'un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle » pour que le Comité soit davantage informé.
(Le texte est signé par le président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon.)
Ce que pense la Conférence épiscopale
d'un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle
Les joies et les espérances, les souffrances et les soucis du peuple vietnamien sont nos joies et nos espérances, nos souffrances et nos soucis, nous, les évêques de la Conférence épiscopale du Vietnam. L'Eglise n'a pas pour fonction de faire de la politique, mais elle ne se tient pas en marge de la société. Dès lors, en tant que dirigeants au sein de l'Eglise catholique, nous avons la responsabilité d'enseigner la doctrine sociale de l'Eglise, pour la promotion de l'homme et de la vie sociale dans son intégralité. Après avoir prié et échangé entre nous, nous voulons exposer nos conceptions concernant un certain nombre de questions relatives à la situation actuelle.
I.) Situation
1.) Le délai entre les plaintes concernant les terrains et leur règlement ne cesse de se prolonger. Il n'a pas encore été donné une réponse satisfaisante aux problèmes posés par les réclamations de terrain, qui est le problème du moment. Parmi ces réclamations de terrains, il y a celles des religions en général et de l'Eglise catholique en particulier. Pour prendre un exemple concret, il faut citer celle qui concerne la Délégation apostolique située aux 42 de la rue Nha Chung, et de la paroisse de Thai Ha (178 Nguyên Luong Bang, Hanoi). Il y a certainement de nombreux motifs qui ont conduit à cette situation. Ici, nous voulons porter notre attention spécialement sur un point. La loi sur les terrains a été amendée à plusieurs reprises mais elle est encore insuffisante, elle n'est pas adaptée aux actuels changements de la vie sociale. Elle ne se préoccupe pas du droit de propriété légitime du citoyen. En outre, le fléau de la concussion et de la corruption ne fait qu'aggraver encore la situation. Il semble qu'il n'y aura pas de solution radicale si l'on ne tient pas compte de ces deux éléments.
2.) Dans le règlement des conflits, un certain nombre de médias, au lieu de servir d'intermédiaires et d'aider à la compréhension, cherchent à créer la sensation et à jeter le soupçon. Alors qu'aujourd'hui, les médias se développent puissamment et rapidement, on devrait voir s'intensifier la compréhension des hommes et se développer leur solidarité. Mais, en réalité, les moyens de communication ne sont utiles à l'homme et à la communauté sociale que s'ils servent la vérité et reflètent la réalité d'une façon sincère. Aujourd'hui, l'une des réalités qui froissent la conscience des hommes est la malhonnêteté en de nombreux domaines, y compris dans le milieu qui a le plus besoin de la vérité, à savoir l'éducation scolaire. Tous ceux qui sont préoccupés par l'avenir de notre pays ne peuvent se désintéresser de cet état de choses.
3.) Dans leur démarche pour donner une solution aux conflits évoqués ci-dessus, un certain nombre de personnes s'orientent vers l'utilisation de la violence et ainsi ajoutent encore à l'injustice existant dans la société. Cet état de choses est en train de se développer non seulement dans les grandes problèmes de la société, mais aussi dans la vie familiale ou encore à l'école. La violence et l'agressivité ont leur source au cœur même de l'homme, lieu où continue sans trêve le combat entre le bien et le mal, entre la lumière et les ténèbres. S'il n'est pas orienté et formé, l'homme sera facilement entraîné par les passions égoïstes et ainsi le mal s'introduira dans la vie sociale. C'est pourquoi l'éducation morale et la formation de la conscience sont de la responsabilité fondamentale de l'ensemble de la société et exigent la participation positive des citoyens comme des organisations sociales.
II.) Conception
Devant une telle situation, nous formulons les propositions suivantes:
1.) Avant tout, la loi sur les terrains comportant de nombreuses insuffisances, il convient de la transformer complètement. Cette transformation doit prendre en compte le droit de propriété des individus conformément à ce que déclare la Déclaration des Nations Unies sur les droits de l'homme: « Tous les hommes jouissent du droit de propriété sur leurs biens et sur leurs terres, seuls ou associés avec d'autres, et personne ne peut être dépouillé de ses biens d'une façon arbitraire » (article 17). C'est pourquoi nous considérons qu'au lieu de régler les problèmes au cas par cas, de façon particulière, les responsables devraient chercher une solution plus radicale, en laissant aux citoyens le droit d'être propriétaire de leurs biens et de leurs terres. Par ailleurs, ces citoyens devront être conscients de leurs responsabilités à l'égard de la société. Il s'agit là d'une exigence rendue encore plus pressante par le contexte de la mondialisation actuelle, alors que le Vietnam s'adapte de plus en plus au rythme de vie commun à toute la planète. Cela constituera les prémices d'un règlement radical du problème des plaintes des citoyens concernant les terrains. Cela contribuera aussi à l'expansion économique et au développement assuré de notre pays.
2.) D'autre part, la morale professionnelle exige que les personnes qui travaillent dans les médias respectent la vérité. En fait, des nouvelles sont déformées, tronquées, comme dans le cas du conflit sur la propriété de l'ancienne Délégation apostolique. C'est pourquoi nous proposons que les personnes qui travaillent dans les médias prennent les plus grandes précautions lorsqu'ils publient des nouvelles ou des photos, surtout en rapport avec l'honneur et le bon renom d'un individu ou d'une communauté. Lorsque des informations erronées ont été publiées, il est nécessaire de les rectifier. Ce n'est qu'en respectant la vérité que les médias accompliront la fonction qui est la leur, à savoir diffuser des nouvelles et éduquer afin d'édifier une société juste, démocratique et civilisée.
3. La tradition morale et culturelle du peuple vietnamien a toujours mis en valeur les sentiments d'amitié, d'estime et de concorde qui animent les relations sociales. Il est regrettable que, dans le règlement des conflits récents, ont été commises des actions qui ont recouru à la violence et ont rompu les liens de concorde existants. C'est pourquoi nous souhaitons ardemment que tous renoncent à toute forme de violence aussi bien dans les actes que dans le vocabulaire. Il convient aussi de ne pas envisager les conflits actuels sous l'angle politique ou pénal. On ne pourra parvenir à une solution adéquate que par un dialogue franc, ouvert et sincère, mené dans la paix et le respect mutuel.
Ces réflexions ont pour source le désir de contribuer positivement au bon développement du pays. Selon notre souhait, elles sont adressées à tous nos frères et sœurs catholiques et à tous les hommes de bonne volonté. Nous sommes persuadés que, lorsque, tous ensemble, nous édifierons notre pays sur la base de la justice, de la vérité et de l'amour, notre patrie, le Vietnam, sera de plus en plus riche, procurera le bonheur et la prospérité et contribuera à l'édification d'un monde meilleur.
à l'évêché de Xuân L ôc
pour la Conférence épiscopale
Mgr Pierre Nguyên Van Nhon
(Source: Eglises d'Asie, 27 septembre 2008)
A l'issue de la réunion de la Conférence épiscopale qui s'est tenue dans le diocèse de Xuân Lôc et s'est achevée le 25 septembre, les évêques du Vietnam ont rendu public deux documents en rapport avec le conflit qui oppose la communauté catholique de Hanoi aux autorités locales et a donné lieu, ces jours derniers, à un certain nombre d'actions violentes de la part du pouvoir.
Le premier texte est une réponse brève et sèche à une lettre du Comité populaire de Hanoi demandant aux évêques de sanctionner sévèrement les responsables de l'archidiocèse de Hanoi. Le second texte, plus long, prend de la hauteur par rapport aux événements récents dont il n'évoque pas les détails concrets. Les évêques proposent une analyse du conflit ainsi qu'une solution radicale. La question des terres et l'actuelle multiplication des réclamations en ce domaine sont à la source du malaise social, qui, aujourd'hui, ne touche pas seulement les religions mais la société vietnamienne tout entière.
Les évêques proposent que l'actuelle législation sur les terres soit totalement amendée. Ils demandent en particulier que la propriété privée des biens et des terres soit rétablie conformément à la Déclaration des Nations Unies sur les droits de l'homme. Sans une telle réforme, les conflits iront en s'amplifiant. Cependant, les évêques s'abstiennent de mettre en cause le dernier dogme marxiste conservé par le Parti communiste vietnamien, à savoir « la propriété et de la terre par le peuple tout entier ». Analysant le conflit actuel, les évêques jugent qu'il a été envenimé par certains défauts structurels de la société vietnamienne d'aujourd'hui, Ils soulignent, en particulier, le mépris de la vérité et la « malhonnêteté » qui règnent dans la presse officielle qui a déformé et tronqué les nouvelles.
L'épiscopat vietnamien réprouve la violence qui a été utilisée au cours du conflit et demande à tous de renoncer à son usage aussi bien dans les actes que dans le vocabulaire. Au total, les évêques affichent une prise de position claire et sans ambiguïté, tout en essayant d'apaiser les esprits. Les textes ci-dessous émanent directement de la conférence épiscopale et ont été traduit du vietnamien par la rédaction d'Eglises d'Asie.
(EDA, jm, ra)
Lettre de la Conférence épiscopale du Vietnam
au Comité populaire de la ville de Hanoi
(25 septembre 2008)
Nous avons bien reçu la lettre N° 437/UY BAN NHAN DAN-NC, signée par M. le président du Comité populaire de la ville de Hanoi, le 23 septembre 2008, et concernant « les sanctions des infractions de certains ecclésiastiques du diocèse de Hanoi ». Dans cette lettre, le Comité populaire propose à la Conférence épiscopale, « après examen et jugement », de proposer de sérieuses sanctions, conformément aux dispositions législatives de l'Eglise, à l'encontre de l'archevêque Ngô Quang Kiêt, du prêtre Vu Khôi Phung et des ecclésiastiques Nguyên Van Khai et Nguyên Ngoc Nam Phong.
Après examen, nous constatons que les personnes citées n'ont rien fait qui soit contraire au droit canon actuellement en vigueur dans l'Eglise catholique. Nous tenons à faire connaître cela clairement au Comité populaire. En même temps, nous lui envoyons en annexe le texte intitulé: « Ce que pense la Conférence épiscopale d'un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle » pour que le Comité soit davantage informé.
(Le texte est signé par le président de la Conférence épiscopale, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon.)
Ce que pense la Conférence épiscopale
d'un certain nombre de problèmes posés par la situation actuelle
Les joies et les espérances, les souffrances et les soucis du peuple vietnamien sont nos joies et nos espérances, nos souffrances et nos soucis, nous, les évêques de la Conférence épiscopale du Vietnam. L'Eglise n'a pas pour fonction de faire de la politique, mais elle ne se tient pas en marge de la société. Dès lors, en tant que dirigeants au sein de l'Eglise catholique, nous avons la responsabilité d'enseigner la doctrine sociale de l'Eglise, pour la promotion de l'homme et de la vie sociale dans son intégralité. Après avoir prié et échangé entre nous, nous voulons exposer nos conceptions concernant un certain nombre de questions relatives à la situation actuelle.
I.) Situation
1.) Le délai entre les plaintes concernant les terrains et leur règlement ne cesse de se prolonger. Il n'a pas encore été donné une réponse satisfaisante aux problèmes posés par les réclamations de terrain, qui est le problème du moment. Parmi ces réclamations de terrains, il y a celles des religions en général et de l'Eglise catholique en particulier. Pour prendre un exemple concret, il faut citer celle qui concerne la Délégation apostolique située aux 42 de la rue Nha Chung, et de la paroisse de Thai Ha (178 Nguyên Luong Bang, Hanoi). Il y a certainement de nombreux motifs qui ont conduit à cette situation. Ici, nous voulons porter notre attention spécialement sur un point. La loi sur les terrains a été amendée à plusieurs reprises mais elle est encore insuffisante, elle n'est pas adaptée aux actuels changements de la vie sociale. Elle ne se préoccupe pas du droit de propriété légitime du citoyen. En outre, le fléau de la concussion et de la corruption ne fait qu'aggraver encore la situation. Il semble qu'il n'y aura pas de solution radicale si l'on ne tient pas compte de ces deux éléments.
2.) Dans le règlement des conflits, un certain nombre de médias, au lieu de servir d'intermédiaires et d'aider à la compréhension, cherchent à créer la sensation et à jeter le soupçon. Alors qu'aujourd'hui, les médias se développent puissamment et rapidement, on devrait voir s'intensifier la compréhension des hommes et se développer leur solidarité. Mais, en réalité, les moyens de communication ne sont utiles à l'homme et à la communauté sociale que s'ils servent la vérité et reflètent la réalité d'une façon sincère. Aujourd'hui, l'une des réalités qui froissent la conscience des hommes est la malhonnêteté en de nombreux domaines, y compris dans le milieu qui a le plus besoin de la vérité, à savoir l'éducation scolaire. Tous ceux qui sont préoccupés par l'avenir de notre pays ne peuvent se désintéresser de cet état de choses.
3.) Dans leur démarche pour donner une solution aux conflits évoqués ci-dessus, un certain nombre de personnes s'orientent vers l'utilisation de la violence et ainsi ajoutent encore à l'injustice existant dans la société. Cet état de choses est en train de se développer non seulement dans les grandes problèmes de la société, mais aussi dans la vie familiale ou encore à l'école. La violence et l'agressivité ont leur source au cœur même de l'homme, lieu où continue sans trêve le combat entre le bien et le mal, entre la lumière et les ténèbres. S'il n'est pas orienté et formé, l'homme sera facilement entraîné par les passions égoïstes et ainsi le mal s'introduira dans la vie sociale. C'est pourquoi l'éducation morale et la formation de la conscience sont de la responsabilité fondamentale de l'ensemble de la société et exigent la participation positive des citoyens comme des organisations sociales.
II.) Conception
Devant une telle situation, nous formulons les propositions suivantes:
1.) Avant tout, la loi sur les terrains comportant de nombreuses insuffisances, il convient de la transformer complètement. Cette transformation doit prendre en compte le droit de propriété des individus conformément à ce que déclare la Déclaration des Nations Unies sur les droits de l'homme: « Tous les hommes jouissent du droit de propriété sur leurs biens et sur leurs terres, seuls ou associés avec d'autres, et personne ne peut être dépouillé de ses biens d'une façon arbitraire » (article 17). C'est pourquoi nous considérons qu'au lieu de régler les problèmes au cas par cas, de façon particulière, les responsables devraient chercher une solution plus radicale, en laissant aux citoyens le droit d'être propriétaire de leurs biens et de leurs terres. Par ailleurs, ces citoyens devront être conscients de leurs responsabilités à l'égard de la société. Il s'agit là d'une exigence rendue encore plus pressante par le contexte de la mondialisation actuelle, alors que le Vietnam s'adapte de plus en plus au rythme de vie commun à toute la planète. Cela constituera les prémices d'un règlement radical du problème des plaintes des citoyens concernant les terrains. Cela contribuera aussi à l'expansion économique et au développement assuré de notre pays.
2.) D'autre part, la morale professionnelle exige que les personnes qui travaillent dans les médias respectent la vérité. En fait, des nouvelles sont déformées, tronquées, comme dans le cas du conflit sur la propriété de l'ancienne Délégation apostolique. C'est pourquoi nous proposons que les personnes qui travaillent dans les médias prennent les plus grandes précautions lorsqu'ils publient des nouvelles ou des photos, surtout en rapport avec l'honneur et le bon renom d'un individu ou d'une communauté. Lorsque des informations erronées ont été publiées, il est nécessaire de les rectifier. Ce n'est qu'en respectant la vérité que les médias accompliront la fonction qui est la leur, à savoir diffuser des nouvelles et éduquer afin d'édifier une société juste, démocratique et civilisée.
3. La tradition morale et culturelle du peuple vietnamien a toujours mis en valeur les sentiments d'amitié, d'estime et de concorde qui animent les relations sociales. Il est regrettable que, dans le règlement des conflits récents, ont été commises des actions qui ont recouru à la violence et ont rompu les liens de concorde existants. C'est pourquoi nous souhaitons ardemment que tous renoncent à toute forme de violence aussi bien dans les actes que dans le vocabulaire. Il convient aussi de ne pas envisager les conflits actuels sous l'angle politique ou pénal. On ne pourra parvenir à une solution adéquate que par un dialogue franc, ouvert et sincère, mené dans la paix et le respect mutuel.
Ces réflexions ont pour source le désir de contribuer positivement au bon développement du pays. Selon notre souhait, elles sont adressées à tous nos frères et sœurs catholiques et à tous les hommes de bonne volonté. Nous sommes persuadés que, lorsque, tous ensemble, nous édifierons notre pays sur la base de la justice, de la vérité et de l'amour, notre patrie, le Vietnam, sera de plus en plus riche, procurera le bonheur et la prospérité et contribuera à l'édification d'un monde meilleur.
à l'évêché de Xuân L ôc
pour la Conférence épiscopale
Mgr Pierre Nguyên Van Nhon
(Source: Eglises d'Asie, 27 septembre 2008)
Hanoi: face au coup de force du régime, la résistance catholique se renforce
plunkett.hautetfort.com
22:46 27/09/2008
Lettre de la capitale du Vietnam:
Hanoi: après le coup de force sur le site de l'ancienne Délégation apostolique, les autorités développent leur politique, les catholiques intensifient leur résistance
Durant les trois jours qui ont suivi le coup de force de la police contre l'ancienne Délégation apostolique dans la matinée du 19 septembre, le face-à-face entre les autorités et la communauté catholique n'a cessé d'augmenter en intensité. Les positions n'ont pas changé. La politique gouvernementale se développe: la propriété de la Délégation apostolique est devenue un espace vert, les forces policières ont durci encore le blocus de quartier de l'archevêché et la campagne de désinformation de la presse et de la télévision officielles continue. Du côté catholique, les positions n'ont pas changé tandis que la mobilisation devant les barbelés qui isolent la propriété contestée se renforce d'heure en heure.
Au petit matin du 20 septembre, autour de l'ancienne Délégation apostolique où l'on pouvait voir les bulldozers et pelleteuses au travail, la foule des fidèles s'est agglomérée derrière les barrières métalliques et les barbelés. Des prêtres, des séminaristes, de nombreux laïcs se tiennent debout et prient ensemble. Une foule nombreuse se tient à côté d'eux. A intervalles réguliers, le système des haut-parleurs installés sur le parvis de la cathédrale fait entendre au public le récit des événements de la veille présenté par les dépêches des grandes agences internationales, les émissions de diverses radios étrangères comme la BBC et Radio Free Asia, et surtout le vigoureux communiqué et la plainte urgente de l'archevêché qui sont lus en vietnamien, anglais et français. Depuis le matin, les cloches de la cathédrale se font entendre pour alerter la communauté catholique sur la gravité du moment.
Sur le chantier, face à l'affluence et à la ferveur des fidèles, les forces de la Sûreté montrent quelque énervement et font avancer les chiens policiers pour menacer la foule qui se tient de l'autre côté des barbelés. A l'intérieur de la cour, des centaines d'ouvriers travaillent sur des gros engins dans la précipitation. Des constructions de trois étages s'écroulent, soulevant des nuages de poussière. Bientôt il ne reste plus que la maison principale, qui, autrefois, abritait le délégué apostolique, et la statue de la Petà qui a été placée la au début des manifestations de prière.
On apprenait aussi que, ce même jour, à 9 heures du matin, l'archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, accompagné par un groupe de prêtres et de représentants des laïcs du diocèse, s'était rendu au siège du Comité populaire de la capitale où il était convoqué. Un grand nombre de fidèles s'était assemblé devant la municipalité pour l'attendre. La rencontre a duré quatre heures. Selon l'entourage de l'archevêque, elle n'a abouti à aucun résultat. L'archevêque a exposé l'historique de l'affaire, énuméré les preuves du droit de propriété de l'Eglise. Il a aussi reproché aux autorités d'avoir rompu le dialogue dans la violence et le non-respect des droits. Le gouvernement, pour sa part, s'est contenté de répéter que la réclamation du diocèse était sans fondement. L'évêque a renouvelé sa réclamation. Il a demandé qu'il soit mis un terme immédiat au blocus de l'archevêché et du couvent des Amantes de la Croix. Le président du Comité populaire a nié qu'il y ait un blocus. La télévision et la presse ont fait un compte-rendu tout à fait partial de cette rencontre et ont mis en cause le patriotisme de l'archevêque.
Dans la matinée du dimanche 21 septembre, jamais la mobilisation n'a été si forte. Dans tout le nord du pays, des consignes ont été données à la police d'empêcher les catholiques de se déplacer vers Hanoi et en beaucoup d'endroits, ces consignes ont été appliquées. Cependant, dans la nuit du 20 aux 21, la foule n'a cessé de grossir sur le parvis de la cathédrale, devant l'archevêché et devant la Délégation. On comptait plus de 10 000 fidèles à la messe du matin de la cathédrale, durant laquelle l'archevêque a évoqué l'époque des martyrs vietnamiens.
De tous les diocèses et de toutes les paroisses du Vietnam, les lettres de communion affluent vers l'archevêché et la paroisse de Thai Ha. Tous les diocèses du nord ont, chacun plusieurs fois, manifesté leur communion. Au sud, le cardinal archevêque de Saigon a diffusé dans son diocèse la « plainte urgente » de l'archevêché de Hanoi et a demandé à ses fidèles de prier pour que la violence soit abandonnée et que reprenne le dialogue pour la justice. Par ailleurs, une réunion du bureau permanent de la Conférence épiscopale était prévue pour cette semaine, bien avant les événements. On peut penser qu'il y sera question de la situation actuelle du diocèse de Hanoi.
(Nguon blog: http://plunkett.hautetfort.com/archive/2008/09/23/hanoi-face-au-coup-de-force-du-regime-la-resistance-catholiq.html)
Hanoi: après le coup de force sur le site de l'ancienne Délégation apostolique, les autorités développent leur politique, les catholiques intensifient leur résistance
Durant les trois jours qui ont suivi le coup de force de la police contre l'ancienne Délégation apostolique dans la matinée du 19 septembre, le face-à-face entre les autorités et la communauté catholique n'a cessé d'augmenter en intensité. Les positions n'ont pas changé. La politique gouvernementale se développe: la propriété de la Délégation apostolique est devenue un espace vert, les forces policières ont durci encore le blocus de quartier de l'archevêché et la campagne de désinformation de la presse et de la télévision officielles continue. Du côté catholique, les positions n'ont pas changé tandis que la mobilisation devant les barbelés qui isolent la propriété contestée se renforce d'heure en heure.
Au petit matin du 20 septembre, autour de l'ancienne Délégation apostolique où l'on pouvait voir les bulldozers et pelleteuses au travail, la foule des fidèles s'est agglomérée derrière les barrières métalliques et les barbelés. Des prêtres, des séminaristes, de nombreux laïcs se tiennent debout et prient ensemble. Une foule nombreuse se tient à côté d'eux. A intervalles réguliers, le système des haut-parleurs installés sur le parvis de la cathédrale fait entendre au public le récit des événements de la veille présenté par les dépêches des grandes agences internationales, les émissions de diverses radios étrangères comme la BBC et Radio Free Asia, et surtout le vigoureux communiqué et la plainte urgente de l'archevêché qui sont lus en vietnamien, anglais et français. Depuis le matin, les cloches de la cathédrale se font entendre pour alerter la communauté catholique sur la gravité du moment.
Sur le chantier, face à l'affluence et à la ferveur des fidèles, les forces de la Sûreté montrent quelque énervement et font avancer les chiens policiers pour menacer la foule qui se tient de l'autre côté des barbelés. A l'intérieur de la cour, des centaines d'ouvriers travaillent sur des gros engins dans la précipitation. Des constructions de trois étages s'écroulent, soulevant des nuages de poussière. Bientôt il ne reste plus que la maison principale, qui, autrefois, abritait le délégué apostolique, et la statue de la Petà qui a été placée la au début des manifestations de prière.
On apprenait aussi que, ce même jour, à 9 heures du matin, l'archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, accompagné par un groupe de prêtres et de représentants des laïcs du diocèse, s'était rendu au siège du Comité populaire de la capitale où il était convoqué. Un grand nombre de fidèles s'était assemblé devant la municipalité pour l'attendre. La rencontre a duré quatre heures. Selon l'entourage de l'archevêque, elle n'a abouti à aucun résultat. L'archevêque a exposé l'historique de l'affaire, énuméré les preuves du droit de propriété de l'Eglise. Il a aussi reproché aux autorités d'avoir rompu le dialogue dans la violence et le non-respect des droits. Le gouvernement, pour sa part, s'est contenté de répéter que la réclamation du diocèse était sans fondement. L'évêque a renouvelé sa réclamation. Il a demandé qu'il soit mis un terme immédiat au blocus de l'archevêché et du couvent des Amantes de la Croix. Le président du Comité populaire a nié qu'il y ait un blocus. La télévision et la presse ont fait un compte-rendu tout à fait partial de cette rencontre et ont mis en cause le patriotisme de l'archevêque.
Dans la matinée du dimanche 21 septembre, jamais la mobilisation n'a été si forte. Dans tout le nord du pays, des consignes ont été données à la police d'empêcher les catholiques de se déplacer vers Hanoi et en beaucoup d'endroits, ces consignes ont été appliquées. Cependant, dans la nuit du 20 aux 21, la foule n'a cessé de grossir sur le parvis de la cathédrale, devant l'archevêché et devant la Délégation. On comptait plus de 10 000 fidèles à la messe du matin de la cathédrale, durant laquelle l'archevêque a évoqué l'époque des martyrs vietnamiens.
De tous les diocèses et de toutes les paroisses du Vietnam, les lettres de communion affluent vers l'archevêché et la paroisse de Thai Ha. Tous les diocèses du nord ont, chacun plusieurs fois, manifesté leur communion. Au sud, le cardinal archevêque de Saigon a diffusé dans son diocèse la « plainte urgente » de l'archevêché de Hanoi et a demandé à ses fidèles de prier pour que la violence soit abandonnée et que reprenne le dialogue pour la justice. Par ailleurs, une réunion du bureau permanent de la Conférence épiscopale était prévue pour cette semaine, bien avant les événements. On peut penser qu'il y sera question de la situation actuelle du diocèse de Hanoi.
(Nguon blog: http://plunkett.hautetfort.com/archive/2008/09/23/hanoi-face-au-coup-de-force-du-regime-la-resistance-catholiq.html)
Archbishop: Religious Freedom is a human right not a grace poured out on us from the government
J.B. An Dang
23:27 27/09/2008
After tailoring and quoting Hanoi archbishop's remark out of context in an attempt to raise serious doubts about his patriotism, state media have exploited another comment to accuse him of ungratefulness. "Hanoi reacted angrily to statement of the Vietnam Conference of Catholic Bishops ", so they claimed
“Religious freedom is a human right not a grace poured out on us [from the government],” said Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet during a meeting with the People’s Committee of Hanoi city last week. His statement was quoted and purposely interpreted as an evidence of his attitude of ingratitude on most state-controlled media, especially on a state TV show on Sep. 25 – a show depicted as “a public trial” against the prelate.
A day after the nunciature was bulldozed suddenly with the backing of a great mass of police aided by hundreds of trained dogs; Msgr. Joseph Ngo went to the city committee to protest. “Mr Chairman has just said that: the City’s People’s Committee has facilitated worship conditions for the Catholic Church in recent years, especially at Christmas...We acknowledge that there have been such changes. However, there seems to be a psychology of 'granting on request': that is, here is a favour that I grant to you on your request. But, religious freedom is a natural human right everyone is entitled to, not at the mercy of those in power. A government ‘for the people’ must have the responsibility to relax conditions for everyone to enjoy it. It is not a grace poured out on us by request. No, it’s not. Again, religious freedom is a human right, not a grace granted on request,” said the archbishop during the meeting.
“I am really upset when reading statements sent to Catholics from state officials,” said Maria Vu Minh Tuyet after morning Sunday Mass at Queen of Rosary Cathedral of Hai Phong, 102km away from Hanoi. “They have always been started with the refrain ‘the Party has facilitated worship conditions’. Stop telling us it is a grace the Party grants us. We do not need to beg for it. We are entitled to enjoy it. It’s a basic human right,” she added.
Facing this on-going tidal wave of false accusations and distortions, dioceses in Vietnam have asked the archbishop’s statement to be read out at every Sunday Mass along with another one from the Vietnam Conference of Catholic Bishops. In a letter to all parishes in Hai Phong, a suffragan diocese of the Archdiocese of Hanoi, Fr. Paul Vu Dinh Viet, chancellor of the bishop’s office, urges his colleagues “to read out his statement in the full text during Sunday Mass and give necessary explanations if needed be.”
As an indication of how Hanoi has reacted on the statement of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, pro-government mob attacked Hanoi Redemptorist Monastery again on Saturday, but this time in broad day light. “A mob of a hundred thugs threatened people who came to pray at Thai Ha church on Saturday afternoon,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. “They even went inside the church shouting obscenities at those who were praying there.”
“These acts of violence happened boldly in clear view and in front of a large number of public officials and police, but they did nothing to protect the Catholics. When a parishioner asked a policeman to intervene, he refused,” Fr. Nguyen reported.
Hanoi Redemptorists had to close their main gate and cancel some activities due to security reasons. On Saturday morning, some delegations from Hanoi Police came to Thai Ha to threaten them with many “extreme actions”. Fr. Joseph Nguyen told Asia-News: “Police said that they are investigating and pondering legal actions against the Redemptorists on what the government accused them of doing such as inciting and organizing protests among the faithful in order to gain public sympathy for their cause.”
In another incident, People’s Committee of Hoan Kiem district, where the nunciature is located, sent to Hanoi archbishop’s office a correspondence stating that the committee had confiscated the statue of the Pieta. Protestors had wheeled the statue onto the nunciature grounds during their first vigil right before Christmas 2007. In fact, the statue had been located at the disputed property before it was seized by the communists in 1959.
In the correspondence 740/QĐ-CTUBND, Hoang Cong Khoi, chairman of the committee accused the archbishop’s office of placing the statue illegally on a state site. Along with the decision to confiscate the statue, the committee also sent to the archbishop’s office a fine ticket of 1,750,000 VND (105 USD).
“They continue to persecute us by any means,” said Fr. Joseph Nguyen.
Redemptorists closed their main gate |
Thousands of Catholics praying at Thai Ha church despite threats |
A day after the nunciature was bulldozed suddenly with the backing of a great mass of police aided by hundreds of trained dogs; Msgr. Joseph Ngo went to the city committee to protest. “Mr Chairman has just said that: the City’s People’s Committee has facilitated worship conditions for the Catholic Church in recent years, especially at Christmas...We acknowledge that there have been such changes. However, there seems to be a psychology of 'granting on request': that is, here is a favour that I grant to you on your request. But, religious freedom is a natural human right everyone is entitled to, not at the mercy of those in power. A government ‘for the people’ must have the responsibility to relax conditions for everyone to enjoy it. It is not a grace poured out on us by request. No, it’s not. Again, religious freedom is a human right, not a grace granted on request,” said the archbishop during the meeting.
“I am really upset when reading statements sent to Catholics from state officials,” said Maria Vu Minh Tuyet after morning Sunday Mass at Queen of Rosary Cathedral of Hai Phong, 102km away from Hanoi. “They have always been started with the refrain ‘the Party has facilitated worship conditions’. Stop telling us it is a grace the Party grants us. We do not need to beg for it. We are entitled to enjoy it. It’s a basic human right,” she added.
Facing this on-going tidal wave of false accusations and distortions, dioceses in Vietnam have asked the archbishop’s statement to be read out at every Sunday Mass along with another one from the Vietnam Conference of Catholic Bishops. In a letter to all parishes in Hai Phong, a suffragan diocese of the Archdiocese of Hanoi, Fr. Paul Vu Dinh Viet, chancellor of the bishop’s office, urges his colleagues “to read out his statement in the full text during Sunday Mass and give necessary explanations if needed be.”
As an indication of how Hanoi has reacted on the statement of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, pro-government mob attacked Hanoi Redemptorist Monastery again on Saturday, but this time in broad day light. “A mob of a hundred thugs threatened people who came to pray at Thai Ha church on Saturday afternoon,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi. “They even went inside the church shouting obscenities at those who were praying there.”
“These acts of violence happened boldly in clear view and in front of a large number of public officials and police, but they did nothing to protect the Catholics. When a parishioner asked a policeman to intervene, he refused,” Fr. Nguyen reported.
Hanoi Redemptorists had to close their main gate and cancel some activities due to security reasons. On Saturday morning, some delegations from Hanoi Police came to Thai Ha to threaten them with many “extreme actions”. Fr. Joseph Nguyen told Asia-News: “Police said that they are investigating and pondering legal actions against the Redemptorists on what the government accused them of doing such as inciting and organizing protests among the faithful in order to gain public sympathy for their cause.”
In another incident, People’s Committee of Hoan Kiem district, where the nunciature is located, sent to Hanoi archbishop’s office a correspondence stating that the committee had confiscated the statue of the Pieta. Protestors had wheeled the statue onto the nunciature grounds during their first vigil right before Christmas 2007. In fact, the statue had been located at the disputed property before it was seized by the communists in 1959.
In the correspondence 740/QĐ-CTUBND, Hoang Cong Khoi, chairman of the committee accused the archbishop’s office of placing the statue illegally on a state site. Along with the decision to confiscate the statue, the committee also sent to the archbishop’s office a fine ticket of 1,750,000 VND (105 USD).
“They continue to persecute us by any means,” said Fr. Joseph Nguyen.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
01:27 27/09/2008
Lại chuyện được mất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà
Từ khi câu chuyện Thái Hà và Tòa Khâm sứ bùng nổ, chúng tôi đã có một số bài viết nhằm phân tích và tìm ra cách giải quyết bài toán khó này, hầu tìm ra một lối thoát thấu tình đạt lý cho cả hai bên. Nhưng điều đó hầu như không có tác dụng khi nhà nước đã quyết định dùng phương án bạo lực và cứng nhắc để giải quyết vấn đề. Đến nay, câu chuyện đã đi quá xa sự đối thoại. Chính quyền TP Hà Nội đã sử dụng nhiều phương thức để đối phó với hai điểm nóng của Hà Nội là Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Lợi hại cho cả hai bên nhà nước và giáo hội thì đã rõ.
Cả hai “dự án” đều chưa thể “khánh thành” nên chưa đến lúc để ngồi tính sổ lại những mất và được mỗi bên. Nhưng cũng đã có thể thấy được những kết quả gần nhất của cả hai vụ việc. Thử xem xét kiểm điểm sớm những “thành quả” đã đạt được trong những ngày chiến dịch vừa qua của chính quyền TP và giáo dân.
Nên nhớ dù đây không phải là một trận chiến mà đơn giản chỉ là những buổi cầu nguyện của giáo dân đòi công lý được thực hiện. Nhưng những hành động của chính quyền TP khi đã phải huy động cả những lực lượng chuyên dùng thực thi chuyên chính vô sản, thì có nghĩa là chính quyền đã chia thành ranh giới. Biểu hiện rõ nhất là hai bên hàng rào dây thép và rào sắt nhọn là hai nhóm người khác nhau.
Giáo dân đã được gì và mất gì?
Phía giáo dân, là người thấp cổ bé họng, chắc chắn là họ bị thất bại nhiều hơn theo lẽ tự nhiên “mạnh được, yếu thua”. Kiểm điểm lại, giáo dân đã mất gì:
Khu đất thì vẫn còn đó, nếu họ không đòi lại, chắc họ đã mất hẳn nếu việc chia chác thành công. Nhưng họ đã mất bức tượng Đức Mẹ sầu bi dưới gốc đa Tòa Khâm sứ, một biểu tượng niềm tin tôn giáo mãnh liệt của họ. Chính quyền đưa Mẹ Sầu bi đi đâu, bên lòng họ vẫn là nỗi canh cánh đau đớn.
Mẹ đang chịu cảnh bó buộc tù đày trong chiếc hòm sắt kia, Mẹ sẽ thấu hiểu hơn những đau khổ mà những giáo dân đang phải chịu. Mẹ đang cùng đồng hành với những người đang bị tù đày hiện nay, Mẹ sẽ gìn giữ và cầu bầu cho họ, vì chẳng có người Mẹ nào yên tâm khi con mình đang chịu đau khổ. Giáo dân bảo nhau: Đức Mẹ đang “đi thực tế”.
Giáo dân đã vượt qua nỗi sợ hãi khi hàng trăm cảnh sát vây quanh với đầy đủ các loại công cụ và chó nghiệp vụ… bị đánh đập bằng roi điện, bằng hơi cay. Dầu vậy, vì họ cũng là con người, ai chẳng sợ hãi, nhưng qua đó họ đã kiểm nghiệm cho mình tinh thần cam chịu và chấp nhận mọi thử thách vì công lý và hòa bình, họ trưởng thành hơn.
Họ đã chịu phỉ nhổ trước mắt thế gian bởi những miệng lưỡi không từ một ngôn từ và thủ đoạn nào. Họ đã bị đẩy vào tay những kẻ thừa sự hung hăng nhưng thiếu hiểu biết sự thật, cũng như những kẻ làm nô lệ rẻ rúng cho đồng tiền.
Họ đã phải chịu đau đớn vất vả về thể xác khi đến với Mẹ sầu bi và Mẹ Thái Hà qua những chặng đường dài với bao ngăn trở, về bên Mẹ để chịu cảnh màn trời chiếu đất. Họ đã chịu những chấn động tinh thần sâu sắc, đau đớn khi những tài sản của Giáo hội, tinh thần của tôn giáo đã ngang nhiên bị xúc phạm và bị lăng nhục, nhất là ngay cả với vị chủ chăn tôn kính của mình.
Họ đã mất đi một niềm tin vốn mong manh về những ngôn từ sáng loáng, bóng bẩy mà họ được nhồi nhét bấy lâu. Đòn đánh chí mạng này đã cho họ thấy thực chất của nó là gì.
Nhưng giáo dân đã được một tinh thần kiên vững hơn khi qua thử thách. Họ được những ơn lành khi đến với Mẹ, dâng lên những lời cầu khẩn để nguyện xin cho công lý và sự thật mà họ tin rằng sẽ được thực hiện.
Họ đã được phúc khi có dịp để thể hiện lòng biết ơn, yêu mến và cảm tạ Thiên Chúa là cha toàn năng của mình. Họ được một tinh thần đoàn kết, yêu thương tuyệt vời khi những người gặp nhau dù lần đầu, nơi xa lạ vẫn là anh chị em của nhau, đều là con cái Chúa.
Chỉ có vậy thôi nhưng đó là tất cả mục đích của họ xưa nay, “Xin hãy dùng con, như khí cụ bình an của Chúa” - đó là điều lớn nhất mà họ được.
Điều dễ thấy là những thế lực muốn biến đất của Thánh Thất, đất Nhà thờ thành đất tư nhân, đã không thể thực hiện được âm mưu của mình. Khu đất vẫn còn đó, vẫn là một tài sản chưa thể vào tay ai bằng những con đường lắt léo, bằng những văn bản chồng chéo và đủ mọi loại giấy đỏ, giấy hồng. Vậy thì với họ, vẫn còn những cơ hội, dù con đường đi tìm công lý của họ còn dài.
Nhiều người dân “hiến kế”: Nên đặt tên hai công viên này là Công viên Ngô Quang Kiệt và Công viên Vũ Khởi Phụng là vì thế. Và trong lòng giáo dân chắc chắn mãi mãi họ sẽ ghi tạc trong lòng hai nơi này là nơi Đức TGM Ngô Quang Kiệt và LM Vũ khởi Phụng đã can đảm cho họ lý do tại sao phải cầu nguyện.
Họ cũng đã được thấy “sức mạnh của nhà nước và hiểu thế nào là sức mạnh chuyên chính vô sản” khi các dự án nhanh hơn người ta có thể tưởng tượng, cách làm gây nhiều ngạc nhiên cho cả đất nước. Họ cũng đã được chứng kiến những gì nhà nước có thể làm khi cần thiết với đông đảo lực lượng được huy động. Nhưng vì thế, họ đã vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình. Qua đó họ đã tìm được câu trả lời cho riêng mình.
Đặc biệt, không chỉ những người Công giáo, mà tất cả những người có lương tri khác đều có dịp để hiểu hơn hệ thống báo chí nhà nước đã có tài phù thủy biến trắng thành đen, nói xuôi thành ngược như thế nào. Một lần nữa, niềm tin của họ có dịp được kiểm chứng.
Nhà nước và chính quyền TP Hà Nội đã được nhiều thứ
Khu đất đã bị biến thành công viên, họ được tạm quên đi những ngày tháng thấp thỏm không biết ngòi nổ này sẽ bị châm lửa lúc nào. Nhà nước được dịp thi thố khả năng hùng hậu với chính những người dân của mình, được dịp để chứng minh đây là một nhà nước “của dân, do dân và vì dân” có đầy đủ sức mạnh “Kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đây cũng là dịp để chứng minh rằng câu chuyện đất nước ta còn nghèo là chuyện vớ vẩn.
Ngày 20/9/2008, lần đầu tiên, chính quyền TP Hà Nội được nghe một Tổng Giám mục nói thẳng rằng Tôn giáo là quyền của mỗi người dân, không phải là sự ban ơn của bất cứ một ai, xin đừng kể đó là công lao mà là nghĩa vụ của nhà nước khi nhận lương của dân để phục vụ. Là dịp để được nghe yêu cầu nhà nước cần phải xem xét giải quyết các vấn đề cần phù hợp lòng dân, dựa trên những chứng cứ, căn cứ pháp luật.
Cũng có lẽ là lần đầu tiên, chính quyền Hà Nội được nghe những lời tâm huyết, trăn trở của vị Tổng Giám mục với tinh thần tha thiết với quê hương đất nước về nỗi nhục của công dân Việt Nam khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài bị đối xử kinh miệt và muốn đất nước đoàn kết lớn mạnh lên để người Việt Nam được kính trọng.
Một công dân dám nói thật, nói thẳng những điều khó nghe trước quan chức TP vốn không ưa nghe những lời như vậy, quả là một “trọng tội”.
Chắc cũng vì thế nên các ngài nổi giận, cả hệ thống truyền thông có định hướng “lề phải” đã không chấp nhận điều này, nên cố tình bóp méo ác ý câu nói chân thành của một con người đáng kính, nhằm phục vụ ý đồ xấu xa. Dầu trước những vu khôn đó, cả thế giới đều biết phân biệt phải trái và hiểu rõ hơn về con người của Ngài và từ đó họ hết lòng khâm phục và ca tụng ý chí kiên vững của vị tổng Giám mục Hà nội.
Ngày 20/9/2008 lúc 10h24’ tin về cuộc họp này trên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) như sau “TGM Ngô Quang Kiệt đã cảm ơn Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có buổi tiếp cởi mở, chân tình, mong muốn có sự hài hòa trong khối đoàn kết thống nhất, hy vọng qua đây hai bên sẽ hiểu nhau hơn cùng góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là một thành phố hòa bình, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, làm cho đất nước ngày càng phát triển…”
Chỉ chưa đầy một ngày sau 21/9/2008 lúc 10h 03’ trên TTXVN đã lại nói rằng: “Hơn thế, ông còn phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô”.
Hệ thống truyền thông đã thể hiện bản lĩnh quay ngoắt 180 độ của mình. Đó là sự đàn áp của truyền thông độc quyền để ông Chủ tịch Thành phố được dịp ngang nhiên gửi “công văn cảnh cáo” một Tổng Giám mục và 4 linh mục. Điều này đang được nhiều luật sư xem là vi phạm pháp luật vì trong hệ thống pháp lý, chưa khi nào có “công văn cảnh cáo” một công dân bất thình lình bao giờ.
Chính quyền được thấy sức mạnh của nhân dân, của niềm tin tôn giáo dù họ không được trả tiền, họ không bị ép buộc hay dùng đoàn thể nào để ép buộc, mà động lực chính là NIỀM TIN.
Chính quyền cũng được thấy giáo dân thể hiện tinh thần hòa bình và sự chịu đựng của họ dù bị bất công, bị đối xử tàn tệ. Chính quyền cũng có dịp xem xét lại kết quả đợt “học tập đạo đức Hồ Chí Minh” vừa qua, nhất là việc thực hiện “6 điều bác Hồ dạy CAND” trong đó có nói rằng: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép” .
Chính quyền đã được thấy người dân tỏ thái độ trước những chính sách, pháp luật và việc làm của mình như thế nào là hợp lòng dân. Như thế nào là thực thi pháp luật nghiêm minh. Cứ đến Thái Hà để thấy ngôi nhà quan chức chiếm nửa đường đi, đập bỏ cả hàng chục mét hàng rào, chiếm hàng trăm mét vuông đất thì không ai có ý kiến, nhưng một đoàn người đập 6m hàng rào mà họ cho là phi pháp đó, thì đã bị tạm giam.
Cái được ở đây nữa là nhà nước đã cho giáo dân, giáo sĩ một lần hãy biết mà liệu thần hồn, đừng có mà đùa với nhà nước chuyên chính vô sản, đừng đùa với súng đạn và công cụ bạo lực. Đừng nghĩ rằng nhà nước có thể nương tay với những thần linh ảnh tượng của giáo dân hay giáo sĩ, sẵn sàng “cho vào kho” hết, bất kể đó là tượng, thánh giá hay là người nếu không thuần phục.
Vẫn còn nhiều cái được nữa, nhưng chắc không thể kể hết nơi đây.
Vậy họ đã mất gì? Chẳng có gì để mất, ngoài mấy thứ “lặt vặt”.
Những thứ “lặt vặt” mà chính quyền mất ở đây là niềm tin của nhân dân, khi những người dân không thể hiểu nổi vì sao nhà nước làm dự án này hết sức vội vã và hoang phí như thế với những hành động và cách thể hiện “kỳ quặc”. Quy trình làm các dự án xưa nay, chắc hẳn chẳng có cái nào làm khẩn trương hơn cả đánh giặc như vậy. Đến mức người ta nói với nhau rằng, nếu có dự án dân sinh, quốc kế nào chậm quá như Dung Quất hay những cái lô cốt đang bày đầy Sài Gòn, hoặc gần với 2 công viên này hơn cả, là ngã tư Kim Liên – Đại Cồ Việt thì chắc phải nhờ bà con công giáo đến đó cầu nguyện mới hi vọng được làm nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả.
Cái mất “lặt vặt” thứ hai là lượng ngân sách chi vào đây là khổng lồ. Với một quá trình huy động biết bao nhiêu nhân lực và vật lực để “giữ trật tự trị an”, chi cho hệ thống truyền thông, để họp hành bàn bạc mưu kế… chắc chắn là không nhỏ. Mỗi phút quảng cáo vào giờ vàng nếu dành cho quảng cáo thì thu biết bao nhiêu tiền nhưng được “ưu ái” cho phát sóng về Thái Hà và Tòa Khâm sứ.
Rồi tiền trả cho công an và chó, tiền trả cho những thanh niên mặc áo tình nguyện đến quấy phá bà con cầu nguyện, tiền cho cựu chiến binh, phụ nữ… huy động đến Thái Hà và Tòa Khâm sứ để thể hiện “sự tức giận” của mình do hệ thống báo chí nhà nước tạo ra với Đức TGM Ngô Quang Kiệt “vì lòng yêu nước” ? Để họ đến đập phá, la hét đòi giết người ở Dòng Chúa cứu thế xứ Thái Hà cả đêm như vậy, chắc không hẳn chỉ vì lòng yêu đất nước của họ nếu không trả tiền.
Có những nguồn tin nói rằng, đám quần chúng nhân dân đến Thái Hà đêm đó, có cả những người trong một trại cai nghiện gần Hà Nội? Nếu điều đó được kiểm chứng là chính xác, thì quả thật là đáng sợ đám quần chúng này và cả những người huy động họ. Chắc chỉ đến những lúc này, đám quần chúng này mới được trọng dụng đến thế. Cũng thật ngạc nhiên, lòng “yêu nước và sự phẫn uất do lòng tự hào dân tộc” đêm đó lại được “khơi dậy” từ những con nghiện đang ở trại?
Cùng với những điều ai cũng thấy đó, thì cả một hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương với bao nhiêu cuộc họp, bao cảnh sát giao thông phải nhọc lòng đến từng địa phương kiểm tra xe cộ về Hà Nội… tất cả đều có thể phải tính bằng tiền, mà số tiền này không thể là ít.
Nhưng cái mất này không đáng kể, là lặt vặt, bởi tiền bạc làm dự án, tiền thuê và trả lương cho người, tiền nuôi chó đã có ngân sách chịu, đã có những người dân đóng thuế.
Cái mất lặt vặt tiếp theo là sự bình an của cả dân tộc, sự đoàn kết trên tinh thần con dân nước Việt tạo nên sức mạnh của đất nước để đủ sức tự lực tự cường mà chống trả lại những sự gây hấn xâm lấn của ngoại bang. Trên một chương trình trả lời phỏng vấn, nguyên thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng gần đây, ông nói đại ý rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, có thể đưa vấn đề này ra quốc tế, nhưng sống bên cạnh nước lớn nên cần phải có sự cân nhắc(!?)
Đó là gì nếu không phải là tính tự ti dân tộc nghèo, yếu, nên đang phải cắn răng chịu nhục khi đất đai lãnh thổ đang bị xâm lấn ngang nhiên? Người ta nhớ rằng đất nước này, dân tộc này chưa bao giờ là lớn bên cạnh anh hàng xóm khó chơi phía bắc đầy dã tâm này, nhưng chưa bao giờ chịu nhục, chưa bao giờ biết sợ chúng.
Vậy ai sẽ trả lời câu hỏi: tiền đồ, lãnh thổ đất nước đang bị xâm chiếm cần được thể hiện lòng yêu nước hơn, hay một câu nói đã được cắt xén dối trá cần được thể hiện lòng yêu nước hơn?
Trong khi đó, cả dân tộc đã được hệ thống báo chí mà đặc biệt là Đài THVN bằng những cách bịa đặt khơi dậy sự căm ghét với cộng đồng công giáo, đứng đầu là Đức TGM Ngô Quang Kiệt để khoét sâu tự ái dân tộc và qua đó làm tăng thêm mâu thuẫn tôn giáo trong lòng dân tộc, ai cũng biết hậu quả của nó không hề nhỏ.
Người ta tự hỏi rằng, tại sao một nhà nước lại chành chọe với một cộng đồng tôn giáo mảnh đất mà trước đây đã là của họ trong khi hiện nay họ có nhu cầu bức thiết để làm gì mà phải huy động cả hệ thống chính trị, truyền thông, công lực và cả “quần chúng nhân dân”?
Đó là những cái mất đối với cả đất nước đang cần thắt lưng buộc bụng để cùng nhau bước qua cơn khó khăn của nền kinh tế khi giá tiêu dùng đến tháng 9 năm nay đã tăng 27,9% mà vẫn được báo chí nhà nước đăng là “tin rất vui đối với người tiêu dùng, nhất là những người nghèo” – Theo báo Thanh niên ngày 23/9/2008.
Nhưng cái mất lớn nhất theo tôi, là câu hỏi mà buộc người ta phải tìm cách trả lời: Một nhà nước, mà không thể hòa giải và làm bạn với chính người dân mình, thì có thể đủ tin tưởng để làm bạn với những cường quốc và những người bạn khác trên thế giới hay không? Bởi vì, cha ông ta đã nói: “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra” , không sự thật nào được che giấu tuyệt đối.
Cái sảy, nảy cái ung
Những cái được và mất đã được sơ lược nói ở trên dù chưa đầy đủ. Nhưng cũng có thể hình dung được những nét chính của sự việc Tòa Khâm sứ và Thái Hà.
Điều người ta đang tìm hiểu, là những gì sẽ tiếp tục diễn sau màn này?
Ngày 25/9/2008, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã gửi quyết định đến Tòa Tổng Giám mục vài tiếng đồng hồ trước khi “tịch thu tang vật” tại Tòa Khâm sứ. Bức tượng và Thánh giá đã bị “tịch thu” mà không làm biên bản với “bên vi phạm” là Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. “Tang vật vi phạm” đã bị đưa đi khi cả đội quân công an và chó đang bao vây nhóm nhỏ giáo dân. Đám đông “quần chúng” gào thét và dây thép gai đã không cho họ đến bảo vệ Thánh tượng của mình.
Hiện chưa biết bức tượng đang ở đâu, giáo dân vẫn ngày đêm canh cánh bên lòng. Chắc chắn họ sẽ không bao giờ quên Mẹ của họ dù bất cứ hoàn cảnh nào.
Bức tượng chưa về với họ, thì chính quyền còn mắc họ một món nợ hết sức lớn lao về tinh thần và có thể vì bức tượng đó, chính quyền phải đặt họ vào bên kia chiến tuyến chính thức để họ phải trả giá bằng máu. Từ lâu, với người Công giáo Việt Nam và Giáo phận Hà Nội, tượng Đức Mẹ sầu bi trong Tòa Khâm sứ đã là biểu tượng không thể mờ phai hay thay đổi.
Dù đó chỉ là bức tượng bằng xi măng và cây Thánh giá gỗ, lại không phải đồ cổ nên cũng không sợ bị biến mất như tang vật ở nhiều vụ khác.
Nhưng tịch thu rồi sẽ để vào đâu cho yên? Giáo dân khẳng định rằng, đó là tất cả niềm tin, là ý nghĩa của cuộc đời họ. Việc tịch thu đó sẽ đi đến đâu cho phù hợp pháp luật?
Xử sự như thế nào với bức tượng và Thánh giá đó, là điều cần nói. Với từng cá nhân, hãy nhớ câu chuyện Đức Mẹ sầu bi Đồng Đinh ở Nho Quan, Ninh Bình, bị đập vỡ làm bài học cho mình. Hãy đến đó hỏi họ cảm nhận được điều gì khi chủ tịch xã, người đã nhiều lần tuyên bố “tao dù mù mắt, cụt tay ngay thì cũng phải đập nát bức tượng” nhưng đã phải quỳ gối xin tha và xin đền trả được sự chấp thuận của Tòa Giám mục mới yên. Hãy biết hậu quả khi hàng loạt người tham gia đập tượng đã được nhận những tai họa bất đắc kỳ tử từ mẹ ruột đến bản thân và đám người trở thành ngớ ngẩn tự tố cáo tội ác của mình.
Cũng có thể đưa tượng vào kho hoặc nhà bảo tàng nào đó nếu muốn biến những nơi đó thành Thánh đường của giáo dân. Thậm chí có người còn mách nước rằng chính quyền nên đem bức tượng đến bảo tàng hoặc một công viên trung tâm thì giáo dân sẽ tiện cả đôi đường, được thăm viếng cả hai nơi. Hoặc nếu muốn hành giáo dân, thì nên đưa bức tượng đó đi xa hơn, để đoàn người rồng rắn kéo nhau đến đó cho vất vả chơi.
Cũng có thể cho vứt ra bãi rác nào đó, với người vô thần điều đó chẳng khác gì vứt đi khối rác nặng nợ. Với người công giáo nhẫn nhục và chịu đựng, họ chấp nhận tất cả. Nhưng hãy nhớ rằng, nơi bức tượng nằm, phản ánh bộ mặt của nhà nước với tôn giáo.
Còn trả lại, thì trả lại bằng cách nào? Có ai “tịch thu tang vật vi phạm” theo quyết định rồi âm thầm trả lại hay không nếu như không muốn tiếp tục vi phạm pháp luật. Còn nếu làm quyết định trả lại, thì tôi nghĩ với tính cách “kiêu ngạo cộng sản”, chắc chẳng bao giờ có chuyện đó.
Quả là cái sảy nảy cái ung như cha ông ta thường nói. Nhiều khi, những hành động hung bạo nhất thời mà không tính đến hậu quả, thì khắc phục hậu quả còn lớn hơn những gì mình đã làm được.
Lớn hơn bức tượng và Thánh giá là hai công viên vườn hoa, sẽ là gì nếu không lại là một nỗi nhức nhối cho cả hai bên nhà nước và giáo dân?
Vườn hoa thì vẫn ở đó, để xây nhà hay chia lô thì chắc còn lâu và còn khó hơn ban đầu. Vậy hàng ngày công viên luôn nhắc nhở mỗi giáo dân rằng: Nơi đây, là tài sản của giáo hội, của ông cha một thời. Nay đã bị biến thành nơi cho đám dân nghiện ngập, cho trai gái đú đởn như ngày nay thường thấy ở các công viên công cộng hiện tại và nhà nước làm cái đó để làm gì khi bên cạnh là Tòa Tổng Giám mục và Dòng Mến Thánh giá của các nữ tu? Đó là gì nếu không là một biểu tượng ô nhục trong việc tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân?
Có phải đó là cách để tạo lại sự khinh bỉ và nhạo báng nơi tôn nghiêm như ngày xưa đã biến nơi đây thành sàn nhảy và bể bơi? Và cũng vì vậy, nơi đây lại tiếp tục âm thầm là quả bom mà giờ nổ là bất cứ lúc nào thì lòng dân sao yên được, làm sao đất nước có thể đồng tâm và đoàn kết?
Câu hỏi còn đó chờ câu trả lời và câu trả lời lại từ phía nhà nước, từ chính quyền Thành phố Hà Nội.
Hà Nội, Ngày 27 tháng 9 năm 2008
Từ khi câu chuyện Thái Hà và Tòa Khâm sứ bùng nổ, chúng tôi đã có một số bài viết nhằm phân tích và tìm ra cách giải quyết bài toán khó này, hầu tìm ra một lối thoát thấu tình đạt lý cho cả hai bên. Nhưng điều đó hầu như không có tác dụng khi nhà nước đã quyết định dùng phương án bạo lực và cứng nhắc để giải quyết vấn đề. Đến nay, câu chuyện đã đi quá xa sự đối thoại. Chính quyền TP Hà Nội đã sử dụng nhiều phương thức để đối phó với hai điểm nóng của Hà Nội là Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.
Lợi hại cho cả hai bên nhà nước và giáo hội thì đã rõ.
Cả hai “dự án” đều chưa thể “khánh thành” nên chưa đến lúc để ngồi tính sổ lại những mất và được mỗi bên. Nhưng cũng đã có thể thấy được những kết quả gần nhất của cả hai vụ việc. Thử xem xét kiểm điểm sớm những “thành quả” đã đạt được trong những ngày chiến dịch vừa qua của chính quyền TP và giáo dân.
Nên nhớ dù đây không phải là một trận chiến mà đơn giản chỉ là những buổi cầu nguyện của giáo dân đòi công lý được thực hiện. Nhưng những hành động của chính quyền TP khi đã phải huy động cả những lực lượng chuyên dùng thực thi chuyên chính vô sản, thì có nghĩa là chính quyền đã chia thành ranh giới. Biểu hiện rõ nhất là hai bên hàng rào dây thép và rào sắt nhọn là hai nhóm người khác nhau.
Giáo dân đã được gì và mất gì?
Phía giáo dân, là người thấp cổ bé họng, chắc chắn là họ bị thất bại nhiều hơn theo lẽ tự nhiên “mạnh được, yếu thua”. Kiểm điểm lại, giáo dân đã mất gì:
Khu đất thì vẫn còn đó, nếu họ không đòi lại, chắc họ đã mất hẳn nếu việc chia chác thành công. Nhưng họ đã mất bức tượng Đức Mẹ sầu bi dưới gốc đa Tòa Khâm sứ, một biểu tượng niềm tin tôn giáo mãnh liệt của họ. Chính quyền đưa Mẹ Sầu bi đi đâu, bên lòng họ vẫn là nỗi canh cánh đau đớn.
Mẹ đang chịu cảnh bó buộc tù đày trong chiếc hòm sắt kia, Mẹ sẽ thấu hiểu hơn những đau khổ mà những giáo dân đang phải chịu. Mẹ đang cùng đồng hành với những người đang bị tù đày hiện nay, Mẹ sẽ gìn giữ và cầu bầu cho họ, vì chẳng có người Mẹ nào yên tâm khi con mình đang chịu đau khổ. Giáo dân bảo nhau: Đức Mẹ đang “đi thực tế”.
Giáo dân đã vượt qua nỗi sợ hãi khi hàng trăm cảnh sát vây quanh với đầy đủ các loại công cụ và chó nghiệp vụ… bị đánh đập bằng roi điện, bằng hơi cay. Dầu vậy, vì họ cũng là con người, ai chẳng sợ hãi, nhưng qua đó họ đã kiểm nghiệm cho mình tinh thần cam chịu và chấp nhận mọi thử thách vì công lý và hòa bình, họ trưởng thành hơn.
Họ đã chịu phỉ nhổ trước mắt thế gian bởi những miệng lưỡi không từ một ngôn từ và thủ đoạn nào. Họ đã bị đẩy vào tay những kẻ thừa sự hung hăng nhưng thiếu hiểu biết sự thật, cũng như những kẻ làm nô lệ rẻ rúng cho đồng tiền.
Họ đã phải chịu đau đớn vất vả về thể xác khi đến với Mẹ sầu bi và Mẹ Thái Hà qua những chặng đường dài với bao ngăn trở, về bên Mẹ để chịu cảnh màn trời chiếu đất. Họ đã chịu những chấn động tinh thần sâu sắc, đau đớn khi những tài sản của Giáo hội, tinh thần của tôn giáo đã ngang nhiên bị xúc phạm và bị lăng nhục, nhất là ngay cả với vị chủ chăn tôn kính của mình.
Họ đã mất đi một niềm tin vốn mong manh về những ngôn từ sáng loáng, bóng bẩy mà họ được nhồi nhét bấy lâu. Đòn đánh chí mạng này đã cho họ thấy thực chất của nó là gì.
Nhưng giáo dân đã được một tinh thần kiên vững hơn khi qua thử thách. Họ được những ơn lành khi đến với Mẹ, dâng lên những lời cầu khẩn để nguyện xin cho công lý và sự thật mà họ tin rằng sẽ được thực hiện.
Họ đã được phúc khi có dịp để thể hiện lòng biết ơn, yêu mến và cảm tạ Thiên Chúa là cha toàn năng của mình. Họ được một tinh thần đoàn kết, yêu thương tuyệt vời khi những người gặp nhau dù lần đầu, nơi xa lạ vẫn là anh chị em của nhau, đều là con cái Chúa.
Chỉ có vậy thôi nhưng đó là tất cả mục đích của họ xưa nay, “Xin hãy dùng con, như khí cụ bình an của Chúa” - đó là điều lớn nhất mà họ được.
Điều dễ thấy là những thế lực muốn biến đất của Thánh Thất, đất Nhà thờ thành đất tư nhân, đã không thể thực hiện được âm mưu của mình. Khu đất vẫn còn đó, vẫn là một tài sản chưa thể vào tay ai bằng những con đường lắt léo, bằng những văn bản chồng chéo và đủ mọi loại giấy đỏ, giấy hồng. Vậy thì với họ, vẫn còn những cơ hội, dù con đường đi tìm công lý của họ còn dài.
Nhiều người dân “hiến kế”: Nên đặt tên hai công viên này là Công viên Ngô Quang Kiệt và Công viên Vũ Khởi Phụng là vì thế. Và trong lòng giáo dân chắc chắn mãi mãi họ sẽ ghi tạc trong lòng hai nơi này là nơi Đức TGM Ngô Quang Kiệt và LM Vũ khởi Phụng đã can đảm cho họ lý do tại sao phải cầu nguyện.
Họ cũng đã được thấy “sức mạnh của nhà nước và hiểu thế nào là sức mạnh chuyên chính vô sản” khi các dự án nhanh hơn người ta có thể tưởng tượng, cách làm gây nhiều ngạc nhiên cho cả đất nước. Họ cũng đã được chứng kiến những gì nhà nước có thể làm khi cần thiết với đông đảo lực lượng được huy động. Nhưng vì thế, họ đã vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình. Qua đó họ đã tìm được câu trả lời cho riêng mình.
Đặc biệt, không chỉ những người Công giáo, mà tất cả những người có lương tri khác đều có dịp để hiểu hơn hệ thống báo chí nhà nước đã có tài phù thủy biến trắng thành đen, nói xuôi thành ngược như thế nào. Một lần nữa, niềm tin của họ có dịp được kiểm chứng.
Nhà nước và chính quyền TP Hà Nội đã được nhiều thứ
Khu đất đã bị biến thành công viên, họ được tạm quên đi những ngày tháng thấp thỏm không biết ngòi nổ này sẽ bị châm lửa lúc nào. Nhà nước được dịp thi thố khả năng hùng hậu với chính những người dân của mình, được dịp để chứng minh đây là một nhà nước “của dân, do dân và vì dân” có đầy đủ sức mạnh “Kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đây cũng là dịp để chứng minh rằng câu chuyện đất nước ta còn nghèo là chuyện vớ vẩn.
Ngày 20/9/2008, lần đầu tiên, chính quyền TP Hà Nội được nghe một Tổng Giám mục nói thẳng rằng Tôn giáo là quyền của mỗi người dân, không phải là sự ban ơn của bất cứ một ai, xin đừng kể đó là công lao mà là nghĩa vụ của nhà nước khi nhận lương của dân để phục vụ. Là dịp để được nghe yêu cầu nhà nước cần phải xem xét giải quyết các vấn đề cần phù hợp lòng dân, dựa trên những chứng cứ, căn cứ pháp luật.
Cũng có lẽ là lần đầu tiên, chính quyền Hà Nội được nghe những lời tâm huyết, trăn trở của vị Tổng Giám mục với tinh thần tha thiết với quê hương đất nước về nỗi nhục của công dân Việt Nam khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài bị đối xử kinh miệt và muốn đất nước đoàn kết lớn mạnh lên để người Việt Nam được kính trọng.
Một công dân dám nói thật, nói thẳng những điều khó nghe trước quan chức TP vốn không ưa nghe những lời như vậy, quả là một “trọng tội”.
Chắc cũng vì thế nên các ngài nổi giận, cả hệ thống truyền thông có định hướng “lề phải” đã không chấp nhận điều này, nên cố tình bóp méo ác ý câu nói chân thành của một con người đáng kính, nhằm phục vụ ý đồ xấu xa. Dầu trước những vu khôn đó, cả thế giới đều biết phân biệt phải trái và hiểu rõ hơn về con người của Ngài và từ đó họ hết lòng khâm phục và ca tụng ý chí kiên vững của vị tổng Giám mục Hà nội.
Ngày 20/9/2008 lúc 10h24’ tin về cuộc họp này trên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) như sau “TGM Ngô Quang Kiệt đã cảm ơn Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có buổi tiếp cởi mở, chân tình, mong muốn có sự hài hòa trong khối đoàn kết thống nhất, hy vọng qua đây hai bên sẽ hiểu nhau hơn cùng góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là một thành phố hòa bình, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, làm cho đất nước ngày càng phát triển…”
Chỉ chưa đầy một ngày sau 21/9/2008 lúc 10h 03’ trên TTXVN đã lại nói rằng: “Hơn thế, ông còn phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô”.
Hệ thống truyền thông đã thể hiện bản lĩnh quay ngoắt 180 độ của mình. Đó là sự đàn áp của truyền thông độc quyền để ông Chủ tịch Thành phố được dịp ngang nhiên gửi “công văn cảnh cáo” một Tổng Giám mục và 4 linh mục. Điều này đang được nhiều luật sư xem là vi phạm pháp luật vì trong hệ thống pháp lý, chưa khi nào có “công văn cảnh cáo” một công dân bất thình lình bao giờ.
Chính quyền được thấy sức mạnh của nhân dân, của niềm tin tôn giáo dù họ không được trả tiền, họ không bị ép buộc hay dùng đoàn thể nào để ép buộc, mà động lực chính là NIỀM TIN.
Chính quyền cũng được thấy giáo dân thể hiện tinh thần hòa bình và sự chịu đựng của họ dù bị bất công, bị đối xử tàn tệ. Chính quyền cũng có dịp xem xét lại kết quả đợt “học tập đạo đức Hồ Chí Minh” vừa qua, nhất là việc thực hiện “6 điều bác Hồ dạy CAND” trong đó có nói rằng: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép” .
Chính quyền đã được thấy người dân tỏ thái độ trước những chính sách, pháp luật và việc làm của mình như thế nào là hợp lòng dân. Như thế nào là thực thi pháp luật nghiêm minh. Cứ đến Thái Hà để thấy ngôi nhà quan chức chiếm nửa đường đi, đập bỏ cả hàng chục mét hàng rào, chiếm hàng trăm mét vuông đất thì không ai có ý kiến, nhưng một đoàn người đập 6m hàng rào mà họ cho là phi pháp đó, thì đã bị tạm giam.
Cái được ở đây nữa là nhà nước đã cho giáo dân, giáo sĩ một lần hãy biết mà liệu thần hồn, đừng có mà đùa với nhà nước chuyên chính vô sản, đừng đùa với súng đạn và công cụ bạo lực. Đừng nghĩ rằng nhà nước có thể nương tay với những thần linh ảnh tượng của giáo dân hay giáo sĩ, sẵn sàng “cho vào kho” hết, bất kể đó là tượng, thánh giá hay là người nếu không thuần phục.
Vẫn còn nhiều cái được nữa, nhưng chắc không thể kể hết nơi đây.
Vậy họ đã mất gì? Chẳng có gì để mất, ngoài mấy thứ “lặt vặt”.
Những thứ “lặt vặt” mà chính quyền mất ở đây là niềm tin của nhân dân, khi những người dân không thể hiểu nổi vì sao nhà nước làm dự án này hết sức vội vã và hoang phí như thế với những hành động và cách thể hiện “kỳ quặc”. Quy trình làm các dự án xưa nay, chắc hẳn chẳng có cái nào làm khẩn trương hơn cả đánh giặc như vậy. Đến mức người ta nói với nhau rằng, nếu có dự án dân sinh, quốc kế nào chậm quá như Dung Quất hay những cái lô cốt đang bày đầy Sài Gòn, hoặc gần với 2 công viên này hơn cả, là ngã tư Kim Liên – Đại Cồ Việt thì chắc phải nhờ bà con công giáo đến đó cầu nguyện mới hi vọng được làm nhanh đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả.
Cái mất “lặt vặt” thứ hai là lượng ngân sách chi vào đây là khổng lồ. Với một quá trình huy động biết bao nhiêu nhân lực và vật lực để “giữ trật tự trị an”, chi cho hệ thống truyền thông, để họp hành bàn bạc mưu kế… chắc chắn là không nhỏ. Mỗi phút quảng cáo vào giờ vàng nếu dành cho quảng cáo thì thu biết bao nhiêu tiền nhưng được “ưu ái” cho phát sóng về Thái Hà và Tòa Khâm sứ.
Rồi tiền trả cho công an và chó, tiền trả cho những thanh niên mặc áo tình nguyện đến quấy phá bà con cầu nguyện, tiền cho cựu chiến binh, phụ nữ… huy động đến Thái Hà và Tòa Khâm sứ để thể hiện “sự tức giận” của mình do hệ thống báo chí nhà nước tạo ra với Đức TGM Ngô Quang Kiệt “vì lòng yêu nước” ? Để họ đến đập phá, la hét đòi giết người ở Dòng Chúa cứu thế xứ Thái Hà cả đêm như vậy, chắc không hẳn chỉ vì lòng yêu đất nước của họ nếu không trả tiền.
Có những nguồn tin nói rằng, đám quần chúng nhân dân đến Thái Hà đêm đó, có cả những người trong một trại cai nghiện gần Hà Nội? Nếu điều đó được kiểm chứng là chính xác, thì quả thật là đáng sợ đám quần chúng này và cả những người huy động họ. Chắc chỉ đến những lúc này, đám quần chúng này mới được trọng dụng đến thế. Cũng thật ngạc nhiên, lòng “yêu nước và sự phẫn uất do lòng tự hào dân tộc” đêm đó lại được “khơi dậy” từ những con nghiện đang ở trại?
Cùng với những điều ai cũng thấy đó, thì cả một hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương với bao nhiêu cuộc họp, bao cảnh sát giao thông phải nhọc lòng đến từng địa phương kiểm tra xe cộ về Hà Nội… tất cả đều có thể phải tính bằng tiền, mà số tiền này không thể là ít.
Nhưng cái mất này không đáng kể, là lặt vặt, bởi tiền bạc làm dự án, tiền thuê và trả lương cho người, tiền nuôi chó đã có ngân sách chịu, đã có những người dân đóng thuế.
Cái mất lặt vặt tiếp theo là sự bình an của cả dân tộc, sự đoàn kết trên tinh thần con dân nước Việt tạo nên sức mạnh của đất nước để đủ sức tự lực tự cường mà chống trả lại những sự gây hấn xâm lấn của ngoại bang. Trên một chương trình trả lời phỏng vấn, nguyên thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng gần đây, ông nói đại ý rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, có thể đưa vấn đề này ra quốc tế, nhưng sống bên cạnh nước lớn nên cần phải có sự cân nhắc(!?)
Đó là gì nếu không phải là tính tự ti dân tộc nghèo, yếu, nên đang phải cắn răng chịu nhục khi đất đai lãnh thổ đang bị xâm lấn ngang nhiên? Người ta nhớ rằng đất nước này, dân tộc này chưa bao giờ là lớn bên cạnh anh hàng xóm khó chơi phía bắc đầy dã tâm này, nhưng chưa bao giờ chịu nhục, chưa bao giờ biết sợ chúng.
Vậy ai sẽ trả lời câu hỏi: tiền đồ, lãnh thổ đất nước đang bị xâm chiếm cần được thể hiện lòng yêu nước hơn, hay một câu nói đã được cắt xén dối trá cần được thể hiện lòng yêu nước hơn?
Trong khi đó, cả dân tộc đã được hệ thống báo chí mà đặc biệt là Đài THVN bằng những cách bịa đặt khơi dậy sự căm ghét với cộng đồng công giáo, đứng đầu là Đức TGM Ngô Quang Kiệt để khoét sâu tự ái dân tộc và qua đó làm tăng thêm mâu thuẫn tôn giáo trong lòng dân tộc, ai cũng biết hậu quả của nó không hề nhỏ.
Người ta tự hỏi rằng, tại sao một nhà nước lại chành chọe với một cộng đồng tôn giáo mảnh đất mà trước đây đã là của họ trong khi hiện nay họ có nhu cầu bức thiết để làm gì mà phải huy động cả hệ thống chính trị, truyền thông, công lực và cả “quần chúng nhân dân”?
Đó là những cái mất đối với cả đất nước đang cần thắt lưng buộc bụng để cùng nhau bước qua cơn khó khăn của nền kinh tế khi giá tiêu dùng đến tháng 9 năm nay đã tăng 27,9% mà vẫn được báo chí nhà nước đăng là “tin rất vui đối với người tiêu dùng, nhất là những người nghèo” – Theo báo Thanh niên ngày 23/9/2008.
Nhưng cái mất lớn nhất theo tôi, là câu hỏi mà buộc người ta phải tìm cách trả lời: Một nhà nước, mà không thể hòa giải và làm bạn với chính người dân mình, thì có thể đủ tin tưởng để làm bạn với những cường quốc và những người bạn khác trên thế giới hay không? Bởi vì, cha ông ta đã nói: “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra” , không sự thật nào được che giấu tuyệt đối.
Cái sảy, nảy cái ung
Những cái được và mất đã được sơ lược nói ở trên dù chưa đầy đủ. Nhưng cũng có thể hình dung được những nét chính của sự việc Tòa Khâm sứ và Thái Hà.
Điều người ta đang tìm hiểu, là những gì sẽ tiếp tục diễn sau màn này?
Ngày 25/9/2008, chính quyền quận Hoàn Kiếm đã gửi quyết định đến Tòa Tổng Giám mục vài tiếng đồng hồ trước khi “tịch thu tang vật” tại Tòa Khâm sứ. Bức tượng và Thánh giá đã bị “tịch thu” mà không làm biên bản với “bên vi phạm” là Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. “Tang vật vi phạm” đã bị đưa đi khi cả đội quân công an và chó đang bao vây nhóm nhỏ giáo dân. Đám đông “quần chúng” gào thét và dây thép gai đã không cho họ đến bảo vệ Thánh tượng của mình.
Hiện chưa biết bức tượng đang ở đâu, giáo dân vẫn ngày đêm canh cánh bên lòng. Chắc chắn họ sẽ không bao giờ quên Mẹ của họ dù bất cứ hoàn cảnh nào.
Bức tượng chưa về với họ, thì chính quyền còn mắc họ một món nợ hết sức lớn lao về tinh thần và có thể vì bức tượng đó, chính quyền phải đặt họ vào bên kia chiến tuyến chính thức để họ phải trả giá bằng máu. Từ lâu, với người Công giáo Việt Nam và Giáo phận Hà Nội, tượng Đức Mẹ sầu bi trong Tòa Khâm sứ đã là biểu tượng không thể mờ phai hay thay đổi.
Dù đó chỉ là bức tượng bằng xi măng và cây Thánh giá gỗ, lại không phải đồ cổ nên cũng không sợ bị biến mất như tang vật ở nhiều vụ khác.
Nhưng tịch thu rồi sẽ để vào đâu cho yên? Giáo dân khẳng định rằng, đó là tất cả niềm tin, là ý nghĩa của cuộc đời họ. Việc tịch thu đó sẽ đi đến đâu cho phù hợp pháp luật?
Xử sự như thế nào với bức tượng và Thánh giá đó, là điều cần nói. Với từng cá nhân, hãy nhớ câu chuyện Đức Mẹ sầu bi Đồng Đinh ở Nho Quan, Ninh Bình, bị đập vỡ làm bài học cho mình. Hãy đến đó hỏi họ cảm nhận được điều gì khi chủ tịch xã, người đã nhiều lần tuyên bố “tao dù mù mắt, cụt tay ngay thì cũng phải đập nát bức tượng” nhưng đã phải quỳ gối xin tha và xin đền trả được sự chấp thuận của Tòa Giám mục mới yên. Hãy biết hậu quả khi hàng loạt người tham gia đập tượng đã được nhận những tai họa bất đắc kỳ tử từ mẹ ruột đến bản thân và đám người trở thành ngớ ngẩn tự tố cáo tội ác của mình.
Cũng có thể đưa tượng vào kho hoặc nhà bảo tàng nào đó nếu muốn biến những nơi đó thành Thánh đường của giáo dân. Thậm chí có người còn mách nước rằng chính quyền nên đem bức tượng đến bảo tàng hoặc một công viên trung tâm thì giáo dân sẽ tiện cả đôi đường, được thăm viếng cả hai nơi. Hoặc nếu muốn hành giáo dân, thì nên đưa bức tượng đó đi xa hơn, để đoàn người rồng rắn kéo nhau đến đó cho vất vả chơi.
Cũng có thể cho vứt ra bãi rác nào đó, với người vô thần điều đó chẳng khác gì vứt đi khối rác nặng nợ. Với người công giáo nhẫn nhục và chịu đựng, họ chấp nhận tất cả. Nhưng hãy nhớ rằng, nơi bức tượng nằm, phản ánh bộ mặt của nhà nước với tôn giáo.
Còn trả lại, thì trả lại bằng cách nào? Có ai “tịch thu tang vật vi phạm” theo quyết định rồi âm thầm trả lại hay không nếu như không muốn tiếp tục vi phạm pháp luật. Còn nếu làm quyết định trả lại, thì tôi nghĩ với tính cách “kiêu ngạo cộng sản”, chắc chẳng bao giờ có chuyện đó.
Quả là cái sảy nảy cái ung như cha ông ta thường nói. Nhiều khi, những hành động hung bạo nhất thời mà không tính đến hậu quả, thì khắc phục hậu quả còn lớn hơn những gì mình đã làm được.
Lớn hơn bức tượng và Thánh giá là hai công viên vườn hoa, sẽ là gì nếu không lại là một nỗi nhức nhối cho cả hai bên nhà nước và giáo dân?
Vườn hoa thì vẫn ở đó, để xây nhà hay chia lô thì chắc còn lâu và còn khó hơn ban đầu. Vậy hàng ngày công viên luôn nhắc nhở mỗi giáo dân rằng: Nơi đây, là tài sản của giáo hội, của ông cha một thời. Nay đã bị biến thành nơi cho đám dân nghiện ngập, cho trai gái đú đởn như ngày nay thường thấy ở các công viên công cộng hiện tại và nhà nước làm cái đó để làm gì khi bên cạnh là Tòa Tổng Giám mục và Dòng Mến Thánh giá của các nữ tu? Đó là gì nếu không là một biểu tượng ô nhục trong việc tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân?
Có phải đó là cách để tạo lại sự khinh bỉ và nhạo báng nơi tôn nghiêm như ngày xưa đã biến nơi đây thành sàn nhảy và bể bơi? Và cũng vì vậy, nơi đây lại tiếp tục âm thầm là quả bom mà giờ nổ là bất cứ lúc nào thì lòng dân sao yên được, làm sao đất nước có thể đồng tâm và đoàn kết?
Câu hỏi còn đó chờ câu trả lời và câu trả lời lại từ phía nhà nước, từ chính quyền Thành phố Hà Nội.
Hà Nội, Ngày 27 tháng 9 năm 2008
Về việc di chuyển ảnh tượng ra khỏi linh địa Thái Hà và Tòa Khâm Sứ
Tâm Linh
01:33 27/09/2008
VỀ VIỆC DI CHUYỂN ẢNH TƯỢNG RA KHỎI LINH ĐỊA TẠI THÁI HÀ VÀ TOÀ KHÂM SỨ
Có một số thông tin do kém hiểu bết hay ác ý đã cho việc di chuyển các ảnh tượng ra khỏi hai khu vực nói trên là hợp lý và hợp pháp, bởi vì tượng ảnh: những biểu hiện về tôn giáo chỉ nên đặt nơi nhà thờ cho giáo dân tôn kính chứ không phải đặt để ở gốc đa cây đề như ở toà Khâm Sứ cũ và bàn thờ được thiết lập nơi nào khác giữa vườn đất như ở Thái Hà. Vậy xin thưa: đã có rất nhiều bài viết về vấn đề này. Chúng ta có thể xem và kiểm chứng, nhưng chúng tôi cũng nhắc lại để thanh minh cho mọi người được biết và thông cảm.
a/ Về tượng đài ở Thái Hà:
Do giáo dân đặt để cầu nguyện trong bấy lâu xuất phát từ chỗ nhà dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái Hà vẫn khẳng định đất này là thuộc quyền sở hữu của mình và thuộc về khuôn viên nhà thờ, nhà xứ, vậy chiếu theo luật pháp, sắc lệnh của ban tôn giáo thì: việc hành lễ phải cầu nguyện và các lễ nghi tôn giáo được phép tiến hành nơi nhà thờ cũng như khuôn viên nhà xứ, vườn tược chung quanh. Cụ thể là tất cả các nhà thờ nhà xứ trên đất nước Việt Nam đều hành xử như vậy. Do đó, việc chỉ cầu nguyện không có hành lễ trên đất đai, nhà thờ nhà xứ của mình thì đâu có vi phạm cả luật đời lẫn luật đạo. Do vậy cho tháo dỡ ảnh tượng ra khỏi nơi đó là điều không nên và trái với luật pháp theo sắc lệnh tôn giáo mà nhà nước đã ban hành.
b/ Về ảnh tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở Toà Khâm Sứ:
Việc di dời ảnh tượng ra khỏi Toà Khâm Sứ cũ càng không nên vì xúc phạm đến tình cảm tôn giáo thiêng liêng của đồng bào Công Giáo thủ đô Hà Nội, kể cả trong nước và ngoài nước.
Vì theo lịch sử mảnh đất này, nhất là cây đa núi đá và ảnh tượng Đức Mẹ trên đó có một ý nghĩa lịch sử rất thiêng liêng và cảm động. Trong nhiều bài viết trước đây, một số tác giả đã đề cập đến vấn đề này: theo lịch sử, chính nơi đây ông cha chúng ta đã anh dũng chống giặc Cờ đen đến cuối nhiễu và tàn sát dân lành. Chính tại đây, chúng đã bị bại trận và rút lui. Chính tại đây đã nhuốm máu của ông cha chúng ta và các ngài đã anh dũng hy sinh để bảo vệ mảnh đất này. Vì lý do đó, ông cha chúng ta đã lập ra núi đá cây đa và đặt tượng Đức Mẹ để cảm tạ đội ơn Chúa và Đức Mẹ đã giúp đỡ phù trì con cái của Ngài. Từ đó đến nay đã trải qua hàng trăm năm, tiên tổ chúng ta cho đến con cháu ngày nay vẫn đến đấy để đọc kinh cầu nguyện, cho tới năm 1960 mới có “bức tường Berlin” ngăn chặn giữa mảnh đất và trao nó cho các cơ quan đoàn thể, các dịch vụ kinh tế chơi bời ăn uống nhảy nhót.
Vậy nên những bức tượng đó bị cưỡng bức dời đi, không biết đem đến đâu của chính quyền sở tại đã gây nên nỗi bức xúc, đau đớn nhục nhã cho toàn thể người Công Giáo ở đất thủ đô và tất cả người gốc Hà Nội trên khắp cả đất nước và hiện đang ở trên 100 nước trên thế giới đều hướng về linh địa này mà rơi lệ. Vậy tại sao lại yêu cầu những con người ấy phải di dời những di tích thiêng liêng đó của cả cộng đoàn Công Giáo cũng như của những ai thiện chí muốn sống cuộc đời tâm linh trong thời đại ngày nay? Chúng ta hãy tưởng tượng trên đất nước Việt Nam, ngay cả ở thủ đô Hà Nội chùa chiền miếu mạo vẫn đang được duy trì dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng. Như vậy có phải di chuyển những di tích ấy mà mọi người đều biết (tôi không muốn kể tên) đến bất cứ một nơi nào khác để xây dựng công viên cây xanh cho chúng tôi du ngoạn vui chơi, kể cả có thể có những người với những hành vi thô tục nào đó. Như vậy đã xúc phạm đến tình cảm của các tôn giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng như một số người đã hò hét phải di chuyển, lại còn đi tới những lời quá khích để bộc lộ sự chống đối của mình.
Đây là những tâm tình của người đang sống trong một đất nước đang trở về với trào lưu tâm linh được tôn sùng và cổ vũ bấy nay. Xin thắp một ngọn nến và một nén hương đầy xúc cảm hướng đến linh đài Đức Mẹ đã bị di chuyển không biết đến nơi nào. Than ôi! Có nên tiếp tục than khóc cho hành vi di dời tượng ảnh trái đạo lý đó không, hỡi những người ở thủ đô và toàn thể con dân đất Việt?
Có một số thông tin do kém hiểu bết hay ác ý đã cho việc di chuyển các ảnh tượng ra khỏi hai khu vực nói trên là hợp lý và hợp pháp, bởi vì tượng ảnh: những biểu hiện về tôn giáo chỉ nên đặt nơi nhà thờ cho giáo dân tôn kính chứ không phải đặt để ở gốc đa cây đề như ở toà Khâm Sứ cũ và bàn thờ được thiết lập nơi nào khác giữa vườn đất như ở Thái Hà. Vậy xin thưa: đã có rất nhiều bài viết về vấn đề này. Chúng ta có thể xem và kiểm chứng, nhưng chúng tôi cũng nhắc lại để thanh minh cho mọi người được biết và thông cảm.
a/ Về tượng đài ở Thái Hà:
Do giáo dân đặt để cầu nguyện trong bấy lâu xuất phát từ chỗ nhà dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái Hà vẫn khẳng định đất này là thuộc quyền sở hữu của mình và thuộc về khuôn viên nhà thờ, nhà xứ, vậy chiếu theo luật pháp, sắc lệnh của ban tôn giáo thì: việc hành lễ phải cầu nguyện và các lễ nghi tôn giáo được phép tiến hành nơi nhà thờ cũng như khuôn viên nhà xứ, vườn tược chung quanh. Cụ thể là tất cả các nhà thờ nhà xứ trên đất nước Việt Nam đều hành xử như vậy. Do đó, việc chỉ cầu nguyện không có hành lễ trên đất đai, nhà thờ nhà xứ của mình thì đâu có vi phạm cả luật đời lẫn luật đạo. Do vậy cho tháo dỡ ảnh tượng ra khỏi nơi đó là điều không nên và trái với luật pháp theo sắc lệnh tôn giáo mà nhà nước đã ban hành.
b/ Về ảnh tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở Toà Khâm Sứ:
Việc di dời ảnh tượng ra khỏi Toà Khâm Sứ cũ càng không nên vì xúc phạm đến tình cảm tôn giáo thiêng liêng của đồng bào Công Giáo thủ đô Hà Nội, kể cả trong nước và ngoài nước.
Vì theo lịch sử mảnh đất này, nhất là cây đa núi đá và ảnh tượng Đức Mẹ trên đó có một ý nghĩa lịch sử rất thiêng liêng và cảm động. Trong nhiều bài viết trước đây, một số tác giả đã đề cập đến vấn đề này: theo lịch sử, chính nơi đây ông cha chúng ta đã anh dũng chống giặc Cờ đen đến cuối nhiễu và tàn sát dân lành. Chính tại đây, chúng đã bị bại trận và rút lui. Chính tại đây đã nhuốm máu của ông cha chúng ta và các ngài đã anh dũng hy sinh để bảo vệ mảnh đất này. Vì lý do đó, ông cha chúng ta đã lập ra núi đá cây đa và đặt tượng Đức Mẹ để cảm tạ đội ơn Chúa và Đức Mẹ đã giúp đỡ phù trì con cái của Ngài. Từ đó đến nay đã trải qua hàng trăm năm, tiên tổ chúng ta cho đến con cháu ngày nay vẫn đến đấy để đọc kinh cầu nguyện, cho tới năm 1960 mới có “bức tường Berlin” ngăn chặn giữa mảnh đất và trao nó cho các cơ quan đoàn thể, các dịch vụ kinh tế chơi bời ăn uống nhảy nhót.
Vậy nên những bức tượng đó bị cưỡng bức dời đi, không biết đem đến đâu của chính quyền sở tại đã gây nên nỗi bức xúc, đau đớn nhục nhã cho toàn thể người Công Giáo ở đất thủ đô và tất cả người gốc Hà Nội trên khắp cả đất nước và hiện đang ở trên 100 nước trên thế giới đều hướng về linh địa này mà rơi lệ. Vậy tại sao lại yêu cầu những con người ấy phải di dời những di tích thiêng liêng đó của cả cộng đoàn Công Giáo cũng như của những ai thiện chí muốn sống cuộc đời tâm linh trong thời đại ngày nay? Chúng ta hãy tưởng tượng trên đất nước Việt Nam, ngay cả ở thủ đô Hà Nội chùa chiền miếu mạo vẫn đang được duy trì dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của nhà nước tôn trọng tự do tín ngưỡng. Như vậy có phải di chuyển những di tích ấy mà mọi người đều biết (tôi không muốn kể tên) đến bất cứ một nơi nào khác để xây dựng công viên cây xanh cho chúng tôi du ngoạn vui chơi, kể cả có thể có những người với những hành vi thô tục nào đó. Như vậy đã xúc phạm đến tình cảm của các tôn giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng như một số người đã hò hét phải di chuyển, lại còn đi tới những lời quá khích để bộc lộ sự chống đối của mình.
Đây là những tâm tình của người đang sống trong một đất nước đang trở về với trào lưu tâm linh được tôn sùng và cổ vũ bấy nay. Xin thắp một ngọn nến và một nén hương đầy xúc cảm hướng đến linh đài Đức Mẹ đã bị di chuyển không biết đến nơi nào. Than ôi! Có nên tiếp tục than khóc cho hành vi di dời tượng ảnh trái đạo lý đó không, hỡi những người ở thủ đô và toàn thể con dân đất Việt?
Toà Khâm sứ, Hoa nở giữa thời khủng bố
Bảo Giang
02:36 27/09/2008
Toà Khâm sứ, Hoa nở giữa thời khủng bố
Khi bao vây Tòa Giám Mục và cưỡng chiếm Tòa Khâm Sứ là tài sản thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đã có từ trăm năm trước, nhà nước Việt cộng, một lần nữa lạ tái xác nhận sách lược hai diểm cơ bản mà cái chế độ vô đạo lý ấy, trước sau như một, kiên trì thực hiện:
* Xóa bỏ hình ảnh tốt đẹp cũ.
* Chuyển sang một trang đê tiện.
Xóa bỏ hình ảnh tốt đẹp có sẵn.
Ngày 09-11-2000 cả thế giới loài người từ bàng hoàng đến phẫn nộ rồi kinh tởm cái hành động vô nhân tính của bọn khủng bố đã khống chế hai chiếc máy bay dân sự, trong đó có mấy trăm mạng sống của con người, lao vào hai toà nhà tháp cao trên vòm trời Nữu Ước, giết chết trên 3000 người đang có mặt trong hai tòa tháp ấy để thỏa mãn cho một cực ác tính khủng bồ thời đại.
Qua hành động này, chúng đã thành công trong cuộc khủng bố, thành công trong việc gây tội ác phạm đến con người và thành công vì đã giết được một số mạng người vô tội
Nhưng cũng từ hành động này, chúng đã tự đào cho mình một cái lỗ để mà sống, mà chết. Nghĩa là, từ thời điểm ấy, chúng bị chỉ đích danh, chúng bị loài người lên án và chúng bị công lý tra khảo và cũng từ ngày ấy, sự sợ hãi bám chặt lấy chính những kẻ đã gây ra tội ác. Có kinh nghiệm về mặt này, không ai bằng Việt cộng.
Bởi lẽ, vào ngày 03-02-1930 Hồ chí Minh cũng bắt đầu tập tành làm cái nghề khủng bố ấy cho cộng sản quốc tế ở trên phần đất Việt. Và cũng chính từ trong các cái hang động, không có ánh nắng mặt trời là sức sống của công lý chiếu dọi, chúng đã thi đua học tập, tìm tòi mọi phương cách, nghiên cứu mọi phương tiện để đạt được yêu cầu của tổ cộng là phải cướp được chính quyền rồi nhờ vào cái bạo quyền ấy mà tiêu diệt hoặc ít nhất là tàn sát nền luân lý nhân bản, đạo đức của giống nòi Việt nam. Bởi lẽ, nếu không tiêu diệt được nền luân lý đạo đức của dân tộc Việt, dù có cướp được chính quyền, chúng vẫn không thể giữ được cái chính quyền ấy bằng tư cách, bằng tư duy hay bằng khả năng và nhân bản.. Với lý luận ấy, Hồ chí Minh đã ngày đêm gieo rắc kinh hoàng cho quốc dân Việt Nam, từ thôn quê cho đến thị thành, không có một nơi nào mà Hồ chí Minh không đến bịt mắt, bịt mặt và giết người. Giết từ đơn lẻ cho đến cuộc đại đấu tổ nở hoa vào mùa 54-57 hay là biến cố năm Mậu Thân 1958 tại Huế…
Ai cũng biết, vào ngày 2-9-1945, bọn khủng bố Việt Minh chính thức xuất đầu lộ diện tại Hà Nội. Sau cuộc ra mắt ấy là hàng triệu người dân ở Bắc phải bỏ của mà chạy lấy người vào Nam. Một trong những vị lãnh đạo tinh thần rất có uy tín của Việt Nam vào lúc đó là Đức Cha Lê Hữu Từ, người đã, không phải chỉ là một cá nhân tích cực hỗ trợ cho nhóm Việt Minh này, nhưng còn kêu gọi đồng bào Công Giáo móc hầu bao ra mà hỗ trợ tiền bạc, giúp cơ sở cho chúng vì tưởng nhầm chúng là người. Người có con tim và khối óc như mình. Hơn thế, còn là người qủa cảm đi đấu tranh giải phóng cho dân tộc. Kết qủa, sau khi nhìn rõ bộ mặt của Hồ chí Minh vào ngày 2-9-1945, Đức Cha Lê đã là một trong những người đầu tiên đã lên tiếng bất hợp tác với HCM và lập khu "tự vệ Phát Diệm". Còn Đức Cha Phạm Ngọc Chi và một số các linh kêu gọi giáo dân di cư vào Nam đễ bảo toàn đức tin. Thật là hú vía. Phần những người ở lại, vào mùa đấu tố, chúng đã đền ơn cho hàng ngàn người đã từng làm ơn, nuôi nấng chúng ở trong nhà hoặc bao che cho chúng bằng cách này hay cắch khác, bằng một đường dao mã tấu rất ngọt. Hành động dã nhân ấy là của kẻ phản phúc hay người thương dân thương nước?
Nhưng lâu nay, theo thời gian, lớp người trước đã qua đi, lớp trẻ thì thiếu sách vở ghi chép lại, thiếu hẳn những ngưòi đi trước giáo dục cho thế hệ mới biết những hành động khủng bố dã man của Việt cộng trên cõi Việt Nam, nên người ta cũng một phần ít nhắc nhở tới những tội ác của chúng. Tuy nhiên, sự kiện bị bỏ quên này đã làm tổn thương cái bản ngã ác tính của đảng cộng, nên chúng đã vùng dậy, nhắc cho mọi người phải luôn nhớ đến cái cực ác dã nhân trong đảng của chúng.. Đó chính là lý do của sự việc chúng đổ quân bao vây và chiếm đoạt toà khâm sứ vào sáng tinh mơ ngày 19-9-2008.
Trong hành động bạo ác, cưỡng chiếm và đập cho tan khu nhà Tòa Khâm Sứ cũ vào ngày 19-9-2008, Việt cộng đã đưa ra những mục tiêu sau:.
a. Bề mặt, chúng muốn xóa bỏ những cơ sở hình ảnh bên ngoài của Toà Khâm Sứ để cho người ta quên đi hình ảnh cũ, mất chỗ tựa. Nhưng thực chất là chúng muốn xoá bỏ, dẹp hẳn nét đẹp cổ kính đạo hạnh trong nền luân lý của dân Việt qua sự thể hiện tôn trọng nền luân lý nhân bản, thần linh trong tôn giáo. Bởi lẽ, bao lâu trong xã hội còn tồn tại nền luân lý nhân bản và tôn giáo, thì bấy lâu cái chế độ cộng sản vẫn còn bị coi là vô đạo lý và sự sống của nó chỉ như một cái xác đang từ từ thối rữa..
b. Dùng bạo lức để trấn áp và thách đố công lý. Là người lẽ thường ai lại không sợ chết hoăc tù tội, đặc biệt là tù Việt cộng. Vì yếu tố tâm lý này, chúng đã bác loa tuyên truyền dối trá, lật lọng để hỗ trợ cho cuộc bạo lực thật nhanh, thật gọn trước khi những ngưòi sợ chết kia biết nắm chặt lấy tay nhau để cùng đi tìm công lý cho xã hội..
c. Chúng muốn tiêu diệt "niềm tin nơi con người với con người" là điều mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đang khơi dậy qua những giờ tập trung cầu nguyện. Chúng biết rõ một điều là, sau những giờ canh thức ấy, niềm tin sẽ tái tạo nơi lòng người, rồi từ đó sức sống sẽ bùng lên. Lòng tự hào của dân tộc được hun đúc trở lại. Một khi lòng tin nơi dân chúng vững mạnh lên, cái bạo lực của cộng sản sẽ theo định nghĩa tái quy, quay trở lại tiêu diệt chính những kẻ vô đạo lý.
d. Chối bỏ đạo lý, công bằng là nền tảng của xã hội. Áp bức tự do là quyền tối thượng của con người, đi nguợc lại chính những dòng chữ ở trong tờ giấy lộn mà cái chế độ ấy gọi là hiến pháp đưọc cạo sửa vào các năm 1946, 1959,1988, 1992.
Rồi chuyển sang một trang tồi tệ, đê tiện.
a. Sự kiện thực tế.
Có thể nói một cách chính xác rằng, Hồ chí Minh và cái chi bộ cộng sản tại Việt Nam đã đẩy Việt Nam vào một trang tồi tệ và đê tiện nhất trong lịch sử, không những của riêng Việt Nam mà còn là của cả thế giới nữa.
Vì tôn thờ chủ nghĩa tam vô, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng đã xô đẩy dân tộc Việt Nam vào vực thằm của một nền luân lý vô đạo, bất nhân và xa đọa. Tạo ra một xã hội tha hóa mà trong đó con người theo đảng tình không còn biết đến nhân lễ nghĩa trí tìn là gì. Chúng chỉ còn biết đối sử với đồng chí của mình cũng như với đồng loại bằng những hành vi dối trá và ngôn ngữ bịp lừa đúng như Trân quốc Thuận, một cán cộng cao cấp, là ủy viên trung ương, nguyên phó chủ tịch cái gọi là quốc hội khóa XI xác nhận “ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống, nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen lâu ngày đạo đức, mà cái đạo đức ấy là đạo đức cách mạng Việt cộng”. Và một nhân vật khác cũng rất nổi danh trong dám văn nô của Việt cộng, Nguyễn Khải, là kẻ từng được giải thưởng gọi là “giải thưởng văn học Hồ chí Minh” * (rõ chán, chắc chả còn cái vô học nào hơn cái Hồ chí Minh nên đành phải đặt ra cái giải thưởng như thế để lừa bịp thiên hạ làm cho nó có vẻ có văn học. Phản văn hóa đến thế là cùng) cũng đã phải ăn năn trưóc khi về chầu diêm vương rằng; “ nguời ta nói dối mọi nơi, mọi chốn, và nói dối lem lẻm... và rồi …một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận… Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống….”
Có đọc được những dòng chữ ấy, mới hiểu được cái trang từ ngày 2-9-1945 nó đê tiện như thế nào và đáng để hãnh diện hay không?
Chuyện ấy cũng đã là xa. Nay thử vạch thẳng mặt chúng ra trong vụ cướp khu đất của Tòa khâm Sứ cũ để làm “công viên cây xanh” xem cái trang lịch sử mà chúng rêu rao từ ngày 2-9-1945 đến nay nó đê tiện ra sao.
Việc chúng công bố dùng cơ sở này làm “công viên cây xanh” để phục vụ công ích cho dân chúng thành phố, bề mặt, tuy là cuộc cướp cạn nhưng chiêu bài này mở ra, dù khá trễ, nhưng cũng không kém phần văn vẻ bóng loáng như là cuộc “cải cách ruộng đất 54-57” là mấy.. Bởi vì cả hai chủ dất đều mất trắng tài sản của mình. Tuy thế, sự mất mát lại mang ý nghĩa khác nhau:
Chủ đất trong cải cách ruộng đất bị chúng cướp của và bị đấu tố là Trí Phú Địa Hào là những cá nhân và đó là bản án. Họ có thể đã bị chết oan và sau cái chết oan khiên ấy, tài sản ấy thuộc về nhà nước quản lý theo định nghĩa của pháp luật Việt cộng, dù rằng bây giờ sổ đỏ trên những khu đất ây lại mang tên các đảng viên Việt cộng. Con cái chủ sở coi như phải chấp nhận bản án, không thể đòi lại, dù đất ấy có thuộc về nhân dân và có phục vụ nhân dân hay là không. Riêng về phía nhà nước, không còn mưu đồ gì sau cuộc cướp đoạt, chìa chác ấy.
Chủ sở trong sự kiện Toà Khâm Sứ thì hoàn toàn khác. Khác vì trong tất cả các tờ giấy lộn mà Việt cộng gọi là hiến pháp của chúng đều có những điều khoàn như: điều 12/1946 điều 18,18,20/1959 điều 28/1980 và điều 23/1992 đều công nhận quyền sở hữu tài sản của công dân. Hơn thế, khu đất của Toàn Khâm Sứ không bị quy kết vào tội Trí Phú Địa Hào, không bị đấu tố trong hội múa dao 54-57. Cũng không bị trưng dụng, không có giấy trưng thu từ mấy chục năm nay. Bỗng dưng, Toà Giám Mục cũ giống như cái “gân gà” nuốt không được thì đành phải nhả. Nhưng khi nhả ra mà trả lại quyền sở hữu thì hệ giây chuyền lan ra trên cả nước sẽ kéo xụp cái tòa nhà ăn cướp của chúng, nên chỉ một đêm, cướp biến thành quy hoạch “công viên cây xanh” phục vụ công ích. Làm như vậy, chúng nghĩ rằng Tòa Giám Mục không thể đòi lại được nữa. Lý do dùng đất để phục vụ nhân dân!
Nhưng “công viên cây xanh” ấy và “công viên cây xanh: ở Thái Hà nữa, có phục vụ cho cái bề mặt mà cái chế độ này rêu rao, hay là phục vụ cho một cái mưu đồ thâm độc, tồi tệ nào khác nữa?
Xin hãy hỏi thẳng Nguyễn Minh Triết thì sẽ tìm ra câu trả lời. Lý do, khi sang Mỹ ăn xin, Triết đã từng chào mời khách hàng là: “vào đi các ông, ở Việt Nam có nhiều gái đẹp”... Và cái “gái đẹp” ấy, chỉ nay mai là xuất hiện đầy trên phần đất "công viên cây xanh" thuộc Tòa Khâm Sứ cũ.
Tại sao lại có chuyện này? Dễ hiểu thôi, nơi ấy thì thanh vắng, đường xá có khi lại ít đèn, là địa danh rất dễ nhớ, đôi khi lại thơ mộng nữa nên sẽ trở thành nơi đứng đón khách về đêm của những “gái đẹp” mà Nguyễn Minh Triết chào mời. Chuyện “bướm đêm” xuất hiện ở đây là lẽ thường, bởi vì có công viên nào ở Hà Nội mà không la liệt gái ăn xương chờ đón khách, nên “công viên cây xanh” trên Khu đất Tòa Khâm Sứ làm gì có ngoại lệ. Chuyện nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng thật sự là không đơn giản trong cái chủ đich của nhà nước Việt cộng...
Với chủ thuyết vô thần, chúng không ngần ngại biến Toà Khâm Sứ cũ là nơi, qua hình ảnh khang trang bên ngoài là một cơ sở trang nghiêm, thuần hạnh, đạo đức và dẫn đầu về luân lý đạo đức xã hội thành nơi “tụ họp “ của gái điếm về đêm với mục đích xỉ nhục tập thể Tôn Giáo. Dĩ nhên, sự kiện bị “xỉ nhục” này sẽ đến rất nhanh, vì ai cũng biết, nếu cái chế độ này còn tồn tại thì hai cái “khuôn viên cây xanh” ấy sẽ có đầy gái ăn xương đến đón khách và không bị ai ngăn cản, nếu như không muốn nói là có nhà nước này khuyến khích nữa là khác..
Nếu Toà Giám Mục và nhân dân phản ảnh, nhà nưóc lại phải ra tay, làm tuyên truyền bằng những bản tin mang đầy tính chất xỉ nhục tôn giáo như: “ Đêm… công an phối hợp mở chiến dịch Hồ chí Minh để vây bắt những cô gái điếm hành nghề bất hợp pháp ở khu vực “công viên cây xanh” nằm trong khuôn viên Toà Khâm Sứ gần Toà Giám Mục Hà Nội, v.v...”
Ôi, nơi tôn nghiêm ngày xưa nay thành cửa chợ trò hề do cái nhà nước đổ đốn này đạo diễn. Mất đất mà niềm đau chưa dừng lại ở đây.! Ôi thời của một đoạn sử đê tiện!
b. Làm xỉ nhục cho dân Tộc Việt Nam.
Có thể nói một cách rất công minh rằng, ngày nay không một người Việt Nam nào mà không cảm thấy nhục nhã và thấy bị xúc phạm vì cái chế độ Việt cộng đương quyền này. Nói cách khác, thật là cay đắng, tủi hổ cho ngươi Việt Nam khi phải cầm cái tờ hộ chiếu, thẻ căn cước do bạo quyền cộng sản Việt Nam cấp.
Tại sao ngườiViệt Nam thấy nhục nhã và bị xỉ nhục về chuyện này?
Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn những chuyến đi xin ăn của những ông Kiệt Khải Triết Dũng ra ngoại quốc thì biết là ngươi ngoại quốc họ khinh bỉ cái giới cấp Việt cộng như thế nào. (Dĩ nhiên người ngoài họ không thể phân biệt được Việt cộng với Việt Nam, họ chỉ biết gọi chung một từ Việt Nam thôi). Chúng đi đến đâu thì cũng trốn chui trốn nhủi trước hàng ngàn, hàng vạn ngưòi cầm cờ công lý xua đuổi... Rồi ngay chính nguyên thủ nơi chúng đến cũng lặng lẽ cho chúng đi vào bằng cửa hậu mà gặp gỡ... Có lịch sử đi xứ nào của các nươc văn minh trên thế giới mà bị nguyên thủ các nưóc khác đồi xử như thế không?
Hãy nhìn tấm hình chúng bịt miệng Linh mục Lý ở trước công đường, một tấm kinh kim cổ không có, nhưng chúng làm được thì sẽ hiểu được cái lý do tại sao thế giới loài ngưòi khinh bỉ Việt cộng và Việt Nam bị ảnh hưởng lây.
Nên điều người ta xôn xao bàn tán mấy ngày qua là. Người Viêt Nam nào cũng rất hãnh diện là ngươi Việt Nam nhưng lại tủi hổ vì cái bọn cầm quyền Việt cộng này. Đó là lý lẽ khác nhau giữa người có nhân cách và một kẻ khủng bố.
Hõi các bạn trẻ Việt Nam, Việt cộng đã mở ra một trang sử tồi tệ và đê tiện trên đất Việt. Tư duy và nhận thức của các bạn từ vụ cưỡng đoạt những mảnh đất, không phải chỉ là mảnh đất của Toà Khâm Sứ cũ mà là Tụ Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý của người Việt Nam sẽ dẫn các bạn lên đường chính nghĩa để diệt trừ vô đạo:
Em ơi tổ quốc nhờ em đó,
Mau lớn khôn lên giữ cõi bờ.
Khi bao vây Tòa Giám Mục và cưỡng chiếm Tòa Khâm Sứ là tài sản thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đã có từ trăm năm trước, nhà nước Việt cộng, một lần nữa lạ tái xác nhận sách lược hai diểm cơ bản mà cái chế độ vô đạo lý ấy, trước sau như một, kiên trì thực hiện:
* Xóa bỏ hình ảnh tốt đẹp cũ.
* Chuyển sang một trang đê tiện.
Xóa bỏ hình ảnh tốt đẹp có sẵn.
Ngày 09-11-2000 cả thế giới loài người từ bàng hoàng đến phẫn nộ rồi kinh tởm cái hành động vô nhân tính của bọn khủng bố đã khống chế hai chiếc máy bay dân sự, trong đó có mấy trăm mạng sống của con người, lao vào hai toà nhà tháp cao trên vòm trời Nữu Ước, giết chết trên 3000 người đang có mặt trong hai tòa tháp ấy để thỏa mãn cho một cực ác tính khủng bồ thời đại.
Qua hành động này, chúng đã thành công trong cuộc khủng bố, thành công trong việc gây tội ác phạm đến con người và thành công vì đã giết được một số mạng người vô tội
Nhưng cũng từ hành động này, chúng đã tự đào cho mình một cái lỗ để mà sống, mà chết. Nghĩa là, từ thời điểm ấy, chúng bị chỉ đích danh, chúng bị loài người lên án và chúng bị công lý tra khảo và cũng từ ngày ấy, sự sợ hãi bám chặt lấy chính những kẻ đã gây ra tội ác. Có kinh nghiệm về mặt này, không ai bằng Việt cộng.
Bởi lẽ, vào ngày 03-02-1930 Hồ chí Minh cũng bắt đầu tập tành làm cái nghề khủng bố ấy cho cộng sản quốc tế ở trên phần đất Việt. Và cũng chính từ trong các cái hang động, không có ánh nắng mặt trời là sức sống của công lý chiếu dọi, chúng đã thi đua học tập, tìm tòi mọi phương cách, nghiên cứu mọi phương tiện để đạt được yêu cầu của tổ cộng là phải cướp được chính quyền rồi nhờ vào cái bạo quyền ấy mà tiêu diệt hoặc ít nhất là tàn sát nền luân lý nhân bản, đạo đức của giống nòi Việt nam. Bởi lẽ, nếu không tiêu diệt được nền luân lý đạo đức của dân tộc Việt, dù có cướp được chính quyền, chúng vẫn không thể giữ được cái chính quyền ấy bằng tư cách, bằng tư duy hay bằng khả năng và nhân bản.. Với lý luận ấy, Hồ chí Minh đã ngày đêm gieo rắc kinh hoàng cho quốc dân Việt Nam, từ thôn quê cho đến thị thành, không có một nơi nào mà Hồ chí Minh không đến bịt mắt, bịt mặt và giết người. Giết từ đơn lẻ cho đến cuộc đại đấu tổ nở hoa vào mùa 54-57 hay là biến cố năm Mậu Thân 1958 tại Huế…
Ai cũng biết, vào ngày 2-9-1945, bọn khủng bố Việt Minh chính thức xuất đầu lộ diện tại Hà Nội. Sau cuộc ra mắt ấy là hàng triệu người dân ở Bắc phải bỏ của mà chạy lấy người vào Nam. Một trong những vị lãnh đạo tinh thần rất có uy tín của Việt Nam vào lúc đó là Đức Cha Lê Hữu Từ, người đã, không phải chỉ là một cá nhân tích cực hỗ trợ cho nhóm Việt Minh này, nhưng còn kêu gọi đồng bào Công Giáo móc hầu bao ra mà hỗ trợ tiền bạc, giúp cơ sở cho chúng vì tưởng nhầm chúng là người. Người có con tim và khối óc như mình. Hơn thế, còn là người qủa cảm đi đấu tranh giải phóng cho dân tộc. Kết qủa, sau khi nhìn rõ bộ mặt của Hồ chí Minh vào ngày 2-9-1945, Đức Cha Lê đã là một trong những người đầu tiên đã lên tiếng bất hợp tác với HCM và lập khu "tự vệ Phát Diệm". Còn Đức Cha Phạm Ngọc Chi và một số các linh kêu gọi giáo dân di cư vào Nam đễ bảo toàn đức tin. Thật là hú vía. Phần những người ở lại, vào mùa đấu tố, chúng đã đền ơn cho hàng ngàn người đã từng làm ơn, nuôi nấng chúng ở trong nhà hoặc bao che cho chúng bằng cách này hay cắch khác, bằng một đường dao mã tấu rất ngọt. Hành động dã nhân ấy là của kẻ phản phúc hay người thương dân thương nước?
Nhưng lâu nay, theo thời gian, lớp người trước đã qua đi, lớp trẻ thì thiếu sách vở ghi chép lại, thiếu hẳn những ngưòi đi trước giáo dục cho thế hệ mới biết những hành động khủng bố dã man của Việt cộng trên cõi Việt Nam, nên người ta cũng một phần ít nhắc nhở tới những tội ác của chúng. Tuy nhiên, sự kiện bị bỏ quên này đã làm tổn thương cái bản ngã ác tính của đảng cộng, nên chúng đã vùng dậy, nhắc cho mọi người phải luôn nhớ đến cái cực ác dã nhân trong đảng của chúng.. Đó chính là lý do của sự việc chúng đổ quân bao vây và chiếm đoạt toà khâm sứ vào sáng tinh mơ ngày 19-9-2008.
Trong hành động bạo ác, cưỡng chiếm và đập cho tan khu nhà Tòa Khâm Sứ cũ vào ngày 19-9-2008, Việt cộng đã đưa ra những mục tiêu sau:.
a. Bề mặt, chúng muốn xóa bỏ những cơ sở hình ảnh bên ngoài của Toà Khâm Sứ để cho người ta quên đi hình ảnh cũ, mất chỗ tựa. Nhưng thực chất là chúng muốn xoá bỏ, dẹp hẳn nét đẹp cổ kính đạo hạnh trong nền luân lý của dân Việt qua sự thể hiện tôn trọng nền luân lý nhân bản, thần linh trong tôn giáo. Bởi lẽ, bao lâu trong xã hội còn tồn tại nền luân lý nhân bản và tôn giáo, thì bấy lâu cái chế độ cộng sản vẫn còn bị coi là vô đạo lý và sự sống của nó chỉ như một cái xác đang từ từ thối rữa..
b. Dùng bạo lức để trấn áp và thách đố công lý. Là người lẽ thường ai lại không sợ chết hoăc tù tội, đặc biệt là tù Việt cộng. Vì yếu tố tâm lý này, chúng đã bác loa tuyên truyền dối trá, lật lọng để hỗ trợ cho cuộc bạo lực thật nhanh, thật gọn trước khi những ngưòi sợ chết kia biết nắm chặt lấy tay nhau để cùng đi tìm công lý cho xã hội..
c. Chúng muốn tiêu diệt "niềm tin nơi con người với con người" là điều mà Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đang khơi dậy qua những giờ tập trung cầu nguyện. Chúng biết rõ một điều là, sau những giờ canh thức ấy, niềm tin sẽ tái tạo nơi lòng người, rồi từ đó sức sống sẽ bùng lên. Lòng tự hào của dân tộc được hun đúc trở lại. Một khi lòng tin nơi dân chúng vững mạnh lên, cái bạo lực của cộng sản sẽ theo định nghĩa tái quy, quay trở lại tiêu diệt chính những kẻ vô đạo lý.
d. Chối bỏ đạo lý, công bằng là nền tảng của xã hội. Áp bức tự do là quyền tối thượng của con người, đi nguợc lại chính những dòng chữ ở trong tờ giấy lộn mà cái chế độ ấy gọi là hiến pháp đưọc cạo sửa vào các năm 1946, 1959,1988, 1992.
Rồi chuyển sang một trang tồi tệ, đê tiện.
a. Sự kiện thực tế.
Có thể nói một cách chính xác rằng, Hồ chí Minh và cái chi bộ cộng sản tại Việt Nam đã đẩy Việt Nam vào một trang tồi tệ và đê tiện nhất trong lịch sử, không những của riêng Việt Nam mà còn là của cả thế giới nữa.
Vì tôn thờ chủ nghĩa tam vô, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng đã xô đẩy dân tộc Việt Nam vào vực thằm của một nền luân lý vô đạo, bất nhân và xa đọa. Tạo ra một xã hội tha hóa mà trong đó con người theo đảng tình không còn biết đến nhân lễ nghĩa trí tìn là gì. Chúng chỉ còn biết đối sử với đồng chí của mình cũng như với đồng loại bằng những hành vi dối trá và ngôn ngữ bịp lừa đúng như Trân quốc Thuận, một cán cộng cao cấp, là ủy viên trung ương, nguyên phó chủ tịch cái gọi là quốc hội khóa XI xác nhận “ngày nay người ta phải nói dối nhau mà sống, nói dối lâu ngày thành thói quen, thói quen lâu ngày đạo đức, mà cái đạo đức ấy là đạo đức cách mạng Việt cộng”. Và một nhân vật khác cũng rất nổi danh trong dám văn nô của Việt cộng, Nguyễn Khải, là kẻ từng được giải thưởng gọi là “giải thưởng văn học Hồ chí Minh” * (rõ chán, chắc chả còn cái vô học nào hơn cái Hồ chí Minh nên đành phải đặt ra cái giải thưởng như thế để lừa bịp thiên hạ làm cho nó có vẻ có văn học. Phản văn hóa đến thế là cùng) cũng đã phải ăn năn trưóc khi về chầu diêm vương rằng; “ nguời ta nói dối mọi nơi, mọi chốn, và nói dối lem lẻm... và rồi …một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận… Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống….”
Có đọc được những dòng chữ ấy, mới hiểu được cái trang từ ngày 2-9-1945 nó đê tiện như thế nào và đáng để hãnh diện hay không?
Chuyện ấy cũng đã là xa. Nay thử vạch thẳng mặt chúng ra trong vụ cướp khu đất của Tòa khâm Sứ cũ để làm “công viên cây xanh” xem cái trang lịch sử mà chúng rêu rao từ ngày 2-9-1945 đến nay nó đê tiện ra sao.
Việc chúng công bố dùng cơ sở này làm “công viên cây xanh” để phục vụ công ích cho dân chúng thành phố, bề mặt, tuy là cuộc cướp cạn nhưng chiêu bài này mở ra, dù khá trễ, nhưng cũng không kém phần văn vẻ bóng loáng như là cuộc “cải cách ruộng đất 54-57” là mấy.. Bởi vì cả hai chủ dất đều mất trắng tài sản của mình. Tuy thế, sự mất mát lại mang ý nghĩa khác nhau:
Chủ đất trong cải cách ruộng đất bị chúng cướp của và bị đấu tố là Trí Phú Địa Hào là những cá nhân và đó là bản án. Họ có thể đã bị chết oan và sau cái chết oan khiên ấy, tài sản ấy thuộc về nhà nước quản lý theo định nghĩa của pháp luật Việt cộng, dù rằng bây giờ sổ đỏ trên những khu đất ây lại mang tên các đảng viên Việt cộng. Con cái chủ sở coi như phải chấp nhận bản án, không thể đòi lại, dù đất ấy có thuộc về nhân dân và có phục vụ nhân dân hay là không. Riêng về phía nhà nước, không còn mưu đồ gì sau cuộc cướp đoạt, chìa chác ấy.
Chủ sở trong sự kiện Toà Khâm Sứ thì hoàn toàn khác. Khác vì trong tất cả các tờ giấy lộn mà Việt cộng gọi là hiến pháp của chúng đều có những điều khoàn như: điều 12/1946 điều 18,18,20/1959 điều 28/1980 và điều 23/1992 đều công nhận quyền sở hữu tài sản của công dân. Hơn thế, khu đất của Toàn Khâm Sứ không bị quy kết vào tội Trí Phú Địa Hào, không bị đấu tố trong hội múa dao 54-57. Cũng không bị trưng dụng, không có giấy trưng thu từ mấy chục năm nay. Bỗng dưng, Toà Giám Mục cũ giống như cái “gân gà” nuốt không được thì đành phải nhả. Nhưng khi nhả ra mà trả lại quyền sở hữu thì hệ giây chuyền lan ra trên cả nước sẽ kéo xụp cái tòa nhà ăn cướp của chúng, nên chỉ một đêm, cướp biến thành quy hoạch “công viên cây xanh” phục vụ công ích. Làm như vậy, chúng nghĩ rằng Tòa Giám Mục không thể đòi lại được nữa. Lý do dùng đất để phục vụ nhân dân!
Nhưng “công viên cây xanh” ấy và “công viên cây xanh: ở Thái Hà nữa, có phục vụ cho cái bề mặt mà cái chế độ này rêu rao, hay là phục vụ cho một cái mưu đồ thâm độc, tồi tệ nào khác nữa?
Xin hãy hỏi thẳng Nguyễn Minh Triết thì sẽ tìm ra câu trả lời. Lý do, khi sang Mỹ ăn xin, Triết đã từng chào mời khách hàng là: “vào đi các ông, ở Việt Nam có nhiều gái đẹp”... Và cái “gái đẹp” ấy, chỉ nay mai là xuất hiện đầy trên phần đất "công viên cây xanh" thuộc Tòa Khâm Sứ cũ.
Tại sao lại có chuyện này? Dễ hiểu thôi, nơi ấy thì thanh vắng, đường xá có khi lại ít đèn, là địa danh rất dễ nhớ, đôi khi lại thơ mộng nữa nên sẽ trở thành nơi đứng đón khách về đêm của những “gái đẹp” mà Nguyễn Minh Triết chào mời. Chuyện “bướm đêm” xuất hiện ở đây là lẽ thường, bởi vì có công viên nào ở Hà Nội mà không la liệt gái ăn xương chờ đón khách, nên “công viên cây xanh” trên Khu đất Tòa Khâm Sứ làm gì có ngoại lệ. Chuyện nghe qua tưởng chừng đơn giản, nhưng thật sự là không đơn giản trong cái chủ đich của nhà nước Việt cộng...
Với chủ thuyết vô thần, chúng không ngần ngại biến Toà Khâm Sứ cũ là nơi, qua hình ảnh khang trang bên ngoài là một cơ sở trang nghiêm, thuần hạnh, đạo đức và dẫn đầu về luân lý đạo đức xã hội thành nơi “tụ họp “ của gái điếm về đêm với mục đích xỉ nhục tập thể Tôn Giáo. Dĩ nhên, sự kiện bị “xỉ nhục” này sẽ đến rất nhanh, vì ai cũng biết, nếu cái chế độ này còn tồn tại thì hai cái “khuôn viên cây xanh” ấy sẽ có đầy gái ăn xương đến đón khách và không bị ai ngăn cản, nếu như không muốn nói là có nhà nước này khuyến khích nữa là khác..
Nếu Toà Giám Mục và nhân dân phản ảnh, nhà nưóc lại phải ra tay, làm tuyên truyền bằng những bản tin mang đầy tính chất xỉ nhục tôn giáo như: “ Đêm… công an phối hợp mở chiến dịch Hồ chí Minh để vây bắt những cô gái điếm hành nghề bất hợp pháp ở khu vực “công viên cây xanh” nằm trong khuôn viên Toà Khâm Sứ gần Toà Giám Mục Hà Nội, v.v...”
Ôi, nơi tôn nghiêm ngày xưa nay thành cửa chợ trò hề do cái nhà nước đổ đốn này đạo diễn. Mất đất mà niềm đau chưa dừng lại ở đây.! Ôi thời của một đoạn sử đê tiện!
b. Làm xỉ nhục cho dân Tộc Việt Nam.
Có thể nói một cách rất công minh rằng, ngày nay không một người Việt Nam nào mà không cảm thấy nhục nhã và thấy bị xúc phạm vì cái chế độ Việt cộng đương quyền này. Nói cách khác, thật là cay đắng, tủi hổ cho ngươi Việt Nam khi phải cầm cái tờ hộ chiếu, thẻ căn cước do bạo quyền cộng sản Việt Nam cấp.
Tại sao ngườiViệt Nam thấy nhục nhã và bị xỉ nhục về chuyện này?
Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn những chuyến đi xin ăn của những ông Kiệt Khải Triết Dũng ra ngoại quốc thì biết là ngươi ngoại quốc họ khinh bỉ cái giới cấp Việt cộng như thế nào. (Dĩ nhiên người ngoài họ không thể phân biệt được Việt cộng với Việt Nam, họ chỉ biết gọi chung một từ Việt Nam thôi). Chúng đi đến đâu thì cũng trốn chui trốn nhủi trước hàng ngàn, hàng vạn ngưòi cầm cờ công lý xua đuổi... Rồi ngay chính nguyên thủ nơi chúng đến cũng lặng lẽ cho chúng đi vào bằng cửa hậu mà gặp gỡ... Có lịch sử đi xứ nào của các nươc văn minh trên thế giới mà bị nguyên thủ các nưóc khác đồi xử như thế không?
Hãy nhìn tấm hình chúng bịt miệng Linh mục Lý ở trước công đường, một tấm kinh kim cổ không có, nhưng chúng làm được thì sẽ hiểu được cái lý do tại sao thế giới loài ngưòi khinh bỉ Việt cộng và Việt Nam bị ảnh hưởng lây.
Nên điều người ta xôn xao bàn tán mấy ngày qua là. Người Viêt Nam nào cũng rất hãnh diện là ngươi Việt Nam nhưng lại tủi hổ vì cái bọn cầm quyền Việt cộng này. Đó là lý lẽ khác nhau giữa người có nhân cách và một kẻ khủng bố.
Hõi các bạn trẻ Việt Nam, Việt cộng đã mở ra một trang sử tồi tệ và đê tiện trên đất Việt. Tư duy và nhận thức của các bạn từ vụ cưỡng đoạt những mảnh đất, không phải chỉ là mảnh đất của Toà Khâm Sứ cũ mà là Tụ Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý của người Việt Nam sẽ dẫn các bạn lên đường chính nghĩa để diệt trừ vô đạo:
Em ơi tổ quốc nhờ em đó,
Mau lớn khôn lên giữ cõi bờ.
Có nhất thiết phải như thế không?
Trần Hà
02:46 27/09/2008
Có nhất thiết phải như thế không?
Được biết người ta đã cho dời chuyện tượng Đức Mẹ và Thánh Giá Chúa ra khỏi khu vực TKS, Nghe tin này chắc chắn giáo dân không khỏi bàng hoàng và thất vọng. Nhà Nước có nhất thiết phải như thế không khi mà Giáo Hội đầy thiện ý hợp tác và hoà bình? Có nhất thiết phải dùng một lực lượng an ninh hùng hậu chuyên nghiệp đề phòng cao độ tới những người giáo dân hiền lành chất phát? Có nhất thiết phải lấy đi bao mồ hôi, nước mắt thậm trí là cả máu của giáo dân không? Có cần thiết phải cố tạo ra sự chia cắt, phân biệt trong dân tộc này không? Có buộc phải thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị một đất nước bằng cách sử dụng mọi cách thức, mọi phương pháp kể cả những thủ đoạn tầm thường đáng khinh nhất, đê tiện nhất không?
Người ta sẽ nghĩ gì khi bước vào một Việt Nam hào nhoáng hiện đại trong thời kì hội nhập trong khi lại đang có sự phân biệt đối xử đối với giáo dân và những công dân bình thường. Tại sao những người có chức trách có nhiệm vụ của mình được đặt lên ghế cao ngất ngưởng chỉ để làm những việc thiển cận và tầm thường vậy sao?
Người ta sẽ nghĩ gì khi trông thấy đoàn đông thanh niên – sinh viên tình nguyện của Đoàn Thanh Niên Hội Sinh Viên Nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam khoác trên mình màu áo xanh của lý tưởng và khát vọng tuổi trẻ, mà lại có những hành vi không đẹp mắt, không đúng mực của những kẻ cuồng dại vô giáo dục tại nơi tôn nghiêm của Giáo Hội. Phải chăng cái lý tưởng mà họ theo đuổi đó là cống hiến như một con thiêu thân, cứ hùng hục phi vào thoả sức tàn phá mà không hề biết hoặc cố tình lờ đi sự thật và chân lý trước mắt. À không hẳn thế, đó là lý tưởng của họ đấy chứ? Đó gọi là xả thân vì lý tưởng “70.000 vnđ " một ngày cống hiến. Biết nói gì về tương lai Việt Nam đây? Khi mà thế hệ trẻ đó mò mẫm trong bóng tối của đồng tiền của danh vọng hư ảo? Thật đáng thất vọng, họ không thể hiểu nổi rằng họ chỉ là con tốt đen bé nhỏ, giá trị của họ chỉ hơn những bà bán hàng rau ở chợ 40.000 vnđ, nỗ lực phấn đấu và cống hiến mà chẳng biết cá nhân họ có vị trí như thế nào trong lòng quan chức lãnh đạo? Cha mẹ họ vất vả mồ hôi xương máu cho họ có cơ hội được học cách làm người nhưng thật đáng tiếc đến ngay chính kiến của mình về sự thật mà họ cũng không có! Con Người mà cái phần “con" trong những đoàn viên này lớn quá, đến nỗi mà trở nên hung hăng rồ dại chỉ để nhận được bảy mươi nghìn đồng! Thật thất vọng cho một Việt Nam u ám…
Có lẽ không nhất thiết phải tốn nhiều giấy mực để nói chuyện công lý và sự thật với những con người không biết đâu là “nhân chi sơ – tính bản thiện" nữa, trong lúc này chúng ta hãy thôi đừng hi vọng vào cái định nghĩa của sự “công bằng - dân chủ - văn minh” mà họ đặt ra nữa, lúc này cộng đồng Giáo Dân chúng ta hãy cầu nguyện, liên lỉ cầu nguyện và tin tưởng vào quyền năng của Chúa chúng ta.
Mỗi lần đến Thái Hà, đặt chân vào Khu vực TKS không hiểu sao trong lòng con lại thổn thức, con bật khóc, nhũng giọt nước mắt thấy chua xót và đau đớn biết bao. Con thấy thất vọng vô cùng, thất vọng vì con là ai – con là thế hệ trẻ của giáo hội vậy mà con không làm gì được cho Gia Đình của mình. Con đang nỗ lực phấn đấu vì cái gì? Khi mà trong cái xã hội mà con đang sống trắng đen mập mờ, không có chỗ dành cho sự thật. Con cố gắng để không thấy ánh mắt vô vọng của những người bà, những người Mẹ, những Chị em của con. Con cố gắng lờ đi những cái thở dài thất vọng của Cha con, của Anh con. Con cố gắng gạt đi những dòng nước mắt của các bạn con. Có thể họ dùng uy quyền, bạo nhân, thủ đoạn để tàn xát mạt hạ chúng ta, nhưng chúng ta là con Chiên của Chúa và mỗi lúc ấy hãy cùng cất cao lời hát để tiếp thêm sức mạnh vì con đường công lý mà chúng ta đang đi: “ Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.. Ôi Thần Linh Thánh Ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống cho những ai lòng đầy thiện chí ơn An Bình.”
Chính trong giai đoạn này con tin cộng đồng dân Chúa chúng ta sẽ càng mạnh mẽ và kiên cường hơn nữa, chúng ta sẽ cùng đồng hành với Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu Sĩ, cùng Đức Tổng Giám Mục đáng kính của chúng ta, cùng sống để minh chứng cho công lý và sự thật. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng vì “lậy Chúa Giêsu con tin thác vào Người". Con tin toàn thể cộng đồng chúng ta sẽ luôn là hậu phương vững chắc để Đức Tổng của chúng ta tiếp tục vững vàng và thành công trên còn đường đầy chông gai hiểm trở mà Ngài đang bước đi. Chúng ta cùng hướng niềm tin vào một ngày mai Chúa sẽ mang đến cho Con của Người ánh sáng của sự tự do, công bình và bác ái. Nguyện xin Chúa che chở cho Đức Tổng của chúng con, cho Các Cha, các Sơ, các Thày và dạy cho toàn thể giáo dân chúng con biết sống theo chân lý Ngài.
Được biết người ta đã cho dời chuyện tượng Đức Mẹ và Thánh Giá Chúa ra khỏi khu vực TKS, Nghe tin này chắc chắn giáo dân không khỏi bàng hoàng và thất vọng. Nhà Nước có nhất thiết phải như thế không khi mà Giáo Hội đầy thiện ý hợp tác và hoà bình? Có nhất thiết phải dùng một lực lượng an ninh hùng hậu chuyên nghiệp đề phòng cao độ tới những người giáo dân hiền lành chất phát? Có nhất thiết phải lấy đi bao mồ hôi, nước mắt thậm trí là cả máu của giáo dân không? Có cần thiết phải cố tạo ra sự chia cắt, phân biệt trong dân tộc này không? Có buộc phải thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị một đất nước bằng cách sử dụng mọi cách thức, mọi phương pháp kể cả những thủ đoạn tầm thường đáng khinh nhất, đê tiện nhất không?
Người ta sẽ nghĩ gì khi bước vào một Việt Nam hào nhoáng hiện đại trong thời kì hội nhập trong khi lại đang có sự phân biệt đối xử đối với giáo dân và những công dân bình thường. Tại sao những người có chức trách có nhiệm vụ của mình được đặt lên ghế cao ngất ngưởng chỉ để làm những việc thiển cận và tầm thường vậy sao?
Người ta sẽ nghĩ gì khi trông thấy đoàn đông thanh niên – sinh viên tình nguyện của Đoàn Thanh Niên Hội Sinh Viên Nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam khoác trên mình màu áo xanh của lý tưởng và khát vọng tuổi trẻ, mà lại có những hành vi không đẹp mắt, không đúng mực của những kẻ cuồng dại vô giáo dục tại nơi tôn nghiêm của Giáo Hội. Phải chăng cái lý tưởng mà họ theo đuổi đó là cống hiến như một con thiêu thân, cứ hùng hục phi vào thoả sức tàn phá mà không hề biết hoặc cố tình lờ đi sự thật và chân lý trước mắt. À không hẳn thế, đó là lý tưởng của họ đấy chứ? Đó gọi là xả thân vì lý tưởng “70.000 vnđ " một ngày cống hiến. Biết nói gì về tương lai Việt Nam đây? Khi mà thế hệ trẻ đó mò mẫm trong bóng tối của đồng tiền của danh vọng hư ảo? Thật đáng thất vọng, họ không thể hiểu nổi rằng họ chỉ là con tốt đen bé nhỏ, giá trị của họ chỉ hơn những bà bán hàng rau ở chợ 40.000 vnđ, nỗ lực phấn đấu và cống hiến mà chẳng biết cá nhân họ có vị trí như thế nào trong lòng quan chức lãnh đạo? Cha mẹ họ vất vả mồ hôi xương máu cho họ có cơ hội được học cách làm người nhưng thật đáng tiếc đến ngay chính kiến của mình về sự thật mà họ cũng không có! Con Người mà cái phần “con" trong những đoàn viên này lớn quá, đến nỗi mà trở nên hung hăng rồ dại chỉ để nhận được bảy mươi nghìn đồng! Thật thất vọng cho một Việt Nam u ám…
Có lẽ không nhất thiết phải tốn nhiều giấy mực để nói chuyện công lý và sự thật với những con người không biết đâu là “nhân chi sơ – tính bản thiện" nữa, trong lúc này chúng ta hãy thôi đừng hi vọng vào cái định nghĩa của sự “công bằng - dân chủ - văn minh” mà họ đặt ra nữa, lúc này cộng đồng Giáo Dân chúng ta hãy cầu nguyện, liên lỉ cầu nguyện và tin tưởng vào quyền năng của Chúa chúng ta.
Mỗi lần đến Thái Hà, đặt chân vào Khu vực TKS không hiểu sao trong lòng con lại thổn thức, con bật khóc, nhũng giọt nước mắt thấy chua xót và đau đớn biết bao. Con thấy thất vọng vô cùng, thất vọng vì con là ai – con là thế hệ trẻ của giáo hội vậy mà con không làm gì được cho Gia Đình của mình. Con đang nỗ lực phấn đấu vì cái gì? Khi mà trong cái xã hội mà con đang sống trắng đen mập mờ, không có chỗ dành cho sự thật. Con cố gắng để không thấy ánh mắt vô vọng của những người bà, những người Mẹ, những Chị em của con. Con cố gắng lờ đi những cái thở dài thất vọng của Cha con, của Anh con. Con cố gắng gạt đi những dòng nước mắt của các bạn con. Có thể họ dùng uy quyền, bạo nhân, thủ đoạn để tàn xát mạt hạ chúng ta, nhưng chúng ta là con Chiên của Chúa và mỗi lúc ấy hãy cùng cất cao lời hát để tiếp thêm sức mạnh vì con đường công lý mà chúng ta đang đi: “ Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa. Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.. Ôi Thần Linh Thánh Ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống cho những ai lòng đầy thiện chí ơn An Bình.”
Chính trong giai đoạn này con tin cộng đồng dân Chúa chúng ta sẽ càng mạnh mẽ và kiên cường hơn nữa, chúng ta sẽ cùng đồng hành với Quý Cha, Quý Nam Nữ Tu Sĩ, cùng Đức Tổng Giám Mục đáng kính của chúng ta, cùng sống để minh chứng cho công lý và sự thật. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và cầu nguyện không ngừng vì “lậy Chúa Giêsu con tin thác vào Người". Con tin toàn thể cộng đồng chúng ta sẽ luôn là hậu phương vững chắc để Đức Tổng của chúng ta tiếp tục vững vàng và thành công trên còn đường đầy chông gai hiểm trở mà Ngài đang bước đi. Chúng ta cùng hướng niềm tin vào một ngày mai Chúa sẽ mang đến cho Con của Người ánh sáng của sự tự do, công bình và bác ái. Nguyện xin Chúa che chở cho Đức Tổng của chúng con, cho Các Cha, các Sơ, các Thày và dạy cho toàn thể giáo dân chúng con biết sống theo chân lý Ngài.
Thư Hiệp thông cùng Giáo hội Mẹ Việt Nam
Giáo dân VN Philadelphia
02:50 27/09/2008
THƯ HIỆP THÔNG CÙNG GIÁO HỘI MẸ VIỆT-NAM
Trọng kính Đức Giám Mục GIUSE NGÔ QUANG KIỆT
Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội - Việt Nam.
Trọng kính Đức Tổng,
Trong hơn tám tháng nay, theo dõi các tin tức liên quan đến Giáo Hội Mẹ ở quê hương qua các biến cố tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà, đặc biệt trong ngày 19.9.2008, chúng con “Tập Thể Anh Chị Em Công giáo tha thiết với Giáo Hội Mẹ Việt Nam tại Philadelphia và Phụ cận thuộc Tiểu bang Pennsylvania Hoa kỳ” vô cùng xúc động trước tinh thần bất khuất và bất bạo động của Đức Tổng, các Đức Giám Mục các giáo phận, các linh mục, tu sĩ nam nữ và hàng trăm ngàn giáo dân thuộc các tỉnh Miền Bắc, trên con đường tranh đấu cho công lý và hòa bình, thể hiện qua những buổi cầu nguyện, thánh lễ, rước kiệu để xin Thiên Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho việc đòi lại những vùng đất thánh thiêng của Giáo Hội đã bị bạo quyền Cộng Sản âm mưu cướp đoạt làm tài sản riêng.
Chúng con vô cùng khâm phục thái độ bất khuất của Đức Tổng khi đối diện với bạo quyền và đã dõng dạc nói lên tiếng nói của tôn giáo trước bọn người vô thần, nhất là bày tỏ lương tri của một tấm lòng yêu nước trước bọn người mệnh danh là "công bộc của nhân dân" nhưng chính là "chủ nhân ông của nhân dân" đã không hề biết những kém cỏi của mình trong giao tiếp với thế giới văn minh bên ngoài, chuyên tâm lật lọng và phản phúc.
Tiếng nói của Đức Tổng trong cuộc tiếp xúc với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20.09.2008 về quyền tự do tôn giáo, vấn đề pháp lý, giá trị của tình người phát biểu trong cuộc họp nói trên thật sự đã nói thay cho rất nhiều tôn giáo lâu nay bị bạo quyền Cộng Sản khống chế, chèn ép, ngược đãi hòng dập tắt thế lực hữu thần mà bè lũ đệ tử của Hồ Chí Minh từng coi là "thuốc phiện của nhân dân".
Việc Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ra công văn số 1370/UBND-TNMT cắt xén nguyên văn lời phát biểu của Đức Tổng ngày 20.09.2008 được hệ thống truyền thông bạo quyền ra rả loan đi loan lại trong nước, chỉ là một hành động lấy thúng úp miệng voi, hoàn toàn không đánh lừa được ai. Qua thủ thuật cắt xén quá ấu trĩ này của chế độ bạo quyền Cộng Sản, nhân dân đứng đắn trong cả nước và thế giới văn minh bên ngoài càng khinh tởm bạo quyền bao nhiêu thì lại càng mến yêu tinh thần can trường của Đức Tổng bấy nhiêu. Như Thánh Kinh đã từng viết "Sự thật sẽ giải phóng anh em", những lời nói can đảm và dõng dạc thần khí của Đức Tổng cùng với tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc rất trong sáng đó đã được mọi người trên khắp thế giới lắng nghe và đánh giá rất cao, ngoại trừ bọn cầm quyền Hà Nội và bè lũ tham nhũng của chúng.
Ngày xưa Nguyễn Trải có viết trong Bình Ngô Đại Cáo về nước Đại Việt rằng:
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có...
Đức Tổng chính là một bậc hào kiệt của thời đại ngày nay, đã nói thẳng tiếng nói cảnh cáo vào mặt bạo quyền CS thay cho một số các nhà đấu tranh dân chủ bị trù dập trên khắp mọi miền đất nước. Chúng con cảm thấy rất hãnh diện về Đức Tổng, vị chủ chăn thân yêu của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, đầy bản lãnh để đứng mũi chịu sào cho cuộc hành trình đi tìm công lý trên đất nước hôm nay.
Chúng con xin bày tỏ niềm hiệp thông sâu xa của chúng con, nguyện sát cánh cùng với Đức Tổng, các Đức Giám Mục các giáo phận, các linh mục, tu sĩ nam nữ giáo dân bằng cách liên tục cầu nguyện để xin Thiên Chúa cùng Mẹ Maria ban nhiều ân sủng trên Giáo Hội Mẹ tại quê nhà trong giai đoạn đầy thử thách, rất cam go này và làm mọi sự để tiếng nói của công lý và sự thật được vang dội khắp nơi.
Trân trọng kính chào Đức Tổng.
Làm tại Philadelphia ngày 21 tháng 9 năm 2008
Tập Thể Anh Chị Em Công Giáo
Những người tha thiết với Giáo Hội Mẹ Việt Nam
tại Philadelphia và các Vùng Phụ cận
Tiểu Bang Pennsylvania, USA
Trọng kính Đức Giám Mục GIUSE NGÔ QUANG KIỆT
Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội - Việt Nam.
Trọng kính Đức Tổng,
Trong hơn tám tháng nay, theo dõi các tin tức liên quan đến Giáo Hội Mẹ ở quê hương qua các biến cố tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà, đặc biệt trong ngày 19.9.2008, chúng con “Tập Thể Anh Chị Em Công giáo tha thiết với Giáo Hội Mẹ Việt Nam tại Philadelphia và Phụ cận thuộc Tiểu bang Pennsylvania Hoa kỳ” vô cùng xúc động trước tinh thần bất khuất và bất bạo động của Đức Tổng, các Đức Giám Mục các giáo phận, các linh mục, tu sĩ nam nữ và hàng trăm ngàn giáo dân thuộc các tỉnh Miền Bắc, trên con đường tranh đấu cho công lý và hòa bình, thể hiện qua những buổi cầu nguyện, thánh lễ, rước kiệu để xin Thiên Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho việc đòi lại những vùng đất thánh thiêng của Giáo Hội đã bị bạo quyền Cộng Sản âm mưu cướp đoạt làm tài sản riêng.
Chúng con vô cùng khâm phục thái độ bất khuất của Đức Tổng khi đối diện với bạo quyền và đã dõng dạc nói lên tiếng nói của tôn giáo trước bọn người vô thần, nhất là bày tỏ lương tri của một tấm lòng yêu nước trước bọn người mệnh danh là "công bộc của nhân dân" nhưng chính là "chủ nhân ông của nhân dân" đã không hề biết những kém cỏi của mình trong giao tiếp với thế giới văn minh bên ngoài, chuyên tâm lật lọng và phản phúc.
Tiếng nói của Đức Tổng trong cuộc tiếp xúc với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20.09.2008 về quyền tự do tôn giáo, vấn đề pháp lý, giá trị của tình người phát biểu trong cuộc họp nói trên thật sự đã nói thay cho rất nhiều tôn giáo lâu nay bị bạo quyền Cộng Sản khống chế, chèn ép, ngược đãi hòng dập tắt thế lực hữu thần mà bè lũ đệ tử của Hồ Chí Minh từng coi là "thuốc phiện của nhân dân".
Việc Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ra công văn số 1370/UBND-TNMT cắt xén nguyên văn lời phát biểu của Đức Tổng ngày 20.09.2008 được hệ thống truyền thông bạo quyền ra rả loan đi loan lại trong nước, chỉ là một hành động lấy thúng úp miệng voi, hoàn toàn không đánh lừa được ai. Qua thủ thuật cắt xén quá ấu trĩ này của chế độ bạo quyền Cộng Sản, nhân dân đứng đắn trong cả nước và thế giới văn minh bên ngoài càng khinh tởm bạo quyền bao nhiêu thì lại càng mến yêu tinh thần can trường của Đức Tổng bấy nhiêu. Như Thánh Kinh đã từng viết "Sự thật sẽ giải phóng anh em", những lời nói can đảm và dõng dạc thần khí của Đức Tổng cùng với tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc rất trong sáng đó đã được mọi người trên khắp thế giới lắng nghe và đánh giá rất cao, ngoại trừ bọn cầm quyền Hà Nội và bè lũ tham nhũng của chúng.
Ngày xưa Nguyễn Trải có viết trong Bình Ngô Đại Cáo về nước Đại Việt rằng:
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có...
Đức Tổng chính là một bậc hào kiệt của thời đại ngày nay, đã nói thẳng tiếng nói cảnh cáo vào mặt bạo quyền CS thay cho một số các nhà đấu tranh dân chủ bị trù dập trên khắp mọi miền đất nước. Chúng con cảm thấy rất hãnh diện về Đức Tổng, vị chủ chăn thân yêu của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, đầy bản lãnh để đứng mũi chịu sào cho cuộc hành trình đi tìm công lý trên đất nước hôm nay.
Chúng con xin bày tỏ niềm hiệp thông sâu xa của chúng con, nguyện sát cánh cùng với Đức Tổng, các Đức Giám Mục các giáo phận, các linh mục, tu sĩ nam nữ giáo dân bằng cách liên tục cầu nguyện để xin Thiên Chúa cùng Mẹ Maria ban nhiều ân sủng trên Giáo Hội Mẹ tại quê nhà trong giai đoạn đầy thử thách, rất cam go này và làm mọi sự để tiếng nói của công lý và sự thật được vang dội khắp nơi.
Trân trọng kính chào Đức Tổng.
Làm tại Philadelphia ngày 21 tháng 9 năm 2008
Tập Thể Anh Chị Em Công Giáo
Những người tha thiết với Giáo Hội Mẹ Việt Nam
tại Philadelphia và các Vùng Phụ cận
Tiểu Bang Pennsylvania, USA
Họ sống Cuộc Đời thánh thiện và quả cảm dường nào!
Đức ông Phạm Xuân Thắng
03:02 27/09/2008
Họ sống Cuộc Đời thánh thiện và quả cảm dường nào!
Trọng kính quý Đức Hồng Y, quý Tổng Giám Mục,
quý Linh Mục, quý Tu Sĩ nam nữ cùng toàn thể dân Chúa Việt Nam,
Toàn thể giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Richmond Virginia, chúng con hiệp thông một lòng một ý với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, cầu nguyện cho sự hòa bình và bằng an cách riêng cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đang sống trong cơn gian nan thử thách.
Chúng con nguyện xin Mẹ Maria Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các thánh tiền nhân Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa ban ánh sáng Thánh Linh và ơn sức mạnh hồn xác cho toàn thể các Đấng Bậc, các Linh Mục các Giám Mục các Tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội, tại giáo xứ Thái Hà, cũng như Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, vượt qua cơn thử thách gian nan để tìm lại Công lý và Hòa bình cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, cũng như giáo xứ Thái Hà, và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Từ nửa vòng trái đất, chúng con luôn hướng vọng về Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, với lòng ngưỡng mộ và sự cảm phục qua những phát biểu đầy kiên quyết, nói lên Sự Thật trong tinh thần đối thoại cởi mở và xây dựng.
Chúng con vô cùng cảm kích khi nhìn thấy hàng ngàn người giơ cao ngọn nến cầu nguyện, thắp sáng niềm tin, đánh tan bóng tối, nhất là soi rọi chân lý sự thật, và nao nức chờ đợi cho Công lý được thể hiện.
Họ là những người hiền lành đến từ mọi nẻo đường Đất Nước lên miền Bắc ! Họ sống cuộc đời thánh thiện và quả cảm dường nào ! Họ đang đi con đường chịu nạn mà Đức Ki Tô đã đi !
Chúng con tin tưởng họ sẽ được giải thoát. Họ
là những người có ơn bền đỗ tới cùng!
Trong tâm tình đó, chúng con nguyện xin Thiên Chúa toàn năng ban phép lành cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thân yêu của chúng ta. Chúng con hướng về Giáo Hội Việt Nam thân yêu trong tâm tình quý mến và kính trọng.
Đức Ông Phạm Xuân Thắng, 25/9/2008
Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Virginia
Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, Hoa Kỳ
Trọng kính quý Đức Hồng Y, quý Tổng Giám Mục,
quý Linh Mục, quý Tu Sĩ nam nữ cùng toàn thể dân Chúa Việt Nam,
Toàn thể giáo xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Richmond Virginia, chúng con hiệp thông một lòng một ý với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, cầu nguyện cho sự hòa bình và bằng an cách riêng cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, giáo xứ Thái Hà và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đang sống trong cơn gian nan thử thách.
Chúng con nguyện xin Mẹ Maria Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và các thánh tiền nhân Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam cầu bầu cùng Chúa ban ánh sáng Thánh Linh và ơn sức mạnh hồn xác cho toàn thể các Đấng Bậc, các Linh Mục các Giám Mục các Tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội, tại giáo xứ Thái Hà, cũng như Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, vượt qua cơn thử thách gian nan để tìm lại Công lý và Hòa bình cho Tổng Giáo Phận Hà Nội, cũng như giáo xứ Thái Hà, và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.
Từ nửa vòng trái đất, chúng con luôn hướng vọng về Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, với lòng ngưỡng mộ và sự cảm phục qua những phát biểu đầy kiên quyết, nói lên Sự Thật trong tinh thần đối thoại cởi mở và xây dựng.
Chúng con vô cùng cảm kích khi nhìn thấy hàng ngàn người giơ cao ngọn nến cầu nguyện, thắp sáng niềm tin, đánh tan bóng tối, nhất là soi rọi chân lý sự thật, và nao nức chờ đợi cho Công lý được thể hiện.
Họ là những người hiền lành đến từ mọi nẻo đường Đất Nước lên miền Bắc ! Họ sống cuộc đời thánh thiện và quả cảm dường nào ! Họ đang đi con đường chịu nạn mà Đức Ki Tô đã đi !
Chúng con tin tưởng họ sẽ được giải thoát. Họ
là những người có ơn bền đỗ tới cùng!
Trong tâm tình đó, chúng con nguyện xin Thiên Chúa toàn năng ban phép lành cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thân yêu của chúng ta. Chúng con hướng về Giáo Hội Việt Nam thân yêu trong tâm tình quý mến và kính trọng.
Đức Ông Phạm Xuân Thắng, 25/9/2008
Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Virginia
Cựu Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, Hoa Kỳ
Thông cáo báo chí của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Đại Lợi
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Úc Đại Lợi
03:25 27/09/2008
THE VIETNAMESE CATHOLIC COMMUNITY IN AUSTRALIA
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
Contacts:
1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552650
Email:paulvanchi@yahoo.com
2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob. 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.com
3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob. 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.com
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
THÔNG BÁO BÁO CHÍ
FOR IMMEDIATE RELEASE
Contacts:
1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552650
Email:paulvanchi@yahoo.com
2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob. 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.com
3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob. 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.com
Sydney, September 26, 2008 – Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi (VCCA) trân trọng tường trình với cộng đồng Úc Đại Lợi và cộng đồng thế giới về sự kiện nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đàn áp hàng Giáo Sĩ và Giáo Dân Việt Nam.
Qua tường trình báo chí này, nhiều Giáo Dân Công Giáo đã bị bắt, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, nhiều vị lãnh đạo tinh thần của Dòng Chúa Cứu Thế và Hàng Giáo Sĩ tại Hà Nội đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bôi nhọ và bị đe dọa thi hành pháp luật. Cộng Đông Công Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi đã gửi hàng ngàn thỉnh nguyện thư lên Thủ Tướng Chính Phủ Kevin Rudd và Hội Đồng Giám Mục Úc Đại Lợi.
Từ ngày 18.12.2007, Giáo Dân Hà Nội đã tổ chức cầu nguyện hằng ngày ngoài khuôn viên Toà Khâm Sứ, để yêu cầu nhà cầm quyền trao trả lại Toà Khâm Sứ do nhà cầm quyền Cộng Sản chiếm đoạt bất hợp pháp vào năm 1959. Giáo Dân đã vâng phục đề nghị của Toà Thánh để ngừng cầu nguyện khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đồng ý và hứa sẽ hoàn trả lại Toà Khâm Sứ vào ngày mùng 1 tháng 2 năm 2008. Theo thoả thuận giữa 2 bên, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ hoàn trả Toà Khâm Sứ qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, việc hoàn trả Toà Khâm Sứ đã bị đình trệ qua những thủ tục hành chánh rườm rà và phức tạp.
Đột nhiên, ngày 19.9.2008, nhà cầm quyền đã bất ngờ thông báo là Toà Khâm Sứ sẽ bị giải toả để xây dựng thành công viên và dự án này đã đuợc thực hiện công trình xây dựng quá gấp rút dưới sự bảo vệ của các lực lượng công an và dân phòng với vũ trang. Hành động này đi ngược lại với đường lối đối thoại mà chính nhà cầm quyền Cộng Sản và Giáo Hội Công Giáo đã thoả thuận. Sự kiện này đã gây nên những đau buồn cho Giáo Phận Hà Nội, như một trò đùa của pháp luật, và trở thành sự phản bội lại thoả thuận đối thoại giữa nhà cầm quyền Cộng Sản và Giáo Hội Việt Nam. Đồng thời, sự kiện này làm thương tổn đến niềm tin và lương tâm con người trong xã hội.
Ngoài ra, Quý Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Dân Giáo Xứ Thái Hà đã cầu nguyện liên tục để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trao trả lại khu vực Nhà Thờ đã bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Sự phản đối công khai và đòi hỏi mạnh mẽ hơn khi Giáo Dân Thái Hà khám phá ra các nhân viên nhà cầm quyền Cộng Sản đã bí mật bán đứng đất đai của họ cho những tư nhân. Từ ngày mùng 5 tháng 1 năm 2008, những nạn nhân này với sự tuyệt vọng đã tổ chức cầu nguyện trong hòa bình để đòi hỏi nhà cầm quyền tôn trọng công lý trong tinh thần tôn trọng luật pháp Việt Nam.
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã không lắng nghe nguyện vọng của người dân, họ dã man sử dụng nhiều công an, dân phòng, cảnh sát cơ động, và nhiều thành phần băng đảng dữ tợn trấn áp Giáo Dân.
Tháng vừa qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã tung ra chiến dịch khủng bố đối với người Công Giáo Hà Nội và đe doạ xử dụng trấn áp mạnh mẽ khủng bố trên các Linh Mục Công Giáo, kết án các ngài là tội phạm, dùng ảnh hưởng của mình xúi dục giáo dân chống lại nhà cầm quyền. Chiến dịch bôi nhọ và khủng bố này nhằm tạo nên những cái nhìn tiêu cực đối với hàng Giáo Sĩ Hà Nội nói riêng và nhất là đối với Giáo Hội nói chung. Sự kiện này càng gia tăng vào ngày 28.8.2008 khi nhà cầm quyền bắt bớ hàng loạt những người Giáo Dân vô tội. Hơn thế nữa, nhiều Linh Mục và Giáo Dân bị công an đánh đá tàn bạo khi họ yêu cầu thả tự do cho những nạn nhân bị bắt vô cớ. Những nạn nhân này đã tường trình lại là họ bị công an dùng súng, xịt hơi cay, và đánh đập tàn nhẫn, nhiều Giáo Dân đã bị đưa vào bệnh viện.
Nơi Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế, trung tâm của mảnh đất đang tranh chấp, những thành viên băng đảng dữ tợn đã tấn công và phá phách Đền Thánh Giêrađô vào chiều tối Chúa Nhật ngày 21 tháng 9 đến sáng thứ 2 ngày 22 tháng 9 trước cặp mắt dửng dưng của công an và nhân viên nhà cầm quyền.
Tối Chúa Nhật vừa qua vào ngày 21.9.2008, khoảng 200 thành viên Thanh Niên Cộng Sản mang áo xanh đã đến Giáo Xứ Thái Hà phá phách và khạc nhổ vào mặt các Linh Mục Tu Sĩ và Giáo Dân. Đây là sự kiện xảy ra sau vụ một nhóm thành viên khác đã đổ dầu nhớt trộn lẫn mắm tôm trên bàn thờ Đức Bà tại đây.
Đêm vừa qua vào ngày 25.9, nhóm băng đảng của Cộng Sản đã xua đuổi những người Công Giáo Cầu Nguyện ra khỏi khu vực Toà Khâm Sứ và họ tập trung tại cổng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội để gào thét những khẩu hiệu Cộng Sản và khủng bố Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục, đe doạ lấy đầu của Đức Tổng Giám Mục, cũng như lên án tố cáo Ngài và các vị lãnh đạo Công Giáo khác.
Quý vị Linh Mục và các nhân viên Toà Tổng Giám Mục đã phải rút lui vào bên trong và đóng chặt các cửa lại. Hàng trăm công an và nhân viên của họ đang đứng trong khu vực Toà Khâm Sứ đã dửng dưng không giúp đỡ gì những Giáo Dân khi chứng kiến những cảnh tượng đau lòng này. Hơn thế nữa, họ còn đồng loã giúp đỡ băng đảng này phá huỷ hàng rào do Giáo Dân dựng lên vào tháng Giêng. Đồng thời, họ còn ngang nhiên mang tượng Đức Mẹ Sầu Bi lên xe vận tải để mang đi đâu không biết. Trong buổi canh thức đầu tiên, Giáo Dân cầu nguyện đã mang tượng này vào khu vực Toà Khâm Sứ trước Lễ Giáng Sinh năm vừa qua. Thật ra, tượng Đức Mẹ Sầu Bi đã được đặt truớc Toà Khâm Sứ từ lúc đầu. Toà Khâm Sứ đã bị chiếm đoạt do Cộng Sản vào năm 1959.
Một số Giáo Dân cầu nguyện đã chạy vào Nhà Nguyện Thánh Giuse trong khu vực Nhà Thờ Chính Toà để liên tục rung những tiếng chuông kêu cứu đến các Giáo Xứ chung quanh. Trong khi đó, công an đã ra lệnh thúc giục các thành viên băng đảng rút lui khỏi khu vực để tránh việc đụng độ với Giáo Dân đang từ khắp nơi đổ về. Chiếc xe vận tải chở tượng Đức Mẹ Sầu Bi cũng mất dạng.
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi xác định lập trường và đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam:
1) Hãy chấm dứt hành động đàn áp đối với hàng Giáo Sĩ và Giáo Dân.
2) Hãy tôn trọng luật pháp và hoàn trả đất đai cho chủ nhân đích thực.
3) Hãy chấm dứt ngay lập tức những hành động vi phạm Nhân Quyền.
Nước Úc Đại Lợi đã có truyền thống lâu đời trong vai trò tiên phong bảo vệ quyền Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền trên thế giới. Chúng tôi trân trọng thỉnh cầu quý vị thực hiện mọi điều trong khả năng, để đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt những hành vi trấn áp và trả lại những đất đai của Giáo Hội đã bị chiếm đoạt, đây là nguyên nhân gây ra những tranh chấp. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng pháp luật của chính họ và tôn trọng luật pháp quốc tế mà chính họ đã ký kết. Xin quý vị bày tỏ những thái độ và hành động cần thiết để ngăn ngừa những vi phạm quyền Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền, để những người tín hữu được quyền tự do sống đạo và hành đạo mà không bị trấn áp.
Để biết thêm chi tiết về những sự kiện liên hệ và phản ứng của giới truyền thông quốc tế, xin xem website: www.vietcatholic.net.
Contacts:
1. Fr. Paul Van Chi Chu, Sydney.
Tel: (02) 97730933
Mob: 0410 552650
Email: paulvanchi@yahoo.com
2. Fr. Peter Xuan My Bui, Canberra.
Mob: 0411 328 077
Email: petermybui@hotmail.com
3. Fr. Anthony Huu Quang Nguyen, Melbourne.
Mob: 0412 560 445
Email: quangsdb@yahoo.com
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI ÚC ĐẠI LỢI (VCCA).
Chiến dịch chống TGM Kiệt: trở lại dị chứng đấu tố thời cải cách ruộng đất?
Hồng Nhâm
03:45 27/09/2008
Chiến dịch chống Đức Cha Ngô Quang Kiệt
một di chứng của bệnh đấu tố thời cải cách ruộng đất
Đến hôm nay (25/09), mặc dù nguyên văn lời phát biểu của Đức Cha Ngô Quang Kiệt ngày 20/09 vừa qua đã được công luận biết tới, và trò lật lọng đổi trắng thay đen của một số người trong giới cầm quyền ở Hà Nội đã bắt đầu bị phơi bày, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn đẩy mạnh chiến dịch mạt sát và mạ lỵ Đức Cha Kiệt lên mức chưa từng có. Từ trưa đến tối nay, các chương trình thời sự trên truyền hình vẫn đả kích Đức Cha Kiệt một cách hết sức gay gắt.
Trong giới công giáo ở miền Bắc, những người có tuổi bắt đầu ôn lại những kỷ niệm cũ và so sánh cách nhà cầm quyền đối xử với Đức Cha Kiệt như những cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất. Bây giờ họ cảm thấy cần sưu tập những sự kiện của thời đó để truyền lại cho con cháu làm kinh nghiệm sống trong xã hội này.
Thời cải cách ruộng đất, người ta dựa vào một số lý luận ngày nay nghe lại thấy rất kỳ cục, thậm chí dựng nên một số sự việc tưởng tượng, rồi vịn vào đấy “đấu tố” một số người bị coi như kẻ thù, không đội trời chung, phải tế sát để xây dựng xã hội tương lai lành mạnh. Ngày nay, người ta lấy một câu nói của Đức Cha Kiệt, cắt xén đi gần hết câu, để quy cho nó một ý nghĩa giả tạo, hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của người nói, rồi dựa vào đấy “đấu tố” liên tục trong nhiều ngày.
Thời cải cách ruộng đất, để che dấu sự nghèo nàn, thậm chí là sự phi lý trong lập luận, người ta khua chiêng đánh trống, cổ động quần chúng la hét như lên cơn đồng thiếp, tạo ra một cơn cuồng say để đánh gục nạn nhân. Ngày nay, người ta sử dụng báo đài để xỉ vả tới tấp, rồi huy động những nhóm người có vẻ như rất thấp kém về óc phê bình lý luận, để la hò: “giết, giết, giết Kiệt” như đã thấy đêm 21 tháng 09 xung quanh nhà thờ Thái Hà.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất người ta muốn tạo ra một sự đoạn tuyệt không thể hàn gắn, vì thế phải phá vỡ mọi giềng mối gia đình, mọi quan hệ xã hội: con cái phải đấu tố, phải “mày tao” với cha mẹ, đánh đấm, trà đạp cha mẹ. Hàng xóm, láng diềng phải thành thù địch của nhau, phải reo hò sung sướng khi thấy người kia bị bắn hạ, bị chôn sống. Ngày nay, người ta cũng cố tìm đâu vài “giáo dân” không biết vì ấm ớ một chiều, hay vì lý do gì khác, cũng ra vẻ ta đây lên án chủ chăn của mình. Còn ở trường học, công sở, chợ búa thì vận động quần chúng hằn học với các thành phần công giáo.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất, khi đã điên loạn quá rồi, phải dừng lại, thì người ta sửa sai! Nhưng giềng mối gia đình đã bị phá vỡ, sự coi thường đạo đức đã được nâng cao, những giá trị tinh thần bị huỷ diệt, lòng tin đã tan hoang, thì di lụy còn cho tới bây giờ. Rồi ra, người ta sẽ nhận thức được cái phi lý của những lời hô “giết Kiệt”, nhiều người sẽ phải xấu hổ không muốn nhắc lại nữa, nhưng sự đổ vỡ sẽ lâu dài. Nhiều người “trót dại” sẽ không còn thoải mái với cộng đoàn Giáo hội của mình, và nghiêm trọng hơn nữa, với chính lương tâm mình. Trong xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc đã bị những chấn thương vì những lý do không đáng có.
Không có gì phải nghi ngờ, chiến dịch chống Đức Cha Kiệt là một hậu duệ đã suy thoái rất nhiều của những vụ đấu tố thời cải cách ruộng đất ở Việt Nam và thời cải cách văn hoá ở Trung Quốc. So với thời cải cách kinh hoàng và thời cách mạng văn hoá long trời lở đất ấy, thì cuộc đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ đáng là con hổ giấy. Vấn đề là tại sao lại xảy ra một bước văn minh thụt lùi, và con hổ giấy lại muốn ngo ngoe nhổm dạy, nó không còn làm được những chuyện kinh khiếp như xưa, nhưng tự nhiên ngụy tạo một vài chuyện giả dối, rồi cứ thế gào thét ngày này qua ngày khác; hoặc giả kéo một lũ người bặm trợn nào đó để chửi tục, văng tục ầm ĩ khi các cụ già đang đọc kinh cầu nguyện và đánh đập, khạc nhổ vào các giáo dân hiền lành đang lần hạt và hát thánh ca, đập phá cửa rả nhà thờ, v.v.v…thì hổ giấy vẫn làm được theo một quán tính, một di sản, một di chứng gì đó.
Và bây giờ, thế hệ con cháu đã suy đồi nhiều mà các bậc chuyên nghề đấu tố ấy đang dùng cơn điên loạn chống Đức Cha Kiệt để lấp liếm chuyện gì? Và chuyện gì ấy là cái gì?
một di chứng của bệnh đấu tố thời cải cách ruộng đất
Đến hôm nay (25/09), mặc dù nguyên văn lời phát biểu của Đức Cha Ngô Quang Kiệt ngày 20/09 vừa qua đã được công luận biết tới, và trò lật lọng đổi trắng thay đen của một số người trong giới cầm quyền ở Hà Nội đã bắt đầu bị phơi bày, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn đẩy mạnh chiến dịch mạt sát và mạ lỵ Đức Cha Kiệt lên mức chưa từng có. Từ trưa đến tối nay, các chương trình thời sự trên truyền hình vẫn đả kích Đức Cha Kiệt một cách hết sức gay gắt.
Trong giới công giáo ở miền Bắc, những người có tuổi bắt đầu ôn lại những kỷ niệm cũ và so sánh cách nhà cầm quyền đối xử với Đức Cha Kiệt như những cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất. Bây giờ họ cảm thấy cần sưu tập những sự kiện của thời đó để truyền lại cho con cháu làm kinh nghiệm sống trong xã hội này.
Thời cải cách ruộng đất, người ta dựa vào một số lý luận ngày nay nghe lại thấy rất kỳ cục, thậm chí dựng nên một số sự việc tưởng tượng, rồi vịn vào đấy “đấu tố” một số người bị coi như kẻ thù, không đội trời chung, phải tế sát để xây dựng xã hội tương lai lành mạnh. Ngày nay, người ta lấy một câu nói của Đức Cha Kiệt, cắt xén đi gần hết câu, để quy cho nó một ý nghĩa giả tạo, hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của người nói, rồi dựa vào đấy “đấu tố” liên tục trong nhiều ngày.
Thời cải cách ruộng đất, để che dấu sự nghèo nàn, thậm chí là sự phi lý trong lập luận, người ta khua chiêng đánh trống, cổ động quần chúng la hét như lên cơn đồng thiếp, tạo ra một cơn cuồng say để đánh gục nạn nhân. Ngày nay, người ta sử dụng báo đài để xỉ vả tới tấp, rồi huy động những nhóm người có vẻ như rất thấp kém về óc phê bình lý luận, để la hò: “giết, giết, giết Kiệt” như đã thấy đêm 21 tháng 09 xung quanh nhà thờ Thái Hà.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất người ta muốn tạo ra một sự đoạn tuyệt không thể hàn gắn, vì thế phải phá vỡ mọi giềng mối gia đình, mọi quan hệ xã hội: con cái phải đấu tố, phải “mày tao” với cha mẹ, đánh đấm, trà đạp cha mẹ. Hàng xóm, láng diềng phải thành thù địch của nhau, phải reo hò sung sướng khi thấy người kia bị bắn hạ, bị chôn sống. Ngày nay, người ta cũng cố tìm đâu vài “giáo dân” không biết vì ấm ớ một chiều, hay vì lý do gì khác, cũng ra vẻ ta đây lên án chủ chăn của mình. Còn ở trường học, công sở, chợ búa thì vận động quần chúng hằn học với các thành phần công giáo.
Thời đấu tố cải cách ruộng đất, khi đã điên loạn quá rồi, phải dừng lại, thì người ta sửa sai! Nhưng giềng mối gia đình đã bị phá vỡ, sự coi thường đạo đức đã được nâng cao, những giá trị tinh thần bị huỷ diệt, lòng tin đã tan hoang, thì di lụy còn cho tới bây giờ. Rồi ra, người ta sẽ nhận thức được cái phi lý của những lời hô “giết Kiệt”, nhiều người sẽ phải xấu hổ không muốn nhắc lại nữa, nhưng sự đổ vỡ sẽ lâu dài. Nhiều người “trót dại” sẽ không còn thoải mái với cộng đoàn Giáo hội của mình, và nghiêm trọng hơn nữa, với chính lương tâm mình. Trong xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc đã bị những chấn thương vì những lý do không đáng có.
Không có gì phải nghi ngờ, chiến dịch chống Đức Cha Kiệt là một hậu duệ đã suy thoái rất nhiều của những vụ đấu tố thời cải cách ruộng đất ở Việt Nam và thời cải cách văn hoá ở Trung Quốc. So với thời cải cách kinh hoàng và thời cách mạng văn hoá long trời lở đất ấy, thì cuộc đấu tố Đức Cha Kiệt chỉ đáng là con hổ giấy. Vấn đề là tại sao lại xảy ra một bước văn minh thụt lùi, và con hổ giấy lại muốn ngo ngoe nhổm dạy, nó không còn làm được những chuyện kinh khiếp như xưa, nhưng tự nhiên ngụy tạo một vài chuyện giả dối, rồi cứ thế gào thét ngày này qua ngày khác; hoặc giả kéo một lũ người bặm trợn nào đó để chửi tục, văng tục ầm ĩ khi các cụ già đang đọc kinh cầu nguyện và đánh đập, khạc nhổ vào các giáo dân hiền lành đang lần hạt và hát thánh ca, đập phá cửa rả nhà thờ, v.v.v…thì hổ giấy vẫn làm được theo một quán tính, một di sản, một di chứng gì đó.
Và bây giờ, thế hệ con cháu đã suy đồi nhiều mà các bậc chuyên nghề đấu tố ấy đang dùng cơn điên loạn chống Đức Cha Kiệt để lấp liếm chuyện gì? Và chuyện gì ấy là cái gì?
Xu hướng Biến cải trong Chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn
Nguyễn Lý Tưởng
03:53 27/09/2008
Xu hướng Biến Cải trong Chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn
Kính thưa qúy vị và các bạn
(đặc biệt các bạn trẻ ở trong nước)
Ngày 20/7/1954, Việt Minh đã ký kết với Thực dân Pháp hiệp định Genève, chia đôi đất nước. Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản lãnh đạo...Từ vĩ tuyến 17 trở vô Nam gọi là Quốc Gia Việt Nam với Quốc Trưởng Bảo Đại và Ông Ngô Đình Diệm là Thủ Tứơng toàn quyền..
.Gần một triệu người đã di cư từ Bắc vô Nam với bất cứ phương tiện nào: bằng máy bay từ phi trừơng Gia Lâm Hà Nội, bằng tàu thuỷ từ cửa biển Hải Phòng, bằng đường bộ từ Đồng Hới (Quảng Bình) bằng vượt biên, vượt biển...Điều đó nói cho thế giới biết "dân tộc Việt Nam không chấp nhận chế độ Cộng Sản"...Họ đã bỏ nhà cửa, tài sản, ruộng vừơn, quê hương, mồ mả tổ tiên để "vào Nam tìm tự do"...
Một nửa nước Việt Nam đã mất vào tay Cộng Sản rồi...Đứng trước cảnh bất công trong xã hội, đứng trước một chế độ bạo tàn, trăm họ lầm than thì ngọn lửa yêu nước trong lòng mình bùng cháy lên, dòng máu quật cường sôi sục. Phải làm một cái gì?
Muốn thay đổi một chế độ bất công, thối nát; múôn xây dựng lại một xã hội tốt đẹp hơn trong đó quyền con người được tôn trọng, người dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ...chúng ta đưa ra những tư tưởng chính trị, những chủ trương cải cách và mong đem những điều đó ra thực hiện...
Nếu một mình chưa đủ can đảm, chưa dám dấn thân, thì phải có sự kết hợp của nhiều người, phải có một tổ chức, phải tạo nên sức mạnh để cùng nhau đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước. Hoàn cảnh nước Việt Nam vào năm 1954, lúc đó, tôi chưa được 15 tuổi, nhưng đã sớm dấn thân vào con đường tranh đấu rồi!
Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê, tổ tiên sống về nông nghiệp, luôn ấp ủ những đức tính cần cù nhẫn nại và cương trực thành tín. Năm 1945, khi tôi mới lên 6 tuổi, cha tôi bị Việt Minh bắt đi tù và chết trong trại giam vì "cha tôi là một người yêu nước không Cộng Sản". Anh tôi cũng bị Việt Minh bắt giam nhưng sau đó trốn thoát được, về nhà...nhưng mấy tháng sau, rồi cũng bị Việt Minh giết chết...Tôi là người con trai duy nhất còn lại trong gia đình nên phải bỏ làng trốn lên tỉnh (khi chưa được 10 tuổi!). Trong những năm ở bậc Trung học, tôi đã đọc nhiều sách báo, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam dứơi thời Pháp thuộc nhất là giai đoạn tranh chấp Quốc, Cộng từ 1945 đến 1954...những kinh nghiệm bản thân và gia đình, những cảnh dã man do Cộng Sản gây nên cho đồng bào vô tội tại quê tôi đã giúp tôi hiểu Cộng Sản là gì?
Từ khi dân tộc Việt Nam bị người Pháp đô hộ cho đến 1945, trong vòng 80 năm đó, nhiều nhà ái quốc đã đi theo chủ nghĩa nầy hay chủ nghĩa khác với hy vọng sẽ tìm được "con đường cứu nước, giải phóng dân tộc". Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên hay chủ nghĩa Cộng Sản của Mac-Lênin đều du nhập từ ngoại quốc.. .chỉ có chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Trương Tử Anh là của người Việt Nam chúng ta, không chịu ảnh hưởng các chủ thuyết ngoại lai.
Vào những năm 1954, 1955, khi mới 15, 16 tuổi, tôi có đọc qua tài liệu về chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của ông Trương Tử Anh, được trình bày một cách vắn gọn. Năm 1964, tôi lại có cơ hội đọc chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Trương Tử Anh do Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Tiến sĩ Chính trị học tại Đại học Paris (Pháp) khai triển gồm có hai phần: phần thứ nhất, phê bình các chủ nghĩa trên thế giới và phần thứ hai, giới thiệu chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.
(1) Hai chữ "Dân Tộc" được hiểu như thế nào? Chủ nghĩa Phát-xít của Hít-Le trước thế chiến thứ Hai (1939-1945) có phải là chủ nghĩa Dân Tộc hay không?
Tháng 11/1963, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tôi có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ nhất là giới sinh viên các Đại học tại miền Nam (tức Việt Nam Cộng Hoà)...Anh chị em thường đặt vấn đề "Dân Tộc là gì?" Theo tôi hiểu, Dân Tộc ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng "là mọi người cùng sống trong một quốc gia, cùng chung một lãnh thổ, cùng chung một dòng lịch sử, dứơi sự lãnh đạo của một chính quyền, được Hiến Pháp và Luật Pháp bảo vệ" chẳng hạn như Dân Tộc Việt Nam. Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, qua báo chí, các đài phát thanh chúng tôi thường nghe nói "người dân tộc?" cụm từ nầy được người miền Bắc nói nhiều nhất..."Người dân tộc" là gì?
Trước 1975, ở Miền Nam thừơng nói "các sắc dân thiểu số"..."sắc tộc thiểu số" hay "người Việt gốc Miên, người Việt gốc Chàm, người Việt gốc Nùng, gốc Thái,v.v...." tất cả đều là "người Việt" là những công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam....Theo chúng tôi, "Dân Tộc" bao gồm tất cả mọi người cùng sống trên đất nước Việt Nam, không phân biệt địa phương hay sắc dân.
Trên thế giới nầy có nhiều sắc dân, có nhiều giống người cùng chung một quốc gia (như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,v.v...) Nhưng cũng có khi chỉ một giống người, cùng chung một giòng máu, cùng chung một thứ tiếng mà lại sinh sống trên nhiều quốc gia khác nhau (như người La Mã tại Âu Châu, Anh tại Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan và Anh Quốc...)
Cộng Sản chủ trương xây dựng một thế giới đại đồng, thế giới cộng sản, giai cấp công nhân, quốc tế vô sản, các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Nhưng thực tế, nước lớn chèn ép nước nhỏ, nước nhỏ phải lệ thuộc nước lớn, Liên Xô gom các nước nhỏ lại thành một Đại Liên Bang Xô Viết, Trung Quốc xâm chiếm các nước Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng để trở thành Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa...Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam, Liên Xô đem quân chiếm Georgia...đều là các nước "xã hội chủ nghĩa anh em"...như vậy cái thuyết "qúôc tế cộng sản" hay "thế giới đại đồng" chỉ là "nước nhỏ lệ thuộc nước lớn", "cá lớn núôt cá bé" mà thôi. Do đó, chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn đối lập với chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ra đời là để bảo vệ sự sống còn của dân tộc Việt Nam trước hoạ Cộng Sản xâm lăng, cụ thể là họa bành trứơng của Cộng Sản Trung Quốc (hay Trung Cộng).
(2) Luật Cạnh Tranh Sinh Tồn
Loài người, loài vật, hay thực vật (cây,cỏ) cũng phải có điều kiện mới sống được, cũng phải "tranh đấu" để sinh tồn. Loài người, loài vật cần ăn, ở, sinh hoạt tinh thần...cây cỏ cũng phải có nước, có nắng, có đất tốt để sống, để phát triển...Đời sống con người có 3 phương diện: thể chất, trí tuệ và tinh thần. Chúng tôi phân biệt Tinh Thần khác với Trí Tuệ. Có những người học hành uyên bác, kiến thức rộng, có bằng cấp, học vị cao (đó là phần trí tuệ) nhưng tinh thần hèn kém, bạc nhược, ích kỷ, tham lam, không có đạo đức, không biết hy sinh vì đại nghĩa. Họ chỉ dồi dào về mặt trí tuệ mà thấp kém về mặt đạo đức, tinh thần. Vậy đời sống của con người hay của một dân tộc cũng phải được phát triển đầy đủ cả ba phương diện: thể xác, trí tuệ và tinh thần.
Sự sinh tồn, trước hết là sinh tồn cho cá nhân rồi sau đó là sinh tồn cho cả dân tộc. Múôn sinh tồn thì phải tranh đấu. Múôn tranh đấu thì phải có sức mạnh.
Cái gì tạo nên sức mạnh?
-Đoàn kết.
Làm sao Đoàn kết được?
-Có hai yếu tố quan trọng để làm nên sự đoàn kết là "Thương Yêu Nhau" và "Tin Cậy lẫn nhau"...
Khổng Tử sinh vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc (cách nay khoảng từ 2500 đến 2600 năm), đó là một thời kỳ loạn lạc, xã hội suy đồi, con giết cha, vợ giết chồng, bầy tôi giết vua...Muốn ổn định xã hội, Khổng Tử khuyên mọi người thực hiện 05 điều sau đây: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Chữ TÍN đối với DÂN TỘC là yếu tố tạo đoàn kết, tạo sức mạnh để quyết định thắng lợi trong mọi cuộc tranh đấu. Nếu giữa mọi người trong DÂN TỘC với nhau, trong một QUỐC GIA với nhau mà không có chữ TÍN thì không thể có đoàn kết, không thể có sức mạnh, không thể có niềm tin để tiếp tục con đường tranh đấu đến thành công.
Người Việt Nam chúng ta từ Nam chí Bắc đã biết đến chủ nghĩa Cộng Sản, đã sống trong chế độ Cộng Sản từ 1945 đến nay, hơn 63 năm nay, đã thấy được chủ trương "Đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản" của Cộng Sản như thế nào rồi!
Cộng Sản chủ trương "đấu tranh giai cấp" cho rằng làm như thế sẽ tạo được sức mạnh để tranh đấu thắng lợi. Sự thật chủ trương đó đã tạo ra sự chia rẽ trong dân tộc Việt Nam chúng ta và sự chia rẽ đó sẽ không bao giờ hàn gắn được nếu ngày nào đảng Cộng Sản còn ngự trị trên dân tộc Việt Nam chúng ta. Mặc dù sau 30/4/1975, đất nước Việt Nam đã thống nhất, nhưng lòng người Việt Nam vẫn mãi mãi chia rẽ, hận thù. Những người ở Miền Bắc đã từng chứng kiến những cảnh đấu tố địa chủ rất dã man trong thời kỳ "cải cách ruộng đất". Trong xã hội Việt Nam, nhất là ở miền Trung và miền Bắc, mỗi gia đình nông dân có vài ba mẫu ruộng hay năm mười mẫu ruộng chỉ là phương tiện tối thiểu để sinh sống cho một gia đình mười người, hai mươi người, rất hiếm thấy có người làm chủ hàng trăm, hàng ngàn mẫu ruộng như ở miền Nam.
Việc phát động đấu tố địa chủ tại miền Bắc, dứơi chế độ Cộng Sản là thi hành chủ trương đường lối của Cộng Sản Trung Quốc. Từ xưa đến nay, người Việt Nam sống với quê hương, xóm làng, đùm bọc lẫn nhau, mấy ai đối xử với nhau "người bóc lột người" như Cộng Sản tuyên truyền "địa chủ bóc lột bần cố nông". Cộng Sản đã chủ trương "chuyên chính vô sản", "độc tài áp bức" "tù đày, giết chóc, khủng bố" để cai trị dân. Chủ trương đó càng gây chia rẽ trong dân tộc!
Lương Tương Vương hỏi Mạnh Tử: Ai là người thống nhất được đất nước, thống nhất được dân tộc, thống nhất được lòng người ? (Thục năng nhất chi ?)
Mạnh Tử trả lời rằng: Người không chủ trương giết hại kẻ khác là người có thể thống nhất được đất nước, thống nhất được lòng người. (Bất thị sát nhân giả năng nhất chi)
Không thống nhất được lòng dân thì không thống nhất được đất nước, không tạo được đoàn kết và sẽ không có được sức mạnh bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lăng.
Như chúng tôi đã nói "giữa mọi người với nhau mà không có chữ Tín, không tin cậy lẫn nhau thì sẽ không có tình thương, không có đoàn kết, không tạo được sức mạnh". Chúng ta thấy rõ, chủ nghĩa Cộng Sản là lừa dối. Hơn 63 năm nay, Cộng Sản lừa dối nhân dân, lừa dối đồng bào, lừa dối những thanh niên yêu nước, lừa dối cả những đảng viên của họ. Nói láo hay lừa dối là chủ trương chính sách của họ. Bây giờ, hơn lúc nào hết, dân tộc Việt Nam cần đoàn kết để có sức mạnh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào, độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ...Cộng Sản chủ trương lừa dối, không có chữ Tín, thì làm sao đoàn kết toàn dân, làm sao tạo được sức mạnh.
Chúng ta tranh đấu để cho dân tộc mình được sinh tồn, cho mọi người dân không phân biệt tôn giáo, sắc dân, địa phương hay thành phần xã hội được một cuộc sống đầy đủ, được hưởng mọi quyền tự do, hạnh phúc..."được sinh tồn một cách sung mãn"...So sánh với nước Việt Nam hiện nay, sau khi hô hào đấu tranh giai cấp, sau khi thi hành chính sach cải cách ruộng đất "đấu tố địa chủ", cải tao công thương nghiệp, "đánh tư sản mại bản" thì người dân Việt Nam trở nên nghèo đói thê thảm, người nghèo phải bán con cho người nước ngoài để "kiếm cơm", trẻ em phải bị bán đi làm "gái điếm, làm đĩ" cho ngoại quốc, cho những kẻ giàu có, dâm đãng, sống bất chấp luân thừơng đạo lý, không có lương tâm...
Kết quả tạo nên một giai cấp "tư bản đỏ", cấp lãnh đạo giàu có quá mức, hàng chục, hàng trăm đảng viên cao cấp là "tỷ phú tính bằng đô la". Một bọn người trong đảng Cộng Sản cấu kết nhau, xem tài nguyên quốc gia là của riêng mình, bắt dân đóng thuế để bỏ túi, cướp tài sản của các Giáo Hội, của tư nhân thuộc chế độ VNCH ngày trước, "giết người cướp của" là hành động trắng trợn của đàng Cộng Sản, cấu kết với tư bản nước ngoài, cứơp đất, cướp ruộng, cứơp nhà cửa của dân, khiến cho con người không còn phương tiện để mưu sinh...Kết quả của chủ trương "đấu tranh giai cấp" là như thế đó.
(3) Xu hướng biến cải của luật Sinh Tồn
Trong chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn có nói đến "Xu hướng biến cải". Biến cải để sinh tồn. Biến cải để khỏi bị diệt vong. Con kỳ nhông ở chỗ cây xanh thì mình nó biến thành màu xanh để khỏi bị tiêu diệt, con châu châu ở ruộng lúa chín vàng thì mình nó thành màu nâu, màu đà...cho hợp với màu cây lúa, gốc rạ để khỏi bị tiêu diệt. Trong ý nghĩa chính trị, biến cải có nghĩa là đổi mới, là tiến bộ.
Sách Đại Học (một trong 4 bộ sách quan trọng của nhà Nho xưa gọi là Tứ Thư) có nói rằng "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện" (nghĩa là con đường của bậc đại học là người trong tương lai sẽ đóng vai trò lãnh đạo đất nước, là nuôi dưỡng cái đức sáng (tức là lòng đạo đức) của mình, đổi mới cuộc sống của dân, làm cho dân được tiến bộ và phải đạt đến mức gọi là "chí thiện", phải thật hay, thật tốt mới thôi. (Thiện là tốt lành, hay giỏi).. Lời chú thích trong sách Đại Học là "Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân"...nghĩa là mỗi ngày phải đổi mới, đổi mới mãi, tiến bộ mãi..
Chủ nghĩa Cộng Sản đã phát triển ở nước Nga và cuộc cách mạng tháng 10 / 1917 do Lênin lãnh đạo, thành công ở Nga. Từ nước Nga, chủ nghĩa Cộng Sản bành trứơng qua Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba,v.v...Nhưng trải qua hơn 70 năm ở Nga, chủ nghĩa đó thất bại, đã giết hại hàng trăm triệu người trên thế giới, không đem lại hạnh phúc cho nhân dân..Do đó, nước Nga đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, giải tán chính quyền Cộng Sản để trở về với chính thể tự do...Hiện nay, chính quyền tại Nga đã trả lại các quyền tự do dân chủ cho dân, ccông nhận quyền đối lập chính trị, đa nguyên, đa đảng, bầu cử ứng cử tự do. Đó là họ biết áp dụng "xu hướng biến cải trong chính trị", từ bỏ chính sách sai lầm để tiếp thu những chủ trương tiến bộ.
Chế độ Cộng Sản Việt Nam là con đẻ của CS Nga, trải qua 63 năm đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác, khiến cho nhân dân nghèo đói, lạc hậu, chủ trương chiến tranh để thực hiện chủ nghĩa CS toàn trị trên đất nước VN chúng ta, khiến cho Nam bắc chia rẽ, hàng chục triệu người chết, dân tộc chúng ta phải đau khổ đến mức độ nào...Năm 1954, cả triệu đồâng bào bỏ miền Bắc di cư vô Nam...Năm 1975, mấy triệu người vượt biên, bỏ nước ra đi, chết trên biển, trong rừng, chết trong nhà tù CS...Chủ nghĩa CS đã làm cho cả nước đói, tất cả công lao làm lụng vất vả của người miền Nam đã ra tay trắng vì bị CS cướp mất hết...Ai cũng biết chủ nghĩa CS là sai lầm, chính quyền CS không được lòng dân...Thế nhưng, những người có trách nhiệm lãnh đạo không chịu đổi mới, không chịu từ bỏ chủ nghĩa CS...Điều đó chứng tỏ rằng họ không biết áp dụng "xu hướng bến cải trong chính trị" đất nước vẫn lạc hậu...
Từ lâu đời, dân tộc Việt Nam chúng ta vốn là một dân tộc có ý thức độc lập, tự chủ, tự cừơng rất cao. Chúng ta sống bên cạnh Trung Quốc là một nước lớn luôn chủ trương bành trứơng, xâm lăng. Bao nhiêu lần bị người Hán phương bắc xâm lăng, đô hộ nhưng tổ tiên chúng ta luôn tranh đấu để tạo dựng cho mình một giang sơn riêng, không chịu lệ thuộc phương Bắc. Chúng ta không để mất tiếng nói, mất văn hoá, mất quyền tự chủ...Đọc lại lịch sử, chúng ta thấy tổ tiên chúng ta đã áp dụng "xu hướng biến cải" một cách tuyệt vời để sinh tồn. Thời nhà Tần, thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Triệu Đà đã lập ra nước Nam Việt, xưng là Triệu Việt Vương, đối lập với nhà Hán.
Thời Ngũ Đại (thế kỷ thứ 10), Ngô Quyền đã giết Thái tử Nam Hán là Lưu Hoàng Thao trên sông Bạch Đằng, dựng lại nền độc lập của dân tộc Việt. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ quân, được vua nhà Lương phong vương mở đầu chính thống của Đại Cồ Việt, sử thừơng gọi ông là Đinh Tiên Hoàng (chẳng khác nào nhà Tần thống nhất lục quốc, lên ngôi hoàng đế là Tần Thủy Hoàng). Lý Thường Kiệt đem quân đánh vào nước Tống, Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên, Lê Lợi thắng quân Minh, Nguyễn Huệ thắng quân Thanh chẳng phải là nước nhỏ thắng nước lớn hay sao? Làm sao để thắng quân xâm lăng và giữ vững độc lập cho dân tộc, đó là biết áp dụng xu hương biến cải trong chính trị...
Cuộc Nam tiến khởi đi từ thời nhà Trần, nhà Lý, nhà Lê và hoàn tất dứơi thời nhà Nguyễn (thế kỷ 18), người Việt đã biến một vùng hoang vu, rộng lớn, bíên những vùng sình lầy, rừng ngập nước, giang sơn của cá sấu, rắn rết, thú dữ.. .thành ruộng vừơn, làng mạc. Chính sách di dân lập ấp của nhà Nguyễn trong thế kỷ 17, 18, đã giúp cho tất cả các sắc dân sinh sống tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trở thành công dân Việt Nam và có một đời sống ổn định. Thực sự, nhà Nguyễn chỉ sử dụng binh lực khi cần thiết để bảo vệ di dân và đã áp dụng một chính sách rất khôn khéo hợp với lòng người mới tạo được "đoàn kết", cùng nhau xây dựng và mở mang xứ Đàng Trong...Tổng Trấn Lê Văn Duyệt đã làm cho Sài Gòn – Gia Định trở nên một nơi trù phú, đô hội, phát triển...là một thành phố quốc tế vào đầu thế kỷ 19, ngang hàng với thủ đô Bangkok của nước Xiêm (tức Thái Lan bây giờ)...Đó chính là biết áp dụng "xu hướng biến cải trong chính trị".
Trước tình hình Trung Quốc chủ trương bành trướng, cứơp đất, cứơp biển của Việt Nam chúng ta hiện nay...Những người có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, bảo vệ giang sơn của tổ tiên để lại...phải làm gì ?
Từ khi nước ta giành lại nền độc lập trong tay người Hán phương Bắc (thế kỷ thứ 10, thời Ngô Quyền)...các triều đại Việt Nam như Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn...không để mất đất, mất biển về tay Trung Quốc...Trước hết là bằng đường lối ngoại giao, đòi phân định biên giới rõ ràng...sau đó mới dùng đến quân sự để bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lăng. Đặc biệt, mỗi lần có hoạ xâm lăng phương Bắc thì các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới luôn đứng về phía Việt Nam, họ đã chiến đấu bên cạnh quân đội của vua Việt Nam. Điều đó cũng nói lên chính sách của các triều đại vua chúa ngày xưa đối với người thiểu số ở vùng biên giới là luôn luôn an ủi, vỗ về họ, luôn tôn trọng quyền lợi của họ, nhất là tôn trọng truyền thống văn hoá của họ. Sau khi đã chứng tỏ cho người Hán phương Bắc sức mạnh đoàn kết của dân tộc chúng ta, các vua Việt Nam liền cử phái đoàn sứ giả qua Bắc Kinh để thiết lập quan hệ ngoại giao, củng cố nền hoà bình giữa hai nước.
Hiện tại, Việt Nam là một nước nhỏ và yếu thế hơn bên cạnh Trung Quốc là một nước lớn...nhưng chúng tôi nghĩ rằng dù là nước nhỏ đi nữa vẫn là một nước có chủ quyền và có tiếng nói trong cộng đồng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là thành viên trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tại sao chúng ta không vận động sự ủng hộ của các nước đồng minh và quốc tế để chống lại áp lực của Trung Quốc ? Vị trí của Việt Nam rất quan trọng đối với Biển Đông và các nước Đông Nam Á, Thái Bình Dương...tại sao chúng ta không đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra trình bày với thế giới...Vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề an ninh quốc phòng và tự do hàng hải cho toàn vùng là vấn đề mà các qúôc gia đều quan tâm trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân,v.v. là những nước có quyền lợi trong vùng này.
Trong quan hệ quốc tế, nếu chúng ta có chính nghĩa thì Trung Quốc cũng không dám xem thường...Ngày 14/9/2008 vừa rồi kỷ niệm 50 năm, Phạm Văn Đồng, thủ tứơng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Hà Nội) ký công hàm gửi Chu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của họ trên vùng đảo Hoàng Sa là một hành động bán nước. Lúc đó, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc phía Nam vĩ tuyền 17, không thuộc lãnh thổ, lãnh hải của Cộng Sản Bắc Việt nên công hàm nầy không có giá trị pháp lý...Đồng bào trong nước và hải ngoại đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối công hàm bán nước của Pham Văn Đồng, nhưng chính quyền CSVN tại Hà Nội vẫn giữ thái độ im lặng, chấp nhận một cách hèn nhát, nhục nhã, xem như đó là việc xảy ra trong quá khứ, việc đã rồi, không cần đề cập đến nữa!
Trước tình hình hiện nay: (1)Đối nội, phải thực hiện đoàn kết toàn dân để tạo sức mạnh tự vệ trước hoạ xâm lăng...(2) Đối ngoại, phải vận động ngoại giao với các nước đồng minh, nhất là tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, vận động mở các hội nghị quốc tế về lãnh thổ, lãnh hải, yêu cầu ủng hộ Việt Nam...
Phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho dân.
Tôn giáo là phần cao nhất trong sinh hoạt tinh thần của con người. Đó là nhu cầu tối thượng không thể không có được trong lịch sử nhân loại, trên cả nhu cầu về ăn ở, nghệ thuật, triết học và chính trị. Lịch sử đã chứng minh: các chính quyền chủ trương độc tài, độc tôn, đàn áp tôn giáo...Kết quả, tôn giáo vẫn tồn tại mà chính quyền thì sụp đổ.
Vì thế, phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân, mọi người có quyền tin theo bất cứ tôn giáo nào, không bị ép buộc phải từ bỏ hay gia nhập tôn giáo. Nhà nước tôn trọng tài sản, nơi thờ tự cũng như các cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, từ thiện của các tôn giáo. Trả lại các cơ sở thuộc quyền quản trị của các tôn giáo trước đây đã bị chính quyền CSVN tịch thu. Việc điều hành các Giáo Hội, bổ nhiệm các cấp lãnh đạo, tuyển chọn tu sĩ, chương trình huấn luyện đào tạo cán bộ tôn giáo,v.v...do các Giáo Hội tự do quýêt định, nhà nước không được quyền can thiệp vào nội bộ của các Gáo Hội. Các Giáo Hội được tự do hoạt động để xây dựng đất nước nhất là các công tác xã hội, từ thiện, y tế và văn hoá giáo dục,.v.v...Nếu không có sự hiện diện của các tôn giáo tại Việt Nam thì nền giáo dục duy vật vô thần của CS đã làm sụp đổ các truyền thống văn hoá, luân lý đạo đức của tổ tiên chúng ta từ lâu rồi!
b.- Quyền tự do tư tưởng
Các nước văn minh trên thế giới đều tôn trọng quyền tự do ngôn luận, gọi là "đệ tứ quyền". Tại Việt Nam, từ khi đảng CS lên lãnh đạo, đã tứơc đoạt "đệ tứ quyền" của người dân, đàn áp khủng bố giới văn nghệ sĩ, bắt buộc mọi người phải đi theo một chủ nghĩa duy nhất, phải suy nghĩ một chiều, tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng chỉ để phục vụ cho chính quyền và đảng CS mà thôi. Do đó, giới văn nghệ sĩ đã mất hết khả năng sáng tạo, dân tộc hoàn toàn chịu thiệt thòi, không có văn chương, không có văn học nghệ thuật sáng tạo, Việt Nam đi thụt lùi trong khi cả thế giới càng ngày càng tiến bộ vượt bực về mặt tư tưởng.
Vì thế, phải trả lại quyền tự do tư tưởng cho người dân. Mọi người có quyền sáng tác và xuất bản tác phẩm của mình. Cá nhân hoặc tập thể có quyền tổ chức cơ sở xuất bản, phát hành báo chí, sách vở...Các cơ quan ngôn luận có quyền nói lên sự thật trong xã hội, có quyền chỉ trích những điều sai lầm và tệ trạng xấu xa của chính quyền.
c.-Quyền tự do chính trị
Các nước tự do trên thế giới hiện nay đều công nhận vai trò chính đảng rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị của một chế độ dân chủ. Múôn có dân chủ thì phải có sinh hoạt chính trị dân chủ. Người công dân được quyền trình bày tư tưởng chính trị của mình qua sách vở, báo chí, qua các phương tiện truyền thông và phải có quyền đối lập về chính trị. Quyền đó phải được Hiến Pháp và luật pháp bảo vệ. Chính đảng đối lập phải được quyền tự do hoạt động hợp pháp. Đảng đối lập kiểm soát chính quyền một khi chính quyền sai lầm hoặc không thực thi dân chủ. Trong Quốc Hội phải có tiếng nói của phe đối lập để chỉ trích, phê bình, kiểm soát Hành Pháp trong việc thi hành chính sách qúôc gia. Quyền tự do ngôn luận cũng là một phương tiện để kiểm soát chính quyền: sách vở, báo chí, các cơ quan truyền thông là phương tiện phản ánh dư luận quần chúng, nói lên những sai lầm của chính quyền...Do đó, quyền tự do sinh hoạt chính trị phải đi đôi với quyền tự do ngôn luận. Tại Việt Nam hiện nay, đảng Cộng Sản chủ trương chế độ độc tài, không có chính đảng đối lập, là đi ngược lại với quyền tự do chính trị, đi ngược lại khát vọng tự do dân chủ của con người.
Vì thế, người công dân được quyền cư trú, làm ăn và đi lại bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam, không bị giới hạn bởi chế độ hộ khẩu. Mọi công dân được quyền sinh hoạt chính trị tự do, được quyền hội họp, được quyền bầu cử ứng cử tự do. Các thành phần đối lập về chính trị phải được tự do ứng cử để có tiếng nói đối lập trong Quốc Hội. Luật Quy Chế Chính Đảng phải được Quốc Hội thông qua để định chế hoá vai trò chính đảng trong một chế độ dân chủ. Quốc Gia phải công nhận chính đảng công khai, hợp pháp. Chính đảng được thành lập và hoạt động tự do, có trụ sở, có cơ quan ngôn luận để phổ biến chủ trương đường lối chính trị của mình, có ban chấp hành, có đảng viên, có tài sản riêng và được hưởng tư cách pháp nhân.
Chính quyền không được xem chính đảng như là một hội ái hữu hay hiệp hội tư. Trong các cuộc bầu cử, nếu chương trình xây dựng đất nước và nhân sự lãnh đạo của chính đảng được nhân dân ủng hộ thì chính đảng sẽ có mặt tại Quốc Hội hay trong cơ quan Hành Pháp, Tư Pháp để lãnh đạo đất nước. Tam quyền: Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp (Chính Phủ, bộ máy hành chánh), Tư Pháp (Toà Án) hoàn toàn phân biệt và hoàn toàn độc lập và đại diện cho quyền lãnh đạo tối cao của qúôc gia do dân bầu lên. Ngoài ba cơ quan nầy, không có một chính đảng nào giữ vai trò lãnh đạo đất nước.
d.- Quyền tư hữu của người dân
Để thực thi công bằng xã hội, trước đây chế độ VNCH đã truất hữu ruộng đất của những địa chủ không thực sự canh tác ruộng đất của mình, để cấp phát cho nông dân (theo luật Người Cày Có Ruộng) và quốc gia bồi thừơng cho các chủ đất theo thời gian, mỗi năm một phần trong mừơi năm hay hơn nữa. Tiền bồi thường đó lấy từ ngân sách quốc gia và viện trợ Mỹ...Tuy nhiên nhà nước cũng dành cho những chủ đất một số ruộng tối thiểu là năm (05) mẫu tây để lo việc giỗ chạp đối với tổ tiên của họ (ruộng hương hỏa). Nhà nước cũng tôn trọng các di tích lịch sử của qúôc gia hay của các dòng họ như nhà thờ họ (từ đường), mồ mả, lăng mộ...
Nhà nước biết ơn người đã bỏ tiền, bỏ công sức cũng như trí óc để đầu tư canh tác, khai khẩn đất hoang nhờ đó mà những chỗ đất hoang vu hay rừng hoang đã trở thành ruộng vườn, làng mạc. Công lao đó đã có từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17, 18) đến sau nầy. Chính sách ruộng đất đã chủ trương làm sao cho nông dân có ruộng để sinh sống và cũng không "tịch thu" hết tài sản của người chủ ruộng. Do đó không gây kinh hoàng, bất mãn, tang tóc cho người chủ ruộng trước kia (khác với chính sách đấu tố địa chủ tại miền Bắc dứơi chế độ CS trước đây).
Vì chiến tranh và vì hoàn cảnh đất nước, nhiều người đã bỏ chạy khỏi quê hương của mình và nhiều người khác (nhất là thành phần cán bộ, đảng viên đảng CSVN) đã chiếm đoạt nhà cửa, di tích lịch sử của các dòng họ...biến những nơi đó thành tài sản riêng của mình và xoá hết các di tích kỷ niệm của các gia đình, dòng họ. Điều nầy đã tạo ra một nỗi đau xót cho nhiều người, nhiều gia đình, dòng họ. Ý thức rằng việc hình thành một xã hội, một qúôc gia là do công lao của nhiều người, của nhiều đời, không phải chỉ do một nhóm người, một đảng chính trị. Những người hiện tại đang thừa hửơng công lao của người xưa phải biết rõ diễn tiến của lịch sử từ quá khứ cho đến hiện tại.
Vì thế, phải trả lại tài sản cho các tôn giáo, các dòng họ và các gia đình đã bị cướp đoạt do hoàn cảnh chiến tranh, phải xa lánh nơi sinh quán, nơi cư trú của mình để đi đến một nơi khác. Có những người từ 1975 đến nay vẫn sống trên đất nước Việt Nam, vẫn làm nhiệm vụ công dân đối với qúôc gia dân tộc của mình, nhưng nhà cửa, vừơn tược, đất đai của họ đã bị chiếm đoạt bởi người khác và ngay cả mồ mả của cha mẹ, ông bà, tổ tiên,v.v...vẫn bị dày xéo, di dời hay xoá bỏ hết dấu tích. Nếu không trả lại hết thì cũng phải trả lại nhà cửa, vừơn tựơc của họ vì đó là di tích, là kỷ niệm thiêng liêng của gia đình, dòng họ...Đây là một vấn đề nan giải, nhưng cũng phải quan tâm và có chính sách.
Phát biểu của Gs Nguyễn Lý-Tưởng tối Thứ Sáu 26/9/2008
từ 7:00 PM đến 9:00 PM giờ California trên Diễn Đàn Paltalk
"Dân Tộc Sinh Tồn và Dân Chủ Pháp Trị"
Kính thưa qúy vị và các bạn
(đặc biệt các bạn trẻ ở trong nước)
Ngày 20/7/1954, Việt Minh đã ký kết với Thực dân Pháp hiệp định Genève, chia đôi đất nước. Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản lãnh đạo...Từ vĩ tuyến 17 trở vô Nam gọi là Quốc Gia Việt Nam với Quốc Trưởng Bảo Đại và Ông Ngô Đình Diệm là Thủ Tứơng toàn quyền..
.Gần một triệu người đã di cư từ Bắc vô Nam với bất cứ phương tiện nào: bằng máy bay từ phi trừơng Gia Lâm Hà Nội, bằng tàu thuỷ từ cửa biển Hải Phòng, bằng đường bộ từ Đồng Hới (Quảng Bình) bằng vượt biên, vượt biển...Điều đó nói cho thế giới biết "dân tộc Việt Nam không chấp nhận chế độ Cộng Sản"...Họ đã bỏ nhà cửa, tài sản, ruộng vừơn, quê hương, mồ mả tổ tiên để "vào Nam tìm tự do"...
Một nửa nước Việt Nam đã mất vào tay Cộng Sản rồi...Đứng trước cảnh bất công trong xã hội, đứng trước một chế độ bạo tàn, trăm họ lầm than thì ngọn lửa yêu nước trong lòng mình bùng cháy lên, dòng máu quật cường sôi sục. Phải làm một cái gì?
Muốn thay đổi một chế độ bất công, thối nát; múôn xây dựng lại một xã hội tốt đẹp hơn trong đó quyền con người được tôn trọng, người dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ...chúng ta đưa ra những tư tưởng chính trị, những chủ trương cải cách và mong đem những điều đó ra thực hiện...
Nếu một mình chưa đủ can đảm, chưa dám dấn thân, thì phải có sự kết hợp của nhiều người, phải có một tổ chức, phải tạo nên sức mạnh để cùng nhau đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước. Hoàn cảnh nước Việt Nam vào năm 1954, lúc đó, tôi chưa được 15 tuổi, nhưng đã sớm dấn thân vào con đường tranh đấu rồi!
Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng quê, tổ tiên sống về nông nghiệp, luôn ấp ủ những đức tính cần cù nhẫn nại và cương trực thành tín. Năm 1945, khi tôi mới lên 6 tuổi, cha tôi bị Việt Minh bắt đi tù và chết trong trại giam vì "cha tôi là một người yêu nước không Cộng Sản". Anh tôi cũng bị Việt Minh bắt giam nhưng sau đó trốn thoát được, về nhà...nhưng mấy tháng sau, rồi cũng bị Việt Minh giết chết...Tôi là người con trai duy nhất còn lại trong gia đình nên phải bỏ làng trốn lên tỉnh (khi chưa được 10 tuổi!). Trong những năm ở bậc Trung học, tôi đã đọc nhiều sách báo, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam dứơi thời Pháp thuộc nhất là giai đoạn tranh chấp Quốc, Cộng từ 1945 đến 1954...những kinh nghiệm bản thân và gia đình, những cảnh dã man do Cộng Sản gây nên cho đồng bào vô tội tại quê tôi đã giúp tôi hiểu Cộng Sản là gì?
Từ khi dân tộc Việt Nam bị người Pháp đô hộ cho đến 1945, trong vòng 80 năm đó, nhiều nhà ái quốc đã đi theo chủ nghĩa nầy hay chủ nghĩa khác với hy vọng sẽ tìm được "con đường cứu nước, giải phóng dân tộc". Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên hay chủ nghĩa Cộng Sản của Mac-Lênin đều du nhập từ ngoại quốc.. .chỉ có chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Trương Tử Anh là của người Việt Nam chúng ta, không chịu ảnh hưởng các chủ thuyết ngoại lai.
Vào những năm 1954, 1955, khi mới 15, 16 tuổi, tôi có đọc qua tài liệu về chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của ông Trương Tử Anh, được trình bày một cách vắn gọn. Năm 1964, tôi lại có cơ hội đọc chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Trương Tử Anh do Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Tiến sĩ Chính trị học tại Đại học Paris (Pháp) khai triển gồm có hai phần: phần thứ nhất, phê bình các chủ nghĩa trên thế giới và phần thứ hai, giới thiệu chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.
(1) Hai chữ "Dân Tộc" được hiểu như thế nào? Chủ nghĩa Phát-xít của Hít-Le trước thế chiến thứ Hai (1939-1945) có phải là chủ nghĩa Dân Tộc hay không?
Tháng 11/1963, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tôi có dịp tiếp xúc với các bạn trẻ nhất là giới sinh viên các Đại học tại miền Nam (tức Việt Nam Cộng Hoà)...Anh chị em thường đặt vấn đề "Dân Tộc là gì?" Theo tôi hiểu, Dân Tộc ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng "là mọi người cùng sống trong một quốc gia, cùng chung một lãnh thổ, cùng chung một dòng lịch sử, dứơi sự lãnh đạo của một chính quyền, được Hiến Pháp và Luật Pháp bảo vệ" chẳng hạn như Dân Tộc Việt Nam. Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, qua báo chí, các đài phát thanh chúng tôi thường nghe nói "người dân tộc?" cụm từ nầy được người miền Bắc nói nhiều nhất..."Người dân tộc" là gì?
Trước 1975, ở Miền Nam thừơng nói "các sắc dân thiểu số"..."sắc tộc thiểu số" hay "người Việt gốc Miên, người Việt gốc Chàm, người Việt gốc Nùng, gốc Thái,v.v...." tất cả đều là "người Việt" là những công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam....Theo chúng tôi, "Dân Tộc" bao gồm tất cả mọi người cùng sống trên đất nước Việt Nam, không phân biệt địa phương hay sắc dân.
Trên thế giới nầy có nhiều sắc dân, có nhiều giống người cùng chung một quốc gia (như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam,v.v...) Nhưng cũng có khi chỉ một giống người, cùng chung một giòng máu, cùng chung một thứ tiếng mà lại sinh sống trên nhiều quốc gia khác nhau (như người La Mã tại Âu Châu, Anh tại Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan và Anh Quốc...)
Cộng Sản chủ trương xây dựng một thế giới đại đồng, thế giới cộng sản, giai cấp công nhân, quốc tế vô sản, các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Nhưng thực tế, nước lớn chèn ép nước nhỏ, nước nhỏ phải lệ thuộc nước lớn, Liên Xô gom các nước nhỏ lại thành một Đại Liên Bang Xô Viết, Trung Quốc xâm chiếm các nước Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng để trở thành Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa...Trung Quốc đem quân đánh Việt Nam, Liên Xô đem quân chiếm Georgia...đều là các nước "xã hội chủ nghĩa anh em"...như vậy cái thuyết "qúôc tế cộng sản" hay "thế giới đại đồng" chỉ là "nước nhỏ lệ thuộc nước lớn", "cá lớn núôt cá bé" mà thôi. Do đó, chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn đối lập với chủ nghĩa Cộng Sản. Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ra đời là để bảo vệ sự sống còn của dân tộc Việt Nam trước hoạ Cộng Sản xâm lăng, cụ thể là họa bành trứơng của Cộng Sản Trung Quốc (hay Trung Cộng).
(2) Luật Cạnh Tranh Sinh Tồn
Loài người, loài vật, hay thực vật (cây,cỏ) cũng phải có điều kiện mới sống được, cũng phải "tranh đấu" để sinh tồn. Loài người, loài vật cần ăn, ở, sinh hoạt tinh thần...cây cỏ cũng phải có nước, có nắng, có đất tốt để sống, để phát triển...Đời sống con người có 3 phương diện: thể chất, trí tuệ và tinh thần. Chúng tôi phân biệt Tinh Thần khác với Trí Tuệ. Có những người học hành uyên bác, kiến thức rộng, có bằng cấp, học vị cao (đó là phần trí tuệ) nhưng tinh thần hèn kém, bạc nhược, ích kỷ, tham lam, không có đạo đức, không biết hy sinh vì đại nghĩa. Họ chỉ dồi dào về mặt trí tuệ mà thấp kém về mặt đạo đức, tinh thần. Vậy đời sống của con người hay của một dân tộc cũng phải được phát triển đầy đủ cả ba phương diện: thể xác, trí tuệ và tinh thần.
Sự sinh tồn, trước hết là sinh tồn cho cá nhân rồi sau đó là sinh tồn cho cả dân tộc. Múôn sinh tồn thì phải tranh đấu. Múôn tranh đấu thì phải có sức mạnh.
Cái gì tạo nên sức mạnh?
-Đoàn kết.
Làm sao Đoàn kết được?
-Có hai yếu tố quan trọng để làm nên sự đoàn kết là "Thương Yêu Nhau" và "Tin Cậy lẫn nhau"...
Khổng Tử sinh vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc (cách nay khoảng từ 2500 đến 2600 năm), đó là một thời kỳ loạn lạc, xã hội suy đồi, con giết cha, vợ giết chồng, bầy tôi giết vua...Muốn ổn định xã hội, Khổng Tử khuyên mọi người thực hiện 05 điều sau đây: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
- -NHÂN là lòng yêu thương, lấy tình thương để xoá bỏ hận thù, xoá bỏ dã man tàn bạo...
- -NGHĨA là sự công bằng, là biết tôn trọng quyền lợi của kẻ khác, để chống lại sự bất công trong xã hội, chống lại cảnh "người bóc lột người "
- -LỄ là biết tôn trọng kẻ trên, người dứơi, biết tôn trọng những quy định chung để ổn định trật tự xã hội
- -TRÍ là sự sáng súôt, để phân biệt phải, trái, chính, tà...
- -Và, cuối cùng, nếu mọi người nghi kỵ lẫn nhau, lừa dối nhau, không còn tin tưởng vào nhau nữa, nghĩa là không có chữ TÍN, thì dù có được Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí cũng không thể làm cho thiên hạ thái bình được.
Chữ TÍN đối với DÂN TỘC là yếu tố tạo đoàn kết, tạo sức mạnh để quyết định thắng lợi trong mọi cuộc tranh đấu. Nếu giữa mọi người trong DÂN TỘC với nhau, trong một QUỐC GIA với nhau mà không có chữ TÍN thì không thể có đoàn kết, không thể có sức mạnh, không thể có niềm tin để tiếp tục con đường tranh đấu đến thành công.
Người Việt Nam chúng ta từ Nam chí Bắc đã biết đến chủ nghĩa Cộng Sản, đã sống trong chế độ Cộng Sản từ 1945 đến nay, hơn 63 năm nay, đã thấy được chủ trương "Đấu tranh giai cấp" và "chuyên chính vô sản" của Cộng Sản như thế nào rồi!
Cộng Sản chủ trương "đấu tranh giai cấp" cho rằng làm như thế sẽ tạo được sức mạnh để tranh đấu thắng lợi. Sự thật chủ trương đó đã tạo ra sự chia rẽ trong dân tộc Việt Nam chúng ta và sự chia rẽ đó sẽ không bao giờ hàn gắn được nếu ngày nào đảng Cộng Sản còn ngự trị trên dân tộc Việt Nam chúng ta. Mặc dù sau 30/4/1975, đất nước Việt Nam đã thống nhất, nhưng lòng người Việt Nam vẫn mãi mãi chia rẽ, hận thù. Những người ở Miền Bắc đã từng chứng kiến những cảnh đấu tố địa chủ rất dã man trong thời kỳ "cải cách ruộng đất". Trong xã hội Việt Nam, nhất là ở miền Trung và miền Bắc, mỗi gia đình nông dân có vài ba mẫu ruộng hay năm mười mẫu ruộng chỉ là phương tiện tối thiểu để sinh sống cho một gia đình mười người, hai mươi người, rất hiếm thấy có người làm chủ hàng trăm, hàng ngàn mẫu ruộng như ở miền Nam.
Việc phát động đấu tố địa chủ tại miền Bắc, dứơi chế độ Cộng Sản là thi hành chủ trương đường lối của Cộng Sản Trung Quốc. Từ xưa đến nay, người Việt Nam sống với quê hương, xóm làng, đùm bọc lẫn nhau, mấy ai đối xử với nhau "người bóc lột người" như Cộng Sản tuyên truyền "địa chủ bóc lột bần cố nông". Cộng Sản đã chủ trương "chuyên chính vô sản", "độc tài áp bức" "tù đày, giết chóc, khủng bố" để cai trị dân. Chủ trương đó càng gây chia rẽ trong dân tộc!
Lương Tương Vương hỏi Mạnh Tử: Ai là người thống nhất được đất nước, thống nhất được dân tộc, thống nhất được lòng người ? (Thục năng nhất chi ?)
Mạnh Tử trả lời rằng: Người không chủ trương giết hại kẻ khác là người có thể thống nhất được đất nước, thống nhất được lòng người. (Bất thị sát nhân giả năng nhất chi)
Không thống nhất được lòng dân thì không thống nhất được đất nước, không tạo được đoàn kết và sẽ không có được sức mạnh bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lăng.
Như chúng tôi đã nói "giữa mọi người với nhau mà không có chữ Tín, không tin cậy lẫn nhau thì sẽ không có tình thương, không có đoàn kết, không tạo được sức mạnh". Chúng ta thấy rõ, chủ nghĩa Cộng Sản là lừa dối. Hơn 63 năm nay, Cộng Sản lừa dối nhân dân, lừa dối đồng bào, lừa dối những thanh niên yêu nước, lừa dối cả những đảng viên của họ. Nói láo hay lừa dối là chủ trương chính sách của họ. Bây giờ, hơn lúc nào hết, dân tộc Việt Nam cần đoàn kết để có sức mạnh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào, độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ...Cộng Sản chủ trương lừa dối, không có chữ Tín, thì làm sao đoàn kết toàn dân, làm sao tạo được sức mạnh.
Chúng ta tranh đấu để cho dân tộc mình được sinh tồn, cho mọi người dân không phân biệt tôn giáo, sắc dân, địa phương hay thành phần xã hội được một cuộc sống đầy đủ, được hưởng mọi quyền tự do, hạnh phúc..."được sinh tồn một cách sung mãn"...So sánh với nước Việt Nam hiện nay, sau khi hô hào đấu tranh giai cấp, sau khi thi hành chính sach cải cách ruộng đất "đấu tố địa chủ", cải tao công thương nghiệp, "đánh tư sản mại bản" thì người dân Việt Nam trở nên nghèo đói thê thảm, người nghèo phải bán con cho người nước ngoài để "kiếm cơm", trẻ em phải bị bán đi làm "gái điếm, làm đĩ" cho ngoại quốc, cho những kẻ giàu có, dâm đãng, sống bất chấp luân thừơng đạo lý, không có lương tâm...
Kết quả tạo nên một giai cấp "tư bản đỏ", cấp lãnh đạo giàu có quá mức, hàng chục, hàng trăm đảng viên cao cấp là "tỷ phú tính bằng đô la". Một bọn người trong đảng Cộng Sản cấu kết nhau, xem tài nguyên quốc gia là của riêng mình, bắt dân đóng thuế để bỏ túi, cướp tài sản của các Giáo Hội, của tư nhân thuộc chế độ VNCH ngày trước, "giết người cướp của" là hành động trắng trợn của đàng Cộng Sản, cấu kết với tư bản nước ngoài, cứơp đất, cướp ruộng, cứơp nhà cửa của dân, khiến cho con người không còn phương tiện để mưu sinh...Kết quả của chủ trương "đấu tranh giai cấp" là như thế đó.
(3) Xu hướng biến cải của luật Sinh Tồn
Trong chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn có nói đến "Xu hướng biến cải". Biến cải để sinh tồn. Biến cải để khỏi bị diệt vong. Con kỳ nhông ở chỗ cây xanh thì mình nó biến thành màu xanh để khỏi bị tiêu diệt, con châu châu ở ruộng lúa chín vàng thì mình nó thành màu nâu, màu đà...cho hợp với màu cây lúa, gốc rạ để khỏi bị tiêu diệt. Trong ý nghĩa chính trị, biến cải có nghĩa là đổi mới, là tiến bộ.
Sách Đại Học (một trong 4 bộ sách quan trọng của nhà Nho xưa gọi là Tứ Thư) có nói rằng "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện" (nghĩa là con đường của bậc đại học là người trong tương lai sẽ đóng vai trò lãnh đạo đất nước, là nuôi dưỡng cái đức sáng (tức là lòng đạo đức) của mình, đổi mới cuộc sống của dân, làm cho dân được tiến bộ và phải đạt đến mức gọi là "chí thiện", phải thật hay, thật tốt mới thôi. (Thiện là tốt lành, hay giỏi).. Lời chú thích trong sách Đại Học là "Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân"...nghĩa là mỗi ngày phải đổi mới, đổi mới mãi, tiến bộ mãi..
Chủ nghĩa Cộng Sản đã phát triển ở nước Nga và cuộc cách mạng tháng 10 / 1917 do Lênin lãnh đạo, thành công ở Nga. Từ nước Nga, chủ nghĩa Cộng Sản bành trứơng qua Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cuba,v.v...Nhưng trải qua hơn 70 năm ở Nga, chủ nghĩa đó thất bại, đã giết hại hàng trăm triệu người trên thế giới, không đem lại hạnh phúc cho nhân dân..Do đó, nước Nga đã từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, giải tán chính quyền Cộng Sản để trở về với chính thể tự do...Hiện nay, chính quyền tại Nga đã trả lại các quyền tự do dân chủ cho dân, ccông nhận quyền đối lập chính trị, đa nguyên, đa đảng, bầu cử ứng cử tự do. Đó là họ biết áp dụng "xu hướng biến cải trong chính trị", từ bỏ chính sách sai lầm để tiếp thu những chủ trương tiến bộ.
Chế độ Cộng Sản Việt Nam là con đẻ của CS Nga, trải qua 63 năm đi từ sai lầm nầy đến sai lầm khác, khiến cho nhân dân nghèo đói, lạc hậu, chủ trương chiến tranh để thực hiện chủ nghĩa CS toàn trị trên đất nước VN chúng ta, khiến cho Nam bắc chia rẽ, hàng chục triệu người chết, dân tộc chúng ta phải đau khổ đến mức độ nào...Năm 1954, cả triệu đồâng bào bỏ miền Bắc di cư vô Nam...Năm 1975, mấy triệu người vượt biên, bỏ nước ra đi, chết trên biển, trong rừng, chết trong nhà tù CS...Chủ nghĩa CS đã làm cho cả nước đói, tất cả công lao làm lụng vất vả của người miền Nam đã ra tay trắng vì bị CS cướp mất hết...Ai cũng biết chủ nghĩa CS là sai lầm, chính quyền CS không được lòng dân...Thế nhưng, những người có trách nhiệm lãnh đạo không chịu đổi mới, không chịu từ bỏ chủ nghĩa CS...Điều đó chứng tỏ rằng họ không biết áp dụng "xu hướng bến cải trong chính trị" đất nước vẫn lạc hậu...
Từ lâu đời, dân tộc Việt Nam chúng ta vốn là một dân tộc có ý thức độc lập, tự chủ, tự cừơng rất cao. Chúng ta sống bên cạnh Trung Quốc là một nước lớn luôn chủ trương bành trứơng, xâm lăng. Bao nhiêu lần bị người Hán phương bắc xâm lăng, đô hộ nhưng tổ tiên chúng ta luôn tranh đấu để tạo dựng cho mình một giang sơn riêng, không chịu lệ thuộc phương Bắc. Chúng ta không để mất tiếng nói, mất văn hoá, mất quyền tự chủ...Đọc lại lịch sử, chúng ta thấy tổ tiên chúng ta đã áp dụng "xu hướng biến cải" một cách tuyệt vời để sinh tồn. Thời nhà Tần, thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Triệu Đà đã lập ra nước Nam Việt, xưng là Triệu Việt Vương, đối lập với nhà Hán.
Thời Ngũ Đại (thế kỷ thứ 10), Ngô Quyền đã giết Thái tử Nam Hán là Lưu Hoàng Thao trên sông Bạch Đằng, dựng lại nền độc lập của dân tộc Việt. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ quân, được vua nhà Lương phong vương mở đầu chính thống của Đại Cồ Việt, sử thừơng gọi ông là Đinh Tiên Hoàng (chẳng khác nào nhà Tần thống nhất lục quốc, lên ngôi hoàng đế là Tần Thủy Hoàng). Lý Thường Kiệt đem quân đánh vào nước Tống, Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên, Lê Lợi thắng quân Minh, Nguyễn Huệ thắng quân Thanh chẳng phải là nước nhỏ thắng nước lớn hay sao? Làm sao để thắng quân xâm lăng và giữ vững độc lập cho dân tộc, đó là biết áp dụng xu hương biến cải trong chính trị...
Cuộc Nam tiến khởi đi từ thời nhà Trần, nhà Lý, nhà Lê và hoàn tất dứơi thời nhà Nguyễn (thế kỷ 18), người Việt đã biến một vùng hoang vu, rộng lớn, bíên những vùng sình lầy, rừng ngập nước, giang sơn của cá sấu, rắn rết, thú dữ.. .thành ruộng vừơn, làng mạc. Chính sách di dân lập ấp của nhà Nguyễn trong thế kỷ 17, 18, đã giúp cho tất cả các sắc dân sinh sống tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trở thành công dân Việt Nam và có một đời sống ổn định. Thực sự, nhà Nguyễn chỉ sử dụng binh lực khi cần thiết để bảo vệ di dân và đã áp dụng một chính sách rất khôn khéo hợp với lòng người mới tạo được "đoàn kết", cùng nhau xây dựng và mở mang xứ Đàng Trong...Tổng Trấn Lê Văn Duyệt đã làm cho Sài Gòn – Gia Định trở nên một nơi trù phú, đô hội, phát triển...là một thành phố quốc tế vào đầu thế kỷ 19, ngang hàng với thủ đô Bangkok của nước Xiêm (tức Thái Lan bây giờ)...Đó chính là biết áp dụng "xu hướng biến cải trong chính trị".
Trước tình hình Trung Quốc chủ trương bành trướng, cứơp đất, cứơp biển của Việt Nam chúng ta hiện nay...Những người có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, bảo vệ giang sơn của tổ tiên để lại...phải làm gì ?
Từ khi nước ta giành lại nền độc lập trong tay người Hán phương Bắc (thế kỷ thứ 10, thời Ngô Quyền)...các triều đại Việt Nam như Đinh, Lê, Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn...không để mất đất, mất biển về tay Trung Quốc...Trước hết là bằng đường lối ngoại giao, đòi phân định biên giới rõ ràng...sau đó mới dùng đến quân sự để bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lăng. Đặc biệt, mỗi lần có hoạ xâm lăng phương Bắc thì các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới luôn đứng về phía Việt Nam, họ đã chiến đấu bên cạnh quân đội của vua Việt Nam. Điều đó cũng nói lên chính sách của các triều đại vua chúa ngày xưa đối với người thiểu số ở vùng biên giới là luôn luôn an ủi, vỗ về họ, luôn tôn trọng quyền lợi của họ, nhất là tôn trọng truyền thống văn hoá của họ. Sau khi đã chứng tỏ cho người Hán phương Bắc sức mạnh đoàn kết của dân tộc chúng ta, các vua Việt Nam liền cử phái đoàn sứ giả qua Bắc Kinh để thiết lập quan hệ ngoại giao, củng cố nền hoà bình giữa hai nước.
Hiện tại, Việt Nam là một nước nhỏ và yếu thế hơn bên cạnh Trung Quốc là một nước lớn...nhưng chúng tôi nghĩ rằng dù là nước nhỏ đi nữa vẫn là một nước có chủ quyền và có tiếng nói trong cộng đồng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là thành viên trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tại sao chúng ta không vận động sự ủng hộ của các nước đồng minh và quốc tế để chống lại áp lực của Trung Quốc ? Vị trí của Việt Nam rất quan trọng đối với Biển Đông và các nước Đông Nam Á, Thái Bình Dương...tại sao chúng ta không đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra trình bày với thế giới...Vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề an ninh quốc phòng và tự do hàng hải cho toàn vùng là vấn đề mà các qúôc gia đều quan tâm trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân,v.v. là những nước có quyền lợi trong vùng này.
Trong quan hệ quốc tế, nếu chúng ta có chính nghĩa thì Trung Quốc cũng không dám xem thường...Ngày 14/9/2008 vừa rồi kỷ niệm 50 năm, Phạm Văn Đồng, thủ tứơng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Hà Nội) ký công hàm gửi Chu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của họ trên vùng đảo Hoàng Sa là một hành động bán nước. Lúc đó, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc phía Nam vĩ tuyền 17, không thuộc lãnh thổ, lãnh hải của Cộng Sản Bắc Việt nên công hàm nầy không có giá trị pháp lý...Đồng bào trong nước và hải ngoại đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối công hàm bán nước của Pham Văn Đồng, nhưng chính quyền CSVN tại Hà Nội vẫn giữ thái độ im lặng, chấp nhận một cách hèn nhát, nhục nhã, xem như đó là việc xảy ra trong quá khứ, việc đã rồi, không cần đề cập đến nữa!
Trước tình hình hiện nay: (1)Đối nội, phải thực hiện đoàn kết toàn dân để tạo sức mạnh tự vệ trước hoạ xâm lăng...(2) Đối ngoại, phải vận động ngoại giao với các nước đồng minh, nhất là tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, vận động mở các hội nghị quốc tế về lãnh thổ, lãnh hải, yêu cầu ủng hộ Việt Nam...
Phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho dân.
- -Quyền tự do tôn giáo
- -Quyền tự do tư tưởng
- -Quyền tự do chinh trị
- -Quyền tư hữu của người dân
Tôn giáo là phần cao nhất trong sinh hoạt tinh thần của con người. Đó là nhu cầu tối thượng không thể không có được trong lịch sử nhân loại, trên cả nhu cầu về ăn ở, nghệ thuật, triết học và chính trị. Lịch sử đã chứng minh: các chính quyền chủ trương độc tài, độc tôn, đàn áp tôn giáo...Kết quả, tôn giáo vẫn tồn tại mà chính quyền thì sụp đổ.
Vì thế, phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân, mọi người có quyền tin theo bất cứ tôn giáo nào, không bị ép buộc phải từ bỏ hay gia nhập tôn giáo. Nhà nước tôn trọng tài sản, nơi thờ tự cũng như các cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, từ thiện của các tôn giáo. Trả lại các cơ sở thuộc quyền quản trị của các tôn giáo trước đây đã bị chính quyền CSVN tịch thu. Việc điều hành các Giáo Hội, bổ nhiệm các cấp lãnh đạo, tuyển chọn tu sĩ, chương trình huấn luyện đào tạo cán bộ tôn giáo,v.v...do các Giáo Hội tự do quýêt định, nhà nước không được quyền can thiệp vào nội bộ của các Gáo Hội. Các Giáo Hội được tự do hoạt động để xây dựng đất nước nhất là các công tác xã hội, từ thiện, y tế và văn hoá giáo dục,.v.v...Nếu không có sự hiện diện của các tôn giáo tại Việt Nam thì nền giáo dục duy vật vô thần của CS đã làm sụp đổ các truyền thống văn hoá, luân lý đạo đức của tổ tiên chúng ta từ lâu rồi!
b.- Quyền tự do tư tưởng
Các nước văn minh trên thế giới đều tôn trọng quyền tự do ngôn luận, gọi là "đệ tứ quyền". Tại Việt Nam, từ khi đảng CS lên lãnh đạo, đã tứơc đoạt "đệ tứ quyền" của người dân, đàn áp khủng bố giới văn nghệ sĩ, bắt buộc mọi người phải đi theo một chủ nghĩa duy nhất, phải suy nghĩ một chiều, tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng chỉ để phục vụ cho chính quyền và đảng CS mà thôi. Do đó, giới văn nghệ sĩ đã mất hết khả năng sáng tạo, dân tộc hoàn toàn chịu thiệt thòi, không có văn chương, không có văn học nghệ thuật sáng tạo, Việt Nam đi thụt lùi trong khi cả thế giới càng ngày càng tiến bộ vượt bực về mặt tư tưởng.
Vì thế, phải trả lại quyền tự do tư tưởng cho người dân. Mọi người có quyền sáng tác và xuất bản tác phẩm của mình. Cá nhân hoặc tập thể có quyền tổ chức cơ sở xuất bản, phát hành báo chí, sách vở...Các cơ quan ngôn luận có quyền nói lên sự thật trong xã hội, có quyền chỉ trích những điều sai lầm và tệ trạng xấu xa của chính quyền.
c.-Quyền tự do chính trị
Các nước tự do trên thế giới hiện nay đều công nhận vai trò chính đảng rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị của một chế độ dân chủ. Múôn có dân chủ thì phải có sinh hoạt chính trị dân chủ. Người công dân được quyền trình bày tư tưởng chính trị của mình qua sách vở, báo chí, qua các phương tiện truyền thông và phải có quyền đối lập về chính trị. Quyền đó phải được Hiến Pháp và luật pháp bảo vệ. Chính đảng đối lập phải được quyền tự do hoạt động hợp pháp. Đảng đối lập kiểm soát chính quyền một khi chính quyền sai lầm hoặc không thực thi dân chủ. Trong Quốc Hội phải có tiếng nói của phe đối lập để chỉ trích, phê bình, kiểm soát Hành Pháp trong việc thi hành chính sách qúôc gia. Quyền tự do ngôn luận cũng là một phương tiện để kiểm soát chính quyền: sách vở, báo chí, các cơ quan truyền thông là phương tiện phản ánh dư luận quần chúng, nói lên những sai lầm của chính quyền...Do đó, quyền tự do sinh hoạt chính trị phải đi đôi với quyền tự do ngôn luận. Tại Việt Nam hiện nay, đảng Cộng Sản chủ trương chế độ độc tài, không có chính đảng đối lập, là đi ngược lại với quyền tự do chính trị, đi ngược lại khát vọng tự do dân chủ của con người.
Vì thế, người công dân được quyền cư trú, làm ăn và đi lại bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam, không bị giới hạn bởi chế độ hộ khẩu. Mọi công dân được quyền sinh hoạt chính trị tự do, được quyền hội họp, được quyền bầu cử ứng cử tự do. Các thành phần đối lập về chính trị phải được tự do ứng cử để có tiếng nói đối lập trong Quốc Hội. Luật Quy Chế Chính Đảng phải được Quốc Hội thông qua để định chế hoá vai trò chính đảng trong một chế độ dân chủ. Quốc Gia phải công nhận chính đảng công khai, hợp pháp. Chính đảng được thành lập và hoạt động tự do, có trụ sở, có cơ quan ngôn luận để phổ biến chủ trương đường lối chính trị của mình, có ban chấp hành, có đảng viên, có tài sản riêng và được hưởng tư cách pháp nhân.
Chính quyền không được xem chính đảng như là một hội ái hữu hay hiệp hội tư. Trong các cuộc bầu cử, nếu chương trình xây dựng đất nước và nhân sự lãnh đạo của chính đảng được nhân dân ủng hộ thì chính đảng sẽ có mặt tại Quốc Hội hay trong cơ quan Hành Pháp, Tư Pháp để lãnh đạo đất nước. Tam quyền: Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp (Chính Phủ, bộ máy hành chánh), Tư Pháp (Toà Án) hoàn toàn phân biệt và hoàn toàn độc lập và đại diện cho quyền lãnh đạo tối cao của qúôc gia do dân bầu lên. Ngoài ba cơ quan nầy, không có một chính đảng nào giữ vai trò lãnh đạo đất nước.
d.- Quyền tư hữu của người dân
Để thực thi công bằng xã hội, trước đây chế độ VNCH đã truất hữu ruộng đất của những địa chủ không thực sự canh tác ruộng đất của mình, để cấp phát cho nông dân (theo luật Người Cày Có Ruộng) và quốc gia bồi thừơng cho các chủ đất theo thời gian, mỗi năm một phần trong mừơi năm hay hơn nữa. Tiền bồi thường đó lấy từ ngân sách quốc gia và viện trợ Mỹ...Tuy nhiên nhà nước cũng dành cho những chủ đất một số ruộng tối thiểu là năm (05) mẫu tây để lo việc giỗ chạp đối với tổ tiên của họ (ruộng hương hỏa). Nhà nước cũng tôn trọng các di tích lịch sử của qúôc gia hay của các dòng họ như nhà thờ họ (từ đường), mồ mả, lăng mộ...
Nhà nước biết ơn người đã bỏ tiền, bỏ công sức cũng như trí óc để đầu tư canh tác, khai khẩn đất hoang nhờ đó mà những chỗ đất hoang vu hay rừng hoang đã trở thành ruộng vườn, làng mạc. Công lao đó đã có từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17, 18) đến sau nầy. Chính sách ruộng đất đã chủ trương làm sao cho nông dân có ruộng để sinh sống và cũng không "tịch thu" hết tài sản của người chủ ruộng. Do đó không gây kinh hoàng, bất mãn, tang tóc cho người chủ ruộng trước kia (khác với chính sách đấu tố địa chủ tại miền Bắc dứơi chế độ CS trước đây).
Vì chiến tranh và vì hoàn cảnh đất nước, nhiều người đã bỏ chạy khỏi quê hương của mình và nhiều người khác (nhất là thành phần cán bộ, đảng viên đảng CSVN) đã chiếm đoạt nhà cửa, di tích lịch sử của các dòng họ...biến những nơi đó thành tài sản riêng của mình và xoá hết các di tích kỷ niệm của các gia đình, dòng họ. Điều nầy đã tạo ra một nỗi đau xót cho nhiều người, nhiều gia đình, dòng họ. Ý thức rằng việc hình thành một xã hội, một qúôc gia là do công lao của nhiều người, của nhiều đời, không phải chỉ do một nhóm người, một đảng chính trị. Những người hiện tại đang thừa hửơng công lao của người xưa phải biết rõ diễn tiến của lịch sử từ quá khứ cho đến hiện tại.
Vì thế, phải trả lại tài sản cho các tôn giáo, các dòng họ và các gia đình đã bị cướp đoạt do hoàn cảnh chiến tranh, phải xa lánh nơi sinh quán, nơi cư trú của mình để đi đến một nơi khác. Có những người từ 1975 đến nay vẫn sống trên đất nước Việt Nam, vẫn làm nhiệm vụ công dân đối với qúôc gia dân tộc của mình, nhưng nhà cửa, vừơn tược, đất đai của họ đã bị chiếm đoạt bởi người khác và ngay cả mồ mả của cha mẹ, ông bà, tổ tiên,v.v...vẫn bị dày xéo, di dời hay xoá bỏ hết dấu tích. Nếu không trả lại hết thì cũng phải trả lại nhà cửa, vừơn tựơc của họ vì đó là di tích, là kỷ niệm thiêng liêng của gia đình, dòng họ...Đây là một vấn đề nan giải, nhưng cũng phải quan tâm và có chính sách.
Phát biểu của Gs Nguyễn Lý-Tưởng tối Thứ Sáu 26/9/2008
từ 7:00 PM đến 9:00 PM giờ California trên Diễn Đàn Paltalk
"Dân Tộc Sinh Tồn và Dân Chủ Pháp Trị"
Hàng Rào Ô Nhục!
Trần Hùng
04:02 27/09/2008
Hàng Rào Ô Nhục!
Từ một tuần lễ nay, vấn đề Thái Hà bỗng trở nên sôi sục. Không chỉ riêng dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà cả quốc tế cũng quan tâm theo dõi. Con đường đi tìm công lý của giáo dân Thái Hà đang trải qua giai đoạn vô cùng gai góc. Không phải chỉ có việc giáo dân bị bắt bớ, truy nã, hay nhà nước đàn áp bằng hơi cay, dùi cui điện… như ở thời gian trước, mà trong vài ngày qua, mức độ đàn áp đã trở nên thô bạo hơn, quy mô hơn, và nguy hiểm nhất là nhà nước đang có thủ đoạn biến nó thành một cuộc tranh chấp giữa các thành phần dân tộc.
Việc giáo dân Thái Hà cầu nguyện đòi lại đất đai của mình là đoạn tiếp nối của con đường thiên lý mà họ đã miệt mài cất bước từ rất nhiều năm nay. Thời gian dài ở phía sau lưng cho thấy nhà nước CSVN chưa bao giờ có thiện chí giải quyết vấn đề, mà chỉ hứa hẹn loanh quanh để tìm cách câu giờ. Sự việc lần này cũng vậy, CSVN ngay từ đầu cũng xử dụng những thủ đoạn trắng trợn để đàn áp giáo dân:
Một mặt, họ xử dụng toàn bộ các cơ quan ngôn luận quốc doanh để xuyên tạc sự việc, bôi nhọ các tu sĩ, đả kích việc đòi đất của giáo dân.
Mặt khác, họ xử dụng vũ lực đe dọa, rồi đi đến chỗ bắt bớ, truy nã những giáo dân tham dự vào việc đòi đất. Họ đã xử dụng cả hơi cay, dùi cui điện để đánh đập giáo dân đến đổ máu.
Để tuyên truyền rằng nhà nước có thiện chí giải quyết vấn đề, CSVN đã thực hiện những cuộc gặp gỡ các linh mục lãnh đạo giáo phận Hà Nội. Nhưng sau những buổi này, cường độ đánh phá của báo chí nhà nước lại càng gia tăng thêm, lực lượng công an bao vây lại càng dầy đặc thêm. Biết rõ âm mưu của nhà nước, nhưng các vị chủ chiên vẫn kiên trì đối thoại. Chính thái độ này đã nêu cao tư thế lãnh đạo giáo dân của Tòa Tổng Giám Mục, đồng thời cho thấy hình ảnh bất lực của CSVN, mệnh danh là "chính quyền nhân dân", nhưng không được người dân tuân phục. Việc chính quyền độc tài bị tách rời ra khỏi quần chúng là thắng lợi của một nền xã hội dân sự!
Thái độ ngoan cố của nhà nước chỉ làm cho giáo dân thêm cương quyết. Các buổi thánh lễ được tổ chức thường xuyên hơn, và có sự tham dự của đông đảo giáo dân hơn. Giáo xứ khắp nơi, cả ở hải ngoại, bầy tỏ sự hiệp thông mạnh mẽ với Thái Hà. Chưa bao giờ người ta thấy có một sự hiệp đồng rộng lớn như vậy. Trong cơn hoảng loạn, CSVN không biết nghĩ gì khác hơn là gia tăng đàn áp, không biết làm gì khác hơn là xử dụng bạo lực. Họ đi theo đúng vết xe đổ của những chế độ cộng sản Đông Âu ngày trước. Vào ngày cuối tuần qua, trong lúc đêm tối, nhà nước đem hàng rào kẽm gai đến cô lập khu vực Thái Hà, đem lực lượng công an chìm nổi hùng hậu đến bao vây, và đem cơ giới tối tân đến giật xập một số nhà trong khu đất Tòa Khâm Sứ. Họ xử dụng nhiều thành phần xã hội khác nhau, trong số có cả hạng "xã hội đen, đầu gấu" để trà trộn vào hàng ngũ giáo dân, vấy bẩn những ảnh tượng thiêng liêng, phá phách những buổi thánh lễ, gây sự, ẩu đả, và thậm chí còn tìm cách hành hung các vị tu sĩ… Đây là thủ đoạn thâm độc nhằm gây hiềm khích giữa những thành phần dân tộc, thành phần tôn giáo khác nhau.
Cùng lúc đó, CSVN cho phổ biến những lời đả kích, đe dọa các vị chủ chăn của giáo phận Hà Nội, đứng đầu là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Trong cơn cuồng nộ, họ không thấy rằng, bạo lực không bao giờ tranh thủ được lẽ phải, và dối trá chẳng bao giờ mang lại chính nghĩa. Càng bị đàn áp, giáo dân càng dũng cảm đứng lên. Họ đến từ khắp nơi, bất chấp đường xá xa xôi, bất chấp bị cấm cản ngăn chặn, bất chấp hiểm nguy gian khó. Những buổi thánh lễ đã lên đến hàng chục nghìn người. Những đêm canh thức, ánh lửa của những ngọn nến đã làm rực một khoảng trời, thắp sáng niềm tin của những người con Chúa.
Từ Thái Bình về hiệp thông với Thái Hà, đức giám mục Thái Bình Nguyễn Văn Sang đã đi trên nền đất đá ngổn ngang để chứng kiến tận mắt chiến dịch triệt phá của nhà nước. Trong câu chuyện trao đổi với một cán bộ cộng sản, ngài chỉ vào bức tường vây quanh tòa tổng giám mục, và hỏi: “thế bức tường Bá Linh này vẫn còn à!?”. Người cán bộ kia ngơ ngác rồi đáp lại: “Cũng phải cải tạo cho đẹp đẽ”!
Bức tường Bá Linh là tên gọi của một công trình dài hơn 150 cây số với những tấm bê tông cao hơn đầu người, với hàng rào kẽm gai truyền điện, với bãi mìn, với lô cốt, chòi canh thiết trí súng máy… Nó đã hiện diện trong một giai đoạn lịch sử đen tối của nước Đức, và được gọi là "bức tường ô nhục" vì nó do chính quyền cộng sản Đông Đức xây lên để ngăn chặn người dân đi tìm tự do. Nhưng khát vọng tự do của con người rất là cao quý không có gì tiêu diệt nổi, kể cả súng máy hay dùi cui điện, vì thế khi người dân Đông Đức anh dũng đứng lên, bức tường ô nhục Bá Linh nhanh chóng trở thành một đống gạch vụn, và chế độ độc tài cộng sản Đông Đức đã nằm gọn trong thùng rác của lịch sử.
Khi nghe đức giám mục Nguyễn Văn Sang nhắc đến bức tường Bá Linh, mọi người đều liên tưởng đến bức tường Thái Hà. Những hàng rào sắt, những cuộn kẽm gai mà CSVN vừa cho dựng lên tại đây cũng là một "bức tường ô nhục". Bởi vì nó là công cụ của chế độ độc tài để bóp nghẹt tiếng nói của người dân. Bức tường ô nhục Bá Linh xưa kia phân cách giữa một bên là nhân bản, tự do với bên kia là bạo lực, độc tài. Hàng rào ô nhục Thái Hà ngày nay cũng phân cách giữa một bên là ánh sáng chan hòa, với bên kia là bóng đen tăm tối. Giữa một bên là những tiếng cầu kinh an bình, với bên kia là lời lẽ điêu ngoa dối trá.
Trước kia, bức tường ô nhục Bá Linh đã không bảo vệ nổi chế độ cộng sản Đông Đức, thì ngày nay, liệu hàng rào ô nhục Thái Hà có giữ nổi chế độ CSVN hay không? Bởi vì những lời cầu nguyện của giáo dân Thái Hà tuy không phải là những viên đạn có sức công phá thành lũy, nhưng nó lại có khả năng tác động đến lương tri của con người. Trong số những nhân viên công an mang súng ống cầm dùi cui đứng sau hàng rào kẽm gai ở Thái Hà, nhiều người còn có một trái tim nhân bản, và một lương tri biết nhận thức. Họ sẽ nhận biết rằng việc đàn áp những người dân lương thiện, trong số đó có rất nhiều cụ già, phụ nữ và trẻ em, những người chỉ biết đem tiếng kinh cầu nguyện để bầy tỏ ước vọng chính đáng của mình, là những việc làm vô nhân tính. Những viên công an này sẽ từ khước việc làm công cụ bảo vệ một tập đoàn độc tài bóc lột. Họ sẽ đứng về phía lẽ phải, họ sẽ đứng về phía sự thật, họ sẽ đứng về phía người dân.
Những sự việc này đã xẩy ra tại các quốc gia Đông Âu. Nhân viên mật vụ Stasi đã từ chối đàn áp người dân Đông Đức, khoanh tay nhìn nửa triệu người biểu tình trên các đường phố Leipzig, đưa cuộc cách mạng dân chủ tại Đức đi đến thành công. Lực lượng công an Praha cũng đã không đàn áp thanh niên sinh viên Tiệp Khắc, mà đứng nhìn hơn 300 ngàn người biểu tình trước công trường Wenceslas, để sau này người ta có được cuộc "cách mạng nhung". Công an Hung Gia Lợi thậm chí còn cắt hàng rào kẽm gai ở biên giới để mở đường cho người dân Đông Đức đi tìm tự do… Đây là những trường hợp đã xẩy ra, cho thấy nhiều công an cộng sản cũng có khát vọng tự do, cũng chia sẻ số phận bị bóc lột như đại khối quần chúng, vì thế họ sẵn sàng chọn lựa vị trí đứng trong lòng dân tộc, khi đến đúng hoàn cảnh thích hợp.
Với những nhận thức như vậy, giáo dân Thái Hà sẽ giữ vững niềm tin tất thắng. Bà con khắp nơi quyết một lòng đoàn kết, cùng cất cao lời cầu nguyện để hiệp thông với giáo dân Thái Hà. Đó là những nỗ lực hỗ trợ quý báu hầu mang lại công lý, cho Thái Hà và cho cả Việt Nam.
(Nguồn: http://www.viettan.org/article.php3?id_article=6363)
Từ một tuần lễ nay, vấn đề Thái Hà bỗng trở nên sôi sục. Không chỉ riêng dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà cả quốc tế cũng quan tâm theo dõi. Con đường đi tìm công lý của giáo dân Thái Hà đang trải qua giai đoạn vô cùng gai góc. Không phải chỉ có việc giáo dân bị bắt bớ, truy nã, hay nhà nước đàn áp bằng hơi cay, dùi cui điện… như ở thời gian trước, mà trong vài ngày qua, mức độ đàn áp đã trở nên thô bạo hơn, quy mô hơn, và nguy hiểm nhất là nhà nước đang có thủ đoạn biến nó thành một cuộc tranh chấp giữa các thành phần dân tộc.
Việc giáo dân Thái Hà cầu nguyện đòi lại đất đai của mình là đoạn tiếp nối của con đường thiên lý mà họ đã miệt mài cất bước từ rất nhiều năm nay. Thời gian dài ở phía sau lưng cho thấy nhà nước CSVN chưa bao giờ có thiện chí giải quyết vấn đề, mà chỉ hứa hẹn loanh quanh để tìm cách câu giờ. Sự việc lần này cũng vậy, CSVN ngay từ đầu cũng xử dụng những thủ đoạn trắng trợn để đàn áp giáo dân:
Một mặt, họ xử dụng toàn bộ các cơ quan ngôn luận quốc doanh để xuyên tạc sự việc, bôi nhọ các tu sĩ, đả kích việc đòi đất của giáo dân.
Mặt khác, họ xử dụng vũ lực đe dọa, rồi đi đến chỗ bắt bớ, truy nã những giáo dân tham dự vào việc đòi đất. Họ đã xử dụng cả hơi cay, dùi cui điện để đánh đập giáo dân đến đổ máu.
Để tuyên truyền rằng nhà nước có thiện chí giải quyết vấn đề, CSVN đã thực hiện những cuộc gặp gỡ các linh mục lãnh đạo giáo phận Hà Nội. Nhưng sau những buổi này, cường độ đánh phá của báo chí nhà nước lại càng gia tăng thêm, lực lượng công an bao vây lại càng dầy đặc thêm. Biết rõ âm mưu của nhà nước, nhưng các vị chủ chiên vẫn kiên trì đối thoại. Chính thái độ này đã nêu cao tư thế lãnh đạo giáo dân của Tòa Tổng Giám Mục, đồng thời cho thấy hình ảnh bất lực của CSVN, mệnh danh là "chính quyền nhân dân", nhưng không được người dân tuân phục. Việc chính quyền độc tài bị tách rời ra khỏi quần chúng là thắng lợi của một nền xã hội dân sự!
Thái độ ngoan cố của nhà nước chỉ làm cho giáo dân thêm cương quyết. Các buổi thánh lễ được tổ chức thường xuyên hơn, và có sự tham dự của đông đảo giáo dân hơn. Giáo xứ khắp nơi, cả ở hải ngoại, bầy tỏ sự hiệp thông mạnh mẽ với Thái Hà. Chưa bao giờ người ta thấy có một sự hiệp đồng rộng lớn như vậy. Trong cơn hoảng loạn, CSVN không biết nghĩ gì khác hơn là gia tăng đàn áp, không biết làm gì khác hơn là xử dụng bạo lực. Họ đi theo đúng vết xe đổ của những chế độ cộng sản Đông Âu ngày trước. Vào ngày cuối tuần qua, trong lúc đêm tối, nhà nước đem hàng rào kẽm gai đến cô lập khu vực Thái Hà, đem lực lượng công an chìm nổi hùng hậu đến bao vây, và đem cơ giới tối tân đến giật xập một số nhà trong khu đất Tòa Khâm Sứ. Họ xử dụng nhiều thành phần xã hội khác nhau, trong số có cả hạng "xã hội đen, đầu gấu" để trà trộn vào hàng ngũ giáo dân, vấy bẩn những ảnh tượng thiêng liêng, phá phách những buổi thánh lễ, gây sự, ẩu đả, và thậm chí còn tìm cách hành hung các vị tu sĩ… Đây là thủ đoạn thâm độc nhằm gây hiềm khích giữa những thành phần dân tộc, thành phần tôn giáo khác nhau.
Cùng lúc đó, CSVN cho phổ biến những lời đả kích, đe dọa các vị chủ chăn của giáo phận Hà Nội, đứng đầu là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Trong cơn cuồng nộ, họ không thấy rằng, bạo lực không bao giờ tranh thủ được lẽ phải, và dối trá chẳng bao giờ mang lại chính nghĩa. Càng bị đàn áp, giáo dân càng dũng cảm đứng lên. Họ đến từ khắp nơi, bất chấp đường xá xa xôi, bất chấp bị cấm cản ngăn chặn, bất chấp hiểm nguy gian khó. Những buổi thánh lễ đã lên đến hàng chục nghìn người. Những đêm canh thức, ánh lửa của những ngọn nến đã làm rực một khoảng trời, thắp sáng niềm tin của những người con Chúa.
Từ Thái Bình về hiệp thông với Thái Hà, đức giám mục Thái Bình Nguyễn Văn Sang đã đi trên nền đất đá ngổn ngang để chứng kiến tận mắt chiến dịch triệt phá của nhà nước. Trong câu chuyện trao đổi với một cán bộ cộng sản, ngài chỉ vào bức tường vây quanh tòa tổng giám mục, và hỏi: “thế bức tường Bá Linh này vẫn còn à!?”. Người cán bộ kia ngơ ngác rồi đáp lại: “Cũng phải cải tạo cho đẹp đẽ”!
Bức tường Bá Linh là tên gọi của một công trình dài hơn 150 cây số với những tấm bê tông cao hơn đầu người, với hàng rào kẽm gai truyền điện, với bãi mìn, với lô cốt, chòi canh thiết trí súng máy… Nó đã hiện diện trong một giai đoạn lịch sử đen tối của nước Đức, và được gọi là "bức tường ô nhục" vì nó do chính quyền cộng sản Đông Đức xây lên để ngăn chặn người dân đi tìm tự do. Nhưng khát vọng tự do của con người rất là cao quý không có gì tiêu diệt nổi, kể cả súng máy hay dùi cui điện, vì thế khi người dân Đông Đức anh dũng đứng lên, bức tường ô nhục Bá Linh nhanh chóng trở thành một đống gạch vụn, và chế độ độc tài cộng sản Đông Đức đã nằm gọn trong thùng rác của lịch sử.
Khi nghe đức giám mục Nguyễn Văn Sang nhắc đến bức tường Bá Linh, mọi người đều liên tưởng đến bức tường Thái Hà. Những hàng rào sắt, những cuộn kẽm gai mà CSVN vừa cho dựng lên tại đây cũng là một "bức tường ô nhục". Bởi vì nó là công cụ của chế độ độc tài để bóp nghẹt tiếng nói của người dân. Bức tường ô nhục Bá Linh xưa kia phân cách giữa một bên là nhân bản, tự do với bên kia là bạo lực, độc tài. Hàng rào ô nhục Thái Hà ngày nay cũng phân cách giữa một bên là ánh sáng chan hòa, với bên kia là bóng đen tăm tối. Giữa một bên là những tiếng cầu kinh an bình, với bên kia là lời lẽ điêu ngoa dối trá.
Trước kia, bức tường ô nhục Bá Linh đã không bảo vệ nổi chế độ cộng sản Đông Đức, thì ngày nay, liệu hàng rào ô nhục Thái Hà có giữ nổi chế độ CSVN hay không? Bởi vì những lời cầu nguyện của giáo dân Thái Hà tuy không phải là những viên đạn có sức công phá thành lũy, nhưng nó lại có khả năng tác động đến lương tri của con người. Trong số những nhân viên công an mang súng ống cầm dùi cui đứng sau hàng rào kẽm gai ở Thái Hà, nhiều người còn có một trái tim nhân bản, và một lương tri biết nhận thức. Họ sẽ nhận biết rằng việc đàn áp những người dân lương thiện, trong số đó có rất nhiều cụ già, phụ nữ và trẻ em, những người chỉ biết đem tiếng kinh cầu nguyện để bầy tỏ ước vọng chính đáng của mình, là những việc làm vô nhân tính. Những viên công an này sẽ từ khước việc làm công cụ bảo vệ một tập đoàn độc tài bóc lột. Họ sẽ đứng về phía lẽ phải, họ sẽ đứng về phía sự thật, họ sẽ đứng về phía người dân.
Những sự việc này đã xẩy ra tại các quốc gia Đông Âu. Nhân viên mật vụ Stasi đã từ chối đàn áp người dân Đông Đức, khoanh tay nhìn nửa triệu người biểu tình trên các đường phố Leipzig, đưa cuộc cách mạng dân chủ tại Đức đi đến thành công. Lực lượng công an Praha cũng đã không đàn áp thanh niên sinh viên Tiệp Khắc, mà đứng nhìn hơn 300 ngàn người biểu tình trước công trường Wenceslas, để sau này người ta có được cuộc "cách mạng nhung". Công an Hung Gia Lợi thậm chí còn cắt hàng rào kẽm gai ở biên giới để mở đường cho người dân Đông Đức đi tìm tự do… Đây là những trường hợp đã xẩy ra, cho thấy nhiều công an cộng sản cũng có khát vọng tự do, cũng chia sẻ số phận bị bóc lột như đại khối quần chúng, vì thế họ sẵn sàng chọn lựa vị trí đứng trong lòng dân tộc, khi đến đúng hoàn cảnh thích hợp.
Với những nhận thức như vậy, giáo dân Thái Hà sẽ giữ vững niềm tin tất thắng. Bà con khắp nơi quyết một lòng đoàn kết, cùng cất cao lời cầu nguyện để hiệp thông với giáo dân Thái Hà. Đó là những nỗ lực hỗ trợ quý báu hầu mang lại công lý, cho Thái Hà và cho cả Việt Nam.
(Nguồn: http://www.viettan.org/article.php3?id_article=6363)
Xe vẫn ủi, ngưòi thì giả vờ đối thoại, HĐGMVN khẳng định quyền tư hữu của người dân
PV VietCatholic
04:18 27/09/2008
XE VẪN ỦI, NGƯỜI THÌ GIẢ VỜ ĐẾN ĐỐI THOẠI RỒI HÔ HOÁN NHÀ THỜ KHÔNG CÓ THIỆN CHÍ …
Tòa Khâm Sứ từ chiều hôm qua đến nay 26/9 không bị nhóm người nào đến tấn công quậy phá. Giáo dân đang tập trung cầu nguyện trong sân Tòa Giám Mục. Trong lúc khó khăn có khá đông giáo dân từ các tỉnh trở về thăm viếng ngôi Nhà Chung của Tổng Giáo Phận và dâng lời cầu nguyện.
Tại Giáo xứ Thái Hà giáo dân đến ít hẳn do các ngã đường xe bị chặn. Mỗi ngày vẫn có 3 lễ sáng trưa tối, nhưng chỉ còn lễ sáng và lễ tối là đông người. Giáo dân lễ xong cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại sân nhà thờ và tu viện. Các nhóm giáo dân đi xe máy từ các vùng quanh thành phố vẫn về Thái Hà kính viếng Đức Mẹ và chia sẻ với các cha dòng.
Nghe các cha cho biết chiều nay sẽ lại có một đoàn cán bộ Quận xuống Nhà Thờ. Hỏi có hy vọng đối thoại gì không? Các ngài nói các ngài vẫn tiếp tục đối thoại nhưng những sự việc đang diễn ra ở linh địa Đức Bà cho thấy chính quyền đã đơn phương chấm dứt đối thoại và sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Các đoàn cán bộ có đến nhà thờ cũng chỉ là để đánh lừa dư luận trong nước và gia tăng áp lực mà thôi.
HĐGM gần 1 tuần nay họp, trưa nay đã kết thúc. Tin hành lang cho biết UBND TP Hà nội đã gửi văn thư yêu cầu HĐGM thuyên chuyển Đức TGM Ngô Quang Kiệt và một số giáo sĩ. Trong văn thư trả lời HĐGM cho biết Đức TGM Hà Nội và các giáo sĩ Thái Hà không vi phạm một điều khoản này trong Giáo luật và cũng không có thẩm quyền thuyên chuyển.
Văn thư HDGMVN cũng đưa ra quan điểm là việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Luật Đất đai như sau: "luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân" Tiếp theo HĐGMVN nêu lên những lý do đưa tới tình trạng này và nói rõ nếu muốn giải quyết thì phải giải quyết tận gố rễ, các ngài nói như sau: "Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này".
HĐGMVN khẳng định quyền tư hữu của người dân: "cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội."
Tiếp đến, các giám mục đặt vấn đề với truyền thông và cho rằng sứ mạng turyền thông là như sau: "đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật".
Cuối cùng, HĐGMVN lên án bạo lực, các giám mục nói rằng: "khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống".
HĐGM đã ra một tuyên cáo chung và tuyên cáo này sẽ được đọc ở các nhà thờ trong toàn quốc và chủ nhật tới đây.
Theo một số thành viên cho biết, thì đây là lần đầu tiên HĐGM có một tuyên cáo có hệ thống và đề cập thẳng thắn đến các vấn đề thời sự và biến cố đang diễn ra ở Hà nội.
Tòa Khâm Sứ từ chiều hôm qua đến nay 26/9 không bị nhóm người nào đến tấn công quậy phá. Giáo dân đang tập trung cầu nguyện trong sân Tòa Giám Mục. Trong lúc khó khăn có khá đông giáo dân từ các tỉnh trở về thăm viếng ngôi Nhà Chung của Tổng Giáo Phận và dâng lời cầu nguyện.
Tại Giáo xứ Thái Hà giáo dân đến ít hẳn do các ngã đường xe bị chặn. Mỗi ngày vẫn có 3 lễ sáng trưa tối, nhưng chỉ còn lễ sáng và lễ tối là đông người. Giáo dân lễ xong cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại sân nhà thờ và tu viện. Các nhóm giáo dân đi xe máy từ các vùng quanh thành phố vẫn về Thái Hà kính viếng Đức Mẹ và chia sẻ với các cha dòng.
Nghe các cha cho biết chiều nay sẽ lại có một đoàn cán bộ Quận xuống Nhà Thờ. Hỏi có hy vọng đối thoại gì không? Các ngài nói các ngài vẫn tiếp tục đối thoại nhưng những sự việc đang diễn ra ở linh địa Đức Bà cho thấy chính quyền đã đơn phương chấm dứt đối thoại và sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Các đoàn cán bộ có đến nhà thờ cũng chỉ là để đánh lừa dư luận trong nước và gia tăng áp lực mà thôi.
HĐGM gần 1 tuần nay họp, trưa nay đã kết thúc. Tin hành lang cho biết UBND TP Hà nội đã gửi văn thư yêu cầu HĐGM thuyên chuyển Đức TGM Ngô Quang Kiệt và một số giáo sĩ. Trong văn thư trả lời HĐGM cho biết Đức TGM Hà Nội và các giáo sĩ Thái Hà không vi phạm một điều khoản này trong Giáo luật và cũng không có thẩm quyền thuyên chuyển.
Văn thư HDGMVN cũng đưa ra quan điểm là việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Luật Đất đai như sau: "luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân" Tiếp theo HĐGMVN nêu lên những lý do đưa tới tình trạng này và nói rõ nếu muốn giải quyết thì phải giải quyết tận gố rễ, các ngài nói như sau: "Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này".
HĐGMVN khẳng định quyền tư hữu của người dân: "cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội."
Tiếp đến, các giám mục đặt vấn đề với truyền thông và cho rằng sứ mạng turyền thông là như sau: "đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật".
Cuối cùng, HĐGMVN lên án bạo lực, các giám mục nói rằng: "khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống".
HĐGM đã ra một tuyên cáo chung và tuyên cáo này sẽ được đọc ở các nhà thờ trong toàn quốc và chủ nhật tới đây.
Theo một số thành viên cho biết, thì đây là lần đầu tiên HĐGM có một tuyên cáo có hệ thống và đề cập thẳng thắn đến các vấn đề thời sự và biến cố đang diễn ra ở Hà nội.
Diễn biến mới tại Tòa Khâm Sứ và Thái Hà sáng 27/9
PV VietCatholic
04:29 27/09/2008
Diễn biến mới tại Tòa Khâm Sứ và Thái Hà sáng 27/9
Chúng tôi có mặt tại Tòa Khâm Sứ lúc 9h15 (27/9). Các cổng dẫn vào Tòa Tổng Giám mục vẫn được đóng kín. Một thầy của Đại Chủng viện Hà Nội đang đứng gác cổng, cho biết, những thành phần bất hảo vẫn lảng vảng ở đây để quậy phá.
Công viên Tòa Khâm Sứ, (hay công viên Ngô Quang Kiệt, hoặc công viên Trường Sa mà nhiều người đang đề nghị đặt tên như thế) sau trận mưa sáng nay đã ngập úng hoàn toàn. Nước ngập tới 2-3cm. Mấy chị giáo dân từ bên Tòa Giám mục nhìn sang Tòa Khâm Sứ, kháo láo với nhau: “Có lẽ công viên được thi công một cách thần tốc, nên hệ thống thoát nước chưa làm kịp!”
9h30 đoàn xe đón Đức Tổng Ngô Quang Kiệt trở về Tòa Giám Mục Hà Nội sau cuộc họp Hội Đồng Giám mục Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu. Dẫn đầu đoàn là xe chở các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, sau đó là xe chở Đức Tổng, tiếp đó là 3 xe chở các linh mục và giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội.
Gần 100 giáo dân cũng đang đón đợi Đức Tổng trước nhà nguyện của Tòa Giám mục. Bước xuống xe trước nhất là Đức Tổng, sau đó là Đức Cha Chương, Giám mục giáo phận Hưng Hóa. Một chị đại diện cho giáo dân đang có mặt, nước mắt vui sướng trào ra, kính dâng Đức Tổng bó hoa tươi thắm. Tất cả mọi người đi cùng với Đức Tổng vào trong nhà nguyện dâng lời tạ ơn trước nhan thánh Chúa. Sau đó, Đức Tổng nói sơ qua về cuộc họp của ngài với Hội Đống Giám mục Việt Nam năm ngày vừa qua.
10h45 chúng tôi đi đến Thái Hà. Công an và dân phòng đứng rải rác khắp phố Nguyễn Lương Bằng. Lực lượng cảnh sát cơ động và nhân viên an ninh vẫn canh gác cẩn mật tất cả các ngõ ngách dẫn vào linh địa Đức Bà. Cả công an chìm cũng rất đông lượn ra lượn vào khu vực nhà thờ và đền thánh Giêrađô. Mấy người giáo dân vừa đi đón Đức Tổng trên Tòa Giám mục cũng đã trở về Thái Hà. Họ bảo nhau: “Không biết chúng nó thi công “công viên Đức Bà” của chúng ta ra sao nữa?! Thi công nhanh quá như “công viên Đức Tổng” thì chết. Chưa mưa đã ngập úng thế thì …”
Bên linh địa, máy ủi, máy xúc vẫn hoạt động khẩn trương, hết công suất. Bên khuôn viên nhà thờ giáo dân kéo về như trảy hội. Họ ngồi kín trong nhà và ngoài sân nhà thờ. Nhiều giáo dân cho biết, các đoàn xe của họ ở các tỉnh vẫn bị ngăn chặn nghiêm nhặt. Công an đến tận nhà các chủ xe để hoạnh họe. Tuy thế, giáo dân vẫn trở về Thái Hà và Tòa Khâm Sứ bằng mọi giá, có thể là đi xe đạp, có thể là đi xe gắn máy, có thể là đi tàu…
Bây giờ đã là 12h trưa tại Thái Hà. Khoảng 1500 giáo dân đang làm giờ hành hương cầu nguyện với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Những giọt mưa nặng hạt vẫn đang rơi.
Chúng tôi có mặt tại Tòa Khâm Sứ lúc 9h15 (27/9). Các cổng dẫn vào Tòa Tổng Giám mục vẫn được đóng kín. Một thầy của Đại Chủng viện Hà Nội đang đứng gác cổng, cho biết, những thành phần bất hảo vẫn lảng vảng ở đây để quậy phá.
Công viên Tòa Khâm Sứ, (hay công viên Ngô Quang Kiệt, hoặc công viên Trường Sa mà nhiều người đang đề nghị đặt tên như thế) sau trận mưa sáng nay đã ngập úng hoàn toàn. Nước ngập tới 2-3cm. Mấy chị giáo dân từ bên Tòa Giám mục nhìn sang Tòa Khâm Sứ, kháo láo với nhau: “Có lẽ công viên được thi công một cách thần tốc, nên hệ thống thoát nước chưa làm kịp!”
9h30 đoàn xe đón Đức Tổng Ngô Quang Kiệt trở về Tòa Giám Mục Hà Nội sau cuộc họp Hội Đồng Giám mục Việt Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu. Dẫn đầu đoàn là xe chở các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, sau đó là xe chở Đức Tổng, tiếp đó là 3 xe chở các linh mục và giáo dân Tổng giáo phận Hà Nội.
Gần 100 giáo dân cũng đang đón đợi Đức Tổng trước nhà nguyện của Tòa Giám mục. Bước xuống xe trước nhất là Đức Tổng, sau đó là Đức Cha Chương, Giám mục giáo phận Hưng Hóa. Một chị đại diện cho giáo dân đang có mặt, nước mắt vui sướng trào ra, kính dâng Đức Tổng bó hoa tươi thắm. Tất cả mọi người đi cùng với Đức Tổng vào trong nhà nguyện dâng lời tạ ơn trước nhan thánh Chúa. Sau đó, Đức Tổng nói sơ qua về cuộc họp của ngài với Hội Đống Giám mục Việt Nam năm ngày vừa qua.
10h45 chúng tôi đi đến Thái Hà. Công an và dân phòng đứng rải rác khắp phố Nguyễn Lương Bằng. Lực lượng cảnh sát cơ động và nhân viên an ninh vẫn canh gác cẩn mật tất cả các ngõ ngách dẫn vào linh địa Đức Bà. Cả công an chìm cũng rất đông lượn ra lượn vào khu vực nhà thờ và đền thánh Giêrađô. Mấy người giáo dân vừa đi đón Đức Tổng trên Tòa Giám mục cũng đã trở về Thái Hà. Họ bảo nhau: “Không biết chúng nó thi công “công viên Đức Bà” của chúng ta ra sao nữa?! Thi công nhanh quá như “công viên Đức Tổng” thì chết. Chưa mưa đã ngập úng thế thì …”
Bên linh địa, máy ủi, máy xúc vẫn hoạt động khẩn trương, hết công suất. Bên khuôn viên nhà thờ giáo dân kéo về như trảy hội. Họ ngồi kín trong nhà và ngoài sân nhà thờ. Nhiều giáo dân cho biết, các đoàn xe của họ ở các tỉnh vẫn bị ngăn chặn nghiêm nhặt. Công an đến tận nhà các chủ xe để hoạnh họe. Tuy thế, giáo dân vẫn trở về Thái Hà và Tòa Khâm Sứ bằng mọi giá, có thể là đi xe đạp, có thể là đi xe gắn máy, có thể là đi tàu…
Bây giờ đã là 12h trưa tại Thái Hà. Khoảng 1500 giáo dân đang làm giờ hành hương cầu nguyện với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Những giọt mưa nặng hạt vẫn đang rơi.
Nhận định về văn thư 1437/UBND-NC
Hiếu Minh
09:08 27/09/2008
NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN THƯ 1437/UBND-NC
Là người theo dõi sát sao những sự kiện xảy ra ở Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà – Hà Nội, tôi muốn nêu lên những nhận định của mình về văn thư 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội gửi Hội đồng giám mục Việt Nam (HĐGMVN) về việc “xử lý những vi phạm của một số giáo sỹ thuộc Giáo phận Hà Nội”.
Trước hết, về mặt hình thức, văn thư 1437 của ông Nguyễn Thế Thảo (thay mặt UBND TP. Hà Nội) thể hiện một trình độ thấp kém về nhân bản, pháp luật và sự hiểu biết cơ cấu tổ chức của Hội Thánh Công giáo. Về nhân bản, một công văn của chính quyền gửi cho một tổ chức tối cao của Hội Thánh Công giáo Việt Nam là HĐGMVN mà không viết hoa chữ “Thiên Chúa” và “Giáo hội”. Đây không phải là lỗi kỹ thuật mà là một chủ trương, một lập trường thống nhất trong cả công văn, biểu hiện thái độ thiếu tôn trọng. Phải chăng đây là một chủ trương phỉ báng tôn giáo, coi thường Ông Trời và một tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận? Dù có đức tin hay không, ông Thảo cũng phải tôn trọng Danh của Ông Trời khi viết tên Người và tôn trọng tên riêng của tổ chức đó chứ.
Về pháp luật, một cơ quan cấp Thành phố như ông Thảo có thể nào vượt cấp để đề nghị với HĐGMVN một vấn đề như thế hay không? Ông không biết mình đang ở vị trí nào sao? Đúng là “ếch ngồi đáy giếng”!
Về sự hiểu biết cơ cấu tổ chức của Hội Thánh Công giáo, ông Thảo và những chuyên viên của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội không có một chút hiểu biết gì về vấn đề này. Các chuyên viên của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội lấy tiền thuế của dân đi học hành, nghiên cứu về Công giáo mà lại không biết rằng việc bổ nhiệm Giám mục phải đến từ Vatican hay sao? Tôi dám cá là các chuyên viên Ban Tôn giáo TP. Hà Nội chưa chắc biết nơi nào có thẩm quyền thuyên chuyển các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà. Thế nên mới có chuyện nực cười khi họ tư vấn cho ông Thảo đề nghị HĐGMVN thuyên chuyển mấy vị này. Bấy nhiêu sự trên cho thấy rằng khả năng hiểu biết và đối thoại của các đơn vị này với tôn giáo là rất yếu kém. Vì thế dễ hiểu mọi cuộc đối thoại chỉ là áp đặt ý của chính quyền mà thôi.
Ngoài ra, căn cứ trên tình hình cụ thể xảy ra tại Thái Hà và Tòa Khâm Sứ suốt 9 tháng qua thì nội dung của văn thư 1437 có nhiều vấn đề cần xem lại xét theo sự thật khách quan mà chúng ta không khó để kiểm chứng.
1. Trong đoạn đầu tiên, ông Thảo nêu ra rất nhiều ưu điểm của chính sách và pháp luật Nhà nước. Nhưng thử hỏi ông và chính quyền của ông đã vi phạm những chính sách và pháp luật đó như thế nào? Tôi nhớ có ai đó đã nói: “Tự do tôn giáo không phải là việc có nhiều người đến nhà thờ”. Nhưng chính Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã nói: “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không phải là cái ân huệ xin-cho”. Chính sách của Nhà nước là “phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân…”, nhưng thực tế nhà nước Cộng sản luôn coi người Công giáo là công dân hạng hai. Một công an ở Sài Gòn từng nói với một giáo dân rằng: “Mấy ông linh mục Công giáo là thành phần phản động, là những người chống cộng”. Câu này nghe quen quen… Hình như nó nằm trên đầu môi chót lưỡi của mọi cán bộ CSVN.
Tôi xin mạo muội viết tiếp văn thư này dựa trên ý tứ của văn thư 1437. Tôi giả sử đây là văn thư của HĐGMVN gửi cho Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ Việt Nam.
2. Đoạn thứ hai phải viết thế này mới đúng: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc là thời gian gần đây UBND TP. Hà Nội, mà đứng đầu là ông Nguyễn Thế Thảo và công an TP. Hà Nội, mà đứng đầu là Tướng Nguyễn Đức Nhanh,… đã liên tục có những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn TP. Hà Nội (đàn áp bằng bạo lực, dùi cui, roi điện, hơi cay đối với những người dân lành bày tỏ nguyện vọng bằng hành động cầu nguyện ôn hòa; bắt người trái pháp luật; không thi hành nhiệm vụ bảo vệ an ninh khi để cho rất đông những thành phần bất hảo, thanh niên tình nguyện,… khủng bố giáo dân và các chức sắc tôn giáo; huy động các phương tiện truyền thông để bóp méo sự thật, bôi nhọ, vu khống giáo dân và các chức sắc tôn giáo; lén lút cưỡng chiếm tài sản tôn giáo và thực hiện dự án trái pháp luật; ra “công văn cảnh cáo” trái pháp luật;…). Những vi phạm của các quan chức nhà nước và công an nhân dân đã được người dân Việt Nam và cả thế giới nêu rõ với những bằng chứng thuyết phục, công luận cực lực lên án, dư luận xã hội và thế giới rất bất bình,… chỉ trừ những kẻ tham nhũng đang đục khoét tài sản nhân dân và những kẻ tay sai mù quáng của họ”.
3. Đoạn thứ ba thế này mới đúng: “Trước khi sự việc xảy ra tại 42 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm và 178 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa rất nhiều năm, các chức sắc tôn giáo qua nhiều thời kỳ đã tích cực gửi đơn thư theo tinh thần tôn trọng luật pháp và tôn trọng chính quyền, xin chính quyền đáp ứng quyền lợi chính đáng của Giáo Hội và theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng chính quyền có thái độ coi thường công dân, chà đạp pháp luật để liên tục dẫn đến các vi phạm, làm xúc phạm đến tình cảm công dân, ảnh hưởng đến hình ảnh của Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp cần có giữa Giáo Hội và chính quyền địa phương. Có thể khẳng định rằng: nguyên nhân của các vụ việc này là do một số quan chức chính quyền đã cố tình vi phạm pháp luật, thực hiện không đúng với tinh thần của Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam và những văn bản mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
4. Từ đoạn thứ tư đến hết cần viết thế này mới chính xác: “Do vậy, Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội và linh mục Chính xứ Thái Hà đã khiếu nại UBND TP. Hà Nội nhiều lần đến nỗi không thể nào nhớ hết các đơn khiếu nại để nêu số văn thư (xin gửi kèm theo văn bản nếu các ngài yêu cầu).
Để pháp luật được tôn trọng và bảo vệ, đảm bảo cho các hoạt động của đạo Công Giáo (không có tôn giáo nào gọi là “Thiên Chúa giáo” như văn thư 1437 viết cả – các ông nên học lại đi) được tự do như vốn phải có, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc mà chính quyền đã phá đổ, tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền địa phương với Giáo hội Công giáo và để giải quyết triệt để các vụ việc trên; HĐGMVN trân trọng kiến nghị với Chủ tịch nước và Thủ tướng nước CHXHCNVN:
1. Vận động các cấp chính quyền TP. Hà Nội chấp hành đúng các quy định của nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, giữ gìn và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, chứ không phải điên cuồng bảo vệ đảng cầm quyền bất chấp lương tri và lẽ phải.
2. Xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Giám đốc công an TP. Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh, trưởng Ban Tôn giáo TP. Hà Nội Phạm Xuân Tiên, Phó Giám đốc Sở tài nguyên môi trường TP. Hà Nội, Tổng biên tập các Đài truyền hình VTV1, Hà Nội, Tổng Biên tập các tờ báo lá cải Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải Phóng, An Ninh Thủ Đô, Công an Nhân dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,…; đồng thời yêu cầu thuyên chuyển hoặc cách chức của các vị này”.
Hội đồng giám mục Việt Nam luôn tôn trọng sự thật và có sứ mạng gióng lên tiếng nói của lương tri nhân loại đứng trước những sự chà đạp con người. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Mong sao những nguyện vọng chính đáng của Giáo Hội và bà con giáo dân luôn được xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng đề nghị ngài Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ xem xét./.
…….
Biết đến bao giờ mới có một văn thư như thế này trong một đất nước với câu khẩu hiệu “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” nhỉ?
Sài Gòn, 27/9/2008
Là người theo dõi sát sao những sự kiện xảy ra ở Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà – Hà Nội, tôi muốn nêu lên những nhận định của mình về văn thư 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội gửi Hội đồng giám mục Việt Nam (HĐGMVN) về việc “xử lý những vi phạm của một số giáo sỹ thuộc Giáo phận Hà Nội”.
Trước hết, về mặt hình thức, văn thư 1437 của ông Nguyễn Thế Thảo (thay mặt UBND TP. Hà Nội) thể hiện một trình độ thấp kém về nhân bản, pháp luật và sự hiểu biết cơ cấu tổ chức của Hội Thánh Công giáo. Về nhân bản, một công văn của chính quyền gửi cho một tổ chức tối cao của Hội Thánh Công giáo Việt Nam là HĐGMVN mà không viết hoa chữ “Thiên Chúa” và “Giáo hội”. Đây không phải là lỗi kỹ thuật mà là một chủ trương, một lập trường thống nhất trong cả công văn, biểu hiện thái độ thiếu tôn trọng. Phải chăng đây là một chủ trương phỉ báng tôn giáo, coi thường Ông Trời và một tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận? Dù có đức tin hay không, ông Thảo cũng phải tôn trọng Danh của Ông Trời khi viết tên Người và tôn trọng tên riêng của tổ chức đó chứ.
Về pháp luật, một cơ quan cấp Thành phố như ông Thảo có thể nào vượt cấp để đề nghị với HĐGMVN một vấn đề như thế hay không? Ông không biết mình đang ở vị trí nào sao? Đúng là “ếch ngồi đáy giếng”!
Về sự hiểu biết cơ cấu tổ chức của Hội Thánh Công giáo, ông Thảo và những chuyên viên của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội không có một chút hiểu biết gì về vấn đề này. Các chuyên viên của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội lấy tiền thuế của dân đi học hành, nghiên cứu về Công giáo mà lại không biết rằng việc bổ nhiệm Giám mục phải đến từ Vatican hay sao? Tôi dám cá là các chuyên viên Ban Tôn giáo TP. Hà Nội chưa chắc biết nơi nào có thẩm quyền thuyên chuyển các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà. Thế nên mới có chuyện nực cười khi họ tư vấn cho ông Thảo đề nghị HĐGMVN thuyên chuyển mấy vị này. Bấy nhiêu sự trên cho thấy rằng khả năng hiểu biết và đối thoại của các đơn vị này với tôn giáo là rất yếu kém. Vì thế dễ hiểu mọi cuộc đối thoại chỉ là áp đặt ý của chính quyền mà thôi.
Ngoài ra, căn cứ trên tình hình cụ thể xảy ra tại Thái Hà và Tòa Khâm Sứ suốt 9 tháng qua thì nội dung của văn thư 1437 có nhiều vấn đề cần xem lại xét theo sự thật khách quan mà chúng ta không khó để kiểm chứng.
1. Trong đoạn đầu tiên, ông Thảo nêu ra rất nhiều ưu điểm của chính sách và pháp luật Nhà nước. Nhưng thử hỏi ông và chính quyền của ông đã vi phạm những chính sách và pháp luật đó như thế nào? Tôi nhớ có ai đó đã nói: “Tự do tôn giáo không phải là việc có nhiều người đến nhà thờ”. Nhưng chính Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã nói: “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không phải là cái ân huệ xin-cho”. Chính sách của Nhà nước là “phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân…”, nhưng thực tế nhà nước Cộng sản luôn coi người Công giáo là công dân hạng hai. Một công an ở Sài Gòn từng nói với một giáo dân rằng: “Mấy ông linh mục Công giáo là thành phần phản động, là những người chống cộng”. Câu này nghe quen quen… Hình như nó nằm trên đầu môi chót lưỡi của mọi cán bộ CSVN.
Tôi xin mạo muội viết tiếp văn thư này dựa trên ý tứ của văn thư 1437. Tôi giả sử đây là văn thư của HĐGMVN gửi cho Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ Việt Nam.
2. Đoạn thứ hai phải viết thế này mới đúng: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc là thời gian gần đây UBND TP. Hà Nội, mà đứng đầu là ông Nguyễn Thế Thảo và công an TP. Hà Nội, mà đứng đầu là Tướng Nguyễn Đức Nhanh,… đã liên tục có những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn TP. Hà Nội (đàn áp bằng bạo lực, dùi cui, roi điện, hơi cay đối với những người dân lành bày tỏ nguyện vọng bằng hành động cầu nguyện ôn hòa; bắt người trái pháp luật; không thi hành nhiệm vụ bảo vệ an ninh khi để cho rất đông những thành phần bất hảo, thanh niên tình nguyện,… khủng bố giáo dân và các chức sắc tôn giáo; huy động các phương tiện truyền thông để bóp méo sự thật, bôi nhọ, vu khống giáo dân và các chức sắc tôn giáo; lén lút cưỡng chiếm tài sản tôn giáo và thực hiện dự án trái pháp luật; ra “công văn cảnh cáo” trái pháp luật;…). Những vi phạm của các quan chức nhà nước và công an nhân dân đã được người dân Việt Nam và cả thế giới nêu rõ với những bằng chứng thuyết phục, công luận cực lực lên án, dư luận xã hội và thế giới rất bất bình,… chỉ trừ những kẻ tham nhũng đang đục khoét tài sản nhân dân và những kẻ tay sai mù quáng của họ”.
3. Đoạn thứ ba thế này mới đúng: “Trước khi sự việc xảy ra tại 42 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm và 178 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa rất nhiều năm, các chức sắc tôn giáo qua nhiều thời kỳ đã tích cực gửi đơn thư theo tinh thần tôn trọng luật pháp và tôn trọng chính quyền, xin chính quyền đáp ứng quyền lợi chính đáng của Giáo Hội và theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng chính quyền có thái độ coi thường công dân, chà đạp pháp luật để liên tục dẫn đến các vi phạm, làm xúc phạm đến tình cảm công dân, ảnh hưởng đến hình ảnh của Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp cần có giữa Giáo Hội và chính quyền địa phương. Có thể khẳng định rằng: nguyên nhân của các vụ việc này là do một số quan chức chính quyền đã cố tình vi phạm pháp luật, thực hiện không đúng với tinh thần của Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam và những văn bản mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế, để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
4. Từ đoạn thứ tư đến hết cần viết thế này mới chính xác: “Do vậy, Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội và linh mục Chính xứ Thái Hà đã khiếu nại UBND TP. Hà Nội nhiều lần đến nỗi không thể nào nhớ hết các đơn khiếu nại để nêu số văn thư (xin gửi kèm theo văn bản nếu các ngài yêu cầu).
Để pháp luật được tôn trọng và bảo vệ, đảm bảo cho các hoạt động của đạo Công Giáo (không có tôn giáo nào gọi là “Thiên Chúa giáo” như văn thư 1437 viết cả – các ông nên học lại đi) được tự do như vốn phải có, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc mà chính quyền đã phá đổ, tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền địa phương với Giáo hội Công giáo và để giải quyết triệt để các vụ việc trên; HĐGMVN trân trọng kiến nghị với Chủ tịch nước và Thủ tướng nước CHXHCNVN:
1. Vận động các cấp chính quyền TP. Hà Nội chấp hành đúng các quy định của nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, giữ gìn và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, chứ không phải điên cuồng bảo vệ đảng cầm quyền bất chấp lương tri và lẽ phải.
2. Xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Giám đốc công an TP. Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh, trưởng Ban Tôn giáo TP. Hà Nội Phạm Xuân Tiên, Phó Giám đốc Sở tài nguyên môi trường TP. Hà Nội, Tổng biên tập các Đài truyền hình VTV1, Hà Nội, Tổng Biên tập các tờ báo lá cải Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải Phóng, An Ninh Thủ Đô, Công an Nhân dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,…; đồng thời yêu cầu thuyên chuyển hoặc cách chức của các vị này”.
Hội đồng giám mục Việt Nam luôn tôn trọng sự thật và có sứ mạng gióng lên tiếng nói của lương tri nhân loại đứng trước những sự chà đạp con người. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Mong sao những nguyện vọng chính đáng của Giáo Hội và bà con giáo dân luôn được xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng đề nghị ngài Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ xem xét./.
…….
Biết đến bao giờ mới có một văn thư như thế này trong một đất nước với câu khẩu hiệu “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” nhỉ?
Sài Gòn, 27/9/2008
Lòng Tự Trọng: Khi TGM Ngô Quang Kiệt nói thẳng vấn đề
Ðỗ Mạnh Tri
12:20 27/09/2008
Lòng Tự Trọng: Khi TGM Ngô Quang Kiệt nói thẳng vấn đề
(đầu đê nguyên thủy: Lòng Tự Trọng: Khi TGM Ngô Quang Kiệt nổi giận
Trong cuộc họp sáng ngày 20.09.08 giữa UBND Tp Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm với Tổng Giám mục và 19 linh mục Hà Nội, Ðc Kiệt đã nói một câu để đời: "Chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam" ! Có nổi giận lắm mới nói như thế.
Không nổi giận cách bộc phát từ một sự nóng nảy chốc lát mà mất khôn đâu. Ngược lại. Câu nói của Ðc Kiệt nằm ở phần kết lời phát biểu. Lời phát biểu này lại là lời đáp trả lời kết thúc buổi họp của ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND Tp HN. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng nội dung lời phát biểu miệng này đã được ghi băng và đã được công khai hóa trên các trang VietCatholic và ChuaCuuthe, và cũng có sẵn trên giấy trắng mực đen trong Thông Cáo Khẩn Cấp của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội do Linh mục Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn Phòng ký và Ðơn Khiếu Nại Khẩn Cấp do Tgm Ngô Quang Kiệt ký, cả hai gửi đi ngày 19.09.08 và được đọc trong các nhà thờ. Rõ ràng sự nổi giận của Tổng Giám mục Hà Nội, chức sắc Công giáo có trách nhiệm cao nhất tại miền Bắc, vừa mang tính khẩn cấp, vừa có đắn đo cân nhắc. Nó đột xuất nhưng bình thản, đàng hoàng và biểu lộ một sự phẫn nộ không thể không có khi đối phương trắng trợn lột mặt nạ.
Từ nhiều năm qua, nhất là từ cuối năm ngoái, Tòa TGM Hà Nội yêu cầu Chính quyền trả lại khu đất Tòa Khâm sứ. Ðơn từ, khiếu nại, biểu tình bằng lời kinh tiếng hát... nhưng tựu trung luôn luôn ôn hòa và nhẫn nhịn. Có lẽ qua những hứa hẹn của một chính quyền chuyên hứa cuội và trước thái độ cương quyết của giáo dân đổ về Hà Nội, chính Tòa Tổng Giám mục tưởng rồi cũng xong, khu đất 40-42 phố Nhà Chung sẽ được thu hồi và dành cho công tác phục vụ cần thiết. Nhưng trong khi vụ việc chưa được giải quyết, thì chiều ngày 18 tháng 09, chính quyền công bố dự án biến khu đất thành công viên, ngay đêm hôm đó trộm vụng thi công, sáng ngày 19/09 toàn khu vực Tòa Tổng Giám mục và phố Nhà Chung bị phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập. Ngay lúc đó, Thông Cáo Khẩn Cấp của Tòa TGM phản ứng cứng rắn: "Vụ việc này đang đi ngược lại với đường lối đối thoại mà Nhà nước và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đang tiến hành. Vụ việc này là hành động bất chấp nguyện vọng của Cộng đồng Công Giáo, bất chấp luật pháp và coi thường tổ chức Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Việc này cũng là hành động chà đạp lên đạo đức, lương tâm mọi người trong xã hội".
Trước hành động du côn như trên, và nói chung, trước cách hành xử của chính quyền trong vụ giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ, sự nổi giận của Ðc Kiệt đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đối thoại giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Chính quyền Hà Nội, đồng thời có thể là khởi đầu cho sự gặp gỡ giữa Giáo hội Công giáo, đặc biệt hàng giáo phẩm, với những thành phần khác trong xã hội dân sự đã hoặc đang hình thành tại Việt Nam.
Tgm Ngô Quang Kiệt đoạn tuyệt với thứ ngôn ngữ mềm dẻo (có khi co giãn tới độ cao su), nhân nhượng (có lúc khó phân biệt với nhượng bộ). Ðc Kiệt không ngại gọi con mèo là con mèo, theo lối nói của người Pháp; chính ngài cũng dùng tục ngữ Pháp để nói ngay ở đầu lời phát biểu rằng "những cái tính toán nó đúng mực nó mới là những người bạn tốt được" (les bons comptes font de bons amis). Ðức cha Kiệt mong muốn tiếp tục đối thoại - Giáo hội Công giáo chủ trương đối thoại với bất cứ chế độ nào - nhưng đối thoại thẳng thắn, nếu cần, tính sổ cách minh bạch trong tinh thần trân trọng đối phương, sự thật và công lý.
Việc đòi đất, ngay từ đầu đã có ý nghĩa đòi hỏi công lý. Tuy nhiên, những lời cầu kinh, những cuộc rước tượng ảnh, và ngôn ngữ nhà đạo, dù gây thiện cảm đến mấy, vẫn còn có thể bị hiểu lầm như một đòi hỏi cục bộ. Lời phát biểu của Ðc Kiệt không nói tình thương, không kêu gọi cầu nguyện, không hát kinh Hòa bình. Dễ hiểu, ngài nói với quan chức của chế độ, bằng ngôn ngữ thông thường ai ai cũng nghe rõ, dù là công giáo hay không công giáo, hữu thần, đa thần hay vô thần. Riêng ông Nhà nước đã nghe ra tức khắc. Bằng chứng là phản ứng dữ dội của ông ngay sau đó: ông xuyên tạc, dối trá, quy chụp, đe dọa... và vô tình chứng minh rằng Ðc Kiệt nói đúng.
Ðức cha nói gì ? Ngài nói về một dân tộc con Rồng cháu Tiên, bốn ngàn năm Văn hiến mà ngày nay chẳng ai coi ra gì ? "Một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn quốc bây giờ cũng thế." Trong khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam thì "đi đâu cũng bị soi xét". Nhục ! Làm sao không nhục nếu còn chút tự hào dân tộc ? Nhưng vì đâu ra nông nỗi này ?
Câu trả lời ai cũng biết. Quan hệ ở chỗ nó đến từ vị Tgm Hà Nội:
Chúng ta bị sỉ nhục vì chúng ta bị cai quản bởi một chính quyền không biết nhục. Ai chẳng muốn "cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng", ai chẳng muốn "thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp". Tiếc thay, những lời hay ý đẹp đã thành khẩu hiệu tuyên truyền, lừa bịp. Thực chất là bao cấp: khi không cấm được thì cho phép. Gọi là "tạo điều kiện". Nói là phải tôn trọng pháp luật, nhưng hành xử với dân cách phi pháp. Nói là xử theo tình người, theo nguyện vọng của người dân nhưng không đếm xỉa gì đến những nguyện vọng chính đáng nhất của người dân, v. v... Những lời tố cáo thẳng thừng của Tgm Ngô Quang Kiệt trong lời phát biểu ngắn của ngài, mỗi người trong chúng ta đều có thể nối dài. Tội ác của chế độ này kể sao cho hết ! Tuy nhiên điểm độc đáo của Tgm Ngô Quang Kiệt không nằm trong những lời tố cáo, nó hàm ẩn trong cách tố cáo.
Sự nổi giận của Ðc Kiệt chính là sự nổi dậy của lòng tự trọng (không phải tự ái). Con người không chỉ là cái bụng lo cơm áo gạo tiền, cũng không chỉ là cái đầu biết đắn đo, tính toán hơn thiệt. Mà còn là cái tâm can biết tự trọng và cần được kính trọng. Ðã là người, ai cũng bức xúc, phẫn nộ khi bị khinh rẻ; hổ thẹn, tức là chính mình khinh mình, khi thiếu tự trọng (đọc Chế Lan Viên trước kia và Nguyễn Khải vừa đây). Nhưng tại sao phải tự trọng ? Xin miễn đi vào câu hỏi hắc búa này. Thực tế, trong thâm tâm, mỗi chúng ta đều cảm nhận như vậy. Cụ thể, ai cũng ôm ấp và cố gắng thực hiện một cái gì đó nó làm cho mình lớn hơn mình. Một niềm tin tôn giáo, một lý tưởng xã hội, một khát vọng nghệ thuật, một mơ ước yêu đương... Chỉ có người mới mang những giá trị vượt người và sẵn sàng chết để bảo vệ những giá trị đó.
Nguyễn Hộ, già đời mới nhận ra mình đã chọn lầm lý tưởng và xả thân chống lại cả một chế độ.
Những người dân oan đòi đất không chỉ vì miếng đất. Nếu họ mất đất vì thiên tai, vì thua lỗ, họ đành chịu. Dân oan đòi đất chủ yếu vì thấy mình bị khinh rẻ, hà hiếp. Người giáo dân Thái Hà cũng thế. Chính quyền giằng giai không làm họ nản. Dùi cui, roi điện, chó nghiệp vụ, công an chìm nổi và những phường vô lại do chính quyền điều động không làm họ sợ. Họ tin và tự hào về niềm tin của họ. Niềm tin ấy giúp họ tự trọng và trân trọng tha nhân. Nói cách khác, tự trọng đồng nghĩa với tự do vì tự trọng là chính mình làm chủ mình. Tự do đương nhiên đi đôi với bình đẳng, vì với tư cách là người ai cũng phải được kính trọng như ai. Ðó là tất cả nền móng của dân chủ mà chế độ này đề cao nhưng chẳng những không thực hiện mà còn làm ngược lại. Họ coi người dân như sâu bọ. Chúng ta biết cả, nhưng cứ phải nhắc lại. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nước nhà người dân bị chính quyền khinh khi như thời nay. Nhưng khinh dân vẫn chưa đủ, họ còn dùng muôn phương ngàn kế nhằm đê tiện hóa người dân và vận dụng sự hèn nhát, đê tiện để trấn áp người dân. Coi vụ cải cách ruộng đất. Ðàn áp không đủ, còn phải hạ nhục. Phi văn hóa chưa đủ, còn phải phản văn hóa. Hơn nửa thế kỷ tại miền Bắc, hơn ba mươi năm tại miền Nam, họ đã thành cái vũng lầy của tham ô, bạo ngược làm ô nhiễm Ðất nước.
Cám ơn Ðc Ngô Quang Kiệt đã đá vào cái vũng bùng nhùng đó. Cha "không tranh chấp với Nhà nước", không làm chính trị nhưng xin cha tiếp tục nổi giận. Có những cơn giận thánh thiện (saintes colères) phải không, thưa Cha ?
Ngày 26.09.08
(đầu đê nguyên thủy: Lòng Tự Trọng: Khi TGM Ngô Quang Kiệt nổi giận
Trong cuộc họp sáng ngày 20.09.08 giữa UBND Tp Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm với Tổng Giám mục và 19 linh mục Hà Nội, Ðc Kiệt đã nói một câu để đời: "Chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam" ! Có nổi giận lắm mới nói như thế.
Không nổi giận cách bộc phát từ một sự nóng nảy chốc lát mà mất khôn đâu. Ngược lại. Câu nói của Ðc Kiệt nằm ở phần kết lời phát biểu. Lời phát biểu này lại là lời đáp trả lời kết thúc buổi họp của ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND Tp HN. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng nội dung lời phát biểu miệng này đã được ghi băng và đã được công khai hóa trên các trang VietCatholic và ChuaCuuthe, và cũng có sẵn trên giấy trắng mực đen trong Thông Cáo Khẩn Cấp của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội do Linh mục Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn Phòng ký và Ðơn Khiếu Nại Khẩn Cấp do Tgm Ngô Quang Kiệt ký, cả hai gửi đi ngày 19.09.08 và được đọc trong các nhà thờ. Rõ ràng sự nổi giận của Tổng Giám mục Hà Nội, chức sắc Công giáo có trách nhiệm cao nhất tại miền Bắc, vừa mang tính khẩn cấp, vừa có đắn đo cân nhắc. Nó đột xuất nhưng bình thản, đàng hoàng và biểu lộ một sự phẫn nộ không thể không có khi đối phương trắng trợn lột mặt nạ.
Từ nhiều năm qua, nhất là từ cuối năm ngoái, Tòa TGM Hà Nội yêu cầu Chính quyền trả lại khu đất Tòa Khâm sứ. Ðơn từ, khiếu nại, biểu tình bằng lời kinh tiếng hát... nhưng tựu trung luôn luôn ôn hòa và nhẫn nhịn. Có lẽ qua những hứa hẹn của một chính quyền chuyên hứa cuội và trước thái độ cương quyết của giáo dân đổ về Hà Nội, chính Tòa Tổng Giám mục tưởng rồi cũng xong, khu đất 40-42 phố Nhà Chung sẽ được thu hồi và dành cho công tác phục vụ cần thiết. Nhưng trong khi vụ việc chưa được giải quyết, thì chiều ngày 18 tháng 09, chính quyền công bố dự án biến khu đất thành công viên, ngay đêm hôm đó trộm vụng thi công, sáng ngày 19/09 toàn khu vực Tòa Tổng Giám mục và phố Nhà Chung bị phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập. Ngay lúc đó, Thông Cáo Khẩn Cấp của Tòa TGM phản ứng cứng rắn: "Vụ việc này đang đi ngược lại với đường lối đối thoại mà Nhà nước và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đang tiến hành. Vụ việc này là hành động bất chấp nguyện vọng của Cộng đồng Công Giáo, bất chấp luật pháp và coi thường tổ chức Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Việc này cũng là hành động chà đạp lên đạo đức, lương tâm mọi người trong xã hội".
Trước hành động du côn như trên, và nói chung, trước cách hành xử của chính quyền trong vụ giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm sứ, sự nổi giận của Ðc Kiệt đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đối thoại giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Chính quyền Hà Nội, đồng thời có thể là khởi đầu cho sự gặp gỡ giữa Giáo hội Công giáo, đặc biệt hàng giáo phẩm, với những thành phần khác trong xã hội dân sự đã hoặc đang hình thành tại Việt Nam.
Tgm Ngô Quang Kiệt đoạn tuyệt với thứ ngôn ngữ mềm dẻo (có khi co giãn tới độ cao su), nhân nhượng (có lúc khó phân biệt với nhượng bộ). Ðc Kiệt không ngại gọi con mèo là con mèo, theo lối nói của người Pháp; chính ngài cũng dùng tục ngữ Pháp để nói ngay ở đầu lời phát biểu rằng "những cái tính toán nó đúng mực nó mới là những người bạn tốt được" (les bons comptes font de bons amis). Ðức cha Kiệt mong muốn tiếp tục đối thoại - Giáo hội Công giáo chủ trương đối thoại với bất cứ chế độ nào - nhưng đối thoại thẳng thắn, nếu cần, tính sổ cách minh bạch trong tinh thần trân trọng đối phương, sự thật và công lý.
Việc đòi đất, ngay từ đầu đã có ý nghĩa đòi hỏi công lý. Tuy nhiên, những lời cầu kinh, những cuộc rước tượng ảnh, và ngôn ngữ nhà đạo, dù gây thiện cảm đến mấy, vẫn còn có thể bị hiểu lầm như một đòi hỏi cục bộ. Lời phát biểu của Ðc Kiệt không nói tình thương, không kêu gọi cầu nguyện, không hát kinh Hòa bình. Dễ hiểu, ngài nói với quan chức của chế độ, bằng ngôn ngữ thông thường ai ai cũng nghe rõ, dù là công giáo hay không công giáo, hữu thần, đa thần hay vô thần. Riêng ông Nhà nước đã nghe ra tức khắc. Bằng chứng là phản ứng dữ dội của ông ngay sau đó: ông xuyên tạc, dối trá, quy chụp, đe dọa... và vô tình chứng minh rằng Ðc Kiệt nói đúng.
Ðức cha nói gì ? Ngài nói về một dân tộc con Rồng cháu Tiên, bốn ngàn năm Văn hiến mà ngày nay chẳng ai coi ra gì ? "Một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn quốc bây giờ cũng thế." Trong khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam thì "đi đâu cũng bị soi xét". Nhục ! Làm sao không nhục nếu còn chút tự hào dân tộc ? Nhưng vì đâu ra nông nỗi này ?
Câu trả lời ai cũng biết. Quan hệ ở chỗ nó đến từ vị Tgm Hà Nội:
Chúng ta bị sỉ nhục vì chúng ta bị cai quản bởi một chính quyền không biết nhục. Ai chẳng muốn "cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng", ai chẳng muốn "thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp". Tiếc thay, những lời hay ý đẹp đã thành khẩu hiệu tuyên truyền, lừa bịp. Thực chất là bao cấp: khi không cấm được thì cho phép. Gọi là "tạo điều kiện". Nói là phải tôn trọng pháp luật, nhưng hành xử với dân cách phi pháp. Nói là xử theo tình người, theo nguyện vọng của người dân nhưng không đếm xỉa gì đến những nguyện vọng chính đáng nhất của người dân, v. v... Những lời tố cáo thẳng thừng của Tgm Ngô Quang Kiệt trong lời phát biểu ngắn của ngài, mỗi người trong chúng ta đều có thể nối dài. Tội ác của chế độ này kể sao cho hết ! Tuy nhiên điểm độc đáo của Tgm Ngô Quang Kiệt không nằm trong những lời tố cáo, nó hàm ẩn trong cách tố cáo.
Sự nổi giận của Ðc Kiệt chính là sự nổi dậy của lòng tự trọng (không phải tự ái). Con người không chỉ là cái bụng lo cơm áo gạo tiền, cũng không chỉ là cái đầu biết đắn đo, tính toán hơn thiệt. Mà còn là cái tâm can biết tự trọng và cần được kính trọng. Ðã là người, ai cũng bức xúc, phẫn nộ khi bị khinh rẻ; hổ thẹn, tức là chính mình khinh mình, khi thiếu tự trọng (đọc Chế Lan Viên trước kia và Nguyễn Khải vừa đây). Nhưng tại sao phải tự trọng ? Xin miễn đi vào câu hỏi hắc búa này. Thực tế, trong thâm tâm, mỗi chúng ta đều cảm nhận như vậy. Cụ thể, ai cũng ôm ấp và cố gắng thực hiện một cái gì đó nó làm cho mình lớn hơn mình. Một niềm tin tôn giáo, một lý tưởng xã hội, một khát vọng nghệ thuật, một mơ ước yêu đương... Chỉ có người mới mang những giá trị vượt người và sẵn sàng chết để bảo vệ những giá trị đó.
Nguyễn Hộ, già đời mới nhận ra mình đã chọn lầm lý tưởng và xả thân chống lại cả một chế độ.
Những người dân oan đòi đất không chỉ vì miếng đất. Nếu họ mất đất vì thiên tai, vì thua lỗ, họ đành chịu. Dân oan đòi đất chủ yếu vì thấy mình bị khinh rẻ, hà hiếp. Người giáo dân Thái Hà cũng thế. Chính quyền giằng giai không làm họ nản. Dùi cui, roi điện, chó nghiệp vụ, công an chìm nổi và những phường vô lại do chính quyền điều động không làm họ sợ. Họ tin và tự hào về niềm tin của họ. Niềm tin ấy giúp họ tự trọng và trân trọng tha nhân. Nói cách khác, tự trọng đồng nghĩa với tự do vì tự trọng là chính mình làm chủ mình. Tự do đương nhiên đi đôi với bình đẳng, vì với tư cách là người ai cũng phải được kính trọng như ai. Ðó là tất cả nền móng của dân chủ mà chế độ này đề cao nhưng chẳng những không thực hiện mà còn làm ngược lại. Họ coi người dân như sâu bọ. Chúng ta biết cả, nhưng cứ phải nhắc lại. Chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nước nhà người dân bị chính quyền khinh khi như thời nay. Nhưng khinh dân vẫn chưa đủ, họ còn dùng muôn phương ngàn kế nhằm đê tiện hóa người dân và vận dụng sự hèn nhát, đê tiện để trấn áp người dân. Coi vụ cải cách ruộng đất. Ðàn áp không đủ, còn phải hạ nhục. Phi văn hóa chưa đủ, còn phải phản văn hóa. Hơn nửa thế kỷ tại miền Bắc, hơn ba mươi năm tại miền Nam, họ đã thành cái vũng lầy của tham ô, bạo ngược làm ô nhiễm Ðất nước.
Cám ơn Ðc Ngô Quang Kiệt đã đá vào cái vũng bùng nhùng đó. Cha "không tranh chấp với Nhà nước", không làm chính trị nhưng xin cha tiếp tục nổi giận. Có những cơn giận thánh thiện (saintes colères) phải không, thưa Cha ?
Ngày 26.09.08
Chân dung người Tôi Trung của Đức Chúa
John Chang
13:42 27/09/2008
Chân dung người Tôi Trung của Đức Chúa
Người ta làm gì cũng có mục đích. Những việc đơn giản nhất như ăn thì để cho no bụng, uống nước cho hết khát, đi để đến một nơi nào đó, học để trau dồi kiến thức, đi làm để có tiền. Những việc to tát hơn thì cũng có mục đích lớn lao hơn. Xây nhà để làm tổ ấm cho gia đình. Ra trận quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Bây giờ người ta gán ghép cho cuộc ra đi vào ngày 5-6-1911 từ Bến Nhà Rồng Saigon của Hồ Chí Minh là tìm đường cứu nước. Thật ra sau khi đến Marseille, Pháp ông đã nộp đơn xin vào Trường Hành Chánh Thuộc Địa Pháp để về nước làm quan nhưng bị từ chối. Đơn này vẫn còn được lưu giữ bên Pháp – được làm vua thua làm giặc. (http://en.wikipedia.org/wiki/Ho_Chi_Minh#First_sojourn_in_France)
Nhưng nhiều người lại thờ ơ, phủ nhận điều quan trọng nhất trong đời một con người: tôi sống để làm gì?
Tuy là người cộng sản duy vật vô thần, đứng trước cái chết Hồ Chí Minh cũng quay về bản năng gốc của một người bình thường: sợ chết nếu chết là hết. Chết là hết thì cuộc đời này không có ý nghĩa gì. Con người tha hồ giành giật cấu xé nhau để thụ hưởng cho đã đi kẻo chết là mất hết. Điều này các quan tham cộng sản VN rất giỏi. Nếu chết không phải là hết thì tôi sẽ đi đâu. Hồ Chí Minh là người khôn ngoan. Ông có sáng kiến là đi gặp Mác và Lê-nin (http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/9905/dichuc.html) vốn là lẽ sống của đời ông. Ngày 16/4/05, Vũ Kỳ, người thư ký riêng thân tín của Hồ Chí Minh, qua đời thì nhiều tờ báo tại VN lại đưa tin ông đã đi gặp Hồ Chí Minh để tiếp tục hầu hạ người như khi còn sống (nếu thế thì những người chết oan dưới tay ĐCSVN cũng sẽ đi tìm HCM chăng?)
Những người có lương tri phải nhìn nhận rằng vũ trụ này không thể tự nhiên mà có. Thể nào cũng phải có một Đấng Tạo Thành. Một công trình vĩ đại như thế không thể nào không có một mục đích cũng vĩ đại không kém. Ngài dựng nên vũ trụ này làm gì? Đây là một câu hỏi không bao giờ tìm ra được một câu trả lời thỏa đáng khi nào thời gian còn vẫn trôi đi và con người vẫn còn tiến lên trong lịch sử.
Dân Riêng của Thiên Chúa tức là dân Is-ra-el trong Cựu Ước và Giáo Hội Công Giáo ngày nay luôn được Thiên Chúa liên tục mặc khải ra ý muốn của của Ngài một cách đặc biệt. Lịch sử của dân Is-ra-el và GHCG cho thấy Thiên Chúa luôn dùng các Ngôn Sứ để nói lên ý muốn của Ngài. Trái với sự ngôn khoan của con người, Thiên Chúa không chọn một người tài giỏi nhất, xuất sắc nhất, đạo đức nhất để làm Ngôn Sứ.
Sa-lô-môn phải kêu lên: “Tôi chỉ là một đứa con nít” (1V 3,7) Tình trạng của Mô-sê còn thê thảm hơn, ông bị cà-lăm (nói lắp) mà phải đi loan báo Lời Thiên Chúa sao? “Lạy Chúa, xin xá lỗi cho con, từ hồi nào đến giờ, ngay cả từ lúc Chúa ban lời cho tôi tớ Ngài, con không phải là kẻ có tài ăn nói, vì con cứng miệng cứng lưỡi.” (Xh 4,10).
Trong toàn lịch sử, Dân Thiên Chúa luôn ở dưới sự hướng dẫn của các Ngôn Sứ như thế.
Mặc khải về ý muốn của Thiên Chúa cho từng người và toàn lịch sử lên tới tột đỉnh nơi con người Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa Làm Người.
Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. (Dt 1,1). Khác với các Ngôn Sứ phải đón nhận Lời Thiên Chúa để công bố cho toàn dân. Đức Giê-su còn là chính Lời của Thiên Chúa. Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).
Đức Giê-su, với bản tính Thiên Chúa, thì tuyệt đối tốt lành, không hề có một khiếm khuyết nào. Khi người bị lột trần truồng để đóng đinh vào thập giá thì ngay người gian phi chịu đóng đinh với Người cũng phải nhìn nhận: Ông này đâu có làm điều gì trái (Lc 23,41). Người chỉ huy cuộc hành hình của Người còn phải thốt lên: “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47).
Nhưng Đức Giê-su cũng phải tuân phục theo ý của Thiên Chúa. Vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi (Ga 6,38). Người mang nơi thân mình tất cả những thương tích, đau đớn mà một kiếp người và toàn nhân loại có thể có. Chính vì người phải chịu những thương tích đó nên đau khổ của mọi chúng sinh mới có ý nghĩa, tức là không còn phải là đau khổ nữa, mà đích thực là vinh quang. Thật vậy, Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành. (1Pr 2,21-25)
Mọi người Công Giáo, nhờ phép Thánh Tẩy, đều mang ơn gọi trở thành Ngôn Sứ giữa dòng đời. Họ đều phải chia sẻ thân phận đau khổ và vinh quang của những Người Tôi Trung:
Tử thi những người tôi tớ Chúa,
chúng đem liệng cho chim trời ăn;
xác những kẻ hiếu trung với Ngài,
lại quẳng làm mồi cho dã thú (Tv 79,2)
Ta đã nắm tay ngươi,
đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,
làm ánh sáng chiếu soi muôn nước,
để mở mắt cho những ai mù loà (Is 42,6-7)
Để nói với người tù: "Hãy đi ra",
với những kẻ ngồi trong bóng tối: "Hãy ra ngoài." (Is 49,9)
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ (Is 50,6)
Dân Ta đã bị đem đi mà không được một đồng,
còn bọn người thống trị thì reo cười hể hả,
và suốt ngày danh Ta không ngớt bị cười chê! (Is 52,5)
Tôi trung của Ta
mặt mày tan nát chẳng ra người,
không còn dáng vẻ người ta nữa (Is 52,14)
Xin cám ơn Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các giáo sỹ, tu sỹ, giáo dân Hà Nội đã thể hiện vai trò Người Tôi Trung của Đức Chúa giữa đời thường. Quý vị yêu thương ai nhất trên đời này nếu không phải chính những kẻ đàn áp, lăng nhục, bỏ tù quý vị. Họ chính là những kẻ đáng thương nhất vì đang bị mù lòa, kiềm kẹp, khống chế và bị bỏ tù trong dục vọng lầm lạc của mình.
Cột trụ của GHCG không phải chỉ có Phê-rô, Tông Đồ Trưởng, mà còn có Phao-lô, người đã đứng về phe đấu tố và ném đá Tê-pha-nô cho đến chết. Năm 2008, kỉ niệm năm thứ 2000 năm sinh của Phao-lô, đã được GH chọn làm năm của Phao-lô. Chính Đức Giê-su đã tỏ mình ra cho ông. Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ! (Cv 9,5) Cầu mong nhờ dòng máu của những Người Tôi Trung, chính trong đám người mất trí cuồng nộ hò hét đập phá kia, những người đang diễn lại Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cảnh tàn sát các tín hữu tiên khởi ngoài hí trường Collosseum của bạo chúa Nê-rô (37-68), cảnh đổ máu của các Thánh Tử Đạo VN, Chúa sẽ lôi kéo về những Phao-lô cho thời đại mới.
Người ta làm gì cũng có mục đích. Những việc đơn giản nhất như ăn thì để cho no bụng, uống nước cho hết khát, đi để đến một nơi nào đó, học để trau dồi kiến thức, đi làm để có tiền. Những việc to tát hơn thì cũng có mục đích lớn lao hơn. Xây nhà để làm tổ ấm cho gia đình. Ra trận quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
Bây giờ người ta gán ghép cho cuộc ra đi vào ngày 5-6-1911 từ Bến Nhà Rồng Saigon của Hồ Chí Minh là tìm đường cứu nước. Thật ra sau khi đến Marseille, Pháp ông đã nộp đơn xin vào Trường Hành Chánh Thuộc Địa Pháp để về nước làm quan nhưng bị từ chối. Đơn này vẫn còn được lưu giữ bên Pháp – được làm vua thua làm giặc. (http://en.wikipedia.org/wiki/Ho_Chi_Minh#First_sojourn_in_France)
Nhưng nhiều người lại thờ ơ, phủ nhận điều quan trọng nhất trong đời một con người: tôi sống để làm gì?
Tuy là người cộng sản duy vật vô thần, đứng trước cái chết Hồ Chí Minh cũng quay về bản năng gốc của một người bình thường: sợ chết nếu chết là hết. Chết là hết thì cuộc đời này không có ý nghĩa gì. Con người tha hồ giành giật cấu xé nhau để thụ hưởng cho đã đi kẻo chết là mất hết. Điều này các quan tham cộng sản VN rất giỏi. Nếu chết không phải là hết thì tôi sẽ đi đâu. Hồ Chí Minh là người khôn ngoan. Ông có sáng kiến là đi gặp Mác và Lê-nin (http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/9905/dichuc.html) vốn là lẽ sống của đời ông. Ngày 16/4/05, Vũ Kỳ, người thư ký riêng thân tín của Hồ Chí Minh, qua đời thì nhiều tờ báo tại VN lại đưa tin ông đã đi gặp Hồ Chí Minh để tiếp tục hầu hạ người như khi còn sống (nếu thế thì những người chết oan dưới tay ĐCSVN cũng sẽ đi tìm HCM chăng?)
Những người có lương tri phải nhìn nhận rằng vũ trụ này không thể tự nhiên mà có. Thể nào cũng phải có một Đấng Tạo Thành. Một công trình vĩ đại như thế không thể nào không có một mục đích cũng vĩ đại không kém. Ngài dựng nên vũ trụ này làm gì? Đây là một câu hỏi không bao giờ tìm ra được một câu trả lời thỏa đáng khi nào thời gian còn vẫn trôi đi và con người vẫn còn tiến lên trong lịch sử.
Dân Riêng của Thiên Chúa tức là dân Is-ra-el trong Cựu Ước và Giáo Hội Công Giáo ngày nay luôn được Thiên Chúa liên tục mặc khải ra ý muốn của của Ngài một cách đặc biệt. Lịch sử của dân Is-ra-el và GHCG cho thấy Thiên Chúa luôn dùng các Ngôn Sứ để nói lên ý muốn của Ngài. Trái với sự ngôn khoan của con người, Thiên Chúa không chọn một người tài giỏi nhất, xuất sắc nhất, đạo đức nhất để làm Ngôn Sứ.
Sa-lô-môn phải kêu lên: “Tôi chỉ là một đứa con nít” (1V 3,7) Tình trạng của Mô-sê còn thê thảm hơn, ông bị cà-lăm (nói lắp) mà phải đi loan báo Lời Thiên Chúa sao? “Lạy Chúa, xin xá lỗi cho con, từ hồi nào đến giờ, ngay cả từ lúc Chúa ban lời cho tôi tớ Ngài, con không phải là kẻ có tài ăn nói, vì con cứng miệng cứng lưỡi.” (Xh 4,10).
Trong toàn lịch sử, Dân Thiên Chúa luôn ở dưới sự hướng dẫn của các Ngôn Sứ như thế.
Mặc khải về ý muốn của Thiên Chúa cho từng người và toàn lịch sử lên tới tột đỉnh nơi con người Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa Làm Người.
Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. (Dt 1,1). Khác với các Ngôn Sứ phải đón nhận Lời Thiên Chúa để công bố cho toàn dân. Đức Giê-su còn là chính Lời của Thiên Chúa. Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).
Đức Giê-su, với bản tính Thiên Chúa, thì tuyệt đối tốt lành, không hề có một khiếm khuyết nào. Khi người bị lột trần truồng để đóng đinh vào thập giá thì ngay người gian phi chịu đóng đinh với Người cũng phải nhìn nhận: Ông này đâu có làm điều gì trái (Lc 23,41). Người chỉ huy cuộc hành hình của Người còn phải thốt lên: “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47).
Nhưng Đức Giê-su cũng phải tuân phục theo ý của Thiên Chúa. Vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi (Ga 6,38). Người mang nơi thân mình tất cả những thương tích, đau đớn mà một kiếp người và toàn nhân loại có thể có. Chính vì người phải chịu những thương tích đó nên đau khổ của mọi chúng sinh mới có ý nghĩa, tức là không còn phải là đau khổ nữa, mà đích thực là vinh quang. Thật vậy, Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng Người nói một lời gian dối. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành. (1Pr 2,21-25)
Mọi người Công Giáo, nhờ phép Thánh Tẩy, đều mang ơn gọi trở thành Ngôn Sứ giữa dòng đời. Họ đều phải chia sẻ thân phận đau khổ và vinh quang của những Người Tôi Trung:
Tử thi những người tôi tớ Chúa,
chúng đem liệng cho chim trời ăn;
xác những kẻ hiếu trung với Ngài,
lại quẳng làm mồi cho dã thú (Tv 79,2)
Ta đã nắm tay ngươi,
đã gìn giữ ngươi và đặt làm giao ước với dân,
làm ánh sáng chiếu soi muôn nước,
để mở mắt cho những ai mù loà (Is 42,6-7)
Để nói với người tù: "Hãy đi ra",
với những kẻ ngồi trong bóng tối: "Hãy ra ngoài." (Is 49,9)
Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,
giơ má cho người ta giật râu.
Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ (Is 50,6)
Dân Ta đã bị đem đi mà không được một đồng,
còn bọn người thống trị thì reo cười hể hả,
và suốt ngày danh Ta không ngớt bị cười chê! (Is 52,5)
Tôi trung của Ta
mặt mày tan nát chẳng ra người,
không còn dáng vẻ người ta nữa (Is 52,14)
Xin cám ơn Đức TGM Ngô Quang Kiệt, các giáo sỹ, tu sỹ, giáo dân Hà Nội đã thể hiện vai trò Người Tôi Trung của Đức Chúa giữa đời thường. Quý vị yêu thương ai nhất trên đời này nếu không phải chính những kẻ đàn áp, lăng nhục, bỏ tù quý vị. Họ chính là những kẻ đáng thương nhất vì đang bị mù lòa, kiềm kẹp, khống chế và bị bỏ tù trong dục vọng lầm lạc của mình.
Cột trụ của GHCG không phải chỉ có Phê-rô, Tông Đồ Trưởng, mà còn có Phao-lô, người đã đứng về phe đấu tố và ném đá Tê-pha-nô cho đến chết. Năm 2008, kỉ niệm năm thứ 2000 năm sinh của Phao-lô, đã được GH chọn làm năm của Phao-lô. Chính Đức Giê-su đã tỏ mình ra cho ông. Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ! (Cv 9,5) Cầu mong nhờ dòng máu của những Người Tôi Trung, chính trong đám người mất trí cuồng nộ hò hét đập phá kia, những người đang diễn lại Cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, cảnh tàn sát các tín hữu tiên khởi ngoài hí trường Collosseum của bạo chúa Nê-rô (37-68), cảnh đổ máu của các Thánh Tử Đạo VN, Chúa sẽ lôi kéo về những Phao-lô cho thời đại mới.
Nam California thắp nến cầu nguyện hiệp thông với giáo dân tổng giáo phận Hà Nội
PV VietCatholic
16:59 27/09/2008
LITTLESAIGON - Vào tối hôm thứ Sáu 26 tháng 9, một Đêm Thắp Nến cầu nguyện hiệp thông với giáo dân Thái hà và Tổng giáo phận Hà nội đã được gần 50 đoàn thể không phân biệt tôn giáo, lứa tuổi hay chính kiến đứng ra tổ chức. Số người tham dự theo phỏng đoán tới gần 10 ngàn người.
Họ đã tập trung tại bãi đậu xe trước chợ Viễn Đông III trong thành phố Garden Grove, một nơi rỗng rãi, tuy nhiên dù rộng rải cũng không đủ chỗ cho đòng bào tới tham dự, nhiều người đã phải đậy xe từ xa và đi bộ tới. Có lẽ chưa có cuộc tập chung nào lôi kéo được số đ6ng người tham dự như vạy dù chỉ được loan báo trước có 2 ngày. Đây là buổi cầu nguyện quy tụ số đồng hương người Việt đông nhất để yểm trợ cuộc đấu tranh của giáo dân Thái Hà trong vòng một tháng qua tại hải ngoại.
Có tới 40 vị lãnh đạo các tôn giáo tới tham dự, gồm thành phần Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều chức sác các tôn giáo như các vị thượng tọa đại đức của Phật giáo, các chức sắc đạo Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo và các Linh Muc Công giáo, các Mục sư Tin Lành đều có mặt. Mười hai vị dân cử từ Nghị sĩ tiểu bang Lou Correa đến các dân biểu Trần Thái Văn, Jose Solario, Loretta Sanchez cho đến các viên chức, nghị viên của các thành phố Westminster, Garden Grove và Santa Ana đều đến tham dự. Trong phút cầu nguyện các vị đã tay trong tay cùng nguyện cầu hiệp thông với giáo dân Thái Hà trong cuộc đấu tranh kiên quyết cho Công Lý và Hoà Bình.
Đêm Nguyện Cầu cũng được hàng chục ca nhạc sĩ đến đóng góp qua một chương trình văn nghệ đấu tranh.
Họ đã tập trung tại bãi đậu xe trước chợ Viễn Đông III trong thành phố Garden Grove, một nơi rỗng rãi, tuy nhiên dù rộng rải cũng không đủ chỗ cho đòng bào tới tham dự, nhiều người đã phải đậy xe từ xa và đi bộ tới. Có lẽ chưa có cuộc tập chung nào lôi kéo được số đ6ng người tham dự như vạy dù chỉ được loan báo trước có 2 ngày. Đây là buổi cầu nguyện quy tụ số đồng hương người Việt đông nhất để yểm trợ cuộc đấu tranh của giáo dân Thái Hà trong vòng một tháng qua tại hải ngoại.
Có tới 40 vị lãnh đạo các tôn giáo tới tham dự, gồm thành phần Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ và nhiều chức sác các tôn giáo như các vị thượng tọa đại đức của Phật giáo, các chức sắc đạo Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo và các Linh Muc Công giáo, các Mục sư Tin Lành đều có mặt. Mười hai vị dân cử từ Nghị sĩ tiểu bang Lou Correa đến các dân biểu Trần Thái Văn, Jose Solario, Loretta Sanchez cho đến các viên chức, nghị viên của các thành phố Westminster, Garden Grove và Santa Ana đều đến tham dự. Trong phút cầu nguyện các vị đã tay trong tay cùng nguyện cầu hiệp thông với giáo dân Thái Hà trong cuộc đấu tranh kiên quyết cho Công Lý và Hoà Bình.
Đêm Nguyện Cầu cũng được hàng chục ca nhạc sĩ đến đóng góp qua một chương trình văn nghệ đấu tranh.
Có khi nào trách oan cho Nhà Nước?
Kẻ “kích động”
21:55 27/09/2008
Có khi nào trách oan cho Nhà Nước?
Thiệt vậy, bữa giờ ngẫm nghĩ mấy sự lạ đời không gì giải thích nổi đang xảy ra ở Hà Nội, tự dưng trong lòng bật lên câu hỏi này. Có khi nào là do Nhà Nước (NN) sử dụng hệ thống từ ngữ và khái niệm khác với người dân không?
Cứ đọc tin tức trên báo đài NN thì thấy NN toàn dùng khái niệm ngược lại với mọi người không hà. Này nhé:
- Cụm từ “gửi đơn, khiếu nại” không có trong từ điển của NN, vì suốt 12 năm, NN không ngó ngàng tới
- “cầu nguyện” được NN hiểu là “gây rối trật tự”
- “đất có chủ quyền” được NN hiểu là “công cộng” (gây rối trật tự công cộng)
- Linh mục “vãn hồi trật tự” được NN hiểu là “kích động”
- Các linh mục và giáo dân khiếu nại đòi lại đất của mình được NN hiểu là “phá vỡ khối đoàn kết toàn dân”
- “ký giấy kê khai” được NN hiểu là “hiến tặng”
- Nói với Vatican “sẽ trả lại” thì có nghĩa là “còn lâu mới trả”
- “xịt hơi cay, quất roi điện” thì NN nói là “không có gì”
- Cái gì là “tư hữu” thì NN lại cho là “của toàn dân”
- Dân nghiện ngập, giang hồ được trìu mến gọi là “quần chúng nhân dân”
- Ông già, bà lão, phụ nữ, trẻ em hiền lành được gọi là “phần tử kích động”
- Đập phá, chửi bới, hăm dọa người khác được NN gọi là “ổn định trật tự”
- Bụp người ta tét đầu thì NN gọi là “hoàn toàn không có đánh”
- Giáo dân muốn xin lại đất làm nơi thờ tự, NN duyệt ngay cái dự án “làm công viên”
Mà NN lại mạnh dạn nói trên báo đài rất “vô tư, hồn nhiên” nữa, chẳng thấy sợ người ta cười gì cả. Nếu quả đúng vậy thì chúng ta trách oan NN mất rồi! Chẳng qua là hai bên sử dụng hệ từ ngữ trái nhau mà thôi, và chúng ta đã dùng từ sai, nên NN hiểu sai, từ đó mới xử lý trớt quớt như thế. Đành rằng là hệ thống từ ngữ và khái niệm của NN Việt Nam hổng giống bất kỳ ai trên toàn cõi địa cầu này, nhưng mà chúng ta đang ở trong đất nước Việt Nam. Vậy thì bà con cần lưu ý để “giao tiếp” với NN sau này. Ví dụ như:
- Muốn đi đòi đất, thì nộp đơn “xin làm công viên”
- Nếu không được trả lại đất, thì thuê “quần chúng nhân dân” đến “ổn định trật tự”
- Nếu bên giành đất dám nói “sẽ trả lại”, cứ việc “hoàn toàn không có đánh” cho chúng chết, tới khi nào “còn lâu mới trả” thì thôi
- Giáo dân thì Chủ nhật nhớ đến nhà thờ “gây rối trật tự” thường xuyên, chắc chắn sẽ được lên Thiên Đàng
- Mua đất thì nhớ phải kiểm tra kỹ giấy tờ chứng minh tài sản của “công cộng”
- Thấy cô nào có vẻ “kích động”, mấy anh mà muốn tỏ tình thì quỳ xuống nói: “Em ơi, trái tim “của toàn dân” này xin dâng trọn cho em”
Đại loại thế!
Mà còn một điều nữa, ai muốn có mảng xanh bên cạnh nhà mình cho nó mát hai cái buồng phổi, cứ nhảy qua hai nhà hàng xóm mà tranh chấp. Bảo đảm chỉ trong vòng một tuần thôi, NN sẽ cho làm hai cái công viên be bé mấy chục mét vuông cạnh nhà liền đó. Hình như chỗ nhà thiếu tướng CA Nhanh làm công viên hơi bị đẹp, bà con nhỉ!
Thiệt vậy, bữa giờ ngẫm nghĩ mấy sự lạ đời không gì giải thích nổi đang xảy ra ở Hà Nội, tự dưng trong lòng bật lên câu hỏi này. Có khi nào là do Nhà Nước (NN) sử dụng hệ thống từ ngữ và khái niệm khác với người dân không?
Cứ đọc tin tức trên báo đài NN thì thấy NN toàn dùng khái niệm ngược lại với mọi người không hà. Này nhé:
- Cụm từ “gửi đơn, khiếu nại” không có trong từ điển của NN, vì suốt 12 năm, NN không ngó ngàng tới
- “cầu nguyện” được NN hiểu là “gây rối trật tự”
- “đất có chủ quyền” được NN hiểu là “công cộng” (gây rối trật tự công cộng)
- Linh mục “vãn hồi trật tự” được NN hiểu là “kích động”
- Các linh mục và giáo dân khiếu nại đòi lại đất của mình được NN hiểu là “phá vỡ khối đoàn kết toàn dân”
- “ký giấy kê khai” được NN hiểu là “hiến tặng”
- Nói với Vatican “sẽ trả lại” thì có nghĩa là “còn lâu mới trả”
- “xịt hơi cay, quất roi điện” thì NN nói là “không có gì”
- Cái gì là “tư hữu” thì NN lại cho là “của toàn dân”
- Dân nghiện ngập, giang hồ được trìu mến gọi là “quần chúng nhân dân”
- Ông già, bà lão, phụ nữ, trẻ em hiền lành được gọi là “phần tử kích động”
- Đập phá, chửi bới, hăm dọa người khác được NN gọi là “ổn định trật tự”
- Bụp người ta tét đầu thì NN gọi là “hoàn toàn không có đánh”
- Giáo dân muốn xin lại đất làm nơi thờ tự, NN duyệt ngay cái dự án “làm công viên”
Mà NN lại mạnh dạn nói trên báo đài rất “vô tư, hồn nhiên” nữa, chẳng thấy sợ người ta cười gì cả. Nếu quả đúng vậy thì chúng ta trách oan NN mất rồi! Chẳng qua là hai bên sử dụng hệ từ ngữ trái nhau mà thôi, và chúng ta đã dùng từ sai, nên NN hiểu sai, từ đó mới xử lý trớt quớt như thế. Đành rằng là hệ thống từ ngữ và khái niệm của NN Việt Nam hổng giống bất kỳ ai trên toàn cõi địa cầu này, nhưng mà chúng ta đang ở trong đất nước Việt Nam. Vậy thì bà con cần lưu ý để “giao tiếp” với NN sau này. Ví dụ như:
- Muốn đi đòi đất, thì nộp đơn “xin làm công viên”
- Nếu không được trả lại đất, thì thuê “quần chúng nhân dân” đến “ổn định trật tự”
- Nếu bên giành đất dám nói “sẽ trả lại”, cứ việc “hoàn toàn không có đánh” cho chúng chết, tới khi nào “còn lâu mới trả” thì thôi
- Giáo dân thì Chủ nhật nhớ đến nhà thờ “gây rối trật tự” thường xuyên, chắc chắn sẽ được lên Thiên Đàng
- Mua đất thì nhớ phải kiểm tra kỹ giấy tờ chứng minh tài sản của “công cộng”
- Thấy cô nào có vẻ “kích động”, mấy anh mà muốn tỏ tình thì quỳ xuống nói: “Em ơi, trái tim “của toàn dân” này xin dâng trọn cho em”
Đại loại thế!
Mà còn một điều nữa, ai muốn có mảng xanh bên cạnh nhà mình cho nó mát hai cái buồng phổi, cứ nhảy qua hai nhà hàng xóm mà tranh chấp. Bảo đảm chỉ trong vòng một tuần thôi, NN sẽ cho làm hai cái công viên be bé mấy chục mét vuông cạnh nhà liền đó. Hình như chỗ nhà thiếu tướng CA Nhanh làm công viên hơi bị đẹp, bà con nhỉ!
Trái Tim Dưới Nắng Chiều
Hung Hua
22:02 27/09/2008
Trái Tim Dưới Nắng Chiều
Chiều. Bóng ngã. Người không ngã
Không ngã. Trái tim. Lửa tỏa ngút trời
Dáng người đứng. Đứng giữa đời
Như thần tượng. Như gọi mời thông hiệp
Lòng thành cho nhau. Trọn kiếp
Kiếp người. Sa tan. Bức hiếp không nguôi:
Kẽm gai. Roi điện. Dùi cui
Bầy quân khuyển. Những bầy người thảo khấu
Oan khiên. Gọi trời chẳng thấu
Công an. Bạo quyền. Đầu nậu. Thủ đô
Đài điện. Báo chí. Hô hào
Bảo kê. Hổ trợ. Tiếng hô. Giết người.. .
Lòng Giáo dân. Vẫn nụ cười
Cười tha thứ. Bởi cũng người dân Việt
‘’Bởi không biết việc họ làm’’
Thương nhân loại. Đây công hàm Chúa gởi
Được. Mất. Của đời. Hư ảo
Tâm con thảo. Người Công Giáo. Dương cao
Tín trung. Chúa cả. Trời cao
Sắt son. Son sắt. Tự hào. Danh vang
Uất nghẹn. Thơ chẳng liền hàng
Từng lời gãy vụn. Ngập tràn thương đau
Hiệp thông. Thơ cảm lòng nhau
Giáo dân Hà Nội. Trước sau một lòng.
Thân thương tặng Giáo Dân GP Hà Nội
Chiều. Bóng ngã. Người không ngã
Không ngã. Trái tim. Lửa tỏa ngút trời
Dáng người đứng. Đứng giữa đời
Như thần tượng. Như gọi mời thông hiệp
Lòng thành cho nhau. Trọn kiếp
Kiếp người. Sa tan. Bức hiếp không nguôi:
Kẽm gai. Roi điện. Dùi cui
Bầy quân khuyển. Những bầy người thảo khấu
Oan khiên. Gọi trời chẳng thấu
Công an. Bạo quyền. Đầu nậu. Thủ đô
Đài điện. Báo chí. Hô hào
Bảo kê. Hổ trợ. Tiếng hô. Giết người.. .
Lòng Giáo dân. Vẫn nụ cười
Cười tha thứ. Bởi cũng người dân Việt
‘’Bởi không biết việc họ làm’’
Thương nhân loại. Đây công hàm Chúa gởi
Được. Mất. Của đời. Hư ảo
Tâm con thảo. Người Công Giáo. Dương cao
Tín trung. Chúa cả. Trời cao
Sắt son. Son sắt. Tự hào. Danh vang
Uất nghẹn. Thơ chẳng liền hàng
Từng lời gãy vụn. Ngập tràn thương đau
Hiệp thông. Thơ cảm lòng nhau
Giáo dân Hà Nội. Trước sau một lòng.
Thân thương tặng Giáo Dân GP Hà Nội
Đau Xót Khâm Sứ - Thái Hà
Giuse Cao Trí Thức
22:30 27/09/2008
Đau Xót Khâm Sứ - Thái Hà
Thái Hà – Khâm Sứ Bất Diệt
Cùng dấy lên khi nấc nghẹn con tim
Công Lý bắt bớ giam kìm
Vẫn một lòng, hướng về tôn nhan Mẹ
Niềm tin khơi dậy mạnh mẽ
Các Cha Dòng bị đàn áp thẳng tay
Giáo Dân Công Giáo thương thay
Khói cay, du đãng hằng ngày răn đe
Làm bậy gây rối kết bè
Cảnh sát chìm roi điện thép gai dăng
“Chó Săn” sát khí đằng đằng
Cản Dân Chúa tiến về Tòa Khâm Sứ
Vu khống, dối trá không từ
Vì miếng cơm manh áo mất lương tri
Khua môi múa mép ngu si
Vì ích lợi, quên cội nguồn dân tộc
Cuộc đời không ngoài bổng lộc
Sống như vậy đời còn ý nghĩa chi?
Căm ghét tư thù khinh khi
Truyền thông bóp méo sự thật trắng đen
Đức Tổng Muôn Vàn Đáng Khen
Đã nói lên, tiếng nói Hồn Dân Việt
Tấm Gương Công Giáo Hào Kiệt
“Tự Do – Tín Ngưỡng Không Vì Xin Cho”
Tấm Lòng Trung Nghĩa Âu Lo
Vì Giáo Hội, vì Đức Tin Kiêu Hãnh
Giáo Hội Công Giáo Bất Hạnh
Là Chính Lúc, Mầm Đức Tin Sinh Trái...
Thái Hà – Khâm Sứ Bất Diệt
Cùng dấy lên khi nấc nghẹn con tim
Công Lý bắt bớ giam kìm
Vẫn một lòng, hướng về tôn nhan Mẹ
Niềm tin khơi dậy mạnh mẽ
Các Cha Dòng bị đàn áp thẳng tay
Giáo Dân Công Giáo thương thay
Khói cay, du đãng hằng ngày răn đe
Làm bậy gây rối kết bè
Cảnh sát chìm roi điện thép gai dăng
“Chó Săn” sát khí đằng đằng
Cản Dân Chúa tiến về Tòa Khâm Sứ
Vu khống, dối trá không từ
Vì miếng cơm manh áo mất lương tri
Khua môi múa mép ngu si
Vì ích lợi, quên cội nguồn dân tộc
Cuộc đời không ngoài bổng lộc
Sống như vậy đời còn ý nghĩa chi?
Căm ghét tư thù khinh khi
Truyền thông bóp méo sự thật trắng đen
Đức Tổng Muôn Vàn Đáng Khen
Đã nói lên, tiếng nói Hồn Dân Việt
Tấm Gương Công Giáo Hào Kiệt
“Tự Do – Tín Ngưỡng Không Vì Xin Cho”
Tấm Lòng Trung Nghĩa Âu Lo
Vì Giáo Hội, vì Đức Tin Kiêu Hãnh
Giáo Hội Công Giáo Bất Hạnh
Là Chính Lúc, Mầm Đức Tin Sinh Trái...
Cộng đoàn CGVN tại tiểu bang Vermont hiệp thông với ĐTGM Hà Nội
Giuse Cao Trí Thức
22:34 27/09/2008
THƯ HIỆP THÔNG CỦA CỘNG ĐOÀN VERMONT VỚI ĐỨC TGM NGÔ QUANG KIỆT
Vermont ngày 27 tháng 9 năm 2008
Kính gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Gíam mục Tổng giáo phận Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng
Từ ngày Đức Tổng lên tiếng hiệp thông với giáo xứ Thái Hà và nhất là từ khi có cuộc “hành quân” cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm sứ thì chúng con không khỏi lo ngại cho sự an nguy của Đức Tổng.
Linh mục linh hướng, mọi người trong cộng đoàn, nhất là nhóm anh chị em đã có diễm phúc được gặp và hàn huyên với Đức Tổng tại Monteal (Canada) mấy tháng trước đây, rất quan tâm đến những gì đang diễn ra ở Hà Nội. Chúng con đã bàn bạc và thông báo cho mọi người trong cộng đoàn gia tăng cầu nguyện, nhất là trong tháng Mân Côi xin Chúa và Mẹ Maria ban thêm sức mạnh, nghị lực, ơn khôn ngoan và can đảm để Đức Tổng vượt qua những thử thách đang phải đương đầu. Chúng con cũng chia sẻ tình hình hiện tại của giáo hội quê nhà với những giáo dân Mỹ để xin họ hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội, cho Đức Tổng..
Theo dõi tin tức, chúng con được biết thử thách trở nên nặng nề hơn từ sau buổi Đức Tổng họp với UBND/TP Hà Nội. Các phương tiện truyền thông một chiều và ngay cả người đứng đầu thành phố đã cố tình cắt xén để xuyên tạc lời phát biểu của Đức Tổng hầu lấy cớ công kích Đức Tổng.
Chúng con tin rằng cho dù không kiếm được cớ này thì họ cũng sẽ kiếm ra cớ khác để tấn công Đức Tổng chỉ vì những lời nói đanh thép của Đức Tổng. “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ: hay “Đòi đất chứ không xin đất” đều là sự thật nhưng những người đầy quyền lực trong tay đâu có muốn nghe.
Sau sự việc đó nào báo chí, đài truyền thanh, truyền hình nào công văn cảnh cáo, người ta còn mượn miệng của thành phần bất hảo để gào thét đòi “giết, giết, giết Kiệt” ngay trên đường phố. Nhưng chúng con tin rằng những hình thức khủng bố đó chẳng làm cho Đức Tổng run sợ. Bởi vì là người Kitô hữu, Đức Tổng đã hiểu được lời Chúa trong sách tin mừng của thánh Mat-thêu “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục” (Mt 10, 28)
Trọng kính Đức Tổng,
Việc cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm sứ và của giáo xứ Thái Hà dưới chiêu bài làm vườn hoa chẳng che dấu được dã tâm “không được ăn thì đạp đổ”. Nhưng chúng con tin rằng cho dù những khu đất đó có được thay hình đổi dạng hay sử dụng vào mục đích gì đi nữa thì trên nguyên tắc chúng vẫn thuộc về tài sản của giáo hội. Chúng con cũng tin rằng cho dù giáo dân ở Hà Nội đã bị đặt trước “việc đã rồi” nhưng những buổi cầu nguyện đòi hỏi Sự thật, Công bằng và Lẽ phải sẽ không bao giờ dập tắt được. Ngược lại còn có thể diễn ra với qui mô lớn hơn và lan rộng đến tận các giáo phần trên cả ba miền đất nước.
Chúng con gửi thư này để bày tỏ tấm lòng của những người con xa quê hương xin được hiệp thông với giáo hội quê nhà. Cách riêng với Đức Tổng, hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội. Chúng con biết rằng Đức Tổng, hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội đang gặp gian nan khốn khó nhưng chúng con không ngã lòng vì biết đó là con đường mà người Kitô hữu phải đi. Bởi vì lời của Thầy Chí Thánh đã nói tư hơn hai ngàn năm trước “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian? (Ga 16,13)
Linh hướng Cộng đoàn: Linh mục Đa-minh Nguyễn
Đại diện Cộng đoàn: Gioan Baotixita Lại Thế Lãng
Vermont ngày 27 tháng 9 năm 2008
Kính gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Gíam mục Tổng giáo phận Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng
Từ ngày Đức Tổng lên tiếng hiệp thông với giáo xứ Thái Hà và nhất là từ khi có cuộc “hành quân” cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm sứ thì chúng con không khỏi lo ngại cho sự an nguy của Đức Tổng.
Linh mục linh hướng, mọi người trong cộng đoàn, nhất là nhóm anh chị em đã có diễm phúc được gặp và hàn huyên với Đức Tổng tại Monteal (Canada) mấy tháng trước đây, rất quan tâm đến những gì đang diễn ra ở Hà Nội. Chúng con đã bàn bạc và thông báo cho mọi người trong cộng đoàn gia tăng cầu nguyện, nhất là trong tháng Mân Côi xin Chúa và Mẹ Maria ban thêm sức mạnh, nghị lực, ơn khôn ngoan và can đảm để Đức Tổng vượt qua những thử thách đang phải đương đầu. Chúng con cũng chia sẻ tình hình hiện tại của giáo hội quê nhà với những giáo dân Mỹ để xin họ hiệp thông cầu nguyện cho giáo hội, cho Đức Tổng..
Theo dõi tin tức, chúng con được biết thử thách trở nên nặng nề hơn từ sau buổi Đức Tổng họp với UBND/TP Hà Nội. Các phương tiện truyền thông một chiều và ngay cả người đứng đầu thành phố đã cố tình cắt xén để xuyên tạc lời phát biểu của Đức Tổng hầu lấy cớ công kích Đức Tổng.
Chúng con tin rằng cho dù không kiếm được cớ này thì họ cũng sẽ kiếm ra cớ khác để tấn công Đức Tổng chỉ vì những lời nói đanh thép của Đức Tổng. “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ: hay “Đòi đất chứ không xin đất” đều là sự thật nhưng những người đầy quyền lực trong tay đâu có muốn nghe.
Sau sự việc đó nào báo chí, đài truyền thanh, truyền hình nào công văn cảnh cáo, người ta còn mượn miệng của thành phần bất hảo để gào thét đòi “giết, giết, giết Kiệt” ngay trên đường phố. Nhưng chúng con tin rằng những hình thức khủng bố đó chẳng làm cho Đức Tổng run sợ. Bởi vì là người Kitô hữu, Đức Tổng đã hiểu được lời Chúa trong sách tin mừng của thánh Mat-thêu “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục” (Mt 10, 28)
Trọng kính Đức Tổng,
Việc cưỡng chiếm khu đất Tòa Khâm sứ và của giáo xứ Thái Hà dưới chiêu bài làm vườn hoa chẳng che dấu được dã tâm “không được ăn thì đạp đổ”. Nhưng chúng con tin rằng cho dù những khu đất đó có được thay hình đổi dạng hay sử dụng vào mục đích gì đi nữa thì trên nguyên tắc chúng vẫn thuộc về tài sản của giáo hội. Chúng con cũng tin rằng cho dù giáo dân ở Hà Nội đã bị đặt trước “việc đã rồi” nhưng những buổi cầu nguyện đòi hỏi Sự thật, Công bằng và Lẽ phải sẽ không bao giờ dập tắt được. Ngược lại còn có thể diễn ra với qui mô lớn hơn và lan rộng đến tận các giáo phần trên cả ba miền đất nước.
Chúng con gửi thư này để bày tỏ tấm lòng của những người con xa quê hương xin được hiệp thông với giáo hội quê nhà. Cách riêng với Đức Tổng, hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội. Chúng con biết rằng Đức Tổng, hàng giáo sĩ và giáo dân Hà Nội đang gặp gian nan khốn khó nhưng chúng con không ngã lòng vì biết đó là con đường mà người Kitô hữu phải đi. Bởi vì lời của Thầy Chí Thánh đã nói tư hơn hai ngàn năm trước “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian? (Ga 16,13)
Linh hướng Cộng đoàn: Linh mục Đa-minh Nguyễn
Đại diện Cộng đoàn: Gioan Baotixita Lại Thế Lãng
Giáo dân tiếp tục về Thái Hà cầu nguyện sáng Chúa Nhật hôm nay
PV VietCatholic
22:50 27/09/2008
THÁI HÀ - 6h sáng (28/9) chúng tôi có mặt Thái Hà. Trong nhà thờ đang có thánh lễ, chừng hơn 1000 người tham dự. Mấy thanh niên bảo vệ trong nhà thờ cho biết, khách hành hương từ các tỉnh xa đã về Thái Hà trong đêm.
Dù không thể ra “công viên Đức Bà”, nhưng giáo dân vẫn duy trì những buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình ngay trước hang đá Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Được biết, chiều tối qua (27/9) tại Thái Hà, gần 3000 giáo dân già trẻ, lớn bé đã thắp nến cầu nguyện cho chân lý và sự thật được hiện tỏ trên mảnh đất đang bị chính quyền áp chế.
Một linh mục trẻ trong Tu viện Thái Hà cho biết, đêm qua (27/9) rất nhiều các bạn trẻ trong và ngoài giáo xứ xung phong ở lại nhà thờ cầu nguyện và canh chừng những kẻ bất hảo đến quấy phá Tu viện. Vị linh mục này cũng cho biết, đêm qua một số thành phần bất hảo vẫn lởn vởn phía cổng bệnh viện Đống Đa (gần Tu viện).
Bây giờ đã là 8h30, thánh lễ thứ hai ngay trong buổi sáng nay được tổ chức. Lượng người đông đảo từ các nơi tiếp tục trở về Thái Hà để cầu nguyện cho công lý và sự thật; lúc này có trên 1000. Tuy nhiên, xe ôtô đỗ trong khuôn viên Đền thánh Giêrađô chỉ có 3 chiếc. Đa số khách hành hương đi bằng phương tiện cá nhân hoặc đi tàu lửa.
Một số giáo dân trong giáo xứ cho biết, sáng nay trên đường đi đến nhà thờ, họ bắt gặp một số kẻ lạ mặt giải truyền đơn nói xấu Đức Tổng Kiệt. Khi nghe mấy giáo dân này kể lại thế, mấy cụ già coi linh địa trước đây thốt lên: “Sao người ta lại có thể đê hèn đến thê! đê hèn! Bóp méo sự thật của người ta trên truyền thông chứa chán à, mà còn phải làm cái trò ma quái như thế!”
Dù không thể ra “công viên Đức Bà”, nhưng giáo dân vẫn duy trì những buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình ngay trước hang đá Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ. Được biết, chiều tối qua (27/9) tại Thái Hà, gần 3000 giáo dân già trẻ, lớn bé đã thắp nến cầu nguyện cho chân lý và sự thật được hiện tỏ trên mảnh đất đang bị chính quyền áp chế.
Một linh mục trẻ trong Tu viện Thái Hà cho biết, đêm qua (27/9) rất nhiều các bạn trẻ trong và ngoài giáo xứ xung phong ở lại nhà thờ cầu nguyện và canh chừng những kẻ bất hảo đến quấy phá Tu viện. Vị linh mục này cũng cho biết, đêm qua một số thành phần bất hảo vẫn lởn vởn phía cổng bệnh viện Đống Đa (gần Tu viện).
Bây giờ đã là 8h30, thánh lễ thứ hai ngay trong buổi sáng nay được tổ chức. Lượng người đông đảo từ các nơi tiếp tục trở về Thái Hà để cầu nguyện cho công lý và sự thật; lúc này có trên 1000. Tuy nhiên, xe ôtô đỗ trong khuôn viên Đền thánh Giêrađô chỉ có 3 chiếc. Đa số khách hành hương đi bằng phương tiện cá nhân hoặc đi tàu lửa.
Một số giáo dân trong giáo xứ cho biết, sáng nay trên đường đi đến nhà thờ, họ bắt gặp một số kẻ lạ mặt giải truyền đơn nói xấu Đức Tổng Kiệt. Khi nghe mấy giáo dân này kể lại thế, mấy cụ già coi linh địa trước đây thốt lên: “Sao người ta lại có thể đê hèn đến thê! đê hèn! Bóp méo sự thật của người ta trên truyền thông chứa chán à, mà còn phải làm cái trò ma quái như thế!”
Lời nối bão
Phan Ý Nhi
23:03 27/09/2008
LỜI NỔI BÃO
Trong cùng một ngày khắp mọi nhà thờ nhà nguyện
trên toàn cõi Việt Nam đều cất lên cùng một tiếng nói.
Ai cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra cho Hội Thánh Việt Nam,
nhưng không thể làm khác hơn được.
Em cất tiếng tức thì bão nổi
Cây lá vật mình, vừa thét vừa reo
Đất đá tung trời, lốc cuốn lên theo
Cuốn cả bạo tàn vào cát bụi.
Em cất tiếng nối rừng với núi,
Nối anh em vào với tình người,
Nối mẹ già với tuổi đôi mươi
Vươn hy vọng xanh trời bát ngát.
Rồi em đứng bên thềm miệng hát
Mây lại trong lành, nắng lại thiên thanh
Và bầy cừu trên bãi cỏ xanh
Thong thả bước về bên dòng suối.
Em đứng đó lần tay thay chuỗi
Nương gió hiền mà thả hoa kinh
Ngắm phúc lành, tạ ơn Mẹ Đồng Trinh
Trên nước trên non trên làng trên phố.
Em hiền vậy mà sao gây giông tố
Do lời em hay do ma quái thần thiêng?
Thuyền bây giờ chao đảo ngả nghiêng
Thương em lắm mà ta không hiểu nổi.
Em cất tiếng, biển cuồng phong dữ dội,
Chớp giật, mưa sa, sấm sét tư bề
Nhưng kìa ai bước trên sóng trở về
Đang bảo khẽ: “Thầy đây đừng sợ!”
Trong cùng một ngày khắp mọi nhà thờ nhà nguyện
trên toàn cõi Việt Nam đều cất lên cùng một tiếng nói.
Ai cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra cho Hội Thánh Việt Nam,
nhưng không thể làm khác hơn được.
Em cất tiếng tức thì bão nổi
Cây lá vật mình, vừa thét vừa reo
Đất đá tung trời, lốc cuốn lên theo
Cuốn cả bạo tàn vào cát bụi.
Em cất tiếng nối rừng với núi,
Nối anh em vào với tình người,
Nối mẹ già với tuổi đôi mươi
Vươn hy vọng xanh trời bát ngát.
Rồi em đứng bên thềm miệng hát
Mây lại trong lành, nắng lại thiên thanh
Và bầy cừu trên bãi cỏ xanh
Thong thả bước về bên dòng suối.
Em đứng đó lần tay thay chuỗi
Nương gió hiền mà thả hoa kinh
Ngắm phúc lành, tạ ơn Mẹ Đồng Trinh
Trên nước trên non trên làng trên phố.
Em hiền vậy mà sao gây giông tố
Do lời em hay do ma quái thần thiêng?
Thuyền bây giờ chao đảo ngả nghiêng
Thương em lắm mà ta không hiểu nổi.
Em cất tiếng, biển cuồng phong dữ dội,
Chớp giật, mưa sa, sấm sét tư bề
Nhưng kìa ai bước trên sóng trở về
Đang bảo khẽ: “Thầy đây đừng sợ!”
10.000 người đồng hương Nam Cali thắp nến cầu nguyện hiệp thông với giáo dân Thái Hà
Người Việt
23:35 27/09/2008
Photo: Nguyên Huy |
Có 46 đoàn thể của cộng đồng người Việt ở Nam California cùng đứng ra tổ chức Ðêm Thắp Nến cầu nguyện này. Ba mươi ca nhạc sĩ và anh chị em nghệ sĩ đã đến đóng góp vào việc tổ chức qua một chương trình văn nghệ đấu tranh thật sôi nổi.
Sau phút chào cờ hoành tráng với tiếng hát quốc ca VNCH của hàng ngàn người, anh Nguyễn Mạnh Chí thay mặt ban tổ chức đã ngỏ lời chào mừng cùng đồng bào đã đến tham dự đông đảo nhất trong những đêm thắp nến cầu nguyện từ trước đến nay. Anh cũng giới thiệu mười hai vị dân cử như Nghị Sĩ Lou Correa, các dân biểu như Trần Thái Văn, Jose Solario, các dân cử trong các thành phố Westminster, Garden Grove và Santa Ana.
Cập nhật hóa tình hình trong nước về cuộc tranh đấu cho Công Lý và Hòa Bình của giáo dân Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội, Linh Mục Trần Công Nghị đã lên trình bày những tình tiết và ý nghĩa của giáo dân Thái Hà cũng như của các giáo phận. Linh mục cho biết cuộc tranh đấu rất gay go khó khăn nhưng đồng bào giáo dân cương quyết không thể nhường bước. Nguyện vọng của người giáo dân đã được giáo hội trình bày cùng nhà cầm quyền và lên án những biện pháp đàn áp dã man cũng như ngành truyền thông của nhà nước đã bóp méo sự thật gây chia rẽ và hoang mang trong dân chúng. Linh mục nhấn mạnh: “Ðòi đất đai sở hữu là đòi Công Lý, là đòi sự công bằng”.
Các vị dân cử như Nghị Sĩ Lou Correa, Dân Biểu Trần Thái Văn, Dân Biểu Jose Solorio, Thị Trưởng Bill Dalton đều lên phát biểu ý kiến bầy tỏ sự quan tâm và nhiệt thành ủng hộ các cuộc đấu tranh này. Nghị Sĩ Lou Correa nói: “Tôi đến đây hôm nay cùng quí vị là để đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng Sản phải thực hiện nhân quyền, tự do công lý và ngưng ngay những cuộc đàn áp”. Dân Biểu Trần Thái Văn còn cho biết tuần tới văn phòng của ông sẽ dẫn một phái đoàn đi gặp vị Khâm Sứ của Tòa Thánh đặt tại Washington D.C. để xin Tòa Thánh can thiệp. Ðồng thời ông cũng xin gặp các viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ nên đặt Việt Nam trở lại trong chế độ các nước cần phải quan tâm (CPC)”.
Về vấn đề này, ban tổ chức cũng liên tục kêu gọi đồng hương cùng ký thật nhiều vào các Thỉnh Nguyện Thư gửi lên tổng thống Hoa Kỳ, Quốc Hội Hoa Kỳ và các tòa đại sứ của các nước có bang giao với CSVN về việc CSVN đang xuống tay đàn áp tôn giáo và không tôn trọng nhân quyền.
Sau những lời phát biểu của quan khách, ban tổ chức đã liên lạc được với Linh Mục Nguyễn Văn Khải thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà vào giờ phút này và tường trình cho linh mục biết hiện đang có cả chục ngàn đồng bào hải ngoại đang cầu nguyện hiệp thông với Thái Hà. Linh Mục Khải đã xúc động gửi lời cám ơn đồng bào hải ngoại và cho biết tình hình đang diễn ra. Linh mục cho biết: “Suốt từ sáng đến giờ giáo xứ Thái Hà vẫn bị bao vây và bị khủng bố liên tục. Giáo dân Thái Hà và nhiều giáo phận vẫn tiếp tục những buổi cầu nguyện quanh khu đất bị chiếm dù có bị công an chìm nổi và bọn côn đồ được thuê mướn đến xô xát, chửi bới mạ lỵ. Linh mục tin rằng với sự kiên quyết của mọi giáo dân thì sự thật sẽ được sáng tỏ, công lý và hòa bình phải được tôn trọng”.
Buổi thắp nến cầu nguyện đã diễn ra với các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo cùng lên sân khấu cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo mình. Tiếp đó những ngọn nến được thắp lên. Các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo được các bạn trẻ trong giới trẻ Cộng Ðồng Công Giáo Orangge County mang những bó đuốc đến thắp vào những ngọn nến trên tay các vị. Tiếng hát bài “Kinh Hòa Bình” bỗng được giáo dân cùng cất lên âm vang trong khi ánh nến được thắp lên mọi phía. Lòng mọi người cùng chùng xuống nhớ đến những hình ảnh giáo dân Thái Hà đang đấu tranh gian khổ cho Công Lý và Hòa Bình mà mọi người vừa được xem trên màn hình ban tổ chức cho chiếu vào lúc trước giờ khai mạc.
Trước khi kết thúc, các tổ chức trẻ đã lên đọc bản tuyên cáo của ban tổ chức cùng đồng hương trong Ðêm Thắp Nến này. Bốn điều được nêu trong tuyên cáo là, thứ nhất triệt để ủng hộ giáo dân và giáo sĩ Thái Hà trong cuộc tranh đấu cho công lý và nhân quyền; thứ hai là cực lên lên án nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp cuộc đấu tranh ôn hòa của giáo dân; thứ ba là đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do ngay cho những người tranh đấu bị bắt cũng như tài sản của các giáo hội; thứ tư là tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước những hành động gian xảo và bạo ngược của nhà cầm quyền CSVN khi phải đối đầu với những đòi hỏi chính đáng của người dân.
Một hình ảnh cũng khá cảm động khác là trước bàn thờ Chúa chịu nạn được dựng bên phía trái sân khấu, giáo dân đã kéo đến cầu nguyện liên tục suốt trong buổi lễ thắp nến này.
Cho mãi tới hơn 10 giờ đêm, buổi lễ Thắp Nến cầu nguyện hiệp thông cùng giáo dân Thái Hà mới chấm dứt. Ðồng hương lúc này cũng còn cả đến 5, 7 ngàn người mới chịu lục tục ra về. (N.H.)
(Bài và hình: Nguyên Huy/Người Việt, Saturday, September 27, 2008 )
Văn Hóa (thơ)
Thái Hà
23:43 27/09/2008
Nhìn cái đồ công viên “văn hóa”
Với hàng cây thảm cỏ xanh xanh
Dùng che mặt lũ “hưởng nhanh”
Âm mưu biến đất người thành của riêng
Đố ai biết khắp miền trái đất
Công viên nào xây cất cực mau!
Phóng viên bị đập bể đầu!
Mặt mo chối phắt: đảng nào đánh ai!
Dùng tổng lực xe cày, xe ủi!
Chó công an, một lũ đầu trâu!
Cảnh viên mặc áo hãng Shell!
Du côn giả dạng anh hào anh thư!
Đầy sắc máu miệng gào: giết giết!
Cháu bác hồ quả thiệt chẳng sai!
Văn hóa của đảng nào đây?
Phải chăng văn hóa của bầy “hưởng nhanh”!
Với hàng cây thảm cỏ xanh xanh
Dùng che mặt lũ “hưởng nhanh”
Âm mưu biến đất người thành của riêng
Đố ai biết khắp miền trái đất
Công viên nào xây cất cực mau!
Phóng viên bị đập bể đầu!
Mặt mo chối phắt: đảng nào đánh ai!
Dùng tổng lực xe cày, xe ủi!
Chó công an, một lũ đầu trâu!
Cảnh viên mặc áo hãng Shell!
Du côn giả dạng anh hào anh thư!
Đầy sắc máu miệng gào: giết giết!
Cháu bác hồ quả thiệt chẳng sai!
Văn hóa của đảng nào đây?
Phải chăng văn hóa của bầy “hưởng nhanh”!
Thông Báo
Cáo phó: LM Antôn Lê Thành Ánh đã tạ thế tại Kontum
Toà GM Kontum
02:57 27/09/2008
Tiểu sử Cha TÔ-MA LÊ THÀNH ÁNH
Sinh ngày 05 tháng 05 năm 1919, tại làng Tân Hương, Kontum (Gx. Tân Hương, Giáo phận Kontum).
- 1932 – 1940: Tiểu chủng viện Làng Sông Qui Nhơn.
- 1940 – 1942: Học triết học tại Đại Chủng Viện Qui Nhơn.
- 1942 – 1944: Đi thực tế - dạy học tại Tiểu Chủng Viện Kontum.
- 1944 – 1949: Học thần học tại Đại Chủng Viện Qui Nhơn.
- 26/06/1949: Thụ phong linh mục tại Kontum, do Đức Cha Jean Sion Khâm.
- 1949 – 1952: Cha sở Hà Mòng – Tân Thành, Kontum.
- 1952 – 1953: Cha sở Plei Jơdrâp – Ngô Thạnh, Kontum.
- 1953 – 1954: Cha sở Plei Kơbei, Kontum.
- 1954 – 1959: Cha sở Kon Hơngo Kơtu – Phương Quí, Kontum.
- 1959 – 1961: Tuyên úy quân đội tại Kontum.
- 1961 – 1975: Cha sở Hiếu Đạo và tuyên uý quân đội tại Pleiku.
- 1975 – 1988: đi cải tạo.
- 1988 – 1995: Ở tại TGM Kontum.
- 1995 – 2000: Cha sở An Mỹ, Pleiku.
- 2000 – 2008: Nghỉ hưu tại TGM Kontum.
Đã an nghỉ trong Chúa lúc 5h30 sáng thứ Bảy 27 - 9 - 2008, tại Toà Giám Mục Kontum. Hưởng thọ 89 tuổi, với 59 năm linh mục.
Xin quí vị hiệp ý cầu nguyện cho Cha TÔ-MA.
R.I.P
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Bạn
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
00:12 27/09/2008
TÌNH BẠN
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch CMC, Carthage, MO.
Tình bạn:
Khi vui cộng hưởng, lúc buồn chia hai !
(Egyptian Proverb-nđc phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền