Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mân Côi
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
08:25 29/09/2010
LỄ MÂN CÔI
Tôi là nữ tỳ của Chúa (Lc 1, 26-38)
Trong lịch phụng vụ, tháng 10 có tên là tháng Mân côi. Suốt tháng này, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi. Mân côi chính là hoa hồng. Mân côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Như thể, bằng chuỗi Mân côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Nói đến lễ Mân côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước toà Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ.
Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ.
Thật vậy, giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên chúa". Trình thuật Truyền tin cho ta thoáng thấy vài nét đẹp của Người.
Mẹ có nét đẹp đơn sơ. Đơn sơ trong khung cảnh làng quê Naazareth. Đơn sơ trong nếp sống thôn nữ đạm bạc. Nhất là đơn sơn trong tâm hồn giản dị. Sự đơn sơ trong tâm hồn được bộc lộ qua những suy nghĩ trong sáng, những phát biểu thật thà, thẳng thắn trình bày với thiên sứ hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Đơn sơ trong vâng phục. Khi đã hiểu rõ ý định của Thiên chúa chỉ đơn sơ thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền". Tâm hồn đơn sơ của Người chiếu toả như viên ngọc trong suốt không một tì ố.
Mẹ có nét đẹp khiêm nhường. Khiêm nhường trong nếp sống ẩn dật nơi làng quê nhỏ bé. Khiêm nhường trong nhận thức về bản thân. Thật vậy, khi nghe thiên thần chúc tụng ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy Ơn Phúc", Đức Maria thật sự ngạc nhiên. Bản thân Mẹ không dám nhận danh hiệu cao đẹp ấy. Khiêm nhường trong tâm hồn biểu lộ trong lời nói. Khi đã chấp nhận chương trình của Thiên chúa, Đức Maria vẫn khiêm tốn xưng mình là "Nữ tỳ của Thiên Chúa". Thật khiêm nhường. Chính sự khiêm nhường càng tô thêm vẻ đẹp tuyệt vời nơi Mẹ.
Mẹ có nét đẹp từ bỏ. Từ bỏ là vượt lên trên. Từ bỏ khiến con người trở nên cao đẹp, thanh thoát. Từ bỏ của cải đã khó. Từ bỏ bản thân khó hơn. Từ bỏ ý riêng mới thật cam go khốc liệt.
Đức Maria đã có chương trình riêng: sống đời trinh nữ. Đó là một chương trình đẹp. Nhưng khi biết chương trình của Thiên Chúa, Mẹ đã sẵn sàng từ bỏ chương trình riêng. Nhờ từ bỏ chương trình riêng mà chương trình của Chúa được thực hiện. Nhờ từ bỏ bản thân mà Mẹ đón nhận được chính Thiên chúa.
Khi trút bỏ chính mình, Đức Maria được đầy tràn Thiên Chúa. Không còn thuộc về mình, Mẹ trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa. Mẹ là chiếc bình rỗng không nên Mẹ đón nhận được "đầy ơn phúc"của Chúa.
Đức Maria là bông hoa thanh khiết diễn tả được nét đẹp của Thiên Chúa vì Mẹ là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần "rợp bóng trên Mẹ" nên Mẹ sống dưới sự che chở của Thánh Thần, theo ơn hướng dẫn của Thánh Thần và sống trong tình yêu của Thánh Thần.
Thiên Chúa muốn Con của Ngài vào đời làm người, nên đã chuẩn bị cho Con một người mẹ tuyệt hảo.Maria là người được Thiên Chúa đặc biệt mến thương.Thiên Thần gọi Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”, là người được “Đức Chúa ở cùng”, là người “đẹp lòng Thiên Chúa”. Maria đã là một thụ tạo tuyệt vời ngay từ trước khi làm Mẹ Đức Giêsu. Nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của Mẹ. Ngài cần sự ưng thuận của một thụ tạo nhỏ bé trước khi trao cho Maria chức vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Tiếng “xin vâng” khởi đầu cho một chuỗi xin vâng làm nên cuộc đời người nữ tỳ của Chúa.
Kinh Mân Côi là một chuỗi “xin vâng” của người tín hữu dâng Thiên Chúa, theo mẫu gương đáp trả của Mẹ Maria.
Tràng chuỗi Mân Côi là một phương thế giúp chúng ta gần gũi thiết thân với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công giáo: “ Khi gia đình được an vui hoà thuận, hãy lần chuỗi Mân Côi để xin Mẹ ban cho sự an vui hoà thuận yêu thương. Khi gặp người chồng thiếu trách nhiệm, hãy chạy đến với Mẹ nhờ tràng chỗi Mân Côi, để xin Mẹ cảm hoá mình. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân Côi, xin Mẹ tạo sự cảm thông “.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ngay trong tuần lễ sau khi đắc cử Giáo Hoàng, đã nói với tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô khi đọc kinh Truyền Tin: “ Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt vời. Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Gabriel và người chị họ Êlisabeth nói với Mẹ. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy”.
150 Thánh vịnh đã được thay thế bằng 150 Kinh Kính Mừng. Miệng đọc lòng suy ngắm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi: Năm Sự Vui, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng. Đó chính là bản tóm tắt cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và cũng là của Đức Maria. Vì hơn ai hết, Đức Mẹ đã cùng với Con bước các chặng đường Vui-Thương-Mừng ấy với tinh thần của lời “xin vâng” mà Mẹ đã tuyên xưng trước khi Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng Mẹ.
Khi đọc sự tích về các cuộc Đức Mẹ hiện ra, dù ở Lộ Đức hay ở Fatima, dù ở Guadalupe hay ở Mễ Du, hay ở La Vang…. chúng ta đều thấy Đức Mẹ nhắn nhủ người tín hữu hãy canh tân đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi để làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi, ta đã đến để cảnh báo các tín hữu canh tân đời sống và xin ơn tha thứ tội lỗi của họ. Họ không được xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã quá phiền muộn vì tội nhân loại. Loài người hãy lần chuỗi Mân Côi. Họ hãy tiếp tục lần chuỗi hàng ngày.” (Thông điệp Đức Mẹ gởi cho chị Lucia 13/10/1917). Thánh Đaminh là người có công rất lớn trong việc quảng bá việc đọc kinh Mân Côi trong Giáo hội, để cầu xin Chúa bảo vệ Giáo hội trước sự tấn công của kẻ thù. Thánh Piô Năm Dấu Thánh chia sẻ: “Vũ khí của tôi là tràng hạt Mân Côi. Đức Mẹ không từ chối tôi điều gì khi tôi xin với Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Muốn làm Đức Mẹ vui lòng và muốn được Đức Mẹ thương yêu hãy lần chuỗi Mân Côi”. Còn cha Stefano Gobbi viết: “Chuỗi Mân Côi mang lại hòa bình cho bạn. Với lời Kinh Mân Côi, bạn sẽ có thể nhận được từ Thiên Chúa hồng ân vĩ đại nhất là canh tân đời sống, thu phục các linh hồn về với Chúa trong sự ăn năn tội, tình yêu và thánh ân”. Và “Chuỗi Mân Côi là lời kinh của tôi. Những lời kinh này dù khiêm nhường và mong manh cũng sẽ nên như xích sắt để khóa lại quyền lực tối tăm của thế giới, kẻ thù của thế giới và của các tín hữu”.
Trong tông huấn “Marialis cultus” Đức Phaolô VI đã vạch ra những giá trị của kinh Mân côi như sau: đó là một kinh nguyên dựa trên Phúc âm; giúp cho việc chiêm niệm; sát với kinh nguyện phụng vụ.
Ta có thể tóm tắt những điểm chính của kinh Mân côi như sau:
1) Kinh nguyện đơn giản. Kết cấu của nó là những kinh Lạy Cha, Kính mừng, Sáng Danh mà người Kitô hữu nào cũng thuộc lòng. Kinh Mân côi thích hợp cho những người đơn sơ bình dân, và dành cho những tâm hồn mang tinh thần khó nghèo của Phúc âm.
2) Kinh nguyện chiêm niệm. Tuy đơn giản, nhưng kinh Mân côi mang một nội dung phong phú, bởi vì đi đôi với việc đọc kinh, người tín hữu được mời chiêm ngắm những mầu nhiệm căn bản của Đức tin Kitô giáo: Mầu nhiệm Nhập thể và Mầu nhiệm Vượt qua. Việc lập đi lặp lại những câu kinh tạo ra sự than thản nội tâm để có thể nhìn ngắm những cảnh tượng của cuộc đời Chúa Cứu thế.
3) Kinh nguyện huấn giáo. Chính vì chú trọng vào những mầu nhiệm căn bản của Kitô giáo, nên việc xướng lên các mầu nhiệm hoặc giải thích chúng là cơ hội để học hỏi và đào sâu thêm nhưng chân lý căn bản của Đức tin, và đáp lại cũng với tâm tình thuận nhận tin yêu
4) Kinh nguyện đi sát với cuộc đời. Khi cùng với Đức Maria rảo qua cuộc sống của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ qua những chặng đường từ Nazareth, Bêlem, Giêrusalem, qua biến cố vui thương buồn, người tín hữu gặp thấy những bài học cho cuộc sống thường nhật của mình, trộn lẫn vui buồn âu lo hy vọng.
5) Kinh nguyện thanh luyện tu đức. Nhờ việc chiêm ngắm cuộc đời của Đức Kitô và Đức Maria, người tín hữu học đòi những nhân đức của các vị, cố gắng hoạ cuộc đời của mình theo gương các vị.
6) Kinh nguyện dẫn vào phụng vụ. Những mầu nhiệm Mân côi, dựa vào Phúc âm, đặc biệt là về mầu nhiệm Nhập thể và Vượt qua, chuẩn bị tâm hồn tín hữu cử hành sốt sắng các bí tích, đặc biệt là Thánh thể, tưởng niệm cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô.
Ngày nay nhiều người phàn nàn không có giờ đọc kinh vì phải lo học hành, lo làm ăn vất vả. Chuỗi hạt Mân Côi sẽ giúp khó khăn ấy để nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Điều thuận lợi của chuỗi Mân Côi là lần hạt ở đâu cũng được. Ta không buộc phải đọc 50 Kinh Mân Côi một lần mà có thể đọc bao nhiêu tuỳ vào thời gian ta có. Ta cũng có thể vừa làm việc vừa đọc Kinh Mân Côi, không nhất thiết phải có tràng hạt trên tay. Ta cũng có thể thì thầm bất cứ lúc nào: khi chờ xe bên đường, lúc đi học, khi giải trí, khi đau bệnh … thay vì đưa mắt nhìn chung quanh, thay vì nghe những chuyện không đâu, ta cũng có thể lần hạt. Dù bận bịu đến đâu ta cũng có thể lần hạt. Đó là cách cầu nguyện mà nhà triết học Jacques Maritain gọi là chiêm niệm bên vệ đường. Kinh Mân Côi là một kinh quý báu của Giáo hội và của mọi người, đó là kinh phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn. Lạy Mẹ Mân Côi, xin dạy con biết yêu mến tràng chuỗi Mân Côi, siêng năng lần hạt trong mỗi ngày sống và xin Mẹ khẩn cầu cho con bên tòa Chúa. Amen.
Tôi là nữ tỳ của Chúa (Lc 1, 26-38)
Trong lịch phụng vụ, tháng 10 có tên là tháng Mân côi. Suốt tháng này, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi. Mân côi chính là hoa hồng. Mân côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Như thể, bằng chuỗi Mân côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Nói đến lễ Mân côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước toà Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ.
Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ.
Thật vậy, giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên chúa". Trình thuật Truyền tin cho ta thoáng thấy vài nét đẹp của Người.
Mẹ có nét đẹp đơn sơ. Đơn sơ trong khung cảnh làng quê Naazareth. Đơn sơ trong nếp sống thôn nữ đạm bạc. Nhất là đơn sơn trong tâm hồn giản dị. Sự đơn sơ trong tâm hồn được bộc lộ qua những suy nghĩ trong sáng, những phát biểu thật thà, thẳng thắn trình bày với thiên sứ hoàn cảnh cụ thể của bản thân. Đơn sơ trong vâng phục. Khi đã hiểu rõ ý định của Thiên chúa chỉ đơn sơ thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền". Tâm hồn đơn sơ của Người chiếu toả như viên ngọc trong suốt không một tì ố.
Mẹ có nét đẹp khiêm nhường. Khiêm nhường trong nếp sống ẩn dật nơi làng quê nhỏ bé. Khiêm nhường trong nhận thức về bản thân. Thật vậy, khi nghe thiên thần chúc tụng ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy Ơn Phúc", Đức Maria thật sự ngạc nhiên. Bản thân Mẹ không dám nhận danh hiệu cao đẹp ấy. Khiêm nhường trong tâm hồn biểu lộ trong lời nói. Khi đã chấp nhận chương trình của Thiên chúa, Đức Maria vẫn khiêm tốn xưng mình là "Nữ tỳ của Thiên Chúa". Thật khiêm nhường. Chính sự khiêm nhường càng tô thêm vẻ đẹp tuyệt vời nơi Mẹ.
Mẹ có nét đẹp từ bỏ. Từ bỏ là vượt lên trên. Từ bỏ khiến con người trở nên cao đẹp, thanh thoát. Từ bỏ của cải đã khó. Từ bỏ bản thân khó hơn. Từ bỏ ý riêng mới thật cam go khốc liệt.
Đức Maria đã có chương trình riêng: sống đời trinh nữ. Đó là một chương trình đẹp. Nhưng khi biết chương trình của Thiên Chúa, Mẹ đã sẵn sàng từ bỏ chương trình riêng. Nhờ từ bỏ chương trình riêng mà chương trình của Chúa được thực hiện. Nhờ từ bỏ bản thân mà Mẹ đón nhận được chính Thiên chúa.
Khi trút bỏ chính mình, Đức Maria được đầy tràn Thiên Chúa. Không còn thuộc về mình, Mẹ trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa. Mẹ là chiếc bình rỗng không nên Mẹ đón nhận được "đầy ơn phúc"của Chúa.
Đức Maria là bông hoa thanh khiết diễn tả được nét đẹp của Thiên Chúa vì Mẹ là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần "rợp bóng trên Mẹ" nên Mẹ sống dưới sự che chở của Thánh Thần, theo ơn hướng dẫn của Thánh Thần và sống trong tình yêu của Thánh Thần.
Thiên Chúa muốn Con của Ngài vào đời làm người, nên đã chuẩn bị cho Con một người mẹ tuyệt hảo.Maria là người được Thiên Chúa đặc biệt mến thương.Thiên Thần gọi Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”, là người được “Đức Chúa ở cùng”, là người “đẹp lòng Thiên Chúa”. Maria đã là một thụ tạo tuyệt vời ngay từ trước khi làm Mẹ Đức Giêsu. Nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của Mẹ. Ngài cần sự ưng thuận của một thụ tạo nhỏ bé trước khi trao cho Maria chức vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Tiếng “xin vâng” khởi đầu cho một chuỗi xin vâng làm nên cuộc đời người nữ tỳ của Chúa.
Kinh Mân Côi là một chuỗi “xin vâng” của người tín hữu dâng Thiên Chúa, theo mẫu gương đáp trả của Mẹ Maria.
Tràng chuỗi Mân Côi là một phương thế giúp chúng ta gần gũi thiết thân với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công giáo: “ Khi gia đình được an vui hoà thuận, hãy lần chuỗi Mân Côi để xin Mẹ ban cho sự an vui hoà thuận yêu thương. Khi gặp người chồng thiếu trách nhiệm, hãy chạy đến với Mẹ nhờ tràng chỗi Mân Côi, để xin Mẹ cảm hoá mình. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân Côi, xin Mẹ tạo sự cảm thông “.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ngay trong tuần lễ sau khi đắc cử Giáo Hoàng, đã nói với tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô khi đọc kinh Truyền Tin: “ Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt vời. Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Gabriel và người chị họ Êlisabeth nói với Mẹ. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy”.
150 Thánh vịnh đã được thay thế bằng 150 Kinh Kính Mừng. Miệng đọc lòng suy ngắm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi: Năm Sự Vui, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng. Đó chính là bản tóm tắt cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và cũng là của Đức Maria. Vì hơn ai hết, Đức Mẹ đã cùng với Con bước các chặng đường Vui-Thương-Mừng ấy với tinh thần của lời “xin vâng” mà Mẹ đã tuyên xưng trước khi Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng Mẹ.
Khi đọc sự tích về các cuộc Đức Mẹ hiện ra, dù ở Lộ Đức hay ở Fatima, dù ở Guadalupe hay ở Mễ Du, hay ở La Vang…. chúng ta đều thấy Đức Mẹ nhắn nhủ người tín hữu hãy canh tân đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi để làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi, ta đã đến để cảnh báo các tín hữu canh tân đời sống và xin ơn tha thứ tội lỗi của họ. Họ không được xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã quá phiền muộn vì tội nhân loại. Loài người hãy lần chuỗi Mân Côi. Họ hãy tiếp tục lần chuỗi hàng ngày.” (Thông điệp Đức Mẹ gởi cho chị Lucia 13/10/1917). Thánh Đaminh là người có công rất lớn trong việc quảng bá việc đọc kinh Mân Côi trong Giáo hội, để cầu xin Chúa bảo vệ Giáo hội trước sự tấn công của kẻ thù. Thánh Piô Năm Dấu Thánh chia sẻ: “Vũ khí của tôi là tràng hạt Mân Côi. Đức Mẹ không từ chối tôi điều gì khi tôi xin với Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Muốn làm Đức Mẹ vui lòng và muốn được Đức Mẹ thương yêu hãy lần chuỗi Mân Côi”. Còn cha Stefano Gobbi viết: “Chuỗi Mân Côi mang lại hòa bình cho bạn. Với lời Kinh Mân Côi, bạn sẽ có thể nhận được từ Thiên Chúa hồng ân vĩ đại nhất là canh tân đời sống, thu phục các linh hồn về với Chúa trong sự ăn năn tội, tình yêu và thánh ân”. Và “Chuỗi Mân Côi là lời kinh của tôi. Những lời kinh này dù khiêm nhường và mong manh cũng sẽ nên như xích sắt để khóa lại quyền lực tối tăm của thế giới, kẻ thù của thế giới và của các tín hữu”.
Trong tông huấn “Marialis cultus” Đức Phaolô VI đã vạch ra những giá trị của kinh Mân côi như sau: đó là một kinh nguyên dựa trên Phúc âm; giúp cho việc chiêm niệm; sát với kinh nguyện phụng vụ.
Ta có thể tóm tắt những điểm chính của kinh Mân côi như sau:
1) Kinh nguyện đơn giản. Kết cấu của nó là những kinh Lạy Cha, Kính mừng, Sáng Danh mà người Kitô hữu nào cũng thuộc lòng. Kinh Mân côi thích hợp cho những người đơn sơ bình dân, và dành cho những tâm hồn mang tinh thần khó nghèo của Phúc âm.
2) Kinh nguyện chiêm niệm. Tuy đơn giản, nhưng kinh Mân côi mang một nội dung phong phú, bởi vì đi đôi với việc đọc kinh, người tín hữu được mời chiêm ngắm những mầu nhiệm căn bản của Đức tin Kitô giáo: Mầu nhiệm Nhập thể và Mầu nhiệm Vượt qua. Việc lập đi lặp lại những câu kinh tạo ra sự than thản nội tâm để có thể nhìn ngắm những cảnh tượng của cuộc đời Chúa Cứu thế.
3) Kinh nguyện huấn giáo. Chính vì chú trọng vào những mầu nhiệm căn bản của Kitô giáo, nên việc xướng lên các mầu nhiệm hoặc giải thích chúng là cơ hội để học hỏi và đào sâu thêm nhưng chân lý căn bản của Đức tin, và đáp lại cũng với tâm tình thuận nhận tin yêu
4) Kinh nguyện đi sát với cuộc đời. Khi cùng với Đức Maria rảo qua cuộc sống của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ qua những chặng đường từ Nazareth, Bêlem, Giêrusalem, qua biến cố vui thương buồn, người tín hữu gặp thấy những bài học cho cuộc sống thường nhật của mình, trộn lẫn vui buồn âu lo hy vọng.
5) Kinh nguyện thanh luyện tu đức. Nhờ việc chiêm ngắm cuộc đời của Đức Kitô và Đức Maria, người tín hữu học đòi những nhân đức của các vị, cố gắng hoạ cuộc đời của mình theo gương các vị.
6) Kinh nguyện dẫn vào phụng vụ. Những mầu nhiệm Mân côi, dựa vào Phúc âm, đặc biệt là về mầu nhiệm Nhập thể và Vượt qua, chuẩn bị tâm hồn tín hữu cử hành sốt sắng các bí tích, đặc biệt là Thánh thể, tưởng niệm cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô.
Ngày nay nhiều người phàn nàn không có giờ đọc kinh vì phải lo học hành, lo làm ăn vất vả. Chuỗi hạt Mân Côi sẽ giúp khó khăn ấy để nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Điều thuận lợi của chuỗi Mân Côi là lần hạt ở đâu cũng được. Ta không buộc phải đọc 50 Kinh Mân Côi một lần mà có thể đọc bao nhiêu tuỳ vào thời gian ta có. Ta cũng có thể vừa làm việc vừa đọc Kinh Mân Côi, không nhất thiết phải có tràng hạt trên tay. Ta cũng có thể thì thầm bất cứ lúc nào: khi chờ xe bên đường, lúc đi học, khi giải trí, khi đau bệnh … thay vì đưa mắt nhìn chung quanh, thay vì nghe những chuyện không đâu, ta cũng có thể lần hạt. Dù bận bịu đến đâu ta cũng có thể lần hạt. Đó là cách cầu nguyện mà nhà triết học Jacques Maritain gọi là chiêm niệm bên vệ đường. Kinh Mân Côi là một kinh quý báu của Giáo hội và của mọi người, đó là kinh phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn. Lạy Mẹ Mân Côi, xin dạy con biết yêu mến tràng chuỗi Mân Côi, siêng năng lần hạt trong mỗi ngày sống và xin Mẹ khẩn cầu cho con bên tòa Chúa. Amen.
Thánh Têrêxa bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
09:01 29/09/2010
THÁNH TÊRÊXA BẬC THẦY TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN GIÁO
Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được phong thánh năm 1925, tức 28 năm sau khi từ trần. Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê năm 1927 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 19 tháng 10 năm 1997. Khi tuyên bố thánh Têrêxa là tiến sĩ Hội Thánh, là bậc thầy trong đời sống đức tin, điều đó cũng có nghĩa Ðức Giáo Hoàng muốn nói với các tín hữu toàn cầu rằng: Têrêxa là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Khi chiêm ngắm thánh nữ Têrêxa như là bậc thầy nghệ thuật truyền giáo chúng ta sẽ thấy xuất hiện một nghịch lý. Nghịch lý ở chỗ tại sao một nữ tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường mà lại được chọn làm bổn mạng cho các xứ truyền giáo?
Nói đến truyền giáo là nói đến hai động từ Đi và Nói. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Anh em hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân". Sách Ngôn sứ Isaia viết: "Vinh quang thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Phải đi, nhưng Têrêsa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Người nữ tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát minh.
Thánh Phaolô bảo rằng: "Làm sao người ta tin nếu không nghe nói. Làm sao người ta nghe nói nếu không có người đi rao giảng. Làm sao có người rao giảng nếu không có ai được sai đi". Nhưng Têrêsa lại không nói gì với ai. Đời sống của các Nữ Tu Dòng Kín thì rất nghiêm ngặt.
Như thế xem ra rất nghịch lý. Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai mà lại được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Chính từ cái nghịch lý ấy mà chúng ta khám phá ra điều này: Giáo Hội mời gọi hãy thay thế câu hỏi truyền giáo làm gì? bằng câu hỏi là gì? Nếu nói làm gì với Têrêxa thì không đúng, vì thánh nữ Têrêxa chẳng làm gì cả. Nếu đặt câu hỏi Têrêxa là ai thì lập tức ta sẽ khám phá ra chiều sâu trong đời sống của thánh nữ. Ngài trở thành bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo nhờ sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường nhỏ.
1. Tình yêu là tất cả
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu các tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu không có tình yêu các vị tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc. Và Ngài nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả. Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Nghệ thuật truyền giáo của Têrêsa chính là tình yêu. Không đi đến đâu, không nói với ai, nhưng chỉ yêu thôi. Chính Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi... Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó. .. Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa. .. rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).
Khi Têrêxa chọn một lối sống như thế thì chính tình yêu đã chắp cánh cho Ngài đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. Tình yêu làm nên như thế, không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Không nói bằng lời nhưng nói bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim. Têrêxa đã sống nghệ thuật truyền giáo theo nghĩa như thế.
2. Con đường nhỏ
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ.
Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh.
Têrêxa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Mari Gôngdaga năm 1897: "Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh mình với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay vì thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho mình lớn lên thì không được, nên con có thế nào thì đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đã thay những thang cổ điểm bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi tìm trong Sách Thánh. .. và con đã đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: 'Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta' (Cn 9,4).... Thế rồi con đã đến vì con đoán con đã gặp được điều con đang tìm kiếm. .. Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! Vì thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi mãi. Ôi lạy Chúa, Chúa đã ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi lòng thương xót của Chúa..." (Thủ bản Tự Thuật).
Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Nghệ thuật truyền giáo của Thánh Têrêxa là tình yêu và con đường nhỏ.Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng. Sống tâm tình con thảo với tất cả tình yêu, người Kitô hữu thực thi sứ vụ truyền giáo của mình theo Gương Thánh Têrêxa.
Đức Giáo Hoàng Piô XII, hồi còn là Hồng y Pacelli, năm 1925 là đại diện Tòa Thánh sang Pháp nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa và làm phép đền thờ Lisieur được xây cất kính Thánh nữ, đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: Đây là vị Thánh lớn nhất hiện đại.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.
Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được phong thánh năm 1925, tức 28 năm sau khi từ trần. Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê năm 1927 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh ngày 19 tháng 10 năm 1997. Khi tuyên bố thánh Têrêxa là tiến sĩ Hội Thánh, là bậc thầy trong đời sống đức tin, điều đó cũng có nghĩa Ðức Giáo Hoàng muốn nói với các tín hữu toàn cầu rằng: Têrêxa là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Khi chiêm ngắm thánh nữ Têrêxa như là bậc thầy nghệ thuật truyền giáo chúng ta sẽ thấy xuất hiện một nghịch lý. Nghịch lý ở chỗ tại sao một nữ tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường mà lại được chọn làm bổn mạng cho các xứ truyền giáo?
Nói đến truyền giáo là nói đến hai động từ Đi và Nói. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Anh em hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân". Sách Ngôn sứ Isaia viết: "Vinh quang thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Phải đi, nhưng Têrêsa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Người nữ tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát minh.
Thánh Phaolô bảo rằng: "Làm sao người ta tin nếu không nghe nói. Làm sao người ta nghe nói nếu không có người đi rao giảng. Làm sao có người rao giảng nếu không có ai được sai đi". Nhưng Têrêsa lại không nói gì với ai. Đời sống của các Nữ Tu Dòng Kín thì rất nghiêm ngặt.
Như thế xem ra rất nghịch lý. Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai mà lại được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo.
Chính từ cái nghịch lý ấy mà chúng ta khám phá ra điều này: Giáo Hội mời gọi hãy thay thế câu hỏi truyền giáo làm gì? bằng câu hỏi là gì? Nếu nói làm gì với Têrêxa thì không đúng, vì thánh nữ Têrêxa chẳng làm gì cả. Nếu đặt câu hỏi Têrêxa là ai thì lập tức ta sẽ khám phá ra chiều sâu trong đời sống của thánh nữ. Ngài trở thành bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo nhờ sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường nhỏ.
1. Tình yêu là tất cả
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu các tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng. Nếu không có tình yêu các vị tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc. Và Ngài nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả. Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Nghệ thuật truyền giáo của Têrêsa chính là tình yêu. Không đi đến đâu, không nói với ai, nhưng chỉ yêu thôi. Chính Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng, chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi... Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó. .. Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa. .. rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).
Khi Têrêxa chọn một lối sống như thế thì chính tình yêu đã chắp cánh cho Ngài đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. Tình yêu làm nên như thế, không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Không nói bằng lời nhưng nói bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim. Têrêxa đã sống nghệ thuật truyền giáo theo nghĩa như thế.
2. Con đường nhỏ
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại. Theo thánh nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ.
Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh.
Têrêxa viết trong Thủ Bản gởi Mẹ bề trên Mari Gôngdaga năm 1897: "Thưa Mẹ, như Mẹ biết, con hằng ước ao được nên thánh, nhưng than ôi, mỗi lần sánh mình với các thánh, con đều nhận thấy giữa các ngài và con có một khoảng cách như giữa một ngọn núi cao chót vót và một hột cát ti tiện dưới chân khách bộ hành. Nhưng thay vì thối chí, con lại tự nhủ: Chúa không khơi dậy những ước muốn không thể thực hiện được; dù thấp hèn, con cũng vẫn có thể khao khát nên thánh. Tự làm cho mình lớn lên thì không được, nên con có thế nào thì đành phải chịu như vậy với tất cả những khuyết điểm của con. Nhưng con muốn tìm ra một phương pháp lên trời bằng một con đường nhỏ vừa thẳng lại vừa ngắn, một con đường nhỏ hoàn toàn mới. Chúng ta đang ở trong thế kỷ phát minh, bây giờ không phải leo từng bậc thang nữa; những nhà giàu có đã thay những thang cổ điểm bằng thang máy, thật là tiện lợi. Phần con, con cũng muốn kiếm một cái thang máy để nâng con lên tới Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ quá, chả sao lên được cái thang trọn lành dốc dác. Thế rồi con đi tìm trong Sách Thánh. .. và con đã đọc những lời sau đây phát xuất từ miệng Đấng Khôn Ngoan muôn đời: 'Ai thật bé nhỏ thì hãy đến với Ta' (Cn 9,4).... Thế rồi con đã đến vì con đoán con đã gặp được điều con đang tìm kiếm. .. Chiếc thang máy đưa con lên tận trời là chính đôi cánh tay Chúa đấy, Chúa Giêsu ôi! Vì thế mà con chả cần phải lớn lên, trái lại con cần phải cứ bé hoài và càng ngày sẽ càng bé dần đi mãi. Ôi lạy Chúa, Chúa đã ban cho con hơn sự con mong đợi, và con, con muốn ca ngợi lòng thương xót của Chúa..." (Thủ bản Tự Thuật).
Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy" này, thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Nghệ thuật truyền giáo của Thánh Têrêxa là tình yêu và con đường nhỏ.Tình yêu là tâm điểm, là nguyên tắc, là tận cùng của con đường thơ ấu thiêng liêng. Sống tâm tình con thảo với tất cả tình yêu, người Kitô hữu thực thi sứ vụ truyền giáo của mình theo Gương Thánh Têrêxa.
Đức Giáo Hoàng Piô XII, hồi còn là Hồng y Pacelli, năm 1925 là đại diện Tòa Thánh sang Pháp nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa và làm phép đền thờ Lisieur được xây cất kính Thánh nữ, đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: Đây là vị Thánh lớn nhất hiện đại.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường nhỏ của một vị Thánh lớn. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều người đã sống và trở nên những nhà truyền giáo cho muôn dân.
Đáp trả tiếng gọi tình yêu
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:05 29/09/2010
ĐÁP TRẢ TIẾNG GỌI TÌNH YÊU
Trước Thiên Chúa là Đấng sáng tạo trời đất vũ trụ và muôn loài, con người cảm thấy mình nhỏ bé, tầm thường và bất xứng (x. Tv 8, 4-5). Tuy nhiên, Thiên Chúa đã thu hẹp khoảng cách ấy. Ngài đi bước trước để đến với nhân loại và dành cho con người chúng ta một Tình Yêu vô biên. Đặc biệt, Ngài đã gọi riêng một số người dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho Ngài để phục vụ Tin Mừng và tha nhân.
Tiếng Gọi Yêu Thương
Vào một ngày đẹp trời gió lặng sóng êm, các ngư phủ bắt đầu ngày mới với công việc quăng chài bắt cá quen thuộc. Chắc hẳn, tâm trí các ông lúc ấy chỉ nghĩ sao cho có được những mẻ cá thật ngon và thật nhiều. Tất cả các thành viên trong gia đình đang trông ngóng thành quả lao động của các ông. Những con cá bắt được sẽ mang lại tràn trề niềm vui và niềm hy vọng cho gia đình. Nếu có ai hỏi họ đâu là những ước mơ đẹp nhất, có lẽ các ngư phủ sẽ trả lời rằng họ mong cho mình có được sức khỏe dồi dào để tiếp tục hành nghề truyền thống, muốn trời lúc nào cũng đẹp để giúp cho việc đánh bắt được thuận lợi, và mong cho nguồn cá nơi biển hồ mãi mãi nhiều vô tận để cho kế sinh nhai của họ luôn luôn được ổn định…Thế nhưng hôm ấy một ai đó đã đến và làm đảo lộn nếp sống thường nhật của họ. Người đề nghị các ông bỏ nghề chài lưới quen thuộc để đi theo Người. Ngay lập tức, các ông đã bỏ lại tất cả sau lưng để bước đi theo Người (x. Mt 4, 18-22).
Chắc hẳn trước khi Người đến ngay bên, tôi đang say mê dệt đời mộng ước và cũng có những dự phóng cho tương lai. Những ước mơ đẹp đang được con tim nhiệt huyết ấp ủ chờ bàn tay và khối óc nhào nắn để ngày mai trở thành hiện thực. Và rồi tiếng gọi của Ngài đã làm thay đổi cục diện cuộc sống của tôi. Tôi nói lời giã biệt với những công trình đang thực hiện dang dở để bước đi theo Ngài. Đời mình lật sang một trang mới.
Tại sao Đức Giêsu đã gọi và chọn tôi? Tại sao Ngài lại muốn tôi trở nên bạn hữu của Ngài? Tôi có là chi mà Ngài để ý đến?
Từ muôn thuở, Thiên Chúa đã yêu thương tôi bằng một tình yêu vô vị lợi. Ngài muốn tôi sống hạnh phúc và trao phó cho tôi sứ mệnh đem niềm vui đến cho muôn người. Ngài mời gọi tôi bước vào thiên tình sử với Ngài, ở đó ngày qua ngày tôi khám phá ra tình yêu vô biên của Ngài và dõng dạc cất lên lời đáp trả qua từng nhịp sống tiếng gọi tình yêu của Ngài. Tất cả năm tháng ngày đời tôi đều đã được khắc ghi trong kế hoạch yêu thương của Ngài:
« Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy;
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự » (Tv 139, 13.16).
Tình Yêu Đáp Lại Tình Yêu
Đức Giêsu gọi ai thì đều với mục đích là để bản thân người ấy khám phá ra Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho mình và để họ cộng tác với sứ mệnh loan báo và sống chứng nhân Tin Mừng, ngõ hầu trở nên ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5, 14).
Trong một xã hội thực dụng vốn đề cao giá trị vật chất và những thực tại mau qua ở đời này, Ngài gọi tôi để trở nên dấu chỉ của Nước Trời (x. Mt 19, 12). Ngài muốn tôi không bị ràng buộc với những bận tâm nơi trần thế để tôi sống trọn vẹn cho Ngài. Để từ nay, tôi trở nên sứ giả phục vụ Tin Mừng nhằm chứng tỏ cho con người của thời đại thấy rằng hạnh phúc đích thực là được kết hiệp với Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu; là được nếm hưởng phần thưởng vĩnh hằng Nước Trời, Vương Quốc của bình an, hoan lạc vô biên vô tận.
Trong một xã hội mà các giá trị truyền thống của gia đình bị đe dọa, đặc tính chung thủy của tình yêu vợ chồng bị lung lay, tôi được mời gọi đáp trả tiếng gọi của Đấng đã yêu thương tôi bằng một tình yêu triệt để và không thể san sẻ với bất kỳ thụ tạo nào khác ngoài Ngài ra. Tôi trọn vẹn thuộc về Ngài và từ nay tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà chính Ngài sống trong tôi (x. Gl 2, 20). Đời thánh hiến trở nên chứng nhân tình yêu một cách thiết thực cho các cặp vợ chồng và giúp họ thấy được căn tính ơn gọi của đời sống hôn nhân là phản chiếu lại tình yêu của Đức Giêsu đối với Hội Thánh đến nỗi dám hy sinh tính mạng mình cho người mình yêu (x. Ga 15, 13).
Trong một xã hội mang nặng tính thế tục đầy nghi nan và ở đó các giá trị thánh thiêng bị coi nhẹ, tôi được mời gọi trở nên người tông đồ của đức tin và hy vọng để nói cho trần gian biết có một Thiên Chúa là Đấng hay thương xót, chậm bất bình và giầu lòng thành tín. Ngài luôn luôn yêu thương con người, cho dù họ ở trong bất kỳ tình trạng nào. Thiên Chúa tín trung luôn chờ đợi nhân loại bất trung ăn năn hoán cải để quay về nẻo ngay đường chính.
Lời Kết
Ý thức được thân phận mỏng giòn của mình, chúng ta được mời gọi sống khiêm tốn hơn và cần mở lòng ra để đón nhận ơn Chúa. Ngài có thể thực hiện những công trình vĩ đại của mình ngay chính nơi những con người yếu đuối và dễ bị tổn thương (x. 2 Cr 4, 7). Đồng thời, trước đại dương tình yêu vô biên của Thiên Chúa, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria để xin Mẹ dạy cho biết cách đáp trả và có được tâm hồn khiêm cung ca tụng ngợi khen Thiên Chúa: « Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới » (Lc 1, 48).
Trước Thiên Chúa là Đấng sáng tạo trời đất vũ trụ và muôn loài, con người cảm thấy mình nhỏ bé, tầm thường và bất xứng (x. Tv 8, 4-5). Tuy nhiên, Thiên Chúa đã thu hẹp khoảng cách ấy. Ngài đi bước trước để đến với nhân loại và dành cho con người chúng ta một Tình Yêu vô biên. Đặc biệt, Ngài đã gọi riêng một số người dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho Ngài để phục vụ Tin Mừng và tha nhân.
Tiếng Gọi Yêu Thương
Vào một ngày đẹp trời gió lặng sóng êm, các ngư phủ bắt đầu ngày mới với công việc quăng chài bắt cá quen thuộc. Chắc hẳn, tâm trí các ông lúc ấy chỉ nghĩ sao cho có được những mẻ cá thật ngon và thật nhiều. Tất cả các thành viên trong gia đình đang trông ngóng thành quả lao động của các ông. Những con cá bắt được sẽ mang lại tràn trề niềm vui và niềm hy vọng cho gia đình. Nếu có ai hỏi họ đâu là những ước mơ đẹp nhất, có lẽ các ngư phủ sẽ trả lời rằng họ mong cho mình có được sức khỏe dồi dào để tiếp tục hành nghề truyền thống, muốn trời lúc nào cũng đẹp để giúp cho việc đánh bắt được thuận lợi, và mong cho nguồn cá nơi biển hồ mãi mãi nhiều vô tận để cho kế sinh nhai của họ luôn luôn được ổn định…Thế nhưng hôm ấy một ai đó đã đến và làm đảo lộn nếp sống thường nhật của họ. Người đề nghị các ông bỏ nghề chài lưới quen thuộc để đi theo Người. Ngay lập tức, các ông đã bỏ lại tất cả sau lưng để bước đi theo Người (x. Mt 4, 18-22).
Chắc hẳn trước khi Người đến ngay bên, tôi đang say mê dệt đời mộng ước và cũng có những dự phóng cho tương lai. Những ước mơ đẹp đang được con tim nhiệt huyết ấp ủ chờ bàn tay và khối óc nhào nắn để ngày mai trở thành hiện thực. Và rồi tiếng gọi của Ngài đã làm thay đổi cục diện cuộc sống của tôi. Tôi nói lời giã biệt với những công trình đang thực hiện dang dở để bước đi theo Ngài. Đời mình lật sang một trang mới.
Tại sao Đức Giêsu đã gọi và chọn tôi? Tại sao Ngài lại muốn tôi trở nên bạn hữu của Ngài? Tôi có là chi mà Ngài để ý đến?
Từ muôn thuở, Thiên Chúa đã yêu thương tôi bằng một tình yêu vô vị lợi. Ngài muốn tôi sống hạnh phúc và trao phó cho tôi sứ mệnh đem niềm vui đến cho muôn người. Ngài mời gọi tôi bước vào thiên tình sử với Ngài, ở đó ngày qua ngày tôi khám phá ra tình yêu vô biên của Ngài và dõng dạc cất lên lời đáp trả qua từng nhịp sống tiếng gọi tình yêu của Ngài. Tất cả năm tháng ngày đời tôi đều đã được khắc ghi trong kế hoạch yêu thương của Ngài:
« Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy;
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự » (Tv 139, 13.16).
Tình Yêu Đáp Lại Tình Yêu
Đức Giêsu gọi ai thì đều với mục đích là để bản thân người ấy khám phá ra Tình Yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho mình và để họ cộng tác với sứ mệnh loan báo và sống chứng nhân Tin Mừng, ngõ hầu trở nên ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5, 14).
Trong một xã hội thực dụng vốn đề cao giá trị vật chất và những thực tại mau qua ở đời này, Ngài gọi tôi để trở nên dấu chỉ của Nước Trời (x. Mt 19, 12). Ngài muốn tôi không bị ràng buộc với những bận tâm nơi trần thế để tôi sống trọn vẹn cho Ngài. Để từ nay, tôi trở nên sứ giả phục vụ Tin Mừng nhằm chứng tỏ cho con người của thời đại thấy rằng hạnh phúc đích thực là được kết hiệp với Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu; là được nếm hưởng phần thưởng vĩnh hằng Nước Trời, Vương Quốc của bình an, hoan lạc vô biên vô tận.
Trong một xã hội mà các giá trị truyền thống của gia đình bị đe dọa, đặc tính chung thủy của tình yêu vợ chồng bị lung lay, tôi được mời gọi đáp trả tiếng gọi của Đấng đã yêu thương tôi bằng một tình yêu triệt để và không thể san sẻ với bất kỳ thụ tạo nào khác ngoài Ngài ra. Tôi trọn vẹn thuộc về Ngài và từ nay tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà chính Ngài sống trong tôi (x. Gl 2, 20). Đời thánh hiến trở nên chứng nhân tình yêu một cách thiết thực cho các cặp vợ chồng và giúp họ thấy được căn tính ơn gọi của đời sống hôn nhân là phản chiếu lại tình yêu của Đức Giêsu đối với Hội Thánh đến nỗi dám hy sinh tính mạng mình cho người mình yêu (x. Ga 15, 13).
Trong một xã hội mang nặng tính thế tục đầy nghi nan và ở đó các giá trị thánh thiêng bị coi nhẹ, tôi được mời gọi trở nên người tông đồ của đức tin và hy vọng để nói cho trần gian biết có một Thiên Chúa là Đấng hay thương xót, chậm bất bình và giầu lòng thành tín. Ngài luôn luôn yêu thương con người, cho dù họ ở trong bất kỳ tình trạng nào. Thiên Chúa tín trung luôn chờ đợi nhân loại bất trung ăn năn hoán cải để quay về nẻo ngay đường chính.
Lời Kết
Ý thức được thân phận mỏng giòn của mình, chúng ta được mời gọi sống khiêm tốn hơn và cần mở lòng ra để đón nhận ơn Chúa. Ngài có thể thực hiện những công trình vĩ đại của mình ngay chính nơi những con người yếu đuối và dễ bị tổn thương (x. 2 Cr 4, 7). Đồng thời, trước đại dương tình yêu vô biên của Thiên Chúa, chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria để xin Mẹ dạy cho biết cách đáp trả và có được tâm hồn khiêm cung ca tụng ngợi khen Thiên Chúa: « Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới » (Lc 1, 48).
“Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay.
Chủng sinh JB. Nguyễn Quốc Tuấn
09:20 29/09/2010
“Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay.
Ngày 1 – 10, Giáo hội long trọng mừng kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Việc kính nhớ Thánh Têrêxa không chỉ có ý nghĩa vinh danh “con đường nhỏ” (hay “con đường thơ ấu”) của Ngài, mà còn nhằm khơi dậy nơi mọi người nói chung và cách riêng là những người trẻ, tinh thần truyền giáo theo linh đạo của Thánh Nữ.
Đứng trước bối cảnh xã hội hôm nay, “con đường thơ ấu” mà Thánh Têrêxa đã mở ra vẫn có một sức hút và nguồn khích lệ lạ kỳ với đông đảo những người trẻ. Điều này cho thấy giá trị của linh đạo Têrêxa, không chỉ gần gũi với các bạn trẻ, mà còn thúc đẩy nơi họ tinh thần dấn thân triệt để dựa vào tâm huyết và năng lực của bản thân.
Trước hết, “con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu giúp người trẻ chúng ta ý thức thân phận hữu hạn của mình trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dẫu biết lý tưởng phục vụ luôn là định hướng cao đẹp, nhưng nếu chúng ta hành động trong ảo tưởng và ngoài khả năng của mình thì thật khó lòng vươn tới kết quả mong muốn. Trong trường hợp này, sẽ khả quan, nếu chúng ta biết đặt mục tiêu cho lý tưởng dấn thân theo gương Thánh nữ Têrêxa; thì chính Thiên Chúa sẽ mở đường và phú ban cho ta sức mạnh để vượt lên những bất toàn.
Thánh nhân đã khởi đi “con đường nhỏ” của mình bằng việc chiêm niệm để nhận ra, “ơn hoàn hảo nhất chẳng là gì cả, nếu không có tình yêu… và Đức ái là con đường tuyệt hảo chắn chắn dẫn tới Thiên Chúa”. Như vậy, con người nhỏ bé Têrêxa tưởng chừng như bất lực trước lý tưởng sống, đã khám phá ra ơn gọi của mình; như lời Thánh nhân tâm sự: “…Đức ái đã cho em chìa khóa để tìm ra ơn gọi của em… Em hiểu rằng, tình yêu bao trùm mọi ơn gọi, và tình yêu là tất cả…” (Truyện Một Tâm Hồn).
Người trẻ hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố có nguy cơ đánh mất lý tưởng phục vụ chân chính nơi họ. Chủ nghĩa hình thức và nhu cầu chạy đua để dành lấy những nấc thang địa vị trong xã hội rất dễ làm cho người trẻ không còn nghĩ đến việc dấn thân cho hạnh phúc tha nhân. Chính trong bối cảnh đó, một bộ phận đông đảo bạn trẻ có tâm huyết phục vụ đã cảm thấy hụt hẫng trước sự bất lực của mình. Họ sợ bị cô lập trước một xã hội đang đòi hỏi họ phải cống hiến những thành quả hữu hình; và họ sợ những thiện chí và thao thức nơi mình sẽ đổ vỡ khi nhân loại cố ý hay vô tình không nhận ra…
Nhưng các bạn đừng buồn ! “Con đường nhỏ” của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã và đang mở ra cho chúng ta lối bước thênh thang, được khởi điểm bởi Đức ái Kitô giáo. Như Thánh Têrêxa, chúng ta hãy khôn ngoan để nhận ra, “nếu Hội Thánh có một phần thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất… chỉ có tình yêu mới làm cho Hội Thánh hoạt động” (Một Tâm Hồn). Vậy tại sao các bạn phải bi quan khi chính chúng ta là phần “chi thể cần thiết” ấy trong đại gia đình Hội Thánh. Điều chúng ta cần lúc này là biết đáp trả bằng một tình yêu hoàn toàn tự hiến.
Tất nhiên, khi chọn “con đường nhỏ” cho mình, chúng ta sẽ gặp phải những chật hẹp, gai góc của đời sống tâm linh. Gương sống của Thánh nữ Têrêxa mời gọi ta hãy “đơn sơ bước đi trên con đường phó thác” trong âm thầm và tin tưởng tuyệt đối nơi tình thương của Chúa; vì:
“… nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18, 3).
Có thể những thành quả do mồ hôi nước mắt của chúng ta dù không được xã hội để ý tới, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng thấu suốt đang nhìn nhận. Có thể do hoàn cảnh sống và năng lực bản thân, chúng ta bị liệt vào hàng địa vị thấp hèn trong xã hội. Nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta biết cống hiến vốn quý giá nhất là tinh thần phục vụ hết mình cho hạnh phúc tha nhân.
Hiện nay ở Việt Nam, linh đạo Têrêxa đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều Giáo phận với với nhiều chi hội. Các hội viên đa số là các em ở độ tuổi thiếu niên đã thể hiện là những “Têrêxa nhỏ” giữa đời thường, qua việc phục vụ những người cùng khổ, phục vụ lợi ích các linh hồn. Động lực để các em dám “chấp nhận tất cả”, đó là Tình yêu.
Điều làm nên sự vĩ đại nơi Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là đời sống chiêm niệm sâu xa được kết hợp chặt chẽ với Đức ái. Với tuổi đời ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 24 mùa xuân, nhưng Thánh nhân đã xứng đáng được nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh, vì công trình thiêng liêng của Ngài đã tạo nên luồng sinh khí tu đức mới cho Giáo hội, nhất là giúp nuôi dưỡng những tâm hồn đơn thành có thể vươn tới đỉnh cao thánh thiện.
Biết bao người trẻ hôm nay cũng đang mơ ước “làm nên những công trình vĩ đại” trước xã hội để chứng tỏ mình. Nhưng chúng ta quên mất rằng, những điều vĩ đại có thể ở ngay bên cạnh ta, ẩn tàng trong con người ta. Kinh nghiệm của Thánh Têrêxa đã cho thấy điều đó. Vốn chỉ là thiếu nữ mọn hèn, chưa làm điều gì trổi vượt dưới con mắt người đời. Nhưng đàng sau những việc tưởng chừng vô nghĩa của nữ nhi thấp hèn ấy lại ẩn tàng một tình yêu cao cả. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác quyết:
“Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu là vị thánh trẻ nhất được tôn vinh danh hiệu Tiến sỹ Hội Thánh. Song con đường thiêng liêng của Thánh nhân chứng tỏ sự trưởng thành sung mãn nơi Ngài. Cảm nhận Đức tin còn lưu lại trên bút tích của Thánh nhân quả thực sâu rộng khiến Ngài xứng đáng chen vai thích cánh cùng các bậc thầy lừng danh về tu đức của Giáo hội Công Giáo”.
Cùng với Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, người trẻ hôm nay hãy bắt đầu từ những “con đường nhỏ” của riêng mình. Con đường ấy phải được hội tụ niềm say mê “vì phần rỗi mọi người”. Có như thế, chúng ta mới hy vọng tìm kiếm và chinh phục sự thiện hảo. Và chỉ có Đức ái là điểm tựa duy nhất cho chúng ta trên hành trình thiêng liêng này.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)
Ngày 1 – 10, Giáo hội long trọng mừng kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Việc kính nhớ Thánh Têrêxa không chỉ có ý nghĩa vinh danh “con đường nhỏ” (hay “con đường thơ ấu”) của Ngài, mà còn nhằm khơi dậy nơi mọi người nói chung và cách riêng là những người trẻ, tinh thần truyền giáo theo linh đạo của Thánh Nữ.
Đứng trước bối cảnh xã hội hôm nay, “con đường thơ ấu” mà Thánh Têrêxa đã mở ra vẫn có một sức hút và nguồn khích lệ lạ kỳ với đông đảo những người trẻ. Điều này cho thấy giá trị của linh đạo Têrêxa, không chỉ gần gũi với các bạn trẻ, mà còn thúc đẩy nơi họ tinh thần dấn thân triệt để dựa vào tâm huyết và năng lực của bản thân.
Trước hết, “con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu giúp người trẻ chúng ta ý thức thân phận hữu hạn của mình trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dẫu biết lý tưởng phục vụ luôn là định hướng cao đẹp, nhưng nếu chúng ta hành động trong ảo tưởng và ngoài khả năng của mình thì thật khó lòng vươn tới kết quả mong muốn. Trong trường hợp này, sẽ khả quan, nếu chúng ta biết đặt mục tiêu cho lý tưởng dấn thân theo gương Thánh nữ Têrêxa; thì chính Thiên Chúa sẽ mở đường và phú ban cho ta sức mạnh để vượt lên những bất toàn.
Thánh nhân đã khởi đi “con đường nhỏ” của mình bằng việc chiêm niệm để nhận ra, “ơn hoàn hảo nhất chẳng là gì cả, nếu không có tình yêu… và Đức ái là con đường tuyệt hảo chắn chắn dẫn tới Thiên Chúa”. Như vậy, con người nhỏ bé Têrêxa tưởng chừng như bất lực trước lý tưởng sống, đã khám phá ra ơn gọi của mình; như lời Thánh nhân tâm sự: “…Đức ái đã cho em chìa khóa để tìm ra ơn gọi của em… Em hiểu rằng, tình yêu bao trùm mọi ơn gọi, và tình yêu là tất cả…” (Truyện Một Tâm Hồn).
Người trẻ hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố có nguy cơ đánh mất lý tưởng phục vụ chân chính nơi họ. Chủ nghĩa hình thức và nhu cầu chạy đua để dành lấy những nấc thang địa vị trong xã hội rất dễ làm cho người trẻ không còn nghĩ đến việc dấn thân cho hạnh phúc tha nhân. Chính trong bối cảnh đó, một bộ phận đông đảo bạn trẻ có tâm huyết phục vụ đã cảm thấy hụt hẫng trước sự bất lực của mình. Họ sợ bị cô lập trước một xã hội đang đòi hỏi họ phải cống hiến những thành quả hữu hình; và họ sợ những thiện chí và thao thức nơi mình sẽ đổ vỡ khi nhân loại cố ý hay vô tình không nhận ra…
Nhưng các bạn đừng buồn ! “Con đường nhỏ” của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã và đang mở ra cho chúng ta lối bước thênh thang, được khởi điểm bởi Đức ái Kitô giáo. Như Thánh Têrêxa, chúng ta hãy khôn ngoan để nhận ra, “nếu Hội Thánh có một phần thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất… chỉ có tình yêu mới làm cho Hội Thánh hoạt động” (Một Tâm Hồn). Vậy tại sao các bạn phải bi quan khi chính chúng ta là phần “chi thể cần thiết” ấy trong đại gia đình Hội Thánh. Điều chúng ta cần lúc này là biết đáp trả bằng một tình yêu hoàn toàn tự hiến.
Tất nhiên, khi chọn “con đường nhỏ” cho mình, chúng ta sẽ gặp phải những chật hẹp, gai góc của đời sống tâm linh. Gương sống của Thánh nữ Têrêxa mời gọi ta hãy “đơn sơ bước đi trên con đường phó thác” trong âm thầm và tin tưởng tuyệt đối nơi tình thương của Chúa; vì:
“… nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18, 3).
Có thể những thành quả do mồ hôi nước mắt của chúng ta dù không được xã hội để ý tới, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng thấu suốt đang nhìn nhận. Có thể do hoàn cảnh sống và năng lực bản thân, chúng ta bị liệt vào hàng địa vị thấp hèn trong xã hội. Nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta biết cống hiến vốn quý giá nhất là tinh thần phục vụ hết mình cho hạnh phúc tha nhân.
Hiện nay ở Việt Nam, linh đạo Têrêxa đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều Giáo phận với với nhiều chi hội. Các hội viên đa số là các em ở độ tuổi thiếu niên đã thể hiện là những “Têrêxa nhỏ” giữa đời thường, qua việc phục vụ những người cùng khổ, phục vụ lợi ích các linh hồn. Động lực để các em dám “chấp nhận tất cả”, đó là Tình yêu.
Điều làm nên sự vĩ đại nơi Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là đời sống chiêm niệm sâu xa được kết hợp chặt chẽ với Đức ái. Với tuổi đời ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 24 mùa xuân, nhưng Thánh nhân đã xứng đáng được nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh, vì công trình thiêng liêng của Ngài đã tạo nên luồng sinh khí tu đức mới cho Giáo hội, nhất là giúp nuôi dưỡng những tâm hồn đơn thành có thể vươn tới đỉnh cao thánh thiện.
Biết bao người trẻ hôm nay cũng đang mơ ước “làm nên những công trình vĩ đại” trước xã hội để chứng tỏ mình. Nhưng chúng ta quên mất rằng, những điều vĩ đại có thể ở ngay bên cạnh ta, ẩn tàng trong con người ta. Kinh nghiệm của Thánh Têrêxa đã cho thấy điều đó. Vốn chỉ là thiếu nữ mọn hèn, chưa làm điều gì trổi vượt dưới con mắt người đời. Nhưng đàng sau những việc tưởng chừng vô nghĩa của nữ nhi thấp hèn ấy lại ẩn tàng một tình yêu cao cả. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác quyết:
“Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu là vị thánh trẻ nhất được tôn vinh danh hiệu Tiến sỹ Hội Thánh. Song con đường thiêng liêng của Thánh nhân chứng tỏ sự trưởng thành sung mãn nơi Ngài. Cảm nhận Đức tin còn lưu lại trên bút tích của Thánh nhân quả thực sâu rộng khiến Ngài xứng đáng chen vai thích cánh cùng các bậc thầy lừng danh về tu đức của Giáo hội Công Giáo”.
Cùng với Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, người trẻ hôm nay hãy bắt đầu từ những “con đường nhỏ” của riêng mình. Con đường ấy phải được hội tụ niềm say mê “vì phần rỗi mọi người”. Có như thế, chúng ta mới hy vọng tìm kiếm và chinh phục sự thiện hảo. Và chỉ có Đức ái là điểm tựa duy nhất cho chúng ta trên hành trình thiêng liêng này.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)
Bài nhạc: Huệ Trắng
Nhân chứng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:43 29/09/2010
"Ách của Ta thì êm ái, gánh của Ta thì nhẹ nhàng" (Mt 12:30).
1. Canh Tân
Cách đây ít năm tôi có dịp đi giảng về Canh Tân cho một cộng đoàn Việt Nam tại vùng Tucson, Arizona. Hôm đó, khi ngồi trên máy bay nhìn xuống, tôi đã thấy cả một vùng đồi núi và sa mạc hoang sơ. Không có một dòng sông khơi nguồn và xa xa chỉ có vài cái hồ nho nhỏ. Đặt chân xuống vùng Tucson, tôi thở hít không khí ấm áp của vùng sa mạc và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đây là một vùng đất cằn khô với những cây dương xỉ và các loại cây sa mạc cố gắng chen nhau vươn lên trên mặt đất. Miên man suy nghĩ về đề tài mà tôi muốn chia sẻ với Cộng đoàn tại Tucson về sự Canh Tân.
Tôi nhớ đến một dòng tư tưởng rất am hợp trong cuốn "Với Những Trái Tim Bừng Cháy" của Henri J. M. Nouwen. Ông ghi lại bài suy niệm trên đài truyền hình, khi người xuớng ngôn viên lấy nước đổ trên khoảng đất khô cằn. Xướng ngôn viên nói rằng giờ đây các bạn hãy quan sát: "Đất cằn khô chai lì không thể thấm nước và hạt giống không thể nẩy mầm." Rồi sau đó, ông dùng đôi bàn tay xới đất lên và một lần nữa, ông tưới nước trên đất mềm. Ông nói, "Chỉ có đất đã được cầy vỡ, xới lở mới có thể thấm nhập nguồn nước và hạt giống có thể nẩy mầm và sinh hoa kết trái."
2. Sứ Vụ
Suy nghĩ đến việc đi làm nhân chứng cho Chúa Kitô cũng giống như việc đi cầy, không cầy bừa trên khoảng đất khô cằn nhưng cầy xới những tâm hồn bị cằn cỗi hay đơn côi nguội lạnh. Có đôi lần Chúa Giêsu đã nhắc đến công việc cầy bừa và ách phải mang. Chính Chúa Giêsu ân cần dặn dò các môn đệ của Ngài: "Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa"( Lc 9:62). Chúa đã mời gọi các Tông đồ ra đi vào cánh đồng làm vườn nho cho Chúa. Các tông đồ đã ra đi rao giảng và hầu hết các tông đồ đã trở thành nhân chứng qua chính đời sống của mình. Các tông đồ đã đổ máu đào minh chứng niềm tin vào Chúa Kitô chịu chết và sống lại. Các ngài đã là những nhân chứng đích thật dám hy sinh cả mạng sống mình.
Chúa cũng mời gọi mỗi người chúng ta đi vào làm vườn nho cho Chúa. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."( Mt.9:37-38). Người nông phu phải gắn liền với ách cầy bừa ruộng rẫy và với sự vất vả lo toan. Chúng ta là những người đã, đang và sẽ được mời gọi vào làm trong thửa ruộng với ách cầy trên vai. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng: Cầy cái gì bây giờ? Đối với các linh mục và tu sĩ, nhà trường chỉ dạy về Kinh Thánh, Triết học, Thần học và các môn nhà đạo. Làm sao có đủ chuyên môn và sức dẻo dai để cầy bừa! Chúa Giêsu đã thâu nhận các môn đệ thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau. Có một số các môn đệ ngày xưa là những người đánh cá ngoài ven biển, vậy mà khi Chúa gọi và chọn các ông làm tông đồ, Chúa đã sai họ ra đi thả lưới bắt cá người. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá."(Mt. 4:19).
3. Làm Nhân Chứng
Quan sát cuộc sống ngoài xã hội, khi nói đến đi cầy nghĩa là chúng ta phải đi làm việc, phải lao động để kiếm kế sinh nhai và sống nuôi nấng gia đình. Đối với những người dâng mình cho Chúa để phục vụ tha nhân, Chúa mời gọi chúng ta tra tay vào cầy để làm gì? Đây chính là sứ mệnh làm nhân chứng mà mỗi người chúng ta đang được mời gọi để dấn bước. Làm nhân chứng bằng sự hy sinh và phó thác. Người chứng nhân phân sống tinh thần của Chúa Kitô. Một tinh thần nghèo khó, khiêm nhượng và vâng phục. Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo nhất để chúng ta dõi theo. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Ngài đã sai các tông đồ ra đi: Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất."(Tđcv. 1:8).
Học theo con đường của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ cùng. Chúa xuống trần gian chỉ có 33 năm và ba năm sau cùng Ngài ra đi rao giảng tin mừng. Chúa Kitô đã miệt mài trên bước đường tìm kiếm những con chiên bị lạc. Với lòng nhân hậu và rộng lượng từ bi, Ngài đã đến với những con người tội lỗi và đã đưa dẫn họ về nẻo chính đường ngay. Chúa luôn yêu thương và bênh vực họ mọi nơi và mọi lúc. Những lỗi lầm qúa khứ của tội nhân được Chúa xóa bỏ. Chúa tẩy sạch tội lỗi nhơ nhớp của người phụ nữ. Chúa tha thứ cho tên trộm bị đóng đanh cùng. Chúa thứ tha cho tông đồ Phêrô chối Chúa. Chúa thứ tha cho tất cả những người đã làm khổ Chúa. Trên cây thánh giá, tay chân còn bị đóng treo lơ lửng, lưỡi đòng đâm thấu trái tim đau đớn tột cùng, thế mà Ngài vẫn kêu van cùng Cha của Ngài tha thứ cho họ. Xin Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm."(Lc.23:24).
4. Năm Thánh
Giáo Hội Việt Nam đang mừng Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm thành lập và mừng 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm. Năm Thánh là thời gian thánh thuộc về Chúa. Sách Lêvi đã ghi rõ về việc mừng Năm Thánh của Dân Do-thái ngày xưa: Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình.Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa (Lêvi 25:10-11). Chính trên nền tảng này chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc cử hành Năm Thánh trong Giáo Hội Việt Nam.
Chúng ta thuộc về Giáo Hội của Chúa và Chúa là Đấng Thánh, nên mọi tín hữu được mời gọi trở nên thánh. Giáo Hội Việt Nam dành thời gian đặc biệt này để học hỏi, sống thánh và làm nhân chứng cho Chúa Kitô. Như thế, chúng ta sống Năm Thánh là sống trọn về Chúa. Giáo Hội Việt Nam mừng 350 năm đức tin được gieo vào lòng người trên đất Việt và kỷ niệm 50 năm Giáo Hội thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Trong năm hồng ân này, Giáo Hội tìm về cội nguồn và cùng hướng tới sứ mệnh tương lai để khám phá ra bản chất và sứ vụ của mình. Giáo Hội muôn trở nên Giáo Hội Hiệp Thông và Canh Tân Sứ Vụ qua sự đối thoại và canh tân đời sống. Ba mục đích chính trong Năm Thánh mà Hội Đồng Giám Mục đã nêu ra để học hỏi và cử hành: Giáo Hội Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Canh Tân Sứ Vụ.
5. Sống Năm Thánh
Trong Năm Thánh, chúng ta nghiệm thấy Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt các Địa Phận đã có những thay đổi chuyển mình. Thí dụ về việc tổ chức huấn luyện các thừa tác viên, sự hợp tác mạnh mẽ của giáo dân, chương trình đào tạo linh mục tu sĩ và hoàn thành các cơ sở vật chất. Một điểm đáng chú ý là việc thuyên chuyển các linh mục trong các xứ đạo. Đây là một dấu chỉ của sự phát triển trong lòng Giáo Hội. Khi các linh mục được bài sai đến các giáo xứ mới, đã giúp các linh mục thay đổi tâm thức sở hữu và ý nghĩa của đời tận hiến phục vụ. Là nhân chứng đích thực, các linh mục không thuộc về một giáo xứ hay một cộng đòan riêng rẽ nào nhưng được mời gọi bước vào cánh đồng truyền giáo chung.
Các linh mục có sứ mệnh hàng đầu trong việc mở rộng nước Chúa. Chúng ta cũng biết rõ có nhiều linh mục được sai đến những giáo xứ lớn, đông người, công việc bề bộn và suốt thời gian phải chăm chú vào việc giảng dạy và ban bí tích cùng giữ gìn kho tàng đức tin đã có sẵn trong lòng giáo dân. Nhưng chúng ta không chỉ co cụm tại đó, các linh mục cần tiến một bước xa hơn nữa trong sứ vụ truyền giáo. Tôi thầm nghĩ có nhiều linh mục đã phục vụ giáo xứ lâu năm nhưng lại chưa có cơ hội để dạy một người học và tìm hiểu đạo hay rửa rội cho một người tân tòng. Đã 350 năm Giáo Hội được chính thức thành lập, nhưng vẫn còn trực thuộc Thánh BộTruyền Giáo. Giáo Hội chúng ta mừng 50 năm Hàng Giám Mục Việt Nam thành lập, như vậy đã đi được nửa thế kỷ đủ trưởng thành. Giáo Hội cần mở ra, tiến tới và nhập cuộc như Giáo Hội Đại Hàn đã trổ hoa trong thập niên vừa qua.
6. Tương Trợ
Có một vài ý tưởng mà tôi vẫn suy tư là làm cách nào có thể giúp được những xứ truyền giáo xa xôi, hẻo lánh và nghèo nàn. Thường khi các linh mục, tu sĩ ở những giáo xứ nghèo phải đi ăn xin nơi này và nơi kia giúp đỡ. Tôi nghĩ đến việc tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống đạo. Những giáo xứ tương đối ổn định có thể chia sẻ với những xứ nghèo ngay tại địa phương của mình.Thí dụ trong một Địa Phận có rất nhiều Giáo Xứ đã ổn định và tương đối giầu có. Tại sao chúng ta không phân chia trách nhiệm và tương trợ chung với các xứ truyền giáo? Quan sát các giáo xứ giầu có đã ổn định thường có khuynh hướng phát triển qúa mức. Nhiều Giáo xứ xây dựng nhiều công trình hoang phí và vô ích. Có nhiều nhà thờ kiến thiết mà không có được chương trình tổng thể, nên có nhiều công trình vừa mới xây dựng xong chưa được bao lâu, đã lại phá đi. Có khi cha xứ cũ vất vả lao công xây dựng đền đài, cha xứ mới về lại đập phá đi, rồi xây cái mới. Trong khi những xứ truyền giáo nghèo nàn chỉ cần một mái che cho giáo dân có chỗ thờ phượng cũng không có.
Các giáo xứ giúp đỡ nhau là đưa dẫn mọi người vào công việc làm nhân chứng, truyền đạo và sống đạo cách tích cực hơn. Chúng ta hãy đào tạo một thế hệ biết chia sẻ lẫn nhau. Sự liên đới giữa các giáo xứ sẽ tạo thành một phong trào sống đạo. Thí dụ chúng ta có thể chọn 3 giáo xứ tương đối ổn định sẽ bảo lãnh phụ giúp cho một địa điểm truyền giáo trong Địa Phận. Người giáo dân và cha xứ có trách nhiệm sống bác ái và cùng lo việc rao truyền tin mừng giữa chư dân. Các giáo xứ có thể tổ chức những cuộc lạc quyên, thăm viếng vùng truyền giáo để học hỏi và cùng làm nhân chứng. Chúng ta không thể bán cái công việc cho một vài cha sở nào đó phải lo tất cả việc truyền giáo. Trong khi chúng ta sống trong những giáo xứ giầu người, giầu của và giầu mọi sinh hoạt lại dửng dưng đứng bên lề. Có những linh mục lúi húi cả đời nơi đồng hoang, khỉ ho gà gáy và vùng sâu vùng xa. Trong khi có những linh mục chẳng bao giờ biết đến chân lấm tay bùn. Chẳng bao giờ cảm nhận được công việc làm nhân chứng.
7. Truyền Giáo
Ngày nay có rất nhiều nhân chứng tiếp tục ra đi rao giảng tin mừng cứu độ. Chúa sai các tông đồ ra đi: Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này (Lc. 24:47-48). Có nhiều người đã hy sinh cả đời để phục vụ tha nhân nơi những xứ truyền giáo. Họ hòa đồng với dân nghèo, sống kiếp nghèo và cùng chia sẻ thân phận với họ. Chính nhờ sự chia sẻ và nâng đỡ nhau giữa các xứ đạo. Các linh mục cũng có cơ hội chuẩn bị cho chính mình thực hành sứ vụ. Không có linh mục nào ở lại một giáo xứ vĩnh viễn, nên khi có điều kiện, các linh mục có thể hoán đổi nơi chỗ để thi hành mục vụ.
Sứ mệnh truyền giáo là sứ mệnh chung của mọi Kitô hữu. Mỗi người được mời gọi làm chứng nhân cho Chúa Kitô. Làm chứng nhân không chỉ với những người đã có lòng tin nơi Chúa, nhưng phải ra đi vào vùng đất mới, nơi có nhiều tâm hồn đang khao khát chờ đợi tin mừng. Chúng ta cần thấm nhuần tình yêu của Chúa Kitô để ra đi là chứng nhân như các tông đồ ngày xưa. Sứ mệnh của các môn đệ của Chúa là đem tha thứ vào nơi giận hờn, đem sự thật vào nơi dối gian, đem yêu thương che lấp hận thù và đem thuận hòa phá tan tranh chấp. Sống nhân chứng là phải xác tín điều mình tin và sống điều mình đang rao giảng. Chúng ta cũng biết rằng không ai là người hoàn hảo và đạo đức đủ để trở thành gương mẫu nhưng chúng ta phải cố gắng mỗi ngày. Sống tốt trong hoàn cảnh cụ thể hằng ngày qua lời ăn tiếng nói và cử xử giao tế. Làm nhân chứng cách hiệu quả nhất là chúng ta cùng sống, cùng chia sẻ và cùng hiện diện với tha nhân.
8. Đi Cầy
Chúng ta được mời gọi để khơi dậy, xới lên những trái tim khô cằn và những lương tâm đã trở thành nguội lạnh thờ ơ. Hãy xới mở các tâm hồn cho nguồn ân sủng của Chúa tuôn tràn và hạt giống Lời Chúa có cơ hội nẩy mầm và sinh hoa kết trái. Đó chính là sứ mệnh của nguời môn đệ Chúa. Sứ mệnh người đi cầy không luôn dễ. Người môn đệ cần chấp nhận dấn bước và không ngó lại đằng sau. Dù đường sỏi đá, dù chỗ ghồ ghề hay nơi hoang vắng cằn khô, người nông phu đã tra tay vào cầy không ngại vì nghịch cảnh khó khăn và không màng khó nguy trên đường. Đừng khi nào chùn chân nản bước. Chúng ta cùng hăng say vác ách ra cánh đồng, Chúa hứa rằng: Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng"(Mt 11:29-39). Bước theo Chúa, làm nhân chứng cho tình yêu và cho sự thật. Chúng ta sẽ tìm được nguồn vui trong sự sống vĩnh cửu là Nước thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm và bổn phận gìn giữ, bảo tồn và làm phát triển đời sống của giáo hội. Giáo Hội là một cộng đồng gồm nhiều thành viên, mỗi thành viên hãy sống ơn gọi của mình. Có người sống ơn gọi gia đình, có người sống ơn gọi độc thân và có người dâng mình cho Chúa phục vụ tha nhân. Chúng ta biết rằng trong sứ vụ rao giảng tin mừng cứu độ cần có nhiều người xông pha tiền tuyến và có kẻ nâng đỡ, phục vụ tại hậu phương. Truyền giáo là việc chung của mọi tín hữu, ai cũng có thể góp phần của mình vào việc truyền giáo như cống hiến thời giờ, khả năng và tiền tài là nguồn phụ giúp cần thiết.
Nói tóm lại, sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội không bao giờ ngừng. Cánh đồng truyền giáo luôn rộng mở, chúng ta hãy xin Chúa sai các thợ gặt đến thu hoặch mùa màng. Mỗi người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội đều có thể là chứng nhân cho Chúa Kitô. Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng (Tđcv. 2:32). Có người làm nhân chứng tại gia đình, kẻ ngoài trường học và kẻ khác ngoài xã hội. Cần có những người dám hy sinh ra đi làm chứng nhân cho Chúa giữa những người lương dân, những người chưa hề nghe biết về tình thương và lòng nhân hậu của Chúa. Hãy ra đi và hãy là đền soi dọi vào nơi tối tăm.
Bronx, New York.
1. Canh Tân
Cách đây ít năm tôi có dịp đi giảng về Canh Tân cho một cộng đoàn Việt Nam tại vùng Tucson, Arizona. Hôm đó, khi ngồi trên máy bay nhìn xuống, tôi đã thấy cả một vùng đồi núi và sa mạc hoang sơ. Không có một dòng sông khơi nguồn và xa xa chỉ có vài cái hồ nho nhỏ. Đặt chân xuống vùng Tucson, tôi thở hít không khí ấm áp của vùng sa mạc và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Đây là một vùng đất cằn khô với những cây dương xỉ và các loại cây sa mạc cố gắng chen nhau vươn lên trên mặt đất. Miên man suy nghĩ về đề tài mà tôi muốn chia sẻ với Cộng đoàn tại Tucson về sự Canh Tân.
Tôi nhớ đến một dòng tư tưởng rất am hợp trong cuốn "Với Những Trái Tim Bừng Cháy" của Henri J. M. Nouwen. Ông ghi lại bài suy niệm trên đài truyền hình, khi người xuớng ngôn viên lấy nước đổ trên khoảng đất khô cằn. Xướng ngôn viên nói rằng giờ đây các bạn hãy quan sát: "Đất cằn khô chai lì không thể thấm nước và hạt giống không thể nẩy mầm." Rồi sau đó, ông dùng đôi bàn tay xới đất lên và một lần nữa, ông tưới nước trên đất mềm. Ông nói, "Chỉ có đất đã được cầy vỡ, xới lở mới có thể thấm nhập nguồn nước và hạt giống có thể nẩy mầm và sinh hoa kết trái."
2. Sứ Vụ
Suy nghĩ đến việc đi làm nhân chứng cho Chúa Kitô cũng giống như việc đi cầy, không cầy bừa trên khoảng đất khô cằn nhưng cầy xới những tâm hồn bị cằn cỗi hay đơn côi nguội lạnh. Có đôi lần Chúa Giêsu đã nhắc đến công việc cầy bừa và ách phải mang. Chính Chúa Giêsu ân cần dặn dò các môn đệ của Ngài: "Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa"( Lc 9:62). Chúa đã mời gọi các Tông đồ ra đi vào cánh đồng làm vườn nho cho Chúa. Các tông đồ đã ra đi rao giảng và hầu hết các tông đồ đã trở thành nhân chứng qua chính đời sống của mình. Các tông đồ đã đổ máu đào minh chứng niềm tin vào Chúa Kitô chịu chết và sống lại. Các ngài đã là những nhân chứng đích thật dám hy sinh cả mạng sống mình.
Chúa cũng mời gọi mỗi người chúng ta đi vào làm vườn nho cho Chúa. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."( Mt.9:37-38). Người nông phu phải gắn liền với ách cầy bừa ruộng rẫy và với sự vất vả lo toan. Chúng ta là những người đã, đang và sẽ được mời gọi vào làm trong thửa ruộng với ách cầy trên vai. Đôi khi chúng ta tự hỏi rằng: Cầy cái gì bây giờ? Đối với các linh mục và tu sĩ, nhà trường chỉ dạy về Kinh Thánh, Triết học, Thần học và các môn nhà đạo. Làm sao có đủ chuyên môn và sức dẻo dai để cầy bừa! Chúa Giêsu đã thâu nhận các môn đệ thuộc đủ mọi ngành nghề khác nhau. Có một số các môn đệ ngày xưa là những người đánh cá ngoài ven biển, vậy mà khi Chúa gọi và chọn các ông làm tông đồ, Chúa đã sai họ ra đi thả lưới bắt cá người. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá."(Mt. 4:19).
3. Làm Nhân Chứng
Quan sát cuộc sống ngoài xã hội, khi nói đến đi cầy nghĩa là chúng ta phải đi làm việc, phải lao động để kiếm kế sinh nhai và sống nuôi nấng gia đình. Đối với những người dâng mình cho Chúa để phục vụ tha nhân, Chúa mời gọi chúng ta tra tay vào cầy để làm gì? Đây chính là sứ mệnh làm nhân chứng mà mỗi người chúng ta đang được mời gọi để dấn bước. Làm nhân chứng bằng sự hy sinh và phó thác. Người chứng nhân phân sống tinh thần của Chúa Kitô. Một tinh thần nghèo khó, khiêm nhượng và vâng phục. Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo nhất để chúng ta dõi theo. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Ngài đã sai các tông đồ ra đi: Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất."(Tđcv. 1:8).
Học theo con đường của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ cùng. Chúa xuống trần gian chỉ có 33 năm và ba năm sau cùng Ngài ra đi rao giảng tin mừng. Chúa Kitô đã miệt mài trên bước đường tìm kiếm những con chiên bị lạc. Với lòng nhân hậu và rộng lượng từ bi, Ngài đã đến với những con người tội lỗi và đã đưa dẫn họ về nẻo chính đường ngay. Chúa luôn yêu thương và bênh vực họ mọi nơi và mọi lúc. Những lỗi lầm qúa khứ của tội nhân được Chúa xóa bỏ. Chúa tẩy sạch tội lỗi nhơ nhớp của người phụ nữ. Chúa tha thứ cho tên trộm bị đóng đanh cùng. Chúa thứ tha cho tông đồ Phêrô chối Chúa. Chúa thứ tha cho tất cả những người đã làm khổ Chúa. Trên cây thánh giá, tay chân còn bị đóng treo lơ lửng, lưỡi đòng đâm thấu trái tim đau đớn tột cùng, thế mà Ngài vẫn kêu van cùng Cha của Ngài tha thứ cho họ. Xin Cha tha cho họ vì họ lầm chẳng biết. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm."(Lc.23:24).
4. Năm Thánh
Giáo Hội Việt Nam đang mừng Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm thành lập và mừng 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm. Năm Thánh là thời gian thánh thuộc về Chúa. Sách Lêvi đã ghi rõ về việc mừng Năm Thánh của Dân Do-thái ngày xưa: Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình.Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa (Lêvi 25:10-11). Chính trên nền tảng này chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc cử hành Năm Thánh trong Giáo Hội Việt Nam.
Chúng ta thuộc về Giáo Hội của Chúa và Chúa là Đấng Thánh, nên mọi tín hữu được mời gọi trở nên thánh. Giáo Hội Việt Nam dành thời gian đặc biệt này để học hỏi, sống thánh và làm nhân chứng cho Chúa Kitô. Như thế, chúng ta sống Năm Thánh là sống trọn về Chúa. Giáo Hội Việt Nam mừng 350 năm đức tin được gieo vào lòng người trên đất Việt và kỷ niệm 50 năm Giáo Hội thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Trong năm hồng ân này, Giáo Hội tìm về cội nguồn và cùng hướng tới sứ mệnh tương lai để khám phá ra bản chất và sứ vụ của mình. Giáo Hội muôn trở nên Giáo Hội Hiệp Thông và Canh Tân Sứ Vụ qua sự đối thoại và canh tân đời sống. Ba mục đích chính trong Năm Thánh mà Hội Đồng Giám Mục đã nêu ra để học hỏi và cử hành: Giáo Hội Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Canh Tân Sứ Vụ.
5. Sống Năm Thánh
Trong Năm Thánh, chúng ta nghiệm thấy Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt các Địa Phận đã có những thay đổi chuyển mình. Thí dụ về việc tổ chức huấn luyện các thừa tác viên, sự hợp tác mạnh mẽ của giáo dân, chương trình đào tạo linh mục tu sĩ và hoàn thành các cơ sở vật chất. Một điểm đáng chú ý là việc thuyên chuyển các linh mục trong các xứ đạo. Đây là một dấu chỉ của sự phát triển trong lòng Giáo Hội. Khi các linh mục được bài sai đến các giáo xứ mới, đã giúp các linh mục thay đổi tâm thức sở hữu và ý nghĩa của đời tận hiến phục vụ. Là nhân chứng đích thực, các linh mục không thuộc về một giáo xứ hay một cộng đòan riêng rẽ nào nhưng được mời gọi bước vào cánh đồng truyền giáo chung.
Các linh mục có sứ mệnh hàng đầu trong việc mở rộng nước Chúa. Chúng ta cũng biết rõ có nhiều linh mục được sai đến những giáo xứ lớn, đông người, công việc bề bộn và suốt thời gian phải chăm chú vào việc giảng dạy và ban bí tích cùng giữ gìn kho tàng đức tin đã có sẵn trong lòng giáo dân. Nhưng chúng ta không chỉ co cụm tại đó, các linh mục cần tiến một bước xa hơn nữa trong sứ vụ truyền giáo. Tôi thầm nghĩ có nhiều linh mục đã phục vụ giáo xứ lâu năm nhưng lại chưa có cơ hội để dạy một người học và tìm hiểu đạo hay rửa rội cho một người tân tòng. Đã 350 năm Giáo Hội được chính thức thành lập, nhưng vẫn còn trực thuộc Thánh BộTruyền Giáo. Giáo Hội chúng ta mừng 50 năm Hàng Giám Mục Việt Nam thành lập, như vậy đã đi được nửa thế kỷ đủ trưởng thành. Giáo Hội cần mở ra, tiến tới và nhập cuộc như Giáo Hội Đại Hàn đã trổ hoa trong thập niên vừa qua.
6. Tương Trợ
Có một vài ý tưởng mà tôi vẫn suy tư là làm cách nào có thể giúp được những xứ truyền giáo xa xôi, hẻo lánh và nghèo nàn. Thường khi các linh mục, tu sĩ ở những giáo xứ nghèo phải đi ăn xin nơi này và nơi kia giúp đỡ. Tôi nghĩ đến việc tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống đạo. Những giáo xứ tương đối ổn định có thể chia sẻ với những xứ nghèo ngay tại địa phương của mình.Thí dụ trong một Địa Phận có rất nhiều Giáo Xứ đã ổn định và tương đối giầu có. Tại sao chúng ta không phân chia trách nhiệm và tương trợ chung với các xứ truyền giáo? Quan sát các giáo xứ giầu có đã ổn định thường có khuynh hướng phát triển qúa mức. Nhiều Giáo xứ xây dựng nhiều công trình hoang phí và vô ích. Có nhiều nhà thờ kiến thiết mà không có được chương trình tổng thể, nên có nhiều công trình vừa mới xây dựng xong chưa được bao lâu, đã lại phá đi. Có khi cha xứ cũ vất vả lao công xây dựng đền đài, cha xứ mới về lại đập phá đi, rồi xây cái mới. Trong khi những xứ truyền giáo nghèo nàn chỉ cần một mái che cho giáo dân có chỗ thờ phượng cũng không có.
Các giáo xứ giúp đỡ nhau là đưa dẫn mọi người vào công việc làm nhân chứng, truyền đạo và sống đạo cách tích cực hơn. Chúng ta hãy đào tạo một thế hệ biết chia sẻ lẫn nhau. Sự liên đới giữa các giáo xứ sẽ tạo thành một phong trào sống đạo. Thí dụ chúng ta có thể chọn 3 giáo xứ tương đối ổn định sẽ bảo lãnh phụ giúp cho một địa điểm truyền giáo trong Địa Phận. Người giáo dân và cha xứ có trách nhiệm sống bác ái và cùng lo việc rao truyền tin mừng giữa chư dân. Các giáo xứ có thể tổ chức những cuộc lạc quyên, thăm viếng vùng truyền giáo để học hỏi và cùng làm nhân chứng. Chúng ta không thể bán cái công việc cho một vài cha sở nào đó phải lo tất cả việc truyền giáo. Trong khi chúng ta sống trong những giáo xứ giầu người, giầu của và giầu mọi sinh hoạt lại dửng dưng đứng bên lề. Có những linh mục lúi húi cả đời nơi đồng hoang, khỉ ho gà gáy và vùng sâu vùng xa. Trong khi có những linh mục chẳng bao giờ biết đến chân lấm tay bùn. Chẳng bao giờ cảm nhận được công việc làm nhân chứng.
7. Truyền Giáo
Ngày nay có rất nhiều nhân chứng tiếp tục ra đi rao giảng tin mừng cứu độ. Chúa sai các tông đồ ra đi: Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này (Lc. 24:47-48). Có nhiều người đã hy sinh cả đời để phục vụ tha nhân nơi những xứ truyền giáo. Họ hòa đồng với dân nghèo, sống kiếp nghèo và cùng chia sẻ thân phận với họ. Chính nhờ sự chia sẻ và nâng đỡ nhau giữa các xứ đạo. Các linh mục cũng có cơ hội chuẩn bị cho chính mình thực hành sứ vụ. Không có linh mục nào ở lại một giáo xứ vĩnh viễn, nên khi có điều kiện, các linh mục có thể hoán đổi nơi chỗ để thi hành mục vụ.
Sứ mệnh truyền giáo là sứ mệnh chung của mọi Kitô hữu. Mỗi người được mời gọi làm chứng nhân cho Chúa Kitô. Làm chứng nhân không chỉ với những người đã có lòng tin nơi Chúa, nhưng phải ra đi vào vùng đất mới, nơi có nhiều tâm hồn đang khao khát chờ đợi tin mừng. Chúng ta cần thấm nhuần tình yêu của Chúa Kitô để ra đi là chứng nhân như các tông đồ ngày xưa. Sứ mệnh của các môn đệ của Chúa là đem tha thứ vào nơi giận hờn, đem sự thật vào nơi dối gian, đem yêu thương che lấp hận thù và đem thuận hòa phá tan tranh chấp. Sống nhân chứng là phải xác tín điều mình tin và sống điều mình đang rao giảng. Chúng ta cũng biết rằng không ai là người hoàn hảo và đạo đức đủ để trở thành gương mẫu nhưng chúng ta phải cố gắng mỗi ngày. Sống tốt trong hoàn cảnh cụ thể hằng ngày qua lời ăn tiếng nói và cử xử giao tế. Làm nhân chứng cách hiệu quả nhất là chúng ta cùng sống, cùng chia sẻ và cùng hiện diện với tha nhân.
8. Đi Cầy
Chúng ta được mời gọi để khơi dậy, xới lên những trái tim khô cằn và những lương tâm đã trở thành nguội lạnh thờ ơ. Hãy xới mở các tâm hồn cho nguồn ân sủng của Chúa tuôn tràn và hạt giống Lời Chúa có cơ hội nẩy mầm và sinh hoa kết trái. Đó chính là sứ mệnh của nguời môn đệ Chúa. Sứ mệnh người đi cầy không luôn dễ. Người môn đệ cần chấp nhận dấn bước và không ngó lại đằng sau. Dù đường sỏi đá, dù chỗ ghồ ghề hay nơi hoang vắng cằn khô, người nông phu đã tra tay vào cầy không ngại vì nghịch cảnh khó khăn và không màng khó nguy trên đường. Đừng khi nào chùn chân nản bước. Chúng ta cùng hăng say vác ách ra cánh đồng, Chúa hứa rằng: Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng"(Mt 11:29-39). Bước theo Chúa, làm nhân chứng cho tình yêu và cho sự thật. Chúng ta sẽ tìm được nguồn vui trong sự sống vĩnh cửu là Nước thiên Chúa.
Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm và bổn phận gìn giữ, bảo tồn và làm phát triển đời sống của giáo hội. Giáo Hội là một cộng đồng gồm nhiều thành viên, mỗi thành viên hãy sống ơn gọi của mình. Có người sống ơn gọi gia đình, có người sống ơn gọi độc thân và có người dâng mình cho Chúa phục vụ tha nhân. Chúng ta biết rằng trong sứ vụ rao giảng tin mừng cứu độ cần có nhiều người xông pha tiền tuyến và có kẻ nâng đỡ, phục vụ tại hậu phương. Truyền giáo là việc chung của mọi tín hữu, ai cũng có thể góp phần của mình vào việc truyền giáo như cống hiến thời giờ, khả năng và tiền tài là nguồn phụ giúp cần thiết.
Nói tóm lại, sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội không bao giờ ngừng. Cánh đồng truyền giáo luôn rộng mở, chúng ta hãy xin Chúa sai các thợ gặt đến thu hoặch mùa màng. Mỗi người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội đều có thể là chứng nhân cho Chúa Kitô. Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng (Tđcv. 2:32). Có người làm nhân chứng tại gia đình, kẻ ngoài trường học và kẻ khác ngoài xã hội. Cần có những người dám hy sinh ra đi làm chứng nhân cho Chúa giữa những người lương dân, những người chưa hề nghe biết về tình thương và lòng nhân hậu của Chúa. Hãy ra đi và hãy là đền soi dọi vào nơi tối tăm.
Bronx, New York.
Chị Têrêsa lắng nghe tiếng Chúa
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
10:54 29/09/2010
Một trăm mười ba năm trước, lúc 19 giờ 20 phút ngày 30.9.1897, nữ tu Têrêsa thành Lisieur qua đời. Người nữ tu qua đời ở tuổi 24 này đã mau chóng chiếm lĩnh triệu triệu con tim trên thế giới. Têrêsa đã trở thành người nổi tiếng ngay sau cái chết của mình. Bắt đầu từ việc người ta phổ biến những trang viết tay tự thuật (đã bị sửa đổi nhiều) của Chị như lá thư luân lưu tại các dòng Kín ở Pháp. Đó cũng chính là cuốn sách mà Chị đã sáng tác vừa để vẽ nên cuộc đời của Chị, vừa là Đóa Hoa Hồng tuyệt đẹp, lại vừa là bảo vật cuối cùng Chị đã để lại hậu thế. Người ta quý mến Chị đến mức, cuốn Truyện Một Tâm Hồn, thuộc loại “best-seller”. Dù chỉ là một cuốn sách kể về chính cuộc đời Chị, do chính Chị đã vâng lời Bề Trên viết trong 18 tháng cuối đời đầy suy sụp và đau đớn, nó đã trở thành con đường hoàn thiện mà nhiều người chọn để noi gương Chị, bước theo Chị tiến vào Tình Yêu hoàn bị của Thiên Chúa.
Càng ngày càng có nhiều người đến viếng mộ Chị. Người ta hâm mộ. Người ta ca ngợi. Người ta kêu cầu Chị bàu cử cho chính họ. Những bức ảnh do chị Céline của Chị vẽ được in ấn và phổ biến khắp Lisieux. Tiếng đồn về nhiều tâm hồn được ơn ăn năn trở lại và những phép lạ do sự chuyển cầu của Chị, cũng vang xa không ngừng.
Rồi đến lúc, không phải chỉ là tiếng đồn của dân chúng mà thôi, nhưng Giáo quyền đã vào cuộc bằng việc chính thức mở hồ sơ điều tra để tiến hành phong Chị lên hàng hiển thánh. Năm 1914, hồ sơ đã hoàn tất và được đệ trình lên Đức Thánh Cha Piô X. Ngài chấp nhận vụ án phong á thánh cho người nữ tu này.
Sau vài năm, khi thế chiến lần I kết thúc, người ta còn ghi nhận rất nhiều lời đồn đại từ lính tráng hoặc các cựu chiến binh thuộc một số quốc gia: Pháp, Anh, Đức đã từng chiến đấu trong thế chiến rằng, họ đã được người nữ tu dòng Kín này cứu sống nhờ họ đem lòng yêu mến Chị, cầu nguyện cùng Chị, và một ít lần, họ nhìn thấy Chị…
Tháng 4.1923, dù chưa được tuyên phong trên bàn thờ Hội Thánh, vẫn có đến 50.000 người tham dự thánh lễ cải táng phần mộ của Chị để đưa hài cốt Chị từ nghĩa trang Lisieux về nhà dòng. Tháng 4.1923, Têrêsa được phong lên bậc á thánh. Chỉ hai năm sau, năm 1925, Đức Piô XI đã tôn phong người nữ tu bé nhỏ của Thiên Chúa lên hàng hiển thánh và gọi Chị là “ngôi sao của triều đại tôi”.
Giáo quyền càng ngày càng đi xa hơn trong việc vinh danh thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Năm 1927, thánh nữ được tôn xưng là bổn mạng của các nhà truyền giáo (ngang hàng với thánh Phanxicô Saviê). Năm 1934, thánh nữ Têrêsa được tôn xưng là bổn mạng chính của nước Phap (ngang hàng với thánh Jeanne d`Arc). Cho đấn cuối thế kỷ XX, thánh nữ Têrêsa lại được Đức Gioan Phaolô II phong tặng là nữ tiến sĩ Hội Thánh (ngang hàng với Mẹ thánh Terêsa Avila).
Ngày nay, trên khắp thế giới có khoảng 1.800 ngôi thánh đường được dâng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Theo nhà văn Jean Chalon, tác giả cuốn tiểu thuyết về thánh nữ xuất bản năm 1995, thì thánh nữ còn được sùng bái ngay trong ngôi đền Ấn giáo ở Madural, Ấn Độ.
Người ta tự hỏi, bởi đâu người nữ Đan sĩ nhỏ bé, không tiếng tăm, không quyền hạn, thậm chí không có ảnh hưởng, không có tiếng nói…, chưa bao giờ lãnh đạo ai, chưa bao giờ xây dựng một công trình trần thế nào dù to hay nhỏ, chưa bao giờ lặn lội rày đây mai đó để xả thân cho lịch sử hay nền văn hóa nào…, lại có thể có một tầm mức quan trọng, lại có thể sống lâu và hiện diện bền bỉ trong lòng người đến vậy?
Để trả lời, chúng ta thường nghĩ ngay đến ơn Chúa đã làm cho tác phẩm kỳ diệu của Người hoàn hảo đến mức huy hoàng. Đúng là như thế. Nhưng đó chỉ là cái nhìn một phía: phía Thiên Chúa. Tôi thích ghi nhận đời sống của Chị Thánh qua cái nhìn từ phía con người hơn: Đó là sự cộng tác, không chỉ là một sự cộng tác mà thôi, mà còn là một sự cộng tác nhiệt thành, kiên trung của Chị với ơn Chúa. Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các chị em về KHẢ NĂNG LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU. Đó chính là khả năng mà Chị Thánh đã cộng tác miệt mài với ơn Chúa suốt 24 năm làm người của Chị. Chị đã:
I. LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA TRONG THAO THỨC TRUYỀN GIÁO.
Dù sống trong bốn bức tường của đan viện, Chị Têrêsa không ngừng hướng tới công tác truyền giáo của Hội Thánh, một công tác đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều chấp nhận. Mơ ước truyền giáo cháy bỏng tâm hồn Chị đến nỗi, có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, Chị trở thành một chuyên viên truyền giáo dũng mãnh, một nhà thừa sai tích cực, một con người trải nghiệm trong việc gieo rắc danh Chúa Kitô. Chị đã lướt trên cánh đồng truyền giáo đầy gian khó của Hội Thánh bằng tất cả con tim yêu mến của mình. Chị đã mạnh mẽ loan báo Chúa Kitô và ơn cứu độ của Người bằng tất cả năm tháng ngày giờ, bằng mọi hành có thể có được của ơn gọi cầu nguyện và chiêm niệm. Phương châm đời truyền giáo của Chị là hoạt động trong chiêm niệm. Càng chiêm niệm bao nhiêu, hoạt động càng phong phú bấy nhiêu. Bởi Chị biết rõ, cần phải có những con người chiêm niệm, hy sinh liên lỷ cho công tác truyền giáo, hoạt động truyền giáo của Hội Thánh mới có thể đạt hiệu quả cao, mới có thể càng ngày càng mở rộng biên giới của Hội Thánh.
Truyền giáo trước tiên và chủ yếu không phải là chuyển giao một mớ giáo lý, nhưng là chia sẻ một sự sống, một năng lực sống, hơn thế, một sức sống thiêng liêng cho một đối tượng, cho một cộng đoàn, cho một khúc quanh lịch sử, cho cả một dân tộc, một quốc gia, thậm chí cho cả một nền văn hóa, một tập thể nhân loại… Bởi điều mà người ta cần không phải là lý thuyết cho bằng một thế giới nội tâm đã được thánh hóa bởi ơn Chúa trong trầm mặc, trong chiều sâu tận cùng của sự liên lỷ cầu nguyện. Chị Thánh đã hiểu. Và vì hiểu, Chị đã sống. Chị đã làm dồi dào sức sống thiêng liêng và nội tâm ấy, trước hết là cho công tác truyền giáo của Hội Thánh. Qua đó, nhờ ơn Chúa mà Chị hằng ấp ủ bằng cả một đời cầu nguyện, cũng sẽ tự thánh hóa chính mình, giúp Chị tự thánh hiến mình cho cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh, không bao giờ ngơi nghỉ, không bao giờ mỏi mệt. Quả thật, Chị đã là một dụng cụ ngoan ngoãn của tình yêu Thiên Chúa. Chị đã công bố Tin Mừng của Chúa bằng chính con người và cuộc sống của Chị.
Tắt một lời: Chị Têrêsa đã lắng nghe tiếng Chúa từng giờ phút, suốt đời mình trong thao thức truyền giáo mà Chị hằng ôm ấp. Tiếng Chúa đã đòi Chị hiến dâng cho Người một con tim truyền giáo. Tiếng Chúa đã thúc giục Chị lên đường truyền giáo bằng cả một đời tận tụy cầu nguyện và chiêm niệm. Tiếng Chúa đã đòi Chị trải hồn mình trên cánh đồng truyền giáo mênh mông mà Hội Thánh đang đối mặt. Và càng trải hồn rộng thênh thang bao nhiêu, giữa thực tế của môi trường đan viện, chị càng lắng sâu và tắm mình trong cầu nguyện bấy nhiêu. Tiếng Chúa đã đòi Chị, không chỉ cầu nguyện mà còn hiến dâng tất cả mọi hoạt động của một đời đan tu cho ơn gọi truyền giáo.
Chị đã lắng nghe tiếng Chúa mời gọi. Chị đã thực hành tiếng Chúa chỉ bảo. Vì thế, trong ơn gọi truyền giáo, Chị đã nên cao trọng. Hội Thánh biết ơn Chị. Hội Thánh đề cao linh đạo chiêm niệm truyền mà Chị đã tiên phong mở đường. Hội Thánh muốn tất cả mọi người, hãy noi gương Chị hãy đi truyền giáo bằng cả một đời cầu nguyện, và cầu nguyện phải thấm từng chân tơ kẽ tóc của hoạt động truyền giáo. Đặc biệt, Hội Thánh dạy tất cả những ai đang làm công tác truyền giáo như đặc thù của ơn gọi mình, hãy cầu nguyện cho chính công cuộc của mình, hãy cầu nguyện cho cho mưa ơn gọi truyền giáo trong Hội Thánh. Hội Thánh đã đặt Chị làm Bổn mạng của ơn gọi truyền giáo của mình. Chị đã đứng đầu ngành truyền giáo của Hội Thánh.
II. LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA TRONG LỜI MẠC KHẢI.
Kinh Thánh là đường dẫn Têrêsa đi, là lối đưa Têrêsa về quê hương tình yêu và hạnh phúc (dù hạnh phúc ấy phải khám phá, phải phấn đấu nhiều mới đạt được) mà Chúa đã dạy Chị trong linh đạo “thơ ấu” để nên thánh và để chìm sâu trong lửa tình yêu của Người. Têrêsa đã nhận thánh ý Chúa qua Lời Mạc khải, để rồi chính Lời Mạc khải thể hiện Thánh ý ấy đã đào tạo Têrêsa thành người trọn lành như bông hồng thiêng e ấp tình yêu của Chúa.
“Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con khao khát Chúa Trời là Chúa Trời hằng sống” (Tv 41, 2-3). Lời Thánh vịnh như diễn tả tất cả niềm thao thức, tất cả lòng đắm say, tất cả nỗi thèm thuồng ngụp lặn trong tình yêu của Chúa. Đọc lại cuộc đời và nhân đức của Têrêsa, cho ta thấy niềm đam mê được gần Chúa, niềm đam mê khao khát Chúa của Chị y như ý nghĩa Thánh vịnh. Chị tìm về Chúa, hồn Chị đón nhận Chúa như nai đang chết khát tìm thấy nguồn nước. Lòng Chị thỏa thuê trong Chúa như nai rừng chết khát thỏa thuê trong dòng nước nguồn. Tắm mình trong Lời Chúa mạc khải sâu, đậm, nặng, mạnh mẽ, thiết tha… như thế, nên Chị lắng nghe tiếng Người cách đầy đủ, trọn vẹn, lắng sâu. Bởi lắng nghe tiếng Chúa dữ dội, Chị Thánh đã: quyết chọn Chúa là gia nghiệp đời mình; Chị nhận thấy mình hèn mọn và nhận ra yêu mến là ơn gọi của chính cuộc đời Chị.
1. Chị chọn Chúa là gia nghiệp đời mình.
Ngay từ nhỏ, Chị đã uống lấy niềm khao khát Chúa. Chị khám phá rằng chỉ có Chúa mới là gia sản quý giá mà cả một đời Chị sẽ theo đuổi qua những lần Chị được cha mẹ và các chị đọc cho nghe những chuyện thánh rút ra từ các trang Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước.
Rồi những năm tháng sống tại Nhà Kín Lisieux, Chị càng được đào sâu Kinh Thánh. Tại nhà nguyện, ban ngày Chị tham dự nhiều giờ cầu nguyện bằng Thánh Vịnh và các bài Phúc Âm. Ban tối, Chị cùng các chị em chuẩn bị cho phụng vụ ngày mai bằng những nguyện ngắm rút ra từ Phúc Âm và sách các giáo phụ. Tại nhà cơm, Chị cùng các nữ tu nghe nhắc lại các bài đọc.
Thánh Kinh giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đoàn. Từ đó, Thánh Kinh ngày càng chiếm lấy tâm hồn Chị Thánh. Thánh Kinh tiếp tục nhàu nặn Chị dần dà trở thành thụ tạo tốt đẹp của Chúa. Thánh Kinh ban tặng Chị một thói quen lắng nghe tiếng Chúa trong lời mạc khải của Chúa. Nhờ lắng nghe tiếng Chúa qua Thánh Kinh, Chị biết rằng, mình thuộc về Chúa. Còn Chúa, Người đã trở thành gia nghiệp riêng của Chị. Chúa và Chị là của nhau. Tương quan tình yêu tha thiết mà Chúa ban cho Chị, và Chị dành cho Chúa hết sức có thể, đã biến Chị tràn ngập trong Chúa và đưa Chúa đến cùng Chị. Người trở thành của cải, thành gia tài, thành sản nghiệp của chị, riêng Chị mà thôi.
Lắng nghe tiếng Chúa từ Thánh Kinh, Chị ngày cành hiểu sâu xa rằng: “Thánh ý Chúa là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con” (Tv 119, 111).
Têrêsa tìm nhận được thánh ý Chúa từ Thánh Kinh. Thánh Kinh đà tạo Chị thành người chỉ biết Chúa làm gia nghiệp đời mình.
2. Chị nhận thấy mình hèn mọn.
Trước mặt Chúa, Chị không khoa trương, khoe khoang công đức của mình. Ngược lại, nhiều lần Chị thú nhận những giới hạn của mình. Chẳng hạn:
- Khi kể về tuổi ấu thơ ở tại gia đình:“Thưa Mẹ, Mẹ thấy rồi đó, con không không phải là đứa bé không có tật xấu! Câu ‘khi ngủ thì ngoan’ cũng không áp dụng cho con được, vì ban đêm con còn hiếu động hơn ban ngày: con tung hết cả chăn đi rồi đập đầu vào thanh giường (tuy vẫn ngủ); vì đau nên tỉnh giấc, con kêu: ‘Má, con bị đụng đầu!...’… Con còn một nết xấu nữa mà Má không nói trong thư, đó là lòng tự ái…”.
- Khi kể về cuộc cấm phòng ngày thứ sáu 29.8.1890: “Con chưa phải là một vị thánh đâu, chỉ bấy nhiêu đó cũng đã là một bằng chứng: thay vì vui mừng bởi sự khô khan nguội lạnh, đáng lã con phải coi đó là thiếu nhiệt thành và thiếu trung tín mà ra, đáng lẽ con phải buồn khổ vì các tính hay ngủ (suốt bảy năm nay) trong giờ nguyện ngắm và cám ơn; thế mà, con lại chẳng buồn khổ…”.
- Khi kể về việc “người hai lần làm mẹ” (cách gọi của Chị Têrêsa để gọi người chị ruột của mình. Người mẹ thứ hai này, sau này sẽ là Bề Trên Nhà Kín Lisieux: Mẹ Agnès de Jésus, người mà Chị nhận làm mẹ của mình sau khi thân mẫu của Chị qua đời) của Chị Thánh có thể rời khỏi nhà Lisieux: “Con sẽ không bao giờ quên ngày 2.8.1896, ngày các vị thừa sai lên đường, cũng là ngày bàn thật sự về vấn đề Mẹ Agnès de Jésus sẽ đi xứ truyền giáo. A! Con đã không muốn có một hoạt động nào để ngăn cản người ra đi, tuy nhiên con cảm thấy cõi lòng buồn vô hạn…”.
Dù sao, chính khi nhận thấy mình hèn mọn, nhỏ bé, Chị dễ mặc lấy tâm hồn trẻ thơ hơn, Chị dễ gần Chúa hơn, Chị lắng nghe tiếng Chúa thấm thía hơn, như có lần Chúa dạy: “Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18, 3). Lắng nghe tiếng Chúa càng rõ, Chị càng dễ khám phá những mọn hèn của mình. Nhờ đó, Chị cũng sẽ dễ sống khiêm nhường, nghèo khó, đơn sơ, phó thác, chôn vùi…
Có thể nói, Chị đã hóa thân bé nhỏ tuyệt vời để càng lúc càng lắng nghe tiếng Chúa mời gọi: “Nếu ai hết sức bé nhỏ, hãy đến cùng Ta” (Cn 9,4).
3. Chị nhận ra yêu mến là ơn gọi của chính cuộc đời Chị.
Kể lại đời mình, có lần Chị Thánh cho biết: Chị đã từng đi tìm ơn gọi nào giúp mình phục vụ Chúa tốt nhất, và Chị đã phát hiện rằng: “Ơn gọi của tôi là yêu mến”. Chị yêu mến Chúa và yêu mến con người. Chị yêu mến Chúa trong những con người. Chị yêu mến những con người để bày tỏ lòng Chị yêu mến Chúa. Chị yêu mến Chúa để tự hiến mình cho Chúa. Chị yêu mến con người vì Chúa để chấp nhận hy sinh cho những con người. Chị dâng lên Chúa hoa hồng tình yêu của mình. Chị trao đóa hồng tình yêu sau khi đã tiến dâng lên Chúa về phía những thân phận con người đang cùng Chị song hành trong trần thế. Tắt một lời: ơn tình yêu là ơn gọi căn bản trong cuộc đời Chị Thánh Têrêsa.
Một vài bằng chứng cho thấy Chị sống ơn gọi lòng yêu mến ngay từ còn nhỏ tuổi:
a. Franzini là một tên sát nhân. Trong đêm 16 rạng ngày 17.3.1877, y đã giết hai người đàn bà và một em gái nhỏ 11 tuổi. sau phiên tòa ngày 13.7.1877, y bị kết án tử hình. Nghe tuyên án xong, y không hề sợ hãi hay tỏ dấu ăn năn hồi hận. Biết thế, Chị Thánh rất xúc động. Chị so sánh hình ảnh Chúa Giêsu đã đổ máu trên thánh giá để cứu chuộc loài người với thái độ khước từ của Frazini không muốn Chúa cứu độ mình. Chị đã quyết tìm cách cứu linh hồn người đàn ông tội lỗi này. Vì nhỏ tuổi, Chị không dám gặp linh mục. Chị Thánh nhờ chị Céline xin cho mình một ý lễ như ý (chứ không nói rõ lý do xin lễ) để cầu nguyện cho Frazini ăn năn trở lại. Người đàn ông lưu manh và lỳ lợm vẫn tỏ ra cứng cỏi đến tận lúc đưa đầu vào máy chém, đột nhiên y quay đầu lại, cầm lấy thánh giá từ tay vị linh mục đang đứng gần đó và hôn các dấu thánh giá của Chúa ba lần. Từ đó, Têrêsa càng tỏ ra yêu mến các linh hồn, càng khao klha1t muốn đưa nhiều linh hồn về với Chúa hơn (nhiều tác giả, Đóa Hồng Tươi Nở trang 190-191, xuất bản 1997).
b. Lần khác, Chị viết: “Trong nhà có một chị thường lúc nào cũng làm con phật ý, từ cách cư xử, lời ăn tiếng nói cho tới tính khí của chị cái gì xem ra cũng khó chịu cả. Tuy nhiên, chị là một nữ tu đạo đức và có lẽ rất đẹp lòng Chúa, con không muốn chiều theo tính ác cảm tự nhiên đối với chị ấy, nên con nhủ thầm: bác ái không hệ tại ở cảm tình nhưng ở việc làm. Chừng ấy con ra sức đối xử với chị này như đối với một người thân yêu nhất. Mỗi khi gặp chị, con lại cầu nguyện cho chị, con dâng cho Chúa nhân lành mọi nhân đức và công nghiệp của chị ấy…” (Hương-Việt phiên dịch, Thủ Bản Tự Thuật Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trang 229).
Chị đã chọn cho mình ơn gọi tình yêu. Chị dâng mình cho tình yêu Chúa. Từ đó, Chị yêu mến Hội Thánh, yêu mến mọi con người, và yêu mến tất cả mọi tác phẩm của Chúa. Chị tha thiết ước mong được đến với Chúa và Chị cũng tha thiết ước mong cứu rỡi các linh hồn.
Với những suy nghĩ, dù chưa đầy đủ bên trên, ta thấy được tiếng Chúa gọi trong Chị Têrêsa đẹp tuyệt vời. Chị lắng nghe và đáp trả tiếng Chúa gọi quá sức trọn vẹn.
III. BÀI HỌC NÀO CHO TÔI.
Khi được chiêm ngắm về khả năng lắng nghe của Chị Thánh, tôi rút ra cho mình nhiều bài học. xin được chia những gì mà tôi đã học nơi Chị, tuy rất thiếu sót:
- Tôi tin Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thương tôi. Chúa cho tôi có dịp may là tiếp cận với dòng Kín để hôm nay tôi mới có dịp học tập nhiều về Chị Thánh của chúng ta như thế này. Chúa yêu tôi. Người tặng cho tôi mẫu gương của Hoa Hồng tình yêu bất diệt là Chị Thánh của chúng ta, để tôi sung sướng hiểu thêm rất nhiều về cuộc đời, về ơn gọi, về thao thức sống, và khả năng sống dồi dào tình yêu Chúa của Chị.
- Tôi nhận ra, chính lúc này, hơn bất cứ lúc nào hết, người đương thời cần đến gương sáng của Chị Thánh để lắng nghe thiếng Chúa giữa vô vàng những bộn bề của đời sống. Bao nhiêu vất vả, bao nhiêu lo toan, bao nhiêu cực nhọc, lầm than, đau khổ và thử thách, chỉ có thể tìm ra ý nghĩa khi đã biết dừng chân để lắng nghe tiếng Chúa. Tiếng Chúa giúp ta nghị lực. Tiếng Chúa cho ta sức mạnh vạn năng của tình yêu. Tiếng Chúa nâng đỡ ủi an trên đường đời chông gai gian khó. Vì thế, càng tất bậc, càng vội vả, càng rát buốt, càng thấm thía sự giằng co, càng đối diện với một xã hội đã quá thiếu vắng tình người… càng tìm sức mạnh và cậy trông ơn Chúa, khi biết lắng nghe tiếng Chúa giữa đời, lắng nghe tiếng Chúa trong trách nhiệm đầy hối hả của mình.
- Tôi nhận ra, mình có thể sống ơn gọi truyền giáo bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào. Ơn gọi truyền giáo đòi người truyền giáo, trước hết, hãy cầu nguyện, hãy thinh lặng chìm đắm trong nguyện ngắm và chiêm niệm, hãy dâng hiến chính mình, hãy hy sính bằng tất cả mọi nỗ có thể có được, sau đó mới là hoạt động truyền giáo. Vì truyền giáo là đem Chúa đến với con người. vì thế, phải làm cho nội tâm mình có Chúa, để khi có Chúa, mình sẽ thực hành công tác truyền giáo như Chúa định liệu theo hoàn cảnh, theo ân sủng riêng của bản thân.
- Tôi nhận ra, muốn nên nghĩa thiết với Chúa, phải tắm mình trong Lời Mạc khải của Chúa. Chỉ có lời mạc khải mới thánh hóa tôi, mới làm cho tôi càng ngày càng trở nên mới, trở nên thánh thiện như Chúa muốn. Lời Mạc khải của Chúa sẽ giúp tôi đứng vững trong đau khổ, trung thành trong thử thách, vượt thắng trong cám dỗ, bền chí trong thất bại, khiêm nhường trong thành công, mạnh mẽ trong hạnh phúc, yêu nhiều hơn trong giây phút an bình…
Nhưng đó chỉ mới là bài học. Xin cho tôi được can đảm sống và thực hành. Xin cho tôi khôn ngoan chọn Chúa trong mọi nơi, mọi lúc. Tôi còn nhiều yếu đuối, còn nhiều mọn hèn. Xin các Chị ngày ngày hãy thêm lời cầu nguyện cho tôi với.
Xin cám ơn các Chị đã lắng nghe những tư tưởng quá vá víu mà tôi vừa trình bày. Cùng cám ơn các Chị vì đã và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tôi.
Xin Chúa chúc lành tất cả chúng ta.
Càng ngày càng có nhiều người đến viếng mộ Chị. Người ta hâm mộ. Người ta ca ngợi. Người ta kêu cầu Chị bàu cử cho chính họ. Những bức ảnh do chị Céline của Chị vẽ được in ấn và phổ biến khắp Lisieux. Tiếng đồn về nhiều tâm hồn được ơn ăn năn trở lại và những phép lạ do sự chuyển cầu của Chị, cũng vang xa không ngừng.
Rồi đến lúc, không phải chỉ là tiếng đồn của dân chúng mà thôi, nhưng Giáo quyền đã vào cuộc bằng việc chính thức mở hồ sơ điều tra để tiến hành phong Chị lên hàng hiển thánh. Năm 1914, hồ sơ đã hoàn tất và được đệ trình lên Đức Thánh Cha Piô X. Ngài chấp nhận vụ án phong á thánh cho người nữ tu này.
Sau vài năm, khi thế chiến lần I kết thúc, người ta còn ghi nhận rất nhiều lời đồn đại từ lính tráng hoặc các cựu chiến binh thuộc một số quốc gia: Pháp, Anh, Đức đã từng chiến đấu trong thế chiến rằng, họ đã được người nữ tu dòng Kín này cứu sống nhờ họ đem lòng yêu mến Chị, cầu nguyện cùng Chị, và một ít lần, họ nhìn thấy Chị…
Tháng 4.1923, dù chưa được tuyên phong trên bàn thờ Hội Thánh, vẫn có đến 50.000 người tham dự thánh lễ cải táng phần mộ của Chị để đưa hài cốt Chị từ nghĩa trang Lisieux về nhà dòng. Tháng 4.1923, Têrêsa được phong lên bậc á thánh. Chỉ hai năm sau, năm 1925, Đức Piô XI đã tôn phong người nữ tu bé nhỏ của Thiên Chúa lên hàng hiển thánh và gọi Chị là “ngôi sao của triều đại tôi”.
Giáo quyền càng ngày càng đi xa hơn trong việc vinh danh thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Năm 1927, thánh nữ được tôn xưng là bổn mạng của các nhà truyền giáo (ngang hàng với thánh Phanxicô Saviê). Năm 1934, thánh nữ Têrêsa được tôn xưng là bổn mạng chính của nước Phap (ngang hàng với thánh Jeanne d`Arc). Cho đấn cuối thế kỷ XX, thánh nữ Têrêsa lại được Đức Gioan Phaolô II phong tặng là nữ tiến sĩ Hội Thánh (ngang hàng với Mẹ thánh Terêsa Avila).
Ngày nay, trên khắp thế giới có khoảng 1.800 ngôi thánh đường được dâng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Theo nhà văn Jean Chalon, tác giả cuốn tiểu thuyết về thánh nữ xuất bản năm 1995, thì thánh nữ còn được sùng bái ngay trong ngôi đền Ấn giáo ở Madural, Ấn Độ.
Người ta tự hỏi, bởi đâu người nữ Đan sĩ nhỏ bé, không tiếng tăm, không quyền hạn, thậm chí không có ảnh hưởng, không có tiếng nói…, chưa bao giờ lãnh đạo ai, chưa bao giờ xây dựng một công trình trần thế nào dù to hay nhỏ, chưa bao giờ lặn lội rày đây mai đó để xả thân cho lịch sử hay nền văn hóa nào…, lại có thể có một tầm mức quan trọng, lại có thể sống lâu và hiện diện bền bỉ trong lòng người đến vậy?
Để trả lời, chúng ta thường nghĩ ngay đến ơn Chúa đã làm cho tác phẩm kỳ diệu của Người hoàn hảo đến mức huy hoàng. Đúng là như thế. Nhưng đó chỉ là cái nhìn một phía: phía Thiên Chúa. Tôi thích ghi nhận đời sống của Chị Thánh qua cái nhìn từ phía con người hơn: Đó là sự cộng tác, không chỉ là một sự cộng tác mà thôi, mà còn là một sự cộng tác nhiệt thành, kiên trung của Chị với ơn Chúa. Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các chị em về KHẢ NĂNG LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA CỦA THÁNH NỮ TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU. Đó chính là khả năng mà Chị Thánh đã cộng tác miệt mài với ơn Chúa suốt 24 năm làm người của Chị. Chị đã:
I. LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA TRONG THAO THỨC TRUYỀN GIÁO.
Dù sống trong bốn bức tường của đan viện, Chị Têrêsa không ngừng hướng tới công tác truyền giáo của Hội Thánh, một công tác đòi hỏi nhiều hy sinh, nhiều chấp nhận. Mơ ước truyền giáo cháy bỏng tâm hồn Chị đến nỗi, có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, Chị trở thành một chuyên viên truyền giáo dũng mãnh, một nhà thừa sai tích cực, một con người trải nghiệm trong việc gieo rắc danh Chúa Kitô. Chị đã lướt trên cánh đồng truyền giáo đầy gian khó của Hội Thánh bằng tất cả con tim yêu mến của mình. Chị đã mạnh mẽ loan báo Chúa Kitô và ơn cứu độ của Người bằng tất cả năm tháng ngày giờ, bằng mọi hành có thể có được của ơn gọi cầu nguyện và chiêm niệm. Phương châm đời truyền giáo của Chị là hoạt động trong chiêm niệm. Càng chiêm niệm bao nhiêu, hoạt động càng phong phú bấy nhiêu. Bởi Chị biết rõ, cần phải có những con người chiêm niệm, hy sinh liên lỷ cho công tác truyền giáo, hoạt động truyền giáo của Hội Thánh mới có thể đạt hiệu quả cao, mới có thể càng ngày càng mở rộng biên giới của Hội Thánh.
Truyền giáo trước tiên và chủ yếu không phải là chuyển giao một mớ giáo lý, nhưng là chia sẻ một sự sống, một năng lực sống, hơn thế, một sức sống thiêng liêng cho một đối tượng, cho một cộng đoàn, cho một khúc quanh lịch sử, cho cả một dân tộc, một quốc gia, thậm chí cho cả một nền văn hóa, một tập thể nhân loại… Bởi điều mà người ta cần không phải là lý thuyết cho bằng một thế giới nội tâm đã được thánh hóa bởi ơn Chúa trong trầm mặc, trong chiều sâu tận cùng của sự liên lỷ cầu nguyện. Chị Thánh đã hiểu. Và vì hiểu, Chị đã sống. Chị đã làm dồi dào sức sống thiêng liêng và nội tâm ấy, trước hết là cho công tác truyền giáo của Hội Thánh. Qua đó, nhờ ơn Chúa mà Chị hằng ấp ủ bằng cả một đời cầu nguyện, cũng sẽ tự thánh hóa chính mình, giúp Chị tự thánh hiến mình cho cánh đồng truyền giáo của Hội Thánh, không bao giờ ngơi nghỉ, không bao giờ mỏi mệt. Quả thật, Chị đã là một dụng cụ ngoan ngoãn của tình yêu Thiên Chúa. Chị đã công bố Tin Mừng của Chúa bằng chính con người và cuộc sống của Chị.
Tắt một lời: Chị Têrêsa đã lắng nghe tiếng Chúa từng giờ phút, suốt đời mình trong thao thức truyền giáo mà Chị hằng ôm ấp. Tiếng Chúa đã đòi Chị hiến dâng cho Người một con tim truyền giáo. Tiếng Chúa đã thúc giục Chị lên đường truyền giáo bằng cả một đời tận tụy cầu nguyện và chiêm niệm. Tiếng Chúa đã đòi Chị trải hồn mình trên cánh đồng truyền giáo mênh mông mà Hội Thánh đang đối mặt. Và càng trải hồn rộng thênh thang bao nhiêu, giữa thực tế của môi trường đan viện, chị càng lắng sâu và tắm mình trong cầu nguyện bấy nhiêu. Tiếng Chúa đã đòi Chị, không chỉ cầu nguyện mà còn hiến dâng tất cả mọi hoạt động của một đời đan tu cho ơn gọi truyền giáo.
Chị đã lắng nghe tiếng Chúa mời gọi. Chị đã thực hành tiếng Chúa chỉ bảo. Vì thế, trong ơn gọi truyền giáo, Chị đã nên cao trọng. Hội Thánh biết ơn Chị. Hội Thánh đề cao linh đạo chiêm niệm truyền mà Chị đã tiên phong mở đường. Hội Thánh muốn tất cả mọi người, hãy noi gương Chị hãy đi truyền giáo bằng cả một đời cầu nguyện, và cầu nguyện phải thấm từng chân tơ kẽ tóc của hoạt động truyền giáo. Đặc biệt, Hội Thánh dạy tất cả những ai đang làm công tác truyền giáo như đặc thù của ơn gọi mình, hãy cầu nguyện cho chính công cuộc của mình, hãy cầu nguyện cho cho mưa ơn gọi truyền giáo trong Hội Thánh. Hội Thánh đã đặt Chị làm Bổn mạng của ơn gọi truyền giáo của mình. Chị đã đứng đầu ngành truyền giáo của Hội Thánh.
II. LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA TRONG LỜI MẠC KHẢI.
Kinh Thánh là đường dẫn Têrêsa đi, là lối đưa Têrêsa về quê hương tình yêu và hạnh phúc (dù hạnh phúc ấy phải khám phá, phải phấn đấu nhiều mới đạt được) mà Chúa đã dạy Chị trong linh đạo “thơ ấu” để nên thánh và để chìm sâu trong lửa tình yêu của Người. Têrêsa đã nhận thánh ý Chúa qua Lời Mạc khải, để rồi chính Lời Mạc khải thể hiện Thánh ý ấy đã đào tạo Têrêsa thành người trọn lành như bông hồng thiêng e ấp tình yêu của Chúa.
“Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con khao khát Chúa Trời là Chúa Trời hằng sống” (Tv 41, 2-3). Lời Thánh vịnh như diễn tả tất cả niềm thao thức, tất cả lòng đắm say, tất cả nỗi thèm thuồng ngụp lặn trong tình yêu của Chúa. Đọc lại cuộc đời và nhân đức của Têrêsa, cho ta thấy niềm đam mê được gần Chúa, niềm đam mê khao khát Chúa của Chị y như ý nghĩa Thánh vịnh. Chị tìm về Chúa, hồn Chị đón nhận Chúa như nai đang chết khát tìm thấy nguồn nước. Lòng Chị thỏa thuê trong Chúa như nai rừng chết khát thỏa thuê trong dòng nước nguồn. Tắm mình trong Lời Chúa mạc khải sâu, đậm, nặng, mạnh mẽ, thiết tha… như thế, nên Chị lắng nghe tiếng Người cách đầy đủ, trọn vẹn, lắng sâu. Bởi lắng nghe tiếng Chúa dữ dội, Chị Thánh đã: quyết chọn Chúa là gia nghiệp đời mình; Chị nhận thấy mình hèn mọn và nhận ra yêu mến là ơn gọi của chính cuộc đời Chị.
1. Chị chọn Chúa là gia nghiệp đời mình.
Ngay từ nhỏ, Chị đã uống lấy niềm khao khát Chúa. Chị khám phá rằng chỉ có Chúa mới là gia sản quý giá mà cả một đời Chị sẽ theo đuổi qua những lần Chị được cha mẹ và các chị đọc cho nghe những chuyện thánh rút ra từ các trang Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước.
Rồi những năm tháng sống tại Nhà Kín Lisieux, Chị càng được đào sâu Kinh Thánh. Tại nhà nguyện, ban ngày Chị tham dự nhiều giờ cầu nguyện bằng Thánh Vịnh và các bài Phúc Âm. Ban tối, Chị cùng các chị em chuẩn bị cho phụng vụ ngày mai bằng những nguyện ngắm rút ra từ Phúc Âm và sách các giáo phụ. Tại nhà cơm, Chị cùng các nữ tu nghe nhắc lại các bài đọc.
Thánh Kinh giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đoàn. Từ đó, Thánh Kinh ngày càng chiếm lấy tâm hồn Chị Thánh. Thánh Kinh tiếp tục nhàu nặn Chị dần dà trở thành thụ tạo tốt đẹp của Chúa. Thánh Kinh ban tặng Chị một thói quen lắng nghe tiếng Chúa trong lời mạc khải của Chúa. Nhờ lắng nghe tiếng Chúa qua Thánh Kinh, Chị biết rằng, mình thuộc về Chúa. Còn Chúa, Người đã trở thành gia nghiệp riêng của Chị. Chúa và Chị là của nhau. Tương quan tình yêu tha thiết mà Chúa ban cho Chị, và Chị dành cho Chúa hết sức có thể, đã biến Chị tràn ngập trong Chúa và đưa Chúa đến cùng Chị. Người trở thành của cải, thành gia tài, thành sản nghiệp của chị, riêng Chị mà thôi.
Lắng nghe tiếng Chúa từ Thánh Kinh, Chị ngày cành hiểu sâu xa rằng: “Thánh ý Chúa là gia nghiệp con mãi mãi, vì đó là hoan lạc của lòng con” (Tv 119, 111).
Têrêsa tìm nhận được thánh ý Chúa từ Thánh Kinh. Thánh Kinh đà tạo Chị thành người chỉ biết Chúa làm gia nghiệp đời mình.
2. Chị nhận thấy mình hèn mọn.
Trước mặt Chúa, Chị không khoa trương, khoe khoang công đức của mình. Ngược lại, nhiều lần Chị thú nhận những giới hạn của mình. Chẳng hạn:
- Khi kể về tuổi ấu thơ ở tại gia đình:“Thưa Mẹ, Mẹ thấy rồi đó, con không không phải là đứa bé không có tật xấu! Câu ‘khi ngủ thì ngoan’ cũng không áp dụng cho con được, vì ban đêm con còn hiếu động hơn ban ngày: con tung hết cả chăn đi rồi đập đầu vào thanh giường (tuy vẫn ngủ); vì đau nên tỉnh giấc, con kêu: ‘Má, con bị đụng đầu!...’… Con còn một nết xấu nữa mà Má không nói trong thư, đó là lòng tự ái…”.
- Khi kể về cuộc cấm phòng ngày thứ sáu 29.8.1890: “Con chưa phải là một vị thánh đâu, chỉ bấy nhiêu đó cũng đã là một bằng chứng: thay vì vui mừng bởi sự khô khan nguội lạnh, đáng lã con phải coi đó là thiếu nhiệt thành và thiếu trung tín mà ra, đáng lẽ con phải buồn khổ vì các tính hay ngủ (suốt bảy năm nay) trong giờ nguyện ngắm và cám ơn; thế mà, con lại chẳng buồn khổ…”.
- Khi kể về việc “người hai lần làm mẹ” (cách gọi của Chị Têrêsa để gọi người chị ruột của mình. Người mẹ thứ hai này, sau này sẽ là Bề Trên Nhà Kín Lisieux: Mẹ Agnès de Jésus, người mà Chị nhận làm mẹ của mình sau khi thân mẫu của Chị qua đời) của Chị Thánh có thể rời khỏi nhà Lisieux: “Con sẽ không bao giờ quên ngày 2.8.1896, ngày các vị thừa sai lên đường, cũng là ngày bàn thật sự về vấn đề Mẹ Agnès de Jésus sẽ đi xứ truyền giáo. A! Con đã không muốn có một hoạt động nào để ngăn cản người ra đi, tuy nhiên con cảm thấy cõi lòng buồn vô hạn…”.
Dù sao, chính khi nhận thấy mình hèn mọn, nhỏ bé, Chị dễ mặc lấy tâm hồn trẻ thơ hơn, Chị dễ gần Chúa hơn, Chị lắng nghe tiếng Chúa thấm thía hơn, như có lần Chúa dạy: “Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 18, 3). Lắng nghe tiếng Chúa càng rõ, Chị càng dễ khám phá những mọn hèn của mình. Nhờ đó, Chị cũng sẽ dễ sống khiêm nhường, nghèo khó, đơn sơ, phó thác, chôn vùi…
Có thể nói, Chị đã hóa thân bé nhỏ tuyệt vời để càng lúc càng lắng nghe tiếng Chúa mời gọi: “Nếu ai hết sức bé nhỏ, hãy đến cùng Ta” (Cn 9,4).
3. Chị nhận ra yêu mến là ơn gọi của chính cuộc đời Chị.
Kể lại đời mình, có lần Chị Thánh cho biết: Chị đã từng đi tìm ơn gọi nào giúp mình phục vụ Chúa tốt nhất, và Chị đã phát hiện rằng: “Ơn gọi của tôi là yêu mến”. Chị yêu mến Chúa và yêu mến con người. Chị yêu mến Chúa trong những con người. Chị yêu mến những con người để bày tỏ lòng Chị yêu mến Chúa. Chị yêu mến Chúa để tự hiến mình cho Chúa. Chị yêu mến con người vì Chúa để chấp nhận hy sinh cho những con người. Chị dâng lên Chúa hoa hồng tình yêu của mình. Chị trao đóa hồng tình yêu sau khi đã tiến dâng lên Chúa về phía những thân phận con người đang cùng Chị song hành trong trần thế. Tắt một lời: ơn tình yêu là ơn gọi căn bản trong cuộc đời Chị Thánh Têrêsa.
Một vài bằng chứng cho thấy Chị sống ơn gọi lòng yêu mến ngay từ còn nhỏ tuổi:
a. Franzini là một tên sát nhân. Trong đêm 16 rạng ngày 17.3.1877, y đã giết hai người đàn bà và một em gái nhỏ 11 tuổi. sau phiên tòa ngày 13.7.1877, y bị kết án tử hình. Nghe tuyên án xong, y không hề sợ hãi hay tỏ dấu ăn năn hồi hận. Biết thế, Chị Thánh rất xúc động. Chị so sánh hình ảnh Chúa Giêsu đã đổ máu trên thánh giá để cứu chuộc loài người với thái độ khước từ của Frazini không muốn Chúa cứu độ mình. Chị đã quyết tìm cách cứu linh hồn người đàn ông tội lỗi này. Vì nhỏ tuổi, Chị không dám gặp linh mục. Chị Thánh nhờ chị Céline xin cho mình một ý lễ như ý (chứ không nói rõ lý do xin lễ) để cầu nguyện cho Frazini ăn năn trở lại. Người đàn ông lưu manh và lỳ lợm vẫn tỏ ra cứng cỏi đến tận lúc đưa đầu vào máy chém, đột nhiên y quay đầu lại, cầm lấy thánh giá từ tay vị linh mục đang đứng gần đó và hôn các dấu thánh giá của Chúa ba lần. Từ đó, Têrêsa càng tỏ ra yêu mến các linh hồn, càng khao klha1t muốn đưa nhiều linh hồn về với Chúa hơn (nhiều tác giả, Đóa Hồng Tươi Nở trang 190-191, xuất bản 1997).
b. Lần khác, Chị viết: “Trong nhà có một chị thường lúc nào cũng làm con phật ý, từ cách cư xử, lời ăn tiếng nói cho tới tính khí của chị cái gì xem ra cũng khó chịu cả. Tuy nhiên, chị là một nữ tu đạo đức và có lẽ rất đẹp lòng Chúa, con không muốn chiều theo tính ác cảm tự nhiên đối với chị ấy, nên con nhủ thầm: bác ái không hệ tại ở cảm tình nhưng ở việc làm. Chừng ấy con ra sức đối xử với chị này như đối với một người thân yêu nhất. Mỗi khi gặp chị, con lại cầu nguyện cho chị, con dâng cho Chúa nhân lành mọi nhân đức và công nghiệp của chị ấy…” (Hương-Việt phiên dịch, Thủ Bản Tự Thuật Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trang 229).
Chị đã chọn cho mình ơn gọi tình yêu. Chị dâng mình cho tình yêu Chúa. Từ đó, Chị yêu mến Hội Thánh, yêu mến mọi con người, và yêu mến tất cả mọi tác phẩm của Chúa. Chị tha thiết ước mong được đến với Chúa và Chị cũng tha thiết ước mong cứu rỡi các linh hồn.
Với những suy nghĩ, dù chưa đầy đủ bên trên, ta thấy được tiếng Chúa gọi trong Chị Têrêsa đẹp tuyệt vời. Chị lắng nghe và đáp trả tiếng Chúa gọi quá sức trọn vẹn.
III. BÀI HỌC NÀO CHO TÔI.
Khi được chiêm ngắm về khả năng lắng nghe của Chị Thánh, tôi rút ra cho mình nhiều bài học. xin được chia những gì mà tôi đã học nơi Chị, tuy rất thiếu sót:
- Tôi tin Thiên Chúa là tình yêu. Chúa yêu thương tôi. Chúa cho tôi có dịp may là tiếp cận với dòng Kín để hôm nay tôi mới có dịp học tập nhiều về Chị Thánh của chúng ta như thế này. Chúa yêu tôi. Người tặng cho tôi mẫu gương của Hoa Hồng tình yêu bất diệt là Chị Thánh của chúng ta, để tôi sung sướng hiểu thêm rất nhiều về cuộc đời, về ơn gọi, về thao thức sống, và khả năng sống dồi dào tình yêu Chúa của Chị.
- Tôi nhận ra, chính lúc này, hơn bất cứ lúc nào hết, người đương thời cần đến gương sáng của Chị Thánh để lắng nghe thiếng Chúa giữa vô vàng những bộn bề của đời sống. Bao nhiêu vất vả, bao nhiêu lo toan, bao nhiêu cực nhọc, lầm than, đau khổ và thử thách, chỉ có thể tìm ra ý nghĩa khi đã biết dừng chân để lắng nghe tiếng Chúa. Tiếng Chúa giúp ta nghị lực. Tiếng Chúa cho ta sức mạnh vạn năng của tình yêu. Tiếng Chúa nâng đỡ ủi an trên đường đời chông gai gian khó. Vì thế, càng tất bậc, càng vội vả, càng rát buốt, càng thấm thía sự giằng co, càng đối diện với một xã hội đã quá thiếu vắng tình người… càng tìm sức mạnh và cậy trông ơn Chúa, khi biết lắng nghe tiếng Chúa giữa đời, lắng nghe tiếng Chúa trong trách nhiệm đầy hối hả của mình.
- Tôi nhận ra, mình có thể sống ơn gọi truyền giáo bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào. Ơn gọi truyền giáo đòi người truyền giáo, trước hết, hãy cầu nguyện, hãy thinh lặng chìm đắm trong nguyện ngắm và chiêm niệm, hãy dâng hiến chính mình, hãy hy sính bằng tất cả mọi nỗ có thể có được, sau đó mới là hoạt động truyền giáo. Vì truyền giáo là đem Chúa đến với con người. vì thế, phải làm cho nội tâm mình có Chúa, để khi có Chúa, mình sẽ thực hành công tác truyền giáo như Chúa định liệu theo hoàn cảnh, theo ân sủng riêng của bản thân.
- Tôi nhận ra, muốn nên nghĩa thiết với Chúa, phải tắm mình trong Lời Mạc khải của Chúa. Chỉ có lời mạc khải mới thánh hóa tôi, mới làm cho tôi càng ngày càng trở nên mới, trở nên thánh thiện như Chúa muốn. Lời Mạc khải của Chúa sẽ giúp tôi đứng vững trong đau khổ, trung thành trong thử thách, vượt thắng trong cám dỗ, bền chí trong thất bại, khiêm nhường trong thành công, mạnh mẽ trong hạnh phúc, yêu nhiều hơn trong giây phút an bình…
Nhưng đó chỉ mới là bài học. Xin cho tôi được can đảm sống và thực hành. Xin cho tôi khôn ngoan chọn Chúa trong mọi nơi, mọi lúc. Tôi còn nhiều yếu đuối, còn nhiều mọn hèn. Xin các Chị ngày ngày hãy thêm lời cầu nguyện cho tôi với.
Xin cám ơn các Chị đã lắng nghe những tư tưởng quá vá víu mà tôi vừa trình bày. Cùng cám ơn các Chị vì đã và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tôi.
Xin Chúa chúc lành tất cả chúng ta.
Mỗi Ngày 1 Câu Kinh Thánh - Từ 1.10.2010 Đến 15.10.2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:01 29/09/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 01 đến 15-10-2010
Ngày 01-10-10: Về vấn đề này, chúng tôi còn có nhiều điều phải nói, nhưng khó mà cắt nghĩa, vì anh em đã trở nên uể oải không muốn nghe. (Dt 5, 11) * Thái độ lười biếng lắng nghe Lời Chúa của Tín hữu đã thành thói quen. Tôi say mê suy gẫm Kinh Thánh mỗi ngày.
Ngày 02-10-10: Về thời gian, đáng lẽ anh em phải là những bậc thầy, thế mà anh em lại cần phải để người ta dạy anh em những điều sơ đẳng…thay vì thức ăn đặc, anh em lại phải dùng sữa. (Dt 5, 12) *
Tôi đã xưng mình theo Chúa 10,15 năm…nay, ít tu luyện để dạy người ta về những Lời Khôn Ngoan của Thiên Chúa, nên đời sống tâm linh vẫn còn ấu trĩ như trẻ thơ, phải dùng sữa, tiếc thay !
Ngày 03-10-10: Thật vậy, phàm ai còn phải dùng đến sữa, thì không hiểu gì về đạo lý liên quan đến sự công chính, vì người ấy vẫn là trẻ con. (Dt 5, 13) * Thức ăn đặc dành cho người Tín hữu thực hiện về đạo lý là kinh Thánh và hiểu về sự công chính của Thiên Chúa. Tôi thấy mình chưa xứng đáng là chức tư tế, trung gian của Đức Kitô.
Ngày 04-10-10: Thật vậy, chúng ta thường hay vấp ngã. Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân. (Gc 3, 2) * Hoàn hảo là một ân huệ Chúa ban để kiện toàn đức tin bằng hành động. Tôi quyết kiềm chế cái lưỡi trong khi nói năng, sống bằng gương tốt, để xứng đáng là môn đệ thật của Đức Giêsu.
Ngày 05-10-10: Anh em cũng hãy nhìn xem tầu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. (Gc 3, 4) * Giacôbê minh hoạ tầu bè to lớn thế là nhờ bánh lái nhỏ điều khiển được, nó giống như cái lưỡi. Tôi cần chỉ huy tốt cái lưỡi về lời nói.
Ngày 06-10-10: Cái lưỡi cũng vậy, nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huyênh hoang hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! (Gc 3, 5) * Giacôbê chuyển sang bình luận cái lưởi như một đốm lửa, có thế đốt cháy cả khu rừng. Lửa cũng ví như hoả ngục đầy rẫy tội lỗi và hư hoại bắt đầu từ lời nói làm hư hỏng tâm hồn.
Ngày 07-10-10: Vì nếu có tội mà anh em bị đánh đập và đành chịu, thì nào có vẻ vang gì? Nếu làm việc lành và phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Thiên Chúa ban. (1 Pr 2, 20) * Câu này không có ý khuyến khích người khác làm sự độc ác; nhưng dạy tôi sống lương thiện, công chính để làm chứng cho đức tin của mình.
Ngày 08-10-10: Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng miệng Người nói một lời gian dối. (1 Pr 2, 22) * Đức Giêsu đã làm gương mẫu cho bạn và tôi trong lời nói và việc làm. Tôi quyết sống cho công bằng và lẽ phải, trong một xã hội nhiều bất công hôm nay.
Ngày 09-10-10: Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. (1 Pr 2, 23) * Vì Thiên Chúa có quyền báo oán kẻ dữ. Nhờ tin vào Lời Người, tôi quyết tự thắng mình để Chúa làm việc.
Ngày 10-10-10: Xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. (2 Pr 3, 8) * Thời gian ngàn năm Ngài kể là gì, tựa hôm qua đã đi qua mất rồi, khác nào một trống canh thôi! Từ bao năm nay, coi lại xem tôi đã làm gì cho Chúa?
Ngày 11-10-10: Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa...Người kiên nhẫn đối với anh em, vì người không muốn cho ai phải diệt vọng; nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. (2 Pr 3, 9)
* Thiên Chúa đang chờ đợi bạn và tôi đấy! hãy mau mau đổi mới con người nhiều tật xấu, và cùng lắng nghe người khác nhắc bảo.
Ngày 12-10-10: Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó các tầng trời sẻ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ sẽ bị thiêu hủy. (2 Pr 3, 10) * Nuí lửa, động đất, sóng thần …là những dấu hiệu rõ ràng về ngày tận thế (x. Is 66, 15). Vì thế, tôi phải sẵn sàng bằng đổi mới và làm việc lành.
Ngày 13-10-10: Phàm ai phạm tội thì cũng chống lại luật Thiên Chúa, vì tội lỗi chống lại Luật Thiên Chúa. (1Ga 3, 4) * Phạm tội là trái với luật pháp của Thiên Chúa và chống lại đạo mà Ngài đã bày tỏ. Nhờ ơn Chúa giúp, tôi dứt khoát với mọi tội để tuân theo Ngài.
Ngày 14-10-10: Phàm ai ở lại trong Người thì không phạm tội. Còn ai phạm tội thì đã không thấy Người và cũng chẳng biết Người. (1 Ga 3, 6) * Chúa cứu Thế gớm ghét điều ác và trong Ngài không có tội. Vì thế, tôi ở lại là sống trong Ngài thì tôi không thể phạm tội được.
Ngày 15-10-10: Ai phạm tội thì là người của ma quỷ, vì ma quỷ phạm tội từ lúc đầu. (1 Ga 3, 8) * Lý do Chúa Giêsu đến thế gian là để phá hủy công việc của ma qủy. Tôi là người Tín hữu Kitô nên sát cánh với Chúa, để tiêu diệt và không làm những việc của ma quỷ.
Phó tế: GJB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Từ ngày 01 đến 15-10-2010
Ngày 01-10-10: Về vấn đề này, chúng tôi còn có nhiều điều phải nói, nhưng khó mà cắt nghĩa, vì anh em đã trở nên uể oải không muốn nghe. (Dt 5, 11) * Thái độ lười biếng lắng nghe Lời Chúa của Tín hữu đã thành thói quen. Tôi say mê suy gẫm Kinh Thánh mỗi ngày.
Ngày 02-10-10: Về thời gian, đáng lẽ anh em phải là những bậc thầy, thế mà anh em lại cần phải để người ta dạy anh em những điều sơ đẳng…thay vì thức ăn đặc, anh em lại phải dùng sữa. (Dt 5, 12) *
Tôi đã xưng mình theo Chúa 10,15 năm…nay, ít tu luyện để dạy người ta về những Lời Khôn Ngoan của Thiên Chúa, nên đời sống tâm linh vẫn còn ấu trĩ như trẻ thơ, phải dùng sữa, tiếc thay !
Ngày 03-10-10: Thật vậy, phàm ai còn phải dùng đến sữa, thì không hiểu gì về đạo lý liên quan đến sự công chính, vì người ấy vẫn là trẻ con. (Dt 5, 13) * Thức ăn đặc dành cho người Tín hữu thực hiện về đạo lý là kinh Thánh và hiểu về sự công chính của Thiên Chúa. Tôi thấy mình chưa xứng đáng là chức tư tế, trung gian của Đức Kitô.
Ngày 04-10-10: Thật vậy, chúng ta thường hay vấp ngã. Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân. (Gc 3, 2) * Hoàn hảo là một ân huệ Chúa ban để kiện toàn đức tin bằng hành động. Tôi quyết kiềm chế cái lưỡi trong khi nói năng, sống bằng gương tốt, để xứng đáng là môn đệ thật của Đức Giêsu.
Ngày 05-10-10: Anh em cũng hãy nhìn xem tầu bè: dù nó có to lớn, và có bị cuồng phong đẩy mạnh thế nào đi nữa, thì cũng chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. (Gc 3, 4) * Giacôbê minh hoạ tầu bè to lớn thế là nhờ bánh lái nhỏ điều khiển được, nó giống như cái lưỡi. Tôi cần chỉ huy tốt cái lưỡi về lời nói.
Ngày 06-10-10: Cái lưỡi cũng vậy, nó là một bộ phận nhỏ bé của thân thể, mà lại huyênh hoang hoang làm được những chuyện to lớn. Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! (Gc 3, 5) * Giacôbê chuyển sang bình luận cái lưởi như một đốm lửa, có thế đốt cháy cả khu rừng. Lửa cũng ví như hoả ngục đầy rẫy tội lỗi và hư hoại bắt đầu từ lời nói làm hư hỏng tâm hồn.
Ngày 07-10-10: Vì nếu có tội mà anh em bị đánh đập và đành chịu, thì nào có vẻ vang gì? Nếu làm việc lành và phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, thì đó là ơn Thiên Chúa ban. (1 Pr 2, 20) * Câu này không có ý khuyến khích người khác làm sự độc ác; nhưng dạy tôi sống lương thiện, công chính để làm chứng cho đức tin của mình.
Ngày 08-10-10: Người không hề phạm tội; chẳng ai thấy miệng miệng Người nói một lời gian dối. (1 Pr 2, 22) * Đức Giêsu đã làm gương mẫu cho bạn và tôi trong lời nói và việc làm. Tôi quyết sống cho công bằng và lẽ phải, trong một xã hội nhiều bất công hôm nay.
Ngày 09-10-10: Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe; nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình. (1 Pr 2, 23) * Vì Thiên Chúa có quyền báo oán kẻ dữ. Nhờ tin vào Lời Người, tôi quyết tự thắng mình để Chúa làm việc.
Ngày 10-10-10: Xin anh em đừng quên: đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. (2 Pr 3, 8) * Thời gian ngàn năm Ngài kể là gì, tựa hôm qua đã đi qua mất rồi, khác nào một trống canh thôi! Từ bao năm nay, coi lại xem tôi đã làm gì cho Chúa?
Ngày 11-10-10: Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa...Người kiên nhẫn đối với anh em, vì người không muốn cho ai phải diệt vọng; nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. (2 Pr 3, 9)
* Thiên Chúa đang chờ đợi bạn và tôi đấy! hãy mau mau đổi mới con người nhiều tật xấu, và cùng lắng nghe người khác nhắc bảo.
Ngày 12-10-10: Nhưng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Ngày đó các tầng trời sẻ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ sẽ bị thiêu hủy. (2 Pr 3, 10) * Nuí lửa, động đất, sóng thần …là những dấu hiệu rõ ràng về ngày tận thế (x. Is 66, 15). Vì thế, tôi phải sẵn sàng bằng đổi mới và làm việc lành.
Ngày 13-10-10: Phàm ai phạm tội thì cũng chống lại luật Thiên Chúa, vì tội lỗi chống lại Luật Thiên Chúa. (1Ga 3, 4) * Phạm tội là trái với luật pháp của Thiên Chúa và chống lại đạo mà Ngài đã bày tỏ. Nhờ ơn Chúa giúp, tôi dứt khoát với mọi tội để tuân theo Ngài.
Ngày 14-10-10: Phàm ai ở lại trong Người thì không phạm tội. Còn ai phạm tội thì đã không thấy Người và cũng chẳng biết Người. (1 Ga 3, 6) * Chúa cứu Thế gớm ghét điều ác và trong Ngài không có tội. Vì thế, tôi ở lại là sống trong Ngài thì tôi không thể phạm tội được.
Ngày 15-10-10: Ai phạm tội thì là người của ma quỷ, vì ma quỷ phạm tội từ lúc đầu. (1 Ga 3, 8) * Lý do Chúa Giêsu đến thế gian là để phá hủy công việc của ma qủy. Tôi là người Tín hữu Kitô nên sát cánh với Chúa, để tiêu diệt và không làm những việc của ma quỷ.
Phó tế: GJB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 27 Mùa Quanh Năm
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:21 29/09/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 27 thường niên
Lc 10,25-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn lương thực nuôi dưỡng chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã hiến ban chính Máu Thịt làm của ăn cho chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con biết hiến dâng chính mình làm lễ vật tình yêu cho Chúa, và cũng trở thành tấm bánh được bẻ ra cho nhân thế hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Người đời thường ích kỷ, vụ lợi. Tình người còn mang nhiều toan tính hẹp hòi. Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp? Có mấy ai yêu thương đến quên cả chính mình? Xin tha thứ cho tình người còn khiếm khuyết nơi chúng con. Xin Chúa kiện toàn đức ái nơi chúng con. Một đức ái vô vị lợi, luôn hướng đến tha nhân trong tinh thần xả kỷ hy sinh. Một đức ái chân thành để chúng con quên mình mà phục vụ lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết vượt ra khỏi những toan tính tầm thường, để chúng con sống quảng đại với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang lấy tâm tình từ bi nhân hậu của Chúa, để chúng con biết chạnh lòng thương xót trước những đau khổ của tha nhân, và sẵn lòng chia sẻ với họ bằng một tình mến yêu chân thành. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 27 Thường niên
Lc 10,38-42
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã ở lại với chúng con. Chúng con cám ơn Chúa đã luôn đồng hành với chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã tỏ bày lòng yêu thương vô bờ bến dành cho chúng con. Một tình yêu cho đi mà chẳng mong đền đáp. Một tình yêu dâng hiến nên của ăn nuôi dưỡng cho người mình yêu. Xin giúp chúng con cũng trở nên dấu chỉ yêu thương cho anh em.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tháng Mân côi còn mời gọi chúng con hướng về Mẹ Maria, là người Nữ Thánh Thể, là một con người đầu tiên đã sẵn lòng trở thành Đền thờ cho Chúa ngự trị. Mẹ đã chuẩn bị cho Chúa một đền thờ thật thanh khiết vẹn tuyền. Mẹ còn là một tông đồ Thánh Thể nhiệt thành khi Mẹ đem Chúa đến cho nhà Giacaria. Mẹ là người đầu tiên đã kết hợp đau khổ của mình vào đau khổ của Chúa để cứu độ chúng sinh. Xin giúp chúng con biết noi gương Mẹ. Xin ban cho chúng con quả tim biết sống quảng đại, biết nỗ lực cộng tác với ơn Chúa để hoàn thành sứ mạng Chúa trao. Xin cho chúng con vững lòng cậy trông vào kế hoạch cứu độ của Chúa, cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo mẫu gương của Mẹ Maria. Xin cho chúng con cũng biết dâng những hy sinh mỗi ngày qua việc lần hạt Mân Côi, sống bác ái huynh đệ để đền bù cho tội lỗi nhân loại và cứu độ thế giới.
Lạy Chúa, xin thương ngự đến tâm hồn chúng con, và biến chúng con thành môn đệ của Chúa. Amen.
Thứ Tư sau Chúa nhật 27 Thường niên
Lc 11,1-4
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã nói cho chúng con biết về Chúa Cha. Một người Cha nhân từ. Một người Cha luôn chăm sóc con cái của mình. Chính Cha đã cho mưa thuận gió hoà trên nhân thế chúng con. Chính Cha đã trao ban Con Một của mình đến trần gian để cứu độ chúng con. Với lòng cảm mến, chúng con xin được thưa cùng Chúa Cha.
Lạy Cha, chúng con biết rằng danh Cha vinh hiển thì mọi sự thế gian này sẽ tốt đẹp hơn! Chúng con biết rằng Cha dựng nên nhân loại chúng con để làm sáng danh Cha. Chúng con xin hứa sẽ dùng những gì Chúa ban mỗi ngày để danh Cha được cả sáng. Chúng con sẽ sống bác ái yêu thương để tôn vinh danh Cha. Xin cho chúng con biết nhận ra tình yêu Cha dành cho chúng con mỗi ngày, ngay cả trong những lúc khó khăn gay go nhất, để nhờ đó chúng con biết ngợi khen Cha.
Lạy Chúa là Cha khả ái, xin cho chúng con biết sống với nhau trong tình nghĩa anh em. Xin loại trừ nơi chúng con những mầm mống hận thù chia rẽ, nhưng xin liên kết chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Amen.
Thứ Năm sau Chúa nhật 27 thường niên
Lc 11,5-13
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng con. Chúa ở giữa chúng con để lắng nghe lời con cái kêu xin. Chúa ở giữa chúng con để hiểu những nhu cầu của chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con biết siêng năng đến với Chúa để nhận lãnh ân huệ của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu! Chúa thật kiên nhẫn với chúng con. Chúa không trách phạt chúng con theo như chúng con đáng tội. Chúa luôn chờ đợi sự trở về của chúng con. Và Chúa hằng thi ân ngay khi chúng con còn mang ách tội nhơ. Xin cho chúng con luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa. Xin giúp chúng con không bao giờ nản lòng trước những thất bại, nhưng biết kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi được lãnh nhận hồng ân của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết kiên nhẫn với nhau, biết lắng nghe nhu cầu của tha nhân và sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng. Xin giúp chúng con biết sống với nhau trong tình bác ái chân thành, để khi vui, khi buồn chúng con đều chia sẻ cho nhau.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn kiên trì khi cầu nguyện. Xin giúp chúng con luôn biết cầu xin cho ý Chúa được thể hiện trong mọi việc và trong đời sống của chúng con, hơn là làm theo ý riêng chúng con. Amen.
Thứ sáu sau Chúa nhật 27 thường niên
Lc 11,15-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con ước ao được trở nên giống Chúa: nhỏ bé, đơn sơ. Chúng con ước ao luôn sống khiêm hạ như Chúa đã sống làm gương cho chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận ân huệ của Chúa trong tâm tình tri ân cảm tạ. Xin giúp chúng con biết vui với phận mình để tránh khỏi những tị hiềm ghen ghét làm mất vẻ đẹp hiệp nhất của Giáo hội chúng con.
Nhưng Chúa ơi! Bản tính chúng con thường hay xét nét so bì với nhau. Đã nhiều lần chúng con thích tự tôn mình lên. Chúng con không muốn thua người khác. Chúng con vẫn thường trách Chúa đã không thương chúng con như những người khác. Sao Chúa không cho chúng con tài năng như họ? Sao Chúa không cho chúng con thành công như người này, người kia? Sao Chúa không cho chúng con có mái tóc, khuôn mặt đẹp hơn người khác? Chúng con thường bất mãn về chính mình. Chúng con thường than trách Chúa. Xin tha thứ cho chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con tâm hồn đơn sơ để chúng con nhận ra tất cả là quà tặng mà Chúa mang đến cho chúng con. Xin giúp chúng con biết đón nhận mọi sự với lòng tín thác trọn vẹn nơi Chúa. Amen
Thứ Bảy sau Chúa nhật 27 thường niên
Lc 11,27-28
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Chúa đến với chúng con như người bạn để lắng nghe và chia sẻ với những ưu tư trong cuộc sống của chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra sự hiện diện của Chúa để chúng con luôn sống dưới cái nhìn của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã từng chúc phúc cho những ai biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Lời chúc phúc đó Chúa đã ban thưởng cách đặc biệt cho Đức trinh nữ Maria, là Mẹ của Chúa. Mẹ đã được tràn đầy ơn phúc bởi Mẹ đã tin và thực thi Lời Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ để chúng con cũng vượt thắng mọi sợ hãi mà học vâng phục theo thánh ý Chúa. Xin giúp chúng con luôn đơn sơ khiêm nhường để dễ dàng sống và thực thi Lời Chúa.
Lạy Mẹ Maria, chúng con xin mượn lời của sứ thần mà kính mừng Mẹ là Đấng đầy ân phúc. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng con biết sống đẹp lòng Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Chúng con xin phó thác cuộc đời trong ân phúc của Mẹ hôm nay và trong giờ lâm tử. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lc 10,25-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn lương thực nuôi dưỡng chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã hiến ban chính Máu Thịt làm của ăn cho chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con biết hiến dâng chính mình làm lễ vật tình yêu cho Chúa, và cũng trở thành tấm bánh được bẻ ra cho nhân thế hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Người đời thường ích kỷ, vụ lợi. Tình người còn mang nhiều toan tính hẹp hòi. Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp? Có mấy ai yêu thương đến quên cả chính mình? Xin tha thứ cho tình người còn khiếm khuyết nơi chúng con. Xin Chúa kiện toàn đức ái nơi chúng con. Một đức ái vô vị lợi, luôn hướng đến tha nhân trong tinh thần xả kỷ hy sinh. Một đức ái chân thành để chúng con quên mình mà phục vụ lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết vượt ra khỏi những toan tính tầm thường, để chúng con sống quảng đại với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang lấy tâm tình từ bi nhân hậu của Chúa, để chúng con biết chạnh lòng thương xót trước những đau khổ của tha nhân, và sẵn lòng chia sẻ với họ bằng một tình mến yêu chân thành. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 27 Thường niên
Lc 10,38-42
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã ở lại với chúng con. Chúng con cám ơn Chúa đã luôn đồng hành với chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã tỏ bày lòng yêu thương vô bờ bến dành cho chúng con. Một tình yêu cho đi mà chẳng mong đền đáp. Một tình yêu dâng hiến nên của ăn nuôi dưỡng cho người mình yêu. Xin giúp chúng con cũng trở nên dấu chỉ yêu thương cho anh em.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tháng Mân côi còn mời gọi chúng con hướng về Mẹ Maria, là người Nữ Thánh Thể, là một con người đầu tiên đã sẵn lòng trở thành Đền thờ cho Chúa ngự trị. Mẹ đã chuẩn bị cho Chúa một đền thờ thật thanh khiết vẹn tuyền. Mẹ còn là một tông đồ Thánh Thể nhiệt thành khi Mẹ đem Chúa đến cho nhà Giacaria. Mẹ là người đầu tiên đã kết hợp đau khổ của mình vào đau khổ của Chúa để cứu độ chúng sinh. Xin giúp chúng con biết noi gương Mẹ. Xin ban cho chúng con quả tim biết sống quảng đại, biết nỗ lực cộng tác với ơn Chúa để hoàn thành sứ mạng Chúa trao. Xin cho chúng con vững lòng cậy trông vào kế hoạch cứu độ của Chúa, cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo mẫu gương của Mẹ Maria. Xin cho chúng con cũng biết dâng những hy sinh mỗi ngày qua việc lần hạt Mân Côi, sống bác ái huynh đệ để đền bù cho tội lỗi nhân loại và cứu độ thế giới.
Lạy Chúa, xin thương ngự đến tâm hồn chúng con, và biến chúng con thành môn đệ của Chúa. Amen.
Thứ Tư sau Chúa nhật 27 Thường niên
Lc 11,1-4
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã nói cho chúng con biết về Chúa Cha. Một người Cha nhân từ. Một người Cha luôn chăm sóc con cái của mình. Chính Cha đã cho mưa thuận gió hoà trên nhân thế chúng con. Chính Cha đã trao ban Con Một của mình đến trần gian để cứu độ chúng con. Với lòng cảm mến, chúng con xin được thưa cùng Chúa Cha.
Lạy Cha, chúng con biết rằng danh Cha vinh hiển thì mọi sự thế gian này sẽ tốt đẹp hơn! Chúng con biết rằng Cha dựng nên nhân loại chúng con để làm sáng danh Cha. Chúng con xin hứa sẽ dùng những gì Chúa ban mỗi ngày để danh Cha được cả sáng. Chúng con sẽ sống bác ái yêu thương để tôn vinh danh Cha. Xin cho chúng con biết nhận ra tình yêu Cha dành cho chúng con mỗi ngày, ngay cả trong những lúc khó khăn gay go nhất, để nhờ đó chúng con biết ngợi khen Cha.
Lạy Chúa là Cha khả ái, xin cho chúng con biết sống với nhau trong tình nghĩa anh em. Xin loại trừ nơi chúng con những mầm mống hận thù chia rẽ, nhưng xin liên kết chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Amen.
Thứ Năm sau Chúa nhật 27 thường niên
Lc 11,5-13
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng con. Chúa ở giữa chúng con để lắng nghe lời con cái kêu xin. Chúa ở giữa chúng con để hiểu những nhu cầu của chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con biết siêng năng đến với Chúa để nhận lãnh ân huệ của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu! Chúa thật kiên nhẫn với chúng con. Chúa không trách phạt chúng con theo như chúng con đáng tội. Chúa luôn chờ đợi sự trở về của chúng con. Và Chúa hằng thi ân ngay khi chúng con còn mang ách tội nhơ. Xin cho chúng con luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa. Xin giúp chúng con không bao giờ nản lòng trước những thất bại, nhưng biết kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi được lãnh nhận hồng ân của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết kiên nhẫn với nhau, biết lắng nghe nhu cầu của tha nhân và sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng. Xin giúp chúng con biết sống với nhau trong tình bác ái chân thành, để khi vui, khi buồn chúng con đều chia sẻ cho nhau.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn kiên trì khi cầu nguyện. Xin giúp chúng con luôn biết cầu xin cho ý Chúa được thể hiện trong mọi việc và trong đời sống của chúng con, hơn là làm theo ý riêng chúng con. Amen.
Thứ sáu sau Chúa nhật 27 thường niên
Lc 11,15-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con ước ao được trở nên giống Chúa: nhỏ bé, đơn sơ. Chúng con ước ao luôn sống khiêm hạ như Chúa đã sống làm gương cho chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận ân huệ của Chúa trong tâm tình tri ân cảm tạ. Xin giúp chúng con biết vui với phận mình để tránh khỏi những tị hiềm ghen ghét làm mất vẻ đẹp hiệp nhất của Giáo hội chúng con.
Nhưng Chúa ơi! Bản tính chúng con thường hay xét nét so bì với nhau. Đã nhiều lần chúng con thích tự tôn mình lên. Chúng con không muốn thua người khác. Chúng con vẫn thường trách Chúa đã không thương chúng con như những người khác. Sao Chúa không cho chúng con tài năng như họ? Sao Chúa không cho chúng con thành công như người này, người kia? Sao Chúa không cho chúng con có mái tóc, khuôn mặt đẹp hơn người khác? Chúng con thường bất mãn về chính mình. Chúng con thường than trách Chúa. Xin tha thứ cho chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con tâm hồn đơn sơ để chúng con nhận ra tất cả là quà tặng mà Chúa mang đến cho chúng con. Xin giúp chúng con biết đón nhận mọi sự với lòng tín thác trọn vẹn nơi Chúa. Amen
Thứ Bảy sau Chúa nhật 27 thường niên
Lc 11,27-28
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Chúa đến với chúng con như người bạn để lắng nghe và chia sẻ với những ưu tư trong cuộc sống của chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra sự hiện diện của Chúa để chúng con luôn sống dưới cái nhìn của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã từng chúc phúc cho những ai biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Lời chúc phúc đó Chúa đã ban thưởng cách đặc biệt cho Đức trinh nữ Maria, là Mẹ của Chúa. Mẹ đã được tràn đầy ơn phúc bởi Mẹ đã tin và thực thi Lời Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ để chúng con cũng vượt thắng mọi sợ hãi mà học vâng phục theo thánh ý Chúa. Xin giúp chúng con luôn đơn sơ khiêm nhường để dễ dàng sống và thực thi Lời Chúa.
Lạy Mẹ Maria, chúng con xin mượn lời của sứ thần mà kính mừng Mẹ là Đấng đầy ân phúc. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng con biết sống đẹp lòng Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Chúng con xin phó thác cuộc đời trong ân phúc của Mẹ hôm nay và trong giờ lâm tử. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lễ Mẹ Mân Côi 2010
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:22 29/09/2010
LÁ SẦU RIÊNG
Ở đời tình mẹ là thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Nếu không có tình mẹ, có lẽ chúng ta khó có thể cảm nghiệm được thế nào là một tình yêu tinh ròng, thanh khiết, không một toan tính ích kỷ nhỏ nhoi nào. Tình mẹ là một tình yêu vô vị lợi, sống hết mình vì con. Ca dao đã nói rất nhiều về những hy sinh của mẹ như:
"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
Và rồi khi trái gió trở trời, lòng mẹ cũng quặn đau vì con:
"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
Có lẽ chúng ta đều biết đến câu chuyện “Lá sầu riêng” của sân khấu cải lương đã từng trình diễn. Đó là câu chuyện thật cảm động về tình thương của người mẹ hết mình vì tương lai và hạnh phúc của con. Truyên kể về một người mẹ nhà quê, nghèo nàn. Cuộc đời cơ cực với cảnh mẹ goá con côi. Cuộc sống bữa no bữa đói, khiến bà lo sợ cho tương lai của đứa con. Bà đã chấp nhận gửi con cho một gia đình giầu có trong làng, và rồi bà tình nguyện ở bên đứa trẻ để chăm sóc nó với tư cách là một vú nuôi. Năm tháng trôi qua, khi bà đã già yếu, và đứa con do tay bà chăm sóc đã thành danh giữa đời. Bà nghĩ rằng đã tới lúc nói cho con biết sự thật về nguồn gốc của nó, và chắc chắn nó sẽ vui mừng lắm, vì có một người mẹ đã quên cả bản thân mình để lo cho con. Bà nghĩ rằng, lúc đó những giọt nước mắt sung sướng của hai mẹ con nhận ra nhau sẽ dạt dào lắm! Nhưng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra! Đứa con không chấp nhận sự thật ấy. Nó đã xua đuổi bà. Nó không dám nhận bà là mẹ. Nó sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp nó ở đời. Thay cho những giọt nước mắt sung sướng là những giọt nước mắt tủi nhục đắng cay. Bà đã thốt lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?”.
Tình thương của mẹ trần thế đôi khi cũng quặn đau vì sự đoạn tình, đoạn nghĩa của con. Tình thương của người Mẹ thiên quốc càng quặn đau hơn khi con đang xa lìa vòng tay che chở của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc cũng đau khổ vì những đứa con đã không nhìn nhận sự trợ giúp của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc vẫn đang bị xúc phạm bởi chính thái độ khước từ của con.
Tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giê-su cũng là mẹ của chúng ta. Xưa bên cây thập giá Chúa đã trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Qua Gioan, Mẹ Maria đã nhận làm mẹ của cả nhân loại. Từ nay Mẹ là mẹ của từng người chúng ta. Từ nay Mẹ sẽ bao bọc chúng ta như mẹ đã từng bao bọc hài nhi Giê-su. Từ nay Mẹ Maria sẽ chăm sóc chúng ta như xưa đã chăm sóc cho Chúa Giê-su con Mẹ. Từ nay Mẹ Maria sẽ đứng bên cuộc đời chúng ta như Mẹ đã đứng kề bên thánh giá Chúa. Từ nay cái đau của chúng ta cũng là nỗi đau của Mẹ. Vì tình mẹ mãi mãi là thế. Hết mình vì con. Chấp nhận khổ vì con. Một tình yêu quên cả chính mình để hết lòng chăm sóc đoàn con như tình mẹ trần thế mà ca dao đã từng nói: “Đêm mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh dài thức trọn năm canh”.
Thế nhưng, Mẹ Maria đã được gì khi làm mẹ chúng ta? Mẹ có vui khi làm mẹ nhân loại hay không? Nếu vui tại sao mỗi khi Mẹ hiện ra ở nơi này, nơi kia Mẹ đều khóc, đều trầm ngâm, đều lo lắng cho sự an nguy của con cái? Mẹ đều khóc cho nhận thế tội tình. Mẹ đều khóc vì những đứa con sa đàng tội lỗi nhưng không chịu quay trở về. Phải chăng mẹ cũng đang đau khổ khi nhìn thấy những người con vì danh vọng ở đời, vì vinh hoa phú quý mà đánh mất tình mẹ? Phải chăng kịch bản “lá sầu riêng” đang diễn tả nỗi lòng của Mẹ thiên quốc? Nếu đúng vậy, Mẹ cũng đang bảo chúng ta: “Con ơi! Chẳng lẽ chỉ vì một chút bổng lộc trần gian mau qua mà con đã vội quên tình mẹ? Và không lẽ chỉ vì những vinh hoa trần thế mau qua mà con đã từ chối mẹ sao? Hãy nhận mẹ làm mẹ để mẹ tiếp tục yêu con, để mẹ tiếp tục hy sinh cho con, và để mẹ tiếp tục che chở bảo vệ con”.
Xin cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình thương của mẹ để sám hối ăn năn về những lỗi lầm của mình. Xin giúp chúng ta đừng vì vinh hoa phú quý mà lạc xa tình mẹ. Ước gì chúng ta luôn trân trọng tình mẹ, luôn gắn bó với mẹ, luôn cậy dựa vào mẹ để nhờ Mẹ và qua Mẹ chúng ta lãnh nhận được muôn vàn ơn lành hồn xác của Chúa. Amen
LM. Jos Tạ duy Tuyền
Ở đời tình mẹ là thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Nếu không có tình mẹ, có lẽ chúng ta khó có thể cảm nghiệm được thế nào là một tình yêu tinh ròng, thanh khiết, không một toan tính ích kỷ nhỏ nhoi nào. Tình mẹ là một tình yêu vô vị lợi, sống hết mình vì con. Ca dao đã nói rất nhiều về những hy sinh của mẹ như:
"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
Và rồi khi trái gió trở trời, lòng mẹ cũng quặn đau vì con:
"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
Có lẽ chúng ta đều biết đến câu chuyện “Lá sầu riêng” của sân khấu cải lương đã từng trình diễn. Đó là câu chuyện thật cảm động về tình thương của người mẹ hết mình vì tương lai và hạnh phúc của con. Truyên kể về một người mẹ nhà quê, nghèo nàn. Cuộc đời cơ cực với cảnh mẹ goá con côi. Cuộc sống bữa no bữa đói, khiến bà lo sợ cho tương lai của đứa con. Bà đã chấp nhận gửi con cho một gia đình giầu có trong làng, và rồi bà tình nguyện ở bên đứa trẻ để chăm sóc nó với tư cách là một vú nuôi. Năm tháng trôi qua, khi bà đã già yếu, và đứa con do tay bà chăm sóc đã thành danh giữa đời. Bà nghĩ rằng đã tới lúc nói cho con biết sự thật về nguồn gốc của nó, và chắc chắn nó sẽ vui mừng lắm, vì có một người mẹ đã quên cả bản thân mình để lo cho con. Bà nghĩ rằng, lúc đó những giọt nước mắt sung sướng của hai mẹ con nhận ra nhau sẽ dạt dào lắm! Nhưng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra! Đứa con không chấp nhận sự thật ấy. Nó đã xua đuổi bà. Nó không dám nhận bà là mẹ. Nó sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp nó ở đời. Thay cho những giọt nước mắt sung sướng là những giọt nước mắt tủi nhục đắng cay. Bà đã thốt lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?”.
Tình thương của mẹ trần thế đôi khi cũng quặn đau vì sự đoạn tình, đoạn nghĩa của con. Tình thương của người Mẹ thiên quốc càng quặn đau hơn khi con đang xa lìa vòng tay che chở của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc cũng đau khổ vì những đứa con đã không nhìn nhận sự trợ giúp của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc vẫn đang bị xúc phạm bởi chính thái độ khước từ của con.
Tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giê-su cũng là mẹ của chúng ta. Xưa bên cây thập giá Chúa đã trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Qua Gioan, Mẹ Maria đã nhận làm mẹ của cả nhân loại. Từ nay Mẹ là mẹ của từng người chúng ta. Từ nay Mẹ sẽ bao bọc chúng ta như mẹ đã từng bao bọc hài nhi Giê-su. Từ nay Mẹ Maria sẽ chăm sóc chúng ta như xưa đã chăm sóc cho Chúa Giê-su con Mẹ. Từ nay Mẹ Maria sẽ đứng bên cuộc đời chúng ta như Mẹ đã đứng kề bên thánh giá Chúa. Từ nay cái đau của chúng ta cũng là nỗi đau của Mẹ. Vì tình mẹ mãi mãi là thế. Hết mình vì con. Chấp nhận khổ vì con. Một tình yêu quên cả chính mình để hết lòng chăm sóc đoàn con như tình mẹ trần thế mà ca dao đã từng nói: “Đêm mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh dài thức trọn năm canh”.
Thế nhưng, Mẹ Maria đã được gì khi làm mẹ chúng ta? Mẹ có vui khi làm mẹ nhân loại hay không? Nếu vui tại sao mỗi khi Mẹ hiện ra ở nơi này, nơi kia Mẹ đều khóc, đều trầm ngâm, đều lo lắng cho sự an nguy của con cái? Mẹ đều khóc cho nhận thế tội tình. Mẹ đều khóc vì những đứa con sa đàng tội lỗi nhưng không chịu quay trở về. Phải chăng mẹ cũng đang đau khổ khi nhìn thấy những người con vì danh vọng ở đời, vì vinh hoa phú quý mà đánh mất tình mẹ? Phải chăng kịch bản “lá sầu riêng” đang diễn tả nỗi lòng của Mẹ thiên quốc? Nếu đúng vậy, Mẹ cũng đang bảo chúng ta: “Con ơi! Chẳng lẽ chỉ vì một chút bổng lộc trần gian mau qua mà con đã vội quên tình mẹ? Và không lẽ chỉ vì những vinh hoa trần thế mau qua mà con đã từ chối mẹ sao? Hãy nhận mẹ làm mẹ để mẹ tiếp tục yêu con, để mẹ tiếp tục hy sinh cho con, và để mẹ tiếp tục che chở bảo vệ con”.
Xin cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình thương của mẹ để sám hối ăn năn về những lỗi lầm của mình. Xin giúp chúng ta đừng vì vinh hoa phú quý mà lạc xa tình mẹ. Ước gì chúng ta luôn trân trọng tình mẹ, luôn gắn bó với mẹ, luôn cậy dựa vào mẹ để nhờ Mẹ và qua Mẹ chúng ta lãnh nhận được muôn vàn ơn lành hồn xác của Chúa. Amen
LM. Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các vụ kỳ thị Kitô hữu bên Pakistan
Linh Tiến Khải
05:32 29/09/2010
Phỏng vấn Đức Cha Sebastian Shaw, Giám Mục Lahore về các vụ kỳ thị tín hữu Kitô Kashmir và thảm cảnh lũ lụt bên Pakistan
Ngày 14-9-2010 mặc dù có luật giới nghiêm trong các thành phố chính của bang Kashmir bên Ấn Độ, các nhóm hồi cuồng tín ly khai vẫn tổ chức biểu tình và tụ tập nhau tai Khampora, khiến cảnh sát quận Baramulla đã phải nổ súng và dùng lựu đạn cay để giải tán họ, làm cho 4 người bị thương. Nhưng vụ bạo động nghiêm trọng nhất đã xảy ra ngày 13-9-2010 trong quận Tangmarg, khi một nhóm hồi cuồng tín đốt cháy trường học của Hội truyền giáo Kitô. Tuy nhiên trong cùng ngày đã có 3 trường Kitô khác nữa bị đốt phá: đó là trường Chúa Chiên Lành ở Pulwana cách Srinagar 40 cây số, và các trường tin lành Chúa Kitô và Chúa Kitô Mohalla trong tỉnh Pooch thuộc vùng Jammu.
Tình hình căng thẳng tới độ các chuyến bay đi và đến Srinagar đều bị hủy bỏ trong 3 ngày, và chính quyền New Dehli đã phải huy động hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát tuần tiểu nghiêm ngặt và giữ gìn an ninh cho các nhà thờ và cơ sở của các Giáo Hội Kitô.
Như đã biết, các vụ tấn công các Kitô hữu đã bùng nổ đó đây tại Á châu, sau khi mục sư Terry Jones, thủ lãnh một nhóm tin lành tại Florida phát động biến ngày 11-9 thành ”ngày đốt sách Coran”. Do áp lực và các lời phê bình chỉ trích của nhiều chính quyền và giới lãnh đạo tôn giáo thế giới, mục sư Jones đã bỏ ý định đó. Nhưng ngày 11 tháng 9 cảnh xé sách Coran tại Washington đã khiến cho phong trào chống Mỹ và Kitô hữu lên cao. Các vụ tấn kích Kitô hữu trong bang Kashmir gia tăng, sau khi chính quyền trung ương New Dehli từ chối giảm luật giới nghiêm đã được thi hành trong bang này từ 20 năm qua. Binh sĩ và cảnh sát được lệnh bắn vào những người không tuân hành lệnh giới nghiêm. Đức Cha Celestine Elampassery, Giám Mục giáo phận Jammu Srinagar cho biết Kitô hữu tại đây rất lo lắng, vì tuy sống rất hòa bình, họ cảm thấy bị đe dọa nặng nề. Ông Syed Ali Shah Geelani, lãnh tụ lực lượng ly khai tại Kashmir đã tuyên bố 11 ngày phản đối và chọn ngày 21 tháng 9 để tổ chức một cuộc tuần hành chống quân đội và cảnh sát. Nhưng người cầm đầu cánh cực đoan của phong trào ly khai Hyrriat đã không ủng hộ sáng kiến này, và ông yêu cầu dân chúng sinh hoạt bình thường. Ông Geelani cũng đã mạnh mẽ lên án vụ tấn công trường Kitô tại Tangmarg và kêu gọi người hồi bình tĩnh.
Đức Cha Felix Machado, Tổng Giám Mục giáo phận Vasai, nguyên Chủ tịch Ủy ban đối thoại liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, cho biết tình hình tại Kashmir đặc biệt trầm trọng. Nó là một thùng thuốc nổ. Vì thế vụ đốt sách Coran đổ thêm dầu vào lửa và tạo ra các căng thẳng chính trị bên trong và bên ngoài. Sự hiện diện của của các nhóm khủng bố như Laskar-e-Taiba cũng tạo thêm các hỗn loạn trong các vùng khác của ấn Độ.
Như đã biết Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan từ 60 năm qua. Khi Ấn độ bị chia thành vùng có đa số dân theo ấn giáo và thành lập Pakistan cho những người hồi giáo ngày 15 tháng 8 năm 1947, vùng Kashmir ở trong tình trạng không rõ ràng và do một thủ lãnh Ấn giáo là Hari Singh cai trị đa số dân theo Hồi giáo. Sau đó, dưới áp lực của ông Jawaharlal Nehru Thủ tướng ấn Độ, ông Hari Singh xin sát nhập với Liên Hiệp Ấn. Chiến tranh giành độc lập bùng nổ từ đó, khiến cho quân đội Pakistan phải đi tới chỗ phân chia Kashmir thành hai vùng: vùng tây là Asad Kashmir, Kashmir tự do, thuộc quyền kiểm soát của Pakistan, và vùng bên kia là bang Jammu và Kashmir, sát nhập với Ấn Độ. Hai bên liên tục tranh chấp với nhau và năm 1965 chiến tranh Kashmir bùng nổ nhưng đã không giải quyết được vấn đề biên giới, vì cả hai đều cho rằng mình có chủ quyền trên bên kia. Các tranh chấp kéo dài trong 60 năm qua đã khiến cho hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Chính trong tình trạng này cũng xảy ra thảm cảnh kỳ thị các Kitô hữu trong vùng Kashmir Pakistan.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Sebastian Shaw, Giám Mục Lahore, về các vụ kỳ thị tín hữu Kitô trong bang Kashmir và thảm cảnh lũ lụt bên Pakistan. Đức Cha đang ở Roma trong các tuần này, nhưng tâm trí ngài vẫn hướng về các Kitô hữu và nạn nhân bên Pakistan, một đất nước bị ngã gục vì nạn lũ lụt nghiêm trọng chưa từng thấy từ 80 năm qua, khiến cho hàng ngàn người chết, hàng triệu người chỉ còn hai bàn tay trắng và 21 triệu người bị liên lụy.
Hỏi: Thưa Đức Cha Shaw, bên cạnh tai ương lũ lụt lại còn xảy ra thảm cảnh các nhóm tôn giáo thiểu số bị tấn kích và bách hại. Đây là các kỳ thị mới xảy ra hay đã có từ lâu, thưa Đức Cha?
Đáp: Bên Pakistan các vụ kỳ thị chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số như các Kitô hữu và tín hữu Ấn giáo đã luôn luôn có từ xưa tới nay, chứ không phải mới xảy ra. Chẳng hạn, trong nhiều lãnh vực và trên nhiều mức độ các tín hữu Kitô và cả các tín hữu Ấn giáo nữa gặp khó khăn không xin được công ăn việc làm, hay có được một chỗ cho con em của họ trong trường học. Đây chỉ là các kỳ thị thông thường nhất. Tai ương lũ lụt tại Pakistan đã khơi dậy sự thương cảm nơi mọi người. Tuy nhiên, đối với các tín hữu Kitô, bên cạnh nỗi đau đớn chung đó, còn có thảm cảnh thường khi thấy mình bị từ chối không được giúp đỡ và cả cứu trợ nữa.
Hỏi: Đức Cha có thể cho biết vài trường hợp Kitô hữu không được cứu giúp hay không?
Đáp: Rất tiếc là có biết bao nhiều trường hợp người ta từ chối cứu trợ các Kitô hữu. Tại Karachi trong vùng Nur Muhammad Goth, nhân viên của một tổ chức phi chính quyền hồi giáo địa phương đã từ chối không cung cấp thực phẩm cho 3 gia đình Kitô. Các nhân viên của tổ chức này đã nói rõ với họ rằng: ”Người Kitô thì chúng tôi không cho gì hết”. Đây là điều chính các nữ tu, một linh mục và vài người thiện nguyện làm việc trong vùng này đã kể lại cho tôi nghe. Sau cùng các gia đình tuyệt vọng đó đã được các nữ tu trợ giúp thực phẩm để khỏi chết đói. Các vụ tương tự cũng xảy ra trong các làng Sialkot, Narowal và Kasur trong vùng Punjab.
Đây không phải do lỗi của chính quyền, vì chính quyền tìm trợ giúp tất cả mọi người. Nhưng nó tùy thuộc nơi thái độ kỳ thị của nhân viên nhiều tổ chức hồi giáo tư nhân phi chính quyền. Và đây cũng không phải là các sự kiện mới mẻ gì. Lý do là vì, tôi xin lập lại, các Kitô hữu đã luôn luôn bị kỳ thị như vậy. Chẳng hạn như tại Kasur, cách đây một năm đã xảy ra các vụ tấn kích vài gia đình công giáo. Ít lâu sau cảnh này cũng xảy ra tại Gogra, nơi có hai nhà thờ đã bị đốt cháy và 7 người bị sát hại, mà không có lý do gì.
Hỏi: Theo Đức Cha, sự thù ghét các tín hữu Kitô đâm rễ sâu trong qúa khứ này tùy thuộc cái gì?
Đáp: Tôi tin rằng yếu tố tôn giáo chỉ giải thích được một phần các tấn kích và xúc phạm chống lại các tín hữu Kitô. Hay nói đúng hơn tôn giáo bị các nhóm hồi cuồng tín lèo lái lạm dụng để gây oán thù chống lại một cộng đoàn, chỉ có lỗi là với thời gian đã chiếm được một địa vị kinh tế xã hội quan trọng. Đây là lý do thật của sự giận dữ chống lại các Kitô hữu. Các nhóm hồi cuồng tín này không tha thứ cho cộng đoàn kitô - xưa kia rất nghèo túng - được thành công và cải tiến tình trạng sống của họ. Nhưng các Kitô hữu đã thành công, vì đã làm việc rất vất vả và chăm chỉ. Đàng sau việc lèo lái tôn giáo đó dấu ẩn một sự cạnh tranh, hay nói đúng hơn một lòng ghen tương đố kỵ có tính cách kinh tế và xã hội.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong các tuần qua cũng đã có các lời tố cáo nhiều vụ ”lụt lội lèo lái”. Để cứu vãn các cánh đồng và đất đai của mình nhiều đại điền chủ và người giầu có quyền thế đã trả tiền cho người ta hướng các dòng nước lụt về các làng nghèo hơn, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đây là các sự kiện của lãnh vực công cộng tại Pakistan. Đài truyền hình đã nhiều lần loan tin này.
Hỏi: Giáo phận Lahore của Đức Cha có bị nạn lũ lụt tàn phá không?
Đáp: Thành phố Lahore đã không bị nước lũ tàn phá. Nhưng các làng chung quanh thành phố bị thiệt hại nặng. Giáo phận và Caritas Lahore đang gửi phẩm vật cứu trợ tới cho các nạn nhân để thoa dịu các nỗi khổ đau của họ. Tôi nóng lòng muốn trở về giáo phận trong tuần tới đây để trợ giúp một tay.
(Avvenire 15-9-2010)
Tình hình căng thẳng tới độ các chuyến bay đi và đến Srinagar đều bị hủy bỏ trong 3 ngày, và chính quyền New Dehli đã phải huy động hàng ngàn binh sĩ và cảnh sát tuần tiểu nghiêm ngặt và giữ gìn an ninh cho các nhà thờ và cơ sở của các Giáo Hội Kitô.
Như đã biết, các vụ tấn công các Kitô hữu đã bùng nổ đó đây tại Á châu, sau khi mục sư Terry Jones, thủ lãnh một nhóm tin lành tại Florida phát động biến ngày 11-9 thành ”ngày đốt sách Coran”. Do áp lực và các lời phê bình chỉ trích của nhiều chính quyền và giới lãnh đạo tôn giáo thế giới, mục sư Jones đã bỏ ý định đó. Nhưng ngày 11 tháng 9 cảnh xé sách Coran tại Washington đã khiến cho phong trào chống Mỹ và Kitô hữu lên cao. Các vụ tấn kích Kitô hữu trong bang Kashmir gia tăng, sau khi chính quyền trung ương New Dehli từ chối giảm luật giới nghiêm đã được thi hành trong bang này từ 20 năm qua. Binh sĩ và cảnh sát được lệnh bắn vào những người không tuân hành lệnh giới nghiêm. Đức Cha Celestine Elampassery, Giám Mục giáo phận Jammu Srinagar cho biết Kitô hữu tại đây rất lo lắng, vì tuy sống rất hòa bình, họ cảm thấy bị đe dọa nặng nề. Ông Syed Ali Shah Geelani, lãnh tụ lực lượng ly khai tại Kashmir đã tuyên bố 11 ngày phản đối và chọn ngày 21 tháng 9 để tổ chức một cuộc tuần hành chống quân đội và cảnh sát. Nhưng người cầm đầu cánh cực đoan của phong trào ly khai Hyrriat đã không ủng hộ sáng kiến này, và ông yêu cầu dân chúng sinh hoạt bình thường. Ông Geelani cũng đã mạnh mẽ lên án vụ tấn công trường Kitô tại Tangmarg và kêu gọi người hồi bình tĩnh.
Đức Cha Felix Machado, Tổng Giám Mục giáo phận Vasai, nguyên Chủ tịch Ủy ban đối thoại liên tôn của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, cho biết tình hình tại Kashmir đặc biệt trầm trọng. Nó là một thùng thuốc nổ. Vì thế vụ đốt sách Coran đổ thêm dầu vào lửa và tạo ra các căng thẳng chính trị bên trong và bên ngoài. Sự hiện diện của của các nhóm khủng bố như Laskar-e-Taiba cũng tạo thêm các hỗn loạn trong các vùng khác của ấn Độ.
Như đã biết Kashmir là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan từ 60 năm qua. Khi Ấn độ bị chia thành vùng có đa số dân theo ấn giáo và thành lập Pakistan cho những người hồi giáo ngày 15 tháng 8 năm 1947, vùng Kashmir ở trong tình trạng không rõ ràng và do một thủ lãnh Ấn giáo là Hari Singh cai trị đa số dân theo Hồi giáo. Sau đó, dưới áp lực của ông Jawaharlal Nehru Thủ tướng ấn Độ, ông Hari Singh xin sát nhập với Liên Hiệp Ấn. Chiến tranh giành độc lập bùng nổ từ đó, khiến cho quân đội Pakistan phải đi tới chỗ phân chia Kashmir thành hai vùng: vùng tây là Asad Kashmir, Kashmir tự do, thuộc quyền kiểm soát của Pakistan, và vùng bên kia là bang Jammu và Kashmir, sát nhập với Ấn Độ. Hai bên liên tục tranh chấp với nhau và năm 1965 chiến tranh Kashmir bùng nổ nhưng đã không giải quyết được vấn đề biên giới, vì cả hai đều cho rằng mình có chủ quyền trên bên kia. Các tranh chấp kéo dài trong 60 năm qua đã khiến cho hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Chính trong tình trạng này cũng xảy ra thảm cảnh kỳ thị các Kitô hữu trong vùng Kashmir Pakistan.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Sebastian Shaw, Giám Mục Lahore, về các vụ kỳ thị tín hữu Kitô trong bang Kashmir và thảm cảnh lũ lụt bên Pakistan. Đức Cha đang ở Roma trong các tuần này, nhưng tâm trí ngài vẫn hướng về các Kitô hữu và nạn nhân bên Pakistan, một đất nước bị ngã gục vì nạn lũ lụt nghiêm trọng chưa từng thấy từ 80 năm qua, khiến cho hàng ngàn người chết, hàng triệu người chỉ còn hai bàn tay trắng và 21 triệu người bị liên lụy.
Hỏi: Thưa Đức Cha Shaw, bên cạnh tai ương lũ lụt lại còn xảy ra thảm cảnh các nhóm tôn giáo thiểu số bị tấn kích và bách hại. Đây là các kỳ thị mới xảy ra hay đã có từ lâu, thưa Đức Cha?
Đáp: Bên Pakistan các vụ kỳ thị chống lại các nhóm tôn giáo thiểu số như các Kitô hữu và tín hữu Ấn giáo đã luôn luôn có từ xưa tới nay, chứ không phải mới xảy ra. Chẳng hạn, trong nhiều lãnh vực và trên nhiều mức độ các tín hữu Kitô và cả các tín hữu Ấn giáo nữa gặp khó khăn không xin được công ăn việc làm, hay có được một chỗ cho con em của họ trong trường học. Đây chỉ là các kỳ thị thông thường nhất. Tai ương lũ lụt tại Pakistan đã khơi dậy sự thương cảm nơi mọi người. Tuy nhiên, đối với các tín hữu Kitô, bên cạnh nỗi đau đớn chung đó, còn có thảm cảnh thường khi thấy mình bị từ chối không được giúp đỡ và cả cứu trợ nữa.
Hỏi: Đức Cha có thể cho biết vài trường hợp Kitô hữu không được cứu giúp hay không?
Đáp: Rất tiếc là có biết bao nhiều trường hợp người ta từ chối cứu trợ các Kitô hữu. Tại Karachi trong vùng Nur Muhammad Goth, nhân viên của một tổ chức phi chính quyền hồi giáo địa phương đã từ chối không cung cấp thực phẩm cho 3 gia đình Kitô. Các nhân viên của tổ chức này đã nói rõ với họ rằng: ”Người Kitô thì chúng tôi không cho gì hết”. Đây là điều chính các nữ tu, một linh mục và vài người thiện nguyện làm việc trong vùng này đã kể lại cho tôi nghe. Sau cùng các gia đình tuyệt vọng đó đã được các nữ tu trợ giúp thực phẩm để khỏi chết đói. Các vụ tương tự cũng xảy ra trong các làng Sialkot, Narowal và Kasur trong vùng Punjab.
Đây không phải do lỗi của chính quyền, vì chính quyền tìm trợ giúp tất cả mọi người. Nhưng nó tùy thuộc nơi thái độ kỳ thị của nhân viên nhiều tổ chức hồi giáo tư nhân phi chính quyền. Và đây cũng không phải là các sự kiện mới mẻ gì. Lý do là vì, tôi xin lập lại, các Kitô hữu đã luôn luôn bị kỳ thị như vậy. Chẳng hạn như tại Kasur, cách đây một năm đã xảy ra các vụ tấn kích vài gia đình công giáo. Ít lâu sau cảnh này cũng xảy ra tại Gogra, nơi có hai nhà thờ đã bị đốt cháy và 7 người bị sát hại, mà không có lý do gì.
Hỏi: Theo Đức Cha, sự thù ghét các tín hữu Kitô đâm rễ sâu trong qúa khứ này tùy thuộc cái gì?
Đáp: Tôi tin rằng yếu tố tôn giáo chỉ giải thích được một phần các tấn kích và xúc phạm chống lại các tín hữu Kitô. Hay nói đúng hơn tôn giáo bị các nhóm hồi cuồng tín lèo lái lạm dụng để gây oán thù chống lại một cộng đoàn, chỉ có lỗi là với thời gian đã chiếm được một địa vị kinh tế xã hội quan trọng. Đây là lý do thật của sự giận dữ chống lại các Kitô hữu. Các nhóm hồi cuồng tín này không tha thứ cho cộng đoàn kitô - xưa kia rất nghèo túng - được thành công và cải tiến tình trạng sống của họ. Nhưng các Kitô hữu đã thành công, vì đã làm việc rất vất vả và chăm chỉ. Đàng sau việc lèo lái tôn giáo đó dấu ẩn một sự cạnh tranh, hay nói đúng hơn một lòng ghen tương đố kỵ có tính cách kinh tế và xã hội.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong các tuần qua cũng đã có các lời tố cáo nhiều vụ ”lụt lội lèo lái”. Để cứu vãn các cánh đồng và đất đai của mình nhiều đại điền chủ và người giầu có quyền thế đã trả tiền cho người ta hướng các dòng nước lụt về các làng nghèo hơn, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đây là các sự kiện của lãnh vực công cộng tại Pakistan. Đài truyền hình đã nhiều lần loan tin này.
Hỏi: Giáo phận Lahore của Đức Cha có bị nạn lũ lụt tàn phá không?
Đáp: Thành phố Lahore đã không bị nước lũ tàn phá. Nhưng các làng chung quanh thành phố bị thiệt hại nặng. Giáo phận và Caritas Lahore đang gửi phẩm vật cứu trợ tới cho các nạn nhân để thoa dịu các nỗi khổ đau của họ. Tôi nóng lòng muốn trở về giáo phận trong tuần tới đây để trợ giúp một tay.
(Avvenire 15-9-2010)
Câu chuyện truyền giáo: Nói chuyện về ơn gọi ở Paraguay
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
08:42 29/09/2010
PARAGUAY: NÓI CHUYỆN VỀ ƠN GỌI
Thế là đã gần 2 năm tôi vừa làm việc trên các giáo điểm truyền giáo vừa kiêm thêm làm việc trong Chủng viện truyền giáo của Tỉnh Dòng nên cũng phần nào thấu hiểu công việc đào tạo đầy khó khăn đối với các linh linh mục tương lai trong vùng đất Mỹ La-tinh này.
Trong chuyến công du Anh quốc 4 ngày vừa qua (từ 16/9 đến 19/9) của Đức Thánh Cha Biển Đức 16, dù biết bao điều quan trọng cần phải nói, nhưng có một điều ngài không thể không nhắc đến là trong bài giảng lễ tại nhà thờ Chính Tòa Wesminter hôm 18/9, ngài đã lên tiếng xin lỗi về vụ một số giáo sĩ lạm dụng tính dục trên thế giới cũng như trong Khối Thịnh Vượng Anh đã làm hoen ố hình ảnh Giáo Hội. Nguyên văn có đoạn viết: “Tôi cũng nghĩ tới nỗi khổ đau mênh mông do các vụ lạm dụng tính dục trẻ em gây ra, một cách đặc biệt do các thừa tác viên của Giáo Hội gây ra. Tôi xin bầy tỏ nỗi khổ đau sâu xa của tôi đối với các nạn nhân vô tội của các tội phạm không thể định tính được này, với niềm hy vọng quyền năng ơn thánh của Chúa Kitô và hiến tế hòa giải của Ngài sẽ đem lại sự chữa lành sâu xa và niềm an bình cho cuộc sống của họ. Cùng với anh chị em tôi cũng thừa nhận sự xấu hổ và nhục nhã, mà chúng ta tất cả đã phải đau khổ vì các tội phạm này. Tôi mời gọi anh chị em dâng lên Thiên Chúa sự xấu hổ và nhục nhã đó, với niềm tin tưởng rằng hình phạt này sẽ góp phần chữa lành các nạn nhân, thanh tẩy Giáo Hội và canh tân nhiệm vụ ngàn đời của Giáo Hội trong việc giáo dục và lo lắng cho người trẻ. Tôi cũng bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các cố gắng đương đầu với vấn đề này với tinh thần trách nhiệm, và tôi xin tất cả anh chị em lo lắng cho các nạn nhân và liên đới với các linh mục của anh chị em”.
Tôi muốn nhân cơ hội này để nói chuyện về ơn gọi ở Paraguay qua những sự việc không hay đã, đang xảy ra ở Paraguay và các nước láng giềng của Paraguay vùng Nam Mỹ mà hàng ngày các báo đài đã thi nhau chỉ trích khiến hình ảnh những vị mục tử không còn đẹp như xưa nữa và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà giới trẻ ngày nay không mấy tha thiết gì đến ơn gọi.
Trong những lúc ngồi bàn chuyện vui với một số ban hữu thân tín, chúng tôi thường nói đùa rằng xã hội thật xét đoán bất công vì cùng một cái tội gây nên nhưng nếu ba hạng người khác nhau cùng phạm cái tội đó thì sẽ bị xét đoán khác nhau. Ví dụ cùng cái tội “ăn chả, ăn nem” mà một thường dân, một giáo dân phạm đi phạm lại nhiều lần thì chẳng ai lên án cả. Nếu người phạm tội là người có chức quyền thì có thể bị tố để đòi tiền hay bị mất chức. Còn nếu người phạm tội mà là… tu sĩ hay linh mục thì chẳng những danh thơm tiếng tốt của cá nhân vị này bị bêu xấu cả ngàn lần trên mặt báo, đài mà còn mang tiếng cả giáo hội, nhất là giáo hội địa phương nơi vị ấy từng phục vụ.
Giáo hội Paraguay trong những năm gần đây, và nhất là những ngày gần đây lại tiếp tục chịu khổ sở vì búa rìu dư luận xào nấu, bôi nhọ và thậm chí phỉ báng khi một số giáo sĩ Công giáo của chúng ta có những vấn đề chạy đua quyền lực và lạm dụng tính dục. Con số đó như hạt cát ngoài đại dương nhưng qua truyền thông bóp méo, nó trở thành một mối nguy lớn mà hàng ngày giới trẻ và ngay những người được xem là thực hành đạo cách sốt sắng cảm thấy hoang mang.
Khi làm việc với giới trẻ ở đây, nhất là các bạn trẻ đang tìm hiểu về ơn gọi, các bạn trẻ thường hỏi tôi rằng tại sao có nhiều linh mục lại không thực hành những gì họ giảng dạy? Tôi hỏi các em các linh mục ấy dạy những gì? Các em trả lời rằng rất nhiều linh mục rao giảng rằng không được ham hố quyền lực, không được phá vỡ hạnh phúc của người khác… nhưng chính các vị ấy lại phản bội lại lời thề của mình khi đang còn đương nhiệm chức vị mà lại đi vận động để ứng cử vào các chức vị hành chính của xã hội như thị trưởng, tỉnh trưởng, và có một số vị bị đưa lên báo chí vì lạm dụng tính dục. Giới trẻ bấy giờ tinh tế và bạo dạn thật. Chúng nghe, chúng thấy và chúng sẵn sàng nói chứ không còn sợ sệt như trước đây. Mà thời đại bùng nổ thông tin bây giờ có muốn giấu thì cũng không thể giấu được khi mọi chuyện đã rành rành như thế. Tôi đã lắng nghe các em cách chăm chú và đã chia sẻ các em những tâm tình thật sự vì nếu không cuộc đối thoại sẽ chẳng đi vào đâu. Tôi nói với các em rằng các linh mục, tu sĩ nam nữ tuy đã được thánh hiến nhưng họ vẫn còn có chất người nên những cám dỗ xảy ra hàng ngày là điều khó có thể tránh. Tiền bạc, địa vị, danh vọng ai mà chẳng mê! Nhất là chúng ta đang sống trong thế giới hưởng thụ với nhiều sự tự do. Tôi đã cho các em những ví dụ rất cụ thể là có rất nhiều cặp hôn nhân công giáo dù họ đã kết hôn thành sự và đã hứa hẹn không thể tách rời cho đến chết, nhưng chỉ vài tháng hay vài năm sau đó họ đã ly dị chỉ vì sự thiếu thủy chung và bội ước lời thề. Hay chính các em đà từng hứa với cha mẹ và gia đình sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi nhưng có mấy em đã thực hành lời hứa ấy? Sau đó tôi đưa ra một kết luận nho nhỏ với các em rằng các em đừng phong thánh sớm hay thần tượng quá mức các linh mục, tu sĩ kẻo có ngày những vị thánh sống ấy sa xuống hỏa ngục hay thần tượng bị sứt tai thì chính các em sẽ bị mất lòng tin. Tuy nhiên nếu mỗi người hàng ngày biết cố gắng sống và thực hành những gì mình cam kết thì sẽ vượt qua.
Tôi không cố tình bênh vực hay ngụy biện cho những người đồng đạo của mình do những gì họ đã gây nên. Nhưng nếu xét lại cho đúng thì xã hội bây giờ nhiều khi khá bất công khi đòi hỏi và kỳ vọng quá nhiều vào những linh mục, tu sĩ, rồi một khi những vị được thánh hiến đó sa chân, lỡ bước thì cũng không ngần ngại đạp luôn. Tôi còn nhớ có một bài viết của một anh em linh mục trong tờ báo Tiến Bước của nhóm Cursillo thuộc tổng giáo phận Los Angeles, Hoa Kỳ vào năm 2009, có nói rằng nhiều gia đình rất mong muốn con em mình trở thành linh mục, tu sĩ và đã nuôi cho bằng được. Rồi khi những người con ấy thành danh và thành công với biết bao lời chúc tụng thì chính những cha mẹ và những bậc ân nhân ấy cũng tưởng rằng đã xong nhiệm vụ. Nhưng thật tình mà nói, nuôi mà không dưỡng thì những người con ấy sẽ chết yểu mất. Bởi thế, chính các vị linh mục, tu sĩ cùng với những người thân yêu phải cùng nhau phấn đấu và đừng bao giờ ru ngủ trên chiến thắng của mình và đừng cho rằng mình đã đủ đạo đức để chiến thằng ba thù.
Trở lại chuyện ơn gọi ở Paraguay. Lúc này tôi được làm việc nhiều hơn với các nhà đào tạo liên tu sĩ của Paraguay cũng như gần gũi với giới trẻ nên hiểu được những mối bận tâm của từ hai phía. Người đi tu thì ít mà người xuất tu lại nhiều. Khi tôi về thăm Việt Nam trong những tháng hè vừa qua, tôi thấy hãnh diện về nước Việt mình sao đến giờ vẫn còn nhiều ơn gọi đến như vậy. Còn ở đây mình mời họ đi tu và vẽ vời biết bao viễn cảnh mà họa may chỉ có mấy tên “hơi cà chớn” mới nhận lời. Có một nữ tu phụ trách về ơn gọi người Brazil kể cho chúng tôi nghe về chuyện Sơ tuyển sinh mà thấy đau lòng. Số là Sơ đã lien lạc trước với các em dự tu và đã thăm nhà từng em. Họ đã lên chương trình cho ngày nhập Dòng. Đúng ngày hôm ấy, Sơ phụ trách ơn gọi đã chuẩn bị tất cả từ thánh lễ, thức ăn và các chương trình sinh hoạt. Gần đến giờ thì Sơ không thấy em nào đến nên bối rối và phải gọi điện cho từng em. Từ đầu dây bên kia các em trả lời đơn giản rằng các em không muốn vì các em đã có người yêu. Sơ phụ trách buồn và xấu hổ quá sức khi phải điện thoại xin lỗi vị linh mục sắp đến cử hành thánh lễ. Nhiều chuyện thật dễ khóc, dở cười và chính tôi cũng vừa gặp những trường hợp tương tự. Tôi nghĩ chỉ có Việt Nam mình vì còn quá nhiều ơn gọi nên các nhà đào tạo lựa đi, lựa lại vậy mà vẫn còn gặp những trường hợp lợi dụng hay núp bóng nhà tu để học hành và tiến thân. Có lẽ do bị tiêm nhiễm thói đời thế tục nên các tu sinh ngày nay thiếu đi sự hy sinh mà chỉ mong được hưởng thụ. Tôi thấy các tu sinh ở đây sướng quá nên … sinh tệ. Họ đòi hỏi nhiều thứ vì nghĩ rằng do thiếu hụt ơn gọi nên Giáo hội cần họ và phải đáp ứng cho họ những gì họ muốn. Tôi đã giải thích cho các tu sinh rằng thật đúng là Giáo hội rất cần những bạn trẻ, những vị mục tử có tinh thần dấn thân phục vụ chứ Giáo hội không cần những con người chỉ lo nghĩ đến quyền lợi của mình.
Trong những cuộc hội thào và chia sẻ của các nhà đào tạo liên tu sĩ ở Paraguay, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một chương trình huấn luyện chung và trao đổi những mối bận tâm mà chúng tôi đang gặp phải với những người mình đang đào tạo. Dù thiếu ơn gọi nhưng chúng tôi không quan tâm về số lượng mà chỉ quan tâm về chất lượng. Có những Dòng lâu năm rồi nhưng hiện nay hàng năm chỉ có 1 tập sinh hoặc chẳng có tập sinh nào. Chủng viện truyền giáo tầm cỡ như Dòng Ngôi Lời chúng tôi tại Paraguay mà hiện nay chỉ có 20 chủng sinh thuộc nhiều lớp khác nhau, trong đó có mấy chủng sinh ngoại quốc rồi. Nghĩ lại mà thấy thương cho nước Việt mình vì số ơn gọi quá đông mà hàng năm số ứng sinh được gọi vào chủng viện hay nhà Dòng bị giới hạn và phải đợi chờ xét duyệt từ năm này đến năm khác. Tôi có chia sẻ chuyện này với những nhà đào tạo ở đây và họ nói rằng nếu những ứng sinh ấy có cợ hội đi nước ngoài thì bao nhiêu ứng sinh nam và nữ họ cũng nhận vì họ cảm thấy thích dân Việt mình. Nhưng tiếc thay điều đó không mấy dễ dàng với người Việt chúng ta vì còn nhiều trắc trở. Chúng ta hãy cầu nguyện Giáo hội hoàn vũ dù hiện nay đang khủng hoảng nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về ơn gọi, có được những mục tử nhiệt thành và sẵn sàng dấn thân cho sứ vụ.
Paraguay 29/ 9/2010 (Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần)
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
Thế là đã gần 2 năm tôi vừa làm việc trên các giáo điểm truyền giáo vừa kiêm thêm làm việc trong Chủng viện truyền giáo của Tỉnh Dòng nên cũng phần nào thấu hiểu công việc đào tạo đầy khó khăn đối với các linh linh mục tương lai trong vùng đất Mỹ La-tinh này.
Tôi muốn nhân cơ hội này để nói chuyện về ơn gọi ở Paraguay qua những sự việc không hay đã, đang xảy ra ở Paraguay và các nước láng giềng của Paraguay vùng Nam Mỹ mà hàng ngày các báo đài đã thi nhau chỉ trích khiến hình ảnh những vị mục tử không còn đẹp như xưa nữa và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà giới trẻ ngày nay không mấy tha thiết gì đến ơn gọi.
Trong những lúc ngồi bàn chuyện vui với một số ban hữu thân tín, chúng tôi thường nói đùa rằng xã hội thật xét đoán bất công vì cùng một cái tội gây nên nhưng nếu ba hạng người khác nhau cùng phạm cái tội đó thì sẽ bị xét đoán khác nhau. Ví dụ cùng cái tội “ăn chả, ăn nem” mà một thường dân, một giáo dân phạm đi phạm lại nhiều lần thì chẳng ai lên án cả. Nếu người phạm tội là người có chức quyền thì có thể bị tố để đòi tiền hay bị mất chức. Còn nếu người phạm tội mà là… tu sĩ hay linh mục thì chẳng những danh thơm tiếng tốt của cá nhân vị này bị bêu xấu cả ngàn lần trên mặt báo, đài mà còn mang tiếng cả giáo hội, nhất là giáo hội địa phương nơi vị ấy từng phục vụ.
Giáo hội Paraguay trong những năm gần đây, và nhất là những ngày gần đây lại tiếp tục chịu khổ sở vì búa rìu dư luận xào nấu, bôi nhọ và thậm chí phỉ báng khi một số giáo sĩ Công giáo của chúng ta có những vấn đề chạy đua quyền lực và lạm dụng tính dục. Con số đó như hạt cát ngoài đại dương nhưng qua truyền thông bóp méo, nó trở thành một mối nguy lớn mà hàng ngày giới trẻ và ngay những người được xem là thực hành đạo cách sốt sắng cảm thấy hoang mang.
Khi làm việc với giới trẻ ở đây, nhất là các bạn trẻ đang tìm hiểu về ơn gọi, các bạn trẻ thường hỏi tôi rằng tại sao có nhiều linh mục lại không thực hành những gì họ giảng dạy? Tôi hỏi các em các linh mục ấy dạy những gì? Các em trả lời rằng rất nhiều linh mục rao giảng rằng không được ham hố quyền lực, không được phá vỡ hạnh phúc của người khác… nhưng chính các vị ấy lại phản bội lại lời thề của mình khi đang còn đương nhiệm chức vị mà lại đi vận động để ứng cử vào các chức vị hành chính của xã hội như thị trưởng, tỉnh trưởng, và có một số vị bị đưa lên báo chí vì lạm dụng tính dục. Giới trẻ bấy giờ tinh tế và bạo dạn thật. Chúng nghe, chúng thấy và chúng sẵn sàng nói chứ không còn sợ sệt như trước đây. Mà thời đại bùng nổ thông tin bây giờ có muốn giấu thì cũng không thể giấu được khi mọi chuyện đã rành rành như thế. Tôi đã lắng nghe các em cách chăm chú và đã chia sẻ các em những tâm tình thật sự vì nếu không cuộc đối thoại sẽ chẳng đi vào đâu. Tôi nói với các em rằng các linh mục, tu sĩ nam nữ tuy đã được thánh hiến nhưng họ vẫn còn có chất người nên những cám dỗ xảy ra hàng ngày là điều khó có thể tránh. Tiền bạc, địa vị, danh vọng ai mà chẳng mê! Nhất là chúng ta đang sống trong thế giới hưởng thụ với nhiều sự tự do. Tôi đã cho các em những ví dụ rất cụ thể là có rất nhiều cặp hôn nhân công giáo dù họ đã kết hôn thành sự và đã hứa hẹn không thể tách rời cho đến chết, nhưng chỉ vài tháng hay vài năm sau đó họ đã ly dị chỉ vì sự thiếu thủy chung và bội ước lời thề. Hay chính các em đà từng hứa với cha mẹ và gia đình sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi nhưng có mấy em đã thực hành lời hứa ấy? Sau đó tôi đưa ra một kết luận nho nhỏ với các em rằng các em đừng phong thánh sớm hay thần tượng quá mức các linh mục, tu sĩ kẻo có ngày những vị thánh sống ấy sa xuống hỏa ngục hay thần tượng bị sứt tai thì chính các em sẽ bị mất lòng tin. Tuy nhiên nếu mỗi người hàng ngày biết cố gắng sống và thực hành những gì mình cam kết thì sẽ vượt qua.
Trở lại chuyện ơn gọi ở Paraguay. Lúc này tôi được làm việc nhiều hơn với các nhà đào tạo liên tu sĩ của Paraguay cũng như gần gũi với giới trẻ nên hiểu được những mối bận tâm của từ hai phía. Người đi tu thì ít mà người xuất tu lại nhiều. Khi tôi về thăm Việt Nam trong những tháng hè vừa qua, tôi thấy hãnh diện về nước Việt mình sao đến giờ vẫn còn nhiều ơn gọi đến như vậy. Còn ở đây mình mời họ đi tu và vẽ vời biết bao viễn cảnh mà họa may chỉ có mấy tên “hơi cà chớn” mới nhận lời. Có một nữ tu phụ trách về ơn gọi người Brazil kể cho chúng tôi nghe về chuyện Sơ tuyển sinh mà thấy đau lòng. Số là Sơ đã lien lạc trước với các em dự tu và đã thăm nhà từng em. Họ đã lên chương trình cho ngày nhập Dòng. Đúng ngày hôm ấy, Sơ phụ trách ơn gọi đã chuẩn bị tất cả từ thánh lễ, thức ăn và các chương trình sinh hoạt. Gần đến giờ thì Sơ không thấy em nào đến nên bối rối và phải gọi điện cho từng em. Từ đầu dây bên kia các em trả lời đơn giản rằng các em không muốn vì các em đã có người yêu. Sơ phụ trách buồn và xấu hổ quá sức khi phải điện thoại xin lỗi vị linh mục sắp đến cử hành thánh lễ. Nhiều chuyện thật dễ khóc, dở cười và chính tôi cũng vừa gặp những trường hợp tương tự. Tôi nghĩ chỉ có Việt Nam mình vì còn quá nhiều ơn gọi nên các nhà đào tạo lựa đi, lựa lại vậy mà vẫn còn gặp những trường hợp lợi dụng hay núp bóng nhà tu để học hành và tiến thân. Có lẽ do bị tiêm nhiễm thói đời thế tục nên các tu sinh ngày nay thiếu đi sự hy sinh mà chỉ mong được hưởng thụ. Tôi thấy các tu sinh ở đây sướng quá nên … sinh tệ. Họ đòi hỏi nhiều thứ vì nghĩ rằng do thiếu hụt ơn gọi nên Giáo hội cần họ và phải đáp ứng cho họ những gì họ muốn. Tôi đã giải thích cho các tu sinh rằng thật đúng là Giáo hội rất cần những bạn trẻ, những vị mục tử có tinh thần dấn thân phục vụ chứ Giáo hội không cần những con người chỉ lo nghĩ đến quyền lợi của mình.
Trong những cuộc hội thào và chia sẻ của các nhà đào tạo liên tu sĩ ở Paraguay, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một chương trình huấn luyện chung và trao đổi những mối bận tâm mà chúng tôi đang gặp phải với những người mình đang đào tạo. Dù thiếu ơn gọi nhưng chúng tôi không quan tâm về số lượng mà chỉ quan tâm về chất lượng. Có những Dòng lâu năm rồi nhưng hiện nay hàng năm chỉ có 1 tập sinh hoặc chẳng có tập sinh nào. Chủng viện truyền giáo tầm cỡ như Dòng Ngôi Lời chúng tôi tại Paraguay mà hiện nay chỉ có 20 chủng sinh thuộc nhiều lớp khác nhau, trong đó có mấy chủng sinh ngoại quốc rồi. Nghĩ lại mà thấy thương cho nước Việt mình vì số ơn gọi quá đông mà hàng năm số ứng sinh được gọi vào chủng viện hay nhà Dòng bị giới hạn và phải đợi chờ xét duyệt từ năm này đến năm khác. Tôi có chia sẻ chuyện này với những nhà đào tạo ở đây và họ nói rằng nếu những ứng sinh ấy có cợ hội đi nước ngoài thì bao nhiêu ứng sinh nam và nữ họ cũng nhận vì họ cảm thấy thích dân Việt mình. Nhưng tiếc thay điều đó không mấy dễ dàng với người Việt chúng ta vì còn nhiều trắc trở. Chúng ta hãy cầu nguyện Giáo hội hoàn vũ dù hiện nay đang khủng hoảng nhiều vấn đề trong đó có vấn đề về ơn gọi, có được những mục tử nhiệt thành và sẵn sàng dấn thân cho sứ vụ.
Paraguay 29/ 9/2010 (Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần)
Lm. Trần Xuân Sang, SVD.
Nạn đói trên thế giới
Linh Tiến Khải
14:11 29/09/2010
Ngày 14-9-2010 ông Jacques Diouf, giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc viết tắt là FAO, đã công bố bản tường trình 2010 liên quan tới nạn đói trên thế giới. Theo đó so với năm ngoài 2009 nạn đói đã giảm được 9,6%, nghĩa là số người đói đã giảm được 98 triệu trên tổng số 1 tỷ 20 triệu. Đây là lần đầu tiên kể từ 15 năm qua, số người đói giảm bớt trên thế giới. Tuy nhiên, trên trái đất này vẫn còn có 925 triệu người đói, trong đó có 578 triệu tại Á châu, 239 triệu tại Phi châu, 53 triệu tại châu Mỹ Latinh và quần đảo Caraibi, 37 triệu tại vùng Trung Đông, và 19 triệu tại các nước phát triển. Như thế số người đói giảm 12% tại Á châu, 9,8% tại Phi châu, 12% tại tại Trung Đông, nhưng lại gia tăng 26% tại các quốc gia phát triển.
Cùng hiện diện trong buổi giới thiệu bản tường trình tại trụ sở Lưng Nông Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc ở Roma, có bà Josette Sheeran giám đốc điều hành tổ chức Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc và bà Yukiko Omura, phó giám đốc Ngận qũy phát triển nông nghệp quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Bà Omura nói: ”Người đói trên thế giới không phải là các con số, nhưng là các bản vị con người đang chiến đấu để nuôi nấng con cái của họ, là những người trẻ đang tìm cách xây dựng tương lai. Có sự kiện trớ trêu là đa số các người trẻ đó lại sống trong các vùng quê của các quốc gia đang phát triển. Nghĩa là 70% sống với lợi tức mỗi ngày dưới một mỹ kim. Hầu như có 1 tỷ người đói, trong đó 4 phần 5 là các nông dân. Và chính trong các vùng quê nghèo đó chìa khóa giúp giải quyết vấn đề là phản ứng lại các thay đổi của thị trường. Đó là đầu máy thứ nhất của việc phát triển”.
Ông Jacques Diouf, giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế, khẳng định rằng mỗi năm cần phải đầu tư 45 tỷ mỹ kim vào lãnh vực nông nghiệp để có thể đương đầu với nạn đói trên thế giới. Có thể có người cho rằng số tiền này nhiều qúa, nhưng nó chẳng là gì đối với 1.250 tỷ mỹ kim cho các chi phí quân sự hằng năm. Trong hội nghị thượng đỉnh về thực phẩm năm 1996 các quốc gia thành viên đã cương quyết giảm 400 triệu, tức phân nửa số người đói trên thế giới nội trong năm 2015.
Trong số các mục tiêu đề ra cho ngàn năm mới có việc giảm số người bần cùng từ 1,8 tỷ năm 1990 xuống 1,4 tỷ trong năm 2015, tức giảm 22%. Ngoài ra gia tăng số trẻ em được cắp sách đến trường tiểu học từ 70% năm 1990 lên 80% tức tăng 10%. Ngoài ra còn có các mục tiêu khác như giảm 10% số người đói, thăng tiến bình đẳng giữa hai phái nam nữ, cải tiến tình trạng sức khoẻ của các bà mẹ, bảo đảm khả năng chịu đựng của môi sinh, giảm số tử của trẻ em, và loại trừ bệnh Sida và các thứ bệnh tật khác.
Nhưng trên thực tế, dựa trên các kết qủa nhỏ nhoi đạt được trong hội nghị thượng đỉnh triệu tập trong các ngày từ 20 tới 22 tháng 9 năm 2010 mọi người đều nhận thấy cộng đồng quốc tế đã không đạt được các mục tiêu của ngàn năm thứ ba như trình bầy trên đây.
Bản tường trình năm 2010 nói trên của tổ chức Lương Nông Quốc Tế cũng cho biết 2 phần 3 tổng số người đói sống trong 7 quốc gia là Bangladesh, Cộng hòa dân chủ Congo, Etiopia, Indonesia, Pakistan và trong hai cường quốc kinh tế đang lên là Trung Quốc và Ấn Độ. Đường hầm đen tối nhất là thảm cảnh của các quốc gia ở miền nam sa mạc Sahara, trong đó một phần 3 tổng số dân bị đói, và người ta không có một viễn tượng sáng sủa nào.
Các tiến triển trong trận chiến chống nạn nghèo đói không đồng đều, nhưng thay đổi tùy theo nước. Trong hai năm 2005-2007 tại vùng Phi châu nam sa mạc Sahara, Congo, Ghana, Mali, và Nigeria đã đạt mục tiêu đầu tiên của Ngàn năm mới, trong khi Etiopia và các nước khác gần đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, số người thiếu dinh dưỡng tại Cộng hòa dân chủ Congo lại gia tăng 69%. Tại Á châu Armenia, Myanmar và Việt Nam đã đạt mục tiêu thứ nhất của Ngàn năm mới, trong khi Trung Quốc chỉ gần đạt mục tiêu. Bên Châu Mỹ Latinh và quần đảo Caraibi thì có Guyanna, Giammaica, và Nicaragua đạt mục tiêu thứ nhất của Ngàn năm mới, trong khi Brasil gần đạt được.
Hội nghị thượng đỉnh triệu tập trong các ngày 20-22 tháng 9 năm 2010 tại New York nhắm mục đích gia tăng vận tốc cho con đường tiến tới các mục tiêu đã đề ra cho Ngàn năm mới. Và chiến dịch do ông Diouf phát động hồi tháng 5 năm nay đã quyên góp được 500.000 chữ ký nhằm thỉnh cầu các chính quyền trên toàn thế giới coi cuộc chiến chống nạn đói như ưu tiên tuyệt đối số một.
Trong cuộc họp báo giới thiệu bản tường trình ngày 14-9-2010 ông Diouf cũng cho biết cứ mỗi 6 giây thì có 1 trẻ em bị chết vì các vấn đề gắn liền với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Vì thế nạn đói là một điều gây vấp phạm có chiều kích rộng lớn trên thế giới, và là điều không thể chấp nhận được. Sự kiện giá cả thưc phẩm gia tăng gần đây có thể ngăn cản một cách nghiêm trọng các nỗ lực đạt các mục tiêu của Ngàn năm mới.
Ngoài ra còn có sự kiện 20 tỷ mỹ kim do các cường quốc kinh tế hứa hẹn trong hội nghị thượng đỉnh của khối G8 tại L'Aquila vẫn chỉ nằm trên giấy tờ, mà chưa có đóng góp nào. Trong hội nghị thượng đỉnh tại Pittsburg khối G8 đã tăng lên 22 tỷ mỹ kim. Nhưng lời hứa vẫn chỉ là lời hứa. Cho tới nay đã chỉ có ngân qũy 425 triệu mỹ kim trong Ngân hàng thế giới. Số tiền này đã đươc dùng để trợ giúp cấp thới các nước Bangladesh, Pakistan, Rwanda, Sierra Leone và Togo. Và số tiền nói trên rất xa đối với 22 tỷ mỹ kim được hứa hẹn.
Đối với ông Jeremy Hobbs, giám đốc tổ chức Oxfam, là liên hiệp quy tụ 14 tổ chức phi chính quyền với 3.000 nhân viên hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, sự giảm thiểu tùy thuộc nơi sự đồng phối hợp thuận tiện hơn là tùy thuộc các đường lối chính trị hữu hiệu. Một cuộc khủng hoảng thực phẩm khác sẽ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, nếu các chính quyền không đương đầu với các lý do gây ra hiện tượng này như: giá cả thực phẩm gia tăng, ít đầu tư cho lãnh vực nông nghiệp từ nhiều thập niên qua, các thay đổi khí hậu vv... Đối với tổ chức Oxfam cần phải có 37,5 tỹ mỹ kim mới có thể giảm phân nửa số người đói trên thế giới. Bà Elisa Bacciotti, giám đốc Oxfam phân bộ Italia, cho biết cần phải gia tăng sự trợ giúp cho nông nghiệp khoảng 3,4 tỷ mỹ kim. Trong năm 2008 Italia đã chỉ đóng góp 162 triệu mỹ kim, tức chỉ bằng 1 phần 4 ngân khoản đóng góp của Pháp. Để có ngân khoản cho các trợ giúp này mà không đè nặng trên ngân sách quốc gia, cần phải đánh thuế các vụ di chuyển tài chánh có thể giúp thu vào 650 tỷ mỹ kim.
Nạn đói tiếp tục là một thảm cảnh khiến cho hàng năm trên thế giới có 9 triệu người chết, nghĩa là mỗi tháng có 700.000 người, mỗi tuần có 170.000 người và mỗi ngày có 24.000 người chết vì không có gì để ăn.
Có nhiều lý do giải thích thảm cảnh nạn đói trên thế giới. Trước tiên là sự kiện chính quyền của các nước đang trên đường phát triển đổ ngân qũy cho việc mua sắm khí giới và trang bị quân trang quân dụng, nhưng dành rất ít tiền cho việc phất triển nông nghiệp và thăng tiến giáo dục, y tế và an sinh. Điển hình nhất là trường hợp của chính quyền cộng sản Bắc Hàn. Trong khi có tới 7 triệu người trên tổng số 23 triệu dân Bắc Hàn phải đói, thì nhà nước cộng sản liên tục phung phí hàng trăm tỷ mỹ kim hết năm này sang năm khác đế chế tạo các hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử, hầu đe dọa Nam Hàn, Nhật Bản, các quốc gia khác trong vùng và giương oai với thế giới. Ông Jean Pierre de Margerie, nhân viên cấp cao Chương trình thực phẩm thế giới của Liên Hiệp Quốc, cho biết năm ngoái 2009 gía thực phẩm tại thủ đô Bình Nhưỡng đã gia tăng gấp đôi và cao nhất kể từ năm 2004 đến nay. Năm 2007 gía một kg gạo là 700-900 đồng Won, nay vọt lên 2.000 đồng Won. Trong khi một kí thịt heo giá 5.500 Won, một kí khoai tây giá 5.000 Won, và mỗi qủa trứng gà giá 200 Won. Nhu yếu phẩm đã trở thành xa xỉ đối với đại đa số dân Bắc Hàn. Ngày nay, phải để ra một phần ba tiền lương mới mua được đủ gạo ăn trong mấy ngày. Giá cả thực phẩm mắc mỏ khiến cho người dân Bắc Hàn bị đói triền miên và làm mồi cho bệnh tật.
Khi phân tích các thống kê của nhà nước Bắc Hàn, tổ chức Lương Nông Quốc Tế nhận thấy trong năm 2007 Bắc Hàn đã chỉ sản xuất được 3 triệu tấn ngũ cốc gồm gạo, bắp, lúa mạch và khoai tây. Thêm vào đó các trận lụt hồi năm ngoái đã khiến cho mùa màng bị thất thu, giảm mất 25% tổng lượng lúa và 33% tổng lượng bắp. Tuy tình hình kinh tế và nông nghiệp tồi tệ như thế nhưng Nhà nước Bình Nhưỡng đã không bao giờ đề ra một đường lối chính trị thực phẩm dựa trên khả thể của đất đai; trái lại, vẫn dương dương tự đắc tuyên bố sự độc lập của mình, nhưng còn sống được là nhờ các trợ giúp của Nam Hàn và Trung Quốc. Trong khi một phần tư dân chúng chết đói, chính quyền cộng sản Bình Nhưỡng vẫn mê sảng theo đuổi dự án xây hệ thống đường hầm, nối liền các bức tượng kỷ niệm hai lãnh tụ, đồng thời sẽ được dùng làm các hầm trú khi xảy ra chiến tranh nguyên tử.
Trong hai năm qua sự kiện giá thực phẩm leo thang đã gây ra các vụ bạo động phản đối của dân chúng tại 30 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên Bắc Hàn không phải quốc gia duy nhất dốc đổ tiền bạc cho việc chế tạo vũ khí.
Đây cũng là đường lối chính trị của giới lãnh đạo nhiều nước nghèo Phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh, dồn ngân qũy quốc gia cho việc mua sắm khí giới của các nước kỹ nghệ giầu, khiến cho cái vòng luẩn quẩn chiến tranh, nghèo đói, chậm tiến, bệnh tật và dốt nát cứ thế xoay nát tương lai hằng tỷ người trên thế giới.
Hiện tượng toàn cầu hóa thị trường khiến cho các nước kỹ nghệ giầu quyết bảo vệ các sản phẩm của mình và tìm kiếm thị trường nước ngoài, nhưng lại cấm vận sản phẩm của các nước nghèo. Bên cạnh đó còn cám dỗ dùng ngũ cốc để chế xăng sinh học, nghĩa là để cho người dân phải đói và nhường ngũ cốc cho các thứ máy móc và xe hơi. Nếu cuộc chiến ngày mai là nước uống, thì cuộc chiến hôm nay là thực phẩm. Đây là lý do khiến cho Trung Quốc tìm đất canh tác bên Brasil, Lào, Kazakistan, Tanzania, cộng hòa dân chủ Congo; Ấn Độ tìm đất canh tác bên Uruguay, Paraguay và vài nước Phi châu khác; Nam Hàn tìm đất canh tác ở miền Nam Sudan và Siberia; Ai Cập tìm đất canh tác bên Ucraine vv... Tất cả làm nảy sinh ra phong trào thực dân mới là thực dân thực phẩm, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường trong tương lai.
(Avvenire 15-9-2010)
Cùng hiện diện trong buổi giới thiệu bản tường trình tại trụ sở Lưng Nông Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc ở Roma, có bà Josette Sheeran giám đốc điều hành tổ chức Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc và bà Yukiko Omura, phó giám đốc Ngận qũy phát triển nông nghệp quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Bà Omura nói: ”Người đói trên thế giới không phải là các con số, nhưng là các bản vị con người đang chiến đấu để nuôi nấng con cái của họ, là những người trẻ đang tìm cách xây dựng tương lai. Có sự kiện trớ trêu là đa số các người trẻ đó lại sống trong các vùng quê của các quốc gia đang phát triển. Nghĩa là 70% sống với lợi tức mỗi ngày dưới một mỹ kim. Hầu như có 1 tỷ người đói, trong đó 4 phần 5 là các nông dân. Và chính trong các vùng quê nghèo đó chìa khóa giúp giải quyết vấn đề là phản ứng lại các thay đổi của thị trường. Đó là đầu máy thứ nhất của việc phát triển”.
Ông Jacques Diouf, giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế, khẳng định rằng mỗi năm cần phải đầu tư 45 tỷ mỹ kim vào lãnh vực nông nghiệp để có thể đương đầu với nạn đói trên thế giới. Có thể có người cho rằng số tiền này nhiều qúa, nhưng nó chẳng là gì đối với 1.250 tỷ mỹ kim cho các chi phí quân sự hằng năm. Trong hội nghị thượng đỉnh về thực phẩm năm 1996 các quốc gia thành viên đã cương quyết giảm 400 triệu, tức phân nửa số người đói trên thế giới nội trong năm 2015.
Trong số các mục tiêu đề ra cho ngàn năm mới có việc giảm số người bần cùng từ 1,8 tỷ năm 1990 xuống 1,4 tỷ trong năm 2015, tức giảm 22%. Ngoài ra gia tăng số trẻ em được cắp sách đến trường tiểu học từ 70% năm 1990 lên 80% tức tăng 10%. Ngoài ra còn có các mục tiêu khác như giảm 10% số người đói, thăng tiến bình đẳng giữa hai phái nam nữ, cải tiến tình trạng sức khoẻ của các bà mẹ, bảo đảm khả năng chịu đựng của môi sinh, giảm số tử của trẻ em, và loại trừ bệnh Sida và các thứ bệnh tật khác.
Nhưng trên thực tế, dựa trên các kết qủa nhỏ nhoi đạt được trong hội nghị thượng đỉnh triệu tập trong các ngày từ 20 tới 22 tháng 9 năm 2010 mọi người đều nhận thấy cộng đồng quốc tế đã không đạt được các mục tiêu của ngàn năm thứ ba như trình bầy trên đây.
Bản tường trình năm 2010 nói trên của tổ chức Lương Nông Quốc Tế cũng cho biết 2 phần 3 tổng số người đói sống trong 7 quốc gia là Bangladesh, Cộng hòa dân chủ Congo, Etiopia, Indonesia, Pakistan và trong hai cường quốc kinh tế đang lên là Trung Quốc và Ấn Độ. Đường hầm đen tối nhất là thảm cảnh của các quốc gia ở miền nam sa mạc Sahara, trong đó một phần 3 tổng số dân bị đói, và người ta không có một viễn tượng sáng sủa nào.
Các tiến triển trong trận chiến chống nạn nghèo đói không đồng đều, nhưng thay đổi tùy theo nước. Trong hai năm 2005-2007 tại vùng Phi châu nam sa mạc Sahara, Congo, Ghana, Mali, và Nigeria đã đạt mục tiêu đầu tiên của Ngàn năm mới, trong khi Etiopia và các nước khác gần đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, số người thiếu dinh dưỡng tại Cộng hòa dân chủ Congo lại gia tăng 69%. Tại Á châu Armenia, Myanmar và Việt Nam đã đạt mục tiêu thứ nhất của Ngàn năm mới, trong khi Trung Quốc chỉ gần đạt mục tiêu. Bên Châu Mỹ Latinh và quần đảo Caraibi thì có Guyanna, Giammaica, và Nicaragua đạt mục tiêu thứ nhất của Ngàn năm mới, trong khi Brasil gần đạt được.
Hội nghị thượng đỉnh triệu tập trong các ngày 20-22 tháng 9 năm 2010 tại New York nhắm mục đích gia tăng vận tốc cho con đường tiến tới các mục tiêu đã đề ra cho Ngàn năm mới. Và chiến dịch do ông Diouf phát động hồi tháng 5 năm nay đã quyên góp được 500.000 chữ ký nhằm thỉnh cầu các chính quyền trên toàn thế giới coi cuộc chiến chống nạn đói như ưu tiên tuyệt đối số một.
Trong cuộc họp báo giới thiệu bản tường trình ngày 14-9-2010 ông Diouf cũng cho biết cứ mỗi 6 giây thì có 1 trẻ em bị chết vì các vấn đề gắn liền với tình trạng thiếu dinh dưỡng. Vì thế nạn đói là một điều gây vấp phạm có chiều kích rộng lớn trên thế giới, và là điều không thể chấp nhận được. Sự kiện giá cả thưc phẩm gia tăng gần đây có thể ngăn cản một cách nghiêm trọng các nỗ lực đạt các mục tiêu của Ngàn năm mới.
Ngoài ra còn có sự kiện 20 tỷ mỹ kim do các cường quốc kinh tế hứa hẹn trong hội nghị thượng đỉnh của khối G8 tại L'Aquila vẫn chỉ nằm trên giấy tờ, mà chưa có đóng góp nào. Trong hội nghị thượng đỉnh tại Pittsburg khối G8 đã tăng lên 22 tỷ mỹ kim. Nhưng lời hứa vẫn chỉ là lời hứa. Cho tới nay đã chỉ có ngân qũy 425 triệu mỹ kim trong Ngân hàng thế giới. Số tiền này đã đươc dùng để trợ giúp cấp thới các nước Bangladesh, Pakistan, Rwanda, Sierra Leone và Togo. Và số tiền nói trên rất xa đối với 22 tỷ mỹ kim được hứa hẹn.
Đối với ông Jeremy Hobbs, giám đốc tổ chức Oxfam, là liên hiệp quy tụ 14 tổ chức phi chính quyền với 3.000 nhân viên hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, sự giảm thiểu tùy thuộc nơi sự đồng phối hợp thuận tiện hơn là tùy thuộc các đường lối chính trị hữu hiệu. Một cuộc khủng hoảng thực phẩm khác sẽ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, nếu các chính quyền không đương đầu với các lý do gây ra hiện tượng này như: giá cả thực phẩm gia tăng, ít đầu tư cho lãnh vực nông nghiệp từ nhiều thập niên qua, các thay đổi khí hậu vv... Đối với tổ chức Oxfam cần phải có 37,5 tỹ mỹ kim mới có thể giảm phân nửa số người đói trên thế giới. Bà Elisa Bacciotti, giám đốc Oxfam phân bộ Italia, cho biết cần phải gia tăng sự trợ giúp cho nông nghiệp khoảng 3,4 tỷ mỹ kim. Trong năm 2008 Italia đã chỉ đóng góp 162 triệu mỹ kim, tức chỉ bằng 1 phần 4 ngân khoản đóng góp của Pháp. Để có ngân khoản cho các trợ giúp này mà không đè nặng trên ngân sách quốc gia, cần phải đánh thuế các vụ di chuyển tài chánh có thể giúp thu vào 650 tỷ mỹ kim.
Nạn đói tiếp tục là một thảm cảnh khiến cho hàng năm trên thế giới có 9 triệu người chết, nghĩa là mỗi tháng có 700.000 người, mỗi tuần có 170.000 người và mỗi ngày có 24.000 người chết vì không có gì để ăn.
Có nhiều lý do giải thích thảm cảnh nạn đói trên thế giới. Trước tiên là sự kiện chính quyền của các nước đang trên đường phát triển đổ ngân qũy cho việc mua sắm khí giới và trang bị quân trang quân dụng, nhưng dành rất ít tiền cho việc phất triển nông nghiệp và thăng tiến giáo dục, y tế và an sinh. Điển hình nhất là trường hợp của chính quyền cộng sản Bắc Hàn. Trong khi có tới 7 triệu người trên tổng số 23 triệu dân Bắc Hàn phải đói, thì nhà nước cộng sản liên tục phung phí hàng trăm tỷ mỹ kim hết năm này sang năm khác đế chế tạo các hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử, hầu đe dọa Nam Hàn, Nhật Bản, các quốc gia khác trong vùng và giương oai với thế giới. Ông Jean Pierre de Margerie, nhân viên cấp cao Chương trình thực phẩm thế giới của Liên Hiệp Quốc, cho biết năm ngoái 2009 gía thực phẩm tại thủ đô Bình Nhưỡng đã gia tăng gấp đôi và cao nhất kể từ năm 2004 đến nay. Năm 2007 gía một kg gạo là 700-900 đồng Won, nay vọt lên 2.000 đồng Won. Trong khi một kí thịt heo giá 5.500 Won, một kí khoai tây giá 5.000 Won, và mỗi qủa trứng gà giá 200 Won. Nhu yếu phẩm đã trở thành xa xỉ đối với đại đa số dân Bắc Hàn. Ngày nay, phải để ra một phần ba tiền lương mới mua được đủ gạo ăn trong mấy ngày. Giá cả thực phẩm mắc mỏ khiến cho người dân Bắc Hàn bị đói triền miên và làm mồi cho bệnh tật.
Khi phân tích các thống kê của nhà nước Bắc Hàn, tổ chức Lương Nông Quốc Tế nhận thấy trong năm 2007 Bắc Hàn đã chỉ sản xuất được 3 triệu tấn ngũ cốc gồm gạo, bắp, lúa mạch và khoai tây. Thêm vào đó các trận lụt hồi năm ngoái đã khiến cho mùa màng bị thất thu, giảm mất 25% tổng lượng lúa và 33% tổng lượng bắp. Tuy tình hình kinh tế và nông nghiệp tồi tệ như thế nhưng Nhà nước Bình Nhưỡng đã không bao giờ đề ra một đường lối chính trị thực phẩm dựa trên khả thể của đất đai; trái lại, vẫn dương dương tự đắc tuyên bố sự độc lập của mình, nhưng còn sống được là nhờ các trợ giúp của Nam Hàn và Trung Quốc. Trong khi một phần tư dân chúng chết đói, chính quyền cộng sản Bình Nhưỡng vẫn mê sảng theo đuổi dự án xây hệ thống đường hầm, nối liền các bức tượng kỷ niệm hai lãnh tụ, đồng thời sẽ được dùng làm các hầm trú khi xảy ra chiến tranh nguyên tử.
Trong hai năm qua sự kiện giá thực phẩm leo thang đã gây ra các vụ bạo động phản đối của dân chúng tại 30 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên Bắc Hàn không phải quốc gia duy nhất dốc đổ tiền bạc cho việc chế tạo vũ khí.
Đây cũng là đường lối chính trị của giới lãnh đạo nhiều nước nghèo Phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh, dồn ngân qũy quốc gia cho việc mua sắm khí giới của các nước kỹ nghệ giầu, khiến cho cái vòng luẩn quẩn chiến tranh, nghèo đói, chậm tiến, bệnh tật và dốt nát cứ thế xoay nát tương lai hằng tỷ người trên thế giới.
Hiện tượng toàn cầu hóa thị trường khiến cho các nước kỹ nghệ giầu quyết bảo vệ các sản phẩm của mình và tìm kiếm thị trường nước ngoài, nhưng lại cấm vận sản phẩm của các nước nghèo. Bên cạnh đó còn cám dỗ dùng ngũ cốc để chế xăng sinh học, nghĩa là để cho người dân phải đói và nhường ngũ cốc cho các thứ máy móc và xe hơi. Nếu cuộc chiến ngày mai là nước uống, thì cuộc chiến hôm nay là thực phẩm. Đây là lý do khiến cho Trung Quốc tìm đất canh tác bên Brasil, Lào, Kazakistan, Tanzania, cộng hòa dân chủ Congo; Ấn Độ tìm đất canh tác bên Uruguay, Paraguay và vài nước Phi châu khác; Nam Hàn tìm đất canh tác ở miền Nam Sudan và Siberia; Ai Cập tìm đất canh tác bên Ucraine vv... Tất cả làm nảy sinh ra phong trào thực dân mới là thực dân thực phẩm, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường trong tương lai.
(Avvenire 15-9-2010)
Mạnh mẽ củng cố tình bạn với Chúa
Linh Tiến Khải
14:12 29/09/2010
Mạnh mẽ củng cố tình bạn của chúng ta với Chúa, nhất là qua lời cầu nguyện thường ngày và việc chăm chú trung thành và tích cực tham dự Thánh Lễ.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời mời gọi như trên trước hơn 20.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi tiếp kiến tại quảng trường Thánh Phêrô sáng ngày 29-9-2010.
Ngoài các đoàn hành hương Âu châu và Bắc Mỹ cũng có các nhóm đến từ các nước Nigeria, Philippines, Haiti, Chile, Mehicô, Panama. Cũng có vài tín hữu Việt Nam đến từ Oslo Na Uy. Có nhiều đoàn hành hương do chính các Giám Mục hướng dẫn, chẳng hạn như phái đoàn giáo phận Rotterdam Hòa Lan do Đức Cha Adrian van Luyn cầm đầu.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt một thánh nữ người Đức khác sống vào thế kỷ XIII: đó là thánh nữ Matilde Hackeborn của đan viện Xitô Helfta. Khi lên 50 tuổi, chị đã gặp một cuộc khủng hoảng tinh thần nặng nề kết hiệp với nhiều đau đớn thể xác, nên Matilde thổ lộ với hai nữ tu bạn các ơn thánh đặc biệt Thiên Chúa đã ban cho chị và hướng dẫn chị ngay từ ngày còn thơ. Khi biết được hai chị này đã ghi chép tất cả mọi sự trong ”Sách ơn thánh đặc biệt” (Liber specialis gratiae), thánh nữ Matilde rất âu lo bối rối, nhưng Chúa trấn an chị và cho chị biết những gì đã được viết ra là để vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho tha nhân (Mechthilde von Hackeborn, Liber specialis gratiae, VI,II,25; V,20).
Chị Matilde là con gái của Công Tước Hackeborn, là một trong các gia đình quyền qúy rất giầu có vùng Thueringen, có bà con với hoàng đế Federico II. Công tước Hackeborn đã cống hiến cho đan viện Helfta một người con gái: đó là mẹ Gertrude Hackeborn (1231/1232 - 1291/1292), viện mẫu. Là người có bản lãnh rất cao, trong 40 năm trời mẹ Gertrude khiến cho đan viện trở thành một trung tâm thần bí và văn hóa, một trường đào tạo khoa học và thần học nổi tiếng. Mẹ cống hiến cho các nữ tu một nền giáo dục trí thức, cho phép họ vun trồng một nền tu đức dựa trên Kinh Thánh, Phụng Vụ, Truyền Thống Giáo Phụ, Luật và nền tu đức Xitô, đặc biệt là ưa thích thánh Bênađô thành Clairveaux và Gugliemo thành Saint Thierry. Ngay từ ngày còn bé Matilde đã tiếp nhận và hưởng nếm bầu khí tinh thần và văn hóa, do chị mình tạo ra và chị cũng sẽ đóng góp phần của riêng minh. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử của thánh nữ Matilde như sau:
Matilde sinh năm 1241 hay 1242 tại lâu đài Helfta, và là con gái thứ ba của Công Tước Hackeborn. Năm lên 7 tuổi Matilde cùng mẹ thăm đến chị Gertrude trong đan viện Rodersdorf. Bị quyến rũ bởi môi trường đó Matlde ước mong trở thành nữ tu. Chị gia nhập đan viện như nữ sinh nội trú, năm 1258 trở thành nữ tu và được đổi về đan viện Helfat trong vùng đất của gia đình Hackeborn. Chị sống nổi bật về đức khiêm nhường, sốt mến, dễ thương, trong trắng và vô tội, trong tương quan rất thân tình và sâu đậm với Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ và các Thánh. Chị có nhiều đức tính tự nhiên và tinh thần như khoa học, thông minh, biết văn chương nhân bản và có giọng nói rất êm dịu: tất cả khiến cho chị là một kho tàng đích thật cho đan viện dưới mọi khía cạnh (Ibid. Proemio), và được gọi là ”con chim họa mi của Thiên Chúa”. Vì thế khi còn rất trẻ chị đã trở thành giám đốc trường học của đan viện, ca trưởng của ca đoàn và giáo tập. Và chị chu toàn mọi nhiệm vụ với tài khéo và lòng sốt sắng không mỏi mệt, đem lại nhiều thiện ích không chỉ cho các nữ tu, mà còn cho tất cả những ai ước muốn kín múc sự khôn ngoan và lòng tốt của chị nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: được soi sáng bởi ơn chiệm niệm thần bí, chị Matilde sáng tác nhiều lời cầu nguyện. Chị là bậc thầy về giáo lý đức tin và lòng khiêm nhường lớn lao, là cố vấn, người an ủi và hướng dẫn phân định. Chưa bao giờ đan viện có đươc một nữ tu phân phát giáo lý một cách tràn đầy như vậy... Các nữ tu vây quanh chị để lắng nghe lời Chúa như vây quanh một vị giảng thuyết. Chị là nơi trú ẩn và là người ủi an tất cả mọi người; và Thiên Chúa cho chị có ơn đọc được các điều bí ẩn trong con tim của từng người. Nhiều người, kể cả các kẻ xa lạ, tu sĩ và giáo dân từ xa tới đều minh xác rằng trinh nữ thánh này giải thoát họ khỏi các gánh nặng, và họ chưa bao giờ cảm thấy biết bao sự ủi an như khi ở gần chị. Chị cũng sáng tác và dậy nhiều lời nguyện được thu thập lại thành một sách thánh vịnh (Ibid. VI,1)
Đức Thánh Cha nói tiếp về cuộc sống của thánh nữ Matilde như sau: Năm 1261 có một bé gái 5 tuổi tên là Gertrude được giao phó cho chị chăm nom. Khi đó chị mới 20 tuổi. Matilde giáo dục và hướng dẫn cô bé trong đường thiêng liêng, đến độ biến cô trở thành môn sinh tuyệt diệu và là người thánh nữ có thể thổ lộ tâm tình. Năm 1271-1272 có thêm Matilde thành Madeburg gia nhập đan viện. Thế là đan viện tiếp đón 4 phụ nữ nổi tiếng, vinh quang của phong trào viện tu Đức: 2 chị Gertrude và 2 chị Matilde.
Trong cuộc đời dài ở đan viện chị Matilde liên tục chịu nhiều đau khổ; thêm vào đó là các việc hãm mình chị tự ý lựa chọn để cầu nguyện cho người tội lỗi được ơn hoán cải. Như thế chị kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa cho tới khi chết. Cầu nguyện và chiêm niệm là đất mầu mỡ sống động cho cuộc đời của chị: nó là gốc rễ và bối cảnh cho các mạc khải, các giáo huấn, việc phục vụ tha nhân, cũng như con đường đức tin và đức mến của chị. Chị Matilde có khả năng sống phụng vụ trong các khía cạnh khác nhau kể cả các khía cạnh đơn sơ nhất của nó và đem nó vào trong cuộc sống thường ngày của đan viện. Chị giáo dục, đào tạo và giúp các chị em sống sâu đậm mọi lúc của cuộc đời đan tu, bắt đầu từ Phụng vụ. Chị đề cập tới các giờ kinh nguyện. việc cử hành thánh lễ và nhất là rước lễ. Chinh trong những lúc này chị thường đươn ơn xuất thần bước vào sự kết hiệp mật thiết với Chúa trong Thánh Tâm rất nồng cháy và ngọt ngào của Chúa, đối thoai với Chúa, xin các ánh sáng nội tâm và bầu cử cho cộng đoàn và các chi em khác. Trọng tâm là các mầu nhiệm của Chúa Kitô, mà Mẹ Maria liên tục hướng chị hướng tới trên con đường nên thánh. Mẹ nói với chị: ”Nếu con ước muốn sự thánh thiện đích thật, hãy ở gần Con Mẹ; Người là chính sự thánh thiện thánh hóa mọi sự” (Ibid., I,40).
Các thi kiến, các giáo huấn và các biến cố cuộc đời chị được miêu tả với các kiểu nói của ngôn ngữ phụng vụ và kinh thánh. Kinh Thánh là lương thực hằng ngày của chị, và chị đặc biệt ưa thích Phúc Âm. Kiểu đọc Phúc Âm của chị sốt sắng khiến cho mọi người thêm lòng đạo đức. Khi hát kinh cũng thế, chị hoàn toàn bị thu hút bởi Thiên Chúa...
Và Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người như sau: Các bạn thân mến, lời cầu cá nhân và phụng vụ, đặc biệt là phụng vụ các Giờ Kinh và Thánh Lễ là gốc rễ kinh nghiệm thiêng liêng của thánh Matilde thành Hackeborn. Chúng ta hãy để cho mình được hướng đẫn bởi Kinh Thánh và đưỡng nuôi bàng Bánh Thánh Thể. Thánh nữ đã đi trên con đường của sự kết hiệp thân tình với Chúa, luôn hoàn toàn trung thành với Giáo Hội. Đối với chúng ta, đó cũng là một lời mời gọi mạnh mẽ củng cố tình bạn của chúng ta với Chúa, nhất là qua lời cầu nguyện thường ngày và việc chăm chú trung thành và tích cực tham dự Thánh Lễ. Phụng vụ là một trường dậy tu đức rất lớn.
Nữ tu Gertrude môn sinh của chị Matilde đã kể lại các ngày cuối đời của thánh nữ Matilde, rất cam go, nhưng được soi sáng bởi sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu và Trinh Nữ Maria, cùng tất cả các Thánh. Khi Chúa muốn đưa chị về với Ngài, thánh nữ xin Chúa cho chị còn được sống trong đau khổ để cứu rỗi các linh hồn. Và Chúa Giêsu bằng lòng về dấu chỉ cuối cùng đó của tình yêu. Khi ấy chị 58 tuổi, và chị đã sống 8 năm cuối đời trong bệnh tật đau đớn. Công việc và sự thánh thiện của chị được phổ biến rộng rãi. Thánh nữ Matilde phó thác chúng ta cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và cho Trinh Nữ Maria. Chị mời gọi chúng ta chúc tụng Chúa Con với Con tim của Mẹ và chúc tụng Mẹ với Con tim của Chúa Con.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào phái đoàn 50 tín hữu Haiti. Đức Thánh Cha cho biết ngài vẫn nhớ tới dất nước và nhân dân Haiti trong lời cầu nguyện hằng ngày và nài xin Chúa làm dịu bớt cảnh khổ đau bần cùng của họ.
Chào các bạn trẻ, người đau yêu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc tới lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Raffael và Raphael. Các vị thúc đẩy chúng ta nghĩ tới sự quan phòng của Thiên Chúa lo lắng chăm sóc cho từng người. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ để cho các Thiên Thần hướng dẫn hầu cuộc sống được lời Chúa soi sáng. Đức Thánh Cha xin các Thiên Thần Bản Mệnh giúp đỡ người đau yếu kết hiệp các khổ đau của họ với các khổ đau của Chúa Kitô để canh tân tinh thần cho xã hội loài người. Ngài xin các Thiên Thần Bản Mệnh trợ giúp các cặp vợ chồng mới cưới lớn lên trong chứng tá của tình yêu thương đích thực.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời mời gọi như trên trước hơn 20.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi tiếp kiến tại quảng trường Thánh Phêrô sáng ngày 29-9-2010.
Ngoài các đoàn hành hương Âu châu và Bắc Mỹ cũng có các nhóm đến từ các nước Nigeria, Philippines, Haiti, Chile, Mehicô, Panama. Cũng có vài tín hữu Việt Nam đến từ Oslo Na Uy. Có nhiều đoàn hành hương do chính các Giám Mục hướng dẫn, chẳng hạn như phái đoàn giáo phận Rotterdam Hòa Lan do Đức Cha Adrian van Luyn cầm đầu.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt một thánh nữ người Đức khác sống vào thế kỷ XIII: đó là thánh nữ Matilde Hackeborn của đan viện Xitô Helfta. Khi lên 50 tuổi, chị đã gặp một cuộc khủng hoảng tinh thần nặng nề kết hiệp với nhiều đau đớn thể xác, nên Matilde thổ lộ với hai nữ tu bạn các ơn thánh đặc biệt Thiên Chúa đã ban cho chị và hướng dẫn chị ngay từ ngày còn thơ. Khi biết được hai chị này đã ghi chép tất cả mọi sự trong ”Sách ơn thánh đặc biệt” (Liber specialis gratiae), thánh nữ Matilde rất âu lo bối rối, nhưng Chúa trấn an chị và cho chị biết những gì đã được viết ra là để vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho tha nhân (Mechthilde von Hackeborn, Liber specialis gratiae, VI,II,25; V,20).
Chị Matilde là con gái của Công Tước Hackeborn, là một trong các gia đình quyền qúy rất giầu có vùng Thueringen, có bà con với hoàng đế Federico II. Công tước Hackeborn đã cống hiến cho đan viện Helfta một người con gái: đó là mẹ Gertrude Hackeborn (1231/1232 - 1291/1292), viện mẫu. Là người có bản lãnh rất cao, trong 40 năm trời mẹ Gertrude khiến cho đan viện trở thành một trung tâm thần bí và văn hóa, một trường đào tạo khoa học và thần học nổi tiếng. Mẹ cống hiến cho các nữ tu một nền giáo dục trí thức, cho phép họ vun trồng một nền tu đức dựa trên Kinh Thánh, Phụng Vụ, Truyền Thống Giáo Phụ, Luật và nền tu đức Xitô, đặc biệt là ưa thích thánh Bênađô thành Clairveaux và Gugliemo thành Saint Thierry. Ngay từ ngày còn bé Matilde đã tiếp nhận và hưởng nếm bầu khí tinh thần và văn hóa, do chị mình tạo ra và chị cũng sẽ đóng góp phần của riêng minh. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử của thánh nữ Matilde như sau:
Matilde sinh năm 1241 hay 1242 tại lâu đài Helfta, và là con gái thứ ba của Công Tước Hackeborn. Năm lên 7 tuổi Matilde cùng mẹ thăm đến chị Gertrude trong đan viện Rodersdorf. Bị quyến rũ bởi môi trường đó Matlde ước mong trở thành nữ tu. Chị gia nhập đan viện như nữ sinh nội trú, năm 1258 trở thành nữ tu và được đổi về đan viện Helfat trong vùng đất của gia đình Hackeborn. Chị sống nổi bật về đức khiêm nhường, sốt mến, dễ thương, trong trắng và vô tội, trong tương quan rất thân tình và sâu đậm với Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ và các Thánh. Chị có nhiều đức tính tự nhiên và tinh thần như khoa học, thông minh, biết văn chương nhân bản và có giọng nói rất êm dịu: tất cả khiến cho chị là một kho tàng đích thật cho đan viện dưới mọi khía cạnh (Ibid. Proemio), và được gọi là ”con chim họa mi của Thiên Chúa”. Vì thế khi còn rất trẻ chị đã trở thành giám đốc trường học của đan viện, ca trưởng của ca đoàn và giáo tập. Và chị chu toàn mọi nhiệm vụ với tài khéo và lòng sốt sắng không mỏi mệt, đem lại nhiều thiện ích không chỉ cho các nữ tu, mà còn cho tất cả những ai ước muốn kín múc sự khôn ngoan và lòng tốt của chị nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: được soi sáng bởi ơn chiệm niệm thần bí, chị Matilde sáng tác nhiều lời cầu nguyện. Chị là bậc thầy về giáo lý đức tin và lòng khiêm nhường lớn lao, là cố vấn, người an ủi và hướng dẫn phân định. Chưa bao giờ đan viện có đươc một nữ tu phân phát giáo lý một cách tràn đầy như vậy... Các nữ tu vây quanh chị để lắng nghe lời Chúa như vây quanh một vị giảng thuyết. Chị là nơi trú ẩn và là người ủi an tất cả mọi người; và Thiên Chúa cho chị có ơn đọc được các điều bí ẩn trong con tim của từng người. Nhiều người, kể cả các kẻ xa lạ, tu sĩ và giáo dân từ xa tới đều minh xác rằng trinh nữ thánh này giải thoát họ khỏi các gánh nặng, và họ chưa bao giờ cảm thấy biết bao sự ủi an như khi ở gần chị. Chị cũng sáng tác và dậy nhiều lời nguyện được thu thập lại thành một sách thánh vịnh (Ibid. VI,1)
Đức Thánh Cha nói tiếp về cuộc sống của thánh nữ Matilde như sau: Năm 1261 có một bé gái 5 tuổi tên là Gertrude được giao phó cho chị chăm nom. Khi đó chị mới 20 tuổi. Matilde giáo dục và hướng dẫn cô bé trong đường thiêng liêng, đến độ biến cô trở thành môn sinh tuyệt diệu và là người thánh nữ có thể thổ lộ tâm tình. Năm 1271-1272 có thêm Matilde thành Madeburg gia nhập đan viện. Thế là đan viện tiếp đón 4 phụ nữ nổi tiếng, vinh quang của phong trào viện tu Đức: 2 chị Gertrude và 2 chị Matilde.
Trong cuộc đời dài ở đan viện chị Matilde liên tục chịu nhiều đau khổ; thêm vào đó là các việc hãm mình chị tự ý lựa chọn để cầu nguyện cho người tội lỗi được ơn hoán cải. Như thế chị kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa cho tới khi chết. Cầu nguyện và chiêm niệm là đất mầu mỡ sống động cho cuộc đời của chị: nó là gốc rễ và bối cảnh cho các mạc khải, các giáo huấn, việc phục vụ tha nhân, cũng như con đường đức tin và đức mến của chị. Chị Matilde có khả năng sống phụng vụ trong các khía cạnh khác nhau kể cả các khía cạnh đơn sơ nhất của nó và đem nó vào trong cuộc sống thường ngày của đan viện. Chị giáo dục, đào tạo và giúp các chị em sống sâu đậm mọi lúc của cuộc đời đan tu, bắt đầu từ Phụng vụ. Chị đề cập tới các giờ kinh nguyện. việc cử hành thánh lễ và nhất là rước lễ. Chinh trong những lúc này chị thường đươn ơn xuất thần bước vào sự kết hiệp mật thiết với Chúa trong Thánh Tâm rất nồng cháy và ngọt ngào của Chúa, đối thoai với Chúa, xin các ánh sáng nội tâm và bầu cử cho cộng đoàn và các chi em khác. Trọng tâm là các mầu nhiệm của Chúa Kitô, mà Mẹ Maria liên tục hướng chị hướng tới trên con đường nên thánh. Mẹ nói với chị: ”Nếu con ước muốn sự thánh thiện đích thật, hãy ở gần Con Mẹ; Người là chính sự thánh thiện thánh hóa mọi sự” (Ibid., I,40).
Các thi kiến, các giáo huấn và các biến cố cuộc đời chị được miêu tả với các kiểu nói của ngôn ngữ phụng vụ và kinh thánh. Kinh Thánh là lương thực hằng ngày của chị, và chị đặc biệt ưa thích Phúc Âm. Kiểu đọc Phúc Âm của chị sốt sắng khiến cho mọi người thêm lòng đạo đức. Khi hát kinh cũng thế, chị hoàn toàn bị thu hút bởi Thiên Chúa...
Và Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người như sau: Các bạn thân mến, lời cầu cá nhân và phụng vụ, đặc biệt là phụng vụ các Giờ Kinh và Thánh Lễ là gốc rễ kinh nghiệm thiêng liêng của thánh Matilde thành Hackeborn. Chúng ta hãy để cho mình được hướng đẫn bởi Kinh Thánh và đưỡng nuôi bàng Bánh Thánh Thể. Thánh nữ đã đi trên con đường của sự kết hiệp thân tình với Chúa, luôn hoàn toàn trung thành với Giáo Hội. Đối với chúng ta, đó cũng là một lời mời gọi mạnh mẽ củng cố tình bạn của chúng ta với Chúa, nhất là qua lời cầu nguyện thường ngày và việc chăm chú trung thành và tích cực tham dự Thánh Lễ. Phụng vụ là một trường dậy tu đức rất lớn.
Nữ tu Gertrude môn sinh của chị Matilde đã kể lại các ngày cuối đời của thánh nữ Matilde, rất cam go, nhưng được soi sáng bởi sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu và Trinh Nữ Maria, cùng tất cả các Thánh. Khi Chúa muốn đưa chị về với Ngài, thánh nữ xin Chúa cho chị còn được sống trong đau khổ để cứu rỗi các linh hồn. Và Chúa Giêsu bằng lòng về dấu chỉ cuối cùng đó của tình yêu. Khi ấy chị 58 tuổi, và chị đã sống 8 năm cuối đời trong bệnh tật đau đớn. Công việc và sự thánh thiện của chị được phổ biến rộng rãi. Thánh nữ Matilde phó thác chúng ta cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và cho Trinh Nữ Maria. Chị mời gọi chúng ta chúc tụng Chúa Con với Con tim của Mẹ và chúc tụng Mẹ với Con tim của Chúa Con.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào phái đoàn 50 tín hữu Haiti. Đức Thánh Cha cho biết ngài vẫn nhớ tới dất nước và nhân dân Haiti trong lời cầu nguyện hằng ngày và nài xin Chúa làm dịu bớt cảnh khổ đau bần cùng của họ.
Chào các bạn trẻ, người đau yêu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nhắc tới lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Raffael và Raphael. Các vị thúc đẩy chúng ta nghĩ tới sự quan phòng của Thiên Chúa lo lắng chăm sóc cho từng người. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ để cho các Thiên Thần hướng dẫn hầu cuộc sống được lời Chúa soi sáng. Đức Thánh Cha xin các Thiên Thần Bản Mệnh giúp đỡ người đau yếu kết hiệp các khổ đau của họ với các khổ đau của Chúa Kitô để canh tân tinh thần cho xã hội loài người. Ngài xin các Thiên Thần Bản Mệnh trợ giúp các cặp vợ chồng mới cưới lớn lên trong chứng tá của tình yêu thương đích thực.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Cảm ơn Cha: vị Linh Mục Giáo Sĩ Vô Danh - vì con đã không nhớ được tên ngài.
Dominic David Trần.
15:29 29/09/2010
Cảm ơn Cha: vị Linh Mục Giáo Sĩ Vô Danh - vì con đã không nhớ được tên ngài.
Có biết bao nhiêu quốc gia đã xây dựng Ngôi Mộ Và Đài Tưởng Niệm Người Chiến Sĩ Vô Danh cho đất nước và nhân dân của họ.Như khi Năm Thánh Các Linh Mục 2010 đã được kính mừng trọng thể xong; bài này được chân thành viết nên như một Đài Tưởng Niệm trong lòng con và cũng là một Đài Tưởng Nhớ Việc Phục Vụ Của Tất Cả Các Linh Mục Tu Sĩ Giáo Sĩ Vô Danh mà con chưa từng gặp và được biết tên.
Các vị này là các Linh Mục, Giáo Sĩ, Tu Sĩ đã có những lời khuyên giảng, những suy tư đem lại thách thức và những nụ cười thực sự đã làm biến đổi cách thế mà chúng con nhận biết và kính yêu Thiên Chúa một cách tiến bộ hơn. Trong số các vị ấy có một Linh Mục Tu Sĩ của Dòng Anh Em Hèn Mọn; một Cha Dòng Phanxicô như chúng con thường quen miệng xưng hô như vậy. Ngài đã giảng phòng Tĩnh tâm và củng cố Đức Tin cho chúng con là những bà mẹ đông con, những phụ nữ qúa bận bịu với công việc - cách đây mấy năm. Con đã cố gắng thu xếp để tham dự trọn vẹn cuộc tĩnh tâm này. Điều mà lẽ ra con đã phải làm từ lâu rồi. Thế nhưng con đã loay hoay và khất lần trong cuộc đời chộn rộn suốt ngày với tư cách của một bà mẹ có.. . 05 con nhỏ và là vợ của một ông chồng hiện là một.. . chính trị gia lúc nào cũng bận bịu ồn ào với biết bao nhiêu thứ công việc.
Con đã sẵn sàng và rất muốn tham dự các buổi tĩnh tâm, linh thao, canh tân lòng đạo đức thiêng liêng cá nhân và con cũng chẳng cần để ý xem vị Linh Mục Giáo Sĩ giảng phòng cho chúng con là ai. Con chỉ biết một điều là con cần 1 hay 2 đêm được sống trong thinh lặng và cô đơn một mình như thời còn con gái độc thân. Và thời gian này sẽ cho con suy tư kiểm điểm lại đời sống thiêng liêng đạo đức mà cá nhân con thường vô ý, lãng quên chỉ vì qúa mệt nhoài trong bổn phận làm mẹ và làm vợ.
Một khi được ở trong Dòng Kín; sau khi nhận phòng cá nhân - chúng con được hướng dẫn đến nhà ăn của Đan Viện để dùng bữa ăn tối nhẹ. Chúng con được thông báo rằng: " Đây cũng là một cuộc Tĩnh Tâm trong thinh lặng ! " bởi vậy, không được trò chuyện trong suốt bữa ăn. Thật là một sự thay đổi hoàn toàn so với bữa cơm tối ngày thứ Sáu hàng tuần ở nhà con; vốn phải gọi đó là một ngày hội hay những gì tương tự mang đủ tính chất ồn ào náo nhiệt mới đúng.
Sau bữa ăn tối nhẹ và trong thinh lặng tuyệt đối, chúng con đã bước vào cõi ấm cúng nhất đó là Nguyện Đường của Đan Viện. Chúng con chờ đợi nhiều ở buổi nguyện kinh khai mạc và chiêm niệm. Ngay sau khi ngồi xuống ghế, bỗng nhiên lòng con tràn ngập một cảm xúc khác. Con không còn cảm thấy những sức ép, những tạp niệm, những trăn trở dằn vặt của đời thường đè nén nữa. Chỉ còn lại trong con một sự yên tĩnh lạ thường, sự thinh lặng đến độ con chỉ nghe thấy tiếng nói thinh lặng trong con và con đã không nghe rõ hết những điều mà vị Linh Mục giảng phòng đang nói. Nhưng sau đó, bất thình lình con giật nẩy người lên như thể là chính Chúa đang đánh động cho con biết là con phải cầm lòng tỉnh trí để đón nhận những gì sắp xảy đến.
Con đã ngước nhìn về phía vị Linh Mục giảng phòng: đó là một Tu Sĩ đang đứng trên bục giảng, trong bộ tu phục một mầu nâu sồng giản dị và chân đi đôi xăng đan cũ mèn; ngài đang nói bằng một giọng rất nhỏ nhẹ nhưng có chủ ý là để cho phái nữ chúng con chú tâm lắng nghe; " Các chị em, qúy bà qúy cô đã thấy; đó là lý do tại sao mà chúng ta từ bao giờ vẫn cứ tưởng tượng ra được là mỗi khi chúng ta làm điều gì sai trái thì Thiên Chúa sẽ tự Ngài từ bỏ chúng ta, chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ xa rời khỏi chúng ta nếu chúng ta làm cho Thiên Chúa bị đau đớn, nếu chúng ta gây thương tích cho Thiên Chúa. Chúng ta đã cho rằng Thiên Chúa đã không hài lòng về chúng ta, chúng ta tưởng tượng là có một Đấng Thượng Đế Chí Tôn đã và đang giận dỗi chúng ta vì những tội lỗi đang làm hay những mà sai lầm mà chúng ta đang vướng mắc phải.
Điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa hay Đức Thượng Đế Chí Tôn đã bước ra khỏi cuộc đời hay xa lánh qúy bà qúy cô đâu. Chính là các vị đã tránh xa Thiên Chúa, lià bỏ Thiên Chúa để đi đến chỗ khác. Các bà các cô đã tạo nên một khoảng cách tách rời hai nhân vị của các bà các cô ( thực tế và tưởng tượng) với Thiên Chúa. Thật ra Thiên Chúa luôn là Đấng Hằng Hữu, Đấng Tự Hữu; Thiên Chúa không hề biến đổi hay đi đâu xa cả. Thiên Chúa vẫn ngự trị và hiển trị tại ngai tòa của Ngài hằng có đời đời. Thiên Chúa vẫn đang hiền từ, nhân hậu đứng nguyên tại một chỗ và mong đợi các bà các cô đến cầu xin Thiên Chúa tha thứ. Thiên Chúa mong các bà các cô tiến lại về phía trước để đối mặt; để hiệp nhất và hiệp thông lại với Thiên Chúa."
Khi nghe đến đây, con cảm thấy một sự xúc động tòan thân và lay chuyển toàn bộ lòng trí con. Con chợt nhận biết ra là từ bấy lâu nay toàn bộ cuộc đời con đã được đặt trên một ý tưởng sai lầm là mỗi khi con phạm tội lỗi hay đã làm một điều gì sai trái thì Thiên Chúa tự chính Ngài sẽ rời bỏ con. Nhưng giờ đây con biết là điều đó đã không bao giờ xảy ra. Thiên Chúa không bao giờ rời xa con, Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con và các chúng sinh phàm nhân khác. Chỉ có chính con nguời phàm nhân thế tục chúng con mới rời xa Thiên Chúa, chỉ có cá nhân con đã ruồng rẫy Thiên Chúa. Con chính là người đã gây nên khoảng cách giữa Thiên Chúa và cá nhân con. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng luôn luôn hiện hữu và hằng hữu bên con - giống y như người Cha nhân hậu luôn luôn mở rộng vòng tay và chờ đón người con đi hoang trở về cùng với người Cha đại lượng nhân từ.
Những lời thuyết giảng này của vị tu sĩ Dòng Phanxicô tức Dòng Anh Em Hèn Mọn mà từ lâu rồi con chợt quên mất tên ngài. Tên của ngài đã thoát khỏi cái trí nhớ đầy bận rộn của con khiến con chỉ nhớ về ngài như là Một Vị Giáo Sĩ Vô Danh. Vị Tu Sĩ đã gây nên một sự thay đổi sâu sắc trong cách nhìn của con trong tương quan với Thiên Chúa. Con biết con sẽ không bao giờ có thể cảm ơn Thiên Chúa cho đủ vì Thiên Chúa đã chấp nhận và ban cho vị Linh Mục Tu Sĩ Vô Danh này trở nên một khí cụ hữu ích của Thiên Chúa để biến đổi lòng trí chúng con, giúp chúng con được sống tốt đẹp và thánh thiện hơn.
Con đã quay về nhà với một sự hiểu biết chín chắn và sâu lắng hơn về tình yêu vô biên và không điều kiện của Thiên Chúa. Con đã xác quyết là con quyết định noi gương Thiên Chúa để yêu thương chồng và các con của con là yêu thương cho đến vô điều kiện và yêu bằng tình yêu vô biên như Thiên Chúa đã yêu thương con.
Thưa vị Giáo Sĩ Vô Danh kính mến, thưa vị Linh Mục giảng phòng mà con đã không nhớ được tên của ngài; không biết giờ này - dù cho ngài đang ở bất cứ nơi đâu; xin cảm ơn ngài vì những lời thánh thiện đã biến đổi cuộc đời con và bao nhiêu người khác nữa được trở nên thánh thiện, tốt đẹp và hữu ích hơn cho Giáo Hội, xã hội, đất nước, gia đình và hết thảy mọi người chung quanh.
Gặp gỡ Đức KiTô, biến đổi cuộc đời mình;
Gặp gỡ Đức KiTô, nảy sinh tình đệ huynh !
Courtesy of Lorraine Williams, Catholic Register June 2010)
Các vị này là các Linh Mục, Giáo Sĩ, Tu Sĩ đã có những lời khuyên giảng, những suy tư đem lại thách thức và những nụ cười thực sự đã làm biến đổi cách thế mà chúng con nhận biết và kính yêu Thiên Chúa một cách tiến bộ hơn. Trong số các vị ấy có một Linh Mục Tu Sĩ của Dòng Anh Em Hèn Mọn; một Cha Dòng Phanxicô như chúng con thường quen miệng xưng hô như vậy. Ngài đã giảng phòng Tĩnh tâm và củng cố Đức Tin cho chúng con là những bà mẹ đông con, những phụ nữ qúa bận bịu với công việc - cách đây mấy năm. Con đã cố gắng thu xếp để tham dự trọn vẹn cuộc tĩnh tâm này. Điều mà lẽ ra con đã phải làm từ lâu rồi. Thế nhưng con đã loay hoay và khất lần trong cuộc đời chộn rộn suốt ngày với tư cách của một bà mẹ có.. . 05 con nhỏ và là vợ của một ông chồng hiện là một.. . chính trị gia lúc nào cũng bận bịu ồn ào với biết bao nhiêu thứ công việc.
Con đã sẵn sàng và rất muốn tham dự các buổi tĩnh tâm, linh thao, canh tân lòng đạo đức thiêng liêng cá nhân và con cũng chẳng cần để ý xem vị Linh Mục Giáo Sĩ giảng phòng cho chúng con là ai. Con chỉ biết một điều là con cần 1 hay 2 đêm được sống trong thinh lặng và cô đơn một mình như thời còn con gái độc thân. Và thời gian này sẽ cho con suy tư kiểm điểm lại đời sống thiêng liêng đạo đức mà cá nhân con thường vô ý, lãng quên chỉ vì qúa mệt nhoài trong bổn phận làm mẹ và làm vợ.
Một khi được ở trong Dòng Kín; sau khi nhận phòng cá nhân - chúng con được hướng dẫn đến nhà ăn của Đan Viện để dùng bữa ăn tối nhẹ. Chúng con được thông báo rằng: " Đây cũng là một cuộc Tĩnh Tâm trong thinh lặng ! " bởi vậy, không được trò chuyện trong suốt bữa ăn. Thật là một sự thay đổi hoàn toàn so với bữa cơm tối ngày thứ Sáu hàng tuần ở nhà con; vốn phải gọi đó là một ngày hội hay những gì tương tự mang đủ tính chất ồn ào náo nhiệt mới đúng.
Sau bữa ăn tối nhẹ và trong thinh lặng tuyệt đối, chúng con đã bước vào cõi ấm cúng nhất đó là Nguyện Đường của Đan Viện. Chúng con chờ đợi nhiều ở buổi nguyện kinh khai mạc và chiêm niệm. Ngay sau khi ngồi xuống ghế, bỗng nhiên lòng con tràn ngập một cảm xúc khác. Con không còn cảm thấy những sức ép, những tạp niệm, những trăn trở dằn vặt của đời thường đè nén nữa. Chỉ còn lại trong con một sự yên tĩnh lạ thường, sự thinh lặng đến độ con chỉ nghe thấy tiếng nói thinh lặng trong con và con đã không nghe rõ hết những điều mà vị Linh Mục giảng phòng đang nói. Nhưng sau đó, bất thình lình con giật nẩy người lên như thể là chính Chúa đang đánh động cho con biết là con phải cầm lòng tỉnh trí để đón nhận những gì sắp xảy đến.
Con đã ngước nhìn về phía vị Linh Mục giảng phòng: đó là một Tu Sĩ đang đứng trên bục giảng, trong bộ tu phục một mầu nâu sồng giản dị và chân đi đôi xăng đan cũ mèn; ngài đang nói bằng một giọng rất nhỏ nhẹ nhưng có chủ ý là để cho phái nữ chúng con chú tâm lắng nghe; " Các chị em, qúy bà qúy cô đã thấy; đó là lý do tại sao mà chúng ta từ bao giờ vẫn cứ tưởng tượng ra được là mỗi khi chúng ta làm điều gì sai trái thì Thiên Chúa sẽ tự Ngài từ bỏ chúng ta, chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ xa rời khỏi chúng ta nếu chúng ta làm cho Thiên Chúa bị đau đớn, nếu chúng ta gây thương tích cho Thiên Chúa. Chúng ta đã cho rằng Thiên Chúa đã không hài lòng về chúng ta, chúng ta tưởng tượng là có một Đấng Thượng Đế Chí Tôn đã và đang giận dỗi chúng ta vì những tội lỗi đang làm hay những mà sai lầm mà chúng ta đang vướng mắc phải.
Điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa hay Đức Thượng Đế Chí Tôn đã bước ra khỏi cuộc đời hay xa lánh qúy bà qúy cô đâu. Chính là các vị đã tránh xa Thiên Chúa, lià bỏ Thiên Chúa để đi đến chỗ khác. Các bà các cô đã tạo nên một khoảng cách tách rời hai nhân vị của các bà các cô ( thực tế và tưởng tượng) với Thiên Chúa. Thật ra Thiên Chúa luôn là Đấng Hằng Hữu, Đấng Tự Hữu; Thiên Chúa không hề biến đổi hay đi đâu xa cả. Thiên Chúa vẫn ngự trị và hiển trị tại ngai tòa của Ngài hằng có đời đời. Thiên Chúa vẫn đang hiền từ, nhân hậu đứng nguyên tại một chỗ và mong đợi các bà các cô đến cầu xin Thiên Chúa tha thứ. Thiên Chúa mong các bà các cô tiến lại về phía trước để đối mặt; để hiệp nhất và hiệp thông lại với Thiên Chúa."
Khi nghe đến đây, con cảm thấy một sự xúc động tòan thân và lay chuyển toàn bộ lòng trí con. Con chợt nhận biết ra là từ bấy lâu nay toàn bộ cuộc đời con đã được đặt trên một ý tưởng sai lầm là mỗi khi con phạm tội lỗi hay đã làm một điều gì sai trái thì Thiên Chúa tự chính Ngài sẽ rời bỏ con. Nhưng giờ đây con biết là điều đó đã không bao giờ xảy ra. Thiên Chúa không bao giờ rời xa con, Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ con và các chúng sinh phàm nhân khác. Chỉ có chính con nguời phàm nhân thế tục chúng con mới rời xa Thiên Chúa, chỉ có cá nhân con đã ruồng rẫy Thiên Chúa. Con chính là người đã gây nên khoảng cách giữa Thiên Chúa và cá nhân con. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng luôn luôn hiện hữu và hằng hữu bên con - giống y như người Cha nhân hậu luôn luôn mở rộng vòng tay và chờ đón người con đi hoang trở về cùng với người Cha đại lượng nhân từ.
Những lời thuyết giảng này của vị tu sĩ Dòng Phanxicô tức Dòng Anh Em Hèn Mọn mà từ lâu rồi con chợt quên mất tên ngài. Tên của ngài đã thoát khỏi cái trí nhớ đầy bận rộn của con khiến con chỉ nhớ về ngài như là Một Vị Giáo Sĩ Vô Danh. Vị Tu Sĩ đã gây nên một sự thay đổi sâu sắc trong cách nhìn của con trong tương quan với Thiên Chúa. Con biết con sẽ không bao giờ có thể cảm ơn Thiên Chúa cho đủ vì Thiên Chúa đã chấp nhận và ban cho vị Linh Mục Tu Sĩ Vô Danh này trở nên một khí cụ hữu ích của Thiên Chúa để biến đổi lòng trí chúng con, giúp chúng con được sống tốt đẹp và thánh thiện hơn.
Con đã quay về nhà với một sự hiểu biết chín chắn và sâu lắng hơn về tình yêu vô biên và không điều kiện của Thiên Chúa. Con đã xác quyết là con quyết định noi gương Thiên Chúa để yêu thương chồng và các con của con là yêu thương cho đến vô điều kiện và yêu bằng tình yêu vô biên như Thiên Chúa đã yêu thương con.
Thưa vị Giáo Sĩ Vô Danh kính mến, thưa vị Linh Mục giảng phòng mà con đã không nhớ được tên của ngài; không biết giờ này - dù cho ngài đang ở bất cứ nơi đâu; xin cảm ơn ngài vì những lời thánh thiện đã biến đổi cuộc đời con và bao nhiêu người khác nữa được trở nên thánh thiện, tốt đẹp và hữu ích hơn cho Giáo Hội, xã hội, đất nước, gia đình và hết thảy mọi người chung quanh.
Gặp gỡ Đức KiTô, biến đổi cuộc đời mình;
Gặp gỡ Đức KiTô, nảy sinh tình đệ huynh !
Courtesy of Lorraine Williams, Catholic Register June 2010)
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ luôn luôn tỏa hương thơm.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng dịch
15:39 29/09/2010
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ luôn luôn tỏa hương thơm
ROME, (Zenit.org) - Gần một năm nữa sẽ đến Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid, đức cha César Franco, một trong ba giám mục phụ tá giáo phận Thủ Đô của Tây Ban Nha, nhưng cũng là nhà điều phối chung cho kỳ đại hội này, nói về những đặc tính của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 21 tháng Tám năm 2011 với chủ đề: « Hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn » (Col 2,7) được trích từ thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tính hữu Côrintô.
Thưa Đức Cha, tại sao mỗi bạn trẻ cần tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ ?
Có nhiều lý do để tham dự ngày này. Tôi nói với một bạn trẻ rằng với sự hiện diện của bản thân bạn làm cho Giáo Hội tươi trẻ hơn nhiều và cá nhân bạn gắn bó nhiều hơn với Giáo Hội. Tôi cổ động người trẻ sống tràn trề sự kiện mang đậm tính Công Giáo và hoàn vũ.
Nếu là người hữu thần, tôi mời gọi họ chia sẻ đức tin cũng như đời sống của mình với những người khác; nếu ai bán tín bán nghi, tôi mời họ sao đạt tới sự củng cố từ kinh nghiệm này; đối với bạn nào thiếu đức tin, tôi dám chắc rằng Đức Kitô đến ngay bên nhìn bạn ấy và ban thêm đức tin cho. Và trường hợp người nào không tin, thì xin cho họ được mở lòng ra với Đức Kitô, Đấng không ngừng tìm kiếm chúng ta.
Tại sao lại có cuộc quy tụ các bạn trẻ ?
Những người trẻ rất quan trọng đối với Giáo Hội. Họ là thế hệ tương lai đối với tất cả các lãnh vực của cuộc sống. Họ cũng là tương lai của Giáo Hội. Giáo Hội tin vào những khả năng của người trẻ, vào khả năng dâng hiến và yêu mến Đức Kitô khi họ thấy Ngài. Vả lại, những ngày này là cơ hội để gặp gỡ những bạn trẻ khác trên thế giới, cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ đức tin của mình và cử hành đức tin trong niềm vui. Những dịp Đại Hội này thể hiện sự trẻ trung của Giáo Hội, một ngày lễ hội của đức tin xung quanh Đức Kitô phục sinh.
Theo Đức Cha Ngày Quốc Tế Giới Trẻ có tầm ảnh hưởng nào đối với Giáo Hội tại Tây Ban Nha?
Tôi không phải là một nhà tiên tri và không thể nói trước tầm ảnh hưởng có được đối với Giáo Hội Tây Ban Nha, tuy nhiên tôi nghĩ rằng Giáo Hội của chúng ta sẽ phát sinh sự củng cố và năng động bởi chứng từ của những bạn trẻ, mặc dù có những khó khăn bao quanh, họ đang bước theo Đức Kitô, cũng như có được đức tin nơi Người và ra sức trung thành với Người. Giáo Hội tại những nơi mà các kỳ Đại Hội Giới Trẻ được diễn ra trước đây đã thấy lại được niềm tin vào Ngày này, và nhiều ơn gọi mới linh mục cũng như đời sống thánh hiến được nảy sinh. Người trẻ không còn muốn biết gì về Đức Kitô và Giáo Hội của Người theo cách huyền thoại. Và điều đó đã tan biến.
Mỗi quốc gia tham dự Đại Hội Giới Trẻ mang đến điều gì ? Tây Ban Nha cũng sẽ mang đến điều gì ?
Mỗi quốc gia mang đến sự phong phú riêng, lịch sử cũng như truyền thống của mình. Không còn nghi ngờ gì nữa, Đức Tin là « Một », nhưng mỗi dân tộc mang đến những sắc thái riêng, phương cách sống riêng.
Tại Tây Ban Nha, chẳng hạn, Tuần Thánh không chỉ sinh động duy nhất trong phụng vụ tại các nhà thờ chính tòa, các giáo xứ hay trong các nhà thờ, mà ngay cả nơi đường phố với các cuộc rước. Chúng tôi có một di sản nghệ thuật quý giá, mà chúng tôi muốn thể hiện nơi chặng đàng thánh giá lớn của ngày Thứ Sáu mà Đức Thánh Cha sẽ chủ sự.
Tây Ban Nha cũng là một quốc gia giầu truyền thống đối với Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria. Vào buổi canh thức của các bạn trẻ, Mình Thánh sẽ được đặt trong mặt nhật Arfe mà giáo phận Tolède thịnh tình đáp ứng cho chúng tôi.
Những ví dụ này muốn chỉ ra rằng Tây Ban Nha sẽ mang đến cách thức của riêng mình, cách thức của một quốc gia giầu và phong phú về truyền thống Kitô giáo ngay từ cội nguồn của Kitô giáo. Chỉ nhìn các thánh quan thầy của Ngày Quốc Tế Giới trẻ cũng đủ để tính đến điều mà Tây Ban Nha đã làm và có thể mang lại.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một nỗ lực to lớn về mặt kinh tế cũng như nguồn nhân lực. Liệu tốt hơn có nên sử dụng nghị lực này đối với những nhiệm vụ khác như xây dựng nhà thờ, hay ủng hộ công việc ơn gọi hay rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội ?
Trong Giáo Hội cần phải làm tất cả. Tại Madrid, những năm vừa qua, thực tế mà nói, chúng tôi đã không ngừng xây dựng các nhà thờ, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này mỗi khi cần thiết.
Chúng tôi cũng thực hiện mục vụ ơn gọi, sứ mệnh truyền giáo trong và ngoài giáo phận. Chúng tôi duy trì công việc về các phương tiện truyền thông xã hội. Cái mà chúng tôi làm được với ban Caritas của giáo phận thì thật là to lớn. Điều này cũng sinh ích lợi cho các giáo phận khác nữa.
Những cuộc gặp gỡ này là cần thiết cho sứ mạng truyền giáo ngay cả với Giáo Hội, chính vì thế chúng được tổ chức với sự trợ giúp của tất cả mọi người. Dân tộc chúng tôi ý thức điều này và giúp đỡ với sự rộng lượng to lớn. Tất cả cái mà Giáo Hội thi hành để phát triển sứ mạng của mình đều là quan trọng.
Ngoài tầm ảnh hưởng tâm linh ra đối với những ai hiện diện, đức cha có nghĩ rằng Ngày Quốc Tế Giới Trẻ cũng có ảnh hưởng đến xã hội nói chung ?
Tôi đã nói rằng nơi nào tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đều đọng lại « hương thơm của Đức Kitô ». Nhiều người có kinh nghiệm là được đánh động bởi sự hoan hỉ của các bạn trẻ, ngay cả những người không có niềm tin cũng thế.
Những mối lo ngại ban đầu, khi người ta thông báo về một tập hợp đông đảo các bạn trẻ, tan biến nhanh chóng và thay vào đó là một sự thiện cảm lan rộng. Một cách tự nhiên, đó là những bạn trẻ với tất cả những ưu khuyết của mình, nhưng họ tham dự ngày này với mục đích tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống: Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, sự sống đời đời. Và điều này đánh thường xuyên đánh động những ai nghĩ rằng sự sống ấy là sự sống cuối cùng.
Hành hương thường nhìn xa hơn chứ không dừng lại ở mục đích thực tại. Nó hướng đến sự vĩnh hằng là nhà Cha. Tầm ảnh hưởng này là điều mà tôi mong ước rằng những bạn trẻ để lại cho Madrid tầm ảnh hưởng của sự trẻ trung tiến về Thiên Chúa và còn đọng lại trên chặng đường của mình hương thơm của Đức Kitô.
ROME, (Zenit.org) - Gần một năm nữa sẽ đến Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid, đức cha César Franco, một trong ba giám mục phụ tá giáo phận Thủ Đô của Tây Ban Nha, nhưng cũng là nhà điều phối chung cho kỳ đại hội này, nói về những đặc tính của Ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 21 tháng Tám năm 2011 với chủ đề: « Hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn » (Col 2,7) được trích từ thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tính hữu Côrintô.
Thưa Đức Cha, tại sao mỗi bạn trẻ cần tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ ?
Có nhiều lý do để tham dự ngày này. Tôi nói với một bạn trẻ rằng với sự hiện diện của bản thân bạn làm cho Giáo Hội tươi trẻ hơn nhiều và cá nhân bạn gắn bó nhiều hơn với Giáo Hội. Tôi cổ động người trẻ sống tràn trề sự kiện mang đậm tính Công Giáo và hoàn vũ.
Nếu là người hữu thần, tôi mời gọi họ chia sẻ đức tin cũng như đời sống của mình với những người khác; nếu ai bán tín bán nghi, tôi mời họ sao đạt tới sự củng cố từ kinh nghiệm này; đối với bạn nào thiếu đức tin, tôi dám chắc rằng Đức Kitô đến ngay bên nhìn bạn ấy và ban thêm đức tin cho. Và trường hợp người nào không tin, thì xin cho họ được mở lòng ra với Đức Kitô, Đấng không ngừng tìm kiếm chúng ta.
Tại sao lại có cuộc quy tụ các bạn trẻ ?
Những người trẻ rất quan trọng đối với Giáo Hội. Họ là thế hệ tương lai đối với tất cả các lãnh vực của cuộc sống. Họ cũng là tương lai của Giáo Hội. Giáo Hội tin vào những khả năng của người trẻ, vào khả năng dâng hiến và yêu mến Đức Kitô khi họ thấy Ngài. Vả lại, những ngày này là cơ hội để gặp gỡ những bạn trẻ khác trên thế giới, cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ đức tin của mình và cử hành đức tin trong niềm vui. Những dịp Đại Hội này thể hiện sự trẻ trung của Giáo Hội, một ngày lễ hội của đức tin xung quanh Đức Kitô phục sinh.
Theo Đức Cha Ngày Quốc Tế Giới Trẻ có tầm ảnh hưởng nào đối với Giáo Hội tại Tây Ban Nha?
Tôi không phải là một nhà tiên tri và không thể nói trước tầm ảnh hưởng có được đối với Giáo Hội Tây Ban Nha, tuy nhiên tôi nghĩ rằng Giáo Hội của chúng ta sẽ phát sinh sự củng cố và năng động bởi chứng từ của những bạn trẻ, mặc dù có những khó khăn bao quanh, họ đang bước theo Đức Kitô, cũng như có được đức tin nơi Người và ra sức trung thành với Người. Giáo Hội tại những nơi mà các kỳ Đại Hội Giới Trẻ được diễn ra trước đây đã thấy lại được niềm tin vào Ngày này, và nhiều ơn gọi mới linh mục cũng như đời sống thánh hiến được nảy sinh. Người trẻ không còn muốn biết gì về Đức Kitô và Giáo Hội của Người theo cách huyền thoại. Và điều đó đã tan biến.
Mỗi quốc gia tham dự Đại Hội Giới Trẻ mang đến điều gì ? Tây Ban Nha cũng sẽ mang đến điều gì ?
Mỗi quốc gia mang đến sự phong phú riêng, lịch sử cũng như truyền thống của mình. Không còn nghi ngờ gì nữa, Đức Tin là « Một », nhưng mỗi dân tộc mang đến những sắc thái riêng, phương cách sống riêng.
Tại Tây Ban Nha, chẳng hạn, Tuần Thánh không chỉ sinh động duy nhất trong phụng vụ tại các nhà thờ chính tòa, các giáo xứ hay trong các nhà thờ, mà ngay cả nơi đường phố với các cuộc rước. Chúng tôi có một di sản nghệ thuật quý giá, mà chúng tôi muốn thể hiện nơi chặng đàng thánh giá lớn của ngày Thứ Sáu mà Đức Thánh Cha sẽ chủ sự.
Tây Ban Nha cũng là một quốc gia giầu truyền thống đối với Thánh Thể và Đức Trinh Nữ Maria. Vào buổi canh thức của các bạn trẻ, Mình Thánh sẽ được đặt trong mặt nhật Arfe mà giáo phận Tolède thịnh tình đáp ứng cho chúng tôi.
Những ví dụ này muốn chỉ ra rằng Tây Ban Nha sẽ mang đến cách thức của riêng mình, cách thức của một quốc gia giầu và phong phú về truyền thống Kitô giáo ngay từ cội nguồn của Kitô giáo. Chỉ nhìn các thánh quan thầy của Ngày Quốc Tế Giới trẻ cũng đủ để tính đến điều mà Tây Ban Nha đã làm và có thể mang lại.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ là một nỗ lực to lớn về mặt kinh tế cũng như nguồn nhân lực. Liệu tốt hơn có nên sử dụng nghị lực này đối với những nhiệm vụ khác như xây dựng nhà thờ, hay ủng hộ công việc ơn gọi hay rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội ?
Trong Giáo Hội cần phải làm tất cả. Tại Madrid, những năm vừa qua, thực tế mà nói, chúng tôi đã không ngừng xây dựng các nhà thờ, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này mỗi khi cần thiết.
Chúng tôi cũng thực hiện mục vụ ơn gọi, sứ mệnh truyền giáo trong và ngoài giáo phận. Chúng tôi duy trì công việc về các phương tiện truyền thông xã hội. Cái mà chúng tôi làm được với ban Caritas của giáo phận thì thật là to lớn. Điều này cũng sinh ích lợi cho các giáo phận khác nữa.
Những cuộc gặp gỡ này là cần thiết cho sứ mạng truyền giáo ngay cả với Giáo Hội, chính vì thế chúng được tổ chức với sự trợ giúp của tất cả mọi người. Dân tộc chúng tôi ý thức điều này và giúp đỡ với sự rộng lượng to lớn. Tất cả cái mà Giáo Hội thi hành để phát triển sứ mạng của mình đều là quan trọng.
Ngoài tầm ảnh hưởng tâm linh ra đối với những ai hiện diện, đức cha có nghĩ rằng Ngày Quốc Tế Giới Trẻ cũng có ảnh hưởng đến xã hội nói chung ?
Tôi đã nói rằng nơi nào tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đều đọng lại « hương thơm của Đức Kitô ». Nhiều người có kinh nghiệm là được đánh động bởi sự hoan hỉ của các bạn trẻ, ngay cả những người không có niềm tin cũng thế.
Những mối lo ngại ban đầu, khi người ta thông báo về một tập hợp đông đảo các bạn trẻ, tan biến nhanh chóng và thay vào đó là một sự thiện cảm lan rộng. Một cách tự nhiên, đó là những bạn trẻ với tất cả những ưu khuyết của mình, nhưng họ tham dự ngày này với mục đích tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống: Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, sự sống đời đời. Và điều này đánh thường xuyên đánh động những ai nghĩ rằng sự sống ấy là sự sống cuối cùng.
Hành hương thường nhìn xa hơn chứ không dừng lại ở mục đích thực tại. Nó hướng đến sự vĩnh hằng là nhà Cha. Tầm ảnh hưởng này là điều mà tôi mong ước rằng những bạn trẻ để lại cho Madrid tầm ảnh hưởng của sự trẻ trung tiến về Thiên Chúa và còn đọng lại trên chặng đường của mình hương thơm của Đức Kitô.
Top Stories
Chine: Vers une réforme de la politique de l’enfant unique ?
Eglises d'Asie
09:07 29/09/2010
CHINE: Vers une réforme de la politique de l’enfant unique ?
Eglises d'Asie, 29 septembre 2010 – Le 25 septembre dernier a marqué le trentième anniversaire de la mise en place de la politique de l’enfant unique. A l’origine présentée comme une mesure temporaire, ne devant pas excéder l’espace d’une génération, la réforme instaurée en 1980, qui a causé d’immenses souffrances et contribué à la chute de la fécondité dans le pays, se voit aujourd’hui timidement remise en cause.
Les raisons qui ont présidé à la mise en place de la réforme sont connues: Deng Xiaoping lançait le pays sur la voie des réformes économiques, les planificateurs mettaient en garde contre le risque de voir les efforts en termes d’accroissement de la richesse grignotés par une augmentation démographique excessive. Des experts étrangers furent consultés et préconisèrent la mise en place d’un système de retraite et de sécurité sociale pour inciter les couples à réduire leur fécondité. La haute direction chinoise trancha, estimant que la mise en place d’un tel système était trop coûteuse et sa réussite hasardeuse. En décrétant la politique de l’enfant unique, elle décida d’opter pour une politique volontariste et coercitive de maîtrise de la croissance de la population (1).
En trente ans, cette politique a eu des conséquences considérables (2). Selon des experts, 400 millions de naissances ont été « évitées », permettant ainsi à la richesse par habitant de la Chine populaire de croître considérablement. Parallèlement, les souffrances infligées aux couples ont été tout aussi considérables. Il a été dicté aux couples, non seulement le nombre de leurs enfants, mais aussi le moment où ils pouvaient engendrer: une grossesse survenant à un « mauvais » moment car hors quota devait être interrompue, la coercition étant employée en cas de refus d’avortement. Dans ce contexte, et en l’absence d’un système de retraite généralisé, les couples ont recouru à la sélection des sexes. 2005 a marqué la dernière année où des statistiques ont été publiées à ce propos et celles-ci indiquaient une moyenne de 119 garçons à la naissance pour 100 filles (là où le ratio naturel est de 105 garçons pour 100 filles). Aujourd’hui, ce sont plusieurs dizaines de millions de jeunes hommes qui ne trouvent pas à se marier, des millions de femmes manquant à l’appel. Enfin, les démographes annoncent un vieillissement accéléré de la population chinoise: les plus de 60 ans représentent 12,5 % de la population en 2009 et forment un groupe de 167 millions de personnes; en 2050, ils devraient être 438 millions, à la charge d’une population en âge de travailler qui ne croît pas au même rythme.
Pour le trentième anniversaire de la politique de l’enfant unique, le Vice-Premier ministre Li Keqiang a déclaré que le gouvernement allait prendre des mesures pour combler l’écart que l’on constate entre les sexes et faire face aux problèmes induits par le vieillissement de la population. Il n’a toutefois pas donné de détails sur les mesures gouvernementales envisagées.
Au plan académique, cela fait déjà plusieurs années que les chercheurs chinois attirent l’attention sur les coûts tant économiques que sociaux de la politique de l’enfant unique. Relayés par des parlementaires (3), ils appellent à une refonte de la politique démographique. Selon He Yafu, un expert qui est en lien étroit avec les démographes du gouvernement, la haute direction chinoise pourrait bientôt autoriser la mise en place d’un projet-pilote dans cinq provinces du pays. Plus qu’une remise en cause de la politique, il s’agirait d’un assouplissement de celle-ci.
Dans le nord-est, les provinces du Heilongjiang, de Jilin et du Liaoning et, dans l’est, celles du Jiangsu et du Zhejiang pourraient autoriser à avoir deux enfants les couples dont l’un des membres est lui-même un enfant unique. Jusqu’à présent, seuls les couples dont les deux membres étaient eux-mêmes des enfants uniques étaient autorisés à avoir deux enfants. « Le choix des cinq provinces est arrêté et, peu à peu, la mesure devrait être étendue au reste du pays », a précisé He Yafu à l’AFP (4).
(1) Aussi curieux que cela paraisse, la politique de l’enfant unique, durant vingt ans, a été assise non sur une législation nationale mais sur un ensemble de législations provinciales et locales. Ce n’est qu’en 2002 que le Comité permanent de l’Assemblée nationale populaire a voté une loi nationale sur le contrôle des naissances. Ce texte national visait à éliminer les variations et les abus, courants à l’échelon local, tels que les avortements tardifs ou forcés et les amendes arbitraires. Il introduisait deux innovations: l’interdiction d’utiliser l’échographie pour sélectionner les naissances et une réforme du financement du planning familial. Avant cette date de 2002, les administrations locales du planning familial étaient essentiellement financées par les amendes infligées aux couples contrevenants, amenant ainsi les fonctionnaires à faire preuve d’un « zèle » souvent excessif afin d’augmenter leurs revenus et ceux de leur administration. Depuis 2002, les gouvernements locaux doivent prévoir un budget et payer eux-mêmes les salaires des cadres chargés de faire appliquer la politique de l’enfant unique.
(2) On pourra lire à ce sujet le ‘Pour approfondir - Chine’ publié avec la présente dépêche.
(3) Voir EDA 468, 526
(4) Agence France Presse, 23 septembre 2010.
Eglises d'Asie, 29 septembre 2010 – Le 25 septembre dernier a marqué le trentième anniversaire de la mise en place de la politique de l’enfant unique. A l’origine présentée comme une mesure temporaire, ne devant pas excéder l’espace d’une génération, la réforme instaurée en 1980, qui a causé d’immenses souffrances et contribué à la chute de la fécondité dans le pays, se voit aujourd’hui timidement remise en cause.
Les raisons qui ont présidé à la mise en place de la réforme sont connues: Deng Xiaoping lançait le pays sur la voie des réformes économiques, les planificateurs mettaient en garde contre le risque de voir les efforts en termes d’accroissement de la richesse grignotés par une augmentation démographique excessive. Des experts étrangers furent consultés et préconisèrent la mise en place d’un système de retraite et de sécurité sociale pour inciter les couples à réduire leur fécondité. La haute direction chinoise trancha, estimant que la mise en place d’un tel système était trop coûteuse et sa réussite hasardeuse. En décrétant la politique de l’enfant unique, elle décida d’opter pour une politique volontariste et coercitive de maîtrise de la croissance de la population (1).
En trente ans, cette politique a eu des conséquences considérables (2). Selon des experts, 400 millions de naissances ont été « évitées », permettant ainsi à la richesse par habitant de la Chine populaire de croître considérablement. Parallèlement, les souffrances infligées aux couples ont été tout aussi considérables. Il a été dicté aux couples, non seulement le nombre de leurs enfants, mais aussi le moment où ils pouvaient engendrer: une grossesse survenant à un « mauvais » moment car hors quota devait être interrompue, la coercition étant employée en cas de refus d’avortement. Dans ce contexte, et en l’absence d’un système de retraite généralisé, les couples ont recouru à la sélection des sexes. 2005 a marqué la dernière année où des statistiques ont été publiées à ce propos et celles-ci indiquaient une moyenne de 119 garçons à la naissance pour 100 filles (là où le ratio naturel est de 105 garçons pour 100 filles). Aujourd’hui, ce sont plusieurs dizaines de millions de jeunes hommes qui ne trouvent pas à se marier, des millions de femmes manquant à l’appel. Enfin, les démographes annoncent un vieillissement accéléré de la population chinoise: les plus de 60 ans représentent 12,5 % de la population en 2009 et forment un groupe de 167 millions de personnes; en 2050, ils devraient être 438 millions, à la charge d’une population en âge de travailler qui ne croît pas au même rythme.
Pour le trentième anniversaire de la politique de l’enfant unique, le Vice-Premier ministre Li Keqiang a déclaré que le gouvernement allait prendre des mesures pour combler l’écart que l’on constate entre les sexes et faire face aux problèmes induits par le vieillissement de la population. Il n’a toutefois pas donné de détails sur les mesures gouvernementales envisagées.
Au plan académique, cela fait déjà plusieurs années que les chercheurs chinois attirent l’attention sur les coûts tant économiques que sociaux de la politique de l’enfant unique. Relayés par des parlementaires (3), ils appellent à une refonte de la politique démographique. Selon He Yafu, un expert qui est en lien étroit avec les démographes du gouvernement, la haute direction chinoise pourrait bientôt autoriser la mise en place d’un projet-pilote dans cinq provinces du pays. Plus qu’une remise en cause de la politique, il s’agirait d’un assouplissement de celle-ci.
Dans le nord-est, les provinces du Heilongjiang, de Jilin et du Liaoning et, dans l’est, celles du Jiangsu et du Zhejiang pourraient autoriser à avoir deux enfants les couples dont l’un des membres est lui-même un enfant unique. Jusqu’à présent, seuls les couples dont les deux membres étaient eux-mêmes des enfants uniques étaient autorisés à avoir deux enfants. « Le choix des cinq provinces est arrêté et, peu à peu, la mesure devrait être étendue au reste du pays », a précisé He Yafu à l’AFP (4).
(1) Aussi curieux que cela paraisse, la politique de l’enfant unique, durant vingt ans, a été assise non sur une législation nationale mais sur un ensemble de législations provinciales et locales. Ce n’est qu’en 2002 que le Comité permanent de l’Assemblée nationale populaire a voté une loi nationale sur le contrôle des naissances. Ce texte national visait à éliminer les variations et les abus, courants à l’échelon local, tels que les avortements tardifs ou forcés et les amendes arbitraires. Il introduisait deux innovations: l’interdiction d’utiliser l’échographie pour sélectionner les naissances et une réforme du financement du planning familial. Avant cette date de 2002, les administrations locales du planning familial étaient essentiellement financées par les amendes infligées aux couples contrevenants, amenant ainsi les fonctionnaires à faire preuve d’un « zèle » souvent excessif afin d’augmenter leurs revenus et ceux de leur administration. Depuis 2002, les gouvernements locaux doivent prévoir un budget et payer eux-mêmes les salaires des cadres chargés de faire appliquer la politique de l’enfant unique.
(2) On pourra lire à ce sujet le ‘Pour approfondir - Chine’ publié avec la présente dépêche.
(3) Voir EDA 468, 526
(4) Agence France Presse, 23 septembre 2010.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên tôn Hải Phòng tham gia chăm sóc người HIV/AIDS
Liên Nguyễn
07:59 29/09/2010
LIÊN TÔN HẢI PHÒNG THAM GIA CHĂM SÓC NGƯỜI HIV/AIDS
Hải Phòng, ngày 27 - 30 tháng 09 vừa qua đã diễn ra khóa tập huấn về “chăm sóc tâm lý xã hội cho trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”. Tham dự khóa tập huấn này gồm có 17 tình nguyện viên chăm sóc của Caritas Hải Phòng (Tòa Giám Mục Hải Phòng) và 15 tình nguyện viên chăm sóc của Chùa Vẽ.
Đây là lần thứ tư trong tháng 9 năm 2010 các tình nguyện viên chăm sóc của hai nhóm Công Giáo và Phật Giáo, tập huấn chung với nhau về kiến thức chăm sóc người có HIV/AIDS và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS – Kỹ năng truyền thông nhằm giảm thiểu kỳ thị với người có H tại cộng đồng.
Các khóa tập huấn này đều do mặt trận tổ quốc TP. Hải Phòng kết hợp với tổ chức NAV và USAID tổ chức.
Qua những khóa tập huấn này, các tình nguyện viên chăm sóc và truyền thông của hai tôn giáo đều tiếp thu được rất nhiều kiến thức, kỹ năng để chăm sóc và truyền thôngcho những người có HIV/AIDS và trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (OVC).
Thông qua hình thức học chung với nhau như vậy các tình nguyện viên chăm sóc của hai nhóm Phật Giáo và Công Giáo có cơ hội chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm đã làm trong thực tế của mình làm với người có H và trẻ OVC trong thời gian qua cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là kỹ năng tư vấn, kỹ năng giải quyết các vấn để của người có H và trẻ OVC, cả hai nhóm đều quan tâm đến vấn đề tâm linh.
Hình ảnh các Sr các Nicô và một số tình nguyện viên chăm sóc là người có H, cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ và cùng tham gia các trò chơi của lớp học một cách hăng say nhiệt tình, khẳng định một điều là: hai tôn giáo đang dấn thân vào công việc phòng chống HIV/AIDS, một cách rất cụ thể và thiết thực.
Hy vọng rằng: các tôn giáo tại các tỉnh thành khác cũng chung tay liên kết với nhau trong công tác phòng chống HIV/AIDS, để cùng cảm thông chia sẻ và giúp đỡ người có HIV,để họ vượt lên số phận và sống có ích cho xã hội.
Để làm được điều đó, không thể thiếu đi sự quan tâm giúp đỡ của UBMTTQ TP, là cầu nối giữa hai tôn giáo lại với nhau, để cùng giúp người HIV/AIDS, có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, đồng thời giúp cộng đồng cảm thông, chia sẻ với người có H, nhằm giảm thiểu sự phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
Đây là lần thứ tư trong tháng 9 năm 2010 các tình nguyện viên chăm sóc của hai nhóm Công Giáo và Phật Giáo, tập huấn chung với nhau về kiến thức chăm sóc người có HIV/AIDS và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS – Kỹ năng truyền thông nhằm giảm thiểu kỳ thị với người có H tại cộng đồng.
Các khóa tập huấn này đều do mặt trận tổ quốc TP. Hải Phòng kết hợp với tổ chức NAV và USAID tổ chức.
Qua những khóa tập huấn này, các tình nguyện viên chăm sóc và truyền thông của hai tôn giáo đều tiếp thu được rất nhiều kiến thức, kỹ năng để chăm sóc và truyền thôngcho những người có HIV/AIDS và trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (OVC).
Thông qua hình thức học chung với nhau như vậy các tình nguyện viên chăm sóc của hai nhóm Phật Giáo và Công Giáo có cơ hội chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm đã làm trong thực tế của mình làm với người có H và trẻ OVC trong thời gian qua cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là kỹ năng tư vấn, kỹ năng giải quyết các vấn để của người có H và trẻ OVC, cả hai nhóm đều quan tâm đến vấn đề tâm linh.
Hình ảnh các Sr các Nicô và một số tình nguyện viên chăm sóc là người có H, cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ và cùng tham gia các trò chơi của lớp học một cách hăng say nhiệt tình, khẳng định một điều là: hai tôn giáo đang dấn thân vào công việc phòng chống HIV/AIDS, một cách rất cụ thể và thiết thực.
Hy vọng rằng: các tôn giáo tại các tỉnh thành khác cũng chung tay liên kết với nhau trong công tác phòng chống HIV/AIDS, để cùng cảm thông chia sẻ và giúp đỡ người có HIV,để họ vượt lên số phận và sống có ích cho xã hội.
Để làm được điều đó, không thể thiếu đi sự quan tâm giúp đỡ của UBMTTQ TP, là cầu nối giữa hai tôn giáo lại với nhau, để cùng giúp người HIV/AIDS, có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, đồng thời giúp cộng đồng cảm thông, chia sẻ với người có H, nhằm giảm thiểu sự phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS.
Mừng kính thánh Micae quan thầy giáo xứ Mỹ Sơn, GP Lạng Sơn
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:30 29/09/2010
Mừng kính thánh Micae quan thầy giáo xứ Mỹ Sơn
Vào lúc 10h00 sáng hôm nay, 29 tháng 9 năm 2010, tại Thánh đường giáo xứ Mỹ Sơn, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã chủ sự Thánh lễ trọng thể mừng kính Tổng lãnh Thiên Thần Micae, là bổn mạng của giáo xứ Mỹ Sơn. Thánh lễ có sự hiện diện của hầu hết quý linh mục triều và dòng đang phục vụ tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, cùng đông đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, và anh chị em giáo dân.
Xem hình
Trong ánh nắng vàng của mùa thu xứ Lạng, giáo xứ Mỹ Sơn hôm nay tràn ngập niềm hân hoan. Nét vui tươi ánh lên trên nét mặt từ cha xứ đến bà con giáo hữu. Đặc biệt, hôm nay, giáo xứ lại được đón chính vị Chủ chăn giáo phận về cử hành Thánh lễ quan thầy. Khi Đức cha Giuse tới, từ cổng nhà thờ, bà con giáo dân và cha xứ đã tề tựu để chào đón ngài. Khuôn viên nhà thờ hôm nay thật đông vui, rộn ràng, thật xứng với một ngày lễ quan thầy nơi giáo xứ có số giáo hữu đông nhất trong giáo phận, và được biết đến bởi sự đạo đức, đoàn kết và yêu thương. Ngày lễ Quan Thày, giáo xứ Mỹ sơn vui mừng chào đón quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý Ban Đại Diện các Giáo xứ, đại biểu Chính quyền địa phương các cấp, cùng bà con giáo dân các xứ lân cận đến dự lễ và chúc mừng giáo xứ.
Đúng 10h00, đoàn đồng tế tiến vào Thánh đường trong lời kinh nguyện và lời ca nhập lễ sốt sắng. Bước vào thánh lễ, Đức cha Giuse đã nói lên niềm vui của ngài khi một lần nữa lại đến thăm và dâng lễ trong một dịp đặc biệt của giáo xứ Mỹ sơn, ngài chúc mừng cha xứ và anh chị em giáo hữu nhân ngày lễ bổn mạng.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, lấy chủ đề từ chính ba vị Tổng lãnh Thiên Thần được giáo hội mừng kính long trọng ngày hôm nay, Đức cha Giuse đã chỉ ra cho cộng đoàn phụng vụ, những nét nổi bật về hoạt động của ba vị được mệnh danh là “Ai bằng Thiên Chúa”, “Thầy thuốc của Thiên Chúa” và “Uy lực của Thiên Chúa”.
Micae tiếng Hy Bá có nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa”. Thánh Micae đã chống lại thần dữ để bênh vực quyền tối cao của Thiên Chúa. Giáo Hội nhận thánh Micae như Ðấng bảo trợ và tin rằng ngài vẫn dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên ngai tòa Chúa. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cũng đã hiện ra với nhiều người, đặc biệt năm 708, ngài hiện ra với Ðức Giám Mục thành Arranche và Ðức Giám Mục đã xây một thánh đường nguy nga để kính dâng Ðức Micae tại Mont Saint Michel.
Raphae có nghĩa là “Thầy thuốc của Thiên Chúa”, danh hiệu của Tổng Lãnh Thiên Thần này qua những trang sách Tôbia. Chính ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ gia đình ông trong cơn hoạn nạn. Ngài đã giúp ông đòi được nợ, chữa ông khỏi mù và lo cho con ông được yên bề gia thất.
Gabrie có nghĩa là “Uy lực của Thiên Chúa” cũng còn gọi là “Sứ Thần truyền tin”. Ngài luôn can thiệp vào những sứ mạng liên quan đến việc cứu rỗi loài người. Chính ngài đã báo cho tiên tri Ðaniel thời đại xuất hiện của Ðấng Cứu Thế và là thiên sứ được phái đến cùng với Đức Trinh Nữ Maria để loan báo ý định của Thiên Chúa về chương trình Cứu Độ, và cũng chính là người đã nhiều lần hiện ra với thánh cả Giuse.
Cùng với giáo xứ Mỹ Sơn, chúng ta cũng một lòng hiệp cùng Ðức Micae để luôn bảo vệ Giáo Hội, hiệp ý với Ðức Gabrie mỗi khi đọc kinh "Kính Mừng" để tỏ lòng sùng kính Ðức Mẹ, và xin cùng Ðức thánh Raphae thương chữa bệnh phần xác và ban ơn cứu rỗi phần hồn cho mỗi người.
Kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng Đại diện giáo phận và là cha chính xứ Mỹ Sơn, đại diện mọi thành phần dân Chúa đã nói lên tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, tri ân thánh quan thầy, và lòng biết ơn Đức cha giáo phận, quý cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách và mọi người đã hiện diện trong ngày đại lễ của giáo xứ. Đức cha Giuse một lần nữa chúc mừng cha xứ và anh chị em giáo xứ Mỹ Sơn nhân dịp lễ quan thầy. Ngài cầu chúc mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ, luôn sống tình liên đới, đoàn kết yêu thương để trở nên dấu chỉ của tình thương Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
Được biết, giáo xứ Mỹ Sơn hiện nay có khoảng 1200 giáo dân, là giáo xứ đông nhất của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, do cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Đức Hạnh làm chính xứ, có quý soeur Dòng Phaolô phục vụ.
Giuse Trần Ngọc Huấn
Vào lúc 10h00 sáng hôm nay, 29 tháng 9 năm 2010, tại Thánh đường giáo xứ Mỹ Sơn, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã chủ sự Thánh lễ trọng thể mừng kính Tổng lãnh Thiên Thần Micae, là bổn mạng của giáo xứ Mỹ Sơn. Thánh lễ có sự hiện diện của hầu hết quý linh mục triều và dòng đang phục vụ tại giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, cùng đông đảo quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh, và anh chị em giáo dân.
Xem hình
Trong ánh nắng vàng của mùa thu xứ Lạng, giáo xứ Mỹ Sơn hôm nay tràn ngập niềm hân hoan. Nét vui tươi ánh lên trên nét mặt từ cha xứ đến bà con giáo hữu. Đặc biệt, hôm nay, giáo xứ lại được đón chính vị Chủ chăn giáo phận về cử hành Thánh lễ quan thầy. Khi Đức cha Giuse tới, từ cổng nhà thờ, bà con giáo dân và cha xứ đã tề tựu để chào đón ngài. Khuôn viên nhà thờ hôm nay thật đông vui, rộn ràng, thật xứng với một ngày lễ quan thầy nơi giáo xứ có số giáo hữu đông nhất trong giáo phận, và được biết đến bởi sự đạo đức, đoàn kết và yêu thương. Ngày lễ Quan Thày, giáo xứ Mỹ sơn vui mừng chào đón quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý Ban Đại Diện các Giáo xứ, đại biểu Chính quyền địa phương các cấp, cùng bà con giáo dân các xứ lân cận đến dự lễ và chúc mừng giáo xứ.
Đúng 10h00, đoàn đồng tế tiến vào Thánh đường trong lời kinh nguyện và lời ca nhập lễ sốt sắng. Bước vào thánh lễ, Đức cha Giuse đã nói lên niềm vui của ngài khi một lần nữa lại đến thăm và dâng lễ trong một dịp đặc biệt của giáo xứ Mỹ sơn, ngài chúc mừng cha xứ và anh chị em giáo hữu nhân ngày lễ bổn mạng.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, lấy chủ đề từ chính ba vị Tổng lãnh Thiên Thần được giáo hội mừng kính long trọng ngày hôm nay, Đức cha Giuse đã chỉ ra cho cộng đoàn phụng vụ, những nét nổi bật về hoạt động của ba vị được mệnh danh là “Ai bằng Thiên Chúa”, “Thầy thuốc của Thiên Chúa” và “Uy lực của Thiên Chúa”.
Micae tiếng Hy Bá có nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa”. Thánh Micae đã chống lại thần dữ để bênh vực quyền tối cao của Thiên Chúa. Giáo Hội nhận thánh Micae như Ðấng bảo trợ và tin rằng ngài vẫn dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên ngai tòa Chúa. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cũng đã hiện ra với nhiều người, đặc biệt năm 708, ngài hiện ra với Ðức Giám Mục thành Arranche và Ðức Giám Mục đã xây một thánh đường nguy nga để kính dâng Ðức Micae tại Mont Saint Michel.
Raphae có nghĩa là “Thầy thuốc của Thiên Chúa”, danh hiệu của Tổng Lãnh Thiên Thần này qua những trang sách Tôbia. Chính ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ gia đình ông trong cơn hoạn nạn. Ngài đã giúp ông đòi được nợ, chữa ông khỏi mù và lo cho con ông được yên bề gia thất.
Gabrie có nghĩa là “Uy lực của Thiên Chúa” cũng còn gọi là “Sứ Thần truyền tin”. Ngài luôn can thiệp vào những sứ mạng liên quan đến việc cứu rỗi loài người. Chính ngài đã báo cho tiên tri Ðaniel thời đại xuất hiện của Ðấng Cứu Thế và là thiên sứ được phái đến cùng với Đức Trinh Nữ Maria để loan báo ý định của Thiên Chúa về chương trình Cứu Độ, và cũng chính là người đã nhiều lần hiện ra với thánh cả Giuse.
Cùng với giáo xứ Mỹ Sơn, chúng ta cũng một lòng hiệp cùng Ðức Micae để luôn bảo vệ Giáo Hội, hiệp ý với Ðức Gabrie mỗi khi đọc kinh "Kính Mừng" để tỏ lòng sùng kính Ðức Mẹ, và xin cùng Ðức thánh Raphae thương chữa bệnh phần xác và ban ơn cứu rỗi phần hồn cho mỗi người.
Kết thúc Thánh lễ, cha Giuse Trần Đức Hạnh, Tổng Đại diện giáo phận và là cha chính xứ Mỹ Sơn, đại diện mọi thành phần dân Chúa đã nói lên tâm tình cảm tạ Thiên Chúa, tri ân thánh quan thầy, và lòng biết ơn Đức cha giáo phận, quý cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách và mọi người đã hiện diện trong ngày đại lễ của giáo xứ. Đức cha Giuse một lần nữa chúc mừng cha xứ và anh chị em giáo xứ Mỹ Sơn nhân dịp lễ quan thầy. Ngài cầu chúc mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ, luôn sống tình liên đới, đoàn kết yêu thương để trở nên dấu chỉ của tình thương Thiên Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
Được biết, giáo xứ Mỹ Sơn hiện nay có khoảng 1200 giáo dân, là giáo xứ đông nhất của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, do cha Tổng Đại Diện Giuse Trần Đức Hạnh làm chính xứ, có quý soeur Dòng Phaolô phục vụ.
Giuse Trần Ngọc Huấn
Tình hình truyền giáo tại GP Sàigòn
Maria Vũ Loan
09:28 29/09/2010
TÌNH HÌNH TRUYỀN GIÁO TẠI GP SÀIGÒN.
Vào ngày 1 tháng 10 hằng năm, Giáo hội kính bổn mạng các xứ truyền giáo và thánh Têrêsa hài đồng Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh vì đã “truyền một học thuyết nên thánh” đơn sơ, dễ thực hiện; dịp này, chúng tôi gặp linh mục Dom. Ngô Quang Tuyên, trưởng ban Loan Báo Tin Mừng thuộc GP Sài Gòn để tìm hiểu về tình hình truyền giáo trong năm thánh 2010. Chúng tôi được thăm ba giáo điểm với những đặc điểm riêng rất thú vị và còn được tặng một quyển sách có bản đồ 15 giáo hạt rất đẹp do Ban Loan Báo Tin Mừng thực hiện.
Xem hình
Nói đến truyền giáo, nhiều người hay mường tượng đến một vùng xa xôi hẻo lánh với một nhà nguyện lợp lá sơ sài. Có lẽ thời ấy đã xa rồi, hay nói đúng hơn, hình ảnh đó chỉ còn số ít ở vùng thôn quê, trong khi đó nhu cầu truyền giáo còn cần nhiều nơi trong thành phố.
Vấn đề truyền giáo và thăm các giáo điểm
Gặp gỡ linh mục trưởng ban Loan Báo Tin Mừng của GP Sài Gòn, chúng tôi càng hiểu rõ về vấn đề này.
Ban Loan báo Tin Mừng hiện nay vẫn có cuộc họp các đoàn thể, các lớp học, phát tài liệu chầu Thánh Thể và phong trào cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng. Nội dung được nhấn mạnh trong việc truyền giáo là CẦU NGUYỆN – ĐÓNG GÓP – DẤN THÂN, bên cạnh đó là một Ý LỰC MẠNH. Người già, trẻ em, người khuyết tật, bệnh nhân…ai cũng có thể góp lời cầu nguyện; thanh niên, trung niên có thể dạy giáo lý ngay tại giáo xứ của mình. Có thể dấn thân nội bộ - truyền giáo cho những người đã là Kitô hữu nhưng nguội lạnh, khô khan; hoặc dấn thân cách ly – truyền giáo trực tiếp cho lương dân hoặc theo cách mỗi người kết thân với một người chưa biết Chúa.
Để việc truyền giáo có hiệu quả, khi đến địa điểm nào, cần vượt qua bốn khó khăn nàylà gặp gỡ chính quyền, tìm hiểu dân địa phương, quan sát sự có mặt của tôn giáo bạn, chú ý đến cơ sở vật chất quanh khu vực. Người đi truyền giáo luôn thấy mình yếu đuối trước bốn khó khăn trên. Hiện nay, đường lối chung và cụ thể của việc truyền giáo trong các giáo phận do chính Đức Giám Mục của giáo phận đó đưa ra.
Sau ít phút trao đổi, cha Tuyên đưa chúng tôi đến thăm ba giáo điểm.
Giáo điểm Tắc Rỗi nằm lọt thỏm giữa khu phố “nhà giàu”. Nhà thờ nhỏ đẹp nhờ các Sơ trông coi, vì thế phía sau có một nhà trẻ làm khuôn viên nhà thờ lúc nào cũng có tiếng cười nói ríu rít của trẻ con. Cách đây 130 năm, giáo điểm Tắc Rỗi đã xuất hiện ở bên sông (gần khu chế xuất Tân Thuận), đoạn sông ngắn có nhiều ghe bầu đưa nông phẩm từ miền Tây lên Sài Gòn. Gọi là Tắc Rỗi là do từ “tắc” trong dãy từ “sông, ngòi, rạch, tắc”; “rỗi” là do ghe đậu rảnh rỗi chờ chở hàng. Như vậy, từ năm 1880 giáo điểm Tắc Rỗi đã sinh hoạt, cho đến 1993 mới chuyển sang đây. Sau khi di dời chỉ còn mấy chục gia đình, nay số giáo dân là 600, khi dự thánh lễ nhiều người phải ngồi ngoài nhà nguyện.
Giáo điểm thứ hai có tên là An Phú, là một khu đất đang được xây bờ bao, có diện tích gần 1.400 mét vuông, ở giữa một vùng đang phát triển, chung quanh đang mọc lên những biệt thự, gần Nam Sài Gòn. Đưa mắt nhìn quanh, chúng tôi thấy trường đại học, xa xa một chút là chung cư lớn. Cha gọi giáo điểm này là khu đất vàng vì giá đất rất đắt, tính ra đất của giáo điểm là hơn 40 tỷ đồng. Đây là đất Nhà Nước đền bù vì nhà thờ cũ ở cách đó 2 km chuẩn bị giải tỏa. Quả là một sự lựa chọn và thỏa thuận khôn ngoan của cha, vì sau này, dân cư đông đúc, không thể chen chân vào khu “giàu có” này được. Chúng tôi nghĩ, lược sử của các nhà thờ như là những câu chuyện cổ tích mà ở đó quí cha đã phải cố gắng rất nhiều.
Đến giáo điểm thứ ba, cha đưa chúng tôi đi sâu vào lòng huyện Nhà Bè, qua những con đường khá dài, hai bên toàn là cỏ lau và dừa nước, nếu đừng đô thị hóa thì vùng này vẫn thơ mộng xanh tươi.
Đi vào một hẻm cụt, nhà nguyện Hiệp Phước xinh đẹp giữa một vùng đất ruộng đang được đổ đất làm nền, nhưng vẫn còn những ô vuông của đồng ruộng. Chúng tôi ngạc nhiên vì ở đây chưa đi vào hoạt động và cũng không có một giáo dân nào. Đúng vậy, trong ba ấp của xã Hiệp Phước này không có ai đạo Công giáo, nếu tính trong toàn xã thì cả tân tòng và di dân chỉ có khoảng 300 người. Cha giải thích, sở dĩ cha chọn một nơi toàn là những người không có đạo là để truyền giáo, như thế mới đúng ý nghĩa! Cha ước mong nơi đây sẽ được bắt đầu bằng việc khám chữa bệnh, dạy nghề….nói chung là các việc làm bác ái. Có ai nghĩ rằng ở đất Sài Gòn mà vẫn phải gầy dựng những giáo điểm như thế này! Có đi đến nơi mới thấy và hiểu được công trình truyền giáo của một giáo phận.
Những con số của việc truyền giáo
Trong Năm Thánh 2010, GP Sài Gòn vẫn đặt trọng vào việc thiết lập các giáo điểm mặc dù đây là những cố gắng đã có từ thập niên 1970. Khởi đầu của giáo điểm thường là mua một khu đất nhỏ, dựng trên đó một căn nhà. Để khởi động, nơi này thường ban ngày thì phát thuốc, tổ chức khám bệnh, dạy nghề, dạy chữ….ban tối mở các lớp giáo lý, đọc kinh, cử hành phụng vụ.
Hiện nay, dân số thành phố Sài Gòn tăng lên rất nhiều, việc thiết lập giáo điểm trở thành vấn đề nổi cộm trong chương trình Loan Báo Tin Mừng song vẫn còn có nhiều nhà thờ chỉ qui tụ dưới 1.000 giáo dân, có thể có một cái nhìn chung như sau:
- Có 31 nhà thờ, trong số 14/15 giáo hạt, qui tụ dưới 1.000 giáo dân.
- Trong số 31 nhà thờ nói trên có 13 nhà thờ có dưới 500 giáo dân không kể di dân hoặc người vãng lai.
- Phần lớn các nhà thờ trên có các linh mục dâng lễ hàng tuần, các tu sĩ chăm lo mục vụ và công tác giáo dục hoặc bác ái xã hội.
- Những hạt có nhiều nhà thờ loại này là Bình An (3) Sài Gòn (4) Thủ Thiêm (4) Xóm Chiếu (7). Có thể nói đây là những trọng điểm truyền giáo.
Tuy nhiên, một số thành quả đạt được lại là những con số đáng mừng:
1. Giáo điểm Thiên Ân II của hạt Tân Sơn Nhì mới xây dựng xong đã qui tụ trên 3.000 giáo hữu di dân.
2. Giáo điểm An Thới Đông của hạt Xóm Chiếu hiện nay vẫn đang phát triển rất khả quan với số người rửa tội hằng năm khoảng 60 – 70 người.
3. Còn một số nơi đang hình thành hoặc đang xây dựng cơ sở. Cụ thể là giáo điểm Doi Lầu, huyện Cần Giờ còn đang sử dụng căn nhà mướn của người nuôi tôm để làm nhà nguyện dâng lễ hằng tuần. Còn giáo điểm Bình Trường (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ) đã sinh hoạt gần hai năm nay cũng trong căn nhà mướn ở mặt tiền để dâng lễ, dạy giáo lý, sinh hoạt….
Từ những thực tế trên, Ban Truyền Giáo của GP Sài Gòn gợi lên một số suy nghĩ:
- Các giáo xứ cần gây ý thức hoặc giáo dục ơn gọi truyền giáo cho thiếu nhi và giới trẻ; viếng thăm các giáo điểm; đóng góp lời cầu nguyện và vật chất để hỗ trợ các giáo điểm.
- Hiệp thông các ban mục vụ trong giáo xứ, đáp ứng thư chung của HĐGMVN trong năm thánh 2010, để mỗi ban đều góp phần vào việc cộng tác truyền giáo.
- Thiết lập Ban Truyền Giáo trong mỗi giáo xứ.
- Cộng tác tích cực với các linh mục, tu sĩ trong giáo phận đang làm công tác Loan Báo Tin Mừng.
Một tài liệu sống động
Cầm quyển sách BẢN ĐỒ 15 GIÁO HẠT cha trao tặng, chúng tôi thấy nặng trĩu tay vì sách có khổ lớn 40 x 30, màu sắc đẹp, nặng và có độ dầy an toàn cho một bản đồ. Mở ra, cứ hai trang là bản đồ một giáo hạt được tô màu, có hình ảnh, địa chỉ, điện thoại của từng nhà thờ và các cơ sở Công giáo trong hạt.
Nhìn vào bản đồ, các chấm đỏ tròn là vị trí nhà thờ. Nếu hạt Phú Thọ “mật độ” nhà thờ rải tương đối thưa trên một địa bàn khá rộng thì hạt Chí Hòa nhà thờ lại quá gần nhau; hạt Chợ Quán chỉ có 7 nhà thờ trên địa bàn quá rộng. Giáo hạt Xóm Chiếu chiếm trọn cả hai trang, phần tô trắng ở xã Phước Kiển (Nhà Bè) là một “vùng trắng”, tức là vùng cần truyền giáo…Nhìn chung, trước kia giáo phận Sài Gòn không có “qui hoạch” về địa điểm nhà thờ mà tùy theo nhu cầu giáo dân, việc truyền giáo từ các giáo điểm dẫn đến việc hình thành giáo xứ nên không cân về địa bàn, có vẻ như phát triển tự nhiên theo mật độ dân cư.
Hiện nay, chỉ có quí cha mới nhận được tập tài liệu bản đồ giáo hạt này, trong tương lai sẽ phổ biến rộng rãi để thuận tiện cho những ai quan tâm đến các nhà thờ, giáo điểm trong giáo phận.
Chúng tôi kết thúc chuyến thăm viếng ba giáo điểm khi phố đã lên đèn, phóng xe về trong tiếng rít của gió lạnh, cha có vẻ phấn khởi vì có người (biết tác nghiệp báo chí) quan tâm đến vấn đề, còn chúng tôi hiểu thêm được sứ mạng truyền giáo của người Kitô hữu hôm nay.
Vào ngày 1 tháng 10 hằng năm, Giáo hội kính bổn mạng các xứ truyền giáo và thánh Têrêsa hài đồng Giêsu, tiến sĩ Hội Thánh vì đã “truyền một học thuyết nên thánh” đơn sơ, dễ thực hiện; dịp này, chúng tôi gặp linh mục Dom. Ngô Quang Tuyên, trưởng ban Loan Báo Tin Mừng thuộc GP Sài Gòn để tìm hiểu về tình hình truyền giáo trong năm thánh 2010. Chúng tôi được thăm ba giáo điểm với những đặc điểm riêng rất thú vị và còn được tặng một quyển sách có bản đồ 15 giáo hạt rất đẹp do Ban Loan Báo Tin Mừng thực hiện.
Xem hình
Nói đến truyền giáo, nhiều người hay mường tượng đến một vùng xa xôi hẻo lánh với một nhà nguyện lợp lá sơ sài. Có lẽ thời ấy đã xa rồi, hay nói đúng hơn, hình ảnh đó chỉ còn số ít ở vùng thôn quê, trong khi đó nhu cầu truyền giáo còn cần nhiều nơi trong thành phố.
Vấn đề truyền giáo và thăm các giáo điểm
Gặp gỡ linh mục trưởng ban Loan Báo Tin Mừng của GP Sài Gòn, chúng tôi càng hiểu rõ về vấn đề này.
Ban Loan báo Tin Mừng hiện nay vẫn có cuộc họp các đoàn thể, các lớp học, phát tài liệu chầu Thánh Thể và phong trào cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng. Nội dung được nhấn mạnh trong việc truyền giáo là CẦU NGUYỆN – ĐÓNG GÓP – DẤN THÂN, bên cạnh đó là một Ý LỰC MẠNH. Người già, trẻ em, người khuyết tật, bệnh nhân…ai cũng có thể góp lời cầu nguyện; thanh niên, trung niên có thể dạy giáo lý ngay tại giáo xứ của mình. Có thể dấn thân nội bộ - truyền giáo cho những người đã là Kitô hữu nhưng nguội lạnh, khô khan; hoặc dấn thân cách ly – truyền giáo trực tiếp cho lương dân hoặc theo cách mỗi người kết thân với một người chưa biết Chúa.
Để việc truyền giáo có hiệu quả, khi đến địa điểm nào, cần vượt qua bốn khó khăn nàylà gặp gỡ chính quyền, tìm hiểu dân địa phương, quan sát sự có mặt của tôn giáo bạn, chú ý đến cơ sở vật chất quanh khu vực. Người đi truyền giáo luôn thấy mình yếu đuối trước bốn khó khăn trên. Hiện nay, đường lối chung và cụ thể của việc truyền giáo trong các giáo phận do chính Đức Giám Mục của giáo phận đó đưa ra.
Sau ít phút trao đổi, cha Tuyên đưa chúng tôi đến thăm ba giáo điểm.
Giáo điểm Tắc Rỗi nằm lọt thỏm giữa khu phố “nhà giàu”. Nhà thờ nhỏ đẹp nhờ các Sơ trông coi, vì thế phía sau có một nhà trẻ làm khuôn viên nhà thờ lúc nào cũng có tiếng cười nói ríu rít của trẻ con. Cách đây 130 năm, giáo điểm Tắc Rỗi đã xuất hiện ở bên sông (gần khu chế xuất Tân Thuận), đoạn sông ngắn có nhiều ghe bầu đưa nông phẩm từ miền Tây lên Sài Gòn. Gọi là Tắc Rỗi là do từ “tắc” trong dãy từ “sông, ngòi, rạch, tắc”; “rỗi” là do ghe đậu rảnh rỗi chờ chở hàng. Như vậy, từ năm 1880 giáo điểm Tắc Rỗi đã sinh hoạt, cho đến 1993 mới chuyển sang đây. Sau khi di dời chỉ còn mấy chục gia đình, nay số giáo dân là 600, khi dự thánh lễ nhiều người phải ngồi ngoài nhà nguyện.
Giáo điểm thứ hai có tên là An Phú, là một khu đất đang được xây bờ bao, có diện tích gần 1.400 mét vuông, ở giữa một vùng đang phát triển, chung quanh đang mọc lên những biệt thự, gần Nam Sài Gòn. Đưa mắt nhìn quanh, chúng tôi thấy trường đại học, xa xa một chút là chung cư lớn. Cha gọi giáo điểm này là khu đất vàng vì giá đất rất đắt, tính ra đất của giáo điểm là hơn 40 tỷ đồng. Đây là đất Nhà Nước đền bù vì nhà thờ cũ ở cách đó 2 km chuẩn bị giải tỏa. Quả là một sự lựa chọn và thỏa thuận khôn ngoan của cha, vì sau này, dân cư đông đúc, không thể chen chân vào khu “giàu có” này được. Chúng tôi nghĩ, lược sử của các nhà thờ như là những câu chuyện cổ tích mà ở đó quí cha đã phải cố gắng rất nhiều.
Đến giáo điểm thứ ba, cha đưa chúng tôi đi sâu vào lòng huyện Nhà Bè, qua những con đường khá dài, hai bên toàn là cỏ lau và dừa nước, nếu đừng đô thị hóa thì vùng này vẫn thơ mộng xanh tươi.
Đi vào một hẻm cụt, nhà nguyện Hiệp Phước xinh đẹp giữa một vùng đất ruộng đang được đổ đất làm nền, nhưng vẫn còn những ô vuông của đồng ruộng. Chúng tôi ngạc nhiên vì ở đây chưa đi vào hoạt động và cũng không có một giáo dân nào. Đúng vậy, trong ba ấp của xã Hiệp Phước này không có ai đạo Công giáo, nếu tính trong toàn xã thì cả tân tòng và di dân chỉ có khoảng 300 người. Cha giải thích, sở dĩ cha chọn một nơi toàn là những người không có đạo là để truyền giáo, như thế mới đúng ý nghĩa! Cha ước mong nơi đây sẽ được bắt đầu bằng việc khám chữa bệnh, dạy nghề….nói chung là các việc làm bác ái. Có ai nghĩ rằng ở đất Sài Gòn mà vẫn phải gầy dựng những giáo điểm như thế này! Có đi đến nơi mới thấy và hiểu được công trình truyền giáo của một giáo phận.
Những con số của việc truyền giáo
Trong Năm Thánh 2010, GP Sài Gòn vẫn đặt trọng vào việc thiết lập các giáo điểm mặc dù đây là những cố gắng đã có từ thập niên 1970. Khởi đầu của giáo điểm thường là mua một khu đất nhỏ, dựng trên đó một căn nhà. Để khởi động, nơi này thường ban ngày thì phát thuốc, tổ chức khám bệnh, dạy nghề, dạy chữ….ban tối mở các lớp giáo lý, đọc kinh, cử hành phụng vụ.
Hiện nay, dân số thành phố Sài Gòn tăng lên rất nhiều, việc thiết lập giáo điểm trở thành vấn đề nổi cộm trong chương trình Loan Báo Tin Mừng song vẫn còn có nhiều nhà thờ chỉ qui tụ dưới 1.000 giáo dân, có thể có một cái nhìn chung như sau:
- Có 31 nhà thờ, trong số 14/15 giáo hạt, qui tụ dưới 1.000 giáo dân.
- Trong số 31 nhà thờ nói trên có 13 nhà thờ có dưới 500 giáo dân không kể di dân hoặc người vãng lai.
- Phần lớn các nhà thờ trên có các linh mục dâng lễ hàng tuần, các tu sĩ chăm lo mục vụ và công tác giáo dục hoặc bác ái xã hội.
- Những hạt có nhiều nhà thờ loại này là Bình An (3) Sài Gòn (4) Thủ Thiêm (4) Xóm Chiếu (7). Có thể nói đây là những trọng điểm truyền giáo.
Tuy nhiên, một số thành quả đạt được lại là những con số đáng mừng:
1. Giáo điểm Thiên Ân II của hạt Tân Sơn Nhì mới xây dựng xong đã qui tụ trên 3.000 giáo hữu di dân.
2. Giáo điểm An Thới Đông của hạt Xóm Chiếu hiện nay vẫn đang phát triển rất khả quan với số người rửa tội hằng năm khoảng 60 – 70 người.
3. Còn một số nơi đang hình thành hoặc đang xây dựng cơ sở. Cụ thể là giáo điểm Doi Lầu, huyện Cần Giờ còn đang sử dụng căn nhà mướn của người nuôi tôm để làm nhà nguyện dâng lễ hằng tuần. Còn giáo điểm Bình Trường (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ) đã sinh hoạt gần hai năm nay cũng trong căn nhà mướn ở mặt tiền để dâng lễ, dạy giáo lý, sinh hoạt….
Từ những thực tế trên, Ban Truyền Giáo của GP Sài Gòn gợi lên một số suy nghĩ:
- Các giáo xứ cần gây ý thức hoặc giáo dục ơn gọi truyền giáo cho thiếu nhi và giới trẻ; viếng thăm các giáo điểm; đóng góp lời cầu nguyện và vật chất để hỗ trợ các giáo điểm.
- Hiệp thông các ban mục vụ trong giáo xứ, đáp ứng thư chung của HĐGMVN trong năm thánh 2010, để mỗi ban đều góp phần vào việc cộng tác truyền giáo.
- Thiết lập Ban Truyền Giáo trong mỗi giáo xứ.
- Cộng tác tích cực với các linh mục, tu sĩ trong giáo phận đang làm công tác Loan Báo Tin Mừng.
Một tài liệu sống động
Cầm quyển sách BẢN ĐỒ 15 GIÁO HẠT cha trao tặng, chúng tôi thấy nặng trĩu tay vì sách có khổ lớn 40 x 30, màu sắc đẹp, nặng và có độ dầy an toàn cho một bản đồ. Mở ra, cứ hai trang là bản đồ một giáo hạt được tô màu, có hình ảnh, địa chỉ, điện thoại của từng nhà thờ và các cơ sở Công giáo trong hạt.
Nhìn vào bản đồ, các chấm đỏ tròn là vị trí nhà thờ. Nếu hạt Phú Thọ “mật độ” nhà thờ rải tương đối thưa trên một địa bàn khá rộng thì hạt Chí Hòa nhà thờ lại quá gần nhau; hạt Chợ Quán chỉ có 7 nhà thờ trên địa bàn quá rộng. Giáo hạt Xóm Chiếu chiếm trọn cả hai trang, phần tô trắng ở xã Phước Kiển (Nhà Bè) là một “vùng trắng”, tức là vùng cần truyền giáo…Nhìn chung, trước kia giáo phận Sài Gòn không có “qui hoạch” về địa điểm nhà thờ mà tùy theo nhu cầu giáo dân, việc truyền giáo từ các giáo điểm dẫn đến việc hình thành giáo xứ nên không cân về địa bàn, có vẻ như phát triển tự nhiên theo mật độ dân cư.
Hiện nay, chỉ có quí cha mới nhận được tập tài liệu bản đồ giáo hạt này, trong tương lai sẽ phổ biến rộng rãi để thuận tiện cho những ai quan tâm đến các nhà thờ, giáo điểm trong giáo phận.
Chúng tôi kết thúc chuyến thăm viếng ba giáo điểm khi phố đã lên đèn, phóng xe về trong tiếng rít của gió lạnh, cha có vẻ phấn khởi vì có người (biết tác nghiệp báo chí) quan tâm đến vấn đề, còn chúng tôi hiểu thêm được sứ mạng truyền giáo của người Kitô hữu hôm nay.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sau 30 năm hội nhập và đồng hành
Nguyễn Trung Thành
08:55 29/09/2010
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM SAU 30 NĂM HỘI NHẬP VÀ ĐỒNG HÀNH
Khi học Triết năm 1967 và 1968, tôi đã học về Các Mác, Ông Tổ của Chủ Nghĩa Duy Vật, từ đó phát sinh Chủ nghĩa Xã Hội và Chủ nghĩa Cộng Sản.
Lúc bấy giờ, tôi chỉ biết Chủ nghĩa Duy vật, hay Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản trên lý thuyết. Nhưng từ Năm 1975, tôi biết Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản cụ thể hơn. Vì tứ lúc bấy giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu nắm quyền cai trị Việt Nam với quyết tâm: “Tiến mạnh, tiến nhanh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội”. Nhưng sau đó khoảng 10 năm, có lẽ vì nhận ra sự thật là không thể đốt giai đoạn, không thể hủy bỏ thời kỳ quá độ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chủ trương “HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ ĐẤT NƯỚC” với Nền Kinh tế Thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa” đa thành phần, trong đó không chỉ có Xã hội và Cộng sản, nhưng còn có Tư bản.
Nhờ sự đổi mới đó, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Đời sống người dân “dễ thở” hơn, sung túc hơn, tiện nghi hơn, nhưng vẫn còn đó những khó khăn.
Còn vấn đề tôn giáo thì sao?
THÁI ĐỘ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO
Ai cũng biết, chủ trương căn bản của Chủ nghĩa Duy vật, từ đó phát sinh Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản là đề cao vật chất và con người. Do đó Chủ nghĩa Duy vật hay Xã hội và Cộng sản không chấp nhận sự hiện hữu và can thiệp của thần linh. Chính vì thế Chủ nghĩa Duy vật hay Xã hội và Cộng sản là chủ nghĩa vô thần, coi tôn giáo là thuốc phiện, là lực cản đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
Xuất phát từ quan niệm đó, theo Ông Phạm Việt Anh, Ông Ăngghen xác quyết rằng: “Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội không thể nào không xoá bỏ tôn giáo, như là xoá bỏ một thành luỹ của sự trì trệ, bảo thủ, lỗi thời, lạc hậu, của nguồn gốc cho những sai lầm trong nhận thức và tư duy của con người” (Trong Bài “Quan điểm Chủ Nghĩa Mác – Lênin về Tôn giáo và Giải quyết vấn đề Tôn giáo trong Chủ nghĩa Xã Hội” của Phạm Việt Anh, 12-12-2007, truy cập qua www.google.com.vn: “Quan điểm của Mác – Lênin về Tôn giáo).
Cũng theo Ông Phạm Việt Anh, Ông Ăngghen đã cực lực phê phán thái độ bài tôn giáo cực đoan của Đuy-rinh, vì làm như vậy là "giúp cho tôn giáo đạt tới chỗ thực hiện tinh thần tử vì đạo và kéo dài thêm sự tồn tại của nó”, đồng thời đề ra sáu nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề tôn giáo trong Chủ nghĩa xã hội. Tôi xin mạn phép chỉ nêu lên bốn nguyên tắc cơ bản: (3) không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có cả mối liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo; (4) không ngừng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, giúp quần chúng nhân dân hiểu nắm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin; (5) kết hợp nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân theo đạo với nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, để tuyên truyền chống phá cách mạng; (6) giải quyết vấn đề tôn giáo trên lập trường quan điểm lịch sử, tức là phải nhìn nhận vai trò, tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau là có thể rất khác nhau, bởi vậy mối quan hệ với tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt và mềm dẻo: có những thời điểm phải biết sử dụng tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để chống lại những kẻ thù chung của cả dân tộc, nhưng trong thời điểm khác phải đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, đưa tôn giáo tới " cái chết tự nhiên của nó ".
Tuy nhiên, theo Ông Minh Thuận, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Tôn giáo là một yếu tố cấu thành và là di sản văn hoá của nhân loại”. Cũng theo Ông Minh Thuận, Đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“ (Minh Thuận (Theo Tạp chí Tuyên giáo ngày 8/7/2009) (Mạng của Sở Nội Vụ Thành Phố Đà Nẵng, ngày 07-07-2010, 06:56).
Thực vậy, Tôn giáo là một thực tại đã có từ khi có loài người và tồn tại cho tới ngày nay. Quan niệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam là một quan niệm tích cực. Mong sao quan niệm đó thực sự tích cực, chớ không phải đành chấp nhận, vì không dẹp bỏ được.
Mặc dù vậy, vì không muốn cho Tôn giáo phát triển, Chủ nghĩa Duy Vật hay Xã Hội và Cộng Sản Vô Thần tìm cách hạn chế Tôn giáo. Ngoài ra, vì cho rằng Tôn giáo là “thế lực chống đối”, là sức mạnh đế quốc muốn dùng để chống phá Cách mạng, Chủ nghĩa Duy Vật hay Xã Hội và Cộng Sản Vô Thần muốn chi phối và “nắm” các tổ chức Tôn giáo nói chung và “Thiên Chúa giáo” nói riêng.
Để thực hiện chủ trương đó, Chính Phủ Cộng Sản Trung Quốc đã thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước và họ đã thành công khi tách một phần của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc thành Giáo Hội Công Giáo Nhân Dân.
Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam cũng đã thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Nhưng họ đã không thành công trong việc làm cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thành Giáo Hội Nhân Dân và “tự trị”.
Còn để nắm các Tôn giáo nói chung, Thiên Chúa giáo nói riêng, Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam bắt một số giáo dân, tu sĩ và linh mục làm “ăn-ten” để thường xuyên báo cáo cho họ.
Và việc hạn chế tôn giáo thì như thế nào? Trong thập niên 70, đã xảy ra một số sự kiện như sau:
• “Việc tách nhà trường ra khỏi nhà thờ” để lấy tất cả các Trường Công giáo;
• “Vụ án 5 nhà dòng ở Thủ Đức”: tạo ra những “vụ án” để có thể tịch thu và giải tán 5 dòng tu ở Thủ Đức;
• Việc đóng cửa và giải tán Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt;
• Hạn chế việc mở các Đại Chủng viện, chiêu sinh và truyền chức Linh mục trong các Giáo phận. …
Tuy nhiên, về phương diện Tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, thì Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ở Điều 70 đã minh định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật... . Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
Việc áp dụng Điều 70 này có nhiều khác biệt tại các địa phương và trong các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay đã có những tiến triển tích cực, “phạm vi” tự do được mở rộng hơn, chẳng hạn: việc chiêu sinh của các Đại Chủng viện, việc truyền chức Linh mục, cũng như việc thuyên chuyển các Cha xứ được dễ dàng và thuận lợi hơn.
THÁI ĐỘ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Là người Công giáo, tôi không rõ thái độ của các Tôn giáo khác. Cho nên tôi chỉ xin đề cập đến Thái độ của Giáo Hội Công giáo đối với Chính Phủ Cộng Sản.
Trước Công đồng Vatican Đệ nhị, Chủ nghĩa Duy vật hay Xã Hội và Cộng Sản và Giáo Hội Công Giáo không đội trời chung, vì Chủ nghĩa Duy vật chủ trương VÔ THẦN, còn Giáo Hội Công Giáo thì chủ trương HỮU THẦN.
Có lẽ chính vì thế mà năm 1951, các Đức Giám Mục Việt Nam đã viết một Thư Chung trong đó các ngài cảnh giác các Kitô hữu về Chủ Nghĩa Cộng Sản Vô Thần. Sau đó, Năm 1954, khi Cộng Sản chiếm lấy Miền Bắc, Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc đã tổ chức di cư ào ạt vào Miền Nam để thoát khỏi “nạn” Cộng Sản Vô Thần.
Khi đề cập tới thái độ cứng rắn của các Đức Giám mục Việt Nam trong thập niên 50 và sau đó, một Linh mục đã kết án thái độ cứng rắn đó và quy lỗi cho các Đức Giám mục. Thật đáng tiếc, Linh mục đó đã không đề cập đến chủ trương bài bác và hạn chế, nếu không muốn nói là bách hại tôn giáo của Đảng và Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam, là nguyên nhân gây nên thái độ cứng rắn của các Đức Giám mục Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhưng với tinh thần cởi mở và đối thoại của Công Đồng Vatican Đệ nhị, Giáo Hội Công Giáo chấp nhận “sống chung” với Cộng Sản. Chính vì thế, vào năm 1975, khi Cộng Sản chiếm lấy Miền Nam, Giáo Hội Công Giáo Miền Nam đã quyết định ở lại và ở lại cách tích cực.
Thực vậy, năm 1980, cùng với các Đức Giám mục Miền Bắc, các Đức Giám mục Miền Nam đã khẳng định: “Chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng Dân tộc Việt Nam. … Là Hội Thánh trong lòng Dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng Quê hương, noi theo truyền thống Dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của Đất Nước. … Sống Phúc Âm trong lòng Dân Tộc để phục vụ hạnh phúc của Đồng Bào” (Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Năm 1980, số 8, số 9, số 14).
Định hướng này không chỉ phù hợp với Giáo huấn của Công Đồng Vatican Đệ nhị, nhưng nhất là phù hợp với những lời dạy dỗ và lệnh truyền của Chúa Giêsu, Đấng Sáng Lập Giáo Hội: “Chính anh em là muối cho đời. … Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13.14), là men trong bột (xem Mt 13, 33; Lc 13, 20-21). Hơn nữa, chính Chúa Giêsu đã sai các tông đồ của Ngài đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loại thọ tạo, từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài (xem Mt 28, 19; Mc 16, 15; Cv 1, 8). Và sau khi lãnh nhận lệnh truyền của Chúa Giêsu, các tông đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông (xem Mc 16, 20).
Sự hội nhập này là đặc tính thiết yếu của Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng là một thách đố cho Giáo Hội, vì khi hội nhập, nếu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không trung thành với Đức Tin Tông Truyền, không kiên vững trong Bản Chất của mình, thì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không còn thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô nữa. Chính vì thế, trước khi chọn hướng đi hội nhập, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tái khẳng định rằng: “Chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là gắn bó với Chúa Kitô và hiệp nhất với Hội Thánh toàn cầu; là gắn bó với Đức Giáo Hoàng, vị đại diện của Chúa Kitô” (Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Năm 1980, số 8). Khi khẳng định như vậy, các Đức Giám mục Việt Nam cũng khẳng định rằng: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không phải là một tổ chức chính trị, nhưng là một tổ chức tôn giáo.
Đành rằng sự hội nhập và đồng hành có nguy cơ làm cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không còn là Giáo Hội Công Giáo nữa. Do đó, sự lo sợ và nghi ngại của một số người về nguy cơ này cũng có lý do (hy vọng chỉ lo sợ và nghi ngại, chớ không phải là chống đối).
Nhưng nếu nhìn vào tình trạng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện nay, sau hơn 30 năm hội nhập và đồng hành, chúng ta phải vỗ tay khen ngợi và cảm phục các Đức Giám Mục của Thập niên 70 và 80, cũng như các Đức Giám mục hiện nay, vì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn là Giáo Hội Công giáo, vì vẫn gắn bó với Chúa Kitô, vẫn hiệp nhất với Hội Thánh toàn cầu và gắn bó với Đức Giáo Hoàng.
Về Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước, chắc hẳn các Đức Giám mục Việt Nam biết rõ ý định của Chính Quyền khi thành lập Ủy Ban đó. Nhưng một đàng các ngài tạm chấp nhận cho một số Giáo dân, Tu sĩ và Linh mục tham gia, nhưng đàng khác các ngài tìm cách làm việc trực tiếp với Chính Quyền. Và hiện nay, nếu có vấn đề gì liên quan tới Giáo Hội Công giáo Việt Nam, Nhà Nước làm việc trực tiếp với các Đức Giám mục Việt Nam, chớ không qua sự trung gian của Ủy Ban Đào Kết nữa. Đây cũng là một điểm son trong quá trình hội nhập và đồng hành.
Điều chúng ta lo sợ đã không xảy ra. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn là “Giáo Hội Công Giáo”, đã không trở thành “Giáo Hội Nhân Dân”, đã không trở thành “Giáo Hội Xã Hội Chủ Nghĩa”. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn hiệp thông với Giáo Hội Rôma, vẫn hiệp thông với “Vatican”.
Ý đồ tách Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khỏi Vatican là một ý đồ có thực, nhưng đã không thành công. Trái lại, hiện nay việc bang giao giữa Việt Nam và Vatican là một sự thật đang tiến triển thuận lợi.
Bởi thế, là Người Công Giáo Việt Nam, chúng ta không có gì phải lo sợ, khi thấy các Đức Giám mục, Linh mục và Tu sĩ tiếp xúc, làm việc với các Cấp Chính quyền, vì chúng ta tin có sự hiện của Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần: “Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi!” (Ga 14, 27c). “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 13).
HƯỚNG ĐI MỚI ĐANG MỞ RA
Cách nay không lâu, vào ngày 25-09-2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã biểu lộ quan điểm của mình về vấn đề đất đai và tài sản, về việc thông tin trung thực và về việc dùng bạo lực khi giải quyết vấn đề tranh chấp.
Thiết nghĩ đã tới lúc các Tôn giáo nói chung, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, không được thoả hiệp, nhưng phải lên tiếng chống tham nhũng và những bất công trong xã hội. Tin Mừng của Chúa Giêsu truyền dạy người Công giáo phải đứng về phía người nghèo, phải đứng về phía người cô thế cô thân, phải đứng về phía người bị áp bức. Hơn nữa, Tin Mừng của Chúa Giêsu truyền dạy người Công giáo phải bênh vực người nghèo, phải bênh vực người cô thế cô thân, phải bênh vực người bị áp bức. Sự liên đới với người nghèo, với người cô thế cô thân, cũng như với người bị áp bức, không chỉ được mô tả tuyệt vời trong Hiến Chế Mục vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” (xem GS, số 1), nhưng còn phải đi vào cuộc sống Tin Mừng của người Công Giáo.
Thần Khí của Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài luôn đồng hành với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại, nhất là trong Giai đoạn Lịch sử đang mở ra này.
08-09-2010
Khi học Triết năm 1967 và 1968, tôi đã học về Các Mác, Ông Tổ của Chủ Nghĩa Duy Vật, từ đó phát sinh Chủ nghĩa Xã Hội và Chủ nghĩa Cộng Sản.
Lúc bấy giờ, tôi chỉ biết Chủ nghĩa Duy vật, hay Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản trên lý thuyết. Nhưng từ Năm 1975, tôi biết Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản cụ thể hơn. Vì tứ lúc bấy giờ Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu nắm quyền cai trị Việt Nam với quyết tâm: “Tiến mạnh, tiến nhanh, tiến vững chắc lên Chủ nghĩa Xã hội”. Nhưng sau đó khoảng 10 năm, có lẽ vì nhận ra sự thật là không thể đốt giai đoạn, không thể hủy bỏ thời kỳ quá độ, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải chủ trương “HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ ĐẤT NƯỚC” với Nền Kinh tế Thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa” đa thành phần, trong đó không chỉ có Xã hội và Cộng sản, nhưng còn có Tư bản.
Nhờ sự đổi mới đó, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Đời sống người dân “dễ thở” hơn, sung túc hơn, tiện nghi hơn, nhưng vẫn còn đó những khó khăn.
Còn vấn đề tôn giáo thì sao?
THÁI ĐỘ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO
Ai cũng biết, chủ trương căn bản của Chủ nghĩa Duy vật, từ đó phát sinh Chủ nghĩa Xã hội và Cộng sản là đề cao vật chất và con người. Do đó Chủ nghĩa Duy vật hay Xã hội và Cộng sản không chấp nhận sự hiện hữu và can thiệp của thần linh. Chính vì thế Chủ nghĩa Duy vật hay Xã hội và Cộng sản là chủ nghĩa vô thần, coi tôn giáo là thuốc phiện, là lực cản đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
Xuất phát từ quan niệm đó, theo Ông Phạm Việt Anh, Ông Ăngghen xác quyết rằng: “Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội không thể nào không xoá bỏ tôn giáo, như là xoá bỏ một thành luỹ của sự trì trệ, bảo thủ, lỗi thời, lạc hậu, của nguồn gốc cho những sai lầm trong nhận thức và tư duy của con người” (Trong Bài “Quan điểm Chủ Nghĩa Mác – Lênin về Tôn giáo và Giải quyết vấn đề Tôn giáo trong Chủ nghĩa Xã Hội” của Phạm Việt Anh, 12-12-2007, truy cập qua www.google.com.vn: “Quan điểm của Mác – Lênin về Tôn giáo).
Cũng theo Ông Phạm Việt Anh, Ông Ăngghen đã cực lực phê phán thái độ bài tôn giáo cực đoan của Đuy-rinh, vì làm như vậy là "giúp cho tôn giáo đạt tới chỗ thực hiện tinh thần tử vì đạo và kéo dài thêm sự tồn tại của nó”, đồng thời đề ra sáu nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề tôn giáo trong Chủ nghĩa xã hội. Tôi xin mạn phép chỉ nêu lên bốn nguyên tắc cơ bản: (3) không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có cả mối liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo; (4) không ngừng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, giúp quần chúng nhân dân hiểu nắm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin; (5) kết hợp nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân theo đạo với nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, để tuyên truyền chống phá cách mạng; (6) giải quyết vấn đề tôn giáo trên lập trường quan điểm lịch sử, tức là phải nhìn nhận vai trò, tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau là có thể rất khác nhau, bởi vậy mối quan hệ với tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt và mềm dẻo: có những thời điểm phải biết sử dụng tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để chống lại những kẻ thù chung của cả dân tộc, nhưng trong thời điểm khác phải đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, đưa tôn giáo tới " cái chết tự nhiên của nó ".
Tuy nhiên, theo Ông Minh Thuận, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng “Tôn giáo là một yếu tố cấu thành và là di sản văn hoá của nhân loại”. Cũng theo Ông Minh Thuận, Đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“ (Minh Thuận (Theo Tạp chí Tuyên giáo ngày 8/7/2009) (Mạng của Sở Nội Vụ Thành Phố Đà Nẵng, ngày 07-07-2010, 06:56).
Thực vậy, Tôn giáo là một thực tại đã có từ khi có loài người và tồn tại cho tới ngày nay. Quan niệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam là một quan niệm tích cực. Mong sao quan niệm đó thực sự tích cực, chớ không phải đành chấp nhận, vì không dẹp bỏ được.
Mặc dù vậy, vì không muốn cho Tôn giáo phát triển, Chủ nghĩa Duy Vật hay Xã Hội và Cộng Sản Vô Thần tìm cách hạn chế Tôn giáo. Ngoài ra, vì cho rằng Tôn giáo là “thế lực chống đối”, là sức mạnh đế quốc muốn dùng để chống phá Cách mạng, Chủ nghĩa Duy Vật hay Xã Hội và Cộng Sản Vô Thần muốn chi phối và “nắm” các tổ chức Tôn giáo nói chung và “Thiên Chúa giáo” nói riêng.
Để thực hiện chủ trương đó, Chính Phủ Cộng Sản Trung Quốc đã thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước và họ đã thành công khi tách một phần của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc thành Giáo Hội Công Giáo Nhân Dân.
Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam cũng đã thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước. Nhưng họ đã không thành công trong việc làm cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thành Giáo Hội Nhân Dân và “tự trị”.
Còn để nắm các Tôn giáo nói chung, Thiên Chúa giáo nói riêng, Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam bắt một số giáo dân, tu sĩ và linh mục làm “ăn-ten” để thường xuyên báo cáo cho họ.
Và việc hạn chế tôn giáo thì như thế nào? Trong thập niên 70, đã xảy ra một số sự kiện như sau:
• “Việc tách nhà trường ra khỏi nhà thờ” để lấy tất cả các Trường Công giáo;
• “Vụ án 5 nhà dòng ở Thủ Đức”: tạo ra những “vụ án” để có thể tịch thu và giải tán 5 dòng tu ở Thủ Đức;
• Việc đóng cửa và giải tán Giáo Hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt;
• Hạn chế việc mở các Đại Chủng viện, chiêu sinh và truyền chức Linh mục trong các Giáo phận. …
Tuy nhiên, về phương diện Tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo, thì Hiến Pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ở Điều 70 đã minh định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật... . Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.”
Việc áp dụng Điều 70 này có nhiều khác biệt tại các địa phương và trong các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay đã có những tiến triển tích cực, “phạm vi” tự do được mở rộng hơn, chẳng hạn: việc chiêu sinh của các Đại Chủng viện, việc truyền chức Linh mục, cũng như việc thuyên chuyển các Cha xứ được dễ dàng và thuận lợi hơn.
THÁI ĐỘ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Là người Công giáo, tôi không rõ thái độ của các Tôn giáo khác. Cho nên tôi chỉ xin đề cập đến Thái độ của Giáo Hội Công giáo đối với Chính Phủ Cộng Sản.
Trước Công đồng Vatican Đệ nhị, Chủ nghĩa Duy vật hay Xã Hội và Cộng Sản và Giáo Hội Công Giáo không đội trời chung, vì Chủ nghĩa Duy vật chủ trương VÔ THẦN, còn Giáo Hội Công Giáo thì chủ trương HỮU THẦN.
Có lẽ chính vì thế mà năm 1951, các Đức Giám Mục Việt Nam đã viết một Thư Chung trong đó các ngài cảnh giác các Kitô hữu về Chủ Nghĩa Cộng Sản Vô Thần. Sau đó, Năm 1954, khi Cộng Sản chiếm lấy Miền Bắc, Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc đã tổ chức di cư ào ạt vào Miền Nam để thoát khỏi “nạn” Cộng Sản Vô Thần.
Khi đề cập tới thái độ cứng rắn của các Đức Giám mục Việt Nam trong thập niên 50 và sau đó, một Linh mục đã kết án thái độ cứng rắn đó và quy lỗi cho các Đức Giám mục. Thật đáng tiếc, Linh mục đó đã không đề cập đến chủ trương bài bác và hạn chế, nếu không muốn nói là bách hại tôn giáo của Đảng và Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam, là nguyên nhân gây nên thái độ cứng rắn của các Đức Giám mục Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhưng với tinh thần cởi mở và đối thoại của Công Đồng Vatican Đệ nhị, Giáo Hội Công Giáo chấp nhận “sống chung” với Cộng Sản. Chính vì thế, vào năm 1975, khi Cộng Sản chiếm lấy Miền Nam, Giáo Hội Công Giáo Miền Nam đã quyết định ở lại và ở lại cách tích cực.
Thực vậy, năm 1980, cùng với các Đức Giám mục Miền Bắc, các Đức Giám mục Miền Nam đã khẳng định: “Chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng Dân tộc Việt Nam. … Là Hội Thánh trong lòng Dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng Quê hương, noi theo truyền thống Dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của Đất Nước. … Sống Phúc Âm trong lòng Dân Tộc để phục vụ hạnh phúc của Đồng Bào” (Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Năm 1980, số 8, số 9, số 14).
Định hướng này không chỉ phù hợp với Giáo huấn của Công Đồng Vatican Đệ nhị, nhưng nhất là phù hợp với những lời dạy dỗ và lệnh truyền của Chúa Giêsu, Đấng Sáng Lập Giáo Hội: “Chính anh em là muối cho đời. … Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13.14), là men trong bột (xem Mt 13, 33; Lc 13, 20-21). Hơn nữa, chính Chúa Giêsu đã sai các tông đồ của Ngài đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loại thọ tạo, từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Ngài (xem Mt 28, 19; Mc 16, 15; Cv 1, 8). Và sau khi lãnh nhận lệnh truyền của Chúa Giêsu, các tông đồ đã ra đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông (xem Mc 16, 20).
Sự hội nhập này là đặc tính thiết yếu của Giáo Hội, nhưng đồng thời cũng là một thách đố cho Giáo Hội, vì khi hội nhập, nếu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không trung thành với Đức Tin Tông Truyền, không kiên vững trong Bản Chất của mình, thì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không còn thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô nữa. Chính vì thế, trước khi chọn hướng đi hội nhập, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tái khẳng định rằng: “Chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô, nghĩa là gắn bó với Chúa Kitô và hiệp nhất với Hội Thánh toàn cầu; là gắn bó với Đức Giáo Hoàng, vị đại diện của Chúa Kitô” (Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Năm 1980, số 8). Khi khẳng định như vậy, các Đức Giám mục Việt Nam cũng khẳng định rằng: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không phải là một tổ chức chính trị, nhưng là một tổ chức tôn giáo.
Đành rằng sự hội nhập và đồng hành có nguy cơ làm cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không còn là Giáo Hội Công Giáo nữa. Do đó, sự lo sợ và nghi ngại của một số người về nguy cơ này cũng có lý do (hy vọng chỉ lo sợ và nghi ngại, chớ không phải là chống đối).
Nhưng nếu nhìn vào tình trạng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện nay, sau hơn 30 năm hội nhập và đồng hành, chúng ta phải vỗ tay khen ngợi và cảm phục các Đức Giám Mục của Thập niên 70 và 80, cũng như các Đức Giám mục hiện nay, vì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn là Giáo Hội Công giáo, vì vẫn gắn bó với Chúa Kitô, vẫn hiệp nhất với Hội Thánh toàn cầu và gắn bó với Đức Giáo Hoàng.
Về Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước, chắc hẳn các Đức Giám mục Việt Nam biết rõ ý định của Chính Quyền khi thành lập Ủy Ban đó. Nhưng một đàng các ngài tạm chấp nhận cho một số Giáo dân, Tu sĩ và Linh mục tham gia, nhưng đàng khác các ngài tìm cách làm việc trực tiếp với Chính Quyền. Và hiện nay, nếu có vấn đề gì liên quan tới Giáo Hội Công giáo Việt Nam, Nhà Nước làm việc trực tiếp với các Đức Giám mục Việt Nam, chớ không qua sự trung gian của Ủy Ban Đào Kết nữa. Đây cũng là một điểm son trong quá trình hội nhập và đồng hành.
Điều chúng ta lo sợ đã không xảy ra. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn là “Giáo Hội Công Giáo”, đã không trở thành “Giáo Hội Nhân Dân”, đã không trở thành “Giáo Hội Xã Hội Chủ Nghĩa”. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn hiệp thông với Giáo Hội Rôma, vẫn hiệp thông với “Vatican”.
Ý đồ tách Giáo Hội Công Giáo Việt Nam khỏi Vatican là một ý đồ có thực, nhưng đã không thành công. Trái lại, hiện nay việc bang giao giữa Việt Nam và Vatican là một sự thật đang tiến triển thuận lợi.
Bởi thế, là Người Công Giáo Việt Nam, chúng ta không có gì phải lo sợ, khi thấy các Đức Giám mục, Linh mục và Tu sĩ tiếp xúc, làm việc với các Cấp Chính quyền, vì chúng ta tin có sự hiện của Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần: “Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi!” (Ga 14, 27c). “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 13).
HƯỚNG ĐI MỚI ĐANG MỞ RA
Cách nay không lâu, vào ngày 25-09-2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã biểu lộ quan điểm của mình về vấn đề đất đai và tài sản, về việc thông tin trung thực và về việc dùng bạo lực khi giải quyết vấn đề tranh chấp.
Thiết nghĩ đã tới lúc các Tôn giáo nói chung, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng, không được thoả hiệp, nhưng phải lên tiếng chống tham nhũng và những bất công trong xã hội. Tin Mừng của Chúa Giêsu truyền dạy người Công giáo phải đứng về phía người nghèo, phải đứng về phía người cô thế cô thân, phải đứng về phía người bị áp bức. Hơn nữa, Tin Mừng của Chúa Giêsu truyền dạy người Công giáo phải bênh vực người nghèo, phải bênh vực người cô thế cô thân, phải bênh vực người bị áp bức. Sự liên đới với người nghèo, với người cô thế cô thân, cũng như với người bị áp bức, không chỉ được mô tả tuyệt vời trong Hiến Chế Mục vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” (xem GS, số 1), nhưng còn phải đi vào cuộc sống Tin Mừng của người Công Giáo.
Thần Khí của Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài luôn đồng hành với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại, nhất là trong Giai đoạn Lịch sử đang mở ra này.
08-09-2010
Đức tin giữa lòng dân tộc
FX. Trần Kim Ngọc, OP.
09:16 29/09/2010
ĐỨC TIN GIỮA LÒNG DÂN TỘC
Dẫn nhập
Năm Thánh 2010 của Giáo Hội tại Việt Nam đã đi gần hết chặng đường, là một năm Hồng Ân Đức Tin cho các tín hữu Việt Nam. Để gợi nhớ về quá khứ gieo trồng đức tin của các cha anh, người viết mong muốn đào sâu đề tài “Tin Mừng trong truyền thống văn hoá Việt” như góp một chút suy tư dựa trên giáo huấn của Giáo Hội về hội nhập văn hoá trong quá trình truyền giáo. Không thể truyền giáo nếu không hội nhập. Hội nhập văn hoá là vấn đề vừa mới vừa phức tạp. Trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, Giáo Hội qua các giai đoạn và qua các cấp phẩm trật đã có những quan điểm như thế nào về hội nhập văn hoá, điều đó sẽ được trình bày qua các mục dưới đây. Những nguyên tắc hội nhập văn hoá đều phải được tuân theo giáo lý về Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Nhờ nguyên tắc hội nhập dựa trên Mầu Nhiệm Nhập Thể, Tin Mừng đã thực sự thấm sâu vào dòng máu con Lạc cháu Hồng.
1. Đức Giêsu Kitô Ngôi Lời Nhập Thể - Nguyên tắc cơ bản về hội nhập
1.1. Mặc xác phàm
Đức Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa “đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.(1) Người đã đến và ở giữa con người để thông ban cho họ hết ân sủng này đến ân sủng khác; cũng chính Người là Đấng ban chân lý cho con người(2) để nhờ đó con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa chân thật, và nhờ sự nhận biết ấy, con người mới có thể đạt tới sự sống đời đời.(3)
Đức Giêsu làm người để nâng bản tính con người lên tới mức siêu việt. Đức Giêsu Kitô là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), chính Người là con người hoàn hảo đã trả lại cho con cháu của Adam hình ảnh Thiên Chúa đã bị tội nguyên tổ làm sai lệch. Bởi vì nơi Người bản tính nhân loại đã được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt, do đó chính nơi chúng ta nữa bản tính ấy cũng được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Bởi vì, chính Con Thiên Chúa khi nhập thể, một cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi người. Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người.”(4)
1.2. Giống như con người
Mầu nhiệm nhập thể là một nét son mở ra cho con người. Nếu không có mầu nhiệm nhập thể này, con người không thể biết được định mệnh của mình rồi sẽ ra sao: “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể.”(5)
Con Thiên Chúa làm người không chỉ là đến ở với con người, mà còn chấp nhận sống thân phận con người với kiếp người. Đức Giêsu “sinh bởi trinh nữ Maria, Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.”(6)
1.3. Tìm kiếm và xây dựng lại
Đức Giêsu Kitô đến làm người và sống giữa con người không như một người chuyên làm nghề đập phá các công trình, nhà cửa hay cầu cống... Người “đến để tìm và cứu những gì đã mất."(7) Con chiên đi lạc, Người không quên, nhưng để lại chín mươi chín con kia để tìm cho kỳ được con chiên đã bị mất. Đồng tiền bị mất, Người thắp đèn tìm cho bằng được, tìm được rồi mở tiệc ăn mừng. Người con bỏ nhà đi hoang, khi trở về Người Cha đón nhận với lòng trìu mến mà không chê trách một điều.(8)
1.4. Nhổ và khử trừ
Trong cánh đồng nhân loại, có nhiều thứ cây mang độc tố huỷ hoại, đó là những thế lực đen tối của ma quỷ, thù địch của con người “như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”.(9) Đức Giêsu đến là nhổ đi những thứ cây mà Chúa Cha đã không trồng: "Cây nào mà Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời, đã không trồng sẽ bị nhổ đi.”(10)
Ma quỷ và những thế lực của nó là những phe đối lập với Thiên Chúa. Chúng luôn tìm cách để phá huỷ công trình tạo dựng của Thiên Chúa, luôn tìm kế để mê hoặc con người ta ngay cả Con Thiên Chúa...(11) Đức Kitô đến thế gian là để khử trừ tội lỗi và ma quỷ, và để thực hiện một cuộc giải phóng con người khỏi tình trạng tội lỗi và ách của ma quỷ. Tin Mừng thuật lại rất nhiều lần Đức Giêsu tha tội và trừ quỷ cho người ta.(12)
1.5. Lên án(13)
Đức Giêsu rất nghiêm khắc đối với những người tự cho mình là đạo đức, thánh thiện rồi từ đó coi trời bằng vung, khinh miệt người khác. Những hạng người luôn muốn “ăn trên ngồi trốc” để xoi mói vào từng động thái và cử chỉ của người khác rồi lăm le đe doạ lên mặt dạy đời. Nhóm Pharisêu và kinh sư là những người luôn tìm cách cản lối Đức Kitô đi, chỉ vì họ ghen tức, ngạo mạn có quyền bắt nạt những người làm việc thiện. Họ cản bước đi của Đức Kitô hẳn không phải là một lý do tốt lành, nhưng là sợ dân chúng đi theo tôn Người lên làm vua làm thầy, và như thế mình sẽ không được vị trí có “quyền bắt nạt người khác”. Đức Giêsu lên án thói trưởng giả, lối giữ đạo hình thức và óc duy luật một cách máy móc nơi những người Pharisêu và kinh sư.(14)
1.6. Kiện toàn
Việc Con Thiên Chúa làm người không phải là một trở ngại cho sự tiến bộ của con người, nhưng là một cơ hội cho con người được giao hoà giữa trời và đất, giữa con người với nhau và giữa con người với vạn vật.(15) Tuyệt nhiên, Thiên Chúa làm người không phải là để xoá sạch mọi dấu vết của lịch sử và văn hoá của các dân tộc; nhưng là để làm cho lịch sử ấy và văn hoá ấy nên hoàn thiện hơn. Ngôi Lời làm người và sống giữa con người là để nên đồng phận với con người sống đổ mồ hôi sôi nước mắt thấm đẫm Đất Nước được gọi là Đất Thánh: "Trong Đức Giêsu thành Nadareth, Thiên Chúa đã mặc lấy những nét đặc trưng của bản tánh nhân loại, gồm có sự thuộc về một dân tộc nhất định và một lãnh thổ nhất định. Nét đặc thù tự nhiên của phần đất và vị trí địa lý của nó không thể tách rời khỏi chân lý là xác phàm con người được Ngôi Lời mặc lấy".(16) Đức Giêsu không có ý định làm người cải cách văn hoá, nhưng là kiện toàn những yếu tố trong nền văn hoá dân tộc Người được sinh ra và lớn lên. "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.”(17)
Thánh Tôma Aquinô cho rằng ân sủng không phá huỷ tự nhiên, nhưng là thăng hoa tự nhiên. Nếu Ngôi Lời làm người là để phá huỷ trật tự tự nhiên, thì Người không phá đổ công trình tạo dựng nhờ Người mà có ư? Lời Nhập Thể không hề phá huỷ trật tự tự nhiên, nhưng là để đưa trật tự ấy tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài dưới chân Người.(18)
1.7. Làm phong phú
Đức Kitô không làm ngơ trước những yếu tố vô luân và phi nhân, những lối sống trịch thượng, những cách hành xử ngạo nghễ coi người khác chẳng ra gì; nhưng mạnh mẽ lên án.(19) Người yêu thương con người tội lỗi, đồng bàn với họ để từ từ cảm hoá họ.(20) Đức Giêsu “vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có”;(21) Người “đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.”(22) Đức Giêsu đến mang một sứ điệp làm phong phú hoá nền văn hoá và truyền thống của dân tộc mình.
1.8. Cứu độ
Mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể và nhập thế là nguyên tắc cơ bản cho công cuộc đem Tin Mừng vào trong các nền văn hoá của các dân tộc.(23) Nguyên tắc hội nhập này là đường hướng cho tất cả mọi cách thức trình bày sứ điệp cứu độ của Đức Kitô cho người thuộc mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ và mọi thời đại.(24) Tin Mừng cần được ăn sâu vào trong phong tục, tập quán, ngôn ngữ và tâm thức của mỗi một dân tộc để trở thành men, muối và ánh sáng hướng dẫn cho đời sống của dân tộc ấy đi tới chỗ nhận biết chân lý và ơn cứu độ.(25)
Con Thiên Chúa làm người với một sứ mệnh cơ bản là cứu thoát họ khỏi kiếp lầm than tội lỗi, để được hưởng phúc vĩnh cửu là ơn cứu độ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”(26)
1.9. Vẫn được tiếp tục
Mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu độ nhân loại vẫn được tiếp tục thực hiện trong Giáo Hội. Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu đã giao phó cho Giáo Hội tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho con người: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”(27)
Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ hồng ân cứu độ cho con người: “Thiên Chúa là Ðấng vô cùng nhân hậu và khôn ngoan đã muốn hoàn tất việc cứu chuộc thế giới, nên ‘khi đến thời viên mãn, Ngài đã sai Con Mình đến, sinh bởi người nữ... để chúng ta được nhận làm nghĩa tử’ (Gl 4,4-5). ‘Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria’. Mầu nhiệm cứu rỗi thần linh này được mạc khải cho chúng ta và vẫn tiếp tục trong Giáo Hội, Giáo Hội mà Chúa đã lập làm thân thể Người. Trong Giáo Hội ấy, liên kết với Chúa Kitô Thủ Lãnh, và hiệp thông với toàn thể các Thánh Người, các tín hữu cũng phải kính nhớ trước hết đức Maria vinh hiển, trọn đời Ðồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta’.”(28)
2. Giáo huấn tiên khởi để Tin Mừng gieo vào đất Việt
Trong phần này, người viết dựa vào cái mốc rất quan trọng của Giáo Hội tại Việt Nam là năm 1569, năm Đức giáo hoàng Alexander VII ký Sắc Chỉ thiết lập hai Địa Phận Tông Toà; cùng năm đó, Thánh Bộ Truyền Giáo ra Huấn Thị gửi tới ba vị giám mục được bổ nhiệm thi hành sứ vụ tại Đàng Trong, Đàng Ngoài và Nam Kinh (Trung Quốc),(29) liên quan đến công cuộc truyền giáo tại Á Đông nói chung và tại Việt Nam nói riêng.(30) Trong Huấn Thị, Thánh Bộ Truyền Giáo lưu tâm nhiều đến việc hội nhập văn hoá trong quá trình truyền giáo. Huấn Thị có thể được xem như là kim chỉ nam cho việc truyền giáo tại dân tộc Việt Nam trải qua dòng lịch sử gieo trồng đức tin trên mảnh đất này.
2.1. Huấn luyện và tiến cử người bản xứ
Thánh Bộ Truyền Giáo có một cái nhìn rất Á Đông, đó là đề cập ngay đến việc huấn luyện giới trẻ, đào tạo con người, tìm kiếm nhân sự. Huấn Thị cho thấy vai trò quan trọng của người bản xứ trong việc xây dựng Giáo Hội địa phương. Bao lâu, Giáo Hội tại địa phương chưa có người bản địa để nối tiếp sứ nghiệp truyền giáo thì bấy lâu Giáo Hội đó chưa trưởng thành. Vấn đề này đã được thánh Phaolô Tông Đồ thực hiện từ Giáo Hội thời sơ khai. Ngài tới cộng đoàn nào, điều đầu tiên cần làm ngay là tìm người, rồi huấn luyện họ; khi họ đã đủ mức trưởng thành thì ngài giao cộng đoàn cho họ, rồi ngài đi nơi khác. Hẳn là Thánh Bổ đã áp dụng phương pháp sư phạm truyền giáo của Thánh Phaolô!
“Đây, lý do chính thúc đẩy Thánh bộ đã cử chư huynh đến các xứ ấy với chức vụ Giám mục, là để chư huynh, bằng mọi phương thức có thể, lo đảm trách giáo dục thanh niên, giúp họ đủ khả năng lãnh nhận chức vụ Linh mục. Chư huynh sẽ cho họ và cử họ đi khắp các miền bao la ấy, mỗi người công tác trong quốc gia mình; ở đó họ sẽ hết lòng phụng sự đạo Chúa nhờ chư huynh ân cần săn sóc. Vậy chư huynh hãy luôn đặt trước mắt mục đích này là: tuỳ sức có thể chư huynh hãy làm sao đưa dẫn thật nhiều người và là những người có nhiều khả năng đạt đến các chức Thánh, đào luyện họ và truyền chức cho mỗi người lúc họ sẵn sàng.”(31)
2.2. Không xen vào chính trường
Kinh nghiệm của những thế kỷ đầu khi Giáo Hội trở thành Quốc giáo trong đế quốc của Constantinô I cho thấy nếu thần quyền và thế quyền không độc lập với nhau, thì người ta sẽ dễ đánh lận con đen.(32) Vương Quốc của Thiên Chúa không thuộc về thế gian, do đó, sứ vụ của Giáo Hội cũng không phải là việc tranh giành quyền lực để thống trị. Giáo Hội được sai vào trần gian là để phục vụ, để rao giảng sứ điệp cứu độ con người. Thánh Bộ Truyền Giáo dạy các vị giám mục rằng không nên xen vào những việc chính trị, điều đó rất có cơ sở; đồng thời cũng nêu lên nguyên tắc làm việc trong những vùng hạt giống Tin Mừng mới bắt đầu được gieo.
“Chư huynh hãy hết sức lánh xa chính trị và việc nhà nước. Đừng bao giờ nhận gánh một phần vụ hành chính nào mặc cho người ta thỉnh cầu và làm phiền toái chư huynh bằng những lời khẩn khoản thiết tha. Việc này, Thánh bộ đã luôn luôn cực lực rõ ràng và vẫn tiếp tục cấm ngặt. Cho nên chư huynh và các cộng sự phải rất mực thận trọng. Vả lại, chư huynh cứ tin chắc rằng, bất cứ người nào tự ý xen vào những việc ấy hay để người ta lôi cuốn vào thì người đó làm phiền hà Thánh bộ lắm. Lệnh này không nguyên chỉ đề phòng những trường hợp mà việc xen vào chính trị sẽ làm hại đạo và khiến các vị thừa sai bỏ bê trách vụ của mình, song còn có giá trị cả khi việc xen vào chính trị như thế đem đến một tia hy vọng chắc chắn đạo Chúa được thịnh đạt và đức tin được lan rộng hơn.”(33)
2.3. Không đối đầu với thế quyền
Lịch sử truyền giáo cho thấy một điều rằng tương quan giữa các vị thừa sai và nhà cầm quyền nhiều lúc không mấy tốt đẹp. Cái lý do khiến các nhà cầm quyền nghi ngờ các vị thừa sai có lẽ là sợ bị mất quyền lực. Sự có mặt của các vị thừa sai tại một địa điểm nào đó thường làm cho các vị lãnh đạo e dè. Đó là lý do khiến cho cuộc truyền giáo nhiều khi gặp khó khăn vì hai bên không hiểu biết và cộng tác với nhau. Thánh Bộ Truyền Giáo đã dự liệu điều đó nên đã chỉ thị các vị thừa sai là phải có tinh thần nhẫn nại, im lặng và khôn ngoan với nhà cầm quyền. Thánh Bộ rất cương quyết đối với các vị thừa sai dây mình vào những việc tranh chấp đảng phái chính trị.
“Đàng khác chư huynh hãy giảng dạy dân chúng vâng phục chính quyền, dù họ xấu cũng mặc (1Pr 2,18); và vừa âm thầm vừa công khai, chư huynh hãy hết lòng cầu nguyện cho họ được thịnh vượng và phần rỗi. Đừng phê phán việc họ làm, cả khi họ bách hại chư huynh cũng thế; đừng tố cáo họ nghiêm khắc; đừng chỉ trích phong thái của họ. Nhưng kiên nhẫn và im lặng, chư huynh hãy mong đợi nơi Chúa thời kỳ an nghỉ (Ac 3,26). Cương quyết đừng bao giờ gieo rắc trên lãnh thổ họ mầm mống bất cứ một bè phái nào, dù thuộc Tây Ban Nha, thuộc Pháp, Thổ, Ba Tư hay thuộc quốc gia nào khác. Trái lại, chư huynh hãy hết sức nhổ tận gốc mọi thứ tranh chấp đó đi. Nếu có một thừa sai nào rõ biết mệnh lệnh của Thánh bộ mà vẫn dấn thân vào những cuộc tranh chấp như thế, thì đừng chần chờ, hãy buộc vị ấy trở về Âu ngay, kẻo vì bất khôn, vị đó sẽ làm nguy hại rất nhiều cho Giáo hội.”(34)
2.4. Tôn trọng truyền thống văn hoá
Không thể loan báo Tin Mừng cho một dân tộc mà lại không hiểu biết gì về nền văn hoá của dân tộc ấy. Không thể hiểu biết con người sống trong một nền văn hoá mà lại không rành rõ sắc thái của nền văn hoá ấy. Không thể hoà nhập vào dòng chảy của con người sống trong một đất nước nếu không nắm vững cách suy nghĩ và hành động của họ. Hội nhập văn hoá là cách để đi vào truyền thống của một dân tộc, để từ đó hiểu biết rồi từ đó mới có thể tìm một lối trình bày đức tin theo tâm thức của con người sống trong nền văn hoá ấy. Thánh Bộ nhắc nhở các vị thừa sai là phải hết sức tôn quý truyền thống văn hoá của dân tộc mà họ được sai đến thi hành sứ mệnh.
“Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ (ritus suos consuetudines et mores), trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nhan, nước Ý, hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á đông chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, bèn là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ một dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến những nghi lễ tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho người ta giữ gìn và bảo vệ chúng là đàng khác.
Có thể nói, {tính} tự nhiên ai ai cũng cho những cái của mình và nhất là của quê hương xứ sở mình là hơn tất cả, và yêu mến những báu vật đó hơn những cái của ngoại lai: nguyên việc sửa chữa những quốc lệ của {một dân tộc} cũng đủ gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những {phong tục} (mores) đã có lâu đời nhất, mà các tiền nhân vẫn có thể nhớ tông tích; càng tệ hại hơn nữa nếu chư huynh huỷ bỏ những {phong tục} đó để đem phong tục của quí quốc mà thay thế vào! Vậy đừng bao giờ đem những tục lệ (usus) Âu châu đến đối lập với tục lệ của các dân tộc ấy, trái lại hãy hết lòng sống cho quen với tục lệ của họ. Điều gì đáng khen, hãy khâm phục và ca tụng.”(35)
2.5. Khôn ngoan và tế nhị với những điều bất xứng
Người ta thường quan niệm rằng cái gì của mình cũng hơn của người. Chính vì lý do đó mà người ta hãy lên án những cái khác của mình. Thói ăn trên ngồi trước, thích làm thầy thiên hạ thường thấy nơi những biệt phái Pharisêu. Thái độ ấy và lối sống ấy đã bị Đức Giêsu lên án. Do đó, khi đi truyền giáo, các vị thừa sai nếu không khéo thì cũng dễ rơi vào trường hợp như thế, nghĩa là không lo tìm cái hay cái đẹp trong nền văn hoá của người ta mà chỉ tìm cách để tìm sâu tìm rết rồi phê phán. Thánh Bộ lưu ý các vị thừa sai khi thấy những điều “bất xứng” thì phải khôn ngoan và thận trọng.
“Còn điều gì không đáng thì đừng đề cao om sòm kiểu ba phải, nhưng hãy khôn ngoan, đừng phê phán, cũng đừng kết án một cách thiếu suy nghĩ và quá đáng. Nếu điều gì thực sự xấu, thì nên chống đối bằng thái độ dè dặt và thinh lặng hơn là bằng lời nói; song dĩ nhiên khi tinh thần người ta đã sẵn sàng chấp nhận chân lý, chư huynh sẽ lợi dụng những cơ hội thuận tiện để từ từ và âm thầm nhổ nó đi.”(36)
2.6. Rao giảng Lời Chúa, tránh nói về chính trị
Nói với Chúa và nói về Chúa là sứ vụ chính yếu của người thừa sai, nghĩa là chuyên chăm cầu nguyện và rao giảng cho người ta về Chúa. Thói đời vẫn thường len lỏi vào đời sống của các vị thừa sai, đó là thích “lăn tăn nhiều chuyện”. Thánh Bộ khuyên bảo các vị thừa sai chú tâm vào việc rao giảng Lời Chúa, còn những chuyện khác thì đừng đề cập tới trong khi giảng dạy.
“Khi rao giảng lời Chúa và ban hành các Nhiệm Tích, chư huynh hãy cố gắng đừng hội họp và tụ tập nhiều quá kẻo thiên hạ nghi ngờ mình xách động quần chúng hay xúi dân làm loạn. Hãy cẩn thận sao cho giáo hữu đến dự Thánh lễ một cách hết sức âm thầm: khi họ hội họp nhau, chư huynh chỉ cho họ bàn việc đạo mà thôi và hãy thẳng thắn nghiêm cấm đừng cho cuộc gặp gỡ nhau đó nên dịp để nói hoặc làm chính trị.”(37)
3. Công đồng Vatican II với Văn hoá
3.1. Thiên Chúa nói theo văn hoá của con người
Bằng nhiều cách thức và nhiều lần, Thiên Chúa đã nói với con người theo ngôn ngữ và trình độ của họ. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.”(38) Thiên Chúa vẫn tiếp tục nói với con người “ theo văn hóa riêng của từng thời đại.”(39)
3.2. Sử dụng văn hoá để phổ biến sứ điệp cứu độ
Sứ điệp cứu độ sẽ không được đón nhận trọn vẹn nếu không có những yếu tố thuộc văn hoá để trình bày sứ điệp đó. Trải qua dòng lịch sử trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, “Giáo Hội đã sử dụng những tài nguyên của các nền văn hóa khác biệt để phổ biến và giải thích cho muôn dân sứ điệp của Chúa Kitô trong khi rao giảng, để tìm tòi và thấu hiểu sâu xa hơn, để diễn tả sứ điệp ấy cách tốt đẹp hơn trong các lễ nghi phụng vụ và trong cuộc sống muôn mặt của cộng đoàn các tín hữu.”(40)
3.3. Không phụ thuộc vào văn hoá
Giáo Hội không thể đồng hoá với một nền văn hoá nào. Nhưng không vì thế mà Giáo Hội loại trừ hết mọi yếu tố mang tính văn hoá của mỗi dân tộc khi Giáo Hội rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô cho dân tộc ấy. “Giáo Hội không bị ràng buộc cách độc quyền và bất khả phân ly với một chủng tộc hay quốc gia, với một lối sống đặc thù hoặc một tập tục cũ hay mới nào, vì Giáo Hội được sai đến với mọi dân tộc thuộc mọi nơi và mọi thời. Trung thành với truyền thống riêng và đồng thời ý thức sứ mệnh phổ quát của mình, Giáo Hội có thể hòa mình với nhiều hình thức văn hóa khác nhau. Nhờ đó, chính Giáo Hội cũng như các nền văn hóa ấy đều được phong phú hơn.”(41)
4. Đường hướng hội nhập của HĐGMVN
4.1. Hoà vào lòng dân tộc
Người kitô hữu Việt Nam chỉ có thể hoàn thành vai trò kép: công dân trần gian và công dân Nước Trời khi sống đúng Tin Mừng trong bối cảnh văn hoá của dân tộc. Điều này, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp năm 1980 đã đi đến quyết định rằng “chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam.”(42)
4.2. Theo tinh thần của Vatican II
Vatican II thực hiện một cuộc đột phá là vừa hướng tới tương lai nhưng cũng phải nhìn lại truyền thống quý giá. Canh tân để thích nghi với thời đại mới, nhưng đồng thời cũng trở về với nguồn mạch sống là Truyền Thống lâu đời của Giáo Hội. Hai chiều kích này không thể thiếu một, mà luôn đi song song với nhau, đan kết với nhau tạo nên một luồng gió mới thổi vào đời sống Giáo Hội một sức sống mới. Giáo Hội tại Việt Nam muốn tiếp tục đường hướng mục vụ của Công đồng Vatican: “Trung thành với tinh thần của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hoà mình với cộng đồng xã hội mình đang sống.”(43)
4.3. Đồng sinh đồng tử với dân tộc và đất nước
Để loan báo Tin Mừng cứu độ cho anh chị em đồng bào của mình, người tín hữu Việt Nam qua tiếng nói chung của các vị mục tử trong Hàng Giáo Phẩm đã đi đến quyết định trong chọn lựa sống đồng sinh đồng tử cùng dân tộc và đất nước: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng ‘Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới’ (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.”(44)
4.4. Đồng hành cùng dân tộc
Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc là nhiệm vụ chung của cả dân tộc, trong đó người Công giáo là một thành phần không nhỏ. HĐGMVN “muốn khẳng định rằng: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Công đồng nhắc nhở: ‘Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước’ (TG 15).”(45)
4.5. Xây dựng đời sống đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc
Đối với nhiệm vụ xây dựng đời sống đức tin trong xã hội Việt Nam, HĐGMVN dạy là phải “xây dựng trong Hội Thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc. Chúng tôi muốn thực hiện điều Công đồng Vatican II đã tuyên bố: ‘Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người’ (GH 17,1). Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Thánh Kinh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác, phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hoá và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong cộng đồng Hội Thánh này.”(46)
5. Đức Bênêđictô XVI với Giáo Hội tại Việt Nam
Trong dịp tiếp kiến các giám mục Việt Nam về Toà Thánh để viếng mộ hai thánh Tông Đồ theo quy định của Giáo luật, Đức Bênêđictô XVI đã có bài huấn từ, trong đó có nói về những sự kiện nổi bật của Giáo Hội tại Việt Nam.
5.1. Về Năm Thánh 2010
Năm Thánh của Giáo Hội tại Việt Nam đánh dấu một bước trưởng thành trong công cuộc rao giảng Tin Mừng cho đồng bào dân Việt. Đức giáo hoàng cho rằng việc kỷ niệm này “sẽ làm cho Giáo Hội hăng say chia sẻ niềm vui đức tin với tất cả mọi người Việt Nam trong khi canh tân những dấn thân truyền giáo. Trong dịp này, Dân Chúa phải được mời gọi tạ ơn Chúa về hồng ân đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Hồng ân này đã được rất đông các Vị Tử Đạo đón nhận cách quảng đại, sống và làm chứng; các ngài là những người muốn loan báo chân lý và tính phổ quát của niềm tin vào Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, chứng tá về Chúa Kitô là một việc phục vụ cao cả nhất mà Giáo Hội có thể hiến tặng cho Việt Nam và cho tất cả các dân tộc tại Á Châu, bởi vì chứng tá đó đáp ứng sự tìm kiếm sâu xa chân lý và những giá trị bảo đảm cho sự phát triển nhân bản toàn diện (x. Giáo Hội tại Á Châu). Trước nhiều thách đố mà chứng tá này đang gặp phải, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các Giáo phận, giữa các Giáo phận và các Dòng Tu, cũng như giữa các Dòng Tu với nhau.”(47)
5.2. Về Thư mục vụ năm 1980 của HĐGMVN
“Thư Mục vụ mà Hội Đồng Giám Mục của Anh Em đã công bố năm 1980 nhấn mạnh đến ‘Giáo Hội Chúa Kitô ở giữa Dân của mình’. Khi đem tới nét đặc thù của mình – là việc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô – Giáo Hội đóng góp vào việc phát triển nhân bản và thiêng liêng của con người, nhưng cũng đồng thời đóng góp vào sự phát triển đất nước. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một sự đóng góp quan trọng, nhất là vào thời điểm mà Việt Nam đang từ từ mở ra đối với cộng đồng quốc tế.” (48)
5.3. Về tương quan với cộng đồng chính trị
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đi viếng thăm Ad Limina trong tình hình diễn tiến phức tạp giữa Giáo Hội và Chính Quyền. Điều này cũng làm Đức Thánh Cha bận tâm về đất nước và con người, Giáo Hội và cộng đồng chính trị tại đất nước này. Ngài nói rằng: “Anh Em cũng như Tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân. Trong khi tham gia cách tích cực, theo như vị trí dành cho mình và theo ơn gọi đặc thù của mình, Giáo Hội không bao giờ miễn trừ cho mình việc thực hành bác ái xét như các hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và, đàng khác, không bao giờ có một tình trạng mà trong đó người ta lại không cần tới bác ái của mỗi Kitô hữu, bởi vì con người, ngoài công bình ra, vẫn cần và sẽ còn cần tới tình yêu (Tđ. Thiên Chúa là tình yêu, s. 29). Ngoài ra, Tôi thấy điều quan trọng này là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo không gây ra mối nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm giúp đỡ cá nhân thánh hóa chính mình và, qua các tổ chức của mình, các tôn giáo ước mong phục vụ tha nhân cách quảng đại và hoàn toàn vô vị lợi.”(49)
6. Léopold-Michel Cadière – Một mẫu gương về hội nhập
Léopold-Michel Cadière (1869-1955) là một linh mục thừa sai (MEP). Chịu chức linh mục khi tuổi đời mới 23, Léopold-Michel Cadière được sai đến một xứ sở hoàn toàn xa và lạ với mình về ngôn ngữ cũng như văn hoá. Khi được sai đến một nơi xa xôi lạ lẫm đó, Léopold-Michel Cadière bắt đầu tạm quên cội rễ của mình để hoà nhập vào nơi mình được sai đến phục vụ. Léopold-Michel Cadière yêu mến sứ vụ mới của mình bằng cả con người mới và lòng say mê nhiệt tình mới. Tinh thần ấy được thể hiện qua những nét được trình bày dưới đây.
6.1. Yêu mến đất nước và con người
Khi đặt chân đến Việt Nam, Léopold-Michel Cadière đã yêu mến xứ sở và con người ở nơi đây. Suốt 63 năm cuộc đời, Léopold-Michel Cadière gắn bó vì đất nước và con người nơi đây, nhất là giải đất Miền Trung; và cuối cùng cũng xin được an nghỉ vĩnh viễn nơi xứ sở này.
“Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ. (...). Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên thật tình tôi yêu mến họ. (...). Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ. Tôi đã làm thầy giáo, đã từng giám khảo thi cử, nên về vấn đề này, tôi có thể đưa ra những phán đoán có nền tảng.”(50)
6.2. Say mê học ngôn ngữ và tiếng nói
Léopold-Michel Cadière là một con người gắn bó hết mình với đất nước và con người Việt nói chung, Quảng Bình-Quảng Trị-Huế nói riêng. Ông đã nghiên cứu tỉ mỉ ngôn ngữ và tiếng nói của xứ sở mà ông sinh sống: “Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi học tiếng họ từ ngày tôi mới đến, tôi vẫn còn tiếp tục học và nhận thấy rằng tiếng Việt rất tinh tế về mặt cấu trúc, và cũng không nên xem nhẹ sự phong phú về từ ngữ như có người suy nghĩ.”(51)
6.3. Tôn trọng truyền thống văn hoá
Vị thừa sai này gắn bó với xứ sở mình phục vụ, không những là chỉ học để nói tiếng họ nhưng còn tha thiết tìm hiểu tường tận từng con kiến cái cây, từng nếp nghĩ và từng phong tục. Ông không chỉ tìm hiểu về giáo lý của đạo Chúa mà còn nghiên cứu kỹ các tín ngưỡng dân gian của người Việt. Ông không phê phán hay đả phá, nhưng một lòng tôn trọng mọi động thái văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo của người Việt.
“Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán của họ và phải thừa nhận rằng người Việt rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cũng đến với cùng một Đấng toàn năng mà chính tôi đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng họ đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm của nhân sinh.
Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ, xuyên qua các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn, và nhận thấy rằng đất nước Việt Nam, từ nguyên thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng can đảm và linh hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên con đường tiến bước của mình.”(52)
7. Tương quan giữa Tin Mừng và Văn hoá
7.1. Văn hoá là không gian sống của Tin Mừng
Tin Mừng không phụ thuộc vào bất cứ nền văn hoá nào, nhưng Tin Mừng không thể sống ngoài không gian văn hoá của các dân tộc. Văn hoá là nơi để Tin Mừng thấm nhuần vào nếp sống của con người, đồng thời văn hoá cũng là môi trường để con người sống Tin Mừng trong nền văn hoá của dân tộc: “văn hóa là không gian sống trong đó con người đến với Tin Mừng, mặt giáp mặt. Nếu đích thực văn hóa là thành quả của cuộc sống và hoạt động của một nhóm người, thì những con người thuộc nhóm đó cũng được uốn nắn một phần bởi nền văn hóa trong đó họ đang sống (...). Từ viễn tượng đó, ta nhận thức rõ hơn tại sao Phúc Âm hóa và hội nhập văn hóa tương quan với nhau cách tự nhiên và mật thiết. Tin Mừng và công cuộc loan báo Tin Mừng chắc chắn không đồng nhất với văn hóa. Tuy nhiên, Nước Thiên Chúa đến với những con người gắn bó sâu xa với một nền văn hóa, và do đó, công cuộc xây dựng Vương Quốc không tránh khỏi việc vay mượn các yếu tố rút ra từ các nền văn hóa nhân loại”(53)
7.2. Tin Mừng làm đẹp văn hoá
“Phúc Âm của Chúa Kitô không ngừng đổi mới cuộc sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống đối và khử trừ các sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi luôn đe dọa. Phúc Âm không ngừng tinh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Những đức tính của mọi thời như được Phúc Âm làm cho phong phú từ bên trong, được củng cố, bổ túc và tái tạo trong Chúa Kitô nhờ những ân huệ bởi trời. Như thế, trong khi chu toàn bổn phận riêng, Giáo Hội cũng đồng thời thúc đẩy và góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa nhân loại, và nhờ hoạt động của mình, ngay cả trong các nghi lễ phụng vụ, Giáo Hội giáo dục cho con người đạt tới tự do nội tâm.”(54)
7.3. Tương quan hỗ tương
Hạt giống Tin Mừng cần có đất để được gieo vào, để được lớn lên rồi sinh hoa kết trái. “Lời Chúa là hạt giống, vừa nẩy mầm trong đất màu mỡ thấm nhuần sương thiêng, vừa thu hút biến đổi và tiêu hóa mầu mỡ đó, để sau cùng mang lại nhiều hoa trái.”(55)
Giáo Hội của Chúa không thể tách ra khỏi mạch sống của các văn hoá mà cần phải “thu nhận tất cả những sự phong phú của các Dân Tộc đã được trao cho Chúa Kitô làm gia nghiệp.”(56) Đồng thời, Giáo Hội hoàn vũ nói chung và mỗi Giáo Hội địa phương nói riêng cũng cần phải “rút ra từ những tập quán và truyền thống, từ lẽ khôn ngoan và nền đạo lý, từ những nghệ thuật và khoa học của dân tộc mình, tất cả những gì có thể góp phần vào việc tuyên xưng vinh quang của Tạo Hóa, làm rạng ngời ân sủng của Ðấng Cứu Chuộc và vào việc tổ chức tốt đẹp đời sống Kitô hữu.”(57)
“Có nhiều mối tương quan giữa sứ điệp cứu độ và văn hóa.”(58) Các mối tương quan đó đều cần đến nhau. Tin Mừng không loại trừ văn hoá, văn hoá không thể không cần đến giá trị Tin Mừng để nên “văn hoá” hơn. Khi cả hai giao lưu và hội nhập với nhau thì “nhờ đó, chính Giáo Hội cũng như các nền văn hóa ấy đều được phong phú hơn.
8. Thử nêu vấn đề
8.1. Tây làm, sao ta lại không?
Các vị thừa sai người nước ngoài đã đến rao giảng Tin Mừng cho người Việt. Họ là những người xa với người Việt về văn hoá, ngôn ngữ và tín ngưỡng. Thế nhưng, khi chấp nhận sống trên quê hương đất Việt, rất nhiều người trong số họ đã không ngại ngùng “bắt chước” sống như người Việt, và nên “giống Việt”. Điều gì đã làm cho họ nên như thế? Họ đã “nhập gia tuỳ tục” rất tốt. Nhờ thế, họ mới có thể hiểu được người Việt. Nhờ hiểu được người Việt, họ đã trở nên bạn hay người nhà của người Việt. Và cũng nhờ thế, họ mới có thể rao giảng Tin Mừng cho người Việt hiểu mà sống.
Các thừa sai hải ngoại áp dụng nguyên tắc của thánh Phaolô Tông Đồ “Do Thái với Do Thái - Hy Lạp với Hy Lạp” rất tốt. Còn các vị thừa sai, các vị mục tử người Việt thì sao? Họ có là người Việt không? Họ là người Việt sao lại chẳng giống người Việt? Có người học bên Tây để giống Tây, rồi áp dụng cái “tây” vào cái “ta”. Đi du học là để học cho giống “người” và để phải khác “ta” ư? Học về cũng phải dạy cho “ta” cái của “người”, bắt ta giống “người” và phải khác “ta” thì mới là du học sao?! Đó là hội nhập văn hoá ư? Tây bắt chước giống “ta” để sống giữa “ta”, sao ta lại bắt chước “tây” để sống giữa “ta”?! “Tây” hội nhập để giống ta, sao ta lại “nhập hội tây” để khác ta?!
8.2. Làm theo hay làm khác?
Giáo huấn của Giáo Hội về hội nhập văn hoá để tin mừng hoá các nền văn hoá là rất rõ ràng. Đã 350 năm Huấn Thị của Bộ Truyền Giáo được ban hành, giáo huấn đó có được áp dụng vào bối cảnh Việt Nam không? và được áp dụng như thế nào? Nếu quá trình hội nhập diễn ra đúng như giáo huấn của Giáo Hội, thì những chuyện tốt đẹp có trở nên tồi tệ không? Phải chăng quá trình hội nhập đã bị làm khác đi?
Huấn thị 1659 đã qua 350 năm, nhưng giáo huấn của nó rất còn xa lạ với rất nhiều tín hữu người Việt! Giáo huấn đó có cần tái khám phá nữa không? Giáo huấn đó vẫn còn tính thời sự, nhưng ai là người cần cập nhật đây? để cho “tây” cập nhật (update), còn “ta” thì cho hết hạn sử dụng, lỗi thời rồi (out of date)?! Xưa “làm theo” Huấn Thị, còn nay thì cần phải “làm khác” Huấn Thị ư?!
Gần đây hơn, Công đồng Vatican II cũng đưa ra giáo huấn về hội nhập và được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam áp dụng vào đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam qua thư chung 1980. Những giáo huấn về đường hướng mục vụ trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn thời sự và cần thiết. Giáo huấn ấy có được các thành phần trong Dân Chúa tại Việt Nam lắng nghe không? Nghe rồi, liệu có ứng dụng không? và nếu có ứng dụng thì ứng dụng như thế nào?
8.3. Người máy hay máy người?
Trong quá trình hội nhập, có cái được hội nhập nguyên vẹn, có cái được hội nhập kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Thực hiện một vòng quanh đất nước, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật thánh được thực hiện mang bản sắc văn hoá dân tộc rất đặc trưng; nhưng cũng có những công trình nói được là kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, tây không ra tây mà ta chẳng ra ta, thà nóng thì nóng hẳn hoặc lạnh thì lạnh hẳn đi, đằng này cũng cũng chẳng nóng mà lạnh cũng chẳng lạnh, hâm hẩm hâm hâm và dở dở ương ương!
Chuyện con khỉ thấy một ông lão chui qua hàng rào lấy mấy quả chuối ăn, khỉ thấy vậy cũng chui qua nhưng vừa chui vào là bị dính ngay cái bẫy ông lão đặt nhử mà chú khỉ không biết. Hội nhập kiểu chắp vá, thấy người ta làm mình cũng làm theo mà không nắm bắt được những nguyên tắc của nghệ thuật thánh, kiến trúc dân tộc... Làm theo kiểu máy móc chẳng lẽ không bị mắc bẫy? Rồi cứ loay hoay rối bù đầu như gà mắc tóc? Nhìn một anh chàng đầu tóc bóng láng, mặc áo vét đeo cà vạt, nhưng lại mang quần đùi đi dép cao su tay xách cà táp, người ta sẽ biết là anh đang làm xiếc, làm hề chứ ai nói anh là một vị víp chuẩn bị đón khách quý!? Hội nhập văn hoá mà cứ làm xiếc thì người ta không cười cho mới là lạ?
Không thể nhập hội vui cùng bạn bè, nếu không “thay da đổi thịt”, nếu không mặc đồng phục giống như chúng bạn. Mặc khác người, mặc rách nát sẽ bị loại ra khỏi cuộc vui tiệc cưới.(59) Tin Mừng sẽ không thể đi vào tâm thức người Việt nếu chỉ đứng bên ngoài, nếu không mặc lấy bộ quần áo mang bản sắc văn hoá Việt; nếu không mặc lấy truyền thống văn hoá và tâm thức người Việt thì đức tin sẽ bị loại ra rìa, khỏi chơi!!!
Một cái người máy (robot) có thể làm những thao tác nhuần nhuyễn được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng không thể cảm nhận được cái tâm trạng của mình mỗi lần thực hiện cùng một thao tác. Một người máy không thể sáng tạo trong quá trình làm việc hay thực hiện chương trình, nó chỉ có thể làm theo những gì đã được lập trình sẵn. Máy người là một con người làm việc như một cái máy. Máy người có khác người máy không? Có lẽ không khác nhau lắm! Nếu khác, thì có chăng chỉ là cái cảm nhận! Còn cái tư duy thì sao? Có lẽ chỉ biết làm theo để đạt công suất như một cái máy thì đấy mới là tư duy thời IT (information technology-công nghệ thông tin)?
Hội nhập văn hoá có được phép thực hiện như một người máy? Hội nhập văn hoá có diễn tiến như một con người làm giống cái máy? Lao động là sáng tạo. Hội nhập cũng cần phải có sáng tạo, nhưng sáng tạo phải dựa trên nền vững chắc là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Cái gì cần hội nhập thì hội nhập. Cái gì không cần hội nhập thì thôi. Cái gì cần sửa thì sửa. Cái gì cần loại bỏ thì loại bỏ. Cái gì cần lên án thì lên án. Cái gì cần cứu thì phải cứu! Sao lại cứ cố gượng, cố ép vào khuôn? Hội nhập không thể như người máy hoặc máy người.
Kết luận
350 năm Giáo Hội được xây dựng trên đất Việt. 350 năm so với truyền thống 4.000 năm văn hiến của Nước Việt thì chưa thấm vào đâu! 350 năm đức tin được ươm mầm trong dòng máu của nhiều con cháu Lạc Hồng. Ngẫm mà xem sau 350 năm, trong lối sống và cách diễn tả đức tin, cái gì mang bản sắc văn hoá và cái gì thì không? Khó mà định hình được nét đặc sắc trong lối sống đạo tại Việt Nam!
Với nhiều người, “Đạo Chúa” rất xa lạ, là của người ta, là của ngoại nhập vào. Đối với nhiều người, giáo lý của Chúa chẳng ăn nhằm gì với cuộc sống của họ. Và đối với nhiều người giáo huấn do Giáo Hội dạy không thấm nhập vào nếp nghĩ của họ. Tại sao thế?! Những cái đó có làm cho người tín hữu, nhất là các vị mục tử đáng suy nghĩ không? Nguyên nhân nào làm cho Giáo Hội sau 350 năm vẫn là xa lạ với đồng bào dân tộc? Sau 30 năm tinh thần của Vatican II được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lấy làm kim chỉ nam cho đường hướng mục vụ có được đông đảo trong gia đình Hội Thánh tại Việt Nam thực hiện không? hay chỉ là tài liệu để tủ kính lâu lâu đem ra xem chơi, hay khi gặp tình cảnh éo le trên đe dưới búa đưa ra để làm dịu bớt nhiệt độ căng thẳng giữa “bên này” và “bên kia”? Tại sao đức tin vẫn đang nằm trong tình trạng được coi là “văn hoá độc hại” cần phải loại bỏ trong tâm thức của nhiều người Việt? Đức tin có thực sự là thứ đe doạ “thuần phong mỹ tục” của dân tộc như nhiều người vẫn nghĩ không? Tại sao sau bao nhiêu năm Tin Mừng được rao giảng trên đất Việt, đến ngày nay vẫn còn bị coi là thứ “ngoại lai”, là “tà”... Tại sao đức tin chưa được coi là của “ta” nhưng là của “tây”, phải chăng đức tin ấy chưa thành văn hoá, chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa được suy tư và sống một cách chân thành? Đức Gioan Phaolô II phát biểu rằng: “Một đức tin mà chưa biến thành văn hóa, là đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư, chưa sống một cách chân thành.”(60)
Những cái “tại sao” có tiếp tục thôi thúc người tín hữu Việt đón nhận, suy tư và sống đức tin trong bối cảnh truyền thống của dân tộc không? Mong rằng Năm Thánh 2010 là cơ hội thuận tiện để người Kitô hữu Việt tìm cách giải đáp những vấn nạn đó trong tương lai làm chứng tá cho Đức Kitô trên quê hương dân tộc Việt Nam thân yêu ngõ hầu đức tin trở thành là cái của ta, cái gần gũi như máu thịt của dòng dõi con Rồng cháu Tiên.
Chú thích
(1) Ga 1,14.
(2) Xc. Ga 1,16.17.
(3) Xc. Ga 17,3.
(4) Công đồng Vatican II, Gaudium et Spes (GS), số 22b. (Bản dịch Việt ngữ do Phân Khoa Thần Học - Giáo Hoàng Học Viện PiôX - Đà Lạt thực hiện. Trong bài viết này, các trích dẫn của Công đồng Vatican II được dẫn lại từ website của Mạng Lưới Cầu Nguyễn: www.thanhlinh.net).
(5) Vatican II, GS, số 22a.
(6) Sđd, số 22a; xin coi thêm Dt 4,15.
(7) Lc 19,10.
(8) Lc 15,1tt.
(9) 1 Pr 5,8.
(10) Mt 15,13.
(11) Xc. Mt 4,1tt; Mt 9,33; Mt 17,18; Mc 7,29-30…
(12) Xc. Các Sách Tin Mừng.
(13) Xc. Mt 23,1tt.
(14) Đức Giêsu làm việc gì và đi đâu cũng đều bị giới Pharisêu và kinh sư theo dõi để tìm cớ “bắt nạt”. Khi chạm trán là có chuyện!
(15) Xc. Ep 1,3-13.
(16) Đức Gioan Phaolô II, Giáo Hội tại Á Châu, số 5; xin coi thêm: John Paul II, Letter Concerning Pilgrimage to the Places Linked to the History of Salvation (29 June 1999), 3: L’Osservatore Romano (30 June – 1 July 1999), 8.
(17) Mt 5,17-18.
(18) Xc. Ep 1,10.
(19) Xc. Mt 23,1tt.
(20) Xc. Lc 15,1-32.
(21) Xc. 2 Cr 8,9.
(22) Ga 10,10.
(23) Xc. Gm. Nguyễn Thái Hợp, Léopold Cadière và hội nhập văn hóa: một kinh nghiệm loan báo Tin Mừng (Tham luận tại Hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold Cadière” tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Huế, ngày 7-9/09/2010). Truy cập ngày 12/09/2010; http://boxitvn.blogspot.com/2010/09/leopold-cadiere-va-hoi-nhap-van-hoa-mot.html.
(24) Xc. Công đồng Vatican II, Gaudium et Spes, 58§3.
(25) Xc. 1 Tm 2,4.
(26) Ga 3,16-17.
(27) Mt 28,18-20.
(28) Vatican II, Lumen Gentium, số 52.
(29) Xc. Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 20.
(30) H. Chappoulie, Aux origines d’ une Église, Rome et les Missions d’ Indochine, Tome I, Paris, 1943, pp. 392-402. Bản dịch tiếng Việt của Đại chủng viện Xuân Bích Huế, được thực hiện dựa trên bản tiếng Pháp của Mlle Achard, Le Siège apostolique et les Missions, textes et documents pontificaux, I, 2me Édition, Paris-Lyon, 1959, pp. 9-20 được đăng trong Sacerdos – Linh mục Nguyệt-san, Sài Gòn, Số 43, tháng 7-1965, tr. 425-441. Trong bài này, người viết trích lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 119-135. Xin coi thêm Lm Bùi Đức Sinh, O.P., M.A., Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam, Tập I, In lần II, Calgary – Canada, tr. 235-241.
(31) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1569. Dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 125.
(32) Xc. Bùi Đức Sinh, Sđd.
(33) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 129.
(34) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 130.
(35) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 131.
(36) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 121-132.
(37) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 32-133.
(38) Dt 1,1-2.
(39) Vatican II, GS, 58a.
(40) Vatican II, Sđd, 58b.
(41) Sđd, 58c.
(42) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư chung năm 1980, số 8.
(43) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sđd, số 8.
(44) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sđd, số 9.
(45) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sđd, số 10.
(46) Sđd, số 11.
(47) Đức Bênêđictô XVI, Huấn từ cho các giám mục Việt Nam Ad Limina 2009. Truy cập ngày 27/06/2009; http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=538&CateID=63
(48) Đức Bênêđictô XVI, Sđd.
(49) Đức Bênêđictô XVI, Sđd.
(50) Dẫn lại trong Nguyễn Hữu Châu Phan, Huế: dưới con mắt L. Cadière – L. Cadière dưới mắt một người Huế. Truy cập ngày 17/09/2010; http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=583&ict=8355.
(51) Dẫn lại trong Nguyễn Hữu Châu Phan, Sđd.
(52) Dẫn lại trong Nguyễn Hữu Châu Phan, Sđd.
(53) Đức Gioan Phaolô II, Giáo Hội tại Á châu, số 21.
(54) GS, 58.
(55) Vatican II, Ad Gentes, 22.
(56) Vatican II, Sđd.
(57) Vatican II, Sđd.
(58) Vatican II, Gaudium et Spes, số 58.
(59) Xin coi dụ ngôn “Tiệc Cưới” trong Mt 22,1-14.
(60) Đức Gioan Phaolô II, Văn thư thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 1982. Dẫn lại trong Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Tương quan phong phú giữa văn hoá và đức tin. Truy cập ngày 27/09/2010; http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=54&ia=2950
Dẫn nhập
Năm Thánh 2010 của Giáo Hội tại Việt Nam đã đi gần hết chặng đường, là một năm Hồng Ân Đức Tin cho các tín hữu Việt Nam. Để gợi nhớ về quá khứ gieo trồng đức tin của các cha anh, người viết mong muốn đào sâu đề tài “Tin Mừng trong truyền thống văn hoá Việt” như góp một chút suy tư dựa trên giáo huấn của Giáo Hội về hội nhập văn hoá trong quá trình truyền giáo. Không thể truyền giáo nếu không hội nhập. Hội nhập văn hoá là vấn đề vừa mới vừa phức tạp. Trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, Giáo Hội qua các giai đoạn và qua các cấp phẩm trật đã có những quan điểm như thế nào về hội nhập văn hoá, điều đó sẽ được trình bày qua các mục dưới đây. Những nguyên tắc hội nhập văn hoá đều phải được tuân theo giáo lý về Mầu Nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. Nhờ nguyên tắc hội nhập dựa trên Mầu Nhiệm Nhập Thể, Tin Mừng đã thực sự thấm sâu vào dòng máu con Lạc cháu Hồng.
1. Đức Giêsu Kitô Ngôi Lời Nhập Thể - Nguyên tắc cơ bản về hội nhập
1.1. Mặc xác phàm
Đức Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa “đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”.(1) Người đã đến và ở giữa con người để thông ban cho họ hết ân sủng này đến ân sủng khác; cũng chính Người là Đấng ban chân lý cho con người(2) để nhờ đó con người mới có thể nhận biết Thiên Chúa chân thật, và nhờ sự nhận biết ấy, con người mới có thể đạt tới sự sống đời đời.(3)
Đức Giêsu làm người để nâng bản tính con người lên tới mức siêu việt. Đức Giêsu Kitô là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), chính Người là con người hoàn hảo đã trả lại cho con cháu của Adam hình ảnh Thiên Chúa đã bị tội nguyên tổ làm sai lệch. Bởi vì nơi Người bản tính nhân loại đã được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt, do đó chính nơi chúng ta nữa bản tính ấy cũng được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Bởi vì, chính Con Thiên Chúa khi nhập thể, một cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi người. Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người.”(4)
1.2. Giống như con người
Mầu nhiệm nhập thể là một nét son mở ra cho con người. Nếu không có mầu nhiệm nhập thể này, con người không thể biết được định mệnh của mình rồi sẽ ra sao: “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể.”(5)
Con Thiên Chúa làm người không chỉ là đến ở với con người, mà còn chấp nhận sống thân phận con người với kiếp người. Đức Giêsu “sinh bởi trinh nữ Maria, Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi.”(6)
1.3. Tìm kiếm và xây dựng lại
Đức Giêsu Kitô đến làm người và sống giữa con người không như một người chuyên làm nghề đập phá các công trình, nhà cửa hay cầu cống... Người “đến để tìm và cứu những gì đã mất."(7) Con chiên đi lạc, Người không quên, nhưng để lại chín mươi chín con kia để tìm cho kỳ được con chiên đã bị mất. Đồng tiền bị mất, Người thắp đèn tìm cho bằng được, tìm được rồi mở tiệc ăn mừng. Người con bỏ nhà đi hoang, khi trở về Người Cha đón nhận với lòng trìu mến mà không chê trách một điều.(8)
1.4. Nhổ và khử trừ
Trong cánh đồng nhân loại, có nhiều thứ cây mang độc tố huỷ hoại, đó là những thế lực đen tối của ma quỷ, thù địch của con người “như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé”.(9) Đức Giêsu đến là nhổ đi những thứ cây mà Chúa Cha đã không trồng: "Cây nào mà Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời, đã không trồng sẽ bị nhổ đi.”(10)
Ma quỷ và những thế lực của nó là những phe đối lập với Thiên Chúa. Chúng luôn tìm cách để phá huỷ công trình tạo dựng của Thiên Chúa, luôn tìm kế để mê hoặc con người ta ngay cả Con Thiên Chúa...(11) Đức Kitô đến thế gian là để khử trừ tội lỗi và ma quỷ, và để thực hiện một cuộc giải phóng con người khỏi tình trạng tội lỗi và ách của ma quỷ. Tin Mừng thuật lại rất nhiều lần Đức Giêsu tha tội và trừ quỷ cho người ta.(12)
1.5. Lên án(13)
Đức Giêsu rất nghiêm khắc đối với những người tự cho mình là đạo đức, thánh thiện rồi từ đó coi trời bằng vung, khinh miệt người khác. Những hạng người luôn muốn “ăn trên ngồi trốc” để xoi mói vào từng động thái và cử chỉ của người khác rồi lăm le đe doạ lên mặt dạy đời. Nhóm Pharisêu và kinh sư là những người luôn tìm cách cản lối Đức Kitô đi, chỉ vì họ ghen tức, ngạo mạn có quyền bắt nạt những người làm việc thiện. Họ cản bước đi của Đức Kitô hẳn không phải là một lý do tốt lành, nhưng là sợ dân chúng đi theo tôn Người lên làm vua làm thầy, và như thế mình sẽ không được vị trí có “quyền bắt nạt người khác”. Đức Giêsu lên án thói trưởng giả, lối giữ đạo hình thức và óc duy luật một cách máy móc nơi những người Pharisêu và kinh sư.(14)
1.6. Kiện toàn
Việc Con Thiên Chúa làm người không phải là một trở ngại cho sự tiến bộ của con người, nhưng là một cơ hội cho con người được giao hoà giữa trời và đất, giữa con người với nhau và giữa con người với vạn vật.(15) Tuyệt nhiên, Thiên Chúa làm người không phải là để xoá sạch mọi dấu vết của lịch sử và văn hoá của các dân tộc; nhưng là để làm cho lịch sử ấy và văn hoá ấy nên hoàn thiện hơn. Ngôi Lời làm người và sống giữa con người là để nên đồng phận với con người sống đổ mồ hôi sôi nước mắt thấm đẫm Đất Nước được gọi là Đất Thánh: "Trong Đức Giêsu thành Nadareth, Thiên Chúa đã mặc lấy những nét đặc trưng của bản tánh nhân loại, gồm có sự thuộc về một dân tộc nhất định và một lãnh thổ nhất định. Nét đặc thù tự nhiên của phần đất và vị trí địa lý của nó không thể tách rời khỏi chân lý là xác phàm con người được Ngôi Lời mặc lấy".(16) Đức Giêsu không có ý định làm người cải cách văn hoá, nhưng là kiện toàn những yếu tố trong nền văn hoá dân tộc Người được sinh ra và lớn lên. "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.”(17)
Thánh Tôma Aquinô cho rằng ân sủng không phá huỷ tự nhiên, nhưng là thăng hoa tự nhiên. Nếu Ngôi Lời làm người là để phá huỷ trật tự tự nhiên, thì Người không phá đổ công trình tạo dựng nhờ Người mà có ư? Lời Nhập Thể không hề phá huỷ trật tự tự nhiên, nhưng là để đưa trật tự ấy tới hồi viên mãn là quy tụ muôn loài dưới chân Người.(18)
1.7. Làm phong phú
Đức Kitô không làm ngơ trước những yếu tố vô luân và phi nhân, những lối sống trịch thượng, những cách hành xử ngạo nghễ coi người khác chẳng ra gì; nhưng mạnh mẽ lên án.(19) Người yêu thương con người tội lỗi, đồng bàn với họ để từ từ cảm hoá họ.(20) Đức Giêsu “vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có”;(21) Người “đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.”(22) Đức Giêsu đến mang một sứ điệp làm phong phú hoá nền văn hoá và truyền thống của dân tộc mình.
1.8. Cứu độ
Mầu nhiệm Con Thiên Chúa nhập thể và nhập thế là nguyên tắc cơ bản cho công cuộc đem Tin Mừng vào trong các nền văn hoá của các dân tộc.(23) Nguyên tắc hội nhập này là đường hướng cho tất cả mọi cách thức trình bày sứ điệp cứu độ của Đức Kitô cho người thuộc mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ và mọi thời đại.(24) Tin Mừng cần được ăn sâu vào trong phong tục, tập quán, ngôn ngữ và tâm thức của mỗi một dân tộc để trở thành men, muối và ánh sáng hướng dẫn cho đời sống của dân tộc ấy đi tới chỗ nhận biết chân lý và ơn cứu độ.(25)
Con Thiên Chúa làm người với một sứ mệnh cơ bản là cứu thoát họ khỏi kiếp lầm than tội lỗi, để được hưởng phúc vĩnh cửu là ơn cứu độ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”(26)
1.9. Vẫn được tiếp tục
Mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người để cứu độ nhân loại vẫn được tiếp tục thực hiện trong Giáo Hội. Trước khi về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu đã giao phó cho Giáo Hội tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho con người: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”(27)
Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ hồng ân cứu độ cho con người: “Thiên Chúa là Ðấng vô cùng nhân hậu và khôn ngoan đã muốn hoàn tất việc cứu chuộc thế giới, nên ‘khi đến thời viên mãn, Ngài đã sai Con Mình đến, sinh bởi người nữ... để chúng ta được nhận làm nghĩa tử’ (Gl 4,4-5). ‘Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, bởi phép Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria’. Mầu nhiệm cứu rỗi thần linh này được mạc khải cho chúng ta và vẫn tiếp tục trong Giáo Hội, Giáo Hội mà Chúa đã lập làm thân thể Người. Trong Giáo Hội ấy, liên kết với Chúa Kitô Thủ Lãnh, và hiệp thông với toàn thể các Thánh Người, các tín hữu cũng phải kính nhớ trước hết đức Maria vinh hiển, trọn đời Ðồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta’.”(28)
2. Giáo huấn tiên khởi để Tin Mừng gieo vào đất Việt
Trong phần này, người viết dựa vào cái mốc rất quan trọng của Giáo Hội tại Việt Nam là năm 1569, năm Đức giáo hoàng Alexander VII ký Sắc Chỉ thiết lập hai Địa Phận Tông Toà; cùng năm đó, Thánh Bộ Truyền Giáo ra Huấn Thị gửi tới ba vị giám mục được bổ nhiệm thi hành sứ vụ tại Đàng Trong, Đàng Ngoài và Nam Kinh (Trung Quốc),(29) liên quan đến công cuộc truyền giáo tại Á Đông nói chung và tại Việt Nam nói riêng.(30) Trong Huấn Thị, Thánh Bộ Truyền Giáo lưu tâm nhiều đến việc hội nhập văn hoá trong quá trình truyền giáo. Huấn Thị có thể được xem như là kim chỉ nam cho việc truyền giáo tại dân tộc Việt Nam trải qua dòng lịch sử gieo trồng đức tin trên mảnh đất này.
2.1. Huấn luyện và tiến cử người bản xứ
Thánh Bộ Truyền Giáo có một cái nhìn rất Á Đông, đó là đề cập ngay đến việc huấn luyện giới trẻ, đào tạo con người, tìm kiếm nhân sự. Huấn Thị cho thấy vai trò quan trọng của người bản xứ trong việc xây dựng Giáo Hội địa phương. Bao lâu, Giáo Hội tại địa phương chưa có người bản địa để nối tiếp sứ nghiệp truyền giáo thì bấy lâu Giáo Hội đó chưa trưởng thành. Vấn đề này đã được thánh Phaolô Tông Đồ thực hiện từ Giáo Hội thời sơ khai. Ngài tới cộng đoàn nào, điều đầu tiên cần làm ngay là tìm người, rồi huấn luyện họ; khi họ đã đủ mức trưởng thành thì ngài giao cộng đoàn cho họ, rồi ngài đi nơi khác. Hẳn là Thánh Bổ đã áp dụng phương pháp sư phạm truyền giáo của Thánh Phaolô!
“Đây, lý do chính thúc đẩy Thánh bộ đã cử chư huynh đến các xứ ấy với chức vụ Giám mục, là để chư huynh, bằng mọi phương thức có thể, lo đảm trách giáo dục thanh niên, giúp họ đủ khả năng lãnh nhận chức vụ Linh mục. Chư huynh sẽ cho họ và cử họ đi khắp các miền bao la ấy, mỗi người công tác trong quốc gia mình; ở đó họ sẽ hết lòng phụng sự đạo Chúa nhờ chư huynh ân cần săn sóc. Vậy chư huynh hãy luôn đặt trước mắt mục đích này là: tuỳ sức có thể chư huynh hãy làm sao đưa dẫn thật nhiều người và là những người có nhiều khả năng đạt đến các chức Thánh, đào luyện họ và truyền chức cho mỗi người lúc họ sẵn sàng.”(31)
2.2. Không xen vào chính trường
Kinh nghiệm của những thế kỷ đầu khi Giáo Hội trở thành Quốc giáo trong đế quốc của Constantinô I cho thấy nếu thần quyền và thế quyền không độc lập với nhau, thì người ta sẽ dễ đánh lận con đen.(32) Vương Quốc của Thiên Chúa không thuộc về thế gian, do đó, sứ vụ của Giáo Hội cũng không phải là việc tranh giành quyền lực để thống trị. Giáo Hội được sai vào trần gian là để phục vụ, để rao giảng sứ điệp cứu độ con người. Thánh Bộ Truyền Giáo dạy các vị giám mục rằng không nên xen vào những việc chính trị, điều đó rất có cơ sở; đồng thời cũng nêu lên nguyên tắc làm việc trong những vùng hạt giống Tin Mừng mới bắt đầu được gieo.
“Chư huynh hãy hết sức lánh xa chính trị và việc nhà nước. Đừng bao giờ nhận gánh một phần vụ hành chính nào mặc cho người ta thỉnh cầu và làm phiền toái chư huynh bằng những lời khẩn khoản thiết tha. Việc này, Thánh bộ đã luôn luôn cực lực rõ ràng và vẫn tiếp tục cấm ngặt. Cho nên chư huynh và các cộng sự phải rất mực thận trọng. Vả lại, chư huynh cứ tin chắc rằng, bất cứ người nào tự ý xen vào những việc ấy hay để người ta lôi cuốn vào thì người đó làm phiền hà Thánh bộ lắm. Lệnh này không nguyên chỉ đề phòng những trường hợp mà việc xen vào chính trị sẽ làm hại đạo và khiến các vị thừa sai bỏ bê trách vụ của mình, song còn có giá trị cả khi việc xen vào chính trị như thế đem đến một tia hy vọng chắc chắn đạo Chúa được thịnh đạt và đức tin được lan rộng hơn.”(33)
2.3. Không đối đầu với thế quyền
Lịch sử truyền giáo cho thấy một điều rằng tương quan giữa các vị thừa sai và nhà cầm quyền nhiều lúc không mấy tốt đẹp. Cái lý do khiến các nhà cầm quyền nghi ngờ các vị thừa sai có lẽ là sợ bị mất quyền lực. Sự có mặt của các vị thừa sai tại một địa điểm nào đó thường làm cho các vị lãnh đạo e dè. Đó là lý do khiến cho cuộc truyền giáo nhiều khi gặp khó khăn vì hai bên không hiểu biết và cộng tác với nhau. Thánh Bộ Truyền Giáo đã dự liệu điều đó nên đã chỉ thị các vị thừa sai là phải có tinh thần nhẫn nại, im lặng và khôn ngoan với nhà cầm quyền. Thánh Bộ rất cương quyết đối với các vị thừa sai dây mình vào những việc tranh chấp đảng phái chính trị.
“Đàng khác chư huynh hãy giảng dạy dân chúng vâng phục chính quyền, dù họ xấu cũng mặc (1Pr 2,18); và vừa âm thầm vừa công khai, chư huynh hãy hết lòng cầu nguyện cho họ được thịnh vượng và phần rỗi. Đừng phê phán việc họ làm, cả khi họ bách hại chư huynh cũng thế; đừng tố cáo họ nghiêm khắc; đừng chỉ trích phong thái của họ. Nhưng kiên nhẫn và im lặng, chư huynh hãy mong đợi nơi Chúa thời kỳ an nghỉ (Ac 3,26). Cương quyết đừng bao giờ gieo rắc trên lãnh thổ họ mầm mống bất cứ một bè phái nào, dù thuộc Tây Ban Nha, thuộc Pháp, Thổ, Ba Tư hay thuộc quốc gia nào khác. Trái lại, chư huynh hãy hết sức nhổ tận gốc mọi thứ tranh chấp đó đi. Nếu có một thừa sai nào rõ biết mệnh lệnh của Thánh bộ mà vẫn dấn thân vào những cuộc tranh chấp như thế, thì đừng chần chờ, hãy buộc vị ấy trở về Âu ngay, kẻo vì bất khôn, vị đó sẽ làm nguy hại rất nhiều cho Giáo hội.”(34)
2.4. Tôn trọng truyền thống văn hoá
Không thể loan báo Tin Mừng cho một dân tộc mà lại không hiểu biết gì về nền văn hoá của dân tộc ấy. Không thể hiểu biết con người sống trong một nền văn hoá mà lại không rành rõ sắc thái của nền văn hoá ấy. Không thể hoà nhập vào dòng chảy của con người sống trong một đất nước nếu không nắm vững cách suy nghĩ và hành động của họ. Hội nhập văn hoá là cách để đi vào truyền thống của một dân tộc, để từ đó hiểu biết rồi từ đó mới có thể tìm một lối trình bày đức tin theo tâm thức của con người sống trong nền văn hoá ấy. Thánh Bộ nhắc nhở các vị thừa sai là phải hết sức tôn quý truyền thống văn hoá của dân tộc mà họ được sai đến thi hành sứ mệnh.
“Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ (ritus suos consuetudines et mores), trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý. Có gì vô lý bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nhan, nước Ý, hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á đông chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, bèn là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ một dân tộc nào, cũng không xúc phạm đến những nghi lễ tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho người ta giữ gìn và bảo vệ chúng là đàng khác.
Có thể nói, {tính} tự nhiên ai ai cũng cho những cái của mình và nhất là của quê hương xứ sở mình là hơn tất cả, và yêu mến những báu vật đó hơn những cái của ngoại lai: nguyên việc sửa chữa những quốc lệ của {một dân tộc} cũng đủ gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những {phong tục} (mores) đã có lâu đời nhất, mà các tiền nhân vẫn có thể nhớ tông tích; càng tệ hại hơn nữa nếu chư huynh huỷ bỏ những {phong tục} đó để đem phong tục của quí quốc mà thay thế vào! Vậy đừng bao giờ đem những tục lệ (usus) Âu châu đến đối lập với tục lệ của các dân tộc ấy, trái lại hãy hết lòng sống cho quen với tục lệ của họ. Điều gì đáng khen, hãy khâm phục và ca tụng.”(35)
2.5. Khôn ngoan và tế nhị với những điều bất xứng
Người ta thường quan niệm rằng cái gì của mình cũng hơn của người. Chính vì lý do đó mà người ta hãy lên án những cái khác của mình. Thói ăn trên ngồi trước, thích làm thầy thiên hạ thường thấy nơi những biệt phái Pharisêu. Thái độ ấy và lối sống ấy đã bị Đức Giêsu lên án. Do đó, khi đi truyền giáo, các vị thừa sai nếu không khéo thì cũng dễ rơi vào trường hợp như thế, nghĩa là không lo tìm cái hay cái đẹp trong nền văn hoá của người ta mà chỉ tìm cách để tìm sâu tìm rết rồi phê phán. Thánh Bộ lưu ý các vị thừa sai khi thấy những điều “bất xứng” thì phải khôn ngoan và thận trọng.
“Còn điều gì không đáng thì đừng đề cao om sòm kiểu ba phải, nhưng hãy khôn ngoan, đừng phê phán, cũng đừng kết án một cách thiếu suy nghĩ và quá đáng. Nếu điều gì thực sự xấu, thì nên chống đối bằng thái độ dè dặt và thinh lặng hơn là bằng lời nói; song dĩ nhiên khi tinh thần người ta đã sẵn sàng chấp nhận chân lý, chư huynh sẽ lợi dụng những cơ hội thuận tiện để từ từ và âm thầm nhổ nó đi.”(36)
2.6. Rao giảng Lời Chúa, tránh nói về chính trị
Nói với Chúa và nói về Chúa là sứ vụ chính yếu của người thừa sai, nghĩa là chuyên chăm cầu nguyện và rao giảng cho người ta về Chúa. Thói đời vẫn thường len lỏi vào đời sống của các vị thừa sai, đó là thích “lăn tăn nhiều chuyện”. Thánh Bộ khuyên bảo các vị thừa sai chú tâm vào việc rao giảng Lời Chúa, còn những chuyện khác thì đừng đề cập tới trong khi giảng dạy.
“Khi rao giảng lời Chúa và ban hành các Nhiệm Tích, chư huynh hãy cố gắng đừng hội họp và tụ tập nhiều quá kẻo thiên hạ nghi ngờ mình xách động quần chúng hay xúi dân làm loạn. Hãy cẩn thận sao cho giáo hữu đến dự Thánh lễ một cách hết sức âm thầm: khi họ hội họp nhau, chư huynh chỉ cho họ bàn việc đạo mà thôi và hãy thẳng thắn nghiêm cấm đừng cho cuộc gặp gỡ nhau đó nên dịp để nói hoặc làm chính trị.”(37)
3. Công đồng Vatican II với Văn hoá
3.1. Thiên Chúa nói theo văn hoá của con người
Bằng nhiều cách thức và nhiều lần, Thiên Chúa đã nói với con người theo ngôn ngữ và trình độ của họ. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.”(38) Thiên Chúa vẫn tiếp tục nói với con người “ theo văn hóa riêng của từng thời đại.”(39)
3.2. Sử dụng văn hoá để phổ biến sứ điệp cứu độ
Sứ điệp cứu độ sẽ không được đón nhận trọn vẹn nếu không có những yếu tố thuộc văn hoá để trình bày sứ điệp đó. Trải qua dòng lịch sử trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, “Giáo Hội đã sử dụng những tài nguyên của các nền văn hóa khác biệt để phổ biến và giải thích cho muôn dân sứ điệp của Chúa Kitô trong khi rao giảng, để tìm tòi và thấu hiểu sâu xa hơn, để diễn tả sứ điệp ấy cách tốt đẹp hơn trong các lễ nghi phụng vụ và trong cuộc sống muôn mặt của cộng đoàn các tín hữu.”(40)
3.3. Không phụ thuộc vào văn hoá
Giáo Hội không thể đồng hoá với một nền văn hoá nào. Nhưng không vì thế mà Giáo Hội loại trừ hết mọi yếu tố mang tính văn hoá của mỗi dân tộc khi Giáo Hội rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô cho dân tộc ấy. “Giáo Hội không bị ràng buộc cách độc quyền và bất khả phân ly với một chủng tộc hay quốc gia, với một lối sống đặc thù hoặc một tập tục cũ hay mới nào, vì Giáo Hội được sai đến với mọi dân tộc thuộc mọi nơi và mọi thời. Trung thành với truyền thống riêng và đồng thời ý thức sứ mệnh phổ quát của mình, Giáo Hội có thể hòa mình với nhiều hình thức văn hóa khác nhau. Nhờ đó, chính Giáo Hội cũng như các nền văn hóa ấy đều được phong phú hơn.”(41)
4. Đường hướng hội nhập của HĐGMVN
4.1. Hoà vào lòng dân tộc
Người kitô hữu Việt Nam chỉ có thể hoàn thành vai trò kép: công dân trần gian và công dân Nước Trời khi sống đúng Tin Mừng trong bối cảnh văn hoá của dân tộc. Điều này, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp năm 1980 đã đi đến quyết định rằng “chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam.”(42)
4.2. Theo tinh thần của Vatican II
Vatican II thực hiện một cuộc đột phá là vừa hướng tới tương lai nhưng cũng phải nhìn lại truyền thống quý giá. Canh tân để thích nghi với thời đại mới, nhưng đồng thời cũng trở về với nguồn mạch sống là Truyền Thống lâu đời của Giáo Hội. Hai chiều kích này không thể thiếu một, mà luôn đi song song với nhau, đan kết với nhau tạo nên một luồng gió mới thổi vào đời sống Giáo Hội một sức sống mới. Giáo Hội tại Việt Nam muốn tiếp tục đường hướng mục vụ của Công đồng Vatican: “Trung thành với tinh thần của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hoà mình với cộng đồng xã hội mình đang sống.”(43)
4.3. Đồng sinh đồng tử với dân tộc và đất nước
Để loan báo Tin Mừng cứu độ cho anh chị em đồng bào của mình, người tín hữu Việt Nam qua tiếng nói chung của các vị mục tử trong Hàng Giáo Phẩm đã đi đến quyết định trong chọn lựa sống đồng sinh đồng tử cùng dân tộc và đất nước: “Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng ‘Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới’ (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.”(44)
4.4. Đồng hành cùng dân tộc
Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc là nhiệm vụ chung của cả dân tộc, trong đó người Công giáo là một thành phần không nhỏ. HĐGMVN “muốn khẳng định rằng: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Công đồng nhắc nhở: ‘Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước’ (TG 15).”(45)
4.5. Xây dựng đời sống đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc
Đối với nhiệm vụ xây dựng đời sống đức tin trong xã hội Việt Nam, HĐGMVN dạy là phải “xây dựng trong Hội Thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc. Chúng tôi muốn thực hiện điều Công đồng Vatican II đã tuyên bố: ‘Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người’ (GH 17,1). Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Thánh Kinh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác, phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hoá và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong cộng đồng Hội Thánh này.”(46)
5. Đức Bênêđictô XVI với Giáo Hội tại Việt Nam
Trong dịp tiếp kiến các giám mục Việt Nam về Toà Thánh để viếng mộ hai thánh Tông Đồ theo quy định của Giáo luật, Đức Bênêđictô XVI đã có bài huấn từ, trong đó có nói về những sự kiện nổi bật của Giáo Hội tại Việt Nam.
5.1. Về Năm Thánh 2010
Năm Thánh của Giáo Hội tại Việt Nam đánh dấu một bước trưởng thành trong công cuộc rao giảng Tin Mừng cho đồng bào dân Việt. Đức giáo hoàng cho rằng việc kỷ niệm này “sẽ làm cho Giáo Hội hăng say chia sẻ niềm vui đức tin với tất cả mọi người Việt Nam trong khi canh tân những dấn thân truyền giáo. Trong dịp này, Dân Chúa phải được mời gọi tạ ơn Chúa về hồng ân đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Hồng ân này đã được rất đông các Vị Tử Đạo đón nhận cách quảng đại, sống và làm chứng; các ngài là những người muốn loan báo chân lý và tính phổ quát của niềm tin vào Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, chứng tá về Chúa Kitô là một việc phục vụ cao cả nhất mà Giáo Hội có thể hiến tặng cho Việt Nam và cho tất cả các dân tộc tại Á Châu, bởi vì chứng tá đó đáp ứng sự tìm kiếm sâu xa chân lý và những giá trị bảo đảm cho sự phát triển nhân bản toàn diện (x. Giáo Hội tại Á Châu). Trước nhiều thách đố mà chứng tá này đang gặp phải, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các Giáo phận, giữa các Giáo phận và các Dòng Tu, cũng như giữa các Dòng Tu với nhau.”(47)
5.2. Về Thư mục vụ năm 1980 của HĐGMVN
“Thư Mục vụ mà Hội Đồng Giám Mục của Anh Em đã công bố năm 1980 nhấn mạnh đến ‘Giáo Hội Chúa Kitô ở giữa Dân của mình’. Khi đem tới nét đặc thù của mình – là việc loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô – Giáo Hội đóng góp vào việc phát triển nhân bản và thiêng liêng của con người, nhưng cũng đồng thời đóng góp vào sự phát triển đất nước. Việc tham gia vào tiến trình này là một bổn phận và một sự đóng góp quan trọng, nhất là vào thời điểm mà Việt Nam đang từ từ mở ra đối với cộng đồng quốc tế.” (48)
5.3. Về tương quan với cộng đồng chính trị
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đi viếng thăm Ad Limina trong tình hình diễn tiến phức tạp giữa Giáo Hội và Chính Quyền. Điều này cũng làm Đức Thánh Cha bận tâm về đất nước và con người, Giáo Hội và cộng đồng chính trị tại đất nước này. Ngài nói rằng: “Anh Em cũng như Tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân. Trong khi tham gia cách tích cực, theo như vị trí dành cho mình và theo ơn gọi đặc thù của mình, Giáo Hội không bao giờ miễn trừ cho mình việc thực hành bác ái xét như các hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và, đàng khác, không bao giờ có một tình trạng mà trong đó người ta lại không cần tới bác ái của mỗi Kitô hữu, bởi vì con người, ngoài công bình ra, vẫn cần và sẽ còn cần tới tình yêu (Tđ. Thiên Chúa là tình yêu, s. 29). Ngoài ra, Tôi thấy điều quan trọng này là phải nhấn mạnh rằng các tôn giáo không gây ra mối nguy hiểm cho sự đoàn kết quốc gia, bởi vì tôn giáo nhằm giúp đỡ cá nhân thánh hóa chính mình và, qua các tổ chức của mình, các tôn giáo ước mong phục vụ tha nhân cách quảng đại và hoàn toàn vô vị lợi.”(49)
6. Léopold-Michel Cadière – Một mẫu gương về hội nhập
Léopold-Michel Cadière (1869-1955) là một linh mục thừa sai (MEP). Chịu chức linh mục khi tuổi đời mới 23, Léopold-Michel Cadière được sai đến một xứ sở hoàn toàn xa và lạ với mình về ngôn ngữ cũng như văn hoá. Khi được sai đến một nơi xa xôi lạ lẫm đó, Léopold-Michel Cadière bắt đầu tạm quên cội rễ của mình để hoà nhập vào nơi mình được sai đến phục vụ. Léopold-Michel Cadière yêu mến sứ vụ mới của mình bằng cả con người mới và lòng say mê nhiệt tình mới. Tinh thần ấy được thể hiện qua những nét được trình bày dưới đây.
6.1. Yêu mến đất nước và con người
Khi đặt chân đến Việt Nam, Léopold-Michel Cadière đã yêu mến xứ sở và con người ở nơi đây. Suốt 63 năm cuộc đời, Léopold-Michel Cadière gắn bó vì đất nước và con người nơi đây, nhất là giải đất Miền Trung; và cuối cùng cũng xin được an nghỉ vĩnh viễn nơi xứ sở này.
“Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ. (...). Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên thật tình tôi yêu mến họ. (...). Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ. Tôi đã làm thầy giáo, đã từng giám khảo thi cử, nên về vấn đề này, tôi có thể đưa ra những phán đoán có nền tảng.”(50)
6.2. Say mê học ngôn ngữ và tiếng nói
Léopold-Michel Cadière là một con người gắn bó hết mình với đất nước và con người Việt nói chung, Quảng Bình-Quảng Trị-Huế nói riêng. Ông đã nghiên cứu tỉ mỉ ngôn ngữ và tiếng nói của xứ sở mà ông sinh sống: “Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi học tiếng họ từ ngày tôi mới đến, tôi vẫn còn tiếp tục học và nhận thấy rằng tiếng Việt rất tinh tế về mặt cấu trúc, và cũng không nên xem nhẹ sự phong phú về từ ngữ như có người suy nghĩ.”(51)
6.3. Tôn trọng truyền thống văn hoá
Vị thừa sai này gắn bó với xứ sở mình phục vụ, không những là chỉ học để nói tiếng họ nhưng còn tha thiết tìm hiểu tường tận từng con kiến cái cây, từng nếp nghĩ và từng phong tục. Ông không chỉ tìm hiểu về giáo lý của đạo Chúa mà còn nghiên cứu kỹ các tín ngưỡng dân gian của người Việt. Ông không phê phán hay đả phá, nhưng một lòng tôn trọng mọi động thái văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo của người Việt.
“Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán của họ và phải thừa nhận rằng người Việt rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cũng đến với cùng một Đấng toàn năng mà chính tôi đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng họ đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm của nhân sinh.
Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ, xuyên qua các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn, và nhận thấy rằng đất nước Việt Nam, từ nguyên thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng can đảm và linh hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên con đường tiến bước của mình.”(52)
7. Tương quan giữa Tin Mừng và Văn hoá
7.1. Văn hoá là không gian sống của Tin Mừng
Tin Mừng không phụ thuộc vào bất cứ nền văn hoá nào, nhưng Tin Mừng không thể sống ngoài không gian văn hoá của các dân tộc. Văn hoá là nơi để Tin Mừng thấm nhuần vào nếp sống của con người, đồng thời văn hoá cũng là môi trường để con người sống Tin Mừng trong nền văn hoá của dân tộc: “văn hóa là không gian sống trong đó con người đến với Tin Mừng, mặt giáp mặt. Nếu đích thực văn hóa là thành quả của cuộc sống và hoạt động của một nhóm người, thì những con người thuộc nhóm đó cũng được uốn nắn một phần bởi nền văn hóa trong đó họ đang sống (...). Từ viễn tượng đó, ta nhận thức rõ hơn tại sao Phúc Âm hóa và hội nhập văn hóa tương quan với nhau cách tự nhiên và mật thiết. Tin Mừng và công cuộc loan báo Tin Mừng chắc chắn không đồng nhất với văn hóa. Tuy nhiên, Nước Thiên Chúa đến với những con người gắn bó sâu xa với một nền văn hóa, và do đó, công cuộc xây dựng Vương Quốc không tránh khỏi việc vay mượn các yếu tố rút ra từ các nền văn hóa nhân loại”(53)
7.2. Tin Mừng làm đẹp văn hoá
“Phúc Âm của Chúa Kitô không ngừng đổi mới cuộc sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống đối và khử trừ các sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi luôn đe dọa. Phúc Âm không ngừng tinh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Những đức tính của mọi thời như được Phúc Âm làm cho phong phú từ bên trong, được củng cố, bổ túc và tái tạo trong Chúa Kitô nhờ những ân huệ bởi trời. Như thế, trong khi chu toàn bổn phận riêng, Giáo Hội cũng đồng thời thúc đẩy và góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa nhân loại, và nhờ hoạt động của mình, ngay cả trong các nghi lễ phụng vụ, Giáo Hội giáo dục cho con người đạt tới tự do nội tâm.”(54)
7.3. Tương quan hỗ tương
Hạt giống Tin Mừng cần có đất để được gieo vào, để được lớn lên rồi sinh hoa kết trái. “Lời Chúa là hạt giống, vừa nẩy mầm trong đất màu mỡ thấm nhuần sương thiêng, vừa thu hút biến đổi và tiêu hóa mầu mỡ đó, để sau cùng mang lại nhiều hoa trái.”(55)
Giáo Hội của Chúa không thể tách ra khỏi mạch sống của các văn hoá mà cần phải “thu nhận tất cả những sự phong phú của các Dân Tộc đã được trao cho Chúa Kitô làm gia nghiệp.”(56) Đồng thời, Giáo Hội hoàn vũ nói chung và mỗi Giáo Hội địa phương nói riêng cũng cần phải “rút ra từ những tập quán và truyền thống, từ lẽ khôn ngoan và nền đạo lý, từ những nghệ thuật và khoa học của dân tộc mình, tất cả những gì có thể góp phần vào việc tuyên xưng vinh quang của Tạo Hóa, làm rạng ngời ân sủng của Ðấng Cứu Chuộc và vào việc tổ chức tốt đẹp đời sống Kitô hữu.”(57)
“Có nhiều mối tương quan giữa sứ điệp cứu độ và văn hóa.”(58) Các mối tương quan đó đều cần đến nhau. Tin Mừng không loại trừ văn hoá, văn hoá không thể không cần đến giá trị Tin Mừng để nên “văn hoá” hơn. Khi cả hai giao lưu và hội nhập với nhau thì “nhờ đó, chính Giáo Hội cũng như các nền văn hóa ấy đều được phong phú hơn.
8. Thử nêu vấn đề
8.1. Tây làm, sao ta lại không?
Các vị thừa sai người nước ngoài đã đến rao giảng Tin Mừng cho người Việt. Họ là những người xa với người Việt về văn hoá, ngôn ngữ và tín ngưỡng. Thế nhưng, khi chấp nhận sống trên quê hương đất Việt, rất nhiều người trong số họ đã không ngại ngùng “bắt chước” sống như người Việt, và nên “giống Việt”. Điều gì đã làm cho họ nên như thế? Họ đã “nhập gia tuỳ tục” rất tốt. Nhờ thế, họ mới có thể hiểu được người Việt. Nhờ hiểu được người Việt, họ đã trở nên bạn hay người nhà của người Việt. Và cũng nhờ thế, họ mới có thể rao giảng Tin Mừng cho người Việt hiểu mà sống.
Các thừa sai hải ngoại áp dụng nguyên tắc của thánh Phaolô Tông Đồ “Do Thái với Do Thái - Hy Lạp với Hy Lạp” rất tốt. Còn các vị thừa sai, các vị mục tử người Việt thì sao? Họ có là người Việt không? Họ là người Việt sao lại chẳng giống người Việt? Có người học bên Tây để giống Tây, rồi áp dụng cái “tây” vào cái “ta”. Đi du học là để học cho giống “người” và để phải khác “ta” ư? Học về cũng phải dạy cho “ta” cái của “người”, bắt ta giống “người” và phải khác “ta” thì mới là du học sao?! Đó là hội nhập văn hoá ư? Tây bắt chước giống “ta” để sống giữa “ta”, sao ta lại bắt chước “tây” để sống giữa “ta”?! “Tây” hội nhập để giống ta, sao ta lại “nhập hội tây” để khác ta?!
8.2. Làm theo hay làm khác?
Giáo huấn của Giáo Hội về hội nhập văn hoá để tin mừng hoá các nền văn hoá là rất rõ ràng. Đã 350 năm Huấn Thị của Bộ Truyền Giáo được ban hành, giáo huấn đó có được áp dụng vào bối cảnh Việt Nam không? và được áp dụng như thế nào? Nếu quá trình hội nhập diễn ra đúng như giáo huấn của Giáo Hội, thì những chuyện tốt đẹp có trở nên tồi tệ không? Phải chăng quá trình hội nhập đã bị làm khác đi?
Huấn thị 1659 đã qua 350 năm, nhưng giáo huấn của nó rất còn xa lạ với rất nhiều tín hữu người Việt! Giáo huấn đó có cần tái khám phá nữa không? Giáo huấn đó vẫn còn tính thời sự, nhưng ai là người cần cập nhật đây? để cho “tây” cập nhật (update), còn “ta” thì cho hết hạn sử dụng, lỗi thời rồi (out of date)?! Xưa “làm theo” Huấn Thị, còn nay thì cần phải “làm khác” Huấn Thị ư?!
Gần đây hơn, Công đồng Vatican II cũng đưa ra giáo huấn về hội nhập và được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam áp dụng vào đường hướng mục vụ cho Giáo Hội tại Việt Nam qua thư chung 1980. Những giáo huấn về đường hướng mục vụ trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn thời sự và cần thiết. Giáo huấn ấy có được các thành phần trong Dân Chúa tại Việt Nam lắng nghe không? Nghe rồi, liệu có ứng dụng không? và nếu có ứng dụng thì ứng dụng như thế nào?
8.3. Người máy hay máy người?
Trong quá trình hội nhập, có cái được hội nhập nguyên vẹn, có cái được hội nhập kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Thực hiện một vòng quanh đất nước, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật thánh được thực hiện mang bản sắc văn hoá dân tộc rất đặc trưng; nhưng cũng có những công trình nói được là kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, tây không ra tây mà ta chẳng ra ta, thà nóng thì nóng hẳn hoặc lạnh thì lạnh hẳn đi, đằng này cũng cũng chẳng nóng mà lạnh cũng chẳng lạnh, hâm hẩm hâm hâm và dở dở ương ương!
Chuyện con khỉ thấy một ông lão chui qua hàng rào lấy mấy quả chuối ăn, khỉ thấy vậy cũng chui qua nhưng vừa chui vào là bị dính ngay cái bẫy ông lão đặt nhử mà chú khỉ không biết. Hội nhập kiểu chắp vá, thấy người ta làm mình cũng làm theo mà không nắm bắt được những nguyên tắc của nghệ thuật thánh, kiến trúc dân tộc... Làm theo kiểu máy móc chẳng lẽ không bị mắc bẫy? Rồi cứ loay hoay rối bù đầu như gà mắc tóc? Nhìn một anh chàng đầu tóc bóng láng, mặc áo vét đeo cà vạt, nhưng lại mang quần đùi đi dép cao su tay xách cà táp, người ta sẽ biết là anh đang làm xiếc, làm hề chứ ai nói anh là một vị víp chuẩn bị đón khách quý!? Hội nhập văn hoá mà cứ làm xiếc thì người ta không cười cho mới là lạ?
Không thể nhập hội vui cùng bạn bè, nếu không “thay da đổi thịt”, nếu không mặc đồng phục giống như chúng bạn. Mặc khác người, mặc rách nát sẽ bị loại ra khỏi cuộc vui tiệc cưới.(59) Tin Mừng sẽ không thể đi vào tâm thức người Việt nếu chỉ đứng bên ngoài, nếu không mặc lấy bộ quần áo mang bản sắc văn hoá Việt; nếu không mặc lấy truyền thống văn hoá và tâm thức người Việt thì đức tin sẽ bị loại ra rìa, khỏi chơi!!!
Một cái người máy (robot) có thể làm những thao tác nhuần nhuyễn được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng không thể cảm nhận được cái tâm trạng của mình mỗi lần thực hiện cùng một thao tác. Một người máy không thể sáng tạo trong quá trình làm việc hay thực hiện chương trình, nó chỉ có thể làm theo những gì đã được lập trình sẵn. Máy người là một con người làm việc như một cái máy. Máy người có khác người máy không? Có lẽ không khác nhau lắm! Nếu khác, thì có chăng chỉ là cái cảm nhận! Còn cái tư duy thì sao? Có lẽ chỉ biết làm theo để đạt công suất như một cái máy thì đấy mới là tư duy thời IT (information technology-công nghệ thông tin)?
Hội nhập văn hoá có được phép thực hiện như một người máy? Hội nhập văn hoá có diễn tiến như một con người làm giống cái máy? Lao động là sáng tạo. Hội nhập cũng cần phải có sáng tạo, nhưng sáng tạo phải dựa trên nền vững chắc là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Cái gì cần hội nhập thì hội nhập. Cái gì không cần hội nhập thì thôi. Cái gì cần sửa thì sửa. Cái gì cần loại bỏ thì loại bỏ. Cái gì cần lên án thì lên án. Cái gì cần cứu thì phải cứu! Sao lại cứ cố gượng, cố ép vào khuôn? Hội nhập không thể như người máy hoặc máy người.
Kết luận
350 năm Giáo Hội được xây dựng trên đất Việt. 350 năm so với truyền thống 4.000 năm văn hiến của Nước Việt thì chưa thấm vào đâu! 350 năm đức tin được ươm mầm trong dòng máu của nhiều con cháu Lạc Hồng. Ngẫm mà xem sau 350 năm, trong lối sống và cách diễn tả đức tin, cái gì mang bản sắc văn hoá và cái gì thì không? Khó mà định hình được nét đặc sắc trong lối sống đạo tại Việt Nam!
Với nhiều người, “Đạo Chúa” rất xa lạ, là của người ta, là của ngoại nhập vào. Đối với nhiều người, giáo lý của Chúa chẳng ăn nhằm gì với cuộc sống của họ. Và đối với nhiều người giáo huấn do Giáo Hội dạy không thấm nhập vào nếp nghĩ của họ. Tại sao thế?! Những cái đó có làm cho người tín hữu, nhất là các vị mục tử đáng suy nghĩ không? Nguyên nhân nào làm cho Giáo Hội sau 350 năm vẫn là xa lạ với đồng bào dân tộc? Sau 30 năm tinh thần của Vatican II được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lấy làm kim chỉ nam cho đường hướng mục vụ có được đông đảo trong gia đình Hội Thánh tại Việt Nam thực hiện không? hay chỉ là tài liệu để tủ kính lâu lâu đem ra xem chơi, hay khi gặp tình cảnh éo le trên đe dưới búa đưa ra để làm dịu bớt nhiệt độ căng thẳng giữa “bên này” và “bên kia”? Tại sao đức tin vẫn đang nằm trong tình trạng được coi là “văn hoá độc hại” cần phải loại bỏ trong tâm thức của nhiều người Việt? Đức tin có thực sự là thứ đe doạ “thuần phong mỹ tục” của dân tộc như nhiều người vẫn nghĩ không? Tại sao sau bao nhiêu năm Tin Mừng được rao giảng trên đất Việt, đến ngày nay vẫn còn bị coi là thứ “ngoại lai”, là “tà”... Tại sao đức tin chưa được coi là của “ta” nhưng là của “tây”, phải chăng đức tin ấy chưa thành văn hoá, chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa được suy tư và sống một cách chân thành? Đức Gioan Phaolô II phát biểu rằng: “Một đức tin mà chưa biến thành văn hóa, là đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư, chưa sống một cách chân thành.”(60)
Những cái “tại sao” có tiếp tục thôi thúc người tín hữu Việt đón nhận, suy tư và sống đức tin trong bối cảnh truyền thống của dân tộc không? Mong rằng Năm Thánh 2010 là cơ hội thuận tiện để người Kitô hữu Việt tìm cách giải đáp những vấn nạn đó trong tương lai làm chứng tá cho Đức Kitô trên quê hương dân tộc Việt Nam thân yêu ngõ hầu đức tin trở thành là cái của ta, cái gần gũi như máu thịt của dòng dõi con Rồng cháu Tiên.
Chú thích
(1) Ga 1,14.
(2) Xc. Ga 1,16.17.
(3) Xc. Ga 17,3.
(4) Công đồng Vatican II, Gaudium et Spes (GS), số 22b. (Bản dịch Việt ngữ do Phân Khoa Thần Học - Giáo Hoàng Học Viện PiôX - Đà Lạt thực hiện. Trong bài viết này, các trích dẫn của Công đồng Vatican II được dẫn lại từ website của Mạng Lưới Cầu Nguyễn: www.thanhlinh.net).
(5) Vatican II, GS, số 22a.
(6) Sđd, số 22a; xin coi thêm Dt 4,15.
(7) Lc 19,10.
(8) Lc 15,1tt.
(9) 1 Pr 5,8.
(10) Mt 15,13.
(11) Xc. Mt 4,1tt; Mt 9,33; Mt 17,18; Mc 7,29-30…
(12) Xc. Các Sách Tin Mừng.
(13) Xc. Mt 23,1tt.
(14) Đức Giêsu làm việc gì và đi đâu cũng đều bị giới Pharisêu và kinh sư theo dõi để tìm cớ “bắt nạt”. Khi chạm trán là có chuyện!
(15) Xc. Ep 1,3-13.
(16) Đức Gioan Phaolô II, Giáo Hội tại Á Châu, số 5; xin coi thêm: John Paul II, Letter Concerning Pilgrimage to the Places Linked to the History of Salvation (29 June 1999), 3: L’Osservatore Romano (30 June – 1 July 1999), 8.
(17) Mt 5,17-18.
(18) Xc. Ep 1,10.
(19) Xc. Mt 23,1tt.
(20) Xc. Lc 15,1-32.
(21) Xc. 2 Cr 8,9.
(22) Ga 10,10.
(23) Xc. Gm. Nguyễn Thái Hợp, Léopold Cadière và hội nhập văn hóa: một kinh nghiệm loan báo Tin Mừng (Tham luận tại Hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold Cadière” tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Huế, ngày 7-9/09/2010). Truy cập ngày 12/09/2010; http://boxitvn.blogspot.com/2010/09/leopold-cadiere-va-hoi-nhap-van-hoa-mot.html.
(24) Xc. Công đồng Vatican II, Gaudium et Spes, 58§3.
(25) Xc. 1 Tm 2,4.
(26) Ga 3,16-17.
(27) Mt 28,18-20.
(28) Vatican II, Lumen Gentium, số 52.
(29) Xc. Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 20.
(30) H. Chappoulie, Aux origines d’ une Église, Rome et les Missions d’ Indochine, Tome I, Paris, 1943, pp. 392-402. Bản dịch tiếng Việt của Đại chủng viện Xuân Bích Huế, được thực hiện dựa trên bản tiếng Pháp của Mlle Achard, Le Siège apostolique et les Missions, textes et documents pontificaux, I, 2me Édition, Paris-Lyon, 1959, pp. 9-20 được đăng trong Sacerdos – Linh mục Nguyệt-san, Sài Gòn, Số 43, tháng 7-1965, tr. 425-441. Trong bài này, người viết trích lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 119-135. Xin coi thêm Lm Bùi Đức Sinh, O.P., M.A., Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam, Tập I, In lần II, Calgary – Canada, tr. 235-241.
(31) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1569. Dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 125.
(32) Xc. Bùi Đức Sinh, Sđd.
(33) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 129.
(34) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 130.
(35) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 131.
(36) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 121-132.
(37) Thánh Bộ Truyền Giáo, Huấn Thị 1659, dẫn lại trong Đỗ Quang Chính, SJ., Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Tp.HCM, 2008, tr. 32-133.
(38) Dt 1,1-2.
(39) Vatican II, GS, 58a.
(40) Vatican II, Sđd, 58b.
(41) Sđd, 58c.
(42) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư chung năm 1980, số 8.
(43) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sđd, số 8.
(44) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sđd, số 9.
(45) Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sđd, số 10.
(46) Sđd, số 11.
(47) Đức Bênêđictô XVI, Huấn từ cho các giám mục Việt Nam Ad Limina 2009. Truy cập ngày 27/06/2009; http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=538&CateID=63
(48) Đức Bênêđictô XVI, Sđd.
(49) Đức Bênêđictô XVI, Sđd.
(50) Dẫn lại trong Nguyễn Hữu Châu Phan, Huế: dưới con mắt L. Cadière – L. Cadière dưới mắt một người Huế. Truy cập ngày 17/09/2010; http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=583&ict=8355.
(51) Dẫn lại trong Nguyễn Hữu Châu Phan, Sđd.
(52) Dẫn lại trong Nguyễn Hữu Châu Phan, Sđd.
(53) Đức Gioan Phaolô II, Giáo Hội tại Á châu, số 21.
(54) GS, 58.
(55) Vatican II, Ad Gentes, 22.
(56) Vatican II, Sđd.
(57) Vatican II, Sđd.
(58) Vatican II, Gaudium et Spes, số 58.
(59) Xin coi dụ ngôn “Tiệc Cưới” trong Mt 22,1-14.
(60) Đức Gioan Phaolô II, Văn thư thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 1982. Dẫn lại trong Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Tương quan phong phú giữa văn hoá và đức tin. Truy cập ngày 27/09/2010; http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=54&ia=2950
Khác biệt giữa tự do dân chủ và cộng sản độc tài gia đình trị
Hà Long
15:46 29/09/2010
Khác biệt giữa tự do dân chủ và cộng sản độc tài gia đình trị
Những ngày giờ qua cả thế giới hướng về cộng sản Bắc Hàn, một nơi đói nghèo, một nơi cách ly thế giới, một nơi chỉ biết xưng tụng tôn sùng lãnh tụ yêu quí như một đấng thánh và một nơi người dân như đang phải sống lầm lũi trong thời Trung Cổ: cha truyền con nối và cháu tiếp tục nối ngôi.
Một kịch bản có một không hai khi vận mạng quốc gia Bắc Hàn trao vào một thanh niên mà hơn 24 triệu dân chưa biết gì về anh ta, phải nói hoàn toàn rất lạ. Kim cha dấu Kim con như mèo dấu cứt. Qua một đêm người thanh niên 27 tuổi, tên Kim Jong-un trở thành ông tướng lớn 4 sao của quân đội Bắc Hàn để làm bàn đạp cho việc bám trụ chiếc ghế chủ tịch của ông nội để lại. Thật hoảng sợ cho người dân sống trong thế kỉ 21 phải chấp nhận một chế độ ´tay trong tay’ của những tên đại ác dòng họ Kim từ năm 1948, gia tộc này đánh đổi sự đói nghèo của dân Bắc Hàn với những trang bị vũ khí hạt nhân hiện đại. Họ xem đó là sức mạnh duy nhất trong tay nhằm đe dọa thế giới và đóng chốt an toàn cho chiếc ghế bạo chúa.
Một đất nước bị tước mất quyền sống, không còn kháng sinh, đắm chìm trong tối tăm, đói nghèo chỉ vì những lãnh tụ độc tài muôn năm nắm quyền từ một nhóm gia đình bé nhỏ. Không ai hiểu được lí luận của một đảng chỉ cần họp đảng 1 lần trong suốt 30 năm, mà lại nhằm tôn vinh những người con cháu của chủ tịch, chính người con đó cũng chưa bao giờ thấy, nghe, nói về họp đảng cộng sản Bắc Hàn trong suốt cuộc đời 27 tuổi của anh ta.
Những giờ phút qua cả thế giới cũng hướng về Mátxcơva, thủ đô cộng hòa Nga để tìm hiểu về việc hạ bệ thị trưởng Yuri Luzhkov, một nhà chính trị nắm giữ nhiều quyền lực ở Nga, ngoài ra ông còn là vị sáng lập và là thành viên lãnh đạo cao cấp của đảng Nước Nga thống nhất. Tưởng như thị trưởng Luzhkov được miễn nhiễm trước mọi thế lực, kể cả trước tổng thống Nga, ông Dmitry Medvedev. Phải từ chức ư vì những tố cáo lạm dụng kiếm tiền của gia đình, của người vợ, bà đang trở thành nhà tỷ phú Nga, không! Không ai được đụng tới tôi, không ai ép được tôi từ chức, cách đây vài ngày ông ta còn tự tin cho biết như thế. Trước khi ông Putin và Medvedev lên nắm quyền thì danh gọi Luzhkov đã nổi vang như cồn, người dân còn tiên đoán ông lúc đó sẽ là tổng thống kế vị Boris Yeltsin.
Sắc lệnh cách chức có hiệu lực ngay lập tức với lý do thị trưởng Yuri Luzhkov làm cho tổng thống Nga mất lòng tin, dù trước đó chính phủ đã có đề nghị ông nên tự nguyện từ chức trong thời gian 3 tuần. Cuộc loại bỏ thế lực của thị trưởng Yuri Luzhkov lại nhằm vào ngày 28/9/2010 lúc ông ta chuẩn bị tiệc mừng sinh nhật lần thứ 74 cho mình tại Mátxcơva.
Suốt 18 năm làm thị trưởng Mátxcơva, một thủ đô lớn nhất Âu Châu với 10 triệu dân số, ông xây dựng và cải cách thủ đô cũng nhiều và cũng làm dụng chức quyền không ít. Điển hình nhất vợ ông là bà Elena Baturina, một người trước đây là nữ thư ký của ông đang trở thành người phụ nữ giàu nhất nước Nga với tài sản 2,9 tỷ Đôla Mỹ, với tài sản này bà đương nhiên là người phụ nữ giàu thứ ba trên thế giới. Lợi dụng quyền lực của chồng, bà tổ chức thành những tập đoàn nhắm vào xây dựng, mua bán bất động sản với nhiều hợp đồng béo bở nhất của thành phố. Hàng trăm kiến trúc lịch sử quí báu của thành phố đã bị phá huỷ vô lối để cho tham nhũng tay trong chia chác với nhau. Bàn tay của bà Elena Baturina lan rộng ra Âu Châu với nhiều tài sản bất động sản kếch sù tại Anh, Pháp, Áo, v.v…
Thực ra, lúc ông Vladimir Putin còn tại vị là tổng thống nước Nga đã không dám đụng vào hang hùm Yuri Luzhkov, vì thế lực của thị trưởng quá mạnh bao trùm cả thủ đô. Ông Luzhkov vẫn tự tung tự tác hành động bất chấp nhà nước Nga và ai cũng biết ông ta luôn tìm cách chọc bị thóc thọc bị gạo nhằm chia rẽ hai đối thủ là tổng thống Dmitry Medvedev và thủ tướng Vladimir Putin.
Gió đã đổi chiều tại thủ đô Mátxcơva, hầu như qua một ngày dự luận dân chúng đã đứng nghiêng về quyết định cách chức của tổng thống Dmitry Medvedev. Người danh giá nhất là thủ tướng Vladimir Putin đã nhận định mau chóng chẳng khác chi một lời kết án chung thân cho ông thị trưởng Yuri Luzhkov: "Tổng thống Dmitry Medvedev hành động đúng với luật pháp và trong khuôn khổ quyền hạn của Tổng thống."
Tiến trình đạt tới mức độ dân chủ tự do tại nước Nga sau 20 năm từ bỏ thiên đàng xã hội chủ nghĩa với bao che, vây cánh và độc đảng được biểu hiện thật cao giá trị của nó qua việc sa thải thị trưởng Mátxcơva.
Cùng một cách thức xây dựng đất nước để có lợi cho toàn dân thì cộng sản Bắc Hàn thực hành đối nghịch: chỉ có lợi cho gia đình dòng tộc, cho bè cánh độc tài đảng trị.
Bà Elena Baturina chỉ trong 18 năm đã trở thành người giàu nhất nước Nga thì thử hỏi giòng tộc họ Kim tại Bắc Hàn giàu đến mức nào từ năm 1948, đã 62 năm trời đằng đẵng. Người đào tẩu vào năm 1994, có chức vị cao và thân cận của Kim Jung-il là cán bộ Kim Jong Ryul, 75 tuổi mới cho báo chí thế giới biết: Họ có quá nhiều tài sản, một thí dụ chủ tịch Kim có đến cả 1.000 xe hơi, mọi chủng loại xe mới và sang nhất của tư bản từ Mercedes, Lincoln, Ford, Cadillacs. Lãnh đạo tiêu sài ăn uống toàn hàng ngoại đắt tiền còn người dân vẫn đói nghèo triền miên.
Biết gần đất xa trời mà nhà độc tài Kim Jong-il vẫn bám trụ vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Lao Động cộng sản Bắc Hàn, hình như ông ta triệu tập đảng từ 30 năm qua chỉ để củng cố cho chính mình: một người bệnh hoạn. Thế mà báo chí lề phải của cs Bắc Hàn vẫn vẽ lên những huyền thoại đẹp nhất: kết quả này thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ hoàn toàn của đảng, nhân dân Bắc Hàn với chủ tịch Kim Jong-Il. Sau việc phong hàm tướng 4 sao, con trai út Kim Jong-un chễm trệ ngồi trên ngai vàng của vị trí phó chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương của đảng cs Lao Động Bắc Hàn, ủy ban này gồm 16 thành viên nắm giữ vận mệnh quốc gia.
Trước đó, vào tháng 6/2010 nhà độc tài bệnh hoạn Kim Jong-il đã bổ nhiệm người anh rể là ông Jang Song Thaek vào phó chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương, có lẽ để bảo vệ cho „đông cung thái tử“ Kim Jong-ul tương lai của mình. Quyền lực mạnh nhất của toàn dân Bắc Hàn đang nằm trong tay gia tộc họ Kim. Chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương chính là Kim Jong-il với 4 người phó chủ tịch mà trong đó đã có người anh rể Jang Song Thaek và người con Kim Jong-ul.
Đâu đó cũng giống Việt Nam với một tên Nông Đức Mạnh mới gài người con của mình vào chức vụ bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, được gọi là Nông Quốc Tuấn, 47 tuổi để chuẩn bị bàn đạp tiến lên trung ương, cũng một tên lạ hoắc mà người dân Việt chẳng biết mặt mũi rõ ràng ra sao.
Nếu truyền thuyết Nông Đức Mạnh đúng là con rơi của Hồ Chí Minh thì có thể kịch bản của cs Bắc Hàn lại được tiếp tục dàn dựng tại Việt Nam vào một ngày gần đây: cha truyền con nối và cháu tiếp tục nối ngôi.
Từ truyền thống độc tài đảng trị này, nhà báo Đoan Trang đã có cuộc trao đổi với ông Egon Krenz ngày 27/9/2010 tại Việt Nam, nhân dịp cuốn hồi ký Mùa thu Đức 1989 của ông Krenz, cựu tổng bí thư Đảng XHCN thống nhất Đức (CHDC Đức) vừa được Alpha Books và NXB CAND xuất bản tại Việt Nam. Rõ ràng ông Krenz đã nhìn ra thực trạng đau thương của bánh vẽ thiên đàng XHCN dưới danh nghĩa cộng sản Đông Đức: „Những người cộng sản cũ, những người hoàn toàn tin vào lý tưởng XHCN, cho tới giờ phút này, đến cuối cuộc đời mình đã phải thừa nhận họ không thể hiện thực hóa được lý tưởng đó (dân giàu nước mạnh).“
Thật ác nghiệt cho dân tộc Bắc Hàn và Việt Nam với một chủ nghiã cộng sản độc tài gia đình trị kéo dài triền miên bất tận!
Hà Long
Những ngày giờ qua cả thế giới hướng về cộng sản Bắc Hàn, một nơi đói nghèo, một nơi cách ly thế giới, một nơi chỉ biết xưng tụng tôn sùng lãnh tụ yêu quí như một đấng thánh và một nơi người dân như đang phải sống lầm lũi trong thời Trung Cổ: cha truyền con nối và cháu tiếp tục nối ngôi.
Một đất nước bị tước mất quyền sống, không còn kháng sinh, đắm chìm trong tối tăm, đói nghèo chỉ vì những lãnh tụ độc tài muôn năm nắm quyền từ một nhóm gia đình bé nhỏ. Không ai hiểu được lí luận của một đảng chỉ cần họp đảng 1 lần trong suốt 30 năm, mà lại nhằm tôn vinh những người con cháu của chủ tịch, chính người con đó cũng chưa bao giờ thấy, nghe, nói về họp đảng cộng sản Bắc Hàn trong suốt cuộc đời 27 tuổi của anh ta.
Những giờ phút qua cả thế giới cũng hướng về Mátxcơva, thủ đô cộng hòa Nga để tìm hiểu về việc hạ bệ thị trưởng Yuri Luzhkov, một nhà chính trị nắm giữ nhiều quyền lực ở Nga, ngoài ra ông còn là vị sáng lập và là thành viên lãnh đạo cao cấp của đảng Nước Nga thống nhất. Tưởng như thị trưởng Luzhkov được miễn nhiễm trước mọi thế lực, kể cả trước tổng thống Nga, ông Dmitry Medvedev. Phải từ chức ư vì những tố cáo lạm dụng kiếm tiền của gia đình, của người vợ, bà đang trở thành nhà tỷ phú Nga, không! Không ai được đụng tới tôi, không ai ép được tôi từ chức, cách đây vài ngày ông ta còn tự tin cho biết như thế. Trước khi ông Putin và Medvedev lên nắm quyền thì danh gọi Luzhkov đã nổi vang như cồn, người dân còn tiên đoán ông lúc đó sẽ là tổng thống kế vị Boris Yeltsin.
Sắc lệnh cách chức có hiệu lực ngay lập tức với lý do thị trưởng Yuri Luzhkov làm cho tổng thống Nga mất lòng tin, dù trước đó chính phủ đã có đề nghị ông nên tự nguyện từ chức trong thời gian 3 tuần. Cuộc loại bỏ thế lực của thị trưởng Yuri Luzhkov lại nhằm vào ngày 28/9/2010 lúc ông ta chuẩn bị tiệc mừng sinh nhật lần thứ 74 cho mình tại Mátxcơva.
Suốt 18 năm làm thị trưởng Mátxcơva, một thủ đô lớn nhất Âu Châu với 10 triệu dân số, ông xây dựng và cải cách thủ đô cũng nhiều và cũng làm dụng chức quyền không ít. Điển hình nhất vợ ông là bà Elena Baturina, một người trước đây là nữ thư ký của ông đang trở thành người phụ nữ giàu nhất nước Nga với tài sản 2,9 tỷ Đôla Mỹ, với tài sản này bà đương nhiên là người phụ nữ giàu thứ ba trên thế giới. Lợi dụng quyền lực của chồng, bà tổ chức thành những tập đoàn nhắm vào xây dựng, mua bán bất động sản với nhiều hợp đồng béo bở nhất của thành phố. Hàng trăm kiến trúc lịch sử quí báu của thành phố đã bị phá huỷ vô lối để cho tham nhũng tay trong chia chác với nhau. Bàn tay của bà Elena Baturina lan rộng ra Âu Châu với nhiều tài sản bất động sản kếch sù tại Anh, Pháp, Áo, v.v…
Gió đã đổi chiều tại thủ đô Mátxcơva, hầu như qua một ngày dự luận dân chúng đã đứng nghiêng về quyết định cách chức của tổng thống Dmitry Medvedev. Người danh giá nhất là thủ tướng Vladimir Putin đã nhận định mau chóng chẳng khác chi một lời kết án chung thân cho ông thị trưởng Yuri Luzhkov: "Tổng thống Dmitry Medvedev hành động đúng với luật pháp và trong khuôn khổ quyền hạn của Tổng thống."
Tiến trình đạt tới mức độ dân chủ tự do tại nước Nga sau 20 năm từ bỏ thiên đàng xã hội chủ nghĩa với bao che, vây cánh và độc đảng được biểu hiện thật cao giá trị của nó qua việc sa thải thị trưởng Mátxcơva.
Cùng một cách thức xây dựng đất nước để có lợi cho toàn dân thì cộng sản Bắc Hàn thực hành đối nghịch: chỉ có lợi cho gia đình dòng tộc, cho bè cánh độc tài đảng trị.
Bà Elena Baturina chỉ trong 18 năm đã trở thành người giàu nhất nước Nga thì thử hỏi giòng tộc họ Kim tại Bắc Hàn giàu đến mức nào từ năm 1948, đã 62 năm trời đằng đẵng. Người đào tẩu vào năm 1994, có chức vị cao và thân cận của Kim Jung-il là cán bộ Kim Jong Ryul, 75 tuổi mới cho báo chí thế giới biết: Họ có quá nhiều tài sản, một thí dụ chủ tịch Kim có đến cả 1.000 xe hơi, mọi chủng loại xe mới và sang nhất của tư bản từ Mercedes, Lincoln, Ford, Cadillacs. Lãnh đạo tiêu sài ăn uống toàn hàng ngoại đắt tiền còn người dân vẫn đói nghèo triền miên.
Biết gần đất xa trời mà nhà độc tài Kim Jong-il vẫn bám trụ vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Lao Động cộng sản Bắc Hàn, hình như ông ta triệu tập đảng từ 30 năm qua chỉ để củng cố cho chính mình: một người bệnh hoạn. Thế mà báo chí lề phải của cs Bắc Hàn vẫn vẽ lên những huyền thoại đẹp nhất: kết quả này thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ hoàn toàn của đảng, nhân dân Bắc Hàn với chủ tịch Kim Jong-Il. Sau việc phong hàm tướng 4 sao, con trai út Kim Jong-un chễm trệ ngồi trên ngai vàng của vị trí phó chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương của đảng cs Lao Động Bắc Hàn, ủy ban này gồm 16 thành viên nắm giữ vận mệnh quốc gia.
Trước đó, vào tháng 6/2010 nhà độc tài bệnh hoạn Kim Jong-il đã bổ nhiệm người anh rể là ông Jang Song Thaek vào phó chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương, có lẽ để bảo vệ cho „đông cung thái tử“ Kim Jong-ul tương lai của mình. Quyền lực mạnh nhất của toàn dân Bắc Hàn đang nằm trong tay gia tộc họ Kim. Chủ tịch ủy ban quốc phòng trung ương chính là Kim Jong-il với 4 người phó chủ tịch mà trong đó đã có người anh rể Jang Song Thaek và người con Kim Jong-ul.
Nếu truyền thuyết Nông Đức Mạnh đúng là con rơi của Hồ Chí Minh thì có thể kịch bản của cs Bắc Hàn lại được tiếp tục dàn dựng tại Việt Nam vào một ngày gần đây: cha truyền con nối và cháu tiếp tục nối ngôi.
Từ truyền thống độc tài đảng trị này, nhà báo Đoan Trang đã có cuộc trao đổi với ông Egon Krenz ngày 27/9/2010 tại Việt Nam, nhân dịp cuốn hồi ký Mùa thu Đức 1989 của ông Krenz, cựu tổng bí thư Đảng XHCN thống nhất Đức (CHDC Đức) vừa được Alpha Books và NXB CAND xuất bản tại Việt Nam. Rõ ràng ông Krenz đã nhìn ra thực trạng đau thương của bánh vẽ thiên đàng XHCN dưới danh nghĩa cộng sản Đông Đức: „Những người cộng sản cũ, những người hoàn toàn tin vào lý tưởng XHCN, cho tới giờ phút này, đến cuối cuộc đời mình đã phải thừa nhận họ không thể hiện thực hóa được lý tưởng đó (dân giàu nước mạnh).“
Thật ác nghiệt cho dân tộc Bắc Hàn và Việt Nam với một chủ nghiã cộng sản độc tài gia đình trị kéo dài triền miên bất tận!
Hà Long
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ Madrid tới Fatima
Thúy Dung
08:29 29/09/2010
Nhiều người Công Giáo xem Fatima là "Bàn thờ dâng Thánh Lễ của thế giới". Biết bao khách hành hương đã vừa cuốc bộ vừa đọc kinh trên đoạn đường dài hàng mấy trăm cây số trước đi đến thăm Thánh Địa Fatima. Một số khách hành hương còn bò bằng đầu gối băng qua quảng trường mênh mông trước Vương Cung Thánh Đường để tỏ lòng sùng kính đặc biệt của họ.
Thành ra, nếu đã đến được Madrid tham dự Đại Hội Giới Trẻ thế giới mà bạn không rán chút xíu nữa để đến Fatima thì thật là uổng.
Trong bài này chúng tôi xin điểm hầu quý vị và các bạn một vài cách thế để di chuyển từ Madrid đến Fatima.
Nếu di chuyển bằng xe hơi, từ Madrid đến Fatima khoảng 600km, lái xe mất hơn 6 giờ đồng hồ thì đến nơi.
Nếu di chuyển bằng các phương tiện công cộng, thông thường chúng ta phải đến Lisbon (tiếng Bồ: Lisbõa) thủ đô của Bồ Đào Nha, rồi mới đi xe bus đến Fatima.
Madrid-Lisbon
Tàu điện khởi hành từ ga Chamartín (line 10), của Madrid lúc 22h45 dừng ở không biết cơ man nào là trạm cho nên đến 8h45 sáng hôm sau mới đến Lisbon. Tuy nhiên, được một điểm là quý vị và các bạn có thể tiết kiệm được tiền khách sạn một đêm vì trên xe có chỗ ngủ tương đối thoải mái. Giá vé hiện nay là 73 Euros một lượt. Nếu muốn check giá vé, book vé... quý vị và các bạn có thể vào trang của Hỏa Xa Tây Ban Nha: http://www.renfe.es/
Xe đò từ Madrid đến Lisbon chạy ngày 2 chuyến. Chuyến sớm khởi hành lúc 12 giờ trưa đến Lisbon lúc 7h30 tối. Chuyến thứ hai khởi hành lúc 9h tối chạy liên tục đến 4h30 sáng thì đến nơi. Quý vị và các bạn phải trả 45 Euros cho một lượt. Muốn book vé trước thì liên hệ nơi đây: http://www.avanzabus.com/web/default.aspx
Đi máy bay từ Madrid sang Lisbon, tùy thời điểm, rất thường khi rẻ hơn là đi bằng xe điện và xe đò. Từ Madrid sang Lisbon và trở về, tất cả chỉ có 35 Euros! Có thể book vé tại đây: http://www.easyjet.com/ nhưng phải book vé trước hàng tháng mới có giá rẻ.
Lisbon-Fatima
Giống như Lộ Đức, Fatima tọa lạc tại một khu vực khá xa các nơi thị tứ. Fatima cách Lisbon khoảng 120km.
Sau khi đến được Lisbon, quý vị có thể đón xe bus từ trạm xe bus trung ương Sete-Rios (nghĩa là 7 dòng sông). Mỗi ngày từ 8h sáng đến 20h có xe bus chạy (cách nhau khoảng 1 giờ) từ Lisbon đến Fatima. Giá vé là 9.5 Euros. Có thể book trước tại http://www.rede-expressos.pt. Xe chạy khoảng 1h30 phút thì đến nơi.
(Nếu đi máy bay từ Madrid sang Lisbon, từ phi trường Lisbon, quý vị và các bạn có thể đi taxi đến trạm xe bus trung ương Sete-Rios, khoảng 20 Euros. Nếu đi xe bus số 96 (Marques de Pombal via Sete Rios) thì chỉ mất 1.4 Euros.
Nếu đến Lisbon bằng xe điện hay xe đò bạn có thể đón xe bus hay xe điện (metro) đến trạm xe bus trung ương Sete-Rios.)
Tiền khách sạn ở Fatima thuộc loại rẻ trên thế giới. Khách sạn từ 3 sao trở xuống trung bình chỉ khoảng 40 Mỹ Kim một đêm. Khách sạn ngàn sao trở lên thì free luôn!
Văn Hóa
Còn chút gì để nhớ để thương
Nguyễn Kim Ngân
08:20 29/09/2010
CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ ĐỂ THƯƠNG
Tưởng niệm chị Cêcilia Tina Võ thị Bạch Tuyết (1963-2010)
Và chị Maria Nguyễn thị Tuyết Mai (1956-2010)
Không dưng trong một hai năm gần đây, tôi đã đi dự đám tang của vài ba người đã giã từ cuộc sống khi còn rất trẻ: một người cháu họ, ở độ tuổi ngoài 30, vì bệnh ung thư; một chú em họ, ở tuổi ngoài 40, vì chứng trụy tim; một người quen cũng ở độ tuổi như chú em vừa nói nhưng vì tai biến mạch máu não. Trong tuần này, tôi dự một lượt hai đám tang, hai người phụ nữ, đều ở lứa tuổi 50, như vậy chỉ mới hưởng dương mà thôi. Đó là hai người vợ trẻ, hai người mẹ còn đang bận rộn nuôi con: cô láng giềng để lại hai người con, một đang ở đại học, một sắp tốt nghiệp trung học; còn người kia, vợ của anh bạn, để lại ba cô con gái, đều trong lứa tuổi “teen.” Hai người phụ nữ nằm xuống, dù một đã được chờ đợi và chuẩn bị từ lâu, còn một thì hoàn toàn bất ngờ như sét đánh, nhưng cả hai đều để lại muôn vàn thương tiếc cho người ở lại, nhất là cho đám con thơ, và cho hai anh chồng, cứ đi ngẩn vào ngơ, và đôi mắt đỏ hoe, cay xè những dòng lệ khô.
Ngoài cái chết giữa tuổi đời vẫn còn xanh, với hai căn bệnh hiểm nghèo như nhau, để lại cha và mẹ già còn sống, bỏ lại hai mái gia đình dở dang và hai người bạn đường từ nay bơ vơ, đứt gánh giữa đàng, cả hai cùng giống nhau ở chỗ đều tìm được niềm tin vào Thiên Chúa trong cuộc sống, khởi đi từ một gia cảnh và một dòng tộc thấm nhuần đạo lý của Đức Phật Từ Bi.
Cho dù ban cho con người có toàn quyền tự do, muốn làm gì tùy ý, nhưng sinh tử, sống chết là chuyện Chúa dành cho riêng Ngài. Do đó, không ai biết cho đến khi mình được sinh ra, và cũng chẳng ai hay được ngày giờ mình chết, và chết như thế nào, vào lứa tuổi nào. Đó là thân phận con người. Đó cũng là định mệnh của kiếp nhân sinh. Và đó cũng là huyền nhiệm của cuộc sống thế nhân.
Chị Tina Tuyết Võ thật là một mẫu sống hết mình, nhất định không đầu hàng thần chết. Bẩy năm trước đây, khi mới khám phá ra chứng ung thư quái ác, các bác sĩ đã tiên báo rằng chị chỉ còn 6 tháng nữa để đi nốt phần đời làm thân con người. Trong thâm tâm chị chỉ mong được sống thêm vài năm để cháu gái út lớn lên một chút, đến tuổi 12 (không ngờ nay cháu đã 17 tuổi). Từ đó, từng ngày, từng giờ, từng phút, đúng ra là từng giây, chị dành giật từng mạch sống với thần chết; chị tiếp tục sống như sẽ không bao giờ chết. Chị đã chiến thắng liên tục trong cuộc tranh đấu để sống còn. Đến độ nhiều người cứ tưởng là chị đã hết bệnh. Nhưng rồi, chị mỗi ngày cảm thấy một yếu đi. Một cách âm thầm, sức sống của chị, như một dòng âm ỉ thoát dần ra khỏi xác thân chị. Thì ra đó là chiến lược của thần chết. Dầu sao, đến lúc này, người ta mới thấy rõ hơn tinh thần minh mẫn và sự lạc quan yêu đời của chị. Nó vẫn luôn ngời sáng, nơi chị, nơi gia đình, nơi những người thân thuộc, tỏa ra cho những bạn bè, cho hàng xóm láng giềng, những ai đến thăm hỏi chị. Chị đã động viên tinh thần bà cụ tôi khi bà vừa thoát khỏi cơn hiểm nghèo của cái chết trước mắt. Khi chính mình còn đang trong nguồn cơn bối rối, chị cứ vẫn bình tĩnh giúp đỡ bà cụ tôi trong giai đoạn hồi phục. Cái tinh thần bất khuất trước cái chết của chị thật đáng khâm phục. Chính trong sự lạc quan ấy, chị đã tìm được đức tin nơi Chúa cách đây 5 năm. Với tinh thần vui tươi, chị gia nhập nhóm Canh Tân Đặc Sủng, tham gia tích cực các sinh hoạt tinh thần và làm các công tác tông đồ, trong đó phải kể đến những nghi lễ phụng vụ và những buổi cầu nguyện chan hòa tiếng hát và lời kinh. Chính trong khung cảnh ấy, thánh nữ Cêcilia đã được chị nhận làm thánh Bổn Mạng trong ngày nhận bí tích Thanh Tẩy.
Tôi biết chị Maria Tuyết Mai lần đầu tiên khi được anh bạn mời đi dự đám cưới, vào những ngày tháng tôi tham gia ban kèn đồng, có mục đích là làm nổi đình nổi đám những dịp hội hè, lễ lạc và rước sách tại Đền Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, San Jose. Nghĩ lại cũng thấy vui vui, và tình anh em gắn bó, qua những buổi tập dượt hàng tuần, những lần hội họp nội bộ, nhất là những buổi hòa nhạc tại địa phương, hay những lần “mang chuông đi đấm xứ người,” tại Sacramento, hay khánh thành kỳ đài tại vùng đất được Thị Trưởng thành phố San Jose ưu ái dành cho VN ta, trên đường Capitol Expressway, đối diện với sân football trường Andrew Hill hiện nay. Ôi những ngày xưa thân ái. Vui nhất là trong đám cưới anh bạn, điều dường như chưa bao giờ có, và có lẽ cũng sẽ không bao giờ được lặp lại: đó là toàn ban kèn đồng mang đầy đủ đồ nghề, chẳng cần biết có cồng kềnh công kênh ra sao, với mũ áo cân đai đồng phục đại lễ, lên sân khấu trình diễn một bản đại hòa tấu, để gọi là mừng cô dâu chú rể (hội viên thường trực) được trăm năm hạnh phúc. Buổi hòa tấu “vô tiền khoáng hậu” thành công vượt bậc, bất chấp sự ngạc nhiên đến thích thú của nhà hàng, của quan khách, và nhất là sự “thất sắc” của cư dân địa phương, không hiểu có lễ nghi quân cách gì mà kèn trống linh đình đến thế.
Nhưng rồi, trải qua những nổi trôi của thời thế, ban kèn đồng rồi cũng im tiếng, các đoàn viên chia tay mỗi người đi về mỗi ngả. Bẵng đi cả mười mấy năm, dù thỉnh thoảng vẫn tiếp xúc với anh bạn, nhưng phu nhân của chàng thì không hề…cho mãi tới lúc nhận được tin sét đánh là chị đã lâm vào cảnh hôn mê sau một cơn xuất huyết não. Sau khi ban kèn rã đám, anh bạn gia nhập ca đoàn Chứng Nhân, kéo theo luôn cả phu nhân. Nghe nói nàng vừa hát hay, lại còn chăm sóc chu đáo cho toàn thể các ca viên, trong những lúc tập dượt và nhất là trong các dịp hội hè, lễ lạc. Lần cuối cùng gặp nhau là dịp đưa cụ cố Tiên Sinh đến nơi an nghỉ cuối cùng, khi anh bạn rỉ tai tôi, nhưng lại cố tình để cho nhiều người nghe thấy: “Cho nhà hiếu hôm nay phải trả tiền mệt nghỉ, vì ca đoàn Chứng Nhân tăng cường một hơi đến hai vị Ca Trưởng (ý nói LS Bá và tôi).” Anh em đi hát đám ma mà vẫn cứ cười xòa, vui vẻ như đi đám…cưới.
Đứng trước cái chết, nhất là của những đợt măng non đầy nhựa sống, vấn đề của người ở lại là học theo cách sống của những người đã nằm xuống trước, như nhị vị nữ lưu vừa ra đi tuần qua. Thông điệp của chị Tina Bạch Tuyết—và chắc chắn cũng là của chị Tuyết Mai--thật tuyệt vời: hãy cứ yêu đời luôn, cho dù cuộc đời có mang mầu sắc nào chăng nữa. Hãy cứ lạc quan nhìn vào những vùng trời chan hoà ánh sáng, chứ đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. Hãy sống hết mình, vì từng phút từng giây trong đời đều là vô giá. Hãy sống quên mình, và luôn sớt chia, để làm vơi đi nỗi đau của người khác. Thiên đàng cũng chỉ là như thế mà thôi. Bởi vì Thiên Đàng là nơi có Chúa, nhưng ở đâu có tình yêu thương, thì ở nơi đó Thiên Chúa đang hiện diện. Tâm trạng của chị Tina Tuyết Võ vài tháng trước ngày ra đi được chị cô đọng lại trong bài thơ CẢM ƠN ĐỜI sau đây.
Nếu ai nói cuộc đời đầy khổ lụy
Ngước lên trời tôi kiếm vạn vì sao
Thầm cảm ơn Thượng Đế ở trên cao
Dây tôi biết khổ đau là lẽ sống
Qua giông tố hoa đời tôi nở rộ
Nếm thương đau tìm thấy vị ngọt ngào
Ngang qua đời bao hệ lụy lao xao
Hồn vẫn tựa mây cao, làn gió thoảng…
Còn ai bảo cuộc đời đầy chán nản
Giữ hộ tôi chút nắng với ngày mưa
Giữ hộ tôi hơi thở ấm dư thừa
Cho tôi mượn thêm một giây để sống.
Ai bảo tôi tháng ngày dài trống rỗng
Rộng đôi tay tôi ôm hết thời gian
Mỗi phút giây tôi sợ quá trễ tràng
Không kịp đến ủi an người bất hạnh.
Đừng bảo tôi cuộc đời nhiều tẻ lạnh
Mà cùng tôi đốt ngọn lửa trong tim
Hãy cùng tôi thắp sáng những im lìm
Tìm hạnh phúc ấm nồng từng hơi thở.
Cảm ơn đời mầu nắng vàng rực rỡ
Cảm ơn mưa oà vỡ những niềm vui
Cảm ơn Trời vào lứa tuổi năm mươi
Tôi còn có mẹ cha vui hôm sớm
Hai con tôi cũng chợt vừa khôn lớn
Chúng ngoan hiền như mực tím ngày xưa
Người bạn đời sớm nắng với chiều mưa
Đã gắn bó bên đời nhau rộn rã
Một tiếng cha tôi khắc vào tâm khảm
Tiếng mẹ hiền tôi ôm ấp vào tim
Tiếng anh em ngọt lịm hết ưu phiền
Tiếng bè bạn ôi một trời thương mến.
Hãy cùng tôi thắp lên ngàn ngọn nến
Lửa yêu thương tìm đến chẳng gọi mời
Mai mốt rồi dù đời có chơi vơi
Nhớ thắp sáng chân dung “Nàng hạnh phúc.”
Ai bảo tôi cuộc đời đầy tù ngục
Thử thả hồn đậu trên nhánh mây cao
Thử nhìn đời như một giấc chiêm bao
Hoa tự tại trổ đầy vườn muôn thuở…
Trong những ngày cuối đời, tự đặt mình dưới lòng huyệt lạnh, chị Tina đã nhắn nhủ người ở lại những lời tha thiết sau đây: “Đừng Khóc Cho Tôi.”
DON’T CRY FOR ME
Don’t stand at my grave and weep.
I am not there.
I do not sleep.
Imagine me flying over thousands of flower’s fields in the spring.
I am the sun light in the summer sky.
If you think of me in the fall
I am the autumn rain drops on your gentle face
To remind you that I am here
And I love you.
If you miss me in the winter morning’s husk
I am the diamond glints on top of snowy mountains.
If you think of me at night
Find the soft star that brightly shines.
If you miss me in the rainy day
I am dancing under the rain with my lotus printed umbrella.
Don’t cry for me please.
I am finally free.
I am leaving healthy.
My body was rotten,
But my soul is forever young, healthy, and happy.
So please
Don’t stand at my grave and cry.
I am not there.
I won’t sleep.
I am alive
And I fly…
Phải, thưa chị Tina và Tuyết Mai, chúng tôi sẽ đứng lặng trước nấm mồ của hai chị, để tận hưởng mọi phút giây vô giá của cuộc sống này mà Thiên Chúa còn đang tặng ban cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ sống hết mình như hai chị để rồi sẽ không phải hối tiếc chi khi đến lượt mình, đặt bước lên chuyến tầu suốt đi vào thiên thu.
Thân tặng anh Phương, hai cháu Kha và DiAn
Thân tặng anh Giang, các cháu Amanda, Jolene và Yvonne
Ngày lập thu 2010
Nguyễn Kim Ngân
Tưởng niệm chị Cêcilia Tina Võ thị Bạch Tuyết (1963-2010)
Và chị Maria Nguyễn thị Tuyết Mai (1956-2010)
Không dưng trong một hai năm gần đây, tôi đã đi dự đám tang của vài ba người đã giã từ cuộc sống khi còn rất trẻ: một người cháu họ, ở độ tuổi ngoài 30, vì bệnh ung thư; một chú em họ, ở tuổi ngoài 40, vì chứng trụy tim; một người quen cũng ở độ tuổi như chú em vừa nói nhưng vì tai biến mạch máu não. Trong tuần này, tôi dự một lượt hai đám tang, hai người phụ nữ, đều ở lứa tuổi 50, như vậy chỉ mới hưởng dương mà thôi. Đó là hai người vợ trẻ, hai người mẹ còn đang bận rộn nuôi con: cô láng giềng để lại hai người con, một đang ở đại học, một sắp tốt nghiệp trung học; còn người kia, vợ của anh bạn, để lại ba cô con gái, đều trong lứa tuổi “teen.” Hai người phụ nữ nằm xuống, dù một đã được chờ đợi và chuẩn bị từ lâu, còn một thì hoàn toàn bất ngờ như sét đánh, nhưng cả hai đều để lại muôn vàn thương tiếc cho người ở lại, nhất là cho đám con thơ, và cho hai anh chồng, cứ đi ngẩn vào ngơ, và đôi mắt đỏ hoe, cay xè những dòng lệ khô.
Ngoài cái chết giữa tuổi đời vẫn còn xanh, với hai căn bệnh hiểm nghèo như nhau, để lại cha và mẹ già còn sống, bỏ lại hai mái gia đình dở dang và hai người bạn đường từ nay bơ vơ, đứt gánh giữa đàng, cả hai cùng giống nhau ở chỗ đều tìm được niềm tin vào Thiên Chúa trong cuộc sống, khởi đi từ một gia cảnh và một dòng tộc thấm nhuần đạo lý của Đức Phật Từ Bi.
Cho dù ban cho con người có toàn quyền tự do, muốn làm gì tùy ý, nhưng sinh tử, sống chết là chuyện Chúa dành cho riêng Ngài. Do đó, không ai biết cho đến khi mình được sinh ra, và cũng chẳng ai hay được ngày giờ mình chết, và chết như thế nào, vào lứa tuổi nào. Đó là thân phận con người. Đó cũng là định mệnh của kiếp nhân sinh. Và đó cũng là huyền nhiệm của cuộc sống thế nhân.
Chị Tina Tuyết Võ thật là một mẫu sống hết mình, nhất định không đầu hàng thần chết. Bẩy năm trước đây, khi mới khám phá ra chứng ung thư quái ác, các bác sĩ đã tiên báo rằng chị chỉ còn 6 tháng nữa để đi nốt phần đời làm thân con người. Trong thâm tâm chị chỉ mong được sống thêm vài năm để cháu gái út lớn lên một chút, đến tuổi 12 (không ngờ nay cháu đã 17 tuổi). Từ đó, từng ngày, từng giờ, từng phút, đúng ra là từng giây, chị dành giật từng mạch sống với thần chết; chị tiếp tục sống như sẽ không bao giờ chết. Chị đã chiến thắng liên tục trong cuộc tranh đấu để sống còn. Đến độ nhiều người cứ tưởng là chị đã hết bệnh. Nhưng rồi, chị mỗi ngày cảm thấy một yếu đi. Một cách âm thầm, sức sống của chị, như một dòng âm ỉ thoát dần ra khỏi xác thân chị. Thì ra đó là chiến lược của thần chết. Dầu sao, đến lúc này, người ta mới thấy rõ hơn tinh thần minh mẫn và sự lạc quan yêu đời của chị. Nó vẫn luôn ngời sáng, nơi chị, nơi gia đình, nơi những người thân thuộc, tỏa ra cho những bạn bè, cho hàng xóm láng giềng, những ai đến thăm hỏi chị. Chị đã động viên tinh thần bà cụ tôi khi bà vừa thoát khỏi cơn hiểm nghèo của cái chết trước mắt. Khi chính mình còn đang trong nguồn cơn bối rối, chị cứ vẫn bình tĩnh giúp đỡ bà cụ tôi trong giai đoạn hồi phục. Cái tinh thần bất khuất trước cái chết của chị thật đáng khâm phục. Chính trong sự lạc quan ấy, chị đã tìm được đức tin nơi Chúa cách đây 5 năm. Với tinh thần vui tươi, chị gia nhập nhóm Canh Tân Đặc Sủng, tham gia tích cực các sinh hoạt tinh thần và làm các công tác tông đồ, trong đó phải kể đến những nghi lễ phụng vụ và những buổi cầu nguyện chan hòa tiếng hát và lời kinh. Chính trong khung cảnh ấy, thánh nữ Cêcilia đã được chị nhận làm thánh Bổn Mạng trong ngày nhận bí tích Thanh Tẩy.
Tôi biết chị Maria Tuyết Mai lần đầu tiên khi được anh bạn mời đi dự đám cưới, vào những ngày tháng tôi tham gia ban kèn đồng, có mục đích là làm nổi đình nổi đám những dịp hội hè, lễ lạc và rước sách tại Đền Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, San Jose. Nghĩ lại cũng thấy vui vui, và tình anh em gắn bó, qua những buổi tập dượt hàng tuần, những lần hội họp nội bộ, nhất là những buổi hòa nhạc tại địa phương, hay những lần “mang chuông đi đấm xứ người,” tại Sacramento, hay khánh thành kỳ đài tại vùng đất được Thị Trưởng thành phố San Jose ưu ái dành cho VN ta, trên đường Capitol Expressway, đối diện với sân football trường Andrew Hill hiện nay. Ôi những ngày xưa thân ái. Vui nhất là trong đám cưới anh bạn, điều dường như chưa bao giờ có, và có lẽ cũng sẽ không bao giờ được lặp lại: đó là toàn ban kèn đồng mang đầy đủ đồ nghề, chẳng cần biết có cồng kềnh công kênh ra sao, với mũ áo cân đai đồng phục đại lễ, lên sân khấu trình diễn một bản đại hòa tấu, để gọi là mừng cô dâu chú rể (hội viên thường trực) được trăm năm hạnh phúc. Buổi hòa tấu “vô tiền khoáng hậu” thành công vượt bậc, bất chấp sự ngạc nhiên đến thích thú của nhà hàng, của quan khách, và nhất là sự “thất sắc” của cư dân địa phương, không hiểu có lễ nghi quân cách gì mà kèn trống linh đình đến thế.
Nhưng rồi, trải qua những nổi trôi của thời thế, ban kèn đồng rồi cũng im tiếng, các đoàn viên chia tay mỗi người đi về mỗi ngả. Bẵng đi cả mười mấy năm, dù thỉnh thoảng vẫn tiếp xúc với anh bạn, nhưng phu nhân của chàng thì không hề…cho mãi tới lúc nhận được tin sét đánh là chị đã lâm vào cảnh hôn mê sau một cơn xuất huyết não. Sau khi ban kèn rã đám, anh bạn gia nhập ca đoàn Chứng Nhân, kéo theo luôn cả phu nhân. Nghe nói nàng vừa hát hay, lại còn chăm sóc chu đáo cho toàn thể các ca viên, trong những lúc tập dượt và nhất là trong các dịp hội hè, lễ lạc. Lần cuối cùng gặp nhau là dịp đưa cụ cố Tiên Sinh đến nơi an nghỉ cuối cùng, khi anh bạn rỉ tai tôi, nhưng lại cố tình để cho nhiều người nghe thấy: “Cho nhà hiếu hôm nay phải trả tiền mệt nghỉ, vì ca đoàn Chứng Nhân tăng cường một hơi đến hai vị Ca Trưởng (ý nói LS Bá và tôi).” Anh em đi hát đám ma mà vẫn cứ cười xòa, vui vẻ như đi đám…cưới.
Đứng trước cái chết, nhất là của những đợt măng non đầy nhựa sống, vấn đề của người ở lại là học theo cách sống của những người đã nằm xuống trước, như nhị vị nữ lưu vừa ra đi tuần qua. Thông điệp của chị Tina Bạch Tuyết—và chắc chắn cũng là của chị Tuyết Mai--thật tuyệt vời: hãy cứ yêu đời luôn, cho dù cuộc đời có mang mầu sắc nào chăng nữa. Hãy cứ lạc quan nhìn vào những vùng trời chan hoà ánh sáng, chứ đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. Hãy sống hết mình, vì từng phút từng giây trong đời đều là vô giá. Hãy sống quên mình, và luôn sớt chia, để làm vơi đi nỗi đau của người khác. Thiên đàng cũng chỉ là như thế mà thôi. Bởi vì Thiên Đàng là nơi có Chúa, nhưng ở đâu có tình yêu thương, thì ở nơi đó Thiên Chúa đang hiện diện. Tâm trạng của chị Tina Tuyết Võ vài tháng trước ngày ra đi được chị cô đọng lại trong bài thơ CẢM ƠN ĐỜI sau đây.
Nếu ai nói cuộc đời đầy khổ lụy
Ngước lên trời tôi kiếm vạn vì sao
Thầm cảm ơn Thượng Đế ở trên cao
Dây tôi biết khổ đau là lẽ sống
Qua giông tố hoa đời tôi nở rộ
Nếm thương đau tìm thấy vị ngọt ngào
Ngang qua đời bao hệ lụy lao xao
Hồn vẫn tựa mây cao, làn gió thoảng…
Còn ai bảo cuộc đời đầy chán nản
Giữ hộ tôi chút nắng với ngày mưa
Giữ hộ tôi hơi thở ấm dư thừa
Cho tôi mượn thêm một giây để sống.
Ai bảo tôi tháng ngày dài trống rỗng
Rộng đôi tay tôi ôm hết thời gian
Mỗi phút giây tôi sợ quá trễ tràng
Không kịp đến ủi an người bất hạnh.
Đừng bảo tôi cuộc đời nhiều tẻ lạnh
Mà cùng tôi đốt ngọn lửa trong tim
Hãy cùng tôi thắp sáng những im lìm
Tìm hạnh phúc ấm nồng từng hơi thở.
Cảm ơn đời mầu nắng vàng rực rỡ
Cảm ơn mưa oà vỡ những niềm vui
Cảm ơn Trời vào lứa tuổi năm mươi
Tôi còn có mẹ cha vui hôm sớm
Hai con tôi cũng chợt vừa khôn lớn
Chúng ngoan hiền như mực tím ngày xưa
Người bạn đời sớm nắng với chiều mưa
Đã gắn bó bên đời nhau rộn rã
Một tiếng cha tôi khắc vào tâm khảm
Tiếng mẹ hiền tôi ôm ấp vào tim
Tiếng anh em ngọt lịm hết ưu phiền
Tiếng bè bạn ôi một trời thương mến.
Hãy cùng tôi thắp lên ngàn ngọn nến
Lửa yêu thương tìm đến chẳng gọi mời
Mai mốt rồi dù đời có chơi vơi
Nhớ thắp sáng chân dung “Nàng hạnh phúc.”
Ai bảo tôi cuộc đời đầy tù ngục
Thử thả hồn đậu trên nhánh mây cao
Thử nhìn đời như một giấc chiêm bao
Hoa tự tại trổ đầy vườn muôn thuở…
Trong những ngày cuối đời, tự đặt mình dưới lòng huyệt lạnh, chị Tina đã nhắn nhủ người ở lại những lời tha thiết sau đây: “Đừng Khóc Cho Tôi.”
DON’T CRY FOR ME
Don’t stand at my grave and weep.
I am not there.
I do not sleep.
Imagine me flying over thousands of flower’s fields in the spring.
I am the sun light in the summer sky.
If you think of me in the fall
I am the autumn rain drops on your gentle face
To remind you that I am here
And I love you.
If you miss me in the winter morning’s husk
I am the diamond glints on top of snowy mountains.
If you think of me at night
Find the soft star that brightly shines.
If you miss me in the rainy day
I am dancing under the rain with my lotus printed umbrella.
Don’t cry for me please.
I am finally free.
I am leaving healthy.
My body was rotten,
But my soul is forever young, healthy, and happy.
So please
Don’t stand at my grave and cry.
I am not there.
I won’t sleep.
I am alive
And I fly…
Phải, thưa chị Tina và Tuyết Mai, chúng tôi sẽ đứng lặng trước nấm mồ của hai chị, để tận hưởng mọi phút giây vô giá của cuộc sống này mà Thiên Chúa còn đang tặng ban cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ sống hết mình như hai chị để rồi sẽ không phải hối tiếc chi khi đến lượt mình, đặt bước lên chuyến tầu suốt đi vào thiên thu.
Thân tặng anh Phương, hai cháu Kha và DiAn
Thân tặng anh Giang, các cháu Amanda, Jolene và Yvonne
Ngày lập thu 2010
Nguyễn Kim Ngân
Đá Thức Tỉnh (thơ)
Ngô xuân Tịnh
15:51 29/09/2010
Đá thức tỉnh
Đá sù sì ở Bê-ten
Gia-cóp mệt mỏi gối lên bằng đầu
Chìm vào giấc ngủ thật sâu
Huyền linh dắt tới nhịp cầu chiêm bao
Chiếc thang xinh đẹp nhiệm mầu
Thiên thần lên xuống khác nào đường quen
Nối trời liền với Bê-ten
Gia-vê phấn chấn niềm tin rã rời
Nhắc lời giao ước lâu đời
Gia-vê hứa với những người tôi trung
Tổ tiên danh tiếng của ông
Giống nòi miêu duệ mênh mông sao trời
Hay nhiều như cát biển khơi
Ban cho vùng đất trọn đời dung thân
Cánh tay Người sẽ uy quyền
Chở che nâng đỡ như khiên vững vàng
Thắng quân thù địch vẻ vang...
Gia-cóp thức dậy bàng hoàng nhớ ra
Bê-ten lạ lãm sơn hà
Vẫn còn hiện diện Gia-vê oai hùng
Dựng lên cột đá lạ lùng
Khắc ghi sự kiện ở cùng toàn dân
Gia-vê chung thủy vô ngần
Cho dù thời điểm ngút ngàn khổ đau
Niềm tin thanh luyện sạch làu
Đuốc soi hy vọng qua cầu phúc vinh
Niềm tin tràn ngập an bình
Ngô xuân Tịnh
Ai là người lớn nhất trong các môn đệ
Lc 9, 46-48
Môn đồ tự hỏi trong lòng
Ai người lớn nhất ở trong nhóm mình ?
Chuá Giêsu biết sự tình
Người đem em nhỏ cạnh mình đứng yên
Nhìn các môn đệ Người truyền:
" Ai đón em nhỏ vì nguyên danh Thầy
Chính là đón tiếp Thầy đây
Và khi đón tiếp mình Thầy là khi
Đón Cha Thầy Đấng sai đi
Đây lời Thầy nói rất chi tỏ tường:
" Con ngưòi nhỏ nhất dễ thương
Là người lớn nhất ngôi trường anh em"
Đơn thành phục vụ triền miên
Là người lớn nhất cầm quyền Chúa ban
Nhân danh Đức Giêsu mà trừ quỷ
Lc 9, 49-50
Gioan lên tiếng phàn nàn
Chúng con thấy có người thường nhân danh
Thầy hầu trừ quỷ chữa lành
Chúng con đã cố can nhanh vì rằng
Không cho họ cứ làm xằng
Họ không cùng với chúng con theo Thầy
Chúa Giêsu bảo như vầy
Đừng ngăn cản họ việc nầy vì chưng
Không chống đối tức rõ ràng
Là người ủng hộ cùng hàng ngũ ta
Hẹp hòi ích kỷ tránh xa
Ngô xuân Tịnh
Đá sù sì ở Bê-ten
Gia-cóp mệt mỏi gối lên bằng đầu
Chìm vào giấc ngủ thật sâu
Huyền linh dắt tới nhịp cầu chiêm bao
Chiếc thang xinh đẹp nhiệm mầu
Thiên thần lên xuống khác nào đường quen
Nối trời liền với Bê-ten
Gia-vê phấn chấn niềm tin rã rời
Nhắc lời giao ước lâu đời
Gia-vê hứa với những người tôi trung
Tổ tiên danh tiếng của ông
Giống nòi miêu duệ mênh mông sao trời
Hay nhiều như cát biển khơi
Ban cho vùng đất trọn đời dung thân
Cánh tay Người sẽ uy quyền
Chở che nâng đỡ như khiên vững vàng
Thắng quân thù địch vẻ vang...
Gia-cóp thức dậy bàng hoàng nhớ ra
Bê-ten lạ lãm sơn hà
Vẫn còn hiện diện Gia-vê oai hùng
Dựng lên cột đá lạ lùng
Khắc ghi sự kiện ở cùng toàn dân
Gia-vê chung thủy vô ngần
Cho dù thời điểm ngút ngàn khổ đau
Niềm tin thanh luyện sạch làu
Đuốc soi hy vọng qua cầu phúc vinh
Niềm tin tràn ngập an bình
Ngô xuân Tịnh
Ai là người lớn nhất trong các môn đệ
Lc 9, 46-48
Môn đồ tự hỏi trong lòng
Ai người lớn nhất ở trong nhóm mình ?
Chuá Giêsu biết sự tình
Người đem em nhỏ cạnh mình đứng yên
Nhìn các môn đệ Người truyền:
" Ai đón em nhỏ vì nguyên danh Thầy
Chính là đón tiếp Thầy đây
Và khi đón tiếp mình Thầy là khi
Đón Cha Thầy Đấng sai đi
Đây lời Thầy nói rất chi tỏ tường:
" Con ngưòi nhỏ nhất dễ thương
Là người lớn nhất ngôi trường anh em"
Đơn thành phục vụ triền miên
Là người lớn nhất cầm quyền Chúa ban
Nhân danh Đức Giêsu mà trừ quỷ
Lc 9, 49-50
Gioan lên tiếng phàn nàn
Chúng con thấy có người thường nhân danh
Thầy hầu trừ quỷ chữa lành
Chúng con đã cố can nhanh vì rằng
Không cho họ cứ làm xằng
Họ không cùng với chúng con theo Thầy
Chúa Giêsu bảo như vầy
Đừng ngăn cản họ việc nầy vì chưng
Không chống đối tức rõ ràng
Là người ủng hộ cùng hàng ngũ ta
Hẹp hòi ích kỷ tránh xa
Ngô xuân Tịnh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Về Phố Núi
Nguyễn Ngọc Danh
11:06 29/09/2010
Thu Về Phố Núi
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh (Colorado)
Thu về khóac áo thiền Ni
Heo may vọng động –nắng si hồn người
Bên hàng dậu cúc xinh tươi
Vàng bay phố núi - phương trời mê cung
(Ngoc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh (Colorado)
Thu về khóac áo thiền Ni
Heo may vọng động –nắng si hồn người
Bên hàng dậu cúc xinh tươi
Vàng bay phố núi - phương trời mê cung
(Ngoc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ta Với Ta
Lm. Tâm Duy
21:33 29/09/2010
TA VỚI TA
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Khi nào mưa nắng hao mòn.
Là lúc tung thả linh hồn bay xa...
Tìm về..một cõi... riêng ta!
(Trích thơ của Tóc Nâu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Khi nào mưa nắng hao mòn.
Là lúc tung thả linh hồn bay xa...
Tìm về..một cõi... riêng ta!
(Trích thơ của Tóc Nâu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n