Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:08 29/09/2019
47. Chỉ cần một linh hồn cam tâm chịu nhẫn nhục sự nghèo hèn của mình, thì Thiên Chúa sẽ làm cho họ nên thánh, và so với việc sáng tạo muôn vàn thế giới thì Ngài càng vui vẻ hơn.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:14 29/09/2019
25. QUÁCH QUỲ LƯỢC TƯỚNG
Quách Quỳ lãnh binh đánh phạt Giao Châu, sau khi hành quân được mấy ngày, Quách Quỳ ra lệnh tập họp tướng các lộ lại giao cho mỗi lộ một cuộn giấy lớn, nói:
- “Tất cả mệnh lệnh đều ở trong đó, có nhiều đề mục, nhất định phải coi cho rõ ràng chi tiết không được sót một chữ.”
Các tướng cũng không trả lời.
Chữ trong cuộn giấy viết vừa nhỏ vừa sát nhau nên cần phải để sát lửa mới có thể thấy rõ, dài dòng văn tự, giống nhất bộ “thượng thư” lớn vậy.
Người nọ kêu Từ Hỉ đọc ba ngày ba đêm mới đọc hết các mệnh lệnh trong đó. Các tướng đều bận chuẩn bị hành quân nên công đâu mà ngồi đọc từng chữ từng điều chứ ?
Từ Hỉ nói với mọi người:
- “Trong cuộn giấy này có nói một chuyện: người Giao Châu rất thích ngồi voi tác chiến, nhưng sợ nhất là tiếng heo kêu, hy vọng tướng ở các lộ nuôi thật nhiều heo, nếu người Giao Châu ngồi voi đến đánh thì lấy gai chích cho heo đau để heo kêu lớn tiếng thì voi sẽ chạy dài”.
Mọi người nghe được thì cười ha ha…
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 25:
Mệnh lệnh khi hành quân là mệnh lệnh dứt khoát và rõ ràng, là mệnh lệnh ngắn gọn và khúc chiết, thế nhưng Quách Quỳ đã làm một chuyện trái ngược với quy tắc hành quân: dài dòng văn tự…
Có một vài người Ki-tô hữu khi gặp cơn cám dỗ thì cũng “dài dòng văn tự” cãi lý với người chỉ huy hành vi mình đã phạm, viện đủ lý do để an ủi rằng việc mình làm là không sai với luật Chúa…
Đời sống của người Ki-tô hữu là một cuộc hành quân lâu dài, kẻ thù của họ chính là ma quỷ với những cạm bẫy cám dỗ mà chúng nó đã “dàn binh bố trận” phục kích, cho nên họ -người Ki-tô hữu- phải có phán đoán nhạy bén, cương quyết và dứt khoát với quân thù trong cuộc hành quân này, đó chính là sự khôn ngoan của họ vậy…
Từ Hỉ đã nói dối là nên dùng tiếng heo kêu để đẩy lùi đàn voi trận của người Giao Chỉ, cũng chỉ vì mệnh lệnh không rõ ràng và kỷ luật không nghiêm.
Chúng ta cũng sẽ nói dối với Thiên Chúa, nói dối với anh chị em và nói dối với chính mình, nếu chúng ta không đề cao cảnh giác và dứt khoát với những cơn cám dỗ xảy đến trong cuộc sống của mình…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quách Quỳ lãnh binh đánh phạt Giao Châu, sau khi hành quân được mấy ngày, Quách Quỳ ra lệnh tập họp tướng các lộ lại giao cho mỗi lộ một cuộn giấy lớn, nói:
- “Tất cả mệnh lệnh đều ở trong đó, có nhiều đề mục, nhất định phải coi cho rõ ràng chi tiết không được sót một chữ.”
Các tướng cũng không trả lời.
Chữ trong cuộn giấy viết vừa nhỏ vừa sát nhau nên cần phải để sát lửa mới có thể thấy rõ, dài dòng văn tự, giống nhất bộ “thượng thư” lớn vậy.
Người nọ kêu Từ Hỉ đọc ba ngày ba đêm mới đọc hết các mệnh lệnh trong đó. Các tướng đều bận chuẩn bị hành quân nên công đâu mà ngồi đọc từng chữ từng điều chứ ?
Từ Hỉ nói với mọi người:
- “Trong cuộn giấy này có nói một chuyện: người Giao Châu rất thích ngồi voi tác chiến, nhưng sợ nhất là tiếng heo kêu, hy vọng tướng ở các lộ nuôi thật nhiều heo, nếu người Giao Châu ngồi voi đến đánh thì lấy gai chích cho heo đau để heo kêu lớn tiếng thì voi sẽ chạy dài”.
Mọi người nghe được thì cười ha ha…
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 25:
Mệnh lệnh khi hành quân là mệnh lệnh dứt khoát và rõ ràng, là mệnh lệnh ngắn gọn và khúc chiết, thế nhưng Quách Quỳ đã làm một chuyện trái ngược với quy tắc hành quân: dài dòng văn tự…
Có một vài người Ki-tô hữu khi gặp cơn cám dỗ thì cũng “dài dòng văn tự” cãi lý với người chỉ huy hành vi mình đã phạm, viện đủ lý do để an ủi rằng việc mình làm là không sai với luật Chúa…
Đời sống của người Ki-tô hữu là một cuộc hành quân lâu dài, kẻ thù của họ chính là ma quỷ với những cạm bẫy cám dỗ mà chúng nó đã “dàn binh bố trận” phục kích, cho nên họ -người Ki-tô hữu- phải có phán đoán nhạy bén, cương quyết và dứt khoát với quân thù trong cuộc hành quân này, đó chính là sự khôn ngoan của họ vậy…
Từ Hỉ đã nói dối là nên dùng tiếng heo kêu để đẩy lùi đàn voi trận của người Giao Chỉ, cũng chỉ vì mệnh lệnh không rõ ràng và kỷ luật không nghiêm.
Chúng ta cũng sẽ nói dối với Thiên Chúa, nói dối với anh chị em và nói dối với chính mình, nếu chúng ta không đề cao cảnh giác và dứt khoát với những cơn cám dỗ xảy đến trong cuộc sống của mình…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lần chuỗi Mân Côi trong Giờ Kinh Đền tạ
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
19:43 29/09/2019
Hầu hết người Công Giáo Việt Nam đều có lòng sùng kính Đức Mẹ và không nhiều thì ít đều đã đọc kinh Mân Côi. Lời kinh đơn sơ, dễ nhớ, dễ thuộc và có thể đọc một mình hay tập thể bất cứ khi nào, nơi nào. Trong 5 mẫu “Giờ kinh nguyện đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu” của Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giê-su (GĐPTTTCG) đều có suy niệm một mầu nhiệm và đọc 10 kinh Mân Côi.
Chính Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel trong ngày Truyền Tin đã khởi xướng kinh Mân Côi đầu tiên: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà”, tiếp theo là lời chào mừng của bà Elisabeth: “Bà có phúc lạ, hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ” và đến năm 1569, Thánh GH Piô V đã chính thức công nhận Kinh Mân Côi như hiện nay, sau khi thêm lời nguyện: “Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.”
Sự hình thành chuỗi Mân Côi có một lịch sử lâu dài. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng sa mạc Ai Cập có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm số kinh đã đọc. Đến thời Trung Cổ, các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài Thánh Vịnh (chia làm ba nhóm) mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ sáng, trưa và chiều tối. Nhưng sau đó được phép đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, người ta dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây và gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha.
Tới thế kỷ thứ 7, với việc sùng kính Đức Mẹ, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 kinh Kính Mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi các kinh này là "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ". Sau cùng các mầu nhiệm tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria theo Tân Ước đã được thêm vào trước mỗi chục kinh Kính Mừng.
Một bộ mười kinh Mân Côi gồm một "mầu nhiệm" (suy niệm) bắt đầu là một kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu phán dậy để nhắc nhở chúng ta cầu xin cùng Đức Chúa Cha là người đã khởi xướng ơn cứu chuộc, sau đó là mười kinh Kính Mừng giúp chúng ta cùng với Mẹ Maria suy niệm về mầu nhiệm này và kết thúc bằng một kinh Sáng Danh vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi là cùng đích của mọi sự sống.
Đến thế kỷ 20, theo lời dạy của Đức Mẹ Fatima lời nguyện “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn” được đưa vào sau mỗi chục kinh Mân Côi.
Các mầu nhiệm được chia theo 50 kinh (thường gọi là mùa). Vui trong mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Giêsu xuống thế làm người và sống cho mọi người. Thương trong mầu nhiệm Tử Nạn, Đức Giêsu chịu chết chuộc tội cho cả nhân loại. Mừng trong mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu bước vào vinh quang mở ra tương lai cho mọi sinh linh. Mùa Sáng hay mầu nhiệm sự Sáng có từ năm 2002 dưới thời Thánh GH Gioan Phaolô II, dành để suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu khi ra đi giảng đạo từ lúc chịu phép rửa trên sông Jordan tới khi lập phép bí tích Thánh Thể.
Khi lần chuỗi Mân Côi, nếu miệng đọc các kinh Kính Mừng còn tâm trí chiêm ngắm và suy niệm mỗi biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Giêsu và Mẹ Maria thì chúng ta đã lần chuỗi với tinh thần của Tin Mừng, cũng chính là tâm tình của Đức Maria: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2,19). Đó là biết lắng nghe, suy niệm và thi hành Lời Chúa qua sự nhìn ngắm, tôn thờ, chiêm ngưỡng, suy niệm những mầu nhiệm của Chúa Giêsu và thì thầm những lời ca ngợi, những câu nài xin với Đấng đã ban cho chúng ta Đấng Cứu Thế.
Trong các giờ kinh đền tạ luân phiên trong các gia đình nhằm đền tội cho chính mình hoặc cho những người thờ ơ, vô ơn bội bạc không biết hay không màng đến tình yêu của Trái Tim Chúa. Chúng ta thường “…cậy vì lời Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, đã đồng công chuộc tội cầu bầu, xin Chúa nhận lễ đền tội chúng con thật lòng kính dâng mà tạ Chúa, cùng xin ban cho chúng con được ơn bền đỗ, giữ lòng trung tín lo việc bổn phận làm tôi Chúa cho đến trọn đời…”
Ước mong sao trong tháng 10 hằng năm, tháng Mân Côi, chúng ta hãy dành thêm ít thời gian trong các giờ kinh đền tạ để suy niệm 20 mầu nhiệm (bốn mùa) luân phiên và đọc 50 kinh Kính Mừng thay vì 10 kinh như thường lệ để nhờ Trái Tim Đức Mẹ chuyển cầu ý nguyện đến tạ Thánh Tâm Chúa. Chắc chắn Đức Mẹ sẽ nhận lời nài xin của chúng ta vì “…xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời…”
Chính Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel trong ngày Truyền Tin đã khởi xướng kinh Mân Côi đầu tiên: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà”, tiếp theo là lời chào mừng của bà Elisabeth: “Bà có phúc lạ, hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ” và đến năm 1569, Thánh GH Piô V đã chính thức công nhận Kinh Mân Côi như hiện nay, sau khi thêm lời nguyện: “Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.”
Sự hình thành chuỗi Mân Côi có một lịch sử lâu dài. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng sa mạc Ai Cập có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm số kinh đã đọc. Đến thời Trung Cổ, các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài Thánh Vịnh (chia làm ba nhóm) mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ sáng, trưa và chiều tối. Nhưng sau đó được phép đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, người ta dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây và gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha.
Tới thế kỷ thứ 7, với việc sùng kính Đức Mẹ, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 kinh Kính Mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi các kinh này là "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ". Sau cùng các mầu nhiệm tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria theo Tân Ước đã được thêm vào trước mỗi chục kinh Kính Mừng.
Một bộ mười kinh Mân Côi gồm một "mầu nhiệm" (suy niệm) bắt đầu là một kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu phán dậy để nhắc nhở chúng ta cầu xin cùng Đức Chúa Cha là người đã khởi xướng ơn cứu chuộc, sau đó là mười kinh Kính Mừng giúp chúng ta cùng với Mẹ Maria suy niệm về mầu nhiệm này và kết thúc bằng một kinh Sáng Danh vinh danh Thiên Chúa Ba Ngôi là cùng đích của mọi sự sống.
Đến thế kỷ 20, theo lời dạy của Đức Mẹ Fatima lời nguyện “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn” được đưa vào sau mỗi chục kinh Mân Côi.
Các mầu nhiệm được chia theo 50 kinh (thường gọi là mùa). Vui trong mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Giêsu xuống thế làm người và sống cho mọi người. Thương trong mầu nhiệm Tử Nạn, Đức Giêsu chịu chết chuộc tội cho cả nhân loại. Mừng trong mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu bước vào vinh quang mở ra tương lai cho mọi sinh linh. Mùa Sáng hay mầu nhiệm sự Sáng có từ năm 2002 dưới thời Thánh GH Gioan Phaolô II, dành để suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu khi ra đi giảng đạo từ lúc chịu phép rửa trên sông Jordan tới khi lập phép bí tích Thánh Thể.
Khi lần chuỗi Mân Côi, nếu miệng đọc các kinh Kính Mừng còn tâm trí chiêm ngắm và suy niệm mỗi biến cố quan trọng trong cuộc đời Đức Giêsu và Mẹ Maria thì chúng ta đã lần chuỗi với tinh thần của Tin Mừng, cũng chính là tâm tình của Đức Maria: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (Lc 2,19). Đó là biết lắng nghe, suy niệm và thi hành Lời Chúa qua sự nhìn ngắm, tôn thờ, chiêm ngưỡng, suy niệm những mầu nhiệm của Chúa Giêsu và thì thầm những lời ca ngợi, những câu nài xin với Đấng đã ban cho chúng ta Đấng Cứu Thế.
Trong các giờ kinh đền tạ luân phiên trong các gia đình nhằm đền tội cho chính mình hoặc cho những người thờ ơ, vô ơn bội bạc không biết hay không màng đến tình yêu của Trái Tim Chúa. Chúng ta thường “…cậy vì lời Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, đã đồng công chuộc tội cầu bầu, xin Chúa nhận lễ đền tội chúng con thật lòng kính dâng mà tạ Chúa, cùng xin ban cho chúng con được ơn bền đỗ, giữ lòng trung tín lo việc bổn phận làm tôi Chúa cho đến trọn đời…”
Ước mong sao trong tháng 10 hằng năm, tháng Mân Côi, chúng ta hãy dành thêm ít thời gian trong các giờ kinh đền tạ để suy niệm 20 mầu nhiệm (bốn mùa) luân phiên và đọc 50 kinh Kính Mừng thay vì 10 kinh như thường lệ để nhờ Trái Tim Đức Mẹ chuyển cầu ý nguyện đến tạ Thánh Tâm Chúa. Chắc chắn Đức Mẹ sẽ nhận lời nài xin của chúng ta vì “…xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời…”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khoảng khắc cảm động khi Đức Thánh Cha mở màn tác phẩm điêu khắc con thuyền tị nạn
Đặng Tự Do
15:56 29/09/2019
Sau khi cử hành Thánh lễ và đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật Di dân và Tị nạn, Đức Thánh Cha Phanxicô và một số anh chị em di dân và tị nạn đã mở tấm màn che một tác phẩm điêu khắc mang tên “Angels Unawares” – “Những thiên thần người ta không nhận ra”.
Đây là một tác phẩm điêu khắc với kích thước như người thật làm bằng đồng và đất sét, mô tả một nhóm người di cư và tị nạn từ các nền văn hóa và chủng tộc khác nhau xuyên suốt các thời kỳ lịch sử đa dạng.
Các nhân vật đứng cạnh nhau, kề vai sát cánh, chen chúc trong một chiếc bè. Trong đám đông đa dạng những người này, đôi cánh thiên thần xuất hiện từ trung tâm, cho thấy có sự hiện diện của một điều gì đó rất thánh thiêng giữa họ. Trên thực tế, tác phẩm điêu khắc này diễn giải niềm tin rằng sự thánh thiêng sẽ được tìm thấy nơi những người lạ, trong trường hợp này, là những người tị nạn và di cư.
Cảm hứng đằng sau tác phẩm này được lấy từ một đoạn Kinh Thánh, đó là thư Thánh Phaolô gởi cho dân Do Thái: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết”. (Dt 13: 2)
Tác phẩm điêu khắc này đã hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô trong khuôn khổ kỷ niệm 105 năm ngày Quốc tế những người di cư và tị nạn.
Nghệ sĩ Timothy Schmaltz, người Canada, đã dành 25 năm để điêu khắc các tác phẩm quy mô lớn bằng đồng. Chúng được lắp đặt trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Rôma và Vatican.
Nhà nghệ sĩ mô tả sáng tạo của mình như bản dịch trực quan của Kinh Thánh. Ông nói ông cố gắng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hoành tráng làm rung động người xem qua thiết kế và các chi tiết không chỉ đập vào mắt họ, mà còn khiến mọi người cảm nhận được “một phần nào đó” ý hướng của tác phẩm.
Source:Vatican NewsPope unveils sculpture commemorating migrants and refugees
Đây là một tác phẩm điêu khắc với kích thước như người thật làm bằng đồng và đất sét, mô tả một nhóm người di cư và tị nạn từ các nền văn hóa và chủng tộc khác nhau xuyên suốt các thời kỳ lịch sử đa dạng.
Các nhân vật đứng cạnh nhau, kề vai sát cánh, chen chúc trong một chiếc bè. Trong đám đông đa dạng những người này, đôi cánh thiên thần xuất hiện từ trung tâm, cho thấy có sự hiện diện của một điều gì đó rất thánh thiêng giữa họ. Trên thực tế, tác phẩm điêu khắc này diễn giải niềm tin rằng sự thánh thiêng sẽ được tìm thấy nơi những người lạ, trong trường hợp này, là những người tị nạn và di cư.
Cảm hứng đằng sau tác phẩm này được lấy từ một đoạn Kinh Thánh, đó là thư Thánh Phaolô gởi cho dân Do Thái: “Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết”. (Dt 13: 2)
Tác phẩm điêu khắc này đã hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô trong khuôn khổ kỷ niệm 105 năm ngày Quốc tế những người di cư và tị nạn.
Nghệ sĩ Timothy Schmaltz, người Canada, đã dành 25 năm để điêu khắc các tác phẩm quy mô lớn bằng đồng. Chúng được lắp đặt trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Rôma và Vatican.
Nhà nghệ sĩ mô tả sáng tạo của mình như bản dịch trực quan của Kinh Thánh. Ông nói ông cố gắng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hoành tráng làm rung động người xem qua thiết kế và các chi tiết không chỉ đập vào mắt họ, mà còn khiến mọi người cảm nhận được “một phần nào đó” ý hướng của tác phẩm.
Source:Vatican News
Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Đức Hồng Y Pell: Đánh giá bằng chứng của người khiếu nại, tiếp theo
Vũ Văn An
19:20 29/09/2019
Lý luận kiểu suy diễn (inferential reasoning)
940 Một cách bất thường, lý lẽ bào chữa tại phiên tòa, và một lần nữa trước Tòa án này, lệ thuộc rất nhiều vào điều được gọi là lý luận kiểu suy diễn. Nói cách khác, bên bào chữa, mặc dù phản đối liên tục về nỗi khó khăn cứ phải chứng minh tiêu cực, đã trình bày lý lẽ chủ yếu có tính gián tiếp (circumstantial) để trả lời các cáo buộc của người khiếu nại. Vì bản chất lâu năm của các vấn đề bị cáo buộc, thực sự không có lựa chọn nào khác hơn.
941 Lý lẽ bào chữa nhằm mục đích xác lập rằng những cáo buộc này không thể được chấp nhận, hoặc ít nhất không vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Nói theo các thuật ngữ của ông Richter, chúng là những điều ‘không thể có’, hay nói chính xác hơn, không thể có theo bất cứ ý nghĩa thực tế nào.
942 Dòng bào chữa trên có nghĩa: bồi thẩm đoàn phải xem xét một số lượng lớn các vấn đề thuộc sự kiện, mỗi vấn đề đó có thể được coi như một sợi trong một dây cáp. Một số vấn đề thuộc sự kiện này khá phức tạp. Nhiệm vụ của bồi thẩm đoàn càng trở nên khó khăn hơn bởi nhu cầu phải liên tục ghi nhớ rằng gánh nặng chứng minh đối với từng và mọi yếu tố của mỗi hành vi phạm tội vẫn thuộc phía Công tố (Crown). Bên bào chữa chỉ ‘cần’ nêu ra sự nghi ngờ hợp lý [226].
943 Phần đại đa số các phiên tòa hình sự ngày nay liên quan đến sự kết hợp giữa bằng chứng trực tiếp và gián tiếp. Các công tố viên thường dựa vào lý luận kiểu suy diễn, hoặc tự nó để chứng minh tội lỗi, hoặc ít nhất để củng cố tính khả tín của các nhân chứng của công tố, những người đưa ra bằng chứng trực tiếp.
944 Bằng chứng về thói quen (habit) là một dạng bằng chứng gián tiếp có thể rất có liên quan trong việc xác định một sự kiện hoặc nhiều sự kiện trong vấn đề. Sự kiện một ai đó có thói quen hành động theo một cách nhất định luôn được coi là có liên quan đến câu hỏi liệu người đó có hành động theo cách đó vào dịp mà tòa án đang thẩm vấn hay không [227].
945 Giáo sư Wigmore, trong chuyên luận cổ điển về bằng chứng, đã bàn rộng rãi tới tầm quan trọng được dành cho bằng chứng về thói quen hoặc tập quán. Ông nhận xét rằng đến mức độ bằng chứng như vậy gợi ý cho thấy có sự đều đặn bất biến trong hành động, thì 'chuỗi hành vi cố định này có xu hướng mạnh mẽ cho thấy sự xuất hiện của một điển hình nhất định' [228]. Thói quen xác lập một thực hành thường xuyên khi đương đầu một loại tình huống đặc thù với một loại tác phong chuyên biệt. Bằng chứng của thói quen có thể có sức thuyết phục cao đối với bằng chứng của tác phong trong một dịp đặc thù. Thói quen là tác phong thường xuyên và lặp đi lặp lại, và có thể là một tiêu chí (indicator) đáng dựa vào của tác phong có thể đúng sự thật (probable conduct) [229].
946 Bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, trong bản chất, có tính suy diễn. Giá trị chứng minh của nó có thể bị giảm bằng cách cho thấy, nếu điều này có thể thực hiện được, đôi khi, thói quen hoặc tập quán đặc thù có thể đã không được tuân theo. Đó chính xác là cách tiếp cận của công tố trong phiên tòa này.
947 Điều đó không có nghĩa bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, nếu đủ điều kiện, không còn một giá trị chứng minh nào nữa. Nói, như ông Gibson đã nói, nhiều lần, trong diễn từ kết thúc của mình rằng "hoàn toàn có thể" việc vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, một thói quen hoặc tập quán, mà mặt khác đã được thiết lập rõ ràng, đã có thể không được tuân theo, không có nghĩa là bằng chứng liên quan đến thói quen hay tập quán đó đơn giản phải được gạt qua một bên.
948 Bằng chứng về cơ hội luôn là một khía cạnh cấu tạo nên lý lẽ của công tố. Điều có thể có là vấn đề cơ hội không chuyên biệt phát sinh trong các trường hợp đặc thù của một trường hợp nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu có phát sinh đi nữa, người ta vẫn không nghi ngờ rằng công tố phải xác lập rằng một cơ hội như thế đã hiện hữu và làm như vậy đến một mức đòi hỏi.
949 Như đã đề cập trên đây, nơi ban bào chữa bao gồm việc tự bản chất, bằng chứng ngoại phạm nghĩa là gì, gánh nặng luôn ở phía công tố phải xác lập, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, rằng chứng cứ ngoại phạm nên bị loại bỏ. Cần phải hiểu rằng không bao giờ một gánh nặng lại được đặt lên bị cáo phải xác lập sự thật của bất cứ chứng cớ ngoại phạm nào, một khi nó đã được nêu lên một cách trọn vẹn. ‘Khả thể hợp lý’ rằng bằng chứng ngoại phạm có thể đúng sự thật sẽ, tự nó, phủ nhận cơ hội. Do đó, sự hiện hữu của ‘khả thể hợp lý’ đó phải dẫn đến một sự tha bổng [230].
950 Như đã chỉ ra, điều thực sự bất thường nhất đối với bên bào chữa, trong một phiên tòa hình sự, là dựa vào lý luận kiểu suy diễn để đối đầu với lý lẽ của công tố [231]. Trong trường hợp này, cả Portelli lẫn Potter đều đưa ra bằng chứng trực tiếp mà, nếu được chấp nhận, đã cung cấp câu trả lời đầy đủ cho bằng chứngcủa người khiếu nại liên quan đến biến cố đầu tiên. Bằng chứng của họ liên quan đến đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh Lễ, về bản chất, là bằng chứng ‘ngoại phạm’.
951 Đến mức bằng chứng của Portelli và Potter là: người này hay người nọ trong số họ luôn ở lại với đương đơn trong khi ông mặc áo lễ trong Nhà thờ Chính Tòa, người ta cũng đã cung cấp một câu trả lời đầy đủ cho trình thuật của người khiếu nại (mặc dù có lẽ không phải một cách thích đáng để được mô tả như một 'bằng chứng ngoại phạm').
952 Ngay cả chỉ là ‘một khả thể hợp lý’, không bị công tố bác bỏ, rằng những gì Portelli và Potter nói có thể vừa đúng sự thật vừa chính xác, sẽ phát sinh ra sự bảo chữa hoàn toàn, và sẽ nhất thiết đòi phải tha bổng. Một lần nữa, phải nhớ rằng tại phiên xử, công tố không cho rằng một trong hai người đã nói dối. Trong những hoàn cảnh này, tôi cho rằng tôi nên tiến hành trên cùng một cơ sở, mặc dù tôi đã đi đến kết luận đó bất kể cách tiếp cận của công tố, tại phiên tòa.
953 Tất nhiên, lý lẽ bào chữa vượt xa việc phụ thuộc hoàn toàn vào Portelli và Potter. Cũng còn bằng chứng của McGlone, dù xem ra không hoàn hảo, trong một số khía cạnh. Chắc chắn, bằng chứng của ông ta, nếu được chấp nhận, về cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, sẽ làm suy yếu đáng kể trình thuật của người khiếu nại.
954 Mỗi bên trình bày đệ trình kết thúc của mình trước bồi thẩm đoàn một cách mạnh mẽ, nhưng phần nào quá đáng. Công tố lập luận rằng bằng chứng của người khiếu nại rõ ràng là đúng sự thực và đáng dựa vào, rất thuyết phục, bất chấp phần còn lại của bằng chứng trình bầy trong phiên tòa có thể gợi ý điều gì, không thể có nghi ngờ hợp lý nào về tội lỗi của đương đơn. Bên bào chữa lập luận rằng trình thuật của người khiếu nại không hề có tính thuyết phục như công tố đã đệ trình. Tuy nhiên, bất cứ trong trường hợp nào, toàn bộ bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa đều có nghĩa là trình thuật của người khiếu nại không thể được chấp nhận. Mô tả chi tiết của ông ta về các biến cố, bất cứ phiên bản nào của nó được xem xét, đều ‘không thể có’, ít nhất nói về phương diện thực tế. Hiển nhiên, điều đó đã phải coi là giống như sự nghi ngờ hợp lý.
955 Đệ trình của Ông Richter, rằng trình thuật của người khiếu nại là ‘không thể có’ được nâng lên cấp đó để có hiệu lực, đối với bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, có nguy cơ là nó đặt ra một trở ngại pháp y (forensic hurdle) mà bên bào chữa không bao giờ thực sự phải vượt qua. Công tố đã phải xác lập tội lỗi vượt quá nghi ngờ hợp lý. Gánh nặng trong phương diện này không bao giờ thay đổi. Một điều gì đó nhỏ hơn nhiều so với điều ‘không thể có’ rõ ràng đủ để tạo ra một sự nghi ngờ như vậy.
956 Thẩm phán xét xử đã ý thức rõ các khó khăn liên quan đến cách mỗi bên đối phó với việc ‘không thể có’. Quan Toà đã làm hết sức mình để bảo đảm rằng bồi thẩm đoàn không bị hướng dẫn sai bởi việc sử dụng thuật ngữ có phần sai lệch đó. Ông hướng dẫn họ một cách rất cẩn thận liên quan đến vấn đề này.
957 Thẩm phán xét xử, khi trao trách nhiệm, trước tiên đã trình bầy với bồi thẩm đoàn điều có thể được mô tả như các hướng dẫn thông thường liên quan đến bằng chứng gián tiếp và việc rút tỉa các suy diễn. Ông cảnh báo họ đừng suy đoán (speculate). Ông nói với họ rằng họ chỉ được quan tâm đến những suy diễn hợp lý mà thôi, chứ không phải phỏng đoán (surmise) hay phỏng chừng (conjecrure).
958 Một khó khăn có thể có với hình thức hướng dẫn đó, trong vụ kiện hiện tại, là việc truy tố không dựa vào lối lý luận suy diễn nào cả. Thay vào đó, chính bên bào chữa mới tìm cách dựa vào một số ‘sự kiện làm bằng chứng’ (evidential facts), tới tận ‘thói quen hoặc tập quán’. Người ta nói chính các sự kiện này đã làm nảy sinh các suy diễn bất nhất với tội lỗi.
959 Trong suốt phiên tòa, công tố đã tìm cách đáp ứng tuyến bào chữa ‘không thể có’ này bằng cách suy diễn từ mỗi nhân chứng từng đưa ra bằng chứng về thói quen hoặc tập quán rằng có thể thực hành đặc thù được mô tả không tuân theo một cách nghiêm ngặt ở mọi thời điểm thực tế.
960 Không ngạc nhiên chi, nhiều người được kêu gọi đưa ra bằng chứng như vậy đã chấp nhận 'khả thể’ đó. Tuy nhiên, dù chấp nhận rằng một thực hành đặc thù nào đó có thể không luôn được tuân theo, bằng chứng về khả thể đây có thể là trường hợp không thể là câu trả lời đầy đủ cho đề xuất cho rằng bằng chứng của thói quen hoặc tập quán có thể, tự nó, đủ để tạo ra một sự nghi ngờ hợp lý.
961 Nói cách khác, câu trả lời cho câu hỏi mà ông Gibson đặt ra là liệu có ‘hoàn toàn có thể’ việc một hoặc nhiều thực hành có thể không luôn luôn được tuân theo hay không, sẽ không biện minh cho việc hoàn toàn bác bỏ bằng chứng đó. Nó còn ít có khả năng biện minh cho việc từ một câu trả lời như vậy, và chấp nhận sự thật của nó, bước qua việc tìm ra tội lỗi.
962 Người ta nói rằng lập luận đó cho bên bào chữa được củng cố bởi sự kiện này là đây không phải chỉ là những mẫu tác phong, hay thói quen hoặc tập quán tổng quát theo nghĩa rộng. Đúng hơn, chúng mô tả các phương thức ứng xử phải lệ thuộc các quy tắc đặc biệt nghiêm ngặt và mạnh mẽ. Một số thực hành đã được nhận diện còn là các điều bắt buộc của Giáo Luật và các quy tắc phụng vụ. Không bao giờ có thể có bất cứ sự đi trệch nào ra khỏi chúng, và bằng chứng là có lý do mạnh mẽ để tin rằng, ngoại trừ các trường hợp hiếm hoi, chúng phải được tuân theo.
963 Thẩm phán phiên tòa cẩn thận nhấn mạnh rằng vấn đề có chung giữa các bên không được giải quyết chỉ dựa trên cơ sở cho rằng, nếu chứng minh được là 'có thể' đương đơn có mặt tại thời điểm và địa điểm mà người khiếu nại cáo buộc, điều này, tự nó, có thể đủ để cho phép bồi thẩm đoàn kết án.
964 Tuy nhiên, nói với lợi ích nhìn trở lui, và từ một quan điểm rõ ràng khác, tôi tin rằng có thể sẽ tốt hơn nếu thuật ngữ có tiềm năng gây hiểu lầm, ‘không thể có’, được hoàn toàn tránh khỏi. Có hay không việc đương đơn có thể đã thực hiện các hành vi phạm tội được bao gồm trong biến cố đầu tiên phần lớn tùy thuộc quan điểm phải được rút ra từ bằng chứng ngoại phạm’, và từ sự đồng hành liên tục của Portelli với đương đơn. Nó cũng phụ thuộc vào các bằng chứng liên quan đến ‘hoạt động như tổ ong’ tại phòng áo của các Linh mục, ngay sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
965 Nhiệm vụ của công tố là phủ nhận bằng chứng đó. Ngay cả ‘khả thể hợp lý’ rằng những gì các nhân chứng làm chứng cho những vấn đề này có thể là sự thật tuyệt đối chắc chắn dẫn đến một sự tha bổng. Đó là vì trình thuật của người khiếu nại không thể giảng hòa với bất cứ phát hiện nào như vậy cả.
Các mâu thuẫn giữa bằng chứng của người khiếu nại và bằng chứng của các nhân chứng khác ủng hộ bên bào chữa
966 Như Tòa án Tối cao đã tuyên bố rõ ràng trong vụ Liberato v The Queen [232], khi lý lẽ hướng về sự mâu thuẫn giữa bằng chứng của một nhân chứng công tố và bằng chứng của một hoặc nhiều nhân chứng của bên bào chữa, không bao giờ nên nói với bồi thẩm đoàn rằng nhiệm vụ của họ là xem xét ai là người đáng tin. Đó đơn thuần là một câu hỏi sai lầm.
967 Tuy nhiên, đó lại là một câu hỏi mà một bồi thẩm đoàn, không được hướng dẫn, gần như chắc chắn sẽ có xu hướng muốn hỏi. Dù câu trả lời cho câu hỏi đó có thể là gì, cũng không thể kết luận một cách hợp pháp vấn đề liệu công tố có chứng minh lý lẽ của họ vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không.
968 Đó là lý do tại sao các bồi thẩm đoàn được cho hay: ngay cả khi họ thích các bằng chứng được đưa ra nhân danh công tố (và thực sự, tuyệt đối không tin bất cứ nhân chứng nào được mời đến nhân danh bên bào chữa), họ không thể kết án bị cáo trừ khi họ được thuyết phục vượt quá sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của ông ta hoặc của bà ta. Ngoài ra, các bồi thẩm đoàn được nói cho hay rằng họ không thể kết án nếu có một ‘khả thể hợp lý’ là lý lẽ bên bào chữa đưa ra như một câu trả lời đầy đủ cho lý lẽ công tố có thực chất. Một trạng thái tâm trí như thế, về phía một bồi thẩm viên, đồng nghĩa với một nghi ngờ hợp lý về vấn đề pháp luật.
969 Một phiên tòa phúc thẩm xử lý một thách thức đối với một bản án, một thách thức cho rằng bản án không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ bằng bằng chứng, phải tiếp cận vấn đề về bằng chứng mâu thuẫn theo y cùng một cách. Thành thử, không phải bây giờ, và chưa bao giờ, có câu hỏi về việc liệu người khiếu nại có được ưa thích như một nhân chứng hơn so với, thí dụ Portelli, Potter, McGlone, Finnigan hoặc bất cứ nhân chứng đặc thù nào khác từng đưa ra bằng chứng gỡ tội hay không.
Kỳ tới: Điều 38 của Đạo luật Chứng cớ năm 2008
940 Một cách bất thường, lý lẽ bào chữa tại phiên tòa, và một lần nữa trước Tòa án này, lệ thuộc rất nhiều vào điều được gọi là lý luận kiểu suy diễn. Nói cách khác, bên bào chữa, mặc dù phản đối liên tục về nỗi khó khăn cứ phải chứng minh tiêu cực, đã trình bày lý lẽ chủ yếu có tính gián tiếp (circumstantial) để trả lời các cáo buộc của người khiếu nại. Vì bản chất lâu năm của các vấn đề bị cáo buộc, thực sự không có lựa chọn nào khác hơn.
941 Lý lẽ bào chữa nhằm mục đích xác lập rằng những cáo buộc này không thể được chấp nhận, hoặc ít nhất không vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Nói theo các thuật ngữ của ông Richter, chúng là những điều ‘không thể có’, hay nói chính xác hơn, không thể có theo bất cứ ý nghĩa thực tế nào.
942 Dòng bào chữa trên có nghĩa: bồi thẩm đoàn phải xem xét một số lượng lớn các vấn đề thuộc sự kiện, mỗi vấn đề đó có thể được coi như một sợi trong một dây cáp. Một số vấn đề thuộc sự kiện này khá phức tạp. Nhiệm vụ của bồi thẩm đoàn càng trở nên khó khăn hơn bởi nhu cầu phải liên tục ghi nhớ rằng gánh nặng chứng minh đối với từng và mọi yếu tố của mỗi hành vi phạm tội vẫn thuộc phía Công tố (Crown). Bên bào chữa chỉ ‘cần’ nêu ra sự nghi ngờ hợp lý [226].
943 Phần đại đa số các phiên tòa hình sự ngày nay liên quan đến sự kết hợp giữa bằng chứng trực tiếp và gián tiếp. Các công tố viên thường dựa vào lý luận kiểu suy diễn, hoặc tự nó để chứng minh tội lỗi, hoặc ít nhất để củng cố tính khả tín của các nhân chứng của công tố, những người đưa ra bằng chứng trực tiếp.
944 Bằng chứng về thói quen (habit) là một dạng bằng chứng gián tiếp có thể rất có liên quan trong việc xác định một sự kiện hoặc nhiều sự kiện trong vấn đề. Sự kiện một ai đó có thói quen hành động theo một cách nhất định luôn được coi là có liên quan đến câu hỏi liệu người đó có hành động theo cách đó vào dịp mà tòa án đang thẩm vấn hay không [227].
945 Giáo sư Wigmore, trong chuyên luận cổ điển về bằng chứng, đã bàn rộng rãi tới tầm quan trọng được dành cho bằng chứng về thói quen hoặc tập quán. Ông nhận xét rằng đến mức độ bằng chứng như vậy gợi ý cho thấy có sự đều đặn bất biến trong hành động, thì 'chuỗi hành vi cố định này có xu hướng mạnh mẽ cho thấy sự xuất hiện của một điển hình nhất định' [228]. Thói quen xác lập một thực hành thường xuyên khi đương đầu một loại tình huống đặc thù với một loại tác phong chuyên biệt. Bằng chứng của thói quen có thể có sức thuyết phục cao đối với bằng chứng của tác phong trong một dịp đặc thù. Thói quen là tác phong thường xuyên và lặp đi lặp lại, và có thể là một tiêu chí (indicator) đáng dựa vào của tác phong có thể đúng sự thật (probable conduct) [229].
946 Bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, trong bản chất, có tính suy diễn. Giá trị chứng minh của nó có thể bị giảm bằng cách cho thấy, nếu điều này có thể thực hiện được, đôi khi, thói quen hoặc tập quán đặc thù có thể đã không được tuân theo. Đó chính xác là cách tiếp cận của công tố trong phiên tòa này.
947 Điều đó không có nghĩa bằng chứng của thói quen hoặc tập quán, nếu đủ điều kiện, không còn một giá trị chứng minh nào nữa. Nói, như ông Gibson đã nói, nhiều lần, trong diễn từ kết thúc của mình rằng "hoàn toàn có thể" việc vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, một thói quen hoặc tập quán, mà mặt khác đã được thiết lập rõ ràng, đã có thể không được tuân theo, không có nghĩa là bằng chứng liên quan đến thói quen hay tập quán đó đơn giản phải được gạt qua một bên.
948 Bằng chứng về cơ hội luôn là một khía cạnh cấu tạo nên lý lẽ của công tố. Điều có thể có là vấn đề cơ hội không chuyên biệt phát sinh trong các trường hợp đặc thù của một trường hợp nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu có phát sinh đi nữa, người ta vẫn không nghi ngờ rằng công tố phải xác lập rằng một cơ hội như thế đã hiện hữu và làm như vậy đến một mức đòi hỏi.
949 Như đã đề cập trên đây, nơi ban bào chữa bao gồm việc tự bản chất, bằng chứng ngoại phạm nghĩa là gì, gánh nặng luôn ở phía công tố phải xác lập, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, rằng chứng cứ ngoại phạm nên bị loại bỏ. Cần phải hiểu rằng không bao giờ một gánh nặng lại được đặt lên bị cáo phải xác lập sự thật của bất cứ chứng cớ ngoại phạm nào, một khi nó đã được nêu lên một cách trọn vẹn. ‘Khả thể hợp lý’ rằng bằng chứng ngoại phạm có thể đúng sự thật sẽ, tự nó, phủ nhận cơ hội. Do đó, sự hiện hữu của ‘khả thể hợp lý’ đó phải dẫn đến một sự tha bổng [230].
950 Như đã chỉ ra, điều thực sự bất thường nhất đối với bên bào chữa, trong một phiên tòa hình sự, là dựa vào lý luận kiểu suy diễn để đối đầu với lý lẽ của công tố [231]. Trong trường hợp này, cả Portelli lẫn Potter đều đưa ra bằng chứng trực tiếp mà, nếu được chấp nhận, đã cung cấp câu trả lời đầy đủ cho bằng chứngcủa người khiếu nại liên quan đến biến cố đầu tiên. Bằng chứng của họ liên quan đến đương đơn vẫn đứng trên các bậc thềm sau Thánh Lễ, về bản chất, là bằng chứng ‘ngoại phạm’.
951 Đến mức bằng chứng của Portelli và Potter là: người này hay người nọ trong số họ luôn ở lại với đương đơn trong khi ông mặc áo lễ trong Nhà thờ Chính Tòa, người ta cũng đã cung cấp một câu trả lời đầy đủ cho trình thuật của người khiếu nại (mặc dù có lẽ không phải một cách thích đáng để được mô tả như một 'bằng chứng ngoại phạm').
952 Ngay cả chỉ là ‘một khả thể hợp lý’, không bị công tố bác bỏ, rằng những gì Portelli và Potter nói có thể vừa đúng sự thật vừa chính xác, sẽ phát sinh ra sự bảo chữa hoàn toàn, và sẽ nhất thiết đòi phải tha bổng. Một lần nữa, phải nhớ rằng tại phiên xử, công tố không cho rằng một trong hai người đã nói dối. Trong những hoàn cảnh này, tôi cho rằng tôi nên tiến hành trên cùng một cơ sở, mặc dù tôi đã đi đến kết luận đó bất kể cách tiếp cận của công tố, tại phiên tòa.
953 Tất nhiên, lý lẽ bào chữa vượt xa việc phụ thuộc hoàn toàn vào Portelli và Potter. Cũng còn bằng chứng của McGlone, dù xem ra không hoàn hảo, trong một số khía cạnh. Chắc chắn, bằng chứng của ông ta, nếu được chấp nhận, về cuộc gặp gỡ giữa mẹ ông ta và đương đơn, sẽ làm suy yếu đáng kể trình thuật của người khiếu nại.
954 Mỗi bên trình bày đệ trình kết thúc của mình trước bồi thẩm đoàn một cách mạnh mẽ, nhưng phần nào quá đáng. Công tố lập luận rằng bằng chứng của người khiếu nại rõ ràng là đúng sự thực và đáng dựa vào, rất thuyết phục, bất chấp phần còn lại của bằng chứng trình bầy trong phiên tòa có thể gợi ý điều gì, không thể có nghi ngờ hợp lý nào về tội lỗi của đương đơn. Bên bào chữa lập luận rằng trình thuật của người khiếu nại không hề có tính thuyết phục như công tố đã đệ trình. Tuy nhiên, bất cứ trong trường hợp nào, toàn bộ bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa đều có nghĩa là trình thuật của người khiếu nại không thể được chấp nhận. Mô tả chi tiết của ông ta về các biến cố, bất cứ phiên bản nào của nó được xem xét, đều ‘không thể có’, ít nhất nói về phương diện thực tế. Hiển nhiên, điều đó đã phải coi là giống như sự nghi ngờ hợp lý.
955 Đệ trình của Ông Richter, rằng trình thuật của người khiếu nại là ‘không thể có’ được nâng lên cấp đó để có hiệu lực, đối với bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, có nguy cơ là nó đặt ra một trở ngại pháp y (forensic hurdle) mà bên bào chữa không bao giờ thực sự phải vượt qua. Công tố đã phải xác lập tội lỗi vượt quá nghi ngờ hợp lý. Gánh nặng trong phương diện này không bao giờ thay đổi. Một điều gì đó nhỏ hơn nhiều so với điều ‘không thể có’ rõ ràng đủ để tạo ra một sự nghi ngờ như vậy.
956 Thẩm phán xét xử đã ý thức rõ các khó khăn liên quan đến cách mỗi bên đối phó với việc ‘không thể có’. Quan Toà đã làm hết sức mình để bảo đảm rằng bồi thẩm đoàn không bị hướng dẫn sai bởi việc sử dụng thuật ngữ có phần sai lệch đó. Ông hướng dẫn họ một cách rất cẩn thận liên quan đến vấn đề này.
957 Thẩm phán xét xử, khi trao trách nhiệm, trước tiên đã trình bầy với bồi thẩm đoàn điều có thể được mô tả như các hướng dẫn thông thường liên quan đến bằng chứng gián tiếp và việc rút tỉa các suy diễn. Ông cảnh báo họ đừng suy đoán (speculate). Ông nói với họ rằng họ chỉ được quan tâm đến những suy diễn hợp lý mà thôi, chứ không phải phỏng đoán (surmise) hay phỏng chừng (conjecrure).
958 Một khó khăn có thể có với hình thức hướng dẫn đó, trong vụ kiện hiện tại, là việc truy tố không dựa vào lối lý luận suy diễn nào cả. Thay vào đó, chính bên bào chữa mới tìm cách dựa vào một số ‘sự kiện làm bằng chứng’ (evidential facts), tới tận ‘thói quen hoặc tập quán’. Người ta nói chính các sự kiện này đã làm nảy sinh các suy diễn bất nhất với tội lỗi.
959 Trong suốt phiên tòa, công tố đã tìm cách đáp ứng tuyến bào chữa ‘không thể có’ này bằng cách suy diễn từ mỗi nhân chứng từng đưa ra bằng chứng về thói quen hoặc tập quán rằng có thể thực hành đặc thù được mô tả không tuân theo một cách nghiêm ngặt ở mọi thời điểm thực tế.
960 Không ngạc nhiên chi, nhiều người được kêu gọi đưa ra bằng chứng như vậy đã chấp nhận 'khả thể’ đó. Tuy nhiên, dù chấp nhận rằng một thực hành đặc thù nào đó có thể không luôn được tuân theo, bằng chứng về khả thể đây có thể là trường hợp không thể là câu trả lời đầy đủ cho đề xuất cho rằng bằng chứng của thói quen hoặc tập quán có thể, tự nó, đủ để tạo ra một sự nghi ngờ hợp lý.
961 Nói cách khác, câu trả lời cho câu hỏi mà ông Gibson đặt ra là liệu có ‘hoàn toàn có thể’ việc một hoặc nhiều thực hành có thể không luôn luôn được tuân theo hay không, sẽ không biện minh cho việc hoàn toàn bác bỏ bằng chứng đó. Nó còn ít có khả năng biện minh cho việc từ một câu trả lời như vậy, và chấp nhận sự thật của nó, bước qua việc tìm ra tội lỗi.
962 Người ta nói rằng lập luận đó cho bên bào chữa được củng cố bởi sự kiện này là đây không phải chỉ là những mẫu tác phong, hay thói quen hoặc tập quán tổng quát theo nghĩa rộng. Đúng hơn, chúng mô tả các phương thức ứng xử phải lệ thuộc các quy tắc đặc biệt nghiêm ngặt và mạnh mẽ. Một số thực hành đã được nhận diện còn là các điều bắt buộc của Giáo Luật và các quy tắc phụng vụ. Không bao giờ có thể có bất cứ sự đi trệch nào ra khỏi chúng, và bằng chứng là có lý do mạnh mẽ để tin rằng, ngoại trừ các trường hợp hiếm hoi, chúng phải được tuân theo.
963 Thẩm phán phiên tòa cẩn thận nhấn mạnh rằng vấn đề có chung giữa các bên không được giải quyết chỉ dựa trên cơ sở cho rằng, nếu chứng minh được là 'có thể' đương đơn có mặt tại thời điểm và địa điểm mà người khiếu nại cáo buộc, điều này, tự nó, có thể đủ để cho phép bồi thẩm đoàn kết án.
964 Tuy nhiên, nói với lợi ích nhìn trở lui, và từ một quan điểm rõ ràng khác, tôi tin rằng có thể sẽ tốt hơn nếu thuật ngữ có tiềm năng gây hiểu lầm, ‘không thể có’, được hoàn toàn tránh khỏi. Có hay không việc đương đơn có thể đã thực hiện các hành vi phạm tội được bao gồm trong biến cố đầu tiên phần lớn tùy thuộc quan điểm phải được rút ra từ bằng chứng ngoại phạm’, và từ sự đồng hành liên tục của Portelli với đương đơn. Nó cũng phụ thuộc vào các bằng chứng liên quan đến ‘hoạt động như tổ ong’ tại phòng áo của các Linh mục, ngay sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
965 Nhiệm vụ của công tố là phủ nhận bằng chứng đó. Ngay cả ‘khả thể hợp lý’ rằng những gì các nhân chứng làm chứng cho những vấn đề này có thể là sự thật tuyệt đối chắc chắn dẫn đến một sự tha bổng. Đó là vì trình thuật của người khiếu nại không thể giảng hòa với bất cứ phát hiện nào như vậy cả.
Các mâu thuẫn giữa bằng chứng của người khiếu nại và bằng chứng của các nhân chứng khác ủng hộ bên bào chữa
966 Như Tòa án Tối cao đã tuyên bố rõ ràng trong vụ Liberato v The Queen [232], khi lý lẽ hướng về sự mâu thuẫn giữa bằng chứng của một nhân chứng công tố và bằng chứng của một hoặc nhiều nhân chứng của bên bào chữa, không bao giờ nên nói với bồi thẩm đoàn rằng nhiệm vụ của họ là xem xét ai là người đáng tin. Đó đơn thuần là một câu hỏi sai lầm.
967 Tuy nhiên, đó lại là một câu hỏi mà một bồi thẩm đoàn, không được hướng dẫn, gần như chắc chắn sẽ có xu hướng muốn hỏi. Dù câu trả lời cho câu hỏi đó có thể là gì, cũng không thể kết luận một cách hợp pháp vấn đề liệu công tố có chứng minh lý lẽ của họ vượt quá sự nghi ngờ hợp lý hay không.
968 Đó là lý do tại sao các bồi thẩm đoàn được cho hay: ngay cả khi họ thích các bằng chứng được đưa ra nhân danh công tố (và thực sự, tuyệt đối không tin bất cứ nhân chứng nào được mời đến nhân danh bên bào chữa), họ không thể kết án bị cáo trừ khi họ được thuyết phục vượt quá sự nghi ngờ hợp lý về tội lỗi của ông ta hoặc của bà ta. Ngoài ra, các bồi thẩm đoàn được nói cho hay rằng họ không thể kết án nếu có một ‘khả thể hợp lý’ là lý lẽ bên bào chữa đưa ra như một câu trả lời đầy đủ cho lý lẽ công tố có thực chất. Một trạng thái tâm trí như thế, về phía một bồi thẩm viên, đồng nghĩa với một nghi ngờ hợp lý về vấn đề pháp luật.
969 Một phiên tòa phúc thẩm xử lý một thách thức đối với một bản án, một thách thức cho rằng bản án không hợp lý hoặc không thể được hỗ trợ bằng bằng chứng, phải tiếp cận vấn đề về bằng chứng mâu thuẫn theo y cùng một cách. Thành thử, không phải bây giờ, và chưa bao giờ, có câu hỏi về việc liệu người khiếu nại có được ưa thích như một nhân chứng hơn so với, thí dụ Portelli, Potter, McGlone, Finnigan hoặc bất cứ nhân chứng đặc thù nào khác từng đưa ra bằng chứng gỡ tội hay không.
Kỳ tới: Điều 38 của Đạo luật Chứng cớ năm 2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Phần II: Chứng từ của các bản văn Tân Ước, Kết luận phần II
Vũ Văn An
05:57 29/09/2019
4. Kết luận
101. Người đọc Sách Thánh chỉ có thể được gấy ấn tượng bởi cách mà nhiều bản văn đa dạng cả trong hình thức văn học lẫn gốc rễ lịch sử của chúng đã được hợp nhất thành một qui điển duy nhất, và làm hiển thị một sự thật nhất trí, một sự thật tìm được phát biểu trọn vẹn trong con người của Chúa Kitô.
a. Những phát biểu văn chương và thần học của Cựu Ước
Việc nghiên cứu về các hợp thể (ensembles) văn chương khác nhau của Cựu Ước đã cho thấy sự phong phú cực độ trong các biểu hiện của Thiên Chúa trong lịch sử. Kinh thánh làm chứng rằng Thiên Chúa muốn bước vào mối liên hệ với nhân loại, qua các trung gian đa dạng.
- Chính công trình sáng thế cũng đã phản ảnh thánh ý Thiên Chúa muốn là một vị Thiên Chúa "cho con người": Thiên Chúa chủ động sáng kiến tự tỏ mình ra trong một công trình sáng tạo mà trình thuật Kinh thánh xác định là "tốt" (St 1:31). Sau đó, trình thuật Kinh thánh nhận xét rằng công trình này ngay lập tức phải giáp mặt với vấn đề sự ác (x. St. 3:1-24).
- Thiên Chúa cũng tỏ mình ra trong lịch sử đặc thù của dân tộc Israel, qua nhiều can thiệp cứu rỗi - giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập (x. Xh 14); giải thoát khỏi việc thờ ngẫu thần (xem Xh 20; Đnl 5) -, và qua hồng ân Lề Luật, dạy cho Israel một cuộc sống cởi mở đối với tình yêu người lân cận (xem Lv 19).
- Văn chương tiên tri mang lại đặc tính linh hứng cho lời lẽ của các Tiên tri (trong phần dẫn nhập các sách, trong "công thức sứ giả", trong các công thức sấm ngôn). Các sấm ngôn tiên tri có thể phát biểu các đòi hỏi của Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải cho dân giữa những thăng trầm của lịch sử. Chúng cũng phát biểu lòng tín trung của Chúa, bất chấp lỗi lầm của Israel.
- Về phần nó, văn chương khôn nhoan phản ảnh các xung đột có thể nảy sinh giữa các nền văn hóa cổ đại vốn khao khát sự thật và mặc khải chuyên biệt mà Israel được hưởng nhờ. Các truyền thống khôn ngoan có điểm chung là trình bày sự khôn ngoan của Israel như biều thức ưu hạng của sự thật mặc khải. Một cách đặc biệt, trong thời kỳ văn hóa Hy Lạp, Đức Khôn Ngoan của Israel, khi bị đối đầu bởi các hệ thống triết học Hy Lạp, tìm cách đề ra một hệ thống tư tưởng mạch lạc, nhấn mạnh đến giá trị luân lý và thần học của Tôra, và tự đề cho mình việc khuyến khích trái tim và trí thông minh tuân thủ giá trị này.
- Văn chương thánh thi, đặc biệt là các Thánh vịnh, tích hợp tất cả các chiều kích đã nêu trên đây: Thánh vịnh gia ca ngợi Thiên Chúa tạo hóa và Cứu Chúa, vị Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử, vị Thiên Chúa vốn là nguồn sự thật. Đồng thời, ông mời các tín hữu tiến tới một cuộc sống trung thành, chính trực và ngay thẳng.
b. Những tuyên bố thần học của Tân Ước
102. Dự án mà các sách Tân Ước có điểm chung là cho phép người đọc gặp gỡ Chúa Kitô, "Đấng mặc khải Chúa Cha", nguồn cứu rỗi và là biểu hiện sau cùng của sự thật. Mục tiêu chung này đi qua các phương pháp sư phạm đa dạng.
- Các Tin Mừng nhất lãm, mà các soạn giả dựa trên các chứng tá lịch sử trực tiếp, cho thấy Chúa Giêsu thành Nadarét "hoàn tất" mọi trông chờ của Israel như thế nào: Người là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa, Đấng trung gian cứu rỗi. Được Chúa Thánh Thần thánh hiến, bằng cái chết và phục sinh, Người khai mở thời đại mới: tức Nước Thiên Chúa.
- Tin Mừng Gioan cho thấy Chúa Kitô là sự viên mãn của Lời Thiên Chúa, Ngôi Lời được mặc khải cho các môn đệ, những người nhận được lời hứa hồng ân Chúa Thánh Thần.
- Các thư của Thánh Phaolô đòi thẩm quyền của một Tông đồ, người, do trải nghiệm đích thân được gặp Chúa Kitô, đã truyền bá Tin mừng cho dân ngoại, và làm chứng, bằng một từ vựng mới, cho công trình của Chúa Kitô trong bối cảnh văn hóa thời đại của ngài.
– Theo sách Khải huyền, Chúa Giêsu, Đấng nhận và ban Lời linh hứng (xem Kh 1:1) đại diện cho hồng ân tối cao của Chúa Cha. Có một sự tương ứng tuyệt đối giữa dự án Vương quốc được Thiên Chúa muốn, và sự thể hiện thực sự của nó trong lịch sử nhân loại qua trung gian Chúa Kitô. Khi mọi lời linh hứng đều được hiện thực hóa, tiêu diệt sự ác trong lịch sử và cấy trồng vào đó kỳ quan của Chúa Kitô, Thiên Chúa sẽ long trọng tuyên bố, khi nói đến những lời này: "Chúng đã được ứng nghiệm" (Kh 21:6).
c. Sự cần thiết và các phương thức tiếp cận qui điển của Kinh Thánh
103. Hiến chế tín lý Dei Verbum (số 12) và tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Verbum Domini (các số 40-41) cho thấy chỉ có cách tiếp cận duy nhất có tính đến toàn bộ qui điển của Kinh thánh mới cho phép ta khám phá đầy đủ ý nghĩa thần học và thiêng liêng của nó. Do đó, bất cứ truyền thống Kinh Thánh nào cũng cần được giải thích trong ngữ cảnh qui điển lúc phát biểu, điều này giúp đưa ra ánh sáng các nối kết dị đại và đồng đại với toàn bộ Qui Điển. Do đó, cách tiếp cận này làm chứng cho các liên hệ hiện có giữa các truyền thống Cựu Ước và các truyền thống Tân Ước. Bên kia sự đa dạng hết sức của các bản văn, được mô tả trong các đoạn trên đây, Qui Điên Kinh thánh đề cập đến một Chân lý duy nhất, - Chúa Kitô – Đấng mà chứng từ Tông đồ nhìn nhận là Con Thiên Chúa, Đấng mặc khải Chúa Cha và là vị cứu tinh của con người. Toàn bộ Qui điển đạt đến đỉnh cao trong lời khẳng định này, lời khẳng định, có thể nói, mà tất cả các yếu tố cấu thành ra nó đều “hướng” tới. Nói cách khác, Qui điển Kính thánh tạo nên ngữ cảnh giải thích thỏa đáng cho từng truyền thống đã soạn ra nó: sau khi đã được tích hợp vào Qui Điển, mỗi truyền thống đặc thù nhận được một ngữ cảnh phát biểu mới, làm mới ý nghĩa của nó.
"Luận lý qui điển" này giải thích các nối kết giữa Tân ước và Cựu ước: Các truyền thống Tân Ước sử dụng từ vựng "cần thiết" và từ vựng "hoàn tất" (hoặc "hoàn thành") để diễn tả cuộc sống và việc làm của Chúa Kitô luôn tham chiếu các truyền thống của Cựu Ước (xem Mt 26:54; Lc 22:37; 24:44). Nội dung của Kinh thánh, muốn đúng sự thật, nhất thiết phải được hoàn tất, và sự hoàn tất này được thực hiện trọn vẹn trong sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô (Ga 13:18; 19:24; Cv 1:16). Một mình con người của Chúa Kitô đủ đem ý nghĩa tối hậu lại cho các truyền thống hết sức đa dạng: chúng ta thấy điều này, thí dụ, trong trình thuật ở chương 24 của Tin Mừng Luca, trong đó Chúa Giêsu đích thân cho thấy lịch sử chuyên biệt của Người đã soi sáng các truyền thống Tôra, Tiên tri và Thánh vịnh ra sao. Do đó, con người của Chúa Kitô đáp ứng các mong đợi của Israel và mang sự mặc khải thần thiêng đến chỗ hoàn tất. Chúa Kitô "tóm lược" các nhân vật chính của giao ước thứ nhất và dệt nên mối liên kết giữa họ: Người là Người Tôi tớ, Đấng Mêsia, người trung gian của giao ước mới, Đấng Cứu Rỗi.
Mặt khác, Chúa Kitô phát biểu sự thật một cách hoàn hảo và không ai vượt qua được, một sự thật dần dần được mặc khải và truyền đạt trong các truyền thống thành văn, trong bối cảnh giao ước thứ nhất. Sự thật của Chúa Kitô được ghi lại trong các truyền thống Tân Ước, là truyền thống đã tập hợp chặt chẽ chứng tá tận mắt của các môn đệ đầu tiên, và việc tiếp nhận nó, trong Chúa Thánh Thần, bởi các cộng đồng Kitô giáo đầu tiên.
Sự thật về Thiên Chúa này và sự cứu rỗi loài người, vốn tạo nên tâm điểm của việc mặc khải thần thiêng, và, trong Chúa Giêsu Kitô, mang biểu thức hoàn tất và dứt khoát hệ ở điều gì? Chúng ta tìm được câu trả lời cho câu hỏi này trong công trình của Chúa Giêsu. Người mặc khải Thiên Chúa, Đấng là Cha, Con và Thánh Thần (xem Mt 28:19), Thiên Chúa, Đấng hiện hữu và sống trong chính Người một sự hiệp thông hoàn hảo. Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hiệp thông sự sống với Người, bằng cách bước theo Người (Mt 4: 18-22), và Người trao cho họ trách nhiệm làm cho mọi người và mọi dân tộc thành các môn đệ của Người (Mt 28:19). Do đó, Người bày tỏ mong muốn cao nhất của Người, khi xin với Chúa Cha: " “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con” (Ga 17:24). Do đó, sự thật được mặc khải trong Chúa Giêsu có thể được phát biểu: Thiên Chúa là sự hiệp thông trong chính Người, và Thiên Chúa ban sự hiệp thông với Người qua Con của Người (xem Dei Verbum, 2). Linh hứng, mà chúng ta đã nhận ra đặc tính Ba Ngôi trong các tác giả Tân Ước, xuất hiện như con đường thỏa đáng để truyền đạt sự thật này. Có một mối tương quan qua lại giữa linh hứng và sự thật của Kinh Thánh.
Như thế, Qui điển Kinh thánh cho phép chúng ta tiếp cận cùng một lúc cả sự năng động qua đó Thiên Chúa đích thân tự truyền đạt cho con người, qua trung gian các Tiên tri, các tác giả Kinh thánh và cuối cùng qua Chúa Giêsu thành Nadaret, lẫn diễn trình qua đó các cộng đồng tiếp nhận sự mặc khải này trong Chúa Thánh Thần và ghi lại nội dung của nó bằng văn bản.
Kỳ tới: Phần Ba: VIỆC GIẢI THÍCH LỜI THIÊN CHÚA VÀ CÁC THÁCH THỨC CỦA NÓ
101. Người đọc Sách Thánh chỉ có thể được gấy ấn tượng bởi cách mà nhiều bản văn đa dạng cả trong hình thức văn học lẫn gốc rễ lịch sử của chúng đã được hợp nhất thành một qui điển duy nhất, và làm hiển thị một sự thật nhất trí, một sự thật tìm được phát biểu trọn vẹn trong con người của Chúa Kitô.
a. Những phát biểu văn chương và thần học của Cựu Ước
Việc nghiên cứu về các hợp thể (ensembles) văn chương khác nhau của Cựu Ước đã cho thấy sự phong phú cực độ trong các biểu hiện của Thiên Chúa trong lịch sử. Kinh thánh làm chứng rằng Thiên Chúa muốn bước vào mối liên hệ với nhân loại, qua các trung gian đa dạng.
- Chính công trình sáng thế cũng đã phản ảnh thánh ý Thiên Chúa muốn là một vị Thiên Chúa "cho con người": Thiên Chúa chủ động sáng kiến tự tỏ mình ra trong một công trình sáng tạo mà trình thuật Kinh thánh xác định là "tốt" (St 1:31). Sau đó, trình thuật Kinh thánh nhận xét rằng công trình này ngay lập tức phải giáp mặt với vấn đề sự ác (x. St. 3:1-24).
- Thiên Chúa cũng tỏ mình ra trong lịch sử đặc thù của dân tộc Israel, qua nhiều can thiệp cứu rỗi - giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập (x. Xh 14); giải thoát khỏi việc thờ ngẫu thần (xem Xh 20; Đnl 5) -, và qua hồng ân Lề Luật, dạy cho Israel một cuộc sống cởi mở đối với tình yêu người lân cận (xem Lv 19).
- Văn chương tiên tri mang lại đặc tính linh hứng cho lời lẽ của các Tiên tri (trong phần dẫn nhập các sách, trong "công thức sứ giả", trong các công thức sấm ngôn). Các sấm ngôn tiên tri có thể phát biểu các đòi hỏi của Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải cho dân giữa những thăng trầm của lịch sử. Chúng cũng phát biểu lòng tín trung của Chúa, bất chấp lỗi lầm của Israel.
- Về phần nó, văn chương khôn nhoan phản ảnh các xung đột có thể nảy sinh giữa các nền văn hóa cổ đại vốn khao khát sự thật và mặc khải chuyên biệt mà Israel được hưởng nhờ. Các truyền thống khôn ngoan có điểm chung là trình bày sự khôn ngoan của Israel như biều thức ưu hạng của sự thật mặc khải. Một cách đặc biệt, trong thời kỳ văn hóa Hy Lạp, Đức Khôn Ngoan của Israel, khi bị đối đầu bởi các hệ thống triết học Hy Lạp, tìm cách đề ra một hệ thống tư tưởng mạch lạc, nhấn mạnh đến giá trị luân lý và thần học của Tôra, và tự đề cho mình việc khuyến khích trái tim và trí thông minh tuân thủ giá trị này.
- Văn chương thánh thi, đặc biệt là các Thánh vịnh, tích hợp tất cả các chiều kích đã nêu trên đây: Thánh vịnh gia ca ngợi Thiên Chúa tạo hóa và Cứu Chúa, vị Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử, vị Thiên Chúa vốn là nguồn sự thật. Đồng thời, ông mời các tín hữu tiến tới một cuộc sống trung thành, chính trực và ngay thẳng.
b. Những tuyên bố thần học của Tân Ước
102. Dự án mà các sách Tân Ước có điểm chung là cho phép người đọc gặp gỡ Chúa Kitô, "Đấng mặc khải Chúa Cha", nguồn cứu rỗi và là biểu hiện sau cùng của sự thật. Mục tiêu chung này đi qua các phương pháp sư phạm đa dạng.
- Các Tin Mừng nhất lãm, mà các soạn giả dựa trên các chứng tá lịch sử trực tiếp, cho thấy Chúa Giêsu thành Nadarét "hoàn tất" mọi trông chờ của Israel như thế nào: Người là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa, Đấng trung gian cứu rỗi. Được Chúa Thánh Thần thánh hiến, bằng cái chết và phục sinh, Người khai mở thời đại mới: tức Nước Thiên Chúa.
- Tin Mừng Gioan cho thấy Chúa Kitô là sự viên mãn của Lời Thiên Chúa, Ngôi Lời được mặc khải cho các môn đệ, những người nhận được lời hứa hồng ân Chúa Thánh Thần.
- Các thư của Thánh Phaolô đòi thẩm quyền của một Tông đồ, người, do trải nghiệm đích thân được gặp Chúa Kitô, đã truyền bá Tin mừng cho dân ngoại, và làm chứng, bằng một từ vựng mới, cho công trình của Chúa Kitô trong bối cảnh văn hóa thời đại của ngài.
– Theo sách Khải huyền, Chúa Giêsu, Đấng nhận và ban Lời linh hứng (xem Kh 1:1) đại diện cho hồng ân tối cao của Chúa Cha. Có một sự tương ứng tuyệt đối giữa dự án Vương quốc được Thiên Chúa muốn, và sự thể hiện thực sự của nó trong lịch sử nhân loại qua trung gian Chúa Kitô. Khi mọi lời linh hứng đều được hiện thực hóa, tiêu diệt sự ác trong lịch sử và cấy trồng vào đó kỳ quan của Chúa Kitô, Thiên Chúa sẽ long trọng tuyên bố, khi nói đến những lời này: "Chúng đã được ứng nghiệm" (Kh 21:6).
c. Sự cần thiết và các phương thức tiếp cận qui điển của Kinh Thánh
103. Hiến chế tín lý Dei Verbum (số 12) và tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Verbum Domini (các số 40-41) cho thấy chỉ có cách tiếp cận duy nhất có tính đến toàn bộ qui điển của Kinh thánh mới cho phép ta khám phá đầy đủ ý nghĩa thần học và thiêng liêng của nó. Do đó, bất cứ truyền thống Kinh Thánh nào cũng cần được giải thích trong ngữ cảnh qui điển lúc phát biểu, điều này giúp đưa ra ánh sáng các nối kết dị đại và đồng đại với toàn bộ Qui Điển. Do đó, cách tiếp cận này làm chứng cho các liên hệ hiện có giữa các truyền thống Cựu Ước và các truyền thống Tân Ước. Bên kia sự đa dạng hết sức của các bản văn, được mô tả trong các đoạn trên đây, Qui Điên Kinh thánh đề cập đến một Chân lý duy nhất, - Chúa Kitô – Đấng mà chứng từ Tông đồ nhìn nhận là Con Thiên Chúa, Đấng mặc khải Chúa Cha và là vị cứu tinh của con người. Toàn bộ Qui điển đạt đến đỉnh cao trong lời khẳng định này, lời khẳng định, có thể nói, mà tất cả các yếu tố cấu thành ra nó đều “hướng” tới. Nói cách khác, Qui điển Kính thánh tạo nên ngữ cảnh giải thích thỏa đáng cho từng truyền thống đã soạn ra nó: sau khi đã được tích hợp vào Qui Điển, mỗi truyền thống đặc thù nhận được một ngữ cảnh phát biểu mới, làm mới ý nghĩa của nó.
"Luận lý qui điển" này giải thích các nối kết giữa Tân ước và Cựu ước: Các truyền thống Tân Ước sử dụng từ vựng "cần thiết" và từ vựng "hoàn tất" (hoặc "hoàn thành") để diễn tả cuộc sống và việc làm của Chúa Kitô luôn tham chiếu các truyền thống của Cựu Ước (xem Mt 26:54; Lc 22:37; 24:44). Nội dung của Kinh thánh, muốn đúng sự thật, nhất thiết phải được hoàn tất, và sự hoàn tất này được thực hiện trọn vẹn trong sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô (Ga 13:18; 19:24; Cv 1:16). Một mình con người của Chúa Kitô đủ đem ý nghĩa tối hậu lại cho các truyền thống hết sức đa dạng: chúng ta thấy điều này, thí dụ, trong trình thuật ở chương 24 của Tin Mừng Luca, trong đó Chúa Giêsu đích thân cho thấy lịch sử chuyên biệt của Người đã soi sáng các truyền thống Tôra, Tiên tri và Thánh vịnh ra sao. Do đó, con người của Chúa Kitô đáp ứng các mong đợi của Israel và mang sự mặc khải thần thiêng đến chỗ hoàn tất. Chúa Kitô "tóm lược" các nhân vật chính của giao ước thứ nhất và dệt nên mối liên kết giữa họ: Người là Người Tôi tớ, Đấng Mêsia, người trung gian của giao ước mới, Đấng Cứu Rỗi.
Mặt khác, Chúa Kitô phát biểu sự thật một cách hoàn hảo và không ai vượt qua được, một sự thật dần dần được mặc khải và truyền đạt trong các truyền thống thành văn, trong bối cảnh giao ước thứ nhất. Sự thật của Chúa Kitô được ghi lại trong các truyền thống Tân Ước, là truyền thống đã tập hợp chặt chẽ chứng tá tận mắt của các môn đệ đầu tiên, và việc tiếp nhận nó, trong Chúa Thánh Thần, bởi các cộng đồng Kitô giáo đầu tiên.
Sự thật về Thiên Chúa này và sự cứu rỗi loài người, vốn tạo nên tâm điểm của việc mặc khải thần thiêng, và, trong Chúa Giêsu Kitô, mang biểu thức hoàn tất và dứt khoát hệ ở điều gì? Chúng ta tìm được câu trả lời cho câu hỏi này trong công trình của Chúa Giêsu. Người mặc khải Thiên Chúa, Đấng là Cha, Con và Thánh Thần (xem Mt 28:19), Thiên Chúa, Đấng hiện hữu và sống trong chính Người một sự hiệp thông hoàn hảo. Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hiệp thông sự sống với Người, bằng cách bước theo Người (Mt 4: 18-22), và Người trao cho họ trách nhiệm làm cho mọi người và mọi dân tộc thành các môn đệ của Người (Mt 28:19). Do đó, Người bày tỏ mong muốn cao nhất của Người, khi xin với Chúa Cha: " “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con” (Ga 17:24). Do đó, sự thật được mặc khải trong Chúa Giêsu có thể được phát biểu: Thiên Chúa là sự hiệp thông trong chính Người, và Thiên Chúa ban sự hiệp thông với Người qua Con của Người (xem Dei Verbum, 2). Linh hứng, mà chúng ta đã nhận ra đặc tính Ba Ngôi trong các tác giả Tân Ước, xuất hiện như con đường thỏa đáng để truyền đạt sự thật này. Có một mối tương quan qua lại giữa linh hứng và sự thật của Kinh Thánh.
Như thế, Qui điển Kinh thánh cho phép chúng ta tiếp cận cùng một lúc cả sự năng động qua đó Thiên Chúa đích thân tự truyền đạt cho con người, qua trung gian các Tiên tri, các tác giả Kinh thánh và cuối cùng qua Chúa Giêsu thành Nadaret, lẫn diễn trình qua đó các cộng đồng tiếp nhận sự mặc khải này trong Chúa Thánh Thần và ghi lại nội dung của nó bằng văn bản.
Kỳ tới: Phần Ba: VIỆC GIẢI THÍCH LỜI THIÊN CHÚA VÀ CÁC THÁCH THỨC CỦA NÓ
Văn Hóa
Kinh Mân Côi
Lê Đình Thông
08:18 29/09/2019
Suốt bốn mùa : xuân hạ thu đông
Mùa xuân có những đóa hồng
Truyền Tin : Trinh Nữ đồng công cứu đời.
Sang mùa hạ : Sáng ngời Phép rửa
Là Giêsu Cứu Chúa thưng tình
Thu vàng : Thương Khó cực hình
Mùa Đông giá lạnh, Phục sinh khải hoàn.
Bốn mầu nhiệm kiện toàn lịch sử
Là hành trình sứ vụ vang lừng
Tứ thư trình thuật Tin Mừng
Ngôi Hai xuống thế sống cùng phàm nhân.
Khi lần chuỗi ta dâng lên Chúa
Lòng kính Tin từ thủa tạo thiên
Lạy Cha ở chốn linh thiêng
Sáng danh Tam Vị khởi nguyên đời đời.
Lời kinh nguyện Chúa Trời chỉ lối
Xin thứ tha tội lỗi chúng sinh
Nhân gian thoát khỏi ngục hình
Oan hồn luyện tội, tội tình tù lao.
Năm Mười Một (2) binh đao hồi giáo
Dùng biển người táo bạo xâm lăng
Giáo dân lần chuỗi siêng năng
Tháng Mười ngày Bảy (3) : tham tàn chịu thua.
Năm 17 trời mưa nặng hạt (4)
Đến giữa trưa nắng gắt mặt trời
Mười Ba trong tháng Mân Côi
Trời quang mây tạnh, da trời biến thiên.
Năm 17 đảo điên, bão tố (5)
Bên nước Nga nhuộm đỏ một thời
Nhờ ơn Đức Mẹ Mân côi
Liên xô sụp đổ, cộng nô suy tàn.
Kinh Mân Côi : vô vàn phép lạ
Từ gia đình đến cả cộng đoàn
Nào cùng lần chuỗi siêng năng
Mẹ ơi thương đến Việt Nam khốn cùng.
Lê Đình Thông
---
(1) Rosarium : vườn hồng.
(2) Năm 1511, dưới giáo triều Piô V.
(3) Ngày 07/10/1511.
(4) Ngày 13/10/1017.
(5) Cách mạng Nga (10/1917).
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Người Và Thiên Nhiên
Thérésa Nguyễn
21:34 29/09/2019
CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dù cho văn, võ đầy người
Cũng là hạt cát giữa trời thiên nhiên.
(nđc)
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dù cho văn, võ đầy người
Cũng là hạt cát giữa trời thiên nhiên.
(nđc)
VietCatholic TV
Lỗ hổng khổng lồ trong vụ kết án oan sai Đức Hồng Y George Pell
Giáo Hội Năm Châu
14:52 29/09/2019
Các nhà thờ gỡ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời xuống đưa những điều Tập Cận Bình dạy lên
Giáo Hội Năm Châu
15:01 29/09/2019
1. Các nhà thờ gỡ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời xuống đưa những điều Bác Tập dạy lên
Các nhà thờ Kitô Giáo ở Trung Quốc đã được lệnh phải gỡ xuống Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng những lời dạy của Đại Đế Tập Cận Bình.
Theo Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, các nhà thờ Tam Tự của Trung Quốc đã được lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Tưởng cũng nên biết: Từ tháng 7, 1950, các mục sư quốc doanh Trung Quốc thảo ra một hiến chương Kitô Giáo với sự cố vấn của Chu Ân Lai nhằm cổ vũ cho 3 chính sách là Tự Trị (自治、), Tự Cường (自养、) và Tự Truyền (truyền giáo, truyền chức..) (自传). Năm 1954, 138 nhà lãnh đạo Tin Lành thành lập ra giáo hội Tin Lành Tam Tự tại Trung Quốc. Các nhà thờ của giáo hội quốc doanh này gọi là nhà thờ Tam Tự.
Phúc trình của Bitter Winter cho biết, ban đầu, các nhà thờ được yêu cầu gỡ bỏ Điều răn thứ nhất, “Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi…Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.” (Xh 20:3) Lý do là vì “Bác Tập” không đồng ý với câu đó.
Báo cáo cho biết những người từ chối loại bỏ một vài Điều Răn hoặc tất cả Mười Điều Răn đã bị cầm tù. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục bị quấy rối ngay cả trong các nhà thờ đã tuân thủ yêu cầu này.
Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nói với cộng đoàn tại một nhà thờ Tam Tự ở thành phố Lạc Dương (Luoyang - 洛阳市) hồi cuối tháng 6 vừa qua rằng “Đảng phải được tuân thủ về mọi khía cạnh. Bạn phải làm bất cứ điều gì mà Đảng bảo bạn làm. Nếu bạn chống lại, nhà thờ của bạn sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.”
Nhà thờ Tin Lành tại thành phố Lạc Dương đã phải gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời sau những áp lực liên tục từ bọn cầm quyền Trung Quốc.
Các nhà thờ Tam Tự chưa gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời đã bị đóng cửa, cùng chung số phận với một số nhà thờ tại gia bị bọn cầm quyền coi là bất hợp pháp. Các tín hữu ở các nhà thờ chống đối chính sách này bị đe dọa thường xuyên, bị cho nghỉ việc, và ngay cả con cái họ cũng bị cấm đến trường.
Thay vì Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, các nhà thờ Tam Tự đưa lên các trích dẫn thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và cảnh báo chống lại ảnh hưởng của phương Tây đối với Trung Quốc.
Một trong những “điều răn mới” được viết như sau:
“Các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội và văn hóa Trung Quốc sẽ giúp hội nhập các tôn giáo đa dạng của Trung Quốc, sẽ hỗ trợ cộng đồng tôn giáo bằng cách diễn giải triết lý tôn giáo, đạo lý và các giáo huấn một cách phù hợp với nhu cầu tiến bộ của thời đại. Kiên quyết chống lại sự xâm nhập của hệ tư tưởng phương Tây và tăng cường ý thức chống lại ảnh hưởng của các tư tưởng cực đoan”.
“Điều răn” này được trích từ một bài phát biểu của Tập Cận Bình tại một cuộc họp của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc vào tháng 5/2015.
Một mục sư trong nhà thờ Tam Tự nói với Bitter Winter rằng ông ta sợ bọn cầm quyền Trung Quốc đang cố gắng thần thánh hóa bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.
“Bước đầu tiên của nhà cầm quyền là cấm các bài thơ tôn giáo. Sau đó, nó tháo dỡ các thánh giá và bắt đầu thực hiện chiến dịch bốn yêu cầu trong đó có việc treo cờ nước và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội trong các nhà thờ. Camera giám sát để theo dõi các tín hữu và các hoạt động tôn giáo sau đó được lắp đặt. Bước cuối cùng là thay thế Mười Điều Răn Đức Chúa Trời bằng các bài phát biểu của Tập Cận Bình,” ông nói.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh phải “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, đó là một động thái mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ gọi là Chiến lược sâu rộng để kiểm soát, cai trị và thao túng mọi khía cạnh của niềm tin vào một khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa theo ‘đặc điểm Trung Quốc’.
Bọn cầm quyền Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch ngũ niên nhằm “Trung Quốc hóa” Hồi giáo, một tôn giáo đã phải đối mặt với các cuộc đàn áp gia tăng ở nước này với ít nhất 800,000 người Hồi giáo tại Tân Cương (Uyghur, 新疆) bị giam giữ trong các trại giam.
“Trung Quốc hóa” Công Giáo là một trong các chủ đề được thảo luận nhiều trong quá trình đi đến một thỏa thuận chính thức giữa Vatican và Trung Quốc trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Trước đây, các giám mục liên kết với Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc, đã được tấn phong bất hợp pháp và bị vạ tuyệt thông.
Các điều khoản đầy đủ của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc tới nay vẫn chưa được công bố.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp bằng video tới Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc bàn về sự biến đổi khí hậu
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp bằng video tới Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc bàn về sự biến đổi khí hậu
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bằng video tới những người tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh bàn về Khí hậu biến đổi của Liên Hợp Quốc đã diễn ra tại New York vào ngày 23 tháng 9 năm 2019.
Toàn văn sứ điệp của Đức Thánh Cha như sau:
Tôi xin chào mừng tất cả mọi đại biểu của Hội nghị Thượng đỉnh bàn về Khí hậu biến đổi của Liên Hợp Quốc 2019.
Tôi xin cảm ơn ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông António Guterres, đã triệu tập cuộc họp này lôi cuốn đượcv sự thu hút và quan tâm của nhiều nguyên thủ quốc gia - và toàn bộ cộng đồng quốc tế và dư luận thế giới – trước một vấn đề nan giải về một hiện tượng đáng lo ngại của thời đại chúng ta là: sự biến đổi khí hậu.
Đây là một trong những thách đố quan yếu mà chúng ta phải đối diện. Để thực hiện được điều này đòi buộc toàn thế giới phải trau dồi ba phẩm chất đạo đức: lòng trung thực, trách nhiệm và can đảm.
Đối với Hiệp ước đã được đồng thuận tại Đại hội ở Paris ngày 12 tháng 12 năm 2015, cộng đồng quốc tế đã nhận thức được sự cấp bách và đề ra một giải đáp nhằm giúp duy trì ngôi nhà chung của chúng ta. Tuy nhiên, sau bốn năm Hiệp ước đồng thuận lịch sử đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng các cam kết mà các quốc gia đề ra vẫn còn rất “yếu”, nghĩa là chưa được thực hiện và còn lâu lắm mới đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Cùng với rất nhiều sáng kiến, không phải chỉ bởi các chính phủ đề ra mà được toàn thể xã hội dân sự quan tâm đề xuất, Đại hội cần phải học hỏi các kiến nghị, ưu tư đó để tận dụng nguồn lực con người, tài chính và công nghệ lớn hơn hầu có thể làm giảm thiểu đi những tác động tiêu cực trước sự biến đổi khí hậu, hầu nâng đỡ những người nghèo khổ và dễ bị tổn thương nhất là những nạn nhân đang phải gánh chịu nhiều nhất sự biến đổi này!
Trước tình huống không mấy tốt đẹp và hành tinh chúng ta đang sống bị ảnh hưởng nhưng cánh cửa của một vận mệnh mới vẫn còn đang rộng mở cho chúng ta!
Bất chấp tất cả! Chúng ta đừng làm mất cơ hội đó. Chúng ta hãy tiến vào với một quyết tâm mà chúng ta quyết nuôi dưỡng nó với sự phát triển toàn diện của con người, để bảo đảm một cuộc sống tốt hơn cho các thế hệ tương lai. Mặc dù thời kỳ hậu công nghiệp này có thể được nhớ đến với nhiều người vô trách nhiệm nhất trong lịch sử, tuy nhiên chúng ta vẫn còn lý do để hy vọng rằng nhân loại ở vào buổi bình minh của thế kỷ hai mươi mốt này sẽ được nhớ đến vì đã nỗ lực chu toàn cái trọng trách nghiêm trọng của mình. “
Với lòng trung thực, trách nhiệm và can đảm, chúng ta phải dùng khả năng thông minh của mình mà “phục vụ cho một cái gì tiến bộ, lành mạnh và nhân bản hơn, một xã hội cao đẹp và thích hợp hơn”, dùng nguồn mạch kinh tế mà phục vụ con người, dựng xây hòa bình và bảo vệ môi trường sống.
Vấn đề biến đổi khí hậu có liên quan đến các vấn đề đạo đức, công bằng xã hội. Tình trạng suy thoái môi trường hiện nay có liên quan đến sự xuống cấp của con người, tới sự suy đồi đạo đức và băng hoại xã hội mà chúng ta đang phải đối diện hàng ngày. Điều đó đòi buộc chúng ta phải học hỏi và suy tư về các hình thức tiêu thụ và sản xuất của chúng ta, về quá trình giáo dục và nhận thức, để làm sao cho chúng phù hợp với phẩm giá con người.
Chúng ta đang đối diện với một “thách đố của nền văn minh” nhắm vào lợi ích chung. Điều này đã quá rõ ràng, thì chúng ta phải tìm ra những giải pháp nằm lòng trong tầm tay với của mọi người, ở cấp độ cá nhân cũng như tập thể xã hội, bằng một lối sống trung thực, can đảm và trách nhiệm.
Tôi mong muốn ba danh từ - trung thực, can đảm và trách nhiệm – phải là trọng tâm cho những công việc mà các bạn đang bàn thảo hôm nay và đưa vào hành động cho tương lai ngày mai…
Chân thành cám ơn các bạn.
Giáo hoàng Phanxicô
3. Thần học gia tuyên bố rút lui khỏi tiến trình công nghị có hiệu quả ràng buộc ở Đức
Một thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế đã tuyên bố rằng cô không thể tham gia vào tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc”, được thực hiện bởi Hội Đồng Giám Mục Đức.
Marianne Schlosser, một thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế, cho biết cô lo ngại về cả phương hướng lẫn phương pháp của tiến trình công nghị này đến mức không còn muốn tham gia vào tiến trình này nữa.
Schlosser, giáo sư thần học tại Đại học Vienna và là người đã nhận được Giải thưởng Ratzinger 2018, được mời tham gia tiến trình công nghị tại Đức trong diễn đàn “phụ nữ trong các vai trò và chức vụ trong Giáo Hội”, với tư cách là một chuyên gia.
Schlosser cho biết cô không thể đồng ý với Tài Liệu Làm Việc của nhóm chuẩn bị. Cô đã nêu ra một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề “thành kiến cố hữu trong việc phong chức” cho phụ nữ.
Cái người ta gọi là “thành kiến cố hữu” này không phải là vấn đề có thể bàn cãi về mặt thần học, lịch sử, mục vụ hay linh đạo. Cô nói với KNA rằng Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Giáo Hội không có thẩm quyền trong việc phong chức cho phụ nữ.
Cô Schlosser cho biết các cuộc thảo luận về việc phong chức cho phụ nữ đã “được tiến hành từ rất lâu rồi”, tất cả các lý lẽ tranh luận đã được trao đổi và được đưa hết lên bàn thảo luận rồi.
Vì đó là “không phải là một vấn đề liên quan đến kỷ luật”, nên chủ đề này “không thể được đàm phán trong một diễn đàn với các thành viên hỗn hợp”, tức là giữa các giám mục và giáo dân, cô nói.
Schlosser đã không tham dự trong hai cuộc họp chuẩn bị.
Nhà thần học cũng bày tỏ nỗi sợ hãi về sự phân cực trầm trọng trong Giáo Hội Đức.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Schlosser làm thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế. Cô cũng được chỉ định là thành viên của ủy ban nghiên cứu điều tra việc phong chức phó tế cho nữ giới vào năm 2016.
Schlosser, một người miền Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, cũng là cố vấn cho Ủy ban Đức tin của Hội Đồng Giám Mục Đức và kể từ tháng Giêng năm 2018, cô là một thành viên của Ủy ban Thần học của Hội Đồng Giám Mục Áo.
4. Con người giá trị hơn tiền tài vật chất
Trong buổi triều yết tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 22/9/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng Chúa Giêsu mời chúng ta hãy dùng sự giầu có tiền bạc để thể hiện những điều tốt đẹp và nối kết các mối giao hảo.
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ cho khách hành hương về Tin mừng Phúc âm của Chúa Nhật hôm nay về người quản gia xảo quyệt và bất công.
Bị buộc tội đã phung phí tiền bạc của chủ, người quản gia ấy sắp bị sa thải… Khi phải đối diện với tình huống này, ông ta nghĩ ra một cách để bảo đảm cho mình một tương lai an toàn cho mình bằng cách triệu gọi những chủ nợ tới và cắt giảm các khoản nợ cho họ. Mục đích của ông là mua lòng họ, với hy vọng sẽ được bù đáp trả trong tương lai lúc ông ta lâm nạn!
Thật tuyệt vời
Đức Thánh Cha nhận xét rằng Chúa Giê-su không trình bày dụ ngôn này để mở đường cho chúng ta không cần sống trung thực, mà Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy sống khôn khéo! Đức Thánh Cha giải thích: với trí thông minh và sự khôn khéo giúp chúng ta vượt thoát được những tình huống khó khăn.
Sự giàu có thiếu trung thực
Chìa khóa để hiểu dụ ngôn này, theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô, là lời khuyên của Chúa Giêsu dành cho chúng ta hãy biết xử trí với bạn bè giàu có thiếu lòng trung thực trong hoàn cảnh hoạn nạn mà vẫn chiếm hữu được nước trời.
Đức Thánh Cha cho hay “Sự giàu có không trung thực” có thể là tiền của - đôi khi còn được gọi là “ma quỷ cám dỗ” - khi chúng ta đề cập đến tiền của sang giầu vật chất.
Bức tường ngăn cách
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự giàu có của con người có thể đưa đến việc xây lên những bức tường ngăn cách và phân biệt đối xử. Đức Thánh Cha Phanxicô mời hãy gọi 'hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn bè'; dùng tiền của mà thương giúp tha nhân vì con người thì quí hơn mọi thứ mà chúng ta có thể chiếm hữu.
Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta hãy biết dùng của cải mà mua lấy bạn hữu để chính họ sẽ đền ơn mà mời đón chúng ta vào nước trời; cũng như Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta hãy dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta.
Hãy biến cái sai thành cái thiện
Cuối cùng Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ rằng Tin Mừng hôm nay làm nổi bật người quản gia bất lương khi bị người chủ của cho thôi việc đã tự hỏi mình phải làm gì bây giờ?
Đối diện với những thất bại của chúng ta, Đức Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta phải luôn cảnh tỉnh để sửa sai lỗi lầm của mình bằng cách làm điều tốt.
Sau cùng, Đức Thánh Cha kết thúc: “Nếu ta gây sầu buồn cho ai, hãy ủi an họ! Nếu ta đối xử bất công với ai, hãy đền trả cho họ!” Sống như vậy, chúng ta sẽ được Thiên Chúa ân thưởng.
5. Đức Giáo Hoàng nói với các bác sĩ: Hãy chối bỏ cơn cám dỗ để trợ giúp hay cổ võ sự tự sát và an tử
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các bác sĩ hãy bác bỏ cơn cám dỗ trợ giúp và cổ võ cho việc tự sát và an tử, khi nhắc nhớ các bác sĩ về lời thề Hippocartic mà họ đã thề hứa cam kết để tuyệt đối tôn trọng sự sống con người và sự thánh thiêng của mạng sống con người.
“Y học, về định nghĩa, là một sự phục vụ sự sống con người, vốn có liên hệ đến sự tham chiếu thiết yếu và không thể thiếu đối với con người theo một cách chính trực về mặt tinh thần và vật chất, trong chiều kích cá nhân và xã hội của con người”. “Do đó y khoa là để phục vụ con người, toàn thể nhân loại, mọi người”, Đức Giáo Hoàng nói với khoảng 350 đại diện của Liên Đoàn Quốc Gia Các Nhà Phẫu Thuật và Nha Sĩ của Ý là những người đã gặp gỡ Ngài vào Thứ Sáu tại Vatican.
Ngài nói với họ rằng bệnh tật không phải là một sự thật thuần tuý mang tính y học chỉ giới hạn với y khoa mà thôi, Ngài nói, các bác sĩ được mời gọi để liên hệ với các bệnh nhân, xem xét cá nhân người ấy mà thôi là người đang mang bệnh, chứ không phải như trường hợp bệnh mà người bệnh có.
Đó là lý do vì sao, Đức Giáo Hoàng nói, thật quan trọng là “người bác sĩ không được đánh mất tầm nhìn về sự độc nhất của mỗi người bệnh, với phẩm giá và sự mỏng giòn của họ”. “Một người đàn ông hay phụ nữ cần phải được đồng hành bằng lương tâm, sự thông thái và con tim, đặc biệt là trong những hoàn cảnh nghiêm trọng nhất”.
“Với thái độ này”, Đức Giáo Hoàng nói, “chúng ta có thể và phải bác bỏ cơn cám dỗ, cũng gồm cả bởi những thay đổi pháp lý, để sử dụng y khoa cổ võ cho sự bằng lòng có thể của người bệnh để được chết, mang lại sự trợ giúp cho việc tự sát hay trực tiếp tạo nên cái chết bởi an tử”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng đây là những cách thế tồi tệ của việc giải quyết những chọn lựa vốn không phải, như chúng thể hiện, là một sự thể hiện sự tự do của một người, khi chúng bao gồm cả sự bỏ đi một bệnh nhân như một khả năng, hay một lòng thương cảm sai trái khi đối diện với yêu cầu được trợ giúp để thực hiện cái chết.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại “Định Chế Mới Đối Với Những Người Hoạt Động Trong Lãnh Vực Y Tế” của Hội Đồng Giáo Hoàng về Sự Trợ Giúp Mục Vụ cho Các Chuyên Viên Y Tế của Toà Thánh Vatican vốn viết: “Không có quyền nào được thực hiện cách tuỳ tiện trên sự sống của một người, vì thế không một bác sĩ nào có thể trở thành một người bảo vệ thừa hành của một quyền không tồn tại”.
Ngài cũng nhắc lại vị tiền nhiệm của Ngài, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là vị đã nói đến chiều kích đạo đức nền tảng và không thể thiếu của nghề y tế của lời thề Hippocratic, mà theo đó “mọi bác sĩ được yêu cầu phải cam kết tôn trọng tuyệt đối sự sống con người và tính thánh thiêng của nó”.
6. Năm mươi tộc trưởng bản địa sẽ có mặt tại Rôma ở Thượng hội đồng Amazon
Hôm 20 tháng 9, Vatican News cho biết, năm mươi tộc trưởng bản địa sẽ có mặt tại Rôma để tham dự Thượng hội đồng Amazon. Linh mục Michael Czerny, thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng cho biết, “sáng kiến này đáp ứng nhu cầu của các tộc trưởng để họ cảm nhận Giáo hội cùng đi với họ.”
Để có thể lắng nghe người dân bản địa hơn, một sự kiện có tên “Amazon ngôi nhà chung” sẽ tổ chức song song với thượng hội đồng. Khoảng 130 sự kiện sẽ được tổ chức trong Rôma và vùng phụ cận Rôma, với sự có mặt của hơn 50 tộc trưởng người bản địa từ Amazon và các vùng khác đến. Trong các dịp này, các giáo phụ sẽ đến gặp họ.
Trong khi cả các chính trị gia và các doanh nhân “không có thì giờ” để nghe người dân bản địa, Đức Phanxicô và Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng lắng nghe. Đó là nhận định của người dân bản địa Amazon được Đức Hồng Y Pedro Ricardo Barreto Jimeno, Tổng Giám mục Huancayo (Peru) và là Phó Chủ tịch Mạng lưới Giáo hội Liên vùng Amazon (REPAM) chuyển lại.
Linh mục Michael Czerny cho biết, “sáng kiến này đáp ứng nhu cầu của các tộc trưởng để họ cảm nhận Giáo hội đi cùng với họ.” Nhiều chủ đề sẽ được thảo luận, chẳng hạn như sự cô đơn mà giáo dân Công Giáo bản địa gặp phải hoặc vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.
Đây là lúc cùng đồng hành với các Giáo phụ
Linh mục Fratel Antonio Soffientini, thư ký điều hành của sự kiện cho biết, đây là thời gian để lắng nghe, một loạt các buổi gặp gỡ nhằm mục đích đồng hành với công việc của các Giáo phụ. Linh mục Michael Czerny nói thêm: “Đây là thành quả của thượng hội đồng ngay cả trước khi thượng hội đồng bắt đầu.”
Ông Daniela Finamore, điều phối viên của chương trình châu Âu của hiệp hội Phong trào Khí hậu Thế giới Công Giáo cho biết, nhiều người trẻ cũng đã đóng góp sáng kiến.
Trong số tất cả các sự kiện diễn ra từ ngày 5 đến 27 tháng 10, có ba điểm nổi bật. Vào ngày 5 tháng 10 và 12 tháng 10, một buổi cầu nguyện và một buổi tối hòa giải sẽ được tổ chức tại Nhà thờ Traspontina (Rôma). Và ngày 19 tháng 10, các người bản địa và các Giáo phụ sẽ đi hành hương từ đồi Monte Mario Hill đến quảng trường Thánh Phêrô.
7. Cha Renato Chiera, người cha của những đứa con không được yêu thương
Cha Renato Chiera nhận mình là một linh mục đường phố, sống như một Kitô hữu tại các vùng ngoại biên của Giáo hội để ở bên cạnh những người không được yêu thương. Cha đến các khu ổ chuột của Brazil vào năm 1978 và năm 1986, cha đã thành lập “Nhà cho trẻ vị thành niên”.
Cha Renato Chiera là con nhà nông dân chính hiệu. Cha sinh ra trong một gia đình nghèo có 8 người con, tại một thị trấn nhỏ ở vùng Piemonte, nước Ý. Năm 8 tuổi, cậu bé Renato đã muốn là một “Gioan Bosco nhỏ”, nghĩa là muốn giúp đỡ cho những người trẻ. Năm 12 tuổi, cậu gia nhập chủng viện để học làm linh mục, với ước muốn sống vì tha nhân.
Ngay sau khi được chịu chức linh mục, cha Renato nghe thấy tiếng gọi từ sâu thẳm lòng mình, mời gọi cha “đi vào” thế giới. Cha cảm thấy giáo phận mình “hơi chật hẹp” và cha mơ đến những chân trời rộng lớn hơn. Năm 1978, Đức Giám Mục giáo phận Mondovi của cha đề nghị cha đến truyền giáo tại giáo phận Nova Iguaçu, một vùng ngoại biên rộng lớn và nhiều tệ nạn và bạo lực bên Brazil. Và từ đó, trái tim cha bắt đầu nhịp đập vì thế giới của những người bị loại bỏ và vì Brazil.
Cha đã rời bỏ vị trí giáo sư triết học để đi đến những vùng ngoại biên về địa lý cũng như cuộc sống của miền Baixada Fluminense, vì “bị lôi cuốn bởi Chúa Giêsu, Đấng đau khổ và tiếng kêu than vì bị bỏ rơi của Người đang vang lên nơi một dân tộc bị tiêu diệt, không có hy vọng và không được yêu thương”. Cha cảm thấy ngay lập tức đã tìm ra được chỗ của mình và Giáo hội của mình.
Biến cố đổi đời
Cha Renato kể về bước ngoặt trong ơn gọi của mình. “Tôi bị đánh động bởi câu chuyện và thảm kịch của những thiếu niên không được yêu thương, bị thương tổn, bị kết án vì bạo lực, ma túy và chết sớm”. Một số sự kiện đã để lại dấu ấn sâu sắc: cha đã cho một người trẻ trú ngụ trong nhà, người được gọi là “tên cướp biển”, khi anh ta bị cảnh sát bắt và săn lùng. Và rồi một ngày nọ, anh ta bị giết trên tường của ngôi nhà. Cha nói với cảm giác bất lực: “Tôi đã không đến Brazil để trở thành một linh mục chôn người chết, nhưng để cứu các sự sống.”
Một lần khác, một cậu bé khác xuất hiện đã khiến cha phải đối đầu với một thực tế tàn bạo: “Trong giáo xứ của cậu ta đã có 36 thiếu niên bị giết trong tháng này” và cậu bé nói rằng mình là người đứng đầu trong danh sách tử thần. Cậu bé hỏi: “Cha sẽ để họ giết tất cả chúng con sao? Không ai làm điều gì cả sao?” Trong bóng đêm, cha Renato nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu thấp thoàng nơi khuôn mặt của cậu bé: “Các con đã làm điều đó với Thầy”. Và để là sự hiện diện của Thiên Chúa, của cha mẹ, gia đình đối với những người không được ai yêu thương, cha đã bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới, khó khăn nhưng thú vị.
Những đứa con bị bỏ rơi
Những thiếu niên này là những đứa con bị các gia đình, trường học, xã hội, chính quyền và cả Giáo hội bỏ rơi. Họ là những đứa con của sự thiếu vắng: kết quả của “phá thai cộng đồng”. Các em lang thang trên các con đường với ánh nhìn vô hồn, như những xác chết biết đi, bị mọi người chối bỏ, là khách lạ ngay trên chính quê hương của mình, bị tiêu diệt, không có điểm quy chiếu, không định hướng, không có ước mơ cũng như tương lai. Đối với họ, đường phố vừa là là tất cả và cũng là vô định.
Các em là kết quả của một xã hội độc ác và loại trừ, không yêu thương, đánh cắp các quyền cơ bản của các em, lên án và giết chúng để dập tắt những tiếng nói nghe giống như lời buộc tội. Các em đã bị đánh cắp mọi thứ, ngay cả quyền là trẻ em, là thanh thiếu niên, quyền được có giường ngủ, được ăn, được chơi, có thể mơ ước, có triển vọng và tương lai. Các em là gương phản chiếu của một xã hội có mối quan hệ bệnh hoạn sâu sắc, là tiếng kêu than, là sự sợ hãi, là bức ảnh cho thấy mặt tối của xã hội.
Tuy nhiên, ngày nay, những đứa trẻ này không còn sống trên đường phố như trước đây như khi chúng tìm kiếm sự an toàn, tìm tương lai trong việc buôn bán ma túy. Ở đó, chúng được sống và giết, và bị giết: bởi vì đây là luật của những nhóm tội phạm trong môi trường đó.
Bắt đầu từ “bức ảnh” buồn này, dự án “Casa do menor” – nhà cho trẻ vị thành niên - được bắt đầu, để cho các em được có sự hiện diện của một gia đình, của tình yêu, của trường học, của nghề nghiệp, của tương lai, của người giữ vai chính và nhân phẩm.
Cha Renato tìm kiếm các người trẻ trên đường phố và nói cho các em biết về sự hiện diện của Thiên Chúa
Không hối tiếc
Cha Renato Chiera, thực sự không hối hận vì đã rời vị trí giáo sư triết học. Trên đường phố, cha có một vị trí khác và học một triết lý khác. Cha cảm thấy mãn nguyện khi là một linh mục đường phố, một linh mục của “crazolandie” (thành phố của đụng độ, ma túy), những nơi giờ đây là các thánh đường mới của cha. Chính tại đó, cha gặp được Thiên Chúa, cha ôm lấy thân xác đang sống của Chúa Kitô, chầu trước những “bánh thánh chảy máu”, đang kêu khóc vì bị bỏ rơi và tìm kiếm sự hiện diện của tình yêu, của triển vọng, của tương lai. Đôi khi họ hài lòng với chỉ một cái ôm hay một viên kẹo. Trên đường phố và trong “thành phố đụng độ và ma túy”, chúng ta có thể nhận ra mỗi ngày kết quả và hậu quả của một xã hội chia rẽ, của sự suy thoái của một nền văn minh.
“Nhà cho trẻ vị thành niên”, một người mẹ cộng đồng
Ngày nay, “Nhà cho trẻ vị thành niên” có mặt ở 4 tiểu bang của Brazil; đó là một “bà mẹ cộng đồng”, không bỏ rơi trẻ em đường phố, nhưng giúp chúng sống lại như những đứa con yêu dấu của Chúa. Trong 33 năm, hơn 100 ngàn trẻ em được đón tiếp, 70 ngàn em ngày nay có một công việc và một tương lai. Cha Renato thường nói rằng cha sẽ hiến chính mạng sống của mình “để cứu dù chỉ một đứa trẻ hay thanh thiếu niên”.
Từ “Casa do menor” đã nảy sinh một gia đình của những người thánh hiến, được gọi là “Gia đình sự sống”. Một gia đình cho những người không được ai yêu thương. Một số thành viên của “Gia đình sự sống” này cũng đã bị bỏ rơi, nhưng giờ đây họ trở thành những người cha và người mẹ của những người bị bỏ rơi. Cộng đồng mới này là sự bảo đảm tương lai cho các thiếu niên, duy trì sức sống cho công việc truyền giảng Tin Mừng.
Một hành động yêu thương
Tiếng kêu khóc của các trẻ em và những thiếu niên là tiếng kêu gào của nhu cầu cảm thấy được yêu thương như con cái. Ai không cảm thấy mình như một đứa con thì không yêu chính mình và sẵn sàng phá hủy mọi thứ và hủy diệt chính mình. Do đó, nó không thể là cha mẹ hoặc xây dựng những triển vọng trong tương lai. “Casa do menor” cố gắng đón nhận tiếng khóc của những người không cảm thấy được yêu thương khi cho họ một ngôi nhà, một gia đình, một nghề nghiệp và khả năng gia nhập xã hội và thế giới công việc. Trong gia đình, nhiều đứa trẻ có thể thực sự tái sinh trong cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là tình yêu, sự hiện diện trung thành không bao giờ bỏ rơi.
Cha Chiera nhắc đến một chàng trai trẻ bị thương ở đầu vì cha anh ta đã cố giết anh ta bằng cách cho anh ta vào một hố ga trên đường phố. Anh ấy đã được nhận vào “Casa do menor”. Một ngày kia - Ngày của Mẹ - anh muốn đến thăm mẹ mình. Anh hỏi cha Renato: “Con có thể đi không?”. Cha đã mua cho bà ta một chiếc áo sơ mi. Khi trở về, anh ta rất buồn: mẹ anh ta đã chết. Anh nói: “Con không còn ai nữa”. Sau đó, đưa chiếc áo cho linh mục, anh nói thêm: “Cha là mẹ của con”.
Các nhà thờ Kitô Giáo ở Trung Quốc đã được lệnh phải gỡ xuống Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng những lời dạy của Đại Đế Tập Cận Bình.
Theo Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, các nhà thờ Tam Tự của Trung Quốc đã được lệnh phải gỡ xuống hay đục bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và thay bằng các lời dạy của “Bác Tập”.
Tưởng cũng nên biết: Từ tháng 7, 1950, các mục sư quốc doanh Trung Quốc thảo ra một hiến chương Kitô Giáo với sự cố vấn của Chu Ân Lai nhằm cổ vũ cho 3 chính sách là Tự Trị (自治、), Tự Cường (自养、) và Tự Truyền (truyền giáo, truyền chức..) (自传). Năm 1954, 138 nhà lãnh đạo Tin Lành thành lập ra giáo hội Tin Lành Tam Tự tại Trung Quốc. Các nhà thờ của giáo hội quốc doanh này gọi là nhà thờ Tam Tự.
Phúc trình của Bitter Winter cho biết, ban đầu, các nhà thờ được yêu cầu gỡ bỏ Điều răn thứ nhất, “Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi…Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta.” (Xh 20:3) Lý do là vì “Bác Tập” không đồng ý với câu đó.
Báo cáo cho biết những người từ chối loại bỏ một vài Điều Răn hoặc tất cả Mười Điều Răn đã bị cầm tù. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo và các tín hữu tiếp tục bị quấy rối ngay cả trong các nhà thờ đã tuân thủ yêu cầu này.
Các quan chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nói với cộng đoàn tại một nhà thờ Tam Tự ở thành phố Lạc Dương (Luoyang - 洛阳市) hồi cuối tháng 6 vừa qua rằng “Đảng phải được tuân thủ về mọi khía cạnh. Bạn phải làm bất cứ điều gì mà Đảng bảo bạn làm. Nếu bạn chống lại, nhà thờ của bạn sẽ bị đóng cửa ngay lập tức.”
Nhà thờ Tin Lành tại thành phố Lạc Dương đã phải gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời sau những áp lực liên tục từ bọn cầm quyền Trung Quốc.
Các nhà thờ Tam Tự chưa gỡ bỏ Mười Điều Răn Đức Chúa Trời đã bị đóng cửa, cùng chung số phận với một số nhà thờ tại gia bị bọn cầm quyền coi là bất hợp pháp. Các tín hữu ở các nhà thờ chống đối chính sách này bị đe dọa thường xuyên, bị cho nghỉ việc, và ngay cả con cái họ cũng bị cấm đến trường.
Thay vì Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, các nhà thờ Tam Tự đưa lên các trích dẫn thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và cảnh báo chống lại ảnh hưởng của phương Tây đối với Trung Quốc.
Một trong những “điều răn mới” được viết như sau:
“Các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội và văn hóa Trung Quốc sẽ giúp hội nhập các tôn giáo đa dạng của Trung Quốc, sẽ hỗ trợ cộng đồng tôn giáo bằng cách diễn giải triết lý tôn giáo, đạo lý và các giáo huấn một cách phù hợp với nhu cầu tiến bộ của thời đại. Kiên quyết chống lại sự xâm nhập của hệ tư tưởng phương Tây và tăng cường ý thức chống lại ảnh hưởng của các tư tưởng cực đoan”.
“Điều răn” này được trích từ một bài phát biểu của Tập Cận Bình tại một cuộc họp của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc vào tháng 5/2015.
Một mục sư trong nhà thờ Tam Tự nói với Bitter Winter rằng ông ta sợ bọn cầm quyền Trung Quốc đang cố gắng thần thánh hóa bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc.
“Bước đầu tiên của nhà cầm quyền là cấm các bài thơ tôn giáo. Sau đó, nó tháo dỡ các thánh giá và bắt đầu thực hiện chiến dịch bốn yêu cầu trong đó có việc treo cờ nước và các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội trong các nhà thờ. Camera giám sát để theo dõi các tín hữu và các hoạt động tôn giáo sau đó được lắp đặt. Bước cuối cùng là thay thế Mười Điều Răn Đức Chúa Trời bằng các bài phát biểu của Tập Cận Bình,” ông nói.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh phải “Trung Quốc hóa” tất cả các tôn giáo ở Trung Quốc, đó là một động thái mà Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ gọi là Chiến lược sâu rộng để kiểm soát, cai trị và thao túng mọi khía cạnh của niềm tin vào một khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa theo ‘đặc điểm Trung Quốc’.
Bọn cầm quyền Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch ngũ niên nhằm “Trung Quốc hóa” Hồi giáo, một tôn giáo đã phải đối mặt với các cuộc đàn áp gia tăng ở nước này với ít nhất 800,000 người Hồi giáo tại Tân Cương (Uyghur, 新疆) bị giam giữ trong các trại giam.
“Trung Quốc hóa” Công Giáo là một trong các chủ đề được thảo luận nhiều trong quá trình đi đến một thỏa thuận chính thức giữa Vatican và Trung Quốc trong việc bổ nhiệm các giám mục.
Trước đây, các giám mục liên kết với Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc, đã được tấn phong bất hợp pháp và bị vạ tuyệt thông.
Các điều khoản đầy đủ của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc tới nay vẫn chưa được công bố.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp bằng video tới Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc bàn về sự biến đổi khí hậu
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi thông điệp bằng video tới Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc bàn về sự biến đổi khí hậu
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bằng video tới những người tham dự viên Hội nghị Thượng đỉnh bàn về Khí hậu biến đổi của Liên Hợp Quốc đã diễn ra tại New York vào ngày 23 tháng 9 năm 2019.
Toàn văn sứ điệp của Đức Thánh Cha như sau:
Tôi xin chào mừng tất cả mọi đại biểu của Hội nghị Thượng đỉnh bàn về Khí hậu biến đổi của Liên Hợp Quốc 2019.
Tôi xin cảm ơn ngài Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông António Guterres, đã triệu tập cuộc họp này lôi cuốn đượcv sự thu hút và quan tâm của nhiều nguyên thủ quốc gia - và toàn bộ cộng đồng quốc tế và dư luận thế giới – trước một vấn đề nan giải về một hiện tượng đáng lo ngại của thời đại chúng ta là: sự biến đổi khí hậu.
Đây là một trong những thách đố quan yếu mà chúng ta phải đối diện. Để thực hiện được điều này đòi buộc toàn thế giới phải trau dồi ba phẩm chất đạo đức: lòng trung thực, trách nhiệm và can đảm.
Đối với Hiệp ước đã được đồng thuận tại Đại hội ở Paris ngày 12 tháng 12 năm 2015, cộng đồng quốc tế đã nhận thức được sự cấp bách và đề ra một giải đáp nhằm giúp duy trì ngôi nhà chung của chúng ta. Tuy nhiên, sau bốn năm Hiệp ước đồng thuận lịch sử đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng các cam kết mà các quốc gia đề ra vẫn còn rất “yếu”, nghĩa là chưa được thực hiện và còn lâu lắm mới đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Cùng với rất nhiều sáng kiến, không phải chỉ bởi các chính phủ đề ra mà được toàn thể xã hội dân sự quan tâm đề xuất, Đại hội cần phải học hỏi các kiến nghị, ưu tư đó để tận dụng nguồn lực con người, tài chính và công nghệ lớn hơn hầu có thể làm giảm thiểu đi những tác động tiêu cực trước sự biến đổi khí hậu, hầu nâng đỡ những người nghèo khổ và dễ bị tổn thương nhất là những nạn nhân đang phải gánh chịu nhiều nhất sự biến đổi này!
Trước tình huống không mấy tốt đẹp và hành tinh chúng ta đang sống bị ảnh hưởng nhưng cánh cửa của một vận mệnh mới vẫn còn đang rộng mở cho chúng ta!
Bất chấp tất cả! Chúng ta đừng làm mất cơ hội đó. Chúng ta hãy tiến vào với một quyết tâm mà chúng ta quyết nuôi dưỡng nó với sự phát triển toàn diện của con người, để bảo đảm một cuộc sống tốt hơn cho các thế hệ tương lai. Mặc dù thời kỳ hậu công nghiệp này có thể được nhớ đến với nhiều người vô trách nhiệm nhất trong lịch sử, tuy nhiên chúng ta vẫn còn lý do để hy vọng rằng nhân loại ở vào buổi bình minh của thế kỷ hai mươi mốt này sẽ được nhớ đến vì đã nỗ lực chu toàn cái trọng trách nghiêm trọng của mình. “
Với lòng trung thực, trách nhiệm và can đảm, chúng ta phải dùng khả năng thông minh của mình mà “phục vụ cho một cái gì tiến bộ, lành mạnh và nhân bản hơn, một xã hội cao đẹp và thích hợp hơn”, dùng nguồn mạch kinh tế mà phục vụ con người, dựng xây hòa bình và bảo vệ môi trường sống.
Vấn đề biến đổi khí hậu có liên quan đến các vấn đề đạo đức, công bằng xã hội. Tình trạng suy thoái môi trường hiện nay có liên quan đến sự xuống cấp của con người, tới sự suy đồi đạo đức và băng hoại xã hội mà chúng ta đang phải đối diện hàng ngày. Điều đó đòi buộc chúng ta phải học hỏi và suy tư về các hình thức tiêu thụ và sản xuất của chúng ta, về quá trình giáo dục và nhận thức, để làm sao cho chúng phù hợp với phẩm giá con người.
Chúng ta đang đối diện với một “thách đố của nền văn minh” nhắm vào lợi ích chung. Điều này đã quá rõ ràng, thì chúng ta phải tìm ra những giải pháp nằm lòng trong tầm tay với của mọi người, ở cấp độ cá nhân cũng như tập thể xã hội, bằng một lối sống trung thực, can đảm và trách nhiệm.
Tôi mong muốn ba danh từ - trung thực, can đảm và trách nhiệm – phải là trọng tâm cho những công việc mà các bạn đang bàn thảo hôm nay và đưa vào hành động cho tương lai ngày mai…
Chân thành cám ơn các bạn.
Giáo hoàng Phanxicô
3. Thần học gia tuyên bố rút lui khỏi tiến trình công nghị có hiệu quả ràng buộc ở Đức
Một thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế đã tuyên bố rằng cô không thể tham gia vào tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc”, được thực hiện bởi Hội Đồng Giám Mục Đức.
Marianne Schlosser, một thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế, cho biết cô lo ngại về cả phương hướng lẫn phương pháp của tiến trình công nghị này đến mức không còn muốn tham gia vào tiến trình này nữa.
Schlosser, giáo sư thần học tại Đại học Vienna và là người đã nhận được Giải thưởng Ratzinger 2018, được mời tham gia tiến trình công nghị tại Đức trong diễn đàn “phụ nữ trong các vai trò và chức vụ trong Giáo Hội”, với tư cách là một chuyên gia.
Schlosser cho biết cô không thể đồng ý với Tài Liệu Làm Việc của nhóm chuẩn bị. Cô đã nêu ra một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề “thành kiến cố hữu trong việc phong chức” cho phụ nữ.
Cái người ta gọi là “thành kiến cố hữu” này không phải là vấn đề có thể bàn cãi về mặt thần học, lịch sử, mục vụ hay linh đạo. Cô nói với KNA rằng Giáo Hội Công Giáo dạy rằng Giáo Hội không có thẩm quyền trong việc phong chức cho phụ nữ.
Cô Schlosser cho biết các cuộc thảo luận về việc phong chức cho phụ nữ đã “được tiến hành từ rất lâu rồi”, tất cả các lý lẽ tranh luận đã được trao đổi và được đưa hết lên bàn thảo luận rồi.
Vì đó là “không phải là một vấn đề liên quan đến kỷ luật”, nên chủ đề này “không thể được đàm phán trong một diễn đàn với các thành viên hỗn hợp”, tức là giữa các giám mục và giáo dân, cô nói.
Schlosser đã không tham dự trong hai cuộc họp chuẩn bị.
Nhà thần học cũng bày tỏ nỗi sợ hãi về sự phân cực trầm trọng trong Giáo Hội Đức.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Schlosser làm thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế. Cô cũng được chỉ định là thành viên của ủy ban nghiên cứu điều tra việc phong chức phó tế cho nữ giới vào năm 2016.
Schlosser, một người miền Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, cũng là cố vấn cho Ủy ban Đức tin của Hội Đồng Giám Mục Đức và kể từ tháng Giêng năm 2018, cô là một thành viên của Ủy ban Thần học của Hội Đồng Giám Mục Áo.
4. Con người giá trị hơn tiền tài vật chất
Trong buổi triều yết tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 22/9/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng Chúa Giêsu mời chúng ta hãy dùng sự giầu có tiền bạc để thể hiện những điều tốt đẹp và nối kết các mối giao hảo.
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ cho khách hành hương về Tin mừng Phúc âm của Chúa Nhật hôm nay về người quản gia xảo quyệt và bất công.
Bị buộc tội đã phung phí tiền bạc của chủ, người quản gia ấy sắp bị sa thải… Khi phải đối diện với tình huống này, ông ta nghĩ ra một cách để bảo đảm cho mình một tương lai an toàn cho mình bằng cách triệu gọi những chủ nợ tới và cắt giảm các khoản nợ cho họ. Mục đích của ông là mua lòng họ, với hy vọng sẽ được bù đáp trả trong tương lai lúc ông ta lâm nạn!
Thật tuyệt vời
Đức Thánh Cha nhận xét rằng Chúa Giê-su không trình bày dụ ngôn này để mở đường cho chúng ta không cần sống trung thực, mà Chúa muốn mời gọi chúng ta hãy sống khôn khéo! Đức Thánh Cha giải thích: với trí thông minh và sự khôn khéo giúp chúng ta vượt thoát được những tình huống khó khăn.
Sự giàu có thiếu trung thực
Chìa khóa để hiểu dụ ngôn này, theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô, là lời khuyên của Chúa Giêsu dành cho chúng ta hãy biết xử trí với bạn bè giàu có thiếu lòng trung thực trong hoàn cảnh hoạn nạn mà vẫn chiếm hữu được nước trời.
Đức Thánh Cha cho hay “Sự giàu có không trung thực” có thể là tiền của - đôi khi còn được gọi là “ma quỷ cám dỗ” - khi chúng ta đề cập đến tiền của sang giầu vật chất.
Bức tường ngăn cách
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sự giàu có của con người có thể đưa đến việc xây lên những bức tường ngăn cách và phân biệt đối xử. Đức Thánh Cha Phanxicô mời hãy gọi 'hãy dùng tiền của mà mua lấy bạn bè'; dùng tiền của mà thương giúp tha nhân vì con người thì quí hơn mọi thứ mà chúng ta có thể chiếm hữu.
Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta hãy biết dùng của cải mà mua lấy bạn hữu để chính họ sẽ đền ơn mà mời đón chúng ta vào nước trời; cũng như Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta hãy dùng tiền của sang giàu mà xây dựng tình huynh đệ và đoàn kết, thì sẽ không chỉ chiếm hữu được Thiên Chúa mà còn nối kết được với tha nhân trong tình sẻ chia những gì Chúa đặt để trong tay chúng ta.
Hãy biến cái sai thành cái thiện
Cuối cùng Đức Thánh Cha tiếp tục chia sẻ rằng Tin Mừng hôm nay làm nổi bật người quản gia bất lương khi bị người chủ của cho thôi việc đã tự hỏi mình phải làm gì bây giờ?
Đối diện với những thất bại của chúng ta, Đức Đức Thánh Cha nói Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta phải luôn cảnh tỉnh để sửa sai lỗi lầm của mình bằng cách làm điều tốt.
Sau cùng, Đức Thánh Cha kết thúc: “Nếu ta gây sầu buồn cho ai, hãy ủi an họ! Nếu ta đối xử bất công với ai, hãy đền trả cho họ!” Sống như vậy, chúng ta sẽ được Thiên Chúa ân thưởng.
5. Đức Giáo Hoàng nói với các bác sĩ: Hãy chối bỏ cơn cám dỗ để trợ giúp hay cổ võ sự tự sát và an tử
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các bác sĩ hãy bác bỏ cơn cám dỗ trợ giúp và cổ võ cho việc tự sát và an tử, khi nhắc nhớ các bác sĩ về lời thề Hippocartic mà họ đã thề hứa cam kết để tuyệt đối tôn trọng sự sống con người và sự thánh thiêng của mạng sống con người.
“Y học, về định nghĩa, là một sự phục vụ sự sống con người, vốn có liên hệ đến sự tham chiếu thiết yếu và không thể thiếu đối với con người theo một cách chính trực về mặt tinh thần và vật chất, trong chiều kích cá nhân và xã hội của con người”. “Do đó y khoa là để phục vụ con người, toàn thể nhân loại, mọi người”, Đức Giáo Hoàng nói với khoảng 350 đại diện của Liên Đoàn Quốc Gia Các Nhà Phẫu Thuật và Nha Sĩ của Ý là những người đã gặp gỡ Ngài vào Thứ Sáu tại Vatican.
Ngài nói với họ rằng bệnh tật không phải là một sự thật thuần tuý mang tính y học chỉ giới hạn với y khoa mà thôi, Ngài nói, các bác sĩ được mời gọi để liên hệ với các bệnh nhân, xem xét cá nhân người ấy mà thôi là người đang mang bệnh, chứ không phải như trường hợp bệnh mà người bệnh có.
Đó là lý do vì sao, Đức Giáo Hoàng nói, thật quan trọng là “người bác sĩ không được đánh mất tầm nhìn về sự độc nhất của mỗi người bệnh, với phẩm giá và sự mỏng giòn của họ”. “Một người đàn ông hay phụ nữ cần phải được đồng hành bằng lương tâm, sự thông thái và con tim, đặc biệt là trong những hoàn cảnh nghiêm trọng nhất”.
“Với thái độ này”, Đức Giáo Hoàng nói, “chúng ta có thể và phải bác bỏ cơn cám dỗ, cũng gồm cả bởi những thay đổi pháp lý, để sử dụng y khoa cổ võ cho sự bằng lòng có thể của người bệnh để được chết, mang lại sự trợ giúp cho việc tự sát hay trực tiếp tạo nên cái chết bởi an tử”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng đây là những cách thế tồi tệ của việc giải quyết những chọn lựa vốn không phải, như chúng thể hiện, là một sự thể hiện sự tự do của một người, khi chúng bao gồm cả sự bỏ đi một bệnh nhân như một khả năng, hay một lòng thương cảm sai trái khi đối diện với yêu cầu được trợ giúp để thực hiện cái chết.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại “Định Chế Mới Đối Với Những Người Hoạt Động Trong Lãnh Vực Y Tế” của Hội Đồng Giáo Hoàng về Sự Trợ Giúp Mục Vụ cho Các Chuyên Viên Y Tế của Toà Thánh Vatican vốn viết: “Không có quyền nào được thực hiện cách tuỳ tiện trên sự sống của một người, vì thế không một bác sĩ nào có thể trở thành một người bảo vệ thừa hành của một quyền không tồn tại”.
Ngài cũng nhắc lại vị tiền nhiệm của Ngài, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là vị đã nói đến chiều kích đạo đức nền tảng và không thể thiếu của nghề y tế của lời thề Hippocratic, mà theo đó “mọi bác sĩ được yêu cầu phải cam kết tôn trọng tuyệt đối sự sống con người và tính thánh thiêng của nó”.
6. Năm mươi tộc trưởng bản địa sẽ có mặt tại Rôma ở Thượng hội đồng Amazon
Hôm 20 tháng 9, Vatican News cho biết, năm mươi tộc trưởng bản địa sẽ có mặt tại Rôma để tham dự Thượng hội đồng Amazon. Linh mục Michael Czerny, thư ký đặc biệt của Thượng hội đồng cho biết, “sáng kiến này đáp ứng nhu cầu của các tộc trưởng để họ cảm nhận Giáo hội cùng đi với họ.”
Để có thể lắng nghe người dân bản địa hơn, một sự kiện có tên “Amazon ngôi nhà chung” sẽ tổ chức song song với thượng hội đồng. Khoảng 130 sự kiện sẽ được tổ chức trong Rôma và vùng phụ cận Rôma, với sự có mặt của hơn 50 tộc trưởng người bản địa từ Amazon và các vùng khác đến. Trong các dịp này, các giáo phụ sẽ đến gặp họ.
Trong khi cả các chính trị gia và các doanh nhân “không có thì giờ” để nghe người dân bản địa, Đức Phanxicô và Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng lắng nghe. Đó là nhận định của người dân bản địa Amazon được Đức Hồng Y Pedro Ricardo Barreto Jimeno, Tổng Giám mục Huancayo (Peru) và là Phó Chủ tịch Mạng lưới Giáo hội Liên vùng Amazon (REPAM) chuyển lại.
Linh mục Michael Czerny cho biết, “sáng kiến này đáp ứng nhu cầu của các tộc trưởng để họ cảm nhận Giáo hội đi cùng với họ.” Nhiều chủ đề sẽ được thảo luận, chẳng hạn như sự cô đơn mà giáo dân Công Giáo bản địa gặp phải hoặc vai trò của phụ nữ trong Giáo hội.
Đây là lúc cùng đồng hành với các Giáo phụ
Linh mục Fratel Antonio Soffientini, thư ký điều hành của sự kiện cho biết, đây là thời gian để lắng nghe, một loạt các buổi gặp gỡ nhằm mục đích đồng hành với công việc của các Giáo phụ. Linh mục Michael Czerny nói thêm: “Đây là thành quả của thượng hội đồng ngay cả trước khi thượng hội đồng bắt đầu.”
Ông Daniela Finamore, điều phối viên của chương trình châu Âu của hiệp hội Phong trào Khí hậu Thế giới Công Giáo cho biết, nhiều người trẻ cũng đã đóng góp sáng kiến.
Trong số tất cả các sự kiện diễn ra từ ngày 5 đến 27 tháng 10, có ba điểm nổi bật. Vào ngày 5 tháng 10 và 12 tháng 10, một buổi cầu nguyện và một buổi tối hòa giải sẽ được tổ chức tại Nhà thờ Traspontina (Rôma). Và ngày 19 tháng 10, các người bản địa và các Giáo phụ sẽ đi hành hương từ đồi Monte Mario Hill đến quảng trường Thánh Phêrô.
7. Cha Renato Chiera, người cha của những đứa con không được yêu thương
Cha Renato Chiera nhận mình là một linh mục đường phố, sống như một Kitô hữu tại các vùng ngoại biên của Giáo hội để ở bên cạnh những người không được yêu thương. Cha đến các khu ổ chuột của Brazil vào năm 1978 và năm 1986, cha đã thành lập “Nhà cho trẻ vị thành niên”.
Cha Renato Chiera là con nhà nông dân chính hiệu. Cha sinh ra trong một gia đình nghèo có 8 người con, tại một thị trấn nhỏ ở vùng Piemonte, nước Ý. Năm 8 tuổi, cậu bé Renato đã muốn là một “Gioan Bosco nhỏ”, nghĩa là muốn giúp đỡ cho những người trẻ. Năm 12 tuổi, cậu gia nhập chủng viện để học làm linh mục, với ước muốn sống vì tha nhân.
Ngay sau khi được chịu chức linh mục, cha Renato nghe thấy tiếng gọi từ sâu thẳm lòng mình, mời gọi cha “đi vào” thế giới. Cha cảm thấy giáo phận mình “hơi chật hẹp” và cha mơ đến những chân trời rộng lớn hơn. Năm 1978, Đức Giám Mục giáo phận Mondovi của cha đề nghị cha đến truyền giáo tại giáo phận Nova Iguaçu, một vùng ngoại biên rộng lớn và nhiều tệ nạn và bạo lực bên Brazil. Và từ đó, trái tim cha bắt đầu nhịp đập vì thế giới của những người bị loại bỏ và vì Brazil.
Cha đã rời bỏ vị trí giáo sư triết học để đi đến những vùng ngoại biên về địa lý cũng như cuộc sống của miền Baixada Fluminense, vì “bị lôi cuốn bởi Chúa Giêsu, Đấng đau khổ và tiếng kêu than vì bị bỏ rơi của Người đang vang lên nơi một dân tộc bị tiêu diệt, không có hy vọng và không được yêu thương”. Cha cảm thấy ngay lập tức đã tìm ra được chỗ của mình và Giáo hội của mình.
Biến cố đổi đời
Cha Renato kể về bước ngoặt trong ơn gọi của mình. “Tôi bị đánh động bởi câu chuyện và thảm kịch của những thiếu niên không được yêu thương, bị thương tổn, bị kết án vì bạo lực, ma túy và chết sớm”. Một số sự kiện đã để lại dấu ấn sâu sắc: cha đã cho một người trẻ trú ngụ trong nhà, người được gọi là “tên cướp biển”, khi anh ta bị cảnh sát bắt và săn lùng. Và rồi một ngày nọ, anh ta bị giết trên tường của ngôi nhà. Cha nói với cảm giác bất lực: “Tôi đã không đến Brazil để trở thành một linh mục chôn người chết, nhưng để cứu các sự sống.”
Một lần khác, một cậu bé khác xuất hiện đã khiến cha phải đối đầu với một thực tế tàn bạo: “Trong giáo xứ của cậu ta đã có 36 thiếu niên bị giết trong tháng này” và cậu bé nói rằng mình là người đứng đầu trong danh sách tử thần. Cậu bé hỏi: “Cha sẽ để họ giết tất cả chúng con sao? Không ai làm điều gì cả sao?” Trong bóng đêm, cha Renato nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu thấp thoàng nơi khuôn mặt của cậu bé: “Các con đã làm điều đó với Thầy”. Và để là sự hiện diện của Thiên Chúa, của cha mẹ, gia đình đối với những người không được ai yêu thương, cha đã bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới, khó khăn nhưng thú vị.
Những đứa con bị bỏ rơi
Những thiếu niên này là những đứa con bị các gia đình, trường học, xã hội, chính quyền và cả Giáo hội bỏ rơi. Họ là những đứa con của sự thiếu vắng: kết quả của “phá thai cộng đồng”. Các em lang thang trên các con đường với ánh nhìn vô hồn, như những xác chết biết đi, bị mọi người chối bỏ, là khách lạ ngay trên chính quê hương của mình, bị tiêu diệt, không có điểm quy chiếu, không định hướng, không có ước mơ cũng như tương lai. Đối với họ, đường phố vừa là là tất cả và cũng là vô định.
Các em là kết quả của một xã hội độc ác và loại trừ, không yêu thương, đánh cắp các quyền cơ bản của các em, lên án và giết chúng để dập tắt những tiếng nói nghe giống như lời buộc tội. Các em đã bị đánh cắp mọi thứ, ngay cả quyền là trẻ em, là thanh thiếu niên, quyền được có giường ngủ, được ăn, được chơi, có thể mơ ước, có triển vọng và tương lai. Các em là gương phản chiếu của một xã hội có mối quan hệ bệnh hoạn sâu sắc, là tiếng kêu than, là sự sợ hãi, là bức ảnh cho thấy mặt tối của xã hội.
Tuy nhiên, ngày nay, những đứa trẻ này không còn sống trên đường phố như trước đây như khi chúng tìm kiếm sự an toàn, tìm tương lai trong việc buôn bán ma túy. Ở đó, chúng được sống và giết, và bị giết: bởi vì đây là luật của những nhóm tội phạm trong môi trường đó.
Bắt đầu từ “bức ảnh” buồn này, dự án “Casa do menor” – nhà cho trẻ vị thành niên - được bắt đầu, để cho các em được có sự hiện diện của một gia đình, của tình yêu, của trường học, của nghề nghiệp, của tương lai, của người giữ vai chính và nhân phẩm.
Cha Renato tìm kiếm các người trẻ trên đường phố và nói cho các em biết về sự hiện diện của Thiên Chúa
Không hối tiếc
Cha Renato Chiera, thực sự không hối hận vì đã rời vị trí giáo sư triết học. Trên đường phố, cha có một vị trí khác và học một triết lý khác. Cha cảm thấy mãn nguyện khi là một linh mục đường phố, một linh mục của “crazolandie” (thành phố của đụng độ, ma túy), những nơi giờ đây là các thánh đường mới của cha. Chính tại đó, cha gặp được Thiên Chúa, cha ôm lấy thân xác đang sống của Chúa Kitô, chầu trước những “bánh thánh chảy máu”, đang kêu khóc vì bị bỏ rơi và tìm kiếm sự hiện diện của tình yêu, của triển vọng, của tương lai. Đôi khi họ hài lòng với chỉ một cái ôm hay một viên kẹo. Trên đường phố và trong “thành phố đụng độ và ma túy”, chúng ta có thể nhận ra mỗi ngày kết quả và hậu quả của một xã hội chia rẽ, của sự suy thoái của một nền văn minh.
“Nhà cho trẻ vị thành niên”, một người mẹ cộng đồng
Ngày nay, “Nhà cho trẻ vị thành niên” có mặt ở 4 tiểu bang của Brazil; đó là một “bà mẹ cộng đồng”, không bỏ rơi trẻ em đường phố, nhưng giúp chúng sống lại như những đứa con yêu dấu của Chúa. Trong 33 năm, hơn 100 ngàn trẻ em được đón tiếp, 70 ngàn em ngày nay có một công việc và một tương lai. Cha Renato thường nói rằng cha sẽ hiến chính mạng sống của mình “để cứu dù chỉ một đứa trẻ hay thanh thiếu niên”.
Từ “Casa do menor” đã nảy sinh một gia đình của những người thánh hiến, được gọi là “Gia đình sự sống”. Một gia đình cho những người không được ai yêu thương. Một số thành viên của “Gia đình sự sống” này cũng đã bị bỏ rơi, nhưng giờ đây họ trở thành những người cha và người mẹ của những người bị bỏ rơi. Cộng đồng mới này là sự bảo đảm tương lai cho các thiếu niên, duy trì sức sống cho công việc truyền giảng Tin Mừng.
Một hành động yêu thương
Tiếng kêu khóc của các trẻ em và những thiếu niên là tiếng kêu gào của nhu cầu cảm thấy được yêu thương như con cái. Ai không cảm thấy mình như một đứa con thì không yêu chính mình và sẵn sàng phá hủy mọi thứ và hủy diệt chính mình. Do đó, nó không thể là cha mẹ hoặc xây dựng những triển vọng trong tương lai. “Casa do menor” cố gắng đón nhận tiếng khóc của những người không cảm thấy được yêu thương khi cho họ một ngôi nhà, một gia đình, một nghề nghiệp và khả năng gia nhập xã hội và thế giới công việc. Trong gia đình, nhiều đứa trẻ có thể thực sự tái sinh trong cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là tình yêu, sự hiện diện trung thành không bao giờ bỏ rơi.
Cha Chiera nhắc đến một chàng trai trẻ bị thương ở đầu vì cha anh ta đã cố giết anh ta bằng cách cho anh ta vào một hố ga trên đường phố. Anh ấy đã được nhận vào “Casa do menor”. Một ngày kia - Ngày của Mẹ - anh muốn đến thăm mẹ mình. Anh hỏi cha Renato: “Con có thể đi không?”. Cha đã mua cho bà ta một chiếc áo sơ mi. Khi trở về, anh ta rất buồn: mẹ anh ta đã chết. Anh nói: “Con không còn ai nữa”. Sau đó, đưa chiếc áo cho linh mục, anh nói thêm: “Cha là mẹ của con”.
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay 29.9.2019: ĐTC khánh thành tượng kỷ niệm người di dân
VietCatholic TV
18:40 29/09/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. ĐTC khánh thành tượng kỷ niệm người di dân tại quảng trường thánh Phêrô.
2. ĐTC cử hành Thánh lễ nhân Ngày Di dân và Tị nạn.
3. ĐTC nói: Phát triển kỹ thuật số phải đi đôi với đạo đức luân lý.
4. ĐTC tiếp 120 thành viên Mạng lưới “Talitha Kum”.
5. ĐHY Parolin kêu gọi các nước phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
6. Truyền thông Vatican chờ những chứng tá từ Việt Nam.
7. ĐHY William Levada của Hoa Kỳ từ trần.
8. Một nhóm giáo lý viên Thái Lan bất ngờ được ĐTC gặp riêng
9. Mỗi ngày có tới 11 Kitô hữu bị giết vì tuân giữ lời dạy của Chúa Giêsu Kitô.
10. Giới thiệu Thánh Ca: Chúa đã là người tị nạn.
Sau đây là phần tin chi tiết.