Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 26 Mùa Quanh Năm 01/10/2017 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:56 30/09/2017
Bài Ðọc I: Ed 18, 25-28
"Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, nó sẽ được sống".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây Chúa phán: "Các ngươi đã nói rằng: "Ðường lối của Chúa không chính trực". Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Chúa
Xướng: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con, và con luôn luôn cậy trông vào Chúa.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin đừng nhớ lỗi lầm khi con còn trẻ và tội ác, nhưng hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.
Xướng: Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho con nhận biết đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.
Bài Ðọc II: Pl 2, 1-5 {hoặc 1-11}
"Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Ðức Giêsu Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Ðức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có lòng thương xót nào, thì anh em hãy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm vui, được cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Ðức Giêsu Kitô.
{Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hoả ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang.}
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 14, 23
Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 21, 28-32
"Nó hối hận và đi làm. Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".
Ðó là lời Chúa.
"Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, nó sẽ được sống".
Trích sách Tiên tri Êdêkiel.
Ðây Chúa phán: "Các ngươi đã nói rằng: "Ðường lối của Chúa không chính trực". Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5. 6-7. 8-9
Ðáp: Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Chúa
Xướng: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con, và con luôn luôn cậy trông vào Chúa.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin đừng nhớ lỗi lầm khi con còn trẻ và tội ác, nhưng hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.
Xướng: Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho con nhận biết đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.
Bài Ðọc II: Pl 2, 1-5 {hoặc 1-11}
"Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Ðức Giêsu Kitô".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.
Anh em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Ðức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có lòng thương xót nào, thì anh em hãy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm vui, được cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Ðức Giêsu Kitô.
{Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hoả ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Ðức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang.}
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 14, 23
Alleluia, alleluia! - Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 21, 28-32
"Nó hối hận và đi làm. Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!" Nó thưa lại rằng: "Con không đi". Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: "Thưa cha, vâng, con đi". Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Oswald Gracias bày tỏ nỗi buồn sau khi nhiều người Ấn chen lấn đạp lên nhau chết tại Mumbai
Đặng Tự Do
00:38 30/09/2017
Đức Hồng Y Oswald Gracias nói với tờ Crux rằng người dân của Tổng Giáo phận Bombay đang than khóc những người bị thiệt mạng trong tai nạn.
Ngài nói:
“Tôi đau đớn khôn tả trước bi kịch này. Có rất nhiều mạng sống đã bị cướp đi ngay lập tức.”
“Lời cầu nguyện và lời chia buồn của chúng tôi xin được gởi đến những gia đình đã mất người thân của họ trong bi kịch này. Thành phố của chúng ta đang chịu đau khổ vì sự mất mát những mạng sống. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho họ cuộc sống vĩnh cửu. “
Bộ Đường sắt Ấn Độ đang điều tra thảm hoạ, nhưng cơ sở hạ tầng lụn bại của Mumbai từ lâu đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng gia tăng của thành phố này.
Thành phố Mumbai - trước đây gọi là Bombay - hiện có hơn 20 triệu dân, gấp hơn hai lần dân số 20 năm trước đây.
Ước tính trên 6 triệu người đi tàu điện mỗi ngày trong khu vực đô thị, và vào giờ cao điểm, xe lửa thường chiếm ba lần số lượng hành khách theo thiết kế ban đầu.
Hơn 3,000 người chết vì tai nạn trên mạng lưới đường sắt Mumbai mỗi năm.
Miến Điện không đơn giản
Vũ Văn An
01:45 30/09/2017
Tháng Mười Một này, Đức Phanxicô sẽ chính thức thăm Miến Điện. Cuộc viếng thăm khá bất ngờ này, một lần nữa, chứng tỏ ngài sẵn sàng đi bất cứ đâu để mang sứ điệp Tin Mừng đến, nhất là những khu ngoại vi, như Azerbaijan năm 2016, nơi chỉ có 570 người địa phương là Công Giáo, và nay Miến Điện, nơi người Công Giáo tuy đông hơn (450,000 người) nhưng vẫn là một thiểu số nhỏ nhoi: 1 phần trăm tổng số dân số cả nước, chưa bằng một nửa số dân Rohingya đang trở thành đề tài nóng bỏng của thời sự thế giới, khiến chính phủ của bà Aung San Suu Kyi lao đao.
Ngay từ lúc chuyến viếng thăm này chưa được Tòa Thánh chính thức xác nhận, báo chí đã cho rằng Đức Phanxicô sẽ gặp thách thức lớn tại Miến Điện vì nhiều lần, ngài từng lớn tiếng phản đối sự đối xử với người Rohingya, vốn được dư luận quốc tế coi là nhóm thiểu số bị bách hại hơn hết trên thế giới.
Thực vậy, một phúc trình của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Hai năm nay mô tả tình huống của họ gần như một cuộc diệt chủng. Họ chính thức bị xếp vào loại những “tên xâm phạm” đến từ Bengal, dù họ đã sống trên lãnh thổ này nhiều thế hệ. Theo các dữ kiện của Dự Án Arakan, một tổ chức nhân đạo chuyên bênh vưc quyền lợi của người Rohingya, thì từ năm 2010, khoảng 100,000 người của nhóm thiểu số này đã phải trốn khỏi Miến Điện bằng đường biển. Từ năm 2012, bạo động giữa người Phật giáo cực đoan và người Rohingya đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và 140,000 người tản cư.
Trong bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta ngày 19 tháng 5 năm 2015, Đức Phanxicô nói rằng “hôm nay, chúng ta nghĩ tới những người Rohingya khốn khổ của Miến Điện. Khi rời khỏi xứ sở để tránh các cuộc bách hại, họ không biết điều gì sẽ xẩy ra với họ. Và họ đã ở trên thuyền cả tháng nay… Họ tới một thị trấn kia, được cho nước uống và thực phẩm, nhưng người ta bảo họ “xéo đi!”… Và đó là việc đang diễn ra hôm nay”.
Hồi tháng 8 cùng năm, ngài nói: “Ta hãy nghĩ tới các anh em Rohingya: họ bị xua đuổi ra khỏi hết nước này đến nước nọ, và hết miền duyên hải này tới miền duyên hải nọ… Khi họ tới một hải cảng hay một bãi biển, họ nhận được nước uống và thực phẩm rồi bị đuổi ra biển trở lại. Đây là một cuộc tranh chấp chưa được giải quyết, và đó là chiến tranh, đó gọi là bạo lực, đó gọi là giết chóc”.
Tháng Hai vừa qua, Đức Phanxicô lớn tiếng tố cáo một lần nữa rằng người Rohingya “đã và đang chịu đau khổ, họ đang bị tra tấn và sát hại, chỉ vì họ duy trì đức tin Hồi Giáo”.
Có điều, cũng thời gian ấy, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục Yangon, người, năm 2015, mới được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y, và lúc nào cũng biểu lộ một lòng tôn kính với Đức Đương Kim Giáo Hoàng, đã có một giọng nói không hẳn đi theo cung điệu của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo bao nhiêu. Đức Hồng Y kêu gọi một cuộc điều tra “toàn diện và độc lập” các lời tố cáo chống lại chính phủ của Bà Suu Kyi. Ngài vẫn kỳ vọng nơi Bà:
“Thế giới nhìn Bà Aung San Suu Kyi bằng cùng một lăng kính mà họ đã nhìn Bà trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. Nay Bà là thành phần của chính phủ, Bà là một nhà lãnh đạo chính trị. Dĩ nhiên bà nên lên tiếng”.
Tuy nhiên, theo ngài không nên “bêu xấu” nhà tranh đấu cho dân chủ, nếu không, lúc quân đội nắm quyền trở lại, thì chẳng còn giấc mơ dân chủ nào nữa. Ngài bảo: dù bà tri cảm không chính xác về tình huống ngừơi Rohingya, nhưng “sự liêm chính và dấn thân của Bà thì không thể hoài nghi được… Sự hy sinh suốt đời của Bà để phục sinh từ các đổ nát của chế độ quân phiệt kéo dài 60 năm là một thành tựu có tính lịch sử. Trong bàn tay liễu yếu đào tơ của Bà là giấc mơ của hàng triệu người dân Miến Điện”.
Mark Farmaner, giám đốc Chiến Dịch Miến Điện tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), một chiến dịch từng vận động thành công cho Bà Suu Kyi khỏi bị giam tại nhà, nhưng sau đó, không ngại chống lại các vi phạm nhân quyền của bà, cho rằng Đức Hồng Y Bo là tiếng nói cao cấp duy nhất tại Miến Điện tranh đấu cho quyền lợi của người Rohingya.
Vấn đề Miến Điện, vì thế, quả không đơn giản.
Tuy nhiên, Farmaner vẫn hy vọng Đức Phanxicô sẽ thuyết phục chính phủ Miến Điện chịu làm việc với ngài trong việc thi hành các chương trình nhằm cổ vũ lòng khoan dung tôn giáo, như Kế Hoạch Hành Động Rabat của Liên Hiệp Quốc về hận thù tôn giáo.
Kế hoạch công bố năm 2013 nói trên ngăn cấm việc cổ vũ lòng hận thù quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo có thể xúi bẩy người ta đến chỗ kỳ thị, thù nghịch hay dùng bạo lực. Kế hoạch này tìm cách cân bằng hóa quyền tự do phát biểu của quốc tế và các ngăn cấm chống lại việc xúi bẩy.
Được lòng bên nọ mất lòng bên kia
Dù thế nào, Đức Phanxicô cũng sẽ lên tiếng chống lại các vi phạm nhân quyền, trong đó, có việc chống người Rohingya. Nhưng làm như thế, chắc chắn chính phủ của Bà Suu Kyi sẽ không hài lòng. Điều này dường như không quan trọng bằng mất cảm tình của khối đa số vốn theo Phật Giáo của Miến Điện. Người ta e ngại khối người này sẽ biểu tình phản đối ngài.
Thực vậy, mấy ngày gần đây, các nhóm Phật Giáo duy quốc gia đã lên tiếng cảnh cáo Đức Giáo Hoàng đừng sử dụng chuyến viêng thăm để bênh vực người Rohingya, những người họ coi là di dân từ Bangladesh.
Quả tình, người Rohingya vốn bị người Phật Giáo Miến Điện coi là “bọn chúng”, chứ không hẳn là người Miến Điện. Ngay chuyện xin việc làm, họ cũng đang gặp khó khăn. Ashin Wirathu, lãnh tụ phong trào Phật Giáo duy quốc gia Ma Ba Tha cho hay: “Làm gì có nhóm sắc tộc Rohingya ở nước chúng tôi, nhưng ông giáo hoàng tin là họ nguyên thủy phát xuất từ đây. Điều ấy sai”.
Nội tình chính trị trong chính phủ Miến Điện càng làm cho tình huống trên thêm trầm trọng. Theo Farmaner, khi quân đội rút khỏi quyền kiểm soát Miến Điện một cách trực tiếp vào năm 2011, họ đã dùng một chính đảng thụ ủy (proxy) để điều hành chính phủ, dưới quyền điều khiển của một vị cựu tướng lãnh, Thein Sein, người trở thành Tổng Thống. Đứng trước viễn ảnh bầu cử tương lai và việc nổi tiếng của Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà này, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Thein Sein buộc phải dựa vào chủ nghĩa duy quốc gia Phật Giáo để ngầm phá sự ủng hộ dành cho Aung San Suu Kyi và xây dựng mạng lưới ủng hộ mình.
Ông để cho các người duy quốc gia tự do tổ chức, xúi giục và thực hiện các cuộc tấn công bạo lực vào người Hồi Giáo, sử dụng ngôn từ của họ, và thông qua các đạo luật do các người duy quốc gia Phật Giáo đề xuất. Họ ủng hộ đảng của ông trong cuộc bầu cử năm 2015, nhưng Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ vẫn đã thắng một cách “long trời lở đất”.
Tuy nhiên chính các lãnh tụ của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ cũng chiều theo những người duy quốc gia và một số còn chia sẻ các quan điểm duy quốc gia nữa. Bà Aung San Suu Kyi không đưa ra bất cứ ứng cử viên Hồi Giáo nào, không đề cử bất cứ bộ trưởng Hồi Giáo nào và giữ nguyên các luật lệ do người duy quốc gia soạn thảo, trong đó có các chính sách và đạo luật kỳ thị người Rohingya.
Các biến chuyển gần đây
Trong hơn tháng qua, tình cảnh người Rohingya trở nên tồi tệ hơn nhiều với nhà cửa bị đốt cháy, phụ nữ bị hiếp dâm, khiến hàng trăm ngàn người Rohingya phải trốn khỏi Miến Điện, chạy tới vùng biên giới với Bangladesh, sống bờ sống bụi, bất cứ chỗ nào có thể ngả lưng.
Quân đội Miến Điện, do chính phủ của Bà Suu Kyi phái tới, bị tố cáo là thi hành nhiều vụ sát hại tại vùng Rakkhine của người Rohingya, không cần thủ tục pháp lý, họ bắn bừa bãi vào thường dân, thậm chí cả bé thơ.
Các cơ quan nhân đạo quốc tế cũng như của Liên Hiệp Quốc liên tục gặp khó khăn lớn về an ninh trong việc giúp đỡ người Rohingya ở Miến Điện cũng như ở Bangladesh. Thậm chí cả Bà Aung San Suu Kyi có lúc cũng đã tỏ ra bất bình với các cố gắng quốc tế trợ giúp người Rohingya. Văn Phòng của bà từng lên tiếng tố cáo các nhân viên cứu trợ là giúp đỡ các tên khủng bố.
Và cũng chính vì vậy, các viên chức nhân quyền cao cấp nhất của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Miến Điện cho thi hành một điển hình “thanh trừng sắc tộc (ethnic cleansing) y như trong sách giáo khoa” đối với người Rohingya. Đó là nhận định của Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.
Ngày 27 tháng 8, 2017, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô cho rằng ngài theo dõi “các tin đau buồn liên quan tới các cuộc bách hại tôn giáo các anh chị em Rohingya của chúng ta” và ngài lên tiếng đòi phải tôn trọng đầy đủ các nhân quyền của họ.
Không phải chỉ có Miến Điện đối xử tàn tệ với người Rohingya mà cả Bangladesh cũng không coi họ ra gì, thậm chí không chịu thừa nhận tư cách tỵ nạn của họ nữa, dù họ cùng thuộc nòi Indo-Aryan. Một là họ bị giam giữ tại Bangladesh hai là bị tống xuất trở lại Miến Điện. Ấn Độ cũng thế. Sau khi thăm Miến Điện trở về, Thủ Tướng Narendra Modi đã lặp lại kế hoạch trục xuất 40,000 người tỵ nạn Rohingya.
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng khác cũng đang lên tiếng bênh vực người Rohingya và kêu gọi chính phủ của Bà Suu Kyi phải tôn trọng nhân quyền. Đức Dalai Lama, người cũng lãnh giải Nobel Hòa Bình như Bà Suu Kyi, tỏ ý lo ngại trước sự im lặng của Bà. Ngài thúc giục bà ra tay hành động vì người Rohingya. Ngài cũng khuyên người Phật Giáo Miến Điện nhớ đến Đức Phật, Đấng chắc chắn giúp người Rohingya khốn khổ, chứ đâu có đòi trục xuất họ khỏi Miến Điện như một số người Phật Giáo cực đoan Miến Điện.
Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, họp tại Kazakhstan, lên tiếng yêu cầu Miến Điện để một sứ bộ của Liên Hiệp Quốc tới điều tra sự kiện. Cho đến nay, Chính Phủ Miến Điện không chấp nhận đề nghị này.
Không hiểu rõ thực tế Miến Điện
Có nguồn tin cho rằng không phải chỉ chính phủ Miến Điện mà cả người Công Giáo Miến cũng không hỗ trợ các chỉ trích như trên. Đức Cha Raymond Sumlut Gam, giám mục Banmaw và là cựu chủ tịch của Caritas Miến, nói với Asia News rằng: “Chúng tôi sợ Đức Giáo Hoàng không có đủ thông tin chính xác và đang đưa ra các tuyên bố không phản ảnh thực tại. Quả quyết rằng người Rohingya đang bị ‘bách hại’ có thể tạo nên các căng thẳng nghiêm trọng tại Miến Điện”.
Còn Cha Mariano Soe Naing, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Miến Điện thì nói rằng: “Nếu phải đưa Đức Thánh Cha đi gặp những người đau khổ hơn cả trong chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ngài tới các trại tỵ nạn ở Kachin [chủ yếu là người Công Giáo], nơi nhiều nạn nhân của nội chiến phải tản cư tới. Còn về việc sử dụng hạn từ Rohingya, ý kiến của tôi là: để tỏ lòng kính trọng nhân dân và chính phủ Miến Điện, ta nên dùng kiểu nói được các định chế chấp nhận là ‘Người Hồi Giáo vùng Rakkhine’. Nếu Đức Giáo Hoàng cứ dùng kiểu nói ‘Rohingya, chúng tôi sợ cho an ninh của ngài”.
Cha không cho biết lý do tại sao không nên dùng hạn từ Rohingya. Nhưng họ không phải là những người duy nhất ở Miến Điện bị bách hại về tôn giáo. Cả người Kitô Giáo ở vùng Kachin và các nhóm người Trung Hoa cũng đang bị bách hại.
Thực ra, đợt khủng hoảng mới một phần do chính người Rohingya gây ra: tổ chức Arakan Rohingya Salvation Army của họ, ngày 25 tháng 8, 2017 đã tấn công một đồn cảnh sát, giết chết khoảng 15 viên chức chính phủ. Phản ứng dữ dội đã đổ lên đầu thường dân vô tội không riêng từ phía quân đội mà cả từ phía người Phật Giáo cực đoan.
Hiện tình thực sự ở Miến Điện
Chính vì bối cảnh phức tạp trên, Đức Hồng Y Bo, trong cuộc phỏng vấn của Tạp Chí Time, tỏ ý hy vọng rằng lời lẽ của Đức Phanxicô trong chuyến viếng thăm tới sẽ “đem lại hàn gắn, chứ không phải hận thù”. Điều quan trọng là tháo ngòi căng thẳng và tức giận trong vùng, và sử dụng thứ ngôn từ “không chọc tức” bên nào. Thí dụ, nên tránh các từ “diệt chủng” hay “thanh trừng sắc tộc”.
Riêng về Bà Suu Kyi, ngài cho rằng bà “ở trong một vị thế khá lúng túng về chính trị” vì quân đội vẫn kiểm soát phần lớn guồng máy chính phủ và hiện không có ý chí chính trị nào trong nước hỗ trợ số phận của người Rohingya.
Theo ngài, người Phật Giáo và chính phủ Miến có hai quan tâm chính: việc xuất hiện các nhóm nổi loạn xuyên quốc gia và thế quân bình dân số ở Tiểu Bang Rakhine.
Theo ngài, chính phủ lo sợ dân số Rakhine sẽ bùng nổ nếu người Rohingya được cấp quyền công dân. Trước cuộc khủng hoảng hiện nay, có 1 triệu người Rohingya tại tiểu bang này, nhưng còn hơn 1 triệu người Rohingya nữa ở bên ngoài Miến Điện (Ấn Độ và cả Bangladesh đều không cấp quyền công dân cho họ), số người này có thể tìm cách trở lại Miến.
Ngoài ra, còn quyền lợi hầm mỏ nữa. Những nhóm này muốn khai thác Rakhine mà vì thiếu các cơ chế “sự thật và hòa giải” trong lúc quốc gia chuyển tiếp sang dân chủ, nên nhiều người sẽ trở thành con dê thế tội.
Chính vì vậy phải thông cảm với Bà Suu Kyi. Ngài hy vọng nếu còn tiếp tục cai trị, Bà có thể từ từ đẩy quân đội qua bên lề. Và do đó, các khách qúy nên nhìn nhận các áp lực nội bộ khác nhau của Bà khi tới thăm Bà tại Miến Điện.
Đức Hồng Y Bo giải thích thêm về việc sử dụng ngôn từ ở Miến Điện: "Ở Miến Điện, cái tên hết sức quan trọng. Chính đất nước cũng chưa nhất định về cái tên của mình. Myanmar/Burma là tên quốc tế. Myanmar là tên của Hội Đồng Quân Sự. Các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó có Aung San Suu Kyi, từ khước không chấp nhận tên này và tiếp tục dùng tên Burma cho tới năm 2010. Nhiều nước Tây Phương tiếp tục dùng tên Burma”.
Ngài cho hay chữ “Rohingya” cũng gây tranh luận như thế. Nó là hạn từ nặc mùi chính trị. Không dùng nó sẽ làm các nhóm ủng hộ người Rohingya nổi sùng. Dùng nó sẽ bị người Miến Điện, quân đội và chính phủ Miến lên án.
Trong một văn thư gửi hãng thông tấn Fides, Đức Hồng Y cho biết thêm: vấn đề người Rohingya rất tế nhị. Bất cứ nhận định nào của Đức Giáo Hoàng về người Rohingya cũng có thể gây phẫn nộ cho những người duy quốc gia: đối với họ người Rohingya không phải là người Miến mà là người Bengal, không có quyền sống trên đất nước Miến Điện.
Chính vì thế, theo Đức Hồng Y, để tránh gây căng thẳng, Đức Phanxicô “không nên dùng hạn từ Rohingya” nhưng nên nói tới các quyền nhân đạo của những người Hồi Giáo tại Rakhine đang đau khổ”.
Ngay từ lúc chuyến viếng thăm này chưa được Tòa Thánh chính thức xác nhận, báo chí đã cho rằng Đức Phanxicô sẽ gặp thách thức lớn tại Miến Điện vì nhiều lần, ngài từng lớn tiếng phản đối sự đối xử với người Rohingya, vốn được dư luận quốc tế coi là nhóm thiểu số bị bách hại hơn hết trên thế giới.
Thực vậy, một phúc trình của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Hai năm nay mô tả tình huống của họ gần như một cuộc diệt chủng. Họ chính thức bị xếp vào loại những “tên xâm phạm” đến từ Bengal, dù họ đã sống trên lãnh thổ này nhiều thế hệ. Theo các dữ kiện của Dự Án Arakan, một tổ chức nhân đạo chuyên bênh vưc quyền lợi của người Rohingya, thì từ năm 2010, khoảng 100,000 người của nhóm thiểu số này đã phải trốn khỏi Miến Điện bằng đường biển. Từ năm 2012, bạo động giữa người Phật giáo cực đoan và người Rohingya đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và 140,000 người tản cư.
Trong bài giảng lễ tại Nhà Thánh Mácta ngày 19 tháng 5 năm 2015, Đức Phanxicô nói rằng “hôm nay, chúng ta nghĩ tới những người Rohingya khốn khổ của Miến Điện. Khi rời khỏi xứ sở để tránh các cuộc bách hại, họ không biết điều gì sẽ xẩy ra với họ. Và họ đã ở trên thuyền cả tháng nay… Họ tới một thị trấn kia, được cho nước uống và thực phẩm, nhưng người ta bảo họ “xéo đi!”… Và đó là việc đang diễn ra hôm nay”.
Hồi tháng 8 cùng năm, ngài nói: “Ta hãy nghĩ tới các anh em Rohingya: họ bị xua đuổi ra khỏi hết nước này đến nước nọ, và hết miền duyên hải này tới miền duyên hải nọ… Khi họ tới một hải cảng hay một bãi biển, họ nhận được nước uống và thực phẩm rồi bị đuổi ra biển trở lại. Đây là một cuộc tranh chấp chưa được giải quyết, và đó là chiến tranh, đó gọi là bạo lực, đó gọi là giết chóc”.
Tháng Hai vừa qua, Đức Phanxicô lớn tiếng tố cáo một lần nữa rằng người Rohingya “đã và đang chịu đau khổ, họ đang bị tra tấn và sát hại, chỉ vì họ duy trì đức tin Hồi Giáo”.
Có điều, cũng thời gian ấy, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám Mục Yangon, người, năm 2015, mới được Đức Phanxicô nâng lên hàng Hồng Y, và lúc nào cũng biểu lộ một lòng tôn kính với Đức Đương Kim Giáo Hoàng, đã có một giọng nói không hẳn đi theo cung điệu của người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo bao nhiêu. Đức Hồng Y kêu gọi một cuộc điều tra “toàn diện và độc lập” các lời tố cáo chống lại chính phủ của Bà Suu Kyi. Ngài vẫn kỳ vọng nơi Bà:
“Thế giới nhìn Bà Aung San Suu Kyi bằng cùng một lăng kính mà họ đã nhìn Bà trong cuộc đấu tranh cho dân chủ. Nay Bà là thành phần của chính phủ, Bà là một nhà lãnh đạo chính trị. Dĩ nhiên bà nên lên tiếng”.
Tuy nhiên, theo ngài không nên “bêu xấu” nhà tranh đấu cho dân chủ, nếu không, lúc quân đội nắm quyền trở lại, thì chẳng còn giấc mơ dân chủ nào nữa. Ngài bảo: dù bà tri cảm không chính xác về tình huống ngừơi Rohingya, nhưng “sự liêm chính và dấn thân của Bà thì không thể hoài nghi được… Sự hy sinh suốt đời của Bà để phục sinh từ các đổ nát của chế độ quân phiệt kéo dài 60 năm là một thành tựu có tính lịch sử. Trong bàn tay liễu yếu đào tơ của Bà là giấc mơ của hàng triệu người dân Miến Điện”.
Mark Farmaner, giám đốc Chiến Dịch Miến Điện tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh), một chiến dịch từng vận động thành công cho Bà Suu Kyi khỏi bị giam tại nhà, nhưng sau đó, không ngại chống lại các vi phạm nhân quyền của bà, cho rằng Đức Hồng Y Bo là tiếng nói cao cấp duy nhất tại Miến Điện tranh đấu cho quyền lợi của người Rohingya.
Vấn đề Miến Điện, vì thế, quả không đơn giản.
Tuy nhiên, Farmaner vẫn hy vọng Đức Phanxicô sẽ thuyết phục chính phủ Miến Điện chịu làm việc với ngài trong việc thi hành các chương trình nhằm cổ vũ lòng khoan dung tôn giáo, như Kế Hoạch Hành Động Rabat của Liên Hiệp Quốc về hận thù tôn giáo.
Kế hoạch công bố năm 2013 nói trên ngăn cấm việc cổ vũ lòng hận thù quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo có thể xúi bẩy người ta đến chỗ kỳ thị, thù nghịch hay dùng bạo lực. Kế hoạch này tìm cách cân bằng hóa quyền tự do phát biểu của quốc tế và các ngăn cấm chống lại việc xúi bẩy.
Được lòng bên nọ mất lòng bên kia
Dù thế nào, Đức Phanxicô cũng sẽ lên tiếng chống lại các vi phạm nhân quyền, trong đó, có việc chống người Rohingya. Nhưng làm như thế, chắc chắn chính phủ của Bà Suu Kyi sẽ không hài lòng. Điều này dường như không quan trọng bằng mất cảm tình của khối đa số vốn theo Phật Giáo của Miến Điện. Người ta e ngại khối người này sẽ biểu tình phản đối ngài.
Thực vậy, mấy ngày gần đây, các nhóm Phật Giáo duy quốc gia đã lên tiếng cảnh cáo Đức Giáo Hoàng đừng sử dụng chuyến viêng thăm để bênh vực người Rohingya, những người họ coi là di dân từ Bangladesh.
Quả tình, người Rohingya vốn bị người Phật Giáo Miến Điện coi là “bọn chúng”, chứ không hẳn là người Miến Điện. Ngay chuyện xin việc làm, họ cũng đang gặp khó khăn. Ashin Wirathu, lãnh tụ phong trào Phật Giáo duy quốc gia Ma Ba Tha cho hay: “Làm gì có nhóm sắc tộc Rohingya ở nước chúng tôi, nhưng ông giáo hoàng tin là họ nguyên thủy phát xuất từ đây. Điều ấy sai”.
Nội tình chính trị trong chính phủ Miến Điện càng làm cho tình huống trên thêm trầm trọng. Theo Farmaner, khi quân đội rút khỏi quyền kiểm soát Miến Điện một cách trực tiếp vào năm 2011, họ đã dùng một chính đảng thụ ủy (proxy) để điều hành chính phủ, dưới quyền điều khiển của một vị cựu tướng lãnh, Thein Sein, người trở thành Tổng Thống. Đứng trước viễn ảnh bầu cử tương lai và việc nổi tiếng của Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà này, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Thein Sein buộc phải dựa vào chủ nghĩa duy quốc gia Phật Giáo để ngầm phá sự ủng hộ dành cho Aung San Suu Kyi và xây dựng mạng lưới ủng hộ mình.
Ông để cho các người duy quốc gia tự do tổ chức, xúi giục và thực hiện các cuộc tấn công bạo lực vào người Hồi Giáo, sử dụng ngôn từ của họ, và thông qua các đạo luật do các người duy quốc gia Phật Giáo đề xuất. Họ ủng hộ đảng của ông trong cuộc bầu cử năm 2015, nhưng Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ vẫn đã thắng một cách “long trời lở đất”.
Tuy nhiên chính các lãnh tụ của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ cũng chiều theo những người duy quốc gia và một số còn chia sẻ các quan điểm duy quốc gia nữa. Bà Aung San Suu Kyi không đưa ra bất cứ ứng cử viên Hồi Giáo nào, không đề cử bất cứ bộ trưởng Hồi Giáo nào và giữ nguyên các luật lệ do người duy quốc gia soạn thảo, trong đó có các chính sách và đạo luật kỳ thị người Rohingya.
Các biến chuyển gần đây
Trong hơn tháng qua, tình cảnh người Rohingya trở nên tồi tệ hơn nhiều với nhà cửa bị đốt cháy, phụ nữ bị hiếp dâm, khiến hàng trăm ngàn người Rohingya phải trốn khỏi Miến Điện, chạy tới vùng biên giới với Bangladesh, sống bờ sống bụi, bất cứ chỗ nào có thể ngả lưng.
Quân đội Miến Điện, do chính phủ của Bà Suu Kyi phái tới, bị tố cáo là thi hành nhiều vụ sát hại tại vùng Rakkhine của người Rohingya, không cần thủ tục pháp lý, họ bắn bừa bãi vào thường dân, thậm chí cả bé thơ.
Các cơ quan nhân đạo quốc tế cũng như của Liên Hiệp Quốc liên tục gặp khó khăn lớn về an ninh trong việc giúp đỡ người Rohingya ở Miến Điện cũng như ở Bangladesh. Thậm chí cả Bà Aung San Suu Kyi có lúc cũng đã tỏ ra bất bình với các cố gắng quốc tế trợ giúp người Rohingya. Văn Phòng của bà từng lên tiếng tố cáo các nhân viên cứu trợ là giúp đỡ các tên khủng bố.
Và cũng chính vì vậy, các viên chức nhân quyền cao cấp nhất của Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Miến Điện cho thi hành một điển hình “thanh trừng sắc tộc (ethnic cleansing) y như trong sách giáo khoa” đối với người Rohingya. Đó là nhận định của Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền.
Ngày 27 tháng 8, 2017, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô cho rằng ngài theo dõi “các tin đau buồn liên quan tới các cuộc bách hại tôn giáo các anh chị em Rohingya của chúng ta” và ngài lên tiếng đòi phải tôn trọng đầy đủ các nhân quyền của họ.
Không phải chỉ có Miến Điện đối xử tàn tệ với người Rohingya mà cả Bangladesh cũng không coi họ ra gì, thậm chí không chịu thừa nhận tư cách tỵ nạn của họ nữa, dù họ cùng thuộc nòi Indo-Aryan. Một là họ bị giam giữ tại Bangladesh hai là bị tống xuất trở lại Miến Điện. Ấn Độ cũng thế. Sau khi thăm Miến Điện trở về, Thủ Tướng Narendra Modi đã lặp lại kế hoạch trục xuất 40,000 người tỵ nạn Rohingya.
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng khác cũng đang lên tiếng bênh vực người Rohingya và kêu gọi chính phủ của Bà Suu Kyi phải tôn trọng nhân quyền. Đức Dalai Lama, người cũng lãnh giải Nobel Hòa Bình như Bà Suu Kyi, tỏ ý lo ngại trước sự im lặng của Bà. Ngài thúc giục bà ra tay hành động vì người Rohingya. Ngài cũng khuyên người Phật Giáo Miến Điện nhớ đến Đức Phật, Đấng chắc chắn giúp người Rohingya khốn khổ, chứ đâu có đòi trục xuất họ khỏi Miến Điện như một số người Phật Giáo cực đoan Miến Điện.
Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, họp tại Kazakhstan, lên tiếng yêu cầu Miến Điện để một sứ bộ của Liên Hiệp Quốc tới điều tra sự kiện. Cho đến nay, Chính Phủ Miến Điện không chấp nhận đề nghị này.
Không hiểu rõ thực tế Miến Điện
Có nguồn tin cho rằng không phải chỉ chính phủ Miến Điện mà cả người Công Giáo Miến cũng không hỗ trợ các chỉ trích như trên. Đức Cha Raymond Sumlut Gam, giám mục Banmaw và là cựu chủ tịch của Caritas Miến, nói với Asia News rằng: “Chúng tôi sợ Đức Giáo Hoàng không có đủ thông tin chính xác và đang đưa ra các tuyên bố không phản ảnh thực tại. Quả quyết rằng người Rohingya đang bị ‘bách hại’ có thể tạo nên các căng thẳng nghiêm trọng tại Miến Điện”.
Còn Cha Mariano Soe Naing, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Miến Điện thì nói rằng: “Nếu phải đưa Đức Thánh Cha đi gặp những người đau khổ hơn cả trong chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa ngài tới các trại tỵ nạn ở Kachin [chủ yếu là người Công Giáo], nơi nhiều nạn nhân của nội chiến phải tản cư tới. Còn về việc sử dụng hạn từ Rohingya, ý kiến của tôi là: để tỏ lòng kính trọng nhân dân và chính phủ Miến Điện, ta nên dùng kiểu nói được các định chế chấp nhận là ‘Người Hồi Giáo vùng Rakkhine’. Nếu Đức Giáo Hoàng cứ dùng kiểu nói ‘Rohingya, chúng tôi sợ cho an ninh của ngài”.
Cha không cho biết lý do tại sao không nên dùng hạn từ Rohingya. Nhưng họ không phải là những người duy nhất ở Miến Điện bị bách hại về tôn giáo. Cả người Kitô Giáo ở vùng Kachin và các nhóm người Trung Hoa cũng đang bị bách hại.
Thực ra, đợt khủng hoảng mới một phần do chính người Rohingya gây ra: tổ chức Arakan Rohingya Salvation Army của họ, ngày 25 tháng 8, 2017 đã tấn công một đồn cảnh sát, giết chết khoảng 15 viên chức chính phủ. Phản ứng dữ dội đã đổ lên đầu thường dân vô tội không riêng từ phía quân đội mà cả từ phía người Phật Giáo cực đoan.
Hiện tình thực sự ở Miến Điện
Chính vì bối cảnh phức tạp trên, Đức Hồng Y Bo, trong cuộc phỏng vấn của Tạp Chí Time, tỏ ý hy vọng rằng lời lẽ của Đức Phanxicô trong chuyến viếng thăm tới sẽ “đem lại hàn gắn, chứ không phải hận thù”. Điều quan trọng là tháo ngòi căng thẳng và tức giận trong vùng, và sử dụng thứ ngôn từ “không chọc tức” bên nào. Thí dụ, nên tránh các từ “diệt chủng” hay “thanh trừng sắc tộc”.
Riêng về Bà Suu Kyi, ngài cho rằng bà “ở trong một vị thế khá lúng túng về chính trị” vì quân đội vẫn kiểm soát phần lớn guồng máy chính phủ và hiện không có ý chí chính trị nào trong nước hỗ trợ số phận của người Rohingya.
Theo ngài, người Phật Giáo và chính phủ Miến có hai quan tâm chính: việc xuất hiện các nhóm nổi loạn xuyên quốc gia và thế quân bình dân số ở Tiểu Bang Rakhine.
Theo ngài, chính phủ lo sợ dân số Rakhine sẽ bùng nổ nếu người Rohingya được cấp quyền công dân. Trước cuộc khủng hoảng hiện nay, có 1 triệu người Rohingya tại tiểu bang này, nhưng còn hơn 1 triệu người Rohingya nữa ở bên ngoài Miến Điện (Ấn Độ và cả Bangladesh đều không cấp quyền công dân cho họ), số người này có thể tìm cách trở lại Miến.
Ngoài ra, còn quyền lợi hầm mỏ nữa. Những nhóm này muốn khai thác Rakhine mà vì thiếu các cơ chế “sự thật và hòa giải” trong lúc quốc gia chuyển tiếp sang dân chủ, nên nhiều người sẽ trở thành con dê thế tội.
Chính vì vậy phải thông cảm với Bà Suu Kyi. Ngài hy vọng nếu còn tiếp tục cai trị, Bà có thể từ từ đẩy quân đội qua bên lề. Và do đó, các khách qúy nên nhìn nhận các áp lực nội bộ khác nhau của Bà khi tới thăm Bà tại Miến Điện.
Đức Hồng Y Bo giải thích thêm về việc sử dụng ngôn từ ở Miến Điện: "Ở Miến Điện, cái tên hết sức quan trọng. Chính đất nước cũng chưa nhất định về cái tên của mình. Myanmar/Burma là tên quốc tế. Myanmar là tên của Hội Đồng Quân Sự. Các nhà tranh đấu dân chủ, trong đó có Aung San Suu Kyi, từ khước không chấp nhận tên này và tiếp tục dùng tên Burma cho tới năm 2010. Nhiều nước Tây Phương tiếp tục dùng tên Burma”.
Ngài cho hay chữ “Rohingya” cũng gây tranh luận như thế. Nó là hạn từ nặc mùi chính trị. Không dùng nó sẽ làm các nhóm ủng hộ người Rohingya nổi sùng. Dùng nó sẽ bị người Miến Điện, quân đội và chính phủ Miến lên án.
Trong một văn thư gửi hãng thông tấn Fides, Đức Hồng Y cho biết thêm: vấn đề người Rohingya rất tế nhị. Bất cứ nhận định nào của Đức Giáo Hoàng về người Rohingya cũng có thể gây phẫn nộ cho những người duy quốc gia: đối với họ người Rohingya không phải là người Miến mà là người Bengal, không có quyền sống trên đất nước Miến Điện.
Chính vì thế, theo Đức Hồng Y, để tránh gây căng thẳng, Đức Phanxicô “không nên dùng hạn từ Rohingya” nhưng nên nói tới các quyền nhân đạo của những người Hồi Giáo tại Rakhine đang đau khổ”.
Tổng trưởng Bộ Truyền Thông nói về thời đại tin giả
Đặng Tự Do
03:31 30/09/2017
Hôm thứ Năm 28 tháng 9, Đức Ông Dario Edoardo Viganò, Tổng trưởng Bộ Truyền Thông đã có một bài nói chuyện trong một cuộc hội thảo ở Milan với tựa đề “Báo chí trong thời đại tin giả”.
Đức Ông Viganò bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thật và việc phải kiểm tra kỹ lưỡng các nguồn tin trong thời đại tràn lan các tin giả như hiện nay. Ngài nói rằng “cần ghi nhớ rằng việc xác minh các nguồn tin là một nguyên tắc chủ đạo của báo chí, trong thời buổi đương đại khi mà sự thật thông tin có nguy cơ trở thành một khía cạnh thứ yếu.”
Đức Ông Tổng Trưởng nhận xét rằng “vì sự tiến hóa liên tục của công nghệ thông tin, ngày càng nhiều những nguyên tắc trong quá khứ đang bị bỏ qua”. Những ảnh hưởng tai hại mà kỷ nguyên tin giả đang gây ra trên thế giới nhắc chúng ta nhớ rằng “cần phải khôi phục lại những nền tảng đạo đức và tính chuyên nghiệp của báo chí dựa trên việc xác minh nguồn gốc của tin, cũng như các nguyên tắc khác.”
Đức Ông Tổng Trưởng cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải có một tư duy phê phán về phía người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là những người thường chia sẻ các thông tin với người khác mà đôi khi chẳng chú ý gì nhiều đến văn bản.
Đức Ông Viganò bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thật và việc phải kiểm tra kỹ lưỡng các nguồn tin trong thời đại tràn lan các tin giả như hiện nay. Ngài nói rằng “cần ghi nhớ rằng việc xác minh các nguồn tin là một nguyên tắc chủ đạo của báo chí, trong thời buổi đương đại khi mà sự thật thông tin có nguy cơ trở thành một khía cạnh thứ yếu.”
Đức Ông Tổng Trưởng nhận xét rằng “vì sự tiến hóa liên tục của công nghệ thông tin, ngày càng nhiều những nguyên tắc trong quá khứ đang bị bỏ qua”. Những ảnh hưởng tai hại mà kỷ nguyên tin giả đang gây ra trên thế giới nhắc chúng ta nhớ rằng “cần phải khôi phục lại những nền tảng đạo đức và tính chuyên nghiệp của báo chí dựa trên việc xác minh nguồn gốc của tin, cũng như các nguyên tắc khác.”
Đức Ông Tổng Trưởng cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cần phải có một tư duy phê phán về phía người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là những người thường chia sẻ các thông tin với người khác mà đôi khi chẳng chú ý gì nhiều đến văn bản.
Chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 1 tháng 10, 2017
Đặng Tự Do
06:14 30/09/2017
Theo lời mời của Đức Cha Matteo Maria Zuppi, là Tổng Giám Mục Bologna; và Đức Cha Douglas Regattieri, là Giám mục Cesena-Sarsina, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm viếng hai thành phố Cesena và Bologna ở miền bắc Ý vào ngày Chúa Nhật, 1 tháng 10.
Chuyến thăm viếng mục vụ của ngài trùng với lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đức Giáo Hoàng Piô VI vào năm 1717. Ngài là vị Giáo Hoàng đã cai quản Giáo Hội từ ngày 15 tháng 2 năm 1775 cho đến khi qua đời vào ngày 29 tháng 8 năm 1799.
Một bản thông cáo của Tổng Giáo phận Bologna cũng cho hay chuyến thăm viếng mục vụ của Đức Thánh Cha diễn ra trong “dịp hội nghị Thánh Thể Giáo phận”, trong đó các tín hữu được mời gọi để canh tân những nỗ lực của họ trong việc truyền bá, và học hỏi Kinh Thánh.
Lúc 07 giờ sáng, Đức Thánh Cha khởi hành từ sân bay trực thăng của Vatican. Sau một giờ bay, vào lúc 8 giờ sáng ngài đáp xuống sân máy bay trực thăng tại Hippodrome thuộc thành phố Cesena. Đức Thánh Cha xe di chuyển bằng xe đến quảng trường Piazza del Popolo nơi ngài gặp gỡ người dân địa phương và sau đó là cuộc gặp gỡ với hàng giáo phẩm, thanh thiếu niên và các gia đình trong nhà thờ chính tòa Cesena.
Lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha từ giã giáo phận Cesena và bay bằng trực thăng đến Bologna.
Đến nơi vào lúc 10 giờ 20 phút, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với những người nhập cư trẻ tuổi đến Ý bằng đường biển.
Lúc 12 giờ trưa tại Piazza Grande, Đức Thánh Cha sẽ đọc kinh Truyền Tin với giới công nhân.
Lúc 12 giờ 30, ngài dùng bữa trưa với người nghèo ở nhà thờ San Petronio
Hai tiếng đồng hồ sau đó, vào lúc 14 giờ 30, ngài gặp gỡ hàng giáo sĩ trong nhà thờ
Lúc 15 giờ 30, Đức Thánh Cha gặp gỡ các giáo sư, nhân viên trường đại học, và sinh viên tại Đền Thờ Thánh Domenico
Lúc 17 giờ, Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật 26 thường niên.
Lúc 18 giờ 45, ngài khởi hành bằng trực thăng từ Bologna để trở về Vatican.
Chuyến thăm viếng mục vụ của ngài trùng với lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đức Giáo Hoàng Piô VI vào năm 1717. Ngài là vị Giáo Hoàng đã cai quản Giáo Hội từ ngày 15 tháng 2 năm 1775 cho đến khi qua đời vào ngày 29 tháng 8 năm 1799.
Một bản thông cáo của Tổng Giáo phận Bologna cũng cho hay chuyến thăm viếng mục vụ của Đức Thánh Cha diễn ra trong “dịp hội nghị Thánh Thể Giáo phận”, trong đó các tín hữu được mời gọi để canh tân những nỗ lực của họ trong việc truyền bá, và học hỏi Kinh Thánh.
Lúc 07 giờ sáng, Đức Thánh Cha khởi hành từ sân bay trực thăng của Vatican. Sau một giờ bay, vào lúc 8 giờ sáng ngài đáp xuống sân máy bay trực thăng tại Hippodrome thuộc thành phố Cesena. Đức Thánh Cha xe di chuyển bằng xe đến quảng trường Piazza del Popolo nơi ngài gặp gỡ người dân địa phương và sau đó là cuộc gặp gỡ với hàng giáo phẩm, thanh thiếu niên và các gia đình trong nhà thờ chính tòa Cesena.
Lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha từ giã giáo phận Cesena và bay bằng trực thăng đến Bologna.
Đến nơi vào lúc 10 giờ 20 phút, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với những người nhập cư trẻ tuổi đến Ý bằng đường biển.
Lúc 12 giờ trưa tại Piazza Grande, Đức Thánh Cha sẽ đọc kinh Truyền Tin với giới công nhân.
Lúc 12 giờ 30, ngài dùng bữa trưa với người nghèo ở nhà thờ San Petronio
Hai tiếng đồng hồ sau đó, vào lúc 14 giờ 30, ngài gặp gỡ hàng giáo sĩ trong nhà thờ
Lúc 15 giờ 30, Đức Thánh Cha gặp gỡ các giáo sư, nhân viên trường đại học, và sinh viên tại Đền Thờ Thánh Domenico
Lúc 17 giờ, Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật 26 thường niên.
Lúc 18 giờ 45, ngài khởi hành bằng trực thăng từ Bologna để trở về Vatican.
Đức Thánh Cha kêu gọi đón tiếp và hội nhập di dân và tị nạn
Lm. Trần Đức Anh OP
08:21 30/09/2017
VATICAN. ĐTC cổ võ các thành thị và làng xã Italia trong việc tiếp đón và hội nhập nhưng người di dân.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-9-2017 dành cho 300 thành viên Hiệp hội toàn quốc các thành thị và làng xã Italia. ĐTC nói:
”Tôi hiểu sự khó chịu của nhiều người dân tại các đơn vị của quí vị đứng trước làn sóng nhập cư ồ ạt của những người di dân và tị nạn. Sự khó chịu này có thể được giải thích là do sự sợ hãi bẩm sinh đối với ”người lạ”, sự sợ hãi ấy càng gia tăng do những vết thương vì khủng hoảng kinh tế, vì sự thiếu chuẩn bị của các cộng đoàn địa phương, vì sự không thích hợp của nhiều biện pháp được đưa ra trong bầu không khí khẩn cấp”
Theo ĐTC, ”sự khó chịu đó có thể được khắc phục nhờ sự cống hiến những những không gian gặp gỡ và hiểu biết lẫn nhau. Cần chào đón tất cả những sáng kiến thăng tiến văn hóa gặp gỡ, trao đổi cho nhau những phong phú về nghệ thuật và văn hóa, sự hiểu biết những nơi chốn và các cộng đoàn nguyên quán của những người mới đến”.
ĐTC cũng bày tỏ vui mừng vì tại nhiều đơn vị hành chánh có sự vị thị trưởng, xã trưởng hiện diện trong buổi tiếp kiến, có những đường lối tốt để tiếp đón và hội nhập những người di dân, với những kết quả đáng khích lệ và phổ biến rộng rãi sang các nơi khác” (Rei 30-9-2017)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 30-9-2017 dành cho 300 thành viên Hiệp hội toàn quốc các thành thị và làng xã Italia. ĐTC nói:
”Tôi hiểu sự khó chịu của nhiều người dân tại các đơn vị của quí vị đứng trước làn sóng nhập cư ồ ạt của những người di dân và tị nạn. Sự khó chịu này có thể được giải thích là do sự sợ hãi bẩm sinh đối với ”người lạ”, sự sợ hãi ấy càng gia tăng do những vết thương vì khủng hoảng kinh tế, vì sự thiếu chuẩn bị của các cộng đoàn địa phương, vì sự không thích hợp của nhiều biện pháp được đưa ra trong bầu không khí khẩn cấp”
Theo ĐTC, ”sự khó chịu đó có thể được khắc phục nhờ sự cống hiến những những không gian gặp gỡ và hiểu biết lẫn nhau. Cần chào đón tất cả những sáng kiến thăng tiến văn hóa gặp gỡ, trao đổi cho nhau những phong phú về nghệ thuật và văn hóa, sự hiểu biết những nơi chốn và các cộng đoàn nguyên quán của những người mới đến”.
ĐTC cũng bày tỏ vui mừng vì tại nhiều đơn vị hành chánh có sự vị thị trưởng, xã trưởng hiện diện trong buổi tiếp kiến, có những đường lối tốt để tiếp đón và hội nhập những người di dân, với những kết quả đáng khích lệ và phổ biến rộng rãi sang các nơi khác” (Rei 30-9-2017)
Đức Hồng Y Raymond Leo Burke được tái bổ nhiệm vào Tòa Ân Giải Tối Cao
Đặng Tự Do
16:27 30/09/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái bổ nhiệm Đức Hồng Y Raymond Leo Burke vào Tòa Ân Giải Tối Cao, gần ba năm sau khi đã thuyên chuyển ngài khỏi cơ quan này.
Sáng thứ Bẩy ngày 30 tháng 9, Tòa Thánh đã công bố quyết định này. Cùng với Đức Hồng Y Raymond Leo Burke, Đức Hồng Y Agostino Vallini, Đức Hồng Y Edoardo Menichelli, Đức Tổng Giám Mục Frans Daneels, và Đức Cha Johannes Willibrordus Maria Hendriks cũng đã được bổ nhiệm vào các chức vụ khác nhau trong Tòa án cao nhất của Tòa thánh.
Đức Hồng Y Burke đã phục vụ tại Tòa Thánh trong chức vụ Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao trong sáu năm trước khi bị thuyên chuyển vào năm 2014 sang làm linh hướng cho Dòng Malta, một chức vụ chỉ có tính cách nghi lễ. Việc loại bỏ một Hồng Y cao cấp mà không trao cho ngài những trách nhiệm tương đương ở nơi khác được nhiều người xem là một điều không bình thường.
Đức Hồng Y Burke đã trở thành một người bảo vệ vững mạnh cho giáo huấn truyền thống của Giáo Hội và là một trong bốn Hồng Y đã ký vào 'dubia' (những điểm hồ nghi) để yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô làm sáng tỏ về tông huấn Amoris Laetitia.
Source: Catholic Herald- Pope Francis reappoints Cardinal Burke to Apostolic Signatura
Đức Hồng Y Burke đã phục vụ tại Tòa Thánh trong chức vụ Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao trong sáu năm trước khi bị thuyên chuyển vào năm 2014 sang làm linh hướng cho Dòng Malta, một chức vụ chỉ có tính cách nghi lễ. Việc loại bỏ một Hồng Y cao cấp mà không trao cho ngài những trách nhiệm tương đương ở nơi khác được nhiều người xem là một điều không bình thường.
Đức Hồng Y Burke đã trở thành một người bảo vệ vững mạnh cho giáo huấn truyền thống của Giáo Hội và là một trong bốn Hồng Y đã ký vào 'dubia' (những điểm hồ nghi) để yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô làm sáng tỏ về tông huấn Amoris Laetitia.
Source: Catholic Herald- Pope Francis reappoints Cardinal Burke to Apostolic Signatura
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh kêu gọi đối thoại về tông huấn Amoris Laetitia
Đặng Tự Do
16:43 30/09/2017
Theo hãng tin ANSA của Ý, Đức Hồng Y đã đưa ra nhận xét trên trong khi phát biểu tại một cuộc hội thảo về các tín hữu Kitô Iraq.
Đức Hồng Y nói: “Những người không đồng ý bày tỏ sự bất đồng của họ, nhưng về những điều này, chúng ta phải có lý luận, phải cố gắng để hiểu nhau.”
Với những nhận xét này, Đức Hồng Y Parolin đã trở thành viên chức cấp cao nhất của Vatican bình luận về văn kiện này cho đến nay.
Tuyên bố ‘Sửa sai trong tình con thảo’, ban đầu được ký bởi 62 linh mục và các nhà nghiên cứu, đã cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên truyền lạc giáo qua Tông Huấn Amoris Laetitia được ban hành vào năm 2016.
Mặc dù, văn kiện không quy kết chính Đức Thánh Cha là lạc giáo, nhưng tài liệu cho rằng Amoris Laetitia, kết hợp với những hành động và những thiếu sót nhất định có thể dẫn người Công Giáo đến chỗ lầm lạc.
Sau khi tuyên bố được đưa ra, nhiều người khác, bao gồm một giám mục về hưu và giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Tôn giáo Ian Ramsey tại Đại học Oxford, cũng đã tham gia cùng những người ký tên ban đầu.
Source: Catholic Herald - Cardinal Parolin calls for ‘dialogue’ after filial correction
Tin Giáo Hội Việt Nam
Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ mừng bổn mạng.
Martinô Lê Hoàng Vũ
08:08 30/09/2017
Chiều thứ sáu ngày 29.9.2017, các anh chị em trong Gia Đình Mục Vụ Truyền thông (GĐMVTT)Giáo hạt Phú Thọ Tổng Giáo phận Sài Gòn, đã quy tụ về Giáo xứ Phú Bình hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel,nhân ngày Giáo hội mừng kính ba Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel và Raphael.
Xem Hình
Các anh chị em đang tham gia công tác truyền thông trong Hạt Phú Thọ, từ các giáo xứ đã nhận tổng lãnh thiên thần Gabriel làm quan thầy bảo trợ, để noi gương ngài trong cách thức truyền thông,ra đi loan truyền tin mừng như thiên thần Gabriel,đem tình yêu thương cứu độ đến cho mọi người.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 17g do cha Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm chủ tế,ngài cũng là linh mục chánh xứ Hòa Hưng, cùng với cha Gioan B. Trần Văn Trí chánh xứ Phú Bình,cha Giuse Vũ Minh Danh, Phó Ban Truyền Thông Tổng Giáo phận Sài Gòn,chánh xứ Tân Phước,cha đồng hành của MVTT Giáo Hạt Phú Thọ và cha Hưng thuộc TGP Hà Nội đang đi công tác tại Sài Gòn cũng đồng tế.
Hiện diện trong thánh lễ chiều nay ngoài cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Phú Bình,quý HĐMV Giáo xứ Phú Bình,quý khách mời của các giáo xứ trong hạt,còn có quý anh chị em mục vụ Truyền Thông các giáo hạt trong Tổng giáo phận Sài Gòn.
Sau bài dẫn lễ và cuộc rước đầu lễ của anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ và quý cha đồng tế.Cha Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm làm phép ảnh Thiên Thần Gabriel Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria.
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha Hạt Trưởng mời gọi cộng đoàn và tất cả anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì những gì chúng ta đã làm cho công việc truyền thông, tất cả là hồng ân Chúa.
Phần chia sẻ sau bài Tin Mừng, Cha Hạt Trưởng khai triển hình ảnh các vị thiên thần của Thiên Chúa.Thiên Chúa đã dựng nên các thiên thần là loài vô hình,thiên thần đông vô số kể.Chúng ta mừng 3 vị tổng lãnh thiên thần như những vị đứng đầu cai quan các thiên thần.Ba vị tổng lãnh thiên thần: Micae, Gabriel,Raphael,các ngài là những người có Thiên Chúa.
Tổng lãnh thiên thần Micae, mạnh mẽ lo vấn đề quyền hành cai trị.Tổng lãnh thiên thần Raphael lo về chữa lành y tế,giao thông dẫn đường.Tổng lãnh thiên thần Gabriel,sức mạnh của Thiên Chúa, sức mạnh của truyền thông tin học,bao trùm tất cả,vượt lên trên thời gian và không gian,loan báo tin mừng, tin vui cho mọi người.Ngài đã hiện ra với Đức Trinh Nữ Maria để loan báo Mẹ sẽ sinh hạ Đấng Cứu Thế.Ngài đã hiện ra cho nhiều người trong các sự kiện trọng đại,hiện ra cho ngôn sứ Đaniel,cho ông già Giacaria, hiện ra trong giấc mơ cho thánh cả Giuse.Thiên thần Gabriel đã loan báo một tin vui quan trọng cho toàn thể nhân loại.Đó là truyền tin Đấng Cứu Thế sẽ giáng sinh cho chúng ta, qua việc Đức Maria cưu mang sinh hạ Chúa Giê su, chấp nhận làm Mẹ Thiên Chúa,.Thiên thần Gabriel là người loan tin vui,tin mừng cho mọi người.
Ban truyền thông Giáo hạt Phú Thọ đã đưa những thông tin sinh hoat Giáo hạt, giáo xứ. loan báo Tin Mừng bằng phương tiện truyền thông.Xin Tổng lãnh thiên thần Gabriel cầu bầu cho những anh chị em MVTT.Chúng ta hãy giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người,mang Tin Mừng, Tin vui cho mọi người chung quanh mà ta gặp gỡ, đi ra vủng ngoại biên,bằng những phương tiện kỹ thuật truyền thông mới,giúp mọi người sống yêu thương và thể hiện lòng thương xót với nhau.
Trước khi kết lễ, anh Phêrô Đỗ Trí Thức, Trưởng ban MVTT Giáo hạt Phú Thọ, đại diện cho Gia Đình Mục Vụ Truyền Thông hạt đã có những lời tri ân Cha Hạt trưởng,quý cha đồng tế,cha chánh xứ và toàn thể cộng đoàn.Anh chia sẻ những thao thức ưu tư trước tiến độ phát triển truyền thông ngày nay, và cụ thể những gì anh chị em Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ đã làm được trong thời gian như phát hành bản tin tường tới các giáo xứ,có trang mạng, đưa tin những sinh hoạt các giáo xứ,nhưng vẫn còn đó những thách đố cần phải vượt qua để chu toàn sứ mạng truyền thông,loan báo Tin Mừng cho mọi người một cách tốt đẹp, nhanh nhẹn nhất.
Đáp từ,cha Hạt Trưởng Phú Thọ đã dành những lời ưu ái cầu chúc MVTT Phú Thọ mỗi ngày được thăng tiến,nhất là nhờ lời chuyển cầu của tổng lãnh thiên thần Gabriel,Ngài có sức mạnh luôn nâng đỡ anh chị em,cha cũng mời gọi các cha xứ cộng tác với anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ cung cấp thông tin,cập nhật những thông tin sinh hoạt trong giáo xứ của mình.
Sau đó, quý anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ đã chia sẻ trong bữa tiệc liên hoan huynh đệ tại Hội trường Giáo xứ Phú Bình,cùng nhau chia sẻ công tác truyền thông Công Giáo trong bối cảnh xã hội ngày nay.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Xem Hình
Các anh chị em đang tham gia công tác truyền thông trong Hạt Phú Thọ, từ các giáo xứ đã nhận tổng lãnh thiên thần Gabriel làm quan thầy bảo trợ, để noi gương ngài trong cách thức truyền thông,ra đi loan truyền tin mừng như thiên thần Gabriel,đem tình yêu thương cứu độ đến cho mọi người.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 17g do cha Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm chủ tế,ngài cũng là linh mục chánh xứ Hòa Hưng, cùng với cha Gioan B. Trần Văn Trí chánh xứ Phú Bình,cha Giuse Vũ Minh Danh, Phó Ban Truyền Thông Tổng Giáo phận Sài Gòn,chánh xứ Tân Phước,cha đồng hành của MVTT Giáo Hạt Phú Thọ và cha Hưng thuộc TGP Hà Nội đang đi công tác tại Sài Gòn cũng đồng tế.
Hiện diện trong thánh lễ chiều nay ngoài cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Phú Bình,quý HĐMV Giáo xứ Phú Bình,quý khách mời của các giáo xứ trong hạt,còn có quý anh chị em mục vụ Truyền Thông các giáo hạt trong Tổng giáo phận Sài Gòn.
Sau bài dẫn lễ và cuộc rước đầu lễ của anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ và quý cha đồng tế.Cha Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm làm phép ảnh Thiên Thần Gabriel Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria.
Trong lời mở đầu thánh lễ,cha Hạt Trưởng mời gọi cộng đoàn và tất cả anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì những gì chúng ta đã làm cho công việc truyền thông, tất cả là hồng ân Chúa.
Phần chia sẻ sau bài Tin Mừng, Cha Hạt Trưởng khai triển hình ảnh các vị thiên thần của Thiên Chúa.Thiên Chúa đã dựng nên các thiên thần là loài vô hình,thiên thần đông vô số kể.Chúng ta mừng 3 vị tổng lãnh thiên thần như những vị đứng đầu cai quan các thiên thần.Ba vị tổng lãnh thiên thần: Micae, Gabriel,Raphael,các ngài là những người có Thiên Chúa.
Tổng lãnh thiên thần Micae, mạnh mẽ lo vấn đề quyền hành cai trị.Tổng lãnh thiên thần Raphael lo về chữa lành y tế,giao thông dẫn đường.Tổng lãnh thiên thần Gabriel,sức mạnh của Thiên Chúa, sức mạnh của truyền thông tin học,bao trùm tất cả,vượt lên trên thời gian và không gian,loan báo tin mừng, tin vui cho mọi người.Ngài đã hiện ra với Đức Trinh Nữ Maria để loan báo Mẹ sẽ sinh hạ Đấng Cứu Thế.Ngài đã hiện ra cho nhiều người trong các sự kiện trọng đại,hiện ra cho ngôn sứ Đaniel,cho ông già Giacaria, hiện ra trong giấc mơ cho thánh cả Giuse.Thiên thần Gabriel đã loan báo một tin vui quan trọng cho toàn thể nhân loại.Đó là truyền tin Đấng Cứu Thế sẽ giáng sinh cho chúng ta, qua việc Đức Maria cưu mang sinh hạ Chúa Giê su, chấp nhận làm Mẹ Thiên Chúa,.Thiên thần Gabriel là người loan tin vui,tin mừng cho mọi người.
Ban truyền thông Giáo hạt Phú Thọ đã đưa những thông tin sinh hoat Giáo hạt, giáo xứ. loan báo Tin Mừng bằng phương tiện truyền thông.Xin Tổng lãnh thiên thần Gabriel cầu bầu cho những anh chị em MVTT.Chúng ta hãy giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người,mang Tin Mừng, Tin vui cho mọi người chung quanh mà ta gặp gỡ, đi ra vủng ngoại biên,bằng những phương tiện kỹ thuật truyền thông mới,giúp mọi người sống yêu thương và thể hiện lòng thương xót với nhau.
Trước khi kết lễ, anh Phêrô Đỗ Trí Thức, Trưởng ban MVTT Giáo hạt Phú Thọ, đại diện cho Gia Đình Mục Vụ Truyền Thông hạt đã có những lời tri ân Cha Hạt trưởng,quý cha đồng tế,cha chánh xứ và toàn thể cộng đoàn.Anh chia sẻ những thao thức ưu tư trước tiến độ phát triển truyền thông ngày nay, và cụ thể những gì anh chị em Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ đã làm được trong thời gian như phát hành bản tin tường tới các giáo xứ,có trang mạng, đưa tin những sinh hoạt các giáo xứ,nhưng vẫn còn đó những thách đố cần phải vượt qua để chu toàn sứ mạng truyền thông,loan báo Tin Mừng cho mọi người một cách tốt đẹp, nhanh nhẹn nhất.
Đáp từ,cha Hạt Trưởng Phú Thọ đã dành những lời ưu ái cầu chúc MVTT Phú Thọ mỗi ngày được thăng tiến,nhất là nhờ lời chuyển cầu của tổng lãnh thiên thần Gabriel,Ngài có sức mạnh luôn nâng đỡ anh chị em,cha cũng mời gọi các cha xứ cộng tác với anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ cung cấp thông tin,cập nhật những thông tin sinh hoạt trong giáo xứ của mình.
Sau đó, quý anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ đã chia sẻ trong bữa tiệc liên hoan huynh đệ tại Hội trường Giáo xứ Phú Bình,cùng nhau chia sẻ công tác truyền thông Công Giáo trong bối cảnh xã hội ngày nay.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn : Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục
Người Giồng Trôm
08:18 30/09/2017
Bao ngày thổn thức, bao ngày đợi mong, bao ngày nguyện xin ... để rồi sáng hôm nay, 30 tháng 9 năm 2017 là ngày hồng ân của Đan Viện Thánh Mẫu Phước Sơn, của 8 tiến chức linh mục, của gia đình thân bằng quyến thuộc và bè bạn. Niềm vui lớn hôm nay đã đến với Đan Viện Phước Sơn và của nhiều người có liên quan cách này cách khác với Đan Viện.
Ngày hôm nay, ngày trao Lễ truyền chức nên không khí của Đan Viện đã phá vỡ bầu khí trầm lắng của thường ngày. Đơn giản là vì ngày hôm nay là ngày đặc biệt mà các đan sĩ được gặp gỡ, chia sẽ, cầu nguyện chung và nhất là dự Lễ chung với những kẻ "ngoài đời".
Nhiều chuyến xe đưa nhiều người về với Đan Viện từ khắp vùng miền đất nước. Quý đan sĩ ở các Đan Viện khác cũng vể đây để chung vui với anh em của mình.
Thánh Lễ truyền chức hôm nay do Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn - giám mục Giáo Phận Bà Rịa chủ tế. Cùng đồng tế với Đức Cha có Đức Cha Phêrô Viên - Giám Mục Phụ Tá giáo phận Vinh. Cạnh hai Đức Cha có 3 viện phụ : viện phụ M. Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn, viện phụ Đominico Phạm Văn Hiền, viện phụ Giuse Maria Khang Nguyễn LongTiên, quý linh mục thân quen và cộng đoàn dân Chúa.
Xem Hình
8 tiến chức hôm nay lãnh tác vụ linh mục đó là :
Thầy M. Phanxicô Trung - Trần Hữu Khương
Thầy M. Pacômêô Nguyễn Hữu Vị
Thầy M. Ambrosio Nguyễn Văn Phúc
Thầy M. Đamianô Hoàng Vận
Thầy M. Gioan XXIII Nguyễn Văn Sơn
Thầy M. Đaminh Hạnh Bùi Phúc Đức
Thầy M. Romualđô Phạm Đình Trận
Thầy M. Antôn Nguyễn Hồng Sáng
Thánh Lễ truyền chức hôm nay gồm những nghi thức như bao Lễ truyền chức khác.
Đặc biệt, hết sức tâm tình và bình dị, Đức Cha Emmanuel gửi đến cộng đoàn tâm tình của Đức Cha :
"... Những phận vụ đó, anh em chúng ta cùng nhau tiếp nhận và muốn thực hiện một cách trọn vẹn. Thế thì không chỉ trong thái độ phục vụ mọi người. Vẫn là những đan sĩ giữa các cộng đoàn nhưng chúng ta được trở thành những người dành riêng phục vụ cách đặc biệt hơn phục vụ như Đức Kitô. Ơn gọi đan sĩ của anh em của anh em được tô đậm hơn qua Hội Thánh trao ban qua Thánh chức linh mục. Rao giảng Lời Chúa, điều mà anh em thường được nghe trong những bài huấn dụ : con hãy tin điều con đọc, con hãy dạy điều con tin và con hãy sống điều con dạy
Nghe thật giản đơn nhưng nếu là những linh mục, chúng ta sống những điều ấy thật là khó trong suốt cả hành trình chúng ta. Có khi chúng ta chưa hoàn thành được.
Những điều chúng ta tin Chúa nói gì, chúng ta phải giúp cho người khác biết được Lời Chúa đã khó. Sống điều con dạy nó đòi hỏi luôn nổ lực, luôn cố gắng phải hy sinh để thực hiện lời Chúa mà chúng ta trao cho người khác.
Riêng bài Tin Mừng chúng ta nghe lúc nảy, chúng ta được mời gọi sống không chỉ là tác vụ mà sống cả đời linh mục chúng ta như Đức Kitô. Khi cầu nguyện cho các môn đệ Ngài nói : vì họ : con xin thánh hiến chính mình con. Anh em chúng ta cũng phải như thế. Vì người khác, chúng ta thánh hiến chính mình.Vì anh em, chúng ta dành tác vụ và cuộc sống của mình để phục vụ. Khi chúng ta được Chúa chúc phúc, thánh hóa và thánh hiến qua việc trao ban Bí Tích Truyền chức, hãy thánh hiến chính mình. Cách nào đó, chúng ta được Đức Kitô chọn gọi với lòng thương xót của Ngài và Ngài gọi cách đặc biệt hơn, vì anh em, vì mọi người chúng ta hãy cố gắng.
Đôi điều nhắc lại bí tích truyền chức mà chúng ta sắp cử hành gởi đến cộng đoàn và các tiến chức, chúng ta cùng cầu nguyện xin Chúa khi ban thêm những linh mục cho Hội Thánh không chỉ là những con người nhưng là những con người được thánh hiến. Xin Chúa tuôn đổ ơn sủng Chúa và xin Chúa cho anh em sống trọn vẹn ơn gọi của mình và chu toàn tốt đẹp tác vụ linh mục.
Sau lời huấn từ của Đức Cha Emmanuel, quý thầy tiến chức tiến lên và tuyên hứa.
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ, viện phụ M. Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn thay mặt Đan Viện ngỏ chút tâm tình cảm ơn quý Đức Cha, quý Viện Phụ, quý linh mục, tu sĩ, đan sĩ và cộng đoàn.
Sau lời của viện phụ Đoàn, 2 Đức Cha cùng bày tỏ tâm tình vui mừng, chia vui với Đan Viện và đặc biệt, Đức Cha Emmanuel chia sẻ đôi lời gọi là huấn từ với Đan Viện.
Thánh Lễ truyền chức cho 8 tiến chức của Đan Viện Phước Sơn khép lại. Nguyện chúc tâm tình "Con xin thánh hiến chính mình con" của Đức Cha Emmanuel đến và ở lại với 8 tân linh mục để 8 tân linh mục thánh hiến đời mình và phục vụ cách đặc biệt như lòng Chúa mong muốn. Xin Chúa thêm ơn của Ngài để giúp cho quý tân linh mục ngày hôm nay được trở nên những linh mục nhân lành như lòng Chúa mong muốn.
Ngày hôm nay, ngày trao Lễ truyền chức nên không khí của Đan Viện đã phá vỡ bầu khí trầm lắng của thường ngày. Đơn giản là vì ngày hôm nay là ngày đặc biệt mà các đan sĩ được gặp gỡ, chia sẽ, cầu nguyện chung và nhất là dự Lễ chung với những kẻ "ngoài đời".
Nhiều chuyến xe đưa nhiều người về với Đan Viện từ khắp vùng miền đất nước. Quý đan sĩ ở các Đan Viện khác cũng vể đây để chung vui với anh em của mình.
Thánh Lễ truyền chức hôm nay do Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn - giám mục Giáo Phận Bà Rịa chủ tế. Cùng đồng tế với Đức Cha có Đức Cha Phêrô Viên - Giám Mục Phụ Tá giáo phận Vinh. Cạnh hai Đức Cha có 3 viện phụ : viện phụ M. Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn, viện phụ Đominico Phạm Văn Hiền, viện phụ Giuse Maria Khang Nguyễn LongTiên, quý linh mục thân quen và cộng đoàn dân Chúa.
Xem Hình
8 tiến chức hôm nay lãnh tác vụ linh mục đó là :
Thầy M. Phanxicô Trung - Trần Hữu Khương
Thầy M. Pacômêô Nguyễn Hữu Vị
Thầy M. Ambrosio Nguyễn Văn Phúc
Thầy M. Đamianô Hoàng Vận
Thầy M. Gioan XXIII Nguyễn Văn Sơn
Thầy M. Đaminh Hạnh Bùi Phúc Đức
Thầy M. Romualđô Phạm Đình Trận
Thầy M. Antôn Nguyễn Hồng Sáng
Thánh Lễ truyền chức hôm nay gồm những nghi thức như bao Lễ truyền chức khác.
Đặc biệt, hết sức tâm tình và bình dị, Đức Cha Emmanuel gửi đến cộng đoàn tâm tình của Đức Cha :
"... Những phận vụ đó, anh em chúng ta cùng nhau tiếp nhận và muốn thực hiện một cách trọn vẹn. Thế thì không chỉ trong thái độ phục vụ mọi người. Vẫn là những đan sĩ giữa các cộng đoàn nhưng chúng ta được trở thành những người dành riêng phục vụ cách đặc biệt hơn phục vụ như Đức Kitô. Ơn gọi đan sĩ của anh em của anh em được tô đậm hơn qua Hội Thánh trao ban qua Thánh chức linh mục. Rao giảng Lời Chúa, điều mà anh em thường được nghe trong những bài huấn dụ : con hãy tin điều con đọc, con hãy dạy điều con tin và con hãy sống điều con dạy
Nghe thật giản đơn nhưng nếu là những linh mục, chúng ta sống những điều ấy thật là khó trong suốt cả hành trình chúng ta. Có khi chúng ta chưa hoàn thành được.
Những điều chúng ta tin Chúa nói gì, chúng ta phải giúp cho người khác biết được Lời Chúa đã khó. Sống điều con dạy nó đòi hỏi luôn nổ lực, luôn cố gắng phải hy sinh để thực hiện lời Chúa mà chúng ta trao cho người khác.
Riêng bài Tin Mừng chúng ta nghe lúc nảy, chúng ta được mời gọi sống không chỉ là tác vụ mà sống cả đời linh mục chúng ta như Đức Kitô. Khi cầu nguyện cho các môn đệ Ngài nói : vì họ : con xin thánh hiến chính mình con. Anh em chúng ta cũng phải như thế. Vì người khác, chúng ta thánh hiến chính mình.Vì anh em, chúng ta dành tác vụ và cuộc sống của mình để phục vụ. Khi chúng ta được Chúa chúc phúc, thánh hóa và thánh hiến qua việc trao ban Bí Tích Truyền chức, hãy thánh hiến chính mình. Cách nào đó, chúng ta được Đức Kitô chọn gọi với lòng thương xót của Ngài và Ngài gọi cách đặc biệt hơn, vì anh em, vì mọi người chúng ta hãy cố gắng.
Đôi điều nhắc lại bí tích truyền chức mà chúng ta sắp cử hành gởi đến cộng đoàn và các tiến chức, chúng ta cùng cầu nguyện xin Chúa khi ban thêm những linh mục cho Hội Thánh không chỉ là những con người nhưng là những con người được thánh hiến. Xin Chúa tuôn đổ ơn sủng Chúa và xin Chúa cho anh em sống trọn vẹn ơn gọi của mình và chu toàn tốt đẹp tác vụ linh mục.
Sau lời huấn từ của Đức Cha Emmanuel, quý thầy tiến chức tiến lên và tuyên hứa.
Trước khi nhận phép lành cuối Lễ, viện phụ M. Gioan Thánh Giá Lê Văn Đoàn thay mặt Đan Viện ngỏ chút tâm tình cảm ơn quý Đức Cha, quý Viện Phụ, quý linh mục, tu sĩ, đan sĩ và cộng đoàn.
Sau lời của viện phụ Đoàn, 2 Đức Cha cùng bày tỏ tâm tình vui mừng, chia vui với Đan Viện và đặc biệt, Đức Cha Emmanuel chia sẻ đôi lời gọi là huấn từ với Đan Viện.
Thánh Lễ truyền chức cho 8 tiến chức của Đan Viện Phước Sơn khép lại. Nguyện chúc tâm tình "Con xin thánh hiến chính mình con" của Đức Cha Emmanuel đến và ở lại với 8 tân linh mục để 8 tân linh mục thánh hiến đời mình và phục vụ cách đặc biệt như lòng Chúa mong muốn. Xin Chúa thêm ơn của Ngài để giúp cho quý tân linh mục ngày hôm nay được trở nên những linh mục nhân lành như lòng Chúa mong muốn.
Văn Hóa
Hai thái độ cung cách xử sự.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:10 30/09/2017
Trong đời sống con người thường hay vấp phải lời hứa nói qúa nhanh qua môi miệng . Sau đó suy nghĩ lại, lại muốn thay đổi nhanh chóng ngay.
Lời hứa ưng thuận nhanh chóng, khi người người bạn, hay ai đó hỏi đề nghị. Nhưng sau đó suy nghĩ lại có thái độ muốn thay đổi. Chúng ta giận với chính mình, vì đã không có thể nói lời từ chối chữ không.
Và cũng như vậy nhanh chóng nói lời từ chối không, sau đó lại hối hận, suy nghĩ lại muốn thay đổi nói ưng thuận chấp nhận trở lại. Như Konrad Lorenz có suy tư: „ Điều đã nói ra, chưa được nghe. Điều đã nghe, chưa được hiểu. Điều đã hiểu, chưa được thi hành. Điều chưa được thi hành chưa được gìn giữ.“
Phúc âm thuật lại dụ ngôn của Chúa Giêsu về hai thái độ sống của hai người con: một người nói không, nhưng sau đó lại làm theo ý cha mình muốn. Còn một người nói lời ưng thuận làm. Nhưng sau đó lại không thi hành như cha mình muốn. ( Mt 21, 28-32).
Theo đà tiến bộ của xã hội, cung cách thái độ sống do dự không qủa quyết như vậy, là chưa trưởng thành chín chắn, không hay chưa suy nghĩ thấu đáo. Và như thế không thể bắt theo kịp nhịp sống trong xã hội, nhất là ngày nay trong mọi lãnh vực. Và kinh nghiệm dân gian trong đời sống cho hay không có gì tốt ngoài sự việc được thực thi làm cho hoàn thành.
Nhưng trong đời sống không có gì là muộn trễ cho cho bắt đầu mới lại. Thất bại hay do dự không là bước đường cùng ngõ bí. Trái lại là cơ hội, là khởi điểm vươn lên bắt đầu mới lại, như người con nói lời không từ chối với cha mình, sau đó suy nghĩ lại, hối hận và bắt đầu ra ngoài đồng làm việc như cha mình mong muốn. Kết quả tốt đẹp nằm ở nơi đó.
Rabin Bumam, vị Thầy cả trong Do Thái giáo, có suy tư: “ Tội to lớn nhất của con người không phải là đã vấp phạm tội, nhưng là trong mỗi giây phút có thể ăn năn hối hận và đã không làm việc.“.
Cha mẹ nào cũng vui mừng hạnh phúc, khi thấy con cháu mình sau quãng đường thời gian xa lạc, sống không theo trật tự, sống thất bại lưu lạc, mà nay hối hận trở về với gia đình, với tinh thần, với nếp sống ngay chính làm mới lại cuộc đời. Và như thế còn gì cao qúy đẹp hơn!
Nhìn vào đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian, Đức Thánh Cha Phanxico đã viết lên suy tư cổ võ một nếp sống vươn lên đổi mới tinh thần và khuôn mặt Hội Thánh :
„ Tôi muốn có một Hội Thánh bị bầm dập, bị tổn thương và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, còn hơn một Hội Thánh bệnh hoạn vì đóng cửa và thanh nhàn bám víu vào sự an toàn riêng của mình.“ (Evangelii gaudium số 49)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lời hứa ưng thuận nhanh chóng, khi người người bạn, hay ai đó hỏi đề nghị. Nhưng sau đó suy nghĩ lại có thái độ muốn thay đổi. Chúng ta giận với chính mình, vì đã không có thể nói lời từ chối chữ không.
Và cũng như vậy nhanh chóng nói lời từ chối không, sau đó lại hối hận, suy nghĩ lại muốn thay đổi nói ưng thuận chấp nhận trở lại. Như Konrad Lorenz có suy tư: „ Điều đã nói ra, chưa được nghe. Điều đã nghe, chưa được hiểu. Điều đã hiểu, chưa được thi hành. Điều chưa được thi hành chưa được gìn giữ.“
Phúc âm thuật lại dụ ngôn của Chúa Giêsu về hai thái độ sống của hai người con: một người nói không, nhưng sau đó lại làm theo ý cha mình muốn. Còn một người nói lời ưng thuận làm. Nhưng sau đó lại không thi hành như cha mình muốn. ( Mt 21, 28-32).
Theo đà tiến bộ của xã hội, cung cách thái độ sống do dự không qủa quyết như vậy, là chưa trưởng thành chín chắn, không hay chưa suy nghĩ thấu đáo. Và như thế không thể bắt theo kịp nhịp sống trong xã hội, nhất là ngày nay trong mọi lãnh vực. Và kinh nghiệm dân gian trong đời sống cho hay không có gì tốt ngoài sự việc được thực thi làm cho hoàn thành.
Nhưng trong đời sống không có gì là muộn trễ cho cho bắt đầu mới lại. Thất bại hay do dự không là bước đường cùng ngõ bí. Trái lại là cơ hội, là khởi điểm vươn lên bắt đầu mới lại, như người con nói lời không từ chối với cha mình, sau đó suy nghĩ lại, hối hận và bắt đầu ra ngoài đồng làm việc như cha mình mong muốn. Kết quả tốt đẹp nằm ở nơi đó.
Rabin Bumam, vị Thầy cả trong Do Thái giáo, có suy tư: “ Tội to lớn nhất của con người không phải là đã vấp phạm tội, nhưng là trong mỗi giây phút có thể ăn năn hối hận và đã không làm việc.“.
Cha mẹ nào cũng vui mừng hạnh phúc, khi thấy con cháu mình sau quãng đường thời gian xa lạc, sống không theo trật tự, sống thất bại lưu lạc, mà nay hối hận trở về với gia đình, với tinh thần, với nếp sống ngay chính làm mới lại cuộc đời. Và như thế còn gì cao qúy đẹp hơn!
Nhìn vào đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian, Đức Thánh Cha Phanxico đã viết lên suy tư cổ võ một nếp sống vươn lên đổi mới tinh thần và khuôn mặt Hội Thánh :
„ Tôi muốn có một Hội Thánh bị bầm dập, bị tổn thương và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, còn hơn một Hội Thánh bệnh hoạn vì đóng cửa và thanh nhàn bám víu vào sự an toàn riêng của mình.“ (Evangelii gaudium số 49)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vầng Trăng Phan Sinh
Lê Đình Thông
11:56 30/09/2017
pour sœur Lune et les étoiles :
dans le ciel tu les as formées,
claires, précieuses et belles.
Saint François d’Assise
Tiếng thầm đâu đó tự trời cao
Ngày bốn tháng mười cùng mừng kính
Vần điệu Phan Sinh quá ngọt ngào :
‘‘Thiên Chúa càn khôn đã tác thành
Giữa độ Trung Thu bóng chị Hằng
Múa khúc Nghê Thường vờn tinh tú
Trời thanh gió mát bức tranh làng.’’
Bầy trẻ chăn trâu đi rước đèn
Ông Sao mấy chiếc cạnh hồ sen
Tiếng hát ngây thơ trong trẻo quá !
Trẻ già trông thấy cũng quen quen.
Trung Thu nhằm lễ kính Thánh nhân
Sáng Thế bài thơ sẽ hát vang
Trăng vàng sáng tỏ trên thôn xóm
Đạo đời chung một khúc nhạc vàng.
Lê Đình Thông
Tản mạn đời tha hương: Văn Hóa Tết Trung Thu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
12:44 30/09/2017
Những hình ảnh quê hương
Ai cũng có tuổi thơ. Tuổi thơ Việt nghèo mà thắm tình quê. Mà rất khó quên, dẫu quê mình nghèo lắm. Tôi nhớ có tết Trung Thu chỉ được sơi một mình một chiếc bánh đa mà sung sướng vô cùng, nhớ cho tới tuổi già !
Tết rằm tháng tám âm lịch được bảo là TẾT TRẺ CON, mà ‘trẻ lớn’ cũng khoái ra mặt !
Mùa thu mang khí hậu mát dịu tới. Tại quê nhà, xem chừng mùa màng đã gặt hái xong. Lối xóm thư thả nghỉ ngơi. Và lũ trẻ thì, ôi chu choa, mong tết Trung thu từng ngày. Có khi vì chúng thấy nó vui ngang với tết nguyên đán nữa ! Quê hương Việt Nam đấy, hình ảnh cũ vẫn khắc sâu trong tâm khảm từng trẻ Việt. Nó nằm đó cả đời. Rồi mang theo xuống mồ. Chỉ trừ ra những đứa trẻ không có tuổi thơ: khi bị cảnh mồ côi cha mẹ sớm, hoặc tật nguyền không thể di chuyển đi chơi cùng chúng bạn…
Bọn nhóc chờ tết Trung thu đến để được vui chơi đã vậy, lại được ăn bánh trái ê hề. Kèm theo đó là đủ thứ đồ chơi hấp dẫn. Quên sao được những mâm cỗ ‘trông trăng’ ? Cái đêm trăng ‘sáng nhất trong năm’ đem niềm vui rước đèn, tuyệt vô cùng. Vui vô kể. Đặc biệt là ở những nơi có tổ chức hát múa vui đùa. Văn nghệ cây nhà lá vườn mừng trăng tháng 8 rộn ràng…
Qua xứ người, các cộng đồng Việt Nam lớn vẫn ráng tổ chức Tết Ngày Rằm tháng Tám này. Cách riêng tại những trung tâm dạy Việt ngữ. Các bậc phụ huynh cũng thường hưởng ứng nhiệt tình. Bên này tiền bạc rủng rỉnh, nên chuyện tổ chức cho các em vui thì chả mấy ai nề hà. Mừng Tết trẻ em là nhắm vào tương lai giống nòi dân Việt, qua cố gắng gìn giữ văn hóa cha ông để lại thật cao quý.
Dân ta luôn mơ thanh bình ?
Thật ra chả có hình ảnh nào nói lên cảnh thanh bình bằng hình ảnh đêm Trung thu. Thăng thanh gió mát. Lòng người an vui. Bộ mặt ai nấy như hớn hở tươi vui. Nhưng phải thanh minh cho rõ: Gọi là TẾT NHI ĐỒNG, nhưng người lớn cũng vui theo. Cả nhà cùng hoan hỉ: trẻ nít tung tăng chơi đèn, cha mẹ chú bác thì uống rượu hay trà để thưởng trăng. Dĩ nhiên mọi người phải được chia phần những mẩu bánh Trung thu, dưới dạng bánh nướng màu nâu, hay bánh dẻo màu trắng.
Có vị khoa bảng nọ mang cái vụ tổ chức cho các em múa lân và rước đèn kéo quân ra, để nói rằng “thế là đã đủ mà chứng minh cái ước mơ thanh bình nhàn hạ của dân gian mình”. Kèm vào đó là hình ảnh những ông’tiến sĩ giấy’ được rước đi nghênh ngang bên cạnh hàng loạt các đèn sao lấp lánh, đủ nói lên tâm trạng mơ ước tương lai cao đẹp sáng chói của con cháu mình đấy. Chứ còn gì nữa ?
Hơn nhiều dân tộc khác, người Việt vẫn quan niệm Trăng như một huyền thoại: Trăng có hồn để biết cảm thông chia sẻ. Trăng chiếu ánh sáng nhẹ nhàng êm ả, xoa dịu tâm tư nhân loại. Nó giúp bao người dịu bớt cõi lòng cô đơn lẻ loi. Trăng tạo cảm hứng cho bao văn nhân thi sĩ, dệt nên những áng thơ văn tuyện diệu làm say đắm lòng người.
Nhạc sĩ Lam Phương từng nổi tiếng với tuyệt phẩm ‘Trăng thanh bình’: “Mừng vui lúa tung tăng, hò reo lúa mừng trăng, reo vang tang tình tang lúa reo. Lúa mừng cuộc đời sống thanh bình đã về đây với dân yên lành…Trăng về là nguồn sống yên lành của toàn dân yêu trăng thanh bình” ! Còn chi ý vị hơn ?
Trăng nói lên tình nghĩa ‘hiền hòa êm dịu’ như nơi nữ giới: Đêm trăng luôn bí ẩn đầy hấp dẫn. Như một vị Thần ban đêm. Trăng là Hằng Nga muôn thuở. Trăng gợi lên cõi mộng vô bờ bến. Trăng làm tăng cảm giác yêu đương cho các cặp tình nhân. Thế là nhân loại có câu nói ‘Tuần Trăng Mật’ tuyệt diệu !
Khác với ánh mặt trời gay gắt tạo nóng nẩy thường gây căng thẳng, mặt trăng đem đến cho tâm tư con người niềm vui nhẹ nhàng thanh khiết.
Trăng cho ta niềm hy vọng trong an bình. Nhiều nơi quen ngắm trăng mà đoán tương lai mùa màng năm tới, cũng như vận mệnh của cả quốc gia, tưởng chừng áp dụng cho thân phận may rủi của cả dân tộc mình.
Từ ngày nhà bác học Ga-li-lê chứng minh rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời, có mặt trăng là vệ tinh luôn cận kề, thì Trăng càng trở nên thân mật hơn với con người, vì đêm nào cũng vờn quanh ‘người yêu’ vĩnh cửu là hành tinh (cùng quay) mà con người đang sống đây. Để rồi, vào dịp chính con người bằng xương bằng thịt’ đổ bộ lên mặt trăng lần đầu, ngày 20 tháng 7 năm 1969, không gian giữa ‘cặp tình nhân’ này đã vô hình chung trở thành thu hẹp và gần gũi với nhau hơn rất nhiều.
Thế là, dù cuộc dâu biển trần gian hằng hằng lớp lớp trôi qua với thời gian, Mặt Trăng vẫn hiện diện cho chúng ta hằng đêm. Nàng Trăng được trang điểm diễm kiều nhất vào đêm Rằm tháng 8 âm lịch. Tết Trung thu cũng vì thế vẫn mãi tồn tại. Dân Việt chúng ta vẫn tiếp tục…mơ ngày thanh bình dài lâu vĩnh cửu.
Hôm nay, vẫn sống lưu lạc nơi quê người, rằm tháng 8 về cũng đem theo nỗi sầu cố quốc. Ngắm bóng trăng soi vằng vặc, làm sao quên được những bóng hình thân yêu ngày trước ! Mong được đốt đèn lồng bay về tìm trăng quê cũ, để rồi tạm mượn lời một văn nhân mà thốt lên: “Hỡi ơi, Trăng chỉ có một bóng lẻ loi, còn ta thì hồn chia muôn nẻo, biết mượn Trăng nào để ghé về bến xưa”?
Hoặc khi ôm đậm nỗi sầu cô quạnh tha hương, có ai đó phải mượn lời nhà thơ Hàn Mạc Tử để trút nỗi hận vào vầng trăng sáng đêm rằm (đáng lẽ phải gieo vào lòng chàng niềm hy vọng của yêu đương): ”Ai mua trăng tôi bán trăng cho”. Bán đi cho dứt nỗi sầu ngàn kiếp u uẩn trong tim !
Đôi khi, thấy quá cô độc nơi xứ lạ, muốn nhờ Trăng tìm lại người thân ngày cũ, có kẻ đã mượn lời thơ của thi sĩ Tản Đà mà ngâm rằng:
“Bạn lên cung quế, hỏi Trăng giúp
Soi khắp trần gian, có thấy ai “?
Có đậm ảnh hưởng Tàu ?
Huyền thoại ‘vua Đường minh Hoàng du nguyệt điện’ đã ngấm ngầm ngự trị đâu đó trong văn học Việt Nam từ lâu. Ông là tác giả của ‘Khúc Nghê thường vũ y’: Vào một đêm trăng rằm tháng 8, nhờ phép thần của đạo sĩ La công Viễn dùng một giải lụa trắng biến thành cầu vồng, đưa nhà vua tới tận cung Hằng, thưởng thức ‘điệu khúc Tây Thiên’ của đoàn cung nữ, rồi góp thêm một vũ khúc khác thành ra điệu ‘Nghê thường’, mà rồi vua mang về trần gian tập cho các cung nữ của mình. Đặc biệt là để làm vui lòng ái thiếp tuyệt sắc là Dương quý Phi.
Rồi kế là chuyện thần thoại về Hậu Nghệ và Hằng Nga với thuốc trường sinh bất lão. Thế là người ta chế ra bánh Trung thu với hình Hằng Nga, Ngọc thố.
“Tùng dinh dinh, cắc tùng dinh dinh,
Em rước đèn đi đón chị Hằng”.
Lại còn câu truyện ‘cây đa vạn niên’ với thằng Cuội già mải mê bỏ trâu ăn lúa người khác, nên bị phạt: Được lên cung trăng, nhưng mỗi tết trăng rằm tháng 8, Cuội vì nhớ trần gian nên ra ngồi ở gốc cây đa ngó xuống, lòng dạ ngẩn ngơ…(Bài ca dân gian: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ…”)
Văn học nước ta, mỗi mùa Trăng rằm, cũng hay nhắc đến điển tích nhà thơ Lý Bạch bên Tàu, nổi tiếng toàn quốc, mà chỉ vì quá yêu Trăng sáng, nên một đêm say rượu, quyết định nhảy xuống sông tìm ôm nàng Nguyệt xinh đẹp, nên đành chết oan.
Người Tàu còn để lại tục múa rồng (một linh vật) cho dân ta, cũng như hình ảnh ông Địa xuất hiện đêm Trung thu, với hy vọng mang lại sự vui tươi may mắn cho dân chúng. Còn thói rước đèn ông sao là vì ‘Trăng và sao phải cùng…đồng hành’ về đêm !
Kế tiếp là truyện quan Bao Công ra lệnh cho dân chúng làm đèn cá chép cho trẻ đi rước đêm Trung thu, để dẹp một loài yêu quái lấy hình cá chép hại người trần.
Dẫu chịu ảnh hưởng phương Bắc, nhưng dân Việt mừng Trung thu trong phong thái nhẹ nhàng, hưởng cảnh thanh bình đêm trăng sáng, chả bận tâm nhiều về những điển tích, hay bị lo ra vì mấy thứ mê tín dị đoan viển vông xa lạ...
Học ngắm trăng mà mơ ước chốn Thiên Cung.
Lại thi sĩ Tản Đà cho ta mượn mấy vần thơ mà suy nghĩ gần xa:
“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán cả rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.”
Thế gian là cõi ô trọc. Sống mãi dưới trần, dù thi sĩ mộng mơ cũng rồi có ngày phải…chán ? Ấy là chưa kể nhà Phật đã bảo rằng ‘đời là bể khổ’: đêm ngày nên mong được giải thoát khỏi ách luân hồi, mơ về cõi Nát Bàn êm ả.
Thế những người con Chúa thì sao ? Nhiều thánh đường vẫn vang tiếng thánh ca “Mẹ ơn, chóng đưa con về Trời, cõi yên vui đời đời...”. Âu cũng cùng tâm trạng ‘chỉ có quê Trời mới là đích điểm cho niềm vui vĩnh cửu.
Ngồi ngắm trăng đêm rằm tháng 8, chúng ta không khỏi suy tư vẩn vơ: Trần thế này là gì ? Kiếp người rồi phải đi tới đâu mới đạt mục đích thật ? Cõi Thiên Đàng là chốn nào ? Có thật Chúa đang chờ ta về hưởng hạnh phúc dài lâu bên Ngài?
Qua bao thế hệ nhân sinh, con người cứ mãi tự vấn về thân phận mình. Chẳng lẽ chết là chấm dứt mọi sự ? Vậy thì cuộc sống vô nghĩa quá !
Chỉ còn cách tìm về nguồn Kinh Thánh, con người mới có thể hiểu ra rằng Đức Ky Tô là Alpha và Omega: Nguyên thủy và Cùng đích mọi loài. Ngắm nhìn đôi vầng Nhật Nguyệt hay ngàn vạn tinh tú trong vũ trụ, ta cũng phải đi tới kết luận rằng cần có một đấng Tạo Hóa tối cao. Ngài sinh ra vạn vật và con người, rồi tạo hoàn cảnh cho tất cả cùng đoàn tụ trên cõi hằng sống dài lâu.
Mong sao ánh trăng vằng vặc đêm rằm soi vào đầu óc bạn và tôi một tia sáng linh thiêng, giúp ta tìm đến Ngài. Ngài chính là chủ tể của vũ trụ bao la, trong đó có vầng Trăng Rằm tuyệt đẹp trong mùa Trung thu năm nay.
Ước chi bạn cũng như tôi, năm nay ngồi ngắm Trăng Rằm tháng 8, dù có nhớ thương về quê nhà Việt Nam với những hình ảnh mùa Trăng đầy ắp kỷ niệm, nhưng cũng biết nâng hồn lên cao hơn chút nữa, để cùng nhau dệt niềm ước mơ: rồi đây không chỉ là gặp nhau trên một ‘cung Hằng’ huyền thoại (nơi ai cũng từng phải thất vọng: vào cái ngày mà phi hành gia Armstrong đặt chân lên mặt trăng lần đầu, ông bỡ ngỡ vì thấy Chú Cuội đã rủ chị Hằng cùng đoàn nữ ca múa di tản đi đâu mất tiêu rồi !), mà là trên quê hương Thiên Quốc tràn đầy ánh sáng và bình an.
Nơi đó, một người con yêu quý nhất của loài người đã được Chúa ban phần thưởng cao cả tuyệt vời: Kìa bà nào ( Đức Maria ) đang tiến lên như rạng đông, đẹp nhu mặt Trăng, rực rỡ như mặt trời…
Còn trần gian ư ? Rồi đây chúng mình xin được để lại cho…trần thế !
Mong thay !
Tết rằm tháng tám âm lịch được bảo là TẾT TRẺ CON, mà ‘trẻ lớn’ cũng khoái ra mặt !
Mùa thu mang khí hậu mát dịu tới. Tại quê nhà, xem chừng mùa màng đã gặt hái xong. Lối xóm thư thả nghỉ ngơi. Và lũ trẻ thì, ôi chu choa, mong tết Trung thu từng ngày. Có khi vì chúng thấy nó vui ngang với tết nguyên đán nữa ! Quê hương Việt Nam đấy, hình ảnh cũ vẫn khắc sâu trong tâm khảm từng trẻ Việt. Nó nằm đó cả đời. Rồi mang theo xuống mồ. Chỉ trừ ra những đứa trẻ không có tuổi thơ: khi bị cảnh mồ côi cha mẹ sớm, hoặc tật nguyền không thể di chuyển đi chơi cùng chúng bạn…
Bọn nhóc chờ tết Trung thu đến để được vui chơi đã vậy, lại được ăn bánh trái ê hề. Kèm theo đó là đủ thứ đồ chơi hấp dẫn. Quên sao được những mâm cỗ ‘trông trăng’ ? Cái đêm trăng ‘sáng nhất trong năm’ đem niềm vui rước đèn, tuyệt vô cùng. Vui vô kể. Đặc biệt là ở những nơi có tổ chức hát múa vui đùa. Văn nghệ cây nhà lá vườn mừng trăng tháng 8 rộn ràng…
Qua xứ người, các cộng đồng Việt Nam lớn vẫn ráng tổ chức Tết Ngày Rằm tháng Tám này. Cách riêng tại những trung tâm dạy Việt ngữ. Các bậc phụ huynh cũng thường hưởng ứng nhiệt tình. Bên này tiền bạc rủng rỉnh, nên chuyện tổ chức cho các em vui thì chả mấy ai nề hà. Mừng Tết trẻ em là nhắm vào tương lai giống nòi dân Việt, qua cố gắng gìn giữ văn hóa cha ông để lại thật cao quý.
Dân ta luôn mơ thanh bình ?
Có vị khoa bảng nọ mang cái vụ tổ chức cho các em múa lân và rước đèn kéo quân ra, để nói rằng “thế là đã đủ mà chứng minh cái ước mơ thanh bình nhàn hạ của dân gian mình”. Kèm vào đó là hình ảnh những ông’tiến sĩ giấy’ được rước đi nghênh ngang bên cạnh hàng loạt các đèn sao lấp lánh, đủ nói lên tâm trạng mơ ước tương lai cao đẹp sáng chói của con cháu mình đấy. Chứ còn gì nữa ?
Hơn nhiều dân tộc khác, người Việt vẫn quan niệm Trăng như một huyền thoại: Trăng có hồn để biết cảm thông chia sẻ. Trăng chiếu ánh sáng nhẹ nhàng êm ả, xoa dịu tâm tư nhân loại. Nó giúp bao người dịu bớt cõi lòng cô đơn lẻ loi. Trăng tạo cảm hứng cho bao văn nhân thi sĩ, dệt nên những áng thơ văn tuyện diệu làm say đắm lòng người.
Nhạc sĩ Lam Phương từng nổi tiếng với tuyệt phẩm ‘Trăng thanh bình’: “Mừng vui lúa tung tăng, hò reo lúa mừng trăng, reo vang tang tình tang lúa reo. Lúa mừng cuộc đời sống thanh bình đã về đây với dân yên lành…Trăng về là nguồn sống yên lành của toàn dân yêu trăng thanh bình” ! Còn chi ý vị hơn ?
Trăng nói lên tình nghĩa ‘hiền hòa êm dịu’ như nơi nữ giới: Đêm trăng luôn bí ẩn đầy hấp dẫn. Như một vị Thần ban đêm. Trăng là Hằng Nga muôn thuở. Trăng gợi lên cõi mộng vô bờ bến. Trăng làm tăng cảm giác yêu đương cho các cặp tình nhân. Thế là nhân loại có câu nói ‘Tuần Trăng Mật’ tuyệt diệu !
Trăng cho ta niềm hy vọng trong an bình. Nhiều nơi quen ngắm trăng mà đoán tương lai mùa màng năm tới, cũng như vận mệnh của cả quốc gia, tưởng chừng áp dụng cho thân phận may rủi của cả dân tộc mình.
Từ ngày nhà bác học Ga-li-lê chứng minh rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời, có mặt trăng là vệ tinh luôn cận kề, thì Trăng càng trở nên thân mật hơn với con người, vì đêm nào cũng vờn quanh ‘người yêu’ vĩnh cửu là hành tinh (cùng quay) mà con người đang sống đây. Để rồi, vào dịp chính con người bằng xương bằng thịt’ đổ bộ lên mặt trăng lần đầu, ngày 20 tháng 7 năm 1969, không gian giữa ‘cặp tình nhân’ này đã vô hình chung trở thành thu hẹp và gần gũi với nhau hơn rất nhiều.
Thế là, dù cuộc dâu biển trần gian hằng hằng lớp lớp trôi qua với thời gian, Mặt Trăng vẫn hiện diện cho chúng ta hằng đêm. Nàng Trăng được trang điểm diễm kiều nhất vào đêm Rằm tháng 8 âm lịch. Tết Trung thu cũng vì thế vẫn mãi tồn tại. Dân Việt chúng ta vẫn tiếp tục…mơ ngày thanh bình dài lâu vĩnh cửu.
Hôm nay, vẫn sống lưu lạc nơi quê người, rằm tháng 8 về cũng đem theo nỗi sầu cố quốc. Ngắm bóng trăng soi vằng vặc, làm sao quên được những bóng hình thân yêu ngày trước ! Mong được đốt đèn lồng bay về tìm trăng quê cũ, để rồi tạm mượn lời một văn nhân mà thốt lên: “Hỡi ơi, Trăng chỉ có một bóng lẻ loi, còn ta thì hồn chia muôn nẻo, biết mượn Trăng nào để ghé về bến xưa”?
Hoặc khi ôm đậm nỗi sầu cô quạnh tha hương, có ai đó phải mượn lời nhà thơ Hàn Mạc Tử để trút nỗi hận vào vầng trăng sáng đêm rằm (đáng lẽ phải gieo vào lòng chàng niềm hy vọng của yêu đương): ”Ai mua trăng tôi bán trăng cho”. Bán đi cho dứt nỗi sầu ngàn kiếp u uẩn trong tim !
Đôi khi, thấy quá cô độc nơi xứ lạ, muốn nhờ Trăng tìm lại người thân ngày cũ, có kẻ đã mượn lời thơ của thi sĩ Tản Đà mà ngâm rằng:
“Bạn lên cung quế, hỏi Trăng giúp
Soi khắp trần gian, có thấy ai “?
Có đậm ảnh hưởng Tàu ?
Rồi kế là chuyện thần thoại về Hậu Nghệ và Hằng Nga với thuốc trường sinh bất lão. Thế là người ta chế ra bánh Trung thu với hình Hằng Nga, Ngọc thố.
“Tùng dinh dinh, cắc tùng dinh dinh,
Em rước đèn đi đón chị Hằng”.
Lại còn câu truyện ‘cây đa vạn niên’ với thằng Cuội già mải mê bỏ trâu ăn lúa người khác, nên bị phạt: Được lên cung trăng, nhưng mỗi tết trăng rằm tháng 8, Cuội vì nhớ trần gian nên ra ngồi ở gốc cây đa ngó xuống, lòng dạ ngẩn ngơ…(Bài ca dân gian: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ…”)
Người Tàu còn để lại tục múa rồng (một linh vật) cho dân ta, cũng như hình ảnh ông Địa xuất hiện đêm Trung thu, với hy vọng mang lại sự vui tươi may mắn cho dân chúng. Còn thói rước đèn ông sao là vì ‘Trăng và sao phải cùng…đồng hành’ về đêm !
Kế tiếp là truyện quan Bao Công ra lệnh cho dân chúng làm đèn cá chép cho trẻ đi rước đêm Trung thu, để dẹp một loài yêu quái lấy hình cá chép hại người trần.
Dẫu chịu ảnh hưởng phương Bắc, nhưng dân Việt mừng Trung thu trong phong thái nhẹ nhàng, hưởng cảnh thanh bình đêm trăng sáng, chả bận tâm nhiều về những điển tích, hay bị lo ra vì mấy thứ mê tín dị đoan viển vông xa lạ...
Học ngắm trăng mà mơ ước chốn Thiên Cung.
Lại thi sĩ Tản Đà cho ta mượn mấy vần thơ mà suy nghĩ gần xa:
Trần thế em nay chán cả rồi
Cung quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.”
Thế gian là cõi ô trọc. Sống mãi dưới trần, dù thi sĩ mộng mơ cũng rồi có ngày phải…chán ? Ấy là chưa kể nhà Phật đã bảo rằng ‘đời là bể khổ’: đêm ngày nên mong được giải thoát khỏi ách luân hồi, mơ về cõi Nát Bàn êm ả.
Thế những người con Chúa thì sao ? Nhiều thánh đường vẫn vang tiếng thánh ca “Mẹ ơn, chóng đưa con về Trời, cõi yên vui đời đời...”. Âu cũng cùng tâm trạng ‘chỉ có quê Trời mới là đích điểm cho niềm vui vĩnh cửu.
Ngồi ngắm trăng đêm rằm tháng 8, chúng ta không khỏi suy tư vẩn vơ: Trần thế này là gì ? Kiếp người rồi phải đi tới đâu mới đạt mục đích thật ? Cõi Thiên Đàng là chốn nào ? Có thật Chúa đang chờ ta về hưởng hạnh phúc dài lâu bên Ngài?
Qua bao thế hệ nhân sinh, con người cứ mãi tự vấn về thân phận mình. Chẳng lẽ chết là chấm dứt mọi sự ? Vậy thì cuộc sống vô nghĩa quá !
Mong sao ánh trăng vằng vặc đêm rằm soi vào đầu óc bạn và tôi một tia sáng linh thiêng, giúp ta tìm đến Ngài. Ngài chính là chủ tể của vũ trụ bao la, trong đó có vầng Trăng Rằm tuyệt đẹp trong mùa Trung thu năm nay.
Ước chi bạn cũng như tôi, năm nay ngồi ngắm Trăng Rằm tháng 8, dù có nhớ thương về quê nhà Việt Nam với những hình ảnh mùa Trăng đầy ắp kỷ niệm, nhưng cũng biết nâng hồn lên cao hơn chút nữa, để cùng nhau dệt niềm ước mơ: rồi đây không chỉ là gặp nhau trên một ‘cung Hằng’ huyền thoại (nơi ai cũng từng phải thất vọng: vào cái ngày mà phi hành gia Armstrong đặt chân lên mặt trăng lần đầu, ông bỡ ngỡ vì thấy Chú Cuội đã rủ chị Hằng cùng đoàn nữ ca múa di tản đi đâu mất tiêu rồi !), mà là trên quê hương Thiên Quốc tràn đầy ánh sáng và bình an.
Nơi đó, một người con yêu quý nhất của loài người đã được Chúa ban phần thưởng cao cả tuyệt vời: Kìa bà nào ( Đức Maria ) đang tiến lên như rạng đông, đẹp nhu mặt Trăng, rực rỡ như mặt trời…
Còn trần gian ư ? Rồi đây chúng mình xin được để lại cho…trần thế !
Mong thay !
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Rằm Trên Giáo Đường
Lê Trị
08:41 30/09/2017
Ảnh của Lê Trị
Giáo đường im bóng ánh trăng thanh
Văng vẳng đâu đây tiếng nguyện cầu..
(bt)