Phụng Vụ - Mục Vụ
Gia đình thánh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:57 30/09/2018
Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng
Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieux. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”.
Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành một vị thánh lớn.
1. Bậc Thầy của Giáo Hội.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng Ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Tại sao một Nữ Tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế? Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh. Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo?
Thánh Têrêxa trở thành Bậc Thầy của Giáo Hội chính là vì Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Yêu mến Chúa
Thánh Têrêxa hết lòng yêu mến Chúa. Ngài luôn tâm niệm: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa; vâng, con yêu mến Chúa”. Ngài yêu mến Chúa thiết tha, mãnh liệt và rất tự nhiên, thật đơn sơ. Ngài yêu Chúa như một trẻ thơ yêu cha mẹ, rất hồn nhiên trong sáng. Ngài tâm đắc những lời Chúa Giêsu nói về các trẻ em: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14); “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18,3).
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu, các Tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng; nếu không có tình yêu, các vị Tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. Và Ngài còn nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả.
Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng “chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em”; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi... Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh Nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó ... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa ... rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).
Chính tình yêu Chúa đã chắp cánh cho Têrêxa đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. “Tôi muốn sống cả thời gian trên thiên đàng để làm ích cho dưới thế”; “Tôi sẽ làm mưa xuống những trận hoa hồng”; “Sứ mệnh của tôi là mến yêu”. Tình yêu không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Tình yêu không nói bằng lời nhưng bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim bằng tình yêu.
3. Con đường thơ ấu thiêng liêng
Têrêxa yêu mến Chúa với một tâm hồn trẻ thơ. Suốt cuộc đời, Ngài đã sống như một trẻ thơ và giữ một tâm hồn thơ trẻ đối với Chúa. Chính điều đó đã làm cho Ngài nên cao trọng.
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội, làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại.
Theo thánh Nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy", thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ”.
4. Gia đình Thánh
Vào những ngày cuối năm 1872, bà Zélie Guérin chờ đứa con thứ chín của mình ra đời trong lo âu. Vì hiện tại bà chỉ còn 4 cô con gái, do 2 con trai và 2 con gái đã chết lúc còn rất nhỏ. Ngày 2 tháng 1 năm 1873, nỗi lo lắng đã trở thành niềm vui hân hoan, khi con trẻ ra đời mạnh khỏe và xinh xắn, gương mặt thánh thiện. Cả nhà gồm hai vợ chồng và bốn người con gái là Marie, Pauline, Léonie, Céline đứng chung quanh chiếc nôi của em bé vừa mới chào đời, vui sướng vỗ tay. Họ nhất trí đặt tên cho bé là Têrêxa. Hai ngày sau, em bé được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy tại nhà thờ Đức Bà và Marie, người chị cả làm vú đỡ đầu.
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời. Để dạy cho các con của mình biết sống đời sống đạo tốt lành và đạo đức, ông Louis Martin và bà Azélie Guérin luôn làm gương sáng.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN hướng dẫn các gia đình: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công Giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta.” (số 9).
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”. Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ. Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên ”dùng gương lành và lời nói,truyền dạy đức tin cho con cái” (Hiến chế tín lý về Giáo hội số 11). Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái. Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ” phù hợp vời hết mọi gia đình Công Giáo. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều gia đình đã sống và làm cho mọi thành viên trở nên thánh thiện tốt lành.
Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieux. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”.
Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành một vị thánh lớn.
1. Bậc Thầy của Giáo Hội.
Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng Ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.
Tại sao một Nữ Tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế? Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh. Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo?
Thánh Têrêxa trở thành Bậc Thầy của Giáo Hội chính là vì Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.
2. Yêu mến Chúa
Thánh Têrêxa hết lòng yêu mến Chúa. Ngài luôn tâm niệm: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa; vâng, con yêu mến Chúa”. Ngài yêu mến Chúa thiết tha, mãnh liệt và rất tự nhiên, thật đơn sơ. Ngài yêu Chúa như một trẻ thơ yêu cha mẹ, rất hồn nhiên trong sáng. Ngài tâm đắc những lời Chúa Giêsu nói về các trẻ em: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14); “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18,3).
Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu, các Tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng; nếu không có tình yêu, các vị Tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. Và Ngài còn nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả.
Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng “chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em”; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi... Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh Nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó ... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa ... rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).
Chính tình yêu Chúa đã chắp cánh cho Têrêxa đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. “Tôi muốn sống cả thời gian trên thiên đàng để làm ích cho dưới thế”; “Tôi sẽ làm mưa xuống những trận hoa hồng”; “Sứ mệnh của tôi là mến yêu”. Tình yêu không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Tình yêu không nói bằng lời nhưng bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim bằng tình yêu.
3. Con đường thơ ấu thiêng liêng
Têrêxa yêu mến Chúa với một tâm hồn trẻ thơ. Suốt cuộc đời, Ngài đã sống như một trẻ thơ và giữ một tâm hồn thơ trẻ đối với Chúa. Chính điều đó đã làm cho Ngài nên cao trọng.
Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội, làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại.
Theo thánh Nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy", thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.
Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ”.
4. Gia đình Thánh
Vào những ngày cuối năm 1872, bà Zélie Guérin chờ đứa con thứ chín của mình ra đời trong lo âu. Vì hiện tại bà chỉ còn 4 cô con gái, do 2 con trai và 2 con gái đã chết lúc còn rất nhỏ. Ngày 2 tháng 1 năm 1873, nỗi lo lắng đã trở thành niềm vui hân hoan, khi con trẻ ra đời mạnh khỏe và xinh xắn, gương mặt thánh thiện. Cả nhà gồm hai vợ chồng và bốn người con gái là Marie, Pauline, Léonie, Céline đứng chung quanh chiếc nôi của em bé vừa mới chào đời, vui sướng vỗ tay. Họ nhất trí đặt tên cho bé là Têrêxa. Hai ngày sau, em bé được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy tại nhà thờ Đức Bà và Marie, người chị cả làm vú đỡ đầu.
Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời. Để dạy cho các con của mình biết sống đời sống đạo tốt lành và đạo đức, ông Louis Martin và bà Azélie Guérin luôn làm gương sáng.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN hướng dẫn các gia đình: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công Giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta.” (số 9).
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”. Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ. Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên ”dùng gương lành và lời nói,truyền dạy đức tin cho con cái” (Hiến chế tín lý về Giáo hội số 11). Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân số 11). Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái. Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.
Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ” phù hợp vời hết mọi gia đình Công Giáo. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều gia đình đã sống và làm cho mọi thành viên trở nên thánh thiện tốt lành.
“Sao Anh Siêng Lần Chuỗi”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:26 30/09/2018
Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng viết bài thơ “Sao không”, rất tâm tình và cũng rất dễ thương. Lời thơ như một lời nhắc nhở, hãy siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi một cách tâm tình như nói chuyện với Mẹ vậy. Nhạc sĩ Thông Vi Vu dệt thành ca khúc “Sao không”. Tam Ca Áo Trắng hát với cả tâm hồn mến yêu. Tháng Mân Côi nghe ca khúc “Sao em không lẫn chuỗi” với giai điệu Rumba, thấy lòng lâng lâng tình thương của MẸ, nghe ơn thánh trải qua từng lời kinh.
Hôm nay tình cờ nghe ca khúc “Sao anh siêng lần chuỗi” của tác giả “Dấu chân” với giai điệu tănggô vui tươi.
“Hỡi này anh kia ơi, sao anh siêng lần chuỗi
Dẫu trời nắng hay mưa, dù là sáng hay trưa
Giữa phố phường rong ruổi.
Tràng chuỗi vẫn trên tay
Theo bước anh từng ngày
Chẳng ngại gì trời gió mưa
Những lời kinh Mân Côi.
Tuy đơn sơ là thế
Vẫn còn nở trên môi
Mặc ngày tháng tới lui
Với tấm lòng chân thành
Mẹ sẽ xót thương anh
Xin Chúa ban phước lành
và chở che suốt cuộc đời”.
Dường như ca khúc này lấy cảm hứng từ bức hình người đàn ông chạy xe ôm đang cầm tràng chuỗi trên tay để lần hạt trong khi chờ khách.
Ngày 7 tháng 10, Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. ĐGH Piô V thiết lập lễ này để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ chiến thắng của Hải quân Kitô giáo với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Lepanto ngày 7.10.1571. Chiến thắng là nhờ các tín hữu lần Chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Mẹ ở Rôma vào ngày giao chiến. Một phép lạ của Đức Mẹ trong Tháng Mân Côi. ĐGH Leo XIII đã thiết lập Tháng Mười là Tháng Mân Côi vào ngày 1.9.1883 và đã công bố 11 Tông thư về Chuỗi Mân Côi trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Mân Côi chính là hoa hồng. Mân Côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Như thể, bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Nói đến Mân Côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước toà Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ.
Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ.
Thật vậy, giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Đức Maria là bông hoa thanh khiết diễn tả được nét đẹp của Thiên Chúa vì Mẹ là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần "rợp bóng trên Mẹ" nên Mẹ sống dưới sự che chở của Thánh Thần, theo ơn hướng dẫn của Thánh Thần và sống trong tình yêu của Thánh Thần.
Thiên Chúa muốn Con của Ngài vào đời làm người, nên đã chuẩn bị cho Con một người mẹ tuyệt hảo.Maria là người được Thiên Chúa đặc biệt mến thương.Thiên Thần gọi Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”, là người được “Đức Chúa ở cùng”, là người “đẹp lòng Thiên Chúa” .
Maria đã là một thụ tạo tuyệt vời ngay từ trước khi làm Mẹ Đức Giêsu. Nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của Mẹ. Ngài cần sự ưng thuận của một thụ tạo nhỏ bé trước khi trao cho Maria chức vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Tiếng “xin vâng” khởi đầu cho một chuỗi xin vâng làm nên cuộc đời người nữ tỳ của Chúa.
Kinh Mân Côi là một chuỗi “xin vâng” của người tín hữu dâng Thiên Chúa, theo mẫu gương đáp trả của Mẹ Maria.
Tràng chuỗi Mân Côi là một phương thế giúp chúng ta gần gũi thiết thân với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công Giáo : “ Khi gia đình được an vui hoà thuận, hãy lần chuỗi Mân Côi để xin Mẹ ban cho sự an vui hoà thuận yêu thương. Khi gặp người chồng thiếu trách nhiệm, hãy chạy đến với Mẹ nhờ tràng chỗi Mân Côi, để xin Mẹ cảm hoá mình. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân Côi, xin Mẹ tạo sự cảm thông “.
Thánh Gioan Phaolô II, ngay trong tuần lễ sau khi đắc cử Giáo Hoàng, đã nói với tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô khi đọc kinh Truyền Tin: “ Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt vời. Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Gabriel và người chị họ Êlisabeth nói với Mẹ. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy”.
150 Thánh vịnh đã được thay thế bằng 150 Kinh Kính Mừng. Miệng đọc lòng suy ngắm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi: Năm Sự Vui, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng. Đó chính là bản tóm tắt cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và cũng là của Đức Maria. Vì hơn ai hết, Đức Mẹ đã cùng với Con bước các chặng đường Vui-Thương-Mừng ấy với tinh thần của lời “xin vâng” mà Mẹ đã tuyên xưng trước khi Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng Mẹ.
Khi đọc sự tích về các cuộc Đức Mẹ hiện ra, dù ở Lộ Đức hay ở Fatima, dù ở Guadalupe hay ở Mễ Du, hay ở La Vang…. chúng ta đều thấy Đức Mẹ nhắn nhủ người tín hữu hãy canh tân đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi để làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi, ta đã đến để cảnh báo các tín hữu canh tân đời sống và xin ơn tha thứ tội lỗi của họ. Họ không được xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã quá phiền muộn vì tội nhân loại. Loài người hãy lần chuỗi Mân Côi. Họ hãy tiếp tục lần chuỗi hàng ngày.” (Thông điệp Đức Mẹ gởi cho chị Lucia 13/10/1917). Thánh Đaminh là người có công rất lớn trong việc quảng bá việc đọc kinh Mân Côi trong Giáo hội, để cầu xin Chúa bảo vệ Giáo hội trước sự tấn công của kẻ thù. Thánh Piô Năm Dấu Thánh chia sẻ: “Vũ khí của tôi là tràng hạt Mân Côi. Đức Mẹ không từ chối tôi điều gì khi tôi xin với Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Muốn làm Đức Mẹ vui lòng và muốn được Đức Mẹ thương yêu hãy lần chuỗi Mân Côi”. Còn cha Stefano Gobbi viết: “Chuỗi Mân Côi mang lại hòa bình cho bạn. Với lời Kinh Mân Côi, bạn sẽ có thể nhận được từ Thiên Chúa hồng ân vĩ đại nhất là canh tân đời sống, thu phục các linh hồn về với Chúa trong sự ăn năn tội, tình yêu và thánh ân”. Và “Chuỗi Mân Côi là lời kinh của tôi. Những lời kinh này dù khiêm nhường và mong manh cũng sẽ nên như xích sắt để khóa lại quyền lực tối tăm của thế giới, kẻ thù của thế giới và của các tín hữu” .
Trong tông huấn “Marialis cultus” Đức Phaolô VI đã chỉ ra những giá trị của kinh Mân Côi như sau: đó là một kinh nguyện dựa trên Phúc âm; giúp cho việc chiêm niệm; sát với kinh nguyện phụng vụ.
Những điểm chính của kinh Mân Côi:
1) Kinh nguyện đơn giản. Kết cấu của nó là những kinh Lạy Cha, Kính mừng, Sáng Danh mà người Kitô hữu nào cũng thuộc lòng. Kinh Mân Côi thích hợp cho những người đơn sơ bình dân, và dành cho những tâm hồn mang tinh thần khó nghèo của Phúc âm.
2) Kinh nguyện chiêm niệm. Tuy đơn giản, nhưng kinh Mân Côi mang một nội dung phong phú, bởi vì đi đôi với việc đọc kinh, người tín hữu được mời chiêm ngắm những mầu nhiệm căn bản của Đức tin Kitô giáo: Mầu nhiệm Nhập thể và Mầu nhiệm Vượt qua. Việc lập đi lặp lại những câu kinh tạo ra sự than thản nội tâm để có thể nhìn ngắm những cảnh tượng của cuộc đời Chúa Cứu thế.
3) Kinh nguyện huấn giáo. Chính vì chú trọng vào những mầu nhiệm căn bản của Kitô giáo, nên việc xướng lên các mầu nhiệm hoặc giải thích chúng là cơ hội để học hỏi và đào sâu thêm nhưng chân lý căn bản của Đức tin, và đáp lại cũng với tâm tình thuận nhận tin yêu
4) Kinh nguyện đi sát với cuộc đời. Khi cùng với Đức Maria rảo qua cuộc sống của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ qua những chặng đường từ Nazareth, Bêlem, Giêrusalem, qua biến cố vui thương buồn, người tín hữu gặp thấy những bài học cho cuộc sống thường nhật của mình, trộn lẫn vui buồn âu lo hy vọng.
5) Kinh nguyện thanh luyện tu đức. Nhờ việc chiêm ngắm cuộc đời của Đức Kitô và Đức Maria, người tín hữu học đòi những nhân đức của các vị, cố gắng hoạ cuộc đời của mình theo gương các vị.
6) Kinh nguyện dẫn vào phụng vụ. Những mầu nhiệm Mân Côi, dựa vào Phúc âm, đặc biệt là về mầu nhiệm Nhập thể và Vượt qua, chuẩn bị tâm hồn tín hữu cử hành sốt sắng các bí tích, đặc biệt là Thánh thể, tưởng niệm cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô.
Như thế, Chuỗi Mân Côi mang hai đặc điểm nổi bật là chất Tin Mừng và tính Hội Thánh.
Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.
Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Chuỗi hạt Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria. Cầm Chuỗi Mân Côi trên tay, chúng ta sẽ thấy mình được tăng thêm nghị lực, sống vươn lên với niềm Tin, Cậy, Mến.
Chuỗi hạt Mân Côi mang đến vô vàn ơn phúc huyền diệu cho con người.
Hôm nay tình cờ nghe ca khúc “Sao anh siêng lần chuỗi” của tác giả “Dấu chân” với giai điệu tănggô vui tươi.
“Hỡi này anh kia ơi, sao anh siêng lần chuỗi
Dẫu trời nắng hay mưa, dù là sáng hay trưa
Giữa phố phường rong ruổi.
Tràng chuỗi vẫn trên tay
Theo bước anh từng ngày
Chẳng ngại gì trời gió mưa
Những lời kinh Mân Côi.
Tuy đơn sơ là thế
Vẫn còn nở trên môi
Mặc ngày tháng tới lui
Với tấm lòng chân thành
Mẹ sẽ xót thương anh
Xin Chúa ban phước lành
và chở che suốt cuộc đời”.
Dường như ca khúc này lấy cảm hứng từ bức hình người đàn ông chạy xe ôm đang cầm tràng chuỗi trên tay để lần hạt trong khi chờ khách.
Ngày 7 tháng 10, Giáo hội mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi. ĐGH Piô V thiết lập lễ này để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ chiến thắng của Hải quân Kitô giáo với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Lepanto ngày 7.10.1571. Chiến thắng là nhờ các tín hữu lần Chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Mẹ ở Rôma vào ngày giao chiến. Một phép lạ của Đức Mẹ trong Tháng Mân Côi. ĐGH Leo XIII đã thiết lập Tháng Mười là Tháng Mân Côi vào ngày 1.9.1883 và đã công bố 11 Tông thư về Chuỗi Mân Côi trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Mân Côi chính là hoa hồng. Mân Côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Như thể, bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Nói đến Mân Côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước toà Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ.
Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ.
Thật vậy, giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Đức Maria là bông hoa thanh khiết diễn tả được nét đẹp của Thiên Chúa vì Mẹ là tác phẩm của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần "rợp bóng trên Mẹ" nên Mẹ sống dưới sự che chở của Thánh Thần, theo ơn hướng dẫn của Thánh Thần và sống trong tình yêu của Thánh Thần.
Thiên Chúa muốn Con của Ngài vào đời làm người, nên đã chuẩn bị cho Con một người mẹ tuyệt hảo.Maria là người được Thiên Chúa đặc biệt mến thương.Thiên Thần gọi Mẹ là “Đấng đầy ân sủng”, là người được “Đức Chúa ở cùng”, là người “đẹp lòng Thiên Chúa” .
Maria đã là một thụ tạo tuyệt vời ngay từ trước khi làm Mẹ Đức Giêsu. Nhưng Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của Mẹ. Ngài cần sự ưng thuận của một thụ tạo nhỏ bé trước khi trao cho Maria chức vụ làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Tiếng “xin vâng” khởi đầu cho một chuỗi xin vâng làm nên cuộc đời người nữ tỳ của Chúa.
Kinh Mân Côi là một chuỗi “xin vâng” của người tín hữu dâng Thiên Chúa, theo mẫu gương đáp trả của Mẹ Maria.
Tràng chuỗi Mân Côi là một phương thế giúp chúng ta gần gũi thiết thân với Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha Piô X đã nhắn nhủ các gia đình Công Giáo : “ Khi gia đình được an vui hoà thuận, hãy lần chuỗi Mân Côi để xin Mẹ ban cho sự an vui hoà thuận yêu thương. Khi gặp người chồng thiếu trách nhiệm, hãy chạy đến với Mẹ nhờ tràng chỗi Mân Côi, để xin Mẹ cảm hoá mình. Khi vợ chồng xung khắc nhau, hãy lần chuỗi Mân Côi, xin Mẹ tạo sự cảm thông “.
Thánh Gioan Phaolô II, ngay trong tuần lễ sau khi đắc cử Giáo Hoàng, đã nói với tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô khi đọc kinh Truyền Tin: “ Chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện mà tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt vời. Tuyệt vời trong sự đơn giản và sâu sắc. Với lời kinh này chúng ta lập lại nhiều lần những lời mà Đức Trinh Nữ đã nghe sứ thần Gabriel và người chị họ Êlisabeth nói với Mẹ. Toàn thể Giáo Hội cùng liên kết với những lời kinh ấy”.
150 Thánh vịnh đã được thay thế bằng 150 Kinh Kính Mừng. Miệng đọc lòng suy ngắm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi: Năm Sự Vui, Năm Sự Thương và Năm Sự Mừng. Đó chính là bản tóm tắt cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô và cũng là của Đức Maria. Vì hơn ai hết, Đức Mẹ đã cùng với Con bước các chặng đường Vui-Thương-Mừng ấy với tinh thần của lời “xin vâng” mà Mẹ đã tuyên xưng trước khi Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng Mẹ.
Khi đọc sự tích về các cuộc Đức Mẹ hiện ra, dù ở Lộ Đức hay ở Fatima, dù ở Guadalupe hay ở Mễ Du, hay ở La Vang…. chúng ta đều thấy Đức Mẹ nhắn nhủ người tín hữu hãy canh tân đời sống và siêng năng lần hạt Mân Côi để làm đẹp lòng Thiên Chúa: “Ta là Đức Mẹ Mân Côi, ta đã đến để cảnh báo các tín hữu canh tân đời sống và xin ơn tha thứ tội lỗi của họ. Họ không được xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã quá phiền muộn vì tội nhân loại. Loài người hãy lần chuỗi Mân Côi. Họ hãy tiếp tục lần chuỗi hàng ngày.” (Thông điệp Đức Mẹ gởi cho chị Lucia 13/10/1917). Thánh Đaminh là người có công rất lớn trong việc quảng bá việc đọc kinh Mân Côi trong Giáo hội, để cầu xin Chúa bảo vệ Giáo hội trước sự tấn công của kẻ thù. Thánh Piô Năm Dấu Thánh chia sẻ: “Vũ khí của tôi là tràng hạt Mân Côi. Đức Mẹ không từ chối tôi điều gì khi tôi xin với Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Muốn làm Đức Mẹ vui lòng và muốn được Đức Mẹ thương yêu hãy lần chuỗi Mân Côi”. Còn cha Stefano Gobbi viết: “Chuỗi Mân Côi mang lại hòa bình cho bạn. Với lời Kinh Mân Côi, bạn sẽ có thể nhận được từ Thiên Chúa hồng ân vĩ đại nhất là canh tân đời sống, thu phục các linh hồn về với Chúa trong sự ăn năn tội, tình yêu và thánh ân”. Và “Chuỗi Mân Côi là lời kinh của tôi. Những lời kinh này dù khiêm nhường và mong manh cũng sẽ nên như xích sắt để khóa lại quyền lực tối tăm của thế giới, kẻ thù của thế giới và của các tín hữu” .
Trong tông huấn “Marialis cultus” Đức Phaolô VI đã chỉ ra những giá trị của kinh Mân Côi như sau: đó là một kinh nguyện dựa trên Phúc âm; giúp cho việc chiêm niệm; sát với kinh nguyện phụng vụ.
Những điểm chính của kinh Mân Côi:
1) Kinh nguyện đơn giản. Kết cấu của nó là những kinh Lạy Cha, Kính mừng, Sáng Danh mà người Kitô hữu nào cũng thuộc lòng. Kinh Mân Côi thích hợp cho những người đơn sơ bình dân, và dành cho những tâm hồn mang tinh thần khó nghèo của Phúc âm.
2) Kinh nguyện chiêm niệm. Tuy đơn giản, nhưng kinh Mân Côi mang một nội dung phong phú, bởi vì đi đôi với việc đọc kinh, người tín hữu được mời chiêm ngắm những mầu nhiệm căn bản của Đức tin Kitô giáo: Mầu nhiệm Nhập thể và Mầu nhiệm Vượt qua. Việc lập đi lặp lại những câu kinh tạo ra sự than thản nội tâm để có thể nhìn ngắm những cảnh tượng của cuộc đời Chúa Cứu thế.
3) Kinh nguyện huấn giáo. Chính vì chú trọng vào những mầu nhiệm căn bản của Kitô giáo, nên việc xướng lên các mầu nhiệm hoặc giải thích chúng là cơ hội để học hỏi và đào sâu thêm nhưng chân lý căn bản của Đức tin, và đáp lại cũng với tâm tình thuận nhận tin yêu
4) Kinh nguyện đi sát với cuộc đời. Khi cùng với Đức Maria rảo qua cuộc sống của Chúa Giêsu và của Đức Mẹ qua những chặng đường từ Nazareth, Bêlem, Giêrusalem, qua biến cố vui thương buồn, người tín hữu gặp thấy những bài học cho cuộc sống thường nhật của mình, trộn lẫn vui buồn âu lo hy vọng.
5) Kinh nguyện thanh luyện tu đức. Nhờ việc chiêm ngắm cuộc đời của Đức Kitô và Đức Maria, người tín hữu học đòi những nhân đức của các vị, cố gắng hoạ cuộc đời của mình theo gương các vị.
6) Kinh nguyện dẫn vào phụng vụ. Những mầu nhiệm Mân Côi, dựa vào Phúc âm, đặc biệt là về mầu nhiệm Nhập thể và Vượt qua, chuẩn bị tâm hồn tín hữu cử hành sốt sắng các bí tích, đặc biệt là Thánh thể, tưởng niệm cuộc tử nạn và sống lại của Đức Kitô.
Như thế, Chuỗi Mân Côi mang hai đặc điểm nổi bật là chất Tin Mừng và tính Hội Thánh.
Chuỗi Mân Côi là một bản tóm tắt gọn gàng, dễ nhớ về những biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế. Mân Côi là những bông hồng đẹp được tượng trưng bằng các kinh Kính Mừng để tôn vinh Người. Đức Mẹ đã có mặt trong cuộc đời Chúa Cứu Thế từ những giây phút đầu cho đến những giây phút cuối.
Kinh Mân Côi là lời kinh phổ cập, đó là kinh của mọi tín hữu. Ai cũng đọc được, từ người trẻ cho đến người già, người thông thái cũng như người ít học, người giàu hay người nghèo, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, khi vui cũng như lúc buồn, khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi. Kinh Mân Côi có thể đọc được ở bất cứ đâu hay trong hoàn cảnh nào, ở nhà thờ, ở nhà mình, ở ngoài đường, trong nơi yên lặng hay giữa chốn ồn ào náo động và nhất là đọc chung với nhau trong gia đình hay những khi có đông người Công Giáo họp nhau lại. Đọc Kinh Mân Côi với ý thức là mình đang làm một công việc có chất Tin Mừng, được Giáo Hội công nhận và nhiệt tình khuyến khích, một công việc thu tóm lại tất cả cuộc đời Chúa Cứu Thế.
Chuỗi hạt Mân Côi nuôi dưỡng đời sống nội tâm phong phú. Chuỗi Mân Côi làm lòng người lắng dịu, thanh thản bình an để chiêm ngắm cuộc đời Chúa Giêsu và ca ngợi Mẹ Maria. Cầm Chuỗi Mân Côi trên tay, chúng ta sẽ thấy mình được tăng thêm nghị lực, sống vươn lên với niềm Tin, Cậy, Mến.
Chuỗi hạt Mân Côi mang đến vô vàn ơn phúc huyền diệu cho con người.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên – Những điều cần biết
Đặng Tự Do
00:21 30/09/2018
1. Tổng quan
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, là Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường khóa 15, sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 28 tháng 10 năm 2018 và có chủ đề “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Mục đích được đề ra là nhằm “tháp tùng những người trẻ tuổi trên hành trình của họ hướng đến sự trưởng thành sao cho, thông qua một quá trình phân định, họ có thể khám phá dự án cuộc sống của mình và nhận ra nó với niềm vui, mở ra cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa và với con người, cũng như tích cực tham gia vào việc xây dựng Giáo Hội và xã hội”.[1]
Chủ đề đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn sau khi tham khảo các thành viên của Ủy Ban Thượng Hội Đồng Giám Mục (được Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường khoá trước bầu ra), các Hội Đồng Giám Mục khu vực và quốc gia, Liên hiệp các Bề Trên Tổng quyền, các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo phương Đông và những người khác.[2][3] Chủ đề này, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, sẽ cho phép việc xem xét sự suy giảm ơn thiên triệu cùng với câu hỏi rộng lớn hơn về sự phân định ơn gọi cuả thanh niên.[4]
Vào tháng Giêng năm 2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố một lá thư mời “Những người trẻ tuổi” đóng góp vào việc lập kế hoạch của Hội đồng. Ngài viết:
“Một thế giới tốt hơn có thể được xây dựng như là kết quả của những nỗ lực của các bạn, mong muốn thay đổi của các bạn và sự quảng đại của các bạn. Đừng sợ lắng nghe Thánh Linh, Đấng đề xuất những lựa chọn táo bạo; đừng trì hoãn khi lương tâm các bạn yêu cầu các bạn chấp nhận rủi ro khi theo Thầy. Giáo Hội cũng mong muốn lắng nghe tiếng nói của các bạn, sự nhạy cảm và đức tin của các bạn; ngay cả những nghi ngờ của các bạn và những lời chỉ trích của các bạn. Hãy làm cho tiếng nói của các bạn được cất lên, để nó vang dội trong cộng đồng và để nó được lắng nghe bởi những mục tử phần hồn của các bạn.” [5]
Tháng 6 năm 2017, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, đã công bố việc ra mắt một trang web để trình bày tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục kèm theo một bảng câu hỏi bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức và Ý để thu thập các đề nghị. Ngài bày tỏ hy vọng sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ thanh thiếu niên trước Thượng Hội Đồng Giám Mục.[6] 53 câu hỏi chủ yếu là những câu hỏi với các lựa chọn sẵn, được chia thành bảy phần và nhắm đến việc học hỏi kinh nghiệm địa phương cụ thể của thế hệ trẻ. [7]
Tài liệu dự thảo cho biết Thượng Hội Đồng Giám Mục lần này nhắm chủ yếu đến những người trẻ, tuổi từ 16 đến 29, với ưu tiên là giao tiếp với họ: “Trong hoạt động mục vụ, những người trẻ không phải là các đối tượng nhưng là những tác nhân. Thông thường, xã hội coi họ là không cần thiết hoặc bất tiện. Giáo Hội không thể phản ánh một thái độ như vậy, bởi vì tất cả những người trẻ, không có ngoại lệ, đều có quyền được hướng dẫn trong cuộc hành trình cuộc sống.” [8] Tài liệu dự thảo của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cũng đặt ra một bộ câu hỏi khác cho các giám mục để đánh giá cách thức các ngài làm việc cho thanh niên và bao gồm một số câu hỏi nhắm đến các vùng địa dư cụ thể và hỏi về những vấn đề tương đối mang tính chất chuyên biệt của địa phương, chẳng hạn như, về đáp trả đối với “bạo lực cực đoan” hay công ăn việc làm trong một xã hội “thế tục hóa cao độ”. [9]
Vào đầu tháng 7, Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri báo cáo rằng bản câu hỏi đã nhận được hơn 60,000 câu trả lời và trang web đã thu được 173,000 địa chỉ email liên hệ. Đức Hồng Y nói ngài hy vọng những vấn đề nêu ra trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ lôi cuốn “tất cả những người trẻ, chứ không chỉ những người trẻ Công Giáo tích cực”. [10] Tháng Chín vừa qua, Đức Hồng Y đã có cuộc hội thảo với khoảng 20 thiếu niên và thanh niên để nghe ý tưởng của họ về Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. [11]Những người tham gia không bị giới hạn trong việc trình bày ý kiến của họ về các chủ đề và về những cố gắng của họ để hiểu những gì mà Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên muốn đạt đến. [12]
2. Những vị tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Đức Hồng Y Baldisseri công bố vào tháng 1 năm 2017 rằng các kiểm toán viên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, tức là những người tham dự không có quyền biểu quyết, sẽ bao gồm những thanh niên thiếu nữ được chọn để đại diện cho toàn thế giới.
Theo dự kiến ban đầu, trong số các Giám mục tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, báo chí đặc biệt đề cập đến Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, Hoa Kỳ; Đức Hồng Y Reinhard Marx của Đức; Đức Hồng Y Gerald Lacroix của Quebec, Canada; Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, chủ tịch Học viện Giáo hoàng về Đời sống; Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago, Hoa Kỳ; và Đức Hồng Y Joseph Tobin ở Newark, Hoa Kỳ. [13]
Tuy nhiên, vào ngày 21 tháng Chín, Đức Hồng Y Tobin tuyên bố không tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên [13] vì cảm thấy công việc quan trọng hơn của ngài hiện nay là giải quyết các vấn đề liên quan đến tai tiếng lạm dụng tình dục trong Tổng Giáo phận Newark. [14]
Trong thông cáo đưa ra hôm 15 tháng Chín vừa qua, Tòa Thánh cho biết có khoảng 300 Hồng Y, giám mục, linh mục, tu sĩ và tham dự viên giáo dân đại diện mọi miền trên thế giới. 151 vị do các Hội Đồng Giám Mục đề cử; 39 vị do chính Đức Phanxicô đề cử. Ngoài ra, tất cả các vị đứng đầu các cơ quan cấp bộ và ngang bộ của Tòa Thánh sẽ tham dự. Đó là chưa kể 15 thành viên của Ủy ban Thượng Hội Đồng, do các tham dự viên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa 14 (năm 2015) bầu ra.
Giáo Hội Việt Nam có hai Giám Mục tham dự là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám Mục Phụ tá giáo phận Vinh; và Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám Mục Phụ tá tổng giáo phận Sàigòn.
Giáo Hội tại Hoa Kỳ đề cử 4 vị là Đức Hồng Y Daniel N. Dinardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục; Đức Cha Frank J. Caggiano, Giám Mục Bridgeport; Đức Tổng Giám Mục José Horacio Gómez của Los Angeles và vị Giám Mục Phụ Tá của ngài là Đức Cha Robert Emmet Barron. Bên cạnh đó còn có Đức Hồng Y Blaise Cupich, Tổng Giám Mục Chicago được Đức Phanxicô đích thân mời; và Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia là thành viên của Ủy ban Thượng Hội Đồng.
Nếu không có gì thay đổi vào giờ chót, các vị nắm giữ các nhiệm vụ quan trọng tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên sẽ gồm có:
Tổng tường trình viên: Đức Hồng Y Sérgio da Rocha, Tổng Giám Mục Brasilia
Thư ký: Linh mục Giacomo Costa, dòng Tên; và Linh mục Rossano Sala dòng Salêsiêng Don Bosco.
Chủ tịch thừa ủy: Đức Hồng Y Louis Raphael I Sako (Iraq), Đức Hồng Y Désiré Tsarahazana (Madagascar), Đức Hồng Y Charles Maung Bo (Miến Điện), và Đức Hồng Y John Ribat (Papua New Guinea). [15]
3. Tài Liệu Làm Việc
Tài liệu làm việc sẽ hướng dẫn các cuộc thảo luận của các giám mục đã được công bố vào tháng 6 năm 2018. [16] Tài liệu này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tình huống mà những người trẻ tuổi từ 16 đến 29 đang đối mặt trên toàn thế giới. Tài liệu được hình thành trên cơ sở những câu trả lời của người trẻ và của các Hội Đồng Giám Mục. Tài liệu khẳng định “Những người trẻ cảm thấy thiếu sự hài hòa với Giáo Hội” và “Có vẻ như chúng ta không hiểu từ vựng, và do đó, không hiểu được nhu cầu của giới trẻ.”
Văn hóa vứt bỏ, một mối quan tâm đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô, sẽ được thảo luận, cùng với những vấn nạn như cái chết, tham nhũng, chiến tranh và nạn buôn bán ma túy. Tài Liệu Làm Việc cũng liệt kê những chủ đề khác như tình bạn, tin giả và trò chơi điện tử, hiện trạng di dân trên thế giới và những người khuyết tật. Phong trào đại kết Kitô Giáo và đối thoại liên tôn cũng sẽ được thảo luận. Tài liệu cũng đề cập đến những thách thức và cơ hội mà Internet mang lại. [16] Nhờ kỹ thuật mới này, Giáo Hội có thể tiếp cận những người trẻ thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, tài liệu cũng dành một phần quan trọng để phê phán các trò chơi điện tử về cách thức chúng “hình thành nơi giới trẻ một tầm nhìn đánh lo ngại và gây tranh cãi về con người và thế giới, nuôi dưỡng một phong cách quan hệ với tha nhân dựa trên bạo lực.” Tài Liệu Làm Việc cũng làm nổi bật nhiều khía cạnh tích cực của người trẻ như ao ước tham gia tích cực vào cuộc sống dân sự, bảo vệ môi trường, và mong muốn nhổ tận gốc rễ nạn tham nhũng và phân biệt đối xử.
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cũng sẽ xem xét vấn đề tính dục của người trẻ như “những hoạt động tình dục sớm, việc có nhiều bạn tình, khiêu dâm kỹ thuật số, việc phô bày thân thể trên mạng và du lịch tình dục” là những điều có “nguy cơ biến dạng vẻ đẹp và chiều sâu của cuộc sống tình cảm và tình dục”. [17]
Trong một bài đăng trên tờ First Thing [18], Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput bày tỏ âu lo rằng tài liệu chỉ than vãn về việc làm biến dạng vẻ đẹp và chiều sâu của đời sống tình cảm và tình dục “mà không đề cập gì đến hậu quả của nó là làm biến dạng linh hồn, hậu quả mù lòa tâm linh của nó, và ảnh hưởng của nó ra sao đối với việc tiếp nhận Tin Mừng của một người bị thương tích đến như thế.
Các mối quan tâm của thanh thiếu niên đồng tính “là những người, trên tất cả, muốn gần gũi với Giáo Hội,” sẽ là một mối quan tâm đặc biệt. Những câu trả lời cho bản hỏi đáp của Thượng Hội Đồng Giám Mục cho thấy nhiều thanh thiếu niên đồng tính nói rằng họ muốn “được hưởng những ơn ích từ sự gần gũi hơn với Giáo Hội” và muốn được Giáo Hội chăm sóc nhiều hơn.” Tài liệu này cũng nhấn mạnh rằng Giáo Hội phải cởi mở và chào đón tất cả, kể cả người đồng tính là người Công Giáo, hay tín hữu của các tôn giáo khác, và cả những người không có đức tin. [17] Trong buổi họp báo giới thiệu Tài Liệu Làm Việc, Đức Hồng Y Tổng thư ký Lorenzo Baldisseri cho biết Giáo Hội đang nỗ lực để lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng những người đồng tính bởi vì “chúng ta cởi mở. Chúng ta không muốn tự mình đóng cửa.”
Cách nói của Đức Hồng Y Baldisseri là một vấn nạn cho nhiều người. Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput thẳng thừng phê phán rằng Tài Liệu Làm Việc bàn nhiều về những gì giới trẻ muốn, nhưng lại ít bàn đến việc những mong muốn này của các em phải được biến đổi bằng ân sủng như thế nào cho một cuộc sống phù hợp với thánh ý Chúa dành cho cuộc sống của các em. Người đọc có thể dễ dàng đi đến kết luận rằng phần sau là không quan trọng đối với Giáo Hội.
Tài Liệu Làm Việc cũng thừa nhận rằng “các vấn đề gây tranh cãi, như tránh thai, phá thai, đồng tính luyến ái, sống chung không kết hôn” là nguồn tranh luận giữa giới trẻ, cả bên trong Giáo Hội và trong xã hội. Trong khi một số người thấy giáo huấn của Giáo Hội là “nguồn vui”, những người có quan điểm khác với giáo huấn của Giáo Hội về những vấn đề này nhưng “vẫn muốn tiếp tục là một phần của Giáo Hội” đang đòi hỏi sự minh định rõ ràng hơn về phía Giáo Hội. Hệ quả là, các nghị phụ trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được yêu cầu “đối đầu, một cách cụ thể, với những tranh luận có tính tranh cãi như đồng tính luyến ái và các vấn đề giới tính, mà giới trẻ đã tranh luận một cách tự do và vượt ra ngoài những điều cấm kỵ.” và đồng thời các ngài cũng phải giải thích giáo huấn của Giáo Hội về tính dục với xã hội đương đại. Tài Liệu Làm Việc nhấn mạnh rằng những vấn đề liên quan đến tính dục phải được thảo luận công khai hơn và không được có thành kiến. Nghiên cứu được trích dẫn trong tài liệu cho thấy những người trẻ phải đối mặt với sự kỳ thị vì giới tính, tầng lớp xã hội của họ, liên kết tôn giáo, khuynh hướng tính dục, vị trí địa lý, khuyết tật hay chủng tộc. Những người trẻ tuổi cũng “báo cáo sự phân biệt đối xử tôn giáo dai dẳng, đặc biệt là những tấn kích chống lại các Kitô hữu.”
Tài Liệu Làm Việc báo cáo rằng các phiếu phỏng vấn kêu gọi một Giáo Hội “dấn thân cho công lý”, sẵn sàng thảo luận về vai trò của phụ nữ, có những bài giảng liên hệ thiết thực hơn với cuộc sống và những băn khoăn của họ, và một hình thái Phụng Vụ “sống động và gần gũi hơn” đối với họ. Tài Liệu Làm Việc cho rằng Giáo Hội phải tháp tùng những người trẻ trong cuộc sống của họ, vì giáo dục và truyền giáo là một “nghĩa vụ của Giáo Hội” và là “quyền của mỗi người trẻ.” Theo Tài Liệu Làm Việc, những người trẻ cho rằng Giáo Hội thường có vẻ xa xôi, và mong muốn Giáo Hội gần gũi hơn, minh bạch hơn và liên hệ hơn với thời đại. Theo tài liệu, Giáo Hội cũng được kêu gọi để lắng nghe thanh thiếu niên và sẵn sàng thảo luận các vấn đề khó khăn. Tài Liệu Làm Việc nói rằng những tai tiếng trong Giáo Hội và xã hội, cũng như một cảm nhận theo đó “nhiều lần Giáo Hội tỏ ra quá nghiêm khắc và thường gắn bó với đạo đức quá mức”, đang khiến những người trẻ rời bỏ Giáo Hội. Tài liệu thừa nhận có những “lý do nghiêm trọng và đáng kể”, dẫn đến hiện trạng là quá thường khi người trẻ chỉ đóng một “vai trò thụ động trong cộng đồng Kitô hữu.” Những người trẻ cho biết trong các phiếu hỏi đáp rằng họ muốn có một vai trò tích cực trong Giáo Hội. [16]
[1] San Martín, Inés (October 6, 2016). “Next Synod of Bishops to focus on youth and vocations”. Crux. Retrieved October 6, 2016.
[2] “Theme for next Synod of Bishops in October 2018 will focus on young people”. Vatican Radio. 6 October 2016. Retrieved 23 October 2017.
[3] O'Connell, Gerard (6 October 2016). “Next synod of bishops will focus on young people, the faith and the discernment of vocations”. America. Retrieved 23 October 2017.
[4] “Next synod will discuss lack of vocations, says Pope Francis”. Catholic Herald. 28 November 2016. Retrieved 23 October 2017.
[5] “Pope writes to young people ahead of Synod on Vocational Discernment”. Vatican Radio. 13 January 2017. Retrieved 23 October 2017.
[6] “Cardinal Baldisseri: Launching a website for the youth for the upcoming synod”. Rome Reports. 15 June 2017. Retrieved 23 October 2017.
[7] Glatz, Carol (14 June 2017). “Vatican releases online questionnaire for youth ahead of synod”. Catholic Register. Catholic News Service. Retrieved 23 October 2017.
[8] San Martín, Inés (13 January 2017). “Young people to be more than study subjects in upcoming synod”. Crux. Retrieved 23 October 2017.
[9] McElwee, Joshua J. (13 January 2017). “In 2018 synod questionnaire, Vatican asks world's bishops to listen to young people”. National Catholic Reporter. Retrieved 23 October 2017.
[10] Droujinina, Marina (4 July 2017). “2018 Synod: Already 60,000 Answers From Young People Worldwide”. Zenit. Retrieved 23 October 2017.
[11] Senèze, Nicolas (18 September 2017). “Young people make waves at Synod meeting”. La Croix International. Retrieved 23 October 2017.
[12] Wooden, Cindy (13 September 2017). “Don't be embarrassed to talk about sex, youths tell Vatican officials”. Crux. Catholic News Service. Retrieved 23 October 2017.
[13] https://www.catholicnewsagency.com/news/cupich-tobin-appointed-by-pope-francis-to-october-synod-on-young-people-60112
[14] https://www.catholicnewsagency.com/news/cardinal-tobin-will-not-attend-oct-vatican-synod-67649
[15] “Pope appoints presidents-delegate for Synod on young people”. Vatican News. 14 July 2018. Retrieved 14 July 2018.
[16] San Martín, Inés (June 19, 2018). “Bishops' youth summit to deal with sex, war, porn, LGBT issues and more”. Crux. Retrieved June 19, 2018.
[17] Harris, Elise (June 19, 2018). “Questions on Sexuality Loom Large Ahead of Youth Synod”. National Catholic Register. Retrieved June 19, 2018.
[18] Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. (September 21, 2018) Thoughts on the Instrumentum Laboris
Một Thỏa Hiệp cần xét lại
Nguyễn Khoa Toàn
00:43 30/09/2018
“Cha nghĩ sao về thỏa hiệp giữa Vatican và Trung Cộng?” môt linh mục Ba Lan cùng khóa học tại Viện Ngôn Ngữ Cổ Điển tại Rôma tưởng nhầm tôi là Tàu Chệt!!! Trỏ ngón tay cái xuống đất, tôi nói ngay câu tục ngữ La tinh mới vừa học: Auribus Teneo Lumpum. Nôm na là “xách tai chó sói”: buông cũng chết mà giữ cũng chết! Rồi nói thêm: “Ba Lan, Việt Nam, Trung Quốc đều đã và đang có một mẫu số chung: Cộng Sản. Và bất kỳ thỏa hiệp nào với Cộng Sản thì chẳng khác gì …xách tai chó sói!!!”
Thực thế, Đức Hồng Y Jospeh Zen, nguyên Tổng Giám Mục Hồng Kông, đã công khai phản đối cực liệt và ví thỏa hiệp giữa Vatican và Trung Cộng vẫn chưa khô mực vào hạ tuần tháng 9 này là “cúng dâng cho chó sói!” Tưởng cũng cần nên biết, khi tiến trình đàm phán vừa với manh nha, Ngài đã sang tận Rôma trao tận tay thư riêng cho Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô khẩn khoản can ngăn Vatican đừng vội qúa ngây thơ với chủ nghĩa cộng sản vô thần!!!
Thiết tưởng cần giở lại một vài trang lịch sử. Thỏa hiệp trên, theo học giả George Weigel, người rất am hiểu về đường lối chính trị tại giáo triều Rôma, có thể là sản phẩm từ các môn đệ của Đức Cố Hồng Y Agostini Casaroli vào thập niên 1970 dưới triểu đại Giáo Hoàng Phaolô VI. Mục tiêu của Vatican Ostpolitik lúc ấy là thỏa hiệp bằng mọi giá nhằm giảm đi tình trạng bách hại giáo hội Công Giáo trong toàn khối Cộng Sản Đông Âu
Đau đớn và mỉa mai thay! Khi bức tường Ba Linh sụp đổ kéo theo sự tan rã toàn bộ của Liên Bang Sô Viêt cùng toàn khối Đông Âu, Vatican Ostpolitik được phơi bày ra ánh sáng. Từ Hung gia Lợi nơi giáo hội một sớm một chiều trở thành công cụ của Đảng Cộng Sản Hung, cho đến các quốc gia ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ như Tiệp Khắc, Ba Lan, v.v… phe cực tả, thậm chí ngay cả đảng viên cộng sản, đã xâm nhập rồi phân hóa nội tình các giáo hội hầm trú và ngay trong giáo triều Rôma.
Và lịch sử một lần nữa tái diễn!!! Khoảng tháng 6 năm 2015, Linh Mục Federico Lombardi đã tiết lộ về tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh. Vị Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh lúc ấy đã thản nhiên tiết lộ rằng việc bổ nhiệm các Giám Mục tại Việt nam có thể là “khuôn mẫu” cho Giáo hội lục địa đỏ Trung Hoa. Cũng vào thời điểm này, linh mục ký giả lão thành Gerard O’Connell, trong một bài báo tựa đề ‘Progress with China’ trên tạp chí America do dòng Tên tại Hoa Kỳ chủ trương, đã cho biết theo thỏa thuận hiện hành, Tòa Thánh sẽ đệ trình danh tính ứng viên Giám Mục nhưng nhà cầm quyền Hà Nội có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ. Viết lại và trang trọng viết hoa, CÓ QUYỀN. Nếu bác bỏ, danh tính một ứng viên khác sẽ được đệ trình và cứ như thế cho đến khi được chấp thuận.
Jeremy Clarke, mà luận án tiến sĩ tại Đại Học Quốc gia Úc Châu Canberra (ANU) tập chú về lịch sử Công Giáo Trung Hoa, đã tái xác nhận việc đã rồi này! Vấn đề không phải là sự can dự của chính quyền trong việc đệ trình và tuyển chọn Giám Mục, vì tiền lệ đã có từ Việt Nam gần đây, và nếu không lầm, đã từ lâu tại một vài quốc gia Tây Phương. Điều khác biệt, theo tiến sĩ Clarke, là Vatican, nói theo một tục ngữ Anh, đang bước theo tiếng trống của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Giáo triều Rôma đương thời không còn là “ánh sáng cuối đường hầm” của giáo hội hầm trú và hàng triệu người công giáo Trung Hoa trên toàn thế giới.
Ngay trên chuyến bay về lại Rôma sau lần công du mục vụ tại ba quốc gia vùng Ba Nhĩ Cán gần đây, tuy Đức Thánh Cha Phanxicô đã cả quyết với phái đoàn báo chí tháp tùng là quyền phủ quyết vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào Đấng kế vị thánh Phêrô theo giáo luật điều 377.1: “Ðức Giáo Hoàng được tự do bổ nhiệm các Giám Mục,” Ngài lại rất mập mờ về giáo luật cốt lõi 377.5: “không được cho chính quyền dân sự quyền lợi và đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, đề cử hoặc chỉ định các Giám Mục.”
Theo thiển ý cá nhân, chỉ nguyên việc chấp nhận những Giám mục thiên Cộng được chọn bởi những kẻ cổ súy chủ nghĩa vô thần và làm ngơ để họ mặc tình nhúng tay chủ động, là một phán đoán lệch lạc thiếu chiều sâu, kém độ dày kinh nghiệm và một sai lầm có tính chất lịch sử!
Đã từ lâu, tiến trình đề cử và bổ nhiệm Giám Mục dưới các chế độ Cộng Sản đã gây không ít hoang mang; thậm chí nhiều khi đã là mầm chia rẻ trong và ngoài Giáo hội. Tuy dẫu cho quyền phủ quyết vẫn hoàn toàn thuộc về Đức Thánh Cha, điều tột cùng nguy hiểm là việc tuyển chọn và đệ trình ứng viên Giám Mục vô hình trung đã và đang được Vatican và các giáo hội tại các quốc gia cộng sản cổ súy và xem như điều bình thường. Đau đớn và cay đắng hơn, rất bình thường đến độ được đem làm khuôn mẫu cho các những nơi đang quằn quại dưới ách vô thần!
Dư luận trên toàn thế giới đã phản ứng khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược, về thỏa hiệp này. Phía cổ động, như Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, trong một tuyên bố báo chí, đã nhấn mạnh đến hai chữ hiệp thông: “đây là lần đầu tiên các Giám Mục Trung Cộng được hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Phêrô.” “Có thật không?” bình luận gia George Weigel mỉa mai đặt câu hỏi. “Thế bao nhiêu năm qua những Giám Mục thuộc giáo hội hầm trú đã không hiệp thông với Đức Thánh Cha ư?” Chẳng những hiệp thông, mà kể từ năm 1949 khi toàn lục địa Trung Hoa rơi vào nanh vuốt cộng sản và bị nhuộm đỏ bởi chủ nghĩa giáo điều và cái gọi là đại cách mạng văn hóa, giáo hội hầm trú vẫn là một biểu tượng đức tin bền vững trung kiên. Họ, theo cách nói của một sử gia, đã không chia động từ tử đạo theo thời quá khứ, nhưng là hiện tại: Sống Tử Đạo.
Cũng theo ĐHY Parolin, với việc “công nhận các Giám mục được tuyển lựa bởi chính quyền Trung Quốc, Tòa Thánh có thể giúp gàn hắn những bất đồng quá khứ hướng sự hiệp thông hoàn toàn với Vatican. Nhưng theo quan điểm của tiến sĩ Jeremy Clarke, tham vọng này “khó nếu không muốn nói là không thể trong bối cảnh và tình hình hiện tại.”
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vai trò “tông truyền” khi Giám Mục chỉ là những bù nhìn công cụ của chế độ. Nhất là khi những “Đấng kế vị các Tông Đồ” lại là đồng lõa, hoặc oái ăm hơn, chính là thủ phạm của tội ác ấu dâm kinh khiếp làm lung lay giáo hội công giáo toàn cầu và không còn là đuốc thiêng tin cậy cho những thế hệ tương lai.
Hoc giả George Weigel phê phán rất tiên tri là cả guồng máy ngoại giao Vatican đã không mảy may nghĩ đến nhân quyền: tham củ cà rốt trước mặt mà quên đi những cây gậy sau lưng! Weigel thẳng thắn đặt vấn đề là một mai không xa khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Hoa Lục, như đã sụp đổ tại Liên Xô và khối Đông Âu, liệu Giáo Hội trong một xã hội dân chủ tự do tại quốc gia đông dân số nhất thế giới này còn được chấp nhận là “công giáo, duy nhất và tông truyền” khi chính Vatican và cái gọi là “Công Giáo Ái Quốc’ lại mặc cả đi đêm với những kẻ đóng đinh Giáo hội thầm lặng của Chúa Kitô?
Không ai có thể phủ nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc đang dùng nhiều đòn phép chính trị, quân sự, ngoại giao “cá lớn nuốt cá bé” để đạt được mục đích bá quyền. Và tuy dẫu Hồng Y Parolin đã biểu lộ sự tin tưởng khá mãnh liệt là sự đàm phán giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng nhiều đến hòa bình thế giới, việc lệ thuộc quá độ vào sự chỉ đạo của các nhà cầm quyền Cộng Sản sẽ, chẳng ngạc nhiên chi, dồn việc tranh đấu cho nhân quyền vào hàng thứ yếu.
Sử gia Pháp Alexis de Tocqueville đã, vào đầu thế kỷ 19, nghiêm khắc cảnh báo việc phó mặc trách nhiệm về xã hội cho chính quyền thao túng. Thực thế, điều 2419 trong Bộ Giáo Lý Công Giáo đã khẳng định rằng “khi chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng, Hội Thánh nhân danh Ðức Ki-tô, xác nhận cho con người biết phẩm giá riêng và ơn gọi hiệp thông của con người. Hội Thánh dạy cho con người biết các yêu sách của công lý và hòa bình, hợp với ý định khôn ngoan của Thiên Chúa.”
Dietrich Bonhoeffer, trong lúc bị biệt giam trong ngục tối dưới thời Đức Quốc Xã, đã mạnh dạn thúc giục “Giáo Hội phải thực sự là Giáo Hội để thế giới có thể trở thành thế giới.” Muốn được như thế, theo thần học gia rất mực can trường này, Giáo hội nên từ chối những đặc quyền xã hội trao cho để có thể đón nhận trọn vẹn thập giá theo chân Đức Kitô.
May mắn thay vẫn còn những tiếng nói ươm xanh mầm hy vọng. Như Đức Giám Mục Phụ Tá Hồng Kông Joseph Ha Chi-shing đã mạnh dạn đòi buộc nhà cầm quyền Trung Cộng phải “lắng nghe tiếng nói của lương tâm.” Như chính quyền Đài Loan đã không kiêng nể khuyến cáo Vatican nên dè dặt cẩn trọng hơn với những tham vọng của Bắc Kinh.
Và như ĐHY Joseph Zen. Trong “For Love of My People I Will Not Be Silent,” vị lãnh đạo đầy tâm huyết và có tầm nhìn kia đã nói rất tiên tri là chủ nghĩa cộng sản, không chóng thì chày, sẽ sớm muộn bị đào thải theo tiến trình thoái hóa và quy luật tất nhiên của lịch sử. Mỉa mai thay, khi đến ngày chế độ cáo chung, giáo hội Công Giáo sẽ không còn chỗ đứng vì đã quá ngờ ngạc đánh mất sứ mạng ngôn sứ cao qúy mà Thiên Chúa đã rất tín cẩn trao ban…
Nguyễn Khoa Toàn
Rôma 30.9.2018
Thực thế, Đức Hồng Y Jospeh Zen, nguyên Tổng Giám Mục Hồng Kông, đã công khai phản đối cực liệt và ví thỏa hiệp giữa Vatican và Trung Cộng vẫn chưa khô mực vào hạ tuần tháng 9 này là “cúng dâng cho chó sói!” Tưởng cũng cần nên biết, khi tiến trình đàm phán vừa với manh nha, Ngài đã sang tận Rôma trao tận tay thư riêng cho Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô khẩn khoản can ngăn Vatican đừng vội qúa ngây thơ với chủ nghĩa cộng sản vô thần!!!
Thiết tưởng cần giở lại một vài trang lịch sử. Thỏa hiệp trên, theo học giả George Weigel, người rất am hiểu về đường lối chính trị tại giáo triều Rôma, có thể là sản phẩm từ các môn đệ của Đức Cố Hồng Y Agostini Casaroli vào thập niên 1970 dưới triểu đại Giáo Hoàng Phaolô VI. Mục tiêu của Vatican Ostpolitik lúc ấy là thỏa hiệp bằng mọi giá nhằm giảm đi tình trạng bách hại giáo hội Công Giáo trong toàn khối Cộng Sản Đông Âu
Đau đớn và mỉa mai thay! Khi bức tường Ba Linh sụp đổ kéo theo sự tan rã toàn bộ của Liên Bang Sô Viêt cùng toàn khối Đông Âu, Vatican Ostpolitik được phơi bày ra ánh sáng. Từ Hung gia Lợi nơi giáo hội một sớm một chiều trở thành công cụ của Đảng Cộng Sản Hung, cho đến các quốc gia ‘xã hội chủ nghĩa anh em’ như Tiệp Khắc, Ba Lan, v.v… phe cực tả, thậm chí ngay cả đảng viên cộng sản, đã xâm nhập rồi phân hóa nội tình các giáo hội hầm trú và ngay trong giáo triều Rôma.
Và lịch sử một lần nữa tái diễn!!! Khoảng tháng 6 năm 2015, Linh Mục Federico Lombardi đã tiết lộ về tiến trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Bắc Kinh. Vị Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh lúc ấy đã thản nhiên tiết lộ rằng việc bổ nhiệm các Giám Mục tại Việt nam có thể là “khuôn mẫu” cho Giáo hội lục địa đỏ Trung Hoa. Cũng vào thời điểm này, linh mục ký giả lão thành Gerard O’Connell, trong một bài báo tựa đề ‘Progress with China’ trên tạp chí America do dòng Tên tại Hoa Kỳ chủ trương, đã cho biết theo thỏa thuận hiện hành, Tòa Thánh sẽ đệ trình danh tính ứng viên Giám Mục nhưng nhà cầm quyền Hà Nội có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ. Viết lại và trang trọng viết hoa, CÓ QUYỀN. Nếu bác bỏ, danh tính một ứng viên khác sẽ được đệ trình và cứ như thế cho đến khi được chấp thuận.
Jeremy Clarke, mà luận án tiến sĩ tại Đại Học Quốc gia Úc Châu Canberra (ANU) tập chú về lịch sử Công Giáo Trung Hoa, đã tái xác nhận việc đã rồi này! Vấn đề không phải là sự can dự của chính quyền trong việc đệ trình và tuyển chọn Giám Mục, vì tiền lệ đã có từ Việt Nam gần đây, và nếu không lầm, đã từ lâu tại một vài quốc gia Tây Phương. Điều khác biệt, theo tiến sĩ Clarke, là Vatican, nói theo một tục ngữ Anh, đang bước theo tiếng trống của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Giáo triều Rôma đương thời không còn là “ánh sáng cuối đường hầm” của giáo hội hầm trú và hàng triệu người công giáo Trung Hoa trên toàn thế giới.
Ngay trên chuyến bay về lại Rôma sau lần công du mục vụ tại ba quốc gia vùng Ba Nhĩ Cán gần đây, tuy Đức Thánh Cha Phanxicô đã cả quyết với phái đoàn báo chí tháp tùng là quyền phủ quyết vẫn hoàn toàn tùy thuộc vào Đấng kế vị thánh Phêrô theo giáo luật điều 377.1: “Ðức Giáo Hoàng được tự do bổ nhiệm các Giám Mục,” Ngài lại rất mập mờ về giáo luật cốt lõi 377.5: “không được cho chính quyền dân sự quyền lợi và đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, đề cử hoặc chỉ định các Giám Mục.”
Theo thiển ý cá nhân, chỉ nguyên việc chấp nhận những Giám mục thiên Cộng được chọn bởi những kẻ cổ súy chủ nghĩa vô thần và làm ngơ để họ mặc tình nhúng tay chủ động, là một phán đoán lệch lạc thiếu chiều sâu, kém độ dày kinh nghiệm và một sai lầm có tính chất lịch sử!
Đã từ lâu, tiến trình đề cử và bổ nhiệm Giám Mục dưới các chế độ Cộng Sản đã gây không ít hoang mang; thậm chí nhiều khi đã là mầm chia rẻ trong và ngoài Giáo hội. Tuy dẫu cho quyền phủ quyết vẫn hoàn toàn thuộc về Đức Thánh Cha, điều tột cùng nguy hiểm là việc tuyển chọn và đệ trình ứng viên Giám Mục vô hình trung đã và đang được Vatican và các giáo hội tại các quốc gia cộng sản cổ súy và xem như điều bình thường. Đau đớn và cay đắng hơn, rất bình thường đến độ được đem làm khuôn mẫu cho các những nơi đang quằn quại dưới ách vô thần!
Dư luận trên toàn thế giới đã phản ứng khác nhau, thậm chí hoàn toàn trái ngược, về thỏa hiệp này. Phía cổ động, như Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, trong một tuyên bố báo chí, đã nhấn mạnh đến hai chữ hiệp thông: “đây là lần đầu tiên các Giám Mục Trung Cộng được hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Phêrô.” “Có thật không?” bình luận gia George Weigel mỉa mai đặt câu hỏi. “Thế bao nhiêu năm qua những Giám Mục thuộc giáo hội hầm trú đã không hiệp thông với Đức Thánh Cha ư?” Chẳng những hiệp thông, mà kể từ năm 1949 khi toàn lục địa Trung Hoa rơi vào nanh vuốt cộng sản và bị nhuộm đỏ bởi chủ nghĩa giáo điều và cái gọi là đại cách mạng văn hóa, giáo hội hầm trú vẫn là một biểu tượng đức tin bền vững trung kiên. Họ, theo cách nói của một sử gia, đã không chia động từ tử đạo theo thời quá khứ, nhưng là hiện tại: Sống Tử Đạo.
Cũng theo ĐHY Parolin, với việc “công nhận các Giám mục được tuyển lựa bởi chính quyền Trung Quốc, Tòa Thánh có thể giúp gàn hắn những bất đồng quá khứ hướng sự hiệp thông hoàn toàn với Vatican. Nhưng theo quan điểm của tiến sĩ Jeremy Clarke, tham vọng này “khó nếu không muốn nói là không thể trong bối cảnh và tình hình hiện tại.”
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về vai trò “tông truyền” khi Giám Mục chỉ là những bù nhìn công cụ của chế độ. Nhất là khi những “Đấng kế vị các Tông Đồ” lại là đồng lõa, hoặc oái ăm hơn, chính là thủ phạm của tội ác ấu dâm kinh khiếp làm lung lay giáo hội công giáo toàn cầu và không còn là đuốc thiêng tin cậy cho những thế hệ tương lai.
Hoc giả George Weigel phê phán rất tiên tri là cả guồng máy ngoại giao Vatican đã không mảy may nghĩ đến nhân quyền: tham củ cà rốt trước mặt mà quên đi những cây gậy sau lưng! Weigel thẳng thắn đặt vấn đề là một mai không xa khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Hoa Lục, như đã sụp đổ tại Liên Xô và khối Đông Âu, liệu Giáo Hội trong một xã hội dân chủ tự do tại quốc gia đông dân số nhất thế giới này còn được chấp nhận là “công giáo, duy nhất và tông truyền” khi chính Vatican và cái gọi là “Công Giáo Ái Quốc’ lại mặc cả đi đêm với những kẻ đóng đinh Giáo hội thầm lặng của Chúa Kitô?
Không ai có thể phủ nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc đang dùng nhiều đòn phép chính trị, quân sự, ngoại giao “cá lớn nuốt cá bé” để đạt được mục đích bá quyền. Và tuy dẫu Hồng Y Parolin đã biểu lộ sự tin tưởng khá mãnh liệt là sự đàm phán giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh sẽ ảnh hưởng nhiều đến hòa bình thế giới, việc lệ thuộc quá độ vào sự chỉ đạo của các nhà cầm quyền Cộng Sản sẽ, chẳng ngạc nhiên chi, dồn việc tranh đấu cho nhân quyền vào hàng thứ yếu.
Sử gia Pháp Alexis de Tocqueville đã, vào đầu thế kỷ 19, nghiêm khắc cảnh báo việc phó mặc trách nhiệm về xã hội cho chính quyền thao túng. Thực thế, điều 2419 trong Bộ Giáo Lý Công Giáo đã khẳng định rằng “khi chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng, Hội Thánh nhân danh Ðức Ki-tô, xác nhận cho con người biết phẩm giá riêng và ơn gọi hiệp thông của con người. Hội Thánh dạy cho con người biết các yêu sách của công lý và hòa bình, hợp với ý định khôn ngoan của Thiên Chúa.”
Dietrich Bonhoeffer, trong lúc bị biệt giam trong ngục tối dưới thời Đức Quốc Xã, đã mạnh dạn thúc giục “Giáo Hội phải thực sự là Giáo Hội để thế giới có thể trở thành thế giới.” Muốn được như thế, theo thần học gia rất mực can trường này, Giáo hội nên từ chối những đặc quyền xã hội trao cho để có thể đón nhận trọn vẹn thập giá theo chân Đức Kitô.
May mắn thay vẫn còn những tiếng nói ươm xanh mầm hy vọng. Như Đức Giám Mục Phụ Tá Hồng Kông Joseph Ha Chi-shing đã mạnh dạn đòi buộc nhà cầm quyền Trung Cộng phải “lắng nghe tiếng nói của lương tâm.” Như chính quyền Đài Loan đã không kiêng nể khuyến cáo Vatican nên dè dặt cẩn trọng hơn với những tham vọng của Bắc Kinh.
Và như ĐHY Joseph Zen. Trong “For Love of My People I Will Not Be Silent,” vị lãnh đạo đầy tâm huyết và có tầm nhìn kia đã nói rất tiên tri là chủ nghĩa cộng sản, không chóng thì chày, sẽ sớm muộn bị đào thải theo tiến trình thoái hóa và quy luật tất nhiên của lịch sử. Mỉa mai thay, khi đến ngày chế độ cáo chung, giáo hội Công Giáo sẽ không còn chỗ đứng vì đã quá ngờ ngạc đánh mất sứ mạng ngôn sứ cao qúy mà Thiên Chúa đã rất tín cẩn trao ban…
Nguyễn Khoa Toàn
Rôma 30.9.2018
Những âu lo của Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput trước thềm Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Đặng Tự Do
03:31 30/09/2018
Trong một bài xã luận được công bố hôm thứ Bảy 29 tháng 9 trên tờ Il Foglio của Ý, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia đã nhắc lại những âu lo của ngài về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên với chủ đề “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”, bắt đầu từ ngày 3 tháng Mười.
Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, sau báo cáo của đại bồi thẩm đoàn toàn tiểu bang Pennsylvania, và các tai tiếng lạm dụng ở Chí Lợi, Đức và các nơi khác, “Giáo hội đang trong tình trạng hỗn loạn.”
“Trong môi trường hỗn loạn này, Tòa Thánh sẽ tổ chức một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, từ ngày 3 đến 28 tháng 10, tại Rôma. Hợp lưu của những sự kiện xấu diễn ra vào một thời điểm tồi tệ quá sức tưởng tượng khiến cho chủ đề 'Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi' trở nên mỉa mai và khó khăn hơn bao giờ.”
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng “điều này không có nghĩa là Thượng Hội Đồng Giám Mục này nhất thiết phải thất bại. Lời kêu gọi cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô và thiện chí của nhiều người đối với chủ đề này vẫn còn rất mạnh mẽ.”
“Đây là lý do tại sao nhiều linh mục trẻ xem Thượng Hội Đồng này một cơ hội quý giá, chẳng hạn như những vị đã viết một bức thư ngỏ cho các nghị phụ của Thượng Hội Đồng sắp xảy ra vào đầu tháng này. Và như các vị đã chỉ rõ, thành công của Thượng Hội Đồng này phụ thuộc vào sự trông cậy sâu sắc vào Lời Chúa và sứ mệnh của Giáo hội, bất chấp tội lỗi của hàng lãnh đạo.”
“Chính là với ánh sáng đức tin của các vị, và đức tin của những người nam nữ trẻ khác như họ, mà Tài Liệu Làm Việc cần phải được xem xét và sửa đổi. Với tình trạng như hiện nay, văn bản quá chú trọng đến khoa học xã hội, nhưng xem nhẹ lời mời gọi hướng đến đức tin, hoán cải, và truyền giáo,” Đức Tổng Giám Mục Chaput viết.
Trích dẫn một bài phân tích thần học được công bố gần đây, Đức Tổng Giám Mục Chaput than thở rằng tài liệu “có những sai sót thần học nghiêm trọng… bao gồm: sự hiểu biết sai lạc về lương tâm và vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức;” một “sự chia cách giả tạo được dựng lên giữa sự thật và tự do”, “một sự chú trọng thái quá về các yếu tố văn hóa xã hội, đến mức loại trừ các vấn đề tôn giáo và đạo đức sâu sắc hơn”, “một sự vắng mặt những hy vọng của Tin Mừng,” và “một sự phân tích quá thiếu sót đối với tai tiếng lạm dụng tính dục.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput thừa nhận rằng “Những nhận xét này xem ra có vẻ khắc nghiệt, nhưng không thể bỏ qua. Một Thượng Hội Đồng Giám Mục đề cập đến vấn đề tình dục và thanh thiếu niên cũng nên đối phó một cách trung thực và triệt để với căn cội của thảm họa lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput kết luận rằng:
“Trước một liều lượng quá mạnh những cảm tính, những tương nhượng, và những phân tích thiên về xã hội học [trong Tài Liệu Làm Việc] cả Đức Giáo Hoàng lẫn Giáo hội chẳng được ơn ích gì, đặc biệt trong một thời điểm bị sỉ nhục và khủng hoảng như thế này”.
Tờ Il Foglio- được thành lập vào năm 1996 bởi nhà báo Ý Giuliano Ferrara với khuynh hướng độc lập. Mặc dù số lượng phát hành giới hạn chỉ có 47,000 mỗi ngày, tờ báo được coi là một trong những tiếng nói độc lập và có ảnh hưởng nhất của Ý trong các vấn đề về chính trị, văn hóa và tôn giáo.
Source: Catholic News Agency - Chaput: Youth synod depends on faith, not sentimentality
Theo Đức Tổng Giám Mục Chaput, sau báo cáo của đại bồi thẩm đoàn toàn tiểu bang Pennsylvania, và các tai tiếng lạm dụng ở Chí Lợi, Đức và các nơi khác, “Giáo hội đang trong tình trạng hỗn loạn.”
“Trong môi trường hỗn loạn này, Tòa Thánh sẽ tổ chức một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, từ ngày 3 đến 28 tháng 10, tại Rôma. Hợp lưu của những sự kiện xấu diễn ra vào một thời điểm tồi tệ quá sức tưởng tượng khiến cho chủ đề 'Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi' trở nên mỉa mai và khó khăn hơn bao giờ.”
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục giải thích rằng “điều này không có nghĩa là Thượng Hội Đồng Giám Mục này nhất thiết phải thất bại. Lời kêu gọi cá nhân của Đức Thánh Cha Phanxicô và thiện chí của nhiều người đối với chủ đề này vẫn còn rất mạnh mẽ.”
“Đây là lý do tại sao nhiều linh mục trẻ xem Thượng Hội Đồng này một cơ hội quý giá, chẳng hạn như những vị đã viết một bức thư ngỏ cho các nghị phụ của Thượng Hội Đồng sắp xảy ra vào đầu tháng này. Và như các vị đã chỉ rõ, thành công của Thượng Hội Đồng này phụ thuộc vào sự trông cậy sâu sắc vào Lời Chúa và sứ mệnh của Giáo hội, bất chấp tội lỗi của hàng lãnh đạo.”
“Chính là với ánh sáng đức tin của các vị, và đức tin của những người nam nữ trẻ khác như họ, mà Tài Liệu Làm Việc cần phải được xem xét và sửa đổi. Với tình trạng như hiện nay, văn bản quá chú trọng đến khoa học xã hội, nhưng xem nhẹ lời mời gọi hướng đến đức tin, hoán cải, và truyền giáo,” Đức Tổng Giám Mục Chaput viết.
Trích dẫn một bài phân tích thần học được công bố gần đây, Đức Tổng Giám Mục Chaput than thở rằng tài liệu “có những sai sót thần học nghiêm trọng… bao gồm: sự hiểu biết sai lạc về lương tâm và vai trò của lương tâm trong đời sống đạo đức;” một “sự chia cách giả tạo được dựng lên giữa sự thật và tự do”, “một sự chú trọng thái quá về các yếu tố văn hóa xã hội, đến mức loại trừ các vấn đề tôn giáo và đạo đức sâu sắc hơn”, “một sự vắng mặt những hy vọng của Tin Mừng,” và “một sự phân tích quá thiếu sót đối với tai tiếng lạm dụng tính dục.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput thừa nhận rằng “Những nhận xét này xem ra có vẻ khắc nghiệt, nhưng không thể bỏ qua. Một Thượng Hội Đồng Giám Mục đề cập đến vấn đề tình dục và thanh thiếu niên cũng nên đối phó một cách trung thực và triệt để với căn cội của thảm họa lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.”
Đức Tổng Giám Mục Chaput kết luận rằng:
“Trước một liều lượng quá mạnh những cảm tính, những tương nhượng, và những phân tích thiên về xã hội học [trong Tài Liệu Làm Việc] cả Đức Giáo Hoàng lẫn Giáo hội chẳng được ơn ích gì, đặc biệt trong một thời điểm bị sỉ nhục và khủng hoảng như thế này”.
Tờ Il Foglio- được thành lập vào năm 1996 bởi nhà báo Ý Giuliano Ferrara với khuynh hướng độc lập. Mặc dù số lượng phát hành giới hạn chỉ có 47,000 mỗi ngày, tờ báo được coi là một trong những tiếng nói độc lập và có ảnh hưởng nhất của Ý trong các vấn đề về chính trị, văn hóa và tôn giáo.
Source: Catholic News Agency - Chaput: Youth synod depends on faith, not sentimentality
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên – Nhận định của tiến sĩ George Weigel
Đặng Tự Do
05:36 30/09/2018
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có bài nhận định sau liên quan đến Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên diễn ra từ 3 đến 28 tháng 10.
Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài viết của Tiến sĩ George Weigel đăng trên First Things với tựa đề "Saving Synod-2018 From Itself" (“Cứu lấy Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 từ chính nó”)
Bất cứ ai muốn tìm một phương dược chữa chứng mất ngủ có thể thử đọc qua Instrumentum Laboris, hay “Tài Liệu Làm Việc”, của Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ thứ XV, được tổ chức tại Rôma vào tháng tới với chủ đề “Giới trẻ, Đức tin, và sự phân định ơn gọi”. Tài Liệu Làm Việc là một khối hơn 30,000 từ: một ngưỡng cửa cồng kềnh, tẻ nhạt, đầy những phân tích xã hội nhưng lại thiếu vắng một cách đáng tiếc những suy tư sâu sắc về linh đạo và thần học. Hơn nữa, và đáng buồn hơn, Tài Liệu Làm Việc có rất ít điều để nói về “đức tin” ngoại trừ để gợi ý nhiều lần rằng các tác giả của tài liệu có phần xấu hổ bởi giáo huấn Công Giáo - và không phải vì giáo lý đó đã bị phản bội bởi các giáo sĩ thuộc các cấp bậc khác nhau, nhưng vì giáo lý đó dám thách thức sự tin chắc đến mức tự mãn của thế giới, và cả sự dấn thân cuồng tín của thế giới này, đối với cuộc cách mạng tình dục trong tất cả các biểu hiện của nó.
Một văn bản khổng lồ như thế này không thể được coi một cách nghiêm chỉnh là cơ sở để thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục. Không có văn bản nào dài hơn 30,000 từ, cho dù được viết theo một phong cách lôi cuốn và hấp dẫn, có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn thảo luận. Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 xem ra là một bản thảo của Báo cáo cuối cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục hơn là một tài liệu hướng dẫn. Và đó là một dấu chỉ thất bại.
Vậy những vị tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên có thể làm gì để cứu vãn một cuộc thảo luận hữu ích trong tháng 10 này?
Các ngài có thể thách thức lời kêu gọi được lặp đi lặp lại của Tài Liệu Làm Việc rằng những người trẻ muốn có một “Giáo Hội lắng nghe.” Điều đó rõ ràng đến mức hiển nhiên như ban ngày: Không ai, già trẻ lớn bé, lại muốn có một Giáo Hội như là một bà già coi sóc trẻ con cứ càm ràm suốt ngày, không chút cảm thông. Trái lại, những người trẻ (và phần còn lại của chúng ta) muốn có một “Giáo Hội lắng nghe” theo hướng tâm linh và tuyên xưng đức tin trước những khó khăn mà tất cả chúng ta trải qua trong cuộc sống, chia sẻ Tin Mừng và tuân theo luật pháp của Thiên Chúa. Nhưng trên tất cả, và có lẽ đặc biệt trong thời gian khó khăn nghiêm trọng này, những gì người trẻ muốn (và những gì chúng ta muốn, ít nhất là trong các phần sinh động của Giáo Hội) là một Giáo Hội sống động, vui tươi, dạy dỗ rõ ràng, biểu lộ sự thánh thiện, đem đến sự ủi an và hỗ trợ cho người nghèo - và trả lời các câu hỏi của chúng ta một cách rõ ràng và trung thực. Những người trẻ tuổi (và những người còn lại của chúng ta) không muốn có một Giáo Hội chiều chuộng cả nể, nhưng là một Giáo Hội mạnh mẽ theo tinh thần phúc âm, một Giáo Hội thể hiện tình bạn với Chúa Giêsu Kitô và mang đến cho nhân loại phương cách đạt đến và duy trì tình bạn ấy.
Những vị tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cũng có thể nhấn mạnh rằng sự minh bạch của giáo huấn Công Giáo về các vấn đề của cuộc sống thu hút nhiều người trẻ ngày nay, chính vì sự minh bạch đó tương phản triệt để với sự thiếu mạch lạc về điều thực sự làm cho con người được hạnh phúc. Mọi người ở mọi lứa tuổi ngày càng nghi ngại lối sống phóng túng của văn hóa phương Tây đương đại. Ví dụ, vị nào đó tại Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018, hãy nói về kinh nghiệm của cuộc Tuần Hành Phò Sinh ở Washington, D.C., mà những năm trở lại đây, đã trở nên lớn mạnh và trẻ trung hơn bao giờ.
Những câu chuyện thành công trong việc mục vụ cho thanh thiếu niên nên được liên tục nhắc đến, thậm chí phải không ngừng được nhắc đến, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tài Liệu Làm Việc mô tả một cảm giác bất lực, thậm chí thất bại. Tuy nhiên, ba mươi năm qua chúng ta đã thấy một sự phục hưng trong việc mục vụ dành cho thanh niên. Vì vậy, hãy để một vị nào đó tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên nói về thành tích đầy ấn tượng về việc Phúc Âm hoá của các cha tuyên uý các trường như tại Đại học Texas A & M. Hãy để một vị nào đó tại Thượng Hội Đồng Giám Mục nói với Giáo hội hoàn vũ về những thành tựu trí tuệ và tinh thần của các trường cao đẳng và đại học Công Giáo chính thống về niềm tin, và mạnh mẽ về mặt học thuật tại Hoa Kỳ. Hãy để một vị nào đó làm chứng cho những công việc vĩ đại đang được thực hiện trên hơn một trăm cơ sở của FOCUS, Tổ Chức Sinh Viên Công Giáo, thể hiện cho tinh thần “Giáo hội luôn là truyền giáo” mà Đức Giáo Hoàng thuờng nói. Và chúng ta hãy hy vọng có chỗ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục2018 để hàng giáo sĩ tìm hiểu về công việc của Liên minh thanh niên thế giới, một mạng lưới phò sinh quốc tế những người trẻ tuổi sống trên khắp các châu lục, mà công việc của họ dựa tỏ tường trên giáo lý của Giáo hội về phẩm giá của con người.
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 không phản ảnh một chút nào về lý do tại sao Thánh Gioan Phaolô II là một nam châm thu hút hàng triệu người trẻ, chắc chắn có điều gì đó liên quan đến cả lòng trắc ẩn lẫn sự minh bạch của ngài về chân lý. Cha Karol Wojtyla, người sau này trở thành ĐGH Gioan Phaolô II, đã đảm nhận việc mục vụ cho thanh niên với một sự tháp tùng đầy thách thức về tinh thần trong nửa thế kỷ trước khi thuật ngữ “tháp tùng” trở thành mốt mới trong một số giới Công Giáo cho rằng cần phải “tháp tùng” vì “cái giáo huấn khó khăn này thực sự chỉ là một mục tiêu hay một lý tưởng xa vời”. Cầu xin cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 giải cứu được động từ “tháp tùng” và liên kết nó với sự thật giải phóng.
Đó là điều tối thiểu Giáo hội xứng đáng có được trong thời gian thanh tẩy này.
Source: First Things - Saving Synod-2018 From Itself"
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có bài nhận định sau liên quan đến Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên diễn ra từ 3 đến 28 tháng 10.
Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài viết của Tiến sĩ George Weigel đăng trên First Things với tựa đề "Saving Synod-2018 From Itself" (“Cứu lấy Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 từ chính nó”)
Bất cứ ai muốn tìm một phương dược chữa chứng mất ngủ có thể thử đọc qua Instrumentum Laboris, hay “Tài Liệu Làm Việc”, của Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ thứ XV, được tổ chức tại Rôma vào tháng tới với chủ đề “Giới trẻ, Đức tin, và sự phân định ơn gọi”. Tài Liệu Làm Việc là một khối hơn 30,000 từ: một ngưỡng cửa cồng kềnh, tẻ nhạt, đầy những phân tích xã hội nhưng lại thiếu vắng một cách đáng tiếc những suy tư sâu sắc về linh đạo và thần học. Hơn nữa, và đáng buồn hơn, Tài Liệu Làm Việc có rất ít điều để nói về “đức tin” ngoại trừ để gợi ý nhiều lần rằng các tác giả của tài liệu có phần xấu hổ bởi giáo huấn Công Giáo - và không phải vì giáo lý đó đã bị phản bội bởi các giáo sĩ thuộc các cấp bậc khác nhau, nhưng vì giáo lý đó dám thách thức sự tin chắc đến mức tự mãn của thế giới, và cả sự dấn thân cuồng tín của thế giới này, đối với cuộc cách mạng tình dục trong tất cả các biểu hiện của nó.
Một văn bản khổng lồ như thế này không thể được coi một cách nghiêm chỉnh là cơ sở để thảo luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục. Không có văn bản nào dài hơn 30,000 từ, cho dù được viết theo một phong cách lôi cuốn và hấp dẫn, có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn thảo luận. Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 xem ra là một bản thảo của Báo cáo cuối cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục hơn là một tài liệu hướng dẫn. Và đó là một dấu chỉ thất bại.
Vậy những vị tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên có thể làm gì để cứu vãn một cuộc thảo luận hữu ích trong tháng 10 này?
Các ngài có thể thách thức lời kêu gọi được lặp đi lặp lại của Tài Liệu Làm Việc rằng những người trẻ muốn có một “Giáo Hội lắng nghe.” Điều đó rõ ràng đến mức hiển nhiên như ban ngày: Không ai, già trẻ lớn bé, lại muốn có một Giáo Hội như là một bà già coi sóc trẻ con cứ càm ràm suốt ngày, không chút cảm thông. Trái lại, những người trẻ (và phần còn lại của chúng ta) muốn có một “Giáo Hội lắng nghe” theo hướng tâm linh và tuyên xưng đức tin trước những khó khăn mà tất cả chúng ta trải qua trong cuộc sống, chia sẻ Tin Mừng và tuân theo luật pháp của Thiên Chúa. Nhưng trên tất cả, và có lẽ đặc biệt trong thời gian khó khăn nghiêm trọng này, những gì người trẻ muốn (và những gì chúng ta muốn, ít nhất là trong các phần sinh động của Giáo Hội) là một Giáo Hội sống động, vui tươi, dạy dỗ rõ ràng, biểu lộ sự thánh thiện, đem đến sự ủi an và hỗ trợ cho người nghèo - và trả lời các câu hỏi của chúng ta một cách rõ ràng và trung thực. Những người trẻ tuổi (và những người còn lại của chúng ta) không muốn có một Giáo Hội chiều chuộng cả nể, nhưng là một Giáo Hội mạnh mẽ theo tinh thần phúc âm, một Giáo Hội thể hiện tình bạn với Chúa Giêsu Kitô và mang đến cho nhân loại phương cách đạt đến và duy trì tình bạn ấy.
Những vị tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên cũng có thể nhấn mạnh rằng sự minh bạch của giáo huấn Công Giáo về các vấn đề của cuộc sống thu hút nhiều người trẻ ngày nay, chính vì sự minh bạch đó tương phản triệt để với sự thiếu mạch lạc về điều thực sự làm cho con người được hạnh phúc. Mọi người ở mọi lứa tuổi ngày càng nghi ngại lối sống phóng túng của văn hóa phương Tây đương đại. Ví dụ, vị nào đó tại Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018, hãy nói về kinh nghiệm của cuộc Tuần Hành Phò Sinh ở Washington, D.C., mà những năm trở lại đây, đã trở nên lớn mạnh và trẻ trung hơn bao giờ.
Những câu chuyện thành công trong việc mục vụ cho thanh thiếu niên nên được liên tục nhắc đến, thậm chí phải không ngừng được nhắc đến, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Tài Liệu Làm Việc mô tả một cảm giác bất lực, thậm chí thất bại. Tuy nhiên, ba mươi năm qua chúng ta đã thấy một sự phục hưng trong việc mục vụ dành cho thanh niên. Vì vậy, hãy để một vị nào đó tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên nói về thành tích đầy ấn tượng về việc Phúc Âm hoá của các cha tuyên uý các trường như tại Đại học Texas A & M. Hãy để một vị nào đó tại Thượng Hội Đồng Giám Mục nói với Giáo hội hoàn vũ về những thành tựu trí tuệ và tinh thần của các trường cao đẳng và đại học Công Giáo chính thống về niềm tin, và mạnh mẽ về mặt học thuật tại Hoa Kỳ. Hãy để một vị nào đó làm chứng cho những công việc vĩ đại đang được thực hiện trên hơn một trăm cơ sở của FOCUS, Tổ Chức Sinh Viên Công Giáo, thể hiện cho tinh thần “Giáo hội luôn là truyền giáo” mà Đức Giáo Hoàng thuờng nói. Và chúng ta hãy hy vọng có chỗ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục2018 để hàng giáo sĩ tìm hiểu về công việc của Liên minh thanh niên thế giới, một mạng lưới phò sinh quốc tế những người trẻ tuổi sống trên khắp các châu lục, mà công việc của họ dựa tỏ tường trên giáo lý của Giáo hội về phẩm giá của con người.
Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 không phản ảnh một chút nào về lý do tại sao Thánh Gioan Phaolô II là một nam châm thu hút hàng triệu người trẻ, chắc chắn có điều gì đó liên quan đến cả lòng trắc ẩn lẫn sự minh bạch của ngài về chân lý. Cha Karol Wojtyla, người sau này trở thành ĐGH Gioan Phaolô II, đã đảm nhận việc mục vụ cho thanh niên với một sự tháp tùng đầy thách thức về tinh thần trong nửa thế kỷ trước khi thuật ngữ “tháp tùng” trở thành mốt mới trong một số giới Công Giáo cho rằng cần phải “tháp tùng” vì “cái giáo huấn khó khăn này thực sự chỉ là một mục tiêu hay một lý tưởng xa vời”. Cầu xin cho Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018 giải cứu được động từ “tháp tùng” và liên kết nó với sự thật giải phóng.
Đó là điều tối thiểu Giáo hội xứng đáng có được trong thời gian thanh tẩy này.
Source: First Things - Saving Synod-2018 From Itself"
George Weigel - Một sự đổ vỡ trong thế giới Chính Thống Giáo với những hậu quả nghiêm trọng
Đặng Tự Do
17:02 30/09/2018
Nguyên bản tiếng Anh: An Orthodox Fracture With Serious Consequences
Trong khi người Công Giáo đang bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, và những cáo buộc cho rằng các vị bản quyền đã giải quyết không đúng mức những trường hợp lạm dụng đã lan tới những cấp cao nhất của Giáo hội; Chính Thống giáo Đông phương lại đang trên bờ vực của một sự tan vỡ chấn động với những hậu quả đại kết và địa chính trị nghiêm trọng.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo cạnh tranh với nhau. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga hiệp thông hoàn toàn và trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine của Tòa Thượng Phụ Kiev; và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ. Sự tồn tại 3 Giáo Hội Chính Thống trong cùng một quốc gia là một tai tiếng, một trở ngại trong công cuộc tái truyền giáo cho một nền văn hóa đã tan nát, và cũng trở thành một trở ngại lớn trên con đường đại kết.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đã minh định rằng ngài đang xem xét một đề xuất công nhận quyền tự chủ, hay độc lập khỏi Mạc Tư Khoa, của Chính Thống giáo Ukraine, nếu như 3 Giáo Hội Chính Thống đang cạnh tranh với nhau ở Ukraine khôi phục lại sự hiệp nhất. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa của Chính thống Nga đã phản ứng giận dữ đến mức bãi bỏ lời cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô khỏi các cử hành phụng vụ của mình. Và phát ngôn nhân về các quan hệ quốc tế của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, là Tổng Giám Mục Hilarion, đã ra một tuyên bố quá gay gắt cho rằng “cuộc chiến của Tòa Thượng Phụ Constantinople chống lại Mạc Tư Khoa [đã tiếp diễn] trong gần một trăm năm.” Tổng Giám Mục Hilarion cũng cáo buộc rằng các Thượng Phụ Đại Kết ở Constantinople, là vị đứng đầu trong số các vị Thượng Phụ Chính Thống Giáo bình đẳng với nhau trong thế giới Chính Thống Giáo, đã không ủng hộ Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa trong nhiều thập kỷ suốt cuộc bách hại của cộng sản - một cáo buộc khá mỉa mai, vì người mà Tổng Giám Mục Hilarion lên tiếng bênh vực, là Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, đã từng được mật vụ cộng sản Liên Sô KGB tuyển dụng [với bí danh là “Mikhailov”].
Những gì đang xảy ra ở đây? Một vài nhận định.
Đầu tiên, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa rất âu lo. Nếu một Chính Thống giáo Ukraine thống nhất được Constantinople công nhận quyền “tự trị” và do đó không còn trực thuộc Chính thống Nga nữa, thì tuyên bố của Mạc Tư Khoa coi mình là “Rôma thứ ba” sẽ bị tàn phá nặng nề. Chính Thống Nga sẽ bị thu hẹp đáng kể bởi sự mất mát số dân Chính Thống rất lớn ở Ukraine, và tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng mình thủ đắc một quyền bá chủ thực tế trong thế giới Chính Thống sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Thứ hai, Chính Thống giáo Nga, tiếp tục truyền thống lâu đời là gắn bó quá thân thiết với giới cầm quyền dù là sa hoàng hay bất kể hình thái cầm quyền nào, đã mang đến những sắc màu tôn giáo cho tuyên bố của Vladimir Putin theo đó có một “Russkiy mir” tức là một “thế giới Nga” hay một “không gian Nga”, bao gồm cả Ukraine và Belarus. Và trong “không gian đó”, người Ukraine và người Belarussia là những người em nhỏ của người Nga, là dân tộc thừa kế thực sự phép rửa của những người Slav Đông phương vào năm 988. Đó là một sự xuyên tạc lịch sử. Tuy nhiên, nó đã từng bảo kê cho chủ nghĩa bá quyền Nga trong nhiều thế kỷ, và nó vẫn tiếp tục làm như vậy ngày hôm nay.
Một Chính Thống Giáo Ukraine thống nhất và độc lập đặt tại Kiev (nơi vào năm 988 Hoàng tử Vladimir đã được rửa tội và các bộ lạc trong vùng cuối cùng đã trở thành người Ukraine, người Nga và người Belarussia) sẽ phanh phui sự xuyên tạc lịch sử, là những gì mà các sử gia nghiêm túc đã biết đến từ lâu rằng đó là một câu chuyện không trung thực. Mạc Tư Khoa và Nga không phải là những người thừa kế duy nhất phép rửa của những người Slav ở miền đông, như những tuyên bố được đưa ra bởi hoàng gia Nga và những người đã bảo trợ cuộc xâm chiếm và sáp nhập Crimea cũng như cuộc chiến do Nga tài trợ ở miền đông Ukraine. Do đó, cả Chính Thống giáo Nga và Tổng thống Putin sẽ là những kẻ thua cuộc lớn, nếu như Chính thống giáo Ukraine hiệp nhất với nhau và được Constantinople công nhận độc lập. Đó là lý do tại sao Tổng Giám Mục Hilarion đang tung ra những chỉ trích cay nghiệt với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Đó cũng là lý do tại sao Putin đang ra sức ve vãn người bạn mới của mình, là Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, để gây các áp lực mạnh mẽ lên Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Sự sống còn của Tòa Thượng Phụ của ngài đặt tại Istanbul (nguyên là Constantinople) phụ thuộc vào thiện chí của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Putin biết rằng nỗ lực của ông để tái tạo một cái gì đó giống như Liên Sô cũ, vốn được xây dựng trên ý thức hệ “thế giới Nga”, có thể nổ tung vì vụ này.
Vị giáo sĩ Chính thống Nga đã cáo buộc những nỗ lực để hiệp nhất Chính Thống Giáo Ukraine và trao quyền tự trị cho Giáo Hội hiệp nhất này là một âm mưu của Rôma. Điều này nên làm thức tỉnh một số đầu óc tại Vatican. Tuyên bố Havana năm 2016 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill được cho là khai trương một kỷ nguyên mới của sự hợp tác đại kết giữa Rôma và Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, ngay khi Mạc Tư Khoa cảm thấy bị áp lực, lập tức “bóng ma Vatican” bị phát hiện và bị phỉ báng. Những người trong chúng ta, những người đã đánh giá thấp Tuyên bố Havana hai năm trước đây, không nên có bất kỳ sự hài lòng nào trong tiên đoán đúng của mình; nhưng những ai không lắng nghe thì nên suy nghĩ lại trong việc giao dịch với các công bộc của quyền lực nhà nước Nga.
Không có gì là chắc chắn trong bi kịch Ukraine này, vì sự chia rẽ quá sâu xa của các Giáo Hội Chính Thống Ukraine, và vì vị thế quá yếu của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, cũng như sự tham gia vô ích của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Tuy nhiên, khả năng của những diễn biến bất ngờ vẫn thực sự là rất cao.
Source: First Things An Orthodox Fracture With Serious Consequences
Trong khi người Công Giáo đang bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, và những cáo buộc cho rằng các vị bản quyền đã giải quyết không đúng mức những trường hợp lạm dụng đã lan tới những cấp cao nhất của Giáo hội; Chính Thống giáo Đông phương lại đang trên bờ vực của một sự tan vỡ chấn động với những hậu quả đại kết và địa chính trị nghiêm trọng.
Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo cạnh tranh với nhau. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga hiệp thông hoàn toàn và trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine của Tòa Thượng Phụ Kiev; và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ. Sự tồn tại 3 Giáo Hội Chính Thống trong cùng một quốc gia là một tai tiếng, một trở ngại trong công cuộc tái truyền giáo cho một nền văn hóa đã tan nát, và cũng trở thành một trở ngại lớn trên con đường đại kết.
Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đã minh định rằng ngài đang xem xét một đề xuất công nhận quyền tự chủ, hay độc lập khỏi Mạc Tư Khoa, của Chính Thống giáo Ukraine, nếu như 3 Giáo Hội Chính Thống đang cạnh tranh với nhau ở Ukraine khôi phục lại sự hiệp nhất. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa của Chính thống Nga đã phản ứng giận dữ đến mức bãi bỏ lời cầu nguyện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô khỏi các cử hành phụng vụ của mình. Và phát ngôn nhân về các quan hệ quốc tế của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, là Tổng Giám Mục Hilarion, đã ra một tuyên bố quá gay gắt cho rằng “cuộc chiến của Tòa Thượng Phụ Constantinople chống lại Mạc Tư Khoa [đã tiếp diễn] trong gần một trăm năm.” Tổng Giám Mục Hilarion cũng cáo buộc rằng các Thượng Phụ Đại Kết ở Constantinople, là vị đứng đầu trong số các vị Thượng Phụ Chính Thống Giáo bình đẳng với nhau trong thế giới Chính Thống Giáo, đã không ủng hộ Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa trong nhiều thập kỷ suốt cuộc bách hại của cộng sản - một cáo buộc khá mỉa mai, vì người mà Tổng Giám Mục Hilarion lên tiếng bênh vực, là Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa, đã từng được mật vụ cộng sản Liên Sô KGB tuyển dụng [với bí danh là “Mikhailov”].
Những gì đang xảy ra ở đây? Một vài nhận định.
Đầu tiên, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa rất âu lo. Nếu một Chính Thống giáo Ukraine thống nhất được Constantinople công nhận quyền “tự trị” và do đó không còn trực thuộc Chính thống Nga nữa, thì tuyên bố của Mạc Tư Khoa coi mình là “Rôma thứ ba” sẽ bị tàn phá nặng nề. Chính Thống Nga sẽ bị thu hẹp đáng kể bởi sự mất mát số dân Chính Thống rất lớn ở Ukraine, và tuyên bố của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng mình thủ đắc một quyền bá chủ thực tế trong thế giới Chính Thống sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Thứ hai, Chính Thống giáo Nga, tiếp tục truyền thống lâu đời là gắn bó quá thân thiết với giới cầm quyền dù là sa hoàng hay bất kể hình thái cầm quyền nào, đã mang đến những sắc màu tôn giáo cho tuyên bố của Vladimir Putin theo đó có một “Russkiy mir” tức là một “thế giới Nga” hay một “không gian Nga”, bao gồm cả Ukraine và Belarus. Và trong “không gian đó”, người Ukraine và người Belarussia là những người em nhỏ của người Nga, là dân tộc thừa kế thực sự phép rửa của những người Slav Đông phương vào năm 988. Đó là một sự xuyên tạc lịch sử. Tuy nhiên, nó đã từng bảo kê cho chủ nghĩa bá quyền Nga trong nhiều thế kỷ, và nó vẫn tiếp tục làm như vậy ngày hôm nay.
Một Chính Thống Giáo Ukraine thống nhất và độc lập đặt tại Kiev (nơi vào năm 988 Hoàng tử Vladimir đã được rửa tội và các bộ lạc trong vùng cuối cùng đã trở thành người Ukraine, người Nga và người Belarussia) sẽ phanh phui sự xuyên tạc lịch sử, là những gì mà các sử gia nghiêm túc đã biết đến từ lâu rằng đó là một câu chuyện không trung thực. Mạc Tư Khoa và Nga không phải là những người thừa kế duy nhất phép rửa của những người Slav ở miền đông, như những tuyên bố được đưa ra bởi hoàng gia Nga và những người đã bảo trợ cuộc xâm chiếm và sáp nhập Crimea cũng như cuộc chiến do Nga tài trợ ở miền đông Ukraine. Do đó, cả Chính Thống giáo Nga và Tổng thống Putin sẽ là những kẻ thua cuộc lớn, nếu như Chính thống giáo Ukraine hiệp nhất với nhau và được Constantinople công nhận độc lập. Đó là lý do tại sao Tổng Giám Mục Hilarion đang tung ra những chỉ trích cay nghiệt với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Đó cũng là lý do tại sao Putin đang ra sức ve vãn người bạn mới của mình, là Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, để gây các áp lực mạnh mẽ lên Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Sự sống còn của Tòa Thượng Phụ của ngài đặt tại Istanbul (nguyên là Constantinople) phụ thuộc vào thiện chí của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Putin biết rằng nỗ lực của ông để tái tạo một cái gì đó giống như Liên Sô cũ, vốn được xây dựng trên ý thức hệ “thế giới Nga”, có thể nổ tung vì vụ này.
Vị giáo sĩ Chính thống Nga đã cáo buộc những nỗ lực để hiệp nhất Chính Thống Giáo Ukraine và trao quyền tự trị cho Giáo Hội hiệp nhất này là một âm mưu của Rôma. Điều này nên làm thức tỉnh một số đầu óc tại Vatican. Tuyên bố Havana năm 2016 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng phụ Kirill được cho là khai trương một kỷ nguyên mới của sự hợp tác đại kết giữa Rôma và Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, ngay khi Mạc Tư Khoa cảm thấy bị áp lực, lập tức “bóng ma Vatican” bị phát hiện và bị phỉ báng. Những người trong chúng ta, những người đã đánh giá thấp Tuyên bố Havana hai năm trước đây, không nên có bất kỳ sự hài lòng nào trong tiên đoán đúng của mình; nhưng những ai không lắng nghe thì nên suy nghĩ lại trong việc giao dịch với các công bộc của quyền lực nhà nước Nga.
Không có gì là chắc chắn trong bi kịch Ukraine này, vì sự chia rẽ quá sâu xa của các Giáo Hội Chính Thống Ukraine, và vì vị thế quá yếu của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, cũng như sự tham gia vô ích của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Tuy nhiên, khả năng của những diễn biến bất ngờ vẫn thực sự là rất cao.
Source: First Things An Orthodox Fracture With Serious Consequences
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ban Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ, SG: Mừng kính lễ Tổng lãnh thiên thần Gabriel bổn mạng
Martinô Lê Hoàng Vũ
08:20 30/09/2018
“Xin Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel chuyển cầu cho các anh chị em trong ban truyền thông, để anh chị loan báo Tin Mừng, tin vui, tin thật đến cho mọi người,mọi nơi, chứ không phải những thứ tin giả đang lan tràn ngày nay”Đó là lời cầu chúc của cha Giuse Phạm Bá Lãm trong thánh lễ mừng bổn mạng của ban Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ, SG vào chiều nay.
Xem Hình
Hôm nay,thứ bảy 29.9.2018, tại Giáo xứ Phú Hòa đã diễn ra thánh lễ mừng kính các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael – Gabriel – Raphae. Đặc biệt,Ban Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ đã quy tụ về đây mừng bổn mạng Thánh Thiên Thần Gabriel.
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 17g 30 trong bầu khí ấm cúng sốt sắng.Cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Phú Thọ chủ tế thánh lễ,cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ Tân Phước,Phó ban MVTT Giáo phận và cũng là linh mục đồng hành,cha Antôn Mai Đức Huy cha sở giáo xứ Phú Hòa, tham dự thánh lễ còn có cộng đoàn giáo xứ Phú Hòa.
Mở đầu thánh lễ,Cha hạt trưởng Phú Thọ đã cùng với anh chị em MVTT tạ ơn Thiên Chúa,nhìn lại thời gian qua,cám ơn cha sở và cộng đoàn Phú Hòa đã sẵn lòng đón tiếp Ban Truyền Thông Phú Thọ trong ngày hôm nay,nhất là cha đồng hành luôn nâng đỡ anh chị em truyền thông trong mọi sinh hoạt.
Trong phần bài giảng cha Hạt Trưởng dựa theo Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2018 để nhìn vấn đề tin thật,tin giả trong xã hội hôm nay.Trước hết về tin thật; Thiên thần Gabriel đã loan tin vui cho Đức Maria, cưu mang sinh hạ Đấng Cứu Thế.Chúa Giêsu chính là Tin Mừng cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Nếu như tin thật mang lại niềm vui,tình thương và chia sẻ huynh đệ th những tin giả làm cho người ta xáo trộn, chia rẽ, nghi ngờ nhau.Chắc hẳn chúng ta đã thấy những hậu quả của tin giả trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng có những kinh nghiệm về tin giả.Người ta tạo ra tin giả với ý đồ xấu,bóp méo phóng đại vấn đề.Chẳng hạn như truyền thông Phương tây đang “chuyện bé xé to” vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo.Và như vậy nguồn gốc của mọi dối trá là bởi ma quỷ mà ra. Kinh Thánh cho chúng ta biết. Anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ phải cố gắng loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cho mọi người qua sự chuyển cầu của Thánh Thiên Thần Gabriel bổn mạng.
Sau đó, thánh lễ tiếp theo với lời nguyện tín hữu và phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Trước khi kết lễ,anh Phêrô Đỗ Trí Thức Trưởng ban MVTT Giáo hạt Phú Thọ có những lời tri ân quý cha và cộng đoàn.Anh cũng trình bày những biên cương mới của việc loan báo Tin Mừng,bằng các phương tiện truyền thông trên mạng thế giới ảo,những điều thuận lợi đáng mừng, nhưng cũng đầy dẫy những khó khăn thách đố.Tuy nhiên,nhờ tấm lòng Mục tử yêu thương chăm sóc của Cha Hạt Trưởng và quý cha, anh chị em MVTT sẽ được tiếp thêm lửa hăng say nhiệt tình,thông truyền Lời Chúa trên mạng và cho mọi người,nhờ đó mang tình yêu thương phục vụ đến mọi nơi, đẩy lùi những tin giả.
Đáp lời,cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ Tân Phước cầu chúc anh chị em MVTT có được tinh thần mạnh mẽ can đảm của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, để các anh chị sống Niềm Vui Tình Yêu trong gia đình.
Kết thúc thánh lễ, quý cha và anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ cùng chụp hình lưu niệm mừng ngày bổn mạng.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Xem Hình
Hôm nay,thứ bảy 29.9.2018, tại Giáo xứ Phú Hòa đã diễn ra thánh lễ mừng kính các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael – Gabriel – Raphae. Đặc biệt,Ban Truyền Thông Giáo hạt Phú Thọ đã quy tụ về đây mừng bổn mạng Thánh Thiên Thần Gabriel.
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 17g 30 trong bầu khí ấm cúng sốt sắng.Cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Phú Thọ chủ tế thánh lễ,cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ Tân Phước,Phó ban MVTT Giáo phận và cũng là linh mục đồng hành,cha Antôn Mai Đức Huy cha sở giáo xứ Phú Hòa, tham dự thánh lễ còn có cộng đoàn giáo xứ Phú Hòa.
Mở đầu thánh lễ,Cha hạt trưởng Phú Thọ đã cùng với anh chị em MVTT tạ ơn Thiên Chúa,nhìn lại thời gian qua,cám ơn cha sở và cộng đoàn Phú Hòa đã sẵn lòng đón tiếp Ban Truyền Thông Phú Thọ trong ngày hôm nay,nhất là cha đồng hành luôn nâng đỡ anh chị em truyền thông trong mọi sinh hoạt.
Trong phần bài giảng cha Hạt Trưởng dựa theo Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày Thế Giới Truyền Thông năm 2018 để nhìn vấn đề tin thật,tin giả trong xã hội hôm nay.Trước hết về tin thật; Thiên thần Gabriel đã loan tin vui cho Đức Maria, cưu mang sinh hạ Đấng Cứu Thế.Chúa Giêsu chính là Tin Mừng cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Nếu như tin thật mang lại niềm vui,tình thương và chia sẻ huynh đệ th những tin giả làm cho người ta xáo trộn, chia rẽ, nghi ngờ nhau.Chắc hẳn chúng ta đã thấy những hậu quả của tin giả trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng có những kinh nghiệm về tin giả.Người ta tạo ra tin giả với ý đồ xấu,bóp méo phóng đại vấn đề.Chẳng hạn như truyền thông Phương tây đang “chuyện bé xé to” vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo.Và như vậy nguồn gốc của mọi dối trá là bởi ma quỷ mà ra. Kinh Thánh cho chúng ta biết. Anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ phải cố gắng loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu cho mọi người qua sự chuyển cầu của Thánh Thiên Thần Gabriel bổn mạng.
Sau đó, thánh lễ tiếp theo với lời nguyện tín hữu và phần Phụng Vụ Thánh Thể.
Trước khi kết lễ,anh Phêrô Đỗ Trí Thức Trưởng ban MVTT Giáo hạt Phú Thọ có những lời tri ân quý cha và cộng đoàn.Anh cũng trình bày những biên cương mới của việc loan báo Tin Mừng,bằng các phương tiện truyền thông trên mạng thế giới ảo,những điều thuận lợi đáng mừng, nhưng cũng đầy dẫy những khó khăn thách đố.Tuy nhiên,nhờ tấm lòng Mục tử yêu thương chăm sóc của Cha Hạt Trưởng và quý cha, anh chị em MVTT sẽ được tiếp thêm lửa hăng say nhiệt tình,thông truyền Lời Chúa trên mạng và cho mọi người,nhờ đó mang tình yêu thương phục vụ đến mọi nơi, đẩy lùi những tin giả.
Đáp lời,cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ Tân Phước cầu chúc anh chị em MVTT có được tinh thần mạnh mẽ can đảm của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, để các anh chị sống Niềm Vui Tình Yêu trong gia đình.
Kết thúc thánh lễ, quý cha và anh chị em MVTT Giáo hạt Phú Thọ cùng chụp hình lưu niệm mừng ngày bổn mạng.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Đêm Văn Nghệ Mẹ và Đất Việt tại Sydney
Diệp Hải Dung.
19:00 30/09/2018
Tối Chúa Nhật 30/09/2018 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney tổ chức buổi văn nghệ với chủ đề Mẹ và Đất Việt mục đích gây quỹ cho Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu tại Trung Tâm Hành Hương Thánh mẫu Bringelly Sydney vào ngày 05/10/2018.
Xem Hình
Khai mạc chương trình với nghi thức chào cờ Úc Việt và 2 Mc Mai Hương – Vũ Nhuận giới thiệu Cha Paul Văn Chi Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục Nguyễn Văn Bản, quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người, bài chào mừng như sau:
"Kính thưa quý vị,
Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu lần đầu tiên với chủ đề "Bên Mẹ Dịu Hiền" tại Sydney sắp đến, Ban Tổ Chức, Tuyên Úy Đoàn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Liên Bang Úc Châu hân hoan chào mừng Đại Hội, để cùng Mẹ Dịu Hiền, tât cả chúng ta về hội ngộ, để Tạ Ơn Thiên Chúa và Hiền Mẫu La Vang. Đại Diện Tuyên Úy Đoàn, chúng tôi hân hoan chào mừng DC Vincent Nguyễn Văn Bản, BTU, và tất cả quý vị về đây trong Đêm Ca Nhạc MẸ VÀ ĐẤT VIỆT, với tâm tình tạ ơn và cùng nhau chào mừng Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang "Bên Mẹ Dịu Hiền." với mỗi bàn 12 người như các Thánh Tông Đồ bên Mẹ. Hình ảnh Hiền Mẫu La Vang, Mẹ Quê Hương Việt Nam, đã luôn gắn bó với con dân Việt Nam của Mẹ, trong tất cả những thăng trầm của Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam. Mẹ đồng hành với chúng ta trong tất cả mọi nẻo lối cuộc đời.
Mẹ có mặt với chúng ta trong những năm khói lửa chiến tranh. Mẹ có mặt với chúng ta trong những năm tháng khổ đau.Mẹ đồng hành với chúng ta trong bước đường di cư năm 1954, hay trên những bước đường gian nan vượt biển vượt biên năm 1975.Mẹ có mặt với chúng ta trong những bước chân lạ lẫm trên quê hương Úc Đại Lợi ngày mới định cư. Hôm nay, MẸ VÀ ĐẤT VIỆT lại có mặt với chúng ta trong đêm hội ngộ đặc biệt này, để chào mừng Đại Hội Thánh Mẫu "Bên Mẹ Dịu Hiền."
Đại Diện Tuyên Úy Đoàn, chúng tôi hân hoan chào mừng, Đức Cha, Quý Cha, Quý Ca Sĩ Diễm Ngân, Ca Sĩ Thiên Tôn từ Hoa Kỳ, Quý Ca Sĩ tại Úc Châu, Ban Điều Hành ĐHTMLB, và đặc biệt, hân hoan chào mừng toàn thể Quý Vị tham dự Đêm Ca Nhạc MẸ VÀ ĐẤT VIỆT hôm nay, ngoài dự trù của BTC với trên 720 người, với mỗi bàn là 12 người như 12 Tông Đồ về Bên Mẹ Dịu Hiền. Mặc dù chỗ có giới hạn, xin quý vị thông cảm.
Chúng con kính mời ĐC Vincent Nguyễn Văn Bản lên tuyên bố Khai Mạc và đốt lên Ngọn Nến Tạ Ơn chào mừng Đai Hội Thánh Mẫu Liên Bang "Bên Mẹ Dịu Hiền."
Sau đó là phần văn nghệ Ca sĩ Thiên Tôn, Diễm Ngân đến từ Hoa Kỳ phối hợp cùng các anh chị em ca sĩ tại Sydney với những màn trình diễn Đơn Ca, Song Ca, Tứ ca, Hợp Ca và hoạt cảnh nói về Mẹ Việt Nam rất đặc sắc và ngoạn mục.
Sau khi kết thúc đêm văn nghệ. Qúy Cha, qúy anh chị em Ca sĩ cùng hát bài Lời Nguyện Cho Quê Hương (Mẹ Ơi đoái thương xem nước Việt Nam…) và nhạc phẩm Mẹ Tình Yêu của Nhạc sĩ Trúc Hồ để nguyện xin Mẹ chúc lành cho Quê Hương Việt Nam và Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu.
Diệp Hải Dung.
Xem Hình
Khai mạc chương trình với nghi thức chào cờ Úc Việt và 2 Mc Mai Hương – Vũ Nhuận giới thiệu Cha Paul Văn Chi Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục Nguyễn Văn Bản, quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người, bài chào mừng như sau:
"Kính thưa quý vị,
Mẹ có mặt với chúng ta trong những năm khói lửa chiến tranh. Mẹ có mặt với chúng ta trong những năm tháng khổ đau.Mẹ đồng hành với chúng ta trong bước đường di cư năm 1954, hay trên những bước đường gian nan vượt biển vượt biên năm 1975.Mẹ có mặt với chúng ta trong những bước chân lạ lẫm trên quê hương Úc Đại Lợi ngày mới định cư. Hôm nay, MẸ VÀ ĐẤT VIỆT lại có mặt với chúng ta trong đêm hội ngộ đặc biệt này, để chào mừng Đại Hội Thánh Mẫu "Bên Mẹ Dịu Hiền."
Đại Diện Tuyên Úy Đoàn, chúng tôi hân hoan chào mừng, Đức Cha, Quý Cha, Quý Ca Sĩ Diễm Ngân, Ca Sĩ Thiên Tôn từ Hoa Kỳ, Quý Ca Sĩ tại Úc Châu, Ban Điều Hành ĐHTMLB, và đặc biệt, hân hoan chào mừng toàn thể Quý Vị tham dự Đêm Ca Nhạc MẸ VÀ ĐẤT VIỆT hôm nay, ngoài dự trù của BTC với trên 720 người, với mỗi bàn là 12 người như 12 Tông Đồ về Bên Mẹ Dịu Hiền. Mặc dù chỗ có giới hạn, xin quý vị thông cảm.
Chúng con kính mời ĐC Vincent Nguyễn Văn Bản lên tuyên bố Khai Mạc và đốt lên Ngọn Nến Tạ Ơn chào mừng Đai Hội Thánh Mẫu Liên Bang "Bên Mẹ Dịu Hiền."
Sau đó là phần văn nghệ Ca sĩ Thiên Tôn, Diễm Ngân đến từ Hoa Kỳ phối hợp cùng các anh chị em ca sĩ tại Sydney với những màn trình diễn Đơn Ca, Song Ca, Tứ ca, Hợp Ca và hoạt cảnh nói về Mẹ Việt Nam rất đặc sắc và ngoạn mục.
Sau khi kết thúc đêm văn nghệ. Qúy Cha, qúy anh chị em Ca sĩ cùng hát bài Lời Nguyện Cho Quê Hương (Mẹ Ơi đoái thương xem nước Việt Nam…) và nhạc phẩm Mẹ Tình Yêu của Nhạc sĩ Trúc Hồ để nguyện xin Mẹ chúc lành cho Quê Hương Việt Nam và Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu.
Diệp Hải Dung.
Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam Huế mừng lễ Kính Thánh nữ Têrêsa-Bổn mạng
Trương Trí
19:28 30/09/2018
Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam mà tiền thân là Dòng Mến Thánh giá Phủ Cam. Trước khi hợp nhất thành Hội Dòng Mến Thánh giá Huế vào năm 1962, ở Phủ Cam có 3 Dòng Mến Thánh giá là: Dòng Mến Thánh giá Phủ Cam; Dòng Mến Thánh giá Khâm Mạng và Dòng Mến Thánh giá An Lăng (còn gọi là Mến Thánh giá Bích Trúc).
Năm 1934, Nữ tu Lucia Nguyễn Thị Kinh, Bề trên của Dòng Mến Thánh giá Phủ Cam đã thành lập trường Tiểu học Têrêsa do các nữ tu phụ trách dạy văn hóa. Mục tiêu của trường là ngoài việc dạy văn hóa còn giáo dục đạo đức nhân bản cho thiếu nhi. Ngôi trường tiểu học qua bao năm đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, trong đó có Đấng Đáng kính-Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận và nhiều linh mục, tu sĩ, nhân sĩ trí thức. Sau năm 1975, Nhà nước quản lý về mặt giáo dục hoàn toàn, từ đó các nữ tu không còn dạy học. Năm 1988, trường Mầm non Hồng Ngọc là một trong những ngôi trường tư thục đầu tiên do các Dòng tu được thành lập.
Xem Hình
Buổi họp mặt mừng Lễ kính Thánh nữ Têrêsa, Bổn mạng của trường cũng là mừng Kỷ niệm 84 năm thành lập trường Tiểu học Têrêsa và 30 năm Trường Mầm non Hồng Ngọc. Đồng thời cũng là dịp tưởng nhớ và tri ân nhân lễ Giỗ 34 năm ngày mất của Nữ tu Lucia Nguyễn Thị Kinh, vị sáng lập trường. Một nữ tu mà cho đến bây giờ, trong lòng người dân Phủ Cam vẫn còn đọng lại hình ảnh nhân hậu của Bà.
Buổi họp mặt với chừng 100 cựu học sinh từ khắp nơi về dự, có người từ Italia, Hoa Kỳ, và các linh mục nguyên là học sinh của trường Tiểu học và cả Mầm non Hồng Ngọc.
Năm nay cũng là năm mà chủ đề của HĐGM Việt Nam là đặc biệt quan tâm đến “Đồng hành cùng Gia đình trẻ”, Ban Tổ chức đã mời linh mục Đa Minh Phan Hưng, Giám đốc Trung tâm Mục vụ, thuyết trình về đề tài “Hôn nhân Gia đình”. Trước sự tham dự của những Cựu học sinh là những người đã là ông là bà trong gia đình, Ngài nêu ra những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân, những trào lưu mà giới tẻ trong xã hội ngày nay thường gặp, đó là việc sống thử, phá thai, tránh thai.v.v… Là bậc cha mẹ, mỗi người cần có trách nhiệm giúp cho con cái sống theo tinh thần Phúc âm.
Sau buổi họp mặt, anh chị em cựu học sinh hướng về di ảnh Bà Lucia Nguyễn Thị Kinh, vị ân sư mà mọi người hết lòng tôn kính, niệm hương và dâng lời cầu nguyện. Anh Phêrô Nguyễn Văn Khen từ Hoa Kỳ về, thay mặt anh chị em đọc lời tưởng niệm.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Bổn mạng và kỷ niệm 84 năm thành lập trường Tiểu học Têrêsa, 30 năm trường Mầm non Hồng Ngọc tại Nguyện đường Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam do linh mục Quản xứ Chính tòa Phủ Cam Antôn Nguyễn Văn tuyến chủ tế, cùng đồng tế có các linh mục nguyên là học sinh của trường, trong đó có linh mục Stanis Laô Nguyễn Đức Vệ, nguyên Tổng Đại diện Giáo phận Huế, nguyễn Quản xứ Chính tòa Phủ Cam.
Trong bài giảng lễ, linh mục Stanis Lao chia sẻ: Cuộc đời nên Thánh của Thánh nữ Têrêsa được gói gọn trong 5 mục tiêu: 1/ Bé mọn và Phó thác.2/ Nên như Trẻ thơ- Chấp nhận tất cả.3/ Đơn sơ và Can đảm. 4/ Đón nhận và đáp lại Ơn gọi trong Đức Ái. 5/ Cầu nguyện cho các Linh mục và Cứu rỗi các linh hồn. Ngài mất ngày 30 tháng 9 năm 1897, khi mới 24 tuổi. Ngày 17 tháng 5 năm 1925, Đức Giáo Hoàng Pio XI phong Ngài lên bậc Hiển Thánh. Ngày 19 tháng 10 năm 1987, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tôn phong Ngài lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh. Những học thuyết của Ngài được chọn làm học thuyết của Giáo hội.
Sau Thánh lễ, quý linh mục và anh chị em cựu học sinh cùng dự bữa cơm thân mật và thưởng thức những tiết mục ca múa do các cựu học sinh trường Tiểu học và Mầm non cùng cac cô giáo Mầm non Hồng Ngọc biểu diễn trong bầu khí ngập tràn yêu thương.
Trương Trí
Năm 1934, Nữ tu Lucia Nguyễn Thị Kinh, Bề trên của Dòng Mến Thánh giá Phủ Cam đã thành lập trường Tiểu học Têrêsa do các nữ tu phụ trách dạy văn hóa. Mục tiêu của trường là ngoài việc dạy văn hóa còn giáo dục đạo đức nhân bản cho thiếu nhi. Ngôi trường tiểu học qua bao năm đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, trong đó có Đấng Đáng kính-Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận và nhiều linh mục, tu sĩ, nhân sĩ trí thức. Sau năm 1975, Nhà nước quản lý về mặt giáo dục hoàn toàn, từ đó các nữ tu không còn dạy học. Năm 1988, trường Mầm non Hồng Ngọc là một trong những ngôi trường tư thục đầu tiên do các Dòng tu được thành lập.
Xem Hình
Buổi họp mặt mừng Lễ kính Thánh nữ Têrêsa, Bổn mạng của trường cũng là mừng Kỷ niệm 84 năm thành lập trường Tiểu học Têrêsa và 30 năm Trường Mầm non Hồng Ngọc. Đồng thời cũng là dịp tưởng nhớ và tri ân nhân lễ Giỗ 34 năm ngày mất của Nữ tu Lucia Nguyễn Thị Kinh, vị sáng lập trường. Một nữ tu mà cho đến bây giờ, trong lòng người dân Phủ Cam vẫn còn đọng lại hình ảnh nhân hậu của Bà.
Buổi họp mặt với chừng 100 cựu học sinh từ khắp nơi về dự, có người từ Italia, Hoa Kỳ, và các linh mục nguyên là học sinh của trường Tiểu học và cả Mầm non Hồng Ngọc.
Năm nay cũng là năm mà chủ đề của HĐGM Việt Nam là đặc biệt quan tâm đến “Đồng hành cùng Gia đình trẻ”, Ban Tổ chức đã mời linh mục Đa Minh Phan Hưng, Giám đốc Trung tâm Mục vụ, thuyết trình về đề tài “Hôn nhân Gia đình”. Trước sự tham dự của những Cựu học sinh là những người đã là ông là bà trong gia đình, Ngài nêu ra những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân, những trào lưu mà giới tẻ trong xã hội ngày nay thường gặp, đó là việc sống thử, phá thai, tránh thai.v.v… Là bậc cha mẹ, mỗi người cần có trách nhiệm giúp cho con cái sống theo tinh thần Phúc âm.
Sau buổi họp mặt, anh chị em cựu học sinh hướng về di ảnh Bà Lucia Nguyễn Thị Kinh, vị ân sư mà mọi người hết lòng tôn kính, niệm hương và dâng lời cầu nguyện. Anh Phêrô Nguyễn Văn Khen từ Hoa Kỳ về, thay mặt anh chị em đọc lời tưởng niệm.
Thánh lễ Tạ ơn mừng Bổn mạng và kỷ niệm 84 năm thành lập trường Tiểu học Têrêsa, 30 năm trường Mầm non Hồng Ngọc tại Nguyện đường Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam do linh mục Quản xứ Chính tòa Phủ Cam Antôn Nguyễn Văn tuyến chủ tế, cùng đồng tế có các linh mục nguyên là học sinh của trường, trong đó có linh mục Stanis Laô Nguyễn Đức Vệ, nguyên Tổng Đại diện Giáo phận Huế, nguyễn Quản xứ Chính tòa Phủ Cam.
Trong bài giảng lễ, linh mục Stanis Lao chia sẻ: Cuộc đời nên Thánh của Thánh nữ Têrêsa được gói gọn trong 5 mục tiêu: 1/ Bé mọn và Phó thác.2/ Nên như Trẻ thơ- Chấp nhận tất cả.3/ Đơn sơ và Can đảm. 4/ Đón nhận và đáp lại Ơn gọi trong Đức Ái. 5/ Cầu nguyện cho các Linh mục và Cứu rỗi các linh hồn. Ngài mất ngày 30 tháng 9 năm 1897, khi mới 24 tuổi. Ngày 17 tháng 5 năm 1925, Đức Giáo Hoàng Pio XI phong Ngài lên bậc Hiển Thánh. Ngày 19 tháng 10 năm 1987, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II tôn phong Ngài lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh. Những học thuyết của Ngài được chọn làm học thuyết của Giáo hội.
Sau Thánh lễ, quý linh mục và anh chị em cựu học sinh cùng dự bữa cơm thân mật và thưởng thức những tiết mục ca múa do các cựu học sinh trường Tiểu học và Mầm non cùng cac cô giáo Mầm non Hồng Ngọc biểu diễn trong bầu khí ngập tràn yêu thương.
Trương Trí
Văn Hóa
Bài Tụng Ca Sáng Thế của Thánh Phanxicô
Lê Đình Thông
11:46 30/09/2018
Ngợi khen chúc tụng kỳ công đất trời.
Ơn thiêng sương tuyết rạng ngời,
Tung hô danh thánh, muôn loài tạo sinh.
Thái dương tỏ sáng Thiên đình,
Trong làng rộn rã, bình minh thôn ngoài.
Hằng Nga múa khúc phương đoài,
Ngàn sao lấp lánh ngọc ngà trời đêm.
Gió mùa lúa chín vụ chiêm,
Trăng thanh gió mát cái đêm hôm rằm.
Tứ thời bát tiết quanh năm,
Mây bay gió cuốn mưa dầm thắm duyên.
Ruộng đồng xanh tốt triền miên,
Nghe như lưu thủy qua miền suối tiên.
Làng quê quẩy gánh múc thêm,
Trong veo dòng nước êm đềm uốn quanh.
Lửa hồng thắp sáng mái tranh,
Bập bùng bếp lửa, ơn lành chứa chan.
Làng quê đất mẹ ân cần,
Cho ta hoa trái, đầy sân lúa vàng.
Tử sinh bệnh lão lẽ thường,
Bình an kiếp sống, yêu thương thế trần.
Mai này cái chết đến dần,
‘‘Công danh phù thế có ngần ấy thôi’’ (Tản Đà)
Tâm kinh còn vẳng một lời :
‘‘Ngợi ca Thiên Chúa, đất trời chúc khen’’.
Lê Đình Thông
Kính Mừng Maria : Kinh hồng ân cứu độ loài người.
Đinh Văn Tiến Hùng
18:50 30/09/2018
Kính Mừng Vương Mẫu Tuyệt Vời Thiên Cung.
( Tháng 10 hàng năm Kính Đức Mẹ Mân Côi )
Ngôi Hai bỏ chốn thiên đình cao sang,
Hạ sinh trần thế nghèo nàn,
Chọn Bà làm Mẹ vinh quang hơn người.
MỪNG đón hạnh phúc tuyệt vời,
Nhờ ơn cứu độ loài người đổi thay,
Lời nguyền xoá tội từ đây,
Này E-Và Mới tràn đầy hồng ân.
MARIA trinh tuyết vô ngần,
Một lời thề hứa Xin Vâng vẹn toàn,
Đồng Công Cứu Chuộc nhân gian,
Cùng Con Thiên Chúa chu toàn hiến dâng.
ĐẦY tràn phúc lộc bội phần,
Từ tay Thiên Chúa nguồn ân cứu đòi,
Nghiêng mình con cúi xin Người,
Tuôn ơn lành xuống như trời đổ mưa.
ƠN Mẹ con nói sao vừa,
Ngàn lời ca tụng vẫn chưa thỏa lòng,
Đời con chỉ biết cậy trông,
Phó dâng tay Mẹ xác thân tâm hồn.
PHÚC thay những lúc cô đơn,
Về nương bóng Mẹ là nguồn ủi an,
Cuộc đời dù lắm gian nan,
Không còn đau khổ với hàng lệ rơi.
ĐỨC Maria Mẹ Chúa Trời,
Trạng Sư quyền thế muôn đời ngợi ca,
Người là Từ Mẫu giao hoà,
Cầu xin Thượng Đế thứ tha loài người.
CHÚA yêu con lắm con ơi,
Đem thân xác xuống làm người trần gian,
Cùng Mẹ nhận sống cơ hàn,
Chết trên Thập Giá ơn ban cứu đời.
TRỜI cao giáng phúc muôn nơi,
Mưa hồng ân xuống đất trời hoan ca,
Gieo nguồn nắng ấm chan hoà,
Làm cho trần thế nở hoa reo mừng.
Ở đời kiếp sống mông lung,
Biển trần giông tố chập chùng vây quanh,
Thuyền con lạc lối bồng bềnh,
Mẹ là Sao Sáng lộ trình dẫn đưa.
CÙNG con ngày tháng sớm trưa,
Ủi an phù trợ nâng niu ân cần,
Đời con đã biết bao lần,
Mẹ luôn che chở tấm thân mọn hèn.
BÀ được Thiên Chúa nâng lên,
Xác hồn thanh khiết ngự trên thiên đình,
Loài người,muôn vật cúi mình,
Tôn vinh Mẹ Chúa hiển vinh ngàn đời.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Tháng Mười Mân Côi
Lê Đình Thông
19:34 30/09/2018
Suốt tháng Mười tươi mát chữ M :
Mẹ là danh thánh dịu êm
Tôn vinh Thánh Mẫu một niềm thủy chung
Các mầu nhiệm Vui, Mừng, Thương khó
Thắp Sáng lên, phù hộ gian trần
Quê hương nước Việt lầm than
Trầm luân khốn khó, lệ tràn xót xa
Ngày giữa tháng, mười ba hừng sáng
Fatima sứ mạng lo chung :
Trái tim Vô nhiễm tôn sùng
Nước Nga trở lại, tin mừng hiển linh
Tường sụp đổ, Bá Linh nước Đức
Khối Đông Âu áp bức, thanh trừng
Từ nay cộng sản cáo chung
Tự do dân chủ trời đông rạng ngời
Còn nước Việt, một trời oan nghiệt
Bao bất công, kể xiết một miền
Mẹ là Thánh Mẫu linh thiêng :
Cho quê nhà thoát xích xiềng cộng nô.
Lê Đình Thông
Tràng mân côi của mẹ tôi
Sơn Ca Linh
19:41 30/09/2018
Con ngồi ngớ ngẩn nhớ căn nhà xưa…” (Nhạc Trần Tiến)
Tuổi già trái chín đong đưa,
Mỗi cơn gió nhẹ cũng thừa lắng lo.
Một đời mòn mỏi thân cò,
Đường xa héo hắt chuyến đò thời gian.
Mỗi hạt kinh, mỗi gian nan,
Tràng Mân Côi đó mẹ van mẹ cầu.
Sáng hừng đông, tối đêm thâu,
Lời xưa rõ tiếng giờ câu nhạt nhoà.
Mẹ mang tràng chuỗi ngọc ngà,
Mẹ thương, mẹ kính Maria Mẹ hiền.
Căn nhà mãi thật bình yên,
Âm vang tiếng mẹ diệu hiền lời kinh.
Đường trần cho dẫu lênh đênh,
Tràng Mân Côi mẹ con quên bao giờ.
Sơn Ca Linh
(Tháng Mân Côi 2018)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 1/10/2018: Ý chỉ cầu nguyện tháng Mười: ĐGH mời gọi các tín hữu toàn thế giới cầu cho Giáo Hội
VietCatholic Network
16:06 30/09/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 1 tháng 10, 2018.
2- Ý chỉ cầu nguyện tháng Mười: Đức Giáo Hoàng mời gọi các tín hữu toàn thế giới cầu cho Giáo Hội.
3- Đức Thánh Cha kêu gọi tăng cường việc chuẩn bị Hôn Phối.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô buộc linh mục Chile Fernando Karadima phải hoàn tục.
5- Đức Thánh Cha tiếp 7 ngàn cảnh sát viên Italia.
6- Sứ điệp Đức Thánh Cha gửi Công Giáo Trung Hoa và Giáo Hội Hoàn Vũ.
7- Đức Thánh Cha họp báo trên chuyến bay trở về Roma sau cuộc viếng thăm vùng Baltic.
8- Chúa Thánh Thần cho thấy con đường dẫn đến sự hiệp nhất Kitô hữu thực sự.
9- Đề tài Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội 2019.
10- Diễn Đàn Liên Tôn G20: Những đóng góp của Tôn Giáo cho một tương lai xứng hợp với phẩm giá con người.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Têrêxa: Một Tâm Hồn, Một Con Đường.
https://youtu.be/GBK4AzByMQQ
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: