Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Va Chia Sẻ Lời Chúa - Tôi Chỉ là Đầy Tớ... Vô Duyên
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
00:30 01/10/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN27TN/C
Cần cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
ĐỪNG XIN CHÚA TRẢ CÔNG VÔ CÙNG BỘI HẬU
“VÌ TÔI CHỈ LÀ ĐẦY TỚ VÔ DUYÊN”
TÔI KHÔNG QUÊN NÓI TIẾNG “CÁM ƠN”
* Khi suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, tôi nhớ một câu trong bài hát của cố nhạc sĩ Hải Linh như sau: Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô duyên, là đầy tớ vô duyên, vô duyên hơn tất cả…”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Tin Mừng: Luca (17:5-10) Khi làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng… (câu 10)
1- Đừng xin trả Chúa trả công vô cùng bội hậu: Ngưới Tín hữu Việt nam thường có thói quen khi ai làm ơn cho mình thì nói lên trong nhà thờ hay nơi công cộng là: “xin Chúa trả công vô cùng bội hậu cho ông bà, anh chị, cho qúy vị…” Nên khi đọc câu Kinh Thánh Chúa dạy trên: “khi làm xong việc gì anh em hãy nói, chúng tôi chỉ là đầy tớ vô ích…”, tôi không dám nhận câu xin Chúa trả công… mà chỉ muốn nghe: “xin Chúa chúc lành, xin thêm ơn hay xin Chúa ban ơn hồn xác cho quý vị”, là đủ lắm rồi!
2- Tất cả là ơn Chúa ban: Người Tín hữu nghe Lời Chúa hôm nay, cần tự xem mình như tôi tớ, nên đổi cách suy nghĩ và nói năng, không nên đòi trả ơn, mà cần có lòng khiêm tốn, khi làm xong việc gì cũng không muốn ai nói: “xin Chúa trả công bội hậu cho mình”, chỉ xin thêm ơn để tiêp tục phục vụ. Vì tôi làm được mọi sự là bởi ơn Chúa ban. Cụm từ “đầy tớ vô ích hay đầy tớ vô dụng” ở đây được hiểu là làm việc bổn phận, chẳng có gì để đòi hỏi. Tôi nhớ lại những lời ca trong Kinh Hòa bình: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…”
1/ Khi ai làm việc tốt cho tôi, tôi xin Chúa làm gì cho họ? Tại sao ?
2/ Người phục vụ khiêm tốn, thường có thái độ và cử chỉ thế nào?
3/ Tại gia đình và cộng đoàn thường lục đục và chia rẽ là tại đâu?
* Công Đồng Vatican dạy: Chúa Giêsu là Chúa; nhưng ngài không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ chúng ta…Thánh Augustinô nói: “Làm Giám mục vì anh em, tôi rất sợ; được làm Tín hữu với anh em, tôi rất yên trí. Vì anh em, tôi là Giám mục, với anh em tôi là Tín hữu: Giám mục là chức vụ phải làm; Tín hữu là tên có phúc. Chức vị rất hiểm nghèo; Tín hữu là danh nghiã mang lại sự cứu rỗi. (GS # 32)
3- Không quên nói tiếng “Cám ơn”: Tuy không nghĩ đến việc kẻ khác phải biết ơn mình; nhưng trên miệng tôi luôn sẵn sàng hai tiếng “CÁM ƠN”. Hai tiếng Cám ơn không mất tiền; nhưng kết quả thật khó đo lường. Gia đình và xã hội sẽ sẽ êm đẹp biết bao, khi có nhiều người biết nói tiếng “Cám Ơn”. -+++- Vậy nếu có biết ơn hay cảm tạ, tôi hãy biết ơn và cảm tạ Chúa, vì chỉ có mình ngài được tôn vinh. Trong phần hai của đoạn Phúc Âm hôm nay có 10 người phong cùi được Chúa chữa lành; nhưng chỉ có một người trở lại tôn vinh và tạ ơn Ngài, mà người đó lại là người ngoại Samari. Chúa đã lên tiếng hỏi: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa Mà chỉ có người ngoại bang này?.” (Lc 17, 17-18)
Đọc tới câu này, tôi thấy xấu hổ thật, khi thấy những người ngoại giáo chưa biết Chúa, nhưng họ ăn ở ngày lành và có lương tâm hơn mình nhiều. Nên tôi cần giữ đạo bằng việc làm hơn là hình thức.
B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG ĐẦY TỚ VÔ DỤNG (Lc 17,10)
Ngay bây giờ bạn tôi phải làm gì? (So what am I doing? For Action)
1/ Tôi không cậy công kể sức sau khi phục vụ Chúa và tha nhân.
2/ Bạn ẩn mình đi sau khi phục vụ, vì không muốn ai khen tặng.
* Câu Kinh Thánh Gioan Tiền hô nói với các môn đệ của ông: Người phải được nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi. (Ga 3, 30) rất cần được áp dụng trong bài Tin Mừng hôm nay cho bạn và tôi, cho mọi lúc phục vụ ở trong Gia đình, Hội thánh hay ngoài Xã hội. Chắc chắn sẽ rất ít xẩy ra những ghen ghét, cãi vã và bè phái.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện tự phát với Lời Chúa:
Lạy Cha! Đức Giêsu đã dạy: “Khi đã làm xong tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói chúng tôi là những đầy tớ vô dụng.” Nhờ ơn Chúa, con không bao giờ kể công, muốn người khác khen mình, hay người khác xin Chúa trả công bội hậu cho con. Vì mọi việc con làm là bởi ơn Chúa ban, làm vì Chúa, làm để phục vụ anh em mà thôi. Con noi gương Đức Maria thưa: “Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời thiên thần truyền.” Amen.
* Lời hay ý đẹp: MÙA GẶT DỒI DÀO ĐÒI HỎI TRUNG THÀNH PHỤC VỤ. / A fruitfull harvest requires faithfull service.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3, 30)
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Cần cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
ĐỪNG XIN CHÚA TRẢ CÔNG VÔ CÙNG BỘI HẬU
“VÌ TÔI CHỈ LÀ ĐẦY TỚ VÔ DUYÊN”
TÔI KHÔNG QUÊN NÓI TIẾNG “CÁM ƠN”
* Khi suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, tôi nhớ một câu trong bài hát của cố nhạc sĩ Hải Linh như sau: Lạy Chúa, con chỉ là đầy tớ vô duyên, là đầy tớ vô duyên, vô duyên hơn tất cả…”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ với sự thúc đẩy của Thánh Linh:
Tin Mừng: Luca (17:5-10) Khi làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng… (câu 10)
1- Đừng xin trả Chúa trả công vô cùng bội hậu: Ngưới Tín hữu Việt nam thường có thói quen khi ai làm ơn cho mình thì nói lên trong nhà thờ hay nơi công cộng là: “xin Chúa trả công vô cùng bội hậu cho ông bà, anh chị, cho qúy vị…” Nên khi đọc câu Kinh Thánh Chúa dạy trên: “khi làm xong việc gì anh em hãy nói, chúng tôi chỉ là đầy tớ vô ích…”, tôi không dám nhận câu xin Chúa trả công… mà chỉ muốn nghe: “xin Chúa chúc lành, xin thêm ơn hay xin Chúa ban ơn hồn xác cho quý vị”, là đủ lắm rồi!
2- Tất cả là ơn Chúa ban: Người Tín hữu nghe Lời Chúa hôm nay, cần tự xem mình như tôi tớ, nên đổi cách suy nghĩ và nói năng, không nên đòi trả ơn, mà cần có lòng khiêm tốn, khi làm xong việc gì cũng không muốn ai nói: “xin Chúa trả công bội hậu cho mình”, chỉ xin thêm ơn để tiêp tục phục vụ. Vì tôi làm được mọi sự là bởi ơn Chúa ban. Cụm từ “đầy tớ vô ích hay đầy tớ vô dụng” ở đây được hiểu là làm việc bổn phận, chẳng có gì để đòi hỏi. Tôi nhớ lại những lời ca trong Kinh Hòa bình: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…”
1/ Khi ai làm việc tốt cho tôi, tôi xin Chúa làm gì cho họ? Tại sao ?
2/ Người phục vụ khiêm tốn, thường có thái độ và cử chỉ thế nào?
3/ Tại gia đình và cộng đoàn thường lục đục và chia rẽ là tại đâu?
* Công Đồng Vatican dạy: Chúa Giêsu là Chúa; nhưng ngài không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ chúng ta…Thánh Augustinô nói: “Làm Giám mục vì anh em, tôi rất sợ; được làm Tín hữu với anh em, tôi rất yên trí. Vì anh em, tôi là Giám mục, với anh em tôi là Tín hữu: Giám mục là chức vụ phải làm; Tín hữu là tên có phúc. Chức vị rất hiểm nghèo; Tín hữu là danh nghiã mang lại sự cứu rỗi. (GS # 32)
3- Không quên nói tiếng “Cám ơn”: Tuy không nghĩ đến việc kẻ khác phải biết ơn mình; nhưng trên miệng tôi luôn sẵn sàng hai tiếng “CÁM ƠN”. Hai tiếng Cám ơn không mất tiền; nhưng kết quả thật khó đo lường. Gia đình và xã hội sẽ sẽ êm đẹp biết bao, khi có nhiều người biết nói tiếng “Cám Ơn”. -+++- Vậy nếu có biết ơn hay cảm tạ, tôi hãy biết ơn và cảm tạ Chúa, vì chỉ có mình ngài được tôn vinh. Trong phần hai của đoạn Phúc Âm hôm nay có 10 người phong cùi được Chúa chữa lành; nhưng chỉ có một người trở lại tôn vinh và tạ ơn Ngài, mà người đó lại là người ngoại Samari. Chúa đã lên tiếng hỏi: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa Mà chỉ có người ngoại bang này?.” (Lc 17, 17-18)
Đọc tới câu này, tôi thấy xấu hổ thật, khi thấy những người ngoại giáo chưa biết Chúa, nhưng họ ăn ở ngày lành và có lương tâm hơn mình nhiều. Nên tôi cần giữ đạo bằng việc làm hơn là hình thức.
B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy bạn và tôi chọn Sống tuần này:
CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG ĐẦY TỚ VÔ DỤNG (Lc 17,10)
Ngay bây giờ bạn tôi phải làm gì? (So what am I doing? For Action)
1/ Tôi không cậy công kể sức sau khi phục vụ Chúa và tha nhân.
2/ Bạn ẩn mình đi sau khi phục vụ, vì không muốn ai khen tặng.
* Câu Kinh Thánh Gioan Tiền hô nói với các môn đệ của ông: Người phải được nổi bật lên, còn Thầy phải lu mờ đi. (Ga 3, 30) rất cần được áp dụng trong bài Tin Mừng hôm nay cho bạn và tôi, cho mọi lúc phục vụ ở trong Gia đình, Hội thánh hay ngoài Xã hội. Chắc chắn sẽ rất ít xẩy ra những ghen ghét, cãi vã và bè phái.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện tự phát với Lời Chúa:
Lạy Cha! Đức Giêsu đã dạy: “Khi đã làm xong tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói chúng tôi là những đầy tớ vô dụng.” Nhờ ơn Chúa, con không bao giờ kể công, muốn người khác khen mình, hay người khác xin Chúa trả công bội hậu cho con. Vì mọi việc con làm là bởi ơn Chúa ban, làm vì Chúa, làm để phục vụ anh em mà thôi. Con noi gương Đức Maria thưa: “Tôi là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời thiên thần truyền.” Amen.
* Lời hay ý đẹp: MÙA GẶT DỒI DÀO ĐÒI HỎI TRUNG THÀNH PHỤC VỤ. / A fruitfull harvest requires faithfull service.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3, 30)
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Xin ban thêm đức tin
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
08:26 01/10/2010
CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Các Tông đồ đã đi theo Đức Giêsu, nghe Ngài giảng dạy, xem những phép lạ Ngài làm và được trao trách nhiệm đi rao giảng Tin mừng. Trước sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa và trước những đòi hỏi của Luật mới (x. Lc 17.1-4) cũng như trách nhiệm lãnh đạo cộng đoàn, các ông cảm thấy mình còn yếu kém và bất lực nên các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin cho các ông, lòng tin mà trước đó các ông bị Chúa trách là yếu kém: ”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5).
Đức Giêsu hài lòng với lời cầu xin đó và Ngài cho biết: với đức tin nhỏ bé thôi, các ông có thể làm được những việc lớn lao. Với đức tin, các ông có thể biến cái không thể trở thành có thể, cái tầm thường trở nên phi thường. Bởi vì với lòng tin, các ông đặt niềm tín thác vào Chúa, cậy dựa vào quyền năng của Ngài và Chúa dùng quyền năng ấy mà làm được mọi sự, chứ không phải do quyền năng của các ông: ”Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37).
Nhân dịp này, Đức Giêsu muốn ngầm nối kết đức tin của các ông với sự phục vụ (Ga 12,26), điều mà các ông không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của các ông, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Các ông chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Các ông cũng muốn làm như vậy. Các ông muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó, khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó. Hình ảnh này nhắc cho các ông biết rằng các ông không được kể công với Chúa như người biệt phái cầu nguyện nơi Đền thờ mà phải phục vụ Thiên Chúa và anh em mình như những người đầy tớ với tình con thảo đối với Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Hb 1,2; 2.2-4
Trong một thời buổi đặc biệt nhiễu nhương, tiên tri Habacúc than thở và cũng như chất vấn Chúa về những cảnh bất công cứ tồn tại và người ác cứ nhởn nhơ, không bị phạt. Và Chúa đã trả lời, đã chỉ ra con đường duy nhất đưa đến giải thoát: ấy là tin tưởng vào Chúa và trung tín với Giao ước trong suốt cuộc đời của mình, vì khi đến thời của Ngài, Ngài sẽ ra tay tái lập sự công chính.
+ Bài đọc 2: 2Tm 1,6-8.13-14
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô hãy kiên vững trong đức tin. Thánh Thần Thiên Chúa mà Timôthêô nhận trong ngày thụ phong sẽ giúp ông trở nên chứng nhân của Chúa ngay trong những gian nan thử thách. Không được sống trong tinh thần nhát sợ nhưng phải sống trong tinh thần mạnh mẽ hiên ngang, và hãy cậy dựa vào Thiên Chúa để tiếp tục nhiệm vụ mình.
+ Bài Tin mừng: Lc 17,5-10
Bài Tin mừng hôm nay có hai lời giáo huấn:
a) Đức tin: Đức Giêsu muốn các tông đồ trông cậy tuyệt đối vào quyền năng cũng như lòng nhân hậu Chúa. Câu nói về cái cây bật rễ không nên hiểu theo nghĩa đen. Đây là cách nói diễn tả mạnh mẽ của người Đông phương và có ý nghĩa là đức tin có sức mạnh lớn lao, với đức tin việc gì xem ra không thể lại trở thành có thể.
B) Phục vụ: Đàng khác, một đức tin trần trụi không tính toán thì đặt tất cả tin yêu vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, chứ không cậy vào sức mình, rồi đòi trả công. Như thế mọi chức vụ trong Giáo hội chỉ là một việc làm nhỏ bé để kéo ơn Chúa xuống cho mọi người. Đừng lấy đó làm vênh vang, vì ta chỉ là đầy tớ vô dụng.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Đức tin và phục vụ
I. CÁC TÔNG ĐỒ XIN THÊM ĐỨC TIN
1. Hoàn cảnh
Trên đường tiến về Giêrusalem, Đức Giêsu vừa mới giảng cho các môn đệ nhiều bài học như nguy hiểm của tiền bạc, cớ vấp phạm cho người khác, bác ái huynh đệ và tha thứ. Các tông đồ, ở đây chỉ là 12 ông, chứ không phải nói chung các môn đệ – là những người đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Đứng trước những đòi hỏi của luật mới (x. Lc 17,1-4) và sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa, các ông cảm thấy bất lực. Các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin. Lòng tin mà trước đó các ông đã bị Ngài khiển trách yếu kém. Là những người gánh trách nhiệm của cộng đoàn, các ông trăn trở về cách thế để thực hiện đời sống huynh đệ này, nên các ông cầu xin Chúa:”Xin Thầy thêm lòng tin cho chúng con”.
2. Đức tin và hạt cải
Đức Giêsu không trực tiếp trả lời mà chỉ dùng một hình ảnh rất sống động để nói lên ý kiến của Ngài:”Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì dù các con có bảo cây dâu này: ”Hãy bật rễ lên, xuống biển mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời các con”(Lc 17.5-6).
Hạt cải là hạt giống nhỏ nhất (x. Mt 13,32). Đức Giêsu so sánh đức tin với hạt cải, là có ý nhấn mạnh về mặt phẩm chất hơn là về số lượng của đức tin. Hạt cải đây không phải là cải bẹ, cải bắp hay cải hoa, mà là một thứ cải đặc biệt ở Palestine, hạt nhỏ hơn cả hạt quả của cây trứng cá, mà cây thì tương đương với cây trứng cá cao khỏang 4-5 mét. Hình ảnh đó nói lên một sự phó thác dù nhỏ đến đâu, nếu được thực hiện trong đức tin, thì vẫn có thể làm được những điều lớn lao kỳ diệu. Vì bấy giờ người ta làm không phải do sức riêng mình, nhưng nhờ quyền ăng của Thiên Chúa.
3. Sức mạnh của Đức tin
Hôm nay Đức Giêsu khuyên các tông đồ nên dùng cái đức tin nhỏ bé sẵn có để đối phó với những thử thách của cuộc sống và làm những việc vĩ đại: ”Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, thì dù các con bảo cây dâu này: ”Hãy bật rễ lên, xuống biển kia mà mọc, nó sẽ vâng lời các con”(Lc 17,6).
Cây dâu là một cây đại thụ, rễ rất lớn, có thể sống tới 600 năm. Nhưng chỉ một lời phát xuất từ niềm tín thác vào Thiên Chúa, thì cũng có thể bứng cây đó khỏi đất để xuống mọc trong lòng biển. Ở đây, Đức Giêsu không khuyên người ta cầu xin những phép lạ giật gân. Chắc chắn Ngài không khi nào thực hiện việc dời cây dâu trồng xuống biển. Nhiều lần Ngài đã từ chối làm các phép lạ để chứng minh Ngài là Con Thiên Chúa như các đầu mục yêu cầu. Tóm lại, đây là một kiểu nói chỉ nhằm để đề cao sức mạnh của lòng tin mà thôi.
Những người có đức tin mạnh cũng đã làm được những việc tương tự cả thể. Chẳng hạn thánh Grêgôriô đã có lần di chuyển núi non để xây nhà thờ. Thánh Raymunđô có lần lấy áo làm thuyền vượt qua biển cả. Còn thánh Phêrô đã theo lệnh Chúa đi trên mặt biển. Ông ta chỉ chìm xuống khi bắt đầu hồ nghi mà thôi.
Nhìn vào các tông đồ, chúng ta thấy các ông đã thực hiện: một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi công việc của con người bởi vì sự tham gia vào chính sức mạnh của Thiên Chúa là một việc lớn lao. Thật vậy, sau khi Chúa sống lại, hiệu quả đức tin của các tông đồ không cân xứng với khả năng nghèo nàn của con người họ. Vốn là những người không có ảnh hưởng, quyền lực, phương tiện tài chính, tổ chức, báo chí, truyền hình, tóm lại là không gì cả… thế mà họ đã thay đổi dòng lịch sử.
Trong Kinh thánh, có nhiều tấm gương của những con người bé nhỏ, hay một nhóm nhỏ, với đức tin đã làm nên những việc vĩ đại. Đavít, cậu bé chăn chiên đã hạ tên khổng lồ Golíat bằng dây phóng và hòn đá (1Sm 17,50) Trong sách Công vụ Tông đồ, những nhóm nhỏ người Kitô hữu đầu tiên họp nhau lại, cầu nguyện, chia sẻ của cải, đã làm cho con số Kitô hữu gia tăng (Cv 2,43-45). Timôthêô được thánh Phaolô nhắc nhở rằng mặc dù còn trẻ, anh có thể làm một người lãnh đạo cộng đòan vì đức tin và lòng đạo hạnh của anh (1Tm 4,12). Thánh Phaolô coi mình là “kẻ hèn mọn nhất”, và các Tông đồ xưng mình là “rác rưởi của thế gian”(1Cr 4,13).
Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu tự coi mình như “bông hoa nhỏ bé của Chúa Giêsu” với đường lối nên thánh rất đơn sơ, nhỏ bé, đã trở nên thánh Tiến sĩ của Hội thánh. Thánh Phanxicô Assisi đã đặt tên cho các môn sinh của mình là “Dòng Anh em Hèn mọn”.
Ngày nay, bởi sự kiện lịch sử này và bởi lời của Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi từ bỏ các phương tiện của quyền lực, không trông cậy vào các phương pháp và phương tiện tông đồ tinh xảo nhất và được chương trình hóa tốt nhất… để chỉ dựa vào đức tin và mở lòng ra với đức tin bằng lời cầu nguyện.
4. Đức tin trong cuộc sống
Đức Giêsu nói về đức tin khi các môn đệ xin Ngài “gia tăng đức tin” của họ. Ngài không đòi đức tin của họ phải to lớn, chất đầy chiếc xe tải. Ngài chỉ cần bằng hạt cải thôi nhưng phải được sử dụng. Làm thế nào để sử dụng nó ? Qua việc trở nên những người đầy tớ vâng lời và trung kiên của Thiên Chúa (Dt 5,8-9). Bởi “Tin là gắn bó bản thân của con người với Thiên Chúa”(Giáo lý Công giáo, số 150).
Với đức tin, chúng ta có thể biến cái không có thể thành cái có thể. Thiên Chúa dùng quyền năng của mình để biến tất cả mọi sự thành có thể cho những ai có đức tin. Ngay trong lãnh vực khoa học, những người trong những thế kỷ trước không thể tin được những phát minh kỳ diệu trong những thế kỷ sau. Chúng ta thử nói chuyện với những người cách đây 3 thế kỷ.
Bây giờ, giả sử họ hỏi bạn truyền hình là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ nói rằng đó là một phương cách nhìn xem một chuyện gì đó ở tận Trung hoa đúng lúc nó đang thực sự xẩy ra tại đó. Giả sử họ hỏi bạn hỏa tiễn hạch nhân tầm xa là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời đó là dạng một trái đạn khổng lồ bắn tại Mỹ, nhưng lại tiêu diệt được bất cứ thành phố nào ở Nga mà bạn muốn. Giả sử họ lại hỏi bạn đổ bộ lên mặt trăng là sao thì hẳn bạn sẽ diễn tả cho họ là có người trên mặt đất leo vào phi thuyền không gian bay tới mặt trăng rồi đổ bộ ở trên đó.
Chà ! Bạn thử nghĩ xem dân chúng ở cách đây 300 năm đó sẽ nói gì với bạn ? Chỉ cần hiểu biết chút ít thì họ cũng đã cho bạn là điên cuồng, mất trí rồi, vì bất cứ người nào còn tỉnh táo đều cho rằng bạn không thể nào ngồi tại một phòng khách ở New York mà lại thấy được một chuyện nào đó đang xẩy ra tại Trung hoa. Bất cứ ai khờ mấy thì cũng cho rằng một trái đạn bắn từ Mỹ thì dù to bự đến đâu cũng không thể nào tiêu hủy toàn thành phố Matscơva được. Và họ cũng cho rằng bạn không thể nào bay được như một con chim lên tới tận mặt trăng trong một phi thuyền giống như cỗ xe ngựa kéo, rồi bước ra đi bộ vòng vòng, và sau đó lại trở về trái đất được.
Chủ điểm của trò chơi trên cho thấy điều mà dân thế kỷ này cho là vô nghĩa và bất khả, thì đối với dân thế kỷ khác lại là chuyện đương nhiên và bình thương, điều mà dân thế kỷ này không bao giờ dám mơ ước thì đối với dân ở thế kỷ khác lại là chuyện rất bình thường(M. Link).
Bài Tin mừng hôm nay Chúa muốn dạy chúng ta: “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, các con cứ nói với cây dâu này: ”Hãy nhổ gốc lên và xuống mọc dưới biển”, nó sẽ nghe lời các con”. Tin mừng hôm nay cho thấy nhờ đức tin mà chúng ta có được quyền năng Chúa nằm nơi tầm tay của mình. Từ đó, không có điều gì là không thể được – kể cả một thế giới không có chiến tranh, không còn nghèo đói, không còn hận thù.
Đức tin mở cho chúng ta cánh cửa đi vào thế giới mới, thế giới khác, thế giới của Thiên Chúa mà mắt phàm không thể thấy được. Cái nhìn của đức tin là cái nhìn luôn hướng về Chúa, vượt ra khỏi sự hiểu biết hạn hẹp của con người, mới có sức mạnh chuyển núi dời non, mới phát sinh hiệu quả kỳ diệu. Nhưng khốn thay, đức tin của chúng ta thường mang tính quá chủ quan, nặng cái tôi kiêu căng: nghĩa là để tin và chấp nhận được chúng ta hay đòi hỏi đức tin phải hợp tình hợp lý, phải rõ ràng minh bạch, phải đúng như lòng trí ta suy tưởng. Thế thì ta coi cái tôi, ý riêng mình quan trọng hơn ý Chúa, làm sao có thể gọi đó là đức tin chân chính được.
Tóm lại, bao lâu chúng tin và yêu Chúa mà không nhìn vào Chúa như cùng đích của đời mỗi người, mà lại nhìn vào tấm gương phản chiếu cái tôi của mình thì bấy lâu chúng ta mãi mãi là những kẻ khốn khổ và bất hạnh nhất trên đời.
II. ĐỨC TIN VÀ PHỤC VỤ
1. Ý nghĩa “người đầy tớ”
“Ai trong các con có người đầy tớ đi cầy hay đi chăn chiên, mà khi ở ngoài đồng về, lại bảo nó: ”Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo: ”Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn xong đã rồi anh hãy ăn uống sau”(Lc 17,7-8). Thường các bản văn dịch chữ “Servus” của tiếng La tinh là “đầy tớ”, nhưng ngày xưa chữ servus của tiếng La tinh còn có nghĩa là ‘nô lệ”. Hoàn cảnh của nô lệ ở Palestine vào thời Đức Giêsu ít khắc nghiệt hơn ở thế giới La Hy vào thời của thánh Luca nơi mà một hoàn cảnh lệ thuộc của những nô lệ thật bi đát, đến nỗi chúng ta khó mà tưởng tượng tình hình đó lại phổ biến như thế. Người nô lệ là vật sở hữu của ông chủ không phải trả lương, cũng không biết ơn.
Như vậy, theo tập tục thời đó, người đầy tớ không được tự do làm việc theo ý mình, nhưng phải luôn làm theo ý chủ. Ở đây, người đầy tớ vừa cầy ruộng về, hay dẫn đàn chiên từ đồng cỏ về, ông chủ đòi anh ta phải tiếp tục phục vụ ông ăn bữa tối trước đã. Bổn phận của người đầy tớ là làm theo ý chủ dạy, làm hết việc này sang việc khác mà không có quyền đòi hỏi chủ phải biết ơn.
2. Người đầy tớ vô dụng
“Chẳng lẽ ông chủ phải biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao”? Đối với các con cũng vậy: khi đã làm hết tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã làm việc bổn phận đấy thôi”(Lc 17,9-10). Khi dùng hình ảnh “đầy tớ vô dụng” thì chỉ là kiểu nói khiêm tốn. Nhưng xét cho cùng, con người chỉ là vô dụng đối với Thiên Chúa. Vì Ngài là Đấng trọn hảo và quyền năng vô biên. Ngài chẳng cần chúng ta ca tụng, và cũng chẳng cần chúng ta cộng tác. Tuy nhiên, vì thương yêu chúng ta mà Ngài đã liên kết và còn trở thành người phục vụ chúng ta.
Qua hình ảnh đầy tớ, Đức Giêsu muốn dạy các tông đồ đừng bao giờ vênh vang như thể mình có quyền đòi hỏi Chúa phải biết ơn sau khi mình đã làm xong bổn phận. Khi nói “Đầy tớ vô dụng” không có nghĩa là không làm được việc gì. Các tông đồ cũng làm cho nhiều người tin theo Chúa. Tuy nhiên ở đây, “đầy tớ vô dụng” chỉ là kiểu nói có tinh cách cường điệu và có nghĩa là “thân phận hèn kém”. Người tông đồ cần tránh thái độ “công thần”. Vì thành quả tuy do các ông làm, nhưng đều nhờ Chúa ban ơn trợ giúp, như là Ngài phán:”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 15,5).
3. Người đầy tớ và phục vụ
Đức tin đi đôi với sự trung thành phục vụ (Ga 12,26). Có lẽ các môn đệ đã không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của họ, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Họ chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Họ cũng muốn làm như vậy. Họ muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó, nếu hiểu rõ, có lẽ các ông không vui vẻ cho lắm:”Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: ”Chúng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều phải làm”.
Là con cái Thiên Chúa, chúng ta bị đòi buộc phải phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em mình như những đầy tớ. Đức Giêsu đã đến phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Ngay cả Ngài là chủ, là Chúa mà Ngài còn rửa chân cho các môn đệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta buớc theo con đường phục vụ khiêm tốn. Nếu chúng ta có đức tin bằng hạt cải, chúng ta có thể di chuyển cả núi đá kiêu hãnh cản trở chúng ta sống như những “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa” (Nguyễn văn Thái).
Truyện: Nghệ nhân và cục đất sét
Pete là một giáo sư đại học, ông vừa hoàn thành một cuốn sách biên khảo công phu sau ba năm nghiên cứu, được mọi người khen hay, và ông lấy làm hãnh diện, vì hai ông bà đều thực hiện thiền định và cố gắng tâm linh hóa hằng ngày. Ông gặp trăn trở vì biết hãnh diện chỉ là gia tăng bản ngã và tự bảo mình không nên đi vào con đường kiêu hãnh viển vông này, nhưng bà vợ lại cho rằng kiêu hãnh chân chính vẫn không thuộc về bản ngã. Hai người đưa vấn đề đến đạo sư Darshani. Đạo sư đã phân tách và chỉ cho thấy lòng kiêu hãnh bắt ngưồn từ việc coi hành động của mình như là do tác nhân độc lập, một thực tế riêng rẽ, và điều đó là hư ảo; đàng sau các thể hiện đúng đắn, chính Đấng Tối Cao đã tác động. Khi ông xin một phương pháp để giúp ông kiểm soát được lòng kiêu hãnh này mỗi khi nổi lên, đạo sư gợi ý ông đọc cuốn “Gương Chúa Giêsu” (Sách gương phúc) của Thomas A. Kempis, trong đó bàn về việc chúng ta không được kiêu hãnh vì đã làm việc tốt, đã viết câu này: ”Liệu đất sét có được tôn vinh hơn người đã làm ra nó hay sao” ?
Và khi ông muốn bàn thêm, vị đạo sư đã nhắc lại một câu chuyện của một học giả người Âu với một đạo sĩ Đông phương. Học giả này mới hoàn tất được một quyển bách khoa tự điển lớn, các bạn của ông xúm lại khen tặng rằng đó là một công trình lớn lao phi thường. Trong chuyến viếng thăm An độ, học giả hỏi đạo sư xem liệu ông ta có xứng đáng được hưởng những danh dự đó không, thì được đạo sư hỏi: ”Ông dùng phương tiện nào để viết: bút, máy chữ hay điện toán” ? Ông cho biết ông luôn sử dụng bút. Đạo sư nói ngay: ”Khi viết xong cuốn sách, ông có thường cảm ơn cây bút mà ông đã dùng không” ?
Đó là câu trả lời cho mỗi người chúng ta khi thấy mình làm được một việc lành nào.
Còn thánh Phaolô trong thư gửi cho Timôthêô (bài đọc 2) căn dặn ta phải canh giữ đức tin và bền vững trong việc tuân giữ lời hứa khi chịu phép Rửa tội. Tin vào lời Chúa là sẵn sàng làm theo ý Chúa, để Chúa làm chủ đời sống và tìm vinh danh Chúa. Tuy nhiên trong thực tế ta thường giữ đạo theo lối tính tóan: có đi có lại. Đó là những khi chúng ta mặc cả hoặc đòi điều kiện với Chúa như khi nói: Nếu con phụng sự Chúa, nếu con làm việc này việc nọ cho Chúa, thì con sẽ được phần thưởng gì ? Người ngọai giáo trong đế quốc La mã thời xưa tôn thờ, khấn vái chư thần của họ trong lối mặc cả có đi có lại “DO UT DES”. Còn bổn phận người con hiếu thảo với Chúa không thể nằm trong cái lối mặc cả ti tiện đó. Nếu cha mẹ không thích lối mặc cả của những đứa con khi làm việc nọ việc kia như quét nhà, đổ rác để nhận phần thưởng, thì Thiên Chúa cũng không ưa gì lối mặc cả đó của ta. Cha mẹ nào mà thí dỗ con làm việc để lãnh phần thưởng, có thể sẽ tạo ra những đứa con sau này cũng mặc cả với Chúa khi làm việc phụng sự Chúa và phục vụ đồng lọai (TBT).
Nếu ta sống trọn niềm tin thì khi làm việc phụng sự Chúa hay phục vụ đồng lọai, ta không được nghĩ rằng ta làm ơn cho Chúa, mà chỉ tâm niệm rằng mình đang làm bổn phận người con thảo. Bổn phận người con thảo là không cần mặc cả, cũng không đặt điều kiện. Nếu người cha ruột thịt thương và lo liệu săn sóc cho đứa con hiếu đễ, thì Thiên Chúa cũng thường lo liệu, săn sóc cho những người con hiếu thảo và quảng đại.
Truyện: Thánh Phanxicô Assisi.
Có người hỏi thánh Phanxicô Assisi nhờ đâu và bằng cách nào mà Ngài đã làm được những việc làm to lớn như thế ? Thánh nhân trả lời: ”Thiên Chúa ở trên Thiên đàng nhìn xuống cõi trần và tự hỏi: ”Ta tìm đâu ra một người yếu đuối, nhỏ bé và hèn hạ nhất để Ta sai làm việc đây”? Thế rồi Thiên Chúa đã tìm thấy tôi. Người lại tự nhủ: ”Ta đã tìm được đứa đó rồi. Qua nó, Ta sẽ làm những việc Ta muốn. Nó sẽ không tự phụ với những việc nó đã làm, vì nó biết rằng: Sở dĩ ta dùng nó chỉ vì nó là đứa yếu đuối nhỏ bé và hèn hạ mà thôi”.
4. Phục vụ trong khiêm nhường và thành thật
Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về tinh thần phục vụ. Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã nói:”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8). Đức Giêsu đã thực sự trở nên người phàm như chúng ta mà còn hạ mình xuống làm nô lệ để phục vụ phần rỗi cho chúng ta. Đúng là Chúa đã xuống thế làm người để chúng ta làm Thiên Chúa, Ngài đã hoán đổi địa vị cho chúng ta, thử hỏi còn thái độ nào khiêm nhường hơn được nữa không ?
Truyện: Khiêm nhường giả tạo.
Một thầy Rabbi già đau bệnh nằm liệt giường. Các môn đệ thì thầm nói chuyện bên cạnh ông. Họ hết lòng ca tụng các nhân đức vô song của thầy.
Một người trong bọn họ nói: ”Từ thời Salômôn đến nay, chưa có ai khôn ngoan như thầy”. Người khác nói: ”Đức tin của thầy ngang ngửa với đức tin của Abraham”. Người thứ ba nói: ”Chắc chắn sự kiên nhẫn của thầy không thua kém sự kiên nhẫn của ông Gióp”. Người thứ tư châm vào: ”Về sự cầu nguyện thân mật với Chúa, chỉ có Maisen và thầy thôi”.
Vị Rabbi tỏ ra bồn chồn không vui. Khi các môn đệ đã ra về hết, vợ ông mới hỏi:
- Ông có nghe họ ca tụng ông không ?
- Có.
- Thế tại sao ông lại tỏ ra bực dọc như thế ?
Vị Rabbi than phiền:
- Vì không có ai nhắc đến sự khiêm nhường của tôi.
Câu trả lời của vị Rabbi muốn các đồ đệ ca tụng sự khiêm tốn của ông cho thấy ông chẳng khiêm nhường chút nào. Vì nếu người ta làm việc tốt với thái độ khoe khoang thành tích như người biệt phái đã làm trong đền thờ, thì họ thực sự không phải là người khiêm tốn ! Kẻ kiêu ngạo không bao giờ cảm thấy cần Chúa. Họ luôn tự mãn với thành quả đã đạt được, luôn cho rằng thành công là do công khó của họ. Trái lại, người khiêm tốn luôn hãnh diện về những thiếu sót và lầm lỗi của mình. Vì ý thức mình còn thiếu sót nên họ lại càng cậy nhờ vào ơn Chúa trợ giúp. Do đó, khi được thành công thì họ coi đó là món quà Chúa ban, chứ không nghĩ là công lao tài sức của mình.
Vấn đề đức tin còn phải đặt ra mãi cho mọi thời đại và cho mỗi người chúng ta, nhất là cho thời đại chúng ta đang sống. Tìm đâu ra lối thoát cho cơn khủng hoảng đức tin hôm nay ? Không còn cách nào khác nếu không phải dựa vào Lời Chúa và ơn thánh của Ngài. Chúng ta sẽ bị thử thách vì đức tin như các tông đồ xưa. Bởi đó, lúc bị thử thách gian truân, chúng ta đừng khép kín, đừng thất vọng. Lời cầu nguyện cũng như đức tin của cộng đoàn, của Hội thánh là những chiếc phao trong cơn bão tố, khi chiếc tầu hòng chìm xuống. Các tông đồ đã thưa với Chúa:”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”.
Trong bất cứ thử thách và đau khổ nào, chúng ta đừng bao giờ bỏ cầu nguyện. Vì đức tin là ơn nhưng không Thiên Chúa ban cho chúng ta khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Nếu đức tin bị thử thách, thì chính ơn Chúa sẽ là sức mạnh củng cố chúng ta. Cũng như nguồn nước tuôn chảy xuống thung lũng để làm cho đất thêm phì nhiêu và cây cối xanh tươi, ơn thánh Chúa sẽ tràn đổ xuống tâm hồn khiêm nhường:”Phần các con, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi làm những điều chúng tôi phải làm”.
+++
A. DẪN NHẬP
Các Tông đồ đã đi theo Đức Giêsu, nghe Ngài giảng dạy, xem những phép lạ Ngài làm và được trao trách nhiệm đi rao giảng Tin mừng. Trước sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa và trước những đòi hỏi của Luật mới (x. Lc 17.1-4) cũng như trách nhiệm lãnh đạo cộng đoàn, các ông cảm thấy mình còn yếu kém và bất lực nên các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin cho các ông, lòng tin mà trước đó các ông bị Chúa trách là yếu kém: ”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”(Lc 17,5).
Đức Giêsu hài lòng với lời cầu xin đó và Ngài cho biết: với đức tin nhỏ bé thôi, các ông có thể làm được những việc lớn lao. Với đức tin, các ông có thể biến cái không thể trở thành có thể, cái tầm thường trở nên phi thường. Bởi vì với lòng tin, các ông đặt niềm tín thác vào Chúa, cậy dựa vào quyền năng của Ngài và Chúa dùng quyền năng ấy mà làm được mọi sự, chứ không phải do quyền năng của các ông: ”Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”(Lc 1,37).
Nhân dịp này, Đức Giêsu muốn ngầm nối kết đức tin của các ông với sự phục vụ (Ga 12,26), điều mà các ông không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của các ông, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Các ông chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Các ông cũng muốn làm như vậy. Các ông muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó, khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó. Hình ảnh này nhắc cho các ông biết rằng các ông không được kể công với Chúa như người biệt phái cầu nguyện nơi Đền thờ mà phải phục vụ Thiên Chúa và anh em mình như những người đầy tớ với tình con thảo đối với Chúa.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Hb 1,2; 2.2-4
Trong một thời buổi đặc biệt nhiễu nhương, tiên tri Habacúc than thở và cũng như chất vấn Chúa về những cảnh bất công cứ tồn tại và người ác cứ nhởn nhơ, không bị phạt. Và Chúa đã trả lời, đã chỉ ra con đường duy nhất đưa đến giải thoát: ấy là tin tưởng vào Chúa và trung tín với Giao ước trong suốt cuộc đời của mình, vì khi đến thời của Ngài, Ngài sẽ ra tay tái lập sự công chính.
+ Bài đọc 2: 2Tm 1,6-8.13-14
Thánh Phaolô khuyên Timôthêô hãy kiên vững trong đức tin. Thánh Thần Thiên Chúa mà Timôthêô nhận trong ngày thụ phong sẽ giúp ông trở nên chứng nhân của Chúa ngay trong những gian nan thử thách. Không được sống trong tinh thần nhát sợ nhưng phải sống trong tinh thần mạnh mẽ hiên ngang, và hãy cậy dựa vào Thiên Chúa để tiếp tục nhiệm vụ mình.
+ Bài Tin mừng: Lc 17,5-10
Bài Tin mừng hôm nay có hai lời giáo huấn:
a) Đức tin: Đức Giêsu muốn các tông đồ trông cậy tuyệt đối vào quyền năng cũng như lòng nhân hậu Chúa. Câu nói về cái cây bật rễ không nên hiểu theo nghĩa đen. Đây là cách nói diễn tả mạnh mẽ của người Đông phương và có ý nghĩa là đức tin có sức mạnh lớn lao, với đức tin việc gì xem ra không thể lại trở thành có thể.
B) Phục vụ: Đàng khác, một đức tin trần trụi không tính toán thì đặt tất cả tin yêu vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, chứ không cậy vào sức mình, rồi đòi trả công. Như thế mọi chức vụ trong Giáo hội chỉ là một việc làm nhỏ bé để kéo ơn Chúa xuống cho mọi người. Đừng lấy đó làm vênh vang, vì ta chỉ là đầy tớ vô dụng.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Đức tin và phục vụ
I. CÁC TÔNG ĐỒ XIN THÊM ĐỨC TIN
1. Hoàn cảnh
Trên đường tiến về Giêrusalem, Đức Giêsu vừa mới giảng cho các môn đệ nhiều bài học như nguy hiểm của tiền bạc, cớ vấp phạm cho người khác, bác ái huynh đệ và tha thứ. Các tông đồ, ở đây chỉ là 12 ông, chứ không phải nói chung các môn đệ – là những người đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa. Đứng trước những đòi hỏi của luật mới (x. Lc 17,1-4) và sứ mạng mở rộng Nước Thiên Chúa, các ông cảm thấy bất lực. Các ông đã xin Đức Giêsu ban thêm lòng tin. Lòng tin mà trước đó các ông đã bị Ngài khiển trách yếu kém. Là những người gánh trách nhiệm của cộng đoàn, các ông trăn trở về cách thế để thực hiện đời sống huynh đệ này, nên các ông cầu xin Chúa:”Xin Thầy thêm lòng tin cho chúng con”.
2. Đức tin và hạt cải
Đức Giêsu không trực tiếp trả lời mà chỉ dùng một hình ảnh rất sống động để nói lên ý kiến của Ngài:”Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải thì dù các con có bảo cây dâu này: ”Hãy bật rễ lên, xuống biển mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời các con”(Lc 17.5-6).
Hạt cải là hạt giống nhỏ nhất (x. Mt 13,32). Đức Giêsu so sánh đức tin với hạt cải, là có ý nhấn mạnh về mặt phẩm chất hơn là về số lượng của đức tin. Hạt cải đây không phải là cải bẹ, cải bắp hay cải hoa, mà là một thứ cải đặc biệt ở Palestine, hạt nhỏ hơn cả hạt quả của cây trứng cá, mà cây thì tương đương với cây trứng cá cao khỏang 4-5 mét. Hình ảnh đó nói lên một sự phó thác dù nhỏ đến đâu, nếu được thực hiện trong đức tin, thì vẫn có thể làm được những điều lớn lao kỳ diệu. Vì bấy giờ người ta làm không phải do sức riêng mình, nhưng nhờ quyền ăng của Thiên Chúa.
3. Sức mạnh của Đức tin
Hôm nay Đức Giêsu khuyên các tông đồ nên dùng cái đức tin nhỏ bé sẵn có để đối phó với những thử thách của cuộc sống và làm những việc vĩ đại: ”Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, thì dù các con bảo cây dâu này: ”Hãy bật rễ lên, xuống biển kia mà mọc, nó sẽ vâng lời các con”(Lc 17,6).
Cây dâu là một cây đại thụ, rễ rất lớn, có thể sống tới 600 năm. Nhưng chỉ một lời phát xuất từ niềm tín thác vào Thiên Chúa, thì cũng có thể bứng cây đó khỏi đất để xuống mọc trong lòng biển. Ở đây, Đức Giêsu không khuyên người ta cầu xin những phép lạ giật gân. Chắc chắn Ngài không khi nào thực hiện việc dời cây dâu trồng xuống biển. Nhiều lần Ngài đã từ chối làm các phép lạ để chứng minh Ngài là Con Thiên Chúa như các đầu mục yêu cầu. Tóm lại, đây là một kiểu nói chỉ nhằm để đề cao sức mạnh của lòng tin mà thôi.
Những người có đức tin mạnh cũng đã làm được những việc tương tự cả thể. Chẳng hạn thánh Grêgôriô đã có lần di chuyển núi non để xây nhà thờ. Thánh Raymunđô có lần lấy áo làm thuyền vượt qua biển cả. Còn thánh Phêrô đã theo lệnh Chúa đi trên mặt biển. Ông ta chỉ chìm xuống khi bắt đầu hồ nghi mà thôi.
Nhìn vào các tông đồ, chúng ta thấy các ông đã thực hiện: một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi công việc của con người bởi vì sự tham gia vào chính sức mạnh của Thiên Chúa là một việc lớn lao. Thật vậy, sau khi Chúa sống lại, hiệu quả đức tin của các tông đồ không cân xứng với khả năng nghèo nàn của con người họ. Vốn là những người không có ảnh hưởng, quyền lực, phương tiện tài chính, tổ chức, báo chí, truyền hình, tóm lại là không gì cả… thế mà họ đã thay đổi dòng lịch sử.
Trong Kinh thánh, có nhiều tấm gương của những con người bé nhỏ, hay một nhóm nhỏ, với đức tin đã làm nên những việc vĩ đại. Đavít, cậu bé chăn chiên đã hạ tên khổng lồ Golíat bằng dây phóng và hòn đá (1Sm 17,50) Trong sách Công vụ Tông đồ, những nhóm nhỏ người Kitô hữu đầu tiên họp nhau lại, cầu nguyện, chia sẻ của cải, đã làm cho con số Kitô hữu gia tăng (Cv 2,43-45). Timôthêô được thánh Phaolô nhắc nhở rằng mặc dù còn trẻ, anh có thể làm một người lãnh đạo cộng đòan vì đức tin và lòng đạo hạnh của anh (1Tm 4,12). Thánh Phaolô coi mình là “kẻ hèn mọn nhất”, và các Tông đồ xưng mình là “rác rưởi của thế gian”(1Cr 4,13).
Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu tự coi mình như “bông hoa nhỏ bé của Chúa Giêsu” với đường lối nên thánh rất đơn sơ, nhỏ bé, đã trở nên thánh Tiến sĩ của Hội thánh. Thánh Phanxicô Assisi đã đặt tên cho các môn sinh của mình là “Dòng Anh em Hèn mọn”.
Ngày nay, bởi sự kiện lịch sử này và bởi lời của Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi từ bỏ các phương tiện của quyền lực, không trông cậy vào các phương pháp và phương tiện tông đồ tinh xảo nhất và được chương trình hóa tốt nhất… để chỉ dựa vào đức tin và mở lòng ra với đức tin bằng lời cầu nguyện.
4. Đức tin trong cuộc sống
Đức Giêsu nói về đức tin khi các môn đệ xin Ngài “gia tăng đức tin” của họ. Ngài không đòi đức tin của họ phải to lớn, chất đầy chiếc xe tải. Ngài chỉ cần bằng hạt cải thôi nhưng phải được sử dụng. Làm thế nào để sử dụng nó ? Qua việc trở nên những người đầy tớ vâng lời và trung kiên của Thiên Chúa (Dt 5,8-9). Bởi “Tin là gắn bó bản thân của con người với Thiên Chúa”(Giáo lý Công giáo, số 150).
Với đức tin, chúng ta có thể biến cái không có thể thành cái có thể. Thiên Chúa dùng quyền năng của mình để biến tất cả mọi sự thành có thể cho những ai có đức tin. Ngay trong lãnh vực khoa học, những người trong những thế kỷ trước không thể tin được những phát minh kỳ diệu trong những thế kỷ sau. Chúng ta thử nói chuyện với những người cách đây 3 thế kỷ.
Bây giờ, giả sử họ hỏi bạn truyền hình là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ nói rằng đó là một phương cách nhìn xem một chuyện gì đó ở tận Trung hoa đúng lúc nó đang thực sự xẩy ra tại đó. Giả sử họ hỏi bạn hỏa tiễn hạch nhân tầm xa là gì ? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời đó là dạng một trái đạn khổng lồ bắn tại Mỹ, nhưng lại tiêu diệt được bất cứ thành phố nào ở Nga mà bạn muốn. Giả sử họ lại hỏi bạn đổ bộ lên mặt trăng là sao thì hẳn bạn sẽ diễn tả cho họ là có người trên mặt đất leo vào phi thuyền không gian bay tới mặt trăng rồi đổ bộ ở trên đó.
Chà ! Bạn thử nghĩ xem dân chúng ở cách đây 300 năm đó sẽ nói gì với bạn ? Chỉ cần hiểu biết chút ít thì họ cũng đã cho bạn là điên cuồng, mất trí rồi, vì bất cứ người nào còn tỉnh táo đều cho rằng bạn không thể nào ngồi tại một phòng khách ở New York mà lại thấy được một chuyện nào đó đang xẩy ra tại Trung hoa. Bất cứ ai khờ mấy thì cũng cho rằng một trái đạn bắn từ Mỹ thì dù to bự đến đâu cũng không thể nào tiêu hủy toàn thành phố Matscơva được. Và họ cũng cho rằng bạn không thể nào bay được như một con chim lên tới tận mặt trăng trong một phi thuyền giống như cỗ xe ngựa kéo, rồi bước ra đi bộ vòng vòng, và sau đó lại trở về trái đất được.
Chủ điểm của trò chơi trên cho thấy điều mà dân thế kỷ này cho là vô nghĩa và bất khả, thì đối với dân thế kỷ khác lại là chuyện đương nhiên và bình thương, điều mà dân thế kỷ này không bao giờ dám mơ ước thì đối với dân ở thế kỷ khác lại là chuyện rất bình thường(M. Link).
Bài Tin mừng hôm nay Chúa muốn dạy chúng ta: “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, các con cứ nói với cây dâu này: ”Hãy nhổ gốc lên và xuống mọc dưới biển”, nó sẽ nghe lời các con”. Tin mừng hôm nay cho thấy nhờ đức tin mà chúng ta có được quyền năng Chúa nằm nơi tầm tay của mình. Từ đó, không có điều gì là không thể được – kể cả một thế giới không có chiến tranh, không còn nghèo đói, không còn hận thù.
Đức tin mở cho chúng ta cánh cửa đi vào thế giới mới, thế giới khác, thế giới của Thiên Chúa mà mắt phàm không thể thấy được. Cái nhìn của đức tin là cái nhìn luôn hướng về Chúa, vượt ra khỏi sự hiểu biết hạn hẹp của con người, mới có sức mạnh chuyển núi dời non, mới phát sinh hiệu quả kỳ diệu. Nhưng khốn thay, đức tin của chúng ta thường mang tính quá chủ quan, nặng cái tôi kiêu căng: nghĩa là để tin và chấp nhận được chúng ta hay đòi hỏi đức tin phải hợp tình hợp lý, phải rõ ràng minh bạch, phải đúng như lòng trí ta suy tưởng. Thế thì ta coi cái tôi, ý riêng mình quan trọng hơn ý Chúa, làm sao có thể gọi đó là đức tin chân chính được.
Tóm lại, bao lâu chúng tin và yêu Chúa mà không nhìn vào Chúa như cùng đích của đời mỗi người, mà lại nhìn vào tấm gương phản chiếu cái tôi của mình thì bấy lâu chúng ta mãi mãi là những kẻ khốn khổ và bất hạnh nhất trên đời.
II. ĐỨC TIN VÀ PHỤC VỤ
1. Ý nghĩa “người đầy tớ”
“Ai trong các con có người đầy tớ đi cầy hay đi chăn chiên, mà khi ở ngoài đồng về, lại bảo nó: ”Mau vào ăn cơm đi”, chứ không bảo: ”Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn xong đã rồi anh hãy ăn uống sau”(Lc 17,7-8). Thường các bản văn dịch chữ “Servus” của tiếng La tinh là “đầy tớ”, nhưng ngày xưa chữ servus của tiếng La tinh còn có nghĩa là ‘nô lệ”. Hoàn cảnh của nô lệ ở Palestine vào thời Đức Giêsu ít khắc nghiệt hơn ở thế giới La Hy vào thời của thánh Luca nơi mà một hoàn cảnh lệ thuộc của những nô lệ thật bi đát, đến nỗi chúng ta khó mà tưởng tượng tình hình đó lại phổ biến như thế. Người nô lệ là vật sở hữu của ông chủ không phải trả lương, cũng không biết ơn.
Như vậy, theo tập tục thời đó, người đầy tớ không được tự do làm việc theo ý mình, nhưng phải luôn làm theo ý chủ. Ở đây, người đầy tớ vừa cầy ruộng về, hay dẫn đàn chiên từ đồng cỏ về, ông chủ đòi anh ta phải tiếp tục phục vụ ông ăn bữa tối trước đã. Bổn phận của người đầy tớ là làm theo ý chủ dạy, làm hết việc này sang việc khác mà không có quyền đòi hỏi chủ phải biết ơn.
2. Người đầy tớ vô dụng
“Chẳng lẽ ông chủ phải biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao”? Đối với các con cũng vậy: khi đã làm hết tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã làm việc bổn phận đấy thôi”(Lc 17,9-10). Khi dùng hình ảnh “đầy tớ vô dụng” thì chỉ là kiểu nói khiêm tốn. Nhưng xét cho cùng, con người chỉ là vô dụng đối với Thiên Chúa. Vì Ngài là Đấng trọn hảo và quyền năng vô biên. Ngài chẳng cần chúng ta ca tụng, và cũng chẳng cần chúng ta cộng tác. Tuy nhiên, vì thương yêu chúng ta mà Ngài đã liên kết và còn trở thành người phục vụ chúng ta.
Qua hình ảnh đầy tớ, Đức Giêsu muốn dạy các tông đồ đừng bao giờ vênh vang như thể mình có quyền đòi hỏi Chúa phải biết ơn sau khi mình đã làm xong bổn phận. Khi nói “Đầy tớ vô dụng” không có nghĩa là không làm được việc gì. Các tông đồ cũng làm cho nhiều người tin theo Chúa. Tuy nhiên ở đây, “đầy tớ vô dụng” chỉ là kiểu nói có tinh cách cường điệu và có nghĩa là “thân phận hèn kém”. Người tông đồ cần tránh thái độ “công thần”. Vì thành quả tuy do các ông làm, nhưng đều nhờ Chúa ban ơn trợ giúp, như là Ngài phán:”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 15,5).
3. Người đầy tớ và phục vụ
Đức tin đi đôi với sự trung thành phục vụ (Ga 12,26). Có lẽ các môn đệ đã không nghĩ như vậy. Trong tâm thức của họ, đức tin đồng nghĩa với quyền lực (Cv 1,6). Họ chứng kiến Đức Giêsu làm các phép lạ lớn lao bằng đức tin. Họ cũng muốn làm như vậy. Họ muốn sự vinh quang của quyền lực (Lc 9,49). Do đó khi cắt nghĩa về đức tin, Đức Giêsu dùng hình ảnh của người đầy tớ hết lòng phục vụ chủ của nó, nếu hiểu rõ, có lẽ các ông không vui vẻ cho lắm:”Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: ”Chúng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều phải làm”.
Là con cái Thiên Chúa, chúng ta bị đòi buộc phải phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em mình như những đầy tớ. Đức Giêsu đã đến phục vụ, chứ không phải để được phục vụ. Ngay cả Ngài là chủ, là Chúa mà Ngài còn rửa chân cho các môn đệ. Ngài cũng mời gọi chúng ta buớc theo con đường phục vụ khiêm tốn. Nếu chúng ta có đức tin bằng hạt cải, chúng ta có thể di chuyển cả núi đá kiêu hãnh cản trở chúng ta sống như những “đầy tớ của các đầy tớ Thiên Chúa” (Nguyễn văn Thái).
Truyện: Nghệ nhân và cục đất sét
Pete là một giáo sư đại học, ông vừa hoàn thành một cuốn sách biên khảo công phu sau ba năm nghiên cứu, được mọi người khen hay, và ông lấy làm hãnh diện, vì hai ông bà đều thực hiện thiền định và cố gắng tâm linh hóa hằng ngày. Ông gặp trăn trở vì biết hãnh diện chỉ là gia tăng bản ngã và tự bảo mình không nên đi vào con đường kiêu hãnh viển vông này, nhưng bà vợ lại cho rằng kiêu hãnh chân chính vẫn không thuộc về bản ngã. Hai người đưa vấn đề đến đạo sư Darshani. Đạo sư đã phân tách và chỉ cho thấy lòng kiêu hãnh bắt ngưồn từ việc coi hành động của mình như là do tác nhân độc lập, một thực tế riêng rẽ, và điều đó là hư ảo; đàng sau các thể hiện đúng đắn, chính Đấng Tối Cao đã tác động. Khi ông xin một phương pháp để giúp ông kiểm soát được lòng kiêu hãnh này mỗi khi nổi lên, đạo sư gợi ý ông đọc cuốn “Gương Chúa Giêsu” (Sách gương phúc) của Thomas A. Kempis, trong đó bàn về việc chúng ta không được kiêu hãnh vì đã làm việc tốt, đã viết câu này: ”Liệu đất sét có được tôn vinh hơn người đã làm ra nó hay sao” ?
Và khi ông muốn bàn thêm, vị đạo sư đã nhắc lại một câu chuyện của một học giả người Âu với một đạo sĩ Đông phương. Học giả này mới hoàn tất được một quyển bách khoa tự điển lớn, các bạn của ông xúm lại khen tặng rằng đó là một công trình lớn lao phi thường. Trong chuyến viếng thăm An độ, học giả hỏi đạo sư xem liệu ông ta có xứng đáng được hưởng những danh dự đó không, thì được đạo sư hỏi: ”Ông dùng phương tiện nào để viết: bút, máy chữ hay điện toán” ? Ông cho biết ông luôn sử dụng bút. Đạo sư nói ngay: ”Khi viết xong cuốn sách, ông có thường cảm ơn cây bút mà ông đã dùng không” ?
Đó là câu trả lời cho mỗi người chúng ta khi thấy mình làm được một việc lành nào.
Còn thánh Phaolô trong thư gửi cho Timôthêô (bài đọc 2) căn dặn ta phải canh giữ đức tin và bền vững trong việc tuân giữ lời hứa khi chịu phép Rửa tội. Tin vào lời Chúa là sẵn sàng làm theo ý Chúa, để Chúa làm chủ đời sống và tìm vinh danh Chúa. Tuy nhiên trong thực tế ta thường giữ đạo theo lối tính tóan: có đi có lại. Đó là những khi chúng ta mặc cả hoặc đòi điều kiện với Chúa như khi nói: Nếu con phụng sự Chúa, nếu con làm việc này việc nọ cho Chúa, thì con sẽ được phần thưởng gì ? Người ngọai giáo trong đế quốc La mã thời xưa tôn thờ, khấn vái chư thần của họ trong lối mặc cả có đi có lại “DO UT DES”. Còn bổn phận người con hiếu thảo với Chúa không thể nằm trong cái lối mặc cả ti tiện đó. Nếu cha mẹ không thích lối mặc cả của những đứa con khi làm việc nọ việc kia như quét nhà, đổ rác để nhận phần thưởng, thì Thiên Chúa cũng không ưa gì lối mặc cả đó của ta. Cha mẹ nào mà thí dỗ con làm việc để lãnh phần thưởng, có thể sẽ tạo ra những đứa con sau này cũng mặc cả với Chúa khi làm việc phụng sự Chúa và phục vụ đồng lọai (TBT).
Nếu ta sống trọn niềm tin thì khi làm việc phụng sự Chúa hay phục vụ đồng lọai, ta không được nghĩ rằng ta làm ơn cho Chúa, mà chỉ tâm niệm rằng mình đang làm bổn phận người con thảo. Bổn phận người con thảo là không cần mặc cả, cũng không đặt điều kiện. Nếu người cha ruột thịt thương và lo liệu săn sóc cho đứa con hiếu đễ, thì Thiên Chúa cũng thường lo liệu, săn sóc cho những người con hiếu thảo và quảng đại.
Truyện: Thánh Phanxicô Assisi.
Có người hỏi thánh Phanxicô Assisi nhờ đâu và bằng cách nào mà Ngài đã làm được những việc làm to lớn như thế ? Thánh nhân trả lời: ”Thiên Chúa ở trên Thiên đàng nhìn xuống cõi trần và tự hỏi: ”Ta tìm đâu ra một người yếu đuối, nhỏ bé và hèn hạ nhất để Ta sai làm việc đây”? Thế rồi Thiên Chúa đã tìm thấy tôi. Người lại tự nhủ: ”Ta đã tìm được đứa đó rồi. Qua nó, Ta sẽ làm những việc Ta muốn. Nó sẽ không tự phụ với những việc nó đã làm, vì nó biết rằng: Sở dĩ ta dùng nó chỉ vì nó là đứa yếu đuối nhỏ bé và hèn hạ mà thôi”.
4. Phục vụ trong khiêm nhường và thành thật
Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về tinh thần phục vụ. Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô đã nói:”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8). Đức Giêsu đã thực sự trở nên người phàm như chúng ta mà còn hạ mình xuống làm nô lệ để phục vụ phần rỗi cho chúng ta. Đúng là Chúa đã xuống thế làm người để chúng ta làm Thiên Chúa, Ngài đã hoán đổi địa vị cho chúng ta, thử hỏi còn thái độ nào khiêm nhường hơn được nữa không ?
Truyện: Khiêm nhường giả tạo.
Một thầy Rabbi già đau bệnh nằm liệt giường. Các môn đệ thì thầm nói chuyện bên cạnh ông. Họ hết lòng ca tụng các nhân đức vô song của thầy.
Một người trong bọn họ nói: ”Từ thời Salômôn đến nay, chưa có ai khôn ngoan như thầy”. Người khác nói: ”Đức tin của thầy ngang ngửa với đức tin của Abraham”. Người thứ ba nói: ”Chắc chắn sự kiên nhẫn của thầy không thua kém sự kiên nhẫn của ông Gióp”. Người thứ tư châm vào: ”Về sự cầu nguyện thân mật với Chúa, chỉ có Maisen và thầy thôi”.
Vị Rabbi tỏ ra bồn chồn không vui. Khi các môn đệ đã ra về hết, vợ ông mới hỏi:
- Ông có nghe họ ca tụng ông không ?
- Có.
- Thế tại sao ông lại tỏ ra bực dọc như thế ?
Vị Rabbi than phiền:
- Vì không có ai nhắc đến sự khiêm nhường của tôi.
Câu trả lời của vị Rabbi muốn các đồ đệ ca tụng sự khiêm tốn của ông cho thấy ông chẳng khiêm nhường chút nào. Vì nếu người ta làm việc tốt với thái độ khoe khoang thành tích như người biệt phái đã làm trong đền thờ, thì họ thực sự không phải là người khiêm tốn ! Kẻ kiêu ngạo không bao giờ cảm thấy cần Chúa. Họ luôn tự mãn với thành quả đã đạt được, luôn cho rằng thành công là do công khó của họ. Trái lại, người khiêm tốn luôn hãnh diện về những thiếu sót và lầm lỗi của mình. Vì ý thức mình còn thiếu sót nên họ lại càng cậy nhờ vào ơn Chúa trợ giúp. Do đó, khi được thành công thì họ coi đó là món quà Chúa ban, chứ không nghĩ là công lao tài sức của mình.
Vấn đề đức tin còn phải đặt ra mãi cho mọi thời đại và cho mỗi người chúng ta, nhất là cho thời đại chúng ta đang sống. Tìm đâu ra lối thoát cho cơn khủng hoảng đức tin hôm nay ? Không còn cách nào khác nếu không phải dựa vào Lời Chúa và ơn thánh của Ngài. Chúng ta sẽ bị thử thách vì đức tin như các tông đồ xưa. Bởi đó, lúc bị thử thách gian truân, chúng ta đừng khép kín, đừng thất vọng. Lời cầu nguyện cũng như đức tin của cộng đoàn, của Hội thánh là những chiếc phao trong cơn bão tố, khi chiếc tầu hòng chìm xuống. Các tông đồ đã thưa với Chúa:”Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”.
Trong bất cứ thử thách và đau khổ nào, chúng ta đừng bao giờ bỏ cầu nguyện. Vì đức tin là ơn nhưng không Thiên Chúa ban cho chúng ta khi lãnh nhận bí tích rửa tội. Nếu đức tin bị thử thách, thì chính ơn Chúa sẽ là sức mạnh củng cố chúng ta. Cũng như nguồn nước tuôn chảy xuống thung lũng để làm cho đất thêm phì nhiêu và cây cối xanh tươi, ơn thánh Chúa sẽ tràn đổ xuống tâm hồn khiêm nhường:”Phần các con, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi làm những điều chúng tôi phải làm”.
Xin thêm lòng tin cho chúng con
Lm. Phêrô Hồng Phúc
08:34 01/10/2010
XIN THÊM LÒNG TIN CHO CHÚNG CON
Archimède nhà bác học danh tiếng của Hy Lạp thế kỷ thứ III đã từng tuyên bố: “Nếu cho tôi một điểm tựa chắc chắn, tôi có thể nâng nổi cả trái đất lên”. Làm sao tìm được một điểm tựa chắc chắn ngoài trái đất để Achimède dùng nguyên tắc đòn bẩy nâng trái đất lên? Đúng là không có thể tìm thấy khi tất cả chỉ đều là vật chất. Nhưng thánh Gioan đã cho chúng ta một bí quyết, một điểm tựa chiến thắng thế gian: “Điều làm chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta” (1Ga 5,4). Với Đức Giêsu Kitô, ngài đã cho chúng ta một hiệu quả rõ ràng: “Nếu anh em có Đức tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc” nó cũng vâng lời anh em” (Lc 17, 6). Hiệu quả quan sát được của đức tin trong thế giới vật chất là thế, nhưng hiệu quả tâm linh mới lớn lao. Vì cánh tay quyền năng của Thiên Chúa ghi dấu ấn trong khắp vũ trụ về nguyên lý sự sống và sự sáng tạo, nhưng dường như quyền năng ấy vẫn dừng lại trước sự tự do của con người. Thiên Chúa tôn trọng quyền tự do đã được trao ban cho con người trong thời gian hiện hữu của vũ trụ vật chất, vì thế mỗi khi thực hiện một phép lạ, một ơn chữa lành bệnh, Chúa đều kết luận: “Đức tin con đã cứu con” (x. Mt 9,22; Mc 5,34; Mc 10,52; Lc 7,50; Lc 8,48; Lc 17,19; Lc 18,42). Đức tin khi đó không chỉ là nhìn thấy phép lạ, mà là đạt tới sự sống đời đời. Và như vậy, người sống đức tin là người sống bằng sự sống của Chúa Giêsu, là thân phận con người nhưng thực hiện với quyền năng của Thiên Chúa. Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói: “Sống đức tin, con sẽ nhìn với đôi mắt Chúa Giêsu, con sẽ thấy kích thước đời đời trong các biến cố” (ĐHV 628).
Người không sống đức tin là người sống trong định kiến và giới hạn của mình. Người Nhật kể rằng:
“Có một nhà hiền triết nổi tiếng về sự khôn ngoan và kiến thức, ai ai cũng tìm đến hỏi ý kiến ông.
Để kiểm chứng điều đó, một giáo sư đại học đến xin tiếp kiến nhà hiền triết. Khi ông giáo sư đã an toạ và bắt đầu nói, nhà hiền triết mới pha trà tiếp khách. Ông rót trà vào tách của ông giáo sư. Những giọt nước trà nóng hổi không mấy chốc đã tràn ra ngoài tách. Nhưng nhà hiền triết vẫn điềm nhiên rót. Và vẫn thao thao bất tuyệt. Nước tràn ra cả khay.
Ông giáo sư nhìn nước tràn ra khay và nghĩ thầm: “Thì ra con người mà thiên hạ sùng bái như bậc thánh hiền lại chỉ là một người lơ đễnh”. Không còn đủ kiên nhẫn nữa, ông giáo sư nói lớn:
-Thưa ngài, tách nước trà đã đầy tràn, nước chảy cả ra khay kìa.
Bấy giờ nhà hiền triết mới ngừng rót và nói:
-Cũng như tách trà này, đầu óc ông tràn đầy kiến thức, tư tưởng và những định kiến. Nếu ông không dốc cạn tách trà của ông thì làm sao tôi có thể nói với ông về triết thuyết của tôi. Bởi vì triết thuyết của tôi chỉ dành cho những con người đơn sơ và cởi mở” (Lẽ sống p. 301 – Đơn sơ, triết lý)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin thực tế và sống động. Sống đức tin là chấp nhận mạo hiểm, là ra đi vô định như Áp-ra-ham, là dám “liều mất mạng sống mình” (Mt 10,39). Người ta không dễ dàng sống đức tin là vì không dễ dàng dám liều mạng sống, không dễ dàng từ bỏ lối sống hưởng thụ vật chất, không dành được thời gian suy tư cho triết lý cuộc đời.
Thật vậy:
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra Chúa hành động với ta
Biển trần gian, bão tố với phong ba
Chúa ẩn mình nhưng vẫn là hành động.
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra Chúa sống động trong mình
Chết trong Chúa thì sẽ được Phục Sinh
Sống với Chúa là hành trình cõi sống.
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra một lẽ sống sâu xa
Cả vũ trụ này rồi sẽ trôi qua
Duy mình Chúa đưa ta về nguồn sống.
Ta hiểu tại sao các Tông đồ đã thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5)
Vì lòng tin của chúng con quá yếu,
xin thêm lòng tin cho chúng con.
Vì chúng con thường sa chước cám dỗ,
xin thêm lòng tin cho chúng con.
Vì chúng con hướng chiều về sự dữ
xin thêm lòng tin cho chúng con.
Vì bỏ thầy chúng con biết theo ai?
Xin thêm lòng tin cho chúng con, Amen.
Archimède nhà bác học danh tiếng của Hy Lạp thế kỷ thứ III đã từng tuyên bố: “Nếu cho tôi một điểm tựa chắc chắn, tôi có thể nâng nổi cả trái đất lên”. Làm sao tìm được một điểm tựa chắc chắn ngoài trái đất để Achimède dùng nguyên tắc đòn bẩy nâng trái đất lên? Đúng là không có thể tìm thấy khi tất cả chỉ đều là vật chất. Nhưng thánh Gioan đã cho chúng ta một bí quyết, một điểm tựa chiến thắng thế gian: “Điều làm chúng ta thắng được thế gian, đó là lòng tin của chúng ta” (1Ga 5,4). Với Đức Giêsu Kitô, ngài đã cho chúng ta một hiệu quả rõ ràng: “Nếu anh em có Đức tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc” nó cũng vâng lời anh em” (Lc 17, 6). Hiệu quả quan sát được của đức tin trong thế giới vật chất là thế, nhưng hiệu quả tâm linh mới lớn lao. Vì cánh tay quyền năng của Thiên Chúa ghi dấu ấn trong khắp vũ trụ về nguyên lý sự sống và sự sáng tạo, nhưng dường như quyền năng ấy vẫn dừng lại trước sự tự do của con người. Thiên Chúa tôn trọng quyền tự do đã được trao ban cho con người trong thời gian hiện hữu của vũ trụ vật chất, vì thế mỗi khi thực hiện một phép lạ, một ơn chữa lành bệnh, Chúa đều kết luận: “Đức tin con đã cứu con” (x. Mt 9,22; Mc 5,34; Mc 10,52; Lc 7,50; Lc 8,48; Lc 17,19; Lc 18,42). Đức tin khi đó không chỉ là nhìn thấy phép lạ, mà là đạt tới sự sống đời đời. Và như vậy, người sống đức tin là người sống bằng sự sống của Chúa Giêsu, là thân phận con người nhưng thực hiện với quyền năng của Thiên Chúa. Đức cố Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã nói: “Sống đức tin, con sẽ nhìn với đôi mắt Chúa Giêsu, con sẽ thấy kích thước đời đời trong các biến cố” (ĐHV 628).
Người không sống đức tin là người sống trong định kiến và giới hạn của mình. Người Nhật kể rằng:
“Có một nhà hiền triết nổi tiếng về sự khôn ngoan và kiến thức, ai ai cũng tìm đến hỏi ý kiến ông.
Để kiểm chứng điều đó, một giáo sư đại học đến xin tiếp kiến nhà hiền triết. Khi ông giáo sư đã an toạ và bắt đầu nói, nhà hiền triết mới pha trà tiếp khách. Ông rót trà vào tách của ông giáo sư. Những giọt nước trà nóng hổi không mấy chốc đã tràn ra ngoài tách. Nhưng nhà hiền triết vẫn điềm nhiên rót. Và vẫn thao thao bất tuyệt. Nước tràn ra cả khay.
Ông giáo sư nhìn nước tràn ra khay và nghĩ thầm: “Thì ra con người mà thiên hạ sùng bái như bậc thánh hiền lại chỉ là một người lơ đễnh”. Không còn đủ kiên nhẫn nữa, ông giáo sư nói lớn:
-Thưa ngài, tách nước trà đã đầy tràn, nước chảy cả ra khay kìa.
Bấy giờ nhà hiền triết mới ngừng rót và nói:
-Cũng như tách trà này, đầu óc ông tràn đầy kiến thức, tư tưởng và những định kiến. Nếu ông không dốc cạn tách trà của ông thì làm sao tôi có thể nói với ông về triết thuyết của tôi. Bởi vì triết thuyết của tôi chỉ dành cho những con người đơn sơ và cởi mở” (Lẽ sống p. 301 – Đơn sơ, triết lý)
Đức tin bằng hạt cải là đức tin thực tế và sống động. Sống đức tin là chấp nhận mạo hiểm, là ra đi vô định như Áp-ra-ham, là dám “liều mất mạng sống mình” (Mt 10,39). Người ta không dễ dàng sống đức tin là vì không dễ dàng dám liều mạng sống, không dễ dàng từ bỏ lối sống hưởng thụ vật chất, không dành được thời gian suy tư cho triết lý cuộc đời.
Thật vậy:
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra Chúa hành động với ta
Biển trần gian, bão tố với phong ba
Chúa ẩn mình nhưng vẫn là hành động.
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra Chúa sống động trong mình
Chết trong Chúa thì sẽ được Phục Sinh
Sống với Chúa là hành trình cõi sống.
Sao ta chẳng có đức tin sâu rộng
Để nhận ra một lẽ sống sâu xa
Cả vũ trụ này rồi sẽ trôi qua
Duy mình Chúa đưa ta về nguồn sống.
Ta hiểu tại sao các Tông đồ đã thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5)
Vì lòng tin của chúng con quá yếu,
xin thêm lòng tin cho chúng con.
Vì chúng con thường sa chước cám dỗ,
xin thêm lòng tin cho chúng con.
Vì chúng con hướng chiều về sự dữ
xin thêm lòng tin cho chúng con.
Vì bỏ thầy chúng con biết theo ai?
Xin thêm lòng tin cho chúng con, Amen.
Đức tin giúp chúng ta hy vọng vào thế giới
Jos. Tú Nạc, NMS
08:39 01/10/2010
ĐỨC TIN GIÚP CHÚNG TA HY VỌNG VÀO THẾ GIỚI
Chúa Nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm C (Habakkuk 1: 2-3, 2: 2-4; Psalm 95; 2 Timothy 1: 6-8, 13-14; Luke 17: 5-10)
Khi nào Thiên Chúa mới thực hiện một điều gì đó cho tình trạng hỗn độn này? Một Thiên Chúa công bằng và bác ái có thể cho phép những sự việc diễn ra trên thế giới của chúng ta như thế nào? Đây không phải là những câu nghi vấn hiện đại hợp thời trang – những câu nói dân gian Israel cổ đại cũng đã từng yêu cầu họ như vậy.
Tiên tri Habakkuk sống vào một thời đại vô cùng bấp bênh, tranh chấp, sợ hãi và bạo lực lạ thường – nói một cách khác, trong một thời đại y hệt thời đại chúng ta hôm nay. Ông chất chồng những sầu não, vì nó có vẻ như rằng ông và những người khác đã kêu khóc trước một Thiên Chúa vô tình và vô tâm. Nhiều người trong số họ có thể liên hệ với những trải nghiệm của minh. Nhưng họ đã nhận được câu trả lời: những thứ đều phải trải qua tiến trình của nó. Sự tàn phá và bạo lực rồi sẽ qua đi và thế giới sẽ sáng lên. Sẽ có cuộc sống mới và hy vọng cho tương lai. Có lý do và trật tự cùng liên kết chặt chẽ thời đại hỗn nguyên hiển nhiên giống như một hệ thống ôn hòa. Nhưng câu cuối cùng là quan trọng nhất: người công chình – người ngay thẳng với Thiên Chúa – sống bởi đức tin. Điều này không có nghĩa là nắm bắt những giáo điều đặc biệt hoặc phụ thuộc vào bất kỳ một nhóm người nào đó.
Đức tin trong ý nghĩa Cựu Ước là một niềm tin nội tại kiên định mà Thiên Chúa nhân từ, bác ái và tin cậy luôn luôn hiện diện. Đức tin này mang đến cho con người lòng can đảm để vững bước trên tuyến đường và điểm đến chưa tường tận. Nhưng quan trọng hơn, nó cho chúng ta cái nhìn nội tại để nhân biết được thiện, mỹ và hy vọng ngay cả khi giữa bóng tối, hỗn loạn và hủy diệt. Thế kỷ mà vừa may mắn qua đi đã bị lấp đầy với những nỗi kinh hoàng không kể xiết, và sự hủy diệt không thể tưởng tượng. Nhiều người đã đánh mất đức tin của mình vào mọi điều và bất kỳ một cảm giác nào về ý nghĩa cuộc sống. Nhưng nhiều người khác khước từ không nhượng bộ bóng tối và bắt tay vào tái thiết một thế giới mới từ điêu tàn và đổ nát của một thế giới đã tiêu tan.
Sống bởi đức tin là một lời mời để trở thành một ngọn hải đăng của hy vọng và ánh sáng trong một thế giới mà đôi khi đen tối và chối bỏ bị khống chế, áp đảo và nghiền nát bởi những gì diễn ra xung quanh chúng ta. Trong những năm gần đây, có quá nhiều người đã lựa chọn sự sống bằng sự sợ hãi thay vì bằng đức tin, những thiên hướng của những người mà đã khẳng định danh Đức Ki-tô là dấu chỉ tràn đầy đức tin của mâu thuẫn và hy vọng.
Cùng một thử thách này đã hiện diện trong thời đại của Thánh Phao-lô và các môn đệ của ông. Bảo vệ sự trân trọng – thắp sáng lên món quà của Thiên Chúa – cả hai đều là những ẩn dụ về sự sống bởi đức tin. Tác gả của 2 Timothy đã thôi thúc, cổ vũ cử tọa của mình đừng sống trong sợ hãi cho Thần Khí của Thiên Chúa mà đã được ban cho những tín đồ chắc chắn không phải là tinh thần của tính hèn nhát mà là sưc mạnh và tình yêu. Nhưng những điều này có thể vẫn chỉ là những ngôn từ sáo rỗng trừ phi chúng ta sống và bước đi trong Thần Khí đó. Sự đối kháng mà chúng ta bắt gặp từ bên ngoài của bản thân chúng ta đối với Tin Mừng sẽ không làm cho chúng ta rút lui vào im lặng. Mặt khác, chúng ta nên thận trọng như nhau dành cho sự đối kháng từ bên trong của chúng chúng ta.
Đức tin không chỉ là một tình cảm mặn nồng hoặc một thái độ thích đáng. Nó còn là một hình thức của sức mạnh. Không ai nắm chắc một hạt cải vì nó quá nhỏ và không đáng kể. Nhưng một tổng số lượng được so sánh như đức tin trong sáng và chân thành có thế có sức mạnh bật rễ cây cối và chuyển dời núi non. Vì vậy nó ở gữa hỗn loạn và đau khổn. Đức tin mà chúng ta có thể thực sự trở nên chất xúc tác cho sự chuyển đổi môi trường xung quanh và sự sáng tạo một trật tự mới. Khi mọi nỗ lực của con người được thực hiện trong đức tin mà họ được tham gia cùng với quyền lực có thể xảy ra. Tiêu cực, hoài nghi và tuyệt vọng không đóng góp được điều gì và có thể bị hủy diệt thực sự.
Dụ ngôn người chủ và người nô lệ mà Chúa Giê-su kể lại trước những cử tọa của Người đã phục vụ để làm mất tính tự phụ ta đây của con người. Nếu chúng ta sống như con người của đức tin và là những điển hình của hy vọng chúng ta hãy nên thận trọng tự vỗ về trên lưng hoặc tự tô điểm “thiện hảo” hay “thánh thiện.” Sau cùng, thực sự chúng ta chẳng hoàn thành được bất cứ điều gì ngoại lệ. Chúng vẫn chỉ làm được những gì mà chúng ta có nghĩa vụ phải làm và sống vì Thiên Chúa đã định đoạt chúng ta sống khi chúng ta được tạo dựng. Đặt các thánh nhân, hiền nhân và các nhà cải cách trên một tượng đài có thể ru chúng ta vào giấc ngủ và làm cho chúng ta xao lãng nhận thức rằng họ chẳng khác gì hơn chúng ta. Họ chỉ mời thức tỉnh số phận và bản chất thực của họ. Niềm hân hoan biểu hiện hình ảnh của Thiên Chúa tự bên trong chúng ta là “phần thưởng” cho một cuộc sống phụng sự tràn đầy đức tin.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Chúa Nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm C (Habakkuk 1: 2-3, 2: 2-4; Psalm 95; 2 Timothy 1: 6-8, 13-14; Luke 17: 5-10)
Khi nào Thiên Chúa mới thực hiện một điều gì đó cho tình trạng hỗn độn này? Một Thiên Chúa công bằng và bác ái có thể cho phép những sự việc diễn ra trên thế giới của chúng ta như thế nào? Đây không phải là những câu nghi vấn hiện đại hợp thời trang – những câu nói dân gian Israel cổ đại cũng đã từng yêu cầu họ như vậy.
Tiên tri Habakkuk sống vào một thời đại vô cùng bấp bênh, tranh chấp, sợ hãi và bạo lực lạ thường – nói một cách khác, trong một thời đại y hệt thời đại chúng ta hôm nay. Ông chất chồng những sầu não, vì nó có vẻ như rằng ông và những người khác đã kêu khóc trước một Thiên Chúa vô tình và vô tâm. Nhiều người trong số họ có thể liên hệ với những trải nghiệm của minh. Nhưng họ đã nhận được câu trả lời: những thứ đều phải trải qua tiến trình của nó. Sự tàn phá và bạo lực rồi sẽ qua đi và thế giới sẽ sáng lên. Sẽ có cuộc sống mới và hy vọng cho tương lai. Có lý do và trật tự cùng liên kết chặt chẽ thời đại hỗn nguyên hiển nhiên giống như một hệ thống ôn hòa. Nhưng câu cuối cùng là quan trọng nhất: người công chình – người ngay thẳng với Thiên Chúa – sống bởi đức tin. Điều này không có nghĩa là nắm bắt những giáo điều đặc biệt hoặc phụ thuộc vào bất kỳ một nhóm người nào đó.
Đức tin trong ý nghĩa Cựu Ước là một niềm tin nội tại kiên định mà Thiên Chúa nhân từ, bác ái và tin cậy luôn luôn hiện diện. Đức tin này mang đến cho con người lòng can đảm để vững bước trên tuyến đường và điểm đến chưa tường tận. Nhưng quan trọng hơn, nó cho chúng ta cái nhìn nội tại để nhân biết được thiện, mỹ và hy vọng ngay cả khi giữa bóng tối, hỗn loạn và hủy diệt. Thế kỷ mà vừa may mắn qua đi đã bị lấp đầy với những nỗi kinh hoàng không kể xiết, và sự hủy diệt không thể tưởng tượng. Nhiều người đã đánh mất đức tin của mình vào mọi điều và bất kỳ một cảm giác nào về ý nghĩa cuộc sống. Nhưng nhiều người khác khước từ không nhượng bộ bóng tối và bắt tay vào tái thiết một thế giới mới từ điêu tàn và đổ nát của một thế giới đã tiêu tan.
Sống bởi đức tin là một lời mời để trở thành một ngọn hải đăng của hy vọng và ánh sáng trong một thế giới mà đôi khi đen tối và chối bỏ bị khống chế, áp đảo và nghiền nát bởi những gì diễn ra xung quanh chúng ta. Trong những năm gần đây, có quá nhiều người đã lựa chọn sự sống bằng sự sợ hãi thay vì bằng đức tin, những thiên hướng của những người mà đã khẳng định danh Đức Ki-tô là dấu chỉ tràn đầy đức tin của mâu thuẫn và hy vọng.
Cùng một thử thách này đã hiện diện trong thời đại của Thánh Phao-lô và các môn đệ của ông. Bảo vệ sự trân trọng – thắp sáng lên món quà của Thiên Chúa – cả hai đều là những ẩn dụ về sự sống bởi đức tin. Tác gả của 2 Timothy đã thôi thúc, cổ vũ cử tọa của mình đừng sống trong sợ hãi cho Thần Khí của Thiên Chúa mà đã được ban cho những tín đồ chắc chắn không phải là tinh thần của tính hèn nhát mà là sưc mạnh và tình yêu. Nhưng những điều này có thể vẫn chỉ là những ngôn từ sáo rỗng trừ phi chúng ta sống và bước đi trong Thần Khí đó. Sự đối kháng mà chúng ta bắt gặp từ bên ngoài của bản thân chúng ta đối với Tin Mừng sẽ không làm cho chúng ta rút lui vào im lặng. Mặt khác, chúng ta nên thận trọng như nhau dành cho sự đối kháng từ bên trong của chúng chúng ta.
Đức tin không chỉ là một tình cảm mặn nồng hoặc một thái độ thích đáng. Nó còn là một hình thức của sức mạnh. Không ai nắm chắc một hạt cải vì nó quá nhỏ và không đáng kể. Nhưng một tổng số lượng được so sánh như đức tin trong sáng và chân thành có thế có sức mạnh bật rễ cây cối và chuyển dời núi non. Vì vậy nó ở gữa hỗn loạn và đau khổn. Đức tin mà chúng ta có thể thực sự trở nên chất xúc tác cho sự chuyển đổi môi trường xung quanh và sự sáng tạo một trật tự mới. Khi mọi nỗ lực của con người được thực hiện trong đức tin mà họ được tham gia cùng với quyền lực có thể xảy ra. Tiêu cực, hoài nghi và tuyệt vọng không đóng góp được điều gì và có thể bị hủy diệt thực sự.
Dụ ngôn người chủ và người nô lệ mà Chúa Giê-su kể lại trước những cử tọa của Người đã phục vụ để làm mất tính tự phụ ta đây của con người. Nếu chúng ta sống như con người của đức tin và là những điển hình của hy vọng chúng ta hãy nên thận trọng tự vỗ về trên lưng hoặc tự tô điểm “thiện hảo” hay “thánh thiện.” Sau cùng, thực sự chúng ta chẳng hoàn thành được bất cứ điều gì ngoại lệ. Chúng vẫn chỉ làm được những gì mà chúng ta có nghĩa vụ phải làm và sống vì Thiên Chúa đã định đoạt chúng ta sống khi chúng ta được tạo dựng. Đặt các thánh nhân, hiền nhân và các nhà cải cách trên một tượng đài có thể ru chúng ta vào giấc ngủ và làm cho chúng ta xao lãng nhận thức rằng họ chẳng khác gì hơn chúng ta. Họ chỉ mời thức tỉnh số phận và bản chất thực của họ. Niềm hân hoan biểu hiện hình ảnh của Thiên Chúa tự bên trong chúng ta là “phần thưởng” cho một cuộc sống phụng sự tràn đầy đức tin.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Khi Mẹ Nói Tiếng “Xin Vâng”
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:40 01/10/2010
Khi Mẹ Nói Tiếng “Xin Vâng”
Tháng Mân Côi là thời điểm thuận lợi để chúng ta suy ngắm các mầu nhiệm liên quan đến Đức Maria. Biến cố Truyền tin như một khởi điểm cho thấy chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực thi cách cụ thể nơi nhân loại chúng ta. Xét từ ý nghĩa này, Đức Maria có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với vận mạng của loài người, khi Mẹ thưa lời “xin vâng” trước lệnh truyền của sứ thần Gáp – ri – en.
Khi Mẹ nói lời “xin vâng”, hiện thực về cuộc tái sinh cho nhân loại đang được mở ra. Mẹ có hoàn toàn tự do đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa, muốn qua Mẹ, đưa nhân loại trở về tình trạng ân sủng ban đầu. Chính tình yêu và sự tự hạ đã thôi thúc Mẹ nghiệm cảm điều ấy. Sự cân nhắc nơi Đức Maria để nói lên tiếng “xin vâng” hoàn toàn không có ý hướng vụ lợi; nó xuất phát từ trách nhiệm cao cả của “nữ tỳ thành Na-za-rét” trước vận mạng nhân loại.
Niềm xác tín tuyệt đối vào Đấng đang thực hiện điều kỳ diệu nơi Mẹ đã thôi thúc Mẹ đáp trả không điều kiện: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).
Thật diệu vời biết bao trong tiếng “xin vâng” ấy. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng đó là tiền đề cho cả chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì tình yêu, đã dự định cho việc cứu rỗi nhân loại. Chỉ một lời đáp lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã nối Trời cao với con người tội lỗi vong ân. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã đại diện cho hết thảy chúng ta để “xin lỗi” Đấng Chí Công Nhân Từ. Giá trị quyết liệt trong tiếng “xin vâng” ấy hệ tại ở thái độ hạ phục trước Thiên Chúa và tình yêu của Mẹ bao trùm nhân loại.
“Đức Trinh Nữ Maria đã hợp tác vào sự cứu độ nhân loại bằng niềm tin tự do và bằng sự vâng phục nhân danh toàn thể nhân loại” (SGLC, số 511).
Sau tiếng “xin vâng”, Đức Maria là mẫu mực “lắng nghe lời Chúa và tuân hành” (Lc 11, 28). Trọn đời Mẹ là minh chứng xác thực nhất cho việc sống “xin vâng”, khi Mẹ tham dự triệt để vào mầu nhiệm Nhập thể - Cứu chuộc của Đức Kitô. Thái độ tận hiến “xin vâng” của Mẹ đã được Công đồng Vatican II nêu bật:
“Như một nữ tỳ của Chúa, Đức Maria đã dâng hiến toàn thân cho bản thân và công trình của Con mình, đặt mình phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc ở dưới Đức Kitô và cùng với Đức Kitô, hợp với ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (HT, số 56).
Mừng lễ Mân Côi và sống tháng Mân Côi, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria để chiêm ngắm Mẹ là mẫu gương tuyệt vời nhất về thái độ vâng phục Thiên Chúa. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà chúng ta được trao lại địa vị làm con Thiên Chúa. Chúng ta hãy đồng hành với Mẹ để tiến dâng lên Thiên Chúa “Chuỗi Ngọc Mân Côi” đẹp đẽ thơm hương đời ta.
Sống “xin vâng”, Mẹ đã theo suốt hành trình Khổ nạn – Phục sinh của Con Mẹ, để qua đó, phục vụ cho phần rỗi chúng ta. Theo gương Mẹ, ta hãy mở rộng cõi lòng để lắng nghe Lời Chúa và thân thưa tiếng “xin vâng” trong mỗi biến cố buồn, vui, sướng, khổ của đời ta; và hãy phục vụ những người xung quanh, như lời đáp trả tận tuyệt nhất trước tình yêu Thiên Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)
Tháng Mân Côi là thời điểm thuận lợi để chúng ta suy ngắm các mầu nhiệm liên quan đến Đức Maria. Biến cố Truyền tin như một khởi điểm cho thấy chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực thi cách cụ thể nơi nhân loại chúng ta. Xét từ ý nghĩa này, Đức Maria có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với vận mạng của loài người, khi Mẹ thưa lời “xin vâng” trước lệnh truyền của sứ thần Gáp – ri – en.
Khi Mẹ nói lời “xin vâng”, hiện thực về cuộc tái sinh cho nhân loại đang được mở ra. Mẹ có hoàn toàn tự do đón nhận kế hoạch của Thiên Chúa, muốn qua Mẹ, đưa nhân loại trở về tình trạng ân sủng ban đầu. Chính tình yêu và sự tự hạ đã thôi thúc Mẹ nghiệm cảm điều ấy. Sự cân nhắc nơi Đức Maria để nói lên tiếng “xin vâng” hoàn toàn không có ý hướng vụ lợi; nó xuất phát từ trách nhiệm cao cả của “nữ tỳ thành Na-za-rét” trước vận mạng nhân loại.
Niềm xác tín tuyệt đối vào Đấng đang thực hiện điều kỳ diệu nơi Mẹ đã thôi thúc Mẹ đáp trả không điều kiện: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).
Thật diệu vời biết bao trong tiếng “xin vâng” ấy. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng đó là tiền đề cho cả chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa, vì tình yêu, đã dự định cho việc cứu rỗi nhân loại. Chỉ một lời đáp lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã nối Trời cao với con người tội lỗi vong ân. Chỉ một lời đáp thôi, nhưng Mẹ đã đại diện cho hết thảy chúng ta để “xin lỗi” Đấng Chí Công Nhân Từ. Giá trị quyết liệt trong tiếng “xin vâng” ấy hệ tại ở thái độ hạ phục trước Thiên Chúa và tình yêu của Mẹ bao trùm nhân loại.
“Đức Trinh Nữ Maria đã hợp tác vào sự cứu độ nhân loại bằng niềm tin tự do và bằng sự vâng phục nhân danh toàn thể nhân loại” (SGLC, số 511).
Sau tiếng “xin vâng”, Đức Maria là mẫu mực “lắng nghe lời Chúa và tuân hành” (Lc 11, 28). Trọn đời Mẹ là minh chứng xác thực nhất cho việc sống “xin vâng”, khi Mẹ tham dự triệt để vào mầu nhiệm Nhập thể - Cứu chuộc của Đức Kitô. Thái độ tận hiến “xin vâng” của Mẹ đã được Công đồng Vatican II nêu bật:
“Như một nữ tỳ của Chúa, Đức Maria đã dâng hiến toàn thân cho bản thân và công trình của Con mình, đặt mình phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc ở dưới Đức Kitô và cùng với Đức Kitô, hợp với ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (HT, số 56).
Mừng lễ Mân Côi và sống tháng Mân Côi, chúng ta hãy nhìn lên Đức Maria để chiêm ngắm Mẹ là mẫu gương tuyệt vời nhất về thái độ vâng phục Thiên Chúa. Chính nhờ sự vâng phục của Mẹ mà chúng ta được trao lại địa vị làm con Thiên Chúa. Chúng ta hãy đồng hành với Mẹ để tiến dâng lên Thiên Chúa “Chuỗi Ngọc Mân Côi” đẹp đẽ thơm hương đời ta.
Sống “xin vâng”, Mẹ đã theo suốt hành trình Khổ nạn – Phục sinh của Con Mẹ, để qua đó, phục vụ cho phần rỗi chúng ta. Theo gương Mẹ, ta hãy mở rộng cõi lòng để lắng nghe Lời Chúa và thân thưa tiếng “xin vâng” trong mỗi biến cố buồn, vui, sướng, khổ của đời ta; và hãy phục vụ những người xung quanh, như lời đáp trả tận tuyệt nhất trước tình yêu Thiên Chúa.
(Đại Chủng viện Vinh Thanh)
Sống Niềm Tin
Phanxicô Xaviê
08:43 01/10/2010
Đọc truyện “Một tâm hồn” của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng ta mới thấy được một tính cách phi thường của những việc xem ra như bình thường, nhưng lại chẳng mấy ai có thể vui vẻ làm nếu không có một tâm hồn phi thường. Nên chính tâm hồn phi thường, với tấm lòng hiếu thảo thì các việc xem ra nhỏ bé lại có giá trị lớn lao đối với Chúa. Trong cuộc sống, Thiên Chúa vẫn luôn có sẵn một chương trình để dẫn dắt chúng ta đi trong tin yêu và đạt được tình yêu hoàn hảo. Công đồng Vatican II đã mở ra một kỷ nguyên mới, đã mang đến cho Giáo hội và cho mọi tín hữu nhiều cơ hội để biểu lộ niềm tin qua hành động sống đạo của mình trong mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Một sĩ quan quân đội Nga đến gặp một vị mục dư Hungary và xin được nói chuyện riêng với ông. Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ tướng khí hung hãn vẻ dương dương tự đắc trong tư thế của kẻ chiến thắng.
Khi cửa phòng khách đã được đóng lại rồi, viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói với vị mục sư rằng: “Ông biết không, cái đó là sự dối trá do các mục sư bày đặt ra để làm mê hoặc đám dân nghèo, để giúp những người giàu đễ dàng kềm hãm họ trong tình trạng ngu dốt. Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy thú nhận với tôi rằng: ông không hề bao giờ tin Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”
Vị mục sư cười và trả lời rằng: “Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật”. Viên sĩ quan hét lên: “Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng diễu cợt tôi”. Nói xong, anh ta rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị mục sư và hăm dọa: “Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là một sự dối trá, thì tôi sẻ nổ súng”.
Vị mục sư điềm tĩnh trả lời: Tôi không thể nói như thế, vì không đúng, Đức Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa”
Viên sĩ quan vứt khẩu súng xuống sàn nhà và chạy đến ôm vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa nói: “Đúng thế, đúng thế. Tôi cũng tin như vậy, nhưng tôi đã không thể tin rằng có những người dám chết vì đức tin cho đến khi chính tôi khám phá ra điều này. Tôi xin cảm ơn ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Bây giờ chính tôi cũng có thể chết cho Đức Kitô. Ngài đã chứng minh cho tôi rằng: Điều này ai cũng có thể làm được”.
Các vị tử đạo nhắc nhở chúng ta rằng: chết vì niềm tin là hồng ân được trao ban cho thiểu số, nhưng sống niềm tin là ơn gọi của tất cả mọi người Kitô hữu. Như thế, đời sống tôn giáo và đạo đức của chúng ta hiện nay là đời sống đức tin chân thật. Dù nhỏ bé nhưng đích thực là hạt cải chứ không phải là hạt bụi mơ hồ. Theo đó, ta chân thành tìm kiếm, học hỏi và cầu nguyện chắc chắn sẽ dẫn đến đức tin thiện hảo.
Trước tiên có bài sách Habacuc (1,2-3; 2,2-4), là một nhà tiên tri sống khoàng 600 năm trước Chúa Giêsu giáng sinh. Đó là thời buổi nước Juđa trải qua nhiều hoàn cảnh éo le. Trong nước triều đình suy yếu, ngoại giáo xâm nhập, đạo đức suy đồi. Bên ngoài, sức ép của các nước lân bang ngày càng mạnh và càng gần. Đặc biệt một cuộc xâm lăng của đế quốc Babylon dường như là việc không tránh khỏi.
Các tiên tri đã nhìn thấy hoàn cảnh như vậy, họ chấp nhận sống với những thử thách chính đáng. Nhưng khi các sự việc xảy ra, nhiều tiên tri có tâm tư bất ổn, mà tác gỉa sách Habacuc là một. Ông sống trong thử thách mà tội lỗi của dân cứng cổ đã gây ra. Ông chấp nhận hoàn cảnh hiện tại như là roi trừng phạt của Thiên Chúa muốn cảm hóa con cái mình. Nhưng vì cuộc lưu đày Babylon quá lâu, kéo dài khoảng 70 năm trong đau khổ triền miên. Do đó mới có câu đầu tiên trong sách bài đọc: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe”. Đó là tiếng kêu của kẻ hầu như sắp chịu hết nổi các khổ cực đang giáng xuống mình. Niềm tin của con người nhiều khi phải khủng hoảng như vậy. Nhưng các tiên tri không phải chỉ biết nói lên những điều về thân phận con người, mà còn biết nhận ra các phán quyết của Thiên Chúa, để hướng dẫn chúng ta khám phá thánh ý Ngài. Habacuc đã làm công việc này trong phần để Thiên Chúa trả lời các tâm tư của người tín hữu đau khổ: “ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình”. Đời sống đức tin là một sự lựa chọn: tin hoặc không tin Lời Thiên Chúa. Ai tin là người tín nghĩa, còn kẻ không tin sẽ vứt bỏ Lời Ngài và cậy dựa vào sự an ủi của trần gian chóng qua. Ngay cả trong đám những người Do thái lưu vong cũng đã không lựa chọn niềm tin. Vì họ muốn có một Thiên Chúa như họ, giải quyết tức khắc các vấn đề theo suy nghĩ của họ. Họ không muốn tin Thiên Chúa mà chỉ muốn dùng Người phục vụ các tham vọng ích kỷ của họ. Những người có niềm tin trái lại nhận ra các giới hạn của mình nên phó thác tất cả trong tay Chúa. Họ tin Lời Người nên chỉ lo giữ tín nghĩa vì họ chắc chắn Thiên Chúa là Đấng Trung Thành, không thể lừa dối ai. Cuộc đời của những người suy nghĩ như vậy mới là sống đức tin.
Tiên tri Habacuc đã dạy chúng ta bài học sơ đẳng này. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta có chấp nhận để Thiên Chúa hướng dẫn, hay chúng ta bắt Người chiều theo ý chúng ta? Có lẽ chúng ta phải theo gương các Tông đồ xưa:”Xin Chúa thêm lòng tin cho chúng con!”. Và Chúa Giêsu đã đáp lại lời cầu xin của các ông bằng cách khơi thêm lòng tin ấy. Chúa nói:”Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em.” Chúa Giêsu khẳng định với các Tông đồ về sức mạnh phi thường của lòng tin. Tuy nhiên Chúa cũng cho thấy đòi hỏi phải có sự đáp trả mạnh mẽ bằng cả tấm lòng của người tôi trung. Nghĩa là người có đức tin phải sống đúng và làm việc hết khả năng theo như phận sự đòi buộc thì rồi sẽ thấy những kết quả lạ lùng. Giống như người đầy tớ làm hết công việc cày bừa ngoài đồng, rồi lại về làm các việc trong nhà. Anh không đòi được trả công tức thì. Lòng tín nghĩa bảo anh làm hết mọi công việc đã được phân chia. Tất nhiên anh chắc chắn chủ sẽ thi hành phận sự của chủ. Người có đức tin cũng phải như vậy. Ngày xưa, Tổ phụ Abraham 90 tuổi, già nua nhưng khi nhận biết thánh ý Chúa, đã bình tâm ra đi với lòng tin tưởng. Thánh Augustino thời trẻ đã sai lầm mà coi thường Chúa, nhưng nhờ nghe giảng giải, đọc và tìm hiểu Tin mừng, ngài đã từ bỏ con đường lầm lạc…
Như vậy niềm tin thật là cần thiết, không những trong các hoàn cảnh éo le như bài đọc 1 gợi lên, ngay cả trong đời sống hàng ngày để làm được mọi công việc theo khả năng và ơn gọi. Điều này khiến chúng ta thấy lời Thánh Phaolô nhắn nhủ Timôthê rất thực tế. Thánh Tông đồ khuyến khích nhà truyền giáo trẻ khơi dậy đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho ông. Lời đó cũng nói với chúng ta. Hãy xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta các ân huệ là sức mạnh, tình thương và lòng tự chủ, để chúng ta có khả năng sống cuộc đời khiêm nhường phục vụ Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần cũng sẽ giúp chúng ta can đảm chịu đựng những khi gặp khó khăn, thử thách.
Lạy Chúa,
Xin cho con lòng tin
Dù âm thầm nhỏ bé,
Nhưng rạng rỡ một niềm
Vui an bình con sống
Trọn vẹn nghĩa tôi trung.
Một sĩ quan quân đội Nga đến gặp một vị mục dư Hungary và xin được nói chuyện riêng với ông. Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ tướng khí hung hãn vẻ dương dương tự đắc trong tư thế của kẻ chiến thắng.
Khi cửa phòng khách đã được đóng lại rồi, viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói với vị mục sư rằng: “Ông biết không, cái đó là sự dối trá do các mục sư bày đặt ra để làm mê hoặc đám dân nghèo, để giúp những người giàu đễ dàng kềm hãm họ trong tình trạng ngu dốt. Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy thú nhận với tôi rằng: ông không hề bao giờ tin Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”
Vị mục sư cười và trả lời rằng: “Ông bạn ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật”. Viên sĩ quan hét lên: “Ông đừng có lừa dối tôi, cũng đừng diễu cợt tôi”. Nói xong, anh ta rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị mục sư và hăm dọa: “Nếu ông không nhận rằng đó chỉ là một sự dối trá, thì tôi sẻ nổ súng”.
Vị mục sư điềm tĩnh trả lời: Tôi không thể nói như thế, vì không đúng, Đức Giêsu thật sự là Con Thiên Chúa”
Viên sĩ quan vứt khẩu súng xuống sàn nhà và chạy đến ôm vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa nói: “Đúng thế, đúng thế. Tôi cũng tin như vậy, nhưng tôi đã không thể tin rằng có những người dám chết vì đức tin cho đến khi chính tôi khám phá ra điều này. Tôi xin cảm ơn ngài. Ngài đã củng cố lòng tin của tôi. Bây giờ chính tôi cũng có thể chết cho Đức Kitô. Ngài đã chứng minh cho tôi rằng: Điều này ai cũng có thể làm được”.
Các vị tử đạo nhắc nhở chúng ta rằng: chết vì niềm tin là hồng ân được trao ban cho thiểu số, nhưng sống niềm tin là ơn gọi của tất cả mọi người Kitô hữu. Như thế, đời sống tôn giáo và đạo đức của chúng ta hiện nay là đời sống đức tin chân thật. Dù nhỏ bé nhưng đích thực là hạt cải chứ không phải là hạt bụi mơ hồ. Theo đó, ta chân thành tìm kiếm, học hỏi và cầu nguyện chắc chắn sẽ dẫn đến đức tin thiện hảo.
Trước tiên có bài sách Habacuc (1,2-3; 2,2-4), là một nhà tiên tri sống khoàng 600 năm trước Chúa Giêsu giáng sinh. Đó là thời buổi nước Juđa trải qua nhiều hoàn cảnh éo le. Trong nước triều đình suy yếu, ngoại giáo xâm nhập, đạo đức suy đồi. Bên ngoài, sức ép của các nước lân bang ngày càng mạnh và càng gần. Đặc biệt một cuộc xâm lăng của đế quốc Babylon dường như là việc không tránh khỏi.
Các tiên tri đã nhìn thấy hoàn cảnh như vậy, họ chấp nhận sống với những thử thách chính đáng. Nhưng khi các sự việc xảy ra, nhiều tiên tri có tâm tư bất ổn, mà tác gỉa sách Habacuc là một. Ông sống trong thử thách mà tội lỗi của dân cứng cổ đã gây ra. Ông chấp nhận hoàn cảnh hiện tại như là roi trừng phạt của Thiên Chúa muốn cảm hóa con cái mình. Nhưng vì cuộc lưu đày Babylon quá lâu, kéo dài khoảng 70 năm trong đau khổ triền miên. Do đó mới có câu đầu tiên trong sách bài đọc: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe”. Đó là tiếng kêu của kẻ hầu như sắp chịu hết nổi các khổ cực đang giáng xuống mình. Niềm tin của con người nhiều khi phải khủng hoảng như vậy. Nhưng các tiên tri không phải chỉ biết nói lên những điều về thân phận con người, mà còn biết nhận ra các phán quyết của Thiên Chúa, để hướng dẫn chúng ta khám phá thánh ý Ngài. Habacuc đã làm công việc này trong phần để Thiên Chúa trả lời các tâm tư của người tín hữu đau khổ: “ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục, còn người công chính thì sẽ được sống, nhờ lòng thành tín của mình”. Đời sống đức tin là một sự lựa chọn: tin hoặc không tin Lời Thiên Chúa. Ai tin là người tín nghĩa, còn kẻ không tin sẽ vứt bỏ Lời Ngài và cậy dựa vào sự an ủi của trần gian chóng qua. Ngay cả trong đám những người Do thái lưu vong cũng đã không lựa chọn niềm tin. Vì họ muốn có một Thiên Chúa như họ, giải quyết tức khắc các vấn đề theo suy nghĩ của họ. Họ không muốn tin Thiên Chúa mà chỉ muốn dùng Người phục vụ các tham vọng ích kỷ của họ. Những người có niềm tin trái lại nhận ra các giới hạn của mình nên phó thác tất cả trong tay Chúa. Họ tin Lời Người nên chỉ lo giữ tín nghĩa vì họ chắc chắn Thiên Chúa là Đấng Trung Thành, không thể lừa dối ai. Cuộc đời của những người suy nghĩ như vậy mới là sống đức tin.
Tiên tri Habacuc đã dạy chúng ta bài học sơ đẳng này. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta có chấp nhận để Thiên Chúa hướng dẫn, hay chúng ta bắt Người chiều theo ý chúng ta? Có lẽ chúng ta phải theo gương các Tông đồ xưa:”Xin Chúa thêm lòng tin cho chúng con!”. Và Chúa Giêsu đã đáp lại lời cầu xin của các ông bằng cách khơi thêm lòng tin ấy. Chúa nói:”Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em.” Chúa Giêsu khẳng định với các Tông đồ về sức mạnh phi thường của lòng tin. Tuy nhiên Chúa cũng cho thấy đòi hỏi phải có sự đáp trả mạnh mẽ bằng cả tấm lòng của người tôi trung. Nghĩa là người có đức tin phải sống đúng và làm việc hết khả năng theo như phận sự đòi buộc thì rồi sẽ thấy những kết quả lạ lùng. Giống như người đầy tớ làm hết công việc cày bừa ngoài đồng, rồi lại về làm các việc trong nhà. Anh không đòi được trả công tức thì. Lòng tín nghĩa bảo anh làm hết mọi công việc đã được phân chia. Tất nhiên anh chắc chắn chủ sẽ thi hành phận sự của chủ. Người có đức tin cũng phải như vậy. Ngày xưa, Tổ phụ Abraham 90 tuổi, già nua nhưng khi nhận biết thánh ý Chúa, đã bình tâm ra đi với lòng tin tưởng. Thánh Augustino thời trẻ đã sai lầm mà coi thường Chúa, nhưng nhờ nghe giảng giải, đọc và tìm hiểu Tin mừng, ngài đã từ bỏ con đường lầm lạc…
Như vậy niềm tin thật là cần thiết, không những trong các hoàn cảnh éo le như bài đọc 1 gợi lên, ngay cả trong đời sống hàng ngày để làm được mọi công việc theo khả năng và ơn gọi. Điều này khiến chúng ta thấy lời Thánh Phaolô nhắn nhủ Timôthê rất thực tế. Thánh Tông đồ khuyến khích nhà truyền giáo trẻ khơi dậy đặc sủng Thiên Chúa đã ban cho ông. Lời đó cũng nói với chúng ta. Hãy xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta các ân huệ là sức mạnh, tình thương và lòng tự chủ, để chúng ta có khả năng sống cuộc đời khiêm nhường phục vụ Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần cũng sẽ giúp chúng ta can đảm chịu đựng những khi gặp khó khăn, thử thách.
Lạy Chúa,
Xin cho con lòng tin
Dù âm thầm nhỏ bé,
Nhưng rạng rỡ một niềm
Vui an bình con sống
Trọn vẹn nghĩa tôi trung.
Kinh Cầu và Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2010- 2011
Dominic David Trần.
13:14 01/10/2010
Kinh Cầu:
Lạy Chúa, Thiên Chúa của chúng con, xin Chúa giúp chúng con bước đi với Chúa
trên con đường của Phúc Thật Tám Mối và sống trọn vẹn cho Sứ Mạng Truyền Giáo
của Chúa trong thế giới hôm nay.
Xin Chúa liên kết chúng con với mọi người của thời đại chúng con - để chúng con cùng đem Tin Mừng Phúc Âm đến tận cùng cõi đất.
Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng con và các Cộng Đoàn mà Thiên Chúa gởi đến với mọi người khốn khó, những người bị khổ đau, bệnh tật, hoặc bị áp bức và bị chà đạp nhân phẩm.
Nguyện xin Thiên Chúa Hằng Sống soi sáng và biến đổi cuộc đời chúng con trong niềm Cậy Trông và Hy Vọng vào Chúa Sống Lại.
Xin Thiên Chúa hằng sống và hiển trị đời đời đoái thương nhận lời khấn nguyện của chúng con. Amen
TRUYỀN GIÁO LÀ VIỆC PHẢI LÀM CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO CHÚNG TA
Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2010-2011
Tháng 10 /2010: Cầu cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo Thế Giới
Cầu cho ngày khánh nhật truyền giáo thế giới sẽ nuôi dưỡng lòng nhiệt thành Rao Giảng Tin Mừng, cùng ước muốn sẵn sàng hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo bằng lời cầu nguyện và đóng góp tài chánh cho các Giáo Hội nghèo khó.
Tháng 11/ 2010: Cầu cho những người nghèo khổ tại Phi Châu
Cầu cho lục địa Phi Châu tìm được sức mạnh của Chúa KiTô để mưu cầu cho được Công Lý và Hòa Giải theo khuyến nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi lần thứ 2.
Tháng 12/2010: Cầu cho thanh thiếu niên và giới trẻ:
Cầu cho các cháu thiếu nhi và người trẻ trở thành các Sứ giả của Tin Mừng và họ được tôn trọng và bảo vệ
khỏi mọi bạo hành, áp bức và lợi dụng.
Tháng Giêng năm 2011: Cầu cho sự Hiệp Nhất Các Tín Hữu KiTô Giáo.
Cầu xin cho tín hữu Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới đạt đến sự Hiệp Nhất trọn vẹn và trở nên như những Chứng nhân của Thiên Chúa.
Tháng Hai/2011: Cầu cho các bệnh nhân trong các quốc gia đuợc truyền giáo
Xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo luôn làm chứng nhân cho sự hiện diện của Đức Chúa KiTô trong việc phục vụ bệnh nhân tại các xứ Truyền giáo.
Tháng Ba/2011: Cầu cho những người bị bách hại vì Tin Mừng.
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và sức mạnh cho những người bị bách hại và bị phân biệt đối xử, kỳ thị chỉ vì loan báo và sống theo Tin Mừng.
Tháng Tư/2011: Cầu cho tất cả các giáo đoàn và công cuộc truyền giáo
Thông qua việc loan truyền và làm chứng nhân Tin Mừng trong cuộc sống; cầu xin cho công cuộc truyền giáo đem Thiên Chúa đến cho tất cả chưa được nhận biết Thiên Chúa.
Tháng Năm/2011: Cầu cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc
Cầu xin Thiên Chúa phù trợ cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc bền đỗ và triển nở trong sự Hiệp Nhất.
Tháng Sáu/2011: Cầu cho Ơn Gọi Truyền Giáo
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban thêm nhiều Thừa Sai sẵn sàng loan báo Tin Mừng và mở mang Nước Chúa.
Tháng Bảy/2011: Cầu cho các Nữ Tu Sĩ Thừa Sai trong công cuộc Truyền giáo
Cầu xin cho các Nữ Tu Sĩ thuộc các xứ truyền giáo là các chứng nhân cho niềm vui của Tin Mừng Phúc Âm và là các dấu chỉ sống thực của Tình Yêu của Thiên Chúa.
Tháng Tám/2011: Cầu cho sự trẻ trung hóa lại các tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Phương Tây.
Cầu xin cho các tín hữu KiTô Giáo trong các nước Tây Phương được mở rộng tâm trí và tái khám phá lại Đức Tin của họ.
Tháng Chín/2011: Cầu cho các Cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo Á Châu
Cầu xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo của Á Châu loan truyền Tin Mừng Phúc Âm và làm chứng nhân bằng lòng sốt mến và nhiệt thành.
Courtesy of the Society For The Propagation of the Faith, Canada
Lạy Chúa, Thiên Chúa của chúng con, xin Chúa giúp chúng con bước đi với Chúa
trên con đường của Phúc Thật Tám Mối và sống trọn vẹn cho Sứ Mạng Truyền Giáo
của Chúa trong thế giới hôm nay.
Xin Chúa liên kết chúng con với mọi người của thời đại chúng con - để chúng con cùng đem Tin Mừng Phúc Âm đến tận cùng cõi đất.
Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng con và các Cộng Đoàn mà Thiên Chúa gởi đến với mọi người khốn khó, những người bị khổ đau, bệnh tật, hoặc bị áp bức và bị chà đạp nhân phẩm.
Nguyện xin Thiên Chúa Hằng Sống soi sáng và biến đổi cuộc đời chúng con trong niềm Cậy Trông và Hy Vọng vào Chúa Sống Lại.
Xin Thiên Chúa hằng sống và hiển trị đời đời đoái thương nhận lời khấn nguyện của chúng con. Amen
TRUYỀN GIÁO LÀ VIỆC PHẢI LÀM CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO CHÚNG TA
Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2010-2011
Tháng 10 /2010: Cầu cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo Thế Giới
Cầu cho ngày khánh nhật truyền giáo thế giới sẽ nuôi dưỡng lòng nhiệt thành Rao Giảng Tin Mừng, cùng ước muốn sẵn sàng hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo bằng lời cầu nguyện và đóng góp tài chánh cho các Giáo Hội nghèo khó.
Tháng 11/ 2010: Cầu cho những người nghèo khổ tại Phi Châu
Cầu cho lục địa Phi Châu tìm được sức mạnh của Chúa KiTô để mưu cầu cho được Công Lý và Hòa Giải theo khuyến nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi lần thứ 2.
Tháng 12/2010: Cầu cho thanh thiếu niên và giới trẻ:
Cầu cho các cháu thiếu nhi và người trẻ trở thành các Sứ giả của Tin Mừng và họ được tôn trọng và bảo vệ
khỏi mọi bạo hành, áp bức và lợi dụng.
Tháng Giêng năm 2011: Cầu cho sự Hiệp Nhất Các Tín Hữu KiTô Giáo.
Cầu xin cho tín hữu Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới đạt đến sự Hiệp Nhất trọn vẹn và trở nên như những Chứng nhân của Thiên Chúa.
Tháng Hai/2011: Cầu cho các bệnh nhân trong các quốc gia đuợc truyền giáo
Xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo luôn làm chứng nhân cho sự hiện diện của Đức Chúa KiTô trong việc phục vụ bệnh nhân tại các xứ Truyền giáo.
Tháng Ba/2011: Cầu cho những người bị bách hại vì Tin Mừng.
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và sức mạnh cho những người bị bách hại và bị phân biệt đối xử, kỳ thị chỉ vì loan báo và sống theo Tin Mừng.
Tháng Tư/2011: Cầu cho tất cả các giáo đoàn và công cuộc truyền giáo
Thông qua việc loan truyền và làm chứng nhân Tin Mừng trong cuộc sống; cầu xin cho công cuộc truyền giáo đem Thiên Chúa đến cho tất cả chưa được nhận biết Thiên Chúa.
Tháng Năm/2011: Cầu cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc
Cầu xin Thiên Chúa phù trợ cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc bền đỗ và triển nở trong sự Hiệp Nhất.
Tháng Sáu/2011: Cầu cho Ơn Gọi Truyền Giáo
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban thêm nhiều Thừa Sai sẵn sàng loan báo Tin Mừng và mở mang Nước Chúa.
Tháng Bảy/2011: Cầu cho các Nữ Tu Sĩ Thừa Sai trong công cuộc Truyền giáo
Cầu xin cho các Nữ Tu Sĩ thuộc các xứ truyền giáo là các chứng nhân cho niềm vui của Tin Mừng Phúc Âm và là các dấu chỉ sống thực của Tình Yêu của Thiên Chúa.
Tháng Tám/2011: Cầu cho sự trẻ trung hóa lại các tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Phương Tây.
Cầu xin cho các tín hữu KiTô Giáo trong các nước Tây Phương được mở rộng tâm trí và tái khám phá lại Đức Tin của họ.
Tháng Chín/2011: Cầu cho các Cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo Á Châu
Cầu xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo của Á Châu loan truyền Tin Mừng Phúc Âm và làm chứng nhân bằng lòng sốt mến và nhiệt thành.
Courtesy of the Society For The Propagation of the Faith, Canada
Tháng Mân Côi, ngàn hoa dâng Mẹ.
Đặng Xuân Hường
16:22 01/10/2010
Mỗi năm đến tháng Mân Côi thì không khí phụng vụ các họ đạo có vẻ như nhộn nhịp sống động hẳn lên. Điều đó chứng tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ của người Công giáo Việt Nam rất đậm đà sâu sắc và có truyền thống lâu dài.
Văn hoá Việt Nam vốn coi trọng tình cha nghĩa mẹ, đề cao tình mẫu tử như là một giá trị nhân bản của người mẹ. Từ tư tưởng đó, khi đạo Công giáo bắt đầu được truyền giảng ở Việt Nam, Đức Mẹ Maria đã được người Công giáo Việt Nam tôn sùng, yêu mến một cách thiết tha gần gũi như tình cảm gia đình mẹ con bình thường trần thế! Có điều gì lo lắng: chạy đến kêu cầu Đức Mẹ! Có điều gì buồn phiền: chạy đến than thở với Đức Mẹ! Có người đau bệnh: chạy đến khấn xin Đức Mẹ, nhiều khi hái một bông hoa trước toà Mẹ đem về nấu chung với siêu thuốc Bắc, không mê tín dị đoan, nhưng với niềm tin là có Mẹ hộ phù!
Niềm tin, lòng sùng kính Đức Mẹ đã phát sinh thêm rất nhiều hình thức tôn vinh Đức Mẹ…và những cuộc cung nghinh rước Thánh tượng Đức Mẹ lại càng làm cho lòng yêu mến Đức Mẹ triển nở trong lòng người Công giáo Việt Nam.
Bình Giã, một làng quê thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Phước Tuy cũ), đã đem truyền thống tôn vinh Đức Mẹ từ hồi di cư 1954 vào Nam, và giữ truyền thống đó thật lâu dài trên một miền đất bà con toàn tòng Công giáo, sinh hoạt hàng ngày gần gũi nhau trong tình cảm xóm giềng thân thiết có nhau!
Giáo xứ Vinh Trung là một trong ba Giáo xứ của làng xã Bình Giã, có truyền thống tôn vinh đặc biệ Đức Mẹ vào tháng Năm và tháng Mười hàng năm, từ thời mới định cư cho tới sau năm 1975.
Tháng Năm là tháng Hoa, giáo xứ tổ chức tôn vinh Đức Mẹ trong nhà thờ. Giáo xứ có tám giáo họ, ba mươi mốt ngày trong tháng Năm được chia ra cho tám giáo họ phụ trách, họ lớn thì bốn ngày, họ nhỏ hơn ba ngày. Hồi đó, nhà thờ chưa có điện từ nhà máy lớn đưa về như bây giờ, giáo xứ có một máy phát điện chạy máy dầu. Trong tháng Hoa kính Đức Mẹ, giờ tôn vinh kéo dài hàng giờ với đội dâng hoa, lần hạt suy niệm…các giáo họ đóng góp thêm dầu vào trong dịp này để đỡ phần nào cho ngân quỹ giáo xứ. Có giáo họ đã đưa thêm máy chạy điện tới để trang trí nhiều đèn điện hơn nữa!
Tháng Năm, mỗi buổi tối nhà thờ đầy ắp người, nhiều người còn đến trước giờ chuông chiều để có chỗ trong nhà thờ nữa. Hồi đó nhà thờ cũng chưa được xây dựng lại, vào những dịp tháng Năm, tháng Mười hay các ngày lễ Chủ nhật, lễ trọng, người ngồi trong nhà thờ chật cả nên số người đứng ngấp nghé ngoài cửa rất nhiều. Những khi đến giờ dâng hoa kính Mẹ, người ngồi trong nhà thờ thoải mái cùng hiệp ý dâng lời kinh, tràng hoa thật sốt mến, còn người đứng ngoài thì “mỏi cẳng nghển cổ” cố gắng hiệp thông! Đã vậy mà có hôm trời lại mưa, bà con phải nép sát vào trong mái hiên mà vẫn ướt nhẹp! Suốt cả tháng, dù mưa hay nắng, tối nào cũng đông nghẹt người trong ngoài như nhau!
Đến tháng Mười Mân Côi thì lại càng “sôi động” hơn nữa! Ngày khai mạc tháng Mân Côi tất cả giáo dân của Giáo xứ tề tựu đông đủ nơi nhà thờ, sau thánh lễ sẽ cung nghinh tượng Đức Mẹ đến một giáo họ, và tượng Mẹ sẽ ở lại với giáo họ đó. Cũng như tháng Năm, mỗi giáo họ sẽ phụ trách ba hoặc bốn ngày ngay tại Giáo họ của mình. Tháng Mười thời tiết miền Nam mặc dù đã vào cuối mùa mưa, nhưng không thiếu những lúc bà con phải mang nón, che dù để rước Đức Mẹ.
Mỗi giáo họ đến phiên mình đã làm sẵn một khán đài cao, trang trí hoa đèn nến…rất rực rỡ để nghinh đón Đức Mẹ về giáo họ mình. Thường thường các giáo họ chọn một gia đình tại địa điểm ngã tư thuận tiện để làm khán đài đón Mẹ, và mỗi tối giáo họ tụ họp tại đó để làm giờ tôn vinh Mẹ. Luân phiên mỗi năm một giáo họ được vinh dự rước Mẹ về trong ngày khai mạc. Các em gái mười, mười hai tuổi đã được chọn lựa để tập dượt các bài hát dâng hoa. Nhiều em trong độ tuổi, không được chọn dâng hoa đã về nhà khóc sướt mướt vì “tủi thân”! Sau này, có giáo họ đã tuyển chọn tập dượt đội dâng hoa đông đảo hơn có cả nam lẫn nữ! Mỗi giáo họ tập dượt các bài hát dâng hoa cũng rất phong phú, ít khi có sự trùng lặp, có Giáo họ còn đưa các các bài dâng hoa rất cổ xưa từ ngoài Bắc với cung giọng dân gian rất lạ tai, nhưng vẫn làm cho mọi người tham dự hướng lòng lên trong tâm tình sốt mến.
Cũng đã có người cho rằng dâng hoa như thế có vẻ trình diễn quá, chẳng biết Đức Mẹ có nghe thấy gì không, chứ bà con thì xem ra có người như đi xem văn nghệ vậy! Thực ra nếu bình phẩm như thế là do thiếu lòng đạo đức, thiếu tinh thần xây dựng, chứ nhìn tổng thể sinh hoạt vào tháng Mân Côi, mọi người trong giáo xứ đa số ai cũng náo nức chuẩn bị cả bề ngoài lẫn bề trong thì đủ biết kết quả của những cuộc rước kiệu dâng hoa cho Đức Mẹ như thế nào rồi.
Chỉ riêng việc khiêng kiệu Đức Mẹ đối với nhiều cô cũng đã là một vinh dự lớn! Chiếc kiệu xinh xắn, không nặng lắm, do bốn hay sáu thiếu nữ thay nhau đổi vai cho đỡ “mỏi mệt”! Thật ra nhiều cô cho biết, chẳng có mỏi mệt gì, chẳng qua mấy ông chia ra như thế phòng hờ mà thôi! Có cô khi đổi phiên còn chẳng muốn đổi nữa là! Tuy vậy, có giáo họ rước Mẹ, đúng vào ngày mưa, đường sá làng quê lúc đó còn đất đỏ trơn trượt, nước mưa đọng đầy các vùng trũng trên đường, các cô rất vất vả với áo dài quần trắng mà phải phết bùn nước đất đỏ trông thật thảm tệ. Đã có lần các ông phụ trách phải cử thanh niên khiệng kiệu qua những khoảng đường bùn lầy trơn trượt quá! Những lúc đó mấy thanh niên cứ như là mở cờ trong lòng, vừa hăng hái vừa cẩn thận khiêng kiệu Mẹ một cách trịnh trọng. Có Giáo họ đúng giờ khai mạc rước thì vừa cơn mưa, cả xóm mang áo mưa đi hàng dài để cung nghinh Đức Mẹ.
Có ai nhìn được cảnh bà con giáo dân mang áo mưa, mang dù chầm chậm đi trong cơn mưa vẫn hát vang lời ca tụng Mẹ, vẫn lên giọng lần hạt bình thường mới thấy được tâm tình người Công giáo yêu mến Đức Mẹ đến như thế nào!
Đèn điện để thắp sáng kiệu Mẹ, do một máy phát điện nhỏ được mấy thanh niên gắn trên một chiếc xe kéo nhỏ đẩy theo phía sau kiệu Mẹ, chiếc xe nhỏ có khi lún xuống vũng bùn làm mấy cậu thanh niên hì hục đun đẩy, đã có cậu ngã nhào ra vũng bùn vì trượt chân! Nhưng tất cả vẫn vui vẻ, vẫn tiếp tục công việc một cách chân tình trong tiếng hát ca vang hướng lòng về Đức Mẹ.
Ngày khai mạc tháng Mân Côi có năm được tổ chức rất trọng thể, trước thánh lễ, đoàn rước bắt đầu từ nhà thờ có cha Chánh xứ mang áo lễ cùng đi, vòng rước cung nghinh Đức Mẹ theo đường cái quan đi qua giáo họ Quan Lãng, lên giáo họ Yên Đại, rẽ qua hàng ba, xuống Bình Thuận, qua Xuân Mỹ, La Nham, Nhân Hoà rồi rẽ qua hàng hai đường cái quan đi qua Ngọc Sơn, Quy Hậu. (Hồi đó giáo xứ Vinh Trung chưa có giáo họ Vô Nhiễm)
Trên đường cung nghinh Đức Mẹ, các giáo họ làm cổng chào trông thật đẹp mắt. Có lần kiệu cung nghinh Đức Mẹ được đặt trên một chiếc xe máy cày lớn trang trí thành một chiếc tàu buồm, có cánh buồm khá cao, khi đi ngang qua các cổng chào cánh buồm được hạ xuống thật khéo léo. Nhìn đoàn rước theo sau cánh buồm Mẹ, như hình ảnh đoàn con cái đang được Mẹ dẫn đưa qua biển đời sóng gió về đến nơi an bình!
Đã nhiều năm trôi qua, hình ảnh đoàn người sắp hàng dài tay cầm tràng hạt cung nghinh Đức Mẹ đã có phần nào phai nhoà trong tâm trí bà con. Bài hát ngày xưa “Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám…” bây giờ thì không hợp thời nữa, nhưng có lẽ trong một ý nghĩa nào đó lại đúng! Lại cần được cất lên với một cung giọng khẩn thiết hơn! Lác đác đã có người trong làng quê Bình Giã, Bình Trung thân yêu nằm xuống vì căn bệnh “thế kỷ”! Đã có những nhóm hút xách, đâm chém nhau trên đường làng vốn bình yên bao nhiêu năm! Đã có những phiên toà lưu động để xét xử các vụ trộm cắp nghiêm trọng ngay chính trên vùng đất hiền hoà mà ngày xưa chẳng bao giờ phải bận tâm cửa đóng then cài!
Chẳng riêng gì trong làng quê nhỏ bé này, hầu như khắp mọi miền quê hương đã nổi lên những tiếng báo động suy đồi đạo đức rất nghiêm trọng!
Với công nghệ thông tin hiện đại, mạng internet đã nối đến nhiều nhà, cửa hàng mạng vi tính mọc như nấm, khắp cùng ngõ hẻm ai cũng có phôn tay…song song với những tiện ích đó thì những nguy hại cũng đi theo như dòng lũ, cuốn trôi tất cả sự ngây thơ trong trắng vô tư của lớp trẻ…Mai đây lại thêm một sòng bài lớn khai trương ở HồTràm, thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nghe nói “theo phong cách Las Vegas”, một chốn cờ bạc ăn chơi như thế chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức của bà con, dân chúng sinh sống quanh vùng!
“Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám….!”
Văn hoá Việt Nam vốn coi trọng tình cha nghĩa mẹ, đề cao tình mẫu tử như là một giá trị nhân bản của người mẹ. Từ tư tưởng đó, khi đạo Công giáo bắt đầu được truyền giảng ở Việt Nam, Đức Mẹ Maria đã được người Công giáo Việt Nam tôn sùng, yêu mến một cách thiết tha gần gũi như tình cảm gia đình mẹ con bình thường trần thế! Có điều gì lo lắng: chạy đến kêu cầu Đức Mẹ! Có điều gì buồn phiền: chạy đến than thở với Đức Mẹ! Có người đau bệnh: chạy đến khấn xin Đức Mẹ, nhiều khi hái một bông hoa trước toà Mẹ đem về nấu chung với siêu thuốc Bắc, không mê tín dị đoan, nhưng với niềm tin là có Mẹ hộ phù!
Niềm tin, lòng sùng kính Đức Mẹ đã phát sinh thêm rất nhiều hình thức tôn vinh Đức Mẹ…và những cuộc cung nghinh rước Thánh tượng Đức Mẹ lại càng làm cho lòng yêu mến Đức Mẹ triển nở trong lòng người Công giáo Việt Nam.
Bình Giã, một làng quê thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Phước Tuy cũ), đã đem truyền thống tôn vinh Đức Mẹ từ hồi di cư 1954 vào Nam, và giữ truyền thống đó thật lâu dài trên một miền đất bà con toàn tòng Công giáo, sinh hoạt hàng ngày gần gũi nhau trong tình cảm xóm giềng thân thiết có nhau!
Giáo xứ Vinh Trung là một trong ba Giáo xứ của làng xã Bình Giã, có truyền thống tôn vinh đặc biệ Đức Mẹ vào tháng Năm và tháng Mười hàng năm, từ thời mới định cư cho tới sau năm 1975.
Tháng Năm là tháng Hoa, giáo xứ tổ chức tôn vinh Đức Mẹ trong nhà thờ. Giáo xứ có tám giáo họ, ba mươi mốt ngày trong tháng Năm được chia ra cho tám giáo họ phụ trách, họ lớn thì bốn ngày, họ nhỏ hơn ba ngày. Hồi đó, nhà thờ chưa có điện từ nhà máy lớn đưa về như bây giờ, giáo xứ có một máy phát điện chạy máy dầu. Trong tháng Hoa kính Đức Mẹ, giờ tôn vinh kéo dài hàng giờ với đội dâng hoa, lần hạt suy niệm…các giáo họ đóng góp thêm dầu vào trong dịp này để đỡ phần nào cho ngân quỹ giáo xứ. Có giáo họ đã đưa thêm máy chạy điện tới để trang trí nhiều đèn điện hơn nữa!
Tháng Năm, mỗi buổi tối nhà thờ đầy ắp người, nhiều người còn đến trước giờ chuông chiều để có chỗ trong nhà thờ nữa. Hồi đó nhà thờ cũng chưa được xây dựng lại, vào những dịp tháng Năm, tháng Mười hay các ngày lễ Chủ nhật, lễ trọng, người ngồi trong nhà thờ chật cả nên số người đứng ngấp nghé ngoài cửa rất nhiều. Những khi đến giờ dâng hoa kính Mẹ, người ngồi trong nhà thờ thoải mái cùng hiệp ý dâng lời kinh, tràng hoa thật sốt mến, còn người đứng ngoài thì “mỏi cẳng nghển cổ” cố gắng hiệp thông! Đã vậy mà có hôm trời lại mưa, bà con phải nép sát vào trong mái hiên mà vẫn ướt nhẹp! Suốt cả tháng, dù mưa hay nắng, tối nào cũng đông nghẹt người trong ngoài như nhau!
Đến tháng Mười Mân Côi thì lại càng “sôi động” hơn nữa! Ngày khai mạc tháng Mân Côi tất cả giáo dân của Giáo xứ tề tựu đông đủ nơi nhà thờ, sau thánh lễ sẽ cung nghinh tượng Đức Mẹ đến một giáo họ, và tượng Mẹ sẽ ở lại với giáo họ đó. Cũng như tháng Năm, mỗi giáo họ sẽ phụ trách ba hoặc bốn ngày ngay tại Giáo họ của mình. Tháng Mười thời tiết miền Nam mặc dù đã vào cuối mùa mưa, nhưng không thiếu những lúc bà con phải mang nón, che dù để rước Đức Mẹ.
Mỗi giáo họ đến phiên mình đã làm sẵn một khán đài cao, trang trí hoa đèn nến…rất rực rỡ để nghinh đón Đức Mẹ về giáo họ mình. Thường thường các giáo họ chọn một gia đình tại địa điểm ngã tư thuận tiện để làm khán đài đón Mẹ, và mỗi tối giáo họ tụ họp tại đó để làm giờ tôn vinh Mẹ. Luân phiên mỗi năm một giáo họ được vinh dự rước Mẹ về trong ngày khai mạc. Các em gái mười, mười hai tuổi đã được chọn lựa để tập dượt các bài hát dâng hoa. Nhiều em trong độ tuổi, không được chọn dâng hoa đã về nhà khóc sướt mướt vì “tủi thân”! Sau này, có giáo họ đã tuyển chọn tập dượt đội dâng hoa đông đảo hơn có cả nam lẫn nữ! Mỗi giáo họ tập dượt các bài hát dâng hoa cũng rất phong phú, ít khi có sự trùng lặp, có Giáo họ còn đưa các các bài dâng hoa rất cổ xưa từ ngoài Bắc với cung giọng dân gian rất lạ tai, nhưng vẫn làm cho mọi người tham dự hướng lòng lên trong tâm tình sốt mến.
Cũng đã có người cho rằng dâng hoa như thế có vẻ trình diễn quá, chẳng biết Đức Mẹ có nghe thấy gì không, chứ bà con thì xem ra có người như đi xem văn nghệ vậy! Thực ra nếu bình phẩm như thế là do thiếu lòng đạo đức, thiếu tinh thần xây dựng, chứ nhìn tổng thể sinh hoạt vào tháng Mân Côi, mọi người trong giáo xứ đa số ai cũng náo nức chuẩn bị cả bề ngoài lẫn bề trong thì đủ biết kết quả của những cuộc rước kiệu dâng hoa cho Đức Mẹ như thế nào rồi.
Chỉ riêng việc khiêng kiệu Đức Mẹ đối với nhiều cô cũng đã là một vinh dự lớn! Chiếc kiệu xinh xắn, không nặng lắm, do bốn hay sáu thiếu nữ thay nhau đổi vai cho đỡ “mỏi mệt”! Thật ra nhiều cô cho biết, chẳng có mỏi mệt gì, chẳng qua mấy ông chia ra như thế phòng hờ mà thôi! Có cô khi đổi phiên còn chẳng muốn đổi nữa là! Tuy vậy, có giáo họ rước Mẹ, đúng vào ngày mưa, đường sá làng quê lúc đó còn đất đỏ trơn trượt, nước mưa đọng đầy các vùng trũng trên đường, các cô rất vất vả với áo dài quần trắng mà phải phết bùn nước đất đỏ trông thật thảm tệ. Đã có lần các ông phụ trách phải cử thanh niên khiệng kiệu qua những khoảng đường bùn lầy trơn trượt quá! Những lúc đó mấy thanh niên cứ như là mở cờ trong lòng, vừa hăng hái vừa cẩn thận khiêng kiệu Mẹ một cách trịnh trọng. Có Giáo họ đúng giờ khai mạc rước thì vừa cơn mưa, cả xóm mang áo mưa đi hàng dài để cung nghinh Đức Mẹ.
Có ai nhìn được cảnh bà con giáo dân mang áo mưa, mang dù chầm chậm đi trong cơn mưa vẫn hát vang lời ca tụng Mẹ, vẫn lên giọng lần hạt bình thường mới thấy được tâm tình người Công giáo yêu mến Đức Mẹ đến như thế nào!
Đèn điện để thắp sáng kiệu Mẹ, do một máy phát điện nhỏ được mấy thanh niên gắn trên một chiếc xe kéo nhỏ đẩy theo phía sau kiệu Mẹ, chiếc xe nhỏ có khi lún xuống vũng bùn làm mấy cậu thanh niên hì hục đun đẩy, đã có cậu ngã nhào ra vũng bùn vì trượt chân! Nhưng tất cả vẫn vui vẻ, vẫn tiếp tục công việc một cách chân tình trong tiếng hát ca vang hướng lòng về Đức Mẹ.
Ngày khai mạc tháng Mân Côi có năm được tổ chức rất trọng thể, trước thánh lễ, đoàn rước bắt đầu từ nhà thờ có cha Chánh xứ mang áo lễ cùng đi, vòng rước cung nghinh Đức Mẹ theo đường cái quan đi qua giáo họ Quan Lãng, lên giáo họ Yên Đại, rẽ qua hàng ba, xuống Bình Thuận, qua Xuân Mỹ, La Nham, Nhân Hoà rồi rẽ qua hàng hai đường cái quan đi qua Ngọc Sơn, Quy Hậu. (Hồi đó giáo xứ Vinh Trung chưa có giáo họ Vô Nhiễm)
Trên đường cung nghinh Đức Mẹ, các giáo họ làm cổng chào trông thật đẹp mắt. Có lần kiệu cung nghinh Đức Mẹ được đặt trên một chiếc xe máy cày lớn trang trí thành một chiếc tàu buồm, có cánh buồm khá cao, khi đi ngang qua các cổng chào cánh buồm được hạ xuống thật khéo léo. Nhìn đoàn rước theo sau cánh buồm Mẹ, như hình ảnh đoàn con cái đang được Mẹ dẫn đưa qua biển đời sóng gió về đến nơi an bình!
Đã nhiều năm trôi qua, hình ảnh đoàn người sắp hàng dài tay cầm tràng hạt cung nghinh Đức Mẹ đã có phần nào phai nhoà trong tâm trí bà con. Bài hát ngày xưa “Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám…” bây giờ thì không hợp thời nữa, nhưng có lẽ trong một ý nghĩa nào đó lại đúng! Lại cần được cất lên với một cung giọng khẩn thiết hơn! Lác đác đã có người trong làng quê Bình Giã, Bình Trung thân yêu nằm xuống vì căn bệnh “thế kỷ”! Đã có những nhóm hút xách, đâm chém nhau trên đường làng vốn bình yên bao nhiêu năm! Đã có những phiên toà lưu động để xét xử các vụ trộm cắp nghiêm trọng ngay chính trên vùng đất hiền hoà mà ngày xưa chẳng bao giờ phải bận tâm cửa đóng then cài!
Chẳng riêng gì trong làng quê nhỏ bé này, hầu như khắp mọi miền quê hương đã nổi lên những tiếng báo động suy đồi đạo đức rất nghiêm trọng!
Với công nghệ thông tin hiện đại, mạng internet đã nối đến nhiều nhà, cửa hàng mạng vi tính mọc như nấm, khắp cùng ngõ hẻm ai cũng có phôn tay…song song với những tiện ích đó thì những nguy hại cũng đi theo như dòng lũ, cuốn trôi tất cả sự ngây thơ trong trắng vô tư của lớp trẻ…Mai đây lại thêm một sòng bài lớn khai trương ở HồTràm, thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nghe nói “theo phong cách Las Vegas”, một chốn cờ bạc ăn chơi như thế chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức của bà con, dân chúng sinh sống quanh vùng!
“Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám….!”
Tin và khiêm hạ
Anmai, CSsR
16:29 01/10/2010
Chúa nhật 27 TN C
Kb 1, 2-3; 2, 2-4, 2 Tm 1, 6-8.13.14, Lc 17, 5-10
TIN VÀ KHIÊM HẠ
Nói đi nói lại, nói tới nói lui, căn cốt nhất của đời người vẫn là niềm tin. Niềm tin làm cho con người vững sống và vui sống. Khi con người tin vào Chúa, vào Thượng Đế, vào Ông Trời của đời mình thì mọi chuyện êm ả vì có Chúa, có Thượng Đế, có Ông Trời lo. Và vì thế, cũng chẳng lạ gì khi cuộc sống gặp khó khăn, thử thách người ta vẫn thường chạy đến Chúa, đến Thượng Đế, đến Ông Trời của mình.
Tâm tình cầu khẩn Đức Chúa của mình khi gặp thử thách gian nan được tiên tri Khabacuc ghi lại thật dễ thương. Dân chúng lâm vào cảnh khốn cùng và đã than thở với Đức Chúa của mình rằng:
Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa,
con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe,
con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt?
Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài,
còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau?
Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn,
chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ.
Tiếng kêu cầu ấy đã “thấu tai” Đức Chúa và Đức Chúa trả lời:
"Hãy viết lại thị kiến
và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy.
Đó là một thị kiến sẽ xảy ra vào thời ấn định.
Nó đang tiến nhanh tới chỗ hoàn thành,
chứ không làm cho ai thất vọng.
Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ,
vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.
Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục,
còn người công chính thì sẽ được sống,
nhờ lòng thành tín của mình."
Nghe tiếng kêu than của dân, Đức Chúa đã qủa quyết: Ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục còn người công chính thì sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình.
Lời ai oán, lời chất vấn về Thiên Chúa, về Đức Chúa của mình không chỉ ở thời của vị ngôn sứ Khabacuc mà ở mãi mọi thời.
Thời Khabacuc, Đức Chúa còn ở xa dân chúng thì dân chúng kêu gào Đức Chúa cứu giúp mình khi gặp thử thách gian nan là chuyện hợp lý, là chuyện dĩ nhiên.
Hôm nay, chúng ta được Thánh Luca thuật lại cũng những lời chất vấn về niềm tin nhưng chất vấn một cách trực tiếp với chính Chúa Giêsu. Nghĩ về các môn đệ, ắt hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên và buồn cười khi Thầy Giêsu sống với mình, đồng hành với mình mà lòng tin còn trục trặt, còn lung lay. Có lẽ “cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra” để rồi các môn đệ nói với Chúa Giêsu luôn: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con." Nghe xong, Chúa Giêsu trả lời: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em.
Câu trả lời thật bí nhim ! Lớn bằng hạt cải là bao nhiêu ? Hạt cải bé xíu xiu ấy vậy mà Chúa Giêsu lại đòi lòng tin lớn bằng hạt cải. Hình ảnh về lòng tin hết sức là trừu tượng và khó hiểu. Hạt cải vô cùng bé và Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ “Nếu ảnh em có lòng tin lớn bằng hạt cải” thôi. Hạt cải thật nhỏ bé đấy nhưng lòng tin nhỏ như hạt cải cũng khó khăn lắm để mà có.
Thử thách luôn luôn có trong cuộc đời chúng ta nhưng liệu rằng khi ấy có niềm tin hay không mà thôi.
Một lần vào bệnh viện thăm cha già nọ, trên con đường ra cổng thì thấy một nữ tu quen thuộc. Hỏi thăm thì nữ tu ấy cho biết em mình đang nằm cấp cứu. Em của sơ cũng là người thân quen trong niềm tin kitô giáo thôi.
Vào thăm bệnh nhân đang nằm trong phòng cấp cứu mới niệm thấy những biến cố của cuộc đời. Bệnh nhân đi làm thợ hồ, thứ Bảy, dọn dẹp chuẩn bị về thì bị ngã vào cạnh bàn bằng kính. Thế là toàn thân của anh bị mặt kiếng rạch một đường thật dài và thật sâu. Máu lai láng băng-ca. Uống thuốc cầm máu vô hiệu quả. Bác sĩ thấy nguy kịch nên khâu sống ngay tại chỗ chứ không dám đợi đến lúc đưa vào phòng mổ.
Đau đớn tột cùng khi khâu da, khâu cơ và động mạch !
Bệnh nhân đâu có tội đâu có lỗi gì để mà đón nhận tai nạn quá nghiệt ngã như vậy. Thử hỏi nếu đặt trường hợp này vào niềm tin thì ta có bối rối không ? Tại sao Chúa lại để như thế này ? Trong lúc đau đớ bệnh nhân cũng sẽ hỏi Chúa ở đâu như dân Israel ngày xưa hỏi Chúa. Trong lúc đau đớn như thế này thì bệnh nhân cũng phải thốt lên như các môn đệ là xin thêm lòng tin. Chính lúc đau đớn tột cùng này là lúc thử thách của lòng tin.
Nhìn lại cuộc đời của các môn đệ chúng ta thấy rõ điều này. Giữa biết bao nhiêu phong ba bão táp của cuộc đời, nhiều lần nhiều lúc lòng tin của các Ngài phải nói là đứng bên bờ vực thẳm nhưng may quá, lòng tin khi đứng bên bờ vực thẳm của các ngài vừa đủ lớn như hạt cải để rồi các Ngài đã thành công.
Về lòng tin, Thánh Phaolô đã khuyên nhủ Timôthê môn đệ của Ngài qua đoạn thư mà chúng ta vừa nghe: Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ. Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng. Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su, anh hãy lấy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta.
Thánh Phaolô đã dặn Timôthê rằng với đức tin và đức mến của một người kết hợp với Đức Kitô thì cuộc đời của anh sẽ tốt đẹp. Nhờ Thánh Thần ngự trong mỗi người thì chúng ta sẽ không nhút nhát, được đầy tình thương và sức mạnh.
Quả thật, ngay cả Thánh Phaolô, các tông đồ và những ai tin và kết hợp mật thiết với Chúa thì cuộc đời sinh viên thành công và sinh viên được hưởng phần phúc Chúa hứa sinh viên ban cho.
Hôm nay, Chúa Giêsu không chỉ mời gọi các môn đệ về niềm tin nhưng Ngài đi một bước xa nữa là lòng khiêm hạ. Niềm tin và lòng khiêm hạ thường vẫn đi đôi với nhau. Hễ đã tin, đã tín thác vào Chúa thì cũng khiêm hạ trao phó cuộc đời của mình trong vòng tay quan phòng của Ngài. Chúa Giêsu dạy các môn đệ: "Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: "Mau vào ăn cơm đi", chứ không bảo: "Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau! ? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi."
“Những đầy tớ vô dụng”: câu nói hết sức khiêm nhường và dễ thương.
Con người vẫn thường kẹt trong cái giằng co của chủ và tớ. Nhiều người vẫn nghĩ và cho mình là chủ cuộc đời của mình để rồi mình huyên hoang tự cao tự đại. Nghĩ một cách chính xác, nghĩ một cách nghiêm túc thì mỗi người đều nằm trong lòng bàn tay của Chúa thôi. Ấy vậy mà người ta quên đi cái căn tính của mình, người ta đã hoán đổi vị trí của mình để cho mình làm chủ cuộc đời. Người chủ đích thực ấy chính là Chúa chứ không phải là con người.
Đặt mình vào vị trí của ông chủ. Ông chủ sẽ khen, sẽ rất thích những người đầy tớ khiêm hạ. Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta cũng sống tâm tình khiêm hạ cho rằng mình chỉ là những đầy tớ vô dụng mà thôi.
Vẫn còn đó những thử thách về lòng tin. Vẫn còn đó những thử thách về lòng kiêu ngạo của con người. Thế nhưng những thử thách lòng tin, những thử thách về lòng kiêu ngạo sẽ tan biến mất khi ta sống kết hợp mật thiết với Chúa và hoàn toàn tín thác cuộc đời của ta vào trong lòng bàn tay của Thiên Chúa.
"Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con." Chúng ta hãy bắt chước các môn đệ ngày xưa để chạy đến với Chúa Giêsu xin Chúa ban cho ta thêm lòng tin để sống giữa cuộc đời đầy phong ba thử thách này.
Kb 1, 2-3; 2, 2-4, 2 Tm 1, 6-8.13.14, Lc 17, 5-10
TIN VÀ KHIÊM HẠ
Nói đi nói lại, nói tới nói lui, căn cốt nhất của đời người vẫn là niềm tin. Niềm tin làm cho con người vững sống và vui sống. Khi con người tin vào Chúa, vào Thượng Đế, vào Ông Trời của đời mình thì mọi chuyện êm ả vì có Chúa, có Thượng Đế, có Ông Trời lo. Và vì thế, cũng chẳng lạ gì khi cuộc sống gặp khó khăn, thử thách người ta vẫn thường chạy đến Chúa, đến Thượng Đế, đến Ông Trời của mình.
Tâm tình cầu khẩn Đức Chúa của mình khi gặp thử thách gian nan được tiên tri Khabacuc ghi lại thật dễ thương. Dân chúng lâm vào cảnh khốn cùng và đã than thở với Đức Chúa của mình rằng:
Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa,
con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe,
con la lên: "Bạo tàn! " mà Ngài không cứu vớt?
Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài,
còn Ngài cứ đứng nhìn cảnh khổ đau?
Trước mắt con, toàn là cảnh phá phách, bạo tàn,
chỗ nào cũng thấy tranh chấp và cãi cọ.
Tiếng kêu cầu ấy đã “thấu tai” Đức Chúa và Đức Chúa trả lời:
"Hãy viết lại thị kiến
và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy.
Đó là một thị kiến sẽ xảy ra vào thời ấn định.
Nó đang tiến nhanh tới chỗ hoàn thành,
chứ không làm cho ai thất vọng.
Nếu nó chậm tới, thì cứ đợi chờ,
vì thế nào nó cũng đến, chứ không trì hoãn đâu.
Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục,
còn người công chính thì sẽ được sống,
nhờ lòng thành tín của mình."
Nghe tiếng kêu than của dân, Đức Chúa đã qủa quyết: Ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngã gục còn người công chính thì sẽ được sống nhờ lòng thành tín của mình.
Lời ai oán, lời chất vấn về Thiên Chúa, về Đức Chúa của mình không chỉ ở thời của vị ngôn sứ Khabacuc mà ở mãi mọi thời.
Thời Khabacuc, Đức Chúa còn ở xa dân chúng thì dân chúng kêu gào Đức Chúa cứu giúp mình khi gặp thử thách gian nan là chuyện hợp lý, là chuyện dĩ nhiên.
Hôm nay, chúng ta được Thánh Luca thuật lại cũng những lời chất vấn về niềm tin nhưng chất vấn một cách trực tiếp với chính Chúa Giêsu. Nghĩ về các môn đệ, ắt hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên và buồn cười khi Thầy Giêsu sống với mình, đồng hành với mình mà lòng tin còn trục trặt, còn lung lay. Có lẽ “cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra” để rồi các môn đệ nói với Chúa Giêsu luôn: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con." Nghe xong, Chúa Giêsu trả lời: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em.
Câu trả lời thật bí nhim ! Lớn bằng hạt cải là bao nhiêu ? Hạt cải bé xíu xiu ấy vậy mà Chúa Giêsu lại đòi lòng tin lớn bằng hạt cải. Hình ảnh về lòng tin hết sức là trừu tượng và khó hiểu. Hạt cải vô cùng bé và Chúa Giêsu cũng mời gọi các môn đệ “Nếu ảnh em có lòng tin lớn bằng hạt cải” thôi. Hạt cải thật nhỏ bé đấy nhưng lòng tin nhỏ như hạt cải cũng khó khăn lắm để mà có.
Thử thách luôn luôn có trong cuộc đời chúng ta nhưng liệu rằng khi ấy có niềm tin hay không mà thôi.
Một lần vào bệnh viện thăm cha già nọ, trên con đường ra cổng thì thấy một nữ tu quen thuộc. Hỏi thăm thì nữ tu ấy cho biết em mình đang nằm cấp cứu. Em của sơ cũng là người thân quen trong niềm tin kitô giáo thôi.
Vào thăm bệnh nhân đang nằm trong phòng cấp cứu mới niệm thấy những biến cố của cuộc đời. Bệnh nhân đi làm thợ hồ, thứ Bảy, dọn dẹp chuẩn bị về thì bị ngã vào cạnh bàn bằng kính. Thế là toàn thân của anh bị mặt kiếng rạch một đường thật dài và thật sâu. Máu lai láng băng-ca. Uống thuốc cầm máu vô hiệu quả. Bác sĩ thấy nguy kịch nên khâu sống ngay tại chỗ chứ không dám đợi đến lúc đưa vào phòng mổ.
Đau đớn tột cùng khi khâu da, khâu cơ và động mạch !
Bệnh nhân đâu có tội đâu có lỗi gì để mà đón nhận tai nạn quá nghiệt ngã như vậy. Thử hỏi nếu đặt trường hợp này vào niềm tin thì ta có bối rối không ? Tại sao Chúa lại để như thế này ? Trong lúc đau đớ bệnh nhân cũng sẽ hỏi Chúa ở đâu như dân Israel ngày xưa hỏi Chúa. Trong lúc đau đớn như thế này thì bệnh nhân cũng phải thốt lên như các môn đệ là xin thêm lòng tin. Chính lúc đau đớn tột cùng này là lúc thử thách của lòng tin.
Nhìn lại cuộc đời của các môn đệ chúng ta thấy rõ điều này. Giữa biết bao nhiêu phong ba bão táp của cuộc đời, nhiều lần nhiều lúc lòng tin của các Ngài phải nói là đứng bên bờ vực thẳm nhưng may quá, lòng tin khi đứng bên bờ vực thẳm của các ngài vừa đủ lớn như hạt cải để rồi các Ngài đã thành công.
Về lòng tin, Thánh Phaolô đã khuyên nhủ Timôthê môn đệ của Ngài qua đoạn thư mà chúng ta vừa nghe: Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ. Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng. Với đức tin và đức mến của một người được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su, anh hãy lấy làm mẫu mực những lời lành mạnh anh đã nghe tôi dạy. Giáo lý tốt đẹp đã giao phó cho anh, anh hãy bảo toàn, nhờ có Thánh Thần ngự trong chúng ta.
Thánh Phaolô đã dặn Timôthê rằng với đức tin và đức mến của một người kết hợp với Đức Kitô thì cuộc đời của anh sẽ tốt đẹp. Nhờ Thánh Thần ngự trong mỗi người thì chúng ta sẽ không nhút nhát, được đầy tình thương và sức mạnh.
Quả thật, ngay cả Thánh Phaolô, các tông đồ và những ai tin và kết hợp mật thiết với Chúa thì cuộc đời sinh viên thành công và sinh viên được hưởng phần phúc Chúa hứa sinh viên ban cho.
Hôm nay, Chúa Giêsu không chỉ mời gọi các môn đệ về niềm tin nhưng Ngài đi một bước xa nữa là lòng khiêm hạ. Niềm tin và lòng khiêm hạ thường vẫn đi đôi với nhau. Hễ đã tin, đã tín thác vào Chúa thì cũng khiêm hạ trao phó cuộc đời của mình trong vòng tay quan phòng của Ngài. Chúa Giêsu dạy các môn đệ: "Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: "Mau vào ăn cơm đi", chứ không bảo: "Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau! ? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi."
“Những đầy tớ vô dụng”: câu nói hết sức khiêm nhường và dễ thương.
Con người vẫn thường kẹt trong cái giằng co của chủ và tớ. Nhiều người vẫn nghĩ và cho mình là chủ cuộc đời của mình để rồi mình huyên hoang tự cao tự đại. Nghĩ một cách chính xác, nghĩ một cách nghiêm túc thì mỗi người đều nằm trong lòng bàn tay của Chúa thôi. Ấy vậy mà người ta quên đi cái căn tính của mình, người ta đã hoán đổi vị trí của mình để cho mình làm chủ cuộc đời. Người chủ đích thực ấy chính là Chúa chứ không phải là con người.
Đặt mình vào vị trí của ông chủ. Ông chủ sẽ khen, sẽ rất thích những người đầy tớ khiêm hạ. Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta cũng sống tâm tình khiêm hạ cho rằng mình chỉ là những đầy tớ vô dụng mà thôi.
Vẫn còn đó những thử thách về lòng tin. Vẫn còn đó những thử thách về lòng kiêu ngạo của con người. Thế nhưng những thử thách lòng tin, những thử thách về lòng kiêu ngạo sẽ tan biến mất khi ta sống kết hợp mật thiết với Chúa và hoàn toàn tín thác cuộc đời của ta vào trong lòng bàn tay của Thiên Chúa.
"Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con." Chúng ta hãy bắt chước các môn đệ ngày xưa để chạy đến với Chúa Giêsu xin Chúa ban cho ta thêm lòng tin để sống giữa cuộc đời đầy phong ba thử thách này.
Nhờ Mẹ và với Mẹ
Anmai, CSsR
16:31 01/10/2010
Chúa nhật 27 TN C Đức Mẹ Mân Côi
Cv 1, 12-14; Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38
NHỜ MẸ VÀ VỚI MẸ
Bỏ vợ, bỏ con, bỏ mọi sự để đi theo Thầy Chí Thánh ! Tưởng chừng sẽ được cùng hưởng tất cả những vinh quang cao quý khi Thầy của mình được vào vinh quang của Chúa như lời của Thầy hứa đâu đó qua các biến cố biến hình hay cũng sẽ làm được nhiều phép lạ như Thầy nhưng cuối cùng tất cả đã tan biến mất với cái chết của Thầy mình.
Những trang Thánh Kinh còn ghi sờ sờ ở đó sau cái biến cố bi thương ấy. Kẻ sợ, người lo. Kẻ thì trốn chui trốn nhũi không dám thò cẳng ra khỏi nhà, kẻ thì buồn quá không biết làm gì nên bèn về quê “đuổi vịt cho vợ”.
Những tâm trạng ấy hết sức bình thường trong đời sống con người khi thần tượng của mình bị sụp đổ, thần tượng của mình bị chết. Không chỉ sụp đổ, không chỉ chết một cách bình thường mà còn chết một cách nhục nhã. Thử hỏi ai trong chúng ta rơi vào trường hợp như vậy mà còn can đảm tuyên xưng lòng tin của mình vào con người ấy.
Giữa những não trạng mất lòng tin, giữa những não trạng sợ hãi, bồn chồn, âu lo ấy thì lại nổi lên một hình ảnh đẹp. Hình ảnh ấy lại là hình ảnh của một người đàn bà yếu ớt, một người phụ nữ mảnh mai lại là điều cho mọi người suy nghĩ. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Thầy Chí Thánh của các môn đệ.
Mọi người khiếp sợ, mọi người chán nản còn Mẹ thì Mẹ vẫn kiên vững lòng tin cho đến cùng. Bằng chứng là mọi người bỏ chạy hết, còn Mẹ, Mẹ vẫn can đảm đứng dưới chân cây thập giá cho đến hơi thở cuối cùng của người con yêu. Sau cái chết của con Mẹ, hình như niềm tin của Mẹ không hề sụt giảm mà trái lại, niềm tin ấy đã được nhân lên. Bằng chứng, sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại hình ảnh đẹp trong căn phòng mà các môn đệ tề tựu nhau cầu nguyện. Căn phòng ấy sáng lên hình ảnh của một người nữ, một người mẹ đó chính là Mẹ Maria. Mẹ Maria cùng các môn đệ cầu nguyện: “Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sabát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phê-rô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê con ông Anphê, Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu”.
Chính nhờ những buổi cầu nguyện, chính nhờ những lời cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ mà các môn đệ đã có thêm lòng tin dần dần. Ngày mỗi ngày, lòng tin ấy được hồi sinh và phát triển. Lòng tin ấy đã khơi dậy nơi các môn đệ để rồi các môn đệ đã mạnh dạn lên đường đi rao giảng Tin Mừng bất chấp mọi gian khổ của cuộc đời.
Cuộc đời của Mẹ Maria là một cuộc đời đan kết bằng những chuỗi lời cầu nguyện. Có quá lời chăng khi nói rằng cuộc đời của mẹ cũng là một chuỗi đau khổ, một chuỗi thánh giá. Thế nhưng mà có cái lạ rằng khi thánh giá đến, khi đau khổ đến, nhờ lời cầu nguyện mà Mẹ Maria có thể vượt qua tất cả.
Nhớ lại những ngày thơ ấu của Chúa Giêsu. Chắc cũng chẳng cần phải nói nhiều, nhiều người đều biết rằng để mà cưu mang, để mà hạ sinh cậu bé Giêsu đâu phải là chuyện đơn giản. Tưởng chừng sinh xong thì “tai qua nạn khỏi” thế nhưng mà hình như đó cũng chỉ là những bước khởi đầu của cuộc hành trình bước theo Chúa của Mẹ Maria.
Bằng chứng rành rành còn đó ở trang tin mừng Thánh Luca thuật lại. Theo cũng như để chu toàn tập tục Luật truyền liên quan đến “cậu ấm” Giêsu, cha mẹ Hài Nhi bồng bế con lên Đền Thờ để tiến dâng. Tưởng được người ta cho quà cho bánh khi biết được đây là Con Thiên Chúa làm người nào ngờ người ta lại cho cái khác. Cái khác không phải là kẹo, là bánh, là quà, là cáp mà là gươm !
Kèm theo lời chúc tụng không không, chẳng ăn nhập gì đến cuộc đời của hai ông bà đó lại là một lời cảnh báo. Lời cảnh báo ấy hết sức cay nghiệt, lời cảnh báo ấy chỉ thẳng vào Mẹ Maria: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
Nếu như không có lòng tin hay lòng tin yếu đuối chắc có lẽ Mẹ Maria đã tìm cách chối bỏ Chúa Giêsu hay cho quách cho ai đó hiếm muộn cho khỏe như một số bà mẹ ác nghiệt đã làm. Nhưng không, ngược lại, Mẹ Maria cùng với Thánh Cả Giuse hết sức chăm bẵm đứa con yêu mà Thiên Chúa trao tặng vì Mẹ tin vào lời tiên báo của cụ già Simêon: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra”.
Niềm tin đã sẵn có trong Mẹ từ những ngày còn thơ Mẹ lên Đền Thờ cầu nguyện nay được tăng lên qua lời tiên báo của cụ già Simêon.
Phải nói rằng đời sống cầu nguyện hết sức cần thiết trong đời sống của kitô hữu. Lời cầu nguyện không cần phải dài lời hay bằng những ngôn từ văn phong bóng bẩy. Lời cầu nguyện ấy hết sức đơn giản như lời thỏ thẻ của con gửi đến cha mình. Lời nguyện ấy được chính Thánh Phaolô cầu nguyện, cảm nghiệm và trao gửi lại cho cộng đoàn tín hữu Galat: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Ábba, Cha ơi! "
Chẳng cần phải nhiều lời, chỉ cần “Cha ơi !” là Cha thấu hiểu cung lòng của mỗi người chúng ta. Mẹ Maria chắc có lẽ cũng thế, Thánh Kinh chẳng hề ghi lại bài cầu nguyện của Mẹ Maria văn hoa bóng bẩy ra sao nhưng cả cuộc đời của Mẹ Maria là cả một cuộc đời cầu nguyện. Lời cầu nguyện của Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa để rồi qua bao gian nan, bao thử thách Mẹ vẫn kiên cường giữ vững niềm tin. Và, Mẹ là người nữ đầu tiên đã thay lời cầu nguyện cho nhân loại để chuộc lại lỗi lầm xưa của Evà xuẩn động. Đặc biệt hơn nữa, những ai chạy đến kêu cầu Mẹ thì không bao giờ Mẹ từ chối chẳng nhậm lời.
Sử sách còn ghi vào năm 1571 tại Lêpan, nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng quân Thổ. Ngày nay, Hội Thánh mời gọi con cái tưởng nhớ biến cố này không phải là đề cao chiến tranh, đề cao sự chiến thắng nhưng muốn mời gọi con cái chạy đến với Mẹ để cầu nguyện, để thân thưa với Mẹ tất cả mọi biến cố buồn vui trong cuộc sống. Nếu đó là biến cố quẫn bách trong cuộc đời thì Mẹ sẽ chuyển cầu lên Chúa để Ngài giải thoát chúng ta khỏi tất cả những mưu mô độc ác của quân thù.
Cũng chính nhờ Mẹ và với Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng.
Mừng lễ Mẹ Mân Côi, một lần nữa, chúng ta lại chạy đến với Mẹ qua lời Kinh Mân Côi. Phải nói rằng lời Kinh Mân Côi là lời kinh ngắn nhất và phải nói là lời kinh đẹp nhất mà Mẹ yêu thích. Lời kinh ấy hết sức mộc mạc, hết sức giản đơn. Phần đầu của lời kinh ấy Giáo Hội mời gọi con cái đọc lại lời chào của sứ thần trong biến cố truyền tin. Phần còn lại là lời nguyện xin thật chân thành: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. A.men.
Mỗi người trong chúng ta, ai cảm nhận mình yếu đuối, ai cảm nhận mình mong manh, ai cảm nhận mình mỏng dòn, ai cảm nhận mình tội lỗi sẽ cảm nhận được lời kinh này hết sức tuyệt vời.
Cuộc sống của chúng ta còn đó biết bao nhiêu thử thách, biết bao nhiêu gian nan nhưng nếu chúng ta chạy đến Mẹ, cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ nhận lời và ban cho chúng ta những ơn cần thiết để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn ấy.
Xin cho mỗi người chúng ta dù phải bôn ba với cuộc sống, dù phải trăm công ngàn việc nhưng đừng quên lời kinh dễ mến này. Với lời kinh này, chắc chắn Mẹ sẽ chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta. Chúng ta có quên Mẹ hay không chứ Mẹ, Mẹ chẳng bao giờ quên ta.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. A.men.
Cv 1, 12-14; Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38
NHỜ MẸ VÀ VỚI MẸ
Bỏ vợ, bỏ con, bỏ mọi sự để đi theo Thầy Chí Thánh ! Tưởng chừng sẽ được cùng hưởng tất cả những vinh quang cao quý khi Thầy của mình được vào vinh quang của Chúa như lời của Thầy hứa đâu đó qua các biến cố biến hình hay cũng sẽ làm được nhiều phép lạ như Thầy nhưng cuối cùng tất cả đã tan biến mất với cái chết của Thầy mình.
Những trang Thánh Kinh còn ghi sờ sờ ở đó sau cái biến cố bi thương ấy. Kẻ sợ, người lo. Kẻ thì trốn chui trốn nhũi không dám thò cẳng ra khỏi nhà, kẻ thì buồn quá không biết làm gì nên bèn về quê “đuổi vịt cho vợ”.
Những tâm trạng ấy hết sức bình thường trong đời sống con người khi thần tượng của mình bị sụp đổ, thần tượng của mình bị chết. Không chỉ sụp đổ, không chỉ chết một cách bình thường mà còn chết một cách nhục nhã. Thử hỏi ai trong chúng ta rơi vào trường hợp như vậy mà còn can đảm tuyên xưng lòng tin của mình vào con người ấy.
Giữa những não trạng mất lòng tin, giữa những não trạng sợ hãi, bồn chồn, âu lo ấy thì lại nổi lên một hình ảnh đẹp. Hình ảnh ấy lại là hình ảnh của một người đàn bà yếu ớt, một người phụ nữ mảnh mai lại là điều cho mọi người suy nghĩ. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ của Thầy Chí Thánh của các môn đệ.
Mọi người khiếp sợ, mọi người chán nản còn Mẹ thì Mẹ vẫn kiên vững lòng tin cho đến cùng. Bằng chứng là mọi người bỏ chạy hết, còn Mẹ, Mẹ vẫn can đảm đứng dưới chân cây thập giá cho đến hơi thở cuối cùng của người con yêu. Sau cái chết của con Mẹ, hình như niềm tin của Mẹ không hề sụt giảm mà trái lại, niềm tin ấy đã được nhân lên. Bằng chứng, sách Công Vụ Tông Đồ đã ghi lại hình ảnh đẹp trong căn phòng mà các môn đệ tề tựu nhau cầu nguyện. Căn phòng ấy sáng lên hình ảnh của một người nữ, một người mẹ đó chính là Mẹ Maria. Mẹ Maria cùng các môn đệ cầu nguyện: “Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Núi này ở gần Giêrusalem, cách đoạn đường được phép đi trong ngày sabát. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Đó là các ông: Phê-rô, Gioan, Giacôbê, Anrê, Philípphê, Tôma, Batôlômêô, Mátthêu, Giacôbê con ông Anphê, Simôn thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa con ông Giacôbê. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Đức Giêsu”.
Chính nhờ những buổi cầu nguyện, chính nhờ những lời cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ mà các môn đệ đã có thêm lòng tin dần dần. Ngày mỗi ngày, lòng tin ấy được hồi sinh và phát triển. Lòng tin ấy đã khơi dậy nơi các môn đệ để rồi các môn đệ đã mạnh dạn lên đường đi rao giảng Tin Mừng bất chấp mọi gian khổ của cuộc đời.
Cuộc đời của Mẹ Maria là một cuộc đời đan kết bằng những chuỗi lời cầu nguyện. Có quá lời chăng khi nói rằng cuộc đời của mẹ cũng là một chuỗi đau khổ, một chuỗi thánh giá. Thế nhưng mà có cái lạ rằng khi thánh giá đến, khi đau khổ đến, nhờ lời cầu nguyện mà Mẹ Maria có thể vượt qua tất cả.
Nhớ lại những ngày thơ ấu của Chúa Giêsu. Chắc cũng chẳng cần phải nói nhiều, nhiều người đều biết rằng để mà cưu mang, để mà hạ sinh cậu bé Giêsu đâu phải là chuyện đơn giản. Tưởng chừng sinh xong thì “tai qua nạn khỏi” thế nhưng mà hình như đó cũng chỉ là những bước khởi đầu của cuộc hành trình bước theo Chúa của Mẹ Maria.
Bằng chứng rành rành còn đó ở trang tin mừng Thánh Luca thuật lại. Theo cũng như để chu toàn tập tục Luật truyền liên quan đến “cậu ấm” Giêsu, cha mẹ Hài Nhi bồng bế con lên Đền Thờ để tiến dâng. Tưởng được người ta cho quà cho bánh khi biết được đây là Con Thiên Chúa làm người nào ngờ người ta lại cho cái khác. Cái khác không phải là kẹo, là bánh, là quà, là cáp mà là gươm !
Kèm theo lời chúc tụng không không, chẳng ăn nhập gì đến cuộc đời của hai ông bà đó lại là một lời cảnh báo. Lời cảnh báo ấy hết sức cay nghiệt, lời cảnh báo ấy chỉ thẳng vào Mẹ Maria: “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
Nếu như không có lòng tin hay lòng tin yếu đuối chắc có lẽ Mẹ Maria đã tìm cách chối bỏ Chúa Giêsu hay cho quách cho ai đó hiếm muộn cho khỏe như một số bà mẹ ác nghiệt đã làm. Nhưng không, ngược lại, Mẹ Maria cùng với Thánh Cả Giuse hết sức chăm bẵm đứa con yêu mà Thiên Chúa trao tặng vì Mẹ tin vào lời tiên báo của cụ già Simêon: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra”.
Niềm tin đã sẵn có trong Mẹ từ những ngày còn thơ Mẹ lên Đền Thờ cầu nguyện nay được tăng lên qua lời tiên báo của cụ già Simêon.
Phải nói rằng đời sống cầu nguyện hết sức cần thiết trong đời sống của kitô hữu. Lời cầu nguyện không cần phải dài lời hay bằng những ngôn từ văn phong bóng bẩy. Lời cầu nguyện ấy hết sức đơn giản như lời thỏ thẻ của con gửi đến cha mình. Lời nguyện ấy được chính Thánh Phaolô cầu nguyện, cảm nghiệm và trao gửi lại cho cộng đoàn tín hữu Galat: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Ábba, Cha ơi! "
Chẳng cần phải nhiều lời, chỉ cần “Cha ơi !” là Cha thấu hiểu cung lòng của mỗi người chúng ta. Mẹ Maria chắc có lẽ cũng thế, Thánh Kinh chẳng hề ghi lại bài cầu nguyện của Mẹ Maria văn hoa bóng bẩy ra sao nhưng cả cuộc đời của Mẹ Maria là cả một cuộc đời cầu nguyện. Lời cầu nguyện của Mẹ đẹp lòng Thiên Chúa để rồi qua bao gian nan, bao thử thách Mẹ vẫn kiên cường giữ vững niềm tin. Và, Mẹ là người nữ đầu tiên đã thay lời cầu nguyện cho nhân loại để chuộc lại lỗi lầm xưa của Evà xuẩn động. Đặc biệt hơn nữa, những ai chạy đến kêu cầu Mẹ thì không bao giờ Mẹ từ chối chẳng nhậm lời.
Sử sách còn ghi vào năm 1571 tại Lêpan, nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng quân Thổ. Ngày nay, Hội Thánh mời gọi con cái tưởng nhớ biến cố này không phải là đề cao chiến tranh, đề cao sự chiến thắng nhưng muốn mời gọi con cái chạy đến với Mẹ để cầu nguyện, để thân thưa với Mẹ tất cả mọi biến cố buồn vui trong cuộc sống. Nếu đó là biến cố quẫn bách trong cuộc đời thì Mẹ sẽ chuyển cầu lên Chúa để Ngài giải thoát chúng ta khỏi tất cả những mưu mô độc ác của quân thù.
Cũng chính nhờ Mẹ và với Mẹ mà đạo binh Thánh Giá đã chiến thắng.
Mừng lễ Mẹ Mân Côi, một lần nữa, chúng ta lại chạy đến với Mẹ qua lời Kinh Mân Côi. Phải nói rằng lời Kinh Mân Côi là lời kinh ngắn nhất và phải nói là lời kinh đẹp nhất mà Mẹ yêu thích. Lời kinh ấy hết sức mộc mạc, hết sức giản đơn. Phần đầu của lời kinh ấy Giáo Hội mời gọi con cái đọc lại lời chào của sứ thần trong biến cố truyền tin. Phần còn lại là lời nguyện xin thật chân thành: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. A.men.
Mỗi người trong chúng ta, ai cảm nhận mình yếu đuối, ai cảm nhận mình mong manh, ai cảm nhận mình mỏng dòn, ai cảm nhận mình tội lỗi sẽ cảm nhận được lời kinh này hết sức tuyệt vời.
Cuộc sống của chúng ta còn đó biết bao nhiêu thử thách, biết bao nhiêu gian nan nhưng nếu chúng ta chạy đến Mẹ, cầu nguyện với Mẹ và nhờ Mẹ chắc chắn chúng ta sẽ được Mẹ nhận lời và ban cho chúng ta những ơn cần thiết để chúng ta có thể vượt qua những khó khăn ấy.
Xin cho mỗi người chúng ta dù phải bôn ba với cuộc sống, dù phải trăm công ngàn việc nhưng đừng quên lời kinh dễ mến này. Với lời kinh này, chắc chắn Mẹ sẽ chẳng bao giờ bỏ quên chúng ta. Chúng ta có quên Mẹ hay không chứ Mẹ, Mẹ chẳng bao giờ quên ta.
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. A.men.
Tháng Mân Côi: Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ
+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần
20:19 01/10/2010
Tháng 10 được gọi là tháng Mân Côi. Tháng này, con cái Đức Mẹ hướng lòng mình về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Đặc biệt có nghĩa là yêu mến Đức Mẹ hơn, dâng lên Đức Mẹ nhiều đoá hoa mân côi hơn, thực thi những điều Đức Mẹ dạy một cách nhiệt tình hơn.
Riêng tháng 10 năm nay, tôi suy nghĩ nhiều hơn đến biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Lòng, trí tôi nhớ lại những gì Đức Mẹ đã dạy và đã làm ngày 13-10-1917. Đúng là có sự gì đáng ta phải sợ. Đúng là có sự gì đó thực sự khiến ta phải cầu xin để được cứu thoát.
Vì thế, tôi chọn cho tháng 10 năm nay của tôi một chủ đề gợi ý. Chủ đề đó là: “Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”. Câu này là câu cuối của kinh Lạy Cha. Tôi thấy câu này là lời cầu rất hợp với ý Đức Mẹ trong lần Người hiện ra lần cuối ở Fatima.
Tôi xin phép được chia sẻ chọn lựa của tôi. Tôi sẽ đề cập đến 3 điểm sau đây:
1. Khi cầu xin Chúa cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ, thì sự dữ nói chung được hiểu thế nào?
2. Ta xin Chúa cứu ta khỏi những sự dữ nào cách riêng?
3. Ta phải cộng tác thế nào vào lời cầu xin Chúa cứu ta khỏi sự dữ?
1. Sự dữ nói chung được hiểu thế nào?
Nói chung, thế giới sự dữ rất mênh mông. Thí dụ:
a) Sự dữ trong lĩnh vực vật chất, như: đói nghèo, bệnh tật, các thiên tai, các thứ ô nhiễm môi trường, các tai nạn, các thứ chiến tranh.
b) Sự dữ trong lĩnh vực chân lý, như: những sai lầm trong việc tiếp thu thông tin, trong cái nhìn, trong phán đoán, trong lượng giá, trong phản ứng. Có những sai lầm thuộc trách nhiệm cá nhân. Có những sai lầm thuộc trách nhiệm một tập thể, một nhóm, một cộng đoàn. Có những sai lầm thuộc trách nhiệm cả một bộ máy chính sách và chủ trương.
c) Sự dữ trong lĩnh vực luân lý, như: hình thức đúng là đạo đức thì lại coi là không đạo đức. Việc đúng là tội thì lại coi là không có tội. Tình hình hiện nay đang có khuynh hướng bình thường hoá tội lỗi là một sự dữ rất nguy hiểm.
d) Sự dữ trong lĩnh vực tín lý, như: điều phải tin thì lại nghi ngờ. Điều mê tín thì lại tìm đến. Hiện tượng tin Lời Chúa một cách hời hợt như đang xảy ra ở nhiều nơi là một sự dữ rất đáng báo động.
e) Sự dữ trong lĩnh vực quỷ dữ, như: coi thường thế giới quỷ đang rất phổ biến. Thế giới đen tối của quỷ là một hiện hữu có thực ở gần ta. Kinh Thánh cảnh báo ta điều đó. Nhưng chúng ta nhiều khi không tỉnh thức, lại còn sống thoả hiệp với chúng.
f) Sự dữ trong lĩnh vực áp lực, như: Có những áp lực đến từ bên ngoài làm ta khó giữ được tự chủ. Có những áp lực tiềm ẩn từ bên trong ta khiến ta khó sống khách quan và thanh thản.
Thoáng nhìn những sự dữ kể trên, chúng ta thấy con người của ta thường xuyên có nguy cơ bị các sự dữ tấn công. Thoát khỏi chúng là chuyện không dễ. Vì thế, ta vừa làm hết sức để cứu mình, vừa cầu xin Chúa cứu ta.
Trong các sự dữ, có một số rất đáng sợ, ta phải xin Chúa cứu ta cách riêng.
2. Mấy sự dữ ta cầu xin Chúa một cách đặc biệt để thoát khỏi
Tôi thấy có 3 sự dữ này:
a) Không thực thi thánh ý Chúa
Phúc Âm cho thấy: Suốt đời trên trần thế, Chúa Giêsu chỉ quan tâm đến việc thực thi thánh ý Chúa Cha. “Lương thực của Thầy là làm theo ý Chúa Cha” (Ga 4,34). Ở vườn cây Dầu, khi tình hình trở nên bi đát, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin Cha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mà thôi” (Lc 22,41).
Biết được thánh ý Chúa và thực thi thánh ý Chúa là chuyện không dễ. Nhưng đó lại là chuyện cực kỳ quan trọng. Chúa Giêsu quả quyết: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Làm theo thánh ý Chúa là định hướng đầu tiên của tu đức. Không phải định hướng một lần, mà cả suốt đời. Lời Chúa và Chúa Thánh Thần sẽ soi dẫn trên thực tế. Tình hình từng lúc từng nơi, tuỳ theo từng người sẽ sáng lên thánh ý Người. Nếu không khiêm tốn đón nhận, ta sẽ đi vào những sai lầm: đó là một sự dữ khủng khiếp.
b) Mất sự sống ân sủng của Chúa và mất linh hồn
“Vì nếu người ta được cả thế giới, mà phải thiệt mất mạng sống mình, thì nào có lợi gì?” (Mt 16,26). Lời Chúa phán trên đây thực là dứt khoát, thực là đáng sợ. Mất mạng sống mình, tức là mất sự sống ân sủng của Chúa và mất linh hồn, đó là một sự dữ không gì ví được.
c) Phải phạt đời đời trong hoả ngục
Có hoả ngục và có những người bị ném xuống đó, đây là một cảnh báo được Chúa nói nhiều lần trong Phúc Âm. Xin đọc lại dụ ngôn ông ăn mày Ladarô và nhà phú hộ (x. Lc 16,19-31). Cũng nên đọc thêm những lời Chúa phán về cuộc phán xét chung (x. Mt 25,31-45).
Ở Fatima, Đức Mẹ cũng đã cho ba trẻ nhìn thấy cảnh hoả ngục và những ai bị phạt trong đó. Thực là rùng rợn.
Chỉ trong hồi tâm, và tin vào lời Chúa và tin sự cảnh báo của Đức Mẹ, chúng ta mới thấy thấm thía: sự không thực thi ý Chúa, sự mất đời sống ân sủng và mất linh hồn, sự sa hoả ngục là những sự dữ ghê gớm. Ta phải xin Chúa cứu thoát ta. Ta phải cầu nguyện, và cũng phải cộng tác vào lời cầu nguyện: “Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”.
3. Cộng tác vào lời cầu nguyện “xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”
Phải cộng tác ít ra bằng những việc này:
a) Khiêm nhường và biết sợ
Tu đức thường khuyên chúng ta nên luôn có thái độ khiêm tốn, nhận mình yếu đuối, hèn mọn. Khả năng sai lầm nơi ta là rất lớn. Thái độ kiêu căng, cố chấp nơi ta không hoàn toàn dễ khống chế. Lịch sử cho ta thấy có những liều lĩnh tự đắc đã đưa tới một chuỗi dài tai hoạ rất đáng tiếc.
b) Đền tạ về những gì đã và đang sai phạm
Đền tạ bằng những việc hy sinh, phục vụ, yêu thương trong phạm vi Chúa đòi hỏi. Hiện nay, tình trạng bất ổn đang xảy ra phổ biến trong từng cá nhân, trong từng gia đình, trong từng cộng đoàn, trong từng địa phương. Nếu chúng ta biết lắng nghe ý Chúa, biết dấn thân vào việc làm cho những tình hình đó bớt bất ổn theo ý Chúa, thì thiết tưởng đó cũng là những việc đền tạ đẹp lòng Chúa.
c) Hết lòng cậy tin vào lòng thương xót Chúa và trái tim nhân từ của Mẹ. Sống như trẻ thơ. Nhìn lên Mẹ với tất cả tâm tình khiêm tốn đơn sơ tin cậy.
Lạy Mẹ Maria, sự hiểu biết của Mẹ thực là sâu xa. Tình thương của Mẹ thực là bao la. Mẹ biết con và hoàn cảnh của con hơn chính con. Mẹ nhìn rõ đâu là những sự dữ gây nguy hại cho con nhất là về phần hồn. Xin Mẹ thương ở bên con. Xin Mẹ cầu bầu với Chúa cứu con khỏi mọi sự dữ, nhất là những sự dữ hiểm nghèo cho phần rỗi. Con xin phó thác mình con cho trái tim Mẹ. Xin gìn giữ con trong tình thương của Mẹ mãi mãi muôn đời. Amen.
Riêng tháng 10 năm nay, tôi suy nghĩ nhiều hơn đến biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Lòng, trí tôi nhớ lại những gì Đức Mẹ đã dạy và đã làm ngày 13-10-1917. Đúng là có sự gì đáng ta phải sợ. Đúng là có sự gì đó thực sự khiến ta phải cầu xin để được cứu thoát.
Vì thế, tôi chọn cho tháng 10 năm nay của tôi một chủ đề gợi ý. Chủ đề đó là: “Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”. Câu này là câu cuối của kinh Lạy Cha. Tôi thấy câu này là lời cầu rất hợp với ý Đức Mẹ trong lần Người hiện ra lần cuối ở Fatima.
Tôi xin phép được chia sẻ chọn lựa của tôi. Tôi sẽ đề cập đến 3 điểm sau đây:
1. Khi cầu xin Chúa cứu chúng ta khỏi mọi sự dữ, thì sự dữ nói chung được hiểu thế nào?
2. Ta xin Chúa cứu ta khỏi những sự dữ nào cách riêng?
3. Ta phải cộng tác thế nào vào lời cầu xin Chúa cứu ta khỏi sự dữ?
1. Sự dữ nói chung được hiểu thế nào?
Nói chung, thế giới sự dữ rất mênh mông. Thí dụ:
a) Sự dữ trong lĩnh vực vật chất, như: đói nghèo, bệnh tật, các thiên tai, các thứ ô nhiễm môi trường, các tai nạn, các thứ chiến tranh.
b) Sự dữ trong lĩnh vực chân lý, như: những sai lầm trong việc tiếp thu thông tin, trong cái nhìn, trong phán đoán, trong lượng giá, trong phản ứng. Có những sai lầm thuộc trách nhiệm cá nhân. Có những sai lầm thuộc trách nhiệm một tập thể, một nhóm, một cộng đoàn. Có những sai lầm thuộc trách nhiệm cả một bộ máy chính sách và chủ trương.
c) Sự dữ trong lĩnh vực luân lý, như: hình thức đúng là đạo đức thì lại coi là không đạo đức. Việc đúng là tội thì lại coi là không có tội. Tình hình hiện nay đang có khuynh hướng bình thường hoá tội lỗi là một sự dữ rất nguy hiểm.
d) Sự dữ trong lĩnh vực tín lý, như: điều phải tin thì lại nghi ngờ. Điều mê tín thì lại tìm đến. Hiện tượng tin Lời Chúa một cách hời hợt như đang xảy ra ở nhiều nơi là một sự dữ rất đáng báo động.
e) Sự dữ trong lĩnh vực quỷ dữ, như: coi thường thế giới quỷ đang rất phổ biến. Thế giới đen tối của quỷ là một hiện hữu có thực ở gần ta. Kinh Thánh cảnh báo ta điều đó. Nhưng chúng ta nhiều khi không tỉnh thức, lại còn sống thoả hiệp với chúng.
f) Sự dữ trong lĩnh vực áp lực, như: Có những áp lực đến từ bên ngoài làm ta khó giữ được tự chủ. Có những áp lực tiềm ẩn từ bên trong ta khiến ta khó sống khách quan và thanh thản.
Thoáng nhìn những sự dữ kể trên, chúng ta thấy con người của ta thường xuyên có nguy cơ bị các sự dữ tấn công. Thoát khỏi chúng là chuyện không dễ. Vì thế, ta vừa làm hết sức để cứu mình, vừa cầu xin Chúa cứu ta.
Trong các sự dữ, có một số rất đáng sợ, ta phải xin Chúa cứu ta cách riêng.
2. Mấy sự dữ ta cầu xin Chúa một cách đặc biệt để thoát khỏi
Tôi thấy có 3 sự dữ này:
a) Không thực thi thánh ý Chúa
Phúc Âm cho thấy: Suốt đời trên trần thế, Chúa Giêsu chỉ quan tâm đến việc thực thi thánh ý Chúa Cha. “Lương thực của Thầy là làm theo ý Chúa Cha” (Ga 4,34). Ở vườn cây Dầu, khi tình hình trở nên bi đát, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin Cha cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mà thôi” (Lc 22,41).
Biết được thánh ý Chúa và thực thi thánh ý Chúa là chuyện không dễ. Nhưng đó lại là chuyện cực kỳ quan trọng. Chúa Giêsu quả quyết: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Làm theo thánh ý Chúa là định hướng đầu tiên của tu đức. Không phải định hướng một lần, mà cả suốt đời. Lời Chúa và Chúa Thánh Thần sẽ soi dẫn trên thực tế. Tình hình từng lúc từng nơi, tuỳ theo từng người sẽ sáng lên thánh ý Người. Nếu không khiêm tốn đón nhận, ta sẽ đi vào những sai lầm: đó là một sự dữ khủng khiếp.
b) Mất sự sống ân sủng của Chúa và mất linh hồn
“Vì nếu người ta được cả thế giới, mà phải thiệt mất mạng sống mình, thì nào có lợi gì?” (Mt 16,26). Lời Chúa phán trên đây thực là dứt khoát, thực là đáng sợ. Mất mạng sống mình, tức là mất sự sống ân sủng của Chúa và mất linh hồn, đó là một sự dữ không gì ví được.
c) Phải phạt đời đời trong hoả ngục
Có hoả ngục và có những người bị ném xuống đó, đây là một cảnh báo được Chúa nói nhiều lần trong Phúc Âm. Xin đọc lại dụ ngôn ông ăn mày Ladarô và nhà phú hộ (x. Lc 16,19-31). Cũng nên đọc thêm những lời Chúa phán về cuộc phán xét chung (x. Mt 25,31-45).
Ở Fatima, Đức Mẹ cũng đã cho ba trẻ nhìn thấy cảnh hoả ngục và những ai bị phạt trong đó. Thực là rùng rợn.
Chỉ trong hồi tâm, và tin vào lời Chúa và tin sự cảnh báo của Đức Mẹ, chúng ta mới thấy thấm thía: sự không thực thi ý Chúa, sự mất đời sống ân sủng và mất linh hồn, sự sa hoả ngục là những sự dữ ghê gớm. Ta phải xin Chúa cứu thoát ta. Ta phải cầu nguyện, và cũng phải cộng tác vào lời cầu nguyện: “Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”.
3. Cộng tác vào lời cầu nguyện “xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”
Phải cộng tác ít ra bằng những việc này:
a) Khiêm nhường và biết sợ
Tu đức thường khuyên chúng ta nên luôn có thái độ khiêm tốn, nhận mình yếu đuối, hèn mọn. Khả năng sai lầm nơi ta là rất lớn. Thái độ kiêu căng, cố chấp nơi ta không hoàn toàn dễ khống chế. Lịch sử cho ta thấy có những liều lĩnh tự đắc đã đưa tới một chuỗi dài tai hoạ rất đáng tiếc.
b) Đền tạ về những gì đã và đang sai phạm
Đền tạ bằng những việc hy sinh, phục vụ, yêu thương trong phạm vi Chúa đòi hỏi. Hiện nay, tình trạng bất ổn đang xảy ra phổ biến trong từng cá nhân, trong từng gia đình, trong từng cộng đoàn, trong từng địa phương. Nếu chúng ta biết lắng nghe ý Chúa, biết dấn thân vào việc làm cho những tình hình đó bớt bất ổn theo ý Chúa, thì thiết tưởng đó cũng là những việc đền tạ đẹp lòng Chúa.
c) Hết lòng cậy tin vào lòng thương xót Chúa và trái tim nhân từ của Mẹ. Sống như trẻ thơ. Nhìn lên Mẹ với tất cả tâm tình khiêm tốn đơn sơ tin cậy.
Lạy Mẹ Maria, sự hiểu biết của Mẹ thực là sâu xa. Tình thương của Mẹ thực là bao la. Mẹ biết con và hoàn cảnh của con hơn chính con. Mẹ nhìn rõ đâu là những sự dữ gây nguy hại cho con nhất là về phần hồn. Xin Mẹ thương ở bên con. Xin Mẹ cầu bầu với Chúa cứu con khỏi mọi sự dữ, nhất là những sự dữ hiểm nghèo cho phần rỗi. Con xin phó thác mình con cho trái tim Mẹ. Xin gìn giữ con trong tình thương của Mẹ mãi mãi muôn đời. Amen.
Thùng rỗng kêu to
CVK Nguyễn Thế Bài
21:29 01/10/2010
Chúa Nhật Thứ 25 Mùa Thường Niên, Năm C - Lc 17, 5 - 10
Yến Tử là tể tướng tài năng và sáng suốt của nước Tề. Khi đi làm việc, ông thường ngồi xe ngựa, phải băng qua một thị trấn náo nhiệt. Vợ người đánh xe lúc đó đang đứng ở cửa nhà mình, thấy chồng mình ngồi trên lưng ngựa của chiếc xe to bốn ngựa kéo, vẻ mặt vênh váo tự mãn vung chiếc roi ngựa trong tay, dương dương tự đắc quát tháo.Buổi tối, người đánh xe về nhà, thấy vợ gói bọc quần áo tuyên bố muốn ly hôn với anh ta. Người đánh xe hỏi nguyên nhân. Người vợ đáp: “Tể tướng Yến Tử người cao tuy không đầy sáu thước,là Tể tướng đường đường của một nước, thanh danh truyền tụng khắp các nước chư hầu. Hôm nay tôi trông thấy ông ta ngồi ngay ngắn trong xe, cúi đầu suy tư, thái độ khiêm tốn lễ phép. Còn anh, tuy thân cao tám thước, chẳng qua chỉ là một anh chàng đánh xe ngựa, nhìn cái vẻ vênh váo kia của anh, tôi không muốn cùng sống chung với một người kiêu ngạo tự mãn nữa!”.
Trong kho tàng văn học Việt Nam,có truyện ngụ ngôn “Lục Súc Tranh Công”, kể về cuộc tranh luận của sáu con vật nuôi trong nhà: trâu, chó,ngựa,dê,gà,lợn. Chúng kể công đối với chủ. Con nọ suy bì với con kia. Con nào cũng thấy mình có công trạng lớn với chủ và tố cáo con kia là đồ ăn hại. Lịch sử nước Việt, ghi lại nạn kiêu binh như sau: “Riêng nạn kiêu binh lộng hành; ngai vàng, nghiệp chúa của vua Lê chúa Trịnh cũng đủ đổ, huống hồ vua chúa và quan lại cũng hư hèn. Buổi đầu, kiêu binh có chút công lao phò tá, nhưng sau này vì vua chúa không biết điều khiển họ, để họ lợi dụng lạm dụng quyền thế để làm bậy bạ khiến họ Lê, họ Trịnh đều phải đổ vỡ. …Gia chính cũng như quốc chính, một khi có lũ con cưng đó, tất nhiên phải đưa thiên hạ đến chỗ đại loạn. Lịch sử không chỉ trách kiêu binh, mà còn phải qui trách nhiệm cho những người cầm đầu dân tộc đã vụng suy dại nghĩ (Việt sử tân biên, quyển 3).
Trong những ngày nầy, đảng lao động Bắc Triều Tiên tổ chức đại hội lần đầu sau 30 năm, để lập lại cảnh truyền ngôi trong kỳ đại hội năm 1980,trong đó Kim Il-sung hợp thức hoá việc kế nhiệm cho Kim Jong Il và nay “hoàng đế cộng sản” nầy cũng triệu tập “bá quan văn võ đảng” để chính thức truyền ngai vàng cho “thái tử” Kim Jong-un, sau khi phong cho cậu con út 27 tuổi nầy làm tướng bốn sao. Những chiến sĩ nằm xuống được “tổ quốc ghi công” (ngày trước là “tổ quốc ghi ơn”). “Tôm chết thiệt mẹ bán tôm” mà thôi; còn những người sống, chiến thắng bằng xương máu của họ, thì chẳng cần ai ghi công,ghi ơn gì hết. Họ tự cho mình là công thần và tự phong,tự thưởng cho mình những gì họ có thể. Lý kẻ mạnh khi nào mà chẳng tốt nhất (x. ngụ ngôn La Fontaine: con cừu và con chó sói). Từ chỗ đấu tranh giai cấp,xóa bỏ độc tài, những người theo đường lối Staline nầy đã quay lại áp chế người nghèo và còn chuyên quyền hơn cả những hoàng đế độc tài và độc ác nhất trong lịch sử nhân loại, vượt xa cả Tần Thủy Hoàng (Trung Hoa) hay Néron (đế quốc La Mã).
Anh đánh xe ngựa cho tể tướng Yến Tử còn can đảm để nhìn lại mình và sửa đổi,về sau được chính Yến Tử đề bạt làm quan đại phu. Nạn kiêu binh cũng đã được Nguyễn-Huệ tẩy trừ. Và ta có quyền tin tưởng chắc chắn một ngày không xa, những người,những chế độ tự coi mình là công thần, coi nhân dân như những công cụ để đạt được mục đích của phe nhóm mình và cậy vào chút công để vơ vét về mình vinh hoa phú qúy, cũng sẽ bị vĩnh viễn loại trừ, vì người dân biết rõ niềm tin của họ bị phản bội,lợi dụng. Mị dân không che mắt mãi được! Thùng rỗng vốn vẫn luôn kêu to! Đó là cái khác biệt của những người làm công cho Nước Trời: luôn thấy mình chỉ là đầy tớ vô dụng, trống rỗng và những gì làm được cũng đều nhờ bởi Ơn Chúa. Trong lịch sử cứu độ, Kinh Thánh cũng nhắc đến “loạn kiêu binh”, những kẻ thấy mình là công thần và không muốn phụng sự Thiên Chúa. Chúng – Satan và các thiên thần dữ - đã bị luận phạt muôn kiếp.
“Acronym” (diễn những thành ngữ từ các vần cái của một từ) của FAITH (đức tin) là: Forsaking All I Trust Him (từ bỏ tất cả mọi sự, tôi tin cậy phó thác nơi Người). Sự ký thác với lòng tin cậy tuyệt đối nầy làm nên sự thánh thiện của Kitô hữu và là động cơ cho cuộc sống làm chứng nhân Tin Mừng. Nó giúp Kitô hữu luôn hiểu rõ vị trí và giới hạn của mình, để không vênh vang tự đắc, để cắm cúi làm bổn phận của mình đối với Thiên Chúa, đối với Giáo Hội, đối với cộng đoàn và đối với chính gia đình mình,mà không cao giọng gia trưởng, không đòi hỏi được ghi công ghi ơn (x. Lc 17, 7 -10), nhất là không phê bình,chỉ trích công việc của các người làm công khác, vì đã có Ông Chủ Toàn Tri Toàn Năng biết rõ phải làm gì. Biết cảm thông, hoán cải, biết tha thứ và cầu nguyện – như lời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói với các giám mục Brasil – là linh đạo cần thiết trong Giáo Hội và với xã hội ngày nay. Cảm thông,hoán cải, tha thứ,cầu nguyện là những thái độ xuất phát từ tinh thần Tin Mừng, tinh thần của Chúa Kitô: Yêu Thương, Hiệp Nhất và An Bình. Người Kitô hữu chân chính luôn thấy mình tội lỗi, khiếm khuyết và thấy những nỗ lực to lớn, những hy sinh và thành công của anh em trong công cuộc xây dựng Giáo Hội, xây dựng Nước Trời và vui mừng ca tụng Thiên Chúa,biết ơn những người đó và khiêm nhường thưa: ”con là đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10 a). Ngược lại, nếu trên môi miệng ta, trong lòng ta, nổi lên những suy nghĩ, so bì, cậy công, để mang nọc độc đi châm chích khắp nơi, gieo rắc chia rẽ, thì chỉ là “thùng rỗng kêu to” mà thôi. Giáo Hội hoàn vũ nói chung và cách riêng Giáo Hội Việt Nam đang quằn quại vì những cú đón tấn kích không chỉ từ những thế lực thù nghịch vô thần bên ngoài, mà chính là từ những con cái tự thấy mình thông thái, tự phong mình làm quan án đối với tất cả phẩm trật Giáo Hội, để cho mình quyền bươi móc và gán cho những người mình không ưa vô số điều tiếng, làm lu mờ và bôi tro trát trấu lên khuôn mặt thánh thiện của Giáo Hội Chúa. Họ say sưa tố khổ các Tông Đồ. Có một kẻ say sưa chiêm ngưỡng hậu quả các việc làm của họ, mà y chẳng cần tốn kém chút công sức tiền của nào: Satan!
Hôm nay,Giáo Hội Việt Nam mừng trọng thể Đức Mẹ Mân Côi. Khiêm Nhường – Yêu Người – Khó Nghèo – Vâng Lời và Luôn Giữ Nghĩa Cùng Chúa, là những gì Mẹ đã thể hiện qua cuộc đời của Mẹ, từ khi sinh ra, từ khi nhận lời Truyền Tin cho đến khi đứng dưới chân Thánh Giá: không phàn nàn,không kêu ca,không đòi được đãi ngộ,không lên giọng kẻ cả với các môn đệ Chúa Giêsu. Mẹ chỉ hiện diện bên cạnh họ để chia sẻ, để an ủi, để cùng cầu nguyện trong Thánh Thần. “Nầy tôi là tỳ nữ của Thiên Chúa. Xin Vâng!” (Lc 1,38).
Để cuộc sống làm Kitô hữu chúng ta không nên như “thùng rỗng kêu to”, những lời trong kinh Magnificat của Mẹ Maria Mân Côi là mẫu mực cho đức tin, đức cậy, đức mến nơi mỗi người chúng ta (xin xem suy niệm Thánh Vịnh 69 dưới đây).
HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU - THÁNH VỊNH 69:
ĐIỀU CON ƯỚC AO,LẠY CHÚA,CHÍNH LÀ THỰC THI THÁNH Ý CỦA CHÚA
Không thể đọc lời cầu nguyện nầy,mà không nhớ lại rằng Thư gửi tín hữu Do Thái đã viết trong đó chính những lời từ nơi miệng Chúa Kitô nói về ý nghĩa của Mầu Nhiệm Nhập Thể. “Không phải với máu bò đực hoặc dê đực mà tội lỗi được tẩy xoá. Vì thế Chúa Kitô, khi vào trần gian,đã diễn tả như sau: ” Người không muốn hy lễ hay lễ vật dâng tiến,nhưng đã hình thành con một một thân xác. Bấy giờ con nói: nầy con đây,con xin đến để thực thi ý Người”. Và chính vì ý muốn nầy mà chúng ta được thánh hoá nhờ của lễ thân thể Người, mà Chúa Giêsu dâng một lần cho tất cả” (Dt 10,5 tt). Do vậy chúng ta được mời gọi đi kiếm tìm ở tận đáy lòng Chúa Kitô những gì là bí ẩn cuộc sống của Người, của công việc Người làm,của lời Người cầu nguyện. Sự phó thác hoàn toàn của Người cho Chúa Cha, mà thánh ý và lệnh truyền là luật lệ duy nhất với Người: ”của ăn của Ta chính là thực thi Thánh ý của Đấng đã sai Ta và chu toàn công trình của Người” (Ga 4,34). Từ đó người ta không ngạc nhiên về bầu khí an toàn,vui mừng,an bình ngự trị trong thánh vịnh nầy: những tâm tình nầy phải là những tâm tình của chúng ta, vì Chúa Kitô và chúng ta là một Thân Thể duy nhất. Tất cả đều ta lời cảm tạ tri ân trong tâm hồn vốn biết rằng Thiên Chúa chỉ chờ đợi nơi nó, trong Chúa Kitô,tình yêu của nó mà thôi. Và người ta thấy cần phải chia sẻ khám phá nầy với mọi người. Người ta chẳng còn phải lo sợ gì. Chỉ những ai không yêu mến thì mới sợ hãi.
Yến Tử là tể tướng tài năng và sáng suốt của nước Tề. Khi đi làm việc, ông thường ngồi xe ngựa, phải băng qua một thị trấn náo nhiệt. Vợ người đánh xe lúc đó đang đứng ở cửa nhà mình, thấy chồng mình ngồi trên lưng ngựa của chiếc xe to bốn ngựa kéo, vẻ mặt vênh váo tự mãn vung chiếc roi ngựa trong tay, dương dương tự đắc quát tháo.Buổi tối, người đánh xe về nhà, thấy vợ gói bọc quần áo tuyên bố muốn ly hôn với anh ta. Người đánh xe hỏi nguyên nhân. Người vợ đáp: “Tể tướng Yến Tử người cao tuy không đầy sáu thước,là Tể tướng đường đường của một nước, thanh danh truyền tụng khắp các nước chư hầu. Hôm nay tôi trông thấy ông ta ngồi ngay ngắn trong xe, cúi đầu suy tư, thái độ khiêm tốn lễ phép. Còn anh, tuy thân cao tám thước, chẳng qua chỉ là một anh chàng đánh xe ngựa, nhìn cái vẻ vênh váo kia của anh, tôi không muốn cùng sống chung với một người kiêu ngạo tự mãn nữa!”.
Trong kho tàng văn học Việt Nam,có truyện ngụ ngôn “Lục Súc Tranh Công”, kể về cuộc tranh luận của sáu con vật nuôi trong nhà: trâu, chó,ngựa,dê,gà,lợn. Chúng kể công đối với chủ. Con nọ suy bì với con kia. Con nào cũng thấy mình có công trạng lớn với chủ và tố cáo con kia là đồ ăn hại. Lịch sử nước Việt, ghi lại nạn kiêu binh như sau: “Riêng nạn kiêu binh lộng hành; ngai vàng, nghiệp chúa của vua Lê chúa Trịnh cũng đủ đổ, huống hồ vua chúa và quan lại cũng hư hèn. Buổi đầu, kiêu binh có chút công lao phò tá, nhưng sau này vì vua chúa không biết điều khiển họ, để họ lợi dụng lạm dụng quyền thế để làm bậy bạ khiến họ Lê, họ Trịnh đều phải đổ vỡ. …Gia chính cũng như quốc chính, một khi có lũ con cưng đó, tất nhiên phải đưa thiên hạ đến chỗ đại loạn. Lịch sử không chỉ trách kiêu binh, mà còn phải qui trách nhiệm cho những người cầm đầu dân tộc đã vụng suy dại nghĩ (Việt sử tân biên, quyển 3).
Trong những ngày nầy, đảng lao động Bắc Triều Tiên tổ chức đại hội lần đầu sau 30 năm, để lập lại cảnh truyền ngôi trong kỳ đại hội năm 1980,trong đó Kim Il-sung hợp thức hoá việc kế nhiệm cho Kim Jong Il và nay “hoàng đế cộng sản” nầy cũng triệu tập “bá quan văn võ đảng” để chính thức truyền ngai vàng cho “thái tử” Kim Jong-un, sau khi phong cho cậu con út 27 tuổi nầy làm tướng bốn sao. Những chiến sĩ nằm xuống được “tổ quốc ghi công” (ngày trước là “tổ quốc ghi ơn”). “Tôm chết thiệt mẹ bán tôm” mà thôi; còn những người sống, chiến thắng bằng xương máu của họ, thì chẳng cần ai ghi công,ghi ơn gì hết. Họ tự cho mình là công thần và tự phong,tự thưởng cho mình những gì họ có thể. Lý kẻ mạnh khi nào mà chẳng tốt nhất (x. ngụ ngôn La Fontaine: con cừu và con chó sói). Từ chỗ đấu tranh giai cấp,xóa bỏ độc tài, những người theo đường lối Staline nầy đã quay lại áp chế người nghèo và còn chuyên quyền hơn cả những hoàng đế độc tài và độc ác nhất trong lịch sử nhân loại, vượt xa cả Tần Thủy Hoàng (Trung Hoa) hay Néron (đế quốc La Mã).
Anh đánh xe ngựa cho tể tướng Yến Tử còn can đảm để nhìn lại mình và sửa đổi,về sau được chính Yến Tử đề bạt làm quan đại phu. Nạn kiêu binh cũng đã được Nguyễn-Huệ tẩy trừ. Và ta có quyền tin tưởng chắc chắn một ngày không xa, những người,những chế độ tự coi mình là công thần, coi nhân dân như những công cụ để đạt được mục đích của phe nhóm mình và cậy vào chút công để vơ vét về mình vinh hoa phú qúy, cũng sẽ bị vĩnh viễn loại trừ, vì người dân biết rõ niềm tin của họ bị phản bội,lợi dụng. Mị dân không che mắt mãi được! Thùng rỗng vốn vẫn luôn kêu to! Đó là cái khác biệt của những người làm công cho Nước Trời: luôn thấy mình chỉ là đầy tớ vô dụng, trống rỗng và những gì làm được cũng đều nhờ bởi Ơn Chúa. Trong lịch sử cứu độ, Kinh Thánh cũng nhắc đến “loạn kiêu binh”, những kẻ thấy mình là công thần và không muốn phụng sự Thiên Chúa. Chúng – Satan và các thiên thần dữ - đã bị luận phạt muôn kiếp.
“Acronym” (diễn những thành ngữ từ các vần cái của một từ) của FAITH (đức tin) là: Forsaking All I Trust Him (từ bỏ tất cả mọi sự, tôi tin cậy phó thác nơi Người). Sự ký thác với lòng tin cậy tuyệt đối nầy làm nên sự thánh thiện của Kitô hữu và là động cơ cho cuộc sống làm chứng nhân Tin Mừng. Nó giúp Kitô hữu luôn hiểu rõ vị trí và giới hạn của mình, để không vênh vang tự đắc, để cắm cúi làm bổn phận của mình đối với Thiên Chúa, đối với Giáo Hội, đối với cộng đoàn và đối với chính gia đình mình,mà không cao giọng gia trưởng, không đòi hỏi được ghi công ghi ơn (x. Lc 17, 7 -10), nhất là không phê bình,chỉ trích công việc của các người làm công khác, vì đã có Ông Chủ Toàn Tri Toàn Năng biết rõ phải làm gì. Biết cảm thông, hoán cải, biết tha thứ và cầu nguyện – như lời Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI nói với các giám mục Brasil – là linh đạo cần thiết trong Giáo Hội và với xã hội ngày nay. Cảm thông,hoán cải, tha thứ,cầu nguyện là những thái độ xuất phát từ tinh thần Tin Mừng, tinh thần của Chúa Kitô: Yêu Thương, Hiệp Nhất và An Bình. Người Kitô hữu chân chính luôn thấy mình tội lỗi, khiếm khuyết và thấy những nỗ lực to lớn, những hy sinh và thành công của anh em trong công cuộc xây dựng Giáo Hội, xây dựng Nước Trời và vui mừng ca tụng Thiên Chúa,biết ơn những người đó và khiêm nhường thưa: ”con là đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10 a). Ngược lại, nếu trên môi miệng ta, trong lòng ta, nổi lên những suy nghĩ, so bì, cậy công, để mang nọc độc đi châm chích khắp nơi, gieo rắc chia rẽ, thì chỉ là “thùng rỗng kêu to” mà thôi. Giáo Hội hoàn vũ nói chung và cách riêng Giáo Hội Việt Nam đang quằn quại vì những cú đón tấn kích không chỉ từ những thế lực thù nghịch vô thần bên ngoài, mà chính là từ những con cái tự thấy mình thông thái, tự phong mình làm quan án đối với tất cả phẩm trật Giáo Hội, để cho mình quyền bươi móc và gán cho những người mình không ưa vô số điều tiếng, làm lu mờ và bôi tro trát trấu lên khuôn mặt thánh thiện của Giáo Hội Chúa. Họ say sưa tố khổ các Tông Đồ. Có một kẻ say sưa chiêm ngưỡng hậu quả các việc làm của họ, mà y chẳng cần tốn kém chút công sức tiền của nào: Satan!
Hôm nay,Giáo Hội Việt Nam mừng trọng thể Đức Mẹ Mân Côi. Khiêm Nhường – Yêu Người – Khó Nghèo – Vâng Lời và Luôn Giữ Nghĩa Cùng Chúa, là những gì Mẹ đã thể hiện qua cuộc đời của Mẹ, từ khi sinh ra, từ khi nhận lời Truyền Tin cho đến khi đứng dưới chân Thánh Giá: không phàn nàn,không kêu ca,không đòi được đãi ngộ,không lên giọng kẻ cả với các môn đệ Chúa Giêsu. Mẹ chỉ hiện diện bên cạnh họ để chia sẻ, để an ủi, để cùng cầu nguyện trong Thánh Thần. “Nầy tôi là tỳ nữ của Thiên Chúa. Xin Vâng!” (Lc 1,38).
Để cuộc sống làm Kitô hữu chúng ta không nên như “thùng rỗng kêu to”, những lời trong kinh Magnificat của Mẹ Maria Mân Côi là mẫu mực cho đức tin, đức cậy, đức mến nơi mỗi người chúng ta (xin xem suy niệm Thánh Vịnh 69 dưới đây).
HÃY HÁT LỜI TÌNH YÊU - THÁNH VỊNH 69:
ĐIỀU CON ƯỚC AO,LẠY CHÚA,CHÍNH LÀ THỰC THI THÁNH Ý CỦA CHÚA
Không thể đọc lời cầu nguyện nầy,mà không nhớ lại rằng Thư gửi tín hữu Do Thái đã viết trong đó chính những lời từ nơi miệng Chúa Kitô nói về ý nghĩa của Mầu Nhiệm Nhập Thể. “Không phải với máu bò đực hoặc dê đực mà tội lỗi được tẩy xoá. Vì thế Chúa Kitô, khi vào trần gian,đã diễn tả như sau: ” Người không muốn hy lễ hay lễ vật dâng tiến,nhưng đã hình thành con một một thân xác. Bấy giờ con nói: nầy con đây,con xin đến để thực thi ý Người”. Và chính vì ý muốn nầy mà chúng ta được thánh hoá nhờ của lễ thân thể Người, mà Chúa Giêsu dâng một lần cho tất cả” (Dt 10,5 tt). Do vậy chúng ta được mời gọi đi kiếm tìm ở tận đáy lòng Chúa Kitô những gì là bí ẩn cuộc sống của Người, của công việc Người làm,của lời Người cầu nguyện. Sự phó thác hoàn toàn của Người cho Chúa Cha, mà thánh ý và lệnh truyền là luật lệ duy nhất với Người: ”của ăn của Ta chính là thực thi Thánh ý của Đấng đã sai Ta và chu toàn công trình của Người” (Ga 4,34). Từ đó người ta không ngạc nhiên về bầu khí an toàn,vui mừng,an bình ngự trị trong thánh vịnh nầy: những tâm tình nầy phải là những tâm tình của chúng ta, vì Chúa Kitô và chúng ta là một Thân Thể duy nhất. Tất cả đều ta lời cảm tạ tri ân trong tâm hồn vốn biết rằng Thiên Chúa chỉ chờ đợi nơi nó, trong Chúa Kitô,tình yêu của nó mà thôi. Và người ta thấy cần phải chia sẻ khám phá nầy với mọi người. Người ta chẳng còn phải lo sợ gì. Chỉ những ai không yêu mến thì mới sợ hãi.
Lá sầu riêng
LM. Jos Tạ duy Tuyền
21:34 01/10/2010
Ở đời tình mẹ là thiêng liêng nhất, cao cả nhất. Nếu không có tình mẹ, có lẽ chúng ta khó có thể cảm nghiệm được thế nào là một tình yêu tinh ròng, thanh khiết, không một toan tính ích kỷ nhỏ nhoi nào. Tình mẹ là một tình yêu vô vị lợi, sống hết mình vì con. Ca dao đã nói rất nhiều về những hy sinh của mẹ như:
"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
Và rồi khi trái gió trở trời, lòng mẹ cũng quặn đau vì con:
"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
Có lẽ chúng ta đều biết đến câu chuyện “Lá sầu riêng” của sân khấu cải lương đã từng trình diễn. Đó là câu chuyện thật cảm động về tình thương của người mẹ hết mình vì tương lai và hạnh phúc của con. Truyên kể về một người mẹ nhà quê, nghèo nàn. Cuộc đời cơ cực với cảnh mẹ goá con côi. Cuộc sống bữa no bữa đói, khiến bà lo sợ cho tương lai của đứa con. Bà đã chấp nhận gửi con cho một gia đình giầu có trong làng, và rồi bà tình nguyện ở bên đứa trẻ để chăm sóc nó với tư cách là một vú nuôi. Năm tháng trôi qua, khi bà đã già yếu, và đứa con do tay bà chăm sóc đã thành danh giữa đời. Bà nghĩ rằng đã tới lúc nói cho con biết sự thật về nguồn gốc của nó, và chắc chắn nó sẽ vui mừng lắm, vì có một người mẹ đã quên cả bản thân mình để lo cho con. Bà nghĩ rằng, lúc đó những giọt nước mắt sung sướng của hai mẹ con nhận ra nhau sẽ dạt dào lắm! Nhưng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra! Đứa con không chấp nhận sự thật ấy. Nó đã xua đuổi bà. Nó không dám nhận bà là mẹ. Nó sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp nó ở đời. Thay cho những giọt nước mắt sung sướng là những giọt nước mắt tủi nhục đắng cay. Bà đã thốt lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?”.
Tình thương của mẹ trần thế đôi khi cũng quặn đau vì sự đoạn tình, đoạn nghĩa của con. Tình thương của người Mẹ thiên quốc càng quặn đau hơn khi con đang xa lìa vòng tay che chở của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc cũng đau khổ vì những đứa con đã không nhìn nhận sự trợ giúp của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc vẫn đang bị xúc phạm bởi chính thái độ khước từ của con.
Tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giê-su cũng là mẹ của chúng ta. Xưa bên cây thập giá Chúa đã trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Qua Gioan, Mẹ Maria đã nhận làm mẹ của cả nhân loại. Từ nay Mẹ là mẹ của từng người chúng ta. Từ nay Mẹ sẽ bao bọc chúng ta như mẹ đã từng bao bọc hài nhi Giê-su. Từ nay Mẹ Maria sẽ chăm sóc chúng ta như xưa đã chăm sóc cho Chúa Giê-su con Mẹ. Từ nay Mẹ Maria sẽ đứng bên cuộc đời chúng ta như Mẹ đã đứng kề bên thánh giá Chúa. Từ nay cái đau của chúng ta cũng là nỗi đau của Mẹ. Vì tình mẹ mãi mãi là thế. Hết mình vì con. Chấp nhận khổ vì con. Một tình yêu quên cả chính mình để hết lòng chăm sóc đoàn con như tình mẹ trần thế mà ca dao đã từng nói: “Đêm mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh dài thức trọn năm canh”.
Thế nhưng, Mẹ Maria đã được gì khi làm mẹ chúng ta? Mẹ có vui khi làm mẹ nhân loại hay không? Nếu vui tại sao mỗi khi Mẹ hiện ra ở nơi này, nơi kia Mẹ đều khóc, đều trầm ngâm, đều lo lắng cho sự an nguy của con cái? Mẹ đều khóc cho nhận thế tội tình. Mẹ đều khóc vì những đứa con sa đàng tội lỗi nhưng không chịu quay trở về. Phải chăng mẹ cũng đang đau khổ khi nhìn thấy những người con vì danh vọng ở đời, vì vinh hoa phú quý mà đánh mất tình mẹ? Phải chăng kịch bản “lá sầu riêng” đang diễn tả nỗi lòng của Mẹ thiên quốc? Nếu đúng vậy, Mẹ cũng đang bảo chúng ta: “Con ơi! Chẳng lẽ chỉ vì một chút bổng lộc trần gian mau qua mà con đã vội quên tình mẹ? Và không lẽ chỉ vì những vinh hoa trần thế mau qua mà con đã từ chối mẹ sao? Hãy nhận mẹ làm mẹ để mẹ tiếp tục yêu con, để mẹ tiếp tục hy sinh cho con, và để mẹ tiếp tục che chở bảo vệ con”.
Xin cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình thương của mẹ để sám hối ăn năn về những lỗi lầm của mình. Xin giúp chúng ta đừng vì vinh hoa phú quý mà lạc xa tình mẹ. Ước gì chúng ta luôn trân trọng tình mẹ, luôn gắn bó với mẹ, luôn cậy dựa vào mẹ để nhờ Mẹ và qua Mẹ chúng ta lãnh nhận được muôn vàn ơn lành hồn xác của Chúa. Amen
"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
Và rồi khi trái gió trở trời, lòng mẹ cũng quặn đau vì con:
"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
Có lẽ chúng ta đều biết đến câu chuyện “Lá sầu riêng” của sân khấu cải lương đã từng trình diễn. Đó là câu chuyện thật cảm động về tình thương của người mẹ hết mình vì tương lai và hạnh phúc của con. Truyên kể về một người mẹ nhà quê, nghèo nàn. Cuộc đời cơ cực với cảnh mẹ goá con côi. Cuộc sống bữa no bữa đói, khiến bà lo sợ cho tương lai của đứa con. Bà đã chấp nhận gửi con cho một gia đình giầu có trong làng, và rồi bà tình nguyện ở bên đứa trẻ để chăm sóc nó với tư cách là một vú nuôi. Năm tháng trôi qua, khi bà đã già yếu, và đứa con do tay bà chăm sóc đã thành danh giữa đời. Bà nghĩ rằng đã tới lúc nói cho con biết sự thật về nguồn gốc của nó, và chắc chắn nó sẽ vui mừng lắm, vì có một người mẹ đã quên cả bản thân mình để lo cho con. Bà nghĩ rằng, lúc đó những giọt nước mắt sung sướng của hai mẹ con nhận ra nhau sẽ dạt dào lắm! Nhưng tiếc thay, điều đó đã không xảy ra! Đứa con không chấp nhận sự thật ấy. Nó đã xua đuổi bà. Nó không dám nhận bà là mẹ. Nó sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp nó ở đời. Thay cho những giọt nước mắt sung sướng là những giọt nước mắt tủi nhục đắng cay. Bà đã thốt lên trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Con ơi! Ngày con còn bé, mẹ cho con một cục kẹo, con đã theo mẹ cả ngày, bây giờ mẹ cho con cả cuộc đời, sao con nỡ lòng xua đuổi mẹ hở con?”.
Tình thương của mẹ trần thế đôi khi cũng quặn đau vì sự đoạn tình, đoạn nghĩa của con. Tình thương của người Mẹ thiên quốc càng quặn đau hơn khi con đang xa lìa vòng tay che chở của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc cũng đau khổ vì những đứa con đã không nhìn nhận sự trợ giúp của Mẹ. Người Mẹ thiên quốc vẫn đang bị xúc phạm bởi chính thái độ khước từ của con.
Tháng Mân Côi, Giáo hội mời gọi chúng ta hướng về Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giê-su cũng là mẹ của chúng ta. Xưa bên cây thập giá Chúa đã trao phó thánh Gioan cho Mẹ. Qua Gioan, Mẹ Maria đã nhận làm mẹ của cả nhân loại. Từ nay Mẹ là mẹ của từng người chúng ta. Từ nay Mẹ sẽ bao bọc chúng ta như mẹ đã từng bao bọc hài nhi Giê-su. Từ nay Mẹ Maria sẽ chăm sóc chúng ta như xưa đã chăm sóc cho Chúa Giê-su con Mẹ. Từ nay Mẹ Maria sẽ đứng bên cuộc đời chúng ta như Mẹ đã đứng kề bên thánh giá Chúa. Từ nay cái đau của chúng ta cũng là nỗi đau của Mẹ. Vì tình mẹ mãi mãi là thế. Hết mình vì con. Chấp nhận khổ vì con. Một tình yêu quên cả chính mình để hết lòng chăm sóc đoàn con như tình mẹ trần thế mà ca dao đã từng nói: “Đêm mùa thu mẹ ru con ngủ - Năm canh dài thức trọn năm canh”.
Thế nhưng, Mẹ Maria đã được gì khi làm mẹ chúng ta? Mẹ có vui khi làm mẹ nhân loại hay không? Nếu vui tại sao mỗi khi Mẹ hiện ra ở nơi này, nơi kia Mẹ đều khóc, đều trầm ngâm, đều lo lắng cho sự an nguy của con cái? Mẹ đều khóc cho nhận thế tội tình. Mẹ đều khóc vì những đứa con sa đàng tội lỗi nhưng không chịu quay trở về. Phải chăng mẹ cũng đang đau khổ khi nhìn thấy những người con vì danh vọng ở đời, vì vinh hoa phú quý mà đánh mất tình mẹ? Phải chăng kịch bản “lá sầu riêng” đang diễn tả nỗi lòng của Mẹ thiên quốc? Nếu đúng vậy, Mẹ cũng đang bảo chúng ta: “Con ơi! Chẳng lẽ chỉ vì một chút bổng lộc trần gian mau qua mà con đã vội quên tình mẹ? Và không lẽ chỉ vì những vinh hoa trần thế mau qua mà con đã từ chối mẹ sao? Hãy nhận mẹ làm mẹ để mẹ tiếp tục yêu con, để mẹ tiếp tục hy sinh cho con, và để mẹ tiếp tục che chở bảo vệ con”.
Xin cho mỗi người chúng ta biết nhận ra tình thương của mẹ để sám hối ăn năn về những lỗi lầm của mình. Xin giúp chúng ta đừng vì vinh hoa phú quý mà lạc xa tình mẹ. Ước gì chúng ta luôn trân trọng tình mẹ, luôn gắn bó với mẹ, luôn cậy dựa vào mẹ để nhờ Mẹ và qua Mẹ chúng ta lãnh nhận được muôn vàn ơn lành hồn xác của Chúa. Amen
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH nói với các giám mục châu Âu: Hãy bảo vệ Gia đình và sự sống
Phụng Nghi
06:49 01/10/2010
ZAGREB, Croatia (Zenit.org).- ĐGH Benedict XVI thúc giục các giám mục châu Âu hãy hành động để bảo vệ gia đình và đời sống con người, chiến đấu chống lại sự bất khoan dung và kỳ thị người theo Kitô giáo.
Đức giáo hoàng đã gửi một điện tín, qua vị quốc vụ khanh của ngài là Hồng y Tarcisio Bertone, đến các tham dự viên phiên họp khoáng đại các Hội đồng giám mục châu Âu.
Phiên họp khai mạc tại Zagreb ngày 30 tháng 9, kéo dài tới Chủ nhật, và đề tài thảo luận là: “Tình trạng Dân số và Gia đình ở châu Âu”.
Trong điện tín, Đức giáo hoàng khuyến khích các giám mục “tiếp tục công việc quan trọng họ đã hoạch định và linh hứng trong các cộng đoàn Giáo hội lời cam kết cần thiết để cho các tín hữu có thể thoát khỏi tình trạng bất bao dung và kỳ thị, cũng như cổ võ cho gia đình và bảo vệ sự sống con người.”
Ngài cầu nguyện cho các tham dự viên “để cho cuộc họp theo ý Chúa quan phòng này có thể đóng góp vào việc củng cố những sợi dây hiệp nhất và thông đạt giữa các giám mục châu Âu, tạo ra sự thúc đẩy can trường hơn nữa cho công tác tân phúc âm hóa châu lục này.”
Đức thánh cha ban “phép lành Tòa thánh theo lời yêu cầu, như là lời cam kết có sự trợ lực dồi dào của Chúa.”
Khủng hoảng căn tính
Trong diễn văn khai mạc, Hồng y Peter Erdo, tổng giám mục Esztergom-Budapest và chủ tịch hội đồng, đưa ra lời phân tích về tình hình châu Âu:
“Châu Âu, lục địa có nhiều nền văn hóa đã tìm được Tin Mừng, và từ nơi đây biết bao nhiêu vị thừa sai đã lên đường rao truyền Lời Chúa khắp nơi cho đến tận cùng trái đất, nhưng nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng căn tính.”
“Châu Âu cần Thiên Chúa, để tìm lại được chính nguồn cội của mình và từ đó nhìn về tương lai với thực tế và hy vọng.”
Tuy nhiên hồng y cũng đưa ra những thách đố các Kitô hữu gặp phải khi nỗ lực chia sẻ đức tin của mình với những người khác.
Trong chiều hướng đó, Hồng y tuyên bố khai sinh một “Đài quan sát về Bất khoan dung và Kỳ thị chống Kitô hữu ở châu Âu” nhằm mục đích “đề cao cảnh giác hơn nữa về các hình thức bất khoan dung và kỳ thị một số tín hữu Kitô giáo tại châu Âu đang phải gánh chịu, và phù hợp với những điều chúng ta đã quyết định trong các phiên họp trước.”
Ngài nói tiếp: “Đài quan sát (observatory) này không nhằm trở thành một dụng cụ để tranh chấp, nhưng là một trợ lực để tạo ra một xã hội biết tôn trọng hơn tự do tôn giáo, cũng như có khả năng hiểu biết và chấp nhận cả căn tính riêng của mình lẫn thực tế đa dạng qua một chủ nghĩa thế tục lành mạnh.”
“Tóm lại, một mặt, nó giúp cho công tác tân phúc âm hóa thời hiện đại, và mặt khác, giúp phát triển nền dân chủ chân chính dựa trên sự bình đẳng trong châu lục của chúng ta.”
Phúc âm hóa
Hồng y Erdo nhấn mạnh đến “sự khẩn thiết của công tác tân phúc âm hóa” đã “luôn luôn là mục tiêu chính của hội đồng.” Ngài đề cập đến Hội đồng Giáo hoàng về Phát Triển công tác Tân Phúc âm hoá mà Đức giáo hoàng Benedict XVI mới thành lập, như là “một dấu chỉ rõ rệt nhận thức của Đức thánh cha về tình trạng cấp thiết này.”
Ngài cũng nói rằng “một hậu quả rõ rệt tình trạng bất ổn trong xã hội chúng ta cũng xuất hiện trong câu hỏi mà chúng ta muốn giải quyết sâu rộng hơn trong những ngày này: đó là tình trạng dân số và mối liên hệ cần thiết của nó đối với vấn đề gia đình.”
“Tình trạng lành mạnh của gia đình chính là hình ảnh lành mạnh của xã hội, và ngược lại.”
“Gia đình và sự sống là phần không thể thiếu trong kế hoạch của Thiên Chúa và chúng là phương cách Thiên Chúa làm cho chúng ta thực hiện sự kết hiệp hoàn toàn với Người.”
“Vẻ đẹp của tình yêu giữa nam nữ, những người suốt đời kết hiệp và làm cho tình yêu thành một quà tặng, cũng như đón nhận và giáo dục những con người mới, đã và luôn luôn sẽ là hình ảnh đẹp đẽ nhất của Thiên Chúa.”
“Giáo hội kêu gọi có những chính sách được thi hành phù hợp với nhu cầu thực tế của gia đình, và yêu cầu có những biện pháp trợ giúp cụ thể luôn luôn thích hợp và công hiệu đối với thực tại của gia đình.”
“Tuy nhiên, có lẽ điều thiếu sót nhất trong xã hội ta, cũng như trong các gia đình chúng ta, không phải là những giải pháp để giải quyết các khó khăn ngay tức thì, ngay cả điều này đôi lúc cấp thiết, nhưng trên hết cả, đó là sự nhiệt tình thiếu đi năng lực mà Chúa ban cho chúng ta nếu chúng ta sống kết hiệp với Người.”
Khi hoạt động để tạo phúc lợi cho gia đình, Hồng y công nhận “sự hòa hợp lớn lao cả trong các lý do về nhân chủng học lẫn thần học yểm trợ cho viễn ảnh Kitô giáo về gia đình và nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ nó giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Chính thống.”
Hồng y kết luận với niềm hy vọng rằng cuộc họp thường niên các giám mục năm nay sẽ là một “phản ảnh mãnh liệt” cho phúc lợi của gia đình và xã hội châu Âu, nhưng cũng còn là nơi “cầu nguyện và thể hiện tình huynh đệ.”
Đức giáo hoàng đã gửi một điện tín, qua vị quốc vụ khanh của ngài là Hồng y Tarcisio Bertone, đến các tham dự viên phiên họp khoáng đại các Hội đồng giám mục châu Âu.
Phiên họp khai mạc tại Zagreb ngày 30 tháng 9, kéo dài tới Chủ nhật, và đề tài thảo luận là: “Tình trạng Dân số và Gia đình ở châu Âu”.
Trong điện tín, Đức giáo hoàng khuyến khích các giám mục “tiếp tục công việc quan trọng họ đã hoạch định và linh hứng trong các cộng đoàn Giáo hội lời cam kết cần thiết để cho các tín hữu có thể thoát khỏi tình trạng bất bao dung và kỳ thị, cũng như cổ võ cho gia đình và bảo vệ sự sống con người.”
Ngài cầu nguyện cho các tham dự viên “để cho cuộc họp theo ý Chúa quan phòng này có thể đóng góp vào việc củng cố những sợi dây hiệp nhất và thông đạt giữa các giám mục châu Âu, tạo ra sự thúc đẩy can trường hơn nữa cho công tác tân phúc âm hóa châu lục này.”
Đức thánh cha ban “phép lành Tòa thánh theo lời yêu cầu, như là lời cam kết có sự trợ lực dồi dào của Chúa.”
Khủng hoảng căn tính
Trong diễn văn khai mạc, Hồng y Peter Erdo, tổng giám mục Esztergom-Budapest và chủ tịch hội đồng, đưa ra lời phân tích về tình hình châu Âu:
“Châu Âu, lục địa có nhiều nền văn hóa đã tìm được Tin Mừng, và từ nơi đây biết bao nhiêu vị thừa sai đã lên đường rao truyền Lời Chúa khắp nơi cho đến tận cùng trái đất, nhưng nay đang trải qua một cuộc khủng hoảng căn tính.”
“Châu Âu cần Thiên Chúa, để tìm lại được chính nguồn cội của mình và từ đó nhìn về tương lai với thực tế và hy vọng.”
Tuy nhiên hồng y cũng đưa ra những thách đố các Kitô hữu gặp phải khi nỗ lực chia sẻ đức tin của mình với những người khác.
Trong chiều hướng đó, Hồng y tuyên bố khai sinh một “Đài quan sát về Bất khoan dung và Kỳ thị chống Kitô hữu ở châu Âu” nhằm mục đích “đề cao cảnh giác hơn nữa về các hình thức bất khoan dung và kỳ thị một số tín hữu Kitô giáo tại châu Âu đang phải gánh chịu, và phù hợp với những điều chúng ta đã quyết định trong các phiên họp trước.”
Ngài nói tiếp: “Đài quan sát (observatory) này không nhằm trở thành một dụng cụ để tranh chấp, nhưng là một trợ lực để tạo ra một xã hội biết tôn trọng hơn tự do tôn giáo, cũng như có khả năng hiểu biết và chấp nhận cả căn tính riêng của mình lẫn thực tế đa dạng qua một chủ nghĩa thế tục lành mạnh.”
“Tóm lại, một mặt, nó giúp cho công tác tân phúc âm hóa thời hiện đại, và mặt khác, giúp phát triển nền dân chủ chân chính dựa trên sự bình đẳng trong châu lục của chúng ta.”
Phúc âm hóa
Hồng y Erdo nhấn mạnh đến “sự khẩn thiết của công tác tân phúc âm hóa” đã “luôn luôn là mục tiêu chính của hội đồng.” Ngài đề cập đến Hội đồng Giáo hoàng về Phát Triển công tác Tân Phúc âm hoá mà Đức giáo hoàng Benedict XVI mới thành lập, như là “một dấu chỉ rõ rệt nhận thức của Đức thánh cha về tình trạng cấp thiết này.”
Ngài cũng nói rằng “một hậu quả rõ rệt tình trạng bất ổn trong xã hội chúng ta cũng xuất hiện trong câu hỏi mà chúng ta muốn giải quyết sâu rộng hơn trong những ngày này: đó là tình trạng dân số và mối liên hệ cần thiết của nó đối với vấn đề gia đình.”
“Tình trạng lành mạnh của gia đình chính là hình ảnh lành mạnh của xã hội, và ngược lại.”
“Gia đình và sự sống là phần không thể thiếu trong kế hoạch của Thiên Chúa và chúng là phương cách Thiên Chúa làm cho chúng ta thực hiện sự kết hiệp hoàn toàn với Người.”
“Vẻ đẹp của tình yêu giữa nam nữ, những người suốt đời kết hiệp và làm cho tình yêu thành một quà tặng, cũng như đón nhận và giáo dục những con người mới, đã và luôn luôn sẽ là hình ảnh đẹp đẽ nhất của Thiên Chúa.”
“Giáo hội kêu gọi có những chính sách được thi hành phù hợp với nhu cầu thực tế của gia đình, và yêu cầu có những biện pháp trợ giúp cụ thể luôn luôn thích hợp và công hiệu đối với thực tại của gia đình.”
“Tuy nhiên, có lẽ điều thiếu sót nhất trong xã hội ta, cũng như trong các gia đình chúng ta, không phải là những giải pháp để giải quyết các khó khăn ngay tức thì, ngay cả điều này đôi lúc cấp thiết, nhưng trên hết cả, đó là sự nhiệt tình thiếu đi năng lực mà Chúa ban cho chúng ta nếu chúng ta sống kết hiệp với Người.”
Khi hoạt động để tạo phúc lợi cho gia đình, Hồng y công nhận “sự hòa hợp lớn lao cả trong các lý do về nhân chủng học lẫn thần học yểm trợ cho viễn ảnh Kitô giáo về gia đình và nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ nó giữa Giáo hội Công giáo và các Giáo hội Chính thống.”
Hồng y kết luận với niềm hy vọng rằng cuộc họp thường niên các giám mục năm nay sẽ là một “phản ảnh mãnh liệt” cho phúc lợi của gia đình và xã hội châu Âu, nhưng cũng còn là nơi “cầu nguyện và thể hiện tình huynh đệ.”
Kinh Cầu Và Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2010- 2011
Dominic David Trần.
16:11 01/10/2010
Kinh Cầu Và Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2010- 2011
Lạy Chúa, Thiên Chúa của chúng con, xin Chúa giúp chúng con bước đi với Chúa
trên con đường của Phúc Thật Tám Mối và sống trọn vẹn cho Sứ Mạng Truyền Giáo
của Chúa trong thế giới hôm nay.
Xin Chúa liên kết chúng con với mọi người của thời đại chúng con - để chúng con cùng đem Tin Mừng Phúc Âm đến tận cùng cõi đất.
Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng con và các Cộng Đoàn mà Thiên Chúa gởi đến với mọi người khốn khó, những người bị khổ đau, bệnh tật, hoặc bị áp bức và bị chà đạp nhân phẩm.
Nguyện xin Thiên Chúa Hằng Sống soi sáng và biến đổi cuộc đời chúng con trong niềm Cậy Trông và Hy Vọng vào Chúa Sống Lại.
Xin Thiên Chúa hằng sống và hiển trị đời đời đoái thương nhận lời khấn nguyện của chúng con. Amen
TRUYỀN GIÁO LÀ VIỆC PHẢI LÀM CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO CHÚNG TA
Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2010-2011
Tháng 10 /2010: Cầu cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo Thế Giới
Cầu cho ngày khánh nhật truyền giáo thế giới sẽ nuôi dưỡng lòng nhiệt thành Rao Giảng Tin Mừng, cùng ước muốn sẵn sàng hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo bằng lời cầu nguyện và đóng góp tài chánh cho các Giáo Hội nghèo khó.
Tháng 11/ 2010: Cầu cho những người nghèo khổ tại Phi Châu
Cầu cho lục địa Phi Châu tìm được sức mạnh của Chúa KiTô để mưu cầu cho được Công Lý và Hòa Giải theo khuyến nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi lần thứ 2.
Tháng 12/2010: Cầu cho thanh thiếu niên và giới trẻ:
Cầu cho các cháu thiếu nhi và người trẻ trở thành các Sứ giả của Tin Mừng và họ được tôn trọng và bảo vệ
khỏi mọi bạo hành, áp bức và lợi dụng.
Tháng Giêng năm 2011: Cầu cho sự Hiệp Nhất Các Tín Hữu KiTô Giáo.
Cầu xin cho tín hữu Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới đạt đến sự Hiệp Nhất trọn vẹn và trở nên như những Chứng nhân của Thiên Chúa.
Tháng Hai/2011: Cầu cho các bệnh nhân trong các quốc gia đuợc truyền giáo
Xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo luôn làm chứng nhân cho sự hiện diện của Đức Chúa KiTô trong việc phục vụ bệnh nhân tại các xứ Truyền giáo.
Tháng Ba/2011: Cầu cho những người bị bách hại vì Tin Mừng.
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và sức mạnh cho những người bị bách hại và bị phân biệt đối xử, kỳ thị chỉ vì loan báo và sống theo Tin Mừng.
Tháng Tư/2011: Cầu cho tất cả các giáo đoàn và công cuộc truyền giáo
Thông qua việc loan truyền và làm chứng nhân Tin Mừng trong cuộc sống; cầu xin cho công cuộc truyền giáo đem Thiên Chúa đến cho tất cả chưa được nhận biết Thiên Chúa.
Tháng Năm/2011: Cầu cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc
Cầu xin Thiên Chúa phù trợ cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc bền đỗ và triển nở trong sự Hiệp Nhất.
Tháng Sáu/2011: Cầu cho Ơn Gọi Truyền Giáo
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban thêm nhiều Thừa Sai sẵn sàng loan báo Tin Mừng và mở mang Nước Chúa.
Tháng Bảy/2011: Cầu cho các Nữ Tu Sĩ Thừa Sai trong công cuộc Truyền giáo
Cầu xin cho các Nữ Tu Sĩ thuộc các xứ truyền giáo là các chứng nhân cho niềm vui của Tin Mừng Phúc Âm và là các dấu chỉ sống thực của Tình Yêu của Thiên Chúa.
Tháng Tám/2011: Cầu cho sự trẻ trung hóa lại các tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Phương Tây.
Cầu xin cho các tín hữu KiTô Giáo trong các nước Tây Phương được mở rộng tâm trí và tái khám phá lại Đức Tin của họ.
Tháng Chín/2011: Cầu cho các Cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo Á Châu
Cầu xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo của Á Châu loan truyền Tin Mừng Phúc Âm và làm chứng nhân bằng lòng sốt mến và nhiệt thành.
Courtesy of the Society For The Propagation of the Faith, Canada
Lạy Chúa, Thiên Chúa của chúng con, xin Chúa giúp chúng con bước đi với Chúa
trên con đường của Phúc Thật Tám Mối và sống trọn vẹn cho Sứ Mạng Truyền Giáo
của Chúa trong thế giới hôm nay.
Xin Chúa liên kết chúng con với mọi người của thời đại chúng con - để chúng con cùng đem Tin Mừng Phúc Âm đến tận cùng cõi đất.
Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng con và các Cộng Đoàn mà Thiên Chúa gởi đến với mọi người khốn khó, những người bị khổ đau, bệnh tật, hoặc bị áp bức và bị chà đạp nhân phẩm.
Nguyện xin Thiên Chúa Hằng Sống soi sáng và biến đổi cuộc đời chúng con trong niềm Cậy Trông và Hy Vọng vào Chúa Sống Lại.
Xin Thiên Chúa hằng sống và hiển trị đời đời đoái thương nhận lời khấn nguyện của chúng con. Amen
TRUYỀN GIÁO LÀ VIỆC PHẢI LÀM CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO CHÚNG TA
Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2010-2011
Tháng 10 /2010: Cầu cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo Thế Giới
Cầu cho ngày khánh nhật truyền giáo thế giới sẽ nuôi dưỡng lòng nhiệt thành Rao Giảng Tin Mừng, cùng ước muốn sẵn sàng hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo bằng lời cầu nguyện và đóng góp tài chánh cho các Giáo Hội nghèo khó.
Tháng 11/ 2010: Cầu cho những người nghèo khổ tại Phi Châu
Cầu cho lục địa Phi Châu tìm được sức mạnh của Chúa KiTô để mưu cầu cho được Công Lý và Hòa Giải theo khuyến nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Phi lần thứ 2.
Tháng 12/2010: Cầu cho thanh thiếu niên và giới trẻ:
Cầu cho các cháu thiếu nhi và người trẻ trở thành các Sứ giả của Tin Mừng và họ được tôn trọng và bảo vệ
khỏi mọi bạo hành, áp bức và lợi dụng.
Tháng Giêng năm 2011: Cầu cho sự Hiệp Nhất Các Tín Hữu KiTô Giáo.
Cầu xin cho tín hữu Thiên Chúa Giáo trên khắp thế giới đạt đến sự Hiệp Nhất trọn vẹn và trở nên như những Chứng nhân của Thiên Chúa.
Tháng Hai/2011: Cầu cho các bệnh nhân trong các quốc gia đuợc truyền giáo
Xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo luôn làm chứng nhân cho sự hiện diện của Đức Chúa KiTô trong việc phục vụ bệnh nhân tại các xứ Truyền giáo.
Tháng Ba/2011: Cầu cho những người bị bách hại vì Tin Mừng.
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban ánh sáng và sức mạnh cho những người bị bách hại và bị phân biệt đối xử, kỳ thị chỉ vì loan báo và sống theo Tin Mừng.
Tháng Tư/2011: Cầu cho tất cả các giáo đoàn và công cuộc truyền giáo
Thông qua việc loan truyền và làm chứng nhân Tin Mừng trong cuộc sống; cầu xin cho công cuộc truyền giáo đem Thiên Chúa đến cho tất cả chưa được nhận biết Thiên Chúa.
Tháng Năm/2011: Cầu cho Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc
Cầu xin Thiên Chúa phù trợ cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc bền đỗ và triển nở trong sự Hiệp Nhất.
Tháng Sáu/2011: Cầu cho Ơn Gọi Truyền Giáo
Cầu xin Chúa Thánh Thần ban thêm nhiều Thừa Sai sẵn sàng loan báo Tin Mừng và mở mang Nước Chúa.
Tháng Bảy/2011: Cầu cho các Nữ Tu Sĩ Thừa Sai trong công cuộc Truyền giáo
Cầu xin cho các Nữ Tu Sĩ thuộc các xứ truyền giáo là các chứng nhân cho niềm vui của Tin Mừng Phúc Âm và là các dấu chỉ sống thực của Tình Yêu của Thiên Chúa.
Tháng Tám/2011: Cầu cho sự trẻ trung hóa lại các tín hữu Thiên Chúa Giáo tại Phương Tây.
Cầu xin cho các tín hữu KiTô Giáo trong các nước Tây Phương được mở rộng tâm trí và tái khám phá lại Đức Tin của họ.
Tháng Chín/2011: Cầu cho các Cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo Á Châu
Cầu xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo của Á Châu loan truyền Tin Mừng Phúc Âm và làm chứng nhân bằng lòng sốt mến và nhiệt thành.
Courtesy of the Society For The Propagation of the Faith, Canada
ĐTC: Yêu thương chính là con đường đi đến sự sống
Pt Huỳnh Mai Trác
16:18 01/10/2010
Song song với dụ ngôn của ngày Chúa Nhật hôm nay: “ nguời nghèo khó và kẻ giàu sang, ĐTC đưa ra gương mẫu của thánh Vincent de Paul, sống cách đây 350 năm và gương mẫu của môt người thiếu nữ trẻ tuổi Chiara Badano vừa mới được phong chân phước cũng trong chủ nhật hôm đó.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Phúc Âm của ngày Chủ nhật hôm nay (Lc 15, 19-31), Chúa Giêsu kể ra dụ ngôn người giàu có và nguời nghèo đói Lazarê. Người giàu sống trong xa hoa, ích kỷ, và khi ông ta chết thì xuống ngay hỏa ngục. Trái lại người nghèo đói phải nhặt đồ ăn dư thừa từ bàn người giàu có để sống qua ngày, khi chết thì được các thiên thần đưa lên Thiên Đàng ở cùng Chúa và các thánh. Chúa Giêsu cũng dã nói với các môn đệ: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em (Lc 6, 20).”
“Nhưng sứ điệp của dụ ngôn còn có ý nghĩa xa hơn nữa: nó nhắc nhở cho chúng ta là chúng ta đang ở trên thế gian này, chúng ta phải lắng nghe lời Chúa trong Kinh Thánh, và sống theo thánh ý Chúa, nếu không thì sau khi chết thì đã quá muộn để xem xét lại. Như vây dụ ngôn này cho chúng ta biết hai điều: Thứ nhất là Chúa yêu thương những người nghèo đói và nâng đỡ họ lên sau khi họ chịu đựng nhục nhã; thứ hai là số phận đời đời của chúng ta tùy theo thái độ sống của chúng ta. Nghĩa là chúng ta phải đi theo con đường mà Chúa đã vạch ra cho chúng ta, “yêu thương chính là con đường dẫn đến sự sống, không phải hiểu như một tình cảm, nhưng như một bổn phận phục vụ những kẻ khác trong tình yêu của Chúa Kitô.
“Thật là có một sự trùng hợp rất vui mừng vì ngày mai chúng ta sẽ cử hành lể tưởng niệm thánh Vincent de Paul, đấng. bảo trợ các tổ chức từ thện Công giáo; lể kỷ niệm 350 năm ngày ngài qua đời. Trong thế kỷ XVII ở nước Pháp sự cách biệt có một khoảng cách rất lớn giữa những người giàu có và những người nghèo đói.
“Đương nhiên là một linh mục ngài có thể tiếp xúc với giới quý phái cũng như giới hạ cấp bần cùng ở Paris. Thúc đẩy bởi lòng yêu mến Chúa Kitô, thánh Vincent đã tổ chức những Hội đoàn từ thiện vững chắc đề phục vụ người nghèo, “Hội đoàn Bác Ái”, đó là những nhóm người hy sinh thời giờ và tiền bạc cùng của cải để giúp đỡ những người nghèo đói, Trong số những nhà hảo tâm, một số người đã tận hiến hoàn toàn cho Chúa như thánh Louise de Marillac, Bà đã cùng với thánh Vincent thành lập “Dòng Nữ Tu Bác Ái”, Dòng Nữ đầu tiên phục vụ những người bệnh tật và người nghèo túng.
Các bạn thân mến, chỉ có Tình Yêu, Tình Yêu viết hoa mới đem lại hạnh phúc thật sự! Điều này được thực hành bởi một nhân chứng, môt thiếu nữ còn trẻ vừa mới được phong chân phước hôm qua tại đây ở tại Roma. Đó là Chiara Badano, một thiếu nữ người Italia sinh năm 1971, bị một chứng bịnh nam y qua đời lúc chưa đến 19 tuổi, nhưng đã tỏa ra một luồng ánh sáng như tên của cô: ”Chiara Luce”.
Giáo xứ của cô, giáo phận Acqui Terme và Phong trào Focolari đang liên hoan vì đó là một ngày vui của giới trẻ, họ có thể tìm thấy nơi Badano một gương sáng của niềm tin Kitô giáo. Lời cuối cùng của Badano, hoàn toàn tuân phục theo thánh ý Chúa: “Chào Mẹ, sẽ gặp lại Mẹ, Mẹ hãy vui mừng lên vì con cũng đang vui mừng đây!”.
“Hãy cất cao những lời ngợi khen Chúa, bởi vì tình yêu của Ngài mạnh hơn sự dữ và sự chết; và chúng ta hãy cám đội ơn Mẹ Maria đã dẫn dắt những người trẻ qua những bước khó khăn, những đau khổ và trở nên yêu mến Chúa Giêsu cùng khám phá ra được vẻ đẹp của đời sống.” (Nguồn Tin: VIS)
Anh chị em thân mến,
Trong bài Phúc Âm của ngày Chủ nhật hôm nay (Lc 15, 19-31), Chúa Giêsu kể ra dụ ngôn người giàu có và nguời nghèo đói Lazarê. Người giàu sống trong xa hoa, ích kỷ, và khi ông ta chết thì xuống ngay hỏa ngục. Trái lại người nghèo đói phải nhặt đồ ăn dư thừa từ bàn người giàu có để sống qua ngày, khi chết thì được các thiên thần đưa lên Thiên Đàng ở cùng Chúa và các thánh. Chúa Giêsu cũng dã nói với các môn đệ: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em (Lc 6, 20).”
“Nhưng sứ điệp của dụ ngôn còn có ý nghĩa xa hơn nữa: nó nhắc nhở cho chúng ta là chúng ta đang ở trên thế gian này, chúng ta phải lắng nghe lời Chúa trong Kinh Thánh, và sống theo thánh ý Chúa, nếu không thì sau khi chết thì đã quá muộn để xem xét lại. Như vây dụ ngôn này cho chúng ta biết hai điều: Thứ nhất là Chúa yêu thương những người nghèo đói và nâng đỡ họ lên sau khi họ chịu đựng nhục nhã; thứ hai là số phận đời đời của chúng ta tùy theo thái độ sống của chúng ta. Nghĩa là chúng ta phải đi theo con đường mà Chúa đã vạch ra cho chúng ta, “yêu thương chính là con đường dẫn đến sự sống, không phải hiểu như một tình cảm, nhưng như một bổn phận phục vụ những kẻ khác trong tình yêu của Chúa Kitô.
“Thật là có một sự trùng hợp rất vui mừng vì ngày mai chúng ta sẽ cử hành lể tưởng niệm thánh Vincent de Paul, đấng. bảo trợ các tổ chức từ thện Công giáo; lể kỷ niệm 350 năm ngày ngài qua đời. Trong thế kỷ XVII ở nước Pháp sự cách biệt có một khoảng cách rất lớn giữa những người giàu có và những người nghèo đói.
“Đương nhiên là một linh mục ngài có thể tiếp xúc với giới quý phái cũng như giới hạ cấp bần cùng ở Paris. Thúc đẩy bởi lòng yêu mến Chúa Kitô, thánh Vincent đã tổ chức những Hội đoàn từ thiện vững chắc đề phục vụ người nghèo, “Hội đoàn Bác Ái”, đó là những nhóm người hy sinh thời giờ và tiền bạc cùng của cải để giúp đỡ những người nghèo đói, Trong số những nhà hảo tâm, một số người đã tận hiến hoàn toàn cho Chúa như thánh Louise de Marillac, Bà đã cùng với thánh Vincent thành lập “Dòng Nữ Tu Bác Ái”, Dòng Nữ đầu tiên phục vụ những người bệnh tật và người nghèo túng.
Các bạn thân mến, chỉ có Tình Yêu, Tình Yêu viết hoa mới đem lại hạnh phúc thật sự! Điều này được thực hành bởi một nhân chứng, môt thiếu nữ còn trẻ vừa mới được phong chân phước hôm qua tại đây ở tại Roma. Đó là Chiara Badano, một thiếu nữ người Italia sinh năm 1971, bị một chứng bịnh nam y qua đời lúc chưa đến 19 tuổi, nhưng đã tỏa ra một luồng ánh sáng như tên của cô: ”Chiara Luce”.
Giáo xứ của cô, giáo phận Acqui Terme và Phong trào Focolari đang liên hoan vì đó là một ngày vui của giới trẻ, họ có thể tìm thấy nơi Badano một gương sáng của niềm tin Kitô giáo. Lời cuối cùng của Badano, hoàn toàn tuân phục theo thánh ý Chúa: “Chào Mẹ, sẽ gặp lại Mẹ, Mẹ hãy vui mừng lên vì con cũng đang vui mừng đây!”.
“Hãy cất cao những lời ngợi khen Chúa, bởi vì tình yêu của Ngài mạnh hơn sự dữ và sự chết; và chúng ta hãy cám đội ơn Mẹ Maria đã dẫn dắt những người trẻ qua những bước khó khăn, những đau khổ và trở nên yêu mến Chúa Giêsu cùng khám phá ra được vẻ đẹp của đời sống.” (Nguồn Tin: VIS)
Tây Ban Nha: “Cần chú ý đến những gì Đức Thánh Cha phán!”
Bùi Hữu Thư
18:35 01/10/2010
Điện văn của các giám mục Tây Ban Nha trước khi Đức Thánh Cha Benedict XVI thăm viếng
Rôma, Thứ Sáu 1 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Để chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tại Tây Ban Nha dự trù cho hai ngày 6 và 7 tháng 11 sắp tới, các giám mục Tây Ban Nha đã mời gọi các tín hữu “hết sức chú ý” đến những gì Đức Thánh Cha sẽ nói và tuân theo các chỉ thị của ngài.
Điện văn chào mừng Đức Thánh Cha được phổ biến ngày thứ năm vừa qua tại Madid, vào lúc chấm dứt buổi họp của Uỷ Ban Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha.
Cuộc viếng thăm Saint-Jacques-de-Compostelle và Barcelone sẽ xẩy ra “trong những điạ điểm rõ ràng, tại hai nhà thờ của giáo phận, nơi các giám mục đã nói với các giáo dân để giải thích tầm quan trọng của biến cố được Chúa quan phòng và kêu gọi họ tiếp đón đấng kế vị Thánh Phêrô.”
Nhưng, các giáo phận khác, được các giám mục khẳng định là cũng phải tham gia: “Tất cả chúng ta cần phải tận dụng những ích lợi thiêng liêng của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, và chúng ta chúc mừng và chào đón ngài ngay từ bây giờ.”
“Các giám mục cho hay: chúng ta chờ đợi cuộc viếng thăm của ngài với đức tin và niềm hy vọng. Chúng ta biết rằng ở đâu có Thánh Phêrô, thì ở đó có Giáo Hội. Saint-Jacques và Barcelone có thể được sống một cách sống động và trực tiếp hơn, nhưng tất cả các giáo phận Tây Ban Nha đều được mời gọi tham gia để được phúc lộc.”
Điện văn tiếp: “Nhiều người sẽ đi hành hương tại Saint-Jacques và Barcelone. Những người khác sẽ có thể được thấy và được nghe Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông. Tất cả mọi người có thể ngay từ bây giờ, hiệp nhất thiêng liêng với các ý chỉ chủa Đức Thánh Cha trong khi cầu nguyện.
Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã thiết kế một mạng luới để mọi người có thể theo dõi trực tiếp.
Tại Santiago, các giám mục nhắc nhớ rằng Đức Thánh Cha “đến như một khách hành hương tại những nơi theo tông truyền có những biểu tượng lớn lao nhất về những gốc rễ Kitô của nước Tây Ban Nha, của Âu Châu và Mỹ Châu.”
Tại Barcelone, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ thánh hiến đền thánh Thánh Gia, “một thánh đường rất đẹp, được phác họa và xây cất bởi vị kiến trúc sư nổi danh Antoni Gaudí, người tôi tớ của Thiên Chúa”, nơi đây đã sẵn sàng để đón nhận nghi thức thiêng liêng này. ”
“Vào cuối thế kỷ 19, điện văn kết luận, khi đền thánh được dự trù xây cất, Giáo Hội đã có cảm nghĩ là gia đình tự nhiên phải là một gia đình Kitô, được xây dựng trên hôn nhân, là một tế bào nền tảng của xã hội, mà Quốc Gia và Giáo Hội phải chú tâm đặc biệt, phải phục vụ gia đình thay vì chế đoán.”
Rôma, Thứ Sáu 1 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Để chuẩn bị cho cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha tại Tây Ban Nha dự trù cho hai ngày 6 và 7 tháng 11 sắp tới, các giám mục Tây Ban Nha đã mời gọi các tín hữu “hết sức chú ý” đến những gì Đức Thánh Cha sẽ nói và tuân theo các chỉ thị của ngài.
Điện văn chào mừng Đức Thánh Cha được phổ biến ngày thứ năm vừa qua tại Madid, vào lúc chấm dứt buổi họp của Uỷ Ban Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha.
Cuộc viếng thăm Saint-Jacques-de-Compostelle và Barcelone sẽ xẩy ra “trong những điạ điểm rõ ràng, tại hai nhà thờ của giáo phận, nơi các giám mục đã nói với các giáo dân để giải thích tầm quan trọng của biến cố được Chúa quan phòng và kêu gọi họ tiếp đón đấng kế vị Thánh Phêrô.”
Nhưng, các giáo phận khác, được các giám mục khẳng định là cũng phải tham gia: “Tất cả chúng ta cần phải tận dụng những ích lợi thiêng liêng của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, và chúng ta chúc mừng và chào đón ngài ngay từ bây giờ.”
“Các giám mục cho hay: chúng ta chờ đợi cuộc viếng thăm của ngài với đức tin và niềm hy vọng. Chúng ta biết rằng ở đâu có Thánh Phêrô, thì ở đó có Giáo Hội. Saint-Jacques và Barcelone có thể được sống một cách sống động và trực tiếp hơn, nhưng tất cả các giáo phận Tây Ban Nha đều được mời gọi tham gia để được phúc lộc.”
Điện văn tiếp: “Nhiều người sẽ đi hành hương tại Saint-Jacques và Barcelone. Những người khác sẽ có thể được thấy và được nghe Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông. Tất cả mọi người có thể ngay từ bây giờ, hiệp nhất thiêng liêng với các ý chỉ chủa Đức Thánh Cha trong khi cầu nguyện.
Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã thiết kế một mạng luới để mọi người có thể theo dõi trực tiếp.
Tại Santiago, các giám mục nhắc nhớ rằng Đức Thánh Cha “đến như một khách hành hương tại những nơi theo tông truyền có những biểu tượng lớn lao nhất về những gốc rễ Kitô của nước Tây Ban Nha, của Âu Châu và Mỹ Châu.”
Tại Barcelone, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ thánh hiến đền thánh Thánh Gia, “một thánh đường rất đẹp, được phác họa và xây cất bởi vị kiến trúc sư nổi danh Antoni Gaudí, người tôi tớ của Thiên Chúa”, nơi đây đã sẵn sàng để đón nhận nghi thức thiêng liêng này. ”
“Vào cuối thế kỷ 19, điện văn kết luận, khi đền thánh được dự trù xây cất, Giáo Hội đã có cảm nghĩ là gia đình tự nhiên phải là một gia đình Kitô, được xây dựng trên hôn nhân, là một tế bào nền tảng của xã hội, mà Quốc Gia và Giáo Hội phải chú tâm đặc biệt, phải phục vụ gia đình thay vì chế đoán.”
Top Stories
Cambodge: Le pape a accepté la démission de Mgr Emile Destombes, vicaire apostolique de Phnom Penh
Eglises d'Asie
09:38 01/10/2010
Cambodge: Le pape a accepté la démission de Mgr Emile Destombes, vicaire apostolique de Phnom Penh
Eglises d'Asie, 1er octobre 2010 – Le 1er octobre 2010, le pape Benoît XVI a accepté la démission de Mgr Emile Destombes, vicaire apostolique de Phnom Penh. Avec le départ à la retraite du prêtre des Missions Etrangères de Paris (MEP), âgé de 75 ans, c’est une page de la reconstruction de l’Eglise du Cambodge qui se tourne. Sa succession est assurée par Mgr Olivier Schmitthaeusler, MEP, 40 ans, dont la nomination comme évêque coadjuteur du vicariat de Phnom Penh remonte au 24 décembre dernier.
Par-delà les vicissitudes de l’histoire contemporaine, la vie de Mgr Destombes a étroitement épousé la destinée du peuple cambodgien. Né en 1935 dans une famille du nord de la France, ordonné prêtre le 21 décembre 1961 au titre des Missions Etrangères de Paris, le jeune Père Destombes part pour le Cambodge en mars 1965. Après un temps d’études de la langue khmère, il enseigne la philosophie au petit séminaire de Phnom Penh; de 1967 à 1975, il est en outre directeur d’un foyer d’étudiants de la capitale cambodgienne. Durant ces années où le pays est peu à peu entraîné dans la tourment, de 1970 à 1975, il dirige le Comité d’aide aux victimes de guerre, fondé par son confrère, le P. Yves Ramousse. Lors de la prise de Phnom Penh par les Khmers rouges, comme les derniers étrangers présents dans le pays, il trouve refuge à l’ambassade de France, où il reste du 17 au 30 avril, avant d’être expulsé du Cambodge.
De retour à Paris, il enseigne la théologie aux séminaristes MEP et travaille pour « Echange France-Asie », service de la Société des Missions Etrangères chargé de faire connaître l’Asie et les Eglises d’Asie au public français. Le Cambodge restant totalement hermétique entre les mains du régime Khmer rouge, il part pour le Brésil en 1979, où des évêques appellent des missionnaires. Il restera dix années curé de Palmeiropolis, dans l’Etat de Goias. En 1989, les troupes vietnamiennes, après dix années d’occupation, battent en retraite et, à l’occasion d’un passage à Bangkok, le P. Destombes parcourt les camps de réfugiés cambodgiens en Thaïlande. Il lui est alors demandé de retourner à Phnom Penh, où, en tant que représentant de la Caritas Internationalis, il a l’occasion de renouer le contact avec certains de ses anciens étudiants. Seul prêtre étranger dans le pays durant un an, il obtient du gouvernement, en 1990, la reconnaissance officielle de l’Eglise catholique. Le 7 avril 1990, le Comité central du Parti révolutionnaire autorise l’ouverture d’une « église de la religion chrétienne ». Pour la première fois depuis 1975, les catholiques cambodgiens assistent ouvertement, le jour de Pâques, à la messe, célébrée par le P. Destombes.
Peu à peu, la communauté chrétienne dispersée par la guerre – et en grande partie anéantie par les années du régime de Pol Pot (1975-1979) – se rassemble et l’Eglise va peu à peu renaître. En 1993, la liberté religieuse est reconnue par la nouvelle Constitution. En 1994, le Saint-Siège et Phnom Penh établissent des relations diplomatiques. 1995 voit l’ordination d’un prêtre cambodgien, Pierre Sophal Tonlop, le premier depuis vingt-deux ans. En 1997, le P. Destombes est nommé évêque coadjuteur de Phnom Penh puis, après la démission de Mgr Ramousse en 2000, il devient vicaire apostolique de Phnom Penh (1). Avec environ 20 000 fidèles, la communauté chrétienne fait preuve de dynamisme, les prêtres et les religieuses mettant l’accent sur la formation, la constitution de petites communautés de foi et la participation à de nombreuses activités sociales et caritatives.
Affaibli depuis quelque temps par la maladie, Mgr Destombes avait officiellement présenté sa démission au pape à l’occasion de son 75ème anniversaire, le 15 août dernier.
Mgr Emile Destombes, lors de la messe d’ordination épiscopale de Mgr Olivier Schmitthaeusler, le 24 mars 2010 à Phnom Penh (copyright: J. Spiewak/MEP)
(1) L’Eglise catholique au Cambodge est organisée en trois circonscriptions: le vicariat apostolique de Phnom Penh, désormais dirigé par Mgr Olivier Schmitthaeusler, MEP, la préfecture apostolique de Kompong Cham, dirigée par Mgr Antonysamy Susairaj, MEP, et la préfecture apostolique de Battambang, dirigée par Mgr Enrique Figaredo, SJ.
Eglises d'Asie, 1er octobre 2010 – Le 1er octobre 2010, le pape Benoît XVI a accepté la démission de Mgr Emile Destombes, vicaire apostolique de Phnom Penh. Avec le départ à la retraite du prêtre des Missions Etrangères de Paris (MEP), âgé de 75 ans, c’est une page de la reconstruction de l’Eglise du Cambodge qui se tourne. Sa succession est assurée par Mgr Olivier Schmitthaeusler, MEP, 40 ans, dont la nomination comme évêque coadjuteur du vicariat de Phnom Penh remonte au 24 décembre dernier.
Par-delà les vicissitudes de l’histoire contemporaine, la vie de Mgr Destombes a étroitement épousé la destinée du peuple cambodgien. Né en 1935 dans une famille du nord de la France, ordonné prêtre le 21 décembre 1961 au titre des Missions Etrangères de Paris, le jeune Père Destombes part pour le Cambodge en mars 1965. Après un temps d’études de la langue khmère, il enseigne la philosophie au petit séminaire de Phnom Penh; de 1967 à 1975, il est en outre directeur d’un foyer d’étudiants de la capitale cambodgienne. Durant ces années où le pays est peu à peu entraîné dans la tourment, de 1970 à 1975, il dirige le Comité d’aide aux victimes de guerre, fondé par son confrère, le P. Yves Ramousse. Lors de la prise de Phnom Penh par les Khmers rouges, comme les derniers étrangers présents dans le pays, il trouve refuge à l’ambassade de France, où il reste du 17 au 30 avril, avant d’être expulsé du Cambodge.
De retour à Paris, il enseigne la théologie aux séminaristes MEP et travaille pour « Echange France-Asie », service de la Société des Missions Etrangères chargé de faire connaître l’Asie et les Eglises d’Asie au public français. Le Cambodge restant totalement hermétique entre les mains du régime Khmer rouge, il part pour le Brésil en 1979, où des évêques appellent des missionnaires. Il restera dix années curé de Palmeiropolis, dans l’Etat de Goias. En 1989, les troupes vietnamiennes, après dix années d’occupation, battent en retraite et, à l’occasion d’un passage à Bangkok, le P. Destombes parcourt les camps de réfugiés cambodgiens en Thaïlande. Il lui est alors demandé de retourner à Phnom Penh, où, en tant que représentant de la Caritas Internationalis, il a l’occasion de renouer le contact avec certains de ses anciens étudiants. Seul prêtre étranger dans le pays durant un an, il obtient du gouvernement, en 1990, la reconnaissance officielle de l’Eglise catholique. Le 7 avril 1990, le Comité central du Parti révolutionnaire autorise l’ouverture d’une « église de la religion chrétienne ». Pour la première fois depuis 1975, les catholiques cambodgiens assistent ouvertement, le jour de Pâques, à la messe, célébrée par le P. Destombes.
Peu à peu, la communauté chrétienne dispersée par la guerre – et en grande partie anéantie par les années du régime de Pol Pot (1975-1979) – se rassemble et l’Eglise va peu à peu renaître. En 1993, la liberté religieuse est reconnue par la nouvelle Constitution. En 1994, le Saint-Siège et Phnom Penh établissent des relations diplomatiques. 1995 voit l’ordination d’un prêtre cambodgien, Pierre Sophal Tonlop, le premier depuis vingt-deux ans. En 1997, le P. Destombes est nommé évêque coadjuteur de Phnom Penh puis, après la démission de Mgr Ramousse en 2000, il devient vicaire apostolique de Phnom Penh (1). Avec environ 20 000 fidèles, la communauté chrétienne fait preuve de dynamisme, les prêtres et les religieuses mettant l’accent sur la formation, la constitution de petites communautés de foi et la participation à de nombreuses activités sociales et caritatives.
Affaibli depuis quelque temps par la maladie, Mgr Destombes avait officiellement présenté sa démission au pape à l’occasion de son 75ème anniversaire, le 15 août dernier.
Mgr Emile Destombes, lors de la messe d’ordination épiscopale de Mgr Olivier Schmitthaeusler, le 24 mars 2010 à Phnom Penh (copyright: J. Spiewak/MEP)
(1) L’Eglise catholique au Cambodge est organisée en trois circonscriptions: le vicariat apostolique de Phnom Penh, désormais dirigé par Mgr Olivier Schmitthaeusler, MEP, la préfecture apostolique de Kompong Cham, dirigée par Mgr Antonysamy Susairaj, MEP, et la préfecture apostolique de Battambang, dirigée par Mgr Enrique Figaredo, SJ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Đồng Đăng, Lạng Sơn
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:03 01/10/2010
Thánh lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Đồng Đăng
Hôm nay, ngày 1 tháng 10 năm 2010, nơi thị trấn biên giới phía Bắc của đất nước, bà con giáo dân Đồng Đăng vui mừng tạ ơn Chúa, vì ngôi thánh đường giáo xứ đã được long trọng cắt băng khánh thành và thánh hiến để dâng cho Thiên Chúa. Quả thực, đây là một ngày trọng đại, một ngày tràn đầy hồng ân đối với giáo xứ Đồng Đăng, là ngày đã mong đợi từ rất lâu của bà con giáo dân nơi đây. Ngày khánh thành nhà thờ hôm nay cũng trùng với lễ kính Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là quan thầy của giáo xứ. Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – chủ sự Thánh lễ, cùng với quý Cha trong và ngoài giáo phận. Anh chị em giáo dân tham dự Thánh lễ ngồi chật kín lòng nhà thờ, hành lang và cả khuôn viên.
Xem hình
Ngôi thánh đường mới của giáo xứ Đồng Đăng tọa lạc trên một diện tích đất rộng 5000m2, thuộc xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, cách trung tâm thị trấn khoảng 3km. Nhà thờ có diện tích khoảng 320m2, dài 32m, rồn 10m. Nhà thờ được khởi công vào ngày 19 tháng 3 năm 2008, do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, đây là ngôi nhà thờ đầu tiên của ngài được xây dựng và khánh thành, kể từ khi ngài về nhận giáo phận tháng 12 năm 2007.
Thánh lễ diễn ra trong gần hai giờ đồng hồ. Cùng với bà con giáo dân, có sự tham dự của đại diện các cấp chính quyền từ tỉnh, thành phố Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá. Một phái đoàn từ giáo xứ Long Châu, giáo phận Nam Ninh (Trung Quốc) do ông trùm dẫn đầu, và ở Lũng Vài (Trung Quốc) cũng đến hiệp ý tham dự Thánh lễ và chia sẻ niềm vui với giáo dân Đồng Đăng. Giáo xứ Đồng Đăng cũng vui mừng chào đón các đoàn khách đến từ các giáo xứ trong giáo phận, các đoàn khách từ Hà Nội, miền Nam, Hải ngoại… Ca đoàn giáo xứ Chính Tòa Lạng Sơn, cùng với ca đoàn xứ sở tại, hai đoàn kèn của giáo xứ Mỹ Sơn và giáo phận Thái Bình,… góp phần làm cho Thánh lễ thêm trang trọng và đầy niềm hân hoan cảm tạ.
Trước khi bước vào Thánh lễ, trong tâm tình cảm tạ tri ân, với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo, chính xứ Đồng Đăng, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ, điểm qua những nét cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của giáo xứ Đồng Đăng, từ khi được thành lập cho đến hôm nay.
Tin Mừng đã được rao giảng đến quê hương Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVI, nhưng từ đó cho đến những năm đầu thế kỷ XX, vùng đất Lạng Sơn Cao Bằng vẫn còn vắng bóng dấu chân các nhà truyền giáo. Đến năm 1913, với việc Tòa Thánh tách vùng đất Lạng Sơn – Cao Bằng để thành lập một Phủ Doãn Tông Tòa, người dân nơi đây mới được lắng nghe Lời Chúa, cũng như học biết về Đạo Công giáo. Các vị thừa sai thuộc dòng Đaminh (Lyon) đã dành hết tâm huyết, cùng với ơn Chúa, để rao giảng Tin Mừng cho bà con nơi đây. Việc truyền giáo đã bước đầu thu được những kết quả tốt đẹp. Dù còn gặp nhiều thử thách, khó khăn, nhưng ở vùng đất Lạng Sơn – Cao Bằng này, hạt giống Tin Mừng đã bén rễ và trổ sinh hoa trái.
Năm 1939, giáo phận Đại diện Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng được thành lập và năm 1960 được nâng lên hàng Giáo phận Chính Tòa cho đến hôm nay.
Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển qua hàng trăm năm của giáo phận, Đồng Đăng là một trong những xứ đạo tiên khởi, dù trải qua những bước thăng trầm, nơi đây vẫn ươm trồng hạt giống Tin Mừng và vun đắp một Đức Tin bền vững.
Năm 1934, giáo xứ Đồng Đăng được chính thức thiết lập, đặt tại thị trấn giáp biên giới Việt – Trung. Trong năm đó, cha Wiligers Huy đã khởi công xây dựng nhà thờ giáo xứ Đồng Đăng. Diện tích nhà thờ tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đồng Đăng, là nơi có trục đường sắt và đường bộ băng qua. Đại lễ Phục Sinh năm 1934, nhà thờ giáo xứ được khánh thành và làm phép trọng thể. Từ đây, giáo xứ bước vào một giai đoạn phát triển mới, với đời sống đạo đức nhiệt thành và con số giáo dân ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, từ khoảng giữa thế kỷ XX, do những biến cố thăng trầm của thời cuộc, những khó khăn của đời sống xã hội, công cuộc truyền giáo bị chững lại, việc giữ đạo của bà con giáo dân Giáo xứ Đồng Đăng, cùng với giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, bước vào một cuộc thử thách triền miên với khó khăn khắc nghiệt tư bề.
Tháng 6 năm 1959, cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ, khi đó đang kiêm nhiệm quản xứ Đồng Đăng, thì được yêu cầu rời khỏi giáo xứ Đồng Đăng, và sau đó phải cư trú chỉ định tại giáo xứ Thất Khê trong nhiều năm. Lúc này, giáo xứ còn duy nhất một chủng sinh người Choang, Hứa Vĩnh Ký, đanh theo học tại chủng viện Mẫu Tâm (Bùi Chu), cùng với bốn chủng sinh khác của giáo phận.
Tháng 2 năm 1979, thầy Thảo – người phụ trách giáo xứ - qua đời. Cũng năm đó, ngôi nhà thờ của giáo xứ bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, phần mái bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại những bức tường loang lổ. Số giáo dân còn lại rất ít, chỉ còn một số gia đình Công giáo, họ cùng khích lệ nhau giữ vững Đức Tin và âm thầm sống Đạo. Diện tích nhà thờ suốt một thời gian dài trở nên hoang tàn, vắng lặng. trong thời kỳ khó khăn thử thách như thế, Chúa đã ban cho giáo xứ nguồn an ủi động viên, đó là sự trở lại của gia đình họ Lù người dân tộc Hoa, và sau gia đình này một số các gia đình người dân tộc Tày, Nùng cũng xin gia nhập đạo.
Năm 1992, với việc xây dựng nhà Ga xe lửa tại thị trấn Đồng Đăng, chính quyền địa phương trưng dụng khu đất nhà thờ Đồng Đăng để phục vụ việc xây dựng chung. Việc này, đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của bà con giáo dân. Tuy nhiên, Đức cha cố Vinhsơn Phạm Văn Dụ, với lòng hiền phụ, đã động viên con cái trong lúc khó khăn, và khích lệ mọi người vững tin vào sự quan phòng của Chúa. Giáo xứ Đồng Đăng lúc này chỉ biết vững lòng tín thác vào Chúa, âm thầm giữ Đạo, hàng tuần đi đến các nhà thờ Cửa Nam hay Mỹ Sơn để dự lễ. Sau gần 50 năm, đời sống đức tin của bà con mai một dần và gặp nhiều thách đố do thiếu vắng mục tử và những người đồng hành thiêng liêng.
Nhưng quả thực, Chúa đã không bỏ rơi đoàn con nhỏ bé này của Người. Đức cha cố Vinhsơn, dù tuổi cao sức yếu, vẫn luôn canh cánh nỗi lo cho Đồng Đăng có một ngôi nhà thờ để bà con giáo hữu có nơi thờ phượng Chúa cho xứng đáng. Đến khi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt về nhận địa phận, năm 1999, ngài cũng đã hết sức lo liệu cho giáo xứ Đồng Đăng, khôi phục lại các sinh hoạt của giáo xứ, nâng đỡ đời sống đạo của giáo dân, nhất là chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tái thiết ngôi nhà thờ của giáo xứ.
Năm 2007, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân được bổ nhiệm Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài đã quan tâm tới đời sống đạo và cơ sở vật chất của giáo xứ Đồng Đăng. Cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo được đặt làm quản xứ Đồng Đăng. Ngày 19 tháng 3 năm 2008, nhà thờ Đồng Đăng được chính thức khởi công xây dựng, tại khu đất mới, thuộc xã Phú Xá – thị trấn Đồng Đăng. Hôm nay, sau hơn 2 năm xây dựng, nhà thờ Đồng Đăng được cắt băng khánh thành và long trọng cung hiến. Một trang sử mới đã mở ra cho giáo dân xứ đạo Đồng Đăng!
Trải qua nhiều thăng trầm, xứ đạo Đồng Đăng vẫn luôn tồn tại và phát triển. Đó là nhờ hồng ân và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Trong ngày hồng phúc hôm nay, Đức cha Giuse, quý cha, quý khách và cộng đồng dân Chúa, cùng hiệp ý với giáo xứ Đồng Đăng, cảm tạ ngợi khen Thiên Chúa, tri ân các vị tiền nhân và quý vị ân nhân. Với ngôi thánh đường mới được hoàn thành và long trọng cung hiến này, chắc chắn, đời sống đạo đức và những sinh hoạt của giáo xứ Đồng Đăng sẽ ngày một khởi sắc, trong ơn Chúa và sự quan tâm của mọi thành phần dân Chúa.
Đúng 9h30 sáng, đoàn đồng tế gồm Đức cha Giuse, cha Tổng đại diện, cha đại diện, quý cha quản hạt, quý cha trong và ngoài giáo phận, tiến ra tiền sảnh nhà thờ, trong sự hiệp ý tham dự của đông đảo quý khách, quý đại biểu và anh chị em giáo dân. Tại tiền sảnh nhà thờ, Đức cha Giuse và quý Cha vui mừng cắt dải băng đỏ để chính thức khánh thành ngôi nhà thờ mới của giáo xứ Đồng Đăng. Đức cha Giuse đã trịnh trọng trao chiếc chìa khóa cửa chính của ngôi nhà thờ cho cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo – chính xứ Đồng Đăng - mở cửa nhà thờ, sau đó ngài cùng với mọi người vui mừng tiến bước vào cung lòng nhà thờ mới, trong lời ca nhập lễ đầy hân hoan sốt sắng của mọi thành phần dân Chúa, mọi người vỗ tay vui mừng chào đón Đức cha Giuse và đoàn đồng tế. Ngôi thánh đường đã thực sự trở nên mái nhà chung, nơi quy tụ mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận trong sự hiệp nhất yêu thương và tình liên đới sâu nặng.
Khi mọi thành phần dân Chúa đã tề tựu đông đủ trong lòng nhà thờ mới, Đức cha Giuse mời gọi: “Chúng ta vui mừng tề tựu tại đây để cung hiến nhà thờ mới bằng cử hành Hy Tế của Chúa. Chúng ta hãy sốt sắng tham dự các nghi lễ thánh này, lắng nghe Lời Chúa với đức tin, để cộng đồng chúng ta khi đã được tái sinh từ một Giếng Rửa Tội và được nuôi dưỡng bởi cùng một bàn ăn, thì lớn lên thành đền thờ thiêng liêng. Và khi tập họp gần một bàn thờ, thì được tình yêu trên trời thu hút”.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng về ngày lễ cung hiến, lấy đề tài từ chính câu nói của Chúa Giêsu với ông Dakêu: “Hôm nay, Ơn Cứu Độ đã đến nơi nhà này”, Đức cha Giuse đã quảng diễn về những ơn lành, sự quan phòng của Thiên Chúa luôn trùm phủ lên dân thánh của Người, cách riêng đối với giáo xứ Đồng Đăng. Qua dòng lịch sử gần một thế kỷ qua, đồng hành với nhịp sống của giáo phận, dù trải qua lúc phát triển yên bình hay khi thử thách ngặt nghèo, giáo xứ Đồng Đăng vẫn mãi tồn tại. Như hạt giống ươm trồng nơi miền đất biên cương đầy sỏi đá, nhưng luôn âm thầm, chờ đợi, trung kiên và hôm nay đã lớn lên, trổ sinh hoa trái.
Đức cha Giuse cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng ngôi nhà tình thương yêu, ngôi nhà tình liên đới hiệp nhất giữa các thành viên trong giáo xứ, cũng như đại gia đình của giáo phận, điều này cũng hết sức cần thiết, bên cạnh việc xây dựng hay chỉnh trang ngôi nhà thờ hiện hữu khang trang. Ngài gửi lời cầu chúc bình an và lời chúc mừng tới mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Đồng Đăng nhân ngày hồng phúc này.
Nghi thức cung hiến nhà thờ và bàn thờ được diễn ra rất trang trọng sau bài giảng thuyết của Đức Giám mục giáo phận. Bàn thờ được cung hiến và xức dầu Thánh, cùng với tất cả 12 cột chính của Thánh đường. Đức Giám mục long trọng đọc lời nguyện cung hiến, để “nài xin Chúa đoái thương đổ xuống trên nhà thờ và bàn thờ này chan hòa ơn thánh bởi trời, để nhà này luôn luôn là nơi thánh và để bàn này hằng được dọn sẵn Hy Tế của Đức Kitô đến muôn đời”.
Sau nghi thức cung hiến trọng thể, Thánh lễ được tiếp tục với Phụng vụ Thánh Thể. Trong cung lòng ngôi Thánh đường mới, Hy tế Thánh Thể lần đầu tiên được cử hành, mọi người tham dự cách sốt sắng, trang nghiêm và đầy cảm động. Từ nay, ngôi nhà này đã được cung hiến để chỉ dành riêng cho việc phụng sự Thiên Chúa, là nơi để cộng đồng dân Chúa sớm hôm tụ họp cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và các mầu nhiệm Thánh khác, đây cũng là nơi sẽ chan chứa tình yêu thương hợp nhất bởi là ngôi nhà chung của cả xứ đạo.
Ông trùm Aimoai Hứa Đức Minh (Slam Thảy) đại diện cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cảm ơn Đức cha Giuse, quý Cha, quý khách và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ trong ngày trọng đại của giáo xứ.
Đại diện các vị quan khách, các giáo xứ, các cấp chính quyền và ân nhân đã tiến lên trước thềm cung thánh để chúc mừng và tặng hoa. Thay mặt cho giáo xứ, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo trân trọng đón nhận tấm lòng và lời chúc của mọi người gửi đến cho giáo xứ hôm nay.
Thánh lễ kết thúc lúc 11h30 với lời chúc bình an và phép lành trọng thể của Đức cha Giuse – Giám mục giáo phận. Sau Thánh lễ, mọi người lại quy tụ bên nhau trong bữa tiệc gia đình thân mật để chia sẻ niềm vui và chúc mừng giáo xứ Đồng Đăng./.
Hôm nay, ngày 1 tháng 10 năm 2010, nơi thị trấn biên giới phía Bắc của đất nước, bà con giáo dân Đồng Đăng vui mừng tạ ơn Chúa, vì ngôi thánh đường giáo xứ đã được long trọng cắt băng khánh thành và thánh hiến để dâng cho Thiên Chúa. Quả thực, đây là một ngày trọng đại, một ngày tràn đầy hồng ân đối với giáo xứ Đồng Đăng, là ngày đã mong đợi từ rất lâu của bà con giáo dân nơi đây. Ngày khánh thành nhà thờ hôm nay cũng trùng với lễ kính Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là quan thầy của giáo xứ. Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng – chủ sự Thánh lễ, cùng với quý Cha trong và ngoài giáo phận. Anh chị em giáo dân tham dự Thánh lễ ngồi chật kín lòng nhà thờ, hành lang và cả khuôn viên.
Xem hình
Ngôi thánh đường mới của giáo xứ Đồng Đăng tọa lạc trên một diện tích đất rộng 5000m2, thuộc xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, cách trung tâm thị trấn khoảng 3km. Nhà thờ có diện tích khoảng 320m2, dài 32m, rồn 10m. Nhà thờ được khởi công vào ngày 19 tháng 3 năm 2008, do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, đây là ngôi nhà thờ đầu tiên của ngài được xây dựng và khánh thành, kể từ khi ngài về nhận giáo phận tháng 12 năm 2007.
Thánh lễ diễn ra trong gần hai giờ đồng hồ. Cùng với bà con giáo dân, có sự tham dự của đại diện các cấp chính quyền từ tỉnh, thành phố Lạng Sơn, huyện Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng, xã Phú Xá. Một phái đoàn từ giáo xứ Long Châu, giáo phận Nam Ninh (Trung Quốc) do ông trùm dẫn đầu, và ở Lũng Vài (Trung Quốc) cũng đến hiệp ý tham dự Thánh lễ và chia sẻ niềm vui với giáo dân Đồng Đăng. Giáo xứ Đồng Đăng cũng vui mừng chào đón các đoàn khách đến từ các giáo xứ trong giáo phận, các đoàn khách từ Hà Nội, miền Nam, Hải ngoại… Ca đoàn giáo xứ Chính Tòa Lạng Sơn, cùng với ca đoàn xứ sở tại, hai đoàn kèn của giáo xứ Mỹ Sơn và giáo phận Thái Bình,… góp phần làm cho Thánh lễ thêm trang trọng và đầy niềm hân hoan cảm tạ.
Trước khi bước vào Thánh lễ, trong tâm tình cảm tạ tri ân, với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo, chính xứ Đồng Đăng, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ, điểm qua những nét cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của giáo xứ Đồng Đăng, từ khi được thành lập cho đến hôm nay.
Tin Mừng đã được rao giảng đến quê hương Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVI, nhưng từ đó cho đến những năm đầu thế kỷ XX, vùng đất Lạng Sơn Cao Bằng vẫn còn vắng bóng dấu chân các nhà truyền giáo. Đến năm 1913, với việc Tòa Thánh tách vùng đất Lạng Sơn – Cao Bằng để thành lập một Phủ Doãn Tông Tòa, người dân nơi đây mới được lắng nghe Lời Chúa, cũng như học biết về Đạo Công giáo. Các vị thừa sai thuộc dòng Đaminh (Lyon) đã dành hết tâm huyết, cùng với ơn Chúa, để rao giảng Tin Mừng cho bà con nơi đây. Việc truyền giáo đã bước đầu thu được những kết quả tốt đẹp. Dù còn gặp nhiều thử thách, khó khăn, nhưng ở vùng đất Lạng Sơn – Cao Bằng này, hạt giống Tin Mừng đã bén rễ và trổ sinh hoa trái.
Năm 1939, giáo phận Đại diện Tông Tòa Lạng Sơn – Cao Bằng được thành lập và năm 1960 được nâng lên hàng Giáo phận Chính Tòa cho đến hôm nay.
Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển qua hàng trăm năm của giáo phận, Đồng Đăng là một trong những xứ đạo tiên khởi, dù trải qua những bước thăng trầm, nơi đây vẫn ươm trồng hạt giống Tin Mừng và vun đắp một Đức Tin bền vững.
Năm 1934, giáo xứ Đồng Đăng được chính thức thiết lập, đặt tại thị trấn giáp biên giới Việt – Trung. Trong năm đó, cha Wiligers Huy đã khởi công xây dựng nhà thờ giáo xứ Đồng Đăng. Diện tích nhà thờ tọa lạc tại trung tâm thị trấn Đồng Đăng, là nơi có trục đường sắt và đường bộ băng qua. Đại lễ Phục Sinh năm 1934, nhà thờ giáo xứ được khánh thành và làm phép trọng thể. Từ đây, giáo xứ bước vào một giai đoạn phát triển mới, với đời sống đạo đức nhiệt thành và con số giáo dân ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, từ khoảng giữa thế kỷ XX, do những biến cố thăng trầm của thời cuộc, những khó khăn của đời sống xã hội, công cuộc truyền giáo bị chững lại, việc giữ đạo của bà con giáo dân Giáo xứ Đồng Đăng, cùng với giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, bước vào một cuộc thử thách triền miên với khó khăn khắc nghiệt tư bề.
Tháng 6 năm 1959, cha Vinhsơn Phạm Văn Dụ, khi đó đang kiêm nhiệm quản xứ Đồng Đăng, thì được yêu cầu rời khỏi giáo xứ Đồng Đăng, và sau đó phải cư trú chỉ định tại giáo xứ Thất Khê trong nhiều năm. Lúc này, giáo xứ còn duy nhất một chủng sinh người Choang, Hứa Vĩnh Ký, đanh theo học tại chủng viện Mẫu Tâm (Bùi Chu), cùng với bốn chủng sinh khác của giáo phận.
Tháng 2 năm 1979, thầy Thảo – người phụ trách giáo xứ - qua đời. Cũng năm đó, ngôi nhà thờ của giáo xứ bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, phần mái bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại những bức tường loang lổ. Số giáo dân còn lại rất ít, chỉ còn một số gia đình Công giáo, họ cùng khích lệ nhau giữ vững Đức Tin và âm thầm sống Đạo. Diện tích nhà thờ suốt một thời gian dài trở nên hoang tàn, vắng lặng. trong thời kỳ khó khăn thử thách như thế, Chúa đã ban cho giáo xứ nguồn an ủi động viên, đó là sự trở lại của gia đình họ Lù người dân tộc Hoa, và sau gia đình này một số các gia đình người dân tộc Tày, Nùng cũng xin gia nhập đạo.
Năm 1992, với việc xây dựng nhà Ga xe lửa tại thị trấn Đồng Đăng, chính quyền địa phương trưng dụng khu đất nhà thờ Đồng Đăng để phục vụ việc xây dựng chung. Việc này, đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của bà con giáo dân. Tuy nhiên, Đức cha cố Vinhsơn Phạm Văn Dụ, với lòng hiền phụ, đã động viên con cái trong lúc khó khăn, và khích lệ mọi người vững tin vào sự quan phòng của Chúa. Giáo xứ Đồng Đăng lúc này chỉ biết vững lòng tín thác vào Chúa, âm thầm giữ Đạo, hàng tuần đi đến các nhà thờ Cửa Nam hay Mỹ Sơn để dự lễ. Sau gần 50 năm, đời sống đức tin của bà con mai một dần và gặp nhiều thách đố do thiếu vắng mục tử và những người đồng hành thiêng liêng.
Nhưng quả thực, Chúa đã không bỏ rơi đoàn con nhỏ bé này của Người. Đức cha cố Vinhsơn, dù tuổi cao sức yếu, vẫn luôn canh cánh nỗi lo cho Đồng Đăng có một ngôi nhà thờ để bà con giáo hữu có nơi thờ phượng Chúa cho xứng đáng. Đến khi Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt về nhận địa phận, năm 1999, ngài cũng đã hết sức lo liệu cho giáo xứ Đồng Đăng, khôi phục lại các sinh hoạt của giáo xứ, nâng đỡ đời sống đạo của giáo dân, nhất là chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tái thiết ngôi nhà thờ của giáo xứ.
Năm 2007, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân được bổ nhiệm Giám mục giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, ngài đã quan tâm tới đời sống đạo và cơ sở vật chất của giáo xứ Đồng Đăng. Cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo được đặt làm quản xứ Đồng Đăng. Ngày 19 tháng 3 năm 2008, nhà thờ Đồng Đăng được chính thức khởi công xây dựng, tại khu đất mới, thuộc xã Phú Xá – thị trấn Đồng Đăng. Hôm nay, sau hơn 2 năm xây dựng, nhà thờ Đồng Đăng được cắt băng khánh thành và long trọng cung hiến. Một trang sử mới đã mở ra cho giáo dân xứ đạo Đồng Đăng!
Trải qua nhiều thăng trầm, xứ đạo Đồng Đăng vẫn luôn tồn tại và phát triển. Đó là nhờ hồng ân và sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Trong ngày hồng phúc hôm nay, Đức cha Giuse, quý cha, quý khách và cộng đồng dân Chúa, cùng hiệp ý với giáo xứ Đồng Đăng, cảm tạ ngợi khen Thiên Chúa, tri ân các vị tiền nhân và quý vị ân nhân. Với ngôi thánh đường mới được hoàn thành và long trọng cung hiến này, chắc chắn, đời sống đạo đức và những sinh hoạt của giáo xứ Đồng Đăng sẽ ngày một khởi sắc, trong ơn Chúa và sự quan tâm của mọi thành phần dân Chúa.
Đúng 9h30 sáng, đoàn đồng tế gồm Đức cha Giuse, cha Tổng đại diện, cha đại diện, quý cha quản hạt, quý cha trong và ngoài giáo phận, tiến ra tiền sảnh nhà thờ, trong sự hiệp ý tham dự của đông đảo quý khách, quý đại biểu và anh chị em giáo dân. Tại tiền sảnh nhà thờ, Đức cha Giuse và quý Cha vui mừng cắt dải băng đỏ để chính thức khánh thành ngôi nhà thờ mới của giáo xứ Đồng Đăng. Đức cha Giuse đã trịnh trọng trao chiếc chìa khóa cửa chính của ngôi nhà thờ cho cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo – chính xứ Đồng Đăng - mở cửa nhà thờ, sau đó ngài cùng với mọi người vui mừng tiến bước vào cung lòng nhà thờ mới, trong lời ca nhập lễ đầy hân hoan sốt sắng của mọi thành phần dân Chúa, mọi người vỗ tay vui mừng chào đón Đức cha Giuse và đoàn đồng tế. Ngôi thánh đường đã thực sự trở nên mái nhà chung, nơi quy tụ mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận trong sự hiệp nhất yêu thương và tình liên đới sâu nặng.
Khi mọi thành phần dân Chúa đã tề tựu đông đủ trong lòng nhà thờ mới, Đức cha Giuse mời gọi: “Chúng ta vui mừng tề tựu tại đây để cung hiến nhà thờ mới bằng cử hành Hy Tế của Chúa. Chúng ta hãy sốt sắng tham dự các nghi lễ thánh này, lắng nghe Lời Chúa với đức tin, để cộng đồng chúng ta khi đã được tái sinh từ một Giếng Rửa Tội và được nuôi dưỡng bởi cùng một bàn ăn, thì lớn lên thành đền thờ thiêng liêng. Và khi tập họp gần một bàn thờ, thì được tình yêu trên trời thu hút”.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng về ngày lễ cung hiến, lấy đề tài từ chính câu nói của Chúa Giêsu với ông Dakêu: “Hôm nay, Ơn Cứu Độ đã đến nơi nhà này”, Đức cha Giuse đã quảng diễn về những ơn lành, sự quan phòng của Thiên Chúa luôn trùm phủ lên dân thánh của Người, cách riêng đối với giáo xứ Đồng Đăng. Qua dòng lịch sử gần một thế kỷ qua, đồng hành với nhịp sống của giáo phận, dù trải qua lúc phát triển yên bình hay khi thử thách ngặt nghèo, giáo xứ Đồng Đăng vẫn mãi tồn tại. Như hạt giống ươm trồng nơi miền đất biên cương đầy sỏi đá, nhưng luôn âm thầm, chờ đợi, trung kiên và hôm nay đã lớn lên, trổ sinh hoa trái.
Đức cha Giuse cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng ngôi nhà tình thương yêu, ngôi nhà tình liên đới hiệp nhất giữa các thành viên trong giáo xứ, cũng như đại gia đình của giáo phận, điều này cũng hết sức cần thiết, bên cạnh việc xây dựng hay chỉnh trang ngôi nhà thờ hiện hữu khang trang. Ngài gửi lời cầu chúc bình an và lời chúc mừng tới mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ Đồng Đăng nhân ngày hồng phúc này.
Nghi thức cung hiến nhà thờ và bàn thờ được diễn ra rất trang trọng sau bài giảng thuyết của Đức Giám mục giáo phận. Bàn thờ được cung hiến và xức dầu Thánh, cùng với tất cả 12 cột chính của Thánh đường. Đức Giám mục long trọng đọc lời nguyện cung hiến, để “nài xin Chúa đoái thương đổ xuống trên nhà thờ và bàn thờ này chan hòa ơn thánh bởi trời, để nhà này luôn luôn là nơi thánh và để bàn này hằng được dọn sẵn Hy Tế của Đức Kitô đến muôn đời”.
Sau nghi thức cung hiến trọng thể, Thánh lễ được tiếp tục với Phụng vụ Thánh Thể. Trong cung lòng ngôi Thánh đường mới, Hy tế Thánh Thể lần đầu tiên được cử hành, mọi người tham dự cách sốt sắng, trang nghiêm và đầy cảm động. Từ nay, ngôi nhà này đã được cung hiến để chỉ dành riêng cho việc phụng sự Thiên Chúa, là nơi để cộng đồng dân Chúa sớm hôm tụ họp cầu nguyện, tham dự Thánh lễ và các mầu nhiệm Thánh khác, đây cũng là nơi sẽ chan chứa tình yêu thương hợp nhất bởi là ngôi nhà chung của cả xứ đạo.
Ông trùm Aimoai Hứa Đức Minh (Slam Thảy) đại diện cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cảm ơn Đức cha Giuse, quý Cha, quý khách và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ trong ngày trọng đại của giáo xứ.
Đại diện các vị quan khách, các giáo xứ, các cấp chính quyền và ân nhân đã tiến lên trước thềm cung thánh để chúc mừng và tặng hoa. Thay mặt cho giáo xứ, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảo trân trọng đón nhận tấm lòng và lời chúc của mọi người gửi đến cho giáo xứ hôm nay.
Thánh lễ kết thúc lúc 11h30 với lời chúc bình an và phép lành trọng thể của Đức cha Giuse – Giám mục giáo phận. Sau Thánh lễ, mọi người lại quy tụ bên nhau trong bữa tiệc gia đình thân mật để chia sẻ niềm vui và chúc mừng giáo xứ Đồng Đăng./.
Giáo phận Vinh: Khai mạc tuần chầu lượt Giáo xứ Cồn Cả
Antôn Trần Đức Hà
09:42 01/10/2010
Giáo phận Vinh: Khai mạc tuần chầu lượt Giáo xứ Cồn Cả
Nhân ngày lễ thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu 1.10 năm nay, giáo xứ Cồn Cả đã bước vào tuần chầu lượt với thánh lễ khai mạc trọng thể do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cử hành cùng với 15 linh mục trong, ngoài hạt Thuận Nghĩa. Tham dự thánh lễ có đông đảo giáo dân trong xứ và quan khách.
Xem hình
Đây là xứ đạo thuộc huyện miền núi Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với khoảng 4500 giáo dân cư trú tại các đơn vị giáo họ gồm Văn Cả, Đập Đanh, Hồng Lộc, Sông Lim và Đồng Lào. Phần lớn giáo dân nơi đây có gốc gác từ giáo xứ Thuận Nghĩa, Song Ngọc lên đây lập nghiệp từ cuối thế kỷ XIX.
Cồn Cả là một điểm sáng trong phong trào học tập giáo lý, văn hóa miền sơn cước Tây Bắc xứ Nghệ. Sự quan tâm của linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính đã giúp giới trẻ có điều kiện phát triển trên các chiều kích tri thức, văn hóa, tâm linh, tinh thần nhất là hoạt động của hội đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và sự hiệp thông, chia sẻ với những vấn đề ưu tư của giáo hội Việt Nam qua các sự kiện Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm…
Hiện giáo xứ đã xây dựng được ngôi trường cao tầng khang trang nằm trong khuôn viên nhà thờ để các em có chỗ học hành ổn định. Tại các giáo họ đều thành lập hội khuyến học nhằm hỗ trợ con em của mình thi đua học tập. Số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tăng mạnh trong nhiều năm gần đây.
Chia sẻ với cộng đoàn trong bài giảng, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã bày tỏ niềm vui chứng kiến sự đổi thay to lớn nơi giáo xứ thuộc địa bàn khó khăn về mọi mặt như thế này. Đồng thời, Ngài cũng chúc mừng và đánh giá cao sự năng nổ, nhiệt tình của cha quản xứ, hội đồng mục vụ và bà con giáo dân trong công tác dựng xây giáo xứ.
Trong năm 2010 vừa qua, giáo xứ Cồn Cả dưới sự lãnh đạo của linh mục An tôn Nguyễn Văn Đính đã tổ chức khánh thành hàng loạt công trình như nhà thờ, trường học, tượng đài và khuôn viên trong ngoài nhà thờ. v.v.
Nhân ngày lễ thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu 1.10 năm nay, giáo xứ Cồn Cả đã bước vào tuần chầu lượt với thánh lễ khai mạc trọng thể do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cử hành cùng với 15 linh mục trong, ngoài hạt Thuận Nghĩa. Tham dự thánh lễ có đông đảo giáo dân trong xứ và quan khách.
Xem hình
Đây là xứ đạo thuộc huyện miền núi Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với khoảng 4500 giáo dân cư trú tại các đơn vị giáo họ gồm Văn Cả, Đập Đanh, Hồng Lộc, Sông Lim và Đồng Lào. Phần lớn giáo dân nơi đây có gốc gác từ giáo xứ Thuận Nghĩa, Song Ngọc lên đây lập nghiệp từ cuối thế kỷ XIX.
Cồn Cả là một điểm sáng trong phong trào học tập giáo lý, văn hóa miền sơn cước Tây Bắc xứ Nghệ. Sự quan tâm của linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính đã giúp giới trẻ có điều kiện phát triển trên các chiều kích tri thức, văn hóa, tâm linh, tinh thần nhất là hoạt động của hội đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và sự hiệp thông, chia sẻ với những vấn đề ưu tư của giáo hội Việt Nam qua các sự kiện Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm…
Hiện giáo xứ đã xây dựng được ngôi trường cao tầng khang trang nằm trong khuôn viên nhà thờ để các em có chỗ học hành ổn định. Tại các giáo họ đều thành lập hội khuyến học nhằm hỗ trợ con em của mình thi đua học tập. Số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tăng mạnh trong nhiều năm gần đây.
Chia sẻ với cộng đoàn trong bài giảng, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã bày tỏ niềm vui chứng kiến sự đổi thay to lớn nơi giáo xứ thuộc địa bàn khó khăn về mọi mặt như thế này. Đồng thời, Ngài cũng chúc mừng và đánh giá cao sự năng nổ, nhiệt tình của cha quản xứ, hội đồng mục vụ và bà con giáo dân trong công tác dựng xây giáo xứ.
Trong năm 2010 vừa qua, giáo xứ Cồn Cả dưới sự lãnh đạo của linh mục An tôn Nguyễn Văn Đính đã tổ chức khánh thành hàng loạt công trình như nhà thờ, trường học, tượng đài và khuôn viên trong ngoài nhà thờ. v.v.
Bài chia sẻ Lễ Khámh Thành và Cung Hiến Nhà Thờ Đồng Đăng
Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân
10:53 01/10/2010
Kính thưa Quý Cha Tổng Đại Diện,
Quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, quý khách
Quý ông bà anh chị em rất thân mến.
Hôm nay, chúng ta vui mừng cảm tạ Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho Giáo xứ Đồng Đăng. Để có ngày khánh thành và cung hiến Nhà thờ Giáo xứ là một hành trình dài của nhẫn nại, can đảm, của chờ đợi và hy vọng. Đặc biệt hơn nữa, ngày khánh thành lại chính là ngày Bổn mạng của Giáo xứ: Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vị thánh đã chọn lựa con đường nên Thánh thật đơn sơ, trẻ thơ nhưng biểu lộ giá trị đức tin sâu sắc; đã chỉ cho chúng ta con đường nên thánh thật đặc biệt trong cuộc sống đức tin mỗi ngày.
Bài phúc âm chúng ta vừa nghe cho chúng ta thấy con người của Gia-kêu: ông đã phấn đấu để nhìn được Chúa Giêsu, phấn đấu để gặp gỡ được Chúa, và phấn đấu để thay đổi cuộc đời.
* Phấn đấu để nhìn thấy Chúa
Cuộc đời của Gia-kêu luôn là sự phấn đấu; công đã phấn đấu để thành đạt trong đời, làm người đứng đầu quan thuế tại Giêrikhô. Nhưng xem ra chính lúc ông như có tất cả, thì bản thân ông lại thấy mình thiếu nhiều thứ; thiếu sự cảm thông của người khác, thiếu sự kính trọng của người khác, thiếu sự hiệp nhất với giá trị của niềm tin khi người Do thái cho rằng ông là hạng tội lỗi. Chính lúc đó ông đã được nghe về Chúa Giêsu, và hôm nay ông nghe nói Ngài đang đi về hướng thành Giêrikhô nơi ông sinh sống và làm việc. Ông đã phấn đấu để đi tìm ngài, trước hết ông phấn đấu để vượt lên định kiến, vượt lên trước những cái nhìn coi thường của người khác, phấn đấu rời khỏi nơi làm việc như bảo đảm cuộc đời mình để đi tìm gặp Chúa Giêsu.Với cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Đồng Đăng, cũng có một thời để nói, để suy tư, để nghiền ngẫm những Hồng ân mà Thiên Chúa đã dẫn dắt mình. Với con số giáo dân khiêm tốn, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trong lịch sử trình bày giá trị đức tin và tình người. Cả một thời gian dài không có nhà thờ, biết bao ánh mắt trăn trở, lo lắng, thao thức, đợi chờ nhưng không thiếu niềm hy vọng. Hy vọng vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa, hy vọng vào sự sẻ chia của mọi người. Nhưng dù ít giáo dân, dù gặp những định kiến tính toán của thời cuộc, giáo dân ít ỏi của giáo xứ vẫn khẳng định giá trị đức tin Kitô giáo của mình, nhiều lúc cũng cảm thấy ngậm ngùi, thua thiệt thấy hai cụm từ được và mất trở nên một sự thách đố của đời sống đạo. Nhưng với Ơn Chúa, và sự phấn đấu liên lỉ để vượt lên chính mình mà đi tìm Chúa bằng chính cuộc sống thường nhật. Chính anh chị em Đồng Đăng đã phấn đấu vượt qua cái nghèo vật chất và tinh thần của mình để nhìn vào Chúa, để lắng nghe Lời Ngài, để hy vọng vào tình thương của Chúa và phấn đấu để hiệp nhất, giữ vững đức tin và phát triển giáo xứ cho đến ngày nay.
* Phấn đấu để gặp được Chúa
Khi thấy mình quá thấp bé, ông đã có sáng kiến trèo lên cây cao để nhìn được Chúa. Chính sự cố gắng phấn đấu của ông mà Ông đã nhìn thấy Chúa, nhưng điều hạnh phúc nhất cho ông là Chúa đã ngước nhìn ông. Gia-kêu đã phấn đấu để chỉ mong được nhìn thấy Chúa, để lắng nghe lời Ngài, nhưng Chúa Giêsu đã nhìn ông bằng đôi mắt thân thương, và bằng trái tim của Chúa. Ngài đã nói với ông, là ngay hôm nay Ngài sẽ tới thăm căn nhà của ông. Ông đã có sáng kiến để trèo lên cây mong được thấy Ngài, thì chính Ngài đã có sáng kiến đến với gia đình ông. Ông đã mời bạn bè của ông để cùng được lắng nghe Chúa, gặp gỡ Chúa dù những cái nhìn khó hiểu, ngỡ ngàng tức giận của những người Do thái. Anh chị em giáo dân Đồng Đăng có một lịch sử phát triển giáo xứ thật khiêm tốn, nhưng không thiếu những thử thách, nhiều khi thật khắc nghiệt, nhưng chính khi vẫn chọn lựa và dám sống giá trị đức tin của mình, đã nói lên sự phấn đấu liên lỉ để gặp được Chúa, gặp gỡ anh chị em và mọi người nơi Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô.
Vượt trên tất cả, lịch sử của mỗi người mỗi gia đình luôn nhìn thấy cái nhìn của Chúa Giêsu, sự đỡ nâng của Chúa qua Giáo hội. Chính lúc không có nhà thờ, nhà nguyện thì chúng ta đã có sáng kiến, đó là thánh lễ được cử hành từ nhà này qua nhà khác, nhà nguyện thay đổi lần lượt theo gia đình cũng tạo nên cách sống đạo đặc biệt, nhà nguyện chính nơi ở của mỗi gia đình công giáo, nhà nguyện biểu lộ đức tin can đảm, là sự rộng mở của đức ái, là nơi đón tiếp của tấm lòng Kitô hữu. Chính điều đó đã làm nên một cách thế trình bày Phụng vụ Lời Chúa, qua Bí tích Thánh Thể là sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu Kitô, thật sống động và trở nên niềm hy vọng cho đời sống đạo của Giáo xứ Đồng Đăng. Chính lúc đó, giáo dân Đồng Đăng đã cảm nghiệm tình yêu và sự đỡ nâng của Chúa được thể hiện đặc biệt qua Giáo hội, nâng đỡ hành trình sống đức tin của mình.
* Phấn đấu để thay đổi cuộc đời
Trước khi gặp Chúa Giêsu, có lẽ không bao giờ Gia-kêu lại có thể nghĩ rằng mình sẽ có những quyết định mạnh mẽ để thay đổi cuộc đời như vậy. Ông chỉ mong cuộc đời ông ngoài tiền bạc, nghề nghiệp bảo đảm còn có sự liên đới của tình người, của niềm tin với người khác, và trên tất cả là niềm tin vào Thiên Chúa. Thế mà, giờ đây, sự phấn đấu của ông thật kỳ lạ, tất cả đều bắt đầu và qui về một người: Đức Giêsu Nazareth, chính Người đã biến đổi cuộc đời ông để ông dám tặng hiến, dám cho đi cả quyền lợi danh vọng, tiền bạc của mình, để từ nay cuộc đời ông là lời ca tụng, ngợi khen tình thương của Đấng đã nói: “Hôm nay, Ơn Cứu Độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu của tổ phụ Abraham”.
Với anh chị em giáo dân Đồng Đăng, để có ngày hôm nay chính mỗi người đã cảm nhận mình đã được thay đổi trong Chúa Giêsu Kitô. Là giáo xứ chỉ hơn 200 giáo dân, đa số là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nghèo, nhưng chính Thiên Chúa của lịch sử đã làm nên những điều kỳ lạ. Trải qua bao khó khăn, thử thách, các Đấng chủ chăn của Giáo phận đã cố gắng cùng với Cha xứ, và anh chị em giáo dân Đồng Đăng để cùng bắt tay xây dựng căn Nhà thờ của Giáo xứ. Đời sống nghèo, còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta không thiếu lòng quảng đại, bởi vì chúng ta đã cảm nhận lòng quảng đại bao la của Thiên Chúa, sự quảng đại của Giáo hội, cùng với sự sẻ chia quảng đại của các tổ chức bác ái, các ân nhân xa gần đã làm nên một sự thay đổi cho giáo xứ Đồng Đăng. Nhưng cũng như Gia-kêu, khi gặp được Chúa cuộc đời ông đã thay đổi, từ nay ông dấn thân để đổi mới chính mình như lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Hôm nay, ơn Cứu độ đã đến cho nhà này…”, cụm từ Hôm nay luôn phải là cụm từ nhắc nhở chúng ta: Hôm nay, tôi phải làm gì cho Chúa, tôi phải làm gì cho Giáo hội, và cho anh chị em; và trước hết, chính tôi phải thay đổi. Mỗi người chúng ta phải noi gương ông Gia-kêu, thay đổi đời sống của mình cho phù hợp với Lời Chúa. Phải gìn giữ ngôi nhà thờ tâm hồn chúng ta, cũng như trước đây Thánh lễ được cử hành nơi nhiều gia đình, nay đã có ngôi nhà thờ khang trang, chúng ta được mời gọi tới nơi đây là biểu lộ giá trị Đức tin, giá trị của sự hiệp nhất yêu thương, giá trị của những lời cầu nguyện Tạ Ơn và niềm hy vọng cho cuộc đời.
Hôm nay, Giáo hội mừng lễ thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, là một trong số 33 vị Tiến Sĩ của Giáo hội với tước hiệu: “Tiến sĩ của Tình Yêu”. Thánh nữ đã tìm ra Ơn gọi nên thánh của mình qua Lời Chúa với tâm tình thật đặc biệt: “…con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh, và chỗ đứng này, ôi Thiên Chúa của con, chính Chúa đã ban cho con. Trong Hội Thánh, Hiền Mẫu của con, con sẽ là Tình Yêu”. Thánh nữ đã sống từ những việc nhỏ nhặt, đơn sơ, can đảm, nhẫn nại để trình bày một con đường nên thánh đặc biệt. Xin chúc mừng quý chị em nhận Thánh Têrêsa làm Bổn mạng hôm nay, xin cho quý chị học và sống con đường hoàn thiện. Hy vọng giáo xứ Đồng Đăng và mỗi chúng ta cùng suy tư và cảm nhận lời mời gọi Nên Thánh bằng chính cuộc sống tá của mình. Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban thêm Đức Tin để cố gắng phấn đấu làm chứng tá cho giá trị Đức Tin, và trở nên những dấu chỉ của Tình yêu Chúa giữa lòng Hội Thánh và xã hội hôm nay.
Xin Thiên Chúa của tình yêu thương luôn ban tràn đầy Phúc lành trên quý Cha tổng đại diện, quý Cha, quý Khách, quý Ông bà anh chị em và tất cả mọi người hiện diện. Xin Hồng ân của Chúa Giêsu Kitô luôn là dấu chỉ Hạnh Phúc, Sức khỏe, Niềm vui và An Bình. Amen.
Văn Hóa
Hương Lòng Dâng Đức Cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận
Chủng sinh J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:07 01/10/2010
Hương Lòng Dâng Đức Cố Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận
Nghĩ về Cha con thấy hồn ấm lại
Lời khi xưa còn mãi đến ngàn sau
“Đường Hy Vọng” * Cha đã nâng nhịp cầu
Nối bi thương với bến bờ hạnh phúc
Hương lòng con kính dâng Cha tâm phục
Ngày lệ rơi còn vẹn nguyên tiếng cười
Con tim Cha hướng thẳng về trời
Dâng khổ đau hiệp cùng Thầy Chí Thánh
Phút hiện tại Cha sống vui điềm tĩnh
Như lời tạ ơn nối kết một đời
Như khúc tâm ca không lúc nào ngơi
Chương trình Chúa nơi đời Cha ngời sáng
Cuộc lữ hành không vương màu bi thán
Con đường Đức tin Cha đã đi qua
Để hôm nay nở rộ một mùa hoa
Nơi lòng chúng con đang tìm về hy vọng
Hy vọng hôm nay dẫu biển đời dậy sóng
Đoàn chinh nhân vẫn nối gót thánh nhân
Hy vọng ngày mai dẫu lịch sử xoay vần
Nhớ lời Cha, đoàn con tin nơi Chúa
Xin Cha vui nhận hương lòng con nhỏ
Ước mong hòa bình – công lý – tình thương
Sẽ đơm bông nở rộ trên quê hương
Như sinh thời Cha trọn niềm hy vọng
Xin Cha chuyển cầu cho đoàn con không nao núng
Biết sống vui trước biến cố cuộc đời
Biết nhìn về phía chân lý nở tươi
Và ca lên ĐƯỜNG HY VỌNG, Cha ơi !
* Tên một tác phẩm của Đức H.Y Thuận
ĐCV Vinh Thanh 1.10.2010
Nghĩ về Cha con thấy hồn ấm lại
Lời khi xưa còn mãi đến ngàn sau
“Đường Hy Vọng” * Cha đã nâng nhịp cầu
Nối bi thương với bến bờ hạnh phúc
Hương lòng con kính dâng Cha tâm phục
Ngày lệ rơi còn vẹn nguyên tiếng cười
Con tim Cha hướng thẳng về trời
Dâng khổ đau hiệp cùng Thầy Chí Thánh
Phút hiện tại Cha sống vui điềm tĩnh
Như lời tạ ơn nối kết một đời
Như khúc tâm ca không lúc nào ngơi
Chương trình Chúa nơi đời Cha ngời sáng
Cuộc lữ hành không vương màu bi thán
Con đường Đức tin Cha đã đi qua
Để hôm nay nở rộ một mùa hoa
Nơi lòng chúng con đang tìm về hy vọng
Hy vọng hôm nay dẫu biển đời dậy sóng
Đoàn chinh nhân vẫn nối gót thánh nhân
Hy vọng ngày mai dẫu lịch sử xoay vần
Nhớ lời Cha, đoàn con tin nơi Chúa
Xin Cha vui nhận hương lòng con nhỏ
Ước mong hòa bình – công lý – tình thương
Sẽ đơm bông nở rộ trên quê hương
Như sinh thời Cha trọn niềm hy vọng
Xin Cha chuyển cầu cho đoàn con không nao núng
Biết sống vui trước biến cố cuộc đời
Biết nhìn về phía chân lý nở tươi
Và ca lên ĐƯỜNG HY VỌNG, Cha ơi !
* Tên một tác phẩm của Đức H.Y Thuận
ĐCV Vinh Thanh 1.10.2010
Bài toán tình yêu
Hiền Lâm
09:10 01/10/2010
Bài toán tình yêu
Trong bài toán tình yêu
Cộng một bằng tất cả,
Cũng bài toán tình yêu
Trừ một là chấm hết.
Vì yêu chấp nhận chết
Để cứu lấy người yêu.
Tình yêu hy sinh nhiều,
Không đắn đo tính toán.
Yêu rất sợ ly tán,
Sợ biền biệt cách xa.
Tình kết trái đơm hoa
Cả vui, buồn, sướng, khổ.
Yêu thì không chọn lựa
Phẩm chất của bạn đời,
Yêu, yêu cả con người
Cả đức hay, tính dở.
Yêu cả khi gian khổ,
Yêu cả lúc ốm đau.
San sẻ những lo âu
Lúc gian nan thử thách.
Không dối gian hờn trách,
Nhưng thiết thực chân thành,
Vì yêu phải hy sinh
Cái tôi đầy ích kỷ.
Tình yêu là như thế:
Bớt một… bằng không thôi,
Trong bài toán cuộc đời
Ghét nhau thành “vô nghiệm”.
Tình yêu là mầu nhiệm
Thêm một… được “vô cùng”
Trao tặng là thuỷ chung,
Cho đi là nhận lãnh.
Trong bài toán tình yêu
Cộng một bằng tất cả,
Cũng bài toán tình yêu
Trừ một là chấm hết.
Vì yêu chấp nhận chết
Để cứu lấy người yêu.
Tình yêu hy sinh nhiều,
Không đắn đo tính toán.
Yêu rất sợ ly tán,
Sợ biền biệt cách xa.
Tình kết trái đơm hoa
Cả vui, buồn, sướng, khổ.
Yêu thì không chọn lựa
Phẩm chất của bạn đời,
Yêu, yêu cả con người
Cả đức hay, tính dở.
Yêu cả khi gian khổ,
Yêu cả lúc ốm đau.
San sẻ những lo âu
Lúc gian nan thử thách.
Không dối gian hờn trách,
Nhưng thiết thực chân thành,
Vì yêu phải hy sinh
Cái tôi đầy ích kỷ.
Tình yêu là như thế:
Bớt một… bằng không thôi,
Trong bài toán cuộc đời
Ghét nhau thành “vô nghiệm”.
Tình yêu là mầu nhiệm
Thêm một… được “vô cùng”
Trao tặng là thuỷ chung,
Cho đi là nhận lãnh.
Đức Giêsu sai 72 môn đệ đi giảng
Ngô xuân Tịnh, cvk
16:15 01/10/2010
Lc 10,1-16
.
Bảy mươi hai người Chúa chỉ định
Vào các thành sai từng hai người
Đó là tất cả những nơi
Chính Người sẽ đến Nước Trời truyền rao
.
Người bảo họ: luá đông đã chín
Nhưng rất ít thợ gặt thu về
Anh em xin chủ ruộng đi
Sai nhiều thợ gặt cắt về kẻo hư
.
Hãy ra di như người lính trẻ
Sai anh em như thể đi vào
Giữa bầy sói dữ hiểm nghèo
Chớ đầy sợ hãi dù nhiều hiểm nguy
.
Đừng mang bị, túi tiền, giầy dép
Lời Chúa phải trực tiếp ưu tiên
Loan truyền cho khắp mọi miền
Nước Thiên chúa phải loan truyền thế gian
.
Lời bình an trước tiên chúc đến
Khi anh em tới bến nha nào
Ai xứng đáng bình an trao
Không bình an lại trở vào anh em
.
Hãy ở thêm trong nhà người ấy
Đừng lang thang nhà nầy nhà nọ
Ăn những gì họ dọn cho
Thợ làm xứng đáng nhận vô công tiền
.
Ai yếu đau anh em chữa bệnh
Hãy rao truyền mệnh lệnh Chúa rằng:
Các ông thống hối ăn năn
Triều đại Thiên Chúa đến gần các ông
.
Nếu thành nào mà không tiếp đón
Nơi quảng trường chọn để công khai:
Bụi thành bám chúng tôi đây
Cũng xin giũ trả thành nầy cho xong.
.
Tội các ông rồi to hơn cả
Các thành mà sách thánh đã ghi
Không nghe không điếm xía gì
Nước Trời loan báo gần kề các ông
.
Bảy mươi hai người Chúa chỉ định
Vào các thành sai từng hai người
Đó là tất cả những nơi
Chính Người sẽ đến Nước Trời truyền rao
.
Người bảo họ: luá đông đã chín
Nhưng rất ít thợ gặt thu về
Anh em xin chủ ruộng đi
Sai nhiều thợ gặt cắt về kẻo hư
.
Hãy ra di như người lính trẻ
Sai anh em như thể đi vào
Giữa bầy sói dữ hiểm nghèo
Chớ đầy sợ hãi dù nhiều hiểm nguy
.
Đừng mang bị, túi tiền, giầy dép
Lời Chúa phải trực tiếp ưu tiên
Loan truyền cho khắp mọi miền
Nước Thiên chúa phải loan truyền thế gian
.
Lời bình an trước tiên chúc đến
Khi anh em tới bến nha nào
Ai xứng đáng bình an trao
Không bình an lại trở vào anh em
.
Hãy ở thêm trong nhà người ấy
Đừng lang thang nhà nầy nhà nọ
Ăn những gì họ dọn cho
Thợ làm xứng đáng nhận vô công tiền
.
Ai yếu đau anh em chữa bệnh
Hãy rao truyền mệnh lệnh Chúa rằng:
Các ông thống hối ăn năn
Triều đại Thiên Chúa đến gần các ông
.
Nếu thành nào mà không tiếp đón
Nơi quảng trường chọn để công khai:
Bụi thành bám chúng tôi đây
Cũng xin giũ trả thành nầy cho xong.
.
Tội các ông rồi to hơn cả
Các thành mà sách thánh đã ghi
Không nghe không điếm xía gì
Nước Trời loan báo gần kề các ông
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ô Ăn Quan
Joseph Nguyễn Tro Bụi
20:59 01/10/2010
Ô ĂN QUAN
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Bên rià hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi mầu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con
(Trích thơ Lữ Huy Nguyên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Bên rià hầm trú ẩn
Em chơi ô ăn quan
Sỏi mầu đua nhau chạy
Trên vòng ô con con
(Trích thơ Lữ Huy Nguyên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n