Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin yêu và khiêm nhường phục vụ
Lm. Đan Vinh
20:07 02/10/2013
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN C
Kb 1,2-3;2,2-4 ; 2Tm 1,6-8.13-14 ; Lc 17,5-10
TIN YÊU VÀ KHIÊM NHƯỜNG PHỤC VỤ
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 17,5-10
(5) Các Tông đồ thưa với Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”. (6) Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”. (7) Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: “Mau vào ăn cơm đi !”, (8) chứ không bảo: “Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau !” (9) “Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ? (10) Đối với anh em cũng vậy: Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”.
2. Ý CHÍNH: Nhân việc các Tông đồ xin Đức Giê-su ban thêm đức tin, Người đã đề cao sức mạnh của một đức tin đích thực. Qua dụ ngôn về một người đầy tớ luôn vâng lời và khiêm tốn, Người muốn các ông phải tránh thái độ công thần, đòi phải được Chúa trả công ngay ở đời náy, nhưng phải biết khiêm tốn phục vụ, chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng với tinh thần vô vụ lợi.
3. CHÚ THÍCH:
- C 5-6: + Tông đồ: Ở đây đức Giê-su nói riêng với nhóm Tông đồ chứ không phải nói chung với các môn đệ. Tông đồ là tước hiệu dành riêng cho Nhóm 12 được Đức Giê-su tuyển chọn từ nhóm 72 môn đệ (x. Lc 10,1; 6,12-13). Các Tông đồ phải từ bỏ mọi sự mà đi theo Đức Giê-su và sau này sẽ được Người trao quyền lãnh đạo đoàn chiên và được sai đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa. + Xin thêm lòng tin cho chúng con: Đứng trước những đòi hỏi của Luật Mới (x. Lc 17,1-4) và sứ vụ phải mở rộng Nước Thiên Chúa, các Tông đồ cảm thấy bất lực. Các ông đã xin Đức Giê-su gia tăng thêm lòng tin vốn đang yếu kém của các ông (x. Lc 8,25). Các ông xin Người mở rộng tâm hồn để đón nhận ánh sáng đức tin. + “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải”: Hạt cải là loại hạt giống nhỏ nhất (x. Mt 13,32). Khi so sánh lòng tin với hạt cải, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh về phẩm chất hơn số lượng của đức tin. Một sự phó thác dù nhỏ bé đến đâu, nếu được thực hiện trong đức tin, thì vẫn có thể làm được những điều lớn lao kỳ diệu. Vì bấy giờ người ta làm không phải do sức riêng mình, nhưng là nhờ quyền năng Thiên Chúa. + “Thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”: Cây dâu là một cây đại thụ, rễ của nó rất lớn và nó có thể sống tới 600 năm. Nhưng chỉ một lời phát xuất từ niềm tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, thì cũng có thể bứng cây đó khỏi mặt đất để xuống mọc trong lòng biển Ga-li-lê (x. Mt 17,20). Ơ đây Đức Giê-su không khuyến khích người ta cầu xin những phép lạ giật gân, và chắc không bao giờ Người lại di dời cây dâu để trồng xuống dưới biển. Vì Người luôn từ chối làm phép lạ để chứng minh Người là Con Thiên Chúa như các đầu mục Do thái nhiều lần yêu cầu. Đây chỉ là một kiểu nói nhằm đề cao sức mạnh của lòng tin mà thôi.
- C 7-8: + Có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên...: Theo tập tục thời đó, người đầy tớ không được tự do làm việc theo ý mình, nhưng phải luôn làm theo ý chủ. Ở đây, người đầy tớ vừa cày ngoài ruộng về, hoặc vừa dẫn chiên từ đồng cỏ về nhà. Ông chủ đòi anh ta phải tiếp tục phục vụ bữa ăn tối cho ông. Bổn phận của người đầy tớ là phải làm hết việc này sang việc khác theo ý chủ.
- C 9-10: + Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ?: Qua hình ảnh đầy tớ. Đức Giê-su muốn dạy người làm việc cho Chúa không được vênh vang đòi Chúa phải đền ơn sau khi anh ta làm xong nhiệm vụ của mình. Trái lại, họ cần ý thức thân phận tôi tớ thấp hèn của mình để sẵn sàng làm mọi việc theo lệnh Chúa truyền. + “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”: “Đầy tớ vô dụng” không có nghĩa là không làm được gì. Ở đây, “đầy tớ vô dụng” là một kiểu nói cường điệu ám chỉ “mang thân phận hèn kém”. Người Tông đồ cần tránh thái độ “công thần”. Vì các thành quả tuy bề ngoài do các ông làm, nhưng thực sự đều nhờ ơn Chúa giúp, như lời Người phán: “Không có Thầy, anh em không làm được gì” (Ga 15,5). Thánh Phao-lô cũng khiêm tốn nhận rằng: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới cho lớn lên” (1 Cr 3,6). Tóm lại, khi rao giảng Tin Mừng ta cần phải biết noi gương khiêm hạ của Đức Giê-su (x. Pl 2,6-8).
4. CÂU HỎI: 1) Tông đồ là những ai ? 2) Tại sao các ông lại xin Đức Giê-su gia tăng thêm lòng tin ? 3) Khi so sánh đức tin với hạt cải, Đức Giê-su muốn dạy điều gì ? 4) Đức Giê-su nói về sức mạnh của một đức tin chân chính qua câu nói nào ? 5) Tại sao Người lại muốn các Tông đồ phải tránh thái độ “công thần” ? 6) Tại sao Đức Giê-su muốn các Tông đồ phải luôn tự nhủ: mình chỉ là “những đầy tớ vô dụng”?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5).
2. CÂU CHUYỆN:
Ngày nay, trên thế giới, ít có người không biết đến tên Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA. Mẹ là một nữ tu đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý nhất: Năm 1963, Ấn Độ đã tặng Mẹ giải thưởng “Bông Huệ Tuyệt Vời”; Phi-líp-pin thì tặng giải thưởng Mas-say-say; Năm 1974 Rô-ma tặng Mẹ giải “Hòa Bình Gio-an 23” và đến năm 1979, Mẹ được tặng giải No-ben Hòa Bình thế giới. Mẹ đã qua đời vào năm 1997 hưởng thọ 87 tuổi. Dù chỉ là một nữ tu không chút địa vị quyền hành, không có bao nhiêu tiền bạc hay thế lực... thế mà khi qua đời, Mẹ đã được nhiều vị đứng đầu quốc gia như Tổng Thống, Cựu Chủ Tịch Nhà Nước của các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ... hay các nước nhỏ như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia... hiện diện hay cử đại biểu đến dự lễ an táng, tiễn đưa Mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Vào năm 1948, Mẹ đã nhìn thấy một người đàn bà đang đói ăn và đứa con nhỏ mới sinh đang nằm bên một đống rác hôi thối, ruồi nhặng bu đầy chung quanh. Cảnh ấy làm Mẹ xúc động như nhìn thấy Đức Giê-su đang bị bỏ rơi trên cây thập giá. Từ đó Mẹ đã quyết hiến trọn cuộc đời để phục vụ những người cùng khổ. Họ là những người đang bị bệnh hoạn, đói rách và nằm trên các hè phố hay bãi rác công cộng để chờ chết mà không được chăm sóc tử tế. Mẹ đã mang họ về nhà dòng và phục vụ họ thật chu đáo, cho đến khi qua đời. Nhờ lời cầu nguyện và sự cộng tác giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm. Mẹ và các nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái đã lập được gần 300 nhà hấp hối như thế. Cuộc đời và công việc của Mẹ Tê-rê-sa, một nữ tu nghèo nhưng đã làm được những việc lớn lao phi thường nhờ đức tin, minh chứng cho Lời Chúa dạy hôm nay: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6). Vậy đức tin là gì? Tại sao chúng ta phải xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta?
3. SUY NIỆM:
Nhân việc các Tông đồ xin Đức Giê-su ban thêm đức tin, Người đã cho biết đức tin là hồng ân nên các ông phải biết cầu xin Thiên Chúa ban cho. Tiêp đen Người đề cao sức mạnh của một đức tin đích thực. Qua dụ ngôn về một người đầy tớ luôn vâng lời và khiêm tốn, Đức Giê-su muốn các ông phải tránh thái độ “công thần”, tự hào đòi Chúa phải trả công ngay, nhưng phải biết khiêm tốn phục vụ, chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng với tinh thần vô vụ lợi.
1) “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”:
- Đức tin do Chúa ban: Trong cuộc sống chúng ta thường nghe nói: “Vô tri bất mộ” - Không biết sẽ không yêu. Tuy nhiên lời Chúa hôm nay lại cho thấy về phạm vi đức tin không giống như vậy: Các Kinh sư và các biệt phái tuy am hiểu Kinh Thánh, nhưng họ đâu có tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, đang khi những người ngheo đói, bệnh tật, tội lỗi… tuy ít học, nhưng lai vững tin nơi Nguời. Như vậy cho thấy đức tin không luôn đi đôi với sự khôn ngoan thế gian nhưng là một ơn ban của Chúa, như lời Đức Giê-su đã ngợi khen Chúa Cha: “Lay Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Do đó, muốn có đức tin vững mạnh chúng ta phải cầu xin như các Tông đồ trong Tin Mừng hôm nay đã xin với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con" (Lc 17,5).
- Sức mạnh của đức tin: Tiếp theo, Đức Giê-su đã đề cao sức mạnh của đức tin khi nói: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6). Nói câu này, Đức Giê-su không khuyến khích các Tông đồ làm phép lạ cho người ta tin, nhưng Người muốn các ông ý thức về sức mạnh của một đưc tin đích thực. Nếu có đức tin vững vàng, chúng ta sẽ làm được những việc lớn lao vượt quá khả năng giới hạn của chúng ta như Đức Giê-su đã hứa: “Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.” (Ga 14,12-13).
- Thành quả của đưc tin: Quả thật, sau khi Đức Giê-su lên trời, nhờ quyền năng Thánh Thần, các Tông đồ đã thực hiện được nhiều dấu lạ: Sau bài giảng của Si-mon Phê-rô, đã có ba ngàn người xin tòng giáo. Các Tông đồ còn làm nhiều phép lạ trên những người tin (x. Cv 2,41; 5,12-16). Như vậy, đang yếu đuối, các ông đã nên mạnh mẽ nhờ cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Về vấn đề này, thánh Phao-lô viết : “Chúa quả quyết với tôi: Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Thế nên, tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi… Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,9-10c).
2) Đưc tin phải đi đôi với sự khiêm tốn phục vụ:
-Phục vụ cách khiêm tốn: Người tín hữu phải biết phục vụ Chúa và tha nhân cách khiêm tốn vô điều kiện, giống như một người đầy tớ, sau khi đã đi cày hay đi chăn chiên về, sẽ tự thấy có bổn phận phải tiếp tục phục vụ bữa tối cho chủ, rồi sau cùng mới được ăn.
-Phải tránh thái độ “công thần”: Đức Giê-su đã dạy các môn đệ: "Đối với anh em cũng vậy: Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : "Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc 17,10). Phải tránh thái độ vênh vang “công thần”, nghĩa là tự hào về công khó của mình để đòi Chúa phải trả công như người biệt phái trong dụ ngôn hai người lên Đền thờ cầu nguyện (x. Lc 18,11.13).
3) Chúng ta phải làm gì ?
-Xin thêm đức tin: Noi gương các Tông đồ xưa, chúng ta hãy năng cầu xin Chúa: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con" (Lc 17,5). Chính nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ làm được những điều lớn lao. Chẳng hạn: Sẽ giúp cho nhiều tội nhân hồi tâm trở về; Sẽ giúp nhiều người lương nhận biết tin thờ Thiên Chúa; Sẽ kêu gọi được nhiều người rộng rãi đóng góp công sức tiền bạc để làm các việc từ thiện bác ái lớn lao, noi gương Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã làm. Đàng khác, Tin và yêu luôn phải đi đôi với nhau: Có yêu Chúa nhiều thì mới tin vững vào Chúa được. Do đó, ngoài việc năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, chúng ta còn phải xin Chúa ban thêm lòng yêu mến Chúa nữa.
-Loan Tin Mừng bằng việc bác ái: Ngày nay, loan báo Tin Mừng không những phải dựa vào ơn Chúa giúp, mà còn phải khiêm nhường dấn thân phục vụ tha nhân noi gương Chúa Giê-su (x. Ga 13,6.13-15). Thực tế cho thấy: Việc chia sẻ bác ái cụ thể có sức thuyết phục khiến nhiều người dễ dàng đón nhận đức tin hơn bài giảng hùng hồn, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã dạy: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41).
-Yêu phải đi đôi với tin: Có yêu Chúa nhiều thì mới vững tin vào Chúa. Trươc khi trao quyền chăn chiên cho Si-mon Phê-rô, Chúa Phục Sinh đã ba lần sát hạch ông về long mến dành cho Người: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” (x. Ga 21,15-17). Do đó, ngoài việc năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, mỗi tín hữu chúng ta cũng cần xin Chúa ban thêm lòng mến Chúa cho chúng ta.
-Phục vụ trong khiêm hạ: khi đã làm tất cả những việc được giao rồi, chúng ta cần tránh thái độ tự mãn khoe khoang thành quả đạt được, nhưng phải luôn tự nhủ: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”. Phải chờ đên ngày tận thế, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ ban thưởng cho các tôi trung của Người, cho họ được tham dự bàn tiệc Nước Trời và sẽ quan tâm phục vụ lại họ (x. Lc 12,37).
4. THẢO LUẬN: 1-Khi bạn làm việc tông đồ mà cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi tất cả thường do những nguyên nhân nào ? 2-Bạn cần làm gì để lấy lại tinh thần hăng say phục vụ Tin Mừng Nước Thiên Chúa ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho con một đức tin như hạt cải, để con loại bỏ các thói hư tật xấu ra khỏi lòng con. Xin cho con một đức tin can đảm, để con không sợ bị thiệt thòi khi dấn thân, sẵn sàng từ bỏ những điều con thường cậy dựa xưa nay. Xin cho con một đức tin sáng suốt, để con nhìn thấy Chúa đang hoạt động trong vũ trụ và trên thế giới, thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khổ chung quanh con. Xin cho con một đức tin quảng đại, dám hy sinh bản thân vì Chúa và tha nhân. Xin cho con một đức tin liều lĩnh, dám lội ngược dòng và khước từ những cám dỗ của ma quỷ và thế gian. Xin cho con một đức tin vui tươi, vì biết những gì đang chờ đợi con ở cuối đời, sung sướng và hy vọng vì biết mình sẽ được Chúa yêu thương đón nhận. Cuối cùng, xin cho con một đức tin trưởng thành, để con luôn kiên vững khi gặp những khó khăn gian khổ, dù phải trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng vẫn luôn cậy trông và phó thác cho một mình “Thiên Chúa Tình Yêu”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Kb 1,2-3;2,2-4 ; 2Tm 1,6-8.13-14 ; Lc 17,5-10
TIN YÊU VÀ KHIÊM NHƯỜNG PHỤC VỤ
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 17,5-10
(5) Các Tông đồ thưa với Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”. (6) Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”. (7) Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: “Mau vào ăn cơm đi !”, (8) chứ không bảo: “Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau !” (9) “Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ? (10) Đối với anh em cũng vậy: Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”.
2. Ý CHÍNH: Nhân việc các Tông đồ xin Đức Giê-su ban thêm đức tin, Người đã đề cao sức mạnh của một đức tin đích thực. Qua dụ ngôn về một người đầy tớ luôn vâng lời và khiêm tốn, Người muốn các ông phải tránh thái độ công thần, đòi phải được Chúa trả công ngay ở đời náy, nhưng phải biết khiêm tốn phục vụ, chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng với tinh thần vô vụ lợi.
3. CHÚ THÍCH:
- C 5-6: + Tông đồ: Ở đây đức Giê-su nói riêng với nhóm Tông đồ chứ không phải nói chung với các môn đệ. Tông đồ là tước hiệu dành riêng cho Nhóm 12 được Đức Giê-su tuyển chọn từ nhóm 72 môn đệ (x. Lc 10,1; 6,12-13). Các Tông đồ phải từ bỏ mọi sự mà đi theo Đức Giê-su và sau này sẽ được Người trao quyền lãnh đạo đoàn chiên và được sai đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa. + Xin thêm lòng tin cho chúng con: Đứng trước những đòi hỏi của Luật Mới (x. Lc 17,1-4) và sứ vụ phải mở rộng Nước Thiên Chúa, các Tông đồ cảm thấy bất lực. Các ông đã xin Đức Giê-su gia tăng thêm lòng tin vốn đang yếu kém của các ông (x. Lc 8,25). Các ông xin Người mở rộng tâm hồn để đón nhận ánh sáng đức tin. + “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải”: Hạt cải là loại hạt giống nhỏ nhất (x. Mt 13,32). Khi so sánh lòng tin với hạt cải, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh về phẩm chất hơn số lượng của đức tin. Một sự phó thác dù nhỏ bé đến đâu, nếu được thực hiện trong đức tin, thì vẫn có thể làm được những điều lớn lao kỳ diệu. Vì bấy giờ người ta làm không phải do sức riêng mình, nhưng là nhờ quyền năng Thiên Chúa. + “Thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”: Cây dâu là một cây đại thụ, rễ của nó rất lớn và nó có thể sống tới 600 năm. Nhưng chỉ một lời phát xuất từ niềm tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, thì cũng có thể bứng cây đó khỏi mặt đất để xuống mọc trong lòng biển Ga-li-lê (x. Mt 17,20). Ơ đây Đức Giê-su không khuyến khích người ta cầu xin những phép lạ giật gân, và chắc không bao giờ Người lại di dời cây dâu để trồng xuống dưới biển. Vì Người luôn từ chối làm phép lạ để chứng minh Người là Con Thiên Chúa như các đầu mục Do thái nhiều lần yêu cầu. Đây chỉ là một kiểu nói nhằm đề cao sức mạnh của lòng tin mà thôi.
- C 7-8: + Có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên...: Theo tập tục thời đó, người đầy tớ không được tự do làm việc theo ý mình, nhưng phải luôn làm theo ý chủ. Ở đây, người đầy tớ vừa cày ngoài ruộng về, hoặc vừa dẫn chiên từ đồng cỏ về nhà. Ông chủ đòi anh ta phải tiếp tục phục vụ bữa ăn tối cho ông. Bổn phận của người đầy tớ là phải làm hết việc này sang việc khác theo ý chủ.
- C 9-10: + Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ?: Qua hình ảnh đầy tớ. Đức Giê-su muốn dạy người làm việc cho Chúa không được vênh vang đòi Chúa phải đền ơn sau khi anh ta làm xong nhiệm vụ của mình. Trái lại, họ cần ý thức thân phận tôi tớ thấp hèn của mình để sẵn sàng làm mọi việc theo lệnh Chúa truyền. + “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”: “Đầy tớ vô dụng” không có nghĩa là không làm được gì. Ở đây, “đầy tớ vô dụng” là một kiểu nói cường điệu ám chỉ “mang thân phận hèn kém”. Người Tông đồ cần tránh thái độ “công thần”. Vì các thành quả tuy bề ngoài do các ông làm, nhưng thực sự đều nhờ ơn Chúa giúp, như lời Người phán: “Không có Thầy, anh em không làm được gì” (Ga 15,5). Thánh Phao-lô cũng khiêm tốn nhận rằng: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới cho lớn lên” (1 Cr 3,6). Tóm lại, khi rao giảng Tin Mừng ta cần phải biết noi gương khiêm hạ của Đức Giê-su (x. Pl 2,6-8).
4. CÂU HỎI: 1) Tông đồ là những ai ? 2) Tại sao các ông lại xin Đức Giê-su gia tăng thêm lòng tin ? 3) Khi so sánh đức tin với hạt cải, Đức Giê-su muốn dạy điều gì ? 4) Đức Giê-su nói về sức mạnh của một đức tin chân chính qua câu nói nào ? 5) Tại sao Người lại muốn các Tông đồ phải tránh thái độ “công thần” ? 6) Tại sao Đức Giê-su muốn các Tông đồ phải luôn tự nhủ: mình chỉ là “những đầy tớ vô dụng”?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5).
2. CÂU CHUYỆN:
Ngày nay, trên thế giới, ít có người không biết đến tên Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA. Mẹ là một nữ tu đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý nhất: Năm 1963, Ấn Độ đã tặng Mẹ giải thưởng “Bông Huệ Tuyệt Vời”; Phi-líp-pin thì tặng giải thưởng Mas-say-say; Năm 1974 Rô-ma tặng Mẹ giải “Hòa Bình Gio-an 23” và đến năm 1979, Mẹ được tặng giải No-ben Hòa Bình thế giới. Mẹ đã qua đời vào năm 1997 hưởng thọ 87 tuổi. Dù chỉ là một nữ tu không chút địa vị quyền hành, không có bao nhiêu tiền bạc hay thế lực... thế mà khi qua đời, Mẹ đã được nhiều vị đứng đầu quốc gia như Tổng Thống, Cựu Chủ Tịch Nhà Nước của các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ... hay các nước nhỏ như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia... hiện diện hay cử đại biểu đến dự lễ an táng, tiễn đưa Mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Vào năm 1948, Mẹ đã nhìn thấy một người đàn bà đang đói ăn và đứa con nhỏ mới sinh đang nằm bên một đống rác hôi thối, ruồi nhặng bu đầy chung quanh. Cảnh ấy làm Mẹ xúc động như nhìn thấy Đức Giê-su đang bị bỏ rơi trên cây thập giá. Từ đó Mẹ đã quyết hiến trọn cuộc đời để phục vụ những người cùng khổ. Họ là những người đang bị bệnh hoạn, đói rách và nằm trên các hè phố hay bãi rác công cộng để chờ chết mà không được chăm sóc tử tế. Mẹ đã mang họ về nhà dòng và phục vụ họ thật chu đáo, cho đến khi qua đời. Nhờ lời cầu nguyện và sự cộng tác giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm. Mẹ và các nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái đã lập được gần 300 nhà hấp hối như thế. Cuộc đời và công việc của Mẹ Tê-rê-sa, một nữ tu nghèo nhưng đã làm được những việc lớn lao phi thường nhờ đức tin, minh chứng cho Lời Chúa dạy hôm nay: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6). Vậy đức tin là gì? Tại sao chúng ta phải xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta?
3. SUY NIỆM:
Nhân việc các Tông đồ xin Đức Giê-su ban thêm đức tin, Người đã cho biết đức tin là hồng ân nên các ông phải biết cầu xin Thiên Chúa ban cho. Tiêp đen Người đề cao sức mạnh của một đức tin đích thực. Qua dụ ngôn về một người đầy tớ luôn vâng lời và khiêm tốn, Đức Giê-su muốn các ông phải tránh thái độ “công thần”, tự hào đòi Chúa phải trả công ngay, nhưng phải biết khiêm tốn phục vụ, chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng với tinh thần vô vụ lợi.
1) “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”:
- Đức tin do Chúa ban: Trong cuộc sống chúng ta thường nghe nói: “Vô tri bất mộ” - Không biết sẽ không yêu. Tuy nhiên lời Chúa hôm nay lại cho thấy về phạm vi đức tin không giống như vậy: Các Kinh sư và các biệt phái tuy am hiểu Kinh Thánh, nhưng họ đâu có tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, đang khi những người ngheo đói, bệnh tật, tội lỗi… tuy ít học, nhưng lai vững tin nơi Nguời. Như vậy cho thấy đức tin không luôn đi đôi với sự khôn ngoan thế gian nhưng là một ơn ban của Chúa, như lời Đức Giê-su đã ngợi khen Chúa Cha: “Lay Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Do đó, muốn có đức tin vững mạnh chúng ta phải cầu xin như các Tông đồ trong Tin Mừng hôm nay đã xin với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con" (Lc 17,5).
- Sức mạnh của đức tin: Tiếp theo, Đức Giê-su đã đề cao sức mạnh của đức tin khi nói: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6). Nói câu này, Đức Giê-su không khuyến khích các Tông đồ làm phép lạ cho người ta tin, nhưng Người muốn các ông ý thức về sức mạnh của một đưc tin đích thực. Nếu có đức tin vững vàng, chúng ta sẽ làm được những việc lớn lao vượt quá khả năng giới hạn của chúng ta như Đức Giê-su đã hứa: “Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.” (Ga 14,12-13).
- Thành quả của đưc tin: Quả thật, sau khi Đức Giê-su lên trời, nhờ quyền năng Thánh Thần, các Tông đồ đã thực hiện được nhiều dấu lạ: Sau bài giảng của Si-mon Phê-rô, đã có ba ngàn người xin tòng giáo. Các Tông đồ còn làm nhiều phép lạ trên những người tin (x. Cv 2,41; 5,12-16). Như vậy, đang yếu đuối, các ông đã nên mạnh mẽ nhờ cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Về vấn đề này, thánh Phao-lô viết : “Chúa quả quyết với tôi: Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Thế nên, tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi… Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,9-10c).
2) Đưc tin phải đi đôi với sự khiêm tốn phục vụ:
-Phục vụ cách khiêm tốn: Người tín hữu phải biết phục vụ Chúa và tha nhân cách khiêm tốn vô điều kiện, giống như một người đầy tớ, sau khi đã đi cày hay đi chăn chiên về, sẽ tự thấy có bổn phận phải tiếp tục phục vụ bữa tối cho chủ, rồi sau cùng mới được ăn.
-Phải tránh thái độ “công thần”: Đức Giê-su đã dạy các môn đệ: "Đối với anh em cũng vậy: Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : "Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc 17,10). Phải tránh thái độ vênh vang “công thần”, nghĩa là tự hào về công khó của mình để đòi Chúa phải trả công như người biệt phái trong dụ ngôn hai người lên Đền thờ cầu nguyện (x. Lc 18,11.13).
3) Chúng ta phải làm gì ?
-Xin thêm đức tin: Noi gương các Tông đồ xưa, chúng ta hãy năng cầu xin Chúa: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con" (Lc 17,5). Chính nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ làm được những điều lớn lao. Chẳng hạn: Sẽ giúp cho nhiều tội nhân hồi tâm trở về; Sẽ giúp nhiều người lương nhận biết tin thờ Thiên Chúa; Sẽ kêu gọi được nhiều người rộng rãi đóng góp công sức tiền bạc để làm các việc từ thiện bác ái lớn lao, noi gương Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã làm. Đàng khác, Tin và yêu luôn phải đi đôi với nhau: Có yêu Chúa nhiều thì mới tin vững vào Chúa được. Do đó, ngoài việc năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, chúng ta còn phải xin Chúa ban thêm lòng yêu mến Chúa nữa.
-Loan Tin Mừng bằng việc bác ái: Ngày nay, loan báo Tin Mừng không những phải dựa vào ơn Chúa giúp, mà còn phải khiêm nhường dấn thân phục vụ tha nhân noi gương Chúa Giê-su (x. Ga 13,6.13-15). Thực tế cho thấy: Việc chia sẻ bác ái cụ thể có sức thuyết phục khiến nhiều người dễ dàng đón nhận đức tin hơn bài giảng hùng hồn, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã dạy: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41).
-Yêu phải đi đôi với tin: Có yêu Chúa nhiều thì mới vững tin vào Chúa. Trươc khi trao quyền chăn chiên cho Si-mon Phê-rô, Chúa Phục Sinh đã ba lần sát hạch ông về long mến dành cho Người: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” (x. Ga 21,15-17). Do đó, ngoài việc năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, mỗi tín hữu chúng ta cũng cần xin Chúa ban thêm lòng mến Chúa cho chúng ta.
-Phục vụ trong khiêm hạ: khi đã làm tất cả những việc được giao rồi, chúng ta cần tránh thái độ tự mãn khoe khoang thành quả đạt được, nhưng phải luôn tự nhủ: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”. Phải chờ đên ngày tận thế, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ ban thưởng cho các tôi trung của Người, cho họ được tham dự bàn tiệc Nước Trời và sẽ quan tâm phục vụ lại họ (x. Lc 12,37).
4. THẢO LUẬN: 1-Khi bạn làm việc tông đồ mà cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi tất cả thường do những nguyên nhân nào ? 2-Bạn cần làm gì để lấy lại tinh thần hăng say phục vụ Tin Mừng Nước Thiên Chúa ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho con một đức tin như hạt cải, để con loại bỏ các thói hư tật xấu ra khỏi lòng con. Xin cho con một đức tin can đảm, để con không sợ bị thiệt thòi khi dấn thân, sẵn sàng từ bỏ những điều con thường cậy dựa xưa nay. Xin cho con một đức tin sáng suốt, để con nhìn thấy Chúa đang hoạt động trong vũ trụ và trên thế giới, thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khổ chung quanh con. Xin cho con một đức tin quảng đại, dám hy sinh bản thân vì Chúa và tha nhân. Xin cho con một đức tin liều lĩnh, dám lội ngược dòng và khước từ những cám dỗ của ma quỷ và thế gian. Xin cho con một đức tin vui tươi, vì biết những gì đang chờ đợi con ở cuối đời, sung sướng và hy vọng vì biết mình sẽ được Chúa yêu thương đón nhận. Cuối cùng, xin cho con một đức tin trưởng thành, để con luôn kiên vững khi gặp những khó khăn gian khổ, dù phải trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng vẫn luôn cậy trông và phó thác cho một mình “Thiên Chúa Tình Yêu”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH: Niềm vui của trẻ em và người lớn tuổi là dấu hiệu thực sự về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Giáo Hội
Đặng Tự Do
10:31 02/10/2013
Trong thánh lễ sáng 30 tháng 9, tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Giáo Hội phải tránh rơi vào "chủ thuyết chức năng", nghĩa là đặt hiệu quả trước mọi thứ khác. Lấy một ví dụ cụ thể, Đức Thánh Cha đã yêu cầu Giáo Hội phải luôn nghĩ đến những trẻ em và người già, vì hai tầng lớp ấy là sự kết hợp giữa trí tuệ và tương lai của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nói:
Tương lai của một dân tộc là ở đây ... nơi người già và trẻ em. Một dân tộc không chăm sóc người già và trẻ em thì không có tương lai bởi vì nó sẽ không có ký ức về quá khứ và chẳng có gì hứa hẹn ở tương lai! Người già và trẻ em là tương lai của một dân tộc! Quá dễ dàng để xua đuổi một đứa trẻ đi chỗ khác chơi hay làm cho nó đừng quấy nữa với một cục kẹo hay một trò chơi. Cũng thật dễ để gạt ngang ý kiến người già và bỏ qua lời khuyên của họ với lý do là “họ già rồi, đâm ra lẩm cẩm ấy mà”.
"Tôi hiểu, các môn đệ muốn có hiệu quả, họ muốn Giáo Hội tiến lên mà không vấp phải bất cứ vấn đề nào và điều này có thể là một cám dỗ đối với Giáo Hội khi Giáo Hội biến thành Giáo Hội của chủ thuyết chức năng! Một Giáo Hội được tổ chức tốt, nhưng không có ký ức về quá khứ và chẳng có gì hứa hẹn ở tương lai! Giáo Hội không thể tiếp tục như thế vì sẽ trở thành một Giáo Hội đầy những cuộc đấu tranh quyền lực, và đố kỵ giữa những người đã được rửa tội và còn nhiều thứ khác nữa sẽ nảy sinh khi Giáo Hội không có ký ức và tương lai”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng dấu hiệu thực sự về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Giáo Hội và trong xã hội, được nhìn thấy qua niềm vui và sự tôn trọng trẻ em và người già.
Đức Thánh Cha nói:
Tương lai của một dân tộc là ở đây ... nơi người già và trẻ em. Một dân tộc không chăm sóc người già và trẻ em thì không có tương lai bởi vì nó sẽ không có ký ức về quá khứ và chẳng có gì hứa hẹn ở tương lai! Người già và trẻ em là tương lai của một dân tộc! Quá dễ dàng để xua đuổi một đứa trẻ đi chỗ khác chơi hay làm cho nó đừng quấy nữa với một cục kẹo hay một trò chơi. Cũng thật dễ để gạt ngang ý kiến người già và bỏ qua lời khuyên của họ với lý do là “họ già rồi, đâm ra lẩm cẩm ấy mà”.
"Tôi hiểu, các môn đệ muốn có hiệu quả, họ muốn Giáo Hội tiến lên mà không vấp phải bất cứ vấn đề nào và điều này có thể là một cám dỗ đối với Giáo Hội khi Giáo Hội biến thành Giáo Hội của chủ thuyết chức năng! Một Giáo Hội được tổ chức tốt, nhưng không có ký ức về quá khứ và chẳng có gì hứa hẹn ở tương lai! Giáo Hội không thể tiếp tục như thế vì sẽ trở thành một Giáo Hội đầy những cuộc đấu tranh quyền lực, và đố kỵ giữa những người đã được rửa tội và còn nhiều thứ khác nữa sẽ nảy sinh khi Giáo Hội không có ký ức và tương lai”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng dấu hiệu thực sự về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Giáo Hội và trong xã hội, được nhìn thấy qua niềm vui và sự tôn trọng trẻ em và người già.
Cuộc họp lịch sử cải tổ giáo triều bắt đầu.
Trần Mạnh Trác
09:51 02/10/2013
Cuộc họp sẽ kéo dài 3 ngày từ 1 cho tới 3 tháng 10, và sau đó các vị Hồng Y sẽ cùng đi hành hương với ĐGH đến Assisi, cố quán cuả thánh Phanxicô.
Đây sẽ là những cuộc họp mật chỉ có 10 người tham gia, gồm có ĐGH, 8 vị Hồng Y và một thư ký cuả buổi họp là Đức Tổng Giám Mục Marcelo Semenaro, giáo phận Albano.
Danh sách 8 vị Hồng Y cố vấn đã được chỉ định ngay sau khi ĐGH lên ngôi, dựa theo lời đề nghị cuả Hồng Y Đoàn cuả cuộc bầu cử giáo hoàng. Ủy ban cố vấn đặc biệt này vừa được chính thức nâng lên thành một ủy ban thường trực với danh xưng là Hội Đồng Hồng Y Cố Vấn (Council of Cardinals), thành phần hiện tại như sau:
-Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa ở nước Honduras, sẽ là điều phối viên của nhóm. Ngài có khả năng nói nhiều thứ tiếng và đã làm việc nhiều lần với Đức Thánh Cha, đặc biệt là khi họ cùng làm việc để soạn thảo tài liệu Aparecida, làm căn bản mục vụ cho Nam Mỹ, trong năm 2007.
-Cũng từ Nam Mỹ là Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz cuả nước Chile. Ngài đã bước sang tuổi 80, và có nhiều kinh nghiệm mục vụ ở Châu Mỹ Latinh.
-Đức Hồng Y Oswald Gracias Ấn Độ sẽ là đại diện cho người Công Giáo ở châu Á. Ngài mới có 68 tuổi và đang là Tổng Giám Mục của Bombay.
-Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich sẽ đại diện Châu Âu. Mới 61 tuổi, Ngài là người trẻ nhất của nhóm.
-Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya cuả xứ Congo sẽ là tiếng nói cuả Châu Phi.
-Đức Hồng Y George Pell Tổng Giám Mục Syndey đại diện cho úc Châu và miền Nam Thái Bình Dương.
-Từ Bắc Mỹ là Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley dòng Phan Sinh (Capuchin), Tổng Giám Mục Boston.
-Và cuối cùng, từ nước Ý là Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, thống đốc quốc gia Vatican (President of the Governorate of Vatican City State).
Sau khi kết thúc cuộc họp, những đề nghị của ủy ban sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng. Những đề nghị chỉ đơn giản là những lời khuyến nghị. Quyết định cuối cùng sẽ dành cho Đức Thánh Cha Phanxicô định đoạt.
Theo lời cuả Đức Hồng Y Oswald Gracias cuả Ấn Độ thì từ trước buổi họp rất lâu, các vị Hồng Y đã tham khảo ý kiến với nhau cũng như đã được Đức Giáo Hoàng điện đàm nhiều lần. Những đề xuất thay đổi giáo triều thì có nhiều lắm. Nhưng Ngài cũng cho biết rằng những sự thay đổi sẽ là một công trình 'tiệm tiến' (từ từ ), cho nên chúng ta đừng mong đợi sẽ thấy một cuộc 'cách mạng vũ bão' ngay sau cuộc họp này.
Xem video Rome Reports:
Xem video TV Vatican:
Assisi, quê hương thánh Phanxicô
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:23 02/10/2013
ASSISI, QUÊ HƯƠNG THÁNH PHANXICÔ
Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Assisi ngày 4 tháng 10. Trong dịp này, Đức Thánh Cha sẽ đến viếng mộ Thánh Phanxicô và mộ Thánh Clara. Ngài cũng sẽ gặp những người nghèo và giới trẻ.Vào lúc 7 giờ sáng, máy bay trực thăng chở Đức
Thánh Cha rời Roma và đáp xuống sân vận động của Trung tâm Thánh Phanxicô tại Assisi lúc 7g45. Tại đây Đức Thánh Cha sẽ gặp các bệnh nhi và trẻ khuyết tật. Sau đó ngài đến viếng Đền thánh San Damiano vào lúc 8g45. San Damiano là ngôi nhà nguyện nhỏ được Thánh Phanxicô trùng tu. Sau đó Đức Thánh Cha đến Toà giám mục gặp những người nghèo được Caritas trợ giúp.Tiếp theo, Đức Thánh Cha đến Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô. Tại đây Đức Thánh Cha xuống khu hầm mộ để viếng mộ Thánh Phanxicô.Lúc 11g00, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh Lễ tại Quảng trường Thánh Phanxicô Assisi, sau đó đến Trung tâm tiếp nhận của Caritas, để dùng bữa ăn trưa với những người nghèo.Sau khi ăn trưa, Đức Thánh Cha đến thăm Tu viện Carceri và cầu nguyện trong căn phòng của Thánh Phanxicô. Buổi chiều, lúc 15g15, Đức Thánh Cha gặp các giáo sĩ, tu sĩ và các thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo phận tại Nhà thờ chính toà Thánh Ruffinô.
Sau đó ngài đến Vương cung thánh đường Thánh Clara, và thinh lặng suy niệm trước Thánh giá Thánh Đamianô.Tiếp theo Đức Thánh Cha đến Vương cung thánh đường Nữ vương các Thiên thần; vào lúc 17g45, Đức Thánh Cha gặp giới trẻ vùng Umbria tại quảng trường và trả lời các câu hỏi.
Chặng cuối cùng, lúc 18g45, Đức Thánh Cha viếng thăm Đền thánh Rivotorto.Cuối cùng Đức Thánh Cha đáp máy bay trực trăng lúc 19g15 và trở về Vatican lúc 20g00. (Vatican Radio).
Năm Đức Tin, tôi đi hành hương đến Assisi, xin gởi đến quý độc giả những ghi nhận từ những nơi hành hương để cùng hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tại Assisi.
1. Thánh Phanxicô chọn nếp sống nghèo khó
Phanxicô chào đời vào khoảng cuối năm 1182, tại thành Assisi phía bắc Rôma. Cha của ngài là ông Phêrô Bênađônê, một thương gia chuyên nghề bán len dạ. Mẹ là bà Pica, một phụ nữ hiền đức.Cậu Phanxicô rất hào hoa, lại được gia đình giàu có nuông chiều, nên mặc sức ăn chơi phung phí. Mộng công danh thôi thúc, Phanxicô theo bá tước Gauthie de Brienneur đi chinh phục vùng Apulia, gần thành Assisi. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô đau nặng và bắt buộc phải trở về quê hương.Lần này, tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui xưa kia dần dần mất hết ý nghĩa. Thế rồi Phanxicô đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn. Một hôm, lúc đang cầu nguyện trong nguyện đường Đamianô nhỏ bé, Phanxicô nghe tiếng Chúa phán ra từ cây Thánh Giá: “Phanxicô, con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của ta đang đổ nát !”. Phanxicô hiểu câu nói này cách nông cạn, nên tình nguyện đi xin từng viên đá đem về sửa lại các Nhà thờ cạnh Assisi. Trong hai năm, ngài đi hành khất, sống ẩn dật và sửa sang ba nhà thờ đổ nát trong miền Assisi: nhà thờ Thánh Đamianô, nhà thờ Thánh Phêrô và nhà thờ Đức Bà Porziuncula.Phanxicô chưa hiểu rằng, ngôi đền thờ mà Chúa muốn nói chính là Hội Thánh.
Ngày 24-2-1208, đang dữ lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng... Các con đừng mang theo tiền bạc, bao gậy...” (Mt 10,10). Phanxicô nhận ra tiếng gọi của Chúa, nên quyết tâm triệt để sống khó nghèo và theo Chúa trên con đường Thập Giá (Mt 19,21; Lc 9,1-6; Mt 16,24). Phanxicô công khai từ bỏ cha ruột của mình để thuộc trọn về Chúa. Ngài từ bỏ những cuộc vui chơi tiệc tùng với bạn bè để đi giúp những người phung cùi, những kẻ vô gia cư và những người bị xã hội khai trừ.Với tình yêu sự khó nghèo, Phanxicô yêu những người nghèo, những bệnh nhân. Ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ. Ngài chỉ muốn giống Chúa Giêsu cách trọn vẹn trong khó nghèo, trong tình yêu, trong sự giảng dạy và trong đau khổ.
Lối sống của ngài thu hút trước tiên hai anh bạn đồng hương: anh Bernađô Cantavalê giàu có và anh Phêrô Catanê, nhà giáo luật. Tiếp đó có 9 anh khác nhập đoàn. Họ trở thành 12 "người đền tội" và lữ hành, không nhà cửa hoặc nơi cư trú cố định. Lúc đầu Phanxicô soạn một ít quy luật sống và đã được Đức Giáo Hoàng Innôxentê III chấp thuận bằng miệng; cuối cùng, ngài viết ra bản Luật Dòng Anh em Hèn mọn và đã được Đức Giáo Hoàng Hônôriô III phê chuẩn năm 1223 bằng sắc dụ.
Phanxicô bị giằng co giữa một đời sống tận hiến cho sự cầu nguyện và một đời sống tích cực rao giảng Tin Mừng. Và ngài đã quyết định theo đuổi đường lối sau, nhưng luôn luôn trở về sự tĩnh mịch bất cứ khi nào có cơ hội. Ngài muốn đến truyền giáo ở Syria và Phi Châu, nhưng trong cả hai trường hợp ngài đều bị đắm tàu và đau nặng. Ngài cũng cố gắng hoán cải các vua Hồi Giáo ở Ai Cập trong lần Thập Tự Chinh thứ năm.
Trong những năm cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi (ngài từ trần khi 44 tuổi) ngài gần như mù và đau nặng. Hai năm trước khi chết, ngài được in năm dấu thánh, là những vết thương của Ðức Kitô ở tay chân và cạnh sườn của ngài.Trong giờ phút cuối cùng, ngài lập đi lập lại phần phụ thêm của Bài Ca Anh Mặt Trời, "Ôi lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì người Chị Tử Thần." Ngài hát Thánh Vịnh 141, và khi đã đến giờ lìa đời, ngài xin cha bề trên cho ngài cởi quần áo ra để nằm chết trần truồng trên mặt đất, giống như Ðức Giêsu Kitô.
Ngài qua đời vào ngày 3-10-1226. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đã phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 16-7-1228.
2. Vương Cung Thánh Đường Đức Maria Các Thiên Thần
Vương cung Thánh đường nằm ở vùng đồng bằng dưới chân đồi Assisi. Sau khi chụp tấm hình chung đoàn tiến vào Nhà thờ. Bề ngoài trông đơn sơ nhưng bên trong rất rộng cùng với nhiều nhà nguyện nhỏ và nhiều bức tượng tranh ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp.
Trong lòng Nhà thờ có “The Portiuncola”, nơi đây được coi như là nhà mẹ đầu tiên, nơi Thánh Phanxicô lập dòng Anh em hèn mọn.
Ngôi Nhà thờ nhỏ từ thế kỷ thứ 9 là Porziuncola, nơi linh thánh nhất đối với các tu sĩ Phanxicô. Đây là nơi Thánh Phanxicô thời thanh niên tìm hiểu ơn gọi rồi từ bỏ thế gian để sống nghèo khó giữa những người nghèo và bắt đầu phong trào Phan Sinh.
Sau khi thánh nhân qua đời năm 1226, các tu sĩ xây dựng những túp lều nhỏ chung quanh Porziuncola. Năm 1230, một phòng ăn và một số tòa nhà kế cận được thêm vào. Theo dòng thời gian, những mái cổng nhỏ và những phòng ở của các tu sĩ được thêm vào chung quanh Porziuncola. Từ năm 1967 và 1969, trong khi khai quật, người ta đã phát hiện một số cơ sở dưới nền của ngôi Vương cung Thánh đường hiện tại.
Khi khách hành hương đến Assisi ngày càng đông để lãnh nhận “ân xá Assisi", không gian nhỏ bé của Porziuncola đã không còn đủ sức chứa. Nhu cầu là cần phải xây dựng một ngôi nhà thờ mới kết hợp với Porziuncola. Theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô V (1566-1572), các tòa nhà chung quanh Đền thánh bị tháo gỡ, trừ nguyện đường Transito và căn phòng nơi Thánh Phanxicô qua đời.
Ngày 25 tháng 3 năm 1569, khởi công.Vương cung Thánh đường này được xây dựng theo phong cách Mannerist đến 1679 mới hoàn thành.
Phong cách Mannerist, tiền thân của phong cách Baroque. Hai kiến trúc sư nổi tiếng là Galeazzo Alessi và Vignola thiết kế. Công trình xây dựng tiến triển chậm chạp do thiếu tiền liên tục vì chỉ nhờ vào sự đóng góp địa phương. Mái vòm nằm trên cái trống hình bát giác với tám cửa sổ và những đường gờ trang trí chạy chung quanh, được hoàn thành năm 1667. Công trình xây dựng cuối cùng đã được hoàn thành vào năm 1679. Đến năm 1684, một tháp chuông đã được thêm vào. Ban đầu dự định có một tháp đôi, nhưng tháp thứ hai không được xây dựng.
Ngày 15 tháng 3 năm 1832, động đất đã phá hủy một phần nhà thờ. Đến năm 1836 tái thiết lại dưới sự điều khiển của kiến trúc sư Luigi Poletti. Công trình hoàn thành vào năm 1840. Ông sửa lại mặt tiền theo phong cách tân cổ điển. Khoảng năm 1924 - 1930, Cesare Bazzani đã đưa mặt tiền thánh đường trở lại phong cách Baroque ban đầu. Điêu khắc gia Colasanti đã tạc bức tượng mạ vàng Madonna degli Angeli và đặt trên đỉnh đầu của mặt tiền nhà thờ vào năm 1930.
Ngày 11 Tháng 4 năm 1909, Nhà thờ đã được Đức Giáo Hoàng Piô X nâng lên hàng "Vương Cung Thánh Đường thượng phụ và là nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng".
Nhà thờ với 126 mét dài, 65 mét rộng và mái vòm cao 75 mét.
Bên trong Thánh đường có gian giữa và lối đi hai bên với 10 nhà nguyện. Porziuncola nằm dưới mái vòm.
Nội thất Nhà thờ đơn giản nhưng thanh lịch với ít đồ trang trí, hoàn toàn trái ngược lối trang trí các nhà nguyện phụ. Gian giữa và các lối đi được xây dựng lại theo phong cách Doric tân cổ điển do Luigi Poletti thực hiện. Phần bán nguyện phía sau cung thánh là chỗ ca đoàn được làm bằng gỗ vào năm 1689 và được các tu sĩ Phanxicô tạc hình Nhà thờ Chính tòa và bàn thờ Giáo hoàng. Nhà nguyện của Transito có phòng nơi Thánh Phanxicô qua đời, vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Các nghệ sĩ lừng danh đã trang trí các nhà nguyện hai bên vào nhiều thời kỳ khác nhau. Antonio Circignani đã họa các bức tranh trong Nhà nguyện Thánh Anna (1602-1603). Francesco Appiani trang trí hai Nhà nguyện Thánh Antôn và Thánh Phêrô bị xiềng (1756-1760). Ventura Salimbeni trang trí Nhà nguyện Loại trừ Chúa (1602).
Rời Vương Cung Thánh Đường chúng tôi theo hướng Foligno đi khoảng 3 km đến Đền thờ Đức Maria Rivotorto là ngôi nhà đầu tiên của các tu sĩ Phanxicô.
3. Đền thánh Đức Maria ở Rivotorto.
Bước vào bên trong Nhà thờ, ngay cửa chính, tôi thấy có hai ngôi nhà cũ kỹ xây bằng đá, trần lợp tôn ximăng rất thấp. Đây là nơi các môn đệ đầu tiên của thánh Phanxicô trú ngụ, sau đó họ di chuyển đến Porziuncola.
Trong ngôi nhà nhỏ bé này, Thánh Phanxicô đã triển khai, áp dụng và viết luật Dòng theo tinh thần đơn sơ, khó nghèo và cầu nguyện.
Năm 1209, từ nơi này, thánh nhân đã khởi hành cùng với 11 người bạn đến Roma yết kiến Đức Giáo Hoàng Innocentê III. Đức Giáo Hoàng đã chấp thuận bằng miệng Luật dòng của ngài. Đến năm 1223, Đức Giáo Hoàng Onorio III đã chuẩn y Luật dòng.
Hai ngôi nhà nhỏ này có lẽ không phải là hai ngôi nhà nguyên thủy vào năm 1200, nhưng là kết quả của việc tái cấu trúc lại ngôi nhà từ năm 1445 do tu sĩ Monk Francecso Saccardo thực hiện. Linh mục Tổng đại diện ở Assisi đã cho phép xây dựng ngôi nhà nguyện để cử hành Thánh Lễ.
Ngôi nhà thờ hiện tại được xây dựng lại theo phong cách Gothic sau trận động đất năm 1854, nó thuộc quyền sở hữu của dòng Phanxicô thuộc phái Conventual (tuân thủ) có nhà dòng nằm bên cạnh.
Các cánh cửa được trang trí rất đẹp và trình bày những phép lạ của Rivotorto: Thánh Phanxicô đang chờ đợi để được hầu chuyện với Giám mục Guido II với hình ngài đang bay trên một toa xe ánh sáng từ các tu sĩ ở Rivotorto.
Chúng tôi tiếp tuc thăm nhà thờ Thánh Đamianô, nơi thánh Phanxicô lập tu viện cho dòng Clara. Xuôi theo con dốc gần cây số, 2 bên đường là vườn ôliu, tôi thấy tu viện Đamianô đơn sơ và thanh thoát.
4. Nhà Thờ Thánh Đamianô
Nơi đây, Thánh Phanxicô gặp gỡ Chúa Giêsu. Thánh nhân đã cầu nguyện tại San Đamiano ngay tại thời điểm Nhà thờ bị hư hại. Thánh Phanxicô đã nhìn thấy hình ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh sống động. Chúa với ngài: "Phanxicô, con không thấy ngôi nhà của Ta đổ nát hay sao, hãy đứng lên và khôi phục nó lại!". Thánh Phanxicô đã sửa chữa lại nhà thờ San Đamiano. Sau đó, thánh nhân hiểu rằng sứ điệp của Chúa nói với ngài là phục hồi lại Giáo Hội hơn là sửa chữa ngôi thánh đường San Đamiano.
Cây Thánh Giá mà từ đó Chúa Giêsu nói với Thánh Phanxicô được coi như là cây Thánh giá Thánh Đamiano. Hiện nay cây Thánh giá đang được treo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Clara.
Nhà thờ Thánh Đamiano nối liền với tu viện. Đây là Tu viện đầu tiên của Dòng Thánh Clara, nơi Thánh nữ thiết lập cộng đoàn tiên khởi.
Chúng tôi thăm phòng nguyện, thăm nhà cơm nơi đặt bình hoa là chỗ ngồi hàng ngày của Clara. Lên gác thăm phòng ngũ thấy các Nữ tu sống khổ hạnh trong những phòng quá nhỏ bé nghèo nàn.
Từ Tu viện đi bộ lên dốc cao, rồi đi thang cuốn lên một dốc cao hơn chúng tôi đi đến Vương cung Thánh đường Clara.
5. Vương Cung Thánh Đường Thánh Clara
Vương cung Thánh đường Thánh Clara được xây dựng theo phong cách Gothic Ý giữa 1257 và 1265. Vật liệu kiến trúc là loại đá màu hồng được chiết xuất từ các mỏ đá của núi Subasio. Trong Đền thờ có những bức bích họa quý giá với niên đại vào khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV.
Bên phải có nhà nguyện, nhiều người đang chiêm ngắm tượng Chúa chịu nạn. Theo truyền thống, tượng chịu nạn này đã mời gọi Phanxicô “vực dậy Giáo Hội” ở Nhà thờ Thánh Đamiano.
Nhà nguyện này là di tích còn lại của ngôi Nhà thờ trước đó kính Thánh Giorgio.
Từ bên trái cung thánh có lối xuống tầng hầm. Nơi đây có phần mộ đặt thi hài thánh Clara. Ở đây lưu giữ một số di tích đặc biệt, trong đó có áo dòng của Thánh Phanxicô và tu phục của Thánh nữ Clara.
Từ quảng trường phía trước Đền thờ chúng tôi ngắm nhìn thung lũng Umbrian từ Montefalco tới Perugia trong ánh nắng lên đuổi bớt gió se lạnh đang thổi.
Thánh Clara làm bề trên tu viện trong 40 năm, nhưng có đến 29 năm ngài luôn đau yếu. Vậy mà lúc nào ngài cũng vui vẻ vì cho rằng đó là sự phục vụ Thiên Chúa. Nhiều người cho rằng các nữ tu đau yếu là vì quá khắc khổ. Ngài nói: "Họ nói chúng tôi quá nghèo khổ, nhưng một tâm hồn có được Thiên Chúa vĩnh cửu thì có thực sự nghèo hay không?"
Thánh Clara là người nữ đầu tiên viết luật dòng cho chị em mình. Năm 1252, Đức Giáo Hoàng Innocentê IV đã chính thức phê chuẩn luật dòng của Thánh nữ khi ngài tới ban phép lành cho Dòng "Clarisse" vào ngày 9-8-1253.
Thánh nữ qua đời vào ngày 11-8 -1253. Đức Giáo Hoàng Innocentê IV cử hành lễ tang cho ngài. Chính Đức Giáo Hoàng không muốn hát bộ lễ cầu hồn, ngài cử hành nghi thức thánh lễ các trinh nữ. Chỉ hai năm sau, Clara đã được Ðức Giáo Hoàng Alexander IV phong thánh.
6. Vương Cung Thánh Đường Thánh Rufinô
(Có giếng rửa tội nơi thánh Phanxicô và Clara đã được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy; trong Nhà thờ còn có tượng Pietà theo nghệ thuật của Đức vào thế kỷ XV).
Vương cung Thánh đường Thánh Rufino có tầm mức quan trọng trong lịch sử của dòng. Thánh Phanxicô, Thánh Clara và nhiều đệ tử ban đầu của Thánh nhân đã được rửa tội tại đây khi nghe Thánh Phanxicô rao giảng trong nhà thờ này. Năm 1209, Clara cảm động trước sứ điệp của Phanxicô rao giảng và thực hiện lời kêu gọi của ngài.
Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Umbrian Roman và được xây dựng trên địa điểm có lưu giữ di tích của Giám mục Rufino tại Assisi, chịu tử đạo vào thế kỷ thứ III. Công trình khởi công từ năm 1140 theo thiết kế của Giovanni da Gubbio. Các dòng chữ ở bên trong vòng cung sau cung thánh đã chứng thực điều này. Có thể cũng chính Giovanni là người đã thiết kế các cửa sổ hoa hồng trên mặt tiền của Nhà thờ Đức Maria Maggiore vào năm 1163.
Năm 1228, trong khi đến Assisi để phong thánh cho Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Gregoriô IX đã thánh hiến bàn thờ. Đức Giáo Hoàng Innocent IV đã khánh thành Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1253.
Mặt tiền Nhà thờ theo phong cách Roma được xây dựng bằng đá lấy từ núi Subasio. Đây là một ví dụ điển hình của phong cách các nhà thờ vào thế kỷ thứ 12 ở vùng Umbria.
Ở bên trong Nhà thờ, giếng rửa tội được đặt ở đầu cánh bên phải Nhà thờ, Thánh Phanxicô đã được rửa tội ở đây vào năm 1182. Thánh nữ Clara được rửa tội ở đây vào năm 1193. Giếng rửa tội được làm bằng một miếng đá granit cổ đại và có một cái đai sắt. Nhà tạm bằng đất nung đỏ có từ năm 1882 nhân dịp kỷ niệm 700 năm ngày sinh của Thánh Phanxicô.
Cánh bên phải là Nhà nguyện Mình Thánh Chúa theo phong cách Baroque (bắt đầu năm 1541 và mở rộng năm 1663), 9 bức tranh tường được cho là vào thế kỷ 17 do họa sĩ Andrea Carlone thực hiện.
Ngôi Nhà nguyện Đức Mẹ An Ủi được xây dựng vào năm 1496.
Vào thế kỷ XIX, bàn thờ chính ở dưới mái vòm hình bát giác thời phục hưng nằm trên di tích của Thánh Rufinô. Ở hai bên có tượng cẩm thạch của Thánh Phanxicô và Thánh Clara do Giovanni Dupré thực hiện.
Có một vài bức tranh do Dono Doni vẻ: Các Thánh thờ lạy Đức Kitô (1555), ở hai bàn thờ hai bên có hai tác phẩm: Hạ xác Chúa (1562) và Chúa bị đóng đinh (1563).
Dưới Vương cung Thánh đường là hầm mộ với quan tài của một người Roma ngoại giáo từ thế kỷ thứ III. Nơi đây có hài cốt của Thánh Rufinô.
7. Francesco Piccolino (nơi sinh của Thánh Phanxicô).
Nơi sinh của Thánh Phanxicô được xem như là một nơi linh thiêng. Sau năm 1250 một thời gian ngắn, Piccardo, con trai của Angelo và là cháu của thánh nhân, đã biến căn phòng lưu trữ này trong ngôi nhà của Thánh Phanxicô thành một nguyện đường. Đến năm 1281, ông đã tôn tạo bên ngoài với một mái vòm lớn. Vào khoảng đầu Thế kỷ thứ 14, dòng chữ Latin được khắc trên mái vòm theo phong cách Gothic này dòng chữ: Đây là nguyện đường có thời là chỗ cho bò và lừa, nơi đó Thánh Phanxicô, tấm gương của thế giới được sinh ra. Bên trong có những bức bích họa chồng lên nhau có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 13 và hai thế kỷ kế tiếp đó.
8. Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, di sản thế giới.
Từ vương cung Thánh đường Clara đi bộ hơn cây số là đến Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô. Nổi bật trước mặt tiền Thánh đường là quãng trường rộng xanh mướt những thảm có.
Thánh Phanxicô Assisi qua đời ngày 3-10-1226 tại Porziuncula. Ngày hôm sau, 4-10, xác ngài được đưa về Assisi, và tạm thời được an táng trong nhà thờ thánh Georgiô. Anh Êlia đã viết một lá thư luân lưu cho Dòng, trong đó anh loan tin buồn về cái chết của Thánh Phanxicô.
Anh Êlia đã là Phó Tổng Phục vụ từ Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1221. Tại Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1227, ngày 30-5, anh Gioan Parenti, Tỉnh Phục vụ Tỉnh Dòng Tây Ban Nha đã được bầu lên thay anh Êlia và trở thành người kế vị Thánh Phanxicô trong vai trò Tổng Phục vụ Dòng Anh em Hèn mọn.
Cùng năm ấy, ngày 19-3-1227, Đức Hồng Y Hugôlinô, Hồng Y Bảo trợ Dòng, được bầu làm Giáo Hoàng, lấy hiệu là Grêgôriô IX. Một trong các ưu tiên của ngài là tôn vinh Thánh Phanxicô. Ngày 29-4-1228, ngài ra sắc dụ "Recolentes" trong đó ngài loan báo ý định của ngài là cho xây cất một ngôi "nhà thờ đặc biệt" để tôn vinh Thánh Phanxicô, trong đó thi hài Thánh nhân sẽ được cất giữ. Anh Elia được chỉ định làm kiến trúc sư điều hành công trình vĩ đại này, xây một tầng hầm đặt ngôi mộ và một ngôi nhà thờ tu viện.
Ngày 16-7-1228, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX long trọng phong thánh cho Thánh Phanxicô tại Assisi, và ngày 19-7, sắc dụ phong thánh "Mira circa nos" đã được phổ biến. Trong cùng thời gian ấy, ngài đã đặt viên đá đầu tiên cho ngôi thánh đường mới mà ngài tuyên bố là sở hữu của Đức Giáo Hoàng, và ngài xin anh Tôma Xêlanô viết một cuốn tiểu sử chính thức về Thánh Phanxicô.
Năm 1230, tầng hầm mộ hoặc ngôi thánh đường tầng dưới đã hoàn tất. Hài cốt Thánh Phanxicô được rước về ngôi thánh đường mới ngày 25-5-1230 cách trọng thể. Anh Elia vội vã cất giữ hài cốt trong ngôi thánh đường mới mà Đức Giáo Hoàng tuyên bố là "caput et mater" (đầu và mẹ) của Dòng Anh em Hèn mọn.
Tại Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1230, anh Êlia toan tính nắm lấy việc quản trị Dòng, nhưng anh em bầu lại Anh Gioan Parenti. Một ủy ban đã được thành lập trong đó có anh Antôn Padua, đi Rôma xin Đức Giáo Hoàng Grêgôgiô IX một lời giải thích chính thức về Bản luật và Di chúc của Thánh Phanxicô. Đức Giáo Hoàng trả lời bằng sắc dụ "Quo elongati" (28-9-1230), qua đó, cùng với nhiều điều khác, ngài tuyên bố rằng bản Di chúc không buộc anh em phải tuân giữ như một bổn phận, và anh em được phép có một "người trung gian" (nuntius) và "những bạn thiêng liêng" để họ cung cấp cho anh em những nhu cầu cần thiết hằng ngày như Bản luật chung kết ấn định, tuy nhiên anh em không được sở hữu gì, nhưng chỉ được "sử dụng hợp với lời khấn nghèo khó" (usus pauper) những gì anh em đã nhận được.
Tại Tổng Tu nghị Riêti, 1232, Anh Êlia Bombarone được bầu làm Tổng Phục vụ. Anh đã hoàn tất việc xây cất Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô. Một tổng thể kiến trúc to lớn gồm cả một Tu viện rộng rãi cho anh em (Sacro Convento), và nhà ở của Đức Giáo Hoàng.
Chiều dài Đền thờ 80 mét, chiều rộng 50 mét, chiều rộng gian giữa 18 mét. Từ năm 2000, Unesco đã công nhận Đền thờ này là Di sản thế giới.
Vương Cung Thánh Đường Giáo Hoàng mang tên Thánh Phanxicô (Basilica Sancti Francisci Assisiensis) là Nhà thờ Mẹ của Dòng Phanxicô tại Assisi. Kế cận với Đền thờ là Tu viện Dòng Phanxicô.
Năm 1228 khởi công xây dựng Đền thờ bên cạnh một ngọn đồi gồm hai phần: Nhà thờ trên và Nhà thờ dưới. Có hầm mộ nơi để phần mộ của Thánh nhân. Phần trang trí bên trong của ngôi Nhà thờ trên theo phong cách Gothic ở Ý. Cả hai nhà thờ trên và dưới được trang trí với các bức bích họa do các danh họa thuộc trường phái La mã và Tuscan vào cuối thời Trung cổ, bao gồm các tác phẩm của Cimabue, Giotto, Simone Martini, Pietro Lorenzetti và của cả Pietro Cavallini. Đặc điểm này nói lên sự phát triển nghệ thuật Italia vào thời kỳ này.
Kiến trúc Đền thờ là một tổng hợp hai phong cách Roman và Gothic. Đền thờ có kiến trúc hình thập giá đơn giản, bên hông trái Nhà thờ có một tháp chuông theo phong cách Roman.
Nhà thờ dưới được xây dựng hoàn toàn theo phong cách Roman, không gian của Nhà thờ đã được mở rộng với một số nhà nguyện ở hai bên. Lối vào chính của gian giữa nhà thờ thông qua một ô cửa Gothic trang trí công phu được xây dựng giữa những năm 1280 và 1300.
Nhà thờ trên với mặt tiền gạch trắng và có một cánh cửa chính lớn theo phong cách Gothic. Phần phía trái của mặt đứng ta có thể nhìn thấy từ cả hai sân trước của Nhà thờ trên và Nhà thờ dưới thì lại theo phong cách Baroque, khi Đền thờ này được nâng lên hàng Vương cung Thánh đường vào năm 1754.
Bên trong của Nhà thờ trên vẫn mang hình chữ thập theo sự thiết kế của thầy Elias
Đền thờ này mang đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Ý, những bức bích họa có sớm nhất nằm ở Nhà thờ dưới. Có nhiều nghệ sĩ trong đó có những người nổi tiếng như Cimabue và Giotto, nhưng cũng có nhiều nghệ sĩ không được biết đến thực hiện những công trình nghệ thuật này.
Trên cung thánh mái vòm cung thứ hai có những bức tượng bán thân Chúa Giêsu đối diện với Thánh Phanxicô và Đức Trinh nữ đối diện với Thánh Gioan Tẩy Giả. Mái vòm cung ở cửa ra vào có bốn vị Tiến sĩ Giáo Hội: Thánh Gregoriô đối diện với Thánh Giêrônimô, Thánh Ambrosio đối diện với Thánh Augustinô.
Phía tây của cánh ngang có nhiều bức bích họa của Cimabue trong đó có bức bích họa tráng lệ mang tên cuộc đóng đinh, trong đó Thánh Phanxicô quỳ gối tại chân cây Thánh Giá để tôn thờ cuộc Khổ nạn của Đức Kitô.
Có một loạt 28 bức bích họa do họa sĩ Giotto thời trẻ thực hiện dọc theo phần dưới của gian giữa. Họa sĩ này dựa theo tác phẩm Legenda Maior của thánh Bonaventure viết tiểu sử thánh Phanxicô (1266) để tái tạo lại những sự kiện lớn trong đời sống của thánh nhân. Những bức họa này mang nét sinh động như thể Giotto là chứng nhân những sự kiện chính này. Nhưng việc coi Giotto là tác giả những bức họa này còn đang trong vòng tranh cãi, người ta nghĩ rằng ít nhất có 3 họa sĩ riêng biệt sử dụng khái niệm nguyên thủy của Giotto để vẽ những bức họa này.
Mặt tiền của Vương cung Thánh đường có một cổng ra vào theo phong cách Gothic
Tu sĩ Êlia đã thiết kế Nhà thờ dưới như là một hầm mộ rất lớn giống như những phần mộ bằng đá cứng ở Syria.
Trên các cửa ra vào là một cửa sổ lớn kiểu hoa hồng, hai bên là hai cửa nhỏ hơn, người ta gọi chúng là "con mắt của ngôi nhà thờ đẹp nhất trên thế giới". Ugolinuccio da Gubbio (khoảng năm 1550) đã trang trí phần bên trái cánh cửa gỗ, còn một nghệ sĩ vô danh vùng Umbrian thực hiện phần cửa bên phải vào năm 1573. Chúng miêu tả những câu chuyện về đời sống của Thánh Phanxicô, Thánh Clara, Thánh Louis và Thánh Antôn. Trên bức tường bên trái của mái hiên là tượng bán thân của Đức Giáo Hoàng Benedict XIV đã ban cho nhà thờ này tước hiệu Vương Cung Thánh Đường Thượng phụ. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đổi tên Đền thờ này là Vương Cung Thánh Đường Giáo Hoàng của Thánh Phanxicô.
Cổng chính Nhà thờ dưới ăn thông ra một Quảng trường nhỏ, dọc hai bên quảng trường là hai hành lang có mái che và có hàng cột. Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có sáng kiến tổ chức buổi cầu nguyện liên tôn mỗi năm một lần tại quảng trường này. Ngài mời đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới đến cùng cầu nguyện với nhau cho hòa bình thế giới. Truyền thống được các đấng kế vị tiếp tục cho đến ngày nay. Nhờ đó, nhiều người trên thế giới biết đến quảng trưởng nhỏ này trong khu vực nhà dòng cạnh Đền thờ.
Chúng tôi dâng lễ tại Nhà thờ trên, sau đó mọi người thinh lặng xuống Nhà thờ dưới quỳ cầu nguyện trước phần mộ thánh Phanxicô. Tham quan nhiều nhà nguyện nhỏ và những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thư gửi Dòng Phanxicô nhân dịp lễ sinh nhật lần thứ 800 của vị Thánh Nghèo đã viết rằng, “trong suốt giòng lịch sử, thiên hạ vẫn luôn luôn ngưỡng mộ và yêu mến Thánh nhân vì họ thấy thực hiện nơi ngài một cách lạ lùng, điều mà họ ao ước cho mình, trên hết mọi sự trong đời: đó là niềm vui, sự tự do, hòa bình, hòa thuận và hòa hợp giữa loài người và giữa các dân tộc”.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Assisi ngày 4 tháng 10. Trong dịp này, Đức Thánh Cha sẽ đến viếng mộ Thánh Phanxicô và mộ Thánh Clara. Ngài cũng sẽ gặp những người nghèo và giới trẻ.Vào lúc 7 giờ sáng, máy bay trực thăng chở Đức
Sau đó ngài đến Vương cung thánh đường Thánh Clara, và thinh lặng suy niệm trước Thánh giá Thánh Đamianô.Tiếp theo Đức Thánh Cha đến Vương cung thánh đường Nữ vương các Thiên thần; vào lúc 17g45, Đức Thánh Cha gặp giới trẻ vùng Umbria tại quảng trường và trả lời các câu hỏi.
Chặng cuối cùng, lúc 18g45, Đức Thánh Cha viếng thăm Đền thánh Rivotorto.Cuối cùng Đức Thánh Cha đáp máy bay trực trăng lúc 19g15 và trở về Vatican lúc 20g00. (Vatican Radio).
Năm Đức Tin, tôi đi hành hương đến Assisi, xin gởi đến quý độc giả những ghi nhận từ những nơi hành hương để cùng hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng thăm mục vụ của ngài tại Assisi.
Phanxicô chào đời vào khoảng cuối năm 1182, tại thành Assisi phía bắc Rôma. Cha của ngài là ông Phêrô Bênađônê, một thương gia chuyên nghề bán len dạ. Mẹ là bà Pica, một phụ nữ hiền đức.Cậu Phanxicô rất hào hoa, lại được gia đình giàu có nuông chiều, nên mặc sức ăn chơi phung phí. Mộng công danh thôi thúc, Phanxicô theo bá tước Gauthie de Brienneur đi chinh phục vùng Apulia, gần thành Assisi. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô đau nặng và bắt buộc phải trở về quê hương.Lần này, tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui xưa kia dần dần mất hết ý nghĩa. Thế rồi Phanxicô đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn. Một hôm, lúc đang cầu nguyện trong nguyện đường Đamianô nhỏ bé, Phanxicô nghe tiếng Chúa phán ra từ cây Thánh Giá: “Phanxicô, con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của ta đang đổ nát !”. Phanxicô hiểu câu nói này cách nông cạn, nên tình nguyện đi xin từng viên đá đem về sửa lại các Nhà thờ cạnh Assisi. Trong hai năm, ngài đi hành khất, sống ẩn dật và sửa sang ba nhà thờ đổ nát trong miền Assisi: nhà thờ Thánh Đamianô, nhà thờ Thánh Phêrô và nhà thờ Đức Bà Porziuncula.Phanxicô chưa hiểu rằng, ngôi đền thờ mà Chúa muốn nói chính là Hội Thánh.
Ngày 24-2-1208, đang dữ lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng... Các con đừng mang theo tiền bạc, bao gậy...” (Mt 10,10). Phanxicô nhận ra tiếng gọi của Chúa, nên quyết tâm triệt để sống khó nghèo và theo Chúa trên con đường Thập Giá (Mt 19,21; Lc 9,1-6; Mt 16,24). Phanxicô công khai từ bỏ cha ruột của mình để thuộc trọn về Chúa. Ngài từ bỏ những cuộc vui chơi tiệc tùng với bạn bè để đi giúp những người phung cùi, những kẻ vô gia cư và những người bị xã hội khai trừ.Với tình yêu sự khó nghèo, Phanxicô yêu những người nghèo, những bệnh nhân. Ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ. Ngài chỉ muốn giống Chúa Giêsu cách trọn vẹn trong khó nghèo, trong tình yêu, trong sự giảng dạy và trong đau khổ.
Lối sống của ngài thu hút trước tiên hai anh bạn đồng hương: anh Bernađô Cantavalê giàu có và anh Phêrô Catanê, nhà giáo luật. Tiếp đó có 9 anh khác nhập đoàn. Họ trở thành 12 "người đền tội" và lữ hành, không nhà cửa hoặc nơi cư trú cố định. Lúc đầu Phanxicô soạn một ít quy luật sống và đã được Đức Giáo Hoàng Innôxentê III chấp thuận bằng miệng; cuối cùng, ngài viết ra bản Luật Dòng Anh em Hèn mọn và đã được Đức Giáo Hoàng Hônôriô III phê chuẩn năm 1223 bằng sắc dụ.
Phanxicô bị giằng co giữa một đời sống tận hiến cho sự cầu nguyện và một đời sống tích cực rao giảng Tin Mừng. Và ngài đã quyết định theo đuổi đường lối sau, nhưng luôn luôn trở về sự tĩnh mịch bất cứ khi nào có cơ hội. Ngài muốn đến truyền giáo ở Syria và Phi Châu, nhưng trong cả hai trường hợp ngài đều bị đắm tàu và đau nặng. Ngài cũng cố gắng hoán cải các vua Hồi Giáo ở Ai Cập trong lần Thập Tự Chinh thứ năm.
Trong những năm cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi (ngài từ trần khi 44 tuổi) ngài gần như mù và đau nặng. Hai năm trước khi chết, ngài được in năm dấu thánh, là những vết thương của Ðức Kitô ở tay chân và cạnh sườn của ngài.Trong giờ phút cuối cùng, ngài lập đi lập lại phần phụ thêm của Bài Ca Anh Mặt Trời, "Ôi lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì người Chị Tử Thần." Ngài hát Thánh Vịnh 141, và khi đã đến giờ lìa đời, ngài xin cha bề trên cho ngài cởi quần áo ra để nằm chết trần truồng trên mặt đất, giống như Ðức Giêsu Kitô.
Ngài qua đời vào ngày 3-10-1226. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đã phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 16-7-1228.
Vương cung Thánh đường nằm ở vùng đồng bằng dưới chân đồi Assisi. Sau khi chụp tấm hình chung đoàn tiến vào Nhà thờ. Bề ngoài trông đơn sơ nhưng bên trong rất rộng cùng với nhiều nhà nguyện nhỏ và nhiều bức tượng tranh ảnh nghệ thuật tuyệt đẹp.
Trong lòng Nhà thờ có “The Portiuncola”, nơi đây được coi như là nhà mẹ đầu tiên, nơi Thánh Phanxicô lập dòng Anh em hèn mọn.
Ngôi Nhà thờ nhỏ từ thế kỷ thứ 9 là Porziuncola, nơi linh thánh nhất đối với các tu sĩ Phanxicô. Đây là nơi Thánh Phanxicô thời thanh niên tìm hiểu ơn gọi rồi từ bỏ thế gian để sống nghèo khó giữa những người nghèo và bắt đầu phong trào Phan Sinh.
Sau khi thánh nhân qua đời năm 1226, các tu sĩ xây dựng những túp lều nhỏ chung quanh Porziuncola. Năm 1230, một phòng ăn và một số tòa nhà kế cận được thêm vào. Theo dòng thời gian, những mái cổng nhỏ và những phòng ở của các tu sĩ được thêm vào chung quanh Porziuncola. Từ năm 1967 và 1969, trong khi khai quật, người ta đã phát hiện một số cơ sở dưới nền của ngôi Vương cung Thánh đường hiện tại.
Khi khách hành hương đến Assisi ngày càng đông để lãnh nhận “ân xá Assisi", không gian nhỏ bé của Porziuncola đã không còn đủ sức chứa. Nhu cầu là cần phải xây dựng một ngôi nhà thờ mới kết hợp với Porziuncola. Theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô V (1566-1572), các tòa nhà chung quanh Đền thánh bị tháo gỡ, trừ nguyện đường Transito và căn phòng nơi Thánh Phanxicô qua đời.
Ngày 25 tháng 3 năm 1569, khởi công.Vương cung Thánh đường này được xây dựng theo phong cách Mannerist đến 1679 mới hoàn thành.
Phong cách Mannerist, tiền thân của phong cách Baroque. Hai kiến trúc sư nổi tiếng là Galeazzo Alessi và Vignola thiết kế. Công trình xây dựng tiến triển chậm chạp do thiếu tiền liên tục vì chỉ nhờ vào sự đóng góp địa phương. Mái vòm nằm trên cái trống hình bát giác với tám cửa sổ và những đường gờ trang trí chạy chung quanh, được hoàn thành năm 1667. Công trình xây dựng cuối cùng đã được hoàn thành vào năm 1679. Đến năm 1684, một tháp chuông đã được thêm vào. Ban đầu dự định có một tháp đôi, nhưng tháp thứ hai không được xây dựng.
Ngày 15 tháng 3 năm 1832, động đất đã phá hủy một phần nhà thờ. Đến năm 1836 tái thiết lại dưới sự điều khiển của kiến trúc sư Luigi Poletti. Công trình hoàn thành vào năm 1840. Ông sửa lại mặt tiền theo phong cách tân cổ điển. Khoảng năm 1924 - 1930, Cesare Bazzani đã đưa mặt tiền thánh đường trở lại phong cách Baroque ban đầu. Điêu khắc gia Colasanti đã tạc bức tượng mạ vàng Madonna degli Angeli và đặt trên đỉnh đầu của mặt tiền nhà thờ vào năm 1930.
Ngày 11 Tháng 4 năm 1909, Nhà thờ đã được Đức Giáo Hoàng Piô X nâng lên hàng "Vương Cung Thánh Đường thượng phụ và là nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng".
Nhà thờ với 126 mét dài, 65 mét rộng và mái vòm cao 75 mét.
Bên trong Thánh đường có gian giữa và lối đi hai bên với 10 nhà nguyện. Porziuncola nằm dưới mái vòm.
Nội thất Nhà thờ đơn giản nhưng thanh lịch với ít đồ trang trí, hoàn toàn trái ngược lối trang trí các nhà nguyện phụ. Gian giữa và các lối đi được xây dựng lại theo phong cách Doric tân cổ điển do Luigi Poletti thực hiện. Phần bán nguyện phía sau cung thánh là chỗ ca đoàn được làm bằng gỗ vào năm 1689 và được các tu sĩ Phanxicô tạc hình Nhà thờ Chính tòa và bàn thờ Giáo hoàng. Nhà nguyện của Transito có phòng nơi Thánh Phanxicô qua đời, vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
Rời Vương Cung Thánh Đường chúng tôi theo hướng Foligno đi khoảng 3 km đến Đền thờ Đức Maria Rivotorto là ngôi nhà đầu tiên của các tu sĩ Phanxicô.
3. Đền thánh Đức Maria ở Rivotorto.
Bước vào bên trong Nhà thờ, ngay cửa chính, tôi thấy có hai ngôi nhà cũ kỹ xây bằng đá, trần lợp tôn ximăng rất thấp. Đây là nơi các môn đệ đầu tiên của thánh Phanxicô trú ngụ, sau đó họ di chuyển đến Porziuncola.
Trong ngôi nhà nhỏ bé này, Thánh Phanxicô đã triển khai, áp dụng và viết luật Dòng theo tinh thần đơn sơ, khó nghèo và cầu nguyện.
Năm 1209, từ nơi này, thánh nhân đã khởi hành cùng với 11 người bạn đến Roma yết kiến Đức Giáo Hoàng Innocentê III. Đức Giáo Hoàng đã chấp thuận bằng miệng Luật dòng của ngài. Đến năm 1223, Đức Giáo Hoàng Onorio III đã chuẩn y Luật dòng.
Hai ngôi nhà nhỏ này có lẽ không phải là hai ngôi nhà nguyên thủy vào năm 1200, nhưng là kết quả của việc tái cấu trúc lại ngôi nhà từ năm 1445 do tu sĩ Monk Francecso Saccardo thực hiện. Linh mục Tổng đại diện ở Assisi đã cho phép xây dựng ngôi nhà nguyện để cử hành Thánh Lễ.
Ngôi nhà thờ hiện tại được xây dựng lại theo phong cách Gothic sau trận động đất năm 1854, nó thuộc quyền sở hữu của dòng Phanxicô thuộc phái Conventual (tuân thủ) có nhà dòng nằm bên cạnh.
Chúng tôi tiếp tuc thăm nhà thờ Thánh Đamianô, nơi thánh Phanxicô lập tu viện cho dòng Clara. Xuôi theo con dốc gần cây số, 2 bên đường là vườn ôliu, tôi thấy tu viện Đamianô đơn sơ và thanh thoát.
4. Nhà Thờ Thánh Đamianô
Nơi đây, Thánh Phanxicô gặp gỡ Chúa Giêsu. Thánh nhân đã cầu nguyện tại San Đamiano ngay tại thời điểm Nhà thờ bị hư hại. Thánh Phanxicô đã nhìn thấy hình ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh sống động. Chúa với ngài: "Phanxicô, con không thấy ngôi nhà của Ta đổ nát hay sao, hãy đứng lên và khôi phục nó lại!". Thánh Phanxicô đã sửa chữa lại nhà thờ San Đamiano. Sau đó, thánh nhân hiểu rằng sứ điệp của Chúa nói với ngài là phục hồi lại Giáo Hội hơn là sửa chữa ngôi thánh đường San Đamiano.
Cây Thánh Giá mà từ đó Chúa Giêsu nói với Thánh Phanxicô được coi như là cây Thánh giá Thánh Đamiano. Hiện nay cây Thánh giá đang được treo tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Clara.
Chúng tôi thăm phòng nguyện, thăm nhà cơm nơi đặt bình hoa là chỗ ngồi hàng ngày của Clara. Lên gác thăm phòng ngũ thấy các Nữ tu sống khổ hạnh trong những phòng quá nhỏ bé nghèo nàn.
Từ Tu viện đi bộ lên dốc cao, rồi đi thang cuốn lên một dốc cao hơn chúng tôi đi đến Vương cung Thánh đường Clara.
Vương cung Thánh đường Thánh Clara được xây dựng theo phong cách Gothic Ý giữa 1257 và 1265. Vật liệu kiến trúc là loại đá màu hồng được chiết xuất từ các mỏ đá của núi Subasio. Trong Đền thờ có những bức bích họa quý giá với niên đại vào khoảng từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV.
Bên phải có nhà nguyện, nhiều người đang chiêm ngắm tượng Chúa chịu nạn. Theo truyền thống, tượng chịu nạn này đã mời gọi Phanxicô “vực dậy Giáo Hội” ở Nhà thờ Thánh Đamiano.
Nhà nguyện này là di tích còn lại của ngôi Nhà thờ trước đó kính Thánh Giorgio.
Từ bên trái cung thánh có lối xuống tầng hầm. Nơi đây có phần mộ đặt thi hài thánh Clara. Ở đây lưu giữ một số di tích đặc biệt, trong đó có áo dòng của Thánh Phanxicô và tu phục của Thánh nữ Clara.
Từ quảng trường phía trước Đền thờ chúng tôi ngắm nhìn thung lũng Umbrian từ Montefalco tới Perugia trong ánh nắng lên đuổi bớt gió se lạnh đang thổi.
Thánh Clara làm bề trên tu viện trong 40 năm, nhưng có đến 29 năm ngài luôn đau yếu. Vậy mà lúc nào ngài cũng vui vẻ vì cho rằng đó là sự phục vụ Thiên Chúa. Nhiều người cho rằng các nữ tu đau yếu là vì quá khắc khổ. Ngài nói: "Họ nói chúng tôi quá nghèo khổ, nhưng một tâm hồn có được Thiên Chúa vĩnh cửu thì có thực sự nghèo hay không?"
Thánh Clara là người nữ đầu tiên viết luật dòng cho chị em mình. Năm 1252, Đức Giáo Hoàng Innocentê IV đã chính thức phê chuẩn luật dòng của Thánh nữ khi ngài tới ban phép lành cho Dòng "Clarisse" vào ngày 9-8-1253.
Thánh nữ qua đời vào ngày 11-8 -1253. Đức Giáo Hoàng Innocentê IV cử hành lễ tang cho ngài. Chính Đức Giáo Hoàng không muốn hát bộ lễ cầu hồn, ngài cử hành nghi thức thánh lễ các trinh nữ. Chỉ hai năm sau, Clara đã được Ðức Giáo Hoàng Alexander IV phong thánh.
(Có giếng rửa tội nơi thánh Phanxicô và Clara đã được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy; trong Nhà thờ còn có tượng Pietà theo nghệ thuật của Đức vào thế kỷ XV).
Vương cung Thánh đường Thánh Rufino có tầm mức quan trọng trong lịch sử của dòng. Thánh Phanxicô, Thánh Clara và nhiều đệ tử ban đầu của Thánh nhân đã được rửa tội tại đây khi nghe Thánh Phanxicô rao giảng trong nhà thờ này. Năm 1209, Clara cảm động trước sứ điệp của Phanxicô rao giảng và thực hiện lời kêu gọi của ngài.
Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Umbrian Roman và được xây dựng trên địa điểm có lưu giữ di tích của Giám mục Rufino tại Assisi, chịu tử đạo vào thế kỷ thứ III. Công trình khởi công từ năm 1140 theo thiết kế của Giovanni da Gubbio. Các dòng chữ ở bên trong vòng cung sau cung thánh đã chứng thực điều này. Có thể cũng chính Giovanni là người đã thiết kế các cửa sổ hoa hồng trên mặt tiền của Nhà thờ Đức Maria Maggiore vào năm 1163.
Năm 1228, trong khi đến Assisi để phong thánh cho Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Gregoriô IX đã thánh hiến bàn thờ. Đức Giáo Hoàng Innocent IV đã khánh thành Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1253.
Mặt tiền Nhà thờ theo phong cách Roma được xây dựng bằng đá lấy từ núi Subasio. Đây là một ví dụ điển hình của phong cách các nhà thờ vào thế kỷ thứ 12 ở vùng Umbria.
Ở bên trong Nhà thờ, giếng rửa tội được đặt ở đầu cánh bên phải Nhà thờ, Thánh Phanxicô đã được rửa tội ở đây vào năm 1182. Thánh nữ Clara được rửa tội ở đây vào năm 1193. Giếng rửa tội được làm bằng một miếng đá granit cổ đại và có một cái đai sắt. Nhà tạm bằng đất nung đỏ có từ năm 1882 nhân dịp kỷ niệm 700 năm ngày sinh của Thánh Phanxicô.
Cánh bên phải là Nhà nguyện Mình Thánh Chúa theo phong cách Baroque (bắt đầu năm 1541 và mở rộng năm 1663), 9 bức tranh tường được cho là vào thế kỷ 17 do họa sĩ Andrea Carlone thực hiện.
Ngôi Nhà nguyện Đức Mẹ An Ủi được xây dựng vào năm 1496.
Vào thế kỷ XIX, bàn thờ chính ở dưới mái vòm hình bát giác thời phục hưng nằm trên di tích của Thánh Rufinô. Ở hai bên có tượng cẩm thạch của Thánh Phanxicô và Thánh Clara do Giovanni Dupré thực hiện.
Có một vài bức tranh do Dono Doni vẻ: Các Thánh thờ lạy Đức Kitô (1555), ở hai bàn thờ hai bên có hai tác phẩm: Hạ xác Chúa (1562) và Chúa bị đóng đinh (1563).
Dưới Vương cung Thánh đường là hầm mộ với quan tài của một người Roma ngoại giáo từ thế kỷ thứ III. Nơi đây có hài cốt của Thánh Rufinô.
7. Francesco Piccolino (nơi sinh của Thánh Phanxicô).
Nơi sinh của Thánh Phanxicô được xem như là một nơi linh thiêng. Sau năm 1250 một thời gian ngắn, Piccardo, con trai của Angelo và là cháu của thánh nhân, đã biến căn phòng lưu trữ này trong ngôi nhà của Thánh Phanxicô thành một nguyện đường. Đến năm 1281, ông đã tôn tạo bên ngoài với một mái vòm lớn. Vào khoảng đầu Thế kỷ thứ 14, dòng chữ Latin được khắc trên mái vòm theo phong cách Gothic này dòng chữ: Đây là nguyện đường có thời là chỗ cho bò và lừa, nơi đó Thánh Phanxicô, tấm gương của thế giới được sinh ra. Bên trong có những bức bích họa chồng lên nhau có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 13 và hai thế kỷ kế tiếp đó.
8. Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô, di sản thế giới.
Từ vương cung Thánh đường Clara đi bộ hơn cây số là đến Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô. Nổi bật trước mặt tiền Thánh đường là quãng trường rộng xanh mướt những thảm có.
Anh Êlia đã là Phó Tổng Phục vụ từ Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1221. Tại Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1227, ngày 30-5, anh Gioan Parenti, Tỉnh Phục vụ Tỉnh Dòng Tây Ban Nha đã được bầu lên thay anh Êlia và trở thành người kế vị Thánh Phanxicô trong vai trò Tổng Phục vụ Dòng Anh em Hèn mọn.
Cùng năm ấy, ngày 19-3-1227, Đức Hồng Y Hugôlinô, Hồng Y Bảo trợ Dòng, được bầu làm Giáo Hoàng, lấy hiệu là Grêgôriô IX. Một trong các ưu tiên của ngài là tôn vinh Thánh Phanxicô. Ngày 29-4-1228, ngài ra sắc dụ "Recolentes" trong đó ngài loan báo ý định của ngài là cho xây cất một ngôi "nhà thờ đặc biệt" để tôn vinh Thánh Phanxicô, trong đó thi hài Thánh nhân sẽ được cất giữ. Anh Elia được chỉ định làm kiến trúc sư điều hành công trình vĩ đại này, xây một tầng hầm đặt ngôi mộ và một ngôi nhà thờ tu viện.
Ngày 16-7-1228, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX long trọng phong thánh cho Thánh Phanxicô tại Assisi, và ngày 19-7, sắc dụ phong thánh "Mira circa nos" đã được phổ biến. Trong cùng thời gian ấy, ngài đã đặt viên đá đầu tiên cho ngôi thánh đường mới mà ngài tuyên bố là sở hữu của Đức Giáo Hoàng, và ngài xin anh Tôma Xêlanô viết một cuốn tiểu sử chính thức về Thánh Phanxicô.
Năm 1230, tầng hầm mộ hoặc ngôi thánh đường tầng dưới đã hoàn tất. Hài cốt Thánh Phanxicô được rước về ngôi thánh đường mới ngày 25-5-1230 cách trọng thể. Anh Elia vội vã cất giữ hài cốt trong ngôi thánh đường mới mà Đức Giáo Hoàng tuyên bố là "caput et mater" (đầu và mẹ) của Dòng Anh em Hèn mọn.
Tại Tổng Tu nghị Lễ Hiện xuống 1230, anh Êlia toan tính nắm lấy việc quản trị Dòng, nhưng anh em bầu lại Anh Gioan Parenti. Một ủy ban đã được thành lập trong đó có anh Antôn Padua, đi Rôma xin Đức Giáo Hoàng Grêgôgiô IX một lời giải thích chính thức về Bản luật và Di chúc của Thánh Phanxicô. Đức Giáo Hoàng trả lời bằng sắc dụ "Quo elongati" (28-9-1230), qua đó, cùng với nhiều điều khác, ngài tuyên bố rằng bản Di chúc không buộc anh em phải tuân giữ như một bổn phận, và anh em được phép có một "người trung gian" (nuntius) và "những bạn thiêng liêng" để họ cung cấp cho anh em những nhu cầu cần thiết hằng ngày như Bản luật chung kết ấn định, tuy nhiên anh em không được sở hữu gì, nhưng chỉ được "sử dụng hợp với lời khấn nghèo khó" (usus pauper) những gì anh em đã nhận được.
Tại Tổng Tu nghị Riêti, 1232, Anh Êlia Bombarone được bầu làm Tổng Phục vụ. Anh đã hoàn tất việc xây cất Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô. Một tổng thể kiến trúc to lớn gồm cả một Tu viện rộng rãi cho anh em (Sacro Convento), và nhà ở của Đức Giáo Hoàng.
Chiều dài Đền thờ 80 mét, chiều rộng 50 mét, chiều rộng gian giữa 18 mét. Từ năm 2000, Unesco đã công nhận Đền thờ này là Di sản thế giới.
Vương Cung Thánh Đường Giáo Hoàng mang tên Thánh Phanxicô (Basilica Sancti Francisci Assisiensis) là Nhà thờ Mẹ của Dòng Phanxicô tại Assisi. Kế cận với Đền thờ là Tu viện Dòng Phanxicô.
Năm 1228 khởi công xây dựng Đền thờ bên cạnh một ngọn đồi gồm hai phần: Nhà thờ trên và Nhà thờ dưới. Có hầm mộ nơi để phần mộ của Thánh nhân. Phần trang trí bên trong của ngôi Nhà thờ trên theo phong cách Gothic ở Ý. Cả hai nhà thờ trên và dưới được trang trí với các bức bích họa do các danh họa thuộc trường phái La mã và Tuscan vào cuối thời Trung cổ, bao gồm các tác phẩm của Cimabue, Giotto, Simone Martini, Pietro Lorenzetti và của cả Pietro Cavallini. Đặc điểm này nói lên sự phát triển nghệ thuật Italia vào thời kỳ này.
Kiến trúc Đền thờ là một tổng hợp hai phong cách Roman và Gothic. Đền thờ có kiến trúc hình thập giá đơn giản, bên hông trái Nhà thờ có một tháp chuông theo phong cách Roman.
Nhà thờ dưới được xây dựng hoàn toàn theo phong cách Roman, không gian của Nhà thờ đã được mở rộng với một số nhà nguyện ở hai bên. Lối vào chính của gian giữa nhà thờ thông qua một ô cửa Gothic trang trí công phu được xây dựng giữa những năm 1280 và 1300.
Nhà thờ trên với mặt tiền gạch trắng và có một cánh cửa chính lớn theo phong cách Gothic. Phần phía trái của mặt đứng ta có thể nhìn thấy từ cả hai sân trước của Nhà thờ trên và Nhà thờ dưới thì lại theo phong cách Baroque, khi Đền thờ này được nâng lên hàng Vương cung Thánh đường vào năm 1754.
Bên trong của Nhà thờ trên vẫn mang hình chữ thập theo sự thiết kế của thầy Elias
Đền thờ này mang đặc trưng của kiến trúc nhà thờ Ý, những bức bích họa có sớm nhất nằm ở Nhà thờ dưới. Có nhiều nghệ sĩ trong đó có những người nổi tiếng như Cimabue và Giotto, nhưng cũng có nhiều nghệ sĩ không được biết đến thực hiện những công trình nghệ thuật này.
Trên cung thánh mái vòm cung thứ hai có những bức tượng bán thân Chúa Giêsu đối diện với Thánh Phanxicô và Đức Trinh nữ đối diện với Thánh Gioan Tẩy Giả. Mái vòm cung ở cửa ra vào có bốn vị Tiến sĩ Giáo Hội: Thánh Gregoriô đối diện với Thánh Giêrônimô, Thánh Ambrosio đối diện với Thánh Augustinô.
Phía tây của cánh ngang có nhiều bức bích họa của Cimabue trong đó có bức bích họa tráng lệ mang tên cuộc đóng đinh, trong đó Thánh Phanxicô quỳ gối tại chân cây Thánh Giá để tôn thờ cuộc Khổ nạn của Đức Kitô.
Có một loạt 28 bức bích họa do họa sĩ Giotto thời trẻ thực hiện dọc theo phần dưới của gian giữa. Họa sĩ này dựa theo tác phẩm Legenda Maior của thánh Bonaventure viết tiểu sử thánh Phanxicô (1266) để tái tạo lại những sự kiện lớn trong đời sống của thánh nhân. Những bức họa này mang nét sinh động như thể Giotto là chứng nhân những sự kiện chính này. Nhưng việc coi Giotto là tác giả những bức họa này còn đang trong vòng tranh cãi, người ta nghĩ rằng ít nhất có 3 họa sĩ riêng biệt sử dụng khái niệm nguyên thủy của Giotto để vẽ những bức họa này.
Mặt tiền của Vương cung Thánh đường có một cổng ra vào theo phong cách Gothic
Tu sĩ Êlia đã thiết kế Nhà thờ dưới như là một hầm mộ rất lớn giống như những phần mộ bằng đá cứng ở Syria.
Trên các cửa ra vào là một cửa sổ lớn kiểu hoa hồng, hai bên là hai cửa nhỏ hơn, người ta gọi chúng là "con mắt của ngôi nhà thờ đẹp nhất trên thế giới". Ugolinuccio da Gubbio (khoảng năm 1550) đã trang trí phần bên trái cánh cửa gỗ, còn một nghệ sĩ vô danh vùng Umbrian thực hiện phần cửa bên phải vào năm 1573. Chúng miêu tả những câu chuyện về đời sống của Thánh Phanxicô, Thánh Clara, Thánh Louis và Thánh Antôn. Trên bức tường bên trái của mái hiên là tượng bán thân của Đức Giáo Hoàng Benedict XIV đã ban cho nhà thờ này tước hiệu Vương Cung Thánh Đường Thượng phụ. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đổi tên Đền thờ này là Vương Cung Thánh Đường Giáo Hoàng của Thánh Phanxicô.
Cổng chính Nhà thờ dưới ăn thông ra một Quảng trường nhỏ, dọc hai bên quảng trường là hai hành lang có mái che và có hàng cột. Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có sáng kiến tổ chức buổi cầu nguyện liên tôn mỗi năm một lần tại quảng trường này. Ngài mời đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới đến cùng cầu nguyện với nhau cho hòa bình thế giới. Truyền thống được các đấng kế vị tiếp tục cho đến ngày nay. Nhờ đó, nhiều người trên thế giới biết đến quảng trưởng nhỏ này trong khu vực nhà dòng cạnh Đền thờ.
Chúng tôi dâng lễ tại Nhà thờ trên, sau đó mọi người thinh lặng xuống Nhà thờ dưới quỳ cầu nguyện trước phần mộ thánh Phanxicô. Tham quan nhiều nhà nguyện nhỏ và những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thư gửi Dòng Phanxicô nhân dịp lễ sinh nhật lần thứ 800 của vị Thánh Nghèo đã viết rằng, “trong suốt giòng lịch sử, thiên hạ vẫn luôn luôn ngưỡng mộ và yêu mến Thánh nhân vì họ thấy thực hiện nơi ngài một cách lạ lùng, điều mà họ ao ước cho mình, trên hết mọi sự trong đời: đó là niềm vui, sự tự do, hòa bình, hòa thuận và hòa hợp giữa loài người và giữa các dân tộc”.
Đức Thánh Cha Benedictô sẽ xuất hiện tại lễ phong thánh Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII ?
Trần Mạnh Trác
11:23 02/10/2013
Cái 'thứ nhất' thứ nhất có lẽ đây sẽ là một lễ lớn chưa từng thấy ở Roma mà số người Balan đồng hương cuà Đức Gioan Phaolô II tới tham dự có thể lên tới nhiều triệu người, đó là chưa kể đến những người Ý có liên hệ đến Đức Gioan XXIII và các du khách từ khắp nơi đổ về.
Cái 'thứ nhất' thứ hai là việc phong thánh cho Đức Gioan XXIII đã không chờ đợi kết quả cuả phép lạ thứ hai. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mong muốn rằng Đức Gioan XXIII cần được vinh danh ở thời điểm này để làm sáng lên những thành quả và tinh thần cuả Công Đồng Vatican II.
Cái 'thứ nhất' thứ ba là buổi lễ phong thánh sẽ 'có thể' có sự hiện diện cuả 2 vị giáo hoàng, Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô và Nguyên Giáo Hoàng Benedictô XVI.
"Không có lý do pháp lý hoặc giáo lý nào để giữ Đức Thánh Cha Benedictô XVI không được tham dự một buổi lễ công cộng", là lời cuả Cha Federico Lombardi giám đốc văn phóng báo chí Vatican cho biết.
Đây sẽ là một lễ phong thánh chưa từng có: Đức Phanxicô, đi kèm với người tiền nhiệm của mình, Đức Bênêđictô XVI, sẽ phong thánh cho vị khởi xướng Công Đồng Vatican II, Chân Phước Gioan XXIII, và Chân Phước Gioan Phaolô II, còn được gọi là vị Giáo Hoàng hành hương.
Cha Lombardi cũng bình luận về sự lựa chọn ngày 27 Tháng Tư, Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh - tức là ngày Chúa Nhật lễ Lòng Chuá Thương Xót - cho việc phong thánh.
Cha giải thích rằng Đức Thánh Cha đã chọn ngày này vì lòng sùng kính cuả Đức Gioan Phaolô II vào Lòng Thương Xót Chúa và vì việc phong chân phước của Ngài cũng diễn ra vào ngày Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa vào năm 2011. Và Đức Giáo Hoàng John Paul II đã qua đời vào đêm vọng lễ Lòng Thương Xót Chúa năm 2005.
Cha Lombardi cũng nói rằng bởi vì sẽ có một số lượng lớn khách hành hương tham dự lễ phong thánh, cho nên sự lựa chọn ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh sẽ là lý tưởng, thuận tiện cho nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Về việc Đức Benedictô xuất hiện nơi công cộng thì gần đây người ta đã thấy Ngài có vẻ sẵn sàng xuất hiện nhiều hơn. Muà Hè vừa rồi Ngài đã nhận lời mời cuả Đức Phanxicô đi nghỉ mát một ngày ở Castel Gandolfo và dự buổi hoà tấu ở đây.
Mới đây Ngài viết thư cho Odifreddi, một học giả vô thần, để bàn luận về những vấn đề thần học và để trả lời một số phê phán về triều đại cuả Ngài, trong dịp này Ngài cũng cho phép các phóng viên thu hình những sinh hoạt cuả Ngài trong khuôn viên tu viện nơi ngài cư ngụ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần cho biết Ngài khuyến khích Đức Benedictô xuất hiện trước công chúng, tiếp khách và tiếp tục viết lách, nhưng trong 6 tháng qua Đức Benedictô hình như rất 'thận trọng' (prudent).
Cũng giống như những vị cựu giám mục thường được các vị giám mục đương nhiệm mời dự lễ và nhờ thực hiện nhiều công việc mục vụ trong một giáo phận, chúng ta có thể sẽ thấy Đức Benedictô xuất hiện nhiều hơn từ nay.
Xem phóng sự Đức Benedicto sống trong tu viện
Xem phóng sự Đức Benedicto đi nghỉ mát
Bài Giáo Lý về Kinh Tin Kính của ĐTC: Hội Thánh Thánh Thiện
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:17 02/10/2013
“Hội Thánh thánh thiện theo nghĩa nào khi chúng ta thấy rằng Hội Thánh lịch sử, trên cuộc hành trình của nó trải qua nhiều kỷ nguyên, đã có nhiều khó khăn, nhiều vấn đề và nhiều giây phút đen tối? Làm sao một Hội Thánh được hợp thành bởi những con người, những kể tội lỗi, có thể là một Hội Thánh thánh thiện?.... Hội Thánh thánh thiện không phải vì công lao của chúng ta, nhưng vì Thiên Chúa làm cho nó nên thánh, nó là hoa quả của Chúa Thánh Thần và hồng ân của Ngài.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 2 tháng 10 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin và nói về Hội Thánh Thánh Thiện, Hội Thánh là Ngôi Nhà mà trong đó mỗi người có thể được tình yêu của Thiên Chúa biến đổi.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong “Kinh Tin Kính”, sau khi đã tuyên xưng: “Tôi tin Hội Thánh duy nhất”, chúng ta thêm tĩnh từ “thánh thiện”; chúng ta xác nhận sự thánh thiện của Hội Thánh, và đó là một đặc tính đã hiện diện ngay từ thủa ban đầu trong tâm thức của các Kitô hữu tiên khởi, là những người đơn thuần được gọi là “các thánh” (x. Cv 9:13.32.41, Rom 8:27 ; 1 Cor 6:1), vì họ xác tín rằng chính hành động của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, là Đấng thánh hóa Hội Thánh.
Nhưng Hội Thánh thánh thiện theo nghĩa nào khi chúng ta thấy rằng Hội Thánh lịch sử, trên cuộc hành trình của nó trải qua nhiều kỷ nguyên, đã có nhiều khó khăn, nhiều vấn đề và nhiều giây phút đen tối? Làm sao một Hội Thánh được hợp thành bởi những con người, những kể tội lỗi, có thể là một Hội Thánh thánh thiện? Những người nam nữ tội lỗi, các linh mục và nữ tu tội lỗi, các Giám Mục và Hồng Y tội lỗi, các Giáo Hoàng tội lỗi? Tất cả, tất cả mọi mọi người đều như thế. Như vậy làm sao một Hội Thánh như thế có thể thánh thiện?
1. Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn mình được hướng dẫn bởi một đoạn trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô. Thánh Tông Đồ, dùng thí dụ về những mối liên hệ gia đình, quả quyết rằng: “Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mạng sống Mình để thánh hóa Hội Thánh” (5:25-26). Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh, bằng cách hiến trọn thân mình trên thập giá. Điều này có nghĩa gì? Điều này có nghĩa là Hội Thánh thánh thiện bởi vì xuất phát từ Thiên Chúa là Đấng thánh thiện, là Đấng trung tín và không bỏ mặc Hội Thánh cho quyền năng sự chết và sự dữ (x. Mt 16:18). Hội Thánh thánh thiện vì Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa (Mc 1:24), đã kết hợp một cách bất khả phân ly với Hội Thánh (x. Mt 28;20); Hội Thánh được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần là Đấng thanh lọc, biến đổi và canh tân Hội Thánh. Hội Thánh thánh thiện không phải vì công lao của chúng ta, nhưng vì Thiên Chúa làm cho nó nên thánh, nó là hoa quả của Chúa Thánh Thần và hồng ân của Ngài. Không phải chúng ta làm cho Hội Thánh thành thánh thiện. Chính Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, là Đấng trong tình yêu của Ngài làm cho Hội Thánh nên thánh.
2. Anh chị em có thể nói với tôi: nhưng Hội Thánh được cấu thành bởi những người tội lỗi, chúng tôi thấy họ mỗi ngày. Và điều này đúng: chúng ta là một Hội Thánh của những người tội lỗi; và chúng ta, những người tội lỗi, được mời gọi để cho mình được Thiên Chúa biến đổi, đổi mới và thánh hóa. Trong lịch sử đã có cám dỗ của một số người khi họ xác quyết rằng: Hội Thánh chỉ là Hội Thánh của những người trong sạch, hoàn toàn trước sau như một, còn những người khác thì phải loại ra. Điều này không đúng! Đó là lạc giáo! Không! Hội Thánh là thánh, nhưng không chối từ những người tội lỗi; không chối từ chúng ta, tất cả chúng ta; Hội Thánh không chối từ vì Hội Thánh mời gọi và đón chào tất cả chúng ta, Hội Thánh cũng mở cửa ra cho những người xa cách nhất, mời gọi tất cả mọi người hãy để cho mình được bao bọc bởi lòng thương xót, sự ân cần và tha thứ của Chúa Cha, là Đấng ban cho tất cả mọi người cơ hội gặp gỡ Ngài và tiến về sự thánh thiện. “Nhưng! Lạy Cha, con là kẻ có tội, con đã phạm những trọng tội, làm sao con có thể là một phần tử của Hội Thánh?” Anh em thân mến, chị em thân mến, chính vì điều này mà Chúa muốn anh chị em thưa với Người: “Lạy Chúa con đây, với các tội lỗi của con.” Có ai trong anh chị em ở đây không có tội không? Có một người nào trong anh chị em không? Không ai cả, không có ai trong chúng ta, tất cả chúng ta đều mang tội lỗi trong người, nhưng Chúa muốn nghe chúng ta nói: “Xin tha thứ cho con, xin giúp con bước đi, xin biến đổi tâm hồn con.” Và Chúa có thể biến đổi các tâm hồn.
Thiên Chúa mà chúng ta gặp trong Hội Thánh không phải là một quan tòa nhẫn tâm, nhưng như Người Cha của dụ ngôn trong Tin Mừng. Anh chị em có thể như người con hoang đàng bỏ nhà ra đi, đã chìm đến tận đáy của việc xa cách Thiên Chúa. Khi anh chị em có sức mà nói: Tôi muốn về nhà, anh chị em sẽ thấy cánh cửa mở ra. Thiên Chúa đến với anh chị em vì Ngài luôn luôn chờ đợi, Thiên Chúa luôn luôn chờ đón anh chị em, Thiên Chúa ôm lấy anh chị em, hôn anh chị em và ăn mừng. Chúa là như thế, sự âu yếm của Cha chúng ta là như thế. Chúa muốn chúng ta là phần tử của một Hội Thánh biết cách mở rộng vòng tay chào đón tất cả mọi người, đó không phải nhà của một số ít người, nhưng nhà của tất cả mọi người, nơi mọi người có thể được đổi mới, biến đổi, thánh hóa bởi tình yêu của Ngài, những người mạnh nhất và những người yếu nhất, những người tội lỗi, những người thờ ơ, những người cảm thấy chán nản và lạc đường. Hội Thánh cống hiến cho tất cả mọi người khả năng để theo đuổi con đường nên thánh, đó là con đường của Kitô hữu: làm cho chúng ta gặp Đức Chúa Giêsu Kitô trong các Bí Tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể; truyền thông cho chúng ta Lời Chúa, làm cho chúng ta sống trong đức mến, trong tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người. Như thế, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có để cho mình được thánh hóa không? Chúng ta là một Hội Thánh mời gọi và chào đón những người tội lỗi bằng vòng tay rộng mở, đem lại cho họ can đảm và hy vọng, hay chúng ta là một Hội Thánh đóng kín? Chúng ta có phải là một Hội Thánh mà trong đó người ta sống tình yêu của Thiên Chúa, trong đó người ta để tâm đến tha nhân, trong đó người ta cầu nguyện cho nhau không?
3. Một câu hỏi cuối cùng: tôi, một người cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và tội lỗi, có thể làm gì? Thiên Chúa nói với anh chị em: đừng sợ sự thánh thiện, đừng sợ nhắm đến mục tiêu cao, để cho mình được Thiên Chúa yêu thương và thanh tẩy, đừng sợ để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình. Chúng ta hãy để cho mình bị lây sự thánh thiện của Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu được mời gọi nên thánh (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 39-42); và sự thánh thiện không hệ tại chính yếu ở việc làm những sự phi thường, nhưng ở việc để Thiên Chúa hoạt động. Đó là cuộc gặp gỡ giữa sự yếu đuối của chúng ta với sức mạnh của ân sủng của Ngài, đó là tin tưởng vào hành động của Ngài, là Đấng giúp chúng ta sống trong đức ái, để làm tất cả mọi sự với niềm vui và khiêm nhường, vì vinh quang Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Có một câu nói thời danh của nhà văn Pháp Léon Bloy, trong những giây phút cuối của cuộc đời ông, ông đã nói: “Chỉ có một nỗi buồn trong cuộc sống, đó là không nên thánh.” Chúng ta đừng mất hy vọng vào sự thánh thiện, tất cả chúng ta hãy theo con đường này. Chúng ta có muốn là thánh không? Chúa đang chờ đợi tất cả chúng ta với vòng tay rộng mở, chờ đợi để cùng đồng hành với chúng ta trên con đường này của sự thánh thiện. Chúng ta hãy sống đức tin của mình với niềm vui, hãy để cho mình được Chúa yêu thương… chúng ta hãy xin Thiên Chúa hồng ân này trong lời cầu nguyện cho chính mình và cho tha nhân.
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 2 tháng 10 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin và nói về Hội Thánh Thánh Thiện, Hội Thánh là Ngôi Nhà mà trong đó mỗi người có thể được tình yêu của Thiên Chúa biến đổi.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong “Kinh Tin Kính”, sau khi đã tuyên xưng: “Tôi tin Hội Thánh duy nhất”, chúng ta thêm tĩnh từ “thánh thiện”; chúng ta xác nhận sự thánh thiện của Hội Thánh, và đó là một đặc tính đã hiện diện ngay từ thủa ban đầu trong tâm thức của các Kitô hữu tiên khởi, là những người đơn thuần được gọi là “các thánh” (x. Cv 9:13.32.41, Rom 8:27 ; 1 Cor 6:1), vì họ xác tín rằng chính hành động của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, là Đấng thánh hóa Hội Thánh.
Nhưng Hội Thánh thánh thiện theo nghĩa nào khi chúng ta thấy rằng Hội Thánh lịch sử, trên cuộc hành trình của nó trải qua nhiều kỷ nguyên, đã có nhiều khó khăn, nhiều vấn đề và nhiều giây phút đen tối? Làm sao một Hội Thánh được hợp thành bởi những con người, những kể tội lỗi, có thể là một Hội Thánh thánh thiện? Những người nam nữ tội lỗi, các linh mục và nữ tu tội lỗi, các Giám Mục và Hồng Y tội lỗi, các Giáo Hoàng tội lỗi? Tất cả, tất cả mọi mọi người đều như thế. Như vậy làm sao một Hội Thánh như thế có thể thánh thiện?
1. Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn mình được hướng dẫn bởi một đoạn trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô. Thánh Tông Đồ, dùng thí dụ về những mối liên hệ gia đình, quả quyết rằng: “Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mạng sống Mình để thánh hóa Hội Thánh” (5:25-26). Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh, bằng cách hiến trọn thân mình trên thập giá. Điều này có nghĩa gì? Điều này có nghĩa là Hội Thánh thánh thiện bởi vì xuất phát từ Thiên Chúa là Đấng thánh thiện, là Đấng trung tín và không bỏ mặc Hội Thánh cho quyền năng sự chết và sự dữ (x. Mt 16:18). Hội Thánh thánh thiện vì Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thánh của Thiên Chúa (Mc 1:24), đã kết hợp một cách bất khả phân ly với Hội Thánh (x. Mt 28;20); Hội Thánh được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần là Đấng thanh lọc, biến đổi và canh tân Hội Thánh. Hội Thánh thánh thiện không phải vì công lao của chúng ta, nhưng vì Thiên Chúa làm cho nó nên thánh, nó là hoa quả của Chúa Thánh Thần và hồng ân của Ngài. Không phải chúng ta làm cho Hội Thánh thành thánh thiện. Chính Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, là Đấng trong tình yêu của Ngài làm cho Hội Thánh nên thánh.
2. Anh chị em có thể nói với tôi: nhưng Hội Thánh được cấu thành bởi những người tội lỗi, chúng tôi thấy họ mỗi ngày. Và điều này đúng: chúng ta là một Hội Thánh của những người tội lỗi; và chúng ta, những người tội lỗi, được mời gọi để cho mình được Thiên Chúa biến đổi, đổi mới và thánh hóa. Trong lịch sử đã có cám dỗ của một số người khi họ xác quyết rằng: Hội Thánh chỉ là Hội Thánh của những người trong sạch, hoàn toàn trước sau như một, còn những người khác thì phải loại ra. Điều này không đúng! Đó là lạc giáo! Không! Hội Thánh là thánh, nhưng không chối từ những người tội lỗi; không chối từ chúng ta, tất cả chúng ta; Hội Thánh không chối từ vì Hội Thánh mời gọi và đón chào tất cả chúng ta, Hội Thánh cũng mở cửa ra cho những người xa cách nhất, mời gọi tất cả mọi người hãy để cho mình được bao bọc bởi lòng thương xót, sự ân cần và tha thứ của Chúa Cha, là Đấng ban cho tất cả mọi người cơ hội gặp gỡ Ngài và tiến về sự thánh thiện. “Nhưng! Lạy Cha, con là kẻ có tội, con đã phạm những trọng tội, làm sao con có thể là một phần tử của Hội Thánh?” Anh em thân mến, chị em thân mến, chính vì điều này mà Chúa muốn anh chị em thưa với Người: “Lạy Chúa con đây, với các tội lỗi của con.” Có ai trong anh chị em ở đây không có tội không? Có một người nào trong anh chị em không? Không ai cả, không có ai trong chúng ta, tất cả chúng ta đều mang tội lỗi trong người, nhưng Chúa muốn nghe chúng ta nói: “Xin tha thứ cho con, xin giúp con bước đi, xin biến đổi tâm hồn con.” Và Chúa có thể biến đổi các tâm hồn.
Thiên Chúa mà chúng ta gặp trong Hội Thánh không phải là một quan tòa nhẫn tâm, nhưng như Người Cha của dụ ngôn trong Tin Mừng. Anh chị em có thể như người con hoang đàng bỏ nhà ra đi, đã chìm đến tận đáy của việc xa cách Thiên Chúa. Khi anh chị em có sức mà nói: Tôi muốn về nhà, anh chị em sẽ thấy cánh cửa mở ra. Thiên Chúa đến với anh chị em vì Ngài luôn luôn chờ đợi, Thiên Chúa luôn luôn chờ đón anh chị em, Thiên Chúa ôm lấy anh chị em, hôn anh chị em và ăn mừng. Chúa là như thế, sự âu yếm của Cha chúng ta là như thế. Chúa muốn chúng ta là phần tử của một Hội Thánh biết cách mở rộng vòng tay chào đón tất cả mọi người, đó không phải nhà của một số ít người, nhưng nhà của tất cả mọi người, nơi mọi người có thể được đổi mới, biến đổi, thánh hóa bởi tình yêu của Ngài, những người mạnh nhất và những người yếu nhất, những người tội lỗi, những người thờ ơ, những người cảm thấy chán nản và lạc đường. Hội Thánh cống hiến cho tất cả mọi người khả năng để theo đuổi con đường nên thánh, đó là con đường của Kitô hữu: làm cho chúng ta gặp Đức Chúa Giêsu Kitô trong các Bí Tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể; truyền thông cho chúng ta Lời Chúa, làm cho chúng ta sống trong đức mến, trong tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi người. Như thế, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có để cho mình được thánh hóa không? Chúng ta là một Hội Thánh mời gọi và chào đón những người tội lỗi bằng vòng tay rộng mở, đem lại cho họ can đảm và hy vọng, hay chúng ta là một Hội Thánh đóng kín? Chúng ta có phải là một Hội Thánh mà trong đó người ta sống tình yêu của Thiên Chúa, trong đó người ta để tâm đến tha nhân, trong đó người ta cầu nguyện cho nhau không?
3. Một câu hỏi cuối cùng: tôi, một người cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và tội lỗi, có thể làm gì? Thiên Chúa nói với anh chị em: đừng sợ sự thánh thiện, đừng sợ nhắm đến mục tiêu cao, để cho mình được Thiên Chúa yêu thương và thanh tẩy, đừng sợ để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn mình. Chúng ta hãy để cho mình bị lây sự thánh thiện của Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu được mời gọi nên thánh (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 39-42); và sự thánh thiện không hệ tại chính yếu ở việc làm những sự phi thường, nhưng ở việc để Thiên Chúa hoạt động. Đó là cuộc gặp gỡ giữa sự yếu đuối của chúng ta với sức mạnh của ân sủng của Ngài, đó là tin tưởng vào hành động của Ngài, là Đấng giúp chúng ta sống trong đức ái, để làm tất cả mọi sự với niềm vui và khiêm nhường, vì vinh quang Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Có một câu nói thời danh của nhà văn Pháp Léon Bloy, trong những giây phút cuối của cuộc đời ông, ông đã nói: “Chỉ có một nỗi buồn trong cuộc sống, đó là không nên thánh.” Chúng ta đừng mất hy vọng vào sự thánh thiện, tất cả chúng ta hãy theo con đường này. Chúng ta có muốn là thánh không? Chúa đang chờ đợi tất cả chúng ta với vòng tay rộng mở, chờ đợi để cùng đồng hành với chúng ta trên con đường này của sự thánh thiện. Chúng ta hãy sống đức tin của mình với niềm vui, hãy để cho mình được Chúa yêu thương… chúng ta hãy xin Thiên Chúa hồng ân này trong lời cầu nguyện cho chính mình và cho tha nhân.
http://giaoly.org/vn/
Top Stories
Kangaroo court sentences Catholic Rights lawyer to 30 months in jail!
J.B. An Dang
02:26 02/10/2013
Catholics joined by several Buddhists including a Buddhist nun held a peaceful sit-in protest, praying the Holy Rosary and yelling slogans asking for the immediate release of the Catholic attorney and a halt to the persecution of followers of beliefs.
Since early last week, local governments had sent staff to homes in Hanoi to persuade people not to attend the trial or face “difficulties.”
Days before the trial, a statement from the Justice and Peace Commission of the diocese of Vinh was released to condemn the trial as another typical example in the chains of serious violations of human rights and Vietnamese law, urging Catholics to pray for the lawyer who is also a member of the Commission for Justice and Peace of the Vietnamese bishops' conference.
On Tuesday morning, despite storms, and heavy rains, police and plainclothes officers in Quan’s home province of Nghe An “searched all buses to stop people from leaving for the trial”, members of the jailed lawyer’s family said.
Local Catholic source said that police stopped buses carrying Catholics to Hanoi for the trial in Quynh Luu, north of Nghe An, and searched people’s belongings before forcing it to return home.
Despite his strong protest, the kangaroo court lasting for just a couple of hours, sentenced Quan to 30 months in jail for tax evasion and paid 1,2 millions VND (56,000 USD).
Hanoi: condannato a 30 mesi di carcere l’avvocato cattolico Le Quoc Quan
Asia-News
04:52 02/10/2013
Hanoi (AsiaNews) - I giudici del tribunale di Hanoi hanno condannato l'avvocato e attivista cattolico Le Quoc Quan, a processo per presunta "evasione fiscale", a 30 mesi di prigione e al pagamento di 56mila dollari di multa. L'udienza farsa è durata un paio di ore e - nonostante le proteste e gli appelli della difesa - si è conclusa con il carcere una pesantissima pena pecuniaria. All'esterno migliaia di cattolici hanno manifestato il proprio sostegno per le vie della capitale, agitando palme (nella foto) in un gesto simbolico che richiama la domenica in cui Gesù fa il suo ingresso a Gerusalemme.
In un primo momento le autorità avevano promesso un processo aperto al pubblico; tuttavia, le strade che portano al tribunale sono bloccate da un muro umano formato da polizia e militari.
Oltre agli agenti, a formare il cordone di sicurezza vi erano anche "squadristi" filo-governativi che i più esperti sanno benissimo essere detenuti o ex carcerati che vengono assoldati dalle autorità per colpire e punire il dissenso. Da giorni si susseguivano messaggi e avvertimenti lanciati alla popolazione, perché non organizzasse a manifestazioni in vista del dibattimento in aula.
Assieme ai cattolici, moltissimi buddisti (fra cui una religiosa) hanno manifestato in modo pacifico per le vie di Hanoi per chiedere la libertà di Le Quoc Quan. Non solo, i dimostranti chiedono anche piena libertà , rispetto dei diritti e la fine di tutte le azioni persecutorie nei confronti dei fedeli di tutte le religioni. In precedenza, i vertici della Chiesa cattolica vietnamita hanno promosso incontri di preghiera e fiaccolate per la liberazione dell'avvocato e attivista cattolico, il cui processo è un ulteriore esempio della "serie continua di violazioni ai diritti umani" nel Paese.
Hanoi: 30 months in prison sentence for the Catholic lawyer Le Quoc Quan
Asia-News
08:44 02/10/2013
Hanoi (AsiaNews) - The judges of the Court in Hanoi condemned the Catholic activist and lawyer Le Quoc Quan, on trial for alleged "evasion", to 30 months in prison and to pay a $56,000 fine. The farcical hearing lasted a couple of hours and - despite protests and appeals by the defence - it ended with a prison sentence and heavy fine. Outside thousands of Catholics expressed their support in the capital's streets, waving palms (pictured) in a symbolic gesture that invokes the Sunday when Jesus makes his entry into Jerusalem.
At first the authorities had promised a trial that would be open to the public; however, the roads leading to the Court were blocked by a human wall composed of police and military.
In addition to the agents, the security cordon was formed also by pro-government thugs whom experts know very well to be inmates or former inmates who are hired by the authorities to target and punish dissent. For days, a succession of messages and warnings have been issued to the public, not to organise and gather in demonstrations in anticipation of the hearing in the courtroom.
Together with the Catholics, many Buddhists (including one religious) marched peacefully through the streets of Hanoi to demand the freedom of Le Quoc Quan. Not only that, the demonstrators also demand complete freedom, respect for human rights and an end to all acts of persecution against believers of all religions. Earlier, the leaders of the Vietnamese Catholic Church promoted prayer meetings and torchlight processions for the liberation of the Catholic lawyer and activist, whose trial is another example of "the continuing series of violations of human rights" in the country.
Cambodge: Le point sur l’actualité politique et sociale du 24 août au 1er octobre 2013
Eglises d'Asie
10:08 02/10/2013
Vérification des résultats
* Le 25 août, sur ordre du Conseil constitutionnel du Cambodge (CCC), le Comité national électoral (CNE) remet officiellement les documents électoraux de la province de Kratié: 8 des 13 boîtes de « sécurité A » (la plus haute) ne sont pas scellées. Dans les 13 boîtes, les chiffres sont différents de ceux communiqués aux différents partis. Le
30 août, 12 boîtes semblables de la province de Siemréap sont ouvertes: 7 étaient déchirées ou mal scellées. Le CNE reconnaît les faits, qu’il attribue au peu de formation des présidents de bureaux de vote. Au minimum, cela démontre l’incompétence du CNE. Le CCC demande que les membres du CNE fautifs soient l’objet d’un blâme, mais non punis. Le CNE n’envisage pas pour autant de changer les résultats.
* Le 24 août, la LICADHO, constatant les multiples irrégularités constatées par des témoins oculaires, en plus de 100 bureaux, demande de nouvelles élections.
* Le 26 août, à l’appel de l’opposition, une manifestation non violente rassemble plus de 10 000 personnes, pour demander la création d’un comité neutre afin d’examiner les irrégularités de vote. La municipalité avait fixé le nombre des manifestants à 6 000.
* Le 28 août, le ministre de l’Intérieur fait remettre à 40 ambassades et aux ONG internationales un dossier visant à prouver que le Parti du salut national cambodgien (PSNC) était lié à un obscur groupe de Cambodgiens des Etats-Unis et viserait à renverser le gouvernement par la force. C’est une manœuvre de plus pour discréditer l’opposition, mais elle ne convainc personne.
* Le 30 août, le roi Sihamoni demande à ce que les irrégularités soient résolues par « les institutions compétentes, selon la Constitution et les lois du pays », et que les différends soient réglés pacifiquement. Même si le PSNC prend cette demande pour un soutien à sa position, le roi s’aligne, de fait, sur la position du PPC. Le même jour, plus de 200 étudiants, reliés par Facebook, manifestent avec des fleurs à la main pour demander la résolution du conflit sans violence.
* Devant l’impasse de l’examen des plaintes, le 1er septembre, Situation Room, qui regroupe 21 associations de défense des droits de l’homme et d’observation du processus électoral, propose que la présidence des sessions d’examen des plaintes soit alternativement tenue par l’un des deux partis. Le PPC refuse aussitôt.
* Le 3 septembre, le Conseil constitutionnel rejette officiellement toutes les plaintes émises par le PSNC pour manque de preuves, et endosse toutes les décisions du CNE. Le 5 septembre, cependant, il accuse le CNE de ne pas lui avoir transmis toutes les plaintes du PSNC, notamment celle du déplacement de militaires des provinces de Préah Vihéar et d’Oddar Méan Chhey, amenés par camions à Siemréap où ils ont assuré la victoire des candidats PPC. Le 6 septembre, Situation Room fait une déclaration affirmant que les élections n’ont été « ni libres ni équitables » et a relevé plus de 10 000 irrégularités.
* Le 5 septembre, le CNE diffuse un livre blanc de 80 pages dans lequel il justifie totalement son action.
* Le PSNC décide la tenue d’une grande manifestation non violente le samedi 7 septembre: ce sera une journée de méditation sans violence. Tant le gouvernement que le PSNC ont entraîné des milliers de personnes pour éviter que la manifestation ne tourne à la violence. Le gouvernement est visiblement aux abois et craint la colère populaire. En dépit de nombreux barrages de police interdisant l’accès à la capitale aux supporters de province, environ 25 000 personnes se réunissent à Phnom Penh. On note la présence de centaines de moines. La méditation initiale tourne rapidement au meeting politique, mais tout se passe sans violence.
* Sans surprise, le 8 septembre, le CCC rend publics les résultats du scrutin du 28 juillet, sans aucun changement par rapport à la publication initiale. Le PSNC décide donc de mener d’autres manifestations plusieurs jours de suite. Quatorze députés-ministres, soit plus de la moitié du cabinet de Hun Sen qui en comprend 24 (Chéa Sim, Say Chum, Cham Prasith, Mam Bun Heng, Khieu Kanharith, Chan Sarun, Chhay Than, Lao Min Khin, Ang Vong Vathana, Thong Khon, In Chhun Lim, Lim Kean Hor, Vong Savuth, Chéa Sophara, Tram Iv Tek), laissent leur place à l’Assemblée pour permettre la présence de plus jeunes membres du PPC (entre autres, Hun Manit, fils de Hun Sen, et Sâr Sokha, fils de Sâr Kheng). Ces ministres garderont tout de même accès au gâteau cambodgien en gardant des postes dans le cabinet du Premier ministre.
* Le 9 novembre, le roi Sihamoni annonce l’ouverture de l’ouverture de la première session de la première séance de la cinquième législature de l’Assemblée nationale pour le 23 septembre. Le PNPC annonce que sans création d’un comité neutre pour vérifier les élections, il boycottera cette ouverture. Le 12 septembre, de retour de Pékin, le roi invite Hun Sen et Sam Rainsy à le rencontrer au palais le 15 septembre pour tenter de trouver une solution au blocage actuel.
* Le 13 septembre, deux engins explosifs, de fabrication plus qu’artisanale, sont découverts et désamorcés. Tous les observateurs s’accordent à penser qu’ils étaient destinés à faire peur plus qu’à causer des dégâts, à la veille des trois jours de manifestations.
* Les 15, 16 et 17 septembre, en dépit des « contrôles » sur les principales routes d’accès à la capitale, en dépit du refus du syndicat des patrons de donner congé à leurs ouvriers, entre 20 000 et 40 000 personnes se réunissent pour une manifestation non violente au Parc de la liberté. Tout se passe, en gros, dans le calme, à part quelques heurts entre la police et des manifestants le long du Boulevard Sisowath, soit en dehors du périmètre du parc. La police fait usage de canons à eau et de gaz lacrymogènes.
- Environ 1 600 volontaires de plus de 20 ONG assurent les services de premiers secours en cas de nécessité, en dépit de l’interdiction de Sâr Kheng, ministre de l’Intérieur, deux jours auparavant.
- De nombreux Cambodgiens cassent leur tirelire pour soutenir les manifestants: du 1er au 7 septembre le PSNC recueille plus de 27 000 dollars et 100 000 bouteilles d’eau. Un médecin nourrit chaque jour 210 manifestants... Cela dénote la volonté populaire qui anime le mouvement de contestation.
- D’autres manifestations sont prévues si les négociations n’aboutissent pas.
* Le soir du 15, un ouvrier qui rentrait du travail est tué d’une balle dans la tête sur le pont Monivong. D’après les témoins, il semblerait que des personnes étrangères à la manifestation de l’opposition, excédées par les embouteillages, aient voulu déplacer des chevaux de frise qui les empêchaient de traverser le pont. La police a alors chargé à coup de matraques, de fusils à balles en caoutchouc, et de gaz lacrymogènes. Les manifestants leur ont alors jeté des pierres et les ont traités de « Yuons », injure suprême. Des policiers auraient tiré. Plusieurs manifestants sont blessés et cet homme tué. Adhoc et les membres de dix autres ONG interviennent pour calmer la tension et permette que le corps de la victime soit enlevé. Le commandement décide une enquête, et affirme que les militaires et policiers n’étaient pas armés. Or, des ONG sont formelles et déclarent avoir vu certains militaires armés de fusil d’assaut. Il n’y a donc rien à attendre de l’enquête. Six hommes sont arrêtés. Tant l’Union européenne que les Etats-Unis dénoncent un usage disproportionné de la force, et demandent à ce que soit menée une enquête.
* Le 12 septembre, le Conseil constitutionnel menace de prison ceux qui affirmeront que la CCC n’est pas indépendant du pouvoir et donc pas impartial. Le lendemain, la Cour municipale de Phnom Penh rejette une plainte du PNSC contre le CNE pour avoir fabriqué de faux résultats.
* Le 15 septembre, l’opposition fait des propositions précises pour avancer dans la négociation: réforme du CNE, création de nouvelles listes électorales, création d’une chaîne de télévision contrôlée par l’opposition. Mais le PPC refuse.
* Le 16 septembre, après cinq heures de négociations à huis clos à l’Assemblée nationale, les chefs des deux partis se séparent avec un résultat très maigre: accord pour éviter la violence, pour former un comité de réforme du système électoral, continuation des négociations, non seulement au plus haut niveau, mais « au niveau technique ». La négociation reprend le lendemain, mais sans succès.
* Hun Sen promet de rembourser les salaires des 27 députés du PSR (Parti de Sam Rainsy) et du PDH (Parti des Droits de l’Homme) qui avaient été privés de leurs droits de députés en formant le PSNC. Cela représente environ 2 300 dollars par mois et par personne, soit un total de 200 000 dollars. Cette offre est une ruse qui risque de faire passer le PSNC come attiré par l’argent du pouvoir.
* Le 17 septembre, après la Chine, le Vietnam, la Hongrie, le Bengladesh et la Thaïlande, puis Timor-Oriental, la Birmanie et la Corée du Sud présentent leurs félicitations à Hun Sen pour sa victoire.
* Le 19 septembre le PSNC notifie officiellement au roi Sihamoni son refus de participer à la session inaugurale de la cinquième législature, à moins d’un arrangement favorable de la part du PPC. Les deux partis s’accusent mutuellement de bloquer les négociations. Sam Rainsy demande au roi de surseoir à cette ouverture jusqu’à la fin novembre. Selon la Constitution, l’Assemblée doit se réunir dans les 60 jours qui suivent les élections. Or les résultats, qui ont clos le processus électoral, ont été proclamés le 8 septembre... Un groupe d’une centaine de moines qui voulaient porter une lettre au roi pour lui demander de reconsidérer sa décision d’inaugurer la cinquième législature le 23 septembre, sont bloqués par la police. Les moines s’assoient et récitent leurs prières pendant une vingtaine de minutes. Le 21 septembre, les représentants de dix organisations de la société civile portent au roi une pétition signée par plus de 260 000 personnes pour lui demander de surseoir à l’ouverture de la cinquième législature.
* La chaîne populaire ABC, aux mains du PPC, projette de faire un grand rassemblement, le 24 septembre, dans le stade de Phnom Penh et d’y organiser une kermesse au profit de l’hôpital Kantha Bopha. Le Dr Richer, fondateur-directeur des hôpitaux Kantha Bopha, refuse cette offre. Finalement, ce rassemblement est annulé.
* Le prince Thomico se lance dans une grève de la faim devant le Phnom, avec huit moines et 12 laïcs. Cette grève est violemment interrompue le 20 septembre par plusieurs centaines de militaires.
* Dans la nuit du 22 septembre, un groupe de jeunes gens masqués et armés de bâtons, attaque avec violence un groupe de grévistes de la faim, devant le Phnom, qui réclamaient leurs droits après leur éviction de Boeung Kâk. Plusieurs personnes sont blessées, sous les yeux de la police qui laisse faire. Des témoins affirment avoir vu ces jeunes gens débarquer de camions de l’armée. On peut y voir une opération d’intimidation à la veille de la séance inaugurale de l’Assemblée nationale.
* Des camions transportent des militaires et policiers sillonnent les rues de Phnom Penh, de nombreuses rues proches du Palais et de l’Assemblée nationale sont fermées par plusieurs rangées de chevaux de frise. C’est dans cette ambiance tendue que, le 23 septembre, le roi préside l’ouverture de la cinquième législature avec 68 députés. Les 55 députés de l’opposition sont réunis à Siemréap et jurent de « ne pas trahir la conscience du peuple ». A l’Assemblée nationale, on lit toutefois leurs noms dans la liste des députés. Les ambassadeurs en place à Phnom Penh assistent à l’ouverture de la cinquième législature, ce qui, précise l’ambassadeur des Etats-Unis, « ne signifie pas une approbation du gouvernement, ni une reconnaissance des résultats électoraux ». Lao Mong Hay, analyste politique cambodgien renommé, estime ce jour « le plus triste de notre histoire ».
* Le roi Sihamoni semble avoir perdu chez les jeunes le peu de crédit qu’il conservait encore. Il n’est plus considéré comme symbole de l’unité du pays puisqu’il a pris parti pour un clan.
* Le 24 novembre, un nouveau gouvernement est créé: Sok An voit ses importantes fonctions réduites (on le dit malade): il reste responsable des secteurs juteux: Autorité du Pétrole, Autorité Apsara (Angkor), Chambres spéciales, caoutchouc, Académie royale. Dans un discours-fleuve de six heures, le Premier ministre promet des réformes: mettre fin à la corruption, aux concessions, à la déforestation, etc. Hun Sen révèle que, lors des négociations, l’opposition demandait la présidence de l’Assemblée, ce que refusait le PPC, qui par contre lui proposait la présidence de quatre commissions parlementaires et la vice-présidence de cinq autres. Il menace de diffuser les discussions.
* La décision de l’opposition doit se lire à travers l’histoire: en 2004, Kem Sokha, un ancien membre du Funcinpec, a fait la triste expérience de la disparition de son parti par sa collaboration avec le PPC; en 2008, Sam Rainsy a négocié jusqu’à la dernière minute la participation de son parti à l’Assemblée, en échange de promesses que Hun Sen n’a jamais tenues. L’opposition s’engage donc dans une action de déligitimation du gouvernement cambodgien sur le plan national et international: c’est désormais un gouvernement de Parti unique. Elle prévoit de continuer à maintenir sa pression en poussant à la désobéissance publique et en envisageant des grèves générales, qui risquent cependant de nuire sérieusement à l’économie nationale. Elle envisage de lancer un « Congrès du Peuple », le 6 octobre au Parc de la Liberté, et une manifestation de masse, le 23 octobre, anniversaire de la signature des accords de Paris de 1991.
* Le 24 novembre, Surya Subédi, représentant spécial du secrétaire général de l’ONU, présente son rapport sur les droits de l’homme au Cambodge devant le Conseil des droits de l’homme à Genève. Il ne fait aucune concession au gouvernement cambodgien. Cependant, la Commission émet un avis nuancé. Il est reconduit dans sa mission.
Chambres extraordinaires
* Le 23 août, la Chambre suprême refuse la demande en appel de remise en liberté provisoire de Khieu Samphân.
* Le 25 août, Philip Taylor, anthropologue australien, révèle le drame des Khmer Kraom: environ 20 000 d’entre eux, originaires de la province de An Giang (Vietnam), ont été razziés par les Khmers rouges en 1977-1978 pour aller travailler au Cambodge. De retour dans leur province natale en 1979, ils sont considérés par les autorités vietnamiennes comme des ennemis.
* Pour la deuxième fois depuis le début de l’année, le 1er septembre, 140 des 250 employés khmers des Chambres extraordinaires (CE) se mettent en grève jusqu’au versement de leurs salaires impayés depuis trois mois. Les pays donateurs semblent fatigués de donner de l’argent sans que les rumeurs de corruption ou d’ingérences gouvernementales ne donnent lieu à enquête. Selon les accords signés avec l’ONU, c’est au gouvernement de verser ces salaires, bien que jusqu’à présent l’ONU s’en soit chargée. Le gouvernement refuse, prétextant son manque de fonds. Le 18 septembre, un mystérieux donateur paie les arriérés de 1,15 million de dollars à partie cambodgienne sous forme de prêt. La cour a encore besoin de 1,8 million pour terminer l’année.
* Le 9 septembre, le vice-procureur international Andrew Cayley annonce sa démission « pour des raisons familiales, personnelles et professionnelles ». L’américain Nicholas Kumjian est nommé pour lui succéder. Le nouveau vice-procureur a participé à plusieurs tribunaux internationaux (Libéria, Yougoslavie, Soudan, Darfour, La Haye).
Economie
* Une épidémie de fièvre aphteuse frape durement le cheptel de la province de Svay Rieng.
* Le 26 septembre, la Cambodia Post Bank commence à offrir ses services bancaires: elle détient 5 % du portefeuille d’une société, qui comprend la Temasek, banque de Singapour, qui en détient 45 %, et la Canadia Bank, qui en détient 50 %.
* Le Cambodge a exporté 221 027 tonnes de riz décortiqué durant les sept premiers mois de l’année, soit une augmentation de 103 % par rapport à l’année dernière.
Aides et investissements
* Le 9 septembre, l’ambassade de Chine fait don de 50 ordinateurs portables et de 150 téléphones mobiles pour une valeur de 70 000 dollars au ministère des Affaires étrangères.
* Le gouvernement japonais investit 100 millions de dollars dans un projet concernant le développement du tourisme sur 174 hectares situés à Siemréap.
* La société française Proparco, branche du secteur privé de l’Agence française de développement (AFD), accorde un prêt de 10 millions de dollars, remboursable en cinq ans pour développer les exportations de riz du Cambodge. C’est le second prêt depuis 2009.
Société
* Un rapport de l’ONU rendu public le 10 septembre affirme qu’un Cambodgien sur cinq, âgé de 18 à 49 ans, admet avoir commis un viol. La moitié d’entre eux avoue avoir commis ce crime avant l’âge de 20 ans. 49 % des hommes avouent avoir eu des rapports sexuels avec des prostituées.
* Le 31 août, on apprend qu’un décret signé le 11 juillet double les rémunérations des chefs de villages (portées à 20 dollars), des maires (75 dollars) et leurs adjoints (60 dollars), les conseillers (30 dollars), à partir du 1er janvier 2014.
* Le 13 septembre, le ministre des Affaires sociales crée quatre sous-comités pour envisager une hausse du salaire minimum demandé par les ouvriers. Tous les partenaires sociaux se réjouissent de cette création. La hausse des salaires, déclarée impossible avant les élections, devient possible pour récupérer les voix perdues.
* Les examens de fin d’études primaires (brevet) de 130 000 jeunes, prévus pour le 16 septembre, sont reportés au 26 pour cause de disputes électorales.
Mouvements sociaux
* Le 26 août, plus de 50 travailleuses de Svay Rieng sont blessées dans un accident de transport: le camion qui les transportait s’est renversé. En l’absence de moyens de transports normaux, ce type d’accident est très fréquent chez les ouvriers et ouvrières du textile.
* Le 27 août, environ 4 000 travailleuses de deux usines textiles qui fabriquent des vêtements pour Levis et Gap forcent un barrage de police pour se rendre devant le ministère des Affaires sociales. Elles demandent depuis plus d’un mois, la mise à pied d’un « Oknya » qui a introduit au moins dix officiers de l’armée en civils comme gardes dans l’usine, ainsi qu’une amélioration de leurs salaires. La Cour de Phnom Penh donne 48 heures aux grévistes pour cesser leur mouvement. Cependant, une nouvelle manifestation rassemble 6 000 ouvriers devant la mairie de Phnom Penh. Après des heures d’âpres négociations, le 5 septembre, les 720 employés licenciés sont ré-embauchés, et 5 000 autres qui étaient menacés de licenciement pour cause de grève peuvent reprendre le travail. Contrairement à ce qui se passait avant les élections, les forces de l’ordre sont peu visibles et n’interviennent pas. Le 19 septembre, neuf ouvriers et deux Chinois de l’encadrement sont blessés dans des échauffourées entre ouvriers, 30 voitures et du matériel électronique est détruit. Levi-Strauss retire ses commandes à la société. L’« Oknya » Méas Sotha ne peut pas être renvoyé, car il est actionnaire de l’entreprise. Plus de 100 militaires investissent l’usine.
* Lors de la réunion biannuelle du Forum des acheteurs, tenu à Phnom Penh en même temps que ces grèves, les syndicats dénoncent les contrats à court terme comme la cause principale des grèves, ce que nie le syndicat patronal. Depuis le début de l’année, on note 83 mouvements de grève.
* Le Bureau international du travail décide de rendre publics ses rapports sur les usines qui ne respectent pas les conditions de travail exigées par les lois internationales. Le GMAC, syndicat patronal, s’insurge contre cette décision.
Déforestation
* D’après une centaine de membres de l’ethnie Preuv, leur territoire continue d’être déforesté, le bois emporté au Vietnam. Une patrouille de villageois découvre plus de 2 000 grumes de 5 à 7 m de longueur, et de 30 à 50 cm de diamètres. On signale plusieurs saisies de bois précieux dans les habitations de militaires de haut rang.
* Le 13 septembre, à Ratanakiri, un homme de 35 ans est tué d’une balle dans chaque œil. La police décide que cet homme s’est suicidé... et le corps est rapidement enterré pour éviter toute analyse. Adhoc accuse les autorités d’en être les auteurs.
Liberté de la presse
* Un rapport de 12 pages sur la liberté d’expression au Cambodge, établi par sept ONG en date du 24 juin, remis à l’Examen périodique de l’ONU (UPR) à Genève, et rendu public le 22 août, stigmatise les violations trop connues aux libertés: les journalistes et membres des associations de défense des droits de l’homme sont souvent la cible du gouvernement qui fait régner un climat de peur et d’autocensure. Le Centre gouvernemental pour les droits de l’homme (CHRC) nie en bloc ces accusations.
Justice
* En dépit des preuves apportées, le couple auteur présumé de l’assassinat du journaliste Hang Serey Oddom, tué le 11 septembre 2012 à Ratanakiri, est relaxé. Pour Adhoc et les autres associations de défense des droits de l’homme, c’est un déni de justice. Selon Adhoc, de nombreuses personnalités sont responsables de cet assassinat. La veuve du journaliste fait appel.
* Le 4 septembre, environ 150 manifestantes défilent à Phnom Penh pour réclamer la libération de Yorn Bopha, emprisonnée sans raison l’an dernier. Elles lancent 365 ballons blancs pour chacun des jours que Bopha a passé en prison sans être coupable... à la différence de Chhouk Bundith, gouverneur de Bavet, qui a tiré sur la foule et blessé trop ouvrières. Une cinquantaine d’entre elles manifestent à nouveau le 10 septembre.
* L’Agence japonaise de coopération internationale (JICA) avait donné plusieurs tonnes d’engrais au directeur de l’Agriculture de Battambang pour qu’il les vende à bas prix aux paysans et en verse le produit au ministère de l’Agriculture. Le fonctionnaire les a vendues au prix fort et a empoché 200 000 dollars en ne versant que 40 000 dollars au ministère. Plusieurs autres personnalités proches du pouvoir seraient compromises dans ce trafic.
* Le 25 septembre, les deux hommes accusés faussement du meurtre de Chéa Vichéa, le 24 janvier 2004, sont libérés. Ils ont injustement passé 2 073 jours derrière les barreaux. Il faut lire l’événement dans le sillage des élections: le gouvernement tient à donner de lui une image présentable. La question reste intacte: Qui a tué Chéa Vichéa ?
Mines
* Le gouvernement continue à refuser son adhésion à la convention qui interdit l’usage des mines à fragmentation, sans présenter de raisons. Les Etats-Unis ont déversé 26 millions de ces bombes sur le Cambodge, dont 7,8 millions n’ont pas éclaté.
(Source: Eglises d'Asie, 2 octobre 2013)
* Le 15 septembre, des paysans de la province d’Oddar Méan Chhay à la recherche de patates sauvages découvrent un véritable arsenal de 500 armes et munitions. Ces armes et munitions auraient été enfouies après les « événements » de 1997.
Crue du Mékong
* Cette année est caractérisée par des eaux abondantes. A Kompong Cham, la cote d’alerte est atteinte. On compte 43 victimes, dont au moins la moitié d’enfants, 9 509 familles ont dû être évacuées, 67 551 maisons inondées.
Divers
Siemréap
* En 2010 la quasi-totalité des bâtiments officiels de la province avaient été déplacés à 16 km de la ville, sur un terrain de 42 hectares où une société inconnue, bénéficiaire du marché, a construit quelque 60 bâtiments. Le 9 août, le Premier ministre autorise le retour de l’administration à Siemréap, et échange cet emplacement avec celui de l’Autorité Apsara chargée de la gestion des temples. Le terrain acheté hors de la capitale provinciale coûtait 5 dollars le m², alors que la vente des terrains situés à l’intérieur de la ville s’élevait à plusieurs milliers de dollars le m². Les ordres de transfert de 2010 seraient venus du gouvernement, et non des autorités provinciales. Le surcoût que l’Autorité Apsara devra verser à ses 544 employés en indemnités de déplacement, est estimé à 720 000 dollars par an.
* Depuis les quelques mois qui ont précédé les élections, des constructions anarchiques se sont élevées dans le parc d’Angkor, sans que l’Autorité Apsara n’intervienne. La représentante de l’UNESCO menace de déclassifier le site classé patrimoine culturel mondial.
Prix du jury Spécial
* Le 8 septembre, deux acteurs non professionnels reçoivent le prix spécial du festival de Venise pour leur prestation dans le film « Ruines ».
Deuil
* Bernard Hamel, ancien correspondant de Reuters durant le régime de Sihanouk et de Lon Nol, auteur de plusieurs livres sur le Cambodge, dont « De sang et de larmes », est décédé à Paris le 30 septembre dernier.
Lecture pour les longues soirées d’hiver
Quand se tait le Silence, une vie de femme cambodgienne, par Kunthéa Laut, préface de Pierre Gazin, édit. Grandvaux, 2013,192 pp., 15 euros.
Un grand livre d’une humanité profonde, cri d’une femme cambodgienne blessée dans sa chair et dans son cœur, mais qui trouve en elle la volonté de faire surface. Elle se bat pour sa propre dignité et celle de ses compatriotes. Ce livre révèle des aspects hélas trop réels, mais peu connus, de la société cambodgienne au sourire légendaire... A lire absolument !
Un médecin chez les Khmers rouges, par Oum Nal, L’Harmattan, Paris 2012, 266 pp., 20 euros.
Témoignage intéressant, précis, d’un médecin, sur la prise de Phnom Penh et la mise en place du régime khmer rouge durant sa première année, puis sur la longue marche de l’auteur, semée d’embûches, vers la liberté. On y trouve une confirmation par un témoin direct de l’exécution des haut-fonctionnaires de l’ancien régime et des centres de rééducation. Le dernier chapitre propose une analyse politique des événements passés et de la situation présente du Cambodge. Même si l’on peut ne pas partager les opinions de l’auteur, on y a retracé la vision typique d’un intellectuel khmer dont l’observateur politique étranger doit tenir compte.
La condition tropicale, une histoire naturelle, économique et sociale des basses latitudes, par Francis Hallé, Actes Sud, questions de société, Paris 2010, 574 pp., 29 euros.
L’auteur est un scientifique, spécialiste en botanique. A partir de la variété biologique extraordinaire de la vie sous toutes ses formes des régions situées entre les tropiques Nord et Sud, l’auteur tente d’expliquer les attitudes humaines. Ouvrage de lecture facile et très intéressant qui donne de nombreuses clefs pour comprendre les comportements sociaux et politiques que l’on croit, peut-être naïvement, propres aux Khmers.
* Rappel: Cette revue de presse, essentiellement tirée du Cambodia Daily, se borne à donner des faits, sans porter de jugement, qui est laissé à l’appréciation du lecteur.
(Source: Eglises d'Asie, 2 octobre 2013)
* Le 25 août, sur ordre du Conseil constitutionnel du Cambodge (CCC), le Comité national électoral (CNE) remet officiellement les documents électoraux de la province de Kratié: 8 des 13 boîtes de « sécurité A » (la plus haute) ne sont pas scellées. Dans les 13 boîtes, les chiffres sont différents de ceux communiqués aux différents partis. Le
* Le 24 août, la LICADHO, constatant les multiples irrégularités constatées par des témoins oculaires, en plus de 100 bureaux, demande de nouvelles élections.
* Le 26 août, à l’appel de l’opposition, une manifestation non violente rassemble plus de 10 000 personnes, pour demander la création d’un comité neutre afin d’examiner les irrégularités de vote. La municipalité avait fixé le nombre des manifestants à 6 000.
* Le 28 août, le ministre de l’Intérieur fait remettre à 40 ambassades et aux ONG internationales un dossier visant à prouver que le Parti du salut national cambodgien (PSNC) était lié à un obscur groupe de Cambodgiens des Etats-Unis et viserait à renverser le gouvernement par la force. C’est une manœuvre de plus pour discréditer l’opposition, mais elle ne convainc personne.
* Le 30 août, le roi Sihamoni demande à ce que les irrégularités soient résolues par « les institutions compétentes, selon la Constitution et les lois du pays », et que les différends soient réglés pacifiquement. Même si le PSNC prend cette demande pour un soutien à sa position, le roi s’aligne, de fait, sur la position du PPC. Le même jour, plus de 200 étudiants, reliés par Facebook, manifestent avec des fleurs à la main pour demander la résolution du conflit sans violence.
* Devant l’impasse de l’examen des plaintes, le 1er septembre, Situation Room, qui regroupe 21 associations de défense des droits de l’homme et d’observation du processus électoral, propose que la présidence des sessions d’examen des plaintes soit alternativement tenue par l’un des deux partis. Le PPC refuse aussitôt.
* Le 3 septembre, le Conseil constitutionnel rejette officiellement toutes les plaintes émises par le PSNC pour manque de preuves, et endosse toutes les décisions du CNE. Le 5 septembre, cependant, il accuse le CNE de ne pas lui avoir transmis toutes les plaintes du PSNC, notamment celle du déplacement de militaires des provinces de Préah Vihéar et d’Oddar Méan Chhey, amenés par camions à Siemréap où ils ont assuré la victoire des candidats PPC. Le 6 septembre, Situation Room fait une déclaration affirmant que les élections n’ont été « ni libres ni équitables » et a relevé plus de 10 000 irrégularités.
* Le 5 septembre, le CNE diffuse un livre blanc de 80 pages dans lequel il justifie totalement son action.
* Le PSNC décide la tenue d’une grande manifestation non violente le samedi 7 septembre: ce sera une journée de méditation sans violence. Tant le gouvernement que le PSNC ont entraîné des milliers de personnes pour éviter que la manifestation ne tourne à la violence. Le gouvernement est visiblement aux abois et craint la colère populaire. En dépit de nombreux barrages de police interdisant l’accès à la capitale aux supporters de province, environ 25 000 personnes se réunissent à Phnom Penh. On note la présence de centaines de moines. La méditation initiale tourne rapidement au meeting politique, mais tout se passe sans violence.
* Sans surprise, le 8 septembre, le CCC rend publics les résultats du scrutin du 28 juillet, sans aucun changement par rapport à la publication initiale. Le PSNC décide donc de mener d’autres manifestations plusieurs jours de suite. Quatorze députés-ministres, soit plus de la moitié du cabinet de Hun Sen qui en comprend 24 (Chéa Sim, Say Chum, Cham Prasith, Mam Bun Heng, Khieu Kanharith, Chan Sarun, Chhay Than, Lao Min Khin, Ang Vong Vathana, Thong Khon, In Chhun Lim, Lim Kean Hor, Vong Savuth, Chéa Sophara, Tram Iv Tek), laissent leur place à l’Assemblée pour permettre la présence de plus jeunes membres du PPC (entre autres, Hun Manit, fils de Hun Sen, et Sâr Sokha, fils de Sâr Kheng). Ces ministres garderont tout de même accès au gâteau cambodgien en gardant des postes dans le cabinet du Premier ministre.
* Le 9 novembre, le roi Sihamoni annonce l’ouverture de l’ouverture de la première session de la première séance de la cinquième législature de l’Assemblée nationale pour le 23 septembre. Le PNPC annonce que sans création d’un comité neutre pour vérifier les élections, il boycottera cette ouverture. Le 12 septembre, de retour de Pékin, le roi invite Hun Sen et Sam Rainsy à le rencontrer au palais le 15 septembre pour tenter de trouver une solution au blocage actuel.
* Le 13 septembre, deux engins explosifs, de fabrication plus qu’artisanale, sont découverts et désamorcés. Tous les observateurs s’accordent à penser qu’ils étaient destinés à faire peur plus qu’à causer des dégâts, à la veille des trois jours de manifestations.
* Les 15, 16 et 17 septembre, en dépit des « contrôles » sur les principales routes d’accès à la capitale, en dépit du refus du syndicat des patrons de donner congé à leurs ouvriers, entre 20 000 et 40 000 personnes se réunissent pour une manifestation non violente au Parc de la liberté. Tout se passe, en gros, dans le calme, à part quelques heurts entre la police et des manifestants le long du Boulevard Sisowath, soit en dehors du périmètre du parc. La police fait usage de canons à eau et de gaz lacrymogènes.
- Environ 1 600 volontaires de plus de 20 ONG assurent les services de premiers secours en cas de nécessité, en dépit de l’interdiction de Sâr Kheng, ministre de l’Intérieur, deux jours auparavant.
- De nombreux Cambodgiens cassent leur tirelire pour soutenir les manifestants: du 1er au 7 septembre le PSNC recueille plus de 27 000 dollars et 100 000 bouteilles d’eau. Un médecin nourrit chaque jour 210 manifestants... Cela dénote la volonté populaire qui anime le mouvement de contestation.
- D’autres manifestations sont prévues si les négociations n’aboutissent pas.
* Le soir du 15, un ouvrier qui rentrait du travail est tué d’une balle dans la tête sur le pont Monivong. D’après les témoins, il semblerait que des personnes étrangères à la manifestation de l’opposition, excédées par les embouteillages, aient voulu déplacer des chevaux de frise qui les empêchaient de traverser le pont. La police a alors chargé à coup de matraques, de fusils à balles en caoutchouc, et de gaz lacrymogènes. Les manifestants leur ont alors jeté des pierres et les ont traités de « Yuons », injure suprême. Des policiers auraient tiré. Plusieurs manifestants sont blessés et cet homme tué. Adhoc et les membres de dix autres ONG interviennent pour calmer la tension et permette que le corps de la victime soit enlevé. Le commandement décide une enquête, et affirme que les militaires et policiers n’étaient pas armés. Or, des ONG sont formelles et déclarent avoir vu certains militaires armés de fusil d’assaut. Il n’y a donc rien à attendre de l’enquête. Six hommes sont arrêtés. Tant l’Union européenne que les Etats-Unis dénoncent un usage disproportionné de la force, et demandent à ce que soit menée une enquête.
* Le 12 septembre, le Conseil constitutionnel menace de prison ceux qui affirmeront que la CCC n’est pas indépendant du pouvoir et donc pas impartial. Le lendemain, la Cour municipale de Phnom Penh rejette une plainte du PNSC contre le CNE pour avoir fabriqué de faux résultats.
* Le 15 septembre, l’opposition fait des propositions précises pour avancer dans la négociation: réforme du CNE, création de nouvelles listes électorales, création d’une chaîne de télévision contrôlée par l’opposition. Mais le PPC refuse.
* Le 16 septembre, après cinq heures de négociations à huis clos à l’Assemblée nationale, les chefs des deux partis se séparent avec un résultat très maigre: accord pour éviter la violence, pour former un comité de réforme du système électoral, continuation des négociations, non seulement au plus haut niveau, mais « au niveau technique ». La négociation reprend le lendemain, mais sans succès.
* Hun Sen promet de rembourser les salaires des 27 députés du PSR (Parti de Sam Rainsy) et du PDH (Parti des Droits de l’Homme) qui avaient été privés de leurs droits de députés en formant le PSNC. Cela représente environ 2 300 dollars par mois et par personne, soit un total de 200 000 dollars. Cette offre est une ruse qui risque de faire passer le PSNC come attiré par l’argent du pouvoir.
* Le 17 septembre, après la Chine, le Vietnam, la Hongrie, le Bengladesh et la Thaïlande, puis Timor-Oriental, la Birmanie et la Corée du Sud présentent leurs félicitations à Hun Sen pour sa victoire.
* Le 19 septembre le PSNC notifie officiellement au roi Sihamoni son refus de participer à la session inaugurale de la cinquième législature, à moins d’un arrangement favorable de la part du PPC. Les deux partis s’accusent mutuellement de bloquer les négociations. Sam Rainsy demande au roi de surseoir à cette ouverture jusqu’à la fin novembre. Selon la Constitution, l’Assemblée doit se réunir dans les 60 jours qui suivent les élections. Or les résultats, qui ont clos le processus électoral, ont été proclamés le 8 septembre... Un groupe d’une centaine de moines qui voulaient porter une lettre au roi pour lui demander de reconsidérer sa décision d’inaugurer la cinquième législature le 23 septembre, sont bloqués par la police. Les moines s’assoient et récitent leurs prières pendant une vingtaine de minutes. Le 21 septembre, les représentants de dix organisations de la société civile portent au roi une pétition signée par plus de 260 000 personnes pour lui demander de surseoir à l’ouverture de la cinquième législature.
* La chaîne populaire ABC, aux mains du PPC, projette de faire un grand rassemblement, le 24 septembre, dans le stade de Phnom Penh et d’y organiser une kermesse au profit de l’hôpital Kantha Bopha. Le Dr Richer, fondateur-directeur des hôpitaux Kantha Bopha, refuse cette offre. Finalement, ce rassemblement est annulé.
* Le prince Thomico se lance dans une grève de la faim devant le Phnom, avec huit moines et 12 laïcs. Cette grève est violemment interrompue le 20 septembre par plusieurs centaines de militaires.
* Dans la nuit du 22 septembre, un groupe de jeunes gens masqués et armés de bâtons, attaque avec violence un groupe de grévistes de la faim, devant le Phnom, qui réclamaient leurs droits après leur éviction de Boeung Kâk. Plusieurs personnes sont blessées, sous les yeux de la police qui laisse faire. Des témoins affirment avoir vu ces jeunes gens débarquer de camions de l’armée. On peut y voir une opération d’intimidation à la veille de la séance inaugurale de l’Assemblée nationale.
* Des camions transportent des militaires et policiers sillonnent les rues de Phnom Penh, de nombreuses rues proches du Palais et de l’Assemblée nationale sont fermées par plusieurs rangées de chevaux de frise. C’est dans cette ambiance tendue que, le 23 septembre, le roi préside l’ouverture de la cinquième législature avec 68 députés. Les 55 députés de l’opposition sont réunis à Siemréap et jurent de « ne pas trahir la conscience du peuple ». A l’Assemblée nationale, on lit toutefois leurs noms dans la liste des députés. Les ambassadeurs en place à Phnom Penh assistent à l’ouverture de la cinquième législature, ce qui, précise l’ambassadeur des Etats-Unis, « ne signifie pas une approbation du gouvernement, ni une reconnaissance des résultats électoraux ». Lao Mong Hay, analyste politique cambodgien renommé, estime ce jour « le plus triste de notre histoire ».
* Le roi Sihamoni semble avoir perdu chez les jeunes le peu de crédit qu’il conservait encore. Il n’est plus considéré comme symbole de l’unité du pays puisqu’il a pris parti pour un clan.
* Le 24 novembre, un nouveau gouvernement est créé: Sok An voit ses importantes fonctions réduites (on le dit malade): il reste responsable des secteurs juteux: Autorité du Pétrole, Autorité Apsara (Angkor), Chambres spéciales, caoutchouc, Académie royale. Dans un discours-fleuve de six heures, le Premier ministre promet des réformes: mettre fin à la corruption, aux concessions, à la déforestation, etc. Hun Sen révèle que, lors des négociations, l’opposition demandait la présidence de l’Assemblée, ce que refusait le PPC, qui par contre lui proposait la présidence de quatre commissions parlementaires et la vice-présidence de cinq autres. Il menace de diffuser les discussions.
* La décision de l’opposition doit se lire à travers l’histoire: en 2004, Kem Sokha, un ancien membre du Funcinpec, a fait la triste expérience de la disparition de son parti par sa collaboration avec le PPC; en 2008, Sam Rainsy a négocié jusqu’à la dernière minute la participation de son parti à l’Assemblée, en échange de promesses que Hun Sen n’a jamais tenues. L’opposition s’engage donc dans une action de déligitimation du gouvernement cambodgien sur le plan national et international: c’est désormais un gouvernement de Parti unique. Elle prévoit de continuer à maintenir sa pression en poussant à la désobéissance publique et en envisageant des grèves générales, qui risquent cependant de nuire sérieusement à l’économie nationale. Elle envisage de lancer un « Congrès du Peuple », le 6 octobre au Parc de la Liberté, et une manifestation de masse, le 23 octobre, anniversaire de la signature des accords de Paris de 1991.
* Le 24 novembre, Surya Subédi, représentant spécial du secrétaire général de l’ONU, présente son rapport sur les droits de l’homme au Cambodge devant le Conseil des droits de l’homme à Genève. Il ne fait aucune concession au gouvernement cambodgien. Cependant, la Commission émet un avis nuancé. Il est reconduit dans sa mission.
Chambres extraordinaires
* Le 23 août, la Chambre suprême refuse la demande en appel de remise en liberté provisoire de Khieu Samphân.
* Le 25 août, Philip Taylor, anthropologue australien, révèle le drame des Khmer Kraom: environ 20 000 d’entre eux, originaires de la province de An Giang (Vietnam), ont été razziés par les Khmers rouges en 1977-1978 pour aller travailler au Cambodge. De retour dans leur province natale en 1979, ils sont considérés par les autorités vietnamiennes comme des ennemis.
* Pour la deuxième fois depuis le début de l’année, le 1er septembre, 140 des 250 employés khmers des Chambres extraordinaires (CE) se mettent en grève jusqu’au versement de leurs salaires impayés depuis trois mois. Les pays donateurs semblent fatigués de donner de l’argent sans que les rumeurs de corruption ou d’ingérences gouvernementales ne donnent lieu à enquête. Selon les accords signés avec l’ONU, c’est au gouvernement de verser ces salaires, bien que jusqu’à présent l’ONU s’en soit chargée. Le gouvernement refuse, prétextant son manque de fonds. Le 18 septembre, un mystérieux donateur paie les arriérés de 1,15 million de dollars à partie cambodgienne sous forme de prêt. La cour a encore besoin de 1,8 million pour terminer l’année.
* Le 9 septembre, le vice-procureur international Andrew Cayley annonce sa démission « pour des raisons familiales, personnelles et professionnelles ». L’américain Nicholas Kumjian est nommé pour lui succéder. Le nouveau vice-procureur a participé à plusieurs tribunaux internationaux (Libéria, Yougoslavie, Soudan, Darfour, La Haye).
Economie
* Une épidémie de fièvre aphteuse frape durement le cheptel de la province de Svay Rieng.
* Le 26 septembre, la Cambodia Post Bank commence à offrir ses services bancaires: elle détient 5 % du portefeuille d’une société, qui comprend la Temasek, banque de Singapour, qui en détient 45 %, et la Canadia Bank, qui en détient 50 %.
* Le Cambodge a exporté 221 027 tonnes de riz décortiqué durant les sept premiers mois de l’année, soit une augmentation de 103 % par rapport à l’année dernière.
Aides et investissements
* Le 9 septembre, l’ambassade de Chine fait don de 50 ordinateurs portables et de 150 téléphones mobiles pour une valeur de 70 000 dollars au ministère des Affaires étrangères.
* Le gouvernement japonais investit 100 millions de dollars dans un projet concernant le développement du tourisme sur 174 hectares situés à Siemréap.
* La société française Proparco, branche du secteur privé de l’Agence française de développement (AFD), accorde un prêt de 10 millions de dollars, remboursable en cinq ans pour développer les exportations de riz du Cambodge. C’est le second prêt depuis 2009.
Société
* Un rapport de l’ONU rendu public le 10 septembre affirme qu’un Cambodgien sur cinq, âgé de 18 à 49 ans, admet avoir commis un viol. La moitié d’entre eux avoue avoir commis ce crime avant l’âge de 20 ans. 49 % des hommes avouent avoir eu des rapports sexuels avec des prostituées.
* Le 31 août, on apprend qu’un décret signé le 11 juillet double les rémunérations des chefs de villages (portées à 20 dollars), des maires (75 dollars) et leurs adjoints (60 dollars), les conseillers (30 dollars), à partir du 1er janvier 2014.
* Le 13 septembre, le ministre des Affaires sociales crée quatre sous-comités pour envisager une hausse du salaire minimum demandé par les ouvriers. Tous les partenaires sociaux se réjouissent de cette création. La hausse des salaires, déclarée impossible avant les élections, devient possible pour récupérer les voix perdues.
* Les examens de fin d’études primaires (brevet) de 130 000 jeunes, prévus pour le 16 septembre, sont reportés au 26 pour cause de disputes électorales.
Mouvements sociaux
* Le 26 août, plus de 50 travailleuses de Svay Rieng sont blessées dans un accident de transport: le camion qui les transportait s’est renversé. En l’absence de moyens de transports normaux, ce type d’accident est très fréquent chez les ouvriers et ouvrières du textile.
* Le 27 août, environ 4 000 travailleuses de deux usines textiles qui fabriquent des vêtements pour Levis et Gap forcent un barrage de police pour se rendre devant le ministère des Affaires sociales. Elles demandent depuis plus d’un mois, la mise à pied d’un « Oknya » qui a introduit au moins dix officiers de l’armée en civils comme gardes dans l’usine, ainsi qu’une amélioration de leurs salaires. La Cour de Phnom Penh donne 48 heures aux grévistes pour cesser leur mouvement. Cependant, une nouvelle manifestation rassemble 6 000 ouvriers devant la mairie de Phnom Penh. Après des heures d’âpres négociations, le 5 septembre, les 720 employés licenciés sont ré-embauchés, et 5 000 autres qui étaient menacés de licenciement pour cause de grève peuvent reprendre le travail. Contrairement à ce qui se passait avant les élections, les forces de l’ordre sont peu visibles et n’interviennent pas. Le 19 septembre, neuf ouvriers et deux Chinois de l’encadrement sont blessés dans des échauffourées entre ouvriers, 30 voitures et du matériel électronique est détruit. Levi-Strauss retire ses commandes à la société. L’« Oknya » Méas Sotha ne peut pas être renvoyé, car il est actionnaire de l’entreprise. Plus de 100 militaires investissent l’usine.
* Lors de la réunion biannuelle du Forum des acheteurs, tenu à Phnom Penh en même temps que ces grèves, les syndicats dénoncent les contrats à court terme comme la cause principale des grèves, ce que nie le syndicat patronal. Depuis le début de l’année, on note 83 mouvements de grève.
* Le Bureau international du travail décide de rendre publics ses rapports sur les usines qui ne respectent pas les conditions de travail exigées par les lois internationales. Le GMAC, syndicat patronal, s’insurge contre cette décision.
Déforestation
* D’après une centaine de membres de l’ethnie Preuv, leur territoire continue d’être déforesté, le bois emporté au Vietnam. Une patrouille de villageois découvre plus de 2 000 grumes de 5 à 7 m de longueur, et de 30 à 50 cm de diamètres. On signale plusieurs saisies de bois précieux dans les habitations de militaires de haut rang.
* Le 13 septembre, à Ratanakiri, un homme de 35 ans est tué d’une balle dans chaque œil. La police décide que cet homme s’est suicidé... et le corps est rapidement enterré pour éviter toute analyse. Adhoc accuse les autorités d’en être les auteurs.
Liberté de la presse
* Un rapport de 12 pages sur la liberté d’expression au Cambodge, établi par sept ONG en date du 24 juin, remis à l’Examen périodique de l’ONU (UPR) à Genève, et rendu public le 22 août, stigmatise les violations trop connues aux libertés: les journalistes et membres des associations de défense des droits de l’homme sont souvent la cible du gouvernement qui fait régner un climat de peur et d’autocensure. Le Centre gouvernemental pour les droits de l’homme (CHRC) nie en bloc ces accusations.
Justice
* En dépit des preuves apportées, le couple auteur présumé de l’assassinat du journaliste Hang Serey Oddom, tué le 11 septembre 2012 à Ratanakiri, est relaxé. Pour Adhoc et les autres associations de défense des droits de l’homme, c’est un déni de justice. Selon Adhoc, de nombreuses personnalités sont responsables de cet assassinat. La veuve du journaliste fait appel.
* Le 4 septembre, environ 150 manifestantes défilent à Phnom Penh pour réclamer la libération de Yorn Bopha, emprisonnée sans raison l’an dernier. Elles lancent 365 ballons blancs pour chacun des jours que Bopha a passé en prison sans être coupable... à la différence de Chhouk Bundith, gouverneur de Bavet, qui a tiré sur la foule et blessé trop ouvrières. Une cinquantaine d’entre elles manifestent à nouveau le 10 septembre.
* L’Agence japonaise de coopération internationale (JICA) avait donné plusieurs tonnes d’engrais au directeur de l’Agriculture de Battambang pour qu’il les vende à bas prix aux paysans et en verse le produit au ministère de l’Agriculture. Le fonctionnaire les a vendues au prix fort et a empoché 200 000 dollars en ne versant que 40 000 dollars au ministère. Plusieurs autres personnalités proches du pouvoir seraient compromises dans ce trafic.
* Le 25 septembre, les deux hommes accusés faussement du meurtre de Chéa Vichéa, le 24 janvier 2004, sont libérés. Ils ont injustement passé 2 073 jours derrière les barreaux. Il faut lire l’événement dans le sillage des élections: le gouvernement tient à donner de lui une image présentable. La question reste intacte: Qui a tué Chéa Vichéa ?
Mines
* Le gouvernement continue à refuser son adhésion à la convention qui interdit l’usage des mines à fragmentation, sans présenter de raisons. Les Etats-Unis ont déversé 26 millions de ces bombes sur le Cambodge, dont 7,8 millions n’ont pas éclaté.
(Source: Eglises d'Asie, 2 octobre 2013)
* Le 15 septembre, des paysans de la province d’Oddar Méan Chhay à la recherche de patates sauvages découvrent un véritable arsenal de 500 armes et munitions. Ces armes et munitions auraient été enfouies après les « événements » de 1997.
Crue du Mékong
* Cette année est caractérisée par des eaux abondantes. A Kompong Cham, la cote d’alerte est atteinte. On compte 43 victimes, dont au moins la moitié d’enfants, 9 509 familles ont dû être évacuées, 67 551 maisons inondées.
Divers
Siemréap
* En 2010 la quasi-totalité des bâtiments officiels de la province avaient été déplacés à 16 km de la ville, sur un terrain de 42 hectares où une société inconnue, bénéficiaire du marché, a construit quelque 60 bâtiments. Le 9 août, le Premier ministre autorise le retour de l’administration à Siemréap, et échange cet emplacement avec celui de l’Autorité Apsara chargée de la gestion des temples. Le terrain acheté hors de la capitale provinciale coûtait 5 dollars le m², alors que la vente des terrains situés à l’intérieur de la ville s’élevait à plusieurs milliers de dollars le m². Les ordres de transfert de 2010 seraient venus du gouvernement, et non des autorités provinciales. Le surcoût que l’Autorité Apsara devra verser à ses 544 employés en indemnités de déplacement, est estimé à 720 000 dollars par an.
* Depuis les quelques mois qui ont précédé les élections, des constructions anarchiques se sont élevées dans le parc d’Angkor, sans que l’Autorité Apsara n’intervienne. La représentante de l’UNESCO menace de déclassifier le site classé patrimoine culturel mondial.
Prix du jury Spécial
* Le 8 septembre, deux acteurs non professionnels reçoivent le prix spécial du festival de Venise pour leur prestation dans le film « Ruines ».
Deuil
* Bernard Hamel, ancien correspondant de Reuters durant le régime de Sihanouk et de Lon Nol, auteur de plusieurs livres sur le Cambodge, dont « De sang et de larmes », est décédé à Paris le 30 septembre dernier.
Lecture pour les longues soirées d’hiver
Quand se tait le Silence, une vie de femme cambodgienne, par Kunthéa Laut, préface de Pierre Gazin, édit. Grandvaux, 2013,192 pp., 15 euros.
Un grand livre d’une humanité profonde, cri d’une femme cambodgienne blessée dans sa chair et dans son cœur, mais qui trouve en elle la volonté de faire surface. Elle se bat pour sa propre dignité et celle de ses compatriotes. Ce livre révèle des aspects hélas trop réels, mais peu connus, de la société cambodgienne au sourire légendaire... A lire absolument !
Un médecin chez les Khmers rouges, par Oum Nal, L’Harmattan, Paris 2012, 266 pp., 20 euros.
Témoignage intéressant, précis, d’un médecin, sur la prise de Phnom Penh et la mise en place du régime khmer rouge durant sa première année, puis sur la longue marche de l’auteur, semée d’embûches, vers la liberté. On y trouve une confirmation par un témoin direct de l’exécution des haut-fonctionnaires de l’ancien régime et des centres de rééducation. Le dernier chapitre propose une analyse politique des événements passés et de la situation présente du Cambodge. Même si l’on peut ne pas partager les opinions de l’auteur, on y a retracé la vision typique d’un intellectuel khmer dont l’observateur politique étranger doit tenir compte.
La condition tropicale, une histoire naturelle, économique et sociale des basses latitudes, par Francis Hallé, Actes Sud, questions de société, Paris 2010, 574 pp., 29 euros.
L’auteur est un scientifique, spécialiste en botanique. A partir de la variété biologique extraordinaire de la vie sous toutes ses formes des régions situées entre les tropiques Nord et Sud, l’auteur tente d’expliquer les attitudes humaines. Ouvrage de lecture facile et très intéressant qui donne de nombreuses clefs pour comprendre les comportements sociaux et politiques que l’on croit, peut-être naïvement, propres aux Khmers.
* Rappel: Cette revue de presse, essentiellement tirée du Cambodia Daily, se borne à donner des faits, sans porter de jugement, qui est laissé à l’appréciation du lecteur.
(Source: Eglises d'Asie, 2 octobre 2013)
Hanoi : 30 mois de prison et de lourdes amendes pour le militant catholique des droits de l’homme, Me Lê Quôc Quân
Eglises d'Asie
10:09 02/10/2013
Le 2 septembre 2013, Journée internationale de la non-violence, l’avocat catholique Lê Quôc Quân, un des inspirateurs de la jeunesse catholique du Centre Vietnam, a comparu devant le Tribunal populaire de Hanoi. Accusé de fraude fiscale, son procès s’est ouvert à 8 heures du matin. En début d’après-midi, peu après la pause de midi, la sentence a été prononcée. L’accusé a été condamné à 30 mois de prison, et son entreprise Giai Quyêt Viêt Nam (‘Solution Vietnam’) à l’acquittement d’une somme de 600 millions de dôngs (21 000 euros) pour impôts non payés et à une amende de 1,2 milliards de dôngs (42 000 euros).
On avait appris en fin de matinée que le représentant du Parquet populaire avait requis une peine de 24 à 28 mois de prison ferme, associée à une amende de 1,2 milliards de dongs. Ce qui est le minimum prévu par le Code pénal pour les fraudes fiscales sur les sommes dépassant les 500 millions de dongs. Après l’énoncé de la sentence, le militant des droits de l’homme a élevé une protestation et déclaré que les juges n’avaient pas respecté ni même écouté les plaidoiries de ses avocats.
La fraude fiscale, commise en tant que chef d’entreprise, était l’accusation officielle inscrite sur l’acte d’accusation et reprise dans le réquisitoire du procureur. Mais peu de gens ont été dupes. Le passé militant de l’avocat a pesé beaucoup plus lourd dans la condamnation de l’accusé. Ses écrits appelant à la liberté démocratique, sa participation au mouvement pour la liberté religieuse, aux manifestations contre l’expansionnisme chinois, son influence auprès des jeunes ont très certainement joué un grand rôle dans sa condamnation, même s’il n’en a pas été question dans le réquisitoire du procureur et dans la sentence des juges.
Bien qu’il ait été qualifié de « public », peu de personnes ont pu assister au procès. L’épouse de l’accusé a dû attendre deux heures avant de pénétrer dans la salle d’audience, accompagné d’un membre de la famille et d’un prêtre, le P. Joseph Nguyên Van Binh.
A cause de son militantisme et, sans doute aussi, pour avoir mis ses connaissances juridiques à la disposition des plus défavorisés, l’avocat jouit d’un grand prestige auprès de la population, en particulier dans les milieux catholiques. Depuis son arrestation en décembre 2012, ses amis lui ont manifesté leur soutien. A l’approche du procès, des manifestations en sa faveur s’étaient multipliées. Deux jours avant le procès, le dimanche 29 septembre, de nombreuses églises dans le diocèse de Vinh et dans beaucoup d’autres diocèses du pays ont célébré des eucharisties aux intentions des victimes de My Yên et à la sienne, pour que son procès soit conforme à la justice. Dans la soirée du dimanche 29 septembre, en l’église de la paroisse de Thai Ha à Hanoi, une grande assemblée composée de catholiques et de non-catholiques, participait, une bougie allumée à la main, à la messe célébrée pour le soutien spirituel de l’avocat. Au premier rang de l’assistance se trouvait son épouse et les membres les plus proches de sa famille. Certains participants portaient un T-shirt où était inscrit: « Liberté pour Me Lê Quôc Quân ».
Par ailleurs, un certain nombre de blogueurs, animés du même esprit que l’avocat, avaient appelé leurs lecteurs à venir nombreux sur place, au procès, pour y manifester leur soutien à l’accusé. Au courant de cette campagne, les autorités ont tenté des manœuvres d’intimidation auprès des personnes ayant l’intention de participer au procès. Dans le quartier de Giap Bat à Hanoi, un groupe de l’action populaire (Dân Vân) (autrefois appelée Agitprop) a ainsi systématiquement rendu visite à chacune des personnes ayant exprimé leur intention de manifester auprès du tribunal le jour du procès.
Dès la veille du procès, de nombreux amis de l’accusé venus de tout le Vietnam étaient arrivés à la paroisse rédemptoriste de Thai Ha. Ils étaient plus de 1 000 à la messe célébrée à 6 heures du matin. A 6h30, les grandes artères menant au tribunal étaient déjà bloquées par des agents de la Sécurité publique qui interdisaient la circulation des voitures et des piétons. Malgré cela, à 7 heures du matin, un groupe d’environ 700 personnes, parmi lesquelles trois prêtres rédemptoristes et un religieux bouddhiste, se dirigeait depuis la paroisse de Thai Ha vers le tribunal, en chantant la prière pour la paix attribuée à saint François d’Assise. Le groupe a été arrêté et dispersé bien avant d’atteindre le quartier du tribunal, resté inaccessible tout au long du procès grâce à déploiement d’importantes forces de police. Malgré les efforts de cette dernière, de nombreux rassemblements ont pu cependant se former dans divers quartiers proches du tribunal (1). (eda/jm)
(1) Les informations sur le déroulement du procès ont été puisées dans un certain nombre de sites indépendants, tels VTNs (rédemptoristes), Dân Lam Bao, Radio Free Asia en vietnamien, BBC en vietnamien, Vietcatholic News, etc.
(Source: Eglises d'Asie, 2 octobre 2013)
La fraude fiscale, commise en tant que chef d’entreprise, était l’accusation officielle inscrite sur l’acte d’accusation et reprise dans le réquisitoire du procureur. Mais peu de gens ont été dupes. Le passé militant de l’avocat a pesé beaucoup plus lourd dans la condamnation de l’accusé. Ses écrits appelant à la liberté démocratique, sa participation au mouvement pour la liberté religieuse, aux manifestations contre l’expansionnisme chinois, son influence auprès des jeunes ont très certainement joué un grand rôle dans sa condamnation, même s’il n’en a pas été question dans le réquisitoire du procureur et dans la sentence des juges.
Bien qu’il ait été qualifié de « public », peu de personnes ont pu assister au procès. L’épouse de l’accusé a dû attendre deux heures avant de pénétrer dans la salle d’audience, accompagné d’un membre de la famille et d’un prêtre, le P. Joseph Nguyên Van Binh.
A cause de son militantisme et, sans doute aussi, pour avoir mis ses connaissances juridiques à la disposition des plus défavorisés, l’avocat jouit d’un grand prestige auprès de la population, en particulier dans les milieux catholiques. Depuis son arrestation en décembre 2012, ses amis lui ont manifesté leur soutien. A l’approche du procès, des manifestations en sa faveur s’étaient multipliées. Deux jours avant le procès, le dimanche 29 septembre, de nombreuses églises dans le diocèse de Vinh et dans beaucoup d’autres diocèses du pays ont célébré des eucharisties aux intentions des victimes de My Yên et à la sienne, pour que son procès soit conforme à la justice. Dans la soirée du dimanche 29 septembre, en l’église de la paroisse de Thai Ha à Hanoi, une grande assemblée composée de catholiques et de non-catholiques, participait, une bougie allumée à la main, à la messe célébrée pour le soutien spirituel de l’avocat. Au premier rang de l’assistance se trouvait son épouse et les membres les plus proches de sa famille. Certains participants portaient un T-shirt où était inscrit: « Liberté pour Me Lê Quôc Quân ».
Par ailleurs, un certain nombre de blogueurs, animés du même esprit que l’avocat, avaient appelé leurs lecteurs à venir nombreux sur place, au procès, pour y manifester leur soutien à l’accusé. Au courant de cette campagne, les autorités ont tenté des manœuvres d’intimidation auprès des personnes ayant l’intention de participer au procès. Dans le quartier de Giap Bat à Hanoi, un groupe de l’action populaire (Dân Vân) (autrefois appelée Agitprop) a ainsi systématiquement rendu visite à chacune des personnes ayant exprimé leur intention de manifester auprès du tribunal le jour du procès.
Dès la veille du procès, de nombreux amis de l’accusé venus de tout le Vietnam étaient arrivés à la paroisse rédemptoriste de Thai Ha. Ils étaient plus de 1 000 à la messe célébrée à 6 heures du matin. A 6h30, les grandes artères menant au tribunal étaient déjà bloquées par des agents de la Sécurité publique qui interdisaient la circulation des voitures et des piétons. Malgré cela, à 7 heures du matin, un groupe d’environ 700 personnes, parmi lesquelles trois prêtres rédemptoristes et un religieux bouddhiste, se dirigeait depuis la paroisse de Thai Ha vers le tribunal, en chantant la prière pour la paix attribuée à saint François d’Assise. Le groupe a été arrêté et dispersé bien avant d’atteindre le quartier du tribunal, resté inaccessible tout au long du procès grâce à déploiement d’importantes forces de police. Malgré les efforts de cette dernière, de nombreux rassemblements ont pu cependant se former dans divers quartiers proches du tribunal (1). (eda/jm)
(1) Les informations sur le déroulement du procès ont été puisées dans un certain nombre de sites indépendants, tels VTNs (rédemptoristes), Dân Lam Bao, Radio Free Asia en vietnamien, BBC en vietnamien, Vietcatholic News, etc.
(Source: Eglises d'Asie, 2 octobre 2013)
Viet Nam: Lawyer latest victim of government’s crackdown on dissent
Amnesty International
09:48 02/10/2013
PRESS RELEASE
2 October 2013
Viet Nam: Lawyer latest victim of government’s crackdown on dissent
Viet Nam must immediately release a prominent lawyer and human rights activist who was jailed on politically motivated charges today, Amnesty International said.
A court in Viet Nam’s capital Ha Noi today sentenced Le Quoc Quan, one of the country’s best known dissidents, to 30 months in prison on trumped up tax evasion charges.
“This is a ludicrous sentence, and just another clear example of the Vietnamese authorities harassing and imprisoning those who are peaceful critics with opposing views,” said Isabelle Arradon, Amnesty International’s Deputy Asia Pacific Director.
“It is very difficult to not conclude that Le Quoc Quan has simply been targeted for his human rights activism – as he has been many times before. He should be released immediately and all charges against him dropped.”
Le Quoc Quan has been a prominent campaigner for democracy and human rights issues in Viet Nam for years. He wrote a popular blog exposing corruption and human rights abuses not covered by the state-controlled media.
He has been a frequent target of harassment by the authorities, and has been arrested several times before. Amnesty International declared him a prisoner of conscience in 2007 when he was detained for three months for supposed anti-government activities.
The Vietnamese authorities impose tight restrictions on freedom of expression and have, over the past years, intensified a crackdown on critics instead of ensuring that there is space for peaceful activists and human rights defenders to express their views.
“The Vietnamese government’s attempts to stifle freedom of expression and independent voices are very worrying, and have to end immediately. Over the past two years dozens of activists have been handed harsh prison sentences for doing nothing but expressing their opinions peacefully.” said Arradon.
In September 2012 three bloggers were handed long prison terms for “spreading anti-state propaganda”, one of whom (Nguyen Van Hai) was first imprisoned on trumped up tax evasion charges like Le Quoc Quan.
Vatican - On the path to transparency
L’Osservatore Romano
10:04 02/10/2013
2013-10-02 L’Osservatore Romano - Our goal is to “ensure the transparency of our activities and to meet the legitimate expectations of the Church, our clients, the Vatican Authorities, our correspondent banks and the public”. This is how Ernst von Freyberg, President of the Board of Superintendence since 26 February and General Director ad interim, commented on the first Annual Report published Tuesday, 1 October, by the Vatican’s Institute for Works of Religion (ior). In an interview given to L'Osservatore Romano von Freyberg reveals the latest steps taken towards transparency by the Institute.
What are the key issues dealt with in the report?
When we started in April, one issue was clear: we needed to be more transparent. We have made progress. Following the decision of the Board of Superintendence, three steps were taken. The first step was to engage the media and in a continuous way. This led us to establish a press office for the ior, headed by Max Hohenberg, which works closely with the Holy See Press Office. We went on to launch the website (www.ior.va), which allowed us for the first time to be an authoritative source for the ior on the internet. The third step is the present publication of the Annual Report, something which every financial institution in the world does. The important thing to note is that it is standard and that it is audited. We are working with kpmg, one of the four largest auditing firms in the world. The report shows not only what we are doing but also that our book keeping is carried out in an orderly way, as expected.
Were there any surprises?
It shows that we are a relatively small and conservatively managed financial institution. The surprise is that there is no surprise. We serve primarily Church institutions and religious congregations.
Why are you publishing it now?
It was one of three key steps: engaging the media, launching the website, publishing the Annual Report. It is being published now because it has taken until now to properly compile a report of this kind, especially considering that it is the first time that it has been done. Next year it will be ready earlier, I expect before the end of June. And if the ior remains in its present form, in the future this report will be published annually.
What direction will the ior take?
That is for the the Holy See to decide on the basis of the recommendations of the Reference Commission. We are here to run the Institute properly in its present form. Doing so will give the Holy Father options when deciding what task to entrust to us in the future. But it is not for us to judge or make statements on what the future will hold.
What is the process for compiling a report like this?
A presentation of the financial results is at the centre of the report. These results comprise aproximately two thirds to three quarters of the report and were compiled in collaboration with our auditing firm kpmg. It also includes commentary on the past and present year, from the Commission of Cardinals, the auditors, et al. They had to be precise about what was relevant to the public. The work consisted in compiling and checking the numbers. It is a reference document.
Are you looking forward to Moneyval's evaluation at the end of the year?
Moneyval evaluates the State, not us. We are doing everything asked by Moneyval but their focus is primarily on government issues.
Can you tell us more about your efforts to reach the level of transparency desired by Benedict XVI and now by Pope Francis?
Looking back over the past 6 months, our focus has been essentially on three things. First,‘ transparency’ or one might say ‘reputation’. It is very important to the Holy See that the ior become a positive subject and not one that distracts from the message of the Holy Father. The second is the anti-money-laundering process, also known as the Moneyval process. We have devoted enormous resources to this end. We have a team of up to 25 people from Promontory Financial Group who are checking every single account and conducting special investigations for us. The third element is organization and operation. We have also taken over management ad interim. We have created a position of chief risk officer, Antonio Montaresi. We have also introduced a new organizational structure, including handbooks to guard against laundering as well as rules and procedures for other departments of the institution. The next two major issues we are facing are customer service and the way we operate. Once the Holy Father makes a decision about the direction of the ior, we will adapt quickly to the new model.
And do you feel capable of adapting quickly?
We have a very good team, made up of people who have worked here for a long time as well as new people that we have brought in. And the search continues. The key position to fill is that of the General Director. But that can only be done once the Holy Father has made a decision regarding our future. I am only General Director for a brief period of time. The long term solution has yet to be decided.
Are you content with the image of the ior, is it improving, changing?
I think that many realize and credit us as working towards transparency and as continuing down the road of compliance. I wouldn’t want to assume anything, but I think we are getting credit for this. We cannot change the past, the past is the past.
How do you think you are being treated by the media?
By and large I think we are being treated very fairly by the media. What I find is that as long as our intention is to tell the truth and not to fool people, journalists are willing to accept what we say and relate it to their readers. However, I will say that when a journalist claims to have “insider sources”, I would prefer that he speak directly to me. There is an office set up for this very purpose. They can call anytime. We will answer. I would encourage journalists to start at the top when they wish to learn; it will save them from misinformation.
Turning to the measures adopted in updating the handling of accounts...
If clients have been handled abruptly and without explanation, we apologize and are trying to address the issue. But one should bear in mind that what we are doing is a matter of course for any bank in the western world. A bank needs to have your personal details. In some cases, information needed to be updated and we were forced to track individuals down to get that information. For the customer, these procedures might be frustrating because they haven’t done anything wrong. The world has simply changed. Old institutions need to be updated from time to time. Also, we should note that we have defined categories of customers, which have been available on our website since 31 July. Diplomatic missions are among them, in accord with international diplomatic standards. In any case, we apply the same standards and procedures to all our clients, regardless of their status. As for outside criticism, remember that the ior is accountable to Vatican law, which was recently reinforced in August by Pope Francis’ Motu Proprio. If you want to deal with the world at large — for us this means correspondent banks that are willing to collaborate with us — you must comply with international standards. Accountability plays a major role in what we do.
Mary Nolan
What are the key issues dealt with in the report?
When we started in April, one issue was clear: we needed to be more transparent. We have made progress. Following the decision of the Board of Superintendence, three steps were taken. The first step was to engage the media and in a continuous way. This led us to establish a press office for the ior, headed by Max Hohenberg, which works closely with the Holy See Press Office. We went on to launch the website (www.ior.va), which allowed us for the first time to be an authoritative source for the ior on the internet. The third step is the present publication of the Annual Report, something which every financial institution in the world does. The important thing to note is that it is standard and that it is audited. We are working with kpmg, one of the four largest auditing firms in the world. The report shows not only what we are doing but also that our book keeping is carried out in an orderly way, as expected.
Were there any surprises?
It shows that we are a relatively small and conservatively managed financial institution. The surprise is that there is no surprise. We serve primarily Church institutions and religious congregations.
Why are you publishing it now?
It was one of three key steps: engaging the media, launching the website, publishing the Annual Report. It is being published now because it has taken until now to properly compile a report of this kind, especially considering that it is the first time that it has been done. Next year it will be ready earlier, I expect before the end of June. And if the ior remains in its present form, in the future this report will be published annually.
What direction will the ior take?
That is for the the Holy See to decide on the basis of the recommendations of the Reference Commission. We are here to run the Institute properly in its present form. Doing so will give the Holy Father options when deciding what task to entrust to us in the future. But it is not for us to judge or make statements on what the future will hold.
What is the process for compiling a report like this?
A presentation of the financial results is at the centre of the report. These results comprise aproximately two thirds to three quarters of the report and were compiled in collaboration with our auditing firm kpmg. It also includes commentary on the past and present year, from the Commission of Cardinals, the auditors, et al. They had to be precise about what was relevant to the public. The work consisted in compiling and checking the numbers. It is a reference document.
Are you looking forward to Moneyval's evaluation at the end of the year?
Moneyval evaluates the State, not us. We are doing everything asked by Moneyval but their focus is primarily on government issues.
Can you tell us more about your efforts to reach the level of transparency desired by Benedict XVI and now by Pope Francis?
Looking back over the past 6 months, our focus has been essentially on three things. First,‘ transparency’ or one might say ‘reputation’. It is very important to the Holy See that the ior become a positive subject and not one that distracts from the message of the Holy Father. The second is the anti-money-laundering process, also known as the Moneyval process. We have devoted enormous resources to this end. We have a team of up to 25 people from Promontory Financial Group who are checking every single account and conducting special investigations for us. The third element is organization and operation. We have also taken over management ad interim. We have created a position of chief risk officer, Antonio Montaresi. We have also introduced a new organizational structure, including handbooks to guard against laundering as well as rules and procedures for other departments of the institution. The next two major issues we are facing are customer service and the way we operate. Once the Holy Father makes a decision about the direction of the ior, we will adapt quickly to the new model.
And do you feel capable of adapting quickly?
We have a very good team, made up of people who have worked here for a long time as well as new people that we have brought in. And the search continues. The key position to fill is that of the General Director. But that can only be done once the Holy Father has made a decision regarding our future. I am only General Director for a brief period of time. The long term solution has yet to be decided.
Are you content with the image of the ior, is it improving, changing?
I think that many realize and credit us as working towards transparency and as continuing down the road of compliance. I wouldn’t want to assume anything, but I think we are getting credit for this. We cannot change the past, the past is the past.
How do you think you are being treated by the media?
By and large I think we are being treated very fairly by the media. What I find is that as long as our intention is to tell the truth and not to fool people, journalists are willing to accept what we say and relate it to their readers. However, I will say that when a journalist claims to have “insider sources”, I would prefer that he speak directly to me. There is an office set up for this very purpose. They can call anytime. We will answer. I would encourage journalists to start at the top when they wish to learn; it will save them from misinformation.
Turning to the measures adopted in updating the handling of accounts...
If clients have been handled abruptly and without explanation, we apologize and are trying to address the issue. But one should bear in mind that what we are doing is a matter of course for any bank in the western world. A bank needs to have your personal details. In some cases, information needed to be updated and we were forced to track individuals down to get that information. For the customer, these procedures might be frustrating because they haven’t done anything wrong. The world has simply changed. Old institutions need to be updated from time to time. Also, we should note that we have defined categories of customers, which have been available on our website since 31 July. Diplomatic missions are among them, in accord with international diplomatic standards. In any case, we apply the same standards and procedures to all our clients, regardless of their status. As for outside criticism, remember that the ior is accountable to Vatican law, which was recently reinforced in August by Pope Francis’ Motu Proprio. If you want to deal with the world at large — for us this means correspondent banks that are willing to collaborate with us — you must comply with international standards. Accountability plays a major role in what we do.
Mary Nolan
Francis: what's in a name?
Vatican Radio
10:07 02/10/2013
2013-10-02 Vatican - Pope Francis is scheduled to travel to Assisi on Friday, October 4, the feast day of St. Francis of Assisi.
During his one-day pilgrimage to the city where St. Francis was born, the Pope will follow in his footsteps stopping to pray in Churches, Chapels and other places that were meaningful in the life and conversion of the beloved Saint. Amongst these is the Sanctuary of St. Damiano where Francis heard God asking him to go out and rebuild his Church, the magnificent upper Basilica of St. Francis with Giotto’s paintings of his life, the tiny “tugurio” - or hut - where Francis and his companions lived in total poverty, the “Eremo delle Carceri” where Francis prayed and made penance in close contact with nature, the tiny Portiuncula Chapel where Francis began his journey of faith and where he died on October 3 1226, his place of burial in the lower Basilica of St. Francis. The Pope will also meet with the poor, the disabled and the sick, and he will lunch at the Caritas soup kitchen with dozens of poor people who go there every day for assistance and care.
Assisi of course is home to a large Franciscan family, all of whom all looking with joy and with expectation to Pope Francis’s visit to the city of St. Francis. Vatican Radio’s Linda Bordoni chatted to Franciscan friar Joseph Rozansky, International Director of the Franciscan office of Justice, Peace and Integrity of Creation. She began by asking him what his reaction was when the newly nominated Cardinal Bergoglio announced he had chosen Francis as his name.
Fr. Rozansky recalls the episode that saw Cardinal Hummes turning to Bergoglio during the conclave and saying: “remember the poor when you are Pope”. But regardless of that – Fr. Rozanky points out – “his way, his manner, during his first public statements, showed why he chose the name”. And he points out: “Francis is very popular because of the way he always “grabs the bull by the horn” in many ways; he was always very willing to say what the truth of the matter was”. So for me – says Fr Rozansky – “from the beginning that was part of the reason he chose the name. Little by little the other details are coming out like the issue of how we treat poor people, of what’s happening in their lives – or people in general for that matter – the whole pastoral approach of who we are and what we do, the whole ecological issue - environmental justice”.
Fr. Rozansky points out that next year is the 35th anniversary of Francis being named patron of ecology “so what we are trying to do is prepare a reading of what that means for today, because obviously Francis wasn’t an ecologist or an environmentalist, but at the same time he loved creation because that spoke of God’s hand, and it seems to me that is the approach that Pope Francis is taking”. Father Rozansky also speaks of his happiness with the way the Pope “is living up to the name, getting people involved and working on a lot of the issues that for us, Franciscans, are important, and were important to him when he was in Argentina”.
How are Franciscans looking forward to the visit?
“Obviously for us Assisi and its environs are important. But for many different reasons: many people see Assisi as a place of pilgrimage and it depends a lot on how we understand pilgrimage. I’m hoping – just as he did not long ago when he went to visit a center for refugees in Rome, he had some very pointed things to say to religious in general, he asked “what are you doing with your empty convents” he said “you shouldn’t be turning them into hotels” – for me that was great because we had just been doing a reflection on the ethical use of resources. So I think, getting back to Assisi, he could really throw a challenge to us, I hope he does…(…) because it could be for nostalgic reasons that you want to go places like the “carcere” or walk in the steps of St. Francis, but it seems to me we need to retrieve the meaning of those places, what they meant for Francis and what they meant for his life. So for me: when I see the Pope going to Assisi, I hope he will be like his namesake, what he does will challenge us to think more about the gospel, the gospel values and what we are called to do… you need to see and you need to act…”.
“For me, looking to Assisi and to what the Pope will be doing there, I would really like this to be a moment for us to step back and say: “how well are we living the values that we proclaim, our vows, etc., because they are really a call to know the world that we live in and take up the challenges that we see around us today”.
And Father Rozansky continues: “What is it about Francis that after 800 years he is still so popular?” Speaking of a reflection on the subject he was asked to do a while ago, Father Rozansky reveals “I came up with the three “P”s: that he was Polite, he was Persistent and he was Practical. Polite – you could use courteous too; persistence: Francis didn’t give up on things; most of all he was practical: concrete – when God told him “you have to change your life, Francis left his house, left his city and embraced the lepers, literally! When he was praying before the crucifix of St. Damiano and he heard God tell him to rebuild his Church, Francis went out and got building materials and began by repairing the Portiuncula Chapel. And again, in his testament he talks about the Lord telling him to use the greeting of peace: “May the peace of the Lord be with you”. He does and he tells his brothers to do the same thing. And he really goes out, talks to people about the need for peace: Francis address the issue in concrete ways. (…) He was saying: “I know the conflict that you face in your life, we have it in all levels of our society and I challenge you to change that, to live in a different way so that you can find ways to be peaceful”.
Assisi of course is home to a large Franciscan family, all of whom all looking with joy and with expectation to Pope Francis’s visit to the city of St. Francis. Vatican Radio’s Linda Bordoni chatted to Franciscan friar Joseph Rozansky, International Director of the Franciscan office of Justice, Peace and Integrity of Creation. She began by asking him what his reaction was when the newly nominated Cardinal Bergoglio announced he had chosen Francis as his name.
Fr. Rozansky recalls the episode that saw Cardinal Hummes turning to Bergoglio during the conclave and saying: “remember the poor when you are Pope”. But regardless of that – Fr. Rozanky points out – “his way, his manner, during his first public statements, showed why he chose the name”. And he points out: “Francis is very popular because of the way he always “grabs the bull by the horn” in many ways; he was always very willing to say what the truth of the matter was”. So for me – says Fr Rozansky – “from the beginning that was part of the reason he chose the name. Little by little the other details are coming out like the issue of how we treat poor people, of what’s happening in their lives – or people in general for that matter – the whole pastoral approach of who we are and what we do, the whole ecological issue - environmental justice”.
Fr. Rozansky points out that next year is the 35th anniversary of Francis being named patron of ecology “so what we are trying to do is prepare a reading of what that means for today, because obviously Francis wasn’t an ecologist or an environmentalist, but at the same time he loved creation because that spoke of God’s hand, and it seems to me that is the approach that Pope Francis is taking”. Father Rozansky also speaks of his happiness with the way the Pope “is living up to the name, getting people involved and working on a lot of the issues that for us, Franciscans, are important, and were important to him when he was in Argentina”.
How are Franciscans looking forward to the visit?
“Obviously for us Assisi and its environs are important. But for many different reasons: many people see Assisi as a place of pilgrimage and it depends a lot on how we understand pilgrimage. I’m hoping – just as he did not long ago when he went to visit a center for refugees in Rome, he had some very pointed things to say to religious in general, he asked “what are you doing with your empty convents” he said “you shouldn’t be turning them into hotels” – for me that was great because we had just been doing a reflection on the ethical use of resources. So I think, getting back to Assisi, he could really throw a challenge to us, I hope he does…(…) because it could be for nostalgic reasons that you want to go places like the “carcere” or walk in the steps of St. Francis, but it seems to me we need to retrieve the meaning of those places, what they meant for Francis and what they meant for his life. So for me: when I see the Pope going to Assisi, I hope he will be like his namesake, what he does will challenge us to think more about the gospel, the gospel values and what we are called to do… you need to see and you need to act…”.
“For me, looking to Assisi and to what the Pope will be doing there, I would really like this to be a moment for us to step back and say: “how well are we living the values that we proclaim, our vows, etc., because they are really a call to know the world that we live in and take up the challenges that we see around us today”.
And Father Rozansky continues: “What is it about Francis that after 800 years he is still so popular?” Speaking of a reflection on the subject he was asked to do a while ago, Father Rozansky reveals “I came up with the three “P”s: that he was Polite, he was Persistent and he was Practical. Polite – you could use courteous too; persistence: Francis didn’t give up on things; most of all he was practical: concrete – when God told him “you have to change your life, Francis left his house, left his city and embraced the lepers, literally! When he was praying before the crucifix of St. Damiano and he heard God tell him to rebuild his Church, Francis went out and got building materials and began by repairing the Portiuncula Chapel. And again, in his testament he talks about the Lord telling him to use the greeting of peace: “May the peace of the Lord be with you”. He does and he tells his brothers to do the same thing. And he really goes out, talks to people about the need for peace: Francis address the issue in concrete ways. (…) He was saying: “I know the conflict that you face in your life, we have it in all levels of our society and I challenge you to change that, to live in a different way so that you can find ways to be peaceful”.
World population to hit 9.7 billion in 2050
AFP
12:14 02/10/2013
Paris (AFP) - The world's population will rise to 9.7 billion in 2050 from the current level of 7.1 billion and India will overtake China as the world's most populous nation, a French study said Wednesday.
A bi-annual report by the French Institute of Demographic Studies (Ined) projected there would be 10 to 11 billion people on the planet by the end of the century.
The projections ran parallel to forecasts by the United Nations, the World Bank and other prominent national institutes.
A UN study in June said the global population would swell to 9.6 billion in 2050 and the number of people aged 60 and above would catapult from 841 million now to two billion in 2050 and nearly three billion in 2100.
Ined said Africa would be home to a quarter of the world's population in 2050 with 2.5 billion people, more than double the current level of 1.1 billion.
Gilles Pison, the author of the report, said the prevailing fertility rate in Africa was around 4.8 children per woman -- far higher than the global average of 2.5.
The Americas will breach the one-billion mark in 2050 with 1.2 billion inhabitants against 958 million at present.
And Asia's population will increase from 4.3 billion to 5.2 billion in 2050, Ined forecast.
The world's most populous nations are currently China with 1.3 billion people; followed by India (1.2 billion); the United States (316.2 million); Indonesia (248.5 million) and Brazil (195.5 million).
But in 2050, India will take pole position with 1.6 billion people with China in second place at 1.3 billion.
Nigeria, Africa's most populous country, will outstrip the United States with a population of 444 million against a projected 400 million Americans in the middle of the century.
(Source: http://news.yahoo.com/world-population-hit-9-7-billion-2050-221905126.html)
A bi-annual report by the French Institute of Demographic Studies (Ined) projected there would be 10 to 11 billion people on the planet by the end of the century.
The projections ran parallel to forecasts by the United Nations, the World Bank and other prominent national institutes.
A UN study in June said the global population would swell to 9.6 billion in 2050 and the number of people aged 60 and above would catapult from 841 million now to two billion in 2050 and nearly three billion in 2100.
Ined said Africa would be home to a quarter of the world's population in 2050 with 2.5 billion people, more than double the current level of 1.1 billion.
Gilles Pison, the author of the report, said the prevailing fertility rate in Africa was around 4.8 children per woman -- far higher than the global average of 2.5.
The Americas will breach the one-billion mark in 2050 with 1.2 billion inhabitants against 958 million at present.
And Asia's population will increase from 4.3 billion to 5.2 billion in 2050, Ined forecast.
The world's most populous nations are currently China with 1.3 billion people; followed by India (1.2 billion); the United States (316.2 million); Indonesia (248.5 million) and Brazil (195.5 million).
But in 2050, India will take pole position with 1.6 billion people with China in second place at 1.3 billion.
Nigeria, Africa's most populous country, will outstrip the United States with a population of 444 million against a projected 400 million Americans in the middle of the century.
(Source: http://news.yahoo.com/world-population-hit-9-7-billion-2050-221905126.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mẹ Mân Côi, Mẹ Hòa Bình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:52 02/10/2013
Ngày 21 tháng 9 vừa qua, Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã long trọng vinh danh Nữ Tu Công Giáo Angelique Namaika và trao tặng cho chị giải thưởng Nansen. Đây là giải thưởng cao quý của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc để tôn vinh những người làm việc với những người tị nạn. Chị Angelique Namaika đã giúp thay đổi cuộc sống của hơn 2.000 phụ nữ và các bé gái đã bị buộc phải rời nhà của họ sau khi bị nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah lạm dụng trong những năm dài địa ngục của họ.(x. Vietcatholic 30.9.2013).
Hôm nay ngày 7 tháng 10, Giáo Hội suy tôn một phụ nữ diễm phúc nhất trần gian, đó chính là Đức Mẹ Mân Côi. Với tâm tình sùng mộ, mọi tín hữu suy tôn Mẹ Maria là Nữ Vương Ban Sự Bình An. Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Kinh Mân Côi là lời kinh hòa bình. Bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh cầu nguyện cho hòa bình thế giới, mỗi người cầu xin bình an cho gia đình cho tâm hồn mình.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi được ĐGH Piô V thiết lập để ghi nhớ chiến thắng của Hải quân Kitô giáo với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Lepanto ngày 7-10-1571. Chiến thắng là nhờ các tín hữu lần Chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Mẹ ở Rôma vào ngày giao chiến. Một phép lạ của Đức Mẹ trong Tháng Mân Côi. ĐGH Leo XIII đã thiết lập Tháng Mười là tháng Mân Côi vào ngày 1-9-1883 và đã công bố con số kỷ lục là 11 Tông thư về Chuỗi Mân Côi trong triều đại Giáo hoàng của ngài.
Ngày lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, suy tôn Mẹ là Nữ Vương Ban Sự Bình An với 3 lý do.
1. Lý do thứ nhất
Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Kinh Mân Côi, xét về phương diện mầu nhiệm suy gẫm, là kinh về Chúa Giêsu. Nhưng xét về nội dung thành phần của chuỗi hạt, tức là từng kinh Kính Mừng, thì đó là kinh về Đức Maria. Mẹ kết hợp cuộc đời mình với Chúa Giêsu qua 20 ngắm: Vui, Sáng, Thương, Mừng. Vui là vui với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm nhập thể; Sáng cũng là sáng với Chúa Giêsu qua mọi nẻo lối rao giảng Tin Mừng; Thương là thương cùng với Chúa Giêsu trên đường Thánh giá; và Mừng còn là mừng cùng với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm phục sinh. Mỗi ngắm như thế là mỗi phần đời khác nhau, nhưng liên kết cả 20 ngắm lại sẽ thấy cuộc đời của Đức Mẹ gắn bó với đời của Chúa Giêsu không rời nửa bước. Con đi đâu thì Mẹ theo đi đó: Con xuống thế làm người chuộc tội nhân loại, thì Mẹ cũng hiệp công với Con của mình từ đêm giáng sinh cho đến chiều tử nạn mà bước đi trên đường giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi. Con của Mẹ là Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha, thì Mẹ vì sự gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình trong suốt hành trình như thế cũng đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Nếu Eva xưa đã để lại thảm họa, thì với Mẹ Maria cách riêng trong kinh Mân Côi, cách riêng hơn nữa trong lời kinh Ave Maria, nền hòa bình viên mãn của trời đã chính thức mở ra. Vì vậy, Đức Mẹ trong kinh Mân Côi, hay Đức Mẹ Mân Côi cũng chính là Nữ Vương Hòa Bình.
2. Lý do thứ hai
Vì Mẹ cũng hỗ trợ con người trong công cuộc xây dựng hòa bình với nhau.
Vào thế kỷ XIII, bè rối Albigeois nổi lên ở miền Nam nước Pháp. Với Chuỗi Mân côi do Đức Mẹ truyền dạy, chỉ trong một thời gian ngắn, thánh Đaminh đã cảm hóa được 150.000 người theo bè rối trở về cùng Giáo Hội.
Thế kỷ XVI, ảnh hưởng của Tin lành mạnh mẽ và đe dọa toàn cõi Âu Châu. Dân thành Luxembourg vẫn trung thành với Giáo Hội. Hôm ấy toàn thể dân phố được mời tới nhà thờ để nghe giảng thuyết. Khi vị mục sư bước lên tòa giảng, một người giáo dân xướng kinh và tất cả nhà thờ đều lần hạt to tiếng cho đến lúc vị mục sư phải bước xuống tòa giảng và ra khỏi nhà thờ. Nhờ kinh Mân Côi, dân thành Luxembourg giữ vững niềm tin và trung thành với Giáo Hội.
Năm 1511, lịch sử được chứng kiến một thành quả vĩ đại của Kinh Mân Côi mang lại. Chính biến cố lịch sử này là nguồn gốc lễ kính Thánh Mẫu Mân Côi. Khi ấy quân Hồi xâm lăng Âu Châu, tàn phá những nơi họ đi qua, tiêu diệt dân Công Giáo. Cùng với việc triệu tập đạo quân thánh giá từ hai nước Ý và Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi mọi người siêng năng lần chuỗi Mân Côi.
Cuộc chiến quá chênh lệch đã diễn ra tại vịnh Lepante, nhưng với quân số ít ỏi và khí giới thô sơ, người Công Giáo đã thắng trận vẻ vang trước đoàn quân Hồi giáo đông đảo và trang bị hùng hậu. Từ Roma, Đức Giáo Hoàng nghe tin chiến thắng và nói với các vị trong giáo triều hãy tạ ơn Chúa. Hôm đó là ngày 07 tháng 10. Đức Giáo Hoàng đã thiết lập lễ Mân Côi để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ cuộc chiến thắng lịch sử này.
Trước năm 1917, Bồ Đào Nha ở vào một tình trạng suy thoái một cách trầm trọng về phương diện tôn giáo. Gần hai thế kỷ, óc bè phái đã gây nên những chia rẽ và những cuộc nội chiến. Giáo Hội bị bách hại bởi những kẻ theo nhóm tam điểm. Nhà thờ bị phá hủy, các linh mục và tu sĩ bị bắt bớ, khắp nơi người ta tổ chức những đoàn hội chống lại Giáo Hội. Thế nhưng kể từ năm 1917, năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha đã đi vào một khúc quanh mới của lịch sử. Người ta tổ chức những đoàn hội chuyên lo lần hạt Mân Côi để xin Mẹ chấm dứt những xáo trộn và ban mọi ơn lành xuống cho đất nước. Bồ Đào Nha đã xứng đáng với tước hiệu quê hương của kinh Mân Côi.
Lịch sử còn ghi lại nhiều thành quả kỳ diệu khác nữa của Kinh Mân Côi. Chẳng hạn Kinh Mân côi đã mang lại chiến thắng tại Vienna ngày 12 tháng 9 năm1683, hay đã chấm dứt bệnh dịch tại Milan...
Chuỗi Mân Côi chính là một phương thế hòa bình hữu hiệu của mỗi tín hữu. Khi hiện ra tại Lộ Đức hay tại Fatima, Đức Mẹ đều kêu gọi chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Ở đâu kinh Mân Côi được ưa chuộng, ở đó tước hiệu hòa bình đi liền với danh xưng của Mẹ cũng được mộ mến. Ở đâu kinh Mân Côi được cổ võ thì ở đó cũng vang lên lời cầu nguyện tha thiết: “Nữ Vương ban sự bình an, cầu cho chúng con”. Xét về cấu trúc của kinh Mân Côi phần sau của mỗi ngắm chúng ta quen đọc “ta hãy xin cho được” ơn này ơn khác, hoặc phần sau của chính kinh Kính Mừng với câu “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…”, chúng ta cũng thấy cả một dự phóng, cả một chương trình, cả một lời kinh dâng lên Mẹ Mân Côi mong hòa bình nội tâm, làm tiền đề cho cách cư xử giao hòa của con người với Thiên Chúa cũng như cách đối xử hòa bình giữa con người với nhau. Đằng nào cũng thế, giúp đỡ con người dập tắt chiến tranh năm xưa (lý do của lễ Mân Côi) hay là nâng đỡ con người xây dựng hòa bình hôm nay, Đức Mẹ Mân Côi trong lòng Giáo Hội chính là tượng đài Nữ Vương Hòa Bình.
3. Lý do thứ ba
Vì Mẹ còn khuyên tất cả mọi tín hữu siêng năng lần hạt và coi chuỗi kinh Mân Côi như là phương tiện hun đúc hòa bình. Ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra và ban sứ điệp: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng trái tim Mẹ. Đây chính là lộ trình nên Thánh bao gồm ba bước tiếp theo nhau. Chuỗi Mân Côi được đặt như một nhịp cầu giữa một bờ là tội lỗi nhân loại và bờ bên kia chính là ơn thánh hóa của Thiên Chúa. Cũng như việc lần hạt chuyên cần là một phương tiện hiệu quả giúp chúng ta đạt được hòa bình. Chính trong ý nghĩa này, kinh Mân Côi phải được gọi là Kinh của hòa bình. Bao giờ cũng thế, trong nghệ thuật Công Giáo, Đức Mẹ không đứng một mình, luôn luôn có Chúa Giêsu hiện diện, hoặc trong những thế kỷ gần đây tại Lộ Đức, cũng như tại Fatima, Đức Mẹ hiện diện với chuỗi Mân Côi. Nếu có ai hỏi tôi: Đức Mẹ có lần hạt không? Chắc chắn tôi sẽ đưa ra lời khẳng định: Có. Không chỉ vì Đức Mẹ đã lần chuỗi chung với ba trẻ ở Fatima hoặc với cô Bernadette ở Lộ Đức, mà còn ngay trong mầu nhiệm của chuỗi kinh Mân Côi đã có sự hiện diện của Đức Mẹ rồi. Có nghĩa là Mẹ cùng lần hạt với chúng ta và hơn nữa Mẹ kêu gọi chúng ta lần hạt. Cá nhân lần hạt Mân Côi, cá nhân vui sống thảnh thơi an bình; gia đình lần chuỗi Mân Côi, gia đình hạnh phúc một đời an vui.(x.ĐGM Giuse Vũ Duy Thống, bài giảng tại Tàpao ngày 13-10-2011).
Giáo Hội tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi là Nữ Vương Hòa Bình. Chuỗi Mân Côi là chuỗi kinh của nền hòa bình. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận khuyên nhủ: “Chuỗi Mân Côi là giây ràng buộc con với Mẹ, là cuốn phim kỷ niệm con đường hy vọng của Mẹ: âu yếm như Bêlem, khắc khoải như Ai Cập, trầm lặng như Nazareth, lao động như xưởng mộc, sốt sắng như đền thờ, cảm động lúc Chúa giảng, đau khổ bên thánh giá, vui mầng lúc phục sinh, tông đồ bên thánh Gioan. Tóm tắt lại, Chúa sống trong Mẹ, Mẹ trong Chúa, hai cuộc đời chỉ là một. Đừng bỏ chuỗi Mân Côi Mẹ đã trao và nhắn nhủ con sống như Mẹ, với Mẹ, nhờ Mẹ, trong Mẹ” (Đường Hy vọng số 922); “Ai mến Mẹ thì yêu thích chuỗi Mân Côi. Bởi vì chỉ có người yêu mới lặp lại một chuyện, một lời mà không biết nhàm chán” (Đường Hy vọng số 947).
Lạy Mẹ Mân Côi, Nữ Vương Hòa Bình, xin giúp chúng con siêng năng lần hạt Mân Côi. Nhờ đó, chúng con có thể cộng tác với Mẹ trong công cuộc xây dựng nền hòa bình thế giới và đem ơn cứu độ cho muôn dân. Amen.
Hôm nay ngày 7 tháng 10, Giáo Hội suy tôn một phụ nữ diễm phúc nhất trần gian, đó chính là Đức Mẹ Mân Côi. Với tâm tình sùng mộ, mọi tín hữu suy tôn Mẹ Maria là Nữ Vương Ban Sự Bình An. Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Kinh Mân Côi là lời kinh hòa bình. Bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh cầu nguyện cho hòa bình thế giới, mỗi người cầu xin bình an cho gia đình cho tâm hồn mình.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi được ĐGH Piô V thiết lập để ghi nhớ chiến thắng của Hải quân Kitô giáo với quân Thổ Nhĩ Kỳ tại trận Lepanto ngày 7-10-1571. Chiến thắng là nhờ các tín hữu lần Chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Mẹ ở Rôma vào ngày giao chiến. Một phép lạ của Đức Mẹ trong Tháng Mân Côi. ĐGH Leo XIII đã thiết lập Tháng Mười là tháng Mân Côi vào ngày 1-9-1883 và đã công bố con số kỷ lục là 11 Tông thư về Chuỗi Mân Côi trong triều đại Giáo hoàng của ngài.
Ngày lễ kính Đức Mẹ Mân Côi, suy tôn Mẹ là Nữ Vương Ban Sự Bình An với 3 lý do.
1. Lý do thứ nhất
Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Kinh Mân Côi, xét về phương diện mầu nhiệm suy gẫm, là kinh về Chúa Giêsu. Nhưng xét về nội dung thành phần của chuỗi hạt, tức là từng kinh Kính Mừng, thì đó là kinh về Đức Maria. Mẹ kết hợp cuộc đời mình với Chúa Giêsu qua 20 ngắm: Vui, Sáng, Thương, Mừng. Vui là vui với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm nhập thể; Sáng cũng là sáng với Chúa Giêsu qua mọi nẻo lối rao giảng Tin Mừng; Thương là thương cùng với Chúa Giêsu trên đường Thánh giá; và Mừng còn là mừng cùng với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm phục sinh. Mỗi ngắm như thế là mỗi phần đời khác nhau, nhưng liên kết cả 20 ngắm lại sẽ thấy cuộc đời của Đức Mẹ gắn bó với đời của Chúa Giêsu không rời nửa bước. Con đi đâu thì Mẹ theo đi đó: Con xuống thế làm người chuộc tội nhân loại, thì Mẹ cũng hiệp công với Con của mình từ đêm giáng sinh cho đến chiều tử nạn mà bước đi trên đường giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi. Con của Mẹ là Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha, thì Mẹ vì sự gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình trong suốt hành trình như thế cũng đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Nếu Eva xưa đã để lại thảm họa, thì với Mẹ Maria cách riêng trong kinh Mân Côi, cách riêng hơn nữa trong lời kinh Ave Maria, nền hòa bình viên mãn của trời đã chính thức mở ra. Vì vậy, Đức Mẹ trong kinh Mân Côi, hay Đức Mẹ Mân Côi cũng chính là Nữ Vương Hòa Bình.
2. Lý do thứ hai
Vì Mẹ cũng hỗ trợ con người trong công cuộc xây dựng hòa bình với nhau.
Vào thế kỷ XIII, bè rối Albigeois nổi lên ở miền Nam nước Pháp. Với Chuỗi Mân côi do Đức Mẹ truyền dạy, chỉ trong một thời gian ngắn, thánh Đaminh đã cảm hóa được 150.000 người theo bè rối trở về cùng Giáo Hội.
Thế kỷ XVI, ảnh hưởng của Tin lành mạnh mẽ và đe dọa toàn cõi Âu Châu. Dân thành Luxembourg vẫn trung thành với Giáo Hội. Hôm ấy toàn thể dân phố được mời tới nhà thờ để nghe giảng thuyết. Khi vị mục sư bước lên tòa giảng, một người giáo dân xướng kinh và tất cả nhà thờ đều lần hạt to tiếng cho đến lúc vị mục sư phải bước xuống tòa giảng và ra khỏi nhà thờ. Nhờ kinh Mân Côi, dân thành Luxembourg giữ vững niềm tin và trung thành với Giáo Hội.
Năm 1511, lịch sử được chứng kiến một thành quả vĩ đại của Kinh Mân Côi mang lại. Chính biến cố lịch sử này là nguồn gốc lễ kính Thánh Mẫu Mân Côi. Khi ấy quân Hồi xâm lăng Âu Châu, tàn phá những nơi họ đi qua, tiêu diệt dân Công Giáo. Cùng với việc triệu tập đạo quân thánh giá từ hai nước Ý và Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng Piô V kêu gọi mọi người siêng năng lần chuỗi Mân Côi.
Cuộc chiến quá chênh lệch đã diễn ra tại vịnh Lepante, nhưng với quân số ít ỏi và khí giới thô sơ, người Công Giáo đã thắng trận vẻ vang trước đoàn quân Hồi giáo đông đảo và trang bị hùng hậu. Từ Roma, Đức Giáo Hoàng nghe tin chiến thắng và nói với các vị trong giáo triều hãy tạ ơn Chúa. Hôm đó là ngày 07 tháng 10. Đức Giáo Hoàng đã thiết lập lễ Mân Côi để tạ ơn Đức Mẹ và ghi nhớ cuộc chiến thắng lịch sử này.
Trước năm 1917, Bồ Đào Nha ở vào một tình trạng suy thoái một cách trầm trọng về phương diện tôn giáo. Gần hai thế kỷ, óc bè phái đã gây nên những chia rẽ và những cuộc nội chiến. Giáo Hội bị bách hại bởi những kẻ theo nhóm tam điểm. Nhà thờ bị phá hủy, các linh mục và tu sĩ bị bắt bớ, khắp nơi người ta tổ chức những đoàn hội chống lại Giáo Hội. Thế nhưng kể từ năm 1917, năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha đã đi vào một khúc quanh mới của lịch sử. Người ta tổ chức những đoàn hội chuyên lo lần hạt Mân Côi để xin Mẹ chấm dứt những xáo trộn và ban mọi ơn lành xuống cho đất nước. Bồ Đào Nha đã xứng đáng với tước hiệu quê hương của kinh Mân Côi.
Lịch sử còn ghi lại nhiều thành quả kỳ diệu khác nữa của Kinh Mân Côi. Chẳng hạn Kinh Mân côi đã mang lại chiến thắng tại Vienna ngày 12 tháng 9 năm1683, hay đã chấm dứt bệnh dịch tại Milan...
Chuỗi Mân Côi chính là một phương thế hòa bình hữu hiệu của mỗi tín hữu. Khi hiện ra tại Lộ Đức hay tại Fatima, Đức Mẹ đều kêu gọi chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Ở đâu kinh Mân Côi được ưa chuộng, ở đó tước hiệu hòa bình đi liền với danh xưng của Mẹ cũng được mộ mến. Ở đâu kinh Mân Côi được cổ võ thì ở đó cũng vang lên lời cầu nguyện tha thiết: “Nữ Vương ban sự bình an, cầu cho chúng con”. Xét về cấu trúc của kinh Mân Côi phần sau của mỗi ngắm chúng ta quen đọc “ta hãy xin cho được” ơn này ơn khác, hoặc phần sau của chính kinh Kính Mừng với câu “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…”, chúng ta cũng thấy cả một dự phóng, cả một chương trình, cả một lời kinh dâng lên Mẹ Mân Côi mong hòa bình nội tâm, làm tiền đề cho cách cư xử giao hòa của con người với Thiên Chúa cũng như cách đối xử hòa bình giữa con người với nhau. Đằng nào cũng thế, giúp đỡ con người dập tắt chiến tranh năm xưa (lý do của lễ Mân Côi) hay là nâng đỡ con người xây dựng hòa bình hôm nay, Đức Mẹ Mân Côi trong lòng Giáo Hội chính là tượng đài Nữ Vương Hòa Bình.
3. Lý do thứ ba
Vì Mẹ còn khuyên tất cả mọi tín hữu siêng năng lần hạt và coi chuỗi kinh Mân Côi như là phương tiện hun đúc hòa bình. Ngày 13 tháng 10 năm 1917 tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra và ban sứ điệp: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng trái tim Mẹ. Đây chính là lộ trình nên Thánh bao gồm ba bước tiếp theo nhau. Chuỗi Mân Côi được đặt như một nhịp cầu giữa một bờ là tội lỗi nhân loại và bờ bên kia chính là ơn thánh hóa của Thiên Chúa. Cũng như việc lần hạt chuyên cần là một phương tiện hiệu quả giúp chúng ta đạt được hòa bình. Chính trong ý nghĩa này, kinh Mân Côi phải được gọi là Kinh của hòa bình. Bao giờ cũng thế, trong nghệ thuật Công Giáo, Đức Mẹ không đứng một mình, luôn luôn có Chúa Giêsu hiện diện, hoặc trong những thế kỷ gần đây tại Lộ Đức, cũng như tại Fatima, Đức Mẹ hiện diện với chuỗi Mân Côi. Nếu có ai hỏi tôi: Đức Mẹ có lần hạt không? Chắc chắn tôi sẽ đưa ra lời khẳng định: Có. Không chỉ vì Đức Mẹ đã lần chuỗi chung với ba trẻ ở Fatima hoặc với cô Bernadette ở Lộ Đức, mà còn ngay trong mầu nhiệm của chuỗi kinh Mân Côi đã có sự hiện diện của Đức Mẹ rồi. Có nghĩa là Mẹ cùng lần hạt với chúng ta và hơn nữa Mẹ kêu gọi chúng ta lần hạt. Cá nhân lần hạt Mân Côi, cá nhân vui sống thảnh thơi an bình; gia đình lần chuỗi Mân Côi, gia đình hạnh phúc một đời an vui.(x.ĐGM Giuse Vũ Duy Thống, bài giảng tại Tàpao ngày 13-10-2011).
Giáo Hội tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi là Nữ Vương Hòa Bình. Chuỗi Mân Côi là chuỗi kinh của nền hòa bình. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận khuyên nhủ: “Chuỗi Mân Côi là giây ràng buộc con với Mẹ, là cuốn phim kỷ niệm con đường hy vọng của Mẹ: âu yếm như Bêlem, khắc khoải như Ai Cập, trầm lặng như Nazareth, lao động như xưởng mộc, sốt sắng như đền thờ, cảm động lúc Chúa giảng, đau khổ bên thánh giá, vui mầng lúc phục sinh, tông đồ bên thánh Gioan. Tóm tắt lại, Chúa sống trong Mẹ, Mẹ trong Chúa, hai cuộc đời chỉ là một. Đừng bỏ chuỗi Mân Côi Mẹ đã trao và nhắn nhủ con sống như Mẹ, với Mẹ, nhờ Mẹ, trong Mẹ” (Đường Hy vọng số 922); “Ai mến Mẹ thì yêu thích chuỗi Mân Côi. Bởi vì chỉ có người yêu mới lặp lại một chuyện, một lời mà không biết nhàm chán” (Đường Hy vọng số 947).
Lạy Mẹ Mân Côi, Nữ Vương Hòa Bình, xin giúp chúng con siêng năng lần hạt Mân Côi. Nhờ đó, chúng con có thể cộng tác với Mẹ trong công cuộc xây dựng nền hòa bình thế giới và đem ơn cứu độ cho muôn dân. Amen.
Giới Trẻ và Nhóm Ơn Gọi Têrêsa giáo xứ Thọ Ninh mừng Lễ Bổn Mạng
Duy Ân Tuấn Anh
10:31 02/10/2013
Cơn bão số 10 đi qua để lại biết bao dấu ấn đau thương trên mảnh đất miền trung yêu dấu. Đã có biết bao ngôi nhà tốc mái, biết bao người không còn nhà ở, những người đó rồi sẽ đi đâu, về đâu?!…đau thương nối tiếp đau thương là thế, phải chăng đó cũng là một hình ảnh trong ngày lễ mừng kính Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su hôm nay. Chị cũng đã phải trải qua biết bao đau thương cả thể xác lẫn tinh thần để rồi trở nên một vị thánh vĩ đại. Hiệp cùng Giáo Hội Mừng kính Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, tối hôm nay (01/10) Cha xứ An-tôn Nguyễn Xuân Hồng đã dâng thánh lễ đặc biệt cầu nguyện mừng lễ Bổn mạng Giới trẻ và Nhóm Ơn gọi Tê-rê-sa của giáo xứ.
Xem hình ảnh
Sau cơn bão với những bộn bề nghiêng ngã của cây cối bên cạnh đó trời vẫn đang đổ những giọt mưa cuối cùng nhằm cản bước những người có tâm hồn thiện chí. Tuy nhiên vì lòng yêu mến Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, đông đảo bà con Giáo xứ Thọ Ninh về bên vị cha chung sốt sắng dâng thánh lễ thật long trọng. Không phải ngẫu nhiên hay tình cờ mà Ban Giới trẻ cùng với Nhóm Ơn gọi nhận thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su làm bổn mạng. Mà đó là sự cảm nhận sâu xa của biết bao người khi nhìn lên gương của chị. Một mặt, chị là mẫu gương đơn sơ, nhỏ bé, sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu Đức ki-tô. Mặt khác chị là mẫu gương cho những người theo đuổi ơn gọi, luôn sẵn sàng và quyết tâm bước theo Thầy Giê-su chí thánh, cho dù bị từ chối, bị đau đớn về tinh thần và thể xác nhưng chị vẫn một lòng theo đuổi đến cùng.
Trong bài giảng lễ hôm nay, Cha xứ An-tôn đã lược qua một vài nét tiểu sử của chị Tê-rê-sa với một cuộc đời đầy “hoa hồng và thập giá”. Tất cả đều biểu hiện cho tình yêu, một tình yêu trọn hảo như Đức Ki-tô, Ngài nói: “Chị đã trải qua một cuộc đời gian khổ từ lúc ở nhà cho đến khi ở tu viện. Sự đau khổ của chị không chỉ đơn thuần là thể xác mà là cả tình thần. Tuy nhiên, không phải thế mà chị buông xuôi, thay vào đó chị luôn tín thác vào Chúa như con thơ với mẹ hiền, chị luôn cảm nhận Giáo Hội là thân thể trong đó có trái tim là tình yêu. Bởi vậy, chị đã nên thánh bằng con đường thơ ấu thiêng liêng, phó thác, yêu mến, chấp nhận gian khổ”. Chị Tê-rê-sa là thế, Ngài không phải là một nhà uyên bác như Au-gut-ti-nô, như một Tô-ma A-qui-nô thế mà Giáo Hội đã nâng lên hàng “Tiến sĩ Hội thánh”. Ngài cũng không phải là một Phan-xi-cô Xa-vi-ê đi khắp đó đây truyền giáo, thế mà cũng được lấy làm bổn mạng của các xứ truyền giáo.
Giới trẻ ngày nay đang phải đối diện với những thách đố giữa một xã hội giải thiêng và tục hóa, sống theo thuyết tương đối, lung lạc đức tin và đời sống luân lý có nhiều vấn đề. Từ những tấm gương của Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, Cha xứ An-tôn cũng nhấn mạnh đến các bạn trẻ và những người đang theo đuổi ơn gọi của giáo xứ phải biết noi gương chị thánh Tê-rê-sa, sống đơn sơ, khiêm hạ, chấp nhận đau khổ bằng việc bám sát và đừng sợ hãi thập giá. Mặt khác phải biết yêu mến và xây dựng Giáo Hội, bảo tồn và phát huy truyền thống cha ông để lại như Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI căn dặn các bạn trẻ trong sứ điệp Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2013 rằng: “Cha khuyến khích các con hãy nhớ đến những quà tặng đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, để đến lượt mình, các con cũng có thể trao ban cho người khác…Hãy ý thức về những di sản tuyệt vời các con đã lãnh nhận được từ các thế hệ trước”. (Sứ điệp ĐHGTTG 2013, số 2). Lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI cũng chính là lời nhắn nhủ cho thế hệ trẻ Thọ Ninh hôm nay là phải biết trân trọng, bảo tồn, phát huy truyền thống quý báu mà cha ông đã để lại. Đó cũng chính là thao thức lớn mà Cha quản xứ An-tôn gửi tới các bạn trẻ trong ngày lễ bổn mạng này.
Thánh lễ kết thúc nhưng những lời nhắn nhủ dành cho các bạn trẻ luôn còn mãi. Ước mong rằng, Giới trẻ Thọ Ninh luôn cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện và luôn noi theo tinh thần của Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Đồng thời sẵn sàng làm những việc dù bé nhỏ nhưng luôn đẹp lòng Chúa như thánh nhân đã nói: “Xin nhớ rằng không có điều gì là nhỏ bé dưới mắt Thiên Chúa. Hãy làm mọi việc với tình yêu”.
Xem hình ảnh
Sau cơn bão với những bộn bề nghiêng ngã của cây cối bên cạnh đó trời vẫn đang đổ những giọt mưa cuối cùng nhằm cản bước những người có tâm hồn thiện chí. Tuy nhiên vì lòng yêu mến Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, đông đảo bà con Giáo xứ Thọ Ninh về bên vị cha chung sốt sắng dâng thánh lễ thật long trọng. Không phải ngẫu nhiên hay tình cờ mà Ban Giới trẻ cùng với Nhóm Ơn gọi nhận thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su làm bổn mạng. Mà đó là sự cảm nhận sâu xa của biết bao người khi nhìn lên gương của chị. Một mặt, chị là mẫu gương đơn sơ, nhỏ bé, sẵn sàng hy sinh tất cả vì tình yêu Đức ki-tô. Mặt khác chị là mẫu gương cho những người theo đuổi ơn gọi, luôn sẵn sàng và quyết tâm bước theo Thầy Giê-su chí thánh, cho dù bị từ chối, bị đau đớn về tinh thần và thể xác nhưng chị vẫn một lòng theo đuổi đến cùng.
Trong bài giảng lễ hôm nay, Cha xứ An-tôn đã lược qua một vài nét tiểu sử của chị Tê-rê-sa với một cuộc đời đầy “hoa hồng và thập giá”. Tất cả đều biểu hiện cho tình yêu, một tình yêu trọn hảo như Đức Ki-tô, Ngài nói: “Chị đã trải qua một cuộc đời gian khổ từ lúc ở nhà cho đến khi ở tu viện. Sự đau khổ của chị không chỉ đơn thuần là thể xác mà là cả tình thần. Tuy nhiên, không phải thế mà chị buông xuôi, thay vào đó chị luôn tín thác vào Chúa như con thơ với mẹ hiền, chị luôn cảm nhận Giáo Hội là thân thể trong đó có trái tim là tình yêu. Bởi vậy, chị đã nên thánh bằng con đường thơ ấu thiêng liêng, phó thác, yêu mến, chấp nhận gian khổ”. Chị Tê-rê-sa là thế, Ngài không phải là một nhà uyên bác như Au-gut-ti-nô, như một Tô-ma A-qui-nô thế mà Giáo Hội đã nâng lên hàng “Tiến sĩ Hội thánh”. Ngài cũng không phải là một Phan-xi-cô Xa-vi-ê đi khắp đó đây truyền giáo, thế mà cũng được lấy làm bổn mạng của các xứ truyền giáo.
Giới trẻ ngày nay đang phải đối diện với những thách đố giữa một xã hội giải thiêng và tục hóa, sống theo thuyết tương đối, lung lạc đức tin và đời sống luân lý có nhiều vấn đề. Từ những tấm gương của Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, Cha xứ An-tôn cũng nhấn mạnh đến các bạn trẻ và những người đang theo đuổi ơn gọi của giáo xứ phải biết noi gương chị thánh Tê-rê-sa, sống đơn sơ, khiêm hạ, chấp nhận đau khổ bằng việc bám sát và đừng sợ hãi thập giá. Mặt khác phải biết yêu mến và xây dựng Giáo Hội, bảo tồn và phát huy truyền thống cha ông để lại như Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI căn dặn các bạn trẻ trong sứ điệp Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2013 rằng: “Cha khuyến khích các con hãy nhớ đến những quà tặng đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, để đến lượt mình, các con cũng có thể trao ban cho người khác…Hãy ý thức về những di sản tuyệt vời các con đã lãnh nhận được từ các thế hệ trước”. (Sứ điệp ĐHGTTG 2013, số 2). Lời mời gọi của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI cũng chính là lời nhắn nhủ cho thế hệ trẻ Thọ Ninh hôm nay là phải biết trân trọng, bảo tồn, phát huy truyền thống quý báu mà cha ông đã để lại. Đó cũng chính là thao thức lớn mà Cha quản xứ An-tôn gửi tới các bạn trẻ trong ngày lễ bổn mạng này.
Thánh lễ kết thúc nhưng những lời nhắn nhủ dành cho các bạn trẻ luôn còn mãi. Ước mong rằng, Giới trẻ Thọ Ninh luôn cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện và luôn noi theo tinh thần của Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Đồng thời sẵn sàng làm những việc dù bé nhỏ nhưng luôn đẹp lòng Chúa như thánh nhân đã nói: “Xin nhớ rằng không có điều gì là nhỏ bé dưới mắt Thiên Chúa. Hãy làm mọi việc với tình yêu”.
Tiền chủng viện Xã Đoài khai giảng khóa XIV
Đức Tình
10:31 02/10/2013
Lễ khai giảng khởi đầu hành trình dấn thân - “Tiền chủng viện là giai đoạn đặc biệt để được huấn luyện và thực tập ở với Chúa Giê-su”. Đó là lời khẳng định mạnh mẽ của Cha Giám đốc TCV Xã Đoài – JB Nguyễn Kim Đồng – trong Lễ khai giảng năm học mới 2013-2014 dành cho tất cả các Tiền chủng sinh Khóa XIV.
Xem hình ảnh
Buổi lễ khai giảng diễn ra trùng vào ngày Lễ kính thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su 1/10/2013, với sự hiện diện của Đức Cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp, Cha GĐ ĐCV Vinh Thanh - JB Nguyễn Khắc Bá, Cha GĐ TCV Xã Đoài - JB Nguyễn Kim Đồng, các Cha trong Ban Đào tạo, 40 Tiền chủng sinh và gần 80 phụ huynh.
Một buổi Lễ khai giảng đặc biệt - Qua biết bao chờ đợi, thao thức của Qúy Cha trong ban Đào tạo, 40 Tiền chủng sinh và các bậc phụ huynh, buổi Lễ khai giảng đã diễn ra trong khí thế thật hứng khởi và rạo rực niềm tin, dù hàng ngàn buổi Lễ khai giảng khác ở đâu đó đã diễn ra trước cả hàng tháng trời.
Nó đặc biệt bởi được khai mạc bằng tiếng trống vang lên trong hồng ân của Thiên Chúa. Hồng ân ấy đổ xuống dồi dào trên 40 Tiền chủng sinh được tuyển chọn trong một kỳ thi lạ lùng với 410 ứng sinh dự tuyển, một kỷ lục được xác lập trong lịch sử tuyển sinh của Giáo phận.
Nó đặc biệt bởi không phải là khởi đầu để đi tìm những kiến thức phổ thông hay chuyên ngành ngoài xã hội, mà là để khám phá nét đẹp trong hai nội dung đào tạo chính là tu đức và nhân bản. Và để làm khung hỗ trợ cho hai nội dung đào tạo ấy lại là ba nhân tố đặc biệt, như lời Cha Linh hướng Phê-rô Nguyễn Vĩnh Tâm đã chia sẻ trong buổi lễ khai giảng. Đó là Nguồn lực đào tạo Chúa Thánh Thần, Chủ lực đào tạo Tiền chủng sinh và Trợ lực đào tạo là Giáo Hội, cụ thể là Qúy Cha trong ban Đào tạo.
Nó đặc biệt bởi lần đầu tiên trong lịch sử thành lập TCV, Qúy phụ huynh của các Tiền chủng sinh từ cả ba tỉnh trong GP được tham dự và chia sẻ niềm vui với con cái mình trong ngày lễ trọng đại này.
Chắc chắn rằng, buổi Lễ khai giảng đặc biệt như thế sẽ để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng tất cả mọi người, và cất cánh bay xa trên con đường ơn gọi của 40 Tiền chủng sinh.
Dấn thân để khởi đầu hành trình tình yêu - Ơn gọi độc thân dân hiến bước đi trong tình yêu và lấy tình yêu làm trọng tâm hoạt động. Tình yêu là động lực, là sứ vụ và trách nhiệm của tất cả những ai bước theo con đường này. Chính vì vậy, trong thánh lễ Khai giảng, Đức Giám Mục Phao-lô đã chia sẻ: “Trong tất cả mọi ân sủng, tình yêu chiếm vị trí cao cả hơn hết. Người tử đạo chỉ có thể chết vì tình yêu. Nhà truyền giáo đi xa xăm cũng vì động lực tình yêu. Chiếm được tình yêu là chiếm được tất cả”.
Ngài khuyên nhủ các Tân Tiền chủng sinh: “Chính tình yêu dun dủi anh em đến đây, chính tình yêu đồng hành với anh em, chính tình yêu làm động lực cho mọi hoạt động của anh em, để trước những hoạn nạn khó khăn, anh em cảm thấy được tình yêu Chúa che chở”.
Hành trình tình yêu ấy quả thực là một chặng đường dài và nhiều trắc trở. Bởi Tiền chủng viện chỉ là giai đoạn phân định ơn gọi và thanh lọc động lực ơn gọi. Chính vị Cha chung của chúng ta đã lo lắng: “Đây là một chặng đường dài thăm thẳm, rất diệu vợi và nhiêu khê, không biết rằng đến cuối chặng đường này còn bao nhiêu người”.
Hành trình ấy đặt các Tiền chủng sinh đứng trước thử thách không hề nhỏ, đòi hỏi sự dấn thân và hy sinh thực sự lớn lao. Nhưng chúng ta vẫn tin chắc rằng “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đức Kitô Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Philipê 4:13).
Cuối ngày Lễ khai giảng là buổi gặp mặt chia sẻ hết sức thân tình, gần gũi của Qúy Cha trong Ban Đào tạo, các Tiền chủng sinh và toàn thể phụ huynh. Không khí ấm cúng với những lời dặn dò, nhắc nhở của Qúy Cha, với những trao gửi đầy trách nhiệm và yêu thương của các bậc cha mẹ chắc chắn sẽ đọng lại mãi nơi tất cả những ai tham dự.
Xem hình ảnh
Buổi lễ khai giảng diễn ra trùng vào ngày Lễ kính thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su 1/10/2013, với sự hiện diện của Đức Cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp, Cha GĐ ĐCV Vinh Thanh - JB Nguyễn Khắc Bá, Cha GĐ TCV Xã Đoài - JB Nguyễn Kim Đồng, các Cha trong Ban Đào tạo, 40 Tiền chủng sinh và gần 80 phụ huynh.
Một buổi Lễ khai giảng đặc biệt - Qua biết bao chờ đợi, thao thức của Qúy Cha trong ban Đào tạo, 40 Tiền chủng sinh và các bậc phụ huynh, buổi Lễ khai giảng đã diễn ra trong khí thế thật hứng khởi và rạo rực niềm tin, dù hàng ngàn buổi Lễ khai giảng khác ở đâu đó đã diễn ra trước cả hàng tháng trời.
Nó đặc biệt bởi được khai mạc bằng tiếng trống vang lên trong hồng ân của Thiên Chúa. Hồng ân ấy đổ xuống dồi dào trên 40 Tiền chủng sinh được tuyển chọn trong một kỳ thi lạ lùng với 410 ứng sinh dự tuyển, một kỷ lục được xác lập trong lịch sử tuyển sinh của Giáo phận.
Nó đặc biệt bởi không phải là khởi đầu để đi tìm những kiến thức phổ thông hay chuyên ngành ngoài xã hội, mà là để khám phá nét đẹp trong hai nội dung đào tạo chính là tu đức và nhân bản. Và để làm khung hỗ trợ cho hai nội dung đào tạo ấy lại là ba nhân tố đặc biệt, như lời Cha Linh hướng Phê-rô Nguyễn Vĩnh Tâm đã chia sẻ trong buổi lễ khai giảng. Đó là Nguồn lực đào tạo Chúa Thánh Thần, Chủ lực đào tạo Tiền chủng sinh và Trợ lực đào tạo là Giáo Hội, cụ thể là Qúy Cha trong ban Đào tạo.
Nó đặc biệt bởi lần đầu tiên trong lịch sử thành lập TCV, Qúy phụ huynh của các Tiền chủng sinh từ cả ba tỉnh trong GP được tham dự và chia sẻ niềm vui với con cái mình trong ngày lễ trọng đại này.
Chắc chắn rằng, buổi Lễ khai giảng đặc biệt như thế sẽ để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng tất cả mọi người, và cất cánh bay xa trên con đường ơn gọi của 40 Tiền chủng sinh.
Dấn thân để khởi đầu hành trình tình yêu - Ơn gọi độc thân dân hiến bước đi trong tình yêu và lấy tình yêu làm trọng tâm hoạt động. Tình yêu là động lực, là sứ vụ và trách nhiệm của tất cả những ai bước theo con đường này. Chính vì vậy, trong thánh lễ Khai giảng, Đức Giám Mục Phao-lô đã chia sẻ: “Trong tất cả mọi ân sủng, tình yêu chiếm vị trí cao cả hơn hết. Người tử đạo chỉ có thể chết vì tình yêu. Nhà truyền giáo đi xa xăm cũng vì động lực tình yêu. Chiếm được tình yêu là chiếm được tất cả”.
Ngài khuyên nhủ các Tân Tiền chủng sinh: “Chính tình yêu dun dủi anh em đến đây, chính tình yêu đồng hành với anh em, chính tình yêu làm động lực cho mọi hoạt động của anh em, để trước những hoạn nạn khó khăn, anh em cảm thấy được tình yêu Chúa che chở”.
Hành trình tình yêu ấy quả thực là một chặng đường dài và nhiều trắc trở. Bởi Tiền chủng viện chỉ là giai đoạn phân định ơn gọi và thanh lọc động lực ơn gọi. Chính vị Cha chung của chúng ta đã lo lắng: “Đây là một chặng đường dài thăm thẳm, rất diệu vợi và nhiêu khê, không biết rằng đến cuối chặng đường này còn bao nhiêu người”.
Hành trình ấy đặt các Tiền chủng sinh đứng trước thử thách không hề nhỏ, đòi hỏi sự dấn thân và hy sinh thực sự lớn lao. Nhưng chúng ta vẫn tin chắc rằng “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đức Kitô Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Philipê 4:13).
Cuối ngày Lễ khai giảng là buổi gặp mặt chia sẻ hết sức thân tình, gần gũi của Qúy Cha trong Ban Đào tạo, các Tiền chủng sinh và toàn thể phụ huynh. Không khí ấm cúng với những lời dặn dò, nhắc nhở của Qúy Cha, với những trao gửi đầy trách nhiệm và yêu thương của các bậc cha mẹ chắc chắn sẽ đọng lại mãi nơi tất cả những ai tham dự.
Đại Hội Kèn-Trống-Chiêng giáo hạt Thanh Oai và hạt Phú Xuyên
Tin Yêu
12:04 02/10/2013
HÀ NỘI – Thứ bẩy 28/09/2013, Có 850 thành viên hội kèn-trống-chiêng giáo hạt Thanh Oai và hạt Phú Xuyên đã về dự đại hội và mừng lễ thánh Micae bổn mạng. Đại hội được tổ chức tại giáo xứ Nghĩa ải – Hạt Thanh Oai – TGP Hà nội.
Xem hình ảnh
Chương trình được bắt đầu với phần đón tiếp và lúc 7h30. Khoảng 8h00 các đoàn đã có mặt khá đông đủ và tập trung tại sân trước cửa nhà thờ để tổng duyệt một số bài kèn – trống – chiêng, chuẩn bị cho thánh lễ và phần biểu diễn.
Đúng 8h45, sau khi MC đã giới thiệu thành phần tham dự, cha Phao-lô Nguyễn Văn Đoàn – Quản hạt Thanh oai đã lên phát biểu và khai mạc đại hội. Sau phần khai mạc, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, trưởng ban Thánh Nhạc TGP Hà nội đã lên chia sẻ với đề tài: “Nhạc trong phung vụ”… Ngài nhấn mạnh đến vai trò phục vụ, tức là phục vụ trong tinh thần vô vị lợi, nhiệt tình và sốt sáng. Phục vụ nhiệt tình là trân quý, nhưng phải tham dự trọn vẹn thánh lễ. Ngài nhấn mạnh hơn nữa là cần tránh không làm “tục hóa” nội dung các bản nhạc. Không đưa những bản nhạc “đời” vào trong phụng vụ, trong thánh lễ và ngược lại, không đưa nhạc thánh phục vụ những nơi không thích hợp, bất xứng hay trần tục. Những bản nhạc nào không hiểu thì phải hỏi người chuyên môn, nếu không biết là bản nhạc gì thì tốt nhất là không sử dụng. Kết thúc bài chia sẻ, Cha Trưởng ban Thánh Nhạc hứa sẽ sớm hoàn thành những bản nhạc tổng phổ giúp cho các đội kèn, trống trong tổng giáo phận có những bản nhạc chung, để bất cứ nơi nào, hay dịp lễ lớn nào, các đội kèn, trống trong tổng giáo phận sẽ cùng hòa tấu…
Sau phần giao lưu, hoc hỏi, cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sáng, đặc trách thánh nhạc hạt Thanh Oai đã lên phát biểu và định hướng cho năm tới.
Cao điểm của đại hội là thánh lễ mừng kính thánh Micae quan thầy lúc 10h30. Hiện diện trong thánh lễ, có cha Quản Hạt Nam Định, Cha Quản Hạt Thanh Oai, cha Giuse Bùi Quang Tào, chính xứ Nghĩa Ải, cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sáng, đặc trách thánh nhạc hạt Thanh Oai và quý cha trong hạt.
Thánh lễ diễn ra trong sự trang nghiêm và sốt sáng. Cuối thánh lễ một vị đại diện cho các đội kèn, trống đã cám ơn quý cha, cám ơn ban tổ chức và mọi người, đồng thời nói lên niềm vui vì được quy tụ lại với nhau trong ngày lễ quan thầy. Đây cũng là dịp giao lưu học hỏi và cổ vũ tinh thần cho nhau.
Sau thánh lễ mọi người cùng liên hoan với các ban kèn – trống – chiêng tại hội trường của giáo xứ.
Xem hình ảnh
Chương trình được bắt đầu với phần đón tiếp và lúc 7h30. Khoảng 8h00 các đoàn đã có mặt khá đông đủ và tập trung tại sân trước cửa nhà thờ để tổng duyệt một số bài kèn – trống – chiêng, chuẩn bị cho thánh lễ và phần biểu diễn.
Đúng 8h45, sau khi MC đã giới thiệu thành phần tham dự, cha Phao-lô Nguyễn Văn Đoàn – Quản hạt Thanh oai đã lên phát biểu và khai mạc đại hội. Sau phần khai mạc, cha Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, trưởng ban Thánh Nhạc TGP Hà nội đã lên chia sẻ với đề tài: “Nhạc trong phung vụ”… Ngài nhấn mạnh đến vai trò phục vụ, tức là phục vụ trong tinh thần vô vị lợi, nhiệt tình và sốt sáng. Phục vụ nhiệt tình là trân quý, nhưng phải tham dự trọn vẹn thánh lễ. Ngài nhấn mạnh hơn nữa là cần tránh không làm “tục hóa” nội dung các bản nhạc. Không đưa những bản nhạc “đời” vào trong phụng vụ, trong thánh lễ và ngược lại, không đưa nhạc thánh phục vụ những nơi không thích hợp, bất xứng hay trần tục. Những bản nhạc nào không hiểu thì phải hỏi người chuyên môn, nếu không biết là bản nhạc gì thì tốt nhất là không sử dụng. Kết thúc bài chia sẻ, Cha Trưởng ban Thánh Nhạc hứa sẽ sớm hoàn thành những bản nhạc tổng phổ giúp cho các đội kèn, trống trong tổng giáo phận có những bản nhạc chung, để bất cứ nơi nào, hay dịp lễ lớn nào, các đội kèn, trống trong tổng giáo phận sẽ cùng hòa tấu…
Sau phần giao lưu, hoc hỏi, cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sáng, đặc trách thánh nhạc hạt Thanh Oai đã lên phát biểu và định hướng cho năm tới.
Cao điểm của đại hội là thánh lễ mừng kính thánh Micae quan thầy lúc 10h30. Hiện diện trong thánh lễ, có cha Quản Hạt Nam Định, Cha Quản Hạt Thanh Oai, cha Giuse Bùi Quang Tào, chính xứ Nghĩa Ải, cha An-tôn Nguyễn Ngọc Sáng, đặc trách thánh nhạc hạt Thanh Oai và quý cha trong hạt.
Thánh lễ diễn ra trong sự trang nghiêm và sốt sáng. Cuối thánh lễ một vị đại diện cho các đội kèn, trống đã cám ơn quý cha, cám ơn ban tổ chức và mọi người, đồng thời nói lên niềm vui vì được quy tụ lại với nhau trong ngày lễ quan thầy. Đây cũng là dịp giao lưu học hỏi và cổ vũ tinh thần cho nhau.
Sau thánh lễ mọi người cùng liên hoan với các ban kèn – trống – chiêng tại hội trường của giáo xứ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phản ứng về bản án sau phiên tòa xử Ls Lê Quốc Quân tôi danh trốn thuế
Lê Anh Hùng
17:45 02/10/2013
Quan hệ Việt-Mỹ gây chú ý sau phiên xét xử blogger ở Hà Nội
James Hookway, của tờ Wall Street Journal (WSJ) - Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã nhanh chóng đưa ra bản tuyên bố chỉ trích quyết phiên xét xử luật sư Lê Quốc Quân.
Mối quan hệ vốn đang dần ấm lên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa trở nên lãnh đạm sau tòa án tại Hà Nội kết án một luật sư nhân quyền nổi tiếng từng được đào tạo ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân cũng là một trong những blogger được nhiều người biết đến, vừa bị tòa kết án 30 tháng tù giam với tội trốn thuế - cáo buộc mà dư luận cho rằng mang nhiều động cơ chính trị.
Hai nước cựu thù gần đây đã phát triển mạnh mẽ hơn với các mối quan hệ thương mại và quân sự ngày càng gia tăng mà đỉnh cao là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Tòa Bạch Ốc gặp Tổng thống Barack Obama hồi tháng Bảy vừa qua. Nhưng vấn đề nhân quyền tiếp tục làm suy yếu triển vọng phát triển giữa hai nước, trong khi đó Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân - nhà hoạt động nhân quyền 42 tuổi vừa bị Hà Nội kết án hôm thứ Tư.
Luật sư Lê Quốc Quân tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 2 tháng Mười, 2013. Ảnh: AP
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố sau khi phiên tòa kết thúc, cáo buộc Việt Nam sử dụng các luật thuế cho các vụ án chính trị và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị khác.
“Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại”, bản tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa”.
Ông Quân tiếp tục giữ quan điểm cho rằng ông vô tội suốt quá trình tố tụng kéo dài nửa ngày dài, và mô tả ông là nạn nhân của “hành động chính trị” trong phiên tòa trước khi video và âm thanh ở phòng kế bên dành cho phóng viên và các nhà ngoại giao bị cắt.
“Nếu phiên tòa này có công lý thì trả tự do cho tôi”, ông nói.
Thẩm phán Lê Thị Hợp nói rằng ông Quân bị kết tội vì trốn thanh toán tiền thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 30.000 USD liên quan đến các hợp đồng tư vấn mà ông làm tại Hà Nội. Ông đã bị bắt hồi cuối tháng Mười hai năm ngoái khi đưa con gái ông đến trường, vài ngày sau khi ông đăng một bài viết trên blog của mình chỉ trích sự độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo bản án này.
“Bản thân tôi thấy rằng các bằng chứng mà các công tố viên trình bày là không thực sự thuyết phục”, ông Sơn nói.
Quan chức chính phủ Việt Nam đã không có thể liên lạc được để đưa ra lời bình luận.
Đối với Hoa Kỳ và các chính phủ nước ngoài khác, ông Quân đã trở thành biểu tượng về số phận của nhiều người bất đồng chính kiến khác tại Việt Nam, và chính quyền Việt Nam trở nên cảnh giác hơn về phiên tòa hôm thứ Tư vì lo ngại những người ủng hộ ông Quân sẽ tụ tập biểu tình phản đối phiên tòa. An ninh trong khu vực đã được thắt chặt với hàng trăm công an giữa lúc những người ủng hộ ông Quân tụ tập tại một nhà thờ Công Giáo gần đó cầu nguyện cho công lý.
Ít nhất 46 nhà hoạt động, trong đó có nhiều blogger, đã bị bỏ tù trong năm nay vì chỉ trích sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Con số này còn nhiều hơn cả tổng số của năm 2012. Phóng viên Không Biên giới trong tháng Bảy cho biết rằng Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng các blogger đã bị bắt giữ. Một số người khác cũng đã từng bị chính quyền cáo buộc về tội trốn thuế trong đó có ông Nguyễn Văn Hải, còn được biết đến với bút danh nổi tiếng là Điếu Cày. Ông Hải đã bị chính quyền Việt Nam cáo buộc tội trốn thuế hồi năm 2008.
Các cuộc đàn áp cho thấy các lãnh đạo độc tài tại Việt Nam đang lo ngại rất nhiều về Internet ở nước này. Số liệu về người sử dụng Internet đang ngày càng gia tăng, trong đó hơn một phần ba người dân tại đây truy cập vào mạng mỗi ngày - một tỷ lệ cao hơn so với Indonesia hoặc Thái Lan. Những người bất đồng chính kiến hiện đang tận dụng diễn đàn này để chỉ trích Việt Nam thiếu các quyền dân sự cũng như sự quản lý yếu kém của chính phủ đối với nền kinh tế.
Riêng ông Quân đã có một số bài nhạy cảm hơn. Ông đã bình luận về các chủ đề mà không được truyền thông nhà nước nhắc đến, kể cả vấn đề nhân quyền và chính trị.
Năm 2007, ông đã bị bắt sau khi trở về từ một khóa học bổng tại Hoa Kỳ do National Endowment for Democracy bảo trợ. Sau đó Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain và cựu Ngoại trưởng Madeline Albright đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông. Tổ chức Ân xá Quốc tế sau đó tuyên bố ông Quân là một tù nhân lương tâm và ông đã được trả tự do ba tháng sau đó.
Hồi năm 2011, ông Quân đã từng bị giam giữ trong một thời hạn ngắn vì nỗ lực tham gia các phiên tòa của các nhân vật bất đồng chính kiến khác, và từ đó ông nhiều lần bị chính quyền Việt Nam tổ chức các chiến dịch dọa dẫm bạo lực chống lại ông và những người ủng hộ ông.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
***
Luật sư Lê Quốc Quân tuyên bố tại tòa án:: “Tôi là nạn nạn nhân của những hành động chính trị. Đã từ lâu tôi là người tố cáo và chiến đấu với vấn nạn tham nhũng, bộ máy quan liêu, và sự trì trệ đang làm nguy hại đất nước này. Nói thật, tôi bị tuyên án chỉ vì tôi yêu đất nước tôi.” (Theo lời tường thuật của Phóng viên Chris Brummitt của Thông tấn Associated Press (AP) có mặt tại tòa)
Tin Đài BBC cho biết: Ông Phil Robertson, từ tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở Hoa Kỳ, Human Rights Watch, nói với BBC sau phiên tòa: “Bằng cách bỏ tù Lê Quốc Quân với cáo buộc có động cơ chính trị, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ đặt ưu tiên cho việc bịt miệng những nhân vật nổi bật cổ vũ nhân quyền và chính trị. Đây là dấu đen cho hồ sơ nhân quyền Việt Nam và cho thấy chính phủ trắng trợn bỏ qua các ràng buộc nhân quyền. Những nhà tài trợ cần công khai lên án sự bất công này, đòi thả Lê Quốc Quân và nói rõ rằng việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền sẽ có hại cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 11 này.”
Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Công ty của ông Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng, luật sư Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, nói với BBC.
Mức án 30 tháng tù là mức cao nhất mà Viện Kiểm sát đề nghị trong phiên tòa diễn ra từ 8:30 phút sáng 2/10 và mới kết thúc lúc khoảng 2 giờ chiều. Tuy nhiên nó thấp hơn mức cao nhất ghi ở Khoản 3 Điều 161 Bộ Luật Hình sự, trong đó trốn thuế hơn 600 triệu đồng thì mức hình phạt tối đa là 7 năm tù.
Cũng theo luật sư Nam, gia đình ông Quân sẽ kháng cáo. “Ông Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo”, ông Nam nói thêm.
Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm trong dự đoán. “Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm,” ông nói. “Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm.”
Trả lời BBC sau phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ ông Lê Quốc Quân nói gia đình “cực lực phản đối bản án bất công này”. Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, một số người ủng hộ ông Lê Quốc Quân đang tụ tập hô khẩu hiệu phản đối bản án.
Ngay sau khi bản án được đưa ra, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có lập tức có thông cáo bày tỏ quan ngại.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại,” thông cáo viết.
“Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.”
***
Còn theo Bản tin của AFP tại Hà Nội nói hàng trăm người ủng hộ luật sư Quân đã biểu tình phản đối hôm 2/10. “Tầm mức cuộc biểu tình thật bất thường ở đất nước cộng sản.” AFP nói một phóng viên của họ bị công an mặc thường phục buộc rời khỏi nơi biểu tình.
Một phóng viên khác của AFP được phép xem phiên xử trên màn hình ở một phòng riêng, mặc dù “phần tiếng thỉnh thoảng bị cắt”, theo bản tin. Theo FB Thanh Niên Công Giáo, nhà nước huy động hết cả lực lượng CA, AN, Dân Quân và các thành phần thanh niên theo đảng tại Hà Nội đều có mặt trên khắp nẻo đường từ Thái Hà đến tòa án.
***
Bà Nani Jansen, từ nhóm Media Legal Defence Initiative, cho BBC biết phản ứng sau phiên xử. Đây là một nhóm các tổ chức nhân quyền và luật sư, gửi thỉnh nguyện thư cho Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD), nêu trường hợp ông Quân. “Kết quả phiên tòa là kết cục rất đáng thất vọng của một quy trình vi phạm nguyên tắc xét xử công bằng.
Bản án không thể chấp nhận được. Ông Quân bị trừng phạt chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và hoạt động của một nhà bảo vệ nhân quyền. Media Legal Defence Initiative và các đối tác sẽ tiếp tục cổ vũ cho việc trả tự do cho ông.”
James Hookway, của tờ Wall Street Journal (WSJ) - Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước - Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã nhanh chóng đưa ra bản tuyên bố chỉ trích quyết phiên xét xử luật sư Lê Quốc Quân.
Mối quan hệ vốn đang dần ấm lên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa trở nên lãnh đạm sau tòa án tại Hà Nội kết án một luật sư nhân quyền nổi tiếng từng được đào tạo ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân cũng là một trong những blogger được nhiều người biết đến, vừa bị tòa kết án 30 tháng tù giam với tội trốn thuế - cáo buộc mà dư luận cho rằng mang nhiều động cơ chính trị.
Hai nước cựu thù gần đây đã phát triển mạnh mẽ hơn với các mối quan hệ thương mại và quân sự ngày càng gia tăng mà đỉnh cao là chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Tòa Bạch Ốc gặp Tổng thống Barack Obama hồi tháng Bảy vừa qua. Nhưng vấn đề nhân quyền tiếp tục làm suy yếu triển vọng phát triển giữa hai nước, trong khi đó Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân - nhà hoạt động nhân quyền 42 tuổi vừa bị Hà Nội kết án hôm thứ Tư.
Luật sư Lê Quốc Quân tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 2 tháng Mười, 2013. Ảnh: AP
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố sau khi phiên tòa kết thúc, cáo buộc Việt Nam sử dụng các luật thuế cho các vụ án chính trị và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị khác.
“Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại”, bản tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa”.
Ông Quân tiếp tục giữ quan điểm cho rằng ông vô tội suốt quá trình tố tụng kéo dài nửa ngày dài, và mô tả ông là nạn nhân của “hành động chính trị” trong phiên tòa trước khi video và âm thanh ở phòng kế bên dành cho phóng viên và các nhà ngoại giao bị cắt.
“Nếu phiên tòa này có công lý thì trả tự do cho tôi”, ông nói.
Thẩm phán Lê Thị Hợp nói rằng ông Quân bị kết tội vì trốn thanh toán tiền thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 30.000 USD liên quan đến các hợp đồng tư vấn mà ông làm tại Hà Nội. Ông đã bị bắt hồi cuối tháng Mười hai năm ngoái khi đưa con gái ông đến trường, vài ngày sau khi ông đăng một bài viết trên blog của mình chỉ trích sự độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo bản án này.
“Bản thân tôi thấy rằng các bằng chứng mà các công tố viên trình bày là không thực sự thuyết phục”, ông Sơn nói.
Quan chức chính phủ Việt Nam đã không có thể liên lạc được để đưa ra lời bình luận.
Đối với Hoa Kỳ và các chính phủ nước ngoài khác, ông Quân đã trở thành biểu tượng về số phận của nhiều người bất đồng chính kiến khác tại Việt Nam, và chính quyền Việt Nam trở nên cảnh giác hơn về phiên tòa hôm thứ Tư vì lo ngại những người ủng hộ ông Quân sẽ tụ tập biểu tình phản đối phiên tòa. An ninh trong khu vực đã được thắt chặt với hàng trăm công an giữa lúc những người ủng hộ ông Quân tụ tập tại một nhà thờ Công Giáo gần đó cầu nguyện cho công lý.
Ít nhất 46 nhà hoạt động, trong đó có nhiều blogger, đã bị bỏ tù trong năm nay vì chỉ trích sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Con số này còn nhiều hơn cả tổng số của năm 2012. Phóng viên Không Biên giới trong tháng Bảy cho biết rằng Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về số lượng các blogger đã bị bắt giữ. Một số người khác cũng đã từng bị chính quyền cáo buộc về tội trốn thuế trong đó có ông Nguyễn Văn Hải, còn được biết đến với bút danh nổi tiếng là Điếu Cày. Ông Hải đã bị chính quyền Việt Nam cáo buộc tội trốn thuế hồi năm 2008.
Các cuộc đàn áp cho thấy các lãnh đạo độc tài tại Việt Nam đang lo ngại rất nhiều về Internet ở nước này. Số liệu về người sử dụng Internet đang ngày càng gia tăng, trong đó hơn một phần ba người dân tại đây truy cập vào mạng mỗi ngày - một tỷ lệ cao hơn so với Indonesia hoặc Thái Lan. Những người bất đồng chính kiến hiện đang tận dụng diễn đàn này để chỉ trích Việt Nam thiếu các quyền dân sự cũng như sự quản lý yếu kém của chính phủ đối với nền kinh tế.
Riêng ông Quân đã có một số bài nhạy cảm hơn. Ông đã bình luận về các chủ đề mà không được truyền thông nhà nước nhắc đến, kể cả vấn đề nhân quyền và chính trị.
Năm 2007, ông đã bị bắt sau khi trở về từ một khóa học bổng tại Hoa Kỳ do National Endowment for Democracy bảo trợ. Sau đó Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain và cựu Ngoại trưởng Madeline Albright đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông. Tổ chức Ân xá Quốc tế sau đó tuyên bố ông Quân là một tù nhân lương tâm và ông đã được trả tự do ba tháng sau đó.
Hồi năm 2011, ông Quân đã từng bị giam giữ trong một thời hạn ngắn vì nỗ lực tham gia các phiên tòa của các nhân vật bất đồng chính kiến khác, và từ đó ông nhiều lần bị chính quyền Việt Nam tổ chức các chiến dịch dọa dẫm bạo lực chống lại ông và những người ủng hộ ông.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
***
Luật sư Lê Quốc Quân tuyên bố tại tòa án:: “Tôi là nạn nạn nhân của những hành động chính trị. Đã từ lâu tôi là người tố cáo và chiến đấu với vấn nạn tham nhũng, bộ máy quan liêu, và sự trì trệ đang làm nguy hại đất nước này. Nói thật, tôi bị tuyên án chỉ vì tôi yêu đất nước tôi.” (Theo lời tường thuật của Phóng viên Chris Brummitt của Thông tấn Associated Press (AP) có mặt tại tòa)
Tin Đài BBC cho biết: Ông Phil Robertson, từ tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở Hoa Kỳ, Human Rights Watch, nói với BBC sau phiên tòa: “Bằng cách bỏ tù Lê Quốc Quân với cáo buộc có động cơ chính trị, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ đặt ưu tiên cho việc bịt miệng những nhân vật nổi bật cổ vũ nhân quyền và chính trị. Đây là dấu đen cho hồ sơ nhân quyền Việt Nam và cho thấy chính phủ trắng trợn bỏ qua các ràng buộc nhân quyền. Những nhà tài trợ cần công khai lên án sự bất công này, đòi thả Lê Quốc Quân và nói rõ rằng việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền sẽ có hại cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 11 này.”
Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Công ty của ông Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng, luật sư Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho ông Quân, nói với BBC.
Mức án 30 tháng tù là mức cao nhất mà Viện Kiểm sát đề nghị trong phiên tòa diễn ra từ 8:30 phút sáng 2/10 và mới kết thúc lúc khoảng 2 giờ chiều. Tuy nhiên nó thấp hơn mức cao nhất ghi ở Khoản 3 Điều 161 Bộ Luật Hình sự, trong đó trốn thuế hơn 600 triệu đồng thì mức hình phạt tối đa là 7 năm tù.
Cũng theo luật sư Nam, gia đình ông Quân sẽ kháng cáo. “Ông Quân đã tuyên bố tại tòa là mình vô tội và sẽ kháng cáo”, ông Nam nói thêm.
Luật sư bào chữa cho ông Lê Quốc Quân cũng cho biết bản án này là nằm trong dự đoán. “Tôi đã dự đoán là tầm hai năm hoặc trên hai năm,” ông nói. “Cái này nằm trong dự định rồi, họ đã quyết định từ lâu, nên việc ngày hôm nay xảy ra không bất ngờ lắm.”
Trả lời BBC sau phiên tòa, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ ông Lê Quốc Quân nói gia đình “cực lực phản đối bản án bất công này”. Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Hà Nội, một số người ủng hộ ông Lê Quốc Quân đang tụ tập hô khẩu hiệu phản đối bản án.
Ngay sau khi bản án được đưa ra, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã có lập tức có thông cáo bày tỏ quan ngại.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại,” thông cáo viết.
“Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.”
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.”
***
Còn theo Bản tin của AFP tại Hà Nội nói hàng trăm người ủng hộ luật sư Quân đã biểu tình phản đối hôm 2/10. “Tầm mức cuộc biểu tình thật bất thường ở đất nước cộng sản.” AFP nói một phóng viên của họ bị công an mặc thường phục buộc rời khỏi nơi biểu tình.
Một phóng viên khác của AFP được phép xem phiên xử trên màn hình ở một phòng riêng, mặc dù “phần tiếng thỉnh thoảng bị cắt”, theo bản tin. Theo FB Thanh Niên Công Giáo, nhà nước huy động hết cả lực lượng CA, AN, Dân Quân và các thành phần thanh niên theo đảng tại Hà Nội đều có mặt trên khắp nẻo đường từ Thái Hà đến tòa án.
***
Bà Nani Jansen, từ nhóm Media Legal Defence Initiative, cho BBC biết phản ứng sau phiên xử. Đây là một nhóm các tổ chức nhân quyền và luật sư, gửi thỉnh nguyện thư cho Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD), nêu trường hợp ông Quân. “Kết quả phiên tòa là kết cục rất đáng thất vọng của một quy trình vi phạm nguyên tắc xét xử công bằng.
Bản án không thể chấp nhận được. Ông Quân bị trừng phạt chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và hoạt động của một nhà bảo vệ nhân quyền. Media Legal Defence Initiative và các đối tác sẽ tiếp tục cổ vũ cho việc trả tự do cho ông.”
Tài liệu bí mật của CSVN nhằm tuyên truyền về vụ Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên ra sao
Ban Tuyên Huấn Trung Ương CSVN
18:11 02/10/2013
Vụ công an bắt người trái phép, đánh đập, rồi vu không cho Giám mục linh mục và giáo dân giáo xứ Mỹ Yên và giáo phận Vinh trong những tuần qua trở nên sôi động, Do đó, Ban Tuyên giáo Trung ương đã phải ban hành tài liệu mật nhằm tuyên truyền "Về vụ việc phức tạp xảy ra tại giáo họ Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An". Mục đích là để các địa phương phải học theo những lời nói láo từ trung tương biện truyện phản hồi lại những sự thật những gì đã xẩy ra ở Mỹ Yên và Trại Gáo.
Ban Tuyên giáo Thành ủy sao gửi đến các đồng chí để sử dụng tài liệu tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đáng lẽ nếu là tài liệu có đầy đủ bằng chứng thì phải nêu ra và cho công luận biết, nhưng vì đây là công cụ dối trá muốn lkường gạt dư luận cho nên trên Tài liệu có đóng dấu "chỉ lưu hành nội bộ"; và cho biết "không đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng". Chúng tôi cho đăng tài liệu này để thấy được cách xuyên tạc của Cộng sản Việt Nam nhằm trấn áp những người dân thấp cổ bé miệng ra sao:
Ban Tuyên giáo Thành ủy sao gửi đến các đồng chí để sử dụng tài liệu tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đáng lẽ nếu là tài liệu có đầy đủ bằng chứng thì phải nêu ra và cho công luận biết, nhưng vì đây là công cụ dối trá muốn lkường gạt dư luận cho nên trên Tài liệu có đóng dấu "chỉ lưu hành nội bộ"; và cho biết "không đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng". Chúng tôi cho đăng tài liệu này để thấy được cách xuyên tạc của Cộng sản Việt Nam nhằm trấn áp những người dân thấp cổ bé miệng ra sao:
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi bỏ hương vào bình hương, linh mục ngồi hay đứng?
Nguyễn Trọng Đa
07:34 02/10/2013
Giải đáp phụng vụ: Khi bỏ hương vào bình hương, linh mục ngồi hay đứng?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Liệu có thể chấp nhận cho linh mục vẫn còn ngồi, khi ngài bỏ hương vào bình hương, trong khi cộng đoàn hát Alleluia không? Mới đây, một chuyên viên phụng vụ thuộc Tổng Giáo Phận Cape Coast đã lên án sự thực hành này như là một "sự lạm dụng phụng vụ", và như là một nỗ lực nhằm đồng hóa phẩm giá của linh mục với phẩm giá của Giám mục. - V. P., Cape Coast, Ghana.
Đáp: Mặc dù tôi rất ngần ngại sử dụng từ ngữ "lạm dụng phụng vụ" cho sự thực hành này, tôi tin rằng chuyên viên phụng vụ ấy là đúng về cơ bản, trong việc giải thích luật phụng vụ. Thay vì gọi đó là một sự lạm dụng, tôi sẽ xếp loại nó như là một lỗi lầm có thể hiểu được. Chúng ta hãy xét các luật liên quan đến sự thực hành này.
Trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, chúng ta đọc:
“131. Tiếp đến mọi người đứng dậy và hát A-lê-lu-ia, hoặc bài ca nào khác, tùy mùa phụng vụ đòi hỏi (x. các số 62-64).
“132. Trong khi hát A-lê-lu-ia, hoặc bài ca nào khác, vị tư tế bỏ hương, ban phép lành, nếu có xông hương. Rồi vị tư tế chắp tay, cúi mình sâu trước bàn thờ, đọc thầm: "Munda cor meum, Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn" (Bản dịch tiếng Việt do Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang, thực hiện).
Trong phần tiếp theo, khi nói về Thánh lễ đồng tế, Quy chế viết:
"212. Trong phần phụng vụ Lời Chúa, các vị đồng tế ở tại chỗ, ngồi và đứng như vị chủ tế. Khi lời Alleluia được bắt đầu hát, mọi người đứng dậy, ngoại trừ một Giám mục, ngài bỏ hương vào bình hương mà không đọc lời nào, và ngài ban phép lành cho thầy phó tế hoặc, nếu không có phó tế, ban phép lành cho một linh mục, để vị này công bố bài Tin Mừng. Tuy nhiên, trong một thánh lễ đồng tế mà chủ tế là một linh mục, một vị đồng tế, khi không có phó tế, sẽ công bố bài Tin Mừng, và vị này không xin và cũng không nhận phép lành từ linh mục chủ tế” (Bản dịch, như trên).
Theo quan điểm của tôi, chìa khóa để giải thích văn bản này nằm ở chỗ thiếu luật trừ được nói đến sau các chữ “mọi người đứng dậy” trong số 131.
Nếu nhà soạn luật có ý định nói là linh mục vẫn ngồi, thì điều này nhất thiết được nói, như đã được nói cho Giám mục trong Thánh lễ đồng tế. Nói cách khác, văn bản nên ghi: “Mọi người đứng dậy, ngoại trừ linh mục chủ tế, ngài bỏ hương vào bình hương".
Tương tự như vậy, không có sự phân biệt được thực hiện trong Quy chế ở số 175 khi đề cập đến các hành vi của thầy phó tế .
Do đó, giải thích của tôi về văn bản là rằng linh mục chủ tế cần đứng dậy, khi cộng đoàn hát Alleluia, ngài bỏ hương vào bình hương, và cũng ban phép lành cho thầy phó tế từ một vị thế đứng. Cách giải thích này cũng đã được chủ trương bởi một số vị Chưởng nghi Tòa thánh trước đây.
Sau khi đã nói như thế, tôi nhìn nhận rằng không phải tất cả các chuyên viên phụng vụ đồng ý với lập trường này. Một số người lập luận rằng bởi vì sách Nghi Thức Giám Mục không có sự phân biệt như vậy, và cuốn sách này được thiết kế như một cẩm nang cho các cuộc lễ có 1inh mục, ở những nơi mà Sách Lễ là không rõ ràng, do đó các linh mục cần làm theo các chỉ dẫn được đưa ra trong sách Nghi thức ấy.
Tôi có thể nói rằng một suy luận như thế có thể là đúng, trước khi Sách Lễ Rôma được xuất bản lần thứ ba. Đó là lý do tại sao tôi đã nói ở trên rằng việc linh mục chủ tế vẫn ngồi là một sai lầm có thể hiểu được.
Tuy nhiên, kể từ khi Sách lễ là tài liệu mới hơn, và nó có sự khác biệt rõ ràng giữa linh mục và Giám mục, tôi nghĩ rằng Sách lễ đã làm sáng tỏ một điểm tranh cãi, và do đó cần được tuân theo trong các chỉ dẫn. (Zenit.org 1-10-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Đáp: Mặc dù tôi rất ngần ngại sử dụng từ ngữ "lạm dụng phụng vụ" cho sự thực hành này, tôi tin rằng chuyên viên phụng vụ ấy là đúng về cơ bản, trong việc giải thích luật phụng vụ. Thay vì gọi đó là một sự lạm dụng, tôi sẽ xếp loại nó như là một lỗi lầm có thể hiểu được. Chúng ta hãy xét các luật liên quan đến sự thực hành này.
Trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, chúng ta đọc:
“131. Tiếp đến mọi người đứng dậy và hát A-lê-lu-ia, hoặc bài ca nào khác, tùy mùa phụng vụ đòi hỏi (x. các số 62-64).
“132. Trong khi hát A-lê-lu-ia, hoặc bài ca nào khác, vị tư tế bỏ hương, ban phép lành, nếu có xông hương. Rồi vị tư tế chắp tay, cúi mình sâu trước bàn thờ, đọc thầm: "Munda cor meum, Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn" (Bản dịch tiếng Việt do Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang, thực hiện).
Trong phần tiếp theo, khi nói về Thánh lễ đồng tế, Quy chế viết:
"212. Trong phần phụng vụ Lời Chúa, các vị đồng tế ở tại chỗ, ngồi và đứng như vị chủ tế. Khi lời Alleluia được bắt đầu hát, mọi người đứng dậy, ngoại trừ một Giám mục, ngài bỏ hương vào bình hương mà không đọc lời nào, và ngài ban phép lành cho thầy phó tế hoặc, nếu không có phó tế, ban phép lành cho một linh mục, để vị này công bố bài Tin Mừng. Tuy nhiên, trong một thánh lễ đồng tế mà chủ tế là một linh mục, một vị đồng tế, khi không có phó tế, sẽ công bố bài Tin Mừng, và vị này không xin và cũng không nhận phép lành từ linh mục chủ tế” (Bản dịch, như trên).
Theo quan điểm của tôi, chìa khóa để giải thích văn bản này nằm ở chỗ thiếu luật trừ được nói đến sau các chữ “mọi người đứng dậy” trong số 131.
Nếu nhà soạn luật có ý định nói là linh mục vẫn ngồi, thì điều này nhất thiết được nói, như đã được nói cho Giám mục trong Thánh lễ đồng tế. Nói cách khác, văn bản nên ghi: “Mọi người đứng dậy, ngoại trừ linh mục chủ tế, ngài bỏ hương vào bình hương".
Tương tự như vậy, không có sự phân biệt được thực hiện trong Quy chế ở số 175 khi đề cập đến các hành vi của thầy phó tế .
Do đó, giải thích của tôi về văn bản là rằng linh mục chủ tế cần đứng dậy, khi cộng đoàn hát Alleluia, ngài bỏ hương vào bình hương, và cũng ban phép lành cho thầy phó tế từ một vị thế đứng. Cách giải thích này cũng đã được chủ trương bởi một số vị Chưởng nghi Tòa thánh trước đây.
Sau khi đã nói như thế, tôi nhìn nhận rằng không phải tất cả các chuyên viên phụng vụ đồng ý với lập trường này. Một số người lập luận rằng bởi vì sách Nghi Thức Giám Mục không có sự phân biệt như vậy, và cuốn sách này được thiết kế như một cẩm nang cho các cuộc lễ có 1inh mục, ở những nơi mà Sách Lễ là không rõ ràng, do đó các linh mục cần làm theo các chỉ dẫn được đưa ra trong sách Nghi thức ấy.
Tôi có thể nói rằng một suy luận như thế có thể là đúng, trước khi Sách Lễ Rôma được xuất bản lần thứ ba. Đó là lý do tại sao tôi đã nói ở trên rằng việc linh mục chủ tế vẫn ngồi là một sai lầm có thể hiểu được.
Tuy nhiên, kể từ khi Sách lễ là tài liệu mới hơn, và nó có sự khác biệt rõ ràng giữa linh mục và Giám mục, tôi nghĩ rằng Sách lễ đã làm sáng tỏ một điểm tranh cãi, và do đó cần được tuân theo trong các chỉ dẫn. (Zenit.org 1-10-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Đối thoại năm Đức Tin: Tôn Giáo và Đức Tin
Lm. Đan Vinh
20:10 02/10/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO VÀ ĐỨC TIN.
VẤN ĐỀ 16:
Tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối, mị dân và mê tín dị đoan. Ai theo đạo là người ngu.
Tôn giáo dạy nhiều điều khó hiểu, vô lý và không thể chấp nhận được. Chẳng hạn: Một Thiên Chúa mà lại có Ba Ngôi, Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong tấm bánh nhỏ, Đức Mẹ sinh con mà vẫn còn dồng trinh… Tóm lại là những điều huyên hoặc và không đáng tin !
GIẢI ĐÁP :
KARL MARX, một triết gia người Đức thuộc thế kỷ thứ 19 (1818-1883), đã rất bất mãn khi chứng kiến cảnh bất công của giai cấp tư bản Âu Châu bóc lột sức lao động của giới thợ thuyền thời bấy giờ. Ông quyết định phải làm một cuộc cách mạng để giành lại quyền làm chủ cho giai cấp công nhân, chấm dứt cảnh “người bóc lột người”. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh giai cấp ấy, K. Marx cũng thấy một trở ngại lớn lao từ phía tôn giáo. Theo K. Marx: những giáo lý của tôn giáo dạy về cách ứng xử từ bi bác ái, nhẫn nại tha thứ, vâng phục quyền bính… sẽ làm nhụt nhuệ khí đấu tranh của giai cấp công nhân. Do đó, ông chủ trương: muốn tiêu diệt chế độ phong kiến thối nát bất công thì trước hết phải tiêu diệt tôn giáo. Từ đó, ông mở ra một chiến dịch tuyên truyền chống tôn giáo, coi tôn giáo như thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối, mị dân và mê tín dị đoan. Ông phi bác các mầu nhiệm của tôn giáo vì khó hiểu vô lý và không thể tin được …
Vậy sự thật thế nào ? Tôn giáo có phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối mị dân và mê tín dị đoan hay không ? Những mầu nhiệm của tôn giáo có đáng tin hay không ?
1)Tôn giáo phải chăng là thuốc phiện ru ngủ quần chúng ? :
-Lập luận để chống đối tôn giáo của K. Marx không dựa trên cơ sở lý luận vững chắc, mà chỉ là một phương thế đấu tranh, giúp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân thành công mà thôi. Chính thái độ của một số giáo phẩm thời đó không dấn thân vào trần thế, không chú trọng tới việc cải thiện xã hội theo tinh thần Tin Mừng … là nguyên nhân khiến K. Marx lên án Giáo Hội, coi tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc quần chúng. Tổng giám mục Helder Camara đã lý giải về vấn đề này như sau: “Nếu Marx đã thấy chung quanh mình một Giáo Hội nhập thể và tiếp tục công trình nhập thế của Chúa Ki-tô. Nếu ông đã sống với những giáo dân biết sống giới răn yêu thương bằng lời nói và hành động như Chúa mời gọi. Nếu ông đã sống vào thời Công Đồng Va-ti-ca-nô II, theo đó giáo lý về những thực tại trần gian được chính thức công nhận, thì chắc ông đã không coi tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng và đã không lên án Giáo Hội là phản động mê hoặc dân đen” (Révolution dans la paix, Tr. 31).
-Thực vậy đức tin chân chính không phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, mà trái lại, chính nhờ tin có Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất, là Đấng công minh vô cùng, thưởng kẻ lành trên thiên đàng và phạt kẻ dữ xuống hỏa ngục sau khi chết… mà người tín hữu sẽ cố gắng sống lương thiện ngay ở đời này, sẽ thương yêu giúp đỡ và quên mình phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những kẻ nghèo hèn bất hạnh và bị bỏ rơi… Họ làm những việc ấy không do ai ép buộc, nhưng hoàn toàn tự giác tự nguyện … Cũng chính vì có đức tin mà người tín hữu nhìn thấy Chúa Giê-su hiện thân trong những người nghèo, để phục vụ họ như phục vụ chính Chúa (x. Mt 25,40). Cũng vì có đức tin mà rất nhiều người đã chọn nếp sống tu trì khổ hạnh, để dành trọn thời giờ sức lực phục vụ cho người bất hạnh trong các trại mồ côi, dưỡng lão, trại cùi… Như vậy thì tôn giáo ru ngủ quần chúng ở chỗ nào ?
2) Đức Tin phải chăng đồng nghĩa với mê tín ? :
- Mê tín là tin cách mù quáng và vô lý: Còn đức tin là tin có cơ sở và hữu lý. Thực vậy, một viên chức điều tra vụ án, phải dựa vào các bằng chứng tìm thấy ở hiện trường rồi tìm hiểu suy luận mới hy vọng tìm ra thủ phạm giấu mặt. Cũng vậy, người tín hữu cũng áp dụng nguyên tắc nhân quả: dựa vào các bằng chứng xác thực, để tin có Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật và an bài cho chúng tồn tại và ngày càng tiến hóa tốt hơn. Tin như thế đâu phải mê tín, nhưng chứng tỏ là người khôn ngoan biết suy nghĩ sáng suốt.
- Trái lại những ai cố chấp khi bịt tai nhắm mắt trước thực tế hiển nhiên, tiên thiên phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa mới là người mê tín thực sự. Mê tín vì tin theo một lý thuyết không hợp lý chút nào !
3) Về những mầu nhiệm trong tôn giáo: phải chăng các chân lý mầu nhiệm đức tin đều khó hiểu và khó chấp nhận, là sự dối trá nhằm lừa gạt những người nhẹ dạ dễ tin ?
- Phải thừa nhận rằng: trong tôn giáo có những mầu nhiêm đức tin: Đây là những chân lý do Thiên Chúa vì tinh yêu thương đã mặc khải cho loài người để họ tin theo hầu được hưởng ơn cứu độ của Ngài. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết như sau: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1,1-2). Đức Giê-su Ki-tô chính là Thánh Tử của Thiên Chúa, từ trời đến dạy loài người con đường lên trời. Người cũng mặc khải các điều mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta mà phải chờ khi Thần Khí Sự Thật đến, chúng ta mới lãnh hội được, như Đức Giê-su đã nói với các môn đệ trước cuộc khổ nạn như sau: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,12-13a). Một số mầu nhiệm chúng ta khó lãnh hội được như: Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm biến thể trong bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm Đức Mẹ đồng trinh sinh con…(xem phụ chú).
- Tuy nhiên, cũng như một em nhỏ trình độ tiểu học sẽ đánh giá các định lý toán học, công thức lý hóa của bậc trung học đại học là những mầu nhiệm khó hiểu. Nhưng không vì thế mà các định lý công thức ấy không có giá trị. Về sau, khi học lên cao em bé ấy sẽ có thể lãnh hội được những điều khó hiểu bây giờ. Cũng vậy, những điều mầu nhiệm trong giáo lý Công Giáo tuy vượt quá tầm hiểu biết của con người chúng ta, nhưng lại đáng tin vì do chính Thiên Chúa đã mặc khải để ban ơn cứu độ cho loài người. Khi được Thánh Thần tác động, chắc chắn chúng ta sẽ lĩnh hội được những mầu nhiệm ấy.
- Sở dĩ những mầu nhiệm đức tin có giá trị và đáng tin vì những lý do như sau:
+Khác với những chân lý khoa học không mấy bền vững: Hôm qua được mọi người công nhận, đến nay có thể lại bị phủ nhận nếu có những kham phá khác có cơ sở hơn thay thế… Còn các chân lý đức tin do Thiên Chúa mặc khải sẽ luôn có giá trị bền vững muôn đời.
+Hơn nữa, Thiên Chúa là Đấng chân thật vô cùng nên sẽ không bao giờ lừa dối chúng ta. Do đó, các chân lý đức tin mặc khải, tuy vượt quá tầm hiểu biết của con người, vẫn đáng tin và có giá trị cứu độ cho những ai biết tin nhận và sống theo các mầu nhiệm ấy.
+Đàng khác, chính nhờ có những mầu nhiệm này, mà Thiên Chúa giáo được các triết gia đánh giá là một tôn giáo bắt nguồn từ trời, chứ không phải chỉ là sản phẩm của con người. SÁC-LƠ NI-CÔN (Charles Nicolle) đã phát biểu như sau: “May mắn thay trong Thiên Chúa giáo có những điều mầu nhiệm, nếu không thì tôi sẽ hoài nghi tôn giáo ấy là do trí óc loài người tạo ra. Chính mầu nhiệm đã làm cho tôi vững tâm vì mầu nhiệm chính là dấu hiệu của Thiên Chúa”.
TÓM LẠI: Do quan niệm sai lạc về tôn giáo: tưởng rằng tôn giáo chỉ gồm các vị chức sắc không sống theo tinh thần khiêm nhường phục vụ của Tin Mừng, hoặc đánh giá thấp về tôn giáo: coi tôn giáo chỉ là một mớ lý thuyết mang tính giáo điều, là phương cách để các người làm việc tôn giáo lợi dụng trục lợi từ các tín hữu mê tín… Hoặc do chỉ nhìn tôn giáo ở dạng thấp kém, bệnh hoạn, mê tín… cản trở con đường cách mạng của mình, nên K. Marx đã có thái độ quyết liệt đối với tôn giáo. Nhưng tất cả những điều Marx đã kích về tôn giáo đều không chính xác. Tôn giáo chân chính hay Thiên Chúa giáo không phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng nhưng là động lực giúp các tín hữu quên mình phục vụ tha nhân. Đức Tin tôn giáo gồm những điều hợp lý chứ không phải là sự mê tín cần phải dẹp bỏ; Những mầu nhiệm đức tin là những chân lý mặc khải có cơ sở chắc chắn chứ không phải là những điều huyền hoặc mê tín… Từ đó chúng ta có thể quả quyết như sau: Những lời đả kích tôn giáo của Karl Marx thực sự không phương hại đến Thiên Chúa giáo, là một tôn giáo chân chính và có giá trị mang lại hạnh phúc cho con người.
PHÚT HỒI TÂM:
-Lời Chúa: Đức Giê-su nói: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,12-13a).
-Lời Cầu:
LẠY CHÚA GIÊSU. Xin cho con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi trong những con người bất hạnh, nhờ đó con sẽ năng đến viếng thăm và quảng đại chia sẻ cơm áo gạo tiền cho họ… tận tình giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần đến đổi mới tâm can con và động viên giúp con chu toan được sứ vụ làm chứng cho Chúa và đưa được nhiều người về làm con Chúa trong Hội Thánh Công Giáo.- AMEN.
LM ĐAN VINH
VẤN ĐỀ 16:
Tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối, mị dân và mê tín dị đoan. Ai theo đạo là người ngu.
Tôn giáo dạy nhiều điều khó hiểu, vô lý và không thể chấp nhận được. Chẳng hạn: Một Thiên Chúa mà lại có Ba Ngôi, Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong tấm bánh nhỏ, Đức Mẹ sinh con mà vẫn còn dồng trinh… Tóm lại là những điều huyên hoặc và không đáng tin !
GIẢI ĐÁP :
KARL MARX, một triết gia người Đức thuộc thế kỷ thứ 19 (1818-1883), đã rất bất mãn khi chứng kiến cảnh bất công của giai cấp tư bản Âu Châu bóc lột sức lao động của giới thợ thuyền thời bấy giờ. Ông quyết định phải làm một cuộc cách mạng để giành lại quyền làm chủ cho giai cấp công nhân, chấm dứt cảnh “người bóc lột người”. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh giai cấp ấy, K. Marx cũng thấy một trở ngại lớn lao từ phía tôn giáo. Theo K. Marx: những giáo lý của tôn giáo dạy về cách ứng xử từ bi bác ái, nhẫn nại tha thứ, vâng phục quyền bính… sẽ làm nhụt nhuệ khí đấu tranh của giai cấp công nhân. Do đó, ông chủ trương: muốn tiêu diệt chế độ phong kiến thối nát bất công thì trước hết phải tiêu diệt tôn giáo. Từ đó, ông mở ra một chiến dịch tuyên truyền chống tôn giáo, coi tôn giáo như thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối, mị dân và mê tín dị đoan. Ông phi bác các mầu nhiệm của tôn giáo vì khó hiểu vô lý và không thể tin được …
Vậy sự thật thế nào ? Tôn giáo có phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, là sự gian dối mị dân và mê tín dị đoan hay không ? Những mầu nhiệm của tôn giáo có đáng tin hay không ?
1)Tôn giáo phải chăng là thuốc phiện ru ngủ quần chúng ? :
-Lập luận để chống đối tôn giáo của K. Marx không dựa trên cơ sở lý luận vững chắc, mà chỉ là một phương thế đấu tranh, giúp cuộc cách mạng của giai cấp công nhân thành công mà thôi. Chính thái độ của một số giáo phẩm thời đó không dấn thân vào trần thế, không chú trọng tới việc cải thiện xã hội theo tinh thần Tin Mừng … là nguyên nhân khiến K. Marx lên án Giáo Hội, coi tôn giáo là thuốc phiện mê hoặc quần chúng. Tổng giám mục Helder Camara đã lý giải về vấn đề này như sau: “Nếu Marx đã thấy chung quanh mình một Giáo Hội nhập thể và tiếp tục công trình nhập thế của Chúa Ki-tô. Nếu ông đã sống với những giáo dân biết sống giới răn yêu thương bằng lời nói và hành động như Chúa mời gọi. Nếu ông đã sống vào thời Công Đồng Va-ti-ca-nô II, theo đó giáo lý về những thực tại trần gian được chính thức công nhận, thì chắc ông đã không coi tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng và đã không lên án Giáo Hội là phản động mê hoặc dân đen” (Révolution dans la paix, Tr. 31).
-Thực vậy đức tin chân chính không phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, mà trái lại, chính nhờ tin có Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất, là Đấng công minh vô cùng, thưởng kẻ lành trên thiên đàng và phạt kẻ dữ xuống hỏa ngục sau khi chết… mà người tín hữu sẽ cố gắng sống lương thiện ngay ở đời này, sẽ thương yêu giúp đỡ và quên mình phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những kẻ nghèo hèn bất hạnh và bị bỏ rơi… Họ làm những việc ấy không do ai ép buộc, nhưng hoàn toàn tự giác tự nguyện … Cũng chính vì có đức tin mà người tín hữu nhìn thấy Chúa Giê-su hiện thân trong những người nghèo, để phục vụ họ như phục vụ chính Chúa (x. Mt 25,40). Cũng vì có đức tin mà rất nhiều người đã chọn nếp sống tu trì khổ hạnh, để dành trọn thời giờ sức lực phục vụ cho người bất hạnh trong các trại mồ côi, dưỡng lão, trại cùi… Như vậy thì tôn giáo ru ngủ quần chúng ở chỗ nào ?
2) Đức Tin phải chăng đồng nghĩa với mê tín ? :
- Mê tín là tin cách mù quáng và vô lý: Còn đức tin là tin có cơ sở và hữu lý. Thực vậy, một viên chức điều tra vụ án, phải dựa vào các bằng chứng tìm thấy ở hiện trường rồi tìm hiểu suy luận mới hy vọng tìm ra thủ phạm giấu mặt. Cũng vậy, người tín hữu cũng áp dụng nguyên tắc nhân quả: dựa vào các bằng chứng xác thực, để tin có Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật và an bài cho chúng tồn tại và ngày càng tiến hóa tốt hơn. Tin như thế đâu phải mê tín, nhưng chứng tỏ là người khôn ngoan biết suy nghĩ sáng suốt.
- Trái lại những ai cố chấp khi bịt tai nhắm mắt trước thực tế hiển nhiên, tiên thiên phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa mới là người mê tín thực sự. Mê tín vì tin theo một lý thuyết không hợp lý chút nào !
3) Về những mầu nhiệm trong tôn giáo: phải chăng các chân lý mầu nhiệm đức tin đều khó hiểu và khó chấp nhận, là sự dối trá nhằm lừa gạt những người nhẹ dạ dễ tin ?
- Phải thừa nhận rằng: trong tôn giáo có những mầu nhiêm đức tin: Đây là những chân lý do Thiên Chúa vì tinh yêu thương đã mặc khải cho loài người để họ tin theo hầu được hưởng ơn cứu độ của Ngài. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết như sau: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1,1-2). Đức Giê-su Ki-tô chính là Thánh Tử của Thiên Chúa, từ trời đến dạy loài người con đường lên trời. Người cũng mặc khải các điều mầu nhiệm vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta mà phải chờ khi Thần Khí Sự Thật đến, chúng ta mới lãnh hội được, như Đức Giê-su đã nói với các môn đệ trước cuộc khổ nạn như sau: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,12-13a). Một số mầu nhiệm chúng ta khó lãnh hội được như: Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm biến thể trong bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm Đức Mẹ đồng trinh sinh con…(xem phụ chú).
- Tuy nhiên, cũng như một em nhỏ trình độ tiểu học sẽ đánh giá các định lý toán học, công thức lý hóa của bậc trung học đại học là những mầu nhiệm khó hiểu. Nhưng không vì thế mà các định lý công thức ấy không có giá trị. Về sau, khi học lên cao em bé ấy sẽ có thể lãnh hội được những điều khó hiểu bây giờ. Cũng vậy, những điều mầu nhiệm trong giáo lý Công Giáo tuy vượt quá tầm hiểu biết của con người chúng ta, nhưng lại đáng tin vì do chính Thiên Chúa đã mặc khải để ban ơn cứu độ cho loài người. Khi được Thánh Thần tác động, chắc chắn chúng ta sẽ lĩnh hội được những mầu nhiệm ấy.
- Sở dĩ những mầu nhiệm đức tin có giá trị và đáng tin vì những lý do như sau:
+Khác với những chân lý khoa học không mấy bền vững: Hôm qua được mọi người công nhận, đến nay có thể lại bị phủ nhận nếu có những kham phá khác có cơ sở hơn thay thế… Còn các chân lý đức tin do Thiên Chúa mặc khải sẽ luôn có giá trị bền vững muôn đời.
+Hơn nữa, Thiên Chúa là Đấng chân thật vô cùng nên sẽ không bao giờ lừa dối chúng ta. Do đó, các chân lý đức tin mặc khải, tuy vượt quá tầm hiểu biết của con người, vẫn đáng tin và có giá trị cứu độ cho những ai biết tin nhận và sống theo các mầu nhiệm ấy.
+Đàng khác, chính nhờ có những mầu nhiệm này, mà Thiên Chúa giáo được các triết gia đánh giá là một tôn giáo bắt nguồn từ trời, chứ không phải chỉ là sản phẩm của con người. SÁC-LƠ NI-CÔN (Charles Nicolle) đã phát biểu như sau: “May mắn thay trong Thiên Chúa giáo có những điều mầu nhiệm, nếu không thì tôi sẽ hoài nghi tôn giáo ấy là do trí óc loài người tạo ra. Chính mầu nhiệm đã làm cho tôi vững tâm vì mầu nhiệm chính là dấu hiệu của Thiên Chúa”.
TÓM LẠI: Do quan niệm sai lạc về tôn giáo: tưởng rằng tôn giáo chỉ gồm các vị chức sắc không sống theo tinh thần khiêm nhường phục vụ của Tin Mừng, hoặc đánh giá thấp về tôn giáo: coi tôn giáo chỉ là một mớ lý thuyết mang tính giáo điều, là phương cách để các người làm việc tôn giáo lợi dụng trục lợi từ các tín hữu mê tín… Hoặc do chỉ nhìn tôn giáo ở dạng thấp kém, bệnh hoạn, mê tín… cản trở con đường cách mạng của mình, nên K. Marx đã có thái độ quyết liệt đối với tôn giáo. Nhưng tất cả những điều Marx đã kích về tôn giáo đều không chính xác. Tôn giáo chân chính hay Thiên Chúa giáo không phải là thuốc phiện ru ngủ quần chúng nhưng là động lực giúp các tín hữu quên mình phục vụ tha nhân. Đức Tin tôn giáo gồm những điều hợp lý chứ không phải là sự mê tín cần phải dẹp bỏ; Những mầu nhiệm đức tin là những chân lý mặc khải có cơ sở chắc chắn chứ không phải là những điều huyền hoặc mê tín… Từ đó chúng ta có thể quả quyết như sau: Những lời đả kích tôn giáo của Karl Marx thực sự không phương hại đến Thiên Chúa giáo, là một tôn giáo chân chính và có giá trị mang lại hạnh phúc cho con người.
PHÚT HỒI TÂM:
-Lời Chúa: Đức Giê-su nói: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,12-13a).
-Lời Cầu:
LẠY CHÚA GIÊSU. Xin cho con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi trong những con người bất hạnh, nhờ đó con sẽ năng đến viếng thăm và quảng đại chia sẻ cơm áo gạo tiền cho họ… tận tình giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần đến đổi mới tâm can con và động viên giúp con chu toan được sứ vụ làm chứng cho Chúa và đưa được nhiều người về làm con Chúa trong Hội Thánh Công Giáo.- AMEN.
LM ĐAN VINH
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ LM JB Vũ Minh vừa tạ thế tại Thụy Sĩ
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
19:29 02/10/2013
LIÊN ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
THE FEDERATION OF VIETNAMESE CATHOLICS IN THE USA
PHÂN ƯU:
Ngày 2 tháng 10 năm 2013
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Ông Cố Giuse Vũ Đức Hoàng
Được Thiên Chúa gọi về ngày 29 tháng 09 năm 2013 tại Fribourg, Switzerland
Hưởng Thọ 91 tuổi.
Ông Cố Giuse là thân phụ của Linh mục JB Vũ Minh
Cha Sở Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Colorado Springs, Colorado
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh
xin hiệp thông cầu nguyện với Cha JB Vũ Minh và Tang Quyến
Quý Cha Miền Tây Hoa Kỳ
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Ông Cố Giuse Vũ Đức Hoàng
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
Thành kính phân ưu,
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Tin Đáng Chú Ý
Dân số thế giới sẽ tăng lên tới gần 10 tỷ người vào năm 2050
AFP
12:26 02/10/2013
Paris (AFP) - Dân số thế giới sẽ tăng lên 9.7 tỷ người vào năm 2050 từ mức hiện nay là 7.1 tỷ và Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, một nghiên cứu của Pháp cho biết hôm thứ Tư.
Báo cáo hai năm một lần do Viện Pháp nghiên cứu nhân khẩu học (Ined) dự kiến sẽ có 10 đến 11 tỷ người trên hành tinh vào cuối thế kỷ này.
Tường trình này song song với dự báo của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và các viện quốc gia nổi tiếng khác.
Một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc trong tháng Sáu cho biết dân số toàn cầu sẽ tăng lên tới 9.6 tỷ người vào năm 2050 và số lượng người ở độ tuổi 60 trở lên sẽ tăng từ 841 triệu người (hiện nay) đến hai tỷ người vào năm 2050 và gần ba tỷ người vào năm 2100.
Cơ quan nghiên cứu Ined cho biết Châu Phi sẽ là nơi cư ngụ của một phần tư dân số thế giới vào năm 2050 với 2.5 tỷ người, hơn gấp đôi so với mức hiện nay là 1.1 tỷ người.
Ông Gilles Pison, tác giả của báo cáo, cho biết tỷ lệ sinh hiện hành ở châu Phi vào khoảng 4.8 người con cho một phụ nữ - cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 2.5.
Mỹ châu vào năm 2050 sẽ có 1.2 tỷ dân trong khi hiện nay con số là 958 triệu người.
Và theo Ined dự báo dân số của châu Á sẽ tăng từ 4.30 tỷ tới 5.2 tỷ người trong năm 2050,.
Quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc với 1.3 tỷ người, theo sau là Ấn Độ 1.2 tỷ; Mỹ 316.2 triệu, Indonesia 248.5 triệu và Brazil 195.5 triệu người.
Nhưng trong năm 2050, Ấn Độ sẽ chiếm vị trí có dân số đông nhất thế giới vào khoảng 1.6 tỷ người Trung Quốc ở vị trí thứ hai ở 1.3 tỷ người.
Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi, sẽ vượt Hoa Kỳ với dân số 444 triệu so với một dự kiến 400 triệu người Mỹ vào giữa thế kỷ này.
(Source: http://news.yahoo.com/world-population-hit-9-7-billion-2050-221905126.html)
Báo cáo hai năm một lần do Viện Pháp nghiên cứu nhân khẩu học (Ined) dự kiến sẽ có 10 đến 11 tỷ người trên hành tinh vào cuối thế kỷ này.
Tường trình này song song với dự báo của Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và các viện quốc gia nổi tiếng khác.
Một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc trong tháng Sáu cho biết dân số toàn cầu sẽ tăng lên tới 9.6 tỷ người vào năm 2050 và số lượng người ở độ tuổi 60 trở lên sẽ tăng từ 841 triệu người (hiện nay) đến hai tỷ người vào năm 2050 và gần ba tỷ người vào năm 2100.
Cơ quan nghiên cứu Ined cho biết Châu Phi sẽ là nơi cư ngụ của một phần tư dân số thế giới vào năm 2050 với 2.5 tỷ người, hơn gấp đôi so với mức hiện nay là 1.1 tỷ người.
Ông Gilles Pison, tác giả của báo cáo, cho biết tỷ lệ sinh hiện hành ở châu Phi vào khoảng 4.8 người con cho một phụ nữ - cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 2.5.
Mỹ châu vào năm 2050 sẽ có 1.2 tỷ dân trong khi hiện nay con số là 958 triệu người.
Và theo Ined dự báo dân số của châu Á sẽ tăng từ 4.30 tỷ tới 5.2 tỷ người trong năm 2050,.
Quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc với 1.3 tỷ người, theo sau là Ấn Độ 1.2 tỷ; Mỹ 316.2 triệu, Indonesia 248.5 triệu và Brazil 195.5 triệu người.
Nhưng trong năm 2050, Ấn Độ sẽ chiếm vị trí có dân số đông nhất thế giới vào khoảng 1.6 tỷ người Trung Quốc ở vị trí thứ hai ở 1.3 tỷ người.
Nigeria là quốc gia đông dân nhất châu Phi, sẽ vượt Hoa Kỳ với dân số 444 triệu so với một dự kiến 400 triệu người Mỹ vào giữa thế kỷ này.
(Source: http://news.yahoo.com/world-population-hit-9-7-billion-2050-221905126.html)
Văn Hóa
Đài Truyền hình Pháp chế diễu TT Nguyễn tấn Dũng cho là "Mister Bean" (tên Hề số 1 Anh quốc)
Vọng Trấn Quốc
18:19 02/10/2013
PARIS - Đây là đoạn video ghi lại cuộc trao đổi ngắn ngủi giữa Thủ tướng nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Pháp quốc Jean Marc Ayrault (được chuyển ngữ ở phần sau) trong cuộc họp báo tại Phủ Thủ tướng Matignon tại Paris ngày 25 tháng 9 năm 2013 vừa qua.
Xin mời xem cuốn vidéo ông Thủ tướng Việt Nam gặp Thủ tướng Pháp và chúc các bạn có những giây phút thư giãn.
Người dân Pháp sẽ không biết đến chuyến công du của Nguyễn Tấn Dũng (vì giới truyền thông hoàn toàn không đưa tin) nếu chương trình truyền hình PHIẾM LUẬN « La Nouvelle Edition » này (Phiên Bản Mới) đã không trình chiếu đoạn vidéo trên với mục đích chế nhạo Nguyễn Tấn Dũng.
« La Nouvelle Edition » là chương trình truyền hình hàng ngày (trình chiếu từ thứ hai đến thứ sáu, vào lúc 12h20) của đài Canal+, một trong 6 đài chính của Pháp. Mục đích của chương trình là phân tích, mổ xẻ và phiếm luận thời sự trong nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung. Được điều khiển bởi Ali Baddou (người àn ông trẻ tuổi) và sự trợ giúp của hai nhà phỉnh bút thiên Tả dầy kinh nghiệm là ông Nicolas Domenach (tóc bạc trong vidéo) và bà Anne-Elisabeth Lemoine.
Qua 3 phút và 50 giây, chương trình đã giúp khán giả đài biết về Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng qua ba đặc điểm:
1/ vô văn hóa
Nguyễn tấn Dũng khều tay hỏi Thủ tướng Pháp: « Ê, có thể khóa cái này đằng sau được không ? Nóng quá "
2/ vô học
Nguyễn tấn Dũng phát biểu: « À, thưa ngài Thủ tướng.. Pháp. À, trước hết thay mặt đoàn đại biểu cấp cao của chính phủ VN, tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở…Châu Âu và…trên thế giới »
3/ nhà quê với giọng nói nhừa nhựa the thé như người Tàu và cách phát âm sai tên của Thủ tướng Pháp
Nguyễn tấn Dũng đặt tên mới cho TT Pháp là DĂNG MẮC Ê RÔ (Jean Marc Ayrault nếu đọc đúng giọng là JĂNG MẠC ÂY RÔ). Vào cuối chương trình, bình luận viên truyền hình đã đặt tên mới cho Nguyễn Tấn Dũng là MISTER BEAN (Tay Hề số 1 Anh quốc) rồi ví Nguyễn Tân Dũng như Michel Leeb (một tên hề người Pháp), chuyên chọc cười bằng cách lấy hai tay kéo dài híp mắt lại, nhái giọng the thé và nghẹt mũi của người tàu nói tiếng Pháp bồi.
Sau đây là p[hần chuyển ngữ:
Ali Baddou mở đầu chương trình: « La Nouvelle Edition continue. Si François Hollande a accepté de serrer la main du Président Iranien cette semaine au siège de l’ONU, c’est qu’il lui a fait promettre de regarder ça »
"Phiên Bản Mới tiếp tục. Nếu [tổng thống] François Hollande đã chấp nhận bắt tay với Tổng thống Iran tuần lễ này tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, là vì đã bắt ông ta hứa phải xem cái này"
[1'06:50"06] - Nicolas Domenach - tóc bạc: "Jean Marc Ayrault tient des conférences de presse. Vous allez le voir avec le Premier Ministre vietnamien. Vous allez regarder ça et vous allez même peut être avoir quelques compassions pour lui, même vous, Anne-Elisabeth. Oui, oui, vous allez voir parce que ça commence mal. Ça commence mal avec des questions de lumière et puis ça ne finit pas très très très bien. Mais regardez d’abord le début."
"Jean Marc Ayrault [thủ tướng] họp báo. Quý vị sẽ thấy ông với Thủ tướng Việt Nam. Quý vị sẽ xem cái này và có thể sẽ có chút từ bi tội nghiệp cho ông ta, thậm chí là bà, bà Anne-Elisabeth ạ (đồng nghiệp). Vâng, các vị sẽ thấy, bởi vì mọi việc khởi đầu tồi tệ, với vấn đề ánh sáng và kết cuộc thì rất rất rất là tồi tệ. Nhưng trước hết mời quý vị xem phần đầu"
[1’07:1’16] - Bắt đầu buổi họp báo, Nguyễn tấn Dũng cũng có vẻ không được bình thản, nhìn láo liên, chung quanh và đằng sau cửa sổ. TT Pháp cười, không hiểu Dũng muốn nói gì, có lẽ Dũng muốn nói thật là một ngày thật đẹp trời chăng?
[1’17:1’21] - « Monsieur le Premier Ministre. Mesdames, Messieurs. […] convivial et particulièrement chaleureux.. »
TT Pháp bắt đầu phát biểu: Thưa ông Thủ tướng. Thưa quý bà, quý ông. […] thân thiện và đặc biệt nồng nhiệt..
[1’22] - N.T.Dũng ngắt lời: « Ê, có thể khóa cái này đằng sau được không ? Nắng quá ! »
[1’24:1’33] - TT Pháp thấy Dũng múa tay, không hiểu Dũng muốn gì nên kiếm xung quanh có ai đoán được không: "Là ánh nắng làm ông…À vâng, phải kéo rèm cửa sổ"
« C’est le soleil qui vous…Ah oui, il faut tirer le rideau »
[1’34] - N.T.Dũng: « ờ »
[1’35] - TT Pháp nhờ tùy viên: "Nhờ ông vui lòng kéo rèm cửa sổ, bởi vì…"
« Voulez-vous tirer le rideau s’il vous plaît, parce que… »
[1’37] - TT Pháp chỉnh lại áo veste, dơ cao hai tay thở dài bất lực
[1’40] trở lại chương trình đài truyền hình – Bình luận viên Ali Baddou chế nhạo « très très chaleureux, très très chaleureux » (rất rất là nóng, rất rất là nóng)
[1'43] - Nicolas Domenach phụ họa thêm: "và khi mọi sự khởi đầu không tốt, thì mọi việc tiếp theo đều sẽ xấu. Quý vị nhìn xem, tội nghiệp"
« Et quand ça commence mal, eh ben, ça continue mal. Regardez, les pauvres »
[1’47] - TT Pháp: "Tôi không biết cho việc dịch thuật mình làm sao đây bởi vì…tôi…ông Thủ tướng. Ông có đã lấy (làm dấu tay chỉ ống nghe) ? (trở lại bài diễn văn) Chúng tôi đã dự tính một chuyến công du tại Pháp và điều đó đang xảy ra".
« Je ne sais pas comment pour la traduction on fait parce que…je… pour Monsieur le Premier Ministre. Vous avez pris … (làm dấu tay chỉ ống tai nghe). Nous avions envisagé un déplacement en France et il a lieu
[2’03] - N.T.Dũng ngắt lời lần thứ hai: "Xin lỗi ngài chưa nghe được"
[2’04] - TT Pháp « ça ne marche pas ? » (không chạy à ?)
N.T.Dũng: "Chưa nghe được, xin lỗi Ngài cho dịch trực tiếp"
(nghe thông dịch)
[2’16:2’20] - TT Pháp nói nhỏ điều gì với nhân viên, dơ tay lên thở dài lần thứ hai
[2’22] trở lại chương trình - Ali Baddou: "Et ce n’est pas fini. C’est ça qui est génial" (vẫn chưa hết, thế mới tuyệt vời)
Nicolas Domenach: "ça continue avec les oreillettes. Ecoutez" (mọi việc tiếp tục với ống nghe, quý vị hãy lắng nghe)
[2’29] - Nguyễn tấn Dũng « À, thưa Ngài Thủ tướng. À, trước hết thay mặt đoàn đại biểu cao cấp của chính phủ VN, tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp…ở Âu Châu và… trên thế giới.
[2’46] - TT Pháp « Merci Monsieur le Premier Ministre pour les vœux que vous venez de formuler » (cám ơn những lời chúc của ông Thủ tướng )
[2’50]: trở lại chương trình « C’est génial: MISTER BEAN " (Tuyệt vời: MISTER BEAN !)
"Quelqu’un s’est fait engueler ?" (có ai bị mắng không ?)
"Tout le monde" (tất cả mọi người)
[3’00]: "Mais on comprend pourquoi le Premier ministre vietnamien a dit merci à":
(nhưng chúng ta hiểu rằng tại sao ông thủ tướng VN đã chuyển lời cảm ơn đến :)
[3’05] - tiếng và hình của N.T.Dũng « DĂNG MẮC Ê RÔ »
Mọi người cười ngất.
Nicolas Domenach: "Ah oui, Jean Marc Ayrault. On souffre pour lui. On souffre effectivement".
(À là Jean Marc Ayrault. Mình đau đớn hộ ông ấy. Mình thực sự đau đớn)
"On souffre pour" (mình đau đớn cho):
[3’15] - Nhe lại giọng nói của Nguyễn tấn Dũng lần thứ hai: DĂNG MẮC Ê RÔ
Ali Baddou: "C’est joli, ça donne un petit côté exotique" (cũng đẹp, nó giống lai căng)
[3’24] - Bà Anne-Elisabeth nhại giọng nghẹt mũi quê mùa của Dũng: "Dăng Mắc Ê Rô"
[3’26] - Ali Baddou hỏi bà Anne-Elisabeth: "ça va Michel Leeb ?" (khỏe không ông Michel Leeb* ?)
*Michel Leeb là một tên hề người Pháp, chuyên chọc cười bằng cách lấy hai tay kéo dài híp mắt lại,
nhái giọng the thé và nghẹt mũi của người tàu nói tiếng Pháp bồi.
[3’28] - "Mình vẫn không chán với Dăng Mắc Ê Rô. Ông có thể cho nghe lại được không ?"
"on ne s’en lasse pas avec Dăng Mắc Ê Rô. Vous pouvez remettre ?"
"Allez remettez le encore une fois" (Ừ, nghe lại ông ta một lần nữa)
[3’33] - hình và giọng Nguyễn tấn Dũng lần thứ ba
Nicolas Domenach: "Et ce n’est pas Michel Leeb" (và đây không phải là Michel Leeb)
[3’40] - "donc on souffre pour tous les socialistes qui sont dans la tourmente et qui n’ont pas envie de s’en sortir"
(mình đau đớn cho tất cả những đảng viên xã hội đang trong cơn biến loạn nhưng chả muốn thoát ra)
[3’50-5’04]: đổi đề tài nói về chuyện thuế tại Pháp và chỉ trích Chính phủ do Đảng Xã Hội Pháp lãnh đạo
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, khác với Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa mà chỉ trích Bác và Đảng nói chung,
những quan lớn thời đại nói riêng là mang đủ thứ tù tội, riêng tại nước Pháp này, hành động chỉ trích,
nhạo báng giới chính khách, từ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch các đảng phái, nghị sĩ, dân biểu, vv…
là một cái quyền rất bình thường của mọi thường dân hay nghành truyền thông báo chí.
Tổng thống được dân bầu lên trong 5 năm, thành lập chính phủ để lèo lái đất nước.
Người cầm quyền làm không khéo thì bị chỉ trích nặng nề, hằng ngày.
Nếu có tội thì bị cách chức, không cho ứng cử nữa, nặng hơn thì đi tù.
Họ không lấy được lòng dân, không làm cho dân giàu nước mạnh thì 5 năm sau bị dân lôi xuống để lớp người khác giỏi hơn lên thay thế.
Dân Chủ = người dân làm chủ. Đơn giản thế thôi bạn ạ !
Cổ kim quốc dĩ Dân vi Bản
Đắc quốc ưng tư tự đắc Nhân
(Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Xin mời xem cuốn vidéo ông Thủ tướng Việt Nam gặp Thủ tướng Pháp và chúc các bạn có những giây phút thư giãn.
Người dân Pháp sẽ không biết đến chuyến công du của Nguyễn Tấn Dũng (vì giới truyền thông hoàn toàn không đưa tin) nếu chương trình truyền hình PHIẾM LUẬN « La Nouvelle Edition » này (Phiên Bản Mới) đã không trình chiếu đoạn vidéo trên với mục đích chế nhạo Nguyễn Tấn Dũng.
« La Nouvelle Edition » là chương trình truyền hình hàng ngày (trình chiếu từ thứ hai đến thứ sáu, vào lúc 12h20) của đài Canal+, một trong 6 đài chính của Pháp. Mục đích của chương trình là phân tích, mổ xẻ và phiếm luận thời sự trong nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung. Được điều khiển bởi Ali Baddou (người àn ông trẻ tuổi) và sự trợ giúp của hai nhà phỉnh bút thiên Tả dầy kinh nghiệm là ông Nicolas Domenach (tóc bạc trong vidéo) và bà Anne-Elisabeth Lemoine.
Qua 3 phút và 50 giây, chương trình đã giúp khán giả đài biết về Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng qua ba đặc điểm:
1/ vô văn hóa
Nguyễn tấn Dũng khều tay hỏi Thủ tướng Pháp: « Ê, có thể khóa cái này đằng sau được không ? Nóng quá "
2/ vô học
Nguyễn tấn Dũng phát biểu: « À, thưa ngài Thủ tướng.. Pháp. À, trước hết thay mặt đoàn đại biểu cấp cao của chính phủ VN, tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở…Châu Âu và…trên thế giới »
3/ nhà quê với giọng nói nhừa nhựa the thé như người Tàu và cách phát âm sai tên của Thủ tướng Pháp
Nguyễn tấn Dũng đặt tên mới cho TT Pháp là DĂNG MẮC Ê RÔ (Jean Marc Ayrault nếu đọc đúng giọng là JĂNG MẠC ÂY RÔ). Vào cuối chương trình, bình luận viên truyền hình đã đặt tên mới cho Nguyễn Tấn Dũng là MISTER BEAN (Tay Hề số 1 Anh quốc) rồi ví Nguyễn Tân Dũng như Michel Leeb (một tên hề người Pháp), chuyên chọc cười bằng cách lấy hai tay kéo dài híp mắt lại, nhái giọng the thé và nghẹt mũi của người tàu nói tiếng Pháp bồi.
Sau đây là p[hần chuyển ngữ:
Ali Baddou mở đầu chương trình: « La Nouvelle Edition continue. Si François Hollande a accepté de serrer la main du Président Iranien cette semaine au siège de l’ONU, c’est qu’il lui a fait promettre de regarder ça »
"Phiên Bản Mới tiếp tục. Nếu [tổng thống] François Hollande đã chấp nhận bắt tay với Tổng thống Iran tuần lễ này tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, là vì đã bắt ông ta hứa phải xem cái này"
[1'06:50"06] - Nicolas Domenach - tóc bạc: "Jean Marc Ayrault tient des conférences de presse. Vous allez le voir avec le Premier Ministre vietnamien. Vous allez regarder ça et vous allez même peut être avoir quelques compassions pour lui, même vous, Anne-Elisabeth. Oui, oui, vous allez voir parce que ça commence mal. Ça commence mal avec des questions de lumière et puis ça ne finit pas très très très bien. Mais regardez d’abord le début."
"Jean Marc Ayrault [thủ tướng] họp báo. Quý vị sẽ thấy ông với Thủ tướng Việt Nam. Quý vị sẽ xem cái này và có thể sẽ có chút từ bi tội nghiệp cho ông ta, thậm chí là bà, bà Anne-Elisabeth ạ (đồng nghiệp). Vâng, các vị sẽ thấy, bởi vì mọi việc khởi đầu tồi tệ, với vấn đề ánh sáng và kết cuộc thì rất rất rất là tồi tệ. Nhưng trước hết mời quý vị xem phần đầu"
[1’07:1’16] - Bắt đầu buổi họp báo, Nguyễn tấn Dũng cũng có vẻ không được bình thản, nhìn láo liên, chung quanh và đằng sau cửa sổ. TT Pháp cười, không hiểu Dũng muốn nói gì, có lẽ Dũng muốn nói thật là một ngày thật đẹp trời chăng?
[1’17:1’21] - « Monsieur le Premier Ministre. Mesdames, Messieurs. […] convivial et particulièrement chaleureux.. »
TT Pháp bắt đầu phát biểu: Thưa ông Thủ tướng. Thưa quý bà, quý ông. […] thân thiện và đặc biệt nồng nhiệt..
[1’22] - N.T.Dũng ngắt lời: « Ê, có thể khóa cái này đằng sau được không ? Nắng quá ! »
[1’24:1’33] - TT Pháp thấy Dũng múa tay, không hiểu Dũng muốn gì nên kiếm xung quanh có ai đoán được không: "Là ánh nắng làm ông…À vâng, phải kéo rèm cửa sổ"
« C’est le soleil qui vous…Ah oui, il faut tirer le rideau »
[1’34] - N.T.Dũng: « ờ »
[1’35] - TT Pháp nhờ tùy viên: "Nhờ ông vui lòng kéo rèm cửa sổ, bởi vì…"
« Voulez-vous tirer le rideau s’il vous plaît, parce que… »
[1’37] - TT Pháp chỉnh lại áo veste, dơ cao hai tay thở dài bất lực
[1’40] trở lại chương trình đài truyền hình – Bình luận viên Ali Baddou chế nhạo « très très chaleureux, très très chaleureux » (rất rất là nóng, rất rất là nóng)
[1'43] - Nicolas Domenach phụ họa thêm: "và khi mọi sự khởi đầu không tốt, thì mọi việc tiếp theo đều sẽ xấu. Quý vị nhìn xem, tội nghiệp"
« Et quand ça commence mal, eh ben, ça continue mal. Regardez, les pauvres »
[1’47] - TT Pháp: "Tôi không biết cho việc dịch thuật mình làm sao đây bởi vì…tôi…ông Thủ tướng. Ông có đã lấy (làm dấu tay chỉ ống nghe) ? (trở lại bài diễn văn) Chúng tôi đã dự tính một chuyến công du tại Pháp và điều đó đang xảy ra".
« Je ne sais pas comment pour la traduction on fait parce que…je… pour Monsieur le Premier Ministre. Vous avez pris … (làm dấu tay chỉ ống tai nghe). Nous avions envisagé un déplacement en France et il a lieu
[2’03] - N.T.Dũng ngắt lời lần thứ hai: "Xin lỗi ngài chưa nghe được"
[2’04] - TT Pháp « ça ne marche pas ? » (không chạy à ?)
N.T.Dũng: "Chưa nghe được, xin lỗi Ngài cho dịch trực tiếp"
(nghe thông dịch)
[2’16:2’20] - TT Pháp nói nhỏ điều gì với nhân viên, dơ tay lên thở dài lần thứ hai
[2’22] trở lại chương trình - Ali Baddou: "Et ce n’est pas fini. C’est ça qui est génial" (vẫn chưa hết, thế mới tuyệt vời)
Nicolas Domenach: "ça continue avec les oreillettes. Ecoutez" (mọi việc tiếp tục với ống nghe, quý vị hãy lắng nghe)
[2’29] - Nguyễn tấn Dũng « À, thưa Ngài Thủ tướng. À, trước hết thay mặt đoàn đại biểu cao cấp của chính phủ VN, tôi bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp…ở Âu Châu và… trên thế giới.
[2’46] - TT Pháp « Merci Monsieur le Premier Ministre pour les vœux que vous venez de formuler » (cám ơn những lời chúc của ông Thủ tướng )
[2’50]: trở lại chương trình « C’est génial: MISTER BEAN " (Tuyệt vời: MISTER BEAN !)
"Quelqu’un s’est fait engueler ?" (có ai bị mắng không ?)
"Tout le monde" (tất cả mọi người)
[3’00]: "Mais on comprend pourquoi le Premier ministre vietnamien a dit merci à":
(nhưng chúng ta hiểu rằng tại sao ông thủ tướng VN đã chuyển lời cảm ơn đến :)
[3’05] - tiếng và hình của N.T.Dũng « DĂNG MẮC Ê RÔ »
Mọi người cười ngất.
Nicolas Domenach: "Ah oui, Jean Marc Ayrault. On souffre pour lui. On souffre effectivement".
(À là Jean Marc Ayrault. Mình đau đớn hộ ông ấy. Mình thực sự đau đớn)
"On souffre pour" (mình đau đớn cho):
[3’15] - Nhe lại giọng nói của Nguyễn tấn Dũng lần thứ hai: DĂNG MẮC Ê RÔ
Ali Baddou: "C’est joli, ça donne un petit côté exotique" (cũng đẹp, nó giống lai căng)
[3’24] - Bà Anne-Elisabeth nhại giọng nghẹt mũi quê mùa của Dũng: "Dăng Mắc Ê Rô"
[3’26] - Ali Baddou hỏi bà Anne-Elisabeth: "ça va Michel Leeb ?" (khỏe không ông Michel Leeb* ?)
*Michel Leeb là một tên hề người Pháp, chuyên chọc cười bằng cách lấy hai tay kéo dài híp mắt lại,
nhái giọng the thé và nghẹt mũi của người tàu nói tiếng Pháp bồi.
[3’28] - "Mình vẫn không chán với Dăng Mắc Ê Rô. Ông có thể cho nghe lại được không ?"
"on ne s’en lasse pas avec Dăng Mắc Ê Rô. Vous pouvez remettre ?"
"Allez remettez le encore une fois" (Ừ, nghe lại ông ta một lần nữa)
[3’33] - hình và giọng Nguyễn tấn Dũng lần thứ ba
Nicolas Domenach: "Et ce n’est pas Michel Leeb" (và đây không phải là Michel Leeb)
[3’40] - "donc on souffre pour tous les socialistes qui sont dans la tourmente et qui n’ont pas envie de s’en sortir"
(mình đau đớn cho tất cả những đảng viên xã hội đang trong cơn biến loạn nhưng chả muốn thoát ra)
[3’50-5’04]: đổi đề tài nói về chuyện thuế tại Pháp và chỉ trích Chính phủ do Đảng Xã Hội Pháp lãnh đạo
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, khác với Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa mà chỉ trích Bác và Đảng nói chung,
những quan lớn thời đại nói riêng là mang đủ thứ tù tội, riêng tại nước Pháp này, hành động chỉ trích,
nhạo báng giới chính khách, từ Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch các đảng phái, nghị sĩ, dân biểu, vv…
là một cái quyền rất bình thường của mọi thường dân hay nghành truyền thông báo chí.
Tổng thống được dân bầu lên trong 5 năm, thành lập chính phủ để lèo lái đất nước.
Người cầm quyền làm không khéo thì bị chỉ trích nặng nề, hằng ngày.
Nếu có tội thì bị cách chức, không cho ứng cử nữa, nặng hơn thì đi tù.
Họ không lấy được lòng dân, không làm cho dân giàu nước mạnh thì 5 năm sau bị dân lôi xuống để lớp người khác giỏi hơn lên thay thế.
Dân Chủ = người dân làm chủ. Đơn giản thế thôi bạn ạ !
Cổ kim quốc dĩ Dân vi Bản
Đắc quốc ưng tư tự đắc Nhân
(Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lần Hạt Mân Côi
Joseph Ngọc Phạm
21:21 02/10/2013
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Kính mừng chào Mẹ Chúa Trời !
Mừng Mẹ ân phúc rạng ngời chứa chan
Maria Thánh Mẫu thật huy hoàng
Đầy ơn cực trọng ngóng trông muôn đời
Ơn trọng cao cả tuyệt vời!
Phước làm Thánh Mẫu đời đời vinh sang.
(Trích thơ của P. Trần Đình Phan Tiến)