Ngày 03-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiệc cưới, áo cưới
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:52 03/10/2011
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 22, 1-14

Đọc xuyên suốt Tin Mừng Chúa Giêsu, chúng ta hiểu được thế nào là Nước Trời mà Ngài luôn công bố. Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để nói về Nước Trời. Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu ví : “ Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình “ ( Mt 22, 2 ). Tin Mừng cho thấy ý nghĩa sâu xa của dụ ngôn.

Tiệc cưới trong đoan Tin Mừng Matthêu 22, 1-14 có một cái gì thật khác lạ, có một cái gì đó lạ đời bởi vì Ông chủ tức Vị Vua mở tiệc cưới cho hoàng tử nhưng các khách được mời đều kiếm lý do để từ chối, người lý do này kẻ lý do khác, thậm chí họ còn sỉ nhục các đầy tớ vua sai đi mời và giết đi. Rồi sau cùng, vua sai đầy tớ đi mời tất cả mọi người bất kể tốt xấu vào dự tiệc cưới vua đã dọn sẵn. Vua đi vào quan sát và thấy một thực khách vào dự lễ cưới nhưng lại không mặc áo cưới. Vua ra lệnh cho gia nhân :” Trói chân tay nó lại quăng nó ra chốn tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng ! Vì kẻ được gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít “ (Mt 22,14 ).

Tại sao những khách được mời tới dự tiệc trong dụ ngôn lại từ chối lời mời đến dự tiệc cưới, lời mời của một vị vua ? Dụ ngôn muốn ám chỉ đến Kinh sư, Pharisêu và những người chống đối Chúa Giêsu, những người đã bất mãn với thái độ thân tình của Chúa Giêsu đối với những người thu thuế và những người tội lỗi. Thực tình, họ đang chế diễu Chúa Giêsu, không muốn chấp nhận Ngài là Đấng Cứu Thế. Những hạng người này đang âm mưu giết Chúa và khi đứng dưới chân Thánh Giá, họ cười nhạo Ngài.

Chúa Giêsu đã dùng bữa ăn để nói lên những giá trị cao quí nhất trong đời sống con người. Bữa ăn là nơi gặp gỡ, hiệp thông, trao ban, chia sẻ, vui mừng, hân hoan. Vì ý nghĩa cao quí ấy, Chúa đã dùng bữa ăn, tiệc cưới để nói lên những thực tại Nước Trời. Chiếc áo cưới là tâm tình gặp gỡ, chia sẻ, trao ban, vui mừng, phấn khởi con người phải mặc lấy để thuộc về Nước Trời.

Chiếc áo cưới cũng có nghĩa là chiếc áo trắng mỗi Kitô hữu đều mặc ngày lãnh nhận Bí tích rửa tội. Chiếc áo trắng là tâm hồn trong trắng, đơn sơ, thanh khiết của những môn đệ Chúa đã được thanh tẩy bằng máu Chúa Kitô và được thanh luyện bằng Lời Chúa. Chiếc áo trắng là tâm hồn thánh thiện, đạo đức khi người Kitô hữu lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô.

Cuộc đời người môn đệ Chúa không bao giờ được đóng khung trong cái nhãn hiệu mình là người Công giáo mà lại quên đi những thực tại trần gian này rồi sẽ qua mau, cuối cùng chỉ còn lại sự sống vĩnh cửu và Nước Trời mà Kitô hữu luôn khát khao tìm kiếm. Chúa phán “…Nếu người ta được cả thế gian mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ?” ( Mt 16, 26 ).

Có những người sau hết sẽ lên trước nhất và những người trước hết sẽ nên sau hết. Điều này, quả thực rất đúng với người Do Thái vì họ được Thiên Chúa tuyển chọn nhưng họ đã chối từ Chúa, không tin nhận Chúa là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế. Người Kitô hữu là người đã mặc chiếc áo trắng ngày lãnh nhận Bí tích rửa tội, họ mặc lấy Đức Kitô, mặc lấy con người mới, nghĩa là họ tin tưởng, tín thác nơi Chúa và tin tưởng ơn cứu chuộc do Chúa mang đến cho họ.

Người môn đệ Chúa sẽ mất Nước Trời, nếu họ chỉ nói “ Lạy Chúa ! Lạy Chúa “, nhưng không mặc lấy Đức Kitô và không lắng nghe và thực thi Lời Chúa trong đời sống của mình.

Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội.
Nào có ai đứng vững được chăng ?
Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ,
Lạy Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en ( Tv 129, 3-4 ).

Lạy Thiên Chúa toàn năng, ước gì ân sủng Chúa vừa mở đường cho chúng con đi, vừa đồng hành với chúng con luôn mãi, để chúng con sốt sắng thực hành những điều Chúa truyền dạy ( Lời nguyện nhập lễ, Chúa nhạt XXVIII thường niên, năm A ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu lại hay dùng bữa ăn để nói về Nước Trời ?
2.Áo cưới ám chỉ gì trong dụ ngôn này ?
3.Người không mặc áo cưới là người thế nào ?
4.Vua trong dụ ngôn này ám chỉ ai ?
5.Những người trước muốn nói đến những người nào ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: ‘Với các thiên thần hộ thủ, Chúa chăm sóc toàn bộ cuộc sống của mỗi người’
Phạm Kim An
08:11 03/10/2011
ĐTC: ‘Với các thiên thần hộ thủ, Chúa chăm sóc toàn bộ cuộc sống của mỗi người’

Vatican – Chúa "quan tâm" mỗi người, vì toàn cuộc sống của mỗi người được "vây quanh" bởi các thiên thần hộ thủ, và trách nhiệm của các vị mục tử của Giáo Hội, nhất là những người có một "vai trò quyền bính", là các chủ đề bài nói của ĐTC Biển Đức XVI trong dịp đọc Kinh Truyền tin ngày chủ nhật 2-10, trước 20.000 người tại quảng trường Thánh Phêrô, và đây là lần đầu tiên Ngài xuất hiện trước công chúng tại Tòa thánh, kể từ khi trở về ngày 1-10 từ nơi nghỉ hè tại Castel Gandolfo.

ĐTC Biển Đức XVI lấy cảm hứng từ Tin Mừng ngày Chủ Nhật ngày nay, vốn “kết thúc với lời cảnh cáo đặc biệt nghiêm trọng của Chúa Giêsu với các thượng tế và kinh sư: "Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi"(Mt 21,43). Những lời này làm cho chúng ta nghĩ về trách nhiệm lớn lao của những người trong mọi thời đại, được gọi làm việc trong vườn nho của Chúa, nhất là những người có vai trò quyền bính, và thúc đẩy chúng ta canh tân lòng trung thành đầy đủ của chúng ta với Chúa Kitô. Ngài là “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường" (xem Mt 21:42), bởi vì họ xem Ngài là kẻ thù của pháp luật và nguy hiểm cho an ninh trật tự, nhưng bản thân Ngài, bị từ chối và chịu đóng đinh, Ngài sống lại, trở thành "tảng đá góc tường”, mà trên đó nền tảng của sự hiện hữu con người và toàn thế giới có thể dựa vào một cách chắc chắn tuyệt đối".

ĐTC Biển Đức XVI nói: “Bám vững chắc trong đức tin vào tảng đá góc tường là Chúa Kitô, ở lại trong Ngài, cũng giống như cành nho không thể mang hoa trái, nếu không ở lại nơi cây nho. Chỉ trong Ngài, qua Ngài và với Ngài mà Giáo Hội, dân tộc của Giao Ước mới, được xây dựng. Tôi Tớ Chúa ĐTC Phaolô VI đã viết về điều này: "Hoa quả đầu tiên của ý thức sâu sắc về Giáo Hội, là phát hiện mới về mối quan hệ cốt yếu của Giáo hội với Chúa Kitô. Đây là một điều nổi tiếng, cơ bản, thiết yếu, nhưng không bao giờ được hiểu đầy đủ, được suy niệm đầy đủ, và được cử hành đầy đủ”.

Và, sau khi đọc kinh Truyền Tin, trong lời chào bằng tiếng Anh, ĐTC Biển Đức XVI mời cầu nguyện "đặc biệt cho những người phải đối mặt với bạo lực và các mối đe dọa vì đức tin của họ."

Lời cuối cùng của ĐTC Biển Đức XVI trước kinh Truyền Tin là: "Thiên Chúa luôn luôn ở gần và hoạt động trong lịch sử nhân loại, và đi theo chúng ta với sự hiện diện độc đáo của các thiên thần, ngày nay Giáo hội tôn kính các thiên thần này là thiên thần hộ thủ, nói cách khác là các thừa tác viên của việc Chúa quan tâm chăm nom mọi người. Từ khi sinh ra cho đến khi qua đời, cuộc sống con người được bao quanh bởi sự che chở liên tục này”.

Cuối cùng, sau kinh Truyền tin, trong lời chào bằng tiếng Pháp, ĐTC Biển Đức XVI mời gọi các “giáo viên hãy truyền đạt, thông qua lời giảng dạy của mình, lòng yêu chuộng kiến thức và sự thật. Kiến thức là quan trọng, nhưng sự huấn luyện con người là quan trọng hơn, để họ có thể phân định sự thật ở nơi đâu, và được tự do để lựa chọn. Hãy giáo dục giới trẻ theo cách này về các giá trị đạo đức và tinh thần đích thực, để giúp họ tìm thấy ý nghĩa trong cuộc đời của họ. Trong tháng Mười, cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, Đức Mẹ Mân Côi, đồng hành với tất cả những người tham gia vào việc huấn luyện và giáo dục". (AsiaNews 2-10-2011)

Phạm Kim An
 
Vụ kiện Đức Giáo Hoàng trước Tòa án Hình sự Quốc tế: một bất thường pháp lý
Nguyễn Trọng Đa
08:13 03/10/2011
Vụ kiện Đức Giáo Hoàng trước Tòa án Hình sự Quốc tế: một bất thường pháp lý

Đây là sáng kiến của các nạn nhân đối với các linh mục ấu dâm

Bài của ông Rafael Navarro - Valls, giáo sư Luật thuộc Đại học Complutense ở Madrid, và Tổng thư ký Viện Hàn lâm Hoàng gia Khoa học pháp lý và Luật pháp của Tây Ban Nha


ROMA - Chúng tôi giới thiệu một bài viết đặc biệt trong mục suy tư “Đài quan sát pháp lý", nói về một vụ kiện của “Mạng lưới các người sống sót của những người bị linh mục lạm dụng” (SNAP), hiệp hội lớn nhất của các nạn nhân bị một số thành viên của Giáo Hội phạm tội ấu dâm, chống lại ĐTC Biển Đức XVI và một số Hồng y của Giáo Hội.

Lịch sử của pháp luật, trong quá trình tiến hóa lâu dài của nó, đã tích lũy một số sự tò mò pháp luật. Tôi muốn nói đến các tình huống bất thường được xếp loại trong các trường hợp, vốn đôi khi biến luật pháp thành một "điệp vụ bất khả thi"; nói cách khác, đó là điều người ta gọi là “ảo tưởng luật”. Một số lớn phát sinh từ thủ tục tố tụng, có lẽ bởi vì các con đường của luật gia là rất đa dạng, đến nỗi không hiếm khi thấy một số vụ án kết thúc trong con đường không lối thoát.

Tôi sợ rằng một trong số các con đường này là đường được chọn bởi các nhà tư vấn cho một số nạn nhân của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, đó là ấu dâm. Ý định gán cho Giáo Hội Công Giáo, cho ĐTC hoặc cho các thành viên của Giáo Triều tại Rôma, trách nhiệm đối với hành vi đã phạm ở nhiều nơi trên thế giới bởi những người có khả năng đảm nhận trách nhiệm hình sự, và ở đó có các cơ quan tư pháp có thẩm quyền để phán xét, là một sự bất thường pháp lý thực sự.

Đây không chỉ là một cái gì đó không công bằng, nhưng cũng là một nhiệm vụ bất khả thi. Cũng giống một chút – xin tha lỗi cho tôi về sự so sánh, vốn luôn có một phần thiếu chính xác - như họ có thể cáo buộc ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về các hành vi phạm tội nặng trong một của 192 nước thành viên LHQ. Các thủ phạm là tội phạm, chứ không phải các nhà chức trách đang tìm cách diệt trừ tội phạm ấy.

Trường hợp của ĐTC Biển Đức XVI là một thí dụ đặc biệt: Ngài là Đức Giáo hoàng đã làm việc nhiều nhất trong việc phòng chống và trừng phạt các giáo sĩ hoặc tu sĩ ấu dâm. Chắc chắn số người phạm tội là rất ít, so với đại đa số các giáo sĩ hay tu sĩ sống một cuộc sống có trật tự và không thể chê trách.

Một số phương tiện truyền thông đã có nhã ý đề nghị “Đài quan sát pháp lý” của chúng tôi thực hiện việc phân tích pháp lý của đơn khiếu kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague, Hà Lan - không nên nhầm lẫn với Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc – nên tôi xin phép tóm tắt các suy nghĩ của tôi. Xin độc giả tha thứ cho tôi, nếu bất đắc dĩ tôi sẽ sử dụng một số thuật ngữ pháp lý.

Thẩm quyền và các việc xét xử của Tòa án Hình sự Quốc tế. Trường hợp của Tòa Thánh

Để cho một cơ quan quốc tế có năng lực hành động, trước hết cơ quan ấy phải có thẩm quyền trong lĩnh vực chuyên môn, và vụ việc đưa đến cơ quan ấy phải có thể chấp nhận được. Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có thẩm quyền đối với các con người cụ thể, trưởng thành, và là công dân của một Quốc gia đã phê chuẩn Quy chế Roma năm 1998 về thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Theo sự hiểu biết của tôi, Tòa Thánh và Quốc gia Vatican không thuộc số các nước đã phê chuẩn Quy chế này. Như vậy, trong trường hợp ở đây, Tòa án này không có thẩm quyền đối với Đức Thánh Cha hoặc 450 người được hưởng quyền công dân Vatican, trong đó có các Đức Hồng Y Bertone, Levada và Sodano, mà vụ kiện trên nhắm tới. Cũng như thế chẳng hạn, đối với Mỹ và Trung Quốc đã không phê chuẩn Quy chế Roma: chính phủ các nước này không thuộc thẩm quyền của Toà án Hình sự Quốc tế.

Chỉ có trong trường hợp khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cho rằng có một mối đe dọa cho hòa bình và an ninh quốc tế - mà rõ ràng đây không phải là trường hợp - ,Tòa án hình sự quốc tế có thể được yêu cầu điều tra và quyết định các hành vi vi phạm trong một Nhà nước, vốn không phải là nước phê chuẩn Quy chế Roma. Điều này đã xảy ra với tội diệt chủng ở Darfur (Sudan). Đất nước này đã không tham gia Quy chế Roma, tuy nhiên, ngày 31-3-2005, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua nghị quyết 1593 trao sự xem xét tình hình tại Sudan cho Toà án Hình sự Quốc tế (ICC).

Đối với những gì liên quan đến vấn đề, vốn là đối tượng của vụ kiện (thói đồng dâm nam được thực hiện trong nhiều vùng địa lý khác nhau), người ta rất khó đưa chúng vào phạm trù tội ác chống lại loài người được liệt kê tại Điều 7 của Quy chế Tòa án. Không phải vì chúng không có một tính cách đủ của tội nặng; nhưng bởi vì bài viết này hiểu tội ác chống lại loài người là các hành vi được xác định, “khi chúng bị phạm trong khuôn khổ của một vụ tấn công tổng quát hóa hoặc hệ thống hóa, vốn được tung ra chống lại toàn dân số dân sự, và có sự hiểu biết rõ ràng về cuộc tấn công ấy".

Trong số các hành động này, một số tội phạm tình dục như mại dâm cưỡng bức, ép buộc mang thai, triệt sản cưỡng bức, hoặc "mọi hình thức khác của bạo lực tình dục có tính cách trọng tội". Thí dụ điển hình nhất là việc ép buộc mang thai, do một sắc tộc này thực thi tập thể với một sắc tộc khác, trong bối cảnh xung đột vũ trang. Thật vậy, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã điều tra loại tội phạm này ở Congo, Uganda và Cộng hòa Trung Phi.

Tuy nhiên, ở đây ta muốn nói đến các tội đã phạm bởi các linh mục thuộc nhiều quốc tịch ở nhiều nước khác nhau. Nó thiếu điều mà ông Cuno Tarfusser, thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), mới định nghĩa như là “yếu tố bối cảnh”, nghĩa là các hành vi đã thực thi trong khuôn khổ của một cuộc tấn công diện rộng, hoặc có hệ thống, được tung ra chống lại dân số dân sự, trong việc theo đuổi chính sách của một quốc gia. Từ năm 2002, thời điểm mà Tòa án bắt đầu hoạt động, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã nhận được khoảng 8.000 đơn kiện các loại. Theo sự hiểu biết của tôi, không có thủ tục nào được mở ra cho tội đồng tính luyến ái nam trong bối cảnh này.

Sự bổ túc giữa Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và các tòa án quốc gia

Như vậy, luật hình sự của mỗi nước liên quan có thẩm quyền cả cá nhân lẫn lãnh thổ. Đừng quên rằng Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ là "bổ sung" cho các tòa án quốc gia (Điều 1 Quy chế Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)) . Vì vậy, theo quy định của Quy chế, một vấn đề sẽ được Tòa án Hình sự Quốc tế xét là chấp nhận được, khi "vụ việc là đối tượng của một cuộc điều tra hoặc truy tố bởi một nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này, trừ phi quốc gia ấy không muốn hoặc không có khả năng điều tra hoặc truy tố vụ việc ấy" (Điều 17).

Thật thú vị khi nhìn thấy lập trường của tư pháp Mỹ về mối quan hệ giữa các giáo phận Mỹ và Tòa Thánh trong vấn đề ấu dâm. Năm 2009, tòa án phúc thẩm của Mỹ trong vòng chín đã quy định, trong một quyết định quan trọng, rằng không bàn bạc gì về "sự liên thông hoặc liên kết trách nhiệm giữa các giáo phận và giáo sĩ liên quan và Tòa Thánh "(Quyết định John Doe và Tòa Thánh, năm 2009, Toà phúc thẩm vòng chín, kháng cáo bị bác bỏ ở Tòa án Tối cao Mỹ).

Một tòa án khác ở The Hague cũng không có thẩm quyền: Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hiệp quốc, không chỉ bởi vì Tòa Thánh không phải là một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc (Tòa thánh chỉ có tư cách quan sát viên thường trực), mà còn bởi vì, trong trường hợp này, tòa án không xử theo đơn kiện thông qua một nhóm người, nhưng thông qua các quốc gia, vì chỉ có quốc gia có đủ quyền xuất hiện trước Tòa án. (Điều 34,1 của Tòa án Công lý Quốc tế của Liên hiệp quốc).

Như tôi đã có dịp để nói nhiều lần, tôi cảm thấy rằng một số nạn nhân của tội ác nghiêm trọng này có thể là đối tượng của một sự lèo lái pháp lý, do các kẻ thù của Giáo Hội Công Giáo thực hiện. Đây không phải là để giảm thiểu nỗi đau của họ và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Điều quan trọng là sự phẫn nộ tự nhiên này có thể tìm thấy biểu hiện đầy đủ của nó – cả về pháp lý - ở tòa án có thẩm quyền. Mọi sự lèo lái sẽ bị lột mặt nạ về lâu dài, nhất là khi nó đi kèm với một phương tiện truyền thông quy mô lớn.

Luật pháp là một công cụ rất nhạy cảm đối với các nỗ lực của loại hình này. Nó phản ứng mạnh mẽ, bằng cách từ chối những gì là sai hoặc phóng đại trong tuyên bố có thẩm quyền của mình. Chúng ta hãy tin vào luật hình sự của các quốc gia, nơi xảy ra các sự việc đau đớn này, mà tôi chắc chắn rằng luật ấy sẽ trừng trị với sự nghiêm trọng đích đáng.

Ngoài ra, thật đáng ngạc nhiên là vụ kiện này đã được nộp tại tòa án, ngay sau sự chấp thuận tập thể hình ảnh ĐTC Biển Đức XVI của hai triệu người trẻ tại Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid, và ngay trước khi một chuyến tông du khó khăn của Đức Giáo hoàng tại Đức.

Cuối cùng, tôi tiên đoán rằng vụ kiện vô căn cứ sẽ gặp sự từ chối không giảm nhẹ về phía Tòa án Hình sự Quốc tế. Tôi nghĩ rằng chủ đề này sẽ được xem xét theo thời gian, như là một trong các sự hiếm hoi pháp lý, vốn dần dà sẽ được tự xác minh trong lịch sử tư pháp. (ZENIT.org 2-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha nói: Từ lúc sanh đến lúc tử, ai ai cũng có một thiên thần hộ mệnh
Bùi Hữu Thư
21:04 03/10/2011
Thiên Thần Hộ Mệnh
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Có các Thiên Thần hộ mệnh che chở cho đời sống con người từ lúc khởi sự cho đến lúc chấm dứt.

Ngài nói trước Kinh Truyền Tin: "Thiên Chúa luôn luôn gần kề và sống động trong lịch sử nhân loại, và ngài cũng đồng hành với chúng ta cùng với sự hiện diện độc đáo của các thiên thần của Người, và Giáo Hội hôm nay mừng kính trong "ngày Lễ Các Thiên Hộ Mệnh" ngày 2 tháng 10.

Ngài nói: Thiên Thần Hộ Mệnh là "các thừa tác viên chăm sóc thiêng liêng cho mỗi người."

Đức Thánh Cha nói với các khách hành hương tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô: "Từ lúc sanh ra cho đến lúc chết, đời sống con người bị bao bọc bởi những sự che chở không ngừng."

Ngài yêu cầu tất cả mọi người cầu nguyện cho sự bảo vệ tất cả những aiđang thừa hành công việc của Chúa, nhất là những ai phải đối phó với chính sách bất bao dung tôn giáo.

Ngài nói, Phúc Âm của phụng vụ ngày hôm nay nhắc lại dụ ngôn về vườn nho của Chúa Giêsu nơi các đầy tớ hành hạ hay giết hại các thợ làm vườn nho, ngay cả người con ruột của ông chủ vườn nho.

Ngài nói: Bài Phúc Âm "thúc đẩy chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai làm việc trong vườn nho của Chúa, nhất là những ai phải đối phó với bạo lực và đe dọa vì đức tin của họ."

Sau khi nghỉ hè ba tháng tại tư dinh ở Castel Gandolfo, Đức Thánh Cha trở về Vatican ngày 1 tháng 10.

Trước khi dời tư dinh trên đỉnh đồi, Đức Thánh Cha cám ơn các nhân viên Tòa Thánh và nhân viên an ninh vì đã giúp cho những ngày nghỉ ngơi của ngài được diễn ra trong "an bình và thoải mái."

Trong một cuộc tiếp kiến ngày 29 tháng 9 với một phái đoàn của các giới chức thành phố, Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ, nhân viên an ninh điạ phương Ý cũng như các nhân viên của Vatican và vệ binh, Đức Thánh Cha cám ơn họ về những trợ giúp và "phục vụ qúy giá."

Ngài cũng gặp gỡ các nhân viên của tư dinh ngày 28 tháng 9, ngài bảo họ là ngài đã thích thú được đắm chìm trong thiên nhiên và thinh lặng, cả hai điều này giúp cho mọi người đến gần Chúa hơn.

Ngài nói: Trong một bầu khí an bình, "rất dễ tìm được chính mình, và lắng nghe được tiếng nói nội tâm -- tôi muốn nói là sự hiện diện của Thiên Chúa -- đem lại được ý nghĩ sâu xa cho đời sống chúng ta."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa, Nam Úc, Mừng Bổn Mạng
Jos. Vĩnh SA
04:45 03/10/2011
Thánh Lễ 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật ngày 02 tháng 10 năm 2011. Các em thiếu nhi thuộc xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa, Nam Úc đã long trọng tổ chức mừng kính Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn Mạng của xứ đoàn.
Mở đầu Thánh Lễ, một em thiếu nhi đại diện xứ đoàn đã lên trước gian cung thánh, đọc sơ lược qua tiểu sử và đức hạnh của Thánh Nữ Têrêsa lúc còn sinh thời và những ơn lạ đặc biệt cứu chữa những bệnh nhân, qua lời cầu bầu của Thánh Nữ Têrêsa trước tòa Thiên Chúa.
Sau đó, các em đội trưởng đã cùng với đoàn đồng tế xếp hàng rước cờ hiệu của xứ đoàn và các đội lên tiến lên cung thánh bái lạy và cắm các lá cờ chung quanh bàn thờ, tượng Thánh Nữ Têrêsa do các em thiết kế.
Chủ tế thánh lễ, Lm. G.B. Nguyễn Viết Huy SJ, Phó Quản Nhiệm Cộng Đồng, Tuyên úy của xứ đoàn TNTT Têrêsa, cùng đồng tế có 2 linh mục khách từ Việt Nam qua thăm Nam Úc.
Sau Thánh Lễ các Huynh Trưởng đã tổ chức một bữa tiệc BBQ liên hoan mừng Bổn Mạng cho toàn xứ đoàn.
Lúc 7 giờ tối cùng ngày, các em đã tổ chức một chương trình Văn Nghệ đặc sắc với chủ đề “Suối Nguồn Mộng Mơ” do các em tự biên, tự diễn.
Có khoảng gần 500 khán giả trong và ngoài Cộng Đồng đến tham dự.
Chấm dứt chương trình văn nghệ Mừng Bổn Mạng là phần phát quà cho tất cả các em trong Cộng Đồng.
Xứ đoàn TNTT Têrêsa chào cờ sinh hoạt hàng tuần sau Thánh Lễ 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật cho đến lúc 12 giờ trưa, do 2 Sơ Trợ Úy và các huynh trưởng điều hành.
Xem Hình Văn Nghệ của Thiếu Nhi
 
Dâng Hoa Kính Đức Mẹ Mân Côi Tại Giáo Xứ Tân Tạo Và Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
Xuân An
10:09 03/10/2011
DÂNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ MÂN CÔI TẠI GIÁO XỨ TÂN TẠO VÀ HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT

Nhân Chúa Nhật mừng Kính Đức Mẹ Mân Côi ngày 2/10/2011, lúc 7 giờ tối, Cha Phêrô Hoàng Vĩnh Linh - chánh xứ Tân Tạo, đông đảo bà con giáo dân và chị em nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã cùng nhau tham dự đoàn rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ.

Xem hình dâng hoa

Nhà mẹ của Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết cư ngụ tại giáo họ Gioan thuộc Giáo xứ Tân Tạo, hạt Hàm Tân, Giáo phận Phan Thiết. Trong tình hiệp nhất - yêu thương, là một gia đình thuộc giáo xứ nên lần này theo lời mời của Cha chánh xứ, Giáo xứ và Hội Dòng liên kết cung nghinh kính Mẹ.

Đoàn rước kiệu Mẹ khai mạc tại tiền sảnh nguyện đường của Hội Dòng, Cha xứ xông hương kính Đức Mẹ. Kế đến, các em Thanh tuyển của Hội Dòng đại diện toàn thể cộng đoàn dâng hoa, gửi trao về Mẹ Maria bao tâm tình mến yêu qua bài hát “Lạy Mẹ mến yêu”. Lời ca tha thiết đưa mọi người về bên Mẹ, nguyện xin Mẹ là ngôi sao dẫn đường đưa đoàn con về với Giêsu - Đấng con trông đợi, về với Giêsu -Đấng con tôn thờ.

Các Bà Mẹ Công giáo trong trang phục áo dài trắng khiêng kiệu Đức Mẹ. Cả một vùng rực sáng bởi ánh nến lung linh trên tay mỗi người của đoàn rước. Trong tiếng lần hạt râm ran, trong tiếng hát âm vang, từ các em Thiếu nhi Thánh Thể đến các cụ già lom khom chống gậy đều hoà vào đoàn rước trang nghiêm sốt sắng khởi đi từ sân Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, theo đường Lý Thường Kiệt - thị xã Lagi tiến thẳng về nhà thờ Tân Tạo. Trên suốt hành trình, cứ ngắm hết một Mầu nhiệm trong chuỗi Mân Côi cộng đoàn lại quay về hướng Mẹ hiệp lòng cùng Cha chủ tế xông hương tôn vinh Mẹ.

Lời Kinh Kính Mừng theo bước chân dẫn cộng đoàn hướng về nhà thờ Tân Tạo. Điểm dừng của đoàn rước là đài Đức Mẹ của Giáo xứ. Tại đây, Cha xứ tóm tắt và giải thích đôi điều về lịch sử, về ý nghĩa của ngày lễ và tháng kính Đức Mẹ Mân Côi. Ngài nhắc lại sứ điệp và lời mời gọi thiết tha của Mẹ cho đoàn con cái “hãy ăn năn đền tội, hãy tôn vinh Mẹ, hãy cầu nguyện với Kinh Mân Côi” để xin cho thế giới được hoà bình và tâm hồn ta cũng được hoà bình.

Sau lời huấn từ và nhắn nhủ của Cha xứ, các em thanh tuyển của Hội Dòng tiếp tục hiệp dâng lời chào Ave Maria qua lời ca, điệu vũ: “Ave Maria, Kính chào Mẹ Chúa Trời, Mẹ Vô Nhiễm, Mẹ đầy ơn phúc, Mẹ Giáo hội. Kính chào Mẹ tinh tuyền - trinh khiết, Kính chào Mẹ trung tín - nhân hiền. Kính chào Mẹ, Nữ Vương hồn xác lên trời, Nữ Vương ban phúc bình an, Nữ Vương của mọi gia thất và Nữ Vương Mẹ nhân lành…” và tung hô “Nữ Vương hòa bình”, nguyện xin Chúa qua lời bầu cử của Mẹ đem bình an đến cho thế giới, cho mọi gia đình và cho từng tâm hồn của đoàn con lữ khách.

Kế đến, nhóm dâng hoa của các em thiếu nhi trong giáo xứ Tân Tạo mời cộng đoàn hân hoan, hân hoan đến bên Mẹ, dâng hồn – dâng xác, dâng mọi ưu tư – muộn phiền trong cuộc sống, dâng những hy sinh thầm lặng nguyện xin Mẹ thương đỡ nâng, dắt dìu.

Kết thúc buổi rước kiệu dâng hoa kính Đức Mẹ, cộng đoàn cùng nhau hát vang bài ca tôn vinh Mẹ. Mọi người ra về trong lòng mang theo lời âm vang nhắn nhủ “hãy đến cùng Mẹ mến yêu, đặc biệt trong tháng Mân Côi năm 2011 này để Mẹ dẫn đưa ta về cùng Chúa Giêsu – Con yêu của Mẹ”.

Xuân An
 
Giáo xứ Sầm Sơn Thanh Hóa dâng hoa kính Đức Mẹ
Maria Én Trần
10:31 03/10/2011
Giáo xứ Sầm Sơn Thanh Hóa dâng hoa kính Đức Mẹ

GP Thanh Hóa : Tháng 10 – tháng Mân Côi, tháng mà Giáo hội dành để biệt kính Đức Maria; tháng mà hàng triệu triệu con tim, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, biên giới đều chung một tấm lòng dâng lên Mẹ tràng chuỗi mân côi mỗi ngày. Lời kinh “Kính mừng…. thánh Maria…” tuy đơn sơ, dễ đọc nhưng lại chứa đựng biết bao tâm tình yêu mến. Tâm tình Mẹ Maria dành cho nhân loại sau tiếng “Xin vâng”, tâm tình của thánh Êlisabeth dành cho Mẹ khi đang cưu mang Đấng Cứu Thế “kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa ở cùng Bà…”.

Xem hình dâng hoa

Hòa trong tâm tình yêu mến đó, Giáo xứ Sầm Sơn cũng khai mạc tháng kính Đức Mẹ Mân Côi bằng việc ca vãng, kết với lời kinh Kính mừng và những bông hoa muôn sắc để dâng lên Mẹ.

Dù cho cả tuần nay mưa kéo dài, sân nhà thờ ướt và trơn trượt nhưng đội hoa giáo xứ vẫn luyện tập chăm chỉ. Tối tối, tiếng đàn, tiếng nhạc, tiếng bước chân vẫn đều đều chen lẫn tiếng mưa rơi... Chỉ bởi lòng yêu mến chân thành, lòng đơn sơ của con dân xứ biển muốn dâng lên Mẹ.

Và ngày đầu tháng cũng đã đến. Mưa vẫn rơi và sân nhà thờ vẫn còn nước đọng. Nhưng chẳng thể nào ngăn nổi tâm tình mến yêu của những người con thảo dành cho Đức Mẹ. Điều đặc biệt và cảm động hơn, trong thành phần đội hoa không chỉ có các “mẹ hoa, cô hoa, chị hoa” mà còn có cả các “ông hoa, chú hoa, anh hoa” nữa. Hai giới nam nữ đã hòa thành một đội hoa muôn sắc, cùng chung một cử điệu theo lời kinh, tiếng nhạc, cùng chấp tay, quỳ gối – bất chấp mặt sân sủng nước để dâng lên Mẹ. Người dâng hoa, dâng trong mưa; người xem dâng hoa, xem trong mưa…

Có nhìn được cảnh bà con giáo dân mang áo mưa, mang dù chầm chậm đi trong cơn mưa vẫn hát vang lời ca tụng Mẹ, vẫn lên giọng lần hạt bình thường mới thấy được tâm tình người Công giáo Sầm Sơn yêu mến Đức Mẹ đến như thế nào!

Không khí ấy, sự cố gắng và nhiệt tình của giáo dân Sầm Sơn đã làm cho cha phó xứ Giuse Phạm Văn Duẩn cảm động. Sắp tới cha sẽ nhận xứ mới “không biết cha có còn được chứng kiến những tấm chân tình như ở Sầm Sơn không nữa”. Và dù ở đâu Cha nhất định cha sẽ mời đội hoa giáo xứ Sầm Sơn tham dự dâng hoa để làm gương cho xứ đó học tập. Câu nói của cha thực sự xua tan đi cái lạnh của mưa, và như món quà xứng đáng cho sự cố gắng bấy lâu của đội hoa.

Dâng hoa, rước kiệu và cầu nguyện bằng chuỗi mân côi là món quà dâng kính Đức Mẹ đẹp nhất. Mẹ luôn luôn là đại diện của lòng vị tha, của đức hi sinh và tình yêu thương cao cả. Mẹ đã luôn bên cạnh con người, cầu thay nguyện giúp con người thoát khỏi tội lỗi thế gian. Vì vậy, “THÁNG MÂN CÔI - chúng ta cùng nhau thành tâm dâng lên Mẹ tâm tình cảm mến tri ân vì món quà vô giá Mẹ đã trao tặng - tràng chuỗi mân côi, một phương thế tuyệt hảo dẫn lối chúng ta về trời. Nhưng muốn có được tâm tình đó thì chúng ta cần trao phó mọi sự cho Thiên Chúa và Đức Mẹ, xin quan phòng và lo liệu cho chúng con. Amen.”

Maria Én Trần
 
Lịch Sử Nhà Thờ Thánh Martinô De Porres Tại Sàigòn
LM Phêrô Vũ Minh Hùng
12:37 03/10/2011
LỊCH SỬ NHÀ THỜ THÁNH MARTINÔ DE PORRES TẠI SÀIGÒN

1. NGUỒN GỐC

Nhà Thờ Thánh Martinô de Porres hiện nay thuộc Giáo xứ Thị Nghè, được xây dựng từ năm 1876 do công lao của Mẹ Bengiamin, nữ tu Dòng Thánh Phaolô.

Từ buổi đầu, Nhà Nguyện nằm trong khuôn viên Viện Dưỡng lão Thị Nghè hay còn được gọi là “Nhà Thương Thị Nghè”, hay “Viện Dưỡng lão Phú Mỹ” với mục đích phục vụ cho các bệnh nhân, người già neo đơn và các nữ tu đang phục vụ tại Viện Dưỡng lão.

Từ năm 1858, những cuộc chiến tranh và những lần tàn sát người có đạo Công Giáo để trả thù của Triều đình Việt Nam đã làm nảy sinh số lượng đông đảo các trẻ mồ côi lang thang, đói khổ khắp noi.

Từng đoàn người chạy loạn tập trung về Sàigòn trong một điều kiện sống vô cùng tồi tệ. Thêm vào đó là dịch tả, bệnh tật hoành hành khắp nơi, nhiều người đói khổ, bị thương không ai chăm sóc.

Các Cha Thừa Sai cảm thấy cần có những nữ tu để chăm sóc lớp người khốn khổ đó. Lúc đó Giám Mục Đại Diện Tông Tòa của Giáo phận Tây Đàng Trong là Đức Cha Dominique Lefèbvre, Ngài là vị mục tử thánh thiện, nhân lành, sống chết vì đoàn chiên. Biết các Nữ tu Phaolô đang phục vụ tại Hồng Kông từ năm 1848, Ngài viết thư xin các Chị sang Sàigòn tiếp sức.

Ngày 20 – 05 – 1860, hai nữ tu tiên khởi Dòng Thánh Phaolô đã tới Sài gòn giữa cảnh nghèo đói, chiến tranh và bách hại đạo Công giáo.

Ngôi nhà sàn ở đầm lầy Borèse ( nay là Khu Trung Tâm Quận I ) mà Đức Cha cho các nữ tu ở đã bắt đầu tiếp nhận ngay những trẻ mồ côi và bệnh nhân. Các Soeurs phải đi xin hoặc tìm mua thức ăn để nuôi họ. Cô nhi viện đầu tiên được thành lập vào tháng 10 -1860

Số trẻ mồ côi ngày càng đông, không chỉ là con cái các Vị Tử đạo mà ngay cả những người thuộc mọi tín ngưỡng khác nhau. Nhiều giáo dân đến chia sẻ công việc với các nữ tu và một số thiếu nữ đó đã trở thành nữ tu Phaolô sau này. Rất nhiều người đã xin được Rửa tội trước khi chết.

Tháng 06 – 1861 Mẹ Bengiamin cùng với 5 nữ tu nữa đã đến Sàigòn. Mẹ được bổ nhiệm làm Bề trên Chính đầu tiên Miền Viễn Đông, đặt Trụ sở tại Sàigòn. Với người nữ tu nhiệt thành này công cuộc truyền giáo và phục vụ người nghèo mới thật sự khởi sắc.

Với lòng hăng say nhiệt thành vì phần rỗi các linh hồn và để xoa dịu nỗi khổ đau của những người bơ vơ, nghèo khổ, bị bắt bớ, Mẹ đáng kính Bengiamin đã liên tục thành lập rất nhiều cơ sở để săn sóc người bị thương và nuôi dưỡng các trẻ mồ côi.

Mẹ thiết lập các Cô nhi viện, Nhà nuôi người già, Ký túc xá, Phòng Nữ công, Trung tâm phục hồi cho các thiếu nữ lỡ lầm, Trường học, Trường cho trẻ khuyết tật, Trang trại cho trẻ mồ côi trưởng thành… với mục đích đem tình thương của Chúa Kitô đến cho những người xấu số trong xã hội. Ngoài ra Mẹ cũng gởi các nữ tu đến phục vụ tại các bệnh viện, trường học của các Giáo xứ.

2. THÀNH LẬP VIỆN DƯỠNG LÃO THỊ NGHÈ

Đến năm 1876, Mẹ có ý định thành lập tại Thị Nghè một Viện Dưỡng lão. Trước tiên Mẹ trình bày ý định với Đức Cha Isidore Colombert là Giám Mục Giáo Phận Tây Đàng Trong lúc bấy giờ. Ngài lắng nghe và tỏ vẻ ưng thuận, Ngài hướng dẫn Mẹ đi đến Chính quyền để xin giấy phép.

Thống Sứ Nam Kỳ lúc đó là Ông Amiral Barou Duperre đã ký Giấy phép vào ngày 10 tháng 06 năm 1876.

Từ các chi phí mà Mẹ đã chuẩn bị sẵn, tháng 07 năm 1876, công trình được khởi công trên một khu đất rộng lớn ( 70.500 m2 ) và đến cuối năm 1876 Viện Dưỡng Lão ra đời với địa chỉ: 93 Đường Hùng Vương - Thị Nghè - Gia Định, gồm:

- 1 Nhà Nguyện chung cho các Nữ tu và bệnh nhân.

- 1 căn nhà cho Chị em Nữ tu ( hiện nay là ngôi nhà 01 tầng nằm ngay cổng chính )

- 5 Trại miễn phí cho bệnh nhân.

- 3 Trại có thu phí cho các công chức neo đơn về hưu.

- 1 Trại trẻ mồ côi, sơ sinh

- 2 Trại Bệnh lao

- 1 Trại chăn nuôi

- 1 Nghĩa Trang


3. SINH HOẠT CỦA NHÀ NGUYỆN VIỆN DƯỠNG LÃO THỊ NGHÈ

* Thời sơ khai:

Ngay từ buổi đầu, sinh hoạt của Nhà Nguyện Viện Dưỡng Lão Thị Nghè được đặt dưới sự quản nhiệm của Cha Sở Họ Thị Nghè. Cha Tuyên Uý ở tại chỗ để ban các Bí tích cho những bệnh nhân và các nữ tu đang phục vụ tại đây. Các Cha Tuyên úy sử dụng con dấu riêng.

Tại Viện dưỡng lão, rất nhiều người đã xin được Rửa tội hoặc xin trở lại đạo sau thời gian bỏ đạo . Đáng tiếc là vào thời chiến tranh từ 1942 – 1945, Sổ Rửa tội và các giấy tờ quan trọng của Viện bị thiêu rụi do bom đạn làm cháy nhà hoặc do bị Việt Minh lục soát và phá hủy. Hiện nay chỉ còn lại một Số Sổ Rửa tội từ năm 1939 đến 1949 và từ năm 1957 đến 1979 với 4.264 tên người được Rửa tội. Con số này chắc chắn còn nhiều hơn gấp bội.

Số lượng ban đầu có khoảng 800 bệnh nhân và 20 nữ tu điều hành Viện Dưỡng lão. Số bệnh nhân, người già tàn tật và trẻ mồ côi ngày càng gia tăng, Viện luôn tiếp nhận hàng ngàn người tuôn đến để được nâng đỡ phần xác cũng như phần hồn. Họ được chăm sóc nuôi dưỡng theo khả năng của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô.

Viện Dưỡng lão đã trải qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc như chiến tranh loạn lạc, bắt đạo, di cư, … nhưng chị em nữ tu của Dòng luôn cầu nguyện và sống phó thác trong bàn tay của Chúa Quan phòng.

Sinh hoạt Mục vụ là Trung Tâm của mọi hoạt động tại Viện, nhờ sự hỗ trợ của các Giám Mục, các Cha Tuyên Uý liên tục hiện diện và không quảng ngại để cùng với Chị em Nữ tu tiếp nối nhau sống tận tụy hy sinh, an ủi nâng đỡ những chi thể đau khổ của Chúa Kitô.

Căn cứ vào Sổ Rửa tội còn giữ lại được , chúng ta có được danh tính của các Cha Tuyên Uý như sau:

1. Cha Phaolô Đậu : Từ tháng 10/1939 đến tháng 03/1941

2. Cha Phaolô Hạnh : Từ tháng 04/1941 đến tháng 10/1944

3. Cha Dominique Hiệu : Từ tháng 10/1944 đến tháng 02/1947

4. Cha Phêrô Thông : Từ tháng 03/1947 đến tháng 10/1948

5. Cha Alosio Nẫm : Tháng 09/1949

6. Cha Giacôbê Nguyễn Trọng Trí : Từ tháng 03/1956 đến tháng 01/1970

7. Cha Levrey : Từ tháng 01/1971 đến tháng 05/1975

8. Cha Arsène Nguyễn Văn Long (Dòng Biển Đức) : Từ tháng 05/1975 đến tháng 06/2007


* Giai đoạn thầm lặng

Hai tháng sau ngày Giải phóng Sàigòn, tháng 06/1975, Chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa yêu cầu Nhà Dòng bàn giao Viện Dưỡng lão. Mặc dù rất đau xót vì công lao của bao Chị em từ 100 năm qua, nhưng cũng không thể làm khác đi được ! Đại diện Sở Thương Binh Xã Hội đến tiếp quản tất cả tài sản vật chất và nhân sự chỉ trừ Ngôi Nhà Nguyện và căn nhà Chị em đang ở.

Viện Dưỡng lão được tách ra làm hai phần, các trại người già đổi tên là “ Nhà nuôi người già và tàn tật số 1”. Trại trẻ mồ côi bại liệt được đổi tên là “Nhà nuôi trẻ Mầm Non 6”

Bàn giao về nhân sự gồm: - 1.368 người già và tàn tật

- 133 trẻ mồ côi bình thường

- 53 trẻ mồ côi bại liệt

- 63 người hưu trí Việt và Hoa

- 27 người hưu trí quốc tịch Pháp

Về vật chất gồm: - 09 trại miễn phí

- 04 trại có thu phí

- 02 trại bệnh lao

- 01 trại trẻ mồ côi bình thường

- 01 trại trẻ mồ côi bại liệt

- 01 trại chăn nuôi

- 01 vườn cây ăn trái ( khoảng 3 mẫu tây)

- 03 kho lương thực

- 01 kho vải

- 01 kho gỗ làm nhà

- 01 nhà bếp

- 01 nghĩa trang

- 01 hộp nữ trang vòng vàng, đá quí

Bước vào giai đoạn mới, Chị em nữ tu Phaolô không còn làm chủ Cơ sở nơi mà biết bao công sức của Chị em các thế hệ trước đã gây dựng. Chị em sinh sống với đồng lương hằng tháng. Chị em thực sự sống khó nghèo, phó thác, vâng phục Thánh ý Chúa và tiếp tục phục vụ những người già yếu bệnh hoạn, trẻ mồ côi tàn tật.

Nhà nguyện bị hạn chế phần nào về sinh hoạt mục vụ nhưng Cha Arsène Nguyễn văn Long vẫn được tiếp tục làm mục vụ. Chị em nữ tu vừa phục vụ như những công nhân viên khác vừa cố gắng chăm lo đời sống đức tin cho các trại viên.

Với hoàn cảnh mới, vào tháng 01/1976 Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình có ủy quyền cho Cha Arsène Long ban Phép Thêm Sức cho các em tại Viện Dưỡng lão.

Đến năm 1983, Sở Thương Binh xã Hội yêu cầu Chị em bàn giao luôn ngôi nhà đang ở và thu dọn ra khỏi Nhà Nuôi Người già và tàn tật. Ngày 01/06/1983, một ngày lịch sử, chị em vô cùng xúc động phải rời bỏ nơi mà các Chị em đi trước đã khởi công xây dựng và tiếp nối nhau phục vụ hơn một thế kỷ qua.

Cộng đoàn các Soeurs Viện Dưỡng Lão năm 1982

Cha Arsène Long được ở lại tại ngôi nhà của các Cha Tuyên úy bên cạnh Nhà Nguyện và mặc dù điều kiện sinh hoạt cũng như phương tiện sinh sống khó khăn nhưng Cha đã kiên trì hiện diện để gìn giữ ngôi Nhà Nguyện cho đến năm 2007.

Trong thời gian này Cộng đoàn Nữ tu đang phục vụ tại Nhà Nuôi trẻ Mầm Non 6 đã cùng với Cha duy trì những sinh hoạt tôn giáo khi có thể như cử hành Thánh lễ vào ngày Chúa nhật hoặc các dịp Lễ lớn trong năm. Thỉnh thoảng Nhà Nguyện được tu bổ để tránh tình trạng xuống cấp ngày càng nhiều. Những lần tu bổ Nhà Nguyện là năm 1983 và 1998.

Nhà Nguyện được tu bổ và làm hàng rào năm 1998 Nhà ở của Cha Tuyên uý

Vào thời điểm 2003 đến 2007, nhà ở của Cha Tuyên úy xuống cấp trầm trọng, nền nhà bị ngập khi trời mưa, điện nước cũng không có nên Cha Long phải vào ở ngay trong Nhà Nguyện để giữ nhà thờ.

* Giai đoạn hồi sinh

Vào dịp Lễ Phục Sinh, tháng 04/2007, Cha Phêrô Vũ Minh Hùng được Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẩn và Cha Sở Thị Nghè giao nhiệm vụ sửa sang và bắt đầu những sinh hoạt Mục vụ cho Khu 5 của Giáo xứ Thị Nghè.

Nhà Nguyện được đổi tên là Nhà Thờ Thánh Martinô de Porres và chọn Ngài làm bổn mạng.

Sau hơn 3 tháng miệt mài sữa chữa, xây dựng lại bàn thờ và mua sắm bàn ghế cũng như vật dụng cần thiết để xứng đáng cho những sinh hoạt của một Nhà Thờ, ngày 29 / 08 / 2007 Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẩn và đông đảo Linh Mục trong Giáo hạt đã đến cử hành Thánh lễ Tạ ơn và Thánh Hiến Bàn thờ.

Khi có Cha Phêrô Hùng phụ trách Nhà Nguyện, Cha Arsène Long an lòng trở về Nhà Dòng tại Đan Viện Thiên Phước – Thủ Đức.

Nhà thờ Martinô 2011

Sau niềm vui Nhà thờ được hoạt động và cử hành Phụng vụ thường xuyên, Nhà thờ Martinô còn là niềm vui lớn lao cho những người khuyết tật. Vào mỗi sáng Chúa nhật, sau Thánh lễ lúc 7g cũng như những dịp Lễ Tết, Cha Đặc trách Phêrô Vũ Minh Hùng luôn chuẩn bị bữa ăn sáng cho những anh chị em khuyết tật từ khắp nơi tựu về.

Các Lớp giáo lý cũng dần dần thành hình và sử dụng ngay khuôn viên chật hẹp của Nhà thờ để tổ chức các lớp cho thiếu nhi và các Anh chị em khuyết tật.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nỗi Nhục Non Sông.
Bảo Giang
10:03 03/10/2011
Nỗi Nhục Non Sông.

Cách đây ba năm, ngày 20-9-2008, trong phiên họp gọi là giải trình sự kiện về việc nhà nước đã cho xe ủi đất đến ủi bằng khu đất nhà Chung để làm công viên cây xanh. Tổng Giám Mục Ngô quang Kiệt đã công bố Tuyên Ngôn Công Lý( tôi gọi như thế) ngay tại văn phòng của UB/NDHN, trước sự hiện diện đông đủ của các cấp thuộc hàng lãnh đạo đảng và hành chánh của thành phố HN, và một số viên chức tại Tòa Giám Mục. Bài phát biểu này đã gây ra một nguồn công luận trái chiều, với những hậu qủa như những vết thương khó lành:

- Về phía nhà nước. Ngay lập tức, Việt cộng đã điên cuồng xử dụng mọi phương tiện truyền thông, truyền thanh, rỉ tai ở mọi nơi, mọi chốn, mọi cấp, để bôi lọ phỉ báng, lẫn buộc tội cá nhân vị TGM Hà Nội với ý đồ đẩy ông ra khỏi cương vị TGM ở Hà Nội. Trong số những ngưòi điên cuồng vào cuộc đánh phá ông theo lệnh Việt cộng, có ông nhà báo, nhà giáo Sử thuộc đại học Huế, Hà văn Thịnh.

- Về phía giáo dân Việt Nam, cách riêng là Hà Nội, đã tràn nước mắt khi TGM Kiệt vì những thói đê hèn của Việt cộng ngăn cản ông trong công tác Mục Vụ, ông đã từ nhiệm rời chức vụ TGM Hà Nội. Về phía nhân dân Việt Nam, triệu triệu tim lòng như tan vỡ ra vì hình ảnh của một chính nhân quân tử yêu nước đã bị buộc phải rời quê hưong trên một chuyến bay về đêm. Họ đau xót không phải chỉ là thương cho thân phận của ông, nhưng là đau xót khi niềm tin vào Công Lý, Sự Thật, cho toàn dân đã bị tổn thương nặng nề.

- Về phần những kẻ đấu tố ông, chẳng nói ra thì ai cũng biết, mặt họ “đỏ như vang” (đỏ, không phải là vì uống rượu say đâu, chíến thắng nhớn đấy)!

Câu chuyện ấy những tưởng là sẽ ngủ yên theo dĩ vàng. Người ta có nhắc đến thì cũng như nhắc đến một cơn đau của dân tộc Việt thôi. Không ngờ, chỉ sau ba năm, câu chuyện ấy bỗng nhiên nóng hẳn lên, không phải chỉ nóng trên báo chí công luận, nhưng còn là ở mọi nơi, mọi chốn, người ta không ngớt bàn tán về câu chuyện này. Nhưng lần này, họ bàn tán đến tương quan của niềm vui, hơn thế, khát vọng cho ngày mới. Bởi lẽ, Sự Thật và Công Lý đã đang lộ tỏ ở trên đường. Mà người làm cho lộ tỏ Sự Thật lần này lại là ông Hà văn Thịnh, người đã đánh phá TGM Kiệt trước đây. Nhưng khác với lần trước, lần này ông trải nỗi lòng của mình trong lá thư như là một lời tạ lỗi chân thành với TGM Kiệt. Tại sao, lại có sự kiện của hôm nay?

Xin được trở về chuyện ba năm trước. Theo tôi, trong lời phát biểu của TGM Kiệt tại UB/NDHN vào ngày 20-9-2008, có hai điểm nhấn căn bản sau:

1.“ Tôn giáo là cái quyền của con người, không phải là một ân huệ Xin-. Cho”
2. “ Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”

Về điều thứ nhất. Đây là một mệnh đề xác định mà mọi ngưòi được sinh ra ở trên trái đất này, ai ai cũng biết và cũng đều tôn trọng, ngoại trừ tập đoàn cộng sản, trong đó có tập đoàn cộng sản tại Việt Nam là chối bỏ cái quyền hạn này của con người, bởi vì CS chủ trương và bảo vệ thuyết vô thần, vô tôn giáo. Theo đó, dù có muốn, Việt cộng cũng không có cách nào cắn xén một mệnh đề đã được xác định ấy ra, và ghép lại theo ý của mình để mở ra một cuộc đấu tố vị TGM vừa có lòng Nhân Ái, vừa có đầy lòng yêu dân thương quê hương này. Theo đó, cũng không có gì để bàn thêm về điểm này nữa.

Sang phần thứ hai của bản tuyên ngôn thì lại khác. Trước hết, nhà nước cộng sản không phải là không thấy, không hiểu được cái nhục nhã trong lời công bố của TGM Ngô Quang Kiệt mang ý nghĩa gì. Nhưng với bản ngã đa trá và gian dối, họ không dám chấp nhận một sự thật là: đảng Cộng Sản Việt Nam chính là nguyên nhân tạo ra Nỗi Nhục cho Non Sông, làm cho ô uế dòng sử Việt, cũng như tạo ra nỗi nhục cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tệ hơn thế, CS vẫn ngạo mạn trên nỗi thống khổ của cả dân tộc và cho rằng không ai dám nói động đến những tội ác tày trời của chúng. Kết qủa, ngày 20-9-2008, TGM Kiệt đã công khai giữa công đường của nhà nước mà lên tiếng, cảnh tỉnh cái chế độ này phải có chừng mực và phải tôn trọng Công Lý, Sự Thật và Nhân Quyền của toàn dân. Đó là hướng đi cần thiết để lần lần lấy lại niềm tin, tự chủ, ngõ hầu có thể thăng tiến đất nước trên trường quốc tế, rửa được Nỗi nhục của Non Sông. Nói cách khác, trong bài phát biểu ấy, ông đã mạnh dạn nói lên hai lý lẽ chính của đất nưóc. Đó là Công Lý và Tự Ái của dân tộc Việt cần phải được thể hiện và trân trọng trên mọi phần đất nước, ngõ hầu đưa đất nước vào vận hội với trường quốc tế.

Tiếc thay, sự việc hiển nhiên và mọi ngưòi đều hiểu ra lẽ thật là như thế. Nhưng cộng sản với đảng tính đầy bạo lực, không nhân bản, trái ngược với bản ngã của con người là chấp nhận sự thật, nên đã chụp lấy những lời lẽ bộc trực, chân thành của ông, rồi cắt xén và ghép gán lại ý nghĩa theo một chiều hướng xấu xa. Từ đó, mở ra cuộc đấu tố ông trên mọi mặt của truyên thông, truyền thanh, truyền hình và truyên truyền rỉ tai đến tận hang cùng ngõ hẽm của mọi phần đất nước, với một mục đích duy nhất là chà đạp Công Lý của đất nưóc, chà đạp Nhân Phẩm của ngưòi dân, tạo thêm nỗi nhục lớn cho đất nước. Rồi tiêp tục khơi nguồn cho gian dối, tráo trở vươn lên theo cái bạo lực và bản ngã tính của cộng sản để phá nát luân thường đạo lý của dân tộc.

Sự việc có phải như thế hay không, hay đây chỉ là lý luận một chiều để bôi nhọ, kết án Việt cộng?

Để trả lời, xin mời qúy độc gỉa hãy đọc những phần tôi trích ra ở dưói đây, xem cái “nhục nhã” mà TGM Kiệt nói đến trong ngày 20-9-2008 là cái nhục nhã mang ý nghĩa gì? Nó có phải là lòng tự trọng của con dân Việt Nam cần phải biểu lộ hay không? Hay những phần trích ra ở dưới đây là niềm kiêu hãnh, đáng tự hào của người Việt Nam do nhà nước rêu rao?

A. Thư Hồ chí Minh xin làm nô lệ và xin phép ngoại bang để giết hại đồng bào Việt Nam:
1. thư ngày 06-6-2038. gởi quan thầy Liên Sô. : “Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó, hay là giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi một việc làm gì mà theo đồng chí cho à có ích? ( HCM toàn tập, tập 3 trang 90)

2. Thư của HCM đề ngày 31-10-1952 gởi cho Stalin để xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất, giết người ở miền bắc vào năm 1954: “Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này”*(1)

Một kẻ tự xin làm nô lệ cho ngoại bang như thế này thì y còn biết đến chữ đồng bào, chữ tổ quốc của y hay không? Hãy nhìn cung cách xin làm nô lệ cho ngoại bang của lãnh tụ Việt cộng Hồ chí Minh xem nó “chói lọi” như thế nào: “ hãy giao cho tôi một viêc làm gì mà theo đồng chí cho là có ích”. HCM xin như thế, nên sau này Stalin giao cho HCM việc giết người Việt Nam thì việc giết người ấy, theo Hồ, cũng là “có ích” chăng?

Bạn đọc nghĩ sao về lá thư này? Phần tôi thì dựng cả tóc gáy lên khi đọc lại đoạn thư này. Bởi vì, một kẻ tự cho mình là lãnh tụ của lực lượng giải phóng dân tộc chống áp bức, độc tài phong kiến và thực dân, một kẻ được Việt cộng đánh bóng là có công và hoàn thành việc thống nhất đất nước, là kẻ yêu nước hơn yêu mình. Nhưng thực tế là kẻ đã làm bản kế hoạch giết đồng bào mình trong cuộc đấu tố cải cách ruộng đất 1953-1956, với sự trợ giúp của hai tên quan thầy Lin và Van, (tàu cộng) rồi trình kế hoạch đó lên cho Stalin, kẻ thù của nhân loại, cứu xét và xin chỉ thị để thi hành! Thật là kinh khủng rụng rời. Tôi dám chắc là trên thế gian này khó có tên nô lệ thứ hai như Hồ chí Minh!

B. Bấy nhiêu vẫn chưa hết, sau Hồ chí Minh là đến Đặng xuân Khu, tức Trường Chinh, tổng bí thư của đảng Việt cộng. Kẻ đã hô hào và chả biết nhân danh ai, Y xin cho Việt Nam được làm chư hầu cho Tàu cộng: Khu viết:

“Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc
“Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! ………..

“Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
“Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế” . Thư đăng trên báo tờ nhật báo Tiếng Dội số 462, năm thứ 3, đề ngày Thứ Sáu 24, Aug 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy (Thiếu) năm Tân Mão.

-- Việt cộng chắc là đời đời hãnh diện vì lời kêu gọi của viên tổng bí đảng này?

3. Tháng 6-1956 , thứ trưởng ngoại giao Việt cộng Ung văn Khiêm, thừa hành của HCM nói với Li zhimin, xử lý tòa đại sứ Trung cộng tại Hà Nội là ” Theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lịch sử của Trung Quốc.” Fran Ching,( Far economic review. Feb,10-94.

4. Ngày 04-7-1957 Trung cộng tuyên bố bề rộng của lãnh hải là 12 hải lý được áp dụng cả trên các vùng quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung sa và Nam ( vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa) thì chỉ mấy ngày sau. Ngày 14-9-1957, Phạm văn Đồng, dưới sự chỉ đạo của HCM gởi công hàm cho Trung cộng ủng hộ lời tuyên bố của Trung Cộng. Nghĩa là công nhận vùng Hoàng, Trường Sa thuộc về Trung cộng.

Làm người Việt Nam bạn thấy đây là cái nhục cho Quốc Thể của Việt Nam hay đây là điều đáng tự hào? Ấy là chưa kể đến hàng trăm chuyện khác do các viên chức cao cấp của Việt cộng trong ngành ngoại giao đã lạm dụng quy chế ngoại giao do quốc tế ban cho để trộm cắp, đi mò xò ở bãi biển, buôn lậu ở hải ngoại, đều là những hành vì làm bại hoại cho hai chữ Việt Nam trên trưòng quốc tế. Cũng chưa kể đến chuyện tàu thuyền của ngư dân Việt Nam hoạt động trên vùng nước của Việt Nam, bị tàu Trung cộng bắt giữ, đánh dập ngư dân, đòi tiền chuộc mạng… , nhưng nhà cầm quyền Việt cộng chỉ biết cúi đầu, không dám hé răng nói ra nửa lời. Cũng chưa kể đến những bàn chân công an Việt cộng đạp vào mặt nguời dân Việt Nam khi họ tụ tập, biểu tình ôn hòa chống Trung cộng bành trướng, chiếm đất, chiếm đảo, lấn biển của quê hương ta. Bạn có thấy xấu hổ và nhục nhã lây vì những cái hành động này của nhà nước Việt cộng hay không?

Dị nhiên, TGM Kiệt nhìn ra điều này. Ông cảm thấy nhục nhã. Toàn dân Việt Nam thấy nhục nhã. Nhưng chỉ có hàng quan cán cộng là hãnh diện thôi. Bởi vì, kẻ khởi đầu của chúng là Hồ chí Minh, rồi Trường Chinh, Phạm văn Đồng đã thế thì những Mười, Phiêu, Dũng, Triết, Trọng, Mạnh, Sang, Thảo, Nghị… cũng hãnh diện mà noi theo! Đó là cái điểm cơ bản cộng sản khác với dân ta. Nên họ đấu tố ông vì hai chữ “ nhục nhã” này cũng chẳng có gì lạ.

Và cũng không lạ gì, khi trong nhóm đấu tố ông có cả ông nhà báo, nhà giáo Sử của đại học Huế, Hà văn Thịnh. Có thể nói, ông Thịnh là một trong những ngưòi nhập cuộc “đánh” TGM Kiệt rất sớm và được coi là nặng ký nhất vào thời gian ấy. Xin bỏ qua mọi nhận định về ông Hà văn Thịnh, tôi xin đưọc trích lại nguyên văn bài viết của ông đã góp công rất lớn vào công tác đấu tố TGM Kiệt trong thời gian ấy. Tôi trích lại nguyên văn bài viết của ông. Tôi đặt bài viết trong dấu ngoặc kép, phần chữ nghiêng. Sau mỗi đoạn tôi ghi vào phần gợi ý để cho độc gỉa dễ nhận định về bài viết của ông. Ông viết trên tờ Lao Động:

"Đáng rủa sả thay"!
Thứ Hai, 22.9.2008

“Khó có thể cắt nghĩa được việc một vị Tổng Giám mục có học vấn, có địa vị đáng trọng, lại nói về Tổ quốc của chính mình như vậy!
Vì việc làm vi phạm của mình không được chính quyền đáp ứng rồi mượn cớ đó để thoá mạ quê hương là điều không thể chấp nhận được”.

Mở đầu ông Thịnh đã kết luận ngay là GM Kiệt “ vi phạm”, mà không nói đến là cái vi phạm nào.

“Những tranh chấp giữa giáo phận Hà Nội về chuyện quyền sở hữu là điều đã và đang được luật pháp phân xử. Đó là chưa nói chuyện đất đai xưa kia của Nhà Chung được Nhà nước chuyển sang làm công trình công ích thì cũng đều là phụng sự ý Chúa.
Trong khi đó, chính quyền đã tạo điều kiện để giáo phận Hà Nội có đám đất rộng rãi khác để xây dựng công trình phục vụ giáo dân, nhưng ông Ngô Quang Kiệt không nhận. Suy cho cùng, tất cả lý tưởng và mục đích thiêng liêng nhất đều nhằm mưu cầu lợi ích cho tất cả mọi người. Từ sự khúc mắc đó mà ông Tổng Giám mục phỉ báng dân tộc thì quả là không tài nào hiểu nổi”.

Đoạn này, chả lẽ ông Thịnh không nghe rõ ràng là TGM Kiệt đã công bố: “những tài sản của nhà chung như trường học Hoàn Kiếm, viện Bài Lao, bệnh viện Saint Pall… thì chúng tôi không hỏi đến. Nhưng cái mảnh đất của Tòa Khâm Sứ đã có đấu hiệu của kinh doanh tư nhân thì chúng tôi phải hỏi đến”. Ngài rành mạch như thế, ông giáo Thịnh còn muốn đòi hỏi gì thêm nữa đây? Tệ hơn, ông là thầy giáo dạy sử, ông bảo TGM Kiệt phỉ báng dân tộc thì không biết ông lấy điểm tựa, dẫn chứng nào mà bảo là TGM Kiệt phỉ bàng dân tộc?

“Tổ quốc là Đất mẹ của mỗi người. Không ai có thể lựa chọn được mẹ hay cha cũng như không thể chọn được mảnh đất mà mỗi người đã được chính Thượng đế an bài. Câu mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã khẳng định rằng "Tất cả mọi người đều được Đấng Sáng tạo (Đức Chúa trời) sáng tạo ra một cách bình đẳng" (Every men are created - by The Creator - equal).
”Còn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là CHXHCNVN) cũng khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được". Chủ tịch Hồ Chí Minh khi soạn bản tuyên ngôn bất hủ đã mặc định rất hiển nhiên sự tôn trọng tôn giáo của Nhà nước Việt Nam mới. Không một ai có thể chối bỏ lẽ phải đó, cũng như không ai có thể vu khống và bịa đặt về sự kỳ thị tôn giáo của Nhà nước Việt Nam XHCN”.

Phần này, ông Hà văn Thịnh đã hết lòng “ thổi kèn” cho Hồ chí Minh , kẻ đã gây ra tủi nhục cho Việt Nam, mà ông không dám nói lên sự thật là Hồ chí Minh đã “thuổng” đã “ sao chép lại” cái đoạn văn này trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ một cách thô thiển. ông dạy về sử mà không biết gì về sử chăng? Đã thế ông còn khen: câu “ Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng” thì không biết là ông khen câu này vì nó có ý nghĩa gì khi nó được viết ra thô thiển, cóp nhặt vụng về như thế? Ông tiếp:

”Mặt khác, nếu lật lại toàn bộ quá trình gây rối, làm mất trật tự, chiếm đất đai trái phép, thờ tự vô nguyên tắc trái với Kinh Thánh ở 178 Nguyễn Lương Bằng và khu vực gần Nhà Chung (Hà Nội) thì sẽ thấy rất rõ ông Ngô Quang Kiệt là người chủ mưu, cố tình gây chia rẽ, làm mất sự ổn định của công cuộc phát triển của đất nước. Bất kỳ ai đi theo cách làm đó cũng là đi ngược lại ước mong và lợi ích của 86 triệu người dân Việt Nam, trong đó có tất cả những giáo dân chân chính kính Chúa yêu nước!”

Có thật đây là chuyện gây rối và làm mất lòng 86 triệu dân Việt chăng? Hay đây là việc làm mà toàn thể dân Việt, đều trông đợi, ngoại trừ những chân rết đảng viên Việt cộng và ông mà thôi? Tôi nghĩ, người dân trông đợi vì từ đây sẽ mở ra con đường Công Lý cho đất nước, và trừ khử đi cái tai họa cộng sản và gian dối cho toàn dân. Bởi vì, người Việt Nam hôm nay đã hiểu thế nào là Công Lý và chẳng khi nào tin theo kiểu ông suy diễn và áp đặt theo ngòi bút này. Phần ông, có lẽ nào ông muốn tôn thờ cái chủ thuyết cộng sản này cho đến hết đời ông và truyền lại cho con cái của ông?

”Về tình cảm, làm thế nào có thể chấp nhận nổi một người "nhục nhã" về dân tộc mình, về mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng mình? Cựu Ước, phần Phục truyền Luật lệ ký, 27-28 (NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2002, tr. 190) viết rằng: Đáng rủa sả thay kẻ nào dời mộc giới của kẻ lân cận mình. Chúa trời chẳng bao giờ đồng tình với cách bao chiếm đất đai của kẻ khác, huống hồ chi là đất đai của một công trình công ích mà không ai là không được hưởng lợi.

”Việt Nam trong thế kỷ XX là một trong những điểm sáng rực rỡ nhất của lịch sử dân tộc. Hàng ngàn năm, đất nước hình chữ S gầy guộc bị nhiều quốc gia xâm lược muốn đè bẹp, nhưng không thể khuất phục nổi, không thể bẻ gãy nổi. Là công dân Việt Nam, phải rất tự hào về dân tộc mình mới là hợp đạo. Tại sao Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt lại phải "nhục nhã" với tiên tổ và mảnh đất máu thịt của chính mình?”

Không biết ông giáo sư Sử học nói đến cái điểm rực rỡ nào trong dòng sử Việt của thế kỷ XX do Việt cộng lãnh đạo? có phải là việc Hồ chí Minh, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Mười, Phiêu, Dũng, Mạnh, Trọng… ngày nay xin cho dân Việt Nam làm nô lệ như các tài liệu tôi chứng minh ở trên chăng? Nếu đúng như thế thì hẳn nhiên là ngưòi Việt Nam chúng tôi không dám nhận.

”Có lẽ rất cần phải trích dẫn lại một đoạn trong kinh Cựu ước để những ai đó đang khinh bỉ dân tộc mình suy ngẫm lại: Đáng rủa sả thay người nào khinh bỉ cha mẹ mình! Cả dân sự phải đáp: A - men! (sic)”.

Tôi không muốn gợi ý thêm về đoạn này, nhưng đề nghị với ông không nên đặt chữ Amen bên cạnh cái chữ ( sic) như thế. Bởi lẽ, hình như nó không mang tính tôn trọng tôn giáo nơi ngưòi học sử.

Ở phần trên là câu chuyện của ba năm vê trước, tưởng chừng ngủ yên. Không , sau ba năm làm giỗ. Nó sống lại thật mạnh, nó trở nên như một đề tài nóng bỏng được nhắc đến ở mọi nơi mọi chốn. Từ trên những báo mạng cho đến tận cùng những nơi xa xôi hẻo lánh trên phần đất Việt và hải ngoại. Nó bùng lên và sống lại do một bài viết khác của ông Hà văn Thịnh. Nhưng lần này, tôi cho rằng đó chính là tiếng nói từ bản năng con ngưòi của ông đã nhìn ra sự việc, hơn là một mệnh lệnh từ bên ngoài tác động. Bài viết được tác giả gửi đến Dân Luận, mời bạn đọc cùng chia sẻ:

Tác giả Hà Văn Thịnh
Hôm nay (27.9.2011), đọc – nghe từ blog Anh Ba Sàm, tôi được biết những gì mình viết về TGM ngày nào (đăng trên báo Lao Động, nhan đề Đáng rủa sả thay) là một sai lầm và, ở mức độ nào đó, có thể coi là một tội ác khó có thể biện minh. Tôi muốn cầu xin một sự thứ tha nhưng chắc chắn rằng sự day dứt của lương tâm thì chẳng thể nào nguôi ngoai được…

Qua đây, cũng xin nói cho rõ “vụ” này. Hồi ấy, tôi là cộng tác viên thường xuyên của báo Lao Động. Viết với đam mê và trách nhiệm thực sự của nghĩ suy là mình luôn bảo vệ cái đúng, chống lại những điều sai (ấu trĩ, ngây ngô, ngu dốt…; để cho độc giả và quý vị xa gần phán xét, mặc nhiên tôi không phàn nàn hay khiếu nại). Một lần, tôi nhận được điện thoại của ông Tô Quang Phán, Phó TBT (nay là Tổng BT Hà Nội Mới), nói rằng Tổng GM Ngô Quang Kiệt tuyên bố cầm hộ chiếu Việt Nam thấy nhục nhã, hãy viết ngay một bài bình luận về sự kiện trên….

Nhận được lệnh, với thông tin 8 chữ, tôi viết liền cho kịp bài báo để mai đăng, sau khi đã đọc lại toàn bộ Kinh Thánh. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu nổi, vì sao chỉ sau có mấy tiếng đồng hồ, vừa đọc Kinh Thánh lại vừa viết ra được bài báo tổng hòa và tận cùng của nỗi đau, sự xấu hổ mà không hề có một thoáng mảy may băn khoăn về chuyện đúng, sai? Xem ra, sự đui dốt, thỏa thê khó tìm thấy giới hạn.

Bây giờ, tôi biết tôi xứng đáng bị rủa sả bởi những lời tàn tệ. Tôi viết bài này để xin một sự thứ tha, chắc rằng Chúa Nhân Từ sẽ tha thứ cho tôi, coi như đó là một tai nạn của lỗi lầm và xuẩn ngốc; nhưng, những bạn đọc yêu mến sự thật và công lý thì chẳng thế, bao giờ…

Tôi đã như một kẻ đui mù thách đấu với Tổng GM Ngô Quang Kiệt chỉ bằng cái sinh tử lệnh có 8 chữ, tức là bằng đúng một nửa của 16 chữ vàng cắt dán! Lỗi lầm và đau xót đang được đo bằng sự ê chề. Tôi chỉ còn biết sùng kính ngước nhìn lên và nói tới hai chữ: Cầu Xin!
Huế, 28.9.2011.
Hà Văn Thịnh
Tác giả gửi tới Dân Luận


Phần kết: Bạn nghĩ gì?

Phần tôi, tôi xin trân trọng bài viết của ông hôm nay. Tôi trân trọng, nếu như không muốn nói là, dù còn một vài lấn cấn, nhưng lá thư này đã mang tính ngưòi của con người rất đáng ca ngợi. Ca ngợi vì, nó thể hiện cả một gía trị của Công Lý và lòng Tự Ái của dân tộc trong câu nói của TGM Kiệt mà ông đã nhận ra, dù muộn màng hơn so với 86 triệu ngưòi dân Việt Nam. Là những người đã biết Nỗi Nhục của Non Sông và đã từng nói trong suốt mấy chục năm qua: Chúng tôi thấy nhục nhã vì cầm tờ hộ chiếu Việt Nam do Việt cộng cấp phát.

Ước mong, từ sự cảm nhận được sự nhục nhã của dân tộc Việt Nam là do cộng sản gây ra. Người Việt Nam, không trừ ai, sẽ đồng hành bên nhau mà giải trừ tai họa cho Tổ Quốc. Và cùng nhau đưa đất nước bước vào cộng đồng thế giới trong tinh thần Nhân Bản, Hòa Minh, Tự Chủ để được trân trọng như những sắc dân tiến bộ, có văn hóa và có đạo lý.

Bảo Giang.

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức tin và khoa học
Lm Nguyễn Hữu Thy
00:06 03/10/2011
Đức tin và khoa học

Phải chăng khoa học đi ngược lại lịch sử sáng tạo của Kinh Thánh? Có nhiều người đã nghĩ như vậy và cho rằng khoa học và lịch sử sáng tạo của Kinh Thánh hoàn toàn không thể đi đôi với nhau được, vì một bên dựa trên những lý chứng rõ ràng minh bạch, còn bên kia lại dựa trên đức tin và mang tính chất truyền thuyết giả tưởng. Vì thế, họ cho rằng bao lâu lịch sử sáng tạo của Kinh Thánh còn được khẳng định thì không thể nói đến thuyết tiến hóa, vì có hai lý do đối kháng giữa Kinh Thánh và khoa học không thể vượt qua được.

Lý do thứ nhất: Trong khi theo Kinh Thánh thì trước hết Thiên Chúa đã dựng nên trái đất và tiếp đến mới dựng nên các tinh tú, khoa học tân tiến ngày nay về vũ trụ lại cho rằng trái đất là một trong số các hành tinh được hình thành về sau này, kết quả của một cuộc nổ tung vĩ đại (big Bang) trong vũ trụ trên dưới 14 tỷ năm về trước.

Lý do thứ hai: Trong khi theo Kinh Thánh thì trước khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã dựng nên các thứ thú vật và những cây cỏ xanh tươi làm lương thực cho chúng, một hình ảnh đầy hiền hòa của vườn Địa đàng, thuyết tiến hóa lại chứng minh rằng trước khi có sự hiện hữu của con người trên trái đất thì đã có những dã thú ăn thịt rất hung dữ, chứ không chỉ gặm cỏ cách hiền hòa mà thôi.

Ngoài hai lý do đối kháng trên đây, còn một lý do khác nữa, đó là: Theo sự trình thuật của sách Sáng Thế Ký thì vũ trụ được dựng nên trước khi xảy ra sự sa ngã phạm tội của ông A-dong và bà E-và, nhưng theo ý kiến khoa vũ trụ học và thuyết tiến hóa thì sự sa ngã phạm tội của ông A-dong xảy ra trước khi có vũ trụ, tức vũ trụ chúng ta sống.

Thật ra, sự kiện con người bị trục xuất ra khỏi vườn Địa đàng không có nghĩa là Thiên Chúa đã dựng nên một vũ trụ thứ hai như nơi đày ải đầy khổ cực, thay thế cho vũ trụ thứ nhất đã bị hủy hoại do tội nguyên tổ gây ra, và trong vũ trụ thứ hai ấy con người phải sống cuộc sống đầy gian lao vất vả sau khi đã phạm tội và vị trục xuất khỏi vườn Điạ đàng. Nhưng sự thật là vườn Địa đàng bị khóa lại và thay vào đó là một thế giới đã trở nên hư hỏng do tội lỗi gây nên.

Thiên Chúa Tạo Hóa không dựng nên hai vũ trụ

Như vậy, theo Kinh Thánh, qua sự sa ngã phạm tội của ông A-dong các tương quan trong vũ trụ và trong lịch sử tạo dựng của cuộc sống trên trái đất đã hoàn toàn bị đão lộn và chính chúng là đối tượng nghiên cứu của khoa học như khoa vũ trụ và thuyết tiến hóa. Nói cách khác, chính do tội con người gây ra, trái đất đã bị nguyền rủa và đã bị thay đổi từ nền tảng: đất đai mất hết mầu mỡ và trở nên gai góc, khô cằn, và vì thế, con người phải đổ mồ hôi nước mắt mới kiếm được của ăn hằng ngày và sau cùng lại phải đón nhận cái chết như hậu quả tất yếu (x. St 3,17-19). Điều ấy muốn khẳng định rõ ràng là qua sự trình bày này về sự thay đổi của vũ trụ, Kinh Thánh chỉ muốn nói đến hậu quả trực tiếp của tội lỗi đã làm cho những điều kiện sống của con người trở nên vất vả khổ cực, chứ xét về toàn diện, các điều kiện sống đó không thể tách biệt con người ra khỏi vũ trụ, hay nói đúng hơn, Thiên Chúa đã không dựng nên một vũ trụ mới đầy khổ ải, đau thương và cằn cỗi để đày đọa và phạt tội con người. Nếu bây giờ những thay đổi của vũ trụ xét theo toàn thể đã trở thành đối tượng của thuyết tiến hóa, thì không có gì là đi ngược lại lịch sử sáng tạo của Kinh Thánh. Và cũng chính hậu quả của tội lỗi gây ra, nên không chỉ đất đai trở nên gai góc và khô cằn, khiến cho con người phải vất vả cực nhọc mới kiếm được của ăn nuôi thân, nhưng cả các loài vật cũng phải tranh dành, ăn thịt lẫn nhau mới mong tồn tại. Qua đó, người ta thấy rằng giữa lịch sử sáng tạo và thuyết tiến hóa không có gì mâu thuẫn nhau. Chỉ có khác nhau duy nhất ở chỗ: Theo Kinh Thánh thì tất cả mọi tạo vật là do công trình sáng tạo của Thiên Chúa, còn theo khoa học thì tất cả mọi sự là hậu quả của một sự phát triển tự nhiên.

Nói một cách tổng quát, tư tưởng nguyên thủy về cây gia phả được coi là „lý thuyết về chủng tộc“. Nhưng một câu hỏi lại được đặt ra là làm thế nào người ta có thể ghép chung các loài bò sát, các loại chim chóc, các loại cá, v.v… hoàn toàn khác nhau, cùng theo một cách thức phát sinh giống nhau? Vào năm 1866, Ernst Haeckel, nhà sinh vật học người Đức, đã bỏ ngoài mọi do dự và bất đồng ý kiến trong dư luận và đã cho công bố lý thuyết về cây gia phả (Stammbaum).

Ngày nay, lý thuyết về phổ hệ hay tộc hệ (Genealogie) của các loại động vật đã bị loại bỏ. Qua những cuộc khai quật người ta đã tìm thấy được những dấu tích thuộc cổ sinh vật học giúp khám phá ra rằng, các cơ thể sinh vật được phát sinh, nảy nở và chết đi. Chính trong quá trình ấy, cơ thể các sinh vật luôn luôn phát triển và hoàn thiện theo những cấp bậc cao hơn và tiến mãi cho tới khi thành con người. Trong đó, giữa những cơ thể sinh vật khác nhau có những tính chất tương đồng (Homologien) thuộc giải phẩu học, thuộc sinh lý và trong các sinh hoạt nhất định, khiến người ta có thể phân biệt được các nhóm sinh vật có liên hệ gần gũi hay xa biệt nhau.

Chính điều này đã làm nảy sinh ý kiến mới khác cho rằng trên mặt đất đã xảy ra một sự tiến hóa nội tại, tức mọi sinh vật tự phát triển, theo những định luật tự nhiên, và qua đó tư tưởng về một Đấng Tạo Hóa hoàn toàn không có chỗ đứng. Dĩ nhiên, người ta cũng đừng vội quên rằng đây mới chỉ là một ý kiến mang tính cách loại suy mà thôi. Vâng, ở đây nguyên nhân mới chỉ được cắt nghĩa theo hiệu quả mà thôi, trong khi một định luật chỉ có thể kiểm tra được một cách thực nghiệm, nếu qua những dẫn chứng của nguyên nhân, hiệu quả được dự đoán cũng thực sự được hiện thực.

Với tính cách là nguyên nhân, người ta phỏng đoán được sự ngẫu biến (Mutation) và đào thải (Selection). Nhưng người ta cần phải hiểu những quá trình diễn biến ấy như thế nào? Qua quá trình „ngẫu biến“ người ta hiểu là những thay đổi của những cái được gọi là phân tử di truyền (Gène), qua đó những hình thức sinh vật học mới được phát sinh, trong khi đó sự đào thải lại quyết định hướng đi từ những tế bào phôi thai tiến tới thành người. Nhưng bây giờ lại có một sự ngẫu biến không thể cắt nghĩa theo khoa học được, một sự ngẫu biến không phải là một định luật có thể định nghĩa được. Nói cách khác, có những thay đổi của phân tử di truyền dẫn tới những hình thức mới mẻ một cách theo kiểu vi trùng học, mà theo khoa học thì không thể giải thích được.

Còn bây giờ chúng ta thử tìm hiểu những điều có liên quan tới sự đào thải. Những diễn biến sự đào thải từng đã đưa tới sự nảy sinh tiến hóa lâu dài của những cơ thể sinh vật thì luôn luôn là một bí ẩn. Vâng, quả là một ẩn số khó tìm ra được một giải thích thỏa đáng trong các trường hợp tiến hóa lâu dài ấy, ví dụ: sự tiến hóa từ những loại bò sát biến thành những con chim hay từ những con cá bơi lội trong nước trở thành những con vật sống trên đất.

Giờ đây người ta đã tìm cách giải mã điều bí ẩn lớn nhất của sự tiến hóa bằng những phương tiện thuộc sinh vật học về phân tử hay thuộc tính trùng hợp hóa học. Vấn đề ở đây là vấn nạn về sự xuất phát của những chuỗi dài yếu tố di truyền DNA, tức những yếu tố cơ bản cấu tạo nên sự sống. Nhưng điều ấy đã rõ ràng nói lên rằng sự cấu tạo những chuỗi như thế nếu không có sự can thiệp của một ý muốn vốn đã hiện hữu trước hay nói cách khác, nếu không có một Đấng Tạo Hóa toàn năng và tự hữu, thì hoàn toàn là một điều bất khả, ví dụ như trong việc chế tạo ra những chất hóa học đa dạng xảy trong phòng thí nghiệm hay trong sự xản xuất kỹ nghệ.

Quan niệm chủ trương có thể giải thích được vũ trụ mất chỗ đứng

Tuy nhiên, sự phê bình này không chỉ nhằm vào lý thuyết về nguồn gốc xuất phát của sự sống, nhưng còn nhằm tới quan điểm khá phổ quát cho rằng sự tiến hóa lâu dài xảy ra qua sự ngẫu biến và qua sự đào thải. Nhưng như đã trình bày, sự tiến hóa lâu dài được dựa trên một sự ăn sâu của những phân tử di truyền vào những chuỗi DNA đang hiện hiện sẵn, chứ không dựa theo sự ngẫu biến. Vì vấn đề ở đây không phải là bất cứ những phân tử di truyền nào đó, nhưng là những phân tử di truyền mới và vượt lên trên những phân tử đang có. Dĩ nhiên, sự diễn biến như thế thì chắc chắn là rất khó lòng kiểm soát được.

Ở đây, chúng ta hãy nghe ý kiến của hai nhà hóa học nổi tiếng, Bruno Vollmert und Manfred Eigen. Tiến sĩ Vollmert viết: „Khi tôi càng nỗ lực suy luận một cách chính xác theo đúng các nguyên tắc khoa học, thì tôi càng trở nên xác tín hơn khi cho rằng vũ trụ đã được một Đấng Tạo Hóa toàn năng tạo dựng nên, chứ không phải như thuyết tiến hóa của Darwin chủ trương“ (x. „Das Molekül und das Leben“). Còn tiến sĩ Eigen đã kết luận: „Nếu ngày nay có ai khẳng định rằng vấn đề nguồn gốc sự sống trên hành tinh chúng ta đang ở đã được giải mã, thì người ấy đã quá lời so với sự hiểu biết của mình“ (x. trong „Die Entwicklung des Lebens“).

Để tóm luợc suy luận trên, có lẽ chúng ta thử đưa ra một ví dụ: Chẳng hạn cứ tạm cho rằng người ta tìm thấy trên mặt trăng một chiếc máy bay tối tân, và người ta cũng biết được chiếc máy bay đó đã được lắp ráp và cấu trúc như thế nào. Tuy nhiên, còn một bí ẩn chưa được giải mã, đó là sự lắp ráp thành chiếc máy bay đã thành công ra sao.

Một điều đáng ghi nhận ở đây là đại chúng biết được rất ít về tính cách khả nghi của thuyết tiến hóa cũng như sự đa dạng trong công cuộc khám phá cơ bản và quan trọng của nó. Nhưng cũng phải chấp nhận rằng hiện tượng ấy sẽ có thể thay đổi theo một mức độ mà kinh nghiệm về không gian đang thu hút một sự chú ý rộng rãi của đại chúng như chúng ta từng chứng kiến qua các bài khảo cứu được tường trình trên các kênh truyền hình quốc tế.

Như vậy, qua sự tiến bộ của sự nhận thức khoa học, con người càng phải đối mặt với một bí ẩn to lớn về sự sống và đồng thời quan niệm chủ trương rằng người ta có thể dùng khoa học để giải mã được mọi bí ẩn của vũ trụ đã từ từ tan biến và mất hết đất đứng. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là con người thôi không cần tìm hiểu và nghiên cứu về vũ trụ nữa. Nhưng chỉ muốn khẳng định rằng con người không nên gắn bó với ý tưởng sai lầm cho rằng khả năng nhận thức khoa học của con người có thể xóa bỏ niềm xác tín Kitô giáo vào Đấng Tạo Hóa toàn năng đã tạo dựng nên vũ trụ, con người và tất cả mọi tạo vật khác trong vũ trụ; trái lại đức tin là con đường duy nhất có thể giúp con người giải mã được bí ẩn về nguồn gốc sự sống và của vũ trụ, hay nói cách khác, có thể giúp con người tìm thấy chân lý sau cùng, khi nó dẫn đưa con người đến cùng Thiên Chúa Tạo Hóa, Đấng chính là nguồn gốc của mọi sự sống và của vũ trụ.
 
Tin Đáng Chú Ý
Hãy đón xem đài PBS (HK) sắp trình chiếu bộ phim 'Catholicism'
Trần Mạnh Trác
21:28 03/10/2011
Theo tin CNS thì một bộ phim gồm 10 tập, mỗi tập dài 1 giờ, trình bày về lịch sử và các công trình của Công Giáo sẽ được trình chiếu trên 90 đài của hệ thống truyền hỉnh công cộng Hoa Kỳ PBS vào mùa Thu tới.

Khán giả sẽ được giới thiệu những khái niệm về nền văn hóa, lịch sử và giáo lý phong phú của đức tin Công giáo

Đây là công trình của một linh mục, cha Robert Barron, giám đốc phong trào mục vụ Word on Fire (Lời Hằng Sống phát Lửa) tại Chicago, và là giáo sư về Đức Tin vả Văn Hóa (faith and culture) của Đại Chủng Viện St. Mary of the Lake/Mundelein.

10 cuốn DVD và một cuốn sách dầy 300 trang có tựa đề là 'Catholicism' cũng sẽ được đài TV Công Giáo EWTN phát sóng vả phổ biến cùng lúc (Eternal Word Television Network, hệ thống TV Lời Vĩnh Cửu.)

Mục đích của bộ phim là trình bày lịch sử và những kho tàng của Giáo Hội Công Giáo. Bộ phim được thu hình ở 50 địa điểm của 15 quốc gia bằng kỹ thuật ghi hình hiện đại high-definition.

Văn phòng mục vụ Word on Fire cho phép PBS trình chiếu tất cả 10 tập, tuy nhiên hệ thống truyền hình công cộng này chỉ chiếu có 4 buổi mà thôi, với 5 đề tài Revelation (Mặc Khải), God becomes man (Mầu nhiệm Nhập Thể); the mystery of God (Mầu Nhiệu Đức Chúa Trời;) Mary, the mother of God (Đức Maria, Mẹ thiên Chúa;) và Peter and Paul as missionaries (Công trình truyền giáo của các thánh Phêrô và Phaolô.)

Văn phòng mục vụ Word on Fire không hề nhận hoa hồng từ PBS, tuy nhiên cuối mỗi buổi trình chiếu sẽ có phần quảng cáo bán tòan bộ phim và sách.

Cha Barron cho biết ngài rất ngạc nhiên khi thấy hệ thống PBS đã đồng ý chiếu bộ phim một cách dễ dàng:

"Tôi đã sợ rằng họ sẽ từ chối với lý do bộ phim là quá Công Giáo. Thế mà họ lại yêu thích nó ngay lập tức."

Mục đích của giáo hội Công Giáo là đem phúc âm vào văn hóa và phương tiện truyền thông dường như là chiếc xe tốt nhất để thực hiện điều đó, ngài nói thêm.

Cha Barron cũng muốn tìm cách tiếp cận với những người bên ngoài giáo hội, chẳng hạn như các người Công giáo đang rối đạo, người không có đạo, người ngọai và cả những người Công giáo lơ là.

"Đó là lý do tại sao tôi ước mong đài PBS phát hình bộ phim," ngài nói.

Bà Eileen Daily, giáo sư phụ khảo của viện Nghiên cứu mục vụ tại Đại học Loyola Chicago, cho biết "chương trình có nhiều cơ hội được những người ngòai Giáo Hội lưu ý bởi vì nó được thực hiện một cách lôi cuốn với một chất lượng cao."

"Một trong những vấn đề khó khăn của công việc phúc âm hóa là làm sao cho những người khác không dựng lên một bức tường ngăn cản thông điệp của bạn đưa cho họ... Người ta sẽ mở cửa lòng với những thông điệp "Công giáo" khi những thông điệp ấy trông giống như những phần bình thường khác mà họ thấy hằng ngày trên truyền hình," bà nói.

"Phát sóng trên PBS cũng giúp cho thông điệp có thêm mức độ tín nhiệm," bà nói thêm, bởi vì hệ thống PBS đã không bao giờ "chấp nhận bất kỳ tài liệu truyền giáo nào."

Cha Barron cho biết chương trình sẽ cho ta thấy một cái nhìn tổng quát về giáo hội, đặc biệt sự hiện diện của giáo hội ngày càng tăng ở châu Phi và Kolkata, Ấn Độ.

"Chưa hề có một tài liệu như thế này có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn về Giáo Hội một cách tổng quát, với hình ảnh, về văn hóa, lịch sử và thần học", ngài nói thêm.

"Tôi đau buồn khi thấy người ta đang đóng khung thu hẹp đạo Công giáo vào những vụ bê bối lạm dụng tình dục. Chúa biết rõ rằng chúng ta đang có nhiều vấn đề phải giải quyết.", theo lời Cha Barron, nhưng "đạo Công giáo thì còn có nhiều điều khác tốt hơn là các cuộc vật lộn hiện tại của chúng ta."

Để biết thêm chi tiết về bộ phim, xin truy cập các mạng: www.wordonfire.org và www.catholicismseries.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhện Dệt Tơ.
của Đặng Đức Cương
21:28 03/10/2011
NHỆN DỆT TƠ
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thảng hoặc trước ta là con nhện
Chiều chiều sau ngõ cứ giăng tơ
Kiếp này gom hết bao mầu sắc
Dệt cho người hạnh phúc như mơ.
(Trích thơ của Đặng Lệ Khánh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền