Phụng Vụ - Mục Vụ
Dời non
Lm Vũđình Tường
05:57 03/10/2013
Những ai từng đi qua sa mạc biết rõ một điều sa mạc là chốn mọi vật liên tục thay đổi. Khí hậu thì ngày nóng cháy da, tối đến lạnh thấu xương. Cát không bao giờ tự chủ theo í riêng nhưng luôn trong tư thế chuyển mình, chiều theo í gió. Núi cát trước mặt mới đây sau cơn bão cát biến mất để lại thung lũng sâu hoắm. Không có gì lâu bền trong sa mạc. Tất cả đều trong tư thế sẵn sàng chuyển động. Thay đổi liên tục chính là thực tế tạo nên sự sống trong vũ trụ. Ngay cả những ngọn núi đá tưởng bất biến với thời gian nhưng thực ra nó luôn có thay đổi. Chúng thay đổi quá chậm đến độ đời người so với nó là hư không vì thế ta coi như nó tồn tại vĩnh cửu. Thực ra chúng chậm chạp thay đổi từng giờ. Mọi sự đều thay đổi kể cả con người. Cơ thể, khối óc, cảm xúc, í nghĩ tất cả luôn thay đổi. Hầu như không có gì vĩnh cửu, kể cả đức tin Kitô hữu cũng thay đổi. Chính vì thế mà có tình trạng niềm tin lúc nóng, lúc lạnh. Trong vũ trụ, gió, không khí và nhiệt độ là nguyên nhân gây nên thay đổi. Điều gì làm thay đổi đức tin khi nóng khi lạnh.
Đức Kitô tuyên bố nếu chúng ta có đức tin chỉ bằng hạt cải đủ có thể chuyển núi, dời non. Núi non trong trường hợp này không thể hiểu là núi đá vật chất vũ trụ mà là núi đá trong tâm hồn hoặc trong tim óc con người. Để ngăn cản cát xâm thực đất tốt người ta trồng thông phi lao ngăn cản sức tiến của cát sa mạc. Vậy thì những núi non trong tâm hồn ngăn cản con người đến với Chúa. Núi non trong tâm hồn tạo nên tình trạng nóng lạnh đức tin. Muốn thay đổi tình trạng đức tin nóng lạnh thì cần phải hoán chuyển hoặc tốt hơn san bằng những núi đá đó. Chúng ngăn cản ta thực hành đức ái, làm lu mờ tầm nhìn đức tin, gây huyền ảo, hão huyền khiến ta sống bất an, nghi ngờ tình yêu và sự vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Đức Kitô nói rõ là môn đệ chân chính và trung kiên thì cần loại bỏ những gì ngăn cản ta đến với Chúa. Cần phải đặt nước Thiên Chúa là ưu tiên số một trong đời. Cần tự vác thập giá hàng ngày tin theo. Cần từ bỏ quyến luyến ngăn cản bước chân rao giảng Tin Mừng. Bất cứ điều gì cám dỗ, ngăn cản bước chân rao giảng Tin Mừng đều phải loại bỏ. Muốn làm được điều này thì cần ơn Chúa. Các môn đệ Đức Kitô khi nghe hàng núi cám dỗ, đồi cao, rào cản liền nói. Xin Thầy ban thêm đức tin cho chúng con. Các ông biết tự sức mình rất khó có thể từ bỏ những gì mình ưa thích, mến chuộng vì thế cần có ơn Chúa trợ giúp để vượt qua những núi non ngăn cản đức tin. Các ông biết rõ những ràocản gây trở ngại lớn cho việc tin theo, cản đường tiến tới gần Chúa. Núi non trong tâm hồn tạo ra những phiền luỵ chồng chất, tầng lớp rất khó loại bỏ nếu không quyết tâm, kiên trì và với ơn Chúa trợ giúp.
Đức tin Kitô giáo không phải là liều thuốc an thần trợ giúp khi chúng ta bối rối. Đức tin Kitô giáo không phải là sức mạnh khử trừ giúp thay đổi hiểm cảnh trong cuộc sống. Vai trò chính của đức tin là ban sức mạnh để ta đương đầu với khó khăn trong hy vọng. Đức tin ban ơn khôn ngoan giúp ta sáng suốt, an tâm, vững tin đương đầu với thử thách trong cuộc sống. Sức mạnh của đức tin chính là bình an và hy vọng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tâm hồn bình an và hy vọng đều tìm được lối thoát thoả đáng trong hiểm cảnh.
Sức mạnh của đức tin giúp giúp ta biết tha thứ, yêu thương, phục vụ vô vị lợi và sẵn sàng chia sẽ tình yêu Chúa cho tha nhân. Sống như thế là chúng ta đã chuyển núi, dời non trong tâm hồn bởi vì lối sống và cách suy nghĩ của ta nhận được hỗ trợ từ ân sủng Chúa. Đức tin không đòi hỏi chúng ta làm những điều vĩ đại nhưng trung thành trong công việc thường ngày, trung tín trong cuộc sống, chân hành trong lời nói và hành động. Muốn kiên trì trong đời sống này cần phải gắn bó với ân sủng Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đức Kitô tuyên bố nếu chúng ta có đức tin chỉ bằng hạt cải đủ có thể chuyển núi, dời non. Núi non trong trường hợp này không thể hiểu là núi đá vật chất vũ trụ mà là núi đá trong tâm hồn hoặc trong tim óc con người. Để ngăn cản cát xâm thực đất tốt người ta trồng thông phi lao ngăn cản sức tiến của cát sa mạc. Vậy thì những núi non trong tâm hồn ngăn cản con người đến với Chúa. Núi non trong tâm hồn tạo nên tình trạng nóng lạnh đức tin. Muốn thay đổi tình trạng đức tin nóng lạnh thì cần phải hoán chuyển hoặc tốt hơn san bằng những núi đá đó. Chúng ngăn cản ta thực hành đức ái, làm lu mờ tầm nhìn đức tin, gây huyền ảo, hão huyền khiến ta sống bất an, nghi ngờ tình yêu và sự vĩnh cửu của Thiên Chúa.
Đức Kitô nói rõ là môn đệ chân chính và trung kiên thì cần loại bỏ những gì ngăn cản ta đến với Chúa. Cần phải đặt nước Thiên Chúa là ưu tiên số một trong đời. Cần tự vác thập giá hàng ngày tin theo. Cần từ bỏ quyến luyến ngăn cản bước chân rao giảng Tin Mừng. Bất cứ điều gì cám dỗ, ngăn cản bước chân rao giảng Tin Mừng đều phải loại bỏ. Muốn làm được điều này thì cần ơn Chúa. Các môn đệ Đức Kitô khi nghe hàng núi cám dỗ, đồi cao, rào cản liền nói. Xin Thầy ban thêm đức tin cho chúng con. Các ông biết tự sức mình rất khó có thể từ bỏ những gì mình ưa thích, mến chuộng vì thế cần có ơn Chúa trợ giúp để vượt qua những núi non ngăn cản đức tin. Các ông biết rõ những ràocản gây trở ngại lớn cho việc tin theo, cản đường tiến tới gần Chúa. Núi non trong tâm hồn tạo ra những phiền luỵ chồng chất, tầng lớp rất khó loại bỏ nếu không quyết tâm, kiên trì và với ơn Chúa trợ giúp.
Đức tin Kitô giáo không phải là liều thuốc an thần trợ giúp khi chúng ta bối rối. Đức tin Kitô giáo không phải là sức mạnh khử trừ giúp thay đổi hiểm cảnh trong cuộc sống. Vai trò chính của đức tin là ban sức mạnh để ta đương đầu với khó khăn trong hy vọng. Đức tin ban ơn khôn ngoan giúp ta sáng suốt, an tâm, vững tin đương đầu với thử thách trong cuộc sống. Sức mạnh của đức tin chính là bình an và hy vọng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào tâm hồn bình an và hy vọng đều tìm được lối thoát thoả đáng trong hiểm cảnh.
Sức mạnh của đức tin giúp giúp ta biết tha thứ, yêu thương, phục vụ vô vị lợi và sẵn sàng chia sẽ tình yêu Chúa cho tha nhân. Sống như thế là chúng ta đã chuyển núi, dời non trong tâm hồn bởi vì lối sống và cách suy nghĩ của ta nhận được hỗ trợ từ ân sủng Chúa. Đức tin không đòi hỏi chúng ta làm những điều vĩ đại nhưng trung thành trong công việc thường ngày, trung tín trong cuộc sống, chân hành trong lời nói và hành động. Muốn kiên trì trong đời sống này cần phải gắn bó với ân sủng Chúa.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Chúa đã ban cho tôi, tu sĩ Phanxicô, ơn tin rất mạnh mẽ …
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
12:10 03/10/2013
Chúa đã ban cho tôi, tu sĩ Phanxicô, ơn tin rất mạnh mẽ …
Năm nay là Năm Đức Tin. Lời mở đầu của Kinh Năm Đức Tin, có một chữ rất đẹp, liên hệ tới Phanxicô. “Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con cảm tạ Cha đã ban cho chúng con ƠN đức tin.” Câu kinh nếu là “đã ban cho chúng con đức tin,” hay “đã ban đức tin cho chúng con,” cũng đã đủ nghĩa, nhưng thêm chữ ƠN vào quả là tuyệt vời : ƠN đức tin. Đức tin không phải do học giỏi mà có, tìm kiếm nhiều là được, giữ luật khắt khe là đạt… mà là một “ơn” Chúa ban tặng. Phanxicô đã được những ơn đức tin nào.
Chúng ta sẽ nương theo di chúc của Phanxicô để tìm xem Chúa đã ban cho Phanxicô những ơn tin nào. Có thể trả lời ngay, 3 ơn tin này : Ơn tin Thánh Thể, ơn tin linh mục, và ơn tin nhà thờ. (1) Phanxicô được ơn tin rất mạnh mẽ vào sự hiện diện thật sự của Chúa trong Thánh Thể (và trong Lời của Chúa). (2) Từ đó Phanxicô được ơn tin rất mạnh mẽ các linh mục, là người làm ra Thánh Thể, và ban phát Lời Chúa, rồi (3) Phanxicô tin rất mạnh mẽ vào các nhà thờ là nơi cử hành Thánh Thể. Tin vào ba, nhưng ba cũng chỉ là một, tin Chúa ngự trong ba.
1) Ơn tin Thánh Thể,
hay ơn tin Chúa ngự trong Thánh Thể
Năm tôi ở Nhà Tập 1974, cha giáo chia cho lớp làm bài về Phanxicô. Một anh bạn của tôi nhận đề tài về thánh thể. Lúc thuyết trình, anh đặt tựa thật kêu: Thánh Thể, đề tài đệ nhất của Phanxicô. Lúc đó tuổi đôi mươi, tôi thầm bảo anh bạn này thích “kêu” mới đặt tựa như vậy, chứ Thánh Thể với Phanxicô nào có liên hệ gì nhiều. Phanxicô đâu có lập ra dòng Thánh Thể như thánh Eymard đâu. Nhưng tôi đã lầm. Đúng thật Thánh Thể là đề tài đệ nhất của Phanxicô.
Lý do cũng dễ hiểu. Vào thời đó, có hai thái cực khiến người ta xa rời việc rước Chúa. Một là tôn kính quá, nên chẳng ai dám đến gần, cứ kính nhi viễn chi thôi. Kính xa xa, như ta nhìn vua từ xa không dám đến gần, sợ chết. Và dĩ nhiên không đến gần thì làm sao lãnh nhận hoặc rước Chúa .
Thái cực hai mới tai hoạ: khinh thường. Không xem mẩu bánh đó là Mình Chúa, nên có xá gì để cất công đi nhận một mẩu bánh bột mì nhỏ nhoi kia. Thái độ này lan toả trong hàng ngũ anh em Phan Sinh đi theo ngài, khiến Phanxicô không sao không lên tiếng, lên tiếng thống thiết : “Bởi thế, thưa anh em, tôi xin hôn chân anh em và tha thiết khẩn nài anh em hãy hết lòng kính trọng và tôn sùng Mình và Máu cực thánh của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Thư Toàn Dòng, 12).
Phanxicô ý thức rất rõ đó chính là Mình Máu Chúa thật. Và Phanxicô xem mỗi thánh lễ là một đại lễ giáng sinh.
Về điểm một, tin chắc bánh và rượu thành Mình Máu Chúa thật, Phanxicô nói rất nhiều và cũng vẫn trích dẫn Tin Mừng và Phaolô để minh chứng. Ta không cần nói lại ở đây vì các lập luận tương tự.
Về điểm hai, mối thánh lễ là một đại lễ giáng sinh, thì là nét độc đáo của Phanxicô.
Có một năm, đi lễ nhà thờ Vĩnh phước, Nhatrang, quãng năm 82, 83. Mùa Noel thấy 2 đèn hộp khoét chữ: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,và Bình an dưới thế cho người thiện tâm… 4 tháng sau, 6 tháng sau, đi lễ lại tại Vĩnh Phước, lại thấy cũng hai đèn hộp đó còn ngự trị tại gian cung thánh. Tôi chợt nghĩ, ông cha xứ này lười dọn dẹp. Noel qua lâu rồi mà vẫn để y nguyên cái đèn giáng sinh. Nghĩ ông ấy lười là nghĩ xấu cho ông. Nghĩ ít xấu hơn, thì cho rằng có lẽ đèn đẹp, làm công phu, nên để lâu cho người ta ngắm. Nhưng cả hai cách nghĩ đều không đúng. Sau này đọc lại tư tưởng của Phanxicô, tôi mới thấy để nguyên hai đèn hộp đó có cái lý cao sâu như sau: mối thánh lễ là một cuộc giáng sinh, vinh danh Thiên Chúa trên trời. Tay hãy nghe Phanxicô nói trong Huấn Ngôn 1:
Này đây hằng ngày Người hạ mình xuống (x. Pl 2,8) như xưa Người rời ngai vàng (x. Kn 18,15) mà đến trong lòng Đức Trinh Nữ. Hằng ngày Người đến với chúng ta một cách khiêm nhường. Hằng ngày Người rời cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1.18) để ngự xuống trên bàn thờ, trong tay linh mục. (Hn 1, 16-18).
Phanxicô lập luận : “19 Xưa kia Người tỏ mình ra cho các thánh Tông đồ trong một thân xác đích thực thế nào, thì ngày nay, Người cũng tỏ mình ra cho chúng ta trong Bánh thánh như thế. 20 Và như xưa, con mắt xác thịt của các thánh Tông đồ chỉ trông thấy thân xác của Người, nhưng các ngài tin rằng Người là Thiên Chúa, vì các ngài chiêm ngắm Người với con mắt được Thánh Khí soi dẫn. 21 Ngày nay cũng thế, khi con mắt xác thịt của chúng ta trông thấy bánh và rượu, chúng ta hãy biết nhìn ra và tin vững đó là Mình và Máu cực thánh, hằng sống và chân thật của Người .” (Hn 1)
Ơn tin mạnh mẽ Chúa ngự thật trong Thánh Thể và trong Lời của Ngài, được Phanxicô nói rất mạnh mẽ trong Huấn Ngôn 1, trong Thư gửi toàn dòng, trong Thư gửi giáo sĩ, Thư gửi các tín hữu, trong Luật không sắc chỉ…, chúng ta không đi sâu vào đó, bởi chúng ta chỉ nương theo Di Chúc của Phanxicô để khai triển. Mà vì đã nói nhiều trước đó, nên trong di chúc Phanxicô không nói nhiều về Thánh Thể nữa, mà chỉ nhắc lại nhân nói đến ơn tin thứ hai này : ơn tin các linh mục.
2. Ơn tin các linh mục,
hay ơn tin Chúa ở trong con người linh mục.
Vì tôn kính Thánh Thể, nên Phanxicô trọng kính người làm ra Thánh Thể, cụ thể các linh mục : Di chúc ghi lại tâm tình này: “6 Sau đó, Chúa đã ban và vẫn còn ban cho tôi ơn tin mạnh mẽ vào các linh mục sống theo qui luật Hội Thánh Rôma vì thánh chức của các ngài, nên dầu các ngài có bách hại tôi, tôi vẫn chạy đến với các ngài. 7 Dù tôi có khôn ngoan như vua Sa-lô-mon, nếu tôi gặp các linh mục thấp kém ở thế gian này, tôi cũng không muốn giảng dạy trong giáo xứ của các ngài, nếu các ngài không chấp thuận. 8 Tôi muốn kính sợ, yêu mến và quí trọng các ngài cũng như tất cả các linh mục khác như là tôn chủ của tôi. 9 Tôi không muốn xem xét tội lỗi của các ngài, vì tôi nhìn thấy Con Thiên Chúa hiện diện nơi các ngài và vì các ngài là tôn chủ của tôi. 10 Tôi hành động như thế vì tôi không thấy có gì cụ thể trong thế gian này về Người Con chí thánh của Thiên Chúa, ngoài Mình và Máu rất thánh của Người, mà chính các ngài nhận lấy và chỉ các ngài mới được ban phát cho kẻ khác.”
Nếu Phanxicô đi đường, gặp một vị thánh từ trời hiện xuống và một linh mục tội lỗi đáng thương. Phanxicô sẽ chào ai trước. Hỏi đố là đã lộ trả lời. Phanxicô chào linh mục trước. “Tôi sẽ sấp mình chào linh mục trước và hôn tay của ngài, trong khi nói : ‘Lau-ren-sô, (phó tế) chờ một chút, vì bàn tay ông linh mục này cầm và biến bánh thành Mình Chúa, quyền ông vô song’” (2 Cel 152).
Phanxicô có ơn tin rất mạnh mẽ vào các linh mục, không chỉ vì các vị làm ra và ban phát Thánh Thể, mà còn vì các vị ban phát Lời Chúa. Di chúc câu 13 ghi : “Còn đối với tất cả các nhà thần học và những người ban phát lời chí thánh của Chúa, chúng ta phải quí mến và tôn kính : chúng ta phải xem các ngài như là những người thông ban cho chúng ta Thánh Khí và sự sống (x. Ga 6,63).” Chẳng khác nào Phanxicô xem linh mục như Chúa, vì Chúa Giêsu nói : Lời Ta là thần khí và là sự sống, thì Phanxicô cũng nói các vị này “thông ban cho chúng ta thần khí và sự sống.”
Quả thật, phải có một ơn rất lớn lao mới có thể tin mạnh mẽ vào các linh mục. Thời đó chưa có chủng viện đào tạo (350 năm sau mới có chủng viện, năm 1563 sau cđ Trento, mới có chủng viện đầu tiên), nên đa số các linh mục thời đó, và nhiều vị thời nay nữa, cũng là những con người tầm thường. Vậy mà Phanxicô đã tin mạnh mẽ: Chúa đã ban và vẫn còn ban cho tôi ơn tin mạnh mẽ vào các linh mục sống theo qui luật Hội Thánh Rôma vì thánh chức của các ngài, nên dầu các ngài có bách hại tôi, tôi vẫn chạy đến với các ngài. 7 Dù tôi có khôn ngoan như vua Sa-lô-mon, nếu tôi gặp các linh mục thấp kém ở thế gian này, tôi cũng không muốn giảng dạy trong giáo xứ của các ngài, nếu các ngài không chấp thuận. 8 Tôi muốn kính sợ, yêu mến và quí trọng các ngài cũng như tất cả các linh mục khác như là tôn chủ của tôi. 9 Tôi không muốn xem xét tội lỗi của các ngài, vì tôi nhìn thấy Con Thiên Chúa hiện diện nơi các ngài và vì các ngài là tôn chủ của tôi.
Truyện Ba người bạn, số 57, ghi, cũng vì chính linh mục cử hành bí tích rất thánh, nên Phanxicô ra lệnh cho anh em khi gặp bất cứ linh mục nào, luôn phải cúi đầu, hôn tay. Còn khi các vị này đi ngựa, còn phải hôn cả càng yên, nơi người đặt chân để bước lên ngựa. (Nếu bây giờ linh mục đi Honda, chắc phải hôn bàn đạp thắng, cần sang số, chỗ đặt chân…)
3. Ơn tin các nhà thờ,
hay là ơn tin Chúa ở trong các Nhà Thờ.
Ơn này Phanxicô ghi đầu tiên trong Di Chúc :
“4 Chúa đã ban cho tôi ơn tin mạnh mẽ vào sự hiện diện của Chúa trong các nhà thờ, đến nỗi tôi cầu nguyện một cách đơn sơ rằng: 5 “Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con thờ lạy Chúa trong hết mọi nhà thờ của Chúa trên khắp hoàn cầu. Chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng thánh giá mà cứu chuộc thiên hạ” .
Phanxicô tin các nhà thờ, vì Chúa hiện diện ở Nhà Thờ. Mà Chúa hiện diện rõ nhất là qua cử hành Thánh Thể tại Nhà thờ và Nhà thờ là nơi lưu giữ Thánh Thể (thời đó nơi chốn cử hành thánh lễ và nơi lưu giữ Mình Thánh không dễ dãi như bây giờ, phải ở Nhà Thờ !). Mà Nhà thờ là nơi Chúa ngự, cho nên phải sạch sẽ xứng đáng.
Khi Dòng chưa mấy người vào, Phanxicô ở Portiuncula, đi giảng chung quanh Assisi, khi đi giảng Phanxicô luôn mang theo một cái… chổi. Phanxicô không thể chịu nổi (không phải vì tức giận mà thương cảm) khi vào nhà thờ nào mà thấy Nhà Chúa, nơi cử hành Thánh Thể dơ bẩn, không được chăm sóc. Giảng xong, Phanxicô kính mời các linh mục lại, đưa ra xa khỏi giáo dân, và khuyên các linh mục, vì phần rỗi của họ hãy chăm sóc nhà thờ bàn thờ, nơi diễn ra mầu nhiệm thánh. (LP 18-19)
Bởi thế Phanxicô không thể chịu được cảnh người ta, nhất là các linh mục (ngoài Dòng, chứ trong Dòng ngài ra lệnh) lơ là với bí tích rất thánh này: Tôi tha thiết đối với điều sau đây hơn là đối với chính bản thân tôi: đó là xin anh em, mỗi khi thấy là hợp lý và cần thiết, hãy khiêm nhường xin các giáo sĩ trên hết mọi sự, phải tôn kính Mình và Máu cực thánh của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, cùng các danh hiệu và các lời thánh thiêng của Người, đã được ghi chép để làm cho Mình Người hiện diện. Xin các ngài hãy coi trọng các chén thánh, khăn thánh, các đồ trang hoàng bàn thờ và tất cả những gì liên hệ đến việc tế lễ. Nếu Mình cực thánh Chúa để ở nơi nào tồi tàn thì, theo như Hội Thánh truyền dạy, xin các ngài hãy cất vào chỗ quí báu và khóa lại cẩn thận; khi mang Mình thánh đi đâu, phải hết lòng cung kính và khi ban phát cho kẻ khác, phải hết sức thận trọng . (T Pv)
Có lần Phanxicô đưa ra sáng kiến này, không biết sẽ thực hiện ra sao, đó là Phanxicô muốn sai anh em đi khắp thế gian, cầm một bình ciboire quí giá, để gặp nơi nào Mình Thánh Chúa không được đặt để cách tôn kính thì cất giữ vào bình quí giá và lưu vào nơi quí giá. (2Cel 152).
Chúa đã ban cho Phanxicô 3 ơn tin : tin Thánh Thể, tin linh mục và tin nhà thờ, tức là tin Chúa ngự trong Thánh Thể, tin Chúa ở trong con người linh mục, và tin Chúa ngự tại nhà thờ. Tức là tin Chúa ngự trong ba : hình bánh, linh mục, nhà thờ. Đây là ơn. Ơn tin. Chúa ban với một nỗ lực nhỏ của con người. Chúng ta đang ở trong nhà thờ, đó là một nỗ lực, một cố gắng. Chúng ta thấy có các linh mục, cả giám mục nữa. Chúng ta sắp tham dự cử hành Thánh Thể. Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của thánh Phanxicô, cho chúng ta cũng được 3 ơn tin như người, là ơn tin Chúa ngự thật trong hình bánh, tin Chúa ở trong con người linh mục và tin Chúa ngự giữa Nhà Người, là ngôi nhà thờ chúng ta đang cùng các linh mục cử hành Thánh Thể đây. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Năm nay là Năm Đức Tin. Lời mở đầu của Kinh Năm Đức Tin, có một chữ rất đẹp, liên hệ tới Phanxicô. “Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con cảm tạ Cha đã ban cho chúng con ƠN đức tin.” Câu kinh nếu là “đã ban cho chúng con đức tin,” hay “đã ban đức tin cho chúng con,” cũng đã đủ nghĩa, nhưng thêm chữ ƠN vào quả là tuyệt vời : ƠN đức tin. Đức tin không phải do học giỏi mà có, tìm kiếm nhiều là được, giữ luật khắt khe là đạt… mà là một “ơn” Chúa ban tặng. Phanxicô đã được những ơn đức tin nào.
Chúng ta sẽ nương theo di chúc của Phanxicô để tìm xem Chúa đã ban cho Phanxicô những ơn tin nào. Có thể trả lời ngay, 3 ơn tin này : Ơn tin Thánh Thể, ơn tin linh mục, và ơn tin nhà thờ. (1) Phanxicô được ơn tin rất mạnh mẽ vào sự hiện diện thật sự của Chúa trong Thánh Thể (và trong Lời của Chúa). (2) Từ đó Phanxicô được ơn tin rất mạnh mẽ các linh mục, là người làm ra Thánh Thể, và ban phát Lời Chúa, rồi (3) Phanxicô tin rất mạnh mẽ vào các nhà thờ là nơi cử hành Thánh Thể. Tin vào ba, nhưng ba cũng chỉ là một, tin Chúa ngự trong ba.
1) Ơn tin Thánh Thể,
hay ơn tin Chúa ngự trong Thánh Thể
Năm tôi ở Nhà Tập 1974, cha giáo chia cho lớp làm bài về Phanxicô. Một anh bạn của tôi nhận đề tài về thánh thể. Lúc thuyết trình, anh đặt tựa thật kêu: Thánh Thể, đề tài đệ nhất của Phanxicô. Lúc đó tuổi đôi mươi, tôi thầm bảo anh bạn này thích “kêu” mới đặt tựa như vậy, chứ Thánh Thể với Phanxicô nào có liên hệ gì nhiều. Phanxicô đâu có lập ra dòng Thánh Thể như thánh Eymard đâu. Nhưng tôi đã lầm. Đúng thật Thánh Thể là đề tài đệ nhất của Phanxicô.
Lý do cũng dễ hiểu. Vào thời đó, có hai thái cực khiến người ta xa rời việc rước Chúa. Một là tôn kính quá, nên chẳng ai dám đến gần, cứ kính nhi viễn chi thôi. Kính xa xa, như ta nhìn vua từ xa không dám đến gần, sợ chết. Và dĩ nhiên không đến gần thì làm sao lãnh nhận hoặc rước Chúa .
Thái cực hai mới tai hoạ: khinh thường. Không xem mẩu bánh đó là Mình Chúa, nên có xá gì để cất công đi nhận một mẩu bánh bột mì nhỏ nhoi kia. Thái độ này lan toả trong hàng ngũ anh em Phan Sinh đi theo ngài, khiến Phanxicô không sao không lên tiếng, lên tiếng thống thiết : “Bởi thế, thưa anh em, tôi xin hôn chân anh em và tha thiết khẩn nài anh em hãy hết lòng kính trọng và tôn sùng Mình và Máu cực thánh của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.” (Thư Toàn Dòng, 12).
Phanxicô ý thức rất rõ đó chính là Mình Máu Chúa thật. Và Phanxicô xem mỗi thánh lễ là một đại lễ giáng sinh.
Về điểm một, tin chắc bánh và rượu thành Mình Máu Chúa thật, Phanxicô nói rất nhiều và cũng vẫn trích dẫn Tin Mừng và Phaolô để minh chứng. Ta không cần nói lại ở đây vì các lập luận tương tự.
Về điểm hai, mối thánh lễ là một đại lễ giáng sinh, thì là nét độc đáo của Phanxicô.
Có một năm, đi lễ nhà thờ Vĩnh phước, Nhatrang, quãng năm 82, 83. Mùa Noel thấy 2 đèn hộp khoét chữ: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời,và Bình an dưới thế cho người thiện tâm… 4 tháng sau, 6 tháng sau, đi lễ lại tại Vĩnh Phước, lại thấy cũng hai đèn hộp đó còn ngự trị tại gian cung thánh. Tôi chợt nghĩ, ông cha xứ này lười dọn dẹp. Noel qua lâu rồi mà vẫn để y nguyên cái đèn giáng sinh. Nghĩ ông ấy lười là nghĩ xấu cho ông. Nghĩ ít xấu hơn, thì cho rằng có lẽ đèn đẹp, làm công phu, nên để lâu cho người ta ngắm. Nhưng cả hai cách nghĩ đều không đúng. Sau này đọc lại tư tưởng của Phanxicô, tôi mới thấy để nguyên hai đèn hộp đó có cái lý cao sâu như sau: mối thánh lễ là một cuộc giáng sinh, vinh danh Thiên Chúa trên trời. Tay hãy nghe Phanxicô nói trong Huấn Ngôn 1:
Này đây hằng ngày Người hạ mình xuống (x. Pl 2,8) như xưa Người rời ngai vàng (x. Kn 18,15) mà đến trong lòng Đức Trinh Nữ. Hằng ngày Người đến với chúng ta một cách khiêm nhường. Hằng ngày Người rời cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1.18) để ngự xuống trên bàn thờ, trong tay linh mục. (Hn 1, 16-18).
Phanxicô lập luận : “19 Xưa kia Người tỏ mình ra cho các thánh Tông đồ trong một thân xác đích thực thế nào, thì ngày nay, Người cũng tỏ mình ra cho chúng ta trong Bánh thánh như thế. 20 Và như xưa, con mắt xác thịt của các thánh Tông đồ chỉ trông thấy thân xác của Người, nhưng các ngài tin rằng Người là Thiên Chúa, vì các ngài chiêm ngắm Người với con mắt được Thánh Khí soi dẫn. 21 Ngày nay cũng thế, khi con mắt xác thịt của chúng ta trông thấy bánh và rượu, chúng ta hãy biết nhìn ra và tin vững đó là Mình và Máu cực thánh, hằng sống và chân thật của Người .” (Hn 1)
Ơn tin mạnh mẽ Chúa ngự thật trong Thánh Thể và trong Lời của Ngài, được Phanxicô nói rất mạnh mẽ trong Huấn Ngôn 1, trong Thư gửi toàn dòng, trong Thư gửi giáo sĩ, Thư gửi các tín hữu, trong Luật không sắc chỉ…, chúng ta không đi sâu vào đó, bởi chúng ta chỉ nương theo Di Chúc của Phanxicô để khai triển. Mà vì đã nói nhiều trước đó, nên trong di chúc Phanxicô không nói nhiều về Thánh Thể nữa, mà chỉ nhắc lại nhân nói đến ơn tin thứ hai này : ơn tin các linh mục.
2. Ơn tin các linh mục,
hay ơn tin Chúa ở trong con người linh mục.
Vì tôn kính Thánh Thể, nên Phanxicô trọng kính người làm ra Thánh Thể, cụ thể các linh mục : Di chúc ghi lại tâm tình này: “6 Sau đó, Chúa đã ban và vẫn còn ban cho tôi ơn tin mạnh mẽ vào các linh mục sống theo qui luật Hội Thánh Rôma vì thánh chức của các ngài, nên dầu các ngài có bách hại tôi, tôi vẫn chạy đến với các ngài. 7 Dù tôi có khôn ngoan như vua Sa-lô-mon, nếu tôi gặp các linh mục thấp kém ở thế gian này, tôi cũng không muốn giảng dạy trong giáo xứ của các ngài, nếu các ngài không chấp thuận. 8 Tôi muốn kính sợ, yêu mến và quí trọng các ngài cũng như tất cả các linh mục khác như là tôn chủ của tôi. 9 Tôi không muốn xem xét tội lỗi của các ngài, vì tôi nhìn thấy Con Thiên Chúa hiện diện nơi các ngài và vì các ngài là tôn chủ của tôi. 10 Tôi hành động như thế vì tôi không thấy có gì cụ thể trong thế gian này về Người Con chí thánh của Thiên Chúa, ngoài Mình và Máu rất thánh của Người, mà chính các ngài nhận lấy và chỉ các ngài mới được ban phát cho kẻ khác.”
Nếu Phanxicô đi đường, gặp một vị thánh từ trời hiện xuống và một linh mục tội lỗi đáng thương. Phanxicô sẽ chào ai trước. Hỏi đố là đã lộ trả lời. Phanxicô chào linh mục trước. “Tôi sẽ sấp mình chào linh mục trước và hôn tay của ngài, trong khi nói : ‘Lau-ren-sô, (phó tế) chờ một chút, vì bàn tay ông linh mục này cầm và biến bánh thành Mình Chúa, quyền ông vô song’” (2 Cel 152).
Phanxicô có ơn tin rất mạnh mẽ vào các linh mục, không chỉ vì các vị làm ra và ban phát Thánh Thể, mà còn vì các vị ban phát Lời Chúa. Di chúc câu 13 ghi : “Còn đối với tất cả các nhà thần học và những người ban phát lời chí thánh của Chúa, chúng ta phải quí mến và tôn kính : chúng ta phải xem các ngài như là những người thông ban cho chúng ta Thánh Khí và sự sống (x. Ga 6,63).” Chẳng khác nào Phanxicô xem linh mục như Chúa, vì Chúa Giêsu nói : Lời Ta là thần khí và là sự sống, thì Phanxicô cũng nói các vị này “thông ban cho chúng ta thần khí và sự sống.”
Quả thật, phải có một ơn rất lớn lao mới có thể tin mạnh mẽ vào các linh mục. Thời đó chưa có chủng viện đào tạo (350 năm sau mới có chủng viện, năm 1563 sau cđ Trento, mới có chủng viện đầu tiên), nên đa số các linh mục thời đó, và nhiều vị thời nay nữa, cũng là những con người tầm thường. Vậy mà Phanxicô đã tin mạnh mẽ: Chúa đã ban và vẫn còn ban cho tôi ơn tin mạnh mẽ vào các linh mục sống theo qui luật Hội Thánh Rôma vì thánh chức của các ngài, nên dầu các ngài có bách hại tôi, tôi vẫn chạy đến với các ngài. 7 Dù tôi có khôn ngoan như vua Sa-lô-mon, nếu tôi gặp các linh mục thấp kém ở thế gian này, tôi cũng không muốn giảng dạy trong giáo xứ của các ngài, nếu các ngài không chấp thuận. 8 Tôi muốn kính sợ, yêu mến và quí trọng các ngài cũng như tất cả các linh mục khác như là tôn chủ của tôi. 9 Tôi không muốn xem xét tội lỗi của các ngài, vì tôi nhìn thấy Con Thiên Chúa hiện diện nơi các ngài và vì các ngài là tôn chủ của tôi.
Truyện Ba người bạn, số 57, ghi, cũng vì chính linh mục cử hành bí tích rất thánh, nên Phanxicô ra lệnh cho anh em khi gặp bất cứ linh mục nào, luôn phải cúi đầu, hôn tay. Còn khi các vị này đi ngựa, còn phải hôn cả càng yên, nơi người đặt chân để bước lên ngựa. (Nếu bây giờ linh mục đi Honda, chắc phải hôn bàn đạp thắng, cần sang số, chỗ đặt chân…)
3. Ơn tin các nhà thờ,
hay là ơn tin Chúa ở trong các Nhà Thờ.
Ơn này Phanxicô ghi đầu tiên trong Di Chúc :
“4 Chúa đã ban cho tôi ơn tin mạnh mẽ vào sự hiện diện của Chúa trong các nhà thờ, đến nỗi tôi cầu nguyện một cách đơn sơ rằng: 5 “Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con thờ lạy Chúa trong hết mọi nhà thờ của Chúa trên khắp hoàn cầu. Chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng thánh giá mà cứu chuộc thiên hạ” .
Phanxicô tin các nhà thờ, vì Chúa hiện diện ở Nhà Thờ. Mà Chúa hiện diện rõ nhất là qua cử hành Thánh Thể tại Nhà thờ và Nhà thờ là nơi lưu giữ Thánh Thể (thời đó nơi chốn cử hành thánh lễ và nơi lưu giữ Mình Thánh không dễ dãi như bây giờ, phải ở Nhà Thờ !). Mà Nhà thờ là nơi Chúa ngự, cho nên phải sạch sẽ xứng đáng.
Khi Dòng chưa mấy người vào, Phanxicô ở Portiuncula, đi giảng chung quanh Assisi, khi đi giảng Phanxicô luôn mang theo một cái… chổi. Phanxicô không thể chịu nổi (không phải vì tức giận mà thương cảm) khi vào nhà thờ nào mà thấy Nhà Chúa, nơi cử hành Thánh Thể dơ bẩn, không được chăm sóc. Giảng xong, Phanxicô kính mời các linh mục lại, đưa ra xa khỏi giáo dân, và khuyên các linh mục, vì phần rỗi của họ hãy chăm sóc nhà thờ bàn thờ, nơi diễn ra mầu nhiệm thánh. (LP 18-19)
Bởi thế Phanxicô không thể chịu được cảnh người ta, nhất là các linh mục (ngoài Dòng, chứ trong Dòng ngài ra lệnh) lơ là với bí tích rất thánh này: Tôi tha thiết đối với điều sau đây hơn là đối với chính bản thân tôi: đó là xin anh em, mỗi khi thấy là hợp lý và cần thiết, hãy khiêm nhường xin các giáo sĩ trên hết mọi sự, phải tôn kính Mình và Máu cực thánh của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, cùng các danh hiệu và các lời thánh thiêng của Người, đã được ghi chép để làm cho Mình Người hiện diện. Xin các ngài hãy coi trọng các chén thánh, khăn thánh, các đồ trang hoàng bàn thờ và tất cả những gì liên hệ đến việc tế lễ. Nếu Mình cực thánh Chúa để ở nơi nào tồi tàn thì, theo như Hội Thánh truyền dạy, xin các ngài hãy cất vào chỗ quí báu và khóa lại cẩn thận; khi mang Mình thánh đi đâu, phải hết lòng cung kính và khi ban phát cho kẻ khác, phải hết sức thận trọng . (T Pv)
Có lần Phanxicô đưa ra sáng kiến này, không biết sẽ thực hiện ra sao, đó là Phanxicô muốn sai anh em đi khắp thế gian, cầm một bình ciboire quí giá, để gặp nơi nào Mình Thánh Chúa không được đặt để cách tôn kính thì cất giữ vào bình quí giá và lưu vào nơi quí giá. (2Cel 152).
Chúa đã ban cho Phanxicô 3 ơn tin : tin Thánh Thể, tin linh mục và tin nhà thờ, tức là tin Chúa ngự trong Thánh Thể, tin Chúa ở trong con người linh mục, và tin Chúa ngự tại nhà thờ. Tức là tin Chúa ngự trong ba : hình bánh, linh mục, nhà thờ. Đây là ơn. Ơn tin. Chúa ban với một nỗ lực nhỏ của con người. Chúng ta đang ở trong nhà thờ, đó là một nỗ lực, một cố gắng. Chúng ta thấy có các linh mục, cả giám mục nữa. Chúng ta sắp tham dự cử hành Thánh Thể. Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của thánh Phanxicô, cho chúng ta cũng được 3 ơn tin như người, là ơn tin Chúa ngự thật trong hình bánh, tin Chúa ở trong con người linh mục và tin Chúa ngự giữa Nhà Người, là ngôi nhà thờ chúng ta đang cùng các linh mục cử hành Thánh Thể đây. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Xin thêm lòng tin cho chúng con
Lm Jude Siciliano OP
16:24 03/10/2013
Chúa Nhật XXVII THƯỜNG NIÊN -C-
Habacúc 1: 2-3, 2: 2-4; T.vịnh 95; I Timôthê 1: 6-8, 13-14; Luca 16: 19-31
XIN THÊM LÒNG TIN CHO CHÚNG CON
Ngôn sứ Khabacúc sống trong thời kỳ đế quốc Babylon nắm quyền thống trị thế giới và áp bức đất nước Giuđa. Lúc bấy giờ bạo chúa Giêhôdakim làm vua nước Giuđa. Ông ngược đãi các ngôn sứ, bắt dân làm nô lệ và cho phép sùng bái tà thần trong lãnh thổ. Phải chăng những điều này có thể khiến dân ngã lòng không còn tin tưởng và trung thành với Thiên Chúa nữa?
Ông Khabacúc là vị ngôn sứ đặc biệt. Trong tác phẩm ngắn gọn chỉ vỏn vẹn ba chương, ông không ngỏ lời với dân mà là kêu than với Thiên Chúa. Những dòng mở đầu tóm kết lời kêu than ấy: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?” Vị ngôn sứ chứng kiến nạn bạo lực, xung đột tôn giáo và hỗn loạn trong nước. Họ không được xem là dân của Chúa hay sao? Thiên Chúa ở đâu trong những hoàn cảnh thảm khốc như thế? Điều gì khiến Thiên Chúa chậm đến cứu giúp? Tất nhiên, Thiên Chúa không muốn có sự đau khổ và tiêu diệt như thế. Vậy, cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?
Ngôn sứ Khabacúc đã viết những lời than van đó 600 năm trước Đức Kitô giáng trần. Nhưng phải chăng lời cầu xin của ông không phải là những lời khẩn cầu của chúng ta hay sao? Đức Giáo Hoàng của chúng ta đã kêu gọi mọi người ăn chay và cầu nguyện cho đất nước Syria. Chúng ta quá chán ngán và đau đớn khi chứng kiến trên màn hình Tivi cảnh tượng quá nhiều người tị nạn đang ùn ùn đổ về các vùng Libăng, Giođan, Irắc và Aicập. Hai triệu người đã di dời chỗ ở! Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Chúng ta cầu nguyện cho hoà bình, khi có chiến tranh.
Còn đất nước chúng ta thì sao? Chúng ta đã mừng lễ kỷ niệm lần thứ năm mươi vào tháng Ba ở Washington, nhưng vẫn còn nạn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong đất nước chúng ta. Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Chúng ta cầu xin cho một thiếu niên trong gia đình mình, cậu ta bị bệnh tâm thần phân liệt và từ chối điều trị y khoa. Gia đình kiệt lực và hoảng sợ vì cậu ta. Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Chúng ta cầu xin có được một công việc và khi đến phỏng vấn, người ta nói rằng chúng ta đã quá tuổi rồi. Nhưng chúng ta cần có việc làm. Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Cùng với ngôn sứ Khabacúc, chúng ta gào thét lên: “Bạo tàn!” mà sao Thiên Chúa lại không cứu vớt? Chúng ta cầu nguyện liên lỉ và, dù đã biết cầu nguyện, chúng ta học biết thêm: Lời cầu nguyện dù là của người lương thiện cũng không bảo đảm đạt được những hiệu quả nhanh chóng hay một câu trả lời rõ ràng.
Có những điều chỉ làm cho nước Giuđa trở nên tồi tệ hơn. Một khi cự tuyệt Thiên Chúa và đường lối của Người, họ sẽ phải đối diện với vấn đề bạo lực mà dân Babylon xâm lược sẽ gây ra cho họ. Vì dân Giuđa không phụng sự Thiên Chúa nên họ sẽ phải chịu khuất phục trước vị thần của người Babylon.
Mặc dầu tất cả những nguyên do nói trên có thể dẫn đến việc đánh mất niềm tin và đi tìm sự giúp đỡ ở nơi khác, nhưng ngôn sứ Khabacúc vẫn không ngừng kêu cầu Thiên Chúa. Lòng tín thác và cầu nguyện kiên trì không chỉ là cách thức ngôn sứ Khabacúc cầu xin Thiên Chúa, mà ông còn là một mẫu gương cho những ai đón nhận sứ điệp của ông. Quả thật, người ta khẳng định rằng ông viết sứ điệp trên với phạm vi rộng lớn đến nỗi ngay cả những người bận rộn cũng có thể đọc được.
Thiên Chúa cho ngôn sứ Khabacúc biết rằng dù trong cảnh khốn cực, dân luôn phải chờ đợi và tin tưởng Thiên Chúa sẽ hoàn trọn những gì Người đã trù tính. Sẽ có thời kỳ dân phải sống theo huấn lệnh của Thiên Chúa. Khi ấy, họ sẽ phải chờ đợi và hy vọng ngày đó chắc chắn sẽ đến và không còn lâu nữa. Thời điểm hoàn trọn đó sẽ xảy đến bằng sứ điệp Đức Giêsu loan báo vào lúc Người đến.
Lời cầu nguyện của ngôn sứ Khabacúc rất rõ ràng và quả quyết. Ông kêu gào xin Thiên Chúa thực hiện một điều gì đó. Có người nghĩ rằng những lời cầu nguyện của chúng ta phải cụ thể và thích đáng. Tuy nhiên, các Thánh vịnh và sách Ngôn sứ lại không ngần ngại cất lên lời than vãn với Thiên Chúa và các sách ấy khích lệ chúng ta thực hiện điều tương tự. Quả thật, đức tin là nền tảng của mối tương quan ràng buộc chúng ta với Thiên Chúa. Đức tin giúp chúng ta kiên định trong những giai đoạn khó khăn và nuôi dưỡng niềm hy vọng giúp chúng ta chờ đợi Thiên Chúa sẽ thực hiện.
Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Khi gặp phiền muộn, chúng ta sẽ có được sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần đang cư ngụ trong chúng ta. Ngài khích lệ chúng ta tiến vào ngọn lửa ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta đã lãnh nhận. Những đau khổ của các Kitô hữu tiên khởi đã khiến họ phải gào thét lên như ngôn sứ Khabacúc: Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Những gì Đức Giêsu tiên báo, giờ đã ứng nghiệm. Những ai bước theo Người thì sẽ phải đảm nhiệm và vác lấy thập giá xảy đến như một hệ quả của cương vị người môn đệ. Thánh Phaolô khuyên nhủ: Điều làm cho Giáo Hội vững mạnh chính là vâng theo sứ điệp đúng đắn. Cho dù kết quả là những đau khổ, thì một khi đã tin vào Tin Mừng tất sẽ cần đến sức mạnh từ Thánh Thần, điều mà chúng ta cầu xin trong thánh lễ này nhân danh cộng đoàn. Tin Mừng đã chọn lấy lời nguyện nhẫn nại của ngôn sứ Khabacúc. Lời nguyện ấy tựa như các tông đồ đang cảm nhận một cung điệu về ơn gọi của các ông. Thay vì chất vấn: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?”, các tông đồ đã xin Đức Giêsu điều chúng ta cũng cần xin khi gặp bước đường cùng, đó là: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”.
Cộng đoàn nhỏ bé gồm những tín hữu quy tụ quanh Đức Giêsu. Họ phải trải qua những gian nan thử thách và những điều bấp bênh vì lời cầu xin của họ ngắn gọn với mục đích: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”. Nhưng họ lại đang kêu xin một điều không đúng. Họ đã có lòng tin – thế là đủ rồi. Họ không cần đạt đến cấp độ tối tân hay một kết quả lớn lao hơn. Chỉ cần lòng tin bằng hạt cải là đủ: chính chất lượng làm nên sự khác biệt chứ không phải số lượng. Do đó, thí dụ có vẻ vô lý: một chút lòng tin cũng đủ làm bật rễ cây dâu tằm, nổi tiếng vì rễ của nó ăn sâu dưới đất. (Người ta không trồng loài dâu tằm gần những bể chứa nước bởi vì rễ của chúng rất khoẻ sẽ làm bể vách bồn chứa).
Dụ ngôn Đức Giêsu đưa ra liền đó tựa như một lời cảnh báo các môn đệ không được cho là Thiên Chúa nợ chúng ta một phần thưởng vì những điều chúng ta làm. Chúng ta làm lụng vất vả hết sức mình để có được một cuộc sống sung túc và làm những điều có ích cho tha nhân. Chúng ta không được đòi phần thưởng cho những việc tốt đã làm; chính lòng tin chúng ta đã lãnh nhận mời gọi và cho phép chúng ta thi hành. Chúng ta thực hiện điều được mong đợi nơi chúng ta như những tông đồ và để lại kết quả vào bàn tay Thiên Chúa. Qua chúng ta, Thiên Chúa sẽ hoàn tất những ý định của Người. Thiên Chúa không nợ chúng ta bất cứ điều gì.
Khi làm điều gì với vai trò tông đồ, chúng ta xem như công trạng đó không thuộc về chúng ta, vì những nỗ lực của chúng ta phát xuất từ kết quả của ân huệ chúng ta đã lãnh nhận. Bất kể thành tích của chúng ta lớn lao hay bình thường như thế nào chăng nữa, thì tất cả đều phát xuất bởi hồng ân. Chúng ta đã được ban cho đủ lòng tin để vượt qua những trở ngại không thể thắng nổi, hoặc để đương đầu với những thách đố hàng ngày trong cương vị người môn đệ trung tín, và hãy trung kiên vượt qua cho đến khi Thầy trở lại.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp
27th SUNDAY - C
Habakkuk 1: 2-3, 2: 2-4; Psalm 95; 2 Timothy 1: 6-8, 13-14; Luke 17: 5-10
The prophet Habakkuk lived during the time the Babylonian Empire was the dominant world power and was breathing down the neck of Judah. The tyrant Jehoiakim was king of Judah. He persecuted the prophets, enslaved the people and allowed idolatry in the land. Could things be any more discouraging for people trying to trust and be faithful to God?
Habakkuk is a unique prophet. He doesn’t address the people but, in this short work of three chapters, he speaks a lament to God. The opening lines sum it up, "How long, O Lord?" The prophet sees violence, religious strife and chaos in the land. Aren’t they supposed to be God’s people? Where is God in such dire circumstances? What’s taking God so long to come to help? Certainly God doesn’t want such suffering and destruction. "How long, O Lord?"
Habakkuk wrote 600 years before Christ. But is his prayer not our prayer as well? Our Pope called for fasting and prayer for Syria, so tired and distressed are we as we watch TV images of still more refugees streaming into Lebanon, Jordan, Iraq and Egypt. Two million displaced people! "How long, O Lord?" We pray for peace, yet there is war.
And what about our nation? We celebrated the 50th anniversary of the March on Washington, yet there is still racism in our land. "How long, O Lord?" We pray for a teenager in our family who is schizophrenic and refuses to take his medications. The family is exhausted and frightened for him. "How long, O Lord?" We pray for a job and when we go for interviews we are told we’re too old. But we need work. "How long, O Lord?" With Habakkuk, we cry out "Violence!" Why does God not intervene? We pray and pray and, even though we already know it, we learn again: prayer, even by good people, doesn’t guarantee quick results or a specific answer.
Things will only get worse for Judah. Having rejected God and God’s ways they will have to deal with the violence that the invading Babylonians will bring upon them. Since Judah will not serve God, it will have to bow down before Babylon’s god.
With all of these reasons to lose faith and to look elsewhere for help, Habakkuk continues to call out to God. Persistent prayer and trust is not only Habakkuk’s way with God, but he is also an example to those who accept his message. In fact, he is told to write it large enough so that it can be read even by those rushing by.
God tells Habakkuk the people ought to wait and, despite their misery, to trust that God will bring to completion what God has planned. There will be a time when people will live according to God’s order. Meanwhile, they will have to wait and hope that day "will surely come, and it will not be late." That time of fulfillment will come with the message which Jesus will announce upon his arrival.
Habakkuk’s prayer is bold and forthright. He cries out asking what it would take for God to do something. Some people think our prayers are supposed to be "proper" and appropriately worded. But the Psalms and the prophets are not afraid to raise a voice of complaint to God and they give us the courage to do the same. Faith is the foundation of our covenanted relationship with God. It enables us to be steadfast in troubled times and nourishes the hope that helps us wait with anticipation for God to act.
Paul gives us further insight. In our troubles we have the "help of the Holy Spirit that dwells within us." He encourages us to "stir into flame the gift of God" we have received. The sufferings of the early Christians would cause them to cry out, like Habakkuk, "How long, O Lord?" What Jesus foretold, came to pass. Those who followed him would have to take up and bear the cross that comes as a consequence of discipleship. What would strengthen the church, Paul recommends, is to hear "the sound message." Holding to the gospel, despite the consequent sufferings, would require strength from the Spirit which we, as a community, pray for at this Mass."
The gospel picks up on the long-suffering prayer of Habakkuk. It sounds like the apostles are feeling the strain of their vocation. Instead of asking, "How long, O Lord," they asked Jesus for what we also need when we are at our limits, "Increase our faith."
The small community of believers gathered around Jesus. They must be experiencing trials and uncertainties for their prayer is brief and to the point, "Increase our faith." But they are asking for the wrong thing. They already have the faith – and it is enough. They don’t need the latest upgrade, or a bigger product. A mustard seed of faith is enough: it’s the quality, not the quantity that makes the difference. Hence, the absurd example: a speck of faith is enough to rip up the mulberry tree, notorious for its deep roots. (Mulberry trees were not planted near cisterns because their strong roots would break down the cistern’s walls.)
The parable Jesus gives next seems to be a warning to the disciples not to presume God owes us a reward for what we do. We work hard in our efforts to live good lives and do good for others. We can’t claim a reward for that; it’s what the faith we have been given calls and enables us to do. We do what is expected of us as disciples and we leave the results in God’s hands. God, working through us, will accomplish God’s purposes. We are not owed anything by God.
When we disciples do what we are supposed to do the credit is not ours, because our efforts come as a result of the gift we have received. No matter how great our deeds, or how seeming-ordinary they are, all comes by way of gift. We have been given enough faith to overcome insurmountable obstacles, or to meet the daily challenges of faithful discipleship, over and over again, until the Master returns.
Habacúc 1: 2-3, 2: 2-4; T.vịnh 95; I Timôthê 1: 6-8, 13-14; Luca 16: 19-31
XIN THÊM LÒNG TIN CHO CHÚNG CON
Ngôn sứ Khabacúc sống trong thời kỳ đế quốc Babylon nắm quyền thống trị thế giới và áp bức đất nước Giuđa. Lúc bấy giờ bạo chúa Giêhôdakim làm vua nước Giuđa. Ông ngược đãi các ngôn sứ, bắt dân làm nô lệ và cho phép sùng bái tà thần trong lãnh thổ. Phải chăng những điều này có thể khiến dân ngã lòng không còn tin tưởng và trung thành với Thiên Chúa nữa?
Ông Khabacúc là vị ngôn sứ đặc biệt. Trong tác phẩm ngắn gọn chỉ vỏn vẹn ba chương, ông không ngỏ lời với dân mà là kêu than với Thiên Chúa. Những dòng mở đầu tóm kết lời kêu than ấy: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?” Vị ngôn sứ chứng kiến nạn bạo lực, xung đột tôn giáo và hỗn loạn trong nước. Họ không được xem là dân của Chúa hay sao? Thiên Chúa ở đâu trong những hoàn cảnh thảm khốc như thế? Điều gì khiến Thiên Chúa chậm đến cứu giúp? Tất nhiên, Thiên Chúa không muốn có sự đau khổ và tiêu diệt như thế. Vậy, cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?
Ngôn sứ Khabacúc đã viết những lời than van đó 600 năm trước Đức Kitô giáng trần. Nhưng phải chăng lời cầu xin của ông không phải là những lời khẩn cầu của chúng ta hay sao? Đức Giáo Hoàng của chúng ta đã kêu gọi mọi người ăn chay và cầu nguyện cho đất nước Syria. Chúng ta quá chán ngán và đau đớn khi chứng kiến trên màn hình Tivi cảnh tượng quá nhiều người tị nạn đang ùn ùn đổ về các vùng Libăng, Giođan, Irắc và Aicập. Hai triệu người đã di dời chỗ ở! Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Chúng ta cầu nguyện cho hoà bình, khi có chiến tranh.
Còn đất nước chúng ta thì sao? Chúng ta đã mừng lễ kỷ niệm lần thứ năm mươi vào tháng Ba ở Washington, nhưng vẫn còn nạn chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong đất nước chúng ta. Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Chúng ta cầu xin cho một thiếu niên trong gia đình mình, cậu ta bị bệnh tâm thần phân liệt và từ chối điều trị y khoa. Gia đình kiệt lực và hoảng sợ vì cậu ta. Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Chúng ta cầu xin có được một công việc và khi đến phỏng vấn, người ta nói rằng chúng ta đã quá tuổi rồi. Nhưng chúng ta cần có việc làm. Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Cùng với ngôn sứ Khabacúc, chúng ta gào thét lên: “Bạo tàn!” mà sao Thiên Chúa lại không cứu vớt? Chúng ta cầu nguyện liên lỉ và, dù đã biết cầu nguyện, chúng ta học biết thêm: Lời cầu nguyện dù là của người lương thiện cũng không bảo đảm đạt được những hiệu quả nhanh chóng hay một câu trả lời rõ ràng.
Có những điều chỉ làm cho nước Giuđa trở nên tồi tệ hơn. Một khi cự tuyệt Thiên Chúa và đường lối của Người, họ sẽ phải đối diện với vấn đề bạo lực mà dân Babylon xâm lược sẽ gây ra cho họ. Vì dân Giuđa không phụng sự Thiên Chúa nên họ sẽ phải chịu khuất phục trước vị thần của người Babylon.
Mặc dầu tất cả những nguyên do nói trên có thể dẫn đến việc đánh mất niềm tin và đi tìm sự giúp đỡ ở nơi khác, nhưng ngôn sứ Khabacúc vẫn không ngừng kêu cầu Thiên Chúa. Lòng tín thác và cầu nguyện kiên trì không chỉ là cách thức ngôn sứ Khabacúc cầu xin Thiên Chúa, mà ông còn là một mẫu gương cho những ai đón nhận sứ điệp của ông. Quả thật, người ta khẳng định rằng ông viết sứ điệp trên với phạm vi rộng lớn đến nỗi ngay cả những người bận rộn cũng có thể đọc được.
Thiên Chúa cho ngôn sứ Khabacúc biết rằng dù trong cảnh khốn cực, dân luôn phải chờ đợi và tin tưởng Thiên Chúa sẽ hoàn trọn những gì Người đã trù tính. Sẽ có thời kỳ dân phải sống theo huấn lệnh của Thiên Chúa. Khi ấy, họ sẽ phải chờ đợi và hy vọng ngày đó chắc chắn sẽ đến và không còn lâu nữa. Thời điểm hoàn trọn đó sẽ xảy đến bằng sứ điệp Đức Giêsu loan báo vào lúc Người đến.
Lời cầu nguyện của ngôn sứ Khabacúc rất rõ ràng và quả quyết. Ông kêu gào xin Thiên Chúa thực hiện một điều gì đó. Có người nghĩ rằng những lời cầu nguyện của chúng ta phải cụ thể và thích đáng. Tuy nhiên, các Thánh vịnh và sách Ngôn sứ lại không ngần ngại cất lên lời than vãn với Thiên Chúa và các sách ấy khích lệ chúng ta thực hiện điều tương tự. Quả thật, đức tin là nền tảng của mối tương quan ràng buộc chúng ta với Thiên Chúa. Đức tin giúp chúng ta kiên định trong những giai đoạn khó khăn và nuôi dưỡng niềm hy vọng giúp chúng ta chờ đợi Thiên Chúa sẽ thực hiện.
Thánh Phaolô giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Khi gặp phiền muộn, chúng ta sẽ có được sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần đang cư ngụ trong chúng ta. Ngài khích lệ chúng ta tiến vào ngọn lửa ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta đã lãnh nhận. Những đau khổ của các Kitô hữu tiên khởi đã khiến họ phải gào thét lên như ngôn sứ Khabacúc: Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa? Những gì Đức Giêsu tiên báo, giờ đã ứng nghiệm. Những ai bước theo Người thì sẽ phải đảm nhiệm và vác lấy thập giá xảy đến như một hệ quả của cương vị người môn đệ. Thánh Phaolô khuyên nhủ: Điều làm cho Giáo Hội vững mạnh chính là vâng theo sứ điệp đúng đắn. Cho dù kết quả là những đau khổ, thì một khi đã tin vào Tin Mừng tất sẽ cần đến sức mạnh từ Thánh Thần, điều mà chúng ta cầu xin trong thánh lễ này nhân danh cộng đoàn. Tin Mừng đã chọn lấy lời nguyện nhẫn nại của ngôn sứ Khabacúc. Lời nguyện ấy tựa như các tông đồ đang cảm nhận một cung điệu về ơn gọi của các ông. Thay vì chất vấn: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?”, các tông đồ đã xin Đức Giêsu điều chúng ta cũng cần xin khi gặp bước đường cùng, đó là: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”.
Cộng đoàn nhỏ bé gồm những tín hữu quy tụ quanh Đức Giêsu. Họ phải trải qua những gian nan thử thách và những điều bấp bênh vì lời cầu xin của họ ngắn gọn với mục đích: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”. Nhưng họ lại đang kêu xin một điều không đúng. Họ đã có lòng tin – thế là đủ rồi. Họ không cần đạt đến cấp độ tối tân hay một kết quả lớn lao hơn. Chỉ cần lòng tin bằng hạt cải là đủ: chính chất lượng làm nên sự khác biệt chứ không phải số lượng. Do đó, thí dụ có vẻ vô lý: một chút lòng tin cũng đủ làm bật rễ cây dâu tằm, nổi tiếng vì rễ của nó ăn sâu dưới đất. (Người ta không trồng loài dâu tằm gần những bể chứa nước bởi vì rễ của chúng rất khoẻ sẽ làm bể vách bồn chứa).
Dụ ngôn Đức Giêsu đưa ra liền đó tựa như một lời cảnh báo các môn đệ không được cho là Thiên Chúa nợ chúng ta một phần thưởng vì những điều chúng ta làm. Chúng ta làm lụng vất vả hết sức mình để có được một cuộc sống sung túc và làm những điều có ích cho tha nhân. Chúng ta không được đòi phần thưởng cho những việc tốt đã làm; chính lòng tin chúng ta đã lãnh nhận mời gọi và cho phép chúng ta thi hành. Chúng ta thực hiện điều được mong đợi nơi chúng ta như những tông đồ và để lại kết quả vào bàn tay Thiên Chúa. Qua chúng ta, Thiên Chúa sẽ hoàn tất những ý định của Người. Thiên Chúa không nợ chúng ta bất cứ điều gì.
Khi làm điều gì với vai trò tông đồ, chúng ta xem như công trạng đó không thuộc về chúng ta, vì những nỗ lực của chúng ta phát xuất từ kết quả của ân huệ chúng ta đã lãnh nhận. Bất kể thành tích của chúng ta lớn lao hay bình thường như thế nào chăng nữa, thì tất cả đều phát xuất bởi hồng ân. Chúng ta đã được ban cho đủ lòng tin để vượt qua những trở ngại không thể thắng nổi, hoặc để đương đầu với những thách đố hàng ngày trong cương vị người môn đệ trung tín, và hãy trung kiên vượt qua cho đến khi Thầy trở lại.
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp
27th SUNDAY - C
Habakkuk 1: 2-3, 2: 2-4; Psalm 95; 2 Timothy 1: 6-8, 13-14; Luke 17: 5-10
The prophet Habakkuk lived during the time the Babylonian Empire was the dominant world power and was breathing down the neck of Judah. The tyrant Jehoiakim was king of Judah. He persecuted the prophets, enslaved the people and allowed idolatry in the land. Could things be any more discouraging for people trying to trust and be faithful to God?
Habakkuk is a unique prophet. He doesn’t address the people but, in this short work of three chapters, he speaks a lament to God. The opening lines sum it up, "How long, O Lord?" The prophet sees violence, religious strife and chaos in the land. Aren’t they supposed to be God’s people? Where is God in such dire circumstances? What’s taking God so long to come to help? Certainly God doesn’t want such suffering and destruction. "How long, O Lord?"
Habakkuk wrote 600 years before Christ. But is his prayer not our prayer as well? Our Pope called for fasting and prayer for Syria, so tired and distressed are we as we watch TV images of still more refugees streaming into Lebanon, Jordan, Iraq and Egypt. Two million displaced people! "How long, O Lord?" We pray for peace, yet there is war.
And what about our nation? We celebrated the 50th anniversary of the March on Washington, yet there is still racism in our land. "How long, O Lord?" We pray for a teenager in our family who is schizophrenic and refuses to take his medications. The family is exhausted and frightened for him. "How long, O Lord?" We pray for a job and when we go for interviews we are told we’re too old. But we need work. "How long, O Lord?" With Habakkuk, we cry out "Violence!" Why does God not intervene? We pray and pray and, even though we already know it, we learn again: prayer, even by good people, doesn’t guarantee quick results or a specific answer.
Things will only get worse for Judah. Having rejected God and God’s ways they will have to deal with the violence that the invading Babylonians will bring upon them. Since Judah will not serve God, it will have to bow down before Babylon’s god.
With all of these reasons to lose faith and to look elsewhere for help, Habakkuk continues to call out to God. Persistent prayer and trust is not only Habakkuk’s way with God, but he is also an example to those who accept his message. In fact, he is told to write it large enough so that it can be read even by those rushing by.
God tells Habakkuk the people ought to wait and, despite their misery, to trust that God will bring to completion what God has planned. There will be a time when people will live according to God’s order. Meanwhile, they will have to wait and hope that day "will surely come, and it will not be late." That time of fulfillment will come with the message which Jesus will announce upon his arrival.
Habakkuk’s prayer is bold and forthright. He cries out asking what it would take for God to do something. Some people think our prayers are supposed to be "proper" and appropriately worded. But the Psalms and the prophets are not afraid to raise a voice of complaint to God and they give us the courage to do the same. Faith is the foundation of our covenanted relationship with God. It enables us to be steadfast in troubled times and nourishes the hope that helps us wait with anticipation for God to act.
Paul gives us further insight. In our troubles we have the "help of the Holy Spirit that dwells within us." He encourages us to "stir into flame the gift of God" we have received. The sufferings of the early Christians would cause them to cry out, like Habakkuk, "How long, O Lord?" What Jesus foretold, came to pass. Those who followed him would have to take up and bear the cross that comes as a consequence of discipleship. What would strengthen the church, Paul recommends, is to hear "the sound message." Holding to the gospel, despite the consequent sufferings, would require strength from the Spirit which we, as a community, pray for at this Mass."
The gospel picks up on the long-suffering prayer of Habakkuk. It sounds like the apostles are feeling the strain of their vocation. Instead of asking, "How long, O Lord," they asked Jesus for what we also need when we are at our limits, "Increase our faith."
The small community of believers gathered around Jesus. They must be experiencing trials and uncertainties for their prayer is brief and to the point, "Increase our faith." But they are asking for the wrong thing. They already have the faith – and it is enough. They don’t need the latest upgrade, or a bigger product. A mustard seed of faith is enough: it’s the quality, not the quantity that makes the difference. Hence, the absurd example: a speck of faith is enough to rip up the mulberry tree, notorious for its deep roots. (Mulberry trees were not planted near cisterns because their strong roots would break down the cistern’s walls.)
The parable Jesus gives next seems to be a warning to the disciples not to presume God owes us a reward for what we do. We work hard in our efforts to live good lives and do good for others. We can’t claim a reward for that; it’s what the faith we have been given calls and enables us to do. We do what is expected of us as disciples and we leave the results in God’s hands. God, working through us, will accomplish God’s purposes. We are not owed anything by God.
When we disciples do what we are supposed to do the credit is not ours, because our efforts come as a result of the gift we have received. No matter how great our deeds, or how seeming-ordinary they are, all comes by way of gift. We have been given enough faith to overcome insurmountable obstacles, or to meet the daily challenges of faithful discipleship, over and over again, until the Master returns.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi: Cùng Mẹ Xin Vâng
Anmai, CSsR
21:14 03/10/2013
Chúa Nhật XXVII TN năm C
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI: CÙNG MẸ XIN VÂNG
Cv 1, 12-14; Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38
Trong số các lễ nhớ Đức Maria, ngoài lễ Đức Mẹ Lộ Đức và lễ Đức Bà Camêlô, còn có lễ Đức Mẹ Mân Côi, do Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII thành lập năm 1573. Nhưng để biết nguồn gốc của lễ này trước hết phải tìm hiểu lịch sử Kinh Mân Côi ”Rosario”. Từ Rosario phát xuất từ chữ Latinh ”Rosarium” có nghĩa là vườn hồng, khóm hồng, tràng hoa hồng, hoặc chuỗi hoa hồng, và cũng còn gọi là Kinh Mân Côi.
Sở dĩ gọi là ”chuỗi hoa hồng” hay ”tràng hoa hồng” là vì nó bao gồm nhiều hạt. Mỗi một hạt là một kinh Kính Mừng. Khi đọc nó giống như một đóa hồng tín hữu dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Rồi nó cũng được gọi là Kinh Mân Côi, vì Mân là tên của một loại ngọc, Côi là một thứ ngọc tốt, ngọc quí lạ. Kinh Mân Côi là “Kinh Ngọc”, là ”chuỗi ngọc Mân và ngọc quí lạ”. Mỗi một kinh Kính Mừng dâng lên Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đầy ơn phước, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, là ngọc Mân, ngọc đẹp quí lạ tín hữu dâng lên Đức Trinh Nữ Maria.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi trước kia người ta ít lưu tâm đến, nhưng từ khi Đức Mẹ ban ơn lạ lùng cho Đạo Binh Thánh Giá chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Lépante vào năm 1571, Đức Thánh Cha Piô V đã cho phổ biến lễ này một cách rộng rãi trong Hội Thánh toàn cầu. Đức Thánh Cha Lêô XIII đã giải thích tầm quan trọng của lễ Mân Côi trong rất nhiều thông điệp Ngài ban bố. Đến nay, người Kitô hữu trên toàn thế giới đã mừng lễ này cách rất sốt sắng và tôn kính đặc biệt đối với lễ Mân Côi.
Mẹ Maria với hai tiếng xin vâng đã góp tay vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu và hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa.Thánh lễ Mân Côi cũng nối kết những biến cố lớn trong cuộc đời Chúa Giêsu : “Nhập Thể, Khổ Nạn và Phục Sinh".
Thư gửi giáo đoàn Galát, Thánh Phaolô gợi lại niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian như chúng ta nghe : "Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi! " Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa". Thánh Phaolô khẳng định lại ơn cứu độ đến tự nơi Chúa Giêsu để rồi những ai tin vào Ngài thì không còn sống nô lệ cho tội lỗi nữa mà là được cứu thoát.
Đấng Cứu Độ trần gian mà Thánh Phaolô nhắc đó cũng đã được các ngôn sứ, người này người kia trong Cựu Ước nói đến. Đặc biệt, ngôn sứ Gioan Tẩy Giả cũng đã loan báo nhưng rồi mấy ai đón nhận. Không ai đón nhận bởi vì họ không tin Đấng Cứu Độ trần gian đến trần gian qua người phụ nữ nhỏ bé. Họ nghĩ rằng Đấng Cứu Độ trần gian đó đến trong uy quyền, đến trong vinh quang và sẽ làm cho dân tộc của họ được vinh quang nhưng Chúa đến khác với suy nghĩ của họ.
Trong niềm tin sâu thẳm của lòng mình, Mẹ Maria đã đón nhận Đấng Cứu độ trần gian. Trang Tin Mừng quá quen thuộc chúng ta nghe thánh Luca thuật lại lời xin vâng đón nhận Đấng Cứu Độ trần gian vào trong đời mình. Mẹ tin và hoàn toàn bỏ ngõ đời mình cho Thánh ý của Chúa.
Ngày hôm nay, lời xin vâng được mở ra, được bỏ ngõ với biết bao nhiêu biến cố bi thương trong đời của Mẹ. Phải nói rằng quá sức chịu đựng của một cô gái như Mẹ. Không còn gì nhục nhã cho bằng khi phải đón nhận, khi phải đồng hành, khi cùng với con chịu đau khổ trên hành trình thương khó và bi thương nhất là cái chết trên thập giá.
Nhưng, niềm tin ấy của không dừng trên đỉnh đồi Canvê mà còn tiếp tục sau khi chôn con yêu của mình. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng vừa kệ lại niềm tin của Mẹ khi các tông đồ bấn loạn, người đi về nhà, kẻ chán nản vì Thầy của mình đã chết. Không chỉ đơn thuần là Thầy mà là người mà cả cuộc đời mình tín thác, mình trao phó, thậm chí bỏ cả vợ cả con, cả gia đình để theo mà nay đã chết nên chẳng còn gì để mất cả. Các môn đệ tán loạn nhưng may mắn Mẹ đã giữ vững niềm tin ấy để quy tụ các môn đệ cùng quay trợ lại nơi các ông trú ngụ để cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau giữ vững niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian.
Niềm tin đó chính Mẹ đã giữ, giữ từ ngày xin vâng lời sứ thần cho đến khi Chúa Giêsu ra đi.
Tràng chuỗi Mân Côi mà ngày nay đoàn con cùng suy niệm chính là cùng nhau suy niệm niềm tin của Mẹ vào cuộc đời của Đấng Cứu Thế.
Mừng Mẹ Mân Côi là mừng niềm tin của Mẹ vào cuộc đời của Đấng Cứu Thế.
Không phải mừng lễ Mẹ như là mừng một biến cố, ghi dấu một kỷ niêm nhưng lại một lần nữa ta cùng nhau chiêm ngưỡng niềm tin của Mẹ. Và, cũng không phải chỉ để chiêm ngưỡng nhưng là để cùng nhau sống niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian như Mẹ đã sống.
Cách riêng, trong năm Đức Tin này, một lần nữa, cơ hội, dịp để chúng ta soi chiếu niềm tin của chúng ta vào Đấng Cứu Độ trần gian như thế nào ? Dĩ nhiên, niềm tin ấy cũng như cơn sóng xô của cuộc đời. Niềm tin ấy cũng có lúc mãnh liệt, cũng có lúc cảm thấy mệt nhoài với những đau khổ trong đời . Thế nhưng, nhìn đi nhìn lại, nhìn tới nhìn lui thì những đau khổ mà ta phải chịu đó cũng chẳng thấm vào đâu so với tất cả những nỗi đau của Mẹ Maria. Và, Mẹ Maria cũng đau chưa bằng chính Chúa Giêsu con của Mẹ phải chấp nhận đau khổ đến hiến mạng sống của mình để đem lại ơn cứu độ cho con người. Chúa Giêsu, trong tất cả nỗi đau của mình, Ngài đã vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây thập giá.
Ngày mỗi ngày, khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng đi với Mẹ Maria hành trình cuộc đời của Chúa Giêsu từ nhập thể, nhập thế và chết trên cây thánh giá. Nhìn như vậy, chiêm ngắm như vậy, suy niệm như vậy để cùng Mẹ dâng lên Chúa mọi đau thương thử thách của cuộc đời.
Dĩ nhiên với bản tính mỏng dòn non yếu và phận người tội lỗi, chúng ta khó có thể đi theo Chúa trên con đường thập giá. Nhưng, khi cùng đồng hành với Mẹ, có Mẹ trong cuộc đời, chúng ta sẽ cảm thấy thập giá đời của ta nó nhẹ nhàng và thanh thản hơn.
Hãy cùng với Mẹ Maria và thưa với Chúa hai tiếng xin vâng như Mẹ để tất cả mọi khổ đau của đời ta nên nhẹ nhàng. Hãy cùng xin vâng như Mẹ để niềm tin của chúng ta ngày mỗi ngày trao phó cuộc đời của chúng ta càng thêm mạnh đủ để chúng ta bắt chước như Mẹ mở toang cuộc đời của ta cho Chúa vào để Chúa hành động trong ta.
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI: CÙNG MẸ XIN VÂNG
Cv 1, 12-14; Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38
Trong số các lễ nhớ Đức Maria, ngoài lễ Đức Mẹ Lộ Đức và lễ Đức Bà Camêlô, còn có lễ Đức Mẹ Mân Côi, do Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII thành lập năm 1573. Nhưng để biết nguồn gốc của lễ này trước hết phải tìm hiểu lịch sử Kinh Mân Côi ”Rosario”. Từ Rosario phát xuất từ chữ Latinh ”Rosarium” có nghĩa là vườn hồng, khóm hồng, tràng hoa hồng, hoặc chuỗi hoa hồng, và cũng còn gọi là Kinh Mân Côi.
Sở dĩ gọi là ”chuỗi hoa hồng” hay ”tràng hoa hồng” là vì nó bao gồm nhiều hạt. Mỗi một hạt là một kinh Kính Mừng. Khi đọc nó giống như một đóa hồng tín hữu dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Rồi nó cũng được gọi là Kinh Mân Côi, vì Mân là tên của một loại ngọc, Côi là một thứ ngọc tốt, ngọc quí lạ. Kinh Mân Côi là “Kinh Ngọc”, là ”chuỗi ngọc Mân và ngọc quí lạ”. Mỗi một kinh Kính Mừng dâng lên Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đầy ơn phước, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, là ngọc Mân, ngọc đẹp quí lạ tín hữu dâng lên Đức Trinh Nữ Maria.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi trước kia người ta ít lưu tâm đến, nhưng từ khi Đức Mẹ ban ơn lạ lùng cho Đạo Binh Thánh Giá chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Lépante vào năm 1571, Đức Thánh Cha Piô V đã cho phổ biến lễ này một cách rộng rãi trong Hội Thánh toàn cầu. Đức Thánh Cha Lêô XIII đã giải thích tầm quan trọng của lễ Mân Côi trong rất nhiều thông điệp Ngài ban bố. Đến nay, người Kitô hữu trên toàn thế giới đã mừng lễ này cách rất sốt sắng và tôn kính đặc biệt đối với lễ Mân Côi.
Mẹ Maria với hai tiếng xin vâng đã góp tay vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu và hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa.Thánh lễ Mân Côi cũng nối kết những biến cố lớn trong cuộc đời Chúa Giêsu : “Nhập Thể, Khổ Nạn và Phục Sinh".
Thư gửi giáo đoàn Galát, Thánh Phaolô gợi lại niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian như chúng ta nghe : "Nhưng khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: "Áp-ba, Cha ơi! " Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa". Thánh Phaolô khẳng định lại ơn cứu độ đến tự nơi Chúa Giêsu để rồi những ai tin vào Ngài thì không còn sống nô lệ cho tội lỗi nữa mà là được cứu thoát.
Đấng Cứu Độ trần gian mà Thánh Phaolô nhắc đó cũng đã được các ngôn sứ, người này người kia trong Cựu Ước nói đến. Đặc biệt, ngôn sứ Gioan Tẩy Giả cũng đã loan báo nhưng rồi mấy ai đón nhận. Không ai đón nhận bởi vì họ không tin Đấng Cứu Độ trần gian đến trần gian qua người phụ nữ nhỏ bé. Họ nghĩ rằng Đấng Cứu Độ trần gian đó đến trong uy quyền, đến trong vinh quang và sẽ làm cho dân tộc của họ được vinh quang nhưng Chúa đến khác với suy nghĩ của họ.
Trong niềm tin sâu thẳm của lòng mình, Mẹ Maria đã đón nhận Đấng Cứu độ trần gian. Trang Tin Mừng quá quen thuộc chúng ta nghe thánh Luca thuật lại lời xin vâng đón nhận Đấng Cứu Độ trần gian vào trong đời mình. Mẹ tin và hoàn toàn bỏ ngõ đời mình cho Thánh ý của Chúa.
Ngày hôm nay, lời xin vâng được mở ra, được bỏ ngõ với biết bao nhiêu biến cố bi thương trong đời của Mẹ. Phải nói rằng quá sức chịu đựng của một cô gái như Mẹ. Không còn gì nhục nhã cho bằng khi phải đón nhận, khi phải đồng hành, khi cùng với con chịu đau khổ trên hành trình thương khó và bi thương nhất là cái chết trên thập giá.
Nhưng, niềm tin ấy của không dừng trên đỉnh đồi Canvê mà còn tiếp tục sau khi chôn con yêu của mình. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng vừa kệ lại niềm tin của Mẹ khi các tông đồ bấn loạn, người đi về nhà, kẻ chán nản vì Thầy của mình đã chết. Không chỉ đơn thuần là Thầy mà là người mà cả cuộc đời mình tín thác, mình trao phó, thậm chí bỏ cả vợ cả con, cả gia đình để theo mà nay đã chết nên chẳng còn gì để mất cả. Các môn đệ tán loạn nhưng may mắn Mẹ đã giữ vững niềm tin ấy để quy tụ các môn đệ cùng quay trợ lại nơi các ông trú ngụ để cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau giữ vững niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian.
Niềm tin đó chính Mẹ đã giữ, giữ từ ngày xin vâng lời sứ thần cho đến khi Chúa Giêsu ra đi.
Tràng chuỗi Mân Côi mà ngày nay đoàn con cùng suy niệm chính là cùng nhau suy niệm niềm tin của Mẹ vào cuộc đời của Đấng Cứu Thế.
Mừng Mẹ Mân Côi là mừng niềm tin của Mẹ vào cuộc đời của Đấng Cứu Thế.
Không phải mừng lễ Mẹ như là mừng một biến cố, ghi dấu một kỷ niêm nhưng lại một lần nữa ta cùng nhau chiêm ngưỡng niềm tin của Mẹ. Và, cũng không phải chỉ để chiêm ngưỡng nhưng là để cùng nhau sống niềm tin vào Đấng Cứu Độ trần gian như Mẹ đã sống.
Cách riêng, trong năm Đức Tin này, một lần nữa, cơ hội, dịp để chúng ta soi chiếu niềm tin của chúng ta vào Đấng Cứu Độ trần gian như thế nào ? Dĩ nhiên, niềm tin ấy cũng như cơn sóng xô của cuộc đời. Niềm tin ấy cũng có lúc mãnh liệt, cũng có lúc cảm thấy mệt nhoài với những đau khổ trong đời . Thế nhưng, nhìn đi nhìn lại, nhìn tới nhìn lui thì những đau khổ mà ta phải chịu đó cũng chẳng thấm vào đâu so với tất cả những nỗi đau của Mẹ Maria. Và, Mẹ Maria cũng đau chưa bằng chính Chúa Giêsu con của Mẹ phải chấp nhận đau khổ đến hiến mạng sống của mình để đem lại ơn cứu độ cho con người. Chúa Giêsu, trong tất cả nỗi đau của mình, Ngài đã vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cây thập giá.
Ngày mỗi ngày, khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cùng đi với Mẹ Maria hành trình cuộc đời của Chúa Giêsu từ nhập thể, nhập thế và chết trên cây thánh giá. Nhìn như vậy, chiêm ngắm như vậy, suy niệm như vậy để cùng Mẹ dâng lên Chúa mọi đau thương thử thách của cuộc đời.
Dĩ nhiên với bản tính mỏng dòn non yếu và phận người tội lỗi, chúng ta khó có thể đi theo Chúa trên con đường thập giá. Nhưng, khi cùng đồng hành với Mẹ, có Mẹ trong cuộc đời, chúng ta sẽ cảm thấy thập giá đời của ta nó nhẹ nhàng và thanh thản hơn.
Hãy cùng với Mẹ Maria và thưa với Chúa hai tiếng xin vâng như Mẹ để tất cả mọi khổ đau của đời ta nên nhẹ nhàng. Hãy cùng xin vâng như Mẹ để niềm tin của chúng ta ngày mỗi ngày trao phó cuộc đời của chúng ta càng thêm mạnh đủ để chúng ta bắt chước như Mẹ mở toang cuộc đời của ta cho Chúa vào để Chúa hành động trong ta.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo vô thần La Republica phỏng vấn Đức Phanxicô (1)
Vũ Văn An
05:21 03/10/2013
Sau lá thư gửi cho người đồng sáng lập tờ báo vô thần La Republica, Eugenio Scalfari, Đức Phanxicô đã dành cho ông này một cuộc phỏng vấn “khởi đi từ Công Đồng Vatican II, mở ra nền văn hóa hiện đại”. Sau đây là nguyên văn bài viết của Eugenio Scalfari, dựa vào bản tiếng Anh đăng trên tờ La Republica. Cũng xin thưa: Scalari không cho thấy nội dung bài của ông có được Đức Phanxicô đọc lại hay không. Scalfari lại là một người vô thần. Thiển nghĩ bạn đọc nên lưu tâm tới hai khía cạnh vừa kể trước khi đọc tiếp bài viết của Scalfari.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bảo tôi: “Những cái ác trầm trọng nhất đang tác động trên thế giới ngày nay là nạn thất nghiệp của người trẻ và nỗi cô đơn của người già. Người già cần được chăm sóc và có người ở bên cạnh; người trẻ cần việc làm và hy vọng nhưng họ không có điều này cũng không có điều nọ, và vấn đề là họ không còn tìm kiếm chúng nữa. Họ đã bị hiện tại đè bẹp. Ông hãy nói cho tôi hay: liệu ông có thể sống dưới sự đè bẹp nặng nề của hiện tại hay không? Không có ký ức dĩ vãng và không muốn nhìn về tương lai bằng cách xây dựng một điều gì đó, một tương lai, một gia đình? Liệu ông có thể tiếp tục sống như thế hay không? Đối với tôi, đây là vấn đề cấp thiết nhất mà Giáo Hội đang phải đương đầu”.
Tôi nói với ngài: thưa Đức Thánh Cha, phần lớn đây là vấn đề chính trị và kinh tế của nhà nước, của chính phủ, của các đảng chính trị, của nghiệp đoàn.
“Đúng, ông nói đúng, nhưng thực sự nó cũng có liên quan tới Giáo Hội, nhất là tới Giáo Hội, vì tình huống này làm tổn thương không những các thân xác mà cả các linh hồn nữa. Giáo Hội phải cảm thấy mình có trách nhiệm đối với cả linh hồn lẫn thân xác”.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài nói rằng Giáo Hội phải cảm thấy mình có trách nhiệm. Tôi có nên kết luận rằng Giáo Hội không ý thức được vấn đề đó và ngài sẽ lái Giáo Hội theo hướng này không?
“Ý thức phần lớn đã có đó rồi, nhưng không đầy đủ. Tôi muốn nhiều ý thức hơn nữa. Đó không phải chỉ là vấn đề duy nhất chúng tôi đang phải đối phó, nhưng là vấn đề cấp thiết nhất và cảm kích nhất”.
Cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô diễn ra vào Thứ Ba tuần rồi tại nơi cư ngụ của ngài ở Santa Marta, trong một căn phòng nhỏ trơ trụi, với một chiếc bàn, 5 hoặc 6 chiếc ghế và một bức tranh trên tường. Trước cuộc gặp gỡ này là một cú điện thoại mà suốt đời tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được.
Lúc đó là 2 giờ 30 chiều. Điện thoại của tôi reo và bằng một giọng nói hơi run run, người thư ký bảo tôi: “Tôi có Đức Giáo Hoàng ở đầu dây. Tôi sẽ để ngài nói với ông ngay lập tức”.
Tôi vẫn còn bàng hoàng tận lúc nghe được giọng nói của Đức Thánh Cha ở đầu dây bên kia “Kính chào, Giáo Hoàng Phanxicô đây”. Tôi thưa lại “Kính chào Đức Thánh Cha, tôi rất bàng hoàng vì đâu có ngờ ngài lại gọi tôi”. “Tại sao phải bàng hoàng? Ông viết thư cho tôi yêu cầu được gặp tôi đích thân mà. Tôi cũng có cùng một ước muốn như thế, nên gọi để xác định cuộc hẹn. Để tôi xem nhật ký của tôi cái đã: thứ Tư thì không được, thứ Hai cũng không, thứ Ba có thích hợp với ông không?” Tôi thưa ngay: “dạ được”.
“Thời gian có hơi lúng túng một chút, ba giờ chiều, có được không? Nếu không thì phải một ngày khác vậy”. “Thưa Đức Thánh Cha, thời giờ ấy được lắm”. “Thế là chúng ta đã thỏa thuận với nhau rồi nhé: thứ Ba, ngày 24, lúc 3 giờ chiều. Tại Santa Marta. Ông phải vào theo cửa tại đường Sant'Uffizio."
Tôi không biết phải kết thúc cuộc điện đàm này ra sao, đành buông xuôi, và chỉ biết nói “Tôi có thể ôm ngài bằng điện thoại hay không?” “Dĩ nhiên, tôi cũng xin ôm ông. Sau này bọn mình sẽ đích thân làm thế, tạm biệt”.
Và thế là tôi có mặt ở đây. Đức Giáo Hoàng bước vào, bắt tay tôi, và chúng tôi ngồi xuống. Ngài mỉm cười nói với tôi: “Một số các đồng nghiệp của tôi biết ông đã nói với tôi rằng ông đang ráng cải tà qui chính tôi”
Tôi thưa lại “họ chỉ nói dỡn. Còn bạn bè của tôi lại nghĩ rằng ngài muốn cải đạo tôi”. Ngài lại mỉm cười và đáp: “Cải đạo là điều phi lý nghiêm trọng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Ta cần tiến tới chỗ biết nhau, lắng nghe nhau và tăng tiến sự hiểu biết của ta về thế giới quanh ta. Sau một cuộc gặp gỡ, đôi khi tôi muốn sắp xếp một cuộc gặp gỡ khác vì các ý niệm mới mẻ đã phát sinh và tôi nhận ra nhiều nhu cầu mới. Điều quan trọng là: phải biết người, lắng nghe, mở rộng vòng ý niệm. Thế giới đang chằng chịt bởi nhiều con đường gặp nhau gần gũi rồi lại xa nhau, nhưng điều quan trọng là tất cả đều dẫn tới Sự Thiện”.
Thưa Đức Thánh Cha, có chăng một viễn kiến duy nhất về Thiên Chúa? Và ai quyết định được bản chất của viễn kiến này?
“Mỗi người chúng ta đều có một viễn kiến về thiện và ác. Ta phải khuyến khích người ta tiến về phía điều họ nghĩ là Thiện”.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã viết điều đó trong lá thư gửi cho tôi. Ngài bảo: lương tâm tự lập, và mọi người phải vâng theo lương tâm của mình. Tôi nghĩ đó là một trong những bước can đảm nhất của một vị giáo hoàng”.
“Và tôi xin lặp lại điều đó ở đây. Mọi người đều có ý niệm riêng về thiện và ác và phải chọn theo điều thiện và đánh phá điều ác theo quan niệm của mình. Như thế đã đủ biến thế giới thành nơi tốt hơn”
Giáo Hội có đang làm thế hay không?
“Có, đó là mục đích sứ mệnh của chúng tôi: nhận diện các nhu cầu vật chất và không vật chất của người ta và cố gắng thỏa mãn các nhu cầu ấy bao nhiêu có thể. Ông có biết agape là gì không? “
Có, tôi biết.
"Nó là tình yêu người khác, như Chúa chúng tôi truyền dạy. Nó không phải là cải đạo, nó nguyên tuyền là tình yêu. Tình yêu đối với người lân cận mình, nó là việc lên men nhằm phục vụ thiện ích chung”
Yêu người lân cận như yêu chính ngươi.
"Chính xác như thế".
Trong lời giảng của Người, Chúa Giêsu nói rằng agape, tình yêu người khác, là cách duy nhất để yêu Thiên Chúa. Xin ngài sửa lại nếu tôi nói sai.
"Ông không nói sai. Con Thiên Chúa nhập thể trong linh hồn con người để thấm nhuần trong đó cảm thức huynh đệ. Tất cả đều là anh em và tất cả đều là con cái Thiên Chúa. Abba, như Người vốn gọi Chúa Cha. Người bảo: Tôi chỉ cho các ông đường đi. Hãy theo tôi và các ông sẽ tìm thấy Chúa Cha và tất cả các ông sẽ là con cái của Người và Người sẽ hân hoan ở trong các ông. Agape, tình yêu của mỗi người chúng ta dành cho người khác, từ người gần gũi nhất tới người xa cách nhất, thực sự là con đường duy nhất mà Chúa Giêsu đã ban cho ta để ta tìm ra đường dẫn tới cứu rỗi và hạnh phúc”.
Tuy nhiên, như đã nói, Chúa Giêsu bảo ta rằng tình yêu đối với người lân cận phải tương đương như tình yêu đối với chính mình. Như thế, điều nhiều người gọi là lòng tự yêu mình (narcissism) đã được thừa nhận là có giá trị, là tích cực y như những điều khác. Chúng ta từng nói về khía cạnh này khá nhiều.
“Tôi không thích chữ tự yêu mình (narcissism), nó chỉ lòng yêu mình thái quá và điều này không tốt, nó có thể gây thiệt hại nặng nề không những cho linh hồn những người vướng phải mà còn cho mối liên hệ với người khác, với xã hội ta đang sống nữa. Bất ổn thực sự là: những người mắc chứng này, một chứng tâm thần đúng nghĩa, lại là những người có nhiều quyền thế. Các ông xếp thường yêu mình thái quá”.
Nhiều nhà lãnh đạo trong Giáo Hội cũng mắc phải.
“Ông có biết tôi đang nghĩ gì về vấn đề này không? Các người cầm đầu Giáo Hội thường hay tự yêu mình thái quá, được các quần thần nịnh hót và tâng bốc. Triều đình là phong cùi của ngôi vị giáo hoàng”.
Phong cùi của ngôi vị giáo hoàng, đó là lời chính xác của ngài. Nhưng triều đình đây có nghĩa gì? Có lẽ ngài muốn ám chỉ giáo triều chăng?
“Không, đôi khi có những quần thần trong giáo triều, nhưng như một toàn bộ, giáo triều là một điều khác. Nó là điều mà trong giới quân sự hay gọi là văn phòng sĩ quan hậu cần (quartermaster’s office). Nó quản trị các phòng sở phục vụ Tòa Thánh. Nhưng nó có thiếu sót này: lấy Vatican làm trung tâm. Nó chỉ thấy và lo toan quyền lợi của Vatican, vốn phần lớn là những quyền lợi mau qua. Quan điểm lấy Vatican làm trung tâm này đã quên khuấy thế giới bao quanh ta. Tôi không có cùng quan điểm này và tôi sẽ làm mọi sự trong khả năng để thay đổi nó. Giáo Hội vẫn là và nên trở lại với việc là cộng đồng dân Chúa, và các linh mục, các mục tử và các giám mục, những người đang chăm sóc linh hồn người ta, phải phục vụ dân Chúa. Giáo Hội là thế, một từ ngữ, lạ thay, không khác gì Tòa Thánh, vốn có chức năng riêng, quan trọng đấy nhưng là để phục vụ Giáo Hội. Tôi đã không có khả năng hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa và vào Con của Người nếu không được huấn luyện trong Giáo Hội, và nếu không được may mắn hiện diện ở Á Căn Đình, ở một cộng đồng mà không có nó tôi đã không ý thức được chính mình và đức tin của mình”.
Ngài nghe thấy ơn gọi lúc còn rất trẻ?
"Không, không rất trẻ đâu. Gia đình tôi muốn tôi theo nghề khác, đi làm, kiếm tiền. Tôi lên đại học. Tôi cũng có một cô giáo mà tôi rất tôn kính và kết tình thân hữu nhưng cô là một người cộng sản nhiệt thành. Cô thường đọc cho tôi nghe các bản văn của Đảng Cộng Sản và đưa cho tôi đọc chúng nữa. Thành thử, tôi cũng biết rõ quan niệm hết sức duy vật đó. Tôi còn nhớ cô ấy cho tôi xem tuyên bố của người Cộng Sản Mỹ trong việc bênh vực vợ chồng Rosenbergs, từng bị kết án tử hình. Người phụ nữ tôi đang nói về sau đó đã bị bắt, bị tra tấn và bị chế độ độc tài đang cai trị Á Căn Đình hồi đó giết chết”.
Ngài có bị chủ nghĩa cộng sản quyến rũ không?
"Chủ nghĩa duy vật của nó không quyến rũ tôi. Nhưng học về nó qua một người can đảm và trung thực là điều có ích. Tôi hiểu thấu một vài điều, về khía cạnh xã hội, những điều sau đó tôi tìm thấy trong học thuyết xã hội của Giáo Hội”.
Thần học giải phóng, bị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyệt thông, khá phổ biến tại Châu Mỹ La Tinh.
“Đúng, nhiều thành viên của nó là người Á Căn Đình”.
Ngài có nghĩ chống lại họ là điều thích đáng đối với vị giáo hoàng hay không?
“Việc này chắc chắn đem đến cho thần học giải phóng một khía cạnh chính trị, nhưng nhiều thành viên của nó là tín hữu và có quan niệm cao về nhân loại”.
Thưa Đức Thánh Cha, tôi có thể cho ngài hay ít điều về hậu cảnh văn hóa của riêng tôi hay không? Tôi được dưỡng dục bởi một người mẹ hết sức Công Giáo. Lúc 12 tuổi, tôi thắng cuộc thi giáo lý do tất cả các giáo xứ của Rôma tổ chức và tôi được phần thưởng của Tòa Đại Diện Rôma (Vicariate). Tôi vốn rước lễ mỗi thứ Sáu đầu tháng, nói cách khác, tôi từng là một người Công Giáo sống đạo và là một tín hữu thực sự. Nhưng tất cả đã thay đổi khi tôi lên trung học. Trong số các bản văn triết lý khác, tôi đọc cuốn “Bàn Về Phương Pháp” của Descartes và tôi chú ý tới câu nay đã thành phương châm “Tôi suy nghĩ, vậy thì có tôi”. Như thế, cá nhân trở thành căn bản của nhân sinh, cơ sở của tư tưởng tự do.
“Tuy nhiên, Descartes chưa bao giờ bác bỏ niềm tin vào một Thiên Chúa siêu việt”.
Đúng thế, nhưng ông đặt nền tảng cho một viễn kiến rất khác và tôi đã đi theo con đường này, một con đường mà sau này nhờ một số điều khác tôi đọc được đã dẫn tôi tới một nơi rất khác.
"Tuy nhiên, theo điều tôi hiểu được, ông là người không tin nhưng không phản giáo sĩ. Chúng là hai điều rất khác nhau”.
Đúng, tôi không là người phản giáo sĩ, nhưng tôi trở nên như thế khi gặp một người duy phản giáo sĩ.
Ngài mỉm cười và nói “tôi cũng vậy, khi gặp một người duy phản giáo sĩ, tôi cũng bỗng trở thành người phản giáo sĩ. Chủ nghĩa giáo sĩ trị đáng lẽ không nên có bất cứ điều gì liên quan với Kitô Giáo. Thánh Phaolô, người đầu tiên nói chuyện với Dân Ngoại, nghĩa là với các tín hữu của các tôn giáo khác, cũng là người đầu tiên dạy ta điều đó”.
Còn 1 kỳ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bảo tôi: “Những cái ác trầm trọng nhất đang tác động trên thế giới ngày nay là nạn thất nghiệp của người trẻ và nỗi cô đơn của người già. Người già cần được chăm sóc và có người ở bên cạnh; người trẻ cần việc làm và hy vọng nhưng họ không có điều này cũng không có điều nọ, và vấn đề là họ không còn tìm kiếm chúng nữa. Họ đã bị hiện tại đè bẹp. Ông hãy nói cho tôi hay: liệu ông có thể sống dưới sự đè bẹp nặng nề của hiện tại hay không? Không có ký ức dĩ vãng và không muốn nhìn về tương lai bằng cách xây dựng một điều gì đó, một tương lai, một gia đình? Liệu ông có thể tiếp tục sống như thế hay không? Đối với tôi, đây là vấn đề cấp thiết nhất mà Giáo Hội đang phải đương đầu”.
Tôi nói với ngài: thưa Đức Thánh Cha, phần lớn đây là vấn đề chính trị và kinh tế của nhà nước, của chính phủ, của các đảng chính trị, của nghiệp đoàn.
“Đúng, ông nói đúng, nhưng thực sự nó cũng có liên quan tới Giáo Hội, nhất là tới Giáo Hội, vì tình huống này làm tổn thương không những các thân xác mà cả các linh hồn nữa. Giáo Hội phải cảm thấy mình có trách nhiệm đối với cả linh hồn lẫn thân xác”.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài nói rằng Giáo Hội phải cảm thấy mình có trách nhiệm. Tôi có nên kết luận rằng Giáo Hội không ý thức được vấn đề đó và ngài sẽ lái Giáo Hội theo hướng này không?
“Ý thức phần lớn đã có đó rồi, nhưng không đầy đủ. Tôi muốn nhiều ý thức hơn nữa. Đó không phải chỉ là vấn đề duy nhất chúng tôi đang phải đối phó, nhưng là vấn đề cấp thiết nhất và cảm kích nhất”.
Cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô diễn ra vào Thứ Ba tuần rồi tại nơi cư ngụ của ngài ở Santa Marta, trong một căn phòng nhỏ trơ trụi, với một chiếc bàn, 5 hoặc 6 chiếc ghế và một bức tranh trên tường. Trước cuộc gặp gỡ này là một cú điện thoại mà suốt đời tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được.
Lúc đó là 2 giờ 30 chiều. Điện thoại của tôi reo và bằng một giọng nói hơi run run, người thư ký bảo tôi: “Tôi có Đức Giáo Hoàng ở đầu dây. Tôi sẽ để ngài nói với ông ngay lập tức”.
Tôi vẫn còn bàng hoàng tận lúc nghe được giọng nói của Đức Thánh Cha ở đầu dây bên kia “Kính chào, Giáo Hoàng Phanxicô đây”. Tôi thưa lại “Kính chào Đức Thánh Cha, tôi rất bàng hoàng vì đâu có ngờ ngài lại gọi tôi”. “Tại sao phải bàng hoàng? Ông viết thư cho tôi yêu cầu được gặp tôi đích thân mà. Tôi cũng có cùng một ước muốn như thế, nên gọi để xác định cuộc hẹn. Để tôi xem nhật ký của tôi cái đã: thứ Tư thì không được, thứ Hai cũng không, thứ Ba có thích hợp với ông không?” Tôi thưa ngay: “dạ được”.
“Thời gian có hơi lúng túng một chút, ba giờ chiều, có được không? Nếu không thì phải một ngày khác vậy”. “Thưa Đức Thánh Cha, thời giờ ấy được lắm”. “Thế là chúng ta đã thỏa thuận với nhau rồi nhé: thứ Ba, ngày 24, lúc 3 giờ chiều. Tại Santa Marta. Ông phải vào theo cửa tại đường Sant'Uffizio."
Tôi không biết phải kết thúc cuộc điện đàm này ra sao, đành buông xuôi, và chỉ biết nói “Tôi có thể ôm ngài bằng điện thoại hay không?” “Dĩ nhiên, tôi cũng xin ôm ông. Sau này bọn mình sẽ đích thân làm thế, tạm biệt”.
Và thế là tôi có mặt ở đây. Đức Giáo Hoàng bước vào, bắt tay tôi, và chúng tôi ngồi xuống. Ngài mỉm cười nói với tôi: “Một số các đồng nghiệp của tôi biết ông đã nói với tôi rằng ông đang ráng cải tà qui chính tôi”
Tôi thưa lại “họ chỉ nói dỡn. Còn bạn bè của tôi lại nghĩ rằng ngài muốn cải đạo tôi”. Ngài lại mỉm cười và đáp: “Cải đạo là điều phi lý nghiêm trọng. Nó chẳng có nghĩa gì cả. Ta cần tiến tới chỗ biết nhau, lắng nghe nhau và tăng tiến sự hiểu biết của ta về thế giới quanh ta. Sau một cuộc gặp gỡ, đôi khi tôi muốn sắp xếp một cuộc gặp gỡ khác vì các ý niệm mới mẻ đã phát sinh và tôi nhận ra nhiều nhu cầu mới. Điều quan trọng là: phải biết người, lắng nghe, mở rộng vòng ý niệm. Thế giới đang chằng chịt bởi nhiều con đường gặp nhau gần gũi rồi lại xa nhau, nhưng điều quan trọng là tất cả đều dẫn tới Sự Thiện”.
Thưa Đức Thánh Cha, có chăng một viễn kiến duy nhất về Thiên Chúa? Và ai quyết định được bản chất của viễn kiến này?
“Mỗi người chúng ta đều có một viễn kiến về thiện và ác. Ta phải khuyến khích người ta tiến về phía điều họ nghĩ là Thiện”.
Thưa Đức Thánh Cha, ngài đã viết điều đó trong lá thư gửi cho tôi. Ngài bảo: lương tâm tự lập, và mọi người phải vâng theo lương tâm của mình. Tôi nghĩ đó là một trong những bước can đảm nhất của một vị giáo hoàng”.
“Và tôi xin lặp lại điều đó ở đây. Mọi người đều có ý niệm riêng về thiện và ác và phải chọn theo điều thiện và đánh phá điều ác theo quan niệm của mình. Như thế đã đủ biến thế giới thành nơi tốt hơn”
Giáo Hội có đang làm thế hay không?
“Có, đó là mục đích sứ mệnh của chúng tôi: nhận diện các nhu cầu vật chất và không vật chất của người ta và cố gắng thỏa mãn các nhu cầu ấy bao nhiêu có thể. Ông có biết agape là gì không? “
Có, tôi biết.
"Nó là tình yêu người khác, như Chúa chúng tôi truyền dạy. Nó không phải là cải đạo, nó nguyên tuyền là tình yêu. Tình yêu đối với người lân cận mình, nó là việc lên men nhằm phục vụ thiện ích chung”
Yêu người lân cận như yêu chính ngươi.
"Chính xác như thế".
Trong lời giảng của Người, Chúa Giêsu nói rằng agape, tình yêu người khác, là cách duy nhất để yêu Thiên Chúa. Xin ngài sửa lại nếu tôi nói sai.
"Ông không nói sai. Con Thiên Chúa nhập thể trong linh hồn con người để thấm nhuần trong đó cảm thức huynh đệ. Tất cả đều là anh em và tất cả đều là con cái Thiên Chúa. Abba, như Người vốn gọi Chúa Cha. Người bảo: Tôi chỉ cho các ông đường đi. Hãy theo tôi và các ông sẽ tìm thấy Chúa Cha và tất cả các ông sẽ là con cái của Người và Người sẽ hân hoan ở trong các ông. Agape, tình yêu của mỗi người chúng ta dành cho người khác, từ người gần gũi nhất tới người xa cách nhất, thực sự là con đường duy nhất mà Chúa Giêsu đã ban cho ta để ta tìm ra đường dẫn tới cứu rỗi và hạnh phúc”.
Tuy nhiên, như đã nói, Chúa Giêsu bảo ta rằng tình yêu đối với người lân cận phải tương đương như tình yêu đối với chính mình. Như thế, điều nhiều người gọi là lòng tự yêu mình (narcissism) đã được thừa nhận là có giá trị, là tích cực y như những điều khác. Chúng ta từng nói về khía cạnh này khá nhiều.
“Tôi không thích chữ tự yêu mình (narcissism), nó chỉ lòng yêu mình thái quá và điều này không tốt, nó có thể gây thiệt hại nặng nề không những cho linh hồn những người vướng phải mà còn cho mối liên hệ với người khác, với xã hội ta đang sống nữa. Bất ổn thực sự là: những người mắc chứng này, một chứng tâm thần đúng nghĩa, lại là những người có nhiều quyền thế. Các ông xếp thường yêu mình thái quá”.
Nhiều nhà lãnh đạo trong Giáo Hội cũng mắc phải.
“Ông có biết tôi đang nghĩ gì về vấn đề này không? Các người cầm đầu Giáo Hội thường hay tự yêu mình thái quá, được các quần thần nịnh hót và tâng bốc. Triều đình là phong cùi của ngôi vị giáo hoàng”.
Phong cùi của ngôi vị giáo hoàng, đó là lời chính xác của ngài. Nhưng triều đình đây có nghĩa gì? Có lẽ ngài muốn ám chỉ giáo triều chăng?
“Không, đôi khi có những quần thần trong giáo triều, nhưng như một toàn bộ, giáo triều là một điều khác. Nó là điều mà trong giới quân sự hay gọi là văn phòng sĩ quan hậu cần (quartermaster’s office). Nó quản trị các phòng sở phục vụ Tòa Thánh. Nhưng nó có thiếu sót này: lấy Vatican làm trung tâm. Nó chỉ thấy và lo toan quyền lợi của Vatican, vốn phần lớn là những quyền lợi mau qua. Quan điểm lấy Vatican làm trung tâm này đã quên khuấy thế giới bao quanh ta. Tôi không có cùng quan điểm này và tôi sẽ làm mọi sự trong khả năng để thay đổi nó. Giáo Hội vẫn là và nên trở lại với việc là cộng đồng dân Chúa, và các linh mục, các mục tử và các giám mục, những người đang chăm sóc linh hồn người ta, phải phục vụ dân Chúa. Giáo Hội là thế, một từ ngữ, lạ thay, không khác gì Tòa Thánh, vốn có chức năng riêng, quan trọng đấy nhưng là để phục vụ Giáo Hội. Tôi đã không có khả năng hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa và vào Con của Người nếu không được huấn luyện trong Giáo Hội, và nếu không được may mắn hiện diện ở Á Căn Đình, ở một cộng đồng mà không có nó tôi đã không ý thức được chính mình và đức tin của mình”.
Ngài nghe thấy ơn gọi lúc còn rất trẻ?
"Không, không rất trẻ đâu. Gia đình tôi muốn tôi theo nghề khác, đi làm, kiếm tiền. Tôi lên đại học. Tôi cũng có một cô giáo mà tôi rất tôn kính và kết tình thân hữu nhưng cô là một người cộng sản nhiệt thành. Cô thường đọc cho tôi nghe các bản văn của Đảng Cộng Sản và đưa cho tôi đọc chúng nữa. Thành thử, tôi cũng biết rõ quan niệm hết sức duy vật đó. Tôi còn nhớ cô ấy cho tôi xem tuyên bố của người Cộng Sản Mỹ trong việc bênh vực vợ chồng Rosenbergs, từng bị kết án tử hình. Người phụ nữ tôi đang nói về sau đó đã bị bắt, bị tra tấn và bị chế độ độc tài đang cai trị Á Căn Đình hồi đó giết chết”.
Ngài có bị chủ nghĩa cộng sản quyến rũ không?
"Chủ nghĩa duy vật của nó không quyến rũ tôi. Nhưng học về nó qua một người can đảm và trung thực là điều có ích. Tôi hiểu thấu một vài điều, về khía cạnh xã hội, những điều sau đó tôi tìm thấy trong học thuyết xã hội của Giáo Hội”.
Thần học giải phóng, bị Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyệt thông, khá phổ biến tại Châu Mỹ La Tinh.
“Đúng, nhiều thành viên của nó là người Á Căn Đình”.
Ngài có nghĩ chống lại họ là điều thích đáng đối với vị giáo hoàng hay không?
“Việc này chắc chắn đem đến cho thần học giải phóng một khía cạnh chính trị, nhưng nhiều thành viên của nó là tín hữu và có quan niệm cao về nhân loại”.
Thưa Đức Thánh Cha, tôi có thể cho ngài hay ít điều về hậu cảnh văn hóa của riêng tôi hay không? Tôi được dưỡng dục bởi một người mẹ hết sức Công Giáo. Lúc 12 tuổi, tôi thắng cuộc thi giáo lý do tất cả các giáo xứ của Rôma tổ chức và tôi được phần thưởng của Tòa Đại Diện Rôma (Vicariate). Tôi vốn rước lễ mỗi thứ Sáu đầu tháng, nói cách khác, tôi từng là một người Công Giáo sống đạo và là một tín hữu thực sự. Nhưng tất cả đã thay đổi khi tôi lên trung học. Trong số các bản văn triết lý khác, tôi đọc cuốn “Bàn Về Phương Pháp” của Descartes và tôi chú ý tới câu nay đã thành phương châm “Tôi suy nghĩ, vậy thì có tôi”. Như thế, cá nhân trở thành căn bản của nhân sinh, cơ sở của tư tưởng tự do.
“Tuy nhiên, Descartes chưa bao giờ bác bỏ niềm tin vào một Thiên Chúa siêu việt”.
Đúng thế, nhưng ông đặt nền tảng cho một viễn kiến rất khác và tôi đã đi theo con đường này, một con đường mà sau này nhờ một số điều khác tôi đọc được đã dẫn tôi tới một nơi rất khác.
"Tuy nhiên, theo điều tôi hiểu được, ông là người không tin nhưng không phản giáo sĩ. Chúng là hai điều rất khác nhau”.
Đúng, tôi không là người phản giáo sĩ, nhưng tôi trở nên như thế khi gặp một người duy phản giáo sĩ.
Ngài mỉm cười và nói “tôi cũng vậy, khi gặp một người duy phản giáo sĩ, tôi cũng bỗng trở thành người phản giáo sĩ. Chủ nghĩa giáo sĩ trị đáng lẽ không nên có bất cứ điều gì liên quan với Kitô Giáo. Thánh Phaolô, người đầu tiên nói chuyện với Dân Ngoại, nghĩa là với các tín hữu của các tôn giáo khác, cũng là người đầu tiên dạy ta điều đó”.
Còn 1 kỳ
Đức Thánh Cha đề cao Thông điệp ”Hòa bình dưới thế”
LM. Trần Đức Anh OP
10:20 03/10/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô đề cao tính chất thời sự của thông điệp ”Hòa bình dưới thế” và nhắc nhở về nghĩa vụ của mỗi người phải góp phần kiến tạo hòa bình.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 3-10-2013, dành cho 300 tham dự viên cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành thông điệp ”Pacem in terris” (Hòa bình dưới thế), của Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23.
ĐTC nhắc lại thời điểm tột đỉnh trong chiến tranh lạnh hồi cuối năm 1962: nhân loại bị đe dọa vì hiểm họa xung đột hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Trong bối cảnh đó, Đức Gioan 23 đã tha thiết lên tiếng kêu gọi hòa bình và thức tỉnh lương tâm của mọi người trên thế giới và sau đó, ngày 11-4 năm 1963, ngài đã công bố thông điệp Hòa bình dưới thế. ”Những hạt giống hòa bình do Chân phước Gioan 23 gieo vãi đã mang lại hoa trái. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang cần hòa bình và lời nhắc nhở của Thông điệp Hòa bình dưới thế vẫn rất thời sự, mặc dù các bức tường và hàng rào đã sụp độ”.
Trong diễn văn, ĐTC Phanxicô đã nhắc lại những nguyên tắc và ý tưởng nòng cốt của Thông Điệp, theo đó ”không thể có hòa bình và hòa hợp đích thực nếu chúng ta không làm việc cho một xã hội công bằng và liên đới hơn, nếu chúng ta không vượt thắng ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, những lợi lộc phe phái ở mọi cấp độ”.
Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” đề cao một hệ luận nền tảng của nguồn gốc con người do Thiên Chúa tạo dựng, đó là giá của nhân vị, phẩm giá của mỗi người, cần phải luôn luôn thăng tiến, tôn trọng và bảo vệ. Và không phải chỉ bảo đảm các dân quyền và chính quyền chủ yếu, nhưng còn phải cung cấp cho mỗi người cơ hội được những phương tiện cốt yếu để sinh đống, lương thực, nước, nhà ở, săn sóc sức khỏe, giáo dục và khả năng thành lập và nuôi dưỡng gia đình”.
Và ĐTC Phanxicô kết luận rằng những nguyên tắc căn bản của Thông điệp Hòa bình dưới thế có thể hướng dẫn hữu hiệu việc nghiên cứu và thảo luận về “những điều mới” mà Hội nghị của quí vị bàn tới: đó là nhu cầu cấp thiết về giáo dục, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội trên các lương tâm, việc đạt được và sử dụng các tài nguyên của trái đất, việc sử dụng tốt hoặc xấu kết quả của những nghiên cứu sinh học, việc chạy đua võ trang và những biện pháp an ninh quốc gia và cuộc tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là một triệu chứng trầm trọng cho thấy có sự thiếu tôn trọng con người và sự thật, mà các chính phủ và các công dân mắc phải khi đề ra các quyết định”.
ĐTC cũng nhắc đến thảm trạng hơn 80 thuyền nhân bị thiệt mạng vì đắm tàu gần đảo Lampedusa cực nam Italia, trên đường vượt biên từ Bắc Phi vào Âu Châu. Ngài gọi đó là ”một điều ô nhục, đồng thời mời gọi mọi người cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng, cho thân nhân họ và mọi người tị nạn. ĐTC nói: ”Chúng ta hãy hiệp lực để những thảm cảnh như vậy không tái diễn nữa”.
Con tàu chở 500 thuyền nhân bị cháy và đắm gần đảo Lampedusa, nơi ĐTC đã đến viếng thăm người tị nạn ngày 8-7-2013 (SD 3-10-2013)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 3-10-2013, dành cho 300 tham dự viên cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm ban hành thông điệp ”Pacem in terris” (Hòa bình dưới thế), của Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan 23.
ĐTC nhắc lại thời điểm tột đỉnh trong chiến tranh lạnh hồi cuối năm 1962: nhân loại bị đe dọa vì hiểm họa xung đột hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Trong bối cảnh đó, Đức Gioan 23 đã tha thiết lên tiếng kêu gọi hòa bình và thức tỉnh lương tâm của mọi người trên thế giới và sau đó, ngày 11-4 năm 1963, ngài đã công bố thông điệp Hòa bình dưới thế. ”Những hạt giống hòa bình do Chân phước Gioan 23 gieo vãi đã mang lại hoa trái. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang cần hòa bình và lời nhắc nhở của Thông điệp Hòa bình dưới thế vẫn rất thời sự, mặc dù các bức tường và hàng rào đã sụp độ”.
Trong diễn văn, ĐTC Phanxicô đã nhắc lại những nguyên tắc và ý tưởng nòng cốt của Thông Điệp, theo đó ”không thể có hòa bình và hòa hợp đích thực nếu chúng ta không làm việc cho một xã hội công bằng và liên đới hơn, nếu chúng ta không vượt thắng ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, những lợi lộc phe phái ở mọi cấp độ”.
Thông điệp ”Hòa bình dưới thế” đề cao một hệ luận nền tảng của nguồn gốc con người do Thiên Chúa tạo dựng, đó là giá của nhân vị, phẩm giá của mỗi người, cần phải luôn luôn thăng tiến, tôn trọng và bảo vệ. Và không phải chỉ bảo đảm các dân quyền và chính quyền chủ yếu, nhưng còn phải cung cấp cho mỗi người cơ hội được những phương tiện cốt yếu để sinh đống, lương thực, nước, nhà ở, săn sóc sức khỏe, giáo dục và khả năng thành lập và nuôi dưỡng gia đình”.
Và ĐTC Phanxicô kết luận rằng những nguyên tắc căn bản của Thông điệp Hòa bình dưới thế có thể hướng dẫn hữu hiệu việc nghiên cứu và thảo luận về “những điều mới” mà Hội nghị của quí vị bàn tới: đó là nhu cầu cấp thiết về giáo dục, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội trên các lương tâm, việc đạt được và sử dụng các tài nguyên của trái đất, việc sử dụng tốt hoặc xấu kết quả của những nghiên cứu sinh học, việc chạy đua võ trang và những biện pháp an ninh quốc gia và cuộc tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là một triệu chứng trầm trọng cho thấy có sự thiếu tôn trọng con người và sự thật, mà các chính phủ và các công dân mắc phải khi đề ra các quyết định”.
ĐTC cũng nhắc đến thảm trạng hơn 80 thuyền nhân bị thiệt mạng vì đắm tàu gần đảo Lampedusa cực nam Italia, trên đường vượt biên từ Bắc Phi vào Âu Châu. Ngài gọi đó là ”một điều ô nhục, đồng thời mời gọi mọi người cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng, cho thân nhân họ và mọi người tị nạn. ĐTC nói: ”Chúng ta hãy hiệp lực để những thảm cảnh như vậy không tái diễn nữa”.
Con tàu chở 500 thuyền nhân bị cháy và đắm gần đảo Lampedusa, nơi ĐTC đã đến viếng thăm người tị nạn ngày 8-7-2013 (SD 3-10-2013)
Đền Thánh Chân Phước Gioan Phaolô II hân hoan chuẩn bị cho lễ phong thánh
Bùi Hữu Thư
18:52 03/10/2013
Hoa Thịnh Đốn: Ngày 3, tháng 10, 2013 (CNA/EWTN News).- Khi nghe tin chính thức về ngày phong thánh cho Chân Phước Gioan Phaolô II, Đền Thánh cung hiến cho cựu Giáo Hoàng đang chuẩn bị để mừng ngày phong thánh của ngài và ghi nhớ “di sản tình yêu” của ngài.
Patrick Kelly, giám đốc điều hành Đền Thánh Gioan Phaolô II, giải thích với phóng viên CAN ngày 2 tháng 10: “Chúng tôi ước mong sẽ có hàng triệu người đến đây để học hỏi về đức tin của họ và nhất là về Đức Gioán Phaolô II.”
“Ngài là một vị thánh chúng ta có thể bắt chước – qua quà tặng của việc tận hiến của ngài – trong mọi lãnh vực của đời sống.”
Ngày 30 tháng 9, Vatican đã loan báo rằng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ cùng được phong thánh ngày 27 tháng 4, 2014, vào ngày Chúa Nhật thứ hai Mùa Phục Sinh, cũng là ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.
Ông Kelly giải thích rằng việc phong thánh ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót “rất thích nghi”.
Ông Kelly nói: Đức Gioan Phaolô II được biết là “Đức Giáo Hoàng của Lòng Chúa Thương Xót” vì những văn kiện ngài đã viết về lòng thương xót và vai trò quan trọng ngài đã đóng trong nguyên nhân phong thánh cho Thánh Faustina, cũng như việc ngài đã qua đời vào ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót năm 2005.
Đức Gioan Phaolô II đã thiết lập ngày Lễ Lòng Chúa Thương Xót năm 2000.
Ông Kelly cũng ghi nhận ý nghĩa đặc biệt của việc phong thánh cho ngài cùng lúc với Đức Gioan XXIII, là người đã khai mạc Cộng Đồng Vatican Il. Có một sự tiếp nối khá lớn giữa hai vị giáo hoàng, cả hai đều cam kết cho việc truyền giáo và đem Chúa Kitô vào trong thế giới hiện đại một cách sâu xa.
Để mừng ngày phong thánh, Đền Thánh tại Hoa Thịnh Đốn sẽ tổ chức một chương trình cho giới trẻ với một đêm canh thức, sẽ chiếu một cuốn phim về cuộc đời Đức Gioan Phaolô II, cùng với một Thánh Lễ nửa đêm, Chầu Thánh Thể và thờ kính thánh tích là một miếng áo trùng dính máu của ngài khi ngài bị hung thủ âm mưu ám sát ngài năm 1981.
Đền Thánh cũng sẽ chiếu trực tuyến hình ảnh phong thánh vào buổi sáng sớm, và sẽ có một Thánh Lễ đại trào vào sáng Chúa Nhật này cho các khách hành hương tại đia phương đến từ các giáo phận lân cận. Ngoài ra đền thánh cũng sẽ khai mở bảng hiệu mới ghi hàng chữ “Đền Kính Thánh Gioan Phaolô II” bên ngoài đền và cho phép các khách hành hương thăm viếng một cuộc triển lãm tạm thời về “hành trình thiêng liêng qua cuộc đời Thánh Gioan Phaolô II.”
Ông Kelly nói: Ngay sau lễ phong thánh, đền thánh sẽ khánh thành một khu triển lãm thường trực mới, rộng 16.000 bộ vuông chú trọng vào đời sống và giáo huấn của vị thánh, sẽ làm cho Đức Gioan Phaolô II thực sự sống động.”
Ông Kelly tiếp là ông hy vọng đền thánh sẽ giúp cho “các Kitô hữu được thấy chứng tá của Đức Gioan Phaolô II và được linh ứng.”
Ông mô tả việc phong thánh sắp tới thật “vĩ đại” đối với giới trẻ, và giải thích rằng cựu giáo hoàng “rất tha thiết đối với giới trẻ và vị thành niên,” ngài đã khởi sự Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và “thúc đẩy” giới trẻ trên toàn thế giới.
Ông Kelly giải thích: “Giới trẻ thấy nơi ngài một tình yêu chân chính. Giới trẻ cảm nhận được ‘thế nào là chân thật,’ và tôi nghhĩ là họ đã thấy điều này nơi ngài và đã đáp ứng.”
Kelly tiếp: “Ngài cũng yêu mến giới trẻ nữa, vì sự nhiệt thành của họ, và có lẽ bên giới trẻ có một luồng điện lực thu hút và ngài muốn ở gần bên họ.”
Ông tiếp: Tình yêu giới trẻ là một trong “bao nhiêu di sản khác Đức Gioan Phaolô II đã để lại”, cùng với những điệp văn của ngài về “việc liên tục hoán cải,” về “phẩm giá con người,” và một thách đố cho các Kitô hữu là không được sợ hãi.
Kelly nói: Tuy nhiên, “di sản to tát nhất của ngài là di sản về tình yêu.”
“Chính tình yêu đã thúc đẩy ngài làm những điều khác thường trong đời: yêu Chúa, trước hết và nhiều hơn hết, rồi yêu tha nhân.”
“Ngài chính là gương mẫu lạ thường về một con người biết sống phù hợp với Chúa Kitô và hành động theo như vậy.”
Patrick Kelly, giám đốc điều hành Đền Thánh Gioan Phaolô II, giải thích với phóng viên CAN ngày 2 tháng 10: “Chúng tôi ước mong sẽ có hàng triệu người đến đây để học hỏi về đức tin của họ và nhất là về Đức Gioán Phaolô II.”
“Ngài là một vị thánh chúng ta có thể bắt chước – qua quà tặng của việc tận hiến của ngài – trong mọi lãnh vực của đời sống.”
Ngày 30 tháng 9, Vatican đã loan báo rằng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ cùng được phong thánh ngày 27 tháng 4, 2014, vào ngày Chúa Nhật thứ hai Mùa Phục Sinh, cũng là ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.
Ông Kelly giải thích rằng việc phong thánh ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót “rất thích nghi”.
Ông Kelly nói: Đức Gioan Phaolô II được biết là “Đức Giáo Hoàng của Lòng Chúa Thương Xót” vì những văn kiện ngài đã viết về lòng thương xót và vai trò quan trọng ngài đã đóng trong nguyên nhân phong thánh cho Thánh Faustina, cũng như việc ngài đã qua đời vào ngày Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót năm 2005.
Đức Gioan Phaolô II đã thiết lập ngày Lễ Lòng Chúa Thương Xót năm 2000.
Ông Kelly cũng ghi nhận ý nghĩa đặc biệt của việc phong thánh cho ngài cùng lúc với Đức Gioan XXIII, là người đã khai mạc Cộng Đồng Vatican Il. Có một sự tiếp nối khá lớn giữa hai vị giáo hoàng, cả hai đều cam kết cho việc truyền giáo và đem Chúa Kitô vào trong thế giới hiện đại một cách sâu xa.
Để mừng ngày phong thánh, Đền Thánh tại Hoa Thịnh Đốn sẽ tổ chức một chương trình cho giới trẻ với một đêm canh thức, sẽ chiếu một cuốn phim về cuộc đời Đức Gioan Phaolô II, cùng với một Thánh Lễ nửa đêm, Chầu Thánh Thể và thờ kính thánh tích là một miếng áo trùng dính máu của ngài khi ngài bị hung thủ âm mưu ám sát ngài năm 1981.
Đền Thánh cũng sẽ chiếu trực tuyến hình ảnh phong thánh vào buổi sáng sớm, và sẽ có một Thánh Lễ đại trào vào sáng Chúa Nhật này cho các khách hành hương tại đia phương đến từ các giáo phận lân cận. Ngoài ra đền thánh cũng sẽ khai mở bảng hiệu mới ghi hàng chữ “Đền Kính Thánh Gioan Phaolô II” bên ngoài đền và cho phép các khách hành hương thăm viếng một cuộc triển lãm tạm thời về “hành trình thiêng liêng qua cuộc đời Thánh Gioan Phaolô II.”
Ông Kelly nói: Ngay sau lễ phong thánh, đền thánh sẽ khánh thành một khu triển lãm thường trực mới, rộng 16.000 bộ vuông chú trọng vào đời sống và giáo huấn của vị thánh, sẽ làm cho Đức Gioan Phaolô II thực sự sống động.”
Ông Kelly tiếp là ông hy vọng đền thánh sẽ giúp cho “các Kitô hữu được thấy chứng tá của Đức Gioan Phaolô II và được linh ứng.”
Ông mô tả việc phong thánh sắp tới thật “vĩ đại” đối với giới trẻ, và giải thích rằng cựu giáo hoàng “rất tha thiết đối với giới trẻ và vị thành niên,” ngài đã khởi sự Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và “thúc đẩy” giới trẻ trên toàn thế giới.
Ông Kelly giải thích: “Giới trẻ thấy nơi ngài một tình yêu chân chính. Giới trẻ cảm nhận được ‘thế nào là chân thật,’ và tôi nghhĩ là họ đã thấy điều này nơi ngài và đã đáp ứng.”
Kelly tiếp: “Ngài cũng yêu mến giới trẻ nữa, vì sự nhiệt thành của họ, và có lẽ bên giới trẻ có một luồng điện lực thu hút và ngài muốn ở gần bên họ.”
Ông tiếp: Tình yêu giới trẻ là một trong “bao nhiêu di sản khác Đức Gioan Phaolô II đã để lại”, cùng với những điệp văn của ngài về “việc liên tục hoán cải,” về “phẩm giá con người,” và một thách đố cho các Kitô hữu là không được sợ hãi.
Kelly nói: Tuy nhiên, “di sản to tát nhất của ngài là di sản về tình yêu.”
“Chính tình yêu đã thúc đẩy ngài làm những điều khác thường trong đời: yêu Chúa, trước hết và nhiều hơn hết, rồi yêu tha nhân.”
“Ngài chính là gương mẫu lạ thường về một con người biết sống phù hợp với Chúa Kitô và hành động theo như vậy.”
Cuộc cải tổ giáo triều Rôma sẽ có thực chất
Vũ Văn An
23:33 03/10/2013
Theo Đài Vatican, một tông hiến mới sẽ được soạn thảo để thay thế tông hiến Pastor Bonus, nhằm nhấn mạnh tới việc giáo triều Rôma phải phục vụ Giáo Hội hoàn vũ và các Giáo Hội địa phương. Hội Đồng Hồng Y do Đức Phanxicô đề cử để giúp ngài trong việc cai quản Giáo Hội và cải tổ giáo triều đã họp tại Vatican từ thứ Ba vừa qua.
Trong một buổi họp báo, trưởng Phòng Báo Chí của Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, SJ, cho hay chúng ta có thể “mong chờ một Tông Hiến mới”. Ngài cho biết các thay đổi không phải “chỉ là nâng cấp” hay “bên lề”, mà sẽ “có thực chất”. Theo cha Lombardi, sẽ có một tái định hướng quan trọng đối với Phủ Quốc Vụ Khanh. Phủ này sẽ trở thành một “Văn Phòng của Đức Giáo Hoàng” và đây sẽ là một phần trong các chỉ thị sẽ được trao cho vị Tân Quốc Vụ Khanh, người sẽ nhận nhiệm vụ vào ngày 15 tháng này.
Thêm vào đó, sẽ có một nhân vật riêng biệt hành sử như “điều hợp viên giáo triều”; vị này sẽ được bổ nhiệm để phối trí các giao dịch giữa Đức Giáo Hoàng và trưởng các Bộ Sở.
Hội Đồng cũng nói tới vai trò giáo dân trong Giáo Hội, và vai trò này phải được thừa nhận và theo dõi một cách thích đáng và hữu hiệu ra sao trong việc quản trị Giáo Hội.
Các vị Hồng Y cũng đã tiếp tục thảo luận từ hôm thứ Ba về thượng hội đồng giám mục, trong khi Đức Phanxicô sắp sửa quyết định chủ đề cho thượng hội đồng này.
Cha Lombardi cho hay Hội Đồng có bàn qua các vấn đề liên quan tới các định chế tài chánh, nhưng sẽ đợi cho tới lúc các ủy ban khác nhau do Đức Giáo Hoàng thiết lập tường trình báo cáo rồi mới thảo luận thấu đáo hơn.
Thời biểu cho cuộc họp kế tiếp của Hội Đồng Hồng Y chưa được Đức Phanxicô quyết định, nhưng hy vọng sẽ vào đầu năm tới.
Sau đây là nội dung buổi họp báo của Cha Lombardi.
Hội Đồng các Hồng Y: Tông hiến mới về Giáo Triều
Cuộc cải tổ Giáo Triều và việc dành một vai trò rõ ràng hơn cho giáo dân là hai trong số các chủ đề chính được xem sét vào chiều qua và sáng nay tại cuộc họp của Hội Đồng Hồng Y, do Đức Giáo Hoàng thiết lập để trợ giúp ngài trong việc cai quản Giáo Hội. Giám Đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi S.J., nói như vậy trong cuộc thuyết trình với các nhà báo.
Trước khi bình luận về các vấn đề được các Hồng Y thảo luận, Cha Lombardi nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng phát biểu ở cuối buổi triều kiến với các tham dự viên cuộc họp nhằm kỷ niệm năm thứ 50 ngày công bố thông điệp “Pacem in Terris” của Đức Gioan XXIII, trong đó, Đức Giáo Hoàng nhắc tới các nạn nhân, hiện lên tới 90 người, của vụ đắm tầu buổi sáng nay gần đảo Lampudesa của Ý. Cha cho hay: “dưới ánh sáng thảm kịch mới này, ta hiểu rõ hơn giá trị và ý nghĩa chuyến tông du đầu tiên của triều giáo hoàng Phanxicô”.
Chuyển qua việc làm của Hội Đồng Hồng Y, Cha Lombardi nói rằng Đức Giáo Hoàng hiện diện trong buổi họp chiều qua, được tổ chức giữa lúc 4 và 7 giờ tối. “Đức Thánh Cha tới cầu nguyện tại Nhà Nguyện lúc 7 giờ, và đó là lúc kết thúc công việc hợp tác của các ngài, dù các Hồng Y vẫn có thể tham gia với ngài, nếu các ngài thấy thích hợp. Sáng nay, ngài không hiện diện vì phải tiếp kiến các tham dự viên của cuộc họp do Hội Đồng Giáo Hoàng về ‘Công Lý và Hòa Bình’ tổ chức”.
Các Hồng Y chủ yếu bàn về cuộc cải tổ Giáo Triều. Cha giải thích rằng: “Chiều hướng làm việc của các ngài không cho thấy một cập nhật hóa Tông Hiến ‘Pastor Bonus’ bằng các chau chuốt và sửa đổi bên lề, nhưng đúng hơn, là một tông hiến mới với nhiều khía cạnh mới có ý nghĩa. Ta cần phải đợi một thời gian hợp lý sau Hội Đồng này, nhưng ý niệm thì là thế. Các Hồng Y cho biết rõ: các ngài không có ý định đưa ra các chau chuốt có tính thẩm mỹ viện hay các sửa đổi nhỏ nhặt đối với ‘Pastor bonus’”.
Ý định của các ngài là nhấn mạnh tới bản chất phục vụ về phía Giáo Triều và Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội địa phương “theo phương thức phụ đới, hơn là việc thi hành trung ương tập quyền. Đường hướng dự tính sẽ là mang điều đó ra áp dụng để phục vụ Giáo Hội trong mọi chiều kích”.
Một chủ đề quan trọng nữa là bản chất và các chức năng của Phủ Quốc Vụ Khanh; phủ này “nên trở thành văn phòng của Đức Giáo Hoàng; chữ ‘quốc’không nên làm người ta thắc mắc. Cơ quan này phục vụ Đức Giáo Hoàng trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ. Cuộc họp của Hội Đồng rất hữu ích vào lúc này, vì các chỉ thị sẽ được Đức Giáo Hoàng ban bố cho Tân Quốc Vụ Khanh, người chẳng bao lâu nữa sẽ đảm nhiệm vai trò của mình vào ngày 15 tháng Mười”.
Một lần nữa, liên quan tới Giáo Triều, Hội Đồng sẽ thảo luận vấn đề tương quan giữa các vị cầm đầu các bộ và Đức Giáo Hoàng, và sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau. “Trong ngữ cảnh này, đã có lời nhắc tới vai trò của ‘Phối Trí Viên Giáo Triều’ (Moderator Curiae), và các chức năng của nhân vật này. Vấn đề mới chỉ được bàn chứ chưa có quyết định nào được đưa ra về việc chức vụ này có là một phần trong tông hiến mới hay không; tuy nhiên, nó thực sự là một trong các giả thuyết đã được Hội Đồng gợi ý”.
Liên quan tới khả thể tái tổ chức việc quản trị tài sản vật chất, các Hồng Y cũng đề cập đến vấn đề chứ chưa khảo sát chủ đề này cách sâu xa, vì các ngài còn chờ “phúc trình của các ủy ban tham vấn về vấn đề, các ủy ban này sẽ thông báo kết quả việc làm của họ [cho Hội Đồng]”.
Vấn đề giáo dân đáng được các thành viên của Hội Đồng “quan tâm đặc biệt”, vì các ngài đã nhận được nhiều gợi ý và câu hỏi về chủ đề này từ nhiều khu vực xuất xứ khác nhau của các ngài. “Khi xử lý cuộc cải tổ giáo triều và các định chế của nó, Hội Đồng cũng dự định lưu tâm đặc biệt tới các vấn đề liên hệ tới giáo dân, để chiều kích sinh hoạt này của Giáo Hội được việc cai quản Giáo Hội nhìn nhận và theo dõi cách thích đáng và hữu hiệu. Hiện đã có Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, nhưng vẫn có thể nghĩ ra nhiều cách để tăng cường khía cạnh này”.
Sáng nay, để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, cuộc thảo luận về vấn đề này đã được mở lại.
Sau cùng, Cha Lombardi cho hay: ngày hôm qua, chưa định được ngày giờ cho phiên họp tới của Hội Đồng, dù đã có gợi ý về một phiên họp trong mùa xuân sắp tới, một phiên không chính thức. Cha kết luận “Ý hướng là diễn tiến, không chờ quá lâu. Lại nữa, sẽ không chính xác nếu cho rằng giữa phiên họp này và phiên họp sau sẽ không có gì xẩy ra; các vị Hồng Y và Đức Giáo Hoàng tiếp tục trao đổi ý kiến và thông điệp, dù không có cuộc họp toàn thể của Hội Đồng”.
Trích từ trang mạng http://en.radiovaticana.va/articolo.asp?c=733985 của Đài Vatican.
Trong một buổi họp báo, trưởng Phòng Báo Chí của Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, SJ, cho hay chúng ta có thể “mong chờ một Tông Hiến mới”. Ngài cho biết các thay đổi không phải “chỉ là nâng cấp” hay “bên lề”, mà sẽ “có thực chất”. Theo cha Lombardi, sẽ có một tái định hướng quan trọng đối với Phủ Quốc Vụ Khanh. Phủ này sẽ trở thành một “Văn Phòng của Đức Giáo Hoàng” và đây sẽ là một phần trong các chỉ thị sẽ được trao cho vị Tân Quốc Vụ Khanh, người sẽ nhận nhiệm vụ vào ngày 15 tháng này.
Thêm vào đó, sẽ có một nhân vật riêng biệt hành sử như “điều hợp viên giáo triều”; vị này sẽ được bổ nhiệm để phối trí các giao dịch giữa Đức Giáo Hoàng và trưởng các Bộ Sở.
Hội Đồng cũng nói tới vai trò giáo dân trong Giáo Hội, và vai trò này phải được thừa nhận và theo dõi một cách thích đáng và hữu hiệu ra sao trong việc quản trị Giáo Hội.
Các vị Hồng Y cũng đã tiếp tục thảo luận từ hôm thứ Ba về thượng hội đồng giám mục, trong khi Đức Phanxicô sắp sửa quyết định chủ đề cho thượng hội đồng này.
Cha Lombardi cho hay Hội Đồng có bàn qua các vấn đề liên quan tới các định chế tài chánh, nhưng sẽ đợi cho tới lúc các ủy ban khác nhau do Đức Giáo Hoàng thiết lập tường trình báo cáo rồi mới thảo luận thấu đáo hơn.
Thời biểu cho cuộc họp kế tiếp của Hội Đồng Hồng Y chưa được Đức Phanxicô quyết định, nhưng hy vọng sẽ vào đầu năm tới.
Sau đây là nội dung buổi họp báo của Cha Lombardi.
Hội Đồng các Hồng Y: Tông hiến mới về Giáo Triều
Cuộc cải tổ Giáo Triều và việc dành một vai trò rõ ràng hơn cho giáo dân là hai trong số các chủ đề chính được xem sét vào chiều qua và sáng nay tại cuộc họp của Hội Đồng Hồng Y, do Đức Giáo Hoàng thiết lập để trợ giúp ngài trong việc cai quản Giáo Hội. Giám Đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi S.J., nói như vậy trong cuộc thuyết trình với các nhà báo.
Trước khi bình luận về các vấn đề được các Hồng Y thảo luận, Cha Lombardi nhắc lại lời Đức Giáo Hoàng phát biểu ở cuối buổi triều kiến với các tham dự viên cuộc họp nhằm kỷ niệm năm thứ 50 ngày công bố thông điệp “Pacem in Terris” của Đức Gioan XXIII, trong đó, Đức Giáo Hoàng nhắc tới các nạn nhân, hiện lên tới 90 người, của vụ đắm tầu buổi sáng nay gần đảo Lampudesa của Ý. Cha cho hay: “dưới ánh sáng thảm kịch mới này, ta hiểu rõ hơn giá trị và ý nghĩa chuyến tông du đầu tiên của triều giáo hoàng Phanxicô”.
Chuyển qua việc làm của Hội Đồng Hồng Y, Cha Lombardi nói rằng Đức Giáo Hoàng hiện diện trong buổi họp chiều qua, được tổ chức giữa lúc 4 và 7 giờ tối. “Đức Thánh Cha tới cầu nguyện tại Nhà Nguyện lúc 7 giờ, và đó là lúc kết thúc công việc hợp tác của các ngài, dù các Hồng Y vẫn có thể tham gia với ngài, nếu các ngài thấy thích hợp. Sáng nay, ngài không hiện diện vì phải tiếp kiến các tham dự viên của cuộc họp do Hội Đồng Giáo Hoàng về ‘Công Lý và Hòa Bình’ tổ chức”.
Các Hồng Y chủ yếu bàn về cuộc cải tổ Giáo Triều. Cha giải thích rằng: “Chiều hướng làm việc của các ngài không cho thấy một cập nhật hóa Tông Hiến ‘Pastor Bonus’ bằng các chau chuốt và sửa đổi bên lề, nhưng đúng hơn, là một tông hiến mới với nhiều khía cạnh mới có ý nghĩa. Ta cần phải đợi một thời gian hợp lý sau Hội Đồng này, nhưng ý niệm thì là thế. Các Hồng Y cho biết rõ: các ngài không có ý định đưa ra các chau chuốt có tính thẩm mỹ viện hay các sửa đổi nhỏ nhặt đối với ‘Pastor bonus’”.
Ý định của các ngài là nhấn mạnh tới bản chất phục vụ về phía Giáo Triều và Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội địa phương “theo phương thức phụ đới, hơn là việc thi hành trung ương tập quyền. Đường hướng dự tính sẽ là mang điều đó ra áp dụng để phục vụ Giáo Hội trong mọi chiều kích”.
Một chủ đề quan trọng nữa là bản chất và các chức năng của Phủ Quốc Vụ Khanh; phủ này “nên trở thành văn phòng của Đức Giáo Hoàng; chữ ‘quốc’không nên làm người ta thắc mắc. Cơ quan này phục vụ Đức Giáo Hoàng trong việc cai quản Giáo Hội hoàn vũ. Cuộc họp của Hội Đồng rất hữu ích vào lúc này, vì các chỉ thị sẽ được Đức Giáo Hoàng ban bố cho Tân Quốc Vụ Khanh, người chẳng bao lâu nữa sẽ đảm nhiệm vai trò của mình vào ngày 15 tháng Mười”.
Một lần nữa, liên quan tới Giáo Triều, Hội Đồng sẽ thảo luận vấn đề tương quan giữa các vị cầm đầu các bộ và Đức Giáo Hoàng, và sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau. “Trong ngữ cảnh này, đã có lời nhắc tới vai trò của ‘Phối Trí Viên Giáo Triều’ (Moderator Curiae), và các chức năng của nhân vật này. Vấn đề mới chỉ được bàn chứ chưa có quyết định nào được đưa ra về việc chức vụ này có là một phần trong tông hiến mới hay không; tuy nhiên, nó thực sự là một trong các giả thuyết đã được Hội Đồng gợi ý”.
Liên quan tới khả thể tái tổ chức việc quản trị tài sản vật chất, các Hồng Y cũng đề cập đến vấn đề chứ chưa khảo sát chủ đề này cách sâu xa, vì các ngài còn chờ “phúc trình của các ủy ban tham vấn về vấn đề, các ủy ban này sẽ thông báo kết quả việc làm của họ [cho Hội Đồng]”.
Vấn đề giáo dân đáng được các thành viên của Hội Đồng “quan tâm đặc biệt”, vì các ngài đã nhận được nhiều gợi ý và câu hỏi về chủ đề này từ nhiều khu vực xuất xứ khác nhau của các ngài. “Khi xử lý cuộc cải tổ giáo triều và các định chế của nó, Hội Đồng cũng dự định lưu tâm đặc biệt tới các vấn đề liên hệ tới giáo dân, để chiều kích sinh hoạt này của Giáo Hội được việc cai quản Giáo Hội nhìn nhận và theo dõi cách thích đáng và hữu hiệu. Hiện đã có Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, nhưng vẫn có thể nghĩ ra nhiều cách để tăng cường khía cạnh này”.
Sáng nay, để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới, cuộc thảo luận về vấn đề này đã được mở lại.
Sau cùng, Cha Lombardi cho hay: ngày hôm qua, chưa định được ngày giờ cho phiên họp tới của Hội Đồng, dù đã có gợi ý về một phiên họp trong mùa xuân sắp tới, một phiên không chính thức. Cha kết luận “Ý hướng là diễn tiến, không chờ quá lâu. Lại nữa, sẽ không chính xác nếu cho rằng giữa phiên họp này và phiên họp sau sẽ không có gì xẩy ra; các vị Hồng Y và Đức Giáo Hoàng tiếp tục trao đổi ý kiến và thông điệp, dù không có cuộc họp toàn thể của Hội Đồng”.
Trích từ trang mạng http://en.radiovaticana.va/articolo.asp?c=733985 của Đài Vatican.
Top Stories
Pope Francis: Pacem in Terris a guide for a better, peaceful world
Vatican Radio
10:09 03/10/2013
2013-10-03 Vatican - Blessed Pope John XXIII’s Cold War era Encyclical Pacem in Terris or “Peace on Earth,” remains “extremely contemporary” and can act as a guide to peace-building in today’s world. That’s what Pope Francis told participants of a three day Vatican conference celebrating the fiftieth anniversary of the 1963 Encyclical Letter.
Experts from Catholic universities and institutions, and from the UN, the Council of Europe, the African Union, and the Organization of American States have gathered in Rome at the request of the Pontifical Council for Justice and Peace to discuss the relevance of Pacem in Terris in the promotion today of a more peaceful world.
In his remarks Thursday, the second day of the conference, Pope Francis recalled John XXIII’s 1962 radio message calling for ‘peace, peace!’ as world powers came to the brink of nuclear war. And later, Blessed Pope John Paul II’s efforts at the time of the Iron Curtain which led to “an opening of spaces of freedom and dialogue.” John XXIII’s seeds of peace brought fruits, the Pope said, but despite “the fall of walls and barriers, the world continues to need peace” and Pacem in Terris remains extremely relevant.
The Encyclical, Pope Francis said, reminds us that the basis of peace-making exists in mankind’s “divine origin” and thus everyone, from individuals and families to society and States are called to “build peace, on the example of Jesus Christ… by promoting and practicing justice with truth and love…(and) contributing…to integral human development” through solidarity. And that means an end to “egotism, individualism, and group interests at every level.”But has today’s world learned any lessons from Pacem in Terris? the Pope asked: “Are the words justice and solidarity” found “solely in our dictionary or are we all working to realize them?”
Pacem in Terris reminds us that “there can be no real peace and harmony if we fail to work for a more just” and jointly supportive society, the Pope said.
And if man, and indeed, society and authorities themselves share a common divine origin, then every human being shares a common dignity “to promote, respect and safeguard always.” Priority national and international action, said the Pope, must work towards a world where everyone is able “to effectively access food, water, shelter , health care, education and (be given) the possibility to form and support a family.” Lasting peace for all depends on it.
It is not the Church’s job to indicate solutions to complex social issues which should be “left to free discussion,” Pope Francis said, noting that John XXIII’s call for peace in 1962 was an attempt to “orient the international debate” according to the virtues of “dialogue, listening, patience, respect of the other, sincerity and even an openness to reconsidering one’s own opinion.”The Pope urged participants to seek guidance from Pacem in Terris as they discuss the challenges to peace today: what he described as an “educational emergency,” “the impact of the mass media on consciences, access to the earth’s resources,” the ethical use of biological research, “the arms race and national and international security measures.” The current world economic crisis, which the Pope called “a grave symptom of the disrespect for man and for truth with which Governments and citizens make decisions” is just another example of what needs to be fixed in an equitable way for lasting world peace to succeed.
Are we prepared to meet the challenge posed by Pacem in Terris? He wondered.
As if in answer to his own question, Pope Francis described the world economic crisis as “inhuman” and expressed his deep sorrow for the latest maritime tragedy off the coast of the Italian island of Lampedusa in which many refugees lost their lives. Calling today’s tragedy “shameful”, he asked everyone to renew “our efforts to ensure that such tragedies are not repeated.”
Experts from Catholic universities and institutions, and from the UN, the Council of Europe, the African Union, and the Organization of American States have gathered in Rome at the request of the Pontifical Council for Justice and Peace to discuss the relevance of Pacem in Terris in the promotion today of a more peaceful world.
In his remarks Thursday, the second day of the conference, Pope Francis recalled John XXIII’s 1962 radio message calling for ‘peace, peace!’ as world powers came to the brink of nuclear war. And later, Blessed Pope John Paul II’s efforts at the time of the Iron Curtain which led to “an opening of spaces of freedom and dialogue.” John XXIII’s seeds of peace brought fruits, the Pope said, but despite “the fall of walls and barriers, the world continues to need peace” and Pacem in Terris remains extremely relevant.
The Encyclical, Pope Francis said, reminds us that the basis of peace-making exists in mankind’s “divine origin” and thus everyone, from individuals and families to society and States are called to “build peace, on the example of Jesus Christ… by promoting and practicing justice with truth and love…(and) contributing…to integral human development” through solidarity. And that means an end to “egotism, individualism, and group interests at every level.”But has today’s world learned any lessons from Pacem in Terris? the Pope asked: “Are the words justice and solidarity” found “solely in our dictionary or are we all working to realize them?”
Pacem in Terris reminds us that “there can be no real peace and harmony if we fail to work for a more just” and jointly supportive society, the Pope said.
And if man, and indeed, society and authorities themselves share a common divine origin, then every human being shares a common dignity “to promote, respect and safeguard always.” Priority national and international action, said the Pope, must work towards a world where everyone is able “to effectively access food, water, shelter , health care, education and (be given) the possibility to form and support a family.” Lasting peace for all depends on it.
It is not the Church’s job to indicate solutions to complex social issues which should be “left to free discussion,” Pope Francis said, noting that John XXIII’s call for peace in 1962 was an attempt to “orient the international debate” according to the virtues of “dialogue, listening, patience, respect of the other, sincerity and even an openness to reconsidering one’s own opinion.”The Pope urged participants to seek guidance from Pacem in Terris as they discuss the challenges to peace today: what he described as an “educational emergency,” “the impact of the mass media on consciences, access to the earth’s resources,” the ethical use of biological research, “the arms race and national and international security measures.” The current world economic crisis, which the Pope called “a grave symptom of the disrespect for man and for truth with which Governments and citizens make decisions” is just another example of what needs to be fixed in an equitable way for lasting world peace to succeed.
Are we prepared to meet the challenge posed by Pacem in Terris? He wondered.
As if in answer to his own question, Pope Francis described the world economic crisis as “inhuman” and expressed his deep sorrow for the latest maritime tragedy off the coast of the Italian island of Lampedusa in which many refugees lost their lives. Calling today’s tragedy “shameful”, he asked everyone to renew “our efforts to ensure that such tragedies are not repeated.”
Bishop of Assisi: Pope Francis brings with him the sense of the Gospel
Vatican Radio
10:11 03/10/2013
2013-10-03 Vatican - Pope Francis on Friday travels to Assisi. It is October 4, the feast day of St. Francis of Assisi.
Among the many stops of the Pope's intense schedule, is the so called “Renunciation Room” or “Stripping Room” which is where Francis renounced his worldly wealth and stripped himself of his rich clothing before Bishop Guido of Assisi.
Linda Bordoni spoke to the current Bishop of Assisi, Domenico Sorrentino, who confirmed that he personally wrote Pope Francis a letter inviting him to visit…
Immediately after the Pope’s nomination in March, Bishop Domenico Sorrentino says he sent him a letter inviting him to come to Assisi. In his parcel – he reveals – he included a small book written by himself, “Complici dello Sprito” (“Accomplices of the Spirit”), which consists in a series of meditations on the life of St. Frances and on his relationship with Bishop Guido of Assisi.
Bishop Sorrentino says the Pope was interested in his writings and maybe has chosen to follow in the footsteps of St. Francis stopping off at many of the venues mentioned in the book, like the “Renunciation Room” – or “Stripping Room” which is inside the Bishop’s house and is where Francis renounced his worldly riches. It is the first time in history – the Bishop explains – that a Pope has come to this particular venue.
Bishop Sorrentino points out that although many Popes have visited Assisi in the past, this visit is different also because “he is the first Pope who comes here with the name of Francis. Pope Francis comes to see the city of Francis. We could say: ‘Francis comes home!’”
But, he says, also from the organizational perspective of the visit there are particularities. He is not coming to visit the great basilicas that are famous across the world; he is coming to a place like the Istituto Serafico, where we care for disabled people who are in need of everything. This – he says – is something that is very close to the heart of our Pope who chose the name Francis, because of his closeness to the poor and the needy. “Pope Francis comes here to see Jesus in their lives. This choice is very important to understand what is important in the visit”. Also the fact that he wants to have lunch with the poor. These are the events – he says - that provide the key to this pilgrimage.
As far as the legacy of this visit will be, Bishop Sorrentino says he is waiting: “I am in great expectation for what he will say and what he will do”. He says that his previous meetings with Pope Francis have led him to think “he will give us the concrete sense of the Gospel just as St. Francis was able to give. St Francis and the gospel are in intense relationship – St. Francis wanted to live the gospel in a literal way, Pope Francis expresses this simple meaning of the gospel for our days. I think this will be the message he will give to us”.
Among the many stops of the Pope's intense schedule, is the so called “Renunciation Room” or “Stripping Room” which is where Francis renounced his worldly wealth and stripped himself of his rich clothing before Bishop Guido of Assisi.
Linda Bordoni spoke to the current Bishop of Assisi, Domenico Sorrentino, who confirmed that he personally wrote Pope Francis a letter inviting him to visit…
Immediately after the Pope’s nomination in March, Bishop Domenico Sorrentino says he sent him a letter inviting him to come to Assisi. In his parcel – he reveals – he included a small book written by himself, “Complici dello Sprito” (“Accomplices of the Spirit”), which consists in a series of meditations on the life of St. Frances and on his relationship with Bishop Guido of Assisi.
Bishop Sorrentino says the Pope was interested in his writings and maybe has chosen to follow in the footsteps of St. Francis stopping off at many of the venues mentioned in the book, like the “Renunciation Room” – or “Stripping Room” which is inside the Bishop’s house and is where Francis renounced his worldly riches. It is the first time in history – the Bishop explains – that a Pope has come to this particular venue.
Bishop Sorrentino points out that although many Popes have visited Assisi in the past, this visit is different also because “he is the first Pope who comes here with the name of Francis. Pope Francis comes to see the city of Francis. We could say: ‘Francis comes home!’”
But, he says, also from the organizational perspective of the visit there are particularities. He is not coming to visit the great basilicas that are famous across the world; he is coming to a place like the Istituto Serafico, where we care for disabled people who are in need of everything. This – he says – is something that is very close to the heart of our Pope who chose the name Francis, because of his closeness to the poor and the needy. “Pope Francis comes here to see Jesus in their lives. This choice is very important to understand what is important in the visit”. Also the fact that he wants to have lunch with the poor. These are the events – he says - that provide the key to this pilgrimage.
As far as the legacy of this visit will be, Bishop Sorrentino says he is waiting: “I am in great expectation for what he will say and what he will do”. He says that his previous meetings with Pope Francis have led him to think “he will give us the concrete sense of the Gospel just as St. Francis was able to give. St Francis and the gospel are in intense relationship – St. Francis wanted to live the gospel in a literal way, Pope Francis expresses this simple meaning of the gospel for our days. I think this will be the message he will give to us”.
Vatican administration needs total overhaul, cardinals tell pope
Philip Pullella
16:28 03/10/2013
Vatican administration needs total overhaul, cardinals tell pope
.
.
..
.
.
....
.
VATICAN CITY (Reuters) - Cardinals advising Pope Francis on how to reform the Vatican believe the Holy See's central government is so problem-ridden that only a total overhaul can fix it, the Vatican said on Thursday.
The unusually stark acknowledgement came on the third and final day of closed-door meetings between the pope and eight cardinals from around the world who are discussing the Vatican's troubled administration and mapping out possible changes in the worldwide Church.
Vatican spokesman Father Federico Lombardi said the cardinals were no longer considering adjustments or changes to a 1998 constitution on the workings of the Vatican's various departments, known as "Pastor Bonus" (Good Shepherd).
"(The cardinals) are leaning towards a constitution with very significant new elements; in short, a new constitution," Lombardi told reporters at a briefing.
The Vatican's central administration, known as the Curia, has been accused of being dysfunctional and riven with infighting and was largely blamed for many of the mishaps and scandals that plagued the papacy of Benedict XVI, who resigned in February.
Bishops around the world have deemed it heavy-handed, autocratic, condescending and overly bureaucratic, and some say it sometimes seemed to have taken on the trappings and intrigue of a Renaissance court.
Francis said in an interview published on Tuesday in an Italian newspaper that one main problem of the Curia was that it was too focused on its own interests and too inward looking.
He said a court atmosphere where Vatican officials act like "courtiers" was "the leprosy of the papacy".
NEW STYLE
Francis has brought a new style of openness, consultation and simplicity to the Vatican. He has shunned the spacious papal apartment and lives in small quarters in a guest house.
He announced the papal advisory board of cardinals, a revolutionary step for a Church steeped in hierarchical tradition, a mere month after his election as the first non-European pope in 1,300 years and the first from Latin America.
His decision to take advice from the cardinals - from Italy, Chile, India, Germany, Democratic Republic of Congo, the United States, Australia and Honduras - is a clear sign that he intends to take seriously calls from within the Church to decentralize a traditionally top-heavy institution.
Before resigning, Benedict left a secret report for Francis on the problems of the Curia, which were exposed when sensitive documents alleging corruption were stolen from Benedict's desk by his butler and leaked to the media.
There have been suggestions that some Vatican departments should be merged and others closed in order to make the Curia more efficient and to prevent corruption.
However, writing a new Vatican constitution to replace Pastor Bonus, which runs to nine sections, 193 articles and two appendices, will be a major task, and Lombardi said it was unclear how long it would take.
The spokesman said the cardinals felt the role of the Curia should be to serve the 1.2 billion member Roman Catholic Church "rather than the exercise of centralized power".
(Source: http://news.yahoo.com/vatican-administration-needs-total-overhaul-cardinals-tell-pope-153552692.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi Tĩnh Tâm Hồn Nhỏ Liên Đảo Têrêsa Las Vegas
Phan Văn Sỹ
07:16 03/10/2013
KHIÊM HẠ - “HÃY NHÌN XUỐNG CHÂN”
Thuyết trình viên: Linh Mục Giuse Đồng Minh Quang
“Nhân buổi Tĩnh Tâm Hồn Nhỏ Liên Đảo Têrêsa Las Vegas”
Lời Chúa: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên, ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống” (Lc 14:17 )
Trong tinh thần khiêm hạ cần nhiều học hỏi, đào sâu trong cuộc sống Tông Đồ Hồn Nhỏ của anh chị em Hội Viên Hồn Nhỏ Têrêsa Las Vegas, cha Giám Đốc kiêm Linh Hướng Liên Đảo Giuse Đồng Minh Quang đã dành cho Hội Hồn Nhỏ một thánh lễ và một buổi Tĩnh Tâm đặc biệt qua chủ đề: “Kiêm Hạ - Hãy Nhìn Xuống Chân” đúng với linh đạo của các anh chị em Hồn Nhỏ mà thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn Mạng của Hội đã sống và giõi sáng cho muôn thế hệ noi theo.
I-THÁNH LỄ: Đúng 6:00PM. Ngày Thứ Ba 01-10-2013, thánh lễ mừng Bổn Mạng Quan Thầy Hội Hồn Nhỏ với sự tham dự đông đảo của: Cha Giám Đốc Đền Thánh kiêm Linh Hướng Liên Đảo, Soeur Tuyên Úy Liên Đảo Anna Nguyễn Thị Lệ Hằng cùng quí Soeur Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp Tu Viện Đức Mẹ La Vang: Soeur Bề Trên Nhà Dòng Maria Bùi Kim Tuyến, anh Đại Diện Cộng Đoàn cùng Hội Đồng Mục Vụ và các Hội Đoàn đến tham dự. Đặc biệt rất đông đảo quí anh chị em Hội Hồn Nhỏ đến tham dự rất đông, ngồi chật hết nhà thờ. Trong thánh lễ, sau phần Phúc Âm và bài giảng, cha Linh Hướng đã ban “Huấn Dụ” cùng phép lành cũng như chấp nhận lời Khấn Hứa xin ra nhập Hồn Nhỏ của các anh chị em Tân Hồn Nhỏ xin tận hiến ra nhập Liên Đảo để cùng nới vòng tay lớn tham gia việc tông đồ phục vụ Chúa, Giáo Hội và anh chị em qua đời sống khiêm tốn, nhỏ bé như thánh Bổn Mạng Quan Thầy:
1-Maria Phạm Ngọc Thủy,
2-Maria Hoàng Anh.
II-TĨNH TÂM: Sau thánh lễ là phần Tĩnh Tâm với đề tài tuyệt vời mà cha Linh Hướng đã công phu soạn ra để thuyết giảng giúp đời sống Hồn Nhỏ, hầu đi đúng hướng sống cần có của người Tông Đồ Hồn Nhỏ đó là: “Khiêm Hạ - Hãy Nhìn Xuống Chân”.
Đề tài này được cha Quang chia ra làm ba phần chính để thuyết trình:
1-Mầm Mống Phát Sinh sự Kiêu Ngạo: Trong mỗi con người của chúng ta, ai ai cũng có sẵn mầm mống của sự kiêu ngạo. Từ mầm mống đó từ từ sẽ nẩy sinh ra các nết hư, tật xấu khác, tuy nhiên sự kiêu ngạo luôn luôn vẫn đứng đầu trong bảy mối tội đầu mà bất cứ ai là người Công Giáo đều thuộc nằm lòng: “Thứ nhất, khiêm nhường chớ kiêu ngạo”. Sở dĩ chúng ta kiêu ngạo là vì chúng ta chưa biết mình, hay nói rõ hơn chưa nhận ra chân dung của con người thật của mình. Nếu chịu khó soi dọi, nhìn thẳng vào mình, ta sẽ thấy chúng ta thật yếu đuối, bất toàn, đầy dẫy những thói hư tật xấu. đến đây cha Quang kể một câu chuyện vui để mọi người dễ nhớ và dễ được đánh động: “Phải Biết Nhìn Xuống” :
“Hoàng tử Mukasaki xưa nay có tiếng là một con người kiêu ngạo, tự cao, tự đại, đến ngay cả dáng dấp ông đi đứng cũng chứng tỏ cho mọi người biết ông rất tự kiêu, đi đứng không bao giờ buồn nhìn xuống đường, ông đi với vẻ ngang nhiên, tự tại, ngực ưỡn lên, mặt vênh và ngước lên. Mọi người dân quanh đây đặt cho ông ta một cái tên: “Người Không Bao Giờ Nhìn Xuống!” và chính bản thân hoàng tử cũng thích biệt hiệu này, ông còn tự đắc nói: “Những bậc vĩ nhân không bao giờ nhìn xuống, họ chỉ biết nhìn lên trên cao mà thôi!”. Một hôm hoàng tử được mời đến dự tiệc tại cung đình, sẵn dịp ông khoe cho mọi người biết bộ áo dạ hội được cẩn ngọc quí, có một không hai của mình. Ông quyết định đi bộ từ chỗ ở đến cung đình mà không dùng xe ngựa. Thấy thai độ lạ lùng, dân chúng tuôn ra đường để theo dõi, ngắm nhìn và trầm trồ khen bộ áo quí, đẹp, điều này càng làm hoàng tử thêm phần tự phụ và kiêu hãnh, với thai độ đi đứng nghênh ngang, ngực ưỡn lên. Khi hoàng tử bước vào cung đình là người đến cuối cùng, nên hàng trăm con mắt đổ xô nhìn vào, thấy hoàng tử đi đến, bỗng mọi người cười rộ lên ! Hoàng tử kiêu hãnh hỏi: “Tại sao mọi người cười tôi như vậy?”. Một trong số thực khách tham dự, trung thực bật miệng nói: “Xin hoàng tử nhìn xuống chân mình, sẽ biết lý do tại sao!” Nghe vậy, hoàng tử từ từ cúi hướng mắt nhìn xuống đôi chân của mình, mặt ông đỏ bừng lên vì hổ thẹn vì: “cả hai đế giầy của hoàng tử đều dính đầy phân ngựa!” Lý do đơn giản chỉ vì hoàng tử không bao giờ chịu nhìn xuống để biết mà né tránh, nên ông ta đã dẵm lên và lê đi bao đống phân ngựa từ nhà đến đây.
Về nguồn với sách Sáng Thế, chúng ta biết sự kiêu ngạo đã dẫn đến thảm trạng cho nhân loại qua lời cám dỗ của Ma Quỷ: “Ông bà sẻ nên như những vị thần, biết điều thiện điều ác” (ST 3: 5). Qua câu chuyện ông A Dong và bà Evà ăn trái cấm và là nguyên cớ của tội Tổ Tông Truyền. Như vậy từ thời xa xưa khi Thiên Chúa tạo dựng trời đất, sự kiêu ngạo đã phát sinh do sự cám dỗ của Ma Quỷ và từ đó reo rắc mầm mống tội lụy cho đến muôn đời mãi đến ngày nay, tội kiêu ngạo không dừng lại dù đã đeo đuổi con người bao đời. Theo sách Giáo Lý Công Giáo số 1866, kiêu ngạo được Hội Thánh xếp vào: “Các Mối Tội Đầu”, để từ đó phát sinh ra các tội lỗi khác hay các nết xấu khác như hà tiện, ghen tương, giận dữ, dâm ô, mê ăn uống, lười biếng, nguội lạnh… đến đây cha Quang mời mọi người cùng hát bài: “Hãy Nhìn Xuống Chân” của nhạc sĩ Lê Hữu Hà, cha hát trước hai đoạn với sự phụ họa đàn guilta của anh Dũng, sau đó mọi người cùng hát theo:
“Hãy nhìn xuống chân để thấy ta là cát bụi, cát bụi sẽ tan theo thời gian”
“Hãy nhìn xuống chân để thấy ta là vô nghĩa, sống rồi chết đi không nguồn cơn”
“Hãy nhìn xuống chân để thấy thương người thua mình, vẫn gượng sống vui trong niềm tin…”
“Hãy nhìn xuống chân để xót xa cho kiếp người, sống chờ chết…như mong niềm vui”.
Qua câu chuyện vui và qua bài hát “Hãy Nhìn Xuống Chân” nói lên sự nhìn xuống với tâm hồn khiêm hạ là một triết lý sống của con người. Là người Kitô hữu, chúng ta còn được soi dẫn bởi Lời Chúa: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 14: 17). Qua Lời Chúa, chúng ta thấy có hai vế trái ngược nhau: Sự kiêu ngạo và sự khiêm nhường.
2-Những động Thái Của Sự Kiêu Ngạo & Khiêm Nhường:
a)Nâng Mình Lên: Trong thâm tâm bản thân mỗi người chúng ta luôn có ý hướng muốn là một cái gì đó có giá trị hầu được mọi người công nhận và tôn trọng cái giá trị của mình như: Tôi muốn hoàn hảo hơn người khác, tôi làm gì cũng hay hơn, đẹp hơn, nổi bật hơn, tiên tiến hơn….Người xưa có câu: “Nhân sinh vốn bản thiện” , nên thật sự con người muốn sống hoàn hảo, sống yêu thương, thực hiện chân thiện mỹ, muốn sống theo như hình ảnh Thiên Chúa, nhưng do tội lỗi và do tính Tự kiêu nẩy sinh kéo theo sự xấu xâm nhập vào con người, khiến chiều hướng tốt ấy mà mọi người muốn cố gắng xây dựng bị thay đổi, bị lạc hướng, thay vì cố gắng trở nên hoàn hảo, có giá trị thật thì đã lái con người sang một hướng khác là muốn trở nên hay có vẻ, hay được coi như hoàn hảo, như yêu thương, như có giá trị. Điều này làm giảm bớt cho con người biết bao nỗ lực, thay vì tìm cách tạo nên giá trị thật sự trong tâm hồn, thì con người lại để mình rơi vào tình trạng có vẻ như hay được coi như, và được hiểu như …có giá trị, tuy bên trong thực sự có giá trị thực hay không?
Nhìn lại bản thân mình, chúng ta hiểu rằng ai cũng mang trong mình mầm mống của sự kiêu ngạo không ít thì nhiều, nó thường núp dưới nhiều hình thái khác nhau:
(1)-Tự Ái: Khi bị ai nói nặng hay sỉ nhục liền cảm thấy mất mặt, sinh ra tức giận và tìm cách hạ bệ hay trả đũa đối phương.
(2)-Khoe Khoang: Lợi dụng mọi cách, mọi dịp để làm cho mình nổi bật hơn người.
(3)-Ganh Đua: Khi thấy người khác hơn mình thì khó chịu, tìm cách xoi mói, ganh tỵ hay tìm cách hạ đối phương xuống và đưa mình lên. Tất cả những biểu hiện đó là xấu, đôi khi là mầm mống của sự tội, nó luôn đi nghịch lại với sự Khiêm Nhường. Đến đây cha Quang lại đưa một ví dụ về sự kiêu ngạo qua câu chuyện chiếc tàu Titanic:
Chiếc tàu Titanic là một bài học để đời, đáng ghi nhớ cho mọi người trên mặt đất và cho thời đại ngày nay. Hiện nay tại Las Vegas, Casino Bally’s Las Vegas tại số 3645 Las Vegas BLvd, hằng đêm họ diễn lại vở kịch về thảm họa chiếc tàu Titanic bị đánh chìm và những người trên tàu la ó hoảng sợ, chạy tán loạn khi chiếc tàu chìm dần vào biển khơi qua kịch bản Jubilee. Chủ nhân chiếc tàu nẩy sinh một tư tưởng kiêu ngạo vô lối, ông ta nghĩ rằng sẽ làm nên một chiếc táu không thể chìm được và ngang ngược tuyên bố: “Chúng ta có thể làm ra một con tàu không thể nào chìm được với kỹ thuật tân tiến, hiện đại. Lời đó đã súc phạm và thách thức quyền năng của Thiên Chúa, không những thế, ông ta còn ngạo mạn viết vào mạn thuyền: “No Pope, No God” ( Không Có Giáo Hoàng, Không Có Thiên Chúa), và trong chuyến hải hành đầu tiên khởi đi từ nước Anh sang Mỹ, một tai họa đã giáng xuống, chiếc tàu bị dìm xuống đại dương đem theo bao con người ngạo mạn, kiêu hãnh, giàu có xuống đáy biển, như câu chuyện xưa trong Cựu Ước, dân Israel cùng nhau xây tháp Bebel (ST 11,4). Đúng như lời thánh Phaolô Tông Đồ đã nói về tinh thần của thời đại này là kiêu căng (Rm 12,3. 1Cr 4,7).
b)Hạ Mình Xuống: Đi ngược lại với tính kiêu ngạo là lòng khiêm nhường, Chúa Giêsu đã khuyên dạy chúng ta trong Phúc Âm Thánh Mathêu: “Các con hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (MT 11, 29). Vậy khiêm nhường là gì? Hành xử thế nào mới được gọi là khiêm nhường? Phải chăng khiêm nhường là tự hạ mình xuống, phủ nhận giá trị thực tại của mình hay làm giảm thiểu giá trị đó đi? Không phải thế, sự khiêm nhương của Chúa mang một chiều kích sâu xa hơn và tốt đẹp hơn, khiêm nhường không phải là ít nghĩ về mình mà là không nghĩ về mình như Lời Chúa trong thánh sử Mac-cô: “Con Người không đến để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ” (Mc 10,45). Nhà giảng thuyết nổi danh người Pháp là cha Lacordaine nói: “Khiêm nhường không phải là thấy mình xấu xa hơn, tầm thường hơn, nhưng là biết rõ những gì ta còn thiếu”. Từ đó khiêm nhường luôn lấy sự thật làm nền tảng cho cuộc sống. Tự gắn cho mình cái sai mà mình không có, hay tự phóng đại những lỗi lầm mà mình không phạm, hoặc từ chối không nhìn nhận những khả năng mình có rồi tự cho mình thua kém mọi người, thì đó không phải là hành vi, tư tưởng sống khiêm nhường, nhưng đó là lề lối của một quan điểm sai lầm hay một khuynh hướng bệnh hoạn, lệch lạc. Vậy muốn biểu tỏ đức tính khiêm nhường, ta chỉ cần nhìn nhận những khuyết điểm hoặc thấy mình tội lỗi, hãy cố gắng giới hạn lại, và luôn tâm niệm rằng trong mọi lãnh vực chắc chắn sẽ có nhiều người khác vượt xa hơn tôi. Ca dao tục ngữ Việt Nam thường có câu: “Ở nhà nhất mẹ nhì con, Ra đường còn lắm kẻ dòn hơn ta” Vậy khiêm nhường có một định nghĩa thật đơn giản: “Chấp nhận sự thật về mình”
Trong Anh ngữ, chữ khiêm nhường viết humility, chữ này do từ chữ La Tinh: “Humus” có nghỉa là đất, tro bụi, mà từ đó con người đã được tạo dựng như trong sách Sáng Thế đã mô tả (ST 2: 7), do đó khiêm nhường đúng nghĩa của nó là hạ mình xuống tới đất. Phong tục tập quán Việt Nam từ ngàn xưa đến nay còn lưu lại, các bày tôi, thần dân, quan, cận thần vào yết trong triều vua, phải quỳ lạy và phủ phục đầu chạm xuống đụng đất và xưng: “Tâu bệ hạ, hạ thần…” hay những lễ nghi gia tiên, các bậc tiền nhân, con cái thường phải quỳ lạy, sau khi đứng vái với ba nén Hương xong, quỳ và lạy, đầu chạm xuống đất ba lần để tỏ lòng kinh cẩn và khiêm cung, nhỏ bé, hậu sinh đối với bậc tiền bối đi trước đáng kinh.
Giáo Hội luôn mở đầu mùa chay thánh để nhắc nhở con cái luôn nhớ đến thân phận nhỏ bé, mỏng dòn, khiêm cung của con người và nhắc nhở con người được tạo dựng từ tro bụi sẽ trở về tro bụi, một ngày gần đây qua thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro, mọi người được sức tro trên trán để nhắc nhở con người là nhỏ bé, thân phận cát bụi của mình: “Hãy nhớ mình là tro bụi, và sẽ trở về cùng tro bụi”, câu được linh mục hay phó tế khi sức tro nhắc nhở. Tuy nhiên với cuộc sống luôn hai mặt, khiêm nhường thật sự vẫn ẩn tàng thứ khiêm nhường giả, vì thế điều cần đạt đến là sự khiêm nhường thật sự trong lòng, chứ không giả bộ bên ngoài, hay làm ra vẻ khiêm nhường khi mình có tài hoặc khả năng đặc biệt thật sự được nhiều người ngưỡng mộ, nhờ cậy thì lại giả bộ hay tự hạ bệ mình bằng cách thoái thác, từ chối để người ta phải lụy phục, nài nỉ, đó là một thủ thuật của khiêm nhường… giả! Trên đời này cũng đã có người dùng thủ thuật khiêm nhường giả để đạt đến một lợi lộc, hay một tham vọng nào đó, thì luôn luôn tỏ ra nhã nhặn, hiền lành, dễ bảo trước mặt người có quyền chức để lấy lòng, mua chuộc hoặc vì yếu thế mà phải tỏ ra lụy phục, nhưng sau lưng thì phê bình, chỉ trích, nói xấu người ta. Câu chuyện Chu Du tìm đến Thảo Lư để gặp Khổng Minh, ông nghe nói Không Minh là người có tài, cố gắng đi tìm, ông phải mất ba lần “Tam cố thảo lư” mới gặp được Khổng Minh để mời được Khổng Minh ra giúp ông, giúp nước, tuy Khổng Minh biết Chu Du đến tìm nhưng ông cố tình lánh mặt hai lần trước, lần thứ ba mới cho gặp.
Vậy người khiêm nhường đích thực thì không tự coi mình là gì cả và không cảm thấy bực bội khi bị xúc phạm, cũng không cảm thấy có gì phải tự cao hay lên mặt vênh vang khi được mọi người đề cao hay tưởng thưởng. Chỉ có nhưng người có ý hướng khiêm nhường đích thực như vậy mới cảm thấy mình hạnh phúc, thanh thản, nhẹ nhàng và luôn được Thiên Chúa và thần thánh trên trời mến yêu, mọi người cảm phục. Người khiêm nhường còn đòi hỏi phải luôn thành thật với mình, luôn nhận ra ưu cũng như khuyết điểm của mình và nhất là luôn nhận thấy sự yếu đuối của mình cần được trợ giúp của Thiên Chúa, vì Ngài đã phán: “Không có Thầy, các con không thể làm gì được”. “Khiêm nhường” , chính đây cũng là chìa khóa để mở cánh cửa vào nước Thiên Chúa.
c)Hạ Mình Xuống Để Phục Vụ: Lời Chúa: “Con Người đến không phải được phục vụ nhưng đến để phục vụ” (MC 10:45). Phục vụ là hành động của một người tôi tớ, mà người tôi tớ thì phải phục vụ cho ông chủ. Qua Lời Chúa, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã hạ mình xuống, khiêm nhường để phục vụ con người, để như tôn con người lên bậc làm chủ, làm Chúa mà Ngài lại nhận làm tôi tớ. Nhìn qua tấm gương vĩ đại của Chúa Giêsu, chính Ngài đã nêu tấm gương đích thực cho chúng ta về đức tính “Khiêm Nhường” trong tinh thần bác ái vô vị lợi. Cổ nhân có câu: “Phú quý đa nhân hội, bần cùng thân thích ly”, thói thường giầu có thì thiên hạ bu lại, bạn bè nhiều, thân thích lắm, còn nghèo khó thì mọi người xa lánh, ngay cả họ hàng thân thích cũng lìa xa. Quan niệm chung, người đời thích giao du thân mật với người giàu có để hai bên cùng có lợi và nếu có phục vụ ai đó thì cũng chỉ là phục vụ theo nguyên tắc ”Do ut des” “Cho đi để lấy lại”. Chỉ có những ai sống với tinh thần siêu nhiên, siêu thoát như con đường Chúa Giêsu đã đi qua và để lại cho thế gian, thì mới có thể có được sự phục vô vị lợi như Chúa, như các thánh với ý niệm phục vụ là “Cho đi” là “hiến thân”. Chúng ta phải tránh cái cho đi vì bổn phận, cho đi vì tư lợi, cho đi để cảm thấy mình là trên cần cho kẻ dưới hay cho đi vì không thể không làm thế!
3-Tóm Kết: Lời Chúa Giêsu, Thầy chí thánh luôn nêu gương trước lời dạy dỗ của Ngài. Bài học “Khiêm Nhường” trong bác ái của Chúa truyền đạt cho nhân loại được minh họa bằng chính cuộc sống của Ngài như chính Chúa đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ hay như lời thánh Phaolô đã nhắc đến trong thư gửi tín hữu Philipphê: “Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập Tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trội vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl2:6-9).
Triết gia nổi tiếng Socrate đã mở đầu triết lý của mình qua câu nói bất hủ: “Anh hãy tự biết mình”, thật thế, biết mình là cái khó vô cùng, vì người ta có thể biết khi khám phá ra nhiều sự mới lạ trên trời, dưới đát, hoặc biết được những cái xa xôi hàng bao ngàn năm như nghiên cứu các hành tinh trên bầu trời, hoặc những cái cực kỳ nhỏ bé, tinh vi như vi trùng qua các kinh hiển vi hay viễn vọng kinh. Tuy nhiên cái gần với ta nhất, thật gần lại không biết, đó là “Bản thân mình”. Còn triết gia Blaise Pascal thì lại khiêm tốn: “Tôi chỉ biết có một điều là tôi chẳng biết gì!”. Quả thật vậy, nếu không biết được gì khác thì làm sao biết được mình? Vì biết mình là một điều khó, vì vậy mọi sự cần phải bắt đầu bằng việc tu thân, canh tân đời sống mình . Người xưa có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Vậy để làm được những điều căn bản của sự khiêm nhường, cần phải biết nhìn xuống và nhìn vào bản thân của mình. Đối với người Kitô hữu phải biết khiêm tốn nhìn vào cuộc sống của mình qua ánh sáng của Lời Chúa soi dẫn, để nhận ra những gì tiêu cực, thiếu xót, xấu xa cần được sửa chữa, thanh lọc. Qua chuyện vui hoàng tử Mukasaki “Không bao giờ nhìn xuống” đã dẫm lên biết bao đống phân ngựa, với mỗi người chúng ta nếu không biết nhìn xuống, nhìn lại bản thân mình, kiểm điểm cuộc sống hằng ngày để luôn biết canh tân, sửa chữa những khuyết điểm, tật xấu thì cũng như hoàng tử Mukasaki, sẽ chồng chất biết bao thói hư, tật xấu, tự phụ, kiêu ngạo và ngày càng làm ta mù quang trước những lỗi lầm của mình gây nên. Thêm vào đó, đã không chịu nhìn xuống lại còn chiều theo khuynh hướng a dua với người khác, bới móc chuyện xấu của người khác và như vậy giống như người bước chân vô bùn, ngày càng lún sâu trong bùn, lún sâu trong tật xấu, thói hư mà không hay biết gì.
III-KẾT THÚC BUỔI TĨNH TÂM: Qua bài hát “Hãy nhìn xuống chân” của nhạc sĩ Lê Hữu Hà đã làm thức tỉnh tâm hồn mỗi người, nhất là anh chị em Hội Hồn Nhỏ đã chọn Thánh Quan Thầy Bổn Mạng là thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vị thánh luôn lấy chỉ nam cho cuộc sống là lòng khiêm nhường, bác ái, hy sinh noi gương Chúa Giêsu. Trước khi nhận phép ;ành kết thúc buổi Tĩnh Tâm, mọi người cùng cha Quang quì xuống đọc kinh Ăn Năn Tội để xin Chúa thứ tha những thiếu xót hoặc tội chưa: “Hãy Nhìn Xuống Chân” cho đủ. Suốt một giờ lắng nghe cha Quang thuyết trình về đề tài tuyệt vời này, mọi người đã cảm nhận được cuộc sống thật sự lợi ích cho mình và cho tha nhân cũng như giúp hướng đi tốt đẹp cho đời sống tông đồ Hồn Nhỏ là luôn phải biết Hãy nhìn xuống chân, luôn nhìn lại mình với lối sống khiêm hạ. Cám ơn cha Quang đã hy sinh bỏ thì giờ soạn một bài thuyết trình thật hay, thật có ý nghĩa với nhiều ví von nhiều Lời Chúa và nhiều câu nói thật ý nghĩa của các triết gia. Diễn giả. Buổi tĩnh tâm chấm dứt với tiệc liên hoan, cắt bánh mừng Bổn Mạng Liên Đảo Têrêsa Las Vegas trong niềm vui hân hoan, trọn vẹn cùng có nhau, cùng nhìn xuống chân để đối đãi với nhau trong tình huynh đệ con một Cha trên Trời./.
Mừng lễ Bổn Mạng 1-10- 2013
Phan Văn Sỹ
Thuyết trình viên: Linh Mục Giuse Đồng Minh Quang
“Nhân buổi Tĩnh Tâm Hồn Nhỏ Liên Đảo Têrêsa Las Vegas”
Lời Chúa: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên, ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống” (Lc 14:17 )
I-THÁNH LỄ: Đúng 6:00PM. Ngày Thứ Ba 01-10-2013, thánh lễ mừng Bổn Mạng Quan Thầy Hội Hồn Nhỏ với sự tham dự đông đảo của: Cha Giám Đốc Đền Thánh kiêm Linh Hướng Liên Đảo, Soeur Tuyên Úy Liên Đảo Anna Nguyễn Thị Lệ Hằng cùng quí Soeur Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp Tu Viện Đức Mẹ La Vang: Soeur Bề Trên Nhà Dòng Maria Bùi Kim Tuyến, anh Đại Diện Cộng Đoàn cùng Hội Đồng Mục Vụ và các Hội Đoàn đến tham dự. Đặc biệt rất đông đảo quí anh chị em Hội Hồn Nhỏ đến tham dự rất đông, ngồi chật hết nhà thờ. Trong thánh lễ, sau phần Phúc Âm và bài giảng, cha Linh Hướng đã ban “Huấn Dụ” cùng phép lành cũng như chấp nhận lời Khấn Hứa xin ra nhập Hồn Nhỏ của các anh chị em Tân Hồn Nhỏ xin tận hiến ra nhập Liên Đảo để cùng nới vòng tay lớn tham gia việc tông đồ phục vụ Chúa, Giáo Hội và anh chị em qua đời sống khiêm tốn, nhỏ bé như thánh Bổn Mạng Quan Thầy:
1-Maria Phạm Ngọc Thủy,
2-Maria Hoàng Anh.
II-TĨNH TÂM: Sau thánh lễ là phần Tĩnh Tâm với đề tài tuyệt vời mà cha Linh Hướng đã công phu soạn ra để thuyết giảng giúp đời sống Hồn Nhỏ, hầu đi đúng hướng sống cần có của người Tông Đồ Hồn Nhỏ đó là: “Khiêm Hạ - Hãy Nhìn Xuống Chân”.
Đề tài này được cha Quang chia ra làm ba phần chính để thuyết trình:
“Hoàng tử Mukasaki xưa nay có tiếng là một con người kiêu ngạo, tự cao, tự đại, đến ngay cả dáng dấp ông đi đứng cũng chứng tỏ cho mọi người biết ông rất tự kiêu, đi đứng không bao giờ buồn nhìn xuống đường, ông đi với vẻ ngang nhiên, tự tại, ngực ưỡn lên, mặt vênh và ngước lên. Mọi người dân quanh đây đặt cho ông ta một cái tên: “Người Không Bao Giờ Nhìn Xuống!” và chính bản thân hoàng tử cũng thích biệt hiệu này, ông còn tự đắc nói: “Những bậc vĩ nhân không bao giờ nhìn xuống, họ chỉ biết nhìn lên trên cao mà thôi!”. Một hôm hoàng tử được mời đến dự tiệc tại cung đình, sẵn dịp ông khoe cho mọi người biết bộ áo dạ hội được cẩn ngọc quí, có một không hai của mình. Ông quyết định đi bộ từ chỗ ở đến cung đình mà không dùng xe ngựa. Thấy thai độ lạ lùng, dân chúng tuôn ra đường để theo dõi, ngắm nhìn và trầm trồ khen bộ áo quí, đẹp, điều này càng làm hoàng tử thêm phần tự phụ và kiêu hãnh, với thai độ đi đứng nghênh ngang, ngực ưỡn lên. Khi hoàng tử bước vào cung đình là người đến cuối cùng, nên hàng trăm con mắt đổ xô nhìn vào, thấy hoàng tử đi đến, bỗng mọi người cười rộ lên ! Hoàng tử kiêu hãnh hỏi: “Tại sao mọi người cười tôi như vậy?”. Một trong số thực khách tham dự, trung thực bật miệng nói: “Xin hoàng tử nhìn xuống chân mình, sẽ biết lý do tại sao!” Nghe vậy, hoàng tử từ từ cúi hướng mắt nhìn xuống đôi chân của mình, mặt ông đỏ bừng lên vì hổ thẹn vì: “cả hai đế giầy của hoàng tử đều dính đầy phân ngựa!” Lý do đơn giản chỉ vì hoàng tử không bao giờ chịu nhìn xuống để biết mà né tránh, nên ông ta đã dẵm lên và lê đi bao đống phân ngựa từ nhà đến đây.
Về nguồn với sách Sáng Thế, chúng ta biết sự kiêu ngạo đã dẫn đến thảm trạng cho nhân loại qua lời cám dỗ của Ma Quỷ: “Ông bà sẻ nên như những vị thần, biết điều thiện điều ác” (ST 3: 5). Qua câu chuyện ông A Dong và bà Evà ăn trái cấm và là nguyên cớ của tội Tổ Tông Truyền. Như vậy từ thời xa xưa khi Thiên Chúa tạo dựng trời đất, sự kiêu ngạo đã phát sinh do sự cám dỗ của Ma Quỷ và từ đó reo rắc mầm mống tội lụy cho đến muôn đời mãi đến ngày nay, tội kiêu ngạo không dừng lại dù đã đeo đuổi con người bao đời. Theo sách Giáo Lý Công Giáo số 1866, kiêu ngạo được Hội Thánh xếp vào: “Các Mối Tội Đầu”, để từ đó phát sinh ra các tội lỗi khác hay các nết xấu khác như hà tiện, ghen tương, giận dữ, dâm ô, mê ăn uống, lười biếng, nguội lạnh… đến đây cha Quang mời mọi người cùng hát bài: “Hãy Nhìn Xuống Chân” của nhạc sĩ Lê Hữu Hà, cha hát trước hai đoạn với sự phụ họa đàn guilta của anh Dũng, sau đó mọi người cùng hát theo:
“Hãy nhìn xuống chân để thấy ta là cát bụi, cát bụi sẽ tan theo thời gian”
“Hãy nhìn xuống chân để thấy ta là vô nghĩa, sống rồi chết đi không nguồn cơn”
“Hãy nhìn xuống chân để thấy thương người thua mình, vẫn gượng sống vui trong niềm tin…”
“Hãy nhìn xuống chân để xót xa cho kiếp người, sống chờ chết…như mong niềm vui”.
2-Những động Thái Của Sự Kiêu Ngạo & Khiêm Nhường:
a)Nâng Mình Lên: Trong thâm tâm bản thân mỗi người chúng ta luôn có ý hướng muốn là một cái gì đó có giá trị hầu được mọi người công nhận và tôn trọng cái giá trị của mình như: Tôi muốn hoàn hảo hơn người khác, tôi làm gì cũng hay hơn, đẹp hơn, nổi bật hơn, tiên tiến hơn….Người xưa có câu: “Nhân sinh vốn bản thiện” , nên thật sự con người muốn sống hoàn hảo, sống yêu thương, thực hiện chân thiện mỹ, muốn sống theo như hình ảnh Thiên Chúa, nhưng do tội lỗi và do tính Tự kiêu nẩy sinh kéo theo sự xấu xâm nhập vào con người, khiến chiều hướng tốt ấy mà mọi người muốn cố gắng xây dựng bị thay đổi, bị lạc hướng, thay vì cố gắng trở nên hoàn hảo, có giá trị thật thì đã lái con người sang một hướng khác là muốn trở nên hay có vẻ, hay được coi như hoàn hảo, như yêu thương, như có giá trị. Điều này làm giảm bớt cho con người biết bao nỗ lực, thay vì tìm cách tạo nên giá trị thật sự trong tâm hồn, thì con người lại để mình rơi vào tình trạng có vẻ như hay được coi như, và được hiểu như …có giá trị, tuy bên trong thực sự có giá trị thực hay không?
Nhìn lại bản thân mình, chúng ta hiểu rằng ai cũng mang trong mình mầm mống của sự kiêu ngạo không ít thì nhiều, nó thường núp dưới nhiều hình thái khác nhau:
(1)-Tự Ái: Khi bị ai nói nặng hay sỉ nhục liền cảm thấy mất mặt, sinh ra tức giận và tìm cách hạ bệ hay trả đũa đối phương.
(2)-Khoe Khoang: Lợi dụng mọi cách, mọi dịp để làm cho mình nổi bật hơn người.
(3)-Ganh Đua: Khi thấy người khác hơn mình thì khó chịu, tìm cách xoi mói, ganh tỵ hay tìm cách hạ đối phương xuống và đưa mình lên. Tất cả những biểu hiện đó là xấu, đôi khi là mầm mống của sự tội, nó luôn đi nghịch lại với sự Khiêm Nhường. Đến đây cha Quang lại đưa một ví dụ về sự kiêu ngạo qua câu chuyện chiếc tàu Titanic:
Chiếc tàu Titanic là một bài học để đời, đáng ghi nhớ cho mọi người trên mặt đất và cho thời đại ngày nay. Hiện nay tại Las Vegas, Casino Bally’s Las Vegas tại số 3645 Las Vegas BLvd, hằng đêm họ diễn lại vở kịch về thảm họa chiếc tàu Titanic bị đánh chìm và những người trên tàu la ó hoảng sợ, chạy tán loạn khi chiếc tàu chìm dần vào biển khơi qua kịch bản Jubilee. Chủ nhân chiếc tàu nẩy sinh một tư tưởng kiêu ngạo vô lối, ông ta nghĩ rằng sẽ làm nên một chiếc táu không thể chìm được và ngang ngược tuyên bố: “Chúng ta có thể làm ra một con tàu không thể nào chìm được với kỹ thuật tân tiến, hiện đại. Lời đó đã súc phạm và thách thức quyền năng của Thiên Chúa, không những thế, ông ta còn ngạo mạn viết vào mạn thuyền: “No Pope, No God” ( Không Có Giáo Hoàng, Không Có Thiên Chúa), và trong chuyến hải hành đầu tiên khởi đi từ nước Anh sang Mỹ, một tai họa đã giáng xuống, chiếc tàu bị dìm xuống đại dương đem theo bao con người ngạo mạn, kiêu hãnh, giàu có xuống đáy biển, như câu chuyện xưa trong Cựu Ước, dân Israel cùng nhau xây tháp Bebel (ST 11,4). Đúng như lời thánh Phaolô Tông Đồ đã nói về tinh thần của thời đại này là kiêu căng (Rm 12,3. 1Cr 4,7).
b)Hạ Mình Xuống: Đi ngược lại với tính kiêu ngạo là lòng khiêm nhường, Chúa Giêsu đã khuyên dạy chúng ta trong Phúc Âm Thánh Mathêu: “Các con hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (MT 11, 29). Vậy khiêm nhường là gì? Hành xử thế nào mới được gọi là khiêm nhường? Phải chăng khiêm nhường là tự hạ mình xuống, phủ nhận giá trị thực tại của mình hay làm giảm thiểu giá trị đó đi? Không phải thế, sự khiêm nhương của Chúa mang một chiều kích sâu xa hơn và tốt đẹp hơn, khiêm nhường không phải là ít nghĩ về mình mà là không nghĩ về mình như Lời Chúa trong thánh sử Mac-cô: “Con Người không đến để được phục vụ, nhưng đến để phục vụ” (Mc 10,45). Nhà giảng thuyết nổi danh người Pháp là cha Lacordaine nói: “Khiêm nhường không phải là thấy mình xấu xa hơn, tầm thường hơn, nhưng là biết rõ những gì ta còn thiếu”. Từ đó khiêm nhường luôn lấy sự thật làm nền tảng cho cuộc sống. Tự gắn cho mình cái sai mà mình không có, hay tự phóng đại những lỗi lầm mà mình không phạm, hoặc từ chối không nhìn nhận những khả năng mình có rồi tự cho mình thua kém mọi người, thì đó không phải là hành vi, tư tưởng sống khiêm nhường, nhưng đó là lề lối của một quan điểm sai lầm hay một khuynh hướng bệnh hoạn, lệch lạc. Vậy muốn biểu tỏ đức tính khiêm nhường, ta chỉ cần nhìn nhận những khuyết điểm hoặc thấy mình tội lỗi, hãy cố gắng giới hạn lại, và luôn tâm niệm rằng trong mọi lãnh vực chắc chắn sẽ có nhiều người khác vượt xa hơn tôi. Ca dao tục ngữ Việt Nam thường có câu: “Ở nhà nhất mẹ nhì con, Ra đường còn lắm kẻ dòn hơn ta” Vậy khiêm nhường có một định nghĩa thật đơn giản: “Chấp nhận sự thật về mình”
Giáo Hội luôn mở đầu mùa chay thánh để nhắc nhở con cái luôn nhớ đến thân phận nhỏ bé, mỏng dòn, khiêm cung của con người và nhắc nhở con người được tạo dựng từ tro bụi sẽ trở về tro bụi, một ngày gần đây qua thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro, mọi người được sức tro trên trán để nhắc nhở con người là nhỏ bé, thân phận cát bụi của mình: “Hãy nhớ mình là tro bụi, và sẽ trở về cùng tro bụi”, câu được linh mục hay phó tế khi sức tro nhắc nhở. Tuy nhiên với cuộc sống luôn hai mặt, khiêm nhường thật sự vẫn ẩn tàng thứ khiêm nhường giả, vì thế điều cần đạt đến là sự khiêm nhường thật sự trong lòng, chứ không giả bộ bên ngoài, hay làm ra vẻ khiêm nhường khi mình có tài hoặc khả năng đặc biệt thật sự được nhiều người ngưỡng mộ, nhờ cậy thì lại giả bộ hay tự hạ bệ mình bằng cách thoái thác, từ chối để người ta phải lụy phục, nài nỉ, đó là một thủ thuật của khiêm nhường… giả! Trên đời này cũng đã có người dùng thủ thuật khiêm nhường giả để đạt đến một lợi lộc, hay một tham vọng nào đó, thì luôn luôn tỏ ra nhã nhặn, hiền lành, dễ bảo trước mặt người có quyền chức để lấy lòng, mua chuộc hoặc vì yếu thế mà phải tỏ ra lụy phục, nhưng sau lưng thì phê bình, chỉ trích, nói xấu người ta. Câu chuyện Chu Du tìm đến Thảo Lư để gặp Khổng Minh, ông nghe nói Không Minh là người có tài, cố gắng đi tìm, ông phải mất ba lần “Tam cố thảo lư” mới gặp được Khổng Minh để mời được Khổng Minh ra giúp ông, giúp nước, tuy Khổng Minh biết Chu Du đến tìm nhưng ông cố tình lánh mặt hai lần trước, lần thứ ba mới cho gặp.
Vậy người khiêm nhường đích thực thì không tự coi mình là gì cả và không cảm thấy bực bội khi bị xúc phạm, cũng không cảm thấy có gì phải tự cao hay lên mặt vênh vang khi được mọi người đề cao hay tưởng thưởng. Chỉ có nhưng người có ý hướng khiêm nhường đích thực như vậy mới cảm thấy mình hạnh phúc, thanh thản, nhẹ nhàng và luôn được Thiên Chúa và thần thánh trên trời mến yêu, mọi người cảm phục. Người khiêm nhường còn đòi hỏi phải luôn thành thật với mình, luôn nhận ra ưu cũng như khuyết điểm của mình và nhất là luôn nhận thấy sự yếu đuối của mình cần được trợ giúp của Thiên Chúa, vì Ngài đã phán: “Không có Thầy, các con không thể làm gì được”. “Khiêm nhường” , chính đây cũng là chìa khóa để mở cánh cửa vào nước Thiên Chúa.
c)Hạ Mình Xuống Để Phục Vụ: Lời Chúa: “Con Người đến không phải được phục vụ nhưng đến để phục vụ” (MC 10:45). Phục vụ là hành động của một người tôi tớ, mà người tôi tớ thì phải phục vụ cho ông chủ. Qua Lời Chúa, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã hạ mình xuống, khiêm nhường để phục vụ con người, để như tôn con người lên bậc làm chủ, làm Chúa mà Ngài lại nhận làm tôi tớ. Nhìn qua tấm gương vĩ đại của Chúa Giêsu, chính Ngài đã nêu tấm gương đích thực cho chúng ta về đức tính “Khiêm Nhường” trong tinh thần bác ái vô vị lợi. Cổ nhân có câu: “Phú quý đa nhân hội, bần cùng thân thích ly”, thói thường giầu có thì thiên hạ bu lại, bạn bè nhiều, thân thích lắm, còn nghèo khó thì mọi người xa lánh, ngay cả họ hàng thân thích cũng lìa xa. Quan niệm chung, người đời thích giao du thân mật với người giàu có để hai bên cùng có lợi và nếu có phục vụ ai đó thì cũng chỉ là phục vụ theo nguyên tắc ”Do ut des” “Cho đi để lấy lại”. Chỉ có những ai sống với tinh thần siêu nhiên, siêu thoát như con đường Chúa Giêsu đã đi qua và để lại cho thế gian, thì mới có thể có được sự phục vô vị lợi như Chúa, như các thánh với ý niệm phục vụ là “Cho đi” là “hiến thân”. Chúng ta phải tránh cái cho đi vì bổn phận, cho đi vì tư lợi, cho đi để cảm thấy mình là trên cần cho kẻ dưới hay cho đi vì không thể không làm thế!
3-Tóm Kết: Lời Chúa Giêsu, Thầy chí thánh luôn nêu gương trước lời dạy dỗ của Ngài. Bài học “Khiêm Nhường” trong bác ái của Chúa truyền đạt cho nhân loại được minh họa bằng chính cuộc sống của Ngài như chính Chúa đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ hay như lời thánh Phaolô đã nhắc đến trong thư gửi tín hữu Philipphê: “Chúa Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập Tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trội vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl2:6-9).
Triết gia nổi tiếng Socrate đã mở đầu triết lý của mình qua câu nói bất hủ: “Anh hãy tự biết mình”, thật thế, biết mình là cái khó vô cùng, vì người ta có thể biết khi khám phá ra nhiều sự mới lạ trên trời, dưới đát, hoặc biết được những cái xa xôi hàng bao ngàn năm như nghiên cứu các hành tinh trên bầu trời, hoặc những cái cực kỳ nhỏ bé, tinh vi như vi trùng qua các kinh hiển vi hay viễn vọng kinh. Tuy nhiên cái gần với ta nhất, thật gần lại không biết, đó là “Bản thân mình”. Còn triết gia Blaise Pascal thì lại khiêm tốn: “Tôi chỉ biết có một điều là tôi chẳng biết gì!”. Quả thật vậy, nếu không biết được gì khác thì làm sao biết được mình? Vì biết mình là một điều khó, vì vậy mọi sự cần phải bắt đầu bằng việc tu thân, canh tân đời sống mình . Người xưa có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Vậy để làm được những điều căn bản của sự khiêm nhường, cần phải biết nhìn xuống và nhìn vào bản thân của mình. Đối với người Kitô hữu phải biết khiêm tốn nhìn vào cuộc sống của mình qua ánh sáng của Lời Chúa soi dẫn, để nhận ra những gì tiêu cực, thiếu xót, xấu xa cần được sửa chữa, thanh lọc. Qua chuyện vui hoàng tử Mukasaki “Không bao giờ nhìn xuống” đã dẫm lên biết bao đống phân ngựa, với mỗi người chúng ta nếu không biết nhìn xuống, nhìn lại bản thân mình, kiểm điểm cuộc sống hằng ngày để luôn biết canh tân, sửa chữa những khuyết điểm, tật xấu thì cũng như hoàng tử Mukasaki, sẽ chồng chất biết bao thói hư, tật xấu, tự phụ, kiêu ngạo và ngày càng làm ta mù quang trước những lỗi lầm của mình gây nên. Thêm vào đó, đã không chịu nhìn xuống lại còn chiều theo khuynh hướng a dua với người khác, bới móc chuyện xấu của người khác và như vậy giống như người bước chân vô bùn, ngày càng lún sâu trong bùn, lún sâu trong tật xấu, thói hư mà không hay biết gì.
III-KẾT THÚC BUỔI TĨNH TÂM: Qua bài hát “Hãy nhìn xuống chân” của nhạc sĩ Lê Hữu Hà đã làm thức tỉnh tâm hồn mỗi người, nhất là anh chị em Hội Hồn Nhỏ đã chọn Thánh Quan Thầy Bổn Mạng là thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vị thánh luôn lấy chỉ nam cho cuộc sống là lòng khiêm nhường, bác ái, hy sinh noi gương Chúa Giêsu. Trước khi nhận phép ;ành kết thúc buổi Tĩnh Tâm, mọi người cùng cha Quang quì xuống đọc kinh Ăn Năn Tội để xin Chúa thứ tha những thiếu xót hoặc tội chưa: “Hãy Nhìn Xuống Chân” cho đủ. Suốt một giờ lắng nghe cha Quang thuyết trình về đề tài tuyệt vời này, mọi người đã cảm nhận được cuộc sống thật sự lợi ích cho mình và cho tha nhân cũng như giúp hướng đi tốt đẹp cho đời sống tông đồ Hồn Nhỏ là luôn phải biết Hãy nhìn xuống chân, luôn nhìn lại mình với lối sống khiêm hạ. Cám ơn cha Quang đã hy sinh bỏ thì giờ soạn một bài thuyết trình thật hay, thật có ý nghĩa với nhiều ví von nhiều Lời Chúa và nhiều câu nói thật ý nghĩa của các triết gia. Diễn giả. Buổi tĩnh tâm chấm dứt với tiệc liên hoan, cắt bánh mừng Bổn Mạng Liên Đảo Têrêsa Las Vegas trong niềm vui hân hoan, trọn vẹn cùng có nhau, cùng nhìn xuống chân để đối đãi với nhau trong tình huynh đệ con một Cha trên Trời./.
Mừng lễ Bổn Mạng 1-10- 2013
Phan Văn Sỹ
Đại hội gia đình Thánh Tâm giáo hạt Cửa Lò và Nhân Hòa lần thứ VIII
Thu Lành
19:49 03/10/2013
Đại hội gia đình Thánh Tâm giáo xứ Tân Lộc lần thứ VIII
"Về đây có tháp chuông cao
Gió bay vi vút đạt dào biển khơi"
Tân Lộc, Cửa Lò giáo phận Vinh - Hôm nay đón chào 2.567 thành viên gia đình Thánh Tâm thuộc giáo cụm 4, gồm các giáo xứ: Tân Lộc. Nhân Hòa. Bình Thuận. Mỹ Yên. Xuân Kiều. Mẫu Lâm.Trang Cảnh. Đồng Vông. Lập Thạch. Lộc Mỹ. Cửa Lò, thuộc hai giáo hạt Nhân Hòa và Cửa Lò tề tịu về đông đủ để dự đại hội thường niên của giáo cụm trong ngày 02 tháng 10.
Xem hình
Với mục đích nâng cao tinh thần đời sống tâm linh, tạo điều kiện sinh hoạt, giao lưu trong tinh thần anh em với nhau của toàn giáo cụm. Nâng cao chức năng điều hành cho Ban điều hành các cấp trong hoạt động của gia đình Thánh Tâm, học hỏi lẫn nhau trong việc tôn sùng, đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tiếp nhận sinh lực nhờ lời giáo huấn của Quý cha trong ngày hồng phúc trọng đại này, đồng thời xét soát lại hoạt động của toàn giáo cụm, các đơn vị xứ, họ, cũng như bản thân mọi người, đúc rút những ưu điểm cần phát huy, nhận ra những yếu điểm, khắc phục kịp thời, để vươn lên sống xứng đáng là người Kitô hữu, là thành viên gia đình Thánh Tâm như Chúa Giêsu đang mong chờ mời gọi. Đây là dịp để nhận thức hiểu biết thêm về sinh hoạt, hoạt động của đại gia đình gia đình Thánh Tâm trong nước và quốc tế.
Như lời mở đầu của cuốn kinh nguyện gia đình Thánh Tâm Chúa Giêsu
của Đức Hồng Y Albert DecourtiTổng Giám mục Lion. Xin trích:
“ Đối với người Kitô, không có dấu chỉ nào về hồng ân Thiên Chúa hùng hồn cho bằng quả tim Chúa Kitô bị đâm thâu, từ đó vọt ra Nước và Máu.
Máu gợi nhớ chúng ta đã được yêu thương đến mức nào, và với giá nào. “ Ngài đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, và đã yêu thương họ đến cùng: Thánh Gioan nói như thế, Ngài còn nêu bật bí tích của các bí tích nhờ đó mà sự sống vĩnh cửu đã được bồi bổ trong chúng ta: “ Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ được sống
Nước là biểu tượng của Thần Khí, là hồng ân tuyệt hảo gồm tóm mọi hồng ân của Thiên Chúa, chính trong Thần Khí mà các nghĩa tử Thiên Chúa được tái sinh. Chính trong Thần Khí mà Giáo Hội sống cho đến thành Thánh Giêsusalem Thiên Quốc. Vì thế các gia đình thiêng liêng được hiệp nhất bởi niềm Tin vào mầu nhiệm Chúa Kitô; thì quý hóa đến với Giáo Hội biết bao, bởi vì họ quy hướng về nguồn mạch mọi ân sủng.
Như Đức Maria cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá, Đấng mà Chúa Giêsu đã ngỏ lời khi chỉ tới người môn đệ Ngài yêu “ Đây là con Mẹ. Ước gì gia đình này ngày càng trung thành với ân sủng, mà họ đã lãnh nhận".
Ngày làm việc được Ban tổ chức bắt đầu bằng công bố chương trình để toàn thể thành viên nắm được. Cả buổi sáng cha dòng Đa Minh đặc trách sinh viên giáo phận Vinh Phanxicô Nguyễn Minh Đức chia sẻ qua đề tài: “ Hãy tự vấn và nhìn lại bản thân những gì đã làm được, nhất là những thiếu sót của mình, qua đó khiêm tốn nhìn nhận những yếu đuối và xin Chúa cùng nâng đỡ, đồng hành trong mỗi hoàn cảnh của cưộc sống, để dung mão của Chúa được biểu lộ trong mỗi người, nhờ đó giúp cho mỗi thành viên ý thức xây dựng cộng đoàn, hội đoàn, ngày càng phát triển theo tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu".
Kết thúc buổi sáng bằng một giờ chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể trang nghiêm, sốt sắng và lắng đọng trong tình yêu Thánh Tâm Chúa.
Buổi chiều giờ chia sẻ và điều hành của hai cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính Đặc trách gia đình Thánh Tâm và cha Phêrô Nguyễn Xuân Đình, trợ tá đặc trách gia đình Thánh Tâm giáo phận. Trước thánh lễ là nghi thức gia nhập gia đình Thánh Tâm giáo xứ Lập Thạch. Gần 200 thành viên đã đặt tay lên sách Kinh Thánh để tuyên hứa. Từ hôm nay giáo cụm 4 được nhân lên tất cả gồm 11 giáo xứ trong hai giáo hạt liên lỉ luân phiên nhau đọc kinh cầu nguyện với thánh Tâm Chúa Giêsu không ngừng nghỉ.
Thánh lễ được quý cha đồng tế hiệp dâng tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho gia đình Thánh Tâm giáo cụm 4 và toàn thể anh chị em trong gia đình Thánh Tâm giáo phận. Lời nguyện chung của đại diện cộng đoàn, ngoài những ý tạ ơn và cầu xin Thiên Chúa, toàn thể cộng đoàn phụng vụ đã hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Mỹ Yên, đặc biệt là cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân và cầu cho chính quyền sớm nhận ra công lý và sự thật, tôn trọng nhân quyền để đem lại hạnh phúc cho người dân.
Lời cám ơn của Ông trưởng gia đình Thánh Tâm gói trọn tất cả tâm tình tạ ơn: Tạ ơn Chúa, cám ơn quý cha, quý cộng đoàn và tất cả mọi người đã cầu nguyện, chung tay, chung lòng để có một ngày đại hội bình an và thu được nhiều hồng ân của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu là ngôi nhà ngập tràn hạnh phúc để hết thảy mỗi người lui đến kín múc ân sủng tình yêu.
Thu Lành xứ Tân Lộc
"Về đây có tháp chuông cao
Gió bay vi vút đạt dào biển khơi"
Tân Lộc, Cửa Lò giáo phận Vinh - Hôm nay đón chào 2.567 thành viên gia đình Thánh Tâm thuộc giáo cụm 4, gồm các giáo xứ: Tân Lộc. Nhân Hòa. Bình Thuận. Mỹ Yên. Xuân Kiều. Mẫu Lâm.Trang Cảnh. Đồng Vông. Lập Thạch. Lộc Mỹ. Cửa Lò, thuộc hai giáo hạt Nhân Hòa và Cửa Lò tề tịu về đông đủ để dự đại hội thường niên của giáo cụm trong ngày 02 tháng 10.
Xem hình
Với mục đích nâng cao tinh thần đời sống tâm linh, tạo điều kiện sinh hoạt, giao lưu trong tinh thần anh em với nhau của toàn giáo cụm. Nâng cao chức năng điều hành cho Ban điều hành các cấp trong hoạt động của gia đình Thánh Tâm, học hỏi lẫn nhau trong việc tôn sùng, đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tiếp nhận sinh lực nhờ lời giáo huấn của Quý cha trong ngày hồng phúc trọng đại này, đồng thời xét soát lại hoạt động của toàn giáo cụm, các đơn vị xứ, họ, cũng như bản thân mọi người, đúc rút những ưu điểm cần phát huy, nhận ra những yếu điểm, khắc phục kịp thời, để vươn lên sống xứng đáng là người Kitô hữu, là thành viên gia đình Thánh Tâm như Chúa Giêsu đang mong chờ mời gọi. Đây là dịp để nhận thức hiểu biết thêm về sinh hoạt, hoạt động của đại gia đình gia đình Thánh Tâm trong nước và quốc tế.
Như lời mở đầu của cuốn kinh nguyện gia đình Thánh Tâm Chúa Giêsu
của Đức Hồng Y Albert DecourtiTổng Giám mục Lion. Xin trích:
“ Đối với người Kitô, không có dấu chỉ nào về hồng ân Thiên Chúa hùng hồn cho bằng quả tim Chúa Kitô bị đâm thâu, từ đó vọt ra Nước và Máu.
Máu gợi nhớ chúng ta đã được yêu thương đến mức nào, và với giá nào. “ Ngài đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, và đã yêu thương họ đến cùng: Thánh Gioan nói như thế, Ngài còn nêu bật bí tích của các bí tích nhờ đó mà sự sống vĩnh cửu đã được bồi bổ trong chúng ta: “ Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ được sống
Nước là biểu tượng của Thần Khí, là hồng ân tuyệt hảo gồm tóm mọi hồng ân của Thiên Chúa, chính trong Thần Khí mà các nghĩa tử Thiên Chúa được tái sinh. Chính trong Thần Khí mà Giáo Hội sống cho đến thành Thánh Giêsusalem Thiên Quốc. Vì thế các gia đình thiêng liêng được hiệp nhất bởi niềm Tin vào mầu nhiệm Chúa Kitô; thì quý hóa đến với Giáo Hội biết bao, bởi vì họ quy hướng về nguồn mạch mọi ân sủng.
Như Đức Maria cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá, Đấng mà Chúa Giêsu đã ngỏ lời khi chỉ tới người môn đệ Ngài yêu “ Đây là con Mẹ. Ước gì gia đình này ngày càng trung thành với ân sủng, mà họ đã lãnh nhận".
Ngày làm việc được Ban tổ chức bắt đầu bằng công bố chương trình để toàn thể thành viên nắm được. Cả buổi sáng cha dòng Đa Minh đặc trách sinh viên giáo phận Vinh Phanxicô Nguyễn Minh Đức chia sẻ qua đề tài: “ Hãy tự vấn và nhìn lại bản thân những gì đã làm được, nhất là những thiếu sót của mình, qua đó khiêm tốn nhìn nhận những yếu đuối và xin Chúa cùng nâng đỡ, đồng hành trong mỗi hoàn cảnh của cưộc sống, để dung mão của Chúa được biểu lộ trong mỗi người, nhờ đó giúp cho mỗi thành viên ý thức xây dựng cộng đoàn, hội đoàn, ngày càng phát triển theo tình yêu Thánh Tâm Chúa Giêsu".
Kết thúc buổi sáng bằng một giờ chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể trang nghiêm, sốt sắng và lắng đọng trong tình yêu Thánh Tâm Chúa.
Buổi chiều giờ chia sẻ và điều hành của hai cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính Đặc trách gia đình Thánh Tâm và cha Phêrô Nguyễn Xuân Đình, trợ tá đặc trách gia đình Thánh Tâm giáo phận. Trước thánh lễ là nghi thức gia nhập gia đình Thánh Tâm giáo xứ Lập Thạch. Gần 200 thành viên đã đặt tay lên sách Kinh Thánh để tuyên hứa. Từ hôm nay giáo cụm 4 được nhân lên tất cả gồm 11 giáo xứ trong hai giáo hạt liên lỉ luân phiên nhau đọc kinh cầu nguyện với thánh Tâm Chúa Giêsu không ngừng nghỉ.
Thánh lễ được quý cha đồng tế hiệp dâng tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho gia đình Thánh Tâm giáo cụm 4 và toàn thể anh chị em trong gia đình Thánh Tâm giáo phận. Lời nguyện chung của đại diện cộng đoàn, ngoài những ý tạ ơn và cầu xin Thiên Chúa, toàn thể cộng đoàn phụng vụ đã hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Mỹ Yên, đặc biệt là cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân và cầu cho chính quyền sớm nhận ra công lý và sự thật, tôn trọng nhân quyền để đem lại hạnh phúc cho người dân.
Lời cám ơn của Ông trưởng gia đình Thánh Tâm gói trọn tất cả tâm tình tạ ơn: Tạ ơn Chúa, cám ơn quý cha, quý cộng đoàn và tất cả mọi người đã cầu nguyện, chung tay, chung lòng để có một ngày đại hội bình an và thu được nhiều hồng ân của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Nguyện xin Thánh Tâm Chúa Giêsu là ngôi nhà ngập tràn hạnh phúc để hết thảy mỗi người lui đến kín múc ân sủng tình yêu.
Thu Lành xứ Tân Lộc
Anh chị em tân tòng tại GX Các Thánh Tử Đạo VN Seattle họp mặt dâng lễ tạ ơn.
Nguyễn An Quý.
13:04 03/10/2013
Anh chị em tân tòng tại GX Các Thánh Tử Đạo VN Seattle họp mặt dâng lễ tạ ơn.
SEATTLE. Hiệp thông với Giáo Hội trong Năm Đức Tin, linh mục chánh xứ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle có sáng kiến mời gọi các anh chị em Tân Tòng, gồm tất cả những người đã tìm gặp Chúa qua việc đón nhận bí tích Rữa Tội trong vòng 30 năm qua, hiện cư ngụ tại Seattle và các vùng phụ cận đến tham dự Thánh lễ tạ ơn và họp mặt thân hữu giữa những người anh em, người trước kẻ sau đã gia nhập gia đình Giáo Hội. Cuộc họp mặt cũng là dịp để chia sẻ cho nhau những tâm tình của những con người đã tìm gặp Chúa. Thánh Lễ đặc biệt dành cho các anh chị tân tòng được cử hành đồng tế trọng thể vào lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 29 tháng 9 năm 2013.
Xem hình
Tôi có mặt lúc 4 giờ 30, bước vào nhà thờ, thấy các anh chị trong ban giảng viên lớp giáo lý dự tòng của giáo xứ đang làm nhiệm vụ tiếp tân chào đón các anh chị tân tòng và gia đình. Tất cả đều niềm nở, thân thiện khi chào mời các anh chị tân tòng ghi tên vào sổ lưu niệm tân tòng của giáo xứ. Một bàn tiếp tân được đặt ngay trước cửa ra vào, các anh chị giảng viên giáo lý ân cần mời gọi và vui vẻ hướng dẫn các tân tòng đến dâng lễ ghi tên vào sổ để lưu niệm. Nhìn danh sách, có người mới hai năm, ba năm, năm mười năm lại có người đã 20, 26, 27 năm. Đối với những anh chị em này có lẻ không còn gọi là tân tòng nữa mà là cựu tòng, Tôi dùng hai tiếng cựu tòng để nói đùa với một anh đã chịu phép Rữa Tội cách đây 27 năm, tôi nói vơí anh ta: ồ 27 năm theo Chúa rồi, đâu còn là tân tòng nữa mà là cựu tòng phải không? Anh ta cười nói với giọng tiếng Việt lơ lớ. Thật ra, anh ta cũng là một khuôn mặt khá quen thuộc, luôn tham gia trong nhiều công tác của giáo xứ khá tích cực.
Đúng 5 giờ chiều, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với các linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Chủ tế thánh lễ là linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành cùng đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ cha chủ tế nói: Thân chào tất cả các anh chị tân tòng, đây là lần đầu tiên giáo xứ mời gọị các anh chị là những người đã gia nhập gia đình Giáo Hội và giáo xứ trong vòng 30 năm qua, người trước kẻ sau. Hôm nay, chúng ta cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn và cùng nhau cám tạ Chúa đã qui tụ chúng ta lại làm thành một gia đình, có chung một niềm tin, đó là gia đình con cái của Chúa. Xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng các anh chị tân tòng hiện diện và cùng chào đón nhau trong niềm tin yêu của Đức Kitô.”( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu..)
Phần phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ đều do các anh chị tân tòng phụ trách. Tất cả đều thông thạo và vững vàng khi làm nhiệm vụ của một thừa tác viên Lời Chúa trong thánh lễ.
Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca kể lại câu chuyện Chúa nói với các nhà biệt phái về dụ ngôn: có một nhà phú hộ, luôn mặc toàn gấm vóc lụa là, suốt ngày tổ chức yến tiệc linh đình trong lúc trước cổng nhà ông ta lại có một người hành khất tên là Ladarô đầy ghẻ chốc và nằm chờ những miếng bánh vụn để ăn cho đỡ đói, nhưng chẳng có. Thế rồi cả hai cùng chết, Ladarô thì được Thiên Thần đem lên nơi lòng tổ phụ Abraham, còn người phú hộ cũng chết và được đem chôn. Từ nơi lửa hoả ngục người phú hộ ngước mắt lên trông thấy Ladarô được ở trong lòng ông Abrahma và ông ta nài xin tổ phụ Abraham cho Ladarô nhúng ngón tay vào nước và nhỏ vào lưỡi của ông cho mát. Ông Abraham đã cho người phú hộ biết: không được đâu vì giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có một sẵn một vực thẳm khiến những kẻ muốn từ đây qua đó không thể qua được cũng như không thể từ bên đó qua đây đưọc…”Trong thánh lễ, thầy phó tế chia sẻ Lời Chúa và thầy phó tế nhấn mạnh: Người phú hộ giàu có, không phải là cái tội, nhưng dụ ngôn Chúa muốn nhắn nhũ chúng ta về sự hững hờ, sự vô cảm, không biết thương người nghèo khó Ladarô mà hằng ngày người phú hộ thấy nằm ngay trước cổng nhà mình. Đó mới là cái tội của nhà phú hộ. Không biết thương người, thiếu đức ái, sống ích kỷ cho cá nhân mình mới là cái tội. Xin cho chúng ta cảm nghiệm được điều đó để biết sống bác ái hơn, yêu thương nhau, và yêu thương giáo xứ của mình cũng là điều cần thiết trong gia đoạn giáo xứ đang xây dựng…”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Nguyễn Kiên chủ tịch HĐMV giáo xứ có lời chúc mừng toàn thể anh chị em tân tòng với tâm tình tha thiết mời gọi các tân tòng luôn đến với giáo xứ trong mọi sinh hoạt để cùng chia sẻ tình gia đình giáo xứ trong nhiệm tích của Đức Kitô. Cha chánh xứ cũng ngõ lời cám ơn sự hiện diện của các anh chị tân tòng vá gia đình, ngài nói: xin chào mừng tất cả các anh chị tân tòng, có anh chị nào 30 năm ở đây không? Từ phía giáo dân có nhiều vị đứng lên, người nói 27 năm, 25 năm, 20 năm, rồi có chị mới hai năm, ngài nói tiếp, xin chào mừng tất cả. Đây là lần đầu tiên, giáo xứ qui tụ các anh chị, người trước kẻ sau là những người con Chúa. Quý anh chị được sinh ra, trong cái bào thai từ giếng nước Rữa Tội để được tái sinh trong đaị gia đình Giáo Hội. Xin tất cả các anh chị đứng lên để đón nhận phép lành đặc biệt, xin mời cha chủ tế cùng chúc lành cho các anh chị. Sau khi các anh chị anh tân tòng nhận lãnh phép lành đặc biệt, bài hát Happy Birthday được cất lên từ ca đoàn.
Sau thánh lễ là buổi tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ. Buổi tiệc khá đông đảo gồm các anh chị tân tòng và gia đình tham dự. Đây là lần đầu tiên có buổi họp mặt Tân Tòng trong giáo xứ. Tất cả gặp nhau trong tinh thần cởi mở. Thầy sáu Mậu nhận lảnh vai MC điều hợp chương trình. Cha chánh xứ ngỏ lời: nhân cơ hội này chúng ta nên quyết tâm duy trì buổi hội ngội hằng năm để nối kết tình thân thương giữa những anh chị em tân tòng lại với nhau”Tất cả đều hưởng ứng và đã nhận Than1h Phaolô trở lại làm Quan Thầy với tên xưng GIA ĐÌNH PHAOLÔ. Một Ban Chấp Hành được thành hình ngay để đảm nhận công tác điều hành Hội GIA ĐINH PHAOLÔ. Tiệc mừng chấm dứt lúc 8 giờ 45 phút, mọi gngươì chia tay ra về vơí niềm hy vọng ngày Hội Ngộ Tân Tòng sang năm sẽ phong phú hơn.
Nguyễn An Quý
SEATTLE. Hiệp thông với Giáo Hội trong Năm Đức Tin, linh mục chánh xứ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle có sáng kiến mời gọi các anh chị em Tân Tòng, gồm tất cả những người đã tìm gặp Chúa qua việc đón nhận bí tích Rữa Tội trong vòng 30 năm qua, hiện cư ngụ tại Seattle và các vùng phụ cận đến tham dự Thánh lễ tạ ơn và họp mặt thân hữu giữa những người anh em, người trước kẻ sau đã gia nhập gia đình Giáo Hội. Cuộc họp mặt cũng là dịp để chia sẻ cho nhau những tâm tình của những con người đã tìm gặp Chúa. Thánh Lễ đặc biệt dành cho các anh chị tân tòng được cử hành đồng tế trọng thể vào lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 29 tháng 9 năm 2013.
Xem hình
Tôi có mặt lúc 4 giờ 30, bước vào nhà thờ, thấy các anh chị trong ban giảng viên lớp giáo lý dự tòng của giáo xứ đang làm nhiệm vụ tiếp tân chào đón các anh chị tân tòng và gia đình. Tất cả đều niềm nở, thân thiện khi chào mời các anh chị tân tòng ghi tên vào sổ lưu niệm tân tòng của giáo xứ. Một bàn tiếp tân được đặt ngay trước cửa ra vào, các anh chị giảng viên giáo lý ân cần mời gọi và vui vẻ hướng dẫn các tân tòng đến dâng lễ ghi tên vào sổ để lưu niệm. Nhìn danh sách, có người mới hai năm, ba năm, năm mười năm lại có người đã 20, 26, 27 năm. Đối với những anh chị em này có lẻ không còn gọi là tân tòng nữa mà là cựu tòng, Tôi dùng hai tiếng cựu tòng để nói đùa với một anh đã chịu phép Rữa Tội cách đây 27 năm, tôi nói vơí anh ta: ồ 27 năm theo Chúa rồi, đâu còn là tân tòng nữa mà là cựu tòng phải không? Anh ta cười nói với giọng tiếng Việt lơ lớ. Thật ra, anh ta cũng là một khuôn mặt khá quen thuộc, luôn tham gia trong nhiều công tác của giáo xứ khá tích cực.
Đúng 5 giờ chiều, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với các linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Chủ tế thánh lễ là linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành cùng đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ cha chủ tế nói: Thân chào tất cả các anh chị tân tòng, đây là lần đầu tiên giáo xứ mời gọị các anh chị là những người đã gia nhập gia đình Giáo Hội và giáo xứ trong vòng 30 năm qua, người trước kẻ sau. Hôm nay, chúng ta cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn và cùng nhau cám tạ Chúa đã qui tụ chúng ta lại làm thành một gia đình, có chung một niềm tin, đó là gia đình con cái của Chúa. Xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng các anh chị tân tòng hiện diện và cùng chào đón nhau trong niềm tin yêu của Đức Kitô.”( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu..)
Phần phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ đều do các anh chị tân tòng phụ trách. Tất cả đều thông thạo và vững vàng khi làm nhiệm vụ của một thừa tác viên Lời Chúa trong thánh lễ.
Bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Luca kể lại câu chuyện Chúa nói với các nhà biệt phái về dụ ngôn: có một nhà phú hộ, luôn mặc toàn gấm vóc lụa là, suốt ngày tổ chức yến tiệc linh đình trong lúc trước cổng nhà ông ta lại có một người hành khất tên là Ladarô đầy ghẻ chốc và nằm chờ những miếng bánh vụn để ăn cho đỡ đói, nhưng chẳng có. Thế rồi cả hai cùng chết, Ladarô thì được Thiên Thần đem lên nơi lòng tổ phụ Abraham, còn người phú hộ cũng chết và được đem chôn. Từ nơi lửa hoả ngục người phú hộ ngước mắt lên trông thấy Ladarô được ở trong lòng ông Abrahma và ông ta nài xin tổ phụ Abraham cho Ladarô nhúng ngón tay vào nước và nhỏ vào lưỡi của ông cho mát. Ông Abraham đã cho người phú hộ biết: không được đâu vì giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có một sẵn một vực thẳm khiến những kẻ muốn từ đây qua đó không thể qua được cũng như không thể từ bên đó qua đây đưọc…”Trong thánh lễ, thầy phó tế chia sẻ Lời Chúa và thầy phó tế nhấn mạnh: Người phú hộ giàu có, không phải là cái tội, nhưng dụ ngôn Chúa muốn nhắn nhũ chúng ta về sự hững hờ, sự vô cảm, không biết thương người nghèo khó Ladarô mà hằng ngày người phú hộ thấy nằm ngay trước cổng nhà mình. Đó mới là cái tội của nhà phú hộ. Không biết thương người, thiếu đức ái, sống ích kỷ cho cá nhân mình mới là cái tội. Xin cho chúng ta cảm nghiệm được điều đó để biết sống bác ái hơn, yêu thương nhau, và yêu thương giáo xứ của mình cũng là điều cần thiết trong gia đoạn giáo xứ đang xây dựng…”.
Trước khi kết thúc thánh lễ, ông Nguyễn Kiên chủ tịch HĐMV giáo xứ có lời chúc mừng toàn thể anh chị em tân tòng với tâm tình tha thiết mời gọi các tân tòng luôn đến với giáo xứ trong mọi sinh hoạt để cùng chia sẻ tình gia đình giáo xứ trong nhiệm tích của Đức Kitô. Cha chánh xứ cũng ngõ lời cám ơn sự hiện diện của các anh chị tân tòng vá gia đình, ngài nói: xin chào mừng tất cả các anh chị tân tòng, có anh chị nào 30 năm ở đây không? Từ phía giáo dân có nhiều vị đứng lên, người nói 27 năm, 25 năm, 20 năm, rồi có chị mới hai năm, ngài nói tiếp, xin chào mừng tất cả. Đây là lần đầu tiên, giáo xứ qui tụ các anh chị, người trước kẻ sau là những người con Chúa. Quý anh chị được sinh ra, trong cái bào thai từ giếng nước Rữa Tội để được tái sinh trong đaị gia đình Giáo Hội. Xin tất cả các anh chị đứng lên để đón nhận phép lành đặc biệt, xin mời cha chủ tế cùng chúc lành cho các anh chị. Sau khi các anh chị anh tân tòng nhận lãnh phép lành đặc biệt, bài hát Happy Birthday được cất lên từ ca đoàn.
Sau thánh lễ là buổi tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ. Buổi tiệc khá đông đảo gồm các anh chị tân tòng và gia đình tham dự. Đây là lần đầu tiên có buổi họp mặt Tân Tòng trong giáo xứ. Tất cả gặp nhau trong tinh thần cởi mở. Thầy sáu Mậu nhận lảnh vai MC điều hợp chương trình. Cha chánh xứ ngỏ lời: nhân cơ hội này chúng ta nên quyết tâm duy trì buổi hội ngội hằng năm để nối kết tình thân thương giữa những anh chị em tân tòng lại với nhau”Tất cả đều hưởng ứng và đã nhận Than1h Phaolô trở lại làm Quan Thầy với tên xưng GIA ĐÌNH PHAOLÔ. Một Ban Chấp Hành được thành hình ngay để đảm nhận công tác điều hành Hội GIA ĐINH PHAOLÔ. Tiệc mừng chấm dứt lúc 8 giờ 45 phút, mọi gngươì chia tay ra về vơí niềm hy vọng ngày Hội Ngộ Tân Tòng sang năm sẽ phong phú hơn.
Nguyễn An Quý
Văn Hóa
Nhà Nguyện Lạnh Lẽo
Bùi Hữu Thư
07:21 03/10/2013
Tôi rất thích ở trong nhà nguyện,
Nhà nguyện nhỏ hay thánh đường to.
Tôi rất thích ngồi yên suy niệm,
Im lặng dâng Ngài mọi nỗi lo.
Tôi tưởng như nghe âm thanh trầm bổng,
Phát ra tự đáy của tâm hồn.
Một điệu nhạc nhẹ nhàng lan rộng,
Du dương và êm ái lạ lùng.
Tôi thấy Thập Giá Ngài trong bóng tối,
Và cảm thông nỗi đau đớn tủi sầu.
Chúa gánh chịu vì loài người tội lỗi.
Tượng Chúa buồn, mắt Chúa thâm sâu.
Ánh sáng cây đèn cầy mát lạnh,
Lung linh như ru ngủ hồn tôi.
Lạnh lẽo thay nguyện đường hiu quạnh,
Tôi muốn ngủ với nụ cười trên môi.
Hơi thở băng giá toả ra từ lồng ngực,
Và nụ cười của tôi chợt héo mòn.
Nhà tạm với ánh đèn hồng đỏ rực,
"Ta là Bánh Hằng Sống" cho con.
Tôi tin vậy và tôi hằng tin vậy,
Rằng Ngài ở đó và tôi ở đây.
Bên ngoài là im lắng bủa vây,
Trong tim tôi, bình an tràn đầy.
Hãy Về Bên Mẹ
Phạm Đức Huyến
15:12 03/10/2013
Nhân dịp "Tháng Mân Côi" kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm "Hãy Về Bên Mẹ" của NS Phạm Đức Huyến, Video do Bùi Hữu Thư thực Hiện
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mắc Cở
Tấn Đạt
21:17 03/10/2013
Ảnh của Tấn Đạt
Trong chốn nhân gian lắm loại hoa
Mỗi loài một vẻ ngát hương xa
Đâu màu nào giống nhau anh hỡi
Nét đẹp kiêu sa lẫn mặn mà
Em , cành mắc cở chỉ lặng thinh
Khép nép ven đê trốn ẩn mình
Thỉnh thoảng vắng ngừơi vội ra đón
Chút hạt sương mù nắng thủy tinh
(Trích thơ của Khánh Quỳnh)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 27/09 - 03/10/2013 - Hội Đồng Hồng Y Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:08 03/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng thứ Hai 30 tháng 9, 2013, trong Công Nghị Hồng Y đầu tiên do ngài triệu tập, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố rằng ngài sẽ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII.
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang nhìn thấy đây là những hình ảnh lịch sử khi Đức Thánh Cha Phanxicô đọc sắc chỉ của ngài bằng tiếng La Tinh, ấn định rằng lễ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài sẽ diễn ra vào ngày 27 Tháng 4 năm 2014.
Đức Thánh Cha đọc tuyên bố sau bằng tiếng La Tinh trước sự hiện diện đông đảo của các vị Hồng Y.
"Các chư huynh đệ thân mến, với niềm vui và hạnh phúc, và sau khi xem xét việc toàn Giáo Hội tôn kính hai Chân Phước Đức Gioan Phaolô II và Gioan XXIII, theo thẩm quyền được ủy thác từ Thiên Chúa toàn năng và từ các Thánh Phêrô và Phaolô, tôi quyết định rằng Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, vào ngày 27 tháng 4 tới, sẽ được kết hợp trong gia đình các thánh."
Việc chọn ngày này đầy ý nghĩa. Thật vậy, ngày được chọn trùng với ngày Lễ Lòng Thương Xót Chúa, trong đó có một liên kết mạnh mẽ với Đức Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng Ba Lan đã đưa ngày lễ này vào lịch Phụng Vụ Giáo Hội Công Giáo vào năm 2000 và ngài đã qua đời lúc 21:37 ngày 2 tháng Tư năm 2005, vào đúng ngày Giáo Hội trên toàn cầu đang cử hành ngày lễ này. Đức Gioan Phaolô II đã dành hẳn tông thư "Dives in Misericordia" để nói về Lòng Thương Xót Chúa vào năm 1980.
Lúc đầu, đã có nhiều nguồn tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong thánh cho hai vị tiền nhiệm của ngài vào ngày 08 tháng 12. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lo ngại rằng các tín hữu Ba Lan sẽ rất vất vả trong Mùa Đông rét mướt để đến Vatican dự lễ.
Trên chuyến bay từ Rio De Janeiro trở về Rôma sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngài nói với các nhà báo rất có thể ngày phong thánh cho hai vị sẽ là vào Chúa Nhật 27 tháng 4 năm 2014, là lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Thật ra, cũng cần thời gian để Tòa Thánh làm việc với chính quyền địa phương, để họ có kế hoạch phù hợp cho hàng triệu người được dự kiến sẽ đến Rôma vào dịp này.
Trong trường hợp của Đức Gioan XXIII, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nới lỏng yêu cầu phải có một phép lạ thứ hai, có nghĩa là ngài sẽ được tuyên bố là một vị thánh, mặc dù chỉ mới có một phép lạ chính thức được Tòa Thánh xác nhận là do sự cầu bầu của ngài.
Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, phép lạ một nữ tu người Pháp được chữa lành khỏi bệnh Parkinson đã mở đường cho án phong chân phước cho Ngài vào ngày 01 Tháng Năm 2011. Đúng vào ngày đó, một phụ nữ Costa Rica bị đứt động mạch não, đã cầu khẩn với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đã được chữa khỏi. Tòa Thánh đã xác nhận đây là phép lạ và điều này đã dẫn đến án phong thánh cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan.
2. Họp báo trình bày về buổi họp đầu tiên của Ủy Ban Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội.
Trong buổi họp báo sáng thứ 30 tháng 9, Cha Federico Lombardi, Giám Đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức thiết định nhóm tám Hồng Y mà ngài đã bổ nhiệm để giúp ngài cải tổ Giáo Triều Rôma và quản trị Giáo Hội.
Nhóm các vị Hồng Y, thường được báo chí gọi là G8, sẽ chính thức được gọi là “Hội đồng Hồng Y”.
Chỉ vài giờ trước khi mười thành viên chính thức bắt đầu cuộc họp vào sáng thứ Ba 1 tháng 10, Tòa Thánh đã cho biết thêm thông tin về cấu trúc và cách thức làm việc của nhóm. Hội đồng Hồng Y sẽ là một cấu trúc cố định, nhưng Đức Giáo Hoàng có thể thay đổi nhân sự trong cấu trúc đó.
Cha Federico Lombardi nói:
"Các cuộc họp tư vấn với Hội đồng Hồng Y có thể được thực hiện với cả nhóm hoặc với từng cá nhân. Vì vậy, không nhất thiết phải luôn luôn gặp gỡ toàn nhóm. Cấu trúc này cũng phụ thuộc theo các chủ đề được đưa ra thảo luận. Các chủ đề này sẽ được định nghĩa như là: Chủ đề có thể cần phải được chú ý"
Nhóm tám vị Hồng Y đã đến nhà trọ Casa Santa Marta một ngày trước, tức là hôm Chúa Nhật 29 tháng 9 và đã gặp nhau hai lần để trao đổi những suy nghĩ của các vị. Các cuộc thảo luận chính thức bắt đầu vào buổi sáng thứ Ba lúc 9h30, bên trong thư viện phòng Đức Giáo Hoàng.
Các cuộc họp được tổ chức bằng tiếng Ý, sẽ kéo dài cho đến Thứ Năm, với hai phiên họp, một buổi sáng và một buổi chiều.
Theo dự trù vào ngày 04 Tháng 10, các vị Hồng Y sẽ cùng đi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm linh địa Assisi.
Vì đây là cuộc họp đầu tiên của các vị nên có thể là sẽ không có một quyết định cụ thể nào được đưa ra.
Cha Federico Lombardi cho biết thêm:
"Đức Giáo Hoàng có thể sẽ đưa ra một lời giới thiệu ngắn gọn, và sau đó ngài sẽ lắng nghe các Hồng Y trình bày. Đức Giáo Hoàng chủ yếu sẽ ở đó để lắng nghe những ý kiến cố vấn của các vị Hồng Y. Có nhiều điều sẽ được các Hồng Y trình bày, vì phạm vi các đề tài được thảo luận sẽ rất rộng."
Chỉ có mười vị được phép vào bên trong các cuộc họp là tám Hồng Y, cộng với Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Tổng Giám Mục của Albano, người sẽ đóng vai trò là thư ký .
Tám vị Hồng Y là: Đức Hồng Y Sean O'Malley, Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Đức Hồng Y Francisco Errazuriz Ossa, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Đức Hồng Y Oswald Gracias và Đức Hồng Y George Pell.
3. Đức Giáo Hoàng dâng thánh lễ với Hội đồng Hồng Y: Điều quan trọng là tinh thần khiêm tốn và phục vụ
Sáng thứ Ba, 01 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ với Hội đồng Hồng Y chỉ là một vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của ngài với các vị Hồng Y.
Đức Thánh Cha đã cầu nguyện để cuộc họp mang lại nhiều hoa trái cho một Giáo Hội khiêm tốn, tin tưởng và kiên nhẫn hơn.
Đức Thánh Cha nói:
"Khi mọi người nhìn thấy chứng tá này của sự khiêm tốn, hiền lành, và dịu dàng, họ cảm thấy sự cần thiết phải làm như tiên tri Zachariah đã mô tả: Chúng tôi muốn đến với các bạn."
Đức Giáo Hoàng cũng lưu ý rằng ngày 01 tháng 10 đánh dấu ngày lễ Thánh Têrêsa thành Lisieux. Ngài mô tả cuộc sống của vị nữ tu này đầy những sự khiêm tốn, mà chắc chắn sẽ thu hút những người khác noi theo tấm gương của thánh nữ.
4. Đức Thánh Cha chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội Đồng Hồng Y
Sau thánh lễ sáng thứ Ba, Đức Giáo Hoàng đã chủ tọa cuộc họp đầu tiên với hội đồng tám Hồng Y, là những vị sẽ cố vấn cho ngài trong việc cải tổ Giáo Triều Rôma và quản trị Giáo Hội.
Buổi làm việc với Hội đồng Hồng Y đã được tổ chức tại thư viện của Đức Giáo Hoàng tại nhà nguyện Casa Santa Marta. Trước khi bắt đầu, các vị Hồng Y đã chụp một bức ảnh lưu niệm với Đức Giáo Hoàng trước khi bắt đầu cuộc họp với một lời cầu nguyện. Vòng gặp gỡ đầu tiên của Hội đồng Hồng Y với Đức Giáo Hoàng sẽ được tổ chức từ 1 tháng Mười đến 3 Tháng Mười.
Hội đồng Hồng Y đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô hình thành hôm 13 tháng 4, một tháng sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng.
5. Đức Hồng Y George Pell của Úc: Giáo triều phải khởi động mạnh mẽ lên
Trước khi bắt đầu các cuộc họp kín bầu Giáo Hoàng vào đầu năm nay, hôm 6 tháng Ba khi được hỏi vị tân Giáo Hoàng sẽ đến từ lục địa nào trên thế giới Đức Hồng Y George Pell Úc đoán rằng có nhiều khả năng là từ châu Âu. Nhưng sau đó ngài nói thêm:
"Cùng lắm là 50 hay 100 năm tới, chúng ta chắc chắn sẽ có một vị Giáo Hoàng Nam Mỹ, có khi còn có nhiều vị Giáo Hoàng đến từ miền này nữa."
Đức Hồng Y đã không phải chờ đợi nhiều năm, ngài đã thấy ngay vị giáo hoàng Nam Mỹ đầu tiên được bầu lên trong năm vòng bỏ phiếu.
Đức Hồng Y đã nói về những tiêu chí của nhà lãnh đạo Giáo Hội trong tương lai, và chắc chắn dựa vào những điều này thì rõ ràng Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng mong đợi của Đức Hồng Y.
Đức Hồng Y đã nói:
"Chúng ta phải có một Đức Giáo Hoàng là người có thể đối thoại với thế giới, với giới truyền thông hiện đại và tôi nghĩ rằng đây là thời điểm chúng ta cần có một vị giáo hoàng mục vụ là người có thể khích lệ giáo triều Vatican khởi động mạnh mẽ lên."
Đức Tổng Giám Mục Sydney cũng sẽ có một vai trò quan trọng trong việc khởi động giáo triều. Ngài là một trong tám vị Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào Ủy Ban Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội.
Dù chưa biết Ủy Ban Cố Vấn này sẽ đạt được những điều gì, nhưng người ta có thể trông đợi hoàn toàn một điều nơi Đức Hồng Y Pell, được tổng kết trong tuyên bố của ngài ngay sau cuộc bầu cử Giáo Hoàng hôm 14 tháng Ba vừa qua.
"Tôi hứa với Đức Thánh Cha lòng trung thành hoàn toàn của tôi."
Đức Hồng Y Pell đã quen biết thân mật với Đức Thánh Cha Phanxicô từ 10 đến 15 năm nay. Là nhà lãnh đạo Giáo Hội lỗi lạc tại khu vực Nam Thái Bình Dương, người ta không ngạc nhiên khi thấy Đức Hồng Y Pell được mời tham gia vào Ủy Ban Cố Vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
6. Sang đến Châu Á với Đức Hồng Y Oswald Gracias người Ấn Độ.
Giáo Hội ngày càng gia tăng ở châu Á. Tuy nhiên, lục địa này cũng là nơi nhuộm thắm máu đào của biết bao các tín hữu Kitô dưới sự bách hại tàn bạo của các chế độ cộng sản và Hồi Giáo quá khích. Trong bối cảnh đó, người ta không ngạc nhiên khi thấy Đức Thánh Cha Phanxicô mời một vị Hồng Y Á Châu là Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay vào Ủy Ban Cố Vấn Cải Tổ Giáo Triều Rôma và Quản Trị Giáo Hội.
Trước diễn biến này, Đức Hồng Y Oswald Gracias cho biết cảm nghĩ của ngài như sau:
"Tôi rất ngạc nhiên, nói rất khiêm tốn là như thế. Nhưng, tất nhiên, nếu Đức Thánh Cha cần sự trợ giúp nào, tôi cũng sẵn sàng, và tôi hy vọng tôi có thể giúp ngài điều gì đó. Thành thực mà nói, tôi không biết tôi có thể giúp được bao nhiêu."
Đức Hồng Y Gracias đã là Tổng Giám Mục Bombay, quê hương của chính ngài, từ năm 2006. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tấn phong Hồng Y cho ngài một năm sau đó.
Đức Hồng Y được biết đến như một nhà phê bình thẳng thắn trước bạo lực nhắm vào phụ nữ Ấn Độ, và là người nhiệt thành thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo.
Trong cuộc họp đầu tiên vào ngày 1 tháng 10, ngài hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có thể cứu xét đến nhu cầu của tất cả các miền trên thế giới.
Đức Tổng Giám Mục của Bombay nói:
"Đức Thánh Cha sẽ là người quyết định tất cả mọi thứ, nhưng chúng tôi có thể trình bày với ngài nguyện vọng của người dân địa phương và sự mong đợi của thế giới, cũng như tâm lý của các nền văn hóa khác nhau. Tôi đến từ Châu Á: Châu Á có những đặc điểm rất khác với phần còn lại của thế giới. .. Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại đã là hơn 30% dân số của thế giới. ..Tôi muốn nhắc lại, đó là một phần rất lớn của thế giới."
Đức Hồng Y năm nay 68 tuổi. Ngài nói rằng ngài cảm thấy Giáo Hội đang sống trong những thời khắc lịch sử sau cuộc bầu cử Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Đức Hồng Y nói:
"Nhưng đó là điều thú vị, tôi nghĩ rằng chúng ta đang sống trong thời gian rất thú vị. Đức Thánh Cha đang mở một cánh cửa ra với thế giới, như Đức Gioan XXIII đã làm, và cho phép người bên ngoài và những mong đợi tiến vào và đưa ra những hồi đáp, và như thế Giáo Hội thực sự là liên quan với thời đại. "
Châu Á là nơi cư trú của mười một phần trăm người Công Giáo trên toàn thế giới. Đức Hồng Y Gracias là một trong mười một đại cử tri Hồng Y từ lục địa này.
7. Sang đến Mỹ Châu La Tinh chúng ta có Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga người nói thông thạo rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, người Honduras, là điều phối viên của ủy ban gồm tám Hồng Y sẽ tư vấn cho Đức Giáo Hoàng trong việc cải cách Giáo triều và quản trị Giáo Hội. Vị Hồng Y người Honduras đã có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt về khiá cạnh quản trị. Đức Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 2001, cùng vào dịp ngài tấn phong Hồng Y cho Đức Tổng Giám Mục Bergoglio của Buenos Aires, Á Căn Đình.
Trước đó, ngài đã sát cánh với Đức Tổng Giám Mục Bergoglio nhiều lần tại Mỹ Châu Latinh. Hai vị đã gặp lại nhau trong hội nghị các giám mục châu Mỹ La tinh, và các ngài đã làm việc chặt chẽ khi soạn thảo tài liệu Aparecida vào năm 2007. Đến nay, Đức Thánh Cha vẫn tiếp tục sử dụng văn bản này. Ngài thường tặng một bản sao cho các nhà lãnh đạo Mỹ Châu Latinh được ngài tiếp kiến tại Vatican.
Nhiệm vụ của Đức Hồng Y Rodriguez Maradiaga là điều phối công việc của nhóm, xoay quanh những quan ngại đã được các Hồng Y nêu ra chỉ vài ngày trước Mật Nghị Hồng Y bầu Giáo Hoàng.
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã công nhận rằng ý tưởng phải có một ủy ban cải cách lần đầu tiên đã được đưa ra chính trong khuôn khổ 7 cuộc họp khoáng đại các Hồng Y được tổ chức từ 4 tháng Ba đến 8 tháng Ba.
8. Buổi triều yết chung hàng tuần sáng thứ Tư 2 tháng 10
Trong buổi triều yết chung hàng tuần sáng thứ Tư 2 tháng 10 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến sự thánh thiện. Ngài đã giải thích về sự mâu thuẫn giữa sự thánh thiện của Giáo Hội và những tội lỗi của các thành viên trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng sau đó đã kêu gọi các Kitô hữu đừng sợ hãi sự thánh thiện vì đó là một ân sủng Chúa ban cho chúng ta qua các bí tích.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta rằng Giáo Hội là "thánh thiện". Nhưng làm thế nào chúng ta có thể nói Giáo Hội là thánh thiện trong khi Giáo Hội hiển nhiên là gồm toàn những tội nhân? Thánh Phaolô giúp chúng ta nhìn sự việc cách đúng đắn khi ngài nói với chúng ta rằng "Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và tự hiến chính mình cho Giáo Hội, để Giáo Hội được nên thánh thiện" .
Giáo Hội là một nhiệm thể không thể tách rời với Chúa Kitô, và là nơi Chúa Thánh Thần ngự. Không phải chúng ta, hay công nghiệp của chúng ta, làm cho Giáo Hội thánh thiện, nhưng chính là nhờ Thiên Chúa, nhờ công nghiệp vô hạn của hy lễ Chúa Kitô trên thập giá. Thiên Chúa mời gọi tất cả chúng ta, là những người tội lỗi, để chúng ta được cứu chuộc, được đổi mới và nên thánh trong tình hiệp thông với Giáo Hội. Vì thế, Giáo Hội không ngừng chào đón tất cả mọi người, ngay cả những con người tội lỗi trầm trọng nhất, hãy tin tưởng vào lòng thương xót Chúa, và hãy gặp gỡ Đức Kitô trong bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Chúng ta đừng ngần ngại đáp lại tiếng Đức Kitô gọi, trong niềm tin tưởng vào hoạt động của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy cầu nguyện và phấn đấu hướng đến sự thánh thiện là điều mang lại niềm vui đích thực cho cuộc sống của chúng ta.
9. Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Giáo Lý Viên toàn thế giới
Sáng Chúa Nhật 29 tháng 9, tuy bầu trời Rôma xám xịt báo hiệu mưa có thể đổ xuống bất chợt, Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Giáo Lý Viên toàn thế giới, là một phần trong những cử hành của Năm Đức Tin, đã diễn ra trước tiền đình Đền thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của ít nhất là 150 nghìn người, đa số là các giáo lý viên, từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả châu Á.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói rằng, giáo lý viên là người giữ cho ký ức về Thiên Chúa luôn sống động, công bố Tin Mừng và phục hồi niềm tin nơi những người khác .
Đức Thánh Cha nói:
"Giáo lý viên là những Kitô hữu giúp vào việc công bố ký ức về Thiên Chúa, không khoa trương, không nói về bản thân mình, nhưng nói về Thiên Chúa, về tình yêu và lòng trung tín của Ngài."
Trình bày những suy tư trên bài Tin Mừng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã nói về sự nguy hiểm khi con người cố kết với của cải vật chất. Khi con người quên mất Thiên Chúa, thì chiều kích nhân bản cũng bị đánh mất .
Đức Thánh Cha nói:
Cuộc sống, thế giới, những người khác, tất cả đều trở thành những thứ không thật, họ không còn vấn đề, tất cả mọi thứ giản lược vào việc ta có được cái gì trong tay. Khi chúng ta không còn nhớ đến Thiên Chúa, chúng ta cũng trở thành hư không, chúng ta cũng trở nên trống rỗng, như người giàu có trong Tin Mừng, chúng ta không còn có một khuôn mặt.
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng, là một giáo lý viên là không dễ dàng. Ngài giải thích rằng đó là một ơn gọi cuốn hút toàn bộ cuộc sống của một con người. Nhưng trong một thế giới bị ám ảnh bởi sự giàu có vật chất, chính sức mạnh của Tin Mừng sẽ làm cho các Kitô hữu đứng vững.
Đức Thánh Cha nói:
Những người chạy theo hư không sẽ trở thành hư không - như tiên tri Jeremiah đã quan sát. Chúng ta được hình thành giống hình ảnh Thiên Chúa, không phải giống như các thứ vật chất, không phải giống như các ngẫu tượng!
Sau khi cử hành Thánh Lễ Đức Giáo Hoàng đã đích thân chào đón một số giáo lý viên, là những người đã đến Rome như một phần của Năm Đức Tin.
Vào cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, đã trình lên Đức Thánh Cha sự hiện diện của các giáo lý viên từ các quốc gia mà ngài mô tả là đang chịu những thách thức cam go để sống đức tin, đó là các giáo lý viên đến từ Việt Nam, Pakistan, và Syria .
10. Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình tại Syria
Trước khi chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cảm ơn tất cả người tham dự đặc biệt là Đức Thượng Phụ Youhanna X , thượng phụ chính thống giáo Hy Lạp thành Antiôkia và toàn cõi phương Đông, là vị mà Đức Thánh Cha đã gọi là người "anh em của tôi" Em trai của Đức Thượng Phụ, là Đức Cha Boulos Yaziji, giám mục của Aleppo, đã bị quân thánh chiến Hồi Giáo bắt cóc tại Syria trong nhiều tháng qua bây giờ vẫn chưa biết sống chết ra sao.
Chào đón đức thượng phụ, Đức Giáo Hoàng nói
"Lời chào đặc biệt xin gởi đến người anh em của tôi là Đức Thượng Phụ Gioan Đệ Thập, là thượng phụ Chính Thống Giáo Hy Lạp của thành Antiôkia và toàn cõi phương Đông. Sự hiện diện của hiền huynh một lần nữa mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Syria và Trung Đông . "
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại việc phong chân phước ngày hôm qua, tại Croatia cho cha Miroslav Bulešić, một linh mục triều đã chịu tử đạo vào năm 1947.
Đức Thánh Cha nói: “Ngợi khen Chúa, Đấng ban sức mạnh cho những người yếu đuối can đảm đưa ra những chứng tá tối hậu."
11. Đức Giáo Hoàng: Niềm vui của trẻ em và người lớn tuổi là dấu hiệu thực sự về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Giáo Hội
Trong thánh lễ sáng 30 tháng 9, tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Giáo Hội phải tránh rơi vào "chủ thuyết chức năng", nghĩa là đặt hiệu quả trước mọi thứ khác. Lấy một ví dụ cụ thể, Đức Thánh Cha đã yêu cầu Giáo Hội phải luôn nghĩ đến những trẻ em và người già, vì hai tầng lớp ấy là sự kết hợp giữa trí tuệ và tương lai của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nói:
Tương lai của một dân tộc là ở đây ... nơi người già và trẻ em. Một dân tộc không chăm sóc người già và trẻ em thì không có tương lai bởi vì nó sẽ không có ký ức về quá khứ và chẳng có gì hứa hẹn ở tương lai! Người già và trẻ em là tương lai của một dân tộc! Quá dễ dàng để xua đuổi một đứa trẻ đi chỗ khác chơi hay làm cho nó đừng quấy nữa với một cục kẹo hay một trò chơi. Cũng thật dễ để gạt ngang ý kiến người già và bỏ qua lời khuyên của họ với lý do là “họ già rồi, đâm ra lẩm cẩm ấy mà”.
"Tôi hiểu, các môn đệ muốn có hiệu quả, họ muốn Giáo Hội tiến lên mà không vấp phải bất cứ vấn đề nào và điều này có thể là một cám dỗ đối với Giáo Hội khi Giáo Hội biến thành Giáo Hội của chủ thuyết chức năng! Một Giáo Hội được tổ chức tốt, nhưng không có ký ức về quá khứ và chẳng có gì hứa hẹn ở tương lai! Giáo Hội không thể tiếp tục như thế vì sẽ trở thành một Giáo Hội đầy những cuộc đấu tranh quyền lực, và đố kỵ giữa những người đã được rửa tội và còn nhiều thứ khác nữa sẽ nảy sinh khi Giáo Hội không có ký ức và tương lai”.
Đức Giáo Hoàng nói thêm rằng dấu hiệu thực sự về sự hiện diện của Thiên Chúa trong Giáo Hội và trong xã hội, được nhìn thấy qua niềm vui và sự tôn trọng trẻ em và người già.
12. Đức Thánh Cha Phanxicô: Hãy bền bỉ vác thánh giá của mình, ngay cả trong những thời điểm khó khăn
Hôm 27/09/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích trong Thánh lễ sáng của ngài tại Nhà trọ Thánh Marta rằng các Kitô hữu dễ bị rơi vào cám dỗ cho rằng mình đang trong trạng thái ‘khoẻ mạnh về mặt tinh thần’ bởi vì Giáo Hội có nhiều cách để giúp con người đạt được ơn cứu độ. Ngài cũng ca ngợi những người thực sự cố gắng noi theo Chúa Giêsu, ngay cả trong những thời điểm khó khăn.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Và có cám dỗ cho rằng mình đang trong trạng thái ‘khoẻ mạnh về mặt tinh thần’. Chúng ta có tất cả mọi thứ: Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô, các bí tích, Đức Trinh Nữ Maria: tất cả mọi thứ. Mọi thứ đều đã được Nước Trời chuẩn bị sẵn vượt quá lòng mong đợi. Chúng ta rất tốt đẹp, lành thánh, tất cả chúng ta. Ít nhất chúng ta phải tin điều này, nếu không sẽ có tội! Nhưng ‘khoẻ mạnh về mặt tinh thần’ vẫn chưa đủ. Như dụ ngôn về người thanh niên giàu có: anh ta muốn theo Chúa Giêsu, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định. Để trở thành một Kitô hữu thực sự, anh chị em phải nhận được Bí tích xức dầu tối hậu này là bí tích xức dầu thập giá, bí tích xức dầu của sự nhục nhã thực sự. Ngài chịu nhục nhã cho đến chết. Thậm chí chết trên thập giá. Đó là đá tảng góc tường, bằng chứng thực tế của Kitô giáo chúng ta: Phải chăng tôi là một Kitô hữu ‘khoẻ mạnh’ hay tôi là một Kitô hữu dám đi tới cùng với Chúa Giêsu hướng đến thập giá? Nó bao gồm khả năng chịu đựng mọi sỉ nhục".
Đức Thánh Cha nói rằng dấu hiệu của một Kitô hữu đích thực là khả năng chịu đựng mọi sỉ nhục và vác thánh giá của mình hàng ngày bằng niềm vui và sự kiên nhẫn.
13. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp các vị lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Venezuela
Cuộc tiếp kiến Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Venezuela của Đức Thánh Cha thật đơn giản, nhưng sống động. Dẫn đầu phái đoàn là Đức Tổng Giám Mục Diego Padrón của Cumaná, cùng đi với ngài là với hai vị Phó Chủ tịch và vị Tổng Thư ký.
Một trong số các vị đã tặng Đức Thánh Cha một món quà thiết thực, mà ngài tỏ ra rất ưa thích.
- Đức Tổng Giám mục Cumaná nói: “Món quà này để Đức Thánh Cha pha cà phê vào mỗi buổi chiều”.
- Đức Thánh Cha đáp: “Đức Cha biết tôi rất thích cà phê”.
Ngoài món quà cà phê Venezuela, các Giám mục còn trình bày cho Đức Thánh Cha về tình trạng của người Công Giáo và xã hội Venezuela.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự chú ý cẩn thận về hoàn cảnh Venezuela hiện nay. Ngài xin cả thế giới cầu nguyện cho đất nước Nam Mỹ này. Đức Thánh Cha cũng đã gặp Tổng thống Nicolás Maduro của Venezuela và nhóm các chính trị gia đối lập của đất nước này. Mới đây, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin làm tân Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, trước khi được bổ nhiệm, ngài là Khâm sứ Tòa Thánh tại Caracas, Venezuela.
14. Đức Giáo Hoàng tiếp vị lãnh đạo của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp Tổng giám đốc của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học, tổ chức hàng đầu chịu trách nhiệm thực thi lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học trên toàn thế.
Cuộc hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng và Ông Ahmet Üzümcü, đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra trong vài phút. Hai vị lãnh đạo đã trao đổi ngắn về các mục tiêu của tổ chức. Sau đó họ tặng quà cho nhau.
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học được thành lập vào năm 1997, khi Công ước về Vũ khí Hóa học có hiệu lực. Syria sẽ trở thành thành viên mới nhất khi chấp nhận tham gia Công ước, chỉ còn bốn quốc gia khác chưa gia nhập: Angola, Ai Cập, Bắc Triều Tiên và Nam Sudan.
15. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Đức Thượng Phụ John X thành Antiôkia, anh trai của vị giám mục bị bắt cóc.
Hôm 27/09/2013 đã diễn ra cuộc hội kiến lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, và Đức Thượng Phụ John X, vị lãnh đạo của Giáo Hội Chính Thống Antiôkia, một trong những cộng đoàn Kitô giáo lâu đời nhất ở Trung Đông.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Tôi hy vọng ngài cảm thấy như ở nhà mình".
Đức Thượng Phụ John X đáp từ: "Cảm ơn ngài rất nhiều".
Hai vị lãnh đạo đã trò chuyện vui đùa với nhau trước khi trao đổi về một số chủ đề quan yếu cả hai cùng quan tâm. Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ John X đã thảo luận về mong muốn hiệp nhất Kitô giáo và sự tiến triển của đối thoại đại kết thông qua lời chuyển ngữ của một thông dịch viên.
Giáo Hội Antiôkia có trụ sở tại thủ đô Syria, vì vậy cả hai vị lãnh đạo cũng trao đổi về cuộc nội chiến đang diễn ra. Đó cũng là vấn đề mang tính cá nhân đối với Đức Thượng Phụ John X, vì các phiến quân đã bắt cóc em trai ngài là Đức Giám Mục Boulos Yazigi của Aleppo cùng với một giám mục khác hồi tháng Tư. Hiện vẫn chưa biết họ đang bị cầm giữ ở đâu hoặc thậm chí không biết họ còn sống hay đã chết.
Cuối buổi hội kiến, Đức Thượng Phụ của Syria đã giới thiệu một số vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống tháp tùng cùng ngài trong phái đoàn. Sau khi chụp ảnh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng Đức Thượng Phụ một Huy hiệu Giáo hoàng lớn. Trong khi đó, Đức Thượng Phụ John X mang theo nhiều quà tặng có ý nghĩa, trong đó có một biểu tượng Byzantine của hai nhân vật rất quan trọng.
"Như ngài đã biết, Thánh Phêrô và Phaolô là hai cột trụ đức tin của chúng ta; đặc biệt Thánh Phêrô, là cột trụ trong Giáo Hội của ngài" .
Cả Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Antiôkia đều có nguồn gốc từ hai vị thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Ở mặt sau của biểu tượng, Đức Thượng Phụ Antiôkia đã viết một sứ điệp cá nhân mà Đức Thánh Cha Phanxicô biết rất rõ:
"Xin nhớ đến chúng tôi trong lời cầu nguyện".
Ngoài ra, Đức Thượng Phụ cũng tặng Đức Giáo Hoàng một quyển sách về các tu viện ở Trung Đông, cũng như các video về một số các chuyến viếng thăm của ngài đến khu vực này.
Nhưng có lẽ hình ảnh khó phai mờ của cuộc hội kiến lịch sử chính là lúc hai vị lãnh đạo cầu nguyện cho nhau trước khi chào tạm biệt.
16. Đức Giáo Hoàng nói với Giáo lý viên: Các con có muốn trở thành Giáo lý viên tốt không? Hãy thực hiện theo ba điểm mấu chốt này.
Hơn 1.600 giáo lý viên từ khắp nơi trên thế giới đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đại Thính Đường Phaolô VI của Vatican. Các giáo lý viên hành hương đến Rôma để được gặp Đức Thánh Cha như là một phần của "Năm Đức Tin."
Mặc dù đã chuẩn bị sẵn bài huấn từ, nhưng có một lúc Đức Thánh Cha đã ứng khẩu nói trong cuộc gặp gỡ hôm thứ Sáu 27/08/2013. Ngài giải thích rằng để trở thành một giáo lý viên tốt, cần phải thực hiện ba điểm mấu chốt. Trước tiên là sống mật thiết với Chúa Giêsu, thứ hai là noi gương Chúa Kitô, nghĩa là đến với tha nhân để chia sẻ Tin Mừng. Cuối cùng, đừng sợ hãi vượt ra khỏi lãnh vực quen thuộc của mình.
Đức Thánh Cha cũng giải thích rằng trở thành giáo lý viên là một ơn gọi đích thực. Ngài nói rằng đó không chỉ là một công việc phải thực hiện, mà còn là một ơn gọi trong sự hiện hữu của ta.
Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vinh danh nữ tu Công Giáo anh hùng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:45 03/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
May mắn là chung quanh chúng ta vẫn có những chứng nhân anh hùng không vô cảm trước những bất hạnh của anh chị em mình, và những bất công trong xã hội. Họ giữ cho ký ức về Thiên Chúa luôn sống động trong lòng nhân loại qua những chứng tá bác ái rạng ngời.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một trong những người như thế là Sơ Angelique Namaika ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo, là người mà ngày thứ Hai 30 tháng 9 vừa qua đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trao tặng giải thưởng cao quý Nansen Refugee Award tại Geneva Thụy Sĩ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi đoạn phim thu hình tại trụ sở Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc lúc người nữ tu anh hùng này được trao giải thưởng.
Tối nay chúng ta công nhận một anh hùng thực sự ...
Công việc của người đoạt giải năm nay cho thấy ngay cả một người cũng có thể tạo nên những khác biệt lớn lao đối với cuộc sống của nhiều người.
Năm nay, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã chọn sơ Angelique người điều hành Trung tâm Tái hòa nhập và phát triển thuộc Cộng Hòa Dân Chủ Congo, là người đã thay đổi cuộc sống của hơn 2000 phụ nữ và trẻ em gái .
Sơ Angelique là người chị và là người mẹ của nhiều phụ nữ. Sơ làm việc trong một vùng xa xôi của Congo nơi từ năm 2008 tới nay, hơn 320.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa của mình ở các tỉnh đông bắc của Cộng Hoà Dân Chủ Congo để giữ mạng sống mình và tránh khỏi rơi vào tay các loại thánh chiến Hồi Giáo đang gieo rắc kinh hoàng trong vùng. Trong các thứ thánh chiến Hồi Giáo, nguy hiểm và tàn bạo nhất là nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah, thường được gọi tắt là LRA
Phương pháp của sơ Angelique đã giúp phục hồi hàng ngàn phụ nữ từ những chấn thương thể lý và tâm lý do bị hành hạ, hiếp dâm và bị buộc phải giết người.
Điều khiển chương trình văn nghệ trong buổi tối này là hai nhạc sĩ Mali Amadou và Mariam là những người đã giật giải Grammy.
Giải thưởng này minh chứng cho một cuộc sống tận hiến để giảm bớt sự đau khổ của hàng ngàn người.
Khi bạn nhìn vào Soeur Angélique, tất cả quan điểm của bạn cũng đột ngột thay đổi .... và bạn tin rằng sơ là bàn tay của Chúa.
Xin giới thiệu với quý vị,
Nữ tu Angelique người đoạt giải thưởng Nansen Refugee
Giải thưởng này, giải thưởng cao quý này, không chỉ dành cho tôi, nhưng cho tất cả các phụ nữ, trẻ em gái và những người đã bị LRA bắt cóc.
Tôi đã nói, trước sự can đảm của họ, tôi sẽ không bao giờ để tôi bị thối chí trong việc làm tất cả mọi thứ tôi có thể để hồi sinh hy vọng trong lòng họ. Một lần nữa, cảm ơn tất cả các bạn "
Bài hát tiếp theo này dành riêng cho những nghĩa cử cao thượng đáng kinh ngạc của chị Angélique và nó được gọi là 'Cờ trắng . "
Giải thưởng bao gồm 100,000 đô la Mỹ cho một dự án nhân đạo được lựa chọn bởi người đoạt giải trong sự hợp tác với Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.
Ngoài ra chúng tôi biết là chị Angélique cũng sẽ có cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một vài ngày tới.
Từ năm 2008 tới nay, hơn 320.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa của mình ở các tỉnh đông bắc của Cộng Hoà Dân Chủ Congo để giữ mạng sống mình và tránh khỏi rơi vào tay các loại thánh chiến Hồi Giáo đang gieo rắc kinh hoàng trong vùng.
Theo báo cáo của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, trong các thứ thánh chiến Hồi Giáo, nguy hiểm và tàn bạo nhất là nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah, thường được gọi tắt là LRA, là những kẻ đã tấn công và cướp phá nhiều làng mạc, giết chết, làm bị thương, và bắt cóc trẻ em xung vào đội quân thiếu nhi và các nhóm lao công chiến trường. Phụ nữ thì bị bắt làm nô lệ tình dục trong khi nam giới bị tàn sát hoặc bị cưỡng bức gia nhập hàng ngũ binh lính.
Đón tiếp một lực lượng đông đảo người tị nạn, càng lúc càng nhiều, tại một đất nước mà các cường quốc phương Tây không “hứng thú”, vì quốc gia này chẳng có một vị thế chính trị hay kinh tế đáng kể nào, Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã rất vất vả với các nguồn viện trợ nhỏ giọt và thất thường.
Tuy nhiên, đã có những sáng kiến của Giáo Hội Công Giáo giúp cải thiện tình hình và vì thế ngày 21 tháng 9 vừa qua, Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã long trọng vinh danh nữ tu Công Giáo Angelique Namaika và trao tặng cho chị giải thưởng Nansen. Đây là giải thưởng cao quý của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc để tôn vinh những người làm việc với những người tị nạn.
Chị Angelique Namaika đã giúp thay đổi cuộc sống của hơn 2.000 phụ nữ và các bé gái đã bị buộc phải rời nhà của họ sau khi bị nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah lạm dụng trong những năm dài địa ngục của họ. Kể từ khi đến Dungu, một ngôi làng ở tỉnh Orientale, tương lai đã dần mở ra với họ.
Mai Hương xin giới thiệu với quý vị bộ phim sau do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thực hiện để vinh danh chị Angélique.
Mới chín tuổi, chị Angélique đã biết rằng mình sẽ cống hiến cuộc đời để giúp đỡ cho người khác. Một nữ tu người Đức trong làng đã linh hứng cho chị tiến bước trên con đường này.
Nhiều thập kỷ sau, chị đang thực hiện chính xác ước mơ của mình. Chị làm việc trong một vùng xa xôi ở đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi hàng trăm ngàn người đã trốn chạy các nhóm vũ trang Hồi Giáo, trong đó có nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah, thường được gọi tắt là LRA.
Với nguồn tài nguyên ít ỏi, cụ thể là một chiếc xe đạp và hai bàn tay trắng, chị Angelique đã giúp hơn 2000 phụ nữ tị nạn và những cô gái đã sống sót qua những vi phạm nhân quyền khủng khiếp của LRA .
Người phụ nữ này tên là Julie. Đó không phải tên thật của cô để tránh cho người nhà của cô đang nằm trong tay bọn LRA không bị trả thù. Mới 13 tuổi, đã bị LRA bắt cóc làm nô lệ tình dục. Năm năm sau, cô đã trốn thoát và tìm được đường đến Dungu. Trong thời gian bị giam cầm, Julie đã sinh hai con và sống trong sợ hãi.
Julie cho biết:
“Mỗi buổi sáng khi thức dậy, tôi đã từng nghĩ đây là ngày tôi sẽ chết, hoặc có thể ngày mai. Nếu bạn nấu ăn cho họ và họ nhìn thấy một chiếc lá kỳ lạ trong thực phẩm, họ sẽ nói rằng bạn đầu độc họ. Ngay cả với một chiếc lá bình thường, họ cũng có thể sẽ nói bạn là một con mẹ phù thủy và đôi khi bạn phạm sai lầm và họ sẽ đánh đòn bạn, hay kinh khủng hơn, họ có thể sẽ giết chết bạn ngay."
Julie là một trong rất nhiều phụ nữ đã tìm thấy niềm an ủi nơi nữ tu Angélique.
Người nữ tu này giúp những người chạy trốn, những người bị bắt cóc hoặc những người đã mất người thân trong các cuộc tấn công giữa các phe phái. Chị Angelique cũng đã từng là một người chạy nạn và điều này đã thôi thúc chị nhiều hơn.
Những người trốn thoát khỏi tay LRA, mang theo những vết thẹo của gian truân mà họ đã phải kinh qua. Xa gia đình và mang theo những vết theọ khổ đau này, những phụ nữ và trẻ em gái thường sẽ mất hết phương hướng cuộc đời nếu không có sự hỗ trợ của chị Angelique.
Chị đã không cho phép họ trở thành những nạn nhân thụ động, thay vào đó chị cung cấp cho họ những kỹ năng sống. Chị mang đến cho họ sự tự tin bằng cách nói cho họ biết về quyền lợi của mình.
Đó là một ngày trọng đại cho Julie , đó là bài học đầu tiên của cô kể từ khi cô bị bắt cóc nhiều năm trước đây .
Chị Angélique Namaika cho biết:
"Vào ngày đầu tiên của cô trong các lớp học xóa mù chữ , tôi nghĩ rằng cô ấy rất siêng năng. Mỗi lần tôi hỏi một câu hỏi, cô đã không ngần ngại giơ tay. Ước mơ của tôi là họ có thể tiếp tục các lớp học xóa mù chữ."
Monique - không phải là tên thật của cô - đã bị bắt cóc vào năm 14 tuổi và vẫn còn bị ám ảnh bởi những kinh nghiệm hãi hùng. Bị giam giữ trong hai năm, cô đã bị hãm hiếp và bị bắt buộc phải giết người.
Cô nói:
"Có người đã cố gắng trốn thoát và họ nói chúng tôi phải giết anh ta. Họ đưa roi cho chúng tôi và bắt chúng tôi quất túi bụi vào anh ta cho đến chết. Chúng tôi bị buộc phải quất mạnh vào đầu anh ấy cho đến khi anh ấy lìa đời. Sau đó, họ tập trung chúng tôi lại với nhau và nói với chúng tôi rằng nếu chúng tôi mưu toan trốn thoát, họ sẽ bắt chúng tôi và giết chúng tôi theo cùng một cách chúng tôi vừa giết người anh em của chúng tôi vậy."
Dù thế, Monique cũng tìm được cách thoát khỏi những kẻ bắt cóc mình, cô tìm đến Dungu . Cô nhanh chóng nhận ra rằng cô đã mang thai. Đó là khi cô gặp chị Angélique và bắt đầu tham dự các lớp học may của mình.
Chị Angélique Namaika nói:
"Theo ý kiến tôi thì những người phụ nữ rất muốn học nghề may vá thuê thuà vì khi họ có cơ hội gặp nhau như thế này, họ chia sẻ những ý tưởng của họ và làm cho họ cảm thấy tốt hơn, như mở ra được những gì đè nặng trong lòng."
Đối với Monique, tham gia vào tổ hợp may của chị Angélique là việc ngoài sức tưởng tượng. Bây giờ cô ấy có thể hỗ trợ bản thân và con trai của mình bằng cách may vá và bán đồng phục học sinh.
Với chị Angelique, những nỗ lực của cô rất đơn giản, tầm thường. Nhưng đối với những phụ nữ đã mất tất cả - chị có nghĩa là cả thế giới đối với họ.
Mặc dù những ký ức đầy ám ảnh sẽ không bao giờ phai mờ hoàn toàn, họ biết chị Angélique sẽ luôn ở đó với họ.
Monique nói:
"Tôi coi chị Angélique là mẹ tôi, đặc biệt là vì tôi không có mẹ, tôi là một đứa trẻ mồ côi."
Patricia sẽ không bao giờ được chữa lành hoàn toàn. Hai con trai và cô con gái của cô đã bị bắt cóc. Một bé trai đã bị giết và hai đứa còn lại đã trốn thoát được với cô nhưng tâm lý vẫn còn đầy hoang mang sợ hãi.
Patricia nói:
"Tôi cố gắng quên đi với sự giúp đỡ của chị Angélique. Khi đến đây, chúng tôi nghe nói rằng chị ấy đã giúp đỡ những người phụ nữ. Vì vậy, chúng tôi đến trình diện. Chị ấy ân cần thăm hỏi tôi và các cháu. Tôi đã tâm sự với chị và cầu nguyện với chị như là biện pháp xoa dịu những đau thương trong trái tim tôi."
Monique, Julie và Patricia chỉ là ba phụ nữ trong số hàng ngàn người đã được giúp đỡ bởi chị Angélique. Đáng buồn là có rất nhiều người cần trợ giúp. Không nản lòng trước sự lan rộng của bạo lực, khó khăn và đau khổ xung quanh mình, chị Angélique, quyết tâm làm tất cả mọi thứ chị có thể.
Chị Angélique nói:
"Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ làm hết sức mình để mang lại hy vọng và khả năng hồi sinh cho họ."