Ngày 03-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy trở nên tá điền có trách nhiệm canh tác vườn nho Chúa
Lm Jude Siciliano OP
06:38 03/10/2014
Chúa Nhật XXVII THƯỜNG NIÊN A

Isaia 5: 1-7; T.vịnh79; Philipphê 4: 6-9; Mátthêu 21: 33-43

HÃY TRỞ NÊN NHỮNG TÁ ĐIỀN CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỂ CANH TÁC VƯỜN NHO CHO CHÚA

Ở đất nước chúng tôi, ngày càng có nhiều tiểu bang đang mở rộng việc trồng nho và sản xuất rượu vang độc đáo. Các bài đọc trích sách Isaia và Mátthêu hôm nay khắc hoạ hình ảnh vườn nho. Thật thích hợp tại thời điểm này trong năm, khi rất nhiều miền trong nước, nho đang được thu hoạch để chế tạo rượu, và mỗi miền đều khoe chất lượng rượu của miền mình.

Bài đọc thứ nhất soi sáng và giúp cho ta hiểu dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay. Dụ ngôn về vườn nho được Isaia mô tả mang đậm tính thơ ca và kịch nghệ. Xem ra đã đến thời điểm thu hoạch và vị ngôn sứ ca ngợi người bạn của mình đã chăm sóc vườn nho cách chu đáo. Hãy lưu ý những chi tiết tác giả dùng để mô tả việc chăm sóc của một người bạn đối với vườn nho. Người bạn ấy dự đoán: một ngày nào đó anh sẽ thu hoạch những trái nho và thụ hưởng thành quả lao động vất vả của mình…, đó là một loại rượu vang hảo hạng.

Nhưng bài ca kết thúc cách hụt hẫng khi ông chủ chỉ toàn thấy nho dại, rượu ngon không thấy mà chỉ thấy toàn rượu kém chất lượng, trong vườn nho của mình. Ước mơ hội họp tiệc tùng với gia đình, bạn hữu và khách dự tiệc của ông, khi họ nhấm nháp những loại rượu vang chất lượng hảo hạng lấy từ vườn nho của ông, bị tan vỡ.

Hồi kịch đến cảnh tượng vọng gác: người bạn trình bày hoàn cảnh xảy đến cho vườn nho cùng với lời than vãn: “Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm?”. Thế rồi, ngôn sứ Isaia gợi ra cho thính giả thấy quê hương ông trong chính dụ ngôn ấy. Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa, còn vườn nho chính là Israel. Dân tộc được tuyển chọn làm Thiên Chúa chán ngán, vì vườn nho của Đức Chúa chỉ sản sinh hành động giết chóc, bất công. Tiếng than khóc của người nghèo và của người bị áp bức đã vọng lên tới Thiên Chúa.

Một đôi vợ chồng tôi quen biết đang trải qua thời kỳ khủng khiếp. Người con trai 20 tuổi của họ bị bắt giữ vì nghiện ma tuý. Ông bà tự hỏi: “Chúng tôi đã làm gì sai chứ? Chúng tôi đã nuôi nấng nó hết sức mình, đã hy sinh để nó được ăn học đầy đủ, lại còn lao động vất vả để chu cấp cho nó một gia đình hạnh phúc và no đủ. Thế mà giờ đây nó lại bị tống giam!”. Đáng tiếc là nhiều người trong chúng ta đã hơn một lần nghe câu chuyện này hoặc câu chuyện tương tự như thế. Tôi không thể không so sánh lời than vãn của cha mẹ nói trên với những lời của Thiên Chúa hết mực yêu thương và thất vọng như ngôn sứ Isaia diễn tả. Thiên Chúa muốn điều tốt và làm cho dân mọi điều, nuôi nấng họ, sai phái các ngôn sứ và những thày dạy khôn ngoan để hướng dẫn họ. Chúng ta cảm thấy nỗi thất vọng của bậc cha mẹ yêu thương con cái, như Thiên Chúa tìm kiếm những hoa quả của bình an và công chính, nhưng lại chỉ thấy nho dại từ vườn nho.

Vườn nho trong Tin Mừng hôm nay cũng giống như vườn nho trong bài đọc I; nhưng lúc này, Đức Giêsu xác định đó là Nước Thiên Chúa mà Người đến loan báo cho dân. Người đã vào thành Giêrusalem, nơi người ta chống đối Người gay gắt. Tuần trước, trong dụ ngôn về hai người con trai cho thấy ngay sự chống đối này (Mt 21,28-32), Người kết tội các thượng tế và kỳ mục trong dân vì không đáp trả sứ điệp của Người, trong khi “những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.

Các chức trách tôn giáo ngày càng tỏ ra muốn loại trừ Đức Giêsu; còn Đức Giêsu, người con trai được ông chủ vườn nho phái tới, sẽ sớm đối mặt với cái chết. Điều đó thúc đẩy chúng ta đọc bài Tin Mừng hôm nay như một hình ảnh tiêu biểu nữa mô tả sự thất vọng và phê phán của Đức Giêsu dành cho giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái cứng đầu cứng cổ. Nhưng đối với Giáo Hội sơ khai, điều đó đã trở thành quá khứ rồi. Đó không phải là lý do để thánh Mátthêu kể lại dụ ngôn này trong Tin Mừng của ngài. Thành Giêrusalem bị phá huỷ năm 70 CN, còn thánh Mátthêu viết tác phẩm của mình vào khoảng năm 85 CN. Dụ ngôn nói về những người được giao phó chăm sóc vườn nho, và vì thế, ám chỉ đến chúng ta, những người hiện tại đang trông coi các tá điền.

Đó là một dụ ngôn có nhiều yếu tố ẩn dụ và đậm nét Kitô học. Chẳng hạn, Đức Giêsu, giống như người con trai trong dụ ngôn, bị bắt giữ, đưa ra ngoài thành và bị giết chết ở đó. Do đặc điểm ẩn dụ trong dụ ngôn, chúng ta suy ngẫm về lời nói và những hình ảnh chuyển tải sứ điệp cho chúng ta. Dụ ngôn của Đức Giêsu ám chỉ đến bài đọc Isaia, nhưng có điều khác ở đây, thay vì phá huỷ vườn nho, ông chủ trong dụ ngôn của Đức Giêsu đã tru diệt các tá điền sát nhân, bảo vệ vườn nho và giao cho các tá điền khác canh tác.

Dụ ngôn chứa đựng yếu tố hy vọng là bởi vì vườn nho được giao cho “các tá điền khác”. Những người canh tác mới này vừa có đặc quyền phụ trách vườn nho, vừa có trách nhiệm “làm cho vườn nho sinh hoa trái”. Ai sẽ là người quản lý tá điền mới này? Theo Đức Giêsu, trích dẫn Thánh vịnh 118, những quản lý đó sẽ xuất thân từ những người không có thế lực và những người vô danh tiểu tốt và bị loại trừ - một mô tả rõ ràng quyền lãnh đạo và các thành viên của Giáo Hội sơ khai.

Cả chúng ta hiện nay và các thế hệ sau này cũng thế. Mỗi chúng ta là một tá điền, vì đã được giao cho một phần đất trong vườn nho để chăm nom. Có thể chúng ta không giữ các chức vụ trong Toà giám mục có biển hiệu trên cửa “Giám mục”, “Chưởng ấn” hay “Giám đốc ơn gọi”. Nhưng điều đó không miễn cho chúng ta những trách nhiệm trong vườn nho.

Phần đất được giao cho chúng ta xem ra không quan trọng, một mảnh đất nhỏ ở ngoài vườn nho, nhưng bí tích Rửa tội trao cho chúng ta trách nhiệm lớn hơn phần đất ấy. Hãy tưởng tượng danh chúng ta được xướng lên trong Nước Thiên Chúa: Danh ấy gắn liền với nghề nghiệp được mô tả: “Tá điền trong Vườn nho”. Đang khi chúng ta là những người được đón nhận vào vương quốc của Đức Giêsu trong niềm vui mừng, chúng ta cũng là “những tá điền” được giao trách nhiệm canh tác và trổ sinh những hoa quả của vương quốc trong thế giới xung quanh chúng ta. Hoa trái đó là hoà bình và bất bạo động, niềm vui, công bình, lòng biết ơn, sự tha thứ, hoà giải… Đâu là hoa trái cụ thể mà chúng ta được mời gọi làm cho trổ sinh? Ở đâu? Cách nào? và khi nào?

Thực ra, “khi nào” không có nghĩa là thời gian trong tương lai, bởi vì, ngay từ khởi đầu sứ vụ, Đức Giêsu loan báo rằng Nước Thiên Chúa đã đến gần (4,17). Thời gian chăm sóc vườn nho là thời gian hiện tại, và chúng ta không được trì hoãn trách nhiệm đó, hoặc giao trách nhiệm đó cho người khác. “Các giám mục, linh mục, phó tế và các nữ tu có bổn phận thi hành điều đó”. Dụ ngôn cho thấy rõ rằng sắp đến mùa hái nho. Khi nào chúng ta phải thực hiện công việc canh tác trong vườn nho? Thưa rằng ngay bây giờ.

Nếu chúng ta không sẵn sàng làm công việc đó, hoặc nghĩ rằng có thể thay đổi việc mình làm, chúng ta có thể dâng lời cầu nguyện xin ơn khôn ngoan trong Thánh Lễ hôm nay. Hãy cầu nguyện luôn luôn để biện phân xem đâu là công việc cụ thể của mình, nếu không sẽ tốn nhiều thời gian để thay đổi công việc. Nhờ một tín hữu nào đó khôn ngoan giúp chúng ta phân định.

Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu đến loan báo trên trần gian này sẽ không xảy ra cách tình cờ. Chúng ta, những thành phần của Giáo Hội, phải thay đổi trước hết đời sống của mình để thích hợp với những nguyên tắc của Vương quốc (xc. Bài giảng trên núi, Mt 5,1-6,29), và như thế trở thành những nhân chứng của đời sống mới nơi góc vườn nho, chính ở đó chúng ta được sai đi gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa trái cho Đức Chúa.

Chuyển ngữ: A.E. HV Đaminh Gò-Vấp

27th SUNDAY (A)

Isaiah 5: 1-7; Psalm 80; Philippians 4: 6-9; Matthew 21: 33-43

More and more states in our country are developing vineyards and producing unique blends of wine. Today’s readings from Isaiah and Matthew feature vineyards. How appropriate at this time of the year when in many parts of the country grapes are being harvested for wine and each region will boast of the quality of its wines.

Our first reading will give us some insight and help us enter today’s gospel parable. Isaiah’s dramatic and poetic instincts shine in his parable of the vineyard. It seems to be harvest time and the prophet is singing about his friend’s well-cared for vineyard. Notice the loving details which describe the care his friend shows towards his vineyard. Imagine the friend’s anticipation: one day he will harvest the grapes from his vineyard and enjoy the fruit of his hard labors… a fine wine.

But the song ends in frustration when the owner finds wild grapes, good for nothing but sour wine, in his vineyard. The owner’s dream of festive gatherings with family and friends and the delight of those at table, as they sipped the choice wines from his vineyard, are shattered.

The scene shifts to a court room as the friend presents his case against his vineyard with the lament, "What more was there to do for my vineyard that I had not done?" Then the prophet brings his parable home to his hearers. The owner of the vineyard is God and the vineyard Israel. The chosen people are a disappointment to God, for the Lord’s vineyard has produced only bloodshed and injustice and the cry of the poor and oppressed rise up to God.

A couple I know are going through a terrible time. Their 20 year old son was arrested on drug charges. The parents wonder, "What did we do wrong? We raised him as best we could! We sacrificed so that he could get good schooling. We worked hard to provide a good home and security for him. And now he’s in jail!" Unfortunately some of us have heard this story, or a variation on it, more than once. I can’t help but think of the parallel between the parent’s lament and the loving and disappointed God Isaiah describes. God wanted better for the people and did everything God could, nourishing them, providing prophets and wise teachers to guide them. We feel the disappointment of a loving parent as God looks for the fruits of peace and justice and instead plucks wild grapes from the vineyard.

The vineyard in the gospel is the same vineyard; but now Jesus identifies it as the kingdom of God, which he came to proclaim. He has entered Jerusalem, the center of opposition to him. Last week, in the parable of the two sons immediately preceding this one (21:28-32), he accused the chief priests and elders of the people of not responding to his message, while "tax collectors and prostitutes are entering the kingdom of God before you."

The rejection of Jesus by the religious authorities is growing and Jesus, the son sent by the owner of the vineyard, would soon face his death. It’s tempting to read today’s gospel as one more example of Jesus’ frustration and critique of the recalcitrant Jewish religious leaders. But that was past history for the early church. That’s not why Matthew would include this parable in his gospel. Jerusalem was destroyed in 70 A.D. and Matthew wrote around 85 A.D. The parable is about those entrusted to care for the vineyard and so includes us, who are now the tenant caretakers.

It is a parable with strong allegorical and christological elements. For example, Jesus, like the son in the parable, was seized, taken outside the city and there killed. Because of this allegorical feature in the parable we reflect on its wording and images for the message they contain for us. Jesus’ parable alluded to our Isaiah reading except, instead of destroying the vineyard, the owner in Jesus’ parable destroys the murderous tenants, preserves the vineyard and gives it over to other caretakers.

The parable has an element of hope to is because the vineyard is entrusted to "other tenants." These new caretakers have both the privilege of being in charge of the vineyard, as well as a responsibility to "produce its fruits." Who will these new tenant managers be? According to Jesus, quoting Psalm 118, they will come from among the unimportant and rejected – a good description of both the leadership and members of the early church.

So here we are, many generations later. Each of us is a tenant, for we have been entrusted with some area of care in the vineyard. We might not have offices in the Chancery with a sign on the door that reads "Bishop," "Chancellor," or "Director of Vocations." But that does not excuse us from our responsibilities in the vineyard.

The area entrusted to us may seem insignificant, a small plot of land on the outskirts of the vineyard, but our baptism gives us responsibility over it. Imagine what our name tags would read in the kingdom of God: our name, followed by our job description, "Tenant in the Vineyard." While we are grateful recipients of the kingdom Jesus has proclaimed, we are also "tenants" given the responsibility of cultivating and producing fruits of the kingdom in the world around us – peace and nonviolence, joy, justice, gratitude, forgiveness, reconciliation etc. So, what is the particular fruit we are called to cultivate? Where? How? When?

Actually, the "When" is not some future time since, from his earliest preaching, Jesus proclaimed that the kingdom is at hand (4:17). The moment to tend the vineyard is now and we can’t put that responsibility off till later, or on others. "The bishops, priests, deacons and sisters are supposed to do that." The parable makes it clear that vintage time is near. When should we do our work cultivating fruit in the vineyard? Now.

If we don’t already do that work, or if we are thinking of changing what we do, we could offer prayers at today’s Mass for wisdom. Keep praying because usually discernment of a vocation, or a change in vocation in the vineyard, takes time to emerge. Getting guidance from a wise disciple, who can help in our discernment, will help.

The kingdom of God that Jesus came to proclaim here on earth will not just happen by chance. We church people must first change our lives to conform to the principles of the kingdom (cf the Sermon on the Mount, Mt 5:1-6:29), and so be witnesses of that new life in the corner of the vineyard we are sent to plant, tend and harvest the fruits for the Lord.
 
Thánh Phanxicô Assisi, sứ giả Hòa bình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:48 03/10/2014
Ngày 04-10 hàng năm, Giáo Hội kính nhớ một vị thánh được nhắc nhớ, yêu mến và tôn kính nhiều nhất, đó là Thánh Phanxicô Assisi, vị sứ giả hoà bình. Cuộc sống của ngài thật đơn sơ thanh thoát, sống hòa bình, thực thi hòa giải, đã trở thành lý tưởng cho con người của mọi thời đại.

1. Thánh Phanxicô chọn nếp sống nghèo khó

Phanxicô chào đời vào khoảng cuối năm 1182, tại thành Assisi phía bắc Rôma. Cha của ngài là ông Phêrô Bênađônê, một thương gia chuyên nghề bán len dạ. Mẹ là bà Pica, một phụ nữ hiền đức.Cậu Phanxicô rất hào hoa, lại được gia đình giàu có nuông chiều, nên mặc sức ăn chơi phung phí. Mộng công danh thôi thúc, Phanxicô theo bá tước Gauthie de Brienneur đi chinh phục vùng Apulia, gần thành Assisi. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu đã khiến Phanxicô đau nặng và bắt buộc phải trở về quê hương.Lần này, tuy vẫn ăn chơi như trước, nhưng Phanxicô cảm thấy những thú vui xưa kia dần dần mất hết ý nghĩa. Thế rồi Phanxicô đi tìm lý tưởng cao đẹp hơn. Một hôm, lúc đang cầu nguyện trong nguyện đường Đamianô nhỏ bé, Phanxicô nghe tiếng Chúa phán ra từ cây Thánh Giá: “Phanxicô, con hãy đi sửa lại ngôi đền thờ của ta đang đổ nát !”. Phanxicô hiểu câu nói này cách nông cạn, nên tình nguyện đi xin từng viên đá đem về sửa lại các Nhà thờ cạnh Assisi. Trong hai năm, ngài đi hành khất, sống ẩn dật và sửa sang ba nhà thờ đổ nát trong miền Assisi: nhà thờ Thánh Đamianô, nhà thờ Thánh Phêrô và nhà thờ Đức Bà Porziuncula.Phanxicô chưa hiểu rằng, ngôi đền thờ mà Chúa muốn nói chính là Hội Thánh.

Ngày 24-2-1208, đang dữ lễ, Phanxicô nghe được đoạn Phúc Âm : “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng... Các con đừng mang theo tiền bạc, bao gậy...” (Mt 10,10). Phanxicô nhận ra tiếng gọi của Chúa, nên quyết tâm triệt để sống khó nghèo và theo Chúa trên con đường Thập Giá (Mt 19,21 ; Lc 9,1-6 ; Mt 16,24). Phanxicô công khai từ bỏ cha ruột của mình để thuộc trọn về Chúa. Ngài từ bỏ những cuộc vui chơi tiệc tùng với bạn bè để đi giúp những người phung cùi, những kẻ vô gia cư và những người bị xã hội khai trừ.Với tình yêu sự khó nghèo, Phanxicô yêu những người nghèo, những bệnh nhân. Ngài nhìn thấy Chúa Giêsu ở nơi họ. Ngài chỉ muốn giống Chúa Giêsu cách trọn vẹn trong khó nghèo, trong tình yêu, trong sự giảng dạy và trong đau khổ.

Lối sống của ngài thu hút trước tiên hai anh bạn đồng hương: anh Bernađô Cantavalê giàu có và anh Phêrô Catanê, nhà giáo luật. Tiếp đó có 9 anh khác nhập đoàn. Họ trở thành 12 "người đền tội" và lữ hành, không nhà cửa hoặc nơi cư trú cố định. Lúc đầu Phanxicô soạn một ít quy luật sống và đã được Đức Giáo Hoàng Innôxentê III chấp thuận bằng miệng; cuối cùng, ngài viết ra bản Luật Dòng Anh em Hèn mọn và đã được Đức Giáo Hoàng Hônôriô III phê chuẩn năm 1223 bằng sắc dụ.

Phanxicô bị giằng co giữa một đời sống tận hiến cho sự cầu nguyện và một đời sống tích cực rao giảng Tin Mừng. Và ngài đã quyết định theo đuổi đường lối sau, nhưng luôn luôn trở về sự tĩnh mịch bất cứ khi nào có cơ hội. Ngài muốn đến truyền giáo ở Syria và Phi Châu, nhưng trong cả hai trường hợp ngài đều bị đắm tàu và đau nặng. Ngài cũng cố gắng hoán cải các vua Hồi Giáo ở Ai Cập trong lần Thập Tự Chinh thứ năm.

Trong những năm cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi (ngài từ trần khi 44 tuổi) ngài gần như mù và đau nặng. Hai năm trước khi chết, ngài được in năm dấu thánh, là những vết thương của Ðức Kitô ở tay chân và cạnh sườn của ngài.Trong giờ phút cuối cùng, ngài lập đi lập lại phần phụ thêm của Bài Ca Anh Mặt Trời, "Ôi lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì người Chị Tử Thần." Ngài hát Thánh Vịnh 141, và khi đã đến giờ lìa đời, ngài xin cha bề trên cho ngài cởi quần áo ra để nằm chết trần truồng trên mặt đất, giống như Ðức Giêsu Kitô.Ngài qua đời vào ngày 3-10-1226. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX đã phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 16-7-1228.

2. Thánh Phanxicô được nhận Năm Dấu Thánh.

“Sáng tinh sương ngày 14 tháng 9 năm 1224, tức là ngày lễ Suy tôn Thánh giá, trên đỉnh Alverna đã xảy ra một phép lạ tân kỳ. Lúc mặt trời gần dãi lên nền trời những tia sáng vàng tươi, Phanxicô quì tựa lưng vào một tảng đá, hướng về phương đông, mắt tuôn đôi hàng lệ, ngài than thở: “Lạy Chúa, trước lúc qua khỏi đời này, con chỉ xin Chúa ban cho con hai ơn: một là, xin Chúa cho tâm hồn cũng như thể xác con cảm thông hết nỗi đau đến thê thảm Chúa chịu trong giờ tử nạn; hai là, xưa kia khi Chúa tử nạn, Chúa yêu loài người tội lỗi chúng con đến độ nào, thì xin cho lòng con cũng được yêu Chúa đến độ ấy”. Bỗng vụt như làn chớp, một thiên thần Chí ái tự trời bay xuống. Sáu cánh chói loà. Hai cánh phủ đầu, hai cánh dương bay và hai cánh khép che toàn thân. Thiên thần hiện xuống đứng trên phiến đá, rõ hình một người chịu đóng đinh vào thánh giá. Thiên thần ấy chính là Chúa Giêsu tử nạn, mặc hình người hiện đến với Phanxicô. Ngài nhìn Phanxicô, đôi mắt như thiết tha, như thiêu cháy cả tâm hồn rồi vụt biến. Phanxicô, quỵ xuống, ngất đi. Khi bừng tỉnh dậy, ngài thấy tay chân đã bị đinh đóng thâu qua. Đầu đinh tròn và đen nổi rõ giữa lòng bàn tay và trên mặt bàn chân. Đinh đóng thâu qua tay chân, mũi đinh quắp lại trên lưng bàn tay và giữa gan bàn chân. Ngực bên phải, cạnh trái tim, dấu một lưỡi đòng đâm qua còn nguyên nét, máu chảy rìn rịt thấm ướt đến tận lớp áo ngoài”.

Phép lạ Năm Dấu là lời đáp trả ân cần của Chúa cho bao nỗi khao khát và bao nỗ lực của Phanxicô để được nên giống với Người trong cuộc thương khó.

Nhìn lên huy hiệu và khẩu hiệu của Dòng Anh Em Hèn Mọn, người ta có thể biết phần nào nền linh đạo Phan sinh. Khẩu hiệu đó là: Caritas (Tình yêu) và huy hiệu là một thập giá với hai cánh tay bắc chéo nhau, một của Chúa Kitô và một của Thánh Phanxicô sau ngày lãnh Năm Dấu. Nghèo khó, khiêm hạ, phục vụ vô điều kiện, yêu mến cách riêng những người nghèo khổ bé mọn … là hậu quả tất nhiên của việc thường xuyên chiêm ngưỡng thánh giá và lòng yêu mến Chúa Giêsu chịu đóng đinh. (Lm Nguyễn Hồng Giáo. ofm)

3. Phanxicô, sứ giả hoà bình

Khi thánh Phanxicô cư ngụ tại Agodio, có một con chó sói hung dữ đã xuất hiện, quấy nhiễu và gieo rắc tai hoạ cho mọi người. Mỗi lần đi ra ngoài, ai ai cũng phải trang bị khí giới sẳn sàng giao chiến với con thú dữ, có người sợ đến nỗi không dám ra khỏi nhà. Thấy vậy, ngày nọ thánh nhân quyết định đến chạm chán với con thú dữ, Ngài làm dấu thánh giá, đặt tất cả tin tưởng vào Chúa, rồi tiến thẳng đến trước mặt con vật. Vừa thấy thánh nhân, con vật nhe răng và chuẩn bị tấn công, nhưng thánh nhân không lùi bước. Ngài tiến lại gần, làm dấu thánh giá và gọi nó lại. Ngài nói với nó như trò chuyện với một con người: - Này anh sói, anh lại đây, nhân danh Chúa Kitô tôi truyền cho anh đừng hãm hại ai nữa.

Như một phép lạ, con chó sói hung dữ ngoan ngoãn khép miệng lại và quấn quýt bên thánh nhân, thánh nhân lại tiếp tục bài giảng : - Này anh sói, anh đã gây ra không biết bao thiệt hại cho vùng này, anh giết hại những tạo vật của Chúa mà không có phép Ngài, anh không những sát hại súc vật mà còn giết hại cả loài người là hình ảnh của Thiên Chúa nữa, anh đáng bị trừng phạt vì tội giết người, ai cũng ca thán kêu ca vì anh. Nhưng tôi, tôi muốn giàn hoà giữa anh và họ để anh không còn hãm hại ai nữa.

Thánh nhân vừa nói xong những lời đó thì con sói vặn mình ra chiều sám hối và chấp nhận đề nghị của Ngài, thánh nhân nói tiếp : - Này anh sói, hẳn anh thích được làm hoà với mọi người. tôi hứa rằng : bao lâu anh còn sống anh sẽ không bị đói khát nữa, anh có hứa với tôi là sẽ không hãm hại bất cứ người và vật nào nữa không ? Con vật cúi đầu như đoan hứa, thánh nhân đặt tay trên nó và đại diện cho thị dân Agodio long trọng cam kết những lời Ngài vừa hứa với con chó sói.

Con chó sói đã được sống 2 năm tại Agodio, ngày ngày ra vào bất cứ nhà nào như chính nhà của nó, nó không làm hại ai mà cũng chẳng ai hãm hại nó, sau 2 năm, con vật qua đời giữa tiếng thương khóc của dân Agodio.

Giai thoại về con chó sói Agodio và bài ca vạn vật của thánh Phanxicô chứng minh ngài là hiện thân của hoà bình, là sứ giả của bất bạo động. Ngài giao hoà với vạn vật, với thiên nhiên, với chim trời, với núi rừng, với không khí, với nước non. Chỉ với một tâm hồn thanh thản và hài hoà với thiên nhiên với con người như thế mới có thể xây dựng hoà bình. Thánh Phanxico chính là vị sứ giả hoà bình.

Tình huynh đệ của Phanxicô không dừng lại nơi loài người, nhưng còn nới rộng ra tới mọi tạo vật, sống động cũng như vô tri vô giác trong vũ trụ. Ngài không coi tạo vật là xấu xa, nguy hiểm phải đề phòng. Ngài cũng không có thái độ chủ nhân ông, nhìn tạo vật chỉ là đối tượng cho mình khai thác tùy thích. Nhưng ngài thiết lập một mối quan hệ thân ái, hài hòa với mọi vật. Ngài đã sáng tác “Bài ca vạn vật” để ca ngợi mọi công trình tạo dựng của Thiên Chúa: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, gió, nước, lửa, trái đất với ngàn hoa, cây cỏ và trái trăng. Ngài gọi tạo vật là anh, chị : anh Cá, anh Chim, chị Trăng, chị Nước... không chỉ theo nghĩa thi phú, mà theo một cảm nghiệm sâu xa rằng tất cả đều là công trình của Cha trên trời và mang dấu ấn của tình thương.

Phanxicô muốn người ta quí chuộng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; ngài dạy các môn đệ mình khi đốn cây sử dụng theo nhu cầu, thì đừng chặt tận gốc, để cây còn có thể đâm chồi mới. Con người thời đại chúng ta có thể học biết bao nhiêu điều nơi thái độ của thánh nhân. Chắc chắn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nghĩ như thế khi ban Tông Thư ngày 29-9-1979 công bố thánh Phanxicô là bổn mạng các nhà môi sinh học. Suốt cuộc đời, Thánh Phanxicô luôn quan niệm sống là sống với, sống chung chan hòa với con người và muôn tạo vật.

Lạy Chúa, nhờ lời cầu bầu của thánh Phanxicô, Xin cho chúng con biết yêu chuộng hoà bình, hòa bình với mọi người và nhất là với những người đối nghịch với chúng con. Xin cho lời kinh Hoà Bình mà thánh Phanxicô để lại được thấm vào tim, vào phổi, vào khối óc của chúng con biến chúng con thành người sứ giả hoà bình của Chúa. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 03/10/2014
NGỜ VỰC CỦA VỆ LINH CÔNG

Vệ Linh công thời Tam quốc, trong một mùa đông lạnh giá, ông ta hạ lệnh cho bá tánh đào một hồ nước. Đại thần Uyển Xuân tiến vào can ngăn, nói:

- “Thời tiết rất lạnh, làm công trình quá lớn thì bá tánh sẽ chịu không nổi, xin đại vương suy nghĩ thật kỷ rồi làm”.

Vệ Linh công không chịu, nói:

- “Thời tiết thật lạnh lắm sao ?”

Uyển Xuân đáp:

- “Đại vương, ngài mặc áo lông cừu, ngồi trên ghế phủ lông gấu, trong phòng thì có lò sưởi phầng phầng ấm, làm sao cảm thấy lạnh được chứ ? Nhưng bá tánh làm việc bên ngoài nhà, mặc áo mục nát mà vá nhiều chỗ, giày mang thì hư không được khâu lại, họ sẽ nhanh chóng bị lạnh cóng”.

Vệ Linh công tự mình ra ngoài đi một vòng, tiếp thu lời kiến nghị của Uyển Xuân, lập tức ra lệnh ngừng thi công.

(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")

Suy tư:

Có hai loại người hay nghi ngờ nhất: một là người giàu có mà ích kỷ, hai là người...đa nghi.

Giàu có mà ích kỷ thì thường nghi ngờ người giúp việc, nghi ngờ nhân viên, nghi ngờ bạn bè và có khi nghi ngờ luôn cả vợ con mình, thế là họ không được thoải mái để sống như mọi người; người đa nghi thì nhìn ai cũng là người cần phải đề phòng, bởi vì đối với họ, tất cả mọi người đều không thể tin cậy được.

Người Ki-tô hữu không nghi ngờ ai cả, nhưng luôn đặt mình trong tình trạng tỉnh thức đề phòng như Đức Chúa Giê-su đã dạy: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối”.

Đừng nghi ngờ kiểu Vệ Linh công, nhưng hãy tự mình cởi áo lông cừu ra trước, ngồi ghế gỗ và ở nhà tranh vách đất để thông cảm và chia sẻ với người nghèo khó, đó là tinh thần của người mục tử; đừng nghi ngờ ai cả, nhưng hãy đặt họ vào trong hoàn cảnh của mình để cộng tác, yêu thương và bao dung, đó là tinh thần bác ái của người Ki-tô hữu.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

dịch và viet suy tư


-------------

http://www.vietcatholic.net \

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 27 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:36 03/10/2014
Chúa Nhật 27 THƯỜNG NIÊN
N2T

Tin mừng : Mt 21, 33-43
“Ông chủ sẽ cho các tá điền khác canh tác vườn nho.”


Anh chị em thân mến,
Câu kết luận của Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay thật rõ ràng minh bạch, Ngài nói: “Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”

Không làm để sinh hoa lợi là người lười biếng, mà người lười biếng thì không thể gặt được thành quả của mình, đó là điều tất yếu. Nước Trời cũng chắc chắn là không có chỗ cho người lười biếng như lời thánh Phao-lô dạy: ai không làm việc thì đừng có ăn.

Lười biếng thì thường sinh ra nhiều thứ tội, mà tội thứ nhất là dễ dàng nói xấu người khác khi vô công rỗi nghề, dễ dàng phê bình chỉ trích người khác, và có khi suy nghỉ tìm cách chiếm đoạt tài sản của người khác. Các tá điền làm vườn nho trong bài Tin Mừng hôm nay đã manh tâm sát hại các đầy tớ của ông chủ vườn nho, bởi vì tính tham lam muốn chiếm đoạt đã thành căn cốt trong tâm hồn của những người lười biếng. Trong đời sống linh đạo tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, nếu không siêng năng làm việc lành phúc đức, không đem hết tài năng mà Thiên Chúa ban cho ra để phục vụ Ngài trong tha nhân, thì ngay cả điều Ngài đã ban cho cũng sẽ bị lấy lại, bởi vì không ai cấp vốn cho người làm biếng và không biết làm việc.

Nước Trời khởi sự ngay từ thế gian này, ân sủng của Thiên Chúa ban cho con người cũng ngay tại thế gian này, để chuẩn bị cho chúng ta Nước Trời trên thiên đàng mai sau. Được trở thành tá điền trong vườn nho của Thiên Chúa (Giáo Hội) là người hạnh phúc, nhưng không muốn làm công việc của một tá điền, thì sẽ bị chủ vườn cho sa thải và rút lại tất cả các ân huệ mà họ đã được hưởng.

- Tôi là tá điền trong vườn nho của Chúa với bổn phận và trách nhiệm là linh mục, nhưng nếu tôi không chu toàn bổn phận của một linh mục vì lười biếng và chỉ muốn được người khác phục vụ cung phụng, thì Thiên Chúa nhất định sẽ rút lại ân huệ đã ban cho tôi ngay khi tôi còn ở đời này.
- Tôi là tá điền làm trong vườn nho của Chúa với bổn phận là một tu sĩ phục vụ tha nhân, nhưng tôi vì cái “mác” tu sĩ như “hàng hiệu”, vì sĩ diện là tu sĩ nên tôi không dám cúi xuống để rửa chân cho tha nhân, thì Thiên Chúa nhất định sẽ tính sổ với tôi ngay khi còn ở đời này và cả đời sau.
- Tôi là một giáo hữu làm tá điền trong vườn nho của Chúa, so với những người khác thì tôi được ưu đãi nhiều về vật chất cũng như tinh thần, nhưng vì tính lười biếng thực hiện bổn phận kính mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân của mình nên tôi rất ghét những ai cần tôi giúp đỡ, Thiên Chúa nhất định sẽ hỏi tôi
về những hành vi và lời nói của tôi đối với tha nhân, Ngài sẽ lấy đi những gì của tôi có, để trao cho người khác biết làm để sinh hoa lợi thiêng liêng cho anh em...

Anh chị em thân mến,
Làm trong vườn nho của Thiên Chúa tức là thực hiện ý Ngài qua bổn phận hằng ngày của mình, chính trong bổn phận của chúng ta mà Thiên Chúa làm cho ý Ngài được tỏ hiện và danh Ngài được tỏa sáng giữa muôn dân, đó là một hạnh phúc vô cùng lớn lao cho chúng ta.

Đừng trở nên người thông luật để phản bội lề luật, nhưng hãy trở nên người tôi tớ biết thực hiện ý Thiên Chúa qua cuộc sống của mình, đó là người tá điền tốt vậy !

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 03/10/2014
N2T

2. Đức Ái là cẩn thận, là khiêm tốn, là chính trực, không nhu nhược, không cợt nhả, không tham công việc huyễn hoặc; đức ái là tiết kiệm, là thanh khiết, thường giữ gìn ngũ quan.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Mân Côi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 03/10/2014
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
N2T

Tin Mừng: Lc 1, 26-38.“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.”


Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Đức Mẹ Mân Côi, để kính nhớ cuộc chiến thắng của các chiến thuyền Ki-tô giáo tại vịnh Lepente ngày 7 tháng 10 năm 1571, nhờ sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ Ma-ri-a qua lời cầu nguyện bằng chuổi Mân Côi của các tín hữu. Qua kinh Mân Côi, chúng ta thấy có hai yếu tố quan trọng mà Đức Mẹ Ma-ri-a rất yêu thích, đó chính là sự lặp đi lặp lại kinh Kính Mừng, và suy niệm các mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Chúa Giê-su, mà Mẹ có vai trò rất đặc biệt trong chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa.

Đức Mẹ Ma-ri-a rất yêu thích những ai đọc kinh Kính Mừng, bởi vì chính thiên thần Ga-bri-en đã cất tiếng chào mừng khi truyền tin cho Mẹ: “Kính mừng Ma-ri-a đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà…” lời cầu chúc này đã nói lên sự cung kính của thiên thần đối với một tạo vật là Mẹ được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-su.

Khi yêu nhau, đôi bạn nam nữ thường lặp đi lặp lại điệp khúc “anh yêu em” và “em yêu anh” mà không thấy chán, không thấy thừa thải hoặc không thấy mắc cở gượng gùng, bởi vì tình yêu được phát xuất từ tấm lòng chân thật, cho nên họ sẽ sung sướng đón nhận lời lẽ yêu thương ngắn ngọn mà bày tỏ hết cả tấm lòng yêu thương của bạn mình.

Đức Mẹ Ma-ri-a cũng rất yêu thích những ai thành tâm đọc kinh Mân Côi, bởi vì nơi kinh Mân Côi này chúng ta lặp đi lặp lại không những một hai lần kinh Kính Mừng, nhưng là đọc đi đọc lại cả hai trăm lần kinh Kính Mừng như hai trăm đóa hoa hồng dâng kính Đức Mẹ. Hai trăm kinh Kính Mừng là hai mươi biến cố trong cuộc đời của Đức Chúa Giê-su khi Ngài sống ở trần gian, hai mươi biến cố này từ khi Đức Chúa Giê-su sinh ra cho đến khi Ngài lên trời và Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống và Thiên Chúa thưởng ân cho Đức Mẹ Ma-ri-a lên trời cả hồn lẫn xác.

(Hai mươi biến cố này được chia thành bốn nhóm hay là bốn “sự”: năm sự Vui, năm sự Thương, năm sự Mừng, năm sự Sáng. Mỗi sự đều có liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Ma-ri-a là Đấng đồng công cứu chuộc loài người.)

Đã có rất nhiều lần chúng ta lần chuỗi Mân Côi mà miệng đọc như cái máy phát thanh, không hề dừng lại để suy ngắm những gì mình đang đọc; có những lúc bạn và tôi đọc kinh Mân Côi mà như sợ người khác giành giựt, cho nên chúng ta vẫn chưa hiểu và chưa yêu mến Đức Chúa Giê-su cho đủ, do đó mà chúng ta trở thành những nghi vấn cho người khác nghi ngờ về đức tin của chúng ta.

Anh chị em thân mến,
Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI khích lệ chúng ta như sau: “Bản chất việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi nhịp điệu phải chậm rãi và có thời gian thư thả, để người ta có thời gian suy gẫm sâu xa về các mầu nhiệm cuộc đời Đức Chúa Giê-su được nhìn qua Trái Tim của Đấng gần gủi nhất với Chúa.” (Marialis Cultus, 47)

Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, bạn và tôi nên có một quyết tâm khi lần hạt Mân Côi, đó là luôn yêu mến và tin tưởng vào Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhờ Mẹ mà chúng ta đến với Đức Chúa Giê-su -là Đấng nhờ sự vâng phục của Đức Mẹ- để nhờ kinh Mân Côi mà chúng ta trở thành những chứng nhân cho Tin Mừng và cho tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 03/10/2014
DẶN DÒ
Linh mục nghĩa phụ dặn dò với cha con (nghĩa tử) của mình:
- ”Khi con xây dựng nhà thờ nếu có người dâng cúng vật chất mà bắt con phải làm theo ý của họ, thì con cương quyết từ chối nhận của dâng cúng ấy, bởi vì giáo xứ là của giáo dân chứ không phải của người dâng cúng.”
- “Khi con đã họp hành trao đổi với giáo dân điều gì thì phải giữ đúng những gì đã bàn thảo với họ, đừng thay đổi, bởi vì giáo dân cũng là thành phần của giáo xứ cần được tôn trọng.”
- “Nếu con muốn lời dạy dỗ của con được mọi người đón nhận thì con đừng thường xuyên lui tới với các đại gia, bởi vì một mục tử tốt lành thì không bao giờ ngồi xe hơi của đại gia để chăn chiên, và không một mục tử tốt lành nào ngồi nhà hàng máy lạnh ăn cơm với các đại gia trong lúc đàn chiên của mình đang tìm cỏ ngoài đồng giữa trời mưa nắng...”

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngoại trưởng Tòa Thánh kêu gọi giải quyết các vấn đề Trung Đông
LM. Trần Đức Anh OP
08:50 03/10/2014
VATICAN. Tòa Thánh kêu gọi đừng đơn phương giải quyết các vấn đề ở Trung Đông bằng võ lực.
Lập trường trên đây được Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh, trình bày trong phiên họp sáng ngày 3-10-2014 tại Vatican của các vị Sứ Thần Tòa Thánh ở các nước Trung Đông và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh.

Đức TGM Mamberti đã trình bày về tình hình chính trị tổng quát ở Trung Đông và những nguyên tắc hướng dẫn hoạt động của Tòa Thánh. Ngài khẳng định rằng cần phải tìm kiếm hòa bình qua một giải pháp ”miền” và toàn bộ không bỏ qua lợi ích của phe nào, và qua đối thoại chứ không phải bằng những quyết định đơn phương áp đặt bằng võ lực.

Về hiện tượng khủng bố, Đức TGM ngoại trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc bài trừ chủ nghĩa cực đoan là nguồn cội của khủng bố. Các vị lãnh đạo tôn giáo phải giữ một vai trò quan trọng, cổ võ đối thoại liên tôn và đặc biệt là sự cộng tác của tất cả mọi người để mưu thiện ích cho xã hội. Khi theo dõi tình hình chính trị ở Trung Đông và nói chung trong quan hệ với các nước có đa số dân theo Hồi giáo, Tòa Thánh luôn nghĩ đến các vấn đề cơ bản là việc bảo vệ và tôn trọng các tín hữu Kitô cũng như các nhóm thiểu số, như những công dân với đầy đủ danh nghĩa và nhân quyền, nhất là quyền tự do tôn giáo.

Trong phiên họp sáng thứ sáu, 3-10, Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Jerusalem và Palestine đã trình bày về cuộc xung đột Israel-Palestine và về sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Thánh Địa. Ngài nhấn mạnh rằng để có sự ổn định cho vùng Trung Đông và hòa bình tại vùng này, điều chủ yếu là phải giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Thực vậy, sau bao nhiêu năm, cuộc xung đột này tiếp tục không được giải quyết, với những hậu quả rất trầm trọng cho vùng này và thế giới.

Đức Sứ Thần cũng xác nhận rằng cuộc hành hương của ĐTC Phanxicô tại Thánh Địa và cuộc gặp gỡ cầu nguyện sau đó tại Vatican đã mở ra những hy vọng hòa bình. Cuộc xung đột mới đây tại Gaza nhắc nhở rằng tình trạng thật là trầm trọng và khó khăn, nhưng cần phải canh tân các nỗ lực ngoại giao để đạt tới một giải pháp công chính và lâu bền, tôn trọng quyền của cả hai phe trong cuộc xung đột. (SD 3-10-2014)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đại hội của Bộ Giáo Sĩ
LM. Trần Đức Anh OP
08:51 03/10/2014
VATICAN. ĐTC khích lệ Bộ giáo sĩ trong các hoạt động xoay quanh 3 lãnh vực: ơn gọi, huấn luyện và loan báo Tin Mừng.

Ngài trình bày lập trường này trong buổi tiếp kiến sáng ngày 3-10-2014, dành cho 80 tham dự viên đại hội của Bộ giáo sĩ, tiến hành dưới quyền chủ tọa của ĐHY Tổng trưởng Beniamin Stella và trong đó có 23 HY và 4 GM thành viên.

ĐTC ví ”ơn gọi được Chúa đặt trong tâm hồn một số người người như kho tàng quí giá giấu trong ruộng, cần phải được khám phá và mang ra ánh sáng. Kho tàng này không phải chỉ để làm cho vài người được phong phú. Người được kêu gọi thi hành một thừa tác vụ không phải là ”chủ nhân” ơn gọi của mình , nhưng là người quản lý một hồng ân mà Chúa ủy thác cho họ để mưu ích cho tất cả mọi ngừơi, cả những người ở xa và không thực hành đạo.”
Tiếp đến là việc huấn luyện. Đó là một sự đáp lại của con người, của Giáo Hội, đối với hồng ân mà Chúa ban qua ơn gọi. Vấn đề ở đây là bảo tồn và phát huy ơn gọi, để ơn gọi được trưởng thành. Ơn gọi là những viên kim cương thô cần phải được mài dũa cẩn thận, trong sự tôn trong lương tâm con người và kiên nhẫn, để nó chiếu sáng giữa lòng dân Chúa.

ĐTC đặc biệt khai triển khía cạnh thứ ba là loan báo Tin Mừng. Mỗi ơn gọi là để phục vụ cho sứ mạng và sứ mạng của các thừa tác viên thánh chức là loan báo Tin Mừng dưới mọi hình thức. Sứ mạng này khởi hành trước tiên từ cuộc sống trước khi được biểu lộ qua việc làm. Các linh mục được liên kết trong một tình huynh đệ bí tích, nên hình thức đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng là làm chứng về tình huynh đệ và hiệp thông giữa các LM với nhau và với Đức GM. Từ tình hiệp thông như thế có thể nảy sinh một đà tiến truyền giáo mạnh mẽ, giải thoát thừa tác viên thánh chức khỏi cám dỗ muốn tìm kiếm sự đồng thuận và ủng hộ của người khác và an sinh của mình, thay vì được đức bác ái mục tử thúc đây để loan báo Tin Mừng đến tận những vùng ngoại ô xa xăm nhất.

ĐTC nói thêm rằng ”trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, các LM được kêu gọi gia tăng ý thức mình là những mục tử được sai đi ở giữa đoàn chiên, để làm cho Chúa hiện diện qua Thánh Thể và ban phát lòng từ bi của Chúa. Vấn đề ở đây là ”sống như linh mục” chứ không phải là ”làm linh mục”, và cần được giải thoát khỏi mọi tinh thần trần tục, với ý thức rằng chính đời sống của linh mục là một việc loan báo Tin Mừng, trước khi truyền giáo bằng những hành động. Thật là đẹp khi thấy các linh mục vui tươi trong ơn gọi, với niềm thanh thản từ nội tâm, nâng đỡ linh mục cảc trong những lúc vất vả và đau khổi! Và điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu không cầu nguyện”. (SD 3-10-2014)
 
Những động tác giả đang dẫn đến cuộc thảm sát thật tại Kobane
Đặng Tự Do
20:00 03/10/2014
Trong hai ngày thứ Năm 2/10 và thứ Sáu 3/10 quân khủng bố Hồi Giáo IS đã mở các cuộc tấn công dữ dội vào thị trấn Kobane của người Kurd nằm sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Riêng trong ngày thứ Sáu 3/10, ít nhất 60 hỏa tiễn đã được quân khủng bố Hồi Giáo IS bắn vào thị trấn này. Từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, người ta có thể thấy những cột khói bốc cao và những tiếng nổ long trời lở đất.

Thông tấn xã Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân khủng bố Hồi Giáo IS đã liên tục mở hết cuộc tấn công này đến cuộc tấn công khác vào Kobane với những vũ khí hạng nặng và cả những xe tăng của Mỹ tịch thu được của quân Iraq.

Tình hình tại Kobane đang bước vào những giờ tuyệt vọng. Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tràn ngập vào phía Tây Nam của thành phố và chiếm được một số vị trí trọng yếu bên trong thành phố.

Đêm thứ Năm quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhóm phiên khẩn cấp và biểu quyết đồng ý cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Syria cũng như cho phép quân đội nước ngoài sử dụng đất Thổ Nhĩ Kỳ làm bàn đạp tấn công vào Syria và Iraq.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói trên đài truyền hình A Haber trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Năm. "Chúng ta không thể là một khán giả."

"Chúng tôi không muốn Kobane thất thủ ", ông Davutoglu nói để đáp lại câu hỏi của một nhà báo, và nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp nơi trú ẩn cho người Kurd chạy trốn khỏi các cuộc tấn công.

"Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì là cần thiết để ngăn chặn điều này xảy ra. Không có quốc gia nào khác có khả năng ảnh hưởng đến tình hình tại Syria và Iraq. Cũng không có quốc gia nào khác sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như chúng tôi. "

Nawaf Khalil, một phát ngôn viên đảng Dân chủ người Kurd không nghĩ như thế:

Ông nói: "Làm thế nào ông ta ngăn chặn sự sụp đổ của Kobane? Cho đến bây giờ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không làm gì."

Thật vậy, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ điều động một lực lượng xe tăng đông đảo áp sát Kobane chỉ cách vài cây số nhưng án binh bất động.

Quân kháng chiến người Kurd trong đó có đông đảo phụ nữ đang phải chuyển qua phương án khác là giao tranh trên từng con đường của Kobane. Hàng ngàn người vẫn bị kẹt lại bên trong thành phố.

Hoa Kỳ và các nước khác đã dội bom vào quân khủng bố Hồi Giáo IS để chặn đường tấn công vào Kobane nhưng đột nhiên các cuộc không kích đã bị hủy bỏ vào hai ngày thứ Năm và thứ Sáu khi tình hình trở nên căng thẳng nhất.

Lực lượng chiến đấu của người Kurd tại Kobane gọi là YPG – nghĩa là lực lượng bảo vệ nhân dân Kurd – có quan hệ chặt chẽ với Đảng Công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ gọi tắt là PKK. PKK đã chiến đấu với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập niên qua để giành quyền tự trị. Cuộc xung đột cho đến nay đã làm hàng chục ngàn người thiệt mạng.

Cứu người Kurd tại Kobane hay chiều lòng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ - nghĩa là nhắm mắt lại để cho quân khủng bố Hồi Giáo IS tắm máu họ - là một vấn đề chính trị tế nhị của Hoa Kỳ.

Đông đảo quân kháng chiến Kurd là phụ nữ
Họ không có kinh nghiệm tác chiến như bọn khủng bố
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới
Nhưng chỉ đứng nhìn
Quân Thổ Nhĩ Kỳ án binh bất động
 
Đức Thánh Cha Phanxicô: Các linh mục phải luôn luôn tiếp tục được huấn luyện bổ túc
Bùi Hữu Thư
18:53 03/10/2014
VATICAN, ngày 3, tháng10, 2014 (Zenit.org) – Hôm nay Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi họp khoáng đại của Bộ Giáo Sĩ rằng việc đào tạo sơ khởi các linh mục trong chủng viện và việc huấn luyện bổ túc liên tục trong suốt cuộc đời là “hai phân nửa của một thực tại.”

Đức Thánh Cha cam đoan: "Thiên Chúa không ngừng mời gọi một số người đi theo Chúa và phụng sự Người trong sứ mệnh của người có chức thánh. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đóng góp phần hành của mình, qua việc đào tạo, đó là sự đáp ứng của con người, của Giáo Hội, đối với quà tặng của Chúa, quà tặng Chúa ban cho chúng ta qua ơn gọi.

"Đây là việc bảo vệ ơn gọi và làm cho tăng trưởng, để làm cho sinh hoa trái. Họ là những ‘viên kim cương chưa mài dũa’, cần phải chăm sóc cẩn thận, qua sự tôn trọng lương tâm của con người và kiên trì, để làm cho sáng chói giữa đoàn Dân Chúa”.

Đức Thánh Cha nói, trong chiều hướng này, việc đào tạo không chỉ là một “hành động đơn phương,” mà còn nhiều hơn là việc chuyển tiếp “những khái niệm về thần học hay tu đức.”

"Chúa Giêsu không nói với những người Chúa kêu gọi, Đức Thánh Cha giải thích, ‘hãy theo Ta, Ta sẽ dạy dỗ các con.’ Nhưng việc đào tạo của Chúa đối với các môn đệ được thực hiện qua lời nói ‘hãy đến và đi theo Ta’, ‘hãy làm theo Ta’, và đây là phương pháp Giáo Hội ngày nay muốn các thừa tác viên của Người thi hành. Việc đào tạo này là kinh nghiệm của một môn đệ đến với Chúa Kitô và để cho người này tự cải hóa cho giống Chúa.

"Chính vì vậy, việc đào tạo này không phải là một công tác hoàn tất, vì các linh mục không bao giờ ngưng là môn đệ Chúa Kitô và không ngưng đi theo Người. Việc đào tạo sơ khởi và tiếp diễn khác nhau vì đòi hỏi các phương pháp và thời gian khác nhau, nhưng là hai nửa của cùng một thực tại, đời sống của một giáo sĩ – môn đệ, yêu Chúa và thường xuyên đi theo Người."
 
Thượng Hội Đồng về gia đình: nhìn xa hơn những cường điệu cuả giới truyền thông.
Trần Mạnh Trác
19:47 03/10/2014


Nhiều nhà bình luận ngày nay cho rằng Thượng Hội Đồng về Gia Đình, sẽ diễn ra ngày 05 cho đến 19 Tháng Mười năm nay, sẽ phản ảnh một cuộc hành trình khó khăn vì bị ngộ nhận giống như thời điểm khai mạc của Công Đồng Vatican 2 vậy.

Có ai còn nhớ khoảng thời gian khai mạc Công Đồng Vatican 2 không nhỉ?

Công Đồng Vatican 2, theo nhiều sử gia, là một sự kiện cuả Giáo Hội mà lần đầu tiên được giới truyền thông theo dõi rất khít khao và tường thuật rất đầy đủ.

Nhưng cách đây đã 53 năm, cũng vào tháng 10 (ngày 11 tháng 10, 1962), thì lúc đó nhiều độc giả còn chưa sinh ra, những người đồng tuổi thì còn bé quá, còn những vị đến tuổi biết ưu tư, có lẽ hầu hết đã ra người thiên cổ!

Vậy trước tiên hãy duyệt lại những khó khăn cuả Công Đồng Vatican 2.

Nhìn lại Vatican 2.

Những khó khăn phát xuất ra từ nhiều ngộ nhận, cuả hai thành phần, giới báo chí, và ngay trong nội bộ những người tham gia.

"Những tranh cãi đó có thể tránh được nếu nhiều người đã đọc, hiểu tài liệu và hiểu những ý định cuả Đức Gioan XXIII ngay từ đầu," là ý kiến cuả học giả Matthew Bunson, chuyên gia nổi tiếng về lịch sử Giáo Hội Công Giáo, là tác giả và đồng tác giả của hơn 45 cuốn sách, trong đó có cuốn Giáo Hoàng Bách khoa toàn thư (The Pope Encyclopedia.)

Mà vì không hiểu, cho nên khoá khai mạc cuả Công Đồng Vatican 2 đã trở thành một trận chiến khốc liệt giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến.

'Khốc liệt' có lẽ không phải là câu 'nói quá' xét theo những gì đã xảy ra lúc đó, như việc Đức Hồng Y Ottaviani, bộ trưởng viện Tông Toà của Toà Thánh (Secretary of the Holy Office,) đã bị vị chủ toạ 'cúp micro' không cho noí tiếp khi hết giờ, phải ngồi xuống thẫn thờ, trong khi toàn thể cử toạ hân hoan vỗ tay tán thưởng.

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã buồn rầu tới mức than thở rằng Ngài chỉ còn nuôi có một hy vọng là, may ra sau khi chết, từ ở Thiên Đàng, sẽ được thấy Công Đồng kết thúc một cách vui vẻ hơn.

Lúc đó các giáo phụ đã bàn về việc gì mà ghê gớm đến thế?

Xin thưa lúc đó, họ bàn về vấn đề 'tự do tôn giáo'. Còn Đức Hồng Y Ottaviani thì cổ động việc duy trì nghi thức cũ cuả các thánh lễ.

Bầu không khí cuả Công Đồng căng thẳng là vì có nhiều người mang theo một thái độ 'tranh đấu chính trị' khi nhập cuộc.

Qua những tin tức do giới truyền thông loan truyền, nhiều người đã nghĩ sai rằng Đức Gioan XXIII bằng cách nào đó đang cố gắng loại bỏ những gì đã có trước, theo nhận xét cuả ông Matthew Bunson.

Nhưng, "Đức Gioan XXIII đã có một cái nhìn rất tích cực về vị trí cần có cuả Giáo Hội." Matthew Bunson cho biết. "Ngài muốn Giáo Hội cung cấp thật nhiều giải pháp mục vụ cho thế giới."

Sử gia Alan Schreck, giáo sư phân khoa thần học trường đại học Phan Sinh ở Steubenville (Franciscan University of Steubenville’s theology department), tác giả cuốn sách nói về Vatican 2 'Khủng Hoảng và Hứa Hẹn", cũng đồng ý như vậy:

"Đức Gioan XXIII là một người có tài quan sát sắc sảo về tình hình thế giới và về cuộc khủng hoảng văn hóa đang nổi lên ở phương Tây, Ngài nhận thấy đây là thời điểm mà Giáo Hội cần phải xác định niềm tin của mình trong một cách thức mà những người hiện đại có thể hiểu được. "

GS Schreck cho biết trong bài phát biểu lễ khai mạc Công Đồng, Đức Gioan XXIII khẳng định rằng học thuyết và giáo lý là không thể thay đổi, thay đổi chăng chỉ là cách thể hiện chúng. Đây là một Công Đồng về mục vụ.

Đức Gioan XXIII nói: "Mối quan tâm lớn nhất của Công Đồng phải là thế này: nền giáo lý thánh thiện cuả Kitô giáo phải được bảo vệ và được dạy giỗ một cách có hiệu quả hơn" Giáo Hội nên "không bao giờ rời khỏi di sản thiêng liêng của sự thật đã nhận được từ các thánh Giáo Phụ."

Ngài muốn giáo lý Công Giáo được rao truyền một cách tích cực hơn, GS Schreck viết "Ý tưởng của Ngài là phải trình bày đức tin chân thật, nhưng bằng một cách giống như là một tia sáng trong bóng tối vậy, để thu hút người ta đến với sự thật qua việc trình bầy đẹp đẽ và rõ ràng."

Nhưng tại sao lúc đó người ta hiểu lầm Đức Gioan XXIII đến thế?

Trong bài diễn văn chia tay với các linh mục ngày 14 tháng 2 năm 2013, Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI đã làm sáng tỏ vấn đề như sau, "(lúc đó như thể có hai Công Đồng đang song song diễn ra,) một là Công Đồng của các giáo phụ - Công Đồng Thật - nhưng cũng có một 'Công Đồng thứ hai' của giới truyền thông (là những phóng sự và bình luận ở bên ngoài)...Và thế giới nhận thức Công Đồng qua nó, thông qua các phương tiện truyền thông. Vì vậy, tin tức về Công Đồng đến với người dân một cách lập tức và hiệu quả là tin tức cuả truyền thông, chứ không phải cuả các giáo phụ."

"Ngày nay mọi người vẫn có thể truy cập (cách sai lạc) vào những thông tin của 'Công Đồng thứ hai', của giới truyền thông này. Việc truy cập thì hiệu quả và ào ạt hơn, nhưng cũng vì thế mà tạo ra rất nhiều tai họa, rất nhiều vấn đề, quá nhiều đau khổ thực sự - nào là những chủng viện đóng cửa, tu viện đóng cửa, việc phụng vụ bị tầm thường hoá."

...

Tới đây thì những ai từng theo dõi tin tức về khoá Thượng Hội Đồng về gia đình sắp tới đều có cảm nghiệm rằng một sự lập lại cuả vết xe lịch sử cũ đang diễn ra. Nghiã là cũng vẫn những hiểu lầm, tuyên truyền, cổ động, tranh đấu.

Giới truyền thông phương Tây tập trung vào một đề nghị cuả đức Hồng Y Kasper về việc liệu một người ly dị và tái hôn, chưa được tiêu hôn (annulment), thì trong một vài trường hợp nào đó, có thể lãnh nhận các Bí Tích được không?

Trong tuần qua cuộc tranh luận trở nên sôi nổi. Nhiều Hồng Y nhập cuộc lên tiếng, thay phiên nhau phỏng vấn trên báo. Hồng Y Kasper lập lại các lý do cuả việc đề nghị còn Hồng Y Burke thì chủ trương không đưa vấn đề đó ra mổ xẻ để tránh chia rẽ:

Xem video của DHY Kasper

Xem video cuả DHY Burke

Vào hôm khai mạc, 5 Hồng Y sẽ ra mắt một cuốn sách chống lại những luận điểm cuả HY Kasper, goị là 'Remaining in the Truth of Christ: Marriage and Communion in the Catholic Church' (Sống trung thành với sự Thật cuả Chuá Kitô: vấn đề Hôn Nhân và Hiệp Lể trong Giáo Hội Công Giáo)

Cũng như trường hợp cuả Đức thánh giáo hoàng Gioan XXIII, ĐTC Phanxicô đã từng xác quyết nhiều lần là Ngài là con cuả Giáo Hội, Ngài không thay đổi giáo lý, nhưng hình như trên mặt báo chí người ta vẫn chỉ say sưa với những vấn đề thần học ở trên Trời mà quên đi những việc ở dưới Đất mà cả hai vị giaó hoàng lập đi lập lại là: Mục vụ, Mục vụ và Mục vụ.

Cũng như trường hợp cuả Vatican 2, những ngộ nhận một phần rất lớn đã phát xuất ra từ sự xuyên tạc cuả giới truyền thông, khi họ đặt một câu hỏi duy nhất làm trung tâm điểm: liệu Giáo Hội có thay đổi giáo huấn Hôn Nhân để cho những người li dị tái hôn được chịu lễ không?

Tập trung vào một câu hỏi như thế tạo ra nguy cơ là nhiều câu hỏi quan trọng khác sẽ bị bỏ rơi. Mà Thượng Hội Đồng thì có nhiều câu hỏi phải giải quyết lắm. Vậy đây là lúc chúng ta cần phải đưa một ra một cái nhìn bao quát hơn để được khách quan hơn.

Một cái nhìn vượt quá những cường điệu cuả giới truyền thông.

"Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh truyền giáo," là chủ đề của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt, có mục đích tìm ra những cách thức tốt nhất để công bố Tin Mừng về gia đình trong một bối cảnh là ngày nay gia đình đang đứng trước nhiều thách thức đa dạng nhưng cũng có nhiều giải pháp từ những nơi không phải là Công Giáo.

Chương trình nghị sự cuả Thượng Hội Đồng thì ​​rất nhiều - nào là vấn đề làm mẹ đơn thân, việc chăm sóc mục vụ của con cái của các cặp vợ chồng đồng tính, những thách thức để thúc đẩy việc một vợ một chồng trong những nền văn hóa đa thê...

Theo nhận xét cuả Cha Thomas Rosica, là phát ngôn viên cuả những phái đoàn nói tiếng Anh trong Thượng Hội Đồng thì "Tuy vấn đề ly dị tái hôn và lãnh nhận bí tích có thể là một vấn đề nóng bỏng ở nhiều nước phương Tây nhưng nó không có nghĩa là vấn đề duy nhất mà Giáo Hội hoàn vũ đang phải đối mặt. "

Thay vào đó, nhiều mối quan tâm đã được đưa lên Thượng Hội Đồng, Ngài nói, tập trung vào việc chăm sóc mục vụ cho gia đình, ví dụ, trong các tình huống nghèo đói cùng cực, cha mẹ duy nhất, xung đột và chiến tranh, di cư, và vv.

Cho nên thế giới đang mong đợi từ Thượng Hội Đồng về gia đình này, cha Rosica giải thích, là những giải đáp quan trọng về việc làm sao mà các linh mục, giáo viên, và các tín hữu bình thường "nhận biết những gì đang thực sự diễn ra," lựa chọn cách thức nào để giảng dạy về "vẻ đẹp của hôn nhân, tầm quan trọng của cuộc sống gia đình, tầm quan trọng của việc đưa trẻ em vào thế giới. "

"Chúng ta phải nhìn như thế nào về những người trên thế giới đang bị tan vỡ, tổn thương và đau khổ vì những mối quan hệ thất bại, hoặc vì thảm trạng chiến tranh?", Cha Rosica nói.

Tuy chỉ là một trong những vấn đề cần được giải quyết trong Thượng Hội Đồng, việc chăm sóc mục vụ cho người ly dị và tái hôn thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, xứng đáng được chú ý đến một cách cẩn thận với lòng từ bi. Tuy nhiên, theo cha José Granados, phó chủ tịch và là giáo sư thần học về các bí tích hôn nhân và gia đình tại Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II tại Roma, thì "vấn đề còn lớn hơn thế nữa... đó là việc đổi mới quan niệm về mục vụ gia đình của Giáo Hội, phải coi gia đình là một tài nguyên rất lớn cho việc truyền giáo và hoạt động xã hội của Giáo Hội. "

Cha Granados nói rằng trong tông huấn Evangelii Gaudium, "Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi một sự 'chuyển đổi mục vụ' của Giáo Hội." Ngài cho biết trọng tâm của Thượng Hội Đồng không phải là hoàn toàn để giải quyết các khó khăn, hoặc "cố gắng để sửa chữa gia đình ". Bởi vì trên hết " gia đình không phải là một vấn đề, nhưng là một nguồn lực lớn và là một Tin Mừng: là tài nguyên cho nhân loại, thực hiện lợi ích chung, chăm sóc cho tương lai, cho đức tin. "

"Thượng Hội Đồng được kêu gọi để tìm hiểu được món quà tuyệt vời cuả Thiên Chúa đã ban cho chúng ta từ trong gia đình và để thúc đẩy món quà này cho nó trở nên hiệu quả, qua khả năng sinh sản mà Thiên Chúa đã ban cho," ĐTC nói.

Đầu năm nay, Toà Thánh Vatican đã phát hành tông thư "Instrumentum Laboris", một tài liệu mô tả những mối quan tâm mục vụ cho các tín hữu của ngày hôm nay. Là một phản ánh dựa trên một loạt các câu hỏi đã được đặt ra hồi cuối năm 2013 cho các giáo phận trên thế giới.

Bản mục lục liệt kê ra nhiều vấn đề mà các gia đình phải đương đầu. Nhiều vấn đề đã là những gì đã được kinh nghiệm qua nhiều thế hệ, nhưng cũng có những vấn đề thuộc phạm vi địa phương và văn hóa. Rồi cũng có những vấn đề hoàn toàn chưa từng thấy như những việc liên quan đến các cặp đồng tính, ảnh hưởng của truyền thông trên nhận thức xã hội của gia đình vv.

Tuy nhiên, mục đích chính của Thượng Hội Đồng, như đã nêu trong Instrumentum Laboris, là để "phản ánh về một con đường để noi theo mà loan truyền cho tất cả mọi người về sự thật cuả tình yêu vợ chồng và cuả gia đình và cách đối phó với nhiều thách thức".

Việc đổi mới "mục vụ gia đình," cha Granados nói, đòi hỏi các gia đình càng ngày phải trở nên "không chỉ là đối tượng, mà còn là chủ chốt của việc truyền giáo mới."

Từ một góc độ mục vụ, Đức Cha Mark O'Toole, tân giám mục của địa phận Plymouth, Anh Quốc, nói rằng Ngài hy vọng sẽ cung cấp cho những người đã có gia đình "sự hiểu biết rằng gia đình thực sự là một con đường nên thánh và là một ơn gọi, và rằng họ có thể sống một mối quan hệ yêu thương vĩnh cửu trong cuộc hôn nhân suốt đời. "

"Đây là một cái gì đó đang thiếu rất nhiều trong thế giới đương đại của chúng tôi," Ngài nói.

Mới vừa trải qua cuộc họp về "Dự án Mục vụ Gaudium Evangelii", Đức Cha O'Toole nói rằng cần thiết phải có những hỗ trợ thiết thực cho các gia đình: ví dụ, làm sao để có chỗ các gia đình mang theo con cái của họ, tạo cho họ một không gian nuôi con bé, v.v. Cần thiết là phải đảm bảo "rằng mọi điều phải được xem xét thật cụ thể, thật thiết thực để cho các gia đình có dịp xum vầyvới nhau, và phát triển sự hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa, cũng như sự hiểu biết về tình yêu giữa những tha nhân. "

"Sáng kiến ​​mục vụ tích cực," Ngài tiếp tục, "là cố gắng giúp cho các cặp trẻ chuẩn bị cho hôn nhân, giúp cho chúng có một cảm giác là việc lâu bền là việc có thể trong tình yêu,.. ., có một cảm giác rằng sống một cuộc đời như thế là một niềm hạnh phúc lớn lao. "
 
Họp báo về Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình
Đặng Tự Do
20:07 03/10/2014
Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 3 tháng 10 tại phòng báo chí Tòa Thánh Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri cho biết Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới là độc đáo so với các Thượng Hội Đồng Giám Mục trước đó về sự tham dự đông đảo của nhiều vị Giám Mục để đối đầu với những thách đố của các gia đình Công Giáo.

Cuộc họp bắt đầu vào Chúa Nhật 5 tháng 10 và kéo dài trong 2 tuần không chỉ có sự tham gia của 191 nghị phụ, bao gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục và các Thượng Phụ của Công Giáo Đông Phương nhưng cũng có sự hiện diện của các chuyên gia và các gia đình trong Giáo Hội.

Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri nói:

"Vì đây là một nghị hội bàn về gia đình, các chú ý sẽ đặc biệt hướng tới các cặp vợ chồng, cha mẹ và người đứng đầu gia đình. Có tổng cộng 12 cặp vợ chồng được mời tham dự. Trong số các chuyên gia cũng có một đôi vợ chồng. "

Công nghệ thông tin sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc loan báo với thế giới về những gì sẽ được thảo luận trong Thượng Hội Đồng.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết tin tức từ phòng họp Thượng Hội Đồng sẽ được tweet liên tục từ account Twitter của Văn phòng Báo chí (@HolySeePress). Ngoài ra còn có các báo cáo hàng ngày cho các ký giả theo dõi và tường trình về Thượng Hội Đồng.

Ngài nói thêm:

"Cũng sẽ có một loạt các cuộc phỏng vấn audio và video với các Giáo Phụ trong suốt những ngày họp."

Đức Hồng Y Baldisseri cũng thông báo rằng Thượng Hội Đồng sẽ kết thúc với việc phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục vào ngày 19 tháng 10.

"Việc tôn phong chân phước này, trong bối cảnh Thượng Hội Đồng, là một dấu chỉ quan trọng của tính đồng đoàn, bởi vì vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ 20 là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, không chỉ triệu tập Công đồng Vatican II, nhưng ngài cũng đã thiết định nên cơ cấu Thượng Hội Đồng Giám Mục."

Công việc của các Giám Mục sẽ được đi kèm với những lời cầu nguyện của các tín hữu trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong suốt thời gian Thượng Hội Đồng, mỗi buổi chiều, một vị Hồng Y hay Giám mục sẽ cử hành Thánh Lễ tại Đền Thờ Đức Bà Cả với ý chỉ dành cho gia đình.

Các di tích của các Thánh và các Chân Phước, được biết đến qua sự thánh thiện của họ trong cuộc sống gia đình sẽ được trưng bày tại Đền Thờ Đức Bà Cả. Trong số đó có các di tích của các Chân Phước Marie-Azélie Guérin và Louis Martin, cùng với những di tích của người con gái của họ, là Thánh Têrêxa thành Lisieux.
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói phụ huynh có quyền dạy con cái của họ theo niềm tin của mình
Đặng Tự Do
20:28 03/10/2014
Hôm thứ Sáu 3 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ đại diện của 33 Hội đồng Giám Mục châu Âu. Các vị gặp nhau ở Rôma để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về gia đình.

Đức Hồng Y Peter ERDÖ, Chủ tịch Hội đồng Giám mục châu Âu nói:

"Chúng con đến đây hôm nay để gặp gỡ Đức Thánh Cha. Chúng con đến từ mọi góc trời của đại lục Âu Châu từ Bắc Hải đến Địa Trung Hải, từ Đại Tây Dương đến Urals và xa hơn nữa."

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các ngài rằng điều quan trọng là "các vị mục tử và các gia đình cùng nhau làm việc" để tìm cách làm cho các giáo xứ trở thành một "gia đình của các gia đình."

Ngài cũng nhấn mạnh rằng sự hợp tác này phải mở rộng đặc biệt đến "lĩnh vực giáo dục." Giáo xứ nên, "hỗ trợ các cha mẹ" trong việc giáo dục con cái của họ. "Phụ huynh là những người thầy đầu tiên của con cái mình và họ phải có quyền giáo dục con cái của họ theo niềm tin tôn giáo và đạo đức của họ."

Các Giám Mục Âu Châu đang tham dự một khoá họp với chủ đề "Gia đình và tương lai của châu Âu" từ đầu tuần cho đến ngày 04 tháng 10 trước khi tham dự Thượng Hội Đồng về gia đình.
 
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Sri Lanka
Đặng Tự Do
20:50 03/10/2014
Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa, cùng với phu nhân và một phái đoàn chính phủ đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến tại Vatican.

Trong cuộc họp, hai vị đã bàn đến tình hình kinh tế và xã hội tại Sri Lanka và đặc biệt là chuyến thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng vào tháng Giêng năm 2015.

Cả hai vị đều bày tỏ hy vọng chuyến thăm sẽ truyền cảm hứng cho hòa giải. Đất nước này đã trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 26 năm và chỉ mới kết thúc vào năm 2009.

Tổng thống Sri Lanka đã giới thiệu phái đoàn chính phủ với Đức Giáo Hoàng và nhiều người trong số họ tỏ ra rất xúc động.

Mahinda Rajapaksa đã tặng Đức Giáo Hoàng một bộ ly tách uống trà. Đáp lại, Đức Thánh Cha đã tặng cho tổng thống Sri Lanka một huy chương Thiên thần Hòa bình.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm Sri Lanka từ ngày 12-ngày 15 Tháng 1, 2015 và từ đó ngài sẽ đến Philippines. Đây sẽ là chuyến đi quốc tế thứ bảy của Đức Thánh Cha.

Sri Lanka được nhiều người gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương, vì vẻ đẹp tự nhiên và hình dạng của nó. Người ta nói rằng ngọc trai được hình thành từ những giọt nước mắt của con hàu. Thật không may, nhiều nước mắt đã đổ ra trong những năm gần đây, vì các cuộc xung đột nội bộ với biết bao nạn nhân và những thiệt hại to lớn.
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các nạn nhân sống sót trong vụ đắm tàu tại Lampedusa
Đặng Tự Do
21:27 03/10/2014
Hôm thứ Năm 2 tháng 10, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ những người sống sót và thân nhân của các nạn nhân trong vụ đắm tàu cướp đi mạng sống của 368 người cách đây một năm trên bờ biển Lampedusa, ở miền nam nước Ý.

37 người sống sót trong vụ đắm tàu ngày 3 tháng 10 năm ngoái tại Lampedusa đã đến Vatican từ Đức, Thụy Sĩ, Na Uy, Hà Lan và Đan Mạch, là những thành phố nơi họ đã được định cư.

Một trong những người thân của các nạn nhân đọc một lá thư cho Đức Giáo Hoàng với các kiến nghị khác nhau trong đó có đề nghị xin được ghi khắc tên các nạn nhân trên mộ chí của họ trong nghĩa trang Sicily. Hiện nay, trên các ngôi mộ này người ta chỉ ghi một bí số.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất xúc động trước kinh nghiệm bi thảm của họ. Ngài thừa nhận rằng ngài không biết dùng những chữ nghĩa gì để an ủi họ trước những đau khổ kinh hoàng này.

Ngài nói:

"Thật khó nói lên lời bởi vì tôi không biết phải nói gì đây. Tôi cảm thấy những điều này không thể diễn tả bằng lời nói được vì không có ngôn từ nào diễn tả cho đúng. Với tất cả những gì anh chị em đã phải chịu đựng, chúng tôi đau đớn không nói thành lời, chúng tôi khóc và chúng tôi cố gắng để tìm mọi cách để hỗ trợ anh chị em. "

Dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên tiếng kêu gọi hãy mở ra cho người nhập cư những "cánh cửa đóng kín". Ngài cũng nhắc nhở những người sống sót rằng họ không đơn độc.

Đức Thánh Cha nói:

"Cuộc sống đối với những người nhập cư rất khó khăn. Có rất nhiều người nam nữ ở Ý mở rộng con tim của họ cho anh chị em. Đừng nghi ngờ điều đó. Chúng tôi bên cạnh anh chị em"

Đức Giáo Hoàng đã đảm bảo với họ rằng ngài sẽ cầu nguyện cho họ. Từng người một họ trìu mến chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô và cho tặng ngài những món quà cá nhân. Một người tị nạn đã tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh những người tiếp đón anh khi anh đến châu Âu.
 
Thượng Hội Đồng về gia đình - Đức Hồng Y De Paolis nói các gia đình đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng
Đặng Tự Do
21:47 03/10/2014
Thượng Hội Đồng về gia đình với chủ đề "Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh của Phúc âm hóa" diễn ra vào một thời gian rất quan trọng trong lịch sử cận đại khi bí tích hôn phối, sự trung thành trong hôn nhân và cuộc sống gia đình đang trong cơn khủng hoảng.

Đây là suy nghĩ của Đức Hồng Y Velasio De Paolis, cựu chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về kinh tế. Ngài cũng là một thành viên của Tòa Ân Giải Tối Cao.

Đức Hồng Y nói:

"Hôn nhân và gia đình là hạt nhân của xã hội. Nếu hôn nhân bị khủng hoảng, thì xã hội bị khủng hoảng theo. Và nếu xã hội khủng hoảng, thì gia đình cũng bị khủng hoảng. Đây không phải chỉ là một cuộc khủng hoảng của những chuyện bên lề. Toàn bộ tầm nhìn về nhân chủng học đang trong cuộc khủng hoảng. Ngày nay, người ta ngộ nhận đến mức không còn biết con người là gì. "

Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng trong khi các câu hỏi của những người ly dị và tái hôn là rất quan trọng, nó không phải là vấn đề quan trọng duy nhất ảnh hưởng đến gia đình ngày nay.

Ngài nói:

"Có rất nhiều vấn đề khác có lẽ thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Có nhiều người không lập gia đình nữa và chỉ sống chung với nhau. Và đây là một vấn đề lớn! Không chỉ ở phương Tây, ở thế giới châu Âu của chúng ta mà thôi đâu. Chúng tôi biết rằng đây là một rất vấn đề lớn ở Mỹ Châu Latinh ".

Đức Hồng Y De Paolis cho biết Đức Giáo Hoàng không triệu tập các Thượng Hội Đồng để thay đổi hay thiết lập các học thuyết về hôn nhân, nhưng để tìm những cách thức mới để giải quyết những vấn đề vì lợi ích của các gia đình.

Ngài nói:

"Tín lý của Giáo Hội không phải là những thứ có thể thay đổi tùy tiện. Không, ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng không thể thay đổi các tín lý của Giáo Hội. Thượng Hội Đồng là để xét xem có thể có những ngộ nhận nào về tín lý cần phải làm rõ hơn hay việc áp dụng tín lý ấy trong Giáo Hội cần phải được chấn hưng. "

Vấn nạn về những người ly dị và tái hôn chỉ là một trong những chủ đề của Thượng Hội Đồng được triệu tập để nghiên cứu các vấn đề toàn diện mà các gia đình ngày nay đang phải đối mặt ở các miền trên thế giới.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Học bác đảng?
lykhách
12:54 03/10/2014
Đảng luôn đúng, đảng lúc nào cũng đúng
Sao tới giờ đất nước chả ra sao?
Bác đạo đức, sống cách mạng đạo đức
Thế mà đồng chí bác chả tốt đứa nào!

Đảng ba xạo, đảng xưa nay vẫn xạo
Nên cầm quyền truyền nhiễm thói nói láo
Bác gian xảo, cả đời bác Tào-Tháo
Vì thế đảng tôn vinh bác là Cha Già (xạo)!

Bắt học tập sống - làm theo gương Bác
Bấy nhiêu năm đất nước cứ thụt lui
Đảng: một lũ gian - Bác: một kẻ đại ác
Lãnh đạo thay nhau hết chột rồi đui!

“Ngưu tầm ngưu - mã tầm mã”
Bác-đảng đội đầu: lúc Tàu lúc Nga
Giữa hai thằng gian manh và láu cá
Bác-đảng được dạy kiểu dại chợ - khôn nhà?!

Bác học Nga-Tàu “Cải cách ruộng đất”
Con tố cha, vợ đấu tố chồng…
Tình anh em, nghĩa đồng bào biến mất
Khốn nạn này đeo dai dẳng non sông

Đạo đức kiểu Bác là ăn cháo đá bát
Bác - đảng lôi ân nhân ra đấu tố rồi giết
Bác cứ làm như mình chả biết
Vờ rõ muộn màng Bác xin lỗi - khóc
Rồi chỉ hạ chức dăm thằng đảng chết tiệt!

Bác-đảng cứ mãi luôn sửa sai
Biết sai rồi sửa, càng sửa càng sai
Xã-hội-chủ-nghĩa cứ tới lui sửa mãi
Đất nước họa tai thêm bầm dập hình hài!

Bỏ kiểu dối trá “học theo gương Bác”
Đất nước này cần chính tâm đối diện sự thật
Dẹp luôn đảng tâm-tầm vừa hèn vừa dốt nát
Đất nước sẽ tự vươn mình Phù-Đổng giải thoát

Bác đã sai và đảng cũng sai
Đảng đàn đúm thành bầy heo lãnh tụ vì lợi ích riêng, bầy sâu ăn hại
Bác đã chết để lịch sử sẽ phân minh phải trái
Đảng vẫn ác với dân hèn với giặc để củng cố phận nô tài!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo: Phần Hai, cuộc tranh luận quanh đề xuất của Đức HY Kasper (18)
Vũ Văn An
17:52 03/10/2014

Thay lời kết



Từ lịch sử học lý và thực hành của Giáo Hội suốt trong hơn 20 thế kỷ qua, ta thấy tính bất khả tiêu, tuy đã thành tín lý của Giáo Hội, được cả Đông lẫn Tây, được cả bảo thủ lẫn cấp tiến, công nhận và chủ trương không thể thay đổi, nhưng không vì thế không tạo nên những cuộc tranh luận suốt trong lịch sử ấy. Bầu khí đa nguyên hiện nay càng làm cho cuộc tranh luận này thêm sôi nổi.

Không thiếu người quá khích, cực đoan, coi cuộc tranh luận này do Sa Tan nổi lửa, vì đã đụng tới tín điều hôn nhân bất khả tiêu của Giáo Hội, một tín điều đã thành hình từ buổi đầu Kitô Giáo và liên tục được bảo vệ và nhất là được tin nhận và sống theo trong suốt lịch sử của Đạo.

Nhưng như bài này từng đề cập ở phần lịch sử, đề nghị cho người ly dị tái hôn rước lễ không mới lạ gì. Nó đã có từ lâu nay, ít nhất cũng sau Công Đồng Vatican, hơn nửa thế kỷ qua. Trong số những người đề nghị này, ta thấy có những vị giáo phẩm, không những không bị Giáo Hội cấm viết, cấm nói, mà còn được thăng thưởng và giữ những chức vụ chủ chốt trong Giáo Hội nói chung và trong Giáo Triều nói riêng. Cụ thể là Đức HY Kasper: từ năm 1993, ngài đã cùng hai vị giám mục Đức khác đưa ra đề nghị này. Thế mà Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng vĩ đại của hôn nhân và gia đình, vẫn tặng ngài mũ Hồng Y và mời về Giáo Triều giữ chức chủ tịch Văn Phòng Đại Kết, một chức vụ kể vào hàng quan trọng của Giáo Triều.

Đã đành, tiếp theo chỉ thị của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 1994, ngài không đề cập tới vấn đề tế nhị đó nữa. Nhưng về cuối triều đại Đức Bênêđíctô XVI và nhất là từ ngày Đức Phanxicô lên ngôi giáo hoàng và chính thức khen ngợi quan điểm của ngài về lòng thương xót, ngài được gợi hứng trở lại đối với một đề tài ngài hằng ấp ủ xưa nay: đấu tranh để những người ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ, chỉ được rước lễ thôi, chứ cuộc hôn nhân của họ không thể là cuộc hôn nhân bí tích được.

Thiển nghĩ, quan điểm của ngài không hẳn hoàn toàn phi lý, do Sa Tan xúi giục, nếu biết dừng lại ở đó. Vì đây là thực hành của rất nhiều các Giáo Hội Kitô khác, những Giáo Hội mà hiện nay Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là Giáo Hội, là máng chuyển ơn thánh cho tín hữu, không phải là những cỗ xe của ma qủy đưa tín hữu Chúa Kitô xuống hỏa ngục.

Xét về một phương diện nào đó, chống lại ngài một cách bất phân biệt là chống lại cả Đức Phanxicô, người đã chính thức yêu cầu ngài làm diễn giả chính trong mật nghị hội Hồng Y tháng Hai vừa qua. Dù cho tới nay, người ta chưa nắm được ý hướng của Đức Phanxicô trong vấn đề then chốt này. Nhưng phải nói: Đức Phanxicô hiểu rõ con người và tầm nhìn của Đức HY Kasper, từ rất lâu, từ trước khi được bầu làm giáo hoàng. Cho nên nguyên quan điểm như đã trình bày tại mật nghị hội Hồng Y tháng Hai vừa qua chắc chắn không đi ngược lại ý hướng của ngài. Không những thế, ngài còn khen bài trình bày của Đức HY Kasper là “làm thần học bằng đầu gối”, đâu phải do sự xuí bẩy của Sa Tan.

Nói như thế không có nghĩa mọi điều Đức HY Kasper trình bày đều là “làm thần học bằng đầu gối” cả. Muốn biết điều này, ta cần đọc lại cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô trên đường ngài từ Giêrusalem trở về Rôma hồi tháng Năm vừa qua. Được hỏi về bài trình bày của Đức HY Kasper, Đức Phanxicô trả lời nguyên văn như sau:

“Bài diễn văn mở đầu của Đức Hồng Y Kasper gồm năm chương: bốn chương nói về gia đình, vẻ đẹp của gia đình, các nền tảng thần học của nó, và các vấn đề đang đặt ra cho các gia đình; trong khi ấy, chương năm nói tới vấn đề mục vụ về ly thân, tuyên bố hôn nhân vô hiệu, người ly dị… Một phần của vấn đề này là việc rước lễ. Trước đến nay tôi vốn không hài lòng khi có quá nhiều người, cả các chức sắc trong Giáo Hội, các linh mục, nói rằng “ôi, THĐ chẳng qua chỉ nói về việc cho người ly dị rước lễ” rồi đi thẳng vào vấn đề ấy. Tôi cảm thấy như thể mọi sự đều được rút gọn vào khoa giải các nố lương tâm (casuistry). Không phải thế, vấn đề lớn và rộng hơn nhiều. Ngày nay, như ta thấy, gia đình đang gặp khủng hoảng, nó đang gặp khủng hoảng khắp nơi trên thế giới. Người trẻ không muốn kết hôn, họ không chịu kết hôn mà chỉ sống chung với nhau. Hôn nhân đang gặp khủng hoảng và cả gia đình nữa cũng đang gặp khủng hoảng. Tôi không muốn chúng ta sa vào thứ khoa giải các nố lương tâm gồm những điều “ta có thể” hay “ta không thể” này làm gì…

“Vấn đề mục vụ gia đình là vấn đề phức tạp, rất phức tạp. Và nó cần được xem xét từng trường hợp một. Điều Đức Bênêđíctô nói tới trong ba dịp về người ly dị rất có ích đối với tôi. Lần thứ nhất tại Valle d’Aosta, lần thứ hai tại Milan và lần thứ ba trong mật nghị hội này, mật nghị hội cuối cùng ngài triệu tập để cử nhiệm một số Hồng Y. [Ngài nói rằng hiện có nhu cầu phải] nghiên cứu thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu; khảo sát đức tin của những người bước vào hôn nhân và minh xác rằng người ly dị không bị tuyệt thông, [dù cho] họ thường bị đối xử như thế. Đây là một điều nghiêm túc: giải nghi vấn đề.

“THĐ sẽ nói về gia đình: cả thực tại phong phú của gia đình lẫn các vấn đề các gia đình đang đương đầu. Các giải pháp, các án vô hiệu, mọi việc. Cả vấn đề này nữa, nhưng như một phần của bức tranh lớn hơn”.

Nói như thế thì việc ngài khen ngợi bài diễn văn của Đức HY Kasper chắc chắn không hẳn vì phần cuối cho bằng vì 4 phần trên, như nhận định của giáo sư Robert Fastiggi đã đề cập trên đây. Nhưng trong niềm say sưa của mình, hình như Đức HY Kasper đã đọc sai ý hướng của lời khen này mà đảo ngược lại trật tự, coi nó như nhằm vào phần chót, phần mà Đức Phanxicô gọi là “khoa giải các nố lương tâm”, một điều không thích hợp chút nào với tâm tư của ngài.

Chưa hết, Đức HY Kasper còn đi xa hơn nữa, dựa vào lời khen bị định vị sai này, để đả kích cả tín lý cốt lõi của Giáo Hội về hôn nhân, chứ không hẳn chỉ là các thực hành. Thực vậy, trong cuộc phỏng vấn của tờ La Nacion, Á Căn Đình, ngày 29 tháng Chín vừa qua, Đức HY Kasper chỉ trích cả diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Ngài bảo: “Có những hoàn cảnh có thể tuyên bố vô hiệu. Nhưng lấy trường hợp một cặp vợ chồng đã kết hôn với nhau 10 năm nay, có con, trong mấy năm đầu sống với nhau hạnh phúc, nhưng rồi vì nhiều lý do, cuộc hôn nhân này thất bại. Nó vốn là một thực tại, nên bảo rằng nó vô hiệu về phương diện giáo luật thì quả không có nghĩa gì cả”.

Sợi dây hôn phối cũng là một thực tại, thế mà Đức HYKasper lại cho phép người ly dị và tái hôn dân sự được quyền coi nó như không có để tiến lên rước lễ. Cái vô nghĩa sau không được ngài nhận ra. Vì ngài đã có một “tín lý” khác về cuộc hôn nhân dân sự lần thứ hai này. Trong cuộc phỏng vấn khác ngày 2 tháng Mười hôm qua với Francis Rocca, ngài cho rằng ly dị và tái hôn dân sự vẫn có các giá trị tích cực của một cuộc hôn nhân đúng nghĩa: tình yêu, cam kết, độc hữu, đời sống cầu nguyện, con cái, cả chiều kích công cộng nữa. Ngài coi cuộc “hôn nhân” này có trách nhiệm, do Chúa ban cho, tuy chưa hoàn hảo, mà nào có ai hoàn hảo! Ngài bảo thế, nhưng vẫn là một cuộc hôn nhân, do lương tâm trưởng thành quyết định, chứ không phải là ngoại tình. Ngài cho rằng nói với những người này rằng họ ngoại tình, quả là một điều xúc phạm!

Sự đi quá trớn của Đức HY Kasper dường như sẽ là một yếu tố để cuộc tranh luận về ly dị, tái hôn, và rước lễ đi theo một chiều nhất định, không có lợi cho quan điểm của ngài chút nào. Và đây rất có thể là một disservice đối với chính tâm ý tốt lành của ngài và biết đâu không là tâm ý của nhiều nghị phụ khác và của chính Đức Phanxicô muốn đi tới một giải pháp vừa duy trì nguyên vẹn tính bất khả tiêu của hôn nhân vừa đem những người ly dị và tái hôn dân sự tìm được đường về hiệp thông toàn vẹn với Giáo Hội và do đó, với Chúa Giêsu Thánh Thể.

Cho tới nay, cán cân đã rõ: nếu nói về lượng, có thể nói phía chủ trương cho người ly dị và tái hôn rước lễ đang ở số ít, thậm chí rất ít nữa. Còn nói về phẩm, họ cũng chưa “phá” được hết các cơ sở vững chắc trong việc khuyên những người này hạn chế không rước lễ. Tuy nhiên, hai phía đang có những động thái muốn làm nổi quan điểm của mình. Đức HY Kasper thì tiếp tục cho là Đức Phanxicô, ít nhất, cũng có cảm tình với đề xuất của mình và đổ cho phiá bên kia theo chủ nghĩa cực đoan, khép kín, chỉ biết lặp lại các luận điệu cũ kỹ, “thủy tinh hóa tín lý”, thậm chí còn chơi đòn chính trị, chưa thấy bao giờ trong Giáo Hội, là kết bè kết đảng ra sách “hạ độc” địch thủ.

Đức HY Burke thì cho rằng truyền thông đại chúng “đang cố gắng đánh cướp” cuộc họp của THĐ sắp tới bằng cách cho rằng Đức Phanxicô đứng về phía cho phép người ly dị và tái hôn ở tòa đời được rước lễ. Ngài nhắc tới việc phong chân phúc cho Đức Phaolô VI, tác giả của TĐ Humanae Vitae, vào cuối THĐ lần này, ngầm cho hiểu việc chặn cướp trên là điều phi lý.

Rõ ràng việc nhận vơ Đức Phanxicô về phía mình, không những bị Đức HY Burke coi là ngạo mạn, mà còn bị Tòa Thánh không hoan nghinh. Vì Tòa Thánh đã lên tiếng bác bỏ nguồn tin của tờ La Croix cho rằng Đức Phanxicô không hài lòng về việc hai, hay ba cuốn sách mới do nhà Ignatius ấn hành chống lại cuốn Tin Mừng Gia đình của Đức HY Kasper.

Càng ngày càng có nhiều vị Hồng Y phát biểu về THĐ sắp tới theo chiều hướng tăng cường tính bất khả tiêu của hôn nhân. Đức HY Vincent Nichols của Westminster, Anh, chẳng hạn, độc đáo nhận định rằng: hôn nhân Công Giáo bất khả tiêu như “Thánh Thể không thể trở lại làm mẩu bánh bình thường”. Nhưng ngài cho rằng đây là lúc thuận tiện để “tạo nên nền văn hóa xót thương trong Giáo Hội” bằng cách cho rằng không nên lý tưởng hóa gia đình mà hỗ trợ họ trong nhiệm vụ đầy thách thức là dưỡng dục con cái và làm chứng cho đức tin trước xã hội rộng lớn hơn.

Thật ra, tất cả những nóng bỏng diễn ra chung quanh THĐ lần này là điều không tiêu cực chút nào. Vatican II là biến cố vĩ đại đầu tiên của Giáo Hội được sự theo dõi nồng nhiệt của truyền thông thế tục. Nhờ đó, Giáo Hội chính thức nhập cuộc với thế giới để làm cho thế giới này nên tốt đẹp hơn. Nhiều người mong mỏi có một Vatican III. Nhưng há triều đại của Đức Phanxicô đang không có những tiểu Vatican III đó sao, giống như ngài thường cho rằng nhiều Thế Chiến III thu nhỏ đang diễn ra trên thế giới. Và bầu không khí hiện nay há không phải là một chuẩn bị để hâm nóng sự lưu ý của truyền thông hay sao?

Chính Đức HY Kasper, trong cuộc phỏng vấn mới đây của Đài Phát Thanh Vatican, ngày 1 tháng Mười, cũng so sánh cuộc tranh luận nóng bỏng trước THĐ lần này với bầu không khí trong Giáo Hội trước CĐ Vatican II. Ngài nói: Lúc đó, cũng có những quan điểm rất kình chống nhau, nên ngài tin rằng, cũng như Vatican II, THĐ này sẽ dẫn tới “một đồng thuận rất lớn lao”.

Nhưng là đồng thuận nào? Đức HY Kasper thì tin rằng đó là đồng thuận về các thay đổi trong thực hành của Giáo Hội để hỗ trợ những người đang đương đầu với các khó khăn trong cuộc sống gia đình của họ. Còn đối với Đức HY Burke thì đó là đồng thuận nhắc lại giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân, tái hôn dân sự trong khi người phối ngẫu thành sự vẫn còn sống chỉ là ngoại tình và do đó không được rước lễ.

Tuy nhiên, điều cần nhớ là: đối với Đức Phanxicô, THĐ sắp tới và THĐ năm 2015 không nhằm duy nhất một đồng thuận hẹp hòi như vậy, một đồng thuận có tính giải nghi, giải các nố lương tâm mà thôi.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá
Tấn Đạt
21:17 03/10/2014
THẬP GIÁ
Ảnh của Tấn Đạt
Ôi thánh giá Chúa làm con xúc động
Tim bồi hồi thêm mở rộng tình yêu.
Mấy ai người hiểu ý nghĩa cao siêu
Đời đau khổ lại được nhiều hạnh phúc !
(Trích thơ của Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/09 – 02/10/2014: Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tham dự thánh lễ dành cho người cao niên
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:44 03/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tham dự thánh lễ dành cho người cao niên

Sáng Chúa Nhật 28 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ 40 ngàn người cao niên và dâng thánh lễ với hơn 80 ngàn tín hữu sau đó.

Từ 8:30 sáng, đã có khoảng 40 ngàn người cao niên đến từ 20 quốc gia, tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô, để tham dự cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh về gia đình tổ chức với chủ đề “Phúc lành sống lâu”.

Họ sinh hoạt với những bài đọc Kinh Thánh, trong đó có trình thuật về bà Sarah, người vợ son sẻ của tổ phụ Abraham, chuyện bà Ruth được con dâu Noemi săn sóc và tháp tùng, bà Elisabeth và chồng là Zacharia, rồi chứng từ, suy tư, chuyện kể, xen lẫn những bản nhạc.

Lúc 9 giờ 22 phút, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã đi ra quảng trường. Năm nay đã 87 tuổi, ngài đã nhận lời mời của Đức Thánh Cha tham dự phần gặp gỡ. Đây là lần thứ 3 ngài xuất hiện trước công chúng kể từ khi thoái vị. Lần đầu tiên ngày 22 tháng 2 năm nay tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi lễ tấn phong các tân Hồng Y. Lần thứ hai là ngày 27-4 trong lễ tôn phong hiển thánh cho hai Đức Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2.

Gần 9 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha Phanxicô đến và được một số ông bà nội với các cháu đón tiếp. Ngài đã chào hỏi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trước khi ngồi trước bàn thờ cạnh Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình.

Trong lời chào mừng, Đức Tổng Giám Mục gọi Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 là “ông nội đầu tiên” trong các ông bà nội ngoại hiện diện tại quảng trường, và nhắc đến tuổi già thường bị sống như một cuộc đắm tàu và mong manh, như một án phạt. Nhưng Đức Tổng Giám Mục cũng gợi lại lời bà Anna Magnani hãnh diện vì những vết nhăn trên mặt mà bà đạt được từng nét một.

Chứng từ đầu tiên được trình bày trước Đức Thánh Cha và mọi người sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Paglia là ông bà Mubarak 74 tuổi và Anneesa Hano, người Iraq, thành hôn từ 51 năm nay và có 10 người con, 12 người cháu. Họ đến từ thành phố Qaraqosh, gần Mossul ở miền bắc Irak. Họ đại diện cho rất nhiều gia đình Kitô bị trục xuất và tị nạn trước sự tấn công của lực lượng thánh chiến Nhà Nước Hồi giáo. Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình giải thích rằng: “Chứng từ của đôi vợ chồng già người Iraq này nhắc nhớ cho tất cả mọi người rằng chiến tranh thực là điều điên rồ; chúng tôi hy vọng thế giới học bài học này, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở”.

Cùng với những lời kể của Ông bà Mubarak và Anneesa Hano, có một băng Video được Elisa Grevo và Federico Fazzuoli thực hiện, kể lại những địa điểm và các tiếng chuông nhà thờ ở thành Alqosh như từ 2 ngàn năm nay ở vùng bình nguyên Ninive. Tiếng chuông này cùng với chuông của tất cả các nhà thờ Kitô khác tại đây đã im bặt từ ngày 6 tháng 8 năm nay sau khi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm. Chúng thay thế thánh giá trên tháp chuông thánh đường bằng những lá cờ đen.

Một chứng từ khác là của cha Sebastiano, dòng Capuchino, cha gọi mình là một ông nội tinh thần của 120 người già đang sống trong trung tâm tiếp đón “Phanxicô và Clara”, cạnh một hang đá Lộ Đức. Trong số những người già ở trung tâm có những người bị bệnh suy thoái não bộ.

2. Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ dành cho người cao niên

Sau phần chứng từ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với mọi người. Ngài đặc biệt cám ơn sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và nhắc lại là ngài rất hài lòng vì sự hiện diện của Người ở Vatican, như một ông nội khôn ngoan. Đức Thánh Cha cám ơn Ông bà Mubarak từ Qarakos đã đến đây với các con cháu, đại diện cho bao nhiêu tín hữu Kitô tại Iraq bị bách hại dữ dội.

Ngài nói:

“Bạo hành đối với người già là điều vô nhân đạo, cũng như bạo hành đối với trẻ em. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi anh chị em! Ngài ở với anh chị em! Các anh chị em này chứng tỏ cho chúng ta thấy trong những thử thách khó khăn nhất, những người già có đức tin như những cây tiếp tục mang lại hoa trái. Và điều này cũng giá trị đối với những tình trạng bình thương hơn, nhưng trong đó có thể có những cám dỗ khác, và những hình thức kỳ thị, như chúng ta đã nghe trong một số chứng từ.

Đức Thánh Cha cũng tái khẳng định tuổi già là một thời kỳ hồng ân, trong đó Chúa lập lại lời kêu gọi hãy bảo tồn và thông truyền đức tin, Chúa mời gọi chúng ta cầu nguyện, và nhất là chuyển cầu cho người khác: Chúa mời gọi chúng ta hãy gần gũi những người đang cần. Những người già, những ông bà nội ngoại có khả năng hiểu những hoàn cảnh khó khăn và lời cầu nguyện của họ thật mạnh mẽ.

Đức Thánh Cha nhắc đến tình trạng những nước bị bách hại tôn giáo, như ở Albani, chính các ông bà đã giúp rửa tội bí mật cho các cháu, mang lại đức tin cho các cháu. Họ can đảm trong cơn bách hại và đã cứu vãn đức tin tại các nước ấy.

Ngài tái lên án nạn gạt bỏ người già, bỏ rơi họ. Đó là hậu quả của nền văn hóa gạt bỏ gây hại lớn cho thế giới chúng ta. Trẻ em bị gạt bỏ, người trẻ cũng vậy, họ không có công ăn việc làm. Người già cũng bị gạt bỏ viện cớ là để duy trì một hệ thống kinh tế quân bình, nơi trung tâm của nền kinh tế ấy không có con người, nhưng chỉ có tiền bạc. Tất cả chúng ta được mời gọi chống lại thứ văn hóa gạt bỏ, bị nhiễm độc như thế.

Cuộc gặp gỡ kết thúc lúc 10 giờ 20. Đức Thánh Cha Phanxicô tiến đến chào và cám ơn vị tiền nhiệm của ngài, rồi chào thăm một số nhân vật trước khi chuẩn bị bắt đầu thánh lễ cũng tại quảng trường.

3. Thánh lễ dành cho người cao niên

Đồng tế với Đức Thánh Cha Phanxicô có một số Giám Mục và 100 linh mục cao niên. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có ca đoàn Mẹ Giáo Hội gồm 80 ca viên. Quảng trường thánh Phêrô tăng thêm số người tham dự, họ đứng tràn ra tới đường Hòa Giải.

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã diễn giải cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà chị họ Elisabeth và rút ra những bài học cho tương quan giữa các thế hệ già trẻ.

Đức Thánh Cha nói:

“Bài Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe, ngày hôm nay chúng ta đón nhận như Tin Mừng cuộc gặp gỡ giữa người trẻ và người già: một cuộc gặp gỡ đầy vui mừng, đầy đức tin và hy vọng.

Maria là một người trẻ. Elisabeth là một người già, nhưng nơi bà có biểu lộ lòng từ bi của Thiên Chúa và từ 6 tháng nay, cùng với chồng là ông Zacaria, bà đang chờ đợi một người con.

Maria, trong hoàn cảnh ấy, tỏ cho chúng ta sự sống: đi gặp một người họ hàng già, ở với bà, chắc chắn là để giúp đỡ bà, nhưng nhất là cũng để học hỏi nơi bà, là người già, một sự khôn ngoan trong cuộc sống.

Bài đọc thứ I, với những kiểu diễn tả khác nhau, vang vọng giới răn thứ tư: “Hãy thảo kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu tại đất nước mà Chúa là Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20,12). Không có tương lai đối với dân tộc nào không có cuộc gặp gỡ giữa các thế hệ, không có những người con với lòng biết ơn đón nhận chứng nhân của cuộc sống từ tay cha mẹ. Và trong sự biết ơn đối với người đã thông truyền cho bạn sự sống, cũng có lòng biết ơn đối với Chúa Cha ở trên trời.

Đôi khi có những thế hệ người trẻ, vì những lý do phức tạp về lịch sử và văn hóa, sống và cảm thấy một nhu cầu mạnh mẽ tự lập với cha mẹ, hầu như thể ”giải thoát mình” khỏi tàn tích của thế hệ trước đó. Thái độ đó như thể là thời kỳ niên thiếu nổi loạn. Nhưng nếu sau đó không phục hồi cuộc gặp gỡ, nếu không tìm lại một sự quân bình mới mẻ, phong phú giữa các thế hệ, thì hậu quả là một sự nghèo nàn đối với dân tộc và tự do thống trị trong xã hội là một thứ tự do giả tạo, hầu như luôn biến thành một chế độ độc đoán.

Cùng sứ điệp ấy cũng được thánh Phaolô gửi đến Timôthê, và qua thánh nhân, gửi đến cộng đoàn Kitô. Chúa Giêsu không bãi bỏ luật gia đình và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ, nhưng đã kiện toàn luật ấy. Chúa đã hình thành một gia đình mới, trong đó liên hệ với Chúa và việc thi hành thánh ý Chúa Cha trổi vượt hơn các mối liên hệ máu mủ. Nhưng tình yêu đối với Chúa Giêsu và Chúa Cha đưa tới mức độ viên mãn tình yêu đối với cha mẹ, anh chị em, đối với các ông bà nội ngoại, đổi mới các quan hệ gia đình nhờ nhựa sống của Tin Mừng và Thánh Linh. Và như thánh Phaolô đã nhắn nhủ Timôthê, là một Chủ Chăn và vì thế cũng là cha của cộng đoàn, hãy có lòng kính trọng đối với những ngườ già và các thân nhân, và Ngài khuyên ông thi hành điều đó với thái độ con thảo: các ông cụ già ”như cha của mình”, ”bà cụ già như mẹ của mình” (Xc 1 Tm 5,1). Thủ lãnh cộng đoàn không được chuẩn chước khỏi thánh ý Chúa, trái lại, tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy thủ lãnh thi hành điều ấy với một tình yêu lớn lao hơn nữa. Như Đức Trinh Nữ Maria, tuy là Mẹ của Đấng Messia, nhưng cảm thấy được tình yêu Chúa thúc đẩy, Đấng đang nhập thể trong lòng Mẹ, và chạy đến bà chị họ già.

Và chúng ta hãy trở lại “hình ảnh đầy vui mừng và hy vọng, đầy đức tin và đức ái. Chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Trinh Nữ Maria, ở nhà bà Elisabeth, cũng như bà và Zacaria chồng bà cầu nguyện với những lời của thánh vịnh đáp ca hôm nay: ”Lạy Chúa, Chúa là niềm hy vọng của con, là niềm tín thác của con ngay từ thời trẻ trung của con.. Xin đừng để con lâm vào tuổi già, đừng bỏ rơi con khi sức lực con tàn tạ.. Khi tuổi già đến và tóc bạc, lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con, cho đến khi con loan báo quyền năng Chúa, những công trình của Chúa cho mọi thế hệ” (Tv 71,5.9.18). Mẹ Maria trẻ trung lắng nghe và cẩn giữ mọi sự trong lòng. Sự khôn ngoan của bà Elisabeth và Zacharia đã làm cho tâm hồn trẻ được phong phú; họ không phải là chuyên gia về việc làm cha làm mẹ, vì đối với họ đó cũng là lần mang thai đầu tiên, nhưng là chuyên gia về đức tin, niềm tin nơi Thiên Chúa, về niềm hy vọng đến từ Chúa: đó là điều mà thế giới đang cần, trong mọi thời đại. Mẹ Maria đã biết lắng nghe các cha mẹ già và đầy kinh ngạc, đã cẩn giữ như kho tằng sự khôn ngoan của họ, và đó là điều quí giá đối với Mẹ, trong hành trình như một phụ nữ, một người vợ, người mẹ.

Như thế, Mẹ Maria chỉ cho chúng ta con đường: con đường gặp gỡ giữa những người trẻ và người già. Tương lai của một dân tộc nhất thiết đòi phải có cuộc gặp gỡ ấy: những người trẻ mang lại sức mạnh để dân tiến bước và người già củng cố sức mạnh ấy với ký ức và sự khôn ngoan bình dân.

Trong phần lời nguyện phổ quát bằng các ngôn ngữ Anh, Hoa, Đức, Ba Lan và Pháp, cộng đoàn đã cầu cho Giáo Hội, cho những người bị bách hại vì đức tin, xin Chúa ban cho họ sức mạnh trong con thử thách và bách hại, trong những tủi nhục và ngỡ ngàng; cầu cho những người già cô độc và bệnh tật, xin Chúa an ủi tâm hồn họ trong đau khổ và bỏ rơi, trong thử thách và sầu muộn; cầu cho các ông bà nội ngoại, xin Chúa tháp tùng công việc của họ trong quảng đại và khôn ngoan, trong sự mong manh và âm thầm.

Cuối thánh lễ, như thường lệ, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền tin. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài mời gọi các tín hữu, các cộng đoàn, cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới sẽ khai diễn vào Chúa Nhật tới 5 tháng 10 về việc mục vụ gia đình. Ngài không quên phó thác biến cố quan trọng này cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Phần rỗi của dân Roma và xin Mẹ phù hộ những người già trên toàn thế giới.

Đức Thánh Cha cũng trao cho một số người cao niên đại diện cho mọi người khác sách Phúc Âm theo thánh Marco, ấn bản chữ to.

4. Thánh lễ tôn phong chân phước cho Đức Cha Álvaro del Portillo nhà lãnh đạo thứ hai của Opus Dei

Hôm thứ Bẩy 27 tháng 9, nhà lãnh đạo thứ hai của Opus Dei đã được phong chân phước tại Madrid trong một thánh lễ ngoài trời với sự tham dự của hàng trăm ngàn người từ nhiều nước trên thế giới.

Đức Cha Alvaro Del Portillo đã là người kế tục Thánh Josemaria Escriva de Balaguer trong cương vị lãnh đạo phong trào Opus Dei. Án phong thánh cho ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận vào ngày 5 tháng 7 năm 2013 sau khi Tòa Thánh công nhận một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của ngài tại Chilê.

Tháng 8 năm 2003, cháu bé Jose Ignacio Ureta Wilson mới chào đời có mấy ngày đã bị xuất huyết trầm trọng. Sau những cố gắng hết sức để cứu sống đứa bé, các bác sĩ chính thức tuyên bố đứa bé đã chết. Tuy nhiên, cha mẹ đứa bé vẫn kiên tâm cầu nguyện cùng Đức Cha Alvaro Del Portillo, người đã qua đời 9 năm trước đó, tức là vào năm 1994. Đứa bé đã sống lại trước sự kinh ngạc của các bác sĩ vì điện tim đồ cho thấy tim đứa bé đã ngừng đập trong suốt 30 phút. Jose Ignacio Ureta Wilson hiện đang sống một cuộc sống bình thường, đi học và chơi bóng đá.

Hàng chục tòa giải tội ngoài trời đã được dựng lên tại khu vực cử hành thánh lễ phong chân phước do Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Phong Thánh chủ sự với sự đồng tế của hàng trăm vị Giám Mục và đông đảo các linh mục.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi thư cho nhà lãnh đạo của Opus Dei, là Đức Cha Javier Echevarria Rodriguez trong đó ngài ca ngợi Chân Phước Alvaro là một mô hình của sự thánh thiện, “là người đã gửi cho chúng ta một thông điệp rất rõ ràng: ngài nói với chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa, rằng Chúa là anh em, là bạn bè của chúng ta, là người luôn trung tín và luôn luôn ở bên cạnh chúng ta."

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh rằng “Chân Phước Alvaro khuyến khích chúng ta không sợ đi ngược lại trào lưu thế gian và sẵn sàng chịu đựng để loan báo Tin Mừng, và dạy chúng ta rằng trong sự đơn giản và ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta vẫn có thể tìm thấy một con đường an toàn để nên thánh."

Đức Cha Alvalro del Portillo đã cống hiến cuộc đời mình để dạy người ta cách thế tìm Chúa trong cuộc sống hàng ngày của họ. Ngài cũng đã làm việc trong một số phòng ban của Giáo triều Rôma, và tham gia Công Đồng Chung Vatican II. Thêm vào đó, trong suốt cuộc đời, ngài đã giúp thăng tiến các sáng kiến xã hội trên toàn cầu.

Đức Cha Alvaro del Portillo là kỹ sư dân sự. Ngài là một trong những người đầu tiên theo Thánh Josemaría Escrivá, và nhanh chóng trở thành một trong những cộng tác viên thân cận nhất của thánh nhân. Năm 1944, ngài được thụ phong linh mục, và hai năm sau đó đến Rôma.

Sau cái chết của Thánh Josemaría, năm 1975, cha del Portillo được bầu làm người kế vị của thánh nhân. Ngày 28/11/1982, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban cấp quy chế Giáo Hạt Tòng Nhân cho Opus Dei và ngài trở thành Giám Chức đầu tiên.

Ngày 6 tháng Giêng năm 1991, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tấn phong Giám Mục cho cha del Portillo.

Những người biết đến Đức Cha del Portillo luôn nhớ đến ngài như một người cổ vũ nhiệt tình cho hòa bình và là người rất có khiếu hài hước, cũng như một người nỗ lực đem con người đến gần với Thiên Chúa.

Tuy nhiên, ít người biết rằng del Portillo là người ủng hộ hàng đầu trong việc thiết kế các hình ảnh về Đức Trinh Nữ Maria tại quảng trường Thánh Phêrô. Ý tưởng của ngài đã được Đức Gioan Phaolô II nồng nhiệt ủng hộ và đã giao cho ngài giám sát công việc này.

Tu hội Opus Dei, dịch ra tiếng Việt nghĩa là “Kỳ Công của Chúa”, được thành lập bởi Thánh Josemaría Escrivá vào năm 1928 tại Tây Ban Nha nhằm qui tụ những người Công Giáo muốn hiến thân làm việc tông đồ và theo đuổi con đường trọn lành trong khi vẫn tiếp tục các công việc và nghề nghiệp của mình giữa đời.

Tu hội Opus Dei được Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị nồng nhiệt cổ vũ và đã ban cấp quy chế giáo hạt tòng nhân cho tu hội. Những thành công và đóng góp lớn lao của Opus Dei dành cho Giáo Hội đã khiến tu hội trở thành mục tiêu bị bách hại dã man trong các nước cộng sản. Tình trạng bách hại Opus Dei ở các nước tư bản tuy không dã man bằng các nước cộng sản nhưng không kém phần ác liệt. Chẳng hạn, như cuốn sách "The Da Vinci Code" của Dan Brown đã quay thành phim vào năm 2006 miêu tả Opus Dei như một giáo phái bí mật, thèm khát quyền lực, thậm chí là giết người trong âm mưu bao che cho điều mà hắn ta tự tưởng tưởng ra là Chúa Giêsu đã cưới bà Maria Magdalêna làm vợ và có con, và dòng máu của họ sống sót đến ngày hôm nay và Opus Dei phải tìm giết những người ấy.

Trước những cáo buộc trâng tráo nhằm bôi nhọ mình như vậy, tu hội có một đường lối thông tin sáng suốt. Tận dụng các phương tiện truyền thông mới như mạng lưới điện toàn cầu, tu hội trình bày trong thanh thản sự thật về mình. Ngày nay, Opus Dei là một trong những tu hội lớn mạnh trong Giáo Hội. Opus Dei hiện đã có mặt tại 66 quốc gia trên thế giới với 90,000 thành viên trong đó khoảng 2% là các linh mục.

5. Đức Thánh Cha chủ sự buổi cầu nguyện tạ ơn 200 năm tái lập dòng Tên tại nhà thờ Gesù, ở Rôma

Chiều thứ Bẩy 27 tháng 9 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi cầu nguyện cùng với các tu sĩ Dòng Tên và các ân nhân tại nhà thờ Gesù, Roma, trong tâm tình kỷ niệm 200 năm dòng Tên được tái lập sau 41 năm bị giải thể.

Dòng Tên đã được thành lập bởi Thánh Ignatiô hay còn gọi là thánh Y Nhã vào năm 1534 với chủ trương đẩy mạnh các hoạt động tông đồ như rao giảng và giảng dạy, thực thi các thừa tác vụ tâm linh, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, truyền giáo và chăm sóc cho người nghèo, người đau khổ và thiệt thòi.

Vào ngày 21 tháng 7 năm 1773, với bản tự sắc Dominus ac Redemptor (Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế) của Đức Giáo Hoàng Clement XIV đã bãi bỏ Dòng Tên dưới áp lực của các tòa án tại Tây Ban Nha và một số nước Châu Âu.

Ngày 07 tháng 8 năm 1814, Đức Giáo Hoàng Piô VII đã khôi phục Dòng Tên với trọng sắc Sollicitudo omnium Ecclesiarum (Chăm sóc toàn Giáo Hội).

Trong bài chia sẻ về biến cố này, Đức Thánh Cha Phanxicô trích dẫn thư của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gởi cha Kolvenbach, ngày 31 tháng 7 năm 1990 cho biết:

“Nhà dòng mang tên của Chúa Giêsu đã trải qua những thời điểm bách hại khó khăn. Trong thời gian lãnh đạo của Cha Lorenzo Ricci, ‘kẻ thù của Giáo Hội đã thành công trong việc đạt được sự đàn áp nhà dòng’ bởi người tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Clement XIV.”

Đức Thánh Cha đã đề cao phản ứng của cha Tổng Quyền lúc bấy giờ là cha Lorenzo Ricci trước tự sắc buộc Dòng phải giải thể. Ngài nói:

“Trong thời gian thử thách và gian nan, những đám mây của nghi ngờ và đau khổ sẵn sàng ùn ùn kéo đến nên không dễ gì để tiến về phía trước, tiếp tục cuộc hành trình. Nhiều cám dỗ ập đến, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn và khủng hoảng, chẳng hạn như cám dỗ muốn dừng lại để thảo luận các ý tưởng, để mặc cho mình bị cuốn đi vào tan hoang, hay là cám dỗ muốn tập trung vào thực tại bị bức hại, và không muốn nhìn thấy điều gì khác. Đọc những thư từ của cha Ricci, có một điều đánh động trong tôi, đó là khả năng của ngài tránh được những cám dỗ và đề nghị với các tu sĩ Dòng Tên một viễn kiến giúp họ bắt rễ sâu xa hơn nơi linh đạo của Dòng dù các vị đang trong một thời điểm thật khó khăn.”

Khi Dòng được phục hồi, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết: “Dòng đã ngay lập tức truyền giáo và sẵn sàng phục vụ Tòa Thánh, dấn thân quảng đại ‘dưới ngọn cờ của thánh giá cho Chúa và Đấng Đại Diện của Ngài trên trần gian’. Dòng tái tục hoạt động tông đồ, rao giảng và giảng dạy, thực thi các thừa tác vụ tâm linh, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, truyền giáo và chăm sóc cho người nghèo, người đau khổ và thiệt thòi.

Hôm nay, Dòng cũng đang đương đầu với thảm kịch của người tị nạn và người di tản với trí thông minh và sự cần cù; và Dòng cố gắng với sự sáng suốt để hội nhập công việc phục vụ của mình với đức tin và sự đề cao công lý phù hợp với Tin Mừng. Tôi xác nhận hôm nay những gì Đức Phaolô VI đã nói với chúng ta tại Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ 32 mà chính tai tôi đã nghe, đó là "Bất cứ nơi nào trong Giáo Hội, ngay cả trong những tình huống khó khăn và khắc nghiệt nhất, giữa ngã tư của các ý thức hệ, trong các chiến hào xã hội, nơi đã và đang xảy ra sự đối đầu giữa những khát vọng sâu xa nhất của con người và thông điệp lâu năm của Tin Mừng, nơi đó có những linh mục dòng Tên.”

Tiếp sau bài chia sẻ của Đức Thánh Cha là nghi thức tuyên khấn lại của tất cả các tu sĩ Dòng Tên hiện diện tại đây. Sau đó là những lời nguyện dâng lên Chúa với nhiều ngôn ngữ khác nhau, tượng trưng cho tính phổ quát nhưng hiệp nhất của Dòng trên toàn thế giới: Bồ Đào Nha, Đức, Swahili, Anh, Tây Ban Nha, Croatia, Malayalam.

Sau lời cảm ơn của cha Bề Trên Cả dành cho Đức Thánh Cha vì sự hiện diện quý báu cùng những chia sẻ của ngài là nghi thức sai đi. Đức Thánh Cha trao cho cha Bề Trên Tổng Quyền cuốn Sách Thánh và nói với các tu sĩ Dòng Tên rằng: “Anh em hãy ra đi và đốt cháy cả thế giới, hãy mang đến cho mọi người ngọn lửa Tin Mừng cứu độ.”

Buổi cầu nguyện kết thúc bằng phép lành của Đức Thánh Cha và bài hát Salve Regina trước bức ảnh Đức Mẹ Trên Đường.

6. Những tranh cãi chung quanh việc lãnh nhận các bí tích của người Công Giáo đã ly dị và tái hôn - Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper

Một giám mục Tây Ban Nha cho báo chí biết rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trực tiếp với các Giám Mục Tây Ban Nha rằng ngài không thể thay đổi giáo huấn của Giáo Hội để cho phép những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ.

Đức Giám Mục Demetrio Fernandez của giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha nói với nhật báo Diario Cordoba là trong chuyến ad-limina viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô và thăm Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp các vị Giám Mục Tây Ban Nha hôm 7 tháng 3 năm 2014. Trong cuộc gặp gỡ này các Giám Mục Tây Ban Nha đã đề cập với Đức Thánh Cha về “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper” (được cho là sẽ mở ra khả năng cho người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ).

Đức Cha Demetrio Fernandez nói:

"Chúng tôi hỏi trực tiếp Đức Giáo Hoàng, và ngài trả lời rằng một người đã kết hôn trong Giáo Hội đã ly dị và dự phần vào một cuộc hôn nhân mới không thể lãnh nhận các bí tích."

Đức Thánh Cha nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này đã được thiết lập rõ ràng, theo huấn lệnh của Chúa Giêsu, và không thể thay đổi.

Đức Giám Mục Fernandez nói rằng ngài thấy có nghĩa vụ phải tiết lộ nhận xét của Đức Giáo Hoàng "vì trong thời gian gần đây người ta nói rằng tất cả mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng có một số điều chúng ta không thể đổi thay."

“Đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”

Đức Cha Demetrio Fernandez đã nêu lên một nhận xét rất đúng là trong thời gian gần đến ngày khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, nhiều cơ quan truyền thông đã tung ra nhiều thứ tin giật gân, trong đó có vấn đề “đề nghị của Đức Hồng Y Kasper”. Thực chất là Đức Hồng Y Kasper đã nêu ra vấn đề nhưng ngài không có một “đề nghị” cụ thể nào.

Hôm 20 tháng Hai Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi sự Công Nghị Hồng Y đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài. Sau khi chào hỏi nhau, Đức Giáo Hoàng và các vị Hồng Y đã bắt đầu ngay một ngày làm việc dài và căng thẳng. Chủ đề chính của cuộc thảo luận của các vị cũng là một trong những mối quan tâm chính của Giáo Hội: đó là thực trạng của gia đình ngày nay.

Tham dự Công Nghị Hồng Y này có tất cả các Hồng Y trên thế giới đang có mặt tại Rôma kể cả 19 vị sẽ được tấn phong vào hai ngày sau đó, tức là ngày 22 tháng Hai.

Đức Hồng Y Walter Kasper là người phát biểu đầu tiên và ngài đề cập đến một vấn đề gai góc là vấn đề bí tích đối với những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn. Trước một vấn đề gai góc như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Walter Kasper chỉ nêu vấn đề cho các vị Hồng Y thảo luận và không đưa ra một đề nghị giải quyết cụ thể nào. Và nhà thần học người Đức đã làm như vậy.

Những ý chính trong bài phát biểu dài của ngài có thể tóm lược như sau:

- Giáo Hội không thể đặt câu hỏi về những lời của Chúa Giêsu đối với tính chất bất khả phân ly của hôn nhân. Bất cứ ai hy vọng công nghị và Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ đưa ra một giải pháp tổng thể, "dễ dàng", được áp dụng cho tất cả mọi người, là sai lầm.

- Tuy nhiên, do những khó khăn mà gia đình ngày nay phải đối mặt và sự gia tăng đông đảo các cuộc hôn nhân thất bại, những con đường mới có thể được thăm dò để đáp ứng các nhu cầu tâm linh sâu xa của những người đã ly dị và tái hôn nếu họ nhận ra sai lầm của họ, hoán cải và sau một thời gian sám hối chân thành mong được đón nhận cách nào đó các bí tích.

- Quan trọng nhất là Đức Hồng Y Kasper mời gọi các vị Hồng Y xem xét các vấn đề của người ly dị và tái hôn từ quan điểm của những người đau khổ và chân thành xin giúp đỡ. Họ phải được khuyến khích tham gia vào đời sống Giáo Hội.

- Trong thực tế, có những trường hợp mà hiển nhiên rằng mọi nỗ lực cứu vãn cuộc hôn nhân đã thất bại. Có cả những trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi. Thật là anh hùng khi người vợ hay người chồng bị người phối ngẫu của mình bỏ rơi vẫn tiếp tục sống đơn độc một mình để nuôi con. Nhưng cũng có những trường hợp những người bị bỏ rơi đành chấp nhận bước thêm bước nữa cũng vì lợi ích của con cái của họ.

- Giáo Hội không thể đưa ra một giải pháp ngược lại với giáo huấn của Chúa Giêsu. Không thể dựa vào lòng thương xót mà chuẩn chước cho tính chất bất khả phân ly của bí tích hôn phối. Không thể dựa vào lòng thương xót để tháo thứ cho phép một người tham gia vào một kết hiệp hôn nhân mới trong khi người phối ngẫu cũ vẫn còn sống. Lòng thương xót và sự trung thành với đạo lý Công Giáo phải đi đôi với nhau.

- Tuy nhiên, Đức Hồng Y Kasper nhận định rằng theo Bộ Giáo Luật 1917, những người ly dị và tái hôn được xem là đa thê hay đa phu, là gương mù và thậm chí có thể bị vạ tuyệt thông. Bộ luật mới do Đức Gioan Phaolô II ban hành không đi kèm với những hình phạt: người ly dị và tái hôn không bị vạ tuyệt thông, trong thực tế, họ vẫn được xem là thành viên của Giáo Hội. Theo Đức Hồng Y Kasper, Giáo Hội ngày nay cũng thấy mình trong một tình huống tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ Công đồng Vatican II. Vì vậy, ngài tự hỏi liệu có một cách nào đó thay đổi tình hình của những người ly dị và tái hôn nhưng vẫn giữ được truyền thống cốt lõi của đức tin.

Trong phiên họp thứ Hai diễn ra một ngày sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Kasper, Đức Thánh Cha đã bắt đầu buổi họp với những nhận xét sau về bài thuyết trình dẫn nhập của Đức Hồng Y Walter Kasper.

"Hôm qua, trước khi ngủ, không phải là ngủ gật, tôi đã đọc đi đọc lại những nhận xét của Đức Hồng Y Kasper. Tôi muốn cảm ơn ngài, vì tôi tìm thấy một thần học sâu sắc, và những tư tưởng thanh thản trong thần học. Thật tốt đẹp khi đọc thần học thanh thản. Nó đã làm tôi phấn chấn và nảy sinh ra ý tưởng này, xin Đức Hồng Y tha thứ cho tôi nếu tôi làm ngài xấu hổ, nhưng ý nghĩ của tôi là: đây được gọi là suy tư thần học trong khi quỳ gối - Cảm ơn Đức Hồng Y rất nhiều."

7. Tổng thống Malta mời Đức Thánh Cha đến thăm đất nước

Nữ Tổng thống Malta là bà Marie Louise Coleiro Preca, đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến lần đầu tiên sau khi đắc cử tổng thống vào tháng Tư năm nay. Bà đã mời Đức Thánh Cha đến thăm hòn đảo Địa Trung Hải này, nơi đa số dân là người Công Giáo.

Nữ Tổng thống Cộng hòa Malta cho các ký giả biết:

"Trong dịp này, tôi đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Malta để nói chuyện với những người trẻ tuổi của chúng tôi, con em chúng tôi, và người dân Malta. Để họ thấm nhuần và rung cảm trước tình yêu và tình liên đới."

Nữ Tổng thống đã giới thiệu phu quân là ông Edgar Preca với Đức Giáo Hoàng, cùng với một số thành viên trong đoàn ngoại giao của mình.

Trong cuộc gặp gỡ hai vị đã thảo luận một số cuộc xung đột đang diễn ra xung quanh khu vực biển Địa Trung Hải bao gồm cả vấn đề người tị nạn, và những người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của mình vì các cuộc xung đột.

Nữ Tổng thống Cộng hòa Malta nói:

"Xung đột và khủng bố đã gây ra cho Địa Trung Hải và châu Âu một cuộc khủng hoảng gấp đôi, gấp ba lần về vấn đề di trú. Và chắc chắn, khi chúng ta nói về hòa bình, chúng ta phải đặt tất cả những vấn đề này lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận."

Với dân số khoảng 450,000 người, Malta là một trong những quốc gia nhỏ nhất trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Tổng thống cho biết Malta có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình trong khu vực.

"Chúng tôi thực sự là nơi các cuộc đối thoại có thể xảy ra. Chúng tôi thực sự là ngã tư của các nền văn hóa là nơi đối thoại liên tôn có thể xảy ra."

Trong số những món quà bà tặng Đức Thánh Cha Phanxicô, có một hộp đựng các sản phẩm truyền thống của hòn đảo. Đáp lại, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tặng bà một bản sao của Tông huấn "Evangelii Gaudium. '

Nếu Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận lời đến Malta, ngài sẽ trở thành vị Giáo hoàng thứ ba đến thăm đất nước sau Đức Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

8. Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn Liên Hiệp Thánh Kinh Hội đã làm dễ dàng để hiểu Kinh Thánh

Một phái đoàn của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp kiến tại Vatican. Họ tặng cho ngài một phiên bản mới của Kinh Thánh bằng tiếng Ý, là kết quả của sự hợp tác giữa Công Giáo và Tin Lành.

Đức Thánh Cha nói:

"Soạn một phiên bản đại kết là một nỗ lực đặc biệt có ý nghĩa, nhất là kể từ khi các cuộc thảo luận về Kinh Thánh đã ảnh hưởng đến các chia rẽ, đặc biệt là ở phương Tây."

Hai trẻ em đã tặng sách Kinh Thánh cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng giải thích rằng dịch Kinh Thánh thành ngôn ngữ chung giúp những người đơn sơ có thể hiểu được sứ điệp đầy đủ của Tin Mừng.

Ngài nói:

"Đó là một ý tưởng rất tốt, bởi vì mọi người có thể hiểu được Kinh Thánh, nhất là những người đơn sơ.. . Bởi vì Kinh Thánh là một ngôn ngữ thật sự, một thực tế, gần gũi với con người. Trong việc truyền giáo tại Buenos Aires chúng tôi luôn luôn đến mua Kinh Thánh tại một Hiệp Hội Kinh Thánh. Họ làm cho chúng tôi một mức giá đặc biệt, và chúng tôi đưa nó cho người dân và họ hiểu được Kinh Thánh. "

Liên Hiệp Thánh Kinh Hội khuyến khích việc đọc Kinh Thánh trên thế giới. 30 người đã tham dự cuộc họp với Đức Giáo Hoàng, những người đã mô tả công việc của họ là "kiên nhẫn, cẩn thận, huynh đệ và thành tín."

9. Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ 500 thành viên Focolare

500 thành viên phong trào Focolare hay còn gọi là phong trào Tổ Ấm đã nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài tiến vào hội trường Clementine của Vatican hôm 26 tháng 9.

Các tham dự viên vừa kết thúc khóa họp khoáng đại tại Catesgandolfo.

Chị Maria Voce năm nay 77 tuổi, là người Ý, quê quán tại Calabria. Năm 2008, chị đã được bầu làm người kế vị đầu tiên của chị Chiara Lubich, người sáng lập Phong trào. Giờ đây, chị sẽ lãnh đạo phong trào Focolare thêm 6 năm nữa. Chị đã hân hoan chào đón Đức Giáo Hoàng như sau:

"Trọng kính Đức Thánh Cha, thật là vui mừng biết bao! Chúng con rất hạnh phúc khi được hiê,n diện nơi đây và nói cho Đức Thánh Cha biết về tình cảm của chúng con và những lời cầu nguyện hàng ngày của chúng con dành cho Đức Thánh Cha, và nhiệm vụ của ngài đối với Giáo Hội Hoàn Vũ".

Đức Giáo Hoàng, về phần mình, đã chào đón chị Maria Voce với đôi chút hài hước.

"Một cách đặc biệt, tôi chào bà Maria Voce, người vừa được tái đắc cử chủ tịch sáu năm nữa. Tôi hy vọng bà ấy làm nổi!"

Trong buổi gặp gỡ các tham dự viên nói với Đức Giáo Hoàng rằng tông huấn Niềm Vui Phúc Âm (Evangelii Gaudium) của ngài, đã được trình bày dưới nhiều khiá cạnh trong Đại hội của họ. Đức Thánh Cha yêu cầu phong trào Focolare tiếp tục vươn ra xã hội để tìm kiếm "những con người với nhiều vết thương". Ngài cũng nhắc nhở họ rằng phong trào bắt đầu bởi chị Chiara Lubich đã xuất phát từ Chúa Thánh Thần.

Ngài nói:

"Phong trào này đã được sinh ra như một ân sủng của Chúa Thánh Thần, như là một đặc sủng của sự hiệp nhất, mà Chúa Cha muốn ban cho Giáo Hội và cho thế giới, để giúp đạt được với lời khẳng định mạnh mẽ và có tính tiên tri trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: "Để chúng nên một – ut unum sint."

Đức Giáo Hoàng sau đó đã chào đón chị Maria Voce và vị phó chủ tịch, là Jesús Morán. Đối với cả hai người, cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một khoảnh khắc đặc biệt không tàn phai trong ký ức.

Chị Maria Voce nói:

"Tôi bị đánh động bởi sự kiện là Đức Thánh Cha nhấn mạnh với chúng tôi hãy vươn ra ngoài đến với nhân loại, mang theo đặc sủng của sự hiệp nhất của chúng tôi, nghĩa là, nhân loại tay trong tay nhân loại. Sống đời chiêm niệm nhưng ở giữa của con người."

Phó chủ tịch Jesús Morán nói:

"Đức Giáo Hoàng thực tế đã khẳng định, đề cao và chỉ cho chúng tôi một hướng đi mới trong sự tôn trọng với những gì chúng tôi đã theo đuổi trong những năm qua."

Đại hội của Phong trào Focolare chính thức kết thúc vào Chúa Nhật 28 tháng 9.

Phong trào Focolare, được thành lập bởi Chiara Lubich vào năm 1943, đã có hơn hai triệu thành viên ở hầu hết 190 quốc gia trên thế giới. Đó là phong trào giáo dân lớn nhất trong Giáo Hội Công Giáo với khoảng hơn 2 triệu thành viên, trong đó có cả những người không Công Giáo và thậm chí những người chưa theo một tôn giáo nào. Thông qua những sáng kiến và tổ chức của mình, họ thúc đẩy sự thống nhất và hiệp thông giữa con người, dưới ánh sáng sứ điệp của Chúa Giêsu.

10. Đức Giáo Hoàng nói với Tân Đại sứ Panama: Chị là một người Mỹ Latin đúng hẹn như đồng hồ Thụy Sĩ

"Thưa Đức Thánh Cha, ơn lành lớn nhất trong đời con là có thể được trình quốc thư của con lên Đức Thánh Cha."

Đức Thánh Cha bông đùa:

" Chị là một người Mỹ Latin đúng hẹn như đồng hồ Thụy Sĩ!"

"Vâng, tất nhiên. Con mang theo với con tất cả những lời cầu nguyện và tình yêu của người dân Panama dành cho Đức Thánh Cha."

Đó là khung cảnh trong buổi lễ trình quốc thư của bà Miroslava Rosas, là tân Đại sứ Panama cạnh Tòa Thánh.

Bà cũng đã giới thiệu gia đình và các cộng sự viên của mình với Đức Giáo Hoàng.

Hầu hết các cộng tác viên của bà đã từng sống ở Vatican. Tuy nhiên, đối với một số nhân viên đại sứ quán, đây là lần đầu tiên.

Với một sự nhạy cảm và tinh tế của một người phụ nữ, bà đã xin phép được trình diện với Đức Thánh Cha cả viên tài xế của mình. Bà nói:

"Đây là người lái xe của Đại sứ quán. Ông đã làm việc với chúng con trong 17 năm qua. Ông đã không bao giờ có cơ hội ra mắt một vị Giáo Hoàng. Ông luôn luôn chở chúng con đến, nhưng lại thường phải ở lại bên ngoài."

Vị tân Đại sứ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cuốn sách về Đức Mẹ La Antigua, bổn mạng của Panama, cùng với một hộp gỗ.

Đức Thánh Cha đã tặng cho mỗi một vị khách một chuỗi Mân Côi hạt và thăm hỏi đặc biệt người tài xế đã từng ôm ấp hy vọng có ngày được gặp vị Giáo Hoàng.

11. Quốc vương Abdullah II lên án các tội ác chống Kitô hữu của khủng bố Hồi Giáo

Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Quốc vương Abdullah II của Jordan, một nhà lãnh đạo nổi tiếng với những dấn thân đối thoại liên tôn, đã lên án bạo lực chống Kitô hữu ở Trung Đông.

"Những kẻ khủng bố và bọn tội phạm đang tung hoành ở Syria, Iraq, và các nước khác ngày hôm nay tiêu biểu rõ rệt cho một mối đe dọa toàn cầu. Cộng đồng quốc tế cần một chiến lược tập thể để hạn chế và đánh bại các nhóm này."

Ông nó thêm: "Những giáo lý chân thực của Hồi giáo là rõ ràng: xung đột tôn giáo phái và hận thù bị lên án triệt để. Hồi giáo cấm bạo lực chống lại người Kitô giáo và các cộng đồng khác hình thành nên mỗi quốc gia. Hãy để tôi nói lại một lần nữa: Kitô hữu Ả Rập là một phần không thể thiếu của quá khứ, hiện tại và tương lai khu vực của chúng tôi".

Quốc vương Abdullah II được xem là một người bạn thân thiết với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ông đã từng gặp Đức Thánh Cha nhiều lần hôm 7 tháng Tư, và đặc biệt là khi Đức Thánh Cha sang thăm Jordan hôm 24 tháng 5, đích thân ông lái xe chở Đức Thánh Cha và Hoàng Hậu đến thăm sông Jordan nơi Chúa Giêsu đã chịu phép Rửa.

12. Hồi Giáo cực đoan bắn chết một mục sư đang bị giam trong tù

Mục sư Zafar Bhatti đã bị bắn chết trong tù của mình sau những thất bại của hệ thống tư pháp Pakistan muốn kết cho ông tội báng bổ tiên tri Muhammad.

Mục sư Zafar Bhatti đã bị bắt vào năm 2012 sau khi một người Hồi Giáo cáo buộc là ông đã gởi cho người này một tin nhắn trên điện thoại di động với những lời lẽ xúc xiểm tiên tri Muhammad. Tuy nhiên, trước tòa luật sư Xavier Williams của nhóm bảo vệ nhân quyền Life for All trưng ra trước tòa rằng tin nhắn trên không xuất phát từ điện thoại di động của mục sư Zafar Bhatti. Nó thuộc về một người khác.

Trong tuần lễ qua, mục sư Zafar Bhatti đã nhiều lần bị dọa giết bởi lính canh và các bạn tù.

Hôm thứ Năm 25 tháng 9, một lính canh ngục tại nhà tù Adiyala, nơi ông bị giam giữ, đã xả súng bắn nhiều phát vào mục sư Zafar Bhatti và một người khác là ông Muhammad Asghar, một tín hữu Kitô Pakistan, 70 tuổi, là người Pakistan nhưng có quốc tịch Anh và cư trú tại Edinburgh. Asghar bị bắt vào năm 2011.

Một người hàng xóm đã tố cáo ông đã nói “Tao là Muhammad đây.” Tên ông cũng là Muhammad nhưng người hàng xóm nói ông đã nói với một giọng điệu báng bổ tiên tri Muhammad. Chỉ vì câu chuyện này nên ông đã bị xử tử hình.

Tuy bị bắn nhiều phát, ông Asghar bị thương nặng nhưng thoát chết.

Luật sư Xavier Williams nói: “Giết một người bị cáo gian là một sự sỉ nhục hệ thống luật pháp. Những người bảo vệ cho những người vô tội đã trở thành bọn tội phạm”.

13. Đức Hồng Y Pell nói Giáo Hội không thể gập mình khom lưng trước áp lực của nạn ly dị

Trong lời tựa cho một cuốn sách mới về giáo huấn Công Giáo về hôn nhân, Đức Hồng Y George Pell viết rằng "người ta không thể duy trì tính chất bất khả phân ly của hôn nhân bằng cách cho phép 'những người tái hôn' rước lễ."

Nhà xuất bản Ignatius Press đã đưa ra lời nói đầu của Đức Hồng Y Pell trong cuốn “Phúc âm của gia đình”, một cuốn sách bao gồm những tranh cãi mạnh mẽ chống lại những đề nghị của cho phép người Công Giáo đã ly dị và tái hôn được rước lễ.

Đức Hồng Y của Úc nhận định rằng các lực lượng thế tục đang áp lực Giáo Hội phải thay đổi đạo lý về hôn nhân và gia đình. Ngài nhận xét: "Mọi đối thủ của Kitô giáo đều muốn Giáo Hội đầu hàng về vấn đề này".

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Pell nói, những tranh cãi ồn ào của giới truyền thông trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp tháng Mười tới đây của Thượng Hội Đồng Giám Mục không thực sự là một vấn đề trọng tâm đối với Giáo Hội.

Ngài lưu ý rằng một cộng đồng lành mạnh không nên dành phần lớn năng lượng của mình cho các vấn đề ngoại vi, và con số người Công Giáo đã ly dị và tái hôn cảm thấy họ phải được cho phép rước lễ thực sự là rất nhỏ.

14. Các Giám Mục Ai Cập lo âu trước làn sóng bắt cóc và thủ tiêu các tín hữu Kitô

Tiếp sau vụ bắt cóc và giết chết một nha sĩ Công Giáo, Đức Cha Kyrillos Kamal William Samaan, giám mục Công Giáo của giáo phận Assiut nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng đang có một trào lưu “bắt cóc và thủ tiêu các tín hữu Kitô”. Ngài bi quan rằng “hiện tượng này vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu cải thiện. Hoạt động của cảnh sát chỉ từng đợt một, không liên tục và không hiệu quả. Họ không thể giải quyết vấn đề."

Các Giám Mục Chính thống Coptic cũng bày tỏ một lo lắng tương tự.

Trong khi đó, tại Algeria, bọn khủng bố Hồi Giáo Jund al-Khilifa có quan hệ chặt chẽ với quân khủng bố IS đã chặt đầu một nhà leo núi người Pháp là ông Herve Gourdel, 55 tuổi hôm thứ Tư 24 tháng 9.

Ông Herve Gourdel bị bắt cóc hôm Chúa Nhật 21 tháng 9 tại Djurdjura National Park chỉ một ngày sau khi ông đến vùng này nghỉ holiday.

15. Tòa Thánh kêu gọi chống khủng bố trong sự tôn trọng luật pháp quốc tế

Tòa Thánh kêu gọi thực thi các hoạt động chống khủng bố trong sự tôn trọng các giới hạn luân lý và luật pháp, đồng thời tìm cách bài trừ tận gốc rễ nạn khủng bố.

Lập trường trên đây được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trình bày tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 24 tháng 9, trong cuộc thảo luận về các chiến binh khủng bố ngoại quốc, liên quan tới vấn đề ”Những đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế do các vụ khủng bố gây nên”.

Đức Hồng Y Parolin xác quyết rằng các quốc gia phải cùng nhau chu toàn nghĩa vụ tiên quyết là bảo vệ những người bị bạo lực đe dọa và những vụ trực tiếp tấn công phẩm giá con người. Ngài nhắc lại lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã nói sau vụ khủng bố ngày 11-9 năm 2001 tại Mỹ, theo đó “Quyền bảo vệ các quốc gia và dân tộc chống lại những hành vi khủng bố không cho phép sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực, nhưng đúng hơn ”quyền đó phải được thực thi trong sự tôn trọng các giới hạn luân lý và luật pháp khi tôn trong các mục đích và phương tiện. Kẻ có tội phải được xác định rõ, vì tội phạm gian ác luôn có tính chất bản thân và không thể nới rộng cho cả một quốc gia, một nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo mà những khủng bố có thể là những thành viên”.

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nói thêm rằng:

“Sự cộng tác quốc tế cũng phải giải quyết những nguyên nhân sâu xa tạo nên nạn khủng bố quốc tế. Trong thực tế, thách đố khủng bố hiện nay có một yếu tố mạnh mẽ về mặt văn hóa xã hội. Những người trẻ ra nước ngoài gia nhập các tổ chức khủng bố thường xuất thân từ những gia đình di dân nghèo, họ thất vọng vì cảm thấy như một tình trạng bị gạt bỏ, và thiếu sự hội nhập, thiếu các giá trị trong một số xã hội. Cùng với những phương tiện luật pháp và tài nguyên để ngăn cản các công dân của mình khỏi trở thành những chiến binh khủng bố, các chính quyền cũng cần phải làm việc với xã hội dân sự để giải quyết những vấn đề của cộng đồng có nguy cơ vị cực đoan hóa và bị tuyển mộ, để giúp họ hội nhập thỏa đáng vào xã hội”.

Trong bài tham luận, Đức Hồng Y Parolin cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của những người có tín ngưỡng, phải lên án những kẻ lợi dụng tín ngưỡng để biện minh cho bạo lực. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong cuộc viếng thăm mới đây tại Albani: “Đừng ai coi mình là khiên thuẫn của Thiên Chúa trong khi đề ra kế hoạch và thi hành những hành vi bạo lực và đàn áp! Ước gì đừng ai lạm dụng tôn giáo như cái cớ để thực thi những hành động chống lại phẩm giá con người và chống lại các quyền căn bản của mỗi người nam nữ, nhất là quyền sống và quyền tự do tôn giáo của mỗi người”.

Trong phiên nhóm hôm 24 tháng 9, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết có tính cách bắt buộc, đòi các nước thành viên phải ngăn chặn các công dân của mình, không được gia nhập các nhóm thánh chiến thuộc Nhà Nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.

Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đã chủ tọa khóa họp. Ông kêu gọi các chính phủ hãy hết sức cố gắng ngăn chặn việc tuyển mộ và tài trợ các dân quân khủng bố Hồi giáo, đồng thời ông kêu gọi thiết lập một chiến dịch hoàn cầu nhắm phá vỡ phong trào khủng bố.

Nghị quyết trên đây đã được tất cả các nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua.