Phụng Vụ - Mục Vụ
Thư chung năm thánh Đức Mẹ Tàpao
+GM Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
10:21 04/10/2008
Tòa Giám Mục Phan Thiết
422 Trần Hưng Đạo
T.P. Phan Thiết
Phan Thiết ngày 3 tháng 10 năm 2008
Kính gửi:
Quí Cha
Quý Tu sĩ, Chủng Sinh
và anh chị em thân mến
Trước hết, tôi xin gửi lời chào Bình an trong Chúa Kitô tới tất cả Cộng Đoàn Dân Chúa của Giáo phận Phan Thiết thân yêu với lời tung hô Mẹ Maria Rất Thánh.
Anh chị em thân mến,
Nhân kỷ niệm năm mươi năm thánh hiến tượng đài Đức Mẹ Tàpao, với bức thư chung này, tôi hoan hỷ loan báo cho anh chị em một tin mừng lớn cho Giáo phận chúng ta: ngày 28 tháng 7 vừa qua, Tòa Ân Giải Tối Cao của Giáo hội Rôma đã ban sắc lệnh cho phép Giáo phận Phan Thiết mở Năm Thánh ban Ơn Toàn Xá, với những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), để thêm lòng đạo đức cho các tín hữu và ơn cứu rỗi cho các linh hồn.
Năm Thánh bắt đầu khai mạc từ 8-12-2008 và bế mạc 8-12-2009.
Suốt năm toàn xá này, tại chính Trung Tâm Đức Mẹ Tàpao,
- trong những ngày 8-12-2008 và 2009 khi long trọng hành lễ khai mạc và bế mạc Năm Toàn Xá
- trong các ngày 13 mỗi tháng
- trong mọi nghi thức phụng tự kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria
Những ai tham dự việc cử hành năm toàn xá hoặc làm các việc đạo đức kính Đức Trinh Nữ Maria Tàpao hoặc ít ra trong thời gian thích hợp, họ dục lòng đạo đức mà đọc kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng theo công thức hợp pháp nào đó và khẩn cầu cùng Đức Mẹ Tàpao, đều nhận được ơn toàn xá cho mình hoặc chỉ cho các linh hồn.
Ngoài trung tâm Đức Mẹ Tàpao, Tòa ân giải còn cho phép mở thêm năm địa điểm tại năm Giáo hạt để thuận lợi cho việc tham dự các buổi cử hành phụng tự ban Ơn Toàn Xá.
Năm địa điểm đó là:
Nhà thờ Thanh Xuân cho Hạt Hàm Tân
Nhà thờ Chính Tòa cho Hạt Phan Thiết
Nhà thờ Võ Đắt cho Hạt Đức Tánh
Nhà thờ Hiệp Đức cho Hạt Hàm Thuận Nam
Nhà thờ Long Hà cho Hạt Bắc Tuy.
Đối với những người già yếu, bệnh tật, những người có lý do quan trọng không ra khỏi nhà được vẫn có thể lãnh ơn toàn xá này miễn là có lòng thống hối, quyết tâm thực hiện trong thời gian sớm nhất ba điều kiện thông thường và hiệp thông cách thiêng liêng vào các việc cử hành Năm Toàn Xá và vào các cuộc hành hương. Trong khi dâng lời cầu nguyện và những nỗi khổ đau cho lòng nhân từ Chúa qua Mẹ Maria.
Thưa anh chị em
Năm Thánh Toàn Xá này thật là một ân huệ đặc biệt cho Giáo phận do lòng thương yêu của Chúa qua Mẹ Maria. Chính Đức Mẹ Tàpao đem ơn toàn xá đến cho chúng ta sau bao năm ban những ơn lành hồn xác cho khách hành hương tứ phương qua lại.
Chúng ta hãy hết lòng tạ ơn Chúa và Mẹ Maria yêu quí. Chúng ta cũng ra sức thu lượm thật nhiều hoa quả, ân huệ thiêng giữa ngày mùa thánh thiện này. Tôi đề nghị quý cha giúp anh chị em thực hiện những việc sau đây một cách siêng năng và nhiệt thành.
Trong Năm Toàn Xá, chúng ta siêng năng hơn, chu toàn hơn bổn phận thiêng liêng hằng ngày như kinh hạt sớm tối, tham dự Thánh Lễ nhiều hơn, siêng năng xưng tội rước lễ hơn, siêng năng lần hạt mân côi kính Đức Mẹ. Mặt khác, còn phải cải thiện đời sống theo Tin Mừng như lời Mẹ dạy ở Fatima. Cố gắng thực hiện đức bác ái và giao hòa hiệp nhất với nhau.
Ngoài ra các giới các đoàn thể hãy ra sức thi đua học tập linh đạo Đức Mẹ với ba nhân đức Tin, Cậy, Mến mà Mẹ đã sống một cách tuyệt vời khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa, tham dự trọn vẹn cuộc hiến dâng cuối cùng, kết thúc cuộc đời của con yêu quý của Mẹ.
Ba nhân đức này Mẹ đã sống suốt đời Mẹ, nhưng đây là giây phút rạng ngời nhất. Ở đây tất cả tâm tình tin yêu phó thác của Mẹ đã hòa nhập trọn vẹn vào niềm tin yêu phó thác tuyệt đối của Chúa Giêsu con Mẹ, khi Người hiến mạng sống mình cho định mệnh kỳ diệu mà Chúa Cha đã sắp đặt an bài: “Con dâng mạng sống con trong tay Cha” (Lc 23, 46).
Với lòng Tin Cậy Mến đó, Mẹ đã trở thành Mẹ và Thầy dạy chúng ta trong linh đạo tình yêu cao vời. Mẹ sinh ra chúng ta dưới chân Thánh Giá. Khi Chúa nói với Thánh Gioan: “Đây là Mẹ con” (Ga 19,27) và Chúa cũng ân cần trao chúng ta cho Mẹ qua Thánh Gioan: “Đây là con Bà”. (Ga 17,26).
Tại Tàpao chúng ta được chứng kiến bao ân tình của Mẹ ban cho những ai đến đây kêu cầu Mẹ trong tin yêu phó thác. Nếu chúng ta ra sức noi gương Mẹ, chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ đầy hạnh phúc và bình an.
Vậy tôi kêu mời anh chị em hãy bắt tay vào công trình xây dựng đời sống thiêng liêng cho mình và cho gia đình, không ngừng hướng về nguồn cậy trông nơi Mẹ.
Cầu chúc quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Chủng Sinh và anh chị em một Năm Thánh tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria.
+ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
GM. Giáo Phận Phan Thiết
(ấn ký)
422 Trần Hưng Đạo
T.P. Phan Thiết
Phan Thiết ngày 3 tháng 10 năm 2008
THƯ CHUNG NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO
Kính gửi:
Quí Cha
Quý Tu sĩ, Chủng Sinh
và anh chị em thân mến
Trước hết, tôi xin gửi lời chào Bình an trong Chúa Kitô tới tất cả Cộng Đoàn Dân Chúa của Giáo phận Phan Thiết thân yêu với lời tung hô Mẹ Maria Rất Thánh.
Anh chị em thân mến,
Nhân kỷ niệm năm mươi năm thánh hiến tượng đài Đức Mẹ Tàpao, với bức thư chung này, tôi hoan hỷ loan báo cho anh chị em một tin mừng lớn cho Giáo phận chúng ta: ngày 28 tháng 7 vừa qua, Tòa Ân Giải Tối Cao của Giáo hội Rôma đã ban sắc lệnh cho phép Giáo phận Phan Thiết mở Năm Thánh ban Ơn Toàn Xá, với những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), để thêm lòng đạo đức cho các tín hữu và ơn cứu rỗi cho các linh hồn.
Năm Thánh bắt đầu khai mạc từ 8-12-2008 và bế mạc 8-12-2009.
Suốt năm toàn xá này, tại chính Trung Tâm Đức Mẹ Tàpao,
- trong những ngày 8-12-2008 và 2009 khi long trọng hành lễ khai mạc và bế mạc Năm Toàn Xá
- trong các ngày 13 mỗi tháng
- trong mọi nghi thức phụng tự kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria
Những ai tham dự việc cử hành năm toàn xá hoặc làm các việc đạo đức kính Đức Trinh Nữ Maria Tàpao hoặc ít ra trong thời gian thích hợp, họ dục lòng đạo đức mà đọc kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng theo công thức hợp pháp nào đó và khẩn cầu cùng Đức Mẹ Tàpao, đều nhận được ơn toàn xá cho mình hoặc chỉ cho các linh hồn.
Ngoài trung tâm Đức Mẹ Tàpao, Tòa ân giải còn cho phép mở thêm năm địa điểm tại năm Giáo hạt để thuận lợi cho việc tham dự các buổi cử hành phụng tự ban Ơn Toàn Xá.
Năm địa điểm đó là:
Nhà thờ Thanh Xuân cho Hạt Hàm Tân
Nhà thờ Chính Tòa cho Hạt Phan Thiết
Nhà thờ Võ Đắt cho Hạt Đức Tánh
Nhà thờ Hiệp Đức cho Hạt Hàm Thuận Nam
Nhà thờ Long Hà cho Hạt Bắc Tuy.
Đối với những người già yếu, bệnh tật, những người có lý do quan trọng không ra khỏi nhà được vẫn có thể lãnh ơn toàn xá này miễn là có lòng thống hối, quyết tâm thực hiện trong thời gian sớm nhất ba điều kiện thông thường và hiệp thông cách thiêng liêng vào các việc cử hành Năm Toàn Xá và vào các cuộc hành hương. Trong khi dâng lời cầu nguyện và những nỗi khổ đau cho lòng nhân từ Chúa qua Mẹ Maria.
Thưa anh chị em
Năm Thánh Toàn Xá này thật là một ân huệ đặc biệt cho Giáo phận do lòng thương yêu của Chúa qua Mẹ Maria. Chính Đức Mẹ Tàpao đem ơn toàn xá đến cho chúng ta sau bao năm ban những ơn lành hồn xác cho khách hành hương tứ phương qua lại.
Chúng ta hãy hết lòng tạ ơn Chúa và Mẹ Maria yêu quí. Chúng ta cũng ra sức thu lượm thật nhiều hoa quả, ân huệ thiêng giữa ngày mùa thánh thiện này. Tôi đề nghị quý cha giúp anh chị em thực hiện những việc sau đây một cách siêng năng và nhiệt thành.
Trong Năm Toàn Xá, chúng ta siêng năng hơn, chu toàn hơn bổn phận thiêng liêng hằng ngày như kinh hạt sớm tối, tham dự Thánh Lễ nhiều hơn, siêng năng xưng tội rước lễ hơn, siêng năng lần hạt mân côi kính Đức Mẹ. Mặt khác, còn phải cải thiện đời sống theo Tin Mừng như lời Mẹ dạy ở Fatima. Cố gắng thực hiện đức bác ái và giao hòa hiệp nhất với nhau.
Ngoài ra các giới các đoàn thể hãy ra sức thi đua học tập linh đạo Đức Mẹ với ba nhân đức Tin, Cậy, Mến mà Mẹ đã sống một cách tuyệt vời khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa, tham dự trọn vẹn cuộc hiến dâng cuối cùng, kết thúc cuộc đời của con yêu quý của Mẹ.
Ba nhân đức này Mẹ đã sống suốt đời Mẹ, nhưng đây là giây phút rạng ngời nhất. Ở đây tất cả tâm tình tin yêu phó thác của Mẹ đã hòa nhập trọn vẹn vào niềm tin yêu phó thác tuyệt đối của Chúa Giêsu con Mẹ, khi Người hiến mạng sống mình cho định mệnh kỳ diệu mà Chúa Cha đã sắp đặt an bài: “Con dâng mạng sống con trong tay Cha” (Lc 23, 46).
Với lòng Tin Cậy Mến đó, Mẹ đã trở thành Mẹ và Thầy dạy chúng ta trong linh đạo tình yêu cao vời. Mẹ sinh ra chúng ta dưới chân Thánh Giá. Khi Chúa nói với Thánh Gioan: “Đây là Mẹ con” (Ga 19,27) và Chúa cũng ân cần trao chúng ta cho Mẹ qua Thánh Gioan: “Đây là con Bà”. (Ga 17,26).
Tại Tàpao chúng ta được chứng kiến bao ân tình của Mẹ ban cho những ai đến đây kêu cầu Mẹ trong tin yêu phó thác. Nếu chúng ta ra sức noi gương Mẹ, chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ đầy hạnh phúc và bình an.
Vậy tôi kêu mời anh chị em hãy bắt tay vào công trình xây dựng đời sống thiêng liêng cho mình và cho gia đình, không ngừng hướng về nguồn cậy trông nơi Mẹ.
Cầu chúc quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Chủng Sinh và anh chị em một Năm Thánh tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria.
+ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
GM. Giáo Phận Phan Thiết
(ấn ký)
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
12:22 04/10/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (54)
541. Trận thắng Lêpantê năm 1571
Làm chủ toàn Địa-Trung-Hải, đoàn binh thuyền rất hùng mạnh của người Hồi giáo đe doạ sẽ chiếm những quốc gia Âu châu theo Kitô giáo, nhất là các nước Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo.
Ngày 17 tháng 9 năm 1751, Đức Giáo Hoàng Piô Vtruyền cho toàn thể người công giáo hãy lần hạt Mân Côi, xin Đức Mẹ phù hộ che chở cho khỏi bị tiêu diệt bởi người Hồi giáo.
Tại vịnh Lêpantê, Hy Lạp, các binh sĩ Công giáo, gồm 65 ngàn người, trong vòng ba tiếng đồng hồ, xưng tội, chịu lễ, lần hột Mân Côi để cầu nguyện với Đức Mẹ trước khi khai mạc cuộc chiến trên biển Địa-Trung-Hải với quân Hồi giáo.
Cuộc chiến xảy ra rất ác liệt cho đến quá trưa thì quân Hồi bại trận.
Toàn thể binh sĩ Công giáo của nhiều nước tham chiến lúc bấy giờ, đều đồng thanh công nhận: không phải tướng tài, binh giỏi hay vũ khí đã làm cho họ thắng trận, nhưng chính nhờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi qua việc lần hạt Mân Côi theo nhue lệnh truyền của Đức Giáo Hoàng Piô V.
542. Thánh Grignon de Monfort và tràng Chuổi Mân Côi
Thánh Grignon de Monfort luôn đem chuổi Mân Côi theo mình.
Cùng với những kinh Kính Mừng, ngài đi khắp mọi nơi trên đất Pháp, đi hơn 100 ngàn cây số, đem Tin Mừng đến cho mọi người, đem tình thương của Chúa và Mẹ Maria đến cho mọi người. Nhờ thế, rất nhiều người biết Chúa, và rất nhiều người ăn năn hối cải.
Ngài hãnh diện nói: “Không một tội nhân nào thoát khỏi tay tôi khi tôi lấy chuổi Mân Côi tròng vào cổ họ.”
543. Ba người danh tiếng cùng nhau lần hột
Đó là ba người danh tiếng của nước Ý Đại Lợi: triết gia Rosmini, văn hào Manzoni và bộ trưởng Bonghi.
Lúc đó, vào một đêm thu của năm 1850, ba người nầy gặp nhau tại Stresa. Họ đang bàn với nhau về những vấn đề triết học và tôn giáo.
Bỗng Rosmini nhắc: - “Đây là giờ chúng ta lần hột Mân Côi.”
Ba người danh tiếng của nước Ý Đại Lợi lúc bầy giờ, không đợi ai thúc giục, rút chuỗi ra và cùng nhau lần hột Mân Côi.
544. Xin một ý lễ đặc biệt
Trong một nhà thờ tại Rôma, linh mục đang cử hành thánh lễ mừng Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong số các người dự lễ, có một bà già.
Lễ xong, bà đến gặp vị linh mục và giao cho vị nầy năm ngàn quan tiền Ý để xin dâng một thánh lễ. Linh mục bỡ ngỡ vì số tiền quá lớn. Bà già cắt nghĩa: đó là số tiền bà đã dành dụm trong vòng 5 tháng. Ý xin lễ của bà: tạ ơn Chúa vì Chúa đã làm cho Đức Mẹ trở quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời
545. Huấn luyện giáo dân làm tông đồ
Khi đã về già, Đức Thánh Cha Piô X chỉ đặt hết hy vọng cứu vãn thế giới vào việc các linh mục nhiệt tâm huấn luyện giáo dân để họ biết truyền thông tinh thần tông đồ bằng lời nói, việc làm và nhất là gương sáng.
Trong những địa phận Ngài coi sóc trước khi làm Giáo Hoàng, Ngài không chú trọng đến cuốn sổ ghi tình trạng các linh hồn cho bằng chú trọng đến danh sách những giáo dân có thể làm tông đồ. (Hồn Tông Đồ)
546. Biết điều hành công việc
Jennifer là nhân viên môi giới cho vay thế chấp ở một công ty thương mại ăn nên làm ra.
Trớ trêu thay! Một trong những trở ngại lớn lao nhất của cô là sự đa năng, đa tài trong mọi mặt!
Cô luôn tự tin vào bản thân, và luôn cảm thấy bất an khi phải giao bất cứ việc gì cho ai. Dù là gọi điện thoại, trao đổi với bên cho vay, liên hệ với khách hàng, hay điền vào các mẫu giấy tờ, cô đều tự làm lấy và hoàn thành tốt.
Cô điều khiển êm xuôi trong một thờì gian.
Tuy nhiên, từng ngày qua, công việc càng chồng chất, sự ôm đồm, không muốn san sẻ trách nhiệm, đã bắt đầu có tác dụng ngược: càng ngày, cô phạm sai lầm nhiều hơn, luôn cáu gắt, nói trước quên sau, và lộ vẻ mệt mỏi.
Đồng nghiệp than phiền cô bẩn tính và cư xử hách dịch.
Trong một buổi họp nội bộ được tổ chức nhằm thúc đẩy công việc tiến triển khả quan hơn, mọi người đều cho rằng khuyết điểm về chuyên môn lớn nhất của cô là sự bất hợp tác và san sẻ trách nhiệm chung.
Cô đã nhìn ra vấn đề: không ai có thể chu toàn và làm tốt mọi việc từ A đến Z.
Cô bắt đầu cắt đặt công việc - từ việc nhỏ đến việc lớn – và điều hành một cách suôn sẻ.
Cô dần ổn định và lấy lại sự quân bình.
Cô ý thức việc sử dụng thời gian và chuyên môn của mình hợp lý hơn. Cô nói với tôi (Richard Carison): “Tôi đang tìm lại chính mình.” (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
547. Toàn tâm, toàn ý với công việc là liều thuốc hữu hiệu để trị bệnh và phòng bệnh
Khi ông Kawasaki Shouzou sáng lập hãng đóng tàu Kawasaki, thì ngành đóng tàu không được hưng thịnh.
Một chiếc tàu mới do hãng ông đóng, bị bão nhấn chìm xuống biển.
Vấn đề vẫn chưa được giải quyết thì hai đứa con trai của ông lần lượt bệnh, rồi qua đời.
Một loạt tai họa ập xuống và ông ngã bệnh.
Bác sĩ trị liệu nói với ông: “Nếu một người làm việc say mê, mà không làm việc, thì sẽ ngã bệnh. Chỉ cần lao vào công việc, bệnh của ông sẽ khỏi ngay.”
Quả nhiên, khi ông trở lại công ty làm việc, thì không chỉ hồi phục sức khoẻ, mà ông còn gặt hái được rât nhiều thành công.
Lời của vị bác sĩ đó quả không sai. Khi toàn tâm toàn ý làm việc, thì rất ít bị bệnh tật tấn công. Có thể nói “toàn tâm toàn ý với công việc” là liều thuốc hữu hiệu để trị bệnh, phòng bệnh.
Ngược lại, những người lúc nào cũng oán thán, cho rằng công việc không có ý nghĩa, không có niềm say mê, thì rất dễ sinh bệnh.
“Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khoẻ mạnh”.
Mỗi ngày, giữ cho tinh thần minh mẫn, nỗ lực tìm kiếm niềm vui trong công việc, không chỉ có thể duy trì sự khoẻ mạnh, mà còn có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. (200 Cách Hành Xử Trong Cuộc Sống)
548. Hết sức hoàn thành các việc nhỏ
Lúc biên soạn cuốn “Tự Điển Vĩ Nhân Quốc Tế”, tôi (Hoàng Xuân Việt) thấy ai làm nên sự nghiệp vĩ đại, đều theo nguyên tắc hoàng kim nầy: làm một cách vĩ đại các việc cực tiểu và làm liên tục, mải miết.
Mommsen đoạt giải Nobel văn chương năm 1902, có viết nổi mấy pho sử khổng lồ của ông không, nếu ông không tập trung tinh thần ráo riết vào mục tiêu thành sử gia của ông? ….
Hệ trọng là bạn phải kiên trì theo đuổi quyết định của bạn sau khi đã suy nghĩ và lựa chọn. Bạn là hậu thuẩn của bạn trước nhất.
Đời ta không muốn hy vọng làm vĩ nhân đâu. Ai được tốt số như vậy, thì họ nên cám ơn riêng Tạo Hoá. Ta chỉ nhắm những giá trị tối thiểu thôi: ta nhất định làm cái gì thì làm kỹ, làm với nỗ lực tối đa.
Thành công không, không biết, mà thấy mình làm tận nhân lực, là được cái vui thú thiêng liêng nó làm mình ham sống rồi….
Là một nhà văn, một nhà thơ, một hoạ sĩ, một khoa học gia gì cũng được, tối hệ là làm cách vĩ đại bất cứ một việc nhỏ nhặt nào, và làm liên tục, trường kỳ. Nguyên tắc nầy, tôi cam quyết không phản bội bạn. Bạn sẽ nhờ nó mà có một đời sống giá trị hơn. (Chảy Mồ Hôi Tim Óc)
549. Luôn ở thế chủ động để sẵn sàng ứng phó
Lần nọ, một cơn bão lớn xảy đến khi tôi (Keith D. Harrell) có việc phải đi công tác.
Lẽ ra, tôi có thể chọn chuyến bay khởi hành sớm một ngày để tránh bị kẹt lại sân bay, nhưng tôi đã không thực hiện được điều đó. Thế nên, khi tôi đến sân bay, toàn bộ các chuyến bay đều đã bị hoãn. Tuy nhiên, để tránh bị động và hao tổn sức lực, tôi quyết định gọi ngay đến khách sạn để đặt phòng. Nếu không thể bay ngày hôm đó thì tôi vẫn có thể qua đêm yên ổn, thoải mái tại khách sạn.
Tôi rời sân bay trong khi những hành khách khác vẫn còn đứng đó kêu gào.
Khi tôi quay lại ngày hôm sau, họ vẫn tiếp tục khiếu nại. Đêm qua, họ phải ngủ trên ghế và dưới sân vì toàn bộ các khách sạn đều đã kín phòng.
Nhờ chủ động, tôi đã được ăn no ngủ kỹ, tinh thần phấn chấn để tiếp tục cuộc hành trình. (Thay Thái Độ - Đổi Cuộc Đời)
550. Vợ giúp chồng thành công trong sự nghiệp
Đại văn hào Hawthorne nước Mỹ, nếu không có được sự ủng hộ toàn tâm toàn ý của vợ mình là Sophia, thì có thể ngày hôm nay, không có một hoàng đế trong diễn đàn văn thơ.
Trước khi Hawthorne chưa thành danh, ông chỉ là một viên chức nhỏ trong ngành hải quan.
Vào một ngày nọ, ông buồn bã, ủ rũ trở về nhà nói với vợ của mình rằng ông bị đuổi việc rồi. Vợ ông nghe xong, không những không biểu hiện bất mãn, mà trái lại, còn reo lên sung sướng: “Như vậy, anh có thể chuyên tâm viết sách được rồi.”
- “Thế à?”, Hawthorne cười một cách đau khổ, trả lời: “Anh chỉ viết sách mà không làm việc, chúng ta lấy cái gì mà sống đây chứ?”
Lúc nầy, Sophia mở ngăn kéo, lấy ra một số tiền không nhỏ.
- “Số tiền nầy, ở đâu, em có vậy?” Hawthorne há hốc mồm, hỏi một cách kinh ngạc.
- “Em luôn luôn tin rằng anh là một thiên tài văn học.” Sophia giải thích: “Em tin một ngày nào đó, anh sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cho nên, mỗi tuần, em đều tiết kiệm một ít trong số tiền chi tiêu của gia đình. Bây giờ thì số tiền nầy có thể nuối sống chúng ta trong vòng một năm.”
Có một người vợ luôn luôn ủng hộ mình cả về tinh thần lẫn vật chất, Hawthorne sau nầy, quả thật đã trở thành một nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học nước Mỹ. (Lựa Chọn Để Quyết Định Cuộc Sống)
541. Trận thắng Lêpantê năm 1571
Làm chủ toàn Địa-Trung-Hải, đoàn binh thuyền rất hùng mạnh của người Hồi giáo đe doạ sẽ chiếm những quốc gia Âu châu theo Kitô giáo, nhất là các nước Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo.
Ngày 17 tháng 9 năm 1751, Đức Giáo Hoàng Piô Vtruyền cho toàn thể người công giáo hãy lần hạt Mân Côi, xin Đức Mẹ phù hộ che chở cho khỏi bị tiêu diệt bởi người Hồi giáo.
Tại vịnh Lêpantê, Hy Lạp, các binh sĩ Công giáo, gồm 65 ngàn người, trong vòng ba tiếng đồng hồ, xưng tội, chịu lễ, lần hột Mân Côi để cầu nguyện với Đức Mẹ trước khi khai mạc cuộc chiến trên biển Địa-Trung-Hải với quân Hồi giáo.
Cuộc chiến xảy ra rất ác liệt cho đến quá trưa thì quân Hồi bại trận.
Toàn thể binh sĩ Công giáo của nhiều nước tham chiến lúc bấy giờ, đều đồng thanh công nhận: không phải tướng tài, binh giỏi hay vũ khí đã làm cho họ thắng trận, nhưng chính nhờ Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi qua việc lần hạt Mân Côi theo nhue lệnh truyền của Đức Giáo Hoàng Piô V.
542. Thánh Grignon de Monfort và tràng Chuổi Mân Côi
Thánh Grignon de Monfort luôn đem chuổi Mân Côi theo mình.
Cùng với những kinh Kính Mừng, ngài đi khắp mọi nơi trên đất Pháp, đi hơn 100 ngàn cây số, đem Tin Mừng đến cho mọi người, đem tình thương của Chúa và Mẹ Maria đến cho mọi người. Nhờ thế, rất nhiều người biết Chúa, và rất nhiều người ăn năn hối cải.
Ngài hãnh diện nói: “Không một tội nhân nào thoát khỏi tay tôi khi tôi lấy chuổi Mân Côi tròng vào cổ họ.”
543. Ba người danh tiếng cùng nhau lần hột
Đó là ba người danh tiếng của nước Ý Đại Lợi: triết gia Rosmini, văn hào Manzoni và bộ trưởng Bonghi.
Lúc đó, vào một đêm thu của năm 1850, ba người nầy gặp nhau tại Stresa. Họ đang bàn với nhau về những vấn đề triết học và tôn giáo.
Bỗng Rosmini nhắc: - “Đây là giờ chúng ta lần hột Mân Côi.”
Ba người danh tiếng của nước Ý Đại Lợi lúc bầy giờ, không đợi ai thúc giục, rút chuỗi ra và cùng nhau lần hột Mân Côi.
544. Xin một ý lễ đặc biệt
Trong một nhà thờ tại Rôma, linh mục đang cử hành thánh lễ mừng Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Trong số các người dự lễ, có một bà già.
Lễ xong, bà đến gặp vị linh mục và giao cho vị nầy năm ngàn quan tiền Ý để xin dâng một thánh lễ. Linh mục bỡ ngỡ vì số tiền quá lớn. Bà già cắt nghĩa: đó là số tiền bà đã dành dụm trong vòng 5 tháng. Ý xin lễ của bà: tạ ơn Chúa vì Chúa đã làm cho Đức Mẹ trở quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời
545. Huấn luyện giáo dân làm tông đồ
Khi đã về già, Đức Thánh Cha Piô X chỉ đặt hết hy vọng cứu vãn thế giới vào việc các linh mục nhiệt tâm huấn luyện giáo dân để họ biết truyền thông tinh thần tông đồ bằng lời nói, việc làm và nhất là gương sáng.
Trong những địa phận Ngài coi sóc trước khi làm Giáo Hoàng, Ngài không chú trọng đến cuốn sổ ghi tình trạng các linh hồn cho bằng chú trọng đến danh sách những giáo dân có thể làm tông đồ. (Hồn Tông Đồ)
546. Biết điều hành công việc
Jennifer là nhân viên môi giới cho vay thế chấp ở một công ty thương mại ăn nên làm ra.
Trớ trêu thay! Một trong những trở ngại lớn lao nhất của cô là sự đa năng, đa tài trong mọi mặt!
Cô luôn tự tin vào bản thân, và luôn cảm thấy bất an khi phải giao bất cứ việc gì cho ai. Dù là gọi điện thoại, trao đổi với bên cho vay, liên hệ với khách hàng, hay điền vào các mẫu giấy tờ, cô đều tự làm lấy và hoàn thành tốt.
Cô điều khiển êm xuôi trong một thờì gian.
Tuy nhiên, từng ngày qua, công việc càng chồng chất, sự ôm đồm, không muốn san sẻ trách nhiệm, đã bắt đầu có tác dụng ngược: càng ngày, cô phạm sai lầm nhiều hơn, luôn cáu gắt, nói trước quên sau, và lộ vẻ mệt mỏi.
Đồng nghiệp than phiền cô bẩn tính và cư xử hách dịch.
Trong một buổi họp nội bộ được tổ chức nhằm thúc đẩy công việc tiến triển khả quan hơn, mọi người đều cho rằng khuyết điểm về chuyên môn lớn nhất của cô là sự bất hợp tác và san sẻ trách nhiệm chung.
Cô đã nhìn ra vấn đề: không ai có thể chu toàn và làm tốt mọi việc từ A đến Z.
Cô bắt đầu cắt đặt công việc - từ việc nhỏ đến việc lớn – và điều hành một cách suôn sẻ.
Cô dần ổn định và lấy lại sự quân bình.
Cô ý thức việc sử dụng thời gian và chuyên môn của mình hợp lý hơn. Cô nói với tôi (Richard Carison): “Tôi đang tìm lại chính mình.” (Đừng Quá Lo Lắng Về Những Việc Nhỏ)
547. Toàn tâm, toàn ý với công việc là liều thuốc hữu hiệu để trị bệnh và phòng bệnh
Khi ông Kawasaki Shouzou sáng lập hãng đóng tàu Kawasaki, thì ngành đóng tàu không được hưng thịnh.
Một chiếc tàu mới do hãng ông đóng, bị bão nhấn chìm xuống biển.
Vấn đề vẫn chưa được giải quyết thì hai đứa con trai của ông lần lượt bệnh, rồi qua đời.
Một loạt tai họa ập xuống và ông ngã bệnh.
Bác sĩ trị liệu nói với ông: “Nếu một người làm việc say mê, mà không làm việc, thì sẽ ngã bệnh. Chỉ cần lao vào công việc, bệnh của ông sẽ khỏi ngay.”
Quả nhiên, khi ông trở lại công ty làm việc, thì không chỉ hồi phục sức khoẻ, mà ông còn gặt hái được rât nhiều thành công.
Lời của vị bác sĩ đó quả không sai. Khi toàn tâm toàn ý làm việc, thì rất ít bị bệnh tật tấn công. Có thể nói “toàn tâm toàn ý với công việc” là liều thuốc hữu hiệu để trị bệnh, phòng bệnh.
Ngược lại, những người lúc nào cũng oán thán, cho rằng công việc không có ý nghĩa, không có niềm say mê, thì rất dễ sinh bệnh.
“Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khoẻ mạnh”.
Mỗi ngày, giữ cho tinh thần minh mẫn, nỗ lực tìm kiếm niềm vui trong công việc, không chỉ có thể duy trì sự khoẻ mạnh, mà còn có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. (200 Cách Hành Xử Trong Cuộc Sống)
548. Hết sức hoàn thành các việc nhỏ
Lúc biên soạn cuốn “Tự Điển Vĩ Nhân Quốc Tế”, tôi (Hoàng Xuân Việt) thấy ai làm nên sự nghiệp vĩ đại, đều theo nguyên tắc hoàng kim nầy: làm một cách vĩ đại các việc cực tiểu và làm liên tục, mải miết.
Mommsen đoạt giải Nobel văn chương năm 1902, có viết nổi mấy pho sử khổng lồ của ông không, nếu ông không tập trung tinh thần ráo riết vào mục tiêu thành sử gia của ông? ….
Hệ trọng là bạn phải kiên trì theo đuổi quyết định của bạn sau khi đã suy nghĩ và lựa chọn. Bạn là hậu thuẩn của bạn trước nhất.
Đời ta không muốn hy vọng làm vĩ nhân đâu. Ai được tốt số như vậy, thì họ nên cám ơn riêng Tạo Hoá. Ta chỉ nhắm những giá trị tối thiểu thôi: ta nhất định làm cái gì thì làm kỹ, làm với nỗ lực tối đa.
Thành công không, không biết, mà thấy mình làm tận nhân lực, là được cái vui thú thiêng liêng nó làm mình ham sống rồi….
Là một nhà văn, một nhà thơ, một hoạ sĩ, một khoa học gia gì cũng được, tối hệ là làm cách vĩ đại bất cứ một việc nhỏ nhặt nào, và làm liên tục, trường kỳ. Nguyên tắc nầy, tôi cam quyết không phản bội bạn. Bạn sẽ nhờ nó mà có một đời sống giá trị hơn. (Chảy Mồ Hôi Tim Óc)
549. Luôn ở thế chủ động để sẵn sàng ứng phó
Lần nọ, một cơn bão lớn xảy đến khi tôi (Keith D. Harrell) có việc phải đi công tác.
Lẽ ra, tôi có thể chọn chuyến bay khởi hành sớm một ngày để tránh bị kẹt lại sân bay, nhưng tôi đã không thực hiện được điều đó. Thế nên, khi tôi đến sân bay, toàn bộ các chuyến bay đều đã bị hoãn. Tuy nhiên, để tránh bị động và hao tổn sức lực, tôi quyết định gọi ngay đến khách sạn để đặt phòng. Nếu không thể bay ngày hôm đó thì tôi vẫn có thể qua đêm yên ổn, thoải mái tại khách sạn.
Tôi rời sân bay trong khi những hành khách khác vẫn còn đứng đó kêu gào.
Khi tôi quay lại ngày hôm sau, họ vẫn tiếp tục khiếu nại. Đêm qua, họ phải ngủ trên ghế và dưới sân vì toàn bộ các khách sạn đều đã kín phòng.
Nhờ chủ động, tôi đã được ăn no ngủ kỹ, tinh thần phấn chấn để tiếp tục cuộc hành trình. (Thay Thái Độ - Đổi Cuộc Đời)
550. Vợ giúp chồng thành công trong sự nghiệp
Đại văn hào Hawthorne nước Mỹ, nếu không có được sự ủng hộ toàn tâm toàn ý của vợ mình là Sophia, thì có thể ngày hôm nay, không có một hoàng đế trong diễn đàn văn thơ.
Trước khi Hawthorne chưa thành danh, ông chỉ là một viên chức nhỏ trong ngành hải quan.
Vào một ngày nọ, ông buồn bã, ủ rũ trở về nhà nói với vợ của mình rằng ông bị đuổi việc rồi. Vợ ông nghe xong, không những không biểu hiện bất mãn, mà trái lại, còn reo lên sung sướng: “Như vậy, anh có thể chuyên tâm viết sách được rồi.”
- “Thế à?”, Hawthorne cười một cách đau khổ, trả lời: “Anh chỉ viết sách mà không làm việc, chúng ta lấy cái gì mà sống đây chứ?”
Lúc nầy, Sophia mở ngăn kéo, lấy ra một số tiền không nhỏ.
- “Số tiền nầy, ở đâu, em có vậy?” Hawthorne há hốc mồm, hỏi một cách kinh ngạc.
- “Em luôn luôn tin rằng anh là một thiên tài văn học.” Sophia giải thích: “Em tin một ngày nào đó, anh sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Cho nên, mỗi tuần, em đều tiết kiệm một ít trong số tiền chi tiêu của gia đình. Bây giờ thì số tiền nầy có thể nuối sống chúng ta trong vòng một năm.”
Có một người vợ luôn luôn ủng hộ mình cả về tinh thần lẫn vật chất, Hawthorne sau nầy, quả thật đã trở thành một nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học nước Mỹ. (Lựa Chọn Để Quyết Định Cuộc Sống)
Bị giam cầm
+ GM JB Bùi Tuần
13:36 04/10/2008
BỊ GIAM CẦM
"Bị giam cầm" là điều chẳng ai muốn. Nó là một mất mát. Nó là một nguy hiểm.
Ở đây, chỉ xin nói vắn tắt đến một số hiện tường bị giam cầm xảy ra ở bên trong con người. /
Sự giam cầm ở bên trong con người có thể xảy ra cả nơi những người coi như rất tự do và nơi những người coi như rất đàng hoàng.
Sự kiện đó ảnh hưởng tai hại, không phải chỉ trong ít nhiều trường hợp, mà trong cả cuộc sống, trên khắp những sự việc thường ngày.
Chúa Giêsu phán: "Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người phát xuất những tư tường xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó là đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mc 7,20-23).
Một trong những cắt nghĩa tại sao có những điều tội lỗi lại thường xuyên xảy ra từ bên trong con người, đó là vì bên trong con người có những sức mạnh xấu hoạt động một cách áp đảo, như khống chế, như giam cầm, xiềng xích sự tự do con người.
Chúng ta thử tìm xem những sức mạnh nào thường hay giam cầm sự tự do của con người.
1/ Bị giam cầm bởi sức mạnh Satan
Phúc Âm kể nhiều đến sức mạnh của Satan, khi nó nhập vào con người. Sức mạnh của quỷ trong con người đôi khi rất ghê gớm. Chúa Giêsu phán: "Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi. Mà vì tìm không ra, nó nói: Ta sẽ trở về nhà, mà ta đã bỏ ra đi. Khi đến nơi, nó thấy nhà được quét tước, dọn dẹp hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người ấy trở nên tệ hơn trước" (Lc 11,24-26).
Những lời Chúa phán trên đây thực đáng sợ. Người cho thấy sức mạnh của quỷ là rất mạnh. Sức mạnh đó giam cầm con người, cai trị con người. Con người khó thoát ra được. Có thể chúng ta đã có kinh nghiệm về điều đó. Chỉ có ơn Chúa mới cứu được người bị quỷ dữ giam cầm. Chúng ta phải tỉnh thức, cầu nguy?n, hãm mình theo lời Chúa dạy.
2/ Bị giam cầm bởi sức mạnh tiền của
Phúc Âm kể rằng: "Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? Đức Giêsu đáp:. .. Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ. Anh ta nói: Thưa Thầy, tất cả những điều ấy tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ. Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: Anh chỉ thiếu có một điều là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi. Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó, rồi bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải" (Mc 10,17-22).
Chuyện kể trên cho thấy: người thanh niên biết Chúa Giêsu yêu mến anh ta. Anh ta cũng là con người giữ đạo tốt. Nhưng khi nghe đến việc bán của cải mà phát cho kẻ nghèo, rồi theo Chúa, thì anh từ chối. Sự từ chối đó chứng tỏ anh bị giam cầm bởi sức mạnh tiền của một cách trầm trọng.
Số người bị tiền của giam cầm hiện nay gồm đủ loại.
Những người không có tiền của càng không dễ thoát được cơn ham muốn tiền bạc. Lỗi của họ là coi tiền như phương tiện duy nhất, như giá trị ưu tiên tuyệt đối. Có người nợ nần chồng chất, cũng chỉ vì quá ham muốn tiền bạc. Họ đành làm đủ chuyện bất chính, miễn sao có tiền, để đua đòi phô trương. Kinh nghiệm cho thấy: Sự ham muốn tiền của đang là một thảm hoạ gây bất ổn đau đớn trong nhiều gia đình, xã hội và tôn giáo. Đôi khi người ta coi đó là một thứ quỷ ám hung hãn đang làm cho con người trở nên mù quáng và nô lệ.
3/ Bị giam cầm bởi sức mạnh dư luận
Sức mạnh dư luận được tỏ bày qua nhiều hình thức, như:
a) Sức mạnh dư luận truyền thống. Chúa phán: "Các ông dựa vào truyền thống các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa" (Mt 15,6). Họ bảo vệ truy?n thống cộng đoàn, mà coi thường lời Chúa.
b) Sức mạnh dư luận đám đông bị khích động. "Họ cứ la to, nhất định phải đóng đinh Chúa Giêsu. Tiếng la càng thêm dữ dội. Và ông Philatô chấp thuận điều họ yêu cầu" (Lc 23,23-24). Nhiều khi dư luận chỉ là luận dư, không dựa vào chân lý, chỉ hùa theo đám đông.
Quá dựa vào dư luận, quá sợ dư luận, bất chấp phải trái, đó là một hiện tượng quen thuộc của áp lực bị giam cầm.
4/ Bị giam cầm bởi các thói đời
Thói đời quy tụ ít là bốn thứ sau đây:
a) Hình thức bề ngoài. / Chúa phán về các Pharisêu: "Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy" (Mt 23,5). Họ an tâm với những hình thức mang màu sắc đạo đức.
b) Những bận tâm thế tục. Dụ ngôn tiệc cưới cho thấy những bận tâm thế tục đã cản người ta đến dự tiệc cưới Nước Trời. Kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, họ quá quan tâm về lợi ích trước mắt (x. Mt 22).
c) Sự ghen tương, tự phụ. Chúa nói khá nhiều về ghen tương, tự phụ, như chuyện mấy người thợ làm vườn nho. "Nào tôi không có quyền sử dụng của cải của tôi như tôi muốn sao? Hoặc bởi anh ghen tương vì tôi tốt lành" (Mt 20,15). Kinh nghiệm cho thấy: Ghen tương, tự phụ là một thứ tù ngục thường giam cầm con người một cách tàn bạo.
d) Những tình cảm không kiểm soát nổi và thói quen tự tôn không chế ngự nổi.
Trên đây là thoáng nhìn về một số hình thức giam cầm con người. Thoáng nhìn đó cho thấy: Xiềng xích không luôn ở phía xã hội, cơ chế, mà thường ở trong chính bên trong mỗi người.
Nhận biết sự thực đó đòi ta phải có lòng khiêm nhường. Đừng cho mình là đạo đức, nhưng hãy nhận mình là yếu đuối, có thể đang bị giam cầm một cách thê thảm. Trong nhận thức khiêm nhường đó, ta cầu xin với Chúa bằng lời Chúa đã gợi ý xưa.
Lạy Chúa, Chúa đã phán: Không phải những người khoẻ mạnh cần đến thầy thuốc, nhưng chính là những bệnh nhân. Chúa không đến kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi.
Con đây là kẻ bệnh tật và tội lỗi, xin Chúa thương đến cứu chữa con, xin giải thoát con khỏi mọi xiềng xích vô hình đang giam cầm con, để con luôn được tự do trong quyền năng của Chúa Thánh Thần.
"Bị giam cầm" là điều chẳng ai muốn. Nó là một mất mát. Nó là một nguy hiểm.
Ở đây, chỉ xin nói vắn tắt đến một số hiện tường bị giam cầm xảy ra ở bên trong con người. /
Sự giam cầm ở bên trong con người có thể xảy ra cả nơi những người coi như rất tự do và nơi những người coi như rất đàng hoàng.
Sự kiện đó ảnh hưởng tai hại, không phải chỉ trong ít nhiều trường hợp, mà trong cả cuộc sống, trên khắp những sự việc thường ngày.
Chúa Giêsu phán: "Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người phát xuất những tư tường xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó là đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mc 7,20-23).
Một trong những cắt nghĩa tại sao có những điều tội lỗi lại thường xuyên xảy ra từ bên trong con người, đó là vì bên trong con người có những sức mạnh xấu hoạt động một cách áp đảo, như khống chế, như giam cầm, xiềng xích sự tự do con người.
Chúng ta thử tìm xem những sức mạnh nào thường hay giam cầm sự tự do của con người.
1/ Bị giam cầm bởi sức mạnh Satan
Phúc Âm kể nhiều đến sức mạnh của Satan, khi nó nhập vào con người. Sức mạnh của quỷ trong con người đôi khi rất ghê gớm. Chúa Giêsu phán: "Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi. Mà vì tìm không ra, nó nói: Ta sẽ trở về nhà, mà ta đã bỏ ra đi. Khi đến nơi, nó thấy nhà được quét tước, dọn dẹp hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người ấy trở nên tệ hơn trước" (Lc 11,24-26).
Những lời Chúa phán trên đây thực đáng sợ. Người cho thấy sức mạnh của quỷ là rất mạnh. Sức mạnh đó giam cầm con người, cai trị con người. Con người khó thoát ra được. Có thể chúng ta đã có kinh nghiệm về điều đó. Chỉ có ơn Chúa mới cứu được người bị quỷ dữ giam cầm. Chúng ta phải tỉnh thức, cầu nguy?n, hãm mình theo lời Chúa dạy.
2/ Bị giam cầm bởi sức mạnh tiền của
Phúc Âm kể rằng: "Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? Đức Giêsu đáp:. .. Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ. Anh ta nói: Thưa Thầy, tất cả những điều ấy tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ. Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: Anh chỉ thiếu có một điều là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi. Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó, rồi bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải" (Mc 10,17-22).
Chuyện kể trên cho thấy: người thanh niên biết Chúa Giêsu yêu mến anh ta. Anh ta cũng là con người giữ đạo tốt. Nhưng khi nghe đến việc bán của cải mà phát cho kẻ nghèo, rồi theo Chúa, thì anh từ chối. Sự từ chối đó chứng tỏ anh bị giam cầm bởi sức mạnh tiền của một cách trầm trọng.
Số người bị tiền của giam cầm hiện nay gồm đủ loại.
Những người không có tiền của càng không dễ thoát được cơn ham muốn tiền bạc. Lỗi của họ là coi tiền như phương tiện duy nhất, như giá trị ưu tiên tuyệt đối. Có người nợ nần chồng chất, cũng chỉ vì quá ham muốn tiền bạc. Họ đành làm đủ chuyện bất chính, miễn sao có tiền, để đua đòi phô trương. Kinh nghiệm cho thấy: Sự ham muốn tiền của đang là một thảm hoạ gây bất ổn đau đớn trong nhiều gia đình, xã hội và tôn giáo. Đôi khi người ta coi đó là một thứ quỷ ám hung hãn đang làm cho con người trở nên mù quáng và nô lệ.
3/ Bị giam cầm bởi sức mạnh dư luận
Sức mạnh dư luận được tỏ bày qua nhiều hình thức, như:
a) Sức mạnh dư luận truyền thống. Chúa phán: "Các ông dựa vào truyền thống các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa" (Mt 15,6). Họ bảo vệ truy?n thống cộng đoàn, mà coi thường lời Chúa.
b) Sức mạnh dư luận đám đông bị khích động. "Họ cứ la to, nhất định phải đóng đinh Chúa Giêsu. Tiếng la càng thêm dữ dội. Và ông Philatô chấp thuận điều họ yêu cầu" (Lc 23,23-24). Nhiều khi dư luận chỉ là luận dư, không dựa vào chân lý, chỉ hùa theo đám đông.
Quá dựa vào dư luận, quá sợ dư luận, bất chấp phải trái, đó là một hiện tượng quen thuộc của áp lực bị giam cầm.
4/ Bị giam cầm bởi các thói đời
Thói đời quy tụ ít là bốn thứ sau đây:
a) Hình thức bề ngoài. / Chúa phán về các Pharisêu: "Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy" (Mt 23,5). Họ an tâm với những hình thức mang màu sắc đạo đức.
b) Những bận tâm thế tục. Dụ ngôn tiệc cưới cho thấy những bận tâm thế tục đã cản người ta đến dự tiệc cưới Nước Trời. Kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, họ quá quan tâm về lợi ích trước mắt (x. Mt 22).
c) Sự ghen tương, tự phụ. Chúa nói khá nhiều về ghen tương, tự phụ, như chuyện mấy người thợ làm vườn nho. "Nào tôi không có quyền sử dụng của cải của tôi như tôi muốn sao? Hoặc bởi anh ghen tương vì tôi tốt lành" (Mt 20,15). Kinh nghiệm cho thấy: Ghen tương, tự phụ là một thứ tù ngục thường giam cầm con người một cách tàn bạo.
d) Những tình cảm không kiểm soát nổi và thói quen tự tôn không chế ngự nổi.
Trên đây là thoáng nhìn về một số hình thức giam cầm con người. Thoáng nhìn đó cho thấy: Xiềng xích không luôn ở phía xã hội, cơ chế, mà thường ở trong chính bên trong mỗi người.
Nhận biết sự thực đó đòi ta phải có lòng khiêm nhường. Đừng cho mình là đạo đức, nhưng hãy nhận mình là yếu đuối, có thể đang bị giam cầm một cách thê thảm. Trong nhận thức khiêm nhường đó, ta cầu xin với Chúa bằng lời Chúa đã gợi ý xưa.
Lạy Chúa, Chúa đã phán: Không phải những người khoẻ mạnh cần đến thầy thuốc, nhưng chính là những bệnh nhân. Chúa không đến kêu gọi người công chính, nhưng người tội lỗi.
Con đây là kẻ bệnh tật và tội lỗi, xin Chúa thương đến cứu chữa con, xin giải thoát con khỏi mọi xiềng xích vô hình đang giam cầm con, để con luôn được tự do trong quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Lời Tạ Ơn Mẹ
Nguyễn Thị Thu Vân
13:55 04/10/2008
Lời Tạ Ơn Mẹ
Bài này được viết như lời chia xẻ với quý bạn đọc về một trong những ơn lành hồn xác mà Mẹ Maria đã ban cho tôi từ trước đến nay. Câu chuyện dưới đây xảy ra vào những năm tháng tăm tối nhất của cuộc đời tôi tại Việt Nam:
Trời bắt đầu chuyển sang mùa lạnh với những cơn gió bấc rét buốt tê tái cả thịt da. Mùa lạnh ở miền Trung Việt Nam đất cày lên sỏi đá thường bắt đầu bằng những cơn mưa phùn rả rích, tỉ tê, dai dẳng kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Bầu trời mây giăng xám xịt nặng chĩu u buồn không một tia nắng. Cây cối ủ rũ khô héo chỉ còn trơ những nhành khẳng khiu, trơ trọi không một chiếc lá. Biển thường động nặng vì những cơn sóng lớn ngoài khơi Thái Bình Dương tràn vào bờ. Thực phẩm trở nên khan hiếm và đắt đỏ vào những mùa lạnh như vậy. Rau qủa cũng không lớn lên được, phần lớn chết héo theo cái lạnh triền miên không biết xót thương đến người dân nghèo ấy. Cảnh vật trông rất buồn bã và u sầu. Ðời sống con người cũng chẳng khá hơn tí nào, cuộc sống rất não nùng và thê lương.
Nhưng thê lương và đau khổ hơn nữa là cảnh sống của gia đình chúng tôi. Một gia đình chỉ bao gồm một người Mẹ rất yếu đuối về cả thể xác lẫn tinh thần cộng với 8 đứa con dại nheo nhóc không cha. Cha tôi lúc đó đang bị cầm tù trong các trại cải tạo tại những vùng rừng núi hiểm trở ở miền Bắc Việt Nam. Sự bắt bớ, tù đày của cha tôi mà chính quyền Cộng Sản thường dùng những từ hoa mỹ để che đậy là "học tập cải tạo" đó chỉ dành cho những sĩ quan, viên chức trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30.4.1975. Tất cả tài sản của gia đình chúng tôi bị chính quyền tịch thu sạch sẽ, kể cả nhà cửa, xe cộ, tiền bạc trong ngân hàng... Chúng tôi lúc đó chỉ là những đứa trẻ con, đứa nhỏ nhất chưa đầy 2 tuổi. Cả gia đình một mẹ 8 con ấy chỉ còn lại những bàn tay trắng, bơ vơ giữa chợ đời không nơi nương tựa, không cha, không biết phải làm gì để có thể sống qua ngày. Ðám trẻ con chúng tôi suốt ngày chỉ biết khóc vì đói cơm, vì không có sữa để uống, vì thiếu quần áo che thân cho đủ ấm, vì không đủ chăn mền để có thể chống cự với cái giá rét của miền Trung Việt Nam.
Trong suốt quãng thời gian mười mấy năm dài ấy, gia đình chúng tôi phải sống tại một cái xóm ổ chuột ở trung tâm thành phố. Cái xóm nghèo này được mệnh danh là xóm rác trong cả hai nghĩa đen và bóng. Nghĩa đen là vì ngay trước con hẻm dẫn vào xóm là một đống rác to tổ bố. Ðống rác này rất hôi thúi, ruồi nhặng đầy dẫy, muỗi tụ tập đủ loại lớn nhỏ, dòi bọ lúc nhúc, chuột rúc rích suốt ngày đêm, dán cánh lớn cánh bé bay vèo vèo không khi nào yên. Nghĩa bóng là vì phần lớn những người dân sống ở trong cái xóm chật chội đó là thành phần rác rưởi, cặn bã của xã hội như: trộm cắp, móc túi, xì ke, ma túy, cô đồng, cô bóng chuyên gọi hồn ma về... Chỉ có một số rất ít là người dân đàng hoàng, lương thiện mà thôi.
Nhà cửa ở trong xóm là những căn nhà bé tí teo như những chiếc hộp diêm. Vách tường của những căn nhà ấy được làm sơ sài bằng những mảnh ván nhỏ ghép lại với nhau. Mái nhà là những miếng tol bằng kim loại rất dễ bị thủng nhiều lỗ vì rỉ sét. Chính những kẻ hở của bức tường ván vá víu ấy nên những tiếng nói chuyện hay chửi rủa có thể vọng từ nhà người này sang nhà người khác một cách dễ dàng, mặc dầu giữa đêm khuya hay giờ giấc nào đi chăng nữa, người ta chẳng tôn trọng nhau và cũng không tôn trọng chính bản thân mình.
Vào mùa nắng thì căn nhà hộp diêm ấy nóng bức như một cái lò nướng bánh. Năng lượng của ánh sáng mặt trời ở vùng cận nhiệt đới được dẫn truyền trực tiếp từ mái nhà bằng kim loại nóng như thiêu đốt cả da thịt. Suốt ngày mồ hôi tuôn ra như tắm và cặp mắt thường bị hoa lên vì đôi khi nhiệt độ lên đến hơn 100 độ F. Vào những ngày trời mưa thì nước trút xuống trên đầu không thương tiếc từ những lỗ thủng của mái nhà rỉ sét ấy, cộng thêm với nước cống thường sình lên rất hôi thúi. Những hôm như vậy thì nước mưa, nước cống hòa lẫn với nhau chảy lai láng cả nền nhà. Những ngày gió bấc thổi về thì rét run cầm cập vì những ngọn gió lạnh tê tái lùa vào kẻ hở của những bức tường ván vá víu và từ hai chiếc cửa sổ không có cánh cửa để đóng lại.
Chính cuộc sống thiếu thốn, cơ cực ấy đã dẫn đưa chúng tôi đến bệnh hoạn. Chúng tôi thường mắc những bệnh do suy dinh dưỡng như bệnh thời khí, bệnh ghẻ lở, ung nhọt ngoài da. Nhiều hôm ngứa ngáy, đau ốm qúa nên chúng tôi không ngủ được vì thuốc men chẳng có gì cả ngoài nước muối, gừng, tỏi. .. Tôi là đứa con ốm yếu nhất trong gia đình nên thường bệnh hoạn liên miên. Tuy vậy gia đình chúng tôi không bao giờ bỏ tham dự thánh lễ một ngày nào cả. Buổi tối chúng tôi thường đọc kinh chung gia đình và lần hạt. Bài hát có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi trong thời kỳ ấy là:
"Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Ðồng Trinh
Ðoàn con chung tiếng hát, dâng tấm lòng, dâng đời sống ..."
Thật đúng như vậy, chúng tôi dâng tất cả sự đau khổ tận đáy lòng ấy cho Mẹ Maria. Mẹ Maria nhân từ đã cứu thoát và gìn giữ chúng tôi qua khỏi quãng đời đầy sóng gió, cạm bẫy lúc bấy giờ bằng kinh mân côi. Chúng tôi lần hạt mân côi hằng ngày, Mẹ tôi tuy yếu đuối nhưng rất đạo đức đã hướng dẫn chúng tôi lần hạt mân côi. Cho đến bây giờ tuy đang sống trong một xã hội sung túc và rất bận rộn nhưng Mẹ tôi và tôi vẫn lần hạt đều đặn hàng ngày.
Có một thời gian tôi ngã bệnh rất nặng. Căn bệnh này phát sinh một phần do thể lực của tôi yếu kém, một phần vì thiếu dinh dưỡng, một phần do điều kiện sống qúa tồi tệ, một phần do căn bệnh hen suyễn kinh niên tôi đã mang theo từ lúc lọt lòng mẹ. Suốt mấy tháng trời tôi không thở được bằng mũi, phải há miệng thật lớn để nuốt không khí vì những cơn đàm chận lại trong cuống phổi và thanh quản. Mỗi hơi thở là một sự co thắt đau buốt trong lòng ngực, nhức nhối không tả xiết. Cả ngày, cả đêm tôi chỉ ngồi tựa vào vách tường ván để thoi thóp thở vì không nằm xuống được. Nếu tôi mệt lả ngả lưng nằm xuống thì sẽ phải bật dậy ngay vì ngộp thở. Dần dần tôi bị kiệt sức, thân hình chỉ còn da bọc xương vì không ăn cũng chẳng uống hoặc ngủ được. Bất kỳ cái gì đưa vào miệng cũng ói mửa ra cả. Tay tôi yếu đến độ không cầm được ly nước để uống và khi đi phải vịn vào một vật gì đó để đi hoặc Mẹ tôi phải dìu tôi bước.
Trong thời gian bệnh ngặt nghèo ấy, Mẹ tôi chỉ đủ tiền mua những viên thuốc nam của "Cách Mạng" cho tôi uống nhưng chẳng nhằm nhò gì cả, tiền mất nhưng tật vẫn mang theo. Tôi gục đầu xuống cả mấy tháng trời và chỉ đọc được những kinh Kính mừng vì tay tôi không thể nắm vững cái tràng hạt, chiếc tràng hạt thường bị tuột khỏi tay lúc nào không hay. Mẹ tôi thỉnh thoảng thức dậy nửa đêm để xem tình trạng của tôi ra sao vì Mẹ tôi sợ tôi chết bất ngờ.
"Kính mừng Maria đầy ơn phước Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen."
Câu kinh Kính mừng thân thương tôi đọc lúc đó có ý nghĩa đối với tôi hơn bao giờ hết. Vì bấy giờ tôi đang ở trong giờ lâm tử. Không một ai hay một tạo vật nào trên thế gian này có thể mang lại cho tôi sự bình an, trông cậy bằng kinh của Mẹ Maria. Tôi chỉ biết đọc kinh Kính mừng suốt trong quãng thời gian bệnh ngặt nghèo ấy vì đó là niềm hy vọng duy nhất của tôi.
Có những người quen mách cho Mẹ tôi rằng Ðức Mẹ Bình Triệu tại Saì Gòn rất linh thiêng, ai khấn xin gì cũng được hết. Mẹ tôi muốn đến Bình Triệu để khấn cho tôi được lành bệnh nhưng không có đủ tiền để đi xe hay tau lửa vào Saì Gòn. Lúc ấy, Ba tôi đã được chuyển trại từ Bắc vào Nam nên Mẹ tôi bèn đi vay mượn một số tiền để đi thăm nuôi Ba tôi tại Bình Thuận, nhân tiện vào Saì Gòn khấn Ðức Mẹ Bình Triệu cho tôi luôn thể.
Tôi vẫn tiếp tục thoi thóp thở suốt ngày suốt đêm trong lúc Mẹ tôi đi xa nhà. Chỉ mấy ngày sau khi Mẹ tôi rời nhà, một hôm bỗng dưng tôi cảm thấy có một luồng năng lực phát sinh trong người tôi rất kỳ lạ. Tự nhiên tôi cảm thấy khỏe hẳn lại., tay tôi có thể cầm chiếc tràng hạt vững vàng. Tôi bắt đầu cầm thử ly nước để uống và cái ly nước không hề bị tuột khỏi tay như trước kia, tôi uống nước thoải mái không còn bị ói mửa nữa. Tôi bắt đầu bước đi và rất lạ lùng là tôi có thể đi mà không cần vịn vào một vật gì cả.
Vậy là tôi bắt đầu bình phục từ hôm ấy. Tôi ghi xuống quyển sổ tay cái ngày kỳ diệu đó để chờ lúc Mẹ tôi về báo tin vui này. Mấy ngày sau Mẹ tôi về nhà bình yên và cái ngày tôi bình phục chính là ngày Mẹ tôi đã khấn tại nhà thờ Bình Triệu.
Tuy rằng câu chuyện này đã xảy ra cách đây khá lâu nhưng suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được. Ðối với tôi, một ngàn lần dâng lời tạ ơn Mẹ cũng không đủ để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa nhất. Mẹ Maria rất tuyệt vời! Không những Mẹ sẵn sàng cứu giúp chúng ta trong những khi khốn đốn mà Mẹ sẽ dẫn đưa chúng ta đến với người con chí thánh của Mẹ bằng lời kinh Mân côi huyền diệu.
Bài này được viết như lời chia xẻ với quý bạn đọc về một trong những ơn lành hồn xác mà Mẹ Maria đã ban cho tôi từ trước đến nay. Câu chuyện dưới đây xảy ra vào những năm tháng tăm tối nhất của cuộc đời tôi tại Việt Nam:
Trời bắt đầu chuyển sang mùa lạnh với những cơn gió bấc rét buốt tê tái cả thịt da. Mùa lạnh ở miền Trung Việt Nam đất cày lên sỏi đá thường bắt đầu bằng những cơn mưa phùn rả rích, tỉ tê, dai dẳng kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Bầu trời mây giăng xám xịt nặng chĩu u buồn không một tia nắng. Cây cối ủ rũ khô héo chỉ còn trơ những nhành khẳng khiu, trơ trọi không một chiếc lá. Biển thường động nặng vì những cơn sóng lớn ngoài khơi Thái Bình Dương tràn vào bờ. Thực phẩm trở nên khan hiếm và đắt đỏ vào những mùa lạnh như vậy. Rau qủa cũng không lớn lên được, phần lớn chết héo theo cái lạnh triền miên không biết xót thương đến người dân nghèo ấy. Cảnh vật trông rất buồn bã và u sầu. Ðời sống con người cũng chẳng khá hơn tí nào, cuộc sống rất não nùng và thê lương.
Nhưng thê lương và đau khổ hơn nữa là cảnh sống của gia đình chúng tôi. Một gia đình chỉ bao gồm một người Mẹ rất yếu đuối về cả thể xác lẫn tinh thần cộng với 8 đứa con dại nheo nhóc không cha. Cha tôi lúc đó đang bị cầm tù trong các trại cải tạo tại những vùng rừng núi hiểm trở ở miền Bắc Việt Nam. Sự bắt bớ, tù đày của cha tôi mà chính quyền Cộng Sản thường dùng những từ hoa mỹ để che đậy là "học tập cải tạo" đó chỉ dành cho những sĩ quan, viên chức trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước ngày 30.4.1975. Tất cả tài sản của gia đình chúng tôi bị chính quyền tịch thu sạch sẽ, kể cả nhà cửa, xe cộ, tiền bạc trong ngân hàng... Chúng tôi lúc đó chỉ là những đứa trẻ con, đứa nhỏ nhất chưa đầy 2 tuổi. Cả gia đình một mẹ 8 con ấy chỉ còn lại những bàn tay trắng, bơ vơ giữa chợ đời không nơi nương tựa, không cha, không biết phải làm gì để có thể sống qua ngày. Ðám trẻ con chúng tôi suốt ngày chỉ biết khóc vì đói cơm, vì không có sữa để uống, vì thiếu quần áo che thân cho đủ ấm, vì không đủ chăn mền để có thể chống cự với cái giá rét của miền Trung Việt Nam.
Trong suốt quãng thời gian mười mấy năm dài ấy, gia đình chúng tôi phải sống tại một cái xóm ổ chuột ở trung tâm thành phố. Cái xóm nghèo này được mệnh danh là xóm rác trong cả hai nghĩa đen và bóng. Nghĩa đen là vì ngay trước con hẻm dẫn vào xóm là một đống rác to tổ bố. Ðống rác này rất hôi thúi, ruồi nhặng đầy dẫy, muỗi tụ tập đủ loại lớn nhỏ, dòi bọ lúc nhúc, chuột rúc rích suốt ngày đêm, dán cánh lớn cánh bé bay vèo vèo không khi nào yên. Nghĩa bóng là vì phần lớn những người dân sống ở trong cái xóm chật chội đó là thành phần rác rưởi, cặn bã của xã hội như: trộm cắp, móc túi, xì ke, ma túy, cô đồng, cô bóng chuyên gọi hồn ma về... Chỉ có một số rất ít là người dân đàng hoàng, lương thiện mà thôi.
Nhà cửa ở trong xóm là những căn nhà bé tí teo như những chiếc hộp diêm. Vách tường của những căn nhà ấy được làm sơ sài bằng những mảnh ván nhỏ ghép lại với nhau. Mái nhà là những miếng tol bằng kim loại rất dễ bị thủng nhiều lỗ vì rỉ sét. Chính những kẻ hở của bức tường ván vá víu ấy nên những tiếng nói chuyện hay chửi rủa có thể vọng từ nhà người này sang nhà người khác một cách dễ dàng, mặc dầu giữa đêm khuya hay giờ giấc nào đi chăng nữa, người ta chẳng tôn trọng nhau và cũng không tôn trọng chính bản thân mình.
Vào mùa nắng thì căn nhà hộp diêm ấy nóng bức như một cái lò nướng bánh. Năng lượng của ánh sáng mặt trời ở vùng cận nhiệt đới được dẫn truyền trực tiếp từ mái nhà bằng kim loại nóng như thiêu đốt cả da thịt. Suốt ngày mồ hôi tuôn ra như tắm và cặp mắt thường bị hoa lên vì đôi khi nhiệt độ lên đến hơn 100 độ F. Vào những ngày trời mưa thì nước trút xuống trên đầu không thương tiếc từ những lỗ thủng của mái nhà rỉ sét ấy, cộng thêm với nước cống thường sình lên rất hôi thúi. Những hôm như vậy thì nước mưa, nước cống hòa lẫn với nhau chảy lai láng cả nền nhà. Những ngày gió bấc thổi về thì rét run cầm cập vì những ngọn gió lạnh tê tái lùa vào kẻ hở của những bức tường ván vá víu và từ hai chiếc cửa sổ không có cánh cửa để đóng lại.
Chính cuộc sống thiếu thốn, cơ cực ấy đã dẫn đưa chúng tôi đến bệnh hoạn. Chúng tôi thường mắc những bệnh do suy dinh dưỡng như bệnh thời khí, bệnh ghẻ lở, ung nhọt ngoài da. Nhiều hôm ngứa ngáy, đau ốm qúa nên chúng tôi không ngủ được vì thuốc men chẳng có gì cả ngoài nước muối, gừng, tỏi. .. Tôi là đứa con ốm yếu nhất trong gia đình nên thường bệnh hoạn liên miên. Tuy vậy gia đình chúng tôi không bao giờ bỏ tham dự thánh lễ một ngày nào cả. Buổi tối chúng tôi thường đọc kinh chung gia đình và lần hạt. Bài hát có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi trong thời kỳ ấy là:
"Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Ðồng Trinh
Ðoàn con chung tiếng hát, dâng tấm lòng, dâng đời sống ..."
Thật đúng như vậy, chúng tôi dâng tất cả sự đau khổ tận đáy lòng ấy cho Mẹ Maria. Mẹ Maria nhân từ đã cứu thoát và gìn giữ chúng tôi qua khỏi quãng đời đầy sóng gió, cạm bẫy lúc bấy giờ bằng kinh mân côi. Chúng tôi lần hạt mân côi hằng ngày, Mẹ tôi tuy yếu đuối nhưng rất đạo đức đã hướng dẫn chúng tôi lần hạt mân côi. Cho đến bây giờ tuy đang sống trong một xã hội sung túc và rất bận rộn nhưng Mẹ tôi và tôi vẫn lần hạt đều đặn hàng ngày.
Có một thời gian tôi ngã bệnh rất nặng. Căn bệnh này phát sinh một phần do thể lực của tôi yếu kém, một phần vì thiếu dinh dưỡng, một phần do điều kiện sống qúa tồi tệ, một phần do căn bệnh hen suyễn kinh niên tôi đã mang theo từ lúc lọt lòng mẹ. Suốt mấy tháng trời tôi không thở được bằng mũi, phải há miệng thật lớn để nuốt không khí vì những cơn đàm chận lại trong cuống phổi và thanh quản. Mỗi hơi thở là một sự co thắt đau buốt trong lòng ngực, nhức nhối không tả xiết. Cả ngày, cả đêm tôi chỉ ngồi tựa vào vách tường ván để thoi thóp thở vì không nằm xuống được. Nếu tôi mệt lả ngả lưng nằm xuống thì sẽ phải bật dậy ngay vì ngộp thở. Dần dần tôi bị kiệt sức, thân hình chỉ còn da bọc xương vì không ăn cũng chẳng uống hoặc ngủ được. Bất kỳ cái gì đưa vào miệng cũng ói mửa ra cả. Tay tôi yếu đến độ không cầm được ly nước để uống và khi đi phải vịn vào một vật gì đó để đi hoặc Mẹ tôi phải dìu tôi bước.
Trong thời gian bệnh ngặt nghèo ấy, Mẹ tôi chỉ đủ tiền mua những viên thuốc nam của "Cách Mạng" cho tôi uống nhưng chẳng nhằm nhò gì cả, tiền mất nhưng tật vẫn mang theo. Tôi gục đầu xuống cả mấy tháng trời và chỉ đọc được những kinh Kính mừng vì tay tôi không thể nắm vững cái tràng hạt, chiếc tràng hạt thường bị tuột khỏi tay lúc nào không hay. Mẹ tôi thỉnh thoảng thức dậy nửa đêm để xem tình trạng của tôi ra sao vì Mẹ tôi sợ tôi chết bất ngờ.
"Kính mừng Maria đầy ơn phước Ðức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria Ðức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen."
Câu kinh Kính mừng thân thương tôi đọc lúc đó có ý nghĩa đối với tôi hơn bao giờ hết. Vì bấy giờ tôi đang ở trong giờ lâm tử. Không một ai hay một tạo vật nào trên thế gian này có thể mang lại cho tôi sự bình an, trông cậy bằng kinh của Mẹ Maria. Tôi chỉ biết đọc kinh Kính mừng suốt trong quãng thời gian bệnh ngặt nghèo ấy vì đó là niềm hy vọng duy nhất của tôi.
Có những người quen mách cho Mẹ tôi rằng Ðức Mẹ Bình Triệu tại Saì Gòn rất linh thiêng, ai khấn xin gì cũng được hết. Mẹ tôi muốn đến Bình Triệu để khấn cho tôi được lành bệnh nhưng không có đủ tiền để đi xe hay tau lửa vào Saì Gòn. Lúc ấy, Ba tôi đã được chuyển trại từ Bắc vào Nam nên Mẹ tôi bèn đi vay mượn một số tiền để đi thăm nuôi Ba tôi tại Bình Thuận, nhân tiện vào Saì Gòn khấn Ðức Mẹ Bình Triệu cho tôi luôn thể.
Tôi vẫn tiếp tục thoi thóp thở suốt ngày suốt đêm trong lúc Mẹ tôi đi xa nhà. Chỉ mấy ngày sau khi Mẹ tôi rời nhà, một hôm bỗng dưng tôi cảm thấy có một luồng năng lực phát sinh trong người tôi rất kỳ lạ. Tự nhiên tôi cảm thấy khỏe hẳn lại., tay tôi có thể cầm chiếc tràng hạt vững vàng. Tôi bắt đầu cầm thử ly nước để uống và cái ly nước không hề bị tuột khỏi tay như trước kia, tôi uống nước thoải mái không còn bị ói mửa nữa. Tôi bắt đầu bước đi và rất lạ lùng là tôi có thể đi mà không cần vịn vào một vật gì cả.
Vậy là tôi bắt đầu bình phục từ hôm ấy. Tôi ghi xuống quyển sổ tay cái ngày kỳ diệu đó để chờ lúc Mẹ tôi về báo tin vui này. Mấy ngày sau Mẹ tôi về nhà bình yên và cái ngày tôi bình phục chính là ngày Mẹ tôi đã khấn tại nhà thờ Bình Triệu.
Tuy rằng câu chuyện này đã xảy ra cách đây khá lâu nhưng suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên được. Ðối với tôi, một ngàn lần dâng lời tạ ơn Mẹ cũng không đủ để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa nhất. Mẹ Maria rất tuyệt vời! Không những Mẹ sẵn sàng cứu giúp chúng ta trong những khi khốn đốn mà Mẹ sẽ dẫn đưa chúng ta đến với người con chí thánh của Mẹ bằng lời kinh Mân côi huyền diệu.
Chuỗi Hạt Mân Côi Một Kho Tàng Thiêng Liêng Vộ Tận.
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương
14:38 04/10/2008
CHUỖI MÂN CÔI TRONG ĐỜI SỐNG CHIÊM NIỆM
Phần I: Chuỗi hạt Mân Côi một kho tàng thiêng liêng vô tận
Chuỗi hạt Mân Côi và đời sống chiêm niệm, mới nghe qua, ta thấy như có gì tương phản: một bên ta nghĩ đến những cụ già, những em bé (có thể là mù chữ), tay lần hạt, miệng rầm rì lập đi lập lại ba bài kinh đơn giản nhất Lạy cha, Kính Mừng và Sáng Danh. Còn một bên là hình ảnh các triết gia, thiền sư, thần nhiệm học cao siêu. Nghĩ như thế có lẽ ta đã lầm vì quên mất rằng, bắt đầu mỗi chục hạt Mân Côi chúng ta đều nhắc nhủ nhau: “Thứ nhất thì ngắm… thứ tư thì ngắm…”. Ngắm là gì? Thưa chính là chiêm niệm đó! Vả lại chuỗi hạt Mân Côi là kinh riêng của Đức Mẹ, mà Mẹ Maria là mẫu mực của đời sống chiêm niệm, như Luca đã chép: “Còn Maria thì Bà giữ kỹ mọi điều ấy và hằng suy đi gẫm lại trong lòng”. (Lc 1,19).
Vậy lần hạt Mân Côi trước hết là đến với Mẹ Maria, hợp lòng hợp ý với Ngài: ôn lại, ghi nhớ mãi trong lòng những gì chứa đựng trong 15 mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi, mà ta gọi là các sự VUI-THƯƠNG-MỪNG: tức là Mầu Nhiệm Cứu Độ, từ khởi đầu với Mầu Nhiệm “NGÔI HAI MANG LẤY NHỤC THỂ” cho đến thành tựu viên mãn cuối cùng với Mầu Nhiệm “ĐỨC MARIA ĐƯỢC LÊN TRỜI VINH HIỂN”. Có thể xem chuỗi hạt Mân Côi như một cuốn Tin Mừng kết tinh, rút gọn thân thế và sự nghiệp Đấng Cứu Thế và Mẹ Người là Đấng “Đồng Công Cứu Chuộc”. (Sau đây chúng ta có thể thấy rằng: chuỗi hạt Mân Côi bao gồm cả lịch sử nhân loại và tiến trình của vũ trụ, và như thế có thể xem chuỗi hạt Mân Côi như một bộ Kinh Thánh thu gọn, khác nào như Ngôi Hai nhập thể thâu gọn toàn thể tạo vật dưới hình thức một bào thai bé nhỏ trong lòng băng tuyết của Đức trinh nữ Maria Vô nhiễm vậy). Chuỗi hạt Mân Côi kết tinh như thể để giúp ta nhìn ngắm, noi gương và suy gẫm đến mức gần như đồng hoá trở nên những Giêsu Kitô được sinh hạ cách thiêng liêng bởi Đức Mẹ Maria, tiếp diễn chính thân thể và sự nghiệp cứu độ trần gian mà Chúa Giêsu vẫn tiếp tục qua Nhiệm Thể Người là Hội Thánh. Trong Nhiệm thể ấy, mỗi người chúng ta dù ở đấng bậc nào đều là chi thể có một vị trí, một nhiệm vụ, một chức năng, một ơn thiên triệu độc nhất vô nhị không thể thay thế, dù chỉ là một bé gái chăn cừu 8 tuổi chưa biết chữ, chưa rước lễ vỡ lòng, chưa biết Giáo Hoàng là gì, như Giaxintha Marto ở Fatima.
Ngay bây giờ ta cần khẳng định rằng: lần hạt Mân Côi trước hết là đáp lại lời kêu gọi của Đức Mẹ, thoát ra khỏi cái vỏ sò hạn hẹp, duy kỷ vị kỷ của một tầm nhìn trần tục, để đi vào chính cái nhìn của Đức Mẹ là: hướng về Thiên Chúa. Ta đem chính bản thân và những gì thuộc về mình (gia đình thân bằng quyến thuộc, đồng bào, Hội Thánh, nhân loại và vũ trụ) đặt vào trái tim của Mẹ Maria như một lễ vật, để nhờ phép Chúa Thánh Thần chuyển hoá (khác nào bánh rượu trong Thánh lễ) trở nên Hy lễ tạ ơn đền tạ trong Đức Kitô dâng lên trước toà Thiên Chúa để trở thành nguồn ân sủng tràn xuống trần gian. Chỉ sau đó ta mới xin Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria ban cho ta những ơn mà ta xét là cần thiết và hữu ích thực sự (cần xét kỹ những điều ta xin có thực sự hữu ích và cần thiết không? Cần thiết theo nghĩa Chúa dạy: “Chỉ có một điều cần mà thôi”! và hữu ích theo nghĩa tám mối phúc thật, chứ không phải cần thiết hữu ích theo nghĩa thế gian tội lỗi). Nội dung của ba kinh: Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, chủ yếu là thờ lạy, chào mừng, tôn vinh, tán tạ, cho nên trong việc xin ơn, ta chỉ cầu xin một cách bỏ trống, hoàn toàn theo ý Thiên Chúa, ý Đức Mẹ chứ không rõ xin ơn gì cả (đúng như lời thánh Phaolô dạy: Ta không biết cầu nguyện thế nào cho đúng! Nhưng chính Thánh Thần đã cầu nguyện nơi ta!).
Trong tiểu sử cá nhân cũng như lịch sử Hội Thánh và nhân loại, Đức Mẹ Maria quả thực ra tay cứu giúp con cái của Ngài khỏi bước gian nan. Tại Rue du Bac, Lộ Đức, Fatima, Đức Mẹ đã làm nhiều phép lạ (mà một nhà bác học được giải thưởng Nobel về sinh học như Alexis Carel, đã xác nhận là có thực). Ngài thực xứng danh với các tước hiệu: “Có tài có phép”, “Hằng cứu giúp”, “Phù hộ các giáo hữu”, “Yên ủi kẻ âu lo”, “Cứu kẻ liệt kẻ khốn” mà chúng ta đã tôn vinh Mẹ. Nhưng điều cốt yếu khi ta đến với Đức Mẹ là dâng lên một lòng hiếu thảo, mến yêu, khen ngợi, thứ đến là chiêm ngưỡng mà noi gương để trở nên hình ảnh Mẹ, hình ảnh Chúa, rồi sau cùng mới xin ban ơn phúc. Do đó, khi gặp sự gian nan phần hồn cũng như phần xác, ta nên chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp với lòng trông cậy đơn sơ, khiêm nhường và phó thác, thế nhưng đừng bao giờ quên rằng: trước lúc được lên trời vinh hiển, Đức Mẹ Maria đã đứng lặng yên dưới chân Thánh giá, trái tim Vô Nhiễm đã bị lưỡi gươm vô hình đâm thâu, Mẹ ngước mắt nhìn Trái Tim cực thánh Con yêu dấu bị lưỡi đòng đâm thủng, máu và nước chảy ra, mà không hề một lời van xin Chúa Cha cứu con mình khỏi cơn tử nạn. Cũng nên nhớ: Đức Mẹ Maria không cứu các Thánh Anh Hài bị vua Hêrôđê giết, không cứu Stêphanô và Giacôbê khỏi cơn bách hại, không cứu hàng triệu tín hữu Kitô tử đạo, hàng ngàn thừa sai bị thuyền chìm đáy biển khi vượt sóng đi truyền giảng Tin Mừng.
Gần đây, Giaxintha và Phanxicô ở Fatima hai em được Đức Mẹ chọn đã chết yểu sau những cơn bệnh trầm trọng. Nhất là Giaxintha bị giải phẩu hai lần vô hiệu quả, sau cùng chết một mình trong một bệnh viện xa gia đình. Hơn nữa em đã trút hơi thở cuối cùng chính vào lúc người nữ y tá phải ra khỏi phòng chốc lát, vì có việc cần! Như vậy là để ta hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, tác dụng của việc lần hạt Mân Côi (cũng như các hình thức khác nhằm mục đích tôn kính Đức Mẹ hoặc thờ phượng Thiên Chúa) là ở chỗ nào! Và cũng là để việc thờ phượng Thiên Chúa và tôn kính Đức Mẹ được thực hiện như lời Chúa phán với người phụ nữ bên bờ giếng Giacóp: “Bây giờ đã đến lúc những kẻ thờ phượng Thiên Chúa phải thờ phượng trong tinh thần và chân lý”. Đành rằng Mẹ Maria có làm nhiều phép lạ để “cứu khổ cứu nạn”, nhưng mục đích chủ yếu của việc Đức Mẹ tỏ mình ra không phải là để cứu khổ cứu nạn. Bởi vì Đức Mẹ là Mẹ của Đấng Cứu Thế, Đấng đã cứu chuộc thế gian bằng cuộc tử nạn của mình, và Đức Mẹ là người Đồng Công Cứu Chuộc với Đấng ấy. Hơn nữa chúng ta ai cũng biết: cứu chuộc thì bằng cây Thánh giá mà thôi.
Như thế, lần hạt Mân Côi chủ yếu là ngắm 15 sự, mà trung tâm là 5 sự THƯƠNG, để cho tư tưởng, tình cảm, ngôn ngữ hành vi và toàn bộ cuộc sống của ta thấm nhuần Tin Mừng để dần dần thân thể của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria với thân thể của ta trở nên một, đem lại cho ta một cặp mắt hoàn toàn đổi mới mà nhìn bản thân ta, nhìn mọi người, mọi việc, nhìn tất cả với chính cái nhìn của Thiên Chúa trong kế đồ sáng tạo và cứu độ của Ngài. Chuỗi hạt Mân Côi với 15 sự Vui-Thương-Mừng chính là mầu nhiệm tình yêu sáng tạo và cứu độ của Chúa diễn ra trong cặp mắt yêu thương thiêng liêng của tâm hồn. Mầu nhiệm ấy được “vén màn” lên trong một cái nhìn có thể nói được là “vĩnh cửu”, theo đó mọi sự được soi dõi, chiếu tỏ dưới ánh sáng đức tin: mọi sự được diễn ra đúng như kế đồ của Thiên Chúa là bao trùm, thâu họp tất cả trong Đức Kitô, con Bà Maria; Elisabeth, Zacaria, Anna, Simêon là đại diện cho Cựu Ước (trong bài Magnificat có nhắc đến tổ phụ Abraham), ba vua là đại diện cho các dân ngoại, bò lừa trong máng cỏ đại diện cho loài vật, trong hai thân thể của Chúa Giêsu và của Mẹ Maria đã lên trời, là hai khối vật chất đã được đi vào vinh hiển.
Chuỗi hạt Mân Côi khác nào như chu kỳ phụng vụ toàn niên thâu gọn lại. Cuối cùng mỗi chục hạt đều kết thúc bằng lời chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi nên có thể nói được rằng mỗi chục hạt đều gồm tóm mọi sự: phát xuất từ Chúa Cha (Lạy Cha) xuyên qua Chúa Giêsu và Mẹ Maria (Kính Mừng) để chảy vào mầu nhiệm căn bản của tất cả là Thiên Chúa Ba Ngôi (Sáng Danh). Mỗi chục hạt là vĩnh cửu ngự xuống trần gian và để đưa trần gian vào vĩnh cửu. Và đó là cốt tuỷ của mầu nhiệm muôn đời mà Thiên Chúa “vén màn” lên để mời gọi chúng ta đón nhận đi vào; đi vào không chỉ để hưởng thụ mà thôi, nhưng còn để thông dự và cộng tác bằng chính cuộc đời hy sinh phục vụ trong lòng mến Chúa yêu người.
Một bé gái chăn cừu như Giaxintha chỉ với chuỗi hạt Mân Côi đã đi xa hơn, lên cao hơn, đào sâu hơn, hơn thế giới linh niệm của Platon, hơn cái vô vi của Lão Tử, cái vô ngã của Phật Giáo, cái thái cực của Khổng Giáo, cái tư duy tự tại của Aristote, cái tư thế của các nhà triết học Cổ Kim. Bởi vì, với kinh Sáng Danh, chúng ta đạt tới mầu nhiệm Ba Ngôi, điều mà không trí tuệ tự nhiên nào tới được. Quả vậy, nếu biết ngắm, thì bất cứ mầu nhiệm nào cũng có thể đưa ta vào đời sống thần hiệp cao thâm được cả. Ví dụ: tác phẩm thần nhiệm lừng danh của thánh nữ tiến sĩ Hội Thánh Têrêxa thành Avila “Lâu đài nội tâm”, cũng chỉ đưa tâm hồn vào phối hợp với Thiên Chúa ở tầng thứ bảy là tuyệt đỉnh. Điều ấy một tâm hồn khi lần hạt và ngắm sự VUI THỨ NHẤT có thể đạt được bằng cách đồng hoá và kết hợp với Mẹ Maria dâng lời “Xin vâng” mà đón nhận Ngôi Hai ngự xuống trong lòng mình một cách thiêng liêng, khác nào như một sự hàm thai mầu nhiệm vậy.
Chỉ thông dự thâm sâu vào SỰ VUI ấy cũng có thể để cho trái tim mình đập cùng một nhịp với trái tim cực sạch của Đức Mẹ. Một ví dụ khác: triết gia Bergson, vị thầy tư tưởng của cả một thế hệ trí thức đầu thế kỷ 20, luôn treo bức ảnh Đức Mẹ lên trời của danh hoạ Murillo trong phòng, vì đối với ông đó là tiêu biểu cuối cùng của sự tiến hoá sáng tạo vũ trụ vật chất này. Từ mầu nhiệm vui thứ nhất NGÔI LỜI BIẾN THÀNH NHỤC THỂ cho đến mầu nhiệm mừng cuối cùng, ĐỨC MẸ ĐƯỢC LÊN TRỜI VINH HIỂN, vấn đề hiểm hóc về tương quan giữa vật chất và tâm linh được giải quyết một cách thần diệu.
Đây không phải là một giáo trình hữu thể học, nhưng đề cập qua một vài vấn đề triết học, để ta ý thức được kho tàng vô tận về mọi mặt của 15 mầu nhiệm chứa đựng trong chuỗi hạt Mân Côi.
Còn tiếp
Hoa Hồng Dâng Mẹ
Tuyết Mai
15:39 04/10/2008
Hoa Hồng Dâng Mẹ
Sống trên đời diễm phúc nhất của một con người là được còn có mẹ. Tuổi còn thơ là tuổi mà đứa bé cần mẹ của mình nhất, nhất nhất mẹ luôn là nguồn ủi an, vỗ về, và an bình nhất khi luôn được bên mẹ. Đi đâu mẹ cũng cho theo. Đi bộ lâu đau chân thì được mẹ ẵm bồng. Ngã bị chẩy máu thì khóc lóc thảm thiết lắm để mong được mẹ thấm máu và hôn trên chỗ đau và chẩy máu đó!
Lớn nữa mà còn có mẹ thì đi đâu về cũng được mẹ nấu cho những món ăn thật ngon miệng và được mẹ hỏi han đủ mọi điều. Quả tình mẹ thì bao la và dạt dào biết bao. Quả tình mẹ thì không biết bao nhiêu những nhạc sĩ viết lên bài hát ca tụng tình mẹ. Mẹ nào mà mẹ bỏ con của mình bao giờ!? Mẹ nào mà không sống hết mình vì con. Mẹ nào mà không xót xa khi nhìn thấy con mình bị đau khổ. Mẹ nào mà không đổ lệ khi thấy con mình sa vào con đường của tội lỗi. Mẹ nào mà không gầy gò vì quá thương con mình khi con mình đang bước vào con đường tội lỗi của thời đại. ... là theo băng đảng, là hút sách, là nghiện ngập của đủ mọi thứ, mọi hình thức, từ games trên online, từ coi phim ảnh bậy bạ, từ sự tìm kiếm những nơi chứa tất cả mọi sự tồi bại đó!
Đấy là mẹ trần gian mà còn thương yêu con của mình đến ngần ấy! Hà huống gì Đức Maria Mẹ của toàn thể nhân loại chúng con. Mẹ yêu chúng con đến đỗi Mẹ đã cùng chịu chung đau khổ với Chúa Giêsu từ khi Chúa Giêsu thành hình trong cung lòng khiêm hạ của Mẹ. Vì Mẹ cũng rất mong đợi một ngày Thiên Chúa sẽ đến để cứu chuộc nhân loại chúng con.
Thưa Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng con!
Chắc hẳn tháng 10 là tháng mà hoa hồng đang được nở rộ ở khắp mọi nơi trên toàn khắp địa cầu!? Hay nói cách khác là tháng 10 là tháng mà tất cả chúng con ở khắp mọi nơi dâng về Mẹ hằng triệu triệu hoa hồng của Chuỗi Mân Côi mỗi ngày. Đây là tâm tình của chúng con dâng lên Mẹ trong suốt tháng 10 này, phải không thưa Mẹ!? Xin Mẹ nhận tấm lòng của chúng con. Chúng con biết hoa chỉ là biểu tượng là những gì rất thường mà trần gian chúng con thường tặng cho nhau trong những ngày lễ đặc biệt. Đặc biệt thì hoa đem lại cho Mẹ những hương thơm ngào ngạt mà Mẹ yêu thích.
Mẹ ơi! Hoa thì mau tàn úa, nhưng xin Mẹ nhận những đóa hoa thiêng từ tấm lòng của chúng con hơn, Mẹ nhé! Từng cánh hoa hồng sẽ là biểu tượng cho từng con cái của Mẹ vậy! Hoa hồng cũng có rất là nhiều loại phải không thưa Mẹ!? Nào là hoa hồng trắng, hoa hồng đỏ, hoa hồng vàng, hoa hồng hồng, hoa hồng lai mầu,. ... Hoa hồng cũng có loại thật to, cũng có loại vừa, cũng có loại thật nhỏ, rất đẹp, mỗi một loại đều có vẻ đẹp riêng của nó. Ý con muốn nói là tất cả chúng con muôn người thì muôn vẻ, không ai giống ai.
Hương thơm của hoa hồng cũng thế Mẹ ạ! Chúng con từng người là một loại hương thơm khác nhau cũng như tấm lòng của chúng con vậy! Mỗi người có một loại hương thơm tâm hồn để dâng riêng cho Mẹ! Cả thế giới chúng con đều mong mỏi được Mẹ nhận tất cả hoa chúng con dâng trong muôn ngàn mầu sắc thắm! Trong hương thơm của đủ loại hoa hồng khác nhau, mà đặc biệt Mẹ tìm gặp trong tháng 10 này!
Đây là dịp Mẹ sẽ hiểu thật rõ chúng con hơn khi chúng con dâng lên Mẹ hoa Mân Côi mỗi ngày. Khi chúng con đọc kinh Mân Côi dâng Mẹ thì Mẹ cũng được nghe những lời nguyện xin của chúng con và Mẹ cũng sẽ hiểu vì sao mà chúng con làm Mẹ khóc!? Khi Mẹ hiểu được tâm tình của chúng con thì con thiết nghĩ Mẹ sẽ yêu chúng con nhiều hơn nữa! Và hy vọng Mẹ sẽ bớt khóc nhiều nhe Mẹ! Mẹ ơi! Có phải thân phận làm người mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng con thì luôn là vậy! Là được lớn lên trong sự học tập và phải luôn phải được tập những gì mình đã được học để thêm kinh nghiệm sống đời hay không thưa Mẹ!?
Mẹ có công nhận không! Khi chúng con còn bé chưa biết gì thì Chúa đã ban cho chúng con có cha mẹ trần gian để dậy dỗ chúng con thế nào là phải thế nào là quấy!? Rồi chúng con đã được sự nuông chìu quen thuộc đó! Rồi chúng con cũng có thể bị hư bắt đầu từ đó! Vì bị ảnh hưởng môi trường sống chung quanh chúng con, mà vì có thể chúng con hư cũng là vì cha mẹ chúng con bon chen quá!? Sống ích kỷ quá!? Đua đòi quá, nên không có nhiều thời giờ để giáo dục chúng con!? Hoặc ngược lại có phải cha mẹ chúng con nghèo khổ quá! Cả cha lẫn mẹ đi làm đầu tắt mặt tối những công việc tay chân bùn lấm thật cực khổ, không đủ ăn đủ mặc thì cũng chẳng có thời giờ mà chăm sóc con cái Mẹ ơi!
Phận làm con của chúng con sẽ biết để mà làm được gì hở Mẹ!? Về nhà thì quanh quẩn chỉ có một mình, thời giờ thì rộng rãi quá! Chung quanh tất cả chúng con thì đều là ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, rảnh rỗi thì đi phá làng phá xóm, đứa đầu đàn lớn thì chỉ biểu cho mấy đứa nhỏ làm tầm bậy tầm bạ, nhiều khi làm mà chẳng biết là mình làm hại ai cả! Nhưng khi chúng con biết ra thì có phải chúng con đã làm hại chính cuộc đời của chúng con rồi không!? Nếu không vào tù ra khám thì chúng con cũng đã bị nghiện ngập nặng lắm rồi!
Khi chúng con ở tuổi già dặn hơn, sành đời hơn, kinh nghiệm sống đời nhiều hơn, mới là tuổi chúng con biết cân nhắc, hiểu biết, và cảm nhận rõ ràng được rằng, tình yêu và nguồn hạnh phúc thật chỉ có ở trên Trời, hay được gọi là Thiên Đàng, Thiên Quốc, Nước Chúa, và là nơi mà tất cả chúng con phải tìm đến và tìm về, ngoài ra không còn một nơi nào khác nữa sẽ cho chúng con sự bình an và hạnh phúc đích thực. Hẳn Thiên Chúa Cha cũng đã rất rõ tâm tánh của từng đứa con của Ngài nên Ngài cho chúng con một thời gian rất dài để tự tìm hiểu và tự do để chọn cho mình con đường đi khôn ngoan hơn cả sự sống mà trần gian này đã có thể đài thọ cho chúng con tất cả!?
Mẹ Maria ơi! Con hy vọng con nói ít nhưng Mẹ sẽ hiểu thật nhiều những gì chúng con muốn nói và dâng lên Mẹ những điều chúng con nguyện xin, bởi Mẹ là nguồn cậy trông của tất cả nhân loại chúng con. Không ai tội lỗi và gần như có thể mất cả linh hồn đời đời mà không nhờ đến lời năn nỉ của Mẹ đến với Con Giêsu của Mẹ và Thiên Chúa Cha ở cái ngày Phán Xét trên tòa cao Thiên Chúa. Chúng con biết Chúa Con Giêsu yêu Mẹ nhiều lắm! Nên không bao giờ từ chối Mẹ một điều gì mà Mẹ ngỏ lời xin với Chúa. Còn Thiên Chúa Cha cũng còn yêu Mẹ hơn thế nữa, bởi Ngài chỉ có Mẹ là ái nữ duy nhất của Ngài. Nên có phải khi chúng con chạy đến và kêu cầu đến Mẹ thì luôn được Mẹ nhận lời, bởi Mẹ luôn yêu thương toàn thể nhân loại chúng con vì Mẹ là Mẹ duy nhất của chúng con, như luôn để can dán với cây roi giận dữ của Chúa Cha đối với những đứa con tội lỗi của Ngài.
Lậy Mẹ Maria ơi!
Chúng con yêu Mẹ,
Chúng con cần Mẹ,
Vì Mẹ là Mẹ yêu dấu nhất trên đời của chúng con. Amen.
Sống trên đời diễm phúc nhất của một con người là được còn có mẹ. Tuổi còn thơ là tuổi mà đứa bé cần mẹ của mình nhất, nhất nhất mẹ luôn là nguồn ủi an, vỗ về, và an bình nhất khi luôn được bên mẹ. Đi đâu mẹ cũng cho theo. Đi bộ lâu đau chân thì được mẹ ẵm bồng. Ngã bị chẩy máu thì khóc lóc thảm thiết lắm để mong được mẹ thấm máu và hôn trên chỗ đau và chẩy máu đó!
Lớn nữa mà còn có mẹ thì đi đâu về cũng được mẹ nấu cho những món ăn thật ngon miệng và được mẹ hỏi han đủ mọi điều. Quả tình mẹ thì bao la và dạt dào biết bao. Quả tình mẹ thì không biết bao nhiêu những nhạc sĩ viết lên bài hát ca tụng tình mẹ. Mẹ nào mà mẹ bỏ con của mình bao giờ!? Mẹ nào mà không sống hết mình vì con. Mẹ nào mà không xót xa khi nhìn thấy con mình bị đau khổ. Mẹ nào mà không đổ lệ khi thấy con mình sa vào con đường của tội lỗi. Mẹ nào mà không gầy gò vì quá thương con mình khi con mình đang bước vào con đường tội lỗi của thời đại. ... là theo băng đảng, là hút sách, là nghiện ngập của đủ mọi thứ, mọi hình thức, từ games trên online, từ coi phim ảnh bậy bạ, từ sự tìm kiếm những nơi chứa tất cả mọi sự tồi bại đó!
Đấy là mẹ trần gian mà còn thương yêu con của mình đến ngần ấy! Hà huống gì Đức Maria Mẹ của toàn thể nhân loại chúng con. Mẹ yêu chúng con đến đỗi Mẹ đã cùng chịu chung đau khổ với Chúa Giêsu từ khi Chúa Giêsu thành hình trong cung lòng khiêm hạ của Mẹ. Vì Mẹ cũng rất mong đợi một ngày Thiên Chúa sẽ đến để cứu chuộc nhân loại chúng con.
Thưa Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng con!
Chắc hẳn tháng 10 là tháng mà hoa hồng đang được nở rộ ở khắp mọi nơi trên toàn khắp địa cầu!? Hay nói cách khác là tháng 10 là tháng mà tất cả chúng con ở khắp mọi nơi dâng về Mẹ hằng triệu triệu hoa hồng của Chuỗi Mân Côi mỗi ngày. Đây là tâm tình của chúng con dâng lên Mẹ trong suốt tháng 10 này, phải không thưa Mẹ!? Xin Mẹ nhận tấm lòng của chúng con. Chúng con biết hoa chỉ là biểu tượng là những gì rất thường mà trần gian chúng con thường tặng cho nhau trong những ngày lễ đặc biệt. Đặc biệt thì hoa đem lại cho Mẹ những hương thơm ngào ngạt mà Mẹ yêu thích.
Mẹ ơi! Hoa thì mau tàn úa, nhưng xin Mẹ nhận những đóa hoa thiêng từ tấm lòng của chúng con hơn, Mẹ nhé! Từng cánh hoa hồng sẽ là biểu tượng cho từng con cái của Mẹ vậy! Hoa hồng cũng có rất là nhiều loại phải không thưa Mẹ!? Nào là hoa hồng trắng, hoa hồng đỏ, hoa hồng vàng, hoa hồng hồng, hoa hồng lai mầu,. ... Hoa hồng cũng có loại thật to, cũng có loại vừa, cũng có loại thật nhỏ, rất đẹp, mỗi một loại đều có vẻ đẹp riêng của nó. Ý con muốn nói là tất cả chúng con muôn người thì muôn vẻ, không ai giống ai.
Hương thơm của hoa hồng cũng thế Mẹ ạ! Chúng con từng người là một loại hương thơm khác nhau cũng như tấm lòng của chúng con vậy! Mỗi người có một loại hương thơm tâm hồn để dâng riêng cho Mẹ! Cả thế giới chúng con đều mong mỏi được Mẹ nhận tất cả hoa chúng con dâng trong muôn ngàn mầu sắc thắm! Trong hương thơm của đủ loại hoa hồng khác nhau, mà đặc biệt Mẹ tìm gặp trong tháng 10 này!
Đây là dịp Mẹ sẽ hiểu thật rõ chúng con hơn khi chúng con dâng lên Mẹ hoa Mân Côi mỗi ngày. Khi chúng con đọc kinh Mân Côi dâng Mẹ thì Mẹ cũng được nghe những lời nguyện xin của chúng con và Mẹ cũng sẽ hiểu vì sao mà chúng con làm Mẹ khóc!? Khi Mẹ hiểu được tâm tình của chúng con thì con thiết nghĩ Mẹ sẽ yêu chúng con nhiều hơn nữa! Và hy vọng Mẹ sẽ bớt khóc nhiều nhe Mẹ! Mẹ ơi! Có phải thân phận làm người mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên chúng con thì luôn là vậy! Là được lớn lên trong sự học tập và phải luôn phải được tập những gì mình đã được học để thêm kinh nghiệm sống đời hay không thưa Mẹ!?
Mẹ có công nhận không! Khi chúng con còn bé chưa biết gì thì Chúa đã ban cho chúng con có cha mẹ trần gian để dậy dỗ chúng con thế nào là phải thế nào là quấy!? Rồi chúng con đã được sự nuông chìu quen thuộc đó! Rồi chúng con cũng có thể bị hư bắt đầu từ đó! Vì bị ảnh hưởng môi trường sống chung quanh chúng con, mà vì có thể chúng con hư cũng là vì cha mẹ chúng con bon chen quá!? Sống ích kỷ quá!? Đua đòi quá, nên không có nhiều thời giờ để giáo dục chúng con!? Hoặc ngược lại có phải cha mẹ chúng con nghèo khổ quá! Cả cha lẫn mẹ đi làm đầu tắt mặt tối những công việc tay chân bùn lấm thật cực khổ, không đủ ăn đủ mặc thì cũng chẳng có thời giờ mà chăm sóc con cái Mẹ ơi!
Phận làm con của chúng con sẽ biết để mà làm được gì hở Mẹ!? Về nhà thì quanh quẩn chỉ có một mình, thời giờ thì rộng rãi quá! Chung quanh tất cả chúng con thì đều là ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, rảnh rỗi thì đi phá làng phá xóm, đứa đầu đàn lớn thì chỉ biểu cho mấy đứa nhỏ làm tầm bậy tầm bạ, nhiều khi làm mà chẳng biết là mình làm hại ai cả! Nhưng khi chúng con biết ra thì có phải chúng con đã làm hại chính cuộc đời của chúng con rồi không!? Nếu không vào tù ra khám thì chúng con cũng đã bị nghiện ngập nặng lắm rồi!
Khi chúng con ở tuổi già dặn hơn, sành đời hơn, kinh nghiệm sống đời nhiều hơn, mới là tuổi chúng con biết cân nhắc, hiểu biết, và cảm nhận rõ ràng được rằng, tình yêu và nguồn hạnh phúc thật chỉ có ở trên Trời, hay được gọi là Thiên Đàng, Thiên Quốc, Nước Chúa, và là nơi mà tất cả chúng con phải tìm đến và tìm về, ngoài ra không còn một nơi nào khác nữa sẽ cho chúng con sự bình an và hạnh phúc đích thực. Hẳn Thiên Chúa Cha cũng đã rất rõ tâm tánh của từng đứa con của Ngài nên Ngài cho chúng con một thời gian rất dài để tự tìm hiểu và tự do để chọn cho mình con đường đi khôn ngoan hơn cả sự sống mà trần gian này đã có thể đài thọ cho chúng con tất cả!?
Mẹ Maria ơi! Con hy vọng con nói ít nhưng Mẹ sẽ hiểu thật nhiều những gì chúng con muốn nói và dâng lên Mẹ những điều chúng con nguyện xin, bởi Mẹ là nguồn cậy trông của tất cả nhân loại chúng con. Không ai tội lỗi và gần như có thể mất cả linh hồn đời đời mà không nhờ đến lời năn nỉ của Mẹ đến với Con Giêsu của Mẹ và Thiên Chúa Cha ở cái ngày Phán Xét trên tòa cao Thiên Chúa. Chúng con biết Chúa Con Giêsu yêu Mẹ nhiều lắm! Nên không bao giờ từ chối Mẹ một điều gì mà Mẹ ngỏ lời xin với Chúa. Còn Thiên Chúa Cha cũng còn yêu Mẹ hơn thế nữa, bởi Ngài chỉ có Mẹ là ái nữ duy nhất của Ngài. Nên có phải khi chúng con chạy đến và kêu cầu đến Mẹ thì luôn được Mẹ nhận lời, bởi Mẹ luôn yêu thương toàn thể nhân loại chúng con vì Mẹ là Mẹ duy nhất của chúng con, như luôn để can dán với cây roi giận dữ của Chúa Cha đối với những đứa con tội lỗi của Ngài.
Lậy Mẹ Maria ơi!
Chúng con yêu Mẹ,
Chúng con cần Mẹ,
Vì Mẹ là Mẹ yêu dấu nhất trên đời của chúng con. Amen.
Thư gởi Người Bạn Trẻ: Lần chuỗi bằng trái tim
Lm. Giuse Trần Đình Long, sss
15:44 04/10/2008
Thư gởi Người Bạn Trẻ
LẦN CHUỖI BẰNG TRÁI TIM
Em thân mến,
Mùa hè đã qua với những cuộc du ngoạn lên núi xuống biển, trèo đèo vượt suối, hay những chuyến công tác ”Mùa hè Xanh” triền miên. Em nói với tôi đôi khi tâm hồn không có thời giờ lắng xuống để suy niệm về mầu nhiệm Đức Maria, Mẹ Đấng cứu chuộc.
Hôm nay, bước vào năm học mới, Giáo Hội cũng chuẩn bị bước vào tháng Mân Côi, em và tôi cùng xin Thần khí Đức Kitô cho chúng ta được nhìn vào Đức Maria, để thấy sự lạ lùng mà Thiên Chúa đã làm nơi người thiếu nữ đơn sơ của thành Nazaret, và đang làm nơi mỗi người chúng ta.
Em có thấy không, theo luật tạo hóa, thì tất cả vũ trụ bao la này đều phải chuyển động quy vào một tâm. Trong một xã hội thì mọi thành viên trong tập thể phải theo một cái đầu. Trong một gia đình, mọi người phải phục tùng người gia trưởng. Như vậy mới có an bình trật tự.
Nếu trái đất ta đang ở cứ xoay tự do, mà không chịu quy hướng về mặt trời, thì loài người sẽ chết hết. Nếu mỗi người trong gia đình cứ hành động theo ý của mình, thì gia đình ấy sẽ lộn xộn rồi đến tan hoang.
Tất cả đất trời đều theo ý của Thiên Chúa mà xoay vần theo đúng quy luật, nên mới có nắng mưa thuận hòa, lúa ngô khoai sắn mới sinh sản tốt tươi, cuộc sống mọi người mới được bảo đảm ấm no hạnh phúc.
Thế nhưng, thật buồn em ạ! Vì chỉ có con người là tạo vật linh thiêng nhất, được Thiên Chúa yêu thương nhất, sống trên trái đất này lại không theo ý Thiên Chúa. Họ thích sống theo ý mình. Ai cũng cho ý mình là nhất. Mà họ có biết đâu khi chỉ làm theo ý mình là họ đang làm nô lệ cho chính bản năng của mình. Con người mất bình an ngay tự trong tâm hồn mình, rồi từ đó nảy sinh mất bình an trong gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn. Người này trở nên mão gai, thánh giá cho người khác, chất thêm gánh nặng lên vai nhau.
Từ tổ ấm gia đình lan ra xã hội, không có một nước nào trên thế giới mà không phải có pháp luật, không phải có tòa án, không có trại giam. Nhưng trật tự xã hội vẫn thường xuyên bị vi phạm, và có lẽ cho đến tận thế, những hình thức luật pháp này vẫn còn phải duy trì. Em có biết tại sao không ?
Bởi vì mọi người đều bỏ Thiên Chúa, và tự làm theo ý của mình. Kinh Thánh nói: “Họ đã bỏ hỏng việc nhận (thánh ý) Thiên Chúa, thì Thiên Chúa cũng phó mặc cho họ trí não hư hỏng của họ, mà làm những điều chẳng xứng, đầy mọi thứ bất lương xấu xa, tham lam, độc ác, sát nhân, đố kỵ, cáo gian, bỏ vạ, kiêu căng, khoác lác, giá họa, bất hiếu, ngu muội, bội ước, vô tâm, bất nghĩa...” (Rm 2,28-31). Từng ấy thứ đè nặng trên lòng mỗi người, thì làm sao mà có bình an được, phải không em?
Trước sự vô cùng bĩ cực ấy của người ta, Thiên Chúa đã sai Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô đến trong thế gian. Đức Giêsu xuống trần không để làm một việc gì lớn lao, Ngài chỉ xuống làm có một việc duy nhất: “Này Con đến để làm theo ý Cha” (Hr 10,7). Vì trong ý muốn của Cha thì có trật tự bình an. Chính trong ý muốn của Cha mà Đức Giêsu đã hy sinh đến chết trên thập giá và phục sinh. Tất cả mọi người chúng ta đã không làm theo ý Thiên Chúa, thì hôm nay có một con người đã làm, và làm trọn hảo. Con người đó là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
“Các con đừng xao xuyến, chớ nhát đảm, Ta ban bình an cho các con” (Ga 14,27). “Bình an của Ta khác thế gian, thế gian không có thứ bình an này đâu...” Chút kinh nghiệm non trẻ như em cũng có thể thấy bình an của thế gian dựa trên tiền của danh vọng, đó là thứ chứa đầy mầm xao xuyến lo âu. Bình an của Đức Giêsu là bình an chảy từ trái tim Ngài nơi thập giá và tràn đầy Thánh Thần trong sự phục sinh của Ngài.
Hôm nay, em có thấy các kẻ tin ở trong Hội Thánh, đã có ai hoàn toàn chịu đón nhận sự bình an Đức Giêsu Kitô hứa ban chưa ? Thực sự, con người vẫn chưa hoàn toàn để thánh ý Thiên Chúa hoạt động trong đời mình. Điều mà Thiên Chúa muốn và Đức Kitô tha thiết kêu mời là mọi kẻ tin vào Ngài, hãy luôn cầu khẩn van xin cho được: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,10). Thế mà hôm nay em thấy đó, Thiên Chúa chỉ gặp thấy ý người ta lan tràn trên mặt đất.
Nhưng tạ ơn Thiên Chúa em ạ! Ngoài Đức Giêsu Đấng duy nhất chu toàn thánh ý của Cha, chúng ta còn được Thiên Chúa ban cho một con người thứ hai. Em có biết người đó là ai không? Đó là Đức Trinh Nữ Maria, một thiếu nữ vô danh ở làng Nazaret. Mẹ đã sấp mình xuống đất dâng trọn trái tim của mình cho Thiên Chúa: “Xin cho thánh ý Ngài, được thành tựu nơi tôi” (Lc 1,38). Em thấy lúc ấy trời mở ra, Thánh Thần Thiên Chúa bao phủ quyền năng Đấng tối cao trên Mẹ, và như lời kinh chúng ta thường đọc: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người”.
Em thân mến,
Công đồng Vatican II đã nói về Đức Maria trong chương 8 của Hiến chế Tín lý như sau: “Chính Đức Maria, nhờ vâng phục (thánh ý) Thiên Chúa, đã trở nên nguyên nhân cứu độ cho toàn thể nhân loại chúng ta. Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Eva, nay đã được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria” (C8, đoạn 56).
Em muốn có bình an hạnh phúc thật sự, thì phải nhìn Đức Maria như mẫu gương tuyệt vời. Em hãy mở hết tâm hồn ra, hết cuộc đời ra mà đón nhận Đức Kitô vào trong lòng mình, để nhờ Ngài đặt tất cả ý riêng mình vào ý Thiên Chúa như Mẹ Maria đã làm.
Trong suốt cuộc đời mình, Mẹ chỉ có một đích ngắm là Đức Giêsu Kitô, chỉ có một điều để suy niệm và giữ kỹ trong lòng là Giêsu Kitô, chỉ có một trái tim để yêu mến là trái tim Giêsu Kitô. Vì thế, khi gặp gỡ ai, Đức Maria chỉ mời gọi và làm cho người ta đón nhận Đức Giêsu Kitô con Mẹ.
Gioan Baotixita, qua Mẹ Maria đã được Đức Giêsu tha tội tổ tông ngay trong bụng mẹ là bà Elisabet. Đám cưới thành Cana, nhờ Đức Mẹ chỉ người ta đến gặp Đức Giêsu, thì nước lã được hóa thành rượu ngon.
Hôm nay Đức Maria cũng mời gọi tất cả tín hữu đi vào ý Thiên Chúa là đón nhận Con Mẹ bằng cách lần chuỗi Mân Côi. Đức Giêsu Kitô, chính Ngài là mầu nhiệm cứu chuộc, và mầu nhiệm cứu chuộc đã diễn ra trong suốt cuộc đời giáng sinh, chết thập giá và phục sinh của Ngài.
Đức Maria, Đấng mang Lời Thiên Chúa trong lòng mình, hằng theo dõi bước Con trên đường cứu chuộc, kết hợp mật thiết với Con như thể nên một cùng Con trong mầu nhiệm ấy. Một mũi giáo đâm thâu trái tim Giêsu, thì một lười gươm cũng thâu qua lòng Mẹ.
Em còn nhớ một trong 3 mệnh lệnh của Mẹ khi hiện ra ở Fatima năm 1917 là ”siêng năng lần hạt Mân Côi” chứ ? Mẹ kêu mời đọc kinh Mân Côi hằng ngày là Mẹ kêu mời đắm mình vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô. Mẹ kêu mời con cái mình hãy ”Lần Hạt bằng Trái Tim” chứ không chỉ ”thờ kính ta bằng môi bằng miệng”! Vì thế khi em lần hạt Mân Côi không chỉ là đọc với số lượng cho thật nhiều, nhưng là đặt tất cả những đau khổ cực nhọc của đời mình vào cuộc tử nạn thập giá của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đau khổ cơ cực như chúng ta, và hôm nay Ngài vẫn giang hai tay, mở trái tim để nhận hết nỗi đau khổ cơ cực và tội lỗi của chúng ta nữa. Ở nơi Đức Giêsu, biển xót thương mênh mông sẽ xóa hết tội lỗi của anh, của em, của tất cả mọi người, và trao ban cho chúng ta tình yêu vô biên và sự giầu có vô phương dò thấu của Ngài (Ep 3,8-10). Khi em ”Lần Hạt bằng Trái Tim’ như thế, em được nên một với Đức Giêsu, được ở trong sự bình an của Thiên Chúa, không còn nỗi đau khổ, hay một phồn vinh của thế gian làm em lo âu xao xuyến nữa.
Nói thật cho em biết, việc kính mến Đức Mẹ dù huy hoàng bên ngoài thế nào, mà không gặp được Đức Giêsu trong tâm hồn mình, trong cuộc đời mình là việc sùng kính sai lạc.
Nếu em lần chuỗi Mân Côi suốt ngày, mà không liên kết được với Đức Giêsu, không để Đức Giêsu lo toan gánh vác cho em tất cả những khổ đau và những tội lỗi của mình, để em được sống bình an trong Thiên Chúa, thì việc lần hạt vẫn chưa theo đúng ý của Đức Mẹ, vẫn chưa phải là ”Lần Chuỗi bằng Trái Tim”, vì ý của Chúa Cha vẫn chưa được thể hiện dưới đất trong đời em.
Thay cho lời kết lá thư này, xin gởi đến em tâm tình của một người bạn trẻ thời @ đã cảm nghiệm thế nào là ”Lần Chuỗi bằng Trái Tim”:
”Mỗi tuần vào buổi chiều thứ năm lúc 13g30 tôi đều đến với giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa tại nhà thờ Chí Hoà để cùng lần chuỗi, cùng tham dự thánh lễ và gặp gỡ những chứng nhân lên làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa. Lần hạt, quả là một việc khó đối với giới trẻ, chỉ nói đến phải đọc năm chục kinh là những người trẻ như chúng tôi thời @ đã thấy ngán lắm rồi. Nhất là vào lúc giữa trưa như thế này thì chắc hẳn là buồn ngủ và chán lắm. Nhận định ban đầu của tôi là như thế!
Thế nhưng không biết từ lúc nào tôi đã hiểu ”Lần Chuỗi Với Cả Trái Tim” là gì. Bây giờ tôi đã cảm thấy thích thú khi được cùng cộng đoàn lần chuỗi Mân Côi và chuỗi Lòng Chúa Thương Xót. Tôi thấy thú vị khi được nghe đủ các giọng đọc kinh của cả ba miền Nam Trung Bắc, được nghe từ giọng trẻ thơ, thanh niên đến người già. Tất cả hoà nhịp trầm bổng như một bản hợp xướng của một ca đoàn đặc biệt; “Ca đoàn của Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ”. Có những lúc trời đổ mưa khi cả cộng đoàn đang vang rền những lời kinh. Họ vẫn kiên trì quỳ đó với dù, nón và chuỗi tràng hạt trên tay. Những giọt nước mưa nhỏ xuống trên đôi môi mấy máy như những giọt lệ từ trời. Thường khi trời nắng chang chang, những giọt mồ hôi lăn trên trán, nhỏ xuống vai, thấm ướt đẫm lưng những kẻ tin vẫn kiên trì đội nắng cầu nguyện hấng giọt mồ hôi như giọt lệ từ trời. Tôi nghĩ đó là giọt lệ từ trời vì Chúa và Mẹ đang “chạnh lòng thương” khi nhìn thấy đoàn con cái mình dù lam lũ tất tưởi vẫn đồng thanh cất lời kinh vang lên với cả tâm tình của trái tim và lòng yêu mến.
Làm sao Chúa và Mẹ không “chạnh lòng thương” khi trước mắt tôi những ông bà cụ lụm khụm nhưng vẫn muốn cùng quỳ dưới đất với con cháu, những đôi vợ chồng trung niên, những cô thiếu nữ và cả những chàng thanh niên, cùng các em tuổi teen ham bay nhảy lại đang quỳ gối kính cẩn giang tay cầm xâu chuỗi lần hạt thật sốt sắng. Nhìn cảnh tượng đó, ai dám bảo họ không có chiều sâu nội tâm? Ai dám bảo họ không có lòng tin mà đến đây chỉ vì ham vui hay hiếu kỳ? Hầu như trái tim họ đã hoà nhập vào lời kinh đang cùng nhau vang lên lời tạ ơn Thiên Chúa, cảm ơn Mẹ. Chúng tôi cùng nhau suy gẫm từng Mầu Nhiệm của Kinh Mân Côi. Lời kinh được vang lên từ trái tim với tấm lòng yêu mến và tin tưởng. Mỗi mầu nhiệm là hình ảnh cuộc đời của Chúa Giêsu hiện ra trong chúng tôi, đi vào tâm trí và hiện diện trong đời sống. Bây giờ tôi mới thấy ích lợi của việc cầu nguyện lần hạt chung là như thế nào. Tôi có thể hoà nhập cùng mọi người chúc tụng Thiên Chúa và tôn vinh Mẹ trong niềm hân hoan. Niềm tin như được tuôn trào, niềm vui như được dâng cao. Lời kinh ấy không chỉ dừng lại trong ngôi thánh đường Chí Hòa chiều nay, nhưng sẽ theo suốt từng chặng đường đời chúng tôi, hướng dẫn cuộc sống chúng tôi, và giúp chúng tôi biết đặt ý mình trong ý Thiên Chúa như Mẹ Maria…”
Như thế là “Lần Chuỗi bằng Trái Tim” đó em ạ! Hẹn gặp em trong những lá thư sau.
Người anh em trong Chúa Kitô.
LẦN CHUỖI BẰNG TRÁI TIM
Em thân mến,
Mùa hè đã qua với những cuộc du ngoạn lên núi xuống biển, trèo đèo vượt suối, hay những chuyến công tác ”Mùa hè Xanh” triền miên. Em nói với tôi đôi khi tâm hồn không có thời giờ lắng xuống để suy niệm về mầu nhiệm Đức Maria, Mẹ Đấng cứu chuộc.
Hôm nay, bước vào năm học mới, Giáo Hội cũng chuẩn bị bước vào tháng Mân Côi, em và tôi cùng xin Thần khí Đức Kitô cho chúng ta được nhìn vào Đức Maria, để thấy sự lạ lùng mà Thiên Chúa đã làm nơi người thiếu nữ đơn sơ của thành Nazaret, và đang làm nơi mỗi người chúng ta.
Em có thấy không, theo luật tạo hóa, thì tất cả vũ trụ bao la này đều phải chuyển động quy vào một tâm. Trong một xã hội thì mọi thành viên trong tập thể phải theo một cái đầu. Trong một gia đình, mọi người phải phục tùng người gia trưởng. Như vậy mới có an bình trật tự.
Nếu trái đất ta đang ở cứ xoay tự do, mà không chịu quy hướng về mặt trời, thì loài người sẽ chết hết. Nếu mỗi người trong gia đình cứ hành động theo ý của mình, thì gia đình ấy sẽ lộn xộn rồi đến tan hoang.
Tất cả đất trời đều theo ý của Thiên Chúa mà xoay vần theo đúng quy luật, nên mới có nắng mưa thuận hòa, lúa ngô khoai sắn mới sinh sản tốt tươi, cuộc sống mọi người mới được bảo đảm ấm no hạnh phúc.
Thế nhưng, thật buồn em ạ! Vì chỉ có con người là tạo vật linh thiêng nhất, được Thiên Chúa yêu thương nhất, sống trên trái đất này lại không theo ý Thiên Chúa. Họ thích sống theo ý mình. Ai cũng cho ý mình là nhất. Mà họ có biết đâu khi chỉ làm theo ý mình là họ đang làm nô lệ cho chính bản năng của mình. Con người mất bình an ngay tự trong tâm hồn mình, rồi từ đó nảy sinh mất bình an trong gia đình, trong giáo xứ, trong cộng đoàn. Người này trở nên mão gai, thánh giá cho người khác, chất thêm gánh nặng lên vai nhau.
Từ tổ ấm gia đình lan ra xã hội, không có một nước nào trên thế giới mà không phải có pháp luật, không phải có tòa án, không có trại giam. Nhưng trật tự xã hội vẫn thường xuyên bị vi phạm, và có lẽ cho đến tận thế, những hình thức luật pháp này vẫn còn phải duy trì. Em có biết tại sao không ?
Bởi vì mọi người đều bỏ Thiên Chúa, và tự làm theo ý của mình. Kinh Thánh nói: “Họ đã bỏ hỏng việc nhận (thánh ý) Thiên Chúa, thì Thiên Chúa cũng phó mặc cho họ trí não hư hỏng của họ, mà làm những điều chẳng xứng, đầy mọi thứ bất lương xấu xa, tham lam, độc ác, sát nhân, đố kỵ, cáo gian, bỏ vạ, kiêu căng, khoác lác, giá họa, bất hiếu, ngu muội, bội ước, vô tâm, bất nghĩa...” (Rm 2,28-31). Từng ấy thứ đè nặng trên lòng mỗi người, thì làm sao mà có bình an được, phải không em?
Trước sự vô cùng bĩ cực ấy của người ta, Thiên Chúa đã sai Con Một của Người là Đức Giêsu Kitô đến trong thế gian. Đức Giêsu xuống trần không để làm một việc gì lớn lao, Ngài chỉ xuống làm có một việc duy nhất: “Này Con đến để làm theo ý Cha” (Hr 10,7). Vì trong ý muốn của Cha thì có trật tự bình an. Chính trong ý muốn của Cha mà Đức Giêsu đã hy sinh đến chết trên thập giá và phục sinh. Tất cả mọi người chúng ta đã không làm theo ý Thiên Chúa, thì hôm nay có một con người đã làm, và làm trọn hảo. Con người đó là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
“Các con đừng xao xuyến, chớ nhát đảm, Ta ban bình an cho các con” (Ga 14,27). “Bình an của Ta khác thế gian, thế gian không có thứ bình an này đâu...” Chút kinh nghiệm non trẻ như em cũng có thể thấy bình an của thế gian dựa trên tiền của danh vọng, đó là thứ chứa đầy mầm xao xuyến lo âu. Bình an của Đức Giêsu là bình an chảy từ trái tim Ngài nơi thập giá và tràn đầy Thánh Thần trong sự phục sinh của Ngài.
Hôm nay, em có thấy các kẻ tin ở trong Hội Thánh, đã có ai hoàn toàn chịu đón nhận sự bình an Đức Giêsu Kitô hứa ban chưa ? Thực sự, con người vẫn chưa hoàn toàn để thánh ý Thiên Chúa hoạt động trong đời mình. Điều mà Thiên Chúa muốn và Đức Kitô tha thiết kêu mời là mọi kẻ tin vào Ngài, hãy luôn cầu khẩn van xin cho được: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,10). Thế mà hôm nay em thấy đó, Thiên Chúa chỉ gặp thấy ý người ta lan tràn trên mặt đất.
Nhưng tạ ơn Thiên Chúa em ạ! Ngoài Đức Giêsu Đấng duy nhất chu toàn thánh ý của Cha, chúng ta còn được Thiên Chúa ban cho một con người thứ hai. Em có biết người đó là ai không? Đó là Đức Trinh Nữ Maria, một thiếu nữ vô danh ở làng Nazaret. Mẹ đã sấp mình xuống đất dâng trọn trái tim của mình cho Thiên Chúa: “Xin cho thánh ý Ngài, được thành tựu nơi tôi” (Lc 1,38). Em thấy lúc ấy trời mở ra, Thánh Thần Thiên Chúa bao phủ quyền năng Đấng tối cao trên Mẹ, và như lời kinh chúng ta thường đọc: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người”.
Em thân mến,
Công đồng Vatican II đã nói về Đức Maria trong chương 8 của Hiến chế Tín lý như sau: “Chính Đức Maria, nhờ vâng phục (thánh ý) Thiên Chúa, đã trở nên nguyên nhân cứu độ cho toàn thể nhân loại chúng ta. Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Eva, nay đã được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria” (C8, đoạn 56).
Em muốn có bình an hạnh phúc thật sự, thì phải nhìn Đức Maria như mẫu gương tuyệt vời. Em hãy mở hết tâm hồn ra, hết cuộc đời ra mà đón nhận Đức Kitô vào trong lòng mình, để nhờ Ngài đặt tất cả ý riêng mình vào ý Thiên Chúa như Mẹ Maria đã làm.
Trong suốt cuộc đời mình, Mẹ chỉ có một đích ngắm là Đức Giêsu Kitô, chỉ có một điều để suy niệm và giữ kỹ trong lòng là Giêsu Kitô, chỉ có một trái tim để yêu mến là trái tim Giêsu Kitô. Vì thế, khi gặp gỡ ai, Đức Maria chỉ mời gọi và làm cho người ta đón nhận Đức Giêsu Kitô con Mẹ.
Gioan Baotixita, qua Mẹ Maria đã được Đức Giêsu tha tội tổ tông ngay trong bụng mẹ là bà Elisabet. Đám cưới thành Cana, nhờ Đức Mẹ chỉ người ta đến gặp Đức Giêsu, thì nước lã được hóa thành rượu ngon.
Hôm nay Đức Maria cũng mời gọi tất cả tín hữu đi vào ý Thiên Chúa là đón nhận Con Mẹ bằng cách lần chuỗi Mân Côi. Đức Giêsu Kitô, chính Ngài là mầu nhiệm cứu chuộc, và mầu nhiệm cứu chuộc đã diễn ra trong suốt cuộc đời giáng sinh, chết thập giá và phục sinh của Ngài.
Đức Maria, Đấng mang Lời Thiên Chúa trong lòng mình, hằng theo dõi bước Con trên đường cứu chuộc, kết hợp mật thiết với Con như thể nên một cùng Con trong mầu nhiệm ấy. Một mũi giáo đâm thâu trái tim Giêsu, thì một lười gươm cũng thâu qua lòng Mẹ.
Em còn nhớ một trong 3 mệnh lệnh của Mẹ khi hiện ra ở Fatima năm 1917 là ”siêng năng lần hạt Mân Côi” chứ ? Mẹ kêu mời đọc kinh Mân Côi hằng ngày là Mẹ kêu mời đắm mình vào mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô. Mẹ kêu mời con cái mình hãy ”Lần Hạt bằng Trái Tim” chứ không chỉ ”thờ kính ta bằng môi bằng miệng”! Vì thế khi em lần hạt Mân Côi không chỉ là đọc với số lượng cho thật nhiều, nhưng là đặt tất cả những đau khổ cực nhọc của đời mình vào cuộc tử nạn thập giá của Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đau khổ cơ cực như chúng ta, và hôm nay Ngài vẫn giang hai tay, mở trái tim để nhận hết nỗi đau khổ cơ cực và tội lỗi của chúng ta nữa. Ở nơi Đức Giêsu, biển xót thương mênh mông sẽ xóa hết tội lỗi của anh, của em, của tất cả mọi người, và trao ban cho chúng ta tình yêu vô biên và sự giầu có vô phương dò thấu của Ngài (Ep 3,8-10). Khi em ”Lần Hạt bằng Trái Tim’ như thế, em được nên một với Đức Giêsu, được ở trong sự bình an của Thiên Chúa, không còn nỗi đau khổ, hay một phồn vinh của thế gian làm em lo âu xao xuyến nữa.
Nói thật cho em biết, việc kính mến Đức Mẹ dù huy hoàng bên ngoài thế nào, mà không gặp được Đức Giêsu trong tâm hồn mình, trong cuộc đời mình là việc sùng kính sai lạc.
Nếu em lần chuỗi Mân Côi suốt ngày, mà không liên kết được với Đức Giêsu, không để Đức Giêsu lo toan gánh vác cho em tất cả những khổ đau và những tội lỗi của mình, để em được sống bình an trong Thiên Chúa, thì việc lần hạt vẫn chưa theo đúng ý của Đức Mẹ, vẫn chưa phải là ”Lần Chuỗi bằng Trái Tim”, vì ý của Chúa Cha vẫn chưa được thể hiện dưới đất trong đời em.
Thay cho lời kết lá thư này, xin gởi đến em tâm tình của một người bạn trẻ thời @ đã cảm nghiệm thế nào là ”Lần Chuỗi bằng Trái Tim”:
”Mỗi tuần vào buổi chiều thứ năm lúc 13g30 tôi đều đến với giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa tại nhà thờ Chí Hoà để cùng lần chuỗi, cùng tham dự thánh lễ và gặp gỡ những chứng nhân lên làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa. Lần hạt, quả là một việc khó đối với giới trẻ, chỉ nói đến phải đọc năm chục kinh là những người trẻ như chúng tôi thời @ đã thấy ngán lắm rồi. Nhất là vào lúc giữa trưa như thế này thì chắc hẳn là buồn ngủ và chán lắm. Nhận định ban đầu của tôi là như thế!
Thế nhưng không biết từ lúc nào tôi đã hiểu ”Lần Chuỗi Với Cả Trái Tim” là gì. Bây giờ tôi đã cảm thấy thích thú khi được cùng cộng đoàn lần chuỗi Mân Côi và chuỗi Lòng Chúa Thương Xót. Tôi thấy thú vị khi được nghe đủ các giọng đọc kinh của cả ba miền Nam Trung Bắc, được nghe từ giọng trẻ thơ, thanh niên đến người già. Tất cả hoà nhịp trầm bổng như một bản hợp xướng của một ca đoàn đặc biệt; “Ca đoàn của Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ”. Có những lúc trời đổ mưa khi cả cộng đoàn đang vang rền những lời kinh. Họ vẫn kiên trì quỳ đó với dù, nón và chuỗi tràng hạt trên tay. Những giọt nước mưa nhỏ xuống trên đôi môi mấy máy như những giọt lệ từ trời. Thường khi trời nắng chang chang, những giọt mồ hôi lăn trên trán, nhỏ xuống vai, thấm ướt đẫm lưng những kẻ tin vẫn kiên trì đội nắng cầu nguyện hấng giọt mồ hôi như giọt lệ từ trời. Tôi nghĩ đó là giọt lệ từ trời vì Chúa và Mẹ đang “chạnh lòng thương” khi nhìn thấy đoàn con cái mình dù lam lũ tất tưởi vẫn đồng thanh cất lời kinh vang lên với cả tâm tình của trái tim và lòng yêu mến.
Làm sao Chúa và Mẹ không “chạnh lòng thương” khi trước mắt tôi những ông bà cụ lụm khụm nhưng vẫn muốn cùng quỳ dưới đất với con cháu, những đôi vợ chồng trung niên, những cô thiếu nữ và cả những chàng thanh niên, cùng các em tuổi teen ham bay nhảy lại đang quỳ gối kính cẩn giang tay cầm xâu chuỗi lần hạt thật sốt sắng. Nhìn cảnh tượng đó, ai dám bảo họ không có chiều sâu nội tâm? Ai dám bảo họ không có lòng tin mà đến đây chỉ vì ham vui hay hiếu kỳ? Hầu như trái tim họ đã hoà nhập vào lời kinh đang cùng nhau vang lên lời tạ ơn Thiên Chúa, cảm ơn Mẹ. Chúng tôi cùng nhau suy gẫm từng Mầu Nhiệm của Kinh Mân Côi. Lời kinh được vang lên từ trái tim với tấm lòng yêu mến và tin tưởng. Mỗi mầu nhiệm là hình ảnh cuộc đời của Chúa Giêsu hiện ra trong chúng tôi, đi vào tâm trí và hiện diện trong đời sống. Bây giờ tôi mới thấy ích lợi của việc cầu nguyện lần hạt chung là như thế nào. Tôi có thể hoà nhập cùng mọi người chúc tụng Thiên Chúa và tôn vinh Mẹ trong niềm hân hoan. Niềm tin như được tuôn trào, niềm vui như được dâng cao. Lời kinh ấy không chỉ dừng lại trong ngôi thánh đường Chí Hòa chiều nay, nhưng sẽ theo suốt từng chặng đường đời chúng tôi, hướng dẫn cuộc sống chúng tôi, và giúp chúng tôi biết đặt ý mình trong ý Thiên Chúa như Mẹ Maria…”
Như thế là “Lần Chuỗi bằng Trái Tim” đó em ạ! Hẹn gặp em trong những lá thư sau.
Người anh em trong Chúa Kitô.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 04/10/2008
GIẢI THOÁT TINH THẦN
Đại sư cho rằng, chỉ cần vận dụng thích đáng thì bất kỳ lời nói của bản thân đều không phải là xấu.
Khi ông ta được tin có một đệ tử rất thích thề nguyền, bèn nói: “Dù cho là thề nguyền, thì có lúc cũng có thể đem lại sự giải thoát tinh thần, mà khi cầu nguyện không thể có.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Tất cả những lời nói ra nếu được uốn lưỡi bảy lần, thì chắc chắn lời nói ấy sẽ là lởi khôn ngoan, không những có ích cho người nghe, mà còn tăng thêm giá trị cho sự hiểu biết của mình.
Lời thề mà đã suy nghĩ chính chắn, đã qua cầu nguyện lâu giờ, đã bàn hỏi và học hỏi mục đích sẽ đạt tới, thì sẽ là một lời thề có giá trị, và nó sẽ là kim chỉ nam có thể giải thoát tinh thần khỏi những cám dỗ lòng vòng của thế gian.
Có những lời thề lời hứa không thể đem lại bình an và giải thoát tâm hồn, đó là lời thề trong phút bốc đồng của hai người nam nữ yêu nhau, bởi vì lâu nay có mấy ai thề thốt trong tình yêu mà giữ lời thề lời hứa đâu; đó là lời thề lời hứa của những kẻ tham lam hoặc sợ chết, họ thề để kiếm lợi cho mình, nhưng lời thề lời hứa này không thể làm cho tinh thần được giải thoát, trái lại còn nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ.
Mọi lời nói -dù không thề nguyền độc địa- mà đã suy nghĩ, cầu nguyện và uốn lưỡi bảy lần, đều có thể giải thoát tinh thần khỏi những lo âu phiền muộn, dù lời nói ấy có làm thiệt hại đến bản thân họ, bởi vì đó là lời nói của sự thật và khôn ngoan được Chúa Thánh Thần soi sáng.
N2T |
Đại sư cho rằng, chỉ cần vận dụng thích đáng thì bất kỳ lời nói của bản thân đều không phải là xấu.
Khi ông ta được tin có một đệ tử rất thích thề nguyền, bèn nói: “Dù cho là thề nguyền, thì có lúc cũng có thể đem lại sự giải thoát tinh thần, mà khi cầu nguyện không thể có.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Tất cả những lời nói ra nếu được uốn lưỡi bảy lần, thì chắc chắn lời nói ấy sẽ là lởi khôn ngoan, không những có ích cho người nghe, mà còn tăng thêm giá trị cho sự hiểu biết của mình.
Lời thề mà đã suy nghĩ chính chắn, đã qua cầu nguyện lâu giờ, đã bàn hỏi và học hỏi mục đích sẽ đạt tới, thì sẽ là một lời thề có giá trị, và nó sẽ là kim chỉ nam có thể giải thoát tinh thần khỏi những cám dỗ lòng vòng của thế gian.
Có những lời thề lời hứa không thể đem lại bình an và giải thoát tâm hồn, đó là lời thề trong phút bốc đồng của hai người nam nữ yêu nhau, bởi vì lâu nay có mấy ai thề thốt trong tình yêu mà giữ lời thề lời hứa đâu; đó là lời thề lời hứa của những kẻ tham lam hoặc sợ chết, họ thề để kiếm lợi cho mình, nhưng lời thề lời hứa này không thể làm cho tinh thần được giải thoát, trái lại còn nô lệ cho tội lỗi và ma quỷ.
Mọi lời nói -dù không thề nguyền độc địa- mà đã suy nghĩ, cầu nguyện và uốn lưỡi bảy lần, đều có thể giải thoát tinh thần khỏi những lo âu phiền muộn, dù lời nói ấy có làm thiệt hại đến bản thân họ, bởi vì đó là lời nói của sự thật và khôn ngoan được Chúa Thánh Thần soi sáng.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 04/10/2008
N2T |
5. Người cầu nguyện nhiều thì thu hoạch càng nhiều hơn.
(Thánh Alphonsus Liguori)Mưa hoa hồng của thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
18:27 04/10/2008
MƯA HOA HỒNG CỦA THÁNH NỮ TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊSU
Trước khi qua đời, Chị thánh Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897) đã hóm hỉnh hứa:
- Từ Trời Cao, Em sẽ làm mưa hoa hồng rơi xuống trần gian!
Và Chị thánh Têrêxa trung thành với lời hứa. Chị không muốn mình bị thất nghiệp hoặc ở không nhưng trên Thiên Quốc. Chị làm việc không ngừng. Thật thế, kể từ ngày 30-9-1897, Chị thánh cầu bầu cùng Đức Chúa GIÊSU, Bạn Tình dấu ái của Chị, tuôn đổ không biết bao ơn lành cho hết thảy ai kêu cầu Chị cứu giúp.
Chúa Nhật truyền giáo 19-10-1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) tuyên phong Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU là Tiến Sĩ Hội Thánh.
Sau đây là chứng từ của Chị Sian Tagg Fidanzata, nữ công nhân truyền giáo, tu hội ”Donum Dei - Hồng Ân Thiên Chúa”, về sự trợ giúp của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU và Thánh Nhan.
Ngay từ thơ ấu, Chị thánh Têrêxa luôn luôn ở cạnh tôi. Cha mẹ tôi phải thay đổi chỗ ở liên miên vì nghề nghiệp. Cứ mỗi lần đến một giáo xứ mới, chúng tôi lại có dịp cầu nguyện cùng thánh nữ Têrêxa. Để hiểu rõ hơn cuộc đời Chị thánh, thân phụ tôi mua cuốn ”Truyện Một Tâm Hồn”. Rồi một hôm, Cha tôi treo trên tường khung ảnh Chị thánh Têrêxa Hài Đồng GIÊSU, như dấu chứng, nhận Chị thánh làm người nữ bảo trợ cho gia đình. Kể từ ngày đó, chúng tôi nhận được không biết bao ơn lành THIÊN CHÚA, nhờ lời cầu bầu của Chị thánh. Tôi chỉ xin đan cử vài trường hợp.
Một ngày, chị chúng tôi đi lạc. Năm ấy chị khoảng 14-15 tuổi. Chúng tôi khẩn khoản cầu thánh nữ Têrêxa xin Chúa cho chúng tôi tìm thấy chị. Quả thật, sau đó chúng tôi tìm ra chị, thất lạc thật xa, nhưng an lành mạnh khoẻ.
Một lần khác, khi gia đình chúng tôi sống bên Anh quốc. Vào một ngày mùa đông giá lạnh, tuyết rơi thật nhiều. Cha tôi đi làm với chiếc xe cam-nhông nhỏ. Đường trơn, chiếc xe Cha tôi lái bị trượt không hãm được. May mắn thay, xe Cha tôi đụng phải hai chiếc xe đi ngược chiều. Tai nạn xảy ra nhưng không nặng lắm. Nếu không, có lẽ xe tiếp tục trượt xơi xuống hố!
Một lần khác nữa, chúng tôi kêu cầu với Chị thánh cho anh tôi, bị bệnh gan nặng. Chúng tôi không nhận phép lạ cho anh khỏi bệnh, nhưng chúng tôi được ơn chấp nhận thử thách. Đặc biệt, anh tôi chấp nhận chết. Sau đó anh tôi êm ái ra đi trong giấc ngủ, không đau đớn gì.
Năm lên 16 tuổi, tôi nhận ra tiếng Chúa gọi tôi gia nhập tu hội ”Donum Dei - Hồng Ân Thiên Chúa”, tức gia đình Nữ Công Nhân Truyền Giáo. Ban đầu thấy tôi còn trẻ, Cha tôi không chấp nhận cho tôi rời gia đình. Nhưng khi biết Tu Hội ”Hồng Ân Thiên Chúa” nhận hai thánh nữ Jeanne d'Arc (1412-1431) và Têrêxa Hài Đồng GIÊSU làm quan thầy, thì Cha tôi đồng ý cho tôi gia nhập Tu Hội. Từ đó Chị thánh Têrêxa luôn đồng hành với tôi trên con đường tận hiến. Chị giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa của đức vâng lời và sự từ bỏ chính mình.
... Tiếp theo là chứng từ của bà Milena Allegri, phụ nữ Công Giáo Ý.
Tôi chào đời ngày 11-4-1939 tại Russeto, thuộc tỉnh Parma. Tôi thuộc về gia đình nghèo tiền của nhưng giàu Đức Tin và các nhân đức như lòng ngay thẳng và ý chí cương quyết. Đó là gia sản duy nhất cha mẹ để lại cho chúng tôi.
Vào mùa thu năm 1940 - tôi lên 1 tuổi - Cha tôi vừa rời quân ngũ trở về gia đình. Cha mẹ tôi có thói quen mỗi buổi tối trước khi ngủ đọc một đoạn trong cuốn ”Truyện Một Tâm Hồn” của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU và Thánh Nhan. Đọc xong, cha mẹ tôi còn bàn luận về các phép lạ cùng các ơn lành nhận lãnh nhờ lời cầu bầu của Chị thánh. Một buổi tối như thường lệ, khi đọc kinh xong, cha mẹ tôi tắt chiếc đèn dầu. Nhưng Cha tôi lại muốn thắp đèn lên. Mẹ tôi chăm đèn rồi vứt ngòi châm xuống nền nhà, dưới ghế đẩu bằng tranh, mà quên không kiểm soát là ngòi châm đã tắt hẳn chưa. Thế là ngòi châm bắt cháy từ từ chiếc ghế đặt cạnh giường ngủ của tôi.
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, cha mẹ tôi ngủ li bì. Bỗng mỗi người nghe tiếng gọi chính tên của mình. Cả hai ông bà giật mình thức giấc thì thấy căn phòng chan hòa ánh sáng, khói bay mù mịt. Cha mẹ tôi hiểu ngay giường tôi nằm cũng bị bốc cháy. Ba tôi lấy vội chiếc mền trùm lên tôi và bồng tôi ra chỗ khác. Kiểm soát thì thấy tôi không bị cháy sém, dù một sợi tóc!
Lớn lên, tôi thường nghe cha mẹ tôi kể lại câu chuyện trên đây. Vì thế, tôi luôn ấp ủ hình ảnh thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU và Thánh Nhan trong lòng. Tôi càng yêu mến thánh nữ hơn khi tôi khám phá ra cuộc đời và sứ điệp của thánh nữ:
- Một sứ điệp đơn sơ trong trắng nhưng không kém vẻ anh hùng!
... ”Ai đến với Thầy và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc” (Luca 6,47-48).
(”Dans le SILLON missionnaire”, n.272, 10+11+12/1996, trang 20-25)
Trước khi qua đời, Chị thánh Têrêxa Hài Đồng GIÊSU (1873-1897) đã hóm hỉnh hứa:
- Từ Trời Cao, Em sẽ làm mưa hoa hồng rơi xuống trần gian!
Và Chị thánh Têrêxa trung thành với lời hứa. Chị không muốn mình bị thất nghiệp hoặc ở không nhưng trên Thiên Quốc. Chị làm việc không ngừng. Thật thế, kể từ ngày 30-9-1897, Chị thánh cầu bầu cùng Đức Chúa GIÊSU, Bạn Tình dấu ái của Chị, tuôn đổ không biết bao ơn lành cho hết thảy ai kêu cầu Chị cứu giúp.
Chúa Nhật truyền giáo 19-10-1997, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) tuyên phong Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU là Tiến Sĩ Hội Thánh.
Sau đây là chứng từ của Chị Sian Tagg Fidanzata, nữ công nhân truyền giáo, tu hội ”Donum Dei - Hồng Ân Thiên Chúa”, về sự trợ giúp của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU và Thánh Nhan.
Ngay từ thơ ấu, Chị thánh Têrêxa luôn luôn ở cạnh tôi. Cha mẹ tôi phải thay đổi chỗ ở liên miên vì nghề nghiệp. Cứ mỗi lần đến một giáo xứ mới, chúng tôi lại có dịp cầu nguyện cùng thánh nữ Têrêxa. Để hiểu rõ hơn cuộc đời Chị thánh, thân phụ tôi mua cuốn ”Truyện Một Tâm Hồn”. Rồi một hôm, Cha tôi treo trên tường khung ảnh Chị thánh Têrêxa Hài Đồng GIÊSU, như dấu chứng, nhận Chị thánh làm người nữ bảo trợ cho gia đình. Kể từ ngày đó, chúng tôi nhận được không biết bao ơn lành THIÊN CHÚA, nhờ lời cầu bầu của Chị thánh. Tôi chỉ xin đan cử vài trường hợp.
Một ngày, chị chúng tôi đi lạc. Năm ấy chị khoảng 14-15 tuổi. Chúng tôi khẩn khoản cầu thánh nữ Têrêxa xin Chúa cho chúng tôi tìm thấy chị. Quả thật, sau đó chúng tôi tìm ra chị, thất lạc thật xa, nhưng an lành mạnh khoẻ.
Một lần khác, khi gia đình chúng tôi sống bên Anh quốc. Vào một ngày mùa đông giá lạnh, tuyết rơi thật nhiều. Cha tôi đi làm với chiếc xe cam-nhông nhỏ. Đường trơn, chiếc xe Cha tôi lái bị trượt không hãm được. May mắn thay, xe Cha tôi đụng phải hai chiếc xe đi ngược chiều. Tai nạn xảy ra nhưng không nặng lắm. Nếu không, có lẽ xe tiếp tục trượt xơi xuống hố!
Một lần khác nữa, chúng tôi kêu cầu với Chị thánh cho anh tôi, bị bệnh gan nặng. Chúng tôi không nhận phép lạ cho anh khỏi bệnh, nhưng chúng tôi được ơn chấp nhận thử thách. Đặc biệt, anh tôi chấp nhận chết. Sau đó anh tôi êm ái ra đi trong giấc ngủ, không đau đớn gì.
Năm lên 16 tuổi, tôi nhận ra tiếng Chúa gọi tôi gia nhập tu hội ”Donum Dei - Hồng Ân Thiên Chúa”, tức gia đình Nữ Công Nhân Truyền Giáo. Ban đầu thấy tôi còn trẻ, Cha tôi không chấp nhận cho tôi rời gia đình. Nhưng khi biết Tu Hội ”Hồng Ân Thiên Chúa” nhận hai thánh nữ Jeanne d'Arc (1412-1431) và Têrêxa Hài Đồng GIÊSU làm quan thầy, thì Cha tôi đồng ý cho tôi gia nhập Tu Hội. Từ đó Chị thánh Têrêxa luôn đồng hành với tôi trên con đường tận hiến. Chị giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa của đức vâng lời và sự từ bỏ chính mình.
... Tiếp theo là chứng từ của bà Milena Allegri, phụ nữ Công Giáo Ý.
Tôi chào đời ngày 11-4-1939 tại Russeto, thuộc tỉnh Parma. Tôi thuộc về gia đình nghèo tiền của nhưng giàu Đức Tin và các nhân đức như lòng ngay thẳng và ý chí cương quyết. Đó là gia sản duy nhất cha mẹ để lại cho chúng tôi.
Vào mùa thu năm 1940 - tôi lên 1 tuổi - Cha tôi vừa rời quân ngũ trở về gia đình. Cha mẹ tôi có thói quen mỗi buổi tối trước khi ngủ đọc một đoạn trong cuốn ”Truyện Một Tâm Hồn” của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU và Thánh Nhan. Đọc xong, cha mẹ tôi còn bàn luận về các phép lạ cùng các ơn lành nhận lãnh nhờ lời cầu bầu của Chị thánh. Một buổi tối như thường lệ, khi đọc kinh xong, cha mẹ tôi tắt chiếc đèn dầu. Nhưng Cha tôi lại muốn thắp đèn lên. Mẹ tôi chăm đèn rồi vứt ngòi châm xuống nền nhà, dưới ghế đẩu bằng tranh, mà quên không kiểm soát là ngòi châm đã tắt hẳn chưa. Thế là ngòi châm bắt cháy từ từ chiếc ghế đặt cạnh giường ngủ của tôi.
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, cha mẹ tôi ngủ li bì. Bỗng mỗi người nghe tiếng gọi chính tên của mình. Cả hai ông bà giật mình thức giấc thì thấy căn phòng chan hòa ánh sáng, khói bay mù mịt. Cha mẹ tôi hiểu ngay giường tôi nằm cũng bị bốc cháy. Ba tôi lấy vội chiếc mền trùm lên tôi và bồng tôi ra chỗ khác. Kiểm soát thì thấy tôi không bị cháy sém, dù một sợi tóc!
Lớn lên, tôi thường nghe cha mẹ tôi kể lại câu chuyện trên đây. Vì thế, tôi luôn ấp ủ hình ảnh thánh nữ Têrêxa Hài Đồng GIÊSU và Thánh Nhan trong lòng. Tôi càng yêu mến thánh nữ hơn khi tôi khám phá ra cuộc đời và sứ điệp của thánh nữ:
- Một sứ điệp đơn sơ trong trắng nhưng không kém vẻ anh hùng!
... ”Ai đến với Thầy và nghe những lời Thầy dạy mà đem ra thực hành, thì Thầy sẽ chỉ cho anh em biết người ấy ví được như ai. Người ấy ví được như một người khi xây nhà, đã cuốc, đã đào sâu và đặt nền móng trên đá. Nước lụt dâng lên, dòng sông có ùa vào nhà, thì cũng không lay chuyển nổi, vì nhà đã xây vững chắc” (Luca 6,47-48).
(”Dans le SILLON missionnaire”, n.272, 10+11+12/1996, trang 20-25)
Chiếc áo trắng ngày cưới
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
18:30 04/10/2008
CHIẾC ÁO TRẮNG NGÀY CƯỚI
Chứng từ của Vincent và Christelle, đôi vợ chồng Công Giáo người Pháp. Gọi là Công Giáo, nhưng thật ra hai người trải qua thời gian không sống đạo. Xin nhường lời Ông Bà kể lại tiến trình đưa đến Đức Tin và sống đạo nghiêm chỉnh trong đời sống hôn nhân.
Ông Vincent. Chúng tôi gặp nhau nơi ghế nhà trường. Năm ấy Christelle 17 tuổi còn tôi 22 tuổi. Lúc đó tôi không có ý niệm về tôn giáo, bởi lẽ gia đình tôi không giữ đạo.
Bà Christelle. Phần tôi, tôi tin nơi THIÊN CHÚA ngay khi còn bé tí xíu. Năm lên 7 tuổi, tôi đặt không biết bao câu hỏi về Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA khiến mẹ tôi quyết định cho tôi đi học giáo lý.
Ông Vincent. Tôi may mắn có được cha mẹ cởi mở. Năm tôi lên 5, Ba Má hỏi có muốn được Rửa Tội không. Tôi chấp nhận ngay vì nghĩ đến buổi tiệc tổ chức nơi gia đình với nhiều quà cáp. Lễ Rửa Tội là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong tuổi thơ tôi. Sau đó, Ba Má tôi lại hỏi có muốn đi học giáo lý vào thứ tư hàng tuần không. Thứ tư là ngày nghỉ. Giữa thú vui theo bạn bè dạo chơi ngoài đồng với việc đến nhà thờ học giáo lý, dĩ nhiên tôi bỏ rơi giáo lý và chọn đi chơi!
Hồi ấy, Giáo Hội Công Giáo và nhà thờ mang hình ảnh ảm đạm. Tôi thấy chỉ có các bà già mới siêng năng đến nhà thờ. Nghĩ như thế nên tôi dẹp nhà thờ qua một bên và bỏ Đạo luôn.
Khi gặp Christelle tôi chỉ được Rửa Tội và không có thêm gì khác. Năm ấy nàng chuẩn bị mừng kỷ niệm lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Đức Giám Mục quyết định tụ họp tất cả thanh niên thiếu nữ đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức để các bạn trẻ lập lại lời hứa đi theo Đức Chúa GIÊSU KITÔ, trước khi bước vào tuổi trưởng thành. Tôi tham dự buổi cử hành này. Đây là dịp tốt trao cơ hội cho tôi bước chân vào một thánh đường.
Bà Christelle. Như bao bạn trẻ cùng tuổi, sau thời trung học, chúng tôi bắt đầu đi chơi chung và ”tỏ tình” với nhau. Rồi chúng tôi quyết định sống chung. Chúng tôi sống chung trong vòng 2 năm tuy vẫn tiếp tục đi học. Đây cũng là thời kỳ Ba Má tôi ly dị. Quá buồn trước thảm cảnh gia đình tan rã, tôi khép chặt cửa lòng, không thèm nghĩ đến Chúa. Tuy nhiên, dù đi bất cứ nơi đâu, tôi luôn mang theo bên mình Cuốn Tân Ước nhỏ và khung ảnh gỗ có vẽ hình Đức Chúa KITÔ. Hai vật thánh này đối với tôi như chiếc bùa hộ mạng, hoặc giống như người luôn mang trong mình tấm ảnh người thân yêu nhất. Và một ngày, Vincent khám phá ra Cuốn Tân Ước của tôi. .
Ông Vincent. Điều làm tôi tức cười nhất là khung ảnh gỗ Đức Chúa KITÔ. Christelle hôn ảnh thánh nhiều đến độ làm khuôn mặt Chúa biến mất. Chúng tôi vẫn còn giữ ảnh đó, nhưng giờ đây gần như chỉ còn là khung gỗ màu trắng! Còn Cuốn Tân Ước thì vẫn nằm trong cái xách tay của nàng.
Thời gian này tôi gặp bà giáo dạy giáo lý cho Christelle. Bà và chồng bà tiếp chúng tôi nơi nhà bà. Trên chiếc lò sưởi tôi thấy bà đặt nhiều ảnh thánh, dấu hiệu tỏ tường cho Đức Tin của ông bà. Các buổi chúng tôi viếng thăm ông bà thường kéo dài mãi tới khuya. Chúng tôi đặt rất nhiều câu hỏi và ông bà giải thích cho chúng tôi nghe về Đức Chúa GIÊSU KITÔ và về Đức Tin Công Giáo. Các cuộc trao đổi tôn giáo gieo vào lòng tôi niềm ước muốn đi xa hơn nữa. Một ngày, lúc ngồi một mình, tôi cầm lấy Cuốn Tân Ước mà Christelle luôn mang theo mọi nơi. Tôi tình cờ mở ra và đọc ngay trang ấy. Rồi tôi đọc tiếp cho đến hết Phúc Âm thứ nhất. Tôi đọc sang Phúc Âm thứ hai và cứ thế, tôi đọc trọn 4 Phúc Âm.
Buổi đọc sách hôm ấy quả là mạc khải đối với tôi. Cuốn sách viết cách đây gần hai ngàn năm lại lan tỏa sự hiện diện. Lạ lùng hơn nữa, tôi có cảm giác mình khám phá ra ”chân-lý” ẩn chứa trong Cuốn Tân Ước. Hay có lẽ ”chân-lý” vẫn nằm trong trái tim tôi chăng? Qua việc đọc sách thánh này, ”chân-lý” lại mạc khải cách chớp nhoáng khiến tôi hiểu ngay: giáo huấn của Đức Chúa GIÊSU vẫn giữ nguyên giá trị cho ngày hôm nay. Vào ngày hôm ấy, chính Đức Chúa GIÊSU đích thân ngỏ lời với riêng tôi. Tư tưởng này khiến tôi vô cùng xúc động.
Lúc đó Christelle và tôi sống chung được một năm. Tôi thầm nghĩ: ”Phải chăng đến lúc cần học hỏi thêm về Kitô Giáo?” Đó cũng là năm tôi thi hành quân dịch. Tôi quyết định theo học môn giáo lý nơi văn phòng Cha Tuyên Úy. Vào cuối năm, tôi ước ao được Rước Lễ Lần Đầu và tôi muốn sống biến cố này vào ngày 15-8, lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời. Bởi lẽ, Đức Mẹ MARIA luôn hiện diện và chân thành giúp đỡ chúng tôi. Năm ấy tôi 23 tuổi.
Để có thể lãnh nhận Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ tôi phải đi gặp Linh Mục và xin xưng tội. Tôi may mắn gặp được vị Linh Mục rất thân ái. Christelle và vài người bạn đợi tôi bên ngoài. Khi tôi vừa ra khỏi cửa, họ xúm lại hỏi tôi: ”Được không?” Tôi trả lời ngay: ”Không được gì hết! Cha từ chối ban phép giải tội cho tôi!” Mọi người kinh-ngạc đến chưng-hửng!
Tôi ôn tồn lập lại cho mọi người nghe lời vị Linh Mục với tôi:
- Christelle và con, hai đứa con đang sống chung. Đối với Hội Thánh Công Giáo, hai con chưa sống trong sự thật. . Nếu quả thật hai con ước ao sống trong sự thật, hai con phải nghiêm chỉnh nghĩ đến thời kỳ đính hôn. Với tư cách Linh Mục, Cha không thể ban phép xá giải cho con. Con nên đi gặp Đức Giám Mục và trình bày với ngài về trường hợp của hai đứa con.
Đối với tôi, lời vị Linh Mục mang tầm mức thật quan trọng. Tôi nhận ra lời ngài ăn khớp với Tình Yêu Đức Chúa KITÔ đòi buộc trong Phúc Âm. Nếu hôm ấy tôi dễ dàng nhận ơn xá giải, dấu hiệu ơn Chúa tha tội cho tôi, hẳn tôi sẽ cười nhạo chê bai:
- Giáo Hội chỉ là trò bịp bợm! Từ một năm qua tôi chuẩn bị kỹ lưỡng để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nhưng Giáo Hội quả ngây thơ, dễ bị lừa như con nít!
Vâng đúng thế! Tôi cần nghe người ta nói sự thật cho tôi biết. Và đây là điều vị Linh Mục vừa làm. Chính ngài vạch rõ cho tôi thấy:
- Tình trạng sống của hai đứa con là như thế. Cha không kết tội hai con nhưng Cha cũng không thể ban phép giải tội cho con nhân danh Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà Cha phục vụ. Vì tình yêu Đức Chúa GIÊSU KITÔ, hai con nên đi xa hơn nữa.
Theo lời khuyên của vị Linh Mục, tôi đi gặp Đức Giám Mục. Tôi trình bày cho ngài biết tình trạng sống của tôi và bày tỏ ước muốn được rước Mình Thánh Chúa. Tôi cũng thêm rằng Christelle và tôi, chúng tôi ước ao sống thời kỳ đính hôn để tìm hiểu nhau rõ hơn. Thật vậy, trước đó chúng tôi đồng ý chấm dứt mọi liên hệ tính dục, chờ đợi đến ngày chúng tôi thật sự mãi mãi trao thân cho nhau. Tuy nhiên, tôi cũng thú nhận với Đức Giám mục là hiện tại chúng tôi không đủ tiền để thuê phòng ở riêng.
Nhìn thấy lòng thành thật của hai đứa chúng tôi, Đức Giám Mục ban phép Giải Tội cho tôi. Tôi được Rước Lễ Lần Đầu và chúng tôi thu xếp lại căn phòng để chúng tôi có thể sống chung một cách khác. .
Bà Christelle. Cùng ngày Vincent xưng tội và rước lễ Lần Đầu, chúng tôi tổ chức lễ đính hôn. Vincent tìm việc làm. Năm đó ghi bước quan trọng trong cuộc đời lứa đôi: chúng tôi thực sự hồi tâm hoán cải, trở về với đường ngay nẻo chính. Ban đầu chúng tôi gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ, sống cạnh nhau nhưng không có có liên hệ tính dục. Thật không mấy dễ dàng!
Hai tháng đầu, chúng tôi ”lao-chao” tưởng như không giữ được lời dốc lòng. Chúng tôi khiêm tốn xin một vị Linh Mục giúp lời cầu nguyện hầu chúng tôi đứng vững trong thử thách. Nhờ vậy mà chúng tôi nếm hưởng được niềm vui của thời kỳ đính hôn. Với ơn Chúa giúp, chúng tôi có thể sống tình huynh đệ như thế trong vòng một năm. Chúng tôi kín mức sức mạnh nơi bí tích Thánh Thể. Trước đó, chúng tôi chỉ đi lễ Chúa nhật. Giờ đây chúng tôi cảm thấy nhu cầu cần tham dự Thánh Lễ ít là một tuần ba lần. Chúng tôi cũng thường xuyên lãnh bí tích Giải Tội. Thật quan trọng cho mối hòa điệu trong quan hệ nam nữ của chúng tôi.
Ông Vincent. Chúng tôi không chọn lối sống này để làm hài lòng Giáo Hội hay gia đình. Chúng tôi chỉ linh-cảm tầm quan trọng và sự cần thiết của thời kỳ đính hôn để củng cố mối quan hệ giữa đôi trai gái. Thành thật mà thú nhận rằng, lúc ấy chúng tôi không rõ mình có được chọn để nên duyên vợ chồng không. Chúng tôi tiến quá nhanh và quá xa nên không dành thời gian tìm hiểu lẫn nhau.
Chỉ có điều đáng là tôi luôn tin tưởng vào tình yêu. Tình Yêu đúng nghĩa của nó, ngay cả trước khi tôi biết được một Đấng với danh thánh là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngài là THIÊN CHÚA và là Tình Yêu. Vậy thì, nếu có gì mà tôi không muốn lỡ mất cơ hội trong đời tôi, chính là cuộc hôn nhân này. Nói cách nôm na hơn, tôi thật sự yêu Christelle và muốn chọn nàng làm vợ.
Bà Christelle. Cuộc ly dị của cha mẹ tôi làm tôi hoảng sợ. Tôi sợ rồi đây thảm họa cũng xảy ra cho hai chúng tôi. Tôi liền kêu xin Chúa cho chúng tôi những dấu hiệu trong lúc chúng tôi còn ở thời kỳ đính hôn. Nhờ cắt đứt mọi liên hệ tính dục, chúng tôi có thời giờ nhìn lại mỗi người, để cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định chung kết. Dĩ nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục yêu nhau nhưng với ý thức trách nhiệm hơn và mối quan hệ của chúng tôi có chiều sâu vững chắc hơn.
Ông Vincent. Khi quyết định rồi, chúng tôi dâng lên THiÊN CHÚA tiến trình hôn nhân của chúng tôi. Thời kỳ đính hôn thay đổi cái nhìn và cung cách hành xử của chúng tôi. Đặc biệt, thời kỳ đính hôn làm phát triển tâm tình trìu mến và khả năng đối thoại giữa hai chúng tôi. Chúng tôi có thể nhận định rõ ràng sự khác biệt giữa thời gian đính hôn và sự kiện chỉ thuần túy ”sống chung” như đôi trai-gái! Lúc trước, chúng tôi chả cần phải nói hết, cũng không bị bắt buộc phải đi đến cùng, vì chúng tôi đâu có ràng buộc nào với nhau. Bây giờ thì trái lại, chúng tôi muốn mọi sự phải được trình bày rõ ràng hầu cùng nhau tìm giải pháp cho vấn đề. Chẳng hạn, chúng tôi trao đổi về các vấn đề liên quan đến thế giới hiện đại, đến việc chọn lựa nghề nghiệp cũng như đến đời sống gia đình và ngay cả đến đời sống vợ chồng trong tương lai. Các trao đổi này thật sự bổ ích cho cuộc sống hai chúng tôi.
Christelle xuất hiện trước mắt tôi hoàn toàn mới mẻ. Vào chính ngày thành hôn, tôi tái khám phá ra hiền thê tôi y như ngày chúng tôi mới quen nhau lần đầu. Hôm nay, tròn 7 năm sau ngày cưới nhau, chúng tôi cố gắng giữ nguyên vẹn tâm tình trìu mến và âu yếm chăm sóc nhau. Chúng tôi biết rõ chúng tôi tiếp tục không ngừng khám phá ra nhau. Thật là cuộc hành trành tuyệt diệu và tràn đầy niềm hy vọng!
Bà Christelle. Vào ngày thành hôn, tôi hãnh diện khoác lên mình chiếc áo cưới trắng tinh, biểu tượng cho sự trong trắng. Tận thâm tâm, tôi cảm thấy mình tìm gặp trở lại nét trinh nguyên ban đầu. Trên chiếc áo cưới, chính tôi cẩn thận chọn thêm hình vẽ bông huệ: một biểu tượng khác của sự trong trắng. Kể từ ngày hồng phúc ấy, chúng tôi không ngừng tìm cách vừa duy trì tình yêu vừa làm cho tình yêu tăng thêm mãi. Nếu tôi nhìn lại đàng sau, tôi nhận ra mỗi ngày tôi một yêu Vincent chồng tôi hơn. Khi lấy nhau, người ta không thể có cảm tưởng mình không còn có thể yêu nhau hơn nữa. . Không phải như vậy. Trái lại là đàng khác. Tình yêu làm tăng thêm tình yêu. Tôi yêu chồng tôi hơn cách đây 7 năm. Nhiều người cho rằng, sau khi lấy nhau rồi, tình yêu như dần dần tắt lịm. Đó không phải là nhãn quan của đôi bạn Công Giáo. Bởi vì đôi vợ chồng Công Giáo - tay trong tay - cùng nhau tiến bước với sự trợ giúp của ơn thánh đến từ Trời Cao. Đúng thế, chính THIÊN CHÚA là Tinh Yêu luôn đổ tràn ngọn lửa tình yêu vào đôi vợ chồng nồng nàn yêu nhau.
Ông Vincent. Cách đây 7 năm, sau thời gian đính hôn và quyết định đi đến hôn nhân, chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp nhận mầm sống vào cuộc đời hai vợ chồng. Thế mà, ngày lại ngày trôi qua, chả thấy có đứa con nào xuất hiện. Những năm đầu, chúng tôi nhẫn nhục chờ đợi và cam chịu cảnh sống quạnh hiu không tiếng tiếng cười trẻ thơ. Nhưng năm tháng càng trôi đi, nỗi đau khổ của chúng tôi càng tăng dần. May mắn thay, chúng tôi là đôi vợ chồng Công Giáo có Đức Tin sâu xa và chân thành yêu thương nhau.
Bà Christelle. Thời gian thử thách - khi chờ đợi đứa con chào đời - mang lại cho chúng tôi nhiều ý tưởng chín mùi. Chúng tôi hiểu rằng, tất cả đều là hồng ân. Không có gì mất mát cả. Chúng tôi cũng suy tư thật nhiều về mầu nhiệm và về hồng ân sự sống. Ngày nay thì chúng tôi được hồng phúc tiếp nhận đứa con trong mái ấm gia đình chúng tôi. Nó là bé gái và chúng tôi đặt tên cho bé là Abigail nghĩa là Niềm Vui của CHA. Đó là chặng cuối con đường mà chính THIÊN CHÚA không ngừng làm cho chúng tôi lớn lên trong trách nhiệm và trong ơn gọi. Ý muốn duy nhất của THIÊN CHÚA là làm cho chúng tôi được phát triển và rộng mở cho cuộc sống viên mãn.
... ”THIÊN CHÚA sẽ xuất hiện trên dân Ngài, mũi tên của Ngài sẽ phóng đi như tia chớp. THIÊN CHÚA sẽ thổi tù-và, Ngài sẽ tiến bước trong gió bão phương nam. THIÊN CHÚA các đạo binh sẽ che chở họ, khiến họ nghiền nát và chà đạp những viên đá phóng. . Trong ngày đó, THIÊN CHÚA sẽ cứu thoát dân Ngài, như mục tử cứu thoát đàn chiên. Họ sẽ chiếu sáng trên đất của Ngài như những viên ngọc lấp lánh trên vương miện. Quả thật, họ hạnh phúc biết bao, họ xinh đẹp chừng nào! Lúa mì làm cho thanh niên được nẩy nở và rượu mới làm cho thiếu nữ được vui tươi” (Sách Dacaria 9,14-17).
(”Il a changé ma vie! Dieu je L'ai rencontré”, Tome II, Éditions de l'Emmanuel, 2001, trang 47-56)
Chứng từ của Vincent và Christelle, đôi vợ chồng Công Giáo người Pháp. Gọi là Công Giáo, nhưng thật ra hai người trải qua thời gian không sống đạo. Xin nhường lời Ông Bà kể lại tiến trình đưa đến Đức Tin và sống đạo nghiêm chỉnh trong đời sống hôn nhân.
Ông Vincent. Chúng tôi gặp nhau nơi ghế nhà trường. Năm ấy Christelle 17 tuổi còn tôi 22 tuổi. Lúc đó tôi không có ý niệm về tôn giáo, bởi lẽ gia đình tôi không giữ đạo.
Bà Christelle. Phần tôi, tôi tin nơi THIÊN CHÚA ngay khi còn bé tí xíu. Năm lên 7 tuổi, tôi đặt không biết bao câu hỏi về Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA khiến mẹ tôi quyết định cho tôi đi học giáo lý.
Ông Vincent. Tôi may mắn có được cha mẹ cởi mở. Năm tôi lên 5, Ba Má hỏi có muốn được Rửa Tội không. Tôi chấp nhận ngay vì nghĩ đến buổi tiệc tổ chức nơi gia đình với nhiều quà cáp. Lễ Rửa Tội là một trong những kỷ niệm đẹp nhất trong tuổi thơ tôi. Sau đó, Ba Má tôi lại hỏi có muốn đi học giáo lý vào thứ tư hàng tuần không. Thứ tư là ngày nghỉ. Giữa thú vui theo bạn bè dạo chơi ngoài đồng với việc đến nhà thờ học giáo lý, dĩ nhiên tôi bỏ rơi giáo lý và chọn đi chơi!
Hồi ấy, Giáo Hội Công Giáo và nhà thờ mang hình ảnh ảm đạm. Tôi thấy chỉ có các bà già mới siêng năng đến nhà thờ. Nghĩ như thế nên tôi dẹp nhà thờ qua một bên và bỏ Đạo luôn.
Khi gặp Christelle tôi chỉ được Rửa Tội và không có thêm gì khác. Năm ấy nàng chuẩn bị mừng kỷ niệm lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Đức Giám Mục quyết định tụ họp tất cả thanh niên thiếu nữ đã lãnh nhận bí tích Thêm Sức để các bạn trẻ lập lại lời hứa đi theo Đức Chúa GIÊSU KITÔ, trước khi bước vào tuổi trưởng thành. Tôi tham dự buổi cử hành này. Đây là dịp tốt trao cơ hội cho tôi bước chân vào một thánh đường.
Bà Christelle. Như bao bạn trẻ cùng tuổi, sau thời trung học, chúng tôi bắt đầu đi chơi chung và ”tỏ tình” với nhau. Rồi chúng tôi quyết định sống chung. Chúng tôi sống chung trong vòng 2 năm tuy vẫn tiếp tục đi học. Đây cũng là thời kỳ Ba Má tôi ly dị. Quá buồn trước thảm cảnh gia đình tan rã, tôi khép chặt cửa lòng, không thèm nghĩ đến Chúa. Tuy nhiên, dù đi bất cứ nơi đâu, tôi luôn mang theo bên mình Cuốn Tân Ước nhỏ và khung ảnh gỗ có vẽ hình Đức Chúa KITÔ. Hai vật thánh này đối với tôi như chiếc bùa hộ mạng, hoặc giống như người luôn mang trong mình tấm ảnh người thân yêu nhất. Và một ngày, Vincent khám phá ra Cuốn Tân Ước của tôi. .
Ông Vincent. Điều làm tôi tức cười nhất là khung ảnh gỗ Đức Chúa KITÔ. Christelle hôn ảnh thánh nhiều đến độ làm khuôn mặt Chúa biến mất. Chúng tôi vẫn còn giữ ảnh đó, nhưng giờ đây gần như chỉ còn là khung gỗ màu trắng! Còn Cuốn Tân Ước thì vẫn nằm trong cái xách tay của nàng.
Thời gian này tôi gặp bà giáo dạy giáo lý cho Christelle. Bà và chồng bà tiếp chúng tôi nơi nhà bà. Trên chiếc lò sưởi tôi thấy bà đặt nhiều ảnh thánh, dấu hiệu tỏ tường cho Đức Tin của ông bà. Các buổi chúng tôi viếng thăm ông bà thường kéo dài mãi tới khuya. Chúng tôi đặt rất nhiều câu hỏi và ông bà giải thích cho chúng tôi nghe về Đức Chúa GIÊSU KITÔ và về Đức Tin Công Giáo. Các cuộc trao đổi tôn giáo gieo vào lòng tôi niềm ước muốn đi xa hơn nữa. Một ngày, lúc ngồi một mình, tôi cầm lấy Cuốn Tân Ước mà Christelle luôn mang theo mọi nơi. Tôi tình cờ mở ra và đọc ngay trang ấy. Rồi tôi đọc tiếp cho đến hết Phúc Âm thứ nhất. Tôi đọc sang Phúc Âm thứ hai và cứ thế, tôi đọc trọn 4 Phúc Âm.
Buổi đọc sách hôm ấy quả là mạc khải đối với tôi. Cuốn sách viết cách đây gần hai ngàn năm lại lan tỏa sự hiện diện. Lạ lùng hơn nữa, tôi có cảm giác mình khám phá ra ”chân-lý” ẩn chứa trong Cuốn Tân Ước. Hay có lẽ ”chân-lý” vẫn nằm trong trái tim tôi chăng? Qua việc đọc sách thánh này, ”chân-lý” lại mạc khải cách chớp nhoáng khiến tôi hiểu ngay: giáo huấn của Đức Chúa GIÊSU vẫn giữ nguyên giá trị cho ngày hôm nay. Vào ngày hôm ấy, chính Đức Chúa GIÊSU đích thân ngỏ lời với riêng tôi. Tư tưởng này khiến tôi vô cùng xúc động.
Lúc đó Christelle và tôi sống chung được một năm. Tôi thầm nghĩ: ”Phải chăng đến lúc cần học hỏi thêm về Kitô Giáo?” Đó cũng là năm tôi thi hành quân dịch. Tôi quyết định theo học môn giáo lý nơi văn phòng Cha Tuyên Úy. Vào cuối năm, tôi ước ao được Rước Lễ Lần Đầu và tôi muốn sống biến cố này vào ngày 15-8, lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời. Bởi lẽ, Đức Mẹ MARIA luôn hiện diện và chân thành giúp đỡ chúng tôi. Năm ấy tôi 23 tuổi.
Để có thể lãnh nhận Mình Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ tôi phải đi gặp Linh Mục và xin xưng tội. Tôi may mắn gặp được vị Linh Mục rất thân ái. Christelle và vài người bạn đợi tôi bên ngoài. Khi tôi vừa ra khỏi cửa, họ xúm lại hỏi tôi: ”Được không?” Tôi trả lời ngay: ”Không được gì hết! Cha từ chối ban phép giải tội cho tôi!” Mọi người kinh-ngạc đến chưng-hửng!
Tôi ôn tồn lập lại cho mọi người nghe lời vị Linh Mục với tôi:
- Christelle và con, hai đứa con đang sống chung. Đối với Hội Thánh Công Giáo, hai con chưa sống trong sự thật. . Nếu quả thật hai con ước ao sống trong sự thật, hai con phải nghiêm chỉnh nghĩ đến thời kỳ đính hôn. Với tư cách Linh Mục, Cha không thể ban phép xá giải cho con. Con nên đi gặp Đức Giám Mục và trình bày với ngài về trường hợp của hai đứa con.
Đối với tôi, lời vị Linh Mục mang tầm mức thật quan trọng. Tôi nhận ra lời ngài ăn khớp với Tình Yêu Đức Chúa KITÔ đòi buộc trong Phúc Âm. Nếu hôm ấy tôi dễ dàng nhận ơn xá giải, dấu hiệu ơn Chúa tha tội cho tôi, hẳn tôi sẽ cười nhạo chê bai:
- Giáo Hội chỉ là trò bịp bợm! Từ một năm qua tôi chuẩn bị kỹ lưỡng để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nhưng Giáo Hội quả ngây thơ, dễ bị lừa như con nít!
Vâng đúng thế! Tôi cần nghe người ta nói sự thật cho tôi biết. Và đây là điều vị Linh Mục vừa làm. Chính ngài vạch rõ cho tôi thấy:
- Tình trạng sống của hai đứa con là như thế. Cha không kết tội hai con nhưng Cha cũng không thể ban phép giải tội cho con nhân danh Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà Cha phục vụ. Vì tình yêu Đức Chúa GIÊSU KITÔ, hai con nên đi xa hơn nữa.
Theo lời khuyên của vị Linh Mục, tôi đi gặp Đức Giám Mục. Tôi trình bày cho ngài biết tình trạng sống của tôi và bày tỏ ước muốn được rước Mình Thánh Chúa. Tôi cũng thêm rằng Christelle và tôi, chúng tôi ước ao sống thời kỳ đính hôn để tìm hiểu nhau rõ hơn. Thật vậy, trước đó chúng tôi đồng ý chấm dứt mọi liên hệ tính dục, chờ đợi đến ngày chúng tôi thật sự mãi mãi trao thân cho nhau. Tuy nhiên, tôi cũng thú nhận với Đức Giám mục là hiện tại chúng tôi không đủ tiền để thuê phòng ở riêng.
Nhìn thấy lòng thành thật của hai đứa chúng tôi, Đức Giám Mục ban phép Giải Tội cho tôi. Tôi được Rước Lễ Lần Đầu và chúng tôi thu xếp lại căn phòng để chúng tôi có thể sống chung một cách khác. .
Bà Christelle. Cùng ngày Vincent xưng tội và rước lễ Lần Đầu, chúng tôi tổ chức lễ đính hôn. Vincent tìm việc làm. Năm đó ghi bước quan trọng trong cuộc đời lứa đôi: chúng tôi thực sự hồi tâm hoán cải, trở về với đường ngay nẻo chính. Ban đầu chúng tôi gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ, sống cạnh nhau nhưng không có có liên hệ tính dục. Thật không mấy dễ dàng!
Hai tháng đầu, chúng tôi ”lao-chao” tưởng như không giữ được lời dốc lòng. Chúng tôi khiêm tốn xin một vị Linh Mục giúp lời cầu nguyện hầu chúng tôi đứng vững trong thử thách. Nhờ vậy mà chúng tôi nếm hưởng được niềm vui của thời kỳ đính hôn. Với ơn Chúa giúp, chúng tôi có thể sống tình huynh đệ như thế trong vòng một năm. Chúng tôi kín mức sức mạnh nơi bí tích Thánh Thể. Trước đó, chúng tôi chỉ đi lễ Chúa nhật. Giờ đây chúng tôi cảm thấy nhu cầu cần tham dự Thánh Lễ ít là một tuần ba lần. Chúng tôi cũng thường xuyên lãnh bí tích Giải Tội. Thật quan trọng cho mối hòa điệu trong quan hệ nam nữ của chúng tôi.
Ông Vincent. Chúng tôi không chọn lối sống này để làm hài lòng Giáo Hội hay gia đình. Chúng tôi chỉ linh-cảm tầm quan trọng và sự cần thiết của thời kỳ đính hôn để củng cố mối quan hệ giữa đôi trai gái. Thành thật mà thú nhận rằng, lúc ấy chúng tôi không rõ mình có được chọn để nên duyên vợ chồng không. Chúng tôi tiến quá nhanh và quá xa nên không dành thời gian tìm hiểu lẫn nhau.
Chỉ có điều đáng là tôi luôn tin tưởng vào tình yêu. Tình Yêu đúng nghĩa của nó, ngay cả trước khi tôi biết được một Đấng với danh thánh là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngài là THIÊN CHÚA và là Tình Yêu. Vậy thì, nếu có gì mà tôi không muốn lỡ mất cơ hội trong đời tôi, chính là cuộc hôn nhân này. Nói cách nôm na hơn, tôi thật sự yêu Christelle và muốn chọn nàng làm vợ.
Bà Christelle. Cuộc ly dị của cha mẹ tôi làm tôi hoảng sợ. Tôi sợ rồi đây thảm họa cũng xảy ra cho hai chúng tôi. Tôi liền kêu xin Chúa cho chúng tôi những dấu hiệu trong lúc chúng tôi còn ở thời kỳ đính hôn. Nhờ cắt đứt mọi liên hệ tính dục, chúng tôi có thời giờ nhìn lại mỗi người, để cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định chung kết. Dĩ nhiên chúng tôi vẫn tiếp tục yêu nhau nhưng với ý thức trách nhiệm hơn và mối quan hệ của chúng tôi có chiều sâu vững chắc hơn.
Ông Vincent. Khi quyết định rồi, chúng tôi dâng lên THiÊN CHÚA tiến trình hôn nhân của chúng tôi. Thời kỳ đính hôn thay đổi cái nhìn và cung cách hành xử của chúng tôi. Đặc biệt, thời kỳ đính hôn làm phát triển tâm tình trìu mến và khả năng đối thoại giữa hai chúng tôi. Chúng tôi có thể nhận định rõ ràng sự khác biệt giữa thời gian đính hôn và sự kiện chỉ thuần túy ”sống chung” như đôi trai-gái! Lúc trước, chúng tôi chả cần phải nói hết, cũng không bị bắt buộc phải đi đến cùng, vì chúng tôi đâu có ràng buộc nào với nhau. Bây giờ thì trái lại, chúng tôi muốn mọi sự phải được trình bày rõ ràng hầu cùng nhau tìm giải pháp cho vấn đề. Chẳng hạn, chúng tôi trao đổi về các vấn đề liên quan đến thế giới hiện đại, đến việc chọn lựa nghề nghiệp cũng như đến đời sống gia đình và ngay cả đến đời sống vợ chồng trong tương lai. Các trao đổi này thật sự bổ ích cho cuộc sống hai chúng tôi.
Christelle xuất hiện trước mắt tôi hoàn toàn mới mẻ. Vào chính ngày thành hôn, tôi tái khám phá ra hiền thê tôi y như ngày chúng tôi mới quen nhau lần đầu. Hôm nay, tròn 7 năm sau ngày cưới nhau, chúng tôi cố gắng giữ nguyên vẹn tâm tình trìu mến và âu yếm chăm sóc nhau. Chúng tôi biết rõ chúng tôi tiếp tục không ngừng khám phá ra nhau. Thật là cuộc hành trành tuyệt diệu và tràn đầy niềm hy vọng!
Bà Christelle. Vào ngày thành hôn, tôi hãnh diện khoác lên mình chiếc áo cưới trắng tinh, biểu tượng cho sự trong trắng. Tận thâm tâm, tôi cảm thấy mình tìm gặp trở lại nét trinh nguyên ban đầu. Trên chiếc áo cưới, chính tôi cẩn thận chọn thêm hình vẽ bông huệ: một biểu tượng khác của sự trong trắng. Kể từ ngày hồng phúc ấy, chúng tôi không ngừng tìm cách vừa duy trì tình yêu vừa làm cho tình yêu tăng thêm mãi. Nếu tôi nhìn lại đàng sau, tôi nhận ra mỗi ngày tôi một yêu Vincent chồng tôi hơn. Khi lấy nhau, người ta không thể có cảm tưởng mình không còn có thể yêu nhau hơn nữa. . Không phải như vậy. Trái lại là đàng khác. Tình yêu làm tăng thêm tình yêu. Tôi yêu chồng tôi hơn cách đây 7 năm. Nhiều người cho rằng, sau khi lấy nhau rồi, tình yêu như dần dần tắt lịm. Đó không phải là nhãn quan của đôi bạn Công Giáo. Bởi vì đôi vợ chồng Công Giáo - tay trong tay - cùng nhau tiến bước với sự trợ giúp của ơn thánh đến từ Trời Cao. Đúng thế, chính THIÊN CHÚA là Tinh Yêu luôn đổ tràn ngọn lửa tình yêu vào đôi vợ chồng nồng nàn yêu nhau.
Ông Vincent. Cách đây 7 năm, sau thời gian đính hôn và quyết định đi đến hôn nhân, chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp nhận mầm sống vào cuộc đời hai vợ chồng. Thế mà, ngày lại ngày trôi qua, chả thấy có đứa con nào xuất hiện. Những năm đầu, chúng tôi nhẫn nhục chờ đợi và cam chịu cảnh sống quạnh hiu không tiếng tiếng cười trẻ thơ. Nhưng năm tháng càng trôi đi, nỗi đau khổ của chúng tôi càng tăng dần. May mắn thay, chúng tôi là đôi vợ chồng Công Giáo có Đức Tin sâu xa và chân thành yêu thương nhau.
Bà Christelle. Thời gian thử thách - khi chờ đợi đứa con chào đời - mang lại cho chúng tôi nhiều ý tưởng chín mùi. Chúng tôi hiểu rằng, tất cả đều là hồng ân. Không có gì mất mát cả. Chúng tôi cũng suy tư thật nhiều về mầu nhiệm và về hồng ân sự sống. Ngày nay thì chúng tôi được hồng phúc tiếp nhận đứa con trong mái ấm gia đình chúng tôi. Nó là bé gái và chúng tôi đặt tên cho bé là Abigail nghĩa là Niềm Vui của CHA. Đó là chặng cuối con đường mà chính THIÊN CHÚA không ngừng làm cho chúng tôi lớn lên trong trách nhiệm và trong ơn gọi. Ý muốn duy nhất của THIÊN CHÚA là làm cho chúng tôi được phát triển và rộng mở cho cuộc sống viên mãn.
... ”THIÊN CHÚA sẽ xuất hiện trên dân Ngài, mũi tên của Ngài sẽ phóng đi như tia chớp. THIÊN CHÚA sẽ thổi tù-và, Ngài sẽ tiến bước trong gió bão phương nam. THIÊN CHÚA các đạo binh sẽ che chở họ, khiến họ nghiền nát và chà đạp những viên đá phóng. . Trong ngày đó, THIÊN CHÚA sẽ cứu thoát dân Ngài, như mục tử cứu thoát đàn chiên. Họ sẽ chiếu sáng trên đất của Ngài như những viên ngọc lấp lánh trên vương miện. Quả thật, họ hạnh phúc biết bao, họ xinh đẹp chừng nào! Lúa mì làm cho thanh niên được nẩy nở và rượu mới làm cho thiếu nữ được vui tươi” (Sách Dacaria 9,14-17).
(”Il a changé ma vie! Dieu je L'ai rencontré”, Tome II, Éditions de l'Emmanuel, 2001, trang 47-56)
Theo đạo Công giáo tại Mông cổ
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
19:02 04/10/2008
THEO ĐẠO CÔNG GIÁO TẠI MÔNG CỔ
Năm 1991, Cộng Hòa Mông Cổ - vừa ra khỏi 65 năm (1924-1989) kềm kẹp của chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô cầm đầu - ủy phái Phó Thủ Tướng đếm Roma. Phó Thủ Tướng có nhiệm vụ xin Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ đồng thời xin gởi các nhà thừa sai đến dạy ngoại ngữ và phụ trách công tác xã hội.
Tòa Thánh chấp nhận ngay và giao phó trách nhiệm truyền giáo cho các Linh Mục Thừa Sai dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, hay cũng gọi là Các Cha Scheut. Scheut là tên của khu ngoại ô Bruxelles, thủ đô vương quốc Bỉ, nơi Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ thành hình và có trụ sở đầu tiên vào năm 1862. Trong buổi khai sinh, Dòng đặt trọng tâm truyền giảng Tin Mừng Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho Đại quốc Trung Hoa. Quả thế, năm 1865, Dòng bắt đầu hoạt động tại Nội Mông Cổ. Nhưng đến năm 1924, các Cha Scheut bị bắt buộc rời bỏ Mông Cổ, khi quốc gia này trở Cộng Hòa dân quốc Mông Cổ.
Với niềm hân hoan khôn tả, các Linh Mục Khiết Tâm Đức Mẹ lên đường đi Mông Cổ, nối lại nhịp cầu dĩ vãng. Ngày 10-7-1992, 3 Linh Mục Thừa Sai, hai vị người Phi-luật-tân và một vị người Bỉ: Wens Padilla, Gilbert Sales và Robert Goessens, đặt chân đến Oulan-Bator. Các Linh Mục khởi đầu công tác truyền giáo với các dịch vụ thuần túy văn hóa và xã hội, theo lời yêu cầu của chính quyền Mông Cổ.
Các Cha Thừa Sai Khiết Tâm Đức Mẹ mở trường dạy miễn phí tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Dần dần trung tâm văn hóa của các ngài thu hút rất đông bạn trẻ Mông Cổ, kể cả người trưởng thành. Họ đến theo các khóa học, nhưng nhất là, xem các Linh Mục Thừa Sai sống như thế nào, bởi lẽ họ ngỡ ngàng trước một tôn giáo hoàn toàn trao ban cách nhưng không.
Ba năm sau, Thứ Bảy Tuần Thánh Vọng Lễ Phục Sinh 15-4-1995, 6 nam và 7 nữ Mông Cổ, tuổi từ 18 đến 40, lãnh bí tích Rửa Tội và nhận bí tích Thêm Sức một tháng sau đó. Những năm kế tiếp, số người tương tự cũng xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Mùa Phục Sinh năm 1999 tại cứ điểm truyền giáo Oulan-Bator có tổng cộng 24 người lớn và 2 trẻ em lãnh Phép rửa tội.
Được hỏi vì lý do nào khiến họ theo Đạo Công Giáo, một thiếu nữ Mông Cổ trả lời:
- Tôi khám phá nơi Kitô Giáo một liên hệ cá nhân với THIÊN CHÚA. Tôi có thể thân thưa trực tiếp với Ngài. Đây là điều không thể làm trong Phật Giáo!
Một thiếu nữ khác trả lời:
- Phần tôi, tôi hiểu rằng, trở thành tín hữu Kitô có nghĩa là trở thành một người lãnh nhận Tình Yêu THIÊN CHÚA.
Một thanh niên Mông Cổ giải thích lý do theo Đạo Công Giáo:
- Lòng tôi bị thu hút bởi một điều gì đó tôi không rõ. Tôi chỉ cảm nghiệm rằng, mỗi khi bước chân vào thánh đường Công Giáo, khoảng trống trong tim tôi như tức khắc được lấp đầy. Giờ đây tôi tin rằng tôi sẽ không bao giờ còn đơn độc một mình nữa.
Một người đứng tuổi nói:
- Đối với tôi thì hình như lý do thôi thúc tôi đến trung tâm văn hóa của các Linh Mục Thừa Sai Scheut - hôm nay và tiếp tục sau này - giống như một tiếng gọi. Tôi nghĩ chính THIÊN CHÚA và Đức Tin mời gọi tôi đến đây. Qua các buổi học hỏi Kinh Thánh, tôi tiến dần đến chỗ hiểu biết về Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Và vì tôi ao ước biết thêm hơn nữa về Ngài trong tương lai nên tôi quyết định xin lãnh bí tích Rửa Tội.
Con đường tìm kiếm và gặp gỡ Đức Chúa GIÊSU KITÔ nơi người Mông Cổ khác xa nhau. Mỗi tiếng gọi là một mầu nhiệm. Mỗi con đường là một khám phá, có lúc thật dài thật chậm như trường hợp của một thanh niên. Anh nói:
- Vào năm 1993, nhờ xem một cuốn phim diễn tả hành động và trọn cuộc đời Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà tôi hiểu được Ngài là ai. Nhưng mãi đến năm 1998, tôi mới bắt đầu lui tới thánh đường của cứ điểm truyền giáo Oulan-Bator của các Cha Thừa Sai Scheut. Mặc dầu có nhiều nghi thức tôi không hiểu ý nghĩa nhưng tôi vẫn học hỏi chúng bằng cách đem chúng ra thực hành. Theo tôi thì chúng ta phải nghĩ đến và tìm hiểu về các nghi thức tôn giáo.
... ”Anh chị em hãy vui luôn trong niềm vui THIÊN CHÚA. Tôi nhắc lại: vui lên anh chị em! Sao cho mọi người thấy anh chị em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh chị em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh chị em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt THIÊN CHÚA những điều anh chị em thỉnh nguyện. Và bình an của THIÊN CHÚA, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh chị em được kết hợp với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngoài ra, thưa anh chị em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh chị em hãy để ý. Những gì anh chị em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và THIÊN CHÚA là nguồn bình an sẽ ở với anh chị em” (Thư gởi tín hữu Philipphê 4,4-9).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.349, Mai/2000, trang 138-143)
Năm 1991, Cộng Hòa Mông Cổ - vừa ra khỏi 65 năm (1924-1989) kềm kẹp của chủ nghĩa cộng sản do Liên Xô cầm đầu - ủy phái Phó Thủ Tướng đếm Roma. Phó Thủ Tướng có nhiệm vụ xin Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ đồng thời xin gởi các nhà thừa sai đến dạy ngoại ngữ và phụ trách công tác xã hội.
Tòa Thánh chấp nhận ngay và giao phó trách nhiệm truyền giáo cho các Linh Mục Thừa Sai dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, hay cũng gọi là Các Cha Scheut. Scheut là tên của khu ngoại ô Bruxelles, thủ đô vương quốc Bỉ, nơi Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ thành hình và có trụ sở đầu tiên vào năm 1862. Trong buổi khai sinh, Dòng đặt trọng tâm truyền giảng Tin Mừng Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho Đại quốc Trung Hoa. Quả thế, năm 1865, Dòng bắt đầu hoạt động tại Nội Mông Cổ. Nhưng đến năm 1924, các Cha Scheut bị bắt buộc rời bỏ Mông Cổ, khi quốc gia này trở Cộng Hòa dân quốc Mông Cổ.
Với niềm hân hoan khôn tả, các Linh Mục Khiết Tâm Đức Mẹ lên đường đi Mông Cổ, nối lại nhịp cầu dĩ vãng. Ngày 10-7-1992, 3 Linh Mục Thừa Sai, hai vị người Phi-luật-tân và một vị người Bỉ: Wens Padilla, Gilbert Sales và Robert Goessens, đặt chân đến Oulan-Bator. Các Linh Mục khởi đầu công tác truyền giáo với các dịch vụ thuần túy văn hóa và xã hội, theo lời yêu cầu của chính quyền Mông Cổ.
Các Cha Thừa Sai Khiết Tâm Đức Mẹ mở trường dạy miễn phí tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Dần dần trung tâm văn hóa của các ngài thu hút rất đông bạn trẻ Mông Cổ, kể cả người trưởng thành. Họ đến theo các khóa học, nhưng nhất là, xem các Linh Mục Thừa Sai sống như thế nào, bởi lẽ họ ngỡ ngàng trước một tôn giáo hoàn toàn trao ban cách nhưng không.
Ba năm sau, Thứ Bảy Tuần Thánh Vọng Lễ Phục Sinh 15-4-1995, 6 nam và 7 nữ Mông Cổ, tuổi từ 18 đến 40, lãnh bí tích Rửa Tội và nhận bí tích Thêm Sức một tháng sau đó. Những năm kế tiếp, số người tương tự cũng xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Mùa Phục Sinh năm 1999 tại cứ điểm truyền giáo Oulan-Bator có tổng cộng 24 người lớn và 2 trẻ em lãnh Phép rửa tội.
Được hỏi vì lý do nào khiến họ theo Đạo Công Giáo, một thiếu nữ Mông Cổ trả lời:
- Tôi khám phá nơi Kitô Giáo một liên hệ cá nhân với THIÊN CHÚA. Tôi có thể thân thưa trực tiếp với Ngài. Đây là điều không thể làm trong Phật Giáo!
Một thiếu nữ khác trả lời:
- Phần tôi, tôi hiểu rằng, trở thành tín hữu Kitô có nghĩa là trở thành một người lãnh nhận Tình Yêu THIÊN CHÚA.
Một thanh niên Mông Cổ giải thích lý do theo Đạo Công Giáo:
- Lòng tôi bị thu hút bởi một điều gì đó tôi không rõ. Tôi chỉ cảm nghiệm rằng, mỗi khi bước chân vào thánh đường Công Giáo, khoảng trống trong tim tôi như tức khắc được lấp đầy. Giờ đây tôi tin rằng tôi sẽ không bao giờ còn đơn độc một mình nữa.
Một người đứng tuổi nói:
- Đối với tôi thì hình như lý do thôi thúc tôi đến trung tâm văn hóa của các Linh Mục Thừa Sai Scheut - hôm nay và tiếp tục sau này - giống như một tiếng gọi. Tôi nghĩ chính THIÊN CHÚA và Đức Tin mời gọi tôi đến đây. Qua các buổi học hỏi Kinh Thánh, tôi tiến dần đến chỗ hiểu biết về Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Và vì tôi ao ước biết thêm hơn nữa về Ngài trong tương lai nên tôi quyết định xin lãnh bí tích Rửa Tội.
Con đường tìm kiếm và gặp gỡ Đức Chúa GIÊSU KITÔ nơi người Mông Cổ khác xa nhau. Mỗi tiếng gọi là một mầu nhiệm. Mỗi con đường là một khám phá, có lúc thật dài thật chậm như trường hợp của một thanh niên. Anh nói:
- Vào năm 1993, nhờ xem một cuốn phim diễn tả hành động và trọn cuộc đời Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà tôi hiểu được Ngài là ai. Nhưng mãi đến năm 1998, tôi mới bắt đầu lui tới thánh đường của cứ điểm truyền giáo Oulan-Bator của các Cha Thừa Sai Scheut. Mặc dầu có nhiều nghi thức tôi không hiểu ý nghĩa nhưng tôi vẫn học hỏi chúng bằng cách đem chúng ra thực hành. Theo tôi thì chúng ta phải nghĩ đến và tìm hiểu về các nghi thức tôn giáo.
... ”Anh chị em hãy vui luôn trong niềm vui THIÊN CHÚA. Tôi nhắc lại: vui lên anh chị em! Sao cho mọi người thấy anh chị em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh chị em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh chị em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt THIÊN CHÚA những điều anh chị em thỉnh nguyện. Và bình an của THIÊN CHÚA, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh chị em được kết hợp với Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngoài ra, thưa anh chị em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh chị em hãy để ý. Những gì anh chị em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, thì hãy đem ra thực hành, và THIÊN CHÚA là nguồn bình an sẽ ở với anh chị em” (Thư gởi tín hữu Philipphê 4,4-9).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.349, Mai/2000, trang 138-143)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Không có sự trợ giúp của tôn giáo, không thể giải quyết được các xung đột
Lm Nguyễn Hữu Thy
04:04 04/10/2008
Không có sự trợ giúp của tôn giáo, không thể giải quyết được các xung đột
Trong tờ nhật báo công giáo Pháp «La Croix», số ra ngày thứ ba vừa qua, 30.9.2008, bà cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albringht, 71 tuổi, đã phát biểu ý kiến và cho rằng thế giới không thể giải quyết được các xung đột hiện tại một các tận gốc, nếu không có sự trợ giúp của các tôn giáo. Bà Albringht nói: «Đã từ lâu tôi cứ cho là các vấn đề đã quá đủ phức tạp rồi, còn cần gì phải kéo thêm Thiên Chúa vào đó nữa. Nhưng nay tôi đã thay đổi quan điểm đó.»
Theo bà cựu ngoại trưởng Mỹ thì việc phân biệt giữa chính trị và tôn giáo, giữa nhà nước và Giáo Hội, là một điều hết sức quan trọng. Các vị lãnh đạo tôn giáo không cần phải ngồi chung vào bàn hội nghị trong các cuộc thương thảo chính trị. Nhưng các vị đó nắm giữ các vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề chính trị và xây dựng một nền hoà bình bền vững. Bà Albringht cũng cho hay rằng các nhà chính trị đã từng phải đối mặt với những khó khăn hầu như bất khả giải quyết trong nhiều cuộc xung đột, vì họ đã bỏ qua yếu tố nòng cốt của những phe phái liên hệ, đó là yếu tố tôn giáo. Do đó, theo ý kiến nữ chính trị Đảng Dân Chủ này, ví dụ việc giải quyết cuộc xung đột ở Giê-ru-sa-lem chẳng hạn: Nếu người ta muốn tìm ra được một giải pháp ổn thoả và bền vững, thì các vị lãnh đạo các tôn giáo cần phải được có tiếng nói và cùng đồng góp tay giải quyết.
Bà Madeleine Albringht cũng góp ý kiến là ứng cử viên Đảng Dân Chủ Barack Obama cần phải có một sự nhạy cảm về lãnh vực tôn giáo trong chính trị đối ngoại của ông ta. Bà Albringht nói: «Tôi hy vọng ông Barack Obama đón nhận ý kiến của tôi, là trang bị cho những cộng sự viên của ông những thông tin tối thiểu nào đó về tôn giáo, đặc biệt về Hồi giáo, trong khi thi hành các nhiệm vụ quốc tế.»
Trong tờ nhật báo công giáo Pháp «La Croix», số ra ngày thứ ba vừa qua, 30.9.2008, bà cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albringht, 71 tuổi, đã phát biểu ý kiến và cho rằng thế giới không thể giải quyết được các xung đột hiện tại một các tận gốc, nếu không có sự trợ giúp của các tôn giáo. Bà Albringht nói: «Đã từ lâu tôi cứ cho là các vấn đề đã quá đủ phức tạp rồi, còn cần gì phải kéo thêm Thiên Chúa vào đó nữa. Nhưng nay tôi đã thay đổi quan điểm đó.»
Bà Madeleine Albringht, cựu ngoại trưởng Mỹ |
Bà Madeleine Albringht cũng góp ý kiến là ứng cử viên Đảng Dân Chủ Barack Obama cần phải có một sự nhạy cảm về lãnh vực tôn giáo trong chính trị đối ngoại của ông ta. Bà Albringht nói: «Tôi hy vọng ông Barack Obama đón nhận ý kiến của tôi, là trang bị cho những cộng sự viên của ông những thông tin tối thiểu nào đó về tôn giáo, đặc biệt về Hồi giáo, trong khi thi hành các nhiệm vụ quốc tế.»
253 giám mục tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục ở Roma, không có đại diện Trung Quốc
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:34 04/10/2008
Vatican (AsiaNews) – Vào ngày Chúa Nhật 05/10, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ chủ sự Thánh lễ khai mạc Thượng Hội đồng Giám Mục Thế giới lần thứ 12 với chủ đề “Lời Chúa trong Đời sống và Sứ vụ của Giáo Hội”. Trong Thông các báo chí hôm 03/10, Cha Federico Lombardi, Giám Đốc Văn phòng Báo chí Toà Thánh Vatican cho hay Thượng Hội đồng quy tụ 253 giám mục từ các giáo hội trên khắp thế giới, ngoại trừ các giám mục từ nước cộng sản Trung Quốc: “Rõ ràng là không có thoả thuận [với Bắc Kinh] và họ [các giám mục Trung Quốc] sẽ không có mặt vì hoàn cảnh không cho phép”.
Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục cho hay các giám mục sẽ tham gia vào các hoạt động theo nghị trình kéo dài đến 26 tháng Mười “để suy niệm về Lời Chúa, về vai trò trung tâm của Lời Chúa trong đời sống của Giáo Hội, về động lực Lời Chúa khuyến khích các Kitô hữu trong sứ mạng công bố Lời Chúa bằng lời nói và hành động và sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh giữa chúng tôi”.
Lần đầu tiên Thượng Hội đồng sẽ khai mạc ở Đền Thánh Phaolô Ngoại thành chứ không phải ở Vatican, vì diễn ra trong năm Thánh Phaolô và đây không phải là lần duy nhất vị Tông Đồ Dân Ngoại được đề cập đến.
Ngày 18 tháng Mười, tại Đại thính đường Thượng Hội đồng Giám Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thượng Phụ Đại kết Bartholomew I sẽ chủ sự buổi Kinh Chiều đầu tiên. Sau đó, mỗi bên sẽ có diễn văn về chủ đề Lời Chúa, đặc biệt đề cập đến Năm Thánh Phaolô. Đây sẽ là lần đầu tiên Đức Thượng phụ Đại kết phát biểu trước các nghị phụ Thượng Hội đồng. Đức Tổng Giám Mục Eterovic cho hay: “Ngài sẽ mang lời chào mừng của các Giáo Hội Chính Thống vốn được vị Tông Đồ Dân Ngoại thiết lập trước khi đến Rôma nơi ngài chịu chết tử đạo”.
Thượng Hội đồng sẽ mang tầm quan trọng phổ quát vì các đoàn đại biểu anh em từ mười giáo hội và cộng đoàn giáo hội đến tham dự. Các đại diện của Tòa Thượng phụ Đại kết sẽ hiện diện cùng với các đại biểu khác từ Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, Serbia và Rômania, từ Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Tông Đồ Armenia, cũng như từ Hiệp Thông Anh Giáo, Liên Đoàn Luther Thế Giới, Giáo Hội các Môn Độ của Chúa Kitô và Hội đồng các Giáo Hội Thế Giới.
Các nghị phụ sẽ đại diện cho 13 miền tự quản (sui iuris) Giáo Hội Công Giáo Đông phương, 113 Hội đồng Giám Mục các nước, 25 cơ quan của giáo triều và Liên hiệp Bề Trên Tổng Quyền.
Trong số 253 nghị phụ có 51 nghị phụ đến từ Phi Châu, 62 nghị phụ đến từ Mỹ Châu, 41 nghị phụ đến từ Á Châu, 90 nghị phụ đến từ Âu Châu và 9 nghị phụ đến từ Úc Châu. Trong số này có 173 nghị phụ được bầu chọn từ các Hội đồng Giám Mục (72,3 phần trăm), 38 nghị phụ tham dự do thẩm quyền - ex officio (15 phần trăm), 32 nghị phụ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm (12,6 phần trăm) và 10 nghị phụ được Liên hiệp Bề Trên Tổng Quyền bầu chọn (4 phần trăm). 41 chuyên gia trong đó có 6 nữ từ 21 quốc gia và 37 dự thính viên trong đó có 19 nữ từ 26 quốc gia cũng sẽ được tham dự vào Thượng Hội đồng.
Thượng Hội đồng cũng tiếp đón ba vị khách mời đặc biệt của Đức Thánh Cha. Vị thứ nhất là Giáo Trưởng Shear Yashuv Cohen của Haifa, Israel, người sẽ phát biểu vào ngày 6 tháng Mười về cách thức người Do thái đọc và giải thích Thánh Kinh như thế nào. Như vậy, đây là lần đầu tiên một giáo sĩ Do Thái giáo, và là một người không phải Kitô hữu phát biểu trước các nghị phụ. Vị khách đặc biệt thứ hai là Mục sư Milloy Miller, Tổng Thư ký Liên hiệp Thánh Kinh Hội, và vị thứ ba là Frère Alois, Bề trên của Cộng Đoàn Taizé.
Đoàn Việt Nam có 2 đại diện là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hoá, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó Nha Trang, Phó Tổng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngoài ra còn có cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giáo phận Quy Nhơn, là Giáo sư Kinh Thánh tại Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang được chọn làm chuyên viên tham dự.
Đức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, Tổng thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục cho hay các giám mục sẽ tham gia vào các hoạt động theo nghị trình kéo dài đến 26 tháng Mười “để suy niệm về Lời Chúa, về vai trò trung tâm của Lời Chúa trong đời sống của Giáo Hội, về động lực Lời Chúa khuyến khích các Kitô hữu trong sứ mạng công bố Lời Chúa bằng lời nói và hành động và sự hiện diện của Chúa Giêsu Phục Sinh giữa chúng tôi”.
Lần đầu tiên Thượng Hội đồng sẽ khai mạc ở Đền Thánh Phaolô Ngoại thành chứ không phải ở Vatican, vì diễn ra trong năm Thánh Phaolô và đây không phải là lần duy nhất vị Tông Đồ Dân Ngoại được đề cập đến.
Ngày 18 tháng Mười, tại Đại thính đường Thượng Hội đồng Giám Mục, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thượng Phụ Đại kết Bartholomew I sẽ chủ sự buổi Kinh Chiều đầu tiên. Sau đó, mỗi bên sẽ có diễn văn về chủ đề Lời Chúa, đặc biệt đề cập đến Năm Thánh Phaolô. Đây sẽ là lần đầu tiên Đức Thượng phụ Đại kết phát biểu trước các nghị phụ Thượng Hội đồng. Đức Tổng Giám Mục Eterovic cho hay: “Ngài sẽ mang lời chào mừng của các Giáo Hội Chính Thống vốn được vị Tông Đồ Dân Ngoại thiết lập trước khi đến Rôma nơi ngài chịu chết tử đạo”.
Thượng Hội đồng sẽ mang tầm quan trọng phổ quát vì các đoàn đại biểu anh em từ mười giáo hội và cộng đoàn giáo hội đến tham dự. Các đại diện của Tòa Thượng phụ Đại kết sẽ hiện diện cùng với các đại biểu khác từ Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, Serbia và Rômania, từ Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Tông Đồ Armenia, cũng như từ Hiệp Thông Anh Giáo, Liên Đoàn Luther Thế Giới, Giáo Hội các Môn Độ của Chúa Kitô và Hội đồng các Giáo Hội Thế Giới.
Các nghị phụ sẽ đại diện cho 13 miền tự quản (sui iuris) Giáo Hội Công Giáo Đông phương, 113 Hội đồng Giám Mục các nước, 25 cơ quan của giáo triều và Liên hiệp Bề Trên Tổng Quyền.
Trong số 253 nghị phụ có 51 nghị phụ đến từ Phi Châu, 62 nghị phụ đến từ Mỹ Châu, 41 nghị phụ đến từ Á Châu, 90 nghị phụ đến từ Âu Châu và 9 nghị phụ đến từ Úc Châu. Trong số này có 173 nghị phụ được bầu chọn từ các Hội đồng Giám Mục (72,3 phần trăm), 38 nghị phụ tham dự do thẩm quyền - ex officio (15 phần trăm), 32 nghị phụ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm (12,6 phần trăm) và 10 nghị phụ được Liên hiệp Bề Trên Tổng Quyền bầu chọn (4 phần trăm). 41 chuyên gia trong đó có 6 nữ từ 21 quốc gia và 37 dự thính viên trong đó có 19 nữ từ 26 quốc gia cũng sẽ được tham dự vào Thượng Hội đồng.
Thượng Hội đồng cũng tiếp đón ba vị khách mời đặc biệt của Đức Thánh Cha. Vị thứ nhất là Giáo Trưởng Shear Yashuv Cohen của Haifa, Israel, người sẽ phát biểu vào ngày 6 tháng Mười về cách thức người Do thái đọc và giải thích Thánh Kinh như thế nào. Như vậy, đây là lần đầu tiên một giáo sĩ Do Thái giáo, và là một người không phải Kitô hữu phát biểu trước các nghị phụ. Vị khách đặc biệt thứ hai là Mục sư Milloy Miller, Tổng Thư ký Liên hiệp Thánh Kinh Hội, và vị thứ ba là Frère Alois, Bề trên của Cộng Đoàn Taizé.
Đoàn Việt Nam có 2 đại diện là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hoá, Phó Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó Nha Trang, Phó Tổng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Ngoài ra còn có cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giáo phận Quy Nhơn, là Giáo sư Kinh Thánh tại Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang được chọn làm chuyên viên tham dự.
Chính trị cần đến Kitô giáo, một xã hội không có Thiên Chúa có nguy cơ chống lại con người
Linh Tiến Khải
18:21 04/10/2008
Chính trị cần đến Kitô giáo, một xã hội không có Thiên Chúa có nguy cơ chống lại con người
"Chính trị cần đến Kitô giáo, là một tôn giáo đã biết kết hợp lý trí lòng tin và cuộc sống”. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã khẳng định như trên trong buổi thảo luận, do Học Viện Aspen tổ chức ngày 30 tháng 9 vừa qua tại Roma, về đề tài ”Tôn giáo và chính trị trong thời đại toàn cầu”.
Phát biểu trong dịp này, Đức Hồng Y Bertone nêu bật rằng trong một thế giới ngày càng rộng mở hơn, thật là điều tích cực khi đối chiếu lý trí với lòng tin, và đối thoại là một điều cần thiết. Tiếp đến Đức Hồng Y đề cập tới các giá trị mà chính trị cần được nuôi dưỡng. Các gía trị này không thể được tôn trọng, khi con người không biết đến Thiên Chúa. Đức Hồng Y Bertone nói: ”Trong việc phân biệt các vai trò, chính trị cần đến tôn giáo. Trái lại khi người ta không biết đến Thiên Chúa, thì khả năng tôn trọng quyền thừa nhận ích chung cũng bắt đầu biến mất. Để có thể điều hành được sự toàn cầu hóa, chính trị không chỉ cần tới một nền luân lý đạo đức được gợi hứng từ tôn giáo, mà cũng cần tôn giáo đó phải có lý. Chính vì vậy chính trị cần đến Kitô giáo, là tôn giáo biết phối hợp lý trí, lòng tin và cuộc sống”.
Tôn giáo không giống như khói thuốc, có thể khoan nhượng khi sống riêng, nhưng bị hạn chế giữa nơi công cộng. Trong thông điệp ”Thiên Chúa là tình yêu” ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng Giáo Hội không có nhiệm vụ thay thế nhà nước, nhưng qua việc đào tạo luân lý đạo đức của mình, Giáo Hội có bổn phận cống hiến phần đóng góp đặc thù của mình”. Đây cũng là xác tín mà nguyên ngoại trưởng Italia, ông Massimo D'Alema, cũng rất tâm đắc, khi thừa nhận rằng Kitô giáo là tôn giáo có khả năng rộng mở, mà các tôn giáo khác đã không có được, tuy ông vẫn nêu bật sự cần thiết của một nhà nước đời.
Đức Hồng Y Bertone nói tiếp trong bài phát biểu: ”Tôi nghĩ rằng sự hiện diện này của Giáo Hội trong cuộc sống công cộng, trong việc thảo luận các vấn đề luân lý đạo đức và các đề tài lớn như hòa bình, chiến tranh, liên đới là một nhân tố của sự phong phú. Vấn đề đó là tìm ra kích thước đúng đắn giữa tính cách đời của Nhà Nước - là một giá trị bảo đảm cho sự đa nguyên và là nền tảng của sự chung sống - và sự hiện diện đầy ý nghĩa và quan trọng của tôn giáo trong lãnh vực công cộng”. Kitô giáo đã luôn luôn biết tới tính cách đời lành mạnh, và không thăng tiến các giá trị thiên tư, chỉ có thể được các kitô hữu chấp nhận. Vì Kitô giáo thăng tiến các giá trị không thế gán cho chúng các nhãn hiệu công giáo. Qủa thế, vì sự thật của các gía trị đó là ở chỗ chúng phù hợp với bản chất của con người. Và tôi không tin rằng có thể thỏa hiệp liên quan tới các giá trị không thể thương lượng được đó”.
Trong phần phát biểu của mình Bộ trưởng Tài Chánh Italia, ông Tremonti cũng nêu bật rằng chiều kích tôn giáo là một trong những nền tảng của nhà nước dân chủ, và vì thế nó có thể bầy tỏ lập trường của nó đối với các vấn đề chính trị xã hội.
Cũng trong các ngày qua, nhân chuyến viếng thăm Chile để phổ biến giáo huấn xã hội công giáo và buổi nói chuyện tại đại học công giáo Valparaiso (29-9 tới 2-10), Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, đã tái khẳng định sự dấn thân cần thiết của giáo dân trong lãnh vực chính trị. Nói như Đức Phaolô VI, đối với kitô hữu chính trị là một hình thức đòi hỏi của tình bác ái. Dưới ánh sáng giáo huấn xã hội công giáo, bản vị con người, việc tôn trọng các quyền căn bản của nó, đặc biệt là quyền sống, phải luôn luôn là trọng tâm mọi sinh hoạt xã hội. Chính trị được hiểu như là việc phục vụ công ích và phải lấy hứng từ một nền nhân bản toàn vẹn và liên đới, biết đánh giá cao các cơ cấu trung gian, đặc biệt là gia đình được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.
Đức Hồng Y Martino minh định rằng các giá trị chìa khóa của chính trị là sự thật, công lý, tự do và bác ái. Nó cũng phải thành công trong việc điều hòa các tương quan kinh tế, nhất là thị trường, với việc ưu tiên lựa chọn bênh vực người nghèo, và phải có khả năng trao ban cho kỹ thuật một định hướng nhân bản. Đứng trước các giá trị không tùy thuộc chính trị hay không thể thiếu cho nó, chính trị phải biết dừng lại, không đầy ải sự siêu việt, bởi vì một xã hội không có Thiên Chúa có nguy cơ trở thành một xã hội chống lại con người. Sau cùng chính trị cũng phải là một chính trị của hòa bình và cho hòa bình nữa. Rồi Đức Hồng Y Martino nhắc tới ”Tám Mối Phúc Thật của nhà chính trị” do vị tiền nhiệm của ngài là Đức Cố HY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đề ra. Trong đó có các mối phúc thật này: Phúc cho nhà chính trị hoạt động cho công ích chứ không cho riêng mình; biết lắng nghe người dân trước, trong và sau các cuộc bầu cử; biết thực hiện sự hiệp nhất và bảo vệ sự hiệp nhất; biết không sợ hãi các phương tiện truyền thông, vì trong lúc phán xét họ sẽ chỉ phải trả lời cho Thiên Chúa mà thôi.
Lậy Chúa, chúng con xin cho các giới lãnh đạo chính trị khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng con, hiện thực được các mối phúc thật vừa kể trên đây, để cho mọi người dân, không phận biệt mầu da, chủng tộc, chính kiến và tôn giáo, được sống trong yên vui an bình và thịnh vượng.
"Chính trị cần đến Kitô giáo, là một tôn giáo đã biết kết hợp lý trí lòng tin và cuộc sống”. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã khẳng định như trên trong buổi thảo luận, do Học Viện Aspen tổ chức ngày 30 tháng 9 vừa qua tại Roma, về đề tài ”Tôn giáo và chính trị trong thời đại toàn cầu”.
Phát biểu trong dịp này, Đức Hồng Y Bertone nêu bật rằng trong một thế giới ngày càng rộng mở hơn, thật là điều tích cực khi đối chiếu lý trí với lòng tin, và đối thoại là một điều cần thiết. Tiếp đến Đức Hồng Y đề cập tới các giá trị mà chính trị cần được nuôi dưỡng. Các gía trị này không thể được tôn trọng, khi con người không biết đến Thiên Chúa. Đức Hồng Y Bertone nói: ”Trong việc phân biệt các vai trò, chính trị cần đến tôn giáo. Trái lại khi người ta không biết đến Thiên Chúa, thì khả năng tôn trọng quyền thừa nhận ích chung cũng bắt đầu biến mất. Để có thể điều hành được sự toàn cầu hóa, chính trị không chỉ cần tới một nền luân lý đạo đức được gợi hứng từ tôn giáo, mà cũng cần tôn giáo đó phải có lý. Chính vì vậy chính trị cần đến Kitô giáo, là tôn giáo biết phối hợp lý trí, lòng tin và cuộc sống”.
Tôn giáo không giống như khói thuốc, có thể khoan nhượng khi sống riêng, nhưng bị hạn chế giữa nơi công cộng. Trong thông điệp ”Thiên Chúa là tình yêu” ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh rằng Giáo Hội không có nhiệm vụ thay thế nhà nước, nhưng qua việc đào tạo luân lý đạo đức của mình, Giáo Hội có bổn phận cống hiến phần đóng góp đặc thù của mình”. Đây cũng là xác tín mà nguyên ngoại trưởng Italia, ông Massimo D'Alema, cũng rất tâm đắc, khi thừa nhận rằng Kitô giáo là tôn giáo có khả năng rộng mở, mà các tôn giáo khác đã không có được, tuy ông vẫn nêu bật sự cần thiết của một nhà nước đời.
Đức Hồng Y Bertone nói tiếp trong bài phát biểu: ”Tôi nghĩ rằng sự hiện diện này của Giáo Hội trong cuộc sống công cộng, trong việc thảo luận các vấn đề luân lý đạo đức và các đề tài lớn như hòa bình, chiến tranh, liên đới là một nhân tố của sự phong phú. Vấn đề đó là tìm ra kích thước đúng đắn giữa tính cách đời của Nhà Nước - là một giá trị bảo đảm cho sự đa nguyên và là nền tảng của sự chung sống - và sự hiện diện đầy ý nghĩa và quan trọng của tôn giáo trong lãnh vực công cộng”. Kitô giáo đã luôn luôn biết tới tính cách đời lành mạnh, và không thăng tiến các giá trị thiên tư, chỉ có thể được các kitô hữu chấp nhận. Vì Kitô giáo thăng tiến các giá trị không thế gán cho chúng các nhãn hiệu công giáo. Qủa thế, vì sự thật của các gía trị đó là ở chỗ chúng phù hợp với bản chất của con người. Và tôi không tin rằng có thể thỏa hiệp liên quan tới các giá trị không thể thương lượng được đó”.
Trong phần phát biểu của mình Bộ trưởng Tài Chánh Italia, ông Tremonti cũng nêu bật rằng chiều kích tôn giáo là một trong những nền tảng của nhà nước dân chủ, và vì thế nó có thể bầy tỏ lập trường của nó đối với các vấn đề chính trị xã hội.
Cũng trong các ngày qua, nhân chuyến viếng thăm Chile để phổ biến giáo huấn xã hội công giáo và buổi nói chuyện tại đại học công giáo Valparaiso (29-9 tới 2-10), Đức Hồng Y Renato Martino, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, đã tái khẳng định sự dấn thân cần thiết của giáo dân trong lãnh vực chính trị. Nói như Đức Phaolô VI, đối với kitô hữu chính trị là một hình thức đòi hỏi của tình bác ái. Dưới ánh sáng giáo huấn xã hội công giáo, bản vị con người, việc tôn trọng các quyền căn bản của nó, đặc biệt là quyền sống, phải luôn luôn là trọng tâm mọi sinh hoạt xã hội. Chính trị được hiểu như là việc phục vụ công ích và phải lấy hứng từ một nền nhân bản toàn vẹn và liên đới, biết đánh giá cao các cơ cấu trung gian, đặc biệt là gia đình được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ.
Đức Hồng Y Martino minh định rằng các giá trị chìa khóa của chính trị là sự thật, công lý, tự do và bác ái. Nó cũng phải thành công trong việc điều hòa các tương quan kinh tế, nhất là thị trường, với việc ưu tiên lựa chọn bênh vực người nghèo, và phải có khả năng trao ban cho kỹ thuật một định hướng nhân bản. Đứng trước các giá trị không tùy thuộc chính trị hay không thể thiếu cho nó, chính trị phải biết dừng lại, không đầy ải sự siêu việt, bởi vì một xã hội không có Thiên Chúa có nguy cơ trở thành một xã hội chống lại con người. Sau cùng chính trị cũng phải là một chính trị của hòa bình và cho hòa bình nữa. Rồi Đức Hồng Y Martino nhắc tới ”Tám Mối Phúc Thật của nhà chính trị” do vị tiền nhiệm của ngài là Đức Cố HY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đề ra. Trong đó có các mối phúc thật này: Phúc cho nhà chính trị hoạt động cho công ích chứ không cho riêng mình; biết lắng nghe người dân trước, trong và sau các cuộc bầu cử; biết thực hiện sự hiệp nhất và bảo vệ sự hiệp nhất; biết không sợ hãi các phương tiện truyền thông, vì trong lúc phán xét họ sẽ chỉ phải trả lời cho Thiên Chúa mà thôi.
Lậy Chúa, chúng con xin cho các giới lãnh đạo chính trị khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng con, hiện thực được các mối phúc thật vừa kể trên đây, để cho mọi người dân, không phận biệt mầu da, chủng tộc, chính kiến và tôn giáo, được sống trong yên vui an bình và thịnh vượng.
Đức Thánh Cha viếng thăm tổng thống Italia
LM Trần Đức Anh, OP
18:24 04/10/2008
ROMA - Sáng 4-10-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã viếng thăm chính thức tổng thống Cộng hòa Italia, Ông Giorgio Napoletano.
ĐTC đáp lễ cuộc viếng thăm của tổng thống Napoletano tại Vatican ngày 20-11 năm 2006, ít lâu sau khi ông được bầu làm vị nguyên thủ của Italia. Đây là lần thứ 9 một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm tổng thống Italia tại điện Quirinale kể từ cuối năm 1939, tức là 10 năm sau khi Italia và Tòa Thánh ký kết hiệp định Laterano. Điện Quirinale trước khi là dinh của Đức Giáo Hoàng trong 2 thế kỷ, cho đến khi bị Italia chiếm hồi năm 1870, chấm dứt nước Tòa Thánh.
ĐTC Biển Đức 16 đã viếng thăm tại Điện Quirinale lần đầu tiên ngày 24-6-2005 thời tổng thống Carlo Azeglio Ciampi, tức là 5 tuần sau khi được bầu làm Giáo Hoàng.
Khi ĐTC rời khỏi quảng trường thánh Phêrô và tiến vào lãnh thổ Italia, ngài được ngoại trưởng Franco Frattini cùng với một số quan chức chính quyền Italia chào đón. Sau đó, khi tới Quảng trường Venezia, ngài đã xuống xe chào Ông Đô trưởng Allemano, trước khi được đoàn quân kỵ mã danh dự tháp tùng đến Điện Quirinale.
Sau nghi thức tiếp đón, ĐTC đã hội kiến riêng với Tổng thống Giorgio Napoletano.
Trong diễn văn lúc 12 giờ tại phòng khánh tiết, trước sự hiện diện của đông đảo quan khách đạo đời, trong đó có các vị lãnh đạo cấp cao nhất của ĐTC, bày tỏ hài lòng vì tại thành Roma này, Nhà Nước Italia và Tòa Thánh sống chung hòa bình và cộng tác hiệu quả với nhau. Ngài nói: ”Cuộc viếng thăm này của tôi muốn khẳng định rằng Quirinale và Vaticano không phải là hai ngọn đồi làm lơ không biết nhau hoặc đối đầu với nhau; đúng hơn đó là những nơi biểu tượng sự tôn trọng hỗ tương chủ quyền của Nhà Nước và của Giáo Hội, sẵn sàng cộng tác với nhau để thăng tiến và phục vụ thiện ích toàn diện của con người và cuộc sống chung hòa bình. Đó là một thực tại diễn ra hầu như hằng ngày ở các cấp độ và các nước khác có thể nhìn để rút ra những bài học hữu ích”.
ĐTC đặc biệt nhắc đến sự kiện cuộc viếng thăm của ngài diễn ra vào ngày lễ kính thánh Phanxicô Assisi, bổn mạng của Italia. Ngài nhận định rằng:
”Nơi vị thánh này, chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh sứ mạng trường kỳ của Giáo Hội và tương quan với xã hội dân sự. Trong thời đại hiện nay với những biển chuyển sâu rộng, và thường là những thay đổi đau thương, Giáo Hội tiếp tục đề nghị cho mọi người sứ điệp cứu độ của Tin Mừng và dấn thân góp phần xây dựng một xã hội dựa trên sự thật và tự do, trên niềm tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, trên công lý và tình liên đới xã hội. Vì thế, như tôi đã nhắc nhớ trong những dịp khác, Giáo Hội không nhắm quyền bính, cũng chẳng đòi đặc ân hoặc khao khát những địa vị lợi thế về kinh tế và xã hội. Mục đích duy nhất của Giáo Hội là phục vụ con người, lấy hứng từ lời nói và gương lành của Chúa Giêsu Kitô và coi đây là qui luật hành xử tối cao”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Để chu toàn sứ mạng của mình, Giáo Hội cần được hưởng quyền tự do tôn giáo luôn luôn và ở mọi nơi, quyền này được nhìn trong toàn bộ. Tại Đại hội đồng LHQ năm nay, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền, tôi đã muốn tái khẳng định rằng: ”Người ta không thể thu hẹp việc bảo đảm toàn vẹn tự do vào việc tự do thi hành việc phụng tự; trái lại, cần phải để ý đúng đắn đến chiều kích công cộng của tôn giáo và như thế có nghĩa là để ý tới việc các tín hữu có thể đóng góp phần của mình vào việc xây dựng trật tự xã hội” (Dv ngày 18-4-2008).
ĐTC nhắc đến trách nhiệm và sự đóng góp của Giáo Hội và các tín hữu trong trách nhiệm đối với các thế hệ trẻ, vấn đề giáo dục giới trẻ vốn là chìa khóa không thể thiếu được, với sự can dự của gia đình và học đường.
ĐTC cầu mong cho các cộng đoàn Kitô và các tổ chức của Giáo Hội Italia biết huấn luyện con người, đặc biệt là giới trẻ, thành những công dân trách nhiệm và dấn thân trong đời sống dân sự. Ngài nói: ”Tôi chắc chắn rằng các vị chủ chăn và tín hữu sẽ tiếp tục đóng góp phần quan trọng để xây dựng công ích của đất nước, cũng như của Âu Châu và toàn gia đình nhân loại, nhất là trong thời điểm bất bênh về kinh tế và xã hội hiện nay, đặc biệt để ý tới những người nghèo và bị gạt ra ngoài lề, những trẻ đang tìm việc làm và những người không có công ăn việc làm, các gia đình và người già.. Tôi cũng cầu mong sự đóng góp của Giáo Hội Công Giáo được mọi người đón nhận với tinh thần sẵn sàng”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Không có lý do gì để sợ một sự lạm dụng từ phía Giáo Hội và các phần tử của mình để gây hại cho tự do. Giáo Hội và các tín hữu cũng mong muốn được nhìn nhận quyền tự do không phải phản bội lương tâm của mình được Tin Mừng soi sáng”.
Trước đó, trong diễn văn chào mừng ĐTC, tổng thống Napoletano cho biết Nhà Nước Italia chia sẻ lời nhắc nhở liên lỷ của ĐTC về nguyên tắc công công bình trong việc phân phối tài nguyên và những cơ hội phát triển, đứng trước sức ép của sự bất bình đẳng và nghèo đói, sẽ kéo dài và tái diễn chiến tranh, và những tình cảnh đau khổ và tủi nhục cùng cực tại nhiều miền trên thế giới.
Tổng thống Napoletano nói rằng: ”Một giá trị tối cao hướng dẫn các hoạt động của chúng ta, như ĐTC và giáo huấn của Giáo Hội vẫn dạy, đó là sự tôn trọng phẩm giá con người, dưới mọi hình thức và ở mọi nơi. Sự tôn trọng này, hơn bao giờ hết, bao hàm sự ý thức và thực hành tình liên đới, trong đó có cả vấn đề phức tạp như vấn đề di dân vào Âu Châu, vấn đề mà trách nhiệm và các quyết định của các chính phủ không thể không để ý tới”.
Tổng thống Italia cũng nhận xét rằng sự tập hợp các nỗ lực để phục vụ công ích, giữa tôn giáo và chính trị, không hề làm lu mờ sự phân biệt giữa lãnh vực chính trị và tôn giáo. Trái lại nó củng cố ý niệm đặc tính đời (laicità) của Nhà Nước. Đặc tính này bao hàm sự nhìn nhận chiều kích xã hội và công cộng của sự kiện tôn giáo, nó bao hàm không những việc tôn trọng sự tìm kiếm đang thúc đẩy tất cả và từng tín hữu, nhưng cả sự đối thoại nữa. Một sự đối thoại dựa trên việc thực hành lý trí, dựa trên thái độ tự nhiên tự hỏi và cởi mở. (SD 4-10-2008)
ĐTC đáp lễ cuộc viếng thăm của tổng thống Napoletano tại Vatican ngày 20-11 năm 2006, ít lâu sau khi ông được bầu làm vị nguyên thủ của Italia. Đây là lần thứ 9 một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm tổng thống Italia tại điện Quirinale kể từ cuối năm 1939, tức là 10 năm sau khi Italia và Tòa Thánh ký kết hiệp định Laterano. Điện Quirinale trước khi là dinh của Đức Giáo Hoàng trong 2 thế kỷ, cho đến khi bị Italia chiếm hồi năm 1870, chấm dứt nước Tòa Thánh.
ĐTC bắt tay TT Italia ông Giorgio Napoletano |
Khi ĐTC rời khỏi quảng trường thánh Phêrô và tiến vào lãnh thổ Italia, ngài được ngoại trưởng Franco Frattini cùng với một số quan chức chính quyền Italia chào đón. Sau đó, khi tới Quảng trường Venezia, ngài đã xuống xe chào Ông Đô trưởng Allemano, trước khi được đoàn quân kỵ mã danh dự tháp tùng đến Điện Quirinale.
Sau nghi thức tiếp đón, ĐTC đã hội kiến riêng với Tổng thống Giorgio Napoletano.
Trong diễn văn lúc 12 giờ tại phòng khánh tiết, trước sự hiện diện của đông đảo quan khách đạo đời, trong đó có các vị lãnh đạo cấp cao nhất của ĐTC, bày tỏ hài lòng vì tại thành Roma này, Nhà Nước Italia và Tòa Thánh sống chung hòa bình và cộng tác hiệu quả với nhau. Ngài nói: ”Cuộc viếng thăm này của tôi muốn khẳng định rằng Quirinale và Vaticano không phải là hai ngọn đồi làm lơ không biết nhau hoặc đối đầu với nhau; đúng hơn đó là những nơi biểu tượng sự tôn trọng hỗ tương chủ quyền của Nhà Nước và của Giáo Hội, sẵn sàng cộng tác với nhau để thăng tiến và phục vụ thiện ích toàn diện của con người và cuộc sống chung hòa bình. Đó là một thực tại diễn ra hầu như hằng ngày ở các cấp độ và các nước khác có thể nhìn để rút ra những bài học hữu ích”.
ĐTC đặc biệt nhắc đến sự kiện cuộc viếng thăm của ngài diễn ra vào ngày lễ kính thánh Phanxicô Assisi, bổn mạng của Italia. Ngài nhận định rằng:
”Nơi vị thánh này, chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh sứ mạng trường kỳ của Giáo Hội và tương quan với xã hội dân sự. Trong thời đại hiện nay với những biển chuyển sâu rộng, và thường là những thay đổi đau thương, Giáo Hội tiếp tục đề nghị cho mọi người sứ điệp cứu độ của Tin Mừng và dấn thân góp phần xây dựng một xã hội dựa trên sự thật và tự do, trên niềm tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, trên công lý và tình liên đới xã hội. Vì thế, như tôi đã nhắc nhớ trong những dịp khác, Giáo Hội không nhắm quyền bính, cũng chẳng đòi đặc ân hoặc khao khát những địa vị lợi thế về kinh tế và xã hội. Mục đích duy nhất của Giáo Hội là phục vụ con người, lấy hứng từ lời nói và gương lành của Chúa Giêsu Kitô và coi đây là qui luật hành xử tối cao”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Để chu toàn sứ mạng của mình, Giáo Hội cần được hưởng quyền tự do tôn giáo luôn luôn và ở mọi nơi, quyền này được nhìn trong toàn bộ. Tại Đại hội đồng LHQ năm nay, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền, tôi đã muốn tái khẳng định rằng: ”Người ta không thể thu hẹp việc bảo đảm toàn vẹn tự do vào việc tự do thi hành việc phụng tự; trái lại, cần phải để ý đúng đắn đến chiều kích công cộng của tôn giáo và như thế có nghĩa là để ý tới việc các tín hữu có thể đóng góp phần của mình vào việc xây dựng trật tự xã hội” (Dv ngày 18-4-2008).
ĐTC nhắc đến trách nhiệm và sự đóng góp của Giáo Hội và các tín hữu trong trách nhiệm đối với các thế hệ trẻ, vấn đề giáo dục giới trẻ vốn là chìa khóa không thể thiếu được, với sự can dự của gia đình và học đường.
ĐTC cầu mong cho các cộng đoàn Kitô và các tổ chức của Giáo Hội Italia biết huấn luyện con người, đặc biệt là giới trẻ, thành những công dân trách nhiệm và dấn thân trong đời sống dân sự. Ngài nói: ”Tôi chắc chắn rằng các vị chủ chăn và tín hữu sẽ tiếp tục đóng góp phần quan trọng để xây dựng công ích của đất nước, cũng như của Âu Châu và toàn gia đình nhân loại, nhất là trong thời điểm bất bênh về kinh tế và xã hội hiện nay, đặc biệt để ý tới những người nghèo và bị gạt ra ngoài lề, những trẻ đang tìm việc làm và những người không có công ăn việc làm, các gia đình và người già.. Tôi cũng cầu mong sự đóng góp của Giáo Hội Công Giáo được mọi người đón nhận với tinh thần sẵn sàng”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Không có lý do gì để sợ một sự lạm dụng từ phía Giáo Hội và các phần tử của mình để gây hại cho tự do. Giáo Hội và các tín hữu cũng mong muốn được nhìn nhận quyền tự do không phải phản bội lương tâm của mình được Tin Mừng soi sáng”.
Trước đó, trong diễn văn chào mừng ĐTC, tổng thống Napoletano cho biết Nhà Nước Italia chia sẻ lời nhắc nhở liên lỷ của ĐTC về nguyên tắc công công bình trong việc phân phối tài nguyên và những cơ hội phát triển, đứng trước sức ép của sự bất bình đẳng và nghèo đói, sẽ kéo dài và tái diễn chiến tranh, và những tình cảnh đau khổ và tủi nhục cùng cực tại nhiều miền trên thế giới.
Tổng thống Napoletano nói rằng: ”Một giá trị tối cao hướng dẫn các hoạt động của chúng ta, như ĐTC và giáo huấn của Giáo Hội vẫn dạy, đó là sự tôn trọng phẩm giá con người, dưới mọi hình thức và ở mọi nơi. Sự tôn trọng này, hơn bao giờ hết, bao hàm sự ý thức và thực hành tình liên đới, trong đó có cả vấn đề phức tạp như vấn đề di dân vào Âu Châu, vấn đề mà trách nhiệm và các quyết định của các chính phủ không thể không để ý tới”.
Tổng thống Italia cũng nhận xét rằng sự tập hợp các nỗ lực để phục vụ công ích, giữa tôn giáo và chính trị, không hề làm lu mờ sự phân biệt giữa lãnh vực chính trị và tôn giáo. Trái lại nó củng cố ý niệm đặc tính đời (laicità) của Nhà Nước. Đặc tính này bao hàm sự nhìn nhận chiều kích xã hội và công cộng của sự kiện tôn giáo, nó bao hàm không những việc tôn trọng sự tìm kiếm đang thúc đẩy tất cả và từng tín hữu, nhưng cả sự đối thoại nữa. Một sự đối thoại dựa trên việc thực hành lý trí, dựa trên thái độ tự nhiên tự hỏi và cởi mở. (SD 4-10-2008)
Top Stories
Parish attacked five days a week
J.B. An Dang
04:56 04/10/2008
A parish in Hà Nam has been attacked on a daily basis during a week with windows of the presteby smashed and thrown away, church stoned, faithful cursed and smeared, and the priest received violent threats.
Mạc Thượng parish in Thiên Lý village, Lý Nhân district of Hà Nam province, was attacked every day during the week from Sept. 23 to Sept. 27. Fr. Ta Huu Phuong, pastor of the parish reported the incident in an interview with Radio Free Asia on Friday Oct. 3 after he had received violent threats from thugs.
The attacks were not random, rather they followed a specific pattern. “Every day, they gathered at 7:30 pm [in the entrance of the church] to yell slogans, threatening to attack priests, and other things until 10pm,” said Fr. Ta.
“They came in a large number, up to hundreds…and immediately started yelling and cursing loudly. They then stoned at the church and my residence. They pulled down the fence; smashed my windows and threw them into a pond; and damaged the gates. They were very violent,” he added.
In more details, Fr. Ta told RFA: “The attacks started on Sep. 23. The next day, officials of People’s Committee of the town called me and the parish council to their office to discuss our petition. But they said they had no authority to solve the issue.”
After the meeting with the People’s Committee, the attacks kept going on until Sept. 27 with the exact time table: from 7:30 to 10. “Every day they came to shout at us and throw stones at the church,” he added.
At a stage, the parishioners asked the police in Hà Nam province to interfere. They did come but just to invite thugs to go home. No one was arrested or got any troubles with police. "Every thing remained the same after that," Fr. Ta sighed.
Fr. Ta disclosed that the parish has had a land dispute with the local government. During a period of 60 years after Fr. De died, the parish had no priests. Local authorities have since seized most of its land, up to 26,000 square meters, and allowed many individuals to use it for their business.
“The parishioners have sent petitions to ask for the requisition of their land since 1996,” but all of them went into deaf ears.
Asked if the parishioners had hold demonstrations or vigil prayers to gain attention to their land petitions, he told RFA. “My parish is a very tiny one with only 300 people. Apart from sending petitions to the government, we did not dare to do anything else.”
Out of fear, “the parish does not even think about sending some more petitions in the near future,” he added.
Probably, it is the main reason to explain why the attacks have been suspended recently. It seems that the Vietnam government now found out an effective strategy to deal with land protests: using thugs.
Mạc Thượng parish in Thiên Lý village, Lý Nhân district of Hà Nam province, was attacked every day during the week from Sept. 23 to Sept. 27. Fr. Ta Huu Phuong, pastor of the parish reported the incident in an interview with Radio Free Asia on Friday Oct. 3 after he had received violent threats from thugs.
The attacks were not random, rather they followed a specific pattern. “Every day, they gathered at 7:30 pm [in the entrance of the church] to yell slogans, threatening to attack priests, and other things until 10pm,” said Fr. Ta.
“They came in a large number, up to hundreds…and immediately started yelling and cursing loudly. They then stoned at the church and my residence. They pulled down the fence; smashed my windows and threw them into a pond; and damaged the gates. They were very violent,” he added.
In more details, Fr. Ta told RFA: “The attacks started on Sep. 23. The next day, officials of People’s Committee of the town called me and the parish council to their office to discuss our petition. But they said they had no authority to solve the issue.”
After the meeting with the People’s Committee, the attacks kept going on until Sept. 27 with the exact time table: from 7:30 to 10. “Every day they came to shout at us and throw stones at the church,” he added.
At a stage, the parishioners asked the police in Hà Nam province to interfere. They did come but just to invite thugs to go home. No one was arrested or got any troubles with police. "Every thing remained the same after that," Fr. Ta sighed.
Fr. Ta disclosed that the parish has had a land dispute with the local government. During a period of 60 years after Fr. De died, the parish had no priests. Local authorities have since seized most of its land, up to 26,000 square meters, and allowed many individuals to use it for their business.
“The parishioners have sent petitions to ask for the requisition of their land since 1996,” but all of them went into deaf ears.
Asked if the parishioners had hold demonstrations or vigil prayers to gain attention to their land petitions, he told RFA. “My parish is a very tiny one with only 300 people. Apart from sending petitions to the government, we did not dare to do anything else.”
Out of fear, “the parish does not even think about sending some more petitions in the near future,” he added.
Probably, it is the main reason to explain why the attacks have been suspended recently. It seems that the Vietnam government now found out an effective strategy to deal with land protests: using thugs.
Vietnamese officials continue denunciations of Catholic leadership
Catholic World News
05:25 04/10/2008
Hanoi, Oct. 3, 2008 (CWNews.com) - Following an October 1 meeting in which Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung lashed out at Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, other leading government officials in Hanoi have joined in denouncing the archbishop and threatening "extreme actions" against Catholics participating in public protests.
The Deputy Minister of Public Security has joined the prime minister in charging that the archbishop and Catholic protestors have “poor awareness of law.” He has added urgency to that message by saying: “Leaders of the Hanoi archdiocese have abused the policy of freedom of religious belief of the Party and the State to claim unjust and illegal interest.”
The latest official criticism of the Catholic hierarchy was released on Thursday in an interview with the state-controlled Vietnam News Agency. Nguyen Van Huong, a senior police supervisor, maintained that the prelate "has challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world," in addition to violating "the constitution and the law." Huong argued that: “It is Archbishop Ngo Quang Kiet who has triggered difficulties in relations between the Vatican and Vietnam.”
Father Joseph Nguyen, a Hanoi priest, took issue that that argument. "No, it's not true," he said. "It is the persecution against the Church by this government which has caused a heap of obstacles in Vatican-Vietnam relations."
Addressing the fundamental issue involved in the Church-state disputes, the ownership of land that was seized from Church ownership by the Communist government, the police official, Huong, said: "In the last century when the country was under the colonial regime, the French occupied land that was maybe originally owned by Buddhists.” The government has claimed that the land once occupied by the apostolic nunciature in Hanoi-- land that had been under Church ownership for generations-- rightfully belonged to a Buddhist group. Property records in the Vietnamese government archives do not support that claim, Church officials say; the records show that the Buddhist group held property some distance removed from the disputed site.
Father Nguyen remarked: "Huong's argument is also an evidence of how this government is very effective in spreading doubts and mistrust among religions and social groups instead of bridging the nation with mutual understanding and unification."
The Deputy Minister of Public Security has joined the prime minister in charging that the archbishop and Catholic protestors have “poor awareness of law.” He has added urgency to that message by saying: “Leaders of the Hanoi archdiocese have abused the policy of freedom of religious belief of the Party and the State to claim unjust and illegal interest.”
The latest official criticism of the Catholic hierarchy was released on Thursday in an interview with the state-controlled Vietnam News Agency. Nguyen Van Huong, a senior police supervisor, maintained that the prelate "has challenged the state, damaged the nation, and shown disdain toward the position and status of Vietnamese citizens in their relations with the world," in addition to violating "the constitution and the law." Huong argued that: “It is Archbishop Ngo Quang Kiet who has triggered difficulties in relations between the Vatican and Vietnam.”
Father Joseph Nguyen, a Hanoi priest, took issue that that argument. "No, it's not true," he said. "It is the persecution against the Church by this government which has caused a heap of obstacles in Vatican-Vietnam relations."
Addressing the fundamental issue involved in the Church-state disputes, the ownership of land that was seized from Church ownership by the Communist government, the police official, Huong, said: "In the last century when the country was under the colonial regime, the French occupied land that was maybe originally owned by Buddhists.” The government has claimed that the land once occupied by the apostolic nunciature in Hanoi-- land that had been under Church ownership for generations-- rightfully belonged to a Buddhist group. Property records in the Vietnamese government archives do not support that claim, Church officials say; the records show that the Buddhist group held property some distance removed from the disputed site.
Father Nguyen remarked: "Huong's argument is also an evidence of how this government is very effective in spreading doubts and mistrust among religions and social groups instead of bridging the nation with mutual understanding and unification."
Bishops: Numerous obstacles and difficulties in dialogue with the government
Joseph Nguyen
17:45 04/10/2008
In a short message to faithful in Vietnam, bishops urge them to pray more as there are still numerous obstacles and difficulties in dialogue with the government.
Two days after the meeting with Vietnam Prime Minister, Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Dalat, president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, Cardinal Pham Minh Man of Saigon, Archbishop Nguyen Nhu The of Hue archdiocese, and Bishop Anthony Vu Huy Chuong of Hung Hoa sent a short message to Catholic faithful in Vietnam.
“On Wednesday evening of Oct. 1, 2008, from 17 to 18:30,” the bishops wrote, “after hearing our viewpoint on current issues, the Prime Minister presented a report on the current implementation of policies regarding religions in general and Catholic in particular,” in addition to “his viewpoint on the disputes at the former nunciature (42 Nha Chung) and at Thai Ha parish (178 Nguyen Luong Bang, Hanoi), and also his personal position concerning Hanoi Archbishop.”
A frank, yet fruitless dialogue.
Bishops described the meeting as a “frank dialogue” in which both sides could listen to each other. But, it produced no concrete results. “The road of dialogue could be reopened after it had seemed to be completely blocked,” bishops wrote. “However, the road for truth, justice, and long-term benefits for the nation is still a very long one with numerous obstacles and difficulties in dialogue. It requires wisdom and patience.”
In that context, bishops urge their faithful to pray more intensely, and be more “united in love”.
What do people think about the meeting?
“State television did not broadcast what bishops said,” Sr. Marie Nguyen from Saigon told VietCatholic News. “It tried to present the meeting as a class in which PM lectured the bishops and gave them instructions to carry out,” she commented.
For Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a franciscan in Saigon, the meeting was just “a waste of money and time”. “Wasting their efforts to travel up to the capital, they heard nothing but what they had heard for years on the viewpoint of the Vietnam government on land,” he explained.
“It’s absurd to learn that during the meeting the representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops have been assigned with the task to ‘educate’ Msgr. Kiệt,” he added. He was referring to Dung's remarks in which the PM asked the Conference of Bishops, for "the common good of all, to support and assist the prelate more as he needed to abide the state law." Dung also stated that the prelate must “have a serious review of his behavior in order to make practical corrections to overcome his shortcomings.”
Fr. Pascal Nguyen, a biblical scholar, disagreed with Dung. In the article titled “An outstanding leader of the Church in Vietnam” about Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt, he stated that “His [the Archbishop] words and behaviors have proven that he is a leader of high stature not only in the eyes of his faithful but also of his enemies.”
The article was written to explain reasons behind the deafening campaign to smear and isolate the prelate. “In my opinion, the very reason that made the communists jump up crazily as if they had electric shocked is that the prelate has the nerve to cry out for rights. When I stand up to demand for my rights, it means my rights have been taken away,” Fr. Pascal Nguyen maintained.
Two days after the meeting with Vietnam Prime Minister, Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Dalat, president of the Vietnam Conference of Catholic Bishops, Cardinal Pham Minh Man of Saigon, Archbishop Nguyen Nhu The of Hue archdiocese, and Bishop Anthony Vu Huy Chuong of Hung Hoa sent a short message to Catholic faithful in Vietnam.
“On Wednesday evening of Oct. 1, 2008, from 17 to 18:30,” the bishops wrote, “after hearing our viewpoint on current issues, the Prime Minister presented a report on the current implementation of policies regarding religions in general and Catholic in particular,” in addition to “his viewpoint on the disputes at the former nunciature (42 Nha Chung) and at Thai Ha parish (178 Nguyen Luong Bang, Hanoi), and also his personal position concerning Hanoi Archbishop.”
A frank, yet fruitless dialogue.
Bishops described the meeting as a “frank dialogue” in which both sides could listen to each other. But, it produced no concrete results. “The road of dialogue could be reopened after it had seemed to be completely blocked,” bishops wrote. “However, the road for truth, justice, and long-term benefits for the nation is still a very long one with numerous obstacles and difficulties in dialogue. It requires wisdom and patience.”
In that context, bishops urge their faithful to pray more intensely, and be more “united in love”.
What do people think about the meeting?
“State television did not broadcast what bishops said,” Sr. Marie Nguyen from Saigon told VietCatholic News. “It tried to present the meeting as a class in which PM lectured the bishops and gave them instructions to carry out,” she commented.
For Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a franciscan in Saigon, the meeting was just “a waste of money and time”. “Wasting their efforts to travel up to the capital, they heard nothing but what they had heard for years on the viewpoint of the Vietnam government on land,” he explained.
“It’s absurd to learn that during the meeting the representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops have been assigned with the task to ‘educate’ Msgr. Kiệt,” he added. He was referring to Dung's remarks in which the PM asked the Conference of Bishops, for "the common good of all, to support and assist the prelate more as he needed to abide the state law." Dung also stated that the prelate must “have a serious review of his behavior in order to make practical corrections to overcome his shortcomings.”
Fr. Pascal Nguyen, a biblical scholar, disagreed with Dung. In the article titled “An outstanding leader of the Church in Vietnam” about Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt, he stated that “His [the Archbishop] words and behaviors have proven that he is a leader of high stature not only in the eyes of his faithful but also of his enemies.”
The article was written to explain reasons behind the deafening campaign to smear and isolate the prelate. “In my opinion, the very reason that made the communists jump up crazily as if they had electric shocked is that the prelate has the nerve to cry out for rights. When I stand up to demand for my rights, it means my rights have been taken away,” Fr. Pascal Nguyen maintained.
Human Rights Watch denounces the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades
United Press International
22:42 04/10/2008
NEW YORK, Oct. 4 (UPI) -- The Human Rights Watch in New York said Saturday the Vietnamese government should release a group of imprisoned Roman Catholics.
Human Rights Watch Deputy Asia Director Elaine Pearson alleged in a news release that the Catholic prisoners were specifically targeted for their religious beliefs.
She accused the Vietnamese government of targeting peaceful prayer vigils in cities such as Hanoi and arresting at least 20 people during an Aug. 28 event.
Similar events allegedly were disrupted by tear gas attacks by authorities or large groups of men who harassed Catholic parishioners and priests, Pearson added.
"This is the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades," Pearson alleged. "Sadly, religious repression and violent crackdowns by the Vietnamese authorities against peaceful protesters are nothing new."
"The government should support religious tolerance and peaceful assembly instead of using the media to vilify religious leaders and paint peaceful religious protesters as a menace to the public."
Human Rights Watch Deputy Asia Director Elaine Pearson alleged in a news release that the Catholic prisoners were specifically targeted for their religious beliefs.
She accused the Vietnamese government of targeting peaceful prayer vigils in cities such as Hanoi and arresting at least 20 people during an Aug. 28 event.
Similar events allegedly were disrupted by tear gas attacks by authorities or large groups of men who harassed Catholic parishioners and priests, Pearson added.
"This is the harshest crackdown on Catholics in Vietnam in decades," Pearson alleged. "Sadly, religious repression and violent crackdowns by the Vietnamese authorities against peaceful protesters are nothing new."
"The government should support religious tolerance and peaceful assembly instead of using the media to vilify religious leaders and paint peaceful religious protesters as a menace to the public."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Đông Hà vươn lên từ cảnh đổ nát hoang tàn
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
12:17 04/10/2008
Đông Hà - Quảng Trị,Việt Nam (4/10/2008)- Chìa khoá, dây chuông, cờ đèn và nhà thờ có tháp hình búp măng non vươn cao cùng hàng trăm giáo dân, tu sĩ đang chờ đón vị tân quản xứ trẻ, tài năng được Đức Tổng giám mục Huế gửi đến.
"Cơ sở Đông Hà là giáo xứ quan trọng hàng đầu vì giáo sở nằm ở trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị". Đức tổng giám mục Huế đã nói sau khi trao chìa khoá nhà thờ cho cha Phêrô Phạm Ngọc Hoa tân quản xứ, thay cha Giuse Trần Văn Tuyên cựu quản xứ.
Những năm chiến tranh, Đông Hà là mãnh đất địa đầu giới tuyến. Mùa hè năm 1972, chiến sự ác liệt, đồng bào Lương Giáo tại đây phải sơ tán tránh bom đạn. Ông Antôn Ngô Văn Truyền, kể sau khi nhớ lại ngôi thánh đường yêu quý, đã bị chiến tranh san bằng bình địa.
Sau năm 1975 giáo dân phải đi dự lễ ở các nhà thờ giáo xứ bạn cách hàng chục cây số như Đại Lộc, Trí Bưu, La Vang cho đến năm 1999, giáo dân Đông Hà mới được dự thánh lễ đầu tiên trong ngôi thánh đường khang trang rộng rãi.
‘’Ròng rã suốt 20 năm dài sống trong niềm tin và hy vọng vào Chúa, nay hồng ân của Chúa đã đến với giáo xứ chúng tôi’’.Ông Truyền, 50 tuổi, phó chủ tịch Hội đồng giáo xứ bày tỏ lòng biết ơn với cha cựu quản xứ Đông Hà, từ việc cha Giuse Trần Văn Tuyên âm thầm sống trọ trong nhà dân, ăn cơm bụi đến dựng láng trại, lợp tôn để làm nhà nguyện.
Trong nghi thức dài hơn một giờ với sự tham dự của Đức tổng giám mục Huế, Đức cha phụ tá, Cha Hạt trưởng Quảng Trị, chừng 30 linh mục, bề trên các dòng tu Nam nữ và hơn 300 giáo dân. Đức Tổng Têphanô Nguyễn Như Thể đã giới thiệu vị Tân quản xứ đến phục vụ giáo dân như là hình ảnh Chúa Giêsu sống giữa cộng đoàn.
Được biết, vị Tổng giám mục, 73 tuổi, vừa trở về Huế sau khi đi Hà nội cùng 3 vị đại diện trong Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, để trao đổi quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay của Hội đồng Giám mục Việt Nam với các vị lãnh đạo cao cấp tại dinh Thủ tướng ngày 01 tháng 10 năm 2008.
Trong lời phát biểu bổ nhiệm cha tân quản sở Đông Hà. Đức Tổng nói rằng những lo âu của anh chị em là lo âu của cha quản xứ, ngài khuyên giáo dân phải có trách nhiệm yêu thương và cọng tác với cha quản xứ để làm cho giáo xứ ngày càng phát triển.
Giáo sở Đông Hà cách La Vang 12 cây số về phía Bắc, hiện có 120 gia đình công giáo với 350 giáo dân ở rải rác khắp các phường trong thị xã Đông Hà
"Cơ sở Đông Hà là giáo xứ quan trọng hàng đầu vì giáo sở nằm ở trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị". Đức tổng giám mục Huế đã nói sau khi trao chìa khoá nhà thờ cho cha Phêrô Phạm Ngọc Hoa tân quản xứ, thay cha Giuse Trần Văn Tuyên cựu quản xứ.
Những năm chiến tranh, Đông Hà là mãnh đất địa đầu giới tuyến. Mùa hè năm 1972, chiến sự ác liệt, đồng bào Lương Giáo tại đây phải sơ tán tránh bom đạn. Ông Antôn Ngô Văn Truyền, kể sau khi nhớ lại ngôi thánh đường yêu quý, đã bị chiến tranh san bằng bình địa.
Sau năm 1975 giáo dân phải đi dự lễ ở các nhà thờ giáo xứ bạn cách hàng chục cây số như Đại Lộc, Trí Bưu, La Vang cho đến năm 1999, giáo dân Đông Hà mới được dự thánh lễ đầu tiên trong ngôi thánh đường khang trang rộng rãi.
‘’Ròng rã suốt 20 năm dài sống trong niềm tin và hy vọng vào Chúa, nay hồng ân của Chúa đã đến với giáo xứ chúng tôi’’.Ông Truyền, 50 tuổi, phó chủ tịch Hội đồng giáo xứ bày tỏ lòng biết ơn với cha cựu quản xứ Đông Hà, từ việc cha Giuse Trần Văn Tuyên âm thầm sống trọ trong nhà dân, ăn cơm bụi đến dựng láng trại, lợp tôn để làm nhà nguyện.
Trong nghi thức dài hơn một giờ với sự tham dự của Đức tổng giám mục Huế, Đức cha phụ tá, Cha Hạt trưởng Quảng Trị, chừng 30 linh mục, bề trên các dòng tu Nam nữ và hơn 300 giáo dân. Đức Tổng Têphanô Nguyễn Như Thể đã giới thiệu vị Tân quản xứ đến phục vụ giáo dân như là hình ảnh Chúa Giêsu sống giữa cộng đoàn.
Được biết, vị Tổng giám mục, 73 tuổi, vừa trở về Huế sau khi đi Hà nội cùng 3 vị đại diện trong Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, để trao đổi quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay của Hội đồng Giám mục Việt Nam với các vị lãnh đạo cao cấp tại dinh Thủ tướng ngày 01 tháng 10 năm 2008.
Trong lời phát biểu bổ nhiệm cha tân quản sở Đông Hà. Đức Tổng nói rằng những lo âu của anh chị em là lo âu của cha quản xứ, ngài khuyên giáo dân phải có trách nhiệm yêu thương và cọng tác với cha quản xứ để làm cho giáo xứ ngày càng phát triển.
Giáo sở Đông Hà cách La Vang 12 cây số về phía Bắc, hiện có 120 gia đình công giáo với 350 giáo dân ở rải rác khắp các phường trong thị xã Đông Hà
Mừng 80 năm thành lập Dòng Phanxicô Việt Nam
Maria Vũ Loan
12:25 04/10/2008
SAIGÒN - Vào lúc 9 giờ 30 ngày 4/10/2008, tại giáo xứ Phanxicô Đa Kao, Sài Gòn, thánh lễ đồng tế được cử hành trọng thể để khai mạc năm thánh mừng 800 năm thành lập dòng Anh Em Hèn Mọn (1209 – 2009) và 80 năm Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam (1929 – 2009).
Xem hình ảnh ngày khai mạc năm thánh mừng 800 năm Dòng Anh Em Hèn Mọn
Mở đầu là lời chào thân thiện và công bố khai mạc năm thánh của cha bề trên giám tỉnh FX Vũ Phan Long: “ Trong niềm hân hoan, chan hòa lòng biết ơn, chúng ta sẽ cử hành “ân sủng nguồn cội”, giúp nhau nhớ lại truyền thống sống ơn gọi của Tỉnh Dòng, xuất phát từ cha già Maurice Bertin, như một dòng sông nhỏ rẽ ra từ con sông lớn là toàn thể Hội Dòng Anh Em Hèn Mọn, bắt nguồn từ cha thánh Phanxicô, “trở về với những điều cốt yếu của kinh nghiệm sống ơn gọi; nuôi dưỡng thế giới chúng ta bằng cách đề nghị lời có sức giải phóng của Tin Mừng…”
Cùng đồng tế, có cha bề trên giám tỉnh dòng Đa Minh, cha đại diện giáo phận Vinh và các linh mục dòng Phanxicô. Hôm nay, về tham dự thánh lễ còn có quí sơ bề trên các hội dòng bạn và khá đông anh chị em dòng ba Phan Sinh Tại Thế tạo nên bầu khí ấm áp cho gia đình Phan Sinh tại Sài Gòn.
Với vị thánh nổi tiếng Phanxicô, trong ngày kính Ngài, chẳng cần phải kể lại tiểu sử hay hành trình sống của Ngài thì nhiều người cũng đã cũng biết, nhưng bài giảng của cha chủ tế có chiều sâu tri thức làm cho người dự vẫn muốn nghe thêm:
“…Thiên Chúa là vầng sáng đã giúp Phanxicô tạo ra cách sống mới cho anh em: cách sống quan hệ giữa loài người với nhau; một cách sống ôn hòa. Trong con một của Người, Thiên Chúa đã muốn gần gũi, muốn tìm kiếm kẻ tội lỗi. Người soi sáng để Phanxicô làm cho anh em thấm thía tinh thần Tin Mừng, có một cách sống nhân bản trong cách đối xử, cách sống dấn thân, cách đi thi hành sứ mạng khó nghèo…"
Việc noi gương khó nghèo của “siêu mẫu Giêsu” lại chính là con đường mang đến tự do, thanh thoát cao độ khi sống giữa anh em nghèo khổ.
Thời gian thuận lợi để sống tinh thần hoán cải của thế giới trong niềm hiệp thông với mẹ Maria bằng:
- Một đức tin ngay thẳng trong mọi sự.
- Một đức cậy vững vàng hướng chúng ta đến một tương lai tuyệt đối là sự sống viên mãn.
- Một đức mến hoàn hảo làm cho chúng ta nên giống chúa Kitô hơn.
- Cùng sự tinh tế và ơn hiểu biết làm cho chúng ta cảm nhận được niềm hạnh phúc mai sau, một niềm hạnh phúc làm cho chúng ta không hãnh tiến về một thành công và không lao đao vì một thất bại.”
Thánh lễ đơn sơ và trang trọng, của lễ được tiến dâng hôm nay không chỉ có bánh rượu mà còn có cả tâm tình của những người giáo dân mặc áo nâu quyết tâm sống tinh thần Phanxicô giữa đời thường.
Ca đoàn Quê Hương cất lên những lời ca rất sống động làm người ta dễ nhớ lại lời ngợi khen Thiên Chúa trong “Bài Ca Tạo Vật”
“ Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
Vì Chị chúng tôi là Mẹ Đất,
Chị nâng đỡ, Chị dìu dắt
Chị sinh ra bao thứ trái, hoa muôn màu giữa ngàn cỏ dại.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
Vì những người biết thứ tha nhân danh tình yêu Chúa
chịu bệnh tật ưu phiền.
Phúc cho ai biết chấp nhận trong an hòa,
vì lạy Chúa tối cao, Ngài sẽ tặng triều thiên.”
Sau thánh lễ, mỗi người dự được tặng một cuốn tài liệu mừng năm thánh và một hộp bánh đủ để những người ở xa no dạ trở về nhà.
Thánh Phanxicô đã thay đổi đời mình và có một nét độc đáo về tinh thần khó nghèo mà mãi về sau, thế giới vẫn cần được đánh thức. Bởi vì tiền bạc, của cải có một sức hút mãnh liệt làm cho nhiều người lao tới mà quên đi những giá trị có thể làm con người được sống mãi; thậm chí người ta đánh đổi những điều thiêng liêng, quí báu như tôn giáo, quan hệ huyết thống, thời gian, danh dự, sức khỏe để kiếm tiền của. Mà tồi tệ nhất là tiền bạc lại là cái đích đến sau cùng được ẩn dấu trong những việc làm tốt đẹp khác, một cách tinh vi của ma quỉ.
Mẫu gương của thánh Phanxicô khó khăn nhiều thế hệ mãi còn nhắc đến vì cuộc sống hiện đại nhất, đầy đủ nhất vẫn chưa phải là thiên đàng bao lâu thế giới vẫn còn chìm trong tranh giành và quyền lực.
Xem hình ảnh ngày khai mạc năm thánh mừng 800 năm Dòng Anh Em Hèn Mọn
Mở đầu là lời chào thân thiện và công bố khai mạc năm thánh của cha bề trên giám tỉnh FX Vũ Phan Long: “ Trong niềm hân hoan, chan hòa lòng biết ơn, chúng ta sẽ cử hành “ân sủng nguồn cội”, giúp nhau nhớ lại truyền thống sống ơn gọi của Tỉnh Dòng, xuất phát từ cha già Maurice Bertin, như một dòng sông nhỏ rẽ ra từ con sông lớn là toàn thể Hội Dòng Anh Em Hèn Mọn, bắt nguồn từ cha thánh Phanxicô, “trở về với những điều cốt yếu của kinh nghiệm sống ơn gọi; nuôi dưỡng thế giới chúng ta bằng cách đề nghị lời có sức giải phóng của Tin Mừng…”
Cùng đồng tế, có cha bề trên giám tỉnh dòng Đa Minh, cha đại diện giáo phận Vinh và các linh mục dòng Phanxicô. Hôm nay, về tham dự thánh lễ còn có quí sơ bề trên các hội dòng bạn và khá đông anh chị em dòng ba Phan Sinh Tại Thế tạo nên bầu khí ấm áp cho gia đình Phan Sinh tại Sài Gòn.
Với vị thánh nổi tiếng Phanxicô, trong ngày kính Ngài, chẳng cần phải kể lại tiểu sử hay hành trình sống của Ngài thì nhiều người cũng đã cũng biết, nhưng bài giảng của cha chủ tế có chiều sâu tri thức làm cho người dự vẫn muốn nghe thêm:
“…Thiên Chúa là vầng sáng đã giúp Phanxicô tạo ra cách sống mới cho anh em: cách sống quan hệ giữa loài người với nhau; một cách sống ôn hòa. Trong con một của Người, Thiên Chúa đã muốn gần gũi, muốn tìm kiếm kẻ tội lỗi. Người soi sáng để Phanxicô làm cho anh em thấm thía tinh thần Tin Mừng, có một cách sống nhân bản trong cách đối xử, cách sống dấn thân, cách đi thi hành sứ mạng khó nghèo…"
Việc noi gương khó nghèo của “siêu mẫu Giêsu” lại chính là con đường mang đến tự do, thanh thoát cao độ khi sống giữa anh em nghèo khổ.
Thời gian thuận lợi để sống tinh thần hoán cải của thế giới trong niềm hiệp thông với mẹ Maria bằng:
- Một đức tin ngay thẳng trong mọi sự.
- Một đức cậy vững vàng hướng chúng ta đến một tương lai tuyệt đối là sự sống viên mãn.
- Một đức mến hoàn hảo làm cho chúng ta nên giống chúa Kitô hơn.
- Cùng sự tinh tế và ơn hiểu biết làm cho chúng ta cảm nhận được niềm hạnh phúc mai sau, một niềm hạnh phúc làm cho chúng ta không hãnh tiến về một thành công và không lao đao vì một thất bại.”
Thánh lễ đơn sơ và trang trọng, của lễ được tiến dâng hôm nay không chỉ có bánh rượu mà còn có cả tâm tình của những người giáo dân mặc áo nâu quyết tâm sống tinh thần Phanxicô giữa đời thường.
Ca đoàn Quê Hương cất lên những lời ca rất sống động làm người ta dễ nhớ lại lời ngợi khen Thiên Chúa trong “Bài Ca Tạo Vật”
“ Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
Vì Chị chúng tôi là Mẹ Đất,
Chị nâng đỡ, Chị dìu dắt
Chị sinh ra bao thứ trái, hoa muôn màu giữa ngàn cỏ dại.
Ngợi khen Chúa, lạy Chúa tôi,
Vì những người biết thứ tha nhân danh tình yêu Chúa
chịu bệnh tật ưu phiền.
Phúc cho ai biết chấp nhận trong an hòa,
vì lạy Chúa tối cao, Ngài sẽ tặng triều thiên.”
Sau thánh lễ, mỗi người dự được tặng một cuốn tài liệu mừng năm thánh và một hộp bánh đủ để những người ở xa no dạ trở về nhà.
Thánh Phanxicô đã thay đổi đời mình và có một nét độc đáo về tinh thần khó nghèo mà mãi về sau, thế giới vẫn cần được đánh thức. Bởi vì tiền bạc, của cải có một sức hút mãnh liệt làm cho nhiều người lao tới mà quên đi những giá trị có thể làm con người được sống mãi; thậm chí người ta đánh đổi những điều thiêng liêng, quí báu như tôn giáo, quan hệ huyết thống, thời gian, danh dự, sức khỏe để kiếm tiền của. Mà tồi tệ nhất là tiền bạc lại là cái đích đến sau cùng được ẩn dấu trong những việc làm tốt đẹp khác, một cách tinh vi của ma quỉ.
Mẫu gương của thánh Phanxicô khó khăn nhiều thế hệ mãi còn nhắc đến vì cuộc sống hiện đại nhất, đầy đủ nhất vẫn chưa phải là thiên đàng bao lâu thế giới vẫn còn chìm trong tranh giành và quyền lực.
Những đoạn đường gian nan hình thành giáo xứ Fatima (GP Phan thiết)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
13:49 04/10/2008
NIỀM HY VỌNG CHO GIÁO XỨ FATIMA –PHAN THIẾT.
PHAN THIẾT - Ngày 13.10.2008 sắp tới, thay vì dâng lễ cho khách hành hương kính Đức Mẹ Tàpao như mỗi tháng tại Nhà thờ Đồng Kho, Đức Giám Phục Phan thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan sẽ dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Fatima, ngày bổn mạng của Giáo xứ.
Xem hình ảnh
Môt chặng đường dài 30 năm di dân đến vùng kinh tế mới và 15 năm từ đống đổ nát, nay giáo xứ Fatima hồi sinh và khởi đầu một hành trình mới.
1-Hạt giống Tin mừng được gieo trên miền đất kinh tế mới:
Sông Dinh- Suối Kiết là khu “rừng thiêng nước độc” trải dài khoảng 18 cây số nằm ở mạn nam tỉnh Bình Thuận theo tỉnh lộ 720. Đây là một phần của chiến khu D, thuộc tỉnh Bình Tuy lúc bấy giờ, ít người qua lại. Sau biến cố lịch sử năm 1975 tuyến đường sắt bắc nam được nối lại, một số công nhân được đưa về để phục vụ các ga Sông Dinh và Suối Kiết. Nhờ có tuyến đường sắt nên một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn đổ về tìm kế sinh nhai. Họ săn bắt thú rừng và làm nghề mây tre lá. Trong số đó có một số gia đình Công Giáo thuộc các Giáo Xứ: Tân Châu, Đông Hà, Bồ Câu Trắng.
Từ năm 1978-1982, với chính sách “kinh tế bắt buộc”, chính quyền đưa dân các thành thị tập trung về các vùng kinh tế mới “khỉ ho cò gáy” khai khẩn điền địa. Căn Cứ 6, Sông Dinh, Suối Kiết, Sùng Nhơn, Đakai là những trọng điểm của tỉnh Thuận Hải lúc bấy giờ.
Di dân đến vùng kinh tế bắt buộc, có một số gia đình Công Giáo thuộc các Giáo Xứ: Thanh Xuân, Vinh Tân, Vinh Thanh, Tân Lý, Cù Mi. Hạt giống tin mừng được gieo vãi nơi vùng đất xa xôi hẻo lánh “chim kêu vượn hú” nhờ những gia đình đầu tiên như: ông Minh, ông Huỳnh, ông Quế, ông Dong, ông Đức, ông Năm, ông Nghĩa, cụ Vinh, thầy Lừng nay là cha Giuse Nguyễn Văn Lừng đang du học bên Pháp. Đường xá toàn ổ voi, phương tiện quá thô sơ, thuốc men dùng toàn dựơc thảo, không trường học, không điện đèn, không chợ búa, không nhà nguyện, dân chúng nơi đây thiếu thốn mọi bề. Giáo dân đi bộ 40 km để dự lễ Chúa nhật và lãnh nhận các bí tích.
2. Lớn lên trong gian khổ:
Để nuôi dưỡng đời sống đức tin cho con cháu, Cụ Stéphanô Nguyễn Đình Từ đã tổ chức đọc kinh ngày Chúa Nhật hàng tuần trong gia đình. Chính quyền tìm mọi cách ngăn cấm.
Thương đoàn con nơi miền xa xôi hẻo lánh trăm bề khổ cực, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã phân công cha Stéphanô Lê Công Mỹ, chánh xứ Tân Châu, âm thầm đến để ban bí tích hòa giải và trao Mình Thánh Chúa hàng tuần. Năm 1992 Đức Cha Nicolas thành lập Giáo Họ và xây dựng Nhà Thờ với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, nuôi dưỡng đức tin cộng đoàn giáo dân xã Tân Minh trong đó có Sông Dinh và Suối Kiết. Từ đó nơi đây có hai Họ Đạo là Phaolô và Têrêxa. Các Ân nhân đã giúp bà con giáo dân mua đất để xây nhà nguyện tại Đồn My, Sông Dinh.
Ngày 23/5/2003 Đức Cha Nicolas ghé thăm khu đất có ngôi nhà gỗ, ngài cho sửa chữa lại căn nhà để bà con sớm tối kinh hạt.
Ngày 11/7/2003 nhà nguyện với khung sắt tiền chế được dựng lên, cha Stéphanô Lê Công Mỹ, cha Phaolô Nguyễn Văn Linh và Thầy Micae Hoàng Minh Hùng điều hành công việc.
Ngày 13/8/2003 chính quyền các cấp đã đến lập biên bản đình chỉ thi công. Ngày 14/10/2003 UBND huyện Hàm Tân ra quyết định xử phạt hành chánh là 1.198.000đ và buộc phải tự tháo dỡ công trình. Ngày28/10/2003 trong thời gian hai Đức Cha Nicolas và Phaolô tham dự Hội Đồng Giám Mục Á Châu, UBND huyện Hàm Tân tống đạt quyết định cưỡng chế tháo dỡ ngôi nhà tiền chế. Ngày 4/11/2003,lúc 8 giờ sáng, một lực lượng hùng hậu của Huyện Hàm tân,Xã Tân minh đã trấn áp,san bằng khu đất,tháo dở nhà tiền chế. Thế là một nhà nguyện mơ ước với bao mồ hôi và nước mắt của giáo dân Sông Dinh và Suối Kiết đã trở thành đống gạch vụn đổ nát.
Sau khi về lại Toà Giám Mục, hay tin ngôi nhà nguyện Sông Dinh đã bị chính quyền tháo dỡ, Đức Cha Nicolas đã chuyển lời động viên, khích lệ đến cộng đoàn. Hạt giống đức tin đâm chồi nẩy lộc giữa gai gốc sỏi đá. Cha xứ và cha phó tiếp tục dùng ngôi nhà gỗ tạm để cử hành Thánh Lễ hằng tuần.
3. Khởi đầu cho niềm hy vọng.
Đức cha Nicolas quyết định thành lập giáo xứ Fatima trên miền đất lắm gian truân này. Ngày 25/1/2004 bà con giáo dân làm đơn xin xây dựng nhà thờ. Ban hành giáo cùng các hội đoàn Gia Trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Lêgiô đựơc thiết lập và bắt đầu sinh hoạt.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan kế vị Đức Cha Nicolas. Ngài tiếp tục công việc nơi miền đất mới. Ngài đến dâng lễ, thăm viếng khích lệ bà con giáo dân hãy tin tưởng vào sự quan phòng đầy tình thương của Thiên Chúa. Ngài lập cộng đoàn nữ tu thuộc Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội để lo chăm lo sức khoẻ, chữa bệnh cho những người nghèo. Đức Cha nâng Giáo Họ Mẹ Thiên Chúa lên hàng Giáo Xứ và bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Văn Hiên về làm chánh xứ tiên khởi, đặc trách Fatima, chăm sóc mục vụ và tiếp tục thủ tục xin xây dựng nhà thờ.
Ngày 10/9/2007 Fatima chính thức có chủ trương “xây dựng Nhà Thờ” của UBND tỉnh Bình Thuận.
Đức cha Phaolô gởi đến giáo xứ một linh mục trẻ trung để xây Nhà thờ mới. Ngày 30/9/2007, Ngài cử hành Thánh Lễ tạ ơn và giới thiệu cha Fx.Hồ Xuân Hùng, chánh xứ tiên khởi Giáo Xứ Đức Mẹ Fatima.
4. Hướng về tương lai.
Sứ thần Gabriel đã nói với Đức Mẹ “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,27).
Nhìn lại hành trình hơn 30 năm nơi vùng đất hoang vu để thấy đựoc sự quan phòng kỳ diệu.Từ một xóm đạo bé nhỏ thuộc vùng kinh tế mới nay đã hình thành một giáo xứ. Tuy hiện tại, giáo xứ với ngôi nhà nguyện xiêu vẹo, trống trước hở sau, đôi ba chục ghế đá của giáo dân và những khách hành hương về Thánh Địa Tà Pao dâng cúng, phòng mặc áo đựơc dùng làm nơi ăn chốn ở cho Cha xứ, đêm mùa hè thanh vắng, tỉnh mịch chỉ có tiếng muỗi vo ve, mùa mưa thì lầy lội ếch nhái kêu inh ỏi, nhưng tin tưởng và hy vọng về ngôi Thánh đường mới, một trang sử mới sẽ mở ra cho miền đất Sông dinh-Suối kiết.
Tạ ơn Chúa, tri ân Đức Mẹ Fatima. Xin mọi người thêm lời cầu nguyện và nâng đỡ cho giáo xứ sớm có đựơc ngôi Thánh đường như lòng hằng mong ước.
PHAN THIẾT - Ngày 13.10.2008 sắp tới, thay vì dâng lễ cho khách hành hương kính Đức Mẹ Tàpao như mỗi tháng tại Nhà thờ Đồng Kho, Đức Giám Phục Phan thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan sẽ dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Fatima, ngày bổn mạng của Giáo xứ.
Xem hình ảnh
Môt chặng đường dài 30 năm di dân đến vùng kinh tế mới và 15 năm từ đống đổ nát, nay giáo xứ Fatima hồi sinh và khởi đầu một hành trình mới.
1-Hạt giống Tin mừng được gieo trên miền đất kinh tế mới:
Sông Dinh- Suối Kiết là khu “rừng thiêng nước độc” trải dài khoảng 18 cây số nằm ở mạn nam tỉnh Bình Thuận theo tỉnh lộ 720. Đây là một phần của chiến khu D, thuộc tỉnh Bình Tuy lúc bấy giờ, ít người qua lại. Sau biến cố lịch sử năm 1975 tuyến đường sắt bắc nam được nối lại, một số công nhân được đưa về để phục vụ các ga Sông Dinh và Suối Kiết. Nhờ có tuyến đường sắt nên một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn đổ về tìm kế sinh nhai. Họ săn bắt thú rừng và làm nghề mây tre lá. Trong số đó có một số gia đình Công Giáo thuộc các Giáo Xứ: Tân Châu, Đông Hà, Bồ Câu Trắng.
Từ năm 1978-1982, với chính sách “kinh tế bắt buộc”, chính quyền đưa dân các thành thị tập trung về các vùng kinh tế mới “khỉ ho cò gáy” khai khẩn điền địa. Căn Cứ 6, Sông Dinh, Suối Kiết, Sùng Nhơn, Đakai là những trọng điểm của tỉnh Thuận Hải lúc bấy giờ.
Di dân đến vùng kinh tế bắt buộc, có một số gia đình Công Giáo thuộc các Giáo Xứ: Thanh Xuân, Vinh Tân, Vinh Thanh, Tân Lý, Cù Mi. Hạt giống tin mừng được gieo vãi nơi vùng đất xa xôi hẻo lánh “chim kêu vượn hú” nhờ những gia đình đầu tiên như: ông Minh, ông Huỳnh, ông Quế, ông Dong, ông Đức, ông Năm, ông Nghĩa, cụ Vinh, thầy Lừng nay là cha Giuse Nguyễn Văn Lừng đang du học bên Pháp. Đường xá toàn ổ voi, phương tiện quá thô sơ, thuốc men dùng toàn dựơc thảo, không trường học, không điện đèn, không chợ búa, không nhà nguyện, dân chúng nơi đây thiếu thốn mọi bề. Giáo dân đi bộ 40 km để dự lễ Chúa nhật và lãnh nhận các bí tích.
2. Lớn lên trong gian khổ:
Để nuôi dưỡng đời sống đức tin cho con cháu, Cụ Stéphanô Nguyễn Đình Từ đã tổ chức đọc kinh ngày Chúa Nhật hàng tuần trong gia đình. Chính quyền tìm mọi cách ngăn cấm.
Thương đoàn con nơi miền xa xôi hẻo lánh trăm bề khổ cực, Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi đã phân công cha Stéphanô Lê Công Mỹ, chánh xứ Tân Châu, âm thầm đến để ban bí tích hòa giải và trao Mình Thánh Chúa hàng tuần. Năm 1992 Đức Cha Nicolas thành lập Giáo Họ và xây dựng Nhà Thờ với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, nuôi dưỡng đức tin cộng đoàn giáo dân xã Tân Minh trong đó có Sông Dinh và Suối Kiết. Từ đó nơi đây có hai Họ Đạo là Phaolô và Têrêxa. Các Ân nhân đã giúp bà con giáo dân mua đất để xây nhà nguyện tại Đồn My, Sông Dinh.
Ngày 23/5/2003 Đức Cha Nicolas ghé thăm khu đất có ngôi nhà gỗ, ngài cho sửa chữa lại căn nhà để bà con sớm tối kinh hạt.
Ngày 11/7/2003 nhà nguyện với khung sắt tiền chế được dựng lên, cha Stéphanô Lê Công Mỹ, cha Phaolô Nguyễn Văn Linh và Thầy Micae Hoàng Minh Hùng điều hành công việc.
Ngày 13/8/2003 chính quyền các cấp đã đến lập biên bản đình chỉ thi công. Ngày 14/10/2003 UBND huyện Hàm Tân ra quyết định xử phạt hành chánh là 1.198.000đ và buộc phải tự tháo dỡ công trình. Ngày28/10/2003 trong thời gian hai Đức Cha Nicolas và Phaolô tham dự Hội Đồng Giám Mục Á Châu, UBND huyện Hàm Tân tống đạt quyết định cưỡng chế tháo dỡ ngôi nhà tiền chế. Ngày 4/11/2003,lúc 8 giờ sáng, một lực lượng hùng hậu của Huyện Hàm tân,Xã Tân minh đã trấn áp,san bằng khu đất,tháo dở nhà tiền chế. Thế là một nhà nguyện mơ ước với bao mồ hôi và nước mắt của giáo dân Sông Dinh và Suối Kiết đã trở thành đống gạch vụn đổ nát.
Sau khi về lại Toà Giám Mục, hay tin ngôi nhà nguyện Sông Dinh đã bị chính quyền tháo dỡ, Đức Cha Nicolas đã chuyển lời động viên, khích lệ đến cộng đoàn. Hạt giống đức tin đâm chồi nẩy lộc giữa gai gốc sỏi đá. Cha xứ và cha phó tiếp tục dùng ngôi nhà gỗ tạm để cử hành Thánh Lễ hằng tuần.
3. Khởi đầu cho niềm hy vọng.
Đức cha Nicolas quyết định thành lập giáo xứ Fatima trên miền đất lắm gian truân này. Ngày 25/1/2004 bà con giáo dân làm đơn xin xây dựng nhà thờ. Ban hành giáo cùng các hội đoàn Gia Trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Lêgiô đựơc thiết lập và bắt đầu sinh hoạt.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan kế vị Đức Cha Nicolas. Ngài tiếp tục công việc nơi miền đất mới. Ngài đến dâng lễ, thăm viếng khích lệ bà con giáo dân hãy tin tưởng vào sự quan phòng đầy tình thương của Thiên Chúa. Ngài lập cộng đoàn nữ tu thuộc Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội để lo chăm lo sức khoẻ, chữa bệnh cho những người nghèo. Đức Cha nâng Giáo Họ Mẹ Thiên Chúa lên hàng Giáo Xứ và bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Văn Hiên về làm chánh xứ tiên khởi, đặc trách Fatima, chăm sóc mục vụ và tiếp tục thủ tục xin xây dựng nhà thờ.
Ngày 10/9/2007 Fatima chính thức có chủ trương “xây dựng Nhà Thờ” của UBND tỉnh Bình Thuận.
Đức cha Phaolô gởi đến giáo xứ một linh mục trẻ trung để xây Nhà thờ mới. Ngày 30/9/2007, Ngài cử hành Thánh Lễ tạ ơn và giới thiệu cha Fx.Hồ Xuân Hùng, chánh xứ tiên khởi Giáo Xứ Đức Mẹ Fatima.
4. Hướng về tương lai.
Sứ thần Gabriel đã nói với Đức Mẹ “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,27).
Nhìn lại hành trình hơn 30 năm nơi vùng đất hoang vu để thấy đựoc sự quan phòng kỳ diệu.Từ một xóm đạo bé nhỏ thuộc vùng kinh tế mới nay đã hình thành một giáo xứ. Tuy hiện tại, giáo xứ với ngôi nhà nguyện xiêu vẹo, trống trước hở sau, đôi ba chục ghế đá của giáo dân và những khách hành hương về Thánh Địa Tà Pao dâng cúng, phòng mặc áo đựơc dùng làm nơi ăn chốn ở cho Cha xứ, đêm mùa hè thanh vắng, tỉnh mịch chỉ có tiếng muỗi vo ve, mùa mưa thì lầy lội ếch nhái kêu inh ỏi, nhưng tin tưởng và hy vọng về ngôi Thánh đường mới, một trang sử mới sẽ mở ra cho miền đất Sông dinh-Suối kiết.
Tạ ơn Chúa, tri ân Đức Mẹ Fatima. Xin mọi người thêm lời cầu nguyện và nâng đỡ cho giáo xứ sớm có đựơc ngôi Thánh đường như lòng hằng mong ước.
Thư Chung Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao
+ GM Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
13:53 04/10/2008
Tòa Giám Mục Phan Thiết
422 Trần Hưng Đạo
T.P. Phan Thiết
Phan Thiết ngày 3 tháng 10 năm 2008
THƯ CHUNG NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO
Kính gửi:
Quí Cha, Quý Tu sĩ, Chủng Sinh
và anh chị em thân mến
Trước hết, tôi xin gửi lời chào Bình an trong Chúa Kitô tới tất cả Cộng Đoàn Dân Chúa của Giáo phận Phan Thiết thân yêu với lời tung hô Mẹ Maria Rất Thánh.
Anh chị em thân mến,
Nhân kỷ niệm năm mươi năm thánh hiến tượng đài Đức Mẹ Tàpao, với bức thư chung này, tôi hoan hỷ loan báo cho anh chị em một tin mừng lớn cho Giáo phận chúng ta: ngày 28 tháng 7 vừa qua, Tòa Ân Giải Tối Cao của Giáo hội Rôma đã ban sắc lệnh cho phép Giáo phận Phan Thiết mở Năm Thánh ban Ơn Toàn Xá, với những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), để thêm lòng đạo đức cho các tín hữu và ơn cứu rỗi cho các linh hồn.
Năm Thánh bắt đầu khai mạc từ 8-12-2008 và bế mạc 8-12-2009.
Suốt năm toàn xá này, tại chính Trung Tâm Đức Mẹ Tàpao,
- trong những ngày 8-12-2008 và 2009 khi long trọng hành lễ khai mạc và bế mạc Năm Toàn Xá
- trong các ngày 13 mỗi tháng
- trong mọi nghi thức phụng tự kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria
Những ai tham dự việc cử hành năm toàn xá hoặc làm các việc đạo đức kính Đức Trinh Nữ Maria Tàpao hoặc ít ra trong thời gian thích hợp, họ dục lòng đạo đức mà đọc kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng theo công thức hợp pháp nào đó và khẩn cầu cùng Đức Mẹ Tàpao, đều nhận được ơn toàn xá cho mình hoặc chỉ cho các linh hồn.
Ngoài trung tâm Đức Mẹ Tàpao, Tòa ân giải còn cho phép mở thêm năm địa điểm tại năm Giáo hạt để thuận lợi cho việc tham dự các buổi cử hành phụng tự ban Ơn Toàn Xá.
Năm địa điểm đó là:
Nhà thờ Thanh Xuân cho Hạt Hàm Tân
Nhà thờ Chính Tòa cho Hạt Phan Thiết
Nhà thờ Võ Đắt cho Hạt Đức Tánh
Nhà thờ Hiệp Đức cho Hạt Hàm Thuận Nam
Nhà thờ Long Hà cho Hạt Bắc Tuy.
Đối với những người già yếu, bệnh tật, những người có lý do quan trọng không ra khỏi nhà được vẫn có thể lãnh ơn toàn xá này miễn là có lòng thống hối, quyết tâm thực hiện trong thời gian sớm nhất ba điều kiện thông thường và hiệp thông cách thiêng liêng vào các việc cử hành Năm Toàn Xá và vào các cuộc hành hương. Trong khi dâng lời cầu nguyện và những nỗi khổ đau cho lòng nhân từ Chúa qua Mẹ Maria.
Thưa anh chị em
Năm Thánh Toàn Xá này thật là một ân huệ đặc biệt cho Giáo phận do lòng thương yêu của Chúa qua Mẹ Maria. Chính Đức Mẹ Tàpao đem ơn toàn xá đến cho chúng ta sau bao năm ban những ơn lành hồn xác cho khách hành hương tứ phương qua lại.
Chúng ta hãy hết lòng tạ ơn Chúa và Mẹ Maria yêu quí. Chúng ta cũng ra sức thu lượm thật nhiều hoa quả, ân huệ thiêng giữa ngày mùa thánh thiện này. Tôi đề nghị quý cha giúp anh chị em thực hiện những việc sau đây một cách siêng năng và nhiệt thành.
Trong Năm Toàn Xá, chúng ta siêng năng hơn, chu toàn hơn bổn phận thiêng liêng hằng ngày như kinh hạt sớm tối, tham dự Thánh Lễ nhiều hơn, siêng năng xưng tội rước lễ hơn, siêng năng lần hạt mân côi kính Đức Mẹ. Mặt khác, còn phải cải thiện đời sống theo Tin Mừng như lời Mẹ dạy ở Fatima. Cố gắng thực hiện đức bác ái và giao hòa hiệp nhất với nhau.
Ngoài ra các giới các đoàn thể hãy ra sức thi đua học tập linh đạo Đức Mẹ với ba nhân đức Tin, Cậy, Mến mà Mẹ đã sống một cách tuyệt vời khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa, tham dự trọn vẹn cuộc hiến dâng cuối cùng, kết thúc cuộc đời của con yêu quý của Mẹ.
Ba nhân đức này Mẹ đã sống suốt đời Mẹ, nhưng đây là giây phút rạng ngời nhất. Ở đây tất cả tâm tình tin yêu phó thác của Mẹ đã hòa nhập trọn vẹn vào niềm tin yêu phó thác tuyệt đối của Chúa Giêsu con Mẹ, khi Người hiến mạng sống mình cho định mệnh kỳ diệu mà Chúa Cha đã sắp đặt an bài: “Con dâng mạng sống con trong tay Cha” (Lc 23, 46).
Với lòng Tin Cậy Mến đó, Mẹ đã trở thành Mẹ và Thầy dạy chúng ta trong linh đạo tình yêu cao vời. Mẹ sinh ra chúng ta dưới chân Thánh Giá. Khi Chúa nói với Thánh Gioan: “Đây là Mẹ con” (Ga 19,27) và Chúa cũng ân cần trao chúng ta cho Mẹ qua Thánh Gioan: “Đây là con Bà”. (Ga 17,26).
Tại Tàpao chúng ta được chứng kiến bao ân tình của Mẹ ban cho những ai đến đây kêu cầu Mẹ trong tin yêu phó thác. Nếu chúng ta ra sức noi gương Mẹ, chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ đầy hạnh phúc và bình an.
Vậy tôi kêu mời anh chị em hãy bắt tay vào công trình xây dựng đời sống thiêng liêng cho mình và cho gia đình, không ngừng hướng về nguồn cậy trông nơi Mẹ.
Cầu chúc quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Chủng Sinh và anh chị em một Năm Thánh tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria.
+ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
GM. Giáo Phận Phan Thiết
(ấn ký)
422 Trần Hưng Đạo
T.P. Phan Thiết
Phan Thiết ngày 3 tháng 10 năm 2008
THƯ CHUNG NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO
Kính gửi:
Quí Cha, Quý Tu sĩ, Chủng Sinh
và anh chị em thân mến
Trước hết, tôi xin gửi lời chào Bình an trong Chúa Kitô tới tất cả Cộng Đoàn Dân Chúa của Giáo phận Phan Thiết thân yêu với lời tung hô Mẹ Maria Rất Thánh.
Anh chị em thân mến,
Nhân kỷ niệm năm mươi năm thánh hiến tượng đài Đức Mẹ Tàpao, với bức thư chung này, tôi hoan hỷ loan báo cho anh chị em một tin mừng lớn cho Giáo phận chúng ta: ngày 28 tháng 7 vừa qua, Tòa Ân Giải Tối Cao của Giáo hội Rôma đã ban sắc lệnh cho phép Giáo phận Phan Thiết mở Năm Thánh ban Ơn Toàn Xá, với những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), để thêm lòng đạo đức cho các tín hữu và ơn cứu rỗi cho các linh hồn.
Năm Thánh bắt đầu khai mạc từ 8-12-2008 và bế mạc 8-12-2009.
Suốt năm toàn xá này, tại chính Trung Tâm Đức Mẹ Tàpao,
- trong những ngày 8-12-2008 và 2009 khi long trọng hành lễ khai mạc và bế mạc Năm Toàn Xá
- trong các ngày 13 mỗi tháng
- trong mọi nghi thức phụng tự kính nhớ Đức Trinh Nữ Maria
Những ai tham dự việc cử hành năm toàn xá hoặc làm các việc đạo đức kính Đức Trinh Nữ Maria Tàpao hoặc ít ra trong thời gian thích hợp, họ dục lòng đạo đức mà đọc kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng theo công thức hợp pháp nào đó và khẩn cầu cùng Đức Mẹ Tàpao, đều nhận được ơn toàn xá cho mình hoặc chỉ cho các linh hồn.
Ngoài trung tâm Đức Mẹ Tàpao, Tòa ân giải còn cho phép mở thêm năm địa điểm tại năm Giáo hạt để thuận lợi cho việc tham dự các buổi cử hành phụng tự ban Ơn Toàn Xá.
Năm địa điểm đó là:
Nhà thờ Thanh Xuân cho Hạt Hàm Tân
Nhà thờ Chính Tòa cho Hạt Phan Thiết
Nhà thờ Võ Đắt cho Hạt Đức Tánh
Nhà thờ Hiệp Đức cho Hạt Hàm Thuận Nam
Nhà thờ Long Hà cho Hạt Bắc Tuy.
Đối với những người già yếu, bệnh tật, những người có lý do quan trọng không ra khỏi nhà được vẫn có thể lãnh ơn toàn xá này miễn là có lòng thống hối, quyết tâm thực hiện trong thời gian sớm nhất ba điều kiện thông thường và hiệp thông cách thiêng liêng vào các việc cử hành Năm Toàn Xá và vào các cuộc hành hương. Trong khi dâng lời cầu nguyện và những nỗi khổ đau cho lòng nhân từ Chúa qua Mẹ Maria.
Thưa anh chị em
Năm Thánh Toàn Xá này thật là một ân huệ đặc biệt cho Giáo phận do lòng thương yêu của Chúa qua Mẹ Maria. Chính Đức Mẹ Tàpao đem ơn toàn xá đến cho chúng ta sau bao năm ban những ơn lành hồn xác cho khách hành hương tứ phương qua lại.
Chúng ta hãy hết lòng tạ ơn Chúa và Mẹ Maria yêu quí. Chúng ta cũng ra sức thu lượm thật nhiều hoa quả, ân huệ thiêng giữa ngày mùa thánh thiện này. Tôi đề nghị quý cha giúp anh chị em thực hiện những việc sau đây một cách siêng năng và nhiệt thành.
Trong Năm Toàn Xá, chúng ta siêng năng hơn, chu toàn hơn bổn phận thiêng liêng hằng ngày như kinh hạt sớm tối, tham dự Thánh Lễ nhiều hơn, siêng năng xưng tội rước lễ hơn, siêng năng lần hạt mân côi kính Đức Mẹ. Mặt khác, còn phải cải thiện đời sống theo Tin Mừng như lời Mẹ dạy ở Fatima. Cố gắng thực hiện đức bác ái và giao hòa hiệp nhất với nhau.
Ngoài ra các giới các đoàn thể hãy ra sức thi đua học tập linh đạo Đức Mẹ với ba nhân đức Tin, Cậy, Mến mà Mẹ đã sống một cách tuyệt vời khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Chúa, tham dự trọn vẹn cuộc hiến dâng cuối cùng, kết thúc cuộc đời của con yêu quý của Mẹ.
Ba nhân đức này Mẹ đã sống suốt đời Mẹ, nhưng đây là giây phút rạng ngời nhất. Ở đây tất cả tâm tình tin yêu phó thác của Mẹ đã hòa nhập trọn vẹn vào niềm tin yêu phó thác tuyệt đối của Chúa Giêsu con Mẹ, khi Người hiến mạng sống mình cho định mệnh kỳ diệu mà Chúa Cha đã sắp đặt an bài: “Con dâng mạng sống con trong tay Cha” (Lc 23, 46).
Với lòng Tin Cậy Mến đó, Mẹ đã trở thành Mẹ và Thầy dạy chúng ta trong linh đạo tình yêu cao vời. Mẹ sinh ra chúng ta dưới chân Thánh Giá. Khi Chúa nói với Thánh Gioan: “Đây là Mẹ con” (Ga 19,27) và Chúa cũng ân cần trao chúng ta cho Mẹ qua Thánh Gioan: “Đây là con Bà”. (Ga 17,26).
Tại Tàpao chúng ta được chứng kiến bao ân tình của Mẹ ban cho những ai đến đây kêu cầu Mẹ trong tin yêu phó thác. Nếu chúng ta ra sức noi gương Mẹ, chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ đầy hạnh phúc và bình an.
Vậy tôi kêu mời anh chị em hãy bắt tay vào công trình xây dựng đời sống thiêng liêng cho mình và cho gia đình, không ngừng hướng về nguồn cậy trông nơi Mẹ.
Cầu chúc quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Chủng Sinh và anh chị em một Năm Thánh tràn đầy Hồng ân Thiên Chúa và Mẹ Maria.
+ Phaolô Nguyễn Thanh Hoan
GM. Giáo Phận Phan Thiết
(ấn ký)
Thư ngỏ gởi Người Bạn Trẻ: “Điểm Hẹn Giêsu”
Lm. Giuse Trần Đình Long, sss
15:54 04/10/2008
Thư ngỏ
1- Để Kỷ Niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima mỗi ngày 13 hàng tháng, BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 08-2008, tại Giáo Xứ Chí Hòa sẽ có THÁNH LỄ ĐÚNG 12 GIỜ TRƯA MỖI NGÀY 13 HÀNG THÁNG do cha Giuse Trần Đình Long cử hành và giảng thuyết. Các Thánh lễ theo lịch như sau: Thứ Hai 13/10; Thứ Năm 13/11; Thứ Bảy 13/12
2- Kể từ tháng 10-2008, các bạn có thể đọc những bài chia sẻ của tập san “nhờ Mẹ đến với Chúa” cũng như chia sẻ trao đổi những suy tư, cảm nghĩ của bạn trên trang blog. Địa chỉ Blog: vn.myblog.yahoo.com/doiquan_aoxanh
Nếu bạn không coi được những bài viết trên Blog bằng tiếng Việt, xin vui lòng copy những bài đó, rồi paste vào Word, và đổi qua Font VNI-Times sẽ đọc được.
3- Trong năm Giáo Dục Kitô Giáo 2008, mời anh chị em tham dự những buổi chia sẻ chuyên đề về Tâm Lý Giáo Dục của Câu Lạc Bộ Mục Vụ Gia Đình, do cha Long phụ trách:
• Thời gian: Mỗi tối thứ Ba Đầu Tháng, từ 18g30 đến 20g30
• Địa điểm: Trung Tâm Mục Vụ, số 6 Bis Tôn Đức Thắng, Quận 1 (cạnh Đại Chủng Viện Thánh Giuse)
• Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 07-10: “Giải Tỏa Tâm Lý Mặc Cảm”
• Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 04 -11: “Giảm Stress trong Gia Đình”
4- THÁNH LỄ CHO GIỚI TRẺ: Mời các bạn đến tham dự thánh lễ dành riêng cho Giới Trẻ do cha Long cử hành mỗi chiều Chúa Nhật tại:
• Nhà thờ An Lạc (15/2 CMT8-P.5- Tân Bình) lúc 18g15 Chúa Nhật tuần thứ I, II, III trong tháng.
• Nhà thờ Công Lý (62/147A Lý Chính Thắng-P.8- Quận 3) lúc 17g30 Chúa Nhật tuần thứ IV trong tháng.
• Nhà thơ AN NHƠN (15/173 Lê Hoàng Phái- P.17- Q. Gò Vấp) lúc 18g00 mỗi chiều Thứ Bảy (Thánh Lễ thay ngày Chúa Nhật)
5- SÂN CHƠI CHO GIỚI TRẺ: Mời các bạn đến với “Điểm Hẹn Giêsu” mỗi tháng tại:
• Nhà thờ Công Lý (62/147A Lý Chính Thắng-P.8- Quận 3) lúc 19g30 tối thứ sáu đầu tháng (tháng này là thứ sáu 3/10)
• Nhà thờ Nhân Hòa (38/24 Ngã tư Trường Chinh và Cộng Hoà, cạnh nhà hàng Thiên Thai. Q. Tân Phú) lúc 20g00 tối Chúa Nhật tuần II trong tháng (tháng này là 12/10)
• Chủ đề sinh hoạt tháng 10: MỘT BÔNG HỒNG CHO TÌNH YÊU
6- CÔNG TÁC BÁC ÁI: Nhóm Phục Vụ, Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Chí Hoà đã thực hiện trong tháng 9-2008.
• Tặng 350 phần quà Trung Thu cho các em thiếu nhi, và 150 phần quà cho các gia đình nghèo thuộc thí điểm truyền giáo Đồng Hoà, huyện Cần Giờ.
• Tặng quà Trung Thu cho các em thiếu nhi bị ảnh hưởng HIV trong Nhóm Nụ Cười.
• Tặng quà cho các em cô nhi khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình.
• Tặng vải, mì, tập vở, quần áo cho bà con nghèo ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
• Trợ cấp học bổng cho một số con em của những người khuyết tật bán vé số để các em có điều kiện đến trường.
• Học phí cho một số học sinh, sinh viên nghèo ở quê lên T.P trọ học.
• Thăm viếng và giúp viện phí cho một em bị phỏng toàn thân ở Sóc Trăng.
• Tặng xe ba bánh cho Mái Ấm Hoài Thương.• Trợ giúp sinh hoạt phí cho anh em Nhà Cỏ.
• Tặng hình ảnh, tượng, tràng hạt, sách, kinh và quà cho anh em dân tộc Di Linh.
7- Ngày thứ bảy 26-10-2008, Nhóm Phục Vụ sẽ đi tặng quà cho những gia đình nghèo ở Cồn Én, Đồng Tháp Mười. Xin anh chị em cùng chia sẻ công tác bác ái này như Lời Chúa nói: “Phúc cho ai biết xót thương người, thì họ sẽ được xót thương”. Các bạn trẻ muốn tham gia Nhóm Phục Vụ “Đội Quân Ao Xanh” xin liên lạc với cha Long (tusilangtu@yahoo.com), hoặc anh Chiêu (0983494714).
Kính chúc anh chị em tràn đầy ân sủng và bình an nơi Trái Tim Chúa Giêsu qua lời cầu bầu của Mẹ Maria.
Tập San “Nhờ Mẹ đến với Chúa”
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC MẸ MARIA, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH
BAN CHO TOÀN THẾ GIỚI
“Các con yêu dấu!
Hôm nay, với trái tim từ mẫu, Mẹ kêu gọi các con tụ họp quanh Mẹ để yêu thương người lân cận. Hãy dừng lại. Hãy nhìn vào đôi mắt của người anh em mình, và nhận ra Chúa Giêsu, Con của Mẹ.
Nếu các con thấy niềm vui, hãy vui mừng với người ấy. Nếu thấy đau khổ nơi đôi mắt của người anh em, thì với sự dịu dàng và nhân hậu, hãy xoá nó đi, bởi vì không có tình yêu là các con đã lạc lối rồi. Chỉ có tình yêu mới hữu hiệu. Tình yêu tạo nên những điều kỳ diệu. Tình yêu thương sẽ hiệp nhất chúng con trong Con của Mẹ, và mang lại chiến thắng cho Trái Tim Mẹ. Vì thế, các con của Mẹ, hãy yêu thương nhau!”
KINH MÂN CÔI SỐNG - SỐNG KINH MÂN CÔI
“Này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo Lời Ngài” (Lc 1.38) Lời này, một lời này thôi đã làm thay đổi thế giới, làm thay đổi cả vị trí của loài người. Khi Đức Trinh Nữ Maria đáp trả với tất cả sự tự do của mình bằng lời trên đây, thì Thiên Chúa đã làm được mọi sự tốt lành của Ngài cho nhân loại, và cho cả chính Đức Maria nữa. Thiên Chúa dựng nên chúng ta, không cần chúng ta, nhưng khi Thiên Chúa muốn cứu chuộc chúng ta, thì lại cần sự cộng tác của chúng ta với Ngài.
Đức Mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa, nhưng sự cộng tác của Đức Mẹ khác với chúng ta. Sự cộng tác của Đức Mẹ là tích cực, vì Mẹ đã tin tuyệt đối, đã bỏ ngỏ đời mình cho Thiên Chúa tái tạo bằng quyền năng và lòng thương xót của Ngài, chứ không phải bằng sự cố gắng đạo đức lập công nghiệp của Mẹ. “Xin hãy thành sự cho tôi theo Lời Ngài”, đó là lời thưa của Đức Mẹ. Còn Thiên Chúa, qua lời bà Isave đã nói với Đức Maria rằng: “Phúc cho Bà, là kẻ đã tin” (Lc 1,45). Việc cộng tác của Đức Mẹ là như thế. Còn cách cộng tác của tôi với Thiên Chúa thì ngược lại. Tôi không bỏ ngỏ đời mình cho Chúa hoạt động. Tôi muốn cộng tác bằng việc làm để tự khẳng định mình, bằng niềm hãnh diện tự hào về đạo đức của mình, và đôi khi bằng cả tiền bạc, mánh mung nữa. Tôi vẫn lấy danh nghĩa là “để làm sáng danh Chúa” nhưng thực ra chỉ để theo “ý riêng” của tôi. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã gặp rất nhiều trở ngại trong việc tái tạo con người tôi. Vì ý của Thiên Chúa luôn bị tôi loại trừ, bóp méo, hoặc bị đặt xuống hàng thứ yếu.
Tháng 10, tháng Mân Côi, tôi được mời gọi đến học cùng Đức Maria và nhìn vào Thánh Đa-minh, người đã khởi xướng ra việc suy niệm những mầu nhiệm kinh Mân Côi để sống kinh Mân Côi, hay nói cách khác cho lời kinh Mân Côi được sống trong tôi.
Vào những năm đầu của thế kỷ XIII, khi đặt chân lên đất Pháp, Thánh Đa-minh đã phải chứng kiến cảnh hoang tàn của Giáo Hội ở miền Languedoc do bè rối Albigeois gây ra. Bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuyết nhị nguyên, bè rối này coi tất cả những gì thuộc về thể xác hay trần thế đều do ma quỷ làm ra và thống trị. Do đó, bản chất của nó là xấu. Lúc đó khắp vùng này bị ảnh hưởng tinh thần bi quan, yếm thế. Người ta chỉ lo hãm mình phạt xác, và thấy cuộc đời chỉ còn là một màu đen tăm tối. Liều thuốc thần diệu chữa trị căn bệnh bi quan do bè rối Albigeois gây ra đó chính là kinh Mân Côi.
Kinh Mân Côi bắt nguồn tại các vùng Tây Bắc Châu Âu, từ phong tục kết những vòng triều thiên hoa hồng để đội lên đầu Đức Mẹ trong những buổi hành hương, hay trong những nghi thức ngoài phụng vụ, rồi người ta nhảy múa, ca hát bằng tiếng bản xứ. Dần dần khi hoàn cảnh không cho phép, người ta đọc phần đầu kinh Kính Mừng thay thế cho những bông hoa hồng để trở thành kinh Mân Côi, với những hình thức rất phong phú, linh động. Kinh Mân Côi lúc đó mới chỉ là một hình thức diễn tả lòng sùng kính đơn sơ, chất phác, có tính cách tình cảm đối với Đức Mẹ. Tới Languedoc miền nam nước Pháp, Thánh Đa-minh thấy một bên là cảnh hoang tàn của Giáo Hội do bè rối Albigeois gây ra, một bên là lòng đạo của những người dân mộc mạc, chưa được hướng dẫn đúng cách và đúng mức. Một số nhà truyền giáo Tây Ban Nha thức tỉnh, đã lên tiếng khuyến cáo Giáo Hội địa phương vùng đó rằng: “Các ngài hãy gạt bỏ sự thánh thiện giả tạo của mình ra một bên đi. Các ngài hãy xem những người dân chất phác đang bị bọn lạc giáo lôi kéo bằng sự nghèo khó và thánh thiện của Phúc âm Chúa Ki-tô kìa!”. Thánh Đa-minh cũng là một trong những người công bố lời khuyến cáo này vào những ngày đó. Như vậy, phải công nhận rằng đời sống và cách rao giảng của các vị giáo sĩ thời đó (có thể cả thời nay nữa) đã làm cho người ta chán ngán, cho nên khi có ai dùng Kinh Thánh hay phép lạ để làm chiêu bài, thì người ta đi theo như nước chảy.
Thực ra, mọi thời và mọi nơi, chỉ có một con người duy nhất là Đức Giêsu Kitô mới có thể cuốn hút, lôi kéo người ta. Cho nên phương cách để người ta khỏi rơi vào các lạc thuyết thời xưa cũng như ngày nay chính là làm sáng tỏ chân lý Tin Mừng bằng cách trình bày một giáo lý trung thực với Lời Chúa qua phương tiện sẵn có là kinh Mân Côi. Vấn đề của chúng ta ngày nay là làm sao nâng cao tình cảm đạo đức và lòng sùng kính của người tín hữu lên bình diện một lòng tin yêu có nền tảng vững chắc trong Tin Mừng, được thể hiện qua những biến cố lịch sử của cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chính niềm vui này mới đánh tan được nỗi bi quan, yếm thế luôn ám ảnh người tín hữu, nhất là khi họ ốm đau bệnh tật, họ chạy hết nơi này đến nơi kia xin khấn mà không được như ý mình. Buồn lòng hơn nữa là có nhiều vị lợi dụng lòng tin đơn sơ của bá tánh, bày ra nhiều cách chữa bệnh mang tính mê tín. Bệnh nào cũng chỉ cần vị đó vỗ vào trán 3 cái, hoặc mua nước lã chữa bệnh mà phải do chính tay vị ấy đưa thì mới… thiêng! Nếu muốn chắc ăn hơn nữa, bệnh nhân mua tấm hình của vị đó đang ngồi thiền về cầu nguyện thì bệnh nào cũng khỏi! Vị khác thì chữa bệnh bằng cách chỉ cần đưa tấm ảnh của bệnh nhân lên đọc xầm xì vài câu rồi tuyên bố cứ về nhà là khỏi bệnh. Thậm chí đi siêu âm không hề phát hiện có thai, nhưng cứ việc đến nhờ vị đó phán mấy câu là có thai được mấy tháng liền!
Sống kinh Mân Côi là làm cho những lời kinh đó trở thành một phương tiện loan báo Tin Mừng chứ không chỉ là một hình thức sùng kính Đức Mẹ theo cảm tính. Kinh Mân Côi sống chính là phương tiện bồi dưỡng đức tin chứ không chỉ còn là một sinh hoạt đạo đức có tính cách tình cảm nhất thời. Trọng tâm của việc lần chuỗi đó phải là một cách thế để gặp gỡ, kết hợp với chính Đức Kitô, Đấng “là đường, là sự thật, và là sự sống” (Ga 14,6). Và nhờ đó, con người được thoát khỏi mọi sự lầm lạc, không để người khác lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ mà gieo rắc hoang mang hay trục lợi (Ga 8,32).
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, chính Ngài là Tin Mừng cho mỗi người và mọi người. Không có lý thuyết nào, không có đạo đức nào là Tin Mừng cho chúng ta cả. Vì trong sâu thẳm của tâm hồn, mỗi người chỉ có thể được nghỉ yên thanh thản khi gặp gỡ được con người Giêsu và sống với Ngài.
Những người chép hạnh thánh, thường thích tô vẽ cho ông thánh, bà thánh của mình những kỳ công nhân đức, những phép lạ khác thường mà bỏ quên đi điều rất căn bản và hết sức quan trọng, là các thánh cũng chỉ là những tạo vật tối tăm như chúng ta, nhưng biết cúi đầu khiêm tốn trước Đức Giêsu Kitô. Các ngài đã tin vào tình yêu thương của Đức Giêsu, rồi phó thác, bỏ ngỏ đời mình cho Ngài dẫn dắt, điều khiển và thông ban quyền năng lòng mến của Ngài cho. Từ đó, chính sự sống, sự sáng, sự thánh thiện của Đức Kitô đến trên các vị đó. Càng bỏ ngỏ đời mình cho Đức Giêsu bao nhiêu thì càng thánh bấy nhiêu. Càng cố gắng để hợp tác với Thiên Chúa bao nhiêu càng thánh bấy nhiêu. Đức Giêsu đã làm như thế với Cha của Ngài. Ai muốn thánh thì cũng phải làm như vậy với Chúa Giê-su. Noi gương Đức Mẹ, Thánh Đa-minh đã đi con đường nghèo hèn khiêm tốn trước mặt Chúa, cậy nhờ vào sự sống và lòng mến của Chúa Giêsu, nên đã trở thành công cụ dễ dàng để kinh Mân Côi được rao giảng.
Khi cho phổ biến một công việc đạo đức nào để thực hiện khắp hoàn cầu, ví dụ như phong trào cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa hiện nay, thì trước hết Hội Thánh phải đi về nguồn, xin Chúa Thánh Thần soi tỏ để nhìn xem việc đạo đức ấy có xuất phát từ Đức Giêsu không? Có xuất phát từ Kinh Thánh hay không?
Khi chấp thuận và cổ võ việc rao giảng và lần hạt Mân Côi đầu thế kỷ XIII, Hội Thánh cũng phải nhìn trong việc đạo đức này rọi sáng ánh phục sinh của thập giá Đức Kitô, và các tín hữu khi thực hành việc này phải hưởng nhờ được ân huệ của Chúa Thánh Thần. Ơn đó là ơn gặp được Đức Kitô.
Đức Maria khi hiện ra ở Lộ Đức, ở Fatima cũng khuyên nhủ giáo dân lần hạt Mân Côi, còn ở Mễ Du thì Mẹ nhấn mạnh hơn: “Các con hãy lần hạt với trái tim!”. Dạy chúng ta lần chuỗi Mân Côi là dạy chúng ta bắt chước Mẹ, bé mọn sấp mình xuống đón nhận tình thương của Thiên Chúa. Đón nhận tình thương Thiên Chúa là đón nhận Đức Giêsu Kitô, để thấm cuộc đời chúng ta vào ý Cha, như Đức Kitô đã sống suốt đời Ngài bằng ý Cha, từ Nhập Thể, qua Thánh giá đau thương tủi nhục, đến Phục sinh vinh quang, và ban Thánh Thần cho cả nhân loại tội lỗi, trong đó có chúng ta.
Đức Mẹ đã sống như vậy, thì hôm nay cả hồn và xác Mẹ cũng được vinh quang như Đức Giêsu Kitô. Nếu đi vào con đường Giêsu như Đức Maria, chúng ta cũng được nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Phục sinh như Đức Mẹ. Tuy nhiên, nếu khi lần hạt Môi khôi mà tôi lại đi con đường khác, nghĩa là tôi đọc sao cho nhiều lần, nhiều chục trong ngày để nơi kho thiêng liêng của tôi chất đầy công phúc. Và tôi nghĩ rằng khi ra trước tòa phán xét, nếu bên cán cân tội của tôi có nặng hơn bên phúc, thì Đức Mẹ sẽ lấy những tràng hạt, nhiều vô số kể, tôi đã đọc khi còn sống, đặt vào bên đĩa cân phúc nhẹ tênh của tôi. Lúc đó phúc lộc của tôi sẽ nặng xuống, cửa nước trời rộng mở, và tôi sẽ thênh thang hoan hỷ bước vào thiên đàng trước sự bực tức của ma quỷ, và trước con mắt ngỡ ngàng của các Thiên Thần.
Nếu nghĩ như thế thì việc vào thiên đàng thực sự là do công của tôi, là việc riêng của tôi với Đức Maria, và cuộc Tử nạn thập giá, Phục sinh của Đức Kitô để cứu chuộc tôi, thật sự chẳng dính dấp gì vào đời tôi cả!
Trong tiệc cưới Cana, Đức Maria đã chỉ Đức Giêsu cho gia đình hết rượu mà nói: “Ngài bảo gì hãy làm như vậy”. Chúng ta là những cái bình lạnh lẽo thiếu rượu nồng của lòng mến và sự bình an. Đức Maria dạy chúng ta lần hạt Mân Côi để gặp được Đức Giêsu con của Mẹ, để chúng ta được sự bình an, lòng yêu mến, và sự sống của Đấng phục sinh nơi thân xác linh hồn già nua, khô héo, nghèo nàn của chúng ta. Như vậy là chúng ta gặp được ơn cứu độ và đã đang ở trong Nước Thiên Chúa.
Lần hạt Mân Côi nhiều mà không thay đổi lòng mình nên giống Đức Maria, không thấy lòng mình khao khát Đức Giêsu Kitô, là tôi chỉ mới làm một việc đạo đức để lập công, tôi chưa đích thực đi vào ơn cứu độ. Như thế, tôi chưa sống chuỗi Mân Côi hay lời kinh Mân Côi chưa sống trong tôi. Tôi mới chỉ yêu mến Mẹ bằng môi bằng miệng mà thôi.
“Đức Bà làm cho chúng con vui mừng. Cầu cho chúng con.”
Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ đưa con đến được với Thánh Tâm Chúa Giêsu, thì Mẹ làm cho chúng con vui mừng, và Mẹ cũng là Nữ Vương ban sự bình an cho chúng con nữa. Amen.”
Lm. Giuse Trần Đình Long, sss
-----------------------------------------------------
“ANH GÙ NHÀ THỜ CHÍ HÒA”
Victor Hugo, một văn hào người Pháp đã để lại cho đời những tác phẩm nổi tiếng như: “Những Kẻ Khốn Cùng”, “Vô Gia Đình”, “Trong Gia Đình” và “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Ở đây, người viết xin mượn tựa đề đó của Victor và biến tấu lại thành “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà!” Nếu đến nhà thờ Chí Hòa vào buổi chiều thứ năm ngày 04-08-08, các bạn đã gặp được anh “Toản Gù Violon”, và các bạn đã được nghe tiếng đàn réo rắt của anh ca ngợi Lòng Thương Xót Chúa.
Nói theo quan niệm của con người chúng ta thì cuộc đời của Toản Gù” không được “may mắn” ngay từ nhỏ. Anh sinh trưởng ở miền Bắc. Năm lên 3 tuổi, một cơn sốt bại liệt khiến anh bị liệt hai chân, lưng bị gù, đôi tay cũng yếu hẳn đi. Khi anh 13 tuổi thì mồ côi mẹ, vì mẹ anh bị chó dại cắn chết. Không gì buồn hơn một đứa trẻ tật nguyền lại mất đi sự chăm sóc dịu hiền của người mẹ thân yêu. Tuổi thơ của anh như thế, đầy những gian nan vất vả của một người khuyết tật nghèo khổ và côi cút. Thế nhưng, đúng là “có tật, có tài”! Anh rất mê âm nhạc. Những người bình thường học đàn violon đã khó, với người khuyết tật như anh lại càng khó hơn, thế mà anh vẫn kiên trì theo đuổi, luyện tập hằng ngày cho đến khi đạt được ý nguyện. Anh hiểu rằng cuộc đời là một cuộc chiến đấu không ngừng, cho nên lúc nào cũng phải cố gắng vươn lên. Điều quan trọng là anh luôn tin tưởng và phó thác trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, nỗ lực rồi cậy trông!
Năm 25 tuổi, anh theo nhóm di dân từ Bắc vào Nam sinh sống. Dù lạ nước, lạ cái và tật nguyền, nhưng anh không chấp nhận sống kiếp tầm gởi, vẫn kiếm sống bằng chính sức lực và khả năng của mình. Đôi chân lết đi trên tấm lưng gù, anh mày mò học nghề thợ mộc, rồi mưu sinh bằng nghề sửa đàn với bàn tay khiếm khuyết của mình. Nơi đất khách quê người, anh vừa làm vừa tiếp tục học đàn violon, kiên trì học thổi sáo trong một sự cố gắng phi thường. Thế rồi, chẳng bao lâu người ta thấy trong vài quán nhạc ở thành phố và trong vài ca đoàn ở nhà thờ, xuất hiện một chàng nghệ sĩ mái tóc bồng bềnh, lưng gù, chân còng, tay kéo đàn violon, miệng thổi sáo thật say sưa và điệu nghệ. Một thân một mình, “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà” phiêu lãng khắp nơi kiếm sống. Dù trong gian truân, vất vả, anh vẫn cậy trông vào Lòng Thương Xót của Chúa và một lòng yêu mến Đức Mẹ. Anh là đệ tử trung thành của Nhà Chầu, nơi đặt Mình Thánh liên lỉ. Anh tâm sự: “Có những buổi cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa lúc 3 giờ chiều, chỉ có mình con và người giữ cửa, không biết Chúa có buồn không? Nếu chân tay con lành lặn, chắc con cũng chạy đi kiếm tiền chứ đâu có giờ mà ngồi một mình với Chúa ở đây, cạnh Nhà chầu này. Hiu quạnh quá!”.
Anh xin được đệm đàn cho nhà thờ. Ban đầu bị từ chối. Có thể người ta nghĩ tàn tật như anh làm sao mà có thể kéo violon và thổi sáo được? Nhưng sau đó họ nhìn ra được khả năng và vẻ đẹp từ tấm lòng anh gù luôn khát khao được ca ngợi Chúa bằng cây đàn, tiếng sáo đạt được trui qua khổ luyện của mình. Anh đã cho mọi người thấy rõ, đối với Chúa không có gì là không làm được. Đối với Chúa chẳng ai là người vô ích bỏ đi. Suốt bảy năm trời anh kéo đàn cho nhà thờ giáo xứ mình. Âm nhạc đã đưa anh đến gần Chúa. Âm nhạc đã dẫn anh đi đúng đường lối Chúa. Và một lần nữa niềm tin và sự phó thác đã cho anh gặp được “một nửa” của mình vào lúc tuổi U 50. Mối tình của hai con người nghèo vật chất, giầu tình thương kéo dài đến 6 năm. Họ không dám tiến đến hôn nhân vì thấy tương lai mịt mờ quá. Nhưng cuối cùng họ quyết định sống mãi với nhau “có rau ăn rau, có muối ăn muối”. Vì tin tưởng vào sự quan phòng kỳ diệu của Cha trên Trời. Anh lập gia đình năm 49 tuổi. Người đời bảo đó là năm tuổi, năm xui xẻo vì “bốn chín chưa qua, năm ba đã tới!”. Nhưng với “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà”, một người khuyết tật chẳng còn biết cậy dựa vào ai, chỉ còn biết đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, thì đây lại là năm hạnh phúc nhất của mình. Từ đây, anh có thể mỉm cười kéo đàn bài ca “Tôi Không Còn Cô Đơn”. Niềm hạnh phúc càng trào dâng khi Chúa thương cho vợ chồng anh dù tàn tật, dù đã luống tuổi, nay có một bé gái 14 tháng tuổi, dễ thương tên là Trần Giáng Mi.
Để tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ, dù nghèo, phải cần cù hơn để kiếm tiền lo cho gia đình, nhưng anh vẫn không quên dùng thời gian và khả năng Chúa trao ban để phục vụ. Anh vẫn thích được kéo đàn trong nhà thờ, kéo đàn cho ca đoàn, để được cùng cộng đoàn dâng tiếng đàn lời ca chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Buổi chiều thứ năm ấy, anh đã khơi dậy niềm rung cảm từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người bằng tiếng đàn violon réo rắt, bằng tiếng sáo du dương ngất ngây. Hàng ngàn con tim trào dâng xúc động khi được nghe, được thấy một người khuyết tật nhưng có một tâm hồn nguyên vẹn đặt trọn vào tình yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, say sưa ca ngợi: “Con vẫn trông cậy Chúa, lòng con tin tưởng nơi Ngài. Con hy vọng vào Ngài, đời con nương bóng Chúa thôi…”.
Biết bao người lành lặn như chúng tôi nhưng tâm hồn lại què quặt héo hon. Biết bao người có những phương tiện, khả năng Chúa trao ban, thay vì làm ích lợi cho anh chị em, phục vụ cộng đoàn thì lại ích kỷ, chỉ biết lo cho mình, thu lợi về mình. Biết bao người đã không dám bỏ một buổi làm ăn, bỏ một công việc, thậm chí chỉ bỏ một cuộc vui để đến với Chúa. Họ tính toán, cân đo đong đếm với Chúa từng chút thời gian. Tiền của làm bác ái thì họ tiếc xót, nhưng ăn nhậu và tiêu xài thì họ rất thoải mái. Còn người anh em này, “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà” phải lo kiếm sống cho gia đình từng bữa, nhưng vẫn dành thời gian cho Chúa, dành khả năng phục vụ cộng đoàn. Chính qua đó mà anh cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa đã yêu thương và chăm sóc gia đình anh từng ngày.
Antôn Trần Quốc Toản là tên của anh, giống như tên một vị anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Trong cái nhìn của tôi, anh cũng là một người “anh hùng” của Thiên Chúa. Một “anh hùng” đã kiên cường chống lại “số phận nghiệt ngã”, đã không đầu hàng “số mệnh”, đã dùng chính đời sống đơn sơ của mình để minh chứng quyền năng và Lòng Thương Xót của Chúa trong đời thường. Vợ chồng anh đã có một cô con gái xinh xắn, đó là quà tặng Chúa ban cho người “anh hùng” khuyết tật này. Người “anh hùng” vẫn luôn chiến đấu với “tham, sân, si” để dành thời gian phục vụ Chúa, để cuộc đời anh luôn là khúc nhạc dành cho Chúa như nốt nhạc Mi Giáng dễ thương, cái tên của con gái anh.
Ước gì mỗi người chúng ta cũng sẽ là một nốt nhạc nhỏ bé trong khúc nhạc vô biên luôn ca ngợi quyền năng và Lòng Thương Xót Chúa, lòng mến yêu Mẹ Maria.
“Con luôn trông cậy Chúa, khác nào em bé ngủ yên, trong tay Mẹ hiền, bên lời yêu mến. Tình Chúa mãi mãi theo con cho tâm hồn dù trong mưa gío, mãi mãi bình yên, mãi mãi bình yên.. .”
Lãng Tử
-------------------------------------------------
ĐẸP THAY NHỮNG BƯỚC CHÂN...
Sáng sớm tinh sương hạ tuần tháng bảy, những cánh chim xanh không mỏi, lại dong duổi đường dài với vị linh mục lãng tử, lên vùng cao nguyên rừng núi bạt ngàn, xanh ngát đồi nương, đỏ gay thớ đất. Đội Quân Ao Xanh đem theo những món quà trĩu nặng ân tình của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa, để chia sẻ với những anh chị em dân tộc đơn sơ, chân chất.
Điểm dừng đầu tiên của đoàn là giáo xứ Tích Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cha sở cùng hơn hai trăm người có hoàn cảnh khó khăn đã đứng đợi tự lúc nào! Vừa bước xuống xe, chúng tôi bắt gặp những cái nhìn nồng ấm, trông chờ từ mọi người, hoà trong cái nắng rực nồng của nương rẫy núi rừng.
Trước khi phát quà, chúng tôi quy tụ trước nhà truyền giáo để sinh hoạt và giao lưu cùng cha sở. Tại giáo điểm Phú Cường này, cha phải chăm lo cho gần 40.000 người đồng bào sắc tộc Stiêng-Khmer, trong số này có hơn 1.000 người đã theo Đạo Công Giáo. Họ yêu nghiệp mục đồng hơn cầm nghiên nảy mực. Có lẽ vì vậy mà có hơn 95% người mù chữ. Vị linh mục phụ trách ở đây dí dỏm chia sẻ với chúng tôi:
“Cuộc sống của những người dân tộc ở đây rất vô tư, chẳng có gì phải lo. Nhà cửa trống toác nên khỏi cần khoá, cũng chẳng lo mất trộm. Vì có gì đâu mà mất! Họ rất thích câu Lời Chúa: “Các con đừng lo gì ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo” (Mt 6, 34). Chính vì hiểu theo sát nghĩa đen như thế, nên họ không bận tâm lo lắng gì hết. Cứ vô tư mà sống, có tiền thì ăn, không tiền thì…..nghỉ. Những người dân tộc theo Chúa rất chân thành. Biết Chúa thương mình, nên mình theo Chúa. Tất cả niềm tin và giáo lý chỉ có vậy. Do mù chữ, cho nên giáo lý viên dạy giáo lý Một Chúa Ba Ngôi cho họ phải mất đến một tháng mới thuộc! Bà con cũng rất nhiệt tình, đói khổ cũng mặc, cứ theo Chúa. Nghe thông báo nhà thờ có tổ chức tĩnh tâm, dù đang gặt lúa, cũng bỏ đó để vợ con lo, đi với Chúa cái đã. Ở xã An Khương, mỗi lần đọc kinh liên gia phải xin phép. Nhà nước cử người theo quan sát, giữ trật tự. Tuần nào cũng vậy, mệt quá, thế là họ mời bà con lên trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã mà đọc kinh và học Lời Chúa cho dễ kiểm soát. Thật ngoạn mục, Thánh Giá Chúa đã hiện diện ngay trong ngôi nhà của chính quyền địa phương”.
Sau phần giao lưu, nắm bắt tình hình truyền giáo ở vùng sâu vùng xa này, đến phần trao quà, bà con xếp hàng nô nức, trật tự và có hẳn một danh sách kêu tên từng gia đình. Tiêu chuẩn của mỗi người là một bao quần áo, mì gói, đường, bột ngọt, sách và hình Lòng Thương Xót Chúa, đặc biệt một cỗ tràng hạt được đeo vào cổ từng người. Sau hết, bà con nhận được một bao lì xì tương đương cả tháng lương họ làm rẫy. Những gương mặt vô tư, chân chất của người con núi rừng, nở nụ cười rạng rỡ, mừng vui tay xách nách mang khệ nệ ra về. Còn cha sở, nụ cười nhẹ nhõm, đôi mắt hoe hoe đỏ, phảng phất nỗi trăn trở không yên. Ngài còn đang canh cánh lo làm sao cho hàng trăm em nhỏ có sách vở, cặp táp để các em có thể tựu trường vào những ngày sắp tới. Thật kịp lúc, người linh mục lãng tử, chim đầu đàn của Đội Quân Ao Xanh, dốc hết hầu bao giải toả ngay nỗi lo của người mục tử núi rừng.
Chia tay giáo xứ Tích Thiện, chúng tôi lên xe đến giáo điểm thứ hai là xứ Lộc Thiện. Ngôi thánh đường nhỏ bé được xây từ thời Pháp thuộc (khoảng hơn 100 năm), nằm khiêm tốn cách lộ khoảng 800 mét. Đường vào quá hẹp, xe chở hàng không vào được. Thế là những cánh chim Ao Xanh ào ra khỏi xe, xoải cánh cắp theo những bao quần áo, thực phẩm, băng qua con đường đất đỏ mấp mô, chỗ thấp, chỗ cao để đem quà đến điểm tập kết.
Khi những thùng đồ được chuyển đến sân nhà thờ, bên trong bà con đã ngồi chật kín giáo đường. Sau khi đội quân áo xanh chuẩn bị xong các phần quà, chúng tôi hiệp dâng thánh lễ cùng đồng bào sắc tộc Stiêng-Khmer. Trước khi phát quà, thánh lễ đồng tế giữa người linh mục “bụi đời” của Sài thành với linh mục “bụi bặm” nơi núi rừng, kết thành một tấm bánh Giêsu. Bữa tiệc Thánh Thể thật ý nghĩa, khi thánh lễ được tiếp nối bằng việc sẻ chia. Nét đơn sơ, mộc mạc của người giáo dân hòa quyện với nét phong sương của người linh mục “bụi đời”, làm cho thánh lễ thêm phần ý nghĩa. Bài giảng thật dung dị, dễ hiểu được lồng vào những minh họa sinh động do các bạn trẻ nhóm Ao Xanh thể hiện, với bài múa, hát tập thể “Con Đường Giêsu”.
Sau khi mỗi người được nhận một tấm hình Chúa Thương Xót kèm với chuỗi tràng hạt, người linh mục “lãng tử” mời một em thiếu nhi lên đọc kinh Kính Mừng. Chất giọng lơ lớ nửa Kinh nửa Stiêng của em pha trộn đoạn đầu kinh Kính Mừng, phần kết lại là kinh Lạy Cha, làm bầu không khí chợt rộn rã hẳn lên. Dù lời kinh em đọc lọng ngọng, nhưng chắc rằng Đức Giêsu và Mẹ Maria đang mỉm cười với nét hồn nhiên ngây thơ ấy. Mỗi em nhỏ, mỗi anh chị, cô bác run run cầm trong tay cỗ tràng hạt và bức hình Lòng Thương Xót Chúa. Họ còn vụng về lắm, ngỡ ngàng lắm. Còn chúng tôi thì hạnh phúc hướng về Chúa Giêsu, Người không bỡ ngỡ chút nào vì trái tim đầy lòng xót thương của Chúa đã trải dài trên những người con này, và bàn chân Người đã đồng hành cùng họ lâu lắm rồi.
Sau bữa cơm thân tình với bà con giáo dân, trời bắt đầu đổ mưa, chúng tôi chấp nhận đội mưa khăn gói lên đường. Còn hai trăm phần quà phải được đưa đến hai giáo điểm nữa là An Bình và Long Điền. Xe lăn bánh, một vài thành viên còn ngoái lại trông theo bóng vị chăn chiên dần xa khuất. Kẻ ở người đi vẫn chung niềm trăn trở, lo toan cho “sứ vụ loan báo Tin Mừng” nơi vùng đồi núi, chập chùng muôn vàn thử thách, chỉ một niềm tín thác vẹn toàn vào Lòng Thương Xót Chúa.
Mặc cho gió bụi mưa tuôn, xe vẫn lăn bánh. Đội Quân Ao Xanh dù mệt nhoài vẫn hát vang: “Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi. Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường… Ôi đẹp thay những bước chân tiến vàogiữa lòng thế giới loan tình thương, tình thương Chúa Trời, loan niềm vui, niềm vui cứu đời cho mọi người và mọi nơi…”. Say sưa ca hát, đoàn công tác áo xanh đi lạc đường. Phải dừng lại hỏi thăm nhiều lần mới tìm được đường đến giáo xứ An Bình. Chúng tôi dừng lại mua bắp luộc nóng hổi bên đường của bà con dân tộc ăn dặm cho đỡ cơn đói. Điểm dừng chân cuối cùng để trao những phần quà cho anh chị em dân tộc là giáo xứ Long Điền. Trời đã về chiều, hai bên đường chập chùng rừng núi chìm khuất trong mưa. Phong cảnh hữu tình hoà với lời ca: “Ôi đồng lúa mênh mông phơi mình dưới nắng hồng, lúa đã trổ bông dâng ngàn sức sống. Người đi trong nước mắt, và người về trong câu ca, tay ôm bó lúa lòng mừng bao la…”
Quả thật, cánh đồng truyền giáo mênh mông như một bức tranh ghép hình, nhiều mảnh, mà bản thân mỗi Kitô hữu phải vuông tròn sứ mạng của mình. Đó là loan báo và làm chứng cho Tin Mừng bằng đời sống dấn thân phục vụ trong yêu thương, để tình yêu Giêsu được thắp sáng lên trong tim mọi người. Chỉ khi dấn bước phục vụ theo chân Giêsu để ghép đến mảnh cuối cùng, ta mới ngỡ ngàng vui mừng nhận ra bức tranh Lòng Thương Xót Chúa tuyệt hảo biết chừng nào!
Đức Giêsu mến yêu ơi! Qua những chuyến công tác bác ái xã hội mùa hè, của Đội Quân Ao Xanh và cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa Chí Hoà, chúng con chợt nhận ra rằng mình không chỉ là người đi trao tặng hay chia sẻ, mà còn là người được lãnh nhận trao ban. Chúng con nhận ra Ngọn Lửa Giêsu mang xuống trần gian ngàn năm xưa đang lan toả, đang bùng lên, rực cháy nồng nàn nơi những con người chân quê, nghèo khổ nhưng hồn nhiên trong sáng tận núi thẳm, rừng sâu. Chúng con được sưởi ấm, được thiêu đốt bằng chính ngọn lửa tình yêu ấy qua chính những chuyến trải nghiệm thực tế này. Giêsu ơi, con muốn hát vang mãi lời nguyện cầu: “Thắp sáng lên trong con tình yêu Chuá. Thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời. Để con hân hoan đem tin yêu đi về muôn lối, tựa như mưa tuôn, mưa hồng ân Chúa trên trần đời…”
IN GOD WE TRUST
Hoa Hướng Dương
Cảm nghiệm sau chuyến đi Lộc Ninh- Bình Phước
Mùa hè xanh 2008
-----------------------------------------------------------
KHI VỮNG TIN, HẠNH PHÚC SẼ TUÔN TRÀN
“Khi Vững Tin, Hạnh Phúc Sẽ Tuôn Tràn”. Đấy là bài học mà tôi rút ra được khi đến tham dự buổi cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ tại nhà thờ Chí Hòa vào chiều thứ năm vừa qua.
Câu chuyện về cuộc sống của tôi thì các phương tiện truyền thông cũng đã đăng tải nhiều rồi. Ngay tự bản thân mình, tôi cũng rất lấy làm ngỡ ngàng.
Khi có thể viết được cuốn sách “Hành Trình Xương Thuỷ Tinh” mà độc giả cho là rất hay, vì chỉ sau không đầy mười ngày, khi tác phẩm có mặt trên thị trường, nhà xuất bản đã phải nghĩ đến phương án tái bản. Sẽ không thể giải thích theo cách lý giải thông thường, vì tự bản thân mình, tôi biết rõ tôi yếu ớt, tầm thường, chưa làm được gì cho cuộc đời này. Vậy chỉ còn một cách lý giải thôi: Ấy là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Tôi thấm thía điều ấy khi tham dự thánh lễ tại nhà thờ Chí Hòa, nơi tôi và các con sinh ra từ trong bãi rác của mình, nhận được sự yêu thương, trìu mến của cộng đoàn cầu nguyện hàng mấy ngàn người. Nơi ấy, nhờ ơn Chúa, tác phẩm đầu tay, đứa con tinh thần của tôi mang tên “Hành Trình Xương Thủy Tinh” đã được cộng đoàn đón đọc một cách hào sảng, rộng lượng.
Tôi nghiệm ra rằng, nếu người ta cố gắng chỉ bằng sức riêng mình mà không có đức tin, thì sự cố gắng ấy làm cho tinh thần cảm thấy nặng nề, và sự khổ nhọc xác thân là rất lớn. Nhưng nếu ta cố gắng trong tin tưởng và phó thác, thì mọi sự sẽ lướt đi nhẹ nhàng, và thú vị lắm. Những vấn đề ta vẫn thường gặp như tai họa, khó khăn, thiếu thốn chỉ còn là sự nêm nếm vào, như gia vị cho cuộc đời thêm nhiều cung bậc. Chúa chỉ cần sự tin tưởng, như lời nguyện ở dưới mỗi tấm hình Lòng Thương Xót Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”. Vâng! chỉ cần thế thôi, chúng ta sẽ cảm nhận được ân sủng tuôn xuống cuộc đời mình một cách rất đặc biệt và lạ lùng lắm các bạn ạ.
Đã có nhiều người hỏi tôi: “Động lực nào giúp chị vượt qua từng ấy khó khăn trong một đời người? Bệnh tật của đứa con mang chứng xương thủy tinh, sự thiếu thốn vật chất, phải lo lắng mỗi ngày, nỗi đau buồn khi bị cuộc đời vùi dập chà xát…”. Xin thưa với các bạn rằng, tôi không có gì để bám víu nơi cõi thế tục này. Những khi ấy, tôi bám víu vào hai tiếng “xin vâng” giản dị mà nhiệm mầu của Đức Mẹ, Đấng cao trọng trên tất cả mọi bà mẹ trên thế gian này. Mẹ đã đoạt vinh quang chỉ bằng sự vâng phục và tín thác, chứ không phải bằng nỗ lực riêng của Mẹ.
Hãy kêu xin Mẹ thì sẽ được bạn ạ! Cuộc đời tôi là một minh chứng rất rõ ràng. Cứ tin tưởng cầu xin trong niềm tín thác và yêu mến thì một người bán dạo rau muống lầm than, hay một người đi dọn rác ở tòa cao ốc cho những người giàu sang, cũng có thể viết nên những dòng chữ từ những câu chuyện rất đời thường, như những chứng nhân sống động làm cho người nghe, người đọc thấy thú vị và suy gẫm.
Cứ tin tưởng, và kiên trì cầu nguyện, Mẹ sẽ xin với Chúa ban cho bạn một sức mạnh và ý chí phi thường. Bằng chứng là cậu bé con tôi dù mắc chứng bệnh nan y “xương thủy tinh” đã có thể vượt qua mọi đau đớn, bệnh tật, đứng trên đôi chân của mình, để hôm nay có thể bước những bước chân vững vàng tới thánh đường Chí Hoà mà làm chứng và tôn vinh chúc tụng Chúa.
Và thưa bạn, nếu tin tưởng, Chúa sẽ gởi đến cho bạn những người có tấm lòng và trí tuệ để cùng bạn đi tiếp cuộc hành trình. Chúng ta sẽ không còn lẻ loi đơn độc nữa. Bởi vậy thay vì kêu khóc, thở than và oán trách cuộc đời mỗi khi gặp chuyện không may, tốt nhất là hãy cùng nhau phó dâng hết cho Mẹ, cho Thiên Chúa. Nếu tĩnh trí, ta sẽ nhận ra qua biến cố ấy, Thiên Chúa muốn trao ban cho ta một điều gì đó. Không chừng chúng ta sẽ gặt hái cả một kho tàng vô giá trong cái sự tưởng chừng như khốn nạn đen tối nhất.
Lạy Chúa Giêsu, con xin tạ ơn Chúa đã yêu thương con, đã ban cho con được anh chị em trong Cộng Đoàn Cầu Nguyện Chí Hòa hết lòng đùm bọc yêu thương. Con cũng tạ ơn Chúa cho con được có dịp lên làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ với anh chị em mình. Xin Chúa ban cho con đức tin vững mạnh, không bị lung lay, vì hành trình trước mặt con còn rất dài và cam go không ít.
Thu Hương
Cảm nghiệm sau buổi lên làm chứng tại Chí Hoà
tháng 8-2008
------------------------------------------------
NGƯỜI THỢ GIỜ THỨ MƯỜI MỘT
Kính thưa Cha và cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ xứ Chí Hoà.
Con tên là Maria Huỳnh Thị Mỹ Dung - 48t, ở giáo xứ Tân Định. Gia đình con là Phật Giáo chính gốc. Con có 7 anh chị em, tất cả đều có gia đình và ở riêng, chỉ mình con đôc thân ở với ba mẹ. Từ nhỏ con được theo học trường các sơ nên cũng được biết về đạo Công Giáo chút chút. Năm 11 tuổi, con bị một căn bệnh thập tử nhất sinh. Nếu không được Chúa ban ơn, nhờ lời bầu cử của Mẹ thì con không có cơ hội lên đây làm chứng trước cộng đoàn.
Sau biến cố được cứu sống, con xin học Đạo, rửa tội và vui sướng được trở thành con Chúa. Tuy nhiên ba mẹ và anh chị em con rất sùng đạo Phật nên việc sống đạo con gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Có nhiều lúc niềm tin của con cũng bị lung lay chao đảo. Con luôn thao thức mong ước sao cho ba mẹ và anh chị em con được phúc nhận biết Chúa. Thực sự, con không biết làm gì hơn là cầu nguyện và kiên nhẫn đợi chờ giờ Chúa đến gọi người thợ giờ thứ mười một vào làm vườn nho Chúa. Khi nào đến giờ thứ mười một? Con hoàn toàn không biết!
Cho đến một ngày sức khoẻ ba con ngày một yếu. Con túc trực bên ba, chăm sóc mỗi ngày. Thấy ba yếu lắm rồi, con cầu nguyện và khuyên ba rửa tội để làm con Chúa hầu chuẩn bị về với Chúa. Thật ngạc nhiên, ba con đồng ý và anh chị em con không ai phản đối, chỉ có mẹ con chống đối kịch liệt làm ba con nản chí. Con buồn quá bèn chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa và xin cha cùng cộng đoàn cầu nguyện. Chính nhờ đó, một biến cố xảy đến với ba con.
Ngày 30/6/2008 ba con bị hôn mê, lưỡi thụt vào không nói, không ăn uống được. Tối hôm đó, một mình con ở bên ba cầu nguyện, và dưới sự hướng dẫn của Cha Tân Định, con rửa tội cho ba. Con có mời chị hai con chứng kiến giây phút đặc biệt quan trọng đó. Mẹ con lúc đó đã ngủ không hay biết gì. Con chọn thánh Giuse làm bổn mạng cho ba con. Đến 3 giờ sáng ngày 01/6/2008, ba con hồi tỉnh, nói được và ăn đuợc một chén cháo. Con mừng quá. Tạ ơn Chúa đã thương đến ba con.
Ba mẹ con giận nhau hơn 20 năm nay. Hai người không nói chuyện, không nhìn mặt nhau, mặc dù ở chung một nhà. Cho đến sáng ngày 25/7/2008, ba con lại mệt và con quyết định mời một linh mục đến xức dầu cho ba con, dù mẹ con phản đối kịch liệt. Một Cha ở Dòng Thánh Thể đã đến ban phép xức dầu, thêm sức và cho ba con rước Chúa. Một lần nữa điều lạ lùng xảy ra. Khi vị linh mục đó chào ba con đi về thì ba con nói được “cám ơn Cha”. Ngay sau đó, mẹ con lên nắm tay ba con hôn một cái trước sự ngạc nhiên của những người bà con và anh chị em trong gia đình. Ba con xúc động đến phát khóc, vì từ lâu ba con ao ước đuợc làm hoà với mẹ con. Mọi người đều tin vào quyền năng và việc Chúa làm, ngoại trừ mẹ con vẫn chưa nhận biết Chúa.
Hai biến cố trên giúp con thêm vững tin vào Chúa. Việc Chúa làm, con không thể nào hiểu thấu được, nhưng con vững tin rằng những gì con người không thể làm được thì đối với Chúa đều có thể.
Mỹ Dung
--------------------------------------
ĐỒNG HÒA VUI TRUNG THU
Tết Trung Thu, đội quân áo xanh chúng tôi theo chân người linh mục Lãng Tử đến với các em thiếu nhi thuộc vùng sâu, vùng xa ở giáo điểm truyền giáo Đồng Hoà, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Có thể nói đây là chuyến công tác để lại trong tôi nhiều ấn tượng và niềm vui thật đặc biệt. Nơi vùng xã nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn này không ai ngờ lại có được ngày Hội Trung Thu tưng bừng nhộn nhịp đến thế! Niềm vui trên gương mặt trẻ thơ trong ngày này thực sự đã làm cho tôi được sống lại tuổi thơ của mình. Tuổi thơ dù đã qua đi nhưng vẫn còn đó ước mơ thời thơ ấu của mỗi người, chúng tôi dường như nhanh chóng đọc được những ý nghĩ và mong muốn của các em, làm cho các em vui hơn, hạnh phúc hơn.
• Nỗi Lòng làm Mẹ làm Cha
Lòng thương xót của Chúa làm sao không yêu thích những tâm hồn trẻ thơ, ngây ngô và đơn sơ như thế! Cuộc sống thường ngày là sự đối mặt với những eo hẹp, thiếu thốn. Cha mẹ các em đa số đi làm nghêu thuê để sống qua ngày, chạy cơm từng bữa. Ngặt một nỗi, thời gian vừa rồi nghêu chết sạch vì ô nhiễm, nên đời sống người dân ở đây càng rơi vào bế tắc hơn, đâu ai dám nghĩ đến quà bánh trung thu gì cho con cái mình. Một người mẹ đứng ngoài cổng nhà thờ vừa chăm chú dõi theo con mình đang vui chơi trong đó, vừa trả lời những lời thăm hỏi của tôi.
Tấm lòng của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa, đã chia sẻ được nỗi băn khoăn của những người làm cha, mẹ ở đây. Đặc biệt là đã đem niềm vui đến cho các em nhỏ trong ngày Tết Trung Thu. Tất cả là 500 phần quà, gồm 350 phần quà trung thu cho các thiếu nhi, và 150 phần quà cho các gia đình nghèo khó.
Vui mừng hơn nữa, khi được biết đa số người dân sống ở đây là chưa biết Chúa. Gần 400 thiếu nhi đến nhà thờ nhận quà và vui trung thu, thì chưa tới 10 em được rửa tội. Nhà thờ cách giáo điểm truyền giáo gần 2km (đó là một căn nhà cấp 4), nếu không chú ý đến tấm bảng và cây thánh giá thì sẽ không biết đó là ngôi nhà thờ. Đây là nơi dâng lễ thờ phượng Chúa của gần 100 giáo dân trong vùng này. Phần lớn người dân ở đây là anh em Cao Đài và lương dân. Cuộc sống không được ổn định, họ sống bằng nghề đi biển hoặc làm thuê, rất bấp bênh. Người lớn đa số không biết chữ, nên việc học hỏi giáo lý cũng khó khăn hơn.
• Hãy Để Trẻ Thơ Đến Với Thầy
Sau khi chuyển hết hàng hoá từ xe vào, chúng tôi được phân chia phụ trách từng món quà một, để phát cho các em sao cho thuận tiện và hợp lý nhất, đảm bảo trật tự và không sót em nào. Trong nhà thờ, dưới sự hướng dẫn và quản trò của các anh chị Áo Xanh, các em thiếu nhi (đại đa số là không có đạo), được sinh hoạt, ca múa vui vẻ thoải mái. Tiếng hát, tiếng cười dòn dã và ánh mắt rạng rỡ của các em làm cho chúng tôi thêm hăng say phục vụ. Tôi nghĩ, hôm nay người vui nhất là Chúa Giêsu. Rất đông trẻ thơ đến với Chúa, chúng đang vui tết Trung Thu với Chúa.
Sau giờ sinh hoạt chung đến phần quan trọng nhất đối với các em là nhận quà Trung Thu. Nào là bong bóng vừa to, vừa đẹp. Nào là quần áo, bút, thước, tập vở để đi học. Nào là bánh trung thu, thạch dừa và món quà đặc biệt không thể thiếu trong ngày vui trung thu là lồng đèn. Mỗi em đều được một phần như nhau. Gần 9 giờ tối, khi Đội Quân Ao Xanh hoàn tất nhiệm vụ phân phát quà, thì cái bao tử cũng réo rắc vì đói và mệt. Dù vậy, ai cũng cảm thấy vui khi nhìn thấy đám trẻ rước đèn đi dọc theo con đường phía trước nhà thờ. Con đường trở nên lung linh, huyền ảo, đầy màu sắc và kiểu dáng lồng đèn di chuyển theo bước chân của các em. Tiếng các em nói cười rộn rã vang cả góc trời. Xóm lao động nghèo (đời sống thường nhật khó khăn), nay có một buổi tối trở thành đêm phố hội đẹp lạ thường. Các cụ, các bậc phụ huynh, ai ai cũng vui vì con em mình được hưởng ngày Tết Trung Thu đầy ý nghĩa và hạnh phúc.
Chúng tôi thật xúc động khi nghe vị linh mục phụ trách giáo điểm chia sẻ về đời sống bà con nơi đây. Hơn 100 năm trước, các vị thừa sai đã đến đây truyền giáo, xây dựng được ngôi nhà thờ, nhưng sau đó chiến tranh đã phá huỷ tất cả. Mãi về sau, các cha đã mua lại mảnh đất này và tiếp tục công cuộc truyền giáo ở đây. Truyền giáo không phải chỉ là nói suông, tuyên truyền, sáo rỗng, nhưng làm cho người khác nhận biết Chúa bằng chính cuộc sống của mình. Sống tốt mối tương quan của mình với anh em để qua đó họ nhận biết Thiên Chúa - một Thiên Chúa của tình yêu. Thiên Chúa thật dễ thương, dễ gần, dễ mến. Đâu ai ngờ, chỉ cách Sài gòn chừng vài chục cây số, mà đời sống người dân nơi đây lại quá nhiều bất cập đến thế!
• Lửa Thiêng
Đêm hôm đó ở lại giáo điểm, chúng tôi có một đêm lửa trại, cùng cầu nguyện với nhau dưới ánh trăng, rất ấn tượng. Tạ ơn Chúa vì thời tiết quá tuyệt vời, ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Vì trước giờ khởi hành cũng như trên đường đi, mưa tầm tã, nhưng khi đến nơi thì trời quang mây tạnh. Tạ ơn Chúa cho trăng thanh gió mát để đêm Trung Thu ở vùng đất Cần Giờ này được vui trọn vẹn.
Ấn tượng nhất là nghi thức lửa trại. Nhiều bạn lần đầu được tham dự lửa trại, nên còn chút bỡ ngỡ. Tuy nhiên, qua phần chuẩn bị lửa trại đến màn hoá trang và văn nghệ tự phát, thì tất cả như được hun nóng lên. Màn đêm âm u của núi rừng hòa vào bầu khí trầm lắng cầu nguyện của mọi người di chuyển đến khu lửa trại, sao mà linh thiêng thế!
Trong khi lắng nghe lời dẫn ý Chúa Kitô như ánh sáng đến phá tan màn đêm u ám của tội lỗi, mọi người quỳ sấp xuống thầm thĩ nguyện cầu, bằng lời ca rộn rã lập đi lập lại trong đêm thâu: “Lửa thiêng ơi! hãy đến bùng sáng lên trong đêm âm u, soi đời tăm tối bao nhiêu âu lo. lửa thiêng ơi hãy đến bùng cháy lên mang cho đời ngàn ánh vinh quang vui hân hoan…”. Cuộc chiến đấu căng thẳng giữa Thần Bóng Tối và Thần Lửa (ánh sáng) kết thúc trong tiếng vỗ tay tưng bừng. Thần Lửa đã chiến thắng. Đức Kitô Phục sinh đã chiến thắng khải hoàn. Bài hát nhảy lửa lúc này thật ý nghĩa khi được quyện với ánh lửa trại bập bùng trong đêm khuya: “Anh em ơi mau cố chất cây khô vào đây đốt chung. Đêm khuya nghe tiếng tí tách cây khô nổ vang giữa trời… Anh em ta đùa vui ca hát… vui vui thật vui…”
Sau hơn hai giờ vui chơi, ca hát, nhảy múa quanh ngọn lửa hồng giữa rừng sâu, đêm lửa trại được khép lại bằng nghi thức “Đem Lửa Về Tim”. Ngọn lửa đêm nay rồi cũng dần tàn, nhưng ngọn lửa thiêng trong tâm hồn chúng tôi được thắp sáng hơn qua chuyến công tác nơi này. Ngọn lửa yêu thương mà Giêsu từ Trời đem xuống và hằng khắc khoải cho ngọn lửa đó bùng cháy lên khắp cõi nhân gian này đang được chúng tôi tiếp nối. Mỗi thành viên trong Đội Quân Ao Xanh, nguyện đem ngọn Lửa Thiêng ấy vào trong tim mình để ra đi loan báo và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa, bằng đời sống chứng tá yêu thương, phục vụ.
Biển Mặn
Đêm Thu 2008
---------------------------------------------------------------------------
CHỨNG NHÂN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA VÀ MẸ MARIA
Mỗi tuần chúng tôi nhận được hàng ngàn lá thư viết tay “Nhờ Mẹ đến Với Chúa”. Có những lá thư viết nguệch ngoạc, bình dị, và sai lỗi chính tả. Có những lá thư với nét chữ và giọng văn đơn sơ của các em thiếu nhi. Có những lá thư tâm tình rất dạt dào cảm xúc của các bạn trẻ. Có những là thư chứa chan nước mắt của các bà mẹ, của những người vợ đau khổ chất chồng. Có những lá thư hồn nhiên của những anh chị em ngoài Công Giáo…
Dù dưới hình thức nào đi nữa, những lá thư đó đều phát xuất từ trái tim ắp đầy tin yêu, gói ghém cả tâm tình của những người con thảo dâng lên Chúa từ nhân qua Mẹ hiền Maria. Xin trích đăng một vài tâm tình “Nhờ Mẹ đến với Chúa”, như những chứng nhân sống động, để anh chị em cùng cảm nghiệm được lòng tin, cậy, mến mạnh mẽ của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hoà:
1. “Tạ ơn Chúa đã ban cho con nhiều đau khổ.
Tạ ơn Chúa đã cho người ta khinh bỉ con vì con túng nghèo.
Tạ ơn Chúa đã cho con có người chồng nóng tính, dữ tợn.
Xin Chúa cho con ơn bền đỗ, ơn nhịn nhục, và ơn khiêm nhường vì con còn yếu đuối lắm.
Xin Chúa thánh hoá gia đình con. Xin Chúa ban ơn can đảm để con biết chấp nhận những gì Chúa trao và làm theo Thánh Ý Chúa”. (Maria N.H, Sàigon)
2. “Con cám ơn Chúa vì Ngài đã ban cho con:
- Một người chồng khó tính, hay cáu kỉnh và than phiền.
- Một đứa con tính tình ngang ngược, hay cáu gắt.
- Nợ nần chồng chất. Đây là dịp con tạ ơn. Con tạ ơn Chúa.
Con xin bằng lòng đón nhận những gì Chúa đã gởi cho con, những vui buồn sướng khổ. Tất cả là Hồng Ân của Chúa.” (Gabriel Kim Hồng- Hốc Môn).
3. “Gia đình con gặp những rủi ro liên tiếp: Con mất mẹ. Các con của con mất cha. Bệnh tật đeo bám nơi con. Chị em phiền trách nhau. Nhưng con vẫn tạ ơn Chúa và Mẹ, vì qua những biến cố ấy, con càng được biết Chúa và Mẹ hơn, để cho gia đình con thêm đức tin nơi Chúa và Mẹ” (Maria Kim Thoa, tân tòng).
4. “Con cám ơn Chúa và Mẹ đã ban cho con muôn vàn Hồng Ân: Chúa đã cho con một người chồng bạc tình, một đứa con khờ và hai đứa con dại. Con xin dâng lên Chúa món quà mà Chúa đã ban cho con. Con xin cảm tạ Chúa” (Têrêsa Hoa, TPHCM).
5. “Cám ơn Chúa đã ban cho con nơi ăn, chốn ở: một nơi toàn là người xa lạ. Con đã chịu sự chèn ép, sự ăn hiếp của hàng xóm quanh con, vì nhà con “mẹ góa con côi”, cô đơn, yếu đuối. Nay con xin tha thứ cho một người mà con đã oán hận tận đáy lòng, dù người ấy làm hại gia đình con mà chưa hề xin lỗi con.” (Cecila X. Gò Vấp)
6. “Ba mẹ con quay về với nhau sau mười mấy năm ly thân. Chúa đã ban cho gia đình con được bình an. Nhất là một thời gian dài, con bỏ lễ và chơi ma tuý. Nay con đã bỏ được ma tuý và năng đi lễ. Con cảm ơn Chúa và Mẹ”(Vincentê B. Saigon).
7. “Cháu con đã từ bỏ hút chích. Em con từ bỏ nghiện ngập.
Cám ơn Mẹ cho con của con bỏ được ma tuý.
Cháu con từ bỏ ma tuý, và em con nữa.
Anh con đã trở về với Chúa và từ bỏ ma tuý. Ba con đã biết lo lắng cho gia đình. Xin đừng để con rời xa Chúa, và mỗi ngày yêu Chúa nhiều hơn” (Nhiều gia đình).
8. “Tạ ơn Chúa và Mẹ đã ban cho cuộc sống gia đình con đầy đủ. Mặc dù con cái trong gia đình ăn chơi hoang đàng (xì ke + cờ bạc), nhưng nay đã có sự thay đổi tìm công ăn việc làm, siêng năng đọc kinh, đi lễ...” (Catarina Kim A. và Giuse Văn N.)
9. “Qua lời bầu cử của Mẹ, gia đình con đã được Chúa ban cho 5 người con trai trở lại với Chúa. Các con của con hoà thuận lại với nhau, và một đứa đã được Chúa chữa lành bệnh tật, nay đã khỏe mạnh” (Anna Th. miền Tây).
10. “Con cảm thấy thích tham dự lễ Lòng Thương Xót Chúa mỗi chiều thứ năm tại nhà thờ Chí Hoà. Mỗi ngày con biết cầu nguyện nhiều hơn. Mẹ đã cầu cùng Chúa cho con sau ba lần xét nghiệm không bị khối u ác tính. Con cám ơn Mẹ” (Một thiếu nữ trẻ).
-----------------------------------------------
MƯA MÙA THU- MƯA HỒNG ÂN
• Mái Ấm Tình Người
Khu nhà nằm khiêm tốn và bình an nơi cuối con hẻm nhỏ là nơi Đội Quân Ao Xanh thường họp nhau để chuẩn bị quà cho những chuyến công tác bác ái đến những vùng sâu vùng xa.
Buổi chiều mưa tầm tã trước tết Trung Thu một ngày, tôi đến “Mái Am Tình Người” này, khi người linh mục lãng tử đi giảng lễ kính Đức Mẹ lúc 12 giờ trưa ngày 13 mỗi tháng tại nhà thờ Chí Hoà vừa về. Cùng về với cha là Đội Quân Ao Xanh với ba chiếc xe lớn chở hàng. Tất cả không kịp nghỉ ngơi, họ đội mưa chuyển lên xe những bao quần áo, mì gói, bánh trung thu, lồng đèn, sách vở... Những con người tình nguyện ấy sẽ cùng nhau đến thí điểm truyền giáo ở Cần Giờ. Vùng đất ấy còn rất nhiều khó khăn. Trẻ con chắc cũng chẳng mấy khi biết tới khái niệm trăng rằm, khi mà cái ăn, cái mặc cha mẹ chúng còn lo chưa xong. Tôi rất hiểu điều đó.
Vị linh mục tranh thủ lót dạ ngay chiếc bàn gỗ ở hành lang, một tô mì chế nước sôi, chỉ đơn giản thế thôi. Tôi được đánh động khi Cha nhắc nhở những người trẻ cẩn thận, giữ gìn những bao đồ mang đi trong cơn mưa để tới với bao người còn đang khó nhọc thiếu thốn. Dù vậy người linh mục của những em bụi đời vẫn không quên những em thiếu nhi nơi bãi rác của tôi. Ông chia cho tôi 90 chiếc bánh trung thu thơm phức, tập vở học trò và hai bọc lồng đèn thật lớn. Tôi bỗng thấy vụng về và ngơ ngác trong sân “Mái Am Tình Người” chiều mưa này. Tôi gọi xe ôm, chất đồ chở về khu bãi rác làm quà trung thu cho các em. Ba chiếc xe đưa Đội Quân Ao Xanh lao mình đi trong cơn mưa to gió lớn.
Tôi đứng trông theo đoàn xe, thầm nhủ với người linh mục bụi đời ấy: “Con về bãi rác đây cha ạ! Dù mưa gió, con cũng sẽ về nơi bãi rác của con, để làm ngay những điều dù rất nhỏ; mang niềm vui trăng rằm cho các em vùng ven thành phố. Con sẽ hò hát, sẽ nhảy chân sáo cùng đám tiểu yêu của con, vì nếu đợi ngày mai e rằng quá trễ! Chúc cha và Đội Quân Ao Xanh đi Cần Giờ bình an, may mắn. Đêm nay trăng sẽ tỏa sáng ở khắp nơi để soi những bước chân đi âm thầm mang niềm vui cho cuộc đời, âm thầm mà bền bỉ. Khi nhìn Đội Quân Ao Xanh của cha đi Cần Giờ trong xôn xao mưa chiều thu, con vui lòng đi một mình dưới mưa về bãi rác. Thật là vui và hạnh phúc, vì chẳng có ai cô đơn trong mưa thu hôm nay. Con cái Chúa luôn có Cha trên trời đi cùng. Phải đi thôi. Đừng chần chừ! Vì ngày mai e rằng quá trễ! Phải không cha?”.
• Bãi Rác Đêm Thu
Tôi day dứt khi vừa đọc một tài liệu và biết rằng: tám mươi phần trăm con người trên trái đất này chỉ được hưởng thụ hai mươi phần trăm của cải trên trần gian. Có nghĩa là có rất nhiều người còn nghèo, còn đói. Tôi gấp sách. Tôi nhìn, tôi thấy, và tôi trăn trở phải làm được chút gì cho bãi rác Đêm Thu này!
Nơi tôi ở còn nghèo, còn tối tăm. Người lớn tăm tối đã đành, trẻ con ngây thơ hồn nhiên cũng quẩn quanh nơi cái vũng lầy ao tù nước đọng. Tôi ngước trên cao thấy trăng sáng. Tôi dạo phố thấy những quầy bánh thơm tho. Tôi nuốt vào bụng cái gì nghèn nghẹn nơi cổ họng. Tôi thèm khát thay đám trẻ bãi rác của tôi. Vâng! có Chúa biết, thực ra là tôi thèm khát đấy!
Thế nhưng, tôi làm gì được chứ ? Tôi chỉ là một người phụ nữ nghèo hèn, kém cỏi và mong manh. Và tôi cũng nghèo, cũng chẳng dễ cho đi, bởi vì tôi không có. Nhưng mà tôi lại không chịu như thế. Tôi tin vào lòng Chúa yêu thương và quan phòng. Người quan phòng cuộc đời tôi, Người sẽ quan phòng ước mơ của tôi nữa chứ?
Tôi lọc cọc viết blog. Tôi thì thầm với người quen. Tôi lỳ lợm hỏi xin những mạnh thường quân hỗ trợ cho Đêm Hội Trăng Rằm của các em nơi bãi rác này. Tôi quả là không biết xấu hổ ! Nhưng tại sao mà lại xấu hổ khi mà Chúa bảo tôi: “Này con ơi! Hãy xin thì sẽ được. Hãy tìm thì sẽ thấy. Hãy gõ sẽ mở cho!”
Mà tôi được thật!
Qua vị linh mục lãng tử, cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ xứ Chí Hoà vẫn nhớ về cái đám trẻ con bãi rác này, đã tặng chúng những cái bánh vàng ươm, thơm phức, những lồng đèn và sách vở.... Thế là trẻ con khu nhà tôi phen này được ăn bánh. Bởi vì trẻ con thì thích bánh, mà đứa chưa được ăn bánh thì còn thèm, còn thích hơn nữa.
Có lẽ vì tôi là đứa con bướng bỉnh và “cố đấm ăn xôi” mà Chúa lại thương hơn chăng? Thế là Chúa sai đến cả chị Hằng, chú Cuội nữa kìa. Có cả một con lân to, cái đầu lắc lư ngộ nghĩnh! Nghe nói là có một nhóm tên là Vạn Xuân, sinh hoạt với các bạn trẻ ở nhà thờ đường Quang Trung, họ tình nguyện đến nơi này, chơi chung với tôi và đám trẻ.
Lạ nhỉ ! Nhưng mà không lạ, vì Chúa có thể làm được mọi sự lạ kỳ. Đức Mẹ đã cầu bầu với Chúa cho Xương Thủy Tinh có thể bước đi được, thì có tiếc gì Mẹ lại không xin với Chúa cho mẹ của xương thủy tinh và đám trẻ con nơi xóm nghèo này hả hê một bữa.
Trung thu đẹp quá! Sống như trẻ nhỏ mới vui sướng làm sao? Chúng nó đứa nào đứa nấy mặt mũi hồng hào, nhảy cà tưng dưới trăng và dưới nến. Chúa vốn nhân lành, từ bi, và yêu con nít. Chính vì thế mà Chúa mới nhắn nhủ chúng con rằng: “Nếu các con không hoán cải để trở nên trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước trời!”.
Con xin dâng lời tạ ơn thay cả lũ trẻ của con. Và con tin, Chúa luôn thương con, thương từng người chúng con. Ngay cả khi con mê mải cuốn theo vui thú trần gian, mà sao lãng bổn phận làm con, thì Chúa vẫn thương chúng con, chẳng nề hà, phiền trách, chỉ cần chúng con biết hối hận, biết trở về kêu xin Lòng Thương Xót Chúa.
Tạ ơn Chúa cho con một đêm trung thu thật ý nghĩa, thấm đậm tình Chúa, tình Người.
T.H
Mùa Thu 2008
1- Để Kỷ Niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima mỗi ngày 13 hàng tháng, BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 08-2008, tại Giáo Xứ Chí Hòa sẽ có THÁNH LỄ ĐÚNG 12 GIỜ TRƯA MỖI NGÀY 13 HÀNG THÁNG do cha Giuse Trần Đình Long cử hành và giảng thuyết. Các Thánh lễ theo lịch như sau: Thứ Hai 13/10; Thứ Năm 13/11; Thứ Bảy 13/12
2- Kể từ tháng 10-2008, các bạn có thể đọc những bài chia sẻ của tập san “nhờ Mẹ đến với Chúa” cũng như chia sẻ trao đổi những suy tư, cảm nghĩ của bạn trên trang blog. Địa chỉ Blog: vn.myblog.yahoo.com/doiquan_aoxanh
Nếu bạn không coi được những bài viết trên Blog bằng tiếng Việt, xin vui lòng copy những bài đó, rồi paste vào Word, và đổi qua Font VNI-Times sẽ đọc được.
3- Trong năm Giáo Dục Kitô Giáo 2008, mời anh chị em tham dự những buổi chia sẻ chuyên đề về Tâm Lý Giáo Dục của Câu Lạc Bộ Mục Vụ Gia Đình, do cha Long phụ trách:
• Thời gian: Mỗi tối thứ Ba Đầu Tháng, từ 18g30 đến 20g30
• Địa điểm: Trung Tâm Mục Vụ, số 6 Bis Tôn Đức Thắng, Quận 1 (cạnh Đại Chủng Viện Thánh Giuse)
• Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 07-10: “Giải Tỏa Tâm Lý Mặc Cảm”
• Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 04 -11: “Giảm Stress trong Gia Đình”
4- THÁNH LỄ CHO GIỚI TRẺ: Mời các bạn đến tham dự thánh lễ dành riêng cho Giới Trẻ do cha Long cử hành mỗi chiều Chúa Nhật tại:
• Nhà thờ An Lạc (15/2 CMT8-P.5- Tân Bình) lúc 18g15 Chúa Nhật tuần thứ I, II, III trong tháng.
• Nhà thờ Công Lý (62/147A Lý Chính Thắng-P.8- Quận 3) lúc 17g30 Chúa Nhật tuần thứ IV trong tháng.
• Nhà thơ AN NHƠN (15/173 Lê Hoàng Phái- P.17- Q. Gò Vấp) lúc 18g00 mỗi chiều Thứ Bảy (Thánh Lễ thay ngày Chúa Nhật)
5- SÂN CHƠI CHO GIỚI TRẺ: Mời các bạn đến với “Điểm Hẹn Giêsu” mỗi tháng tại:
• Nhà thờ Công Lý (62/147A Lý Chính Thắng-P.8- Quận 3) lúc 19g30 tối thứ sáu đầu tháng (tháng này là thứ sáu 3/10)
• Nhà thờ Nhân Hòa (38/24 Ngã tư Trường Chinh và Cộng Hoà, cạnh nhà hàng Thiên Thai. Q. Tân Phú) lúc 20g00 tối Chúa Nhật tuần II trong tháng (tháng này là 12/10)
• Chủ đề sinh hoạt tháng 10: MỘT BÔNG HỒNG CHO TÌNH YÊU
6- CÔNG TÁC BÁC ÁI: Nhóm Phục Vụ, Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Chí Hoà đã thực hiện trong tháng 9-2008.
• Tặng 350 phần quà Trung Thu cho các em thiếu nhi, và 150 phần quà cho các gia đình nghèo thuộc thí điểm truyền giáo Đồng Hoà, huyện Cần Giờ.
• Tặng quà Trung Thu cho các em thiếu nhi bị ảnh hưởng HIV trong Nhóm Nụ Cười.
• Tặng quà cho các em cô nhi khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình.
• Tặng vải, mì, tập vở, quần áo cho bà con nghèo ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
• Trợ cấp học bổng cho một số con em của những người khuyết tật bán vé số để các em có điều kiện đến trường.
• Học phí cho một số học sinh, sinh viên nghèo ở quê lên T.P trọ học.
• Thăm viếng và giúp viện phí cho một em bị phỏng toàn thân ở Sóc Trăng.
• Tặng xe ba bánh cho Mái Ấm Hoài Thương.• Trợ giúp sinh hoạt phí cho anh em Nhà Cỏ.
• Tặng hình ảnh, tượng, tràng hạt, sách, kinh và quà cho anh em dân tộc Di Linh.
7- Ngày thứ bảy 26-10-2008, Nhóm Phục Vụ sẽ đi tặng quà cho những gia đình nghèo ở Cồn Én, Đồng Tháp Mười. Xin anh chị em cùng chia sẻ công tác bác ái này như Lời Chúa nói: “Phúc cho ai biết xót thương người, thì họ sẽ được xót thương”. Các bạn trẻ muốn tham gia Nhóm Phục Vụ “Đội Quân Ao Xanh” xin liên lạc với cha Long (tusilangtu@yahoo.com), hoặc anh Chiêu (0983494714).
Kính chúc anh chị em tràn đầy ân sủng và bình an nơi Trái Tim Chúa Giêsu qua lời cầu bầu của Mẹ Maria.
Tập San “Nhờ Mẹ đến với Chúa”
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC MẸ MARIA, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH
BAN CHO TOÀN THẾ GIỚI
“Các con yêu dấu!
Hôm nay, với trái tim từ mẫu, Mẹ kêu gọi các con tụ họp quanh Mẹ để yêu thương người lân cận. Hãy dừng lại. Hãy nhìn vào đôi mắt của người anh em mình, và nhận ra Chúa Giêsu, Con của Mẹ.
Nếu các con thấy niềm vui, hãy vui mừng với người ấy. Nếu thấy đau khổ nơi đôi mắt của người anh em, thì với sự dịu dàng và nhân hậu, hãy xoá nó đi, bởi vì không có tình yêu là các con đã lạc lối rồi. Chỉ có tình yêu mới hữu hiệu. Tình yêu tạo nên những điều kỳ diệu. Tình yêu thương sẽ hiệp nhất chúng con trong Con của Mẹ, và mang lại chiến thắng cho Trái Tim Mẹ. Vì thế, các con của Mẹ, hãy yêu thương nhau!”
KINH MÂN CÔI SỐNG - SỐNG KINH MÂN CÔI
“Này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo Lời Ngài” (Lc 1.38) Lời này, một lời này thôi đã làm thay đổi thế giới, làm thay đổi cả vị trí của loài người. Khi Đức Trinh Nữ Maria đáp trả với tất cả sự tự do của mình bằng lời trên đây, thì Thiên Chúa đã làm được mọi sự tốt lành của Ngài cho nhân loại, và cho cả chính Đức Maria nữa. Thiên Chúa dựng nên chúng ta, không cần chúng ta, nhưng khi Thiên Chúa muốn cứu chuộc chúng ta, thì lại cần sự cộng tác của chúng ta với Ngài.
Đức Mẹ đã cộng tác với Thiên Chúa, nhưng sự cộng tác của Đức Mẹ khác với chúng ta. Sự cộng tác của Đức Mẹ là tích cực, vì Mẹ đã tin tuyệt đối, đã bỏ ngỏ đời mình cho Thiên Chúa tái tạo bằng quyền năng và lòng thương xót của Ngài, chứ không phải bằng sự cố gắng đạo đức lập công nghiệp của Mẹ. “Xin hãy thành sự cho tôi theo Lời Ngài”, đó là lời thưa của Đức Mẹ. Còn Thiên Chúa, qua lời bà Isave đã nói với Đức Maria rằng: “Phúc cho Bà, là kẻ đã tin” (Lc 1,45). Việc cộng tác của Đức Mẹ là như thế. Còn cách cộng tác của tôi với Thiên Chúa thì ngược lại. Tôi không bỏ ngỏ đời mình cho Chúa hoạt động. Tôi muốn cộng tác bằng việc làm để tự khẳng định mình, bằng niềm hãnh diện tự hào về đạo đức của mình, và đôi khi bằng cả tiền bạc, mánh mung nữa. Tôi vẫn lấy danh nghĩa là “để làm sáng danh Chúa” nhưng thực ra chỉ để theo “ý riêng” của tôi. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã gặp rất nhiều trở ngại trong việc tái tạo con người tôi. Vì ý của Thiên Chúa luôn bị tôi loại trừ, bóp méo, hoặc bị đặt xuống hàng thứ yếu.
Tháng 10, tháng Mân Côi, tôi được mời gọi đến học cùng Đức Maria và nhìn vào Thánh Đa-minh, người đã khởi xướng ra việc suy niệm những mầu nhiệm kinh Mân Côi để sống kinh Mân Côi, hay nói cách khác cho lời kinh Mân Côi được sống trong tôi.
Vào những năm đầu của thế kỷ XIII, khi đặt chân lên đất Pháp, Thánh Đa-minh đã phải chứng kiến cảnh hoang tàn của Giáo Hội ở miền Languedoc do bè rối Albigeois gây ra. Bị ảnh hưởng nặng nề bởi thuyết nhị nguyên, bè rối này coi tất cả những gì thuộc về thể xác hay trần thế đều do ma quỷ làm ra và thống trị. Do đó, bản chất của nó là xấu. Lúc đó khắp vùng này bị ảnh hưởng tinh thần bi quan, yếm thế. Người ta chỉ lo hãm mình phạt xác, và thấy cuộc đời chỉ còn là một màu đen tăm tối. Liều thuốc thần diệu chữa trị căn bệnh bi quan do bè rối Albigeois gây ra đó chính là kinh Mân Côi.
Kinh Mân Côi bắt nguồn tại các vùng Tây Bắc Châu Âu, từ phong tục kết những vòng triều thiên hoa hồng để đội lên đầu Đức Mẹ trong những buổi hành hương, hay trong những nghi thức ngoài phụng vụ, rồi người ta nhảy múa, ca hát bằng tiếng bản xứ. Dần dần khi hoàn cảnh không cho phép, người ta đọc phần đầu kinh Kính Mừng thay thế cho những bông hoa hồng để trở thành kinh Mân Côi, với những hình thức rất phong phú, linh động. Kinh Mân Côi lúc đó mới chỉ là một hình thức diễn tả lòng sùng kính đơn sơ, chất phác, có tính cách tình cảm đối với Đức Mẹ. Tới Languedoc miền nam nước Pháp, Thánh Đa-minh thấy một bên là cảnh hoang tàn của Giáo Hội do bè rối Albigeois gây ra, một bên là lòng đạo của những người dân mộc mạc, chưa được hướng dẫn đúng cách và đúng mức. Một số nhà truyền giáo Tây Ban Nha thức tỉnh, đã lên tiếng khuyến cáo Giáo Hội địa phương vùng đó rằng: “Các ngài hãy gạt bỏ sự thánh thiện giả tạo của mình ra một bên đi. Các ngài hãy xem những người dân chất phác đang bị bọn lạc giáo lôi kéo bằng sự nghèo khó và thánh thiện của Phúc âm Chúa Ki-tô kìa!”. Thánh Đa-minh cũng là một trong những người công bố lời khuyến cáo này vào những ngày đó. Như vậy, phải công nhận rằng đời sống và cách rao giảng của các vị giáo sĩ thời đó (có thể cả thời nay nữa) đã làm cho người ta chán ngán, cho nên khi có ai dùng Kinh Thánh hay phép lạ để làm chiêu bài, thì người ta đi theo như nước chảy.
Thực ra, mọi thời và mọi nơi, chỉ có một con người duy nhất là Đức Giêsu Kitô mới có thể cuốn hút, lôi kéo người ta. Cho nên phương cách để người ta khỏi rơi vào các lạc thuyết thời xưa cũng như ngày nay chính là làm sáng tỏ chân lý Tin Mừng bằng cách trình bày một giáo lý trung thực với Lời Chúa qua phương tiện sẵn có là kinh Mân Côi. Vấn đề của chúng ta ngày nay là làm sao nâng cao tình cảm đạo đức và lòng sùng kính của người tín hữu lên bình diện một lòng tin yêu có nền tảng vững chắc trong Tin Mừng, được thể hiện qua những biến cố lịch sử của cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Chính niềm vui này mới đánh tan được nỗi bi quan, yếm thế luôn ám ảnh người tín hữu, nhất là khi họ ốm đau bệnh tật, họ chạy hết nơi này đến nơi kia xin khấn mà không được như ý mình. Buồn lòng hơn nữa là có nhiều vị lợi dụng lòng tin đơn sơ của bá tánh, bày ra nhiều cách chữa bệnh mang tính mê tín. Bệnh nào cũng chỉ cần vị đó vỗ vào trán 3 cái, hoặc mua nước lã chữa bệnh mà phải do chính tay vị ấy đưa thì mới… thiêng! Nếu muốn chắc ăn hơn nữa, bệnh nhân mua tấm hình của vị đó đang ngồi thiền về cầu nguyện thì bệnh nào cũng khỏi! Vị khác thì chữa bệnh bằng cách chỉ cần đưa tấm ảnh của bệnh nhân lên đọc xầm xì vài câu rồi tuyên bố cứ về nhà là khỏi bệnh. Thậm chí đi siêu âm không hề phát hiện có thai, nhưng cứ việc đến nhờ vị đó phán mấy câu là có thai được mấy tháng liền!
Sống kinh Mân Côi là làm cho những lời kinh đó trở thành một phương tiện loan báo Tin Mừng chứ không chỉ là một hình thức sùng kính Đức Mẹ theo cảm tính. Kinh Mân Côi sống chính là phương tiện bồi dưỡng đức tin chứ không chỉ còn là một sinh hoạt đạo đức có tính cách tình cảm nhất thời. Trọng tâm của việc lần chuỗi đó phải là một cách thế để gặp gỡ, kết hợp với chính Đức Kitô, Đấng “là đường, là sự thật, và là sự sống” (Ga 14,6). Và nhờ đó, con người được thoát khỏi mọi sự lầm lạc, không để người khác lợi dụng sự thiếu hiểu biết của họ mà gieo rắc hoang mang hay trục lợi (Ga 8,32).
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, chính Ngài là Tin Mừng cho mỗi người và mọi người. Không có lý thuyết nào, không có đạo đức nào là Tin Mừng cho chúng ta cả. Vì trong sâu thẳm của tâm hồn, mỗi người chỉ có thể được nghỉ yên thanh thản khi gặp gỡ được con người Giêsu và sống với Ngài.
Những người chép hạnh thánh, thường thích tô vẽ cho ông thánh, bà thánh của mình những kỳ công nhân đức, những phép lạ khác thường mà bỏ quên đi điều rất căn bản và hết sức quan trọng, là các thánh cũng chỉ là những tạo vật tối tăm như chúng ta, nhưng biết cúi đầu khiêm tốn trước Đức Giêsu Kitô. Các ngài đã tin vào tình yêu thương của Đức Giêsu, rồi phó thác, bỏ ngỏ đời mình cho Ngài dẫn dắt, điều khiển và thông ban quyền năng lòng mến của Ngài cho. Từ đó, chính sự sống, sự sáng, sự thánh thiện của Đức Kitô đến trên các vị đó. Càng bỏ ngỏ đời mình cho Đức Giêsu bao nhiêu thì càng thánh bấy nhiêu. Càng cố gắng để hợp tác với Thiên Chúa bao nhiêu càng thánh bấy nhiêu. Đức Giêsu đã làm như thế với Cha của Ngài. Ai muốn thánh thì cũng phải làm như vậy với Chúa Giê-su. Noi gương Đức Mẹ, Thánh Đa-minh đã đi con đường nghèo hèn khiêm tốn trước mặt Chúa, cậy nhờ vào sự sống và lòng mến của Chúa Giêsu, nên đã trở thành công cụ dễ dàng để kinh Mân Côi được rao giảng.
Khi cho phổ biến một công việc đạo đức nào để thực hiện khắp hoàn cầu, ví dụ như phong trào cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa hiện nay, thì trước hết Hội Thánh phải đi về nguồn, xin Chúa Thánh Thần soi tỏ để nhìn xem việc đạo đức ấy có xuất phát từ Đức Giêsu không? Có xuất phát từ Kinh Thánh hay không?
Khi chấp thuận và cổ võ việc rao giảng và lần hạt Mân Côi đầu thế kỷ XIII, Hội Thánh cũng phải nhìn trong việc đạo đức này rọi sáng ánh phục sinh của thập giá Đức Kitô, và các tín hữu khi thực hành việc này phải hưởng nhờ được ân huệ của Chúa Thánh Thần. Ơn đó là ơn gặp được Đức Kitô.
Đức Maria khi hiện ra ở Lộ Đức, ở Fatima cũng khuyên nhủ giáo dân lần hạt Mân Côi, còn ở Mễ Du thì Mẹ nhấn mạnh hơn: “Các con hãy lần hạt với trái tim!”. Dạy chúng ta lần chuỗi Mân Côi là dạy chúng ta bắt chước Mẹ, bé mọn sấp mình xuống đón nhận tình thương của Thiên Chúa. Đón nhận tình thương Thiên Chúa là đón nhận Đức Giêsu Kitô, để thấm cuộc đời chúng ta vào ý Cha, như Đức Kitô đã sống suốt đời Ngài bằng ý Cha, từ Nhập Thể, qua Thánh giá đau thương tủi nhục, đến Phục sinh vinh quang, và ban Thánh Thần cho cả nhân loại tội lỗi, trong đó có chúng ta.
Đức Mẹ đã sống như vậy, thì hôm nay cả hồn và xác Mẹ cũng được vinh quang như Đức Giêsu Kitô. Nếu đi vào con đường Giêsu như Đức Maria, chúng ta cũng được nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Phục sinh như Đức Mẹ. Tuy nhiên, nếu khi lần hạt Môi khôi mà tôi lại đi con đường khác, nghĩa là tôi đọc sao cho nhiều lần, nhiều chục trong ngày để nơi kho thiêng liêng của tôi chất đầy công phúc. Và tôi nghĩ rằng khi ra trước tòa phán xét, nếu bên cán cân tội của tôi có nặng hơn bên phúc, thì Đức Mẹ sẽ lấy những tràng hạt, nhiều vô số kể, tôi đã đọc khi còn sống, đặt vào bên đĩa cân phúc nhẹ tênh của tôi. Lúc đó phúc lộc của tôi sẽ nặng xuống, cửa nước trời rộng mở, và tôi sẽ thênh thang hoan hỷ bước vào thiên đàng trước sự bực tức của ma quỷ, và trước con mắt ngỡ ngàng của các Thiên Thần.
Nếu nghĩ như thế thì việc vào thiên đàng thực sự là do công của tôi, là việc riêng của tôi với Đức Maria, và cuộc Tử nạn thập giá, Phục sinh của Đức Kitô để cứu chuộc tôi, thật sự chẳng dính dấp gì vào đời tôi cả!
Trong tiệc cưới Cana, Đức Maria đã chỉ Đức Giêsu cho gia đình hết rượu mà nói: “Ngài bảo gì hãy làm như vậy”. Chúng ta là những cái bình lạnh lẽo thiếu rượu nồng của lòng mến và sự bình an. Đức Maria dạy chúng ta lần hạt Mân Côi để gặp được Đức Giêsu con của Mẹ, để chúng ta được sự bình an, lòng yêu mến, và sự sống của Đấng phục sinh nơi thân xác linh hồn già nua, khô héo, nghèo nàn của chúng ta. Như vậy là chúng ta gặp được ơn cứu độ và đã đang ở trong Nước Thiên Chúa.
Lần hạt Mân Côi nhiều mà không thay đổi lòng mình nên giống Đức Maria, không thấy lòng mình khao khát Đức Giêsu Kitô, là tôi chỉ mới làm một việc đạo đức để lập công, tôi chưa đích thực đi vào ơn cứu độ. Như thế, tôi chưa sống chuỗi Mân Côi hay lời kinh Mân Côi chưa sống trong tôi. Tôi mới chỉ yêu mến Mẹ bằng môi bằng miệng mà thôi.
“Đức Bà làm cho chúng con vui mừng. Cầu cho chúng con.”
Lạy Mẹ Maria, khi Mẹ đưa con đến được với Thánh Tâm Chúa Giêsu, thì Mẹ làm cho chúng con vui mừng, và Mẹ cũng là Nữ Vương ban sự bình an cho chúng con nữa. Amen.”
Lm. Giuse Trần Đình Long, sss
-----------------------------------------------------
“ANH GÙ NHÀ THỜ CHÍ HÒA”
Victor Hugo, một văn hào người Pháp đã để lại cho đời những tác phẩm nổi tiếng như: “Những Kẻ Khốn Cùng”, “Vô Gia Đình”, “Trong Gia Đình” và “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà”. Ở đây, người viết xin mượn tựa đề đó của Victor và biến tấu lại thành “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà!” Nếu đến nhà thờ Chí Hòa vào buổi chiều thứ năm ngày 04-08-08, các bạn đã gặp được anh “Toản Gù Violon”, và các bạn đã được nghe tiếng đàn réo rắt của anh ca ngợi Lòng Thương Xót Chúa.
Nói theo quan niệm của con người chúng ta thì cuộc đời của Toản Gù” không được “may mắn” ngay từ nhỏ. Anh sinh trưởng ở miền Bắc. Năm lên 3 tuổi, một cơn sốt bại liệt khiến anh bị liệt hai chân, lưng bị gù, đôi tay cũng yếu hẳn đi. Khi anh 13 tuổi thì mồ côi mẹ, vì mẹ anh bị chó dại cắn chết. Không gì buồn hơn một đứa trẻ tật nguyền lại mất đi sự chăm sóc dịu hiền của người mẹ thân yêu. Tuổi thơ của anh như thế, đầy những gian nan vất vả của một người khuyết tật nghèo khổ và côi cút. Thế nhưng, đúng là “có tật, có tài”! Anh rất mê âm nhạc. Những người bình thường học đàn violon đã khó, với người khuyết tật như anh lại càng khó hơn, thế mà anh vẫn kiên trì theo đuổi, luyện tập hằng ngày cho đến khi đạt được ý nguyện. Anh hiểu rằng cuộc đời là một cuộc chiến đấu không ngừng, cho nên lúc nào cũng phải cố gắng vươn lên. Điều quan trọng là anh luôn tin tưởng và phó thác trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, nỗ lực rồi cậy trông!
Năm 25 tuổi, anh theo nhóm di dân từ Bắc vào Nam sinh sống. Dù lạ nước, lạ cái và tật nguyền, nhưng anh không chấp nhận sống kiếp tầm gởi, vẫn kiếm sống bằng chính sức lực và khả năng của mình. Đôi chân lết đi trên tấm lưng gù, anh mày mò học nghề thợ mộc, rồi mưu sinh bằng nghề sửa đàn với bàn tay khiếm khuyết của mình. Nơi đất khách quê người, anh vừa làm vừa tiếp tục học đàn violon, kiên trì học thổi sáo trong một sự cố gắng phi thường. Thế rồi, chẳng bao lâu người ta thấy trong vài quán nhạc ở thành phố và trong vài ca đoàn ở nhà thờ, xuất hiện một chàng nghệ sĩ mái tóc bồng bềnh, lưng gù, chân còng, tay kéo đàn violon, miệng thổi sáo thật say sưa và điệu nghệ. Một thân một mình, “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà” phiêu lãng khắp nơi kiếm sống. Dù trong gian truân, vất vả, anh vẫn cậy trông vào Lòng Thương Xót của Chúa và một lòng yêu mến Đức Mẹ. Anh là đệ tử trung thành của Nhà Chầu, nơi đặt Mình Thánh liên lỉ. Anh tâm sự: “Có những buổi cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa lúc 3 giờ chiều, chỉ có mình con và người giữ cửa, không biết Chúa có buồn không? Nếu chân tay con lành lặn, chắc con cũng chạy đi kiếm tiền chứ đâu có giờ mà ngồi một mình với Chúa ở đây, cạnh Nhà chầu này. Hiu quạnh quá!”.
Anh xin được đệm đàn cho nhà thờ. Ban đầu bị từ chối. Có thể người ta nghĩ tàn tật như anh làm sao mà có thể kéo violon và thổi sáo được? Nhưng sau đó họ nhìn ra được khả năng và vẻ đẹp từ tấm lòng anh gù luôn khát khao được ca ngợi Chúa bằng cây đàn, tiếng sáo đạt được trui qua khổ luyện của mình. Anh đã cho mọi người thấy rõ, đối với Chúa không có gì là không làm được. Đối với Chúa chẳng ai là người vô ích bỏ đi. Suốt bảy năm trời anh kéo đàn cho nhà thờ giáo xứ mình. Âm nhạc đã đưa anh đến gần Chúa. Âm nhạc đã dẫn anh đi đúng đường lối Chúa. Và một lần nữa niềm tin và sự phó thác đã cho anh gặp được “một nửa” của mình vào lúc tuổi U 50. Mối tình của hai con người nghèo vật chất, giầu tình thương kéo dài đến 6 năm. Họ không dám tiến đến hôn nhân vì thấy tương lai mịt mờ quá. Nhưng cuối cùng họ quyết định sống mãi với nhau “có rau ăn rau, có muối ăn muối”. Vì tin tưởng vào sự quan phòng kỳ diệu của Cha trên Trời. Anh lập gia đình năm 49 tuổi. Người đời bảo đó là năm tuổi, năm xui xẻo vì “bốn chín chưa qua, năm ba đã tới!”. Nhưng với “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà”, một người khuyết tật chẳng còn biết cậy dựa vào ai, chỉ còn biết đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, thì đây lại là năm hạnh phúc nhất của mình. Từ đây, anh có thể mỉm cười kéo đàn bài ca “Tôi Không Còn Cô Đơn”. Niềm hạnh phúc càng trào dâng khi Chúa thương cho vợ chồng anh dù tàn tật, dù đã luống tuổi, nay có một bé gái 14 tháng tuổi, dễ thương tên là Trần Giáng Mi.
Để tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ, dù nghèo, phải cần cù hơn để kiếm tiền lo cho gia đình, nhưng anh vẫn không quên dùng thời gian và khả năng Chúa trao ban để phục vụ. Anh vẫn thích được kéo đàn trong nhà thờ, kéo đàn cho ca đoàn, để được cùng cộng đoàn dâng tiếng đàn lời ca chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Buổi chiều thứ năm ấy, anh đã khơi dậy niềm rung cảm từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người bằng tiếng đàn violon réo rắt, bằng tiếng sáo du dương ngất ngây. Hàng ngàn con tim trào dâng xúc động khi được nghe, được thấy một người khuyết tật nhưng có một tâm hồn nguyên vẹn đặt trọn vào tình yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, say sưa ca ngợi: “Con vẫn trông cậy Chúa, lòng con tin tưởng nơi Ngài. Con hy vọng vào Ngài, đời con nương bóng Chúa thôi…”.
Biết bao người lành lặn như chúng tôi nhưng tâm hồn lại què quặt héo hon. Biết bao người có những phương tiện, khả năng Chúa trao ban, thay vì làm ích lợi cho anh chị em, phục vụ cộng đoàn thì lại ích kỷ, chỉ biết lo cho mình, thu lợi về mình. Biết bao người đã không dám bỏ một buổi làm ăn, bỏ một công việc, thậm chí chỉ bỏ một cuộc vui để đến với Chúa. Họ tính toán, cân đo đong đếm với Chúa từng chút thời gian. Tiền của làm bác ái thì họ tiếc xót, nhưng ăn nhậu và tiêu xài thì họ rất thoải mái. Còn người anh em này, “Anh Gù Nhà Thờ Chí Hoà” phải lo kiếm sống cho gia đình từng bữa, nhưng vẫn dành thời gian cho Chúa, dành khả năng phục vụ cộng đoàn. Chính qua đó mà anh cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa đã yêu thương và chăm sóc gia đình anh từng ngày.
Antôn Trần Quốc Toản là tên của anh, giống như tên một vị anh hùng trẻ tuổi trong lịch sử Việt Nam. Trong cái nhìn của tôi, anh cũng là một người “anh hùng” của Thiên Chúa. Một “anh hùng” đã kiên cường chống lại “số phận nghiệt ngã”, đã không đầu hàng “số mệnh”, đã dùng chính đời sống đơn sơ của mình để minh chứng quyền năng và Lòng Thương Xót của Chúa trong đời thường. Vợ chồng anh đã có một cô con gái xinh xắn, đó là quà tặng Chúa ban cho người “anh hùng” khuyết tật này. Người “anh hùng” vẫn luôn chiến đấu với “tham, sân, si” để dành thời gian phục vụ Chúa, để cuộc đời anh luôn là khúc nhạc dành cho Chúa như nốt nhạc Mi Giáng dễ thương, cái tên của con gái anh.
Ước gì mỗi người chúng ta cũng sẽ là một nốt nhạc nhỏ bé trong khúc nhạc vô biên luôn ca ngợi quyền năng và Lòng Thương Xót Chúa, lòng mến yêu Mẹ Maria.
“Con luôn trông cậy Chúa, khác nào em bé ngủ yên, trong tay Mẹ hiền, bên lời yêu mến. Tình Chúa mãi mãi theo con cho tâm hồn dù trong mưa gío, mãi mãi bình yên, mãi mãi bình yên.. .”
Lãng Tử
-------------------------------------------------
ĐẸP THAY NHỮNG BƯỚC CHÂN...
Sáng sớm tinh sương hạ tuần tháng bảy, những cánh chim xanh không mỏi, lại dong duổi đường dài với vị linh mục lãng tử, lên vùng cao nguyên rừng núi bạt ngàn, xanh ngát đồi nương, đỏ gay thớ đất. Đội Quân Ao Xanh đem theo những món quà trĩu nặng ân tình của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa, để chia sẻ với những anh chị em dân tộc đơn sơ, chân chất.
Điểm dừng đầu tiên của đoàn là giáo xứ Tích Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cha sở cùng hơn hai trăm người có hoàn cảnh khó khăn đã đứng đợi tự lúc nào! Vừa bước xuống xe, chúng tôi bắt gặp những cái nhìn nồng ấm, trông chờ từ mọi người, hoà trong cái nắng rực nồng của nương rẫy núi rừng.
Trước khi phát quà, chúng tôi quy tụ trước nhà truyền giáo để sinh hoạt và giao lưu cùng cha sở. Tại giáo điểm Phú Cường này, cha phải chăm lo cho gần 40.000 người đồng bào sắc tộc Stiêng-Khmer, trong số này có hơn 1.000 người đã theo Đạo Công Giáo. Họ yêu nghiệp mục đồng hơn cầm nghiên nảy mực. Có lẽ vì vậy mà có hơn 95% người mù chữ. Vị linh mục phụ trách ở đây dí dỏm chia sẻ với chúng tôi:
“Cuộc sống của những người dân tộc ở đây rất vô tư, chẳng có gì phải lo. Nhà cửa trống toác nên khỏi cần khoá, cũng chẳng lo mất trộm. Vì có gì đâu mà mất! Họ rất thích câu Lời Chúa: “Các con đừng lo gì ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo” (Mt 6, 34). Chính vì hiểu theo sát nghĩa đen như thế, nên họ không bận tâm lo lắng gì hết. Cứ vô tư mà sống, có tiền thì ăn, không tiền thì…..nghỉ. Những người dân tộc theo Chúa rất chân thành. Biết Chúa thương mình, nên mình theo Chúa. Tất cả niềm tin và giáo lý chỉ có vậy. Do mù chữ, cho nên giáo lý viên dạy giáo lý Một Chúa Ba Ngôi cho họ phải mất đến một tháng mới thuộc! Bà con cũng rất nhiệt tình, đói khổ cũng mặc, cứ theo Chúa. Nghe thông báo nhà thờ có tổ chức tĩnh tâm, dù đang gặt lúa, cũng bỏ đó để vợ con lo, đi với Chúa cái đã. Ở xã An Khương, mỗi lần đọc kinh liên gia phải xin phép. Nhà nước cử người theo quan sát, giữ trật tự. Tuần nào cũng vậy, mệt quá, thế là họ mời bà con lên trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Xã mà đọc kinh và học Lời Chúa cho dễ kiểm soát. Thật ngoạn mục, Thánh Giá Chúa đã hiện diện ngay trong ngôi nhà của chính quyền địa phương”.
Sau phần giao lưu, nắm bắt tình hình truyền giáo ở vùng sâu vùng xa này, đến phần trao quà, bà con xếp hàng nô nức, trật tự và có hẳn một danh sách kêu tên từng gia đình. Tiêu chuẩn của mỗi người là một bao quần áo, mì gói, đường, bột ngọt, sách và hình Lòng Thương Xót Chúa, đặc biệt một cỗ tràng hạt được đeo vào cổ từng người. Sau hết, bà con nhận được một bao lì xì tương đương cả tháng lương họ làm rẫy. Những gương mặt vô tư, chân chất của người con núi rừng, nở nụ cười rạng rỡ, mừng vui tay xách nách mang khệ nệ ra về. Còn cha sở, nụ cười nhẹ nhõm, đôi mắt hoe hoe đỏ, phảng phất nỗi trăn trở không yên. Ngài còn đang canh cánh lo làm sao cho hàng trăm em nhỏ có sách vở, cặp táp để các em có thể tựu trường vào những ngày sắp tới. Thật kịp lúc, người linh mục lãng tử, chim đầu đàn của Đội Quân Ao Xanh, dốc hết hầu bao giải toả ngay nỗi lo của người mục tử núi rừng.
Chia tay giáo xứ Tích Thiện, chúng tôi lên xe đến giáo điểm thứ hai là xứ Lộc Thiện. Ngôi thánh đường nhỏ bé được xây từ thời Pháp thuộc (khoảng hơn 100 năm), nằm khiêm tốn cách lộ khoảng 800 mét. Đường vào quá hẹp, xe chở hàng không vào được. Thế là những cánh chim Ao Xanh ào ra khỏi xe, xoải cánh cắp theo những bao quần áo, thực phẩm, băng qua con đường đất đỏ mấp mô, chỗ thấp, chỗ cao để đem quà đến điểm tập kết.
Khi những thùng đồ được chuyển đến sân nhà thờ, bên trong bà con đã ngồi chật kín giáo đường. Sau khi đội quân áo xanh chuẩn bị xong các phần quà, chúng tôi hiệp dâng thánh lễ cùng đồng bào sắc tộc Stiêng-Khmer. Trước khi phát quà, thánh lễ đồng tế giữa người linh mục “bụi đời” của Sài thành với linh mục “bụi bặm” nơi núi rừng, kết thành một tấm bánh Giêsu. Bữa tiệc Thánh Thể thật ý nghĩa, khi thánh lễ được tiếp nối bằng việc sẻ chia. Nét đơn sơ, mộc mạc của người giáo dân hòa quyện với nét phong sương của người linh mục “bụi đời”, làm cho thánh lễ thêm phần ý nghĩa. Bài giảng thật dung dị, dễ hiểu được lồng vào những minh họa sinh động do các bạn trẻ nhóm Ao Xanh thể hiện, với bài múa, hát tập thể “Con Đường Giêsu”.
Sau khi mỗi người được nhận một tấm hình Chúa Thương Xót kèm với chuỗi tràng hạt, người linh mục “lãng tử” mời một em thiếu nhi lên đọc kinh Kính Mừng. Chất giọng lơ lớ nửa Kinh nửa Stiêng của em pha trộn đoạn đầu kinh Kính Mừng, phần kết lại là kinh Lạy Cha, làm bầu không khí chợt rộn rã hẳn lên. Dù lời kinh em đọc lọng ngọng, nhưng chắc rằng Đức Giêsu và Mẹ Maria đang mỉm cười với nét hồn nhiên ngây thơ ấy. Mỗi em nhỏ, mỗi anh chị, cô bác run run cầm trong tay cỗ tràng hạt và bức hình Lòng Thương Xót Chúa. Họ còn vụng về lắm, ngỡ ngàng lắm. Còn chúng tôi thì hạnh phúc hướng về Chúa Giêsu, Người không bỡ ngỡ chút nào vì trái tim đầy lòng xót thương của Chúa đã trải dài trên những người con này, và bàn chân Người đã đồng hành cùng họ lâu lắm rồi.
Sau bữa cơm thân tình với bà con giáo dân, trời bắt đầu đổ mưa, chúng tôi chấp nhận đội mưa khăn gói lên đường. Còn hai trăm phần quà phải được đưa đến hai giáo điểm nữa là An Bình và Long Điền. Xe lăn bánh, một vài thành viên còn ngoái lại trông theo bóng vị chăn chiên dần xa khuất. Kẻ ở người đi vẫn chung niềm trăn trở, lo toan cho “sứ vụ loan báo Tin Mừng” nơi vùng đồi núi, chập chùng muôn vàn thử thách, chỉ một niềm tín thác vẹn toàn vào Lòng Thương Xót Chúa.
Mặc cho gió bụi mưa tuôn, xe vẫn lăn bánh. Đội Quân Ao Xanh dù mệt nhoài vẫn hát vang: “Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi. Đẹp thay, ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường… Ôi đẹp thay những bước chân tiến vàogiữa lòng thế giới loan tình thương, tình thương Chúa Trời, loan niềm vui, niềm vui cứu đời cho mọi người và mọi nơi…”. Say sưa ca hát, đoàn công tác áo xanh đi lạc đường. Phải dừng lại hỏi thăm nhiều lần mới tìm được đường đến giáo xứ An Bình. Chúng tôi dừng lại mua bắp luộc nóng hổi bên đường của bà con dân tộc ăn dặm cho đỡ cơn đói. Điểm dừng chân cuối cùng để trao những phần quà cho anh chị em dân tộc là giáo xứ Long Điền. Trời đã về chiều, hai bên đường chập chùng rừng núi chìm khuất trong mưa. Phong cảnh hữu tình hoà với lời ca: “Ôi đồng lúa mênh mông phơi mình dưới nắng hồng, lúa đã trổ bông dâng ngàn sức sống. Người đi trong nước mắt, và người về trong câu ca, tay ôm bó lúa lòng mừng bao la…”
Quả thật, cánh đồng truyền giáo mênh mông như một bức tranh ghép hình, nhiều mảnh, mà bản thân mỗi Kitô hữu phải vuông tròn sứ mạng của mình. Đó là loan báo và làm chứng cho Tin Mừng bằng đời sống dấn thân phục vụ trong yêu thương, để tình yêu Giêsu được thắp sáng lên trong tim mọi người. Chỉ khi dấn bước phục vụ theo chân Giêsu để ghép đến mảnh cuối cùng, ta mới ngỡ ngàng vui mừng nhận ra bức tranh Lòng Thương Xót Chúa tuyệt hảo biết chừng nào!
Đức Giêsu mến yêu ơi! Qua những chuyến công tác bác ái xã hội mùa hè, của Đội Quân Ao Xanh và cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa Chí Hoà, chúng con chợt nhận ra rằng mình không chỉ là người đi trao tặng hay chia sẻ, mà còn là người được lãnh nhận trao ban. Chúng con nhận ra Ngọn Lửa Giêsu mang xuống trần gian ngàn năm xưa đang lan toả, đang bùng lên, rực cháy nồng nàn nơi những con người chân quê, nghèo khổ nhưng hồn nhiên trong sáng tận núi thẳm, rừng sâu. Chúng con được sưởi ấm, được thiêu đốt bằng chính ngọn lửa tình yêu ấy qua chính những chuyến trải nghiệm thực tế này. Giêsu ơi, con muốn hát vang mãi lời nguyện cầu: “Thắp sáng lên trong con tình yêu Chuá. Thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời. Để con hân hoan đem tin yêu đi về muôn lối, tựa như mưa tuôn, mưa hồng ân Chúa trên trần đời…”
IN GOD WE TRUST
Hoa Hướng Dương
Cảm nghiệm sau chuyến đi Lộc Ninh- Bình Phước
Mùa hè xanh 2008
-----------------------------------------------------------
KHI VỮNG TIN, HẠNH PHÚC SẼ TUÔN TRÀN
“Khi Vững Tin, Hạnh Phúc Sẽ Tuôn Tràn”. Đấy là bài học mà tôi rút ra được khi đến tham dự buổi cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ tại nhà thờ Chí Hòa vào chiều thứ năm vừa qua.
Câu chuyện về cuộc sống của tôi thì các phương tiện truyền thông cũng đã đăng tải nhiều rồi. Ngay tự bản thân mình, tôi cũng rất lấy làm ngỡ ngàng.
Khi có thể viết được cuốn sách “Hành Trình Xương Thuỷ Tinh” mà độc giả cho là rất hay, vì chỉ sau không đầy mười ngày, khi tác phẩm có mặt trên thị trường, nhà xuất bản đã phải nghĩ đến phương án tái bản. Sẽ không thể giải thích theo cách lý giải thông thường, vì tự bản thân mình, tôi biết rõ tôi yếu ớt, tầm thường, chưa làm được gì cho cuộc đời này. Vậy chỉ còn một cách lý giải thôi: Ấy là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Tôi thấm thía điều ấy khi tham dự thánh lễ tại nhà thờ Chí Hòa, nơi tôi và các con sinh ra từ trong bãi rác của mình, nhận được sự yêu thương, trìu mến của cộng đoàn cầu nguyện hàng mấy ngàn người. Nơi ấy, nhờ ơn Chúa, tác phẩm đầu tay, đứa con tinh thần của tôi mang tên “Hành Trình Xương Thủy Tinh” đã được cộng đoàn đón đọc một cách hào sảng, rộng lượng.
Tôi nghiệm ra rằng, nếu người ta cố gắng chỉ bằng sức riêng mình mà không có đức tin, thì sự cố gắng ấy làm cho tinh thần cảm thấy nặng nề, và sự khổ nhọc xác thân là rất lớn. Nhưng nếu ta cố gắng trong tin tưởng và phó thác, thì mọi sự sẽ lướt đi nhẹ nhàng, và thú vị lắm. Những vấn đề ta vẫn thường gặp như tai họa, khó khăn, thiếu thốn chỉ còn là sự nêm nếm vào, như gia vị cho cuộc đời thêm nhiều cung bậc. Chúa chỉ cần sự tin tưởng, như lời nguyện ở dưới mỗi tấm hình Lòng Thương Xót Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”. Vâng! chỉ cần thế thôi, chúng ta sẽ cảm nhận được ân sủng tuôn xuống cuộc đời mình một cách rất đặc biệt và lạ lùng lắm các bạn ạ.
Đã có nhiều người hỏi tôi: “Động lực nào giúp chị vượt qua từng ấy khó khăn trong một đời người? Bệnh tật của đứa con mang chứng xương thủy tinh, sự thiếu thốn vật chất, phải lo lắng mỗi ngày, nỗi đau buồn khi bị cuộc đời vùi dập chà xát…”. Xin thưa với các bạn rằng, tôi không có gì để bám víu nơi cõi thế tục này. Những khi ấy, tôi bám víu vào hai tiếng “xin vâng” giản dị mà nhiệm mầu của Đức Mẹ, Đấng cao trọng trên tất cả mọi bà mẹ trên thế gian này. Mẹ đã đoạt vinh quang chỉ bằng sự vâng phục và tín thác, chứ không phải bằng nỗ lực riêng của Mẹ.
Hãy kêu xin Mẹ thì sẽ được bạn ạ! Cuộc đời tôi là một minh chứng rất rõ ràng. Cứ tin tưởng cầu xin trong niềm tín thác và yêu mến thì một người bán dạo rau muống lầm than, hay một người đi dọn rác ở tòa cao ốc cho những người giàu sang, cũng có thể viết nên những dòng chữ từ những câu chuyện rất đời thường, như những chứng nhân sống động làm cho người nghe, người đọc thấy thú vị và suy gẫm.
Cứ tin tưởng, và kiên trì cầu nguyện, Mẹ sẽ xin với Chúa ban cho bạn một sức mạnh và ý chí phi thường. Bằng chứng là cậu bé con tôi dù mắc chứng bệnh nan y “xương thủy tinh” đã có thể vượt qua mọi đau đớn, bệnh tật, đứng trên đôi chân của mình, để hôm nay có thể bước những bước chân vững vàng tới thánh đường Chí Hoà mà làm chứng và tôn vinh chúc tụng Chúa.
Và thưa bạn, nếu tin tưởng, Chúa sẽ gởi đến cho bạn những người có tấm lòng và trí tuệ để cùng bạn đi tiếp cuộc hành trình. Chúng ta sẽ không còn lẻ loi đơn độc nữa. Bởi vậy thay vì kêu khóc, thở than và oán trách cuộc đời mỗi khi gặp chuyện không may, tốt nhất là hãy cùng nhau phó dâng hết cho Mẹ, cho Thiên Chúa. Nếu tĩnh trí, ta sẽ nhận ra qua biến cố ấy, Thiên Chúa muốn trao ban cho ta một điều gì đó. Không chừng chúng ta sẽ gặt hái cả một kho tàng vô giá trong cái sự tưởng chừng như khốn nạn đen tối nhất.
Lạy Chúa Giêsu, con xin tạ ơn Chúa đã yêu thương con, đã ban cho con được anh chị em trong Cộng Đoàn Cầu Nguyện Chí Hòa hết lòng đùm bọc yêu thương. Con cũng tạ ơn Chúa cho con được có dịp lên làm chứng cho Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ với anh chị em mình. Xin Chúa ban cho con đức tin vững mạnh, không bị lung lay, vì hành trình trước mặt con còn rất dài và cam go không ít.
Thu Hương
Cảm nghiệm sau buổi lên làm chứng tại Chí Hoà
tháng 8-2008
------------------------------------------------
NGƯỜI THỢ GIỜ THỨ MƯỜI MỘT
Kính thưa Cha và cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ xứ Chí Hoà.
Con tên là Maria Huỳnh Thị Mỹ Dung - 48t, ở giáo xứ Tân Định. Gia đình con là Phật Giáo chính gốc. Con có 7 anh chị em, tất cả đều có gia đình và ở riêng, chỉ mình con đôc thân ở với ba mẹ. Từ nhỏ con được theo học trường các sơ nên cũng được biết về đạo Công Giáo chút chút. Năm 11 tuổi, con bị một căn bệnh thập tử nhất sinh. Nếu không được Chúa ban ơn, nhờ lời bầu cử của Mẹ thì con không có cơ hội lên đây làm chứng trước cộng đoàn.
Sau biến cố được cứu sống, con xin học Đạo, rửa tội và vui sướng được trở thành con Chúa. Tuy nhiên ba mẹ và anh chị em con rất sùng đạo Phật nên việc sống đạo con gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Có nhiều lúc niềm tin của con cũng bị lung lay chao đảo. Con luôn thao thức mong ước sao cho ba mẹ và anh chị em con được phúc nhận biết Chúa. Thực sự, con không biết làm gì hơn là cầu nguyện và kiên nhẫn đợi chờ giờ Chúa đến gọi người thợ giờ thứ mười một vào làm vườn nho Chúa. Khi nào đến giờ thứ mười một? Con hoàn toàn không biết!
Cho đến một ngày sức khoẻ ba con ngày một yếu. Con túc trực bên ba, chăm sóc mỗi ngày. Thấy ba yếu lắm rồi, con cầu nguyện và khuyên ba rửa tội để làm con Chúa hầu chuẩn bị về với Chúa. Thật ngạc nhiên, ba con đồng ý và anh chị em con không ai phản đối, chỉ có mẹ con chống đối kịch liệt làm ba con nản chí. Con buồn quá bèn chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa và xin cha cùng cộng đoàn cầu nguyện. Chính nhờ đó, một biến cố xảy đến với ba con.
Ngày 30/6/2008 ba con bị hôn mê, lưỡi thụt vào không nói, không ăn uống được. Tối hôm đó, một mình con ở bên ba cầu nguyện, và dưới sự hướng dẫn của Cha Tân Định, con rửa tội cho ba. Con có mời chị hai con chứng kiến giây phút đặc biệt quan trọng đó. Mẹ con lúc đó đã ngủ không hay biết gì. Con chọn thánh Giuse làm bổn mạng cho ba con. Đến 3 giờ sáng ngày 01/6/2008, ba con hồi tỉnh, nói được và ăn đuợc một chén cháo. Con mừng quá. Tạ ơn Chúa đã thương đến ba con.
Ba mẹ con giận nhau hơn 20 năm nay. Hai người không nói chuyện, không nhìn mặt nhau, mặc dù ở chung một nhà. Cho đến sáng ngày 25/7/2008, ba con lại mệt và con quyết định mời một linh mục đến xức dầu cho ba con, dù mẹ con phản đối kịch liệt. Một Cha ở Dòng Thánh Thể đã đến ban phép xức dầu, thêm sức và cho ba con rước Chúa. Một lần nữa điều lạ lùng xảy ra. Khi vị linh mục đó chào ba con đi về thì ba con nói được “cám ơn Cha”. Ngay sau đó, mẹ con lên nắm tay ba con hôn một cái trước sự ngạc nhiên của những người bà con và anh chị em trong gia đình. Ba con xúc động đến phát khóc, vì từ lâu ba con ao ước đuợc làm hoà với mẹ con. Mọi người đều tin vào quyền năng và việc Chúa làm, ngoại trừ mẹ con vẫn chưa nhận biết Chúa.
Hai biến cố trên giúp con thêm vững tin vào Chúa. Việc Chúa làm, con không thể nào hiểu thấu được, nhưng con vững tin rằng những gì con người không thể làm được thì đối với Chúa đều có thể.
Mỹ Dung
--------------------------------------
ĐỒNG HÒA VUI TRUNG THU
Tết Trung Thu, đội quân áo xanh chúng tôi theo chân người linh mục Lãng Tử đến với các em thiếu nhi thuộc vùng sâu, vùng xa ở giáo điểm truyền giáo Đồng Hoà, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Có thể nói đây là chuyến công tác để lại trong tôi nhiều ấn tượng và niềm vui thật đặc biệt. Nơi vùng xã nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn này không ai ngờ lại có được ngày Hội Trung Thu tưng bừng nhộn nhịp đến thế! Niềm vui trên gương mặt trẻ thơ trong ngày này thực sự đã làm cho tôi được sống lại tuổi thơ của mình. Tuổi thơ dù đã qua đi nhưng vẫn còn đó ước mơ thời thơ ấu của mỗi người, chúng tôi dường như nhanh chóng đọc được những ý nghĩ và mong muốn của các em, làm cho các em vui hơn, hạnh phúc hơn.
• Nỗi Lòng làm Mẹ làm Cha
Lòng thương xót của Chúa làm sao không yêu thích những tâm hồn trẻ thơ, ngây ngô và đơn sơ như thế! Cuộc sống thường ngày là sự đối mặt với những eo hẹp, thiếu thốn. Cha mẹ các em đa số đi làm nghêu thuê để sống qua ngày, chạy cơm từng bữa. Ngặt một nỗi, thời gian vừa rồi nghêu chết sạch vì ô nhiễm, nên đời sống người dân ở đây càng rơi vào bế tắc hơn, đâu ai dám nghĩ đến quà bánh trung thu gì cho con cái mình. Một người mẹ đứng ngoài cổng nhà thờ vừa chăm chú dõi theo con mình đang vui chơi trong đó, vừa trả lời những lời thăm hỏi của tôi.
Tấm lòng của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa, đã chia sẻ được nỗi băn khoăn của những người làm cha, mẹ ở đây. Đặc biệt là đã đem niềm vui đến cho các em nhỏ trong ngày Tết Trung Thu. Tất cả là 500 phần quà, gồm 350 phần quà trung thu cho các thiếu nhi, và 150 phần quà cho các gia đình nghèo khó.
Vui mừng hơn nữa, khi được biết đa số người dân sống ở đây là chưa biết Chúa. Gần 400 thiếu nhi đến nhà thờ nhận quà và vui trung thu, thì chưa tới 10 em được rửa tội. Nhà thờ cách giáo điểm truyền giáo gần 2km (đó là một căn nhà cấp 4), nếu không chú ý đến tấm bảng và cây thánh giá thì sẽ không biết đó là ngôi nhà thờ. Đây là nơi dâng lễ thờ phượng Chúa của gần 100 giáo dân trong vùng này. Phần lớn người dân ở đây là anh em Cao Đài và lương dân. Cuộc sống không được ổn định, họ sống bằng nghề đi biển hoặc làm thuê, rất bấp bênh. Người lớn đa số không biết chữ, nên việc học hỏi giáo lý cũng khó khăn hơn.
• Hãy Để Trẻ Thơ Đến Với Thầy
Sau khi chuyển hết hàng hoá từ xe vào, chúng tôi được phân chia phụ trách từng món quà một, để phát cho các em sao cho thuận tiện và hợp lý nhất, đảm bảo trật tự và không sót em nào. Trong nhà thờ, dưới sự hướng dẫn và quản trò của các anh chị Áo Xanh, các em thiếu nhi (đại đa số là không có đạo), được sinh hoạt, ca múa vui vẻ thoải mái. Tiếng hát, tiếng cười dòn dã và ánh mắt rạng rỡ của các em làm cho chúng tôi thêm hăng say phục vụ. Tôi nghĩ, hôm nay người vui nhất là Chúa Giêsu. Rất đông trẻ thơ đến với Chúa, chúng đang vui tết Trung Thu với Chúa.
Sau giờ sinh hoạt chung đến phần quan trọng nhất đối với các em là nhận quà Trung Thu. Nào là bong bóng vừa to, vừa đẹp. Nào là quần áo, bút, thước, tập vở để đi học. Nào là bánh trung thu, thạch dừa và món quà đặc biệt không thể thiếu trong ngày vui trung thu là lồng đèn. Mỗi em đều được một phần như nhau. Gần 9 giờ tối, khi Đội Quân Ao Xanh hoàn tất nhiệm vụ phân phát quà, thì cái bao tử cũng réo rắc vì đói và mệt. Dù vậy, ai cũng cảm thấy vui khi nhìn thấy đám trẻ rước đèn đi dọc theo con đường phía trước nhà thờ. Con đường trở nên lung linh, huyền ảo, đầy màu sắc và kiểu dáng lồng đèn di chuyển theo bước chân của các em. Tiếng các em nói cười rộn rã vang cả góc trời. Xóm lao động nghèo (đời sống thường nhật khó khăn), nay có một buổi tối trở thành đêm phố hội đẹp lạ thường. Các cụ, các bậc phụ huynh, ai ai cũng vui vì con em mình được hưởng ngày Tết Trung Thu đầy ý nghĩa và hạnh phúc.
Chúng tôi thật xúc động khi nghe vị linh mục phụ trách giáo điểm chia sẻ về đời sống bà con nơi đây. Hơn 100 năm trước, các vị thừa sai đã đến đây truyền giáo, xây dựng được ngôi nhà thờ, nhưng sau đó chiến tranh đã phá huỷ tất cả. Mãi về sau, các cha đã mua lại mảnh đất này và tiếp tục công cuộc truyền giáo ở đây. Truyền giáo không phải chỉ là nói suông, tuyên truyền, sáo rỗng, nhưng làm cho người khác nhận biết Chúa bằng chính cuộc sống của mình. Sống tốt mối tương quan của mình với anh em để qua đó họ nhận biết Thiên Chúa - một Thiên Chúa của tình yêu. Thiên Chúa thật dễ thương, dễ gần, dễ mến. Đâu ai ngờ, chỉ cách Sài gòn chừng vài chục cây số, mà đời sống người dân nơi đây lại quá nhiều bất cập đến thế!
• Lửa Thiêng
Đêm hôm đó ở lại giáo điểm, chúng tôi có một đêm lửa trại, cùng cầu nguyện với nhau dưới ánh trăng, rất ấn tượng. Tạ ơn Chúa vì thời tiết quá tuyệt vời, ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Vì trước giờ khởi hành cũng như trên đường đi, mưa tầm tã, nhưng khi đến nơi thì trời quang mây tạnh. Tạ ơn Chúa cho trăng thanh gió mát để đêm Trung Thu ở vùng đất Cần Giờ này được vui trọn vẹn.
Ấn tượng nhất là nghi thức lửa trại. Nhiều bạn lần đầu được tham dự lửa trại, nên còn chút bỡ ngỡ. Tuy nhiên, qua phần chuẩn bị lửa trại đến màn hoá trang và văn nghệ tự phát, thì tất cả như được hun nóng lên. Màn đêm âm u của núi rừng hòa vào bầu khí trầm lắng cầu nguyện của mọi người di chuyển đến khu lửa trại, sao mà linh thiêng thế!
Trong khi lắng nghe lời dẫn ý Chúa Kitô như ánh sáng đến phá tan màn đêm u ám của tội lỗi, mọi người quỳ sấp xuống thầm thĩ nguyện cầu, bằng lời ca rộn rã lập đi lập lại trong đêm thâu: “Lửa thiêng ơi! hãy đến bùng sáng lên trong đêm âm u, soi đời tăm tối bao nhiêu âu lo. lửa thiêng ơi hãy đến bùng cháy lên mang cho đời ngàn ánh vinh quang vui hân hoan…”. Cuộc chiến đấu căng thẳng giữa Thần Bóng Tối và Thần Lửa (ánh sáng) kết thúc trong tiếng vỗ tay tưng bừng. Thần Lửa đã chiến thắng. Đức Kitô Phục sinh đã chiến thắng khải hoàn. Bài hát nhảy lửa lúc này thật ý nghĩa khi được quyện với ánh lửa trại bập bùng trong đêm khuya: “Anh em ơi mau cố chất cây khô vào đây đốt chung. Đêm khuya nghe tiếng tí tách cây khô nổ vang giữa trời… Anh em ta đùa vui ca hát… vui vui thật vui…”
Sau hơn hai giờ vui chơi, ca hát, nhảy múa quanh ngọn lửa hồng giữa rừng sâu, đêm lửa trại được khép lại bằng nghi thức “Đem Lửa Về Tim”. Ngọn lửa đêm nay rồi cũng dần tàn, nhưng ngọn lửa thiêng trong tâm hồn chúng tôi được thắp sáng hơn qua chuyến công tác nơi này. Ngọn lửa yêu thương mà Giêsu từ Trời đem xuống và hằng khắc khoải cho ngọn lửa đó bùng cháy lên khắp cõi nhân gian này đang được chúng tôi tiếp nối. Mỗi thành viên trong Đội Quân Ao Xanh, nguyện đem ngọn Lửa Thiêng ấy vào trong tim mình để ra đi loan báo và làm chứng cho Tin Mừng của Chúa, bằng đời sống chứng tá yêu thương, phục vụ.
Biển Mặn
Đêm Thu 2008
---------------------------------------------------------------------------
CHỨNG NHÂN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA VÀ MẸ MARIA
Mỗi tuần chúng tôi nhận được hàng ngàn lá thư viết tay “Nhờ Mẹ đến Với Chúa”. Có những lá thư viết nguệch ngoạc, bình dị, và sai lỗi chính tả. Có những lá thư với nét chữ và giọng văn đơn sơ của các em thiếu nhi. Có những lá thư tâm tình rất dạt dào cảm xúc của các bạn trẻ. Có những là thư chứa chan nước mắt của các bà mẹ, của những người vợ đau khổ chất chồng. Có những lá thư hồn nhiên của những anh chị em ngoài Công Giáo…
Dù dưới hình thức nào đi nữa, những lá thư đó đều phát xuất từ trái tim ắp đầy tin yêu, gói ghém cả tâm tình của những người con thảo dâng lên Chúa từ nhân qua Mẹ hiền Maria. Xin trích đăng một vài tâm tình “Nhờ Mẹ đến với Chúa”, như những chứng nhân sống động, để anh chị em cùng cảm nghiệm được lòng tin, cậy, mến mạnh mẽ của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hoà:
1. “Tạ ơn Chúa đã ban cho con nhiều đau khổ.
Tạ ơn Chúa đã cho người ta khinh bỉ con vì con túng nghèo.
Tạ ơn Chúa đã cho con có người chồng nóng tính, dữ tợn.
Xin Chúa cho con ơn bền đỗ, ơn nhịn nhục, và ơn khiêm nhường vì con còn yếu đuối lắm.
Xin Chúa thánh hoá gia đình con. Xin Chúa ban ơn can đảm để con biết chấp nhận những gì Chúa trao và làm theo Thánh Ý Chúa”. (Maria N.H, Sàigon)
2. “Con cám ơn Chúa vì Ngài đã ban cho con:
- Một người chồng khó tính, hay cáu kỉnh và than phiền.
- Một đứa con tính tình ngang ngược, hay cáu gắt.
- Nợ nần chồng chất. Đây là dịp con tạ ơn. Con tạ ơn Chúa.
Con xin bằng lòng đón nhận những gì Chúa đã gởi cho con, những vui buồn sướng khổ. Tất cả là Hồng Ân của Chúa.” (Gabriel Kim Hồng- Hốc Môn).
3. “Gia đình con gặp những rủi ro liên tiếp: Con mất mẹ. Các con của con mất cha. Bệnh tật đeo bám nơi con. Chị em phiền trách nhau. Nhưng con vẫn tạ ơn Chúa và Mẹ, vì qua những biến cố ấy, con càng được biết Chúa và Mẹ hơn, để cho gia đình con thêm đức tin nơi Chúa và Mẹ” (Maria Kim Thoa, tân tòng).
4. “Con cám ơn Chúa và Mẹ đã ban cho con muôn vàn Hồng Ân: Chúa đã cho con một người chồng bạc tình, một đứa con khờ và hai đứa con dại. Con xin dâng lên Chúa món quà mà Chúa đã ban cho con. Con xin cảm tạ Chúa” (Têrêsa Hoa, TPHCM).
5. “Cám ơn Chúa đã ban cho con nơi ăn, chốn ở: một nơi toàn là người xa lạ. Con đã chịu sự chèn ép, sự ăn hiếp của hàng xóm quanh con, vì nhà con “mẹ góa con côi”, cô đơn, yếu đuối. Nay con xin tha thứ cho một người mà con đã oán hận tận đáy lòng, dù người ấy làm hại gia đình con mà chưa hề xin lỗi con.” (Cecila X. Gò Vấp)
6. “Ba mẹ con quay về với nhau sau mười mấy năm ly thân. Chúa đã ban cho gia đình con được bình an. Nhất là một thời gian dài, con bỏ lễ và chơi ma tuý. Nay con đã bỏ được ma tuý và năng đi lễ. Con cảm ơn Chúa và Mẹ”(Vincentê B. Saigon).
7. “Cháu con đã từ bỏ hút chích. Em con từ bỏ nghiện ngập.
Cám ơn Mẹ cho con của con bỏ được ma tuý.
Cháu con từ bỏ ma tuý, và em con nữa.
Anh con đã trở về với Chúa và từ bỏ ma tuý. Ba con đã biết lo lắng cho gia đình. Xin đừng để con rời xa Chúa, và mỗi ngày yêu Chúa nhiều hơn” (Nhiều gia đình).
8. “Tạ ơn Chúa và Mẹ đã ban cho cuộc sống gia đình con đầy đủ. Mặc dù con cái trong gia đình ăn chơi hoang đàng (xì ke + cờ bạc), nhưng nay đã có sự thay đổi tìm công ăn việc làm, siêng năng đọc kinh, đi lễ...” (Catarina Kim A. và Giuse Văn N.)
9. “Qua lời bầu cử của Mẹ, gia đình con đã được Chúa ban cho 5 người con trai trở lại với Chúa. Các con của con hoà thuận lại với nhau, và một đứa đã được Chúa chữa lành bệnh tật, nay đã khỏe mạnh” (Anna Th. miền Tây).
10. “Con cảm thấy thích tham dự lễ Lòng Thương Xót Chúa mỗi chiều thứ năm tại nhà thờ Chí Hoà. Mỗi ngày con biết cầu nguyện nhiều hơn. Mẹ đã cầu cùng Chúa cho con sau ba lần xét nghiệm không bị khối u ác tính. Con cám ơn Mẹ” (Một thiếu nữ trẻ).
-----------------------------------------------
MƯA MÙA THU- MƯA HỒNG ÂN
• Mái Ấm Tình Người
Khu nhà nằm khiêm tốn và bình an nơi cuối con hẻm nhỏ là nơi Đội Quân Ao Xanh thường họp nhau để chuẩn bị quà cho những chuyến công tác bác ái đến những vùng sâu vùng xa.
Buổi chiều mưa tầm tã trước tết Trung Thu một ngày, tôi đến “Mái Am Tình Người” này, khi người linh mục lãng tử đi giảng lễ kính Đức Mẹ lúc 12 giờ trưa ngày 13 mỗi tháng tại nhà thờ Chí Hoà vừa về. Cùng về với cha là Đội Quân Ao Xanh với ba chiếc xe lớn chở hàng. Tất cả không kịp nghỉ ngơi, họ đội mưa chuyển lên xe những bao quần áo, mì gói, bánh trung thu, lồng đèn, sách vở... Những con người tình nguyện ấy sẽ cùng nhau đến thí điểm truyền giáo ở Cần Giờ. Vùng đất ấy còn rất nhiều khó khăn. Trẻ con chắc cũng chẳng mấy khi biết tới khái niệm trăng rằm, khi mà cái ăn, cái mặc cha mẹ chúng còn lo chưa xong. Tôi rất hiểu điều đó.
Vị linh mục tranh thủ lót dạ ngay chiếc bàn gỗ ở hành lang, một tô mì chế nước sôi, chỉ đơn giản thế thôi. Tôi được đánh động khi Cha nhắc nhở những người trẻ cẩn thận, giữ gìn những bao đồ mang đi trong cơn mưa để tới với bao người còn đang khó nhọc thiếu thốn. Dù vậy người linh mục của những em bụi đời vẫn không quên những em thiếu nhi nơi bãi rác của tôi. Ông chia cho tôi 90 chiếc bánh trung thu thơm phức, tập vở học trò và hai bọc lồng đèn thật lớn. Tôi bỗng thấy vụng về và ngơ ngác trong sân “Mái Am Tình Người” chiều mưa này. Tôi gọi xe ôm, chất đồ chở về khu bãi rác làm quà trung thu cho các em. Ba chiếc xe đưa Đội Quân Ao Xanh lao mình đi trong cơn mưa to gió lớn.
Tôi đứng trông theo đoàn xe, thầm nhủ với người linh mục bụi đời ấy: “Con về bãi rác đây cha ạ! Dù mưa gió, con cũng sẽ về nơi bãi rác của con, để làm ngay những điều dù rất nhỏ; mang niềm vui trăng rằm cho các em vùng ven thành phố. Con sẽ hò hát, sẽ nhảy chân sáo cùng đám tiểu yêu của con, vì nếu đợi ngày mai e rằng quá trễ! Chúc cha và Đội Quân Ao Xanh đi Cần Giờ bình an, may mắn. Đêm nay trăng sẽ tỏa sáng ở khắp nơi để soi những bước chân đi âm thầm mang niềm vui cho cuộc đời, âm thầm mà bền bỉ. Khi nhìn Đội Quân Ao Xanh của cha đi Cần Giờ trong xôn xao mưa chiều thu, con vui lòng đi một mình dưới mưa về bãi rác. Thật là vui và hạnh phúc, vì chẳng có ai cô đơn trong mưa thu hôm nay. Con cái Chúa luôn có Cha trên trời đi cùng. Phải đi thôi. Đừng chần chừ! Vì ngày mai e rằng quá trễ! Phải không cha?”.
• Bãi Rác Đêm Thu
Tôi day dứt khi vừa đọc một tài liệu và biết rằng: tám mươi phần trăm con người trên trái đất này chỉ được hưởng thụ hai mươi phần trăm của cải trên trần gian. Có nghĩa là có rất nhiều người còn nghèo, còn đói. Tôi gấp sách. Tôi nhìn, tôi thấy, và tôi trăn trở phải làm được chút gì cho bãi rác Đêm Thu này!
Nơi tôi ở còn nghèo, còn tối tăm. Người lớn tăm tối đã đành, trẻ con ngây thơ hồn nhiên cũng quẩn quanh nơi cái vũng lầy ao tù nước đọng. Tôi ngước trên cao thấy trăng sáng. Tôi dạo phố thấy những quầy bánh thơm tho. Tôi nuốt vào bụng cái gì nghèn nghẹn nơi cổ họng. Tôi thèm khát thay đám trẻ bãi rác của tôi. Vâng! có Chúa biết, thực ra là tôi thèm khát đấy!
Thế nhưng, tôi làm gì được chứ ? Tôi chỉ là một người phụ nữ nghèo hèn, kém cỏi và mong manh. Và tôi cũng nghèo, cũng chẳng dễ cho đi, bởi vì tôi không có. Nhưng mà tôi lại không chịu như thế. Tôi tin vào lòng Chúa yêu thương và quan phòng. Người quan phòng cuộc đời tôi, Người sẽ quan phòng ước mơ của tôi nữa chứ?
Tôi lọc cọc viết blog. Tôi thì thầm với người quen. Tôi lỳ lợm hỏi xin những mạnh thường quân hỗ trợ cho Đêm Hội Trăng Rằm của các em nơi bãi rác này. Tôi quả là không biết xấu hổ ! Nhưng tại sao mà lại xấu hổ khi mà Chúa bảo tôi: “Này con ơi! Hãy xin thì sẽ được. Hãy tìm thì sẽ thấy. Hãy gõ sẽ mở cho!”
Mà tôi được thật!
Qua vị linh mục lãng tử, cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ xứ Chí Hoà vẫn nhớ về cái đám trẻ con bãi rác này, đã tặng chúng những cái bánh vàng ươm, thơm phức, những lồng đèn và sách vở.... Thế là trẻ con khu nhà tôi phen này được ăn bánh. Bởi vì trẻ con thì thích bánh, mà đứa chưa được ăn bánh thì còn thèm, còn thích hơn nữa.
Có lẽ vì tôi là đứa con bướng bỉnh và “cố đấm ăn xôi” mà Chúa lại thương hơn chăng? Thế là Chúa sai đến cả chị Hằng, chú Cuội nữa kìa. Có cả một con lân to, cái đầu lắc lư ngộ nghĩnh! Nghe nói là có một nhóm tên là Vạn Xuân, sinh hoạt với các bạn trẻ ở nhà thờ đường Quang Trung, họ tình nguyện đến nơi này, chơi chung với tôi và đám trẻ.
Lạ nhỉ ! Nhưng mà không lạ, vì Chúa có thể làm được mọi sự lạ kỳ. Đức Mẹ đã cầu bầu với Chúa cho Xương Thủy Tinh có thể bước đi được, thì có tiếc gì Mẹ lại không xin với Chúa cho mẹ của xương thủy tinh và đám trẻ con nơi xóm nghèo này hả hê một bữa.
Trung thu đẹp quá! Sống như trẻ nhỏ mới vui sướng làm sao? Chúng nó đứa nào đứa nấy mặt mũi hồng hào, nhảy cà tưng dưới trăng và dưới nến. Chúa vốn nhân lành, từ bi, và yêu con nít. Chính vì thế mà Chúa mới nhắn nhủ chúng con rằng: “Nếu các con không hoán cải để trở nên trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước trời!”.
Con xin dâng lời tạ ơn thay cả lũ trẻ của con. Và con tin, Chúa luôn thương con, thương từng người chúng con. Ngay cả khi con mê mải cuốn theo vui thú trần gian, mà sao lãng bổn phận làm con, thì Chúa vẫn thương chúng con, chẳng nề hà, phiền trách, chỉ cần chúng con biết hối hận, biết trở về kêu xin Lòng Thương Xót Chúa.
Tạ ơn Chúa cho con một đêm trung thu thật ý nghĩa, thấm đậm tình Chúa, tình Người.
T.H
Mùa Thu 2008
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trên mảnh đất Tôn Giáo, Đất Nước sẽ nở sinh nhiều hoa
JB Dang
00:35 04/10/2008
THÁI HÀ - Vẫn như mọi tuần, vào mỗi tối Chúa nhật tôi ngồi tham dự thánh lễ tại nhà thờ trong giáo xứ... Nhưng tối nay, đặc biệt hơn, lời Cha giảng tôi nghe rỏ ràng, không còn bị chia trí như bao tuần và tôi cũng không biết vì sao? Sau thánh lễ, lấy xe ra về, chạy xe dọc theo bờ tường nhà thờ giáo xứ, tôi thấy dường như trông trống, thiêu thiếu cái gì đó.... tôi phải quay xe lại đi tiếp một vòng quanh nhà thờ... và tôi chợt phát hiện ra... "Cái nhà hàng Mini" ngay cạnh nhà thờ đâu rồi, thay vào đó là một tấm bảng mới vừa được treo lên chắc chỉ mới đây thôi "Câu lạc bộ" gì gì đó... nhìn vào bên trong, không gian vẫn trống rổng, chẳng có gì để gọi là "Câu lạc bộ" cả.
Giờ thì tôi mới hiểu vì sao hôm nay trong thánh lễ lời Cha giảng tôi nghe rỏ đến thế, bình thường thì lời cha giang xen lẫn với tiếng nhạc xập xình, với giọng ca ai oán... thế nên các Cha giảng vẫn phải thường xuyên lên tiếng nhắc các giáo dân nên vào nhà thờ dự lễ cho khỏi bị chia trí... thế nhưng nhà thờ giáo xứ thì bé nhỏ, không đủ chỗ khiến cho giáo dân phải tràn ra ngoài sân và cả lề đường thì biết làm sao???... giờ thì tốt rồi, tôi có thể yên tâm thamdự thánh lễ, lắng nghe lời Chúa dạy qua giáo hộ, qua các vị chủ chăn để cố gắng sống chân thật và có ích cho gia đình và xã hội...
Dù lên án nhưng phải thấy rằng Nhà Nước đã nghe và thực hiện thật tốt ?!? lời của Vị Chủ Chăn Hà Nội là Đức TGM Ngô Quang Kiệt:"...Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung.", và giờ đây nhà nước đã biến Tòa Khâm Sứ nơi họ đã từng biến thành sàn nhảy, thành nơi kinh doanh buôn bán, rồi có dấu hiệu buôn bán chia chác trở nên cái vườn Hoa để phục vụ ích chung?!?. Rồi đây, sau hai cái vườn hoa ở Hà Nội, trên mãnh đất Tôn Giáo, Đất Nước sẽ còn nở nhiều hoa: Hoa sự thật, hoa công lý, hoa từ những công viên xanh, có thêm nhiều câu lạc bộ dành cho thiếu nhi những mầm non của Đất Nước thay cho những tụ điểm ăn chơi, những sàn nhảy, những nhà hàng, khách sạn, những Vedan độc hại.
Giờ thì tôi mới hiểu vì sao hôm nay trong thánh lễ lời Cha giảng tôi nghe rỏ đến thế, bình thường thì lời cha giang xen lẫn với tiếng nhạc xập xình, với giọng ca ai oán... thế nên các Cha giảng vẫn phải thường xuyên lên tiếng nhắc các giáo dân nên vào nhà thờ dự lễ cho khỏi bị chia trí... thế nhưng nhà thờ giáo xứ thì bé nhỏ, không đủ chỗ khiến cho giáo dân phải tràn ra ngoài sân và cả lề đường thì biết làm sao???... giờ thì tốt rồi, tôi có thể yên tâm thamdự thánh lễ, lắng nghe lời Chúa dạy qua giáo hộ, qua các vị chủ chăn để cố gắng sống chân thật và có ích cho gia đình và xã hội...
Dù lên án nhưng phải thấy rằng Nhà Nước đã nghe và thực hiện thật tốt ?!? lời của Vị Chủ Chăn Hà Nội là Đức TGM Ngô Quang Kiệt:"...Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung.", và giờ đây nhà nước đã biến Tòa Khâm Sứ nơi họ đã từng biến thành sàn nhảy, thành nơi kinh doanh buôn bán, rồi có dấu hiệu buôn bán chia chác trở nên cái vườn Hoa để phục vụ ích chung?!?. Rồi đây, sau hai cái vườn hoa ở Hà Nội, trên mãnh đất Tôn Giáo, Đất Nước sẽ còn nở nhiều hoa: Hoa sự thật, hoa công lý, hoa từ những công viên xanh, có thêm nhiều câu lạc bộ dành cho thiếu nhi những mầm non của Đất Nước thay cho những tụ điểm ăn chơi, những sàn nhảy, những nhà hàng, khách sạn, những Vedan độc hại.
Thử phân tích về bộ máy Tuyên truyền của CSVN
Lê Đạo
01:01 04/10/2008
THỬ PHÂN TÍCH VỀ BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN CỘNG SẢN
Trong xã hội cộng sản có lẽ không có cái gọi là truyền thông, bởi truyền nghĩa là làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết (Từ điển tiếng việt 1997 Trang 1017); Thông ở đây là thông tin, nghĩa là điều được truyền đi cho biết (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 920) - Tuyệt nhiên không thấy có từ nào nói đến việc trước khi truyền thông tin đi thì cắt xén, sửa chữa, làm thay đổi nội dung, gây hiểu sai, hiểu nhầm khi đến người nhận …
Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 1031) Có lẽ từ này hợp với bộ máy thông tin của nhà nước cộng sản. Bởi họ luôn mong muốn mọi người phải tán thành, ủng hộ, làm theo những gì họ cho là đúng … Mà cái đúng, cái chân lý trong học thuyết cộng sản thì thực tế lịch sử đã chứng minh là: không có, chưa hề có, còn cái họ ép cho ra có thì phản nhân, hại nhân. Không cần tranh luận đúng sai, không cho tranh luận đúng sai, cộng sản đã nói, đã kết luận là chỉ có đúng.
Trong xã hội cộng sản có hai cơ quan cấp bộ cùng làm chung nhiệm vụ tuyên truyền, một của cơ quan đảng (Ở VN gọi là Ban Tuyên Giáo trung ương) (Từ trước Đại hôi IX được gọi là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương) - Một của chính phủ (Ở VN gọi là Bộ Truyền thông thông tin). Số lượng người làm chuyên nghiệp công việc tuyên truyền này có khoảng 90.000 , trong đó riêng phóng viên chuyên nghiệp là 10.000. Khoảng 160.000 người làm kết hợp, kiêm nhiện công tác tuyên truyền có hưởng lương tuyên truyền rải rác ở các ngành, các địa phương trên toàn quốc …
Như vậy có đến 250.000 người làm công tác tuyên truyền chuyên nghiệp, những người này được cộng sản đào tạo riêng, đào tạo liên tục, và có các đợt luân huấn thường niên. Công tác tuyên truyền được cộng sản rất chú trọng, cho nên khi cần các chi bộ đảng, các đoàn thể ngoại vi của cộng sản, và cả bộ máy hành chính cấp cơ sở cùng tham gia và ngay lập tức bộ máy tuyên truyền này tăng lên đến khoảng 8.000.000 người, một con số khủng khiếp so với dân số cỡ 85.000.000 của Việt Nam. Thực chất từng đảng viên cộng sản là những nhân viên tuyên truyền chuyên nghiệp, các hoạt động như họp chi bộ, học nghị quyết, ra nghị quyết, triển khai nghị quyết đảng cộng sản các cấp thực chất là các hoạt động tuyên truyền cộng sản.
Các cơ sở đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác tuyên truyền tuyển lựa người cũng rất kỹ càng theo tiêu chuẩn của cộng sản, những người này phải có năng khiếu nói, nhưng lại phải không có các khả năng tư duy sáng tạo, sáng tác độc lập. Vì thế các nhà văn tài năng cũng thường có năng khiếu nói, nhưng gần như không có ai trụ được tại các vị trí quan trọng của cỗ máy tuyên truyền cộng sản kể cả khi họ là đảng viên.
Chủ thuyết cộng sản toàn điều giả dối lập luận kỳ khôi, không kế thừa kiến thức truyền thống nhân bản của nhân loại nên rất khó hiểu. Các nhà lý luận của chủ nghĩa này lập luận rằng, chủ thuyết này lúc đầu nó cao siêu và khó hiểu với quần chúng, nhưng nó hướng về số đông quần chúng lao động, cho nên bằng mọi giá phải "chuyển tải" được các nội dung đến với họ … bằng mọi giá . Nếu không chuyển tải được cách mạng sẽ không triệt để, sẽ dẫn tới cách mạng nửa vời rồi quay lại với cách mạng tư sản, coi như công cốc.
Vì thế tuyên truyền với cộng sản là một yếu tố sống còn, trong tuyên truyền thì thông tin báo đài là số 1, và con người trong công tác tuyên truyền giữ vai trò quyết định, tư duy (não trạng) lại là yếu tố quyết định con người … Nên cộng sản xác định phải đào tạo bằng được những cán bộ làm công tác tuyên truyền lĩnh vực báo - đài có phẩm chất "vừa hồng vừa chuyên" Nghĩa là phải là cái máy nói, cái loa, cái máy viết, cái máy in. Chứ không không cần những ngưòi có lương tâm, có đạo đức, biết suy luận đúng sai … Cộng sản đã khá thành công trong việc đào tạo những "con người" này, một lớp người chỉ biết làm theo lệnh, như tên lính xung kích ngoài chiến trường. Cộng sản gọi là "người chiến sĩ cầm bút".
Vì lĩnh vực tuyên truyền có tính đặc thù, nên lãnh đạo của cộng sản trong lĩnh vực tuyên truyền bắt buộc phải đi lên từ những "chiến sĩ" trên mặt trận cầm bút. Nhưng phải nắm bắt được nguyên lý tuyên truyền của cộng sản, phải ma mãnh, phải biết vạch ra các phương tức thủ đoạn mới. Đặc biệt là những người không "nhậy cảm" không dao động trước bất cứ tình huống nào. Cho lên lãnh đạo bộ máy tuyên truyền cộng sản là những cỗ máy giết người không dao.
Ngân sách quốc gia chi cho công tác tuyên truyền (gồm trả lương, chi phí mua ngoài, mua sắm thiết bị, đào tạo … ) của cộng sản thời kỳ cao điểm đạt tới 7% GDP. Tài sản hiện có của bộ máy tuyên truyền cộng sản ước đạt khoảng 1300 tỉ USD. Về con người thì toàn bộ lãnh đạo, chuyên gia, chuyên viên, nhân viên của bộ máy tuyên truyền này bị chi phối của nguyên lý "Thông tin tuyên truyền Mác-Xít" nên họ chỉ là những cỗ máy … mà cỗ máy thì không thể có lương tâm, nó chạy theo các chuyển động tịnh tiến … đã được lập trình từ đào tạo, và được hoàn thiện trong quá trình công tác, những ai không phù hợp phải tự đào thải, hay bị sa thải, thậm chí "xộ khám".
Một trong những bài học đầu tiên về tuyên truyền mà cộng sản rao giảng cho các đồ đệ của nó là: Lời nói dối 1 lần là lời nói dối - Lời nói dối 10 lần người ta nghi ngờ lời nói dối đó - Lời nói dối 100 lần người ta sẽ tin đó là lời nói thật.
Thông tin, truyền thông trong xã hội loài người ngày càng trở lên quan trọng, nó có thể thúc đẩy con người làm được những việc phi thường, đặc biệt là nó có thể liên kết con người trong một hành động tập thể vĩ đại. Trong ngắn hạn, và trong sự u minh, ngu dốt, thiếu thông tin, vô đạo đức của con người, thông tin truyền thông dù là nguỵ tạo xảo trá, cũng có thể tạo ra được sức mạnh ma quỉ có khả năng tàn phá lớn: Cách mạng văn hoá của người cộng sản là một minh chứng. Nhưng trong dài hạn và trong sự hiểu biết, trong sự hiễn hữu của nhân bản, thông tin truyền thông ngụy tạo xảo trá nhằm mục đích xấu không những vô tác dụng mà còn phản tác dụng.
Cho nên từng người dân Việt ngay lành hãy cảnh gác, hãy lên tiếng, hãy truyền tin, hãy hành động để dân tộc Việt Nam không rơi vào một thảm hoạ "cách mạng văn hoá" mà những người cộng sản đã từng gây ra trong lịch sử.
Những kẻ cầm bút, cầm máy quay, những kẻ làm công tác tuyên truyền trong xã hội cộng sản cũng có hai loại: Một là những kẻ liệt kháng về nhân bản, nó chỉ biết đến chủ nghĩa cộng sản và chức năng tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản mà nó đang làm mà thôi. không cần biết đến lương tâm Người hay bất cứ điều gì khác. Một loại khác có thể nói chúng còn chút suy nghĩ, nhưng vì miếng cơm manh áo mà đành a dua về hành vi, bỏ mặc hậu quả sảy ra. Cả hai loại này đều vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của bộ máy tuyên truyền cộng sản Việt Nam.
Trong vụ việc đòi đất đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã có quá nhiều bài viết, phóng sự của bộ máy tuyên truyền vốn lấy các thủ đoạn tuyên truyền vô đạo đức, vô luân mà chủ thuyết cộng sản xây dựng từ bên Nga Xô - Trung Cộng... rồi truyền về cho người cộng sản Việt Nam. Nó đã phát đi rồi, không thu lại được nữa, xã hội loài người còn lưu giữ và phán xử công bằng. Cũng đã có quá nhiều bài viết, hình ảnh vạch mặt chỉ tên những kẻ gian trá, những trò bịp bợm của báo chí truyền hình nhà nước cộng sản … Tôi không muốn nhắc lại tên tuổi, thủ đoạn họ đã từng dùng.
Truyền thông cộng sản - Bộ máy tuyên truyền cộng sản đã có biết bao nhiêu người là nạn nhân của nó, thậm chí người cộng sản còn phải la lên rằng họ là nạn nhân của báo chí, của truyền thanh truyền hình (như trường hợp Nguyễn Việt Tiến - cựu thứ trưởng BGTVT - cựu bị can vụ PMU 18, hiện vẫn là đảng viên cộng sản). Vầy thì nói gì đến người dân? Nói gì đến giáo dân - một lớp người mà trong xã hội cộng sản họ luôn luôn bị kỳ thị?
Thế mà ngày nay tại Việt Nam, con số không nhỏ những nhà báo cộng sản làm truyền thông, viết bài, làm xong phóng sự, thuyết minh trên đài... để nhận mấy đồng bạc của đảng, họ quay lưng lại với đồng bào, không còn chút lương tâm tối thiểu trước khốn cùng của tha nhân, trong khi Mác, ông tổ của học thuyết cộng sản viết rằng: "Chỉ có súc vật mới thản nhiên liếm bộ lông của mình ngay trước đau khổ của đồng loại mà thôi."
Trong xã hội cộng sản có lẽ không có cái gọi là truyền thông, bởi truyền nghĩa là làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết (Từ điển tiếng việt 1997 Trang 1017); Thông ở đây là thông tin, nghĩa là điều được truyền đi cho biết (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 920) - Tuyệt nhiên không thấy có từ nào nói đến việc trước khi truyền thông tin đi thì cắt xén, sửa chữa, làm thay đổi nội dung, gây hiểu sai, hiểu nhầm khi đến người nhận …
Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 1031) Có lẽ từ này hợp với bộ máy thông tin của nhà nước cộng sản. Bởi họ luôn mong muốn mọi người phải tán thành, ủng hộ, làm theo những gì họ cho là đúng … Mà cái đúng, cái chân lý trong học thuyết cộng sản thì thực tế lịch sử đã chứng minh là: không có, chưa hề có, còn cái họ ép cho ra có thì phản nhân, hại nhân. Không cần tranh luận đúng sai, không cho tranh luận đúng sai, cộng sản đã nói, đã kết luận là chỉ có đúng.
Trong xã hội cộng sản có hai cơ quan cấp bộ cùng làm chung nhiệm vụ tuyên truyền, một của cơ quan đảng (Ở VN gọi là Ban Tuyên Giáo trung ương) (Từ trước Đại hôi IX được gọi là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương) - Một của chính phủ (Ở VN gọi là Bộ Truyền thông thông tin). Số lượng người làm chuyên nghiệp công việc tuyên truyền này có khoảng 90.000 , trong đó riêng phóng viên chuyên nghiệp là 10.000. Khoảng 160.000 người làm kết hợp, kiêm nhiện công tác tuyên truyền có hưởng lương tuyên truyền rải rác ở các ngành, các địa phương trên toàn quốc …
Như vậy có đến 250.000 người làm công tác tuyên truyền chuyên nghiệp, những người này được cộng sản đào tạo riêng, đào tạo liên tục, và có các đợt luân huấn thường niên. Công tác tuyên truyền được cộng sản rất chú trọng, cho nên khi cần các chi bộ đảng, các đoàn thể ngoại vi của cộng sản, và cả bộ máy hành chính cấp cơ sở cùng tham gia và ngay lập tức bộ máy tuyên truyền này tăng lên đến khoảng 8.000.000 người, một con số khủng khiếp so với dân số cỡ 85.000.000 của Việt Nam. Thực chất từng đảng viên cộng sản là những nhân viên tuyên truyền chuyên nghiệp, các hoạt động như họp chi bộ, học nghị quyết, ra nghị quyết, triển khai nghị quyết đảng cộng sản các cấp thực chất là các hoạt động tuyên truyền cộng sản.
Các cơ sở đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác tuyên truyền tuyển lựa người cũng rất kỹ càng theo tiêu chuẩn của cộng sản, những người này phải có năng khiếu nói, nhưng lại phải không có các khả năng tư duy sáng tạo, sáng tác độc lập. Vì thế các nhà văn tài năng cũng thường có năng khiếu nói, nhưng gần như không có ai trụ được tại các vị trí quan trọng của cỗ máy tuyên truyền cộng sản kể cả khi họ là đảng viên.
Chủ thuyết cộng sản toàn điều giả dối lập luận kỳ khôi, không kế thừa kiến thức truyền thống nhân bản của nhân loại nên rất khó hiểu. Các nhà lý luận của chủ nghĩa này lập luận rằng, chủ thuyết này lúc đầu nó cao siêu và khó hiểu với quần chúng, nhưng nó hướng về số đông quần chúng lao động, cho nên bằng mọi giá phải "chuyển tải" được các nội dung đến với họ … bằng mọi giá . Nếu không chuyển tải được cách mạng sẽ không triệt để, sẽ dẫn tới cách mạng nửa vời rồi quay lại với cách mạng tư sản, coi như công cốc.
Vì thế tuyên truyền với cộng sản là một yếu tố sống còn, trong tuyên truyền thì thông tin báo đài là số 1, và con người trong công tác tuyên truyền giữ vai trò quyết định, tư duy (não trạng) lại là yếu tố quyết định con người … Nên cộng sản xác định phải đào tạo bằng được những cán bộ làm công tác tuyên truyền lĩnh vực báo - đài có phẩm chất "vừa hồng vừa chuyên" Nghĩa là phải là cái máy nói, cái loa, cái máy viết, cái máy in. Chứ không không cần những ngưòi có lương tâm, có đạo đức, biết suy luận đúng sai … Cộng sản đã khá thành công trong việc đào tạo những "con người" này, một lớp người chỉ biết làm theo lệnh, như tên lính xung kích ngoài chiến trường. Cộng sản gọi là "người chiến sĩ cầm bút".
Vì lĩnh vực tuyên truyền có tính đặc thù, nên lãnh đạo của cộng sản trong lĩnh vực tuyên truyền bắt buộc phải đi lên từ những "chiến sĩ" trên mặt trận cầm bút. Nhưng phải nắm bắt được nguyên lý tuyên truyền của cộng sản, phải ma mãnh, phải biết vạch ra các phương tức thủ đoạn mới. Đặc biệt là những người không "nhậy cảm" không dao động trước bất cứ tình huống nào. Cho lên lãnh đạo bộ máy tuyên truyền cộng sản là những cỗ máy giết người không dao.
Ngân sách quốc gia chi cho công tác tuyên truyền (gồm trả lương, chi phí mua ngoài, mua sắm thiết bị, đào tạo … ) của cộng sản thời kỳ cao điểm đạt tới 7% GDP. Tài sản hiện có của bộ máy tuyên truyền cộng sản ước đạt khoảng 1300 tỉ USD. Về con người thì toàn bộ lãnh đạo, chuyên gia, chuyên viên, nhân viên của bộ máy tuyên truyền này bị chi phối của nguyên lý "Thông tin tuyên truyền Mác-Xít" nên họ chỉ là những cỗ máy … mà cỗ máy thì không thể có lương tâm, nó chạy theo các chuyển động tịnh tiến … đã được lập trình từ đào tạo, và được hoàn thiện trong quá trình công tác, những ai không phù hợp phải tự đào thải, hay bị sa thải, thậm chí "xộ khám".
Một trong những bài học đầu tiên về tuyên truyền mà cộng sản rao giảng cho các đồ đệ của nó là: Lời nói dối 1 lần là lời nói dối - Lời nói dối 10 lần người ta nghi ngờ lời nói dối đó - Lời nói dối 100 lần người ta sẽ tin đó là lời nói thật.
Thông tin, truyền thông trong xã hội loài người ngày càng trở lên quan trọng, nó có thể thúc đẩy con người làm được những việc phi thường, đặc biệt là nó có thể liên kết con người trong một hành động tập thể vĩ đại. Trong ngắn hạn, và trong sự u minh, ngu dốt, thiếu thông tin, vô đạo đức của con người, thông tin truyền thông dù là nguỵ tạo xảo trá, cũng có thể tạo ra được sức mạnh ma quỉ có khả năng tàn phá lớn: Cách mạng văn hoá của người cộng sản là một minh chứng. Nhưng trong dài hạn và trong sự hiểu biết, trong sự hiễn hữu của nhân bản, thông tin truyền thông ngụy tạo xảo trá nhằm mục đích xấu không những vô tác dụng mà còn phản tác dụng.
Cho nên từng người dân Việt ngay lành hãy cảnh gác, hãy lên tiếng, hãy truyền tin, hãy hành động để dân tộc Việt Nam không rơi vào một thảm hoạ "cách mạng văn hoá" mà những người cộng sản đã từng gây ra trong lịch sử.
Những kẻ cầm bút, cầm máy quay, những kẻ làm công tác tuyên truyền trong xã hội cộng sản cũng có hai loại: Một là những kẻ liệt kháng về nhân bản, nó chỉ biết đến chủ nghĩa cộng sản và chức năng tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản mà nó đang làm mà thôi. không cần biết đến lương tâm Người hay bất cứ điều gì khác. Một loại khác có thể nói chúng còn chút suy nghĩ, nhưng vì miếng cơm manh áo mà đành a dua về hành vi, bỏ mặc hậu quả sảy ra. Cả hai loại này đều vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của bộ máy tuyên truyền cộng sản Việt Nam.
Trong vụ việc đòi đất đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã có quá nhiều bài viết, phóng sự của bộ máy tuyên truyền vốn lấy các thủ đoạn tuyên truyền vô đạo đức, vô luân mà chủ thuyết cộng sản xây dựng từ bên Nga Xô - Trung Cộng... rồi truyền về cho người cộng sản Việt Nam. Nó đã phát đi rồi, không thu lại được nữa, xã hội loài người còn lưu giữ và phán xử công bằng. Cũng đã có quá nhiều bài viết, hình ảnh vạch mặt chỉ tên những kẻ gian trá, những trò bịp bợm của báo chí truyền hình nhà nước cộng sản … Tôi không muốn nhắc lại tên tuổi, thủ đoạn họ đã từng dùng.
Truyền thông cộng sản - Bộ máy tuyên truyền cộng sản đã có biết bao nhiêu người là nạn nhân của nó, thậm chí người cộng sản còn phải la lên rằng họ là nạn nhân của báo chí, của truyền thanh truyền hình (như trường hợp Nguyễn Việt Tiến - cựu thứ trưởng BGTVT - cựu bị can vụ PMU 18, hiện vẫn là đảng viên cộng sản). Vầy thì nói gì đến người dân? Nói gì đến giáo dân - một lớp người mà trong xã hội cộng sản họ luôn luôn bị kỳ thị?
Thế mà ngày nay tại Việt Nam, con số không nhỏ những nhà báo cộng sản làm truyền thông, viết bài, làm xong phóng sự, thuyết minh trên đài... để nhận mấy đồng bạc của đảng, họ quay lưng lại với đồng bào, không còn chút lương tâm tối thiểu trước khốn cùng của tha nhân, trong khi Mác, ông tổ của học thuyết cộng sản viết rằng: "Chỉ có súc vật mới thản nhiên liếm bộ lông của mình ngay trước đau khổ của đồng loại mà thôi."
Ngay từ bé đã được dạy cho biết giả dối. Bạn nghĩ sao về bài báo này?
Tiền Phong
08:31 04/10/2008
Mời các bạn xem "Thiếu niên tiền phong" số 79(9-2008} trang 3, mục "câu chuyện thứ tư", tựa đề " Ông ấy có còn xứng đáng". Bài viết đầu độc ngay cả đầu óc tuổi thiếu nhi.
Như thế này thì ai là kẻ chủ mưu gây chia rẽ trong dân Việt, vì một thiếu nhi Công giáo hẳn sẽ không tin những gì viết trong bài báo, nhưng một thiếu nhi không Công giáo thì không biết được.
Như thế này thì ai là kẻ chủ mưu gây chia rẽ trong dân Việt, vì một thiếu nhi Công giáo hẳn sẽ không tin những gì viết trong bài báo, nhưng một thiếu nhi không Công giáo thì không biết được.
Này con là Đá
LM. Anphong Trần Đức Phương
09:32 04/10/2008
“NÀY CON LÀ ĐÁ…”
“Trong thế gian, chúng con sẽ phải chịu nhiều gian nan, khốn khó; nhưng hãy can đảm! Thày đã thắng thế gian…” (Gioan 16,33).
Theo Sách Tông Đồ Công Vụ( cuốn sách ghi lại các hoạt động truyền giáo của các Thánh Tông Đồ vào thuở ban đầu của Giáo Hội), Chúa Giêsu sau khi sống lại, đã hiện ra với các Thánh Tông Đồ nhiều lần trong vòng “40 ngày” (Cv 1:3) Trong những lần hiện ra đó, Chúa Giêsu Phục Sinh đã “nói chuyện với các Ông về Nước Trời”, củng cố đức tin cho các Ông về việc Chúa thực sự đã sống lại, chuẩn bị tâm hồn các Ông để “đón nhận Chúa Thánh Thần” và trao cho các Ông nhiệm vụ truyền giáo “cho đến tận cùng trái đất…”
Đúng như lời Chúa Giêsu đã hứa, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các Tông Đồ và các Tông Đồ “được tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần” (Cv 2: 1-4). Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông đồ trở nên những người can đảm, những người thông hiểu Kinh Thánh và nhớ lại các điều Chúa Giêsu đã giảng dạy. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” (Ga 20:19); nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2:14…) và đã có nhiều người ăn năn sám hối và xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2:41).
Từ ngày đó, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo hội tiếp tục phát triển qua thời gian cho đến ngày nay, và Giáo hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24:47) để đem Tin Mừng tình thương và ơn cứu rỗi đến cho mọi người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi….” (Matcô 16:15…). Qua mọi thời gian, Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo hội vượt qua “mọi cơn gian nan khốn khó, mọi cuộc bách hại khủng khiếp.”
Ngay từ thuở ban đầu, Giáo hội đã bị “bách hại” mà vị tử đạo đầu tiên là Thánh Têphanô. Các Giáo hữu đầu tiên đã phải tản mát đi khắp nơi để bảo vệ đức tin và đi đến đâu lại rao truyền Đạo Thánh Chúa cho mọi người họ gặp gỡ hàng ngày; nhờ thế càng thêm nhiều người được rao giảng Tin Mừng và gia nhập Giáo Hội Chúa. Đó là phong trào “Diaspora” của người Kytô hữu thuở Giáo hội lúc ban đầu. Nhưng khi Giáo hội tràn lan đi khắp nơi, tới Thủ đô Rôma thì cuộc bách hại trở nên dử dội hơn với Néron và nhiều Hòang Đế Rôma khác, suốt gần ba thế kỷ cho đến năm 313. Trong những cuộc bách hại đó, từ các vị Giáo Hòang (mà đầu tiên là Thánh Phêrô), các Giám Mục, và mọi Kytô hữu đều bị lùng bắt và bị hành hạ dã man cho đến chết, có người bị thiêu sống, có người bị ném cho thú dử ăn thịt nơi các hý trường tại Rôma. Thánh Phêrô, thánh Phaolô và các Tông Đồ đều bị tử đạo. Thánh Gioan bị đày ra đảo Patmos và chết tại đó. Lúc đó chẳng có một tổ chức “Nhân quyền”nào, hoặc một tổ chức nào có thể lên tiếng để bênh vực. Các vua chúa có tòan quyền bách đạo. Các Tín hữu không còn đường nào trốn chạy, phải vào các Nghĩa trang để đào các hầm mộ mà trú ẩn trong ngững điều kiện thật khổ sở; đó là các “Catacombes” đào sâu xuống đất và dài hằng cây số, hiện còn ở Rôma, mà khách hành hương có thể đến thăm viếng để thấy đức tin của các tín hữu lúc ban đầu mạnh mẽ như thế nào. Tất cả đều nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Cũng nhờ ơn Chúa Thánh Thần họat động trong Giáo hội mà dù bách hại tàn bạo như vậy, nhưng Giáo hội tại Rôma lúc đó không bị tiêu diệt, nhưng vẫn triển nở, vẫn lan tràn đi khắp nơi cho đến ngày nay. Trái lại các Hòang Đế Rôma cũng như đế quốc Rôma hùng vĩ như vậy đã tan biến đi, nay chỉ còn là “vang bóng một thời”.
Ngay tại quê hương Viêt Nam, Giáo hội lúc ban đầu cũng bị các vua chúa triều Nguyễn bách hại thật tàn bạo và bằng nhiều cách quỷ quyệt, như chủ trương “Gia Tô phân sáp…” Tất cả đều nhằm tiêu diệt Đạo Chúa, dù mới được chớm nở tại quê hương chúng ta. Dầu vậy Giáo Hội tại Việt Nam cũng đã không bị tiêu diệt, mà vẫn triển nở; còn các triều đại Nhà Nguyễn đều đã đi vào dĩ vãng.
Nếu không có Chúa Thánh Thần nâng đở che chở làm sao Giáo hội mới chớm nở ở Rôma, ở Việt Nam, và nhiều nơi khác trên thế giới không bị tiêu diệt dù bị đàn áp tàn bạo như vậy. Những người Cộng Sản vô thần cũng đã tìm đủ mọi cách để tiêu diệt đức tin của các tín hữu nơi các nước họ đã chiếm được. Với những tính tóan rất kỷ lưỡng họ đã tin tưởng mạnh mẻ là Giáo hội sẽ bị họ tiêu diệt mau chóng ở khắp nơi họ tràn đến; nhưng chế độ Công Sản đã bị sụp đổ ở hầu hết các nơi; nhưng Giáo hội ở các nơi đó vẫn không bị tiêu diệt mà vẫn phát triển nhờ Chúa Thánh Thần che chở, giử gìn.
Đạo Thánh Chúa không phải chỉ bị bách hại ở một nơi nào đó, vào một thời kỳ nào đó; nhưng luôn bị bách hại ở mọi nơi và dưới thật nhiều hình thức khác nhau do mưu mô của “ma quỷ thế gian” bày đặt ra; vì “bóng tối thì luôn ghét ánh sáng…”. Chúng ta hãy luôn cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ nhân quyền và tự do Tôn giáo, “ hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia đình nhân loại và ban hòa bình cho các tâm hồn, các gia đình và thế giới chúng ta.
Xin Chúa Thánh thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính, và hòa hợp, yêu thương đồi với mọi ngừơi. Xin Chúa Thánh thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng tình thương của Chúa đến cho mọi ngừơi chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trừơng học…Xin Chúa Thánh thần ngự đến để gìn giữ Gíáo Hội qua mọi cuộc bách hại, và gìn giữ chúng ta luôn nắm vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.
Khi Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse dâng Chúa Hài Nhi Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem theo lề luật Do Thái lúc bấy giờ, Ông Già đáng kính Simeon ẵm lấy Chúa Hài nhi và sau khi nói tiên tri “Ngài sẽ là ánh sáng chiếu soi các dân tộc”, Ông lại nói tiên tri thêm rằng “Hài nhi này sẽ là dấu hiệu cho nhiều người chống đối….” (Luca 2:22…). Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo các Tông đồ và mỗi người chúng ta: “Nếu thế gian ghét chúng con, thì chúng con hãy biết rằng thế gian đã ghét Thầy trước rồi… Nếu chúng con sống theo thế gian, thế gian sẽ yêu thích chúng con; nhưng vì chúng con không sống theo thế gian, nên thế gian ghét chúng con… Nếu họ đã bách hại Thầy, họ cũng sẽ bách hại chúng con… Họ sẽ làm tất cả những gì có thể được để chống lại chúng con chỉ vì chúng con mang danh Thầy!” (Gn 15:15…). Trong thư thứ 1Gioan cũng có đọan viết “Anh em đừng ngạc nhiên, nếu thế gian ghét anh em…” (1Gn 3:12).
Tệ hại hơn nữa, Chúa Giêsu còn cảnh cáo thêm điều quan trọng này là “sẽ đến lúc những kẻ giết chúng con lại tưởng là họ đã làm một việc để tôn vinh Thiên Chúa!” (Gioan 16:2). Đó là những kẻ nội phản; những kẻ mà Thơ 1Gioan gọi là “những kẻ phản bội Chúa Kitô” (Antichrists) (1Gn 2:18…). “Họ xuất thân từ hàng ngũ chúng ta; nhưng rồi không còn thuộc về chúng ta nữa!”. (1Gioan 2:19). Những nhóm “Ly giáo” (Schism) hoặc “Lạc giáo” (Heresy), hoặc “Giáo Hội Tự Trị” hoặc “Giáo Hội Quốc Doanh”… xuất hiện từ thời các Tông đồ và vẫn xuất hiện qua dòng thời gian để “rao giảng những điều sai lạc hòng lung lạc Đức tin tinh tuyền của các tín hữu của Chúa
Trước những ‘mưu ma chứơc quỷ’ như vậy, chúng ta không cần “hoảng sợ”. Khi đặt thánh Phêrô làm vị Giáo Hoàng đầu tiên điều hành Giáo hội Chúa nơi trần gian, Chúa Giêsu đã nói: “Phêrô, con là Đá, trên Đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thày và không quyền lực nào có thể thắng nổi.” (Matthêu 16, 18) và khi về Trời Chúa Giêsu đã hứa với các Tông Đồ “ Thày vẫn còn ở với các con mọi ngày cho đến tận thế.”(Mathêu 28,20)
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn để sáng suốt nhận định và “nắm vững Đức Tin tinh tuyền”, như thơ 1Phêrô đã chỉ bảo chúng ta: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức; vì ma qủy, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy giữ vững Đức tin mà chống cự lại…” (1 Phêrô 5:8…).
“Trong thế gian, chúng con sẽ phải chịu nhiều gian nan, khốn khó; nhưng hãy can đảm! Thày đã thắng thế gian…” (Gioan 16,33).
Theo Sách Tông Đồ Công Vụ( cuốn sách ghi lại các hoạt động truyền giáo của các Thánh Tông Đồ vào thuở ban đầu của Giáo Hội), Chúa Giêsu sau khi sống lại, đã hiện ra với các Thánh Tông Đồ nhiều lần trong vòng “40 ngày” (Cv 1:3) Trong những lần hiện ra đó, Chúa Giêsu Phục Sinh đã “nói chuyện với các Ông về Nước Trời”, củng cố đức tin cho các Ông về việc Chúa thực sự đã sống lại, chuẩn bị tâm hồn các Ông để “đón nhận Chúa Thánh Thần” và trao cho các Ông nhiệm vụ truyền giáo “cho đến tận cùng trái đất…”
Đúng như lời Chúa Giêsu đã hứa, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trên các Tông Đồ và các Tông Đồ “được tràn ngập ơn Chúa Thánh Thần” (Cv 2: 1-4). Ơn Chúa Thánh Thần đã biến cải các Tông đồ trở nên những người can đảm, những người thông hiểu Kinh Thánh và nhớ lại các điều Chúa Giêsu đã giảng dạy. Các Ngài không còn “đóng kín cửa vì sợ người Do Thái” (Ga 20:19); nhưng bắt đầu rao giảng cho dân chúng đang tụ họp chung quanh nơi các Ngài ở (Cv 2:14…) và đã có nhiều người ăn năn sám hối và xin chịu Phép Rửa để gia nhập Giáo Hội Chúa (Cv 2:41).
Từ ngày đó, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, công cuộc truyền giáo của Giáo hội tiếp tục phát triển qua thời gian cho đến ngày nay, và Giáo hội được mở rộng đến các dân tộc (Luca 24:47) để đem Tin Mừng tình thương và ơn cứu rỗi đến cho mọi người, để “ai tin thì sẽ được cứu rỗi….” (Matcô 16:15…). Qua mọi thời gian, Chúa Thánh Thần vẫn che chở Giáo hội vượt qua “mọi cơn gian nan khốn khó, mọi cuộc bách hại khủng khiếp.”
Ngay từ thuở ban đầu, Giáo hội đã bị “bách hại” mà vị tử đạo đầu tiên là Thánh Têphanô. Các Giáo hữu đầu tiên đã phải tản mát đi khắp nơi để bảo vệ đức tin và đi đến đâu lại rao truyền Đạo Thánh Chúa cho mọi người họ gặp gỡ hàng ngày; nhờ thế càng thêm nhiều người được rao giảng Tin Mừng và gia nhập Giáo Hội Chúa. Đó là phong trào “Diaspora” của người Kytô hữu thuở Giáo hội lúc ban đầu. Nhưng khi Giáo hội tràn lan đi khắp nơi, tới Thủ đô Rôma thì cuộc bách hại trở nên dử dội hơn với Néron và nhiều Hòang Đế Rôma khác, suốt gần ba thế kỷ cho đến năm 313. Trong những cuộc bách hại đó, từ các vị Giáo Hòang (mà đầu tiên là Thánh Phêrô), các Giám Mục, và mọi Kytô hữu đều bị lùng bắt và bị hành hạ dã man cho đến chết, có người bị thiêu sống, có người bị ném cho thú dử ăn thịt nơi các hý trường tại Rôma. Thánh Phêrô, thánh Phaolô và các Tông Đồ đều bị tử đạo. Thánh Gioan bị đày ra đảo Patmos và chết tại đó. Lúc đó chẳng có một tổ chức “Nhân quyền”nào, hoặc một tổ chức nào có thể lên tiếng để bênh vực. Các vua chúa có tòan quyền bách đạo. Các Tín hữu không còn đường nào trốn chạy, phải vào các Nghĩa trang để đào các hầm mộ mà trú ẩn trong ngững điều kiện thật khổ sở; đó là các “Catacombes” đào sâu xuống đất và dài hằng cây số, hiện còn ở Rôma, mà khách hành hương có thể đến thăm viếng để thấy đức tin của các tín hữu lúc ban đầu mạnh mẽ như thế nào. Tất cả đều nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Cũng nhờ ơn Chúa Thánh Thần họat động trong Giáo hội mà dù bách hại tàn bạo như vậy, nhưng Giáo hội tại Rôma lúc đó không bị tiêu diệt, nhưng vẫn triển nở, vẫn lan tràn đi khắp nơi cho đến ngày nay. Trái lại các Hòang Đế Rôma cũng như đế quốc Rôma hùng vĩ như vậy đã tan biến đi, nay chỉ còn là “vang bóng một thời”.
Ngay tại quê hương Viêt Nam, Giáo hội lúc ban đầu cũng bị các vua chúa triều Nguyễn bách hại thật tàn bạo và bằng nhiều cách quỷ quyệt, như chủ trương “Gia Tô phân sáp…” Tất cả đều nhằm tiêu diệt Đạo Chúa, dù mới được chớm nở tại quê hương chúng ta. Dầu vậy Giáo Hội tại Việt Nam cũng đã không bị tiêu diệt, mà vẫn triển nở; còn các triều đại Nhà Nguyễn đều đã đi vào dĩ vãng.
Nếu không có Chúa Thánh Thần nâng đở che chở làm sao Giáo hội mới chớm nở ở Rôma, ở Việt Nam, và nhiều nơi khác trên thế giới không bị tiêu diệt dù bị đàn áp tàn bạo như vậy. Những người Cộng Sản vô thần cũng đã tìm đủ mọi cách để tiêu diệt đức tin của các tín hữu nơi các nước họ đã chiếm được. Với những tính tóan rất kỷ lưỡng họ đã tin tưởng mạnh mẻ là Giáo hội sẽ bị họ tiêu diệt mau chóng ở khắp nơi họ tràn đến; nhưng chế độ Công Sản đã bị sụp đổ ở hầu hết các nơi; nhưng Giáo hội ở các nơi đó vẫn không bị tiêu diệt mà vẫn phát triển nhờ Chúa Thánh Thần che chở, giử gìn.
Đạo Thánh Chúa không phải chỉ bị bách hại ở một nơi nào đó, vào một thời kỳ nào đó; nhưng luôn bị bách hại ở mọi nơi và dưới thật nhiều hình thức khác nhau do mưu mô của “ma quỷ thế gian” bày đặt ra; vì “bóng tối thì luôn ghét ánh sáng…”. Chúng ta hãy luôn cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến để canh tân thế giới chúng ta, để bảo vệ nhân quyền và tự do Tôn giáo, “ hiệp nhất chúng ta nên một” trong cùng một gia đình nhân loại và ban hòa bình cho các tâm hồn, các gia đình và thế giới chúng ta.
Xin Chúa Thánh thần ngự đến giúp chúng ta là các tín hữu của Chúa, luôn biết sống làm sao để “làm chứng cho Chúa” bằng chính đời sống lương thiện, công chính, và hòa hợp, yêu thương đồi với mọi ngừơi. Xin Chúa Thánh thần ngự đến để giúp chúng ta biết đem Tin Mừng tình thương của Chúa đến cho mọi ngừơi chung sống với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: trong gia đình, trong khu xóm, nơi sở làm, trừơng học…Xin Chúa Thánh thần ngự đến để gìn giữ Gíáo Hội qua mọi cuộc bách hại, và gìn giữ chúng ta luôn nắm vững Đức Tin tinh tuyền giữa bao chủ trương sai lạc của thế giới hôm nay.
Khi Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse dâng Chúa Hài Nhi Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem theo lề luật Do Thái lúc bấy giờ, Ông Già đáng kính Simeon ẵm lấy Chúa Hài nhi và sau khi nói tiên tri “Ngài sẽ là ánh sáng chiếu soi các dân tộc”, Ông lại nói tiên tri thêm rằng “Hài nhi này sẽ là dấu hiệu cho nhiều người chống đối….” (Luca 2:22…). Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo các Tông đồ và mỗi người chúng ta: “Nếu thế gian ghét chúng con, thì chúng con hãy biết rằng thế gian đã ghét Thầy trước rồi… Nếu chúng con sống theo thế gian, thế gian sẽ yêu thích chúng con; nhưng vì chúng con không sống theo thế gian, nên thế gian ghét chúng con… Nếu họ đã bách hại Thầy, họ cũng sẽ bách hại chúng con… Họ sẽ làm tất cả những gì có thể được để chống lại chúng con chỉ vì chúng con mang danh Thầy!” (Gn 15:15…). Trong thư thứ 1Gioan cũng có đọan viết “Anh em đừng ngạc nhiên, nếu thế gian ghét anh em…” (1Gn 3:12).
Tệ hại hơn nữa, Chúa Giêsu còn cảnh cáo thêm điều quan trọng này là “sẽ đến lúc những kẻ giết chúng con lại tưởng là họ đã làm một việc để tôn vinh Thiên Chúa!” (Gioan 16:2). Đó là những kẻ nội phản; những kẻ mà Thơ 1Gioan gọi là “những kẻ phản bội Chúa Kitô” (Antichrists) (1Gn 2:18…). “Họ xuất thân từ hàng ngũ chúng ta; nhưng rồi không còn thuộc về chúng ta nữa!”. (1Gioan 2:19). Những nhóm “Ly giáo” (Schism) hoặc “Lạc giáo” (Heresy), hoặc “Giáo Hội Tự Trị” hoặc “Giáo Hội Quốc Doanh”… xuất hiện từ thời các Tông đồ và vẫn xuất hiện qua dòng thời gian để “rao giảng những điều sai lạc hòng lung lạc Đức tin tinh tuyền của các tín hữu của Chúa
Trước những ‘mưu ma chứơc quỷ’ như vậy, chúng ta không cần “hoảng sợ”. Khi đặt thánh Phêrô làm vị Giáo Hoàng đầu tiên điều hành Giáo hội Chúa nơi trần gian, Chúa Giêsu đã nói: “Phêrô, con là Đá, trên Đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thày và không quyền lực nào có thể thắng nổi.” (Matthêu 16, 18) và khi về Trời Chúa Giêsu đã hứa với các Tông Đồ “ Thày vẫn còn ở với các con mọi ngày cho đến tận thế.”(Mathêu 28,20)
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn để sáng suốt nhận định và “nắm vững Đức Tin tinh tuyền”, như thơ 1Phêrô đã chỉ bảo chúng ta: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức; vì ma qủy, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy giữ vững Đức tin mà chống cự lại…” (1 Phêrô 5:8…).
Kính chào Môsê
Châu Sơn Hữu
10:24 04/10/2008
KÍNH CHÀO MÔSÊ
Kính dâng Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Và cộng đồng tín hữu tại quê nhà
Với chiếc gậy chăn chiên
Người theo đàn cừu về Cao Bắc Lạng
Núi rừng tận cõi biên cương
Ai ngờ tiếng gọi quê hương
Dẫn dắt người về Horép.
Lửa cháy bụi gai xanh
Bụi gai xanh rờn mặc lửa cháy
Người bước tới và người nghe thấy
Tiếng nói uy hùng
Của Đấng đang là - và mãi mãi vẫn là
Đấng đang có - và đời đời hằng có
Sai người về Ai Cập
Biến môi miệng lắp bắp của người thành sấm sét
Khiến cây gậy rời khỏi tay người
Thành hổ mang nghển cổ
Người nắm lấy đuôi và nó lại hóa gậy hiền.
Với chiếc gậy chăn chiên
Người đã tiến hành cuộc đấu tranh trực diện
Pharaô truyền gọi pháp sư
Gậy của đôi bên đều hóa rắn
Nhưng rắn của Môsê nuốt chửng cả bầy.
Với chiếc gậy chăn chiên
Người biến Pharaô thành trò cười cho thiên hạ
Ếch nhái chết ngập cung đình
Để toàn dân biết cung đình thối tha bẩn thỉu
Lửa cháy dinh Pharaô
Cho lòi mặt chuột nhắt chuột chù chuột cống.
Gậy nhúng xuống Ninh giang cuồn cuộn
Tố cáo máu dân lành căm hờn đỏ quạch sông Hồng.
Với chiếc gậy chăn chiên
Người truyền giết chiên lấy máu bôi lên cửa
Làm nên đêm lẫy lừng khắp Ai Cập thất thanh
Và Dân Chúa xuất hành theo nhịp trống
Đêm rực lửa toàn châu Phi chấn động
Giương mắt nhìn Dân Chúa ra đi
Giã biệt cảnh đời nô lệ.
Với chiếc gậy chăn chiên
Người xẻ đôi lòng biển
Kiến tạo trong phút chốc một xa lộ mười mấy làn đường
Cho Đại Hội Dân Chúa băng qua như vũ bão
Dẫn dụ Pharaô và quan quân
Đuổi theo sát nút.
Chỉ cần chiếc gậy người đưa lên một chút
Biển đang dựng như tường tả hữu hai bên
Ập xuống chôn vùi ngựa xe Ai Cập
Mấy tuần sau cả ngựa lẫn người còn nổi lềnh bềnh mặt biển.
Với chiếc gậy chăn chiên
Người chạm vào tảng đá
Sông nước tràn lan trên sa mạc khô cằn
Ta uống no, ta rửa ta tắm ta giặt giũ sạch trơn
Rồi ta quảy đá đi lên
Ta quảy nguồn bước tới
Sau lưng suối chảy trào tươi roi rói
Dưới bóng mây
Có gậy người là thần trượng
Có gậy người vẽ đường định hướng
Ta xăm xăm tiến về Đất Hứa, xăm xăm.
Cali 01-10-2008
Truyền thông hầm chông
Đỗ Thái Nhiên
10:39 04/10/2008
Truyền thông hầm chông
“… Truyền thông của CSVN, đặc biệt nhất là truyền thông hầm chông đã thực sự giam cầm người dân trong môi trường mù loà, môi trường xa cách ánh sáng văn minh hàng vạn dặm ”
Đầu tháng 08 năm 2007, ngay sau khi nhận được chức bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông, ông Lê Doãn Hợp đã “làm quen” với báo chí dưới chế độ Cộng Sản bằng cách nói lên một sự thực vô cùng sống sượng. Sự thực rằng: “Qui chế báo chí chính là để chúng ta tự do hơn, lâu nay chúng ta quản lý theo mệnh lệnh, chúng ta hoàn toàn tự do, nếu đi đúng theo lề đường bên phải”.
Không cần giải thích dông dài, mọi người đều thừa biết lề phải là lề đòi hỏi nhà báo vừa viết báo vừa tìm moi cơ hội đê nhét vào giữa đoạn tin, giữa bài báo những sáo ngữ có nội dung hết lòng ca tụng đảng và nhà nước. Ngược với lề phải là lề trái. Lề này dành riêng cho những nhà báo độc lập và bất khuất kiểu nhà báo Điếu Cày, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, luật sư Lê Thị Công Nhân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và vô số nhà dân chủ khác… Dọc theo lề trái là công an văn hóa, là tòa án luật rừng, là đủ các loai lao tù Cộng Sản. Tuy nhiên, dưới chế độ CSVN truyền thông không chỉ đơn giản bao gồm hai luồng: lề phải và lề trái. Chế độ Hà Nội còn cài đặt vào mạng lưới truyền thông của họ một luồng truyền thông thứ ba hiểm độc hơn nhiều lần, dày đặc hơn nhiều lần, đó là truyền thông hầm chông.
Hầm chông là kỷ thuật giết người rất bất ngờ và hiểm ác mà CSVN thường áp dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hầm chông có chiều sâu cao quá đầu người, diện tích khoảng 1 hoặc 2 thước vuông, hoặc rộng hơn nữa tùy theo địa hình và nhu cầu nơi thiết lập hầm bẩy. Đáy hầm cắm sẳn vô số cây sắt hoặc tre có đầu vót nhọn và sằc hướng thẳng lên trời. Miệng hầm đựợc ngụy trang bằng một đoạn đường mòn hiền hòa, một khoảng cỏ xanh thơ mộng. Khi rơi vào hầm chông, nạn nhân bị các loại cây nhọn đâm từ bàn chân lên tới ngực. Chết đau đớn và tức tưởi.
Bây giờ hãy nói về những tương đồng giữa hầm chông du kích và hầm chông truyền thông. Cả hầm chông du kích lẩn hầm chông truyền thông đều dùng âm mưu hiểm ác để đẩy con người đi vào cõi chết. Hầm chông du kích giết chết thân xác của nạn nhân. Hầm chông truyền thông giết chết khả năng nhận định của người dân về phải-quấy, hư-thực. Nó tạo ngăn cách trầm trọng trong lòng dân tộc. Nó làm cho người dân rất khó khăn trong việc phân biệt bên này là dân chủ nhân bản, bên kia là độc tài gian ác.
Ngày 16 tháng 09 năm 2008, báo Công An Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của bộ Công An CSVN, đã đăng tải một bài phỏng vấn được gọi là ý kiến của giáo dân nhằm lên án các linh mục, tu sĩ, và giáo dân Công Giáo trong vụ đòi lại đất ở Thái Hà. Thế nhưng, ông Vũ Kim Mỹ, thẩm phán tòa án huyện Kim Sơn, một trong những người mà bài phỏng vấn kia có nêu tên lại viết văn thư xác nhận trước công luận rằng:
“Tôi (tức là thẩm phán Vũ Kim Mỹ) khẳng định không nói gì đến những ngày qua ở Thái Hà, và không đả động gì đến việc đòi xử nghiêm minh, cũng không nói tới Chúa trong câu trả lời”.
Rõ ràng là báo Công An Nhân Dân đã bịa ra những điều mà ông Vũ Kim Mỹ không hề nói. Bịa tin có nghĩa là bố trí tin tức thành một bẫy sập nhằm gài cho dư luận rơi vào hoàn cảnh phải hiểu sai tình hình và sự hiểu sai này có lợi cho vai trò thống trị xã hội của đảng CSVN. Đó là truyền thông hầm chông.
Ngày 20/09/2008 trong khi thảo luận với UBNDTP Hà Nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt có nói một đoạn như sau:
“ Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ! Chúng tôi mong muốn mình mạnh lên.”
Vin ngay vào câu nói “ Chúng tôi rất nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, toàn bộ hệ thống truyền thông của Hà Nội đã đồng loạt và ầm ĩ lên án Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã miệt thị dân tộc Việt Nam, đã coi thường tổ quốc Việt Nam. Hành động chặt đầu, chặt đuôi câu nói để kết tội một người trong hồ đồ và huyên náo hẳn nhiên không phải là một hoạt động truyền thông nghiêm chỉnh và khoa học. Muốn xác định chân ý nghĩa câu nói của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người đi tìm chân lý cần tiến hành công việc khảo sát theo ba bước:
-Bước thứ nhất: Trước khi nói tới hộ chiếu Việt Nam, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và UBNDTP Hà Nội đã nói với nhau những gì?
Như chúng ta đã biết, sau 1954 cũng như sau 30/04/1975 CSVN đã cưởng chiếm nhà đất của nhân dân cũng như của các tôn giáo theo phong cách thảo khấu: đuổi chủ nhà, chủ đất ra khỏi bất động sản của nạn nhân.Các đương sự đi đâu, đảng không cần biết. Nếu khiếu nại, đảng sẽ cho đi “học tập cải tạo” hoặc đi kinh tế mới. Việc tịch thu tài sản của nhân dân hoàn toàn không tuân theo bất kỳ luật lệ nào, không do bất kỳ văn thư hành chánh hay tư pháp nào. Ngày nay, tình hình đã hoàn toàn thay đổi. CSVN phải đầu hàng kinh tế thị trường. Lãnh đạo đảng trở thành đại gia đỏ, họ không còn đại diện cho quần chúng vô sản nữa. CSVN phải nhìn nhận vai trò của luật pháp trong khi luật pháp của xã hội dưới ách cai tri của Hà Nội đang lâm cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Hiện tình Việt Nam chính là lúc hợp thời để người dân chất vấn nhà cầm quyền Hà Hội về căn bản pháp lý của những hành động cưởng chiếm nhà đất do CSVN thực hiện nhiều thập niên về trước. Cuộc nói chuyện giữa Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và UBNDTP Hà Nội không ra ngoài nội dung của những chất vấn vừa kể. Nhằm tránh né cuộc chất vấn không có câu trả lời kia ông chủ tịch UBNDTP Hà Nội đã “dịu giọng” gợi ý Tòa Tổng Giám Mục hãy nói tới vấn dề đất đai tại tòa khâm sứ bằng tình chứ không bằng lý. Lý ở đây dĩ nhiên là pháp lý, là luật pháp.
-Bước thứ hai: ý nghĩa đích thực của điều được gọi là “Rất là nhục nhã khi phải cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.
Đáp lời kêu gọi xem tình nặng hơn luật pháp của UBNDTP Hà Nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt chủ trương: “ Về phương diện pháp luật, chúng ta phải làm theo pháp luật, thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý”. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt giải thích thêm: “ Muốn có cái hài hòa trong cái mối thống nhất thì đâu chỉ có cái tình mà phải có lý nữa.” Tộng Giám Mục nhấn mạnh: “ Chúng ta phải sống theo pháp luật”.
Xã hội sống không theo luật pháp có nghĩa là xã hội đầy dẫy những người phạm pháp. Tại sao Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt than phiền “Đi đâu cũng bị soi xét”! Phải chăng “soi xét” để tìm cho ra mức độ nghèo yếu của người cầm hộ chiếu Việt Nam? Phải chăng “soi xét” để lượng định tầm vóc chia rẽ giữa người dân và nhà cầm quyền Việt Nam? Thưa rằng: không phải như vậy! Soi xét chỉ để lùng kiếm xem những người cầm hộ chiếu Việt Nam có buôn lậu hay không? Có làm điều gì bất hợp pháp hay không? Đây chính là lý do đích thực khiến Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt mạnh mẽ cảnh báo cho mọi người Việt Nam đặng biết: “ Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét”.
Bước thứ ba: Muốn cảm thấy hãnh diện khi cầm hộ chiếu Việt Nam, muốn đi đâu cũng không bị soi xét, người Việt Nam phải làm gì?
Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu ý kiến như sau: “Tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thực sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”
Muốn đất nước lớn mạnh ư? TGM Ngô Quang Kiệt trả lời: “ Chúng ta không phải chỉ có tình cảm mong muốn là được mà phải có lý luân xây dựng thật vững chắc trên nền tảng pháp lý”.
Nói tóm lại, muốn lớn mạnh, muốn hãnh diện là người Việt Nam thì dân tộc Việt Nam, nhất là nhà cầm quyền Việt Nam, phải sống theo luật pháp. Luật pháp mang lại giàu mạnh và đoàn kết. Luật pháp mang lại công lý và hòa bình. Như vậy, rõ ràng là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã khởi đi từ vấn đề căn bản pháp lý của lô đất Tòa Khâm Sứ. Sau đó, dùng “Câu chuyện hộ chiếu Việt Nam” để chuyển ý thành quyết tâm đòi hỏi công lý và hòa bình cho toàn khối nhân dân Việt Nam, cho trọn vẹn dòng sống Việt. Đó là tất cả ý nghĩa nghiêm chỉnh và đích thực nằm trong câu nói của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt nhân khi nhắc tới hộ chiếu Việt Nam.
Bản tin về Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và về thẩm phán Vũ Kim Mỹ là hai trong vô số bằng chứng cho thấy guồng máy truyền thông của CSVN bao giờ cũng sẳn sàng gán cho một người nào đó đã nói những lời mà đương sự không hề nói, hoặc cắt đầu, cắt đuôi câu nói của một người bất đồng quan điểm với chế độ Hà Nội nhằm kích động dân chúng chống đối người này. Đây là loại truyền thông gài bẩy. Loại truyền thông gài bẩy này hiểm ác không khác gì hầm chông. Vì vậy nó được gọi là truyền thông hầm chông. Như vậy dưới ách cai tri gian ác của CSVN, hoạt động truyền thông được chia thành ba luồng.
Luồng một bao gồm những ngòi bút ngoan ngoản phục tùng độc tài và tham ô. Luồng một được CSVN gọi là truyền thông lề phải.
Luồng hai bao gồm những ngòi bút độc lập, yêu chuộng tự do dân chủ. Luồng hai bị CS gọi là truyền thông lề trái. Vì vậy những ngòi bút luồng hai là khách hàng quen thuộc của ngục tù bao la dưới chế độ CS.
Luồng ba là luồng truyền thông hầm chông. Luồng này chuyên bịa đặt tin giả, bưng bít tin thật, chặt đầu chặt đuôi tin tức quan trọng nhằm đầu độc dư luận hoặc lèo lái dư luận suy nghĩ theo hướng có lợi cho độc tài tham ô.
Nhờ có sự tham dự của tư tưởng giới, con người là một loài động vật có khả năng và có nhu cầu truyền thông. Truyền thông giữa người dân với người dân. Truyền thông giữa người dân với nhà cầm quyền. Truyền thông giữa cộng đồng dân tộc với cộng đồng thế giới. Truyền thông là cội nguồn của cảm thông và hợp tác, của hòa bình và công lý. Truyền thông của CSVN, đặc biệt nhất là truyền thông hầm chông đã thực sự giam cầm người dân trong môi trường mù loà, môi trường xa cách ánh sáng văn minh hàng vạn dặm. Muốn Việt Nam tiến lên dân chủ và thịnh vượng, hành động tiên quyết của nhân dân Việt Nam là phải nhanh chóng giải thoát người dân ra khỏi nanh vuốt của truyền thông hầm chông. Có như vậy người dân mới đủ hiểu biết chân xác để nhận ra tính chất tuyệt hảo của thể chế tự do dân chủ. Có như vậy người dân mới tích cực dấn thân vào con đường phá vỡ tảng đá độc tài và tham ô hiện đang đắp mô trên dòng sử Việt.
CGVN ở Houston, Texas tổ chức Đêm Thắp Nến cầu nguyện cho Công Lý tại Việt Nam
CĐCGVN Houston
13:05 04/10/2008
ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ TẠI VIỆT NAM
Thông cáo số 1
Houston, Ngày 4 Tháng 10 Năm 2008.
Kính gửi: - Qúy đồng hương tại Houston và các vùng phụ cận,
- Qúy cơ quan truyền thông, báo chí tại Houston Texas.
Kính thưa qúy vị,
- Đứng trước sự việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cưỡng đoạt đất đai, tài sản của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội.
- Trước việc nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã sử dụng bạo lực, bất chấp luật pháp, dùng dùi cui, roi diện đàn áp, bắt bớ, giam cầm giáo dân Giáo Xứ Thái Hà trong khi cầu nguyện.
- Trước việc đảng Cộng Sản Việt Nam dùng cả hệ thống truyền thông vu khống, mạ lỵ, xuyên tạc lời nói và sử dụng cả những thành phần bất hảo đe dọa mạng sống của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Thái Hà Vũ Khởi Phụng.
Để hỗ trợ và bầy tỏ tình hiệp thông vớí Giáo Hội Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi Tự Do,
Công Lý và Sự Thật, chúng tôi, gồm những giáo dân đang sinh hoạt mục vụ trong các giáo xứ và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Houston, cùng kết hợp tổ chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý tại Việt Nam, đặc biệt cho Giáo Xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Địa điểm: Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức, GX Đức Mẹ Lộ Đức.
6550 Fairbank N. Houston, Houston, TX 77040 (góc xa lộ 290 W)
Thời gian: Đúng 7 giờ 00 chiều, ngày Chủ Nhật 12-10-2008
- Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện được sự hỗ trợ tích cực của Hội Đồng Linh Mục Việt Nam Tổng Giáo Phận Galveston- Houston, Hội Đồng Liên Tôn, Hội Thân Hữu Hà Nội và các vị đại diện dân cử.
- Với chương trình văn nghệ thắp sáng niềm tin do ca sĩ Khánh Ly, Như Mai đến từ California và những ca sĩ tên tuổi khác tại Houston cùng góp sức hỗ trợ.
- Xen kẽ trong chương trình “Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện” là phần trình diễn Thánh Ca của ca đoàn các Sơ Dòng Nữ Đa Minh và ca đoàn các Giáo Xứ tại Houston cùng góp mặt.
Chúng tôi ước mong được các cơ quan truyền thông, báo chí hỗ trợ bằng cách cho đăng tải các thông báo, kêu gọi đồng hương tiếp tay yểm trợ tài chánh và tham dự ĐÊM THẮP NẾN thật đông đảo. Chúng tôi trân trọng kính mời toàn thể quí bà con đồng hương không phân biệt tôn giáo, cùng đến tham dự, để cùng thắp lên nguồn ánh sáng hy vọng xua tan bóng tối của bạo lực, của gian tham, của hận thù đang bao phủ trên quê hương chúng ta.
Trân trọng kính mời,
CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM tại HOUSTON
Nếu qúy vị cần biết mọi chi tiết về “Đêm Thắp Nến”xin liên lạc:
Trưởng Ban Tổ Chức: Ông Nguyễn Phương Nam, ĐT: 832-515-8957
Trưởng Ban Tài Chánh: Ông Trịnh Tiến Tinh, ĐT: 832-545-0486
Phát ngôn viên: Ông Nguyễn Đình Tuấn, ĐT: 713-301-5912
Thông cáo số 1
Houston, Ngày 4 Tháng 10 Năm 2008.
Kính gửi: - Qúy đồng hương tại Houston và các vùng phụ cận,
- Qúy cơ quan truyền thông, báo chí tại Houston Texas.
Kính thưa qúy vị,
- Đứng trước sự việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cưỡng đoạt đất đai, tài sản của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tại Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội.
- Trước việc nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã sử dụng bạo lực, bất chấp luật pháp, dùng dùi cui, roi diện đàn áp, bắt bớ, giam cầm giáo dân Giáo Xứ Thái Hà trong khi cầu nguyện.
- Trước việc đảng Cộng Sản Việt Nam dùng cả hệ thống truyền thông vu khống, mạ lỵ, xuyên tạc lời nói và sử dụng cả những thành phần bất hảo đe dọa mạng sống của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Thái Hà Vũ Khởi Phụng.
Để hỗ trợ và bầy tỏ tình hiệp thông vớí Giáo Hội Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi Tự Do,
Công Lý và Sự Thật, chúng tôi, gồm những giáo dân đang sinh hoạt mục vụ trong các giáo xứ và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Houston, cùng kết hợp tổ chức Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý tại Việt Nam, đặc biệt cho Giáo Xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Địa điểm: Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức, GX Đức Mẹ Lộ Đức.
6550 Fairbank N. Houston, Houston, TX 77040 (góc xa lộ 290 W)
Thời gian: Đúng 7 giờ 00 chiều, ngày Chủ Nhật 12-10-2008
- Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện được sự hỗ trợ tích cực của Hội Đồng Linh Mục Việt Nam Tổng Giáo Phận Galveston- Houston, Hội Đồng Liên Tôn, Hội Thân Hữu Hà Nội và các vị đại diện dân cử.
- Với chương trình văn nghệ thắp sáng niềm tin do ca sĩ Khánh Ly, Như Mai đến từ California và những ca sĩ tên tuổi khác tại Houston cùng góp sức hỗ trợ.
- Xen kẽ trong chương trình “Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện” là phần trình diễn Thánh Ca của ca đoàn các Sơ Dòng Nữ Đa Minh và ca đoàn các Giáo Xứ tại Houston cùng góp mặt.
Chúng tôi ước mong được các cơ quan truyền thông, báo chí hỗ trợ bằng cách cho đăng tải các thông báo, kêu gọi đồng hương tiếp tay yểm trợ tài chánh và tham dự ĐÊM THẮP NẾN thật đông đảo. Chúng tôi trân trọng kính mời toàn thể quí bà con đồng hương không phân biệt tôn giáo, cùng đến tham dự, để cùng thắp lên nguồn ánh sáng hy vọng xua tan bóng tối của bạo lực, của gian tham, của hận thù đang bao phủ trên quê hương chúng ta.
Trân trọng kính mời,
CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM tại HOUSTON
Nếu qúy vị cần biết mọi chi tiết về “Đêm Thắp Nến”xin liên lạc:
Trưởng Ban Tổ Chức: Ông Nguyễn Phương Nam, ĐT: 832-515-8957
Trưởng Ban Tài Chánh: Ông Trịnh Tiến Tinh, ĐT: 832-545-0486
Phát ngôn viên: Ông Nguyễn Đình Tuấn, ĐT: 713-301-5912
Cảm nghĩ về bài viết trên báo TNTP
Terêxa
15:05 04/10/2008
Cảm nghĩ về bài viết trên báo TNTP
Hôm nay đọc bài báo “Ông ấy có còn xứng đáng?” trên tờ Thiếu Niên Tiền Phong (TNTP) Thứ Tư, tôi cảm thấy như bị thụi một quả đấm vào ngực vậy. Tôi cảm thấy vô cùng tức giận và thất vọng. Phản ứng đầu tiên của tôi là muốn xé nát trang báo đó ra, nhưng tôi đã kìm lại được.
Đây là tờ báo tôi thích nhất, vậy nhưng đến hôm nay tôi không thể tin rằng nó có thể đưa một bài báo như vậy để nói về Đức Tổng Giám mục của chúng tôi. Trước hết, nó là 1 tờ báo dành cho học sinh, vậy mà có thể đưa bài báo như vậy để giáo dục học sinh.
Tôi xin trích nguyên văn 1 đoạn đối thoại giữa 1 “học sinh công giáo” và 1 “học sinh không công giáo” trong bài báo (xem bài bên phải):
Các bạn thấy sao khi một cô học sinh người công giáo có thể nói như vậy? Còn tôi, tôi tin chắc sẽ chẳng có ai nói như vậy nếu là người công giáo. Vì chính tôi, 1 học sinh công giáo bình thường cũng đã biết được toàn bộ nội dung lời phát biểu của Đức Cha Tổng Giám mục. Tôi cũng xem ti vi, nghe đài và đọc một số báo thì thấy họ đã xuyên tạc hoàn toàn sự thật.
Nếu nói như cô bé theo đạo trong bài báo kia thì tại sao vẫn có rất nhiều người tới nghe cha Kiệt giảng? Chắc chắn cô bé theo đạo trong bài báo này không có thực vì đã là người đi đạo thì sẽ chẳng ai nói về Đức Tổng Giám mục như thế cả.
Khi họ đã nói về Đức Tổng Giám mục với những lời lẽ như vậy thì chứng tỏ họ chẳng có chút hiểu biết gì cả. Tại sao nhà nước cướp đất của giáo hội trắng trợn như vậy nhưng mọi người vẫn có thể đứng về phía nhà nước? Và cả giới báo chí truyền thông, ngay cả kênh trung ương cũng có thể đưa những bài báo, những tin tức xuyên tạc nhưng mọi người vẫn tin họ? Có thể vì báo chí, truyền hình đã nói dối quá nhiều về sự việc này.
Theo tôi, đây không thể là những lời nói của một học sinh ở lứa tuổi của chúng tôi được. Lời lẽ trong câu chuyện của hai bạn quá già dặn. Ví dụ, khi nói chuyện với nhau, chúng tôi không bao giờ nói “…là một công dân nhỏ tuổi của Tổ quốc VN” hay “… hít thở khí trời an bình của VN do bao người đổ máu xương mới có được và ăn cơm VN do các giáo dân Việt góp tiền nuôi các cha hàng ngày” .
Học sinh công giáo chúng tôi được học giáo lý từ tấm bé, được học phải yêu thương người khác như chính bản thân mình, không dễ gì vừa nghe một người ngoại đạo, thiếu hiểu biết nhưng không chịu tìm hiểu sự thật, xỉ vả, lên án vị cha chung của Giáo hội mới hôm nào đã trực tiếp ban phép Thêm sức cho chúng tôi mà lại vội vàng hùa theo như vậy.
Chính Chúa đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh mà còn nhờ những lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (MT 4, 4). Chúng tôi – những giáo dân nhỏ tuổi – cho dù chẳng đủ cơm ăn, áo mặc đi chăng nữa thì chúng tôi vẫn luôn có Chúa ở bên. Người dạy chúng tôi biết ăn ở thuận hòa, thương yêu nhau, không làm chứng dối. Chúng tôi luôn tự hào về điều đó.
Tôi cứ nghĩ, sau khi đăng bài báo này, họ phải đăng thêm một bài nữa có nhan đề “Chúng tôi có còn xứng đáng?”.
Hôm nay tôi rất thất vọng về tờ báo TNTP mà tôi vẫn đặt mua hàng tuần và nghiến ngấu đọc. Tôi cũng thất vọng về tác giả Thành Long – một tác giả quen thuộc của tờ TNTP – người đã làm chứng dối trong chính bài viết này. Liệu từ nay trở đi, cầm tờ báo trên tay, tôi nên tin có bao nhiêu phần trăm trong nội dung tờ báo là sự thật?
Con xin cám ơn Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho con để con có thể biết được sự thật, để đức tin của con không phải là đức tin chết như “bạn nhỏ theo đạo” trong bài báo.
(Một học sinh Công giáo Hà Nội)
Hôm nay đọc bài báo “Ông ấy có còn xứng đáng?” trên tờ Thiếu Niên Tiền Phong (TNTP) Thứ Tư, tôi cảm thấy như bị thụi một quả đấm vào ngực vậy. Tôi cảm thấy vô cùng tức giận và thất vọng. Phản ứng đầu tiên của tôi là muốn xé nát trang báo đó ra, nhưng tôi đã kìm lại được.
Đây là tờ báo tôi thích nhất, vậy nhưng đến hôm nay tôi không thể tin rằng nó có thể đưa một bài báo như vậy để nói về Đức Tổng Giám mục của chúng tôi. Trước hết, nó là 1 tờ báo dành cho học sinh, vậy mà có thể đưa bài báo như vậy để giáo dục học sinh.
Tôi xin trích nguyên văn 1 đoạn đối thoại giữa 1 “học sinh công giáo” và 1 “học sinh không công giáo” trong bài báo (xem bài bên phải):
Các bạn thấy sao khi một cô học sinh người công giáo có thể nói như vậy? Còn tôi, tôi tin chắc sẽ chẳng có ai nói như vậy nếu là người công giáo. Vì chính tôi, 1 học sinh công giáo bình thường cũng đã biết được toàn bộ nội dung lời phát biểu của Đức Cha Tổng Giám mục. Tôi cũng xem ti vi, nghe đài và đọc một số báo thì thấy họ đã xuyên tạc hoàn toàn sự thật.
Nếu nói như cô bé theo đạo trong bài báo kia thì tại sao vẫn có rất nhiều người tới nghe cha Kiệt giảng? Chắc chắn cô bé theo đạo trong bài báo này không có thực vì đã là người đi đạo thì sẽ chẳng ai nói về Đức Tổng Giám mục như thế cả.
Khi họ đã nói về Đức Tổng Giám mục với những lời lẽ như vậy thì chứng tỏ họ chẳng có chút hiểu biết gì cả. Tại sao nhà nước cướp đất của giáo hội trắng trợn như vậy nhưng mọi người vẫn có thể đứng về phía nhà nước? Và cả giới báo chí truyền thông, ngay cả kênh trung ương cũng có thể đưa những bài báo, những tin tức xuyên tạc nhưng mọi người vẫn tin họ? Có thể vì báo chí, truyền hình đã nói dối quá nhiều về sự việc này.
Theo tôi, đây không thể là những lời nói của một học sinh ở lứa tuổi của chúng tôi được. Lời lẽ trong câu chuyện của hai bạn quá già dặn. Ví dụ, khi nói chuyện với nhau, chúng tôi không bao giờ nói “…là một công dân nhỏ tuổi của Tổ quốc VN” hay “… hít thở khí trời an bình của VN do bao người đổ máu xương mới có được và ăn cơm VN do các giáo dân Việt góp tiền nuôi các cha hàng ngày” .
Học sinh công giáo chúng tôi được học giáo lý từ tấm bé, được học phải yêu thương người khác như chính bản thân mình, không dễ gì vừa nghe một người ngoại đạo, thiếu hiểu biết nhưng không chịu tìm hiểu sự thật, xỉ vả, lên án vị cha chung của Giáo hội mới hôm nào đã trực tiếp ban phép Thêm sức cho chúng tôi mà lại vội vàng hùa theo như vậy.
Chính Chúa đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh mà còn nhờ những lời từ miệng Thiên Chúa phán ra” (MT 4, 4). Chúng tôi – những giáo dân nhỏ tuổi – cho dù chẳng đủ cơm ăn, áo mặc đi chăng nữa thì chúng tôi vẫn luôn có Chúa ở bên. Người dạy chúng tôi biết ăn ở thuận hòa, thương yêu nhau, không làm chứng dối. Chúng tôi luôn tự hào về điều đó.
Tôi cứ nghĩ, sau khi đăng bài báo này, họ phải đăng thêm một bài nữa có nhan đề “Chúng tôi có còn xứng đáng?”.
Hôm nay tôi rất thất vọng về tờ báo TNTP mà tôi vẫn đặt mua hàng tuần và nghiến ngấu đọc. Tôi cũng thất vọng về tác giả Thành Long – một tác giả quen thuộc của tờ TNTP – người đã làm chứng dối trong chính bài viết này. Liệu từ nay trở đi, cầm tờ báo trên tay, tôi nên tin có bao nhiêu phần trăm trong nội dung tờ báo là sự thật?
Con xin cám ơn Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho con để con có thể biết được sự thật, để đức tin của con không phải là đức tin chết như “bạn nhỏ theo đạo” trong bài báo.
(Một học sinh Công giáo Hà Nội)
Nhà nước muốn gì qua tấm hình “tay bắt mặt mừng” với các Giám mục?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
16:36 04/10/2008
Nhà nước muốn gì qua tấm hình “tay bắt mặt mừng” với các Giám mục?
Mấy ngày vừa qua các báo đài trong nước đều đưa tin về về buổi gặp gỡ giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các giám mục có đoạn mở đầu như sau “Chiều 1/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam do Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam dẫn đầu tới chào thăm Thủ tướng, nhân kết thúc Hội nghị thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ hai…”
Mấy chữ tô đậm “nhân kết thúc” trên xin được đề cập sau. Trước hết việc “chào thăm” thủ tướng chính phủ của các giám mục trong tình hình kinh tế - xã hội - an ninh biển khơi VN còn nhiều chuyện đáng lo và cần làm, lẽ ra nó đã chẳng vinh dự được truyền thông nhà nước “để mắt” đến nếu không vì chuyện Tòa Khâm Sứ (TKS) và Giáo xứ Thái Hà. Chính vì có các sự kiện này mà sau lần hội nghị này các giám mục bỗng trở thành “quốc khách” được VTV long trọng đưa tin trong chương trình thời sự 19 giờ phủ sóng cả nước.
Với thời lượng dài những 5-7 phút vào giờ cao điểm không khó lắm để nhận ra rằng sau chuyện “lùm xùm” TKS và Thái Hà, được công an thủ đô đứng ra thay mặt “nhà nước pháp quyền” giải quyết bằng vũ lực và bằng khủng bố tinh thần tu sĩ giáo dân Hà Nội, cái mà nhà nước đang cần lúc này là một hình ảnh “hòa bình hữu nghị” với giáo hội công giáo. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà các ống kính và camera quay cảnh cận cảnh ông thủ tướng Dũng ân cần nắm lấy đôi tay Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM-VN ở các góc nhìn khác nhau đã được các báo đài khai thác tối đa. (có lẽ chỉ còn thiếu cái “hôn thắm thiết” như các đồng chí lãnh đạo phe XHCN thường làm nữa là chúng ta không còn nhận ra vị chủ chăn của mình)
Nhìn những tấm hình ấy bỗng dưng tôi chợt nhớ Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt cũng đã có lần được hân hạnh gặp ông Thủ tướng khi ông bất ngờ đến thăm Tòa TGM khi đến tìm hiểu vụ đất TKS hồi tháng 12/2007. Cũng cái nắm tay thân mật cùng những cử chỉ thân thiện giữa tiếng vỗ tay của đông đảo nam nữ tu sĩ và giáo dân, vậy mà nay có ai ngờ rằng Đức Cha Giuse lại phải đang phải sống trong cảnh gần như bị giam lỏng bởi hệ thống camera, micro của công an giăng tứ phía bao xây Toà TGM.
Vì vậy lần này Sau khi xem qua mấy tấm hình của Đức cha Chủ tịch HĐGM-VN, tôi bỗng đâm “ái ngại” cho Ngài. Mặc dù vị thế, hoàn cảnh cũng như tính cách mỗi người mỗi khác nhưng vì dính dáng đến chế độ đã nhiều phen làm điêu đứng không ít người, vì sự “đổi trắng thay đen” chỉ trong chốc lát của họ tôi không biết Đức Cha Phêro có nhận ra cái nắm tay của mình với Ngài Thủ tướng Dũng đã có giá trị như thế nào đối với truyền thông nhà nước mấy ngày vừa qua không?
Theo thiển ý của người viết thì đằng sau tấm ảnh “tình thương mến thương” ấy có mấy ý đồ xin giáo hội cần phải lưu ý như sau:
1. Nếu là người chỉ đọc báo xem TV trong nước thời gian căng thẳng vừa qua, chắc chắn tôi không khỏi lòng cảm kích đối với đảng và nhà nước khi xem bức ảnh này. Bất kể Đức cha Kiệt và mấy vị linh mục xứ Thái Hà đã “kích động giáo dân” nổi loạn nhưng nhà nước vẫn tỏ ra rất khoan dung độ lượng với giáo hội. Trong một xã hội bị “đói” về thông tin đa chiều như ở trong nước hiện nay, tấm ảnh trên, như ông bà ta thường bảo “trăm nghe không bằng một thấy” nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là truyền được sự cảm kích về lòng độ lượng ấy đến với 80 triệu dân trong nước.
2. Quan hệ nhà nước và giáo hội hiện đang cùng tồn tại hai “đẳng cấp” khác nhau, đó là:
- Cấp quốc gia: Chính phủ Trung ương - Hội đồng Giám mục VN
- Cấp địa phương: Các tỉnh thành - Giáo phận.
Chuyện căng thẳng ở TKS và Thái Hà, mặc dù ai cũng biết nó mang tầm cỡ quốc gia vì là hậu quả của chính sách cướp đoạt tài sản trên cả nước từ mấy chục năm trước do chính phủ từ HCM cho tới Lê Duẩn thi hành, mà Hà Nội mới chỉ là một. Nhưng chính phủ vẫn im hơi lặng tiếng và chờ cho đến khi tạm ổn ông thủ tướng mới lên tiếng trước HĐGM-VN, cho ta thấy rõ quan điểm muốn chia cắt giáo hội thành hai cấp quan hệ tách rời hẳn nhau của họ.
Nhưng vì sao nhà nước cần phải làm vậy? Xin thưa nó sẽ rất có lợi cho họ. Vì như mọi người đã biết để giải quyết việc khiếu kiện về đất đai của giáo hội cũng như mọi thành phần dân oan khác, KHÔNG THỂ TRÔNG CHỜ VÀO PHÁP LUẬT BỞI VÌ “KHÔNG CÓ CƠ SỞ GIẢI QUYẾT” như Điều 1 của Nghị Định 23/2003/QH11 đã qui định. Đã không thể giải quyết bằng luật pháp thì chỉ còn bằng luật rừng là chắc chắn. Mà một khi đã phải dùng đến bạo lực, thậm chí du côn và xã hội đen tham gia thì tốt nhất là để ở cấp dưới làm, nhỏ làm sai dẫu sao tội cũng vẫn nhẹ hơn và còn có đứa để giả vời kỷ luật cách chức che mắt thế gian v.v…
Chuyện của Thái Hà và TKS đã diễn ra đúng theo kịch bản này. Việc bắt bớ giáo dân, dùng dùi cui hơi cay, du côn được chính quyền thuê mướn để đe dọa nhà thờ v.v… là việc riêng giữa chính quyền Tp.Hà Nội không phải là quyết định của chính phủ vì thế không làm ảnh hưởng gì đến đẳng cấp quan hệ quốc gia giữa nhà nước với HĐGM-VN đang “tươi tốt”.
3. Vì sự “tươi tốt” ấy mà ông Thủ tướng mới thay mặt nhà nước “tuyên dương” HĐGM-VN như sau:
“Thủ tướng cũng tỏ thái độ nghiêm khắc phê phán những thành vi vi phạm pháp luật, tập trung đông người cầu nguyện đòi đất, dựng ảnh tượng, thánh giá, làm lều bạt, phá hoại tài sản công cộng, chống người thi hành công vụ xảy ra ở giáo xứ Thái Hà, 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung Hà Nội vừa qua. Thủ tướng đánh giá cao về thái độ của Hội đồng Giám mục Việt Nam là không có chủ trương đó…”
4. Và để giữ cho mối quan hệ “thượng tầng khí quyển” ấy luôn được mãi mãi tươi tốt, để lần gặp gỡ sau chính phủ có lý do để tiếp tục “tay bắt mặt mừng” HĐGM-VN, thay mặt chính phủ Ngài Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho HĐGM-VN như sau:
“…yêu cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam có những quyết định để chấm dứt cũng như không lặp lại những việc làm sai trái đó…”
Vì đang ở một đẳng cấp quan hệ khác với Đức TGM Guise Ngô Quang Kiệt, nhưng mà “con dại cái mang” HĐGM-VN cần phải lãnh lấy trách nhiệm “giáo dục” vị giám mục này, như sau:
“Thủ tướng cho rằng những lời nói và hành vi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã làm giảm sút lớn uy tín của ông trong cộng đồng Công giáo Việt Nam và trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và chính quyền Hà Nội, giữa Nhà nước và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tự xem xét lại những hành vi của mình để có cử chỉ sửa mình và hành động thiết thực để khắc phục những sai trái vừa qua, mong muốn Hội đồng Giám mục Việt Nam với tinh thần đồng đạo và vì lợi ích chung hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Giám mục Kiệt nhiều hơn nữa, trước hết chấp hành pháp luật. ”
Như vậy, có thể nói rằng chỉ trong vòng có hai tuần lễ sóng gió, hết Đức TGM Ngô Quang Kiệt trở thành nạn nhân bằng “lời nói” thì đến lượt Đức Cha Phêrô Chủ Tịch HĐGM là bị lợi dụng bằng “hình ảnh”.
Tóm lại đối với đảng CSVN với tấm hình ông TTg. Dũng ân cần tay trong tay với vị chủ chăn HĐGM-VN, họ đã hoàn thành cùng lúc hai nhiệm vụ: vừa lăng xê bộ mặt chính phủ qua ông Thủ tướng lại vừa có dịp được “lên lớp” các giám mục. (tất nhiên là các Ngài chẳng ai thèm nghe)
Đôi điều xin thưa chuyện cùng Qúi Đức Cha trong HĐGM-VN
Mặc dù mọi người đều biết, nói gì viết gì chỉ là chuyện nhỏ đối với một chính thể độc tài toàn trị, nhưng mấy chữ “nhân kết thúc” trong câu “Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam dẫn đầu tới chào thăm ông thủ tướng nhân kết thúc hội nghị thường niên” chúng con vẫn cảm thấy có điều gì đấy hơi “sường sượng” ở đây.
Chữ “nhân” trong câu này không thể hiểu theo nghĩa nào khác ngoài “nhân dịp, nhân tiện” nhưng như mọi người đã biết, Hội nghị Giám mục vừa rồi đã diễn ra ở Tòa TGM Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh ở tận miền Nam, còn việc chào hỏi Ngài Thủ tướng hôm 1/10 lại diễn ra ở mãi tận Hà Nội, cách xa nơi hội nghị hàng ngàn km. Vậy sao lại bảo là “nhân tiện”?
Phải chăng từ trước đến nay, cứ sau mỗi lần hội nghị các vị đứng đầu HĐGM-VN có bổn phận phải đến “chào hỏi” người đứng đầu chính phủ như một thủ tục không thể thiếu, nên dù có họp ở đâu cũng là “nhân tiện” ?
Phải chăng việc “chào hỏi” do Ban Tôn Giáo CP sắp đặt này là dịp để HĐGM-VN trình diện và báo cáo cho chính phủ biết tình hình “đồng hành với dân tộc” giáo hội thực hiện đến đâu và bởi vì đã thành lệ nên gọi là “nhân tiện” ?
Cuối cùng để tránh bị hiểu lầm là “kiếm chuyện” với Qúi Đúc Cha, con xin được phép thưa rằng, là giáo dân chúng con luôn tin tưởng vào khả năng lèo lái con thuyền giáo hội của Hội đồng Giám mục. Bởi vì với một giáo hội còn đang phải chung sống với tai ương cộng sản như ở VN, chúng con nghĩ có lẽ Chúa cũng chẳng dám phiêu lưu trao phó 6 triệu con chiên của Ngài vào tay một Hội đồng Giám mục không đủ khả năng.
Trước đây mặc dù chúng con đã từng phải nghe nhiều “lời ong tiếng ve” về các vị chủ chăn của mình, như sự im lặng của giáo hội VN trong nhiều biến có có ảnh hưởng tới Giáo hội Việt nam..., nhưng không thấy các ngài lên tiếng gì cả. Thế rồi 2 năm trước đây Hội Đồng GMVN có lập ra Ủy Ban Truyền thông thuộc HĐGMVN và đã đưa ra đường lối rất là tích cực theo như những huấn dụ của Công Đồng Vatican II và các khuyến khích của Tòa Thánh Vatican.
Mục đích của Truyền thông Công giáo là để các vị chủ chăn dùng phương tiện hiện đại để loan truyền Lời Chúa, hướng dẫn giáo dân sống đạo và chỉ đạo cho dân Chúa biết cách hành sử thích hợp trong các hoàn cảnh đặc biệt... Thế mà từ đó đến nay chúng con chưa thực sự hưởng được những chủ đích mà sứ mạng của Uỷ Ban Truyền thông của HĐGMVN đã đề ra, ngoại trừ tổ chức được 1 cuộc họp lập ban ngành! Mới đây chúng con lại cũng rất hân hoan khi nghe nói HĐGMVN đã lập thêm văn phòng thư ký và phát ngôn viên cho Hội đồng để Giáo hội có tiếng nói chính thức cho tập thể.
Nhưng cho đến nay, xem ta những gì xẩy ra trong Giáo hội, những gì mà dân Chúa muốn biết để có thể đối phó với những hoàn cảnh đặc biệt thì giáo dân vẫn chưa thấy có được những hướng dẫn cập nhật và thức thời. Chúng con có cảm tưởng như chỉ khi nào bị thúc ép hay khi nào "chẳng đặng đừng được nữa" thì mới thấy có sự lên tiếng nhỏ giọt của các Ngài. Chúng con hiểu rằng: Sứ mạng truyền thông của Giáo hội không những chỉ là hướng dẫn mà còn phải đưa ra phương thức đề phòng, và nhất là phải thức thời và nhậy cảm nữa.
Dẫu sao thì người Công giáo Việt nam cũng cám tạ hồng ân Thiên Chúa quan phòng -- cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ đạo công giáo luôn bị đảng CSVN tìm mọi cách tiêu diệt mà họ vẫn không thể nào làm được. Và chính trong những giờ phút cần phải lên tiếng mạnh mẽ với chính quyền như hiện nay thì nội dung lá thư “Quan Điểm Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Về Một Số Vấn Đề Trong Hoàn Cảnh Hiện Nay” đã cho thấy giáo dân chúng con vẫn đang được che chở bởi các chủ chăn của mình.
Thế nhưng giả như nội dung cuộc Họp thường niên của HĐGMVN kéo dài cả mấy ngày vừa xẩy ra ở Xuân Lộc, hay cuộc gặp gỡ giữa HĐGMVN với Thủ tướng Và nhà cầm quyền Việt nam vào ngày 1.10.2008 ở Hà nội kéo dài đến cả tiếng rưỡi đồng hồ thì chắc chắn có nhiều trao đổi chính kiến - dù ích lợi hay không ích lợi - mà dân Chúa được biết thì có phải sẽ hay biết mấy. Cho đến nay, chúng con chỉ nghe quan điểm từ phía nhà cầm quyền, còn về phía Giáo hội tuy có ra thông cáo về cuộc họp nhưng chỉ là những tiêu đề rất lịch sự mà không đả động gì tới những nội dung cần thiết để hàng linh mục và giáo dân có thể cùng đồng hành với các vị chủ chăn của mình... Thật đáng tiếc!
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì chúng con cũng hết sức tạ ơn Chúa đã không để giáo hội VN để bị lâm vào tình cảnh “tan đàn xẻ nghé” như giáo hội Trung Quốc. Càng tự hào hơn vì đã có những vị chủ chăn từng bị lưu đầy trong các nhà tù, trại cải tạo như cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận và cố Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, và hiện nay sự can trường dám lên tiếng cho công lý một cách quyết liệt và vững tin của Đức TGM Hà nội. Đây là những tấm gương không những chỉ người Công giáo Việt nam đáng hãnh diện mà toàn thể thế giới cũng ca tụng và đó là những nhà lãnh đạo tôn giáo cần thiết trong lúc giáo hội bị áp chế hay bị lâm nguy.
Tuy nhiên vì còn phải sống dưới một chính thể độc tài cộng sản, dù họ không thể tiếp tục tàn ác như xưa nhưng thủ đoạn thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ từ bỏ. Bởi chỉ trong hai tuần lễ mà đã có hai vị chủ chăn của giáo hội bị chính quyền bóp méo “lời nói” và lợi dụng “hình ảnh” vào các mục đích có lợi cho nhà cầm quyền, chúng con thấy cần phải hết sức cảnh giác với họ không bao giờ là chuyện thừa thãi.
Sàigon, 04/10/2008
Tham khảo
http://www.vnanet.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/270172/Default.aspx
http://www.vnanet.vn/Portals/0/TinTuc/2008thang10/1001_Giammuc.jpg
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/806499/
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200810/original/images1634334_0.jpg
http://sggp.org.vn/dataimages/original/2008/10/images264128_3.jpg
http://sggp.org.vn/dataimages/original/images264210_images264128_3.jpg
Mấy ngày vừa qua các báo đài trong nước đều đưa tin về về buổi gặp gỡ giữa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các giám mục có đoạn mở đầu như sau “Chiều 1/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam do Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam dẫn đầu tới chào thăm Thủ tướng, nhân kết thúc Hội nghị thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ hai…”
Mấy chữ tô đậm “nhân kết thúc” trên xin được đề cập sau. Trước hết việc “chào thăm” thủ tướng chính phủ của các giám mục trong tình hình kinh tế - xã hội - an ninh biển khơi VN còn nhiều chuyện đáng lo và cần làm, lẽ ra nó đã chẳng vinh dự được truyền thông nhà nước “để mắt” đến nếu không vì chuyện Tòa Khâm Sứ (TKS) và Giáo xứ Thái Hà. Chính vì có các sự kiện này mà sau lần hội nghị này các giám mục bỗng trở thành “quốc khách” được VTV long trọng đưa tin trong chương trình thời sự 19 giờ phủ sóng cả nước.
Với thời lượng dài những 5-7 phút vào giờ cao điểm không khó lắm để nhận ra rằng sau chuyện “lùm xùm” TKS và Thái Hà, được công an thủ đô đứng ra thay mặt “nhà nước pháp quyền” giải quyết bằng vũ lực và bằng khủng bố tinh thần tu sĩ giáo dân Hà Nội, cái mà nhà nước đang cần lúc này là một hình ảnh “hòa bình hữu nghị” với giáo hội công giáo. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà các ống kính và camera quay cảnh cận cảnh ông thủ tướng Dũng ân cần nắm lấy đôi tay Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM-VN ở các góc nhìn khác nhau đã được các báo đài khai thác tối đa. (có lẽ chỉ còn thiếu cái “hôn thắm thiết” như các đồng chí lãnh đạo phe XHCN thường làm nữa là chúng ta không còn nhận ra vị chủ chăn của mình)
Nhìn những tấm hình ấy bỗng dưng tôi chợt nhớ Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt cũng đã có lần được hân hạnh gặp ông Thủ tướng khi ông bất ngờ đến thăm Tòa TGM khi đến tìm hiểu vụ đất TKS hồi tháng 12/2007. Cũng cái nắm tay thân mật cùng những cử chỉ thân thiện giữa tiếng vỗ tay của đông đảo nam nữ tu sĩ và giáo dân, vậy mà nay có ai ngờ rằng Đức Cha Giuse lại phải đang phải sống trong cảnh gần như bị giam lỏng bởi hệ thống camera, micro của công an giăng tứ phía bao xây Toà TGM.
Vì vậy lần này Sau khi xem qua mấy tấm hình của Đức cha Chủ tịch HĐGM-VN, tôi bỗng đâm “ái ngại” cho Ngài. Mặc dù vị thế, hoàn cảnh cũng như tính cách mỗi người mỗi khác nhưng vì dính dáng đến chế độ đã nhiều phen làm điêu đứng không ít người, vì sự “đổi trắng thay đen” chỉ trong chốc lát của họ tôi không biết Đức Cha Phêro có nhận ra cái nắm tay của mình với Ngài Thủ tướng Dũng đã có giá trị như thế nào đối với truyền thông nhà nước mấy ngày vừa qua không?
Theo thiển ý của người viết thì đằng sau tấm ảnh “tình thương mến thương” ấy có mấy ý đồ xin giáo hội cần phải lưu ý như sau:
1. Nếu là người chỉ đọc báo xem TV trong nước thời gian căng thẳng vừa qua, chắc chắn tôi không khỏi lòng cảm kích đối với đảng và nhà nước khi xem bức ảnh này. Bất kể Đức cha Kiệt và mấy vị linh mục xứ Thái Hà đã “kích động giáo dân” nổi loạn nhưng nhà nước vẫn tỏ ra rất khoan dung độ lượng với giáo hội. Trong một xã hội bị “đói” về thông tin đa chiều như ở trong nước hiện nay, tấm ảnh trên, như ông bà ta thường bảo “trăm nghe không bằng một thấy” nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là truyền được sự cảm kích về lòng độ lượng ấy đến với 80 triệu dân trong nước.
2. Quan hệ nhà nước và giáo hội hiện đang cùng tồn tại hai “đẳng cấp” khác nhau, đó là:
- Cấp quốc gia: Chính phủ Trung ương - Hội đồng Giám mục VN
- Cấp địa phương: Các tỉnh thành - Giáo phận.
Chuyện căng thẳng ở TKS và Thái Hà, mặc dù ai cũng biết nó mang tầm cỡ quốc gia vì là hậu quả của chính sách cướp đoạt tài sản trên cả nước từ mấy chục năm trước do chính phủ từ HCM cho tới Lê Duẩn thi hành, mà Hà Nội mới chỉ là một. Nhưng chính phủ vẫn im hơi lặng tiếng và chờ cho đến khi tạm ổn ông thủ tướng mới lên tiếng trước HĐGM-VN, cho ta thấy rõ quan điểm muốn chia cắt giáo hội thành hai cấp quan hệ tách rời hẳn nhau của họ.
Nhưng vì sao nhà nước cần phải làm vậy? Xin thưa nó sẽ rất có lợi cho họ. Vì như mọi người đã biết để giải quyết việc khiếu kiện về đất đai của giáo hội cũng như mọi thành phần dân oan khác, KHÔNG THỂ TRÔNG CHỜ VÀO PHÁP LUẬT BỞI VÌ “KHÔNG CÓ CƠ SỞ GIẢI QUYẾT” như Điều 1 của Nghị Định 23/2003/QH11 đã qui định. Đã không thể giải quyết bằng luật pháp thì chỉ còn bằng luật rừng là chắc chắn. Mà một khi đã phải dùng đến bạo lực, thậm chí du côn và xã hội đen tham gia thì tốt nhất là để ở cấp dưới làm, nhỏ làm sai dẫu sao tội cũng vẫn nhẹ hơn và còn có đứa để giả vời kỷ luật cách chức che mắt thế gian v.v…
Chuyện của Thái Hà và TKS đã diễn ra đúng theo kịch bản này. Việc bắt bớ giáo dân, dùng dùi cui hơi cay, du côn được chính quyền thuê mướn để đe dọa nhà thờ v.v… là việc riêng giữa chính quyền Tp.Hà Nội không phải là quyết định của chính phủ vì thế không làm ảnh hưởng gì đến đẳng cấp quan hệ quốc gia giữa nhà nước với HĐGM-VN đang “tươi tốt”.
3. Vì sự “tươi tốt” ấy mà ông Thủ tướng mới thay mặt nhà nước “tuyên dương” HĐGM-VN như sau:
“Thủ tướng cũng tỏ thái độ nghiêm khắc phê phán những thành vi vi phạm pháp luật, tập trung đông người cầu nguyện đòi đất, dựng ảnh tượng, thánh giá, làm lều bạt, phá hoại tài sản công cộng, chống người thi hành công vụ xảy ra ở giáo xứ Thái Hà, 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung Hà Nội vừa qua. Thủ tướng đánh giá cao về thái độ của Hội đồng Giám mục Việt Nam là không có chủ trương đó…”
4. Và để giữ cho mối quan hệ “thượng tầng khí quyển” ấy luôn được mãi mãi tươi tốt, để lần gặp gỡ sau chính phủ có lý do để tiếp tục “tay bắt mặt mừng” HĐGM-VN, thay mặt chính phủ Ngài Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cho HĐGM-VN như sau:
“…yêu cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam có những quyết định để chấm dứt cũng như không lặp lại những việc làm sai trái đó…”
Vì đang ở một đẳng cấp quan hệ khác với Đức TGM Guise Ngô Quang Kiệt, nhưng mà “con dại cái mang” HĐGM-VN cần phải lãnh lấy trách nhiệm “giáo dục” vị giám mục này, như sau:
“Thủ tướng cho rằng những lời nói và hành vi của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã làm giảm sút lớn uy tín của ông trong cộng đồng Công giáo Việt Nam và trong xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và chính quyền Hà Nội, giữa Nhà nước và Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt tự xem xét lại những hành vi của mình để có cử chỉ sửa mình và hành động thiết thực để khắc phục những sai trái vừa qua, mong muốn Hội đồng Giám mục Việt Nam với tinh thần đồng đạo và vì lợi ích chung hỗ trợ và giúp đỡ Tổng Giám mục Kiệt nhiều hơn nữa, trước hết chấp hành pháp luật. ”
Như vậy, có thể nói rằng chỉ trong vòng có hai tuần lễ sóng gió, hết Đức TGM Ngô Quang Kiệt trở thành nạn nhân bằng “lời nói” thì đến lượt Đức Cha Phêrô Chủ Tịch HĐGM là bị lợi dụng bằng “hình ảnh”.
Tóm lại đối với đảng CSVN với tấm hình ông TTg. Dũng ân cần tay trong tay với vị chủ chăn HĐGM-VN, họ đã hoàn thành cùng lúc hai nhiệm vụ: vừa lăng xê bộ mặt chính phủ qua ông Thủ tướng lại vừa có dịp được “lên lớp” các giám mục. (tất nhiên là các Ngài chẳng ai thèm nghe)
Đôi điều xin thưa chuyện cùng Qúi Đức Cha trong HĐGM-VN
Mặc dù mọi người đều biết, nói gì viết gì chỉ là chuyện nhỏ đối với một chính thể độc tài toàn trị, nhưng mấy chữ “nhân kết thúc” trong câu “Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam dẫn đầu tới chào thăm ông thủ tướng nhân kết thúc hội nghị thường niên” chúng con vẫn cảm thấy có điều gì đấy hơi “sường sượng” ở đây.
Chữ “nhân” trong câu này không thể hiểu theo nghĩa nào khác ngoài “nhân dịp, nhân tiện” nhưng như mọi người đã biết, Hội nghị Giám mục vừa rồi đã diễn ra ở Tòa TGM Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh ở tận miền Nam, còn việc chào hỏi Ngài Thủ tướng hôm 1/10 lại diễn ra ở mãi tận Hà Nội, cách xa nơi hội nghị hàng ngàn km. Vậy sao lại bảo là “nhân tiện”?
Phải chăng từ trước đến nay, cứ sau mỗi lần hội nghị các vị đứng đầu HĐGM-VN có bổn phận phải đến “chào hỏi” người đứng đầu chính phủ như một thủ tục không thể thiếu, nên dù có họp ở đâu cũng là “nhân tiện” ?
Phải chăng việc “chào hỏi” do Ban Tôn Giáo CP sắp đặt này là dịp để HĐGM-VN trình diện và báo cáo cho chính phủ biết tình hình “đồng hành với dân tộc” giáo hội thực hiện đến đâu và bởi vì đã thành lệ nên gọi là “nhân tiện” ?
Cuối cùng để tránh bị hiểu lầm là “kiếm chuyện” với Qúi Đúc Cha, con xin được phép thưa rằng, là giáo dân chúng con luôn tin tưởng vào khả năng lèo lái con thuyền giáo hội của Hội đồng Giám mục. Bởi vì với một giáo hội còn đang phải chung sống với tai ương cộng sản như ở VN, chúng con nghĩ có lẽ Chúa cũng chẳng dám phiêu lưu trao phó 6 triệu con chiên của Ngài vào tay một Hội đồng Giám mục không đủ khả năng.
Trước đây mặc dù chúng con đã từng phải nghe nhiều “lời ong tiếng ve” về các vị chủ chăn của mình, như sự im lặng của giáo hội VN trong nhiều biến có có ảnh hưởng tới Giáo hội Việt nam..., nhưng không thấy các ngài lên tiếng gì cả. Thế rồi 2 năm trước đây Hội Đồng GMVN có lập ra Ủy Ban Truyền thông thuộc HĐGMVN và đã đưa ra đường lối rất là tích cực theo như những huấn dụ của Công Đồng Vatican II và các khuyến khích của Tòa Thánh Vatican.
Mục đích của Truyền thông Công giáo là để các vị chủ chăn dùng phương tiện hiện đại để loan truyền Lời Chúa, hướng dẫn giáo dân sống đạo và chỉ đạo cho dân Chúa biết cách hành sử thích hợp trong các hoàn cảnh đặc biệt... Thế mà từ đó đến nay chúng con chưa thực sự hưởng được những chủ đích mà sứ mạng của Uỷ Ban Truyền thông của HĐGMVN đã đề ra, ngoại trừ tổ chức được 1 cuộc họp lập ban ngành! Mới đây chúng con lại cũng rất hân hoan khi nghe nói HĐGMVN đã lập thêm văn phòng thư ký và phát ngôn viên cho Hội đồng để Giáo hội có tiếng nói chính thức cho tập thể.
Nhưng cho đến nay, xem ta những gì xẩy ra trong Giáo hội, những gì mà dân Chúa muốn biết để có thể đối phó với những hoàn cảnh đặc biệt thì giáo dân vẫn chưa thấy có được những hướng dẫn cập nhật và thức thời. Chúng con có cảm tưởng như chỉ khi nào bị thúc ép hay khi nào "chẳng đặng đừng được nữa" thì mới thấy có sự lên tiếng nhỏ giọt của các Ngài. Chúng con hiểu rằng: Sứ mạng truyền thông của Giáo hội không những chỉ là hướng dẫn mà còn phải đưa ra phương thức đề phòng, và nhất là phải thức thời và nhậy cảm nữa.
Dẫu sao thì người Công giáo Việt nam cũng cám tạ hồng ân Thiên Chúa quan phòng -- cho đến nay, sau hơn nửa thế kỷ đạo công giáo luôn bị đảng CSVN tìm mọi cách tiêu diệt mà họ vẫn không thể nào làm được. Và chính trong những giờ phút cần phải lên tiếng mạnh mẽ với chính quyền như hiện nay thì nội dung lá thư “Quan Điểm Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Về Một Số Vấn Đề Trong Hoàn Cảnh Hiện Nay” đã cho thấy giáo dân chúng con vẫn đang được che chở bởi các chủ chăn của mình.
Thế nhưng giả như nội dung cuộc Họp thường niên của HĐGMVN kéo dài cả mấy ngày vừa xẩy ra ở Xuân Lộc, hay cuộc gặp gỡ giữa HĐGMVN với Thủ tướng Và nhà cầm quyền Việt nam vào ngày 1.10.2008 ở Hà nội kéo dài đến cả tiếng rưỡi đồng hồ thì chắc chắn có nhiều trao đổi chính kiến - dù ích lợi hay không ích lợi - mà dân Chúa được biết thì có phải sẽ hay biết mấy. Cho đến nay, chúng con chỉ nghe quan điểm từ phía nhà cầm quyền, còn về phía Giáo hội tuy có ra thông cáo về cuộc họp nhưng chỉ là những tiêu đề rất lịch sự mà không đả động gì tới những nội dung cần thiết để hàng linh mục và giáo dân có thể cùng đồng hành với các vị chủ chăn của mình... Thật đáng tiếc!
Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì chúng con cũng hết sức tạ ơn Chúa đã không để giáo hội VN để bị lâm vào tình cảnh “tan đàn xẻ nghé” như giáo hội Trung Quốc. Càng tự hào hơn vì đã có những vị chủ chăn từng bị lưu đầy trong các nhà tù, trại cải tạo như cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận và cố Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, và hiện nay sự can trường dám lên tiếng cho công lý một cách quyết liệt và vững tin của Đức TGM Hà nội. Đây là những tấm gương không những chỉ người Công giáo Việt nam đáng hãnh diện mà toàn thể thế giới cũng ca tụng và đó là những nhà lãnh đạo tôn giáo cần thiết trong lúc giáo hội bị áp chế hay bị lâm nguy.
Tuy nhiên vì còn phải sống dưới một chính thể độc tài cộng sản, dù họ không thể tiếp tục tàn ác như xưa nhưng thủ đoạn thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ từ bỏ. Bởi chỉ trong hai tuần lễ mà đã có hai vị chủ chăn của giáo hội bị chính quyền bóp méo “lời nói” và lợi dụng “hình ảnh” vào các mục đích có lợi cho nhà cầm quyền, chúng con thấy cần phải hết sức cảnh giác với họ không bao giờ là chuyện thừa thãi.
Sàigon, 04/10/2008
Tham khảo
http://www.vnanet.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/270172/Default.aspx
http://www.vnanet.vn/Portals/0/TinTuc/2008thang10/1001_Giammuc.jpg
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/806499/
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200810/original/images1634334_0.jpg
http://sggp.org.vn/dataimages/original/2008/10/images264128_3.jpg
http://sggp.org.vn/dataimages/original/images264210_images264128_3.jpg
Bên trong luỹ tre làng
Trùng Dương
16:41 04/10/2008
Bên Trong Luỹ Tre Làng
Đọc bài bào “Ông ấy có còn xứng đáng…? ” đăng trên báo Tiền Phong số 79 (9.2008) mà bạn Tiền Phong post lên, tôi thấy tác giả là một con trâu mộng “cưa sừng làm nghé ” . Tuy nhiên, vì cố cưa, cưa mãi chưa hết, cho nên cái con trâu giả nghé này nó sường sượng, nó ngượng ngạo làm sao ấy.
Tôi nghĩ, nếu các em thiếu nhi mà lý luận được như thế, chắc đã tốt nghiệp mấy khoá lý luận chính trị của Đảng rồi. Và giả như các em lý luận được tới cỡ đó, cũng có nghĩa là các em không đón bắt thông tin một chiều, thì mừng cho tiền đồ của đất nước, mừng cho sự nghiệp giáo dục của đất nước chứ sao!
Câu hỏi của tác giả Tiền Phong khiến tôi liên tưởng đến câu truyện đại khái thế này:
Một sư phụ nọ truyền đạt cho đệ tử biết về cảnh giới bên ngoài. Ngày kia, chỉ vào hình các phụ nữ ông cắt nghĩa cho các đệ tử: “Đó là các con bò” .
Thế rồi một ngày đẹp trời, sư phụ dắt đệ tử xuống núi. Rảo qua các thành thị, các đệ tử hết sức vui mừng vì được tiếp cận với thế giới tốt đẹp bên ngoài.
Chiều về, trong lúc nghỉ ở lưng chừng núi, sư phụ hỏi đệ tử, “Trong cuộc viễn du hôm nay, đệ tử thích điều gì nhất?” Đệ tử hết lòng vui vẻ và thành thật trả lời: “Trình sư phụ, con thích các con bò nhất.”
Thế đấy, giáo dục là một chuyện, chủ đích giáo dục là một chuyện, khuynh hướng tâm hồn con người lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Trong luỹ tre làng, có nhiều cái rất hay. Tỉ như tính cộng đồng tương thân tương trợ, tối lửa tắt đèn có nhau… Tuy nhiên, cũng không thiếu những chuyện xấu cần phải thay đổi. Tỉ như thói buôn “dưa lê”, nhàn công rỗi việc nói xấu người khác. Gì chứ thói quen nấu nướng “thêm mắm dặm muối” , lấy “thịt heo nấu giả cầy” , biến con công thành con quạ,… cũng được áp dụng trong cách thức nói về người khác với chủ đích hạ nhục ai đó.
Vấn đề là làm thế nào để nhân những hạt giống yêu thương, chân thật lên thật nhiều trong những thửa ruộng sau luỹ tre làng? Làm thế nào để giảm thiểu những hạt cỏ lùng nanh nọc, dối trá đến độ coi đó là cách thức ứng xử bình thường?
Nếu không gieo những hạt giống tốt, tính chân thật sẽ trở thành món hàng xa xỉ ở tít mù khơi. Nếu không làm được như thế, liệu con cháu chúng ta đốt đuốc đi tìm, có tìm được tính thật thà nơi bờ tre làng không?
Tác giả Tiền Phong cứ hỏi “Bạn nghĩ sao?”
Điều sau cùng tôi nghĩ là nhân loại đi tìm sự thật, cái tích cực chứ không ai tìm sự gian trá. Thế nên, việc đọc lại “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục” (25.9.2008 họp tại Xuân Lộc) là cách thức nhắc nhở chúng ta trong việc giáo dục con cháu trong gia đình. Đó sẽ là cách thức chúng ta loại trừ những hạt cỏ lùng gian trá, đồng thời trồng vào lòng con em chúng ta tính chân thật.
Mong sao khi ra khỏi luỹ tre làng, chúng sẽ không gục ngã trước những trận cuồng phong của bạo lực và gian trá. Mong sao chúng cũng biết tiếp nhận bầu không khí tốt lành của thế giới rộng lớn bên ngoài.
“Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.” (I, Tình Hình)
“Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.” (II, Quan Điểm).
Đọc bài bào “Ông ấy có còn xứng đáng…? ” đăng trên báo Tiền Phong số 79 (9.2008) mà bạn Tiền Phong post lên, tôi thấy tác giả là một con trâu mộng “cưa sừng làm nghé ” . Tuy nhiên, vì cố cưa, cưa mãi chưa hết, cho nên cái con trâu giả nghé này nó sường sượng, nó ngượng ngạo làm sao ấy.
Tôi nghĩ, nếu các em thiếu nhi mà lý luận được như thế, chắc đã tốt nghiệp mấy khoá lý luận chính trị của Đảng rồi. Và giả như các em lý luận được tới cỡ đó, cũng có nghĩa là các em không đón bắt thông tin một chiều, thì mừng cho tiền đồ của đất nước, mừng cho sự nghiệp giáo dục của đất nước chứ sao!
Câu hỏi của tác giả Tiền Phong khiến tôi liên tưởng đến câu truyện đại khái thế này:
Một sư phụ nọ truyền đạt cho đệ tử biết về cảnh giới bên ngoài. Ngày kia, chỉ vào hình các phụ nữ ông cắt nghĩa cho các đệ tử: “Đó là các con bò” .
Thế rồi một ngày đẹp trời, sư phụ dắt đệ tử xuống núi. Rảo qua các thành thị, các đệ tử hết sức vui mừng vì được tiếp cận với thế giới tốt đẹp bên ngoài.
Chiều về, trong lúc nghỉ ở lưng chừng núi, sư phụ hỏi đệ tử, “Trong cuộc viễn du hôm nay, đệ tử thích điều gì nhất?” Đệ tử hết lòng vui vẻ và thành thật trả lời: “Trình sư phụ, con thích các con bò nhất.”
Thế đấy, giáo dục là một chuyện, chủ đích giáo dục là một chuyện, khuynh hướng tâm hồn con người lại là một chuyện hoàn toàn khác.
Trong luỹ tre làng, có nhiều cái rất hay. Tỉ như tính cộng đồng tương thân tương trợ, tối lửa tắt đèn có nhau… Tuy nhiên, cũng không thiếu những chuyện xấu cần phải thay đổi. Tỉ như thói buôn “dưa lê”, nhàn công rỗi việc nói xấu người khác. Gì chứ thói quen nấu nướng “thêm mắm dặm muối” , lấy “thịt heo nấu giả cầy” , biến con công thành con quạ,… cũng được áp dụng trong cách thức nói về người khác với chủ đích hạ nhục ai đó.
Vấn đề là làm thế nào để nhân những hạt giống yêu thương, chân thật lên thật nhiều trong những thửa ruộng sau luỹ tre làng? Làm thế nào để giảm thiểu những hạt cỏ lùng nanh nọc, dối trá đến độ coi đó là cách thức ứng xử bình thường?
Nếu không gieo những hạt giống tốt, tính chân thật sẽ trở thành món hàng xa xỉ ở tít mù khơi. Nếu không làm được như thế, liệu con cháu chúng ta đốt đuốc đi tìm, có tìm được tính thật thà nơi bờ tre làng không?
Tác giả Tiền Phong cứ hỏi “Bạn nghĩ sao?”
Điều sau cùng tôi nghĩ là nhân loại đi tìm sự thật, cái tích cực chứ không ai tìm sự gian trá. Thế nên, việc đọc lại “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục” (25.9.2008 họp tại Xuân Lộc) là cách thức nhắc nhở chúng ta trong việc giáo dục con cháu trong gia đình. Đó sẽ là cách thức chúng ta loại trừ những hạt cỏ lùng gian trá, đồng thời trồng vào lòng con em chúng ta tính chân thật.
Mong sao khi ra khỏi luỹ tre làng, chúng sẽ không gục ngã trước những trận cuồng phong của bạo lực và gian trá. Mong sao chúng cũng biết tiếp nhận bầu không khí tốt lành của thế giới rộng lớn bên ngoài.
“Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.” (I, Tình Hình)
“Kế đến, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật. Trong thực tế, đã có những thông tin bị bóp méo hoặc cắt xén, như trong trường hợp tranh chấp đất đai tại Tòa Khâm sứ cũ. Vì thế, chúng tôi đề nghị những người làm công tác truyền thông đại chúng phải hết sức cẩn trọng khi đưa tin tức và hình ảnh, nhất là khi liên quan đến danh dự và uy tín của cá nhân cũng như tập thể. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính. Chỉ khi tôn trọng sự thật, truyền thông mới thực sự hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.” (II, Quan Điểm).
Thử phân tích về bộ máy Tuyên truyền của CSVN
Lê Đạo
16:58 04/10/2008
THỬ PHÂN TÍCH VỀ BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN CỘNG SẢN
Trong xã hội cộng sản có lẽ không có cái gọi là truyền thông, bởi truyền nghĩa là làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết (Từ điển tiếng việt 1997 Trang 1017); Thông ở đây là thông tin, nghĩa là điều được truyền đi cho biết (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 920) - Tuyệt nhiên không thấy có từ nào nói đến việc trước khi truyền thông tin đi thì cắt xén, sửa chữa, làm thay đổi nội dung, gây hiểu sai, hiểu nhầm khi đến người nhận …
Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 1031) Có lẽ từ này hợp với bộ máy thông tin của nhà nước cộng sản. Bởi họ luôn mong muốn mọi người phải tán thành, ủng hộ, làm theo những gì họ cho là đúng … Mà cái đúng, cái chân lý trong học thuyết cộng sản thì thực tế lịch sử đã chứng minh là: không có, chưa hề có, còn cái họ ép cho ra có thì phản nhân, hại nhân. Không cần tranh luận đúng sai, không cho tranh luận đúng sai, cộng sản đã nói, đã kết luận là chỉ có đúng.
Trong xã hội cộng sản có hai cơ quan cấp bộ cùng làm chung nhiệm vụ tuyên truyền, một của cơ quan đảng (Ở VN gọi là Ban Tuyên Giáo trung ương) (Từ trước Đại hôi IX được gọi là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương) - Một của chính phủ (Ở VN gọi là Bộ Truyền thông thông tin). Số lượng người làm chuyên nghiệp công việc tuyên truyền này có khoảng 90.000 , trong đó riêng phóng viên chuyên nghiệp là 10.000. Khoảng 160.000 người làm kết hợp, kiêm nhiện công tác tuyên truyền có hưởng lương tuyên truyền rải rác ở các ngành, các địa phương trên toàn quốc …
Như vậy có đến 250.000 người làm công tác tuyên truyền chuyên nghiệp, những người này được cộng sản đào tạo riêng, đào tạo liên tục, và có các đợt luân huấn thường niên. Công tác tuyên truyền được cộng sản rất chú trọng, cho nên khi cần các chi bộ đảng, các đoàn thể ngoại vi của cộng sản, và cả bộ máy hành chính cấp cơ sở cùng tham gia và ngay lập tức bộ máy tuyên truyền này tăng lên đến khoảng 8.000.000 người, một con số khủng khiếp so với dân số cỡ 85.000.000 của Việt Nam.
Theo cơ chế của XH cộng sản, từng đảng viên phải là một người làm công tác tuyên truyền cho quần chúng. Đảng viên cộng sản hiện có đến 5triệu (tính cả số đã về hưu - khi đảng viên cộng sản về hưu vẫn sinh hoạt đảng tại các chi bộ địa phương, thậm chí còn tham gia chính quyền địa phương với vai trò đại biểu HĐND). Cũng theo cơ chế của XH Cộng sản cấp Phường xã thị trấn là cấp sát dân nhất, nên nó đảm trách công tác tuyên truyền thường xuyên các chính sách của ĐCS. Có đến gần 10.000 xã, phường, thị trấn (riêng số xã đã là: 9.073) của 64 tỉnh thành. Cứ tính trung bình một chính quyền cấp xã phường có 60 người (Gồm UBND + Đảng Uỷ + HĐND + Các hội đoàn ngoại vi như Cựu chiến binh, phụ nữ ) đã hơn 1/2 triệu người. Rồi cơ quan thông tin tuyên truyền cấp quận huyện/64 tỉnh thành là các phòng văn hoá thông tin, Ban tuyên truyền quận huyện uỷ. Tính trung bình số người của các cơ quan này ở cấp quận huyện khoảng 25 người. Rồi cơ quan tuyên truyền trong quân đội có đến tận cấp đại đội. Cơ quan tuyên truyền công an có đến cấp quận huyện. Các cơ sở đào tạo cán bộ tuyên truyền của cộng sản trên toàn quốc, luôn có thường trực một lượng học viên, sinh viên (không tính những người đang là cán bộ đi học - chỉ tính sinh viên chưa có nơi làm việ ) cùng số cán bộ giảng dậy cũng có đến cả trăm ngàn người.
Thực chất từng đảng viên cộng sản là những nhân viên tuyên truyền chuyên nghiệp, các hoạt động như họp chi bộ, học nghị quyết, ra nghị quyết, triển khai nghị quyết đảng cộng sản các cấp thực chất là các hoạt động tuyên truyền cộng sản.
Các cơ sở đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác tuyên truyền tuyển lựa người cũng rất kỹ càng theo tiêu chuẩn của cộng sản, những người này phải có năng khiếu nói, nhưng lại phải không có các khả năng tư duy sáng tạo, sáng tác độc lập. Vì thế các nhà văn tài năng cũng thường có năng khiếu nói, nhưng gần như không có ai trụ được tại các vị trí quan trọng của cỗ máy tuyên truyền cộng sản kể cả khi họ là đảng viên.
Chủ thuyết cộng sản toàn điều giả dối lập luận kỳ khôi, không kế thừa kiến thức truyền thống nhân bản của nhân loại nên rất khó hiểu. Các nhà lý luận của chủ nghĩa này lập luận rằng, chủ thuyết này lúc đầu nó cao siêu và khó hiểu với quần chúng, nhưng nó hướng về số đông quần chúng lao động, cho nên bằng mọi giá phải "chuyển tải" được các nội dung đến với họ … bằng mọi giá . Nếu không chuyển tải được cách mạng sẽ không triệt để, sẽ dẫn tới cách mạng nửa vời rồi quay lại với cách mạng tư sản, coi như công cốc.
Vì thế tuyên truyền với cộng sản là một yếu tố sống còn, trong tuyên truyền thì thông tin báo đài là số 1, và con người trong công tác tuyên truyền giữ vai trò quyết định, tư duy (não trạng) lại là yếu tố quyết định con người … Nên cộng sản xác định phải đào tạo bằng được những cán bộ làm công tác tuyên truyền lĩnh vực báo - đài có phẩm chất "vừa hồng vừa chuyên" Nghĩa là phải là cái máy nói, cái loa, cái máy viết, cái máy in. Chứ không không cần những ngưòi có lương tâm, có đạo đức, biết suy luận đúng sai … Cộng sản đã khá thành công trong việc đào tạo những "con người" này, một lớp người chỉ biết làm theo lệnh, như tên lính xung kích ngoài chiến trường. Cộng sản gọi là "người chiến sĩ cầm bút".
Vì lĩnh vực tuyên truyền có tính đặc thù, nên lãnh đạo của cộng sản trong lĩnh vực tuyên truyền bắt buộc phải đi lên từ những "chiến sĩ" trên mặt trận cầm bút. Nhưng phải nắm bắt được nguyên lý tuyên truyền của cộng sản, phải ma mãnh, phải biết vạch ra các phương tức thủ đoạn mới. Đặc biệt là những người không "nhậy cảm" không dao động trước bất cứ tình huống nào. Cho lên lãnh đạo bộ máy tuyên truyền cộng sản là những cỗ máy giết người không dao.
Ngân sách quốc gia chi cho công tác tuyên truyền (gồm trả lương, chi phí mua ngoài, mua sắm thiết bị, đào tạo … ) của cộng sản thời kỳ cao điểm đạt tới 7% GDP. Tài sản hiện có của bộ máy tuyên truyền cộng sản ước đạt khoảng 1300 tỉ USD. Nó bao gồm (đất đai, trụ sở, máy móc thiết bị. Của Bộ VH, Bộ TTTT, Ban VHTTTW, các sở, ban trực thuộc các bộ nói trên. Các trụ sở của các đài truyền hình, báo chí.. ) Riêng vệ tinh CS mới phóng cùng hệ thống điều khiển khai thác đã có trị giá 600 triệu USD cái vệ tinh này được giao cho bộ TTTT. Trụ sở đài truyền hình VN chỉ tính riêng về giá trị đất gần 2ha tại quận Ba Đình HN đã có trị giá khoảng 17tỉ USD (Theo khung giá đất nhà nước ban hành - tính giá thấp nhất 15Triệu đồng/m2). Trụ sở báo Nhân Dân của ĐCS ngay bên bờ hồ hoàn kiếm với diện tích đất 1,3ha có giá khoảng 20 tỉ USD. Rồi còn tài sản của báo chí, truyền hình địa phương. Tài sản của báo chí, truyền hình công an. Tài sản của báo chí, truyền hình quân đội. Lại còn tài sản cộng sản đang thuê của quốc tế cho công tác truyền thông tuyên truyền.
Về con người thì toàn bộ lãnh đạo, chuyên gia, chuyên viên, nhân viên của bộ máy tuyên truyền này bị chi phối của nguyên lý "Thông tin tuyên truyền Mác-Xít" nên họ chỉ là những cỗ máy … mà cỗ máy thì không thể có lương tâm, nó chạy theo các chuyển động tịnh tiến … đã được lập trình từ đào tạo, và được hoàn thiện trong quá trình công tác, những ai không phù hợp phải tự đào thải, hay bị sa thải, thậm chí "xộ khám".
Một trong những bài học đầu tiên về tuyên truyền mà cộng sản rao giảng cho các đồ đệ của nó là: Lời nói dối 1 lần là lời nói dối - Lời nói dối 10 lần người ta nghi ngờ lời nói dối đó - Lời nói dối 100 lần người ta sẽ tin đó là lời nói thật.
Thông tin, truyền thông trong xã hội loài người ngày càng trở lên quan trọng, nó có thể thúc đẩy con người làm được những việc phi thường, đặc biệt là nó có thể liên kết con người trong một hành động tập thể vĩ đại. Trong ngắn hạn, và trong sự u minh, ngu dốt, thiếu thông tin, vô đạo đức của con người, thông tin truyền thông dù là nguỵ tạo xảo trá, cũng có thể tạo ra được sức mạnh ma quỉ có khả năng tàn phá lớn: Cách mạng văn hoá của người cộng sản là một minh chứng. Nhưng trong dài hạn và trong sự hiểu biết, trong sự hiễn hữu của nhân bản, thông tin truyền thông ngụy tạo xảo trá nhằm mục đích xấu không những vô tác dụng mà còn phản tác dụng.
Cho nên từng người dân Việt ngay lành hãy cảnh gác, hãy lên tiếng, hãy truyền tin, hãy hành động để dân tộc Việt Nam không rơi vào một thảm hoạ "cách mạng văn hoá" mà những người cộng sản đã từng gây ra trong lịch sử.
Những kẻ cầm bút, cầm máy quay, những kẻ làm công tác tuyên truyền trong xã hội cộng sản cũng có hai loại: Một là những kẻ liệt kháng về nhân bản, nó chỉ biết đến chủ nghĩa cộng sản và chức năng tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản mà nó đang làm mà thôi. không cần biết đến lương tâm Người hay bất cứ điều gì khác. Một loại khác có thể nói chúng còn chút suy nghĩ, nhưng vì miếng cơm manh áo mà đành a dua về hành vi, bỏ mặc hậu quả sảy ra. Cả hai loại này đều vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của bộ máy tuyên truyền cộng sản Việt Nam.
Trong vụ việc đòi đất đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã có quá nhiều bài viết, phóng sự của bộ máy tuyên truyền vốn lấy các thủ đoạn tuyên truyền vô đạo đức, vô luân mà chủ thuyết cộng sản xây dựng từ bên Nga Xô - Trung Cộng... rồi truyền về cho người cộng sản Việt Nam. Nó đã phát đi rồi, không thu lại được nữa, xã hội loài người còn lưu giữ và phán xử công bằng. Cũng đã có quá nhiều bài viết, hình ảnh vạch mặt chỉ tên những kẻ gian trá, những trò bịp bợm của báo chí truyền hình nhà nước cộng sản … Tôi không muốn nhắc lại tên tuổi, thủ đoạn họ đã từng dùng. Chính nhờ cộng sản có bộ máy tuyên truyền như thế mà nó đã lừa bịp, áp đảo được dân Việt bao năm nay. Cái bộ máy về người có vẻ như nuôi báo cô, không hiệu quả của cộng sản. Trong trường hợp này lý giải tại sao cộng sản không chịu giảm biên chế, mà thậm chí còn tăng. Có lẽ còn rất nhiều người thiếu những hiểu biết tối thiểu về cộng sản. Nên cộng sản còn đất sống.
Truyền thông cộng sản - Bộ máy tuyên truyền cộng sản đã có biết bao nhiêu người là nạn nhân của nó, thậm chí người cộng sản còn phải la lên rằng họ là nạn nhân của báo chí, của truyền thanh truyền hình (như trường hợp Nguyễn Việt Tiến - cựu thứ trưởng BGTVT - cựu bị can vụ PMU 18, hiện vẫn là đảng viên cộng sản). Vầy thì nói gì đến người dân? Nói gì đến giáo dân - một lớp người mà trong xã hội cộng sản họ luôn luôn bị kỳ thị?
Thế mà ngày nay tại Việt Nam, con số không nhỏ những nhà báo cộng sản làm truyền thông, viết bài, làm xong phóng sự, thuyết minh trên đài... để nhận mấy đồng bạc của đảng, họ quay lưng lại với đồng bào, không còn chút lương tâm tối thiểu trước khốn cùng của tha nhân, trong khi Mác, ông tổ của học thuyết cộng sản viết rằng: "Chỉ có súc vật mới thản nhiên liếm bộ lông của mình ngay trước đau khổ của đồng loại mà thôi."
Trong xã hội cộng sản có lẽ không có cái gọi là truyền thông, bởi truyền nghĩa là làm lan rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi biết (Từ điển tiếng việt 1997 Trang 1017); Thông ở đây là thông tin, nghĩa là điều được truyền đi cho biết (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 920) - Tuyệt nhiên không thấy có từ nào nói đến việc trước khi truyền thông tin đi thì cắt xén, sửa chữa, làm thay đổi nội dung, gây hiểu sai, hiểu nhầm khi đến người nhận …
Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo (Từ điển tiếng Việt 1997 Trang 1031) Có lẽ từ này hợp với bộ máy thông tin của nhà nước cộng sản. Bởi họ luôn mong muốn mọi người phải tán thành, ủng hộ, làm theo những gì họ cho là đúng … Mà cái đúng, cái chân lý trong học thuyết cộng sản thì thực tế lịch sử đã chứng minh là: không có, chưa hề có, còn cái họ ép cho ra có thì phản nhân, hại nhân. Không cần tranh luận đúng sai, không cho tranh luận đúng sai, cộng sản đã nói, đã kết luận là chỉ có đúng.
Trong xã hội cộng sản có hai cơ quan cấp bộ cùng làm chung nhiệm vụ tuyên truyền, một của cơ quan đảng (Ở VN gọi là Ban Tuyên Giáo trung ương) (Từ trước Đại hôi IX được gọi là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương) - Một của chính phủ (Ở VN gọi là Bộ Truyền thông thông tin). Số lượng người làm chuyên nghiệp công việc tuyên truyền này có khoảng 90.000 , trong đó riêng phóng viên chuyên nghiệp là 10.000. Khoảng 160.000 người làm kết hợp, kiêm nhiện công tác tuyên truyền có hưởng lương tuyên truyền rải rác ở các ngành, các địa phương trên toàn quốc …
Như vậy có đến 250.000 người làm công tác tuyên truyền chuyên nghiệp, những người này được cộng sản đào tạo riêng, đào tạo liên tục, và có các đợt luân huấn thường niên. Công tác tuyên truyền được cộng sản rất chú trọng, cho nên khi cần các chi bộ đảng, các đoàn thể ngoại vi của cộng sản, và cả bộ máy hành chính cấp cơ sở cùng tham gia và ngay lập tức bộ máy tuyên truyền này tăng lên đến khoảng 8.000.000 người, một con số khủng khiếp so với dân số cỡ 85.000.000 của Việt Nam.
Theo cơ chế của XH cộng sản, từng đảng viên phải là một người làm công tác tuyên truyền cho quần chúng. Đảng viên cộng sản hiện có đến 5triệu (tính cả số đã về hưu - khi đảng viên cộng sản về hưu vẫn sinh hoạt đảng tại các chi bộ địa phương, thậm chí còn tham gia chính quyền địa phương với vai trò đại biểu HĐND). Cũng theo cơ chế của XH Cộng sản cấp Phường xã thị trấn là cấp sát dân nhất, nên nó đảm trách công tác tuyên truyền thường xuyên các chính sách của ĐCS. Có đến gần 10.000 xã, phường, thị trấn (riêng số xã đã là: 9.073) của 64 tỉnh thành. Cứ tính trung bình một chính quyền cấp xã phường có 60 người (Gồm UBND + Đảng Uỷ + HĐND + Các hội đoàn ngoại vi như Cựu chiến binh, phụ nữ ) đã hơn 1/2 triệu người. Rồi cơ quan thông tin tuyên truyền cấp quận huyện/64 tỉnh thành là các phòng văn hoá thông tin, Ban tuyên truyền quận huyện uỷ. Tính trung bình số người của các cơ quan này ở cấp quận huyện khoảng 25 người. Rồi cơ quan tuyên truyền trong quân đội có đến tận cấp đại đội. Cơ quan tuyên truyền công an có đến cấp quận huyện. Các cơ sở đào tạo cán bộ tuyên truyền của cộng sản trên toàn quốc, luôn có thường trực một lượng học viên, sinh viên (không tính những người đang là cán bộ đi học - chỉ tính sinh viên chưa có nơi làm việ ) cùng số cán bộ giảng dậy cũng có đến cả trăm ngàn người.
Thực chất từng đảng viên cộng sản là những nhân viên tuyên truyền chuyên nghiệp, các hoạt động như họp chi bộ, học nghị quyết, ra nghị quyết, triển khai nghị quyết đảng cộng sản các cấp thực chất là các hoạt động tuyên truyền cộng sản.
Các cơ sở đào tạo cán bộ nhân viên làm công tác tuyên truyền tuyển lựa người cũng rất kỹ càng theo tiêu chuẩn của cộng sản, những người này phải có năng khiếu nói, nhưng lại phải không có các khả năng tư duy sáng tạo, sáng tác độc lập. Vì thế các nhà văn tài năng cũng thường có năng khiếu nói, nhưng gần như không có ai trụ được tại các vị trí quan trọng của cỗ máy tuyên truyền cộng sản kể cả khi họ là đảng viên.
Chủ thuyết cộng sản toàn điều giả dối lập luận kỳ khôi, không kế thừa kiến thức truyền thống nhân bản của nhân loại nên rất khó hiểu. Các nhà lý luận của chủ nghĩa này lập luận rằng, chủ thuyết này lúc đầu nó cao siêu và khó hiểu với quần chúng, nhưng nó hướng về số đông quần chúng lao động, cho nên bằng mọi giá phải "chuyển tải" được các nội dung đến với họ … bằng mọi giá . Nếu không chuyển tải được cách mạng sẽ không triệt để, sẽ dẫn tới cách mạng nửa vời rồi quay lại với cách mạng tư sản, coi như công cốc.
Vì thế tuyên truyền với cộng sản là một yếu tố sống còn, trong tuyên truyền thì thông tin báo đài là số 1, và con người trong công tác tuyên truyền giữ vai trò quyết định, tư duy (não trạng) lại là yếu tố quyết định con người … Nên cộng sản xác định phải đào tạo bằng được những cán bộ làm công tác tuyên truyền lĩnh vực báo - đài có phẩm chất "vừa hồng vừa chuyên" Nghĩa là phải là cái máy nói, cái loa, cái máy viết, cái máy in. Chứ không không cần những ngưòi có lương tâm, có đạo đức, biết suy luận đúng sai … Cộng sản đã khá thành công trong việc đào tạo những "con người" này, một lớp người chỉ biết làm theo lệnh, như tên lính xung kích ngoài chiến trường. Cộng sản gọi là "người chiến sĩ cầm bút".
Vì lĩnh vực tuyên truyền có tính đặc thù, nên lãnh đạo của cộng sản trong lĩnh vực tuyên truyền bắt buộc phải đi lên từ những "chiến sĩ" trên mặt trận cầm bút. Nhưng phải nắm bắt được nguyên lý tuyên truyền của cộng sản, phải ma mãnh, phải biết vạch ra các phương tức thủ đoạn mới. Đặc biệt là những người không "nhậy cảm" không dao động trước bất cứ tình huống nào. Cho lên lãnh đạo bộ máy tuyên truyền cộng sản là những cỗ máy giết người không dao.
Ngân sách quốc gia chi cho công tác tuyên truyền (gồm trả lương, chi phí mua ngoài, mua sắm thiết bị, đào tạo … ) của cộng sản thời kỳ cao điểm đạt tới 7% GDP. Tài sản hiện có của bộ máy tuyên truyền cộng sản ước đạt khoảng 1300 tỉ USD. Nó bao gồm (đất đai, trụ sở, máy móc thiết bị. Của Bộ VH, Bộ TTTT, Ban VHTTTW, các sở, ban trực thuộc các bộ nói trên. Các trụ sở của các đài truyền hình, báo chí.. ) Riêng vệ tinh CS mới phóng cùng hệ thống điều khiển khai thác đã có trị giá 600 triệu USD cái vệ tinh này được giao cho bộ TTTT. Trụ sở đài truyền hình VN chỉ tính riêng về giá trị đất gần 2ha tại quận Ba Đình HN đã có trị giá khoảng 17tỉ USD (Theo khung giá đất nhà nước ban hành - tính giá thấp nhất 15Triệu đồng/m2). Trụ sở báo Nhân Dân của ĐCS ngay bên bờ hồ hoàn kiếm với diện tích đất 1,3ha có giá khoảng 20 tỉ USD. Rồi còn tài sản của báo chí, truyền hình địa phương. Tài sản của báo chí, truyền hình công an. Tài sản của báo chí, truyền hình quân đội. Lại còn tài sản cộng sản đang thuê của quốc tế cho công tác truyền thông tuyên truyền.
Về con người thì toàn bộ lãnh đạo, chuyên gia, chuyên viên, nhân viên của bộ máy tuyên truyền này bị chi phối của nguyên lý "Thông tin tuyên truyền Mác-Xít" nên họ chỉ là những cỗ máy … mà cỗ máy thì không thể có lương tâm, nó chạy theo các chuyển động tịnh tiến … đã được lập trình từ đào tạo, và được hoàn thiện trong quá trình công tác, những ai không phù hợp phải tự đào thải, hay bị sa thải, thậm chí "xộ khám".
Một trong những bài học đầu tiên về tuyên truyền mà cộng sản rao giảng cho các đồ đệ của nó là: Lời nói dối 1 lần là lời nói dối - Lời nói dối 10 lần người ta nghi ngờ lời nói dối đó - Lời nói dối 100 lần người ta sẽ tin đó là lời nói thật.
Thông tin, truyền thông trong xã hội loài người ngày càng trở lên quan trọng, nó có thể thúc đẩy con người làm được những việc phi thường, đặc biệt là nó có thể liên kết con người trong một hành động tập thể vĩ đại. Trong ngắn hạn, và trong sự u minh, ngu dốt, thiếu thông tin, vô đạo đức của con người, thông tin truyền thông dù là nguỵ tạo xảo trá, cũng có thể tạo ra được sức mạnh ma quỉ có khả năng tàn phá lớn: Cách mạng văn hoá của người cộng sản là một minh chứng. Nhưng trong dài hạn và trong sự hiểu biết, trong sự hiễn hữu của nhân bản, thông tin truyền thông ngụy tạo xảo trá nhằm mục đích xấu không những vô tác dụng mà còn phản tác dụng.
Cho nên từng người dân Việt ngay lành hãy cảnh gác, hãy lên tiếng, hãy truyền tin, hãy hành động để dân tộc Việt Nam không rơi vào một thảm hoạ "cách mạng văn hoá" mà những người cộng sản đã từng gây ra trong lịch sử.
Những kẻ cầm bút, cầm máy quay, những kẻ làm công tác tuyên truyền trong xã hội cộng sản cũng có hai loại: Một là những kẻ liệt kháng về nhân bản, nó chỉ biết đến chủ nghĩa cộng sản và chức năng tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản mà nó đang làm mà thôi. không cần biết đến lương tâm Người hay bất cứ điều gì khác. Một loại khác có thể nói chúng còn chút suy nghĩ, nhưng vì miếng cơm manh áo mà đành a dua về hành vi, bỏ mặc hậu quả sảy ra. Cả hai loại này đều vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của bộ máy tuyên truyền cộng sản Việt Nam.
Trong vụ việc đòi đất đòi công lý của Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã có quá nhiều bài viết, phóng sự của bộ máy tuyên truyền vốn lấy các thủ đoạn tuyên truyền vô đạo đức, vô luân mà chủ thuyết cộng sản xây dựng từ bên Nga Xô - Trung Cộng... rồi truyền về cho người cộng sản Việt Nam. Nó đã phát đi rồi, không thu lại được nữa, xã hội loài người còn lưu giữ và phán xử công bằng. Cũng đã có quá nhiều bài viết, hình ảnh vạch mặt chỉ tên những kẻ gian trá, những trò bịp bợm của báo chí truyền hình nhà nước cộng sản … Tôi không muốn nhắc lại tên tuổi, thủ đoạn họ đã từng dùng. Chính nhờ cộng sản có bộ máy tuyên truyền như thế mà nó đã lừa bịp, áp đảo được dân Việt bao năm nay. Cái bộ máy về người có vẻ như nuôi báo cô, không hiệu quả của cộng sản. Trong trường hợp này lý giải tại sao cộng sản không chịu giảm biên chế, mà thậm chí còn tăng. Có lẽ còn rất nhiều người thiếu những hiểu biết tối thiểu về cộng sản. Nên cộng sản còn đất sống.
Truyền thông cộng sản - Bộ máy tuyên truyền cộng sản đã có biết bao nhiêu người là nạn nhân của nó, thậm chí người cộng sản còn phải la lên rằng họ là nạn nhân của báo chí, của truyền thanh truyền hình (như trường hợp Nguyễn Việt Tiến - cựu thứ trưởng BGTVT - cựu bị can vụ PMU 18, hiện vẫn là đảng viên cộng sản). Vầy thì nói gì đến người dân? Nói gì đến giáo dân - một lớp người mà trong xã hội cộng sản họ luôn luôn bị kỳ thị?
Thế mà ngày nay tại Việt Nam, con số không nhỏ những nhà báo cộng sản làm truyền thông, viết bài, làm xong phóng sự, thuyết minh trên đài... để nhận mấy đồng bạc của đảng, họ quay lưng lại với đồng bào, không còn chút lương tâm tối thiểu trước khốn cùng của tha nhân, trong khi Mác, ông tổ của học thuyết cộng sản viết rằng: "Chỉ có súc vật mới thản nhiên liếm bộ lông của mình ngay trước đau khổ của đồng loại mà thôi."
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tính chất độc đáo của Thánh Kinh
Vũ Văn An
00:43 04/10/2008
Tính chất độc đáo của Thánh Kinh
Tôi thường được nghe đi nghe lại câu hỏi sau đây: “Ông không đọc Sách Thánh chứ, phải không?” hoặc “còn sao nữa, Sách Thánh cũng chỉ là một cuốn sách như những cuốn sách khác; ông nên đọc cuốn...”. Tôi có quen một sinh viên. Anh ta rất hãnh diện có một cuốn Sách Thánh trên giá sách cùng với những cuốn sách khác nổi danh khác, chỉ có điều anh ta chẳng bao giờ đụng đến nó. Lại có một giáo sư kia luôn hạ thấp giá trị Sách Thánh trước mặt học trò và chỉ nghĩ đến việc đọc nó cũng khiến ông cười khẩy, chứ đừng nói đến chuyện lưu giữ trong thư viện.
Thiển nghĩ những câu hỏi và nhận xét như trên chứng tỏ các tác giả đều là những người suy nghĩ một chiều, có thiên kiến, ít hiểu biết và ít đọc sách. Vì thực sự Sách Thánh phải là sách hàng đầu trên giá sách của ta. Nó hết sức độc đáo. Vâng, đúng thế, rất độc đáo! Giáo sư M. Montiero-William, cựu giáo sư Sanskrit của đại học Boden, người đã dành cả 42 năm nghiên cứu các sách Phương Đông, đã nói như sau khi so sánh chúng với Sách Thánh: “Nếu muốn, các bạn hãy xếp chúng ở phía trái bàn học; nhưng hãy đặt một mình cuốn Thánh Kinh của bạn ở phía mặt, vâng chỉ một mình nó thôi, tách biệt hẳn những cuốn kia. Vì, có cả một hố thẳm giữa nó và những cuốn vốn được coi là sách thánh của Phương Đông kia, một hố thẳm khiến nó hoàn toàn khác biệt hẳn các cuốn sách ấy, khác hoàn toàn và khác mãi mãi... một hố thẳm sẽ không bao giờ được nối liền bằng bất cứ khoa học tư tưởng tôn giáo nào” (Collett, Sidney. All About the Bible. Old Tappan: Revell n.d. pp 314,315).
Sau đây là một số cơ sở chứng minh tính chất độc đáo của Thánh Kinh:
1. Độc đáo vì tính liên tục của nó
Đây là một Sách đã được viết trong khoảng thời gian hơn 1500 năm, qua 40 thế hệ, do 40 tác giả thuộc nhiều giai cấp xã hội khác nhau như vua chúa, nông dân, triết gia, ngư phủ, thi nhân, nhà cai trị, học giả... Moses, một lãnh tụ chinh trị, được huấn luyện từ các đại học Ai-Cập; Peter, một ngư phủ; Amos, một người chăn cừu; Joshua, một tướng lãnh; Nehemiah, một người hầu rượu; Daniel, một thủ tướng; Luke, một y sĩ; Solomon, một nhà vua; Matthew, một viên thu thuế; Paul, một giáo sĩ... Lại được viết tại nhiều nơi khác nhau: Moses nơi hoang địa, Jeremiah nơi ngục thất, Daniel trên sườn đồi và trong điện ngọc, Paul trong khám lớn, Luke lúc du hành, John trên đảo Patmos... Và viết vào những thời điểm khác nhau: David trong thời chiến, Salomon trong cảnh thái bình. Viết trong những tâm trạng khác nhau: kẻ viết trong hân hoan, người viết trong sầu muộn. Viết tại 3 lục địa khác nhau: Á Châu, Phi Châu và Âu Châu, bằng ba ngôn ngữ khác nhau: Hi-bá-lai (Hebrew), ngôn ngữ chính của Cựu Ước (được gọi là “ngôn ngữ Judah” trong Vua 2 18:26-28), và “ngôn ngữ Canaan” trong Isaiah 19:18); Aramaic, ngôn ngữ chung miền Cận Đông cho đến thời Alexander Đại Đế (Tk 6 B.C – Tk 4 B.C.); Hy-lạp, ngôn ngữ của Tân Ước, một ngôn ngữ được coi là quốc tế vào thời Chúa Giêsu. Liên tục tính của Thánh Kinh còn được chứng tỏ qua hàng ngàn những đề tài bề ngoài xem ra chống chọi nhau mà kỳ thực rất ăn ý hòa hợp với nhau kết thành một câu chuyện duy nhất: câu chuyện Thiên Chúa cứu vớt con người. Từ Sáng Thế cho đến Khải Huyền, biết bao vấn đề chung qui chỉ nhằm kể lại cùng một câu chuyện ấy. Geisler và Nix nhận xét như sau: “Thiên Đàng Bị Đánh Mất trong Sáng Thế đã trở thành Thiên Đàng Đuợc Tìm Lại trong Khải Huyền. Cây sự sống khi bị rào lại trong Sáng Thế, đã được mở ra vĩnh viễn trong Khải Huyền” (Geisler, Norman L. & William E. Nix. A General Introduction to the Bible. Chicago: Moody Press,1968, p. 24). Còn F.F. Bruce thì cho hay: “Bất cứ bộ phận nào của cơ thể cũng chỉ có thể giải thích thích đáng khi qui chiếu với toàn bộ cơ thể. Bất cứ phần nào của Thánh Kinh cũng chỉ có thể giải thích thích đáng khi qui chiếu với toàn bộ Thánh Kinh mà thôi... (Thực vậy) Thánh Kinh không phải chỉ là một hợp tuyển; vì có cả một sự thống nhất nối kết toàn bộ với nhau. Hợp tuyển do một người chọn lựa góp nhặt nên, nhưng đâu có người nào góp nhặt tạo ra Thánh Kinh” (Bruce, F.F. The Books and the Parchments. Rev. ed. Westwood: Fleming H. Revell Co., 1963, pp.88-89).
2. Độc đáo vì sự phổ biến của nó
Chúng tôi chỉ xin dựa vào các con số của Thánh Kinh Hiệp Hội (Bible Societies) như đã được trình bày trong Encyclopedia Britannica, Encyclopedia Americana, One Thousand Wonderful Things About the Bible (Pickering), All About the Bible (Collett), A General Introduction to the Bible (Geisler and Nix):
SỐ THÁNH KINH ĐƯỢC XUẤT BẢN
Thánh Kinh được nhiều người đọc, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, và số lượng ấn hành hoặc từng phần hoặc trọn bộ nhiều hơn bất cứ sách nào khác. Nhiều người cho rằng trong một thời gian nhất định nào đó, có thể có những cuốn sách khác được bán nhiều hơn. Tuy nhiên, xét toàn bộ, không có sách nào có thể so sánh với Thánh Kinh về số lượng phát hành. Sách lớn đầu tiên được in chính là bản Thánh Kinh Vulgate (Bản Phổ thông) bằng tiếng Latinh. Nó được in tại nhà in của Gutenberg.
Hy Pickering cho hay vào tiền bán Thế Kỷ 20, để thoả mãn yêu cầu, Hội Thánh Kinh tại Anh và các Hội Thánh Kinh ngoại quốc khác đã cứ “ba giây bất kể ngày đêm phải ấn hành một bản; 22 bản mỗi phút; 1,369 bản mỗi giờ; 32,876 bản mỗi ngày một năm. Cũng là điều lý thú khi biết rằng con số Thánh Kinh lớn lao ấy đã được gửi đi khắp nơi trên thế giới bằng 4,583 kiện hàng cân nặng 490 tấn” (Ramm, Bernard. Protestant Christian Evidence. Chicago: Moody Press, 1957, p.227). Cuốn The Cambridge History of the Bible cho hay: “Không có sách nào ví được với Thánh Kinh về số lượng lưu hành đều đặn ấy” (Greenslade, Stanley Lawrence (chủ biên), New York: Cambridge University Press, 1963, p. 479).
3. Độc đáo vì các bản dịch
Thánh Kinh là một trong những sách lớn đầu tiên được phiên dịch: Bản Bẩy Mươi dịch Thánh Kinh bằng tiếng Hibálai qua tiếng Hylạp, vào khoảng năm 250 B.C. Nó là sách được dịch đi dịch lại nhiều lần và được diễn giải nhiều hơn bất cứ sách nào khác hiện có trên thế giới. Theo Bách khoa Từ Điển Anh, “đến năm 1966, trọn bộ Thánh Kinh xuất hiện trong 240 thứ tiếng và thổ ngữ khác nhau... một hoặc hai cuốn trong bộ Thánh Kinh đã xuất hiện trong 739 thứ tiếng khác nữa...Có cả thẩy 3,000 dịch giả làm việc giữa các năm 1950-1960 để phiên dịch Thánh Kinh” (cuốn 3, 1970, p.588).
4. Độc đáo vì sự sống còn của nó
Được viết trên những chất liệu dễ hư, lại bị sao đi chép lại hàng trăm năm trước thời kỳ tìm ra máy in, Thánh Kinh vẫn không suy giảm về văn phong, nét chính xác và sự sống còn của mình. So với các trước tác cổ khác, Thánh Kinh có nhiều chứng cớ về thủ bản (manuscripts) hơn bất cứ 10 tác phẩm cổ điển nào khác hợp lại. John Warwick Montgomery cho hay: “hoài nghi bản văn tồn tại của Thánh Kinh là cho phép người ta phải loại bỏ mọi văn bản cổ, vì không có một tài liệu cổ nào có giá trị về thư mục học (bibliographically) cho bằng Tân Ước “ (History and Christianity. Downers Grove, Il 60515: Inter-Varsity Press, 1971, p. 29). Bernard Ramm đề cập đến sự chân xác (accuracy) và con số các bản chép tay của Thánh Kinh như sau: “Người Do-Thái gìn giữ Thánh Kinh như chưa bao giờ có một bản chép tay nào được gìn giữ như thế... Với các văn bản truyền thuống (massora), họ giữ sổ kiểm soát từng chữ, từng vần, từng từ từng cú. Họ có những loại người đặc biệt mà nhiệm vụ duy nhất là bảo tồn và lưu truyền những bản văn này một cách vô cùng trung thành, ký lục, luật sĩ, người sao chép (massoretes). Đâu có ai đã đi đếm từng chữ từng vần của Plato hoặc Aristotle, của Ciceron hoặc của Seneca chưa?” (Đã dẫn, p. 230, 231).
So sánh Thánh Kinh với các trước tác của Shakespeare, John Lea, trong The Greatest Book in the World, viết như sau: “Xem ra có vẻ lạ ở điểm văn bản của Shakespeare dù mới chỉ xuất hiện non hai trăm tám mươi năm nay, vậy mà lại kém chính xác và bị sai lạc rất nhiều so với văn bản của Tân Ước, là văn bản đã có từ hơn mười tám thế kỷ qua, trong đó hết mười lăm thế kỷ dưới dạng chép tay... Người ta có thể nói có lẽ chỉ trừ chừng mười hai hoặc hai chục ngoại lệ, văn bản của từng câu trong Tân Ước đã được hầu hết các học giả đồng ý cho là ổn định, đến nỗi nếu có tranh luận về lối đọc của nó thì chỉ là vấn đề giải thích từ ngữ hơn là nghi hoặc về chính từ ngữ ấy. Còn đối với trọn bộ ba mươi bẩy kịch bản của Shakespeare, kịch bản nào cũng có hàng trăm lối đọc còn đang trong vòng tranh luận, mà phần lớn lại ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của đoạn văn trong những từ ngữ ấy xuất hiện” (Philadelphia, 1929, p. 15)
Mà nào Thánh Kinh có được sống thanh thản đâu! Nó liên tục bị những tấn công hiểm ác chưa có sách nào sánh bằng. Nhiều người đã ráng thiêu hủy nó, ngăn cấm nó và đặt nó “ra ngoài vòng pháp luật từ những ngày của các hoàng đế La-mã đền những quốc gia do Cộng Sản thống trị ngày nay”. Sidney Collett, trong cuốn All About the Bible, viết: “Voltaire, một kẻ vô tín ngưỡng nổi tiếng của Pháp, chết năm 1778, có lần nói rằng trong vòng một trăm năm sau thời đại ông, Kitô giáo sẽ bị quét sạch khỏi cõi nhân sinh và sẽ lui vào lịch sử. Thế nhưng điều gì thực sự đã xẩy ra? Voltaire đã lui vào lịch sử, trong khi việc lưu hành Thánh Kinh vẫn gia tăng khắp nơi trên thế giới, mang ơn phúc đến bất cứ nơi nào nó xuất hiện. Thí dụ, Nhà thờ Chính toà Anh giáo tại Zanzibar đã được xây trên nền Chợ Nô Lệ ngày trước, và Bàn Hiệp Lễ được dựng ngay trên chính địa điểm dùng làm cột đánh đòn hồi đó! Thế giới đầy những thí dụ như vậy... Như ai đó nói rất đúng rằng ráng chặn đứng Thánh Kinh khỏi lưu hành cũng giống như thể ghé vai vào cái bánh xe đang cháy rực của Mặt Trời để nó ngưng không còn sản xuất ra cái sức nóng kinh khủng nữa” (Old Tappan: Revell, n.d. p. 63). Cũng oái oăm thay cho Voltaire, “chỉ năm mươi năm sau ngày ông chết, Hội Thánh kinh của Geneva đã dùng máy và nhà in của chính ông để in hàng ngàn Sách Thánh” (Geisler, Norman L. and William E. Nix, A General Introduction to the Bible. Chicago: Moody Press, 1968, p.132).
Năm 303 A.D., Diocletian ra chiếu chỉ cấm Kitô hữu thực hành việc thờ phượng và ra lệnh tiêu hủy Thánh Kinh của họ. “... Chiếu chỉ của hoàng đế được phổ biến khắp nơi, ra lệnh phải san bằng các nhà thờ và thiêu đốt các Sách Thánh, và công bố rằng những người hiện đang giữ các chức vụ cao sẽ mất hết quyền dân sự, còn mọi người dân giã nếu cứ cố tình tuyên xưng Kitô giáo, sẽ mất hết quyền tự do” (Greenslade, Stanley Lawrence (chủ biên), Cambridge History of the Bible. New York, Cambridge University Press, 1963, p.476). Oái oăm lịch sử là chỉ 25 năm sau, Constantine, người kế vị Diocletian, đã dùng ngân quĩ nhà nước để thực hiện 50 bản Thánh Kinh.
Sống còn qua bách hại, Thánh Kinh cũng sống còn qua công kích nữa. H. L. Hastings đã minh họa như sau về những cuộc tấn kích của những người vô đạo và hoài nghi chống Thánh Kinh: “Những kẻ vô đạo suốt trong một nghìn tám trăm năm qua đã luôn luôn bác khước và hạ bệ Thánh Kinh, nhưng Thánh Kinh vẫn đứng vững như bàn thạch. Số lượng lưu hành ngày một gia tăng, càng ngày càng được mộ mến, trân quí và tìm đọc hơn bao giờ hết. Những người vô đạo, khi tấn công như thế, chỉ làm nó xây sát như người dùng búa đóng đinh nện vào Kim Tự Tháp Ai Cập” (Lea, John W. The Greatest Book in the World. Philadelphia, 1929, p.17). Bernard Ramm thì cho hay: “Cả hàng ngàn lần rồi, chuông báo tử Sách Thánh đã được gióng lên, kiệu đưa xác đã được sắp xếp, bia mộ đã được khắc xong, và án lệnh đã được đọc. Ấy thế nhưng cái xác đâu có chịu nằm im. Chưa có sách nào từng bị chặt, sẻ, sàng sẩy, bới móc, và phỉ báng cho bằng. Đã có sách triết lý hay tôn giáo hoặc tâm lý hay văn chương cổ hoặc tân thời nào từng bị tấn công hàng loạt như Sách Thánh hay chưa? Tấn công một cách thâm độc và đầy nghi hoặc? Một cách toàn diện và uyên bác nữa? Từng chương, từng giòng và từng chủ trương? Ấy thế nhưng Thánh Kinh vẫn được hàng triệu người yêu mến, đọc và nghiên cứu” (Đã dẫn, p.232, 233).
Một điều lý thú nên ghi nhận là cái “Giả thiết Tài liệu” (Documentary Hypothesis) xuất hiện những năm gần đây. Người ta cho rằng ngoại trừ lý do có nhiều danh xưng được xử dụng để chỉ về Chúa ra, sở dĩ cần có giả thiết này là vì Ngũ Kinh không thể do Moses trước tác ra được, vì thời Moses làm gì đã có chữ viết, mà có có đi nữa, thì cũng chưa được xử dụng một cách rộng rãi. Như vậy thì hiển nhiên phải do những tác giả sau này. Và đó là công trình của phê phán: chính các soạn giả J, E, P, D đã sắp xếp Ngũ Kinh lại với nhau. Những người chủ trương Giả Thiết này còn đi xa hơn bằng cách chia một câu thành ra ba bốn tác giả khác nhau. Nhờ thế, họ dựng lên cả một thứ cấu trúc phê phán vĩ đại. Nhưng rồi ai đó đã khám phá ra “tấm bia đen” (black stele) (xem Unger, Merrill F. Archaeology and the Old Testament. Chicago: Moody Press, 1954, p. 444). Tấm bia này có khắc những chữ như hình cái nêm và đó là bộ luật Hammurabi rất chi tiết. Tấm bia này có sau thời Moses phải không? Dạ không ! Nó có trước thời Moses; không những thế, nó còn đi trước các trước tác của Moses ít nhất cũng 3 thế kỷ. Ấy thế mà Moses vẫn bị người ta coi là anh chàng ăn lông ở lỗ đến mẫu tự cũng không có! Và cái “Giả Thiết Tài Liệu” kia vẫn tiếp tục được truyền dạy. Phái này còn cho rằng vào thời Abraham làm gì có dân Hittites, vì không nơi nào có bằng chứng về sắc dân này cả ngoại trừ trong Cựu Ước. Hiển nhiên đó chỉ là huyền thoại. Lại sai nữa, do thành quả của khảo cổ, ngày nay có cả hàng trăm tín liệu rải rác hơn 1,200 năm nhắc đến nền văn minh Hittite (Josh McDowell, Evidence that Demands Verdict, pp.309-311).
5. Độc đáo vì nội dung của nó
Wilbur Smith, người đã sưu tập hơn 25,000 cuốn sách, cho hay trong suốt năm ngàn năm lịch sử con người, chưa có cuốn sách nào sánh với Thánh Kinh. “Đó là cuốn sách duy nhất chứa đựng phần lớn các lời tiên tri liên quan đến từng dân tộc, đến Israel, đến mọi người trên mặt đất, nhất là về việc xuất hiện của Đấng sẽ là Cứu Tinh. Thế giới cổ thời có nhiều phương thế khác nhau để xác định tương lai, mà người ta gọi chung là bói toán (divination), nhưng trong toàn bộ sách vở Hy-lạp và La-tinh, mặc dù người ta có dùng từ ngữ tiên tri, hay nói tiên tri (prophecy), nhưng không bao giờ ta gặp được lời tiên tri thực sự cá biệt nào có thể tiên đoán những biến cố lịch sử lớn lao trong một tương lai xa thẳm, cũng như lời tiên tri nào về một Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện trong nhân loại...” (The Incomparable Book. Minneapolis: Beacon Publications, 1961, p. 9).
Mặt khác, Thánh Kinh có một nội dung lịch sử thật phong phú. Từ Samuel I đến Chronicles II, người ta đọc thấy lịch sử của Israel trải dài hơn năm thế kỷ. Trong The Cambridge Ancient History (Vol. 1, p.222), ta đọc thấy: “Chắc chắn người Do-Thái đã biểu lộ tính thiên tài củahọ trong việc dựng lại lịch sử, và Cựu Ước đã bao hàm một trước tác lâu đời nhất về lịch sử hiện còn được lưu giữ”. Nhà khảo cổ danh tiếng, Giáo sư Albright, đã bắt đầu thiên khảo luận của ông The Bible Period bằng những lời sau đây: “Truyền thống quốc gia Hi-bá-lai trổi vượt hơn mọi truyền thống khác trong bức tranh rõ rệt của họ về nguồn gốc bộ tộc và gia đình. Ở Ai-Cập và Babylon, ở Assyria và Phoenicia, ở Hy-lạp và La-mã, ta không thể tìm thấy điều gì sánh bằng. Cũng chẳng có chi trong truyền thống Đức, Ấn Độ và cả Trung Hoa nữa có thể sản xuất ra một hình ảnh tương tự, vì những ký ức lịch sử sớm nhất của họ chỉ là những áng văn gạn lọc đến méo mó nói về những truyền thống triều đại xưa, mà không hề có dấu vết nào đề cập đến những mục tử hay nông dân đứng đàng sau những bán thần (demigod) hay vua chúa dẫn đầu việc ghi chép của họ. Trong các trước tác cổ xưa nhất về lịch sử của Ấn Độ (bộ Puranas) cũng như nơi các sử gia đầu tiên của Hy-lạp, ta không thấy ngụ ý nào cho thấy giòng giống Indo-Aryans và giòng giống Hellenes xưa kia là những dân du mục đã từ phương bắc tràn vào mảnh đất họ sinh sống sau này. Tuy người Assyria có mơ hồ nhớ được rằng các nhà cai trị đầu tiên của họ là những người ở lều, nhưng từ đâu tới thì họ không nhớ chút nào” (Finkelstein, Louis (chủ biên) The Jews, Their History, Culture, and Religion. Vol.1, ấn bản 3. New York: Harper and Brothers, 1960, p. 3). Bảng liệt kê tên các nước ở Sáng Thế 10 là một trình thuật lịch sử chính xác một cách lạ lùng. Cũng theo Albright, “Nó tuyệt đối độc nhất trong nền văn chương cổ thời, cả người Hy-lạp cũng không có được cái gì sánh với nó được... Bảng kê tên các nước vẫn còn là một tài liệu chính xác một cách lạ lùng...” (Albright, William F. Recent Discoveries in Bible Lands. New York: Funk and Wagnalls, 1955, p.70).
Tính chất độc đáo cũng còn tìm thấy ở một phương diện khác đó là Thánh Kinh đề cập một cách hết sức thành thật đến tội lỗi của các nhân vật. Hãy đọc các sách tiểu sử ngày nay, ta sẽ thấy người ta tìm cách đậy điệm, bỏ sót hay làm ngơ nhiều khía cạnh đen tối của các nhân vật. Phần lớn các thiên tài văn chương đã được tô vẽ như là thánh nhân. Thánh Kinh không làm như thế. Nó chỉ kể lại sự thực. Tội lỗi các nhân vật bị lên án: Thứ Luật 9:24; tội lỗi các tổ phụ: Sáng Thế 12:11-13, 49:5-7; các tác giả Phúc âm mô tả các lỗi lầm của chính mình và của các Tông đồ: Mt 8:10-26, 26-31-56, Mc: 6:52, 8:18, Lc: 8:24,25, 9:40-45, Jn: 10:6, 16:32; các lộn xộn trong Giáo hội: 1 Cor: 1:11, 15:12, II Cor: 2:4...
6. Độc đáo vì các ảnh hưởng đối với các nền văn chương chung quanh
Trong cuốn The Greatest English Classic, Clelanld B. McAfee cho hay: “Nếu mọi cuốn Thánh Kinh trong một thành phố đáng kể nào đó bị hủy diệt, thì chính Thánh Kinh vẫn sẽ dễ dàng được tái tạo trong những phần chủ yếu nhờ những trích đoạn của các tác phẩm khác trong thư viện thành phố ấy. Có những công trình do hầu hết các tác giả văn chương lớn biên soạn dành để đặc biệt chứng tỏ rằng Thánh Kinh đã ảnh hưởng đến họ ra sao” (New York, 1912, p.134). Sử gia Philip Schaff, trong cuốn The Person of Christ, American Tract Society, 1913 đã đề cập đến ảnh hưởng của Thánh Kinh và con người Đấng Cứu thế như sau: “Đức Giêsu của thành Nagiarét này, tuy không tiền không súng, nhưng đã chinh phục nhiều triệu người hơn cả Alexander, Caesar, Mohammed, và Napoleon; tuy không nghiên cứu học hành, nhưng Ngài đã chiếu dọi nhiều ánh sáng trên các sự vật nhân bản và thần linh hơn mọi triết gia và học giả cộng lại; tuy không học khoa hùng biện của bất cứ trường phái nào, nhưng Ngài đã nói những lời đem lại sức sống như chưa bao giờ trước đó và sau đó đã có, và tạo ra những hiệu quả vượt xa tầm với của bất cứ nhà hùng biện hoặc thi nhân nào; tuy không viết một giòng nào, nhưng Ngài đã khởi động nhiều cây viết, cung cấp thể tài cho nhiều bài giảng, bài tranh luận, các tác phẩm uyên bác, các công trình nghệ thuật, và các bài ca tán tụng hơn hẳn toàn bộ các vĩ nhân của cổ và tân thời”. Còn Bernard Ramm thì thêm như sau: “Từ thời các Giáo phụ Tông đồ nghĩa là từ những năm 95 công nguyên cho đến ngày nay, có cả một giòng văn chương vĩ đại lấy cảm hứng từ Thánh Kinh – từ điển Thánh Kinh, Bách khoa Thánh Kinh, Ngữ vựng Thánh Kinh, Bản đồ Thánh Kinh, địa dư Thánh Kinh. Những tác phẩm ấy chỉ là những khởi đầu. Vì ta còn phải kể đến những thư mục vĩ đại xung quanh thần học, giáo dục tôn giáo, thánh ca học, truyền giáo học, ngôn ngữ Thánh Kinh, lịch sử Giáo hội, tiểu sử tôn giáo, các trước tác đạo đức, các chú giải bình luận, triết học tôn giáo, các chứng tá, hộ giáo, v.v... Con số dường như vô tận” (Ramm, Bernard, Protestant Christian Evidences. Chicago: Moody Press, 1957,p.239).
Để kết luận, tưởng cũng nên nhớ một điều Thánh Kinh là cuốn sách duy nhất đã được đưa ra ngoại tầng không gian, dưới hình thức microfilm. Nó cũng là sách mắc tiền nhất thế giới. Cuốn Thánh Kinh bằng tiếng Latin (bản Vulgate) do Gutenberg in đã được bán với giá $100,000 (Mỹ Kim). Người Nga bán cho nước Anh bộ Thánh Kinh Codex Sinaiticus với giá $510,000 (Mỹ Kim).
Theo Josh McDowell, Evidence That Demands Verdict, Campus Crusade for Christ, San Bernardino,1979
Tôi thường được nghe đi nghe lại câu hỏi sau đây: “Ông không đọc Sách Thánh chứ, phải không?” hoặc “còn sao nữa, Sách Thánh cũng chỉ là một cuốn sách như những cuốn sách khác; ông nên đọc cuốn...”. Tôi có quen một sinh viên. Anh ta rất hãnh diện có một cuốn Sách Thánh trên giá sách cùng với những cuốn sách khác nổi danh khác, chỉ có điều anh ta chẳng bao giờ đụng đến nó. Lại có một giáo sư kia luôn hạ thấp giá trị Sách Thánh trước mặt học trò và chỉ nghĩ đến việc đọc nó cũng khiến ông cười khẩy, chứ đừng nói đến chuyện lưu giữ trong thư viện.
Thiển nghĩ những câu hỏi và nhận xét như trên chứng tỏ các tác giả đều là những người suy nghĩ một chiều, có thiên kiến, ít hiểu biết và ít đọc sách. Vì thực sự Sách Thánh phải là sách hàng đầu trên giá sách của ta. Nó hết sức độc đáo. Vâng, đúng thế, rất độc đáo! Giáo sư M. Montiero-William, cựu giáo sư Sanskrit của đại học Boden, người đã dành cả 42 năm nghiên cứu các sách Phương Đông, đã nói như sau khi so sánh chúng với Sách Thánh: “Nếu muốn, các bạn hãy xếp chúng ở phía trái bàn học; nhưng hãy đặt một mình cuốn Thánh Kinh của bạn ở phía mặt, vâng chỉ một mình nó thôi, tách biệt hẳn những cuốn kia. Vì, có cả một hố thẳm giữa nó và những cuốn vốn được coi là sách thánh của Phương Đông kia, một hố thẳm khiến nó hoàn toàn khác biệt hẳn các cuốn sách ấy, khác hoàn toàn và khác mãi mãi... một hố thẳm sẽ không bao giờ được nối liền bằng bất cứ khoa học tư tưởng tôn giáo nào” (Collett, Sidney. All About the Bible. Old Tappan: Revell n.d. pp 314,315).
Sau đây là một số cơ sở chứng minh tính chất độc đáo của Thánh Kinh:
1. Độc đáo vì tính liên tục của nó
Đây là một Sách đã được viết trong khoảng thời gian hơn 1500 năm, qua 40 thế hệ, do 40 tác giả thuộc nhiều giai cấp xã hội khác nhau như vua chúa, nông dân, triết gia, ngư phủ, thi nhân, nhà cai trị, học giả... Moses, một lãnh tụ chinh trị, được huấn luyện từ các đại học Ai-Cập; Peter, một ngư phủ; Amos, một người chăn cừu; Joshua, một tướng lãnh; Nehemiah, một người hầu rượu; Daniel, một thủ tướng; Luke, một y sĩ; Solomon, một nhà vua; Matthew, một viên thu thuế; Paul, một giáo sĩ... Lại được viết tại nhiều nơi khác nhau: Moses nơi hoang địa, Jeremiah nơi ngục thất, Daniel trên sườn đồi và trong điện ngọc, Paul trong khám lớn, Luke lúc du hành, John trên đảo Patmos... Và viết vào những thời điểm khác nhau: David trong thời chiến, Salomon trong cảnh thái bình. Viết trong những tâm trạng khác nhau: kẻ viết trong hân hoan, người viết trong sầu muộn. Viết tại 3 lục địa khác nhau: Á Châu, Phi Châu và Âu Châu, bằng ba ngôn ngữ khác nhau: Hi-bá-lai (Hebrew), ngôn ngữ chính của Cựu Ước (được gọi là “ngôn ngữ Judah” trong Vua 2 18:26-28), và “ngôn ngữ Canaan” trong Isaiah 19:18); Aramaic, ngôn ngữ chung miền Cận Đông cho đến thời Alexander Đại Đế (Tk 6 B.C – Tk 4 B.C.); Hy-lạp, ngôn ngữ của Tân Ước, một ngôn ngữ được coi là quốc tế vào thời Chúa Giêsu. Liên tục tính của Thánh Kinh còn được chứng tỏ qua hàng ngàn những đề tài bề ngoài xem ra chống chọi nhau mà kỳ thực rất ăn ý hòa hợp với nhau kết thành một câu chuyện duy nhất: câu chuyện Thiên Chúa cứu vớt con người. Từ Sáng Thế cho đến Khải Huyền, biết bao vấn đề chung qui chỉ nhằm kể lại cùng một câu chuyện ấy. Geisler và Nix nhận xét như sau: “Thiên Đàng Bị Đánh Mất trong Sáng Thế đã trở thành Thiên Đàng Đuợc Tìm Lại trong Khải Huyền. Cây sự sống khi bị rào lại trong Sáng Thế, đã được mở ra vĩnh viễn trong Khải Huyền” (Geisler, Norman L. & William E. Nix. A General Introduction to the Bible. Chicago: Moody Press,1968, p. 24). Còn F.F. Bruce thì cho hay: “Bất cứ bộ phận nào của cơ thể cũng chỉ có thể giải thích thích đáng khi qui chiếu với toàn bộ cơ thể. Bất cứ phần nào của Thánh Kinh cũng chỉ có thể giải thích thích đáng khi qui chiếu với toàn bộ Thánh Kinh mà thôi... (Thực vậy) Thánh Kinh không phải chỉ là một hợp tuyển; vì có cả một sự thống nhất nối kết toàn bộ với nhau. Hợp tuyển do một người chọn lựa góp nhặt nên, nhưng đâu có người nào góp nhặt tạo ra Thánh Kinh” (Bruce, F.F. The Books and the Parchments. Rev. ed. Westwood: Fleming H. Revell Co., 1963, pp.88-89).
2. Độc đáo vì sự phổ biến của nó
Chúng tôi chỉ xin dựa vào các con số của Thánh Kinh Hiệp Hội (Bible Societies) như đã được trình bày trong Encyclopedia Britannica, Encyclopedia Americana, One Thousand Wonderful Things About the Bible (Pickering), All About the Bible (Collett), A General Introduction to the Bible (Geisler and Nix):
SỐ THÁNH KINH ĐƯỢC XUẤT BẢN
NIÊN BIỂU | SỐ THÁNH KINH | TÂN ƯỚC | MỘT PHẦN |
Đến 1804 | |||
(Thánh kinh Hội Anh) | 409,000,000 | x | x |
1928 | |||
(Guideons of America) | 965,000 | x | x |
1928 | |||
(Thánh kinh Hội-Tôcách lan) | 88,070,068 | ||
(Thánh kinh Hội Dublin) | 6,987,961 | ||
1927 | |||
(Thánh kinh Hội Đức) | 900,000 1930 | 12,000,000 | |
Đến 1932 | 1,330,213,815 | ||
1947 | 14,108,436 | ||
1951 | 952,666 | 1,913,314 | 13,135,965 |
1955 | 25,393,161 | ||
1950-1960 (hàng năm) | 3,037,898 | 3,223,986 | 18,417,989 |
1963 | 54,123,820 | ||
1964 | |||
(Thánh kinh Hội Mỹ) | 1,665,559 | ||
1964 | |||
(Các Hội Thánh kinh khác) | 69,852,337 | 2,620,248 | 39,856,207 |
1965 | 76,953,369 | ||
1966 | 87,398,961 |
Thánh Kinh được nhiều người đọc, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, và số lượng ấn hành hoặc từng phần hoặc trọn bộ nhiều hơn bất cứ sách nào khác. Nhiều người cho rằng trong một thời gian nhất định nào đó, có thể có những cuốn sách khác được bán nhiều hơn. Tuy nhiên, xét toàn bộ, không có sách nào có thể so sánh với Thánh Kinh về số lượng phát hành. Sách lớn đầu tiên được in chính là bản Thánh Kinh Vulgate (Bản Phổ thông) bằng tiếng Latinh. Nó được in tại nhà in của Gutenberg.
Hy Pickering cho hay vào tiền bán Thế Kỷ 20, để thoả mãn yêu cầu, Hội Thánh Kinh tại Anh và các Hội Thánh Kinh ngoại quốc khác đã cứ “ba giây bất kể ngày đêm phải ấn hành một bản; 22 bản mỗi phút; 1,369 bản mỗi giờ; 32,876 bản mỗi ngày một năm. Cũng là điều lý thú khi biết rằng con số Thánh Kinh lớn lao ấy đã được gửi đi khắp nơi trên thế giới bằng 4,583 kiện hàng cân nặng 490 tấn” (Ramm, Bernard. Protestant Christian Evidence. Chicago: Moody Press, 1957, p.227). Cuốn The Cambridge History of the Bible cho hay: “Không có sách nào ví được với Thánh Kinh về số lượng lưu hành đều đặn ấy” (Greenslade, Stanley Lawrence (chủ biên), New York: Cambridge University Press, 1963, p. 479).
3. Độc đáo vì các bản dịch
Thánh Kinh là một trong những sách lớn đầu tiên được phiên dịch: Bản Bẩy Mươi dịch Thánh Kinh bằng tiếng Hibálai qua tiếng Hylạp, vào khoảng năm 250 B.C. Nó là sách được dịch đi dịch lại nhiều lần và được diễn giải nhiều hơn bất cứ sách nào khác hiện có trên thế giới. Theo Bách khoa Từ Điển Anh, “đến năm 1966, trọn bộ Thánh Kinh xuất hiện trong 240 thứ tiếng và thổ ngữ khác nhau... một hoặc hai cuốn trong bộ Thánh Kinh đã xuất hiện trong 739 thứ tiếng khác nữa...Có cả thẩy 3,000 dịch giả làm việc giữa các năm 1950-1960 để phiên dịch Thánh Kinh” (cuốn 3, 1970, p.588).
4. Độc đáo vì sự sống còn của nó
Được viết trên những chất liệu dễ hư, lại bị sao đi chép lại hàng trăm năm trước thời kỳ tìm ra máy in, Thánh Kinh vẫn không suy giảm về văn phong, nét chính xác và sự sống còn của mình. So với các trước tác cổ khác, Thánh Kinh có nhiều chứng cớ về thủ bản (manuscripts) hơn bất cứ 10 tác phẩm cổ điển nào khác hợp lại. John Warwick Montgomery cho hay: “hoài nghi bản văn tồn tại của Thánh Kinh là cho phép người ta phải loại bỏ mọi văn bản cổ, vì không có một tài liệu cổ nào có giá trị về thư mục học (bibliographically) cho bằng Tân Ước “ (History and Christianity. Downers Grove, Il 60515: Inter-Varsity Press, 1971, p. 29). Bernard Ramm đề cập đến sự chân xác (accuracy) và con số các bản chép tay của Thánh Kinh như sau: “Người Do-Thái gìn giữ Thánh Kinh như chưa bao giờ có một bản chép tay nào được gìn giữ như thế... Với các văn bản truyền thuống (massora), họ giữ sổ kiểm soát từng chữ, từng vần, từng từ từng cú. Họ có những loại người đặc biệt mà nhiệm vụ duy nhất là bảo tồn và lưu truyền những bản văn này một cách vô cùng trung thành, ký lục, luật sĩ, người sao chép (massoretes). Đâu có ai đã đi đếm từng chữ từng vần của Plato hoặc Aristotle, của Ciceron hoặc của Seneca chưa?” (Đã dẫn, p. 230, 231).
So sánh Thánh Kinh với các trước tác của Shakespeare, John Lea, trong The Greatest Book in the World, viết như sau: “Xem ra có vẻ lạ ở điểm văn bản của Shakespeare dù mới chỉ xuất hiện non hai trăm tám mươi năm nay, vậy mà lại kém chính xác và bị sai lạc rất nhiều so với văn bản của Tân Ước, là văn bản đã có từ hơn mười tám thế kỷ qua, trong đó hết mười lăm thế kỷ dưới dạng chép tay... Người ta có thể nói có lẽ chỉ trừ chừng mười hai hoặc hai chục ngoại lệ, văn bản của từng câu trong Tân Ước đã được hầu hết các học giả đồng ý cho là ổn định, đến nỗi nếu có tranh luận về lối đọc của nó thì chỉ là vấn đề giải thích từ ngữ hơn là nghi hoặc về chính từ ngữ ấy. Còn đối với trọn bộ ba mươi bẩy kịch bản của Shakespeare, kịch bản nào cũng có hàng trăm lối đọc còn đang trong vòng tranh luận, mà phần lớn lại ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩa của đoạn văn trong những từ ngữ ấy xuất hiện” (Philadelphia, 1929, p. 15)
Mà nào Thánh Kinh có được sống thanh thản đâu! Nó liên tục bị những tấn công hiểm ác chưa có sách nào sánh bằng. Nhiều người đã ráng thiêu hủy nó, ngăn cấm nó và đặt nó “ra ngoài vòng pháp luật từ những ngày của các hoàng đế La-mã đền những quốc gia do Cộng Sản thống trị ngày nay”. Sidney Collett, trong cuốn All About the Bible, viết: “Voltaire, một kẻ vô tín ngưỡng nổi tiếng của Pháp, chết năm 1778, có lần nói rằng trong vòng một trăm năm sau thời đại ông, Kitô giáo sẽ bị quét sạch khỏi cõi nhân sinh và sẽ lui vào lịch sử. Thế nhưng điều gì thực sự đã xẩy ra? Voltaire đã lui vào lịch sử, trong khi việc lưu hành Thánh Kinh vẫn gia tăng khắp nơi trên thế giới, mang ơn phúc đến bất cứ nơi nào nó xuất hiện. Thí dụ, Nhà thờ Chính toà Anh giáo tại Zanzibar đã được xây trên nền Chợ Nô Lệ ngày trước, và Bàn Hiệp Lễ được dựng ngay trên chính địa điểm dùng làm cột đánh đòn hồi đó! Thế giới đầy những thí dụ như vậy... Như ai đó nói rất đúng rằng ráng chặn đứng Thánh Kinh khỏi lưu hành cũng giống như thể ghé vai vào cái bánh xe đang cháy rực của Mặt Trời để nó ngưng không còn sản xuất ra cái sức nóng kinh khủng nữa” (Old Tappan: Revell, n.d. p. 63). Cũng oái oăm thay cho Voltaire, “chỉ năm mươi năm sau ngày ông chết, Hội Thánh kinh của Geneva đã dùng máy và nhà in của chính ông để in hàng ngàn Sách Thánh” (Geisler, Norman L. and William E. Nix, A General Introduction to the Bible. Chicago: Moody Press, 1968, p.132).
Năm 303 A.D., Diocletian ra chiếu chỉ cấm Kitô hữu thực hành việc thờ phượng và ra lệnh tiêu hủy Thánh Kinh của họ. “... Chiếu chỉ của hoàng đế được phổ biến khắp nơi, ra lệnh phải san bằng các nhà thờ và thiêu đốt các Sách Thánh, và công bố rằng những người hiện đang giữ các chức vụ cao sẽ mất hết quyền dân sự, còn mọi người dân giã nếu cứ cố tình tuyên xưng Kitô giáo, sẽ mất hết quyền tự do” (Greenslade, Stanley Lawrence (chủ biên), Cambridge History of the Bible. New York, Cambridge University Press, 1963, p.476). Oái oăm lịch sử là chỉ 25 năm sau, Constantine, người kế vị Diocletian, đã dùng ngân quĩ nhà nước để thực hiện 50 bản Thánh Kinh.
Sống còn qua bách hại, Thánh Kinh cũng sống còn qua công kích nữa. H. L. Hastings đã minh họa như sau về những cuộc tấn kích của những người vô đạo và hoài nghi chống Thánh Kinh: “Những kẻ vô đạo suốt trong một nghìn tám trăm năm qua đã luôn luôn bác khước và hạ bệ Thánh Kinh, nhưng Thánh Kinh vẫn đứng vững như bàn thạch. Số lượng lưu hành ngày một gia tăng, càng ngày càng được mộ mến, trân quí và tìm đọc hơn bao giờ hết. Những người vô đạo, khi tấn công như thế, chỉ làm nó xây sát như người dùng búa đóng đinh nện vào Kim Tự Tháp Ai Cập” (Lea, John W. The Greatest Book in the World. Philadelphia, 1929, p.17). Bernard Ramm thì cho hay: “Cả hàng ngàn lần rồi, chuông báo tử Sách Thánh đã được gióng lên, kiệu đưa xác đã được sắp xếp, bia mộ đã được khắc xong, và án lệnh đã được đọc. Ấy thế nhưng cái xác đâu có chịu nằm im. Chưa có sách nào từng bị chặt, sẻ, sàng sẩy, bới móc, và phỉ báng cho bằng. Đã có sách triết lý hay tôn giáo hoặc tâm lý hay văn chương cổ hoặc tân thời nào từng bị tấn công hàng loạt như Sách Thánh hay chưa? Tấn công một cách thâm độc và đầy nghi hoặc? Một cách toàn diện và uyên bác nữa? Từng chương, từng giòng và từng chủ trương? Ấy thế nhưng Thánh Kinh vẫn được hàng triệu người yêu mến, đọc và nghiên cứu” (Đã dẫn, p.232, 233).
Một điều lý thú nên ghi nhận là cái “Giả thiết Tài liệu” (Documentary Hypothesis) xuất hiện những năm gần đây. Người ta cho rằng ngoại trừ lý do có nhiều danh xưng được xử dụng để chỉ về Chúa ra, sở dĩ cần có giả thiết này là vì Ngũ Kinh không thể do Moses trước tác ra được, vì thời Moses làm gì đã có chữ viết, mà có có đi nữa, thì cũng chưa được xử dụng một cách rộng rãi. Như vậy thì hiển nhiên phải do những tác giả sau này. Và đó là công trình của phê phán: chính các soạn giả J, E, P, D đã sắp xếp Ngũ Kinh lại với nhau. Những người chủ trương Giả Thiết này còn đi xa hơn bằng cách chia một câu thành ra ba bốn tác giả khác nhau. Nhờ thế, họ dựng lên cả một thứ cấu trúc phê phán vĩ đại. Nhưng rồi ai đó đã khám phá ra “tấm bia đen” (black stele) (xem Unger, Merrill F. Archaeology and the Old Testament. Chicago: Moody Press, 1954, p. 444). Tấm bia này có khắc những chữ như hình cái nêm và đó là bộ luật Hammurabi rất chi tiết. Tấm bia này có sau thời Moses phải không? Dạ không ! Nó có trước thời Moses; không những thế, nó còn đi trước các trước tác của Moses ít nhất cũng 3 thế kỷ. Ấy thế mà Moses vẫn bị người ta coi là anh chàng ăn lông ở lỗ đến mẫu tự cũng không có! Và cái “Giả Thiết Tài Liệu” kia vẫn tiếp tục được truyền dạy. Phái này còn cho rằng vào thời Abraham làm gì có dân Hittites, vì không nơi nào có bằng chứng về sắc dân này cả ngoại trừ trong Cựu Ước. Hiển nhiên đó chỉ là huyền thoại. Lại sai nữa, do thành quả của khảo cổ, ngày nay có cả hàng trăm tín liệu rải rác hơn 1,200 năm nhắc đến nền văn minh Hittite (Josh McDowell, Evidence that Demands Verdict, pp.309-311).
5. Độc đáo vì nội dung của nó
Wilbur Smith, người đã sưu tập hơn 25,000 cuốn sách, cho hay trong suốt năm ngàn năm lịch sử con người, chưa có cuốn sách nào sánh với Thánh Kinh. “Đó là cuốn sách duy nhất chứa đựng phần lớn các lời tiên tri liên quan đến từng dân tộc, đến Israel, đến mọi người trên mặt đất, nhất là về việc xuất hiện của Đấng sẽ là Cứu Tinh. Thế giới cổ thời có nhiều phương thế khác nhau để xác định tương lai, mà người ta gọi chung là bói toán (divination), nhưng trong toàn bộ sách vở Hy-lạp và La-tinh, mặc dù người ta có dùng từ ngữ tiên tri, hay nói tiên tri (prophecy), nhưng không bao giờ ta gặp được lời tiên tri thực sự cá biệt nào có thể tiên đoán những biến cố lịch sử lớn lao trong một tương lai xa thẳm, cũng như lời tiên tri nào về một Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện trong nhân loại...” (The Incomparable Book. Minneapolis: Beacon Publications, 1961, p. 9).
Mặt khác, Thánh Kinh có một nội dung lịch sử thật phong phú. Từ Samuel I đến Chronicles II, người ta đọc thấy lịch sử của Israel trải dài hơn năm thế kỷ. Trong The Cambridge Ancient History (Vol. 1, p.222), ta đọc thấy: “Chắc chắn người Do-Thái đã biểu lộ tính thiên tài củahọ trong việc dựng lại lịch sử, và Cựu Ước đã bao hàm một trước tác lâu đời nhất về lịch sử hiện còn được lưu giữ”. Nhà khảo cổ danh tiếng, Giáo sư Albright, đã bắt đầu thiên khảo luận của ông The Bible Period bằng những lời sau đây: “Truyền thống quốc gia Hi-bá-lai trổi vượt hơn mọi truyền thống khác trong bức tranh rõ rệt của họ về nguồn gốc bộ tộc và gia đình. Ở Ai-Cập và Babylon, ở Assyria và Phoenicia, ở Hy-lạp và La-mã, ta không thể tìm thấy điều gì sánh bằng. Cũng chẳng có chi trong truyền thống Đức, Ấn Độ và cả Trung Hoa nữa có thể sản xuất ra một hình ảnh tương tự, vì những ký ức lịch sử sớm nhất của họ chỉ là những áng văn gạn lọc đến méo mó nói về những truyền thống triều đại xưa, mà không hề có dấu vết nào đề cập đến những mục tử hay nông dân đứng đàng sau những bán thần (demigod) hay vua chúa dẫn đầu việc ghi chép của họ. Trong các trước tác cổ xưa nhất về lịch sử của Ấn Độ (bộ Puranas) cũng như nơi các sử gia đầu tiên của Hy-lạp, ta không thấy ngụ ý nào cho thấy giòng giống Indo-Aryans và giòng giống Hellenes xưa kia là những dân du mục đã từ phương bắc tràn vào mảnh đất họ sinh sống sau này. Tuy người Assyria có mơ hồ nhớ được rằng các nhà cai trị đầu tiên của họ là những người ở lều, nhưng từ đâu tới thì họ không nhớ chút nào” (Finkelstein, Louis (chủ biên) The Jews, Their History, Culture, and Religion. Vol.1, ấn bản 3. New York: Harper and Brothers, 1960, p. 3). Bảng liệt kê tên các nước ở Sáng Thế 10 là một trình thuật lịch sử chính xác một cách lạ lùng. Cũng theo Albright, “Nó tuyệt đối độc nhất trong nền văn chương cổ thời, cả người Hy-lạp cũng không có được cái gì sánh với nó được... Bảng kê tên các nước vẫn còn là một tài liệu chính xác một cách lạ lùng...” (Albright, William F. Recent Discoveries in Bible Lands. New York: Funk and Wagnalls, 1955, p.70).
Tính chất độc đáo cũng còn tìm thấy ở một phương diện khác đó là Thánh Kinh đề cập một cách hết sức thành thật đến tội lỗi của các nhân vật. Hãy đọc các sách tiểu sử ngày nay, ta sẽ thấy người ta tìm cách đậy điệm, bỏ sót hay làm ngơ nhiều khía cạnh đen tối của các nhân vật. Phần lớn các thiên tài văn chương đã được tô vẽ như là thánh nhân. Thánh Kinh không làm như thế. Nó chỉ kể lại sự thực. Tội lỗi các nhân vật bị lên án: Thứ Luật 9:24; tội lỗi các tổ phụ: Sáng Thế 12:11-13, 49:5-7; các tác giả Phúc âm mô tả các lỗi lầm của chính mình và của các Tông đồ: Mt 8:10-26, 26-31-56, Mc: 6:52, 8:18, Lc: 8:24,25, 9:40-45, Jn: 10:6, 16:32; các lộn xộn trong Giáo hội: 1 Cor: 1:11, 15:12, II Cor: 2:4...
6. Độc đáo vì các ảnh hưởng đối với các nền văn chương chung quanh
Trong cuốn The Greatest English Classic, Clelanld B. McAfee cho hay: “Nếu mọi cuốn Thánh Kinh trong một thành phố đáng kể nào đó bị hủy diệt, thì chính Thánh Kinh vẫn sẽ dễ dàng được tái tạo trong những phần chủ yếu nhờ những trích đoạn của các tác phẩm khác trong thư viện thành phố ấy. Có những công trình do hầu hết các tác giả văn chương lớn biên soạn dành để đặc biệt chứng tỏ rằng Thánh Kinh đã ảnh hưởng đến họ ra sao” (New York, 1912, p.134). Sử gia Philip Schaff, trong cuốn The Person of Christ, American Tract Society, 1913 đã đề cập đến ảnh hưởng của Thánh Kinh và con người Đấng Cứu thế như sau: “Đức Giêsu của thành Nagiarét này, tuy không tiền không súng, nhưng đã chinh phục nhiều triệu người hơn cả Alexander, Caesar, Mohammed, và Napoleon; tuy không nghiên cứu học hành, nhưng Ngài đã chiếu dọi nhiều ánh sáng trên các sự vật nhân bản và thần linh hơn mọi triết gia và học giả cộng lại; tuy không học khoa hùng biện của bất cứ trường phái nào, nhưng Ngài đã nói những lời đem lại sức sống như chưa bao giờ trước đó và sau đó đã có, và tạo ra những hiệu quả vượt xa tầm với của bất cứ nhà hùng biện hoặc thi nhân nào; tuy không viết một giòng nào, nhưng Ngài đã khởi động nhiều cây viết, cung cấp thể tài cho nhiều bài giảng, bài tranh luận, các tác phẩm uyên bác, các công trình nghệ thuật, và các bài ca tán tụng hơn hẳn toàn bộ các vĩ nhân của cổ và tân thời”. Còn Bernard Ramm thì thêm như sau: “Từ thời các Giáo phụ Tông đồ nghĩa là từ những năm 95 công nguyên cho đến ngày nay, có cả một giòng văn chương vĩ đại lấy cảm hứng từ Thánh Kinh – từ điển Thánh Kinh, Bách khoa Thánh Kinh, Ngữ vựng Thánh Kinh, Bản đồ Thánh Kinh, địa dư Thánh Kinh. Những tác phẩm ấy chỉ là những khởi đầu. Vì ta còn phải kể đến những thư mục vĩ đại xung quanh thần học, giáo dục tôn giáo, thánh ca học, truyền giáo học, ngôn ngữ Thánh Kinh, lịch sử Giáo hội, tiểu sử tôn giáo, các trước tác đạo đức, các chú giải bình luận, triết học tôn giáo, các chứng tá, hộ giáo, v.v... Con số dường như vô tận” (Ramm, Bernard, Protestant Christian Evidences. Chicago: Moody Press, 1957,p.239).
Để kết luận, tưởng cũng nên nhớ một điều Thánh Kinh là cuốn sách duy nhất đã được đưa ra ngoại tầng không gian, dưới hình thức microfilm. Nó cũng là sách mắc tiền nhất thế giới. Cuốn Thánh Kinh bằng tiếng Latin (bản Vulgate) do Gutenberg in đã được bán với giá $100,000 (Mỹ Kim). Người Nga bán cho nước Anh bộ Thánh Kinh Codex Sinaiticus với giá $510,000 (Mỹ Kim).
Theo Josh McDowell, Evidence That Demands Verdict, Campus Crusade for Christ, San Bernardino,1979
Văn Hóa
Tháng Mười Hoa
Hiền Thạch
15:42 04/10/2008
THÁNG MƯỜI HOA
Em thánh thiện vào tháng mười của MẸ
Ta giật mình tự vấn giữa nhân gian
Em an nhiên bên sóng đời nặng, nhẹ
Ta cỗi cằn bên thế núi chon von
Cám ơn em ! giúp ta càng thêm lớn
Trong cõi tin vào sự- sống-siêu-nhiên
Có nơi em khiết thanh nụ hồng chớm
Từ mạch nguồn ME nhân ái vô biên
Khi vui nhận cuộc đời làm Thánh Điện
Là dấn thân tìm chia xẻ khổ đau
Noi gương MẸ, xin vâng để phụng hiến
Dẫu trăm bề con khốn khó lao đao
Rất vô tình làm tín đồ khô đạo
Ta hạt giống nằm giữa đá vô tri
Lo vật vã cùng chức quyền cơm áo
Quên trắc ẩn quên cả cội từ bi
Muôn muôn thuở LỜI NGÀI LÀ CHÂN LÝ
Yêu Thiên Chúa và yêu cả tha nhân
Xin tĩnh thức giữa chiêu bài ma mị
Để tìm về với lẽ đạo thường chân
Em lặng lẽ vào tháng mười hiến Thánh
Tháng hoa hồng cung tiến MARIA
Thanh thóat quá! như nữ thần xoãi cánh
Biến trường đời thành hi lễ hoan ca
Mỗi hơi thở là mỗi một phép lạ
Kể từ khi được nhận làm con Người
Mẹ lãnh nhận chúng con bên Thánh Giá
Dẫu chất chồng thách đố lẫn buồn vui
Quyà lạy MẸ MẸ thông ơn cứu rỗi
Mẹ tràn trào nguồn Thiên Phúc từ Cha
Nay đoàn con lấm bến đời trong đục....
Dìu dắt nhau bước vào tháng mười hoa. Amen
(Kính tặng các người nữ sống đời tận hiến)
Em thánh thiện vào tháng mười của MẸ
Ta giật mình tự vấn giữa nhân gian
Em an nhiên bên sóng đời nặng, nhẹ
Ta cỗi cằn bên thế núi chon von
Cám ơn em ! giúp ta càng thêm lớn
Trong cõi tin vào sự- sống-siêu-nhiên
Có nơi em khiết thanh nụ hồng chớm
Từ mạch nguồn ME nhân ái vô biên
Khi vui nhận cuộc đời làm Thánh Điện
Là dấn thân tìm chia xẻ khổ đau
Noi gương MẸ, xin vâng để phụng hiến
Dẫu trăm bề con khốn khó lao đao
Rất vô tình làm tín đồ khô đạo
Ta hạt giống nằm giữa đá vô tri
Lo vật vã cùng chức quyền cơm áo
Quên trắc ẩn quên cả cội từ bi
Muôn muôn thuở LỜI NGÀI LÀ CHÂN LÝ
Yêu Thiên Chúa và yêu cả tha nhân
Xin tĩnh thức giữa chiêu bài ma mị
Để tìm về với lẽ đạo thường chân
Em lặng lẽ vào tháng mười hiến Thánh
Tháng hoa hồng cung tiến MARIA
Thanh thóat quá! như nữ thần xoãi cánh
Biến trường đời thành hi lễ hoan ca
Mỗi hơi thở là mỗi một phép lạ
Kể từ khi được nhận làm con Người
Mẹ lãnh nhận chúng con bên Thánh Giá
Dẫu chất chồng thách đố lẫn buồn vui
Quyà lạy MẸ MẸ thông ơn cứu rỗi
Mẹ tràn trào nguồn Thiên Phúc từ Cha
Nay đoàn con lấm bến đời trong đục....
Dìu dắt nhau bước vào tháng mười hoa. Amen
(Kính tặng các người nữ sống đời tận hiến)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Môt Đêm Trăng
Đặng Đức Cương
00:08 04/10/2008
MỘT ĐÊM TRĂNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ánh nguyệt vàng tràn ngập khắp nơi
Trời ít sao, mây cao lộng gió
Khuôn trăng tròn réo gọi người ơi..
(Trích thơ Hà Ngọc Lân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền