Ngày 04-10-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 04/10/2010
LÀM HỘ

N2T


Thời tam quốc, có một lần Ngụy vương Tào Tháo tiếp kiến sứ giả của Hung Nô, ông ta cảm thấy mình không đủ uy nghiêm thì sẽ làm tổn hại hình dáng quốc gia, bèn kêu bộ hạ là Thôi Quý có dáng mạo bên ngoài uy vũ trang nghiêm mặc áo của ông ta, giả mạo ông ta để tiếp kiến sứ giả, còn Tào Tháo thì tự mình giả mạo làm hộ vệ đứng bên chõng chỗ Thôi Quý đang ngồi. Đợi khi tiếp kiến xong, Tào Tháo lại còn sai người đi nghe ngóng coi sứ giả Hung Nô có ấn tượng như thế nào về Ngụy vương.

Sứ giả Hung Nô trả lời:

- “Nhìn thì Ngụy vương rất uy nghiêm, nhưng người đứng bên cạnh cái chõng mới thật là anh hùng chân chính”.

(Thế thuyết tân ngữ)

Suy tư:

Người ta thường nói “người tính không bằng trời tính”, bởi vì có những lúc con người ta tính toán hết sức kỷ lưỡng, nhưng cuối cùng thì thất bại.

Trời tính là Thiên Chúa can thiệp vào trong trật tự của con người khi con người bất lực, khi con người kiêu ngạo, khi con người thành tâm tìm kiếm cầu xin Ngài, khi con người biết phó thác hoàn toàn cho Ngài.

Trời tính là khi kẻ dữ tìm cách hại người lành thì Thiên Chúa sẽ can thiệp làm cho kế hoạch của họ đổ vỡ; là khi mà kẻ dữ vênh váo coi trời bằng vung thì Ngài không ngần ngại cảnh cáo họ; là khi kẻ dữ vì để đạt mục đích bất chính của mình mà phỉ báng Thiên Chúa, thì Ngài sẽ vì để làm cho uy quyền của Ngài được mọi người mà trừng phạt họ cách nặng nề để họ hối cải…

Tào Tháo qúa mưu mô quỷ quyệt tính toán nên cuối cùng bị bỏ lỡ cơ hội bày tỏ uy dũng một quốc vương của mình: “mình tính không bằng trời tính”.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 04/10/2010
N2T


2. Bản sắc của thành thực là chú ý dạy chúng ta hướng về Thiên Chúa, không gò ép quấy rầy sĩ diện của tình người và tư lợi cá nhân, rất rõ ràng là: có thì nói có, không thì nói không, tâm khẩu hợp nhất, ngôn hành nhất trí, không làm bộ lương thiện, luôn luôn gìn giữ sự trong sáng rõ ràng.

(Thánh Vincent de Paul)
 
Người phong cùi biết ơn
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:24 04/10/2010
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 17, 11-19

Chúa nhật hôm nay diễn tả quyền năng tuyệt vời của Đức Giêsu. Chúa đến trần gian, Ngài luôn cảm thông với những nỗi khốn khổ của nhân loại. Một trong những đau khổ là bệnh hoạn. Con người sẽ không hạnh phúc khi họ bị đau ốm. Bệnh kéo theo cái chết, đó là nỗi tuyệt vọng của con người. Thời Chúa Giêsu bệnh phong cùi là một bệnh nan y, một bệnh được coi là ô uế và bị xã hội ruồng bỏ. Chúa thương con người và trước những đau khổ, thử thách của con người, Ngài tỏ lòng từ bi thương xót, chỉ một lời của Ngài thốt ra từ đầu môi thương yêu của Ngài thì mọi bệnh hoạn tật nguyền dù thể xác, dù tinh thần cũng đều phải tan biên mất…

Ba bài đọc hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ quyền năng và lòng nhân từ, đầy yêu thương của Thiên Chúa. Bằng chứng trước mười người phong cùi đang đau khổ vì họ phải sống cách ly khỏi xã hội, đi đâu cũng phải la to lên rằng mình có bệnh truyền nhiễm và nhơ nhớp để cho người lành bệnh biết mà tránh xa ( Lv 13, 1-44 ). Tuy nhiên, hôm nay thì hoàn toàn khác, mười người phong cùi nghe tin Đức Giêsu đi qua vùng đó, họ đã đón gặp Ngài, nhưng thực tế, họ không dám đến gần mà chỉ đứng xa xa và kêu lớn tiếng: ” Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi “ ( Lc 17, 13 ). Chúa Giêsu động lòng trắc ẩn, Đức Giêsu bảo họ: ” Hãy đi trình diện với các tư tế “. Đang khi đi thì họ được sạch ( Lc 17, 14 ). Vâng, chỉ một lời phán ra từ môi miệng của Chúa thì vết thương của thể xác và nỗi đau trong tâm hồn của họ bao năm bị đè nặng bỗng tan biến hết. Căn bệnh quái ác, căn bệnh truyền nhiễm, nan y và ô nhục họ tưởng sẽ phải mang cả cuộc đời, thì nay được hoàn toàn tẩy xóa, rửa sạch. Tất cả là nhờ quyền năng và lòng nhân từ thương xót của Chúa mà họ như chết nay được hồi sinh, như mất đi nay lại được thấy.

Tin Mừng thuật lại, cả mười người phung cùi đều được lành sạch, tuy nhiên, trớ trêu thay chỉ có một người trở lại gặp Đức Giêsu để tạ ơn, mà người đó lại là người Samari ngoại đạo. Còn chín người kia vẫn mang danh là người của Chúa mà lại thật vô ơn. Đức Giêsu đã phải thốt lên một câu xem ra thật chua xót: ” Không phải cả mười nguồi đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” ( Lc 17, 17-18 ). Chúa xem trọng lòng biết ơn của người Samari, nên Ngài đã củng cố lòng tin cho anh ta và xác định tư cách tôn giáo của anh. Ngài nói: ” Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh “( Lc 17, 19 ).

Biết ơn là điều phải đạo đối với mọi người. Bởi vì, sống ở đời ai cũng hàm ơn người khác. Một tiếng cám ơn chân thành sẽ làm cho người khác vui, hạnh phúc và tâm hồn của người thụ ơn cũng an bình. Cuộc đời này là mot chuỗi những ân huệ nối tiếp nhau. Vô ơn là điều chua xót nhưng không phải là không xẩy ra trong cuộc đời. Người biết ơn thì ít mà người vô ơn lại nhiều. Do đó, cử chỉ của người Samari ngoại đạo trở lại cảm tạ tri ân Chúa nói lên ân nghĩa của người được Chúa chữa lành. Chúa Giêsu đã làm gương cho nhân loại, cho con người, cho mỗi người chúng ta về lòng biết ơn của Ngài đối với Thiên Chúa Cha. Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là bài ca cảm tạ. Bất cứ một biến cố nào xẩy đến trong cuộc đời của Chúa, bất cứ phải quyết định, phải làm công việc gì Chúa đều cầu nguyện và tạ ơn Chúa Cha. Đặc biệt trong các biến cố quan trọng như cho Lazaro chết sống lại, khi làm phép lạ cho bánh, cá hóa nhiều, khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa đều cầu nguyện và tạ ơn chân thành Chúa Cha. Chúa không những cám ơn Chúa Cha nhưng còn dạy con người phải biết cám ơn. Chúa phán:” Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy “. Cả Hội Thánh luôn dâng lễ tạ ơn để tái diễn lại hy lễ tạ ơn của Chúa và cùng với Chúa Giêsu tạ ơn Thiên Chúa Cha. Thánh Phaolô cũng luôn đề cập tới vấn đề cám ơn và luôn dâng lên Thiên Chúa lời cám ơn. Chúng ta hãy lật giở từng trang Tin mừng và thơ thánh Phaolo, chúng ta sẽ thấy Chúa và thánh Phaolô đã thực hiện lời tạ ơn như thế nào và dạy chúng ta phải tạ ơn ra làm sao ?

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết tạ ơn Chúa và cám ơn những ai đã làm ơn cho chúng con. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mỹ sẵn sàng giúp xây dựng bộ luật ứng xử tại Biển Đông
Đào Văn
11:30 04/10/2010
Đại sứ Mỹ tại Manila Harry Thomas
Hôm nay (04/10), trong cuộc gặp các phóng viên ngoại quốc tại Philippines, đại sứ Hoa Kỳ, Harry Thomas đã nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng giúp xây dựng một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc, nhằm giải quyết những tranh chấp về lãnh thổ tại Biển Đông giữa các thành viên Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN và Trung Quốc.

Đại sứ Mỹ nói rằng Washington có lợi ích rõ ràng qua việc bảo đảm là những căng thẳng liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình, thông qua đối thoại.

Đại sứ Thomas nhấn mạnh, « chúng tôi không muốn thấy có xung đột, chúng tôi không mong muốn nhìn thấy chiến tranh và chúng tôi không đứng về bên nào trong vấn đề này ».

Theo ông, 10 nước ASEAN nên cùng với Trung Quốc đàm phán về một bộ luật ứng xử để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên các tuyến hàng hải quan trọng, tránh xẩy ra những sự cố gây gián đoạn thông thương. Đại sứ Mỹ giải thích, Washington sẽ chờ đợi ASEAN và Trung Quốc chấp thuận đàm phán và khi ASEAN đề ra những mục tiêu của mình, nếu họ yêu cầu Mỹ trợ giúp trên những vấn đề cụ thể, Hoa Kỳ sẽ vui lòng hỗ trợ.

Đại sứ Mỹ nói, bộ luật ứng xử tại Biển Đông đương nhiên phải mang tính ràng buộc và việc thông qua một bộ luật như vậy sẽ bảo đảm cho sự ổn định, tự do lưu thông và thương mại quốc tế trong khu vực.

Được hỏi về quan hệ với Trung Quốc, đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines khẳng định là Washington không mong muốn lao vào một cuộc xung đột với Trung Quốc. Ông nói, « Chúng tôi không tìm kiếm xung đột với bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi nghĩ nên có hòa bình. Thế nhưng, chúng tôi cho rằng bộ luật ứng xử của ASEAN là một mục tiêu có thể đạt được trong quan hệ với Trung Quốc ».

Cho đến nay, ASEAN đang cố gắng thúc đẩy Trung Quốc chấp nhận một bộ luật ứng xử trong khu vực, có tính chất ràng buộc, tạo cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề tại Biển Đông. Bộ luật này sẽ thay thế cho Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông – DOC, được ký kết hồi tháng 11 năm 2002.

Trong khi đó, Trung Quốc không chấp nhận giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ đa phương, tức là với ASEAN mà chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước liên quan.

Tại Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF, hồi tháng bẩy năm nay, tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố với lãnh đạo các nước Đông Nam Á là việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông mang tính « sống còn » đối với sự ổn định của khu vực. Trung Quốc đã tỏ thái độ giận dữ và cảnh báo Hoa Kỳ không nên can thiệp vào công việc trong khu vực và phản đối mọi ý định quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

Trong cuộc gặp các phóng viên ngoại quốc, ở Manila, ngày hôm nay, đại sứ Mỹ Thomas nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân tại châu Á, coi châu Á là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.
 
Video ĐHY Stanisław Ryłko trình bày lịch sử ngày Quốc Tế Giới Trẻ
ĐHY Stanisław Ryłko
16:49 04/10/2010
Tiếng Việt
Trình bày: ĐHY Stanisław Ryłko - Tháng Mười 2010
Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân
VietCatholic dịch và lồng tiếng.


Nguồn gốc ngày Quốc Tế Giới Trẻ gắn liền với hai biến cố trong đó chính người trẻ đóng vai trò chủ động: Năm Thánh 1984 và Năm Quốc Tế Giới Trẻ 1985.

Người trẻ đã nồng nhiệt đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha. Ngài đã trao tặng cho giới trẻ cây Thánh Giá, một biểu tượng của Năm Thánh. Cây Thánh Giá này đã trở thành Cây Thánh Giá của người trẻ, của ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đầu tiên sau khi biến cố này được thiết lập trong Giáo Hội đã được cử hành ở cấp giáo phận.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đầu tiên cử hành bên ngoài Rôma diễn ra một năm sau, là năm 1987 vào Chúa Nhật Lễ Lá tại Buenos Aires.

Trong thánh lễ khai mạc, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói: “Hôm nay đây, chúng ta tụ họp cùng nhau nơi đây cùng với Giáo Hội”.

Hơn một triệu người trẻ đã tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đầu tiên được cử hành bên ngoài Rôma.

Tiếp đó, Santiago de Compostela đã được chọn để tổ chức biến cố này vào năm 1989. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ bao gồm một chương trình với ba phần rõ rệt: Giáo Lý, Đêm Canh Thức và Thánh Lễ với giới trẻ khắp nơi trên thế giới.

Sau đó, đến lượt Częstochowa, một đền thờ khác. Lần này là một đền thờ kính Đức Mẹ, một điạ điểm hành hương của đông đảo các tín hữu. Xét về bình diện lịch sử, biến cố này là ngày Quốc Tế Giới Trẻ đầu tiên bao gồm giới trẻ từ hai miền trước đó thù địch với nhau, vì đó là ngày Quốc Tế Giới Trẻ đầu tiên diễn ra sau sự sụp đổ của bức tường Bá Linh.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tiếp theo diễn ra tại Denver, một cuộc hành hương đến một thành phố hiện đại thay vì một đền thờ. Đó là một chốn thị tứ phồn hoa nơi các tham dự viên đã mang sự hiện diện của Chúa Kitô đến với cuộc sống bằng những chứng tá cho Ngài.

Tiếp đến là ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Manila. Cuộc tụ họp tại Phi Luật Tân đã đi vào lịch sử như là ngày Quốc Tế Giới Trẻ lớn chưa từng có với khoảng 4 triệu bạn trẻ. Đó là lần thứ nhất mà quá sức đông đảo các bạn trẻ quây quần quanh đấng kế vị Thánh Phêrô.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sau đó đã diễn ra tại Pháp. Trong số các phát triển thêm, người Pháp đã đưa vào việc Đi Đàng Thánh Giá cũng như việc thăm viếng các giáo phận.

Tiếp đến là Đại Năm Thánh 2000. Hơn 2 triệu bạn trẻ đã tập trung vào “thời thuận lợi”, thời khắc linh thánh, đúng vào dịp đặc biệt của Đại Năm Thánh.

Kế đến, chúng ta lại thấy một cuộc hành hương giữa đô thị tân tiến Toronto.

Cologne đi vào lịch sử của ngày Quốc Tế Giới Trẻ với hai vị Giáo Hoàng. Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị người hình thành nên cử hành này đã chọn Cologne và đã chuẩn bị cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại đây để rồi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI là vị cử hành biến cố đó.

Đức Bênêđíctô XVI đã hòa nhập hoàn toàn với chương trình được Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đề ra để rao giảng Tin Mừng cho người trẻ.

Sau Cologne là Sydney. Dù chỉ có 20% dân số là Công Giáo, việc chào mừng ngày Quốc Tế Giới Trẻ thật là ngoạn mục.

Và giờ đây chúng ta đang trên đường đến Madrid, một cuộc hành trình đầy những hy vọng và ước mong lớn lao.

Hội Đồng Tòa Thánh về Giáo Dân - Tháng 10/2010

English

The History of the World Youth Day


By: Cardinal Stanisław Ryłko
President of the Pontifical Council of the Laity.

The origins of World Youth Day are tied to two events that featured the youth themselves as protagonists: The Jubilee in 1984 and the International Youth Year in 1985.

The young people’s response to the Holy Father’s invitation was extraordinary. The Pope gave the youth the Cross, as a symbol of the Jubilee year. This Cross has become the Cross of the youth, the World Youth Day Cross.

The first World Youth Day after the institution of this event in the Church was celebrated on a diocesan level.

The first World Youth Day outside of Rome took place in 1987, one year later, on Palm Sunday in Buenos Aires.

We gather together today at the World Youth Day, together with the Church, said Pope John Paul II in the opening Mass.

More than one million young people attended the first World Youth Day outside of Rome.

Next, it was Santiago de Compostela’s turn to host the event in 1989. The World Youth Day featured a program and structure with three definitive parts: Catechesis, the Prayer Vigil, and the Mass with the youth from all over the world.

After this came Częstochowa, another shrine. This time, it was a Marian shrine, the destination of many pilgrimages. On a historical level, this event was the first World Youth Day to include youth from two previously hostile regions, because it was the first to take place after the fall of the Berlin Wall.

The next World Youth Day celebration was in Denver, a pilgrimage to a modern city, instead of a shrine. It’s a modern metropolis where participants brought Christ’s presence to life by bearing witness to Him.

Then, another World Youth Day: Manila. The gathering in the Philippines has gone down in history as the largest World Youth Day ever, with some 4 million participants. This was the first time that so many young people, so many people gathered together with Peter’s successor.

The next was in France. Among other new developments, France added the celebration of the Stations of the Cross as well as the visits to French Dioceses.

Next came the great Jubilee in 2000. More than 2 million young people gather in Kairos, sacred time, the special time of the great Jubilee.

Once again, we find ourselves in a modern city, Toronto.

Cologne went down in history as the World Youth Day of two Popes: Pope John Paul II who called for the celebration, chose Cologne, and prepared this World Youth Day, and Pope Benedict XVI, who celebrated it.

Pope Benedict has completely identified himself with this program proposed by Pope John Paul II to evangelize young people.

After Cologne was Sydney. In spite of the fact that only 20% of the population is Catholic the welcoming was spectacular.

And now we are on our way towards Madrid, a journey full of high hopes and great expectations.

The Pontifical Council of the Laity - October 2010
 
Ngoại Trưởng Tòa Thánh phát biểu tại Đại Hội Hồng Liên Hiệp Quốc
Nguyễn Hoàng Thương
17:36 04/10/2010
Ngoại Trưởng Tòa Thánh phát biểu tại Đại Hội Hồng Liên Hiệp Quốc

Vatican City (VIS) – Hôm 29/9/2010, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại Trưởng Tòa Thánh đã phát biểu tại phiên họp thứ 65 của của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Trong bài phát biểu của mình, ngài lưu ý đến việc Liên Hiệp Quốc "trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống của các dân tộc, và trong việc tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các cư dân của quả địa cầu. Vì lý do này, nó đã là đối tượng được sự chú ý lớn lao của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo, như đã được chứng tỏ bởi những chuyến thăm của các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI".

Sau đó, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại một số sự kiện mà ngài mô tả là "thật quan trọng cho hòa bình và an ninh thế giới" và đã diễn ra kể từ cuộc họp vừa qua của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Trong số các vấn đề này, ngài đề cập đến Hiệp Ước đã có hiệu lực về Cấm sử dụng Bom chùm (Prohibition of Cluster Munitions), kết quả tích cực của Hội nghị lần thứ 8 đánh giá về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty) và cuộc họp của ủy ban trù bị cho Hội nghị về Buôn bán Vũ khí (Arms Trade Conference), theo đó "sẽ thiết lập các ràng buột pháp lý khắt khe về việc chuyển giao các loại vũ khí thông thường". Ngài cũng đề cập đến việc ký kết Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New Star Treaty) giữa Hoa Kỳ và Liên Bang Nga, liên quan đến việc cắt giảm thêm và giới hạn kho vũ khí chiến lược.

Kế đến, Đức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng Tòa Thánh đã ca ngợi nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, cho biết Ủy ban Củng Cố Hòa Bình tiếp tục "là nền tảng trong việc tái thiết các cơ cấu xã hội, pháp lý và kinh tế bị phá hủy bởi chiến tranh, và tránh lặp lại các cuộc xung đột".

Trong số các sự kiện nghiêm trọng trong vòng mười hai tháng qua, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đề cập đến lũ lụt ở Pakistan, mà hậu quả của nó "biểu hiện nghiêm trọng hơn bởi các cuộc xung đột làm đau đớn khu vực này", trong đó bối cảnh này, ngài kêu gọi "những nỗ lực hướng đến sự hiểu biết và nghiên cứu nguyên nhân của hành động chiến tranh". Vị giám mục cũng nhấn mạnh đến việc làm thế nào đối thoại "cùng với sự rộng lượng để có thể từ bỏ lợi ích tình huống trong ngắn hạn, là đường hướng để theo đuổi một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột giữa Nhà nước Israel và Palestine". Như vậy đối thoại và hiểu biết giữa các bên liên quan tương tự là đường hướng duy nhất để giải quyết các tranh chấp trên bán đảo Triều Tiên và trong vùng Vịnh Ba Tư, nhằm mang lại hòa giải cho Iraq và Myanmar, để giải quyết "những khó khăn về sắc tộc và văn hóa ở Trung Á và Caucasia, làm dịu đi những căng thẳng lại diễn ra ở Phi Châu".

Đức Tổng Giám Mục cho hay: "Cội rễ của hầu hết các cuộc xung đột nằm ở yếu tố kinh tế quan trọng. Cải thiện đáng kể điều kiện sống của người dân Palestine, và của những người khác sống trong các hoàn cảnh của cuộc xung đột dân sự hoặc khu vực, không còn nghi ngờ gì nữa sẽ tạo nên đóng góp cần thiết để đảm bảo rằng đối kháng bạo lực biến thành cuộc đối thoại hòa bình và kiên nhẫn".

Về đối tượng của các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Đức Tổng Giám Mục bình luận về tầm quan trọng của việc "gánh vác các mệnh lệnh đạo đức to lớn trong tâm trí:. ..thực hiện các lời hứa viện trợ cho phát triển từ các nước giàu cho các nước yếu hơn, và đảm bảo môi trường tài chính và thương mại thuận lợi hơn". Trên bình diện toàn cầu, Đức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng xác định sự cần thiết "quan tâm dứt khoát và có hiệu quả hơn nữa những người tị nạn, những người di dân và các dòng di cư lớn". Để có thể phát triển con người toàn diện, cũng cần phải đảm bảo "thực hành tự do tôn giáo,. .. là nền tảng của toàn bộ các quyền con người".

Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đề cập đến những thách đố được đặt ra bởi sự thay đổi môi trường và biến đổi khí hậu, kêu gọi một quyết định chính trị được đề ra trong phiên tiếp theo của hội nghị Các nước Thành viên "để đảm bảo các cuộc đàm phán đạt được kết quả cụ thể thông qua một thỏa thuận ràng buộc pháp lý". Trong bối cảnh này, ngài chỉ ra rằng chúng ta "không chỉ phải phát triển các mô hình dựa trên hệ thống năng lượng mới", mà còn "thay đổi mô hình tiêu thụ lơ là và vô trách nhiệm... đó là nguyên nhân chính của sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên".
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI ca tụng “Sự Thinh Lặng Nội Tâm”
Bùi Hữu Thư
20:43 04/10/2010
Buổi Hòa Nhạc tại Vatican

Rôma, Thứ hai 4 tháng 10, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã ca tụng “Sự Thinh Lặng Nội Tâm”, cần thiết để “lắng nghe” và “vâng theo” tiếng nói của đức tin.

Đức Thánh Cha đã tham dự ngày Thứ Sáu, 1 tháng 10, một buổi hòa nhạc tại sảnh đường Phaolô VI ở Vatican của dàn nhạc và ban hợp xướng của Viện Quốc Gia Âm Nhạc Thánh Cecilia, do Cơ Quan Năng Lượng Ý ENI bảo trợ; cơ quan này đã tài trợ việc chỉnh trang mặt tiền của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô năm 2000, và hiện đang tu sửa các mặt bên.

Trong chương trình có bản nhạc giao hưởng âm giai Sol trưởng của Joseph Haydn, với một tác phẩm hiện đại là “Cecilia, Nữ Trinh La Mã”, của Arvo Pärt, và “Fantaisie chorale” âm giai Đô thứ Ludwig van Beethoven.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhận xét như sau về chương trình hòa nhạc “tổng hợp của việc trình tấu nhạc phẩm về Thánh Cecilia và các tác phẩm của Haydn và Beethoven đã tạo nên một sự tương phản lạ lùng, mời gọi chúng ta phải suy tư.”

Về việc Thánh Cecilia tử đạo: “Bản văn mô tả sự tử đạo của thánh nữ và cách thức diễn tả đặc biệt bằng âm nhạc, dường như, theo sự phân tích của Đức Thánh Cha, biểu tượng cho vị trí và bổn phận của đức tin trong vũ trụ: giữa những quyền lực sinh động của thiên nhiên đang bao vây con người, và ở trong con người, đức tin là một quyền lực khác đang đáp trả cho một lời nói thẳm sâu, “thoát ra từ sự thinh lặng”, như Thánh I Nhã thành Antiôkia đã nói.”

Ngài cũng suy tư về tầm quan trọng của sự thinh lặng nội tâm. Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, “tiếng nói của đức tin cần có một sự thinh lặng nội tâm tuyệt đối để lắng nghe và vâng theo một tiếng nói ở bên kia những gì trông thấy được và nhận thức được.”

Đức Thánh Cha giải thích “Tiếng này, cũng nói lên qua các hiện tượng của thiên nhiên vì có quyền lực sáng tạo và điều khiển vũ trụ.”

Nhưng, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định khi ngài nêu lên gương mẫu của Thánh Têrêsa thành Lisieux, và nói rằng, muốn “nhận biết” tiếng nói này thì phải có “môt trái tim khiêm nhường và vâng lời.”

Đức Thánh Cha tóm lược là đức tin “đi theo tiếng nói thâm sâu này đến nơi mà chính nghệ thuật không thể tự mình mà đến được, và nghệ thuật nhờ có “nhân chứng đức tin”, và “sự hiến thân vì tình yêu” như gương mẫu của thánh Cecilia mới đạt tới được.

Cuối cùng, đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, “tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất”, chính là “tuyệt tác về con người” vì trong các hành động, con người tạo được “tình yêu chân chính”, mà Đức Thánh Cha gọi là “sự tử vì đạo hàng ngày” hay trong sự “hy sinh tuyệt đối.”
 
Top Stories
Philippines: Au terme d'un week-end agité, l’Eglise catholique et la présidence de la République conviennent de dialoguer dans le calme
Eglises d'Asie
08:37 04/10/2010
Eglises d'Asie, 4 octobre 2010 – Face à la polémique déclenchée par les propos tenus par le président de la Conférence des évêques catholiques des Philippines sur les ondes de Radio Veritas, l’épiscopat philippin et la présidence de la République ont convenu de calmer le jeu et de dialoguer dans le calme au sujet des politiques publiques à mener en matière de contrôle de la croissance démographique.

Le 4 octobre, le P. Melvin Castro, secrétaire exécutif de la Commission pour la famille et la vie de la Conférence épiscopale, a déclaré que les évêques s’abstiendraient « de toute déclaration inutile » dans l’attente de la mise en place d’un dialogue formel avec le président de la République, ‘Noynoy’ Aquino. « Nous respectons la requête de Malacanang [le palais présidentiel] de cesser les hostilités afin de ramener le calme. Nous attendons la mise en place d’un dialogue face-à-face entre le président et les évêques », a précisé le prêtre, ajoutant que les évêques se préparaient à un dialogue « élargi » avec l’Administration Aquino, laquelle a précisé que le président s’était entretenu au téléphone avec « un certain nombre » d’évêques.

Le même jour, peu auparavant, un porte-parole de la présidence, Edwin Lacierda, avait appelé à la « sobriété », la tension étant montée haut tout au long de ces trois derniers jours, l’Eglise catholique et l’Administration s’affrontant au sujet d’un projet de loi actuellement à l’étude concernant « la santé reproductive ».

Le 29 septembre dernier, la tension entre l’Eglise et l’Administration avait brutalement grimpé lorsque les médias locaux avaient donné un large écho à une interview accordée par le président de la Conférence épiscopale, Mgr Nereo Odchimar, à la radio catholique Radio Veritas (1). Commentant une récente visite du président philippin aux Etats-Unis d’où ‘Noynoy’ Aquino était revenu avec un don de 434 millions de dollars destiné à financer des « programmes sociaux » au nombre desquels figurent le financement de contraceptifs à effet abortif, l’évêque avait clairement indiqué que ce type de programmes était inacceptable pour l’Eglise et, avaient rapporté les médias, l’épiscopat philippin n’excluait pas la possibilité d’excommunier le président pour cela.

Les réactions avaient été immédiates et nombreuses face à cette menace d’excommunication. Les uns dénonçant une immixtion indue de l’Eglise dans le champ politique et les autres défendant les évêques catholiques dans leur rôle de gardiens des valeurs morales de la nation. Rapidement toutefois, dès le 1er octobre, Mgr Nereo Odchimar faisait poster un communiqué sur le site Internet de la Conférence épiscopale (CBCP): « Bien que le sentiment prévalant chez un certain nombre d’évêques était un sentiment de consternation et de dépit au sujet des propos attribués au président concernant les contraceptifs artificiels, la prise d’une sanction canonique n’a jamais été considérée par la CBCP. » L’évêque, canoniste de formation, ajoutait: « L’approche initiale de cette question (de santé publique) devrait être celle du dialogue et non de la confrontation. A ce stade, menacer d’excommunication ne peut pas aller de pair avec notre souhait d’entrer en dialogue. »

Le 4 octobre, c’était Radio Veritas qui faisait paraître un communiqué pour signaler les « divergences » entre le script de l’interview controversée et ce qui s’était véritablement dit à l’antenne le 29 septembre. Mgr Nereo Odchimar, interrogé sur le fait de savoir si ‘Noynoy’ Aquino pouvait être excommunié au cas où il persistait à faire financer par le gouvernement la distribution de contraceptifs artificiels, avait été cité comme ayant répondu: « C’est une possibilité, parce que, à l’heure actuelle, c’est une possibilité réelle (proche). » Radio Veritas a fait valoir qu’un mélange d’anglais et de tagalog ayant été utilisé durant l’interview, une confusion avait été faite lors de la retranscription de celle-ci: là où le script disait: « C’est une possibilité. Kasi (‘parce que’ en tagalog), à l’heure actuelle, c’est une possibilité réelle (proche) », il fallait lire: « Cela peut être une possibilité. Je ne vois pas (I don’t see) à l’heure actuelle que (na en tagalog) ce soit une possibilité réelle (proche) ».

Vendredi 1er octobre et durant le week-end, la mobilisation des uns et des autres a été forte. En plusieurs points de Manille, des militants d’ONG favorables au vote de la loi sur la santé reproductive ont organisé des distributions gratuites de préservatifs. Devant le siège de la CBCP, des manifestants brandissaient des pancartes où l’on pouvait lire: My body, My decision ou bien encore Keep your rosaries out of our ovaries. De l’autre côté, Monseigneur Juanito Figura, secrétaire général de la CBCP, écrivait sur le site Internet de la Conférence épiscopale que « la désobéissance civile » était une option à considérer au cas où le projet de loi controversé serait voté par le Congrès. L’association laïque des Chevaliers de Colomb (Knights of Columbus) faisait savoir que ses 250 000 membres se tenaient prêts au cas où.

Sur le fond, dans l’attente d’un « dialogue » désormais annoncé, tant le président Aquino que Mgr Odchimar sont restés campés sur leurs positions respectives. A des journalistes, ‘Noynoy’ Aquino a assuré que si l’Etat « n’avait pas le pouvoir, par la loi, de dicter à un couple ce qu’il souhaitait pour sa famille », il était tout aussi évident pour lui que le gouvernement « avait l’obligation d’apporter à tous ses citoyens les moyens de faire un choix ». Quant à Mgr Odchimar, il a déclaré: « Je maintiens que l’enseignement constant de l’Eglise est que la vie commence dès le moment de la conception de l’embryon, et non pas lors de son implantation (dans l’utérus). Certains procédés contraceptifs et certaines pilules contraceptives sont abortifs. Tout acte qui aboutit à expulser ou à tuer l’embryon est considéré comme un avortement. » Le 3 octobre, à Cebu City, l’évêque a réitéré devant des journalistes son opposition au projet de loi sur la santé reproductive. « Trop souvent, nous pensons que la foi n’a à voir qu’avec le fait de croire (…). Notre problème est que nous cherchons toujours la solution de facilité », a-t-il affirmé, ajoutant: « Nous devons faire entendre clairement notre position. »

(1) Aux Philippines, Radio Veritas, radio catholique, a deux dimensions: l’une orientée vers le reste de l’Asie (à partir de studios et d’un émetteur situés à Quezon City, des programmes sont diffusés en ondes courtes dans plusieurs langues à destination de nombreux pays en Asie) et l’autre orientée vers les Philippines (Radio 846 diffuse des programmes catholiques principalement sur Luzon, mais aussi les Visayas et Mindanao). Le 29 septembre 2010, Mgr Odchimar s’exprimait sur Radio 846.
(2) Voir la dépêche diffusée le 30 septembre 2010 par Eglises d’Asie

(Source: Eglises d'Asie, 4 octobre 2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm ve chai Phanxicô đi thăm và phát quà cho thiếu nhi vùng dân tộc ở Bình Phước
Quân Tuấn Anh
08:19 04/10/2010
Chúa Nhật ngày 03/10/2010 Nhóm Ve chai Phanxicô (Di dân Giáo Xứ Khiết Tâm) đã đi thăm và tặng quà cho các em thiếu nhi vùng dân tộc ở Giáo Xứ Lộc Quang, huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước với chủ đề “Ra Khơi Thả Lưới”.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Lộc Quang là một Giáo xứ nghèo vùng dân tộc với hơn 2000 giáo dân trong đó có hơn 100 hộ là dân tộc (chủ yếu là dân tộc Chăm) nghề nghiệp chủ yếu là đi làm thuê, làm mướn. Giáo Xứ nhiều năm không có Linh mục coi sóc và cho đến năm 2006, Đức Giám Mục Giáo Phận Phú Cường bổ nhiệm Cha Phêrô Nguyễn Phi Hùng về coi sóc Giáo xứ, Cha đã cố gắng xây dựng cơ sở vật chất từ một mảnh đất đầm lầy trở nên một ngôi Thánh đường nguy nga mà biết bao năm nay là mơ ước của rất nhiều bà con trong Giáo xứ.

Nhân ngày Lễ Thánh Phanxicô Assisi (4/10) Bổn mạng của nhóm, nhóm đã tổ chức chương trình viếng thăm theo như công tác và kế hoạch của nhóm đã đề ra. Tham gia với chương trình này có Cha Giuse Hoàng Yến Linh – đặc trách Di dân của Giáo Xứ Khiết Tâm, Quý Sr Dòng con Đức Mẹ Phù Hộ, quý vị ân nhân và các anh chị trong nhóm.

Được sự quan tâm và giúp đỡ của Cha Giuse Phan Ngọc Trợ Chánh Xứ Khiết Tâm cũng như sự giúp đỡ của quý ân nhân và giáo dân trong Giáo xứ, nhóm đã tổ chức chương trình thăm viếng tặng quà và sinh hoạt cùng với các em thiếu nhi. Tuy thời gian không dài nhưng đó là những tâm tình, những tình cảm yêu thương mà các anh chị em di dân muốn chia sẽ với các em.

Đây cũng là một chuyến đi thú vị và đáng nhớ của rất nhiều anh chị em di dân, chuyến đi này không những là hoạt động công tác xã hội mà đó còn cơ hội thể hiện tình hiệp thông, đoàn kết và truyền giáo như chủ đề chương trình đã đề ra.

Cũng trong ngày hôm nay sau khi chuyến đi kết thúc, vào lúc 18h00 Cha Chánh xứ Khiết Tâm đã dâng Thánh lễ mừng Bổn mạng của nhóm, Cha cũng mời gọi mọi người tham gia và giúp đỡ nhóm, xin những phế phẩm, vật dụng ve chai…để làm công tác xã hội.

Chuyến đi khép lại, ai cũng muốn lưu luyến và mong có một chuyến đi nữa gần nhất trong tương lai.
 
Chủng Sinh Vinh – Thanh đến với bệnh nhân phong Quỳnh Lập
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
08:35 04/10/2010
Những ngày đầu Tháng Mân Côi, bầu khí tại Đại Chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh như ấm hẳn lên bởi tinh thần hiệp thông của anh em chủng sinh với người đau khổ bần cùng. Cao điểm cho hoạt động bác ái của Chủng sinh đoàn trong những ngày qua là chuyến viếng thăm của chủng sinh toàn trường, gồm 128 anh em thuộc ba khóa IX, X và XI tới Trại phong Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu – Nghệ An).

Xem hình ảnh

Chuyến đi được khởi hành vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày Chúa Nhật Lễ Mân Côi, 03 – 10 – 2010. Cùng về Trại Phong Quỳnh Lập với anh em chủng sinh, có Cha Phó Giám đốc ĐCV Vinh Thanh - Phêrô Nguyễn Văn Viên và Cha giáo Phêrô Nguyễn Đức Vinh (Dòng Ngôi Lời).

Đến với bệnh nhân phong Quỳnh Lập, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những cảnh đời, mảnh đời đang phải vật lộn với sự đau đớn của thể xác và cả những mặc cảm tâm lý đang đè nặng. Họ đến từ nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh – Bình; đa số là người già và trung niên. Nhiều cụ ông, cụ bà trong số họ không chỉ đau đớn bởi bệnh tật hành hạ mà còn phải sống cảnh neo đơn vì sự lãng quên của thân nhân. “Nguồn an ủi với tôi duy nhất lúc này là những tấm lòng hảo tâm thầy ạ, không có họ tôi biết dựa vào ai ? !” – Cụ X. bộc bạch.

Dấu ấn lớn nhất của chúng tôi khi được tiếp cận với các bệnh nhân tại Trại Phong Quỳnh Lập, đó là được cảm thông chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh ấy. Món quà vật chất mà chúng tôi dành cho họ quả thực ít ỏi, nhưng điều mà chúng tôi nghiệm nhận sâu xa từ những người anh em kém may mắn này, là “giá trị đau khổ dưới ánh sáng Tin Mừng”. Những ứng sinh linh mục tương lai như chúng tôi có thể phải “bận tâm lo lắng rất nhiều chuyện”, nhưng sẽ có ý nghĩa gì nếu chúng tôi không “chọn phần tốt nhất” là ưu tiên phục vụ Đức Kitô nơi những người đau khổ.

Trại phong Quỳnh Lập gồm hơn 250 thành viên, được quy tụ như một ngôi làng nhỏ. Chúng tôi rất vui khi được biết ở đây có khoảng 20 người là kitô hữu được tổ chức thành cộng đoàn Đức tin sinh động. Không chỉ có quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá Vinh đang giúp đỡ đời sống tâm linh cho bà con nơi đây, mà hàng tuần, Cha F.x Đinh Văn Minh, quản xứ Yên Hòa, vẫn đến đây đều đặn để dâng Thánh lễ và trao ban bí tích cho họ.

Sau những thời khắc gặp gỡ và trao quà cho các bệnh nhân phong, anh em chủng sinh Vinh Thanh đã cùng với hai Cha giáo và cộng đoàn Trại phong hiệp dâng Thánh lễ Mân Côi. Có rất nhiều bệnh nhân không phải là kitô hữu đã đến hiệp thông trong Thánh lễ này. Chúng tôi càng cảm nghiệm sâu xa hơn giá trị của Mầu Nhiệm Thánh Thể, khi có sự hiện diện của những chứng nhân đau khổ, cùng hướng lòng lên Đức Kitô chịu đóng đinh để được ủi an, chia sẻ một Tấm Bánh Tình Yêu. Giảng trong Thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đã nêu bật vai trò của Đức Maria trong chương trình tình thương của Thiên Chúa; Cha mời gọi anh chị em đang phải đau khổ vì bệnh tật hãy nhìn lên Đức Maria và hãy học nơi Mẹ là mẫu mực sống mầu nhiệm Khổ nạn của Đức Kitô, để nhận ra “đau khổ có giá trị cứu độ… Chúng ta phải cộng tác với đau khổ của Đức Giêsu. Đau khổ không phải là tiếng nói cuối cùng của thân phận con người. Mỗi đau khổ của chúng ta chỉ trong giây lát, chỉ có hạnh phúc vĩnh cửu mới đáng quan tâm…”.

Chúng tôi tạm biệt Trại Phong Quỳnh Lập và hẹn ngày gặp lại. Những cánh tay, những bàn tay không lành lặn giơ cao vẫy chào chúng tôi, như lời nhắn gửi vô hình sâu xa với anh em chủng sinh Vinh Thanh trên hành trình bước theo Đức Kitô: “Hãy yêu thương chúng tôi, những người đau khổ !”.

Trưa – chiều cùng ngày, anh em chủng sinh Vinh Thanh cùng với hai Cha giáo đã đến thăm Linh mục quản xứ và Giáo xứ Cẩm Trường, thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa và hiệp dâng Lễ Mân Côi tại đậy. Sự năng động, tận tâm phục vụ đàn chiên của Linh mục quản xứ Ant. Nguyễn Văn Thanh và tinh thần sống đạo sốt mến, nhiệt thành của cộng đoàn Cẩm Trường, đã để lại cho anh em chủng sinh Vinh Thanh dấu ấn cảm phục và nguồn khích lệ rất lớn để bước tiếp lý tưởng tông đồ.
 
Thử phác họa chân dung Nhà Truyền Giáo
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
08:58 04/10/2010
Chúng ta đang sống trong tháng Mười. Tháng này là tháng để dành kính Đức Mẹ Mai Khôi và cũng là tháng nhắc đến công cuộc truyền giáo trong một Chúa Nhật đặc biệt. Có lẽ vì vậy, trong những ngày gần đây, trên các mạng thấy xuất hiện nhiều bài nói về vấn đề truyên giáo. Truyền giáo là vấn đề sinh tử và cũng là niềm vinh dự chính đáng của Giáo Hội từ bao đời nay. Có thể nói đó là vấn đề muôn thuở Giáo Hội phải bận tâm và luôn canh cánh bên lòng.

Vì vậy, nhân dịp này xin thử phác họa chân dung nhà truyền giáo để hòa nhịp với mối bận tâm của nhiều người về vấn đề. Đây mới chỉ là một phác họa, chứ chưa phải là một chân dung đích thật, vì chỉ dựa vào một vài nhận xét và suy nghĩ mang tính cá nhân, mà chưa phải là những nghiên cứu xác đáng theo các phương pháp khoa học, đi từ thực nghiệm lẻ tẻ tới những nguyên tắc chung có kiểm chứng.

1.Cứ điểm cho những nhận xét

Nơi nhà truyền giáo, (cũng được gọi là tông đồ) có một số điểm nổi bật. Những điểm này là những cầu mở đầu trong hầu hết các thư của thánh Phao-lô, cũng như nơi chính con người của ngài. Ngài thường tự giới thiệu mình là tông đồ và tôi tớ: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm tông đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.” (Rm 1,1-2; Pl 1,1; Tt,1,1)

Theo thánh nhân, tông đồ là tôi tớ. Tông đồ là người được gọi và dành riêng ra để loan báo Tin Mừng, chứ không phải để làm công việc nào khác. Tông đồ được sai đi, còn tôi tớ lo phục vụ và loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô.

Nhưng muốn là tông đồ theo đúng nghĩa thì phải là người được Chúa gọi. Ơn gọi này là do ý Thiên Chúa: “Tôi là Phao-lô, bởi ý Thiên Chúa, được gọi làm tông đồ.” (1 Cr 1,1; 2 Cr 1,1; Cl 1,1; Tm 1,1) không phải do loài người hay nhờ một người nào khác, nhưng bởi Đức Giê-su Ki-tô và Thiên Chúa là Cha.” (Gl,1,1: Ep 1,1)

Không ai có thể tự mình làm tông đồ nhưng phải được Thiên húa kêu gọi và tuyển chọn. Vì thế, phải trung thành với ơn gọi và chu toàn bổn phận của người được gọi là đến với Chúa, ở với Người để Người sai đi rao giảng (Mc 3, 13-15). Rồi lại phải có tinh thần của người tông đồ. Tinh thần đó là siêng năng cầu nguyện trong tình trạng tỉnh thức và tạ ơn. (Cl 4,2)

2. Con người tông đồ nơi thánh Phao-lô

2,1 Dứt khoát triệt để

Trước hết, thánh Phao-lô là một con người dứt khoát triệt để. Trước Khi xẩy ra biến cố ngã ngựa trên đường Đa-mát, Sao-lô hăng say triệt hạ đạo bao nhiêu thì khi thành Phao-lô, ngài lại càng hăng say truyền đạo hơn bấy nhiêu. Ngài không để ý gì đến con người của mình nữa, mà chỉ còn say mê có một điều là rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại và hoàn toàn đồng hóa mình với Đức Ki-tô: ”Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là chính Đức Ki-tô sống trong tôi.” (Gl 2,20)

2,2 Chấp nhận cảnh sống bấp bênh

Cũng vì sự dấn thân này mà thánh Phao-lô chấp nhận cảnh sống bấp bênh, nay đây mai đó với tất cả những sự rủi ro, tai ương hoạn nạn. Dựa vào giáo huấn và cuộc đời của thánh nhân, thiết tưởng có thể phác họa như sau:

3. Chân dung nhà tông đồ

3,1 Người tôi tớ

Tông đồ là người tôi tớ phục vụ Lời. Công việc của người tôi tớ là phục vụ ông chủ. Ông chủ ở đây là Chúa. Tông đồ làm việc cho Chúa. Công việc chính yếu của tông đồ là rao giảng Tin Mừng bằng mọi hình thức thích hợp. Tôi tớ không hơn chủ nên phải biết phận mình mà ăn ở, không tự phụ, kiêu căng, nhưng tận tâm phục vụ hết mình.

3,2 Người được kêu gọi và tuyển chọn

Người ta không tự phát làm tông đồ mà phải được kêu gọi và tuyển chọn. Do tình trạng này mà nhà tông đồ không thể tự đắc được. Mình có là thế nào đi nữa thì cũng là do được kêu gọi và tuyển chọn. Đây là một ơn huệ. Đã là ơn huệ thì phải đáp đền. Người tông đồ đáp đền ơn huệ này bằng cách trung thành làm nên công việc được giao phó. Công việc đó là lo gây dựng Hội Thánh.

3,3 Người được sai di

Được sai đi là đặc điểm của nhà tông đồ. Danh hiệu thừa sai gắn liền với nhà truyền giáo. Có thể được sai đi xa hay gần. Xa hay gần vẫn là được sai. Không thể là thừa sai truyền giáo, nếu không được sai và sẵn sàng nhận được sai đi nơi nào cần đến. Thánh Phao-lô đã đi ngang dọc khắp nơi do nhu cầu truyền giáo. Ngài đã không quản ngại các khó khăn, mỗi khi thấy cần phải lên đường. Đó cũng là một nét tiêu biểu khắc ghi chân dung nhà truyền giáo.

3,4 Người kiên tâm bền chí

Công việc tông đồ bao giờ cũng khó khăn. Nhà truyền giáo là người được sai đi làm công việc đó. Phải có cái say mê của người thích mạo hiểm, mới tìm được niềm vui và sự phấn khởi trong công việc. Tuy vậy, vẫn không thiếu những gian lao vất vả làm cho nhà truyền giáo nản chí. Vì thế, noi gương thánh Phao-lô, nhà thừa sai truyền giáo cần tin tưởng ở sự hỗ trợ và tình thương của Thiên Chúa. Vì thương yêu và tin tưởng. Chúa mới giao công việc rao giảng Tin Mừng cho mình. Nhờ vậy, nhà truyền giáo mới không sờn lòng như thánh Phao-lô nói: “Bởi thế, vì Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí.” (2 Cr 4,1)

Kết luận

Nhà thừa sai là vị tông đồ. Vì vậy, vị đó nên nhìn vào bức tranh phác họa chân dung người tông đồ mà nhào nặn con người mình cho thích hợp với nhiệm vụ và ơn gọi, hầu tạo cho đời mình một ý nghĩa cao đẹp và một niềm vui, niềm vui của sự dâng hiến.
 
Giáo hội Việt Nam: Đối thoại và Đối đầu
Trần Dũng Lạc
09:17 04/10/2010
LTS: Để rộng đường dư luận và đào sâu vấn đề "đối thoại" chúng tôi cho đăng bài sau đây "GIÁO HỘI VIỆT NAM: ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI ĐẦU" của tác giả Trần Dũng Lạc. Những suy tư và nhận định của tác giả không nhất thiết phản ảnh lập trường của VietCatholic.

Cám ơn bác Tiền Hô đã đưa lời phát biểu của Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân lên mạng cho bà con được thấy khí phách của một vị chủ chăn, dù đã về hưu mà còn “già gân” lắm. Nhỏ tới lớn tôi sống tại miền Nam nên rất “chịu” khí phách của vị Hồng Y “già gân” này, vì nó giống y chang tính cách của người dân Nam Bộ nghĩ sao nói vậy và nói thẳng re không cần rào trước đón sau. Ai mà không biết đối thoại là tốt là đẹp là ý nghĩa, là hợp Phúc Âm, là tinh thần công đồng Vatican II, là hợp thời đại mới … vân vân và vân vân. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân là người hiểu rõ điều đó hơn ai hết, nhưng rồi ngài cũng đành phải chịu mang tiếng đối đầu, vì biết rằng không thể đối thoại. Vấn đề đối thoại mà cha Jeroom đặt ra cho Giáo hội Trung quốc chẳng khác chi vấn đề tại Việt nam và hiện nay nhiều bậc vị vọng muốn viện dẫn đủ các lý chứng khuyên Giáo hội Việt nam nên đối thoại với chính quyền, tuy nhiên phản ứng của Đức Hồng Y Giuse Quân khiến người ta phải suy nghĩ để có thái độ đúng đắn trong đối thoại và thái độ của Đức Hồng Y khuyến khích mọi người nhất là người miền Nam hãy giữ lấy phong cách Nam Bộ “nói thiệt tình”, “có sao nói dzậy”.

Cũng giống như nhiều từ ngữ khác chịu tác động biến đổi của thời gian, của không gian và của các nhóm nhỏ sống thân tình, từ “đối thoại” không khỏi chịu nhiều biến đổi, chịu nhiều “cưỡng bức” đến nỗi những ai đã có kinh nghiệm đều phải dè dặt khi dùng từ ngữ đẹp hết biết này, vì “rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế này”. Để khỏi mất nhiều thời giờ lý luận lòng dzòng vốn không mấy thích hợp với dân Hai Lúa nói thẳng ruột ngựa, tôi xin được nói dzô ngay các sự kiện đã được trải nghiệm, chứng nghiệm và đã trở thành kinh nghiệm đắng cay và khi nhắc lại những sự kiện này không có ý phê phán ai vì đã thuộc về quá khứ, chỉ mong qua những kinh nghiệm đau thương đó rút được những bài học hữu ích cho Giáo hội Việt nam trong những “đối thoại” sau này, nếu có.

Sự kiện 1
NHỤC MẠ VÀ XUA ĐUỔI ĐỨC KHÂM SỨ H. LEMAITRE KHỎI SÀI GÒN

Tôi sống ở miền quê, đâu được biết những việc diễn ra tại Sài gòn thời đó là thủ đô của miền Nam. Nghe thuật lại rằng sau ngày 30-04-1975, một nhóm linh mục và giáo dân “tiến bộ” có thể “đối thoại” với chính quyền cách mạng đã đến Tòa Khâm Sứ đặt tại Sài gòn nhục mạ và xua đuổi Đức Khâm sứ Henri Lemaitre ra khỏi Việt nam. Nghe nói một linh mục đã nắm áo kéo lê kéo lết ngài ra khỏi Tòa Khâm Sứ gì đó. Hỏi lý do tại sao làm như dzậy thì ra đó chỉ vì cách mạng thường kết án “đạo công giáo là đạo Tây”, “theo công giáo là theo Tây”, là “lệ thuộc ngoại bang”, là theo “thế lực thù địch nước ngoài chống phá cách mạng”, những người đến nhục mạ và xua đuổi Đức Khâm Sứ nghĩ rằng xua đuổi Đức Khâm Sứ là xua đuổi “thế lực nước ngoài” là chứng tỏ mình “không đi với ngoại bang” và như thế để dễ nói chuyện với cách mạng, dễ “đối thoại” với cách mạng.

Tôi không được chứng kiến, nhưng chỉ nghe thuật lại đã thấy nóng máu rồi, nóng máu muốn khùng luôn, thiệt là ác đức sao vụ này diễn ra ngay tại thủ đô miền Nam mà đó đâu phải tính cách của người miền Nam vốn trọng chữ tín, chớ đâu phải như mấy người đến xua đuổi Đức Khâm Sứ là những người bất tín, họ nghĩ rằng mình đang tiến hành đối thoại, nhưng đó là cuộc đối thoại bất tín, không phải chỉ bất tín với bạn bè mà còn bất tín cả với niềm tin mà họ đang tuyên xưng nữa. Mấy cha nội này nghĩ gì mỗi khi đọc kinh Tin Kính: “Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”? Xua đuổi Đức Khâm Sứ là bất tín. Để đối thoại mà thành kẻ bất tín như thế là tự phản bội chính mình, hành động đó bị chi phối bởi chính trị chứ không theo niềm tin, mà nếu không còn tin vào điều mình tuyên xưng thì đâu còn ở trong Giáo hội nữa.

Người miền Nam thường mềm dẻo hơn so với người miền Bắc vì thế người ta dễ kết án người miền Bắc là cứng rắn và thích đối đầu, nhưng nếu mềm dẻo mà trở thành bất tín thì tôi phản đối kịch liệt. Nên nhớ cách mạng tiến hành ở miền Bắc trước miền Nam và trong thời cách mạng tại miền Bắc, chính quyền cũng đã tuyên truyền “theo đạo là theo Tây”, là “theo ngoại bang”, là “dựa vào thế lực nước ngoài chống phá cách mạng”, vậy mà giáo sĩ và giáo dân miền Bắc đâu có ai ngán lời kết án của cách mạng, nên cứ việc tin vào Thiên Chúa và trung tín với Giáo hội. Năm 1959, khi Nhà Nước ra lệnh trục xuất hết các vị thừa sai nước ngoài, trong đó có Đức Khâm Sứ Dooley, nhưng thái độ của giáo sĩ và giáo dân miền Bắc đối xử với vị đại diện Tòa Thánh khác hẳn so với mấy ông cấp tiến trong Nam. Khi Đức Khâm Sứ Dooley bị trục xuất, hết thảy giáo dân đến tiễn đưa ngài, cảnh tượng càng thê thảm và xúc động vì ngài đã mệt đừ phải nằm cáng mà đi khiến người ta có cảm tưởng đó là một đám tang, cũng đúng thôi, vì chia ly này còn trông mong gì tái hợp, còn buồn thảm hơn đám tang là khác. Đức Hồng Y Khuê dẫn đầu phái đoàn tiễn đưa mà tất cả mọi người, kẻ đi, người ở đều bùi ngùi xúc động không cầm được nước mắt. Trước khi ra đi, ngài còn viết thư cám ơn Đức Hồng Y Khuê vì đã cho ngài mượn cơ sở của tòa giám mục và đồng thời bàn giao những đồ đạc hiện có trong Tòa Khâm Sứ. Cuộc tiễn đưa tưởng không thể nào chấm dứt vì cha con bạn bè bịn rịn thương mến trong tình hiệp nhất khắng khít khiến Nhà Nước tức giận kết án giáo sĩ và giáo dân Hà nội là theo Tây, vọng ngoại, nhưng Đức Hồng Y Khuê và giáo dân Hà nội đâu có ngán gì lời kết án của Nhà Nước nên vẫn hiên ngang sống và diễn tả niềm tin vào Chúa, lòng trung tín với Giáo hội, với Đức Thánh Cha qua việc bày tỏ tình cảm gắn bó mật thiết với Đức Khâm Sứ là đại diện của ngài. Lòng trung tín càng qua gian nan thử thách càng sáng tỏ, đúng là qua gian nan thử thách mới biết vàng thiệt vàng giả, bạn thiệt, bạn hờ.

Sự kiện 2
VIỆC TÔN PHONG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM.

Một sự kiện khác om sòm hơn vì được truyền thông Nhà Nước đưa lên báo đài nhiều lần, đó là sự kiện Phong Thánh Tử Đạo năm 1988, một chiến dịch công kích các vị thánh trên các phương tiện báo đài, ở mọi cấp độ, trong mọi cơ quan, kéo dài nhiều ngày tháng đã khiến cho một số người, trong đó có cả những vị chức sắc cao cấp, chao đảo, bàn tới rồi “Bàn Lui”, đề nghị xét lại để “đối thoại” với Nhà Nước qua trung gian Ủy ban Đoàn Kết và báo Công giáo và Dân tộc là những cơ quan luôn sát sao thực hiện chỉ thị của Đảng với lập luận cơ bản trích dẫn lý luận của Nhà Nước: có nhiều vị tội lỗi không xứng đáng được phong thánh. Không biết nền tảng thần học của những vị này thế nào và đức tin của những vị này ra sao mà để cho những kẻ vô thần hướng dẫn một việc thuần túy đạo giáo lại thuộc phạm vi đức tin như thế. Họ cũng nghĩ rằng mình đang đối thoại, nhưng đó cũng là cuộc “đối thoại” bất tín. Để đối thoại mà phải chối bỏ đức tin của mình thì có khác gì bước qua thập tự trong thời cấm đạo đâu. Tôi buồn nhứt là mấy vụ này xảy ra trong Nam nhiều hơn ngoài Bắc.

Trong khi đó ngoài Bắc có thái độ khác hẳn: Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh văn Căn, sau khi làm đơn thỉnh nguyện phong thánh cho các vị tử đạo tại Việt nam, bị chính quyền hạch sách đêm ngày rất mỏi mệt, thế nhưng ngài vẫn kiên cường giữ vững lập trường. Đức cha F.X Nguyễn văn Sang kể lại: “Số là trong cuộc xáo động cách đây mấy chục năm về viễn tượng Giáo Hội Công Giáo Rôma sẽ phong 117 Á Thánh Tử Đạo Việt Nam lên hàng Hiển Thánh, các cuộc hội họp diễn ra khắp nơi trong đấu nước, lời qua tiếng lại khen chê đủ kiểu. Chúng tôi-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (lúc đó tôi đang làm tổng thư ký) được triệu tập ra cơ quan để nghe một vị có trách nhiệm thuyết trình. Vị đó nói rất hùng hồn và lôi cuốn, nhưng đa số những lời đó là để chỉ trích bôi nhọ các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những người bán nước, đầu trộm, gian thương, xấu nết…

Đột nhiên tôi thấy Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh văn Căn quỳ xuống ôm mặt khóc ầm lên và lớn tiếng kêu: “Xin thôi, xin thôi! Ông không có quyền thóa mạ, bôi nhọ cha ông chúng tôi là những người chúng tôi yêu mến và kính trọng”. Nói đọan, ngài lại lớn tiếng khóc hu hu…

Các Giám Mục thấy sự việc như vậy, yên lặng rút lui ra khỏi căn phòng, và cuộc họp tự động được kết thúc không kèn không trống”. (ĐC FX Nguyễn văn Sang, Giũ bụi trần ai, lưu hành nội bộ, 2010, tr.224-225).

Đó mới thực là đối thoại vì đối thoại mà vẫn giữ được lòng trung tín, giữ được đức tin của mình, dù phải than van khóc lóc, dù bị vùi dập, qua vụ này tôi thấy miền Bắc cứng rắng thì có nhưng đối đầu thì không, nhưng tôi “chịu” nhứt là Đức Hồng Y Căn, khóc lóc như thế, nhưng lại rât kiên quyết, rất gần với tính cách người dân Nam Bộ, dầu chết, dầu thiệt thòi vẫn chịu chớ không chịu đánh mất chữ tín.

Sự kiện 3
XUA ĐUỔI ĐỨC CỐ HỒNG Y F.X NGUYỄN VĂN THUẬN.

Mỗi lần nhắc đến Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận tôi không khỏi ngậm ngùi xen lẫn với mắc cở vì mình là người miền Nam mà sự việc lại diễn ra tại thủ đô miền Nam. Khi nhóm linh mục và giáo dân cấp tiến Sài gòn đến xua đuổi ngài ra khỏi Sài gòn, Đức Cố Hồng Y hỏi họ: Tôi có tội gì mà phải ra đi, một linh mục trả lời: Đức Cha tròn trịa quá nên không ai bắt được tội gì, nhưng Đức Cha nên ra đi thì có ích lợi cho Giáo hội; Đức Cố Hồng Y nói: Tôi chỉ vâng theo ý Chúa, vâng lệnh Tòa Thánh chứ không vâng lệnh “người khác”. Tưởng gì té ra là tại vì chính quyền cách mạng đã chống đối tổng thống Ngô đình Diệm là cậu ruột của ngài, kết án ngài thuộc bè lũ Mỹ - Diệm, nên mấy cha nội tự xưng là “cấp tiến” đó nghĩ rằng xua đuổi ngài ra khỏi Sài gòn là họ không thuộc bè lũ Mỹ - Diệm, thì họ dễ sống hơn, dễ “đối thoại” với Nhà Nước hơn.

Những người ấy nghĩ rằng mình đang đối thoại với Nhà Nước, nhưng đó là cuộc “đối thoại” bất nghĩa. Những người ấy chính là anh em với ngài trong Giáo hội, trong tình nghĩa linh mục, là cha con trong tình nghĩa giám mục vậy mà khi gặp nguy nan đã quay mặt phản bội, vì một chút lợi lộc nhỏ nhoi khi muốn đối thoại với Nhà Nước họ đã cắt đứt tình nghĩa với anh em, phản bội và bán đứng người cha của mình, không xứng đáng với tính cách của người dân Nam Bộ chúc nào. Hỏi ra mới biết trong số này không thiếu những người thân thiết gần gũi với ngài, khi ngài gặp nạn chẳng dám hó hé một câu, dù những người này xưa kia rất thân cận với Nhà Nước, chưa hết, thời cuộc biến đổi, thì trơ trẽn thay, khi ngài được vinh thăng hồng y thì cũng chính những người này lại rêu rao khắp nơi là bạn của ngài, thiệt là hết biết mấy ông này, đổi trắng thay đen, bất nhơn bất nghĩa đến thế là cùng.

Tôi đau đớn mắc cở hơn nữa vì miền Nam là nơi Đức Cố Hồng Y làm việc và sinh sống, chẳng ai nói gì bênh vực che chở cho ngài, Tổng Giáo Phận Sài gòn là nhiệm sở của ngài, nhưng chính một số người trong giáo phận đó đã có sáng kiến xua đuổi ngài. Tôi hết sức “chịu” người miền Bắc vì giáo dân miền Bắc yêu mến ngài, có Đức Cha đã làm đơn xin Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm việc cho miền Bắc dù ngài chỉ ở miền Bắc một thời gian ngắn, thực là “một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen”, dù làm như thế là trái ý Nhà Nước, lập tức bị kết tội là đối đầu, phải chăng cứ nói và làm thuận theo Nhà Nước là đối thoại, nói và làm khác ý Nhà Nước là đối đầu, dù bênh vực anh em mình một cách chính đáng, với tình nghĩa ít ra là của bằng hữu bình thường chứ chưa nói đến tình bác ái huynh đệ phải có giữa những người môn đệ của Chúa?

Trong nhiều vụ khác như vụ Vinh Sơn, vụ các nhà dòng bị bắt người và tịch thu nhà cùng của cải, thiệt đau lòng là những người anh em linh mục, tu sĩ đứng lên tố cáo, kết tội anh em của mình, đau đớn nhứt là dòng Đồng Công, một người anh em cựu tu sĩ của Đồng Công nay đứng về phía Nhà Nước dõng dạc kết tội anh em với một thái độ rất trí thức và rất “đối thoại”, ngược lại thì cũng mau lẹ quá, khi cố Thủ tướng Phạm văn Đồng vừa nằm xuống đã lập tòa phong ngài Thủ Tướng làm thánh vì là “người công chính”, chẳng biết sau khi đọc công hàm bán nước do ông này ký vào năm 1958, ngòi bút này phải bẻ cong thế nào cho phù hợp?

Trong vụ Tòa Khâm Sứ, khi nghe tin Nhà Nước muốn trục xuất Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt, toàn thể các vị trong HĐGM đã phản đối, nhưng cũng có vài người tuy không ở trong HĐGM vẫn tự xưng là cao trọng và quan trọng trong Giáo hội đã mau chóng “đối thoại” với Nhà Nước, xun xoe tuân hành “thánh chỉ” của Nhà Nước, chạy đôn chạy đáo vận động trừng phạt Đức Tổng Kiệt, sắp xếp đưa ngài đi nơi khác và quà cáp nịnh bợ người mà họ nghĩ sẽ thay thế ngài tại Hà nội (tiếc là người này không biết Đức Tổng Nhơn được Tòa Thánh chọn nên đã vận động sai chỗ), trong số đó có người lúc nào cũng tự xưng là thân hữu yêu mến Đức Tổng Kiệt, chịu hết nổi bộ mặt không những giả nhơn giả nghĩa mà còn tệ hơn thế, bất nhơn và bất nghĩa này rồi.

Trong khi đó tại Hà nội, nơi Đức Tổng Kiệt làm việc, tính cả thời gian làm giám quản, chỉ mới 7 năm, thế mà hầu hết giáo sĩ và giáo dân sẵn sàng chết vì ngài và với ngài và bằng mọi cách anh em bênh vực ngài, bảo vệ ngài với tình nghĩa gắn bó dám cùng sống cùng chết với nhau và như thế bị kết án là đối đầu, đúng là vì nghĩa quên mình. Thiệt đúng với phong cách Nam Bộ: “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”. Tôi khoái giáo dân miền Bắc rồi đó.

Sự kiện 4
VẤN ĐỀ TÀI SẢN CỦA GIÁO HỘI

Tôi không có ý đề cao tiền của, càng không có ý vận động đòi đất, tuy có lúc cũng cần phải lên tiếng đòi. Như bàn dân thiên hạ đã thấy trong vụ Tòa Khâm Sứ đòi đất chỉ là cái cớ, chỉ là một cơ hội cho những người bị bịt miệng bấy lâu được lên tiếng, bằng cớ là sau đó Nhà Nước quảng đại đề nghị đổi lấy miếng đất khác nhưng đâu có ai chịu đổi. Trong cuộc đời cũng như trong Giáo hội, tiền của là một dụng cụ tốt để thử thách phẩm giá, đức hạnh của con người. Sau năm 1975, tuy không phải là hết thảy nhưng có một số nơi kia đã làm giấy hiến tài sản cho Nhà Nước để được yên thân, việc này ngày nay vẫn còn ray rứt lương tâm nhiều người, vẫn còn đó câu hỏi: người ta có quyền sang, nhượng, hiến những tài sản của Giáo hội không? Những ai được Chúa đặt để coi sóc gia sản Giáo hội làm như thế có phải là thái độ của người quản gia trung tín và khôn ngoan không.

Điều đáng nói ở đây là thái độ của người trách nhiệm đối với những con người và tài sản thuộc phạm vi trách nhiệm của mình: Tỉ dụ khi nhà mình bị cướp, người nhà mình bị oan ức, hành hạ, đã chẳng dám lên tiếng thì chớ, lại còn chối bỏ những người thuộc về mình, chối bỏ tài sản Giáo hội giao cho mình trông coi gìn giữ, tệ hại hơn, sau đó lại thơn thớt nói cười, bắt tay bắt chân với những người đã từng cướp của nhà mình, giết người nhà mình, làm như là bạn hữu nghĩa thiết lắm, tồi tệ nhứt khi gặp họ vẫn phải nói những lời tâng bốc quá đáng mà kẻ nói lẫn người nghe đều biết là không thật sự và không thật lòng, khiến người có lương tri và lòng tự trọng cảm thấy có cái gì đó không ổn của một con người không biết tự trọng, thiếu trách nhiệm và tự làm mất phẩm giá mình trước mặt đối phương, khúm núm là một thái độ không xứng đáng với một con người nhất là người trí thức, giả dối lại càng không xứng đáng với người tu hành chuyên dạy chân lý. Tóm lại đó là thái độ của người quản lý bất trung, có người cho rằng như thế để dễ “đối thoại”, phải rồi đối thoại thì có nhưng đó là cuộc “đối thoại” bất trung.

Nói nữa e rằng quá đáng, tôi lại “chịu” thái độ của miền Bắc, vì tại miền Bắc có thể có vài trường hợp cá biệt còn hầu hết không một nơi nào và một người nào đã làm giấy hiến tài sản của Giáo hội, chỉ có Nhà Nước đã ngang nhiên chiếm đọat, thái độ đó làm nổi rõ hành vi cướp bóc của kẻ chiếm đọat, ngược lại hiến tài sản không những đồng lõa mà còn hợp thức hóa tội phạm cướp bóc đó.

Sự kiện 5
ĐỐI THOẠI GIỮA TÒA TGM VÀ UBND TP HÀ NÔI

Dầu cho hầu hết thảy mọi người ở khắp mọi nơi đều biết được cuộc đối thoại thời danh giữa Tòa Tổng Giám mục và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội ngay sau vụ đập phá Tòa Khâm Sứ, tôi cũng xin tóm tắc sơ lược như sau: Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội mời Đức Tổng Kiệt và Tòa Tổng Giám mục Hà nội “đối thoại” về vụ Tòa Khâm Sứ, Văn phòng Tòa TGM thông báo sẽ có một đoàn gồm 20 người tháp tùng Đức Tổng Kiệt và UBND nhất trí. Đến thời điểm đã hẹn, đoàn Tòa TGM ra thì đã thấy cổng UBND có barie sắt ngăn chặn, người gác cổng chỉ đồng ý cho một mình Đức Tổng vào, Tòa TGM nói đã nhất trí là đoàn gồm 20 người, sau khi người gác cổng vào thỉnh ý cấp trên lại ra mặc cả: Chỉ cho 10 người vào, Tòa TGM vẫn nhắc lại thỏa thuận đoàn gồm 20 người, cuối cùng cũng nhất trí như đã thỏa thuận ban đầu, nhưng không được mang máy quay phim, chụp ảnh, Tòa TGM phản đối: Tại sao các ông có nhiều máy quay phim chụp ảnh thế kia mà bên tôi lại không được, nếu không đồng ý cho quay phim chụp hình vào, chúng tôi sẽ ra về, sau cùng rồi cũng được. Nhưng khi loan tin về cuộc đối thoại, các phương tiện thông tin của Nhà Nước đã cắt xén và xuyên tạc lời phát biểu của Đức Tổng và một chiến dịch công kích Đức Tổng được phát động trên tất cả các phương tiện truyền thông, trong các cơ quan của Nhà Nước, lan rộng tới cả các đoàn thể, thậm chí cả các địa phương. Thật là gian dối, bẩn thỉu và trắng trợn, mèng đéc ơi như dzậy mà gọi là đối thoại hay sao? Có chăng một cuộc “đối thoại” bất minh và bất chính.

Sự kiện 6
ĐỐI THOẠI GIỮA HĐGM VỚI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG

Sau khi vụ Tòa Khâm Sứ nổ ra, các vị đại diện trong Hội đồng Giám mục đã ra Hà nội gặp Thủ Tướng, hi vọng có một cuộc đối thoại chân thành cởi mở để giải tỏa vấn đề và bênh vực cho Đức Tổng Hà nội là người anh em của mình, nhưng trong suốt buổi gặp gỡ, Thủ Tướng đã cướp hết lời, không những không để cho các vị trong Hội đồng Giám mục được phát biểu, mà còn lên lớp dạy dỗ các ngài và qua các ngài dạy dỗ Đức Tổng Kiệt.

Đó là một cuộc đối thoại cay đắng, “đối thoại” bất tương kính. Ông Thủ Tướng không kính trọng người đối thoại, dù đó là những vị chức sắc cao cấp nhất trong Giáo hội Công giáo tại Việt nam, đại diện cho cơ quan cao cấp nhất của Giáo hội Công giáo Việt nam, rõ ràng không có đối thoại mà chỉ có truyền lệnh và buộc vâng lời. Tuy nhiên cuộc đối thoại bất tương kính bộc lộ ai mới là người đáng kính và đây đúng là một đối thoại theo kiểu Nhà Nước đúng nghĩa “đối thoại là vâng lời”.

Sự kiện 7
ĐỐI THOẠI GIỮA TÒA TGM SAIGON VÀ UBND TP HỒ CHÍ MINH

Khi biết tin UBND thành phố Hồ chí Minh phát mãi khu nhà tập thể số 11 đường Nguyễn Du, vốn là tài sản của Tổng Giáo phận Sài gòn, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn đã có văn thư phản đối từ đó đưa đến một cuộc đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và UBND thành phố Hồ chí Minh mong tìm được giải pháp tốt đẹp. Tại cuộc họp này, Tòa TGM cho rằng UBND thành phố đã làm sai, UBND thành phố trả lời: Biết là sai nhưng không sửa, cuộc đối thoại bất thành vì đó là cuộc đối thoại bất tri lý.

Hai Lúa trong cơn bức xúc chỉ muốn nói vài lời không ngờ lại thành “dài lời” mà trong trí nhớ còn quay cuồng vô vàn sự kiện khác, nhưng có lẽ chỉ cần 7 sự kiện nói trên cũng đủ để hiểu thực chất cuộc đối thoại lâu dài giữa Giáo hội Việt nam với Nhà Nước này đã từng diễn ra thế nào và như thế có thể hiểu từ ngữ “đối thoại” đã từng có nhiều nghĩa như thế nào và vì thế “đối thoại” là không đơn giản như tính cách người Nam Bộ ăn ngay nói thẳng.

Có những danh từ đẹp ơi là đẹp, mới nghe đã thấy mê, đó là những mỹ từ, nhưng thực chất của những mỹ từ đó là gì, muốn có thực chất phải được kinh qua lịch sử, qua thực tế mà qua lịch sử thực tế đã có những cường quyền cưỡng từ đọat lý, thu nhận cho mình tất cả những từ ngữ, những phẩm chất đẹp đẽ nhất trên đời, chỉ sau một thời gian dài người ta mới hiểu rõ ý nghĩa thực sự ẩn đàng sau những mỹ từ đó. Có cần trích dẫn vài mỹ từ thường được xã hội sử dụng không? Cho tôi thử vài từ nghe.

Thiên đường. Thiên đường là nơi ai cũng mơ ước. Vì thiên đường là nơi hạnh phúc tràn đầy, có đầy đủ mọi thứ con người mơ ước. Lý thuyết cộng sản cũng đã tự hào đã tạo nên “thiên đường cộng sản”, nhưng sau khi bộ mặt thật của các chế độ cộng sản được phơi bày, ai cũng sợ phải sống trong thứ “thiên đường” ấy, bằng chứng là các nước Đông Âu đã phải tự nguyện phá bỏ “thiên đường cộng sản” mà họ dầy công xây dựng trong vòng gần một thế kỷ, vì thiên đường đó là thiếu ăn, thiếu mặc, và nhất là thiếu tự do, thiếu công bằng, thiếu văn minh, thiếu dân chủ. Thực tế trong suốt lịch sử cộng sản, ít thấy ai từ “địa ngục tư bản” trốn sang “thiên đường cộng sản”, trái lại chỉ thấy bà con nườm nượp tìm đường ra khỏi “thiên đường”, thà chịu chết trên biển cả, thà chịu nguy hiểm trong rừng sâu, thà chịu bỏ hết của cải trong “thiên đường”, rồi cho đến nay thiệt động trời, Fidel Castro, một lãnh tụ cộng sản tầm vóc của một trong những nước cộng sản cuối cùng, người anh em thân thiết của Việt Nam, người có nhiệm vụ “canh giữ hòa bình” khi Việt Nam ngủ, đột nhiên “đào ngũ” không những từ bỏ nhiệm vụ “canh giữ hòa bình cho thế giới” mà còn từ bỏ luôn cái “thiên đường” đã bao năm tốn hằng núi xương sông máu để xây dựng, khi thú nhận là hệ thống này không còn thích hợp nữa (Tin BBC ngày 10/09/2010).

Dân chủ. Dân chủ là niềm mơ ước của con người nên bao thế hệ đã phải tiến hành đấu tranh, đổ bao xương máu đổ ra để tìm dân chủ tức là tìm quyền làm chủ của dân, để người dân có tự do, hạnh phúc, có quyền đi tìm hạnh phúc. Chế độ cộng sản tự cho rằng “dân chủ gấp triệu lần” chế độ tư bản, và tư bản là “kìm kẹp” dân chủ, nhưng thực tế cho thấy tại đất nước triệu lần dân chủ ấy còn thiếu quá nhiều tự do, cho đến một quyền tự do cơ bản là được phát biểu cũng không có. Hãy nhìn vào thực tế tự do ngôn luận, điển hình là báo chí, ông Thứ Trưởng công an tuyên bố đã đánh sập 300 blog cá nhân, ông Thủ Tướng đã chỉ thị không được có báo chí tư nhân và báo chí phải đi theo lề phải, những ai lên tiếng phê phán chế độ phải vào ngồi tù, thậm chí phê phán chế độ của Trung quốc thôi cũng phải vào tù, nay lại đến chỉ thị không được khiếu kiện đông người, còn hơn thế nữa, Đảng đã minh định: phương tiện truyền thông là để phục vụ quyền lợi của Đảng. Dịp tổng thống George Bush thăm Việt nam, Việt nam tự hào là không hề có biểu tình, trái lại khi ông sang nước láng giềng Việt nam, đã có biểu tình chống ông, nhưng ông thản nhiên phát biểu: biểu tình là bình thường của một xã hội lành mạnh. Ai đã có kinh nghiệm, đã từng nếm mùi “dân chủ gấp triệu lần”, chỉ mong được sống trong một nền dân chủ một phần triệu như thế này, chỉ mong được sống trong “kìm kẹp” để có thể được lên tiếng, được phát biểu tư tưởng và chỉ được đơn sơ bày tỏ lòng yêu nước, được chống xâm lược thôi.

Sự thật. Ai cũng muốn tìm sự thật. Chúa Giêsu đã dậy: “Sự thật sẽ giải phóng anh em”(Ga 8, 32). Liên xô xưa kia có báo Pravda, Việt nam có hẳn một nhà xuất bản “Sự Thật”, nhưng ai đã được chứng kiến và đã được nếm mùi “sự thật” của các chế độ cộng sản rồi thì phải giật mình kinh hãi, chắc chắn Đức Tổng Kiệt đã hiểu thế nào là “sự thật” theo báo đài Nhà Nước rồi, đối với chế độ cộng sản sự thật không phải là những gì phù hợp với chân lý khách quan, nhưng “sự thật là những gì có lợi cho Đảng”. Sự thật chỉ do Đảng xuất bản ra, đó là một lôgích khác với thế giới hay nói đúng hơn thuộc về một thế giới khác, đó là sản phẩm quan niệm của “người ngoài hành tinh”.

Sau “dài lời” như trên xin để độc giả tự nhận xét và quyết định xem có thể tiến hành đối thoại với chế độ cộng sản hay không? Đối thoại mà bất tín, bất nghĩa, bất trung với Chúa, với Giáo hội và đánh mất chính mình thì có xứng đáng không? Dầu ta táng tận để sẵn sàng bất tín, bất nghĩa, bất trung thì liệu ta có thể đối thoại với những người bất minh chính, bất tương kính và bất tri lý hay không, dầu ta có nhịn nhục để đối thoại với những người bất minh chính, bất tương kính và bất tri lý thì liệu có thể tiến hành đối thoại trong một chế độ “dân chủ gấp triệu lần” chế độ tư bản và trong “sự thật” của “người ngoài hành tinh” hay không? Đối thoại, tôi hoan nghinh hết mình, nhứt là tôi khoái tính cách dân Nam Bộ vốn hiếu hòa, nhưng với những thực tế nhiều khi quá đau thương trong quá khứ, biết phải đối thoại sao đây, tôi thấy mình “khờ” nhiều rồi bây giờ cần bớt khờ hơn một chúc, xin các bậc tiền bối cao minh chỉ giáo.

Xin bác Tiền Hô vui lòng cho trích lại từ bài của bác, lời của Đức Hồng Y Giuse Trần nhật Quân, người đã có nhiều kinh nghiệm trong chế độ cộng sản Trung quốc, phản bác luận điệu của cha Jeroom Heyndrickx, một linh mục người Bỉ, khuyên Giáo hội công giáo Trung quốc nên đối thoại với chính quyền:

“Cha Heyndrickx có nhiều cơ hội để đối thoại: với những người bạn Công giáo của mình tại Trung Quốc, với ông Liu Bai Nian, với những người trong Chính phủ Trung Quốc, với Thánh Bộ Truyền giáo (cha có đi hai hàng?). Tuy nhiên, các giám mục của chúng tôi ở Trung Quốc có bất kỳ cơ hội nào để đối thoại không? Ai trong số họ có? Không hề! Chính phủ duy trì một sự giám sát chặt chẽ để ngăn cấm họ làm như vậy. Đối thoại với Chính phủ ư? Chắc chắn không! Họ chỉ biết lắng nghe và tuân lệnh. Họ được tấn phong để phục vụ cho những lợi ích mà họ không hay biết. Họ được triệu tập tham gia các cuộc họp mà không biết chương trình nghị sự. Họ được dọn sẵn bài diễn văn để đọc mà họ đã không viết ra và thậm chí còn không được xem nó trước.

Cha Jeroom chẳng biết rằng các vị giám mục của chúng tôi, ý tôi là những người trong cộng đoàn chính thức (hầm trú), bị đối xử như nô lệ, hoặc thậm chí tệ hơn, như là con thú bị xiềng xích. Trong lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc có nói rằng, đấng bản quyền giám mục đang bị làm nhục ("phỉ báng") ở Trung Quốc.

Còn đối đầu thì sao? Ai đang phải đối đầu với ai? Con cừu có phản ứng được gì trước khả năng tấn công của con sư tử không? Nếu chúng tôi bảo cừu "Hãy chạy trốn đi!" thì chúng tôi lại bị quy kết là kích động đối đầu?”.


Vì thế ngay từ đầu, Đức Hồng Y đã phải thanh minh: “Tôi ý thức được mình là một tội nhân. Tôi không có tư cách để xét đoán người khác. Nhưng tôi không muốn thêm một tội nữa vào nhiều tội lỗi của tôi, đó là làm một con chó câm khi mà nó cần phải sủa” (Vietcatholic News 9 Sep. 2010). Chúng ta có thể hơn Đức Hồng Y Giuse được không?

Đọc trên website của Hội đồng Giám mục, tôi khoái cách hành xử của Đức Ông Giuse Đích Nguyễn ngọc Oánh khi ngài trả lời cho công an Hà nội

Ngài vừa khiêm tốn vừa cương quyết trong thái độ đối với chính quyền. Khiêm tốn nên không bao giờ chống đối hay có ý tưởng oán thù, trái lại luôn chấp hành mọi chỉ thị của Nhà Nước. Nhưng cương quyết thi hành nhiệm vụ linh mục, không công nhận chế độ cộng sản, không tán thành Ủy ban Liên Lạc Công giáo và không bao giờ chịu tố cáo những người xưng tội, những người con linh hướng của ngài. Ngài đã viết trong bản tự kiểm: “Tôi nhiệt liệt ca ngợi những công trình xây dựng làm cho dân giầu nước mạnh. Còn chủ nghĩa xã hội xây dựng trên nền móng duy vật, tôi nhận thấy điều đó không hợp với tín ngưỡng của tôi tin có một Thiên Chúa sáng tạo vạn vật, có linh hồn bất tử và có thưởng phạt đời sau”. “Đối với các linh mục trong Ủy ban Liên Lạc, tôi mến trọng các ngài… nhưng đứng về phương diện Giáo Hội, tôi không đồng ý với các ngài được”. “Chính quyền có nhắc đến tên những anh Đông, Hùng, Hưng, Bích, Thành, Tiến hiện đang bị bắt giữ. Tôi biết những người đó vì họ có đến với tôi về việc đạo, thuộc phạm vi lương tâm liên quan đến linh hồn thiêng liêng của họ. Nói về họ ngược với lương tâm tôi là một người cha thiêng liêng, là một linh mục của các linh hồn, không hợp với luật đạo chúng tôi”. “Tôi kính nể và tôn trọng chính quyền. Tôi cũng muốn làm đầy đủ nghĩa vụ thiêng liêng của một linh mục đối với Thiên Chúa và đối với các linh hồn” (Tự kiểm ngày 05-04-1965 tại Sở Công an Hà Nội). Ngài đúng là mẫu gương linh mục đáng cho mọi người noi theo cả trong đối thoại với nhà cầm quyền này.
 
Hội Mân Côi Giáo Xứ La Phù - Hà Nội dâng hoa kính Đức Me
Gioan Đình Sơn
11:50 04/10/2010
Tháng Mân Côi về, lòng người rạo rực khi nghe những làn điệu quen thuộc diễn tả vẻ đẹp Mẹ Mân Côi cũng như ý nghĩa Kinh Mân Côi. Nói đến Kinh Mân Côi, mọi người đều nghĩ ngay đến hình ảnh những bông hồng kết thành triều thiên, mà những tín hữu Bắc Âu thời Trung Cổ đội lên đầu Đức Mẹ, trong những tiếng đàn ca và múa hát.

Trong tâm tình ấy, hôm nay, chúa nhật đầu tháng mân côi (ngày 3/10), Hội Mân Côi Giáo xứ La Phù đã tổ chức dâng hoa kính Mẹ tại nhà thờ chính xứ.

Hiện nay hội có khoảng 70 chị em độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Mặc dù bận nhiều công việc gia đình nhưng chị em vẫn giành thời gian để chia sẻ với nhau trong tinh thần liên đới.

Vào hồi 17 giờ 30 phút, ngay sau khi dâng hoa, cha xứ Ant Trần Công Ý đã dâng lễ tạ ơn để cầu nguyện cho giáo xứ, cách riêng cho hội mân côi nhân ngày lễ quan thầy của hội.

Cuối thánh lễ, cha xứ Ant cầu chúc mỗi chị em hội viên biết noi gương Mẹ, từ bỏ ý riêng mình để thực hiện ý của Thiên Chúa và phó thác hoàn toàn trong bàn tay quan phòng của Chúa.
 
Ca đoàn Phanxicô Assisi Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn mừng lễ bổn mạng.
Giuse Trần ngọc Huấn
20:30 04/10/2010
Trong ngày lễ kính thánh Phanxicô Assisi, niềm vui đến với Ca Đoàn Nhà Thờ Chính Tòa Cửa Nam của giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, khi được long trọng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính ngài là bổn mạng Ca Đoàn.

Trong nhiều năm qua, anh chị em trong giáo xứ Chính Tòa vẫn luôn nhiệt thành trong mọi sinh hoạt của giáo xứ, cách riêng phục vụ trong mỗi Thánh lễ, mỗi giờ kinh nguyện bằng lời ca tiếng hát của mình. Hai ca đoàn dần hình thành và phát triển: ca đoàn giới trẻ và ca đoàn lớn tuổi. Tuy nhiên, vì nhu cầu phục vụ, năm 2009, hai ca đoàn này đã hợp nhất thành một và lấy tên Ca Đoàn Phanxicô Assisi. Hiện nay, ca đoàn này quy tụ khoảng gần 50 thành viên, phục vụ trong các Thánh lễ tại Nhà thờ Chính Tòa, nhất là ngày thứ bảy và Chúa nhật; ngoài ra, còn tham gia tích cực vào các chương trình như từ thiện, thăm viếng, giúp đỡ mọi người và cộng tác vào công việc chung của xứ đạo.

Thánh lễ do cha Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn, đặc trách giáo lý của giáo phận, chủ sự, cùng với sự tham dự của quý nam nữ tu sỹ, quý vị khách mời, quý ban Hành Giáo, các hội đoàn, và bà con giáo dân trong giáo xứ. Trong bài giảng lễ, Cha chủ sự đã chia sẻ với cộng đoàn về cuộc đời, các nhân đức và gương sáng của thánh Phanxicô – vị Thánh được mệnh danh “Người nghèo của Thiên Chúa”, đồng thời ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò và sứ mệnh của mỗi Ca Đoàn trong việc cộng tác vào việc phụng sự Thiên Chúa và tha nhân.

Một ca viên thay mặt cho anh chị em trong ca đoàn, đã nói lên tâm tình cảm ơn sau Thánh lễ, toàn văn như sau:

Trọng kính Cha chủ tế.

Kính thưa quý nam nữ tu sỹ, quý khách, và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Trong niềm vui của ngày lễ mừng kính Thánh quan thầy, chúng con xin bày tỏ tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa, đã ban xuống tràn đầy ơn lành trên giáo xứ, giáo phận, cách riêng đối với anh chị em Ca Đoàn chúng con. Xin quý Cha, và mọi người hiệp ý với chúng con tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho một hành trình mới của chúng con được noi gương tốt lành của vị Thánh bổn mạng.

Chúng con xin được nói lên tâm tình biết ơn sâu nặng với Đức cha Giuse khả kính của giáo phận, dù bộn bề công việc nhưng ngài luôn dành nhiều sự quan tâm, ưu ái và khích lệ Ca Đoàn chúng con trên nhiều phương diện. Tấm lòng của Đức cha, chúng con xin ghi nhớ mãi trong lòng.

Chúng con xin chân thành cảm ơn cha xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể. Dù bận rộn với công việc của giáo xứ và với vai trò Đại diện Giám mục, nhưng cha đã thường xuyên quán xuyến lo lắng cho Ca Đoàn chúng con mỗi ngày thêm phát triển, vững mạnh và phục vụ hữu ích hơn cho những sinh hoạt của giáo xứ, nhất là trong mỗi Thánh lễ hay giờ kinh nguyện.

Chúng con xin bày tỏ lòng biết ơn với cha Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn. Trong suốt thời gian qua, Cha đã luôn đồng hành với chúng con, chia sẻ và khích lệ, giúp đỡ chúng con về mọi mặt để Ca Đoàn ngày một thăng tiến, xây dựng tình hiệp nhất và liên đới với nhau và với mọi người. Những ngày qua, Cha đã tổ chức các chương trình tĩnh tâm, học hỏi thật hữu ích cho Ca Đoàn chúng con trước khi bước vào Thánh lễ mừng kính bổn mạng. Hôm nay, Cha đã hiện diện để chủ sự Thánh lễ và cầu nguyện cho chúng con.

Chúng con xin chân thành cảm ơn quý Dì thuộc Dòng Đaminh Lạng Sơn đã luôn đồng hành với mọi sinh hoạt của Ca Đoàn chúng con trong suốt nhiều năm qua.

Xin cảm ơn quý nam nữ tu sỹ, quý khách, quý Ban Hành Giáo, các hội đoàn: Lêgiô, Hiền Mẫu, và toàn thể cộng đồng dân Chúa đã đến tham dự Thánh lễ để cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với Ca Đoàn chúng con.

Cuối cùng, thay mặt cho anh chị em ca viên, xin kính chúc quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, quý khách và cộng đoàn luôn có một sức khỏe dồi dào và lãnh nhận muôn ơn lành của Thiên Chúa, nhờ lời Thánh Phanxicô Assisi chuyển cầu. Chúng con xin chân thành tri ân!

Sau Thánh lễ, anh chị em ca đoàn cùng với quý vị khách mời, quý nam nữ tu sỹ và mọi người quy tụ bên nhau tại tầng hầm của Nhà thờ Chính Tòa để chia sẻ niềm vui và dự bữa tiệc thân mật ấm tình gia đình.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ý Nghĩa Tôn Giáo Trong Tế Nam Giao Của Người Việt
Hiền Lâm
09:01 04/10/2010
Ý NGHĨA TÔN GIÁO TRONG TẾ NAM GIAO CỦA NGƯỜI VIỆT

Trong lần ghé thăm đan viện Thiên An, cùng với lớp Thần Học Hội Dòng Xitô Thánh Gia, tôi có dịp thăm Đài Nam Giao (Huế) và viết nên bài viết này.

Dẫn nhập

Đất nước Việt Nam có một bề dày lịch sử với bao thăng trầm trong việc dựng nước và giữ nước, bắt đầu từ những tộc người thiểu số đến việc phát triển thành một đất nước độc lập…Song song với việc phát triển lãnh thổ và vật chất, đời sống tinh thần và tâm linh cũng phát triển theo; niềm tin tôn giáo từ sự bộc phát mộc mạc thời sơ khai, đến việc ảnh hưởng của tôn giáo du nhập và trải qua bao thăng trầm tôi luyện, người Việt đã có được một niềm xác tín vào sự hiện diện của ông Trời vừa siêu việt vừa gần gũi với cuộc sống của họ. Thế nhưng, niềm tin của người Việt lại mang tính đại đồng, vừa sẵn sàng tiếp thu mọi ảnh hưởng của các tôn giáo lại vừa giữ cho mình những nét rất riêng, vì thế, tự nó tạo nên một nền thần học rất phong phú. Chính điều này thật không dễ dàng khi nghiên cứu một nền thần học Việt Nam, cách riêng về ngôi vị độc nhất của Trời… trong giới hạn bài này, chỉ xin tập chú vào tìm hiểu những nét thần học chính yếu qua Tế Nam Giao mà thôi.

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TẾ ĐÀN NAM GIAO

Con người là một hữu thể tôn giáo nghĩa là đời sống tinh thần của họ luôn gắn liền với ý niệm niềm tin và lời cầu nguyện. Niềm tin tiềm ẩn trong tâm thức mỗi người và thường được biểu lộ ra bằng lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện này có thể là âm thầm và mang tính cá nhân, nhưng cũng có những lúc lời cầu nguyện mang tính tập thể có nghi thức và tổ chức long trọng như nghi lễ cầu mùa, lễ cầu an… Một trong những hình thức cầu nguyện mang tính tập thể có quy mô lớn và long trọng, trong niềm tin của người Đông Phương, đó là lễ tế Nam Giao.

Vậy lễ tế Nam Giao là gì ? Nó có nguồn gốc từ đâu? Cách thức lễ tế như thế nào?...

1. Từ ý: Nam Giao được kết từ hai chữ “Nam” và “Giao”.

Nam: Nghĩa là phía Nam, theo quan niệm địa lý của phương Đông, phía nam là hướng ánh sáng, nơi có ông Trời ngự, ngược với hướng Bắc là tối tăm. Riêng đối với người Việt, Nam còn được hiểu là Nước Nam (phần lớn các triều đại trong lịch sử nước ta chọn quốc hiệu có chữ Nam như (Nước Nam, Đại Nam, Nam Việt, An Nam, Việt Nam).

Giao: nghĩa là giao hòa, gặp gỡ.

Như vậy, Nam Giao là nơi vua chúa và thần dân hướng về phía nam (nơi có Trời ngự), để gặp gỡ giao hòa với Trời qua việc dâng lễ vật å tỏ lòng hiếu kính, dâng sớ để trình tấu việc đất nước và cầu Trời ban phước lành.

2. Nguồn gốc:

Tế Nam Giao là một nghi lễ có từ rất xa xưa từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam:

Trung Quốc: các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa cho rằng: Tục tế Trời Đất có từ thời vua Phục Hy (2852-2737 tcn). Tương truyền rằng vua Phục Hy thấy bức Hà Đồ do một con rùa từ dưới sông Hoàng Hà đội lên, vua nhìn đó và vạch ra Aâm Dương- Bát Quái, trong đó có quẻ Thiên (Trời), ứng với phía Nam, với ánh sáng…Trong thời này, có tế đàn Nam Giao nói lên một nước độc lập và có cơ cấu tổ chức. Việc tế Nam Giao chỉ có mục đích cầu an.

Đến cuối đời nhà Chu (1050-770 tcn) bắt đầu loạn lạc, các nước thay nhau “ tranh bá xưng hùng”, Nước nào là chủ mới được xây Đàn Nam Giao và vua nước đó được gọi là Thiên Tử có quyền tế Trời, còn các vua chư hầu chỉ được gọi là Vương Công. Từ đó Tế Nam Giao có thêm ý nghĩa mang màu sắc chính trị.

Tuy nhiên, theo quan niệm Phương Đông: “ Trời sinh ra muôn vật, điều khiển mọi sự và chủ trì vận mệnh mọi người”. Vì thế, tế Trời phải cử hành ở nơi trang trọng nhất để nói lên thái độ kính cẩn và tôn trọng của con người đối với Trời là vị chủ tế tác thành và điều khiển vũ trụ càn khôn. Có lẽ từ quan niệm đó mới sinh ra việc chọn hướng, chọn nơi trang trọng để tế lễ Trời Đất. Lễ Tế Nam Giao được hình thành và phát triển có quy mô lớn vào thời Nho Giáo (Trung Quốc) khoảng thế kỷ VI trước công nguyên.

Việt Nam: Thế kỷ XI khi Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) xây được một nền độc lập chính thức cho đất nước, nhà Lý cho xây dựng Nam Giao, như một cánh để tạ ơn Trời, đồng thời khẳng định với phương Bắc về chủ quyền của nước Nam. Tế Đàn Nam Giao được xây dựng đầu tiên ở phía Nam Thăng Long và mỗi năm tế một lần vào ngày đầu năm, nhà vua thay dân tế Trời để tạ ơn và cầu xin cho được quốc thái dân an.

Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, vừa có vua vừa có chúa chẳng rõ ai là Thiên Tử để tế Trời, và hình như thời này không còn tế Nam Giao.

Khi Nguyễn Aùnh chiếm được Thăng Long, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Năm 1802, vua đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Vào 1803 vua cho xây dựng đàn Nam Giao tại làng An Ninh (Huế), đến 1806 đàn Nam Giao được dời về phía Nam của kinh thành, đặt trên một quả đồi lớn thuộc làng Trường An thành phố Huế.

3. Kiến trúc:

Khởi đầu tế đàn rất đơn giản, chỉ là một gò đất cao ở phía nam, trên đó là một bàn thờ lộ thiên là nơi để vua thay dân tế Trời vào đầu năm để cầu bình an cho dân nước, xin cho được mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt… Nhưng dần dần trải qua các triều đại, xã hội phát triển đời sống kinh tế và văn hoá dân nước được nâng cao thì tế đàn cũng được xây dựng một cách có quy mô, có ý nghĩa mang tính tôn giáo và triết lý hơn.

Đến thời vua Gia Long, tế đàn Nam Giao được xây dựng rất công phu và có quy mô lớn: Đàn gồm 3 tầng xây chồng lên nhau, tượng trưng cho “Tam Tài”: Thiên- Địa-Nhân. Xung quanh được bó gạch xếp chắc chắn. Nền đàn có kích thước 340 x265m.

Tầng trên cùng: Hình tròn gọi là viên đàn, tượng trưng cho Trời, xung quanh có lan can quét vôi màu xanh, có đường kính 40,5m, cao 2,8m. trên nền viền đàn có lót những viên đá có thanh lớn được khoét lỗ tròn, đến kỳ tế lễ những lỗ này được dùng để cắm cột dựng lều vải màu xanh, có hình nón gọi là thanh Oác.

Tầng dưới cùng: Hình vuông có lan can quét vôi màu đỏ, tượngtrưng cho con người, có kích thước 165m x165m, nền cao 0,85m. cả 3 tầng đều trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông- Tây-Nam-Bắc. Ngoài bàn thờ Trời-Đất, hai bên còn có hương án thờ Tiên Đế và bên cạnh còn có 8 hương án phụ thờ thần Mặt Trời- Mặt Trăng, các Tinh Tú, thần Mây, Mưa, Gió,Sấm; Thần Núi, Thần Sông, Thần Biển…

Xung quanh đó còn có các công trình phụ như: Trai cung, là nơi dành cho vua nghỉ ngơi, trai tịnh vài ngày trước khi cử hành lễ tế. Thần trụ, tức là nhà bếp nơi chuẩn bị các con vật chuẩn bị cúng tế. Thần khố, tức là nhà kho chứa đồ cúng tế.

4. Nghi lễ:

Nghi lễ là trọng tâm, là cao điểm nên phải được chuẩn bị rất kỹ càng từ đồ trang trí đến lễ vật và cả những người sẽ trực tiếp cử hành nghi lễ.

Ba ngày trước hôm đại lễ, vua ngự giá từ Đại Nội đến ở trai cung, để trai giới trong ba ngày. Trong thời gian này các cơ quan trợ tế ở tạm tại các nhà tranh dựng xung quanh sân. Có một buổi tập do một vị đại thần đóng vai chủ tế thay vua.

Chính lễ: Bắt đầu đúng giờ Tý, vì vua là Thiên Tử nên chỉ có vua mời thay dân để chủ tế, cúng tế Trời, cầu bình an cho dân nước, xin cho mưa thuận gió hoà mùa màng tươi tốt. Vì vậy, nhà vua phải mặc áo bào, đội mũ vào để quỳ lạy, dân chúng thì tham dự một cách nhiệt tình và sốt sắng. Khi việc tế lễ đã hoàn tất nhà vua đã trở lại trai cung để báo về các nghi lễ đã được thực hiện đầy đủ trang nghiêm và kính cẩn. Xong lễ vua xa giá vào cung vào đầu giờ thìn (khoảng 8 giờ sáng). Dọc đường dân chúng đã đón chờ sẵn để chào mừng.

Nghi lễ này vào thời gian đầu được cử hành mỗi năm một lần vào đầu mùa xuân. Nhưng đến thời vua Thành Thái (1907) thì đổi lại 3 năm một lần.

II. Ý NGHĨA THẦN HỌC TRONG TẾ ĐÀN NAM GIAO

Tế Nam Giao là một nghi lễ tế tự mang tính cộng đồng (cấp quốc gia) lớn nhất của Việt Nam thời phong kiến, vì thế được chuẩn bị rất công phu từ việc thiết kế tế đàn, lễ vật đến cách cử hành…Tất cả đều mang ý nghĩa rất đặc biệt có tính tôn giáo. Dưới đây xin được khai triển những nét thần học xuyên qua từng mục: Từ ý, kiến trúc tế đàn, niềm tin và nghi lễ:

1.Ý nghĩa của danh từ tế đàn Nam Giao

Như đã nói ở trên, Nam Giao nghĩa là nơi hướng về phía Nam để gặp gỡ Trời. Phía Nam là phía ánh sáng, ta rút ra được ý nghĩa mang tính thần học khi quan niệm Trời ngự trong ánh sáng, nơi phát xuất mọi chúc lành làm cho mọi sự tốt tươi. Điều này rất giống v?i ni?m tin Kitơ giáo ???c th? hi?n trong th?n h?c Gioan: “Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng…” (1Ga 1.5-7)

2. Ý nghĩa từ mô hình tế đàn Nam Giao

Qua kiến trúc tế đàn, chúng ta đặc biệt chú ý đến bàn thờ thiên, dù thô sơ hay cầu kỳ theo từng thời đại vua chúa, thì cũng đều được đặt trung tâm nhất, cao nhất và lộ thiên, không có tượng ảnh gì trên tế đàn và các bàn thờ khác chỉ đặt bao quanh phía dưới mà thôi. Điều này cho thấy niềm tin của người Việt rất tiến bộ, nghĩa là:

- Dầu có mang dáng dấp đa thần, nhưng Trời vẫn là Chúa Tể Càn Khôn, Đấng cao cả vượt trên hết chư thần. Đây cũng là niềm tin của Do Thái Giáo, như trong Kinh Thánh: “ Thiên Chúa chúng ta vượt trên hết chư thần” (Tv134,5)

- Bàn thờ lộ thiên và không có ngẫu tượng. Đây là cách bày trí rất gần với cách mà các tổ phụ đã làm trong Kinh Thánh Cựu Ước, cũng như cách cắt nghĩa của Phaolô. “Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ, không ngự trong những điều do tay người phàm làm nên” (Cv17, 14-15)

3. Ý nghĩa nghi lễ Nam Giao

Đây được xem là nghi thức có tính Thiên Chúa Giáo nhất. Từ việc quan niệm vua là “Thiên Tử” (con Trời) đến việc vua phải trai giới để bước vào tế Trời, và chỉ có mình “Thiên Tử” mới được tế Trời mà thôi, cho thấy nhiều nét thần học cơ bản sau đây:

- Kinh Thánh Cựu Ước nói nhiều đến việc các vị đại diện cho dân đến gặp gỡ Thiên Chúa luôn luôn phải thanh tẩy mình (x. Xh 18, 10-15; Đn l8, 21; 2Sm 13,20…). Về sau trong Kitô giáo việc này được thay thế bằng việc chuẩn bị tâm hồn khi bước vào nghi lễ phụng vụ.

- Chỉ có một mình “Thiên Tử” mới được tế Trời, cũng giống như trong Do Thái Giáo, nơi cực thánh chỉ duy một mình Thượng Tế mới được vào mới thay lễ cho dân. Chính quan niệm “ Thiên Tử” của người Việt cho ta thấy nét thần học gần với Kitô học của Kitô Giáo:

a, Kitô học về Con Thiên Chúa

Như thời nhà Chu (Trung Quốc), hai chữ “ Thiên Tử” được dành cho vua của một nước độc lập. Cũng thế, mỗi khi có chủ quyền các vua Việt được coi là “Thiên Tử” (nhưng chỉ là trong nghi thức tế tự Nam Giao mới được xưng danh rõ này). Thiên Tử nghĩa là con của Trời, như thế mặc nhiên gọi Ông Trời là CHA. Dù từ “ Cha” ở đây không được hiểu theo tử hệ (đản sinh) nhưng là Cha theo tương quan tạo thành, nghĩa là không theo tương quan Đức Kitô và Chúa Cha trong Kitô Giáo, nhưng ít ra khi gọi ông Trời là Cha đã là một bước tiến lớn, thậm chí hơn cả Do Thái Giáo và phần nào gần với mặc khải Đức Kitô về Thiên Chúa là Cha.

b, Kitô học về Đấng Trung Gian

Hình ảnh thần dân tụ tập ở tế dàn Nam Giao, và một mình “ Thiên Tử” bước lên tế Trời và cầu phước cho dân, cho thấy vua đóng vai trò như vị Thượng Tế vào “Nơi Cực Thánh” để chuyển cầu cho dân trong “Do Thái Giáo”. Chỉ một mình vua mới có đủ tư cách làm “trung gian” chuyển cầu cho dân, đủ khả năng gặp gỡ Trời và thay Trời hành đạo. Hình ảnh này thật đẹp và gần với hình ảnh Đức Kitô-Đấng Trung Gian Duy Nhất- Đấng đại diện Chúa Cha để ban ban phúc cho nhân loại, đại diện nhân loại dâng lên Chúa Cha mọi của lễ và mọi lời chuyển cầu của con người.

c, Ý nghĩa cứu độ học

Lật lại lịch sử Nam Giao, ta thấy chỉ một nước có đủ chủ quyền tự do hoàn toàn thì vua mới được gọi là “Thiên Tử” và cũng đương nhiên mới có quyền tế Trời. Chẳng hạn thời Khổng Tử nhà Chu có rất đông các nước chư hầu, nhưng chỉ có một vương quyền nhà Chu mới là Thiên Tử còn tất cả các nước chư hầu vua chỉ được gọi là Vương Công và không có quyền tế Nam Giao. Điều này cho thấy, một khi vua nước Nam xây dựng tế đàn Nam Giao, thì cũng đồng nghĩa với việc khẳng định chủ quyền độc lập của mình. Thiên Tử và độc lập gắn liền với nhau. Vì mất chủ quyền độc lập thì “Thiên Tử” cũng không còn và ngược lại.

Đọc lại Kinh Thánh Cựu Ước, lúc dân Israel nô lệ cho Ai cập thì không còn được lập bàn thờ kính Yavê và đồng thời cũng không người dẫn dắt. Đến lúc lưu lạc trong sa mạc nay đây mai đó họ cũng không có đền thờ cố định để kính Chúa, cho tới khi hoàn toàn độc lập, có vua thì bắt đầu xây dựng Gierusalem làm nơi tế tự và là nơi gặp gỡ Thiên Chúa. Điều này gợi cho chúng ta một gì na ná giống nhau giữa đền thờ Giêrusalem và tế đàn Nam Giao vậy.

Vượt trên những thực tại trần thế, xuyên qua tế Nam Giao, chúng ta có thể sánh ví Tế Đàn Nam Giao như là “hình ảnh’’ Đức Kitô, là đền thờ, là nơi gặp gỡ là nơi giao hoà, giao ước với Trời và với nhau. Đồng thời, cũng như qua tế Nam Giao, nước Nam khẳng định quyền độc lập tự do, thì nơi Đức Kitô người kitô hữu cũng tự hào về quyền tự do làm con Thiên Chúa trong vương quốc của “Thiên Tử” vậy.

4. Niềm tin vào ông Trời thể hiện qua tế Nam Giao

Tế tự chính là cách biểu lộ niềm tin, từ những lời cầu nguyện riêng tư đến cách tế tự có tính cách cộng động. Tế Nam Giao là một cách thể hiện niềm tin vào sự hiện hữu của Trời có tính cách cộng đồng quy mô nhất cấp quốc gia.

Niềm tin vào Trời đã ăn sâu vào tâm thức người Việt có từ rất xa xưa với nhiều quan niệm khác nhau, phần lớn quan niệm Trời phù hợp với cuộc sống và các hiện tượng. Riêng trong tế Nam Giao lại cho thấy bản tính siêu việt và chức năng của Trời: là Đấng sáng tạo càn khôn, quan phòng mọi sự và phân xử công minh cầm cân nảy mực.

a, Ông Trời là Đấng sáng tạo càn khôn

Như những người con mỗi dịp xuân về tụ họp quanh bố mẹ để chúc tuổi, lắng nghe lời nhắn nhủ của đấng sinh thành, vua là thần dân nước Nam mỗi dịp đầu năm mới cũng đến Nam Giao để thắp hương dâng của lễ cho Trời là Đấng Tạo Thành và xin được bình an thịnh vượng.

Niềm tin vào Trời tác tạo được diễn tả rất nhiều trong dân gian; ở Nam Giao được thể hiện rất cụ thể qua cách xây dựng tế đàn và nghi lễ tế tự:

+ Teá ñaøn ñöôïc thieát keá hoäi tuï moïi bieåu töôïng vuõ truï vaïn vaät, nhöng coù Trôøi laø chuû teå caøn khoân ngöï treân taát caû, yù noùi Trôøi laø Ñaáng Taïo Döïng vaïn vaät.

+ Caùc leã vaät noùi leân loøng hieáu kính maø Thieân Töû ñaïi dieän daâng leân Ñaáng Sinh Thaønh.

b, Ông Trời là Đấng Quan Phòng

“Trời che chở, Trời sinh voi Trời sinh cỏ, lạy Trời mưa xuống…” Ý niệm về Trời không chỉ là Đấng Tác Tạo mà còn quan phòng che chở biểu lộ khá rõ trong Tế Nam Giao qua việc Thiên Tử và thần dân đến cầu xin mưa thuận gió hoà, năm mới an khang thịnh vượng…

c, Ông Trời là Đấng xét xử công minh

Như trong “bản tuyên ngôn” chính thức đầu tiên mà Lý Thường Kiệt tuyên bố với giặc Tàu:

“ Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Như õđẳng hành khan thủ bại hư”

Cho thấy rõ ràng niềm tin: mọi sự do Trời phân định, đã được ghi rõ trong “thiên thư” (sách Trời) và ai chống lại sự phân định ấy sẽ tự chuốc lấy thất bại. Trời ngự chốn cao xanh, nhìn thấy tất cả, thấu suốt cả tâm can… Nơi xét xử của người xưa,ai cũng nại đến sự công minh của Trời và xin Trời chứng giám khi nói: “Đèn Trời soi xét”.

Như vậy: phải chăng người Việt đã được mặc khải về bản tính sáng tạo, quan phòng và thẩm phán công minh của Chúa Trời? Thật ra, niềm tin này là do những cảm nghiệm và trực quan một cách mãnh liệt đến nỗi người Việt xác tín rằng “Không có Trời ai ở được với ai?”. Sự hiện hữu của Trời đã ăn sâu trong tâm thức mọi người, nên không một học thuyết nào có thể phủ nhận được.

Niềm tin vào Ông Trời là Đấng Sáng Tạo, Quan Phòng và Công Minh xét xử rất gần với thần học Thiên Chúa Giáo. Nhiều chỗ trong Kinh Thánh, chính Thiên Chúa đã tự mặc khải Ngài là Đấng Sáng Tạo, Quan Phòng và Công Minh. Chính Người cũng thực hiện chức năng đó trong lịch sử nhân loại và lịch sử cứu độ và đó cũng là niềm tin căn bản của mọi tôn giáo lớn trên thế giới.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA LẾ TẾ NAM GIAO TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT NAM

Khi đặt niềm tin vào một điều gì hay một ai đó, thì chính điều mình tin sẽ chi phối trên mọi suy nghĩ và sinh hoạt của mình, đặc biệt là tin vào những gì có tính tâm linh tôn giáo. Khi người Việt đặt niềm tin vào Trời với quan niệm về phẩm tính của Ngài là siêu việt, sáng tạo, quan phòng và xét xử, thì chính niềm tin đó ảnh hưởng trên tâm thức và mọi hoạt động của họ. Người Việt tin Trời ngự ở Nam Giao để họ đến gặp gỡ, hiện diện khắp nơi và thấy hết mọi tư tưởng và hành động của mọi người. Tin Trời quan phòng ban phát mọi ơn lành nên lập bàn thờ Thiên trước nhà mình để cầu khẩn và tạ ơn Trời…

1. Ý thức sự hiện diện của Trời

Từ việc hằng năm phải tế Nam Giao, cho thấy từ vua tới dân đều ý thức sự hiện hữu và sự quan phòng của Trời đến nỗi không thể không tế Trời để tỏ lòng hiếu kính. Đặc biệt chọn tế vào giờ Tý (giờ đầu tiên) của năm mới, như mong muốn chính Trời là vị đầu tiên “xông nhà” đất Việt, để cả năm nước Việt được an hoà.

Ý thức về sự hiện diện và quan phòng của Trời, nên người Việt luôn tin tưởng, phó thác, cậy trông vào Trời. “Đi đâu cho thoát lưới Trời, ở đâu cho hạp mệnh Trời mới êm; Ai bảo Trời không có mắt?...” Nhưng ông Trời đó không phải là một nguyên lý hay một ý tưởng mông lung mơ hồ, huyền hoặc mà là một Đấng Siêu Phàm, vượt trên muôn loài, muôn sự; Đấng ấy làm Chủ vũ trụ càn khôn. Nên người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp xã hội, tri thức hay bình dân đều gắn bó mật thiết với Trời.

Do đó, để việc “hội nhập văn hoá” cũng như để đẩy mạnh việc truyền giáo, thiết tưởng không thể bỏ qua việc tìm hiểu niềm tin vào ông Trời của người Việt Nam, vốn đã ăn sâu trong tâm khảm của người Việt Nam ngay từ khi còn sống như một bộ lạc và cho đến ngày nay

Linh mục Cadière một trong những người nước ngoài khi đến truyền giáo tại Việt Nam đã nhận ra điều thiết yếu đó, ngài đã ghi lại những lời sau đây có thể nói là “chìa khoá” để mở cánh cửa tâm linh của người Việt Nam.

“Hình như những ý nghĩa chính chúng ta thấy gán cho chữ Trời thuộc về cái rốn triết học riêng của dân tộc Việt Nam, vì ý niệm Trời đã ăn sâu vào trông tâm hồn người Việt Nam. Trời coi như các nguyên lý các hiện tượng thời tiết và nhân cách hoá, Trời coi như một Đấng Toàn Năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của loài người. Người ta có thể thừa nhận như tôi tưởng, là cái ý nghĩa một Đấng Toàn Năng đã được trau dồi phát triển với ảnh hưởng các tư tưởng Trung Hoa, nhưng ngay từ khởi thuỷ trong ý thức Việt Nam đã sẵn có mầm sống của ý niệm ấy rồi. Bằng chứng như tôi đã nói, là cái ý niệm ấy đã thấm nhuần quá sâu vào tâm hồn người Việt Nam, và đã biểu hiện quá phổ thông trong ngôn ngữ bình dân dễ cho người ta nhìn thấy ở đây chỉ là một cống hiến ngoại lai. Những ý tưởng Phật giáo, những ý tưởng Nho giáo, theo quan điểm lịch sử chắc chắn từ Trung Hoa du nhập, đã không thấm nhuần vào đời sống tâm hồn, vào ngôn ngữ bình dân tới mức độ ấy được.”

Nhận định của linh mục Cadière trên đây rất đúng và rất sâu sắc, vì điều đó biểu lộ rất tự nhiên trong tâm thức của người Việt Nam. Cụ thể là người Việt Nam không chỉ thờ Ông Trời mà còn tôn trọng cả người được coi là Trời ở trần gian.

2. Kính trọng Thiên Tử

Trong việc ứng nhân xử thế hằng ngày của người Việt Nam có câu: “Kính trên nhường dưới”. Đối với người trên thì phải kính trọng, đối với người dưới thì phải nhường nhịn, yêu thương. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi người Việt Nam kính trọng vị vua cai trị nước; hơn nữa, họ tin rằng vị vua chính là thiên tử (con Trời), là người đại diện cho Trời để điều khiển dân theo lệnh của Trời. Qua tế Nam Giao cho thấy vai trò của Thiên Tử là sẽ truyền đạt cho dân ý muốn của Trời, để dân biết mệnh Trời mà làm theo, đồng thời vị thiên tử cũng chính là người đại diện cho dân để dâng lễ tế Trời, và tâu trình những công việc cùng những ước nguyện của dân lên với Trời.

Bởi đó vận mệnh của đất nước được hưng thịnh hay suy vong là do đời sống đức độ và sự khôn ngoan của vị thiên tử. Đức độ để nghe được mệnh Trời, khôn ngoan để thực hiện mệnh Trời, bên cạnh đó để hướng dẫn dân chúng làm đúng mệnh Trời. Đây là điều thiết yếu mà dân chúng luôn tỏ lòng tôn kính vị thiên tử cũng như những người có trách nhiệm coi sóc mình.

3. Tin vào mệnh Trời

Chữ “mệnh” hiểu theo nghĩa truyền thống Nho Giáo, tức Thiên Mệnh, Thiên Ý, nghĩa là ý Trời đã sắp đặt, điều khiển an bài mọi sự xảy ra trong vũ trụ. Do đó, trong cuộc sống người Việt luôn tin vào mệnh Trời, tức số mệnh hay hoàn cảnh, thời thế cảnh ngộ… bao gồm cả những hiện tượng thiên nhiên.

Sự sống sự chết đều ở trong quyền phép của Trời. Mệnh Trời đã sắp đặt và luôn hộ phù cho mọi công việc của con người, có khi là thuận lợi, có khi là nghịch cảnh, tai ương vượt quá khả năng ước đoán, ý muốn của con người.

Đứng trước mệnh Trời, người bi quan yếm thế, thiếu ý chí, nghị lực để chiến đấu với những khó khăn thì đâm ra thất vọng, buông xuôi than trách Trời: “Trời ơi, Trời ở chẳng cân, kẻ ăn không hết người lần không ra”, “Trời ghen ghét đầy đọa con người…” Trái lại, người có ý chí tự do mạnh mẽ thành tâm thiện chí thì cố gắng hết sức để thực hiện mệnh Trời; những nghịch cảnh chẳng qua là những cơ hội, những thử thách Oâng Trời muốn dùng để tôi luyện ý chí và lòngdũng cảm của những tấm lòng kiên trung.

Người việt luôn tin vào mệnh Trời sắp đặt tất cả, và mọi sự do Trời mà có: “Trời sinh, Trời dưỡng; Trời sinh voi, Trời sinh cỏ; Trời cho ai nấy được; Trời gọi ai nấy dạ…”. Ngay bản tính con người cũng do Trời định: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”. Việc duyên tình cũng do Trời xe định: “Anh đi lục tỉnh giáp vòng, tới đây Trời định cho lòng thương em”.

Số mệnh mỗi người đã được Trời sắp đặt và ban ơn. Tuy nhiên, mỗi người cũng phải cố gắng hết khả năng để thực hiện mệnh Trời, chứ không thể thụ động như cánh lục bình nổi trôi giữa dòng nước. Muốn thực hiện trước mệnh Trời mỗi người cần phải khiêm tốn sống đúng hàng ngũ của mình: “Ngẫm thay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân, bắt phong trần phải phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

Người Việt tin tưởng vào mệnh Trời, và cũng luôn tỏ lòng biết ơn đối với Trời, nên hầu hết các gia đình Việt Nam đều có bàn thờ để “tế Trời” ở trước nhà.

4. Bàn thờ Ông Thiên

Lòng tôn kính Trời là Chủ vũ trụ bao la của người Việt không chỉ biểu lộ vào mỗi dịp đầu năm, khi vị thiên tử đại diện cho toàn dân tế lễ cho Trời, mà hầu hết các gia đình đều có một bàn thờ Ông Thiên ở trước nhà. Bàn thờ rất đơn giản: chỉ có một tấm ván đặt trên một cột gỗ, hay một tấm đan đặt trên một cột đúc. Lễ vật cũng rất đơn sơ, nhà nghèo mấy cũng có thể sắm được. Chỉ cần một bình bông, một bát nhang, một chén nước lã. Bình bông xinh tươi nhưng cũng rất mỏng manh như nói lên thân phận mỏng dòn yếu đuối của kiếp người cần sự che chở của Trời; nhang tỏa hương thơm ngát như những lời nguyện xin của con người dâng lên Đấng Chủ Tế càn khôn; nước lã như tấm lòng thanh khiết của con dâng trao cho Đấng làm chủ vận mạng đời mình.

Thông thường người gia trưởng đại diện gia đình đứng trước bàn thờ Ông Thiên thắp nhang, rồi vái tứ phương, miệng thầm thĩ những lời khấn xin cho gia đình, cho tổ quốc, cho thế giới…

Một nghi thức thật giản đơn, nhưng rất nhịp nhàng đều đặn theo thời gian, nghi thức này đã khắc sâu trong tâm hồn người Việt Nam. Nơi bàn thờ Oâng Thiên con người nối kết với ông Trời và liên kết với mọi người.

Qua đây, chúng ta thấy nghi thức này cũng rất gần với niềm tin Kitô giáo. Mỗi ngày chúng ta cũng đọc kinh ít là khi ban mai thức dậy để nguyện xin Chúa thánh hóa ngày mới, và khi bóng chiều đã ngả để dâng lời tạ ơn một ngày đã trôi qua, đồng thời xin Chúa thứ tha những thiếu sót và gìn giữ cho giấc ngủ an lành trong sự quan phòng của Chúa.

Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ tích cực hơn trong tiến trình “đối thoại liên tôn, hội nhập văn hóa” mà không sợ đụng chạm đến niềm tin sẵn có của người Việt, đồng thời không đánh mất căn tính Kitô giáo của mình.

Kết luận

Mọi sự đều sẽ qua đi theo thời gian. Nhưng điều gì là chân lý đều tồn tại mãi mãi. Đất nước Việt Nam đều trải qua bao thăng trầm, và rồi các triều đại, các chế độ, các hệ tư tưởng, các chủ nghĩa cứ lần lượt qua đi, nhưng niềm tinvào Trời là một chân lý mãi tồn tại trong tâm thức, ý thức và cả trong tiềm thức đến nỗi trở thành phản xạ tự nhiên của người Việt. Thật vậy, tự bản chất không thể không tin có sự hiện hữu của Trời, cho dù chủ nghĩa vô thần tìm cách chống lại: một giáo viên trung tìm cách dùng thuyết tiến hóa của Darwin để phủ nhận Trời tác tạo, nhưng sau đó lại nói “Trời mưa to quá” một viên chức cộng sản thường lấy Trời để nguyền rủa nhau “mày ở ác Trời trả cho mày’; một cán bộ vô thần khi bị kết án oan cũng kêu Trời chứng giám “mong đèn Trời soi xét”. Như thế dù muốn, dù không thì Trời vẫn luôn hiện diện bên con người. Tỉ như vua Gia Long đặt đàn Nam Giao ở Trường An, nhằm nhắc nhở cho dân biết Trời sẽ luôn ở với dân và ban phước cho họ. Như thế, Trời hay Thiên Chúa, một chân lý mãi mãi vững bền.
 
Bắt chước mù quáng gây sát nhân và tự sát?
Trâm Thiên Thu
11:12 04/10/2010
Khoa tâm lý có thuật ngữ Copycat Behavior, nghĩa là “bắt chước mù quáng”. Động thái này không chỉ ấu trĩ mà còn có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. Ngày 30/3/2009, tại Santa Clara (California), một người đàn ông đã bắn chết 5 người, kể cả 3 đứa con, rồi tự sát. Ngày 4/3/2009, một tay súng nã đạn vào một trung tâm nhập cư ở Binghamton(New York), làm 13 người thiệt mạng rồi y tự sát. Ngày 20/4/2009, các nhân viên khách sạn Sheraton ở Maryland phát hiện thi thể hai vợ chồng và hai con gái, các nạn nhân là một vụ sát nhân và tự sát khác. Chỉ có các tội phạm sát nhân tự sát mới đây ở Mỹ. Từ 10/3/2009, có ít nhất 43 người bị giết trong các vụ sát nhân tự sát, không biết tại sao các vụ này xảy ra liên tiếp mau chóng như vậy. Cũng không rõ những vụ vừa qua có phải là “leo thang” tội phạm sát nhân tự sát hay không. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố từ thời điểm trong năm (tự sát nhiều vào mùa xuân) đến vấn đề tài chính có thể ảnh hưởng tỷ lệ sát nhân và tự sát. Trong các vụ mới đây, động lực rõ ràng của những kẻ sát nhân là ghen tuông và thất vọng về tài chính. Nhưng Steven Stack, GS khoa tâm thần và tội phạm tại ĐH Quốc gia Wayne, đưa ra cách giải thích khác: Hệ quả bắt chước mù quáng (copycat effect). Lý thuyết về việc bắt chước mù quáng lần đầu tiên được nhà tội phạm học khái quát năm 1912, sau khi một tờ báo ở London đưa tin về tội ác dã man của Jack the Ripper hồi cuối thập niên 1800, dẫn đến làn sóng hiếp dâm và sát nhân do bắt chước mù quáng ở khắp Anh quốc. Từ đó, có nhiều cuộc nghiên cứu về động thái này – nhất là tự sát bắt chước mù quáng, có vẻ rất phổ biến – nhưng người ta chưa có kết luận. Năm 2005, xem lại 105 cuộc nghiên cứu đã được công bố, Stack thấy có khỏang 40% các cuộc nghiên cứu đề nghị kết hợp giữa việc đưa tin về các vụ sát nhân trên các thông tin đại chúng (nhất là vụ tự sát của những người nổi tiếng) và tỷ lệ tự sát ở nơi công cộng. Ông cũng thấy có hệ lụy phản ứng: Càng thấy nhiều vụ tự sát, càng nhiều cái chết bắt chước theo. Nhưng theo nghiên cứu của Stack, 60% các cuộc nghiên cứu trước đây không thấy mối liên hệ như vậy. Ông giải thích rằng các cuộc nghiên cứu có thể tìm thấy mối liên hệ là các cuộc nghiên cứu muốn nói đến cái chết của người nổi tiếng hoặc tin tức ồ ạt trên các phương tiện truyền thông – ngạc nhiên là các yếu tố có chiều hướng “đồng diễn”. Stack nói: “Các câu chuyện rất có thể ảnh hưởng là các câu chuyện của các nhân vật chính trị và nghệ thuật. Các vụ tự tử này có thể gây hệ lụy bắt chước mù quáng gấp 5,2 lần so với các vụ tự tử của dân thường”. Chẳng hạn, trong tháng sau cái chết của Marilyn Monroe, tỷ lệ tự sát ở Mỹ tăng khỏang 12%. Stack cũng hướng dẫn một cuộc nghiên cứu xem động thái sát nhân tự sát (khác với chỉ sát nhân) có liên quan tội phạm bắt chước mù quáng hay không. Nghiên cứu này, công bố 20 năm trước, đã phân tích ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đưa tin các vụ giết người hàng loạt và sát nhân tự sát trong những năm 1968 tới 1980. Nghiên cứu thấy rằng không có mối liên hệ về mức tăng tỷ lệ giết hại thân nhân, nhưng có mức tăng về sát nhân sau các vụ được công bố rộng rãi. Ông nói: “Có mức tăng đáng kể về tỷ lệ sát nhân hàng tháng trong nước. Đó là mối liên quan khá quan trong và không lệ thuộc biến số kiểm soát chủ yếu như tỷ lệ thất nghiệp. Hiện nay, có vẻ như lý do phía sau các vụ sát nhân tự sát mới đây vẫn chưa rõ, nhưng dù do kinh tế, mùa, có sẵn súng hoặc việc bắt chước mù quáng, nhiệm vụ không đơn giản là tìm ra cách ngăn chặn các vụ sát nhân tự sát.

Chyển ngữ từ TIME
 
Văn Hóa
Những đoá Mân Côi
Jos. Tú Nạc, NMS
11:18 04/10/2010
Thân lạy Mẹ,

Con dâng những đóa hồng lên Mẹ

Nhưng những đóa Li-lan, loài hoa con yêu quí

Cho con xin được đặt dưới chân Người.

Kính Mừng Maria đón nhận mỗi lời kinh

Một đóa hồng cho triều thiên rực rỡ;

Nhưng đừng quên những đóa Li-lan,

Loài Li-lan trinh nguyên và khiết tịnh.

Hãy để chúng được quyến luyến yêu thương

Và hiểu biết hiếm hoi,

Và gửi lới chúc tụng

tự trên cao

Đáp lại lời khấn nguyện của con.

Nỗi cô đơn sẽ chẳng bao giờ biết

Nếu bao người biết tìm đến bên Người,

Những thử thách và ưu tư sầu lắng

Và cất lên lời hát Mân Côi.

Mỗi Kinh Kính Mừng ta sẽ thấy

Lối đi ta tỏa sáng nhường bao,

Và khiêm cung, cúi đầu hôn thập giá

Trong an bình, phía trước lối ta đi.

(Cùng cầu cho nhau)