Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy quỳ gối mà làm mọi việc
Lm. Minh Anh
00:47 04/10/2022
HÃY QUỲ GỐI MÀ LÀM MỌI VIỆC!
“Maria đã chọn phần tốt nhất”.
Alex Maclaren nói, “Tôi không biết chúng ta ở trên thế giới này để làm gì trừ phi là để học cách lên thiên đàng! Cuộc sống trên trái đất sẽ rất hoang mang trừ khi chúng ta được đào tạo ở đây cho một công việc siêu phàm bên kia nấm mồ. Vậy từ bây giờ, hãy ‘chiêm ngắm trong hành động’; nói cách khác, ‘hãy quỳ gối mà làm mọi việc!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất thú vị khi ý tưởng của Maclaren được tiết lộ một cách kín đáo qua câu chuyện Matta - Maria hôm nay mà Luca cố ý đặt sau câu chuyện người Samaritanô nhân hậu hôm qua! Nó khôi phục sự cân bằng trong việc theo Chúa của bất cứ ai. Bởi lẽ, trở nên ‘người thân cận’ có thể khiến một số người nghĩ, chỉ khi ‘hành động’, chúng ta mới yêu mến Chúa; không hẳn, nó còn là khi chúng ta ‘chiêm ngắm’ Ngài! Luca muốn nhắn nhủ, ‘hãy chiêm ngắm trong hành động’; nói cách khác, ‘hãy quỳ gối mà làm mọi việc!’.
Matta, một người hành động đến mức ‘nhắng nhít’, ‘to chuyện’; cô được biết là người đã “tất bật lo việc phục vụ”. Điều này thật tốt! Thế nhưng, thật tiếc, cô đón Chúa Giêsu vào nhà mà không mời Ngài vào lòng! Ngài chưa là Thượng Khách của trái tim cô; vì thế, sự phục vụ của cô mất hết ý nghĩa. Bằng chứng là điều này đã dẫn đến sự so nài với cô em! Vậy mà, cả Matta lẫn Maria và chúng ta… mỗi người chỉ có một đời để sống, một thời gian để phục vụ, nhưng việc biết lắng nghe và sống Lời lại định đoạt số phận của mỗi người, cũng như làm cho giá trị của người này khác với người kia. Chính việc lắng nghe, để cho Lời lớn lên, đời sống chúng ta mới được biến đổi; chính lúc đó, chúng ta mới thật là môn đệ của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu không ngừng nêu gương phục vụ, dạy các môn đệ và chúng ta phục vụ; thế nhưng, nó không được trở thành gánh nặng. Bằng chứng là sau khi Matta càu nhàu cô em gái, Chúa Giêsu lên tiếng, “Con lo lắng bối rối về nhiều chuyện quá!”. Một đầy tớ chân chính không nên quá lo lắng; nó bộc lộ một nội tâm thiếu bình an! Maria thì dường như không làm gì cả, và xem ra lười biếng, thậm chí ích kỷ; nhưng Chúa Giêsu lại nói, “Maria đã chọn phần tốt nhất”, và “sẽ không bị lấy đi”; điều này khiến Matta phần nào hụt hẫng! Phần tốt nhất đó là gì? Là không làm gì? Không! Maria ngồi dưới chân “lắng nghe lời Ngài”. “Lắng nghe” Ngài là điều Chúa Giêsu nói với các môn đệ và dân chúng cần làm mọi lúc; nó liên quan với hiểu, chấp nhận và thẩm thấu Lời để Lời trở thành một phần cuộc sống của họ. Nếu không dành thời gian lắng nghe Chúa, làm sao có thể biết rằng hoạt động của bạn và tôi đã được định hướng đúng đắn!
Như vậy, dừng lại để lắng nghe, phân định và cầu nguyện là điều không thể thiếu; và cuối cùng, hình thức hoạt động cao nhất trong cuộc sống vẫn là chiêm ngắm. Nếu thấy mình không có thời gian để cầu nguyện hoặc chiêm ngắm, thì hẳn đã có một sự mất cân bằng nghiêm trọng trong các ưu tiên và trong sự hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa của việc yêu thương và phụng sự Chúa! Vì thế, câu chuyện Matta - Maria kết hợp tuyệt vời với câu chuyện người Samaritanô nhân hậu đã diễn tả những gì phải trở nên cốt lõi của đời sống Kitô hữu; đó là hành động vì người khác được định hướng bởi những gì chúng ta học được khi chiêm ngắm!
Anh Chị em,
“Maria đã chọn phần tốt nhất”; Chúa Giêsu đã chọn phần tốt nhất! Đây là khuôn mẫu trong cuộc sống của chính Ngài. Mỗi ngày, Ngài dành nhiều giờ chữa lành mọi người như một “người thân cận” của họ, nhưng cũng lui về nơi yên tĩnh để một mình ở với Chúa Cha. Đó còn là nhịp sống của mỗi người chúng ta, một nhịp sống có tên là ‘chiêm ngắm trong hành động!’. Được như thế, chúng ta sẽ nên như Chúa Giêsu, hoặc như Phaolô trong thư Galata hôm nay, để sống làm sao cho mọi người nhìn vào chúng ta, và “họ tôn vinh Thiên Chúa”. Ý nghĩa thay Thánh Vịnh đáp ca, đó phải là tâm tình của chúng ta mỗi ngày, “Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con lo lắng bối rối vạn chuyện. Giúp con chỉ lo một chuyện, lắng nghe và chiêm ngắm, hầu con có thể ‘quỳ gối mà làm mọi việc’ cho Chúa, cho anh chị em con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 05/10: Cầu Nguyện được ví như hơi thở - Lm. Giuse Phê rô Vũ Hải Đăng, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:53 04/10/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Ngày kia, Chúa Giêsu cầu nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông". Người nói với các ông: "Khi các con cầu nguyện, hãy nói: " 'Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ' ".
Đó là lời Chúa
Lòng biết ơn
Lm. Thái Nguyên
05:24 04/10/2022
LÒNG BIẾT ƠN
Chúa Nhật 28 Thường Niên năm C : Lc 17,11-19
Suy niệm
Bài đọc thứ nhất cho chúng ta một hình ảnh rất đẹp về việc bày tỏ lòng biết ơn của Tướng Naaman, người Syri là đối với ngôn sứ Êlisa. Ông dâng lên món quà và tha thiết xin ngôn sứ nhận cho, nhưng Êlisa cương quyết từ chối, vì biểu hiện lòng biết ơn đã là một cách trả ơn rồi.
Có một câu chuyện về lòng biết ơn như sau: một hôm Chúa sai hai thiên thần xuống trần gian đi làm nhiệm vụ, đúng hẹn hai thiên thần trở về, một vị đeo cái giỏ nặng trĩu, thấy vị kia đeo cái giỏ nhẹ tênh, liền cất tiếng nói rằng:“Chúa sai tôi xuống trần gian thâu tất cả những lời cầu xin, nhưng nhiều quá nên cái giỏ của tôi rất nặng. Còn ngài, ngài đã làm gì mà sao cái giỏ của ngài nhẹ quá vậy?” Vị kia trả lời: “Chúa sai tôi đi thu tất cả những lời tạ ơn, nhưng chẳng có bao nhiêu”.
Câu chuyện trên nói lên một thực tế của đời sống con người, cũng giống như bài Tin Mừng hôm nay. Trong số mười người phong hủi được Đức Giêsu chữa lành, chỉ có một người quay lại và sấp mình tạ ơn Ngài, trớ trêu thay người ấy lại là người vùng dân ngoại Samari. Điều này khiến Đức Giêsu bùi ngùi thốt lên: "Không phải cả mười người được sạch cả sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?".
Ðức Giêsu không làm phép lạ để được người ta biết ơn, nhưng biết ơn lại là cơ hội để nhận lãnh thêm ơn. Ngài mong những người kia trở lại để gặp gỡ trong sự thân tình, và để ban cho họ điều lớn lao hơn, như Kinh Tiền Tụng IV đã nói lên:“Chúa không cần chúng ta ca tụng, nhưng được tạ ơn Chúa lại là một hồng ân cao cả, vì những lời ca tụng của chúng ta chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng ta ơn cứu độ muôn đời” Rất tiếc, chín người kia vui mừng dừng lại ở quà tặng mà lại quên người tặng quà. Họ chỉ nhằm vào ơn ban mà quên mất Đấng ban ơn. Thiếu lòng biết ơn khiến lòng người trở nên chật hẹp, nên cuối cùng nhận chưa bao nhiêu mà mất quá nhiều, mất tình yêu, mất lòng nhân nghĩa, cũng là mất đi chính mình.
Có thể ta thuộc về nhóm chín người, chỉ nhắm vào những gì mình được nên dễ vô ơn. Cũng có thể ta đã đã quá quen với những ơn Chúa ban, đến độ thấy đó là chuyện bình thường, nên không thấy cần phải tỏ lòng biết ơn. Điều này dễ làm lòng ta ra chai đá, không còn cảm nhận được tình thương của Chúa, và tâm hồn ngày càng trở nên tàn tạ. Đúng như John Hery Jowett đã viết: "Sống vô ơn là một cuộc đời trống vắng tình yêu và không cảm xúc. Được ân ban mà không có tri ân là sự thiếu hụt của một nhận thức tinh tế. Lòng tin mà thiếu niềm tri ân là một lòng tin không có nghị lực. Tất cả những nhân đức bị tách biệt khỏi lòng biết ơn đều trở nên tàn tật khập khiễng trên con đường thiêng liêng".
Ngạn ngữ Pháp có câu: “Lòng biết ơn là ký ức của trái tim”. Nó là nghĩa cử của tâm hồn, luôn ghi nhớ những ân huệ được tặng ban để hướng tới người đã ban tặng. Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp nhau. Chúng ta vẫn luôn nhận được biết bao ơn lành của Chúa trong mọi hoàn cảnh, từ những người thân quen và cả những người xa lạ. Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì lòng biết ơn là nét cao đẹp nhất của con người. Biết ơn là nhận ra thân phận bất toàn của mình, là ý thức về tình liên đới với người khác. Lòng biết ơn chính là bông hoa rực rỡ điểm tô cho cuộc sống nhân loại. Một tiếng "cám ơn" với tất cả chân tình, sẽ làm cho chúng ta nên người hơn, và thể hiện niềm tin sâu xa hơn vào Thiên Chúa, Đấng hằng yêu thương và quan phòng.
Biết ơn phải là tâm tình chủ yếu chi phối lời cầu nguyện và cuộc sống của chúng ta, vì toàn bộ đời ta là một hồng ân, một quà tặng. Nhìn về Đức Giêsu, ta thấy cả cuộc sống của Ngài là một “bài ca tạ ơn”. Ngài tạ ơn Cha vì đã mạc khải cho những người bé nhỏ; tạ ơn trước khi cho Ladarô sống lại; tạ ơn trước khi làm phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều, tạ ơn trước khi lập phép Thánh thể. Người không chỉ là mẫu mực về lòng biết ơn mà còn dạy chúng ta thể hiện lòng biết ơn ấy: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Kể từ đó, mỗi thánh lễ mà Giáo Hội cử hành được gọi là Thánh lễ Tạ ơn. Cũng như Chúa Giêsu, mỗi Kitô hữu cũng phải trở thành bài ca tạ ơn. Tạ ơn vì thấy mình được bao bọc bởi Tình Yêu, và muốn làm mọi sự để đáp lại Tình Yêu.
Tạ ơn Chúa vì đã sinh dựng nên ta, và cám ơn bao người vì đã góp phần làm nên cuộc sống ta. Ðời mỗi người chúng ta là quà tặng của Thiên Chúa, và đẹp biết bao khi ta biến mình thành quà tặng cho tha nhân.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Đời sống con là ân ban của Chúa,
là một chuỗi ân huệ nối tiếp nhau,
dù cuộc sống lẫn lộn những vàng thau,
nhưng đời con vẫn triển nở tươi mầu.
Con tạ ơn Chúa vì thành công và may mắn,
cả những thất bại và cay đắng trong đời.
Con tạ ơn Chúa vì niềm vui và hạnh phúc,
cả nỗi buồn đau và những lúc khổ sầu.
Con tạ ơn Chúa những gì được cũng như mất,
những gì đã hoàn tất cũng như đang dang dở.
Con tạ ơn Chúa vì có những người quí mến,
và cả những người đã ghét bỏ khinh chê.
Con tạ ơn Chúa khi mạnh khỏe và sung túc,
cũng như lúc bệnh tật và tai ương hoạn nạn.
Con tạ ơn Chúa những ngày sống bình an,
cả những ngày tháng đầy hoang mang lo sợ.
Con tạ ơn Chúa vì những đỡ nâng và an ủi,
cả những lúc bị dập vùi và lủi thủi cô đơn.
Con tạ ơn Chúa vì có khả năng để phục vụ,
cả những yếu kém và nhiều điều chưa đủ.
Con tạ ơn Chúa về tất cả,
chẳng loại trừ ra một điều gì,
vì đã góp phần làm nên cuộc sống con.
Con có chết cũng tạ ơn không hết,
vì đời con đầy dấu vết của tội nhơ,
mà tình Chúa thương vẫn vô bến vô bờ.
Con tận dụng những ngày giờ còn lại,
sống hết mình cho Chúa cho tha nhân,
để tri ân tình Chúa đến muôn đời. Amen.
Để Hương Vị Tin Mừng Bay Xa
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:42 04/10/2022
Để Hương Vị Tin Mừng Bay Xa
(Lễ Thánh Phanxicô Assisi – Bổn Mạng Giáo Xứ Và Cộng Đoàn Phan Sinh Qui Hòa)
Hôm nay, cộng đoàn giáo xứ và cộng đoàn nữ tu Phan Sinh Qui Hòa long trọng mừng lễ thánh Phanxicô Assisi, hay còn được gọi là “Thánh Phanxicô khó khăn”, vị thánh bổn mạng của cộng đoàn.
Trước hết, xin được chia vui với giáo xứ và cộng đoàn quý nữ tu Phan Sinh Qui Hòa trong ngày lễ đặc biệt nầy; ngày lễ mà chân dung của vị Thánh Quan Thầy, một lần nữa, đã khơi gợi lên trong tâm hồn tất cả chúng ta niềm khao khát bước đi trên con đường hẹp tuyệt vời của Phúc m; hay như cách diễn tả thâm thúy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thông điệp xã hội Fratelli Tutti, một văn kiện được gợi hứng từ chính cuộc đời của Thánh Phanxicô, đó là “một cuộc sống mang hương vị Tin Mừng”.
Thật vậy, lễ Bổn mạng, hay bất cứ lễ mừng nào trong Hội Thánh, chỉ thật sự đong đầy ý nghĩa, khi đó chính là dịp để những người, những cộng đoàn liên quan thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, được Lời Chúa tao luyện, và cuộc sống được biến đổi để trở thành “lối sống mang hương vị Tin Mừng”.
Trước hết, chính vị thánh mà hôm nay chúng ta tưởng nhớ, đã biến cuộc đời mình trở thành một lối sống thấm nhuần từng câu từng chữ của Tin Mừng, đặc biệt Tin Mừng Tám Mối Phúc thật mà hai chứng từ “khó nghèo”, “hiền lành” được thánh Phanxicô thể hiện cụ thể và rốt ráo để “thông truyền tình yêu của Thiên Chúa” giữa một xã hội chia rẽ, bất công, chiến tranh, nghèo đói… (x. FT số 4).
Thật vậy, mặc dầu xuất thân từ một gia đinh danh gia vọng tộc giàu có và trải qua một thời trai trẻ với tham vọng công danh nhuốm mùi trần tục, Phanxicô đã đáp lại tiếng gọi thâm sâu của Thiên Chúa “Phan-xi-cô, con không thấy Nhà của Ta đổ nát sao? Hãy đi và sửa lại cho Ta.”; và cùng với mệnh lệnh “đi xây căn nhà Hội Thánh” đó, Phanxicô còn lãnh nhận được cả phương thức và hành trang cốt yếu để thi hành, đó chính là: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép... Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này...” (Lu-ca 10, 3-5)…
Và kể từ đó, “chàng thanh niên ăn mày” của Assisi, cùng với một “lối sống mang hương vị Tin mừng”, đã bắt đầu lên đường rong ruổi trên mọi nẻo đường của nước Ý, ra khắp châu u, theo chân đoàn thập tự chinh đến cả miền Hồi giáo Ai Cập, chỉ với một hành trang và sứ điệp “yêu thương, khó nghèo, hòa bình, huynh đệ”. Và, có thể nói được, giữa một thời Trung cổ rạn nứt từ bên trong rối ren cả bên ngoài, “căn nhà Hội Thánh đã bắt đầu được củng cố” từ “cuộc sống mang hương vị Tin Mừng” của “tên ăn mày Assisi”.
Mà không phải chỉ mình ngài. Cuộc sống khó nghèo của Phúc m và ra đi loan báo Tin Mừng với tình yêu và khiêm tốn phục vụ mà Phanxicô là một chứng từ sống động đã hấp dẫn nhiều người, nhiều bạn trẻ nam nữ, kể từ thế kỷ 13 cho đến mãi hôm nay; trong số đó có cả thảy 3 Dòng Nam Phanxicô với tên gọi “Dòng anh em hèn mọn” (OFM), dòng kín Clara; tới thế kỷ 19, có Dòng Phan Sinh thừa sai Đức Mẹ của mẹ thánh Marie de la Passion, mà tỉnh dòng Phan Sinh Việt Nam sắp sửa mừng 90 năm hiện diện đầu tiên tại Việt Nam nơi mảnh đất Qui Hòa nầy: 24.10.1932 – 24.10.2022. Đó là chưa kể, có Dòng Ba Phan Sinh (hay Phan Sinh tại thế) đã từng xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỷ 17 và ngày nay đang sinh hoa kết trái với hàng ngàn hội viên và hàng trăm huynh đệ đoàn đang lớn lên trên mọi miền đất nước.
Vâng, ở giữa lòng Mẹ Hội Thánh muôn nơi, muôn thuở, luôn thấp thoáng những con người nhỏ bé nhưng vĩ đại, những kẻ mà chính Chúa Giêsu đã từng ca tụng trong một lúc xuất thần như chúng ta vừa nghe trong trích đoạn Tin Mừng Matthêo: “Lạy Cha là Chúa trời đất, con xưng tụng Cha, vì Cha không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy” !
Vâng, vào thế kỷ 12, 13, 14… của một thời Trung Cổ với biết bao những nhà thông thái, triết gia, bác học lừng danh…, nhưng Chúa đã chọn “người ăn mày Assisi” như một phương thế ưu việt để canh tân và củng cố “căn nhà Giáo Hội”. Và trên mảnh đất Qui Hòa nầy, cũng đã từng có những người như thế, những “đứa con gái của thánh Phanxicô” trong màu áo Phan Sinh, mà nhà báo Chung Nhi của Tuần báo Gia đình và Xã hội số 19 năm 2002, trong bài báo mang tên “Người bác sĩ 40 năm chung sống cùng bệnh nhân phong” đã viết: Tôi đã được nghe các bệnh nhân kể về xơ Charles Antoine, Giám đốc cũ của bệnh viện, đêm đêm ngồi trực bên giường bệnh nhân, sẵn sàng tận tay dọn cả nhà vệ sinh nếu gặp thấy bẩn”; hay như lời tâm sự của bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, nguyên giám đốc bệnh viện Qui Hòa (1985-1994): “Ba mươi năm qua tôi mới làm được rất ít trong phạm vị nghĩa vụ của mình. Ngược lại, tôi đã chứng kiến bao nhiêu tấm gương hy sinh âm thầm của những người vô danh phục vụ trong trại phong. Tôi thực sự thấy mình bé nhỏ trước những con người ấy. Tôi đã im lặng quan sát và học hỏi ở họ trong nhiều năm. Có người ở sát bên buồng tôi mà mấy tháng trời tôi không biết, vì ngày nào cũng thế, tôi chưa dậy thì bà đã xuống buồng bệnh, tôi đi ngủ, bà vẫn chưa về. Có người cả một đời cống hiến rất nhiều cho người bệnh, tới lúc chết vẫn không cho phép ai nhắc đến việc làm của mình”.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên, để sống và làm chứng cho Tin Mừng Tám Mối phúc thật, Tin mừng về sự khó nghèo, khiêm tốn, yêu thương… không là chuyện “dễ như trở bàn tay”. Để chính mình và những đồ đệ, con cái mình trung thành với sự chọn lựa Phúc m đó, Thánh Phanxicô đã phải “trầy vi tróc vảy”, mà những vết thương khổ nạn của Chúa đã ghi đậm và làm nhức nhối thân thể của ngài cho đến khi tắt hơi ngày 3.10.1226 tại nguyện đường Portiuncula, là một minh họa rõ nét.
Vâng, trước Thánh Phanxicô Assisi 11 thế kỷ, vị Tông đồ Dân ngoại và nhà truyền giáo vĩ đại, thánh Phaolô, đã từng cảm nghiệm và chia sẻ sự chọn lựa nầy, con đường nầy, như được ghi lại nơi bức thư gởi giáo đoàn Galat mà chúng ta được nghe nơi Bài đọc 1: “Phần tôi, ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta… Từ nay trở đi, ước gì không ai làm phiền tôi nữa; vì tôi mang trong mình tôi dấu thánh của Chúa Giêsu…”.
Như vậy, thưa anh chị em giáo xứ Qui Hòa, đặc biệt thưa quý nữ tu Phan Sinh và anh chị em Phan Sinh tại thế, sứ điệp Phụng vụ của ngày lễ Bổn mạng, lễ Thánh Phanxicô Quan thầy hôm nay, sẽ là một “điểm nhấn”, một gợi ý cần thiết cho dòng chảy cuộc sống của mỗi người chúng ta hôm nay; một cuộc sống mà từ sáng đến tối, từ trong gia đình, trong cộng đoàn cho đến bên ngoài mọi nẻo đời thường, đang bị chi phối, tác động không ít bởi sự xô bồ của tranh đoạt, khát vọng làm giàu, lối sống đầy mùi tinh thần thế tục…
Giữa cuộc sống đó, xã hội đó, cần thiết biết bao những chứng nhân như “người ăn mày Assisi”, như những nữ tu Phan Sinh thầm lặng, những “con người bé mọn của Tin Mừng…”, những kẻ sẵn sàng “cởi bỏ mọi thứ lòe loẹt kệch cỡm của thế gian”, như thánh Phanxicô đã dứt khoát cởi bỏ bộ trang phục của người thanh niên quý tộc, để mang một tinh thần mới, một trang phục mới, hay như cách nói của Fratelli Tutti, “một lối sống mang hương vị Tin Mừng”. Ước gì, lối sống nầy sẽ ướp hương cho cộng đoàn chúng ta, mỗi người chúng ta, để chính mình và cho những ai đến đây, tiếp cận, đều nghe được, cảm được mùi hương Tin Mừng đó. Vâng, hãy để hương vị Tin Mừng bay xa, không chỉ trong cái thung lũng Qui Hòa nầy mà vượt qua dãy núi Xuân Vân để lan tỏa trên mọi nẻo đường cuộc sống. Amen.
Trương Đình Hiền
(Lễ Thánh Phanxicô Assisi – Bổn Mạng Giáo Xứ Và Cộng Đoàn Phan Sinh Qui Hòa)
Hôm nay, cộng đoàn giáo xứ và cộng đoàn nữ tu Phan Sinh Qui Hòa long trọng mừng lễ thánh Phanxicô Assisi, hay còn được gọi là “Thánh Phanxicô khó khăn”, vị thánh bổn mạng của cộng đoàn.
Trước hết, xin được chia vui với giáo xứ và cộng đoàn quý nữ tu Phan Sinh Qui Hòa trong ngày lễ đặc biệt nầy; ngày lễ mà chân dung của vị Thánh Quan Thầy, một lần nữa, đã khơi gợi lên trong tâm hồn tất cả chúng ta niềm khao khát bước đi trên con đường hẹp tuyệt vời của Phúc m; hay như cách diễn tả thâm thúy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thông điệp xã hội Fratelli Tutti, một văn kiện được gợi hứng từ chính cuộc đời của Thánh Phanxicô, đó là “một cuộc sống mang hương vị Tin Mừng”.
Thật vậy, lễ Bổn mạng, hay bất cứ lễ mừng nào trong Hội Thánh, chỉ thật sự đong đầy ý nghĩa, khi đó chính là dịp để những người, những cộng đoàn liên quan thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, được Lời Chúa tao luyện, và cuộc sống được biến đổi để trở thành “lối sống mang hương vị Tin Mừng”.
Trước hết, chính vị thánh mà hôm nay chúng ta tưởng nhớ, đã biến cuộc đời mình trở thành một lối sống thấm nhuần từng câu từng chữ của Tin Mừng, đặc biệt Tin Mừng Tám Mối Phúc thật mà hai chứng từ “khó nghèo”, “hiền lành” được thánh Phanxicô thể hiện cụ thể và rốt ráo để “thông truyền tình yêu của Thiên Chúa” giữa một xã hội chia rẽ, bất công, chiến tranh, nghèo đói… (x. FT số 4).
Thật vậy, mặc dầu xuất thân từ một gia đinh danh gia vọng tộc giàu có và trải qua một thời trai trẻ với tham vọng công danh nhuốm mùi trần tục, Phanxicô đã đáp lại tiếng gọi thâm sâu của Thiên Chúa “Phan-xi-cô, con không thấy Nhà của Ta đổ nát sao? Hãy đi và sửa lại cho Ta.”; và cùng với mệnh lệnh “đi xây căn nhà Hội Thánh” đó, Phanxicô còn lãnh nhận được cả phương thức và hành trang cốt yếu để thi hành, đó chính là: “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép... Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này...” (Lu-ca 10, 3-5)…
Và kể từ đó, “chàng thanh niên ăn mày” của Assisi, cùng với một “lối sống mang hương vị Tin mừng”, đã bắt đầu lên đường rong ruổi trên mọi nẻo đường của nước Ý, ra khắp châu u, theo chân đoàn thập tự chinh đến cả miền Hồi giáo Ai Cập, chỉ với một hành trang và sứ điệp “yêu thương, khó nghèo, hòa bình, huynh đệ”. Và, có thể nói được, giữa một thời Trung cổ rạn nứt từ bên trong rối ren cả bên ngoài, “căn nhà Hội Thánh đã bắt đầu được củng cố” từ “cuộc sống mang hương vị Tin Mừng” của “tên ăn mày Assisi”.
Mà không phải chỉ mình ngài. Cuộc sống khó nghèo của Phúc m và ra đi loan báo Tin Mừng với tình yêu và khiêm tốn phục vụ mà Phanxicô là một chứng từ sống động đã hấp dẫn nhiều người, nhiều bạn trẻ nam nữ, kể từ thế kỷ 13 cho đến mãi hôm nay; trong số đó có cả thảy 3 Dòng Nam Phanxicô với tên gọi “Dòng anh em hèn mọn” (OFM), dòng kín Clara; tới thế kỷ 19, có Dòng Phan Sinh thừa sai Đức Mẹ của mẹ thánh Marie de la Passion, mà tỉnh dòng Phan Sinh Việt Nam sắp sửa mừng 90 năm hiện diện đầu tiên tại Việt Nam nơi mảnh đất Qui Hòa nầy: 24.10.1932 – 24.10.2022. Đó là chưa kể, có Dòng Ba Phan Sinh (hay Phan Sinh tại thế) đã từng xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỷ 17 và ngày nay đang sinh hoa kết trái với hàng ngàn hội viên và hàng trăm huynh đệ đoàn đang lớn lên trên mọi miền đất nước.
Vâng, ở giữa lòng Mẹ Hội Thánh muôn nơi, muôn thuở, luôn thấp thoáng những con người nhỏ bé nhưng vĩ đại, những kẻ mà chính Chúa Giêsu đã từng ca tụng trong một lúc xuất thần như chúng ta vừa nghe trong trích đoạn Tin Mừng Matthêo: “Lạy Cha là Chúa trời đất, con xưng tụng Cha, vì Cha không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy” !
Vâng, vào thế kỷ 12, 13, 14… của một thời Trung Cổ với biết bao những nhà thông thái, triết gia, bác học lừng danh…, nhưng Chúa đã chọn “người ăn mày Assisi” như một phương thế ưu việt để canh tân và củng cố “căn nhà Giáo Hội”. Và trên mảnh đất Qui Hòa nầy, cũng đã từng có những người như thế, những “đứa con gái của thánh Phanxicô” trong màu áo Phan Sinh, mà nhà báo Chung Nhi của Tuần báo Gia đình và Xã hội số 19 năm 2002, trong bài báo mang tên “Người bác sĩ 40 năm chung sống cùng bệnh nhân phong” đã viết: Tôi đã được nghe các bệnh nhân kể về xơ Charles Antoine, Giám đốc cũ của bệnh viện, đêm đêm ngồi trực bên giường bệnh nhân, sẵn sàng tận tay dọn cả nhà vệ sinh nếu gặp thấy bẩn”; hay như lời tâm sự của bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, nguyên giám đốc bệnh viện Qui Hòa (1985-1994): “Ba mươi năm qua tôi mới làm được rất ít trong phạm vị nghĩa vụ của mình. Ngược lại, tôi đã chứng kiến bao nhiêu tấm gương hy sinh âm thầm của những người vô danh phục vụ trong trại phong. Tôi thực sự thấy mình bé nhỏ trước những con người ấy. Tôi đã im lặng quan sát và học hỏi ở họ trong nhiều năm. Có người ở sát bên buồng tôi mà mấy tháng trời tôi không biết, vì ngày nào cũng thế, tôi chưa dậy thì bà đã xuống buồng bệnh, tôi đi ngủ, bà vẫn chưa về. Có người cả một đời cống hiến rất nhiều cho người bệnh, tới lúc chết vẫn không cho phép ai nhắc đến việc làm của mình”.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên, để sống và làm chứng cho Tin Mừng Tám Mối phúc thật, Tin mừng về sự khó nghèo, khiêm tốn, yêu thương… không là chuyện “dễ như trở bàn tay”. Để chính mình và những đồ đệ, con cái mình trung thành với sự chọn lựa Phúc m đó, Thánh Phanxicô đã phải “trầy vi tróc vảy”, mà những vết thương khổ nạn của Chúa đã ghi đậm và làm nhức nhối thân thể của ngài cho đến khi tắt hơi ngày 3.10.1226 tại nguyện đường Portiuncula, là một minh họa rõ nét.
Vâng, trước Thánh Phanxicô Assisi 11 thế kỷ, vị Tông đồ Dân ngoại và nhà truyền giáo vĩ đại, thánh Phaolô, đã từng cảm nghiệm và chia sẻ sự chọn lựa nầy, con đường nầy, như được ghi lại nơi bức thư gởi giáo đoàn Galat mà chúng ta được nghe nơi Bài đọc 1: “Phần tôi, ước gì tôi đừng khoe mình về một điều gì khác, ngoại trừ thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta… Từ nay trở đi, ước gì không ai làm phiền tôi nữa; vì tôi mang trong mình tôi dấu thánh của Chúa Giêsu…”.
Như vậy, thưa anh chị em giáo xứ Qui Hòa, đặc biệt thưa quý nữ tu Phan Sinh và anh chị em Phan Sinh tại thế, sứ điệp Phụng vụ của ngày lễ Bổn mạng, lễ Thánh Phanxicô Quan thầy hôm nay, sẽ là một “điểm nhấn”, một gợi ý cần thiết cho dòng chảy cuộc sống của mỗi người chúng ta hôm nay; một cuộc sống mà từ sáng đến tối, từ trong gia đình, trong cộng đoàn cho đến bên ngoài mọi nẻo đời thường, đang bị chi phối, tác động không ít bởi sự xô bồ của tranh đoạt, khát vọng làm giàu, lối sống đầy mùi tinh thần thế tục…
Giữa cuộc sống đó, xã hội đó, cần thiết biết bao những chứng nhân như “người ăn mày Assisi”, như những nữ tu Phan Sinh thầm lặng, những “con người bé mọn của Tin Mừng…”, những kẻ sẵn sàng “cởi bỏ mọi thứ lòe loẹt kệch cỡm của thế gian”, như thánh Phanxicô đã dứt khoát cởi bỏ bộ trang phục của người thanh niên quý tộc, để mang một tinh thần mới, một trang phục mới, hay như cách nói của Fratelli Tutti, “một lối sống mang hương vị Tin Mừng”. Ước gì, lối sống nầy sẽ ướp hương cho cộng đoàn chúng ta, mỗi người chúng ta, để chính mình và cho những ai đến đây, tiếp cận, đều nghe được, cảm được mùi hương Tin Mừng đó. Vâng, hãy để hương vị Tin Mừng bay xa, không chỉ trong cái thung lũng Qui Hòa nầy mà vượt qua dãy núi Xuân Vân để lan tỏa trên mọi nẻo đường cuộc sống. Amen.
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
14:38 04/10/2022
20. Từ trước đến nay Đức Chúa Giê-su không hề thiết tha mong mỏi tình yêu cho bằng như ngày hôm nay; nhưng những người đem mình trao phó cho tình yêu vô hạn mật thiết của mình cho Ngài thì thật không nhiều, ngay cả những người trong hàng môn đệ của Ngài cũng rất là ít.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
14:44 04/10/2022
16. NGƯỜI GIÀU DÁNG TẶC (CƯỚP)
Trước đây có một người một chữ bẻ đôi cũng không biết, đi ra buôn bán ở bên ngoài.
Một hôm, ông ta cho thuyền dừng lại bên cạnh chùa Giang Tâm và cùng với bạn bè lên bờ viếng cảnh chùa, thấy trên bức tường viết ba chữ “Phú Giang Tâm賦江心”, thương nhân vội vàng ra khỏi chùa kêu phu thuyền:
- “Mau chèo thuyền, chỗ này có cướp Giang Tâm, không thể dừng lâu được”.
Lời nói chưa dứt thì người đã lên thuyền.
Bạn bè đuổi theo khuyên:
- “Đừng vội, trên đó viết là phú 賦 ” (1) chứ không phải là tặc 賊 ”.
Thương nhân lắc đầu liên tục, nói:
- “Anh nói “phú富” (2) thì cho là “phú”, nó vẫn là mang dáng “tặc”.
(Hoa diên thú lạc đàm tiếu tửu lịnh)
Suy tư 16:
Có những phú ông tiền của chất đầy kho đầy tủ, nhưng vẫn cứ làm “tặc賊 ” (đạo tặc); có những ông quan lên xe xuống ngựa nhưng là những người ăn cướp của người nghèo, bởi vì họ giàu có về vật chất nhưng lại nghèo về đạo đức, nhất là đạo đức làm người.
Chữ “phú賦 ” và chữ “tặc賊 ” rất giống nhau, nhìn qua loa là lầm chữ “phú” ra chữ “tặc”, chữ “tặc” ra chữ “phú”, cũng vậy, từ cái tốt qua cái xấu chỉ cách nhau có một...sợi tóc, nên khó mà phân biệt được.
Có một vài người Ki-tô hữu thích phê bình người khác cách thậm tệ thiếu đức ái, rồi cho đó là việc mạc khải của Đức Chúa Thánh Thần dạy họ làm, họ đang từ cái tốt (góp ý) qua cái xấu (thiếu đức ái) cách nhau một sợi tóc, mà nếu không khiêm tốn cầu nguyện thì họ sẽ trở thành tảng đá chắn đường tiến đức của mình và của tha nhân.
Người thương nhân không biết chữ nên dù có giải thích thì ông ta cũng không hiểu.
Người cố chấp thường là người lấy cái kiêu ngạo để bịt lối khôn ngoan của mình, cho nên họ không nhận ra đâu là ý Chúa và đâu là ý của mình !
(1) Chữ “phú賦 ” và chữ “ tặc賊 ” mới nhìn thì giống nhau, nhưng nhìn kỷ thì khác nhau..
(2) Chữ 富 cũng đọc là “phú” nghĩa là giàu. Ông thương nhân không biết chữ nên hiểu lầm ý nghĩa của các chữ, thật tội nghiệp.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trước đây có một người một chữ bẻ đôi cũng không biết, đi ra buôn bán ở bên ngoài.
Một hôm, ông ta cho thuyền dừng lại bên cạnh chùa Giang Tâm và cùng với bạn bè lên bờ viếng cảnh chùa, thấy trên bức tường viết ba chữ “Phú Giang Tâm賦江心”, thương nhân vội vàng ra khỏi chùa kêu phu thuyền:
- “Mau chèo thuyền, chỗ này có cướp Giang Tâm, không thể dừng lâu được”.
Lời nói chưa dứt thì người đã lên thuyền.
Bạn bè đuổi theo khuyên:
- “Đừng vội, trên đó viết là phú 賦 ” (1) chứ không phải là tặc 賊 ”.
Thương nhân lắc đầu liên tục, nói:
- “Anh nói “phú富” (2) thì cho là “phú”, nó vẫn là mang dáng “tặc”.
(Hoa diên thú lạc đàm tiếu tửu lịnh)
Suy tư 16:
Có những phú ông tiền của chất đầy kho đầy tủ, nhưng vẫn cứ làm “tặc賊 ” (đạo tặc); có những ông quan lên xe xuống ngựa nhưng là những người ăn cướp của người nghèo, bởi vì họ giàu có về vật chất nhưng lại nghèo về đạo đức, nhất là đạo đức làm người.
Chữ “phú賦 ” và chữ “tặc賊 ” rất giống nhau, nhìn qua loa là lầm chữ “phú” ra chữ “tặc”, chữ “tặc” ra chữ “phú”, cũng vậy, từ cái tốt qua cái xấu chỉ cách nhau có một...sợi tóc, nên khó mà phân biệt được.
Có một vài người Ki-tô hữu thích phê bình người khác cách thậm tệ thiếu đức ái, rồi cho đó là việc mạc khải của Đức Chúa Thánh Thần dạy họ làm, họ đang từ cái tốt (góp ý) qua cái xấu (thiếu đức ái) cách nhau một sợi tóc, mà nếu không khiêm tốn cầu nguyện thì họ sẽ trở thành tảng đá chắn đường tiến đức của mình và của tha nhân.
Người thương nhân không biết chữ nên dù có giải thích thì ông ta cũng không hiểu.
Người cố chấp thường là người lấy cái kiêu ngạo để bịt lối khôn ngoan của mình, cho nên họ không nhận ra đâu là ý Chúa và đâu là ý của mình !
(1) Chữ “phú賦 ” và chữ “ tặc賊 ” mới nhìn thì giống nhau, nhưng nhìn kỷ thì khác nhau..
(2) Chữ 富 cũng đọc là “phú” nghĩa là giàu. Ông thương nhân không biết chữ nên hiểu lầm ý nghĩa của các chữ, thật tội nghiệp.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hãy là người biết ơn
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:40 04/10/2022
Hãy là người biết ơn
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXVIII Năm – C
(Lc 17, 11-19)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa chúng ta lại gần với ông Naaman, vị tướng chỉ huy toàn thể quân lực Syria thời Êlisê mắc bệnh phong cùi được chữa lành bệnh để học lòng biết ơn, và nghe lại câu hỏi đau xót, phiền trách của Chúa Giêsu : "Không phải là cả 10 người được sạch ư? Chín người kia đâu?" để học biết cám ơn.
Naaman được chữa lành bệnh nhờ nghe lời người của Thiên Chúa xuống tắm bẩy lần ở sông Giođan. Ông trở lại xin người của Thiên Chúa dâng lễ vật mọn để bầy tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Thiên Chúa (x.2 V 5, 14-17).
Mười người phong cùi thời Chúa Giêsu được chữa lành, nhưng chỉ có một người quay trở lại cám ơn Chúa Giêsu; người đó lại là người ngoại đạo Samaria!
Vậy là chỉ có một người biết ơn, còn chín người kia không biết có quên ơn không, hay mừng quá về nhà ăn khao, chưa kịp trở lại tạ ơn Đấng chữa lành. Chúa Giêsu phải thốt lên : “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này” (Lc 17,17-18).
Ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng bị xói mòn. Trên mặt báo và xung quanh ta, thấy những câu chuyện đau lòng như con phụ công cha, quên ơn mẹ, bỏ nhà ra đi, đánh đuổi cha mẹ, ấy chưa nói đến có người coi trời bằng vung, hoặc sống như thể không có Thiên Chúa, giết cha, hại mẹ, bạc nghĩa thầy nữa. Phải chăng lòng biết ơn đang bị lu mờ trong tâm khảm con người.
Tại sao lại vô ơn? Có nhiều lý do : vì người ta không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có; họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn, vì thế, họ quên ơn.
Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Hầu hết chúng ta thức dậy với tâm trí lơ đãng. Thay vào đó, chúng ta hãy bắt đầu một ngày mới với lòng biết ơn. Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng chẳng bỏ con, chẳng để con hư không đời đời mà lại sinh ra con cho con được làm người… lại gìn giữ con hôm nay được mọi sự lành.v.v..
Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể khác Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ. Tạ ơn là lời cầu nguyện tốt nhất bất cứ ai cũng có thể làm. Lời tạ ơn thể hiện lòng biết ơn, sự khiêm tốn và hiểu biết.
“Biết ơn” là một cụm từ rất quen thuộc với mọi người chúng ta. Tạ ơn Chúa, cám ơn người, cám ơn đời, biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn những người bao bọc, giúp đỡ mình những khi mình gặp khó khăn….Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.
Lòng biết ơn có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Hạnh phúc và thành công đều tạo dựng từ lòng biết ơn. Cho nên từ xưa đến nay, cha ông ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn khắc ghi công ơn của những người đã cho ta cuộc sống này. Như thế, lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc đời ta, chỉ là chúng ta không để ýnhận ra thôi. Đừng bao giờ quá bận rộn đến quên nói lời “làm ơn” hay “cảm ơn”. Sống mà không có lòng biết ơn là một cuộc sống vô nghĩa. Nếu đời chỉ là chuỗi những lời oán than về bất công và thua thiệt mà ta đã gặp phải, mà không nhớ đến những may mắn đã từng đến với ta, thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị trầm cảm, một căn bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay.
Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Người đời thường phê phán những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”, lừa thầy phản bạn, bất hiếu với mẹ cha. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ.
Noi gương người Samaria chúng ta cùng tạ ơn Chúa, cám ơn những người làm ơn cho chúng ta, nhất là xin Chúa biến ta trở nên người luôn biết ơn. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXVIII Năm – C
(Lc 17, 11-19)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa chúng ta lại gần với ông Naaman, vị tướng chỉ huy toàn thể quân lực Syria thời Êlisê mắc bệnh phong cùi được chữa lành bệnh để học lòng biết ơn, và nghe lại câu hỏi đau xót, phiền trách của Chúa Giêsu : "Không phải là cả 10 người được sạch ư? Chín người kia đâu?" để học biết cám ơn.
Naaman được chữa lành bệnh nhờ nghe lời người của Thiên Chúa xuống tắm bẩy lần ở sông Giođan. Ông trở lại xin người của Thiên Chúa dâng lễ vật mọn để bầy tỏ lòng biết ơn và tôn vinh Thiên Chúa (x.2 V 5, 14-17).
Mười người phong cùi thời Chúa Giêsu được chữa lành, nhưng chỉ có một người quay trở lại cám ơn Chúa Giêsu; người đó lại là người ngoại đạo Samaria!
Vậy là chỉ có một người biết ơn, còn chín người kia không biết có quên ơn không, hay mừng quá về nhà ăn khao, chưa kịp trở lại tạ ơn Đấng chữa lành. Chúa Giêsu phải thốt lên : “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này” (Lc 17,17-18).
Ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng bị xói mòn. Trên mặt báo và xung quanh ta, thấy những câu chuyện đau lòng như con phụ công cha, quên ơn mẹ, bỏ nhà ra đi, đánh đuổi cha mẹ, ấy chưa nói đến có người coi trời bằng vung, hoặc sống như thể không có Thiên Chúa, giết cha, hại mẹ, bạc nghĩa thầy nữa. Phải chăng lòng biết ơn đang bị lu mờ trong tâm khảm con người.
Tại sao lại vô ơn? Có nhiều lý do : vì người ta không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có; họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn, vì thế, họ quên ơn.
Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Hầu hết chúng ta thức dậy với tâm trí lơ đãng. Thay vào đó, chúng ta hãy bắt đầu một ngày mới với lòng biết ơn. Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng chẳng bỏ con, chẳng để con hư không đời đời mà lại sinh ra con cho con được làm người… lại gìn giữ con hôm nay được mọi sự lành.v.v..
Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể khác Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ. Tạ ơn là lời cầu nguyện tốt nhất bất cứ ai cũng có thể làm. Lời tạ ơn thể hiện lòng biết ơn, sự khiêm tốn và hiểu biết.
“Biết ơn” là một cụm từ rất quen thuộc với mọi người chúng ta. Tạ ơn Chúa, cám ơn người, cám ơn đời, biết ơn ông bà, cha mẹ, biết ơn những người bao bọc, giúp đỡ mình những khi mình gặp khó khăn….Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác.
Lòng biết ơn có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Hạnh phúc và thành công đều tạo dựng từ lòng biết ơn. Cho nên từ xưa đến nay, cha ông ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn khắc ghi công ơn của những người đã cho ta cuộc sống này. Như thế, lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc đời ta, chỉ là chúng ta không để ýnhận ra thôi. Đừng bao giờ quá bận rộn đến quên nói lời “làm ơn” hay “cảm ơn”. Sống mà không có lòng biết ơn là một cuộc sống vô nghĩa. Nếu đời chỉ là chuỗi những lời oán than về bất công và thua thiệt mà ta đã gặp phải, mà không nhớ đến những may mắn đã từng đến với ta, thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị trầm cảm, một căn bệnh thường gặp trong xã hội ngày nay.
Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Người đời thường phê phán những kẻ “ăn cháo đá bát”, “có mới nới cũ”, lừa thầy phản bạn, bất hiếu với mẹ cha. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ.
Noi gương người Samaria chúng ta cùng tạ ơn Chúa, cám ơn những người làm ơn cho chúng ta, nhất là xin Chúa biến ta trở nên người luôn biết ơn. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô là một cuộc gặp gỡ giữa cổ đại và hiện đại
Đặng Tự Do
18:04 04/10/2022
Mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô đã được chiếu sáng vào đêm Chúa Nhật với một máy chiếu ba chiều từ Bảo tàng Vatican trong một nỗ lực mới tìm cách kết hợp giữa mới và cũ.
Đức Hồng Y Mauro Gambetti mô tả buổi trình chiếu của Vatican là “cuộc gặp gỡ giữa cổ đại và hiện đại bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất 3 chiều để nâng cao những kiệt tác của quá khứ với thông điệp hướng tới tương lai”.
Đức Hồng Y đã phát biểu tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 2 tháng 10 khi khai mạc màn hình ánh sáng, được chiếu mỗi đêm trên mặt tiền Đền Thờ Thánh Phêrô trong hai tuần liên tiếp.
Hàng nghìn người đã tập trung trước Đền Thờ Thánh Phêrô để xem video dài 8 phút, “Follow Me: The Life of St. Peter” hay “Hãy theo Thầy: Cuộc đời của Thánh Phêrô”.
Màn hình giới thiệu kiệt tác “Sự biến hình” của Raphael và “Chúa Kitô trao Chìa khóa Nước Trời cho Thánh Phêrô” của Pietro khi một người kể chuyện người Ý kể một câu chuyện cơ bản về vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Video ba chiều cũng làm nổi bật các yếu tố kiến trúc bên ngoài Đền Thờ Thánh Phêrô khi nó chiếu sáng dòng chữ Latinh “Tu es Petrus” (Con là Đá), từ Phúc Âm Matthêu 16:18.
Andrea Bocelli đã biểu diễn với tư cách là khách mời đặc biệt cho buổi lễ khánh thành chương trình. Giọng nam cao người Ý đã hát một số bài hát, bao gồm “Ave Maria” và “The First Noël”, một bài hát trong bộ album mới của anh sẽ được phát hành vào cuối tháng 10.
Đức Hồng Y Gambetti, Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô, nói rằng việc chiếu video này là một phần của sáng kiến nhằm làm cho Đền Thờ Thánh Phêrô được công nhận là “nhà thờ lưu giữ mộ của các Tông đồ” chứ không phải là các “bảo tàng viện”.
“Giờ đây, Đức Giáo Hoàng muốn chúng tôi kiên quyết quảng bá Đền Thờ Thánh Phêrô như một ngôi đền và tránh nguy cơ nó có thể trở thành bảo tàng viện,” Đức Hồng Y Gambetti nói.
Đức Hồng Y lưu ý rằng 40.000 đến 50.000 người đến thăm Đền Thờ Thánh Phêrô mỗi ngày, thường là với các hướng dẫn viên du lịch, là điều mà ngài nói “chắc chắn tạo ra một bầu không khí gần giống như bảo tàng.”
Dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Gambetti, Đền Thờ Thánh Phêrô, trước đây được dành để cầu nguyện mỗi ngày trước 8 giờ sáng, nay cho phép các đoàn du lịch lớn vào vào sáng sớm. Các thánh lễ riêng cũng bị hạn chế từ đền thờ ngay sau khi ngài trở thành Giám Quản.
Đức Hồng Y Gambetti thừa nhận rằng có một vấn đề nghiêm trọng là “những người muốn vào đền thờ để cầu nguyện, hoặc tham gia vào các nghi lễ... có thể phải xếp hàng đợi hơn một giờ.”
Ngài nói rằng ngài đang có kế hoạch thực hiện “những nỗ lực gia tăng để làm cho đền thờ dễ dàng tiếp cận hơn cho các tín hữu đến cầu nguyện bằng các làn đường nhanh riêng biệt với khách du lịch”.
Đức Hồng Y hy vọng sẽ giải quyết những vấn đề này trước Năm Thánh 2025 của Giáo hội, trong đó Vatican dự kiến sẽ có 30 triệu người đến thăm.
“Điều quan trọng là họ phải nhìn thấy bộ mặt của Giáo hội Mẹ đang chào đón tất cả mọi người. Chúng tôi đã nghĩ đến việc thể hiện hình ảnh của Giáo hội sơ khai, được thành lập dựa trên Thánh Phêrô và lời tuyên xưng đức tin của thánh nhân,” Đức Hồng Y Gambetti nói khi ngài khai mạc sáng kiến chiếu video vào tháng trước.
Ngài nói: “Chúng tôi nghĩ rằng mọi người sẽ được hướng dẫn bởi gương của Thánh Phêrô để gặp gỡ Chúa và các anh chị em của họ, để sống kinh nghiệm của họ như những người hành hương, và ra đi đổi mới.
Màn hình video sẽ được chiếu trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô cứ 15 phút một lần từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối mỗi đêm cho đến ngày 16 tháng 10.
Source:Catholic News Agency
Nhật Ký Trừ Tà số 208: Ma quỷ dạy chúng ta về lời cầu nguyện
Đặng Tự Do
18:04 04/10/2022
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #208: Demons 'teach' us about prayer”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 208: Ma quỷ 'dạy' chúng ta về lời cầu nguyện”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi đã khuyến khích David, người trước đây thuộc một giáo phái Satan và bị ma ám, ngoài việc tham gia các buổi trừ tà hãy cầu nguyện hàng ngày những lời cầu nguyện giải thoát. Anh ta đang dần thực hiện một chế độ bảo vệ và cầu nguyện giải thoát hàng ngày, phù hợp với các loại quỷ đang tấn công anh ta.
Gần đây tôi đã thêm lời cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, là lời cầu nguyện mà anh ta rất khó thực hiện. Sau đó, tôi hỏi anh ta rằng nó diễn ra như thế nào. Anh ấy đã phản hồi như sau:
“Khi tôi đọc lời nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, nếu tôi không nói to, không nghĩ về lời cầu ấy, không suy tư về ý nghĩa của lời cầu này, đọc thật nhanh cho xong thì tình trạng không gay cấn lắm. Nhưng nếu tôi đi đến nhà thờ và nghe rất nhiều người đọc lời cầu ấy, thì tôi sẽ rất đau đớn...ma quỷ sẽ la hét.”
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nhận ra rằng khi cầu nguyện, chúng ta phải tập trung vào lời nói và cầu nguyện một cách chu đáo và cân nhắc. Hơn nữa, làm như vậy trong một cộng đồng tín hữu sẽ bổ sung thêm “sức mạnh” tâm linh. Đáng buồn thay, tâm trí con người chúng ta có xu hướng đi lang thang và mất tập trung. Ngoài ra, đôi khi chúng ta có thể vội vàng trong lời cầu nguyện của mình, chỉ cần cố gắng làm cho xong một cách nhanh chóng, như thể đọc thuộc lòng những lời cầu nguyện hời hợt là đủ. Rõ ràng, phản ứng của những con quỷ là khác nhau trong các trường hợp.
Tôi đã học được nhiều điều về việc thực hành đức tin của chúng ta trong quá trình trở thành một nhà trừ tà. Chứng tá của anh David đã chứng tỏ sức mạnh của lời cầu nguyện chung. Và David cũng đã nhắc nhở tôi về cách cầu nguyện hiệu quả nhất: tôi cần phải chậm lại, và nói những lời cầu nguyện, kể cả Nghi thức trừ tà, một cách cẩn thận và cân nhắc. Nó tạo ra sự khác biệt.
Source:Catholic Exorcism
Đức Hồng Y Eijk: Những lời chúc phúc đồng giới làm suy yếu giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân, và đạo đức tình dục
Đặng Tự Do
18:05 04/10/2022
Tổng giám mục của Utrecht, Hà Lan đã kêu gọi các giám mục Flemish của Bỉ rút lại tuyên bố của họ về việc giới thiệu các nghi lễ chúc lành cho các cặp đồng tính, và nói rằng thực hành này làm suy yếu giáo huấn của Giáo hội.
“Nếu các cặp đồng tính trong một mối quan hệ tình dục chỉ có hai người có thể nhận được chúc lành, thì chẳng lẽ điều tương tự lại không thể xảy ra trong các mối quan hệ tình dục một vợ một chồng, một người nam và một người nữ sống chung mà không kết hôn? Việc chúc lành cho các cặp đồng tính có nguy cơ lớn làm giảm giá trị các chúc lành và phá hoại giáo huấn của Giáo hội về đạo đức hôn nhân và đạo đức tình dục,” Đức Hồng Y Willem Eijk của Utrecht cho biết như trên.
“Tuyên bố của các giám mục Flemish, trong đó họ cho phép việc chúc lành cho các cặp đồng tính và thậm chí cung cấp một mô hình phụng vụ cho nó, vấp phải những phản đối đạo đức, ví điều đó hoàn toàn trái ngược với phán quyết gần đây của Bộ Giáo lý Đức tin, và mang rủi ro rằng nó có thể dẫn người Công Giáo đến những quan điểm sai lầm về đạo đức liên quan đến các mối quan hệ đồng tính trái ngược với giáo huấn của Giáo hội,” vị Hồng Y nói.
“Những người Công Giáo chấp nhận giáo huấn của Giáo hội, bao gồm cả đạo đức tình dục, do đó nhiệt thành hy vọng rằng các giám mục Flemish sẽ sớm được các giới có thẩm quyền của Giáo hội yêu cầu rút lại tuyên bố của họ và những vị này phải tuân thủ”.
Các giám mục ở Flanders đã công bố vào ngày 20 tháng 9 cái gọi là “nghi thức phụng vụ kiểu mẫu để chúc lành các kết hiệp đồng tính luyến ái”.
Bộ Giáo lý Đức tin đã khẳng định vào tháng 3 năm 2021 rằng Giáo hội không có quyền chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Đức Hồng Y Eijk lưu ý rằng “các giám mục Flemish đã thực hiện một bước đáng chú ý khi cho phép chúc lành cho các cặp đồng tính dựa trên việc giải thích một số đoạn văn nhất định của Tông Huấn Amoris Laetitia,” năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình yêu thương trong gia đình.
“Phân định, đồng hành và tích hợp vẫn là những từ khóa chính của Amoris Laetitia (chương VIII), theo các giám mục Flemish,” vị Hồng Y nói.
Ngài nói thêm: “Không cần phải nói nhiều, những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái chắc chắn cũng phải được đối xử tôn trọng và có quyền được chăm sóc và hướng dẫn mục vụ.”
“Tuy nhiên, bằng sự phân định, trong Amoris Laetitia có nghĩa là những người có mối quan hệ bất chính được trình bày để hiểu sự thật về mối quan hệ của họ là gì (AL, 300). Nói tóm lại, họ hiểu rằng mối quan hệ của họ đi ngược lại trật tự tạo dựng của Thiên Chúa và do đó không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Hội nhập có nghĩa là mang lại cho những người trong mối quan hệ bất quy tắc một vị trí trong đời sống của Giáo hội. Tất nhiên, những người trong mối quan hệ tình dục với một người cùng giới tính được chào đón trong các buổi cử hành của Giáo Hội, ngay cả khi họ không thể rước lễ hoặc tham gia tích cực vào việc cử hành”.
Thảo luận về sự phản đối đối với việc chúc lành đồng giới, Đức Hồng Y Eijk lưu ý rằng các á bí tích, như các chúc lành này, tương tự như các bí tích: “Lời cầu nguyện tuyên bố trong đó các cặp đồng tính cam kết với nhau cho thấy một sự tương đồng rõ ràng với cụm từ 'Tôi ưng thuận' mà một người nam và một người nữ nói với nhau trong hôn lễ.”
Ngài nói thêm, một chúc lành không chỉ thể hiện ý định tốt ở người nhận mà còn là điều được chúc phúc vì tương ứng “với trật tự tạo dựng của Thiên Chúa”.
Ngài nói rằng: “Thiên Chúa đã tạo ra hôn nhân như một món quà hoàn toàn và tương hỗ của người nam và người nữ, với đỉnh cao là sự sinh sản. Quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính không thể tự nó dẫn đến sinh sản. Do đó, chúng không thể là một biểu hiện đích thực ở cấp độ cơ thể của sự tự hiến toàn bộ giữa người nam và người nữ, mà hôn nhân về cơ bản là. Những tình huống sai lầm về mặt khách quan theo quan điểm đạo đức thì không thể được chúc lành. Ơn Chúa không dẫn đường cho tội lỗi. Người ta không thể vun trồng hoa trái thiêng liêng bằng cách chúc lành cho những mối quan hệ đi ngược lại trật tự tạo dựng của Thiên Chúa… về mặt đạo đức, không thể chúc lành cho mối quan hệ đồng tính luyến ái như vậy”.
Đức Hồng Y Eijk lưu ý rằng “trong lời cầu nguyện của cộng đồng nhân dịp chúc phúc cho các cặp đôi đồng tính, các giám mục Flemish nói rằng cộng đồng cầu nguyện 'cho ân sủng của Chúa hoạt động' trong các cặp đồng tính để giúp họ quan tâm đến nhau và cộng đồng mà họ đang sống. Tuy nhiên, chúng ta không thể cầu nguyện cho ân sủng của Thiên Chúa hoạt động trong một mối quan hệ không phù hợp với trật tự tạo dựng của Ngài.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Cách diễn đạt lời cầu nguyện của cộng đồng trong mô hình phụng vụ của các giám mục Flemish khi chúc phúc cho các cặp đồng tính dẫn dắt người ta đến ngộ nhận rằng các mối quan hệ đồng giới có thể được biện minh về mặt đạo đức.”
“Thật vậy, khi kết thúc, cộng đoàn cầu nguyện: 'Xin ban cho chúng con sức mạnh để bước đi với họ, cùng theo bước chân của Con Cha và được thêm sức bởi Thánh Linh.' Những người đồng giới trong mối quan hệ đồng giới của họ có theo bước chân của Chúa Kitô không? Các giám mục Flemish có thực sự tin rằng các cặp đồng tính trong mối quan hệ đồng giới đang theo bước chân của Chúa Kitô không? Trong lời cầu nguyện mẫu, cặp đôi đồng tính nói: 'Nhờ Lời Chúa, chúng tôi muốn được sống.' Nhưng Lời Thiên Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh một cách rõ ràng và không thể phủ nhận đã coi các mối quan hệ đồng tính luyến ái là một tội lỗi”.
Đức Hồng Y khẳng định rằng “những lời cầu nguyện kiểu mẫu cho các cặp đôi đồng tính nam và cộng đồng, có nguy cơ dẫn dắt những người Công Giáo bình thường đến chỗ lầm đường lạc lối và bắt đầu nghĩ rằng các mối quan hệ tình dục đồng giới bền vững, chỉ có hai người, là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức”.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video lễ khánh thành trùng tu nguyện đường Các Thánh Tữ Đạo VN San Jose
Thái Phạm
12:43 04/10/2022
Mùa Hoa Mân Côi và Linh Đài Đức Mẹ tại Giáo xứ Margaret Mary Brunswick
Thanh Quảng sdb
18:38 04/10/2022
Mùa Hoa Mân Côi và Linh Đài Đức Mẹ tại Giáo xứ Margaret Mary Brunswick
2/10/2022
Trời Melbourne đã vào xuân với hoa tươi nắng ấm, cùng với toàn thể Giáo hội, Giáo xứ bước vào tháng 10, tháng Hoa Mân Côi dâng kính Mẹ và đặc biệt hơn nữa, sau hai năm bệnh dịch với những tháng dài giới nghiêm nên Linh đài Đức Mẹ mới được hoàn thành. Hôm nay quí cha và nhiều quan khách hội tụ về đây để tham dự Lễ Làm phép Tượng Mẹ và Linh đài của Mẹ.
Xem hình phần 1
Xem hình phần 2
Xem hình phần 3
Nhìn lại thời gian 15 năm qua, từ ngày Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng được sai về giáo xứ, một giáo xứ vùng ngoại ô, cận thành phố Melbourne, xưa kia đông đảo các sắc dân Ý và Âu Châu nhưng nay nhiều người đã già nên giáo xứ không còn được sinh động…
Vào năm 2007 Bề trên Giám tỉnh đã gửi Lm Anthony Quảng về với mục đích biến nơi này thành trung tâm sinh hoạt cho những người tỵ nạn Việt… để vực giáo xứ dậy! Lm Anthony đã về và kéo theo nhiều thanh thiếu niên cùng với gia đình các em về giáo xứ. Với sự trợ giúp của sơ Thùy-Linh FMA và thầy Đạt SDB, phụ trách đoàn Thanh thiếu niên Salesian (SYC) và sơ Nguyện trông coi trường Việt ngữ… Các ngày Chúa nhật các em tới học tiếng Việt rồi ở lại sinh hoạt Đoàn Thanh Thiếu Niên và Thánh lễ…
Sinh hoạt giáo xứ trở nên sinh động, nhà thờ và các cơ sở được bảo trì và khang trang hơn… Một linh đài Đức Mẹ được xây dựng, nhưng vì đại dịch, bị cách ly nên đã kéo dài cả hai năm mới hoàn thành…
Linh mục Phêrô Hoàng Kim Huy SDB đại diện cha Giám tỉnh làm phép tượng đài với Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng. Trong thánh lễ cha Quảng đã chia sẻ những khó khăn và sự kiện lạ như dấu chỉ Mẹ muốn Linh đài sớm được hoàn thành… Số là vào một đêm giữa tháng 6, một cơn lốc đã lốc hai khối sốp dài 2.4 mét rộng 1 mét dầy 60 cm, xếp bên hông nhà thờ, bay lên và bay đi cả 20 mét rồi rớt xuống ngay chỗ đặt tượng Mẹ… Khi được cha xứ chia sẻ, bà con giáo dân coi như ý Mẹ muốn tượng đài mau hoàn thành để Mẹ được an vị… Rồi những khó khăn nhưng Mẹ giúp cho vượt qua!
Hôm nay Tượng và linh đài được làm phép, nghi lễ thu hút cả mấy trăm người tham dự bao gồm phần diễn nguyện cho giới trẻ và ca đoàn phụ trách, Thánh lễ và liên hoan… Tất cả đều được diễn ra ngay tại sân đậu xe trước linh đài một cách nhịp nhàng tốt đẹp!
2/10/2022
Trời Melbourne đã vào xuân với hoa tươi nắng ấm, cùng với toàn thể Giáo hội, Giáo xứ bước vào tháng 10, tháng Hoa Mân Côi dâng kính Mẹ và đặc biệt hơn nữa, sau hai năm bệnh dịch với những tháng dài giới nghiêm nên Linh đài Đức Mẹ mới được hoàn thành. Hôm nay quí cha và nhiều quan khách hội tụ về đây để tham dự Lễ Làm phép Tượng Mẹ và Linh đài của Mẹ.
Xem hình phần 1
Xem hình phần 2
Xem hình phần 3
Nhìn lại thời gian 15 năm qua, từ ngày Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng được sai về giáo xứ, một giáo xứ vùng ngoại ô, cận thành phố Melbourne, xưa kia đông đảo các sắc dân Ý và Âu Châu nhưng nay nhiều người đã già nên giáo xứ không còn được sinh động…
Vào năm 2007 Bề trên Giám tỉnh đã gửi Lm Anthony Quảng về với mục đích biến nơi này thành trung tâm sinh hoạt cho những người tỵ nạn Việt… để vực giáo xứ dậy! Lm Anthony đã về và kéo theo nhiều thanh thiếu niên cùng với gia đình các em về giáo xứ. Với sự trợ giúp của sơ Thùy-Linh FMA và thầy Đạt SDB, phụ trách đoàn Thanh thiếu niên Salesian (SYC) và sơ Nguyện trông coi trường Việt ngữ… Các ngày Chúa nhật các em tới học tiếng Việt rồi ở lại sinh hoạt Đoàn Thanh Thiếu Niên và Thánh lễ…
Sinh hoạt giáo xứ trở nên sinh động, nhà thờ và các cơ sở được bảo trì và khang trang hơn… Một linh đài Đức Mẹ được xây dựng, nhưng vì đại dịch, bị cách ly nên đã kéo dài cả hai năm mới hoàn thành…
Linh mục Phêrô Hoàng Kim Huy SDB đại diện cha Giám tỉnh làm phép tượng đài với Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng. Trong thánh lễ cha Quảng đã chia sẻ những khó khăn và sự kiện lạ như dấu chỉ Mẹ muốn Linh đài sớm được hoàn thành… Số là vào một đêm giữa tháng 6, một cơn lốc đã lốc hai khối sốp dài 2.4 mét rộng 1 mét dầy 60 cm, xếp bên hông nhà thờ, bay lên và bay đi cả 20 mét rồi rớt xuống ngay chỗ đặt tượng Mẹ… Khi được cha xứ chia sẻ, bà con giáo dân coi như ý Mẹ muốn tượng đài mau hoàn thành để Mẹ được an vị… Rồi những khó khăn nhưng Mẹ giúp cho vượt qua!
Hôm nay Tượng và linh đài được làm phép, nghi lễ thu hút cả mấy trăm người tham dự bao gồm phần diễn nguyện cho giới trẻ và ca đoàn phụ trách, Thánh lễ và liên hoan… Tất cả đều được diễn ra ngay tại sân đậu xe trước linh đài một cách nhịp nhàng tốt đẹp!
Văn Hóa
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, chương một
Vũ Văn An
17:36 04/10/2022
Chương một:Dữ kiện được mạc khải liên quan đến Giáo Hội
Trước hết, điều phù hợp rõ ràng là nhắc lại một số bản văn ngỏ cùng Kitô hữu điều đã được Lời Thiên Chúa mạc khải bằng lời của con người, liên quan đến Giáo hội.
Mt. 28:19-20: "Đức Giêsu [sống lại] đến gần, nói với các ông [nhóm Mười Một] những lời này:
‘Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
Các tông đồ được sai đi khắp thế giới, và Chúa Kitô sẽ ở với Giáo hội mọi ngày cho đến tận thế.
Mt. 16:15-18: "Đức Giêsu lại hỏi: ‘Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?’ Ông Simôn Phêrô thưa: ‘Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.’ Đức Giêsu nói với ông : ‘Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi’”.
Quyền tối thượng của Phêrô, và bảo đảm việc Giáo hội của Chúa Kitô bất khả chiến bại trước cái ác.
Ga. 21:15-17: “Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simôn Phêrô: ‘Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?’ Ông đáp: ‘Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.’ Đức Giêsu nói với ông: ‘Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.’ Người lại hỏi : ‘Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?’ Ông đáp: ‘Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.’ Người nói: ‘Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: ‘Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?’ Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: ‘Anh có yêu mến Thầy không?’ Ông đáp: ‘Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy.’ Đức Giê-su bảo : ‘Hãy chăm sóc chiên của Thầy’”.
Quyền tối thưọng của Phêrô. Chính do tình yêu bác ái mà quyền tối thượng, giống như mọi quyền trong Giáo Hội, được phong ban.
Mt. 12:28: "Nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông”
Vương quốc Thiên Chúa đã bắt đầu ngay tại đây ở trên Trái Đất, trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội {1}. Chúng ta đọc: "Adveniat regnum tuum" để nó trị đến trong thế giới đã hiển dung.
Êphêsô 1: 17 và 1: 22-23: " Tôi cầu xin Chúa Cha vinh hiển là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ban cho anh em thần khí khôn ngoan để mặc khải cho anh em nhận biết Người... Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh {2}; mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” {3}.
Êphêsô 4: 15-16: "Sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô vì Người là Đầu. Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái”.
Côlôsê 1:17-18: " Người có trước muôn loài muôn vật, tất cả đều tồn tại trong Người. Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh”;
Giáo Hội là Nhiệm thể của Chúa Kitô {4}.
Êphêsô 5, 29-32: " Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là các chi thể trong thân thể của Người, là thịt của thịt Người, là xương của xương Người. Vì lý do này, người đàn ông sẽ rời bỏ cha và mẹ mình, và sẽ bám lấy vợ mình, và cả hai sẽ nên một thân xác{5}. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh"
Giáo hội là Hiền thê của Chúa Kitô {6}.
Êphêsô 5: 25-27: " Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền”
Giáo hội là Hiền thê của Chúa Kitô. Và Giáo Hội ấy không có vết nhơ hay nếp nhăn hoặc bất cứ thứ gì thuộc loại đó, nhưng thánh thiện và vô nhiễm ("thánh thiện bất khả khuyết", Công Đồng Vatican thứ hai sẽ nói như thế) {7}.
I Timôthê 3:14-15: " Tôi viết cho anh thư này, dù vẫn hy vọng sớm đến với anh. Nhưng nếu tôi chậm trễ, thì thư này sẽ cho anh biết phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa, tức là Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống, cột trụ và điểm tựa {8}của chân lý”.
Sự không sai lầm của Giáo hội. Giáo Hội là trụ cột và là thành lũy của sự thật.
1Phêrô 2: 9-10: "Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là Dân của Thiên Chúa”.
Giáo hội là Dân Thiên Chúa, một danh xưng đã được Công đồng Vatican thứ hai đưa ra ánh sáng đầy đủ {9}.
* * *
Những bản văn trên cho chúng ta thấy một cách rõ nét nhất rằng Giáo Hội của Chúa Kitô, thánh thiện và không tì vết, là một trong những mầu nhiệm được Thiên Chúa mặc khải cho loài người và cho các thiên thần. Giáo Hội là một mầu nhiệm của đức tin, và là một mầu nhiệm siêu nhiên theo nghĩa toàn diện của hạn từ này (quoad substantiam [về phương diện bản thể]) vì Giáo Hội là Thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô và là Hiền thê của Chúa Kitô và sự viên mãn của Chúa Kitô, và vì Giáo Hội sống nhờ Người và bởi ân sủng của Người ("nhờ sự thật trong tình yêu," như Thánh Phaolô nói).
Người nào không coi Giáo hội như một mầu nhiệm đức tin, thì trong tư tưởng của họ không hề có ý niệm gì về Giáo hội. Chắc chắn họ có thể nói về Giáo Hội, và nói về Giáo Hội một cách phong phú; nhưng họ không biết mình đang nói gì.
Có ba Đấng thánh thiện và không tì vết, mặc dù mỗi người theo một cách thức khác nhau, và tước hiệu khác nhau: Chúa Kitô vì Người là Thiên Chúa; Đức Trinh nữ diễm phúc vì đã sinh ra không tì vết; Giáo Hội bởi vì “được thanh tẩy trong bồn nước bởi quyền năng của lời,” Giáo hội tỏa sáng, sine macula, sine ruga [không tì vết, không nếp nhăn], với sự tinh khiết trong đó Giáo hội được sinh ra bởi nước và bởi Chúa Thánh Thần.
________________________________________
{1} Xem Vatican II, Hiến chế tín lý về Giáo hội, Lumen Gentium Ch. I, các số 3 và 5: Chúa Kitô " đã khai nguyên nước trời nơi trần gian, mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Chúa Cha, và thực hiện việc cứu thế bằng việc vâng phục Chúa Cha. Giáo Hội hoặc nước Chúa Kitô đã hiện diện cách mầu nhiệm, nhờ thần lực Thiên Chúa, phát triển trong thế gian cách hiển nhiên.”
"Nước này đã được mạc khải cho con người trong lời nói, việc làm và sự hiện diện của Chúa Kitô... Các phép lạ của Chúa Giêsu cũng chứng minh rằng Nước Người đã đến thế gian: "nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Lc 11:20; x. Mt 12:28)... Do đó, Giáo hội được trang bị những ân phúc của Đấng sáng lập và trung thành tuân giữ các giới luật bác ái, khiêm nhường, và hy sinh bản thân của Người, lãnh nhận sứ mệnh loan báo và thiết lập giữa mọi dân tộc vương quốc của Chúa Kitô và của Thiên Chúa. " (Walter M. Abbott, S. J., biên tập: Các Tài liệu của Công đồng Vatican II, New York: Herder và Herder; Association Press, 1966, trang 16, 17-18.)
{2} "Kai edôken kephalên huper panta tê ekklêsia." Bản Phổ thông dịch là: "Et ipsum dedit caput supra omnem Ecclesiam."[ và đặt Người làm đầu toàn thể Giáo Hội].
{3} Đức Hồng Y Journet dịch:.... l'Église, qui est son Corps, l'achèvement de Celui qui s'achève de toutes manières en toutes choses." [Giáo hội, vốn là Thân thể của Người, là sự hoàn thành của Đấng tự hoàn thành về mọi mặt trong mọi sự]. Và ngài nói thêm:"En sorte que Saint Jean Chrysostome peut écrire que le plérôme (c'est-à-dire l'achèvement, la pléosystem) de la Tête est le Corps, et le plérôme du Corps, la Tête." [Đến nỗi, Thánh Gioan Kim Khẩu có thể viết rằng sự sung mãn của Đầu là Thân thể, và sự viên mãn của Thân thể là Đầu] (L'Église du Verbe Incarné, Paris, Desclée De Brouwer, 1951, t. II, p. 53.) Điều khác biệt này trong cách dịch xuất phát từ sự kiện này là người ta cho chữ cuối cùng plérouménou nghĩa của một phân từ thụ động hoặc một phân từ ở giữa. Xem A. Feuillet (Le Christ, Sagesse de Dieu [Chúa Kitô, Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa], trang 277-292), người đã chọn thể thụ động và dịch: "l'Eglise est la plénitude, la totalité des richesses de Celui qui est rempli de toutes manières [le Christ, rempli par Dieu]" (Giáo Hội là sự viên mãn, là toàn bộ các phong phú của Đấng đầy tràn mọi cách thế [Chúa Kitô, được Thiên Chúa đổ đầy])
{4} Xem Hiến chế Lumen Gentium, Chương I, số 7.
{5} St 2: 24.
{6} Xem Hiến chế Lumen Gentium, Chương I, số 7: " Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội như hiền thê Người, Người trở thành gương mẫu của người cHồng Yêu vợ mình như yêu chính bản thân."
{7} Indefectibiliter sancta [thánh thiện bất khả khuyết]. Hiến chế Lumen Gentium, Ch. V, s. 39. - Xem Ch. I, s. 6.
{8} stulos kai edraiôma. Từ edraiôma có nghĩa là "điều tạo nên sự vững chắc không thể lay chuyển." Đây là lý do tại sao bản Phổ thông dịch nó bằng chữ firmamentum [điểm tựa].
{9} Xem Hiến chế Lumen Gentium, Ch. II, s. 9, nơi bản văn này của Thánh Phêrô được trích dẫn. Xem thêm Ch. IX, trang 133 và tiếp theo.
Tóm tắt chương này của Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Đức Hồng Y Journet nhấn mạnh rằng Công đồng đã tiếp nhận một lần nữa ở đó rằng "điều từng được khẳng định chung cho toàn thể dân Kitô giáo có liên quan đến các giáo dân. Ở đó nói rằng 'Các giáo dân là thành viên của dân Thiên Chúa nơi không có sự bất bình đẳng về sắc tộc hay quốc gia, hoàn cảnh xã hội hay giới tính, họ là anh em của Chúa Kitô, Đấng đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Họ cùng tham dự vào sứ mệnh cứu độ của Giáo hội, vào sứ mệnh tiên tri của Giáo Hội, vào việc phục dịch vương đế của Giáo Hội'. Sự canh tân ở đây - được thể hiện rõ ràng trong Hiến chế De Ecclesia cũng như trong định hướng chung của Công đồng, chính là trong toàn thể Giáo Hội, có sự nhận thức không còn bí mật và đau đớn, nhưng cấp bách, chắc chắn không phải về việc thiếu thoả đáng đối với thế giới trong tính Công Giáo thiết yếu và cấu trúc của mình, nhưng là nhận thức sự bao la của nỗ lực phải hoàn thành, hai nghìn năm sau khi Chúa Giêsu Kitô xuống thế gian, để tái nối kết khối nhân loại đang ngày càng gia tăng... Giáo hội hướng về những đứa con giáo dân của mình với mối quan tâm không phải để bảo vệ họ khỏi sự dữ cho bằng sai họ đi vào giữa những hiểm nguy với Thiên Chúa ở trong lòng, để làm chứng cho Tin Mừng. " (Charles Journet, "Le Mystère de l'Eglise selon le IIe Concile du Vatican," Revue Thomiste, 1965, trang 34-35.)
VietCatholic TV
Putin tê tái trận Lymar, mất hơn 4000 quân, cách chức các tư lệnh. Ukraine truy kích tàn quân Nga
VietCatholic Media
03:21 04/10/2022
1. Ngũ Giác Đài nhận định 5,000 quân từ Lyman rút về Kreminna còn không tới một tiểu đoàn, và đang sắp đụng độ với quân Ukraine
Các lực lượng Nga được lệnh rút lui từ thành phố Lyman chiến lược ở miền đông Ukraine, trong vùng Donetsk đã chạy về thị trấn Kreminna ở phía đông để “giữ vững phòng tuyến”. Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết như trên.
Chuẩn tướng Pat Ryder gọi việc giải phóng Lyman bởi các lực lượng Ukraine là một “thành tựu quân sự quan trọng” vì Lyman được các lực lượng Nga sử dụng như một “trung tâm hậu cần”.
“Nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp tế cho các lực lượng dọc theo hàng tiền phương của quân đội Nga trong vùng Kharkiv dọc xuống gần Bakhmut và xa về phía nam như Kherson”.
Quân Ukraine được tường trình là đang tiến đánh Kreminna, nơi quân số của Nga không tới một Tiểu đoàn Chiến thuật, hay không quá 1,000 quân. Quân Nga có từ 5,000 đến 5,500 quân khi bị bao vây tại thành phố Lyman. Nga chắc chắn có sẵn một lực lượng trấn giữ Kreminna, trước khi tàn quân từ Lyman chạy về. Do đó, quân Nga tại Lyman đã mất hơn 80% quân số bao gồm các quân nhân đầu hàng và các tử sĩ.
2. Nga cách chức chỉ huy quân khu phía Tây sau tổn thất ở khu vực Kharkiv của Ukraine
Trong một cử chỉ nhằm xoa dịu những chỉ trích của các thành phần diều hâu tại Nga trước các thảm bại gần đây, Putin đã chính thức cách chức chỉ huy của Quân khu phía Tây của nước này. Cơ quan đăng ký quốc gia thống nhất của nước này đã công bố như trên.
Cơ quan đăng ký quốc gia thống nhất đã liệt kê Đại tướng Roman Berdnikov là chỉ huy mới của Quân khu phía Tây của Nga.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các lực lượng Nga đã rút khỏi nhiều khu vực ở miền đông Ukraine. Thông thường, khi có sự thay đổi, kể cả trong hàng lãnh đạo, họ chỉ cập nhật trên trang web của mình. Việc đưa ra thông báo như thế này có phần kỳ lạ.
Quân khu phía Tây, có trụ sở ở miền Tây nước Nga, là một trong năm quân khu của quân đội Nga. Nó đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Berdnikov thay thế Đại tướng Alexander Zhuravlyov, người cũng từng là chỉ huy ở khu vực Kharkiv của Ukraine, nơi các lực lượng Nga bị tổn thất nặng nề trong những tuần qua. Việc bổ nhiệm Bednikov được đưa ra sau khi các lực lượng Nga rút lui khỏi thành phố chiến lược phía đông Lyman, phía đông Donetsk.
Zhuravlyov, người được biết đến với việc giám sát một trong những chương tàn bạo nhất của cuộc chiến ở Syria, cũng đã giám sát một lữ đoàn pháo hỏa tiễn, là lữ đoàn đã tiến hành cuộc tấn công bằng đạn chùm ở các quận dân cư của Kharkiv vào cuối tháng Hai, trong những ngày đầu của cuộc chiến.
Các quan chức Nga đã chỉ trích giới lãnh đạo quân đội nước này sau cuộc rút lui ở Lyman. Phát biểu trên kênh Soloviev Live, một kênh truyền hình ủng hộ Điện Cẩm Linh vào hôm thứ Bảy, nhà lập pháp Nga và cựu chỉ huy quân đội, Andrei Gurulev, cho biết ông không thể giải thích được sự “đầu hàng” này theo quan điểm quân sự.
Berdnikov tốt nghiệp Trường Quân sự Kyiv Suvorov năm 1991 và Trường Chỉ huy Vũ khí Liên hợp Cấp cao Mạc Tư Khoa năm 1995.
Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa xác nhận sự thay đổi lãnh đạo tại Quân khu phía Tây.
3. Liên Hiệp Âu Châu triệu tập đại sứ Nga sau khi sáp nhập “bất hợp pháp” các lãnh thổ Ukraine
Liên minh Âu Châu đã triệu tập một cách “phối hợp” các đại sứ Nga tại các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu sau quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần trước về việc sáp nhập các khu vực Ukraine, một phát ngôn viên của Liên Hiệp Âu Châu nói với CNN.
“Để đối phó với các bước mới nhất của việc Nga leo thang trong cuộc xâm lược Ukraine - với các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo và sáp nhập bất hợp pháp các lãnh thổ Ukraine - Liên Hiệp Âu Châu đã triệu tập một cách phối hợp các đại sứ Nga tại các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu và các tổ chức của Liên Hiệp Âu Châu”, Peter Stano, phát ngôn nhân của Liên Hiệp Âu Châu về các vấn đề đối ngoại và chính sách an ninh, nói với CNN.
Stano cho biết động thái này nhằm mục đích “lên án mạnh mẽ những hành động phi pháp của Nga” và yêu cầu “ngừng ngay lập tức các bước phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.”
Theo Stano, việc triệu hồi bắt đầu vào thứ Sáu tuần trước. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Âu Châu đã bị triệu tập tại Brussels vào chiều thứ Hai.
4. Liên Hiệp Âu Châu ký gói hỗ trợ tài chính 5 tỷ euro cho Ukraine
Liên minh Âu Châu đã ký một gói hỗ trợ tài chính cho Ukraine lên tới 5 tỷ euro hay 4,88 tỷ Mỹ Kim, Ủy viên Thương mại Liên Hiệp Âu Châu Valdis Dombrovskis cho biết hôm thứ Hai.
“Biên bản ghi nhớ về việc cung cấp 5 tỷ euro hỗ trợ tài chính vĩ mô” cho Ukraine đã được Liên Hiệp Âu Châu ký kết, Thủ tướng Ukraine Denys Shymal cho biết qua Twitter và nói thêm rằng ông “biết ơn” Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen và Ông Dombrovskis về một quyết định như vậy.”
Ông Shymal nói thêm rằng đây là một cử chỉ khác của Liên Hiệp Âu Châu với quyết tâm “hỗ trợ Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến này, xây dựng lại và theo đuổi một tương lai Âu Châu.”
Dombrovskis cho biết qua Twitter rằng ông “rất vui được ký một Biên bản ghi nhớ thứ hai với Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến tàn khốc.”
5. Chính quyền Biden đang “theo dõi sát sao” các hành động của Nga trong bối cảnh lo ngại Putin có thể leo thang chiến tranh
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết Mỹ đang “theo dõi sát sao” các hành động của Nga tại nhà máy điện Zaporizhzhia trong bối cảnh lo ngại rằng Tổng thống Vladimir Putin có thể leo thang chiến tranh với Ukraine và Mỹ đã “suy nghĩ kỹ” về phản ứng đối với bất kỳ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Nga.
“Chúng tôi đang theo dõi điều này chặt chẽ nhất có thể. Và chúng tôi chưa thấy điều gì có thể khiến chúng tôi thay đổi tư thế răn đe chiến lược của mình. Chúng tôi xem xét những mối đe dọa này một cách nghiêm túc nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Putin đã tiến tới bất kỳ sự chuẩn bị nào cho một cuộc tấn công hạt nhân.”
Kirby cho rằng Mỹ đã thực hiện các bước chuẩn bị đáp trả nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ông nói: “Thật thất vọng khi thấy Nga, trong tư cách là một cường quốc hạt nhân hiện đại, đã tung ra những luận điệu vô trách nhiệm. Tất nhiên, chúng tôi đã suy nghĩ về cách có thể bảo đảm rằng chúng tôi có thể duy trì lợi ích an ninh quốc gia của mình và của các đồng minh trong NATO”.
Khi được hỏi về việc liệu bất kỳ hỏa tiễn hạt nhân chiến thuật nào của Nga có thể tránh sự phát hiện hay không, Kirby cho biết Mỹ theo dõi điều đó “tốt nhất có thể” nhưng từ chối bình luận thêm.
Có các báo cáo từ CNN rằng trong nỗ lực yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp các hệ thống phóng hỏa tiễn tầm xa hơn hiện nay, Ukraine đã thông báo cho phiá Hoa Kỳ danh sách các mục tiêu muốn tấn công, và cho Washington quyền phủ quyết. Khi được hỏi về báo cáo này, Tướng Kirby không nói liệu Mỹ có chấp nhận quyền phủ quyết hay không, nhưng nói rằng Mỹ đang “liên lạc thường xuyên” với các đối tác Ukraine của họ.
6. Thủ tướng Pháp tuyên bố Paris muốn “làm cho chi phí chiến tranh không thể chịu đựng được đối với Nga”
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne nói với các nhà lập pháp hôm thứ Hai rằng mặc dù cuộc chiến ở Ukraine sẽ kéo dài, nhưng Pháp đã sẵn sàng và muốn “làm cho chi phí chiến tranh lên đến không thể chịu đựng được đối với Nga”.
Trong bài phát biểu trước Hạ Viện Pháp, Borne nhấn mạnh rằng “Nga có khả năng đi sâu hơn vào tình trạng bất hợp pháp và leo thang,” và Pháp “sẽ không suy yếu khi đối mặt với kẻ xâm lược Nga cũng như bảo vệ người dân Pháp. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ còn kéo dài nhưng chúng tôi đã sẵn sàng, cuộc kháng chiến của người dân Ukraine đòi hỏi chúng ta phải cố gắng”
Theo Thủ tướng Pháp, Paris đã cung cấp hơn 200 triệu euro hay 195 triệu Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine và 2.500 tấn thiết bị và hàng hóa đã được chuyển giao.
Borne nói thêm rằng “các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đang phát huy tác dụng. Sự thật là ở đó: nền kinh tế Nga đang ngột ngạt”.
Mục tiêu của Pháp trong cuộc xung đột là phi quân sự hóa và nước này “xác định rằng những tội ác do Nga gây ra sẽ được lập hồ sơ, xét xử và trừng phạt”, Borne nói.
Trước bài phát biểu của Borne, các thành viên quốc hội đã bày tỏ sự kính trọng đối với Đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko, người đang tham dự phiên họp.
Nằm trước cửa phòng khám đọc kinh, linh mục dòng Phanxicô phải đi tù. ĐHY Kurt Koch lên tiếng
VietCatholic Media
05:04 04/10/2022
1. Linh mục phản đối phá thai có thể phải đối mặt với án tù sau những cáo buộc theo Đạo luật Tự do Ra vào Phòng khám
Một linh mục phò sinh nổi tiếng được biết đến với những nỗ lực bất bạo động nhằm cản trở hoạt động của các phòng khám phá thai để cứu những đứa trẻ chưa sinh phải đối mặt với cáo buộc liên bang vì đã cản trở hoạt động của một phòng khám phá thai ở New York vào tháng 7 vừa qua, khi ngài chặn lối vào phòng khám với hy vọng khuyên những người phụ nữ tìm cách phá thai xem xét lại.
Cha Fidelis Moscinski, 52 tuổi, một linh mục của Dòng Phanxicô Canh tân, đã bị buộc tội theo Đạo luật Tự do Ra vào Phòng khám, gọi tắt là FACE, một đạo luật liên bang năm 1994 cấm ngăn chặn việc ra vào các phòng khám phá thai.
Theo thông cáo ngày 29 tháng 9 từ Bộ Tư pháp, Cha Moscinski đã đến phòng khám Planned Parenthood of Greater New York ở Hempstead, New York vào sáng ngày 7 tháng 7 trong trang phục của dòng Phanxicô.
Ngài bị cáo buộc đã buộc chặt lên cửa vào phòng khám một số ổ khóa thông thường và các ổ khóa dùng cho xe đạp, một số còn được đổ bằng keo để khó mở ra. Sau đó, trong khi mặc áo dòng ngài đã nằm trước cổng để chặn lối vào phòng khám phá thai bằng thân thể của mình. Phòng khám được tường trình là phải đóng cửa trong hai giờ do hành động của ngài.
Bộ Tư pháp cho biết các cáo buộc thứ nhất về việc khóa cửa vào phòng khám có thể coi là tội nhẹ và bị phạt cùng lắm là một năm tù liên bang; cáo buộc thứ hai về việc ngài nằm dài trước cửa phòng khám được coi là một trọng tội. Đạo luật FACE nghiêm cấm “hành vi bạo lực, đe dọa, gây tổn hại và cản trở nhằm gây thương tích, đe dọa hoặc cản trở quyền tìm kiếm, có được hoặc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản”
Terrisa Bukovinac, người sáng lập và giám đốc điều hành của nhóm ủng hộ cuộc sống Tiến bộ Chống phá thai, đã bác bỏ các cáo buộc chống lại Moscinski trong một tuyên bố ngày 2 tháng 10.
Bukovinac cho biết Đạo luật FACE được ban hành chủ yếu để dập tắt các nỗ lực của phong trào phò sinh cứu các thai nhi.
Cha Moscinski đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông trong những năm gần đây vì những cuộc biểu tình cầu nguyện của ngài trước các phòng khám phá thai và công việc của ngài với nhóm Red Rose Rescue. Vào năm 2021, các bức ảnh chụp đám rước tại ngày cầu nguyện của Nhân chứng cho sự sống ở Brooklyn cho thấy những người ủng hộ phá thai la hét, cầm biển báo và hút thuốc lá phà vào mặt ngài khi đối mặt với linh mục Moscinski điềm tĩnh đứng cầu nguyện.
Gần đây hơn, sau khi bị bắt vào ngày 7 tháng 7, Cha Moscinski nói với EWTN Pro-life Weekly rằng ngài biết hành động của mình trong việc chặn lối vào phòng khám có thể gây ra “hậu quả nghiêm trọng” và ngài chọn hành động một mình để không liên quan đến bất kỳ ai khác.
Cha Moscinski nói với người dẫn chương trình Prudence Robertson rằng mục tiêu của ngài là “làm cho phòng khám đó đóng càng lâu càng tốt để tôi có cơ hội nói chuyện với những người mẹ sẽ đến vào sáng hôm đó. Chỉ cần cứu được một đứa bé duy nhất thì cũng đáng với những rắc rối phải chịu” Ngài khuyến khích những người ủng hộ cuộc sống lần chuỗi Mân Côi và tự hỏi: “Tôi có sẵn sàng hy sinh để bày tỏ tình yêu thương với những bà mẹ và trẻ em đang có nguy cơ phá thai hay không?”
2. Các giám mục Đức bất đồng với nhau về vấn đề luân lý tính dục
Trong khóa họp mùa thu, từ ngày 26 đến 29 tháng Chín vừa qua, khoảng 70 giám mục Đức nhìn nhận các vị không đạt tới sự đồng thuận về vấn đề cải tổ luân lý tính dục.
Trong Hội đồng Giám mục Đức có hai phần ba thành viên theo xu hướng cấp tiến, muốn thích ứng luân lý tính dục hiện nay của Giáo Hội Công Giáo theo tinh thần thời đại ngày nay, giống như Tin lành, nhưng có một phần ba các giám mục tuyên bố trung thành với giáo huấn chính thức của Giáo hội.
Trong cuộc họp báo, trưa ngày 29 tháng Chín vừa qua, sau khi kết thúc khóa họp, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Georg Bätzing, Giám mục Giáo phận Limburg, xác nhận tình trạng bất đồng trên đây và nói rằng: “Giữa chúng tôi có một sự đồng ý với nhau, đó là chúng tôi có sự bất đồng như vậy. Sự khác biệt ý kiến có thể dung thứ được và chúng tôi không sụp đổ trong tư cách là cộng đoàn”.
Dự án cải tổ qua “Tiến trình công nghị” của Công Giáo Đức cho thấy rõ sự khác biệt lập, trường đó trong khóa họp hồi đầu tháng Chín này, khi dự thảo Văn kiện về cải tổ luân lý tính dục Công Giáo không được thông qua vì không hội đủ hai phần ba số phiếu của các giám mục. Vấn đề này sẽ được đề cập tới trong dịp các giám mục Đức về Roma viếng mộ hai thánh tông đồ và thăm Tòa Thánh, vào trung tuần tháng Mười Một tới đây.
Đức Cha Bätzing tuyên bố trong cuộc họp báo rằng: “Chúng tôi muốn Tiến trình công nghị tại Đức được thành công. Chúng tôi sẽ đi Roma, để nghe rõ ràng về sự dè dặt từ phía Vatican”.
Trong cuộc họp báo, Đức Cha Chủ tịch cho biết các giám mục Đức tuyên bố tiếp tục ủng hộ Ukraine, kể cả về mặt quân sự. Lập trường của Hội đồng Giám mục Đức là: “Nếu một sự vi phạm công pháp quốc tế trắng trợn được tưởng thưởng bằng một chiến thắng quân sự, thì điều này sẽ có hậu quả chết chóc lâu dài. Vấn đề ở đây là một Ukraine tự do trong một Âu châu tự do”.
Một đàng, đối với các tín hữu Kitô, có lý tưởng bất bạo động. Nhưng đàng khác, Giáo lý Công Giáo về hòa bình cũng nhìn nhận quyền tự vệ. Nghĩa vụ ưu tiên của Giáo hội là thoa dịu đau khổ của những nạn nhân chiến tranh. Ở đây có sự dấn thân khẩn trương của các giáo phận, các tổ chức bác ái và cơ quan của Giáo hội ở Đức cũng như tại Ukraine và các nước láng giềng. Đức Cha Bätzing cám ơn hàng ngàn nhân viên và những người thiện nguyện của Giáo hội đang giúp đỡ người tị nạn.
3. Giáo Hội Công Giáo Ba Lan lên án nạn nghiện rượu
Đức Cha Tadeusz Bronakowski, Chủ tịch Ban Tông đồ về Tỉnh táo và nạn nghiện ngập, thuộc Hội đồng Giám mục Ba Lan, tố giác nạn nghiện rượu như một bất hạnh cho xã hội nước này, đứng trước hiện tượng trong năm ngoái (2021), 45 tỷ đồng Ba Lan, tương đương với 9 tỷ 355 triệu Euro được dùng để mua rượu, một kỷ lục chưa từng có.
Tuyên bố với hãng tin Công Giáo Kai của Ba Lan, truyền đi hôm 27 tháng Chín vừa qua, Đức Cha Bronakowski, cũng là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Lomza, than phiền rằng tình trạng vừa nói là hậu quả của việc quảng cáo gian trá khắp mọi nơi về rượu rẻ. Ngài nhắc lại lời của chân phước linh mục Bronislaw Markiewicz nói rằng Ba Lan hoặc là tỉnh táo hoặc sẽ không tỉnh táo tí nào.
Trong thông cáo gửi hãng tin Kai, Đức Cha viết: “Thông tin theo đó, trong năm ngoái số tiền 45 tỷ đồng Ba Lan được dành cho rượu, kỷ lục chưa từng có, đó thực là điều đau lòng, bi thảm và là thiệt hại cho xã hội. Một số tiền khổng lồ được chi cho một thứ đồ uống dễ làm cho người ta nghiện ngập, nguyên nhân sinh ra nhiều thứ bệnh và làm nhiều đồng bào của chúng ta chết sớm. Đó là nguyên nhân gây ra bất hạnh. Đâu là những lý do của tệ nạn ấy?
“Đó là kết quả của một não trạng bệnh hoạn, phò rượu, đã đi sâu vào tâm trí nhiều người Ba Lan, cho rằng rượu là chất không có hại và luôn phải được có sẵn ở mọi nơi. Đó là kết quả của thứ quảng cáo lừa đảo ở khắp nơi về rượu rẻ và bao nhiêu cửa hàng, tiệm bán rượu....
“Tôi cũng muốn nhắc nhở anh chị em lời của chân phước Hồng Y Stefan Wyszynski rằng sự tỉnh táo là một lý lẽ của quốc gia Ba Lan. Ban Giám mục Ba Lan Tông đồ về sự Tỉnh táo và nạn nghiện ngập, đã quan tâm đến sự cần thiết phải giải quyết nạn say rượu và nghiện rượu cũng như các thứ nghiện ngập khác từ nhiều năm nay. Thông tin mới nhất, phải thức tỉnh tình trạng ngái ngủ của nhiều người có trách nhiệm tại quê hương chúng ta, những quan chức chính quyền địa phương, đồng thời cũng phải động viên các gia đình và Giáo hội để gia tăng chăm sóc sự tỉnh táo của quốc gia”.
4. Phản ứng của Đức Hồng Y Koch trước yêu cầu xin lỗi tức khắc của Giám Mục Bätzing
Đức Hồng Y Kurt Koch, Bộ trưởng Bộ Hiệp nhất các tín hữu Kitô, tiếp tục tỏ ra dè dặt về Tiến trình công nghị tại Đức, vì coi những dấu chỉ thời đại ngày nay như những nguồn mạch mới của mạc khải, ngoài nguồn mạch khải Kinh thánh và Truyền thống.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Công Giáo “Die Tagespost”, xuất bản ngày 29 tháng Chín vừa qua, tại thành phố Wuerzburg, Đức Hồng Y Koch, người Thụy Sĩ, nói rằng: “Những dấu chỉ thời đại cần được quan sát với sự quan tâm và nghiêm túc cứu xét, nhưng chúng không phải là những nguồn mạch mới của mạc khải. Trong ba giai đoạn nhận thức đức tin - là nhìn, phán đoán và hành động, - các dấu chỉ thời đại thuộc vào giai đoạn quan sát, và không thuộc vào giai đoạn phán đoán, cạnh các nguồn mạch của mạc khải.”
Đức Hồng Y Koch cho biết thêm rằng ngài cảm thấy bức xúc vì lập trường của những người chủ trương Tiến trình công nghị tại Đức hiện nay giống như những “Kitô hữu Đức” thời Đức quốc xã, coi như một mạc khải mới sự xuất hiện của nhà độc tài Hitler. Thời đó, có một phong trào mạnh mẽ trong Tin lành Đức sau cuộc bầu cử năm 1932.
Đức Hồng Y Koch nhận xét thêm rằng: “Nguy cơ lớn nhất ngày nay là chân lý và tự do không còn đi chung với nhau, nhưng bị tách biệt. Trong nền thần học ở Đức ngày nay, có một xu hướng mạnh mẽ coi tự do như giá trị cao cả nhất của con người và từ đó phán đoan điều gì còn có thể được coi là chân lý đức tin và điều gì phải bị quăng xuống biển”.
Đức Cha Georg Bätzing, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức đã phản ứng mạnh mẽ chống lại nhận định trên đây của Đức Hồng Y Koch, và đòi Đức Hồng Y phải công khai xin lỗi, nếu không Đức Cha sẽ chính thức trình lên Đức Thánh Cha.
Tuy nhiên, ngay chiều thứ Năm, 29 tháng Chín, Đức Hồng Y Koch cho biết ngài bị hiểu lầm, và không muốn làm thương tổn một ai, và không hề có ý ví Tiến trình công nghị tại Đức với ý thức hệ Đức quốc xã. Tuy nhiên, Đức Hồng Y không thể rút lại nhận định phê bình về hướng đi của Tiến trình công nghị này và nói rằng: “Đức tin Kitô phải luôn được giải thích vừa trung thành với nguyên thủy và thích ứng với thời đại chúng ta ngày nay. Vì thế, chắc chắn Giáo hội phải biết những dấu chỉ thời đại và nghiêm túc cứu xét chúng, nhưng chúng không phải là những nguồn mạch mới của mạc khải”.
Tàn quân Putin tử thủ Kreminna. Quân Nga ở Kherson sụp đổ. Phó chủ tịch thành phố tố Putin phản quốc
VietCatholic Media
16:02 04/10/2022
1. Quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã tái chiếm thị trấn Torske gần Lyman, vùng Donetsk.
Theo Serhii Cherevatyi, phát ngôn nhân của lực lượng vũ trang Ukraine, tàn quân của các lực lượng Nga buộc phải rút lui khỏi Lyman đang cố thủ ở thành phố Kreminna của Luhansk và đang bị tấn công bởi các đơn vị hỏa tiễn, pháo binh và không quân Ukraine.
Cherevatyi nói:
Đối với họ, việc giữ Kreminna hiện nay là rất quan trọng. Sau khi vượt qua Kreminna, các lực lượng vũ trang của Ukraine sẽ đến Svatovo, Rubizhne, và xa hơn nữa chúng tôi sẽ có thể giải phóng vùng Luhansk.
Ông nói thêm rằng quân đội Ukraine sẽ có thể lấy lại Sievierodonetsk và Lysychansk nếu họ chiếm lại thành phố Kreminna.
Trong khi đó, một đoạn video cho thấy các binh sĩ Ukraine giương cao quốc kỳ ở Myrolyubivka sau khi giải phóng khu định cư nhỏ ở vùng Kherson.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, nói rằng lực lượng của Kyiv đã giải phóng Myrolyubivka và Arkhanhelske.
2. 'Nga đang gặp khó khăn': Lực lượng Ukraine tiến rất nhanh ở Kherson
Tờ Independent có bài tường trình nhan đề “‘Russia is in trouble’: Ukraine forces make more advances in Kherson”, nghĩa là “Nga gặp rắc rối: Quân Ukraine gặt hái nhiều thành tựu hơn ở Kherson”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một cuộc tiến công của Ukraine dọc theo sông Dnipro có thể khiến hàng nghìn quân Nga bị bao vây ở phía Nam.
Các lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến về phía nam và được cho là đã có những đột phá trong khu vực Kherson và giành quyền kiểm soát một số khu định cư.
Kyiv không đưa ra nhiều chi tiết về cuộc tấn công ở miền nam đất nước, nhưng các blogger quân sự Nga đã mô tả một cuộc tiến công của xe tăng Ukraine qua hàng chục km lãnh thổ dọc theo bờ sông Dnipro.
Anton Gerashchenko, một cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, đã đăng những gì ông nói là video quay cảnh một người lính Ukraine vẫy cờ ở Zolota Balka, một thị trấn ven sông cách rất xa tiền tuyến cũ.
Rob Lee, một thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, trích dẫn các blogger Nga cho biết lực lượng của Nga đã phải lùi xa đến tận Dudchany, 40 km (25 dặm) so với nơi họ đã chống lại quân đội Ukraine một ngày trước đó. Một ngày quân Ukraine tiến được đến 40 km cho thấy quân Nga mất tinh thần đến mức nào.
Ông Lee viết trên Twitter: “Khi nhiều kênh của Nga phát ra âm thanh báo động, điều đó thường có nghĩa là họ đang gặp rắc rối”.
Một cuộc tiến công của Ukraine dọc theo sông Dnipro có thể khiến hàng nghìn quân Nga bị mắc kẹt ở phía xa, bị cắt đứt mọi nguồn tiếp tế. Con sông rất rộng, và Ukraine đã phá hủy các giao lộ chính.
Tin tức này được đưa ra khi Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, thông báo rằng quân đội Ukraine đã giành lại hai khu định cư - Arkhanhelske và Myrolyubivka – trong vùng Kherson chỉ vài ngày sau khi Nga tuyên bố chủ quyền lãnh thổ sau cái gọi là trưng cầu dân ý.
“Tuần này, phần lớn nhất của các báo cáo là danh sách các khu định cư được giải phóng khỏi kẻ thù như một phần của hoạt động phòng thủ của chúng ta. Câu chuyện về việc giải phóng Lyman ở vùng Donetsk giờ đây đã trở nên phổ biến nhất trên các phương tiện truyền thông. Nhưng thành công của những người lính của chúng ta không chỉ giới hạn ở Lyman,” ông Zelenskiy nói.
Một quan chức do Nga cài đặt ở vùng Kherson, Kirill Stremousov, đã thừa nhận trong một tuyên bố video hôm nay rằng lực lượng Ukraine “đã đột phá sâu hơn một chút”.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng “mọi thứ đều trong tầm kiểm soát” và “hệ thống phòng thủ của Nga đang hoạt động” trong khu vực.
3. Quân Nga trong vùng Donetsk tung ra năm nỗ lực khác nhau chỉ trong một ngày duy nhất. Tất cả đều thất bại.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Fails Five Separate Times to Advance in Donetsk in Single Day”, nghĩa là “Trong một ngày duy nhất, quân Nga thất bại đến 5 lần trong các cuộc tấn công ở Donetsk.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga đã không đạt được tiến bộ ở 5 thành phố khác nhau ở vùng Donetsk của Ukraine trong khoảng thời gian 24 giờ, theo các nhà chức trách Kyiv.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine đã cho biết như trên trong một bản cập nhật hoạt động quân sự trong ngày.
Tuy nhiên, Ukraine cho biết binh sĩ của họ đã chiến đấu chống lại mọi nỗ lực, mang lại một chuỗi thất bại cho Nga. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mạc Tư Khoa đang phải vật lộn để đạt được động lực hơn bảy tháng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình đối với quốc gia Đông Âu vào ngày 24 tháng 2.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết “Trong 24 giờ qua, các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù ở các khu vực Mayorsk, New York, Zaitsev, Nevelske và Pobeda”.
Quân đội của Putin, đang gặp khó khăn trong các vấn đề bao gồm những thách thức làm sao tuyển được các binh sĩ có động cơ chiến đấu. Họ cũng đối diện với khả năng lãnh đạo kém, thành ra, họ đã phải vật lộn để đạt được bất kỳ thành tựu lớn nào ở Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga đã liệt kê một số lý do cho “hoạt động quân sự đặc biệt” bao gồm ngăn chặn Ukraine tiến gần hơn với phương Tây và “giải phóng” Donbas, bao gồm Donetsk và Luhansk. Tất cả các mục tiêu này cho đến nay đều không đạt được.
Những điểm yếu này cùng với phản ứng mạnh mẽ hơn mong đợi từ các lực lượng phòng thủ Ukraine vốn được hỗ trợ thêm từ viện trợ quân sự của phương Tây, đã cho phép Ukraine triển khai các chiến dịch phản công của riêng mình trong những tuần gần đây. Các nhà chức trách Ukraine tuyên bố đã lấy lại hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ vào tháng 9, và cho đến nay đã đạt được những bước tiến quan trọng vào tháng 10.
Các thất bại của Nga tiếp tục gia tăng bất chấp lệnh động viên
Ukraine đã tiếp tục đẩy lùi thành công cuộc xâm lược của Nga bất chấp tháng trước Putin đã tung ra lệnh động viên bán phần có thể đưa 300,000 quân dự bị ra tiền tuyến.
Cuối tuần qua, Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát Lyman, một thành phố quan trọng ở Donetsk mà Mạc Tư Khoa sử dụng làm trung tâm giao thông trong suốt cuộc xâm lược. Hôm thứ Bảy, Nga xác nhận rằng quân đội của họ đã di chuyển đến một vị trí “thuận lợi” hơn.
Các binh sĩ Ukraine đã tiếp tục gặt hái được các chiến thắng sau chiến thắng của họ ở Lyman. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tối Chúa Nhật cho biết hai khu định cư Arkhangelsk và Myrolyubivka cũng đã được giải phóng khỏi sự kiểm soát của Nga.
Những thất bại của Nga ở khu vực Donetsk diễn ra sau khi Putin cam kết bảo vệ khu vực “với tất cả các lực lượng và phương tiện theo ý của chúng tôi.” Nhận xét này được phương Tây giải thích là một lời đe dọa rằng Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ các vùng lãnh thổ bị sáp nhập bất hợp pháp.
Hôm Chúa Nhật, Ukraine cho biết Nga đã mất 23 xe tăng, 26 xe bọc thép chiến đấu, 8 đơn vị pháo và 6 máy bay không người lái chỉ trong một ngày trước đó. Tuy nhiên, như thuờng lệ, Nga đã không xác nhận những tổn thất này.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận.
4. Lithuania hô hào các cuộc đàm phán giữa Ukraine và NATO nên được bắt đầu ngay lập tức
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine, NATO Negotiations Should Begin Immediately: Lithuania”, nghĩa là “Lithuania hô hào các cuộc đàm phán giữa Ukraine và NATO nên được bắt đầu ngay lập tức”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Bộ Quốc phòng Lithuania đang thúc đẩy các cuộc đàm phán về tư cách thành viên NATO của Ukraine, và kêu gọi bắt đầu ngay lập tức, bất chấp cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas cho biết Ukraine sẽ có “sự hỗ trợ vô điều kiện của quốc gia, ngay cả khi đó dường như là một mục tiêu không thể đạt được”, theo Baltic Times.
“Điều quan trọng không phải là các thủ tục gia nhập NATO được đơn giản hóa áp dụng trong trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan, mà là sự đồng thuận của 30 quốc gia rằng Ukraine có thể gia nhập NATO và bản thân quá trình này phải bắt đầu, bất chấp chiến tranh,” Anusauskas nói.
Sự ủng hộ của Lithuania được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy yêu cầu đẩy nhanh việc Ukraine nộp đơn gia nhập NATO vào thứ Sáu, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Điện Cẩm Linh đã sáp nhập 4 khu vực ở Ukraine.
NATO khó có thể chấp nhận việc Ukraine gia nhập liên minh khi nước này đang trong tình trạng chiến tranh vì tư cách thành viên sẽ buộc các quốc gia thành viên phải tích cực bảo vệ Ukraine bằng quân sự trước Nga và có khả năng gây ra một cuộc chiến tranh thế giới.
Tư cách thành viên NATO cần có sự nhất trí của tất cả 30 quốc gia thành viên.
Bất chấp những hậu quả sẽ đến từ việc trao quyền thành viên cho Ukraine, Anusauskas nói rằng phương Tây “không thể giữ nguyên quan điểm như khi chiến tranh mới bắt đầu”.
Ông nói: “Các bảo đảm an ninh cho Ukraine phải được tăng cường ngay bây giờ”, vì Putin đã tuyên bố sẽ sử dụng tất cả phương tiện sẵn có của mình để bảo vệ bốn vùng lãnh thổ cướp được của Ukraine bao gồm Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia.
Trong khi một số quốc gia do dự về việc có đường lối cứng rắn hơn chống lại Putin, các quốc gia Baltic như Lithuania đã nhanh chóng chống lại Điện Cẩm Linh vì cuộc xâm lược Ukraine, với lý do là có sự tương đồng giữa Thế chiến II và các sự kiện ngày nay ở Đông Âu.
“Những sự kiện này ở Ukraine theo sát kịch bản đã xảy ra ở Baltics vào năm 1940,” Anusauskas nói với Reuters cuối tuần qua, đề cập đến việc Lithuania bị sáp nhập vào Liên bang Xô viết, và sau đó bị thôn tính như thế nào.
“Trong kịch bản này, những gì tiếp theo là khủng bố và khai thác tài nguyên địa phương. Sau khi bị thôn tính, nhiều người của chúng tôi đã bị giết trong chiến tranh”.
Nhưng khi được hỏi liệu bà có ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO hay không, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã từ chối khẳng định rõ ràng sự ủng hộ nỗ lực của Ukraine, và nói với Politico, “Hãy chiến thắng trong cuộc chiến này. Nhưng thay vào đó, tôi sẽ cho họ có một sự bảo đảm an ninh”.
Mặc dù các nhà lập pháp Mỹ không hào hứng ủng hộ yêu cầu của Ukraine về việc “tăng tốc xét duyệt” để gia nhập NATO, nhưng Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố rằng ông sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Mạc Tư Khoa để đáp trả việc sáp nhập.
Tuần trước, New York Times đưa tin một tướng Mỹ sẽ dẫn đầu một chiến dịch mới ở Đức nhằm hợp lý hóa hỗ trợ quân sự cho các lực lượng Ukraine như một phần trong kế hoạch hỗ trợ lâu dài của Biden cho Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với NATO để bình luận.
5. Quan chức Nga cố gắng lật đổ Putin phải đối diện với nghĩa vụ quân sự
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Official Who Attempted to Overthrow Putin Faces Conscription”, nghĩa là “Quan chức Nga cố gắng lật đổ Putin phải đối diện với nghĩa vụ quân sự”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Một quan chức Nga đã kêu gọi quốc hội nước này loại bỏ Tổng thống Vladimir Putin khỏi quyền lực với cáo buộc phản quốc hiện phải đối mặt với lệnh động viên bán phần của nhà lãnh đạo này.
Dmitry Baltrukov, 43 tuổi, phó chủ tịch thành phố Smolninskoe ở St. Petersburg, đã bị phạt 44.000 rúp hay 758 Mỹ Kim vào tháng trước theo đạo luật về “làm mất uy tín” của quân đội Nga - một luật mới nghiêm ngặt nhằm triệt tiêu những bất đồng chính kiến trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Lệnh phạt được đưa ra sau khi ông và các đại biểu khác trong khu vực kêu gọi loại bỏ Putin khỏi quyền lực vì cuộc chiến Ukraine.
Baltrukov nói với Newsweek rằng các nhân viên văn phòng đăng ký quân sự và nhập ngũ cũng như cảnh sát đã đến nhà anh vào Chúa Nhật, nơi mẹ anh đang ở, để trao giấy triệu tập cho anh như một phần của sắc lệnh động viên bán phần ngày 21 tháng 9 của Putin, mặc dù anh không có kinh nghiệm quân sự.
Lệnh nhập ngũ của Putin được cho là nhắm vào quân dự bị và cựu quân nhân có “một số chuyên môn quân sự nhất định và kinh nghiệm liên quan”.
Nhưng những người không đủ điều kiện vẫn bị gọi lên, bao gồm cả sinh viên. Cũng có cả các trường hợp bị trao nhầm giấy triệu tập để phục vụ ở Ukraine.
“Hôm qua, có bốn người đến địa chỉ nơi tôi đăng ký. Mẹ tôi nhìn thấy hai cảnh sát và hai người đàn ông mặc đồng phục, bà hỏi họ là ai và họ cần gì”, Baltrukov nói. “Họ nói rằng họ đến từ văn phòng đăng ký và nhập ngũ và họ đã mang giấy triệu tập đến cho tôi.”
Baltrukov, người hiện đang đi công tác, cho biết các sĩ quan cho biết anh ta phải xuất hiện tại văn phòng nhập ngũ địa phương lúc 9 giờ sáng thứ Hai, theo giờ địa phương.
“Họ cố tình đến gặp tôi, và sự có mặt của cảnh sát, và thái độ xông vào nhà không hợp lý, tôi nghĩ rằng họ muốn giam giữ tôi ngay lập tức,” anh nói và lưu ý rằng anh không tuân theo lệnh nhập ngũ và rằng anh ta cũng khuyên những người khác không nên làm như vậy.
Vị phó chủ tịch cho biết ông tin rằng mình đã bị tấn công, vì ông không đủ điều kiện để được nhập ngũ. Cuộc tấn công này xảy ra vì ông đã công khai phản đối cuộc chiến của Putin chống lại Ukraine.
Baltrukov nói: “Vì tôi không có kinh nghiệm quân sự, nên tôi tin rằng lý do thực sự của chương trình nghị sự này là nỗ lực loại bỏ tôi với tư cách là phó chủ tịch. Tôi tin rằng những gì đang xảy ra nhằm mục đích loại bỏ tôi như một đối thủ chính trị và trả thù cho lập trường của tôi trong cáo buộc phản quốc đối với Putin.”
Kể từ khi Putin tuyên bố động viên một phần vào tháng trước, nhiều báo cáo đã xuất hiện về những người đàn ông không đủ tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ.
Trong lần thừa nhận hiếm hoi hôm thứ Năm, Putin nói rằng “tất cả những sai lầm” đã gây ra trong nỗ lực thực hiện lệnh động viên nên được sửa chữa. Ông cũng nói rằng bất kỳ ai bị gọi nhập ngũ mặc dù không đáp ứng các tiêu chuẩn do các quan chức quốc phòng đặt ra “đều nên được đưa về nhà.”
Bình luận về phát biểu của Putin, Baltrukov cho biết ông tin rằng từ trước đến nay, “đã có một khoảng cách lớn giữa lời nói của Putin và thực tế”.
“Ông ta chắc chắn nói về việc sửa chữa sai lầm, nhưng hệ thống chỉ có thể hoạt động theo cách này và không có gì khác”.
Quan chức này cho biết thêm, quyết định của Putin tuyên bố huy động một phần dân số là “một sai lầm lớn khác, giống như các sai lầm từ thời kỳ đầu của chiến tranh”.
Ông nói: “Tôi không cho rằng lệnh động viên cho dù cả một số lượng lớn đi chăng nữa những người thuần túy dân sự sẽ có thể xoay chuyển tình thế của cuộc chiến”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
Huy hoàng: Video về cuộc đời Thánh Phêrô lộng lẫy và cảm động. ĐHY Eijk: Các GM Bỉ đang gieo lầm lạc
VietCatholic Media
18:02 04/10/2022
1. Video trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô là 'một cuộc gặp gỡ giữa cổ đại và hiện đại'
Mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô đã được chiếu sáng vào đêm Chúa Nhật với một máy chiếu ba chiều từ Bảo tàng Vatican trong một nỗ lực mới tìm cách kết hợp giữa mới và cũ.
Đức Hồng Y Mauro Gambetti mô tả buổi trình chiếu của Vatican là “cuộc gặp gỡ giữa cổ đại và hiện đại bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất 3 chiều để nâng cao những kiệt tác của quá khứ với thông điệp hướng tới tương lai”.
Đức Hồng Y đã phát biểu tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 2 tháng 10 khi khai mạc màn hình ánh sáng, được chiếu mỗi đêm trên mặt tiền Đền Thờ Thánh Phêrô trong hai tuần liên tiếp.
Hàng nghìn người đã tập trung trước Đền Thờ Thánh Phêrô để xem video dài 8 phút, “Follow Me: The Life of St. Peter” hay “Hãy theo Thầy: Cuộc đời của Thánh Phêrô”.
Màn hình giới thiệu kiệt tác “Sự biến hình” của Raphael và “Chúa Kitô trao Chìa khóa Nước Trời cho Thánh Phêrô” của Pietro khi một người kể chuyện người Ý kể một câu chuyện cơ bản về vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội.
Video ba chiều cũng làm nổi bật các yếu tố kiến trúc bên ngoài Đền Thờ Thánh Phêrô khi nó chiếu sáng dòng chữ Latinh “Tu es Petrus” (Con là Đá), từ Phúc Âm Matthêu 16:18.
Andrea Bocelli đã biểu diễn với tư cách là khách mời đặc biệt cho buổi lễ khánh thành chương trình. Giọng nam cao người Ý đã hát một số bài hát, bao gồm “Ave Maria” và “The First Noël”, một bài hát trong bộ album mới của anh sẽ được phát hành vào cuối tháng 10.
Đức Hồng Y Gambetti, Giám Quản Đền Thờ Thánh Phêrô, nói rằng việc chiếu video này là một phần của sáng kiến nhằm làm cho Đền Thờ Thánh Phêrô được công nhận là “nhà thờ lưu giữ mộ của các Tông đồ” chứ không phải là các “bảo tàng viện”.
“Giờ đây, Đức Giáo Hoàng muốn chúng tôi kiên quyết quảng bá Đền Thờ Thánh Phêrô như một ngôi đền và tránh nguy cơ nó có thể trở thành bảo tàng viện,” Đức Hồng Y Gambetti nói.
Đức Hồng Y lưu ý rằng 40.000 đến 50.000 người đến thăm Đền Thờ Thánh Phêrô mỗi ngày, thường là với các hướng dẫn viên du lịch, là điều mà ngài nói “chắc chắn tạo ra một bầu không khí gần giống như bảo tàng.”
Dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Y Gambetti, Đền Thờ Thánh Phêrô, trước đây được dành để cầu nguyện mỗi ngày trước 8 giờ sáng, nay cho phép các đoàn du lịch lớn vào vào sáng sớm. Các thánh lễ riêng cũng bị hạn chế từ đền thờ ngay sau khi ngài trở thành Giám Quản.
Đức Hồng Y Gambetti thừa nhận rằng có một vấn đề nghiêm trọng là “những người muốn vào đền thờ để cầu nguyện, hoặc tham gia vào các nghi lễ... có thể phải xếp hàng đợi hơn một giờ.”
Ngài nói rằng ngài đang có kế hoạch thực hiện “những nỗ lực gia tăng để làm cho đền thờ dễ dàng tiếp cận hơn cho các tín hữu đến cầu nguyện bằng các làn đường nhanh riêng biệt với khách du lịch”.
Đức Hồng Y hy vọng sẽ giải quyết những vấn đề này trước Năm Thánh 2025 của Giáo hội, trong đó Vatican dự kiến sẽ có 30 triệu người đến thăm.
“Điều quan trọng là họ phải nhìn thấy bộ mặt của Giáo hội Mẹ đang chào đón tất cả mọi người. Chúng tôi đã nghĩ đến việc thể hiện hình ảnh của Giáo hội sơ khai, được thành lập dựa trên Thánh Phêrô và lời tuyên xưng đức tin của thánh nhân,” Đức Hồng Y Gambetti nói khi ngài khai mạc sáng kiến chiếu video vào tháng trước.
Ngài nói: “Chúng tôi nghĩ rằng mọi người sẽ được hướng dẫn bởi gương của Thánh Phêrô để gặp gỡ Chúa và các anh chị em của họ, để sống kinh nghiệm của họ như những người hành hương, và ra đi đổi mới.
Màn hình video sẽ được chiếu trên mặt tiền của Đền Thờ Thánh Phêrô cứ 15 phút một lần từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối mỗi đêm cho đến ngày 16 tháng 10.
Source:Catholic News Agency
2. Nhật Ký Trừ Tà số 208: Ma quỷ 'dạy' chúng ta về lời cầu nguyện
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #208: Demons 'teach' us about prayer”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 208: Ma quỷ 'dạy' chúng ta về lời cầu nguyện”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tôi đã khuyến khích David, người trước đây thuộc một giáo phái Satan và bị ma ám, ngoài việc tham gia các buổi trừ tà hãy cầu nguyện hàng ngày những lời cầu nguyện giải thoát. Anh ta đang dần thực hiện một chế độ bảo vệ và cầu nguyện giải thoát hàng ngày, phù hợp với các loại quỷ đang tấn công anh ta.
Gần đây tôi đã thêm lời cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, là lời cầu nguyện mà anh ta rất khó thực hiện. Sau đó, tôi hỏi anh ta rằng nó diễn ra như thế nào. Anh ấy đã phản hồi như sau:
“Khi tôi đọc lời nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, nếu tôi không nói to, không nghĩ về lời cầu ấy, không suy tư về ý nghĩa của lời cầu này, đọc thật nhanh cho xong thì tình trạng không gay cấn lắm. Nhưng nếu tôi đi đến nhà thờ và nghe rất nhiều người đọc lời cầu ấy, thì tôi sẽ rất đau đớn...ma quỷ sẽ la hét.”
Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nhận ra rằng khi cầu nguyện, chúng ta phải tập trung vào lời nói và cầu nguyện một cách chu đáo và cân nhắc. Hơn nữa, làm như vậy trong một cộng đồng tín hữu sẽ bổ sung thêm “sức mạnh” tâm linh. Đáng buồn thay, tâm trí con người chúng ta có xu hướng đi lang thang và mất tập trung. Ngoài ra, đôi khi chúng ta có thể vội vàng trong lời cầu nguyện của mình, chỉ cần cố gắng làm cho xong một cách nhanh chóng, như thể đọc thuộc lòng những lời cầu nguyện hời hợt là đủ. Rõ ràng, phản ứng của những con quỷ là khác nhau trong các trường hợp.
Tôi đã học được nhiều điều về việc thực hành đức tin của chúng ta trong quá trình trở thành một nhà trừ tà. Chứng tá của anh David đã chứng tỏ sức mạnh của lời cầu nguyện chung. Và David cũng đã nhắc nhở tôi về cách cầu nguyện hiệu quả nhất: tôi cần phải chậm lại, và nói những lời cầu nguyện, kể cả Nghi thức trừ tà, một cách cẩn thận và cân nhắc. Nó tạo ra sự khác biệt.
Source:Catholic Exorcism
3. Đức Hồng Y Eijk: Những lời chúc phúc đồng giới làm suy yếu giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân, và đạo đức tình dục
Tổng giám mục của Utrecht, Hà Lan đã kêu gọi các giám mục Flemish của Bỉ rút lại tuyên bố của họ về việc giới thiệu các nghi lễ chúc lành cho các cặp đồng tính, và nói rằng thực hành này làm suy yếu giáo huấn của Giáo hội.
“Nếu các cặp đồng tính trong một mối quan hệ tình dục chỉ có hai người có thể nhận được chúc lành, thì chẳng lẽ điều tương tự lại không thể xảy ra trong các mối quan hệ tình dục một vợ một chồng, một người nam và một người nữ sống chung mà không kết hôn? Việc chúc lành cho các cặp đồng tính có nguy cơ lớn làm giảm giá trị các chúc lành và phá hoại giáo huấn của Giáo hội về đạo đức hôn nhân và đạo đức tình dục,” Đức Hồng Y Willem Eijk của Utrecht cho biết như trên.
“Tuyên bố của các giám mục Flemish, trong đó họ cho phép việc chúc lành cho các cặp đồng tính và thậm chí cung cấp một mô hình phụng vụ cho nó, vấp phải những phản đối đạo đức, ví điều đó hoàn toàn trái ngược với phán quyết gần đây của Bộ Giáo lý Đức tin, và mang rủi ro rằng nó có thể dẫn người Công Giáo đến những quan điểm sai lầm về đạo đức liên quan đến các mối quan hệ đồng tính trái ngược với giáo huấn của Giáo hội,” vị Hồng Y nói.
“Những người Công Giáo chấp nhận giáo huấn của Giáo hội, bao gồm cả đạo đức tình dục, do đó nhiệt thành hy vọng rằng các giám mục Flemish sẽ sớm được các giới có thẩm quyền của Giáo hội yêu cầu rút lại tuyên bố của họ và những vị này phải tuân thủ”.
Các giám mục ở Flanders đã công bố vào ngày 20 tháng 9 cái gọi là “nghi thức phụng vụ kiểu mẫu để chúc lành các kết hiệp đồng tính luyến ái”.
Bộ Giáo lý Đức tin đã khẳng định vào tháng 3 năm 2021 rằng Giáo hội không có quyền chúc lành cho các kết hiệp đồng tính.
Đức Hồng Y Eijk lưu ý rằng “các giám mục Flemish đã thực hiện một bước đáng chú ý khi cho phép chúc lành cho các cặp đồng tính dựa trên việc giải thích một số đoạn văn nhất định của Tông Huấn Amoris Laetitia,” năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô về tình yêu thương trong gia đình.
“Phân định, đồng hành và tích hợp vẫn là những từ khóa chính của Amoris Laetitia (chương VIII), theo các giám mục Flemish,” vị Hồng Y nói.
Ngài nói thêm: “Không cần phải nói nhiều, những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái chắc chắn cũng phải được đối xử tôn trọng và có quyền được chăm sóc và hướng dẫn mục vụ.”
“Tuy nhiên, bằng sự phân định, trong Amoris Laetitia có nghĩa là những người có mối quan hệ bất chính được trình bày để hiểu sự thật về mối quan hệ của họ là gì (AL, 300). Nói tóm lại, họ hiểu rằng mối quan hệ của họ đi ngược lại trật tự tạo dựng của Thiên Chúa và do đó không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Hội nhập có nghĩa là mang lại cho những người trong mối quan hệ bất quy tắc một vị trí trong đời sống của Giáo hội. Tất nhiên, những người trong mối quan hệ tình dục với một người cùng giới tính được chào đón trong các buổi cử hành của Giáo Hội, ngay cả khi họ không thể rước lễ hoặc tham gia tích cực vào việc cử hành”.
Thảo luận về sự phản đối đối với việc chúc lành đồng giới, Đức Hồng Y Eijk lưu ý rằng các á bí tích, như các chúc lành này, tương tự như các bí tích: “Lời cầu nguyện tuyên bố trong đó các cặp đồng tính cam kết với nhau cho thấy một sự tương đồng rõ ràng với cụm từ 'Tôi ưng thuận' mà một người nam và một người nữ nói với nhau trong hôn lễ.”
Ngài nói thêm, một chúc lành không chỉ thể hiện ý định tốt ở người nhận mà còn là điều được chúc phúc vì tương ứng “với trật tự tạo dựng của Thiên Chúa”.
Ngài nói rằng: “Thiên Chúa đã tạo ra hôn nhân như một món quà hoàn toàn và tương hỗ của người nam và người nữ, với đỉnh cao là sự sinh sản. Quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính không thể tự nó dẫn đến sinh sản. Do đó, chúng không thể là một biểu hiện đích thực ở cấp độ cơ thể của sự tự hiến toàn bộ giữa người nam và người nữ, mà hôn nhân về cơ bản là. Những tình huống sai lầm về mặt khách quan theo quan điểm đạo đức thì không thể được chúc lành. Ơn Chúa không dẫn đường cho tội lỗi. Người ta không thể vun trồng hoa trái thiêng liêng bằng cách chúc lành cho những mối quan hệ đi ngược lại trật tự tạo dựng của Thiên Chúa… về mặt đạo đức, không thể chúc lành cho mối quan hệ đồng tính luyến ái như vậy”.
Đức Hồng Y Eijk lưu ý rằng “trong lời cầu nguyện của cộng đồng nhân dịp chúc phúc cho các cặp đôi đồng tính, các giám mục Flemish nói rằng cộng đồng cầu nguyện 'cho ân sủng của Chúa hoạt động' trong các cặp đồng tính để giúp họ quan tâm đến nhau và cộng đồng mà họ đang sống. Tuy nhiên, chúng ta không thể cầu nguyện cho ân sủng của Thiên Chúa hoạt động trong một mối quan hệ không phù hợp với trật tự tạo dựng của Ngài.”
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Cách diễn đạt lời cầu nguyện của cộng đồng trong mô hình phụng vụ của các giám mục Flemish khi chúc phúc cho các cặp đồng tính dẫn dắt người ta đến ngộ nhận rằng các mối quan hệ đồng giới có thể được biện minh về mặt đạo đức.”
“Thật vậy, khi kết thúc, cộng đoàn cầu nguyện: 'Xin ban cho chúng con sức mạnh để bước đi với họ, cùng theo bước chân của Con Cha và được thêm sức bởi Thánh Linh.' Những người đồng giới trong mối quan hệ đồng giới của họ có theo bước chân của Chúa Kitô không? Các giám mục Flemish có thực sự tin rằng các cặp đồng tính trong mối quan hệ đồng giới đang theo bước chân của Chúa Kitô không? Trong lời cầu nguyện mẫu, cặp đôi đồng tính nói: 'Nhờ Lời Chúa, chúng tôi muốn được sống.' Nhưng Lời Thiên Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh một cách rõ ràng và không thể phủ nhận đã coi các mối quan hệ đồng tính luyến ái là một tội lỗi”.
Đức Hồng Y khẳng định rằng “những lời cầu nguyện kiểu mẫu cho các cặp đôi đồng tính nam và cộng đồng, có nguy cơ dẫn dắt những người Công Giáo bình thường đến chỗ lầm đường lạc lối và bắt đầu nghĩ rằng các mối quan hệ tình dục đồng giới bền vững, chỉ có hai người, là có thể chấp nhận được về mặt đạo đức”.
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu
Lm. Thái Nguyên
05:28 04/10/2022
NHỜ MẸ MARIA ĐẾN VỚI CHÚA GIÊSU