Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:43 05/10/2013
NHÂN ĐÀ LA ĐẠI CHIẾN A TU LA
Đại đế Nhân Đà La là một vị thần to lớn dũng mạnh, ông ta là Lôi thần, là thần được mùa và càng là vị thần bảo hộ loài người.
Nhân Đà La dẫn đầu đại quân thiên thần đại chiến với đám ác ma A Tu La hơn một ngàn năm, cho dù trong A Tu La có Thương Ba La rất hiểm độc, nhưng cũng đều không phải là đối thủ của ông ta. Đám ma A Tu La biết rằng sức mạnh lớn lao của các thiên thần là do từ trong các hiến tế của loài người mà được, thế là chúng nó dùng độc được và lời nguyền rủa của đám thầy cúng mà làm ô nhiễm tất cả những thức ăn của loài người và súc vật, khiến cho các sinh vật nếu không chết vì đói thì cũng chết vì độc dược, A Tu La nghĩ rằng giờ đây sức mạnh của các thiên thần sẽ yếu đi.
Nhưng thần Nhân Đà La ra khỏi đàn tế cầu phúc cho chúng sinh, làm sạch tất cả các thực vật để quỷ kế của A Tu La không thể thực hiên trót lọt, các thiên thần lại chiến thắng đám ma A Tu La thêm một lần nữa.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Truyện thần thoại là những câu truyện không có thực trong thực tế, nhưng qua câu truyện chúng ta thấy được khát vọng con người thời xa xưa đã có ý niệm về thần thiện và thần ác, chính giáo lý Công Giáo dạy cho chúng ta biết thiên thần là ai và ma quỷ là ai, sự thiện và sự ác bởi đâu mà có:
Thiên thần và ma quỷ là hai lực lượng siêu hình luôn đại chiến với nhau, vì thiên thần là tiêu biểu cho sự tốt lành hạnh phúc mà ma quỷ là đại diện cho sự dữ bất hạnh, nhưng thiên thần và ma quỷ đại chiến ở đâu, thưa chính là trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta: thiên thần dạy và hướng dẫn chúng ta làm điều tốt, ma quỷ xúi giục chúng ta làm điều xấu.
Thiên Chúa tạo dựng hai loài cao quý nhất, đó là thiên thần và loài người, thiên thần thì nhiều vô số. Sau một cơn thử thách thần ánh sáng Lu-xi-phe kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa nên bị phạt đời đời trong hỏa ngục và trở thành ma quỷ đối nghịch với Thiên Chúa; các thiên thần còn lại đều trung thành phục tùng Thiên Chúa nên được hưởng hạnh phúc thiên đàng ở kề cận bên nhan thánh Ngài.
Các thiên thần của Thiên Chúa không cần sự cúng tế của loài người để được sức mạnh, nhưng sức mạnh quyền phép của các ngài là từ Thiên Chúa ban cho, để các ngài vâng mệnh Thiên Chúa và gìn giữ con người khỏi rơi vào chước cám dỗ của ma quỷ.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đại đế Nhân Đà La là một vị thần to lớn dũng mạnh, ông ta là Lôi thần, là thần được mùa và càng là vị thần bảo hộ loài người.
Nhân Đà La dẫn đầu đại quân thiên thần đại chiến với đám ác ma A Tu La hơn một ngàn năm, cho dù trong A Tu La có Thương Ba La rất hiểm độc, nhưng cũng đều không phải là đối thủ của ông ta. Đám ma A Tu La biết rằng sức mạnh lớn lao của các thiên thần là do từ trong các hiến tế của loài người mà được, thế là chúng nó dùng độc được và lời nguyền rủa của đám thầy cúng mà làm ô nhiễm tất cả những thức ăn của loài người và súc vật, khiến cho các sinh vật nếu không chết vì đói thì cũng chết vì độc dược, A Tu La nghĩ rằng giờ đây sức mạnh của các thiên thần sẽ yếu đi.
Nhưng thần Nhân Đà La ra khỏi đàn tế cầu phúc cho chúng sinh, làm sạch tất cả các thực vật để quỷ kế của A Tu La không thể thực hiên trót lọt, các thiên thần lại chiến thắng đám ma A Tu La thêm một lần nữa.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)
Suy tư:
Truyện thần thoại là những câu truyện không có thực trong thực tế, nhưng qua câu truyện chúng ta thấy được khát vọng con người thời xa xưa đã có ý niệm về thần thiện và thần ác, chính giáo lý Công Giáo dạy cho chúng ta biết thiên thần là ai và ma quỷ là ai, sự thiện và sự ác bởi đâu mà có:
Thiên thần và ma quỷ là hai lực lượng siêu hình luôn đại chiến với nhau, vì thiên thần là tiêu biểu cho sự tốt lành hạnh phúc mà ma quỷ là đại diện cho sự dữ bất hạnh, nhưng thiên thần và ma quỷ đại chiến ở đâu, thưa chính là trong tâm hồn của mỗi con người chúng ta: thiên thần dạy và hướng dẫn chúng ta làm điều tốt, ma quỷ xúi giục chúng ta làm điều xấu.
Thiên Chúa tạo dựng hai loài cao quý nhất, đó là thiên thần và loài người, thiên thần thì nhiều vô số. Sau một cơn thử thách thần ánh sáng Lu-xi-phe kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa nên bị phạt đời đời trong hỏa ngục và trở thành ma quỷ đối nghịch với Thiên Chúa; các thiên thần còn lại đều trung thành phục tùng Thiên Chúa nên được hưởng hạnh phúc thiên đàng ở kề cận bên nhan thánh Ngài.
Các thiên thần của Thiên Chúa không cần sự cúng tế của loài người để được sức mạnh, nhưng sức mạnh quyền phép của các ngài là từ Thiên Chúa ban cho, để các ngài vâng mệnh Thiên Chúa và gìn giữ con người khỏi rơi vào chước cám dỗ của ma quỷ.
--------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:46 05/10/2013
Chúa Nhật 27 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 17, 5-10.
“Nếu anh em có lòng tin”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy rõ bổn phận của người đầy tớ là phải làm những gì mà ông chủ phân công làm, nhưng quan trọng hơn đó là phải làm với một tinh thần trách nhiệm, để không những hoàn thành công việc được giao phó, mà còn bày tỏ tinh thần Phúc Âm trong việc làm của mình.
Trách nhiệm là yêu thương.
Không ai làm tròn trách nhiệm cách hoàn hảo nếu không yêu thương, và cũng không ai yêu thương cách trọn vẹn mà chểnh mảng công việc đã được giao phó. Đức Chúa Giê-su vì yêu thương Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại mà chu toàn công việc cứu chuộc cách hoàn hảo; các thánh tông đồ vì yêu thương mà đã hiến mạng sống mình để chu toàn mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su cách tuyệt vời dù với bao gian nan thử thách.
Trách nhiệm là hiểu rõ vai trò của mình trong thân phận làm người, nghĩa là biết rõ những hạn chế của khả năng mình mà cố gắng vươn lên để chu toàn bổn phận mà ông chủ -Thiên Chúa- đã giao phó cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Đức Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta khi làm xong việc của mình, nếu có ai khen ngợi thì hãy nói rằng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, lời nói này bày tỏ một tâm tình khiêm tốn và yêu thương của người đầy tớ trung tín luôn làm hài lòng chủ của mình, những đầy tớ như thế sẽ không bao giờ bị mất việc trong nhà của chủ mình là Thiên Chúa toàn năng.
Trách nhiệm và khả năng
Con người ta ai cũng có một khả năng đáng nể mà Thiên Chúa đã ban cho, và với khả năng này, con người có thể thay Thiên Chúa làm ra những kỳ công để phục vụ anh em đồng loại, nhưng vì những việc kỳ diệu do con người làm ra ấy đã khiến cho con người không còn muốn làm loài thụ tạo nữa, nhưng muốn trở thành Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo không nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng là Đấng tạo thành vũ trụ.
Càng có khả năng thì càng phải thấy trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa, để làm tốt và để đáp trả lại sự tín nhiệm mà Thiên Chúa đã dành cho mình. Khả năng thì chứng tỏ năng lực, nhưng sự quyết tâm làm hoàn thành công việc là bày tỏ một tâm hồn tận trung và yêu thương…
Dù ở trong chức vụ và cương vị nào chúng ta cũng cần phải luôn có tâm niệm rằng: mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa và của anh em chị em trong công tác mà không sợ xấu hổ và lạc hậu với tha nhân, bởi vì chỉ với tâm hồn như thế chúng ta mới từ sự trung tín trong công việc của một đầy tớ, trở thành người bạn hữu trung kiên của Ngài trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi người chúng ta là một đầy tớ vô dụng trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình, khi đến nhà thờ để cắm một bình hoa, quét nhà thờ, hoặc được giáo dân tín nhiệm bầu chúng ta làm trong ban hành giáo, thì đừng tự mãn nói rằng đó là do tài trí của mình, nhưng hãy khiêm tốn cảm tạ Thiên Chúa đã chọn mình là tên đầy tớ vô dụng vào làm trong nhà của Ngài.
Đầy tớ vô dụng là tôi, một linh mục đang làm trong vườn nho nhà Cha mình là giáo xứ; đầy tớ vô dụng cũng là anh là chị, những con người đang ngày đêm lăn lộn giữa đời để vừa đối mặt với đời vừa để làm chứng cho đức tin của mình; đầy tớ vô dụng đó là tất cả những ai tin Đức Chúa Giê-su là cứu chúa của mình, và nhận ra rằng chính Ngài đang bao dung và mời gọi mình vào làm công trong vườn nho của Ngài…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 17, 5-10.
“Nếu anh em có lòng tin”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy rõ bổn phận của người đầy tớ là phải làm những gì mà ông chủ phân công làm, nhưng quan trọng hơn đó là phải làm với một tinh thần trách nhiệm, để không những hoàn thành công việc được giao phó, mà còn bày tỏ tinh thần Phúc Âm trong việc làm của mình.
Trách nhiệm là yêu thương.
Không ai làm tròn trách nhiệm cách hoàn hảo nếu không yêu thương, và cũng không ai yêu thương cách trọn vẹn mà chểnh mảng công việc đã được giao phó. Đức Chúa Giê-su vì yêu thương Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại mà chu toàn công việc cứu chuộc cách hoàn hảo; các thánh tông đồ vì yêu thương mà đã hiến mạng sống mình để chu toàn mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su cách tuyệt vời dù với bao gian nan thử thách.
Trách nhiệm là hiểu rõ vai trò của mình trong thân phận làm người, nghĩa là biết rõ những hạn chế của khả năng mình mà cố gắng vươn lên để chu toàn bổn phận mà ông chủ -Thiên Chúa- đã giao phó cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Đức Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta khi làm xong việc của mình, nếu có ai khen ngợi thì hãy nói rằng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, lời nói này bày tỏ một tâm tình khiêm tốn và yêu thương của người đầy tớ trung tín luôn làm hài lòng chủ của mình, những đầy tớ như thế sẽ không bao giờ bị mất việc trong nhà của chủ mình là Thiên Chúa toàn năng.
Trách nhiệm và khả năng
Con người ta ai cũng có một khả năng đáng nể mà Thiên Chúa đã ban cho, và với khả năng này, con người có thể thay Thiên Chúa làm ra những kỳ công để phục vụ anh em đồng loại, nhưng vì những việc kỳ diệu do con người làm ra ấy đã khiến cho con người không còn muốn làm loài thụ tạo nữa, nhưng muốn trở thành Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo không nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng là Đấng tạo thành vũ trụ.
Càng có khả năng thì càng phải thấy trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa, để làm tốt và để đáp trả lại sự tín nhiệm mà Thiên Chúa đã dành cho mình. Khả năng thì chứng tỏ năng lực, nhưng sự quyết tâm làm hoàn thành công việc là bày tỏ một tâm hồn tận trung và yêu thương…
Dù ở trong chức vụ và cương vị nào chúng ta cũng cần phải luôn có tâm niệm rằng: mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa và của anh em chị em trong công tác mà không sợ xấu hổ và lạc hậu với tha nhân, bởi vì chỉ với tâm hồn như thế chúng ta mới từ sự trung tín trong công việc của một đầy tớ, trở thành người bạn hữu trung kiên của Ngài trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi người chúng ta là một đầy tớ vô dụng trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình, khi đến nhà thờ để cắm một bình hoa, quét nhà thờ, hoặc được giáo dân tín nhiệm bầu chúng ta làm trong ban hành giáo, thì đừng tự mãn nói rằng đó là do tài trí của mình, nhưng hãy khiêm tốn cảm tạ Thiên Chúa đã chọn mình là tên đầy tớ vô dụng vào làm trong nhà của Ngài.
Đầy tớ vô dụng là tôi, một linh mục đang làm trong vườn nho nhà Cha mình là giáo xứ; đầy tớ vô dụng cũng là anh là chị, những con người đang ngày đêm lăn lộn giữa đời để vừa đối mặt với đời vừa để làm chứng cho đức tin của mình; đầy tớ vô dụng đó là tất cả những ai tin Đức Chúa Giê-su là cứu chúa của mình, và nhận ra rằng chính Ngài đang bao dung và mời gọi mình vào làm công trong vườn nho của Ngài…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:48 05/10/2013
N2T |
9. Ăn uống quá mức độ thì ngũ quan loạn, linh hồn hôn ám, dâm tình thỏa thích, sinh mệnh rút ngắn.
(Thánh Augustine)-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:51 05/10/2013
HÀNG HƯƠNG
Cha sở muốn tổ chức cho giáo dân đi hành hương trong Năm Đức Tin để lãnh ơn toàn xá, và để cho giáo dân có dịp gặp gỡ chia sẻ làm quen với nhau.
Ông trưởng ban hành giáo nói: “Thưa cha chỗ đó con đi hoài, cha đổi địa điểm hành hương khác đi.”
Bà trong hội Legio nói: “Thưa cha, chỗ đó không có gì vui cả, đồ ăn lại đắt đỏ nữa.”
Cha sở rất buồn nói với họ: “Các ông bà đi hành hương để lãnh ơn toàn xá hay là đi chơi, đi du lịch ?”
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Cha sở muốn tổ chức cho giáo dân đi hành hương trong Năm Đức Tin để lãnh ơn toàn xá, và để cho giáo dân có dịp gặp gỡ chia sẻ làm quen với nhau.
Ông trưởng ban hành giáo nói: “Thưa cha chỗ đó con đi hoài, cha đổi địa điểm hành hương khác đi.”
Bà trong hội Legio nói: “Thưa cha, chỗ đó không có gì vui cả, đồ ăn lại đắt đỏ nữa.”
Cha sở rất buồn nói với họ: “Các ông bà đi hành hương để lãnh ơn toàn xá hay là đi chơi, đi du lịch ?”
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
: Đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn hay nhỏ ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:50 05/10/2013
CN 27C : Đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn hay nhỏ ?
Có lẽ để chọc quê các tông đồ mà Chúa Giêsu đã có một so sánh kỳ lạ : râu ông cắm cầm bà ! Khi các tông đồ xin thêm đức tin, Chúa Giêsu đã so sánh : “nếu anh em có đức tin bằng hạt cải…” Ngài có so sánh kỳ lạ, bởi vì làm sao so sánh đức tin với hạt cải được, làm sao so sánh phẩm chất với khối lượng được. giống như làm sao ta có thể nói nếu ngươi đẹp bằng 200g thì ngươi sẽ thành tiên. Nếu ngươi có lòng tốt dài 5cm thì ngươi sẽ thành thánh. Nếu ngươi có lòng đạo đức hình tròn thì ngươi sẽ được vào Nước Chúa. Vậy khi Đức Giêsu nói: nếu anh em có đức tin bằng hạt cải, Ngài có lộn phạm trù không ? Có phải Ngài chọc quê các tông đồ không vì chính các ông cũng có lẽ hiểu như vậy : xin thêm đức tin ; có một ít rồi, xin thêm nữa, nên Ngài hùa theo coi đức tin là vật có thể cân đo đong đếm giống như một hạt cải, hai hạt cải…
Có lẽ Đức Giêsu không lộn phạm trù, không chọc quê các môn đệ đâu. Vậy Chúa Giêsu muốn nói gì khi tuyên bố : “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải.”
1. Đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn lắm
Không biết có phải Đức Giêsu tiên báo trước hay không, chứ sau này chính nhà bác học Einstein đã tìm ra công thức liên hệ giữa phẩm chất và khối lượng, giữa ánh sáng và vật chất. Công thức E = mc2 nổi tiếng của Einstein được dùng để tính toán năng lượng phát ra khi nguyên tử (vật chất) biến thành ánh sáng (phẩm chất). E = mc2 (trong đó E là năng lượng phát ra, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Vận tốc ánh sáng mà bình phương lên sẽ là 90 ngàn triệu triệu. Vì thế tuy khối lượng rất nhỏ – ta ví những hạt cải – nhưng giải phóng một năng lượng rất lớn (nhờ nhân với vận tốc ánh sáng bình phương). Ta thấy các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chỉ cần một khối lượng nhỏ bé, mà phát ra một sức nổ kinh khiếp, một sức nóng trên một triệu độ. Các nhà máy điện nguyên tử chỉ cần một thỏi nhỏ Plutanium mà phát ra biết bao năng lượng, biết bao điện lực thay cho bao nhiêu triệu triệu tấn dầu, bao nhiên tỉ tỉ mét khối hơi đốt. (Việt Nam cũng đang muốn ngấp nghé làm nhà máy điện nguyên tử tại Bình Thuận). Ngược lại cũng thế, để phẩm chất có thể kết thành khối lượng, cho dù rất nhỏ cũng đòi hỏi một năng lượng lớn lao. Cha ông chúng ta thường kể khi sấm sét (tia sáng) đánh xuống một nơi nào đó, tia chớp đó phải mạnh lớn lắm mới để lại trên đất một lưỡi tầm sét. Ánh sáng phải lớn lắm phải nhiều lắm mới có thể kết tinh thành một vật, một khối (tức có thể cân đo đong đếm).
Đức tin ví như ánh sáng, như phẩm chất. Để có thể kết tinh lại, cho dù là kết tinh lại chỉ bằng một hạt cải thôi, cũng phải có “nhiều” đức tin lắm mới thành được. Chẳng thế mà ít ai có được đức tin bằng hạt cải để có thể bảo cây dầu to lớn nhổ rễ mọc dưới nước, hay kiểu nói của Matthêu : chuyển núi dời non, khiến cả ngọn núi lớn to nhào lăn xuống biển.
Tuy nhiên đức tin bằng hạt cải cũng có nghĩa là đức tin nhỏ bé.
2. Đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ lắm.
Cắt nghĩa này xem ra nghịch với giải thích chúng ta vừa phân tích : đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn lắm. Ở đây đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ bé. Ta thử tìm hiểu.
Nếu Đức Giêsu là người Việt Nam, thì Ngài sẽ nói: Nếu đức tin của anh em bằng con kiến. Khi người Việt Nam ta so sánh cái gì với vật nhỏ nhất thì ta thường đem con kiến ra. Nhỏ như con kiến. Mỗi dân tộc có lối sánh vì riêng. Việt Nam nói : câm như hến. Tây nói : câm như cá chép. Ta nói điếc như trâu, thì Tây nói : điếc như hũ (sourd comme un pot). Vậy ta nói nhỏ như kiến, thì người Do thái ví nhỏ như hạt cải.
Đức tin bằng hạt cải, tức là đức tin nhỏ bé. Nếu anh em có một chút xíu đức tin thôi, cho dù là một chút xíu, nhưng nó là có, chứ không phải là không, Nó là ranh giới giữa có và không.
Tin Mừng Marcô 9,17tt ghi : Một người cha có đứa con bị quỉ ám từ bé. Quỉ làm cho đứa bé xùi bọt mép, đổ nhào xuống đất, nhiều lần quỉ dẫn bé xuống nước để bé suýt chết chìm, dẫn vào lửa suýt chết cháy. Người cha chữa chạy nhiều nơi mà không khỏi. Cuối cùng mới dẫn tới Chúa Giêsu với lời xin: Nếu Thầy có thề, xin thương tình cứu giúp chúng tôi. Chúa Giêsu nói : Nếu có thể thôi à, mọi sự đều có thể cho kẻ nào tin. Và người cha thưa lại : Thưa Thầy, tôi tin, nhưng xin Thầy giúp tôi vì lòng tin của tôi còn yếu lắm. Và Chúa Giêsu đã chữa lành. Ngài không cần chờ đến lúc đức tin của người cha lớn mạnh lên rồi mới chữa. Miễn là tin, dù một chút xíu thôi, bằng hạt cải, bằng râu của con kiến cũng đủ.
Khi Chúa Giêsu nói : đức tin bằng hạt cải, ta giải thích là đức tin lớn lắm. Rồi ta lại giải thích đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ bé. Làm sao dung hoà ? Dung hoà là : đức tin nhỏ bé như hat cải nhưng phải lớn lên không ngừng. Lúc khởi sự thì bé nhỏ như hạt cải là hạt nhỏ nhất trong các thứ hạt (đức tin nhỏ bé), nhưng khi mọc lên thì trở thành cây to lớn đến nỗi chim trời có thể đến nương náu (đức tin lớn lao). Ta có thể xem lối giải thích này như một dung hoà cho hai cực mà chúng ta vừa tìm hiểu trên. Nhà giảng thuyết nổi tiếng của Mỹ H.Spurgeon đã nói : “Anh em hãy có đức tin. Đức tin nhỏ bé sẽ đưa anh em về Thiên đàng. Đức tin to lớn sẽ đưa thiên đàng đến với anh em.” Rõ ràng cả hai cùng đưa tới một mục tiêu, một cùng đích.
Tại Lộ Đức, người ta thấy bức tượng cẩm thạch tạc một người mù được phép lạ của Đức Mẹ chữa cho sáng mắt. Nhưng bức tượng này không phải do người mù được sáng mắt trở lại dâng tặng tạ ơn, mà do một bà quí phái cho tạc và dựng tại Lộ Đức, với dòng chữ đáng lưu ý : “Tìm lại được đức tin còn vĩ đại hơn là được sáng mắt.” Bà này đã mất đức tin. Tình cờ đi qua Lộ Đức thấy cảnh tượng nhiều người tin tưởng chạy đến với Đức Mẹ, nên bà tìm lại được niềm tin. Chúng ta những kẻ đến nhà thờ đây, có lẽ không phải là kẻ mất đức tin. Chắc là còn, dẫu một chút như hạt cải. Lời xin của chúng ta sẽ là bắt chước các tông đồ : xin thêm đức tin, đặc biệt trong hai tháng cuối của Năm Đức Tin này, để ta có thể tin trọn vẹn, tin mạnh mẽ những điều ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính đây.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có lẽ để chọc quê các tông đồ mà Chúa Giêsu đã có một so sánh kỳ lạ : râu ông cắm cầm bà ! Khi các tông đồ xin thêm đức tin, Chúa Giêsu đã so sánh : “nếu anh em có đức tin bằng hạt cải…” Ngài có so sánh kỳ lạ, bởi vì làm sao so sánh đức tin với hạt cải được, làm sao so sánh phẩm chất với khối lượng được. giống như làm sao ta có thể nói nếu ngươi đẹp bằng 200g thì ngươi sẽ thành tiên. Nếu ngươi có lòng tốt dài 5cm thì ngươi sẽ thành thánh. Nếu ngươi có lòng đạo đức hình tròn thì ngươi sẽ được vào Nước Chúa. Vậy khi Đức Giêsu nói: nếu anh em có đức tin bằng hạt cải, Ngài có lộn phạm trù không ? Có phải Ngài chọc quê các tông đồ không vì chính các ông cũng có lẽ hiểu như vậy : xin thêm đức tin ; có một ít rồi, xin thêm nữa, nên Ngài hùa theo coi đức tin là vật có thể cân đo đong đếm giống như một hạt cải, hai hạt cải…
Có lẽ Đức Giêsu không lộn phạm trù, không chọc quê các môn đệ đâu. Vậy Chúa Giêsu muốn nói gì khi tuyên bố : “Nếu các con có đức tin bằng hạt cải.”
1. Đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn lắm
Không biết có phải Đức Giêsu tiên báo trước hay không, chứ sau này chính nhà bác học Einstein đã tìm ra công thức liên hệ giữa phẩm chất và khối lượng, giữa ánh sáng và vật chất. Công thức E = mc2 nổi tiếng của Einstein được dùng để tính toán năng lượng phát ra khi nguyên tử (vật chất) biến thành ánh sáng (phẩm chất). E = mc2 (trong đó E là năng lượng phát ra, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng). Vận tốc ánh sáng mà bình phương lên sẽ là 90 ngàn triệu triệu. Vì thế tuy khối lượng rất nhỏ – ta ví những hạt cải – nhưng giải phóng một năng lượng rất lớn (nhờ nhân với vận tốc ánh sáng bình phương). Ta thấy các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chỉ cần một khối lượng nhỏ bé, mà phát ra một sức nổ kinh khiếp, một sức nóng trên một triệu độ. Các nhà máy điện nguyên tử chỉ cần một thỏi nhỏ Plutanium mà phát ra biết bao năng lượng, biết bao điện lực thay cho bao nhiêu triệu triệu tấn dầu, bao nhiên tỉ tỉ mét khối hơi đốt. (Việt Nam cũng đang muốn ngấp nghé làm nhà máy điện nguyên tử tại Bình Thuận). Ngược lại cũng thế, để phẩm chất có thể kết thành khối lượng, cho dù rất nhỏ cũng đòi hỏi một năng lượng lớn lao. Cha ông chúng ta thường kể khi sấm sét (tia sáng) đánh xuống một nơi nào đó, tia chớp đó phải mạnh lớn lắm mới để lại trên đất một lưỡi tầm sét. Ánh sáng phải lớn lắm phải nhiều lắm mới có thể kết tinh thành một vật, một khối (tức có thể cân đo đong đếm).
Đức tin ví như ánh sáng, như phẩm chất. Để có thể kết tinh lại, cho dù là kết tinh lại chỉ bằng một hạt cải thôi, cũng phải có “nhiều” đức tin lắm mới thành được. Chẳng thế mà ít ai có được đức tin bằng hạt cải để có thể bảo cây dầu to lớn nhổ rễ mọc dưới nước, hay kiểu nói của Matthêu : chuyển núi dời non, khiến cả ngọn núi lớn to nhào lăn xuống biển.
Tuy nhiên đức tin bằng hạt cải cũng có nghĩa là đức tin nhỏ bé.
2. Đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ lắm.
Cắt nghĩa này xem ra nghịch với giải thích chúng ta vừa phân tích : đức tin bằng hạt cải là đức tin lớn lắm. Ở đây đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ bé. Ta thử tìm hiểu.
Nếu Đức Giêsu là người Việt Nam, thì Ngài sẽ nói: Nếu đức tin của anh em bằng con kiến. Khi người Việt Nam ta so sánh cái gì với vật nhỏ nhất thì ta thường đem con kiến ra. Nhỏ như con kiến. Mỗi dân tộc có lối sánh vì riêng. Việt Nam nói : câm như hến. Tây nói : câm như cá chép. Ta nói điếc như trâu, thì Tây nói : điếc như hũ (sourd comme un pot). Vậy ta nói nhỏ như kiến, thì người Do thái ví nhỏ như hạt cải.
Đức tin bằng hạt cải, tức là đức tin nhỏ bé. Nếu anh em có một chút xíu đức tin thôi, cho dù là một chút xíu, nhưng nó là có, chứ không phải là không, Nó là ranh giới giữa có và không.
Tin Mừng Marcô 9,17tt ghi : Một người cha có đứa con bị quỉ ám từ bé. Quỉ làm cho đứa bé xùi bọt mép, đổ nhào xuống đất, nhiều lần quỉ dẫn bé xuống nước để bé suýt chết chìm, dẫn vào lửa suýt chết cháy. Người cha chữa chạy nhiều nơi mà không khỏi. Cuối cùng mới dẫn tới Chúa Giêsu với lời xin: Nếu Thầy có thề, xin thương tình cứu giúp chúng tôi. Chúa Giêsu nói : Nếu có thể thôi à, mọi sự đều có thể cho kẻ nào tin. Và người cha thưa lại : Thưa Thầy, tôi tin, nhưng xin Thầy giúp tôi vì lòng tin của tôi còn yếu lắm. Và Chúa Giêsu đã chữa lành. Ngài không cần chờ đến lúc đức tin của người cha lớn mạnh lên rồi mới chữa. Miễn là tin, dù một chút xíu thôi, bằng hạt cải, bằng râu của con kiến cũng đủ.
Khi Chúa Giêsu nói : đức tin bằng hạt cải, ta giải thích là đức tin lớn lắm. Rồi ta lại giải thích đức tin bằng hạt cải là đức tin nhỏ bé. Làm sao dung hoà ? Dung hoà là : đức tin nhỏ bé như hat cải nhưng phải lớn lên không ngừng. Lúc khởi sự thì bé nhỏ như hạt cải là hạt nhỏ nhất trong các thứ hạt (đức tin nhỏ bé), nhưng khi mọc lên thì trở thành cây to lớn đến nỗi chim trời có thể đến nương náu (đức tin lớn lao). Ta có thể xem lối giải thích này như một dung hoà cho hai cực mà chúng ta vừa tìm hiểu trên. Nhà giảng thuyết nổi tiếng của Mỹ H.Spurgeon đã nói : “Anh em hãy có đức tin. Đức tin nhỏ bé sẽ đưa anh em về Thiên đàng. Đức tin to lớn sẽ đưa thiên đàng đến với anh em.” Rõ ràng cả hai cùng đưa tới một mục tiêu, một cùng đích.
Tại Lộ Đức, người ta thấy bức tượng cẩm thạch tạc một người mù được phép lạ của Đức Mẹ chữa cho sáng mắt. Nhưng bức tượng này không phải do người mù được sáng mắt trở lại dâng tặng tạ ơn, mà do một bà quí phái cho tạc và dựng tại Lộ Đức, với dòng chữ đáng lưu ý : “Tìm lại được đức tin còn vĩ đại hơn là được sáng mắt.” Bà này đã mất đức tin. Tình cờ đi qua Lộ Đức thấy cảnh tượng nhiều người tin tưởng chạy đến với Đức Mẹ, nên bà tìm lại được niềm tin. Chúng ta những kẻ đến nhà thờ đây, có lẽ không phải là kẻ mất đức tin. Chắc là còn, dẫu một chút như hạt cải. Lời xin của chúng ta sẽ là bắt chước các tông đồ : xin thêm đức tin, đặc biệt trong hai tháng cuối của Năm Đức Tin này, để ta có thể tin trọn vẹn, tin mạnh mẽ những điều ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính đây.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 27 mùa thường niên năm C 06.10..2013
Mai Tá
13:54 05/10/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 27 mùa thường niên năm C 06.10..2013
“Nếu có ngày mai anh trở gót,”
“quay về lãng đãng bến sông xa.”
(dẫn từ thơ Hoàng Cầm)
Lc 17: 5-10
Nhà thơ trở gót, sẽ quay về “lãng đãng bến sông xa”, mà thôi. Nhà Đạo trở lại tạ ơn Chúa, sẽ còn đi xa mãi chốn đạo thiêng, rất linh hồn! Trình thuật thánh Luca nay cũng ghi đôi điều về niềm tin yêu rất đáng kính.
Bàn về niềm tin nơi Chúa, nên cân nhắc xem việc nào tạo khác biệt, việc nào không. Có cân nhắc, mới đặt hết tâm tình để tin vào Ngài. Trong cuộc sống, nhiều lúc có người những muốn tạo khác biệt với người khác, đã quay về phía người mình không ưa/không thích mà nặng lời: hãy đi cho khuất mắt tôi, rồi muốn làm gì thì làm.
Ngày nay, muốn tỏ cho thấy mình có khác biệt, con người không còn giận dữ/cãi cọ như trước nữa, nhưng im lặng, mềm dẻo hơn. Trong đời mình, Hội thánh nay cũng đã đổi thay rất nhiều. Có những điều khi xưa gò bó người đi Đạo biết bao nhiêu, thì nay không còn gay gắt như trước nữa. Có những việc khi xưa bị cấm đoán, nay được phép thực hiện rất thả dàn. Có những điều tưởng chừng như không thể thiếu trong đời, nay trở thành thứ yếu, bớt nhiêu khê và cũng chẳng còn huý kỵ nữa. Nhiều người, nay vẫn chú tâm vào những chuyện độc đáo, khác biệt hoặc mới mẻ. Họ quan niệm: không đổi mới, thì đời người rồi ra cũng đáng chán.
Vậy thì, đâu là sự việc căn bản, ở đời người?
Nếu kể ra đây, sẽ thấy rất nhiều, như: ý-niệm Chúa hiện hữu, nay đã nhẹ nhõm, tích cực hơn với con người. Tích cực, là vì: ta nhận biết Chúa hoà mình với ta, và Ngài còn ban chính mình Ngài cho ta, dù ta chỉ là người con nhỏ bé, rất hèn mọn. Thêm nữa, ta trải nghiệm rõ rệt hơn, việc Chúa sống lại và ở giữa ta qua cuộc sống hiện tại, khắp mọi chốn. Rõ ràng là: xưa kia ta cứ tưởng tội lỗi của ta thực sự sờ-chạm vào Chúa, đụng đến Chúa rất khốn khổ. Nhưng, sự thực không phải thế. Vì, lỗi tội nào đến được Chúa, Đấng vô tì vết và chẳng nề hà.
Ngày nay, ta quan tâm nhiều hơn đến những người sống quanh ta, có nhu cầu nhiều hơn ta. Và nay, cũng có nhiều tiêu-chuẩn để ta sống thực, sống xứng đáng đặt ra với ta nhiều hơn trước. Và, ta cần biết tự tha thứ chính mình, hơn cứ mải lo việc Chúa thứ tha ta, khiến ta bối rối. Và ngày nay, ta đặt nặng trọng-tâm sự việc ở đời vào những chuyện tích-cực của cuộc sống hiện tại, hơn khi trước.
Điều cần thiết, cấp bách, là: ta có thể và cũng cần tin tưởng vào những chuyện như thế. Tin tưởng, là đảm bảo những gì căn bản trong đời người. Chuyện còn lại, là: chỉ nên mở rộng lòng với những chuyện liên quan đến đời sống tâm-linh, thần thánh và thứ rào cản cần lướt thắng, đó là: mất niềm tin và quyết đạt uy quyền, cho bằng được.
Mất niềm tin, là động thái nay ăn sâu vào chủ-nghĩa cá-thể bộc phát ở khắp nơi. Là, chủ nghĩa vị kỷ, chỉ biết mỗi mình mình, còn: mọi người chỉ là cỏ rác. Cá-thể chủ nghĩa, còn là: chỉ bận tâm lo sinh sống cho riêng mình, chẳng cần để tâm giùm giúp bất kỳ một ai, ngoài chính mình. Là, nhìn người khác bằng cặp mắt nghi-ngờ rằng họ sẽ làm khó, chống đối mình. Là, coi người khác lúc nào cũng bất mãn, càm ràm, kình chống đủ mọi chuyện, chỉ tin những người ưa thích mình, sống giống mình, mà thôi. Tóm lại, là: coi “mình” khác “nó”, chống lại “nó”.
Nguyên do dẫn đến động-thái mất tin tưởng, là do mình chọn cuộc sống khép kín, chỉ tin tưởng mỗi chính mình, thôi. Đó, là nguồn cội của mọi ý-thức-hệ rất khác biệt. Là, hành xử đố kỵ, cục-bộ. Nói cho cùng, thì: những người sống khép kín/vị kỷ, không còn tin tưởng một ai và chẳng ưa thích người nào, cả người khác chính-kiến, sắc tộc và lý lịch nữa. Không ưa ai, là bởi người khác hạy chất vấn họ. Và, cứ muốn đặt quyền-uy lên người họ. Đó, cũng là thái-độ lạ kỳ, xuất từ động-thái sống riêng-tư khép kín bên trong vỏ sò. Nó ngăn chặn sự tin tưởng người khác, không nghĩ rằng người khác cũng đã làm vì lợi ích chung.
Động-thái đố-kỵ này, còn thấy rõ ở môi-trường kinh-tế, thông-tin, giáo dục và cả đạo giáo nữa.
Môi trường kinh tế chỉ hoạt-động, nếu người người biết tin vào hệ-thống tiền-tệ và ngân hàng. Hệ thống tiền/hàng từng suy sụp vào những năm 2008/2009, đến độ cần có chính phủ nhúng tay vào, mới sống sót. Khi kinh-tế thế-giới được hồi-phục rồi, nó vẫn cần đến niềm-tin chân-chất, của mọi người. Bởi có tin-tưởng như thế, thì định-chế mới đảm bảo được “trò chơi” thị-trường tự-do có đầu-tư khởi sắc, rất tiếp-thị. Nếu không, tất cả chỉ là tranh-giành quyền-lực để có quyền (mà) hành người khác, thôi. Muốn thành công, mọi người phải tin vào luật chơi thật chân-phương, lương thiện mới được.
Vì mất tin tưởng, nên con người lại đi vào một cuộc chiến tôn-giáo dai dẳng, chẳng bao giờ kết thúc. Cuộc chiến này, đang có ngay trong lòng của đạo-giáo mà phần lớn đang phát-triển. Đây là vấn đề rất phức-tạp. Là, ưu tư của những người chỉ muốn kiểm-soát những gì lẽ đáng ra phải được tự-do về mặt tin tưởng nữa. Thế nên, nhiều người quyết chống lại hình thức của chủ nghĩa tóm chặt như thời đầu, khiến họ chưa sẵn sàng có động-thái tự-do phát-triển về mặt tôn-giáo, vì lợi ích của nhiều người. Nhiều nhóm/bè đạo-giáo, lại đã du-nhập chủ-nghĩa tân–giáo sĩ, qua đó có vị còn muốn có đủ mọi quyền-bính trong tay, nên đã chối-bỏ quyền đòi-hỏi tối-thiểu của giáo-dân. Cuối cùng, vấn đề thời đại hôm nay, là: đâu đâu cũng thấy mất đi đối-thoại thực-tình, cả trong đạo lẫn ngoài đời.
Vấn đề của thời hôm nay, không chỉ là: làm sao chuyển-đạt thông-tin tới mọi người, mà là vận-động để mọi người có thể kiểm-soát được truyền-thông, báo chí. Bởi truyền-thông, nay vẫn khoanh vùng những điều mà người thời nay gọi là “không-gian chung đụng”. Đó cũng là đấu-trường, trong đó sự tin-tưởng trở thành niềm khuynh-loát; và khuynh-loát trở-thành độc-tố mang đến cho lương-tâm con người các giá-trị khó kiểm-chứng. Kết cuộc, lại dẫn đến độc-tài trong cảm nhận và dẫn đến chiến-thắng của chủ-trương đại-trà, hoành tráng, như hí-trường danh-lợi cho công chúng. Và tương lai, chúng-dân lại sẽ tùy thuộc sự-kiện: ta tin-tưởng được bao nhiêu? Làm sao để ta vượt qua thái-độ sống ích-kỷ và ý chí muốn đạt quyền-lực. Bởi, tin-tưởng là lớp xi-măng làm nền, cho cuộc sống mỗi ngày.
Cuộc sống hàng ngày tự nó sẽ khó khăn. Nền-tảng lịch-sử cũng thế. Lịch-sử các thế-kỷ vừa qua, đã làm cho sự sống con người ra khỏi cảnh rẽ chia, khác biệt. Khác biệt về kinh-tế giữa người giàu/kẻ nghèo. Khác biệt, về văn-hóa/giáo-dục, người thì được học, kẻ vẫn mù chữ. Khác biệt, về an toàn/lành mạnh trong xã-hội. Khác biệt, cả trong sinh-hoạt của Hội thánh, tức: khác biệt giữa người chuyên chăm nhà thờ và người không đi. Và khác biệt cả về cấu-trúc, có lập-trường sống tập-trung trong gia-đình hoặc bị đẩy lùi khỏi xã-hội.
Nói cho cùng, khác biệt nào cũng dẫn con người về với cuộc sống nội-tâm hay chỉ sống bề ngoài, thôi. Sống sâu sắc hay chỉ hời-hợt, trống-rỗng. Sống, giùm giúp, đỡ đần hết mọi người hoặc chỉ biết mỗi chính mình, thôi. Thêm vào đó, cũng nên nhìn vào chính mình và tự hỏi xem mình có đặt nặng cuộc sống vào với niềm tin linh-đạo không? Có tạo khác biệt trên/dưới giữa giáo-sĩ và giáo-dân không? Có chê bai, kỳ thị nam/nữ, già/trẻ, ngôn ngữ và/hoặc màu da không?
Tóm lại, sống ở đời, thời này, là sống biết tự kiểm-điểm xem mình có đi quá đà, trong động-thái tỏ-bày sự khác biệt giữa mình và người cả về đạo lẫn đời, không? Và, sống cuộc sống đạo-hạnh hôm nay, là: sống và tự hỏi lòng mình xem có đặt bức tường ngăn-cách trong cuộc sống giữa mình và mọi người? Để rồi, có tương-quan êm-đẹp trong nhóm hội/đoàn-thể; trong xã-hội và giáo-hội mình đang sống? Có sống như thế, mới tìm ra được sự bình-an trong tâm hồn, vào mọi lúc, mà không cần bức bách, ưu-tư quá nhiều điều cho mình và cho mọi người, ở đời.
Trong cảm nhận một khẳng-định về niềm tin như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Nếu có ngày mai anh trở gót,
Quay về lãng đãng, bến sông xa.
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn tẻo một tiếng gà…”
(Hoàng Cầm – Nếu Anh Còn Trẻ)
Có phải vì anh còn trẻ nên mới thế? Trẻ hay không, nếu anh và tôi, ta cứ nghe lời thánh-sử bàn về niềm tin, hẳn sẽ không còn trở gót mà đi xa, ra khỏi Chúa. Nhưng, lại sẽ quay về để có anh có em, có mọi người cùng chung vui cuộc sống an-lành, hạnh-đạo. Ở khắp chốn.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Nếu có ngày mai anh trở gót,”
“quay về lãng đãng bến sông xa.”
(dẫn từ thơ Hoàng Cầm)
Lc 17: 5-10
Nhà thơ trở gót, sẽ quay về “lãng đãng bến sông xa”, mà thôi. Nhà Đạo trở lại tạ ơn Chúa, sẽ còn đi xa mãi chốn đạo thiêng, rất linh hồn! Trình thuật thánh Luca nay cũng ghi đôi điều về niềm tin yêu rất đáng kính.
Bàn về niềm tin nơi Chúa, nên cân nhắc xem việc nào tạo khác biệt, việc nào không. Có cân nhắc, mới đặt hết tâm tình để tin vào Ngài. Trong cuộc sống, nhiều lúc có người những muốn tạo khác biệt với người khác, đã quay về phía người mình không ưa/không thích mà nặng lời: hãy đi cho khuất mắt tôi, rồi muốn làm gì thì làm.
Ngày nay, muốn tỏ cho thấy mình có khác biệt, con người không còn giận dữ/cãi cọ như trước nữa, nhưng im lặng, mềm dẻo hơn. Trong đời mình, Hội thánh nay cũng đã đổi thay rất nhiều. Có những điều khi xưa gò bó người đi Đạo biết bao nhiêu, thì nay không còn gay gắt như trước nữa. Có những việc khi xưa bị cấm đoán, nay được phép thực hiện rất thả dàn. Có những điều tưởng chừng như không thể thiếu trong đời, nay trở thành thứ yếu, bớt nhiêu khê và cũng chẳng còn huý kỵ nữa. Nhiều người, nay vẫn chú tâm vào những chuyện độc đáo, khác biệt hoặc mới mẻ. Họ quan niệm: không đổi mới, thì đời người rồi ra cũng đáng chán.
Vậy thì, đâu là sự việc căn bản, ở đời người?
Nếu kể ra đây, sẽ thấy rất nhiều, như: ý-niệm Chúa hiện hữu, nay đã nhẹ nhõm, tích cực hơn với con người. Tích cực, là vì: ta nhận biết Chúa hoà mình với ta, và Ngài còn ban chính mình Ngài cho ta, dù ta chỉ là người con nhỏ bé, rất hèn mọn. Thêm nữa, ta trải nghiệm rõ rệt hơn, việc Chúa sống lại và ở giữa ta qua cuộc sống hiện tại, khắp mọi chốn. Rõ ràng là: xưa kia ta cứ tưởng tội lỗi của ta thực sự sờ-chạm vào Chúa, đụng đến Chúa rất khốn khổ. Nhưng, sự thực không phải thế. Vì, lỗi tội nào đến được Chúa, Đấng vô tì vết và chẳng nề hà.
Ngày nay, ta quan tâm nhiều hơn đến những người sống quanh ta, có nhu cầu nhiều hơn ta. Và nay, cũng có nhiều tiêu-chuẩn để ta sống thực, sống xứng đáng đặt ra với ta nhiều hơn trước. Và, ta cần biết tự tha thứ chính mình, hơn cứ mải lo việc Chúa thứ tha ta, khiến ta bối rối. Và ngày nay, ta đặt nặng trọng-tâm sự việc ở đời vào những chuyện tích-cực của cuộc sống hiện tại, hơn khi trước.
Điều cần thiết, cấp bách, là: ta có thể và cũng cần tin tưởng vào những chuyện như thế. Tin tưởng, là đảm bảo những gì căn bản trong đời người. Chuyện còn lại, là: chỉ nên mở rộng lòng với những chuyện liên quan đến đời sống tâm-linh, thần thánh và thứ rào cản cần lướt thắng, đó là: mất niềm tin và quyết đạt uy quyền, cho bằng được.
Mất niềm tin, là động thái nay ăn sâu vào chủ-nghĩa cá-thể bộc phát ở khắp nơi. Là, chủ nghĩa vị kỷ, chỉ biết mỗi mình mình, còn: mọi người chỉ là cỏ rác. Cá-thể chủ nghĩa, còn là: chỉ bận tâm lo sinh sống cho riêng mình, chẳng cần để tâm giùm giúp bất kỳ một ai, ngoài chính mình. Là, nhìn người khác bằng cặp mắt nghi-ngờ rằng họ sẽ làm khó, chống đối mình. Là, coi người khác lúc nào cũng bất mãn, càm ràm, kình chống đủ mọi chuyện, chỉ tin những người ưa thích mình, sống giống mình, mà thôi. Tóm lại, là: coi “mình” khác “nó”, chống lại “nó”.
Nguyên do dẫn đến động-thái mất tin tưởng, là do mình chọn cuộc sống khép kín, chỉ tin tưởng mỗi chính mình, thôi. Đó, là nguồn cội của mọi ý-thức-hệ rất khác biệt. Là, hành xử đố kỵ, cục-bộ. Nói cho cùng, thì: những người sống khép kín/vị kỷ, không còn tin tưởng một ai và chẳng ưa thích người nào, cả người khác chính-kiến, sắc tộc và lý lịch nữa. Không ưa ai, là bởi người khác hạy chất vấn họ. Và, cứ muốn đặt quyền-uy lên người họ. Đó, cũng là thái-độ lạ kỳ, xuất từ động-thái sống riêng-tư khép kín bên trong vỏ sò. Nó ngăn chặn sự tin tưởng người khác, không nghĩ rằng người khác cũng đã làm vì lợi ích chung.
Động-thái đố-kỵ này, còn thấy rõ ở môi-trường kinh-tế, thông-tin, giáo dục và cả đạo giáo nữa.
Môi trường kinh tế chỉ hoạt-động, nếu người người biết tin vào hệ-thống tiền-tệ và ngân hàng. Hệ thống tiền/hàng từng suy sụp vào những năm 2008/2009, đến độ cần có chính phủ nhúng tay vào, mới sống sót. Khi kinh-tế thế-giới được hồi-phục rồi, nó vẫn cần đến niềm-tin chân-chất, của mọi người. Bởi có tin-tưởng như thế, thì định-chế mới đảm bảo được “trò chơi” thị-trường tự-do có đầu-tư khởi sắc, rất tiếp-thị. Nếu không, tất cả chỉ là tranh-giành quyền-lực để có quyền (mà) hành người khác, thôi. Muốn thành công, mọi người phải tin vào luật chơi thật chân-phương, lương thiện mới được.
Vì mất tin tưởng, nên con người lại đi vào một cuộc chiến tôn-giáo dai dẳng, chẳng bao giờ kết thúc. Cuộc chiến này, đang có ngay trong lòng của đạo-giáo mà phần lớn đang phát-triển. Đây là vấn đề rất phức-tạp. Là, ưu tư của những người chỉ muốn kiểm-soát những gì lẽ đáng ra phải được tự-do về mặt tin tưởng nữa. Thế nên, nhiều người quyết chống lại hình thức của chủ nghĩa tóm chặt như thời đầu, khiến họ chưa sẵn sàng có động-thái tự-do phát-triển về mặt tôn-giáo, vì lợi ích của nhiều người. Nhiều nhóm/bè đạo-giáo, lại đã du-nhập chủ-nghĩa tân–giáo sĩ, qua đó có vị còn muốn có đủ mọi quyền-bính trong tay, nên đã chối-bỏ quyền đòi-hỏi tối-thiểu của giáo-dân. Cuối cùng, vấn đề thời đại hôm nay, là: đâu đâu cũng thấy mất đi đối-thoại thực-tình, cả trong đạo lẫn ngoài đời.
Vấn đề của thời hôm nay, không chỉ là: làm sao chuyển-đạt thông-tin tới mọi người, mà là vận-động để mọi người có thể kiểm-soát được truyền-thông, báo chí. Bởi truyền-thông, nay vẫn khoanh vùng những điều mà người thời nay gọi là “không-gian chung đụng”. Đó cũng là đấu-trường, trong đó sự tin-tưởng trở thành niềm khuynh-loát; và khuynh-loát trở-thành độc-tố mang đến cho lương-tâm con người các giá-trị khó kiểm-chứng. Kết cuộc, lại dẫn đến độc-tài trong cảm nhận và dẫn đến chiến-thắng của chủ-trương đại-trà, hoành tráng, như hí-trường danh-lợi cho công chúng. Và tương lai, chúng-dân lại sẽ tùy thuộc sự-kiện: ta tin-tưởng được bao nhiêu? Làm sao để ta vượt qua thái-độ sống ích-kỷ và ý chí muốn đạt quyền-lực. Bởi, tin-tưởng là lớp xi-măng làm nền, cho cuộc sống mỗi ngày.
Cuộc sống hàng ngày tự nó sẽ khó khăn. Nền-tảng lịch-sử cũng thế. Lịch-sử các thế-kỷ vừa qua, đã làm cho sự sống con người ra khỏi cảnh rẽ chia, khác biệt. Khác biệt về kinh-tế giữa người giàu/kẻ nghèo. Khác biệt, về văn-hóa/giáo-dục, người thì được học, kẻ vẫn mù chữ. Khác biệt, về an toàn/lành mạnh trong xã-hội. Khác biệt, cả trong sinh-hoạt của Hội thánh, tức: khác biệt giữa người chuyên chăm nhà thờ và người không đi. Và khác biệt cả về cấu-trúc, có lập-trường sống tập-trung trong gia-đình hoặc bị đẩy lùi khỏi xã-hội.
Nói cho cùng, khác biệt nào cũng dẫn con người về với cuộc sống nội-tâm hay chỉ sống bề ngoài, thôi. Sống sâu sắc hay chỉ hời-hợt, trống-rỗng. Sống, giùm giúp, đỡ đần hết mọi người hoặc chỉ biết mỗi chính mình, thôi. Thêm vào đó, cũng nên nhìn vào chính mình và tự hỏi xem mình có đặt nặng cuộc sống vào với niềm tin linh-đạo không? Có tạo khác biệt trên/dưới giữa giáo-sĩ và giáo-dân không? Có chê bai, kỳ thị nam/nữ, già/trẻ, ngôn ngữ và/hoặc màu da không?
Tóm lại, sống ở đời, thời này, là sống biết tự kiểm-điểm xem mình có đi quá đà, trong động-thái tỏ-bày sự khác biệt giữa mình và người cả về đạo lẫn đời, không? Và, sống cuộc sống đạo-hạnh hôm nay, là: sống và tự hỏi lòng mình xem có đặt bức tường ngăn-cách trong cuộc sống giữa mình và mọi người? Để rồi, có tương-quan êm-đẹp trong nhóm hội/đoàn-thể; trong xã-hội và giáo-hội mình đang sống? Có sống như thế, mới tìm ra được sự bình-an trong tâm hồn, vào mọi lúc, mà không cần bức bách, ưu-tư quá nhiều điều cho mình và cho mọi người, ở đời.
Trong cảm nhận một khẳng-định về niềm tin như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Nếu có ngày mai anh trở gót,
Quay về lãng đãng, bến sông xa.
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn tẻo một tiếng gà…”
(Hoàng Cầm – Nếu Anh Còn Trẻ)
Có phải vì anh còn trẻ nên mới thế? Trẻ hay không, nếu anh và tôi, ta cứ nghe lời thánh-sử bàn về niềm tin, hẳn sẽ không còn trở gót mà đi xa, ra khỏi Chúa. Nhưng, lại sẽ quay về để có anh có em, có mọi người cùng chung vui cuộc sống an-lành, hạnh-đạo. Ở khắp chốn.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tại Assisi : Các Kitô hữu phải trút bỏ tính thế tục
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:04 05/10/2013
Vatican Radio ngày 4/10/2013 - Các Kitô và Hội Thánh phải trút bỏ tính thế tục, ĐTC Phanxicô nói khi ngỏ lời với một số người nghèo ở Assisi nước Ý sáng hôm nay. Ngài đưa ra sứ điệp này trong cùng một căn phòng mà Thánh Phanxicô, khoảng 800 năm trước đây đã cởi bỏ y phục của mình và đặt dưới chân thân phụ giàu có của ngài, khi từ bỏ đời sống sang giàu và gia tài của mình để hiến thân cho Thiên Chúa trong một cuộc sống khó nghèo.
ĐTC nói rằng hôm nay là một dịp tốt để mời Hội Thánh cởi bỏ những gì là thế tục. Hội Thánh bao gồm tất cả mọi người đã được rửa tội, và tất cả đều phải theo Chúa Giêsu, là Đấng tự trút bỏ chính mình, chọn trở thành một người tôi tớ và chịu sỉ nhục trên đường Thập Giá của Người. “Nếu chúng ta muốn trở thành những Kitô hữu, thì chung ta cũng không có cách nào khác.”
Nếu không có Thánh Giá, không có Chúa Giêsu và không tự trút bỏ những gì thế tục, thì “chúng ta trở thành những Kitô hữu ở tiệm bánh ngọt.. . thích những gì ngọt ngào tốt đẹp, nhưng không phải là những Kitô hữu đích thực.”
Ngài nói, “Chúng ta cần phải trút [bỏ tính thế tục khỏi] Hội Thánh, chúng ta đang có nguy cơ rất trầm trọng. Chúng ta đang có nguy cơ sống theo thế tục.”
Ngài tiếp tục rằng các Kitô hữu không thể sống theo tinh thần của thế gian, là tinh thần dẫn đến hư danh, kiêu căng và tự đắc. Và những điều ấy đưa đến việc thờ ngẫu tượng, là tội nặng nhất.
Ngài nhấn mạnh: Hội Thánh không chỉ là hàng giáo sĩ, hàng giáo phẩm và các tu sĩ, “Hội Thánh là tất cả chúng ta và tất cả chúng ta phải trút bỏ tính thế tục này. Tính thế tục làm hại chúng ta. Thật quá buồn khi thấy một Kitô hữu bị tục hóa.”
Ngài cảnh cáo: “Chúa bảo chúng ta rằng chúng ta không thể làm tôi hai chủ: hoặc phục vụ tiền bạc hoặc phục vụ Thiên Chúa.... Chúng ta không thể bắt cá hai tay (lấy một tay xóa điều tay kia viết). Tin Mừng là Tin Mừng.”
Khi thừa nhận những người nghèo địa phương đang tụ tập quanh ngài, ĐTC nói: “Nhiều người trong anh chị em đang bị tước đoạt bởi cái thế giới dã man này, là thế giới không cung cấp việc làm, không giúp đỡ, không quan tâm dù các trẻ em bị chết đói..., không quan tâm dù nhiều gia đình không có gì để ăn hay không có tiền bạc để mua bánh mang về nhà.”
Khi đề cập đến hàng trăm người tị nạn đã chết trong một vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý hôm thứ năm, ĐTC thương khóc cho một số lớn những người đã chết vì cố gằng chạy trốn điều kiện cực kỳ khẩn trương ở đất nước của họ.
Ngài tiếp tục rằng thật là trớ trêu khi một Kitô hữu muốn đi theo con đường thế tục. “Tinh thế tục giết chết; nó giết người, nó tiêu diệt Hội Thánh.”
Sau đó ĐTC cầu xin Chúa ban cho các Kitô hữu can đảm để trút bỏ tinh thần thế tục, mà ngài gọi là “bệnh phong hủi, bệnh ung thư của xã hội và bệnh ung thư của Mặc Khải của Thiên Chúa và là kẻ thù của Chúa Giêsu.”
Ngài kết luận: “Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta mọi ân sủng cần thiết để tự trút bỏ chính mình.”
ĐTC nói rằng hôm nay là một dịp tốt để mời Hội Thánh cởi bỏ những gì là thế tục. Hội Thánh bao gồm tất cả mọi người đã được rửa tội, và tất cả đều phải theo Chúa Giêsu, là Đấng tự trút bỏ chính mình, chọn trở thành một người tôi tớ và chịu sỉ nhục trên đường Thập Giá của Người. “Nếu chúng ta muốn trở thành những Kitô hữu, thì chung ta cũng không có cách nào khác.”
Nếu không có Thánh Giá, không có Chúa Giêsu và không tự trút bỏ những gì thế tục, thì “chúng ta trở thành những Kitô hữu ở tiệm bánh ngọt.. . thích những gì ngọt ngào tốt đẹp, nhưng không phải là những Kitô hữu đích thực.”
Ngài nói, “Chúng ta cần phải trút [bỏ tính thế tục khỏi] Hội Thánh, chúng ta đang có nguy cơ rất trầm trọng. Chúng ta đang có nguy cơ sống theo thế tục.”
Ngài tiếp tục rằng các Kitô hữu không thể sống theo tinh thần của thế gian, là tinh thần dẫn đến hư danh, kiêu căng và tự đắc. Và những điều ấy đưa đến việc thờ ngẫu tượng, là tội nặng nhất.
Ngài nhấn mạnh: Hội Thánh không chỉ là hàng giáo sĩ, hàng giáo phẩm và các tu sĩ, “Hội Thánh là tất cả chúng ta và tất cả chúng ta phải trút bỏ tính thế tục này. Tính thế tục làm hại chúng ta. Thật quá buồn khi thấy một Kitô hữu bị tục hóa.”
Ngài cảnh cáo: “Chúa bảo chúng ta rằng chúng ta không thể làm tôi hai chủ: hoặc phục vụ tiền bạc hoặc phục vụ Thiên Chúa.... Chúng ta không thể bắt cá hai tay (lấy một tay xóa điều tay kia viết). Tin Mừng là Tin Mừng.”
Khi thừa nhận những người nghèo địa phương đang tụ tập quanh ngài, ĐTC nói: “Nhiều người trong anh chị em đang bị tước đoạt bởi cái thế giới dã man này, là thế giới không cung cấp việc làm, không giúp đỡ, không quan tâm dù các trẻ em bị chết đói..., không quan tâm dù nhiều gia đình không có gì để ăn hay không có tiền bạc để mua bánh mang về nhà.”
Khi đề cập đến hàng trăm người tị nạn đã chết trong một vụ đắm tàu ngoài khơi đảo Lampedusa của Ý hôm thứ năm, ĐTC thương khóc cho một số lớn những người đã chết vì cố gằng chạy trốn điều kiện cực kỳ khẩn trương ở đất nước của họ.
Ngài tiếp tục rằng thật là trớ trêu khi một Kitô hữu muốn đi theo con đường thế tục. “Tinh thế tục giết chết; nó giết người, nó tiêu diệt Hội Thánh.”
Sau đó ĐTC cầu xin Chúa ban cho các Kitô hữu can đảm để trút bỏ tinh thần thế tục, mà ngài gọi là “bệnh phong hủi, bệnh ung thư của xã hội và bệnh ung thư của Mặc Khải của Thiên Chúa và là kẻ thù của Chúa Giêsu.”
Ngài kết luận: “Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta mọi ân sủng cần thiết để tự trút bỏ chính mình.”
Đức Thánh Cha: Lắng nghe Lời Chúa và bước đi với Chúa chúng ta
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:46 05/10/2013
Vatican Radio – ngày 4/10/ 2013. Lắng Thiên Chúa, bước đi với Chúa và rao giảng Tin Mừng cho những người sống bên lề xã hội. Đó là sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các giáo sĩ, tu sĩ và các thành viên của hội đồng mục vụ của giáo phận Assisi, tụ họp trong nhà thờ San Rufino hôm thứ sáu.
Sau khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội đồng mục vụ trong việc điều hành một giáo phận, Đức Thánh Cha chia sẻ ba suy nghĩ dành cho thượng hội đồng giáo phận của họ sẽ được tổ chức trong một thời gian ngắn sắp đến.
Thứ nhất, ngài nói, tất cả các thành viên của Hội Thánh phải chăm chú lắng nghe Lời Thiên Chúa - linh mục, cha mẹ, giáo lý viên tất cả phải lắng nghe Thiên Chúa để họ có thể chia sẻ đức tin của họ cách hiệu quả hơn với người khác.
Thứ nhì là cộng đồng Hội Thánh phải bước đi cùng với Chúa ở giữa họ. Ngài nhấn mạnh rằng các linh mục phải thực sự hiện diện với giáo dân của mình để khuyến khích, nâng đỡ và chia sẻ cuộc hành trình với họ. Ngài nói: tha thứ và xin được tha thứ là một phần thiết yếu của cả đời sống gia đình lẫn cộng đồng.
Cuối cùng ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc truyền giáo, đem Tin Mừng đến cho những người sống lề xã hội. Ngài nói: Đừng sợ đi ra ngoài đến những nơi và những người đang sống trong các hoàn cảnh khó khăn hoặc cách xa đời sống tâm linh của Hội Thánh.
Vào cuối cuộc gặp gỡ tại San Rufino, ĐTC đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Clara, ở đó ngài im lặng cầu nguyện giây lát trước ngôi mộ bằng kính của vị thánh nữ được đặt trong hầm mộ. Sau đó, ngài gặp gỡ cộng đồng các nữ tu trong tu viện ở đó. Ngài nói về con người và niềm vui xuất phát từ một cuộc sống đặt trọng tâm vào Đức Kitô. Nói đùa với các nữ tu tụ họp trước mặt ngài, ĐTC nói rằng điều làm cho ngài buồn là thấy các chị không được vui vẻ, vì các chị bị bắt phải cười, hay quá nghiêm trang trong đời sống tâm linh của mình. Ngài nói đời sống tâm linh của các chị phải như sự thánh thiện của một người mẹ ban sự sống cho Hội Thánh. Ngài kết luận, mặc dù cuộc sống cộng đồng không phải lúc nào cũng dễ dàng, các chị phải cố gắng giải quyết vấn đề của mình với tình yêu, tình bằng hữu và niềm vui đến từ con tim.Ngài kết luận: “Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta mọi ân sủng cần thiết để tự trút bỏ chính mình.”
Sau khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội đồng mục vụ trong việc điều hành một giáo phận, Đức Thánh Cha chia sẻ ba suy nghĩ dành cho thượng hội đồng giáo phận của họ sẽ được tổ chức trong một thời gian ngắn sắp đến.
Thứ nhất, ngài nói, tất cả các thành viên của Hội Thánh phải chăm chú lắng nghe Lời Thiên Chúa - linh mục, cha mẹ, giáo lý viên tất cả phải lắng nghe Thiên Chúa để họ có thể chia sẻ đức tin của họ cách hiệu quả hơn với người khác.
Thứ nhì là cộng đồng Hội Thánh phải bước đi cùng với Chúa ở giữa họ. Ngài nhấn mạnh rằng các linh mục phải thực sự hiện diện với giáo dân của mình để khuyến khích, nâng đỡ và chia sẻ cuộc hành trình với họ. Ngài nói: tha thứ và xin được tha thứ là một phần thiết yếu của cả đời sống gia đình lẫn cộng đồng.
Cuối cùng ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc truyền giáo, đem Tin Mừng đến cho những người sống lề xã hội. Ngài nói: Đừng sợ đi ra ngoài đến những nơi và những người đang sống trong các hoàn cảnh khó khăn hoặc cách xa đời sống tâm linh của Hội Thánh.
Vào cuối cuộc gặp gỡ tại San Rufino, ĐTC đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Clara, ở đó ngài im lặng cầu nguyện giây lát trước ngôi mộ bằng kính của vị thánh nữ được đặt trong hầm mộ. Sau đó, ngài gặp gỡ cộng đồng các nữ tu trong tu viện ở đó. Ngài nói về con người và niềm vui xuất phát từ một cuộc sống đặt trọng tâm vào Đức Kitô. Nói đùa với các nữ tu tụ họp trước mặt ngài, ĐTC nói rằng điều làm cho ngài buồn là thấy các chị không được vui vẻ, vì các chị bị bắt phải cười, hay quá nghiêm trang trong đời sống tâm linh của mình. Ngài nói đời sống tâm linh của các chị phải như sự thánh thiện của một người mẹ ban sự sống cho Hội Thánh. Ngài kết luận, mặc dù cuộc sống cộng đồng không phải lúc nào cũng dễ dàng, các chị phải cố gắng giải quyết vấn đề của mình với tình yêu, tình bằng hữu và niềm vui đến từ con tim.Ngài kết luận: “Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta mọi ân sủng cần thiết để tự trút bỏ chính mình.”
ĐTC Phanxicô Trả Lời Giới Trẻ trong Chuyên Viếng Thăm Mục Vụ tại Assisi
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:15 05/10/2013
“Cha không có vàng hay bạc để tặng các con, nhưng cha có một điều giá trị hơn nhiều, là Tin Mừng của Chúa Giêsu. Các con hãy ra đi với lòng can đảm! Với Tin Mừng trong quả tim và trong tay mình, hãy làm chứng cho đức tin bằng cuộc sống của các con: hãy mang Đức Kitô vào trong nhà các con, hãy rao giảng Người giữa các bạn bè các con, hãy chào đón và phục vụ những người nghèo!”
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Phanxicô trong buổi gặp gỡ giới trẻ của Umbria tại Công Trường của Vương Cung Thánh Đường Santa Maria degli Angeli, Assisi hôm thứ sáu ngày 4 tháng 10, 2013.
* * *
NHỮNG CÂU HỎI CỦA GIỚI TRẺ ĐỆ TRÌNH Đức Thánh Cha
--------------------------------------
1. Gia Đình: Chiara và Nicola Volpi (Perugia - Città della Pieve)
Chúng con là những người trẻ đang sống trong một xã hội đặt trọng tâm vào cảm giác hạnh phúc, thú vui, nghĩ đến mình. Sống đời hôn nhân của các Kitô hữu trẻ thật phức tạp, sẵn sàng đón nhận sự sống là một thách thức và một lo sợ thường xuyên. Như một cặp vợ chồng trẻ, chúng con cảm nhận được niềm vui của cuộc sống hôn nhân, nhưng cũng trải qua những mệt mỏi và thách đố hàng ngày. Làm sao Hội Thánh có thể giúp chúng con, các mục tử của chúng con có thể giúp chúng con điều gì, và chúng con được mời gọi để đi những bước gì?
--------------------------------------
2. Việc Làm: Danilo Zampolini (Spoleto - Norcia) và David Girolami (Foligno)
Ngay cả Umbria trong cuộc khủng hoảng kinh tế chung của những năm gần đây đã đưa đến những tình cảnh khó khăn và nghèo đói. Tương lai không chắc chắn và đe dọa. Nguy cơ là mất thậm chí cả hy vọng cùng với sự an toàn kinh tế. Một Kitô hữu trẻ phải nhìn về tương lai như thế nào? Phải dấn thân vào con đường nào để xây dựng một xã hội xứng đáng với Thiên Chúa và xứng đáng với con người?
--------------------------------------
3. Ơn Gọi: Benedict Fattorini (Orvieto - Todi) và Chiaroli Maria (Terni - Narni - Amelia)
Phải làm gì trong cuộc sống? Phải xử dụng những tài năng mà Chúa đã ban cho con thế nào và ở đâu?
Đôi khi có bị thu hút bởi ý tưởng về thiên chức linh mục hay đời sống thánh hiến. Nhưng giờ dây chúng con thấy sợ hãi. Rồi sau đó, tự hỏi về một cam kết như thế này: “suốt đời”? Làm sao để nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa? ĐTC khuyên hững người muốn dâng hiến cuộc đời của mình để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân những gì?
--------------------------------------
4. Truyền Giáo: Luca Nassuato (Assisi - Nocera Umbra - Gualdo Tadino), Mirko Pierli (Città di Castello) và Petra Sannipoli (Gubbio)
Thật là tốt đẹp cho chúng con được ở đây với ĐTC và được nghe những lời của ĐTC khuyến khích và sưởi ấm tâm hồn chúng con. Năm Đức Tin, được kết thúc trong vòng vài tuần nữa, tái đề nghị với tất cả các tín hữu tính cấp bách của việc công bố Tin Mừng. Chúng con cũng muốn tham gia vào cuộc phiêu lưu thú vị này. Nhưng làm thế nào? Chúng con có thể đóng góp được những gì? Chúng con nên làm gì?
--------------------------------------
CÂU TRẢ LỜI CỦA Đức Thánh Cha
Các bạn trẻ của Umbria thân mến, chào các con!
Cảm ơn các con đã đến, cảm ơn các con vì lễ hội này! Thực sự, đây là một lễ hội! Và cảm ơn các con vì những câu hỏi của các con.
Cha rất vui vì câu hỏi thứ nhất đến từ một cặp vợ chồng trẻ. Một chứng từ đẹp! Hai người trẻ, đã chọn, đã quyết định, để bắt đầu một gia đình với niềm vui và lòng can đảm. Phải, đó là sự thật, cần phải có can đảm để bắt đầu một gia đình! Phải có can đảm! Và câu hỏi các con, cặp vợ chồng trẻ, cũng liên quan đến câu hỏi về ơn gọi. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là một ơn gọi đích thực, cũng như ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Hai người Kitô hữu kết hôn với nhau đã nhận ra trong chuyện tình của họ ơn gọi của Chúa, ơn gọi kết hợp hai người, nam và nữ, thành một thân xác, một đời sống. Và bí tích Hôn Phối bao bọc tình yêu này bằng ân sủng của Thiên Chúa, bắt nguồn từ Chính Thiên Chúa. Với hồng ân này, với sự chắc chắn của ơn gọi này, các con có thể bắt đầu cách an toàn, không sợ bất cứ điều gì, các con có thể cùng nhau đương đầu với tất cả mọi sự!
Chúng ta hãy nghĩ đến cha mẹ, ông bà của chúng ta hoặc ông các cụ cố của chúng ta: các ngài đã kết hôn trong những điều kiện khó khăn hơn nhiều so với chúng ta, một số trong thời chiến tranh, hoặc trong chiến tranh, một số là di dân, như cha mẹ của cha. Đâu là sức mạnh của các ngài? Các ngài đã tìm thấy sức mạnh trong niềm xác tín rằng Chúa ở cùng các ngài, rằng gia đình đã được Chúa chúc phúc trong Bí Tích Hôn Phối, và sứ vụ sinh sản cùng dạy dỗ con cái cũng được chúc phúc. Với những xác tín này các ngài đã vượt trên ngay cả những thử thách nghiêm trọng nhất. Đó là những xác tín đơn giản, nhưng thực tế, hình thành những cột trụ nâng đỡ tình yêu của các ngài. Cuộc sống của các ngài thật không dễ dàng, và đã có những vấn đề, nhiều vấn đề. Nhưng những xác tín đơn giản này đã giúp các ngài tiến về phía trước. Và các ngài đã cố gằng để tạo nên cho một gia đình tốt đẹp, để trao ban sự sống và để dưỡng dục con cái.
Các bạn thân mến, chúng ta muốn có nền tảng luân lý và tinh thần này để xây dựng tốt và vững chắc! Ngày nay, nền tảng này không còn được đảm bảo bởi các gia đình và truyền thống xã hội nữa. Thực ra, xã hội mà trong đó các con được sinh ra ưu đãi những quyền của cá nhân hơn những quyền của gia đình - những quyền cá nhân này - ưa thích những mối liên hệ chỉ tồn tại cho đến khi khó khăn xảy ra, và vì lý do này mà đôi khi người ta nói về mối liên hệ vợ chồng, gia đình và hôn nhân một cách quá phiến diện và giả trá. Chỉ cần xem một vài chương trình truyền hình là đủ để các con thấy những giá trị này! Bao nhiêu lần các linh mục - chính cha cũng đã đôi khi nghe được điều này – có lần cha nói với một cặp sắp sửa kết hôn: “Các con có biết rằng hôn nhân là việc suốt đời không?” “À, chúng con yêu nhau rất nhiều, nhưng... chúng con sẽ tiếp tục ở cùng nhau bao lâu còn tình yêu. Khi hết tình yêu, thì đường ai nấy đi.” Và tính ích kỷ: khi tôi không còn cảm thấy yêu thì tôi cắt đứt hôn nhân và tôi quên rằng đó là “một thân xác duy nhất” không thể phân chia. Và lập gia đình là điều nguy hiểm; điều nguy hiểm là tính ích kỷ đe dọa chúng ta, bởi vì nó nằm ở trong tất cả chúng ta, chúng ta có khả năng của một cá tính nhị phân: một cá tính nói: ”Tôi, tự do, tôi muốn điều này...”, và cá tính kia nói, “ôi, tôi, cho tôi, với tôi, đối với tôi...”. Ích kỷ luôn luôn, nó quay trở lại với mình và không thể mở lòng ra cho người khác. Khó khăn khác là nền văn hóa này là nền văn hóa của tạm bợ: có vẻ như không có gì là dứt khoát. Tất cả mọi sự chỉ là tạm thời. Như cha đã nói trước đây: Tốt, tình yêu, bao lâu nó còn tồn tại. Tốt, cha đã từng nghe một chủng sinh nói: “Con muốn trở thành một linh mục, nhưng chỉ mười năm thôi. Sau đó con phải nghĩ lại.” Và đó là nền văn hóa tạm bợ. Chúa Giêsu không cứu chúng ta cách tạm thời: Người cứu chúng ta cách dứt khoát!
Nhưng Chúa Thánh Thần luôn luôn gợi lên những giải pháp mới cho những nhu cầu khẩn cấp mới! Vì thế trong Hội Thánh đã có gấp bội những lớp học cho những cặp đính hôn, những khóa dự bị hôn nhân, những nhóm phu thê trẻ trong các giáo xứ, những phong trào gia đình... Đó là một sự phong phú bao la! Đó là những điểm tham chiếu cho tất cả mọi người: những người trẻ đang tìm kiếm, các cặp vợ chồng đang gặp khủng hoảng, những cha mẹ đang đau khổ vì con cái và ngược lại. Rồi còn có những hình thức đón nhận khác nhau: chăm nuôi, nhận con nuôi, nhà nuôi dưỡng đủ loại... Óc tưởng tượng – cho phép cha nói điều này – óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần thật là vô hạn, nhưng cũng rất thực tế! Sau đó, cha khuyên các con đừng sợ bước những bước dứt khoát: Đừng sợ chúng. Đã bao nhiêu lần cha nghe các bà mẹ nói với cha: “Nhưng, thưa cha, con có một đứa con trai 30 tuổi mà chưa lập gia đình, con không biết phải làm gì! Nó có một bạn gái xinh đẹp, nhưng nó không quyết định.” Nhưng, bà ơi, đừng kéo dãn thêm áo nữa! Đời là thế! Các con đừng sợ bước những bước dứt khoát, chẳng hạn như bước hôn nhân: hãy đào sâu tình yêu của các con, qua việc tôn trọng thời giờ và những cách diễn tả, cầu nguyện và chuẩn bị tốt, nhưng sau đó hãy tin tưởng rằng Chúa sẽ không bỏ các con một mình! Hãy mời Người vào trong nhà các con như một người trong gia đình, Người sẽ luôn luôn nâng đỡ các con.
Gia đình chính là ơn gọi mà Thiên Chúa đã viết trong bản tính của người nam và người nữ, nhưng có một ơn gọi bổ sung cho hôn nhân: ơn gọi sống đời độc thân và khiết tịnh vì Nước Trời. Đó là ơn gọi mà chính Chúa Giêsu đã sống. Làm sao để nhận ra nó? Làm sao để theo nó? Đó là câu hỏi thứ ba mà các con đã đặt ra. Nhưng một số trong các con có thể nghĩ, hoan hô (bravo) vị giám mục này! Chúng con hỏi những câu hỏi và ngài đã sẵn sàng trả lời tất cả, bằng văn bản! Cha đã nhận được những câu hỏi này một vài ngày trước đây. Vì thế mà cha biết. Và cha trả lời các con với hai yếu tố quan trọng về việc làm thế nào để nhận ra ơn gọi làm linh mục hay đời sống thánh hiến. Hãy cầu nguyện và bước đi trong Hội Thánh. Hai điều này đi cùng nhau, chúng gắn bó với nhau. Ở nguồn gốc của mọi ơn gọi sống đời thánh hiến luôn luôn là một kinh nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, một kinh nghiệm mà các con sẽ không bao giờ quên, tức là các con sẽ nhớ suốt đời! Và đó là kinh nghiệm mà Thánh Phanxicô đã có. Và điều này chúng ta không thể tính toán hay đặt chương trình trước. Thiên Chúa luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên! Chính Thiên Chúa là Đấng mời gọi, nhưng điều quan trọng là phải có một mối liên hệ hàng ngày với Ngài, lắng nghe Ngài trong thinh lặng trước Nhà Tạm và trong tận đáy lòng mình, trò truyện với Ngài, đến gần các Bí Tích. Có mối liên hệ gia đình này với Chúa giống như giữ cho cửa sổ của cuộc đời mình mở ra để Ngài làm cho chúng ta nghe thấy tiếng nói của Ngài, những gì Ngài muốn nơi chúng ta. Thật tốt đẹp khi nghe các con, nghe các linh mục tham dự, các nữ tu... Thật là tuyệt đẹp bởi vì mỗi câu chuyện đều độc đáo, nhưng tất cả đều khởi đầu từ một cuộc gặp gỡ, là cuộc gặp gỡ chiếu soi tận đáy lòng, chạm đến con tim và liên hệ đến toàn thể con người: tình cảm, trí tuệ, giác quan, tất cả mọi sự. Mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa không chỉ là một phần của chính mình, nhưng liên quan đến tất cả mọi sự. Đó là một tình yêu quá cao cả, quá đẹp, quá thật, đáng được tất cả và xứng đáng với sự tin tưởng của chúng ta. Và một điều cha muốn nói hết sức, đặc biệt là hôm nay: trinh tiết vì Nước Thiên Chúa không phải là “không” mà là “có”! Tất nhiên, điều ấy ngụ ý là từ bỏ một mối liên hệ hôn nhân và gia đình của mình, nhưng nền tảng là “xin vâng” như một đáp trả lời “có” của Đức Kitô dành cho chúng ta, và lời “có” này làm cho nó sinh hoa trái.
Nhưng tại đây, ở Assisi chúng ta không cần những lời nói! Có Thánh Phanxicô, có Thánh Clara ở đây, các con hãy thưa chuyện với các ngài! Đặc sủng của các ngài là tiếp tục trò truyện với nhiều người trẻ trên toàn thế giới: là những thanh niên thiếu nữ bỏ lại tất cả mọi sự để đi theo Chúa Giêsu trên con đường của Tin Mừng.
Đây, Tin Mừng. Cha muốn dùng từ “Tin Mừng” để trả lời hai câu hỏi khác mà các con đã đặt ra cho cha, câu hỏi thứ hai và thứ tư. Một câu hỏi liên quan đến việc dấn thân phục vụ xã hội, trong giai đoạn khủng hoảng này, là khủng hoảng đe dọa niềm hy vọng; và câu hỏi kia liên quan đến việc truyền giáo, việc đem sứ điệp của Chúa Giêsu đến cho tha nhân. Các con hỏi cha: chúng con có thể làm gì? Chúng con có thể đóng góp gì?
Ở đây, tại Assisi, gần Portiuncula, cha dường như nghe tiếng của Thánh Phanxicô nhắc lại cho chúng ta: “Tin Mừng, Tin Mừng!” Ngài cũng nói với cha, thực ra, trước hết cho cha: ĐTC Phanxicô, hãy là một tôi tớ của Tin Mừng! Nếu cha có vẻ không thể là một tôi tớ của Tin Mừng, cuộc đời của cha không có giá trị gì cả!
Nhưng Tin Mừng, các bạn thân mến, không chỉ về tôn giáo, mà còn về con người, toàn thể con người, về thế giới, xã hội và nền văn minh của nhân loại. Tin Mừng là sứ điệp cứu rỗi của Thiên Chúa cho nhân loại. Nhưng khi chúng ta nói “sứ điệp cứu rỗi,” đây không phải là một cách nói bóng gió, không phải chỉ là những ngôn từ hoặc lời nói trống rỗng như có rất nhiều ngày nay! Nhân loại thực sự cần được cứu rỗi! Chúng ta thấy điều này mỗi ngày khi lật qua báo chí, hoặc nghe tin tức trên các đài truyền hình, nhưng chúng ta cũng nhìn thấy điều này chung quanh chúng ta, trong những con người, những hoàn cảnh, và chúng ta nhìn thấy điều này trong chính mình chúng ta! Mỗi người chúng ta cần ơn cứu rỗi! Chúng ta không thể tự mình làm điều ấy! Chúng tôi cần ơn cứu rỗi! Cứu khỏi cái gì? Khỏi sự dữ. Sự dữ tác hành, nó làm công việc của nó. Nhưng sự dữ không phải là điều không thể thắng nổi và người Kitô hữu không rút lui khi phải đương đầu với sự dữ. Còn các con, những người trẻ, các con có muốn rút lui trước sự dữ, những bất công và những khó khăn hay không? Các con có muốn hay không? [Những người trẻ thưa: Không!] À, tốt. Như thế này! Bí mật của chúng ta là Thiên Chúa lớn hơn sự dữ: nhưng điều này là sự thật! Thiên Chúa lớn hơn sự dữ. Thiên Chúa là Tình Yêu vô hạn, lòng thương xót vô biên, và Tình Yêu đó đã chinh phục sự dữ tận gốc rễ của nó trong Cái Chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô. Đây là Tin Mừng, Tin Mừng: Tình Yêu Thiên Chúa đã chiến thắng! Đức Kitô đã chết trên Thánh Giá vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại. Với Người chúng ta có thể chống lại sự dữ và thắng nó mỗi ngày. Các con có tin điều ấy hay không? [Những người trẻ thưa: Có!] Nhưng lời thưa 'có' phải đi vào cuộc sống! Nếu tôi tin rằng Chúa Giêsu đã chiến thắng sự dữ và cứu tôi, tôi phải đi theo Chúa Giêsu, tôi phải đi trên con đường dẫn đến cùng Chúa Giêsu suốt đời tôi.
Như vậy, Tin Mừng, sứ điệp cứu độ này, có hai mục tiêu liên hệ với nhau: mục tiêu thứ nhất là khơi dậy đức tin, đó là rao giảng Tin Mừng, và mục tiêu thứ nhì là biến đổi thế gian theo kế hoạch của Thiên Chúa, đó là việc sinh động hóa xã hội của các Kitô hữu. Nhưng chúng không phải là hai mục tiêu riêng biệt, chúng là một sứ vụ duy nhất: đem Tin Mừng qua việc làm nhân chứng bằng cuộc sống có sức biến đổi thế gian của chúng ta! Đây là phương thế: đem Tin Mừng qua việc làm nhân chứng bằng đời sống của chúng ta.
Chúng ta hãy nhìn lên Thánh Phanxicô: Ngài đã làm tất cả những việc này, với sức mạnh của một Tin Mừng duy nhất. Thánh Phanxicô đã làm tăng trưởng đức tin, đã đổi mới Hội Thánh, và đồng thời đổi mới xã hội, đã làm cho nó thêm huynh đệ, nhưng luôn luôn với Tin Mừng, bằng việc làm nhân chứng. Các con có biết điều mà Thánh Phanxicô đã từng nói với anh em của Ngài không? “Hãy luôn luôn rao giảng Tin Mừng và nếu cần, cũng bằng lời nói.” Nhưng, làm thế nào? Các con có thể rao giảng Tin Mừng mà không cần lời nói không? Có thể! Bằng việc làm chứng! Làm chứng đi trước, lời nói đi theo sau! Nhưng làm nhân chứng!
Người trẻ Umbria: các con cũng hãy làm điều đó! Hôm nay, nhân danh Thánh Phanxicô, cha nói với các con, cha không có vàng hay bạc để tặng các con, nhưng cha có một điều giá trị hơn nhiều, là Tin Mừng của Chúa Giêsu. Các con hãy ra đi với lòng can đảm! Với Tin Mừng trong quả tim và trong tay của mình, hãy làm chứng cho đức tin bằng đời sống của các con: hãy mang Đức Kitô vào trong nhà các con, hãy rao giảng Người giữa các bạn bè các con, hãy chào đón và phục vụ những người nghèo. Những người trẻ, các con hãy đem đến cho Umbria một sứ điệp sự sống, bình an và hy vọng! Các con có thể làm điều ấy!
Đọc Kinh lạy Cha và Phép Lành
Và xin vui lòng, cha xin các con hãy cầu nguyện cho cha!
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của ĐTC Phanxicô trong buổi gặp gỡ giới trẻ của Umbria tại Công Trường của Vương Cung Thánh Đường Santa Maria degli Angeli, Assisi hôm thứ sáu ngày 4 tháng 10, 2013.
NHỮNG CÂU HỎI CỦA GIỚI TRẺ ĐỆ TRÌNH Đức Thánh Cha
--------------------------------------
1. Gia Đình: Chiara và Nicola Volpi (Perugia - Città della Pieve)
Chúng con là những người trẻ đang sống trong một xã hội đặt trọng tâm vào cảm giác hạnh phúc, thú vui, nghĩ đến mình. Sống đời hôn nhân của các Kitô hữu trẻ thật phức tạp, sẵn sàng đón nhận sự sống là một thách thức và một lo sợ thường xuyên. Như một cặp vợ chồng trẻ, chúng con cảm nhận được niềm vui của cuộc sống hôn nhân, nhưng cũng trải qua những mệt mỏi và thách đố hàng ngày. Làm sao Hội Thánh có thể giúp chúng con, các mục tử của chúng con có thể giúp chúng con điều gì, và chúng con được mời gọi để đi những bước gì?
2. Việc Làm: Danilo Zampolini (Spoleto - Norcia) và David Girolami (Foligno)
Ngay cả Umbria trong cuộc khủng hoảng kinh tế chung của những năm gần đây đã đưa đến những tình cảnh khó khăn và nghèo đói. Tương lai không chắc chắn và đe dọa. Nguy cơ là mất thậm chí cả hy vọng cùng với sự an toàn kinh tế. Một Kitô hữu trẻ phải nhìn về tương lai như thế nào? Phải dấn thân vào con đường nào để xây dựng một xã hội xứng đáng với Thiên Chúa và xứng đáng với con người?
3. Ơn Gọi: Benedict Fattorini (Orvieto - Todi) và Chiaroli Maria (Terni - Narni - Amelia)
Phải làm gì trong cuộc sống? Phải xử dụng những tài năng mà Chúa đã ban cho con thế nào và ở đâu?
Đôi khi có bị thu hút bởi ý tưởng về thiên chức linh mục hay đời sống thánh hiến. Nhưng giờ dây chúng con thấy sợ hãi. Rồi sau đó, tự hỏi về một cam kết như thế này: “suốt đời”? Làm sao để nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa? ĐTC khuyên hững người muốn dâng hiến cuộc đời của mình để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân những gì?
4. Truyền Giáo: Luca Nassuato (Assisi - Nocera Umbra - Gualdo Tadino), Mirko Pierli (Città di Castello) và Petra Sannipoli (Gubbio)
Thật là tốt đẹp cho chúng con được ở đây với ĐTC và được nghe những lời của ĐTC khuyến khích và sưởi ấm tâm hồn chúng con. Năm Đức Tin, được kết thúc trong vòng vài tuần nữa, tái đề nghị với tất cả các tín hữu tính cấp bách của việc công bố Tin Mừng. Chúng con cũng muốn tham gia vào cuộc phiêu lưu thú vị này. Nhưng làm thế nào? Chúng con có thể đóng góp được những gì? Chúng con nên làm gì?
CÂU TRẢ LỜI CỦA Đức Thánh Cha
Các bạn trẻ của Umbria thân mến, chào các con!
Cảm ơn các con đã đến, cảm ơn các con vì lễ hội này! Thực sự, đây là một lễ hội! Và cảm ơn các con vì những câu hỏi của các con.
Cha rất vui vì câu hỏi thứ nhất đến từ một cặp vợ chồng trẻ. Một chứng từ đẹp! Hai người trẻ, đã chọn, đã quyết định, để bắt đầu một gia đình với niềm vui và lòng can đảm. Phải, đó là sự thật, cần phải có can đảm để bắt đầu một gia đình! Phải có can đảm! Và câu hỏi các con, cặp vợ chồng trẻ, cũng liên quan đến câu hỏi về ơn gọi. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là một ơn gọi đích thực, cũng như ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Hai người Kitô hữu kết hôn với nhau đã nhận ra trong chuyện tình của họ ơn gọi của Chúa, ơn gọi kết hợp hai người, nam và nữ, thành một thân xác, một đời sống. Và bí tích Hôn Phối bao bọc tình yêu này bằng ân sủng của Thiên Chúa, bắt nguồn từ Chính Thiên Chúa. Với hồng ân này, với sự chắc chắn của ơn gọi này, các con có thể bắt đầu cách an toàn, không sợ bất cứ điều gì, các con có thể cùng nhau đương đầu với tất cả mọi sự!
Chúng ta hãy nghĩ đến cha mẹ, ông bà của chúng ta hoặc ông các cụ cố của chúng ta: các ngài đã kết hôn trong những điều kiện khó khăn hơn nhiều so với chúng ta, một số trong thời chiến tranh, hoặc trong chiến tranh, một số là di dân, như cha mẹ của cha. Đâu là sức mạnh của các ngài? Các ngài đã tìm thấy sức mạnh trong niềm xác tín rằng Chúa ở cùng các ngài, rằng gia đình đã được Chúa chúc phúc trong Bí Tích Hôn Phối, và sứ vụ sinh sản cùng dạy dỗ con cái cũng được chúc phúc. Với những xác tín này các ngài đã vượt trên ngay cả những thử thách nghiêm trọng nhất. Đó là những xác tín đơn giản, nhưng thực tế, hình thành những cột trụ nâng đỡ tình yêu của các ngài. Cuộc sống của các ngài thật không dễ dàng, và đã có những vấn đề, nhiều vấn đề. Nhưng những xác tín đơn giản này đã giúp các ngài tiến về phía trước. Và các ngài đã cố gằng để tạo nên cho một gia đình tốt đẹp, để trao ban sự sống và để dưỡng dục con cái.
Các bạn thân mến, chúng ta muốn có nền tảng luân lý và tinh thần này để xây dựng tốt và vững chắc! Ngày nay, nền tảng này không còn được đảm bảo bởi các gia đình và truyền thống xã hội nữa. Thực ra, xã hội mà trong đó các con được sinh ra ưu đãi những quyền của cá nhân hơn những quyền của gia đình - những quyền cá nhân này - ưa thích những mối liên hệ chỉ tồn tại cho đến khi khó khăn xảy ra, và vì lý do này mà đôi khi người ta nói về mối liên hệ vợ chồng, gia đình và hôn nhân một cách quá phiến diện và giả trá. Chỉ cần xem một vài chương trình truyền hình là đủ để các con thấy những giá trị này! Bao nhiêu lần các linh mục - chính cha cũng đã đôi khi nghe được điều này – có lần cha nói với một cặp sắp sửa kết hôn: “Các con có biết rằng hôn nhân là việc suốt đời không?” “À, chúng con yêu nhau rất nhiều, nhưng... chúng con sẽ tiếp tục ở cùng nhau bao lâu còn tình yêu. Khi hết tình yêu, thì đường ai nấy đi.” Và tính ích kỷ: khi tôi không còn cảm thấy yêu thì tôi cắt đứt hôn nhân và tôi quên rằng đó là “một thân xác duy nhất” không thể phân chia. Và lập gia đình là điều nguy hiểm; điều nguy hiểm là tính ích kỷ đe dọa chúng ta, bởi vì nó nằm ở trong tất cả chúng ta, chúng ta có khả năng của một cá tính nhị phân: một cá tính nói: ”Tôi, tự do, tôi muốn điều này...”, và cá tính kia nói, “ôi, tôi, cho tôi, với tôi, đối với tôi...”. Ích kỷ luôn luôn, nó quay trở lại với mình và không thể mở lòng ra cho người khác. Khó khăn khác là nền văn hóa này là nền văn hóa của tạm bợ: có vẻ như không có gì là dứt khoát. Tất cả mọi sự chỉ là tạm thời. Như cha đã nói trước đây: Tốt, tình yêu, bao lâu nó còn tồn tại. Tốt, cha đã từng nghe một chủng sinh nói: “Con muốn trở thành một linh mục, nhưng chỉ mười năm thôi. Sau đó con phải nghĩ lại.” Và đó là nền văn hóa tạm bợ. Chúa Giêsu không cứu chúng ta cách tạm thời: Người cứu chúng ta cách dứt khoát!
Nhưng Chúa Thánh Thần luôn luôn gợi lên những giải pháp mới cho những nhu cầu khẩn cấp mới! Vì thế trong Hội Thánh đã có gấp bội những lớp học cho những cặp đính hôn, những khóa dự bị hôn nhân, những nhóm phu thê trẻ trong các giáo xứ, những phong trào gia đình... Đó là một sự phong phú bao la! Đó là những điểm tham chiếu cho tất cả mọi người: những người trẻ đang tìm kiếm, các cặp vợ chồng đang gặp khủng hoảng, những cha mẹ đang đau khổ vì con cái và ngược lại. Rồi còn có những hình thức đón nhận khác nhau: chăm nuôi, nhận con nuôi, nhà nuôi dưỡng đủ loại... Óc tưởng tượng – cho phép cha nói điều này – óc tưởng tượng của Chúa Thánh Thần thật là vô hạn, nhưng cũng rất thực tế! Sau đó, cha khuyên các con đừng sợ bước những bước dứt khoát: Đừng sợ chúng. Đã bao nhiêu lần cha nghe các bà mẹ nói với cha: “Nhưng, thưa cha, con có một đứa con trai 30 tuổi mà chưa lập gia đình, con không biết phải làm gì! Nó có một bạn gái xinh đẹp, nhưng nó không quyết định.” Nhưng, bà ơi, đừng kéo dãn thêm áo nữa! Đời là thế! Các con đừng sợ bước những bước dứt khoát, chẳng hạn như bước hôn nhân: hãy đào sâu tình yêu của các con, qua việc tôn trọng thời giờ và những cách diễn tả, cầu nguyện và chuẩn bị tốt, nhưng sau đó hãy tin tưởng rằng Chúa sẽ không bỏ các con một mình! Hãy mời Người vào trong nhà các con như một người trong gia đình, Người sẽ luôn luôn nâng đỡ các con.
Gia đình chính là ơn gọi mà Thiên Chúa đã viết trong bản tính của người nam và người nữ, nhưng có một ơn gọi bổ sung cho hôn nhân: ơn gọi sống đời độc thân và khiết tịnh vì Nước Trời. Đó là ơn gọi mà chính Chúa Giêsu đã sống. Làm sao để nhận ra nó? Làm sao để theo nó? Đó là câu hỏi thứ ba mà các con đã đặt ra. Nhưng một số trong các con có thể nghĩ, hoan hô (bravo) vị giám mục này! Chúng con hỏi những câu hỏi và ngài đã sẵn sàng trả lời tất cả, bằng văn bản! Cha đã nhận được những câu hỏi này một vài ngày trước đây. Vì thế mà cha biết. Và cha trả lời các con với hai yếu tố quan trọng về việc làm thế nào để nhận ra ơn gọi làm linh mục hay đời sống thánh hiến. Hãy cầu nguyện và bước đi trong Hội Thánh. Hai điều này đi cùng nhau, chúng gắn bó với nhau. Ở nguồn gốc của mọi ơn gọi sống đời thánh hiến luôn luôn là một kinh nghiệm mạnh mẽ về Thiên Chúa, một kinh nghiệm mà các con sẽ không bao giờ quên, tức là các con sẽ nhớ suốt đời! Và đó là kinh nghiệm mà Thánh Phanxicô đã có. Và điều này chúng ta không thể tính toán hay đặt chương trình trước. Thiên Chúa luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên! Chính Thiên Chúa là Đấng mời gọi, nhưng điều quan trọng là phải có một mối liên hệ hàng ngày với Ngài, lắng nghe Ngài trong thinh lặng trước Nhà Tạm và trong tận đáy lòng mình, trò truyện với Ngài, đến gần các Bí Tích. Có mối liên hệ gia đình này với Chúa giống như giữ cho cửa sổ của cuộc đời mình mở ra để Ngài làm cho chúng ta nghe thấy tiếng nói của Ngài, những gì Ngài muốn nơi chúng ta. Thật tốt đẹp khi nghe các con, nghe các linh mục tham dự, các nữ tu... Thật là tuyệt đẹp bởi vì mỗi câu chuyện đều độc đáo, nhưng tất cả đều khởi đầu từ một cuộc gặp gỡ, là cuộc gặp gỡ chiếu soi tận đáy lòng, chạm đến con tim và liên hệ đến toàn thể con người: tình cảm, trí tuệ, giác quan, tất cả mọi sự. Mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa không chỉ là một phần của chính mình, nhưng liên quan đến tất cả mọi sự. Đó là một tình yêu quá cao cả, quá đẹp, quá thật, đáng được tất cả và xứng đáng với sự tin tưởng của chúng ta. Và một điều cha muốn nói hết sức, đặc biệt là hôm nay: trinh tiết vì Nước Thiên Chúa không phải là “không” mà là “có”! Tất nhiên, điều ấy ngụ ý là từ bỏ một mối liên hệ hôn nhân và gia đình của mình, nhưng nền tảng là “xin vâng” như một đáp trả lời “có” của Đức Kitô dành cho chúng ta, và lời “có” này làm cho nó sinh hoa trái.
Nhưng tại đây, ở Assisi chúng ta không cần những lời nói! Có Thánh Phanxicô, có Thánh Clara ở đây, các con hãy thưa chuyện với các ngài! Đặc sủng của các ngài là tiếp tục trò truyện với nhiều người trẻ trên toàn thế giới: là những thanh niên thiếu nữ bỏ lại tất cả mọi sự để đi theo Chúa Giêsu trên con đường của Tin Mừng.
Đây, Tin Mừng. Cha muốn dùng từ “Tin Mừng” để trả lời hai câu hỏi khác mà các con đã đặt ra cho cha, câu hỏi thứ hai và thứ tư. Một câu hỏi liên quan đến việc dấn thân phục vụ xã hội, trong giai đoạn khủng hoảng này, là khủng hoảng đe dọa niềm hy vọng; và câu hỏi kia liên quan đến việc truyền giáo, việc đem sứ điệp của Chúa Giêsu đến cho tha nhân. Các con hỏi cha: chúng con có thể làm gì? Chúng con có thể đóng góp gì?
Ở đây, tại Assisi, gần Portiuncula, cha dường như nghe tiếng của Thánh Phanxicô nhắc lại cho chúng ta: “Tin Mừng, Tin Mừng!” Ngài cũng nói với cha, thực ra, trước hết cho cha: ĐTC Phanxicô, hãy là một tôi tớ của Tin Mừng! Nếu cha có vẻ không thể là một tôi tớ của Tin Mừng, cuộc đời của cha không có giá trị gì cả!
Nhưng Tin Mừng, các bạn thân mến, không chỉ về tôn giáo, mà còn về con người, toàn thể con người, về thế giới, xã hội và nền văn minh của nhân loại. Tin Mừng là sứ điệp cứu rỗi của Thiên Chúa cho nhân loại. Nhưng khi chúng ta nói “sứ điệp cứu rỗi,” đây không phải là một cách nói bóng gió, không phải chỉ là những ngôn từ hoặc lời nói trống rỗng như có rất nhiều ngày nay! Nhân loại thực sự cần được cứu rỗi! Chúng ta thấy điều này mỗi ngày khi lật qua báo chí, hoặc nghe tin tức trên các đài truyền hình, nhưng chúng ta cũng nhìn thấy điều này chung quanh chúng ta, trong những con người, những hoàn cảnh, và chúng ta nhìn thấy điều này trong chính mình chúng ta! Mỗi người chúng ta cần ơn cứu rỗi! Chúng ta không thể tự mình làm điều ấy! Chúng tôi cần ơn cứu rỗi! Cứu khỏi cái gì? Khỏi sự dữ. Sự dữ tác hành, nó làm công việc của nó. Nhưng sự dữ không phải là điều không thể thắng nổi và người Kitô hữu không rút lui khi phải đương đầu với sự dữ. Còn các con, những người trẻ, các con có muốn rút lui trước sự dữ, những bất công và những khó khăn hay không? Các con có muốn hay không? [Những người trẻ thưa: Không!] À, tốt. Như thế này! Bí mật của chúng ta là Thiên Chúa lớn hơn sự dữ: nhưng điều này là sự thật! Thiên Chúa lớn hơn sự dữ. Thiên Chúa là Tình Yêu vô hạn, lòng thương xót vô biên, và Tình Yêu đó đã chinh phục sự dữ tận gốc rễ của nó trong Cái Chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô. Đây là Tin Mừng, Tin Mừng: Tình Yêu Thiên Chúa đã chiến thắng! Đức Kitô đã chết trên Thánh Giá vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại. Với Người chúng ta có thể chống lại sự dữ và thắng nó mỗi ngày. Các con có tin điều ấy hay không? [Những người trẻ thưa: Có!] Nhưng lời thưa 'có' phải đi vào cuộc sống! Nếu tôi tin rằng Chúa Giêsu đã chiến thắng sự dữ và cứu tôi, tôi phải đi theo Chúa Giêsu, tôi phải đi trên con đường dẫn đến cùng Chúa Giêsu suốt đời tôi.
Như vậy, Tin Mừng, sứ điệp cứu độ này, có hai mục tiêu liên hệ với nhau: mục tiêu thứ nhất là khơi dậy đức tin, đó là rao giảng Tin Mừng, và mục tiêu thứ nhì là biến đổi thế gian theo kế hoạch của Thiên Chúa, đó là việc sinh động hóa xã hội của các Kitô hữu. Nhưng chúng không phải là hai mục tiêu riêng biệt, chúng là một sứ vụ duy nhất: đem Tin Mừng qua việc làm nhân chứng bằng cuộc sống có sức biến đổi thế gian của chúng ta! Đây là phương thế: đem Tin Mừng qua việc làm nhân chứng bằng đời sống của chúng ta.
Chúng ta hãy nhìn lên Thánh Phanxicô: Ngài đã làm tất cả những việc này, với sức mạnh của một Tin Mừng duy nhất. Thánh Phanxicô đã làm tăng trưởng đức tin, đã đổi mới Hội Thánh, và đồng thời đổi mới xã hội, đã làm cho nó thêm huynh đệ, nhưng luôn luôn với Tin Mừng, bằng việc làm nhân chứng. Các con có biết điều mà Thánh Phanxicô đã từng nói với anh em của Ngài không? “Hãy luôn luôn rao giảng Tin Mừng và nếu cần, cũng bằng lời nói.” Nhưng, làm thế nào? Các con có thể rao giảng Tin Mừng mà không cần lời nói không? Có thể! Bằng việc làm chứng! Làm chứng đi trước, lời nói đi theo sau! Nhưng làm nhân chứng!
Người trẻ Umbria: các con cũng hãy làm điều đó! Hôm nay, nhân danh Thánh Phanxicô, cha nói với các con, cha không có vàng hay bạc để tặng các con, nhưng cha có một điều giá trị hơn nhiều, là Tin Mừng của Chúa Giêsu. Các con hãy ra đi với lòng can đảm! Với Tin Mừng trong quả tim và trong tay của mình, hãy làm chứng cho đức tin bằng đời sống của các con: hãy mang Đức Kitô vào trong nhà các con, hãy rao giảng Người giữa các bạn bè các con, hãy chào đón và phục vụ những người nghèo. Những người trẻ, các con hãy đem đến cho Umbria một sứ điệp sự sống, bình an và hy vọng! Các con có thể làm điều ấy!
Đọc Kinh lạy Cha và Phép Lành
Và xin vui lòng, cha xin các con hãy cầu nguyện cho cha!
http://giaoly.org/vn/
Một tuần bận rộn tại Vatican
Vũ Văn An
00:17 05/10/2013
Nhà báo Công Giáo John Thavis gọi tuần lễ vừa rồi là tuần lễ “bận rộn” tại Vatican: định ngày phong thánh cho hai vị giáo hoàng, cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng gây nhiều ngạc nhiên, cuộc họp của 8 vị Hồng Y cố vấn và sau cùng là cuộc viếng thăm nơi sinh của vị thánh được đức đương kim giáo hoàng chọn làm tên.
Sốt dẻo nhất
Nhà báo John Allen còn đi xa hơn khi cho rằng tuần vừa qua là tuần “có nhiều tin ức sốt dẻo (breaking)” hơn cả trong suốt 20 năm ông tường trình về Vatican, ngoại trừ 2 cơ mật viện bầu giáo hoàng: hội đồng Hồng Y, cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng; đi thăm Assisi; nhà huyền nhiệm.
Như mọi người đều đã biết, hôm thứ Hai, Đức Phanxicô chủ tọa cơ mật viện Hồng Y để định ngày 27 tháng Tư, nhằm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, làm ngày phong thánh cho hai đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Lễ phong thánh cho hai vị giáo hoàng này sẽ đem tới Rôma lượng khách hành hương đông đảo không thua đám tang Đức Gioan Phaolô II năm 2005.
Cũng trong cùng cơ mật viện trên, Đức Phanxicô thăm dò các Hồng Y về ý niệm thiết lập các tòa án quốc gia và miền trên khắp thế giới để giải quyết các vụ lạm dụng tình dục. Đây là ý niệm đã được lưu hành lâu nay, phản ảnh tình thế nhiều giáo phận, nhất là các giáo phận tại các nước đang mở mang, không đủ tài nguyên hay chuyên môn để giải quyết hữu hiệu các vụ việc này. Đây là hành vi cụ thể đầu tiên của Đức Phanxicô trong việc cải tổ trận tuyến chống lạm dụng tình dục.
Cũng vào hôm thứ Hai, Đức Phanxicô ban hành tự sắc chính thức thiết lập tân hội đồng Hồng Y làm cơ quan cố vấn thường trực của ngài và dành quyền được thêm các thành viên cho hội đồng. Đây quả là phương cách để Đức Phanxicô làm nổi bật tầm quan trọng của nhóm vốn được gọi là G8 này.
Qua thứ Ba, lại có cuộc phỏng vấn làm rúng động các sạp báo. Cuộc phỏng vấn lần này do nhà báo Ý thiên tả, vô tín ngưỡng là Eugenio Scalfari thực hiện. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô cực lực kết án các vây bủa kiểu “triều đình vua chúa” tại Vatican, coi chúng như “phong cùi”, nhìn nhận rằng việc ham quyền trần đời vẫn còn mạnh mẽ, nhiều giáo sĩ vẫn còn “qui Vatican”; ngài coi cải đạo là “vô nghĩa một cách long trọng” và hứa sẽ làm mọi cách để thay đổi hệ thống này.
Cũng vào hôm thứ Ba, Ngân Hàng Vatican, chính thức gọi là Viện Các Công Trình Tôn Giáo, công bố phúc trình hàng năm lần đầu tiên trong 125 năm lịch sử để được kiểm nhận bởi một thanh lý viên độc lập, một hành vi rõ ràng nhằm phóng chiếu một bầu khí trong sáng mới. Tin sốt dẻo vào hôm đó cũng cho thấy ngân hàng này đã đóng cửa khoảng 900 trương mục, trong đó, có các trương mục của các tòa đại sứ ngoại quốc, vì thiếu văn bản tài liệu hay vì chuyển ngân mờ ám.
Vẫn trong ngày thứ Ba, cuộc họp được nhiều người mong chờ của G8 bắt đầu khai mạc, kéo dài qua chiều ngày thứ Năm. Đức Phanxicô tham dự hầu như mọi phiên họp. Các phiên họp này khởi đầu diễn ra tại Tông Dinh, nhưng sau đó, được rời tới Casa Santa Marta.
Qua thứ Tư, phát ngôn viên Vatican, Cha Lombardi, cho các phóng viên hay G8 đã xem sét mối liên hệ giữa các bộ của Vatican với Đức Giáo Hoàng, vai trò của Quốc Vụ Khanh, và việc cải tổ Thượng Hội Đồng Giám Mục, cũng như các vấn đề mục vụ như việc chăm sóc các cặp vợ chồng. Ngài cho hay các Hồng Y cũng cân nhắc viễn kiến về Giáo Hội từng được Vatican II phát biểu.
Hôm thứ Năm, Đức Phanxicô ban triều kiến cho các tham dự viên hội nghị kỷ niệm 50 năm ngày ban hành thông điệp Pacem in Terris của Đức Gioan XXIII, công khai đặt câu hỏi liệu các hạn từ “công lý” và “liên đới” có “ở trong tự điển của ta” hay “tất cả chúng ta có làm việc để chúng trở thành thực tại” hay không. Đức Phanxicô cũng nhân dịp này bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân đắm tầu tại Lampedusa, điểm đổ bộ tại nam Địa Trung Hải của những người di dân khốn khổ, nơi ngài từng tới viếng thăm ngày 8 tháng Bẩy.
Cũng hôm thứ Năm, báo chí Ý cho công bố cuộc điều tra của nhà cầm quyền Ý về Đức Ông Nunzio Scarano, cựu kế toán viên của Vatican, bị bắt hồi tháng Sáu vì bị tố cáo can dự vào việc nhập lậu 26 triệu Mỹ Kim tiền mặt vào Ý dưới sự cậy nhờ của một gia đình tài phiệt hàng hải. Scarano trước đó vốn làm việc tại sở Quản Trị Di Sản Của Tòa Thánh (APSA), một cơ quan quản trị tài sản và đầu tư vật chất của Vatican. Có tường trình cho rằng ngài nói với các điều tra viên rằng các viên chức APSA thường nhận quà cáp của các ngân hàng muốn giao dịch với Vatican như đi du lịch trên tầu, ngụ tại khách sạn 5 sao, cả đấm bóp nữa.
Scarano cho rằng APSA hành xử như một “ngân hàng song hành”, cho phép các yếu nhân ký thác tiền trong trương mục của mình và còn hứa sẽ qua mặt cả ngân hàng Vatican nữa. Ngài cũng cho biết các thủ tục đấu thầu để sửa chữa các tài sản của APSA đều bị lừa lọc, trong đó, các viên chức chia nhau lợi nhuận do tiền đút lót.
Cũng trong ngày thứ Năm, Cha Lombardi có buổi thuyết trình về G8. Trong số các điểm được nêu ra, ngài cho hay các vị Hồng Y và Đức Giáo Hoàng không chỉ đưa ra các sửa đổi chiếu lệ đối với tông hiến Pastor Bonus, tức tông hiến của Đức Gioan Phaolô II về Giáo Triều, mà là các thay đổi quan trọng trong một văn kiện hoàn toàn mới. Cha cho rằng các thay đổi này sẽ đi theo hướng nhấn mạnh tới vai trò của Vatican như để “phục vụ các Giáo Hội địa phương”, chứ không phải “trung ương tập quyền”. Ngài cũng bảo: các Hồng Y dành nhiều quan tâm cho giáo dân, trong đó có vai trò của họ bên trong Vatican. Trả lời câu hỏi của một phóng viên, cha cho hay: vấn đề lạm dụng tình dục không được nêu lên trong phiên họp của G8.
Tối thứ Năm, khoảng 8 giờ, giờ Rôma, Cha Lombardi phát hành một thông cáo qua đường điện thư (email) cho biết: phiên họp tới của G8 sẽ diễn ra trong các ngày 3-5 tháng Mười Hai và một phiên khác vào đầu tháng Hai. Trước đó, ngài cho hay các Hồng Y vẫn tiếp tục làm việc giữa các phiên họp này để thâu lượm dữ liệu, đánh giá các ý niệm và trình các gợi ý lên Đức Giáo Hoàng.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, Đức Phanxicô đi Assisi, một chuyến đi vừa để hành hương vừa để nói lên viễn kiến của ngài về Giáo Hội. Điều đáng lưu ý: hai điểm dừng chân đầu tiên là để gặp người bệnh và người nghèo. Với người bệnh, ngài bỏ bản văn soạn sẵn để nói về việc người Kitô hữu phải lắng nghe người thương tật. Sau đó, ngài chỉ trích điều ngài gọi là “Kitô Giáo Chạp Phô” (pastry shop Christianity), nhấn mạnh rằng không có Thánh Giá không có Kitô Giáo. Ngài cũng nhắm vào giới truyền thông, cho rằng báo chí “đầy chuyện tưởng tượng” về chuyến đi của ngài vì cho rằng ngài tới đây để “lột trần” Giáo Hội, khỏi các tước hiệu vênh vang, bán tống bán táng mọi tài sản... Ngài bảo: quan tâm thực sự của ngài là kêu gọi Giáo Hội “lột bỏ” cơn bệnh “ung thư trần thế” của mình. Trong Thánh Lễ, ngài nhấn mạnh rằng hòa bình theo Thánh Phanxicô không phải là “đường hóa học” hay “một loại hoà hợp đa thần với các sức mạnh của vũ trụ”, mà là hòa bình trong liên hệ bản thân với Chúa Kitô. Allen cho rằng nhiều người vẫn nghĩ Vatican là biểu hiệu đầu tiên của ngôi vị giáo hoàng, nhưng đối với Đức Phanxicô, bản doanh tâm linh thực sự của ngài nằm ở Assisi.
Nói chuyện với người vô thần
Đang có nhiều tranh luận về tính đáng tin cậy của bản văn thuật lại cuộc đàm đạo giữa Đức Phanxicô và nhà báo Eugenio Scalfari, nhất là khi đi vào chi tiết. Cha Lombardi cho rằng chiều hướng của bản văn thì “đáng tin cậy” vì nếu Đức Phanxicô cảm thấy suy nghĩ của ngài bị “trình bày sai lạc một cách trầm trọng” hẳn ngài đã lên tiếng nói như thế rồi. Nhưng Cha không nói gì khi được yêu cầu xác nhận việc quả Đức Phanxicô có nói như thế, từng lời một hay không.
Nhà quan sát Vatican sành sõi là Andrea Tornielli, người từng quen biết Đức Phanxicô trước khi được bầu làm giáo hoàng, hôm thứ Tư vừa qua có viết rằng ông hoài nghi: một số điều đã được gán cho Đức Phanxicô trong cuộc phỏng vấn này, như việc ngài xin được vài phút trước khi chấp nhận kết quả cuộc bầu để vào một căn phòng nhỏ hồi tâm. Tornielli cho rằng không hề có căn phòng nhỏ nào cạnh bancông của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô như Scalfari mô tả, và dù sao, các Hồng Y có mặt hôm đó cho hay Đức Giáo Hoàng chấp nhận việc bầu ngài ngay lập tức.
Ý niệm cho rằng một số điều đăng trên tờ La Republica có thể được tái tạo sau đó chứ không hẳn là các trích dẫn trực tiếp khiến một số người bối rối vì sau đó, bài phỏng vấn đã được L'Osservatore Romano, tờ báo chính thức của Vatican, đăng lại. Cả trang mạng của Vatican cũng in lại bài phỏng vấn này. Họ cho rằng nếu không biết chắc đây có phải thực là lời của Đức Phanxicô hay không, thì các cơ quan chính thức của Vatican đang làm gì đây?
Theo Allen, có lẽ cái nhìn thông sáng nhất về biến cố trên là của chính Cha Lombardi. Ngài cho rằng ta đang được chứng kiến việc xuất hiện một lối ăn nói hoàn toàn mới của một vị giáo hoàng: một lối nói không chính thức, rất tự phát và đôi khi ủy thác cho người nghe nhiệm vụ phải chi tiết hóa cuối cùng. Cha cho rằng lối nói mới này cần “một khoa giải thích mới”, một khoa giải thích trong đó ta không nên quá chú trọng tới các từ ngữ riêng rẽ mà là ý hướng tổng quát (overall sense).
Cha bảo: “Đây không phải là Denzinger", tức bộ tuyển tập các giáo huấn chính thức của Giáo Hội do tác giả người Đức lừng danh soạn thảo, “cũng chẳng phải là bộ giáo luật”.
Cha nói thêm: “Điều Đức Giáo Hoàng làm là trình bày các suy niệm có tính mục vụ, mà trước đó chưa được xét duyệt từng chữ bởi hàng 2 chục thần học gia, để có thể chính xác về mọi điều. Nó cần được phân biệt hẳn với một thông điệp hay một tông huấn hậu thượng hội đồng, tức các văn kiện của huấn quyền”.
Allen cho rằng tiềm ẩn trong phản ứng trên là việc Đức Giáo Hoàng có lẽ sẽ tiếp tục phương thức ăn nói như trên và đôi khi cho phép các giọng nói ở bên ngoài vòng phát ngôn viên chính thức được quyền thông báo cho thế giới điều ngài muốn nói, tin tưởng họ sẽ nắm được những điểm chính và không lo lắng đối với chi tiết. Trong tình thế này, cố gắng đặt mỗi dòng, mỗi câu chuyện vui dưới kính hiển vi quả là điều mất thì giờ vô ích.
Cha Lombardi ngụ ý cho thấy nếu Đức Giáo Hoàng muốn phát biểu cách chính thức và hoàn toàn chính xác, hẳn ngài đã chọn cách khác.
Vụ Scarano
Theo Allen, vụ Đức Ông Scarano cho ta nhận định sau đây. Thứ nhất, người bị tố cáo có đủ lý do trong đời để kéo người khác vào vòng nghi ngờ với hy vọng giảm khinh tội trạng của mình. “Không phải chỉ có tôi!” vẫn là cách bào chữa thông thường xưa nay đối với đủ hạng người bị bắt quả tang đang thọc tay vào hũ kẹo.
Nói thế, nhưng dù gì Đức Ông Scarano vẫn là một viên chức cao cấp của APSA, nên các lời ngài tố cáo cần được xem sét nghiêm chỉnh. Nếu một số lời ấy có giá trị, hẳn chúng sẽ đảo ngược lối suy nghĩ của phần lớn các quan sát viên đối với việc cải tổ tài chánh của Vatican.
Trong cuộc cải tổ này, quan trọng nhất phải là ngân hàng Vatican, hiện đang kéo chú ý hàng đầu vì các điều bị coi là tai tiếng và âm mưu che đậy. Tuy nhiên, sự thật là hiện nay, ngân hàng này được kể là định chế tài chánh đang được cải tổ sâu rộng nhất.
Được thế một phần nhờ sự đe doạ đóng cửa mà Đức Phanxicô cũng như Hội Đồng Hồng Y của ngài từng đưa ra; sự đe dọa này khiến ngân hàng phải mau mau sửa đổi; phần khác cũng nhờ viễn kiến của vị tân chủ tịch, Ernst von Freyberg. Ông này từng thổ lộ với Allen rằng tham vọng của ông là loại bỏ các tường trình có tính gièm pha của báo chí bằng cách để họ dễ dàng có được thông tin trực tiếp từ chính ông thay vì từ những đồn đại ở các quán bar.
Thành thử, hiện nay, việc thanh lọc ngân hàng Vatican đã trở thành dễ dàng trong khi các định chế tài chánh khác thì chưa có được tình thế ấy, trong đó có APSA và cơ quan quản trị Thị Quốc Vatican.
Nhà huyền nhiệm
Trong cuộc phỏng vấn của Scalfari, khi được hỏi về kinh nghiệm huyền nhiệm, Đức Phanxicô cho hay: “Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng và một cơn xao xuyết lớn tràn ngập tôi. Để làm nó tiêu tan và để được thư giãn, tôi nhắm mắt lại và xua đuổi mọi ý nghĩ, cả ý nghĩ từ chối, không chấp nhận chức vụ, như thủ tục phụng vụ cho phép. Tôi nhắm mắt lại và không còn xao xuyến hay xúc động gì nữa”.
Đức Phanxicô cho rằng trải nghiệm trên giúp ngài can đảm chấp nhận nhiệm vụ và sẵn sàng tiến bước. Đây là cái nhìn thấu suốt, giúp giải thích một điều vẫn được coi là khó giải thích trước đây: sự biến đổi nơi Jorge Mario Bergoglio từ ngày trở thành Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong suốt 15 năm làm tổng giám mục Buenos Aires, ngài chỉ nhận cho phỏng vấn 5 lần. Vừa làm giáo hoàng chưa đầy 7 tháng, ngài đã cho người ta 3 cuộc phỏng vấn, tất cả đều đáng chú ý.
Các ký giả tường thuật về ngài lúc còn ở Á Căn Đình cho hay ngài không thích được chú ý. Và nếu phải xuất hiện nơi công cộng, thì ngài thường tỏ ra trịnh trọng và làm người ta hơi chút buồn chán. Nhưng khi lên ngôi giáo hoàng, ngài trở thành “ngôi sao nhạc rock”. Khi còn là tổng giám mục và chủ tịch hội đồng giám mục Á Căn Đình, ngài rất thận trọng và đắn đo trong các tuyên bố công khai, còn khi đã là giáo hoàng, ngài hoàn toàn thoải mái.
Em gái của ngài là Maria Elena Bergoglio, hồi tháng Tư, cũng nhận định như thế: có điều gì khác xẩy ra nơi con người của ngài kể từ ngày lên ngôi tòa Thánh Phêrô.
Mới đây, một vị Hồng Y từng bỏ phiếu cho ngài, khi được ngài cho yết kiến riêng, đã cho Allen hay ngài nói với Đức Phanxicô: “Đức Thánh Cha không y hệt như người con biết ở Á Căn Đình”. Theo vị Hồng Y này, câu trả lời của Đức Giáo Hoàng ít nhiều giống như sau: “khi được bầu, một cảm thức bình an và tự do nội tâm rất lớn đã xâm chiếm lấy tôi, và nó không bao giờ rời tôi nữa”.
Nói cách khác, Đức Phanxicô đã có được một trải nghiệm huyền nhiệm nào đó lúc được bầu làm giáo hoàng và trải nghiệm này xem ra đã giải thoát để ngài trở nên tự phát hơn, bộc trực hơn và bạo dạn hơn bất cứ thời điểm nào trước đó trong sự nghiệp của ngài.
Ta không bao giờ nên hoài nghi dấu vết huyền nhiệm chung quanh ngôi vị giáo hoàng. Đức Gioan Phaolô II, chẳng hạn, đôi khi bị tố cáo là quá cương quyết, thậm chí cố chấp nữa, khi đã quyết định một điều gì. Ấy thế nhưng ngài cũng là vị giáo hoàng từng xác tín rằng ngày 13 tháng Năm, năm 1981, Đức Trinh Nữ Maria đã thay đổi đường bay của viên đạn để giữ ngài lại tiếp tục chức vụ. Không còn hoài nghi gì nữa việc niềm tin này đã khiến Đức Gioan Phaolô II cảm nhận sự chắc chắn đối con đường ngài đang theo, một con đường vượt quá cả luận lý học phàm nhân.
Cũng thế, Đức Phanxicô nay cũng có thể cảm nhận được sự thoải mái trong đường hướng mới, một đường hướng vượt quá các tính toán giao tế nhân sự hay “các thực hành khéo léo nhất” của khoa quản trị hợp đoàn. Ít nhất, điều này xem ra cũng là hệ luận bề mặt của những điều ngài nói với vị Hồng Y trên đây và với Scalfari.
Sốt dẻo nhất
Nhà báo John Allen còn đi xa hơn khi cho rằng tuần vừa qua là tuần “có nhiều tin ức sốt dẻo (breaking)” hơn cả trong suốt 20 năm ông tường trình về Vatican, ngoại trừ 2 cơ mật viện bầu giáo hoàng: hội đồng Hồng Y, cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng; đi thăm Assisi; nhà huyền nhiệm.
Như mọi người đều đã biết, hôm thứ Hai, Đức Phanxicô chủ tọa cơ mật viện Hồng Y để định ngày 27 tháng Tư, nhằm Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa, làm ngày phong thánh cho hai đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II. Lễ phong thánh cho hai vị giáo hoàng này sẽ đem tới Rôma lượng khách hành hương đông đảo không thua đám tang Đức Gioan Phaolô II năm 2005.
Cũng trong cùng cơ mật viện trên, Đức Phanxicô thăm dò các Hồng Y về ý niệm thiết lập các tòa án quốc gia và miền trên khắp thế giới để giải quyết các vụ lạm dụng tình dục. Đây là ý niệm đã được lưu hành lâu nay, phản ảnh tình thế nhiều giáo phận, nhất là các giáo phận tại các nước đang mở mang, không đủ tài nguyên hay chuyên môn để giải quyết hữu hiệu các vụ việc này. Đây là hành vi cụ thể đầu tiên của Đức Phanxicô trong việc cải tổ trận tuyến chống lạm dụng tình dục.
Cũng vào hôm thứ Hai, Đức Phanxicô ban hành tự sắc chính thức thiết lập tân hội đồng Hồng Y làm cơ quan cố vấn thường trực của ngài và dành quyền được thêm các thành viên cho hội đồng. Đây quả là phương cách để Đức Phanxicô làm nổi bật tầm quan trọng của nhóm vốn được gọi là G8 này.
Qua thứ Ba, lại có cuộc phỏng vấn làm rúng động các sạp báo. Cuộc phỏng vấn lần này do nhà báo Ý thiên tả, vô tín ngưỡng là Eugenio Scalfari thực hiện. Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô cực lực kết án các vây bủa kiểu “triều đình vua chúa” tại Vatican, coi chúng như “phong cùi”, nhìn nhận rằng việc ham quyền trần đời vẫn còn mạnh mẽ, nhiều giáo sĩ vẫn còn “qui Vatican”; ngài coi cải đạo là “vô nghĩa một cách long trọng” và hứa sẽ làm mọi cách để thay đổi hệ thống này.
Cũng vào hôm thứ Ba, Ngân Hàng Vatican, chính thức gọi là Viện Các Công Trình Tôn Giáo, công bố phúc trình hàng năm lần đầu tiên trong 125 năm lịch sử để được kiểm nhận bởi một thanh lý viên độc lập, một hành vi rõ ràng nhằm phóng chiếu một bầu khí trong sáng mới. Tin sốt dẻo vào hôm đó cũng cho thấy ngân hàng này đã đóng cửa khoảng 900 trương mục, trong đó, có các trương mục của các tòa đại sứ ngoại quốc, vì thiếu văn bản tài liệu hay vì chuyển ngân mờ ám.
Vẫn trong ngày thứ Ba, cuộc họp được nhiều người mong chờ của G8 bắt đầu khai mạc, kéo dài qua chiều ngày thứ Năm. Đức Phanxicô tham dự hầu như mọi phiên họp. Các phiên họp này khởi đầu diễn ra tại Tông Dinh, nhưng sau đó, được rời tới Casa Santa Marta.
Qua thứ Tư, phát ngôn viên Vatican, Cha Lombardi, cho các phóng viên hay G8 đã xem sét mối liên hệ giữa các bộ của Vatican với Đức Giáo Hoàng, vai trò của Quốc Vụ Khanh, và việc cải tổ Thượng Hội Đồng Giám Mục, cũng như các vấn đề mục vụ như việc chăm sóc các cặp vợ chồng. Ngài cho hay các Hồng Y cũng cân nhắc viễn kiến về Giáo Hội từng được Vatican II phát biểu.
Hôm thứ Năm, Đức Phanxicô ban triều kiến cho các tham dự viên hội nghị kỷ niệm 50 năm ngày ban hành thông điệp Pacem in Terris của Đức Gioan XXIII, công khai đặt câu hỏi liệu các hạn từ “công lý” và “liên đới” có “ở trong tự điển của ta” hay “tất cả chúng ta có làm việc để chúng trở thành thực tại” hay không. Đức Phanxicô cũng nhân dịp này bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân đắm tầu tại Lampedusa, điểm đổ bộ tại nam Địa Trung Hải của những người di dân khốn khổ, nơi ngài từng tới viếng thăm ngày 8 tháng Bẩy.
Cũng hôm thứ Năm, báo chí Ý cho công bố cuộc điều tra của nhà cầm quyền Ý về Đức Ông Nunzio Scarano, cựu kế toán viên của Vatican, bị bắt hồi tháng Sáu vì bị tố cáo can dự vào việc nhập lậu 26 triệu Mỹ Kim tiền mặt vào Ý dưới sự cậy nhờ của một gia đình tài phiệt hàng hải. Scarano trước đó vốn làm việc tại sở Quản Trị Di Sản Của Tòa Thánh (APSA), một cơ quan quản trị tài sản và đầu tư vật chất của Vatican. Có tường trình cho rằng ngài nói với các điều tra viên rằng các viên chức APSA thường nhận quà cáp của các ngân hàng muốn giao dịch với Vatican như đi du lịch trên tầu, ngụ tại khách sạn 5 sao, cả đấm bóp nữa.
Scarano cho rằng APSA hành xử như một “ngân hàng song hành”, cho phép các yếu nhân ký thác tiền trong trương mục của mình và còn hứa sẽ qua mặt cả ngân hàng Vatican nữa. Ngài cũng cho biết các thủ tục đấu thầu để sửa chữa các tài sản của APSA đều bị lừa lọc, trong đó, các viên chức chia nhau lợi nhuận do tiền đút lót.
Cũng trong ngày thứ Năm, Cha Lombardi có buổi thuyết trình về G8. Trong số các điểm được nêu ra, ngài cho hay các vị Hồng Y và Đức Giáo Hoàng không chỉ đưa ra các sửa đổi chiếu lệ đối với tông hiến Pastor Bonus, tức tông hiến của Đức Gioan Phaolô II về Giáo Triều, mà là các thay đổi quan trọng trong một văn kiện hoàn toàn mới. Cha cho rằng các thay đổi này sẽ đi theo hướng nhấn mạnh tới vai trò của Vatican như để “phục vụ các Giáo Hội địa phương”, chứ không phải “trung ương tập quyền”. Ngài cũng bảo: các Hồng Y dành nhiều quan tâm cho giáo dân, trong đó có vai trò của họ bên trong Vatican. Trả lời câu hỏi của một phóng viên, cha cho hay: vấn đề lạm dụng tình dục không được nêu lên trong phiên họp của G8.
Tối thứ Năm, khoảng 8 giờ, giờ Rôma, Cha Lombardi phát hành một thông cáo qua đường điện thư (email) cho biết: phiên họp tới của G8 sẽ diễn ra trong các ngày 3-5 tháng Mười Hai và một phiên khác vào đầu tháng Hai. Trước đó, ngài cho hay các Hồng Y vẫn tiếp tục làm việc giữa các phiên họp này để thâu lượm dữ liệu, đánh giá các ý niệm và trình các gợi ý lên Đức Giáo Hoàng.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, Đức Phanxicô đi Assisi, một chuyến đi vừa để hành hương vừa để nói lên viễn kiến của ngài về Giáo Hội. Điều đáng lưu ý: hai điểm dừng chân đầu tiên là để gặp người bệnh và người nghèo. Với người bệnh, ngài bỏ bản văn soạn sẵn để nói về việc người Kitô hữu phải lắng nghe người thương tật. Sau đó, ngài chỉ trích điều ngài gọi là “Kitô Giáo Chạp Phô” (pastry shop Christianity), nhấn mạnh rằng không có Thánh Giá không có Kitô Giáo. Ngài cũng nhắm vào giới truyền thông, cho rằng báo chí “đầy chuyện tưởng tượng” về chuyến đi của ngài vì cho rằng ngài tới đây để “lột trần” Giáo Hội, khỏi các tước hiệu vênh vang, bán tống bán táng mọi tài sản... Ngài bảo: quan tâm thực sự của ngài là kêu gọi Giáo Hội “lột bỏ” cơn bệnh “ung thư trần thế” của mình. Trong Thánh Lễ, ngài nhấn mạnh rằng hòa bình theo Thánh Phanxicô không phải là “đường hóa học” hay “một loại hoà hợp đa thần với các sức mạnh của vũ trụ”, mà là hòa bình trong liên hệ bản thân với Chúa Kitô. Allen cho rằng nhiều người vẫn nghĩ Vatican là biểu hiệu đầu tiên của ngôi vị giáo hoàng, nhưng đối với Đức Phanxicô, bản doanh tâm linh thực sự của ngài nằm ở Assisi.
Nói chuyện với người vô thần
Đang có nhiều tranh luận về tính đáng tin cậy của bản văn thuật lại cuộc đàm đạo giữa Đức Phanxicô và nhà báo Eugenio Scalfari, nhất là khi đi vào chi tiết. Cha Lombardi cho rằng chiều hướng của bản văn thì “đáng tin cậy” vì nếu Đức Phanxicô cảm thấy suy nghĩ của ngài bị “trình bày sai lạc một cách trầm trọng” hẳn ngài đã lên tiếng nói như thế rồi. Nhưng Cha không nói gì khi được yêu cầu xác nhận việc quả Đức Phanxicô có nói như thế, từng lời một hay không.
Nhà quan sát Vatican sành sõi là Andrea Tornielli, người từng quen biết Đức Phanxicô trước khi được bầu làm giáo hoàng, hôm thứ Tư vừa qua có viết rằng ông hoài nghi: một số điều đã được gán cho Đức Phanxicô trong cuộc phỏng vấn này, như việc ngài xin được vài phút trước khi chấp nhận kết quả cuộc bầu để vào một căn phòng nhỏ hồi tâm. Tornielli cho rằng không hề có căn phòng nhỏ nào cạnh bancông của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô như Scalfari mô tả, và dù sao, các Hồng Y có mặt hôm đó cho hay Đức Giáo Hoàng chấp nhận việc bầu ngài ngay lập tức.
Ý niệm cho rằng một số điều đăng trên tờ La Republica có thể được tái tạo sau đó chứ không hẳn là các trích dẫn trực tiếp khiến một số người bối rối vì sau đó, bài phỏng vấn đã được L'Osservatore Romano, tờ báo chính thức của Vatican, đăng lại. Cả trang mạng của Vatican cũng in lại bài phỏng vấn này. Họ cho rằng nếu không biết chắc đây có phải thực là lời của Đức Phanxicô hay không, thì các cơ quan chính thức của Vatican đang làm gì đây?
Theo Allen, có lẽ cái nhìn thông sáng nhất về biến cố trên là của chính Cha Lombardi. Ngài cho rằng ta đang được chứng kiến việc xuất hiện một lối ăn nói hoàn toàn mới của một vị giáo hoàng: một lối nói không chính thức, rất tự phát và đôi khi ủy thác cho người nghe nhiệm vụ phải chi tiết hóa cuối cùng. Cha cho rằng lối nói mới này cần “một khoa giải thích mới”, một khoa giải thích trong đó ta không nên quá chú trọng tới các từ ngữ riêng rẽ mà là ý hướng tổng quát (overall sense).
Cha bảo: “Đây không phải là Denzinger", tức bộ tuyển tập các giáo huấn chính thức của Giáo Hội do tác giả người Đức lừng danh soạn thảo, “cũng chẳng phải là bộ giáo luật”.
Cha nói thêm: “Điều Đức Giáo Hoàng làm là trình bày các suy niệm có tính mục vụ, mà trước đó chưa được xét duyệt từng chữ bởi hàng 2 chục thần học gia, để có thể chính xác về mọi điều. Nó cần được phân biệt hẳn với một thông điệp hay một tông huấn hậu thượng hội đồng, tức các văn kiện của huấn quyền”.
Allen cho rằng tiềm ẩn trong phản ứng trên là việc Đức Giáo Hoàng có lẽ sẽ tiếp tục phương thức ăn nói như trên và đôi khi cho phép các giọng nói ở bên ngoài vòng phát ngôn viên chính thức được quyền thông báo cho thế giới điều ngài muốn nói, tin tưởng họ sẽ nắm được những điểm chính và không lo lắng đối với chi tiết. Trong tình thế này, cố gắng đặt mỗi dòng, mỗi câu chuyện vui dưới kính hiển vi quả là điều mất thì giờ vô ích.
Cha Lombardi ngụ ý cho thấy nếu Đức Giáo Hoàng muốn phát biểu cách chính thức và hoàn toàn chính xác, hẳn ngài đã chọn cách khác.
Vụ Scarano
Theo Allen, vụ Đức Ông Scarano cho ta nhận định sau đây. Thứ nhất, người bị tố cáo có đủ lý do trong đời để kéo người khác vào vòng nghi ngờ với hy vọng giảm khinh tội trạng của mình. “Không phải chỉ có tôi!” vẫn là cách bào chữa thông thường xưa nay đối với đủ hạng người bị bắt quả tang đang thọc tay vào hũ kẹo.
Nói thế, nhưng dù gì Đức Ông Scarano vẫn là một viên chức cao cấp của APSA, nên các lời ngài tố cáo cần được xem sét nghiêm chỉnh. Nếu một số lời ấy có giá trị, hẳn chúng sẽ đảo ngược lối suy nghĩ của phần lớn các quan sát viên đối với việc cải tổ tài chánh của Vatican.
Trong cuộc cải tổ này, quan trọng nhất phải là ngân hàng Vatican, hiện đang kéo chú ý hàng đầu vì các điều bị coi là tai tiếng và âm mưu che đậy. Tuy nhiên, sự thật là hiện nay, ngân hàng này được kể là định chế tài chánh đang được cải tổ sâu rộng nhất.
Được thế một phần nhờ sự đe doạ đóng cửa mà Đức Phanxicô cũng như Hội Đồng Hồng Y của ngài từng đưa ra; sự đe dọa này khiến ngân hàng phải mau mau sửa đổi; phần khác cũng nhờ viễn kiến của vị tân chủ tịch, Ernst von Freyberg. Ông này từng thổ lộ với Allen rằng tham vọng của ông là loại bỏ các tường trình có tính gièm pha của báo chí bằng cách để họ dễ dàng có được thông tin trực tiếp từ chính ông thay vì từ những đồn đại ở các quán bar.
Thành thử, hiện nay, việc thanh lọc ngân hàng Vatican đã trở thành dễ dàng trong khi các định chế tài chánh khác thì chưa có được tình thế ấy, trong đó có APSA và cơ quan quản trị Thị Quốc Vatican.
Nhà huyền nhiệm
Trong cuộc phỏng vấn của Scalfari, khi được hỏi về kinh nghiệm huyền nhiệm, Đức Phanxicô cho hay: “Đầu óc tôi hoàn toàn trống rỗng và một cơn xao xuyết lớn tràn ngập tôi. Để làm nó tiêu tan và để được thư giãn, tôi nhắm mắt lại và xua đuổi mọi ý nghĩ, cả ý nghĩ từ chối, không chấp nhận chức vụ, như thủ tục phụng vụ cho phép. Tôi nhắm mắt lại và không còn xao xuyến hay xúc động gì nữa”.
Đức Phanxicô cho rằng trải nghiệm trên giúp ngài can đảm chấp nhận nhiệm vụ và sẵn sàng tiến bước. Đây là cái nhìn thấu suốt, giúp giải thích một điều vẫn được coi là khó giải thích trước đây: sự biến đổi nơi Jorge Mario Bergoglio từ ngày trở thành Giáo Hoàng Phanxicô.
Trong suốt 15 năm làm tổng giám mục Buenos Aires, ngài chỉ nhận cho phỏng vấn 5 lần. Vừa làm giáo hoàng chưa đầy 7 tháng, ngài đã cho người ta 3 cuộc phỏng vấn, tất cả đều đáng chú ý.
Các ký giả tường thuật về ngài lúc còn ở Á Căn Đình cho hay ngài không thích được chú ý. Và nếu phải xuất hiện nơi công cộng, thì ngài thường tỏ ra trịnh trọng và làm người ta hơi chút buồn chán. Nhưng khi lên ngôi giáo hoàng, ngài trở thành “ngôi sao nhạc rock”. Khi còn là tổng giám mục và chủ tịch hội đồng giám mục Á Căn Đình, ngài rất thận trọng và đắn đo trong các tuyên bố công khai, còn khi đã là giáo hoàng, ngài hoàn toàn thoải mái.
Em gái của ngài là Maria Elena Bergoglio, hồi tháng Tư, cũng nhận định như thế: có điều gì khác xẩy ra nơi con người của ngài kể từ ngày lên ngôi tòa Thánh Phêrô.
Mới đây, một vị Hồng Y từng bỏ phiếu cho ngài, khi được ngài cho yết kiến riêng, đã cho Allen hay ngài nói với Đức Phanxicô: “Đức Thánh Cha không y hệt như người con biết ở Á Căn Đình”. Theo vị Hồng Y này, câu trả lời của Đức Giáo Hoàng ít nhiều giống như sau: “khi được bầu, một cảm thức bình an và tự do nội tâm rất lớn đã xâm chiếm lấy tôi, và nó không bao giờ rời tôi nữa”.
Nói cách khác, Đức Phanxicô đã có được một trải nghiệm huyền nhiệm nào đó lúc được bầu làm giáo hoàng và trải nghiệm này xem ra đã giải thoát để ngài trở nên tự phát hơn, bộc trực hơn và bạo dạn hơn bất cứ thời điểm nào trước đó trong sự nghiệp của ngài.
Ta không bao giờ nên hoài nghi dấu vết huyền nhiệm chung quanh ngôi vị giáo hoàng. Đức Gioan Phaolô II, chẳng hạn, đôi khi bị tố cáo là quá cương quyết, thậm chí cố chấp nữa, khi đã quyết định một điều gì. Ấy thế nhưng ngài cũng là vị giáo hoàng từng xác tín rằng ngày 13 tháng Năm, năm 1981, Đức Trinh Nữ Maria đã thay đổi đường bay của viên đạn để giữ ngài lại tiếp tục chức vụ. Không còn hoài nghi gì nữa việc niềm tin này đã khiến Đức Gioan Phaolô II cảm nhận sự chắc chắn đối con đường ngài đang theo, một con đường vượt quá cả luận lý học phàm nhân.
Cũng thế, Đức Phanxicô nay cũng có thể cảm nhận được sự thoải mái trong đường hướng mới, một đường hướng vượt quá các tính toán giao tế nhân sự hay “các thực hành khéo léo nhất” của khoa quản trị hợp đoàn. Ít nhất, điều này xem ra cũng là hệ luận bề mặt của những điều ngài nói với vị Hồng Y trên đây và với Scalfari.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thuyết trình Hoa Trái Đức Tin: Nhìn Lại Để Tiến Bước
Tạ Ân Phúc
09:55 05/10/2013
Hoa trái Đức tin: Nhìn lại để tiến bước
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm Đức Tin kể từ ngày 11.10.2012 đến 24.11.2013. Vì thế, Năm Đức Tin sắp kết thúc, chúng ta đã làm được những gì? Đâu là hoa trái của Đức tin?
Để khơi gợi lại những điều căn bản của đời sống Đức tin, cũng như nêu ra những tấm gương trong hành trình Đức tin, vào chiều thứ Bảy 14.09.2013, Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu, SDB, đã trình bày đề tài: “Hoa trái Đức tin” tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục tổ chức.
Dẫn nhập
Dẫn vào đề tài, Cha Phanxicô Xaviê đã nói về sự mong muốn của con người khi thực hiện một điều gì đó. Cha kể câu chuyện về một người giáo dân lớn tuổi kiên trì đến nhà thờ hằng tuần trong những ngày giá lạnh tuyết rơi, nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Khi bạn bè hỏi ông làm như thế để được gì, ông mượn hình ảnh quyển sách ngoại ngữ để trả lời rằng, đối với người không biết tiếng Hoa, thì xem nó vô nghĩa, nhưng nó lại có ý nghĩa đối với người biết đọc. Muốn đọc được quyển sách thì phải học cách đọc. Cũng vậy, để hiểu biết về Thiên Chúa, chúng ta phải có lòng mong muốn thì mới hiểu biết được Ngài.
Tiếp đến, cha kể câu chuyện người phong cùi kêu cầu Chúa Giêsu giữa đám đông ồn ào: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1,40). Lời cầu xin của người phong cùi nhắc nhở chúng ta rằng hãy đặt lòng tin, niềm trông cậy, phó thác vào Chúa, vì ý Chúa muốn làm cho chúng ta còn hoàn hảo hơn ý muốn của chúng ta.
Tiếp đến, cha nói về mẫu gương của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận khi ngài “Chọn Chúa hơn là chọn công việc của Chúa” để nói rằng hãy để ước muốn của chúng ta nằm trong Thánh ý Chúa thì mới nên hoàn thiện.
Mục tiêu của đề tài
Nói đến hoa trái là nói đến kết quả. Đề tài chia sẻ nhằm mục đích lượng giá, nhìn lại những nỗ lực của người Kitô hữu trong Năm Đức Tin ra sao, phải làm gì trong thời gian còn lại, và khi Năm Đức Tin qua đi, hãy kiên vững và tiếp tục sống Đức tin. Khi đánh giá và duyệt xét lại, cần nhìn lại dưới nhãn quan của Đức tin được đặt trong mối tương quan không thể thiếu với Đức mến và Đức cậy, nghĩa là với Tình yêu và Hy vọng của người Công Giáo.
Hoa trái Đức tin
Văn kiện chỉ dẫn mục vụ Năm Đức Tin đã khẳng định: “Năm Đức Tin nhằm góp phần vào sự hoán cải, được đổi mới, trở về cùng Chúa Giêsu và tái khám phá Đức tin, để mọi thành phần Giáo Hội trở thành chứng nhân đáng tin cậy và hân hoan làm chứng về Chúa Phục Sinh, cũng như có khả năng chỉ dẫn cho bao nhiêu người khác đang tìm kiếm cánh cửa Đức tin”.
Chúng ta đã thực hiện được những gì từ những mục tiêu mà Giáo Hội đã đề ra? Lượng giá và đúc kết là cần thiết cho một chương trình dài của Năm Đức Tin. Mỗi cá nhân, mỗi cộng đoàn cần suy xét, tự vấn, nhìn lại để đi tiếp trong đời sống Đức tin. Chỉ khi nhận ra chính bản thân mình với những khuyết điểm, lỗi phạm thì chúng ta mới có thể hoán cải để tiếp tục bước đi trên hành trình theo Chúa. Bên cạnh đó, khi nhìn lại những hoạt động đã thực hiện được trong Năm Đức Tin, chúng ta sẽ thấy được những điều cần tiếp tục thực hiện cho bản thân và cộng đoàn. Những câu hỏi để suy xét lại đời sống của chúng ta trong Năm Đức Tin:
- Năm Đức Tin có giúp tôi mang lấy tâm tình hoán cải và có cuộc sống khiêm hạ hơn không?
- Năm Đức Tin có giúp tôi canh tân và đổi mới trên bước đường theo Chúa Giêsu không?
- Năm Đức Tin có giúp tôi tái khám phá diện mạo của Chúa Giêsu trong cuộc đời không?
- Trong Năm Đức Tin, tôi đã làm gì để lôi kéo và làm chứng cho niềm tin của mình?
- Trong Năm Đức Tin, tôi có học hỏi, đào sâu kiến thức giáo lý Công Giáo không?
Hoa trái Đức tin chính là ý nghĩa của việc thu hoạch hoa trái nơi những con người có Đức tin.
- Tin để làm việc: Trong đời sống, ai cũng có mục tiêu sống của mình, nhưng mục tiêu của mỗi người khác nhau, giá trị của mục tiêu cũng khác nhau. Có người đặt giá trị của mục tiêu thuần tuý mang tính vật chất, làm bất cứ việc gì cũng vì tiền. Nhưng cũng có những người nhắm đến mục tiêu xã hội, giúp đỡ người khác, cùng giúp nhau để có được năng lực, phẩm hạnh, nghị lực sống. Người có miềm tin sẽ đặt mục tiêu ở mức độ khác với người không có Đức tin. Vì vậy, có sự khác biệt về mục tiêu trong học hành, làm việc, trong tương giao xã hội.
- Tin để làm được: Khi có Đức tin, chúng ta có thể làm được những công việc vượt quá khả năng của mình. Nhờ niềm tin, chúng ta có thể làm được những việc người khác tưởng chừng không thực hiện được. Câu chuyện của Nick đến Việt Nam là một chứng từ cụ thể. Anh đã nói về kinh nghiệm sống của mình, đã thuyết phục được người khác rằng anh làm được mọi việc không phải là do những nỗ lực của bản thân mà nhờ niềm tin vào Thiên Chúa. Nhờ niềm tin, người ta có được sức mạnh, can đảm để sống yêu thương cho đến cùng. Không có niềm tin, chúng ta không thể đối diện với sự thật một cách trọn vẹn, và cũng không dễ sống với sự thật, sống cho sự thật. Bởi lẽ, ngày nay, người ta mất đi cảm thức về tội, làm cho gian dối thống lĩnh từ gia đình đến trường học và cả ngoài xã hội.
- Tin để làm tốt: Nhờ có niềm tin, chúng ta làm mọi việc lành mà không cần ai thúc bách, không cần ai đòi hỏi, không cần ai kiểm soát. Xã hội hôm nay mất kiểm soát vì người ta mất lương tâm, tự hại nhau khi làm hàng dỏm, hàng giả. Họ đầu độc lẫn nhau bằng hoá chất, bất chấp tất cả vì thiếu niềm tin. Khi người ta chết về lương tâm thì thật khủng khiếp. Nó làm cho con người mất đi ý thức trách nhiệm, kỷ luật, và xã hội trở nên hỗn loạn.
- Tin để nên thánh: Các Thánh Tử Đạo cho chúng ta thấy rằng các ngài luôn hướng về Trời Cao. Nhờ Đức tin, tất cả các công việc xem ra rất tầm thường sẽ trở thành siêu việt, phi thường với ý hướng thánh thiện, ngay lành. Đức tin cho người ta những giá trị siêu việt mà thế gian không thể mang lại. Đức tin làm cho chúng ta thoát khỏi những ràng buộc vật chất, tiền bạc, mang lại cho chúng ta tự do đích thực, tự do trong tâm hồn. Đức tin nâng những giá trị tầm thường của con người thành những giá trị vĩnh cửu. Nhờ niềm tin, người ta có thể sống vui và nở nụ cười trong những hoàn cảnh khổ đau.
Hoa trái của Đức tin là Tình yêu
Một du khách Âu châu đã qua Ấn Độ và chứng kiến những việc phục vụ không biết mỏi mệt và sợ hãi của các xơ thuộc Dòng Mẹ Têrêsa Calcutta đối với những người cùng cực, ông nói: “Nếu cho tôi cả triệu đôla tôi cũng không làm”. Mẹ Têrêsa Calcutta thưa: “Tôi cũng vậy”. Hoa trái của niềm tin không phải làm việc vì tiền nhưng vì Tình yêu và Niềm tin nơi Chúa, nhìn thấy Chúa nơi những người khốn cùng.
Những chứng nhân đã nhận được “Hoa trái của Đức tin” trong Tân Ước:
- Mẹ Maria: Qua lời xin vâng của Mẹ, lịch sử cứu độ, lịch sử nhân loại sang trang.
- Các Tông đồ: Rất nhiều điều các vị đã nhận được từ niềm tin, từ những người yếu đuối, tầm thường, Chúa đã gọi họ và biến đổi họ trở thành những chứng nhân cho Chúa, cho những giá trị vĩnh cửu.
- Giakêu (Lc 19,1-10): Ông đã thay đổi khi Chúa gọi tên ông. Ông thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.
- Người đàn bà tội lỗi đã được tha thứ và đã yêu mến Chúa nhiều (Lc 7,36-50).
- Viên sĩ quan cận vệ nhà vua có người con gái bị chết (Ga 4,43-54).
- Người bị bệnh phong (Lc 5,12-16).
Qua những chứng nhân trong Tân Ước, có thể nói rằng phép lạ sẽ xảy ra đối với những ai có Đức tin chuyển núi dời non. Đó là sức mạnh của niềm tin, hoa trái của niềm tin. Chính Chúa Giêsu khẳng định cho ta rằng: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17, 6).
Cái nhìn Đức tin
Nếu chúng ta có thể nhìn mọi biến cố cuộc đời bằng con mắt Đức tin thì chúng ta sẽ thấy được rất nhiều điều. Chúng ta có thể đón nhận, chịu đựng tất cả những gì xảy đến trong cuộc sống chúng ta.
Trong lời giới thiệu của cha Mark Link về tập sách của ngài mang tên “The Catholic Vision” đã chia sẻ: Cuốn phim The Heart Is a Lonely Hunter có một cảnh rất cảm động. Một cô bé đang nghe dĩa nhạc với một người bạn bị điếc bên cạnh. Ðược một lúc, cô bé cố gắng diễn tả cho người bạn hiểu âm nhạc như thế nào. Cô đứng trước mặt anh bạn để anh có thể đọc được những cử động của đôi môi cô. Cô làm cả những cử động thân thể và đôi tay nữa.
Nhưng sau một hồi, hai người bạn cùng bật cười và chịu thua không hiểu nhau được. Họ biết rằng cố gắng diễn tả âm nhạc cho một người điếc chẳng khác gì diễn tả mầu sắc cho một người mù. Gần như không thể được.
Cái nhìn Đứctin Kitô giáo cũng giống như vậy. Cố gắng biểu lộ cái nhìn ấy bằng ngôn ngữ cũng tựa như diễn tả âm thanh hoặc mầu sắc. Lấy một ví dụ khác cho dễ hiểu, tựa như cố nắm bắt ánh trăng vào lòng bàn tay, hay như cố thu lấy tiếng chim hót đem tặng một người thân vậy.
Cái nhìn Đứctin Kitô giáo không phải là một mớ những quy luật phải theo, nhưng là tinh thần người ta phải nắm giữ. Không phải là một bộ tín điều phải thuộc lòng, nhưng là một cuộc sống phải thể hiện. Không phải là một cuốn sách để đọc và nắm vững nội dung, nhưng là một con người để gặp gỡ và để yêu mến.
Các Thánh Vịnh cũng diễn tả cái nhìn Đứctin: “Lạy Chúa, nhờ ánh sáng của Ngài chúng con được nhìn thấy ánh sáng” (Tv 35); “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105); “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).
Nói đến cái nhìn Đức tin, không thể không kể đến trình thuật Đức Giêsu chữa mắt cho người mù từ bẩm sinh(Ga 9,1-41). Các thánh Giáo phụ đã cắt nghĩa nhiều về vấn đề này, nhất là việc “lấy bùn hòa nước bọt xức mắt người mù”. Nhưng tựu trung, tất cả mọi hành vi đó là dấu chỉ để mọi người tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Nhờ tin như thế mà người ta có sự sống.
Như vậy, cùng một lúc Đức Giêsu làm hai phép lạ: Chữa cặp mắt thể xác cho anh mù có cái nhìn của loài người, và chữa cặp mắt Đức tin cho anh này có cái nhìn về Thiên Chúa. Trong hai phép lạ chữa mắt thì việc chữa mắt Đức tin quan trọng hơn vì nhờ cặp mắt này mà người mù đã nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa và đã tuyên xưng:“Lạy Thầy, con tin”, rồi anh sấp mình trước mặt Ngài (Ga 9,37).
Đức tin tăng trưởng, Đức tin cần phải được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các bí tích. Đức tin rất cần đến tinh thần sám hối và canh tân đích thực.
Toả sáng Đức tin
Biểu tượng Đức tin là ánh sáng. Ánh sáng luôn toả rạng, chiếu soi muôn vật xung quanh. Chúa đã dạy chúng ta rằng: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được”. Chúng ta phải sống sao để trở thành ánh sáng soi rọi những người xung quanh, để khi họ nhìn vào cách phục vụ, cách sống của chúng ta, của gia đình, của động đoàn chúng ta, họ có thể nhận ra Chúa, và trở lại với Chúa vì Chúa đã giải thích rõ ràng: “Chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 14-16).
Bên cạnh đó, Thánh Giacôbê nhắc nhở rằng Đức tin cần phải có hành động, hành động là một trong những yếu tố liên hệ đến ý nghĩa của Ơn Cứu độ. Tin và hành động theo Đức tin mới có thể đem lại hoa trái thật: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có Đức tin mà không hành động theo Đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: 'Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no' nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?... Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ Đức tin mà thôi... Thật thế, một thân xác không hơi thở là một thân xác chết, cũng vậy, Đức tin không hành động là Đức tin chết” (Gc 2,14-16.24.26).
Chính hành động khẳng định niềm tin Kitô giáo không phải là một thứ lý thuyết, nhưng là một đạo thật, để con người sống thật theo niềm tin của mình. Sống Đức tin không dừng lại khi Năm Đức Tin kết thúc mà nó phải là một hành trình sống hướng về Nhà Cha, là phần thưởng, là niềm hy vọng mà chúng ta phải hướng đến.
Sống chan hoà yêu thương chính là những hình ảnh, biểu lộ cụ thể để thể hiện Đức tin, làm chứng cho Đức tin của mình trong cuộc sống nhiều thách đố. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy là chúng con thương yêu nhau” (Ga 13,35). Sống Lời Chúa trong đời sống thường nhật, sống nỗ lực không ngừng, thăng tiến bản thân để trở thành con người có giá trị cho xã hội cũng là một bổn phận của người con Chúa. Tất cả các cộng đoàn, từ tu sĩ cho đến những người sống đời sống hôn nhân đều phải toả sáng Đức tin này mới có thể nhận được hoa trái của Đức tin.
Kết thúc bài chia sẻ, Cha Phanxicô Xaviê đã đưa ra những câu hỏi thảo luận để cộng đoàn cùng nhau nhìn lại đời sống Đức tin của mình, để từ đó, tiếp tục hành trình theo Chúa trong đời sống mỗi người:
1. Niềm tin và tự tin có đối chọi với nhau không?
2. Niềm tin và niềm vui có đi cùng nhau được không?
3. Tin để yêu đến cùng.
4. Với cái nhìn đức tin: thập giá và đau khổ?
5. Với cái nhìn đức tin: niềm vui và hy vọng?
6. Với cái nhìn đức tin: sự sống và sự chết?
7. Niềm tin và sự tự do tương quan với nhau thế nào?
Hiểu thế nào về câu khẳng định của Đức Hồng Y Gioan Baotixita: “Còn Đức tin thì còn tất cả, mất Đức tin là mất tất cả”.
Chứng nhân Đức tin
Các tham dự viên đã thảo luận sôi nổi những câu hỏi được đưa ra. Kế đến, cha giới thiệu chứng từ của một bạn trẻ bị mất đôi tay. Em là Gioan Baotixita Dương Quyết Thắng, sinh ra trong gia đình Công Giáo thuộc giáo xứ Kẻ Muôi, giáo hạt Nghĩa Yên, Giáo phận Vinh. Em cho hay, khi chào đời em cũng là một người bình thường như tất cả mọi người, sinh ra đầy đủ, lành lặn, khôi ngô với đôi tay rất đẹp, đánh đàn rất hay.
Vào mùa Hè năm 2009, em bị tai nạn lao động do điện cao thế giật nên phải cắt bỏ đôi tay. Vào lúc ấy, em cho rằng đó là tai hoạ, khi nhận được tin buộc phải cắt đôi tay, niềm tin vào Thiên Chúa đã không còn. Em tìm lại được Đức tin nhờ vào người mẹ. Mẹ em đã rất đau khổ khi nhìn thấy người con khuyết đôi tay nhưng bà đã phó thác mọi sự cho Chúa bằng cách cầu nguyện cho con mình. Chính từ Đức tin của người mẹ mà em đã có thể tìm lại được niềm tin và hy vọng.
Khi tai nạn mới xảy ra, em cho rằng đó là tai hoạ, bất hạnh, hoạn nạn. Nhưng giờ đây, em cho đó là một biến cố, một chương trình của Chúa. Với cái nhìn Đức tin được truyền cảm hứng từ người mẹ, khi nhìn lên thập giá với hình ảnh của Chúa Giêsu bị đóng đinh đau đớn cho đến chết, em nhìn lại thân xác mình, và tự hỏi tại sao vượt qua cái chết trong Chúa vinh quang mà mình lại không thể chịu đựng đau đớn này. Dù đã nhiều lần tìm đến cái chết nhưng từ cái nhìn Đức tin đó, em đã vượt qua mọi đau đớn, và đứng vững để sống như hôm nay. Em xem như vác thập giá theo Chúa từ biến cố đời mình. Là người chơi đàn organ từ bé, tham gia vào các sinh hoạt ca đoàn, sau khi biến cố xảy ra, em không còn chơi đàn được nữa. Nhưng bằng niềm tin và hy vọng, em đã có thể chơi đàn bằng hai cùi tay. Bốn năm trôi qua, em đã có thể nở nụ cười với mọi người nhờ vào niềm tin. Có lại niềm tin cũng là có lại niềm vui. Qua biến cố đời mình, em khẳng định rằng: “Còn Đức tin là còn tất cả, mất Đức tin là mất tất cả” như lời của Đức Hồng Y Gioan Baotixita từng nhắc nhở.
Thay lời kết
Tóm lại, muốn có được Hoa trái của Đức tin, chúng ta phải có Tình yêu và Niềm tin, phải có cái nhìn Đức tin, nhất là phải tỏa sáng Đức tin. Nói cách khác, chúng ta phải sống và thực hành Đức tin trong cuộc sống. Thánh Augustinô nói: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con không cần con, nhưng khi cứu chuộc con, thì Chúa lại cần con cộng tác với Người”.
Xin mượn lời đúc kết của Cha Phanxicô Xaviê để kết thúc bài viết này: “Đức tin là đôi cánh để chúng ta bay lên Trời Cao. Tất cả mọi sự khác cũng sẽ được nâng lên cao, tất cả mọi giá trị sống cũng sẽ hướng về Trời Cao. Đó là sự tự do nhất để chúng ta có thể đến được và đụng chạm được với Đấng là Sự sống, là Tình yêu, là Tự do, là Bình an tuyệt đối”.
Tạ Ân Phúc
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm Đức Tin kể từ ngày 11.10.2012 đến 24.11.2013. Vì thế, Năm Đức Tin sắp kết thúc, chúng ta đã làm được những gì? Đâu là hoa trái của Đức tin?
Để khơi gợi lại những điều căn bản của đời sống Đức tin, cũng như nêu ra những tấm gương trong hành trình Đức tin, vào chiều thứ Bảy 14.09.2013, Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu, SDB, đã trình bày đề tài: “Hoa trái Đức tin” tại Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn do Chương trình Chuyên đề Giáo Dục tổ chức.
Dẫn nhập
Tiếp đến, cha kể câu chuyện người phong cùi kêu cầu Chúa Giêsu giữa đám đông ồn ào: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1,40). Lời cầu xin của người phong cùi nhắc nhở chúng ta rằng hãy đặt lòng tin, niềm trông cậy, phó thác vào Chúa, vì ý Chúa muốn làm cho chúng ta còn hoàn hảo hơn ý muốn của chúng ta.
Tiếp đến, cha nói về mẫu gương của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận khi ngài “Chọn Chúa hơn là chọn công việc của Chúa” để nói rằng hãy để ước muốn của chúng ta nằm trong Thánh ý Chúa thì mới nên hoàn thiện.
Mục tiêu của đề tài
Nói đến hoa trái là nói đến kết quả. Đề tài chia sẻ nhằm mục đích lượng giá, nhìn lại những nỗ lực của người Kitô hữu trong Năm Đức Tin ra sao, phải làm gì trong thời gian còn lại, và khi Năm Đức Tin qua đi, hãy kiên vững và tiếp tục sống Đức tin. Khi đánh giá và duyệt xét lại, cần nhìn lại dưới nhãn quan của Đức tin được đặt trong mối tương quan không thể thiếu với Đức mến và Đức cậy, nghĩa là với Tình yêu và Hy vọng của người Công Giáo.
Hoa trái Đức tin
Văn kiện chỉ dẫn mục vụ Năm Đức Tin đã khẳng định: “Năm Đức Tin nhằm góp phần vào sự hoán cải, được đổi mới, trở về cùng Chúa Giêsu và tái khám phá Đức tin, để mọi thành phần Giáo Hội trở thành chứng nhân đáng tin cậy và hân hoan làm chứng về Chúa Phục Sinh, cũng như có khả năng chỉ dẫn cho bao nhiêu người khác đang tìm kiếm cánh cửa Đức tin”.
Chúng ta đã thực hiện được những gì từ những mục tiêu mà Giáo Hội đã đề ra? Lượng giá và đúc kết là cần thiết cho một chương trình dài của Năm Đức Tin. Mỗi cá nhân, mỗi cộng đoàn cần suy xét, tự vấn, nhìn lại để đi tiếp trong đời sống Đức tin. Chỉ khi nhận ra chính bản thân mình với những khuyết điểm, lỗi phạm thì chúng ta mới có thể hoán cải để tiếp tục bước đi trên hành trình theo Chúa. Bên cạnh đó, khi nhìn lại những hoạt động đã thực hiện được trong Năm Đức Tin, chúng ta sẽ thấy được những điều cần tiếp tục thực hiện cho bản thân và cộng đoàn. Những câu hỏi để suy xét lại đời sống của chúng ta trong Năm Đức Tin:
- Năm Đức Tin có giúp tôi mang lấy tâm tình hoán cải và có cuộc sống khiêm hạ hơn không?
- Năm Đức Tin có giúp tôi canh tân và đổi mới trên bước đường theo Chúa Giêsu không?
- Năm Đức Tin có giúp tôi tái khám phá diện mạo của Chúa Giêsu trong cuộc đời không?
- Trong Năm Đức Tin, tôi đã làm gì để lôi kéo và làm chứng cho niềm tin của mình?
- Trong Năm Đức Tin, tôi có học hỏi, đào sâu kiến thức giáo lý Công Giáo không?
Hoa trái Đức tin chính là ý nghĩa của việc thu hoạch hoa trái nơi những con người có Đức tin.
- Tin để làm việc: Trong đời sống, ai cũng có mục tiêu sống của mình, nhưng mục tiêu của mỗi người khác nhau, giá trị của mục tiêu cũng khác nhau. Có người đặt giá trị của mục tiêu thuần tuý mang tính vật chất, làm bất cứ việc gì cũng vì tiền. Nhưng cũng có những người nhắm đến mục tiêu xã hội, giúp đỡ người khác, cùng giúp nhau để có được năng lực, phẩm hạnh, nghị lực sống. Người có miềm tin sẽ đặt mục tiêu ở mức độ khác với người không có Đức tin. Vì vậy, có sự khác biệt về mục tiêu trong học hành, làm việc, trong tương giao xã hội.
- Tin để làm được: Khi có Đức tin, chúng ta có thể làm được những công việc vượt quá khả năng của mình. Nhờ niềm tin, chúng ta có thể làm được những việc người khác tưởng chừng không thực hiện được. Câu chuyện của Nick đến Việt Nam là một chứng từ cụ thể. Anh đã nói về kinh nghiệm sống của mình, đã thuyết phục được người khác rằng anh làm được mọi việc không phải là do những nỗ lực của bản thân mà nhờ niềm tin vào Thiên Chúa. Nhờ niềm tin, người ta có được sức mạnh, can đảm để sống yêu thương cho đến cùng. Không có niềm tin, chúng ta không thể đối diện với sự thật một cách trọn vẹn, và cũng không dễ sống với sự thật, sống cho sự thật. Bởi lẽ, ngày nay, người ta mất đi cảm thức về tội, làm cho gian dối thống lĩnh từ gia đình đến trường học và cả ngoài xã hội.
- Tin để làm tốt: Nhờ có niềm tin, chúng ta làm mọi việc lành mà không cần ai thúc bách, không cần ai đòi hỏi, không cần ai kiểm soát. Xã hội hôm nay mất kiểm soát vì người ta mất lương tâm, tự hại nhau khi làm hàng dỏm, hàng giả. Họ đầu độc lẫn nhau bằng hoá chất, bất chấp tất cả vì thiếu niềm tin. Khi người ta chết về lương tâm thì thật khủng khiếp. Nó làm cho con người mất đi ý thức trách nhiệm, kỷ luật, và xã hội trở nên hỗn loạn.
- Tin để nên thánh: Các Thánh Tử Đạo cho chúng ta thấy rằng các ngài luôn hướng về Trời Cao. Nhờ Đức tin, tất cả các công việc xem ra rất tầm thường sẽ trở thành siêu việt, phi thường với ý hướng thánh thiện, ngay lành. Đức tin cho người ta những giá trị siêu việt mà thế gian không thể mang lại. Đức tin làm cho chúng ta thoát khỏi những ràng buộc vật chất, tiền bạc, mang lại cho chúng ta tự do đích thực, tự do trong tâm hồn. Đức tin nâng những giá trị tầm thường của con người thành những giá trị vĩnh cửu. Nhờ niềm tin, người ta có thể sống vui và nở nụ cười trong những hoàn cảnh khổ đau.
Hoa trái của Đức tin là Tình yêu
Một du khách Âu châu đã qua Ấn Độ và chứng kiến những việc phục vụ không biết mỏi mệt và sợ hãi của các xơ thuộc Dòng Mẹ Têrêsa Calcutta đối với những người cùng cực, ông nói: “Nếu cho tôi cả triệu đôla tôi cũng không làm”. Mẹ Têrêsa Calcutta thưa: “Tôi cũng vậy”. Hoa trái của niềm tin không phải làm việc vì tiền nhưng vì Tình yêu và Niềm tin nơi Chúa, nhìn thấy Chúa nơi những người khốn cùng.
Những chứng nhân đã nhận được “Hoa trái của Đức tin” trong Tân Ước:
- Mẹ Maria: Qua lời xin vâng của Mẹ, lịch sử cứu độ, lịch sử nhân loại sang trang.
- Các Tông đồ: Rất nhiều điều các vị đã nhận được từ niềm tin, từ những người yếu đuối, tầm thường, Chúa đã gọi họ và biến đổi họ trở thành những chứng nhân cho Chúa, cho những giá trị vĩnh cửu.
- Giakêu (Lc 19,1-10): Ông đã thay đổi khi Chúa gọi tên ông. Ông thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.
- Người đàn bà tội lỗi đã được tha thứ và đã yêu mến Chúa nhiều (Lc 7,36-50).
- Viên sĩ quan cận vệ nhà vua có người con gái bị chết (Ga 4,43-54).
- Người bị bệnh phong (Lc 5,12-16).
Qua những chứng nhân trong Tân Ước, có thể nói rằng phép lạ sẽ xảy ra đối với những ai có Đức tin chuyển núi dời non. Đó là sức mạnh của niềm tin, hoa trái của niềm tin. Chính Chúa Giêsu khẳng định cho ta rằng: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17, 6).
Cái nhìn Đức tin
Nếu chúng ta có thể nhìn mọi biến cố cuộc đời bằng con mắt Đức tin thì chúng ta sẽ thấy được rất nhiều điều. Chúng ta có thể đón nhận, chịu đựng tất cả những gì xảy đến trong cuộc sống chúng ta.
Trong lời giới thiệu của cha Mark Link về tập sách của ngài mang tên “The Catholic Vision” đã chia sẻ: Cuốn phim The Heart Is a Lonely Hunter có một cảnh rất cảm động. Một cô bé đang nghe dĩa nhạc với một người bạn bị điếc bên cạnh. Ðược một lúc, cô bé cố gắng diễn tả cho người bạn hiểu âm nhạc như thế nào. Cô đứng trước mặt anh bạn để anh có thể đọc được những cử động của đôi môi cô. Cô làm cả những cử động thân thể và đôi tay nữa.
Nhưng sau một hồi, hai người bạn cùng bật cười và chịu thua không hiểu nhau được. Họ biết rằng cố gắng diễn tả âm nhạc cho một người điếc chẳng khác gì diễn tả mầu sắc cho một người mù. Gần như không thể được.
Cái nhìn Đứctin Kitô giáo cũng giống như vậy. Cố gắng biểu lộ cái nhìn ấy bằng ngôn ngữ cũng tựa như diễn tả âm thanh hoặc mầu sắc. Lấy một ví dụ khác cho dễ hiểu, tựa như cố nắm bắt ánh trăng vào lòng bàn tay, hay như cố thu lấy tiếng chim hót đem tặng một người thân vậy.
Cái nhìn Đứctin Kitô giáo không phải là một mớ những quy luật phải theo, nhưng là tinh thần người ta phải nắm giữ. Không phải là một bộ tín điều phải thuộc lòng, nhưng là một cuộc sống phải thể hiện. Không phải là một cuốn sách để đọc và nắm vững nội dung, nhưng là một con người để gặp gỡ và để yêu mến.
Các Thánh Vịnh cũng diễn tả cái nhìn Đứctin: “Lạy Chúa, nhờ ánh sáng của Ngài chúng con được nhìn thấy ánh sáng” (Tv 35); “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105); “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8).
Nói đến cái nhìn Đức tin, không thể không kể đến trình thuật Đức Giêsu chữa mắt cho người mù từ bẩm sinh(Ga 9,1-41). Các thánh Giáo phụ đã cắt nghĩa nhiều về vấn đề này, nhất là việc “lấy bùn hòa nước bọt xức mắt người mù”. Nhưng tựu trung, tất cả mọi hành vi đó là dấu chỉ để mọi người tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Nhờ tin như thế mà người ta có sự sống.
Như vậy, cùng một lúc Đức Giêsu làm hai phép lạ: Chữa cặp mắt thể xác cho anh mù có cái nhìn của loài người, và chữa cặp mắt Đức tin cho anh này có cái nhìn về Thiên Chúa. Trong hai phép lạ chữa mắt thì việc chữa mắt Đức tin quan trọng hơn vì nhờ cặp mắt này mà người mù đã nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa và đã tuyên xưng:“Lạy Thầy, con tin”, rồi anh sấp mình trước mặt Ngài (Ga 9,37).
Đức tin tăng trưởng, Đức tin cần phải được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và các bí tích. Đức tin rất cần đến tinh thần sám hối và canh tân đích thực.
Toả sáng Đức tin
Biểu tượng Đức tin là ánh sáng. Ánh sáng luôn toả rạng, chiếu soi muôn vật xung quanh. Chúa đã dạy chúng ta rằng: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được”. Chúng ta phải sống sao để trở thành ánh sáng soi rọi những người xung quanh, để khi họ nhìn vào cách phục vụ, cách sống của chúng ta, của gia đình, của động đoàn chúng ta, họ có thể nhận ra Chúa, và trở lại với Chúa vì Chúa đã giải thích rõ ràng: “Chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 14-16).
Bên cạnh đó, Thánh Giacôbê nhắc nhở rằng Đức tin cần phải có hành động, hành động là một trong những yếu tố liên hệ đến ý nghĩa của Ơn Cứu độ. Tin và hành động theo Đức tin mới có thể đem lại hoa trái thật: “Thưa anh em, ai bảo rằng mình có Đức tin mà không hành động theo Đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: 'Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no' nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì?... Anh em thấy đó, nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ Đức tin mà thôi... Thật thế, một thân xác không hơi thở là một thân xác chết, cũng vậy, Đức tin không hành động là Đức tin chết” (Gc 2,14-16.24.26).
Chính hành động khẳng định niềm tin Kitô giáo không phải là một thứ lý thuyết, nhưng là một đạo thật, để con người sống thật theo niềm tin của mình. Sống Đức tin không dừng lại khi Năm Đức Tin kết thúc mà nó phải là một hành trình sống hướng về Nhà Cha, là phần thưởng, là niềm hy vọng mà chúng ta phải hướng đến.
Sống chan hoà yêu thương chính là những hình ảnh, biểu lộ cụ thể để thể hiện Đức tin, làm chứng cho Đức tin của mình trong cuộc sống nhiều thách đố. “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy là chúng con thương yêu nhau” (Ga 13,35). Sống Lời Chúa trong đời sống thường nhật, sống nỗ lực không ngừng, thăng tiến bản thân để trở thành con người có giá trị cho xã hội cũng là một bổn phận của người con Chúa. Tất cả các cộng đoàn, từ tu sĩ cho đến những người sống đời sống hôn nhân đều phải toả sáng Đức tin này mới có thể nhận được hoa trái của Đức tin.
Kết thúc bài chia sẻ, Cha Phanxicô Xaviê đã đưa ra những câu hỏi thảo luận để cộng đoàn cùng nhau nhìn lại đời sống Đức tin của mình, để từ đó, tiếp tục hành trình theo Chúa trong đời sống mỗi người:
1. Niềm tin và tự tin có đối chọi với nhau không?
2. Niềm tin và niềm vui có đi cùng nhau được không?
3. Tin để yêu đến cùng.
4. Với cái nhìn đức tin: thập giá và đau khổ?
5. Với cái nhìn đức tin: niềm vui và hy vọng?
6. Với cái nhìn đức tin: sự sống và sự chết?
7. Niềm tin và sự tự do tương quan với nhau thế nào?
Hiểu thế nào về câu khẳng định của Đức Hồng Y Gioan Baotixita: “Còn Đức tin thì còn tất cả, mất Đức tin là mất tất cả”.
Chứng nhân Đức tin
Các tham dự viên đã thảo luận sôi nổi những câu hỏi được đưa ra. Kế đến, cha giới thiệu chứng từ của một bạn trẻ bị mất đôi tay. Em là Gioan Baotixita Dương Quyết Thắng, sinh ra trong gia đình Công Giáo thuộc giáo xứ Kẻ Muôi, giáo hạt Nghĩa Yên, Giáo phận Vinh. Em cho hay, khi chào đời em cũng là một người bình thường như tất cả mọi người, sinh ra đầy đủ, lành lặn, khôi ngô với đôi tay rất đẹp, đánh đàn rất hay.
Vào mùa Hè năm 2009, em bị tai nạn lao động do điện cao thế giật nên phải cắt bỏ đôi tay. Vào lúc ấy, em cho rằng đó là tai hoạ, khi nhận được tin buộc phải cắt đôi tay, niềm tin vào Thiên Chúa đã không còn. Em tìm lại được Đức tin nhờ vào người mẹ. Mẹ em đã rất đau khổ khi nhìn thấy người con khuyết đôi tay nhưng bà đã phó thác mọi sự cho Chúa bằng cách cầu nguyện cho con mình. Chính từ Đức tin của người mẹ mà em đã có thể tìm lại được niềm tin và hy vọng.
Khi tai nạn mới xảy ra, em cho rằng đó là tai hoạ, bất hạnh, hoạn nạn. Nhưng giờ đây, em cho đó là một biến cố, một chương trình của Chúa. Với cái nhìn Đức tin được truyền cảm hứng từ người mẹ, khi nhìn lên thập giá với hình ảnh của Chúa Giêsu bị đóng đinh đau đớn cho đến chết, em nhìn lại thân xác mình, và tự hỏi tại sao vượt qua cái chết trong Chúa vinh quang mà mình lại không thể chịu đựng đau đớn này. Dù đã nhiều lần tìm đến cái chết nhưng từ cái nhìn Đức tin đó, em đã vượt qua mọi đau đớn, và đứng vững để sống như hôm nay. Em xem như vác thập giá theo Chúa từ biến cố đời mình. Là người chơi đàn organ từ bé, tham gia vào các sinh hoạt ca đoàn, sau khi biến cố xảy ra, em không còn chơi đàn được nữa. Nhưng bằng niềm tin và hy vọng, em đã có thể chơi đàn bằng hai cùi tay. Bốn năm trôi qua, em đã có thể nở nụ cười với mọi người nhờ vào niềm tin. Có lại niềm tin cũng là có lại niềm vui. Qua biến cố đời mình, em khẳng định rằng: “Còn Đức tin là còn tất cả, mất Đức tin là mất tất cả” như lời của Đức Hồng Y Gioan Baotixita từng nhắc nhở.
Thay lời kết
Tóm lại, muốn có được Hoa trái của Đức tin, chúng ta phải có Tình yêu và Niềm tin, phải có cái nhìn Đức tin, nhất là phải tỏa sáng Đức tin. Nói cách khác, chúng ta phải sống và thực hành Đức tin trong cuộc sống. Thánh Augustinô nói: “Lạy Chúa, Chúa dựng nên con không cần con, nhưng khi cứu chuộc con, thì Chúa lại cần con cộng tác với Người”.
Xin mượn lời đúc kết của Cha Phanxicô Xaviê để kết thúc bài viết này: “Đức tin là đôi cánh để chúng ta bay lên Trời Cao. Tất cả mọi sự khác cũng sẽ được nâng lên cao, tất cả mọi giá trị sống cũng sẽ hướng về Trời Cao. Đó là sự tự do nhất để chúng ta có thể đến được và đụng chạm được với Đấng là Sự sống, là Tình yêu, là Tự do, là Bình an tuyệt đối”.
Tạ Ân Phúc
Giáo họ Hạ Nguyên thuộc Gx Thuận Nghĩa Mừng lễ Bổn mạng
Pet. Nghĩa Vĩnh
11:59 05/10/2013
Sau mấy ngày bi ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 10, sáng ngày 5 tháng10 năm 2013, khi tiết trời trả lại sự ấm áp, giáo họ Hạ Nguyên- xứ Thuận Nghĩa long trọng tổ chức mừng lễ quan thầy Mẹ Mân Côi.
Xem hình ảnh
Cha Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Nhân Hoà đã chủ tế thánh lễ. Đồng tế với ngài có cha Antôn Nguyễn Văn Đính quản hạt Thuận Nghĩa, quý cha trong và ngoài hạt.
Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 7h trước sự tham dự của hơn 600 giáo dân giáo họ Hạ Nguyên cùng đông đảo bà con trong và ngoài giáo xứ.
Lễ quan thầy giáo họ Hạ Nguyên từ lâu đã trở thành một điểm hẹn cho các thành viên trong Hội Mân Côi của giáo họ và giáo xứ nhìn lại chặng đường phát triển của hội trong sứ vụ cầu nguyện bằng việc lần chuỗi. Chia sẻ trong thánh lễ, cha JB. Nguyễn Đình Thục đã nhấn mạnh đến sứ mạng cao cả của Kinh Mân Côi, “đó là dấu chỉ mang tính biểu tượng sống động để nhận biết người có đạo, là sức mạnh vạn năng trong đời sống cầu nguyện của mỗi người Kitô hữu.”
Thánh lễ kết thúc bằng lời kêu gọi lần chuỗi mân côi của cha chủ tể cầu nguyện cho nạn nhân bão lụt vừa qua và hướng lòng về giáo dân Mỹ Yên.
Xem hình ảnh
Cha Phêrô Trần Phúc Chính, quản hạt Nhân Hoà đã chủ tế thánh lễ. Đồng tế với ngài có cha Antôn Nguyễn Văn Đính quản hạt Thuận Nghĩa, quý cha trong và ngoài hạt.
Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 7h trước sự tham dự của hơn 600 giáo dân giáo họ Hạ Nguyên cùng đông đảo bà con trong và ngoài giáo xứ.
Lễ quan thầy giáo họ Hạ Nguyên từ lâu đã trở thành một điểm hẹn cho các thành viên trong Hội Mân Côi của giáo họ và giáo xứ nhìn lại chặng đường phát triển của hội trong sứ vụ cầu nguyện bằng việc lần chuỗi. Chia sẻ trong thánh lễ, cha JB. Nguyễn Đình Thục đã nhấn mạnh đến sứ mạng cao cả của Kinh Mân Côi, “đó là dấu chỉ mang tính biểu tượng sống động để nhận biết người có đạo, là sức mạnh vạn năng trong đời sống cầu nguyện của mỗi người Kitô hữu.”
Thánh lễ kết thúc bằng lời kêu gọi lần chuỗi mân côi của cha chủ tể cầu nguyện cho nạn nhân bão lụt vừa qua và hướng lòng về giáo dân Mỹ Yên.
Bổn Mạng Curia Nữ Vương Mân Côi TGP Sydney
Diệp Hải Dung
12:07 05/10/2013
Sáng thứ Bảy 05/10/2013 Curia Nữ Vương Mân Côi Tổng Giáo Phận Sydney đã cử hành Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi Bổn Mạng Curia tại nhà thờ St Therese Lakemba. Sau phần đền tạ với chuỗi Mân Côi Mùa Mừng. Cha Cựu Linh hướng Curia Nữ Vương Man Côi TGP Sydney FX. Nguyễn Văn Tuyết giảng huấn từ với chủ đề. “Sự cầu nguyện thinh lặng của Đức Mẹ”
Xem hình ảnh
Sau giớ giải lao, mọi người cùng tham dự Thánh lễ do quý Cha Cựu Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết, Cha Cựu Linh hướng Nguyễn Thái Hoạch và Cha Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng Cha Tuyết nói về ngày 16/10/1978 trong lần đầu xuất hiện trước công chúng sau khi đắc cử Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã ký thác xứ vụ của Ngài cho Mẹ Maria và giới thiệu lại kinh Mân Côi cho toàn thế giới như là “lời kinh kỳ diệu” Kinh Mân Côi chính là lời kinh kỳ diệu dâng qua Đức Mẹ tới Chúa Giêsu, để những ai đọc được vững bước trên đường thánh hóa. Đối với anh chị em Legio, kinh Mân Côi là khí cụ để thánh hóa bản thân, vì thế hãy quyết tâm đọc kinh Mân Côi với nhiều xác tín hơn, để qua đó tâm hồn được bình an hơn khi đi phục vụ, thăm viếng, để việc sống thủ bản được nghiêm minh hơn trong tiến trình thánh hóa bản thân..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng và cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã dành cho Cộng Đồng trong nhiều năm tháng qua. Kế tiếp ông Lý Ngọc Thuyên Trưởng Curia lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn La Vang Cabramatta đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trong sốt sắng và cám ơn quý ân nhân đa trợ giúp cho Legio Mariae mừng Bổn Mạng hôm nay.
Sau Thánh lễ, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng.
Xem hình ảnh
Sau giớ giải lao, mọi người cùng tham dự Thánh lễ do quý Cha Cựu Linh hướng Nguyễn Văn Tuyết, Cha Cựu Linh hướng Nguyễn Thái Hoạch và Cha Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Trong bài giảng Cha Tuyết nói về ngày 16/10/1978 trong lần đầu xuất hiện trước công chúng sau khi đắc cử Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã ký thác xứ vụ của Ngài cho Mẹ Maria và giới thiệu lại kinh Mân Côi cho toàn thế giới như là “lời kinh kỳ diệu” Kinh Mân Côi chính là lời kinh kỳ diệu dâng qua Đức Mẹ tới Chúa Giêsu, để những ai đọc được vững bước trên đường thánh hóa. Đối với anh chị em Legio, kinh Mân Côi là khí cụ để thánh hóa bản thân, vì thế hãy quyết tâm đọc kinh Mân Côi với nhiều xác tín hơn, để qua đó tâm hồn được bình an hơn khi đi phục vụ, thăm viếng, để việc sống thủ bản được nghiêm minh hơn trong tiến trình thánh hóa bản thân..
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng bổn mạng và cảm ơn về những sự trợ giúp mà Legio Mariae đã dành cho Cộng Đồng trong nhiều năm tháng qua. Kế tiếp ông Lý Ngọc Thuyên Trưởng Curia lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đặc biệt cám ơn Ca đoàn La Vang Cabramatta đã giúp cho Thánh lễ thêm phần long trong sốt sắng và cám ơn quý ân nhân đa trợ giúp cho Legio Mariae mừng Bổn Mạng hôm nay.
Sau Thánh lễ, mọi người qua bên hội trường của nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng.
Trại lên ngàn kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Liên đoàn Cheo reo
Vũ Minh
11:52 05/10/2013
Chúng tôi từ Sài gòn,Huế, Quãng nam, Quãng ngãi, Buôn mê thuộc cùng họp mặt nhau để tham dự Trại Lên ngàn kỹ niêm 40 năm ngày thành lập Liên đoàn Cheo Reo. Liên đoàn Cheo reo ở một tỉnh lỵ xa xôi, năm xưa có tên là Phú bổn, bây giờ đươc gọi là Azunpa, một thị trấn của Tỉnh Gia lai, được bao bọc bởi rừng núi bạt ngàn.Nơi đây có những người anh em là Hướng đạo sinh được dẫn dắt bởi một Trưởng lớn của Phong trào Hướng đạo Việt nam ,đó là Trưởng Gấu siêng năng :Lê văn Cương.Có thể nói hơn 60 năm trước Trưởng Lê văn Cương đã gây ấn tượng như thế nào đối với đoàn sinh của mình ở Huế, thì bây giờ cũng với nụ cười hiền hòa và tấm lòng siêng năng của gấu ,Liên đoàn Cheo reo đã băng rừng, vượt suối, tham dự hầu hết các trại được tổ chức trong suốt nhiều năm qua trong cả nước.Tuy Liên đoàn Cheo reo chỉ có một Tráng đoàn Azunpa nhưng rất nhiệt tình và luôn Hướng thiện, tu dưỡng tâm hồn, rèn luyện kỹ năng. Đây là những yếu tố cần thiết cho phong trào Hướng đạo Việt nam trong tương lai cũng như trong thực tại là những Hướng đạo sinh gương mẫu.
Đêm lửa dặm đường đã đươc triễn khai sau giờ khai mạc trại, với ba ngọn nến lung linh trong một hội trường chuyên tổ chức đám cưới rộng thênh thang,bên ngoài trời mưa như trút, vẻ lạnh lẻo khiến lòng tôi chạnh nhớ những kỹ niệm thời sinh hoạt “thiếu”ở Liên đoàn Bạch đằng Huế vào những năm 1960-1961, cũng mưa gió bão bùng, “Trại bay” từ Chùa Thiên mụ về ngủ lại sân tập nhu đạo ở dưới chân cầu Bạch hổ chỉ có ba người tuổi không quá 13. Ôi ! kỳ diệu thay người “Hướng đạo sinh”. Bây giờ ngồi đây, quanh các anh em là Tráng niên, có cả chị Thu Ba từ Quãng ngãi vào nên không khí đầm ấm và nghiêm trang hơn. Tất cả tâm sự của các Trưởng cũng chỉ xoáy quanh các vấn đề thời sự của Phong trào, Tuy nhiên khi Tráng Trưởng của Tráng đoàn Azunpa đã nói lời ân hận của mình đối với “ bà xã” ở nhà ,làm tôi ngạc nhiên và vô cùng xúc động, hơn thế nữa, một Tráng sinh khác là người lớn tuổi ,thành đạt trong đời sống, đã chơi ở Liên đoàn Cheo reo từ 40 năm trước cũng đứng lên nhận lỗi của mình đối với Trưởng Lê văn Cương.Có lẽ chỉ ở Azunpa mới có “những người Hướng đạo sinh như thế”Tuổi tác và sự thành đạt luôn là trở ngại đối với việc tu tâm, dưỡng tánh mà hầu hết mọi người, ít ai chịu nhận lỗi của mình trước cuộc sống.Tham dự Lửa dăm đường của Liên đoàn Cheo reo đã cho tôi một bài học lớn trong đời.
Hôm nay 29/9 Trại chính thức được khởi động với chương trình gọi là du khảo, một vị trí tuyệt đẹp nhưng khó đi và chênh vênh quanh triền núi, hai cái cầu tre lắc lẻo với dốc nghiêng khi đứng làm lễ chúng ta mới chạnh lòng và khâm phục lòng can đảm, tính kiên trì của Trưởng Lê văn Cương,trời mưa không năng hạt nhưng thác nước đã tắm hết mọi người trong cơn cuồng nộ, phải hai người dìu và dừng lại nhiều lần Trương Cương cũng đi, về như mọi người.Xin a..a…a.. một tiếng thật lớn để vinh danh người thủ lĩnh Liên đoàn Cheo reo và Tráng đoàn Azunpa.Mọi người ra về trong lòng không thể quên được Tấm lòng hào phóng của Trưởng Lê văn Cương và gia đình, đố ai đo được lòng tốt của Tráng đoàn Cheo reo khi sống và vui chơi bên cạnh họ.Quà tặng, tiệc tùng liên miên từ nhà Trưởng Vỹ, nhà Dương xuân Đào, nhà Trưởng Anh, nhà Trưởng Văn Ba, nhà Hồ vi Hơn…Tất cả họ là “Người Hướng đạo sinh.”
Đêm lửa dặm đường đã đươc triễn khai sau giờ khai mạc trại, với ba ngọn nến lung linh trong một hội trường chuyên tổ chức đám cưới rộng thênh thang,bên ngoài trời mưa như trút, vẻ lạnh lẻo khiến lòng tôi chạnh nhớ những kỹ niệm thời sinh hoạt “thiếu”ở Liên đoàn Bạch đằng Huế vào những năm 1960-1961, cũng mưa gió bão bùng, “Trại bay” từ Chùa Thiên mụ về ngủ lại sân tập nhu đạo ở dưới chân cầu Bạch hổ chỉ có ba người tuổi không quá 13. Ôi ! kỳ diệu thay người “Hướng đạo sinh”. Bây giờ ngồi đây, quanh các anh em là Tráng niên, có cả chị Thu Ba từ Quãng ngãi vào nên không khí đầm ấm và nghiêm trang hơn. Tất cả tâm sự của các Trưởng cũng chỉ xoáy quanh các vấn đề thời sự của Phong trào, Tuy nhiên khi Tráng Trưởng của Tráng đoàn Azunpa đã nói lời ân hận của mình đối với “ bà xã” ở nhà ,làm tôi ngạc nhiên và vô cùng xúc động, hơn thế nữa, một Tráng sinh khác là người lớn tuổi ,thành đạt trong đời sống, đã chơi ở Liên đoàn Cheo reo từ 40 năm trước cũng đứng lên nhận lỗi của mình đối với Trưởng Lê văn Cương.Có lẽ chỉ ở Azunpa mới có “những người Hướng đạo sinh như thế”Tuổi tác và sự thành đạt luôn là trở ngại đối với việc tu tâm, dưỡng tánh mà hầu hết mọi người, ít ai chịu nhận lỗi của mình trước cuộc sống.Tham dự Lửa dăm đường của Liên đoàn Cheo reo đã cho tôi một bài học lớn trong đời.
Hôm nay 29/9 Trại chính thức được khởi động với chương trình gọi là du khảo, một vị trí tuyệt đẹp nhưng khó đi và chênh vênh quanh triền núi, hai cái cầu tre lắc lẻo với dốc nghiêng khi đứng làm lễ chúng ta mới chạnh lòng và khâm phục lòng can đảm, tính kiên trì của Trưởng Lê văn Cương,trời mưa không năng hạt nhưng thác nước đã tắm hết mọi người trong cơn cuồng nộ, phải hai người dìu và dừng lại nhiều lần Trương Cương cũng đi, về như mọi người.Xin a..a…a.. một tiếng thật lớn để vinh danh người thủ lĩnh Liên đoàn Cheo reo và Tráng đoàn Azunpa.Mọi người ra về trong lòng không thể quên được Tấm lòng hào phóng của Trưởng Lê văn Cương và gia đình, đố ai đo được lòng tốt của Tráng đoàn Cheo reo khi sống và vui chơi bên cạnh họ.Quà tặng, tiệc tùng liên miên từ nhà Trưởng Vỹ, nhà Dương xuân Đào, nhà Trưởng Anh, nhà Trưởng Văn Ba, nhà Hồ vi Hơn…Tất cả họ là “Người Hướng đạo sinh.”
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chương II: Kinh-nghiệm niềm tin và mô hình bậc cha chú
Mai Tá
13:56 05/10/2013
Chương II: Kinh-nghiệm niềm tin và mô hình bậc cha chú
(bài 15)
Phần 2
Niềm tin vô-thức bên dưới động-tác tin, có ý-thức
Dẫn nhập vào tâm-lý khác, về niềm tin
Kinh nghiệm đầu của con người về niềm tin
Cho đến nay, ta đã duyệt qua các hoạt-động trổi-bật về niềm tin và nhận ra rằng: đây là động-tác có ý-thức nơi người tin vào “Đấng-ở-trên”. Nay, có vấn-nạn cứ lẩn quẩn trong đầu tôi, vẫn hỏi rằng: có chăng niềm tin nào nằm ở phần vô-thức chăng? Tức: phần đáng kể hơn động-tác tin có ý-thức, mà lâu nay là nền-tảng ít được biết như động-tác có ý-thức? Tâm-lý-học hiện-đại chuyên nhắm vào chiều sâu, nay có khuynh-hướng suy-tư ra như thế. Như thế, nghĩa là: trong niềm tin, còn nhiều việc cần bàn hơn, như: về nguồn gốc, có vấn đề đặt ra cho ta, là: bàn về niềm tin, có thể ta quá tập-trung vào động-tác “tin”, chăng?
Niềm tin hiện-hữu cách sâu-sắc, đặt ra cho mỗi người một cách, rất thực-thụ. Xem thế thì: khi diễn-tả niềm tin không đúng như thứ gì đó có thể thay thế và/hoặc như đối-tác của một chọn lựa, thông thường, ta vẫn đề cao/nhấn mạnh quá nhiều điều, ở đây.
Nhưng, điều này đến từ một thứ gì đó còn sâu-thẳm hơn kinh-nghiệm tư-riêng lúc ban đầu tựa hồ như cấu-trúc vẹn-toàn ở tâm-thần hoặc của chính nó. Kinh-nghiệm thẳm-sâu này, lại như quan-hệ giữa mẹ cha và con cái, còn bé nhỏ.
Tương-quan bà mẹ, là kinh-nghiệm từng-trải về một tin-tưởng rất “tùy thuộc”. Còn tương-quan với cha, đó lại là kinh-nghiệm thâm-sâu về một “cảm-kích”, rất biết ơn.
Cả hai tương-quan đều dễ hòa trộn, vì thế ta lại bảo: thông thường thì, tương-quan đây có nghĩa vẫn hoà-tan và “thiết dựng” kinh-nghiệm của “tin tưởng tuỳ thuộc” cho phép ta ra đi mà học hỏi về ai đó, rất khác biệt. Đó là những gì khiến cho tôi gọi đó là niềm tin ban đầu, thật sâu sắc.
Đây còn là khuôn-mẫu tâm-lý-học đề ra cho các loại-hình và tầm-kích khác nhau về niềm tin có ý-thức. Niềm tin tương-quan tạo như thế, là nền-tảng cho điều không nhất thiết phải là “niềm tin thần thánh”. Cha mẹ không là thần thánh! Nhưng, khi đã liên-quan đến “niềm-tin thần thánh” hoặc tin vào Thiên-Chúa đích-thực, thì tương-quan ấy sẽ đề-nghị đem đến cho niềm tin nền-tảng theo cách ngày càng gây kinh-ngạc hơn lề thói ta thường nghĩ. Đối với tôi, về sau vẫn tự nhủ mình rằng: “tương-quan mẹ-cha” đã đề ra cho con cái có là thực-tại về “niềm tin thần thánh” không? Bởi, đó là điều mà hầu như mọi người chẳng bao giờ biết đến mãi về sau, hoặc nó đem đến với cuộc sống có ý-thức, rất trưởng-thành. Có lẽ, Chúa sử-dụng cảnh-tình của con trẻ sẽ thích-hợp hơn giải thích cặn kẽ về niềm tin có ý-thức qua đó Ngài tặng ban cho con người quà tặng căn-bản là “niềm tin thần thánh”, mới đúng?
“Trừ phi anh em trở nên như con trẻ, còn thì...”
Đương nhiên là ở đây, tôi có khuynh-hướng nghiêng về lập-trường bảo rằng: “huệ lộc” hoặc “quà tặng” niềm tin luôn nối kết với “tương-quan mẹ-cha”. Tôi sẽ quảng-diễn thêm về tính khả-thi để ta thấy được ý-niệm siêu-nhiên thường đính-kết với ý-niệm nền-tảng hơn về “tương-quan mẹ-cha” hoà-trộn vào với niềm tin theo cách này.
Ta sẽ bàn nhiều về vấn-đề này, đứng từ góc cạnh có tầm-nhìn về việc đặt tin tưởng “tùy thuộc” vào người mẹ và vào tính “cảm kích/biết ơn” với người cha. Điểm chính, tôi muốn bàn ở đây, là: tất cả chúng ta đều biết rõ từ nhỏ: ta có được niềm tin đích-thực là nhờ hai kinh-nghiệm rất nền-tảng, một: là về sự “tin tưởng tuỳ thuộc” mẹ mình; còn kinh-nghiệm kia, là: lòng cảm kích/biết ơn đối với người cha vẫn trải dài trong lịch-sử cá-thể của đời mình, của mỗi người trong ta. Tôi thiển nghĩ: có lẽ ta cũng chẳng nên nói nhiều về kinh-nghiệm ấy. Ở đây, tôi chỉ muốn đề-nghị một chuyện này, là: kinh-nghiệm ấy có thể đã được tháp-ghép nếu không muốn nói rõ là kết-tụ (bởi chúng sẽ mãi mãi tách lìa hoặc cách biệt nhau.) Bằng việc tháp-ghép, ta tạo ra khuôn-mẫu rất tâm-lý cho niềm tin thần thánh; và tôi còn nghĩ: đây lại là điều tốt cho ta trong tương-quan mình vẫn có, ở niềm tin.
Sự việc trẻ bé nào cũng “tin tưởng” vào mẹ mình, lại có thứ gì đó rất quân bình, đồng đều. Nơi người mẹ, sự “tin tưởng rất tùy thuộc” trở thành chuyện hỗ-tương hai chiều theo ý-nghĩa tràn đầy/trọn vẹn; là: về phía mình, người mẹ nào cũng “tin” vào con mình theo cách nào đó của riêng bà; và như thế, bà đã đặt hết niềm tin của bà vào đứa con. Còn về “cảm kích/biết ơn” với người cha, thì ở đây có sự vui mừng/hỉ hoan, một từ-vựng mà người Pháp thích diễn-dịch thành cụm-từ “jouissance” (tức: vui sướng/thích thú). Đây là điểm đặc biệt, theo nghĩa hiểu rằng: đó không là trường hợp thứ-yếu về sự an-vui của trẻ bé với mẹ nó. An vui chợt đến, không từ mối hỗ-tương xảy ra giữa bé và người mẹ, mà từ một định-dạng lý-lịch của người này với người khác.
Tiếng Pháp, “jouissance” là từ-vựng do người Pháp đặt ra, gồm ý-tưởng có động-từ “jouir” (tức: “thích thú/vui hưởng”). Đây là ý-tưởng nòng cốt, tức: cốt-lõi nằm giữa và ở trong sự việc nào đó. “Jouissance” là niềm-vui cố-hữu trở-thành hiện-thực có tương-quan. Và như thế, sẽ trở-thành khác biệt ngay trong bản-thể nó được khích-lệ đi vào sự tràn đầy của hữu-thể ấy. Từ-vựng này chứa-đựng nhiều ý-nghĩa có tương-quan, hơn cả những gì ta thường có. Cả ta nữa, vẫn thường ra khỏi niềm vui này, và có lẽ ta cũng chẳng để tâm nhiều vào sự khác-biệt giữa sự “tin tưởng/tùy thuộc” và lòng “cảm-kích/biết ơn” ấy.
Ở đây, có thể ta cũng bảo rằng: người mẹ hình-dung nơi chốn trẻ bé xuất thân -tức, quá-trình rất giá-trị; trong khi đó, người cha lại hình-dung nơi chốn đứa trẻ đến với- tức, tương-lai/mai ngày cũng rất có giá. Hai chốn-miền này đã tập họp lại để đề ra ý-nghĩa của tính-chất đích-thực và đặc biệt nơi giòng chảy tích-cực vẫn còn diễn-tiến, là: thế giới của ta đây. Có lẽ, ở đây nữa, lại cũng bao hàm và đôi khi còn đòi-hỏi nhiều nữa, là khác. Đòi hỏi, một niềm tin ngay trong người mình...
--------------
Trước khi diễn-giải cách sâu-sắc khúc-chiết, xin để tôi đưa chuyện này vào quá-trình lịch-sử từng khiến những người chuyên chú tư-duy phải để ra cả thời gian dài mới nhận ra được những điều như thế.
Từ thập niên 60 và đặc biệt tại Paris, lúc ấy đã thấy xuất-hiện ý-tưởng rất mới-mẻ mang tính hoàn-vũ về ý-nghĩa đích-thực của con người -Công đồng Vatican 2, là một trong các trường hợp như thế- Vấn-đề Công đồng đặt ra, khi ấy, là: làm sao để ta hội-nhập sự khôn-ngoan-đã-thành-quá-khứ (dù nó có thuộc về tôn giáo hay không) vào với tầm nhìn mang tính nhân-bản.
Thoạt khi ấy, đã thấy bắt đầu công-trình học-hỏi “tầm-nguyên ngôn-ngữ” về ngôn-từ ra như thế. Sự việc này, dẫn đến công-trình nghiên-cứu khác về “nhân-chủng-học” và bản-tính nhân-loại tự-thân như thế nào? Khi ấy, cũng thấy đề ra nhiều sự việc về “biểu tượng” và việc sử-dụng các biểu-tượng ấy. Đây, không là biểu-tượng đặc-trưng hoặc biểu-tượng mới mẻ được trưng ra thay cho các biểu-trưng xưa/cũ, mà là tiến-trình qua đó mọi biểu-tượng đều mang tính tượng-trưng, thôi. Điều này còn tạo ra một thứ như thể đấu-trường giác-đấu, trong đó có tâm-thức kế-thừa như người sống thời ban sơ có tâm tình hội-nhập. Đây, còn là cung-cách để đọc ra cuộc sống qua việc chọn lựa biểu-trưng nào mình ưa thích. Phân-tâm-học, từ đó, đã trở thành một phần của việc phân-tích ngôn-từ, và cũng từ đó, lại đã phân-tích cả con người nữa. Loại-hình phân-tích của Freud về việc này, lại quá tùy thuộc vào sinh-lý-học vào thời ông. Sinh-lý-học -như ta có được ngày hôm nay- đã phải hội-nhập vào môi-trường truyền-tải rộng lớn hơn và còn phải hội-nhập nhiều hơn nữa. Và, chốn miền xảy ra nhiều đổi thay nhất, lại chính là Paris.
Nay ta thử đặt tên lên trên đó
Freud từng tập-trung nhấn-mạnh vào chức-năng của mẹ cha -điều, mà ảnh-hình về người cha lại đã tạo ra cho tâm-thần, cũng rất nhiều. Từ tầm nhìn nhân-chủng-học vào thời mình, Freud nhận thấy ví-dụ rất rõ nét về chuyện này, là yếu-tố huý-kỵ về loạn luân. Điều này còn có nghĩa: trẻ bé không đưa ra đòi hỏi nào vào những gì do người cha sở-hữu bên trong ông, như người vợ của mình. Điều này, còn đặt việc định-dạng đứa trẻ với cha nó đã thoát khỏi lằn ranh nhiều giới hạn. Điều này giúp cho đứa trẻ khám phá ra được cuộc sống của nó, chứ không chỉ sống cứ nối tiếp kiếp người do cha để lại.
Tác giả Saussure từng mở ra với thế giới biểu-tượng để cho thấy biểu-tượng ấy vẫn biểu-tỏ sự việc ở đời ra sao. Ông không coi chúng như để biểu-tỏ hoặc chỉ-định thực-tại nào từng đứng vững cách độc-lập với tiến trình-diễn-giải bằng ngôn-ngữ. Ngôn-ngữ, thật ra, chỉ là chuỗi dài đầy cung-cách biểu-tỏ nhưng không qui về những gì như chính nó, rất tự thân. Nhận-định này đứng ngoài chuỗi dài từ-vựng ấy.
Tác giả Lacan thì khác. Ông lôi-kéo hai lập-trường tư-tưởng này gộp chung lại với nhau. Ông lại đã giải-thích tính huý-kỵ (loạn luân) như sự việc rất “huý” và rất “kỵ”. Điểm đặc biệt ở ông, là ông không chống hành-vi lăng-loàn với mẹ (còn gọi là “phức-hợp Oedipe), cho bằng: ông chống lại khát-vọng lăng-loàn ấy và tất cả mọi khát vọng cũng như dục-vọng. Ông coi tất cả dục vọng như nỗ-lực nội-tại hầu đạt cho bằng được những gì không bị giới hạn và ông đòi phải hạn-chế tất cả dục-vọng, mới được. Ông định-dạng sự việc cần minh-định rồi bảo: làm sao để giới-hạn ấy lại có thể xảy ra được -đó chính là do mình giảm-thiểu đối-tượng của dục-vọng thành những thứ mà ông gọi là trật-tự của biểu-trưng. Ông hầu như ưa-thích cuộc kiếm tìm để đi vào với nội-tại trong mỗi người chúng ta- đó là biểu-trưng chính yếu. Tất cả chúng ta đều kiếm tìm thứ nội tại ở chính mình mà không có giới-hạn; và tác giả nói: đó là sự biểu-tỏ cách sai sót về chính con người mình. Một thứ mộng-tưởng về nội-tại không thể đạt, một ý-nghĩ kỳ-quặc về cái mà không thể nào là chính ta được. Ta tự định-dạng mình bằng thứ nội-tại như thế là một định-dạng thái quá. Và ông gọi tất cả những thứ đó bằng ngôn-từ mà tiếng Pháp thường vẫn gọi, là “imaginaire” (tức: từ-vựng chỉ-định nhiều hơn tiếng Anh ta thường dùng bằng từ “imaginary” (tức: thứ gì đó cũng rất “ảo”). Theo tâm-lý-học, điều ta cần đến trước nhất, là: giảm-thiểu cho thật nhiều chứ không chỉ mỗi “ảo” (“imaginary”, ở tiếng Anh) đến mức độ mà ông gọi bằng từ-vựng cũng bằng tiếng Pháp, một thứ: “symbolique” (tức: thứ từ-vựng mang nhiều ý-nghĩa hơn tiếng “tượng-trưng” (tức “symbolic” ở tiếng Anh). Ông sử-dựng từ-vựng “symbolique” như thể bảo: đó không chỉ là biểu-tượng được chọn theo sở-thích, cho bằng toàn-bộ chuỗi dài gồm các “biểu-trưng” nơi ngôn-ngữ ta thường dùng. Ông những muốn trơn-tuột vào “chuỗi dài” này tất cả các biểu-trưng nào ta từng mang vào người và nay đà lắng-đọng. Và như thế, ngôn ngữ đã có hiệu quả; và việc thong-đạt lại sẽ đi vào với “cuộc chơi”, rất trì-chiết. Ở đây, tác-giả Lacan lại sánh vai tháp-tùng tác-giả Saussure, cũng rất gần. Và, theo cung cách rất “ảo” này, ta lại cũng thiết-dựng các mô hình ban đầu hầu dõi theo việc giảm-thiểu như thế và sự việc ban đầu ở nơi chúng, đó là “người cha”. Ở đây nữa, tác giả Lacan lại đã dính-dự đi vào với Freud. Việc giảm-thiểu mọi nỗ-lực của ta vào sự việc không giới-hạn như thế, gọi là chức năng của người cha.
Tác giả Julia Kristeva lại đã thừa-kế lập-trường tư-tưởng cũng như thế. Thoạt khi ấy, bà đã chỉnh-sửa đôi chỗ và nới rộng ý-nghĩa của sự việc rất đáng kể là như thế. Julia Kristeva lại cũng nói: bà không là người tin vào Đạo Chúa hoặc bất cứ đạo nào. Đúng hơn, bà là người “đứng ở ngoài” nhưng lại rất thích thú. Bà bị đánh động, từ các diễn-tập về tâm-lý nền-tảng ở đạo giáo. Và đặc biệt, cả nơi Đạo Chúa; và qua cung cách mà các đạo từng tạo ra một thứ ngôn-ngữ cá-biệt nhằm hỗ trợ cho hình-thức khác biệt của chính-trị. Bà dự tính sẽ “coi mặt đặt tên” cho đạo-giáo như niềm tin đặc-biệt (mà bà nói là mình chẳng có niềm tin nào cả). Nhưng, bà công nhận rằng: bà là loại người cũng biết tin và có loại hình riêng về niềm tin của bà, và bà nghĩ: tất cả chúng ta đều như thế. Mỗi nguời trong ta đều làm thế, theo cung-cách khác-biệt. Ai chối bỏ rằng: mình chẳng có niềm tin căn bản này, tóm lại, đều là người chối bỏ sự thật, rất xác thực. Dĩ nhiên, họ thường chối bỏ nó là bởi họ sợ rằng: nó hoà trộn vào với một vài hình-thức của sự tin tưởng kiên-cường, mà họ khám phá ra rằng chính họ lại không thể chấp nhận nó, cho trọn vẹn.
Tác giả Kristeva đề nghị điều mà bà gọi là “nguyên-bản tương tác” do bà nhận ra như thế từ tác giả Bakhtin là một trong những người sống ở miền Đông Châu Âu từng suy nghĩ như thế. Như thế, có nghĩa là: mọi tuyên bố cũng như cam-kết, và cách riêng mọi chương-bản văn-học, đều là dấu vết không chỉ mang ý-nghĩa của một kiếm tìm về tính tuyệt-đối mà thôi; nhưng còn là tính tích-cực mình chưa nắm bắt được. Các dấu vết đuợc gìn giữ trong môi-trường xuyên-suốt, là thứ môi-trường cứ chảy suốt từ các “ảo” đến “biểu-trưng” rất đặc-trưng. Và, chúng chỉ ở đó để biểu-tỏ khả-năng dẫn đưa về với tính-chất tích-cực. Thế nên, “hiểu/biết” (hết mọi thứ) thật sự là khám-phá/khuấy trộn vào cùng cung-điệu với giòng chảy như thế. Đây là hiểu/biết rất mới về chính sự hiểu và biết. Bởi, “biết” tức là: chảy xuyên suốt.
Trong tiến trình chảy xuyên-suốt như thế, những gì hiện ra như một thứ vượt trội trên ta, lại đã lấy đi một thứ tình mật-thiết rất khác biệt và mới lạ. Ta lại cứ ưa thích nó, vì ta trông nó giống ta. Việc này xảy đến, là lúc ta ở vào trường hợp hoà trộn với đòi-hỏi cao-siêu nối kết dấu vết hoà trộn này vào với “chuỗi dài” ấn-tượng về truyền-đạt. Nó vẫn thêm vào đó, cứ thế mãi.
Mỗi một nỗ-lực ta làm, là cốt để cụ-thể-hoá bất cứ thứ gì. Là, tạo sự hoà-trộn ngõ hầu xem nó như thứ gì đó tuyệt-đối và biệt-lập khỏi ta, lại cũng tuỳ-thuộc vào những gì là “ảo” để rồi sẽ cần phân-chiết. “Bà mẹ” đây, nắm bắt trọn vẹn nội-dung của chất “ảo” trong tay bà và khi đó, ta lại để nó luột khỏi bàn tay của bà mẹ mà đi vào giòng chảy của dấu vết mang tính “biểu-trưng”. Từ đó, đã có chức-năng “mẹ hiền” cho thấy ta phải lĩnh-hội từ nơi đó và vượt qua đó, mà tăng-truởng.
Quá-trình này, dù ngắn gọn, tôi nghĩ: mình cũng nên diễn-giải thêm vai trò của “bà mẹ” rồi sau đó, của “người cha” trong quá-trình phát-triển tâm-thần của đứa bé.
------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
(bài 15)
Phần 2
Niềm tin vô-thức bên dưới động-tác tin, có ý-thức
Dẫn nhập vào tâm-lý khác, về niềm tin
Kinh nghiệm đầu của con người về niềm tin
Cho đến nay, ta đã duyệt qua các hoạt-động trổi-bật về niềm tin và nhận ra rằng: đây là động-tác có ý-thức nơi người tin vào “Đấng-ở-trên”. Nay, có vấn-nạn cứ lẩn quẩn trong đầu tôi, vẫn hỏi rằng: có chăng niềm tin nào nằm ở phần vô-thức chăng? Tức: phần đáng kể hơn động-tác tin có ý-thức, mà lâu nay là nền-tảng ít được biết như động-tác có ý-thức? Tâm-lý-học hiện-đại chuyên nhắm vào chiều sâu, nay có khuynh-hướng suy-tư ra như thế. Như thế, nghĩa là: trong niềm tin, còn nhiều việc cần bàn hơn, như: về nguồn gốc, có vấn đề đặt ra cho ta, là: bàn về niềm tin, có thể ta quá tập-trung vào động-tác “tin”, chăng?
Niềm tin hiện-hữu cách sâu-sắc, đặt ra cho mỗi người một cách, rất thực-thụ. Xem thế thì: khi diễn-tả niềm tin không đúng như thứ gì đó có thể thay thế và/hoặc như đối-tác của một chọn lựa, thông thường, ta vẫn đề cao/nhấn mạnh quá nhiều điều, ở đây.
Nhưng, điều này đến từ một thứ gì đó còn sâu-thẳm hơn kinh-nghiệm tư-riêng lúc ban đầu tựa hồ như cấu-trúc vẹn-toàn ở tâm-thần hoặc của chính nó. Kinh-nghiệm thẳm-sâu này, lại như quan-hệ giữa mẹ cha và con cái, còn bé nhỏ.
Tương-quan bà mẹ, là kinh-nghiệm từng-trải về một tin-tưởng rất “tùy thuộc”. Còn tương-quan với cha, đó lại là kinh-nghiệm thâm-sâu về một “cảm-kích”, rất biết ơn.
Cả hai tương-quan đều dễ hòa trộn, vì thế ta lại bảo: thông thường thì, tương-quan đây có nghĩa vẫn hoà-tan và “thiết dựng” kinh-nghiệm của “tin tưởng tuỳ thuộc” cho phép ta ra đi mà học hỏi về ai đó, rất khác biệt. Đó là những gì khiến cho tôi gọi đó là niềm tin ban đầu, thật sâu sắc.
Đây còn là khuôn-mẫu tâm-lý-học đề ra cho các loại-hình và tầm-kích khác nhau về niềm tin có ý-thức. Niềm tin tương-quan tạo như thế, là nền-tảng cho điều không nhất thiết phải là “niềm tin thần thánh”. Cha mẹ không là thần thánh! Nhưng, khi đã liên-quan đến “niềm-tin thần thánh” hoặc tin vào Thiên-Chúa đích-thực, thì tương-quan ấy sẽ đề-nghị đem đến cho niềm tin nền-tảng theo cách ngày càng gây kinh-ngạc hơn lề thói ta thường nghĩ. Đối với tôi, về sau vẫn tự nhủ mình rằng: “tương-quan mẹ-cha” đã đề ra cho con cái có là thực-tại về “niềm tin thần thánh” không? Bởi, đó là điều mà hầu như mọi người chẳng bao giờ biết đến mãi về sau, hoặc nó đem đến với cuộc sống có ý-thức, rất trưởng-thành. Có lẽ, Chúa sử-dụng cảnh-tình của con trẻ sẽ thích-hợp hơn giải thích cặn kẽ về niềm tin có ý-thức qua đó Ngài tặng ban cho con người quà tặng căn-bản là “niềm tin thần thánh”, mới đúng?
“Trừ phi anh em trở nên như con trẻ, còn thì...”
Đương nhiên là ở đây, tôi có khuynh-hướng nghiêng về lập-trường bảo rằng: “huệ lộc” hoặc “quà tặng” niềm tin luôn nối kết với “tương-quan mẹ-cha”. Tôi sẽ quảng-diễn thêm về tính khả-thi để ta thấy được ý-niệm siêu-nhiên thường đính-kết với ý-niệm nền-tảng hơn về “tương-quan mẹ-cha” hoà-trộn vào với niềm tin theo cách này.
Ta sẽ bàn nhiều về vấn-đề này, đứng từ góc cạnh có tầm-nhìn về việc đặt tin tưởng “tùy thuộc” vào người mẹ và vào tính “cảm kích/biết ơn” với người cha. Điểm chính, tôi muốn bàn ở đây, là: tất cả chúng ta đều biết rõ từ nhỏ: ta có được niềm tin đích-thực là nhờ hai kinh-nghiệm rất nền-tảng, một: là về sự “tin tưởng tuỳ thuộc” mẹ mình; còn kinh-nghiệm kia, là: lòng cảm kích/biết ơn đối với người cha vẫn trải dài trong lịch-sử cá-thể của đời mình, của mỗi người trong ta. Tôi thiển nghĩ: có lẽ ta cũng chẳng nên nói nhiều về kinh-nghiệm ấy. Ở đây, tôi chỉ muốn đề-nghị một chuyện này, là: kinh-nghiệm ấy có thể đã được tháp-ghép nếu không muốn nói rõ là kết-tụ (bởi chúng sẽ mãi mãi tách lìa hoặc cách biệt nhau.) Bằng việc tháp-ghép, ta tạo ra khuôn-mẫu rất tâm-lý cho niềm tin thần thánh; và tôi còn nghĩ: đây lại là điều tốt cho ta trong tương-quan mình vẫn có, ở niềm tin.
Sự việc trẻ bé nào cũng “tin tưởng” vào mẹ mình, lại có thứ gì đó rất quân bình, đồng đều. Nơi người mẹ, sự “tin tưởng rất tùy thuộc” trở thành chuyện hỗ-tương hai chiều theo ý-nghĩa tràn đầy/trọn vẹn; là: về phía mình, người mẹ nào cũng “tin” vào con mình theo cách nào đó của riêng bà; và như thế, bà đã đặt hết niềm tin của bà vào đứa con. Còn về “cảm kích/biết ơn” với người cha, thì ở đây có sự vui mừng/hỉ hoan, một từ-vựng mà người Pháp thích diễn-dịch thành cụm-từ “jouissance” (tức: vui sướng/thích thú). Đây là điểm đặc biệt, theo nghĩa hiểu rằng: đó không là trường hợp thứ-yếu về sự an-vui của trẻ bé với mẹ nó. An vui chợt đến, không từ mối hỗ-tương xảy ra giữa bé và người mẹ, mà từ một định-dạng lý-lịch của người này với người khác.
Tiếng Pháp, “jouissance” là từ-vựng do người Pháp đặt ra, gồm ý-tưởng có động-từ “jouir” (tức: “thích thú/vui hưởng”). Đây là ý-tưởng nòng cốt, tức: cốt-lõi nằm giữa và ở trong sự việc nào đó. “Jouissance” là niềm-vui cố-hữu trở-thành hiện-thực có tương-quan. Và như thế, sẽ trở-thành khác biệt ngay trong bản-thể nó được khích-lệ đi vào sự tràn đầy của hữu-thể ấy. Từ-vựng này chứa-đựng nhiều ý-nghĩa có tương-quan, hơn cả những gì ta thường có. Cả ta nữa, vẫn thường ra khỏi niềm vui này, và có lẽ ta cũng chẳng để tâm nhiều vào sự khác-biệt giữa sự “tin tưởng/tùy thuộc” và lòng “cảm-kích/biết ơn” ấy.
Ở đây, có thể ta cũng bảo rằng: người mẹ hình-dung nơi chốn trẻ bé xuất thân -tức, quá-trình rất giá-trị; trong khi đó, người cha lại hình-dung nơi chốn đứa trẻ đến với- tức, tương-lai/mai ngày cũng rất có giá. Hai chốn-miền này đã tập họp lại để đề ra ý-nghĩa của tính-chất đích-thực và đặc biệt nơi giòng chảy tích-cực vẫn còn diễn-tiến, là: thế giới của ta đây. Có lẽ, ở đây nữa, lại cũng bao hàm và đôi khi còn đòi-hỏi nhiều nữa, là khác. Đòi hỏi, một niềm tin ngay trong người mình...
--------------
Trước khi diễn-giải cách sâu-sắc khúc-chiết, xin để tôi đưa chuyện này vào quá-trình lịch-sử từng khiến những người chuyên chú tư-duy phải để ra cả thời gian dài mới nhận ra được những điều như thế.
Từ thập niên 60 và đặc biệt tại Paris, lúc ấy đã thấy xuất-hiện ý-tưởng rất mới-mẻ mang tính hoàn-vũ về ý-nghĩa đích-thực của con người -Công đồng Vatican 2, là một trong các trường hợp như thế- Vấn-đề Công đồng đặt ra, khi ấy, là: làm sao để ta hội-nhập sự khôn-ngoan-đã-thành-quá-khứ (dù nó có thuộc về tôn giáo hay không) vào với tầm nhìn mang tính nhân-bản.
Thoạt khi ấy, đã thấy bắt đầu công-trình học-hỏi “tầm-nguyên ngôn-ngữ” về ngôn-từ ra như thế. Sự việc này, dẫn đến công-trình nghiên-cứu khác về “nhân-chủng-học” và bản-tính nhân-loại tự-thân như thế nào? Khi ấy, cũng thấy đề ra nhiều sự việc về “biểu tượng” và việc sử-dụng các biểu-tượng ấy. Đây, không là biểu-tượng đặc-trưng hoặc biểu-tượng mới mẻ được trưng ra thay cho các biểu-trưng xưa/cũ, mà là tiến-trình qua đó mọi biểu-tượng đều mang tính tượng-trưng, thôi. Điều này còn tạo ra một thứ như thể đấu-trường giác-đấu, trong đó có tâm-thức kế-thừa như người sống thời ban sơ có tâm tình hội-nhập. Đây, còn là cung-cách để đọc ra cuộc sống qua việc chọn lựa biểu-trưng nào mình ưa thích. Phân-tâm-học, từ đó, đã trở thành một phần của việc phân-tích ngôn-từ, và cũng từ đó, lại đã phân-tích cả con người nữa. Loại-hình phân-tích của Freud về việc này, lại quá tùy thuộc vào sinh-lý-học vào thời ông. Sinh-lý-học -như ta có được ngày hôm nay- đã phải hội-nhập vào môi-trường truyền-tải rộng lớn hơn và còn phải hội-nhập nhiều hơn nữa. Và, chốn miền xảy ra nhiều đổi thay nhất, lại chính là Paris.
Nay ta thử đặt tên lên trên đó
Freud từng tập-trung nhấn-mạnh vào chức-năng của mẹ cha -điều, mà ảnh-hình về người cha lại đã tạo ra cho tâm-thần, cũng rất nhiều. Từ tầm nhìn nhân-chủng-học vào thời mình, Freud nhận thấy ví-dụ rất rõ nét về chuyện này, là yếu-tố huý-kỵ về loạn luân. Điều này còn có nghĩa: trẻ bé không đưa ra đòi hỏi nào vào những gì do người cha sở-hữu bên trong ông, như người vợ của mình. Điều này, còn đặt việc định-dạng đứa trẻ với cha nó đã thoát khỏi lằn ranh nhiều giới hạn. Điều này giúp cho đứa trẻ khám phá ra được cuộc sống của nó, chứ không chỉ sống cứ nối tiếp kiếp người do cha để lại.
Tác giả Saussure từng mở ra với thế giới biểu-tượng để cho thấy biểu-tượng ấy vẫn biểu-tỏ sự việc ở đời ra sao. Ông không coi chúng như để biểu-tỏ hoặc chỉ-định thực-tại nào từng đứng vững cách độc-lập với tiến trình-diễn-giải bằng ngôn-ngữ. Ngôn-ngữ, thật ra, chỉ là chuỗi dài đầy cung-cách biểu-tỏ nhưng không qui về những gì như chính nó, rất tự thân. Nhận-định này đứng ngoài chuỗi dài từ-vựng ấy.
Tác giả Lacan thì khác. Ông lôi-kéo hai lập-trường tư-tưởng này gộp chung lại với nhau. Ông lại đã giải-thích tính huý-kỵ (loạn luân) như sự việc rất “huý” và rất “kỵ”. Điểm đặc biệt ở ông, là ông không chống hành-vi lăng-loàn với mẹ (còn gọi là “phức-hợp Oedipe), cho bằng: ông chống lại khát-vọng lăng-loàn ấy và tất cả mọi khát vọng cũng như dục-vọng. Ông coi tất cả dục vọng như nỗ-lực nội-tại hầu đạt cho bằng được những gì không bị giới hạn và ông đòi phải hạn-chế tất cả dục-vọng, mới được. Ông định-dạng sự việc cần minh-định rồi bảo: làm sao để giới-hạn ấy lại có thể xảy ra được -đó chính là do mình giảm-thiểu đối-tượng của dục-vọng thành những thứ mà ông gọi là trật-tự của biểu-trưng. Ông hầu như ưa-thích cuộc kiếm tìm để đi vào với nội-tại trong mỗi người chúng ta- đó là biểu-trưng chính yếu. Tất cả chúng ta đều kiếm tìm thứ nội tại ở chính mình mà không có giới-hạn; và tác giả nói: đó là sự biểu-tỏ cách sai sót về chính con người mình. Một thứ mộng-tưởng về nội-tại không thể đạt, một ý-nghĩ kỳ-quặc về cái mà không thể nào là chính ta được. Ta tự định-dạng mình bằng thứ nội-tại như thế là một định-dạng thái quá. Và ông gọi tất cả những thứ đó bằng ngôn-từ mà tiếng Pháp thường vẫn gọi, là “imaginaire” (tức: từ-vựng chỉ-định nhiều hơn tiếng Anh ta thường dùng bằng từ “imaginary” (tức: thứ gì đó cũng rất “ảo”). Theo tâm-lý-học, điều ta cần đến trước nhất, là: giảm-thiểu cho thật nhiều chứ không chỉ mỗi “ảo” (“imaginary”, ở tiếng Anh) đến mức độ mà ông gọi bằng từ-vựng cũng bằng tiếng Pháp, một thứ: “symbolique” (tức: thứ từ-vựng mang nhiều ý-nghĩa hơn tiếng “tượng-trưng” (tức “symbolic” ở tiếng Anh). Ông sử-dựng từ-vựng “symbolique” như thể bảo: đó không chỉ là biểu-tượng được chọn theo sở-thích, cho bằng toàn-bộ chuỗi dài gồm các “biểu-trưng” nơi ngôn-ngữ ta thường dùng. Ông những muốn trơn-tuột vào “chuỗi dài” này tất cả các biểu-trưng nào ta từng mang vào người và nay đà lắng-đọng. Và như thế, ngôn ngữ đã có hiệu quả; và việc thong-đạt lại sẽ đi vào với “cuộc chơi”, rất trì-chiết. Ở đây, tác-giả Lacan lại sánh vai tháp-tùng tác-giả Saussure, cũng rất gần. Và, theo cung cách rất “ảo” này, ta lại cũng thiết-dựng các mô hình ban đầu hầu dõi theo việc giảm-thiểu như thế và sự việc ban đầu ở nơi chúng, đó là “người cha”. Ở đây nữa, tác giả Lacan lại đã dính-dự đi vào với Freud. Việc giảm-thiểu mọi nỗ-lực của ta vào sự việc không giới-hạn như thế, gọi là chức năng của người cha.
Tác giả Julia Kristeva lại đã thừa-kế lập-trường tư-tưởng cũng như thế. Thoạt khi ấy, bà đã chỉnh-sửa đôi chỗ và nới rộng ý-nghĩa của sự việc rất đáng kể là như thế. Julia Kristeva lại cũng nói: bà không là người tin vào Đạo Chúa hoặc bất cứ đạo nào. Đúng hơn, bà là người “đứng ở ngoài” nhưng lại rất thích thú. Bà bị đánh động, từ các diễn-tập về tâm-lý nền-tảng ở đạo giáo. Và đặc biệt, cả nơi Đạo Chúa; và qua cung cách mà các đạo từng tạo ra một thứ ngôn-ngữ cá-biệt nhằm hỗ trợ cho hình-thức khác biệt của chính-trị. Bà dự tính sẽ “coi mặt đặt tên” cho đạo-giáo như niềm tin đặc-biệt (mà bà nói là mình chẳng có niềm tin nào cả). Nhưng, bà công nhận rằng: bà là loại người cũng biết tin và có loại hình riêng về niềm tin của bà, và bà nghĩ: tất cả chúng ta đều như thế. Mỗi nguời trong ta đều làm thế, theo cung-cách khác-biệt. Ai chối bỏ rằng: mình chẳng có niềm tin căn bản này, tóm lại, đều là người chối bỏ sự thật, rất xác thực. Dĩ nhiên, họ thường chối bỏ nó là bởi họ sợ rằng: nó hoà trộn vào với một vài hình-thức của sự tin tưởng kiên-cường, mà họ khám phá ra rằng chính họ lại không thể chấp nhận nó, cho trọn vẹn.
Tác giả Kristeva đề nghị điều mà bà gọi là “nguyên-bản tương tác” do bà nhận ra như thế từ tác giả Bakhtin là một trong những người sống ở miền Đông Châu Âu từng suy nghĩ như thế. Như thế, có nghĩa là: mọi tuyên bố cũng như cam-kết, và cách riêng mọi chương-bản văn-học, đều là dấu vết không chỉ mang ý-nghĩa của một kiếm tìm về tính tuyệt-đối mà thôi; nhưng còn là tính tích-cực mình chưa nắm bắt được. Các dấu vết đuợc gìn giữ trong môi-trường xuyên-suốt, là thứ môi-trường cứ chảy suốt từ các “ảo” đến “biểu-trưng” rất đặc-trưng. Và, chúng chỉ ở đó để biểu-tỏ khả-năng dẫn đưa về với tính-chất tích-cực. Thế nên, “hiểu/biết” (hết mọi thứ) thật sự là khám-phá/khuấy trộn vào cùng cung-điệu với giòng chảy như thế. Đây là hiểu/biết rất mới về chính sự hiểu và biết. Bởi, “biết” tức là: chảy xuyên suốt.
Trong tiến trình chảy xuyên-suốt như thế, những gì hiện ra như một thứ vượt trội trên ta, lại đã lấy đi một thứ tình mật-thiết rất khác biệt và mới lạ. Ta lại cứ ưa thích nó, vì ta trông nó giống ta. Việc này xảy đến, là lúc ta ở vào trường hợp hoà trộn với đòi-hỏi cao-siêu nối kết dấu vết hoà trộn này vào với “chuỗi dài” ấn-tượng về truyền-đạt. Nó vẫn thêm vào đó, cứ thế mãi.
Mỗi một nỗ-lực ta làm, là cốt để cụ-thể-hoá bất cứ thứ gì. Là, tạo sự hoà-trộn ngõ hầu xem nó như thứ gì đó tuyệt-đối và biệt-lập khỏi ta, lại cũng tuỳ-thuộc vào những gì là “ảo” để rồi sẽ cần phân-chiết. “Bà mẹ” đây, nắm bắt trọn vẹn nội-dung của chất “ảo” trong tay bà và khi đó, ta lại để nó luột khỏi bàn tay của bà mẹ mà đi vào giòng chảy của dấu vết mang tính “biểu-trưng”. Từ đó, đã có chức-năng “mẹ hiền” cho thấy ta phải lĩnh-hội từ nơi đó và vượt qua đó, mà tăng-truởng.
Quá-trình này, dù ngắn gọn, tôi nghĩ: mình cũng nên diễn-giải thêm vai trò của “bà mẹ” rồi sau đó, của “người cha” trong quá-trình phát-triển tâm-thần của đứa bé.
------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
Văn Hóa
Lời Ngài
Trầm Hương Thơ
08:56 05/10/2013
Lời Ngài hơn vạn bảo ngà trân châu
Lời Ngài tuyệt diệu cao sâu
Lời Ngài mở trí tâm cầu cảm suy
Lời Ngài chính trực uy nghi
Lời Ngài quyền bính không gì vượt qua
Lời Ngài soi sáng chói lòa
Lời Ngài bóng tối chạy xa hãi hùng
Lời Ngài cứu vớt muôn trùng
Lời Ngài đẹp nhất vô cùng khắp nơi
Lời Ngài giáo lý từ Trời
Lời Ngài truyền để cứu đời chúng sinh
Lời Ngài dẫn đến quang vinh
Lời Ngài lẽ thật chân tình nở hoa
Lời Ngài chân lý đời ta
Lời Ngài ướp đậm bao la tâm hồn
Lời Ngài sức sống trường tồn
Lời Ngài soi tỏ ơn khôn cho đời
Lời Ngài đạo Đức Chúa Trời
Lời Ngài cao cả tuyệt vời! đời con.
Ơi ! đồng đất quê ta.
Lê Đình Bảng
08:58 05/10/2013
Mới hay trời đất bao la
Nuôi ta khôn lớn thành hoa, thành người
Giữa nghìn mưa móc sinh sôi
Giữa muôn lá thắm thảnh thơi ta nằm
Mẹ cha vào cuộc trăm năm
Ru con gieo những hạt mầm ca dao
Bây giờ nhành lá vươn cao
Hai bên sân, rợp lối vào nhà nhau
Năm rồi mùa lũ lên mau
Nghe đâu em bỏ đi đâu, xa nhà
Tôi về, đầu tháng Rôsa…
Đúng phiên chầu lễ, rước hoa vào mùa
Đã quen nước mặn đồng chua
Mẹ cha gieo hạt lúa chờ trổ bông
Hẹn em ở ngã ba sông
Thuyền tôi chấp chới nước ròng nước lên
Quê em, xứ đạo làng bên
Mỗi năm chờ lũ, lũ lên bồng bềnh
(Các thầy đọc tiếng La Tinh
Các cô con gái thưa kinh dịu dàng)
Lê Đình Bảng