Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:37 05/10/2014
BÁN RƯỢU VÀ NUÔI CHÓ
Có một nhà bán rượu, không những bán đủ cân lượng mà mùi vị rượu lại rất tuyệt và lại còn tiếp đãi khách rất thân thiết. Nhưng không biết nguyên nhân gì mà việc buôn bán ngày càng ế ẩm, rượu làm ra thì thường không bán được, đầu óc ưu tú của ông chủ bèn đi thỉnh giáo người khôn ngoan ở trong thôn để coi có cách gì không ?
Người khôn ngoan hòi:
- “Trước cổng nhà các ngươi có phải nuôi một con chó dữ không ?”
- Đúng ạ, nhưng nuôi chó và bán rượu thì có ăn nhằm gì với nhau ?”
Người khôn ngoan trả lời:
- “Đương nhiên là có liên quan chứ, nếu trẻ em cầm tiền giúp người lớn đi mua rượu, nhìn thấy trước cổng có con chó lớn nên sợ hãi chạy mất tiêu thì việc buôn bán tự nhiên là không thể phát đạt”.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")
Suy tư:
Có một vài sở thích của chúng ta có liên quan đến với tội lỗi, hoặc làm cho chúng ta quên mất bổn phận của mình mà chúng ta không biết:
- Có một vài linh mục thích ăn ngon mặc đẹp, để rồi trở thành người khó tính lỗi đức bác ái với người giúp việc, mất sự thân thiện với người cộng sự mà không biết.
- Có một vài người Ki-tô hữu thích kết bạn kết bè để nhậu nhẹt, để rồi không làm tròn bổn phận trong gia đình của mình mà không biết...
Thích nhậu nhẹt hoặc thích ăn ngon mặc đẹp thì chẳng có gì là tội cả, nhưng chắc chắn một điều là tâm hồn những người này nghèo nàn đức ái, sợ hy sinh và sợ trách nhiệm.
Người khôn ngoan thấy rõ nuôi chó và buôn bán có liên quan với nhau mà người chủ quán rượu không thấy, cho nên buôn bán ế ẩm mà không biết.
Cũng vậy, nếu không khôn ngoan nhận ra cái sở thích của mình có liên quan đến đời sống đạo đức và tu đức, thì dù cho là linh mục dâng lễ mỗi ngày, hoặc giáo dân đi lễ mỗi ngày, thì cũng chỉ là phèng la kêu to mà thôi, không có ích cho ai cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một nhà bán rượu, không những bán đủ cân lượng mà mùi vị rượu lại rất tuyệt và lại còn tiếp đãi khách rất thân thiết. Nhưng không biết nguyên nhân gì mà việc buôn bán ngày càng ế ẩm, rượu làm ra thì thường không bán được, đầu óc ưu tú của ông chủ bèn đi thỉnh giáo người khôn ngoan ở trong thôn để coi có cách gì không ?
Người khôn ngoan hòi:
- “Trước cổng nhà các ngươi có phải nuôi một con chó dữ không ?”
- Đúng ạ, nhưng nuôi chó và bán rượu thì có ăn nhằm gì với nhau ?”
Người khôn ngoan trả lời:
- “Đương nhiên là có liên quan chứ, nếu trẻ em cầm tiền giúp người lớn đi mua rượu, nhìn thấy trước cổng có con chó lớn nên sợ hãi chạy mất tiêu thì việc buôn bán tự nhiên là không thể phát đạt”.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")
Suy tư:
Có một vài sở thích của chúng ta có liên quan đến với tội lỗi, hoặc làm cho chúng ta quên mất bổn phận của mình mà chúng ta không biết:
- Có một vài linh mục thích ăn ngon mặc đẹp, để rồi trở thành người khó tính lỗi đức bác ái với người giúp việc, mất sự thân thiện với người cộng sự mà không biết.
- Có một vài người Ki-tô hữu thích kết bạn kết bè để nhậu nhẹt, để rồi không làm tròn bổn phận trong gia đình của mình mà không biết...
Thích nhậu nhẹt hoặc thích ăn ngon mặc đẹp thì chẳng có gì là tội cả, nhưng chắc chắn một điều là tâm hồn những người này nghèo nàn đức ái, sợ hy sinh và sợ trách nhiệm.
Người khôn ngoan thấy rõ nuôi chó và buôn bán có liên quan với nhau mà người chủ quán rượu không thấy, cho nên buôn bán ế ẩm mà không biết.
Cũng vậy, nếu không khôn ngoan nhận ra cái sở thích của mình có liên quan đến đời sống đạo đức và tu đức, thì dù cho là linh mục dâng lễ mỗi ngày, hoặc giáo dân đi lễ mỗi ngày, thì cũng chỉ là phèng la kêu to mà thôi, không có ích cho ai cả.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 05/10/2014
N2T |
3. Mặc dù tôi chỉ là người nhỏ nhất không chuyên làm những việc khác, nhưng chuyên làm việc yêu mến Thiên Chúa và hy sinh bản thân mình.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chân Phước Demjanovich, một nụ hoa 50 năm nở muộn.
Têrêsa Thu Lan
07:26 05/10/2014
Sáng thứ Bảy ngày 4 tháng 10, 2014, tuy cơn mưa Thu đầu muà vẩn còn dai dẳng ngoài sân Vương Cung Thánh Đường Chính Toà Thánh Tâm Chuá Giêsu (Cathedral Basilica of the Sacred Heart) ở Newark, New Jersey, nhưng ở bên trong nhà thờ thì đã chật ních, nhiều người không có giấy mời đã phải ra về vì thiếu chỗ.
Sự kiện xảy ra là vị đại diện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh (Prefect of the Congregation for the Causes of Saints) đến chủ tế lễ phong Chân Phước cho Sơ Miriam Teresa Demjanovich, dòng Nữ Tu Bác Ái (Sisters of Charity) là một cư dân địa phương, qua đời năm 1927 lúc mới vừa 26 tuổi.
Đây là lần đầu tiên có một nghi lễ phong Chân Phước ở Hoa Kỳ.
Chân phước ("Blessed") là bậc thứ 3 trong lịch trình 4 bậc cuả một vị được nâng lên hàng hiển thánh. Hai bậc trước là "Tôi Tớ Chuá" ("Servant of God") và "Đáng Kính" ("Venerable"). Điều kiện cuả bậc Chân Phước là một phép lạ phải được chứng nhận.
Đã có một phép lạ chữa lành cho một cậu bé sống ở Teaneck, NJ, sắp bị mù hẳn hồi năm 1964 và các bác sĩ đều chứng nhận không thể giải thích nổi trên phưong diện y khoa, nhưng phải mất 50 năm sau, thì những điều tra và tái kiểm tra từ cấp địa phương lên đến Toà Thánh mới hoàn tất. Cuộc điều tra đã đi qua văn phòng cuả 13 bác sĩ, 4 người ở New Jersey và 9 người ở Roma.
Phép lạ
Lúc đó Michael mới lên 8 tuổi và bị chuẩn bệnh là mắc chứng "thoái hoá điểm vàng ở tròng mắt" (juvenile macular degeneration), các bác sĩ đã khuyên mẹ cậu, bà Barbara, nên liên lạc với Văn Phòng lo cho người mù cuả Chính Phủ và nên đưa cậu đi học khoá "chữ nổi" (Braille.)
Vài ngày sau đó, thì may mắn thay, theo lời kể lại cuả Michael Mencer, một Sơ cuả dòng Nữ Tu Bác Ái đang dạy cậu tên là Sơ Mary Augustine đã đưa cho cậu một tấm thẻ cầu kinh, xin Sơ Demjanovich cầu bầu cho, cùng với một lọn tóc cuả Sơ Demjanovich.
"Khi tôi về nhà hôm ấy," Michael Mencer nhớ lại, "tôi cảm thấy moị sự đều khác."
Lúc cậu đưa thẻ cầu nguyện cho mẹ, bà ấy đã nhìn cậu với một cặp mắt rất kỳ lạ. Michael kể lại là bà cho biết rằng lúc đó bà bỗng có một linh cảm là mọi sự sẽ tốt đẹp.
Và bà cũng nhận ra rằng cặp mắt cuả cậu đã trở nên trong sáng ra.
Những cuộc khám nghiệm trong vòng 6 tuần kế tiếp cho thấy đôi mắt cuả cậu đã trở nên bình thường.
Nhớ lại giây phút đầu tiên khi nhận biết mình khỏi bệnh, Michael cho biết:
"Lúc đó tôi đang đi bộ (về nhà) và đưa mắt nhìn lên, và tôi đã nghĩ rằng tôi 'phải' nhìn lộn vào mặt trời vì có một vầng ánh sáng, và tôi nheo mắt vào cái vầng sáng đó mà lại nghĩ thêm rằng 'uả, mình nhìn vào mặt trời mà không bị chói mắt à?' Và mắt tôi cũng không chảy nước mắt cho nên tôi nhìn xuống tay mình và kìa, tôi thấy rõ từng sợi tóc một (cuả lọn tóc cuả Sơ Demjanovich)"
Michael về nhà đưa lọn tóc cho bà mẹ rồi ngây thơ chạy đi chơi tiếp:
"Rồi tôi đi ra ngoài chơi, tôi đã chạy, chứ không đi rờ rẫm nữa. Tôi chạy một mạch tới nhà một thằng bạn"
Tuy cả hai mẹ con đều biết rằng Sơ Demjanovich đã làm một phép lạ tỏ tường, nhưng họ không biết phải làm gì. Mãi tới năm 1971 thì bà Barbara đọc thấy một thông cáo cuả giáo phận Trenton đang muốn tìm gặp những chứng nhân đã từng được hưởng ơn lạ cuả Sơ Demjanovich.
Bà lập tức viết thư trả lời cho địa chỉ ghi trên thông cáo, tức là nhà dòng, nhưng lá thư cuả bà nằm kẹt ở giữa một chồng giấy dày cộm...Mải tới năm 1988, 17 năm sau, thì "nó bỗng nhiên rơi ra" theo lời kể cuả các Sơ trong dòng.
Lá thư lập tức được đọc, bà Barbara lập tức được liên lạc và... mọi sự đã được tiến hành êm xuôi và nhanh chóng từ đó.
Chân dung Chân Phước Demjanovich
Sống ngoài đời
Teresa Demjanovich là thế hệ thứ nhất cuả một gia dình di dân, sinh ra tại Bayonne, New Jersey, ngày 26 tháng ba năm 1901, là con út trong một gia đình bảy người con. Cha mẹ là ông Alexander và bà Johanna, nhập cư sang Mỹ từ Ruthenia (miền Đông Slovakia).
Gia đình theo đạo Công Giáo nghi lể Đông Phương (Byzantine Ruthenia.)
Teresa nhận Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu trong nghi thức Đông Phương và cả sau khi nhập dòng, vì không qua một nghi lễ hoán đổi, cho nên vẫn được coi như là một Sơ cuả 'nghi lễ Đông Phương' phục vụ trong một nhà dòng 'Tây Phương'.
Trong thời gian hoc trung học, Teresa đã có ước muốn trở thành một nữ tu Camêlô, nhưng lúc đó thì bà mẹ cuả cô bỗng mang bệnh cần có sự chăm sóc cuả cô.
Sau cái chết của bà mẹ năm 1918, Teresa nhập học Đại học Saint Elizabeth ở Convent Station, New Jersey, chuyên ngành văn khoa và đã tốt nghiệp với danh dự cao nhất vào tháng Sáu năm 1923.
Vẫn mong muốn đi tu, nhưng không thể chắc chắn ơn gọi cuả mình thuộc về dòng nào, cô tạm thời nhận một vị trí giảng dạy tại Học viện Saint Aloysius ở Jersey City (nay là Học viện Caritas). Trong thời gian dạy ở đại học này, nhiều người đã nhận xét thấy sự khiêm tốn và lòng đạo đức cuả cô.
Người ta thường thấy cô quỳ ở nhà nguyện cuả đại học nhiều giờ và rất thích lần chuỗi Mân Côi.
Sống trong tu viện
Với sự khuyến khích cuả gia đình là nên sử dụng tài năng giáo dục cuả mình để phục vụ Thiên Chuá, cô quyết định gia nhập dòng Nữ Tu Bác Ái, nhưng khi sắp bắt đầu thì cha cô lại bị cảm lạnh và qua đời đột ngột vào ngày 30 tháng Giêng 1924. Do đó, việc nhập dòng đã bị trì hoãn cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1925, đúng vào Lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Hôm nhập dòng, anh cuả cô, Linh mục Charles Demjanovich, và hai bà chị đã dẫn cô đến tu viện.
Cô nhận áo dòng vào ngày 17 tháng năm năm 1925. Lấy tên là Sơ Miriam.
Là một thỉnh sinh, Sơ Miriam giảng dạy tại Học viện Saint Elizabeth ở Convent Station những năm 1925-1926.
Khoảng tháng sáu năm 1926, linh mục linh hướng, Cha Benedict Bradley, OSB, yêu cầu Sơ viết những bài hội thảo (conference). Sơ đã viết 26 bài mà sau khi chết, đã được xuất bản thành một cuốn sách với tựa đề 'Tiến tới sự trọn lành cao hơn' ('Greater Perfection')
Vào tháng 11 năm 1926, Sơ Miriam bị bệnh. Sau khi cắt amidan, Sơ trở lại tu viện, nhưng chỉ có thể lết về được đến phòng.
Vài ngày sau Sơ xin được đi khám bệnh thêm, nhưng Mẹ Bề Trên cho rằng thật là kỳ lạ mà một người trẻ như thế mà lại có thể yếu như thế được, cho nên nói với Sơ rằng "Phải cố hãm mình ép xác thêm lên." Không ai lúc đó ngờ rằng Sơ đang bị viêm ruột dư và đã bị bể.
Khi Cha Benedict đến thăm và nhận thấy tình trạng suy nhược như thế, Ngài đã thông báo cho gia đình và bà chị cuả Sơ là một y tá đã lập tức đưa Sơ đi cấp cứu, nhưng ngay ở bệnh viện, bác sĩ cũng không biết rõ là bệnh gì.
Vì có nguy cơ tử vong ("in articulo mortis"), Sơ Miriam Têrêsa đã được khấn dòng vào ngày 02 tháng tư 1927; Bệnh viện mổ ruột dư vào ngày 06 tháng 5 năm 1927 và đã qua đời vào ngày 08 Tháng 5 năm 1927.
Lịch trình phong thánh
Do gương sống thánh thiện, những phấn đấu tiến tới sự trọn lành, tác phẩm tinh thần, và những ơn lành mà nhiều người nhận được qua sự cầu bầu với Thiên Chúa cuả Sơ Demjanovich, dòng Nữ Tu Bác Ái đã kiến nghị lên Roma cho phép mở 'Nguyên nhân phong chân phước và phong thánh'.
Cuối năm 1945, Toà Thánh đã cho phép Giám mục McLaughlin của giáo phận Paterson điều tra về những thông tin liên quan đến cuộc sống và nhân đức cuả Sơ Miriam Teresa. Linh mục Stephen W Findlay, OSB, của Trường Delbarton, New Jersey, được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên và cuộc điều tra chính thức bắt đầu vào đầu năm 1946.
Những việc điều tra và kiểm soát đã tiến hành rất chậm, tưởng như kéo dài vô tận, nhiều nhân chứng đã nghĩ rằng sẽ không bao giờ xảy ra trong đời họ thì... lá thư cuả bà Barbara bị kẹt giữa hai chồng sách bỗng rơi ra.
Và...
Ngày 17 Tháng Mười Hai 2013, Đức Giáo Hoàng Phancicô đã phê duyệt phép lạ chữa lành do sự cầu bàu của Sơ Miriam Teresa, mở đường cho việc phong chân phước ngày 4 tháng 10, 2014 vừa qua.
Nhiều cháu chắt, dù không ai còn sống ở nơi cũ, vẫn tề tựu tham dự thánh lễ long trọng này.
Và các giáo dân cuả giáo xứ Đông Phương Thánh Gioan Tẩy Giả (St. John the Baptist Byzantine Catholic Parish) ở Bayonne, nơi Chân Phước Demjanovich được rửa tôi, rước lễ lần đầu và nhận phép thêm sức, cũng có mặt. Ngày mai họ sẽ ăn mừng lớn ở nhà thờ giáo xứ. Ăn mừng là vì đã có một vị 'Thánh' đã lớn lên ở giữa 'chúng tôi.'
Thánh? Việc kế tiếp là cần có một phép lạ thứ hai nữa để Chân Phước Demjanovich được phong lên hàng hiển thánh.
Thượng Hội Đồng về gia đình: Diễn từ của Đức Thánh Cha trong Đêm Canh Thức
J.B. Đặng Minh An dịch
05:01 05/10/2014
Các gia đình thân mến, xin chào buổi tối!
Màn đêm đang buông xuống trên cuộc tụ họp của chúng ta.
Đây là giờ khắc người ta muốn trở về nhà để dùng bữa, trong sự ấm cúng của gia đình, với những điều tốt đẹp đã thực hiện và những gì nhận được trong ngày, thời khắc của các cuộc gặp gỡ sưởi ấm con tim và làm tâm hồn ta phát triển, thời khắc của rượu ngọt tiên báo ngay trong cuộc sống dương thế này một lễ hội tương lai không tàn.
Đây cũng là giờ khắc nặng nề nhất đối với những ai phải đối mặt với nỗi cô đơn của mình, vào lúc hoàng hôn cay đắng của những giấc mơ và những kế hoạch bị đổ vỡ: có bao nhiêu người phải mệt nhọc trải qua một ngày trong con hẻm mù lòa của từ chức, bị bỏ rơi, thậm chí oán giận: dưới biết bao mái nhà rượu vang của niềm vui chẳng được bao nhiêu, niềm say mê - và trí tuệ - của cuộc sống đã mai một. Chúng ta hãy làm cho lời cầu nguyện cho nhau của chúng ta được lắng nghe.
Ngay cả trong cái nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa trong đó những liên hệ giữa con người với nhau bị bóp méo và chóng tàn, trong mỗi con người được sinh ra từ một người phụ nữ, vẫn tồn tại một nhu cầu thiết yếu của sự ổn định, của một cánh cửa rộng mở, của một ai đó để thêu dệt những ước mơ và chia sẻ những câu chuyện của cuộc đời, và của một lịch sử trong đời ta.
Sự hiệp thông trong cuộc sống của một đôi vợ chồng, sự cởi mở của họ trước món quà của cuộc sống, sự bảo vệ lẫn nhau, cuộc gặp gỡ và ký ức của các thế hệ, sự hỗ trợ giáo dục, việc truyền bá đức tin Kitô giáo cho con cái.. . Với tất cả điều này, gia đình tiếp tục là một trường học thiết yếu của nhân loại, là một đóng góp không thể thiếu được cho một xã hội công bằng và hiệp nhất. (x. Evangelii Gaudium, 66-68).
Và gốc rễ của nó càng sâu xa bao nhiêu, thì càng làm cho con người có thể ra đi đến những phương trời xa xăm, mà vẫn không cảm thấy lạc lõng nơi những vùng đất lạ.
Chiều kích này giúp chúng ta nắm bắt được tầm quan trọng của Thượng Hội Đồng về gia đình sẽ được khai mở vào ngày mai.
Việc “convenire in unum” (hội ngộ cùng nhau) xung quanh Đức Giám Mục Roma đã là một sự kiện của ân sủng, trong đó tình đồng đoàn giám mục được thể hiện rõ ràng nơi con đường phân định linh đạo và mục vụ.
Để tìm kiếm điều mà ngày nay Chúa đòi hỏi nơi Giáo Hội của Ngài, chúng ta phải lắng nghe nhịp đập của thời điểm này và cảm nhận được "mùi hương" của con người ngày hôm nay, để có thể hân hoan với niềm vui và hy vọng của họ, và u sầu với nỗi buồn và đau khổ của họ. Lúc đó chúng tôi mới biết làm sao để đề xuất tin mừng của gia đình với một sự khả tín.
Chúng ta biết như trong Tin Mừng đã đề cập, có một sức mạnh và một sự dịu dàng có thể đánh bại những gì hình thành nên bởi những bất hạnh và bạo lực.
Vâng, Tin Mừng đề cập đến ơn cứu độ là điều đáp ứng viên mãn các khát vọng sâu xa nhất của con người! Ơn cứu độ là kỳ công của lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa và trong tư cách là một Giáo Hội, chúng ta là dấu chỉ và khí cụ, là bí tích sống động và hiệu quả của ơn cứu độ ấy.
Nếu không như vậy, chúng ta chỉ xây những ngôi nhà bằng giấy, và các vị mục tử bị giản lược thành những giáo sĩ của đời thường, mà trên môi họ con người tìm kiếm trong vô vọng sự tươi mát và "mùi của Tin Mừng." (Ibid., 39).
Vì thế đã xuất hiện nên chủ đề của buổi cầu nguyện ngày hôm nay của chúng ta.
Trên tất cả, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần, hồng ân biết lắng nghe cho các Nghị Phụ: lắng nghe theo cách của Thiên Chúa, để các vị có thể nghe thấy, cùng với Ngài, tiếng kêu của con người ngày nay; để các vị biết lắng nghe người dân, cho đến khi các vị hít thở được thánh ý mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Bên cạnh ân sủng biết lắng nghe, chúng ta cũng cầu xin cho các vị một sự cởi mở tâm hồn cho một cuộc thảo luận chân thành, thẳng thắn và huynh đệ, để hướng dẫn chúng ta tiến hành với trách nhiệm mục vụ những vấn nạn do những thay đổi trong thời đại gây ra.
Chúng ta suy tư trong lòng, mà không bao giờ mất đi sự bình an, nhưng với sự tin tưởng thanh thản rằng vào lúc thích hợp Chúa sẽ mang đến sự hiệp nhất.
Chẳng phải là lịch sử của Giáo Hội đã kể lại bao nhiêu tình huống tương tự, trong đó các Nghị Phụ của chúng ta đã biết làm sao để vượt qua những khác biệt với sự kiên nhẫn bền bỉ và sáng tạo đó sao?
Bí mật nằm trong một cái nhìn: và đó là ân sủng thứ ba mà chúng ta cầu xin với lời cầu nguyện của chúng ta. Bởi vì, nếu chúng ta thực sự có ý định tiến bước giữa những thách đố hiện nay, điều kiện tiên quyết là phải giữ cho được một cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu Kitô - Lumen Gentium – để sâu lắng trong chiêm niệm và trong việc thờ phượng tôn nhan Ngài.
Nếu chúng ta noi theo đường lối suy nghĩ, nếp sống và liên hệ của Ngài, chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi trong việc phiên dịch kết quả của Thượng Hội Đồng thành những hướng dẫn và những con đường trong việc chăm sóc mục vụ cho con người và gia đình.
Thực ra, mỗi khi chúng ta quay trở lại nguồn gốc của kinh nghiệm Kitô giáo, những con đường mới và những khả năng tưởng như không thể được lại mở ra. Đây là những gì Tin Mừng gợi ý: "Hãy làm những gì Ngài bảo các ông"
Những lời này chứa đựng di chúc thiêng liêng của Đức Maria, "người bạn luôn quan tâm đến việc rượu vang không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta" (EV 286). Chúng ta hãy làm theo những gì Đức Mẹ khuyên bảo chúng ta!
Thời điểm chúng ta lắng nghe và thảo luận về gia đình với cái nhìn trìu mến hướng đến Chúa Kitô, sẽ trở thành một dịp quan phòng để đổi mới Giáo Hội và xã hội theo gương Thánh Phanxicô.
Với niềm vui của Tin Mừng chúng ta sẽ tái khám phá con đường của một Giáo Hội hòa giải và thương xót, Giáo Hội của người nghèo và là người bạn của người nghèo; một Giáo Hội "được trao ban sức mạnh để có thể, trong kiên nhẫn và tình yêu, vượt qua nỗi buồn và những thách thức, cả bên trong lẫn bên ngoài." (Lumen Gentium, 8)
Cầu xin cho làn gió của Lễ Hiện Xuống thổi vào công việc của Thượng Hội Đồng, thổi trên Giáo Hội, và trên tất cả nhân loại để tháo những nút chặn cản trở con người gặp nhau, hàn gắn những vết thương chảy máu, và nhen nhóm lại hy vọng.
Xin ban cho chúng con một lòng bác ái sáng tạo yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương. Và xin cho thông điệp của chúng con có thể mang lại sự sống động và lửa nhiệt tình của các nhà truyền giáo đầu tiên của Tin Mừng.
Màn đêm đang buông xuống trên cuộc tụ họp của chúng ta.
Đây là giờ khắc người ta muốn trở về nhà để dùng bữa, trong sự ấm cúng của gia đình, với những điều tốt đẹp đã thực hiện và những gì nhận được trong ngày, thời khắc của các cuộc gặp gỡ sưởi ấm con tim và làm tâm hồn ta phát triển, thời khắc của rượu ngọt tiên báo ngay trong cuộc sống dương thế này một lễ hội tương lai không tàn.
Đây cũng là giờ khắc nặng nề nhất đối với những ai phải đối mặt với nỗi cô đơn của mình, vào lúc hoàng hôn cay đắng của những giấc mơ và những kế hoạch bị đổ vỡ: có bao nhiêu người phải mệt nhọc trải qua một ngày trong con hẻm mù lòa của từ chức, bị bỏ rơi, thậm chí oán giận: dưới biết bao mái nhà rượu vang của niềm vui chẳng được bao nhiêu, niềm say mê - và trí tuệ - của cuộc sống đã mai một. Chúng ta hãy làm cho lời cầu nguyện cho nhau của chúng ta được lắng nghe.
Ngay cả trong cái nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa trong đó những liên hệ giữa con người với nhau bị bóp méo và chóng tàn, trong mỗi con người được sinh ra từ một người phụ nữ, vẫn tồn tại một nhu cầu thiết yếu của sự ổn định, của một cánh cửa rộng mở, của một ai đó để thêu dệt những ước mơ và chia sẻ những câu chuyện của cuộc đời, và của một lịch sử trong đời ta.
Sự hiệp thông trong cuộc sống của một đôi vợ chồng, sự cởi mở của họ trước món quà của cuộc sống, sự bảo vệ lẫn nhau, cuộc gặp gỡ và ký ức của các thế hệ, sự hỗ trợ giáo dục, việc truyền bá đức tin Kitô giáo cho con cái.. . Với tất cả điều này, gia đình tiếp tục là một trường học thiết yếu của nhân loại, là một đóng góp không thể thiếu được cho một xã hội công bằng và hiệp nhất. (x. Evangelii Gaudium, 66-68).
Và gốc rễ của nó càng sâu xa bao nhiêu, thì càng làm cho con người có thể ra đi đến những phương trời xa xăm, mà vẫn không cảm thấy lạc lõng nơi những vùng đất lạ.
Chiều kích này giúp chúng ta nắm bắt được tầm quan trọng của Thượng Hội Đồng về gia đình sẽ được khai mở vào ngày mai.
Việc “convenire in unum” (hội ngộ cùng nhau) xung quanh Đức Giám Mục Roma đã là một sự kiện của ân sủng, trong đó tình đồng đoàn giám mục được thể hiện rõ ràng nơi con đường phân định linh đạo và mục vụ.
Để tìm kiếm điều mà ngày nay Chúa đòi hỏi nơi Giáo Hội của Ngài, chúng ta phải lắng nghe nhịp đập của thời điểm này và cảm nhận được "mùi hương" của con người ngày hôm nay, để có thể hân hoan với niềm vui và hy vọng của họ, và u sầu với nỗi buồn và đau khổ của họ. Lúc đó chúng tôi mới biết làm sao để đề xuất tin mừng của gia đình với một sự khả tín.
Chúng ta biết như trong Tin Mừng đã đề cập, có một sức mạnh và một sự dịu dàng có thể đánh bại những gì hình thành nên bởi những bất hạnh và bạo lực.
Vâng, Tin Mừng đề cập đến ơn cứu độ là điều đáp ứng viên mãn các khát vọng sâu xa nhất của con người! Ơn cứu độ là kỳ công của lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa và trong tư cách là một Giáo Hội, chúng ta là dấu chỉ và khí cụ, là bí tích sống động và hiệu quả của ơn cứu độ ấy.
Nếu không như vậy, chúng ta chỉ xây những ngôi nhà bằng giấy, và các vị mục tử bị giản lược thành những giáo sĩ của đời thường, mà trên môi họ con người tìm kiếm trong vô vọng sự tươi mát và "mùi của Tin Mừng." (Ibid., 39).
Vì thế đã xuất hiện nên chủ đề của buổi cầu nguyện ngày hôm nay của chúng ta.
Trên tất cả, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần, hồng ân biết lắng nghe cho các Nghị Phụ: lắng nghe theo cách của Thiên Chúa, để các vị có thể nghe thấy, cùng với Ngài, tiếng kêu của con người ngày nay; để các vị biết lắng nghe người dân, cho đến khi các vị hít thở được thánh ý mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Bên cạnh ân sủng biết lắng nghe, chúng ta cũng cầu xin cho các vị một sự cởi mở tâm hồn cho một cuộc thảo luận chân thành, thẳng thắn và huynh đệ, để hướng dẫn chúng ta tiến hành với trách nhiệm mục vụ những vấn nạn do những thay đổi trong thời đại gây ra.
Chúng ta suy tư trong lòng, mà không bao giờ mất đi sự bình an, nhưng với sự tin tưởng thanh thản rằng vào lúc thích hợp Chúa sẽ mang đến sự hiệp nhất.
Chẳng phải là lịch sử của Giáo Hội đã kể lại bao nhiêu tình huống tương tự, trong đó các Nghị Phụ của chúng ta đã biết làm sao để vượt qua những khác biệt với sự kiên nhẫn bền bỉ và sáng tạo đó sao?
Bí mật nằm trong một cái nhìn: và đó là ân sủng thứ ba mà chúng ta cầu xin với lời cầu nguyện của chúng ta. Bởi vì, nếu chúng ta thực sự có ý định tiến bước giữa những thách đố hiện nay, điều kiện tiên quyết là phải giữ cho được một cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu Kitô - Lumen Gentium – để sâu lắng trong chiêm niệm và trong việc thờ phượng tôn nhan Ngài.
Nếu chúng ta noi theo đường lối suy nghĩ, nếp sống và liên hệ của Ngài, chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi trong việc phiên dịch kết quả của Thượng Hội Đồng thành những hướng dẫn và những con đường trong việc chăm sóc mục vụ cho con người và gia đình.
Thực ra, mỗi khi chúng ta quay trở lại nguồn gốc của kinh nghiệm Kitô giáo, những con đường mới và những khả năng tưởng như không thể được lại mở ra. Đây là những gì Tin Mừng gợi ý: "Hãy làm những gì Ngài bảo các ông"
Những lời này chứa đựng di chúc thiêng liêng của Đức Maria, "người bạn luôn quan tâm đến việc rượu vang không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta" (EV 286). Chúng ta hãy làm theo những gì Đức Mẹ khuyên bảo chúng ta!
Thời điểm chúng ta lắng nghe và thảo luận về gia đình với cái nhìn trìu mến hướng đến Chúa Kitô, sẽ trở thành một dịp quan phòng để đổi mới Giáo Hội và xã hội theo gương Thánh Phanxicô.
Với niềm vui của Tin Mừng chúng ta sẽ tái khám phá con đường của một Giáo Hội hòa giải và thương xót, Giáo Hội của người nghèo và là người bạn của người nghèo; một Giáo Hội "được trao ban sức mạnh để có thể, trong kiên nhẫn và tình yêu, vượt qua nỗi buồn và những thách thức, cả bên trong lẫn bên ngoài." (Lumen Gentium, 8)
Cầu xin cho làn gió của Lễ Hiện Xuống thổi vào công việc của Thượng Hội Đồng, thổi trên Giáo Hội, và trên tất cả nhân loại để tháo những nút chặn cản trở con người gặp nhau, hàn gắn những vết thương chảy máu, và nhen nhóm lại hy vọng.
Xin ban cho chúng con một lòng bác ái sáng tạo yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương. Và xin cho thông điệp của chúng con có thể mang lại sự sống động và lửa nhiệt tình của các nhà truyền giáo đầu tiên của Tin Mừng.
Các phát biểu cuối cùng trước khi Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình khai mạc
Vũ Văn An
04:25 05/10/2014
Đức Phanxicô đã đặc biệt lưu ý tới vấn đề hôn nhân và gia đình. Dù đã có Tài Liệu Làm Việc, đúc kết các câu trả lời cho một bản câu hỏi gửi đi khắp thế giới, tựa là Các Thách Đố Mục Vụ Của Gia Đình Trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa, ngài vẫn cho tổ chức một Thượng Hội Đồng Đặc Biệt bắt đầu từ ngày 5 tháng Mười này, chỉ để lên nghị trình cho THĐ thường lệ về gia đình năm tới.
Trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 6, Đức HY Lorenzo Baldisseri, TTK của THĐ, cho hay Tài Liệu trên gồm ba phần: Phần đầu nói về kế hoạch Thiên Chúa, luật tự nhiên và ơn gọi trong Chúa Kitô. Các khó khăn do luật tự nhiên nêu ra được khắc phục qua việc tham chiếu Thánh Kinh, ngôn ngữ và các trình thuật của Thánh Kinh và bằng cách tham chiếu đề xuất nhằm lên chủ đề và thâm hậu hóa ý niệm được Thánh Kinh linh hứng là “trật tự tạo dựng”, như khả thể tái giải thích ‘luật tự nhiên’ một cách có ý nghĩa hơn về hiện sinh. Hơn nữa, vai trò của gia đình, ‘tế bào căn bản của xã hội, nơi ta học sống với người khác bất chấp các khác biệt của ta và thuộc về nhau’, là vai trò của một nơi ưu tuyển của nhiều giá trị như tình anh em, tình yêu, lòng tôn trọng và sự liên đới giữa các thế hệ, nơi phẩm giá được phát huy, nơi khắc phục chủ nghĩa cá nhân, nơi đóng góp vào ích chung của xã hội.
Phần thứ hai nói tới các thách đố mục vụ nội tại trong gia đình, như khủng hoảng đức tin, các hoàn cảnh khủng hoảng nội bộ, các áp lực từ bên ngoài và nhiều vấn đề khác. Trách nhiệm của mục tử là chuẩn bị hôn nhân, càng ngày càng cần thiết trong xã hội ngày nay, giúp các cặp đính hôn đưa ra các quyết định phù hợp với đức tin của họ vào Thiên Chúa, và xây dựng gia đình họ trên các nền tảng vững chắc.
Ngài nhấn mạnh tới việc phải đặc biệt xem xét các hoàn cảnh khó khăn về mục vụ như các cặp không kết hôn sống với nhau và các cặp kết hợp trên thực tế (de facto), các cặp ly thân và ly dị, các người ly dị tái hôn và có con thêm, các bà mẹ đơn chiếc, những người trong các hoàn cảnh không hợp lệ về giáo luật và những người không tin hay những người Công Giáo không thực hành Đạo muốn kết hôn. Riêng về vấn đề những người ly dị tái hôn, Đức HY Baldisseri cho hay Giáo Hội biết hoàn cảnh của họ và sẽ tìm các giải pháp phù hợp với giáo huấn của mình và dẫn họ tới cuộc sống thanh thản và được hòa giải. Ngài chỉ nhắc tới việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý để có thể tuyên bố cuộc hôn nhân của họ vô hiệu.
Phần thứ ba gồm các chủ đề liên quan tới việc sẵn sàng chấp nhận sự sống mới, như việc hiểu biết và các khó khăn trong việc tiếp nhận huấn quyền, các đề nghị mục vụ, triết lý thực hành bí tích và việc cổ vũ tâm thức phò sự sống… Liên quan tới trách nhiệm giáo dục con cái, có các khó khăn liên quan tới việc truyền thụ đức tin cho chúng; sau cùng là vấn đề giáo dục Kitô Giáo trong các hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Các chủ đề không có trong Tài Liệu Làm Việc lần này sẽ được xem xét tại THĐ thường lệ dự tính vào các ngày 4-25 tháng Mười, 2015 với chủ đề “Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm và ơn gọi gia đình”. Đây sẽ là giai đoạn ba của diễn trình suy tư về gia đình, từng được bắt đầu với mật nghị hội Hồng Y ngày 20 tháng Hai, 2014. Ngài cũng cho biết thành quả của THĐ sắp tới sẽ được dùng để chuẩn bị Tài Liệu Làm Việc cho THĐ thường lệ vào năm tới.
Vì tầm quan trọng của THĐ này, một Ngày Cầu Nguyện đã được tổ chức vào Chúa Nhật 28 tháng Chín và tại Nhà Nguyện Salus Populi Romani của Nhà Thờ Đức Bà Cả, và sẽ có Thánh Lễ mỗi ngày trong suốt khóa họp của THĐ. Chính Đức Phanxicô đã soạn thảo lời cầu nguyện cho THĐ:
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, nơi các Đấng chúng con được chiêm ngắm nét rạng ngời của tình yêu đích thực, chúng con tin tưởng dâng lời nguyện xin:
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin làm cho các gia đình của chúng con trở thành nơi hiệp thông và nhà Tạm của cầu nguyện, thành trường học đích thực của Phúc Âm và Giáo Hội tại gia bé nhỏ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho trong các gia đình đừng bao giờ xảy ra bạo lực, khép kín và chia rẽ nữa: xin cho tất cả những ai đã bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng vì gương xấu sớm tìm được niềm an ủi và được chữa lành.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới làm thức tỉnh nơi mọi người ý thức bản chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, cũng như vẻ đẹp của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse xin nghe lời chúng con, xin nhậm lời chúng con cầu xin. Amen.
Từ ngày đó, nhiều giáo phận trên thế giới đã lên tiếng đáp lại sáng kiến cầu nguyện này.
Tài Liệu Làm Việc
Tưởng cũng nên nhắc lại: trước Tài Liệu Làm Việc nói trên, Tòa Thánh đã gửi đi khắp thế giới một tài liệu gọi là Tài Liệu Chuẩn Bị gồm các câu hỏi để mọi giới trong Giáo Hội trả lời góp ý. Bản thăm dò này chia thành 8 nhóm câu hỏi liên quan tới hôn nhân và gia đình. Các câu hỏi này, theo lời Đức HY Baldisseri, đã “phát sinh ra một suy tư có ý nghĩa nơi Dân Chúa”.
Tại THĐ lần này, “các nghị phụ sẽ khảo sát và phân tích thấu đáo các tín liệu, các chứng từ và các khuyến cáo nhận được từ các Giáo Hội đặc thù ngõ hầu giải đáp các thách đố mới của gia đình”.
Các thách đố được coi là nóng bỏng gồm: vấn đề kết hợp đồng tính, việc lãnh nhận bí tích của những người ly dị và tái hôn, việc sống chung không cheo cưới, và việc phò sự sống.
Về đạo đức tính dục, Tài Liệu Làm Việc cho hay: “Một số khá lớn các hội đồng giám mục gợi ý rằng: Giáo huấn của Giáo Hội, khi được thông truyền một cách rõ ràng trong vẻ đẹp chân thực, nhân bản và Kitô Giáo của nó, đều được phần lớn tín hữu tiếp nhận một cách hăng hái. Giáo huấn ấy cũng được tiếp nhận một cách rộng rãi hơn, khi tín hữu dấn thân thực sự vào hành trình đức tin chứ không chỉ tò mò tìm hiểu xem Giáo Hội nghĩ gì về các vấn đề đạo đức tính dục”.
Ngược lại, cũng có những hội đồng giám mục cho biết “dù biết giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, nhiều Kitô hữu vẫn thấy khó mà chấp nhận nó cách trọn vẹn”, nhất là về ngừa thai, ly dị và tái hôn, đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chấp nhận một cách rộng rãi các giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới phẩm giá sự sống con người, tôn trọng sự sống con người.
Việc dựa vào kết quả của THĐ này để thảo luận thêm và lên khuôn các hướng dẫn mục vụ thích đáng là việc của THĐ thường lệ năm 2015.
Catholic World News, khi đưa tin về việc công bố Tài Liệu Làm Việc, có cho hay: dù các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề gây tranh cãi như ngừa thai, ly dị, tái hôn và kết hợp đồng tính được ủng hộ rõ ràng, nhưng Tài Liệu nhấn mạnh việc phải cư xử cách kính trọng đối với những người không cùng viễn kiến với Giáo Hội và phải chăm sóc mục vụ cho những người Công Giáo hiện đang gặp các hoàn cảnh khó khăn về hôn nhân
Hãng tin này cũng lưu ý Tài Liệu Làm Việc chú tâm tới các vấn đề trong tính phức tạp của chúng. Thí dụ: Âu Châu và Bắc Mỹ muốn đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nhưng một số nơi khác thì yêu cầu phải thận trọng kẻo làm thế sẽ gia tăng các bất công và lầm lẫn, hay cho người ta cảm giác không cần tôn trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân, khiến giới trẻ nghĩ hôn nhân không còn là cam kết mãn đời…
Về các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn, Tài Liệu không ngại kể ra các câu truyện hết sức đau lòng nhưng cũng không thiếu các chứng từ về một tình yêu chân thực. Ở đây, khi nói về triết lý thương xót, Tài Liệu nhấn mạnh rằng “Lòng thương xót của Thiên Chúa không cung cấp một thứ che đậy tạm bợ cho các việc làm không đúng của bản thân, mà đúng hơn triệt để dẫn cuộc sống người ta tới hoà giải là thứ sẽ đem lại tín thác và thanh thản mới mẻ qua cuộc canh tân nội tâm đích thực. Mục vụ chăm sóc gia đình, trong khi không hề tự giới hạn mình vào một quan điểm luật pháp, có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương lớn lao mà mỗi người đều được mời tham dự và giúp người ta sống đúng theo phẩm giá ơn gọi này” (số 80).
Riêng đối với những người không thể lãnh nhận các bí tích vì cuộc hôn nhân của họ diễn ra bên ngoài Giáo Hội, Tài Liệu có lời nhắn nhủ này: “Trong các trường hợp này, rõ ràng Giáo Hội không nên mang thái độ quan tòa chuyên kết án (xem Bài Giảng của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Giêng, 2014), mà là thái độ bà mẹ luôn tiếp nhận con cái và băng bó các vết thương của chúng cho lành (xem Niềm Vui Tin Mừng, 139-141). Với lòng thương xót lớn lao, Giáo Hội được kêu gọi tìm ra các hình thức “đồng hành” có thể hỗ trợ con cái mình trên đường hòa giải. Với kiên nhẫn và hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích với những người này rằng việc họ không thể cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô giáo và mối liên hệ với Thiên Chúa (số 103)”.
Francis Rocca thì cho Tài Liệu Làm Việc là điểm qui chiếu ban đầu để THĐ thảo luận. Ký giả này chú tâm tới việc Tài Liệu này nhìn nhận rằng nhiều cặp vợ chồng Công Giáo không tuân theo giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai nhân tạo. Đối với họ, “làm cha mẹ có trách nhiệm” hàm nghĩa có trách nhiệm chung về lương tâm trong việc chọn phương pháp thích hợp nhất để ngừa thai bất kể là tự nhiên hay nhân tạo. Tài Liệu cũng quan tâm tới lý thuyết phái tính là lý thuyết cho rằng phái tính của mỗi người chỉ là sản phẩm của việc xã hội hóa, không tương ứng với tính dục sinh học của họ. Nên điều cần là THĐ phải bàn tới một “nền nhân học Kitô Giáo”.
Tài Liệu không quên chiều kích kinh tế của cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình: sống chung không cheo cưới thường là do nhu cầu tài chánh, nạn thất nghiệp của người trẻ và thiếu nhà ở. Não trạng ngừa thai có thể do thiếu phương tiện việc chăm sóc trẻ thơ (child care), giờ làm việc không mềm dẻo và nghỉ hộ sản; làm việc lâu giờ và thời gian di chuyển cũng ảnh hưởng tiêu cực trên các mối liên hệ gia đình. Giáo Hội cần lưu tâm tranh đấu cho việc làm xứng hợp, lương bổng công bằng và một chính sách tài chánh có lợi cho gia đình cũng như các chương trình trợ giúp gia đình và trẻ em.
Về những người ly dị, ngoài việc lưu tâm giải quyết vấn đề những người tái hôn dân sự, Tài Liệu “muốn thấy việc phải chú ý hơn tới những người ly thân và ly dị nhưng không tái hôn mà vẫn trung thành với lời thề hứa lúc kết hôn của mình”.
Độc đáo nhưng không cách mạng
Nhiều người kỳ vọng THĐ sẽ có dáng dấp một cuộc cách mạng, nhất là vì những gì người ta nghe được qua bài diễn văn của Đức HY Kasper tại mật nghị hội Hồng Y đầu năm nay. Chính vì thế, linh mục Rosica, phát ngôn viên nói tiếng Anh của Tòa Thánh, ngày 27 tháng Sáu, cho hay: thực ra THĐ sẽ có một tầm nhìn hết sức bao quát đối với nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới ngày nay liên quan tới gia đình: cho người ly dị tái hôn rước lễ, minh giải vấn đề kết hợp đồng tính, cả vấn đề đa hôn nữa. Theo cha, THĐ lần này rất độc đáo, được nhiều người trên khắp thế giới chú ý, không phải chỉ trong Giáo Hội mà cả ở ngoài Giáo Hội nữa. Nhưng sự chú ý này có nguy cơ khiến người ta có ý nghĩ sai lầm coi nó như một cuộc cách mạng nhằm đảo ngược mọi sự và thay đổi mọi sự. Cha không nghĩ vậy.
Theo Cha Rosica, “đây là một THĐ giải quyết chuyện thực tại, chứ không giải quyết chuyện thế giới mà ta muốn có, nhưng là chuyện thế giới ta đang có, và chuyện này được sứ điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội biến đổi ra sao”.
Cha tiết lộ một điều tương đối mới: trong THĐ này, sẽ có ít “giấy tờ” hơn, để tránh lời nhận xét dí dỏm của Đức HY Rouco Varela tại một THĐ trước đây. Vị Hồng Y này bảo: chủ đề của THĐ nên đặt là papyrorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Giấy Tờ, hơn là populorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Các Dân Tộc.
Gần tới ngày khai mạc THĐ, nhiều vị Hồng Y, giám mục và nhiều nhà bình luận khác lên tiếng nhận định tích cực về THĐ.
Hai vợ chồng tại Wisconsin tham dự THĐ
Theo tin Catholic World News ngày 1 tháng Mười, ông bà Jeff và Alice Heinzen, thuộc TB Wisconsin, Hoa Kỳ, những người sẽ tham dự THĐ, trong một cuộc phỏng vấn đã cho hay: “Chúng tôi biết: Giáo Hội Công Giáo giảng dạy sự thật. Vai trò của chúng tôi không phải là khai triển học lý mới, mà là trình bày hữu hiệu những gì đã có môt cách giúp người ta hiểu và dựa vào đó mà hành động”.
Ông bà cho rằng nhiều cha mẹ hiện nay đã đánh mất niềm tin vào khả năng dạy dỗ con cái của mình, họ bằng lòng đóng vai tài xế đưa con cái tới những nhà chuyên môn khác để họ dạy dỗ thay. Nhưng những nhà chuyên môn này đâu phải là những nhà giáo dục hàng đầu của con cái họ. Họ cần lấy lại niềm tin vào khả năng làm cha mẹ của mình.
Hai ông bà Heinzen lấy nhau được 34 năm nay, có ba người con đã trưởng thành và 3 đứa cháu. Jeff Heinzen hiện là chủ tịch Hệ Thống Trường Học Công Giáo Khu Vực McDonell và trước đây từng là giám đốc Văn Phòng Hôn Nhân Và Đời Sống Gia Đình của Giáo Phận La Crosse, một chức vụ hiện nay do vợ ông nắm giữ. Ngoài việc phụ trách chương trình chuẩn bị hôn nhân, hai ông bà còn cổ vũ việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên và nhiều chương trình và thừa tác vụ khác liên quan tới đời sống gia đình.
Dù với tư cách dự thính, hai ông bà đã được yêu cầu phát biểu tại phiên khoáng đại và dự các cuộc họp nhóm, thảo luận các vấn đề về đời sống gia đình và góp ý kiến. Họ tin rằng gia đình hiện nay gặp nhiều thách đố, nhưng với Thiên Chúa, không điều gì là bất khả. Với ơn thánh và lòng thương xót, “THĐ này sẽ đưa ra được các khuyến cáo gây tác động tích cực lên hôn nhân và gia đình khắp thế giới”.
Tưởng cũng nên biết trong số 253 người tham dự THĐ lần này có 14 cặp vợ chồng.
Tin Mừng Chúa Kitô phải công bố hy vọng cho các gia đình
Theo tin Zenit ngày 1 tháng Mười, Đức HY André Vight-Trois, TGM Paris, cho hay: “mọi người đều khát mong thành công trong cuộc sống gia đình. Tin Mừng của Chúa Kitô phải công bố hy vọng cho các gia đình”. Ngài cũng cho rằng “tranh luận” trong Giáo Hội là “điều hợp pháp” và không hề chỉ có “một tư tưởng đơn độc”. Giáo Hội không phải là một đảng phái toàn trị trong đó chỉ có một tư tưởng độc nhất được áp đặt mà người ta phải chấp nhận không cần suy nghĩ. Giáo Hội luôn sản xuất ra các “trường phái” hay các luận đề thần học. Một số được nhận là chính đáng, dù đa dạng, một số bị coi là không tương hợp với tín lý Kitô Giáo.
Đối với ngài, “chủ đề của THĐ có liên hệ tới mọi người, vì ai cũng sống trong trải nghiệm gia đình cả. Không con người nhân bản nào tự mình buớc vào trần gian và không ai hiện hữu mà không có những dây nối kết mạnh mẽ giữa các thành viên của một gia đình, bất chấp những dây nối kết này hạnh phúc hay đau khổ”.
Đức TGM Paris giải thích ba giai đoạn trong diễn trình THĐ lần này: mật nghị hội Hồng Y tháng Hai, 2014; và hai khóa THĐ năm 2014 và năm 2015. Lý do thứ nhất, Đức Phanxicô muốn thực thi tính hiệp đoàn; ngài muốn nhân dịp này khai triển thực hành này. Lý do thứ hai, tầm quan trọng của chủ đề bàn thảo.
Theo Đức HY, mọi người đều có thể góp phần làm sáng tỏ các cuộc tranh luận. THĐ là giờ phút trong đó các giải thích Thánh Kinh và truyền thống Giáo Hội được so sánh. Nó phải tiến tới đồng tâm đồng trí và nêu rõ các “đề nghị” lên Đức Giáo Hoàng; ngài sẽ thi hành huấn quyền của mình bằng cách phê chuẩn và công bố một số đề nghị để chúng có được thế giá với toàn thề Giáo Hội”.
Cái nhìn tổng quát
Tin Catholic World News ngày 3 tháng Mười cho hay: Đức HY Baldisseri, TTK THĐ, nhắc các nhà báo nhớ rằng THĐ lần này bàn về gia đình, chứ không phải chỉ là vấn đề ly dị. Ngài nói rằng vấn đề chăm sóc mục vụ cho gia đình là “một chủ đề hết sức cấp bách” hiện nay, vào “một thời điểm lịch sử của thay đổi”. Và gia đình lần này được bàn tới trong bối cảnh phúc âm hóa.
Nhân dịp này, ngài cho các ký giả biết các chi tiết của THĐ: 191 giáo phẩm gồm 61 Hồng Y, 7 thượng phụ, và một TGM “lớn” (major); 16 chuyên viên, 38 dự thính viên và 8 đại biểu “anh em” của các cộng đồng Kitô Giáo khác.
Ngài cho hay: chiều rộng dài của tư liệu đem ra bàn thảo nói lên “tính thành thực và tự do đã được dùng cho việc tham khảo”. Nhưng ngài không nghĩ sẽ có những tranh luận nẩy lửa mà tin chắc các cộc bàn thảo sẽ phối hợp “đức ái hỗ tương với phương thức xây dựng thực sự”.
THĐ lần này sẽ theo một khuôn mẫu hơi khác với các THĐ khác: trước đây, các nghị phụ muốn phát biều về chủ đề nào cũng được. Nay các ngài được yêu cầu cho biết trước chủ đề muốn nói, nhờ thế cuộc thảo luận hàng ngày sẽ được tổ chức quanh các chủ đề đặc thù.
Trong suốt THĐ lần này sẽ có họp báo hàng ngày bởi Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. Các tóm lược ngắn các sứ điệp quan trọng nhất trong ngày sẽ được đăng trên Twitter.
Nghịch lý hôn nhân tại Âu Châu
Hội Đồng các Hội Đồng Giám mục Âu Châu (CCEE) năm nay họp ba ngày, từ 2 tới 4 tháng Mười, tại Rôma, dường như để thống nhất quan điểm trước khi THĐ về gia đình khai mạc vào ngày mai. Về chủ đề của THĐ, Hội Đồng muốn các nghị phụ lưu tâm tới một nghịch lý hiện rất đáng chú ý khắp Âu Châu. Theo Đức HY Erdo, Chủ Tịch của Hội Đồng, hiện tượng đó là khuynh hướng càng ngày con số những người muốn bước vào hôn nhân càng giảm, và con số những người sống chung không cheo cưới càng ngày càng gia tăng, nhưng đại đa số người ta vẫn mong có được những liên hệ bền vững.
Ngài cũng nhấn mạnh tới một nghịch lý khác hiện đang có khuynh hướng muốn chấm dứt hình thức gia đình “truyền thống” nhưng lại đặt tầm quan trọng lớn lao vào gia đình, nâng nó lên hàng một trong những giá trị cao nhất trong bậc thang giá trị của họ và vào chỗ đứng của nó trong việc giáo dục con cái. Ngài cho rằng điều này dường như có nghĩa: phần đông người ta muốn thoát khỏi định chế chứ không phải liên hệ.
Tưởng cũng nên thêm rằng Đức Phanxicô đã gặp gỡ đại diện của CCEE và nhân dịp này ngài cho hay: hiện có rất nhiều trải nghiệm khác nhau về chăm sóc mục vụ gia đình và cam kết chính trị cũng như xã hội nhằm hỗ trợ gia đình, cả những gia đình bình thường lẫn các gia đình đang gặp khủng hoảng. Điều quan trọng là thu lượm các trải nghiệm này và biện phân cách thích đáng nhằm đưa chúng vào hệ thống.
Sứ mệnh làm chứng của tín hữu giáo dân
Cũng tin Zenit ngày 3 tháng Mười cho hay Đức HY Stalislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng GH về Giáo Dân, lên tiếng nhận định trong một tuyên bố rằng: hơn bao giờ hết, ngày nay ta cần các nhân chứng sống thật Tin Mừng Gia Đình một cách trọn vẹn và hân hoan, chứng tỏ cho thế giới thấy đây là lối sống tươi đẹp và hấp dẫn, một nguồn hạnh phúc đối với vợ chồng và con cái.
Các nhân chứng này rất cần, cả khi tiếng nói của Giáo Hội “đôi lúc bị thách thức, bác bỏ, thậm chí bị truyền thông chế nhạo”. Phải dùng chứng tá của mình để tiếng nói này được lắng nghe.
Tất nhiên, muốn họ thi hành sứ mệnh của họ, người tín hữu cần được Giáo Hôi giúp và nâng đỡ. “Giáo Hội ngày nay được kêu gọi đồng hành với các cặp vợ chồng về phương diện mục vụ một cách đại lượng, bác ái và tương cảm (empathy), nhất là những ai đang sống trong các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn (ly dị và ly dị tái hôn).
Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ được họ, khi trình bày Tin Mừng Gia Đình một cách thẳng thắn, minh nhiên, không cắt xén, phải chấp nhận mình đi theo ngõ hẹp, không đi theo lối rộng, dễ dãi. Đừng quên còn ơn Chúa nữa.
Đức HY Rylko cảnh cáo chống lại “các tiên tri giả” đang “nhân thừa” ngày nay; họ đang muốn thuyết phục ta rằng các thay đổi của thời hậu hiện đại phải là lời nói cuối cùng. Với ta, chỉ có Chúa Kitô mới có tiếng nói sau cùng mà thôi.
Tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Đức HY Francesco Coccopalmerio, chủ tịch HĐGH về Các Bản Văn Lập Pháp, người vừa được Đức Phanxicô đề cử đứng đầu ủy ban duyệt xét việc đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, ngày 3 tháng Mười, tuyên bố rằng: chắc chắn có một số ưu tư về THĐ lần này, “vì ta sẽ bàn tới những vấn đề tế nhị với nhiều ý kiến đa dạng. Người ta sợ, và điều sợ này có lý, là sẽ có một số lý do để chống đối. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu mỗi người chúng ta tự do và thành thực nói ra điều mình nghĩ và người khác chịu khó lắng nghe một cách kiên nhẫn và với ý muốn so sánh và suy nghĩ thêm, thì mọi chuyện sẽ xuông xẻ. Về phương diện này, tôi tin vào sự phù trợ của Chúa Thánh Thần, Người sẽ soi sáng tâm trí ta và trên hết, làm ta cởi mở với nhau”.
Về chủ đề cho phép người ly dị và tái hôn dân sự rước lễ, Đức HY Coccopalmerio nói rằng: vấn đề này quan trọng, vì hiện có những người đang sống trong đau khổ, hy vọng nhận được chút ánh sáng và an ủi từ Giáo Hội. Tuy nhiên, không phải chỉ có vấn đề này, còn nhiều vấn đề quan trọng hơn. Chủ đề thực sự, chủ đề chính là làm cho vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình được thấu hiểu, dù gặp khó khăn. Nếu THĐ thành công trong việc đưa ra được một ý nghĩa tươi đẹp hơn, gây phấn khởi hơn về hôn nhân và gia đình, nhất là đối với người trẻ, thì đó sẽ là một thành quả quan trọng.
Tuy nhiên, Đức HY Cocopalmerio tin rằng Giáo Hội được mời gọi dấn thân vào việc đưa ra được các giải đáp thỏa đáng và thích đáng đối với nhu cầu của những người đang đau khổ vì hoàn cảnh hôn nhân bất thường của họ.
Về khía cạnh trên, Đức HY Coccopalmerio nhận định rằng: động thái lập ủy ban đặc biệt duyệt xét thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu của Đức Phanxicô trước khi THĐ đặc biệt về gia đình khai mạc là một động thái thông minh. Ủy Ban làm việc ở bên ngoài THĐ nhưng phục vụ THĐ. Ngài nhấn mạnh thủ tục tuyên bố vô hiệu không nhằm vô hiệu hóa dây hôn phối mà xác nhận tính thành sự hay không thành sự của sợi dây này, nghĩa là một thủ tục tìm sự thật: sợi dây kia có hiện hữu hay không, nó không đụng gì tới tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Lắng nghe nhịp đập của thời đại
Tường thuật buổi canh thức đêm 4 tháng Mười tại Vatican, CNA/EWTN News cho hay Đức Phanxicô nói rằng ta phải chú ý tới các dấu chỉ thời đại để nhận ra các nhu cầu của gia đình bằng cách lắng nghe, cởi mở và hướng lên Thiên Chúa. Nhịp đập của thời đại và “mùi” của con người thời nay được ngài nhấn mạnh. Nhịp đập và mùi này giúp ta thấm nhiễm niềm vui, niềm hy vọng, nỗi buồn và thống khổ của con người nhờ thế đề xuất tin mừng gia đình một cách khả tín.
Nhưng làm gì thì làm, ta phải bám lấy Tin Mừng, chỉ ở đó, ta mới tìm được ơn cứu rỗi đáp ứng các nhu cầu sâu xa nhất của nhân loại. Nếu không, nhà ta xây chỉ là nhà bằng giấy, mục tử chỉ là thư ký nhà nước không giúp người ta khám phá ra sự tươi mát và mùi vị của Tin Mừng.
Ngài xin Chúa Thánh Thần ban ba điều cho THĐ: ơn biết lắng nghe cho các nghị phụ, biết lắng nghe theo cách của Chúa: nghe tiếng kêu của dân. Xin cho các ngài cởi mở để thành thực thảo luận, cởi mở và huynhh đệ. Sau cùng bí quyết để khắc phục các hoàn cảnh khó khăn một cách trì chí, kiên nhẫn và sáng tạo. Lắng nghe và thảo luận như thế trong lúc luôn nhìn lên Chúa Kitô sẽ là cơ hội đầy quan phòng để canh tân Giáo Hội và xã hội.
Kết luận, Đức GH xin Chúa Thánh Thần “cởi bỏ các dây trói ngăn cản người ta không gặp nhau, chữa lành các vết thương đang chẩy máu, làm sống lại niềm hy vọng”.
Trong cuộc họp báo ngày 26 tháng 6, Đức HY Lorenzo Baldisseri, TTK của THĐ, cho hay Tài Liệu trên gồm ba phần: Phần đầu nói về kế hoạch Thiên Chúa, luật tự nhiên và ơn gọi trong Chúa Kitô. Các khó khăn do luật tự nhiên nêu ra được khắc phục qua việc tham chiếu Thánh Kinh, ngôn ngữ và các trình thuật của Thánh Kinh và bằng cách tham chiếu đề xuất nhằm lên chủ đề và thâm hậu hóa ý niệm được Thánh Kinh linh hứng là “trật tự tạo dựng”, như khả thể tái giải thích ‘luật tự nhiên’ một cách có ý nghĩa hơn về hiện sinh. Hơn nữa, vai trò của gia đình, ‘tế bào căn bản của xã hội, nơi ta học sống với người khác bất chấp các khác biệt của ta và thuộc về nhau’, là vai trò của một nơi ưu tuyển của nhiều giá trị như tình anh em, tình yêu, lòng tôn trọng và sự liên đới giữa các thế hệ, nơi phẩm giá được phát huy, nơi khắc phục chủ nghĩa cá nhân, nơi đóng góp vào ích chung của xã hội.
Phần thứ hai nói tới các thách đố mục vụ nội tại trong gia đình, như khủng hoảng đức tin, các hoàn cảnh khủng hoảng nội bộ, các áp lực từ bên ngoài và nhiều vấn đề khác. Trách nhiệm của mục tử là chuẩn bị hôn nhân, càng ngày càng cần thiết trong xã hội ngày nay, giúp các cặp đính hôn đưa ra các quyết định phù hợp với đức tin của họ vào Thiên Chúa, và xây dựng gia đình họ trên các nền tảng vững chắc.
Ngài nhấn mạnh tới việc phải đặc biệt xem xét các hoàn cảnh khó khăn về mục vụ như các cặp không kết hôn sống với nhau và các cặp kết hợp trên thực tế (de facto), các cặp ly thân và ly dị, các người ly dị tái hôn và có con thêm, các bà mẹ đơn chiếc, những người trong các hoàn cảnh không hợp lệ về giáo luật và những người không tin hay những người Công Giáo không thực hành Đạo muốn kết hôn. Riêng về vấn đề những người ly dị tái hôn, Đức HY Baldisseri cho hay Giáo Hội biết hoàn cảnh của họ và sẽ tìm các giải pháp phù hợp với giáo huấn của mình và dẫn họ tới cuộc sống thanh thản và được hòa giải. Ngài chỉ nhắc tới việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý để có thể tuyên bố cuộc hôn nhân của họ vô hiệu.
Phần thứ ba gồm các chủ đề liên quan tới việc sẵn sàng chấp nhận sự sống mới, như việc hiểu biết và các khó khăn trong việc tiếp nhận huấn quyền, các đề nghị mục vụ, triết lý thực hành bí tích và việc cổ vũ tâm thức phò sự sống… Liên quan tới trách nhiệm giáo dục con cái, có các khó khăn liên quan tới việc truyền thụ đức tin cho chúng; sau cùng là vấn đề giáo dục Kitô Giáo trong các hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Các chủ đề không có trong Tài Liệu Làm Việc lần này sẽ được xem xét tại THĐ thường lệ dự tính vào các ngày 4-25 tháng Mười, 2015 với chủ đề “Chúa Giêsu mạc khải mầu nhiệm và ơn gọi gia đình”. Đây sẽ là giai đoạn ba của diễn trình suy tư về gia đình, từng được bắt đầu với mật nghị hội Hồng Y ngày 20 tháng Hai, 2014. Ngài cũng cho biết thành quả của THĐ sắp tới sẽ được dùng để chuẩn bị Tài Liệu Làm Việc cho THĐ thường lệ vào năm tới.
Vì tầm quan trọng của THĐ này, một Ngày Cầu Nguyện đã được tổ chức vào Chúa Nhật 28 tháng Chín và tại Nhà Nguyện Salus Populi Romani của Nhà Thờ Đức Bà Cả, và sẽ có Thánh Lễ mỗi ngày trong suốt khóa họp của THĐ. Chính Đức Phanxicô đã soạn thảo lời cầu nguyện cho THĐ:
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse, nơi các Đấng chúng con được chiêm ngắm nét rạng ngời của tình yêu đích thực, chúng con tin tưởng dâng lời nguyện xin:
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin làm cho các gia đình của chúng con trở thành nơi hiệp thông và nhà Tạm của cầu nguyện, thành trường học đích thực của Phúc Âm và Giáo Hội tại gia bé nhỏ.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho trong các gia đình đừng bao giờ xảy ra bạo lực, khép kín và chia rẽ nữa: xin cho tất cả những ai đã bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng vì gương xấu sớm tìm được niềm an ủi và được chữa lành.
Lạy Thánh Gia Nazareth, xin cho Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới làm thức tỉnh nơi mọi người ý thức bản chất thánh thiêng và bất khả xâm phạm của gia đình, cũng như vẻ đẹp của gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse xin nghe lời chúng con, xin nhậm lời chúng con cầu xin. Amen.
Từ ngày đó, nhiều giáo phận trên thế giới đã lên tiếng đáp lại sáng kiến cầu nguyện này.
Tài Liệu Làm Việc
Tưởng cũng nên nhắc lại: trước Tài Liệu Làm Việc nói trên, Tòa Thánh đã gửi đi khắp thế giới một tài liệu gọi là Tài Liệu Chuẩn Bị gồm các câu hỏi để mọi giới trong Giáo Hội trả lời góp ý. Bản thăm dò này chia thành 8 nhóm câu hỏi liên quan tới hôn nhân và gia đình. Các câu hỏi này, theo lời Đức HY Baldisseri, đã “phát sinh ra một suy tư có ý nghĩa nơi Dân Chúa”.
Tại THĐ lần này, “các nghị phụ sẽ khảo sát và phân tích thấu đáo các tín liệu, các chứng từ và các khuyến cáo nhận được từ các Giáo Hội đặc thù ngõ hầu giải đáp các thách đố mới của gia đình”.
Các thách đố được coi là nóng bỏng gồm: vấn đề kết hợp đồng tính, việc lãnh nhận bí tích của những người ly dị và tái hôn, việc sống chung không cheo cưới, và việc phò sự sống.
Về đạo đức tính dục, Tài Liệu Làm Việc cho hay: “Một số khá lớn các hội đồng giám mục gợi ý rằng: Giáo huấn của Giáo Hội, khi được thông truyền một cách rõ ràng trong vẻ đẹp chân thực, nhân bản và Kitô Giáo của nó, đều được phần lớn tín hữu tiếp nhận một cách hăng hái. Giáo huấn ấy cũng được tiếp nhận một cách rộng rãi hơn, khi tín hữu dấn thân thực sự vào hành trình đức tin chứ không chỉ tò mò tìm hiểu xem Giáo Hội nghĩ gì về các vấn đề đạo đức tính dục”.
Ngược lại, cũng có những hội đồng giám mục cho biết “dù biết giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình, nhiều Kitô hữu vẫn thấy khó mà chấp nhận nó cách trọn vẹn”, nhất là về ngừa thai, ly dị và tái hôn, đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, họ sẵn sàng chấp nhận một cách rộng rãi các giáo huấn của Giáo Hội liên quan tới phẩm giá sự sống con người, tôn trọng sự sống con người.
Việc dựa vào kết quả của THĐ này để thảo luận thêm và lên khuôn các hướng dẫn mục vụ thích đáng là việc của THĐ thường lệ năm 2015.
Catholic World News, khi đưa tin về việc công bố Tài Liệu Làm Việc, có cho hay: dù các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề gây tranh cãi như ngừa thai, ly dị, tái hôn và kết hợp đồng tính được ủng hộ rõ ràng, nhưng Tài Liệu nhấn mạnh việc phải cư xử cách kính trọng đối với những người không cùng viễn kiến với Giáo Hội và phải chăm sóc mục vụ cho những người Công Giáo hiện đang gặp các hoàn cảnh khó khăn về hôn nhân
Hãng tin này cũng lưu ý Tài Liệu Làm Việc chú tâm tới các vấn đề trong tính phức tạp của chúng. Thí dụ: Âu Châu và Bắc Mỹ muốn đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, nhưng một số nơi khác thì yêu cầu phải thận trọng kẻo làm thế sẽ gia tăng các bất công và lầm lẫn, hay cho người ta cảm giác không cần tôn trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân, khiến giới trẻ nghĩ hôn nhân không còn là cam kết mãn đời…
Về các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn, Tài Liệu không ngại kể ra các câu truyện hết sức đau lòng nhưng cũng không thiếu các chứng từ về một tình yêu chân thực. Ở đây, khi nói về triết lý thương xót, Tài Liệu nhấn mạnh rằng “Lòng thương xót của Thiên Chúa không cung cấp một thứ che đậy tạm bợ cho các việc làm không đúng của bản thân, mà đúng hơn triệt để dẫn cuộc sống người ta tới hoà giải là thứ sẽ đem lại tín thác và thanh thản mới mẻ qua cuộc canh tân nội tâm đích thực. Mục vụ chăm sóc gia đình, trong khi không hề tự giới hạn mình vào một quan điểm luật pháp, có sứ mệnh nhắc nhớ ơn gọi yêu thương lớn lao mà mỗi người đều được mời tham dự và giúp người ta sống đúng theo phẩm giá ơn gọi này” (số 80).
Riêng đối với những người không thể lãnh nhận các bí tích vì cuộc hôn nhân của họ diễn ra bên ngoài Giáo Hội, Tài Liệu có lời nhắn nhủ này: “Trong các trường hợp này, rõ ràng Giáo Hội không nên mang thái độ quan tòa chuyên kết án (xem Bài Giảng của Đức Phanxicô ngày 28 tháng Giêng, 2014), mà là thái độ bà mẹ luôn tiếp nhận con cái và băng bó các vết thương của chúng cho lành (xem Niềm Vui Tin Mừng, 139-141). Với lòng thương xót lớn lao, Giáo Hội được kêu gọi tìm ra các hình thức “đồng hành” có thể hỗ trợ con cái mình trên đường hòa giải. Với kiên nhẫn và hiểu biết, Giáo Hội phải giải thích với những người này rằng việc họ không thể cử hành các bí tích không có nghĩa họ bị loại ra khỏi đời sống Kitô giáo và mối liên hệ với Thiên Chúa (số 103)”.
Francis Rocca thì cho Tài Liệu Làm Việc là điểm qui chiếu ban đầu để THĐ thảo luận. Ký giả này chú tâm tới việc Tài Liệu này nhìn nhận rằng nhiều cặp vợ chồng Công Giáo không tuân theo giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai nhân tạo. Đối với họ, “làm cha mẹ có trách nhiệm” hàm nghĩa có trách nhiệm chung về lương tâm trong việc chọn phương pháp thích hợp nhất để ngừa thai bất kể là tự nhiên hay nhân tạo. Tài Liệu cũng quan tâm tới lý thuyết phái tính là lý thuyết cho rằng phái tính của mỗi người chỉ là sản phẩm của việc xã hội hóa, không tương ứng với tính dục sinh học của họ. Nên điều cần là THĐ phải bàn tới một “nền nhân học Kitô Giáo”.
Tài Liệu không quên chiều kích kinh tế của cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đình: sống chung không cheo cưới thường là do nhu cầu tài chánh, nạn thất nghiệp của người trẻ và thiếu nhà ở. Não trạng ngừa thai có thể do thiếu phương tiện việc chăm sóc trẻ thơ (child care), giờ làm việc không mềm dẻo và nghỉ hộ sản; làm việc lâu giờ và thời gian di chuyển cũng ảnh hưởng tiêu cực trên các mối liên hệ gia đình. Giáo Hội cần lưu tâm tranh đấu cho việc làm xứng hợp, lương bổng công bằng và một chính sách tài chánh có lợi cho gia đình cũng như các chương trình trợ giúp gia đình và trẻ em.
Về những người ly dị, ngoài việc lưu tâm giải quyết vấn đề những người tái hôn dân sự, Tài Liệu “muốn thấy việc phải chú ý hơn tới những người ly thân và ly dị nhưng không tái hôn mà vẫn trung thành với lời thề hứa lúc kết hôn của mình”.
Độc đáo nhưng không cách mạng
Nhiều người kỳ vọng THĐ sẽ có dáng dấp một cuộc cách mạng, nhất là vì những gì người ta nghe được qua bài diễn văn của Đức HY Kasper tại mật nghị hội Hồng Y đầu năm nay. Chính vì thế, linh mục Rosica, phát ngôn viên nói tiếng Anh của Tòa Thánh, ngày 27 tháng Sáu, cho hay: thực ra THĐ sẽ có một tầm nhìn hết sức bao quát đối với nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới ngày nay liên quan tới gia đình: cho người ly dị tái hôn rước lễ, minh giải vấn đề kết hợp đồng tính, cả vấn đề đa hôn nữa. Theo cha, THĐ lần này rất độc đáo, được nhiều người trên khắp thế giới chú ý, không phải chỉ trong Giáo Hội mà cả ở ngoài Giáo Hội nữa. Nhưng sự chú ý này có nguy cơ khiến người ta có ý nghĩ sai lầm coi nó như một cuộc cách mạng nhằm đảo ngược mọi sự và thay đổi mọi sự. Cha không nghĩ vậy.
Theo Cha Rosica, “đây là một THĐ giải quyết chuyện thực tại, chứ không giải quyết chuyện thế giới mà ta muốn có, nhưng là chuyện thế giới ta đang có, và chuyện này được sứ điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội biến đổi ra sao”.
Cha tiết lộ một điều tương đối mới: trong THĐ này, sẽ có ít “giấy tờ” hơn, để tránh lời nhận xét dí dỏm của Đức HY Rouco Varela tại một THĐ trước đây. Vị Hồng Y này bảo: chủ đề của THĐ nên đặt là papyrorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Giấy Tờ, hơn là populorum progressio, Sự Tiến Bộ Của Các Dân Tộc.
Các phát biểu sau cùng trước khi THĐ khai mạc
Gần tới ngày khai mạc THĐ, nhiều vị Hồng Y, giám mục và nhiều nhà bình luận khác lên tiếng nhận định tích cực về THĐ.
Hai vợ chồng tại Wisconsin tham dự THĐ
Theo tin Catholic World News ngày 1 tháng Mười, ông bà Jeff và Alice Heinzen, thuộc TB Wisconsin, Hoa Kỳ, những người sẽ tham dự THĐ, trong một cuộc phỏng vấn đã cho hay: “Chúng tôi biết: Giáo Hội Công Giáo giảng dạy sự thật. Vai trò của chúng tôi không phải là khai triển học lý mới, mà là trình bày hữu hiệu những gì đã có môt cách giúp người ta hiểu và dựa vào đó mà hành động”.
Ông bà cho rằng nhiều cha mẹ hiện nay đã đánh mất niềm tin vào khả năng dạy dỗ con cái của mình, họ bằng lòng đóng vai tài xế đưa con cái tới những nhà chuyên môn khác để họ dạy dỗ thay. Nhưng những nhà chuyên môn này đâu phải là những nhà giáo dục hàng đầu của con cái họ. Họ cần lấy lại niềm tin vào khả năng làm cha mẹ của mình.
Hai ông bà Heinzen lấy nhau được 34 năm nay, có ba người con đã trưởng thành và 3 đứa cháu. Jeff Heinzen hiện là chủ tịch Hệ Thống Trường Học Công Giáo Khu Vực McDonell và trước đây từng là giám đốc Văn Phòng Hôn Nhân Và Đời Sống Gia Đình của Giáo Phận La Crosse, một chức vụ hiện nay do vợ ông nắm giữ. Ngoài việc phụ trách chương trình chuẩn bị hôn nhân, hai ông bà còn cổ vũ việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên và nhiều chương trình và thừa tác vụ khác liên quan tới đời sống gia đình.
Dù với tư cách dự thính, hai ông bà đã được yêu cầu phát biểu tại phiên khoáng đại và dự các cuộc họp nhóm, thảo luận các vấn đề về đời sống gia đình và góp ý kiến. Họ tin rằng gia đình hiện nay gặp nhiều thách đố, nhưng với Thiên Chúa, không điều gì là bất khả. Với ơn thánh và lòng thương xót, “THĐ này sẽ đưa ra được các khuyến cáo gây tác động tích cực lên hôn nhân và gia đình khắp thế giới”.
Tưởng cũng nên biết trong số 253 người tham dự THĐ lần này có 14 cặp vợ chồng.
Tin Mừng Chúa Kitô phải công bố hy vọng cho các gia đình
Theo tin Zenit ngày 1 tháng Mười, Đức HY André Vight-Trois, TGM Paris, cho hay: “mọi người đều khát mong thành công trong cuộc sống gia đình. Tin Mừng của Chúa Kitô phải công bố hy vọng cho các gia đình”. Ngài cũng cho rằng “tranh luận” trong Giáo Hội là “điều hợp pháp” và không hề chỉ có “một tư tưởng đơn độc”. Giáo Hội không phải là một đảng phái toàn trị trong đó chỉ có một tư tưởng độc nhất được áp đặt mà người ta phải chấp nhận không cần suy nghĩ. Giáo Hội luôn sản xuất ra các “trường phái” hay các luận đề thần học. Một số được nhận là chính đáng, dù đa dạng, một số bị coi là không tương hợp với tín lý Kitô Giáo.
Đối với ngài, “chủ đề của THĐ có liên hệ tới mọi người, vì ai cũng sống trong trải nghiệm gia đình cả. Không con người nhân bản nào tự mình buớc vào trần gian và không ai hiện hữu mà không có những dây nối kết mạnh mẽ giữa các thành viên của một gia đình, bất chấp những dây nối kết này hạnh phúc hay đau khổ”.
Đức TGM Paris giải thích ba giai đoạn trong diễn trình THĐ lần này: mật nghị hội Hồng Y tháng Hai, 2014; và hai khóa THĐ năm 2014 và năm 2015. Lý do thứ nhất, Đức Phanxicô muốn thực thi tính hiệp đoàn; ngài muốn nhân dịp này khai triển thực hành này. Lý do thứ hai, tầm quan trọng của chủ đề bàn thảo.
Theo Đức HY, mọi người đều có thể góp phần làm sáng tỏ các cuộc tranh luận. THĐ là giờ phút trong đó các giải thích Thánh Kinh và truyền thống Giáo Hội được so sánh. Nó phải tiến tới đồng tâm đồng trí và nêu rõ các “đề nghị” lên Đức Giáo Hoàng; ngài sẽ thi hành huấn quyền của mình bằng cách phê chuẩn và công bố một số đề nghị để chúng có được thế giá với toàn thề Giáo Hội”.
Cái nhìn tổng quát
Tin Catholic World News ngày 3 tháng Mười cho hay: Đức HY Baldisseri, TTK THĐ, nhắc các nhà báo nhớ rằng THĐ lần này bàn về gia đình, chứ không phải chỉ là vấn đề ly dị. Ngài nói rằng vấn đề chăm sóc mục vụ cho gia đình là “một chủ đề hết sức cấp bách” hiện nay, vào “một thời điểm lịch sử của thay đổi”. Và gia đình lần này được bàn tới trong bối cảnh phúc âm hóa.
Nhân dịp này, ngài cho các ký giả biết các chi tiết của THĐ: 191 giáo phẩm gồm 61 Hồng Y, 7 thượng phụ, và một TGM “lớn” (major); 16 chuyên viên, 38 dự thính viên và 8 đại biểu “anh em” của các cộng đồng Kitô Giáo khác.
Ngài cho hay: chiều rộng dài của tư liệu đem ra bàn thảo nói lên “tính thành thực và tự do đã được dùng cho việc tham khảo”. Nhưng ngài không nghĩ sẽ có những tranh luận nẩy lửa mà tin chắc các cộc bàn thảo sẽ phối hợp “đức ái hỗ tương với phương thức xây dựng thực sự”.
THĐ lần này sẽ theo một khuôn mẫu hơi khác với các THĐ khác: trước đây, các nghị phụ muốn phát biều về chủ đề nào cũng được. Nay các ngài được yêu cầu cho biết trước chủ đề muốn nói, nhờ thế cuộc thảo luận hàng ngày sẽ được tổ chức quanh các chủ đề đặc thù.
Trong suốt THĐ lần này sẽ có họp báo hàng ngày bởi Văn Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. Các tóm lược ngắn các sứ điệp quan trọng nhất trong ngày sẽ được đăng trên Twitter.
Nghịch lý hôn nhân tại Âu Châu
Hội Đồng các Hội Đồng Giám mục Âu Châu (CCEE) năm nay họp ba ngày, từ 2 tới 4 tháng Mười, tại Rôma, dường như để thống nhất quan điểm trước khi THĐ về gia đình khai mạc vào ngày mai. Về chủ đề của THĐ, Hội Đồng muốn các nghị phụ lưu tâm tới một nghịch lý hiện rất đáng chú ý khắp Âu Châu. Theo Đức HY Erdo, Chủ Tịch của Hội Đồng, hiện tượng đó là khuynh hướng càng ngày con số những người muốn bước vào hôn nhân càng giảm, và con số những người sống chung không cheo cưới càng ngày càng gia tăng, nhưng đại đa số người ta vẫn mong có được những liên hệ bền vững.
Ngài cũng nhấn mạnh tới một nghịch lý khác hiện đang có khuynh hướng muốn chấm dứt hình thức gia đình “truyền thống” nhưng lại đặt tầm quan trọng lớn lao vào gia đình, nâng nó lên hàng một trong những giá trị cao nhất trong bậc thang giá trị của họ và vào chỗ đứng của nó trong việc giáo dục con cái. Ngài cho rằng điều này dường như có nghĩa: phần đông người ta muốn thoát khỏi định chế chứ không phải liên hệ.
Tưởng cũng nên thêm rằng Đức Phanxicô đã gặp gỡ đại diện của CCEE và nhân dịp này ngài cho hay: hiện có rất nhiều trải nghiệm khác nhau về chăm sóc mục vụ gia đình và cam kết chính trị cũng như xã hội nhằm hỗ trợ gia đình, cả những gia đình bình thường lẫn các gia đình đang gặp khủng hoảng. Điều quan trọng là thu lượm các trải nghiệm này và biện phân cách thích đáng nhằm đưa chúng vào hệ thống.
Sứ mệnh làm chứng của tín hữu giáo dân
Cũng tin Zenit ngày 3 tháng Mười cho hay Đức HY Stalislaw Rylko, chủ tịch Hội Đồng GH về Giáo Dân, lên tiếng nhận định trong một tuyên bố rằng: hơn bao giờ hết, ngày nay ta cần các nhân chứng sống thật Tin Mừng Gia Đình một cách trọn vẹn và hân hoan, chứng tỏ cho thế giới thấy đây là lối sống tươi đẹp và hấp dẫn, một nguồn hạnh phúc đối với vợ chồng và con cái.
Các nhân chứng này rất cần, cả khi tiếng nói của Giáo Hội “đôi lúc bị thách thức, bác bỏ, thậm chí bị truyền thông chế nhạo”. Phải dùng chứng tá của mình để tiếng nói này được lắng nghe.
Tất nhiên, muốn họ thi hành sứ mệnh của họ, người tín hữu cần được Giáo Hôi giúp và nâng đỡ. “Giáo Hội ngày nay được kêu gọi đồng hành với các cặp vợ chồng về phương diện mục vụ một cách đại lượng, bác ái và tương cảm (empathy), nhất là những ai đang sống trong các hoàn cảnh hôn nhân khó khăn (ly dị và ly dị tái hôn).
Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ được họ, khi trình bày Tin Mừng Gia Đình một cách thẳng thắn, minh nhiên, không cắt xén, phải chấp nhận mình đi theo ngõ hẹp, không đi theo lối rộng, dễ dãi. Đừng quên còn ơn Chúa nữa.
Đức HY Rylko cảnh cáo chống lại “các tiên tri giả” đang “nhân thừa” ngày nay; họ đang muốn thuyết phục ta rằng các thay đổi của thời hậu hiện đại phải là lời nói cuối cùng. Với ta, chỉ có Chúa Kitô mới có tiếng nói sau cùng mà thôi.
Tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Đức HY Francesco Coccopalmerio, chủ tịch HĐGH về Các Bản Văn Lập Pháp, người vừa được Đức Phanxicô đề cử đứng đầu ủy ban duyệt xét việc đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, ngày 3 tháng Mười, tuyên bố rằng: chắc chắn có một số ưu tư về THĐ lần này, “vì ta sẽ bàn tới những vấn đề tế nhị với nhiều ý kiến đa dạng. Người ta sợ, và điều sợ này có lý, là sẽ có một số lý do để chống đối. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu mỗi người chúng ta tự do và thành thực nói ra điều mình nghĩ và người khác chịu khó lắng nghe một cách kiên nhẫn và với ý muốn so sánh và suy nghĩ thêm, thì mọi chuyện sẽ xuông xẻ. Về phương diện này, tôi tin vào sự phù trợ của Chúa Thánh Thần, Người sẽ soi sáng tâm trí ta và trên hết, làm ta cởi mở với nhau”.
Về chủ đề cho phép người ly dị và tái hôn dân sự rước lễ, Đức HY Coccopalmerio nói rằng: vấn đề này quan trọng, vì hiện có những người đang sống trong đau khổ, hy vọng nhận được chút ánh sáng và an ủi từ Giáo Hội. Tuy nhiên, không phải chỉ có vấn đề này, còn nhiều vấn đề quan trọng hơn. Chủ đề thực sự, chủ đề chính là làm cho vẻ đẹp của hôn nhân và gia đình được thấu hiểu, dù gặp khó khăn. Nếu THĐ thành công trong việc đưa ra được một ý nghĩa tươi đẹp hơn, gây phấn khởi hơn về hôn nhân và gia đình, nhất là đối với người trẻ, thì đó sẽ là một thành quả quan trọng.
Tuy nhiên, Đức HY Cocopalmerio tin rằng Giáo Hội được mời gọi dấn thân vào việc đưa ra được các giải đáp thỏa đáng và thích đáng đối với nhu cầu của những người đang đau khổ vì hoàn cảnh hôn nhân bất thường của họ.
Về khía cạnh trên, Đức HY Coccopalmerio nhận định rằng: động thái lập ủy ban đặc biệt duyệt xét thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu của Đức Phanxicô trước khi THĐ đặc biệt về gia đình khai mạc là một động thái thông minh. Ủy Ban làm việc ở bên ngoài THĐ nhưng phục vụ THĐ. Ngài nhấn mạnh thủ tục tuyên bố vô hiệu không nhằm vô hiệu hóa dây hôn phối mà xác nhận tính thành sự hay không thành sự của sợi dây này, nghĩa là một thủ tục tìm sự thật: sợi dây kia có hiện hữu hay không, nó không đụng gì tới tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Lắng nghe nhịp đập của thời đại
Tường thuật buổi canh thức đêm 4 tháng Mười tại Vatican, CNA/EWTN News cho hay Đức Phanxicô nói rằng ta phải chú ý tới các dấu chỉ thời đại để nhận ra các nhu cầu của gia đình bằng cách lắng nghe, cởi mở và hướng lên Thiên Chúa. Nhịp đập của thời đại và “mùi” của con người thời nay được ngài nhấn mạnh. Nhịp đập và mùi này giúp ta thấm nhiễm niềm vui, niềm hy vọng, nỗi buồn và thống khổ của con người nhờ thế đề xuất tin mừng gia đình một cách khả tín.
Nhưng làm gì thì làm, ta phải bám lấy Tin Mừng, chỉ ở đó, ta mới tìm được ơn cứu rỗi đáp ứng các nhu cầu sâu xa nhất của nhân loại. Nếu không, nhà ta xây chỉ là nhà bằng giấy, mục tử chỉ là thư ký nhà nước không giúp người ta khám phá ra sự tươi mát và mùi vị của Tin Mừng.
Ngài xin Chúa Thánh Thần ban ba điều cho THĐ: ơn biết lắng nghe cho các nghị phụ, biết lắng nghe theo cách của Chúa: nghe tiếng kêu của dân. Xin cho các ngài cởi mở để thành thực thảo luận, cởi mở và huynhh đệ. Sau cùng bí quyết để khắc phục các hoàn cảnh khó khăn một cách trì chí, kiên nhẫn và sáng tạo. Lắng nghe và thảo luận như thế trong lúc luôn nhìn lên Chúa Kitô sẽ là cơ hội đầy quan phòng để canh tân Giáo Hội và xã hội.
Kết luận, Đức GH xin Chúa Thánh Thần “cởi bỏ các dây trói ngăn cản người ta không gặp nhau, chữa lành các vết thương đang chẩy máu, làm sống lại niềm hy vọng”.
Đêm Canh Thức Thượng Hội Đồng Ngoại Thường Về Gia Đình
VietCatholic Network
05:21 05/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Buổi cầu nguyện ngoài trời đã thu hút hàng chục ngàn tín hữu và đã bao gồm các chứng từ về gia đình và các cặp vợ chồng, bài đọc Kinh Thánh, ca hát và suy tư về gia đình, và nghe các diễn từ được viết bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các vị tiền nhiệm của mình.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha nói:
Các gia đình thân mến, xin chào buổi tối!
Màn đêm đang buông xuống trên cuộc tụ họp của chúng ta.
Đây là giờ khắc người ta muốn trở về nhà để dùng bữa, trong sự ấm cúng của gia đình, với những điều tốt đẹp đã thực hiện và những gì nhận được trong ngày, thời khắc của các cuộc gặp gỡ sưởi ấm con tim và làm tâm hồn ta phát triển, thời khắc của rượu ngọt tiên báo ngay trong cuộc sống dương thế này một lễ hội tương lai không tàn.
Đây cũng là giờ khắc nặng nề nhất đối với những ai phải đối mặt với nỗi cô đơn của mình, vào lúc hoàng hôn cay đắng của những giấc mơ và những kế hoạch bị đổ vỡ: có bao nhiêu người phải mệt nhọc trải qua một ngày trong con hẻm mù lòa của từ chức, bị bỏ rơi, thậm chí oán giận: dưới biết bao mái nhà rượu vang của niềm vui chẳng được bao nhiêu, niềm say mê - và trí tuệ - của cuộc sống đã mai một. Chúng ta hãy làm cho lời cầu nguyện cho nhau của chúng ta được lắng nghe.
Ngay cả trong cái nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa trong đó những liên hệ giữa con người với nhau bị bóp méo và chóng tàn, trong mỗi con người được sinh ra từ một người phụ nữ, vẫn tồn tại một nhu cầu thiết yếu của sự ổn định, của một cánh cửa rộng mở, của một ai đó để thêu dệt những ước mơ và chia sẻ những câu chuyện của cuộc đời, và của một lịch sử trong đời ta.
Sự hiệp thông trong cuộc sống của một đôi vợ chồng, sự cởi mở của họ trước món quà của cuộc sống, sự bảo vệ lẫn nhau, cuộc gặp gỡ và ký ức của các thế hệ, sự hỗ trợ giáo dục, việc truyền bá đức tin Kitô giáo cho con cái... Với tất cả điều này, gia đình tiếp tục là một trường học thiết yếu của nhân loại, là một đóng góp không thể thiếu được cho một xã hội công bằng và hiệp nhất. (x. Evangelii Gaudium, 66-68).
Và gốc rễ của nó càng sâu xa bao nhiêu, thì càng làm cho con người có thể ra đi đến những phương trời xa xăm, mà vẫn không cảm thấy lạc lõng nơi những vùng đất lạ.
Chiều kích này giúp chúng ta nắm bắt được tầm quan trọng của Thượng Hội Đồng về gia đình sẽ được khai mở vào ngày mai.
Việc “convenire in unum” (hội ngộ cùng nhau) xung quanh Đức Giám Mục Roma đã là một sự kiện của ân sủng, trong đó tình đồng đoàn giám mục được thể hiện rõ ràng nơi con đường phân định linh đạo và mục vụ.
Để tìm kiếm điều mà ngày nay Chúa đòi hỏi nơi Giáo Hội của Ngài, chúng ta phải lắng nghe nhịp đập của thời điểm này và cảm nhận được "mùi hương" của con người ngày hôm nay, để có thể hân hoan với niềm vui và hy vọng của họ, và u sầu với nỗi buồn và đau khổ của họ. Lúc đó chúng tôi mới biết làm sao để đề xuất tin mừng của gia đình với một sự khả tín.
Chúng ta biết như trong Tin Mừng đã đề cập, có một sức mạnh và một sự dịu dàng có thể đánh bại những gì hình thành nên bởi những bất hạnh và bạo lực.
Vâng, Tin Mừng đề cập đến ơn cứu độ là điều đáp ứng viên mãn các khát vọng sâu xa nhất của con người! Ơn cứu độ là kỳ công của lòng thương xót và ân sủng của Thiên Chúa và trong tư cách là một Giáo Hội, chúng ta là dấu chỉ và khí cụ, là bí tích sống động và hiệu quả của ơn cứu độ ấy.
Nếu không như vậy, chúng ta chỉ xây những ngôi nhà bằng giấy, và các vị mục tử bị giản lược thành những giáo sĩ của đời thường, mà trên môi họ con người tìm kiếm trong vô vọng sự tươi mát và "mùi của Tin Mừng." (Ibid., 39).
Vì thế đã xuất hiện nên chủ đề của buổi cầu nguyện ngày hôm nay của chúng ta.
Trên tất cả, chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần, hồng ân biết lắng nghe cho các Nghị Phụ: lắng nghe theo cách của Thiên Chúa, để các vị có thể nghe thấy, cùng với Ngài, tiếng kêu của con người ngày nay; để các vị biết lắng nghe người dân, cho đến khi các vị hít thở được thánh ý mà Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Bên cạnh ân sủng biết lắng nghe, chúng ta cũng cầu xin cho các vị một sự cởi mở tâm hồn cho một cuộc thảo luận chân thành, thẳng thắn và huynh đệ, để hướng dẫn chúng ta tiến hành với trách nhiệm mục vụ những vấn nạn do những thay đổi trong thời đại gây ra.
Chúng ta suy tư trong lòng, mà không bao giờ mất đi sự bình an, nhưng với sự tin tưởng thanh thản rằng vào lúc thích hợp Chúa sẽ mang đến sự hiệp nhất.
Chẳng phải là lịch sử của Giáo Hội đã kể lại bao nhiêu tình huống tương tự, trong đó các Nghị Phụ của chúng ta đã biết làm sao để vượt qua những khác biệt với sự kiên nhẫn bền bỉ và sáng tạo đó sao?
Bí mật nằm trong một cái nhìn: và đó là ân sủng thứ ba mà chúng ta cầu xin với lời cầu nguyện của chúng ta. Bởi vì, nếu chúng ta thực sự có ý định tiến bước giữa những thách đố hiện nay, điều kiện tiên quyết là phải giữ cho được một cái nhìn cố định vào Chúa Giêsu Kitô - Lumen Gentium – để sâu lắng trong chiêm niệm và trong việc thờ phượng tôn nhan Ngài.
Nếu chúng ta noi theo đường lối suy nghĩ, nếp sống và liên hệ của Ngài, chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi trong việc phiên dịch kết quả của Thượng Hội Đồng thành những hướng dẫn và những con đường trong việc chăm sóc mục vụ cho con người và gia đình.
Thực ra, mỗi khi chúng ta quay trở lại nguồn gốc của kinh nghiệm Kitô giáo, những con đường mới và những khả năng tưởng như không thể được lại mở ra. Đây là những gì Tin Mừng gợi ý: "Hãy làm những gì Ngài bảo các ông"
Những lời này chứa đựng di chúc thiêng liêng của Đức Maria, "người bạn luôn quan tâm đến việc rượu vang không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta" (EV 286). Chúng ta hãy làm theo những gì Đức Mẹ khuyên bảo chúng ta!
Thời điểm chúng ta lắng nghe và thảo luận về gia đình với cái nhìn trìu mến hướng đến Chúa Kitô, sẽ trở thành một dịp quan phòng để đổi mới Giáo Hội và xã hội theo gương Thánh Phanxicô.
Với niềm vui của Tin Mừng chúng ta sẽ tái khám phá con đường của một Giáo Hội hòa giải và thương xót, Giáo Hội của người nghèo và là người bạn của người nghèo; một Giáo Hội "được trao ban sức mạnh để có thể, trong kiên nhẫn và tình yêu, vượt qua nỗi buồn và những thách thức, cả bên trong lẫn bên ngoài." (Lumen Gentium, 8)
Cầu xin cho làn gió của Lễ Hiện Xuống thổi vào công việc của Thượng Hội Đồng, thổi trên Giáo Hội, và trên tất cả nhân loại để tháo những nút chặn cản trở con người gặp nhau, hàn gắn những vết thương chảy máu, và nhen nhóm lại hy vọng.
Xin ban cho chúng con một lòng bác ái sáng tạo yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương. Và xin cho thông điệp của chúng con có thể mang lại sự sống động và lửa nhiệt tình của các nhà truyền giáo đầu tiên của Tin Mừng.
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Khai mạc Thượng Hội Đồng về gia đình
J.B. Đặng Minh An dịch
06:47 05/10/2014
Hôm nay, cả tiên tri Isaia lẫn Tin Mừng đều mượn hình ảnh vườn nho của Chúa. Vườn nho của Chúa là "giấc mơ" của Ngài, là kế hoạch mà Ngài nuôi dưỡng với tất cả tình yêu, giống như một người nông dân chăm sóc cho vườn nho mình. Cây nho là cây cần chăm sóc nhiều nhất!
"Giấc mơ" của Thiên Chúa là dân của Ngài. Ngài trồng và dưỡng nuôi dân Ngài với một tình yêu kiên nhẫn và trung tín, để dân ấy có thể trở thành một dân tộc thánh thiện, một dân tộc mang lại những hoa quả dồi dào của công lý.
Nhưng trong cả lời tiên tri xa xưa lẫn trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, ước mơ của Thiên Chúa đã bị cản trở. Tiên tri Isaiah nói rằng cây nho mà ông yêu thương và nuôi dưỡng đã mang lại thứ "nho hoang dã" (5: 2,4); Thiên Chúa "dự kiến công lý nhưng chỉ thấy máu đổ, trông đợi sự công bình, nhưng chỉ thấy những tiếng kêu xé lòng vì bất công" (câu 7).. Trong Tin Mừng, đó là những tá điền, những người làm hỏng kế hoạch của Chúa vì họ không làm công việc lẽ ra phải làm, nhưng chỉ nghĩ đến tư lợi của mình.
Trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, Ngài muốn nói đến các thượng tế và kỳ mục trong dân, nói cách khác là các "chuyên gia", các nhà quản lý. Thiên Chúa đã giao phó đặc biệt cho họ "giấc mơ" của mình, dân tộc của mình, để họ nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ khỏi các loài động vật hoang dã. Công việc của các nhà lãnh đạo là vun quén cho vườn nho với sự tự do, óc sáng tạo và tinh thần làm việc chăm chỉ.
Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng những người tá điền đã chiếm đoạt vườn nho. Vì tham lam và tự hào mà họ muốn làm theo ý mình, và vì vậy họ ngăn chặn Thiên Chúa không cho Ngài thực hiện ước mơ của mình đối với dân Ngài đã chọn.
Cám dỗ tham lam luôn hiện diện. Chúng ta gặp nó cũng trong lời tiên tri vĩ đại của Ezekiel về các mục tử (x ch. 34), mà Thánh Augustinô đã nhận xét trong một bài giảng nổi tiếng của ngài mà chúng ta vừa đọc lại trong phần Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Tham lam tiền bạc và quyền lực. Và để thỏa mãn lòng tham này, mục tử gian ác đặt gánh nặng không thể chịu đựng nổi trên vai những người khác, mà bản thân họ thì không hề nhấc một ngón tay để gánh vác (xem Mt 23: 4)
Chúng ta cũng vậy, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục này, chúng ta được mời gọi để làm việc cho vườn nho của Chúa. Các cuộc họp Thượng Hội Đồng không có nghĩa là để thảo luận về những ý tưởng đẹp và thông minh, hay để xem ai thông minh hơn ai... Các cuộc họp có nghĩa là để dưỡng nuôi tốt hơn vườn nho của Chúa, để giúp Ngài thực hiện ước mơ, và kế hoạch yêu thương dành cho dân Ngài. Trong kỳ họp này, Chúa yêu cầu chúng ta chăm sóc cho các gia đình, mà ngay từ đầu đã là một phần của kế hoạch yêu thương của Ngài dành cho nhân loại.
Chúng ta đều là những người tội lỗi và cũng có thể bị cám dỗ để "chiếm đoạt" vườn nho, vì tham lam luôn luôn hiện diện trong con người chúng ta. Giấc mơ của Thiên Chúa luôn luôn xung khắc với thứ đạo đức giả của một số công bộc của Ngài. Chúng ta có thể "ngăn chặn" giấc mơ của Thiên Chúa nếu chúng ta không để cho mình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Thánh Thần Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan vượt lên trên kiến thức, để cho phép chúng ta làm việc cách quảng đại với sự tự do đích thực và sự sáng tạo khiêm nhường.
Các chư huynh đệ Nghị Phụ thân mến
Để làm tốt công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vườn nho, trái tim của chúng ta và tâm trí của chúng ta phải hướng về Chúa Giêsu Kitô nhờ "bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết" (Pl 4: 7). Bằng cách này, những suy nghĩ và kế hoạch của chúng ta sẽ tương ứng với giấc mơ của Thiên Chúa là tạo nên một dân tộc thánh thiện là dân riêng của Ngài, gồm những người tạo ra những hoa trái cho vương quốc của Thiên Chúa (xem Mt 21:43).
"Giấc mơ" của Thiên Chúa là dân của Ngài. Ngài trồng và dưỡng nuôi dân Ngài với một tình yêu kiên nhẫn và trung tín, để dân ấy có thể trở thành một dân tộc thánh thiện, một dân tộc mang lại những hoa quả dồi dào của công lý.
Nhưng trong cả lời tiên tri xa xưa lẫn trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, ước mơ của Thiên Chúa đã bị cản trở. Tiên tri Isaiah nói rằng cây nho mà ông yêu thương và nuôi dưỡng đã mang lại thứ "nho hoang dã" (5: 2,4); Thiên Chúa "dự kiến công lý nhưng chỉ thấy máu đổ, trông đợi sự công bình, nhưng chỉ thấy những tiếng kêu xé lòng vì bất công" (câu 7).. Trong Tin Mừng, đó là những tá điền, những người làm hỏng kế hoạch của Chúa vì họ không làm công việc lẽ ra phải làm, nhưng chỉ nghĩ đến tư lợi của mình.
Trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, Ngài muốn nói đến các thượng tế và kỳ mục trong dân, nói cách khác là các "chuyên gia", các nhà quản lý. Thiên Chúa đã giao phó đặc biệt cho họ "giấc mơ" của mình, dân tộc của mình, để họ nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ khỏi các loài động vật hoang dã. Công việc của các nhà lãnh đạo là vun quén cho vườn nho với sự tự do, óc sáng tạo và tinh thần làm việc chăm chỉ.
Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng những người tá điền đã chiếm đoạt vườn nho. Vì tham lam và tự hào mà họ muốn làm theo ý mình, và vì vậy họ ngăn chặn Thiên Chúa không cho Ngài thực hiện ước mơ của mình đối với dân Ngài đã chọn.
Cám dỗ tham lam luôn hiện diện. Chúng ta gặp nó cũng trong lời tiên tri vĩ đại của Ezekiel về các mục tử (x ch. 34), mà Thánh Augustinô đã nhận xét trong một bài giảng nổi tiếng của ngài mà chúng ta vừa đọc lại trong phần Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Tham lam tiền bạc và quyền lực. Và để thỏa mãn lòng tham này, mục tử gian ác đặt gánh nặng không thể chịu đựng nổi trên vai những người khác, mà bản thân họ thì không hề nhấc một ngón tay để gánh vác (xem Mt 23: 4)
Chúng ta cũng vậy, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục này, chúng ta được mời gọi để làm việc cho vườn nho của Chúa. Các cuộc họp Thượng Hội Đồng không có nghĩa là để thảo luận về những ý tưởng đẹp và thông minh, hay để xem ai thông minh hơn ai... Các cuộc họp có nghĩa là để dưỡng nuôi tốt hơn vườn nho của Chúa, để giúp Ngài thực hiện ước mơ, và kế hoạch yêu thương dành cho dân Ngài. Trong kỳ họp này, Chúa yêu cầu chúng ta chăm sóc cho các gia đình, mà ngay từ đầu đã là một phần của kế hoạch yêu thương của Ngài dành cho nhân loại.
Chúng ta đều là những người tội lỗi và cũng có thể bị cám dỗ để "chiếm đoạt" vườn nho, vì tham lam luôn luôn hiện diện trong con người chúng ta. Giấc mơ của Thiên Chúa luôn luôn xung khắc với thứ đạo đức giả của một số công bộc của Ngài. Chúng ta có thể "ngăn chặn" giấc mơ của Thiên Chúa nếu chúng ta không để cho mình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Thánh Thần Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan vượt lên trên kiến thức, để cho phép chúng ta làm việc cách quảng đại với sự tự do đích thực và sự sáng tạo khiêm nhường.
Các chư huynh đệ Nghị Phụ thân mến
Để làm tốt công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vườn nho, trái tim của chúng ta và tâm trí của chúng ta phải hướng về Chúa Giêsu Kitô nhờ "bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết" (Pl 4: 7). Bằng cách này, những suy nghĩ và kế hoạch của chúng ta sẽ tương ứng với giấc mơ của Thiên Chúa là tạo nên một dân tộc thánh thiện là dân riêng của Ngài, gồm những người tạo ra những hoa trái cho vương quốc của Thiên Chúa (xem Mt 21:43).
Thánh lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Ngoại Thường về gia đình
VietCatholic Network
11:55 05/10/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong số 253 tham dự viên đến từ 5 châu, có 13 thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản, 114 vị Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, 25 vị Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các Cơ quan trung ương Tòa Thánh, 9 thành viên Hội đồng Thượng Hội Đồng Giám Mục, tiếp đến là Đức Hồng Y Tổng thư ký Baldisseri và Đức Cha Phó Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục, 3 Bề trên Tổng quyền do Hiệp hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên (Bề trên Tổng Quyền dòng Tên, dòng Capuchino và dòng thanh Giuse (CSI), ngoài ra có 26 nghị phụ do Đức Thánh Cha bổ nhiệm.
Các tham dự viên khác gồm 8 đại biểu của các Giáo Hội Kitô anh em, 38 dự thính viên trong số này có 13 đôi vợ chồng. Thêm vào đó có 16 chuyên gia.
Người Việt Nam duy nhất tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sàigòn, trong tư cách là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Trong số 26 nghị phụ do Đức Thánh Cha bổ nhiệm, có Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng Hồng Y đoàn, Đức Hồng Y Walter Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám Mục Hong Kong. Có 3 vị là linh mục, đứng đầu là Cha Francois-Xavier Dumortier SJ, Viện trưởng Giáo hoàng Đại học Gregoriana, Cha Antonio Spadaro SJ, Giám đốc tạp chí La Civiltà Cattolica, và Cha Manuel Jesús Arroba Conda, CMF, giáo sư giáo luật Đại Học Giáo Hoàng Laterano.
Trong số các tham dự viên có 191 nghị phụ có quyền phát biểu và bỏ phiếu.
Đức Thánh Cha là Chủ tịch của Thượng Hội Đồng Giám Mục và có 3 Hồng Y Chủ tịch thừa ủy: Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris (Pháp), Đức Hồng Y Luis Tagle, Tổng Giám Mục Manila (Philippines) và Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Tổng Giám Mục Aparecida (Brazil).
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, cả tiên tri Isaia lẫn Tin Mừng đều mượn hình ảnh vườn nho của Chúa. Vườn nho của Chúa là "giấc mơ" của Ngài, là kế hoạch mà Ngài nuôi dưỡng với tất cả tình yêu, giống như một người nông dân chăm sóc cho vườn nho mình. Cây nho là cây cần chăm sóc nhiều nhất!
"Giấc mơ" của Thiên Chúa là dân của Ngài. Ngài trồng và dưỡng nuôi dân Ngài với một tình yêu kiên nhẫn và trung tín, để dân ấy có thể trở thành một dân tộc thánh thiện, một dân tộc mang lại những hoa quả dồi dào của công lý.
Nhưng trong cả lời tiên tri xa xưa lẫn trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, ước mơ của Thiên Chúa đã bị cản trở. Tiên tri Isaiah nói rằng cây nho mà ông yêu thương và nuôi dưỡng đã mang lại thứ "nho hoang dã" (5: 2,4); Thiên Chúa "dự kiến công lý nhưng chỉ thấy máu đổ, trông đợi sự công bình, nhưng chỉ thấy những tiếng kêu xé lòng vì bất công" (câu 7).. Trong Tin Mừng, đó là những tá điền, những người làm hỏng kế hoạch của Chúa vì họ không làm công việc lẽ ra phải làm, nhưng chỉ nghĩ đến tư lợi của mình.
Trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, Ngài muốn nói đến các thượng tế và kỳ mục trong dân, nói cách khác là các "chuyên gia", các nhà quản lý. Thiên Chúa đã giao phó đặc biệt cho họ "giấc mơ" của mình, dân tộc của mình, để họ nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ khỏi các loài động vật hoang dã. Công việc của các nhà lãnh đạo là vun quén cho vườn nho với sự tự do, óc sáng tạo và tinh thần làm việc chăm chỉ.
Nhưng Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng những người tá điền đã chiếm đoạt vườn nho. Vì tham lam và tự hào mà họ muốn làm theo ý mình, và vì vậy họ ngăn chặn Thiên Chúa không cho Ngài thực hiện ước mơ của mình đối với dân Ngài đã chọn.
Cám dỗ tham lam luôn hiện diện. Chúng ta gặp nó cũng trong lời tiên tri vĩ đại của Ezekiel về các mục tử (x ch. 34), mà Thánh Augustinô đã nhận xét trong một bài giảng nổi tiếng của ngài mà chúng ta vừa đọc lại trong phần Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Tham lam tiền bạc và quyền lực. Và để thỏa mãn lòng tham này, mục tử gian ác đặt gánh nặng không thể chịu đựng nổi trên vai những người khác, mà bản thân họ thì không hề nhấc một ngón tay để gánh vác (xem Mt 23: 4)
Chúng ta cũng vậy, trong Thượng Hội Đồng Giám Mục này, chúng ta được mời gọi để làm việc cho vườn nho của Chúa. Các cuộc họp Thượng Hội Đồng không có nghĩa là để thảo luận về những ý tưởng đẹp và thông minh, hay để xem ai thông minh hơn ai... Các cuộc họp có nghĩa là để dưỡng nuôi tốt hơn vườn nho của Chúa, để giúp Ngài thực hiện ước mơ, và kế hoạch yêu thương dành cho dân Ngài. Trong kỳ họp này, Chúa yêu cầu chúng ta chăm sóc cho các gia đình, mà ngay từ đầu đã là một phần của kế hoạch yêu thương của Ngài dành cho nhân loại.
Chúng ta đều là những người tội lỗi và cũng có thể bị cám dỗ để "chiếm đoạt" vườn nho, vì tham lam luôn luôn hiện diện trong con người chúng ta. Giấc mơ của Thiên Chúa luôn luôn xung khắc với thứ đạo đức giả của một số công bộc của Ngài. Chúng ta có thể "ngăn chặn" giấc mơ của Thiên Chúa nếu chúng ta không để cho mình được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần. Thánh Thần Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan vượt lên trên kiến thức, để cho phép chúng ta làm việc cách quảng đại với sự tự do đích thực và sự sáng tạo khiêm nhường.
Các chư huynh đệ Nghị Phụ thân mến
Để làm tốt công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vườn nho, trái tim của chúng ta và tâm trí của chúng ta phải hướng về Chúa Giêsu Kitô nhờ "bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết" (Pl 4: 7). Bằng cách này, những suy nghĩ và kế hoạch của chúng ta sẽ tương ứng với giấc mơ của Thiên Chúa là tạo nên một dân tộc thánh thiện là dân riêng của Ngài, gồm những người tạo ra những hoa trái cho vương quốc của Thiên Chúa (xem Mt 21:43).
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngành Nữ Tông đồ Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Trần Văn Minh
11:47 05/10/2014
Ngành Nữ Tông đồ Đoàn Liên Minh Thánh Tâm thuộc Cộng đoàn Công giáo Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng.
Melbourne, Lúc 18.30 Ngày Thứ Sáu đầu tháng 03/10/14. Tại Nguyện đường Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Ngành Nữ Tông đồ thuộc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, đã long trọng tổ chức lễ mừng kỷ niệm 12 năm thành lập Ngành Nữ Tông đồ 2002 – 2014 và mừng kính Thánh Bổn mạng Maria Magarita.
Mời coi hình
Thánh lễ đã được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, dâng lễ tạ ơn và cầu xin ơn bình an đến cộng đoàn, các thành viên trong Ngành Nữ Tông đồ và toàn thể đoàn viên.
Trước khi dâng lễ, đoàn đã rước cờ đoàn và cờ ngành theo sau linh mục chủ tế lên khu vực bàn thờ theo các nghi thức đoàn. Ban Thánh Tâm ca phụ trách phần thánh nhạc phụng vụ Thánh lễ, đã dùng lời ca tiếng hát để dâng lên Thiên Chúa lời tán dương chúc tụng Chúa và làm cho Thánh lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn.
Trong phần chia sẻ lời Chúa qua bài tin mừmg của Thánh Luca 10, 13-16. Linh mục quản nhiệm đã nói về Trái Tim Chúa rực lửa yêu thương, nhân lành, với một tình yêu tuyệt vời đã hiến đời sống mình vì đàn chiên, cho đàn chiên. Chúa đã nói cùng hai Thánh Andre và Gioan: “hãy đến mà xem, vì ở đó chì có tình yêu êm dịu và ngọt ngào nói lên tình yêu thương vô bờ từ Trái Tim nhân từ của Chúa.
Sau Thánh lễ, chị Nguyễn Thị Nữ trưởng ngành đã lên cám ơn cha quản nhiệm, anh đoàn trưởng, ban Thánh Tâm ca, quý anh chị em và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ và chung niềm vui cùng cầu nguyện cho Ngành Nữ Tông đồ nhân kỷ niệm 12 năm ngày thành lập ngành.
Nhân ngày đặc biệt kỷ niệm 12 năm, một buổi văn nghệ được ngành Nữ Tông đồ tổ chức tại hội trường trung tâm với các màn hợp ca, đơn ca và vũ mà chúng tôi đã ghi nhận rất vui với sự góp mặt của các chị em trong ngành và cha quản nhiệm cũng lên hát cùng chị em.
Mở màn là các bài ca sinh hoạt cộng đồng, chuyển qua hát ‘hò lơ’ được toàn thể hội trường hưởng ứng hát theo làm cho bầu không khí thêm tươi vui lên, tiếp theo là bài: Và con tim đã vui trở lại với giọng ca chính là cha quản nhiệm, cũng được cả hội trường hưởng ứng vẫy tay theo nhịp thật rộn ràng. Chiếc bánh sinh nhật ngành được Linh mục Quản nhiệm, ông trưởng đoàn và chị trưởng ngành cắt mừng ngày thành lập ngành.
Văn nghệ do các chị, nên không thể thiếu các màn múa. Trong y phục của người dân tộc Tây nguyên vừa lạ vừa đẹp mắt, chị em đã thể hiện rất thành công các vũ điệu Tây nguyên như: Em Pleiku và Chiều lên bản Thượng.
Ban tổ chức đã đãi mọi người một bữa ăn dã chiến để vừa ăn vừa có thể xem văn nghệ. Đặc biệt, các chị còn tặng nhiều món qùa gía trị, cho khách qua hình thức xổ số mà vé số tặng phát miễn phí cho mọi người.
Ngành Nữ Tông đồ đã tặng cộng đoàn một buổi tối đầy niềm vui trong ngày kỷ niệm 12 năm của ngành, xin Thánh Tâm Chúa là nguồn mạch tình yêu ban nhiều ân sủng dồi dào, và ban an bình để Ngành Nữ Tông đồ mỗi ngày thêm lớn mạnh.
Melbourne, Lúc 18.30 Ngày Thứ Sáu đầu tháng 03/10/14. Tại Nguyện đường Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Ngành Nữ Tông đồ thuộc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, đã long trọng tổ chức lễ mừng kỷ niệm 12 năm thành lập Ngành Nữ Tông đồ 2002 – 2014 và mừng kính Thánh Bổn mạng Maria Magarita.
Mời coi hình
Thánh lễ đã được Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, cũng là Giám đốc Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, dâng lễ tạ ơn và cầu xin ơn bình an đến cộng đoàn, các thành viên trong Ngành Nữ Tông đồ và toàn thể đoàn viên.
Trước khi dâng lễ, đoàn đã rước cờ đoàn và cờ ngành theo sau linh mục chủ tế lên khu vực bàn thờ theo các nghi thức đoàn. Ban Thánh Tâm ca phụ trách phần thánh nhạc phụng vụ Thánh lễ, đã dùng lời ca tiếng hát để dâng lên Thiên Chúa lời tán dương chúc tụng Chúa và làm cho Thánh lễ thêm sốt sắng, long trọng hơn.
Trong phần chia sẻ lời Chúa qua bài tin mừmg của Thánh Luca 10, 13-16. Linh mục quản nhiệm đã nói về Trái Tim Chúa rực lửa yêu thương, nhân lành, với một tình yêu tuyệt vời đã hiến đời sống mình vì đàn chiên, cho đàn chiên. Chúa đã nói cùng hai Thánh Andre và Gioan: “hãy đến mà xem, vì ở đó chì có tình yêu êm dịu và ngọt ngào nói lên tình yêu thương vô bờ từ Trái Tim nhân từ của Chúa.
Sau Thánh lễ, chị Nguyễn Thị Nữ trưởng ngành đã lên cám ơn cha quản nhiệm, anh đoàn trưởng, ban Thánh Tâm ca, quý anh chị em và toàn thể cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ và chung niềm vui cùng cầu nguyện cho Ngành Nữ Tông đồ nhân kỷ niệm 12 năm ngày thành lập ngành.
Nhân ngày đặc biệt kỷ niệm 12 năm, một buổi văn nghệ được ngành Nữ Tông đồ tổ chức tại hội trường trung tâm với các màn hợp ca, đơn ca và vũ mà chúng tôi đã ghi nhận rất vui với sự góp mặt của các chị em trong ngành và cha quản nhiệm cũng lên hát cùng chị em.
Mở màn là các bài ca sinh hoạt cộng đồng, chuyển qua hát ‘hò lơ’ được toàn thể hội trường hưởng ứng hát theo làm cho bầu không khí thêm tươi vui lên, tiếp theo là bài: Và con tim đã vui trở lại với giọng ca chính là cha quản nhiệm, cũng được cả hội trường hưởng ứng vẫy tay theo nhịp thật rộn ràng. Chiếc bánh sinh nhật ngành được Linh mục Quản nhiệm, ông trưởng đoàn và chị trưởng ngành cắt mừng ngày thành lập ngành.
Văn nghệ do các chị, nên không thể thiếu các màn múa. Trong y phục của người dân tộc Tây nguyên vừa lạ vừa đẹp mắt, chị em đã thể hiện rất thành công các vũ điệu Tây nguyên như: Em Pleiku và Chiều lên bản Thượng.
Ban tổ chức đã đãi mọi người một bữa ăn dã chiến để vừa ăn vừa có thể xem văn nghệ. Đặc biệt, các chị còn tặng nhiều món qùa gía trị, cho khách qua hình thức xổ số mà vé số tặng phát miễn phí cho mọi người.
Ngành Nữ Tông đồ đã tặng cộng đoàn một buổi tối đầy niềm vui trong ngày kỷ niệm 12 năm của ngành, xin Thánh Tâm Chúa là nguồn mạch tình yêu ban nhiều ân sủng dồi dào, và ban an bình để Ngành Nữ Tông đồ mỗi ngày thêm lớn mạnh.
Kỷ niệm một năm Hội Mân Côi Úc Châu thành lập
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
00:08 05/10/2014
Kỷ Niệm Một Năm Hội Mân Côi Úc Châu thành lập
Xin bấm vào đây để coi hình.
Thời gian qua thế là đã một năm tròn Hôi Mân Côi Úc Châu Giáo xứ St Margaret Mary được thành lập. Trong năm qua đã có hơn 1000 hội viên hiệp thông với nhau trên nước Úc và vượt qua Úc Châu về tới Việt Nam và các phần đất khắp nơi trên thế giới, liên kết qua tràng chuỗi Mân côi, nhờ Mẹ dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu Con Mẹ và cũng chính qua Tràng chuỗi Mân Côi như cuốn Tân Ước rút gọn, chúng ta khởi đi từ 5 mầu nhiệm Vui, Thương Mừng và sự Sáng vinh quang của Chúa Kitô.
Để đánh dấu dịp kỷ niệm trọng đại này giáo xứ đã tổ chức ba ngày tĩnh huấn và được Lm Gioan Nguyễn Văn Kích SDB giảng thuyết, Ngài đã lược qua lòng sùng kính tràng chuỗi Mân côi trong Giáo Hội hoàn vũ, trong thế giới Salesian Don Bosco và trong lòng Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Cao điểm là chiều thứ Bảy 4/10/2014 với cuộc cung nghinh Mẹ Mân Côi từ trung tâm Thiên Ân vào nhà thờ, tất cả sốt sắng tay cầm cành hồng trắng lên tận hiến cho Mẹ và kết thúc bằng thánh lễ đồng tế do cha chính xứ Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB chủ sự và qúi cha Gioan Nguyễn Văn Kích SDB, Phêrô Nguyễn Anh Kiệt CSsR, Đaminh Nguyễn Đình Khải SJ và Giuse Phạm Đình Lĩnh.
Thánh lễ được kết thúc và niềm vui được trải dài qua bữa tiệc mừng trong hội trường gió xứ với chương trình văn nghệ ‘cây nhà lá vườn!’
Xin Mẹ Mân Côi chúc lành cho tất cả chúng con.
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Xin bấm vào đây để coi hình.
Thời gian qua thế là đã một năm tròn Hôi Mân Côi Úc Châu Giáo xứ St Margaret Mary được thành lập. Trong năm qua đã có hơn 1000 hội viên hiệp thông với nhau trên nước Úc và vượt qua Úc Châu về tới Việt Nam và các phần đất khắp nơi trên thế giới, liên kết qua tràng chuỗi Mân côi, nhờ Mẹ dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu Con Mẹ và cũng chính qua Tràng chuỗi Mân Côi như cuốn Tân Ước rút gọn, chúng ta khởi đi từ 5 mầu nhiệm Vui, Thương Mừng và sự Sáng vinh quang của Chúa Kitô.
Để đánh dấu dịp kỷ niệm trọng đại này giáo xứ đã tổ chức ba ngày tĩnh huấn và được Lm Gioan Nguyễn Văn Kích SDB giảng thuyết, Ngài đã lược qua lòng sùng kính tràng chuỗi Mân côi trong Giáo Hội hoàn vũ, trong thế giới Salesian Don Bosco và trong lòng Giáo Hội Mẹ Việt Nam.
Cao điểm là chiều thứ Bảy 4/10/2014 với cuộc cung nghinh Mẹ Mân Côi từ trung tâm Thiên Ân vào nhà thờ, tất cả sốt sắng tay cầm cành hồng trắng lên tận hiến cho Mẹ và kết thúc bằng thánh lễ đồng tế do cha chính xứ Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB chủ sự và qúi cha Gioan Nguyễn Văn Kích SDB, Phêrô Nguyễn Anh Kiệt CSsR, Đaminh Nguyễn Đình Khải SJ và Giuse Phạm Đình Lĩnh.
Thánh lễ được kết thúc và niềm vui được trải dài qua bữa tiệc mừng trong hội trường gió xứ với chương trình văn nghệ ‘cây nhà lá vườn!’
Xin Mẹ Mân Côi chúc lành cho tất cả chúng con.
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Dòng Mân Côi Bùi Chu : Những nụ hồng hé mở
BBT Mân Côi Bùi Chu
07:25 05/10/2014
DÒNG MÂN CÔI BÙI CHU: NHỮNG NỤ HỒNG HÉ NỞ
Niềm vui nối tiếp niềm vui, vào lúc 5 giờ chiều thứ bảy ngày 04.10.2014, Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu đón nhận 13 em Đệ tử vào Thỉnh viện và 13 em Tiền tập vào Tập viện. Thánh lễ diễn ra tại Nguyện đường Nhà Mẹ Trung Linh, do Cha Đặc trách các Dòng tu Giuse Lê Văn Sở chủ tế, cùng đồng tế với ngài có Cha giáo Vinhsơn Mai Văn Kính và toàn thể quý chị em trong Hội dòng cùng hiệp dâng thánh lễ.
Xem Hình
Trong bài giảng chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn theo Tin mừng Lc 1, 26-38, Cha giáo đã dành phần lớn thời gian để nhắn gửi các em những tâm tình hết sức sâu sắc trong ngày linh thánh hôm nay: “Các con thân mến, tu phục hôm nay các con lãnh nhận vào Nhà Tập không phải là một tấm áo bình thường vì nó được nối kết và đan dệt nên bằng tất cả sự quan phòng của Thiên Chúa, cùng với tình yêu thương của các Bề trên, chị em trong toàn Dòng. Vì thế, toàn thể Hội Dòng đón nhận các con và mặc cho các con tấm áo của người công chính: “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì người mặc cho tôi Hồng ân Cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh […] tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang” (Is 61,10). Cha còn mời gọi các em hãy luôn biết học lấy tâm tình “Fiat - xin vâng” của Mẹ Maria, để cùng với Mẹ và trong Mẹ, các em sẽ trở nên những bông hồng xinh tươi góp cho đời bao hương sắc trong vườn hồng ngát hương của Mẹ.
Nghi thức gia nhập Thỉnh viện được bắt đầu ngay sau bài giảng, bằng việc các em Đệ tử tự nguyện bước lên như một bước quyết định cho cuộc đời mình trong hành trình dâng hiến như lời chị dẫn lễ đã đưa ra: “Hôm nay 13 em Đệ tử có một quyết định cho mình là tiến lên một giai đoạn mới, giai đoạn Tiền tập để được sự hướng dẫn tìm ra ơn gọi sâu xa của mình mà tự nguyện dâng mình phụng sự Chúa”. Các em được trao huy hiệu và khăn lúp Dòng như là một dấu chỉ dâng mình cho Chúa, điều đó được khẳng định rõ ràng hơn trong việc các em xin tự nguyện bước theo Chúa qua Kinh dâng mình để dâng trọn đời phụng sự Chúa trong Dòng.
Tiếp theo là nghi thức gia nhập Tập viện, được mở đầu với phần xướng danh các em Tiền tập. Sau đó, Cha Đặc trách thẩm vấn các em và trao khăn lúp, áo dòng và tràng hạt cho các em. Từ nay, tu phục dòng như là “dấu chỉ tấm lòng khiêm nhường và trung thành siêu thoát” bước theo Chúa Kitô.
Sau khi lãnh nhận áo dòng và mặc trên mình, các em được chị Tổng phụ trách, các chị Nguyên phụ trách, các chị giáo rước vào Nhà Nguyện trong cung đàn tiếng hát du dương của ca đoàn với lời hát: “tấm áo hôm nay, con mặc vào ngây ngất trời mây…”.
Cha Đặc trách các Dòng tu cũng trao cho mỗi tân Tập sinh một cuốn sách Hiến luật và Nội quy Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu, để các Tập sinh học, hiểu và sống. Trong Năm Tập này, các em sẽ được hướng dẫn sống theo Hiến pháp và Nội quy của Hội Dòng, được học và sống ba lời khuyên Phúc âm. Đây là thời gian cần nhất trong tiến trình đào tạo, giúp các Tập sinh xây dựng nền móng cho toàn bộ đời tu của các em sau này như lời Đức Cha Tổ Phụ Maria Đômicô Hồ Ngọc Cẩn nói: “Khuân đúc làm sao thì thành hình như vậy”. Trong năm Tập các em được hướng dẫn khám phá ra ơn gọi, tập sống những đòi hỏi thiết yếu của đời tu, nhất là các lời khuyên Phúc âm; đồng thời giúp các em có kinh nghiệm về nếp sống của người nữ tu Mân Côi và thấm nhuần tinh thần của Hội Dòng. Vì “Thời gian của Năm Tập là thời gian của Ân Sủng, thời gian quan trọng nhất của đời tu, thời kỳ khai tâm của đời thánh hiến, thời gian chỉ sống cho Chúa, sống với Chúa để được Chúa dạy bảo”. Vì thế, các em hãy tận dụng thời giờ để tập sống gắn bó với Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện.
Nghi thức vào Tập viện được kết thúc bằng việc các em nhận tên thánh mới. Tên thánh mới này bắt đầu bằng tên của mẹ Maria như dấu chỉ của những người “con riêng” của Mẹ trong gia đình Mân Côi được nối kết với tên một vị thánh “để trông nhờ các Ngài phù hộ cho các con bền vững trong nhà Chúa cho đến ngày về cùng các Thánh trên Thiên Đàng”. Và từ nay các em sẽ được gọi là Maria Faustina…Vâng, chính giây phút linh thiêng này, các em được mang một tên mới trên hành trình mới theo Chúa Kitô, xin cho Người biến đổi, nhào nắn các em nên những khí cụ sắc bén của Người để các em được trở thành con người mới.
Kết thúc thánh lễ, chị Tổng phụ trách Maria Ignatio Nguyễn Thị Nga thay mặt cho Hội Dòng cám ơn Cha đặc trách, Cha giáo cùng cộng đoàn. Niềm vui tạ ơn còn trào tràn ý nghĩa hơn trong bữa cơm tối thật ấm cùng, thật đơn sơ đậm tình gia đình.
BTT Dòng Mân Côi
Niềm vui nối tiếp niềm vui, vào lúc 5 giờ chiều thứ bảy ngày 04.10.2014, Hội Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu đón nhận 13 em Đệ tử vào Thỉnh viện và 13 em Tiền tập vào Tập viện. Thánh lễ diễn ra tại Nguyện đường Nhà Mẹ Trung Linh, do Cha Đặc trách các Dòng tu Giuse Lê Văn Sở chủ tế, cùng đồng tế với ngài có Cha giáo Vinhsơn Mai Văn Kính và toàn thể quý chị em trong Hội dòng cùng hiệp dâng thánh lễ.
Xem Hình
Trong bài giảng chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn theo Tin mừng Lc 1, 26-38, Cha giáo đã dành phần lớn thời gian để nhắn gửi các em những tâm tình hết sức sâu sắc trong ngày linh thánh hôm nay: “Các con thân mến, tu phục hôm nay các con lãnh nhận vào Nhà Tập không phải là một tấm áo bình thường vì nó được nối kết và đan dệt nên bằng tất cả sự quan phòng của Thiên Chúa, cùng với tình yêu thương của các Bề trên, chị em trong toàn Dòng. Vì thế, toàn thể Hội Dòng đón nhận các con và mặc cho các con tấm áo của người công chính: “Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì người mặc cho tôi Hồng ân Cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh […] tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang” (Is 61,10). Cha còn mời gọi các em hãy luôn biết học lấy tâm tình “Fiat - xin vâng” của Mẹ Maria, để cùng với Mẹ và trong Mẹ, các em sẽ trở nên những bông hồng xinh tươi góp cho đời bao hương sắc trong vườn hồng ngát hương của Mẹ.
Nghi thức gia nhập Thỉnh viện được bắt đầu ngay sau bài giảng, bằng việc các em Đệ tử tự nguyện bước lên như một bước quyết định cho cuộc đời mình trong hành trình dâng hiến như lời chị dẫn lễ đã đưa ra: “Hôm nay 13 em Đệ tử có một quyết định cho mình là tiến lên một giai đoạn mới, giai đoạn Tiền tập để được sự hướng dẫn tìm ra ơn gọi sâu xa của mình mà tự nguyện dâng mình phụng sự Chúa”. Các em được trao huy hiệu và khăn lúp Dòng như là một dấu chỉ dâng mình cho Chúa, điều đó được khẳng định rõ ràng hơn trong việc các em xin tự nguyện bước theo Chúa qua Kinh dâng mình để dâng trọn đời phụng sự Chúa trong Dòng.
Tiếp theo là nghi thức gia nhập Tập viện, được mở đầu với phần xướng danh các em Tiền tập. Sau đó, Cha Đặc trách thẩm vấn các em và trao khăn lúp, áo dòng và tràng hạt cho các em. Từ nay, tu phục dòng như là “dấu chỉ tấm lòng khiêm nhường và trung thành siêu thoát” bước theo Chúa Kitô.
Sau khi lãnh nhận áo dòng và mặc trên mình, các em được chị Tổng phụ trách, các chị Nguyên phụ trách, các chị giáo rước vào Nhà Nguyện trong cung đàn tiếng hát du dương của ca đoàn với lời hát: “tấm áo hôm nay, con mặc vào ngây ngất trời mây…”.
Cha Đặc trách các Dòng tu cũng trao cho mỗi tân Tập sinh một cuốn sách Hiến luật và Nội quy Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu, để các Tập sinh học, hiểu và sống. Trong Năm Tập này, các em sẽ được hướng dẫn sống theo Hiến pháp và Nội quy của Hội Dòng, được học và sống ba lời khuyên Phúc âm. Đây là thời gian cần nhất trong tiến trình đào tạo, giúp các Tập sinh xây dựng nền móng cho toàn bộ đời tu của các em sau này như lời Đức Cha Tổ Phụ Maria Đômicô Hồ Ngọc Cẩn nói: “Khuân đúc làm sao thì thành hình như vậy”. Trong năm Tập các em được hướng dẫn khám phá ra ơn gọi, tập sống những đòi hỏi thiết yếu của đời tu, nhất là các lời khuyên Phúc âm; đồng thời giúp các em có kinh nghiệm về nếp sống của người nữ tu Mân Côi và thấm nhuần tinh thần của Hội Dòng. Vì “Thời gian của Năm Tập là thời gian của Ân Sủng, thời gian quan trọng nhất của đời tu, thời kỳ khai tâm của đời thánh hiến, thời gian chỉ sống cho Chúa, sống với Chúa để được Chúa dạy bảo”. Vì thế, các em hãy tận dụng thời giờ để tập sống gắn bó với Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện.
Nghi thức vào Tập viện được kết thúc bằng việc các em nhận tên thánh mới. Tên thánh mới này bắt đầu bằng tên của mẹ Maria như dấu chỉ của những người “con riêng” của Mẹ trong gia đình Mân Côi được nối kết với tên một vị thánh “để trông nhờ các Ngài phù hộ cho các con bền vững trong nhà Chúa cho đến ngày về cùng các Thánh trên Thiên Đàng”. Và từ nay các em sẽ được gọi là Maria Faustina…Vâng, chính giây phút linh thiêng này, các em được mang một tên mới trên hành trình mới theo Chúa Kitô, xin cho Người biến đổi, nhào nắn các em nên những khí cụ sắc bén của Người để các em được trở thành con người mới.
Kết thúc thánh lễ, chị Tổng phụ trách Maria Ignatio Nguyễn Thị Nga thay mặt cho Hội Dòng cám ơn Cha đặc trách, Cha giáo cùng cộng đoàn. Niềm vui tạ ơn còn trào tràn ý nghĩa hơn trong bữa cơm tối thật ấm cùng, thật đơn sơ đậm tình gia đình.
BTT Dòng Mân Côi
Giáo họ Nam Am mừng lễ Mẹ Mân Côi
Giuse Khổng Hữu Nguồn
20:31 05/10/2014
GIÁO HỌ NAM AM MỪNG MẸ MÂN CÔI
Chiều Chúa Nhật 05/10/2014, tại nhà thờ giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc đã long trọng tổ chức kiệu rước Mẹ Mân Côi.
Dù trời có mưa nhẹ; nhưng cộng đoàn phụng vụ nô lức rước kiệu Mẹ chung quanh Thánh Đường. Lòng tràn ngập vui sướng, thinh lặng bước đi lòng hân hoan ngẫm suy về Mẹ Mân Côi, khấn xin cùng Mẹ Mân Côi, Nhờ Mẹ, Với Mẹ và Trong Mẹ Mân Côi.
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ Đaminh Bùi Văn Án vui mừng chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ về một sự kiện trùng hợp đầy ý nghĩa. “Hôm nay Giáo Hội cho phép chúng ta được long trọng tổ chức mừng lễ Mẹ Mân Côi, trùng với ngày khai mạc Năm Thánh mừng Kim Khánh thành lập giáo phận Xuân Lộc (1965-2015).
Cách đặc biệt, giáo họ Nam Am long trọng tổ chức lễ mừng Mẹ Mân Côi quan thầy và mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo họ (1954-2014).
Đây là dịp chúng ta bày tỏ tâm tình tạ ơn với Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ. Chúng ta biết ơn đến các Đấng bậc trong Hội Thánh, các vị tiền nhân của chúng ta đã có công hình thành, xây dựng và phát triển giáo phận, giáo xứ và giáo họ.”
Trong bài giảng lễ, bằng chất giọng dịu dàng truyền cảm và sâu lắng. Cha xứ đã giúp cộng đoàn hiểu rõ về vai trò của Đức Mẹ, Đấng trung gian chuyển thông ơn sủng của Chúa cho nhân loại, qua các nhân đức của Đức Mẹ sau lời “Xin Vâng”. Ngài tha thiết mời gọi mọi người hãy năng chạy đến cùng Đức Mẹ, noi gương Đức Mẹ, thực hiện sự khiêm nhường trong đời sống gia đình, họ đạo, xứ đạo, để đem lại sự an vui hạnh phúc cho mình và cho mọi người.
Sau khi nhận phép lành Tòa Thánh, cộng đoàn hướng về Đức Mẹ, sướng vui ca vang hát về Mẹ, khấn xin cùng Mẹ.
Màn đêm buông xuống, thành phố ngập tràn ánh sáng, cộng đoàn hân hoan ra về với mái nhà nhỏ bé yêu thương của mình.
Lược sử giáo họ Nam Am
Cộng đoàn Giáo họ Nam Am mừng lễ Mẹ Mân Côi Quan thầy đồng thời mừng kỷ niệm 60 năm thành lập (1954-2014), chính là dịp để nhìn lại hành trình, hình thành, xây dựng và phát triển, để suy niệm về ơn Chúa, tri ân các bậc tiền nhân đã mở đường, đặt nền móng xây dựng nên Giáo xứ Nam Am miền Bắc và Giáo họ Nam Am miền Nam.
Vạn trái tim cùng chung một nhịp, với bàn tay của bao thế hệ, hy sinh công sức, của cải, cả những giọt máu đào, để xây nên giáo xứ, giáo họ thành những cộng đoàn của Thiên Chúa, minh chứng một niềm tin tuyệt đối và cùng để tạ ơn, ca ngợi lòng nhân từ yêu thương chở che của Mẹ Mân Côi Quan thầy, ban muôn hồng ân phúc lộc cho tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi thế hệ Kito hữu Nam Am.
Giáo họ Nam Am được thành lập từ năm 1954 trên cơ sở gần 20 gia đình Công Giáo từ ngoài xứ Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, miền Bắc, theo đoàn người di cư vào Nam năm 1954 và đã đến chọn vùng đất cây số 7 Hố Nai, Biên Hòa để sinh sống và lập nghiệp.
Trong dịp vui mừng trọng đại này, chúng tôi xin được trình bày Lược sử Giáo họ Nam Am qua hai phần:
Phần I: Xứ Nam Am Quê Hương Miền Bắc
1. Vĩnh Bảo Hải Phòng bao niềm thương nhớ!
Mỗi khi nhớ về cuộc chia ly, lòng người không khỏi dâng cao những cảm xúc nhớ thương, nhớ biết bao kỷ niệm tuổi ấu thơ, từ ngàn đời gắn bó như hơi thở, như đất trời, như mạch nước khơi nguồn sự sống.
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Khi ta ở đất là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
Nhà thơ Chế Lan Viên
Thuốc lào Vĩnh Bảo là đặc sản quê hương tôi. Qua cánh đồng trồng thuốc lào, những cây thuốc thâm thấp mập mạp, lá to đang kỳ bánh tẻ, mùi thuốc lào thoảng lẫn trong vị ngọt ngào của ngô non và đòng đòng lúa quanh đấy, như một sự tẩm ướp tinh tế. Nghe người Vĩnh Bảo rít thuốc lào thì khỏi phải nói. Ca dao về thuốc lào Vĩnh Bảo có câu:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Hút thuốc lào Vĩnh Bào rồi phả khói mù mịt làm cảnh vật trước mắt chập chờn ẩn hiện như thực như ảo:
Thoáng bóng ai về trong khói thuốc
Mắt cười lúng liếng lá răm tươi…
Có sách gọi cây thuốc lào là: Tương tư thảo. Vĩnh Bảo, vùng đất văn nhân hào kiệt có danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và có một loài cây kỳ thú mang cái tên gợi thương gợi nhớ.
2. Tên gọi Nam Am.
Theo lời kể của các cụ cao niên, vùng đất Nam Am ngày nay cùng với 7 xã khác ở phía Nam huyện Vĩnh Bảo là: Lý Học, Tam Cường, Vĩnh Tiến, Hoà Bình, Trấn Dương, Cao Minh, Liên Am được gọi là Đất Trạng, trước kia thuộc huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Đất Trạng có tất cả 18 làng mang tên Am (Thập bát trang Am) như: Cổ Am, Bào Am, Tiên Am, Thượng Am, Liên Am, Ngãi Am, Dương Am, Hạ Am, Lý Am, Trung Am, Đông Am, Nam Am, Tây Am, Lạng Am, Tiền Am, Hội Am, Hiền Am, Thanh Am.
3. Giáo xứ Nam Am.
Dọc theo con đường từ nội thành Hải Phòng, đến Phà Khuể rồi qua địa phận huyện Tiên Lãng, Giáo xứ Nam Am tọa lạc dọc theo đường liên huyện 17A với con sông Tranh Dương hiền hòa xuôi chảy như ôm trọn bao bọc lấy Giáo xứ. Giáo xứ với gần 6000 nhân danh, gần 2.500 hộ gia đình và 4 giáo khu. Mỗi giáo khu có một Đền Thánh như: Khu Đoài có đền Thánh Inê. Khu Trung có đền Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khu Nam có đền Thánh Gioan. Khu Đông có đền Thánh Giuse. Hiện nay, do cha chánh xứ Gioan Baotixita Nguyễn Văn Sách coi sóc. Đây là một xứ lớn, có tinh thần hiếu học, truyền thống đạo đức, có lòng nhiệt thành Đức tin và trung thành với Giáo Hội. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây đã được mệnh danh là “Con tim của Giáo phận”.
Giáo xứ Nam Am được các cha dòng Đaminh thành lập vào năm 1670 và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Bổn mạng. Khi địa phận Đàng Ngoài phân tách thành hai Địa phận Tây và Đông Đàng Ngoài vào năm 1679, Nam Am được chọn là Tòa Giám Mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài (địa phận Hải Phòng ngày nay). Nơi đây đã được Đức Cha Gieronimo Liêm đặt là nơi xây dựng Đại chủng viện và tiểu chủng viện thời kỳ phôi thai của Địa phận. Mảnh đất này cũng là nơi ghi dấu của bao vị anh Hùng tử Đạo như thánh Liêm, thánh Vinh, thánh Bình, thánh Khang,... Nam Am nổi tiếng với những dòng họ Khổng, Vũ, Đào, Đặng, Ngô đã đến đây lập nghiệp được gần 600 năm. Và nơi đây đã sinh ra biết bao người con tận hiến cho Chúa. Vì thế, Nam Am đã trở thành một trong những Giáo xứ kỳ cựu nhất của Địa phận Hải Phòng.
4. Nhà thờ Nam Am (tước hiệu Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi).
Hiện nay ngôi nhà thờ thứ hai thay cho ngôi nhà thờ cũ được làm từ năm 1878. Ngôi nhà thờ mới khởi công xây dựng ngày 25/6/2001, và ngày 15/10/2006 nhà thờ Nam Am được Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Hải Phòng về cắt băng khánh thành và cung hiến bàn thờ.
Nhà thờ mới có chiều dài 74 mét, chiều rộng 28 mét, chiều cao 21 mét, tháp chuông chính cao 50 mét, hai tháp phụ, mỗi tháp cao 28 mét, cửa chính nhà thờ được khắc tám Hán tự, tượng trưng cho tám mối phúc thật, trên thành cửa chính có ba chữ: Ngã Chi Môn nghĩa là: Ta là cửa (Gioan 10,9), trên cửa phụ phía bắc có bốn chữ: Ngã Chi Mục Tử, nghĩa là: Ta là mục tử (Gioan 10,11), trên cửa phụ phía nam có bốn chữ: Ngã Chi Chiếu Minh, nghĩa là: Ta là ánh sáng (Gioan 8,12). Ngôi nhà thờ được diễn tả theo nền văn hóa Á đông, theo tinh thần Tông huấn Giáo Hội tại Á châu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2.
5. Phúc tử đạo.
Nam Am có sáu Đấng được phúc tử đạo và đã được Giáo Hội tôn phong Bậc Đáng Kính đó là: cha Phêrô Lương, Đôminicô Vũ Văn Lâm, Giuse Đại, Giuse Tuyên, Phêrô Tràng, Đôminicô Cầm. Theo thống kê mới nhất của giáo xứ, Nam Am có hơn 50 linh mục, trên 200 tu sĩ nam nữ hiện đang phục vụ khắp nơi trong nước cũng như ở hải ngoại. Nam Am có truyền thống đạo đức, tổ chức các đoàn hội các giới theo độ tuổi, siêng năng đọc kinh mân côi, kinh bổn (giáo lý) tổ chức các lễ hội phục sinh, lễ các thánh, lễ giáng sinh, làm việc bác ái, tổ chức khuyến học.v.v.v
Phần II: Họ Nam Am Quê Hương Miền Nam
1. Cuộc di cư năm 1954.
Geneve là một thành phố thắng cảnh của Thụy Sỹ, là nơi diễn ra nhiều cuộc hội nghị quốc tế và ký kết nhiều hiệp định đình chiến giữa các nước, nên cả Pháp và Việt Nam đã chọn nơi đây để thương thuyết. Hội nghị Hiệp Định Đình Chiến Geneve được khai mạc vào ngày 26/4/1954 và kết thúc vào ngày 21/7/1954.
Hậu quả của hội nghị dẫn đến làn sóng người di cư vào Nam là 887.890 người (theo cuốn Hai Mươi Năm Qua: 1945-1964 của Đoàn Thêm, trang 179 và 194-195), trong đó số giáo dân tại Hải Phòng là 60 ngàn người (theo cuốn Vài Nét Về Địa Phận của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng).
Làn sóng người di cư vào nam bằng hai phương tiện chính là “Tầu há mồm” và “Máy bay”.
Tất cả mọi người vào tới miền Nam được Phủ Tổng Ủy do Đức Cha Phero Maria Phạm Ngọc Chi phụ trách đón tiếp.
Đại diện cho các cha Hải Phòng, có cha Giuse Lê Quang Ngọc đón tiếp và đưa đoàn di cư tới các nơi tạm cư và tiếp tế lương thực, lều trại và mỗi ngày mỗi người lãnh 12 đồng tiền ăn.
Người di cư Hải Phòng có hai trại lớn: trại định cư Hố Nai do cha Giuse Nguyễn Quốc Vận làm trại trưởng. Trại Thủ Dầu Một do cha Giuse Đào Thanh Hương làm trại trưởng. Sau này, vì quá đông người, nên các cha tự đi tìm các điểm lập ra các trại khác.
Trại định cư Hố Nai là lớn hơn cả, thuộc tỉnh Biên Hòa, nằm trên quốc lộ 1, cho nhiều địa phận. Đức Cha Phero Maria Phạm Ngọc Chi cho bốc thăm, mỗi đia phận nhận 2 km, làm nhà hai bên quốc lộ.
Người di cư Hải Phòng bốc được số 1, nên ở đầu trại, từ cây số 6 đến cây số 8. Và do cha Isidoro Bùi Thái Học làm trại trưởng.
Vì có nhiều xứ, nên cha Học chia ra làm 4 khu: Đông Hải, Nam Hải, Bắc Hải và Tây Hải. Nhưng vì các xứ lớn có cha xứ lãnh đạo, nên tự xây nhà thờ riêng, và giữ tên cũ của xứ mình, còn các xứ nhỏ ít người, thì nhập lại với các xứ lớn.
2. Giáo Họ Nam Am.
Cách trung tâm Biên Hòa 7 cây số, Nam Am có đường quốc lộ 1A đi qua, nay là đường Nguyễn Ái Quốc, và được bao bọc bởi các giáo họ, Ngọc Lý, Đỗ Xuyên, và một phần của giáo xứ Phúc Lâm. Những ngày đầu đến khai hoang, sinh sống lập nghiệp ở vùng đất đồi nhiều sỏi đá Hố Nai, với biết bao gian nan khổ cực, một số gia đình bỏ đi nơi khác như: Bãi Re (Phúc Hải), Bến Hải (Gò Vấp), Rạch Dừa, Cát Lở, Xuyên Mộc, Thủ Lựu, Long Kiên, Long Tân.v.v.v.. số ít còn lại khoảng gần 10 gia đình gốc Nam Am.
Vâng lời cha cố Phero Vũ Trọng Thư, cùng với nhiều giáo họ khác làm nên giáo xứ Bắc Hải. Tuy dù ít, nhưng các gia đình gốc Nam Am vẫn giữ nguyên tên gọi và tên thánh Bổn mạng Mẹ Mân Côi. Tạ ơn Chúa! 60 năm thấm thoát trôi qua, người dân gốc Nam Am Vĩnh Bảo Hải Phòng luôn giữ nề nếp quê cha đất tổ, những sinh hoạt đạo đời luôn cố gắng hoàn thiện, tình làng nghĩa xóm, sớm hôm tối lửa tắt đèn vui buồn có nhau.
Người dân Nam Am vốn cần cù siêng năng lao động, có tinh thần hiếu khách, trọng lễ giáo, sinh động trong làm ăn kinh tế, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nhiều ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, công nhân, công chức.v.v.v.
Theo dòng thời gian, dân số giáo họ Nam Am mỗi ngày thêm đông. Ngoài việc phát triển tự nhiên, cuối năm 1966 có một số đông gia đình từ Long Điền (xưa huyện Long Điền là quận Long Điền. Năm 1975, huyện Long Điền một phần của huyện Long Đất tỉnh Đồng Nai, nay thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) di tản chiến tranh về khu rừng đồi cỏ tranh sau Nam Am, khai hoang lập nghiệp, cũng như một số đông gia đình từ các nơi khác đến xin nhập vào họ Nam Am do hoàn cảnh kinh tế sau năm 1975.
Hiện nay giáo họ Nam Am có 386 gia đình Công Giáo, số nhân danh là 1535 người, trong đó: Có 762 nam và 773 nữ. Số người từ 60 tuổi trở lên là: 105 người (trong đó 45 nam, 60 nữ). Số người từ 21 đến 59 tuổi là: 537 người (trong đó 471 nam, 466 nữ). Số người từ 20 tuổi trở xuống là: 493 người (trong đó 246 nam, 247 nữ).
Ngày nay, nhiều gia đình gốc Nam Am hiện đang sinh sống, lập nghiệp ở khắp mọi nơi trong nước cũng như ở hải ngoại. Dù xa cách về địa lý; nhưng những gia đình gốc Nam Am luôn hướng về quê nhà, góp lời cầu nguyện, giúp đỡ cách này hay cách khác cho người thân yêu nơi quê nhà thêm tươi thắm.
Một điều đáng tiếc cho giáo họ Nam Am, một giáo họ lớn đông giáo dân nhất trong giáo xứ; nhưng lại không có Nhà Nguyện, không có Đền Thánh. Giáo họ có một căn nhà mặt tiền cấp 4 cho thuê để lấy kinh phí sử dụng chi tiêu trong giáo họ, và một đội trống phục vụ giáo họ, giáo xứ cũng như giáo phận trong các dịp lễ hội hàng năm.
Các giờ kinh tối luân phiên đến các gia đình trong giáo họ, được các đoàn thể như: Giới gia trưởng, Giới hiền mẫu, Giới trẻ tổ chức đều đặn, sốt sắng.
Trong dịp mừng Quan Thầy giáo họ Nam Am và mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo họ (1954-2014), giáo họ Nam Am đã có những việc làm thiết thực như: ra sức cổ võ đọc kinh tối trong các gia đình, siêng năng tham dự thánh lễ, chầu Thánh Thể, xưng tội rước lễ, sống bác ái, tình làng nghĩa xóm, chương trình khuyến học, xây dựng tinh thần thể thao.v.v.v.
3. Quý vị Trùm Giáo Họ Nam Am từ năm 1954 đến nay.
01. Cụ Trùm Giuse Hoàng Ngọc Hạp NK: 1955 – 1958
02. Cụ Trùm Heronimo Nguyễn Đình Lộc NK: 1958 – 1961
03. Cụ Trùm Vicente Đào Trọng An NK: 1961 – 1967
04. Cụ Trùm Phanxico Trần Văn Sâm NK: 1978 – 1982
05. Cụ Trùm Giuse Đào Bá Mãn NK: 1982 – 1986
06. Cụ Trùm Giuse Lê Huy Sang NK: 1982 – 1986 Trùm Phó. 1986 – 1990 Trùm Trưởng
07. Cụ Trùm Phó Inhaxio Đoàn Như Đỗ NK: 1986 - 1993
08. Ông Trùm Giuse Khổng Hữu Uy NK: 1990 – 1997
09. Ông Trùm Phó Fx Trần Văn Sầm NK: 1997 - 2001
10. Ông Trùm Phó Giuse Trần Văn Tiến NK: 1990 - 2001
11. Ông Trùm Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1993 – 1997 Trùm Phó. 1997 – 2001 Trùm Trưởng
12. Ông Trùm Giuse Khổng Hữu Phước NK: 1997 – 2001 Thơ Ký. 2001 – 2005 Trùm Trưởng.
13. Ông Trùm Phó Giuse Lê Sỹ Hải NK: 2001 – 2005
14. Ông Ký Heronimo Nguyễn Đình Công NK: 2005 – 2009
15. Ông Phó Giuse Vũ Minh Sinh NK: 2009 – 2013
16. Ông Phó Giuse Trần Ngọc Nam NK: 2009 – 2013
17. Ông Ký Đaminh Nguyễn Đình Tuấn NK: 2009 – 2013
18. Ông Trùm Gioan Bt Ngô Ngọc Vĩ NK: 2001 – 2005 Trùm Phó. 2005 đến nay là Trùm Trưởng
19. Ông Trùm Fx Trần Văn Hùng NK: 2013 – 2017 Trùm Phó
20. Ông Ký Fx Trần Đức Thông NK: 2013 – 2017
4. Quý vị Phụ trách Ban Trương (Ban Trống) trong Giáo họ.
01. Cụ Trương Gioan Vũ Thế Đâu NK: 1955 – 1958
02. Cụ Trương Giuse Ngô Văn Lừ NK: 1958 – 1972
03. Cụ Trương Gioan Ngô Ngọc Vũ NK: 1972 – 1978
04. Cụ Trương Giuse Khổng Hữu Tư NK: 1978 – 1982
05. Ông Trương Giuse Nguyễn Văn Vững NK: 1982 – 1986
06. Ông Trương Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1986 – 1990
07. Ông Trương Vicente Đào Trọng Mai NK: 1990 – 1997
08. Ông Trương Giuse Ngô Văn Cung NK: 1997 – 2001
09. Ông Trương Giuse Vũ Minh Chính NK: 2001 – 2005
10. Ông Trương Heronimo Nguyễn Đình Công NK: 2005 - 2009
11. Ông Trương Giuse Lê Huy Sáng NK: 2009 – đến nay.
5. Quý vị tham gia Ban Hành Giáo, Giáo xứ, Giáo khu từ năm 1954 đến nay.
01. Cụ Phó Giuse Khổng Hữu Cửu NK: 1957 – 1960
02. Cụ Đaminh Vũ Viết Bái NK: 1958 – 1967 Khán Khu. NK: 1966 – 1970 Phó Trương.
03. Cụ Chánh Fx Trần Văn Sâm NK: 1982 – 1986
04. Cụ Chánh Giuse Đào Bá Mãn NK: 1986 – 1990
05. Cụ Thủ Quỹ Giuse Lê Huy Sang NK: 1990 – 1993
06. Cụ Chánh Giuse Khổng Hữu Tư NK: 1990 – 1993 Phó Ngoại. 1993 – 1997 Chánh Trương.
07. Ông Trùm Khu 2, Giuse Khổng Hữu Uy NK: 1993 – 1997
08. Ông Phó Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1997 – 2001 Trùm Khu hai. 2001 – 2005 Phó Nội.
09. Ông Chánh Fx Trần Văn Sầm NK: 2001 – 2005 Phó Ngoại. 2005 – 2013 Chánh Trương
10. Ông Trùm Giuse Khổng Hữu Phước NK: 2001 – 2005 Trùm Khu hai.
11. Ông Ký Giuse Khổng Hữu Nguồn NK: 2001 – 2005 Phó Phụng Vụ. 2005 – 2013 Thơ Ký.
12. Cụ Trương Maria Khổng Thị Bởi (Bà Hắc) NK: 1978 – 1986
13. Cụ Trương Maria Nguyễn Thị Rõm (Bà Đà) NK: 1986 – 1990
14. Ông Trương Vicente Đoàn Văn Nanh NK: 2005 đến nay
15. Bà Trương Maria Nguyễn Thị Kim Loan NK: 2005 đến nay
6. Tham gia các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành.
Thật đáng trân trọng đề cao những người độc thân hoặc có gia đình, đang dấn thân và đem khả năng chuyên môn của mình phục vụ trong các tổ chức, các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành. Bằng đời sống cầu nguyện, làm việc bác ái, tham gia các Hội đoàn, làm tông đồ cá nhân cũng như tập thể, tham gia vào các sinh hoạt mục vụ trong giáo phận, giáo xứ, giáo họ của mình.
Tiếp nối truyền thống đạo đức của các bậc tiền nhân. Trước năm 1975 cũng như những năm sau này; rất nhiều vị trong giáo họ Nam Am đã hăng say nhiệt tình tham gia các đoàn thể Công Giáo tiến hành, kiêm nhiệm nhiều chức vụ.
Như Cụ Đaminh Vũ Viết Bái, sinh năm 1922, người gốc khu Trung làng Nam Am. Ngày mới vào Nam, cụ là một chàng trai độ ngoài 30, nay cụ đã gần tuổi “Bách niên chi lão nghĩa là gần 100 tuổi”, cái tuổi “Phúc lộc trời cho”, và có thể nói: “Cụ là vị gia trưởng của những gia đình gốc Nam Am ở miền Nam còn lại”. Cụ nhiệt thành trong mọi công tác tông đồ, kiêm nhiệm nhiều chức vụ, làm Khán khu rồi Phó Trương giáo xứ. Dù trong hoàn cảnh nào, Cụ luôn sống theo tinh thần đạo binh Đức Mẹ, sống khiêm nhường, đơn sơ, tín thác vào Mẹ Maria.
Sang các thế hệ tiếp nối, nhiều vị đã và đang tham gia vào các đoàn hội như: Ông Vicente Đoàn Văn Đà, Ông Giuse Bùi Văn Phát, làm trưởng giới Gia Trưởng. Bà Anna Đoàn Thị Am, Bà Maria Trần Thị Hồng Hoa, Bà Maria Lưu Thị Sâm, làm Ban trị sự giới Hiền Mẫu giáo xứ. Ông Toma Lưu Đức Thuần, Cô Maria Khổng Thị Lam, làm Ban trị sự giới Thiếu Nhi giáo xứ. Bà Maria Lưu Thị Phiếm, làm trưởng hội Phạt Tạ giáo xứ. Cô Rosa Lưu Thị Nhung, làm trưởng hội con Đức Mẹ giáo xứ.
7. 60 năm một hành trình đức tin.
Trải qua năm tháng cuộc đời, 60 năm ghi dấu một chặng đường, 60 năm với biết bao thăng trầm của các biến cố trong hành trình 60 năm ghi dấu ấn thời gian trên lịch sử giáo họ Nam Am. Mỗi biến cố cuộc đời làm chúng ta trưởng thành và lớn lên thế nào thì mỗi biến cố xảy ra cho giáo họ cũng từng bước định hình nên một giáo họ Nam Am hôm nay.
Nhìn lại chặng đường 60 năm ân phúc đã qua, chắc hẳn chúng ta ai cũng nhận ra những hồng ân lớn lao và phong phú với tất cả chiều cao sâu dài rộng mà Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ trên cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình, trong giáo họ Nam Am. Đồng thời chúng ta luôn nhớ đến các Đấng Bậc, các vị tiền nhân, các ân nhân, thân nhân ở trong nước và hải ngoại, còn sống cũng như đã qua đời.
Trong tâm tình tín thác, mỗi người, mỗi gia đình, các thành phần, trong cộng đoàn giáo họ Nam Am, xin đồng thanh sốt sắng nói lời ‘Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa’ (x. Lc. 1, 46.48), và hân hoan cất cao bài ca cảm tạ tri ân về những hồng ân lớn lao mà Chúa đã, đang và sẽ ban cho giáo họ qua lời bầu cử của Mẹ Mân Côi, Quan thầy giáo họ.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Chiều Chúa Nhật 05/10/2014, tại nhà thờ giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc đã long trọng tổ chức kiệu rước Mẹ Mân Côi.
Dù trời có mưa nhẹ; nhưng cộng đoàn phụng vụ nô lức rước kiệu Mẹ chung quanh Thánh Đường. Lòng tràn ngập vui sướng, thinh lặng bước đi lòng hân hoan ngẫm suy về Mẹ Mân Côi, khấn xin cùng Mẹ Mân Côi, Nhờ Mẹ, Với Mẹ và Trong Mẹ Mân Côi.
Xem Hình
Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ Đaminh Bùi Văn Án vui mừng chia sẻ với cộng đoàn phụng vụ về một sự kiện trùng hợp đầy ý nghĩa. “Hôm nay Giáo Hội cho phép chúng ta được long trọng tổ chức mừng lễ Mẹ Mân Côi, trùng với ngày khai mạc Năm Thánh mừng Kim Khánh thành lập giáo phận Xuân Lộc (1965-2015).
Cách đặc biệt, giáo họ Nam Am long trọng tổ chức lễ mừng Mẹ Mân Côi quan thầy và mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo họ (1954-2014).
Đây là dịp chúng ta bày tỏ tâm tình tạ ơn với Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ. Chúng ta biết ơn đến các Đấng bậc trong Hội Thánh, các vị tiền nhân của chúng ta đã có công hình thành, xây dựng và phát triển giáo phận, giáo xứ và giáo họ.”
Trong bài giảng lễ, bằng chất giọng dịu dàng truyền cảm và sâu lắng. Cha xứ đã giúp cộng đoàn hiểu rõ về vai trò của Đức Mẹ, Đấng trung gian chuyển thông ơn sủng của Chúa cho nhân loại, qua các nhân đức của Đức Mẹ sau lời “Xin Vâng”. Ngài tha thiết mời gọi mọi người hãy năng chạy đến cùng Đức Mẹ, noi gương Đức Mẹ, thực hiện sự khiêm nhường trong đời sống gia đình, họ đạo, xứ đạo, để đem lại sự an vui hạnh phúc cho mình và cho mọi người.
Sau khi nhận phép lành Tòa Thánh, cộng đoàn hướng về Đức Mẹ, sướng vui ca vang hát về Mẹ, khấn xin cùng Mẹ.
Màn đêm buông xuống, thành phố ngập tràn ánh sáng, cộng đoàn hân hoan ra về với mái nhà nhỏ bé yêu thương của mình.
Lược sử giáo họ Nam Am
Cộng đoàn Giáo họ Nam Am mừng lễ Mẹ Mân Côi Quan thầy đồng thời mừng kỷ niệm 60 năm thành lập (1954-2014), chính là dịp để nhìn lại hành trình, hình thành, xây dựng và phát triển, để suy niệm về ơn Chúa, tri ân các bậc tiền nhân đã mở đường, đặt nền móng xây dựng nên Giáo xứ Nam Am miền Bắc và Giáo họ Nam Am miền Nam.
Vạn trái tim cùng chung một nhịp, với bàn tay của bao thế hệ, hy sinh công sức, của cải, cả những giọt máu đào, để xây nên giáo xứ, giáo họ thành những cộng đoàn của Thiên Chúa, minh chứng một niềm tin tuyệt đối và cùng để tạ ơn, ca ngợi lòng nhân từ yêu thương chở che của Mẹ Mân Côi Quan thầy, ban muôn hồng ân phúc lộc cho tất cả mọi người, mọi gia đình, mọi thế hệ Kito hữu Nam Am.
Giáo họ Nam Am được thành lập từ năm 1954 trên cơ sở gần 20 gia đình Công Giáo từ ngoài xứ Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, miền Bắc, theo đoàn người di cư vào Nam năm 1954 và đã đến chọn vùng đất cây số 7 Hố Nai, Biên Hòa để sinh sống và lập nghiệp.
Trong dịp vui mừng trọng đại này, chúng tôi xin được trình bày Lược sử Giáo họ Nam Am qua hai phần:
Phần I: Xứ Nam Am Quê Hương Miền Bắc
1. Vĩnh Bảo Hải Phòng bao niềm thương nhớ!
Mỗi khi nhớ về cuộc chia ly, lòng người không khỏi dâng cao những cảm xúc nhớ thương, nhớ biết bao kỷ niệm tuổi ấu thơ, từ ngàn đời gắn bó như hơi thở, như đất trời, như mạch nước khơi nguồn sự sống.
Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Khi ta ở đất là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
Nhà thơ Chế Lan Viên
Thuốc lào Vĩnh Bảo là đặc sản quê hương tôi. Qua cánh đồng trồng thuốc lào, những cây thuốc thâm thấp mập mạp, lá to đang kỳ bánh tẻ, mùi thuốc lào thoảng lẫn trong vị ngọt ngào của ngô non và đòng đòng lúa quanh đấy, như một sự tẩm ướp tinh tế. Nghe người Vĩnh Bảo rít thuốc lào thì khỏi phải nói. Ca dao về thuốc lào Vĩnh Bảo có câu:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Hút thuốc lào Vĩnh Bào rồi phả khói mù mịt làm cảnh vật trước mắt chập chờn ẩn hiện như thực như ảo:
Thoáng bóng ai về trong khói thuốc
Mắt cười lúng liếng lá răm tươi…
Có sách gọi cây thuốc lào là: Tương tư thảo. Vĩnh Bảo, vùng đất văn nhân hào kiệt có danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và có một loài cây kỳ thú mang cái tên gợi thương gợi nhớ.
2. Tên gọi Nam Am.
Theo lời kể của các cụ cao niên, vùng đất Nam Am ngày nay cùng với 7 xã khác ở phía Nam huyện Vĩnh Bảo là: Lý Học, Tam Cường, Vĩnh Tiến, Hoà Bình, Trấn Dương, Cao Minh, Liên Am được gọi là Đất Trạng, trước kia thuộc huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Đất Trạng có tất cả 18 làng mang tên Am (Thập bát trang Am) như: Cổ Am, Bào Am, Tiên Am, Thượng Am, Liên Am, Ngãi Am, Dương Am, Hạ Am, Lý Am, Trung Am, Đông Am, Nam Am, Tây Am, Lạng Am, Tiền Am, Hội Am, Hiền Am, Thanh Am.
3. Giáo xứ Nam Am.
Dọc theo con đường từ nội thành Hải Phòng, đến Phà Khuể rồi qua địa phận huyện Tiên Lãng, Giáo xứ Nam Am tọa lạc dọc theo đường liên huyện 17A với con sông Tranh Dương hiền hòa xuôi chảy như ôm trọn bao bọc lấy Giáo xứ. Giáo xứ với gần 6000 nhân danh, gần 2.500 hộ gia đình và 4 giáo khu. Mỗi giáo khu có một Đền Thánh như: Khu Đoài có đền Thánh Inê. Khu Trung có đền Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khu Nam có đền Thánh Gioan. Khu Đông có đền Thánh Giuse. Hiện nay, do cha chánh xứ Gioan Baotixita Nguyễn Văn Sách coi sóc. Đây là một xứ lớn, có tinh thần hiếu học, truyền thống đạo đức, có lòng nhiệt thành Đức tin và trung thành với Giáo Hội. Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây đã được mệnh danh là “Con tim của Giáo phận”.
Giáo xứ Nam Am được các cha dòng Đaminh thành lập vào năm 1670 và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm Bổn mạng. Khi địa phận Đàng Ngoài phân tách thành hai Địa phận Tây và Đông Đàng Ngoài vào năm 1679, Nam Am được chọn là Tòa Giám Mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài (địa phận Hải Phòng ngày nay). Nơi đây đã được Đức Cha Gieronimo Liêm đặt là nơi xây dựng Đại chủng viện và tiểu chủng viện thời kỳ phôi thai của Địa phận. Mảnh đất này cũng là nơi ghi dấu của bao vị anh Hùng tử Đạo như thánh Liêm, thánh Vinh, thánh Bình, thánh Khang,... Nam Am nổi tiếng với những dòng họ Khổng, Vũ, Đào, Đặng, Ngô đã đến đây lập nghiệp được gần 600 năm. Và nơi đây đã sinh ra biết bao người con tận hiến cho Chúa. Vì thế, Nam Am đã trở thành một trong những Giáo xứ kỳ cựu nhất của Địa phận Hải Phòng.
4. Nhà thờ Nam Am (tước hiệu Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi).
Hiện nay ngôi nhà thờ thứ hai thay cho ngôi nhà thờ cũ được làm từ năm 1878. Ngôi nhà thờ mới khởi công xây dựng ngày 25/6/2001, và ngày 15/10/2006 nhà thờ Nam Am được Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Hải Phòng về cắt băng khánh thành và cung hiến bàn thờ.
Nhà thờ mới có chiều dài 74 mét, chiều rộng 28 mét, chiều cao 21 mét, tháp chuông chính cao 50 mét, hai tháp phụ, mỗi tháp cao 28 mét, cửa chính nhà thờ được khắc tám Hán tự, tượng trưng cho tám mối phúc thật, trên thành cửa chính có ba chữ: Ngã Chi Môn nghĩa là: Ta là cửa (Gioan 10,9), trên cửa phụ phía bắc có bốn chữ: Ngã Chi Mục Tử, nghĩa là: Ta là mục tử (Gioan 10,11), trên cửa phụ phía nam có bốn chữ: Ngã Chi Chiếu Minh, nghĩa là: Ta là ánh sáng (Gioan 8,12). Ngôi nhà thờ được diễn tả theo nền văn hóa Á đông, theo tinh thần Tông huấn Giáo Hội tại Á châu của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2.
5. Phúc tử đạo.
Nam Am có sáu Đấng được phúc tử đạo và đã được Giáo Hội tôn phong Bậc Đáng Kính đó là: cha Phêrô Lương, Đôminicô Vũ Văn Lâm, Giuse Đại, Giuse Tuyên, Phêrô Tràng, Đôminicô Cầm. Theo thống kê mới nhất của giáo xứ, Nam Am có hơn 50 linh mục, trên 200 tu sĩ nam nữ hiện đang phục vụ khắp nơi trong nước cũng như ở hải ngoại. Nam Am có truyền thống đạo đức, tổ chức các đoàn hội các giới theo độ tuổi, siêng năng đọc kinh mân côi, kinh bổn (giáo lý) tổ chức các lễ hội phục sinh, lễ các thánh, lễ giáng sinh, làm việc bác ái, tổ chức khuyến học.v.v.v
Phần II: Họ Nam Am Quê Hương Miền Nam
1. Cuộc di cư năm 1954.
Geneve là một thành phố thắng cảnh của Thụy Sỹ, là nơi diễn ra nhiều cuộc hội nghị quốc tế và ký kết nhiều hiệp định đình chiến giữa các nước, nên cả Pháp và Việt Nam đã chọn nơi đây để thương thuyết. Hội nghị Hiệp Định Đình Chiến Geneve được khai mạc vào ngày 26/4/1954 và kết thúc vào ngày 21/7/1954.
Hậu quả của hội nghị dẫn đến làn sóng người di cư vào Nam là 887.890 người (theo cuốn Hai Mươi Năm Qua: 1945-1964 của Đoàn Thêm, trang 179 và 194-195), trong đó số giáo dân tại Hải Phòng là 60 ngàn người (theo cuốn Vài Nét Về Địa Phận của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng).
Làn sóng người di cư vào nam bằng hai phương tiện chính là “Tầu há mồm” và “Máy bay”.
Tất cả mọi người vào tới miền Nam được Phủ Tổng Ủy do Đức Cha Phero Maria Phạm Ngọc Chi phụ trách đón tiếp.
Đại diện cho các cha Hải Phòng, có cha Giuse Lê Quang Ngọc đón tiếp và đưa đoàn di cư tới các nơi tạm cư và tiếp tế lương thực, lều trại và mỗi ngày mỗi người lãnh 12 đồng tiền ăn.
Người di cư Hải Phòng có hai trại lớn: trại định cư Hố Nai do cha Giuse Nguyễn Quốc Vận làm trại trưởng. Trại Thủ Dầu Một do cha Giuse Đào Thanh Hương làm trại trưởng. Sau này, vì quá đông người, nên các cha tự đi tìm các điểm lập ra các trại khác.
Trại định cư Hố Nai là lớn hơn cả, thuộc tỉnh Biên Hòa, nằm trên quốc lộ 1, cho nhiều địa phận. Đức Cha Phero Maria Phạm Ngọc Chi cho bốc thăm, mỗi đia phận nhận 2 km, làm nhà hai bên quốc lộ.
Người di cư Hải Phòng bốc được số 1, nên ở đầu trại, từ cây số 6 đến cây số 8. Và do cha Isidoro Bùi Thái Học làm trại trưởng.
Vì có nhiều xứ, nên cha Học chia ra làm 4 khu: Đông Hải, Nam Hải, Bắc Hải và Tây Hải. Nhưng vì các xứ lớn có cha xứ lãnh đạo, nên tự xây nhà thờ riêng, và giữ tên cũ của xứ mình, còn các xứ nhỏ ít người, thì nhập lại với các xứ lớn.
2. Giáo Họ Nam Am.
Cách trung tâm Biên Hòa 7 cây số, Nam Am có đường quốc lộ 1A đi qua, nay là đường Nguyễn Ái Quốc, và được bao bọc bởi các giáo họ, Ngọc Lý, Đỗ Xuyên, và một phần của giáo xứ Phúc Lâm. Những ngày đầu đến khai hoang, sinh sống lập nghiệp ở vùng đất đồi nhiều sỏi đá Hố Nai, với biết bao gian nan khổ cực, một số gia đình bỏ đi nơi khác như: Bãi Re (Phúc Hải), Bến Hải (Gò Vấp), Rạch Dừa, Cát Lở, Xuyên Mộc, Thủ Lựu, Long Kiên, Long Tân.v.v.v.. số ít còn lại khoảng gần 10 gia đình gốc Nam Am.
Vâng lời cha cố Phero Vũ Trọng Thư, cùng với nhiều giáo họ khác làm nên giáo xứ Bắc Hải. Tuy dù ít, nhưng các gia đình gốc Nam Am vẫn giữ nguyên tên gọi và tên thánh Bổn mạng Mẹ Mân Côi. Tạ ơn Chúa! 60 năm thấm thoát trôi qua, người dân gốc Nam Am Vĩnh Bảo Hải Phòng luôn giữ nề nếp quê cha đất tổ, những sinh hoạt đạo đời luôn cố gắng hoàn thiện, tình làng nghĩa xóm, sớm hôm tối lửa tắt đèn vui buồn có nhau.
Người dân Nam Am vốn cần cù siêng năng lao động, có tinh thần hiếu khách, trọng lễ giáo, sinh động trong làm ăn kinh tế, chăn nuôi, trồng trọt, phát triển nhiều ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, công nhân, công chức.v.v.v.
Theo dòng thời gian, dân số giáo họ Nam Am mỗi ngày thêm đông. Ngoài việc phát triển tự nhiên, cuối năm 1966 có một số đông gia đình từ Long Điền (xưa huyện Long Điền là quận Long Điền. Năm 1975, huyện Long Điền một phần của huyện Long Đất tỉnh Đồng Nai, nay thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) di tản chiến tranh về khu rừng đồi cỏ tranh sau Nam Am, khai hoang lập nghiệp, cũng như một số đông gia đình từ các nơi khác đến xin nhập vào họ Nam Am do hoàn cảnh kinh tế sau năm 1975.
Hiện nay giáo họ Nam Am có 386 gia đình Công Giáo, số nhân danh là 1535 người, trong đó: Có 762 nam và 773 nữ. Số người từ 60 tuổi trở lên là: 105 người (trong đó 45 nam, 60 nữ). Số người từ 21 đến 59 tuổi là: 537 người (trong đó 471 nam, 466 nữ). Số người từ 20 tuổi trở xuống là: 493 người (trong đó 246 nam, 247 nữ).
Ngày nay, nhiều gia đình gốc Nam Am hiện đang sinh sống, lập nghiệp ở khắp mọi nơi trong nước cũng như ở hải ngoại. Dù xa cách về địa lý; nhưng những gia đình gốc Nam Am luôn hướng về quê nhà, góp lời cầu nguyện, giúp đỡ cách này hay cách khác cho người thân yêu nơi quê nhà thêm tươi thắm.
Một điều đáng tiếc cho giáo họ Nam Am, một giáo họ lớn đông giáo dân nhất trong giáo xứ; nhưng lại không có Nhà Nguyện, không có Đền Thánh. Giáo họ có một căn nhà mặt tiền cấp 4 cho thuê để lấy kinh phí sử dụng chi tiêu trong giáo họ, và một đội trống phục vụ giáo họ, giáo xứ cũng như giáo phận trong các dịp lễ hội hàng năm.
Các giờ kinh tối luân phiên đến các gia đình trong giáo họ, được các đoàn thể như: Giới gia trưởng, Giới hiền mẫu, Giới trẻ tổ chức đều đặn, sốt sắng.
Trong dịp mừng Quan Thầy giáo họ Nam Am và mừng kỷ niệm 60 năm thành lập giáo họ (1954-2014), giáo họ Nam Am đã có những việc làm thiết thực như: ra sức cổ võ đọc kinh tối trong các gia đình, siêng năng tham dự thánh lễ, chầu Thánh Thể, xưng tội rước lễ, sống bác ái, tình làng nghĩa xóm, chương trình khuyến học, xây dựng tinh thần thể thao.v.v.v.
3. Quý vị Trùm Giáo Họ Nam Am từ năm 1954 đến nay.
01. Cụ Trùm Giuse Hoàng Ngọc Hạp NK: 1955 – 1958
02. Cụ Trùm Heronimo Nguyễn Đình Lộc NK: 1958 – 1961
03. Cụ Trùm Vicente Đào Trọng An NK: 1961 – 1967
04. Cụ Trùm Phanxico Trần Văn Sâm NK: 1978 – 1982
05. Cụ Trùm Giuse Đào Bá Mãn NK: 1982 – 1986
06. Cụ Trùm Giuse Lê Huy Sang NK: 1982 – 1986 Trùm Phó. 1986 – 1990 Trùm Trưởng
07. Cụ Trùm Phó Inhaxio Đoàn Như Đỗ NK: 1986 - 1993
08. Ông Trùm Giuse Khổng Hữu Uy NK: 1990 – 1997
09. Ông Trùm Phó Fx Trần Văn Sầm NK: 1997 - 2001
10. Ông Trùm Phó Giuse Trần Văn Tiến NK: 1990 - 2001
11. Ông Trùm Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1993 – 1997 Trùm Phó. 1997 – 2001 Trùm Trưởng
12. Ông Trùm Giuse Khổng Hữu Phước NK: 1997 – 2001 Thơ Ký. 2001 – 2005 Trùm Trưởng.
13. Ông Trùm Phó Giuse Lê Sỹ Hải NK: 2001 – 2005
14. Ông Ký Heronimo Nguyễn Đình Công NK: 2005 – 2009
15. Ông Phó Giuse Vũ Minh Sinh NK: 2009 – 2013
16. Ông Phó Giuse Trần Ngọc Nam NK: 2009 – 2013
17. Ông Ký Đaminh Nguyễn Đình Tuấn NK: 2009 – 2013
18. Ông Trùm Gioan Bt Ngô Ngọc Vĩ NK: 2001 – 2005 Trùm Phó. 2005 đến nay là Trùm Trưởng
19. Ông Trùm Fx Trần Văn Hùng NK: 2013 – 2017 Trùm Phó
20. Ông Ký Fx Trần Đức Thông NK: 2013 – 2017
4. Quý vị Phụ trách Ban Trương (Ban Trống) trong Giáo họ.
01. Cụ Trương Gioan Vũ Thế Đâu NK: 1955 – 1958
02. Cụ Trương Giuse Ngô Văn Lừ NK: 1958 – 1972
03. Cụ Trương Gioan Ngô Ngọc Vũ NK: 1972 – 1978
04. Cụ Trương Giuse Khổng Hữu Tư NK: 1978 – 1982
05. Ông Trương Giuse Nguyễn Văn Vững NK: 1982 – 1986
06. Ông Trương Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1986 – 1990
07. Ông Trương Vicente Đào Trọng Mai NK: 1990 – 1997
08. Ông Trương Giuse Ngô Văn Cung NK: 1997 – 2001
09. Ông Trương Giuse Vũ Minh Chính NK: 2001 – 2005
10. Ông Trương Heronimo Nguyễn Đình Công NK: 2005 - 2009
11. Ông Trương Giuse Lê Huy Sáng NK: 2009 – đến nay.
5. Quý vị tham gia Ban Hành Giáo, Giáo xứ, Giáo khu từ năm 1954 đến nay.
01. Cụ Phó Giuse Khổng Hữu Cửu NK: 1957 – 1960
02. Cụ Đaminh Vũ Viết Bái NK: 1958 – 1967 Khán Khu. NK: 1966 – 1970 Phó Trương.
03. Cụ Chánh Fx Trần Văn Sâm NK: 1982 – 1986
04. Cụ Chánh Giuse Đào Bá Mãn NK: 1986 – 1990
05. Cụ Thủ Quỹ Giuse Lê Huy Sang NK: 1990 – 1993
06. Cụ Chánh Giuse Khổng Hữu Tư NK: 1990 – 1993 Phó Ngoại. 1993 – 1997 Chánh Trương.
07. Ông Trùm Khu 2, Giuse Khổng Hữu Uy NK: 1993 – 1997
08. Ông Phó Đaminh Khổng Hữu Thú NK: 1997 – 2001 Trùm Khu hai. 2001 – 2005 Phó Nội.
09. Ông Chánh Fx Trần Văn Sầm NK: 2001 – 2005 Phó Ngoại. 2005 – 2013 Chánh Trương
10. Ông Trùm Giuse Khổng Hữu Phước NK: 2001 – 2005 Trùm Khu hai.
11. Ông Ký Giuse Khổng Hữu Nguồn NK: 2001 – 2005 Phó Phụng Vụ. 2005 – 2013 Thơ Ký.
12. Cụ Trương Maria Khổng Thị Bởi (Bà Hắc) NK: 1978 – 1986
13. Cụ Trương Maria Nguyễn Thị Rõm (Bà Đà) NK: 1986 – 1990
14. Ông Trương Vicente Đoàn Văn Nanh NK: 2005 đến nay
15. Bà Trương Maria Nguyễn Thị Kim Loan NK: 2005 đến nay
6. Tham gia các Đoàn Thể Công Giáo Tiến Hành.
Thật đáng trân trọng đề cao những người độc thân hoặc có gia đình, đang dấn thân và đem khả năng chuyên môn của mình phục vụ trong các tổ chức, các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành. Bằng đời sống cầu nguyện, làm việc bác ái, tham gia các Hội đoàn, làm tông đồ cá nhân cũng như tập thể, tham gia vào các sinh hoạt mục vụ trong giáo phận, giáo xứ, giáo họ của mình.
Tiếp nối truyền thống đạo đức của các bậc tiền nhân. Trước năm 1975 cũng như những năm sau này; rất nhiều vị trong giáo họ Nam Am đã hăng say nhiệt tình tham gia các đoàn thể Công Giáo tiến hành, kiêm nhiệm nhiều chức vụ.
Như Cụ Đaminh Vũ Viết Bái, sinh năm 1922, người gốc khu Trung làng Nam Am. Ngày mới vào Nam, cụ là một chàng trai độ ngoài 30, nay cụ đã gần tuổi “Bách niên chi lão nghĩa là gần 100 tuổi”, cái tuổi “Phúc lộc trời cho”, và có thể nói: “Cụ là vị gia trưởng của những gia đình gốc Nam Am ở miền Nam còn lại”. Cụ nhiệt thành trong mọi công tác tông đồ, kiêm nhiệm nhiều chức vụ, làm Khán khu rồi Phó Trương giáo xứ. Dù trong hoàn cảnh nào, Cụ luôn sống theo tinh thần đạo binh Đức Mẹ, sống khiêm nhường, đơn sơ, tín thác vào Mẹ Maria.
Sang các thế hệ tiếp nối, nhiều vị đã và đang tham gia vào các đoàn hội như: Ông Vicente Đoàn Văn Đà, Ông Giuse Bùi Văn Phát, làm trưởng giới Gia Trưởng. Bà Anna Đoàn Thị Am, Bà Maria Trần Thị Hồng Hoa, Bà Maria Lưu Thị Sâm, làm Ban trị sự giới Hiền Mẫu giáo xứ. Ông Toma Lưu Đức Thuần, Cô Maria Khổng Thị Lam, làm Ban trị sự giới Thiếu Nhi giáo xứ. Bà Maria Lưu Thị Phiếm, làm trưởng hội Phạt Tạ giáo xứ. Cô Rosa Lưu Thị Nhung, làm trưởng hội con Đức Mẹ giáo xứ.
7. 60 năm một hành trình đức tin.
Trải qua năm tháng cuộc đời, 60 năm ghi dấu một chặng đường, 60 năm với biết bao thăng trầm của các biến cố trong hành trình 60 năm ghi dấu ấn thời gian trên lịch sử giáo họ Nam Am. Mỗi biến cố cuộc đời làm chúng ta trưởng thành và lớn lên thế nào thì mỗi biến cố xảy ra cho giáo họ cũng từng bước định hình nên một giáo họ Nam Am hôm nay.
Nhìn lại chặng đường 60 năm ân phúc đã qua, chắc hẳn chúng ta ai cũng nhận ra những hồng ân lớn lao và phong phú với tất cả chiều cao sâu dài rộng mà Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ trên cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình, trong giáo họ Nam Am. Đồng thời chúng ta luôn nhớ đến các Đấng Bậc, các vị tiền nhân, các ân nhân, thân nhân ở trong nước và hải ngoại, còn sống cũng như đã qua đời.
Trong tâm tình tín thác, mỗi người, mỗi gia đình, các thành phần, trong cộng đoàn giáo họ Nam Am, xin đồng thanh sốt sắng nói lời ‘Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa’ (x. Lc. 1, 46.48), và hân hoan cất cao bài ca cảm tạ tri ân về những hồng ân lớn lao mà Chúa đã, đang và sẽ ban cho giáo họ qua lời bầu cử của Mẹ Mân Côi, Quan thầy giáo họ.
Giuse Khổng Hữu Nguồn
Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà mục vụ giáo xứ chính tòa Huế
Trương Trí
20:36 05/10/2014
THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ KHÁNH THÀNH NHÀ MỤC VỤ GIÁO XỨ CHÍNH TOÀ PHỦ CAM HUẾ
Tông huấn “Niềm vui của Tin Mừng” (Evangelii Guadium), Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh về việc Loan báo Tin Mừng trong một xã hội và một thế giới hôm nay mang nặng màu sắc kinh tế, tiền bạc, con người bị khống chế bởi một hệ thống tài chính thống trị thay vì phục vụ. Ngài mời gọi: “Toàn thể Dân Chúa đều là những người Rao giảng Tin Mừng”.
Xem Hình
Chính vì mỗi một người, mỗi một cộng đoàn là những người Rao giảng Tin Mừng, đòi hỏi mỗi một người ngay từ khi còn thơ ấu cần thiết phải học Giáo lý để nâng cao nhận thức Đức Tin vững vàng, từ đó có thể trở thành những nhà truyền giáo mai sau.
Nhu cầu dạy và học Giáo lý được Giáo xứ Chính toà Phủ Cam luôn quan tâm hàng đầu, với số giáo lý sinh lên đến trên 1.200 em. Do đó cơ sở vật chất để các em ngồi học giáo lý là những trăn trở của Hội đồng Giáo xứ và các linh mục Quản xứ từ bao đời nay.
Kể từ khi Cha Antôn Dương Quỳnh được Đức Tổng Giám mục Stêphanô bổ nhiệm làm Quản xứ Chính Toà, mối ưu tư hàng đầu của Ngài là tiến hành việc xây dựng Nhà Mục vụ Giáo xứ thật khang trang và đầy đủ tiện nghi, nhằm tạo điều kiện cho các em hăng say và chuyên tâm học hỏi Giáo lý. Sau một thời gian bàn thảo và lên phương án vận động kinh phí xây dựng. Ngày 15/8/2009, Giáo xứ đã mạnh dạn gởi đến quí Đức Cha, quí Cha và quí ân nhân là đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước nhằm mời gọi giúp đỡ tài chính để xây Nhà Mục vụ.
Ngày 27/6/2010, Đức Tổng Giám mục Stêphanô, Nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã chủ sự Nghi thức Đặt viên đá xây dựng Nhà Mục vụ.
Lễ Khởi công vào ngày 1/5/2011, dịp lễ Thánh Giuse, Giáo xứ nhằm dâng lên Ngài những lao nhọc trong việc xây dựng cả về tinh thần lẫn vật chất, xin Ngài luôn đoái nhìn đến. Sau 3 năm thi công, đến nay Nhà Mục vụ đã hoàn thành mỹ mãn, năm học Giáo lý này các em đã được vào học trong ngôi nhà mới với đầy đủ tiện nghi học tập.
Sáng Chúa Nhật lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi, ghi nhớ đến những hồng ân mà Mẹ đã ban cho trong suốt 3 năm qua, Giáo xứ đã long trọng tổ chức Thánh lễ Tạ ơn và Khánh thành Nhà Mục vụ, trong niềm hân hoan của cộng đoàn Giáo xứ. Thánh lễ đồng tế do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ tế, cùng đồng tế có quí Cha Phó và quí Cha là con cái trong Giáo xứ.
Đoàn rước từ Nhà Mục vụ tiến ra Tiền đường và vào Nhà thờ uy nghiêm trong tiếng kèn trống của đội Kèn Giáo xứ. Các ban nghành đoàn thể đều mặc đồng phục với những màu sắc rực rỡ Nhà thờ thờ, ai nấy đều dâng trào một niềm vui khôn tả.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn dâng lên những lời tri ân thiết tha và đầy cảm xúc, gởi đến Đức Tổng Giám mục Stêphanô, Đức Tổng Phanxicô, nhất là Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính toà đã ngày đêm thao thức lo lắng cho việc xây dựng Nhà Mục vụ. Cha Phó Giuse Lê Văn Hồng đã nỗ lực với biết bao tâm huyết trong việc quản lý và coi sóc việc xây dựng. Ông Chủ tịch cũng cảm ơn các các nhân là Kỹ sư và thợ thầy đã vất vả suốt 3 năm qua, đặc biệt nhớ đến ông Đôminicô Phan Văn Đơn đã về với Chúa với nhiều công trạng trong việc góp công góp của xây dựng Nhà Mục vụ. Đặc biệt ông Chủ tịch ngõ lời tri ân đến quí ân nhân là đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước cũng như cộng đoàn đã tích cực giúp đỡ tài chính để hôm nay ngôi nhà Mục vụ khang trang hoàn thành tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse trả công bội hậu cho quí Đức Cha, quí Cha và quí ân nhân.
Các em thiếu nữ của Giáo xứ trao tặng những lẵng hoa tươi thắm lên Cha Tổng Đại diện và quí Cha bày tỏ lòng quí mến và biết ơn sâu sắc của cộng đoàn giáo xứ.
Nghi thức Làm Phép và cắt băng Khánh thành Nhà Mục vụ sẽ được tổ chức vào lúc 17giờ 30 ngày 7/10 do Đức Tổng Giám mục chủ sự với sự tham dự của Cộng đoàn Giáo xứ và sự hiện diện của quí Cha, quí ân nhân.
Ngôi nhà Mục vụ là niềm ước mơ từ bao đời nay của Giáo xứ nay đã thành hiện thực.
Trương Trí
Tông huấn “Niềm vui của Tin Mừng” (Evangelii Guadium), Đức Thánh Cha Phanxicô đặc biệt nhấn mạnh về việc Loan báo Tin Mừng trong một xã hội và một thế giới hôm nay mang nặng màu sắc kinh tế, tiền bạc, con người bị khống chế bởi một hệ thống tài chính thống trị thay vì phục vụ. Ngài mời gọi: “Toàn thể Dân Chúa đều là những người Rao giảng Tin Mừng”.
Xem Hình
Chính vì mỗi một người, mỗi một cộng đoàn là những người Rao giảng Tin Mừng, đòi hỏi mỗi một người ngay từ khi còn thơ ấu cần thiết phải học Giáo lý để nâng cao nhận thức Đức Tin vững vàng, từ đó có thể trở thành những nhà truyền giáo mai sau.
Nhu cầu dạy và học Giáo lý được Giáo xứ Chính toà Phủ Cam luôn quan tâm hàng đầu, với số giáo lý sinh lên đến trên 1.200 em. Do đó cơ sở vật chất để các em ngồi học giáo lý là những trăn trở của Hội đồng Giáo xứ và các linh mục Quản xứ từ bao đời nay.
Kể từ khi Cha Antôn Dương Quỳnh được Đức Tổng Giám mục Stêphanô bổ nhiệm làm Quản xứ Chính Toà, mối ưu tư hàng đầu của Ngài là tiến hành việc xây dựng Nhà Mục vụ Giáo xứ thật khang trang và đầy đủ tiện nghi, nhằm tạo điều kiện cho các em hăng say và chuyên tâm học hỏi Giáo lý. Sau một thời gian bàn thảo và lên phương án vận động kinh phí xây dựng. Ngày 15/8/2009, Giáo xứ đã mạnh dạn gởi đến quí Đức Cha, quí Cha và quí ân nhân là đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước nhằm mời gọi giúp đỡ tài chính để xây Nhà Mục vụ.
Ngày 27/6/2010, Đức Tổng Giám mục Stêphanô, Nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã chủ sự Nghi thức Đặt viên đá xây dựng Nhà Mục vụ.
Lễ Khởi công vào ngày 1/5/2011, dịp lễ Thánh Giuse, Giáo xứ nhằm dâng lên Ngài những lao nhọc trong việc xây dựng cả về tinh thần lẫn vật chất, xin Ngài luôn đoái nhìn đến. Sau 3 năm thi công, đến nay Nhà Mục vụ đã hoàn thành mỹ mãn, năm học Giáo lý này các em đã được vào học trong ngôi nhà mới với đầy đủ tiện nghi học tập.
Sáng Chúa Nhật lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi, ghi nhớ đến những hồng ân mà Mẹ đã ban cho trong suốt 3 năm qua, Giáo xứ đã long trọng tổ chức Thánh lễ Tạ ơn và Khánh thành Nhà Mục vụ, trong niềm hân hoan của cộng đoàn Giáo xứ. Thánh lễ đồng tế do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ tế, cùng đồng tế có quí Cha Phó và quí Cha là con cái trong Giáo xứ.
Đoàn rước từ Nhà Mục vụ tiến ra Tiền đường và vào Nhà thờ uy nghiêm trong tiếng kèn trống của đội Kèn Giáo xứ. Các ban nghành đoàn thể đều mặc đồng phục với những màu sắc rực rỡ Nhà thờ thờ, ai nấy đều dâng trào một niềm vui khôn tả.
Sau Thánh lễ, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn dâng lên những lời tri ân thiết tha và đầy cảm xúc, gởi đến Đức Tổng Giám mục Stêphanô, Đức Tổng Phanxicô, nhất là Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, Quản xứ Chính toà đã ngày đêm thao thức lo lắng cho việc xây dựng Nhà Mục vụ. Cha Phó Giuse Lê Văn Hồng đã nỗ lực với biết bao tâm huyết trong việc quản lý và coi sóc việc xây dựng. Ông Chủ tịch cũng cảm ơn các các nhân là Kỹ sư và thợ thầy đã vất vả suốt 3 năm qua, đặc biệt nhớ đến ông Đôminicô Phan Văn Đơn đã về với Chúa với nhiều công trạng trong việc góp công góp của xây dựng Nhà Mục vụ. Đặc biệt ông Chủ tịch ngõ lời tri ân đến quí ân nhân là đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước cũng như cộng đoàn đã tích cực giúp đỡ tài chính để hôm nay ngôi nhà Mục vụ khang trang hoàn thành tốt đẹp. Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse trả công bội hậu cho quí Đức Cha, quí Cha và quí ân nhân.
Các em thiếu nữ của Giáo xứ trao tặng những lẵng hoa tươi thắm lên Cha Tổng Đại diện và quí Cha bày tỏ lòng quí mến và biết ơn sâu sắc của cộng đoàn giáo xứ.
Nghi thức Làm Phép và cắt băng Khánh thành Nhà Mục vụ sẽ được tổ chức vào lúc 17giờ 30 ngày 7/10 do Đức Tổng Giám mục chủ sự với sự tham dự của Cộng đoàn Giáo xứ và sự hiện diện của quí Cha, quí ân nhân.
Ngôi nhà Mục vụ là niềm ước mơ từ bao đời nay của Giáo xứ nay đã thành hiện thực.
Trương Trí
Văn Hóa
Chuỗi ngọc Mân Côi
Trầm Hương Thơ
20:44 05/10/2014
Tháng mười là tháng mân côi
Cha mẹ đã dạy từ hồi còn thơ
Bao năm cũng chẳng phai mờ
Niềm tin ta có là nhờ mẹ cha
Tối về xum họp cả nhà
Lời kinh dâng kính Chúa Cha trên trời
Được làm con Chúa trên đời
Đó là "Ân Sủng" tuyệt vời Chúa ban
Xin cho kiếp sống bình an
Lời cha mẹ dạy bảo ban con là:
"SỰ VUI"Thiên Chúa ban ra
Thiên Thần loan báo Đức Bà chịu thai
Bà sẽ sinh Chúa Ngôi Hai
Khiêm nhường Mẹ đã nói bài "xin vâng"
Mẹ đem Con Chúa hiến dâng
Tiên Tri ẵm lấy nói hằng chờ lâu
Sau này bà sẽ âu sầu
Mẹ hằng suy nghĩ kín sâu một mình.
"SỰ SÁNG" Thiên Chúa quang minh
Ngài chịu phép rửa Thánh Linh cao vời
Chúa Cha phán xuống từ trời
Con ta sủng ái nghe lời nơi ta
Phép lạ tiệc cưới Cana
Quyền năng Thiên Chúa ban qua Con Ngài
Nước Trời rao giảng công khai
Ta bo đỉnh núi nơi Ngài Hiển dung
Bí Tích Thánh Thể sau cùng
Để cho Nhân loại hưởng chung Ân Tình.
"SỰ THƯƠNG" Con Chúa hy sinh
Hiến thân chuộc tội một mình vì ai
Mang cây thập tự trên vai
Ba lần ngã qụy mão gai trên đầu
Toàn thân roi đã hằn sâu
Đinh nhọn đóng vào buốt thấu tâm can
Chúa Con cứu chuộc thế gian
Trút hơi thở cuối "Bức màn xé đôi"
Xác Ngài trong mộ trên đồi
Gôn-gô-tha đó tới hồi phục sinh
.
"SỰ MỪNG" Con Chúa quang minh
Giê-su sống lại hiển vinh lên trời
Ma-ri-a trọn cuộc đời
Đồng công cứu chuộc tuyệt vời cao siêu
Mẹ dược Thiên Chúa thương yêu
Đưa lên cõi phúc diễm kiều Thánh Ân
Ngài còn sai Chúa Thánh Thần
Mang bình an đền ân cần trao ban
Tông Đồ còn ở thế gian
Bình an trí tuệ để loan Tin Mừng.
Con ơi! chớ có dửng dưng
Lời kinh mẹ dạy"Kình Mừng" ngày thơ
Bóng cha Mẹ đã khuất mờ
Lời kinh vẫn thuộc là nhờ Mẹ Cha
Cầu cho Cha Mẹ nơi xa
Con luôn lần chuỗi "Ngọc Ngà Mân Côi"
Trầm Hương Thơ
07.10. kính ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Nguyện
Dominic Đức Nguyễn
19:09 05/10/2014
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento, CA)
Khi nào đất nở con người
Mà mình phải trả nợ đời phù du?
Dấn thân theo Chúa Giêsu
Tín trung kiên vững dẫu là bụi tro.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)