Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:52 05/10/2016
39. CHỖ NÀO HÙNG MẠNH.
Đinh Vị đã từng làm tể tướng, được phong đến Tấn quốc công, về sau bị giáng xuống làm huyện trưởng huyện Nhai.
Một hôm, từ huyện Nhai trở về cố hương và cùng với khách uống rượu, người khách nọ nói:
- “Các châu bang trong bốn bể, thì châu bang nào hùng mạnh nhất ?”
Đinh Vị cười nói:
- “Đương nhiên là huyện Nhai”.
Khách hỏi:
- “Lời ngài nói có ý gì ?”
Đinh Vị trả lời:
- “Đường đường là một vị tể tướng của triều đình thì cũng chỉ có thể làm tư hộ tham quân, các châu bang khác lẽ nào cũng như nó sao ?”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 39:
Người thời nay cũng như người thời xưa, ai cũng có một thời vất vả và một thời sung sướng, ai cũng có một thời hạnh phúc và một thời đau khổ.
“Lên voi xuống chó” là chuyện thường tình trong thiên hạ, hôm nay anh làm quan tôi làm thằng dân, ngày mai tôi làm quan anh làm thằng dân, cuộc đời cứ thế mà xoay vần không có gì đáng phải ngạc nhiên.
Cái ngạc nhiên là đã “xuống chó” rồi mà vẫn còn kiêu căng phách lối với anh em chị em, không chịu tự mình kiểm điểm tâm hồn và cuộc sống coi tại sao mình lại bị “xuống chó”. Có người đã bị sa thải mà vẫn còn đổ tội cho người này kẻ nọ làm họ bị sa thải; có ngừơi gân cổ lên thoá mạ người khác khi mình bị người ta chế giễu là “xuống chó”, cuộc sống của mỗi người không phải cứ bình thản trôi qua, nhưng vẫn có những việc xảy ra ngoài ý muốn, người Ki-tô hữu gọi đó là sự thử thách của Thiên Chúa đối với con người.
Có người nhìn thấy thánh ý Thiên Chúa trong “cảnh lên voi xuống chó” của mình để hồi tâm sửa đổi, và họ đã trở nên người mới hơn; có người tìm ra thánh ý Thiên Chúa trong hoàn cảnh không thuận lợi, nhưng vẫn cứ oán trách Thiên Chúa và đổ tội cho tha nhân...
Mọi cảnh “lên voi xuống chó” –đối với người đời- thì thật là nhục nhã và đáng khinh bỉ. Chính Đức Chúa Giê-su cũng đã từng bị các thượng tế và biệt phái và người Do Thái cho “lên voi xuống chó”, khi mà họ ngày hôm qua nhảy tưng lên hồ hởi phất lá phất cờ hoan hô Ngài là con vua Đa vít, là Đấng Mê-si-a, nhưng cũng chính họ ngày hôm sau đã vung tay đả đảo Ngài, đánh đòn Ngài, và giết Ngài chết trên thập giá đó hay sao ?... Nhưng không phải vì thế mà Ngài kêu ca than thở với Chúa Cha tại sao phải để Ngài chịu khổ và nhục nhã như thế, nhưng Ngài đã ôm trọn chén đắng và phó thác mọi sự trong tay Cha.
Nay làm quan mai làm phó thường dân là chuyện thường tình, do đó mà khi mình được anh em chị em tín nhiệm cho “lên voi” đề cử vào chức vụ này ban bệ nọ, thì mình phải khiêm tốn sống làm sao để khi “xuống chó” thì cũng được mọi người yêu mến tín nhiệm...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Đinh Vị đã từng làm tể tướng, được phong đến Tấn quốc công, về sau bị giáng xuống làm huyện trưởng huyện Nhai.
Một hôm, từ huyện Nhai trở về cố hương và cùng với khách uống rượu, người khách nọ nói:
- “Các châu bang trong bốn bể, thì châu bang nào hùng mạnh nhất ?”
Đinh Vị cười nói:
- “Đương nhiên là huyện Nhai”.
Khách hỏi:
- “Lời ngài nói có ý gì ?”
Đinh Vị trả lời:
- “Đường đường là một vị tể tướng của triều đình thì cũng chỉ có thể làm tư hộ tham quân, các châu bang khác lẽ nào cũng như nó sao ?”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 39:
Người thời nay cũng như người thời xưa, ai cũng có một thời vất vả và một thời sung sướng, ai cũng có một thời hạnh phúc và một thời đau khổ.
“Lên voi xuống chó” là chuyện thường tình trong thiên hạ, hôm nay anh làm quan tôi làm thằng dân, ngày mai tôi làm quan anh làm thằng dân, cuộc đời cứ thế mà xoay vần không có gì đáng phải ngạc nhiên.
Cái ngạc nhiên là đã “xuống chó” rồi mà vẫn còn kiêu căng phách lối với anh em chị em, không chịu tự mình kiểm điểm tâm hồn và cuộc sống coi tại sao mình lại bị “xuống chó”. Có người đã bị sa thải mà vẫn còn đổ tội cho người này kẻ nọ làm họ bị sa thải; có ngừơi gân cổ lên thoá mạ người khác khi mình bị người ta chế giễu là “xuống chó”, cuộc sống của mỗi người không phải cứ bình thản trôi qua, nhưng vẫn có những việc xảy ra ngoài ý muốn, người Ki-tô hữu gọi đó là sự thử thách của Thiên Chúa đối với con người.
Có người nhìn thấy thánh ý Thiên Chúa trong “cảnh lên voi xuống chó” của mình để hồi tâm sửa đổi, và họ đã trở nên người mới hơn; có người tìm ra thánh ý Thiên Chúa trong hoàn cảnh không thuận lợi, nhưng vẫn cứ oán trách Thiên Chúa và đổ tội cho tha nhân...
Mọi cảnh “lên voi xuống chó” –đối với người đời- thì thật là nhục nhã và đáng khinh bỉ. Chính Đức Chúa Giê-su cũng đã từng bị các thượng tế và biệt phái và người Do Thái cho “lên voi xuống chó”, khi mà họ ngày hôm qua nhảy tưng lên hồ hởi phất lá phất cờ hoan hô Ngài là con vua Đa vít, là Đấng Mê-si-a, nhưng cũng chính họ ngày hôm sau đã vung tay đả đảo Ngài, đánh đòn Ngài, và giết Ngài chết trên thập giá đó hay sao ?... Nhưng không phải vì thế mà Ngài kêu ca than thở với Chúa Cha tại sao phải để Ngài chịu khổ và nhục nhã như thế, nhưng Ngài đã ôm trọn chén đắng và phó thác mọi sự trong tay Cha.
Nay làm quan mai làm phó thường dân là chuyện thường tình, do đó mà khi mình được anh em chị em tín nhiệm cho “lên voi” đề cử vào chức vụ này ban bệ nọ, thì mình phải khiêm tốn sống làm sao để khi “xuống chó” thì cũng được mọi người yêu mến tín nhiệm...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:54 05/10/2016
24. Đức Chúa Giê-su không những có tình yêu mà chính là tình yêu; Thánh Thể không những là bí tích tình yêu, mà chính là tình yêu.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lễ Mân Côi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:27 05/10/2016
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
(Ngày 7 tháng 10)
Tin Mừng: Lc 1, 26-38.
“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Đức Mẹ Mân Côi, để kính nhớ cuộc chiến thắng của các chiến thuyền Ki-tô giáo tại vịnh Lepente ngày 7 tháng 10 năm 1571, nhờ sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ Ma-ri-a qua lời cầu nguyện bằng chuổi Mân Côi của các tín hữu. Qua kinh Mân Côi, chúng ta thấy có hai yếu tố quan trọng mà Đức Mẹ Ma-ri-a rất yêu thích, đó chính là sự lặp đi lặp lại kinh Kính Mừng, và suy niệm các mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Chúa Giê-su, mà Mẹ có vai trò rất đặc biệt trong chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa.
Đức Mẹ Ma-ri-a rất yêu thích những ai đọc kinh Kính Mừng, bởi vì chính thiên thần Ga-bri-en đã cất tiếng chào mừng khi truyền tin cho Mẹ: “Kính mừng Ma-ri-a đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà…” lời cầu chúc này đã nói lên sự cung kính của thiên thần đối với một tạo vật là Mẹ được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-su.
Khi yêu nhau, đôi bạn nam nữ thường lặp đi lặp lại điệp khúc “anh yêu em” và “em yêu anh” mà không thấy chán, không thấy thừa thải hoặc không thấy mắc cở gượng gùng, bởi vì tình yêu được phát xuất từ tấm lòng chân thật, cho nên họ sẽ sung sướng đón nhận lời lẽ yêu thương ngắn ngọn mà bày tỏ hết cả tấm lòng yêu thương của bạn mình.
Đức Mẹ Ma-ri-a cũng rất yêu thích những ai thành tâm đọc kinh Mân Côi, bởi vì nơi kinh Mân Côi này chúng ta lặp đi lặp lại không những một hai lần kinh Kính Mừng, nhưng là đọc đi đọc lại cả hai trăm lần kinh Kính Mừng như hai trăm đóa hoa hồng dâng kính Đức Mẹ. Hai trăm kinh Kính Mừng là hai mươi biến cố trong cuộc đời của Đức Chúa Giê-su khi Ngài sống ở trần gian, hai mươi biến cố này từ khi Đức Chúa Giê-su sinh ra cho đến khi Ngài lên trời và Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống và Thiên Chúa thưởng ân cho Đức Mẹ Ma-ri-a lên trời cả hồn lẫn xác.
(Hai mươi biến cố này được chia thành bốn nhóm hay là bốn “sự”: năm sự Vui, năm sự Thương, năm sự Mừng, năm sự Sáng. Mỗi sự đều có liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Ma-ri-a là Đấng đồng công cứu chuộc loài người.)
Đã có rất nhiều lần chúng ta lần chuỗi Mân Côi mà miệng đọc như cái máy phát thanh, không hề dừng lại để suy ngắm những gì mình đang đọc; có những lúc bạn và tôi đọc kinh Mân Côi mà như sợ người khác giành giựt, cho nên chúng ta vẫn chưa hiểu và chưa yêu mến Đức Chúa Giê-su cho đủ, do đó mà chúng ta trở thành những nghi vấn cho người khác nghi ngờ về đức tin của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI khích lệ chúng ta như sau: “Bản chất việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi nhịp điệu phải chậm rãi và có thời gian thư thả, để người ta có thời gian suy gẫm sâu xa về các mầu nhiệm cuộc đời Đức Chúa Giê-su được nhìn qua Trái Tim của Đấng gần gủi nhất với Chúa.” (Marialis Cultus, 47)
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, bạn và tôi nên có một quyết tâm khi lần hạt Mân Côi, đó là luôn yêu mến và tin tưởng vào Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhờ Mẹ mà chúng ta đến với Đức Chúa Giê-su -là Đấng nhờ sự vâng phục của Đức Mẹ- để nhờ kinh Mân Côi mà chúng ta trở thành những chứng nhân cho Tin Mừng và cho tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
(Ngày 7 tháng 10)
Tin Mừng: Lc 1, 26-38.
“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai.”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Đức Mẹ Mân Côi, để kính nhớ cuộc chiến thắng của các chiến thuyền Ki-tô giáo tại vịnh Lepente ngày 7 tháng 10 năm 1571, nhờ sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ Ma-ri-a qua lời cầu nguyện bằng chuổi Mân Côi của các tín hữu. Qua kinh Mân Côi, chúng ta thấy có hai yếu tố quan trọng mà Đức Mẹ Ma-ri-a rất yêu thích, đó chính là sự lặp đi lặp lại kinh Kính Mừng, và suy niệm các mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Chúa Giê-su, mà Mẹ có vai trò rất đặc biệt trong chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa.
Đức Mẹ Ma-ri-a rất yêu thích những ai đọc kinh Kính Mừng, bởi vì chính thiên thần Ga-bri-en đã cất tiếng chào mừng khi truyền tin cho Mẹ: “Kính mừng Ma-ri-a đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà…” lời cầu chúc này đã nói lên sự cung kính của thiên thần đối với một tạo vật là Mẹ được Thiên Chúa chọn làm mẹ Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-su.
Khi yêu nhau, đôi bạn nam nữ thường lặp đi lặp lại điệp khúc “anh yêu em” và “em yêu anh” mà không thấy chán, không thấy thừa thải hoặc không thấy mắc cở gượng gùng, bởi vì tình yêu được phát xuất từ tấm lòng chân thật, cho nên họ sẽ sung sướng đón nhận lời lẽ yêu thương ngắn ngọn mà bày tỏ hết cả tấm lòng yêu thương của bạn mình.
Đức Mẹ Ma-ri-a cũng rất yêu thích những ai thành tâm đọc kinh Mân Côi, bởi vì nơi kinh Mân Côi này chúng ta lặp đi lặp lại không những một hai lần kinh Kính Mừng, nhưng là đọc đi đọc lại cả hai trăm lần kinh Kính Mừng như hai trăm đóa hoa hồng dâng kính Đức Mẹ. Hai trăm kinh Kính Mừng là hai mươi biến cố trong cuộc đời của Đức Chúa Giê-su khi Ngài sống ở trần gian, hai mươi biến cố này từ khi Đức Chúa Giê-su sinh ra cho đến khi Ngài lên trời và Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống và Thiên Chúa thưởng ân cho Đức Mẹ Ma-ri-a lên trời cả hồn lẫn xác.
(Hai mươi biến cố này được chia thành bốn nhóm hay là bốn “sự”: năm sự Vui, năm sự Thương, năm sự Mừng, năm sự Sáng. Mỗi sự đều có liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Ma-ri-a là Đấng đồng công cứu chuộc loài người.)
Đã có rất nhiều lần chúng ta lần chuỗi Mân Côi mà miệng đọc như cái máy phát thanh, không hề dừng lại để suy ngắm những gì mình đang đọc; có những lúc bạn và tôi đọc kinh Mân Côi mà như sợ người khác giành giựt, cho nên chúng ta vẫn chưa hiểu và chưa yêu mến Đức Chúa Giê-su cho đủ, do đó mà chúng ta trở thành những nghi vấn cho người khác nghi ngờ về đức tin của chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI khích lệ chúng ta như sau: “Bản chất việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi nhịp điệu phải chậm rãi và có thời gian thư thả, để người ta có thời gian suy gẫm sâu xa về các mầu nhiệm cuộc đời Đức Chúa Giê-su được nhìn qua Trái Tim của Đấng gần gủi nhất với Chúa.” (Marialis Cultus, 47)
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, bạn và tôi nên có một quyết tâm khi lần hạt Mân Côi, đó là luôn yêu mến và tin tưởng vào Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhờ Mẹ mà chúng ta đến với Đức Chúa Giê-su -là Đấng nhờ sự vâng phục của Đức Mẹ- để nhờ kinh Mân Côi mà chúng ta trở thành những chứng nhân cho Tin Mừng và cho tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: ‘Khắp thế giới đang trong tình trạng chiến tranh nhằm tiêu diệt hôn nhân gia đình’.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:10 05/10/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: ‘Khắp thế giới đang trong tình trạng chiến tranh nhằm tiêu diệt hôn nhân gia đình’.
(CNSNews.com) – Trong cuộc gặp chung hôm Thứ Bẩy với các linh mục và các tu sĩ tại Cộng Hòa Dân Chủ Georgia, Đức Giáo Hoàng nói rằng lý thuyết về giới tính là “ kẻ thù lớn nhất của hôn nhân gia đình ngày nay.”Cũng theo Cơ Quan Truyền Thông Công Giáo, Đức Giáo Hoàng còn nói thêm rằng “ ngày nay khắp thế giới đang trong tình trạng chiến tranh nhằm tiêu diệt hôn nhân gia đình.”
Đức Giáo Hoàng chỉ ra rằng đây không phải là cuộc chiến tranh với vũ khí, “ nhưng với tư tưởng” và có những “ thuyết tư tưởng tiêu diệt hôn nhân gia đình”
“Do vậy chúng ta phải bảo vệ mình khỏi những ý thức hệ chiếm đoạt như thế”
Sau đó Đức Giáo Hoàng đã làm rõ hơn về những nhận xét của ngài trên một cuộc họp báo trên máy bay từ Azerbaijan khi một phóng viên hỏi rằng ngài sẽ nói gì với những người đã từng phải chiến đấu với cuộc sống tình dục của họ trong nhiều năm và họ cảm thấy thực sự có sự trục trặc nào đó về sinh học không đáp ứng đúng với bản sắc tính dục của họ.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “với cương vị là một linh mục và giám mục, thậm chí là Giáo hoàng, tôi đã đồng hành với những người có khuynh hướng đồng tính, tôi cũng đã từng gặp những người đồng tính, cùng đi với họ và đã mang họ tới gần Chúa hơn, như trách nhiệm của một tông đồ, và tôi chưa bao giờ bỏ rơi họ.”
Đức Giáo Hoàng đã kể một câu chuyện về một người cha Công Giáo. Người cha ấy kể rằng một ngày kia ông ta hỏi cậu con trai 10 tuổi của mình là con muốn là gì khi con khôn lớn, cậu bé trả lời là “một con gái.”. Người cha nhận ra ngay là con của mình đã bị dậy về cái lý thuyết giới tính tại trường học.
“Điều này trái với tự nhiên. Một mặt vì một người có khuynh hướng này, điều kiện này và ngay cả muốn đổi giới tính, nhưng mặt khác lại dạy tư tưởng giới tính ở trường học nhằm thay đổi tâm lý. Đây là cái mà tôi gọi là ý thức hệ chiếm đoạt.”
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng “Cuộc sống là cuộc sống và mọi việc phải được giải quyết khi đến thời đến lúc. Tội lỗi là tội lỗi. Các khuynh hướng tình dục hay sự mất cân bằng nội tiết tố có nhiều vấn đề và chúng ta phải rất cẩn thận, chớ nói rằng tất cả mọi thứ đều như nhau.”
Ngài thêm rằng ngài sẽ không cứ “vui vẻ” với những người đang chiến đấu với những vấn đề này, nhưng ngài sẽ xem xét từng trường hợp một, chấp nhận nó, cùng đồng hành và nghiên cứu nó, phân biện và phối hợp nó.
“Đây là điều mà Chúa Giêsu sẽ làm hôm nay. Xin đừng nói là Đức Giáo Hoàng thánh hóa người chuyển giới. Xin đừng lên báo như thế. Có điều gì không rõ về những gì tôi nói không? Tôi xin nhắc lại cho rõ. Đây là một vấn đề đạo đức, một vấn đề con người và luôn cần được giải quyết bằng lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Giuse Thẩm Nguyễn
(CNSNews.com) – Trong cuộc gặp chung hôm Thứ Bẩy với các linh mục và các tu sĩ tại Cộng Hòa Dân Chủ Georgia, Đức Giáo Hoàng nói rằng lý thuyết về giới tính là “ kẻ thù lớn nhất của hôn nhân gia đình ngày nay.”Cũng theo Cơ Quan Truyền Thông Công Giáo, Đức Giáo Hoàng còn nói thêm rằng “ ngày nay khắp thế giới đang trong tình trạng chiến tranh nhằm tiêu diệt hôn nhân gia đình.”
Đức Giáo Hoàng chỉ ra rằng đây không phải là cuộc chiến tranh với vũ khí, “ nhưng với tư tưởng” và có những “ thuyết tư tưởng tiêu diệt hôn nhân gia đình”
“Do vậy chúng ta phải bảo vệ mình khỏi những ý thức hệ chiếm đoạt như thế”
Sau đó Đức Giáo Hoàng đã làm rõ hơn về những nhận xét của ngài trên một cuộc họp báo trên máy bay từ Azerbaijan khi một phóng viên hỏi rằng ngài sẽ nói gì với những người đã từng phải chiến đấu với cuộc sống tình dục của họ trong nhiều năm và họ cảm thấy thực sự có sự trục trặc nào đó về sinh học không đáp ứng đúng với bản sắc tính dục của họ.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “với cương vị là một linh mục và giám mục, thậm chí là Giáo hoàng, tôi đã đồng hành với những người có khuynh hướng đồng tính, tôi cũng đã từng gặp những người đồng tính, cùng đi với họ và đã mang họ tới gần Chúa hơn, như trách nhiệm của một tông đồ, và tôi chưa bao giờ bỏ rơi họ.”
Đức Giáo Hoàng đã kể một câu chuyện về một người cha Công Giáo. Người cha ấy kể rằng một ngày kia ông ta hỏi cậu con trai 10 tuổi của mình là con muốn là gì khi con khôn lớn, cậu bé trả lời là “một con gái.”. Người cha nhận ra ngay là con của mình đã bị dậy về cái lý thuyết giới tính tại trường học.
“Điều này trái với tự nhiên. Một mặt vì một người có khuynh hướng này, điều kiện này và ngay cả muốn đổi giới tính, nhưng mặt khác lại dạy tư tưởng giới tính ở trường học nhằm thay đổi tâm lý. Đây là cái mà tôi gọi là ý thức hệ chiếm đoạt.”
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng “Cuộc sống là cuộc sống và mọi việc phải được giải quyết khi đến thời đến lúc. Tội lỗi là tội lỗi. Các khuynh hướng tình dục hay sự mất cân bằng nội tiết tố có nhiều vấn đề và chúng ta phải rất cẩn thận, chớ nói rằng tất cả mọi thứ đều như nhau.”
Ngài thêm rằng ngài sẽ không cứ “vui vẻ” với những người đang chiến đấu với những vấn đề này, nhưng ngài sẽ xem xét từng trường hợp một, chấp nhận nó, cùng đồng hành và nghiên cứu nó, phân biện và phối hợp nó.
“Đây là điều mà Chúa Giêsu sẽ làm hôm nay. Xin đừng nói là Đức Giáo Hoàng thánh hóa người chuyển giới. Xin đừng lên báo như thế. Có điều gì không rõ về những gì tôi nói không? Tôi xin nhắc lại cho rõ. Đây là một vấn đề đạo đức, một vấn đề con người và luôn cần được giải quyết bằng lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Cầu Nguyện
Vũ đình Huyến, Lm CMC
20:50 05/10/2016
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CMC)
Con nguyện hứa tôn thờ yêu Chúa
Bằng con đường riêng của trẻ thơ
Sao cao càng nhỏ và mờ
Thiên đàng lấp lánh đợi chờ trẻ thơ.
(Trích thơ của Hồng Phúc, Lm)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 29/9 – 05/10/2016: Chiến tranh nhằm tiêu diệt hôn nhân gia đình
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:24 05/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngài bày tỏ lập trường trên đây dành cho 80 người thuộc 40 tổ chức từ thiện Công Giáo quốc tế và các tham dự viên khác tại khóa họp thứ 5 do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm), triệu tập hôm 29-9, tại Roma, để kiểm điểm tình hình và đẩy mạnh công cuộc cứu trợ các nạn nhân tại Syria và Iraq.
Đức Thánh Cha nói: “Mặc dù nhiều cố gắng đã được thực hiện trong các lãnh vực khác nhau, lý lẽ của võ khí và đàn áp, những lợi lộc đen tối và bạo lực tiếp tục tàn phá hai nước ấy và cho đến nay, người ta không biết chấm dứt những đau khổ làm kiệt quệ và những vi phạm liên tục chống lại các quyền con người. Những hậu quả thê thảm của cuộc khủng hoảng ấy hiện nay trở nên tỏ tường, vượt lên trên các biên cương của vùng ấy. Hiện tượng di cư trầm trọng là biểu tượng tình trạng ấy”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh giác rằng “bạo lực sinh ra bạo lực và chúng ta có cảm tưởng đang bị cuốn vào cái vòng bất lực và ù lỳ bất động mà dường như người ta không có lối thoát. Sự ác đang vây hãm lương tâm và ý chí như thế phải đặt câu hỏi cho chúng ta. Tại sao con người tiếp tục theo đuổi những lạm quyền, trả đũa và bạo lực, dù có những thiệt hại lớn lao cho con người, cho gia sản và môi trường như thế? Chúng ta hãy nghĩ đến vụ tấn công mới đây chống loại đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc.
Trong bối cảnh đau thương đó, Đức Thánh Cha ca ngợi hoạt động của “những người dấn thân giúp đỡ các nạn nhân và bảo tồn phẩm giá của họ, công việc ấy chắc chắn là một phản ánh lòng thương xót của Thiên Chúa, và tự nó là một dấu chỉ chứng tỏ sự ác có giới hạn và không có tiếng nói cuối cùng. Đó là một dấu chỉ hy vọng lớn mà tôi cùng với anh chị em, cám ơn bao nhiêu người vô danh đang cầu nguyện và âm thầm chuyển cầu cho các nạn nhân xung đột, nhất là các trẻ em và những người yếu thế nhất, cũng như hỗ trợ công việc của anh chị em”.
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng “ngoài những trợ giúp nhân đạo, điều mà anh chị em chúng ta ở Syria và Iraq đang cần hơn cả chính là hòa bình. Vì thế, tôi không mỏi mệt khi kêu gọi cộng đồng quốc tế cố gắng nhiều hơn và có những nỗ lực mới để đạt tới hòa bình cho toàn vùng Trung Đông.
“Chấm dứt xung đột cũng là điều nằm trong tay con người: Mỗi người chúng ta có thể và phải trở thành người xây dựng hào bình, vì mỗi tình cảnh bạo lực và bất công là một vết thương trong thân mình của toàn thể gia đình nhân loại”.
Đức Thánh Cha không quên nghĩ đến các cộng đồng Kitô tại Trung Đông, đang đau khổ vì hậu quả của bạo lực và lo sợ nhìn về tương lai. Ngài nói: “Giữa bao nhiêu tối tăm, các Giáo Hội ấy giương cao ngọn đèn đức tin, hy vọng và bác ái. Khi can đảm giúp đỡ những người đau khổ, không phân biệt ai, và hoạt động cho hòa bình và sự sống chung, các tín hữu Kitô Trung Đông ngày nay là dấu chỉ cụ thể về lòng thương xót của Thiên Chúa”
2. Tòa Thánh triệu tập khoá họp khẩn cấp thứ 5 về Syria và Iraq
Ngày 29-9, khóa họp thứ 5 các cơ quan từ thiện Công Giáo về cuộc khủng hoảng ở Syria và Iraq đã khai diễn ở Roma và do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unumm (Đồng Tâm), tổ chức.
Tham dự khóa họp có 80 người, thuộc 40 cơ quan từ thiện Công Giáo cùng với các đại diện của hàng Giám Mục địa phương, các dòng tu hoạt động trong vùng, cũng như hai vị Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria và Iraq.
Các tham dự viên đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha lúc 9 giờ rưỡi tại Dinh Tông Tòa, trước buổi tiếp kiến chung của ngài dành cho các tín hữu hành hương. Sau đó mọi người đến Thính đường Gioan Phaolô 2 của Đại học Giáo Hoàng Urbaniana để họp.
Bài thuyết trình dẫn nhập đã do Đức Ông Giampietro Dal Toso, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, trình bày, tiếp đến là diễn văn của ông Staffan de Mistura, Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Syria; rồi phần trình bày “Cuộc điều nghiên thứ 2 về câu trả lời của các cơ quan Giáo Hội đối với cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Iraq và Syria trong niên khóa 2015-2016 do Hội đồng Cor Unum thực hiện. Sau cùng là diễn văn của Đức Hồng Y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Ban chiều 29-9, sau phần cập nhật thông tin của hai vị Sứ thần Tòa Thánh tại Iraq và Syria, các tham dự viên đã chia thành các nhóm nhỏ để bàn về những khía cạnh cụ thể trong việc cộng tác giữa các cơ quan khác nhau dấn thân ở Trung Đông.
Mục đích khóa họp này là để kiểm điểm hành trình cứu trợ Công Giáo cho các nạn nhân ở hai quốc gia, thảo luận về tình hình khó khăn hiện nay và xác định những điểm ưu tiên cần thực hiện; các tham dự viên cũng phân tích tình hình các cộng đoàn Kitô ở Iraq và Syria sống trong chiến tranh, và cổ võ sự hợp lực giữa các giáo phận và dòng tu, cũng như các tổ chức khác của Giáo Hội.
Ngoài các hoạt động ngoại giao, Tòa Thánh cũng tham gia các chương trình cứu trợ nhân đạo, trợ giúp hơn 9 triệu người trong niên khóa 2015-2016, với 207 triệu Mỹ kim trong năm ngoái (2015) và 196 triệu mỹ kim trong năm nay.
Từ năm 2011 đến nay, chiến tranh ở Syria và Iraq đã làm cho hơn 300 ngàn người chết và 1 triệu người bị thương. Hiện thời hơn 13.5 triệu người cần được giúp đỡ tại Syria và hơn 10 triệu người tại Iraq, Số người di tản nội địa Iraq là 3.4 triệu và tại Syria là 8 triệu 700 ngàn người. Ngoài ra có 4 triệu 800 ngàn người tị nạn Syria đang sống tại các nước Trung Đông.
3. Một giáo dân mô tả lại cuộc tử đạo của cha Jacques Hamel
Một người đàn ông Pháp sống sót sau vụ khủng bố tại nhà thờ St. Etienne du Rouvray đã mô tả lại cuộc tử đạo của Cha Jacques Hamel.
Guy Coponet, một giáo dân đã tham dự Thánh Lễ vào ngày xảy ra cuộc tấn công, nói với Famille Chrétienne rằng anh đã bị những kẻ khủng bố Hồi giáo buộc phải giữ một máy quay video để ghi hình lại vụ giết người. Bọn khủng bố dự định tung video này lên internet sau đó.
“Tôi phải quay cảnh người ta giết bạn tôi là Cha Jacques '!” Coponet nói. “Tôi không thể quên chuyện đó.”
Cha Hamel chống lại các cuộc tấn công, nhưng Coponet tin rằng vị linh mục đã không lên án những kẻ giết mình. Ngược lại, theo ông, Cha Hamels dường như tin rằng những kẻ tấn công ngài đang hành động dưới sự khống chế của một quyền lực ma quỷ. Khi ngài ngã xuống, ngài không ngừng kêu to: “Satan, hãy xéo đi!”
Coponet bị những kẻ khủng bố đâm ở cổ sau khi cha Hamel qua đời, và suýt chút nữa là mất mạng.
Nhà thờ St. Etienne du Rouvray, đã bị đóng cửa từ sau khi xảy ra vụ tấn công hôm 26 tháng 7, được mở cửa lại vào ngày Chúa Nhật 02 tháng 10.
4. Đức Giáo Hoàng cho biết ngài không thể về thăm cố hương trước năm 2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bác bỏ khả năng có thể thực hiện một chuyến thăm quê hương Á Căn Đình trong năm nay hoặc năm tới.
Trong một thông điệp video cho người dân quê hương của mình, Đức Giáo Hoàng nói rằng lịch trình của ngài cho năm 2017 đã dày đặc các chuyến đi đến châu Phi và châu Á. Do đó, sẽ không khả thi để lên kế hoạch cho một chuyến tông du nữa.
Thông điệp của Đức Thánh Cha xem ra mâu thuẫn với một tuyên bố của Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia, là người đã công bố rằng Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Colombia vào đầu năm tới.
Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với người dân Á Căn Đình rằng ngài vẫn là một người trong số họ và “vẫn còn dùng hộ chiếu Á Căn Đình.”
Ngài mong có thể có mặt cho các sự kiện quan trọng trong đời sống của Giáo Hội tại quốc gia này, bao gồm việc tuyên Chân Phước cho Mẹ Antula hồi tháng Tám vừa qua và tuyên thánh cho cha Cura Brochero vào tháng Mười này.
5. Số người lánh nạn chiến tranh trên thế giới cao nhất trong lịch sử cận đại
Số lượng những người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ để lánh nạn chiến tranh đã lên đến hơn 60 triệu trên toàn thế giới vào cuối năm 2015, một nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc đã cho biết như trên.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết số người lánh nạn chiến tranh đã chiếm gần 1% của toàn bộ dân số thế giới: đó là tỷ lệ phần trăm cao nhất từng được ghi nhận kể từ khi Liên Hợp Quốc bắt đầu lưu trữ các số liệu thống kê từ năm 1951. Tỷ lệ người di cư trong dân số thế giới là tương đối ổn định trong các thập niên 1950 và 1960, đã tăng vọt trong những năm 1980, sau đó ổn định trở lại vào những năm 1990 trước khi tăng vọt từ năm 2010 đến nay.
Làn sóng Hồi Giáo cực đoan và lòng khao khát muốn duy trì chiến tranh hòng thủ lợi của các cường quốc là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thế giới chiến tranh từng mảnh như hiện nay.
Tỷ lệ cao nhất của người di tản là từ Trung Đông, nơi 5.6% dân số phải chạy giặc. Tiếp đó là ở châu Phi, ở mức 1.6%.
6. Đức Thánh Cha lo âu về tình hình thành phố Aleppo
Đức Thánh Cha bày tỏ lo âu về tình hình tại thành Aleppo bên Syria và kêu gọi bảo vệ các thường dân.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến chung sáng hôm 28-9, Đức Thánh Cha nói:
“Một lần nữa tôi nghĩ đến nước Syria yêu quí và bị tang thương. Tôi tiếp tục nhận được các tin tức bi thảm về số phận dân chúng tại thành Aleppo, và tôi cảm thấy liên kết với họ trong đau khổ, qua kinh nguyện và sự gần gũi tinh thần. Tôi bày tỏ đau buồn và lo âu sâu xa vì những gì đang xảy ra tại thành phố bị đã tàn phá này, và tôi lập lại với tất cả mọi người lời kêu gọi hãy hết sức dấn thân trong việc bảo vệ các thường dân như một nghĩa vụ bó buộc và cấp thiết. Tôi kêu gọi lương tâm của những người gây ra các cuộc dội bom và pháo kích, họ sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa!”.
Aleppo là thành phố lớn thứ 2 của Syria, từ lâu bị phiến quân chiếm một phần và nay quân đội chính phủ, với sự hỗ trợ của Nga, đang tìm cách tái chiếm. Phiến quân được Mỹ, Arập Sauđi và một số nước Tây Phương ủng hộ.
7. Tổng thống Juan Manuel Santos nói Đức Thánh Cha sẽ thăm Colombia vào đầu năm tới
Hôm 30 tháng 9, Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia đã công bố rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm quốc gia Nam Mỹ này vào đầu năm tới.
Tòa Thánh chưa đưa ra một lời bình luận nào về kế hoạch cho một chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Colombia. Trong một thông điệp gởi đồng bào Á Căn Đình của ngài, Đức Thánh Cha nói rằng lịch trình của ngài cho năm 2017 đã dày đặc các chuyến đi đến châu Phi và châu Á. Do đó, sẽ không khả thi để lên kế hoạch cho một chuyến tông du nữa. Tuy nhiên, hồi tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng, ngài nhất định sẽ đến thăm Colombia nếu đàm phán thành công và một thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ và phiến quân FARC được thực hiện. Đó là hiệp ước hòa bình vừa được ký kết vào chiều thứ Hai 26 tháng 9.
Tổng thống Santos cho biết chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng sẽ kéo dài bốn ngày, và sẽ diễn ra trong vòng ba tháng đầu năm 2017.
8. Đức Giáo Hoàng nói ngài không phải là người thích du hành
Trong một cuộc trao đổi ngắn với các phóng viên tháp tùng ngài trên chuyến bay hôm thứ Sáu 30 tháng 9 đến Tbilisi, Georgia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết là ngài không phải là người thích đi đây đi đó.
“Tạ ơn Chúa, đây sẽ là một chuyến đi ngắn ngủi,” Đức Giáo Hoàng nói. “Sau ba ngày chúng ta sẽ về nhà.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thường xuyên nói rằng trong quá khứ đó ngài thích “ở nhà” hơn. Trong thời gian là Tổng giám mục Buenos Aires, ngài không thường xuyên đến Rôma, và vội vã trở về Á Căn Đình ngay khi có cơ hội đầu tiên.
Đức Giáo Hoàng đã không nói chuyện lâu với các phóng viên trong suốt chuyến bay tới Georgia. Ngài dự kiến sẽ tổ chức một buổi hỏi đáp sâu rộng hơn trên chuyến bay trở về Rôma.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã có một cuộc gặp gỡ với các ký giả trên chuyến bay hôm thứ Sáu đến Tbilisi để giới thiệu với họ ông Greg Burke, giám đốc mới của phòng báo chí Tòa Thánh, là người đang thực hiện chuyến đi nước ngoài đầu tiên với Đức Thánh Cha trong tư cách đó.
9. Đức Hồng Y Ruini nói thách đố lớn nhất cho một vị Giáo Hoàng là tìm kiếm các con chiên lạc mà không làm các con chiên ngoan hoang mang
Thách thức lớn nhất đối với Đức Thánh Cha Phanxicô là đưa những con chiên lạc bầy trở về với Giáo Hội Công Giáo mà không tạo ra một cuộc khủng hoảng trong số những người Công Giáo chuyên tâm thực hành đạo. Đức Hồng Y Camillo Ruini, nguyên là đại diện của Đức Thánh Cha trong việc coi sóc giáo phận Roma đã đưa ra nhận xét trên.
“Tôi cầu nguyện xin Chúa cho việc tìm kiếm các con chiên lạc - là một sứ vụ không thể thiếu - không làm hoang mang lương tâm của các tín hữu trong đàn,” vị Hồng Y người Ý nói.
Đức Hồng Y Ruini đưa ra nhận xét trên trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Corriere della Sera của Ý. Cuộc phỏng vấn được tổ chức nhân ngày phát hành cuốn sách mới của Đức Hồng Y. Cuốn sách có tựa đề: “Có hay không cuộc sống mai hậu? Cái Chết và Hy Vọng”.
10. Bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canđê
Các giám mục của Giáo Hội Công Giáo Canđê, một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đã kết thúc một thượng hội đồng kéo dài sáu ngày ở Erbil, thủ đô tự trị của người Kurd, hôm thứ Sáu 30 tháng 9.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canđê diễn ra trong bối cảnh quân Kurd và quân Iraq đang thắt chặt vòng vây quanh Mosul và nhiều người đang hy vọng thành phố này có thể sớm được giải phóng trước mùa Giáng Sinh năm nay.
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS cố thủ trong thành phố Mosul đã ban hành tình trạng thiết quân luật và nhiều vụ xử tử liên tục diễn ra để ngăn đe dân chúng. Những người bị xử tử đa số là các thanh niên bị cáo buộc làm gián điệp cho quân Kurd và quân Iraq. Tuy nhiên, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cũng xử tử một số khá lớn các chiến binh thánh chiến bị cáo buộc là đào ngũ.
Các Giám Mục, do đó, đã cầu nguyện cho chiến dịch giải phóng các vùng đất đang dưới ách của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và cho hòa bình ở Syria và Iraq.
Dịp này, các Giám Mục đã tái kêu gọi các linh mục và tu sĩ đã rời bỏ giáo phận của mình mà không có phép của Bề Trên hãy quay trở lại.
Thượng Hội Đồng phàn nàn rằng tình trạng nhiều linh mục chạy trốn khỏi Iraq và Syria mà không có sự cho phép của giám mục bản quyền đã “gây hoang mang trầm trọng cho các tín hữu.”
Trong những năm qua, các tuyên bố chính thức từ các Giám Mục Canđê luôn hô hào các linh mục “ở lại giáo phận hiện tại của mình” và bình thường hoá tình trạng của họ với các giám mục bản quyền.
Giáo Hội Công Giáo Canđê đã có những trục trặc với các cộng đoàn Canđê ở hải ngoại, vì các cộng đoàn đã chào đón các linh mục di tản cùng với những người tị nạn khác chạy trốn khỏi Trung Đông, trong khi các Giám Mục ở Iraq và Syria, quyết liệt muốn duy trì sự hiện diện Kitô giáo tại đó. Những trục trặc này đã gây căng thẳng đặc biệt trong cộng đoàn Canđê hải ngoại lớn nhất trên thế giới là cộng đoàn ở miền nam California. Một linh mục Công Giáo Canđê là cha Noel Gorgis, đang coi một giáo xứ địa phương ở California đã được yêu cầu trở về Iraq.
Các giám mục cũng đã đồng ý để “đưa một số thay đổi vào các văn bản của Thánh lễ Canđê”. Những thay đổi này đã được Ủy ban Phụng vụ Tòa Thượng Phụ Babylon chuẩn bị và đề nghị dựa trên các ý kiến thu thập vào năm 2006 và năm 2014. Những thay đổi này đang chờ đợi sự chấp thuận của Tòa Thánh.
11. Tông thư Amoris Laetitia
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trên chuyến bay từ Baku về Roma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời nhiều câu hỏi về các vấn đề, đồng tính, li hôn, các chuyến công du năm 2017, hòa bình và cuộc sống chính trị.
Liên quan đến Tông thư Amoris Laetitia, một ký giả nêu câu hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, ngày hôm qua, ngài đã nói về chiến tranh của thế giới chống lại hôn nhân, ngài dùng những từ mạnh mẽ phản đối li hôn. Nhưng trong những tháng qua, Giáo Hội đã bàn thảo về việc chào đón những người đã li hôn.
Đức Thánh Cha trả lời như sau:
“Tông thư Amoris Laetitia nói về cách ứng phó với những trường hợp này, nói về những gia đình bị tổn thương và lòng thương xót với những gia đình đó. Con người yếu đuối, và có tội, nhưng điều cuối cùng tồn tại không bao giờ là yếu đuối hay tội, nhưng là lòng thương xót. Hôn nhân có vấn đề, và làm sao để giải quyết? Có bốn cách: chào đón các gia đình bị tổn thương, đồng hành với họ, nhận định từng trường hợp, và hòa nhập họ. Điều này nghĩa là cộng tác với công cuộc tái tạo kỳ diệu của Thiên Chúa trong sự cứu chuộc. Phải đọc Amoris Laetitia một cách trọn vẹn, từ đầu đến cuối. Có tội và có chia rẽ, nhưng cũng có chữa trị, lòng thương xót, và ơn cứu chuộc.”
12. Các chuyến tông du quốc tế nào trong năm 2017
Khi được hỏi về các chuyến tông du quốc tế trong năm 2017, Đức Thánh Cha cho biết:
“Cha sẽ thăm Bồ Đào Nha và chỉ đến Fatima mà thôi. Gần như chắc chắn cha sẽ thăm Ấn Độ và Bangladesh. Cha chưa chắc về chuyến đi châu Phi, nó còn tùy vào tình trạng chính trị và chiến tranh đang diễn ra. Còn về Colombia, cha đã nói là nếu tiến trình hòa bình tiến triển, khi mọi thứ ổn định, nếu như cuộc trưng cầu dân ý tốt đẹp, mọi thứ an toàn và rõ ràng, có lẽ cha sẽ đi…”
13. Vấn đề Trung quốc
Khi được hỏi có chướng ngại gì ngăn cản Đức Giáo Hoàng đến thăm Trung Quốc hay không, Đức Thánh Cha giải thích như sau:
Cần thiết lập mối giao hảo tốt giữa Vatican và Trung Quốc, và điều này cần có thời gian. Mọi thứ đang diễn biến chậm, nhưng ổn cả, dục tốc bất đạt. Cha quý trọng dân tộc Trung Hoa. Hôm kia, có một hội nghị ở Học viện khoa học Giáo hoàng, và có một phái đoàn Trung Quốc dự, tổng thống có gởi cho cha một món quà. Cha muốn đến thăm, nhưng cha nghĩ là chưa được…
14. Hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan
Bàn về những điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài giữa Armenia và Azerbaigian, Đức Thánh Cha nói:
“Đối thoại trực diện và chân thành là cách duy nhất, không có những đổi chác bí mật. Cần có thương lượng chân thành. Nếu không thể làm thế, thì họ cần có can đảm để ra tòa án quốc tế như Hague và để cho quyền thẩm phán quốc tế ra phán quyết. Còn con đường khác là chiến tranh. Nhưng chiến tranh là mất hết tất cả!”
15. Giải Nobel Hòa bình 2016
Khi được hỏi về Giải Nobel Hòa bình sắp đến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Có quá nhiều người đang sống để kích động chiến tranh, bán vũ khí, và giết người. Nhưng cũng có những người làm việc vì hòa bình. Cha không chắc mình muốn chọn ai, khó chọn lắm. Cha hi vọng sẽ có lời tuyên bố ở tầm mức quốc tế, nhắc cho chúng ta biết về các trẻ em, những người khuyết tật, thường dân đã chết vì ném bom trong chiến tranh. Chúng ta tin đấy là tội chống lại Chúa Giêsu Kitô, bởi máu thịt của những trẻ em, người bệnh, người già không tấc sắt đó, chính là máu thịt Chúa Giêsu Kitô. Nhân loại phải lên tiếng về các nạn nhân chiến tranh.”
16. Cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ
Một ký giả nêu câu hỏi sau: Thưa Đức Thánh Cha, trong các ứng viên tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, người Công Giáo nên chọn ai? Một người thì xa rời các giáo huấn của Giáo Hội, người kia thì có những phát biểu gây tranh cãi về người nhập cư và thiểu số…
Đáp lại, Đức Thánh Cha nói:
“Đây là câu hỏi khó, bởi theo ý anh, cả hai người đều có vấn đề. Cha chưa từng gợi ý gì trong các chiến dịch tranh cử. Mỗi dân tộc đều có chủ quyền, và cha chỉ muốn nói rằng: hãy thực sự nắm bắt rõ chương trình tranh cử của họ, cầu nguyện và chọn theo lương tâm mình! Cha không nói về trường hợp cụ thể này, nhưng cha thấy khi một nước nào đó, có hai, ba, bốn ứng viên tranh cử, mà chẳng ai khiến mọi người thấy thỏa mãn, thì nghĩa là đời sống chính trị quốc gia đó đã quá chính trị hóa mà lại không có văn hóa chính trị. Có những quốc gia, cha nghĩ về những nước Mỹ La tinh, bị chính trị hóa quá mức nhưng lại không có văn hóa chính trị, họ thiếu suy nghĩ rõ ràng về những căn cứ, về những hứa hẹn.”