Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 27 Mùa Thường Niên 6/10/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:12 05/10/2019
Bài Ðọc I: Kb 1, 2-3; 2, 2-4
"Người công chính sẽ sống được nhờ trung tín".
Trích sách Tiên tri Khabacúc.
Lạy Chúa, con kêu cầu Chúa cho đến bao giờ mà Chúa không nghe? Con phải ức ép kêu lên cùng Chúa, mà Chúa không cứu con sao? Cớ sao Chúa tỏ cho con thấy sự gian ác và lao khổ, cướp bóc và bất lương trước mặt con? Dù có công lý, nhưng kẻ đối nghịch vẫn thắng.
Chúa đáp lại tôi rằng: "Hãy chép điều con thấy, hãy khắc nó vào tấm bảng, để đọc được dễ dàng. Bởi hình lạ còn xa, nó sẽ xuất hiện trong thời sau hết, và sẽ chẳng hư không. Nó kết duyên với ngươi, hãy chờ đợi nó, vì nó sẽ đến không trì hoãn. Chắc chắn nó sẽ đến, không sai. Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Các ngươi đừng cứng lòng!" (c. 8).
Xướng: Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.
Xướng: Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy; hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.
Xướng: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Ðừng cứng lòng như ở Meriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta; họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta.
Bài Ðọc II: 2 Tm 1, 6-8, 13-14
"Con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Timô-thêu.
Con thân mến, cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha. Vì chưng, Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần khí nhát sợ, mà là thần khí dũng mạnh, bác ái và tiết độ. Vậy con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa.
Con hãy lấy những lời lành lẽ phải, con đã nghe cha nói, làm mẫu mực trong đức tin và lòng mến nơi Ðức Giêsu Kitô. Con hãy cậy nhờ Thánh Thần là Ðấng ngự trong chúng ta mà gìn giữ kho tàng tốt đẹp.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta: Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 5-10
"Nếu các con có lòng tin".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con". Chúa liền phán rằng: "Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: 'Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển', nó liền vâng lời các con.
"Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về, liền bảo nó rằng: 'Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa', mà trái lại không bảo nó rằng: 'Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống'. Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng: Không. Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: 'Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm'".
Ðó là lời Chúa.
"Người công chính sẽ sống được nhờ trung tín".
Trích sách Tiên tri Khabacúc.
Lạy Chúa, con kêu cầu Chúa cho đến bao giờ mà Chúa không nghe? Con phải ức ép kêu lên cùng Chúa, mà Chúa không cứu con sao? Cớ sao Chúa tỏ cho con thấy sự gian ác và lao khổ, cướp bóc và bất lương trước mặt con? Dù có công lý, nhưng kẻ đối nghịch vẫn thắng.
Chúa đáp lại tôi rằng: "Hãy chép điều con thấy, hãy khắc nó vào tấm bảng, để đọc được dễ dàng. Bởi hình lạ còn xa, nó sẽ xuất hiện trong thời sau hết, và sẽ chẳng hư không. Nó kết duyên với ngươi, hãy chờ đợi nó, vì nó sẽ đến không trì hoãn. Chắc chắn nó sẽ đến, không sai. Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9
Ðáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Các ngươi đừng cứng lòng!" (c. 8).
Xướng: Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người.
Xướng: Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lạy; hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người.
Xướng: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Ðừng cứng lòng như ở Meriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta; họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta.
Bài Ðọc II: 2 Tm 1, 6-8, 13-14
"Con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Timô-thêu.
Con thân mến, cha khuyên con hãy làm sống lại ơn Thiên Chúa đã ban cho con do việc đặt tay của cha. Vì chưng, Thiên Chúa không ban cho chúng ta một thần khí nhát sợ, mà là thần khí dũng mạnh, bác ái và tiết độ. Vậy con chớ hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, và cho cha nữa, là tù nhân của Người, nhưng con hãy đồng lao cộng tác với cha vì Tin Mừng, nhờ quyền năng của Thiên Chúa.
Con hãy lấy những lời lành lẽ phải, con đã nghe cha nói, làm mẫu mực trong đức tin và lòng mến nơi Ðức Giêsu Kitô. Con hãy cậy nhờ Thánh Thần là Ðấng ngự trong chúng ta mà gìn giữ kho tàng tốt đẹp.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta: Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 17, 5-10
"Nếu các con có lòng tin".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, các Tông đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con". Chúa liền phán rằng: "Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: 'Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển', nó liền vâng lời các con.
"Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về, liền bảo nó rằng: 'Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa', mà trái lại không bảo nó rằng: 'Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống'. Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng: Không. Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: 'Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm'".
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:27 05/10/2019
50. Khiêm tốn là dấu hiệu rõ ràng của người được chọn, mà kiêu ngạo là dấu hiệu rõ ràng của người bị loại bỏ.
(Thánh Crispin)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:36 05/10/2019
30. TÌM PHẦN MỘ TỔ TIÊN
Lúc Hùng An Sanh còn ở Sơn Đông, có người nói dối ông ta:
- “Nơi thôn nọ có phần mộ tổ tiên, là phần mộ của Thái Quang người Hà nam thời nhà Tấn đến hôm nay là bảy mươi hai đời, nguyên trước đây có một tấm bia nhưng bây giờ không biết người trong thôn đem chôn ở đâu nữa ?”
Hùng An Sanh tin cho là thật bèn đến đào phần mộ kế bên, đào rất lâu mà cũng không thấy tấm bia, thế là liên tiếp mấy năm làm đơn tố với quan phủ.
Trưởng sứ Kỳ châu là Trịnh Đại Quán phán rằng:
- “Bảy mươi hai đời là người của hoàng đế Phục Hi (1) trước đây, ta làm sao có thể thay ông đi tìm được chứ, triều đình nhà Tấn cũng không có vị tướng quân nào có tên như thế vượt qua Hà Nam cả”.
An Sanh thất vọng quá lớn, bèn dắt cả gia đình lớn nhỏ đến đầu phần mộ tổ tiên mà khóc lớn…
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 30:
Ở đời có người đi tìm cái có nơi cái không có, và cũng có người đi tìm cái không có nơi cái có.
Cái có của người Ki-tô hữu là Thiên Chúa nhưng họ lại đi tìm Thiên Chúa nơi tội lỗi, cái có của người Ki-tô hữu là thiên đàng nhưng họ lại đi tìm thiên đàng nơi những chỗ ăn chơi đàng điếm, thế là họ đi tìm cái có nơi cái không; cái không nên có nơi người Ki-tô hữu là kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen, nhưng họ lại đi tìm cái kiêu ngạo nơi ghét ghen, họ tìm cái ghét ghen nơi ích kỷ và họ tìm cái ích kỷ nơi kiêu ngạo, thế là họ đi tìm cái không nên có nơi cái có thể làm cho họ mất sự sống đời đời…
Lời nói dối của người thế gian thì có rất nhiều người tin, nhưng lời nói thật của Thiên Chúa thì ít người tin, bởi vì chính những người Ki-tô hữu –là con cái của Thiên Chúa - đã không bày tỏ niềm tin vào Thiên Chúa trong cuộc sống của mình, thì đố có ai mà tin có Thiên Chúa hiện hữu chứ ?
(1) Theo truyền thuyết Phục Hi là một trong tam đại đế vương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lúc Hùng An Sanh còn ở Sơn Đông, có người nói dối ông ta:
- “Nơi thôn nọ có phần mộ tổ tiên, là phần mộ của Thái Quang người Hà nam thời nhà Tấn đến hôm nay là bảy mươi hai đời, nguyên trước đây có một tấm bia nhưng bây giờ không biết người trong thôn đem chôn ở đâu nữa ?”
Hùng An Sanh tin cho là thật bèn đến đào phần mộ kế bên, đào rất lâu mà cũng không thấy tấm bia, thế là liên tiếp mấy năm làm đơn tố với quan phủ.
Trưởng sứ Kỳ châu là Trịnh Đại Quán phán rằng:
- “Bảy mươi hai đời là người của hoàng đế Phục Hi (1) trước đây, ta làm sao có thể thay ông đi tìm được chứ, triều đình nhà Tấn cũng không có vị tướng quân nào có tên như thế vượt qua Hà Nam cả”.
An Sanh thất vọng quá lớn, bèn dắt cả gia đình lớn nhỏ đến đầu phần mộ tổ tiên mà khóc lớn…
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 30:
Ở đời có người đi tìm cái có nơi cái không có, và cũng có người đi tìm cái không có nơi cái có.
Cái có của người Ki-tô hữu là Thiên Chúa nhưng họ lại đi tìm Thiên Chúa nơi tội lỗi, cái có của người Ki-tô hữu là thiên đàng nhưng họ lại đi tìm thiên đàng nơi những chỗ ăn chơi đàng điếm, thế là họ đi tìm cái có nơi cái không; cái không nên có nơi người Ki-tô hữu là kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen, nhưng họ lại đi tìm cái kiêu ngạo nơi ghét ghen, họ tìm cái ghét ghen nơi ích kỷ và họ tìm cái ích kỷ nơi kiêu ngạo, thế là họ đi tìm cái không nên có nơi cái có thể làm cho họ mất sự sống đời đời…
Lời nói dối của người thế gian thì có rất nhiều người tin, nhưng lời nói thật của Thiên Chúa thì ít người tin, bởi vì chính những người Ki-tô hữu –là con cái của Thiên Chúa - đã không bày tỏ niềm tin vào Thiên Chúa trong cuộc sống của mình, thì đố có ai mà tin có Thiên Chúa hiện hữu chứ ?
(1) Theo truyền thuyết Phục Hi là một trong tam đại đế vương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
----------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 27 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:44 05/10/2019
Chúa Nhật 27 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 17, 5-10.
“Nếu anh em có lòng tin”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy rõ bổn phận của người đầy tớ là phải làm những gì mà ông chủ phân công làm, nhưng quan trọng hơn đó là phải làm với một tinh thần trách nhiệm, để không những hoàn thành công việc được giao phó, mà còn bày tỏ tinh thần Phúc Âm trong việc làm của mình.
Trách nhiệm là yêu thương.
Không ai làm tròn trách nhiệm cách hoàn hảo nếu không yêu thương, và cũng không ai yêu thương cách trọn vẹn mà chểnh mảng công việc đã được giao phó. Đức Chúa Giê-su vì yêu thương Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại mà chu toàn công việc cứu chuộc cách hoàn hảo; các thánh tông đồ vì yêu thương mà đã hiến mạng sống mình để chu toàn mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su cách tuyệt vời dù với bao gian nan thử thách.
Trách nhiệm là hiểu rõ vai trò của mình trong thân phận làm người, nghĩa là biết rõ những hạn chế của khả năng mình mà cố gắng vươn lên để chu toàn bổn phận mà ông chủ -Thiên Chúa- đã giao phó cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Đức Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta khi làm xong việc của mình, nếu có ai khen ngợi thì hãy nói rằng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, lời nói này bày tỏ một tâm tình khiêm tốn và yêu thương của người đầy tớ trung tín luôn làm hài lòng chủ của mình, những đầy tớ như thế sẽ không bao giờ bị mất việc trong nhà của chủ mình là Thiên Chúa toàn năng.
Trách nhiệm và khả năng
Con người ta ai cũng có một khả năng đáng nể mà Thiên Chúa đã ban cho, và với khả năng này, con người có thể thay Thiên Chúa làm ra những kỳ công để phục vụ anh em đồng loại, nhưng vì những việc kỳ diệu do con người làm ra ấy đã khiến cho con người không còn muốn làm loài thụ tạo nữa, nhưng muốn trở thành Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo không nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng là Đấng tạo thành vũ trụ.
Càng có khả năng thì càng phải thấy trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa, để làm tốt và để đáp trả lại sự tín nhiệm mà Thiên Chúa đã dành cho mình. Khả năng thì chứng tỏ năng lực, nhưng sự quyết tâm làm hoàn thành công việc là bày tỏ một tâm hồn tận trung và yêu thương…
Dù ở trong chức vụ và cương vị nào chúng ta cũng cần phải luôn có tâm niệm rằng: mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa và của anh em chị em trong công tác mà không sợ xấu hổ và lạc hậu với tha nhân, bởi vì chỉ với tâm hồn như thế chúng ta mới từ sự trung tín trong công việc của một đầy tớ, trở thành người bạn hữu trung kiên của Ngài trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi người chúng ta là một đầy tớ vô dụng trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình, khi đến nhà thờ để cắm một bình hoa, quét nhà thờ, hoặc được giáo dân tín nhiệm bầu chúng ta làm trong ban hành giáo, thì đừng tự mãn nói rằng đó là do tài trí của mình, nhưng hãy khiêm tốn cảm tạ Thiên Chúa đã chọn mình là tên đầy tớ vô dụng vào làm trong nhà của Ngài.
Đầy tớ vô dụng là tôi, một linh mục đang làm trong vườn nho nhà Cha mình là giáo xứ; đầy tớ vô dụng cũng là anh là chị, những con người đang ngày đêm lăn lộn giữa đời để vừa đối mặt với đời vừa để làm chứng cho đức tin của mình; đầy tớ vô dụng đó là tất cả những ai tin Đức Chúa Giê-su là cứu chúa của mình, và nhận ra rằng chính Ngài đang bao dung và mời gọi mình vào làm công trong vườn nho của Ngài…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 17, 5-10.
“Nếu anh em có lòng tin”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy rõ bổn phận của người đầy tớ là phải làm những gì mà ông chủ phân công làm, nhưng quan trọng hơn đó là phải làm với một tinh thần trách nhiệm, để không những hoàn thành công việc được giao phó, mà còn bày tỏ tinh thần Phúc Âm trong việc làm của mình.
Trách nhiệm là yêu thương.
Không ai làm tròn trách nhiệm cách hoàn hảo nếu không yêu thương, và cũng không ai yêu thương cách trọn vẹn mà chểnh mảng công việc đã được giao phó. Đức Chúa Giê-su vì yêu thương Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại mà chu toàn công việc cứu chuộc cách hoàn hảo; các thánh tông đồ vì yêu thương mà đã hiến mạng sống mình để chu toàn mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su cách tuyệt vời dù với bao gian nan thử thách.
Trách nhiệm là hiểu rõ vai trò của mình trong thân phận làm người, nghĩa là biết rõ những hạn chế của khả năng mình mà cố gắng vươn lên để chu toàn bổn phận mà ông chủ -Thiên Chúa- đã giao phó cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.
Đức Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta khi làm xong việc của mình, nếu có ai khen ngợi thì hãy nói rằng tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, lời nói này bày tỏ một tâm tình khiêm tốn và yêu thương của người đầy tớ trung tín luôn làm hài lòng chủ của mình, những đầy tớ như thế sẽ không bao giờ bị mất việc trong nhà của chủ mình là Thiên Chúa toàn năng.
Trách nhiệm và khả năng
Con người ta ai cũng có một khả năng đáng nể mà Thiên Chúa đã ban cho, và với khả năng này, con người có thể thay Thiên Chúa làm ra những kỳ công để phục vụ anh em đồng loại, nhưng vì những việc kỳ diệu do con người làm ra ấy đã khiến cho con người không còn muốn làm loài thụ tạo nữa, nhưng muốn trở thành Thiên Chúa, tức là kiêu ngạo không nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng là Đấng tạo thành vũ trụ.
Càng có khả năng thì càng phải thấy trách nhiệm của mình nhiều hơn nữa, để làm tốt và để đáp trả lại sự tín nhiệm mà Thiên Chúa đã dành cho mình. Khả năng thì chứng tỏ năng lực, nhưng sự quyết tâm làm hoàn thành công việc là bày tỏ một tâm hồn tận trung và yêu thương…
Dù ở trong chức vụ và cương vị nào chúng ta cũng cần phải luôn có tâm niệm rằng: mình chỉ là “đầy tớ vô dụng” của Thiên Chúa và của anh em chị em trong công tác mà không sợ xấu hổ và lạc hậu với tha nhân, bởi vì chỉ với tâm hồn như thế chúng ta mới từ sự trung tín trong công việc của một đầy tớ, trở thành người bạn hữu trung kiên của Ngài trong suốt cuộc sống của chúng ta.
Bạn thân mến,
Mỗi người chúng ta là một đầy tớ vô dụng trước mặt Thiên Chúa và anh chị em của mình, khi đến nhà thờ để cắm một bình hoa, quét nhà thờ, hoặc được giáo dân tín nhiệm bầu chúng ta làm trong ban hành giáo, thì đừng tự mãn nói rằng đó là do tài trí của mình, nhưng hãy khiêm tốn cảm tạ Thiên Chúa đã chọn mình là tên đầy tớ vô dụng vào làm trong nhà của Ngài.
Đầy tớ vô dụng là tôi, một linh mục đang làm trong vườn nho nhà Cha mình là giáo xứ; đầy tớ vô dụng cũng là anh là chị, những con người đang ngày đêm lăn lộn giữa đời để vừa đối mặt với đời vừa để làm chứng cho đức tin của mình; đầy tớ vô dụng đó là tất cả những ai tin Đức Chúa Giê-su là cứu chúa của mình, và nhận ra rằng chính Ngài đang bao dung và mời gọi mình vào làm công trong vườn nho của Ngài…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cái Đẹp trong Phụng Vụ
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế, o.p.
08:08 05/10/2019
Phụng Vụ có Cái Đẹp. Đó là Cái Đẹp tổng thể bao gồm nội dung và hình thức. Nội dung là ý nghĩa, còn hình thức là mẫu mã. Vì thế cái đẹp thì chung hơn là vẻ đẹp hay nét đẹp.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả thụ động.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và là sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy ; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Về tổng thể thì đẹp là sự sáng ngời của chân lý (splendor veritatis) như thánh Tô-ma A-qui-nô định nghĩa. Câu định nghĩa này mang mầu sắc triết lý và thần học, hơi có vẻ cao xa, còn nếu nói theo kiểu bình dân thì đẹp là thật, nghĩa là điều tôi nói với sự vật được nói đến tương đồng với nhau, thí dụ tôi bảo cái này là nến mà xét ra là nến chứ không phải đèn, thì đó là thật. Đây cũng là một câu định nghĩa khác của thánh Tô-ma về sự thật : thật là khi có sự tương đồng giữa sự vật và lý trí (adequatio rei et intellectus)
Một điều xem ra được coi như đòi hỏi của phụng vụ là sự thật, vì phụng vụ là sự kính thờ công khai và công cộng của Dân Thiên Chúa dâng lên Chúa Cha cùng với vị Thủ Lãnh của mình là Chúa Ki-tô, đồng thời cũng là của Hội Thánh dâng lên Đấng Lãnh Đạo mình. Nói tóm lại, đó là việc kính thờ trọn vẹn của toàn Thân Thể mầu nhiệm, mà đứng đầu là Chúa Ki-tô dâng lên Chúa Cha (TĐ Mediator Dei).
Hai đặc tính của Phụng Vụ là công khai và công cộng, nghĩa là cùng nhau và trước mặt mọi người. Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong thánh lễ và khuyến khích mọi người khi đi lễ phải tham dự tích cực, nghĩa là đối đáp với chủ tế và chung lời góp tiếng với nhau khi hát hay đọc chung kinh lễ, chứ không phải như những khán giả thụ động.
Sở dĩ nói đến thật trong phụng vụ và xem đó là cốt yếu của cái đẹp, vì phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa, Đấng chân thật, là con đường, sự thật và là sự sống : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”. (Ga 14.6). Ai tôn thờ Thiên Chúa thì phải tôn thờ trong thần khí và sự thật : “Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 6,24)
Do đấy, muốn tạo ra hay cho thấy cái đẹp trong phụng vụ thì phải làm thế nào để tất cả trong đó toát ra sự thật : thật về trang trí như hoa thì phải là hoa thật, hương thì phải là hương thật, tiếng đàn tiếng hát phải trong sáng và có nghệ thuật, bản văn phải chính xác đơn sơ dễ hiểu, bàn thờ và gian cung thánh phải được thiết kế với vẻ mỹ quan và giữ gìn luôn sạch sẽ cho xứng với nơi thờ phượng, ấy là chưa nói đến chủ tế và các người phục vụ bàn thánh : giúp lễ, đọc sách thánh, linh hoạt viên phụng vụ, nghi thúc (chữ đỏ). Nếu mọi việc diễn ra cách hài hòa thì sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, như nhà thơ nổi tiếng người Pháp, Charles Baudelaire ở thế kỷ XIX viết trong bài thơ đề là L’invitation au voyage (Lời mời du lịch), trong đó có câu : “Là, tout n’est qu’ordre et beauté” (Ở dó, tất cả chỉ là trật tự và xinh đẹp).
Cuối cùng là không gian và cộng đoàn. Không gian là nơi cử hành và cộng đoàn là những người tham dự. Không gian chính yếu là bàn thờ. Bàn thờ là nơi mọi con mắt đổ đồn về, nên phải sắp đặt thế nào cho mọi người dễ xem thấy ; còn cộng đoàn thì càng gần bàn thờ bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Điều này rất có ý nghĩa, vì như thế là mọi người đều qui tụ về một mối làm thành một tiểu tổ Dân Thiên Chúa, thay vì rải rác mỗi người một nơi tùy theo ý thích, thậm chí còn muốn ngồi ngoài sân cho mát và thoải mái nữa. Như thế về nghệ thuật thì không đẹp, về ý nghĩa thì không đạt.
Để kết thúc, xin nói riêng về hương và hoa, nhất là hương của gỗ trầm. Thứ hương này tòa ra môt một mùi thơm êm dịu, quyện vào hương của hoa trong bầu khí thánh thiêng của một buổi cử hành phụng vụ, cùng với những bài thánh ca nghệ thuật có thể làm say mê lòng người và đưa tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, khiến người ta nghĩ rằng thiên đàng đang “chớm nở ngay dưới thế”.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Ba Lan nổi tiếng chống cộng sản sắp được phong chân phước
Nguyễn Long Thao
10:44 05/10/2019
Vatican, 3/10/2019. -Hôm thứ Năm, Tòa thánh Vatican công bố một phép lạ được cho là do sự can thiệp của Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, một vị lãnh đạo của giáo hội Ba Lan nổi tiếng về lập trường anh hùng, kháng cự lại chủ nghĩa Cộng sản.
Phép lạ liên quan đến việc một phụ nữ 19 tuổi được khỏi bệnh ung thư tuyến giáp (Thyroid cancer)vào năm 1989. Sau khi phụ nữ nói trên biết được việc trị liệu y khoa không chữa được bệnh ung thư, một nhóm nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện xin cho cô được chữa lành qua sự can thiệp của Hồng Y Wyszynski là người cũng đã chết vì ung thư năm 1981.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám mục Ba Lan nói với hãng tin CNA rằng, sau 30 năm được chữa trị, khối u ung thư đã không tái phát.Vatican đã thừa nhận phép lạ này nên Đức Hồng Y Wyszynksi giờ đây có thể được phong chân phước.
Trước sự kiện này,Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của Ba lan tuyên bố: Đây là một niềm vui lớn cho Giáo Hội Ba Lan. Chúng tôi hãnh diện vì việc phong chân phước cho vị Giám mục của thiên niên kỳ sẽ được tiến hành sớm
Đức Hồng Y Wyszynksi được công nhận là người đã bảo vệ đạo Công Giáo ở Ba Lan trong suốt cuộc đàn áp của Cộng sản từ năm 1945 đến 1989.
Là Tổng Giám mục của thủ đô Warsaw và Gniezno từ năm 1948 đến 1981, Đức Hồng Y Wyszynksi bị chính quyền Cộng sản quản thúc trong ba năm vì từ chối trừng phạt các linh mục hoạt động trong lực lượng kháng chiến của Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản.
Trong lúc bị quản thúc, Ngài viết thư cho hàng giáo phẩm Ba Lan. Ngài viết: “Nỗi sợ hãi của các mục tử chính là đồng minh đầu tiên của người cộng sản. Ngài viết thêm: Thiếu can đảm là thất bại khởi đầu cho một Giám Mục
ĐHY Wyszynksi là người ủng hộ việc bổ nhiệm để ĐGM Karol Wojtyla mà sau này trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, về làm Tổng Giám Mục Krakow vào năm 1964.
Đức Giáo Hoàng Piô XII chọn TGM Wyszynski làm Hồng Y vào năm 1953, nhưng chính quyền công sản Ba Lan ngăn cản không cho Ngài đi Roma.
ĐHY Wyszynski sinh năm 1901, thụ phong linh mục năm 24 tuổi, là tuyên úy quân đội Ba Lan chống lại Đức Quốc Xã năm 1944, được tấn phong Giám Mục Lublin vào năm 1946, được thăng Hồng Y vào năm 1953. Ngài qua đời vào năm 1981
Nguyễn Long Thao
Phép lạ liên quan đến việc một phụ nữ 19 tuổi được khỏi bệnh ung thư tuyến giáp (Thyroid cancer)vào năm 1989. Sau khi phụ nữ nói trên biết được việc trị liệu y khoa không chữa được bệnh ung thư, một nhóm nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện xin cho cô được chữa lành qua sự can thiệp của Hồng Y Wyszynski là người cũng đã chết vì ung thư năm 1981.
ĐGH Gioan Phaolô II và ĐHY Stefan Wyszynski |
Trước sự kiện này,Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của Ba lan tuyên bố: Đây là một niềm vui lớn cho Giáo Hội Ba Lan. Chúng tôi hãnh diện vì việc phong chân phước cho vị Giám mục của thiên niên kỳ sẽ được tiến hành sớm
Đức Hồng Y Wyszynksi được công nhận là người đã bảo vệ đạo Công Giáo ở Ba Lan trong suốt cuộc đàn áp của Cộng sản từ năm 1945 đến 1989.
Là Tổng Giám mục của thủ đô Warsaw và Gniezno từ năm 1948 đến 1981, Đức Hồng Y Wyszynksi bị chính quyền Cộng sản quản thúc trong ba năm vì từ chối trừng phạt các linh mục hoạt động trong lực lượng kháng chiến của Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản.
Trong lúc bị quản thúc, Ngài viết thư cho hàng giáo phẩm Ba Lan. Ngài viết: “Nỗi sợ hãi của các mục tử chính là đồng minh đầu tiên của người cộng sản. Ngài viết thêm: Thiếu can đảm là thất bại khởi đầu cho một Giám Mục
ĐHY Wyszynksi là người ủng hộ việc bổ nhiệm để ĐGM Karol Wojtyla mà sau này trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, về làm Tổng Giám Mục Krakow vào năm 1964.
Đức Giáo Hoàng Piô XII chọn TGM Wyszynski làm Hồng Y vào năm 1953, nhưng chính quyền công sản Ba Lan ngăn cản không cho Ngài đi Roma.
ĐHY Wyszynski sinh năm 1901, thụ phong linh mục năm 24 tuổi, là tuyên úy quân đội Ba Lan chống lại Đức Quốc Xã năm 1944, được tấn phong Giám Mục Lublin vào năm 1946, được thăng Hồng Y vào năm 1953. Ngài qua đời vào năm 1981
Nguyễn Long Thao
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Công Nghị Tấn Phong Hồng Y 5/10/2019
J.B. Đặng Minh An dịch
16:27 05/10/2019
Lúc 16 giờ chiều ngày thứ Bẩy 5 tháng 10, tức là một ngày sau khi tấn phong Tổng Giám Mục cho 4 linh mục, Đức Thánh Cha đã chủ sự công nghị tấn phong Hồng Y cho 13 vị tổng giám mục và giám mục. Trong 13 vị tân Hồng Y, có 10 vị dưới 80, nghĩa là có quyền bầu Giáo Hoàng.
Tron phần đầu lễ Đức Thánh Cha đã đọc một lời nguyện cho chính ngài như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Thiên Chúa, Cha của vinh quang, nguồn gốc của mọi điều thiện hảo, Đấng không ngừng làm phong phú Giáo Hội trên khắp thế giới với một sự dư dật các ân sủng, và với lòng từ ái còn lớn hơn nữa trên Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ, mà Ngài đã thiết lập vượt trỗi trên tất cả những chức vụ khác: với sự quan phòng của Chúa xin ban cho con là người tôi tớ Chúa đây, có thể thực hiện một cách khôn ngoan chức vụ Ngài ủy thác cho con, trong niềm tin kiên vững rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội phổ quát của Ngài tất cả những điều Chúa đã hứa.
Trước khi trao mũ đỏ, chiếc nhẫn và tước hiệu liên kết với một nhà thờ trong giáo phận Rôma hoặc một giáo phận phụ cận, Đức Thánh Cha đã chia sẻ Tin Mừng Thánh Máccô kể về biến cố Chúa Giêsu thấy đám đông và Ngài chạnh lòng thương. Ngài nói các môn đệ hãy cho họ ăn.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng thương cảm và nhắc nhở rằng các vị tân Hồng Y được ủy thác sứ vụ yêu thương: tình yêu đối với Thiên Chúa, tình yêu đối với Giáo Hội của Người, một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện cho anh chị em của mình, thậm chí đến mức đổ máu, nếu cần thiết, như khẩu hiệu được ghi trên mũ của họ và màu sắc trên áo choàng của họ “.
Ngài nói:
Ở trung tâm của bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Mc 6: 30-37) là “lòng trắc ẩn” của Chúa Giêsu (x câu 34.). Lòng trắc ẩn là một từ khóa trong Tin Mừng. Lòng thương cảm ấy được ghi khắc trong trái tim của Chúa Kitô; và mãi mãi được viết trong trái tim của Thiên Chúa.
Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thường thấy lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với những người đang đau khổ. Càng đọc, càng suy ngẫm, chúng ta càng nhận ra rằng lòng trắc ẩn của Chúa không phải là một cảm xúc thỉnh thoảng, lẻ tẻ, nhưng kiên định và thực sự là thái độ của trái tim Người, qua đó lòng thương xót của Chúa được thể hiện.
Thánh Máccô, chẳng hạn, cho chúng ta biết rằng khi lần đầu tiên Chúa Giêsu rảo qua Galilê rao giảng và đuổi quỉ, “một người bị bệnh phong đến gần để cầu xin Ngài, anh ta quỳ xuống và nói với ngài ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.’ Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh sạch đi!’ Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.” (1: 40-42). Trong cử chỉ này và với những lời này, chúng ta nhìn thấy sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc nhân loại. Ngài là Đấng Cứu Chuộc giàu lòng xót thương. Ngài là hiện thân của thánh ý Chúa muốn thanh tẩy những người nam nữ bị thương tích bởi tai ương tội lỗi; Ngài là “cánh tay vươn ra của Thiên Chúa”, Đấng động đến xác thịt đau yếu của chúng ta và hoàn thành công việc này bằng cách lấp đi vực thẳm của sự chia cách.
Chúa Giêsu tiến ra để tìm kiếm những kẻ bị ruồng bỏ, những người sống không chút hy vọng. Đó là những người như người đàn ông bị bại liệt trong ba mươi tám năm nằm bên hồ Bethzatha, chờ đợi trong vô vọng có ai đó đưa anh ta xuống hồ nước (x. Ga 5: 1-9).
Lòng trắc ẩn này không xuất hiện bất chợt tại một thời điểm trong lịch sử cứu độ. Không, nó luôn ở đó nơi Chúa, được ghi khắc trong trái tim hiền phụ của Người. Chúng ta hãy suy nghĩ về trình thuật Thiên Chúa kêu gọi ông Môsê, chẳng hạn, khi Chúa nói từ bụi gai cháy với ông rằng: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu.. . Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng” (Xh 3: 7). Đây là lòng trắc ẩn của Chúa Cha!
Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài thấm đẫm lòng từ bi, đến mức, trong mối quan hệ giao ước này, phía Thiên Chúa là từ bi, trong khi, thật buồn khi nói rằng dường như phía con người chúng ta thường thiếu lòng thương cảm. Chính Thiên Chúa nói thế này: “Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!..Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi...vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.” (Hos 11: 8-9).
Các môn đệ của Chúa Giêsu thường tỏ ra thiếu lòng thương cảm, như trong trường hợp này, khi họ phải đối diện với vấn đề phải nuôi sống đám đông. Trong thực tế, họ nói: “Hãy để họ lo cho chính mình” Đây là một thái độ chung giữa con người chúng ta, ngay cả trong số chúng ta, là những tu sĩ nam nữ hoặc thậm chí là các “chuyên gia” về tôn giáo. Chúng ta rửa tay trước vấn đề. Vị trí chúng ta nắm giữ không đủ để khiến chúng ta trở nên từ bi, như chúng ta thấy trong hành vi của vị tư tế và người Lêvi, khi nhìn thấy một người đàn ông đang hấp hối bên đường, đã tránh né và đi qua phía bên kia (x. Lc 10: 31-32 ). Họ nghĩ: “Đây không phải là chuyện của tôi”. Luôn có những lời bào chữa và biện minh cho việc nhìn sang hướng khác. Và khi một con người của Giáo hội trở thành một công chức đơn thuần, kết quả thậm chí còn chua chát hơn. Luôn có những lời biện minh; có những khi những lời biện minh ấy thậm chí còn được hệ thống hóa đến mức trở thành một thứ “định chế tỉnh bơ”, như trong trường hợp với những người phong hủi: “Tất nhiên, họ phải giữ khoảng cách của họ; đó là điều đúng đắn nên làm”. Đó là cách nghĩ từ xưa đến giờ. Cái thái độ quá phàm tục này cũng tạo ra các cấu trúc thiếu lòng trắc ẩn.
Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có ý thức rằng - ngay từ đầu - chúng ta đã trở thành đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa hay không? Cách riêng, tôi hỏi điều này với anh em, các chư huynh Hồng Y và những vị sắp trở thành Hồng Y: anh em có một nhận thức sống động rằng anh em luôn luôn được lòng thương xót của Người đi trước và đi kèm không? Nhận thức này luôn hiện diện trong trái tim vô nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria, là người đã ca ngợi Thiên Chúa là “Đấng Cứu Độ” của Mẹ, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Ngài đã đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
Tôi thấy thật hữu ích khi thấy bản thân mình được phản ánh trong chương 16 sách tiên tri Êdêkien nói về tình yêu của Chúa dành cho Giêrusalem. Chương này được kết thúc với những dòng này: “Ta sẽ thiết lập giao ước giữa Ta với ngươi. Bấy giờ ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, để ngươi nhớ lại mà lấy làm xấu hổ và, trong lúc phải tủi nhục, ngươi sẽ không còn mở miệng nói gì được nữa, khi Ta tha thứ cho ngươi tất cả những việc ngươi đã làm” (Ez 16:62-63). Hoặc một đoạn khác, trong sách tiên tri Hôsê: “Ta sẽ đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó thoát ra khỏi Ai cập.” ( 2: 16-17). Chúng ta có thể tự hỏi: Tôi có cảm thấy lòng trắc ẩn của Chúa đối với tôi không? Tôi có cảm nhận được trong tôi xác tín là một người con của lòng từ bi không?
Chúng ta có nhận thức sống động về lòng thương cảm mà Chúa dành cho chúng ta không? Lòng từ bi không phải là một điều gì đó tùy chọn, hoặc một loại “lời khuyên phúc âm”. Không, nó là điều thiết yếu. Trừ khi tôi cảm thấy rằng tôi là đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa, tôi không thể hiểu được tình yêu của Người, tình yêu ấy trở thành một thực tại không thể giải thích được. Hoặc tôi cảm nhận được, hoặc là không. Nếu tôi không cảm thấy điều đó, làm thế nào tôi có thể chia sẻ điều ấy, làm chứng cho điều ấy, và ban tặng nó cho người khác? Có lẽ, tôi không thể làm điều này. Một cách cụ thể: liệu tôi có lòng thương cảm với anh chị em này, với vị giám mục đó, với vị linh mục kia hay không? Hay là tôi hay liên tục làm họ tan nát bởi một thái độ lên án, bởi sự thờ ơ, tỉnh bơ nhìn theo hướng khác và thực sự là rửa tay?
Đối với tất cả chúng ta, khả năng trung thành với sứ vụ của mình cũng phụ thuộc vào nhận thức sống động này. Điều này cũng đúng với anh em, các chư huynh Hồng Y. Từ ngữ “lòng trắc ẩn” đã xuất hiện trong tâm trí tôi ngay từ khi tôi bắt đầu viết thư cho anh em vào ngày 1 tháng Chín. Sự sẵn sàng đổ máu chính mình của một Hồng Y - như được biểu thị bằng màu đỏ tươi trong áo choàng của anh em – chỉ có thể được bảo đảm nếu nó bắt nguồn từ nhận thức về việc đã được chứng kiến lòng thương xót, và từ khả năng thể hiện lòng trắc ẩn. Nếu không, ta không thể trung thành. Quá nhiều hành động không trung thành từ các thành viên của Giáo Hội phát sinh từ việc thiếu cảm giác đã được chứng kiến lòng thương xót, và bởi thói quen đảo mắt ngó quanh, thói quen thờ ơ.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu khẩn, nhờ sự cầu bầu của Tông đồ Phêrô, ân sủng để có một trái tim nhân ái, ngõ hầu có thể trở thành chứng nhân của Đấng đã yêu thương và vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta và là Đấng đã ưu ái nhìn đến chúng ta, Đấng đã chọn chúng ta, thánh hiến chúng ta và sai chúng ta mang Tin Mừng cứu độ của Người đến cho muôn dân.
Nghi thức tấn phong Hồng Y
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng Y. Ngài nhắc nhở các tân Hồng Y: “Mang phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc Âm của Ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất.”
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tuyên bố như sau:
“Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng, của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Giáo Hội Rôma.”
Rồi ngài lần lượt xướng tên các vị sau:
. Đức Cha Miguel Angel Ayuso Guixot, mccj - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
2. Đức Tổng Giám Mục Jose Tolentino Medonça - Thủ thư của Hội Thánh Công Giáo.
3. Đức Tổng Giám Mục Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo - Tổng Giám mục Jakarta
4. Đức Tổng Giám Mục Juan de la Caridad García Rodríguez - Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba.
5. Đức Tổng Giám Mục Fridolin Ambongo Besungu, o.f.m. cap - Tổng giám mục Kinshasa
6. Đức Tổng Giám Mục Jean-Claude Höllerich, sj - Tổng Giám mục của Luxembourg
7. Đức Giám Mục Alvaro L. Ramazzini Imeri - Giám mục di Huehuetenamgo
8. Đức Tổng Giám Mục Matteo Zuppi - Tổng Giám mục Bologna.
9. Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, sdb - Tổng Giám mục Rabat
10. Đức Cha Michael Czerny, sj – Phó Tổng Thư Ký Phân bộ Người di cư và tị nạn của Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản
Cùng với các vị Tân Hồng Y đang tại chức này, Đức Thánh Cha cũng tấn phong Hồng Y cho hai Tổng giám mục và một Giám mục về hưu đã phục vụ Giáo hội một cách nổi bật:
1. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Nepte
2. Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius, sj - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Kaunas
3. Đức Giám Mục Eugenio Dal Corso, psdp - Giám mục Hiệu Tòa của Benguela
Sau nghi thức tấn phong Hồng Y, Đức Thánh Cha và các tân Hồng Y đã đến Tu viện Mẹ Giáo Hội để chào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã nhắc nhở các tân Hồng Y về giá trị của lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Sau đó, Đức Bênêđíctô XVI, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, đã cùng ban phép lành cho các tân Hồng Y.
Chào từ biệt Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Mười ba vị Tân Hồng Y đã đến Hội trường Phaolô Đệ Lục và điện Tông Tòa để chào thăm những người đến chúc mừng trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại nhà trọ Santa Marta.
Với công nghị tấn phong Hồng Y này, Hồng Y đoàn hiện tại có tổng cộng 225 Hồng Y, trong đó có 128 Hồng Y cử tri và 97 Hồng Y trên 80 tuổi không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Phán Quyết Của Chánh Án Weinberg Về Kháng Cáo Của Đức Hồng Y Pell: Kết luận về Cơ sở 2 vả 3, lệnh tha bổng
Vũ Văn An
17:28 05/10/2019
1113 Điều đó đặt ra câu hỏi về việc điều gì, nếu có, nên được dành cho Cơ sở 2 và 3. Trong vụ Jones v The Queen [270]. Tòa án Tối cao đã nói rõ rằng đây là nhiệm vụ của một tòa kháng cáo hình sự phải thi hành đầy đủ quyền tài phán của mình khi quyền tài phán đó được viện dẫn. Như vậy, tòa án phải xét xử và xác định từng cơ sở kháng cáo được nêu ra, trừ khi cơ sở đặc thù đó rõ ràng là không thể bảo vệ được, hoặc bên nêu ra nó thành công ở một cơ sở khác.
1114 Trong trường hợp này, sau khi đương đơn đã thành công trước tôi về cơ sở 1, có thể không nhất thiết phải xử lý cơ sở 2 và 3. Tuy nhiên, các thành viên khác của Tòa án này, sau khi đã bác bỏ cơ sở 1, đã buộc phải xử lý các cơ sở khác này để giải quyết cho xong đơn này. Trong những hoàn cảnh như thế, tôi cho rằng điều thích hợp là tôi cũng đưa ra các quan điểm của mình về chúng [271].
Cơ sở 2 – Việc trình bầy bằng hình ảnh chuyển động
1115 Như đã nêu trước đây, đương đơn cũng đã tìm cách xin kháng cáo trên cơ sở như sau:
Thẩm phán xét xử đã sai lầm khi ngăn cản ban bào chữa sử dụng một màn trình bầy bằng hình ảnh chuyển động về lập luận bất khả trong diễn từ kết thúc.
1116 Ở một số thời điểm trong diễn trình phiên xử thứ hai, ban bào chữa đã chuẩn bị một màn trình bầy bằng hình ảnh, dưới dạng hoạt hình 19 phút, để chiếu cho bồi thẩm đoàn trong diễn từ kết thúc của ông Richter. Các thành viên của Tòa án này đã có cơ hội được xem bài trình bầy trực quan này.
1117 Bộ phim hoạt hình mô tả một bản thiết kế của quần thể (complex) Nhà thờ Chính tòa, bao gồm phần thân của Nhà thờ Chính tòa, các phòng áo và Trung tâm Knox. Trong suốt thời gian kéo dài của nó, một loạt các chấm và đường tô màu được chiếu khi di chuyển qua khu quần thể. Mỗi dấu chấm hoặc dòng tô màu được gán cho một người hoặc một nhóm đặc thù (thí dụ: đương đơn, người khiếu nại hoặc toàn bộ ca đoàn, khi rước kiệu).
1118 Điều hàm ý là sự chuyển động của từng dấu chấm và đường thẳng là việc trình bầy đúng lúc các chuyển động của mỗi một trong các người này qua Nhà thờ Chính Tòa, sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
1119 Ở phía bên phải màn hình, một cửa sổ văn bản được hiển thị. Ở trên cùng của cửa sổ, các trích dẫn được lấy từ bản ghi chép bằng chứng của các nhân chứng có lợi cho lý lẽ bào chữa dần mờ đi vào và dần mờ đi ra (fade in and out) suốt diễn trình hoạt hình. Những trích dẫn này được cho là phù hợp với các chuyển động của các dấu chấm và đường thẳng khác nhau được mô tả. Ở dưới cùng của cửa sổ, các trích dẫn được lấy từ bản ghi chép bằng chứng của người khiếu nại được mờ đi vào và mờ đi ra, rõ ràng là phù hợp với chuyển động của các dấu chấm tượng trưng cho ông ta và cậu bé kia.
1120 Sau khi ông Gibson phản đối việc sử dụng hoạt hình này, thẩm phán xét xử đã phán quyết chống lại việc nó được trình chiếu cho bồi thẩm đoàn. Quan tòa lưu ý rằng các chuyển động được mô tả là dựa trên bằng chứng về những biến cố được cho là đã xảy ra hơn 20 năm trước đây. Bằng chứng đôi khi có hình thức được coi như ký ức thực sự. Ở những lúc khác, bằng chứng lại có hình thức của điều được cho là thực hành thường xuyên, hoặc bất biến. Ngoài ra còn có sự pha trộn của cả hai.
1121 Do đó, Quan tòa đã nhận định rằng:
... phẩm chất của bằng chứng nói chung có thể không giải thích được sự chuyển động trên thực tế của từng nhân vật chính [trong trình bầy chuyển động], chứ đừng nói đến chuyển động của từng nhân vật chính đối với nhau, trong suốt một thời gian khoảng 20 phút đang bàn này.
1122 Thẩm phán xét xử cho rằng bài trình bầy chuyền động đó có thể không mô tả chính xác, hoặc hợp tình hợp lý trạng thái của bằng chứng, xét chung, như những gì đã xảy ra. Nó chắc chắn không thể làm như vậy trên cơ sở từng khoảnh khắc một liên quan đến các biến cố ngay sau Thánh Lễ trọng thể vào Chúa Nhật ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996.
1123 Không ai trong số các nhân chứng đưa ra bằng chứng cho bất cứ điều gì như mức độ chuyên biệt được miêu tả trong hoạt hình. Họ cũng không được chiếu, hoặc trình bày cho xem bài trình bầy, để nhận xét về tính chuyên biệt của nó cho chính họ. Quan tòa mô tả hoạt hình như ‘bằng chứng tái dựng’, mặc dù, trong bối cảnh, rõ ràng là ông đã sử dụng kiểu nói này theo nghĩa phi kỹ thuật. Ông hiểu rõ rằng việc nó được đề nghị sử dụng không phải làm "bằng chứng". Ông thấy rằng một bồi thẩm đoàn được trình bày với điều được coi là mô tả từng khoảnh khắc các biến cố trong Nhà thờ Chính Tòa sẽ được chào mời để 'lấp đầy những khoảng trống' trong miêu tả bằng cách suy diễn.
1124 Trước Tòa án này, đương đơn đệ trình rằng Quan tòa đã sai lầm khi phán quyết rằng bồi thẩm đoàn không thể được trình chiếu hoạt hình. Bà Shann, người lập luận cơ sở này, đã đệ trình rằng hoạt hình cấu thành một lập luận, chứ, như bà đệ trình, quan tòa dường như không gợi ý là ‘bằng chứng’. Nó chỉ nhằm mục đích tương phản trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên với điều được nói là bằng chứng không bị thách thức của một số nhân chứng liên quan đến các chuyển động của họ xung quanh Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
1125 Ngoài ra, bà Shann đã đệ trình rằng hoạt hình là ‘rất có cơ sở’ về bằng chứng. Bà chỉ vào các trích đoạn khác nhau lấy từ bản ghi chép phiên tòa chứa trong cửa sổ bản văn liền kề với phần trình bầy đặc thù.
1126 Bà Shann đệ trình thêm rằng chưa bao giờ có ý định chiếu hoạt hình từ đầu đến cuối. Bà nói rằng ý tưởng là một phần của nó được chiếu, và sau đó dừng lại. Ông Richter sau đó đã sử dụng một con trỏ vằng laser (laser pointer) để chứng minh với bồi thẩm đoàn nơi trình thuật của người khiếu nại khác với trình thuật của các nhân chứng khác. Có đệ trình rằng, nếu bồi thẩm đoàn không thể được xem hoạt hình, có thể họ sẽ không hiểu toàn bộ sức mạnh, tích lũy, của lập luận bào chữa liên quan đến cơ hội.
1127 Ông Boyce, khi trả lời, đệ trình rằng thẩm phán xét xử đã đúng đắn khi bác bỏ việc cho phép bồi thẩm đoàn xem bài trình bầy bằng hình ảnh chuyển động. Ông đệ trình rằng hoạt hình không phải là một mô tả hợp tình hợp lý, cũng không chính xác về tình trạng bằng chứng, nói chung. Ông cũng đệ trình rằng nó có phẩm chất quyến rũ, có thể khiến bồi thẩm đoàn rơi vào tình trạng suy diễn sai lầm.
1128 Theo quan điểm của tôi, đệ trình của Ông Boyce nên được chấp nhận. Hoạt hình có rất ít sự giống nhau với trạng thái thực tế của bằng chứng mà đúng hơn trình bầy một bức tranh bị bóp méo của bằng chứng đó, chắc chắn như thế, như đương đơn đã muốn bồi thẩm đoàn tin tưởng như vậy. Nó có tính ý đồ cực độ. Thí dụ, nó cho thấy phòng áo của các Linh mục, với người khiếu nại và cậu bé kia trong phòng, cùng với một số lượng lớn các linh mục đồng tế. Hiển nhiên, không có bằng chứng nào thuộc loại đó cho thấy kịch bản đặc thù này đã xảy ra. Rõ ràng nó có ý định ghi khắc vào tâm trí bồi thẩm đoàn rằng trình thuật của người khiếu nại hẳn phải là không thể có vì bằng chứng cho thấy có những linh mục đồng tế trong phòng tại thời điểm xẩy ra điều bị cáo buộc là vi phạm.
1129 Điều tương tự cũng đúng với hoạt hình cho thấy cả đương đơn lẫn Portelli còn lại trên các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính Tòa qua suốt toàn bộ điều bị cáo buộc là vi phạm được cho là đã xảy ra. Trong khi có bằng chứng từ Portelli cho hiệu quả ấy, việc mô tả bằng hình ảnh về bằng chứng đó hầu như không cần được trình bày trước bồi thẩm đoàn để làm rõ rằng, nếu trình thuật của ông ta được chấp nhận, hoặc có thể là sự thật một cách hợp lý, thì chắc chắn đương đơn sẽ phải được tha bổng. Điều này đã được ông Gibson thừa nhận trong suốt phiên tòa. Ngoài ra, bồi thẩm đoàn đã được hướng dẫn bằng những lòi lẽ rõ ràng nhất. Hoạt hình không thêm bất cứ hậu quả, hoặc chất liệu nào, vào bằng chứng được đưa ra trong phiên tòa liên quan đến vấn đề đó.
1130 Tất nhiên, có rất nhiều bằng chứng để gợi ý rằng khu vực trong và xung quanh phòng áo của các Linh mục luôn luôn đông đúc ngay sau khi Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật kết thúc. Bồi thẩm đoàn khó mà không hiểu được ý nghĩa của bằng chứng đó. Mô tả nó trong một bài trình bầy bằng hình ảnh, rõ ràng dựa trên trạng thái các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa, có tiềm năng, vốn được thẩm phán xét xử nhận ra một cách chính xác, gây hiểu lầm, hoặc ít nhất là gây nhầm lẫn cho bồi thẩm đoàn.
1131 Nếu người ta tìm cách đưa hoạt hình làm bằng chứng, có lẽ tương đương với một biểu đồ hoặc tài liệu bên ngoài khác, rõ ràng là để giúp bồi thẩm đoàn hiểu được các vấn đề trước họ, thì Quan tòa hoàn toàn có quyền loại trừ nó trên cơ sở điều 135 (b) của Đạo luật Chứng cớ. Điều đó dựa trên cơ sở rằng giá trị chứng minh của nó sẽ vượt trội một cách đáng kể do sự nguy hiểm nó có thể gây hiểu lầm hoặc gây bối rối. Thật vậy, khó có thể hình dung được rằng thẩm phán xét xử sẽ không thực thi quyền đó.
1132 Sự kiện bà Shann cho rằng ông Richter đề nghị dựa vào hoạt hình không gì khác hơn là một sự trợ giúp cho lập luận của ông, trong diễn trình diễn từ kết thúc, không có nghĩa là Quan tòa bất lực trước việc ngăn cản bồi thẩm đoàn bị trình bày với tài liệu dưới hình thức rất nghi vấn này.
1133 Một thẩm phán không bắt buộc phải lùi lại và không làm gì nếu ông hoặc bà ta cho rằng các lập luận đang được trình bày trước bồi thẩm đoàn qua ngả diễn từ kết thúc chỉ làm sai lệch các bằng chứng, hoặc nói cách khác là hướng dẫn sai. Luật sư công tố có thể được mời gọi để chỉnh sửa các lập luận như vậy. Hay, thẩm phán xét xử có thể làm như vậy trong diễn trình trao trách nhiệm cho bồi thẩm đoàn.
1134 Phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao trong vụ McKell v The Queen [272], là vụ giới hạn phạm vi nhận định tư pháp về các sự kiện, trong diễn trình trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn, không loại trừ việc một thẩm phán xét xử làm như thế. Ít nhất, phải có một quyền lực cố hữu hoặc ngụ ý, được trao cho một thẩm phán xét xử, để đảm bảo rằng bồi thẩm đoàn không bị hướng dẫn sai [273].
1135 Theo quan điểm của tôi, thẩm phán xét xử đã phán quyết chính xác rằng hoạt hình không nên được sử dụng theo cách dự tính của bên bào chữa. Tôi sẽ bác bỏ kháng cáo trên cơ sở này.
Cơ sở 3 - sự luận tội (arraignment) trước bồi thẩm đoàn
1136 Cơ sở 3 khiếu nại về ‘sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử’ [274]. Điều này được nói là dựa trên cơ sở cho rằng đương đơn không bị luận tội ‘trước sự hiện diện của bồi thẩm đoàn’, như đòi hỏi của các điều 210 và 217 của CPA.
1137 Những điều đó dự liệu một cách có liên quan như sau:
210 Khi phiên tòa bắt đầu
(1) Phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội khi bị luận tội trước sự có mặt của ban bồi thẩm theo điều 217.
(2) Nếu ban bồi thẩm bị phân chia thành 2 hoặc nhiều phần hơn theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn năm 2000, phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội lúc bị luận tội trước sự hiện diện của phần đầu tiên của ban bồi thẩm có mặt tại tòa.
...
217 Sự luận tội trước sự chứng kiến của ban bồi thẩm
Nếu một bị cáo đã không nhận tội đối với mọi cáo buộc trên một bản cáo trạng
(a) bị cáo phải bị luận tội trước sự hiện diện của ban bồi thẩm hoặc, nếu ban bồi thẩm bị chia thành 2 hoặc nhiều phần theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000, phần đầu tiên của ban bồi thẩm có mặt tại tòa án; và
(b) một bồi thẩm đoàn cho phiên tòa phải được lập danh sách từ ban bồi thẩm đoàn đó.
...
1138 Điều 215 của Đạo luật dự liệu rằng một bị cáo bị luận tội khi tòa án hỏi bị cáo rằng ông ta hoặc bà ta có phải là người có tên trong bản cáo trạng hay không, đọc to từng tội trạng và hỏi liệu bị cáo có nhận tội hay không đối với tội trạng.
1139 Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000 ấn định diễn trình lập danh sách một bồi thẩm đoàn. Nó đưa ra dự liệu ở Phần 5 để triệu tập các bồi thẩm viên trong các phiên tòa hình sự [275], và ở Phần 6 để tạo ra các nhóm sẵn sàng tham gia bồi thẩm đoàn (jury pools) [276], lựa chọn các ban [277], và triệu tập các ban, hoặc các phần của các ban bị phân chia [ 278].
1140 Vì kích cỡ ngoại thường của ban bồi thẩm cần thiết cho phiên tòa này, diễn trình lập danh sách đã được tiến hành một cách hơi bất thường. Tất cả các thành viên của ban bồi thẩm vẫn ở trong phòng hội đồng bồi thẩm cho đến khi lệnh miễn trừ (excuses) được ban hành. Khía cạnh này của thủ tục đã được tiếp nhận với sự đồng ý trọn vẹn của cả hai bên.
1141 Một liên kết video đã được thiết lập giữa phòng xử án và phòng của ban bồi thẩm. Đương đơn và tất cả các luật sư nhiệm cách, mọi lúc, vẫn ở lại trong phòng xử án. Thẩm phán xét xử di chuyển giữa phòng xử án và phòng của ban bồi thẩm. Ông ở phòng xử án khi đương đơn bị luận tội. Các luật sư hướng dẫn ở phòng ban bồi thẩm.
1142 Đương đơn chỉ bị luận tội một lần. Việc luận tội diễn ra khi không có thành viên ban bồi thẩm nào có mặt thực sự trong phòng xử án. Tuy nhiên, toàn bộ ban bồi thẩm xem trực tiếp việc luận tội qua một liên kết video. Một lần nữa, điều này đã được tiến hành với sự đồng ý của cả hai bên.
1143 Lý lẽ bằng văn bản của đương đơn đã nhận định rằng các điều 210 và 217 của CPA yêu cầu việc luận tội diễn ra 'dưới sự hiện diện của ban bồi thẩm'. Ông Walker đệ trình rằng việc thiếu luận tội đương đơn dưới 'sự hiện diện thể lý’ của toàn bộ ban bồi thẩm đã cấu thành một sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử, khiến phiên tòa trở thành "vô hiệu" và đòi hỏi các phán quyết có tội này phải được đặt sang một bên. Lập luận đó được cho là dựa trên ba gợi ý.
1144 Đầu tiên, các điều 210 và 217 được cho là hạn chế thẩm quyền lập danh sách bồi thẩm đoàn để xét xử một phiên tòa hình sự. Những dự liệu này đòi bồi thẩm đoàn phải được lập danh sách từ một ban bồi thẩm đặc thù, tức ban mà dưới sự ‘hiện diện’ của họ bị cáo đã bị luận tội. Họ hoạt động để đánh dấu điểm luận tội đó như là thời điểm trong đó một phiên tòa hình sự bắt đầu.
1145 Thứ hai, ông Walker đệ trình rằng không có lời biện minh nào cho việc đưa ra hạn từ ‘sự hiện diện’, trong các dự liệu này, ngoài ý nghĩa thông thường của nó. Ông đệ trình rằng ‘sự hiện diện’, trong bối cảnh này, có nghĩa là ‘sự hiện diện thể lý’ và không có gì kém hơn.
1146 Thứ ba, vì các dự liệu này bàn đến việc thành lập và thẩm quyền của bồi thẩm đoàn, nên việc vi phạm chúng cấu thành một khiếm khuyết căn bản, mà liên quan đến nó, không có vấn đề bãi nại (waiver) nào được đặt ra. Mà trong những trường hợp này, cũng không cần thiết phải xác lập bất cứ sự thiệt hại (prejudice) thực sự nào.
1147 Ông Walker hỗ trợ cách giải thích các dự liệu này bằng cách tham chiếu điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Phân điều này dự liệu rằng viên chức thích đáng có thể chia ban thành hai hoặc nhiều phần nếu xét thấy rằng sẽ không thực tế khi để toàn bộ ban có mặt tại tòa án trong một thời điểm, hoặc thay vào đó, sẽ thích đáng khi làm như vậy vì bất kỳ lý do nào khác. Nói cách khác, nó dự liệu một cơ chế qua đó việc luận tội có thể được tiến hành dưới sự hiện diện của ban bồi thẩm, mặc dù không phải tất cả cùng một lúc.
1148 Ông Walker đã đề cập đến một số cơ quan có thẩm quyền đương đầu với các hậu quả của việc không tuân thủ các dự liệu qui định việc lập danh sách bồi thẩm đoàn.
1149 Trong vụ Maher v The Queen [279], bị cáo đã không nhận tội với 19 tội danh, ban đầu chứa trong bản cáo trạng và hai tội danh nữa được thêm vào sau khi bồi thẩm đoàn tuyên thệ. Thẩm phán xét xử đã luận tội bị cáo về các tội danh mới, bác bỏ sự phản đối của ông ta rằng tòa án không có quyền tài phán để chấp chứa chúng. Hai tội danh khác đã được cho phép, theo một dự liệu của Bộ luật hình sự Queensland, là dự liệu quy định về việc liên nhập (joinder) các tội danh trong một bản cáo trạng.
1150 Tòa án Tối cao cho rằng bồi thẩm đoàn chỉ có thể được tuyên thệ và lập danh sách để xét xử các vấn đề được nêu ra bởi những lời biện hộ cho 19 tội danh ban đầu tại thời điểm bồi thẩm đoàn được tuyên thệ. Không có điều khoản dự liệu nào cho phép sửa đổi bản cáo trạng bằng cách thêm vào các tội trạng. Vì bồi thẩm đoàn đã không được tuyên thệ để xét xử các vấn đề về các tội danh thêm vào, chỉ đơn giản luận tội lại người kháng cáo trước bồi thẩm đoàn không làm thay đổi các vấn đề mà bồi thẩm đoàn đã tuyên thệ để xét xử. Thành thử, các bản án không thể đứng vững.
1151 Trong vụ Katsuno v The Queen [280], thách thức đối với bản án của người kháng cáo là dựa trên việc không tuân thủ một số điều khoản của Đạo luật về Bồi thẩm đoàn. Sau khi được cảnh sát quận cung cấp riêng một bản sao danh sách các tên trong ban mà từ đó bồi thẩm đoàn đã được thiết lập, một thực hành lâu đời ở Victoria của Ủy viên cảnh sát trưởng là cung cấp cho Giám đốc công tố các chi tiết về bất cứ việc kết án nào hoặc bất cứ thông tin nào về tên liên quan đến những người trong ban. Thông tin đó sau đó đã được cung cấp cho các công tố viên.
1152 Những lời kết án của những người trong ban không đến mức phải truất quyền họ theo Mục lục 2 của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Thông tin được cung cấp để hỗ trợ công tố viên thi hành quyền khước biện vi thất hiệu (peremptory challenge) lúc đó. Trước khi bồi thẩm đoàn được lập danh sách, sự phản đối được chấp nhận đối với việc công tố viên sử dụng bất cứ thông tin nào như thế do Ủy viên cảnh sát trưởng cung cấp. Hoặc, đã có đệ trình rằng thông tin đang bàn nên được cung cấp cho bên bào chữa.
1153 Có một khước biện vi thất hiệu bởi công tố đối với một người có tiềm năng làm bồi thẩm viên trên cơ sở thông tin được cung cấp. Đó là cơ sở chung mà một người có tiềm năng làm bồi thẩm viên bị thách thức chỉ vì thông tin đang bàn.
1154 Tòa án Tối cao cho rằng thực hành của Ủy viên cảnh sát trưởng là bất hợp pháp, bị cấm một cách mặc nhiên bởi một số điều khoản của Đạo luật. Tuy nhiên, theo đa số [281], đã có chủ trương rằng công tố được quyền thi hành một quyền khước biện vi thất hiệu, bất kể liệu có lý do chính đáng, hay cơ sở nào khác, đối với việc thi hành nó. Thành thử, không có sự thiếu sót trong việc tuân thủ các đòi hỏi của diễn trình hình sự ở khía cạnh căn bản. Kháng cáo đã bị bác bỏ.
1155 Ông Boyce, trong câu trả lời của ông đối với Cơ sở 3, đã dựa vào lý lẽ viết của công tố. Ông quyết định không thảo luận chi tiết trên cơ sở đó trong lập luận miệng. Trong lý lẽ viết của mình, ông đã đệ trình rằng các điều 210 và 217 chỉ liên quan đến việc đánh dấu thời điểm khi một phiên tòa được coi là đã bắt đầu. Những điều khoản này không được đọc khi quy định, theo cách không thể có sự sai trệch nào, rằng phương pháp luận tội phải được đưa ra bằng cách nói các lời buộc tội cho bị cáo, và để ông ta bào chữa chúng trước sự hiện diện thể lý của ban bồi thẩm. Chúng không được đọc như một việc loại bỏ diễn trình luận tội, khỏi được thi hành, thí dụ, bằng liên kết video, như đã được thực hiện trong vụ án này.
1156 Ông Boyce đã tham chiếu Giác thư Giải thích (Explanatory Memorandum) liên quan đến việc đưa ra các điều khoản 210 và 217 trong Dự luật Tố tụng Hình sự, mà ông đệ trình, nói rõ ràng rằng những điều khoản này không nhằm loại bỏ diễn trình được thẩm phán xét xử tiếp nhận trong vấn đề này.
Điều 210 ấn định việc bắt đầu phiên tòa như lúc bị cáo không nhận tội dựa trên việc luận tội trước sự hiện diện của ban bồi thẩm theo điều 217. Điều khoản này cũng quy định về tình huống trong đó ban bồi thẩm bị chia thành các phần theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000, trong trường hợp này, phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội dựa trên việc luận tội trước phần đầu tiên của những phần đó.
Việc ấn định này là điều mới mẻ và giải quyết được sự không chắc chắn xung quanh lúc một phiên tòa chính thức bắt đầu phát sinh từ sự khác biệt giữa cách tiếp cận theo thường luật (xem vụ R v Talia [1996] VicRp 33; [1996] 1 VR 462) và điều 2 của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999. Việc ấn định mới bảo đảm rằng việc lập danh sách bồi thẩm đoàn là một phần của phiên tòa. Nó cũng cho phép tính đặc thù như trong việc ấn định thời gian cho các nghĩa vụ trước phiên tòa (thí dụ: trong các điều 182 và 183, là các điều hiện đang đi trở lại ngày trong đó phiên tòa được liệt kê để bắt đầu’) [282].
1157 Ông Boyce đã đệ trình rằng điều 217 đó chỉ cung cấp một đường ‘dẫn’ (link) tới điều khoản 210 [283].
1158 Lịch sử liên quan đến việc đưa ra các điều 210 và 217 làm sáng tỏ sự giải thích đúng đắn của các điều khoản này. Trước CPA, biểu thức ‘bắt đầu phiên tòa’ có thể có nghĩa hai điều khác nhau. Theo thường luật, việc bắt đầu phiên tòa chính thức là khi bị cáo bị luận tội, chứ không phải trước đó [284]. Đáng tiếc, và không nhất quán, điều 3 của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999 đã định nghĩa việc bắt đầu phiên tòa như là "ngày mà bị cáo bị nói đến trong phần trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn". Một phiên bản trước đó của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999, tức Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự) năm 1993 (sau đó bị bãi bỏ) đã đòi bị cáo phải 'bị luận tội' lúc bắt đầu phiên hướng dẫn đầu tiên, rõ ràng là rất lâu trước khi bất cứ bồi thẩm đoàn nào được lập danh sách.
1159 Ông Boyce đệ trình rằng các điều 210 và 217 được dự định để bảo đảm rằng tình trạng sự việc hoàn toàn không thỏa đáng này đã chấm dứt. Những điều khoản đó không có ý định được đặt để một cách quy định (prescriptively), và theo cách thậm chí không thể sửa đổi hay sai trệch nhỏ nhoi nhất, một yêu cầu rằng bị cáo phải có mặt trong phòng xử án, một cách thể lý trước sự hiện diện của ban bồi thẩm (hoặc ít nhất một phần của nó), không có điều này, phiên tòa không thể nói là đã bắt đầu.
1160 Thực vậy, đệ trình của ông Boyce liên quan đến vấn đề này quả đã đạt tới điều này. Ngay cả nếu, trái với sự tranh cãi chính của ông, diễn trình luận tội được tiếp nhận dưới đây không được tiến hành tuyệt đối theo các thủ tục được nêu trong các điều 210 và 217, thì vẫn không vì thế mà phiên tòa là ‘vô hiệu’. Theo cách lý luận trong vụ Project Blue Sky v Australian Broadcasting Authority [285], điều đó còn tùy liệu mục đích của các điều khoản này có phải là hoàn toàn để vô hiệu hóa bất cứ phiên tòa nào trong đó việc luận tội được thi hành một cách không nghiêm ngặt tuân theo các điều khoản của đạo luật hay không, mặc dù theo cách được cả hai bên đồng ý và một cách có thể tin được không gây ra dù là một thiệt hại nhỏ nhất nào đối với đương đơn.
1161 Nó phụ thuộc vào việc liệu diễn trình được thông qua có thiếu sót cách đáng kể nào đó trong việc đạt được mục đích mà vì nó đòi hỏi luật định đã được đặt để hay không. Tôi đơn thuần không thể hình dung được làm thế nào điều đó có thể được nói ra về những gì diễn ra trong vụ án này.
1162 Lịch sử của những điều khoản này rất quan trọng. Tuy nhiên, như Tòa án Tối cao đã nói nhiều lần, nhiệm vụ giải thích đều bắt đầu và kết thúc bằng ngôn ngữ của bản văn.
1163 Giả định được lồng vào bản đệ trình của ông Walker, rằng kiểu nói ‘dưới sự hiện diện của’ có thể chỉ có một ý nghĩa duy nhất, tức là, sự hiện diện thể lý, đối với tôi, dường như bị đặt nhầm chỗ. Khẳng định rằng ‘ý nghĩa thông thường’ của chữ ‘hiện diện’, một cách bất biến mang theo ý nghĩa không kém hơn sự hiện diện thể lý là không có tính thuyết phục [286]. Nó bỏ qua đòi hỏi này: luật lệ phải được đọc một cách theo chủ đích. Hơn nữa, người ta có thể lập luận rằng thay vì chỉ đơn thuần hiểu chữ ‘hiện diện’, cần phải có một chữ bổ sung, ‘thể lý’, được lồng vào quy chế.
1164 Nhiệm vụ giải thích được tạo điều kiện nhờ việc lưu ý đến cả lịch sử lẫn bối cảnh. Như đã chỉ ra, lịch sử của các điều khoản đang được xem xét cho thấy rõ rằng chúng không có ý định thủ diễn vai trò mà ông Walker tranh cãi. Phân tích bản văn cho thấy rằng khi cơ quan lập pháp đã bỏ, hoặc không bao gồm, một chữ cụ thể vào một kiểu nói ghép, tòa án thông thường sẽ không viết lại điều khoản đó để một chữ hoặc nhiều chữ ‘được đọc vào' [288]. Chắc chắn, nó sẽ không làm như vậy mà không có lý do chính đáng. Trong vụ án hiện tại, không có lý do như vậy đã hiện diện.
1165 Ông Boyce đã đệ trình rằng trọng điểm chắc chắn là ban bồi thẩm trong vụ án này đã có thể thấy và nghe đương đơn, một cách khá rõ ràng, khi ông ta không nhận tội đối với mỗi tội danh. Việc sử dụng đường liên kết video, trong các hoàn cảnh như các hoàn cảnh phổ biến trong vụ án hiện tại, không tạo thành dù là một trở ngại nhỏ nhất đối với diễn trình luận tội. Nó không hề chạm đến năng lực của ban bồi thẩm trong việc chứng kiến diễn trình đó.
1166 Tôi xin nói thêm rằng việc sử dụng đường liên kết video hiện rất thông thường trong các phiên tòa hình sự khắp trên đất nước này. Khó có thể gợi ý rằng quyền của bị cáo trong việc đối đầu với người tố cáo mình phần nào bị xút giảm bởi sự kiện kỹ thuật đã làm cho diễn trình đó được thực hiện một cách hữu hiệu và công bằng.
1167 Tôi chấp nhận rằng có những thẩm quyền cũ hơn từng gợi ý rằng thuật ngữ 'hiện diện', trong bối cảnh luật định, thông thường nên được hiểu là 'hiện diện một cách thể lý' [288]. Dưới ánh sáng kỹ thuật hiện đại, cách giải thích hạn hẹp và hạn chế về chữ đó, đối với tôi, không được ban quyền. Nhiều cuộc hội họp được tiến hành thường xuyên bằng cách sử dụng các thiết bị nghị bàn qua video. Điều rõ ràng là, tùy thuộc vào hình thức của bất cứ đòi hỏi pháp lý nào quy định ‘sự hiện diện’, việc sử dụng các thiết bị đó có thể được chấp nhận dễ dàng và do đó sự hiện diện có thể đạt được, như nó đã được chấp nhận ở đây.
1168 Kết luận này không mâu thuẫn với các đòi hỏi được nêu trong điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Phân điều đó rõ ràng áp dụng khi một ban bồi thẩm bị chia làm hai và không có phương tiện hội nghị video nào được sử dụng.
1169 Có một số thẩm quyền gần đây có thể được cho là có dựa vào Cơ sở 3. Trong vụ Amagwula v The Queen ('Amagwula') [289], Tòa án phúc thẩm hình sự New South Wales đã xử lý một kháng cáo chống lại sự kết án, phần lớn, dựa trên sự kiện này là một thẩm phán xét xử, khi đối đầu với một bị cáo tự đại diện cho chính mình, đã không yêu cầu ông ta quay trở lại từ bàn luật sư, và đứng trong chỗ dành cho bị cáo (dock) để có thể bào chữa các cáo buộc cá thể trước sự hiện diện của ban bồi thẩm. Thay vào đó, thẩm phán nói rằng, trong việc luận tội bị cáo, ông sẽ không yêu cầu đích thân ông ta phải nói lời bào chữa. Thay vào đó, ông ta chỉ đạo để những lời bào chữa không nhận tội được đưa ra liên quan đến từng tội danh, sau khi bị cáo đã bị luận tội.
1170 Khi kháng cáo, đã có đệ trình cho rằng, không có sự luận tội hợp lệ, phiên tòa đã là một ‘vô hiệu’. Đệ trình đó đã bị bác bỏ. Có chủ trương cho rằng bất cứ sự bất hợp lệ nào cũng không ‘đi đến gốc rễ của phiên tòa’. Hơn nữa, diễn trình được thẩm phán xét xử tiếp nhận, dù thế nào, cũng không gây thiệt hại cho người kháng cáo.
1171 Chánh án Basten, người đưa ra phán quyết chính của Tòa án, đã nhận xét rằng thuật ngữ 'luận tội’ không được định nghĩa trong Đạo luật Tố tụng Hình sự 1986 (NSW). Mặc dù Archbold trước đó đã mô tả diễn trình luận tội như là việc bao gồm đọc bản cáo trạng cho ông ta, và hỏi xem liệu ông ta có tội hay không, với một đòi hỏi rằng ông ta phải đích thân bào chữa, chứ không qua luật sư hoặc một người khác, thì diễn trình được tuân theo trong vụ án đặc thù trước Tòa án không phát sinh ra sự vô hiệu.
1172 Trước tiên, điều rõ ràng là diễn trình luận tội được quản trị bằng đạo luật, và hậu quả của việc không tuân theo thủ tục chính xác để luận tội nhất thiết sẽ phụ thuộc vào việc giải thích thích đáng các điều khoản liên hệ. Điều đó, ngược lại, sẽ phụ thuộc vào mục đích rõ ràng của việc luận tội, trong bối cảnh một phiên tòa hình sự [290].
1173 Tất nhiên, nền tảng lập pháp của diễn trình luận tội tại New South Wales khác với nền tảng áp dụng tại Tiểu Bang này. Qua việc ban hành điều 130 (3) của Đạo luật Tố tụng Hình sự năm 1986, cơ quan lập pháp New South Wales rõ ràng có ý định thay đổi cách thức tiến hành việc luận tội theo thường luật. Mặc dù đã có, và hiện vẫn có thực hành chung yêu cầu bị cáo phải đích thân bào chữa cho từng tội danh trong một bản cáo trạng, theo luật tổng quát, một thiếu sót về phương diện đó đã không làm hư phiên tòa tiếp theo. Chỉ cần là bị cáo biết các nội dung của bản cáo trạng và, trên thực tế, có ý định không nhận tội.
1174 Vụ Amagwula rõ ràng không trực tiếp liên quan đến Cơ sở 3. Tuy nhiên, các khía cạnh của lý luận nâng đỡ phán quyết đó có thể được cho là để hỗ trợ cho sự tranh chấp của công tố liên quan đến cơ sở này. Vì không có bất cứ thiệt hại nào đối với bị cáo trong thủ tục mà trên thực tế đã được tiếp nhận trong vụ án đó và không có bất cứ hệ luận pháp lý nào đòi phải có một thủ tục khác để bảo đảm tính hợp lệ của phiên tòa, người ta cho rằng không có sự hoài thai công lý.
1175 Cả hai bên đều được Tòa án kéo chú ý đến vụ Amagwula. Ông Walker, thay mặt cho đương đơn, đã đệ trình rằng không có việc lý luận nào trong vụ án đó hỗ trợ người trả lời trong vụ án hiện tại. Không có vấn đề thiệt hại hoặc bãi nại (waiver) có thể phát sinh. Hơn nữa, các điều khoản của Victoria đòi một thủ tục chuyên biệt phải được tuân theo và điều đó đã không được thực hiện.
1176 Ngoài ra, ông Walker còn đề cập đến phán quyết của Button J trong vụ Amagwula. Quan tòa kết luận rằng đã có một sự bất hợp lệ, nhưng không phải là một bất hợp lệ đòi phiên tòa phải bị coi là một vô hiệu. Tuy nhiên, và bất chấp sự di chuyển ra khỏi tính hình thức tố tụng trong luật hình sự, một sự thiếu sót về thủ tục được nói là đã xảy ra trong vụ án hiện tại đòi hỏi điều này: các bản kết án đương đơn phải bị đặt sang một bên, vì phiên tòa đã là một sự 'vô hiệu'. Ông Walker đệ trình rằng cơ quan lập pháp Victoria đã chỉ trao quyền cho các thành viên của ban bồi thẩm, mà dưới sự hiện diện thể lý của họ, đương đơn đã bị buộc tội, để ngồi vào vị trí bồi thẩm viên trong phiên tòa. Ông đệ trình rằng các bồi thẩm viên, những người đã kết án đương đơn, không được pháp luật cho phép xét xử đương đơn.
1177 Ông Gibson, người đã trả lời lời mời của Tòa án này để bình luận về vụ Amagwula thay mặt cho bị kháng, đã đệ trình rằng sự phụ thuộc của Tòa án New South Wales vào phán quyết của Tòa án phúc thẩm Anh quốc trong vụ Williams đã tăng thêm sức mạnh cho bản đệ trình tổng quát rằng không hề có khiếm khuyết hoặc bất hợp lệ căn bản nào trong diễn trình luận tội. Trong vụ án hiện tại, đã có một sự luận tội chính thức. Ban bồi thẩm đã không bị đặt trong trạng thái nghi ngờ nào về bản chất của các cáo buộc, cũng như về lời biện hộ được đưa ra để trả lời chúng. Ban bồi thẩm đã nghe và thấy đương đơn đã đưa ra các bào chữa của mình liên quan đến mọi cáo buộc và đã làm như vậy đúng lúc. Đây không phải là một vụ án mà đương đơn luôn giữ im lặng, khi đối đầu với việc luận tội, như đã xảy ra ở vụ Amagwula.
1178 Trong vụ án này, đương đơn đã bị luận tội trước sự hiện diện của bồi thẩm đoàn. Đó là một bồi thẩm đoàn được thành lập thích đáng với toàn thẩm quyền. Diễn trình được tiếp nhận bên dưới đã không phát sinh ra một sự ‘bất hợp lệ căn bản’ ‘đi đến tận gốc của phiên tòa’. Nó không làm cho phiên tòa trở nên một vô hiệu. Vì lý do sử dụng đường liên kết video, đương đơn đã không bị một vụ hoài thai công lý. Tôi từ chối cho phép kháng cáo trên cơ sở này.
Các lệnh
1179 Tôi sẽ cho phép kháng cáo chống lại bản án trên Cơ sở 1. Tôi ra lệnh rằng kháng cáo được coi là đã được nghe ngay lúc này và nó đã được cho phép. Tôi sẽ đặt sang một bên mỗi một lời kết án được duy trì ở dưới và những bản án đã được thông qua do đó. Tôi sẽ ra lệnh thêm rằng phải vào sổ lời phán xử và phán quyết tha bổng về mỗi tội danh.
1180 Tôi sẽ từ chối cho phép kháng cáo trên cả Cơ sở 2 và 3.
Hết
Kỳ tới: Các ghi chú
1114 Trong trường hợp này, sau khi đương đơn đã thành công trước tôi về cơ sở 1, có thể không nhất thiết phải xử lý cơ sở 2 và 3. Tuy nhiên, các thành viên khác của Tòa án này, sau khi đã bác bỏ cơ sở 1, đã buộc phải xử lý các cơ sở khác này để giải quyết cho xong đơn này. Trong những hoàn cảnh như thế, tôi cho rằng điều thích hợp là tôi cũng đưa ra các quan điểm của mình về chúng [271].
Cơ sở 2 – Việc trình bầy bằng hình ảnh chuyển động
1115 Như đã nêu trước đây, đương đơn cũng đã tìm cách xin kháng cáo trên cơ sở như sau:
Thẩm phán xét xử đã sai lầm khi ngăn cản ban bào chữa sử dụng một màn trình bầy bằng hình ảnh chuyển động về lập luận bất khả trong diễn từ kết thúc.
1116 Ở một số thời điểm trong diễn trình phiên xử thứ hai, ban bào chữa đã chuẩn bị một màn trình bầy bằng hình ảnh, dưới dạng hoạt hình 19 phút, để chiếu cho bồi thẩm đoàn trong diễn từ kết thúc của ông Richter. Các thành viên của Tòa án này đã có cơ hội được xem bài trình bầy trực quan này.
1117 Bộ phim hoạt hình mô tả một bản thiết kế của quần thể (complex) Nhà thờ Chính tòa, bao gồm phần thân của Nhà thờ Chính tòa, các phòng áo và Trung tâm Knox. Trong suốt thời gian kéo dài của nó, một loạt các chấm và đường tô màu được chiếu khi di chuyển qua khu quần thể. Mỗi dấu chấm hoặc dòng tô màu được gán cho một người hoặc một nhóm đặc thù (thí dụ: đương đơn, người khiếu nại hoặc toàn bộ ca đoàn, khi rước kiệu).
1118 Điều hàm ý là sự chuyển động của từng dấu chấm và đường thẳng là việc trình bầy đúng lúc các chuyển động của mỗi một trong các người này qua Nhà thờ Chính Tòa, sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
1119 Ở phía bên phải màn hình, một cửa sổ văn bản được hiển thị. Ở trên cùng của cửa sổ, các trích dẫn được lấy từ bản ghi chép bằng chứng của các nhân chứng có lợi cho lý lẽ bào chữa dần mờ đi vào và dần mờ đi ra (fade in and out) suốt diễn trình hoạt hình. Những trích dẫn này được cho là phù hợp với các chuyển động của các dấu chấm và đường thẳng khác nhau được mô tả. Ở dưới cùng của cửa sổ, các trích dẫn được lấy từ bản ghi chép bằng chứng của người khiếu nại được mờ đi vào và mờ đi ra, rõ ràng là phù hợp với chuyển động của các dấu chấm tượng trưng cho ông ta và cậu bé kia.
1120 Sau khi ông Gibson phản đối việc sử dụng hoạt hình này, thẩm phán xét xử đã phán quyết chống lại việc nó được trình chiếu cho bồi thẩm đoàn. Quan tòa lưu ý rằng các chuyển động được mô tả là dựa trên bằng chứng về những biến cố được cho là đã xảy ra hơn 20 năm trước đây. Bằng chứng đôi khi có hình thức được coi như ký ức thực sự. Ở những lúc khác, bằng chứng lại có hình thức của điều được cho là thực hành thường xuyên, hoặc bất biến. Ngoài ra còn có sự pha trộn của cả hai.
1121 Do đó, Quan tòa đã nhận định rằng:
... phẩm chất của bằng chứng nói chung có thể không giải thích được sự chuyển động trên thực tế của từng nhân vật chính [trong trình bầy chuyển động], chứ đừng nói đến chuyển động của từng nhân vật chính đối với nhau, trong suốt một thời gian khoảng 20 phút đang bàn này.
1122 Thẩm phán xét xử cho rằng bài trình bầy chuyền động đó có thể không mô tả chính xác, hoặc hợp tình hợp lý trạng thái của bằng chứng, xét chung, như những gì đã xảy ra. Nó chắc chắn không thể làm như vậy trên cơ sở từng khoảnh khắc một liên quan đến các biến cố ngay sau Thánh Lễ trọng thể vào Chúa Nhật ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996.
1123 Không ai trong số các nhân chứng đưa ra bằng chứng cho bất cứ điều gì như mức độ chuyên biệt được miêu tả trong hoạt hình. Họ cũng không được chiếu, hoặc trình bày cho xem bài trình bầy, để nhận xét về tính chuyên biệt của nó cho chính họ. Quan tòa mô tả hoạt hình như ‘bằng chứng tái dựng’, mặc dù, trong bối cảnh, rõ ràng là ông đã sử dụng kiểu nói này theo nghĩa phi kỹ thuật. Ông hiểu rõ rằng việc nó được đề nghị sử dụng không phải làm "bằng chứng". Ông thấy rằng một bồi thẩm đoàn được trình bày với điều được coi là mô tả từng khoảnh khắc các biến cố trong Nhà thờ Chính Tòa sẽ được chào mời để 'lấp đầy những khoảng trống' trong miêu tả bằng cách suy diễn.
1124 Trước Tòa án này, đương đơn đệ trình rằng Quan tòa đã sai lầm khi phán quyết rằng bồi thẩm đoàn không thể được trình chiếu hoạt hình. Bà Shann, người lập luận cơ sở này, đã đệ trình rằng hoạt hình cấu thành một lập luận, chứ, như bà đệ trình, quan tòa dường như không gợi ý là ‘bằng chứng’. Nó chỉ nhằm mục đích tương phản trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên với điều được nói là bằng chứng không bị thách thức của một số nhân chứng liên quan đến các chuyển động của họ xung quanh Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.
1125 Ngoài ra, bà Shann đã đệ trình rằng hoạt hình là ‘rất có cơ sở’ về bằng chứng. Bà chỉ vào các trích đoạn khác nhau lấy từ bản ghi chép phiên tòa chứa trong cửa sổ bản văn liền kề với phần trình bầy đặc thù.
1126 Bà Shann đệ trình thêm rằng chưa bao giờ có ý định chiếu hoạt hình từ đầu đến cuối. Bà nói rằng ý tưởng là một phần của nó được chiếu, và sau đó dừng lại. Ông Richter sau đó đã sử dụng một con trỏ vằng laser (laser pointer) để chứng minh với bồi thẩm đoàn nơi trình thuật của người khiếu nại khác với trình thuật của các nhân chứng khác. Có đệ trình rằng, nếu bồi thẩm đoàn không thể được xem hoạt hình, có thể họ sẽ không hiểu toàn bộ sức mạnh, tích lũy, của lập luận bào chữa liên quan đến cơ hội.
1127 Ông Boyce, khi trả lời, đệ trình rằng thẩm phán xét xử đã đúng đắn khi bác bỏ việc cho phép bồi thẩm đoàn xem bài trình bầy bằng hình ảnh chuyển động. Ông đệ trình rằng hoạt hình không phải là một mô tả hợp tình hợp lý, cũng không chính xác về tình trạng bằng chứng, nói chung. Ông cũng đệ trình rằng nó có phẩm chất quyến rũ, có thể khiến bồi thẩm đoàn rơi vào tình trạng suy diễn sai lầm.
1128 Theo quan điểm của tôi, đệ trình của Ông Boyce nên được chấp nhận. Hoạt hình có rất ít sự giống nhau với trạng thái thực tế của bằng chứng mà đúng hơn trình bầy một bức tranh bị bóp méo của bằng chứng đó, chắc chắn như thế, như đương đơn đã muốn bồi thẩm đoàn tin tưởng như vậy. Nó có tính ý đồ cực độ. Thí dụ, nó cho thấy phòng áo của các Linh mục, với người khiếu nại và cậu bé kia trong phòng, cùng với một số lượng lớn các linh mục đồng tế. Hiển nhiên, không có bằng chứng nào thuộc loại đó cho thấy kịch bản đặc thù này đã xảy ra. Rõ ràng nó có ý định ghi khắc vào tâm trí bồi thẩm đoàn rằng trình thuật của người khiếu nại hẳn phải là không thể có vì bằng chứng cho thấy có những linh mục đồng tế trong phòng tại thời điểm xẩy ra điều bị cáo buộc là vi phạm.
1129 Điều tương tự cũng đúng với hoạt hình cho thấy cả đương đơn lẫn Portelli còn lại trên các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính Tòa qua suốt toàn bộ điều bị cáo buộc là vi phạm được cho là đã xảy ra. Trong khi có bằng chứng từ Portelli cho hiệu quả ấy, việc mô tả bằng hình ảnh về bằng chứng đó hầu như không cần được trình bày trước bồi thẩm đoàn để làm rõ rằng, nếu trình thuật của ông ta được chấp nhận, hoặc có thể là sự thật một cách hợp lý, thì chắc chắn đương đơn sẽ phải được tha bổng. Điều này đã được ông Gibson thừa nhận trong suốt phiên tòa. Ngoài ra, bồi thẩm đoàn đã được hướng dẫn bằng những lòi lẽ rõ ràng nhất. Hoạt hình không thêm bất cứ hậu quả, hoặc chất liệu nào, vào bằng chứng được đưa ra trong phiên tòa liên quan đến vấn đề đó.
1130 Tất nhiên, có rất nhiều bằng chứng để gợi ý rằng khu vực trong và xung quanh phòng áo của các Linh mục luôn luôn đông đúc ngay sau khi Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật kết thúc. Bồi thẩm đoàn khó mà không hiểu được ý nghĩa của bằng chứng đó. Mô tả nó trong một bài trình bầy bằng hình ảnh, rõ ràng dựa trên trạng thái các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa, có tiềm năng, vốn được thẩm phán xét xử nhận ra một cách chính xác, gây hiểu lầm, hoặc ít nhất là gây nhầm lẫn cho bồi thẩm đoàn.
1131 Nếu người ta tìm cách đưa hoạt hình làm bằng chứng, có lẽ tương đương với một biểu đồ hoặc tài liệu bên ngoài khác, rõ ràng là để giúp bồi thẩm đoàn hiểu được các vấn đề trước họ, thì Quan tòa hoàn toàn có quyền loại trừ nó trên cơ sở điều 135 (b) của Đạo luật Chứng cớ. Điều đó dựa trên cơ sở rằng giá trị chứng minh của nó sẽ vượt trội một cách đáng kể do sự nguy hiểm nó có thể gây hiểu lầm hoặc gây bối rối. Thật vậy, khó có thể hình dung được rằng thẩm phán xét xử sẽ không thực thi quyền đó.
1132 Sự kiện bà Shann cho rằng ông Richter đề nghị dựa vào hoạt hình không gì khác hơn là một sự trợ giúp cho lập luận của ông, trong diễn trình diễn từ kết thúc, không có nghĩa là Quan tòa bất lực trước việc ngăn cản bồi thẩm đoàn bị trình bày với tài liệu dưới hình thức rất nghi vấn này.
1133 Một thẩm phán không bắt buộc phải lùi lại và không làm gì nếu ông hoặc bà ta cho rằng các lập luận đang được trình bày trước bồi thẩm đoàn qua ngả diễn từ kết thúc chỉ làm sai lệch các bằng chứng, hoặc nói cách khác là hướng dẫn sai. Luật sư công tố có thể được mời gọi để chỉnh sửa các lập luận như vậy. Hay, thẩm phán xét xử có thể làm như vậy trong diễn trình trao trách nhiệm cho bồi thẩm đoàn.
1134 Phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao trong vụ McKell v The Queen [272], là vụ giới hạn phạm vi nhận định tư pháp về các sự kiện, trong diễn trình trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn, không loại trừ việc một thẩm phán xét xử làm như thế. Ít nhất, phải có một quyền lực cố hữu hoặc ngụ ý, được trao cho một thẩm phán xét xử, để đảm bảo rằng bồi thẩm đoàn không bị hướng dẫn sai [273].
1135 Theo quan điểm của tôi, thẩm phán xét xử đã phán quyết chính xác rằng hoạt hình không nên được sử dụng theo cách dự tính của bên bào chữa. Tôi sẽ bác bỏ kháng cáo trên cơ sở này.
Cơ sở 3 - sự luận tội (arraignment) trước bồi thẩm đoàn
1136 Cơ sở 3 khiếu nại về ‘sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử’ [274]. Điều này được nói là dựa trên cơ sở cho rằng đương đơn không bị luận tội ‘trước sự hiện diện của bồi thẩm đoàn’, như đòi hỏi của các điều 210 và 217 của CPA.
1137 Những điều đó dự liệu một cách có liên quan như sau:
210 Khi phiên tòa bắt đầu
(1) Phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội khi bị luận tội trước sự có mặt của ban bồi thẩm theo điều 217.
(2) Nếu ban bồi thẩm bị phân chia thành 2 hoặc nhiều phần hơn theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn năm 2000, phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội lúc bị luận tội trước sự hiện diện của phần đầu tiên của ban bồi thẩm có mặt tại tòa.
...
217 Sự luận tội trước sự chứng kiến của ban bồi thẩm
Nếu một bị cáo đã không nhận tội đối với mọi cáo buộc trên một bản cáo trạng
(a) bị cáo phải bị luận tội trước sự hiện diện của ban bồi thẩm hoặc, nếu ban bồi thẩm bị chia thành 2 hoặc nhiều phần theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000, phần đầu tiên của ban bồi thẩm có mặt tại tòa án; và
(b) một bồi thẩm đoàn cho phiên tòa phải được lập danh sách từ ban bồi thẩm đoàn đó.
...
1138 Điều 215 của Đạo luật dự liệu rằng một bị cáo bị luận tội khi tòa án hỏi bị cáo rằng ông ta hoặc bà ta có phải là người có tên trong bản cáo trạng hay không, đọc to từng tội trạng và hỏi liệu bị cáo có nhận tội hay không đối với tội trạng.
1139 Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000 ấn định diễn trình lập danh sách một bồi thẩm đoàn. Nó đưa ra dự liệu ở Phần 5 để triệu tập các bồi thẩm viên trong các phiên tòa hình sự [275], và ở Phần 6 để tạo ra các nhóm sẵn sàng tham gia bồi thẩm đoàn (jury pools) [276], lựa chọn các ban [277], và triệu tập các ban, hoặc các phần của các ban bị phân chia [ 278].
1140 Vì kích cỡ ngoại thường của ban bồi thẩm cần thiết cho phiên tòa này, diễn trình lập danh sách đã được tiến hành một cách hơi bất thường. Tất cả các thành viên của ban bồi thẩm vẫn ở trong phòng hội đồng bồi thẩm cho đến khi lệnh miễn trừ (excuses) được ban hành. Khía cạnh này của thủ tục đã được tiếp nhận với sự đồng ý trọn vẹn của cả hai bên.
1141 Một liên kết video đã được thiết lập giữa phòng xử án và phòng của ban bồi thẩm. Đương đơn và tất cả các luật sư nhiệm cách, mọi lúc, vẫn ở lại trong phòng xử án. Thẩm phán xét xử di chuyển giữa phòng xử án và phòng của ban bồi thẩm. Ông ở phòng xử án khi đương đơn bị luận tội. Các luật sư hướng dẫn ở phòng ban bồi thẩm.
1142 Đương đơn chỉ bị luận tội một lần. Việc luận tội diễn ra khi không có thành viên ban bồi thẩm nào có mặt thực sự trong phòng xử án. Tuy nhiên, toàn bộ ban bồi thẩm xem trực tiếp việc luận tội qua một liên kết video. Một lần nữa, điều này đã được tiến hành với sự đồng ý của cả hai bên.
1143 Lý lẽ bằng văn bản của đương đơn đã nhận định rằng các điều 210 và 217 của CPA yêu cầu việc luận tội diễn ra 'dưới sự hiện diện của ban bồi thẩm'. Ông Walker đệ trình rằng việc thiếu luận tội đương đơn dưới 'sự hiện diện thể lý’ của toàn bộ ban bồi thẩm đã cấu thành một sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử, khiến phiên tòa trở thành "vô hiệu" và đòi hỏi các phán quyết có tội này phải được đặt sang một bên. Lập luận đó được cho là dựa trên ba gợi ý.
1144 Đầu tiên, các điều 210 và 217 được cho là hạn chế thẩm quyền lập danh sách bồi thẩm đoàn để xét xử một phiên tòa hình sự. Những dự liệu này đòi bồi thẩm đoàn phải được lập danh sách từ một ban bồi thẩm đặc thù, tức ban mà dưới sự ‘hiện diện’ của họ bị cáo đã bị luận tội. Họ hoạt động để đánh dấu điểm luận tội đó như là thời điểm trong đó một phiên tòa hình sự bắt đầu.
1145 Thứ hai, ông Walker đệ trình rằng không có lời biện minh nào cho việc đưa ra hạn từ ‘sự hiện diện’, trong các dự liệu này, ngoài ý nghĩa thông thường của nó. Ông đệ trình rằng ‘sự hiện diện’, trong bối cảnh này, có nghĩa là ‘sự hiện diện thể lý’ và không có gì kém hơn.
1146 Thứ ba, vì các dự liệu này bàn đến việc thành lập và thẩm quyền của bồi thẩm đoàn, nên việc vi phạm chúng cấu thành một khiếm khuyết căn bản, mà liên quan đến nó, không có vấn đề bãi nại (waiver) nào được đặt ra. Mà trong những trường hợp này, cũng không cần thiết phải xác lập bất cứ sự thiệt hại (prejudice) thực sự nào.
1147 Ông Walker hỗ trợ cách giải thích các dự liệu này bằng cách tham chiếu điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Phân điều này dự liệu rằng viên chức thích đáng có thể chia ban thành hai hoặc nhiều phần nếu xét thấy rằng sẽ không thực tế khi để toàn bộ ban có mặt tại tòa án trong một thời điểm, hoặc thay vào đó, sẽ thích đáng khi làm như vậy vì bất kỳ lý do nào khác. Nói cách khác, nó dự liệu một cơ chế qua đó việc luận tội có thể được tiến hành dưới sự hiện diện của ban bồi thẩm, mặc dù không phải tất cả cùng một lúc.
1148 Ông Walker đã đề cập đến một số cơ quan có thẩm quyền đương đầu với các hậu quả của việc không tuân thủ các dự liệu qui định việc lập danh sách bồi thẩm đoàn.
1149 Trong vụ Maher v The Queen [279], bị cáo đã không nhận tội với 19 tội danh, ban đầu chứa trong bản cáo trạng và hai tội danh nữa được thêm vào sau khi bồi thẩm đoàn tuyên thệ. Thẩm phán xét xử đã luận tội bị cáo về các tội danh mới, bác bỏ sự phản đối của ông ta rằng tòa án không có quyền tài phán để chấp chứa chúng. Hai tội danh khác đã được cho phép, theo một dự liệu của Bộ luật hình sự Queensland, là dự liệu quy định về việc liên nhập (joinder) các tội danh trong một bản cáo trạng.
1150 Tòa án Tối cao cho rằng bồi thẩm đoàn chỉ có thể được tuyên thệ và lập danh sách để xét xử các vấn đề được nêu ra bởi những lời biện hộ cho 19 tội danh ban đầu tại thời điểm bồi thẩm đoàn được tuyên thệ. Không có điều khoản dự liệu nào cho phép sửa đổi bản cáo trạng bằng cách thêm vào các tội trạng. Vì bồi thẩm đoàn đã không được tuyên thệ để xét xử các vấn đề về các tội danh thêm vào, chỉ đơn giản luận tội lại người kháng cáo trước bồi thẩm đoàn không làm thay đổi các vấn đề mà bồi thẩm đoàn đã tuyên thệ để xét xử. Thành thử, các bản án không thể đứng vững.
1151 Trong vụ Katsuno v The Queen [280], thách thức đối với bản án của người kháng cáo là dựa trên việc không tuân thủ một số điều khoản của Đạo luật về Bồi thẩm đoàn. Sau khi được cảnh sát quận cung cấp riêng một bản sao danh sách các tên trong ban mà từ đó bồi thẩm đoàn đã được thiết lập, một thực hành lâu đời ở Victoria của Ủy viên cảnh sát trưởng là cung cấp cho Giám đốc công tố các chi tiết về bất cứ việc kết án nào hoặc bất cứ thông tin nào về tên liên quan đến những người trong ban. Thông tin đó sau đó đã được cung cấp cho các công tố viên.
1152 Những lời kết án của những người trong ban không đến mức phải truất quyền họ theo Mục lục 2 của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Thông tin được cung cấp để hỗ trợ công tố viên thi hành quyền khước biện vi thất hiệu (peremptory challenge) lúc đó. Trước khi bồi thẩm đoàn được lập danh sách, sự phản đối được chấp nhận đối với việc công tố viên sử dụng bất cứ thông tin nào như thế do Ủy viên cảnh sát trưởng cung cấp. Hoặc, đã có đệ trình rằng thông tin đang bàn nên được cung cấp cho bên bào chữa.
1153 Có một khước biện vi thất hiệu bởi công tố đối với một người có tiềm năng làm bồi thẩm viên trên cơ sở thông tin được cung cấp. Đó là cơ sở chung mà một người có tiềm năng làm bồi thẩm viên bị thách thức chỉ vì thông tin đang bàn.
1154 Tòa án Tối cao cho rằng thực hành của Ủy viên cảnh sát trưởng là bất hợp pháp, bị cấm một cách mặc nhiên bởi một số điều khoản của Đạo luật. Tuy nhiên, theo đa số [281], đã có chủ trương rằng công tố được quyền thi hành một quyền khước biện vi thất hiệu, bất kể liệu có lý do chính đáng, hay cơ sở nào khác, đối với việc thi hành nó. Thành thử, không có sự thiếu sót trong việc tuân thủ các đòi hỏi của diễn trình hình sự ở khía cạnh căn bản. Kháng cáo đã bị bác bỏ.
1155 Ông Boyce, trong câu trả lời của ông đối với Cơ sở 3, đã dựa vào lý lẽ viết của công tố. Ông quyết định không thảo luận chi tiết trên cơ sở đó trong lập luận miệng. Trong lý lẽ viết của mình, ông đã đệ trình rằng các điều 210 và 217 chỉ liên quan đến việc đánh dấu thời điểm khi một phiên tòa được coi là đã bắt đầu. Những điều khoản này không được đọc khi quy định, theo cách không thể có sự sai trệch nào, rằng phương pháp luận tội phải được đưa ra bằng cách nói các lời buộc tội cho bị cáo, và để ông ta bào chữa chúng trước sự hiện diện thể lý của ban bồi thẩm. Chúng không được đọc như một việc loại bỏ diễn trình luận tội, khỏi được thi hành, thí dụ, bằng liên kết video, như đã được thực hiện trong vụ án này.
1156 Ông Boyce đã tham chiếu Giác thư Giải thích (Explanatory Memorandum) liên quan đến việc đưa ra các điều khoản 210 và 217 trong Dự luật Tố tụng Hình sự, mà ông đệ trình, nói rõ ràng rằng những điều khoản này không nhằm loại bỏ diễn trình được thẩm phán xét xử tiếp nhận trong vấn đề này.
Điều 210 ấn định việc bắt đầu phiên tòa như lúc bị cáo không nhận tội dựa trên việc luận tội trước sự hiện diện của ban bồi thẩm theo điều 217. Điều khoản này cũng quy định về tình huống trong đó ban bồi thẩm bị chia thành các phần theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000, trong trường hợp này, phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội dựa trên việc luận tội trước phần đầu tiên của những phần đó.
Việc ấn định này là điều mới mẻ và giải quyết được sự không chắc chắn xung quanh lúc một phiên tòa chính thức bắt đầu phát sinh từ sự khác biệt giữa cách tiếp cận theo thường luật (xem vụ R v Talia [1996] VicRp 33; [1996] 1 VR 462) và điều 2 của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999. Việc ấn định mới bảo đảm rằng việc lập danh sách bồi thẩm đoàn là một phần của phiên tòa. Nó cũng cho phép tính đặc thù như trong việc ấn định thời gian cho các nghĩa vụ trước phiên tòa (thí dụ: trong các điều 182 và 183, là các điều hiện đang đi trở lại ngày trong đó phiên tòa được liệt kê để bắt đầu’) [282].
1157 Ông Boyce đã đệ trình rằng điều 217 đó chỉ cung cấp một đường ‘dẫn’ (link) tới điều khoản 210 [283].
1158 Lịch sử liên quan đến việc đưa ra các điều 210 và 217 làm sáng tỏ sự giải thích đúng đắn của các điều khoản này. Trước CPA, biểu thức ‘bắt đầu phiên tòa’ có thể có nghĩa hai điều khác nhau. Theo thường luật, việc bắt đầu phiên tòa chính thức là khi bị cáo bị luận tội, chứ không phải trước đó [284]. Đáng tiếc, và không nhất quán, điều 3 của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999 đã định nghĩa việc bắt đầu phiên tòa như là "ngày mà bị cáo bị nói đến trong phần trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn". Một phiên bản trước đó của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999, tức Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự) năm 1993 (sau đó bị bãi bỏ) đã đòi bị cáo phải 'bị luận tội' lúc bắt đầu phiên hướng dẫn đầu tiên, rõ ràng là rất lâu trước khi bất cứ bồi thẩm đoàn nào được lập danh sách.
1159 Ông Boyce đệ trình rằng các điều 210 và 217 được dự định để bảo đảm rằng tình trạng sự việc hoàn toàn không thỏa đáng này đã chấm dứt. Những điều khoản đó không có ý định được đặt để một cách quy định (prescriptively), và theo cách thậm chí không thể sửa đổi hay sai trệch nhỏ nhoi nhất, một yêu cầu rằng bị cáo phải có mặt trong phòng xử án, một cách thể lý trước sự hiện diện của ban bồi thẩm (hoặc ít nhất một phần của nó), không có điều này, phiên tòa không thể nói là đã bắt đầu.
1160 Thực vậy, đệ trình của ông Boyce liên quan đến vấn đề này quả đã đạt tới điều này. Ngay cả nếu, trái với sự tranh cãi chính của ông, diễn trình luận tội được tiếp nhận dưới đây không được tiến hành tuyệt đối theo các thủ tục được nêu trong các điều 210 và 217, thì vẫn không vì thế mà phiên tòa là ‘vô hiệu’. Theo cách lý luận trong vụ Project Blue Sky v Australian Broadcasting Authority [285], điều đó còn tùy liệu mục đích của các điều khoản này có phải là hoàn toàn để vô hiệu hóa bất cứ phiên tòa nào trong đó việc luận tội được thi hành một cách không nghiêm ngặt tuân theo các điều khoản của đạo luật hay không, mặc dù theo cách được cả hai bên đồng ý và một cách có thể tin được không gây ra dù là một thiệt hại nhỏ nhất nào đối với đương đơn.
1161 Nó phụ thuộc vào việc liệu diễn trình được thông qua có thiếu sót cách đáng kể nào đó trong việc đạt được mục đích mà vì nó đòi hỏi luật định đã được đặt để hay không. Tôi đơn thuần không thể hình dung được làm thế nào điều đó có thể được nói ra về những gì diễn ra trong vụ án này.
1162 Lịch sử của những điều khoản này rất quan trọng. Tuy nhiên, như Tòa án Tối cao đã nói nhiều lần, nhiệm vụ giải thích đều bắt đầu và kết thúc bằng ngôn ngữ của bản văn.
1163 Giả định được lồng vào bản đệ trình của ông Walker, rằng kiểu nói ‘dưới sự hiện diện của’ có thể chỉ có một ý nghĩa duy nhất, tức là, sự hiện diện thể lý, đối với tôi, dường như bị đặt nhầm chỗ. Khẳng định rằng ‘ý nghĩa thông thường’ của chữ ‘hiện diện’, một cách bất biến mang theo ý nghĩa không kém hơn sự hiện diện thể lý là không có tính thuyết phục [286]. Nó bỏ qua đòi hỏi này: luật lệ phải được đọc một cách theo chủ đích. Hơn nữa, người ta có thể lập luận rằng thay vì chỉ đơn thuần hiểu chữ ‘hiện diện’, cần phải có một chữ bổ sung, ‘thể lý’, được lồng vào quy chế.
1164 Nhiệm vụ giải thích được tạo điều kiện nhờ việc lưu ý đến cả lịch sử lẫn bối cảnh. Như đã chỉ ra, lịch sử của các điều khoản đang được xem xét cho thấy rõ rằng chúng không có ý định thủ diễn vai trò mà ông Walker tranh cãi. Phân tích bản văn cho thấy rằng khi cơ quan lập pháp đã bỏ, hoặc không bao gồm, một chữ cụ thể vào một kiểu nói ghép, tòa án thông thường sẽ không viết lại điều khoản đó để một chữ hoặc nhiều chữ ‘được đọc vào' [288]. Chắc chắn, nó sẽ không làm như vậy mà không có lý do chính đáng. Trong vụ án hiện tại, không có lý do như vậy đã hiện diện.
1165 Ông Boyce đã đệ trình rằng trọng điểm chắc chắn là ban bồi thẩm trong vụ án này đã có thể thấy và nghe đương đơn, một cách khá rõ ràng, khi ông ta không nhận tội đối với mỗi tội danh. Việc sử dụng đường liên kết video, trong các hoàn cảnh như các hoàn cảnh phổ biến trong vụ án hiện tại, không tạo thành dù là một trở ngại nhỏ nhất đối với diễn trình luận tội. Nó không hề chạm đến năng lực của ban bồi thẩm trong việc chứng kiến diễn trình đó.
1166 Tôi xin nói thêm rằng việc sử dụng đường liên kết video hiện rất thông thường trong các phiên tòa hình sự khắp trên đất nước này. Khó có thể gợi ý rằng quyền của bị cáo trong việc đối đầu với người tố cáo mình phần nào bị xút giảm bởi sự kiện kỹ thuật đã làm cho diễn trình đó được thực hiện một cách hữu hiệu và công bằng.
1167 Tôi chấp nhận rằng có những thẩm quyền cũ hơn từng gợi ý rằng thuật ngữ 'hiện diện', trong bối cảnh luật định, thông thường nên được hiểu là 'hiện diện một cách thể lý' [288]. Dưới ánh sáng kỹ thuật hiện đại, cách giải thích hạn hẹp và hạn chế về chữ đó, đối với tôi, không được ban quyền. Nhiều cuộc hội họp được tiến hành thường xuyên bằng cách sử dụng các thiết bị nghị bàn qua video. Điều rõ ràng là, tùy thuộc vào hình thức của bất cứ đòi hỏi pháp lý nào quy định ‘sự hiện diện’, việc sử dụng các thiết bị đó có thể được chấp nhận dễ dàng và do đó sự hiện diện có thể đạt được, như nó đã được chấp nhận ở đây.
1168 Kết luận này không mâu thuẫn với các đòi hỏi được nêu trong điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Phân điều đó rõ ràng áp dụng khi một ban bồi thẩm bị chia làm hai và không có phương tiện hội nghị video nào được sử dụng.
1169 Có một số thẩm quyền gần đây có thể được cho là có dựa vào Cơ sở 3. Trong vụ Amagwula v The Queen ('Amagwula') [289], Tòa án phúc thẩm hình sự New South Wales đã xử lý một kháng cáo chống lại sự kết án, phần lớn, dựa trên sự kiện này là một thẩm phán xét xử, khi đối đầu với một bị cáo tự đại diện cho chính mình, đã không yêu cầu ông ta quay trở lại từ bàn luật sư, và đứng trong chỗ dành cho bị cáo (dock) để có thể bào chữa các cáo buộc cá thể trước sự hiện diện của ban bồi thẩm. Thay vào đó, thẩm phán nói rằng, trong việc luận tội bị cáo, ông sẽ không yêu cầu đích thân ông ta phải nói lời bào chữa. Thay vào đó, ông ta chỉ đạo để những lời bào chữa không nhận tội được đưa ra liên quan đến từng tội danh, sau khi bị cáo đã bị luận tội.
1170 Khi kháng cáo, đã có đệ trình cho rằng, không có sự luận tội hợp lệ, phiên tòa đã là một ‘vô hiệu’. Đệ trình đó đã bị bác bỏ. Có chủ trương cho rằng bất cứ sự bất hợp lệ nào cũng không ‘đi đến gốc rễ của phiên tòa’. Hơn nữa, diễn trình được thẩm phán xét xử tiếp nhận, dù thế nào, cũng không gây thiệt hại cho người kháng cáo.
1171 Chánh án Basten, người đưa ra phán quyết chính của Tòa án, đã nhận xét rằng thuật ngữ 'luận tội’ không được định nghĩa trong Đạo luật Tố tụng Hình sự 1986 (NSW). Mặc dù Archbold trước đó đã mô tả diễn trình luận tội như là việc bao gồm đọc bản cáo trạng cho ông ta, và hỏi xem liệu ông ta có tội hay không, với một đòi hỏi rằng ông ta phải đích thân bào chữa, chứ không qua luật sư hoặc một người khác, thì diễn trình được tuân theo trong vụ án đặc thù trước Tòa án không phát sinh ra sự vô hiệu.
1172 Trước tiên, điều rõ ràng là diễn trình luận tội được quản trị bằng đạo luật, và hậu quả của việc không tuân theo thủ tục chính xác để luận tội nhất thiết sẽ phụ thuộc vào việc giải thích thích đáng các điều khoản liên hệ. Điều đó, ngược lại, sẽ phụ thuộc vào mục đích rõ ràng của việc luận tội, trong bối cảnh một phiên tòa hình sự [290].
1173 Tất nhiên, nền tảng lập pháp của diễn trình luận tội tại New South Wales khác với nền tảng áp dụng tại Tiểu Bang này. Qua việc ban hành điều 130 (3) của Đạo luật Tố tụng Hình sự năm 1986, cơ quan lập pháp New South Wales rõ ràng có ý định thay đổi cách thức tiến hành việc luận tội theo thường luật. Mặc dù đã có, và hiện vẫn có thực hành chung yêu cầu bị cáo phải đích thân bào chữa cho từng tội danh trong một bản cáo trạng, theo luật tổng quát, một thiếu sót về phương diện đó đã không làm hư phiên tòa tiếp theo. Chỉ cần là bị cáo biết các nội dung của bản cáo trạng và, trên thực tế, có ý định không nhận tội.
1174 Vụ Amagwula rõ ràng không trực tiếp liên quan đến Cơ sở 3. Tuy nhiên, các khía cạnh của lý luận nâng đỡ phán quyết đó có thể được cho là để hỗ trợ cho sự tranh chấp của công tố liên quan đến cơ sở này. Vì không có bất cứ thiệt hại nào đối với bị cáo trong thủ tục mà trên thực tế đã được tiếp nhận trong vụ án đó và không có bất cứ hệ luận pháp lý nào đòi phải có một thủ tục khác để bảo đảm tính hợp lệ của phiên tòa, người ta cho rằng không có sự hoài thai công lý.
1175 Cả hai bên đều được Tòa án kéo chú ý đến vụ Amagwula. Ông Walker, thay mặt cho đương đơn, đã đệ trình rằng không có việc lý luận nào trong vụ án đó hỗ trợ người trả lời trong vụ án hiện tại. Không có vấn đề thiệt hại hoặc bãi nại (waiver) có thể phát sinh. Hơn nữa, các điều khoản của Victoria đòi một thủ tục chuyên biệt phải được tuân theo và điều đó đã không được thực hiện.
1176 Ngoài ra, ông Walker còn đề cập đến phán quyết của Button J trong vụ Amagwula. Quan tòa kết luận rằng đã có một sự bất hợp lệ, nhưng không phải là một bất hợp lệ đòi phiên tòa phải bị coi là một vô hiệu. Tuy nhiên, và bất chấp sự di chuyển ra khỏi tính hình thức tố tụng trong luật hình sự, một sự thiếu sót về thủ tục được nói là đã xảy ra trong vụ án hiện tại đòi hỏi điều này: các bản kết án đương đơn phải bị đặt sang một bên, vì phiên tòa đã là một sự 'vô hiệu'. Ông Walker đệ trình rằng cơ quan lập pháp Victoria đã chỉ trao quyền cho các thành viên của ban bồi thẩm, mà dưới sự hiện diện thể lý của họ, đương đơn đã bị buộc tội, để ngồi vào vị trí bồi thẩm viên trong phiên tòa. Ông đệ trình rằng các bồi thẩm viên, những người đã kết án đương đơn, không được pháp luật cho phép xét xử đương đơn.
1177 Ông Gibson, người đã trả lời lời mời của Tòa án này để bình luận về vụ Amagwula thay mặt cho bị kháng, đã đệ trình rằng sự phụ thuộc của Tòa án New South Wales vào phán quyết của Tòa án phúc thẩm Anh quốc trong vụ Williams đã tăng thêm sức mạnh cho bản đệ trình tổng quát rằng không hề có khiếm khuyết hoặc bất hợp lệ căn bản nào trong diễn trình luận tội. Trong vụ án hiện tại, đã có một sự luận tội chính thức. Ban bồi thẩm đã không bị đặt trong trạng thái nghi ngờ nào về bản chất của các cáo buộc, cũng như về lời biện hộ được đưa ra để trả lời chúng. Ban bồi thẩm đã nghe và thấy đương đơn đã đưa ra các bào chữa của mình liên quan đến mọi cáo buộc và đã làm như vậy đúng lúc. Đây không phải là một vụ án mà đương đơn luôn giữ im lặng, khi đối đầu với việc luận tội, như đã xảy ra ở vụ Amagwula.
1178 Trong vụ án này, đương đơn đã bị luận tội trước sự hiện diện của bồi thẩm đoàn. Đó là một bồi thẩm đoàn được thành lập thích đáng với toàn thẩm quyền. Diễn trình được tiếp nhận bên dưới đã không phát sinh ra một sự ‘bất hợp lệ căn bản’ ‘đi đến tận gốc của phiên tòa’. Nó không làm cho phiên tòa trở nên một vô hiệu. Vì lý do sử dụng đường liên kết video, đương đơn đã không bị một vụ hoài thai công lý. Tôi từ chối cho phép kháng cáo trên cơ sở này.
Các lệnh
1179 Tôi sẽ cho phép kháng cáo chống lại bản án trên Cơ sở 1. Tôi ra lệnh rằng kháng cáo được coi là đã được nghe ngay lúc này và nó đã được cho phép. Tôi sẽ đặt sang một bên mỗi một lời kết án được duy trì ở dưới và những bản án đã được thông qua do đó. Tôi sẽ ra lệnh thêm rằng phải vào sổ lời phán xử và phán quyết tha bổng về mỗi tội danh.
1180 Tôi sẽ từ chối cho phép kháng cáo trên cả Cơ sở 2 và 3.
Hết
Kỳ tới: Các ghi chú
Tin Giáo Hội Việt Nam
Báo Người Việt viết về Đức Ông Phạm Quốc Tuấn kỷ niệm 25 năm ‘bận rộn’ phụng vụ
Đỗ Dzũng/Người Việt
08:38 05/10/2019
GARDEN GROVE, California (NV) – Ngày 1 Tháng Mười, 1994, một tu sĩ Công Giáo mới 27 tuổi được chịu chức linh mục, và kể từ đó, ông luôn luôn “bận rộn” với công việc phụng vụ tại Giáo Phận Orange, cả tại các giáo xứ lẫn tòa giám mục.
Đó là Đức Ông Phạm Quốc Tuấn, chính xứ gốc Việt đầu tiên của giáo xứ St. Columban, Garden Grove, và hiện cũng là chánh án tòa án hôn phối của giáo phận.
Thực hiện đức vâng lời, và biết tha thứ
Nhớ lại thời gian một phần tư thế kỷ, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn chia sẻ: “Làm linh mục thì lúc nào cũng nhiều việc. Tôi may mắn có thể làm hơn một việc ngay khi vừa chịu chức. Lúc đó, cách đây 25 năm, tôi vừa làm linh mục quản nhiệm giáo xứ Thánh Linh, Fountain Valley, vừa làm chánh án tòa hôn phối Giáo Phận Orange. Rồi có lúc làm chánh án toàn thời gian đồng thời làm linh mục quản nhiệm ở giáo xứ Orange. Và cứ thế, không bao giờ tôi làm một việc trong 25 năm qua.”
“Ơn gọi của Chúa đối với mọi người khác nhau. Tôi luôn tạo ra chương trình, công việc, chứ không ngồi đợi. Vì thế mà tôi luôn bận rộn,” đức ông nói.
Tuy vậy, đức ông không phải là người “nghiện việc làm” vì như thế thì không có “đường dài.”
“Phải biết cân bằng đời sống chiêm niệm, học hỏi, nghỉ ngơi, tập thể dục, họp hành, làm lễ, và liên đới với các linh mục. Vì thế, tôi thường xuyên tập thể dục để có thể làm việc lâu dài hơn,” Đức Ông Tuấn nói. “Hơn nữa, khi công việc đa dạng, chúng ta sẽ không cảm thấy cô đơn, và không bị ‘nhàn cư vi bất thiện.’ Nhưng nếu làm việc quá sức, không cân bằng đời sống, thì sẽ chết sớm, hoặc không có sức khỏe làm việc lâu dài. Chúa ban cho mình sức khỏe mình phải trân quý, không nên coi thường.”
Từng làm linh mục chính xứ, tiếp xúc nhiều người, cả trong giáo xứ lẫn ngoài xã hội, và có khi tiếp xúc cả chính quyền, đụng chạm là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên, Đức Ông Tuấn cho biết, ông luôn cố gắng vượt qua, “phó thác cho Chúa,” thực hiện đức vâng lời, và biết tha thứ.
“Khi làm việc, cũng có người hài lòng có người không. Tuy nhiên, ngoài cố gắng và phó thác cho Chúa, có hai nguyên tắc. Đó là làm theo ý muốn của bề trên, là giám mục giáo phận, và sẵn sàng tha thứ,” đức ông chia sẻ. “Phải biết nghe lời bề trên vì đây là nguyên tắc của giáo hội. Nếu bề trên cho phép làm thì không sợ dư luận. Khi bị chỉ trích, đừng nghĩ rằng mình bị lên án. Chúa còn bị nhiều hơn mình nhiều. Ngay cả khi bị anh em lên án, không hợp với mình, tôi vẫn tôn trọng lập trường của họ. Và phải biết tha thứ, vì Chúa cũng tha thứ cho chúng ta nhiều hơn nữa, khi chúng ta mắc lỗi lầm.”
Khi được hỏi ước mơ trong 25 năm tới là gì, Đức Ông Tuấn thẳng thắn trả lời: “Chẳng có gì lớn lao, chẳng phải có nhà thờ lớn, khang trang. Điều quan trọng là phải biết nhu cầu của giáo dân để giúp đỡ họ.”
“Khi mới chịu chức, tôi cũng bỡ ngỡ lắm, chẳng hạn như thời kỳ mới làm linh mục quản nhiệm ở giáo xứ Thánh Linh. Nhưng khi về giáo xứ St. Columban, tôi học hỏi được nhiều, có kinh nghiệm hơn, và hiểu giáo dân nhiều hơn. Việc nào Chúa ‘giao’ thì làm ngay. Tôi nhớ, lúc về St. Columban, tôi mới 30 tuổi, nhưng đã phối hợp với Linh Mục Don Romito và Linh Mục Xuân Nguyên hoàn thành Linh Đài Đức Mẹ La Vang lớn nhất giáo phận lúc đó, theo ý muốn của giáo dân, rồi sau đó lại qua xứ khác phụng vụ,” Đức Ông Tuấn kể.
Nhân dịp ngân khánh ngày chịu chức linh mục, Đức Ông Tuấn không quên gởi thông điệp cho giới trẻ, nhất là những người muốn đi theo con đường của Chúa.
Đức ông nói: “Đi tu không phải dễ, vì phải biết dấn thân cho lựa chọn của mình, phải can đảm. Khi mới vào chủng viện, tôi tưởng có ít người như tôi, nhưng không ngờ người Việt Nam mình có ơn gọi nhiều lắm. Nhưng đời sống tu hành cũng hạnh phúc lắm, chứ không như nhiều người nghĩ. Khi được Chúa ban cho thiên chức tuyệt vời này, và nếu làm theo thánh ý Chúa, thì cái gì cũng làm được. Đừng bao giờ nghĩ là làm cho mình, lúc đó sẽ thấy cuộc sống tuyệt vời.”
“Tuy nhiên, con đường tu hành chắc chắn có nhiều chông gai. Giáo hội cũng từng bị lên án qua nhiều vấn đề, nhưng mình phải gánh vác và sống cho xứng đáng cuộc đời linh mục,” Đức Ông Phạm Quốc Tuấn nói thêm.
Những công việc phụng vụ
Sau khi được Giám Mục Norman McFarland, giám mục Giáo Phận Orange, truyền chức tại nhà thờ chính tòa Holy Family, Orange, Linh Mục Phạm Quốc Tuấn làm lễ mở tay ở nhà thờ Westminter, và được bổ nhiệm làm linh mục quản nhiệm ở giáo xứ Thánh Linh.
Bốn năm sau, ông được chuyển về giáo xứ St. Columban, rồi giáo xứ Saddleback ở Laguna Woods.
Năm 2001, ông được Giám Mục Tod Brown bổ nhiệm làm chánh án tòa hôn phối của giáo phận, đồng thời giúp nhiều giáo xứ khác.
Hai năm sau, Linh Mục Tuấn làm linh hướng trường trung học Công Giáo Mater Dei ở Santa Ana, rồi làm thư ký cho Giám Mục Brown, kiêm giám đốc nhân sự giáo sĩ và tu sĩ.
Tháng Ba, 2009, ông được phong tước hiệu đức ông, rồi đến năm 2011, trở về giáo xứ Thánh Linh trong vai trò chính xứ gốc Việt đầu tiên ở đây.
Tháng Mười Hai, 2016, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn được bầu làm chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2016-2019.
Năm 2017, đức ông trở lại giáo xứ St. Columban làm chính xứ, và kiêm nhiệm trở lại chức chánh án tòa hôn phối.
Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, từ thuở nhỏ, đức ông tương lai đã làm giúp lễ trong nhà thờ Tân Trang, quận Tân Bình, Sài Gòn.
Năm 1981, ông cùng người anh vượt biên đến Pulau Bidong, Malaysia, sau ba ngày lênh đênh trên biển, sau đó định cư tại Orange County, California.
Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1985, ông vào Đại Chủng Viện Thánh Gioan, Camarillo, California.
Năm năm sau, ông tốt nghiệp cử nhân triết học, và được Giám Mục McFarland gởi du học tại Bỉ, trước khi trở về chịu chức linh mục.
Nhân dịp trọng đại này, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn sẽ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn vào lúc 3 giờ 15 phút chiều Chúa Nhật, 6 Tháng Mười, tại nhà thờ St. Columban, 10801 Stanford Ave., Garden Grove, CA 92840, cùng với Giám Mục Tod Brown, cựu giám mục Giáo Phận Orange, và Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá giáo phận, và hơn 40 linh mục khác. (Đỗ Dzũng)
—–
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
Đó là Đức Ông Phạm Quốc Tuấn, chính xứ gốc Việt đầu tiên của giáo xứ St. Columban, Garden Grove, và hiện cũng là chánh án tòa án hôn phối của giáo phận.
Thực hiện đức vâng lời, và biết tha thứ
“Ơn gọi của Chúa đối với mọi người khác nhau. Tôi luôn tạo ra chương trình, công việc, chứ không ngồi đợi. Vì thế mà tôi luôn bận rộn,” đức ông nói.
Tuy vậy, đức ông không phải là người “nghiện việc làm” vì như thế thì không có “đường dài.”
“Phải biết cân bằng đời sống chiêm niệm, học hỏi, nghỉ ngơi, tập thể dục, họp hành, làm lễ, và liên đới với các linh mục. Vì thế, tôi thường xuyên tập thể dục để có thể làm việc lâu dài hơn,” Đức Ông Tuấn nói. “Hơn nữa, khi công việc đa dạng, chúng ta sẽ không cảm thấy cô đơn, và không bị ‘nhàn cư vi bất thiện.’ Nhưng nếu làm việc quá sức, không cân bằng đời sống, thì sẽ chết sớm, hoặc không có sức khỏe làm việc lâu dài. Chúa ban cho mình sức khỏe mình phải trân quý, không nên coi thường.”
Từng làm linh mục chính xứ, tiếp xúc nhiều người, cả trong giáo xứ lẫn ngoài xã hội, và có khi tiếp xúc cả chính quyền, đụng chạm là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên, Đức Ông Tuấn cho biết, ông luôn cố gắng vượt qua, “phó thác cho Chúa,” thực hiện đức vâng lời, và biết tha thứ.
“Khi làm việc, cũng có người hài lòng có người không. Tuy nhiên, ngoài cố gắng và phó thác cho Chúa, có hai nguyên tắc. Đó là làm theo ý muốn của bề trên, là giám mục giáo phận, và sẵn sàng tha thứ,” đức ông chia sẻ. “Phải biết nghe lời bề trên vì đây là nguyên tắc của giáo hội. Nếu bề trên cho phép làm thì không sợ dư luận. Khi bị chỉ trích, đừng nghĩ rằng mình bị lên án. Chúa còn bị nhiều hơn mình nhiều. Ngay cả khi bị anh em lên án, không hợp với mình, tôi vẫn tôn trọng lập trường của họ. Và phải biết tha thứ, vì Chúa cũng tha thứ cho chúng ta nhiều hơn nữa, khi chúng ta mắc lỗi lầm.”
Khi được hỏi ước mơ trong 25 năm tới là gì, Đức Ông Tuấn thẳng thắn trả lời: “Chẳng có gì lớn lao, chẳng phải có nhà thờ lớn, khang trang. Điều quan trọng là phải biết nhu cầu của giáo dân để giúp đỡ họ.”
“Khi mới chịu chức, tôi cũng bỡ ngỡ lắm, chẳng hạn như thời kỳ mới làm linh mục quản nhiệm ở giáo xứ Thánh Linh. Nhưng khi về giáo xứ St. Columban, tôi học hỏi được nhiều, có kinh nghiệm hơn, và hiểu giáo dân nhiều hơn. Việc nào Chúa ‘giao’ thì làm ngay. Tôi nhớ, lúc về St. Columban, tôi mới 30 tuổi, nhưng đã phối hợp với Linh Mục Don Romito và Linh Mục Xuân Nguyên hoàn thành Linh Đài Đức Mẹ La Vang lớn nhất giáo phận lúc đó, theo ý muốn của giáo dân, rồi sau đó lại qua xứ khác phụng vụ,” Đức Ông Tuấn kể.
Nhân dịp ngân khánh ngày chịu chức linh mục, Đức Ông Tuấn không quên gởi thông điệp cho giới trẻ, nhất là những người muốn đi theo con đường của Chúa.
“Tuy nhiên, con đường tu hành chắc chắn có nhiều chông gai. Giáo hội cũng từng bị lên án qua nhiều vấn đề, nhưng mình phải gánh vác và sống cho xứng đáng cuộc đời linh mục,” Đức Ông Phạm Quốc Tuấn nói thêm.
Những công việc phụng vụ
Sau khi được Giám Mục Norman McFarland, giám mục Giáo Phận Orange, truyền chức tại nhà thờ chính tòa Holy Family, Orange, Linh Mục Phạm Quốc Tuấn làm lễ mở tay ở nhà thờ Westminter, và được bổ nhiệm làm linh mục quản nhiệm ở giáo xứ Thánh Linh.
Bốn năm sau, ông được chuyển về giáo xứ St. Columban, rồi giáo xứ Saddleback ở Laguna Woods.
Năm 2001, ông được Giám Mục Tod Brown bổ nhiệm làm chánh án tòa hôn phối của giáo phận, đồng thời giúp nhiều giáo xứ khác.
Hai năm sau, Linh Mục Tuấn làm linh hướng trường trung học Công Giáo Mater Dei ở Santa Ana, rồi làm thư ký cho Giám Mục Brown, kiêm giám đốc nhân sự giáo sĩ và tu sĩ.
Tháng Ba, 2009, ông được phong tước hiệu đức ông, rồi đến năm 2011, trở về giáo xứ Thánh Linh trong vai trò chính xứ gốc Việt đầu tiên ở đây.
Tháng Mười Hai, 2016, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn được bầu làm chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2016-2019.
Năm 2017, đức ông trở lại giáo xứ St. Columban làm chính xứ, và kiêm nhiệm trở lại chức chánh án tòa hôn phối.
Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, từ thuở nhỏ, đức ông tương lai đã làm giúp lễ trong nhà thờ Tân Trang, quận Tân Bình, Sài Gòn.
Năm 1981, ông cùng người anh vượt biên đến Pulau Bidong, Malaysia, sau ba ngày lênh đênh trên biển, sau đó định cư tại Orange County, California.
Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1985, ông vào Đại Chủng Viện Thánh Gioan, Camarillo, California.
Năm năm sau, ông tốt nghiệp cử nhân triết học, và được Giám Mục McFarland gởi du học tại Bỉ, trước khi trở về chịu chức linh mục.
Nhân dịp trọng đại này, Đức Ông Phạm Quốc Tuấn sẽ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn vào lúc 3 giờ 15 phút chiều Chúa Nhật, 6 Tháng Mười, tại nhà thờ St. Columban, 10801 Stanford Ave., Garden Grove, CA 92840, cùng với Giám Mục Tod Brown, cựu giám mục Giáo Phận Orange, và Giám Mục Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá giáo phận, và hơn 40 linh mục khác. (Đỗ Dzũng)
—–
Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com
Cùng Đọc Thư Chung HĐGMVN Gửi Cộng Đồng dân Chúa, Đặc Biệt Là Các Bạn Trẻ
Gioan Lê Quang Vinh
20:18 05/10/2019
Cùng Đọc Thư Chung HĐGMVN Gửi Cộng Đồng dân Chúa, Đặc Biệt Là Các Bạn Trẻ
Người trẻ trong Giáo Hội Việt Nam hẳn thấy ấm lòng và hăng say hơn trong đời sống Đức Tin khi đọc Thư Chung mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi cho Cộng đồng dân Chúa, nhấn mạnh đặc biệt đến các bạn trẻ, sau Đại Hội lần thứ XIV tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Hải Phòng.
Các bạn trẻ là Giáo lý viên, là sinh viên học sinh, hoạt động trong giới trẻ các giáo xứ, Thiếu Nhi Thánh Thể, ca đoàn hay thuộc các hội đoàn khác trong giáo xứ, cần đọc Thư Chung này như kim chỉ nam trong đời sống đạo cũng như trong mối tương quan với Giáo Hội là mẹ.
Với tâm tình con thảo trong Hội Thánh Công Giáo, chúng ta cùng đọc lại Thư Chung này.
Thư Chung có 8 đề mục, đánh dấu từ số 1 đến số 8. Nội dung số 1 là lời chào thăm gửi đến toàn thể dân Chúa, đặc biệt các bạn trẻ, đồng thời tạ ơn Chúa và cám ơn dân Chúa đã đồng lòng hưởng ứng lời mời gọi của Hội đồng Giám mục bằng những nỗ lực hành động cụ thể trong ba năm thực hiện chương trình “Mục Vụ Gia Đình”.
Mở đầu đề mục số 2, Thư Chung khẳng định “Các Kitô hữu trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của toàn thể Giáo hội”. Thư Chung đề cập đến Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XV họp tại Rôma vào tháng 10 năm 2018 đã bàn về chủ đề “Giới trẻ, đức tin và việc phân định ơn gọi” cùng việc Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (Christus vivit). Thư Chung công bố chủ đề mà HĐGMVN chọn cho Giáo Hội Việt Nam trong ba năm tới (2020-2022) là Mục vụ Giới Trẻ.
Thư Chung đề cập đến trình thuật Đức Giêsu hiện ra và đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus “là trình thuật truyền cảm hứng cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về người trẻ”. Hội Đồng Giám Mục nói rõ “hành trình Emmaus đã trở thành khuôn mẫu của mục vụ giới trẻ”. Như thế, Thư Chung hướng dẫn: “đồng hành với giới trẻ cần được thực hiện theo ba bước: (1) lắng nghe cuộc sống của người trẻ; (2) cùng với người trẻ phân định thánh ý Chúa dưới ánh sáng của sứ điệp Tin Mừng; (3) giúp người trẻ hành động để sống tuổi trẻ cách phong phú”.
Các bạn giáo lý viên và học viên giáo lý cảm thấy gần gũi khi Thư Chung nói đến trình thuật gặp gỡ trên đường Emmaus: Chúa Giêsu tiến đến và cùng đi, lắng nghe và chấp nhận, thấu hiểu và cảm thông, giải thích Kinh Thánh… tất cả đều dẫn đến việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu là mẫu gương và là sự sống của chúng ta. (Trình thuật này là mẫu mực cho một buổi gặp gỡ Giáo lý. Xin xem Tiến Trình và Tổ Chức Một Buổi Gặp Gỡ Giáo Lý, Maddalena Phạm thị Thúy)
Nói về việc “lắng nghe”, Thư Chung đề cập đến những “thuận lợi thách đố đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay”: Các thuận lợi là gia đình vẫn là “trường học đầu tiên”, giới trẻ có nhiều cơ hội học hành, làm việc, sinh hoạt cộng đồng v.v... Các thách đố của thời đại là hiện tượng di dân, thế giới kỹ thuật số, ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ…
Từ đó, Thư Chung cảnh báo lối sống “buông thả, sống ảo, sống vội, sống dửng dưng vô cảm và vô trách nhiệm”, và tệ hơn, lún sâu vào những cám dỗ của thời đại như nghiện ngập, buôn bán ma túy, hôn nhân thử, đồng tính, phá thai, bạo lực…
Đọc đến đây, có lẽ chúng ta nên dừng lại ít phút. Hãy càm ơn Chúa nếu chúng ta chưa bị ảnh hưởng các lối sống tiêu cực đó, và hãy cầu nguyện nhiều cho chính chúng ta và bạn bè cùng trang lứa, bạn nhé. Đặc biệt các bạn giáo lý viên, chúng ta cần nêu gương sáng và cầu nguyện nhiều hơn, tha thiết hơn cho chúng ta và cho các em.
Tiếp theo, trong mục số 4, Thư Chung nói đến ơn gọi và sứ mệnh của người trẻ. “Giáo hội cũng muốn gửi đến các bạn trẻ sứ điệp cao cả của Tin Mừng: Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương các bạn, Chúa Kitô đã cứu độ các bạn, ngày hôm nay Người vẫn đang sống, vẫn đồng hành với các bạn như một người Bạn thân thiết”.
Thư Chung viết: “Tuổi trẻ là ân sủng và quà tặng mà các bạn cần đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn chứ không lãng phí, hãy phát huy các khả năng Chúa ban để trở nên một người trưởng thành toàn diện”. Và, “tuổi trẻ còn là một phúc lành cho Giáo Hội và thế giới” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 134). Vì thế, người trẻ phải làm phong phú Giáo Hội.
Người trẻ làm phong phú Giáo Hội và thế giới bằng nhiều cách: bằng việc nên thánh, bằng việc sống đức ái trong gia đình và trong xã hội. Tông huấn Chúa Kitô đang sống viết: “Hương thơm thánh thiện tỏa ra từ đời sống lành thánh của biết bao người trẻ có thể băng bó các vết thương của Giáo hội và của thế giới, và đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta đã được kêu gọi từ thuở đời đời”,
Thư Chung mời gọi mọi người đồng hành với giới trẻ và đổi mới mục vụ giới trẻ “đặc biệt các linh mục, cần đổi mới cách nhìn và cách tiếp cận người trẻ”. (Số 5) Thư Chung nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 221:
“Người trẻ cảm thấy có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ được học và thế giới họ đang sống. Những gì họ được dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống đỡ trước một thế giới chế nhạo các giá trị ấy, họ cũng không học được cách cầu nguyện và thực hành đức tin khả dĩ đứng vững giữa nhịp sống vội vã của xã hội”
HĐGMVN đề nghị Chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm (2020 - 2022) với các chủ đề sau:
- 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.
- 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình.
- 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo Hội và xã hội.
Một cách cụ thế, Thư Chung đề nghị 3 điều thực hành: Một là giúp các bạn trẻ học hỏi Youcat (Giáo lý cho người trẻ), Docat (Giáo huấn xã hội cho người trẻ), và Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”. Hai là cử hành ngày Giới Trẻ và tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc khi kết thúc 3 năm mục vụ. Ba là sống: tạo điều kiện cho hoạt động giới trẻ, bổ nhiệm các linh mục đồng hành với giới trẻ và ứng dụng mạng xã hội vào công tác mục vụ giới trẻ để “cung cấp thông tin về mục vụ xã hội, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để sống hiệp thông và loan báo Tin Mừng” (số 6).
Số 7 của Thư Chung trình bày chi tiết hơn về chủ đề năm 2020: “Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện”. Thư Chung trích Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (số 26-27) để hướng dẫn công tác mục vụ.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ chiêm ngắm tuổi trẻ của Đức Giêsu để lớn lên và trưởng thành cách toàn diện theo gương của Người: (x. Lc 2, 52). Ngài viết: “Trong những năm tuổi trẻ, Người đã ‘tự rèn luyện’, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Người đã hướng tuổi niên thiếu và tuổi trẻ của mình theo sứ mạng cao cả ấy”.
HĐGMVN đề nghị các mục tử, những người làm công tác mục vụ giới trẻ, đặc biệt là cha mẹ, hãy đồng hành để giúp các thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành về thể lý, tâm lý, tâm linh, và phân định ơn gọi.
Thư Chung viết rất cụ thể như sau (mặc dù những dòng này viết cho các mục tử và những người có trách nhiệm, nhưng người trẻ cần đọc và thực hành trong đời sống). Xin trích nguyên văn:
“a-Thể lý: giúp người trẻ rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giữ kỷ luật đối với chính bản thân, phòng ngừa các đam mê nguy hại như rượu, bia, ma túy, cờ bạc, nghiện game.
b-Tâm lý: giúp người trẻ tập luyện các đức tính nhân bản, đặc biệt tính trung thực, ý thức công bằng, lương tâm ngay thẳng, tinh thần trách nhiệm; tạo điều kiện để người trẻ có nhiều cơ hội sinh hoạt cộng đồng, nhờ đó hướng mở tới tha nhân, tập sống chung và làm việc chung với tinh thần liên đới, quảng đại, vị tha; mở các lớp kỹ năng sống về nhận diện giá trị bản thân, trưởng thành tâm lý và tính dục, phát triển tương quan hài hòa với mọi người.
c-Tâm linh: giúp các bạn trẻ gặp gỡ và củng cố tình bạn với Chúa Kitô, Đấng đang sống, nhờ cầu nguyện với Lời Chúa, tôn thờ Thánh Thể, tham dự phụng vụ cách tích cực. Để thực hiện mục tiêu này, các mục tử và giáo lý viên cần canh tân việc dạy giáo lý cho giới trẻ bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận theo chuyên đề, nhất là những vấn đề thiết thân với giới trẻ.
d- Văn hóa: không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo về văn hóa. Đào tạo văn hóa đích thực là phát triển sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản, chứ không chỉ tìm lợi ích vật chất và hiệu quả cụ thể tức thời (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 223).
e-Phân định ơn gọi: người trẻ cũng cần được đồng hành và hướng dẫn trong việc phân định tiếng gọi của Thiên Chúa, kêu mời họ bước vào đời sống tu trì hoặc đời sống hôn nhân, để họ có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa với tất cả tự do, ý thức đức tin và quảng đại dấn thân”.
Mục số 8 là lời ngỏ trực tiếp với tất cả các bạn trẻ Công Giáo tại Việt Nam. Các Đức Cha nhắn nhủ các bạn trẻ dựa vào lời Đức Thánh Cha Phanxicô viết về các môn đệ trên đường Emmaus: “Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ… Người bước vào trong đêm tối của họ. Khi lắng nghe Người, họ cảm thấy lòng ấm lên và trí sáng ra; khi Người bẻ bánh, mắt họ mở ra. Chính họ chọn đi trở lại ngay lập tức con đường vừa đi, để về với cộng đoàn và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 237).
Xin được tóm tắt các điều Thư Chung nhắn nhủ như sau:
1. Các bạn trẻ hãy đến với Chúa Giêsu, cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, đón nhận sức sống của Người trong Thánh Thể, nhờ đó biết nhìn cuộc đời với cặp mắt mới và nhận ra Chúa luôn đồng hành với mình.
2. Các bạn trẻ hãy đến với cộng đoàn Giáo hội ở nơi mình đang sinh sống, học hành, làm việc. Các bạn trẻ không sống đức tin một mình nhưng với cộng đoàn và trong cộng đoàn. Nhờ các sinh hoạt của giáo xứ, hội đoàn, hoặc cộng đoàn Kitô hữu nhỏ; các bạn cảm nhận được sự nâng đỡ trong những lúc khó khăn, đồng thời học mở lòng ra trước nhu cầu của tha nhân.
3. Các bạn trẻ hãy mạnh dạn kể lại cho các bạn trẻ khác về kinh nghiệm đức tin của mình, kể bằng lời và bằng chính cuộc sống tốt lành của mình. Các bạn trẻ trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục Sinh cho mọi người, đồng thời góp phần dựng xây quê hương và dân tộc.
4. Thư Chung mời gọi các bạn trẻ hường về Mẹ Maria. Xin đọc những lời sau đây (trích nguyên văn trong Thư Chung) chậm rãi với tâm tình chiêm ngắm Mẹ hiền:
“Vào thời điểm sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria, Mẹ cũng là một người trẻ. Mẹ đã lắng nghe, suy đi nghĩ lại trong lòng, và quảng đại đáp lại tiếng Chúa kêu gọi. Và một khi đã thưa ‘Xin vâng’, Mẹ dấn bước với tất cả tình yêu trung tín, kể cả trong những lúc khó khăn và thử thách nhất. (Người viết nhấn mạnh) Mẹ thực sự là mẫu gương và hơn nữa, là Ngôi Sao Hy Vọng, dẫn bước chúng ta vượt qua mọi gian nan thử thách để bước đi trên con đường của Tin Mừng. Chúng ta cùng hướng về Đức Maria với tâm tình cậy trông và yêu mến. Nguyện xin Mẹ luôn đồng hành và chúc phúc cho chúng ta”.
Sàigòn Lễ Mẹ Mân Côi 2019
Gioan Lê Quang Vinh
Người trẻ trong Giáo Hội Việt Nam hẳn thấy ấm lòng và hăng say hơn trong đời sống Đức Tin khi đọc Thư Chung mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi cho Cộng đồng dân Chúa, nhấn mạnh đặc biệt đến các bạn trẻ, sau Đại Hội lần thứ XIV tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Hải Phòng.
Các bạn trẻ là Giáo lý viên, là sinh viên học sinh, hoạt động trong giới trẻ các giáo xứ, Thiếu Nhi Thánh Thể, ca đoàn hay thuộc các hội đoàn khác trong giáo xứ, cần đọc Thư Chung này như kim chỉ nam trong đời sống đạo cũng như trong mối tương quan với Giáo Hội là mẹ.
Với tâm tình con thảo trong Hội Thánh Công Giáo, chúng ta cùng đọc lại Thư Chung này.
Thư Chung có 8 đề mục, đánh dấu từ số 1 đến số 8. Nội dung số 1 là lời chào thăm gửi đến toàn thể dân Chúa, đặc biệt các bạn trẻ, đồng thời tạ ơn Chúa và cám ơn dân Chúa đã đồng lòng hưởng ứng lời mời gọi của Hội đồng Giám mục bằng những nỗ lực hành động cụ thể trong ba năm thực hiện chương trình “Mục Vụ Gia Đình”.
Mở đầu đề mục số 2, Thư Chung khẳng định “Các Kitô hữu trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của toàn thể Giáo hội”. Thư Chung đề cập đến Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XV họp tại Rôma vào tháng 10 năm 2018 đã bàn về chủ đề “Giới trẻ, đức tin và việc phân định ơn gọi” cùng việc Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (Christus vivit). Thư Chung công bố chủ đề mà HĐGMVN chọn cho Giáo Hội Việt Nam trong ba năm tới (2020-2022) là Mục vụ Giới Trẻ.
Thư Chung đề cập đến trình thuật Đức Giêsu hiện ra và đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmaus “là trình thuật truyền cảm hứng cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới về người trẻ”. Hội Đồng Giám Mục nói rõ “hành trình Emmaus đã trở thành khuôn mẫu của mục vụ giới trẻ”. Như thế, Thư Chung hướng dẫn: “đồng hành với giới trẻ cần được thực hiện theo ba bước: (1) lắng nghe cuộc sống của người trẻ; (2) cùng với người trẻ phân định thánh ý Chúa dưới ánh sáng của sứ điệp Tin Mừng; (3) giúp người trẻ hành động để sống tuổi trẻ cách phong phú”.
Các bạn giáo lý viên và học viên giáo lý cảm thấy gần gũi khi Thư Chung nói đến trình thuật gặp gỡ trên đường Emmaus: Chúa Giêsu tiến đến và cùng đi, lắng nghe và chấp nhận, thấu hiểu và cảm thông, giải thích Kinh Thánh… tất cả đều dẫn đến việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu là mẫu gương và là sự sống của chúng ta. (Trình thuật này là mẫu mực cho một buổi gặp gỡ Giáo lý. Xin xem Tiến Trình và Tổ Chức Một Buổi Gặp Gỡ Giáo Lý, Maddalena Phạm thị Thúy)
Nói về việc “lắng nghe”, Thư Chung đề cập đến những “thuận lợi thách đố đối với người trẻ tại Việt Nam hôm nay”: Các thuận lợi là gia đình vẫn là “trường học đầu tiên”, giới trẻ có nhiều cơ hội học hành, làm việc, sinh hoạt cộng đồng v.v... Các thách đố của thời đại là hiện tượng di dân, thế giới kỹ thuật số, ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và trào lưu hưởng thụ…
Từ đó, Thư Chung cảnh báo lối sống “buông thả, sống ảo, sống vội, sống dửng dưng vô cảm và vô trách nhiệm”, và tệ hơn, lún sâu vào những cám dỗ của thời đại như nghiện ngập, buôn bán ma túy, hôn nhân thử, đồng tính, phá thai, bạo lực…
Đọc đến đây, có lẽ chúng ta nên dừng lại ít phút. Hãy càm ơn Chúa nếu chúng ta chưa bị ảnh hưởng các lối sống tiêu cực đó, và hãy cầu nguyện nhiều cho chính chúng ta và bạn bè cùng trang lứa, bạn nhé. Đặc biệt các bạn giáo lý viên, chúng ta cần nêu gương sáng và cầu nguyện nhiều hơn, tha thiết hơn cho chúng ta và cho các em.
Tiếp theo, trong mục số 4, Thư Chung nói đến ơn gọi và sứ mệnh của người trẻ. “Giáo hội cũng muốn gửi đến các bạn trẻ sứ điệp cao cả của Tin Mừng: Thiên Chúa là Cha luôn yêu thương các bạn, Chúa Kitô đã cứu độ các bạn, ngày hôm nay Người vẫn đang sống, vẫn đồng hành với các bạn như một người Bạn thân thiết”.
Thư Chung viết: “Tuổi trẻ là ân sủng và quà tặng mà các bạn cần đón nhận với lòng biết ơn và sống sung mãn chứ không lãng phí, hãy phát huy các khả năng Chúa ban để trở nên một người trưởng thành toàn diện”. Và, “tuổi trẻ còn là một phúc lành cho Giáo Hội và thế giới” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 134). Vì thế, người trẻ phải làm phong phú Giáo Hội.
Người trẻ làm phong phú Giáo Hội và thế giới bằng nhiều cách: bằng việc nên thánh, bằng việc sống đức ái trong gia đình và trong xã hội. Tông huấn Chúa Kitô đang sống viết: “Hương thơm thánh thiện tỏa ra từ đời sống lành thánh của biết bao người trẻ có thể băng bó các vết thương của Giáo hội và của thế giới, và đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta đã được kêu gọi từ thuở đời đời”,
Thư Chung mời gọi mọi người đồng hành với giới trẻ và đổi mới mục vụ giới trẻ “đặc biệt các linh mục, cần đổi mới cách nhìn và cách tiếp cận người trẻ”. (Số 5) Thư Chung nhắc lại lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 221:
“Người trẻ cảm thấy có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ được học và thế giới họ đang sống. Những gì họ được dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống đỡ trước một thế giới chế nhạo các giá trị ấy, họ cũng không học được cách cầu nguyện và thực hành đức tin khả dĩ đứng vững giữa nhịp sống vội vã của xã hội”
HĐGMVN đề nghị Chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm (2020 - 2022) với các chủ đề sau:
- 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.
- 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình.
- 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo Hội và xã hội.
Một cách cụ thế, Thư Chung đề nghị 3 điều thực hành: Một là giúp các bạn trẻ học hỏi Youcat (Giáo lý cho người trẻ), Docat (Giáo huấn xã hội cho người trẻ), và Tông huấn “Chúa Kitô đang sống”. Hai là cử hành ngày Giới Trẻ và tổ chức Đại hội Giới trẻ toàn quốc khi kết thúc 3 năm mục vụ. Ba là sống: tạo điều kiện cho hoạt động giới trẻ, bổ nhiệm các linh mục đồng hành với giới trẻ và ứng dụng mạng xã hội vào công tác mục vụ giới trẻ để “cung cấp thông tin về mục vụ xã hội, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để sống hiệp thông và loan báo Tin Mừng” (số 6).
Số 7 của Thư Chung trình bày chi tiết hơn về chủ đề năm 2020: “Đồng hành với người trẻ trong tiến trình hướng tới sự trưởng thành toàn diện”. Thư Chung trích Tông huấn “Chúa Kitô đang sống” (số 26-27) để hướng dẫn công tác mục vụ.
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ chiêm ngắm tuổi trẻ của Đức Giêsu để lớn lên và trưởng thành cách toàn diện theo gương của Người: (x. Lc 2, 52). Ngài viết: “Trong những năm tuổi trẻ, Người đã ‘tự rèn luyện’, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Người đã hướng tuổi niên thiếu và tuổi trẻ của mình theo sứ mạng cao cả ấy”.
HĐGMVN đề nghị các mục tử, những người làm công tác mục vụ giới trẻ, đặc biệt là cha mẹ, hãy đồng hành để giúp các thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành về thể lý, tâm lý, tâm linh, và phân định ơn gọi.
Thư Chung viết rất cụ thể như sau (mặc dù những dòng này viết cho các mục tử và những người có trách nhiệm, nhưng người trẻ cần đọc và thực hành trong đời sống). Xin trích nguyên văn:
“a-Thể lý: giúp người trẻ rèn luyện thân thể khỏe mạnh, giữ kỷ luật đối với chính bản thân, phòng ngừa các đam mê nguy hại như rượu, bia, ma túy, cờ bạc, nghiện game.
b-Tâm lý: giúp người trẻ tập luyện các đức tính nhân bản, đặc biệt tính trung thực, ý thức công bằng, lương tâm ngay thẳng, tinh thần trách nhiệm; tạo điều kiện để người trẻ có nhiều cơ hội sinh hoạt cộng đồng, nhờ đó hướng mở tới tha nhân, tập sống chung và làm việc chung với tinh thần liên đới, quảng đại, vị tha; mở các lớp kỹ năng sống về nhận diện giá trị bản thân, trưởng thành tâm lý và tính dục, phát triển tương quan hài hòa với mọi người.
c-Tâm linh: giúp các bạn trẻ gặp gỡ và củng cố tình bạn với Chúa Kitô, Đấng đang sống, nhờ cầu nguyện với Lời Chúa, tôn thờ Thánh Thể, tham dự phụng vụ cách tích cực. Để thực hiện mục tiêu này, các mục tử và giáo lý viên cần canh tân việc dạy giáo lý cho giới trẻ bằng cách tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận theo chuyên đề, nhất là những vấn đề thiết thân với giới trẻ.
d- Văn hóa: không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo về văn hóa. Đào tạo văn hóa đích thực là phát triển sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản, chứ không chỉ tìm lợi ích vật chất và hiệu quả cụ thể tức thời (x. Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 223).
e-Phân định ơn gọi: người trẻ cũng cần được đồng hành và hướng dẫn trong việc phân định tiếng gọi của Thiên Chúa, kêu mời họ bước vào đời sống tu trì hoặc đời sống hôn nhân, để họ có thể đáp lại tiếng gọi của Chúa với tất cả tự do, ý thức đức tin và quảng đại dấn thân”.
Mục số 8 là lời ngỏ trực tiếp với tất cả các bạn trẻ Công Giáo tại Việt Nam. Các Đức Cha nhắn nhủ các bạn trẻ dựa vào lời Đức Thánh Cha Phanxicô viết về các môn đệ trên đường Emmaus: “Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ… Người bước vào trong đêm tối của họ. Khi lắng nghe Người, họ cảm thấy lòng ấm lên và trí sáng ra; khi Người bẻ bánh, mắt họ mở ra. Chính họ chọn đi trở lại ngay lập tức con đường vừa đi, để về với cộng đoàn và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh” (Tông huấn Chúa Kitô đang sống, số 237).
Xin được tóm tắt các điều Thư Chung nhắn nhủ như sau:
1. Các bạn trẻ hãy đến với Chúa Giêsu, cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, đón nhận sức sống của Người trong Thánh Thể, nhờ đó biết nhìn cuộc đời với cặp mắt mới và nhận ra Chúa luôn đồng hành với mình.
2. Các bạn trẻ hãy đến với cộng đoàn Giáo hội ở nơi mình đang sinh sống, học hành, làm việc. Các bạn trẻ không sống đức tin một mình nhưng với cộng đoàn và trong cộng đoàn. Nhờ các sinh hoạt của giáo xứ, hội đoàn, hoặc cộng đoàn Kitô hữu nhỏ; các bạn cảm nhận được sự nâng đỡ trong những lúc khó khăn, đồng thời học mở lòng ra trước nhu cầu của tha nhân.
3. Các bạn trẻ hãy mạnh dạn kể lại cho các bạn trẻ khác về kinh nghiệm đức tin của mình, kể bằng lời và bằng chính cuộc sống tốt lành của mình. Các bạn trẻ trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục Sinh cho mọi người, đồng thời góp phần dựng xây quê hương và dân tộc.
4. Thư Chung mời gọi các bạn trẻ hường về Mẹ Maria. Xin đọc những lời sau đây (trích nguyên văn trong Thư Chung) chậm rãi với tâm tình chiêm ngắm Mẹ hiền:
“Vào thời điểm sứ thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria, Mẹ cũng là một người trẻ. Mẹ đã lắng nghe, suy đi nghĩ lại trong lòng, và quảng đại đáp lại tiếng Chúa kêu gọi. Và một khi đã thưa ‘Xin vâng’, Mẹ dấn bước với tất cả tình yêu trung tín, kể cả trong những lúc khó khăn và thử thách nhất. (Người viết nhấn mạnh) Mẹ thực sự là mẫu gương và hơn nữa, là Ngôi Sao Hy Vọng, dẫn bước chúng ta vượt qua mọi gian nan thử thách để bước đi trên con đường của Tin Mừng. Chúng ta cùng hướng về Đức Maria với tâm tình cậy trông và yêu mến. Nguyện xin Mẹ luôn đồng hành và chúc phúc cho chúng ta”.
Sàigòn Lễ Mẹ Mân Côi 2019
Gioan Lê Quang Vinh
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ tạ ơn mùa màng tại Đức
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
20:06 05/10/2019
Ngày lễ tạ ơn này có nguồn gốc trong Kinh Thánh. Từ khi Thiên Chúa tạo dựng trời đất và con người.,như Kinh Thánh thuật lại Abel và Cain, hai người con của Ông bà nguyên tổ Adong và Evà đã lấy hoa mầu từ ruộng vườn, những con vật đầu lòng làm lễ vật tạ ơn Thiên Chúa ( St 4, 1-4).
Rồi vào thời Mose có luật truyền về tập tục đạo đức này:
„Ngươi cũng sẽ giữ tục lệ mừng lễ Mùa gặt, lễ dâng của đầu mùa, do sức lao động ngươi làm ra, do công ngươi gieo cấy ngoài đồng; rồi ngươi sẽ giữ tục lệ mừng lễ Thu hoạch vào cuối năm, khi ngươi thu hoạch hoa màu ngoài đồng ngươi đã làm ra.17 Mỗi năm ba lần, tất cả đàn ông con trai phải đến trước nhan Chúa Tể là ĐỨC CHÚA.“ ( Xh 23,16-17)
Thời Hylạp cổ xa xưa, thời đế quốc Roma thống trị Âu Châu và vùng Trung Đông trước Chúa giáng sinh cũng đã có tập tục lễ tạ ơn mùa màng theo nghi lễ việc thờ kính các Thần của thời đó mang đậm mầu sắc ý nghĩa thần thoại.
Khi đạo Công Giáo thành hình phát triển đã thu nhận „rửa tội“ tập tục này thành lễ tạ ơn mang ý nghĩa nội dung Kitô giáo từ thế kỷ 3. sau Chúa giáng sinh.
Đức tin Kitô giáo tin rằng, con người là thành phần trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa, và được Thiên Chúa nuôi dưỡng ban cho đất đai ruộng vườn, thú vật làm căn bản lương thực cho sinh sống cùng phát triển đời sống. Nên việc dâng lời tạ ơn Đấng đã ban cho mùa màng thịnh vượng là bổn phận của người lãnh nhận hoa trái lương thực.
Và đồng thời cũng nói lên con người nhận biết mình tùy thuộc vào thiên nhiên. Vì chúc lành từ thiên nhiên đã cho mùa màng được nẩy nở mang lại kết qủa tốt đẹp dư đủ làm lương thực cho đời sống.
Và như thế lễ tạ ơn mùa thu hoạch có căn bản nguồn gốc là tâm tình tạ ơn và ca ngợi công trình thiên nhiên, cùng nhắc nhớ tới sự tương quan mật thiết chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người cùng mọi tạo vật sống trong thiên nhiên.
Đời sống xã hội ngày nay tiến triển thay đổi khác nhiều. Đời sống nông nghiệp ngày càng máy móc hiện đại hóa thu gom tập trung lại. Ở các nước văn minh tân tiến như bên Âu châu, số người làm việc sản xuất trong nông nghiệp ruộng lúc hoa mầu, chăn uôi súc vật ngày càng dần ít đi.
Xã hội nhiều đất nước quốc gia có chiều hướng chuyển đổi sang giai đoạn công nghiệp sản xuất hàng hóa với những nhà máy rộng lớn kỹ nghệ hiện đại thu hút hằng trăm ngàn người làm việc ngày đêm.
Con người dù làm việc trong ngành nông nghiệp giữa thiên nhiên ruộng đồng, hay trong ngành kỹ nghệ chế biến sản xuất trong nhà máy đều muốn đạt tới sự phát triển thu hoạch thành công tốt đẹp. Và họ luôn cần thiên nhiên cho đời sống ở mọi giai đoạn, như khí trời, thời tiết…
Con người được Thiên Chúa, Thượng Đế ban cho trí óc nỗ lực làm vịêc chế biến sản xuất theo khả năng mình có, và mong muốn đạt tới thành công kết qủa tốt đẹp. Nhưng dẫu vậy, vẫn còn nhiều sự việc ngoài tầm tay với của họ.
Sức khoẻ cho thể xác bắp thịt chân tay và tinh thần trí óc là điều con người không thể biến chế làm ra được hay mua được. Họ luôn cần có. Và họ chỉ có thể nhận được điều đó từ trời cao ban cho.
Nguyên căn bản đó cũng đủ là lý do sâu xa cho lễ tạ ơn mùa màng rồi.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Chiêm ngắm Chúa Kitô và Đức Maria
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
05:38 05/10/2019
Nhân lễ Đức Mẹ Mân Côi
Tháng Mười, tháng Mân Côi, đúng hơn, đó là tháng của chuỗi hoa hồng tình yêu kết tinh từ sự thánh thiện, không phải xuất phát từ lòng người, nhưng lại xuất phát từ sự thánh thiện của chính Thiên Chúa tuôn đổ, tặng ban trong lòng người, để lòng người hiến dâng về Thiên Chúa chính sự thánh thiện mà mình đã đón nhận.
Bởi thế, chuỗi Mân Côi không đơn giản chỉ là lời kinh của tâm hồn thánh thiện, nhưng là tràn hoa thiêng thánh của những tâm hồn được rót “đầy ơn phúc” của Thiên Chúa, giờ đây tiến về Thiên Chúa trong sự chìm lắng của suy niệm và cầu nguyện.
Họ nhắm sống chính cách sống của Chúa Kitô và đi trên chính con đường Chúa Kitô khai mở, theo khuôn mẫu của Đức Maria: Được ban “đầy ơn phúc” và hiến dâng một tâm hồn đầy ơn phúc ấy, suốt đời tiến về phía Thiên Chúa theo chân Người Con Một của mình, Chúa Kitô, Thiên Chúa làm Người.
Bởi thế, tháng Mười, chúng ta được mời gọi suy niệm và cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi để nhìn ngắm chân dung của một Người Con hoàn hảo tuyệt đối và một Người Mẹ thánh thiện vô song.
Điểm đặt biệt của kinh Mân Côi là lời kinh Kính Mừng không ngừng được lặp đi lặp lại. Dù vậy, cái khung để làm điểm tựa cho lời kinh Kính Mừng lại là bản tóm tắt cả một mầu nhiệm lớn lao về cuộc đời Chúa Kitô.
Bởi đó, kinh Mân Côi là lời kinh mang đậm nét Tin Mừng, vì thế cũng là lời kinh quy Kitô. Có một hình ảnh đẹp giúp ta dễ hiểu hơn chân dung của kinh Mân Côi, đó là: Một tràn chuỗi, mà trong đó kinh Kính Mừng như một khung cửi đan dệt các mầu nhiệm về Chúa Kitô.
Vì điểm nối kết các mầu nhiệm Mân Côi là chính cuộc đời Chúa Kitô, bởi thế, đọc kinh Mân Côi, Chúa Kitô mới là đối tượng chúng ta chiêm ngắm trước tiên.
Chính trong sự chiêm ngắm quy Kitô ấy, mà Đức Phaolô VI vui mừng reo lên: “Vì là một lời kinh dựa theo Tin Mừng, tập trung vào mầu nhiệm nhập thể cứu độ, kinh Mân Côi là lời kinh mang chiều kích Kitô một cách rõ nét…Thật thế, yếu tố đặc trưng nhất của kinh Mân Côi là một lời ca ngợi không ngừng dâng lên Chúa Kitô, Đấng là đối tượng tối hậu của cả lời truyền tin của thiên thần, lẫn lời chúc mừng của mẹ thánh Gioan Tẩy Giả: ‘Con lòng Bà gồm phước lạ’…Trong chuỗi Mân Côi, Chúa Giêsu mà mỗi kinh Kính Mừng nhắc đến, cũng chính là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm tuần tự giới thiệu cho chúng ta lúc như là Con Thiên Chúa, lúc như con của Đức Trinh Nữ” (Tông huấn Marialis Cultus, số 46).
Ngoài ra, khi chiêm niệm và cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, mỗi chúng ta cũng nâng tâm hồn mình để tỏ lòng kính yêu, tôn sùng Mẹ của Chúa Kitô, cũng chính là Mẹ thật của mỗi một người.
Tuy nhiên, trong từng suy tư riêng tư của mỗi người, tình mẹ mà mỗi người cảm nhận chắc chắn sẽ không đủ ngôn từ diễn tả. Cũng giống như tình mẹ trong câu chuyện mà người ta kể cho nhau nghe:
“Trên bàn của một nhà văn có một cuốn sách dày tựa đề: Mẹ. Lật bên trong, chỉ toàn là giấy trắng. Người ta hỏi ông vì sao. Ông đáp: “Tôi đã viết một tác phẩm nói về mẹ mình, dài hơn 1000 trang. Đọc lại, tôi thấy có nhiều điều thừa, tôi cô đọng lại xuống 100 trang, xuống 10 trang, rồi xuống 01 trang. Vẫn mãi còn thừa! Cuối cùng, tôi đã xóa hết mà chỉ giữ lại chữ ‘Mẹ’ thôi! Tiếng ‘Mẹ’ tự nó đã nói nhiều hơn mọi điều tôi có thể viết ra!”
Vâng, toàn bộ giáo huấn của Hội Thánh về Kinh Mân Côi, toàn bộ tâm tình được gợi lên trong hình thức cầu nguyện đơn sơ qua chuỗi Mân Côi, sẽ là một nét chấm phá mạnh cho những ai trung thành đọc và suy niệm nó, để tự bản thân, họ mạnh mẽ thốt lên trong chính nội tâm, trong cả cuộc đời, trong từng công tác của đời sống một chữ duy nhất: “Mẹ” Đầy kính yêu mà lòng họ dành lên Đức Maria.
Bởi lẽ cầu nguyện với Mẹ là con đường ngắn nhất để đến với Chúa Kitô, nên chúng ta cùng hiệp lời với Thánh Phanxicô Assisi để dâng lên Mẹ lời cầu xin của ngài:
“Lạy Mẹ Thiên Chúa, Mẹ tuyệt mỹ và dịu hiền, xin Mẹ cầu bàu cùng Đức Vua bị xử án, là Con rất mực nhân từ của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô, để nhờ lòng nhân từ và quyền năng nhập thể thánh thiện và tử nạn đắng cay, Ngài ban cho chúng con ơn tha thứ mọi tội lỗi của chúng con” (hạnh thánh Phanxicô).
Bước theo Chúa Kitô trong đời sống làm người, mỗi Kitô hữu phải là người biết gặp gỡ Chúa Kitô bằng sự chìm đắm của cả một đời cầu nguyện. Mỗi người hãy học lấy tâm tình của Đức Maria mà chiêm ngắm Chúa Kitô, mà theo Chúa Kitô, sống cùng Chúa Kitô, hoạt động với Kitô.
Là người thuộc về Chúa Kitô, mang Chúa Kitô đến cho trần thế, các Kitô hữu phải chiêm ngắm mẫu gương Đức Mẹ và noi gương cưu mang Chúa Kitô không những trong lòng dạ mà còn trong chính tâm hồn của mình.
Kitô hữu phải làm bằng được điều mà thánh Phaolô đã từng trải nghiệm: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Chỉ như thế, các họ mới thực sự là chứng nhân, là sự thể hiện cách hiện thực lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa giữa chốn nhân trần này.
Có như thế, họ mới trở nên dụng cụ sắc bén khả dĩ gọi về lòng nhân từ của Thiên Chúa trong lòng người, nơi trần thế. Bởi chỉ gọi về lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa trong trần thế và nơi lòng người, mới hy vọng một thế giới bình an, một Hội Thánh hiệp nhất, và cả nhân loại hạnh phúc.
Tháng Mười, tháng Mân Côi, đúng hơn, đó là tháng của chuỗi hoa hồng tình yêu kết tinh từ sự thánh thiện, không phải xuất phát từ lòng người, nhưng lại xuất phát từ sự thánh thiện của chính Thiên Chúa tuôn đổ, tặng ban trong lòng người, để lòng người hiến dâng về Thiên Chúa chính sự thánh thiện mà mình đã đón nhận.
Bởi thế, chuỗi Mân Côi không đơn giản chỉ là lời kinh của tâm hồn thánh thiện, nhưng là tràn hoa thiêng thánh của những tâm hồn được rót “đầy ơn phúc” của Thiên Chúa, giờ đây tiến về Thiên Chúa trong sự chìm lắng của suy niệm và cầu nguyện.
Họ nhắm sống chính cách sống của Chúa Kitô và đi trên chính con đường Chúa Kitô khai mở, theo khuôn mẫu của Đức Maria: Được ban “đầy ơn phúc” và hiến dâng một tâm hồn đầy ơn phúc ấy, suốt đời tiến về phía Thiên Chúa theo chân Người Con Một của mình, Chúa Kitô, Thiên Chúa làm Người.
Bởi thế, tháng Mười, chúng ta được mời gọi suy niệm và cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi để nhìn ngắm chân dung của một Người Con hoàn hảo tuyệt đối và một Người Mẹ thánh thiện vô song.
Điểm đặt biệt của kinh Mân Côi là lời kinh Kính Mừng không ngừng được lặp đi lặp lại. Dù vậy, cái khung để làm điểm tựa cho lời kinh Kính Mừng lại là bản tóm tắt cả một mầu nhiệm lớn lao về cuộc đời Chúa Kitô.
Bởi đó, kinh Mân Côi là lời kinh mang đậm nét Tin Mừng, vì thế cũng là lời kinh quy Kitô. Có một hình ảnh đẹp giúp ta dễ hiểu hơn chân dung của kinh Mân Côi, đó là: Một tràn chuỗi, mà trong đó kinh Kính Mừng như một khung cửi đan dệt các mầu nhiệm về Chúa Kitô.
Vì điểm nối kết các mầu nhiệm Mân Côi là chính cuộc đời Chúa Kitô, bởi thế, đọc kinh Mân Côi, Chúa Kitô mới là đối tượng chúng ta chiêm ngắm trước tiên.
Chính trong sự chiêm ngắm quy Kitô ấy, mà Đức Phaolô VI vui mừng reo lên: “Vì là một lời kinh dựa theo Tin Mừng, tập trung vào mầu nhiệm nhập thể cứu độ, kinh Mân Côi là lời kinh mang chiều kích Kitô một cách rõ nét…Thật thế, yếu tố đặc trưng nhất của kinh Mân Côi là một lời ca ngợi không ngừng dâng lên Chúa Kitô, Đấng là đối tượng tối hậu của cả lời truyền tin của thiên thần, lẫn lời chúc mừng của mẹ thánh Gioan Tẩy Giả: ‘Con lòng Bà gồm phước lạ’…Trong chuỗi Mân Côi, Chúa Giêsu mà mỗi kinh Kính Mừng nhắc đến, cũng chính là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm tuần tự giới thiệu cho chúng ta lúc như là Con Thiên Chúa, lúc như con của Đức Trinh Nữ” (Tông huấn Marialis Cultus, số 46).
Ngoài ra, khi chiêm niệm và cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, mỗi chúng ta cũng nâng tâm hồn mình để tỏ lòng kính yêu, tôn sùng Mẹ của Chúa Kitô, cũng chính là Mẹ thật của mỗi một người.
Tuy nhiên, trong từng suy tư riêng tư của mỗi người, tình mẹ mà mỗi người cảm nhận chắc chắn sẽ không đủ ngôn từ diễn tả. Cũng giống như tình mẹ trong câu chuyện mà người ta kể cho nhau nghe:
“Trên bàn của một nhà văn có một cuốn sách dày tựa đề: Mẹ. Lật bên trong, chỉ toàn là giấy trắng. Người ta hỏi ông vì sao. Ông đáp: “Tôi đã viết một tác phẩm nói về mẹ mình, dài hơn 1000 trang. Đọc lại, tôi thấy có nhiều điều thừa, tôi cô đọng lại xuống 100 trang, xuống 10 trang, rồi xuống 01 trang. Vẫn mãi còn thừa! Cuối cùng, tôi đã xóa hết mà chỉ giữ lại chữ ‘Mẹ’ thôi! Tiếng ‘Mẹ’ tự nó đã nói nhiều hơn mọi điều tôi có thể viết ra!”
Vâng, toàn bộ giáo huấn của Hội Thánh về Kinh Mân Côi, toàn bộ tâm tình được gợi lên trong hình thức cầu nguyện đơn sơ qua chuỗi Mân Côi, sẽ là một nét chấm phá mạnh cho những ai trung thành đọc và suy niệm nó, để tự bản thân, họ mạnh mẽ thốt lên trong chính nội tâm, trong cả cuộc đời, trong từng công tác của đời sống một chữ duy nhất: “Mẹ” Đầy kính yêu mà lòng họ dành lên Đức Maria.
Bởi lẽ cầu nguyện với Mẹ là con đường ngắn nhất để đến với Chúa Kitô, nên chúng ta cùng hiệp lời với Thánh Phanxicô Assisi để dâng lên Mẹ lời cầu xin của ngài:
“Lạy Mẹ Thiên Chúa, Mẹ tuyệt mỹ và dịu hiền, xin Mẹ cầu bàu cùng Đức Vua bị xử án, là Con rất mực nhân từ của Mẹ, Chúa Giêsu Kitô, để nhờ lòng nhân từ và quyền năng nhập thể thánh thiện và tử nạn đắng cay, Ngài ban cho chúng con ơn tha thứ mọi tội lỗi của chúng con” (hạnh thánh Phanxicô).
Bước theo Chúa Kitô trong đời sống làm người, mỗi Kitô hữu phải là người biết gặp gỡ Chúa Kitô bằng sự chìm đắm của cả một đời cầu nguyện. Mỗi người hãy học lấy tâm tình của Đức Maria mà chiêm ngắm Chúa Kitô, mà theo Chúa Kitô, sống cùng Chúa Kitô, hoạt động với Kitô.
Là người thuộc về Chúa Kitô, mang Chúa Kitô đến cho trần thế, các Kitô hữu phải chiêm ngắm mẫu gương Đức Mẹ và noi gương cưu mang Chúa Kitô không những trong lòng dạ mà còn trong chính tâm hồn của mình.
Kitô hữu phải làm bằng được điều mà thánh Phaolô đã từng trải nghiệm: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Chỉ như thế, các họ mới thực sự là chứng nhân, là sự thể hiện cách hiện thực lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa giữa chốn nhân trần này.
Có như thế, họ mới trở nên dụng cụ sắc bén khả dĩ gọi về lòng nhân từ của Thiên Chúa trong lòng người, nơi trần thế. Bởi chỉ gọi về lòng yêu thương nhân từ của Thiên Chúa trong trần thế và nơi lòng người, mới hy vọng một thế giới bình an, một Hội Thánh hiệp nhất, và cả nhân loại hạnh phúc.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Khấn Đời Tận Hiến
Joseph Ngọc Phạm
08:42 05/10/2019
KHẤN ĐỜI TẬN HIẾN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Quên đi vui thú trần đời
Theo chân Thánh giá nước Trời đời sau..
(bt)
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Quên đi vui thú trần đời
Theo chân Thánh giá nước Trời đời sau..
(bt)
VietCatholic TV
Phụng Vụ huy hoàng đại lễ tấn phong 4 Tổng Giám Mục tại Đền Thờ Thánh Phêrô 4/10/2019
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:52 05/10/2019
Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 4 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô, để truyền chức Giám Mục cho các vị sau:
Đức ông Michael Czerny, linh mục Dòng Tên, tổng thư ký phân bộ di cư và tị nạn của Bộ Phục Vụ Phát Triển Con Người Toàn Diện, sinh ngày 18 tháng 7 năm 1946 tại Brno (Cộng hòa Séc), thụ phong linh mục vào ngày 9 tháng 6 năm 1973, được tấn phong Tổng giám mục hiệu tòa Benevento.
Đức ông Paolo Borgia, linh mục của Tổng giáo phận Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo (Ý), sinh ngày 18 tháng 3 năm 1966 tại Manfredonia (Ý), được phong chức linh mục vào ngày 10 tháng 4 năm 1999, được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 9 năm 2019 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Milazzo trong thánh lễ này.
Đức Ông Antoine Camilleri, linh mục của Tổng giáo phận Malta (Malta), sinh ngày 20 tháng 8 năm 1965 tại Sliema (Malta), thụ phong linh mục vào ngày 5 tháng 7 năm 1991, được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 9 năm 2019 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Skalholt trong thánh lễ này.
Đức Ông Paolo Rudelli, linh mục của Giáo phận Bergamo (Ý), sinh ngày 16 tháng 7 năm 1970 tại Gazzaniga (Ý), thụ phong linh mục vào ngày 10 tháng 6 năm 1995, được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 9 năm 2019 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Mesembria trong thánh lễ này.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Thưa các anh em và các con,
Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về trách nhiệm cao cả đối với Giáo Hội mà những anh em của chúng ta nhận lãnh qua việc được tấn phong này. Chúa Giêsu Kitô của chúng ta được Chúa Cha sai đến để cứu chuộc loài người, đến lượt Ngài, đã sai Mười hai Tông đồ đến với thế giới để, với đầy đủ quyền năng từ Chúa Thánh Thần, các ngài loan báo Tin Mừng cho muôn dân, tập hợp loài người dưới một mục tử duy nhất, để thánh hóa họ và dẫn họ đến ơn cứu rỗi.
Để duy trì chức vụ này từ thế hệ này sang thế hệ khác, các cộng tác viên đã được thêm vào nhóm Mười Hai, và qua việc đặt tay, các ngài được truyền lại ân sủng của Thánh Linh nhận được từ Chúa Kitô, ban cho các ngài sự trọn vẹn trong Bí tích Truyền chức. Do đó, qua sự kế thừa không ngừng của các Giám mục trong Truyền thống sống động của Giáo Hội, thừa tác vụ chính yếu này đã được bảo tồn và công việc của Đấng Cứu Độ được tiếp tục và phát triển cho đến thời đại chúng ta. Nơi vị Giám mục, được bao quanh bởi các linh mục của ngài, có sự hiện diện giữa họ của chính Chúa, Đấng là Thầy Cả Thượng Phẩm đời đời.
Thật vậy, chính Chúa Kitô, qua thừa tác vụ Giám mục, tiếp tục rao giảng Tin Mừng cứu độ và thánh hóa các tín hữu, qua các Bí tích đức tin. Chính Chúa Kitô, trong tình phụ tử của thừa tác vụ Giám mục, gia tăng các thành viên mới trong Thân thể của Ngài, là Giáo Hội. Chính Chúa Kitô, trong sự khôn ngoan và thận trọng của Đức Giám Mục, hướng dẫn dân Chúa trong cuộc lữ hành trần thế đến hạnh phúc vĩnh cửu.
Vì vậy, với niềm vui và lòng biết ơn, chúng ta hãy chào mừng những anh em này, những người qua việc đặt tay của chúng ta, ngày hôm nay sẽ được liên kết với Giám Mục Đoàn.
Đối với anh em thân yêu, những người đã được Chúa chọn, hãy suy tư về việc anh em đã được chọn giữa những người nam; anh em đã được tác thành không phải cho bản thân mình, nhưng cho những gì thuộc về Thiên Chúa. “Giám Mục” trên thực tế là danh xưng của một sứ vụ, chứ không phải là một vinh dự, bởi vì các Giám Mục là những người phục vụ chứ không phải những người thống trị, phù hợp với điều răn của Thầy Chí Thánh: “ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22:26)
Công bố Lời Chúa trong mọi dịp, bất kể thuận tiện hay không. Hãy công bố Lời chân thật, chứ không phải những bài diễn văn tẻ nhạt không ai hiểu được. Hãy công bố Lời Chúa. Hãy nhớ rằng, như Thánh Phêrô đã nói trong sách Tông đồ Công vụ, hai nhiệm vụ chính của Giám mục là cầu nguyện và công bố Lời Chúa (x Cv 6: 4) sau đó là tất cả các nhiệm vụ cai quản khác. Tuy nhiên, hai điều này là trụ cột. Nhờ cầu nguyện và dâng lễ Hy sinh cho dân được ủy thác cho anh em, anh em kín múc từ sự thánh thiện viên mãn của Chúa Kitô các ân sủng thiêng liêng đa dạng.
Trong Giáo Hội được ủy thác cho anh em, anh em hãy là những người giám hộ trung thành và là những người phân phát những mầu nhiệm của Chúa Kitô. Được Chúa Cha đặt lên hàng thủ lãnh trong gia đình của Ngài, anh em hãy luôn theo gương của vị Mục tử nhân lành, Đấng biết các chiên của Ngài và các chiên Ngài biết Ngài và vì họ, Ngài đã không ngần ngại hiến mạng sống mình. Hãy gần gũi với dân của anh em. Ba cách gần gũi của vị Giám mục là: gần gũi với Chúa trong lời cầu nguyện - đây là nhiệm vụ đầu tiên; gần gũi với các linh mục trong linh mục đoàn; và gần gũi với mọi người. Đừng quên rằng anh em đã được chọn, được kêu gọi từ đàn chiên. Đừng quên gốc rễ của anh em, đừng quên những người đã truyền lại đức tin cho anh em, những người đã ban cho anh em bản sắc của mình. Anh em đừng từ bỏ dân Chúa.
Hãy yêu với tình yêu của một người cha và của một người anh em với tất cả những người mà Chúa giao phó cho anh em. Trước hết, là các linh mục và phó tế, là những cộng tác viên của anh em trong sứ vụ; yêu mến người nghèo, những người không được bảo vệ và tất cả những người cần đến sự hiếu khách và giúp đỡ của anh em. Hãy khích lệ các tín hữu hợp tác trong công việc tông đồ và sẵn lòng lắng nghe họ.
Anh em cũng hãy chú ý tâm đối với tất cả những người không thuộc về đàn chiên của Chúa Kitô, bởi vì họ cũng đã được giao phó cho anh em trong Chúa. Hãy nhớ rằng trong Giáo Hội Công Giáo, được quy tụ trong mối giây bác ái, anh em hợp nhất với Giám mục đoàn - đây là sự gần gũi thứ tư - và anh em phải nghĩ đến những người cô đơn trong Giáo Hội, và quảng đại giúp đỡ những người đang quẫn bách. Anh em hãy bảo vệ ân sủng mà anh em sẽ nhận được ngày hôm nay qua việc đặt tay của tất cả các Giám mục chúng tôi.
Anh em hãy trìu mến nhìn đến toàn bộ đàn chiên mà Chúa Thánh Thần đặt để anh em cai quản trong Giáo Hội của Chúa. Hãy gìn giữ Danh Thánh Cha, Đấng hiện diện qua hình ảnh của anh em. Hãy gìn giữ Danh Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài, Đấng mà nhờ Người anh em trở thành thầy dạy, linh mục và mục tử; và Danh Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống cho Giáo Hội và nâng đỡ sự yếu đuối của chúng ta bằng quyền năng của Ngài.
Source: Libreria Editrice VaticanaORDINAZIONE EPISCOPALE OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica Vaticana Venerdì, 4 ottobre 2019
Đức ông Michael Czerny, linh mục Dòng Tên, tổng thư ký phân bộ di cư và tị nạn của Bộ Phục Vụ Phát Triển Con Người Toàn Diện, sinh ngày 18 tháng 7 năm 1946 tại Brno (Cộng hòa Séc), thụ phong linh mục vào ngày 9 tháng 6 năm 1973, được tấn phong Tổng giám mục hiệu tòa Benevento.
Đức ông Paolo Borgia, linh mục của Tổng giáo phận Manfredonia-Vieste-San Giovanni Rotondo (Ý), sinh ngày 18 tháng 3 năm 1966 tại Manfredonia (Ý), được phong chức linh mục vào ngày 10 tháng 4 năm 1999, được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 9 năm 2019 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Milazzo trong thánh lễ này.
Đức Ông Antoine Camilleri, linh mục của Tổng giáo phận Malta (Malta), sinh ngày 20 tháng 8 năm 1965 tại Sliema (Malta), thụ phong linh mục vào ngày 5 tháng 7 năm 1991, được bổ nhiệm Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 9 năm 2019 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Skalholt trong thánh lễ này.
Đức Ông Paolo Rudelli, linh mục của Giáo phận Bergamo (Ý), sinh ngày 16 tháng 7 năm 1970 tại Gazzaniga (Ý), thụ phong linh mục vào ngày 10 tháng 6 năm 1995, được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 9 năm 2019 và được tấn phong Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Mesembria trong thánh lễ này.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Thưa các anh em và các con,
Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về trách nhiệm cao cả đối với Giáo Hội mà những anh em của chúng ta nhận lãnh qua việc được tấn phong này. Chúa Giêsu Kitô của chúng ta được Chúa Cha sai đến để cứu chuộc loài người, đến lượt Ngài, đã sai Mười hai Tông đồ đến với thế giới để, với đầy đủ quyền năng từ Chúa Thánh Thần, các ngài loan báo Tin Mừng cho muôn dân, tập hợp loài người dưới một mục tử duy nhất, để thánh hóa họ và dẫn họ đến ơn cứu rỗi.
Để duy trì chức vụ này từ thế hệ này sang thế hệ khác, các cộng tác viên đã được thêm vào nhóm Mười Hai, và qua việc đặt tay, các ngài được truyền lại ân sủng của Thánh Linh nhận được từ Chúa Kitô, ban cho các ngài sự trọn vẹn trong Bí tích Truyền chức. Do đó, qua sự kế thừa không ngừng của các Giám mục trong Truyền thống sống động của Giáo Hội, thừa tác vụ chính yếu này đã được bảo tồn và công việc của Đấng Cứu Độ được tiếp tục và phát triển cho đến thời đại chúng ta. Nơi vị Giám mục, được bao quanh bởi các linh mục của ngài, có sự hiện diện giữa họ của chính Chúa, Đấng là Thầy Cả Thượng Phẩm đời đời.
Thật vậy, chính Chúa Kitô, qua thừa tác vụ Giám mục, tiếp tục rao giảng Tin Mừng cứu độ và thánh hóa các tín hữu, qua các Bí tích đức tin. Chính Chúa Kitô, trong tình phụ tử của thừa tác vụ Giám mục, gia tăng các thành viên mới trong Thân thể của Ngài, là Giáo Hội. Chính Chúa Kitô, trong sự khôn ngoan và thận trọng của Đức Giám Mục, hướng dẫn dân Chúa trong cuộc lữ hành trần thế đến hạnh phúc vĩnh cửu.
Vì vậy, với niềm vui và lòng biết ơn, chúng ta hãy chào mừng những anh em này, những người qua việc đặt tay của chúng ta, ngày hôm nay sẽ được liên kết với Giám Mục Đoàn.
Đối với anh em thân yêu, những người đã được Chúa chọn, hãy suy tư về việc anh em đã được chọn giữa những người nam; anh em đã được tác thành không phải cho bản thân mình, nhưng cho những gì thuộc về Thiên Chúa. “Giám Mục” trên thực tế là danh xưng của một sứ vụ, chứ không phải là một vinh dự, bởi vì các Giám Mục là những người phục vụ chứ không phải những người thống trị, phù hợp với điều răn của Thầy Chí Thánh: “ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ” (Lc 22:26)
Công bố Lời Chúa trong mọi dịp, bất kể thuận tiện hay không. Hãy công bố Lời chân thật, chứ không phải những bài diễn văn tẻ nhạt không ai hiểu được. Hãy công bố Lời Chúa. Hãy nhớ rằng, như Thánh Phêrô đã nói trong sách Tông đồ Công vụ, hai nhiệm vụ chính của Giám mục là cầu nguyện và công bố Lời Chúa (x Cv 6: 4) sau đó là tất cả các nhiệm vụ cai quản khác. Tuy nhiên, hai điều này là trụ cột. Nhờ cầu nguyện và dâng lễ Hy sinh cho dân được ủy thác cho anh em, anh em kín múc từ sự thánh thiện viên mãn của Chúa Kitô các ân sủng thiêng liêng đa dạng.
Trong Giáo Hội được ủy thác cho anh em, anh em hãy là những người giám hộ trung thành và là những người phân phát những mầu nhiệm của Chúa Kitô. Được Chúa Cha đặt lên hàng thủ lãnh trong gia đình của Ngài, anh em hãy luôn theo gương của vị Mục tử nhân lành, Đấng biết các chiên của Ngài và các chiên Ngài biết Ngài và vì họ, Ngài đã không ngần ngại hiến mạng sống mình. Hãy gần gũi với dân của anh em. Ba cách gần gũi của vị Giám mục là: gần gũi với Chúa trong lời cầu nguyện - đây là nhiệm vụ đầu tiên; gần gũi với các linh mục trong linh mục đoàn; và gần gũi với mọi người. Đừng quên rằng anh em đã được chọn, được kêu gọi từ đàn chiên. Đừng quên gốc rễ của anh em, đừng quên những người đã truyền lại đức tin cho anh em, những người đã ban cho anh em bản sắc của mình. Anh em đừng từ bỏ dân Chúa.
Hãy yêu với tình yêu của một người cha và của một người anh em với tất cả những người mà Chúa giao phó cho anh em. Trước hết, là các linh mục và phó tế, là những cộng tác viên của anh em trong sứ vụ; yêu mến người nghèo, những người không được bảo vệ và tất cả những người cần đến sự hiếu khách và giúp đỡ của anh em. Hãy khích lệ các tín hữu hợp tác trong công việc tông đồ và sẵn lòng lắng nghe họ.
Anh em cũng hãy chú ý tâm đối với tất cả những người không thuộc về đàn chiên của Chúa Kitô, bởi vì họ cũng đã được giao phó cho anh em trong Chúa. Hãy nhớ rằng trong Giáo Hội Công Giáo, được quy tụ trong mối giây bác ái, anh em hợp nhất với Giám mục đoàn - đây là sự gần gũi thứ tư - và anh em phải nghĩ đến những người cô đơn trong Giáo Hội, và quảng đại giúp đỡ những người đang quẫn bách. Anh em hãy bảo vệ ân sủng mà anh em sẽ nhận được ngày hôm nay qua việc đặt tay của tất cả các Giám mục chúng tôi.
Anh em hãy trìu mến nhìn đến toàn bộ đàn chiên mà Chúa Thánh Thần đặt để anh em cai quản trong Giáo Hội của Chúa. Hãy gìn giữ Danh Thánh Cha, Đấng hiện diện qua hình ảnh của anh em. Hãy gìn giữ Danh Chúa Giêsu Kitô, Con Ngài, Đấng mà nhờ Người anh em trở thành thầy dạy, linh mục và mục tử; và Danh Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống cho Giáo Hội và nâng đỡ sự yếu đuối của chúng ta bằng quyền năng của Ngài.
Source: Libreria Editrice Vaticana
Tổng thống Trump cũng phải ngậm ngùi: 11 Kitô hữu bị giết mỗi ngày trên thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:12 05/10/2019
Trong diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng chính quyền của ông sẽ thành lập “một liên minh để bảo vệ tự do tôn giáo.”
Trong một bài bài nói chuyện quan trọng trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Donald Trump nói ông quan ngại về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới. “Không thể chấp nhận được mỗi ngày có 11 Kitô hữu bị giết vì niềm tin của họ,” ông nói.
Tổng Thống cam kết chính quyền của ông sẽ chi thêm 25 tỉ nữa để bảo vệ tự do tôn giáo và các cơ sở tôn giáo cũng như những thánh tích sau những cuộc tấn công tại Hoa Kỳ và hải ngoại, đặc biệt là tại Iraq và Syria, nơi các phiến quân Hồi Giáo chủ yếu nhắm vào các cơ sở tôn giáo.
Bà Nina Shea, Giám Đốc Trung Tâm về Tự Do Tôn giáo ở Học viện Hudson, một trung tâm nghiên cứu có văn phòng tại Washington, D. C nói với tờ National Catholic Register rằng bài nói chuyện của tổng thống. Trump rất quan trọng và có tính lịch sử. Nó báo hiệu cho cả người Mỹ và thế giới rằng tự do tôn giáo là mối quan tâm trong chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ.
Bà Shea nhấn mạnh rằng bài nói chuyện của Tổng Thống mang tính đồng thuận cao nhất của một chính quyền Mỹ về bất cứ vấn đề nào. Thật thế, cùng với tổng thống Trump, có Phó tổng thống Mike Pence, Ngoại Trưởng Mike Pompeo và ông Sam Brownback, Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ.
Bài phát biểu được “đưa ra vào thời điểm mà rõ ràng là chúng ta đang bước vào thời kỳ mới trong trào lưu bách hại tôn giáo khắc nghiệt. Nó đã bắt đầu cách đây 15 năm với các biến cố ở Trung Đông, và bây giờ là sự bùng phát ở Trung Quốc và vùng Hạ Sahara của Phi Châu.”
“Mặc dù có nhiều nhóm khác nhau cùng chịu nhiều đau khổ, rõ ràng là các Kitô hữu hiện đang là mục tiêu, bị đàn áp khắc nghiệt hơn bất cứ nhóm nào khác”
Từ Trung Quốc tới Nigeria, từ Iraq tới Nicaragua, tự do tôn giáo vẫn còn đang bị đe dọa bởi các chính phủ thù nghịch hay những lực lượng chính trị và văn hóa.
Tổng Thống Trump đã nhắc đến những cuộc tấn công khủng bố gần đây tàn phá những cộng đồng tôn giáo dể bị tổn thương ở Phương Tây và các nước đang phát triển.
Ông lưu ý rằng, “vào năm 2016, một linh mục Công Giáo 85 tuổi đã bị giết chết một cách tàn nhẫn trong lúc đang cử hành Thánh lễ ở Normandie, bên Pháp. Trong năm qua, Hoa Kỳ đã chịu đựng những cuộc tấn công khủng khiếp nhắm vào người Mỹ gốc Do Thái tại những đền thờ ở Pennsylvania và California.”
“Vào tháng Ba, những người Hồi Giáo đang cầu nguyện chung với gia đình thì bị sát hại tàn nhẫn ở New Zealand. Vào Chúa Nhật Phục Sinh năm nay, bọn khủng bố đã đánh bom tại các nhà thờ Kitô giáo ở Sri Lanka, giết chết hàng trăm tín hữu.”
Tổng Thống kêu gọi các chính quyền trên toàn thế giới hãy “tăng cường trấn áp và trừng phạt bọn tội phạm chống lại các cộng đồng tôn giáo.” Và thực hiện các nỗ lực “ngăn ngừa việc cố ý tàn phá các cơ sở tôn giáo và các thánh tích.”
Để giúp đối đầu với việc đe dọa đang gia tăng đối với tự do tôn giáo trên toàn thế giới, tổng thống Trump cho biết rằng chính quyền của ông mới đây đã “tổ chức lần đầu tiên Hội Nghị để Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo Thế Giới” và khởi động những dự án để “ tạo ra Liên Minh Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, một liên minh gồm các quốc gia quan tâm dấn thân đối đầu với việc đàn áp tôn giáo trên toàn cầu.”
Phản ứng trước bài diễn văn của tổng thống Trump tại Liên Hiệp Quốc, ông Bill Donhue chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo và Quyền Công Dân nói rằng quyết định của Tổng Thống trong hình thành liên minh bảo vệ tự do tôn giáo này là rất quan trọng, và “là một sự thiện lớn lao so với những năm dưới thời Obama khi mà tôn giáo bị đẩy lùi vào bầu khí riêng tư cá nhân”.
Trong một bài bài nói chuyện quan trọng trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Donald Trump nói ông quan ngại về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới. “Không thể chấp nhận được mỗi ngày có 11 Kitô hữu bị giết vì niềm tin của họ,” ông nói.
Tổng Thống cam kết chính quyền của ông sẽ chi thêm 25 tỉ nữa để bảo vệ tự do tôn giáo và các cơ sở tôn giáo cũng như những thánh tích sau những cuộc tấn công tại Hoa Kỳ và hải ngoại, đặc biệt là tại Iraq và Syria, nơi các phiến quân Hồi Giáo chủ yếu nhắm vào các cơ sở tôn giáo.
Bà Nina Shea, Giám Đốc Trung Tâm về Tự Do Tôn giáo ở Học viện Hudson, một trung tâm nghiên cứu có văn phòng tại Washington, D. C nói với tờ National Catholic Register rằng bài nói chuyện của tổng thống. Trump rất quan trọng và có tính lịch sử. Nó báo hiệu cho cả người Mỹ và thế giới rằng tự do tôn giáo là mối quan tâm trong chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ.
Bà Shea nhấn mạnh rằng bài nói chuyện của Tổng Thống mang tính đồng thuận cao nhất của một chính quyền Mỹ về bất cứ vấn đề nào. Thật thế, cùng với tổng thống Trump, có Phó tổng thống Mike Pence, Ngoại Trưởng Mike Pompeo và ông Sam Brownback, Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ.
Bài phát biểu được “đưa ra vào thời điểm mà rõ ràng là chúng ta đang bước vào thời kỳ mới trong trào lưu bách hại tôn giáo khắc nghiệt. Nó đã bắt đầu cách đây 15 năm với các biến cố ở Trung Đông, và bây giờ là sự bùng phát ở Trung Quốc và vùng Hạ Sahara của Phi Châu.”
“Mặc dù có nhiều nhóm khác nhau cùng chịu nhiều đau khổ, rõ ràng là các Kitô hữu hiện đang là mục tiêu, bị đàn áp khắc nghiệt hơn bất cứ nhóm nào khác”
Từ Trung Quốc tới Nigeria, từ Iraq tới Nicaragua, tự do tôn giáo vẫn còn đang bị đe dọa bởi các chính phủ thù nghịch hay những lực lượng chính trị và văn hóa.
Tổng Thống Trump đã nhắc đến những cuộc tấn công khủng bố gần đây tàn phá những cộng đồng tôn giáo dể bị tổn thương ở Phương Tây và các nước đang phát triển.
Ông lưu ý rằng, “vào năm 2016, một linh mục Công Giáo 85 tuổi đã bị giết chết một cách tàn nhẫn trong lúc đang cử hành Thánh lễ ở Normandie, bên Pháp. Trong năm qua, Hoa Kỳ đã chịu đựng những cuộc tấn công khủng khiếp nhắm vào người Mỹ gốc Do Thái tại những đền thờ ở Pennsylvania và California.”
“Vào tháng Ba, những người Hồi Giáo đang cầu nguyện chung với gia đình thì bị sát hại tàn nhẫn ở New Zealand. Vào Chúa Nhật Phục Sinh năm nay, bọn khủng bố đã đánh bom tại các nhà thờ Kitô giáo ở Sri Lanka, giết chết hàng trăm tín hữu.”
Tổng Thống kêu gọi các chính quyền trên toàn thế giới hãy “tăng cường trấn áp và trừng phạt bọn tội phạm chống lại các cộng đồng tôn giáo.” Và thực hiện các nỗ lực “ngăn ngừa việc cố ý tàn phá các cơ sở tôn giáo và các thánh tích.”
Để giúp đối đầu với việc đe dọa đang gia tăng đối với tự do tôn giáo trên toàn thế giới, tổng thống Trump cho biết rằng chính quyền của ông mới đây đã “tổ chức lần đầu tiên Hội Nghị để Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo Thế Giới” và khởi động những dự án để “ tạo ra Liên Minh Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, một liên minh gồm các quốc gia quan tâm dấn thân đối đầu với việc đàn áp tôn giáo trên toàn cầu.”
Phản ứng trước bài diễn văn của tổng thống Trump tại Liên Hiệp Quốc, ông Bill Donhue chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo và Quyền Công Dân nói rằng quyết định của Tổng Thống trong hình thành liên minh bảo vệ tự do tôn giáo này là rất quan trọng, và “là một sự thiện lớn lao so với những năm dưới thời Obama khi mà tôn giáo bị đẩy lùi vào bầu khí riêng tư cá nhân”.
Phụng Vụ huy hoàng đại lễ tấn phong Hồng Y tại Đền Thờ Thánh Phêrô 5/10/2019
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:39 05/10/2019
Lúc 16 giờ chiều ngày thứ Bẩy 5 tháng 10, tức là một ngày sau khi tấn phong Tổng Giám Mục cho 4 linh mục, Đức Thánh Cha đã chủ sự công nghị tấn phong Hồng Y cho 13 vị tổng giám mục và giám mục. Trong 13 vị tân Hồng Y, có 10 vị dưới 80, nghĩa là có quyền bầu Giáo Hoàng.
Với công nghị tấn phong Hồng Y này, Hồng Y đoàn hiện tại có tổng cộng 225 Hồng Y, trong đó có 128 Hồng Y cử tri và 97 Hồng Y trên 80 tuổi không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy Đức Cha Michael Czerny, là người mới được phong Tổng Giám Mục ngày hôm trước, cũng được tấn phong Hồng Y trong dịp này.
Tron phần đầu lễ Đức Thánh Cha đã đọc một lời nguyện cho chính ngài như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Thiên Chúa, Cha của vinh quang, nguồn gốc của mọi điều thiện hảo, Đấng không ngừng làm phong phú Giáo Hội trên khắp thế giới với một sự dư dật các ân sủng, và với lòng từ ái còn lớn hơn nữa trên Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ, mà Ngài đã thiết lập vượt trỗi trên tất cả những chức vụ khác: với sự quan phòng của Chúa xin ban cho con là người tôi tớ Chúa đây, có thể thực hiện một cách khôn ngoan chức vụ Ngài ủy thác cho con, trong niềm tin kiên vững rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội phổ quát của Ngài tất cả những điều Chúa đã hứa.
Trước khi trao mũ đỏ, chiếc nhẫn và tước hiệu liên kết với một nhà thờ trong giáo phận Rôma hoặc một giáo phận phụ cận, Đức Thánh Cha đã chia sẻ Tin Mừng Thánh Máccô kể về biến cố Chúa Giêsu thấy đám đông và Ngài chạnh lòng thương. Ngài nói các môn đệ hãy cho họ ăn.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng thương cảm và nhắc nhở rằng các vị tân Hồng Y được ủy thác sứ vụ yêu thương: tình yêu đối với Thiên Chúa, tình yêu đối với Giáo Hội của Người, một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện cho anh chị em của mình, thậm chí đến mức đổ máu, nếu cần thiết, như khẩu hiệu được ghi trên mũ của họ và màu sắc trên áo choàng của họ “.
Ngài nói:
Ở trung tâm của bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Mc 6: 30-37) là “lòng trắc ẩn” của Chúa Giêsu (x câu 34.). Lòng trắc ẩn là một từ khóa trong Tin Mừng. Lòng thương cảm ấy được ghi khắc trong trái tim của Chúa Kitô; và mãi mãi được viết trong trái tim của Thiên Chúa.
Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thường thấy lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với những người đang đau khổ. Càng đọc, càng suy ngẫm, chúng ta càng nhận ra rằng lòng trắc ẩn của Chúa không phải là một cảm xúc thỉnh thoảng, lẻ tẻ, nhưng kiên định và thực sự là thái độ của trái tim Người, qua đó lòng thương xót của Chúa được thể hiện.
Thánh Máccô, chẳng hạn, cho chúng ta biết rằng khi lần đầu tiên Chúa Giêsu rảo qua Galilê rao giảng và đuổi quỉ, “một người bị bệnh phong đến gần để cầu xin Ngài, anh ta quỳ xuống và nói với ngài ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.’ Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh sạch đi!’ Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.” (1: 40-42). Trong cử chỉ này và với những lời này, chúng ta nhìn thấy sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc nhân loại. Ngài là Đấng Cứu Chuộc giàu lòng xót thương. Ngài là hiện thân của thánh ý Chúa muốn thanh tẩy những người nam nữ bị thương tích bởi tai ương tội lỗi; Ngài là “cánh tay vươn ra của Thiên Chúa”, Đấng động đến xác thịt đau yếu của chúng ta và hoàn thành công việc này bằng cách lấp đi vực thẳm của sự chia cách.
Chúa Giêsu tiến ra để tìm kiếm những kẻ bị ruồng bỏ, những người sống không chút hy vọng. Đó là những người như người đàn ông bị bại liệt trong ba mươi tám năm nằm bên hồ Bethzatha, chờ đợi trong vô vọng có ai đó đưa anh ta xuống hồ nước (x. Ga 5: 1-9).
Lòng trắc ẩn này không xuất hiện bất chợt tại một thời điểm trong lịch sử cứu độ. Không, nó luôn ở đó nơi Chúa, được ghi khắc trong trái tim hiền phụ của Người. Chúng ta hãy suy nghĩ về trình thuật Thiên Chúa kêu gọi ông Môsê, chẳng hạn, khi Chúa nói từ bụi gai cháy với ông rằng: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu ... Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng” (Xh 3: 7). Đây là lòng trắc ẩn của Chúa Cha!
Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài thấm đẫm lòng từ bi, đến mức, trong mối quan hệ giao ước này, phía Thiên Chúa là từ bi, trong khi, thật buồn khi nói rằng dường như phía con người chúng ta thường thiếu lòng thương cảm. Chính Thiên Chúa nói thế này: “Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!..Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi...vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.” (Hos 11: 8-9).
Các môn đệ của Chúa Giêsu thường tỏ ra thiếu lòng thương cảm, như trong trường hợp này, khi họ phải đối diện với vấn đề phải nuôi sống đám đông. Trong thực tế, họ nói: “Hãy để họ lo cho chính mình” Đây là một thái độ chung giữa con người chúng ta, ngay cả trong số chúng ta, là những tu sĩ nam nữ hoặc thậm chí là các “chuyên gia” về tôn giáo. Chúng ta rửa tay trước vấn đề. Vị trí chúng ta nắm giữ không đủ để khiến chúng ta trở nên từ bi, như chúng ta thấy trong hành vi của vị tư tế và người Lêvi, khi nhìn thấy một người đàn ông đang hấp hối bên đường, đã tránh né và đi qua phía bên kia (x. Lc 10: 31-32 ). Họ nghĩ: “Đây không phải là chuyện của tôi” . Luôn có những lời bào chữa và biện minh cho việc nhìn sang hướng khác. Và khi một con người của Giáo hội trở thành một công chức đơn thuần, kết quả thậm chí còn chua chát hơn. Luôn có những lời biện minh; có những khi những lời biện minh ấy thậm chí còn được hệ thống hóa đến mức trở thành một thứ “định chế tỉnh bơ”, như trong trường hợp với những người phong hủi: “Tất nhiên, họ phải giữ khoảng cách của họ; đó là điều đúng đắn nên làm”. Đó là cách nghĩ từ xưa đến giờ. Cái thái độ quá phàm tục này cũng tạo ra các cấu trúc thiếu lòng trắc ẩn.
Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có ý thức rằng - ngay từ đầu - chúng ta đã trở thành đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa hay không? Cách riêng, tôi hỏi điều này với anh em, các chư huynh Hồng Y và những vị sắp trở thành Hồng Y: anh em có một nhận thức sống động rằng anh em luôn luôn được lòng thương xót của Người đi trước và đi kèm không? Nhận thức này luôn hiện diện trong trái tim vô nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria, là người đã ca ngợi Thiên Chúa là “Đấng Cứu Độ” của Mẹ, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Ngài đã đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
Tôi thấy thật hữu ích khi thấy bản thân mình được phản ánh trong chương 16 sách tiên tri Êdêkien nói về tình yêu của Chúa dành cho Giêrusalem. Chương này được kết thúc với những dòng này: “Ta sẽ thiết lập giao ước giữa Ta với ngươi. Bấy giờ ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, để ngươi nhớ lại mà lấy làm xấu hổ và, trong lúc phải tủi nhục, ngươi sẽ không còn mở miệng nói gì được nữa, khi Ta tha thứ cho ngươi tất cả những việc ngươi đã làm” (Ez 16:62-63). Hoặc một đoạn khác, trong sách tiên tri Hôsê: “Ta sẽ đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó thoát ra khỏi Ai cập.” ( 2: 16-17). Chúng ta có thể tự hỏi: Tôi có cảm thấy lòng trắc ẩn của Chúa đối với tôi không? Tôi có cảm nhận được trong tôi xác tín là một người con của lòng từ bi không?
Chúng ta có nhận thức sống động về lòng thương cảm mà Chúa dành cho chúng ta không? Lòng từ bi không phải là một điều gì đó tùy chọn, hoặc một loại “lời khuyên phúc âm”. Không, nó là điều thiết yếu. Trừ khi tôi cảm thấy rằng tôi là đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa, tôi không thể hiểu được tình yêu của Người, tình yêu ấy trở thành một thực tại không thể giải thích được. Hoặc tôi cảm nhận được, hoặc là không. Nếu tôi không cảm thấy điều đó, làm thế nào tôi có thể chia sẻ điều ấy, làm chứng cho điều ấy, và ban tặng nó cho người khác? Có lẽ, tôi không thể làm điều này. Một cách cụ thể: liệu tôi có lòng thương cảm với anh chị em này, với vị giám mục đó, với vị linh mục kia hay không? Hay là tôi hay liên tục làm họ tan nát bởi một thái độ lên án, bởi sự thờ ơ, tỉnh bơ nhìn theo hướng khác và thực sự là rửa tay?
Đối với tất cả chúng ta, khả năng trung thành với sứ vụ của mình cũng phụ thuộc vào nhận thức sống động này. Điều này cũng đúng với anh em, các chư huynh Hồng Y. Từ ngữ “lòng trắc ẩn” đã xuất hiện trong tâm trí tôi ngay từ khi tôi bắt đầu viết thư cho anh em vào ngày 1 tháng Chín. Sự sẵn sàng đổ máu chính mình của một Hồng Y - như được biểu thị bằng màu đỏ tươi trong áo choàng của anh em – chỉ có thể được bảo đảm nếu nó bắt nguồn từ nhận thức về việc đã được chứng kiến lòng thương xót, và từ khả năng thể hiện lòng trắc ẩn. Nếu không, ta không thể trung thành. Quá nhiều hành động không trung thành từ các thành viên của Giáo Hội phát sinh từ việc thiếu cảm giác đã được chứng kiến lòng thương xót, và bởi thói quen đảo mắt ngó quanh, thói quen thờ ơ.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu khẩn, nhờ sự cầu bầu của Tông đồ Phêrô, ân sủng để có một trái tim nhân ái, ngõ hầu có thể trở thành chứng nhân của Đấng đã yêu thương và vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta và là Đấng đã ưu ái nhìn đến chúng ta, Đấng đã chọn chúng ta, thánh hiến chúng ta và sai chúng ta mang Tin Mừng cứu độ của Người đến cho muôn dân.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng Y. Ngài nhắc nhở các tân Hồng Y: “Mang phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc Âm của Ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất.”
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tuyên bố như sau:
“Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng, của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Giáo Hội Rôma.”
Rồi ngài lần lượt xướng tên các vị sau:
. Đức Cha Miguel Angel Ayuso Guixot, mccj - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
2. Đức Tổng Giám Mục Jose Tolentino Medonça - Thủ thư của Hội Thánh Công Giáo.
3. Đức Tổng Giám Mục Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo - Tổng Giám mục Jakarta
4. Đức Tổng Giám Mục Juan de la Caridad García Rodríguez - Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba.
5. Đức Tổng Giám Mục Fridolin Ambongo Besungu, o.f.m. cap - Tổng giám mục Kinshasa
6. Đức Tổng Giám Mục Jean-Claude Höllerich, sj - Tổng Giám mục của Luxembourg
7. Đức Giám Mục Alvaro L. Ramazzini Imeri - Giám mục di Huehuetenamgo
8. Đức Tổng Giám Mục Matteo Zuppi - Tổng Giám mục Bologna.
9. Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, sdb - Tổng Giám mục Rabat
10. Đức Cha Michael Czerny, sj – Phó Tổng Thư Ký Phân bộ Người di cư và tị nạn của Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản
Cùng với các vị Tân Hồng Y đang tại chức này, Đức Thánh Cha cũng tấn phong Hồng Y cho hai Tổng giám mục và một Giám mục về hưu đã phục vụ Giáo hội một cách nổi bật:
1. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Nepte
2. Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius, sj - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Kaunas
3. Đức Giám Mục Eugenio Dal Corso, psdp - Giám mục Hiệu Tòa của Benguela
Sau nghi thức tấn phong Hồng Y, Đức Thánh Cha và các tân Hồng Y đã đến Tu viện Mẹ Giáo Hội để chào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã nhắc nhở các tân Hồng Y về giá trị của lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Sau đó, Đức Bênêđíctô XVI, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, đã cùng ban phép lành cho các tân Hồng Y.
Chào từ biệt Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Mười ba vị Tân Hồng Y đã đến Hội trường Phaolô Đệ Lục và điện Tông Tòa để chào thăm những người đến chúc mừng trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại nhà trọ Santa Marta.
Source:Libreria Editrice VaticanaORDINARY PUBLIC CONSISTORY FOR THE CREATION OF NEW CARDINALS PAPAL CHAPEL HOMILY OF POPE FRANCIS Vatican Basilica Saturday, 5 October 2019
Với công nghị tấn phong Hồng Y này, Hồng Y đoàn hiện tại có tổng cộng 225 Hồng Y, trong đó có 128 Hồng Y cử tri và 97 Hồng Y trên 80 tuổi không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy Đức Cha Michael Czerny, là người mới được phong Tổng Giám Mục ngày hôm trước, cũng được tấn phong Hồng Y trong dịp này.
Tron phần đầu lễ Đức Thánh Cha đã đọc một lời nguyện cho chính ngài như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa là Thiên Chúa, Cha của vinh quang, nguồn gốc của mọi điều thiện hảo, Đấng không ngừng làm phong phú Giáo Hội trên khắp thế giới với một sự dư dật các ân sủng, và với lòng từ ái còn lớn hơn nữa trên Ngai Tòa của Thánh Phêrô Tông Đồ, mà Ngài đã thiết lập vượt trỗi trên tất cả những chức vụ khác: với sự quan phòng của Chúa xin ban cho con là người tôi tớ Chúa đây, có thể thực hiện một cách khôn ngoan chức vụ Ngài ủy thác cho con, trong niềm tin kiên vững rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội phổ quát của Ngài tất cả những điều Chúa đã hứa.
Trước khi trao mũ đỏ, chiếc nhẫn và tước hiệu liên kết với một nhà thờ trong giáo phận Rôma hoặc một giáo phận phụ cận, Đức Thánh Cha đã chia sẻ Tin Mừng Thánh Máccô kể về biến cố Chúa Giêsu thấy đám đông và Ngài chạnh lòng thương. Ngài nói các môn đệ hãy cho họ ăn.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng thương cảm và nhắc nhở rằng các vị tân Hồng Y được ủy thác sứ vụ yêu thương: tình yêu đối với Thiên Chúa, tình yêu đối với Giáo Hội của Người, một tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện cho anh chị em của mình, thậm chí đến mức đổ máu, nếu cần thiết, như khẩu hiệu được ghi trên mũ của họ và màu sắc trên áo choàng của họ “.
Ngài nói:
Ở trung tâm của bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe (Mc 6: 30-37) là “lòng trắc ẩn” của Chúa Giêsu (x câu 34.). Lòng trắc ẩn là một từ khóa trong Tin Mừng. Lòng thương cảm ấy được ghi khắc trong trái tim của Chúa Kitô; và mãi mãi được viết trong trái tim của Thiên Chúa.
Trong các sách Phúc Âm, chúng ta thường thấy lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đối với những người đang đau khổ. Càng đọc, càng suy ngẫm, chúng ta càng nhận ra rằng lòng trắc ẩn của Chúa không phải là một cảm xúc thỉnh thoảng, lẻ tẻ, nhưng kiên định và thực sự là thái độ của trái tim Người, qua đó lòng thương xót của Chúa được thể hiện.
Thánh Máccô, chẳng hạn, cho chúng ta biết rằng khi lần đầu tiên Chúa Giêsu rảo qua Galilê rao giảng và đuổi quỉ, “một người bị bệnh phong đến gần để cầu xin Ngài, anh ta quỳ xuống và nói với ngài ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.’ Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh sạch đi!’ Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.” (1: 40-42). Trong cử chỉ này và với những lời này, chúng ta nhìn thấy sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc nhân loại. Ngài là Đấng Cứu Chuộc giàu lòng xót thương. Ngài là hiện thân của thánh ý Chúa muốn thanh tẩy những người nam nữ bị thương tích bởi tai ương tội lỗi; Ngài là “cánh tay vươn ra của Thiên Chúa”, Đấng động đến xác thịt đau yếu của chúng ta và hoàn thành công việc này bằng cách lấp đi vực thẳm của sự chia cách.
Chúa Giêsu tiến ra để tìm kiếm những kẻ bị ruồng bỏ, những người sống không chút hy vọng. Đó là những người như người đàn ông bị bại liệt trong ba mươi tám năm nằm bên hồ Bethzatha, chờ đợi trong vô vọng có ai đó đưa anh ta xuống hồ nước (x. Ga 5: 1-9).
Lòng trắc ẩn này không xuất hiện bất chợt tại một thời điểm trong lịch sử cứu độ. Không, nó luôn ở đó nơi Chúa, được ghi khắc trong trái tim hiền phụ của Người. Chúng ta hãy suy nghĩ về trình thuật Thiên Chúa kêu gọi ông Môsê, chẳng hạn, khi Chúa nói từ bụi gai cháy với ông rằng: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu ... Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng” (Xh 3: 7). Đây là lòng trắc ẩn của Chúa Cha!
Tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Ngài thấm đẫm lòng từ bi, đến mức, trong mối quan hệ giao ước này, phía Thiên Chúa là từ bi, trong khi, thật buồn khi nói rằng dường như phía con người chúng ta thường thiếu lòng thương cảm. Chính Thiên Chúa nói thế này: “Hỡi Épraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!..Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi...vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm. Ở giữa ngươi, Ta là Đấng Thánh, và Ta sẽ không đến trong cơn thịnh nộ.” (Hos 11: 8-9).
Các môn đệ của Chúa Giêsu thường tỏ ra thiếu lòng thương cảm, như trong trường hợp này, khi họ phải đối diện với vấn đề phải nuôi sống đám đông. Trong thực tế, họ nói: “Hãy để họ lo cho chính mình” Đây là một thái độ chung giữa con người chúng ta, ngay cả trong số chúng ta, là những tu sĩ nam nữ hoặc thậm chí là các “chuyên gia” về tôn giáo. Chúng ta rửa tay trước vấn đề. Vị trí chúng ta nắm giữ không đủ để khiến chúng ta trở nên từ bi, như chúng ta thấy trong hành vi của vị tư tế và người Lêvi, khi nhìn thấy một người đàn ông đang hấp hối bên đường, đã tránh né và đi qua phía bên kia (x. Lc 10: 31-32 ). Họ nghĩ: “Đây không phải là chuyện của tôi” . Luôn có những lời bào chữa và biện minh cho việc nhìn sang hướng khác. Và khi một con người của Giáo hội trở thành một công chức đơn thuần, kết quả thậm chí còn chua chát hơn. Luôn có những lời biện minh; có những khi những lời biện minh ấy thậm chí còn được hệ thống hóa đến mức trở thành một thứ “định chế tỉnh bơ”, như trong trường hợp với những người phong hủi: “Tất nhiên, họ phải giữ khoảng cách của họ; đó là điều đúng đắn nên làm”. Đó là cách nghĩ từ xưa đến giờ. Cái thái độ quá phàm tục này cũng tạo ra các cấu trúc thiếu lòng trắc ẩn.
Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có ý thức rằng - ngay từ đầu - chúng ta đã trở thành đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa hay không? Cách riêng, tôi hỏi điều này với anh em, các chư huynh Hồng Y và những vị sắp trở thành Hồng Y: anh em có một nhận thức sống động rằng anh em luôn luôn được lòng thương xót của Người đi trước và đi kèm không? Nhận thức này luôn hiện diện trong trái tim vô nhiễm của Đức Trinh Nữ Maria, là người đã ca ngợi Thiên Chúa là “Đấng Cứu Độ” của Mẹ, vì “Phận nữ tỳ hèn mọn, Ngài đã đoái thương nhìn tới” (Lc 1,48).
Tôi thấy thật hữu ích khi thấy bản thân mình được phản ánh trong chương 16 sách tiên tri Êdêkien nói về tình yêu của Chúa dành cho Giêrusalem. Chương này được kết thúc với những dòng này: “Ta sẽ thiết lập giao ước giữa Ta với ngươi. Bấy giờ ngươi sẽ nhận biết chính Ta là ĐỨC CHÚA, để ngươi nhớ lại mà lấy làm xấu hổ và, trong lúc phải tủi nhục, ngươi sẽ không còn mở miệng nói gì được nữa, khi Ta tha thứ cho ngươi tất cả những việc ngươi đã làm” (Ez 16:62-63). Hoặc một đoạn khác, trong sách tiên tri Hôsê: “Ta sẽ đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó thoát ra khỏi Ai cập.” ( 2: 16-17). Chúng ta có thể tự hỏi: Tôi có cảm thấy lòng trắc ẩn của Chúa đối với tôi không? Tôi có cảm nhận được trong tôi xác tín là một người con của lòng từ bi không?
Chúng ta có nhận thức sống động về lòng thương cảm mà Chúa dành cho chúng ta không? Lòng từ bi không phải là một điều gì đó tùy chọn, hoặc một loại “lời khuyên phúc âm”. Không, nó là điều thiết yếu. Trừ khi tôi cảm thấy rằng tôi là đối tượng lòng trắc ẩn của Chúa, tôi không thể hiểu được tình yêu của Người, tình yêu ấy trở thành một thực tại không thể giải thích được. Hoặc tôi cảm nhận được, hoặc là không. Nếu tôi không cảm thấy điều đó, làm thế nào tôi có thể chia sẻ điều ấy, làm chứng cho điều ấy, và ban tặng nó cho người khác? Có lẽ, tôi không thể làm điều này. Một cách cụ thể: liệu tôi có lòng thương cảm với anh chị em này, với vị giám mục đó, với vị linh mục kia hay không? Hay là tôi hay liên tục làm họ tan nát bởi một thái độ lên án, bởi sự thờ ơ, tỉnh bơ nhìn theo hướng khác và thực sự là rửa tay?
Đối với tất cả chúng ta, khả năng trung thành với sứ vụ của mình cũng phụ thuộc vào nhận thức sống động này. Điều này cũng đúng với anh em, các chư huynh Hồng Y. Từ ngữ “lòng trắc ẩn” đã xuất hiện trong tâm trí tôi ngay từ khi tôi bắt đầu viết thư cho anh em vào ngày 1 tháng Chín. Sự sẵn sàng đổ máu chính mình của một Hồng Y - như được biểu thị bằng màu đỏ tươi trong áo choàng của anh em – chỉ có thể được bảo đảm nếu nó bắt nguồn từ nhận thức về việc đã được chứng kiến lòng thương xót, và từ khả năng thể hiện lòng trắc ẩn. Nếu không, ta không thể trung thành. Quá nhiều hành động không trung thành từ các thành viên của Giáo Hội phát sinh từ việc thiếu cảm giác đã được chứng kiến lòng thương xót, và bởi thói quen đảo mắt ngó quanh, thói quen thờ ơ.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu khẩn, nhờ sự cầu bầu của Tông đồ Phêrô, ân sủng để có một trái tim nhân ái, ngõ hầu có thể trở thành chứng nhân của Đấng đã yêu thương và vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta và là Đấng đã ưu ái nhìn đến chúng ta, Đấng đã chọn chúng ta, thánh hiến chúng ta và sai chúng ta mang Tin Mừng cứu độ của Người đến cho muôn dân.
Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha bắt đầu nghi thức tấn phong Hồng Y. Ngài nhắc nhở các tân Hồng Y: “Mang phẩm phục màu đỏ, các vị Hồng Y phải là những chứng nhân can trường của Chúa Kitô và Phúc Âm của Ngài tại thành Roma cũng như tại những nơi xa xăm nhất.”
Tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tuyên bố như sau:
“Vì vậy với quyền của Thiên Chúa toàn năng, của các thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và quyền của chúng tôi, chúng tôi tấn phong và long trọng tuyên bố các anh em chúng tôi sau đây là Hồng Y của Giáo Hội Rôma.”
Rồi ngài lần lượt xướng tên các vị sau:
. Đức Cha Miguel Angel Ayuso Guixot, mccj - Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn.
2. Đức Tổng Giám Mục Jose Tolentino Medonça - Thủ thư của Hội Thánh Công Giáo.
3. Đức Tổng Giám Mục Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo - Tổng Giám mục Jakarta
4. Đức Tổng Giám Mục Juan de la Caridad García Rodríguez - Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba.
5. Đức Tổng Giám Mục Fridolin Ambongo Besungu, o.f.m. cap - Tổng giám mục Kinshasa
6. Đức Tổng Giám Mục Jean-Claude Höllerich, sj - Tổng Giám mục của Luxembourg
7. Đức Giám Mục Alvaro L. Ramazzini Imeri - Giám mục di Huehuetenamgo
8. Đức Tổng Giám Mục Matteo Zuppi - Tổng Giám mục Bologna.
9. Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, sdb - Tổng Giám mục Rabat
10. Đức Cha Michael Czerny, sj – Phó Tổng Thư Ký Phân bộ Người di cư và tị nạn của Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản
Cùng với các vị Tân Hồng Y đang tại chức này, Đức Thánh Cha cũng tấn phong Hồng Y cho hai Tổng giám mục và một Giám mục về hưu đã phục vụ Giáo hội một cách nổi bật:
1. Đức Tổng Giám Mục Michael Louis Fitzgerald - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Nepte
2. Đức Tổng Giám Mục Sigitas Tamkevicius, sj - Tổng Giám mục Hiệu Tòa của Kaunas
3. Đức Giám Mục Eugenio Dal Corso, psdp - Giám mục Hiệu Tòa của Benguela
Sau nghi thức tấn phong Hồng Y, Đức Thánh Cha và các tân Hồng Y đã đến Tu viện Mẹ Giáo Hội để chào Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã nhắc nhở các tân Hồng Y về giá trị của lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Sau đó, Đức Bênêđíctô XVI, cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô, đã cùng ban phép lành cho các tân Hồng Y.
Chào từ biệt Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, Mười ba vị Tân Hồng Y đã đến Hội trường Phaolô Đệ Lục và điện Tông Tòa để chào thăm những người đến chúc mừng trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô trở lại nhà trọ Santa Marta.
Source:Libreria Editrice Vaticana