Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiệc cưới và chiếc áo cưới
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
08:28 06/10/2008
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 22,1-14
Sống ở đời không nhiều thì ít chúng ta cũng được mời đi tham dự một lễ cưới, một tiệc cưới nào đó. Và đó là những sinh hoạt đời thường trong cuộc sống hàng ngày. Hôm nay, Chúa nhật 28 thường niên, năm A, các bài đọc và đặc biệt đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu trình bầy dụ ngôn một ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử. Nếu đám cưới như mọi đám cưới chúng ta thường thấy trong xã hội, trong thôn làng chúng ta đang sống thì chẳng cần nói làm gì. Đàng này, tiệc cưới ông vua tổ chức xem ra khác thường, từ những vị khách mời, đến cách tham dự, nhất là cách xử sự của vua, cho chúng ta thấy có điều gì không bình thường, và đó là điều chúng ta phải lưu tâm và đó là điều Chúa Giêsu muốn dạy.
MỘT TIỆC CƯỚI KHÁC THƯỜNG:
Chúng ta đã nhiều lần tham dự các tiệc cưới, những lễ nghi cưới hỏi vv…Thực tế, không có một tiệc cưới nào lại khác lạ như tiệc cưới mà dụ ngôn hôm nay trình bày. Đây không phải là tiệc cưới bình thường như những tiệc cưới khác. Nhưng, nói đúng hơn, tiệc cưới này là tiệc cưới nước trời. Ông chủ là Thiên Chúa, Đấng đã đứng ra mở tiệc để khoản đại nhân loại, khoản đại mọi người. Thiên Chúa mời gọi mọi người, Người không loại trừ bất cứ ai, miễn là khi vào dự tiệc cưới, họ phải mặc áo cưới. Thiên Chúa dọn sẵn bữa tiệc cưới linh đình, vui nhộn, vinh quang. Không có một tiệc cưới nào ở trần gian lại có thể so sánh với bữa tiệc nước trời do Ngài khoản đãi. Thiên Chúa mời gọi con người tham dự tiệc cưới qua miệng các ngôn sứ và đặc biệt qua Chúa Giêsu. Thiên Chúa mời gọi nhân loại, con người và mỗi người chúng ta sửa soạn bộ áo cưới bằng những công việc bác ái, kính Chúa yêu tha nhân. Áo cưới cũng còn có nghĩa là sự hoán cải, thống hối và trở về của con người đối với Chúa. Đó là sự sám hối chân thật.
CHÚA MỜI GỌI MỌI NGƯỜI:
Rõ ràng tiệc cưới Thiên Chúa khoản đãi mọi người và Thiên Chúa không loại trừ bất kỳ ai cả. Nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta đã có nhiều đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa qua trung gian Con Một yêu dấu của Ngài là Chúa Kitô và Giáo Hội. Chúng ta là Kitô hữu đến dự tiệc không chỉ với tư cách khách được mời nhưng đúng hơn chúng ta là người trong gia đình Giáo Hội. Chúng ta mỗi ngày đã được tham dự vào bữa tiệc cưới ấy qua Bí tích Thánh Thể, nguồn lương thực nuôi sống linh hồn và thể xác đợi ngày cánh chung trong tiệc cưới nước trời. Thiên Chúa sai Con Một của Ngài tới trần gian để mang ơn cứu độ và ơn cứu độ không dành riêng cho một dân tộc nào, một cá nhân nào mà ơn cứu độ có tính phổ quát, bao gồm tất cả mọi người: tất cả mọi người sinh ra đều được mời gọi đón nhận ơn cứu độ, nhất là những người yếu hèn, tội lỗi. Điều này diễn tả sáng kiến do lòng thương xót, nhân từ của Thiên Chúa.
NHÂN LOẠI.MỖI NGƯỜI PHẢI ĐÁP TRẢ THẾ NÀO ?:
Ơn cứu độ Thiên Chúa mang đến hoàn toàn nhưng không. Người Do Thái đã vịn nhiều lý do để từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa. Đối với nhân loại, đối với mỗi người chúng ta, chúng ta phải đáp trả lời mời gọi này của Thiên Chúa như thế nào ? Hay chúng ta vẫn như người thanh niên giầu có trong Tin Mừng vẫn còn thích dính bén tiền của, vật chất, danh vọng mà quên đi lời mời gọi của Chúa Giêsu. Do đó, muốn vào tham dự tiệc cưới nước trời, chúng ta phải mặc áo cưới nghĩa là có ơn thánh để vượt thắng những cản trở và trang sức cho tâm hồn. Ơn thánh là việc thống hối, ăn năn, hoán cải, phục thiện, làm những điều lành, bác ái, hy sinh. Thiên Chúa đầy tình thương, lòng của Ngài đầy xót thương và giầu tha thứ. Chúng ta phải đáp lại tình thương của Ngài thì mới xứng đáng tham dự vào bữa tiệc tình thương của Ngài. Chúng ta là Kitô hữu sống trong Giáo Hội của Chúa, được làm con của Chúa và Giáo Hội qua Bí tích thanh tẩy. Điều đó vẫn chưa đủ cho chúng ta được cứu rỗi, nhưng chúng ta còn là người được chọn. Bởi vì Chúa gọi thì nhiều mà chọn thì ít. Chúng ta luôn được đề cao tỉnh thức, sám hối và làm những việc bác ái, đồng thời sống bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Thiên Chúa mời gọi con người vào dự tiệc nước trời. Tuy nhiên, đời sống con người là một cuộc chiến đấu không ngừng. Cuộc hành trình tiến về nước trời đòi phải phấn đấu, hy sinh. Con đường dẫn tới bàn tiệc nước trời là con đường hẹp, đường thập giá. Do đó, Kitô hữu phải là người luôn ý thức vai trò, nghĩa vụ của mình đối với Thiên Chúa và tha nhân. Sống trong Giáo Hội chưa đủ để con người được ơn cứu rỗi, nhưng nó còn đòi hỏi mỗi Kitô hữu phải nhất quyết đẩy lùi tội lỗi, đẩy xa nhưng dính bén của vật chất, danh vọng và dục vọng, sống bền đỗ tới cùng mới nhận được phần thưởng xứng đáng là thấy mặt Chúa và được cuộc sống vĩnh viễn trên nước trời.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Tiệc cưới trong bài Tin Mừng hôm nay ám chỉ gì ?
2.Tại sao người Do thái lại chối từ ơn cứu độ ?
3.Ơn cứu độ có tính gì ?
4.Những ai được mời gọi vào dự tiệc cưới nước trời ?
5.Muốn dự tiệc cưới nước trời chúng ta phải làm gì ?
Mt 22,1-14
Sống ở đời không nhiều thì ít chúng ta cũng được mời đi tham dự một lễ cưới, một tiệc cưới nào đó. Và đó là những sinh hoạt đời thường trong cuộc sống hàng ngày. Hôm nay, Chúa nhật 28 thường niên, năm A, các bài đọc và đặc biệt đoạn Tin Mừng của thánh Matthêu trình bầy dụ ngôn một ông vua mở tiệc cưới cho hoàng tử. Nếu đám cưới như mọi đám cưới chúng ta thường thấy trong xã hội, trong thôn làng chúng ta đang sống thì chẳng cần nói làm gì. Đàng này, tiệc cưới ông vua tổ chức xem ra khác thường, từ những vị khách mời, đến cách tham dự, nhất là cách xử sự của vua, cho chúng ta thấy có điều gì không bình thường, và đó là điều chúng ta phải lưu tâm và đó là điều Chúa Giêsu muốn dạy.
MỘT TIỆC CƯỚI KHÁC THƯỜNG:
Chúng ta đã nhiều lần tham dự các tiệc cưới, những lễ nghi cưới hỏi vv…Thực tế, không có một tiệc cưới nào lại khác lạ như tiệc cưới mà dụ ngôn hôm nay trình bày. Đây không phải là tiệc cưới bình thường như những tiệc cưới khác. Nhưng, nói đúng hơn, tiệc cưới này là tiệc cưới nước trời. Ông chủ là Thiên Chúa, Đấng đã đứng ra mở tiệc để khoản đại nhân loại, khoản đại mọi người. Thiên Chúa mời gọi mọi người, Người không loại trừ bất cứ ai, miễn là khi vào dự tiệc cưới, họ phải mặc áo cưới. Thiên Chúa dọn sẵn bữa tiệc cưới linh đình, vui nhộn, vinh quang. Không có một tiệc cưới nào ở trần gian lại có thể so sánh với bữa tiệc nước trời do Ngài khoản đãi. Thiên Chúa mời gọi con người tham dự tiệc cưới qua miệng các ngôn sứ và đặc biệt qua Chúa Giêsu. Thiên Chúa mời gọi nhân loại, con người và mỗi người chúng ta sửa soạn bộ áo cưới bằng những công việc bác ái, kính Chúa yêu tha nhân. Áo cưới cũng còn có nghĩa là sự hoán cải, thống hối và trở về của con người đối với Chúa. Đó là sự sám hối chân thật.
CHÚA MỜI GỌI MỌI NGƯỜI:
Rõ ràng tiệc cưới Thiên Chúa khoản đãi mọi người và Thiên Chúa không loại trừ bất kỳ ai cả. Nhân loại nói chung và mỗi người chúng ta đã có nhiều đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa qua trung gian Con Một yêu dấu của Ngài là Chúa Kitô và Giáo Hội. Chúng ta là Kitô hữu đến dự tiệc không chỉ với tư cách khách được mời nhưng đúng hơn chúng ta là người trong gia đình Giáo Hội. Chúng ta mỗi ngày đã được tham dự vào bữa tiệc cưới ấy qua Bí tích Thánh Thể, nguồn lương thực nuôi sống linh hồn và thể xác đợi ngày cánh chung trong tiệc cưới nước trời. Thiên Chúa sai Con Một của Ngài tới trần gian để mang ơn cứu độ và ơn cứu độ không dành riêng cho một dân tộc nào, một cá nhân nào mà ơn cứu độ có tính phổ quát, bao gồm tất cả mọi người: tất cả mọi người sinh ra đều được mời gọi đón nhận ơn cứu độ, nhất là những người yếu hèn, tội lỗi. Điều này diễn tả sáng kiến do lòng thương xót, nhân từ của Thiên Chúa.
NHÂN LOẠI.MỖI NGƯỜI PHẢI ĐÁP TRẢ THẾ NÀO ?:
Ơn cứu độ Thiên Chúa mang đến hoàn toàn nhưng không. Người Do Thái đã vịn nhiều lý do để từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa. Đối với nhân loại, đối với mỗi người chúng ta, chúng ta phải đáp trả lời mời gọi này của Thiên Chúa như thế nào ? Hay chúng ta vẫn như người thanh niên giầu có trong Tin Mừng vẫn còn thích dính bén tiền của, vật chất, danh vọng mà quên đi lời mời gọi của Chúa Giêsu. Do đó, muốn vào tham dự tiệc cưới nước trời, chúng ta phải mặc áo cưới nghĩa là có ơn thánh để vượt thắng những cản trở và trang sức cho tâm hồn. Ơn thánh là việc thống hối, ăn năn, hoán cải, phục thiện, làm những điều lành, bác ái, hy sinh. Thiên Chúa đầy tình thương, lòng của Ngài đầy xót thương và giầu tha thứ. Chúng ta phải đáp lại tình thương của Ngài thì mới xứng đáng tham dự vào bữa tiệc tình thương của Ngài. Chúng ta là Kitô hữu sống trong Giáo Hội của Chúa, được làm con của Chúa và Giáo Hội qua Bí tích thanh tẩy. Điều đó vẫn chưa đủ cho chúng ta được cứu rỗi, nhưng chúng ta còn là người được chọn. Bởi vì Chúa gọi thì nhiều mà chọn thì ít. Chúng ta luôn được đề cao tỉnh thức, sám hối và làm những việc bác ái, đồng thời sống bền đỗ đến cùng mới được cứu rỗi.
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ:
Thiên Chúa mời gọi con người vào dự tiệc nước trời. Tuy nhiên, đời sống con người là một cuộc chiến đấu không ngừng. Cuộc hành trình tiến về nước trời đòi phải phấn đấu, hy sinh. Con đường dẫn tới bàn tiệc nước trời là con đường hẹp, đường thập giá. Do đó, Kitô hữu phải là người luôn ý thức vai trò, nghĩa vụ của mình đối với Thiên Chúa và tha nhân. Sống trong Giáo Hội chưa đủ để con người được ơn cứu rỗi, nhưng nó còn đòi hỏi mỗi Kitô hữu phải nhất quyết đẩy lùi tội lỗi, đẩy xa nhưng dính bén của vật chất, danh vọng và dục vọng, sống bền đỗ tới cùng mới nhận được phần thưởng xứng đáng là thấy mặt Chúa và được cuộc sống vĩnh viễn trên nước trời.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Tiệc cưới trong bài Tin Mừng hôm nay ám chỉ gì ?
2.Tại sao người Do thái lại chối từ ơn cứu độ ?
3.Ơn cứu độ có tính gì ?
4.Những ai được mời gọi vào dự tiệc cưới nước trời ?
5.Muốn dự tiệc cưới nước trời chúng ta phải làm gì ?
Chỗi Mân Côi trong đời sống chiêm niệm: Phần II để nhớ đến mẹ Thầy và cùng Ngài nhớ đến Thầy
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương
12:18 06/10/2008
CHUỖI MÂN CÔI TRONG ĐỜI SỐNG CHIÊM NIỆM
PHẦN II: ĐỂ NHỚ ĐẾN MẸ THẦY VÀ CÙNG NGÀI NHỚ ĐẾN THẦY
Lần hạt Mân Côi mục đích chính là để ngắm mầu nhiệm cứu độ mà Thiên Chúa đã mạc khải cho ta qua 15 sự, ngắm với con mắt và trái tim của Mẹ Maria để dễ ghi nhớ mãi trong lòng như Ngài; ta không thể không liên tưởng tới một chữ nhớ nào khác ngoài chữ nhớ trong lời Chúa Giêsu khi Ngài lập phép Thánh Thể - Bí Tích Tình Yêu: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Trong suốt Thánh Kinh, ta cũng thấy các tác giả luôn nhắc nhủ dân Chúa nhớ đến các việc Thiên Chúa đã làm, nhất là trong lễ Vượt Qua ghi nhớ sự cứu thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập; đi qua Biển Đỏ tiến vào Đất Hứa để được tự do thờ phượng Thiên Chúa.
Lễ VƯỢT QUA mà chính cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu mới là hiện thực vĩnh cửu. Sự vượt qua mà Hội Thánh cử hành mỗi năm vào lễ Phục Sinh, hàng tuần vào mỗi chúa nhật, cũng như trong thánh lễ hàng ngày: “Chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”. Sự nhớ lại ấy cũng chính là điều ta làm dưới một dạng thức khác khi ta suy gẫm 15 mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi, chỉ có khác là ở đây hình ảnh Đức Mẹ được tô đậm rõ nét hơn. Chu kỳ phụng vụ toàn niên (trong đó Thánh lễ tạ ơn là trung tâm) mà Hội Thánh Hiền Thê của Chúa Giêsu dâng lên trước toà Thiên Chúa, như được dàn trải, mở rộng bằng hai dòng phụ lưu là Kinh Nhật Tụng của các linh mục, tu sĩ và chuỗi hạt Mân Côi của giáo dân. Nếu xem cuộc sống trần gian này là cuộc xuất hành của dân Chúa qua muôn thế hệ đang vượt qua Biển Đỏ trần thế để đi vào Đất Hứa muôn đời, thì Thánh lễ chính là Manna hằng sống làm lương thực ăn đàng, còn Kinh Nhật Tụng và chuỗi hạt Mân Côi khác nào như hai ca đoàn, một do Chúa Thánh Thần làm nhạc trưởng, còn một do Đức Mẹ điều khiển. Vì tự bản chất các giờ Kinh Phụng Vụ cũng như chuỗi hạt Mân Côi chủ yếu nhắm chào mừng, chúc tụng, thờ lạy, ngợi khen và cảm tạ, lời kêu cầu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, song song với 150 Thánh Vịnh là 150 kinh Kính Mừng, kính chào Bà có phúc lạ, ngay cả khi ngắm năm sự Thương cũng là lời chào mừng.
Hơn nữa, lời kinh của Đức Mẹ là bài “Magnificat” được Hội Thánh giao cho các linh mục và tu sĩ đọc lại hằng ngày trong giờ kinh chiều. Bài tạ ơn ấy của Đức Mẹ Maria chẳng khác nào nơi mà hai dòng phụ lưu ấy gặp nhau để cùng chảy vào trái tim Mẹ Maria để dâng lên trước toà Thiên Chúa. Hai dòng kinh phụ lưu ấy chẳng khác gì hai bè của ca đoàn phụ vào cho lời kinh cảm tạ chính thức là kinh Tiền Tụng trong Thánh lễ. Thánh lễ là dòng chính, các giờ Kinh Phụng Vụ và chuỗi hạt Mân Côi là hai dòng phụ kết hợp thành của lễ duy nhất hằng liên lỉ từng giây phút, từ mọi nơi trên mặt đất bay lên không ngớt trước toà Thiên Chúa “để ca tụng tôn vinh Danh Chúa và mưu ích cho chúng con cùng toàn thể Hội Thánh Người”.
Nhớ đến Thầy, nhớ đến Mẹ Thầy (cũng như nhớ đến những việc kỳ diệu Chúa đã làm, cả trong thời Cựu Ước cũng như trong thời Tân Ước, trong lịch sử Hội Thánh). Không phải chỉ là hoài niệm những việc quá khứ mà thôi! Song là luôn nghĩ đến một thực tại có chiều kích miên trường đang tiếp diễn hiện hành qua thừa tác vụ của Hội Thánh, trong đó mỗi tín hữu là một chi thể, một thành viên có chức năng, có nhiệm vụ tuỳ theo ơn gọi phải chu toàn để ý Cha thể hiện dưới đất (nơi chúng ta) cũng như ở trên trời (nơi Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh đã đi vào vinh hiển). Qua trung gian đời sống mỗi tín hữu cũng như qua sinh hoạt toàn diện của Hội Thánh, một mặt thực tại ấy có tác dụng biến cải đời sống mỗi tín hữu thành hình ảnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ ngày một hơn, mặt khác một cách gián tiếp, thực tại ấy sẽ chi phối lên lịch sử nhân loại và sự tiến hoá của vũ trụ về chiều sâu và lâu dài như muối của thế gian, như men trong bột. Thực tại siêu nhiên ấy, với sức tác động sâu xa và bền bỉ của nó, do Chúa Thánh Thần, thực hiện lời Chúa hứa: “Thầy ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế”. Sự hiện diện ấy đối với một số tâm hồn được ơn đoàn sủng, có thể biểu lộ một cách hiển hiện.
Đối với Đức Mẹ Maria cũng có một cái gì tương tự: thân thể của Đức Mẹ cũng đã đi vào vinh hiển, nghĩa là cũng đã ở vào một trạng thái vượt qua những giới hạn của không gian và thời gian, nên cũng có khả năng hiện diện ở mọi nơi và mọi lúc, và sự tác động của Đức Mẹ cũng có tầm mức phổ biến tương tự. Cũng như Chúa Giêsu, Đức Mẹ cũng có khả năng tỏ hiện sự hiện diện của mình cho những tâm hồn đã đạt mức sống thiêng liêng nào đó: hoặc là tỏ mình qua sự cảm nghiệm nội tâm, hoặc là tỏ mình qua sự cảm nhận giác quan như với Catherine Labouré, Bernadette, ba trẻ ở Fatima… thường thì một sự cảm nghiệm nội tâm tạo nên như một khí quyển thiêng liêng đùm bọc, che chở, tác động, trong đó bóng dáng nhiệm mầu của Đức Mẹ dường như luôn luôn có mặt. Chuỗi hạt Mân Côi cũng như các kinh tôn kính Đức Mẹ, là những phương tiện giúp ta sống tiếp cận với Đức Mẹ, để dần dần tiến tới trạng thái gần như mang lấy một đời sống thiêng liêng được Maria hoá (tương tự - tuy ở mức độ thấp hơn – như Kitô hoá theo lời Thánh Phaolô: “Không phải tôi sống nữa mà Đức Kitô sống trong tôi”), nơi nào có sự hiện diện của Đức Mẹ, thì có sự hiện diện của Con lòng Mẹ, và có sự tác động của Chúa Thánh Thần, y như trường hợp Đức Mẹ đến thăm Bà Elisabeth vậy.
Ta có thể tin chắc rằng: nơi nào có một tín hữu lần hạt Mân Côi với lòng tin cậy mến thì có sự hiện diện nào đó của Đức Maria với sự tác động của Ngài, tương tự như nơi nào có linh mục đọc lời truyền phép thì Chúa Giêsu ngự xuống, chỉ khác là Chúa Giêsu ngự xuống thực sự dưới dạng bí tích, còn Đức Mẹ thì ngự xuống một cách thiêng liêng. Do đó mỗi lúc ta lần hạt Mân Côi, ta gần như được sống lại cách đầy an ủi vô cùng đẹp đẽ khi Đức Mẹ tới thăm Bà Elisabeth: hai Bà Mẹ, hai Bào Thai, cả bốn đều chào mừng nhau, đều sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần mà hợp lòng cất tiếng ca tụng Thiên Chúa với chính lời của Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa”. Lúc ấy ta nhớ đến Chúa, nhớ đến Đức Mẹ, và cái nhớ của chúng ta chẳng qua là đáp lại cái nhớ của Thiên Chúa: “Vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Abraham và cho con cháu đến muôn đời”. Trong muôn đời ấy, có đời (thời đại) của chúng ta, dù chúng ta ở thời đại nào cũng vậy. Sâu xa hơn nữa, cái nhớ của Đấng sáng tạo: “Từ thuở đời đời Chúa đã nhớ đến con, con là không mà Chúa đã sinh ra có”. Ôi phúc lạc biết chừng nào!
Cuối cùng, lần hạt Mân Côi cũng là một hình thức tuyên xưng, loan truyền mầu nhiệm cứu độ ở khắp nơi và mọi lúc. Mầu nhiệm cứu độ này xuất phát từ lòng thương xót muôn đời của Thiên Chúa tình yêu ban đến cho chúng ta qua Chúa Kitô và Mẹ Maria mà ta đón nhận và chào mừng qua phần đầu của kinh Kính Mừng. Đó là mầu nhiệm mà ta ôn lại, ta nhìn ngắm, ta thông dự, ta tiếp diễn qua 15 sự: VUI-THƯƠNG-MỪNG chứa đựng trong chuỗi hạt Mân Côi, như chính Chúa Giêsu, bào thai chứa đựng trong lòng băng tuyết vô nhiễm của Đức Mẹ, và đồng thời chúng ta cũng được thụ thai trong lòng Đức Maria một cách mầu nhiệm, thiêng liêng dưới sự bao phủ của Chúa Thánh Thần để ta được sinh ra trong đời sống đức tin ở trần gian và trong đời sống vinh hiển mai sau khi đến giờ lâm tử (quả vậy giờ lâm tử được Hội Thánh gọi cách lạc quan là sinh thì – giờ sinh). Chính vì thế xin Đức Mẹ cầu bầu cho ta khi nay và trong giờ lâm tử.
Còn tiếp
Con người thật khó hiểu
Thanh Thanh
12:54 06/10/2008
CON NGƯỜI THẬT KHÓ HIỂU
Suy gẫm về vạn vật, về đời người, ta thấy Thiên Chúa quả là mầu nhiệm. Đường lối và cách hành xử thật khó hiểu. Ngài làm kiểu gì mà suy mãi chưa ra, nghĩ mãi cũng không hiểu, đối chiếu rồi mà vẫn chưa sáng. Nói thế không sai, vì Thiên Chúa khác con người.
Nhưng xét cho cùng, con người cũng phức tạp và khó hiểu không kém.
Phức tạp vì con người không thống nhất đời sống, ngôn hành bất nhất. Không thống nhất giữa cái là và cái làm, nói vậy mà không phải vậy. “Điều con người muốn thì lại không làm, điều không muốn thì lại làm” (Rm 7,15). Con người không chấp nhận thân phận của mình. Vì vậy, con người luôn bị xung khắc giữa những chọn lựa, chấp nhận bản thân và chấp nhận Thiên Chúa. Con người luôn có khuynh hướng đấu tranh để chứng tỏ bản lãnh của mình là mạnh, là nhất, có đủ mọi điều kiện làm chủ đời mình, làm chủ thế giới. Vì lẽ ấy mà con người rất chậm trong việc đón nhận sự thật, đón nhận chân lý.
Con người thật khó hiểu
Khi Gioan tiền hô đến với họ trong chay tịnh, ăn uống nghiêm ngặt, đời sống khắc khổ, lương thực bằng châu chấu và mật ong, mặc áo nhặm da thú thì họ gọi là “bị quỉ ám”. Còn Chúa Giêsu đến cũng ăn cũng uống, cuộc sống không có gì dị biệt, thì bị kết án là mê ăn uống, bạn bè với quân thu thuế và tội lỗi.
Khi Chúa Giêsu đến đưa ra luật tình yêu thì người biệt phái cứ khư khư lấy luật công bằng, luật “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Khi Chúa Giêsu dạy lúc chay tịnh cần tắm rửa cho sạch, xức dầu cho thơm, cuộc sống hãy lạc quan yêu đời, vui tươi phấn khởi, thì con người lại nhăn nhó, âu sầu, phiền não.
Khi Chúa Giêsu dạy cần chay tịnh từ căn bản bên trong tâm hồn, hãy xé lòng chứ đừng xé áo, Ngài nhắm đến chất lượng, thì con người lại nhắm đến số lượng, đến hình thức bên ngoài, ăn chay mấy lần, ăn chay ở đâu…
Khi cầu nguyện Chúa Giêsu dạy phải âm thầm, đóng kín cửa phòng và cửa lòng lại để chỉ còn một mình đối diện với Đấng thấu suốt mọi bí ẩn biết mà thôi, thì con người lại phô trưởng việc cầu nguyện ở giữa đường giữa phố, ở chốn đông người để nhiều người biết đến.
Con người thật khó hiểu
Khi Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy các tông đông là hãy xin cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, thì con người lại khoe khoang và xin cho chính mình.
Khi Chúa Giêsu làm những phép lạ để phục vụ cho con người được ấm no, khoẻ mạnh, được chữa lành và được sống lại, thì con người lại nói là ông ấy dựa vào tướng quỷ mà trừ quỷ.
Khi Chúa Giêsu dạy lời hằng sống, nói lời chân thật, thì con người cho là chói tai, khó nghe, không thể chấp nhận, rồi bỏ đi.
Khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho Lazarô sống lại thì con người lại quyết định giết cả ông luôn.
Khi Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá vì tội lỗi của con người thì con người lại thách thức cứ nhảy xuống khỏi cây thập giá đi rồi sẽ tin, hay như thầy lang ơi hãy tự cứu mình đi.
Khi Chúa Giêsu sống lại thì họ nói là xác Chúa bị ăn cắp (Mt 28,13).
Con người thật khó hiểu
"Không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em" (Ga 15,16). Thiên Chúa Đấng khôn ngoan đã chọn và hướng dẫn con người, thì con người lại tưởng rằng mình đủ sáng suốt trong chọn Chúa, rồi dễ bực tức khi thực tế xảy đến, lúc Chúa làm không theo con đường mình đã đặt ra.
"Không phải là tôi sống, chính là Chúa Kitô đang sống trong tôi" (Gl 2,20). Vậy mà con người tưởng rằng mình tự lo liệu, giải quyết được mọi vấn đề cho đời mình với những bon chen vun góp đủ thứ rồi coi đó là bảo đảm để tự kiêu, không cần phải cần đến ai hay Chúa nào cả.
“Không phải con người đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương con người trước" (1Ga 4,10). Con người nghĩ rằng mình có đi lễ, có đọc nhiều kinh, làm một số việc đạo đức và bác ái thì coi là mình đã yêu mến Thiên Chúa trước và đủ rồi.
“Thầy đã yêu thương anh em, vậy anh em cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 15,12). Một vài nghĩa cử phục vụ, chia sẻ thì dễ coi đó là lớn lao, là đi tiên phong trong việc yêu thương.
"Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng hãy tha thứ cho nhau" (Cl 3,13). Con người cứ nghĩ mình quảng đại, bao dung, là tha thứ đủ, là nhiều, đến 7 lần một ngày. Không phải, bảy mươi lần bảy…
Con người thật khó hiểu
Chúa nói ta nghe, nhưng thực tế ta nói cho Chúa nghe là chính.
Gặp Chúa là để Chúa làm và biến đổi, thì ta lại khác làm và tìm cách biến đổi Chúa theo dự định của mình.
Gặp Chúa để khao khát tìm Thánh ý, thì ta lại tìm mọi cách để Thiên Chúa nghe và thực hiện chương trình của mình.
Thiên Chúa khôn ngoan hơn con người thì con người lại coi đó là điên rồ.
Con người tưởng rằng mình đang đứng thì có nghĩa là vững, không, con người có thể té ngã bất cứ lúc nào. Vì khi tự cho mình là mạnh thì lúc đó mình yếu.
Thánh Phaolô tông đồ nói cho giáo đoàn Corintô thật hay: “gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ” (1Cr 15,43). Kinh hoà bình của thánh Phaxicô cũng hay không kém: "Tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ”.
Con người thật khó hiểu
Chúa nói mọi sự đều có thể, thì con người lại cho là không thể.
“Hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28), thì con người lại kêu mệt mỏi, nặng nề, quá sức.
“Anh em hãy mang lấy ách của Ta, học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường”(Mt 11,29), thì con người lại kêu là vất vả, khổ cực.
“Không có tình yêu nào quý hơn người hiến mạng sống vì người mình yêu”(Ga 15,13), thì con người lại than phiền mình chẳng được ai yêu thương, quan tâm giúp đỡ.
“Không có Thầy, anh em không làm gì được” (Ga 15,5), “ơn của Ta đủ cho con” (2Cr 12,9), thì con người lại không muốn hay không thể tiếp tục được.
Chúa Giêsu nói đừng sợ, thì con người lại sợ hãi, lại đóng kín cửa phòng, nản lòng, bỏ cuộc, về quê…
Ôi, con người thật khó hiểu…
Suy gẫm về vạn vật, về đời người, ta thấy Thiên Chúa quả là mầu nhiệm. Đường lối và cách hành xử thật khó hiểu. Ngài làm kiểu gì mà suy mãi chưa ra, nghĩ mãi cũng không hiểu, đối chiếu rồi mà vẫn chưa sáng. Nói thế không sai, vì Thiên Chúa khác con người.
Nhưng xét cho cùng, con người cũng phức tạp và khó hiểu không kém.
Phức tạp vì con người không thống nhất đời sống, ngôn hành bất nhất. Không thống nhất giữa cái là và cái làm, nói vậy mà không phải vậy. “Điều con người muốn thì lại không làm, điều không muốn thì lại làm” (Rm 7,15). Con người không chấp nhận thân phận của mình. Vì vậy, con người luôn bị xung khắc giữa những chọn lựa, chấp nhận bản thân và chấp nhận Thiên Chúa. Con người luôn có khuynh hướng đấu tranh để chứng tỏ bản lãnh của mình là mạnh, là nhất, có đủ mọi điều kiện làm chủ đời mình, làm chủ thế giới. Vì lẽ ấy mà con người rất chậm trong việc đón nhận sự thật, đón nhận chân lý.
Con người thật khó hiểu
Khi Gioan tiền hô đến với họ trong chay tịnh, ăn uống nghiêm ngặt, đời sống khắc khổ, lương thực bằng châu chấu và mật ong, mặc áo nhặm da thú thì họ gọi là “bị quỉ ám”. Còn Chúa Giêsu đến cũng ăn cũng uống, cuộc sống không có gì dị biệt, thì bị kết án là mê ăn uống, bạn bè với quân thu thuế và tội lỗi.
Khi Chúa Giêsu đến đưa ra luật tình yêu thì người biệt phái cứ khư khư lấy luật công bằng, luật “mắt đền mắt, răng đền răng”.
Khi Chúa Giêsu dạy lúc chay tịnh cần tắm rửa cho sạch, xức dầu cho thơm, cuộc sống hãy lạc quan yêu đời, vui tươi phấn khởi, thì con người lại nhăn nhó, âu sầu, phiền não.
Khi Chúa Giêsu dạy cần chay tịnh từ căn bản bên trong tâm hồn, hãy xé lòng chứ đừng xé áo, Ngài nhắm đến chất lượng, thì con người lại nhắm đến số lượng, đến hình thức bên ngoài, ăn chay mấy lần, ăn chay ở đâu…
Khi cầu nguyện Chúa Giêsu dạy phải âm thầm, đóng kín cửa phòng và cửa lòng lại để chỉ còn một mình đối diện với Đấng thấu suốt mọi bí ẩn biết mà thôi, thì con người lại phô trưởng việc cầu nguyện ở giữa đường giữa phố, ở chốn đông người để nhiều người biết đến.
Con người thật khó hiểu
Khi Chúa Giêsu cầu nguyện và dạy các tông đông là hãy xin cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, thì con người lại khoe khoang và xin cho chính mình.
Khi Chúa Giêsu làm những phép lạ để phục vụ cho con người được ấm no, khoẻ mạnh, được chữa lành và được sống lại, thì con người lại nói là ông ấy dựa vào tướng quỷ mà trừ quỷ.
Khi Chúa Giêsu dạy lời hằng sống, nói lời chân thật, thì con người cho là chói tai, khó nghe, không thể chấp nhận, rồi bỏ đi.
Khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho Lazarô sống lại thì con người lại quyết định giết cả ông luôn.
Khi Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá vì tội lỗi của con người thì con người lại thách thức cứ nhảy xuống khỏi cây thập giá đi rồi sẽ tin, hay như thầy lang ơi hãy tự cứu mình đi.
Khi Chúa Giêsu sống lại thì họ nói là xác Chúa bị ăn cắp (Mt 28,13).
Con người thật khó hiểu
"Không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em" (Ga 15,16). Thiên Chúa Đấng khôn ngoan đã chọn và hướng dẫn con người, thì con người lại tưởng rằng mình đủ sáng suốt trong chọn Chúa, rồi dễ bực tức khi thực tế xảy đến, lúc Chúa làm không theo con đường mình đã đặt ra.
"Không phải là tôi sống, chính là Chúa Kitô đang sống trong tôi" (Gl 2,20). Vậy mà con người tưởng rằng mình tự lo liệu, giải quyết được mọi vấn đề cho đời mình với những bon chen vun góp đủ thứ rồi coi đó là bảo đảm để tự kiêu, không cần phải cần đến ai hay Chúa nào cả.
“Không phải con người đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương con người trước" (1Ga 4,10). Con người nghĩ rằng mình có đi lễ, có đọc nhiều kinh, làm một số việc đạo đức và bác ái thì coi là mình đã yêu mến Thiên Chúa trước và đủ rồi.
“Thầy đã yêu thương anh em, vậy anh em cũng hãy yêu thương nhau” (Ga 15,12). Một vài nghĩa cử phục vụ, chia sẻ thì dễ coi đó là lớn lao, là đi tiên phong trong việc yêu thương.
"Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng hãy tha thứ cho nhau" (Cl 3,13). Con người cứ nghĩ mình quảng đại, bao dung, là tha thứ đủ, là nhiều, đến 7 lần một ngày. Không phải, bảy mươi lần bảy…
Con người thật khó hiểu
Chúa nói ta nghe, nhưng thực tế ta nói cho Chúa nghe là chính.
Gặp Chúa là để Chúa làm và biến đổi, thì ta lại khác làm và tìm cách biến đổi Chúa theo dự định của mình.
Gặp Chúa để khao khát tìm Thánh ý, thì ta lại tìm mọi cách để Thiên Chúa nghe và thực hiện chương trình của mình.
Thiên Chúa khôn ngoan hơn con người thì con người lại coi đó là điên rồ.
Con người tưởng rằng mình đang đứng thì có nghĩa là vững, không, con người có thể té ngã bất cứ lúc nào. Vì khi tự cho mình là mạnh thì lúc đó mình yếu.
Thánh Phaolô tông đồ nói cho giáo đoàn Corintô thật hay: “gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ” (1Cr 15,43). Kinh hoà bình của thánh Phaxicô cũng hay không kém: "Tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ”.
Con người thật khó hiểu
Chúa nói mọi sự đều có thể, thì con người lại cho là không thể.
“Hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28), thì con người lại kêu mệt mỏi, nặng nề, quá sức.
“Anh em hãy mang lấy ách của Ta, học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường”(Mt 11,29), thì con người lại kêu là vất vả, khổ cực.
“Không có tình yêu nào quý hơn người hiến mạng sống vì người mình yêu”(Ga 15,13), thì con người lại than phiền mình chẳng được ai yêu thương, quan tâm giúp đỡ.
“Không có Thầy, anh em không làm gì được” (Ga 15,5), “ơn của Ta đủ cho con” (2Cr 12,9), thì con người lại không muốn hay không thể tiếp tục được.
Chúa Giêsu nói đừng sợ, thì con người lại sợ hãi, lại đóng kín cửa phòng, nản lòng, bỏ cuộc, về quê…
Ôi, con người thật khó hiểu…
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:09 06/10/2008
SINH HOẠT
Sư phụ nói với những đệ tử thường xin dạy bảo lời khôn ngoan rằng: “Khôn ngoan không thể dùng lời nói để diễn đạt, nó hiển thị mình ở trong hành động.”
Khi ông ta phác giác những đệ tử ấy vẫn cuồng nhiệt trong các loại sinh hoạt, thì không nhịn được nên cười lớn, nói: “Đó không phải là hành động, mà là sinh hoạt.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những lời khôn ngoan được nói ra nhưng không sinh hoa kết trái khôn ngoan, bởi vì lời khôn ngoan ấy được phát xuất bởi tâm hồn của kẻ gian ác; có những lời lẽ khôn ngoan nhưng không hề đem lại bình an cho người nghe, bởi vì lời khôn ngoan ấy được phát xuất từ một con người có tâm hồn ghen ghét, ích kỷ và kiêu căng...
Sự khôn ngoan ở trong hành động chứ không phải ở nơi lời nói, bởi vì nói lời khôn ngoan thì ai cũng nói được, nhưng thực hành sự khôn ngoan thì dễ có mấy ai !
Khôn ngoan của người Ki-tô hữu không những hệ tại nơi lời mình nói, mà còn ở nơi việc làm của mình, bởi vì sự khôn ngoan ấy không phải bởi họ tự mình mà có, nhưng là bởi họ ngày đêm chuyên cần suy gẫm Lời Chúa –là nguồn mạch của sự khôn ngoan- mà có, và bởi vì Chúa Thánh Thần là sự khôn ngoan luôn ở với họ.
Ai nói lời khôn ngoan mà không thực hành sự khôn ngoan là kẻ gian ngoan, bởi vì kẻ gian ngoan thì luôn dùng lời khôn ngoan để làm việc ác đức, mưu lợi cho cá nhân mà bất chấp đạo lý, họ là những kẻ sinh hoạt theo gió mà xoay chiều theo túi tham của mình.
Ai nói lời khôn ngoan và hành động khôn ngoan thì họ là những sứ giả khôn ngoan của Thiên Chúa
N2T |
Sư phụ nói với những đệ tử thường xin dạy bảo lời khôn ngoan rằng: “Khôn ngoan không thể dùng lời nói để diễn đạt, nó hiển thị mình ở trong hành động.”
Khi ông ta phác giác những đệ tử ấy vẫn cuồng nhiệt trong các loại sinh hoạt, thì không nhịn được nên cười lớn, nói: “Đó không phải là hành động, mà là sinh hoạt.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có những lời khôn ngoan được nói ra nhưng không sinh hoa kết trái khôn ngoan, bởi vì lời khôn ngoan ấy được phát xuất bởi tâm hồn của kẻ gian ác; có những lời lẽ khôn ngoan nhưng không hề đem lại bình an cho người nghe, bởi vì lời khôn ngoan ấy được phát xuất từ một con người có tâm hồn ghen ghét, ích kỷ và kiêu căng...
Sự khôn ngoan ở trong hành động chứ không phải ở nơi lời nói, bởi vì nói lời khôn ngoan thì ai cũng nói được, nhưng thực hành sự khôn ngoan thì dễ có mấy ai !
Khôn ngoan của người Ki-tô hữu không những hệ tại nơi lời mình nói, mà còn ở nơi việc làm của mình, bởi vì sự khôn ngoan ấy không phải bởi họ tự mình mà có, nhưng là bởi họ ngày đêm chuyên cần suy gẫm Lời Chúa –là nguồn mạch của sự khôn ngoan- mà có, và bởi vì Chúa Thánh Thần là sự khôn ngoan luôn ở với họ.
Ai nói lời khôn ngoan mà không thực hành sự khôn ngoan là kẻ gian ngoan, bởi vì kẻ gian ngoan thì luôn dùng lời khôn ngoan để làm việc ác đức, mưu lợi cho cá nhân mà bất chấp đạo lý, họ là những kẻ sinh hoạt theo gió mà xoay chiều theo túi tham của mình.
Ai nói lời khôn ngoan và hành động khôn ngoan thì họ là những sứ giả khôn ngoan của Thiên Chúa
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 06/10/2008
N2T |
7. Cầu nguyện là hấp thụ lương thực làm việc thiện của chúng ta, đem nó phân phát đến tất cả các phần của linh hồn.
(Thánh Barnard)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict XVI phát động cuộc đua Marathon đọc Thánh Kinh
Bùi Hữu Thư
10:29 06/10/2008
Đức Thánh Cha Benedict XVI phát động cuộc đua đọc Thánh Kinh marathon
Ngài nói điều này thích hợp với chủ đề Lời Chúa của Thượng Hội Đồng Giám Mục
VATICAN ngày 5 tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI phát động cuộc đua marathon đọc Thánh Kinh trên đài truyền hình Ý, và nói việc này phù hợp với chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa.
Đức Thánh Cha đọc đoạn sách Sáng Thế trong chương trình "Bibbia Giorno e Notte" (Thánh Kinh Ngày và Đêm), một chương trình được đài RAI phát hình, trong đó Thánh Kinh được đọc từ đầu đến cuối bằng các ngôn ngữ khác nhau bởi gần 1.200 xướng ngôn viên.
Quốc Vụ Khanh của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone sẽ kết thúc cuộc đua đọc Thánh Kinh marathon này vào ngày thứ bẩy khi ngài đọc chương cuối cùng của sách Khải Huyền.
Trong số các xướng ngôn viên cũng có các tham dự viên của Phiên Họp Khoáng Đại lần thứ 12 của Thượng Hôị Đồng Giám Mục về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội". Đức Thánh Cha khai mạc Thượng Hội Đồng hôm nay và hội đồng sẽ bế mạc ngày 26 tháng 10.
Địa điểm đọc Thánh Kinh là Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá Giêrusalem tại Rôma. Ban tổ chức nhận được đơn xin tham dự của 180.000 người.
Đức Thánh Cha Benedict XVI giới thiệu chương trình này sau khi ngài đọc kinh Truyền Tin với hàng ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng Trường Thánh Phêrô tại Vatican hôm nay. Ngài nói, “Biến cố này rất phù hợp với chủ đề Lời Chúa của Thượng Hội Đồng Giám Mục.”
“Như thế, Lời Chúa có thể đi vào mỗi gia đình để đồng hành với họ cũng như với các người sống độc thân: đây là một hạt giống tốt, nếu được đón tiếp sẽ không thể không nẩy sinh thật nhiều hoa trái.”
Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá Giêrusalem tại Rôma |
Bên trong Vương Cung Thánh Đường |
Các Thánh tích: Hai cái gai từ mạo gai của Chúa Giêsu |
Các Thánh Tích: ba miếng gỗ từ Thánh Giá Chúa |
Tản Mạn Bầu Cử
Nguyễn Kim Ngân
15:29 06/10/2008
Tản Mạn Bầu Cử
Có thể nói chưa bao giờ tranh cử và bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống Hoa Kỳ lại lý thú và hấp dẫn đến thế. Không phải vì lần này cuộc bầu cử mang sắc thái đối nghịch đảng phái (xưa nay có lúc nào mà chẳng Cộng Hoà hay Dân Chủ?). Kỳ tuyển cử này, hơn hẳn các kỳ trước, nó mang nặng ấn tượng về mầu da, chủng tộc, tuổi tác, và cả giới tính nữa: toàn là những yếu tố rất tế nhị, những bãi mìn gài ngay ở vùng biên giới của kỳ thị và phân biệt đối xử, những đại cấm kỵ của một xã hội văn minh dân chủ.
Nhưng còn hơn thế nữa, chưa bao giờ có cuộc tuyển cử nào mà các Đấng, các Bậc lại nhẩy vào cuộc mạnh dạn như kỳ này. Thử điểm vài khuôn mặt của các Đấng xem sao:
(1) Trước hết là Đức Tổng Giám Mục (TGM) Denver, Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. với cuốn sách mới nhất kêu gọi con chiên của Ngài “phục vụ quốc gia bằng cách sống niềm tin Công Giáo trong đời sống chính trị.” Ngài nhắc nhở rằng ơn gọi của người tín hữu là làm sao cho Nước Chúa trị đến trong mọi chiều kích của đời sống con người.
(2) Tiếp đến là Đức Hồng Y (ĐHY) Justin Rigali, TGM Philadelphia, với lá thư gửi đến Quốc Hội (đang được phe Dân Chủ kiểm soát) nhân dịp họ đang cứu xét cái gọi là “Freedom of Choice Act”—(FOCA, S.1173 và H.R. 1964), một dự luật nhằm “tôn phong” việc phá thai lên hàng “quyền căn bản,” có nghĩa là trong suốt chín tháng mười ngày, nếu khám phá ra thai nhi “có vấn đề” về sức khỏe, thì nhân danh cái quyền căn bản ấy, con người cứ việc trừ khử nó đi. Còn ngon hơn nữa, toàn thể nhân dân Hoa Kỳ văn minh có bổn phận phải tích cực hỗ trợ việc “giải trừ hậu hoạ” này bằng tiền đóng thuế từ cấp tiểu bang cho đến liên bang.
(3) Gần đến ngày bầu cử, Đức TGM Naumann và ĐGM Finn của Kansas City đã cùng công bố thư mục vụ về bổn phận bầu cử của cử tri Công giáo, ý thức được tầm quan trọng của việc cân nhắc các ứng cử viên dựa trên lập trường của họ: ủng hộ hay chống đối các chính sách vốn tạo điều kiện cho điều gọi là “intrinsic evils” (những sự ác tự nội) được hoành hành.
(4) Phần ĐHY Francis George của TGP Chicago, Ngài đã nhắc nhở giáo dân của mình rằng “chúng ta không thể vừa hỗ trợ cho cái ‘status quo’ (nguyên trạng) của việc phá thai, lại vừa phục vụ cho thiện ích chung được.”
(5) Trong khi đó, Đức TGM John G. Vlazny của Portland, OR, vừa lên tiếng chỉ trích Thống Đốc Oregon Ted Kulongoski vì ông này đã trở thành “một cớ gây xáo trộn cho giáo hội Công Giáo và là một xì căng đan cho cộng đồng Công Giáo khi mở tiệc khoản đãi nhóm mệnh danh là “NARAL Pro-Choice Oregon.”
(6) Riêng ĐGM Joseph F. Martino của Scranton, PA, đã viết thư mục vụ nói về các vấn đề phò-sự-sống để đọc trong các Thánh Lễ nhân tuần lễ “Tôn Trọng Sự Sống.” Khi cho rằng các vấn đề này chưa bao giờ như hôm nay lại có nhiều ý nghĩa đến thế, Ngài tuyên bố sẵn sàng ‘sửa lưng’ các giới chức phò-phá-thai đang nhan nhản khắp nơi.
(7) Nhưng không ai mạnh miệng bằng Đức TGM Burke, cựu TGM St. Louis, vừa được cất nhắc làm Chánh Án Toà Thượng Thẩm tại Rôma. Trong bài phỏng vấn mới nhất với ZENITH, Ngài đã nhận định rằng: “Đến hôm nay, Đảng Dân Chủ đang có nguy cơ tự biến mình trở thành “đảng của thần chết” do bởi lập trường của nó về các vấn đề đạo đức sinh học, như tác giả Ramesh Ponnuru đã viết trong cuốn sách của ông, nhan đề “Đảng của Thần Chết: Dân Chủ, Truyền Thông, Toà Án và Khinh Miệt Sự Sống Con Người.” Ngài rất lấy làm tiếc, vì trước đây Dân Chủ là đảng đã giúp tổ tiên cha ông Ngài, là những người Công giáo di dân được hội nhập vào trong xã hội Hoa Kỳ trù phú và thịnh vượng này. Nhưng nay thì không còn như thế nữa. Đó là chưa kể một số các vị khác, tuy không thuộc tầng lớp các Đấng, các Bậc, nhưng cũng có những tiếng nói rất nặng ký, tỉ như David Bereit, Giám Đốc Chiến Dịch Toàn Quốc “40 Ngày vì Sự Sống” (ý nói 40 ngày trước bầu cử) nhằm đánh thức và khơi lên niềm hy vọng của một nền văn hoá sự sống. Một nhân vật khác, David Blankenhorn, tuy là một đảng viên Dân Chủ cấp tiến, nhưng đứng trước cao trào hôn nhân đồng tính, ông đã dùng bài báo đăng trên tờ Los Angeles Times để lên tiếng bênh vực hôn nhân truyền thống, coi đó là như là món quà mà xã hội ban cho thế hệ tương lai, bởi lẽ theo ông, hôn nhân truyền thống chính là tờ chứng chỉ cho phép người ta có con có cái.
Thì ra, dưới mắt các Đấng, thật là chướng tai gai mắt cái cảnh tượng các vị Dân Chủ...gộc, lại là con chiên đạo…gốc, thế mà cứ phùng mang trợn má tuyên bố vung vít rất…sốc. Càng chọc sùng các Đấng hơn nữa là việc các vị ấy, vốn xưa nay vẫn là con chiên ngoan đạo, nhất quyết không bỏ lễ Chúa Nhật, lại cứ tỉnh bơ xé đám đông khăng khăng xông lên rước lễ (Chẳng biết có vị nào đang làm Thừa Tác Viên Thánh Thể không? Hỏi nhỏ thế thôi!). Chủ trương chính yếu của các vị dân cử này là: con người, với tư cách là một cá thể tự do, có toàn quyền chọn lựa và quyết định tất cả mọi việc, từ ly dị, ngừa thai, phá thai, sống chung ngoài hôn nhân, cho đến đồng tính, an tử, nghiên cứu tế bào gốc và kể cả cái vụ nhân giống con người. Ôi thôi, toàn là các thứ ‘kỵ rơ’ nặng với niềm tin Công Giáo. Vâng, tôi phò-chọn-lựa mà!
Phò-chọn-lựa
Trước hết, ta thử bắt mạch lập trường phò-chọn-lựa xem sao. Thoạt nhìn, ta thấy ngụy trang kiểu này có vẻ an toàn. Đã là người, ai lại chẳng phải chọn lưạ? Ngặt một nỗi, đã chọn là phải lựa, lý do đơn giản là mình không thể chọn hết, không thể vơ vét hết. Cứ nhìn vào một chọn lựa đơn giản nhất như đi mua giầy chẳng hạn. Từ trước khi đi, bạn có thể đã bị điều kiện hóa một cách nào đó rồi, tỉ như giá cả, kiểu cọ, mầu sắc. Đó là chưa nói đến việc phải “hy sinh” cả sở thích cá nhân để “vãn hồi” nền trật tự và hoà khí trong gia đình (trường hợp nội tướng bạn đã “ấn định” và đã chọn dùm trước cho bạn một loại giầy nào đó rồi). Như thế, chưa cần nói gì đến chuyện lớn lao, ngay trong cái việc cỏn con vừa nói, ta cũng đã như bị kìm kẹp, không thể hoàn toàn làm chủ khả năng chọn lựa của mình rồi. Rõ ràng là bạn chọn mà không được lựa. Rõ ràng là bạn quyết định, mà hoá ra có người đã quyết định dùm rồi.
Nói thế để thấy rằng cái khẩu hiệu ‘pro-choice’ thực ra chẳng nói lên điều gì cả, bởi lý do đơn giản: sống là phải chọn lựa. Điều đáng nói là, kể từ khi ông bà nguyên tổ đã lựa chọn lầm, lũ cháu con của ông bà cứ vết xe cũ ấy mà đi. Chọn lựa sai, quyết định lầm đã trở thành thói quen hàng ngày của con cháu Ađam Evà. Hẳn nhiên, nếu đã chọn lầm thì có thể chọn lại (kiểu như nếu đã nói lộn thì xin nói lại). Thế nhưng có những điều chỉ được chọn có một lần, và nếu lần ấy mà chọn lầm rồi thì cứ hay lộn hoài. Đây là một dẫn chứng. Trong một đám cưới nọ, sau rất nhiều bài diễn văn, chúc mừng, cảm ơn từ hai họ, đến lượt cô dâu lên để gọi là kết thúc chương trình, như sau: “Trước khi kết thúc, con xin một lần nữa gửi lời cảm ơn tất cả quý vị đã bỏ thì giờ quý báu đến dự buổi tiệc cưới của con hôm nay. Vì là lần đầu tiên, chắc chắn có nhiều sai sót, nên con xin quý vị miễn thứ cho.” Thế là cử tọa được dịp xì xào tới…khuya. Vì có nhiều sai sót như thế, cho nên thiên hạ cứ tiếp tục lấy nhau, rồi ly dị, lại lấy nhau, rồi lại ly dị. Một vòng lẩn quẩn!
Trở lại với vấn đề chọn lựa. Chính bạn chọn lập trường phò-chọn-lưạ. Vấn đề còn lại là chọn lựa điều gì? Điều tốt hay xấu? Điều đúng hay sai? Điều phải hay trái? Điều có ích lợi hay gây phương hại cho chính mình hay cho người khác? Xem ra cái định nghĩa đúng nhất cho một quyết định tự do và nhân bản, đó chính là lựa điều tốt hảo, chọn điều đúng đắn, và dứt khoát không lựa chọn điều gian dối sai quấy. Cái nghịch lý của quyết định tự do con người nằm ở chỗ ấy. Phúc họa của con người cũng đến từ chọn lựa này. Rốt cuộc, định mệnh con người và thế giới này cũng do đó mà được xác định.
Nếu chọn lựa chỉ một đôi giầy mà đã lắm chuyện, huống chi một lựa chọn có tầm ảnh hưởng đến một mạng người, đến cả một thế hệ con người: việc chọn lựa phò-phá-thai.
Quyền phá thai
Không chỉ ngụy trang dưới danh xưng “phò-chọn-lựa,” người ta còn hô hào, chủ trương rằng: đây là một thứ quyền, quyền làm chủ thân thể mình, quyền được cắt bỏ, hủy hoại bất kỳ phần thân thể nào không đúng như ý mình, cứ y như là một thứ của nợ cần thanh toán cho xong. Thực ra tất cả đều bắt nguồn từ quan niệm hết sức duy vật về tình dục và về sự sống con người. Giáo dục phái tính được đưa vào trường học nhằm chỉ dẫn cho học sinh tiến trình quan hệ sinh lý nam nữ với hình ảnh minh họa ba chiều rõ nét, để rồi kết thúc buổi học bằng việc...phân phát bao cao su nhằm bảo đảm an toàn, trước là chống căn bệnh của thế kỷ, sau là (và nhất là) để đề phòng...dính bầu. Từ quan niệm duy vật ấy, người ta cứ yên tâm cho rằng phôi nhi hay thai nhi chỉ là một mớ tế bào nhầy nhụa, không có một định mệnh nào cả (nói gì đến quyền sống, hoạ chăng là quyền được...phá bỏ hay trừ khử, nếu kế hoạch bị bể, hay như ‘tai nạn’ xẩy ra ngoài ý muốn). Tiên sư cái đám chống phá thai, họ chỉ rắc rối: “Bộ tôi không có quyền quản lý và quyết định thân thể tôi sao? Phá bỏ hay giữ lại là quyền của tôi, mắc mớ gì đến các anh! Đi chỗ khác chơi cho người ta làm việc.”
Nếu quả đúng như vậy, thì thật là đau đớn và hẩm hiu cho số phận của cả một thế hệ trẻ tương lai: chỉ rặt một lũ “khách không mời mà tới,” hay toàn là những thứ “chết hụt,” “sống sót,” vì may mắn thoát khỏi trong gang tấc lưỡi hái định mệnh của các bác sĩ tử thần. Mỗi bé thơ ra đời sẽ tiếp tục khóc, không vì bất cứ lý do gì khác ngoài nỗi tủi nhục phải hứng ngay lấy lời nguyền rủa chát chúa: “Ai chờ đợi mày? Ai mong thấy mặt mày?” Thì ra mấy ông nội bà nội chống phá thai chỉ vẽ chuyện, ấm ớ bỏ mẹ: làm gì có cái thứ gọi là “quà tặng yêu thương của Thượng Đế,” nghe cứ y như là thần thoại!
Nếu người ta có thể nại tới quyền chọn lựa để trừ khử cái đám bào thai bầy nhầy, thì hẳn nhiên người ta sớm muộn cũng sẽ nhân danh quyền lựa chọn ấy để tự tử (hầu chết cho sướng). Và rồi sẽ tới ngày người ta nhân danh quyền lựa chọn để thanh toán nhau!
Thực ra đòi hỏi của Tin Mừng lúc nào cũng đầy thách thức. Đòi hỏi của luân lý Kitô giáo lúc nào cũng mang tính tuyệt đối và bất khả nhượng bộ. Tạm dùng hình ảnh này cho dễ hiểu. Giả như có một nền văn minh ngoại lai từ một hành tinh xa xôi nào đó tràn đến đe doạ huỷ diệt hành tinh chúng ta, trừ khi chúng ta đồng ý vi phạm một trong các giới luật tuyệt đối của Chúa. Câu hỏi đặt ra như thế này: vi phạm luật Chúa hay là để cho cả trái đất bị hủy diệt, đâu là điều phải làm, xét về mặt luân lý? Với quan điểm Công giáo, câu trả lời đúng sẽ phải là: thà cứ để cho trái đất bị hủy diệt chứ không được vi phạm giới luật của Chúa. Câu để đời của vị thánh trẻ 15 cái xuân xanh, Đaminh Saviô, học sinh của thánh Don Bosco, một cách tuyệt vời, cô đọng quan niệm tuyệt đối ấy: “Thà chết chứ không phạm tội!” Với não trạng tương đối hóa tất cả, bất cần tất cả, kể cả Thượng Đế, con người hôm nay càng ngày càng xa lạ với lối đặt vấn đề như vừa nói.
Có người bảo: “Công giáo các anh không được áp đặt quan điểm nặng mùi tôn giáo lên quyền quyết định của người khác.” Đồng ý! Tuy nhiên, nên nhớ, việc chống phá thai CHƯA phải là một vấn đề tôn giáo. Trước hết và trên hết, nó là vấn đề về nhân quyền!
Khi phá thai, người ta đã tước đi cái “quyền được sống” của những sinh linh bé bỏng không những chưa đủ khả năng tự vệ mà trái lại còn phải trông chờ tất cả vào sự chăm chút ân cần của người khác. Đó không phải là nhân quyền đó sao?
Từ chuyện “Tôi được sinh ra như thế”...
Đây là lý lẽ rất dễ nghe thấy khi người ta muốn biện minh cho lối sống buông tuồng mất nết của mình. Chưa bao giờ cuộc đấu tranh sinh tử giữa thiện và ác đến hồi quyết liệt như thế này. Tội nguyên tổ đang hoành hành trở lại trong thế giới hôm nay, trong thế hệ hiện thời. Người ta thi nhau nuông chiều xác thịt (ai mà không thích sống sung sướng), sống theo bản năng dục vọng (vì tôi được sinh ra như thế mà). Lạc thú trở thành mục tiêu của đời sống, bất chấp luật lệ, bất chấp giá trị, bất chấp luân thường đạo lý. Con người mặc nhiên đang để mình ‘rơi tự do’ xuống ngang bằng với thú vật. Thật rùng rợn khi tưởng tượng đến cảnh hủy diệt Thiên Chúa dành cho Sôđôma và Gômôra, hai thành phố lừng danh của Sấm Truyền Cũ, vốn đang mọc lên đâu đó trên đất nước này, California hay Massachusetts, hoặc tại cả hai nơi và nhiều nơi khác nữa không chừng!
Cứ nghĩ đến kiểu nói “tôi được sinh ra như thế” là tôi bất giác nhớ đến buổi học giáo lý ở nhà thờ Sao Mai (vùng Chí Hoà, Ngã Ba Ông Tạ) năm xửa năm xưa. Cha chánh xứ hồi ấy là linh mục Phaolô Lê Nguyên Kỷ. Khi dậy giáo lý cho con nít, ngài hay có kiểu nói lơ lửng để trẻ con “điền vào chỗ trống.” Hôm ấy, cha giảng về sách Sáng Thế Ký: “Thiên Chúa dựng nên trời đất trong ___ (ngày).” Trẻ con nhao nhao lên cùng lúc: “Bẩy.” Cha giảng tiếp: “Thiên Chúa dựng nên người ta có nam và có ____.” Bỗng có tiếng nhanh nhẩu vang lên: “Bắc.” Cả bọn chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau một lúc, không hiểu trời trăng mây nước gì ráo. Tại sao không là “nữ” mà lại là “bắc”? Thì ra hồi ấy, khi mới di cư (từ Bắc) vào Nam, mối căng thẳng bắc nam luôn là đề tài nóng hổi, xẩy ra hàng ngày, suốt ngày cứ hết Bắc kỳ lại đến Nam kỳ, có nam thì phải có bắc, thành ra mới có chuyện méo mó “Thiên Chúa dựng nên người ta có nam và có...bắc” là như vậy.
...đến chuyện đi bỏ phiếu cho sự thật
Câu chuyện tếu này phản ảnh một thực tế không thể phủ nhận: đó là con người hay sống theo thói quen, có khi thói quen rất méo mó, dị hợm, nhưng riết rồi tưởng thật, để rồi cứ sống y như thật vậy, và kế đó là bắt cả người khác cũng phải công nhận là thật như mình tưởng vậy. Sống ở đất Hoa Kỳ cực kỳ dân chủ này, trong khi cả xã hội là một thứ “melting pot” hầm bà lằng các giống người, thì nguyên tắc căn bản chính là phải “chấp nhận nhau trong tinh thần tương kính.” Xã hội này tồn tại được cũng nhờ nguyên tắc dân chủ ấy. Tuy vậy, một nguyên tắc khác cũng căn bản không kém, nếu không nói là căn bản hơn, đó là việc tôn trọng sự thật, chấp nhận sự thật, bởi vì theo Thánh Kinh, chỉ có sự thật mới giải phóng con người mà thôi. Sự thật lịch sử là như thế nào? Thiên Chúa chỉ dựng nên “Adam and Eve” (theo lối nói Anh Ngữ), chứ Ngài có dựng nên “Adam and Steve” bao giờ đâu! Con người chỉ vẽ chuyện ấy thôi! Chúng tôi tôn trọng và chấp nhận quý vị (qúy vị có mất mát gì đâu, quyền lợi quý vị vẫn còn y nguyên mà). Thế nhưng quý vị cũng phải tôn trọng sự thật, và nhất là đừng bắt chúng tôi công nhận sự vẽ vời của quý vị.
Chưa bao giờ như hôm nay, người ta vận động bầu bán để thông qua, hay để nói “Yes, No” trước một sự thật. Khi người ta đặt vấn đề về sự thật, thay vì khẳng định nó, thì chỉ có thể là vì người ta hiểu sai hoặc cố tình bóp méo sự thật đó thôi. Thật là đơn giản! Đức GM Jamie Soto của Sacramento, trong bài nói chuyện nhân cuộc hội thảo về thừa tác vụ cho người đồng tính tổ chức tại Long Beach, CA, ngày 18 tháng 9 vừa qua, đã nêu đích danh cái Ngài gọi là “cảm quan méo mó” của con người thời đại. Ngài nói: “Dục tính đã bị giản lược vào vấn đề sở thích và hưởng thụ khoái lạc cá nhân bất cần trách nhiệm và tôn trọng đối với tha nhân.” Trong khi đó, Đức TGM Charles Chaput của Denver lại hết sức phân minh giữa “personal” (cá nhân) và “private” (riêng tư). “Đức tin,” Ngài nói, “tuy tự bản chất mang tính cá nhân, nhưng không bao giờ mang tính riêng tư cả. Bởi lẽ, tương quan của con người với Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô thì bất khả phân với mối tương quan con người có với tha nhân.” Thì ra hành vi cá biệt của tôi, cho dù thế nào chăng nữa cũng ảnh hưởng đến những người đang sống cạnh tôi, một cách nào đó. Một viên đá nhỏ rớt xuống đại dương mênh mông cũng vẫn tạo được một đợt sóng, dù chỉ là đợt sóng lăn tăn!
Suy nghĩ cuối cùng
Kinh tế suy sụp, thị trường chứng khoán cà giựt, ngân hàng vỡ nợ, công ăn việc làm cứ mất dần, nhà cửa xuống dốc không phanh, mà “loan” thì ngày càng khó, chiến tranh thì cứ tiếp diễn...trăm ngàn những thứ bết bát kiểu này phải chấm dứt ngay lập tức, không thể kéo dài mãi như thế này được, không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Phải thay đổi, thay đổi hay là chết! Không còn lựa chọn nào khác! Quá đúng, phải không bạn? Nhớ đi bầu để thay đổi, thay đổi tức thời và dứt khoát. Cái quần đã quá dơ, lại còn như cái giẻ rách, thì còn đợi gì mà không thay ra?
Chỉ có vài điều xin lưu ý bạn: (1) nhớ thay chiếc quần cũ rách bằng chiếc quần mới, thực sự có “chất lượng” hơn, (2) nhớ mặc cho đúng kiểu, đừng mặc đằng trước ra đằng sau kẻo người ta cười cho, và (3) nhất là đừng thay mặc quần bằng mặc...váy, trừ trường hợp bạn đã quyết định mua vé đi Thái Lan để đổi... đời!
Xin cùng tham khảo:
Anthony Le, Cẩm Nang về Bầu Cử Xã Hội và Trách Nhiệm của Lương Tâm Công Giáo. www.vietCatholic.net (10/03/08)
Archbishop Charles J. Chaput, O.F.M. Cap., Public Servants and Moral Reasoning. www.catholicculture.org
Justin Cardinal Rigali, Letter to Congress Regarding FOCA. www.catholicculture.org
Francis Cardinal George, O.M.I., Letter on the Church’s Teaching on Abortion. www.archdiocese-chgo.org (09/02/08)
Archbishop Neumann and Bishop Robert Finn, Proposed Freedom of Choice Act (FOCA) Would Increase Abortions. www.ewtn.com (10/03/08)
Catholic Voters Must “Limit Evil” with Their Vote, Kansas City Bishops Say. www.ewtn.com (09/15/08)
Bishop of Cranton Pledges Vigilance in Correcting Pro-choice Catholic Politicians. www.ewtn.com (10/03/08)
Archbishop of Portland Rebukes Catholic Oregon Governor for Hosting Abortion-rights Fundraiser. www.ewtn.com (10/03/08)
Archbishop Burke Talks about Democrats as “Party of Death” and Denying Communion. www.ewtn.com (10/01/08)
Full Interview: Archbishop Burke Laments “Party of Death”. www.ewtn.com
(10/03/08)
Bishop’s Defense of Church Teaching at Gay Ministry Conference Draws Attendees’ Ire. www.ewtn.com
Robert Imbelli, Catholic? Prove It? www.catholicculture.org
Richard W. Garnett, Misreading Cardinal George. Chicago Tribune, Monday, September 15, 2008
David Blankenhorn, Protecting Marriage to Protect Children. Los Angeles Times, September 19, 2008
Genevieve Pollock, 40 Days Revive Hope for Life: Interview with National Campaign Director David Bereit. www.zenith.org (09/23/08)
David R. Carlin, Can a Catholic Be a Democrat? How the Party I Loved Became the Enemy of My Religion? Sophia Institute Press, Manchester, New Hampshire, 2006
10/04/08
Đức Thánh Cha: khủng hoảng tiền tệ cho thấy tầm quan trọng của Thánh Kinh
Bùi Hữu Thư
21:37 06/10/2008
Đức Thánh Cha: khủng hoảng tiền tệ cho thấy tầm quan trọng của Thánh Kinh
Ngài nói kinh tế và vật chất sẽ qua đi
VATICAN, ngày 6 tháng 10. 2008, (Zenit.org).- Vào ngày khai mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng hiện trạng khủng hoảng về kinh tế cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống trên nền tảng vững chắc của Lời Chúa.
Hôm nay, Đức Thánh Cha nói như trên khi ngài gợi ý suy niệm cho 244 tham dự viên của Thượng Hội Đồng tụ họp trong ngày đầu tiên của phiên họp khoáng đại về Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội.
Đức Thánh Cha nói, "Chúng ta thấy điều này trong sự sụp đổ của những ngân hàng to lớn nhất. Tiền bạc biến mất; chả có nghĩa lý gì – cũng thế, tất cả mọi sự không có một thực tại chính thật để dựa vào, đều chỉ là các yếu tố thứ yếu. Lời Chúa là căn bản cho mọi sự, và là thực tại chính thật. Và nếu chúng ta muốn thực tế, chúng ta phải trông nhờ vào thực tại này."
Đức Thánh Cha tiếp, "Chúng ta phải thay đổi não trạng và không được coi vật chất, và những gì chúng ta sờ mó được là những thực tại vững vàng và an toàn nhất.”
Ngài nhắc lại lời Chúa Giêsu nói về hai cách xây nhà trên cát hay trên đá.
Ngài nói, “Kẻ nào chỉ biết xây dựng trên những sự vật hiển nhiên, cụ thể, trên những thành quả, chức nghiệp và tiền bạc – kẻ ấy đang xây nhà trên cát. Bề ngoài thì chúng có vẻ là những thực tại chính thật, nhưng một ngày kia chúng sẽ qua đi.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Chỉ có Lời Chúa là nền tảng của mọi thực tại; Lời Chúa vững chắc như thiên đàng và còn hơn cả thiên đàng nữa. Đây chính là thực tại. Do đó chúng ta phải thay đổi quan niệm về những gì là thực tiễn. Người thực tế biết nhìn nhận ở Lời Chúa, nơi một thực tại có vẻ mỏng manh, là căn bản cho mọi sự.
Sau đó Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nói với giới truyền thông là Đức Thánh Cha đã mời gọi những ai đến nghe ngài hãy nhìn nhận kinh tế và tiền tệ là một “thực tại sau chót.”
Ngài giải thích, "Không ai có thể chối cãi là khi so sánh các thực tại khác với Lời Chúa, chúng ta thấy chúng có giới hạn. Chúng đúng là thực tại sau chót nhưng không phải là chân lý tối hậu.”
"Trọng tâm đề tài bài nói chuyện của Đức Thánh Cha không phải là tình trạng kinh tế hiện hành, mà là tầm quan trọng của Lời Chúa trong cuộc sống con người. Và dưới ánh sáng này, các chiều kích khác chỉ là những đám mây mờ mỏng dính."
Top Stories
Vescovi vietnamiti: col governo “aperto il cammino del dialogo”
Asia-News
06:25 06/10/2008
In un messaggio la Conferenza episcopale riferisce dell’incontro con il primo ministro: è possibile parlarsi, ma la strada da percorrere è lunga e disseminata di difficoltà e ostacoli. La vicenda della parrocchia di Mạc Thượng: picchiatori in azione per una settimana di seguito, dopo una richiesta di restituzione del terreno della chiesa.
Hanoi (AsiaNews) – “Il cammino del dialogo è stato aperto”: è il giudizio che i vescovi del Vietnam esprimono sull’incontro con il primo ministro Nguyen Tan Dung, avvenuto il primo ottobre, in una lettera a firma del presidente della Conferenza episcopale, mons. Pierre Nguyên Van Nhon. Il messaggio, che porta la data del 3 ottobre, è indirizzato ai fedeli e parla di “clima di ascolto attento e di scambio franco e diretto” nell’incontro con il premier, nel corso del quale si è parlato della politica governativa verso le religioni ed in particolare i cattolici e delle vicende riguardanti la ex delegazione apostolica, la parrocchia di Thai Ha e l’arcivescovo di Hanoi, mons. mons. Joseph Ngo Quang Kiet.
L’incontro, si legge nel messaggio, ha permesso di riaprire il dialogo, “dopo un periodo nel quale si pensava di essere in un vicolo cieco”. I vescovi non si nascondono che “il cammino del dialogo alla ricerca della verità, della giustizia e del duraturo interesse del Paese è ancora lungo. Esso sarà seminato di difficoltà, di ostacoli. Esigerà saggezza e perseveranza”. Per questo essi chiedono ai cattolici “di unirvi a noi nella preghiera sia personale che comune all’interno delle comunità parrocchiali e religiose, in spirito di comunione, di amore e di concordia”.
“Quando tutti avranno preso la verità, la giustizia ed il bene comune come luce per schiarire la strada e come criterio di scelta – conclude il messaggio dei vescovi - potremo allora superare le difficoltà e gli ostacoli incontrati nel corso della costruzione della nostra patria e dello sviluppo del nostro amato Paese”.
Tono e contenuti del messaggio sono ben diversi da quelli diffuse dai media statali. “La televisione, commenta ad AsiaNews suor Marie Nguyen – non ha riferito ciò che i vescovi hanno detto: ha tentato di presentare l’incontro come una classe nella quale il primo ministro ha dato lezione ai vescovi ed ha detto loro come comportarsi”. Più drastico il giudizio di padre Pascal Nguyen Ngoc Tinh, un francescano di Ho Chi Minh City, per il quale “l’incontro è stato una perdita di tempo. E’ assurdo – spiega – ascoltare che ai rappresentanti della Conferenza episcopale è stato dato il compito di ‘educare l’arcivescovo di Hanoi’”. Egli si riferisce a quanto riferito dai media statali, che il primo ministro “ha chiesto al Consiglio episcopale vietnamita di dare maggiore collaborazione all’arcivescovo Kiet, soprattutto nel rispetto della legge, per il comune interesse”.
Sembra aver avuto successo, intanto, in un’altra parrocchia, quella di Mạc Thượng - a Thiên Lý, distretto di Lý Nhân - la politica di intimidazione e violenza con la quale le autorità sembrano voler risolvere le questioni territoriali.
Mạc Thượng è una piccola parrocchia, con solo 300 fedeli, Per una settimana, racconta il parroco, padre Tạ Hữu Phương, “tutti i giorni, alla stessa ora, le 19.30” arrivavano i picchiatori e restavano fino alle 10 di sera. “Erano più di cento e cominciavano e scandire slogan e bestemmiare. Lanciavano pietre contro la chiesa e la mia casa. Hanno abbattuto il recinto, hanno rotto le mie finestre e le hanno gettate in un laghetto ed hanno danneggiato le porte. Erano molto violenti”.
I parrocchiani si sono rivolti alla polizia della provincia di Ha Nam, che ha detto ai devastatori di andarsene. Ma non ha arrestato nessuno, ed il giorno dopo tutto è ricominciato come prima.
Per spiegare la vicenda, va tenuto presente che la parrocchia aveva presentato al Comitato del popolo (municipio) una petizione per avere indietro il terreno della chiesa: 26mila metri quadrati, la maggior parte dei quali le autorità avevano preso dopo la morte del precedente parroco, padre De, 60 anni prima, e le avevano date a privati per i loro affari.
Il giorno dopo il primo attacco, il Comitato ha convocato il parroco per discutere la petizione. E gli assalti sono continuati. Adesso, “la parrocchia non può nemmeno pensare di avanzare nuove petizioni nel prossimo futuro”. E gli attacchi sono cessati.
L’incontro, si legge nel messaggio, ha permesso di riaprire il dialogo, “dopo un periodo nel quale si pensava di essere in un vicolo cieco”. I vescovi non si nascondono che “il cammino del dialogo alla ricerca della verità, della giustizia e del duraturo interesse del Paese è ancora lungo. Esso sarà seminato di difficoltà, di ostacoli. Esigerà saggezza e perseveranza”. Per questo essi chiedono ai cattolici “di unirvi a noi nella preghiera sia personale che comune all’interno delle comunità parrocchiali e religiose, in spirito di comunione, di amore e di concordia”.
“Quando tutti avranno preso la verità, la giustizia ed il bene comune come luce per schiarire la strada e come criterio di scelta – conclude il messaggio dei vescovi - potremo allora superare le difficoltà e gli ostacoli incontrati nel corso della costruzione della nostra patria e dello sviluppo del nostro amato Paese”.
Tono e contenuti del messaggio sono ben diversi da quelli diffuse dai media statali. “La televisione, commenta ad AsiaNews suor Marie Nguyen – non ha riferito ciò che i vescovi hanno detto: ha tentato di presentare l’incontro come una classe nella quale il primo ministro ha dato lezione ai vescovi ed ha detto loro come comportarsi”. Più drastico il giudizio di padre Pascal Nguyen Ngoc Tinh, un francescano di Ho Chi Minh City, per il quale “l’incontro è stato una perdita di tempo. E’ assurdo – spiega – ascoltare che ai rappresentanti della Conferenza episcopale è stato dato il compito di ‘educare l’arcivescovo di Hanoi’”. Egli si riferisce a quanto riferito dai media statali, che il primo ministro “ha chiesto al Consiglio episcopale vietnamita di dare maggiore collaborazione all’arcivescovo Kiet, soprattutto nel rispetto della legge, per il comune interesse”.
Sembra aver avuto successo, intanto, in un’altra parrocchia, quella di Mạc Thượng - a Thiên Lý, distretto di Lý Nhân - la politica di intimidazione e violenza con la quale le autorità sembrano voler risolvere le questioni territoriali.
Mạc Thượng è una piccola parrocchia, con solo 300 fedeli, Per una settimana, racconta il parroco, padre Tạ Hữu Phương, “tutti i giorni, alla stessa ora, le 19.30” arrivavano i picchiatori e restavano fino alle 10 di sera. “Erano più di cento e cominciavano e scandire slogan e bestemmiare. Lanciavano pietre contro la chiesa e la mia casa. Hanno abbattuto il recinto, hanno rotto le mie finestre e le hanno gettate in un laghetto ed hanno danneggiato le porte. Erano molto violenti”.
I parrocchiani si sono rivolti alla polizia della provincia di Ha Nam, che ha detto ai devastatori di andarsene. Ma non ha arrestato nessuno, ed il giorno dopo tutto è ricominciato come prima.
Per spiegare la vicenda, va tenuto presente che la parrocchia aveva presentato al Comitato del popolo (municipio) una petizione per avere indietro il terreno della chiesa: 26mila metri quadrati, la maggior parte dei quali le autorità avevano preso dopo la morte del precedente parroco, padre De, 60 anni prima, e le avevano date a privati per i loro affari.
Il giorno dopo il primo attacco, il Comitato ha convocato il parroco per discutere la petizione. E gli assalti sono continuati. Adesso, “la parrocchia non può nemmeno pensare di avanzare nuove petizioni nel prossimo futuro”. E gli attacchi sono cessati.
Thousands of Vietnamese Catholics protest in Sydney
CathNews Australia
06:31 06/10/2008
Over 2,000 people gathered on Friday night at Sacred Heart Church, Cabramatta, in Sydney's west for a prayer vigil in solidarity with Hanoi Catholics.
Catholics, Buddhists and representatives of other religious groups attended the vigil and called upon the Vietnamese government to put an end to the persecution against them, VietCatholic News reports.
Political representatives, including Senator David Clarke, Cabramatta Councillor Nhan Tran, NSW Legislative Assembly candidate Dai Le, and other members of various Sydney's organisations including Venerable Thich Phuoc Dat of The Vietnamese Buddhist Phuc Hue temple attended the event.
Local Vietnamese priests concelebrating in the Mass were joined by Polish Fr Krystof Chwalek and Fr Nguyen Van Hung, a Vietnamese priest from Taiwan.
In his sermon, Sydney Vietnamese Catholic chaplain, Fr Nguyen Khoa Toan said that politics is not in the Church's functionalities, yet we cannot stand aside from society."
"The joy and hope, sorrow and worry of the Vietnamese people are also the joy and hope, sorrow and worry of all Vietnamese Catholic faithful," he said.
In that spirit, Catholic in Sydney gathered to pray for their brothers and sisters in their homeland and to denounce human rights violations by the Vietnam government against its own people.
At the end of the Mass, protestors stood chanting and praying for hours before the statue of Mother of Divine Love.
Fr Paul Van Chi Chu, the coordinator of the prayer vigil, told VietCatholic News that "not only in Sydney, Vietnamese Catholics in Perth, Adelaide, Brisbane and other states held similar vigils to pray for the Church in Vietnam and to report to the Australian Community and the international Community about the critical situation concerning persecution against the Catholic clergy and faithful by the Vietnamese Communist government."
For the updated situation of Hanoi Archdiocese, "at this hour," he reported, "numerous Catholics are still being detained indefinitely in jail, the Archbishop of Hanoi and several leaders of the Redemptorist Congregation in Hanoi have been subjects of a governmental campaign of public defamation and humiliation."
In addition, "Church properties including buildings and religious items have been vandalised or ransacked in broad daylight, not to mention the priests and the pacifist demonstrators are being harassed daily by vicious thugs who would stop at nothing to terrorise and to insult this innocent victim under the government's instruction. The Catholic Church in Vietnam as a whole is now the subject of Vietnam government's persecution by definition," he insisted.
Catholics, Buddhists and representatives of other religious groups attended the vigil and called upon the Vietnamese government to put an end to the persecution against them, VietCatholic News reports.
Political representatives, including Senator David Clarke, Cabramatta Councillor Nhan Tran, NSW Legislative Assembly candidate Dai Le, and other members of various Sydney's organisations including Venerable Thich Phuoc Dat of The Vietnamese Buddhist Phuc Hue temple attended the event.
Local Vietnamese priests concelebrating in the Mass were joined by Polish Fr Krystof Chwalek and Fr Nguyen Van Hung, a Vietnamese priest from Taiwan.
In his sermon, Sydney Vietnamese Catholic chaplain, Fr Nguyen Khoa Toan said that politics is not in the Church's functionalities, yet we cannot stand aside from society."
"The joy and hope, sorrow and worry of the Vietnamese people are also the joy and hope, sorrow and worry of all Vietnamese Catholic faithful," he said.
In that spirit, Catholic in Sydney gathered to pray for their brothers and sisters in their homeland and to denounce human rights violations by the Vietnam government against its own people.
At the end of the Mass, protestors stood chanting and praying for hours before the statue of Mother of Divine Love.
Fr Paul Van Chi Chu, the coordinator of the prayer vigil, told VietCatholic News that "not only in Sydney, Vietnamese Catholics in Perth, Adelaide, Brisbane and other states held similar vigils to pray for the Church in Vietnam and to report to the Australian Community and the international Community about the critical situation concerning persecution against the Catholic clergy and faithful by the Vietnamese Communist government."
For the updated situation of Hanoi Archdiocese, "at this hour," he reported, "numerous Catholics are still being detained indefinitely in jail, the Archbishop of Hanoi and several leaders of the Redemptorist Congregation in Hanoi have been subjects of a governmental campaign of public defamation and humiliation."
In addition, "Church properties including buildings and religious items have been vandalised or ransacked in broad daylight, not to mention the priests and the pacifist demonstrators are being harassed daily by vicious thugs who would stop at nothing to terrorise and to insult this innocent victim under the government's instruction. The Catholic Church in Vietnam as a whole is now the subject of Vietnam government's persecution by definition," he insisted.
Vietnamese bishops: ''path of dialogue opened'' with government
Asia-News
07:49 06/10/2008
In a message, the bishops' conference refers to the meeting with the prime minister: it is possible to talk together, but the road is long and strewn with difficulties and obstacles. The affair of the parish of Mạc Thượng: thugs in action for one week straight, after a request that church land be returned.
Hanoi (AsiaNews) - "The path of dialogue has been opened": this is the judgment that the bishops of Vietnam are expressing about the meeting with Prime Minister Nguyen Tan Dung, held on October 1, and in a letter signed by the president of the bishops' conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. The message, which bears the date of October 3, is addressed to the faithful and speaks of "a climate of attentive listening and frank and direct exchange" in the meeting with the prime minister, during which discussions were held about the government policy toward religion, and in particular toward Catholics, and about the matters concerning the former apostolic delegation, the parish of Thai Ha, and the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet.
The message says that the meeting has permitted the resumption of dialogue, "after a period during which we seemed to be going down a blind alley." The bishops do not conceal the fact that "the road for truth, justice, and long-term benefits for the nation is still a very long one with numerous obstacles and difficulties in dialogue. It requires wisdom and patience." For this reason, they ask Catholics to "join in personal and communal prayer within the parish and religious communities, in a spirit of communion, love, and harmony."
"When everyone has taken truth, justice, and the common good as the light for our path and the criteria for our decision," the message from the bishops concludes, "then we will be able to overcome the difficulties and obstacles in the course of the construction and development of our beloved country."
The tone and content of the message are rather different from those released by the state media. "State television did not broadcast what bishops said,” Sr. Marie Nguyen from Saigon tells AsiaNews. “It tried to present the meeting as a class in which the prime minister lectured the bishops and gave them instructions to carry out." The judgment of Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a Franciscan of Ho Chi Minh City, is more drastic. For him, the meeting was "a waste of money and time. It’s absurd to learn that during the meeting the representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops have been assigned with the task to ‘educate’ Msgr. Kiệt." He is referring to reports by the state media, saying that the prime minister asked the Vietnamese bishops' conference, for "the common good of all, to support and assist the prelate more as he needed to abide the state law."
Meanwhile, the tactics of intimidation and violence seem to be succeeding in another parish, that of Mạc Thượng, in Thiên Lý, district of Lý Nhân.
Mạc Thượng is a small parish, with only 300 faithful. For one week, explains the pastor, Fr. Tạ Hữu Phương, "Every day, they gathered at 7:30 pm [in the entrance of the church] to yell slogans, threatening to attack priests, and other things until 10pm. They came in a large number, up to hundreds…and immediately started yelling and cursing loudly. They then stoned at the church and my residence. They pulled down the fence; smashed my windows and threw them into a pond; and damaged the gates. They were very violent."
The parishioners went to the police release of the province of Ha Nam, who told the troublemakers to leave. But they did not arrest anyone, and the following day everything started over again as before.
In order to understand these events, it must be remembered that the parish had presented the people's committee with a petition for the restitution of church property: 26,000 square meters, most of which the authorities had taken after the death of a previous pastor, Fr. De, 60 years before, giving it to private businesses.
The day after the first attack, the committee called the pastor to discuss the petition. And the attacks continued. Now, "the parish does not even think about sending any more petitions in the near future." And the attacks have ceased.
Hanoi (AsiaNews) - "The path of dialogue has been opened": this is the judgment that the bishops of Vietnam are expressing about the meeting with Prime Minister Nguyen Tan Dung, held on October 1, and in a letter signed by the president of the bishops' conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. The message, which bears the date of October 3, is addressed to the faithful and speaks of "a climate of attentive listening and frank and direct exchange" in the meeting with the prime minister, during which discussions were held about the government policy toward religion, and in particular toward Catholics, and about the matters concerning the former apostolic delegation, the parish of Thai Ha, and the archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet.
"When everyone has taken truth, justice, and the common good as the light for our path and the criteria for our decision," the message from the bishops concludes, "then we will be able to overcome the difficulties and obstacles in the course of the construction and development of our beloved country."
The tone and content of the message are rather different from those released by the state media. "State television did not broadcast what bishops said,” Sr. Marie Nguyen from Saigon tells AsiaNews. “It tried to present the meeting as a class in which the prime minister lectured the bishops and gave them instructions to carry out." The judgment of Fr. Pascal Nguyen Ngoc Tinh, a Franciscan of Ho Chi Minh City, is more drastic. For him, the meeting was "a waste of money and time. It’s absurd to learn that during the meeting the representatives of the Vietnam Conference of Catholic Bishops have been assigned with the task to ‘educate’ Msgr. Kiệt." He is referring to reports by the state media, saying that the prime minister asked the Vietnamese bishops' conference, for "the common good of all, to support and assist the prelate more as he needed to abide the state law."
Meanwhile, the tactics of intimidation and violence seem to be succeeding in another parish, that of Mạc Thượng, in Thiên Lý, district of Lý Nhân.
Mạc Thượng is a small parish, with only 300 faithful. For one week, explains the pastor, Fr. Tạ Hữu Phương, "Every day, they gathered at 7:30 pm [in the entrance of the church] to yell slogans, threatening to attack priests, and other things until 10pm. They came in a large number, up to hundreds…and immediately started yelling and cursing loudly. They then stoned at the church and my residence. They pulled down the fence; smashed my windows and threw them into a pond; and damaged the gates. They were very violent."
The parishioners went to the police release of the province of Ha Nam, who told the troublemakers to leave. But they did not arrest anyone, and the following day everything started over again as before.
In order to understand these events, it must be remembered that the parish had presented the people's committee with a petition for the restitution of church property: 26,000 square meters, most of which the authorities had taken after the death of a previous pastor, Fr. De, 60 years before, giving it to private businesses.
The day after the first attack, the committee called the pastor to discuss the petition. And the attacks continued. Now, "the parish does not even think about sending any more petitions in the near future." And the attacks have ceased.
Vietnam: Le conflit pour la restitution des propriétés de l'Eglise s'aggrave
Apic
08:24 06/10/2008
L'archevêque de Hanoi "de facto" assigné à résidence
Hanoi, 3 octobre 2008 (Apic) Le conflit autour des propriétés de l'Eglise catholique confisquées par le régime communiste au Vietnam, qui dure depuis bientôt un an, devient de plus en plus aigu. Selon l'agence d'information "Vietcatholic News", l'archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, se trouverait "de facto" assigné à résidence.
Dans une nouvelle publiée le 2 octobre, "Vietcatholic News" affirme que la résidence de l'archevêque est pour ainsi dire assiégée par les forces de sécurité. Des caméras de surveillance ont été installées sur les toits des maisons environnantes, tandis que les téléphones ont été mis sur écoute. Le bureau de l'archevêque a été fermé et lui-même a vu sa liberté de mouvement restreinte en dehors de sa résidence.
Les autorités de Hanoi accusent l'archevêque d'être derrière les manifestations qui réunissent depuis des semaines des milliers de catholiques qui exigent la restitution de biens de l'Eglise confisqués par le régime communiste dans les années 50, que ce soient des terrains appartenant à la paroisse de Thai Hà Ap ou ceux du complexe de l'ancienne délégation apostolique (nonciature) à Hanoi. Elles demandent même sa démission, en soulignant que ses agissements ont des répercussions négatives sur les relations entre le Vietnam et le Vatican.
Mise en garde des autorités vietnamiennes
Le Premier ministre vietnamien Nguyen Tân Dung a reçu mercredi 1er octobre le président de la Conférence épiscopale du Vietnam, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dà Lat, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man, archevêque de Hôchiminh Ville, et Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, évêque de Hué. Il a relevé à cette occasion que si l'archevêque de Hanoi ne changeait pas son attitude sur les biens de l'Eglise, "ces affaires pourraient avoir des conséquences négatives sur les actuelles bonnes relations entre l'Etat et l'Eglise, ainsi qu'entre le Vietnam et le Vatican". "Le Parti et l'Etat sont résolus à renforcer le bloc d'union nationale, la solidarité entre croyants et non croyants et entre les religions afin de faire du Vietnam un pays prospère avec un peuple riche et une société égalitaire, démocratique et civilisée", a-t-il encore déclaré.
Le chef du gouvernement vietnamien a affirmé que le fil conducteur de la politique de l'Etat en la matière était "le respect de la liberté de croyance et de religion pour chaque citoyen", soulignant que cette politique était "garantie par la loi et réalisée sur la base du respect du système législatif, un système qui ne permet à personne de profiter de la liberté religieuse pour commettre des infractions".
Le quotidien "Le Courrier du Vietnam", dépendant de l'Agence vietnamienne d'information VNA (officielle), rappelle dans son édition du 2 octobre que le chef du gouvernement vietnamien a critiqué sévèrement l'action des fidèles et des religieux qui se sont récemment regroupés au 178, rue Nguyên Luong Bang, et au 42, rue Nhà Chung à Hanoi, "pour y dégrader des biens publics et s’opposer aux fonctionnaires en exercice de leurs fonctions".
Les prêtres et les fidèles de la paroisse de Thai Hà Ap à Hanoi réclament depuis des mois la restitution de terrains appartenant à cette paroisse, et qui ont été confisqués par le régime communiste.
Une paroisse très vivante
La paroisse de Thai Hà Ap est certainement la plus vivante de la capitale du Vietnam. Les anciens bâtiments du monastère des Pères rédemptoristes, une fondation des missionnaires québécois de Ste-Anne de Beaupré établis à Hanoi à la fin des années 20, ont été confisqués par l'Etat. Ils abritent aujourd'hui l'hôpital de Dông Da. Les Rédemptoristes et les paroissiens se battent depuis des mois pour récupérer les biens de l'Eglise.
Evoquant la question foncière et les récentes affaires impliquant des religieux, Nguyen Tân Dung a affirmé que les terres, gérées par l'Etat, étaient la propriété de tout le peuple. "La Constitution et la loi du Vietnam ne reconnaissent en aucun cas la propriété privée. Le Vietnam ne peut donc accepter les réquisitions de terrains pour des motifs religieux et ne souhaite pas réviser la législation en la matière en vigueur depuis le 1er juillet 1991". "L'octroi de terres aux organisations religieuses est régi par les politiques agraires sur la base des demandes des communautés religieuses et en fonction des terrains disponibles dans les localités", a précisé Nguyen Tân Dung
Les autorités affirment que le terrain de la paroisse de Thai Hà (autrefois confisqué, ndr) appartient à l'Etat et est utilisé par la compagnie textile Chiên Thang. La revendication de Trinh Ngoc Hiên, prêtre de la paroisse de Thai Hà Ap, et de certains autres prêtres et chrétiens pour bénéficier du droit d'utilisation de ce terrain, est "sans fondement", selon la mairie de Hanoi. Des prêtres de cette paroisse, conduits par le curé Vu Khoi Phung, "ont de leur plein gré ignoré la loi, refusé la coopération, méprisé le pouvoir et se sont livrés jour après jour à des actes délictueux. Ils se sont emparés de terrains, ont monté illégalement des constructions, incité les catholiques à venir y prier et fait pression sur les autorités", dénoncent les autorités.
Les bouddhistes appelés à la rescousse des autorités
Le maire de Hanoi a averti Vu Khoi Phung, curé de la paroisse, ainsi que les prêtres Nguyên Van Khai, Nguyên Van Thât et Nguyên Ngoc Nam Phong, et exigé d'eux de "s'abstenir de commettre des actes délictueux et des activités religieuses illégales sous peine d'être punis par la loi, de faire respecter la loi par leurs fidèles et de ramener sans tarder statues, croix, photos... dans les lieux qui leur sont réservés".
Nguyên Tân Dung a également fait part de son mécontentement quant aux actions de l'archevêque de Hanoi, Mgr Ngô Quang Kiêt, "qui a soutenu les infractions à la loi d'un certain nombre de missionnaires et paroissiens au 42, rue Nhà Chung, et au 178, rue Nguyên Luong Bang à Hanoi". Et d'ajouter qu'en ne voulant pas coopérer, cet évêque avait "manqué de respect aux autorités de la capitale, ne facilitant ainsi pas la résolution du problème". Il a réitéré la bonne volonté du gouvernement et des organismes d'Etat de négocier pour résoudre les affaires mentionnées "sans recours à la force". Et de conclure: "Tous les actes portant atteinte à la Constitution et à la loi de n'importe quel pays doivent être sanctionnés et les mesures nécessaires mises en œuvre dans ce sens".
Les médias officiels n'ont pas mentionné les protestations des prélats catholiques ni les promesses de restitution graduelles des propriétés de l'Eglise faites à plusieurs reprises depuis le début de l'année. A l'heure actuelle, relève l'agence de presse catholique AsiaNews à Rome, les autorités de Hanoi cherchent à opposer les bouddhistes aux catholiques en affirmant que le terrain sur lequel est bâtie la cathédrale de Hanoi, le séminaire et l'ancienne délégation apostolique étaient "peut-être" dans le temps l'endroit où se trouvait la pagode Bao Thien … détruite en 1426.
Le vice-ministre de la Sécurité publique Nguyen Van Huong - qui affirme que Mgr Ngô Quang Kiêt a, par ses actes et déclarations, ruiné son prestige - affirme que ce sont les colonialistes français qui ont donné aux catholiques en 1883 ce terrain appartenant autrefois aux bouddhistes. Selon une publication éditée par l'Etat lui-même, cette pagode aurait en fait été érigée cinq kilomètres plus au nord. (apic/asian/vna/kna/be)
Hanoi, 3 octobre 2008 (Apic) Le conflit autour des propriétés de l'Eglise catholique confisquées par le régime communiste au Vietnam, qui dure depuis bientôt un an, devient de plus en plus aigu. Selon l'agence d'information "Vietcatholic News", l'archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, se trouverait "de facto" assigné à résidence.
Dans une nouvelle publiée le 2 octobre, "Vietcatholic News" affirme que la résidence de l'archevêque est pour ainsi dire assiégée par les forces de sécurité. Des caméras de surveillance ont été installées sur les toits des maisons environnantes, tandis que les téléphones ont été mis sur écoute. Le bureau de l'archevêque a été fermé et lui-même a vu sa liberté de mouvement restreinte en dehors de sa résidence.
Les autorités de Hanoi accusent l'archevêque d'être derrière les manifestations qui réunissent depuis des semaines des milliers de catholiques qui exigent la restitution de biens de l'Eglise confisqués par le régime communiste dans les années 50, que ce soient des terrains appartenant à la paroisse de Thai Hà Ap ou ceux du complexe de l'ancienne délégation apostolique (nonciature) à Hanoi. Elles demandent même sa démission, en soulignant que ses agissements ont des répercussions négatives sur les relations entre le Vietnam et le Vatican.
Mise en garde des autorités vietnamiennes
Le Premier ministre vietnamien Nguyen Tân Dung a reçu mercredi 1er octobre le président de la Conférence épiscopale du Vietnam, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, évêque de Dà Lat, le cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man, archevêque de Hôchiminh Ville, et Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, évêque de Hué. Il a relevé à cette occasion que si l'archevêque de Hanoi ne changeait pas son attitude sur les biens de l'Eglise, "ces affaires pourraient avoir des conséquences négatives sur les actuelles bonnes relations entre l'Etat et l'Eglise, ainsi qu'entre le Vietnam et le Vatican". "Le Parti et l'Etat sont résolus à renforcer le bloc d'union nationale, la solidarité entre croyants et non croyants et entre les religions afin de faire du Vietnam un pays prospère avec un peuple riche et une société égalitaire, démocratique et civilisée", a-t-il encore déclaré.
Le chef du gouvernement vietnamien a affirmé que le fil conducteur de la politique de l'Etat en la matière était "le respect de la liberté de croyance et de religion pour chaque citoyen", soulignant que cette politique était "garantie par la loi et réalisée sur la base du respect du système législatif, un système qui ne permet à personne de profiter de la liberté religieuse pour commettre des infractions".
Le quotidien "Le Courrier du Vietnam", dépendant de l'Agence vietnamienne d'information VNA (officielle), rappelle dans son édition du 2 octobre que le chef du gouvernement vietnamien a critiqué sévèrement l'action des fidèles et des religieux qui se sont récemment regroupés au 178, rue Nguyên Luong Bang, et au 42, rue Nhà Chung à Hanoi, "pour y dégrader des biens publics et s’opposer aux fonctionnaires en exercice de leurs fonctions".
Les prêtres et les fidèles de la paroisse de Thai Hà Ap à Hanoi réclament depuis des mois la restitution de terrains appartenant à cette paroisse, et qui ont été confisqués par le régime communiste.
Une paroisse très vivante
La paroisse de Thai Hà Ap est certainement la plus vivante de la capitale du Vietnam. Les anciens bâtiments du monastère des Pères rédemptoristes, une fondation des missionnaires québécois de Ste-Anne de Beaupré établis à Hanoi à la fin des années 20, ont été confisqués par l'Etat. Ils abritent aujourd'hui l'hôpital de Dông Da. Les Rédemptoristes et les paroissiens se battent depuis des mois pour récupérer les biens de l'Eglise.
Evoquant la question foncière et les récentes affaires impliquant des religieux, Nguyen Tân Dung a affirmé que les terres, gérées par l'Etat, étaient la propriété de tout le peuple. "La Constitution et la loi du Vietnam ne reconnaissent en aucun cas la propriété privée. Le Vietnam ne peut donc accepter les réquisitions de terrains pour des motifs religieux et ne souhaite pas réviser la législation en la matière en vigueur depuis le 1er juillet 1991". "L'octroi de terres aux organisations religieuses est régi par les politiques agraires sur la base des demandes des communautés religieuses et en fonction des terrains disponibles dans les localités", a précisé Nguyen Tân Dung
Les autorités affirment que le terrain de la paroisse de Thai Hà (autrefois confisqué, ndr) appartient à l'Etat et est utilisé par la compagnie textile Chiên Thang. La revendication de Trinh Ngoc Hiên, prêtre de la paroisse de Thai Hà Ap, et de certains autres prêtres et chrétiens pour bénéficier du droit d'utilisation de ce terrain, est "sans fondement", selon la mairie de Hanoi. Des prêtres de cette paroisse, conduits par le curé Vu Khoi Phung, "ont de leur plein gré ignoré la loi, refusé la coopération, méprisé le pouvoir et se sont livrés jour après jour à des actes délictueux. Ils se sont emparés de terrains, ont monté illégalement des constructions, incité les catholiques à venir y prier et fait pression sur les autorités", dénoncent les autorités.
Les bouddhistes appelés à la rescousse des autorités
Le maire de Hanoi a averti Vu Khoi Phung, curé de la paroisse, ainsi que les prêtres Nguyên Van Khai, Nguyên Van Thât et Nguyên Ngoc Nam Phong, et exigé d'eux de "s'abstenir de commettre des actes délictueux et des activités religieuses illégales sous peine d'être punis par la loi, de faire respecter la loi par leurs fidèles et de ramener sans tarder statues, croix, photos... dans les lieux qui leur sont réservés".
Nguyên Tân Dung a également fait part de son mécontentement quant aux actions de l'archevêque de Hanoi, Mgr Ngô Quang Kiêt, "qui a soutenu les infractions à la loi d'un certain nombre de missionnaires et paroissiens au 42, rue Nhà Chung, et au 178, rue Nguyên Luong Bang à Hanoi". Et d'ajouter qu'en ne voulant pas coopérer, cet évêque avait "manqué de respect aux autorités de la capitale, ne facilitant ainsi pas la résolution du problème". Il a réitéré la bonne volonté du gouvernement et des organismes d'Etat de négocier pour résoudre les affaires mentionnées "sans recours à la force". Et de conclure: "Tous les actes portant atteinte à la Constitution et à la loi de n'importe quel pays doivent être sanctionnés et les mesures nécessaires mises en œuvre dans ce sens".
Les médias officiels n'ont pas mentionné les protestations des prélats catholiques ni les promesses de restitution graduelles des propriétés de l'Eglise faites à plusieurs reprises depuis le début de l'année. A l'heure actuelle, relève l'agence de presse catholique AsiaNews à Rome, les autorités de Hanoi cherchent à opposer les bouddhistes aux catholiques en affirmant que le terrain sur lequel est bâtie la cathédrale de Hanoi, le séminaire et l'ancienne délégation apostolique étaient "peut-être" dans le temps l'endroit où se trouvait la pagode Bao Thien … détruite en 1426.
Le vice-ministre de la Sécurité publique Nguyen Van Huong - qui affirme que Mgr Ngô Quang Kiêt a, par ses actes et déclarations, ruiné son prestige - affirme que ce sont les colonialistes français qui ont donné aux catholiques en 1883 ce terrain appartenant autrefois aux bouddhistes. Selon une publication éditée par l'Etat lui-même, cette pagode aurait en fait été érigée cinq kilomètres plus au nord. (apic/asian/vna/kna/be)
Press Release: The Australian Vietnamese Christian Association Inc.
The Australian Vietnamese Christian Association In
08:44 06/10/2008
The Australian Vietnamese Christian Association Inc.
Tel: (03) 9384 1947
Mob: 0412 560445
Mob: 0412 560445
PRESS RELEASE
FOR IMMEDIATE RELEASE
Contacts:
Fr. Anthony Nguyen
quangsdb@yahoo.com
Melbourne, Oct. 06, 2008. The Australian Vietnamese Christian Association (AVCA) will hold a Candlelight Prayer Vigil on Friday Oct 10, 2008 to denounce the persecution of Catholics in Vietnam and appeal to the Australian government to intervene so that the Vietnam government immediately stops all kinds of repression and respect human rights of its own people.
The Prayer Vigil, taking place at Federation Square (at the corner of Swanston and Flinders Sts), will start at 7:30 pm local time, and finish at 9:00 pm.
According to Fr Anthony Nguyen, Chairman of the Australian Vietnamese Christian Association, “The Church in Vietnam has been suffered the harshest crackdown in decades with numerous faithful who peacefully express their views on religious freedom and human rights have been detained, or intimidated.”
“Since December 2007, Catholics in Hanoi have been holding prayer vigils on Catholic Church premises, pleading for the return of the properties that had been confiscated unlawfully by the Communist regime in the 1950s,” he added.
“In response to their legitimate aspirations, the Vietnamese government openly persecuted them: churches ransacked, the former nunciature in Hanoi bulldozed, a peaceful religious procession ruined by tear gas, Catholic protestors beaten by police with stun gun, Catholic leadership viciously defamed on state media and threatened with ‘extreme actions’, pro-government thugs yelling death threats against Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has since Sep. 19 been under virtual house arrested,” he reported.
“As a member of the UN Security Council,” Fr. Anthony believes, “Vietnam should uphold human rights and international laws it has signed and pledged to obey.”
“In this human rights crisis, AVCA turns to Australia,” he continued, “a country with a long tradition of protecting religious and human rights to respectfully ask Prime Minister Kevin Rudd to demand the Vietnam government to stop all repression immediately and to respect human rights and justice.”
Contacts:
Fr. Anthony Nguyen.
Tel: (03) 9384 1947
Mob: 0412 560445
Email: quangsdb@yahoo.com
For more information please visit: www.vietcatholic.net
The Prayer Vigil, taking place at Federation Square (at the corner of Swanston and Flinders Sts), will start at 7:30 pm local time, and finish at 9:00 pm.
According to Fr Anthony Nguyen, Chairman of the Australian Vietnamese Christian Association, “The Church in Vietnam has been suffered the harshest crackdown in decades with numerous faithful who peacefully express their views on religious freedom and human rights have been detained, or intimidated.”
“Since December 2007, Catholics in Hanoi have been holding prayer vigils on Catholic Church premises, pleading for the return of the properties that had been confiscated unlawfully by the Communist regime in the 1950s,” he added.
“In response to their legitimate aspirations, the Vietnamese government openly persecuted them: churches ransacked, the former nunciature in Hanoi bulldozed, a peaceful religious procession ruined by tear gas, Catholic protestors beaten by police with stun gun, Catholic leadership viciously defamed on state media and threatened with ‘extreme actions’, pro-government thugs yelling death threats against Hanoi Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has since Sep. 19 been under virtual house arrested,” he reported.
“As a member of the UN Security Council,” Fr. Anthony believes, “Vietnam should uphold human rights and international laws it has signed and pledged to obey.”
“In this human rights crisis, AVCA turns to Australia,” he continued, “a country with a long tradition of protecting religious and human rights to respectfully ask Prime Minister Kevin Rudd to demand the Vietnam government to stop all repression immediately and to respect human rights and justice.”
Contacts:
Fr. Anthony Nguyen.
Tel: (03) 9384 1947
Mob: 0412 560445
Email: quangsdb@yahoo.com
For more information please visit: www.vietcatholic.net
Lettre de la Conférence épiscopale catholique du Vietnam au sujet de sa rencontre avec le chef du gouvernement vietnamien
Eglises d'Asie
12:47 06/10/2008
Lettre de la Conférence épiscopale catholique du Vietnam
au sujet de sa rencontre avec le chef du gouvernement vietnamien
le 1er octobre 2008
CHAPÔ
Dans le présent courrier, les évêques catholiques du Vietnam informent l’ensemble de l’Eglise du Vietnam de leur rencontre du 1er octobre avec le chef du gouvernement vietnamien. Ils ne rentrent pas dans le détail des points de vue échangés, que l’on pourra trouver dans la dépêche diffusée le 3 octobre par Eglises d’Asie. Ils se contentent de se réjouir que cet échange ait été franc et direct. Ils affirment avoir choisi la voie du dialogue et appellent tous les fidèles, les communautés paroissiales et religieuses à continuer de prier pour la vérité, la justice et la paix. Le texte vietnamien de la lettre a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
TEXTE
A nos frères et sœurs, prêtres, religieux, religieuses et laïcs de la communauté du Peuple de Dieu au Vietnam.
Chers frères et sœurs,
Après la deuxième session de son assemblée annuelle, qui s’est tenue du 22 au 26 septembre, dans les locaux de l’évêché de Xuân Lôc, la Conférence épiscopale du Vietnam a envoyé un groupe de représentants à Hanoi pour y rencontrer le chef du gouvernement et échanger avec lui. La délégation était composée du président de la Conférence et de trois évêques, représentant les trois provinces ecclésiastiques du Vietnam, celle de Hanoi, Huê et Hô Chi Minh-Ville.
Au cours de la rencontre qui a eu lieu dans l’après-midi du 1er octobre, de 17 heures à 18 h 30, le Premier ministre nous a écoutés exposer le point de vue de la Conférence épiscopale, relatif aux questions posées par la situation actuelle. Il a ensuite précisé l’étape actuelle de l’application de la politique à l’égard des religions en général et du catholicisme en particulier. En tant que premier détenteur du pouvoir exécutif dans la République socialiste du Vietnam, le Premier ministre a exposé le point de vue du gouvernement à propos de l’affaire de la Délégation apostolique (42, rue Nhà Chung, Hanoi), de la paroisse de Thai Ha (178, Nguyên Luong Bang, Hanoi) et de l’archevêque de Hanoi.
Grâce à vos prières, la rencontre s’est déroulée dans un climat d’écoute attentive et d’échange franc et direct. Ainsi le chemin du dialogue a été ouvert à nouveau après une période où l’on pensait être dans une impasse. Nous vous remercions sincèrement d’avoir prié pour nous. Cependant, le chemin du dialogue à la recherche de la vérité, de la justice et de l’intérêt durable du pays est encore long. Il sera parsemé de difficultés, d’obstacles. Il exigera sagesse et persévérance. C’est pourquoi nous vous demandons de vous unir à nous, dans la prière aussi bien personnelle que commune au sein des communautés paroissiales et religieuses, dans un esprit de communion, d’amour et de concorde.
Nous sommes persuadés que le Seigneur ne cesse d’agir avec son peuple. Nous le prions d’accorder la grâce de la paix et d’éclaire le chemin de tous, pour qu’ils sachent, d’un cœur sincère, chercher et rencontrer la vérité, la justice et l’intérêt à long terme de la communauté nationale.
Lorsque tous auront pris la vérité, la justice et le bien commun comme lumière pour éclairer la route et comme critère de choix, nous pourrons alors surmonter les difficultés et les obstacles rencontrés au cours de l’édification de notre patrie et du développement de notre pays bien-aimé.
Hanoi, le 3 octobre 2008
Le président de la Conférence épiscopale,
Mgr Pierre Nguyên Van Nhon
(EDA, octobre 2008)
document envoyé par la Rédaction d'Eglises d'Asie
au sujet de sa rencontre avec le chef du gouvernement vietnamien
le 1er octobre 2008
CHAPÔ
Dans le présent courrier, les évêques catholiques du Vietnam informent l’ensemble de l’Eglise du Vietnam de leur rencontre du 1er octobre avec le chef du gouvernement vietnamien. Ils ne rentrent pas dans le détail des points de vue échangés, que l’on pourra trouver dans la dépêche diffusée le 3 octobre par Eglises d’Asie. Ils se contentent de se réjouir que cet échange ait été franc et direct. Ils affirment avoir choisi la voie du dialogue et appellent tous les fidèles, les communautés paroissiales et religieuses à continuer de prier pour la vérité, la justice et la paix. Le texte vietnamien de la lettre a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.
TEXTE
A nos frères et sœurs, prêtres, religieux, religieuses et laïcs de la communauté du Peuple de Dieu au Vietnam.
Chers frères et sœurs,
Après la deuxième session de son assemblée annuelle, qui s’est tenue du 22 au 26 septembre, dans les locaux de l’évêché de Xuân Lôc, la Conférence épiscopale du Vietnam a envoyé un groupe de représentants à Hanoi pour y rencontrer le chef du gouvernement et échanger avec lui. La délégation était composée du président de la Conférence et de trois évêques, représentant les trois provinces ecclésiastiques du Vietnam, celle de Hanoi, Huê et Hô Chi Minh-Ville.
Au cours de la rencontre qui a eu lieu dans l’après-midi du 1er octobre, de 17 heures à 18 h 30, le Premier ministre nous a écoutés exposer le point de vue de la Conférence épiscopale, relatif aux questions posées par la situation actuelle. Il a ensuite précisé l’étape actuelle de l’application de la politique à l’égard des religions en général et du catholicisme en particulier. En tant que premier détenteur du pouvoir exécutif dans la République socialiste du Vietnam, le Premier ministre a exposé le point de vue du gouvernement à propos de l’affaire de la Délégation apostolique (42, rue Nhà Chung, Hanoi), de la paroisse de Thai Ha (178, Nguyên Luong Bang, Hanoi) et de l’archevêque de Hanoi.
Grâce à vos prières, la rencontre s’est déroulée dans un climat d’écoute attentive et d’échange franc et direct. Ainsi le chemin du dialogue a été ouvert à nouveau après une période où l’on pensait être dans une impasse. Nous vous remercions sincèrement d’avoir prié pour nous. Cependant, le chemin du dialogue à la recherche de la vérité, de la justice et de l’intérêt durable du pays est encore long. Il sera parsemé de difficultés, d’obstacles. Il exigera sagesse et persévérance. C’est pourquoi nous vous demandons de vous unir à nous, dans la prière aussi bien personnelle que commune au sein des communautés paroissiales et religieuses, dans un esprit de communion, d’amour et de concorde.
Nous sommes persuadés que le Seigneur ne cesse d’agir avec son peuple. Nous le prions d’accorder la grâce de la paix et d’éclaire le chemin de tous, pour qu’ils sachent, d’un cœur sincère, chercher et rencontrer la vérité, la justice et l’intérêt à long terme de la communauté nationale.
Lorsque tous auront pris la vérité, la justice et le bien commun comme lumière pour éclairer la route et comme critère de choix, nous pourrons alors surmonter les difficultés et les obstacles rencontrés au cours de l’édification de notre patrie et du développement de notre pays bien-aimé.
Hanoi, le 3 octobre 2008
Le président de la Conférence épiscopale,
Mgr Pierre Nguyên Van Nhon
(EDA, octobre 2008)
document envoyé par la Rédaction d'Eglises d'Asie
Viet bishops ask prayers in struggle with government; US hierarchy expresses solidarity
Catholic World News
18:17 06/10/2008
Hanoi, Oct. 6, 2008 (CWNews.com) - After an October 1 meeting with Prime Minister Nguyen Tan Dung, the leaders of the Vietnamese bishops' conference have issued a message to the faithful, asking for prayers as they confront "numerous obstacles and difficulties" in relations with the government.
In their message the Vietnamese bishops reported a "frank dialogue" with the prime minister, but admitted that the session had produced no positive movement toward resolution of a series of property disputes.
The Vietnamese bishops received a strong message of support from their US counterparts. Bishop Thomas Wenski, the chairman of the justice-and-peace committee for the US Conference of Catholic Bishops, wrote to Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Da Lat, the president of the Vietnamese episcopal conference, to assure him of "our solidarity with the Church in Vietnam at this difficult time." Bishop Wenski said that the American hierarchy fully supported the Vietnamese hierarchy in its efforts to reach a peaceful resolution over the disputes over properties seized by the government. The American bishop observed that it was "all the more worrisome" that Vietnamese government officials had apparently reneged on a promise to restore Church ownership of the land once occupied by the apostolic nuncio's office in Hanoi.
In the Hanoi archdiocese, meanwhile, Church officials reported another ugly result of the government's propaganda campaign against Catholics. A parish in Thien Ly village, outside Hanoi, suffered violent attacks every day for a week, the pastor reported. A mob gathered around the church each day, shouting slogans and intimidating the members of the small congregation. In spurts of violence, the members of the mob broke windows in the church and threatened the lives of priests and parishioners.
In their message the Vietnamese bishops reported a "frank dialogue" with the prime minister, but admitted that the session had produced no positive movement toward resolution of a series of property disputes.
The Vietnamese bishops received a strong message of support from their US counterparts. Bishop Thomas Wenski, the chairman of the justice-and-peace committee for the US Conference of Catholic Bishops, wrote to Bishop Peter Nguyen Van Nhon of Da Lat, the president of the Vietnamese episcopal conference, to assure him of "our solidarity with the Church in Vietnam at this difficult time." Bishop Wenski said that the American hierarchy fully supported the Vietnamese hierarchy in its efforts to reach a peaceful resolution over the disputes over properties seized by the government. The American bishop observed that it was "all the more worrisome" that Vietnamese government officials had apparently reneged on a promise to restore Church ownership of the land once occupied by the apostolic nuncio's office in Hanoi.
In the Hanoi archdiocese, meanwhile, Church officials reported another ugly result of the government's propaganda campaign against Catholics. A parish in Thien Ly village, outside Hanoi, suffered violent attacks every day for a week, the pastor reported. A mob gathered around the church each day, shouting slogans and intimidating the members of the small congregation. In spurts of violence, the members of the mob broke windows in the church and threatened the lives of priests and parishioners.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Đức Mẹ Fatima Miller - Sydney mừng kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:31 06/10/2008
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 5/10/2008 các hội đoàn đoàn thể của Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn. Đặc biệt mừng kính 10 năm thành lập Giáo đoàn Ca đoàn, Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ và Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo đoàn xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima khai mạc cuộc kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ chuỗi kinh Mân Côi Mùa Vui để nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng.
Mời xem hình ảnh
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, các em Thiếu Nhi tiến lên dâng Mẹ hoạt cảnh Chuỗi Hoa Mân Côi Dâng Mẹ rất ý nghĩa qua trong Kinh Kính Mừng và sau đó các em kính tặng tất cả mọi ngưòi trong nhà thờ một Chuỗi Mân Côi sống kỷ niệm tháng Mân Côi và 10 năm thành lập Giáo đoàn Fatima Miller. Đồng thời Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo đoàn Miller ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và Thánh lễ tạ ơn gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi và Cha Paulino Kolio Chính xứ cùng đồng tế.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cũng cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, mặc dù Cha mới về đảm nhận Chính xứ. Kế tiếp ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy đặc biệt kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo đoàn. Ông khen ngợI Giáo đoàn tuy bị trở ngạị một thờI gian, nhưng Giáo đoàn vẫn phát triển và đóng góp rất nhiều công ích cho Cộng Động, và sau cùng ông Trần Văn Yên Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà thờ do Chi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và Legio Mariae trợ giúp ẩm thực và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương. Ngoài ra còn có phần xổ số may mắn lấy hên. Đặc biệt phần lô Độc Đắc là tượng Đức Mẹ Fatima xổ đến 4 lần không ai trúng nên Ban Mục Vụ Giáo đoàn đế nghị kính tặng tượng Đức Mẹ Fatima cho Cha Paulino Chính xứ, mọi ngưòi đều tán thành và hoan hỷ. Cha Paulino rất xúc động trước sự nhiệt thành của Giáo đoàn. Cha ngỏ lời cám ơn và sẽ cầu nguyện cho Giáo đoàn được an bình và thêm tiến triển. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 2.30pm.
Mời xem hình ảnh
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, các em Thiếu Nhi tiến lên dâng Mẹ hoạt cảnh Chuỗi Hoa Mân Côi Dâng Mẹ rất ý nghĩa qua trong Kinh Kính Mừng và sau đó các em kính tặng tất cả mọi ngưòi trong nhà thờ một Chuỗi Mân Côi sống kỷ niệm tháng Mân Côi và 10 năm thành lập Giáo đoàn Fatima Miller. Đồng thời Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo đoàn Miller ngỏ lời chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn và Thánh lễ tạ ơn gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi và Cha Paulino Kolio Chính xứ cùng đồng tế.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cũng cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, mặc dù Cha mới về đảm nhận Chính xứ. Kế tiếp ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy đặc biệt kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo đoàn. Ông khen ngợI Giáo đoàn tuy bị trở ngạị một thờI gian, nhưng Giáo đoàn vẫn phát triển và đóng góp rất nhiều công ích cho Cộng Động, và sau cùng ông Trần Văn Yên Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà thờ do Chi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và Legio Mariae trợ giúp ẩm thực và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương. Ngoài ra còn có phần xổ số may mắn lấy hên. Đặc biệt phần lô Độc Đắc là tượng Đức Mẹ Fatima xổ đến 4 lần không ai trúng nên Ban Mục Vụ Giáo đoàn đế nghị kính tặng tượng Đức Mẹ Fatima cho Cha Paulino Chính xứ, mọi ngưòi đều tán thành và hoan hỷ. Cha Paulino rất xúc động trước sự nhiệt thành của Giáo đoàn. Cha ngỏ lời cám ơn và sẽ cầu nguyện cho Giáo đoàn được an bình và thêm tiến triển. Sau đó kết thúc bế mạc vào lúc 2.30pm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
CĐCGVN giáo phận Dallas thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình
Trần Vinh
08:25 06/10/2008
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM GIÁO PHẬN DALLAS TỔ CHỨC THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÍ VÀ HOÀ BÌNH
Để hiệp thông với Giáo Hội Mẹ ở quê nhà trong cuộc đấu tranh cho Công Lí và Hòa Bình, cách riêng với Tổng Giáo phận Hà Nội - vụ Tòa Khâm sứ và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam - vụ Gíao xứ Thái Hà, đồng thời để hiệp một lòng một ý với tuyệt đại đa số hơn 80 triệu đồng bào cả nước đang khao khát Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền thật sự được mau chóng thể hiện trên quê hương Việt Nam, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo phận Dallas đã kính mời Qúy vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo bạn, Qúy vị tu sĩ, Qúy Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, Qúy Hội đoàn Công giáo tiến hành và toàn thể qúy đồng hương, đồng đạo tụ họp về Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 2121 W. Apollo Rd, Garland, TX 75044 để cùng nhau THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÍ VÀ HÒA BÌNH ĐƯỢC TỎA SÁNG vào chiều tối hôm nay, Chúa nhật 05/10/2008.
Xem hình ảnh buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam
Thay mặt cho Ban Tổ chức buổi Thắp Nến Cầu Nguyện đêm nay là các Linh mục Giuse Nguyễn Văn Sơn, Đaị diện liên lạc Hội đồng Linh mục Việt Nam Giáo phận Dallas và Linh mục Phêrô Bùi Quang Tuấn, Dòng Chúa Cứu Thế, Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland.
Từ 6:30 chiều mọi người từ các xứ đạo VN trong vùng tuốn về tập trung khá đông đủ. Người ta nhận thấy giới trẻ chiếm một số khá đông. Có những cặp vợ chồng trẻ: chồng dắt tay cháu nhỏ, vợ đẩy xe baby cũng tới tham dự đêm cầu nguyện. Các em thanh thiếu niên nam nữ trong đồng phục Thiếu nhi Thánh Thể bận rộn xếp ghế ngồi, phân phát nến và nước uống.
Đúng 7:00 buổi lễ Thắp Nến Cầu Nguyện bắt đầu. Người dẫn chương trình giới thiệu là Linh mục chánh xứ Bùi Quang Tuấn lên chào mừng quan khách và các Cộng đoàn giáo xứ về tham dự. Đặc biệt có sự tham dự của Bà Khúc Minh Thư và một số vị trong Ban Tổ Chức Ngày Hội Ngộ Cưụ tù nhân chính trị tại Dallas 2008 hồi cuối tuần vừa qua.
Sau khi Linh mục chánh xứ chào mừng các thành phần tham dự, các linh mục tiến lên lễ đài thắp hương trước bàn thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tiếp nối là những lời kinh tiếng hát sốt sắng vang lên một góc trời. Van xin Trời Cao thương dân Việt mãi còn thống khổ đọa đầy trong gông cùm Công Sản vô thần. Thiết tha khẩn cầu cùng Mẹ Maria ‘Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Viện Nam…Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Nước Việt Nam qua phút nguy nan’. Con người dầu khô khan đến đâu khi tới đây nghe kinh nghe hát cũng phải mềm lòng, bùi ngùi xúc động. Từ nơi xa xôi vạn dặm, những tấm lòng người con dân nước Việt xa xứ vẫn nhớ về quê nhà yêu dấu, vẫn vui cái vui ở quê nhà vẫn lo cái lo ở quê nhà. Nguyện cho Công Lí là căn bản của Hòa Bình chân thật mau tỏa sáng nơi quê nhà, đem lại hạnh phúc, tự do chân chính lâu dài cho mọi người.
Chúng con xin kính gửi tấm lòng trọng kính, thán phục và biết ơn về Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, về Cha phụ trách Vũ Khởi Phụng cùng toàn thể các đấng các bậc và cộng đoàn dân Chúa đang gặp cơn bách hại tại Hà Nội.
Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phù hộ cho Giáo Hội Việt Nam luôn trung tín vững bền trong ơn nghĩa Chúa.
‘Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa, nào con thiếu chi, con sợ chi?...”
Để hiệp thông với Giáo Hội Mẹ ở quê nhà trong cuộc đấu tranh cho Công Lí và Hòa Bình, cách riêng với Tổng Giáo phận Hà Nội - vụ Tòa Khâm sứ và Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam - vụ Gíao xứ Thái Hà, đồng thời để hiệp một lòng một ý với tuyệt đại đa số hơn 80 triệu đồng bào cả nước đang khao khát Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền thật sự được mau chóng thể hiện trên quê hương Việt Nam, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Giáo phận Dallas đã kính mời Qúy vị lãnh đạo tinh thần các Tôn giáo bạn, Qúy vị tu sĩ, Qúy Hội đồng Mục vụ các giáo xứ, Qúy Hội đoàn Công giáo tiến hành và toàn thể qúy đồng hương, đồng đạo tụ họp về Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 2121 W. Apollo Rd, Garland, TX 75044 để cùng nhau THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÍ VÀ HÒA BÌNH ĐƯỢC TỎA SÁNG vào chiều tối hôm nay, Chúa nhật 05/10/2008.
Xem hình ảnh buổi thắp nến cầu nguyện cho Việt Nam
Thay mặt cho Ban Tổ chức buổi Thắp Nến Cầu Nguyện đêm nay là các Linh mục Giuse Nguyễn Văn Sơn, Đaị diện liên lạc Hội đồng Linh mục Việt Nam Giáo phận Dallas và Linh mục Phêrô Bùi Quang Tuấn, Dòng Chúa Cứu Thế, Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland.
Từ 6:30 chiều mọi người từ các xứ đạo VN trong vùng tuốn về tập trung khá đông đủ. Người ta nhận thấy giới trẻ chiếm một số khá đông. Có những cặp vợ chồng trẻ: chồng dắt tay cháu nhỏ, vợ đẩy xe baby cũng tới tham dự đêm cầu nguyện. Các em thanh thiếu niên nam nữ trong đồng phục Thiếu nhi Thánh Thể bận rộn xếp ghế ngồi, phân phát nến và nước uống.
Đúng 7:00 buổi lễ Thắp Nến Cầu Nguyện bắt đầu. Người dẫn chương trình giới thiệu là Linh mục chánh xứ Bùi Quang Tuấn lên chào mừng quan khách và các Cộng đoàn giáo xứ về tham dự. Đặc biệt có sự tham dự của Bà Khúc Minh Thư và một số vị trong Ban Tổ Chức Ngày Hội Ngộ Cưụ tù nhân chính trị tại Dallas 2008 hồi cuối tuần vừa qua.
Sau khi Linh mục chánh xứ chào mừng các thành phần tham dự, các linh mục tiến lên lễ đài thắp hương trước bàn thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tiếp nối là những lời kinh tiếng hát sốt sắng vang lên một góc trời. Van xin Trời Cao thương dân Việt mãi còn thống khổ đọa đầy trong gông cùm Công Sản vô thần. Thiết tha khẩn cầu cùng Mẹ Maria ‘Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Viện Nam…Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Nước Việt Nam qua phút nguy nan’. Con người dầu khô khan đến đâu khi tới đây nghe kinh nghe hát cũng phải mềm lòng, bùi ngùi xúc động. Từ nơi xa xôi vạn dặm, những tấm lòng người con dân nước Việt xa xứ vẫn nhớ về quê nhà yêu dấu, vẫn vui cái vui ở quê nhà vẫn lo cái lo ở quê nhà. Nguyện cho Công Lí là căn bản của Hòa Bình chân thật mau tỏa sáng nơi quê nhà, đem lại hạnh phúc, tự do chân chính lâu dài cho mọi người.
Chúng con xin kính gửi tấm lòng trọng kính, thán phục và biết ơn về Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, về Cha phụ trách Vũ Khởi Phụng cùng toàn thể các đấng các bậc và cộng đoàn dân Chúa đang gặp cơn bách hại tại Hà Nội.
Xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam phù hộ cho Giáo Hội Việt Nam luôn trung tín vững bền trong ơn nghĩa Chúa.
‘Chúa là Mục Tử, Người dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa, nào con thiếu chi, con sợ chi?...”
Công giáo Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ hiệp thông cùng TGP Hà Nội
LM FX . Nguyễn Xuyên
08:37 06/10/2008
Bruxelles, ngày 06/10/2008
Kính gửi: Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Phố Nhà Chung
Hà Nội – Việt Nam
Kính thưa Đức Tổng,
Chúng con, các Linh mục, Tu sĩ và toàn thể Giáo dân trong Cộng đoàn Công giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Malines-Bruxelles tại Vương Quốc Bỉ đồng chân thành bày tỏ:
- Niềm hiệp thông sâu xa của Cộng đoàn chúng con đến với Đức Tổng, với quý cha Dòng Chúa Cứu Thế và với mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội. Niềm hiệp thông đó đã và sẽ luôn được thể hiện bằng lời cầu nguyện và bằng tất cả những thông tin rộng rãi chúng con phổ biến đến các cơ quan truyền thông, các tổ chức Nhân Quyền và Tôn Giáo tại VQ. Bỉ về những biến cố bất công vừa xảy ra tại Toà Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà, cùng những gì đang tiếp tục xảy ra.
- Niềm hiệp thông chia xẻ của Cộng đoàn chúng con với tất cả những khó khăn hiện tại mà Đức Tổng và toàn Tổng Giáo Phận đang gặp, đến từ sự xử dụng những phương tiện thiếu cao thượng để biện minh cho sự chiếm hữu có tính cách áp đặt hai nơi trên của chính quyền Thành Phố Hà Nội, như dùng bạo lực, bắt bớ, vu khống, mạ lỵ cá nhân, cô lập và trù dập riêng lẻ…
- Sự hoàn toàn ủng hộ việc lên tiếng và hành động chính đáng mà Đức Tổng và các cha Dòng đã công khai bày tỏ trong ôn hoà và tinh thần đối thoại, và để qua đó, chúng con hiểu được Đức Cha và quý Cha muốn biểu lộ khát vọng sâu thẳm chung của người dân Việt Nam hôm nay, là được sống trong một đất nước mà nhân quyền và công lý được tôn trọng.
Kính thưa Đức Tổng,
Qua những gì đang xảy ra, chúng con biết rằng Con Đường Thập Giá của Đức Tổng và của cả Tổng Giáo Phận vẫn còn dài. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Cộng Đoàn chúng con vẫn luôn đồng hành với Đức Tổng trong lời cầu nguyện. Chúng con cũng xác tín sự đồng hành của Chúa Kitô và Mẹ Maria là suối nguồn bình an và sức mạnh, với Đức Tổng, với Tổng GP. Hà Nội và với Giáo Hội Việt Nam.
Chúng con trân trọng kính chào Đức Tổng.
Quản nhiệm Cộng Đoàn
Thông báo kính mời tham dự Đêm Thắp Nến trọng thể tại Melbourne
Dân Chúa Úc Châu
09:02 06/10/2008
Australian Vietnamese Christian Association Inc.
Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd,Brunswick, VIC 3056
Tel: 9384-1947 / Fax: 9386-3326
Melbourne 6/10/2008
Để bày tỏ sự hiệp thông cùng Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam, Dân Chúa Úc Châu phối hợp với một số đoàn thể sẽ tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện vào:
Thời gian: Tối thứ Sáu, Ngày 10 Tháng 10 Năm 2008 bắt đầu vào lúc 7:30 tối và kết thúc vào lúc 9 giờ tối cùng ngày (Vào lúc 7:30 sẽ có tường trình về những diễn tiến đang xảy ra tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà).
Địa điểm: Federation Square, góc đường Swanston và Flinders Street (Đối diện Ga Xe Lửa Chính Flinders Street).
Xin kính mời qúi vị bớt chút thì giờ tới tham dự Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với Giáo hội Công giáo ở quê nhà.
Mọi thắc mắc về Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện, xin liên lạc: Anh Châu Xuân Hùng, ĐT 0411 806 848; Anh Nguyễn Ngọc Trúc, ĐT 0418 926 986
Trân trọng kính mời,
LM Nguyễn Hữu Quảng
(Chủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu)
Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd,Brunswick, VIC 3056
Tel: 9384-1947 / Fax: 9386-3326
Melbourne 6/10/2008
THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN
Kính thưa ông bà anh chị em,Để bày tỏ sự hiệp thông cùng Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo hội Việt Nam, Dân Chúa Úc Châu phối hợp với một số đoàn thể sẽ tổ chức một Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện vào:
Thời gian: Tối thứ Sáu, Ngày 10 Tháng 10 Năm 2008 bắt đầu vào lúc 7:30 tối và kết thúc vào lúc 9 giờ tối cùng ngày (Vào lúc 7:30 sẽ có tường trình về những diễn tiến đang xảy ra tại Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà).
Địa điểm: Federation Square, góc đường Swanston và Flinders Street (Đối diện Ga Xe Lửa Chính Flinders Street).
Xin kính mời qúi vị bớt chút thì giờ tới tham dự Buổi Thắp Nến Cầu Nguyện để hiệp thông với Giáo hội Công giáo ở quê nhà.
Mọi thắc mắc về Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện, xin liên lạc: Anh Châu Xuân Hùng, ĐT 0411 806 848; Anh Nguyễn Ngọc Trúc, ĐT 0418 926 986
Trân trọng kính mời,
LM Nguyễn Hữu Quảng
(Chủ Nhiệm Dân Chúa Úc Châu)
Giáo xứ Cầu Rầm thắp lên ánh sáng niềm tin cho Công lý và Hòa bình
Giuse Văn Học
12:32 06/10/2008
VINH - Câu chuyện về Tòa Khâm Sứ cũ và Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà Hà Nội, về một khía cạnh nào đó từ phía nhà cầm quyền, xem như đã đi vào quá khứ và bình lặng. Nhưng trong hơn 7 triệu con tim người Công giáo Việt Nam nói riêng và 85 triệu người dân Việt Nam nói chung, thì sự việc vẫn còn đó những điều gây nhức nhối và nghẹn ngào.
Nghẹn ngào vì nhân phẩm và danh dự của người Cha chung bị xúc phạm. Nghẹn ngào vì tài sản của Mẹ Giáo hội bị tước đoạt một cách trắng trợn. Nhức nhối và nghẹn ngào vì, rồi đây, hố sâu ngăn cách giữa lương dân và giáo dân như ngày một roãng ra và sâu thêm. Trong quá khứ, do chiến tranh, do ý thức hệ và do những phức tạp của lịch sử… mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ít nhiều đã có những hiểu nhầm và đầy thử thách. Nhưng bấy lâu nay, trong tâm thức người dân Việt, những khác biệt và xung đột ấy hầu như đã được khép lại và mở ra một tương lai mới, nói một cách hình ảnh thì hai bên đã lấy sợi chỉ thời gian khâu lại vết thương chí tử đó và đã liền sẹo. Nay bổng dưng như bị một cú va đập mạnh khiến cho vết thương cũ tái phát và mưng mũ. Nổi đau về sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị và cả những áp bức, cách này hay cách khác, âm thầm hay công khai… tất cả đang được nói tới như một viễn ảnh u ám cho mối hòa khí thân tình của hơn 85 triệu người dân Việt Nam.
Thực ra không ai uốn nói đến những xáo trộn đau đớn này, bởi lịch sử, cái cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đã tàn phá và gây mất mát khôn lường cho dân tộc, cho quê hương. Bởi vậy, thao thức trước vận mệnh của đất nước, người Công giáo một lần nữa khẳng định rằng ngọn lửa tình yêu thương phải được nhen nhóm và sưởi ấm những người dân Việt hiền lành. Người Công giáo, theo lời dạy của Bề trên, không làm chính trị, nhưng cũng tỉnh táo để không bị chính trị lợi dụng. Nhưng họ muốn nhân quyền và dân quyền phải được tôn trọng. Những thiết chế về dân quyền được xây dựng trên cơ sở của thiết chế nhân quyền và vì thế không thể lấy hoàn cảnh lịch sử hay tính đặc thù dân tộc mà phủ nhận những giá trị phổ quát của nhân quyền, ít ra là những quyền cơ bản của con người phải được bảo đảm thực hiện như quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, quyền tư hữu về tài sản đất đai…, vì con người có ý thức và có phản tỉnh chứ không phải đã bị rôbốt hóa, đồ vật hóa và phi nhân hóa.
Những thao thức đó khiến người Công giáo khắp nơi tiếp tục cầu nguyện cho công lý và hòa bình được thực thi trên quê hương Việt Nam. Tối Chúa Nhật lễ Mẹ Mân Côi, 05/10/2008, tại giáo xứ Cầu Rầm, TP Vinh, đã tổ chức giờ Chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện theo những nội dung được đề cập trên.
Sau thánh lễ, bắt đầu từ 21 giờ, khoảng hơn 2000 người cả trong và ngoài giáo xứ Cầu Rầm, đặc biệt là có rất đông các bạn trẻ, đã hiệp thông và cùng thức với anh chị em giáo dân ở Hà Nội để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những lời kinh tiếng hát, những lời nguyện cầu cho ước nguyện chính đáng đó của người dân Việt Nam được thành hiện thực.
Trước khi buổi thắp nến cầu nguyện diễn ra, Cha FX Hoàng Sỹ Hướng, quản xứ Cầu Rầm, đã chiếu những hình ảnh diễn ra tại Tòa Khâm Sứ trong các ngày vừa qua cho toàn thể cộng đoàn hiện diện trong buổi tối hôm đó cùng xem. Những hình ảnh và âm thanh được ghi lại đã phản ánh một cách trung thực sự việc tại Tòa Khâm Sứ và bài phát biểu của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP HN vào ngày 20/10. Một lần nữa người dân được tận mắt chứng kiến những sự thật mà ít nhiều trong số họ đã hiểu nhầm về động cơ và mục đích của Đức Tổng Kiệt do cách truyền thông không trung thực của các cơ quan truyền thông Nhà nước đưa ra. Trong khán giả thấy có những ánh mắt rớm lệ chăm chú theo dõi từng hình ảnh, từng chi tiết được ghi lại. Thật là tương phản quá mức: Một bên là cảnh sát cơ động được trang bị dùi cui, súng ống và chó nghiệp vụ… với những bộ mặt hầm hực tức tối, còn một bên là đông đảo giáo dân hiền lành đứng cầu nguyện dưới trời mưa và chỉ biết nhìn vào Tòa Khâm Sứ mà nghẹn ngào nuốt nước mắt vào tim.
Hơn 2000 con tim hướng về Hà Nội trong âm thầm nguyện cầu: Cầu cho hòa bình và công lý thực sự ngự trị trên quê hương Việt Nam để đẩy lùi bạo lực và gian dối; Cầu cho tình nghĩa đồng bào được mãi mãi bền chặt; Cầu cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của người dân, thực sự vì thiện ích chung của người dân mà hành xử cho phải lẽ.
Kết thúc buổi cầu nguyện bằng những lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi: Nguyện ước của người Công giáo không phải là để đưa ra một đòi hỏi về sự chia sẻ quyền lực hay một đường lối chính trị cho bằng những quyền lợi chính đáng của mình được trả lại; hơn thế là để cho Sự Thật và Tình Yêu được nhìn nhận là tiêu chí và cung cách hành xử của Nhà nước đối với nhân dân.
Nghẹn ngào vì nhân phẩm và danh dự của người Cha chung bị xúc phạm. Nghẹn ngào vì tài sản của Mẹ Giáo hội bị tước đoạt một cách trắng trợn. Nhức nhối và nghẹn ngào vì, rồi đây, hố sâu ngăn cách giữa lương dân và giáo dân như ngày một roãng ra và sâu thêm. Trong quá khứ, do chiến tranh, do ý thức hệ và do những phức tạp của lịch sử… mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ít nhiều đã có những hiểu nhầm và đầy thử thách. Nhưng bấy lâu nay, trong tâm thức người dân Việt, những khác biệt và xung đột ấy hầu như đã được khép lại và mở ra một tương lai mới, nói một cách hình ảnh thì hai bên đã lấy sợi chỉ thời gian khâu lại vết thương chí tử đó và đã liền sẹo. Nay bổng dưng như bị một cú va đập mạnh khiến cho vết thương cũ tái phát và mưng mũ. Nổi đau về sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị và cả những áp bức, cách này hay cách khác, âm thầm hay công khai… tất cả đang được nói tới như một viễn ảnh u ám cho mối hòa khí thân tình của hơn 85 triệu người dân Việt Nam.
Thực ra không ai uốn nói đến những xáo trộn đau đớn này, bởi lịch sử, cái cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đã tàn phá và gây mất mát khôn lường cho dân tộc, cho quê hương. Bởi vậy, thao thức trước vận mệnh của đất nước, người Công giáo một lần nữa khẳng định rằng ngọn lửa tình yêu thương phải được nhen nhóm và sưởi ấm những người dân Việt hiền lành. Người Công giáo, theo lời dạy của Bề trên, không làm chính trị, nhưng cũng tỉnh táo để không bị chính trị lợi dụng. Nhưng họ muốn nhân quyền và dân quyền phải được tôn trọng. Những thiết chế về dân quyền được xây dựng trên cơ sở của thiết chế nhân quyền và vì thế không thể lấy hoàn cảnh lịch sử hay tính đặc thù dân tộc mà phủ nhận những giá trị phổ quát của nhân quyền, ít ra là những quyền cơ bản của con người phải được bảo đảm thực hiện như quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, quyền tư hữu về tài sản đất đai…, vì con người có ý thức và có phản tỉnh chứ không phải đã bị rôbốt hóa, đồ vật hóa và phi nhân hóa.
Những thao thức đó khiến người Công giáo khắp nơi tiếp tục cầu nguyện cho công lý và hòa bình được thực thi trên quê hương Việt Nam. Tối Chúa Nhật lễ Mẹ Mân Côi, 05/10/2008, tại giáo xứ Cầu Rầm, TP Vinh, đã tổ chức giờ Chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện theo những nội dung được đề cập trên.
Sau thánh lễ, bắt đầu từ 21 giờ, khoảng hơn 2000 người cả trong và ngoài giáo xứ Cầu Rầm, đặc biệt là có rất đông các bạn trẻ, đã hiệp thông và cùng thức với anh chị em giáo dân ở Hà Nội để dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những lời kinh tiếng hát, những lời nguyện cầu cho ước nguyện chính đáng đó của người dân Việt Nam được thành hiện thực.
Trước khi buổi thắp nến cầu nguyện diễn ra, Cha FX Hoàng Sỹ Hướng, quản xứ Cầu Rầm, đã chiếu những hình ảnh diễn ra tại Tòa Khâm Sứ trong các ngày vừa qua cho toàn thể cộng đoàn hiện diện trong buổi tối hôm đó cùng xem. Những hình ảnh và âm thanh được ghi lại đã phản ánh một cách trung thực sự việc tại Tòa Khâm Sứ và bài phát biểu của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt tại UBND TP HN vào ngày 20/10. Một lần nữa người dân được tận mắt chứng kiến những sự thật mà ít nhiều trong số họ đã hiểu nhầm về động cơ và mục đích của Đức Tổng Kiệt do cách truyền thông không trung thực của các cơ quan truyền thông Nhà nước đưa ra. Trong khán giả thấy có những ánh mắt rớm lệ chăm chú theo dõi từng hình ảnh, từng chi tiết được ghi lại. Thật là tương phản quá mức: Một bên là cảnh sát cơ động được trang bị dùi cui, súng ống và chó nghiệp vụ… với những bộ mặt hầm hực tức tối, còn một bên là đông đảo giáo dân hiền lành đứng cầu nguyện dưới trời mưa và chỉ biết nhìn vào Tòa Khâm Sứ mà nghẹn ngào nuốt nước mắt vào tim.
Hơn 2000 con tim hướng về Hà Nội trong âm thầm nguyện cầu: Cầu cho hòa bình và công lý thực sự ngự trị trên quê hương Việt Nam để đẩy lùi bạo lực và gian dối; Cầu cho tình nghĩa đồng bào được mãi mãi bền chặt; Cầu cho các nhà lãnh đạo quốc gia biết tôn trọng những quyền lợi căn bản của người dân, thực sự vì thiện ích chung của người dân mà hành xử cho phải lẽ.
Kết thúc buổi cầu nguyện bằng những lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi: Nguyện ước của người Công giáo không phải là để đưa ra một đòi hỏi về sự chia sẻ quyền lực hay một đường lối chính trị cho bằng những quyền lợi chính đáng của mình được trả lại; hơn thế là để cho Sự Thật và Tình Yêu được nhìn nhận là tiêu chí và cung cách hành xử của Nhà nước đối với nhân dân.
Lời cầu nguyện cho TGP Hà Nội đang lạn rộng tại Paris
Thanh Vân
12:44 06/10/2008
Ngày 28.09.2008 tại Giáo Xứ Việt Nam ở Paris |
Buổi lễ hôm 27.09.2008 tại Rungis |
Ngày 28.09.2008 tại Houilles |
Trong hai buổi lễ ở Rungis (trái) và Houilles (phải), giáo dân người Việt dâng lời cầu nguyện cho TGM Hà Nội và GX Thái Hà
HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho người Công giáo
Voice Of America
16:00 06/10/2008
Một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, trụ sở đặt tại thủ đô Washington, hôm cuối tuần lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những giáo dân Công Giáo bị bắt giữ trong lúc đang thực hiện những buổi cầu nguyện ôn hòa, đồng thời cho rằng cảnh sát và các viên chức của Việt nam phải chịu trách nhiệm về các vụ tấn công giáo dân.
Bản thông cáo báo chí của tổ chức Human Rights Watch cho biết ít nhất 8 giáo dân Công Giáo đã bị bắt giữ từ giữa tháng 8 khi người Công Giáo thực hiện những vụ phản kháng gần đây nhất để đòi trao trả lại những đất đai bị chính quyền tịch thu hồi thập niên 1950.
Tổ chức tranh đấu cho nhân quyền này nói rằng cảnh sát đã dùng hơi cay và roi điện để giải tán những người phản kháng, và rằng hàng trăm thành phần côn đồ không rõ tên tuổi, trong đó một số mặc áo mầu xanh của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, đã gây phiền nhiễu và nhổ nước miếng vào giáo dân.
Theo bà Elaine Pearson, Phó Giám Đốc Sở Á Châu của Tổ Chức Human Rights Watch, đây là vụ đàn áp giáo dân Công Giáo dữ dội nhất trong nhiều thập niên. Bà cho biết điều đáng buồn là việc đàn áp tôn giáo và các vụ đàn áp bằng bạo lực của nhà chức trách Việt Nam chẳng phải là những điều mới mẻ gì.
Tổ chức tranh đấu cho nhân quyền này cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam ngưng gây phiền nhiễu, đe dọa và hạn chế việc di chuyển của Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt.
Theo Human Rights Watch, chính phủ đang thực hiện một chiến dịch qui mô nhằm bôi nhọ Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt bằng các hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát, tố cáo ngài có những hành động trái phép và không yêu nước khi khích động những buổi cầu nguyện.
Bà Pearson của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch nói rằng chính phủ Việt Nam nên tỏ sự khoan dung đối với các tôn giáo và đối với những buổi tụ họp có tính cách ôn hòa, thay vì dùng cơ quan truyền thông để bôi nhọ các nhà lãnh đạo tôn giáo và coi các tín dồ tôn giáo thực hiện những vụ phản kháng như một mối đe dọa đối với quần chúng.
Trong khi đó, Giám Mục Thomas Wenski, Chủ Tịch Ủy Ban Hòa Bình Công Lý thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã gửi thư tới Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, bày tỏ tình liên đới với giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Lá thư cho biết Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ rất lấy làm buồn khi biết rằng có sự leo thang căng thẳng giữa Giáo hội và chính quyền điạ phương Việt nam, khi xe ủi đất kéo đến địa điểm trưóc đây là Toà Khâm Sứ ở Hà Nội.
Theo giám mục Wenski, diễn biến này đã gây quan ngại cho thoả thuận đã đạt được hồi tháng Hai về cách giải quyết những tranh tụng về tài sản và đất đai bằng đối thoại hoà bình. Lá thư vừa kể cũng cho biết chắc chắn khi Đức ông Parolin dẫn đầu phái đoàn Vatican đến Việt Nam hồi tháng 6 năm 2008, đã có thảo luận việc dần dần hoàn trả cho Giáo hội quyền xử dụng những tài sản trước đây đã bị quốc hữu hoá, và vì vậy, hành động đơn phương vừa rồi của chính phủ Việt Nam là trực tiếp đi ngược lại những điều trước đây đã thỏa thuận.
Giám Mục Wenski của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay ông hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 25 tháng 9 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kêu gọi chính phủ Việt Nam 'đối thoại chân thành cởi mở và thẳng thắn trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau' để giải quyết các vấn nạn về đất đai và tài sản.
Lá thư còn cho biết giám mục Wenskli cũng mạnh mẽ ủng hộ quyết định của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong việc tỏ tình liên đới với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người bị chính quyền địa phương vu cáo là khuấy động gây bất ổn.
Bà Elaine Pearson, Phó Giám Đốc Sở Á Châu của Tổ Chức Tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch |
Tổ chức tranh đấu cho nhân quyền này nói rằng cảnh sát đã dùng hơi cay và roi điện để giải tán những người phản kháng, và rằng hàng trăm thành phần côn đồ không rõ tên tuổi, trong đó một số mặc áo mầu xanh của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, đã gây phiền nhiễu và nhổ nước miếng vào giáo dân.
Theo bà Elaine Pearson, Phó Giám Đốc Sở Á Châu của Tổ Chức Human Rights Watch, đây là vụ đàn áp giáo dân Công Giáo dữ dội nhất trong nhiều thập niên. Bà cho biết điều đáng buồn là việc đàn áp tôn giáo và các vụ đàn áp bằng bạo lực của nhà chức trách Việt Nam chẳng phải là những điều mới mẻ gì.
Tổ chức tranh đấu cho nhân quyền này cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam ngưng gây phiền nhiễu, đe dọa và hạn chế việc di chuyển của Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt.
Theo Human Rights Watch, chính phủ đang thực hiện một chiến dịch qui mô nhằm bôi nhọ Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt bằng các hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát, tố cáo ngài có những hành động trái phép và không yêu nước khi khích động những buổi cầu nguyện.
Bà Pearson của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch nói rằng chính phủ Việt Nam nên tỏ sự khoan dung đối với các tôn giáo và đối với những buổi tụ họp có tính cách ôn hòa, thay vì dùng cơ quan truyền thông để bôi nhọ các nhà lãnh đạo tôn giáo và coi các tín dồ tôn giáo thực hiện những vụ phản kháng như một mối đe dọa đối với quần chúng.
Trong khi đó, Giám Mục Thomas Wenski, Chủ Tịch Ủy Ban Hòa Bình Công Lý thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã gửi thư tới Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, bày tỏ tình liên đới với giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.
Lá thư cho biết Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ rất lấy làm buồn khi biết rằng có sự leo thang căng thẳng giữa Giáo hội và chính quyền điạ phương Việt nam, khi xe ủi đất kéo đến địa điểm trưóc đây là Toà Khâm Sứ ở Hà Nội.
Theo giám mục Wenski, diễn biến này đã gây quan ngại cho thoả thuận đã đạt được hồi tháng Hai về cách giải quyết những tranh tụng về tài sản và đất đai bằng đối thoại hoà bình. Lá thư vừa kể cũng cho biết chắc chắn khi Đức ông Parolin dẫn đầu phái đoàn Vatican đến Việt Nam hồi tháng 6 năm 2008, đã có thảo luận việc dần dần hoàn trả cho Giáo hội quyền xử dụng những tài sản trước đây đã bị quốc hữu hoá, và vì vậy, hành động đơn phương vừa rồi của chính phủ Việt Nam là trực tiếp đi ngược lại những điều trước đây đã thỏa thuận.
Giám Mục Wenski của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho hay ông hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 25 tháng 9 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kêu gọi chính phủ Việt Nam 'đối thoại chân thành cởi mở và thẳng thắn trong hoà bình và tôn trọng lẫn nhau' để giải quyết các vấn nạn về đất đai và tài sản.
Lá thư còn cho biết giám mục Wenskli cũng mạnh mẽ ủng hộ quyết định của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong việc tỏ tình liên đới với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người bị chính quyền địa phương vu cáo là khuấy động gây bất ổn.
Giáo họ Vĩnh Yên (Gp Vinh) thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình
Anthony Trung Thành
23:41 06/10/2008
VINH - Mỗi năm cứ đến tối áp lễ Mẹ Mân Côi, Giáo Họ Vĩnh Yên thuộc Giáo Xứ Cồn Cả thường tổ chức Rước Kiệu và dâng hoa kính Mẹ. Năm nay, thói quen tốt đó vẫn được duy trì nhưng với ý nguyện khác hơn: Cầu Nguyện cho Công Lý và Hoà Bình.
Xem thêm hình ảnh
Chưa đến 7 giờ tối mà dòng người từ các giáo họ trong giáo xứ tuôn đổ về chật ních khuôn viên nhà thờ Giáo Họ, khoảng trên 3 000 người. Điều đáng nói là đêm nay có sự hiện diện của rất nhiều anh em lương dân.
Trước khi đoàn rước bắt đầu, cộng đoàn còn đọc kinh tối, nghe sách tháng và lần chuỗi Mân Côi. Đúng 7 giờ 45, đoàn rước được khởi hành. Những lời kinh tiếng hát được cất lên giữa những ánh nến lung linh. Kiệu Đức Mẹ được cung nghinh một vòng chung quanh khuôn viên Nhà Thờ của Giáo họ.
Kết thúc cuộc rước mọi người lắng nghe Cha xứ đọc nguyên văn lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND TP Hà Nội ngày 20,09.2008; Văn Thư Phản Bác của Toà Giám Mục Hà Nội đối với đài truyền hình Việt Nam và đài PT-Th Hà Nội vì đã cắt xén, tách ra khỏi ngữ cảnh lời phát biểu của Đức Tổng nhằm bịa đặt và vu cáo Đức Tổng Giám Mục…một số lá thư hiệp thông của các Đức Cha nhất là bản quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam... Tất cả nhằm mục đích giúp giáo dân hiểu hơn về sự thật ở Toà Khâm Sứ, Giáo Xứ Thái Hà và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Cha xứ kêu gọi mọi thành phần dân Chúa tiếp tục cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse và Giáo Phận Hà Nội. Ngài cho biết: hiện nay chung quanh khuôn viên TGM Hà Nội vẫn đang bị theo dõi bằng hệ thống Camera tự động.
Tâm tình của đêm canh thức được tiếp nối với những tiết mục văn nghệ có nội dung ca tụng, ngợi khen Đức Mẹ do các đoàn thể trong giáo xứ đảm nhiệm. Cuối cùng là nghi thức dâng hoa và thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình. Lời kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô được cất lên như muốn kêu gọi mọi người về nhiệm vụ “đem Chân Lý, đem An Bình” vào mọi nơi, nhất là nơi đang có “Hận Thù, Tranh Chấp”.
Đêm canh thức kết thúc nhưng nhiều người vẫn muốn ở lại để nhìn ngắm Đức Mẹ đang Toạ Lạc giữa những ngọn nến lung linh như muốn nói với Đức Mẹ rằng: chúng con khát khao Công Lý và Hoà bình. Chúng con mong muốn mọi người biết tôn trọng SỰ THẬT !
Xem thêm hình ảnh
Chưa đến 7 giờ tối mà dòng người từ các giáo họ trong giáo xứ tuôn đổ về chật ních khuôn viên nhà thờ Giáo Họ, khoảng trên 3 000 người. Điều đáng nói là đêm nay có sự hiện diện của rất nhiều anh em lương dân.
Trước khi đoàn rước bắt đầu, cộng đoàn còn đọc kinh tối, nghe sách tháng và lần chuỗi Mân Côi. Đúng 7 giờ 45, đoàn rước được khởi hành. Những lời kinh tiếng hát được cất lên giữa những ánh nến lung linh. Kiệu Đức Mẹ được cung nghinh một vòng chung quanh khuôn viên Nhà Thờ của Giáo họ.
Kết thúc cuộc rước mọi người lắng nghe Cha xứ đọc nguyên văn lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong cuộc họp với UBND TP Hà Nội ngày 20,09.2008; Văn Thư Phản Bác của Toà Giám Mục Hà Nội đối với đài truyền hình Việt Nam và đài PT-Th Hà Nội vì đã cắt xén, tách ra khỏi ngữ cảnh lời phát biểu của Đức Tổng nhằm bịa đặt và vu cáo Đức Tổng Giám Mục…một số lá thư hiệp thông của các Đức Cha nhất là bản quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam... Tất cả nhằm mục đích giúp giáo dân hiểu hơn về sự thật ở Toà Khâm Sứ, Giáo Xứ Thái Hà và Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.
Cha xứ kêu gọi mọi thành phần dân Chúa tiếp tục cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse và Giáo Phận Hà Nội. Ngài cho biết: hiện nay chung quanh khuôn viên TGM Hà Nội vẫn đang bị theo dõi bằng hệ thống Camera tự động.
Tâm tình của đêm canh thức được tiếp nối với những tiết mục văn nghệ có nội dung ca tụng, ngợi khen Đức Mẹ do các đoàn thể trong giáo xứ đảm nhiệm. Cuối cùng là nghi thức dâng hoa và thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình. Lời kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô được cất lên như muốn kêu gọi mọi người về nhiệm vụ “đem Chân Lý, đem An Bình” vào mọi nơi, nhất là nơi đang có “Hận Thù, Tranh Chấp”.
Đêm canh thức kết thúc nhưng nhiều người vẫn muốn ở lại để nhìn ngắm Đức Mẹ đang Toạ Lạc giữa những ngọn nến lung linh như muốn nói với Đức Mẹ rằng: chúng con khát khao Công Lý và Hoà bình. Chúng con mong muốn mọi người biết tôn trọng SỰ THẬT !
Thông Báo
Cáo Phó: LM Đominicô Đặng Duy Tôn đã qua đời tại San José
Gx St Patrick
11:13 06/10/2008
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xóm Nghèo Bên Sông
Nguyễn Anh Dzũng
00:15 06/10/2008
XÓM NGHÈO BÊN SÔNG
Ảnh của Nguyễn Anh Dzũng
Lạnh gấp mười, đêm tối mịt mùng.
(Trích thơ của Vị Khuê)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền