Ngày 07-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Chúa sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc
Lm Jude Siciliano, OP
07:03 07/10/2011
CHÚA NHẬT 28 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Is 25: 6-10; Philip 4: 12-14, 19-20; Mt 22: 1-14

Bất cứ ai đọc các bài chia sẻ này một thời gian chắc hẳn đều biết rằng tôi lớn lên ở Brooklyn. Nếu có dịp nói đến nguồn gốc của mình, tôi hy vọng đó phải không phải là sự lặp lại. Những người hàng xóm thời niên thiếu của tôi phần đông là người Ý và Dothái. Sau Đệ nhị thế chiến, một làn người tị nạn Dothái, sống sót sau chiến tranh, đã tràn vào làng bên cạnh. Họ đến từ Ba Lan, Czechoslovakia, Nga, Yugoslavia,… Họ đã thoát chết bằng nhiều cách khác nhau trong thời gian xảy ra vụ Thảm sát người Dothái. Khi đến đây, nhiều người trong số họ chỉ biết chút ít tiếng Anh, quý vị có thể nghe họ nói tiếng Dothái ngoài đường phố. Thậm chí có cả một kênh phát thanh New York phát đi các bản nhạc, tin tức và giải trí chỉ bằng tiếng Dothái. Vào những tối thứ Sáu và ngày thứ Bảy họ đến các Hội đường gần đó, nhiều người chỉ khoắc mấy bộ đồ đơn giản mà họ mang có được – thường do các hội từ thiện phát, vì họ chẳng còn gì sau khi chiến tranh kết thúc.
Dấu cho thấy là những người mới đến không chỉ là trang phục hay ngôn ngữ của họ, nhưng còn cả nhiều hình xăm trên cổ tay và cánh tay trái của họ khi còn ở trong trại tập trung. Xoay sở cách nào đó họ sống sót được trong trại tập trung; nhiều gia đình chỉ còn duy một người sống sót. Họ bắt đầu cuộc sống mới ở Mỹ từ những vết đau và ký ức kinh hoàng về những gì mà họ phải chịu đựng và mất mát. Một số người sống được nhờ chịu khó đi xén lông cừu hoặc sống được là nhờ vận may. Những người khác nữa thì sống sót nhờ tìm ra nhiều cách tinh khôn hơn trong việc đánh cắp lương thực. Nhiều cha mẹ chết vì đã nhường cả phần thức ăn ít ỏi của mình cho con. Nhiều bạn tù sống trong tuyệt vọng và làm bất cứ điều gì để sống qua ngày đoạn tháng.
Bên cạnh những xoay sở và mưu kế sống còn, chúng ta có thể đoán được họ đã thực sự lâm vào những tình thế tuyệt vọng thế nào, họ cũng làm một vài điều mà chúng ta cho là không thực tế, và thậm chí việc làm ấy có khi còn khiến họ khổ sở hơn. Họ nói về những bữa ăn mà họ đã nấu trước khi bị bắt giam và những món ăn mà họ sẽ nấu khi được ra khỏi trại, dù biết rằng có thể sẽ chẳng bao giờ họ còn cơ hội ra ngoài để mà làm những món ăn ấy dù chỉ một lần. Có một cuốn sách dạy nấu ăn do một nhóm tù nhân viết trên những mảnh giấy còn sót lại và đã được xuất bản. Hãy tưởng tượng xem, một cuốn sách dạy nấu ăn do những tù nhân sắp chết đói viết ra, những nạn nhân của một thể chế đồi bại, thậm chí đã xâm chữ trên cơ thể họ để phân loại họ nhằm thuận tiện cho công việc kiểm soát hoặc để khử trừ họ.
Đâu là điều hay ho của việc các tù nhân này nói về thực phẩm và cả việc viết sách nấu ăn? Điều tốt của những câu chuyện của họ về tương lai và thực phẩm mà chẳng bao giờ có thể nhìn thấy lần nữa là gì? Tôi nghĩ chúng ta có thể tìm được câu trả lời cho những thắc mắc trên. Những gì họ làm đã cho họ niềm hy vọng. Điều đó cũng là cách chuyển những ước mơ của họ đến những thế hệ sau để giúp chúng sống sót. Việc chia sẻ những ký ức, đặc biệt là về lương thực, mang lại cho họ một lý do để tồn tại. Nếu không có thức ăn và nước uống chúng ta sẽ chết. Và chúng ta cũng sẽ chết, dưới một cách khác, nếu ta không có niềm hy vọng.
Thực vậy, tôi thấy những người tị nạn đến hội đường mỗi tuần cho thấy điều gì đó về niềm hy vọng của họ: việc đi đến hội đường giúp họ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa hằng sống. Họ tin Thiên Chúa luôn ở với họ trong những nỗi khốn cùng và Người không bao giờ bỏ rơi họ. Tôi không có ý làm cho câu chuyện của họ trở nên lãng mạn: tôi biết cũng có người trong số họ trong khó khăn đã chối bỏ Thiên Chúa và không còn thực hành niềm tin của mình nữa. Tôi băn khoăn không biết liệu mình có giữ được đức tin trong điều kiện khắc nghiệt như thế hay không, hay chỉ đi đến kết cục phi nhân mà nhiều người phải hứng chịu! Chúng ta thấy mình là những người may mắn vì niềm tin của mình không bị thử thách như những nạn nhân Dothái trong trại tập trung. Nhưng cuộc sống luôn thử thách tất cả chúng ta; lắm lúc rất khốc liệt, nhưng nhất là thử thách ngay trong cuộc sống hằng ngày và thường xuyên.
Bài đọc trích sách Isaia hôm nay tựa như một đoạn văn từ trong các cuốn sách dạy nấu ăn do những người trong trại tập trung viết ra. “…tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế.” Bữa tiệc đó cũng giống như một thực đơn của nhà hàng sang trọng! Ngôn sứ Isaia đưa ra lời hứa cho những người đang thất vọng. Họ đang đói khát và ông hứa rằng Thiên Chúa sẽ thết đãi họ một bữa tiệc no nê. Họ đang sống trong cảnh nô lệ nhưng Thiên Chúa sẽ giải phóng họ. Họ đang hứng chịu những hậu quả do tội lỗi gây nên nhưng Thiên Chúa sẽ xóa sạch nỗi ô nhục của họ. Họ và chúng ta đang sống dưới một bức màn, một “tấm màn trùm lên muôn nước.”
Bức màn là sự chết và ngôn sứ hứa rằng Thiên Chúa sẽ đến cứu độ chúng ta khỏi chết. Thiên Chúa “vĩnh viễn tiêu diệt tử thần.” Dân phải đặt niềm hy vọng của họ nơi Isaia và lời Thiên Chúa hứa với họ. Đó chính là điều mà chúng ta phải thực hiện, tin tưởng vào lời hứa khi cuộc sống toàn những khó khăn mỗi ngày, vô tận và vô vọng .
Để hoàn thành bức họa về việc Thiên Chúa đến cứu độ con người, Isaia nói rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện tất cả điều này trên núi thánh của Người. Thời xưa, các vua chúa và hoàng hậu cai trị từ những lâu đài trên núi. Những ngọn núi là nơi biểu tượng cho sự cao sang, uy lực và quyền chỉ huy. Người trên núi được mọi đối tượng bên dưới dễ dàng nhìn thấy, và cũng là nhắc nhở mọi người phải quy phục.
Thiên Chúa nuôi dân trên núi. Đó không phải là một ngọn núi vì mục đích quân sự, nhưng là nơi “bàn tay Đức Chúa sẽ đặt trên núi này mà nghỉ”. Đó sẽ là nơi chắc chắn và an toàn mà Thiên Chúa ban lương thực cho những người bại trận và đói khát, bảo vệ họ và cho họ thắng vượt quân thù, đặc biệt cứu thoát họ khỏi sự chết.
Rõ ràng Đức Giêsu thường xuyên lên núi. Ở đó, Người động lòng thương những kẻ đi theo Người, đang tìm kiếm và mệt rã rời. Người không phải là một ông vua trên núi để nắm quyền cai trị hoặc thống lĩnh trên thuộc hạ mình. Nhưng, Người nhìn thấy những thiếu thốn của con người và ban cho họ những gì mà tự họ không tự mình đạt được, đó là sự bảo vệ, chữa lành và lương thực.
Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã cho ứng nghiệm thị kiến của ngôn sứ Isaia ngay tại tiệc Thánh Thể này. Ở đây, chúng ta được no thỏa trong yến tiệc mà Thiên Chúa đã ban cho một dân đang túng quẫn của Người. Được quy tụ chỉ trong một lát trong phụng vụ, trên núi thánh này, Thiên Chúa đã kéo những người xa lạ cũng như bạn bè gần lại với nhau. Chúng ta cần được tha thứ, và như vị ngôn sứ đã hứa, Thiên Chúa sẽ xóa đi nỗi ô nhục của chúng ta. Chúng ta đang đói khát thứ lương thực dưỡng nuôi chúng ta trong đức tin, và Thiên Chúa ban cho ta những lương thực ấy nơi bàn thánh này, “tiệc thịt béo và tiệc rượu ngon.” Chính nơi đây, sự khát khao Thiên Chúa trong chúng ta được thỏa lòng.
Chúng ta không cần phải tưởng tượng về thức ăn cho mai sau; hôm nay, Thiên Chúa ban cho ta “thịt béo ngậy và rượu ngon tinh chế”. Những gì Thiên Chúa hứa, Người đã thực hiện trên núi thánh này. “Chiếc khăn che phủ các mọi tộc” bị xé bỏ. Ở đây, chúng ta được ăn uống no thỏa và cảm tạ hồng ân. Chúng ta cũng hy vọng rằng một ngày kia tất cả chúng ta được quy tụ nơi yến tiệc của Thiên Chúa, vì bữa tiệc mai sau được hứa cho chúng ta, chúng ta chỉ hình dung và đợi chờ trong hy vọng để được hưởng nếm.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


28th Sunday In Ordinary Time (A)
Is 25: 6-10; Philip 4: 12-14, 19-20; Mt 22: 1-14

Anyone who has read these reflections for a while knows by now that I grew up in Brooklyn. I hope I am not being repetitive if I return to my roots once more. My boyhood neighborhood was mostly Jewish and Italian. After World War II there was an influx in the neighborhood of Jewish refugees, survivors of the war. They came from Poland, Czechoslovakia, Russia, Yugoslavia, etc. Somehow they escaped death during the Holocaust. When they arrived many did not speak much English and you could hear them speaking Yiddish on the streets. There was even a New York radio station that broadcast songs, news and entertainment only in Yiddish. On Friday evenings and Saturdays they went to the neighborhood synagogues, many dressed in the few clothes they brought with them – usually donations from charities, since they had nothing after the war ended.
What marked the newcomers wasn’t just their dress or their language, but the numbers tattooed in the concentration camps on their left wrists or forearms. They had somehow survived imprisonment in the camps; many were the only survivors in their families. They had to start life in America from scratch and with horrible memories of what they had endured and what they lost. Some survived the camps just by shear endurance and luck. Others found ways to outsmart their guards and steal food. Parents died because they gave the little food they had to their children. The inmates lived in desperation and did what they could to survive, day after day.
Besides the struggles and survival tactics we would presume they did in such desperate situations, they also did something we might consider impractical and, it would seem, could even heighten their misery. They talked about foods they had cooked before their imprisonment and dishes they would cook when they got out – even though they were surrounded by slaughter and knew that they probably wouldn’t ever get out to cook those meals again. There is even a cookbook one group of prisoners wrote on scraps of paper that has survived and was published. Imagine, a cookbook written by starving prisoners about to die, victims of a vicious machine that even tattooed numbers on their bodies to classify them for work or elimination.
What good did talking about food and writing a cookbook do those prisoners? What good their talk of the future and food they didn’t have and might never see again? I think we can figure out the answers to those questions. What they did gave them hope. It was also a way to pass on their dreams to another generation that might survive theirs. Sharing their memories, especially those about food, gave them something to live for. We die without food and drink. But we can also die another kind of death without hope.
The fact that I would see those refugees going to synagogue each week suggested something else about their hope: it kept their faith in God alive. Theirs was a faith that believed God was with them in their suffering and would never abandon them. I don’t want to romanticize their story: I know that others in their situations gave up on God and ceased practicing their faith. I can’t help wondering whether I would have kept faith under such conditions, right up to the inhuman ending that so many of them had to endure. We can consider ourselves fortunate that our faith has not been tested as that of those Jewish concentration camp victims. But life does have a way of testing us all; sometimes severely, but mostly in daily and often frequent ways.
Today’s reading from Isaiah sounds like a passage from one of the cookbooks written by the people in a concentration camp. "... a feast of rich food and choice wines, juicy rich food, pure choice wines." It also reads like a menu from an expensive restaurant! Isaiah is holding out a promise to desperate people. They are hungry and he promises that God will feed them a feast. They are living in slavery and God will free them. They are suffering the consequences of their sins and God will "remove their reproach." They and we, live under a veil, a "web that is woven over all nations."
The veil is death and Isaiah promises that God will come to rescue us even from death. God "will destroy death forever." The people had to put their hope in Isaiah and the promise God was making to them. It’s what we have to do, trust in a promise when life becomes a daily struggle that seems to have no end or promise of relief.
To complete the picture about God’s coming to rescue the people, Isaiah says God will do all this on God’s holy mountain. In ancient days, kings and queens ruled from castles on mountains. Mountains were places of prominence, power and control. They were visible to all the subjects down below and were a reminder of their subservience.
God will provide for the people on a mountain. It won’t be a mountain for military purposes, but one where "God’s hand will rest." It will be a place of safety and security where God will feed the defeated and the hungry, protect them and overcome their enemies – especially dreaded death.
It is no wonder that Jesus often goes up to a mountain. From there he is moved with compassion for those searching and weary people who have followed him. He is not a king on a mountain exerting dominance and might over his subjects. Rather, he sees the needs of people and provides them what they can not provide for themselves – protection, healing and food.
In Jesus God is fulfilling Isaiah’s vision at this Eucharist. Here we feed at the feast God has provided God’s needy people. Gathered for a short time at worship, on this holy mountain, God has drawn strangers and friends together. We are in need of forgiveness and, as the prophet promised, God removes our reproach. We are hungry and thirsty for a food and drink that will sustain us in faith and God provides it from this altar, "a feast of rich food and choice wines." Here our hunger for God is satisfied.
We don’t have to imagine food at some future time; God gives us the richest food and choicest wine today. What God has promised, God has fulfilled on this holy mountain. "The veil that veils all people" is destroyed. We are well fed and thankful here. We also have hope that one day all will gather at God’s banquet table, for a future feast is promised us that we can only imagine and wait in hope to receive.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 07/10/2011
BÁN RƯỢU VÀ NUÔI CHÓ
N2T

Có một nhà bán rượu, không những bán đủ cân lượng, mà mùi vị rượu lại rất tuyệt, lại còn tiếp đãi khách rất thân thiết. Nhưng không biết nguyên nhân gì mà buôn bán lại không tốt ế ẩm, rượu làm ra thì thường không bán được, đầu óc ưu tú của ông chủ bèn đi thỉnh giáo người khôn ngoan ở trong thôn để coi có cách gì không ?
Người khôn ngoan hòi: “Trước cổng nhà các ngươi có phải nuôi một con chó dữ không ?”
- Đúng ạ, nhưng nuôi chó và bán rượu thì có ăn nhằm gì với nhau ?”
Người khôn ngoan trả lời: “Đương nhiên là có liên quan chứ, nếu trẻ em cầm tiền giúp người lớn đi mua rượu, nhìn thấy trước cổng có con chó lớn, trong lòng sợ hãi thì chạy mất tiêu, việc buôn bán tự nhiên là không thể phát đạt”.

Suy tư:
Có một vài sở thích của chúng ta có liên quan đến với tội lỗi, hoặc làm cho chúng ta quên mất bổn phận của mình mà chúng ta không biết:
- Có một vài linh mục thích ăn ngon mặc đẹp, để rồi trở thành người khó tính lỗi đức bác ái với người giúp việc, mất sự thân thiện với người cộng sự mà không biết.
- Có một vài người Ki-tô hữu thích kết bạn kết bè để nhậu nhẹt, để rồi không làm tròn bổn phận trong gia đình của mình mà không biết...
Thích nhậu nhẹt hoặc thích ăn ngon mặc đẹp thì có gì là tội cả, nhưng chắc chắn một điều là tâm hồn những người này nghèo nàn đức ái, sợ hy sinh và sợ trách nhiệm.
Người khôn ngoan thấy rõ nuôi chó và buôn bán có liên quan với nhau mà người chủ quán rượu không thấy, cho nên buôn bán ế ẩm.
Cũng vậy, nếu không khôn ngoan nhận ra cái sở thích của mình có liên quan đến đời sống đạo đức và tu đức, thì dù cho là linh mục dâng lễ mỗi ngày, hoặc giáo dân đi lễ mỗi ngày, thì cũng chỉ là phèng la kêu to mà thôi, không có ích cho ai cả.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Chúa Nhật 28 thường niên (A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:48 07/10/2011
CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 22, 1-14.
“Các ngươi gặp bất cứ ai, thì hãy mời vào dự tiệc cưới”.


Anh chị em thân mến,
Không ai đi dự đám cưới mà không mặc áo đẹp, không ai đi dự đám cưới mà không bày tỏ niềm vui -ít là ngoài mặt- bởi vì như thế là tôn trọng và quý mến chủ nhân và cô dâu chú rể. Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã kể cho chúng ta nghe một câu chuyện rất thú vị về đám cưới của một hoàng tử, để hướng dẫn chúng ta đến một tiệc cưới Nước Trời vĩnh hằng hạnh phúc.

So sánh đám cưới trần gian và tiệc cưới thiên quốc

a. Những điểm giống nhau giữa đám cưới của thế gian và tiệc cưới thiên quốc :
-Có khách mời, mà khách mời đủ mọi thành phần trong xã hội.
-Có những thức ăn và thức uống ngon, hảo hạng.
-Mọi người đều vui vẻ khi tham dự tiệc cưới.
-Mặc áo quần đẹp.

b. Những điểm không giống nhau giữa đám cưới trần gian và tiệc cưới thiên quốc :
-Chủ mời là Thiên Chúa và khách mời là tất cả mọi người trên thế giới, không hạn chế, không phân biệt giai cấp.
-Thức ăn thức uống chính là ơn cứu độ của Thiên Chúa và Mình Máu thánh Chúa Giê-su Ki-tô.
-Phải mặc lễ phục đặc biệt dành cho tiệc cưới là bí tích Rửa Tội.

Qua so sánh trên, chúng ta đều cảm nghiệm được rằng, hằng ngày chúng ta đều được tham dự tiệc cưới thiên quốc với tất cả lòng tri ân và yêu mến. Chúng ta đều thấy Thiên Chúa rất mực yêu thương nhân loại và cách riêng yêu mến chúng ta.

Tham dự tiệc cưới thiên quốc là tham dự vào công trình cứu chuộc của Thiên Chúa qua việc yêu mến Thánh Thể và phục vụ tha nhân.

Anh chị em thân mến,
Được Thiên Chúa –qua giáo hội- mời gọi đến tham dự tiệc cưới thiên quốc, cũng có nghĩa là được mời cộng tác vào chương trình cứu độ của Ngài trong cuộc sống bằng việc tôn sùng, yêu mến Chúa Giê-su Thánh Thể và phục vụ tha nhân của chúng ta là những người Ki-tô hữu, do đó mà chúng ta phải có bổn phận làm cho tiệc cưới thiên quốc hiện hữu ngay trong chính môi trường mà chúng ta đang sống.

Khi chúng ta sống vui vẻ hòa thuận với mọi người là chúng ta đem niềm vui của tiệc cưới thiên quốc trao ban cho mọi người; khi chúng ta chân thành nói lời an ủi và chia sẻ với tha nhân những niềm vui nỗi buồn, là chúng ta đem niềm vui tiệc cưới thiên quốc mà chúng ta tham dự khi dâng thánh lễ trao ban cho mọi người...

Ai tham dự tiệc cưới Nước Trời tức là thánh lễ mà không muốn hoặc thờ ơ với sứ mạng rao giảng, là người phản bội lại tình yêu đã được ký kết bằng giá máu của Chúa Giê-su trên thánh giá, họ trở thành khách qua đường bàng quan với sứ mệnh được giáo phó cho họ trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội: trở nên môn đệ của Chúa Giêsu Ki-tô.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 07/10/2011
N2T

37. Các con muốn cứu linh hồn mình thì phải cưỡng bức mình phải nổ lực.

(Thánh Alphonsus de Liguori)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 07/10/2011
THÁNH LỄ MỚI
- “Các cha dòng có sách lễ riêng của họ phải không ?”
- “Vậy hả, ở đâu vậy ?”
- “Chiều nay em đi lễ ở một nhà thờ vừa to lớn vừa hiện đại của các cha dòng, thấy cha chủ tế làm lễ hoàn toàn không giống như các cha khác: ngài không nói “Chúa ở cùng anh chị em”, nhưng ngài nói: “Chúa ở cùng ông, cùng bà, cùng anh, cùng chị, cùng em, cùng mọi người”.

Rồi khi truyền phép, ngài không đọc như trong sách lễ, mà nói vòng vo Chúa bẻ bánh này nọ, rồi sau đó mới nói: đây là Mình Ta…Máu Ta…”
Anh trai cười trả lời:
- “Chắc ngài muốn…lấy lòng giáo dân !”.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ mạng của Giáo Hội là giúp 45 triệu lao động trẻ em Ấn Độ
Lã Thụ Nhân
07:40 07/10/2011
Mumbai (AsiaNews) - Ấn Độ là quốc gia có số lao động trẻ em ở mức cao nhất thế giới. Theo điều tra dân số năm 2001, có 12,7 triệu trẻ em hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, nhưng theo các nguồn tin khác của Ấn Độ và quốc tế cho hay thì con số lên đến 45 triệu, mặc dù thực tế những hoạt động như thế là bất hợp pháp. Điều 24 của Hiến pháp Ấn Độ nói rằng không được tuyển dụng trẻ em dưới 14 tuổi trong bất kỳ nhà máy, hầm mỏ hay bất kỳ công việc nguy hiểm nào khác. Điều 39 đòi hỏi các bang hướng chính sách của họ nhằm đảm bảo rằng lứa tuổi nhạy cảm này của trẻ em không bị lạm dụng.

Đối với Đức Hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ, thì "mỗi đứa trẻ phải được lớn lên trong một môi trường gia đình an toàn và xứng đáng có một thời thơ ấu tách rời khỏi sự bóc lột và lạm dụng".

Theo Đức Tổng Giám Mục của Mumbai, giáo dục là vũ khí duy nhất chống lại lao động trẻ em. Vì lý do này, Đạo Luật Quyền Được Giáo Dục (RCE), áp đặt lứa tuổi đi học bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, "đóng một vai trò quan trọng vì trẻ em không đi học luôn tham gia vào một số hình thức làm việc".

Ngài giải thích rằng trong nhiều thế kỷ, "sứ mạng giáo dục của Giáo Hội Công Giáo đã thúc đẩy các cơ hội bình đẳng cho trẻ em người Dalit, các bộ tộc, những người di dân và nông dân". "Mọi trẻ em đều xứng đáng có một ngày mai tốt đẹp hơn".

Mặc dù người Công giáo chỉ chiếm 2 phần trăm dân số Ấn Độ, nhưng Giáo Hội cung cấp 1 phần 5 dịch vụ chăm sóc y tế của đất nước này. "Chúng tôi có vai trò hàng đầu trong việc phát triển con người toàn diện. Hơn 60 phần trăm các trường học của chúng tôi nằm ở các vùng nông thôn với sự quan tâm đặc biệt dành cho các học sinh nghèo và bị loại bỏ, những em không có khả năng tiếp cận nền giáo dục. Bằng cách này, chúng tôi mang đến cho chúng sự giáo dục miễn phí".

Đức Tổng Giám Mục giải thích "Sứ mạng xã hội của Giáo Hội bao gồm các chương trình giáo dục và kinh tế cho các trẻ em bị gạt bỏ và thiệt thòi.

Nghèo khổ, thường được cho là nguyên nhân của lao động trẻ em, không phải là yếu tố chính yếu. "Các trường học không đạt tiêu chuẩn hoặc thiếu trường học, cùng với chi phí cao đối với các bậc cha mẹ, việc ngăn chặn trẻ em tiếp cận công việc".

Đức Tổng Giám Mục kết luận: "Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ tiếp tục phục vụ đất nước và công việc của chúng tôi là hướng đến xây dựng đất nước bằng cách xóa bỏ lao động trẻ em thông qua sứ mạng giáo dục. Với việc giáo dục, chúng tôi có thể đạt được mục tiêu chính của mình nhằm biến đổi xã hội".
 
L'Osservatore Romano: Steve Jobs là người ''nhìn xa trông rộng'' về công nghệ và nghệ thuật
Lã Thụ Nhân
07:40 07/10/2011
Rôma, Italy (CNA/EWTN News). - Tờ Nhật báo Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano) của Tòa Thánh Vatican đã tưởng nhớ đến Steve Jobs, nhà đồng sáng lập Apple, như là một người "nhìn xa trông rộng, người đã kết hợp công nghệ và nghệ thuật".

Tờ báo nhấn mạnh rằng ông Jobs, người đã qua đời hôm 05 tháng Mười ở tuổi 56 sau cuộc chiến dài chống chọi căn bệnh ung thư tuyến tụy, "là một trong những nhân vật giữ vai trò chủ đạo và là biểu tượng của cuộc cách mạng ở Thung lũng Silicon".

Đây là cuộc cách mạng của "tập quán, tâm tính và văn hóa. Một cuộc cách mạng vốn là một phần, nhưng không kế thừa, của những lỏng lẻo thập niên 70".

Tờ Quan Sát Viên Rôma cho hay ông Jobs "là một người nhìn xa trông rộng, người đã kết hợp công nghệ và nghệ thuật. Thật sự, ông không phải là một kỹ thuật viên hay một nhà doanh nghiệp. Ông không phải là một nhà thiết kế hoặc một nhà toán học. Ông cũng chẳng phải là người đam mê máy tính hay là nhà quảng cáo điển hình. Vậy ông là người mô phỏng hay là một người đi tiên phong? Lịch sử sẽ đánh giá. Trong khi đó, những sáng tạo thiên tài của ông vẫn ở cùng chúng ta".

Từ "đứa con được mang thai ngoài ý muốn" đến thiên tài

Ông Steve Jobs sinh ngày 24 tháng Hai năm 1955. Ông bị mẹ là Joanne Simpson cho làm con nuôi do cha bà phản đối mối quan hệ của bà với John Abdulfattah Jandali, người cha mang dòng máu Syria của Jobs.

Cuối cùng, bà Joanne và ông Abdulfattah cũng đã kết hôn với nhau sau khi cha bà qua đời. Họ đã có một con gái và cố tìm cách nhận lại đứa con trai, nhưng không thể được về phương diện pháp lý.

Ông Jobs lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Năm 1976, ông thành lập công ty Apple cùng với Steve Wozniak tại garage để xe của ông. Tờ nhật báo Vatican nhắc lại: "Chỉ trong vòng 10 năm, nó đã trở thành một công ty trị giá 2 tỷ Mỹ kim".

Ngày 24 tháng Giêng, năm 1984, Apple cho ra mắt Macintosh 128K, chiếc máy vi tính cá nhân (personal computer) đầu tiên thành công trên thị trường. Nó được sử dụng Giao diện Người dùng Đồ họa (Graphic User Interface) và một con chuột thay vì các dòng lệnh.

Năm 2001, Jobs cho ra đời iPod, một thiết bị "chiếm trọn con tim và khối óc của hàng ngàn con người". Theo cách đó, con đường đã được mở ra cho những phát kiến về iPhone, iPad và iCloud. Tờ Quan Sát Viên Rôma kết thúc bài viết của mình bằng nhận định: "Tài năng. Tài năng thuần khiết".

Tân Giám đốc của tạp chí Civilta Cattolica, Cha Antonio Spadaro, S.J., cho hay đóng góp vĩ đại nhất của Jobs nằm ở chỗ "trong thực tế công nghệ, đối với ông, là một phần của cuộc sống" và không phải là một cái gì đó "dành riêng cho các chuyên gia" nhưng hơn thế nữa, nó dành cho "đời sống hằng ngày của chúng ta".

Fr. Sparado nhắc lại việc sớm hiểu biết về sức mạnh truyền thông của Đức Giáo Hoàng Piô XI. Ngài cho hay cả ông Jobs và Đức Giáo Hoàng đều hiểu rằng truyền đạt thông tin là giá trị to lớn nhất mà chúng ta sẵn có trong thời đại ngày nay và chúng ta cần đưa nó vào sử dụng.

"Ông ấy đã gom lại khả năng tuyệt vời về cách tân và khả năng tuyệt vời về sáng tạo". Đề cập đến bài phát biểu nổi tiếng trong lễ trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học Stanford vào năm 2005, cha Sparado cho hay: "Cuối cùng, thông điệp quan trọng nhất của Steve Jobs là 'Hãy sống khát khao và dại khờ'. Điều đó có nghĩa là phải luôn luôn duy trì khả năng nhìn thấy sự sống trong thời kỳ mới".

Triển vọng này đã được thực hiện cùng với khả năng quan sát vượt qua những giới hạn. "Đó là điều tất cả chúng ta được mời gọi học hỏi".
 
Brazil: Lễ Hội Thánh Mẫu lớn nhất thế giới khai mạc
Tiền Hô
07:16 07/10/2011
Belém (Para, Brazil), 7 Tháng Mười 2011 (CNA) - Tối ngày 4 Tháng Mười vừa qua, 2 triệu người đã bắt đầu hội tụ về thành phố Belém thuộc tiểu bang Para của Brazil để tham dự Lễ Hội Thánh Mẫu lớn nhất thế giới.

Lễ hội có tên chính thức "Cirio de Nazaré", là sự kiện để người Công giáo trên khắp Brazil để thể hiện lòng sùng kính Đức Mẹ Nazareth. Khách hành hương tham dự cuộc rước kiệu vài giờ đồng hồ đi qua các đường phố của Belém, là tên của thành phố Bethlehem trong tiếng Bồ Đào Nha.

Trong một tuyên bố hồi đầu tuần này, các vị giám mục Brazil cho biết rằng việc tổ chức lễ hội Công giáo lớn nhất ở Brazil này đã mang đến cho họ niềm phấn khởi: "Cirio là Ngày Lễ của gia đình, của tình bằng hữu! Đây là nỗ lực tập thể tuyệt vời khi "đổ đầy các chum nước để Chúa Giêsu có thể biến nó thành rượu, rượu mới của công lý, hòa bình và cam kết sống theo mục tiêu của Tin Mừng".

Vào hôm 5 Tháng Mười, hàng chục giáo xứ, phong trào giáo dân và các cơ quan mục vụ trong Tổng Giáo Phận Belém đã bắt đầu 48 giờ chầu Thánh Thể để chuẩn bị cho cuộc rước kiệu vào ngày Chúa Nhật 9 Tháng Mười.

Cuộc rước sẽ khởi hành từ nhà thờ chính tòa Belém và sẽ đi qua một con đường dài 2 dặm để đến Đền Đức Mẹ Nazareth. Tại đền thờ, linh tượng của Đức Trinh Nữ Maria sẽ được trưng đặt để cho hàng ngàn tín hữu đến từ mọi nơi trên khắp Brazil bày tỏ lòng tôn kính và tạ ơn vì những ân sủng mà họ nhận được thông qua lời cầu bầu của Mẹ.

Cuộc rước kiệu dài nhất trong lịch sử của Lễ hội Cirio de Nazaré là hơn 9 giờ đồng hồ.

Lòng sùng kính Đức Mẹ Nazareth xuất phát ở Bồ Đào Nha. Những linh tượng ban đầu về Đức Mẹ thuộc Tu Viện Đức Trinh Nữ Maria thành Caulina (Tây Ban Nha). Người ta tin rằng, linh tượng này do chính Thánh Giuse chạm khắc ở Nazareth, sau đó được đưa sang Âu Châu.

Lịch sử của cuộc rước quay trở lại vào năm 1792, khi Vatican cho phép tổ chức một cuộc rước kiệu tôn vinh Đức Trinh Nữ Nazareth ở thành phố Belém tiểu bang Para. (Tác giả: Rafael Tavares da Silva)
 
Ba Lan: thành phố Krakow muốn đăng cai Đại hội Giới trẻ Thế giới 2015
Tiền Hô
07:17 07/10/2011
Theo báo chí Ba Lan, Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz - nguyên là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II - đã đề xuất rằng thành phố Krakow nên tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2015. Krakow sẽ phải cạnh tranh với các ứng viên khác như Lithuania và Mexico.

Tuy nhiên, vẫn còn một cơ hội tốt để Đại hội Giới trẻ Thế giới được diễn ra tại quê hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người sáng lập ra đại hội. Bởi lẽ năm 2015 sẽ đánh dấu tưởng niệm 10 năm Karol Wojtyla qua đời. Dịp này, Đức Tổng Giám Mục của Krakow đã mời Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đến ban phép lành cho Đền Thờ Lòng Chúa Thương Xót tại đây.

Krakow sẽ chính thức đệ trình đơn làm ứng viên lên Tòa Thánh. Tuy nhiên, phải chờ đến năm 2013 mới có quyết định chính thức về thành phố sẽ chiến thắng. (RomeReports, 7 Tháng Mười 2011)
 
Trung Quốc: 1000 tín hữu chào mừng 3 tân linh mục trong giáo phận
Tiền Hô
07:17 07/10/2011
Diên An (Trung Quốc), 6 Tháng Mười (Agenzia Fides) - Hơn 1000 tín hữu giáo phận Diên An (tỉnh Thiểm Tây) đã tham dự lễ phong chức cho 3 tân linh mục của giáo phận vào ngày 3 Tháng Mười vừa qua. Buổi lễ trang nghiêm do giám mục phó của giáo phận là Đức Cha Giovanni Battista Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting) chủ tế: đây cũng là lễ truyền chức linh mục đầu tiên sau khi ngài được tấn phong. Theo những tin tức mà tín hữu gửi đến cho Fides, tất cả các tân linh mục đều đến từ các gia đình Công giáo rất sùng đạo và được giáo dục trong đức tin từ khi còn nhỏ.

Giáo phận Diên An (Yulin) diện tích 80.000 cây số vuông ở vùng nông thôn phía bắc tỉnh Thiểm Tây, có khoảng 60.000 tín hữu, 2 giám mục, 27 linh mục triều và dòng, 8 chủng sinh, 33 nữ tu thuộc hai hội dòng là Nữ tì Đức Mẹ Trung Hoa và dòng Truyền giáo Đức Maria. Có 20 nhà thờ, khoảng 20 giáo điểm phụng vụ, 3 trạm y tế nông thôn và một trường tiểu học Công giáo.

Đức Tổng Giám mục Dương Hiểu Đình năm nay 46 tuổi, 19 năm linh mục, ngài được bổ nhiệm làm giám mục phó của Diên An (Yulin) vào ngày 15 Tháng Bảy 2010, và nhậm chức vào ngày 25 Tháng Ba 2011 trong Thánh Lễ Truyền Tin. Tòa Thánh đã phê chuẩn ngài làm giám mục và chính phủ cho phép cử hành lễ tấn phong.
 
ĐTC Biển Đức XVI được một Đại học Chính thống giáo tôn vinh
Phạm Kim An
08:34 07/10/2011
ĐTC Biển Đức XVI được một Đại học Chính thống giáo tôn vinh

Ngài nhận Huy chương Thánh Tông Đồ Giaxon (Jason) thành Thêxalônica (Thessalonica)

VATICAN - Vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày 5-10 tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức XVI đã tiếp nhận Huy chương vàng Thánh Tông Đồ Giaxon (Jason) thành Thêxalônica (Thessalonica), từ một phái đoàn của Phân khoa Thần Học của Đại học Thêxalônica.

Huy chương đã được trao cho Ngài do đích thân Chủ tịch của Hiệp hội Sinh viên sau Đại học và ứng viên Tiến sĩ của trường đại học, ông Stefanos Athanasiou, và ông Tổng thư ký, Zizis Siskos.

Trong lời chào của Ngài bằng tiếng Anh với người hành hương tụ tập vào buổi sáng tại quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức XVI chào mừng phái đoàn đại biểu của Đại học Thêxalônica, nói rằng Ngài cảm thấy "rất vinh dự" bởi "cử chỉ dễ thương” này, vốn là một “dấu hiệu hùng hồn của sự hiểu biết và đối thoại ngày càng tăng giữa các Kitô hữu Công Giáo và Chính Thống Giáo".

ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh: "Tôi cầu nguyện rằng nó sẽ là một dự cảm của sự tiến bộ lớn hơn, trong các nỗ lực của chúng ta để đáp trả trong sự trung tín, sự thật, tình thương, cho lời mời gọi của Chúa về sự hiệp nhất”.

Theo Thánh truyền, tông đồ Giaxon (Jason) là một trong bảy mươi môn đệ; Ngài xuất hiện trong Công vụ Tông đồ chương 17 (Cv 17), trong thời gian Thánh Phaolô rao giảng ở Thêxalônica. Ngài rất được tôn kính ở các Giáo Hội Chính Thống giáo và Giáo hội Đông phương. (Zenit.org 5-10-2011)

Phạm Kim An
 
Nghiên cứu: Hầu hết các linh mục sống hạnh phúc, yêu mến đời độc thân
Nguyễn Trọng Đa
08:59 07/10/2011
Phóng viên Genevieve Pollock phỏng vấn Đức ông Stephen Rossetti

WASHINGTON, Mỹ - Linh mục nói chung thuộc nhóm người hạnh phúc nhất của xã hội, và trái với ý kiến thế tục, đa số linh mục yêu mến đời độc thân như một khía cạnh tích cực trong ơn gọi của mình, theo Đức ông Stephen Rossetti.

Đó là vài trong nhiều kết luận được nêu ra bởi Đức ông Rossetti trong cuốn sách của ngài "Tại sao các linh mục hạnh phúc" (Why Priests Are Happy, Ave Maria Press), sẽ được phát hành ngày 12-10.

Tác giả, hiện là Phó Giám đốc các chương trình hội thảo và sứ vụ tại Đại học Công giáo Mỹ, cũng đã viết "Sinh ra từ Thánh Thể" (Born of the Eucharist), "Niềm vui đời linh mục" (The Joy of Priesthood), và "Khi Sư tử gầm rú" (When the Lion Roars). Là một nhà tâm lý học chuyên sâu, Đức ông Rossetti trước đây là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Viện Thánh Luca, một trung tâm điều trị và giáo dục cho hàng giáo sĩ và tu sĩ.

Tác giả đã khảo sát 2.500 linh mục, và khám phá nhiều điều mà xã hội hiện đại có thể thấy là đáng ngạc nhiên.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Zenit, Đức Ông giải thích một số phát hiện này, trong đó có mối tương quan giữa hạnh phúc của một linh mục và mối quan hệ của mình với Chúa và tha nhân, và các dấu hiệu của hy vọng cho tương lai của chức linh mục.

Zenit: Nghiên cứu của Đức ông cho thấy một kết luận mà công chúng có thể thấy là đáng ngạc nhiên: Các linh mục thuộc nhóm những người hạnh phúc nhất trong cả nước. Tại sao chúng ta không nghe nói về hạnh phúc này thường xuyên hơn?

- Đức ông Rossetti: Đã có một số nghiên cứu ở Mỹ trong vài năm qua với các phát hiện chính xác như nhau: Khoảng 90% các linh mục nói rằng các vị là hạnh phúc. Trong nghiên cứu của tôi, tỉ lệ này cao tới 92,4%.

Trong một nghiên cứu tương tự, khi Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Quốc gia gần đây đã tiến hành cuộc thăm dò khoa học với 27.000 người Mỹ, họ đã thấy rằng các giáo sĩ nói chung thuộc nhóm người hài lòng nhất và hạnh phúc nhất của tất cả người Mỹ. Điều này là đặc biệt đáng chú ý, bởi vì hơn 50% người Mỹ báo cáo là không hạnh phúc với công việc của họ.

Nhưng sự phát hiện phù hợp và đáng ngạc nhiên này của hạnh phúc linh mục vẫn còn là một bí mật.

Tại sao? Trước hết, tin tốt không làm thành tin. Các bi kịch và vụ bê bối điền vào đầy các trang báo của chúng ta, nhưng khuôn mặt của các linh mục hạnh phúc của chúng ta lại không lên báo.

Thứ hai, và cũng quan trọng, sự thế tục hóa của nền văn hóa của chúng ta nuôi dưỡng một loại tiêu cực đối với tôn giáo có tổ chức. Có một niềm tin thế tục nơi một số người ngày nay rằng việc thực hành đức tin là bị ép buộc và chẳng vui gì cả.

Một số nhà tư tưởng hiện đại gợi ý rằng cách thức duy nhất cho hạnh phúc thực sự của con người phải được giải thoát khỏi các ràng buộc của tôn giáo. Họ xem tôn giáo như là sự đàn áp sự tự do thật sự của con người và nhân loại. Vì vậy, khi sử dụng logic này, làm một linh mục phải là sống cuộc đời bất hạnh nhất trong tất cả.

Vì vậy, nghe rằng các linh mục là thuộc nhóm người hạnh phúc nhất trong đất nước là hoài nghi ngay.

Sự kiện hạnh phúc của linh mục là một thách thức cơ bản và mạnh mẽ cho tâm trí thế tục hiện đại.

Nhưng đối với Kitô hữu chúng ta, nó chỉ khẳng định thêm các chân lý của đức tin chúng ta. Chúa Giêsu cầu nguyện: "Niềm vui của thầy là của anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn hảo”.

Niềm vui là một trong những thành quả không thể nhầm lẫn của Chúa Thánh Thần.

Làm Kitô hữu thực sự và đầy đủ là nhận biết quà tặng niềm vui của Thiên Chúa. Tâm trí thế tục tìm kiếm niềm vui này, nhưng lại tìm kiếm sai chỗ.

Người ta chỉ cảm nhận rằng những người đàn ông đã cống hiến cuộc đời mình phục vụ Chúa và tha nhân trong đức tin Công giáo, với tư cách linh mục, sẽ dần dà và nhẹ nhàng được đầy Thiên Chúa, với một niềm hạnh phúc và niềm vui nội tâm.

Chúa Giêsu đã hứa ban niềm vui cho chúng ta và điều này được chứng minh là đúng.

Zenit: Theo Đức Ông, đâu là các yếu tố quan trọng góp phần vào hạnh phúc của một linh mục?

- Đức ông Rossetti: Tôi thực hiện một phương trình hồi quy đa biến, để tìm ra các biến số quan trọng nhất góp phần vào hạnh phúc linh mục. Trước tiên, yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất của hạnh phúc của linh mục là biến số "an bình nội tâm".

Nhiều người nói một tự ngã hình tượng (self-image) và một cảm giác an bình nội tâm là những điều hạnh phúc nhất của linh mục.

Sau khi suy tư, điều này cảm nhận là đúng. Yếu tố dự báo quan trọng nhất của hạnh phúc của bất cứ ai là những gì họ mang đến cho công việc của họ và cuộc sống của họ.

Nếu chúng ta cảm thấy an bình nội tâm, chúng ta có khả năng để được hạnh phúc với những gì xung quanh chúng ta.

Điều này cũng là một thách thức đối với tất cả chúng ta: Nếu chúng ta không hạnh phúc với cuộc sống của chúng ta, có lẽ việc để bắt đầu là không chỉ trích những gì là bên ngoài chúng ta, nhưng hãy nhìn vào nội tâm chúng ta.

Một điều khá thú vị, nghiên cứu của tôi đã chứng minh rằng yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất của an bình nội tâm là mối quan hệ của một người với Thiên Chúa. Mối tương quan này là một r=. 55 lớn, vốn là chỉ số tương quan rất mạnh trong nghiên cứu khoa học xã hội.

Như thế, an bình nội tâm đến từ đâu? Khi ta có một mối quan hệ vững chắc với Thiên Chúa, thì có an bình nội tâm nhiều.

Chúa Giêsu hứa ban cho chúng ta ơn này. Ngài: "Thầy để lại bình an của thầy cho anh em, thầy ban bình an của thầy cho anh em”.

Thật là thú vị cho tôi khi nhìn thấy các sự thật Tin mừng được hiển thị ngay trước mắt tôi trong các phát hiện thống kê này. Chúng ta chỉ tìm thấy sự bình an đích thật và lâu dài trong Thiên Chúa.

Và, lẽ tất nhiên, người ta nói rằng mối quan hệ với Thiên Chúa là sự tiên đoán mạnh mẽ của hạnh phúc. Một lần nữa, có một sự tương quan mạnh mẽ, đó là (r =. 53).

Vì vậy, chúng ta thấy đời sống tinh thần của chúng ta là một sự đóng góp mạnh mẽ cả cho an bình nội tâm lẫn hạnh phúc cá nhân.

Nếu có quá nhiều bạo lực và bất hạnh trong thế giới của chúng ta ngày nay, nó từ đâu đến vậy?

Các phát hiện của tôi cho thấy rằng chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy an bình nội tâm và niềm vui, mà chúng tôi đang tìm kiếm, cho đến khi chúng ta tìm thấy một mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa. Hầu hết các linh mục chúng ta đã tìm thấy một mối quan hệ như vậy, và họ là các người đàn ông hạnh phúc, vì điều đó.

ZENIT: Đức Ông có thể nói gì về vai trò của các mối quan hệ liên nhân vị - với gia đình, bạn bè, đoàn thể, hay giáo dân - trong hạnh phúc của một linh mục?

- Đức ông Rossetti: Có những phát hiện đáng ngạc nhiên trong nghiên cứu, mà khi suy tư, người ta mới cảm nhận hoàn toàn.

Ví dụ, tôi thực hiện một phương trình hồi quy đa biến, và tự hỏi đâu là yếu tố dự báo mạnh nhất của mối quan hệ của ta với Thiên Chúa, nghĩa là, biến số nào góp phần vào một mối quan hệ tích cực với Thiên Chúa. Câu trả lời là rất rõ ràng: có các người bạn thân (tương quan là một r =. 46 mạnh mẽ).

Việc phát triển một mối quan hệ lành mạnh với các người khác giúp chúng ta kết nối với Thiên Chúa.

Nhiều lần, Chúa Giêsu đã nói về việc mến Chúa yêu người như là hai mặt của một đồng xu. Hoặc, như Kinh Thánh cho chúng ta biết: "Người nào không yêu thương anh em mình mà mình nhìn thấy, thì không thể yêu Chúa mà mình không nhìn thấy”.

Và kết quả thống kê đã khẳng định giáo huấn Tin Mừng này: yêu thương người lân cận và xây dựng mối quan hệ bác ái với bạn bè, gia đình, và người lân cận, giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa, và ngược lại. Tất cả các điều này là quan trọng để trở thành người hạnh phúc.

Sự cô lập gây ra bất hạnh. Chúng ta cần phải liên kết với các người khác.

Tin vui ở đây là đại đa số các linh mục - trên 90% - báo cáo có tình bạn vững chắc với các linh mục khác và giáo dân.

Một trong những niềm vui lớn và sự hỗ trợ cho cuộc sống của một linh mục là sự kết nối của ngài với những người khác.

Khái niệm thế tục cho rằng các linh mục là người đàn ông cô đơn và cô lập là không đúng sự thật.

Thật vậy, hạnh phúc của linh mục đã gia tăng trong vài năm qua, và có thể sẽ tăng lên cao hơn. Trong nghiên cứu của tôi, chỉ có 3,1% các linh mục có khi nghĩ đến việc rời khỏi chức linh mục. Với áp lực rất lớn về chức linh mục hiện nay và nhiều thách thức thực sự mà linh mục phải đối mặt, điều này là rất đáng chú ý.

ZENIT: Còn về đời sống độc thân thì sao? Nó liên quan đến hạnh phúc của một linh mục thế nào?

- Đức ông Rossetti: Đây cũng là một phát hiện thú vị. Các linh mục nào cảm thấy được Thiên Chúa kêu gọi để sống đời độc thân và cảm nghiệm sống đời độc thân như là một ân sủng cá nhân, bất chấp những thách đố của nó, thì họ là những người đàn ông hạnh phúc. Mối tương quan giữa quan điểm tích cực này của đời độc thân và hạnh phúc linh mục là một r =. 47 mạnh mẽ.

Tin vui ở đây là trên 75% các linh mục đã thấy đời độc thân là một phần tích cực của cuộc sống của họ.

Tỉ lệ này là có khả năng tăng cao hơn trong tương lai. Chính các linh mục trẻ tuổi nhất là người mạnh mẽ ủng hộ việc sống độc thân bắt buộc.

Vì vậy, trái với tâm trí thế tục, sự hỗ trợ cho đời sống độc thân linh mục sẽ tăng trong tương lai giữa các linh mục tại Mỹ. Nó đang biến dần đi như một vấn đề "nóng bỏng" giữa các linh mục tại Mỹ.

Nhưng đây là một thách thức. Một mặt là cần chấp nhận việc sống độc thân như là một phần cần thiết của đời sống một linh mục, nhưng nó đòi hỏi một mức độ sâu sắc hơn về tâm linh để cảm nghiệm đời độc thân như một ơn ban của Thiên Chúa, và là một ân sủng cá nhân. Nó đòi hỏi một chiều sâu của cuộc sống vốn là sâu sắc.

Khi tôi ngồi và suy tư về các phát hiện của nghiên cứu này, tôi tự cảm thấy mình được cảm hứng bởi sự cam kết và sức sống tinh thần của đời sống của các linh mục.

Đây là một chân lý thực sự nằm dưới các phát hiện của nghiên cứu: Các linh mục của chúng ta là những người đàn ông hạnh phúc và thánh thiện. (Zenit.org 6-10-2011)
 
Nhật báo Vatican xem Steve Jobs như một gương mặt văn hóa tiêu biểu
Nguyễn Trọng Đa
08:39 07/10/2011
Nhật báo Vatican xem Steve Jobs như một gương mặt văn hóa tiêu biểu

Nhật báo L'Osservatore Romano đã ghi nhận ảnh hưởng to lớn của ông Steve Jobs, người sáng lập huyền thoại của Công ty Apple Computer, Mỹ, đã qua đời tại Mỹ ngày 5-10 ở tuổi 56.

Nhật báo của Vatican cho rằng ông Jobs không đơn giản là một kỹ thuật viên máy tính hoặc doanh nhân, nhưng "còn là một người nhìn xa trông rộng, kết hợp công nghệ và nghệ thuật". Trong khi lịch sử sẽ đánh giá giá trị cuối cùng về các đóng góp của ông, nhật báo L'Osservatore Romano nói rằng ông Jobs chắc chắn là một gương mặt lớn trong "một cuộc cách mạng văn hóa, não trạng và tập tục". (CatholicCulture.org 6-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trái tim đong đầy yêu thương
Phương Khanh
07:00 07/10/2011
Có bao giờ bạn cảm thấy thất vọng và chán ghét cuộc đời này bởi đã bị đối xử bất công và thiệt thòi, hoặc bạn không thể tìm thấy niềm an vui mặc dù cuộc sống của bạn chẳng thiếu thốn thứ gì nếu không muốn nói là dư dả? Có bao giờ bạn muốn tha thứ cho người khác nhưng vẫn không tìm được lý do thoả đáng nào để có thể hoà giải cùng họ, hoặc bạn có cảm giác dường như cả thế giới này đang quay lưng lại với mình? Nếu câu trả lời là “có” cho một trong những câu hỏi trên, thì ắt hẳn bấy lâu nay chúng ta đã sống quá lâu trong chiếc vỏ nhận thức hẹp hòi cùng với lòng kiêu ngạo và cái “tôi” ích kỷ của chính mình. Việc khoá chặt trái tim có là liệu pháp an toàn để đảm bảo rằng chúng ta sẽ được bảo vệ khỏi những tổn thương, hay điều đó lại làm cho cuộc đời chúng ta chết héo?

200 khán giả trực tiếp của Chương Trình Chuyên Đề đã lắng nghe câu trả lời qua đề tài lần thứ 122: “Trái Tim Rộng Mở” do Sư cô Thích nữ Hương Nhủ thuyết trình ngày 01.10.2011, tại hội trường Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận - Trung tâm Mục vụ Tổng Gíao Phận Sài Gòn. Bằng giọng nói nhẹ nhàng và dí dỏm, Sư cô đã trình bày một đề tài liên quan đến phương cách làm giàu trái tim, làm giàu đời sống nội tâm, gia tăng nét đẹp tâm hồn trong cuộc sống nhiều biến động, nhưng khác biệt hoàn toàn với phương cách làm giàu đời sống vật chất, phương cách này đòi buộc chúng ta phải học biết can đảm hy sinh, tha thứ, mở rộng lòng trí và tâm hồn ra cho người khác.

“Trái Tim Rộng Mở” không phải là một khẩu hiệu để treo trên tường mà là một giải pháp mang tính thời sự và xã hội sâu sắc. Bởi lẽ chiến tranh, khủng bố vẫn đang tiếp diễn, hận thù giữa các dân tộc sau bao năm vẫn chưa được hoá giải, bạo lực vẫn tiếp tục leo thang ở những nơi được xem là bình yên và đáng tin cậy nhất đó là gia đình và học đường. Tại sao sự dữ vẫn luôn tồn tại, hoành hành khắp nơi trên thế giới và len lỏi trong mỗi con người chúng ta? Tại sao con người ngày càng rời xa nhau và rời xa Thiên Chúa – nguồn mạch của mọi dòng chảy yêu thương? Đó là do tình trạng thiếu vắng tình yêu thương, sự thứ tha, lòng nhân ái và đức tin nơi con người.

Mở đầu buổi chia sẻ, diễn giả đã gửi đến cử tọa một thông điệp của cuộc sống: “Gieo gì giặt đó” thông qua câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu”. Câu chuyện kể về một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”, từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hoảng hốt chạy về, sà vào lòng mẹ và khóc nức nở vì cậu không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Đó là định luật và cũng là một phương châm hành xử trong đời: “Cái gì mình không muốn đừng đem đến cho người”. Ai gieo gió thì sẽ gặt bão - một quy luật tất yếu của cuộc sống.

Cái “tôi” trong mỗi người thật lớn nhưng sự yếu đuối trong tâm hồn mỗi người cũng không phải là nhỏ. Thông thường người ta chỉ muốn yêu thương những người mà họ quý mến, mang ơn và những người thương yêu họ. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Con người cần phải mở rộng lòng hơn nữa để tha thứ và yêu thương những người nghịch lòng ta, những người không cùng quan điểm với ta, bởi vì lòng khoan dung là mức độ cao nhất của sức mạnh và ý muốn trả thù là biểu hiện đầu tiên của sự yếu đuối. Một khi chúng ta tha thứ, bao dung được là khi đó chúng ta hiểu biết và yêu thương được. Theo ngôn ngữ của Phật giáo, trí tuệ và trái tim giống như hai cánh của một con chim. Trong cuộc sống, con người phải luôn kết hợp và cân bằng giữa hai yếu tố đó để có thể cất cánh bay ra khỏi ngôi nhà bản ngã của chính mình.

Từ xưa đến nay, trái tim vẫn là trung tâm của mọi xúc cảm, là biểu tượng của một tình yêu và lòng bác ái. Vì vậy, trao cho ai trái tim mình đồng nghĩa với sự hiến dâng một tình yêu trọn vẹn. Tình cảm là yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người. Thế nhưng trái tim đó phải có yếu tố trí tuệ đồng hành và dẫn đường để biết phân định đúng sai và có chọn lọc. Trí tuệ dùng để thấu hiểu, từ đó để cảm thông, bao dung và chia sẻ với tha nhân. Có trái tim như thế chúng ta mới có thể hy sinh và đón nhận người khác như chính họ là. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại mà thậm chí chúng ta còn phải biết thu mình nhỏ lại để nhường chỗ cho Thiên Chúa và tha nhân được lớn lên trong tâm hồn. Albert Schweitzer - một trong những Kitô Hữu vĩ đại trong thế kỷ của chúng ta đã từng nói: “Tôi không biết định mệnh của bạn ra sao, nhưng tôi biết chắc một điều: chỉ có người thực sự hạnh phúc là người tìm cách phục vụ người khác”. Chính vì khi giúp đỡ người nghèo, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa trong thế giới ngày nay. Người ở ngay trong những người bé mọn, những người bị bỏ rơi đang cần những hành động yêu thương cụ thể, vô vị lợi của chúng ta.

Rộng mở trái tim còn là việc tha thứ cho bản thân và cho người khác. Một khi chúng ta vẫn còn giữ trong lòng những hiềm khích, chúng ta không thể có cuộc sống sung mãn trong giây phút hiện tại. Ta vẫn còn đang bám chặt vào quá khứ của sự oán trách, giận dữ và hận thù. Vấn đề đặt ra là tại sao tôi phải tha thứ cho những người đối xử với tôi thật tệ hại và tôi có đủ lý do chính đáng để có quyền không tha thứ cho họ? Người khốn khổ nhất trên đời này là người không biết tha thứ. Tha thứ là nét đẹp thanh cao của tâm hồn cao thượng. Tha thứ để phá vỡ vòng ân oán oan nghiệt trói buộc con người. Tha thứ cho nhau đơn giản chỉ vì con người là bất toàn. Cuộc sống là vô thường. Sinh ra không có gì trong tay, khi đến điểm hẹn cuối cùng là sự chết chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Vậy tại sao chúng ta không sống với một tâm tình khiêm tốn để tha thứ cho nhau với tất cả sự chân thành, để tìm tiếng nói chung giữa hai tâm hồn mà bấy lâu nay vì sự nhỏ nhen trong cái “tôi” khiến chúng ta không thể nhìn thấy? Nhân vô thập toàn, con người không ai tốt hay xấu hoàn toàn. Nhưng sự ích kỷ thường khiến chúng ta nhìn thấy lỗi lầm và cái xấu nơi người khác hơn là chính bản thân. Điều quan trọng là chúng ta biết dùng tình yêu thương để dập tắt và chuyển hóa sự hận thù, biến thù thành bạn. Đó chính là phép màu và sức mạnh của tình yêu thương. Chúng ta có quyền lựa chọn, hoặc là cứ giữ mãi trong lòng sự thù hận, hoặc là tự giải thoát cho chính mình và cho tha nhân bằng đức từ bi và sự rộng lượng để xoá đi tất cả những vết thương tinh thần mà vô tình hay hữu ý chúng ta tạo ra cho nhau từ bấy lâu nay. Đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng xuống bớt để dòng nước cuốn trôi.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là làm cách nào để chuyển hoá nội tâm của mình trong cuộc sống nhiều biến động, nặng nề và lo toan như hiện nay?

Trước hết, đó là biết tỉnh thức trong giây phút hiện tại, không luyến tiếc quá khứ, không vọng tưởng tương lai. Sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc, chúng ta sẽ sống trọn vẹn giây phút hiện tại với tất cả niềm hạnh phúc và an lành biết bao nhiêu.

Trong mỗi con người có cái thiện lẫn cái ác, trạng thái “thiên đàng” hay “địa ngục” đều xuất phát từ “tâm” của mỗi người và liên tục biến động. Thế nên, thiết nghĩ việc tu tập, rèn luyện tâm thức hàng ngày, quay lại với chính mình, ngẫm xem trạng thái địa ngục hay thiên đàng trải qua tâm thức của chúng ta bao nhiêu lần trong một ngày để từ đó biết nhìn nhận lỗi lầm, hoá giải mâu thuẫn là điều cần thiết. Có một trái tim rộng mở như vậy chúng ta sẽ luôn sống với trạng thái “thiên đàng” trong từng khoảnh khắc của cuộc đời.

(Mời quý vị và các bạn xem những hình ảnh sống động của buổi thuyết trình “Trái Tim Rộng Mở” tại đây, và nghe toàn bộ nội dung bài nói chuyện tại mục Audio của trang web: www.chuongtrinhchuyende.com)
 
Lễ Đức Mẹ Mân Côi và kỷ niệm 61 năm Bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp tại họ đạo La Mã - Bến Tre
Anmai, CSsR
07:15 07/10/2011
BẾN TRE - Hôm nay, 7 tháng 10, Lễ Đức Mẹ Mân Côi cũng là kỷ niệm 61 năm ngày Mẹ lộ hình nơi bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp tại họ đạo La Mã - Bến Tre, con cái của Mẹ khắp nơi lại tề tựu về bên ảnh Mẹ.

Xem hình ảnh

Tờ mờ sáng, con cái của Mẹ dập dìu kéo nhau về, cả những người ở cũng kha khá xa như Bình Dương, Sài Gòn, Vũng Tàu cũng kéo về bên Mẹ. Mỗi người về đây với tâm tình con thảo với Mẹ.

Năm nay, cuộc Hành Hương về đất Mẹ này được tốt đẹp hơn nhờ con đường dẫn vào Trung Tâm La Mã Bến Tre vừa hoàn thành. Con đường mới này, không ai có thể phủ nhận đây chính là ơn, là quà tặng của Mẹ cho những người nghèo, cho những người con thảo hay đến với Mẹ, đến thăm Mẹ.

Đúng 8 giờ, tại Hang Đá Đức Mẹ, chương trình diễn nguyện và Thánh Ca do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn phụ trách. Sau đó, Cha Anphong Trần Ngọc Hướng ôn hát cùng cộng đoàn và hướng dẫn Hành Hương kính Mẹ. Cha hướng dẫn giờ Hành Hương hôm nay mời gọi cộng đoàn bước theo Mẹ trên con đường thương khó của Chúa Giêsu. Cùng Mẹ, với Mẹ qua thương khó sẽ đến Vinh Quang như Chúa mời gọi.

Giờ Hành Hương kết thúc, cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để bước vào Thánh Lễ trọng thể. “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên Đền …” bài hát hết sức quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Thành Tâm cùng cộng đoàn dân Chúa bước vào Thánh Lễ.

Chủ sự cũng như giảng Lễ trong Thánh Lễ hôm nay do cha Tổng Đại Diện Phaolô Lưu Văn Kiệu, Giáo phận Vĩnh Long. Trong bài giảng, Cha Tổng Đại Diện mời gọi cộng đoàn dân Chúa hay nói đúng hơn là con cái của Mẹ cùng nhau nhìn lại hay đúng hơn là cùng nhau dừng lại để tìm hiểu ý nghĩa của tràng chuỗi Mân Côi. Sau khi lướt qua một chút về ý nghĩa của tràng chuỗi Mân Côi, Ngài mời gọi cộng đoàn đi xa hơn một chút đó là suy niệm về các mầu nhiệm Mân Côi. Đặc biệt Ngài mời gọi cộng đoàn cùng Đức Mẹ suy niệm hay đúng hơn là suy niệm cùng với Đức Mẹ lời của sứ thần truyền để rồi đáp trả hai tiếng xin vâng ý Chúa như Mẹ.

Cuộc Hành Hương, Thánh Lễ rồi cũng kết thúc nhưng hình như chưa ai muốn về cả. Con cái của Mẹ cứ như muốn nán lại một chút để thân thưa với Mẹ điều gì đó cầu cho gia đình, cầu cho giáo xứ, cầu cho Giáo Hội.

Mẹ và con tạm “chia tay” nhưng tình Mẹ và con nó cứ như làm sao ấy. Mẹ làm sao bỏ con được và con làm sao không thể chạy đến với Mẹ được.

La Mã Bến Tre mãi mãi vẫn là nơi con gặp Mẹ, Mẹ gặp con.

La Mã Bến Tre mãi mãi vẫn là nơi mà Mẹ tỏ bày tình thương cho con và con bày tỏ lòng con với Mẹ.
 
Lễ khai giảng Chủng Viện Thánh Nicôla giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:26 07/10/2011
PHAN THIẾT - Trong bầu khí hân hoan mừng lễ kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, sáng 1.10.2011, Chủng Viện Thánh Nicôla Giáo phận Phan Thiết đã long trọng tổ chức thánh lễ khai giảng niên khóa mới.

Anh em Chủng sinh hân hoan chào đón Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung, Giám đốc Chủng viện, Linh mục Giuse Hồ Sĩ Hữu, Thư ký Tòa Giám mục kiêm Phó Giám đốc Chủng viện, Linh mục Giuse Trần Đức Dậu linh hướng, quý cha giáo và quý giáo sư trong ban đào tạo.

Năm học mới, chủng viện có 44 chủng sinh. Lớp dự bị I có 14 anh em do Lm Giacôbê Nguyễn Minh Luận cùng đồng hành. Lớp dự bị II có 12 anh em, do Lm Antôn Hồ Tấn Khả cùng đồng hành và lớp dự bị III có 18 anh em do Lm Giuse Nguyễn Hữu An cùng đồng hành. Giảng dạy niên học mới, có 16 cha giáo và 2 giáo sư Anh ngữ, Thầy Phêrô Nguyễn Hiền và Thầy Giuse Nguyễn Văn Khôi.

Giảng trong thánh lễ, Đức cha Giuse chúc mừng những vị cao niên nhân “ngày quốc tế người cao tuổi” và chia sẽ với các chủng sinh về bí quyết hạnh phúc trong đời sống thiêng liêng.

Các anh em chủng sinh thân mến.

Hôm nay 1/10, kỷ niệm 20 năm “ngày quốc tế người cao tuổi”. Đó đây trên toàn đất nước từ Bắc chí Nam, đã diễn ra những sinh hoạt đặc biệt. Tựu trung ở đó nội dung sắc nét là chúc mừng những vị cao niên và sau đó là gặp gỡ thân tình, chia sẻ với nhau về bí quyết hạnh phúc những ngày mình đang sống. Không biết trong các cha, các thầy giáo sư ở đây có ai đã có chân đứng cho hội người cao tuổi chưa? Nhìn vào đầu tóc, cũng như dáng vóc của các ngài chắc hẳn anh em chủng sinh cũng đoán được, có một số vị đã trở thành hội viên của người cao tuổi rồi. Nhân ngày lễ xã hội này chúng ta hãy dành cho các ngài một tràng pháo tay chúc mừng.

Hôm nay đối với các anh em chủng sinh là ngày rộn rã một niềm vui, ngày tựu trường, ngày mà anh em có người gia nhập mái trường lần đầu, có người trở lại mái nhà thân yêu. Về đây, tất cả đều đón nhận nhau là anh em trong cùng một lý tưởng theo đuổi. Vì vậy, hợp với tất cả các cha giáo, các thầy giáo cũng muốn chúc mừng tất cả anh em, 44 chủng sinh trở lại mái trường Chủng viện cách tươi vui đầm ấm.

Sau lời chúc mừng, cha muốn chia sẻ với chúng con ba bí quyết mở về hạnh phúc trong thời gian thụ huấn dưới mái nhà chủng viện.

1. “Con đường thơ ấu thiêng liêng”.

Bí quyết thứ nhất được tìm thấy trong ngày lễ Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Đó là “con đường thơ ấu thiêng liêng”, bí quyết hạnh phúc trong đời sống thiêng liêng. Nghe lời nguyện nhập lễ cũng như hòa vào tâm tình của Hội Thánh, anh em cũng ghi nhận được một vài tâm tình. Tâm tình tuổi thơ và tâm tình phó thác. Đó chính là chiếc chìa khóa, đường nên Thánh của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng. Trước đây 14 năm, khi ngài chưa được đặt làm nữ Tiến sĩ Hội Thánh, các nhà linh đạo đã viết rất nhiều về nẻo đường nên Thánh với tên gọi là “con đường thơ ấu thiêng liêng”. Nhưng kể từ 14 năm nay, trong cương vị là nữ Tiến sĩ Hội Thánh, nẻo đường nên Thánh đặc biệt ấy đã có sức thu hút rất nhiều tâm hồn. Người ta ghi nhận có những cuốn phim xuất hiện trong vòng 14 năm qua cũng đều nói lên tất cả tâm tình của Thánh Nữ trong ước mơ dạt dào đi về niềm hạnh phúc là chính Thiên Chúa. Người ta cũng ghi nhận nhiều cuốn sách viết về tình cha mà Thánh Nữ luôn luôn gắn bó từ người cha trần thế trong gia đình để vươn tới trái tim của Người Cha Trên Trời. Đó chính là bí quyết được xem là chìa khóa nên Thánh của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng. Ngài nhìn vào mình và nhận ra những yếu đuối, bất lực trong cuộc sống của mình. Rồi khởi đi từ đó, những kinh nghiệm bản thân để gắn bó bằng tâm tình phó thác trọn vẹn cho tình thương của Thiên Chúa là Cha.

Chỉ lấy một ví dụ cụ thể trong tuổi thơ của Thánh Nữ. Phòng của ngài ở trên lầu, phải đi cầu thang lên. Hồi đó, khi còn nhỏ, mỗi lần đi cầu thang lên phòng mình, nếu như nghỉ một chút thì Têrêxa có thể lên dễ dàng. Thế nhưng, Têrêxa lại thích làm nũng. Têrêxa còn nhỏ “mít ướt” nên không lên, ngồi ở dưới chân cầu thang. Người cha rất yêu thương “Công chúa nhỏ” nên đã đích thân bước xuống dưới cầu thang để ẵm con lên. Thánh nữ đã chuyển hóa kinh nghiệm tuổi thơ xưa vào trong kinh nguyện hàng ngày của mình để phó thác tất cả đời sống cho Chúa. Bằng tình thương của một người cha, Thiên Chúa cũng cúi xuống nâng đỡ Têrêxa lên. Nhờ vậy, trong suốt 9 năm của nhà kín, khuôn mình trong bốn bức tường của tu viện, không làm những việc gì lớn, nhưng bất cứ việc nào được trao thường là việc nhỏ nhặt, Thánh Nữ vẫn chu toàn bằng một tâm tình lớn, bằng một trái tim trọn vẹn. Rõ ràng, kiểu nên thánh như thế, ngày hôm nay chúng ta thấy đơn giản lắm, đơn giản trong phương cách, nhưng chuyện đường dài thực hiện thì lại chẳng giản đơn chút nào. Thánh nhân được ca tụng là người đã làm những việc bình thường với một trái tim phi thường. Bí quyết nên Thánh của ngài là thế.

Vì vậy, ngày khai giảng năm học mới, xin đặt vào tay anh em một bí quyết hạnh phúc trong suốt hành trình lý tưởng tại mái nhà của chủng viện đây. Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Nữ cũng như với kinh nghiệm của ngài, anh em cũng hãy chuyển hóa vào trong đời sống của mình phương cách yêu mến những việc nhỏ phục vụ Chúa, phục vụ cộng đoàn. Để làm sao trở thành chìa khóa, mở cho chúng ta nẻo đường nên Thánh và mở vào hạnh phúc ngay từ cuộc sống hôm nay.

2. Yêu mến Đức Mẹ qua chuỗi Mân Côi

Hôm nay ngày khởi đầu tháng Mân Côi. Xin được trao cho anh em chuỗi Kinh Mân Côi. Đây cũng là bí quyết để mở vào đời sống hạnh phúc trong thời gian thụ huấn dưới mái nhà chủng viện. Mân Côi là một chuỗi kinh, lời kinh kết chuỗi, có thể đọc từng hạt đơn lẻ, anh em cũng nhấm nháp được niềm vui thiêng liêng. Hội Thánh đã bày cho chúng ta lời kinh kết chuỗi với những phương thức cầu nguyện rất bình dân, phù hợp với tầm tay cũng như sự hiểu biết của mọi người. Anh em cũng được mời gọi trong suốt thời gian thụ huấn này hãy yêu mến chuỗi Kinh Mân Côi nhiều hơn. Tất nhiên tuổi thơ, tuổi trẻ của anh em tại gia đình, tại giáo xứ, trong hội đoàn cũng đã thực tập nhiều. Nhưng để nhấm nháp được sức sống của lời kinh kết chuỗi này, anh em được mời gọi để làm mới lại tâm tư của mình từng ngày, từ trong nghĩ suy cũng như trong lời kinh nguyện gẫm. Làm sao có được những hành động cụ thể để biến cải đời sống của mình cũng như canh tân chính những liên hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, đối với Trinh Nữ Maria cũng như đối với cộng đoàn.

Đời con một chuỗi Mân Côi.
Hạt thương hạt sáng hạt vui hạt mừng.
Ngày đêm nguyện gẫm không ngừng.
Như cây nến cháy nhỏ từng lời kinh.

Biết nhấm nháp từng lời kinh kết chuỗi như thế, anh em sẽ thấy dù là niềm vui mình cầu nguyện sốt sắng, dù nổi buồn mình vẫn hạnh phúc nguyện cầu.

Kinh Mân Côi trước đây người ta cứ tưởng là kinh của Đức Mẹ thôi. Bây giờ thì đã dần phân biệt rõ ràng. Kinh Mân Côi là kinh của Chúa Giêsu về cuộc đời của Ngài thể hiện trong hai mươi mầu nhiệm: vui, sáng, thương, mừng. Đó cũng là lời kinh của Đức Trinh Nữ Maria kết chuỗi lại, gắn bó với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa cũng là con của Mẹ Maria. Từ đó Kinh Mân Côi trở thành lời kinh của mọi người. Đây là lời kinh của từng cá nhân, của cả cộng đoàn gắn bó với Chúa Giêsu và cùng với Đức Trinh Nữ Maria cầu mong những điều tốt đẹp sẽ thăng tiến trong đời sống thiêng liêng của mỗi người. Anh em hãy siêng năng lẫn chuỗi Mân Côi trong từng ngày sống để luôn có hạnh phúc trong đời phó thác, trong đời hiến dâng. Các Đức Giáo Hoàng cũng luôn luôn mời gọi các tín hữu hãy gắn bó với nhau bằng chuỗi Kinh Mân Côi sống. Anh em cũng vậy. Năm anh em chọn lấy một mầu nhiệm, mỗi người một chục kinh để tạo thành chuỗi Mân Côi sống giúp cho nhịp sống cộng đoàn được tăng trưởng về mặt thiêng liêng, cũng như về mặt tình thân ái dành cho nhau trong bước đường đang thụ huấn.

3. Thao thức truyền giáo.

Anh em có thể hạnh phúc ở trong nhịp sống của người thụ huấn dưới mái nhà chủng viện nhờ cùng thao thức truyền giáo với Hội Thánh. Anh em muốn dấn bước trên đường dâng hiến, muốn trở thành linh mục, cần phải canh cánh bên lòng ước vọng truyền giáo của Hội Thánh. Bản chất của Hội Thánh là truyền giáo. Chúng ta đang sống ở đây cũng là nhờ thành quả của các đấng bậc tiền bối đến truyền giáo. Chúng ta phải thao thức truyền giáo, cầu nguyện cho công cuộc truyền giáo. Anh em đóng góp cho việc truyền giáo một cách cụ thể trong đời của mình. Truyền giáo hôm nay là vấn đề sống còn của Hội Thánh. Anh em được mời gọi sống tinh thần truyền giáo bằng hy sinh, bằng cầu nguyện và bằng tất cả các việc đạo đức theo truyền thống của Hội Thánh. Đây cũng chính là bí quyết mở ra hạnh phúc cho anh em trong cuộc đời theo Chúa.

Anh em hãy bắt đầu bằng cách yêu thích những điều mình đang có. Trong khi anh em đang hướng đến chức linh mục, hãy bắt đầu bằng việc yêu mến chương trình chủng viện, yêu thích công việc, yêu thích bài vở, yêu thích các cha, các thầy, yêu thích nhịp sống huynh đệ.

Chủng viện chính là nơi giúp cho ơn thiên triệu phát triển. Chủng viện là không gian thiêng liêng để mình học tập, gắn bó với Chúa. Chủng viện là bầu khí huynh đệ mình dành cho nhau cùng thăng tiến.

Nhân ngay lễ thánh Têrêxa, anh em hãy đọc, hãy học đường nên thánh của ngài để thánh hóa tất cả chuỗi ngày mình đang thụ huấn. Cũng nhân ngày khởi đầu tháng Mân Côi, anh em hãy yêu mến chuỗi Mân Côi và thực hành việc lần hạt một cách chăm chú, đều đặn. Tháng 10 có ngày khánh nhật truyền giáo cũng được gọi là tháng truyền giáo, anh em hãy thao thức cùng Hội Thánh trong sứ vụ truyền giáo.

Nguyện xin Thánh Nữ Têrêxa chúc lành cho tất cả anh em. 44 anh em là con số đẹp, là con số gợi nhớ đến sự tròn đầy của bốn phương, của tám hướng. Xin Chúa ban ơn cho anh em. Xin cho công cuộc huấn luyện này trở thành tháng ngày giúp anh em sống hạnh phúc trong con đường mình lựa chọn. Cầu chúc anh em chủng sinh một năm học mới gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.
 
Để ghi nhớ một Kitô hữu tân tòng đã khuất: Những Vì Sao Đêm
Petet Bùi Phượng Hạc
08:29 07/10/2011
Để ghi nhớ một Kitô hữu tân tòng đã khuất: Những vì sao đêm


"Ai về ghềnh đá Bình Hoà
Có muốn uống rượu ghé nhà Sáu Dô"


Câu ca của dân vùng cuối Hoà Thắng giáp ranh với Hoà Quang, nói lên sự hiếu khách của ông.

Sáu Dô ông là ai?

Ông là một tân tòng thuộc Giáo Khu 6 (trước khi tách Hóc Gáo ), Giáo xứ Tuy Hoà. Căn nhà râm mát dưới những tàng cây giữa cánh đồng Bình Hoà, trải dài màu xanh lúa non khi vào vụ, màu vàng ươm lúa chín những ngày chuẩn bị thu hoạch cuối vụ. Mình cũng được cái may mắn thường theo cha Hiền ghé thăm nhà Sáu Dô trong những dịp đem Mình Thánh Chúa cho những người già vào các thứ 6 đầu tháng. Đã nhiều lần tôi tâm nguyện sẽ viết về ông Sáu Dô, không phải về chén rượu mỗi lần ghé nhà Sáu Dô, cho dù mỗi lần gặ ông thì bao giờ cũng được ông "nháy nhỏ" : "vô tửu bất thành lễ". Tôi muốn viết về chính lịch sử của một con người, chính những biến đổi, chính tâm thức, niềm vui chân chất của một con người bằng xương bằng thịt, mà một cách nào đó, đã cho tôi lớn lên trong niềm tin mà sách vở không bao giờ dạy hết, đã giúp cho bài dạy giáo lý của mình cho người khác thêm xác tín, hiện thực hơn.

Bây giờ Sáu Dô không còn nữa! Ông đã chết cách đây vài năm ; trước lúc chết mấy ngày, tôi và cha Hiền có đến thăm ông và làm các phép sau cùng. Lúc ấy, cho dù đã kiệt sức, ông vẫn cố gượng dậy, cố gắng cười nói như lúc còn khoẻ, để tiếp cha thầy. Những lần ghé thăm lúc Sáu Dô còn khoẻ mạnh tôi cảm thấy ông có một cung cách sống rất đặc biệt :

- Sáu Dô hiếu khách với hết mọi người ; anh em GK6 mỗi lần lên nhà Sáu Dô như về nhà mình.

- Sáu Dô một con người uyên bác, thâm thuý, có phong cách của người chân thành, tự do.

- Có một Đức Tin tuyệt vời ; lúc ấy ông là cầu nối những chia rẽ trong giáo khu

- Có cách ứng xử rất thuyết phục, lúc nào cũng ứng đáp bằng thơ văn…

Có một điều hết sức ngạc nhiên ! Trước đây ông là một thầy cúng nổi tiếng vùng này, thầy Sáu Dô coi ngày, cúng kính và kiêm luôn bói toán... nên thu nhập rất khá, lúc nào cũng ăn trên ngồi trước thiên hạ. Những lần gặp gỡ, tôi thường hỏi về sự trở lại đạo của ông ; và rồi chính những gì ông trả lời đã làm sáng lên bài Giáo lý mà tôi đã dạy cho các em dự tòng. Kitô Giáo : Tôn giáo dựa trên sự mặc khải của Thiên Chúa. Con người nhận được ánh sáng mặc khải đầu tiên bằng con đường cảm nghiệm phổ thông qua vũ trụ vạn vật, qua tiếng nói lương tâm, qua lý trí tự nhiên…

Chính ông Sáu Dô kể lại :

...Hồi ấy vào mùa mía, người dân phải đưa tới che mía để thợ ép mía nấu đường. Một tối nọ ông phải ngủ lại giữa cánh đồng để giữ số mía của mình chưa ép hết. Đêm không ngủ được giữa cánh đồng lộng gió. Bất chợt nhìn bầu trời bao la đầy sao! Có lẽ ở đồng quê song ông chưa bao giờ có dịp ngắm sao trời như thế. Vấn hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, ông giật mình như có ai đó trên những vì sao đang nhìn mình. Tại sao có một bầu trời bao la huyền bí lạ lùng như thế chắc hẳn phải có một Đấng dựng nên ? Đấng ấy phải cao siêu, quyền phép hơn con người ? Ông rùng mình vì những gì mình đã dối trá đánh lừa người khác, lọc lừa bằng những phép thuật không đâu….Một đêm không ngủ với tiếng nói lương tâm, và những suy tư tự nhiên. Sáng hôm sau ông bắt đầu đi tìm những người theo đạo Thiên Chúa, để nhờ họ và với họ, cắt nghĩa về nguồn gốc vũ trụ, chân lý của tình yêu và sự thật...

Thế rồi, qua sự tìm hiểu và với ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ông đã bỏ nghề thầy cúng hái ra tiền để được tái sinh trở thành người con của Chúa ; và ông đã trung thành với ơn gọi cao cả đó cho đến hơi thở cuối đời. Mổi lần ai đến thăm, ông thường dỡ sau các ảnh tượng vẫn còn những dấu tích của bàn thờ thầy cúng ngày xưa như một chiến tích của một thời trở lại...

Tưởng chừng đơn giản là thế, cuộc sống và cuộc đời của một Kitô hữu, một tân tòng !

Không ! Hành trình đi tìm chân lý đức tin đòi hỏi chúng ta phải hy sinh từ bỏ quyết liệt, nhất là những tân tòng như ông Sáu Dô.

Lâu quá không đi lại con đường đến nhà Sáu Dô. Chính ông đã làm cho tôi thấy và hiểu mặc khải tự nhiên của Thiên Chúa. Đừng bao giờ phụ lại những món quà đẹp mà Thiên Chúa vén màn hé mở cho ta được biết các mầu nhiệm của Ngài. Tình yêu cao vời của Ngài có sức biến đổi mọi sự.

Yêu ai ta nhớ tên hoài
Yêu Ngài ta tạc tên Ngài trong tim
 
Giáo xứ Tử Nê, Bắc Ninh mừng lễ bổn mạng
GX Tử Nê
20:27 07/10/2011
KHÓM MÂN CÔI TỬ NÊ MỪNG BỔN MẠNG

Vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày 07/10/2011, Giáo họ Tử Nê, Giáo phận Bắc Ninh đã tổ chức trọng thể lễ Đức Mẹ Mân Côi, bổn mạng của Giáo họ tại Nhà thờ Giáo xứ Tử Nê.

Ngay từ Chúa nhật tuần trước, Cha xứ Phanxicô Nguyễn Văn Huân và Ban Hành Giáo đã nhắc nhở cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn để mừng lễ. Ngài mời gọi tham dự Thánh lễ dâng lên Mẹ Mân Côi. Ban Hành Giáo hướng dẫn các hội đoàn lo chăng cờ, băng rôn, khẩu hiệu, trang trí kiệu. Các ca đoàn hy sinh, quên mình học hát để phục vụ Thánh Lễ sốt sắng. Mọi người đều chuẩn bị hăng say với lòng yêu mến Mẹ Mân Côi và nhiệt tình xây dựng “Khóm Mân Côi Tử Nê” thăng tiến trên mọi phương diện.

Xem hình

Trước đó, ngày 06/10/2011, Cộng đoàn trầm lắng với nghi thức sám hối chuẩn bị Lễ bổn mạng. Hơn nữa, lúc 12 giờ, Cha xứ Phanxicô khai mạc giờ Chầu Thánh Thể. Tiếp theo, các đoàn hội luân phiên đến Chầu Chúa khiến khuôn viên Nhà thờ trở lên đông vui và ấp ám hơn trong những ngày gió heo may.

Đến 19 giờ, Cha xứ Phanxicô, Ban Hành Giáo, và các hội đoàn cùng anh chị em trong Giáo họ có cuộc rước cung nghinh Đức Mẹ Mân Côi từ giữa làng vào trong nhà thờ. Mọi sự đã chuẩn bị chu đáo. Các em nhỏ hớn hở vì được tung hoa tôn vinh Đức Mẹ. Ca đoàn, đoàn kim nhạc, đoàn trống trắc vui mừng dâng những điệu nhạc hay, lời ca êm ái lên Mẹ. Song vì thời tiết không được thuận lợi, cuộc cung nghinh Đức Mẹ Mân Côi không thể diễn ra. Nhưng sau đó, cộng đoàn trang nghiêm dâng Thánh Lễ vọng kính Đức Mẹ Mân Côi.

Thánh Lễ hôm nay có đông đảo giáo dân thuộc họ Tử Nê, Giáo khu Bắc Ninh II. Cha xứ Phanxicô chủ tế, Cha Tôma Nguyễn Văn Phùng, Cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường, Cha Giuse Đinh Đồng Ngôn đồng tế. Đặc biệt còn có Cha Gioan Baotixita Bùi Văn Nhượng, Cha xứ Sặt, Giáo phận Hải Phòng và các đại diện Giáo xứ. Như thế, Nhà thờ hôm nay chật hơn mọi ngày.

Chia sẻ trong Thánh Lễ, Cha Đaminh Trường mời gọi anh chị em Khóm Mân Côi Tử Nê trong suốt tháng mười này, hãy năng cầu nguyện bằng việc lần chuỗi Mân Côi để bày tỏ lòng ta yêu mến Chúa, yêu mến Mẹ. Chúng ta sẽ dâng lên Chúa, dâng lên người Mẹ hiền, người Mẹ đầy muôn phúc lạ những lời kinh Kính Mừng như những bông hoa xinh tươi, tỏa ngát hương thơm của lòng tin yêu, sự hy sinh, bác ái. Cùng hướng lòng trí chúng ta về Nước Trời để chúng ta sống xứng đáng là người Kitô hữu.

Kết thúc thánh lễ, Trùm trưởng, đại diện Giáo họ Tử Nê dâng tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Mẹ Maria Mân Côi và cám ơn quý cha, quý tu sĩ, quý khách cùng cộng đoàn dân Chúa đã đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho Giáo họ.

Sau thánh lễ, quý Cha và quý tu sỹ, quý khách cùng Giáo họ vui vẻ vào giờ tiệc mừng quây quần bên Đức Mẹ Mân Côi trong khuôn viên Nhà thờ Tử Nê.

Lạy Chúa, xin đổ ơn thánh đầy lòng chúng con, để nhờ công ơn Con Chúa chịu khổ hình thập giá, và nhờ lời Thánh Mẫu Maria chuyển cầu, Chúa cũng cho chúng con được sống lại hiển vinh". (Lời nguyện lễ Ðức Mẹ Mân Côi).

Gx.Tử Nê
 
Văn Hóa
Xâu chuỗi Mân Côi
Xuân Ly Băng
07:05 07/10/2011
Có đáng gì đâu
Một xâu chuỗi nhỏ bé
Từ bàn tay ban tặng một bàn tay
Và rồi từ đó,
Nhiều khối đá theo nhau rã rời
Sụp đổ bức tường Lịch Sử
Thông thoáng gió Đông Tây

Có đáng gì đâu
Một xâu chuỗi đơn sơ
Thua giá một lẵng hoa
Lại thừa sức bẻ lệch đường đi
Của những viên đạn đồng ác hiểm

Có đáng gì đâu
Một xâu chuỗi khiêm tốn
Bằng kim loại hoặc bằng gỗ, đá tầm thường
Có khả năng chặn bước chân voi
Bẻ cong họng súng
Nhận chìm xuống biển sâu
Những chiến thuyền hung dữ

Có đáng gì đâu
Một xâu chuỗi nhỏ mọn
Khiến quỷ ma kinh khiếp hãi hùng
Đánh tan bóng tối
Mở đường cho Ánh Sáng
Vào từng ngỏ hẹp hang sâu

Ôi xâu chuỗi vạn năng!
Sức mạnh từ cây Thập Giá
Xin cúi đầu cảm tạ
Thiên Chúa Ba Ngôi.

Ngày 6-10-2011
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nhiên Diệu Huyền
Tâm Duy, Lm
21:39 07/10/2011
THIÊN NHIÊN DIỆU HUYỀN
Ảnh của Tâm Duy, Lm
“Nghệ thuật chẳng qua chỉ là sự chỉ là sao chép thiên nhiên”

"All art is but imitation of nature."
(Seneca)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 1/10 - 7/10/2011
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:56 07/10/2011
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2 tháng 10

VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.

Kính thưa quý vị và anh chị em. Đời là bể khổ. Đó là câu nói trên đầu môi của nhiều người. Nhân sinh quan yếm thế này thường được đi kèm với những lời oán trách Hóa Công coi Ngài như nguyên nhân của những đau khổ, oan trái, và éo le trên cõi đời này. Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều viết như sau trong Cung Oán Ngâm Khúc: “Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán. Chết đuối người trên cạn mà chơi. Lò cừ nung nấu sự đời. Bức tranh vân cẫu vẽ người tang thương.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã phản bác lại lối suy nghĩ này.

Thiên Chúa luôn yêu thương, và gìn giữ chúng ta. Ngay khi chúng ta vừa lọt lòng mẹ, mỗi người trong chúng ta đều có một thiên thần bản mệnh giữ gìn và nâng đỡ ta mọi ngày trong đời. Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 2 tháng 10 sau kỳ nghỉ hè tại Castel Gandolfo.

“Thiên Chúa luôn gần gũi và tích cực trong lịch sử nhân loại. Ngài theo ta một cách độc đáo qua các thiên thần của Ngài mà hôm nay đây Giáo Hội mừng kính như các thiên thần Hộ Thủ, hay như những vị thể hiện sự ưu ái của Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta”.

Dịp này Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các mục tử của Giáo Hội canh tân lòng trung tín với Chúa Kitô là Đấng qua Ngài các vị có thể tìm được sức mạnh thực sự của mình.

“Hãy kiên vững trong đức tin nơi đá tảng là Chúa Kitô, ở lại trong Ngài vì cành chỉ sinh hoa kết quả khi nó bám vào thân cây nho. Chỉ có trong Ngài, qua Ngài và với Ngài mà Giáo Hội và dân của ‘Tân Giao Ước’ mới có thể được hình thành”.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã cầu chúc những lời chúc tốt đẹp nhất cho Công Nghị Thế Giới về Lòng Thương Xót Chúa đang diễn ra tại Krakow, Ba Lan cho đến ngày 5 tháng 10.

Các thiên thần hộ thủ

Bàn thêm về các thiên thần hộ thủ, Lan Vy xin mời quý vị và anh chị em theo dõi những chia sẻ sau đây của cha Marcello Stanzione.

“Các thiên thần nâng đỡ chúng ta từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi qua đời. Chúng ta được các ngài gìn giữ. Các ngài có một sứ vụ rất quan trọng vì tất cả các thiên thần đều thờ phượng Chúa. Một số được sai xuống trần như các thiên thần hộ thủ để chăm sóc cả những Kitô hữu lẫn những người không phải là Kitô hữu, và toàn thể nhân loại”

Các thiên thần là điểm tương đồng của nhiều tôn giáo. Các tín hữu Do Thái, Hồi Giáo và Kitô Giáo đều tin có các thiên thần và tin rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong đời con người”.

“Các thiên thần chăm sóc chúng ta bằng 2 cách. Trước hết là cách tự nhiên. Chẳng hạn, các ngài bảo vệ ta khỏi những tai nạn và hướng chúng ta đến những việc lành phúc đức. Cách thứ hai có tính siêu nhiên. Các thiên thần là thầy dạy ơn khôn ngoan. Các ngài dẫn dắt chúng ta đến với Chúa”.

Giáo Hội định nghĩa các thiên thần hộ thủ là những thụ tạo siêu nhiên với trí thông minh và ý chí tự do. Trên tất cả mọi sự các ngài là bất tử.

Buổi triều yết chung hôm thứ Tư 5 tháng 10

Tiếp tục quảng diễn tư tưởng Chúa chăm sóc, gìn giữ chúng ta, Ngài dẫn dắt chúng ta qua đường chính nẻo ngay, hôm thứ Tư 5 tháng 10, Đức Thánh Cha đã diễn giải Thánh Vịnh 23 và giải thích cách thế Thiên Chúa là Mục Tử Nhân Lành.

Anh chị em thân mến,

Tiếp tục loạt bài giáo lý về lời cầu nguyện của các Kitô hữu, giờ đây chúng ta hướng đến Thánh Vịnh 23: “Chúa khoan nhân là mục tử tôi - Tôi không còn thiếu gì”. Với hình ảnh ngoạn mục về người mục tử, Thánh Vịnh được nhiều người yêu mến này đã đề cập đến sự tín thác mãnh liệt nơi lòng từ ái của Thiên Chúa, là một yếu tố then chốt trong lời cầu nguyện.

Vịnh Gia bắt đầu với việc trình bày Thiên Chúa là vị mục tử nhân lành dẫn dắt chúng ta qua những đồng cỏ xanh tươi, đứng bên ta và bảo vệ ta trước mọi nguy hiểm: “Ngài đưa tôi đến mé nước thảnh thơi. Ngài bổ dưỡng linh hồn tôi.” Cảnh tượng diễn ra sau đó là nơi lều trại của người mục tử, nơi Thiên Chúa đón vịnh gia như một khách quý, ban cho ông muôn hồng ân, thức ăn, dầu và rượu: “Chúa dọn bàn cho tôi ăn uống trước mặt kẻ thù hại tôi. Chúa xức dầu trên đầu tôi, chén tôi tràn đầy.”

Sự quan phòng của Chúa tiếp tục theo Vịnh Gia với những ân phúc và lòng thương xót trong suốt cuộc hành trình đến nhà Thiên Chúa. Hình ảnh mạnh mẽ về Thiên Chúa là Mục Tử Nhân Lành của nhà Israel đã tháp tùng trong toàn bộ lịch sử tôn giáo của Dân Chúa Chọn, từ lúc xuất hành đến khi đến được Miền Đất Hứa.

Hình này đạt đến đỉnh điểm và viên mãn nơi sự giáng thế của Chúa Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng thí mạng vì đàn chiên trong khi dọn cho chúng ta bàn tiệc là Mình và Máu Người để ta nếm thử hương vị của bàn tiệc đã được tiên báo đang chờ đón chúng ta trên thiên quốc.

Tân Thống Đốc Thành Vatican

Trong một buổi lễ đơn giản hôm 3/10, Đức Hồng Y Giovanni Lajolo đã giã từ chức vụ Thống Đốc Thành Vatican và chào đón vị Thống Đốc mới của quốc gia nhỏ nhất trên thế giới là Đức Tổng Giám Mục Giovanni Bertello.

Trong buổi lễ, các quan khách cũng đã chào đón viên bí thư Thống Đốc Thành Vatican là Đức Cha Giuseppe Sciacca.

Nhiệm vụ của Thống Đốc Thành Vatican là chịu trách nhiêm quản trị dân sự quốc gia Vatican từ vấn đề tiền tệ đến bưu điện, cảnh sát cũng như việc quản lý các viện bảo tàng.

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho một bé gái bị bắt cóc

Đại sứ Colombia cạnh Toà Thánh đã thỉnh cầu Đức Thánh Cha cầu nguyện cho một bé gái bị bắt cóc gần đây. Hôm 29/9, bé Nohora Valentina Muñoz 10 tuổi đã bị bắt cóc trên đường tới trường. Bé gái là con của viên thị trưởng thành phố.

Theo đại sứ César Mauricio Velásquez, sau khi nghe tin, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho bé gái và tất cả những con tin đang bị phiến quân bắt làm con tin.

Gia đình bé Nohora vừa nhận được điện thoại của bọn bắt cóc cho biết cháu bé an toàn và không bị gây hại. Chúng sẵn sàng thương thuyết về việc trả tự do cho bé. Gia đình đã bày tỏ lòng biết ơn Đức Thánh Cha.

Truyện tranh “Piucci và Lolek”

Nhà xuất bản Aeduca của tổng giáo phận Krakow /Kra-ko-vi-a/ Ba Lan phối hợp với tu viện nơi Chân Phước Piô Năm Dấu Thánh đã có sáng kiến trình bày Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Chân Phước Piô Năm Dấu Thánh dưới hình dạng trẻ thơ với ý định gởi các ý tưởng với những giá trị tích cực đến trẻ em.

Truyện tranh “Piucci và Lolek” với những chuyện thật được trộn lẫn với những chuyện thần thoại vừa được xuất bản đã được gởi đến các trẻ em đang nằm điều trị tại bệnh viện San Giovanni Rotondo ở Rôma.

“Piucci và Lolek” sẽ sớm được xuất hiện trên màn ảnh nhỏ trong một chương trình phim hoạt hình dành cho trẻ em trên các đài truyền hình Ý và trên các dĩa DVD.

Sách và các phim hoạt hình đang được bày bán tại các hiệu sách do tu viện Sant'Angelo quản lý và sẽ nhanh chóng lan tràn khắp nước Ý.

JPII Games

Vào ngày 24 tháng 10 một cuộc thi việt dã 12 dặm giữa Bethlehem và Jerusalem sẽ được tổ chức. Trong cuộc thi này các lực sĩ sẽ lần lượt vượt qua các chốt kiểm soát của quân Do Thái trải dài trên con đường gần 20 cây số giữa các lãnh thổ trái độn của Do Thái và Palestine.

Cha Caesar Atuire, giám đốc Opera Romana Pellegrinaggi, cho biết:

“Ý tưởng của cuộc thi mang tên Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là dùng ngôn ngữ thể thao để tạo ra những giờ phút gặp gỡ và để nói rằng chúng ta thực sự có thể mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn giữa người Palestine và người Do Thái”.

Cuộc thi thể thao này nằm trong khuôn khổ một cuộc hành hương thánh địa được tổ chức hàng năm cho các khách hành hương Ý Đại Lợi. Đây là năm thứ Tám các cuộc hành hương như thế được tổ chức. Năm nay, cuộc hành hương sẽ bao gồm thánh lễ đặc biệt ngày 22 tháng 10 tại Nazareth để vinh danh vị Giáo Hoàng Ba Lan.

Đức Ông Liberio Andreatta, phó giám đốc Opera Romana Pellegrinaggi cho biết:

“Hành hương và thể thao là hai yếu tố trong công việc mục vụ mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thi hành khi ngài còn là một linh mục trẻ. Khi được bầu lên ngai Giáo Hoàng, hai yếu tố ấy đã trở thành hai khí cụ quan trọng trong triều Giáo Hoàng của ngài”.

Khác với những năm trước, năm nay 100 thanh niên Haiti sẽ tham gia cùng với 300 tham dự viên của Palestine, Israel và Ý Đại Lợi. Cũng sẽ có những trận đấu túc cầu giữa các thành viên của 4 nước.