Phụng Vụ - Mục Vụ
Dụ ngôn tiệc cưới
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:06 10/10/2017
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên, năm A
Mt 22, 1-14
Chúa Giêsu trong ba năm đi rao giảng Tin Mừng, loan báo Nước Thiên Chúa cùng với các môn đệ, Ngài đã không rao giảng một mớ lý thuyết trên mây trên gió, xa vời thực tế, khó hiểu, khó chấp nhận. Ngài đã dùng các dụ ngôn, các sự việc ra trong xã hội Do Thái lúc đó để loan báo Nước Trời. Đức Giêsu đã ví Nước Trời như viên ngọc quí, thửa ruộng, tiệc cưới, hạt cải vv…Những hình ảnh, ví dụ, sự việc, dụ ngôn Chúa dùng để diễn đạt một điều gì đó, một mầu nhiệm, luôn giúp con người dễ nhận ra, dễ chấp nhận điều Chúa Giêsu muốn diễn tả và dạy bảo. Chúa Nhật XXVIII thường niên, năm A,xoay quanh chủ đề tiệc cưới.
Hình ảnh tiệc cưới khác lạ trong đoạn Tin Mừng hôm nay nói lên niềm vui, sự hân hoan, phấn khởi của thực khách, của mọi người trong tiệc vui Nước Trời. Tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các môn đệ của Chúa đã có mặt để đem lại hạnh phúc, niềm hân hoan phấn kích cho gia đình nhà đám và các thực khách có mặt hôm đó. Chính trong tiệc cưới này theo sự gợi ý tế nhị của Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước lã hóa thành rượu ngon khi nhà đám đã hết sạch rượu. Chúa đã làm cho tiệc cưới mặc một ý nghĩa cao cả, diễn tả Nước Thiên Chúa. Chúa dùng bưa với Giakêu, Lêvi và nhiều người thu thuế, tội lỗi vv…Những người thấp cổ bé họng, những người bé nhỏ, tội lỗi Chúa cũng vui vẻ đồng bàn với họ. Chúa tới nhà Martha, Maria và Lagiarô ở Bêtania cùng với các môn đệ, nghỉ ngơi và dùng bữa với gia đình họ. Chúa luôn đem lại niềm vui cho những người, những gia đình Ngài tiếp xúc, đến thăm. Chúa lập bí tích Thánh Thể cũng trong bữa ăn cuối cùng của cuộc sống trần thế của Ngài. Khi Chúa phục sinh, Ngài đồng bàn với hai môn đệ ở một quán trọ trên đường về làng Emmaus. Chúa hiện ra trên bờ hồ sau khi sống lại, chuẩn bị bữa ăn cho các môn đệ, rồi Ngài chia sẻ miếng cá, miếng bánh, chút mật ong với các môn đệ. Bữa tiệc, bữa ăn nói lên sự hiệp thông, tình yêu, chia sẻ, cảm thông giữa người với người. Vua ở đây là chính Thiên Chúa. Tiệc cưới tượng trưng cho việc Thiên Chúa gặp gỡ con người. Các gia nhân đi mời khách tượng trưng cho các tiên tri. Có nhiều gia nhân bị hành hạ, đánh đập, bị giết chết nói lên thân phận của các ngôn sứ. Vua thịnh nộ sai quân lính đi tru diệt và thiêu hủy thành phố của chúng, tượng trưng cho thành Giêrusalem bị tàn phá. Sự tàn phá là hậu quả của sự từ khước lời mời gọi của Vua. Thực khách là những người Do Thái, dân riêng của Chúa chọn, vốn trung tín với Lề Luật, trung thành với Giao Ước nhưng họ lại từ khước lời mời gọi tham dự tiệc cưới, nghĩa là đi vào Nước Trời. Do đó, những đĩ điếm, những người tội lỗi, thu thuế biết sám hối, thật lòng ăn năn, và những khách lạ ở khắp nơi được mời gọi dự tiệc cưới. Người Do Thái cứng lòng, thích tìm kiếm những sự chóng qua, đặc biệt những Kinh sư, Biệt phái, Pharisêu, Đầu mục đã tự kiêu, tự mãn, không chấp nhận Chúa, chối từ Chúa, họ không được hưởng gia nghiệp là Nước Trời Chúa hứa ban cho con người. Thiên Chúa luôn yêu thương con người, nhẫn nại chờ đợi con người thật lòng quay về, thật lòng hoán cải để nhận ra Lòng Thương Xót, sự nhân từ, khoan hậu của Chúa.
Ngày nay nhiều người mải mê sự đời, chạy theo địa vị, danh vọng, của cải phù phiếm mau qua và khước từ lời mời gọi dự tiệc cưới của Chúa. Con người không quan tâm không nhận ra hạnh phúc đích thực, sự sống vĩnh cửu. Họ quên rằng cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, của cải, danh vọng, thú vui rồi sẽ qua đi…chỉ có sự sống Nước Trời mới là hạnh phúc thật và là nơi ở vĩnh viễn. Chúa đòi hỏi con người sống gắn bó, đặt Chúa lên trên hết và sống lời Chúa, thực hành lời Chúa để con người luôn có tương quan tốt với Chúa và với anh em. Con người sẽ bị loại ra khỏỉ tiệc cưới của Nước Trời, nếu họ không biết ăn năn, cải thiện đời sống và có tương quan tốt với Chúa và với anh em.
Lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi của chúng con và ban thêm đức tin để chúng con luôn khao khát tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Tiệc cưới ở đây có ý nghĩa gì ?
2.Tại sao các Đầu mục, Kinh sư và Pharisêu lại từ khước Nước Trời ?
3.Ăn năn, sám hối, cải thiện đời sống có cần thiết không ?
4.Khách không mặc áo cưới có nghĩa gì ?
5.Các gia nhân là ai ?
Mt 22, 1-14
Chúa Giêsu trong ba năm đi rao giảng Tin Mừng, loan báo Nước Thiên Chúa cùng với các môn đệ, Ngài đã không rao giảng một mớ lý thuyết trên mây trên gió, xa vời thực tế, khó hiểu, khó chấp nhận. Ngài đã dùng các dụ ngôn, các sự việc ra trong xã hội Do Thái lúc đó để loan báo Nước Trời. Đức Giêsu đã ví Nước Trời như viên ngọc quí, thửa ruộng, tiệc cưới, hạt cải vv…Những hình ảnh, ví dụ, sự việc, dụ ngôn Chúa dùng để diễn đạt một điều gì đó, một mầu nhiệm, luôn giúp con người dễ nhận ra, dễ chấp nhận điều Chúa Giêsu muốn diễn tả và dạy bảo. Chúa Nhật XXVIII thường niên, năm A,xoay quanh chủ đề tiệc cưới.
Hình ảnh tiệc cưới khác lạ trong đoạn Tin Mừng hôm nay nói lên niềm vui, sự hân hoan, phấn khởi của thực khách, của mọi người trong tiệc vui Nước Trời. Tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các môn đệ của Chúa đã có mặt để đem lại hạnh phúc, niềm hân hoan phấn kích cho gia đình nhà đám và các thực khách có mặt hôm đó. Chính trong tiệc cưới này theo sự gợi ý tế nhị của Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho nước lã hóa thành rượu ngon khi nhà đám đã hết sạch rượu. Chúa đã làm cho tiệc cưới mặc một ý nghĩa cao cả, diễn tả Nước Thiên Chúa. Chúa dùng bưa với Giakêu, Lêvi và nhiều người thu thuế, tội lỗi vv…Những người thấp cổ bé họng, những người bé nhỏ, tội lỗi Chúa cũng vui vẻ đồng bàn với họ. Chúa tới nhà Martha, Maria và Lagiarô ở Bêtania cùng với các môn đệ, nghỉ ngơi và dùng bữa với gia đình họ. Chúa luôn đem lại niềm vui cho những người, những gia đình Ngài tiếp xúc, đến thăm. Chúa lập bí tích Thánh Thể cũng trong bữa ăn cuối cùng của cuộc sống trần thế của Ngài. Khi Chúa phục sinh, Ngài đồng bàn với hai môn đệ ở một quán trọ trên đường về làng Emmaus. Chúa hiện ra trên bờ hồ sau khi sống lại, chuẩn bị bữa ăn cho các môn đệ, rồi Ngài chia sẻ miếng cá, miếng bánh, chút mật ong với các môn đệ. Bữa tiệc, bữa ăn nói lên sự hiệp thông, tình yêu, chia sẻ, cảm thông giữa người với người. Vua ở đây là chính Thiên Chúa. Tiệc cưới tượng trưng cho việc Thiên Chúa gặp gỡ con người. Các gia nhân đi mời khách tượng trưng cho các tiên tri. Có nhiều gia nhân bị hành hạ, đánh đập, bị giết chết nói lên thân phận của các ngôn sứ. Vua thịnh nộ sai quân lính đi tru diệt và thiêu hủy thành phố của chúng, tượng trưng cho thành Giêrusalem bị tàn phá. Sự tàn phá là hậu quả của sự từ khước lời mời gọi của Vua. Thực khách là những người Do Thái, dân riêng của Chúa chọn, vốn trung tín với Lề Luật, trung thành với Giao Ước nhưng họ lại từ khước lời mời gọi tham dự tiệc cưới, nghĩa là đi vào Nước Trời. Do đó, những đĩ điếm, những người tội lỗi, thu thuế biết sám hối, thật lòng ăn năn, và những khách lạ ở khắp nơi được mời gọi dự tiệc cưới. Người Do Thái cứng lòng, thích tìm kiếm những sự chóng qua, đặc biệt những Kinh sư, Biệt phái, Pharisêu, Đầu mục đã tự kiêu, tự mãn, không chấp nhận Chúa, chối từ Chúa, họ không được hưởng gia nghiệp là Nước Trời Chúa hứa ban cho con người. Thiên Chúa luôn yêu thương con người, nhẫn nại chờ đợi con người thật lòng quay về, thật lòng hoán cải để nhận ra Lòng Thương Xót, sự nhân từ, khoan hậu của Chúa.
Ngày nay nhiều người mải mê sự đời, chạy theo địa vị, danh vọng, của cải phù phiếm mau qua và khước từ lời mời gọi dự tiệc cưới của Chúa. Con người không quan tâm không nhận ra hạnh phúc đích thực, sự sống vĩnh cửu. Họ quên rằng cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, của cải, danh vọng, thú vui rồi sẽ qua đi…chỉ có sự sống Nước Trời mới là hạnh phúc thật và là nơi ở vĩnh viễn. Chúa đòi hỏi con người sống gắn bó, đặt Chúa lên trên hết và sống lời Chúa, thực hành lời Chúa để con người luôn có tương quan tốt với Chúa và với anh em. Con người sẽ bị loại ra khỏỉ tiệc cưới của Nước Trời, nếu họ không biết ăn năn, cải thiện đời sống và có tương quan tốt với Chúa và với anh em.
Lạy Chúa, xin thứ tha tội lỗi của chúng con và ban thêm đức tin để chúng con luôn khao khát tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Tiệc cưới ở đây có ý nghĩa gì ?
2.Tại sao các Đầu mục, Kinh sư và Pharisêu lại từ khước Nước Trời ?
3.Ăn năn, sám hối, cải thiện đời sống có cần thiết không ?
4.Khách không mặc áo cưới có nghĩa gì ?
5.Các gia nhân là ai ?
Cửa Nước Trời luôn mở, nhưng y phục phải xứng hợp
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:00 10/10/2017
Chúa Nhật XXVIII thường niên năm – A
(Mt 22, 1-10)
Lại một dụ ngôn khác về Nước Trời được trình bày cho chúng ta với chủ đề sâu xa tương tự như các Chúa Nhật trước. Thiên Chúa luôn đi bước trước, “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ” (Tv 22) “đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon” (Is 25, 6) ; “ Đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa ” (x. Tv 22) “theo sự phú túc vinh sang của Người trong Đức Giêsu Kitô” (Pl 4, 12). Nước Trời luôn rộng mở cho hết thảy mọi người, bất luận tốt xấu, miễn là phải có y phục xứng hợp : “Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới ” (Mt 22, 9).
Lời mời gọi phổ quát
Qua dòng thời gian, Thiên Chúa đã mời gọi dân Ngài đi vào trong giao ước, chia sẻ tình yêu với Ngài. Nhưng tiếc thay, con người luôn đáp lại một cách khác, ngược đãi, xua đuổi các tiên tri. Giao ước không được đáp trả. Nhưng Thiên Chúa vẫn một mực trung thành, tiếp tục mở tiệc mời con người tới dự tiệc giao ước mới và đó chính là niềm vui cho mỗi người chúng ta.
Những người đầu tiên được đức vua mời đến dự tiệc cưới, nhưng viện cớ lấy lý do “như đi thăm trại…đi buôn bán” để từ chối (Mt 22, 5-6). Vì họ từ chối, nên những người khác được mời vào chia sẻ niềm vui với gia đình hai bên và đôi bạn trẻ.
Khác với những người được mời trước, những người được mời sau chẳng có công gì cũng được mời dự tiệc cưới. Họ chỉ có cơ may là được các người đầy tớ gặp ở ngã ba đường. Họ thuộc đủ mọi thành phần, bình thường không ai để ý tới.
Chúng ta tự hỏi : Liệu họ có hy vọng, có trông đợi mình được mời dự tiệc cưới kia không ? Isaia trả lời. Mọi người đều sống niềm hy vọng vì trong con người có một sự chờ đợi vô song. “Này đây Chúa chúng ta…nơi Người, chúng ta đã tin tưởng…vì ơn Người cứu độ” (Is 25). Họ hy vọng và chờ đợi chứ.
Hy vọng vào lời mời gọi phổ quát này, giả thiết không có một điều kiện tiên quyết nào, cũng không phải là lời mời của những người có lên hệ với nhà vua : “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ…”, cho hết mọi người (Tv 22). Thật khó có thể tưởng tượng, hoặc tin rằng Thiên Chúa ban ơn ơn cứu độ nhưng không cho hết mọi người. Đây chính là Tin Mừng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Hạnh phúc vì được mời
“Tiệc cưới Con Chiên” được sách Khải Huyền mô tả (19, 7, 9) hàm chứa một ý nghĩa sâu xa : “Phúc cho những ai được mời dự tiệc cưới của Chiên Con! ” Thật hạnh phúc cho chúng ta, phúc này vượt quá những gì chúng ta có thể nếm hưởng trên trần gian, đây là yến tiệc Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
Sau Chiên Thiên Chúa linh mục mời gọi : “Đây Chiên Thiên Chúa…phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” (Thánh lễ). Lời này gửi đến tất cả những ai sẽ tham dự vào tiệc cưới Con Chiên. Mỗi Thánh lễ là một lời loan báo và tham dự trước vào yến tiệc Nước Trời, tiệc của Hoàng Tử, Con yếu dấu của Chúa Cha, tiệc của Đức Kitô kết ước với nhân loại. Thánh Têrêsa Avila nói : “Lạy Chúa vị Hôn Thê của con, giờ đã đến, giờ con hằng mong đợi, giờ chúng ta gặp nhau. Ôi lạy Thiên Chúa là tình yêu duy nhất của con! Này là giờ con ao ước từ lâu, tâm hồn con vui sướng khi được kết hợp với Chúa! ” Chúng ta không thể gần Chúa mà không mặc lấy tâm tình của Chúa.
Nhưng phải có y phục lễ cưới
Có một điều khiến người đọc không khỏi thắc mắc và tìm lời giải đáp cho người được mời không mặc y phục lễ cưới, họ vào và bị đức vua ra lệnh: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! " (Mt 22, 13). Họ đang ở ngã ba đường, đầy tớ đức vua tình cờ gặp họ, mời họ vào bất luận họ là ai, sao lại đòi họ phải có y phục lễ cưới ?
Áo cưới mà Tin Mừng nói tới ở đây là áo nào ? Có phải các bí tích không ? Hay là Phép Rửa tội ? Vì không chịu phép Rửa tội, không ai có thể đạt tới Thiên Chúa được, nhưng có một số người lãnh nhận phép Rửa tội, không đến cùng Thiên Chúa... Có thể là bàn thờ hay điều người ta lãnh nhận từ bàn thờ không ? “Vì kẻ ăn và uống, mà không phân biệt được Thân mình, tức là ăn và uống án phạt cho mình” (1Cr 11, 29). Vậy thì là cái gì ? Ăn chay ư ? Những kẻ gian ác cũng làm thế. Đi nhà thờ ư? Những kẻ gian ác cũng đi nhà thờ như bao người khác … Vậy áo cưới này là áo nào?
Ở đây, người vào dự tiệc cưới không thụ động, chấp nhận vào thì phải tìm cách thể hiện mình xứng đáng, và đó là áo cưới. Ơn cứu độ là phổ quát, đồng ý để được cứu độ là chấp nhận sống theo những đòi hỏi của Nước Trời, áo cưới vừa thể hiện sự đồng ý, vừa chứng tỏ trách nhiệm của chúng ta.
Đời sống luân lý không phải là điều kiện duy nhất để được cứu độ, Maria Mađalêna, Giakêu và nhiều người khác được mời, họ đã hoán cải để trở nên xứng đáng với Chúa hơn. Áo cưới là những điều tốt, người dự tiệc phải có. Thánh Phaolô nói : “Ðiều lời truyền dạy phải nhằm đưa tới đức mến, phát tự tấm lòng trong sạch, lương tâm thiện hảo, và đức tin không giả hình” (1Tm 1, 5). Đây là y phục lễ cưới.
Người được mời đến dự tiệc cưới không đơn giản chỉ ăn, nhưng chia sẻ niềm vui với họ hàng hai bên, mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, nên phải có y phục xứng đáng.
Chúng ta là những tội nhân được Thiên Chúa mời dự tiệc Nước Trời. Chắc chắn ai cũng muốn mặc chiếc áo cưới tinh tuyền, không vương tội lỗi. Giáo hội Chúa không phải là một xã hội hoàn hảo, gồm có tội nhân, nhưng ý thức được tội lỗi của mình và mong muốn được tha thứ. Áo cưới được hiểu là biểu tượng của sự hoán cải. Sách Khải Huyền nói đến sự thánh và việc lành là chiếc áo bao phủ chúng ta (Kh 19,8). Thánh Giêrônimô thì nói : “Áo cưới, là những thánh chỉ của Chúa, và việc làm được thực hiện theo luật của Tin Mừng là chiếc áo cưới mới”. Chúng ta không thể tham dự vào tiệc cưới con chiến mà không tìm kiếm mặc lấy lòng trắc ẩn, lòng tốt, khiêm nhường trong lòng, từ bi. Áo cưới chính là “Đức Kitô Vị Hôn Phu” thánh Phaolô khuyên : “anh em hãy mặc lấy Ðức Kitô” (Gl 3, 27), chấp nhận hoán cải, thanh tẩy chính mình “để sao cho xứng với Chúa, mà làm đẹp lòng Ngài trong mọi sự ” (Cl 3, 10). Giờ đây hãy chúng ta hãy nghe lời Chúa : “Mọi sự đã sẵn sàng hãy đến !”
Lạy Chúa, ước gì ân sủng Chúa vừa mở đường cho chúng con đi, vừa đồng hành với chúng con luôn mãi, để chúng con sốt sắng thực hành những điều Chúa truyền dạy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 22, 1-10)
Lại một dụ ngôn khác về Nước Trời được trình bày cho chúng ta với chủ đề sâu xa tương tự như các Chúa Nhật trước. Thiên Chúa luôn đi bước trước, “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ” (Tv 22) “đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon” (Is 25, 6) ; “ Đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa ” (x. Tv 22) “theo sự phú túc vinh sang của Người trong Đức Giêsu Kitô” (Pl 4, 12). Nước Trời luôn rộng mở cho hết thảy mọi người, bất luận tốt xấu, miễn là phải có y phục xứng hợp : “Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới ” (Mt 22, 9).
Lời mời gọi phổ quát
Qua dòng thời gian, Thiên Chúa đã mời gọi dân Ngài đi vào trong giao ước, chia sẻ tình yêu với Ngài. Nhưng tiếc thay, con người luôn đáp lại một cách khác, ngược đãi, xua đuổi các tiên tri. Giao ước không được đáp trả. Nhưng Thiên Chúa vẫn một mực trung thành, tiếp tục mở tiệc mời con người tới dự tiệc giao ước mới và đó chính là niềm vui cho mỗi người chúng ta.
Những người đầu tiên được đức vua mời đến dự tiệc cưới, nhưng viện cớ lấy lý do “như đi thăm trại…đi buôn bán” để từ chối (Mt 22, 5-6). Vì họ từ chối, nên những người khác được mời vào chia sẻ niềm vui với gia đình hai bên và đôi bạn trẻ.
Khác với những người được mời trước, những người được mời sau chẳng có công gì cũng được mời dự tiệc cưới. Họ chỉ có cơ may là được các người đầy tớ gặp ở ngã ba đường. Họ thuộc đủ mọi thành phần, bình thường không ai để ý tới.
Chúng ta tự hỏi : Liệu họ có hy vọng, có trông đợi mình được mời dự tiệc cưới kia không ? Isaia trả lời. Mọi người đều sống niềm hy vọng vì trong con người có một sự chờ đợi vô song. “Này đây Chúa chúng ta…nơi Người, chúng ta đã tin tưởng…vì ơn Người cứu độ” (Is 25). Họ hy vọng và chờ đợi chứ.
Hy vọng vào lời mời gọi phổ quát này, giả thiết không có một điều kiện tiên quyết nào, cũng không phải là lời mời của những người có lên hệ với nhà vua : “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ…”, cho hết mọi người (Tv 22). Thật khó có thể tưởng tượng, hoặc tin rằng Thiên Chúa ban ơn ơn cứu độ nhưng không cho hết mọi người. Đây chính là Tin Mừng Thiên Chúa kêu gọi chúng ta.
Hạnh phúc vì được mời
“Tiệc cưới Con Chiên” được sách Khải Huyền mô tả (19, 7, 9) hàm chứa một ý nghĩa sâu xa : “Phúc cho những ai được mời dự tiệc cưới của Chiên Con! ” Thật hạnh phúc cho chúng ta, phúc này vượt quá những gì chúng ta có thể nếm hưởng trên trần gian, đây là yến tiệc Chúa Giêsu ban cho chúng ta.
Sau Chiên Thiên Chúa linh mục mời gọi : “Đây Chiên Thiên Chúa…phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” (Thánh lễ). Lời này gửi đến tất cả những ai sẽ tham dự vào tiệc cưới Con Chiên. Mỗi Thánh lễ là một lời loan báo và tham dự trước vào yến tiệc Nước Trời, tiệc của Hoàng Tử, Con yếu dấu của Chúa Cha, tiệc của Đức Kitô kết ước với nhân loại. Thánh Têrêsa Avila nói : “Lạy Chúa vị Hôn Thê của con, giờ đã đến, giờ con hằng mong đợi, giờ chúng ta gặp nhau. Ôi lạy Thiên Chúa là tình yêu duy nhất của con! Này là giờ con ao ước từ lâu, tâm hồn con vui sướng khi được kết hợp với Chúa! ” Chúng ta không thể gần Chúa mà không mặc lấy tâm tình của Chúa.
Nhưng phải có y phục lễ cưới
Có một điều khiến người đọc không khỏi thắc mắc và tìm lời giải đáp cho người được mời không mặc y phục lễ cưới, họ vào và bị đức vua ra lệnh: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! " (Mt 22, 13). Họ đang ở ngã ba đường, đầy tớ đức vua tình cờ gặp họ, mời họ vào bất luận họ là ai, sao lại đòi họ phải có y phục lễ cưới ?
Áo cưới mà Tin Mừng nói tới ở đây là áo nào ? Có phải các bí tích không ? Hay là Phép Rửa tội ? Vì không chịu phép Rửa tội, không ai có thể đạt tới Thiên Chúa được, nhưng có một số người lãnh nhận phép Rửa tội, không đến cùng Thiên Chúa... Có thể là bàn thờ hay điều người ta lãnh nhận từ bàn thờ không ? “Vì kẻ ăn và uống, mà không phân biệt được Thân mình, tức là ăn và uống án phạt cho mình” (1Cr 11, 29). Vậy thì là cái gì ? Ăn chay ư ? Những kẻ gian ác cũng làm thế. Đi nhà thờ ư? Những kẻ gian ác cũng đi nhà thờ như bao người khác … Vậy áo cưới này là áo nào?
Ở đây, người vào dự tiệc cưới không thụ động, chấp nhận vào thì phải tìm cách thể hiện mình xứng đáng, và đó là áo cưới. Ơn cứu độ là phổ quát, đồng ý để được cứu độ là chấp nhận sống theo những đòi hỏi của Nước Trời, áo cưới vừa thể hiện sự đồng ý, vừa chứng tỏ trách nhiệm của chúng ta.
Đời sống luân lý không phải là điều kiện duy nhất để được cứu độ, Maria Mađalêna, Giakêu và nhiều người khác được mời, họ đã hoán cải để trở nên xứng đáng với Chúa hơn. Áo cưới là những điều tốt, người dự tiệc phải có. Thánh Phaolô nói : “Ðiều lời truyền dạy phải nhằm đưa tới đức mến, phát tự tấm lòng trong sạch, lương tâm thiện hảo, và đức tin không giả hình” (1Tm 1, 5). Đây là y phục lễ cưới.
Người được mời đến dự tiệc cưới không đơn giản chỉ ăn, nhưng chia sẻ niềm vui với họ hàng hai bên, mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ, nên phải có y phục xứng đáng.
Chúng ta là những tội nhân được Thiên Chúa mời dự tiệc Nước Trời. Chắc chắn ai cũng muốn mặc chiếc áo cưới tinh tuyền, không vương tội lỗi. Giáo hội Chúa không phải là một xã hội hoàn hảo, gồm có tội nhân, nhưng ý thức được tội lỗi của mình và mong muốn được tha thứ. Áo cưới được hiểu là biểu tượng của sự hoán cải. Sách Khải Huyền nói đến sự thánh và việc lành là chiếc áo bao phủ chúng ta (Kh 19,8). Thánh Giêrônimô thì nói : “Áo cưới, là những thánh chỉ của Chúa, và việc làm được thực hiện theo luật của Tin Mừng là chiếc áo cưới mới”. Chúng ta không thể tham dự vào tiệc cưới con chiến mà không tìm kiếm mặc lấy lòng trắc ẩn, lòng tốt, khiêm nhường trong lòng, từ bi. Áo cưới chính là “Đức Kitô Vị Hôn Phu” thánh Phaolô khuyên : “anh em hãy mặc lấy Ðức Kitô” (Gl 3, 27), chấp nhận hoán cải, thanh tẩy chính mình “để sao cho xứng với Chúa, mà làm đẹp lòng Ngài trong mọi sự ” (Cl 3, 10). Giờ đây hãy chúng ta hãy nghe lời Chúa : “Mọi sự đã sẵn sàng hãy đến !”
Lạy Chúa, ước gì ân sủng Chúa vừa mở đường cho chúng con đi, vừa đồng hành với chúng con luôn mãi, để chúng con sốt sắng thực hành những điều Chúa truyền dạy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Myanmar và Bangladesh
Lm. Trần Đức Anh OP
13:30 10/10/2017
VATICAN. Hôm 10-10-2017, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố chi tiết chương trình viếng thăm của ĐTC tại Myanmar và Bangladesh một tuần lễ, từ ngày 27-11 đến 2-12 tới đây.
ĐTC sẽ rời Roma lúc 21 giờ 40 phút đêm Chúa Nhật 26-11 và đến phi trường quốc tế của cố đô Yangon lúc 13 giờ 30 trưa thứ hai, 27-11. Nghi thức tiếp đón chính thức diễn ra tại đây.
- Thứ ba hôm sau, 28-11, lúc 14 giờ chiều, ĐTC sẽ bay đến thủ đô Nay Pyi Taw. Đây đây lúc 15 giờ 10, ngài sẽ về Phủ Tổng thống Myanmar và tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón, gặp gỡ tổng thống, rồi gặp Bà Cố vấn kiêm ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, trước khi gặp chính quyền cùng với đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Trung tâm hội nghị quốc tế.
Sau đó lúc 18 giờ 20 phút, ngài bay trở về Yangon và nghỉ đêm tại tòa TGM địa phương.
- Sáng thứ tư, 29-11, úc 9 giờ rưỡi, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại công viên Kyaikkasan. Ban chiều lúc 16 giờ 15, ngài sẽ đến gặp Hội đồng Tăng Già tối cao của các tăng sĩ Phật giáo tại Trung Tâm Kaba Aye.
Một tiếng sau đó, lúc 17 giờ 15, ĐTC sẽ gặp các GM Myanmar tại Phòng khánh tiết Nhà thờ Chính Tòa St. Mary.
- Sáng thứ năm, 30-11, lúc 10 giờ 15, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ với các bạn trẻ tại Nhà thờ chính tòa này, trước khi ra phi trường Yangon để đáp máy bay lúc 13 giờ trưa, bay sang thủ đô Dhaka của Bangladesh.
Đến Dhaka lúc 15 giờ chiều giờ địa phương, sau nghi thức tiếp đón, ĐTC sẽ viếng Đài tưởng niệm các vị tử đạo của quốc gia ở Savar, rồi viếng Vị Cha của đất nước Bangladesh ở Đền tưởng niệm Bảo tàng viện Bangabandhu.
Lúc 17 giờ 30, ĐTC thăm Tổng thống tại Phủ Tổng thống, rồi cũng tại đây sau đó, gặp chính quyền, cùng với các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
- Thứ sáu, 1-12, lúc 10 giờ, ngài chủ sự thánh lễ cùng với nghi thức truyền chức linh mục tại Công viên Suhrawardy Udyan.
Ban chiều, lúc gần 15 giờ rưỡi, ĐTC gặp thủ tướng chính phủ Bangladesh tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rồi viếng nhà thờ chính tòa lúc 16 giờ, trước khi gặp các GM tại Nhà Dưỡng lão dành cho các linh mục. Sau đó lúc 17 giờ, ĐTC sẽ có cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại khuôn viên tòa TGM Dhaka.
- Sáng thứ bẩy, 2-12, lúc 10 giờ, ĐTC sẽ viếng nhà Mẹ Têrêsa ở Tejaon, trước khi gặp các LM, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và tập sinh tại Nhà Thờ Đức Mẹ Mân Côi. Lúc gần 12 giờ trưa, ngài viếng nghĩa trang giáo xứ và nhà thờ cổ kính Đức Mẹ Mân Côi.
Hoạt động cuối cùng của ĐTC là cuộc gặp gỡ với giới trẻ lúc 15 giờ 20 tại Học Viện Đức Bà ở Dhaka, rồi ra phi trường lúc 16 giờ 45. Sau nghi thức tiễn biệt lúc quá 5 giờ chiều, ngài sẽ bay về Roma, dự kiến vào lúc 11 giờ đêm cùng ngày thứ bẩy, 2-12.
Tổng cộng trong cuộc viếng thăm, ĐTC sẽ đọc 10 bài diễn văn và bài giảng, và cử hành 2 thánh lễ. (Rei 10-10-2017)
ĐTC sẽ rời Roma lúc 21 giờ 40 phút đêm Chúa Nhật 26-11 và đến phi trường quốc tế của cố đô Yangon lúc 13 giờ 30 trưa thứ hai, 27-11. Nghi thức tiếp đón chính thức diễn ra tại đây.
- Thứ ba hôm sau, 28-11, lúc 14 giờ chiều, ĐTC sẽ bay đến thủ đô Nay Pyi Taw. Đây đây lúc 15 giờ 10, ngài sẽ về Phủ Tổng thống Myanmar và tại đây sẽ diễn ra nghi thức chào đón, gặp gỡ tổng thống, rồi gặp Bà Cố vấn kiêm ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, trước khi gặp chính quyền cùng với đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Trung tâm hội nghị quốc tế.
Sau đó lúc 18 giờ 20 phút, ngài bay trở về Yangon và nghỉ đêm tại tòa TGM địa phương.
- Sáng thứ tư, 29-11, úc 9 giờ rưỡi, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu tại công viên Kyaikkasan. Ban chiều lúc 16 giờ 15, ngài sẽ đến gặp Hội đồng Tăng Già tối cao của các tăng sĩ Phật giáo tại Trung Tâm Kaba Aye.
Một tiếng sau đó, lúc 17 giờ 15, ĐTC sẽ gặp các GM Myanmar tại Phòng khánh tiết Nhà thờ Chính Tòa St. Mary.
- Sáng thứ năm, 30-11, lúc 10 giờ 15, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ với các bạn trẻ tại Nhà thờ chính tòa này, trước khi ra phi trường Yangon để đáp máy bay lúc 13 giờ trưa, bay sang thủ đô Dhaka của Bangladesh.
Đến Dhaka lúc 15 giờ chiều giờ địa phương, sau nghi thức tiếp đón, ĐTC sẽ viếng Đài tưởng niệm các vị tử đạo của quốc gia ở Savar, rồi viếng Vị Cha của đất nước Bangladesh ở Đền tưởng niệm Bảo tàng viện Bangabandhu.
Lúc 17 giờ 30, ĐTC thăm Tổng thống tại Phủ Tổng thống, rồi cũng tại đây sau đó, gặp chính quyền, cùng với các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
- Thứ sáu, 1-12, lúc 10 giờ, ngài chủ sự thánh lễ cùng với nghi thức truyền chức linh mục tại Công viên Suhrawardy Udyan.
Ban chiều, lúc gần 15 giờ rưỡi, ĐTC gặp thủ tướng chính phủ Bangladesh tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rồi viếng nhà thờ chính tòa lúc 16 giờ, trước khi gặp các GM tại Nhà Dưỡng lão dành cho các linh mục. Sau đó lúc 17 giờ, ĐTC sẽ có cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn tại khuôn viên tòa TGM Dhaka.
- Sáng thứ bẩy, 2-12, lúc 10 giờ, ĐTC sẽ viếng nhà Mẹ Têrêsa ở Tejaon, trước khi gặp các LM, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và tập sinh tại Nhà Thờ Đức Mẹ Mân Côi. Lúc gần 12 giờ trưa, ngài viếng nghĩa trang giáo xứ và nhà thờ cổ kính Đức Mẹ Mân Côi.
Hoạt động cuối cùng của ĐTC là cuộc gặp gỡ với giới trẻ lúc 15 giờ 20 tại Học Viện Đức Bà ở Dhaka, rồi ra phi trường lúc 16 giờ 45. Sau nghi thức tiễn biệt lúc quá 5 giờ chiều, ngài sẽ bay về Roma, dự kiến vào lúc 11 giờ đêm cùng ngày thứ bẩy, 2-12.
Tổng cộng trong cuộc viếng thăm, ĐTC sẽ đọc 10 bài diễn văn và bài giảng, và cử hành 2 thánh lễ. (Rei 10-10-2017)
Giáo Hội Úc rúng động tận cốt lõi?
Vũ Văn An
22:34 10/10/2017
Tạp chí The Tablet của Công Giáo Anh ngày 9 tháng 10, 2017 tường thuật rằng nhân chuyến hội kiến với các giới chức Vatican, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc là Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Birsbane nhận định rằng Giáo Hội ở Úc “rúng động tận cốt lõi” bởi tai tiếng lạm dụng tình dục vị thành niên. Và đại diện Hội Đồng Giám Mục Úc tới Vatican là để thảo luận các hệ quả của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục này và Giáo Hội tại đây sẽ đưa ra biện pháp gì để giải quyết các thách đố của nó.
Trọng điểm của cuộc thảo luận là các đề nghị của Ủy Ban Hoàng Gia điều tra cung cách các định chế Úc xử lý việc lạm dụng tình dục trẻ em. Tháng 12 này, Ủy Ban sẽ cho công bố Phúc Trình Cuối Cùng của nó, trong đó, rất nhiều đề nghị sẽ được đưa ra. Nhưng ai cũng biết, đối với Giáo Hội Công Giáo Úc, một trong các đề nghị này vượt quá thẩm quyền các giám mục Úc Châu vì đụng đến ấn tòa giải tội, một điều bị Ủy Ban cho là trở ngại đối với cung cách thích đáng để xử lý các vụ lạm dụng tình dục vị thành niên, do đó, cần hủy bỏ. Ai cũng biết ấn tòa giải tội là cốt lõi của bí tích thống hối, một điều mà các vị giải tội thà hy sinh mạng sống chứ không bao giờ vi phạm. Tuy nhiên có những trường hợp tin tức các vị giải tội nghe được không phải là một cuộc xưng tội mà là lời tố cáo tội người khác. Trường hợp này, theo Đức Tổng Giám Mục Wilson của Adelaide, các cha giải tội được phép phúc trình cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tòa giải tội, vì người xưng không “xưng tội”. Khả thể này dường như không được đa số các vị giám mục Úc đồng thuận, nên có đề nghị sẽ qua Rôma thỉnh ý. Cuộc thỉnh ý này đáng lẽ đã diễn ra hồi tháng Năm, nhưng sau đó, được hoãn lại. Nay có thể vì tính nóng bỏng thời sự của vụ kiện cáo Đức Hồng Y Pell, nên Hội Đồng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết phải qua Rôma.
Khi Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói đến việc “rúng động tận cốt lõi” phải chăng ngài nói đến cốt lõi của bí tích thống hối hay cốt lõi của cơ cấu Giáo Hội tại đây? Có thể là cả hai nên ngài đã nhận định hơi quá rằng: “trong việc này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần”.
Nói thế rồi, Đức Cha Coleridge thừa nhận tính cơ may của biến cố, nghĩa là thừa nhận Chúa Thánh Thần vẫn làm việc trong Giáo Hội Úc khi soi sáng cho Giáo Hội này đưa ra sáng kiến triệu tập một công đồng chung vào năm 2020 để duyệt lại toàn bộ sứ vụ của mình, trong đó có việc dành nhiều trách nhiệm hơn cho hàng ngũ giáo dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của tạp chí The Tablet:
Một tuyên bố của Vatican nói rằng hội đồng Giám Mục Úc thực hiện nhiều cuộc hội kiến với các văn phòng khác nhau của Toà Thánh vào tuần rồi. Đức Cha có thể giải thích bối cảnh phía sau các cuộc hội kiến này và lý do tại sao các cuộc hội kiến này đã diễn ra?
Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang đối diện với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tương đối vắn vỏi của nó. Điều này không phải chỉ do Ủy Ban Hoàng Gia, nhưng Ủy Ban Hoàng Gia là chất xúc tác mạnh mẽ trong diễn trình dẫn tới cuộc khủng hoảng. Điều này đã được thừa nhận bởi nhiều vị ở Rôma, trong đó, có Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, hiện là Bộ Trưởng Liên Hệ với Các Quốc Gia và nguyên là Xứ Thần Tòa Thánh tại Úc. Đầu năm nay, Phủ Quốc Vụ Khanh có mời Đức Tổng Giám Mục [Denis] Hart [Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc] và tôi tới Rôma để thảo luận và mang theo bất cứ ai do chúng tôi chọn lựa. Chúng tôi đã quyết định mời Chánh Án Neville Owen, Chủ Tịch Hội Đồng Chân Lý, Công Lý và Hoà Giải, tức Hội Đồng phối trí việc Giáo Hội hợp tác với Ủy Ban Hoàng Gia. Trọng điểm các cuộc hội kiến là trao đổi tín liệu và xem xét các cách thế cùng làm việc với nhau một cách hữu hiệu hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng vốn được coi gồm cả đe dọa lẫn cơ may.
Một trong các chủ đề được thảo luận là Ủy Ban Hoàng Gia về việc lạm dụng tình dục vị thành niên. Đức Cha hy vọng khi nào nó sẽ phúc trình, và Đức Cha mong đợi loại tác dụng nào của nó đối với Đạo Công Giáo tại Úc Châu?
Ủy Ban Hoàng Gia sẽ trình bầy Phúc Trình Cuối Cùng của nó vào ngày 15 tháng 12, năm 2017. Đây sẽ là một phúc trình gồm nhiều cuốn, nên cần có thời gian để đọc và hấp thu. Nó sẽ trình bầy nhiều khuyến cáo để các chính phủ của Úc sẽ quyết định phải làm gì với chúng. Ủy Ban Hoàng Gia đã gây một tác động lớn lao lên Giáo Hội ở Úc, và Bản Phúc Trình Cuối Cùng sẽ còn làm cho tác động này lớn hơn nữa. Giáo Hội đã bị rúng động tận cốt lõi, và như một tiếng nói rất hiểu biết từng nói “nó đã làm tan nát trái tim Giáo Hội trên lãnh thổ này”. Tuy nhiên, vẫn có một ơn thánh ấm lòng trong biến cố này, mời gọi toàn thể Giáo Hội hướng tới một tính chân thực lớn lao hơn. Trong vấn đề này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần.
Đã có khá nhiều tựa đề tiêu cực nói về Giáo Hội ở Úc, nhưng trong công luận nói chung, Giáo Hội này vẫn giữ được một sự hiện diện quan trọng qua các giáo xứ, trường học và bệnh viện. Các đợt di dân cũng đã nâng cao con số. Đâu là tình thế thực sự của Giáo Hội Úc?
Quả đúng là Giáo Hội Công Giáo vẫn còn hiện diện một cách quan trọng tại Úc nhờ nền giáo dục, các cơ quan chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của chúng tôi. Nhưng ảnh hưởng xã hội và chính trị của chúng tôi đã giảm đi nhiều lắm, cả thế giá tinh thần của chúng tôi cũng thế; và điều này xẩy ra giữa lúc Úc đang tranh luận với nhau về các vấn đề có tầm quan trọng lớn về xã hội. Các giám mục ít có ảnh hưởng hơn trước đây và hiện bị coi một cách ít nhiều rộng lượng như những người dự cuộc (stake-holders) để được xử lý hơn là các nhà lãnh đạo cần phải lắng nghe. Như thế, rõ ràng Giáo Hội ở đây đang trải qua một thay đổi sâu xa, đau đớn và thường hằng, đây là lý do khiến các giám mục đã quyết định tổ chức một Công Đồng Toàn Thể. Việc này cũng đã được thảo luận trong cuộc hội kiến của chúng tôi tại Rôma. Công Đồng Toàn Thể này sẽ đưa ra các quyết định mạnh bạo cho tương lai, có xem xét tới các dữ kiện đã thay đổi và còn đang thay đổi trong thực tế. Một trong các dữ kiện mới nổi bật nhất là tầm quan trọng càng ngày càng gia tăng của các cộng đồng sắc tộc, trong đó, phần lớn năng lực thiêng liêng thực sự của Giáo Hội được tìm thấy hiện nay. Họ không còn là các vệ tinh xa lạ nữa.
Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long gần đây nói rằng mẫu mực “linh mục được đề cao, sống phân cách và vụ ưu tú đang thở các hơi thở cuối cùng của nó”, trong khi trong các cuộc hội kiến của qúy Đức Cha với các giới chức Tòa Thánh, vấn đề “tham gia lớn hơn của hàng ngũ giáo dân vào các vai trò đưa ra quyết định trong Giáo Hội” đã được thảo luận. Điều này sẽ có hình dáng ra sao?
Tôi không biết chắc loại linh mục mà Đức Cha Long [của Parramatta] nói tới có hiển hiện ở Úc và các nơi khác hay không. Nhưng quả người ta (nhất là tại Ủy Ban Hoàng Gia) đang nói nhiều tới chủ nghĩa giáo sĩ trị, và phần lớn những lời này thích đáng. Tuy nhiên, không có nghĩa chúng tôi sẽ bãi bỏ việc phong chức, mà chỉ có nghĩa chúng tôi cần phải xem xét lại việc tuyển dụng và đào tạo các ứng viên để phong chức và liên tục đào tạo các vị đã được phong chức. Cũng có nghĩa chúng tôi cần phải hỏi làm cách nào bao gồm được các giáo dân, nhất là phụ nữ, không phải chỉ trong việc quản lý Giáo Hội (như chúng tôi đã đang làm một cách đại qui mô), mà cả trong việc cai trị Giáo Hội nữa. Đấy sẽ là một vấn đề nữa của Công Đồng Tòan Thể.
Úc hiện đang bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính. Một số giọng nói trong Giáo Hội đã lên tiếng ủng hộ một động thái như thế. Trong khi có nhiều người không ủng hộ hôn nhân đồng tính, Đức Cha có cảm thấy một sự thay đổi nào trong Giáo Hội Úc đối với một phương thức có tính mục vụ và thông cảm hơn với các người Công Giáo đồng tính hay không?
Không phải chỉ là vấn đề phải đồng hành với người đồng tính ra sao mà thôi. Chắc chắn phải đồng hành với những người này rồi, nhưng cả những người khác đang lao đao tìm ra chỗ đứng của mình trong cộng đồng Giáo Hội và nhìn nhận sự thật của đời họ trong giáo huấn của Giáo Hội. Câu hỏi lớn là làm thế nào chúng tôi trở thành một Giáo Hội có tính bao gồm nhiều hơn mà không phải từ bỏ các sự thật của đức tin mà chúng tôi đã nhận được thay vì bị pha chế . Câu hỏi này đã là trọng tâm của hai Thượng Hội Đồng về hôn nhân và gia đình, và nó cũng là trọng tâm của Amoris Laetitia (tông huấn Niềm Vui Yêu Thương). Nó phần lớn còn đang diễn tiến, và điều này được nhìn thấy trong hàng loạt các câu trả lời của người Công Giáo đối với cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính ở Úc. Nhưng vấn đề này không nằm trong thành phần các cuộc thảo luận của chúng tôi ở Rôma.
Nếu đúng như tuyên bố của Đức Cha Coleridge, thì tương lai của các cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc sẽ có phần cải thiện. Chứ như hiện nay, một số cộng đồng, như Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney chẳng hạn, tuy là cộng đồng gồm nhiều người Công Giáo nhất, nhưng đang càng ngày càng ít có khả năng hữu hiệu hơn do con số tuyên úy mỗi ngày một giảm đáng ngại. Trước đây, cộng đồng này có lúc có đến 8, 9 tuyên úy vừa toàn thời gian vừa bán thời gian. Ít nhất cũng có một tuyên úy trưởng toàn thời gian. Nay, vỏn vẹn chỉ còn 2 tuyên úy rưỡi: 2 tuyên úy, với một tuyên úy trưởng vốn là cha xứ một giáo xứ Úc vào hàng lớn của Tổng Giáo Phận. Sự kiện một cha xứ toàn thời kiêm nhiệm tuyên úy trưởng một cộng đồng, chứng tỏ cộng đồng này không đáng kể chút nào, làm sao cổ vũ họ duy trì được “năng lực thiêng liêng thực sự” cho Giáo Hội Úc!
Trọng điểm của cuộc thảo luận là các đề nghị của Ủy Ban Hoàng Gia điều tra cung cách các định chế Úc xử lý việc lạm dụng tình dục trẻ em. Tháng 12 này, Ủy Ban sẽ cho công bố Phúc Trình Cuối Cùng của nó, trong đó, rất nhiều đề nghị sẽ được đưa ra. Nhưng ai cũng biết, đối với Giáo Hội Công Giáo Úc, một trong các đề nghị này vượt quá thẩm quyền các giám mục Úc Châu vì đụng đến ấn tòa giải tội, một điều bị Ủy Ban cho là trở ngại đối với cung cách thích đáng để xử lý các vụ lạm dụng tình dục vị thành niên, do đó, cần hủy bỏ. Ai cũng biết ấn tòa giải tội là cốt lõi của bí tích thống hối, một điều mà các vị giải tội thà hy sinh mạng sống chứ không bao giờ vi phạm. Tuy nhiên có những trường hợp tin tức các vị giải tội nghe được không phải là một cuộc xưng tội mà là lời tố cáo tội người khác. Trường hợp này, theo Đức Tổng Giám Mục Wilson của Adelaide, các cha giải tội được phép phúc trình cho cảnh sát mà không vi phạm ấn tòa giải tội, vì người xưng không “xưng tội”. Khả thể này dường như không được đa số các vị giám mục Úc đồng thuận, nên có đề nghị sẽ qua Rôma thỉnh ý. Cuộc thỉnh ý này đáng lẽ đã diễn ra hồi tháng Năm, nhưng sau đó, được hoãn lại. Nay có thể vì tính nóng bỏng thời sự của vụ kiện cáo Đức Hồng Y Pell, nên Hội Đồng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết phải qua Rôma.
Khi Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói đến việc “rúng động tận cốt lõi” phải chăng ngài nói đến cốt lõi của bí tích thống hối hay cốt lõi của cơ cấu Giáo Hội tại đây? Có thể là cả hai nên ngài đã nhận định hơi quá rằng: “trong việc này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần”.
Nói thế rồi, Đức Cha Coleridge thừa nhận tính cơ may của biến cố, nghĩa là thừa nhận Chúa Thánh Thần vẫn làm việc trong Giáo Hội Úc khi soi sáng cho Giáo Hội này đưa ra sáng kiến triệu tập một công đồng chung vào năm 2020 để duyệt lại toàn bộ sứ vụ của mình, trong đó có việc dành nhiều trách nhiệm hơn cho hàng ngũ giáo dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của tạp chí The Tablet:
Một tuyên bố của Vatican nói rằng hội đồng Giám Mục Úc thực hiện nhiều cuộc hội kiến với các văn phòng khác nhau của Toà Thánh vào tuần rồi. Đức Cha có thể giải thích bối cảnh phía sau các cuộc hội kiến này và lý do tại sao các cuộc hội kiến này đã diễn ra?
Giáo Hội Công Giáo tại Úc đang đối diện với cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tương đối vắn vỏi của nó. Điều này không phải chỉ do Ủy Ban Hoàng Gia, nhưng Ủy Ban Hoàng Gia là chất xúc tác mạnh mẽ trong diễn trình dẫn tới cuộc khủng hoảng. Điều này đã được thừa nhận bởi nhiều vị ở Rôma, trong đó, có Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, hiện là Bộ Trưởng Liên Hệ với Các Quốc Gia và nguyên là Xứ Thần Tòa Thánh tại Úc. Đầu năm nay, Phủ Quốc Vụ Khanh có mời Đức Tổng Giám Mục [Denis] Hart [Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc] và tôi tới Rôma để thảo luận và mang theo bất cứ ai do chúng tôi chọn lựa. Chúng tôi đã quyết định mời Chánh Án Neville Owen, Chủ Tịch Hội Đồng Chân Lý, Công Lý và Hoà Giải, tức Hội Đồng phối trí việc Giáo Hội hợp tác với Ủy Ban Hoàng Gia. Trọng điểm các cuộc hội kiến là trao đổi tín liệu và xem xét các cách thế cùng làm việc với nhau một cách hữu hiệu hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng, một cuộc khủng hoảng vốn được coi gồm cả đe dọa lẫn cơ may.
Một trong các chủ đề được thảo luận là Ủy Ban Hoàng Gia về việc lạm dụng tình dục vị thành niên. Đức Cha hy vọng khi nào nó sẽ phúc trình, và Đức Cha mong đợi loại tác dụng nào của nó đối với Đạo Công Giáo tại Úc Châu?
Ủy Ban Hoàng Gia sẽ trình bầy Phúc Trình Cuối Cùng của nó vào ngày 15 tháng 12, năm 2017. Đây sẽ là một phúc trình gồm nhiều cuốn, nên cần có thời gian để đọc và hấp thu. Nó sẽ trình bầy nhiều khuyến cáo để các chính phủ của Úc sẽ quyết định phải làm gì với chúng. Ủy Ban Hoàng Gia đã gây một tác động lớn lao lên Giáo Hội ở Úc, và Bản Phúc Trình Cuối Cùng sẽ còn làm cho tác động này lớn hơn nữa. Giáo Hội đã bị rúng động tận cốt lõi, và như một tiếng nói rất hiểu biết từng nói “nó đã làm tan nát trái tim Giáo Hội trên lãnh thổ này”. Tuy nhiên, vẫn có một ơn thánh ấm lòng trong biến cố này, mời gọi toàn thể Giáo Hội hướng tới một tính chân thực lớn lao hơn. Trong vấn đề này, lời kêu gọi của Ủy Ban Hoàng Gia và lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp nhau ở điều xem ra như là một trong những gián đoạn hoạt động lạ lùng của Chúa Thánh Thần.
Đã có khá nhiều tựa đề tiêu cực nói về Giáo Hội ở Úc, nhưng trong công luận nói chung, Giáo Hội này vẫn giữ được một sự hiện diện quan trọng qua các giáo xứ, trường học và bệnh viện. Các đợt di dân cũng đã nâng cao con số. Đâu là tình thế thực sự của Giáo Hội Úc?
Quả đúng là Giáo Hội Công Giáo vẫn còn hiện diện một cách quan trọng tại Úc nhờ nền giáo dục, các cơ quan chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của chúng tôi. Nhưng ảnh hưởng xã hội và chính trị của chúng tôi đã giảm đi nhiều lắm, cả thế giá tinh thần của chúng tôi cũng thế; và điều này xẩy ra giữa lúc Úc đang tranh luận với nhau về các vấn đề có tầm quan trọng lớn về xã hội. Các giám mục ít có ảnh hưởng hơn trước đây và hiện bị coi một cách ít nhiều rộng lượng như những người dự cuộc (stake-holders) để được xử lý hơn là các nhà lãnh đạo cần phải lắng nghe. Như thế, rõ ràng Giáo Hội ở đây đang trải qua một thay đổi sâu xa, đau đớn và thường hằng, đây là lý do khiến các giám mục đã quyết định tổ chức một Công Đồng Toàn Thể. Việc này cũng đã được thảo luận trong cuộc hội kiến của chúng tôi tại Rôma. Công Đồng Toàn Thể này sẽ đưa ra các quyết định mạnh bạo cho tương lai, có xem xét tới các dữ kiện đã thay đổi và còn đang thay đổi trong thực tế. Một trong các dữ kiện mới nổi bật nhất là tầm quan trọng càng ngày càng gia tăng của các cộng đồng sắc tộc, trong đó, phần lớn năng lực thiêng liêng thực sự của Giáo Hội được tìm thấy hiện nay. Họ không còn là các vệ tinh xa lạ nữa.
Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long gần đây nói rằng mẫu mực “linh mục được đề cao, sống phân cách và vụ ưu tú đang thở các hơi thở cuối cùng của nó”, trong khi trong các cuộc hội kiến của qúy Đức Cha với các giới chức Tòa Thánh, vấn đề “tham gia lớn hơn của hàng ngũ giáo dân vào các vai trò đưa ra quyết định trong Giáo Hội” đã được thảo luận. Điều này sẽ có hình dáng ra sao?
Tôi không biết chắc loại linh mục mà Đức Cha Long [của Parramatta] nói tới có hiển hiện ở Úc và các nơi khác hay không. Nhưng quả người ta (nhất là tại Ủy Ban Hoàng Gia) đang nói nhiều tới chủ nghĩa giáo sĩ trị, và phần lớn những lời này thích đáng. Tuy nhiên, không có nghĩa chúng tôi sẽ bãi bỏ việc phong chức, mà chỉ có nghĩa chúng tôi cần phải xem xét lại việc tuyển dụng và đào tạo các ứng viên để phong chức và liên tục đào tạo các vị đã được phong chức. Cũng có nghĩa chúng tôi cần phải hỏi làm cách nào bao gồm được các giáo dân, nhất là phụ nữ, không phải chỉ trong việc quản lý Giáo Hội (như chúng tôi đã đang làm một cách đại qui mô), mà cả trong việc cai trị Giáo Hội nữa. Đấy sẽ là một vấn đề nữa của Công Đồng Tòan Thể.
Úc hiện đang bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính. Một số giọng nói trong Giáo Hội đã lên tiếng ủng hộ một động thái như thế. Trong khi có nhiều người không ủng hộ hôn nhân đồng tính, Đức Cha có cảm thấy một sự thay đổi nào trong Giáo Hội Úc đối với một phương thức có tính mục vụ và thông cảm hơn với các người Công Giáo đồng tính hay không?
Không phải chỉ là vấn đề phải đồng hành với người đồng tính ra sao mà thôi. Chắc chắn phải đồng hành với những người này rồi, nhưng cả những người khác đang lao đao tìm ra chỗ đứng của mình trong cộng đồng Giáo Hội và nhìn nhận sự thật của đời họ trong giáo huấn của Giáo Hội. Câu hỏi lớn là làm thế nào chúng tôi trở thành một Giáo Hội có tính bao gồm nhiều hơn mà không phải từ bỏ các sự thật của đức tin mà chúng tôi đã nhận được thay vì bị pha chế . Câu hỏi này đã là trọng tâm của hai Thượng Hội Đồng về hôn nhân và gia đình, và nó cũng là trọng tâm của Amoris Laetitia (tông huấn Niềm Vui Yêu Thương). Nó phần lớn còn đang diễn tiến, và điều này được nhìn thấy trong hàng loạt các câu trả lời của người Công Giáo đối với cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính ở Úc. Nhưng vấn đề này không nằm trong thành phần các cuộc thảo luận của chúng tôi ở Rôma.
Nếu đúng như tuyên bố của Đức Cha Coleridge, thì tương lai của các cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Úc sẽ có phần cải thiện. Chứ như hiện nay, một số cộng đồng, như Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney chẳng hạn, tuy là cộng đồng gồm nhiều người Công Giáo nhất, nhưng đang càng ngày càng ít có khả năng hữu hiệu hơn do con số tuyên úy mỗi ngày một giảm đáng ngại. Trước đây, cộng đồng này có lúc có đến 8, 9 tuyên úy vừa toàn thời gian vừa bán thời gian. Ít nhất cũng có một tuyên úy trưởng toàn thời gian. Nay, vỏn vẹn chỉ còn 2 tuyên úy rưỡi: 2 tuyên úy, với một tuyên úy trưởng vốn là cha xứ một giáo xứ Úc vào hàng lớn của Tổng Giáo Phận. Sự kiện một cha xứ toàn thời kiêm nhiệm tuyên úy trưởng một cộng đồng, chứng tỏ cộng đồng này không đáng kể chút nào, làm sao cổ vũ họ duy trì được “năng lực thiêng liêng thực sự” cho Giáo Hội Úc!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ an táng Đức cha FX Nguyễn Văn Sang
Triết Giang
10:41 10/10/2017
Đức cha FX Nguyễn Văn Sang, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Chủ tịch Ủy ban giáo dân của HĐGMVN, nguyên Giám mục Thái Bình đã qua đời ngày 5-10-2017 sau một thời gian bị bệnh nặng, hưởng thọ 86 tuổi với 59 năm linh mục và 36 năm Giám mục.
Ngài sinh ngày 8-1-1931 tại Lại Yên, Hoài Đức. Khi đi tu vẫn làm công nhân ở xưởng in Têrêsa. Được truyền chức linh mục ngày 18-1-1958, rồi được giao coi sóc xứ Hàm Long, Thư ký Tòa TGM Hà Nội, Giáo sư Đại chủng viện Hà Nội. Ngày 26-3-1981, được bổ nhiệm là Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Hà Nội với khẩu hiệu: “Chân lý trong tình thương”.
Từ 1983 đến 1989 là Tổng thư ký HĐGMVN. Từ 1989 đến 1995 là Phó Chủ tịch HĐGMVN và từ 1995 đến 2001 là Chủ tịch Ủy ban giáo dân.
Ngày 3-12-1990, Ngài được bổ nhiệm là Giám mục chính tòa Thái Bình. Khi qua phà Tân Đệ, Ngài đã hôn mảnh đất quê hương thứ hai của mình. Ngài viết nhiều sách, báo, làm thơ trong đó có những bộ nổi tiếng như “Bước đường hành hương” (3 tập), “Hành hương và thăm viếng” (2 tập), “Đối thoại tôn giáo” (3 tập).
Ngài cũng cùng Tòa TGM Huế tổ chức nhiều cuộc hội thảo về văn hóa Công Giáo từ năm 1989 đến năm 2005 thu hút cả ngàn người tham dự với sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời. Trong các học sinh của Ngài đã có 5 người trở thành Giám mục và trong số 100 linh mục ở Thái Bình có một nửa do Ngài truyền chức.
Ngài có nhiều chương trình hòa giải, đối thoại giữa đạo và đời và được tặng Huân chương “Đại đoàn kết dân tộc” năm 2005. Ngài có công xây dựng ngôi nhà thờ chính tòa Thái Bình, khánh thành năm 2007 và được coi là một trong 10 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Ngài cũng có công xây dựng nhiều giếng khoan nước sạch, lập quỹ cho người nghèo và những phòng khám từ thiện ở Thái Bình. Tháng 4-2015, Ngài bị đột quỵ , được cứu chữa tích cực nhưng hồi phục chậm và đã qua đời lúc 17 giờ ngày 5-10-2017.
Ngay sau khi khâm liệm, từ ngày 6-10 đã có hàng ngàn đoàn thể và hàng vạn người đến viếng, cầu nguyện cho Ngài.
Ngày 9-10, thánh lễ an táng Ngài đã diễn ra trọng thể tại Quảng trường Tòa Giám mục. Thánh lễ do Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ sự cùng với các Giám mục Việt Nam, Đức TGM L. Girelli- nguyên đại diện không thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam, khoảng 300 linh mục và chừng 2 vạn giáo dân.
Trước thánh lễ, điện văn chia buồn của Đức Phanxicô và Hồng Y Tổng trưởng Bộ Rao giảng Phúc âm đã được tuyên đọc. Phần giảng thuyết do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên- một học trò của Ngài thực hiện. Đức cha Giuse đã nêu bật quá trình cống hiến của Ngài với Giáo hội Việt Nam cũng như giáo phận Thái Bình qua hình ảnh bài thơ “Bạch Lạp”- một bút danh của Ngài.
Đức TGM L. Girelli cũng xúc động ghi nhận những công trình của Ngài để lại trong đó có ngôi nhà thờ chính tòa Thái Bình. Đại diện giáo phận Thái Bình, gia đình Đức cha FX đã phát biểu cảm ơn các đấng bậc, chính quyền các cấp, đội ngũ y bác sĩ cũng như cộng đoàn đã chăm sóc khi Ngài ốm đau và viếng đưa, cầu nguyện cho Ngài khi Ngài qua đời.
Phần mộ của Ngài được đặt trong tầng hầm ngôi nhà thờ chính tòa. Các Giám mục, linh mục và người thân đã tham dự nghi lễ hạ huyệt do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – một học trò của Ngài chủ sự. Mỗi người đã đặt một cành hoa lan trên quan tài của Ngài để tiễn biệt.
Ngài sinh ngày 8-1-1931 tại Lại Yên, Hoài Đức. Khi đi tu vẫn làm công nhân ở xưởng in Têrêsa. Được truyền chức linh mục ngày 18-1-1958, rồi được giao coi sóc xứ Hàm Long, Thư ký Tòa TGM Hà Nội, Giáo sư Đại chủng viện Hà Nội. Ngày 26-3-1981, được bổ nhiệm là Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Hà Nội với khẩu hiệu: “Chân lý trong tình thương”.
Từ 1983 đến 1989 là Tổng thư ký HĐGMVN. Từ 1989 đến 1995 là Phó Chủ tịch HĐGMVN và từ 1995 đến 2001 là Chủ tịch Ủy ban giáo dân.
Ngài cũng cùng Tòa TGM Huế tổ chức nhiều cuộc hội thảo về văn hóa Công Giáo từ năm 1989 đến năm 2005 thu hút cả ngàn người tham dự với sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu trong đạo ngoài đời. Trong các học sinh của Ngài đã có 5 người trở thành Giám mục và trong số 100 linh mục ở Thái Bình có một nửa do Ngài truyền chức.
Ngài có nhiều chương trình hòa giải, đối thoại giữa đạo và đời và được tặng Huân chương “Đại đoàn kết dân tộc” năm 2005. Ngài có công xây dựng ngôi nhà thờ chính tòa Thái Bình, khánh thành năm 2007 và được coi là một trong 10 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
Ngài cũng có công xây dựng nhiều giếng khoan nước sạch, lập quỹ cho người nghèo và những phòng khám từ thiện ở Thái Bình. Tháng 4-2015, Ngài bị đột quỵ , được cứu chữa tích cực nhưng hồi phục chậm và đã qua đời lúc 17 giờ ngày 5-10-2017.
Ngay sau khi khâm liệm, từ ngày 6-10 đã có hàng ngàn đoàn thể và hàng vạn người đến viếng, cầu nguyện cho Ngài.
Trước thánh lễ, điện văn chia buồn của Đức Phanxicô và Hồng Y Tổng trưởng Bộ Rao giảng Phúc âm đã được tuyên đọc. Phần giảng thuyết do Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên- một học trò của Ngài thực hiện. Đức cha Giuse đã nêu bật quá trình cống hiến của Ngài với Giáo hội Việt Nam cũng như giáo phận Thái Bình qua hình ảnh bài thơ “Bạch Lạp”- một bút danh của Ngài.
Đức TGM L. Girelli cũng xúc động ghi nhận những công trình của Ngài để lại trong đó có ngôi nhà thờ chính tòa Thái Bình. Đại diện giáo phận Thái Bình, gia đình Đức cha FX đã phát biểu cảm ơn các đấng bậc, chính quyền các cấp, đội ngũ y bác sĩ cũng như cộng đoàn đã chăm sóc khi Ngài ốm đau và viếng đưa, cầu nguyện cho Ngài khi Ngài qua đời.
Phần mộ của Ngài được đặt trong tầng hầm ngôi nhà thờ chính tòa. Các Giám mục, linh mục và người thân đã tham dự nghi lễ hạ huyệt do Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – một học trò của Ngài chủ sự. Mỗi người đã đặt một cành hoa lan trên quan tài của Ngài để tiễn biệt.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phản đối Câu lạc bộ Fame Club ở Hà Nội nhục mạ Thánh giá và biểu tượng Tôn giáo
Đồng Nhân
11:58 10/10/2017
Quán Câu lạc bộ Fame Club tại số 25 Ngô Văn Sở, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ chức một đám mang danh nghệ sĩ ăn mặc hở hàng khiêu dâm nhưng mang biểu tượng Thánh giá rất lớn, các biểu tượng tu phục của các linh mục và nữ tu nhảy nhót khiêu khích dâm đãng trên sân khấu show diễn hôm 8/10, quán này ở rất gần trung tâm Hà Nội, chỉ cách Sở Văn hóa của thủ đô khoảng 1,5 kilomet.
Những tấm ảnh ghi lại show này được đăng trên Facebook cho thấy nhiều người mẫu mang trang phục gợi cảm màu đen gắn hoặc in hình Thánh giá. Trang phục của các người mẫu nữ để hở hang da thịt, ngoài ra họ còn mang trên đầu khăn trùm giống của các nữ tu.
Thông tin và hình ảnh này được nhiều nhà hoạt động Công Giáo lan truyền trên mạng xã hội làm cho đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam trong mấy ngày qua giận dữ lên án và tố cáo quán bar này đã thực hiện buổi biểu diễn ‘xúc phạm Thánh giá và Công Giáo".
Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, một nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, viết trên Facebook: “Xin đừng im lặng trước hành vi báng bổ tôn giáo!”
Cha Phong nhận định rằng các màn trình diễn là hành vi “xúc phạm Đức tin của người Công Giáo” và việc những người biểu diễn biến tấu những phẩm phục của các tu sĩ Công Giáo, là “những tiết mục phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục”.
Những nhà hoạt động khác trong đó có ông JB Nguyễn Hữu Vinh, cô Thảo Teresa, và anh Paul Trần Minh Nhật – một người đang bị chính quyền truy nã,cũng tích cực phát đi những thông điệp tương tự.
Ông Vinh cho ám chỉ thủ phạm chính là ai, khi viết: "Bất cứ hoạt động nghệ thuật hay văn học nào đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cs. Vì vậy nếu như người ta thường xuyên thấy báo nọ bị phạt, đài kia bị cắt chương trình, tác phẩm nọ bị thu hồi, tác phẩm kia bị xay thành bột giấy... vì động chạm xa dần đến đảng hoặc Hồ Chí Minh. Đảng Cs coi đó như một trọng tội... Thế nhưng khi bầu kền kền văn nghệ sĩ khốn nạn sáng tác các tác phẩm xuyên tạc Công Giáo thì bộ máy tuyên giáo tư tưởng im ru theo kiểu “im lặng là đồng ý” - Trong trường hợp xúc phạm Thiên Chúa giáo thì đó là sự đồng loã và khuyến khích.
Ông mô tả show diễn và những người tham gia là “vô liêm sỉ”, “vô văn hóa”, “đĩ bợm”, “khiêu dâm”.
Các bài viết của họ thu hút khoảng 14 nghìn phản ứng, hàng nghìn người khác bình luận và chia sẻ để lan rộng.
Luật Việt Nam quy định chính phủ “thống nhất quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang”. Theo đó, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” tại địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Căn cứ vào luật đó, linh mục Nam Phong và các nhà hoạt động nêu nghi vấn: phải chăng có một thế lực nào đó chống lưng cho màn trình diễn mang tính “khiêu khích và nhục mạ trắng trợn đến những người tin Chúa?”
Viết trên mạng xã hội, các nhà hoạt động yêu cầu Sở Văn hoá-Thể thao Hà Nội “làm rõ” ai đã tổ chức buổi biểu diễn tai tiếng này.
Các nhà hoạt động, đồng thời là tín đồ Công Giáo, lập luận rằng nếu chính quyền Hà nội “không làm rõ và truy cứu trách nhiệm” những người liên quan, điều đó buộc họ phải hiểu rằng những người đó “đã được chính quyền Hà Nội bật đèn xanh, cho phép dàn dựng những tác phẩm nhằm xúc phạm niềm tin tôn giáo” của người theo Công Giáo.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao của thủ đô Hà Nội, xác nhận với VOA vào chiều 10/10 ông có nghe dư luận nói về buổi biểu diễn gây tranh cãi. Ông cũng xác nhận quán này đã xin phép cho show diễn, và nói thêm một cách ngắn gọn: “Sáng nay tôi đã cho thanh tra sở xuống xem xét và xử lý theo quy định rồi. Thanh tra sở đã xuống làm việc rồi”.
Tuy nhiên, ông Động không nói cụ thể sẽ “xử lý” như thế nào. VOA cũng liên lạc với chủ quán bar Fame, một người đàn ông có tên gọi là Cường. Khi được hỏi trước những phản ứng và chỉ trích của các giáo dân, ông có thể đưa ra ý kiến gì, người đàn ông này chỉ trả lời “Tôi đang bận bạn nhé” rồi cúp máy.
Những người sử dụng mạng xã hội kêu gọi tẩy chay quán Fame bằng cách đánh giá thấp cho quán này trên trang Facebook của quán. Trước khi có show diễn gây rắc rối, quán này được đánh giá 5 sao. Đến tối 10/10, xếp hạng sao của quán chỉ còn 2,7 sau khi nhận được đánh giá của 1349 người.
Thông tin và hình ảnh này được nhiều nhà hoạt động Công Giáo lan truyền trên mạng xã hội làm cho đông đảo giáo dân Công Giáo Việt Nam trong mấy ngày qua giận dữ lên án và tố cáo quán bar này đã thực hiện buổi biểu diễn ‘xúc phạm Thánh giá và Công Giáo".
Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, một nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, viết trên Facebook: “Xin đừng im lặng trước hành vi báng bổ tôn giáo!”
Cha Phong nhận định rằng các màn trình diễn là hành vi “xúc phạm Đức tin của người Công Giáo” và việc những người biểu diễn biến tấu những phẩm phục của các tu sĩ Công Giáo, là “những tiết mục phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục”.
Những nhà hoạt động khác trong đó có ông JB Nguyễn Hữu Vinh, cô Thảo Teresa, và anh Paul Trần Minh Nhật – một người đang bị chính quyền truy nã,cũng tích cực phát đi những thông điệp tương tự.
Ông Vinh cho ám chỉ thủ phạm chính là ai, khi viết: "Bất cứ hoạt động nghệ thuật hay văn học nào đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cs. Vì vậy nếu như người ta thường xuyên thấy báo nọ bị phạt, đài kia bị cắt chương trình, tác phẩm nọ bị thu hồi, tác phẩm kia bị xay thành bột giấy... vì động chạm xa dần đến đảng hoặc Hồ Chí Minh. Đảng Cs coi đó như một trọng tội... Thế nhưng khi bầu kền kền văn nghệ sĩ khốn nạn sáng tác các tác phẩm xuyên tạc Công Giáo thì bộ máy tuyên giáo tư tưởng im ru theo kiểu “im lặng là đồng ý” - Trong trường hợp xúc phạm Thiên Chúa giáo thì đó là sự đồng loã và khuyến khích.
Ông mô tả show diễn và những người tham gia là “vô liêm sỉ”, “vô văn hóa”, “đĩ bợm”, “khiêu dâm”.
Các bài viết của họ thu hút khoảng 14 nghìn phản ứng, hàng nghìn người khác bình luận và chia sẻ để lan rộng.
Luật Việt Nam quy định chính phủ “thống nhất quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang”. Theo đó, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương “thực hiện quản lý nhà nước về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” tại địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Căn cứ vào luật đó, linh mục Nam Phong và các nhà hoạt động nêu nghi vấn: phải chăng có một thế lực nào đó chống lưng cho màn trình diễn mang tính “khiêu khích và nhục mạ trắng trợn đến những người tin Chúa?”
Viết trên mạng xã hội, các nhà hoạt động yêu cầu Sở Văn hoá-Thể thao Hà Nội “làm rõ” ai đã tổ chức buổi biểu diễn tai tiếng này.
Các nhà hoạt động, đồng thời là tín đồ Công Giáo, lập luận rằng nếu chính quyền Hà nội “không làm rõ và truy cứu trách nhiệm” những người liên quan, điều đó buộc họ phải hiểu rằng những người đó “đã được chính quyền Hà Nội bật đèn xanh, cho phép dàn dựng những tác phẩm nhằm xúc phạm niềm tin tôn giáo” của người theo Công Giáo.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao của thủ đô Hà Nội, xác nhận với VOA vào chiều 10/10 ông có nghe dư luận nói về buổi biểu diễn gây tranh cãi. Ông cũng xác nhận quán này đã xin phép cho show diễn, và nói thêm một cách ngắn gọn: “Sáng nay tôi đã cho thanh tra sở xuống xem xét và xử lý theo quy định rồi. Thanh tra sở đã xuống làm việc rồi”.
Tuy nhiên, ông Động không nói cụ thể sẽ “xử lý” như thế nào. VOA cũng liên lạc với chủ quán bar Fame, một người đàn ông có tên gọi là Cường. Khi được hỏi trước những phản ứng và chỉ trích của các giáo dân, ông có thể đưa ra ý kiến gì, người đàn ông này chỉ trả lời “Tôi đang bận bạn nhé” rồi cúp máy.
Những người sử dụng mạng xã hội kêu gọi tẩy chay quán Fame bằng cách đánh giá thấp cho quán này trên trang Facebook của quán. Trước khi có show diễn gây rắc rối, quán này được đánh giá 5 sao. Đến tối 10/10, xếp hạng sao của quán chỉ còn 2,7 sau khi nhận được đánh giá của 1349 người.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Khi linh mục không dâng lễ, ngài công bố bài Tin Mừng được không?
Nguyễn Trọng Đa
18:30 10/10/2017
Giải đáp phụng vụ: Khi linh mục không dâng lễ, ngài công bố bài Tin Mừng được không?
Nói thêm về bộ áo kinh hội của Giám mục
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây con đã giúp lễ nhân lễ Tổng lãnh Thiên thần Micae. Thánh lễ được cử hành bởi một linh mục khách mời, và linh mục chánh xứ đã tham dự trong bộ áo kinh hội (choir dress). Tuy nhiên, trong phần bài Tin Mừng, linh mục chánh xứ đã cúi đầu trước vị linh mục khách mời, và đi đến giảng đài để công bố bài Tin Mừng. Thưa cha, như vậy là có hợp pháp không? Nếu có, nó có ý nghĩa gì về mặt phụng vụ? - A. G., Paris, Pháp.
Đáp: Phần giới thiệu sách Tin Mừng (The introduction to the Book of the Gospels) nói:
"14. Khi không có sự hiện diện của thầy phó tế, một linh mục đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng. Khi không có vị đồng tế nào, linh mục chủ tế đọc bài Tin Mừng. Trừ khi vị chủ tế là Giám mục, vị đồng tế cúi đầu trước bàn thờ, và đọc thầm “Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn và môi miệng con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố Tin Mừng của Chúa”.
"15. Khi vị chủ tế là Giám mục, linh mục xin phép lành của ngài theo cùng cách thức của phó tế. Mọi thứ khác được thực hiện bởi linh mục đồng tế theo cùng cách thức như một phó tế".
Và chúng tôi có thể nêu thêm Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):
"59. Theo truyền thống, việc đọc các bài đọc không phải là nhiệm vụ của vị chủ toạ, mà là của người giúp. Ðộc viên đọc các bài đọc. Thầy phó tế, hay nếu không có phó tế, thì một vị tư tế khác đọc Tin Mừng. Nhưng nếu không có thầy phó tế hay tư tế khác, thì vị tư tế chủ toạ đọc Tin Mừng. Còn nếu không có độc viên xứng đáng nào, thì vị tư tế chủ toạ đọc các bài đọc.
“Sau mỗi bài, người đọc xướng câu tung hô, và giáo dân tập họp đáp lại để tôn vinh Lời Chúa được tiếp nhận bằng đức tin và lòng tri ân” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Trong khi Phần giới thiệu sách Tin Mừng dường như cho thấy sự hiện diện của một vị linh mục đồng tế, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma dường như không ngăn ngừa rằng một linh mục khác đang thuộc cộng đoàn phụng vụ, nhưng không đồng tế, sẽ có thể làm như vậy.
Có thể có nhiều lý do tại sao một linh mục có thể có mặt trong các tình huống như vậy. Thí dụ, ngài có thể sẽ cử hành các Thánh Lễ khác, nên không đồng tế, nhưng vẫn muốn chứng tỏ sự yêu mến đối với linh mục khách bằng sự hiện diện của mình.
Qui chế không đề cập đến cách ngài mặc trang phục, nhưng có thể giả định rằng ngài sẽ mặc ít nhất áo chùng trắng (alb) và dây các phép (stole), để thực hiện thừa tác này như thường lệ trong Thánh Lễ.
Việc sử dụng áo kinh hội trong khi chủ tọa thường được dành cho các dịp, khi Giám mục giáo phận tham dự Thánh Lễ mà không đồng tế. Thí dụ, nếu một Giám mục tham dự Thánh Lễ mừng kỷ niệm lễ truyền chức của linh mục, hay một thánh lễ an táng cho ông (bà) cố của linh mục, ngài sẽ thường không đồng tế, vì nếu đồng tế, ngài có nghĩa vụ chủ sự Thánh lễ.
Sách Lễ Nghi Giám Mục (The Ceremonial of Bishops, CB) phân biệt hai tình huống khác nhau. Thứ nhất là khi Giám mục chủ tọa phần Phụng vụ Lời Chúa và ban phép lành cuối lễ, nhưng không đồng tế. Lễ phục thích hợp cho dịp này được mô tả trong số 176 của Sách Lễ Nghi Giám Mục. Đó là áo chùng trắng, Thánh giá ngực (pectoral cross), dây các phép, và áo choàng (cope) với màu sắc của ngày, mũ (miter) và gậy Giám mục (pastoral staff). Sách Lễ Nghi Giám Mục, trong số 177-185, mô tả các hành động nghi lễ được thực hiện trong dịp này. Trong trường hợp này, Giám mục sẽ ngồi tại ngai Giám mục (cathedra; CB, 178).
Trường hợp thứ hai, mà trong đó Giám mục có mặt nhưng không chủ tọa, được mô tả trong Sách Lễ Nghi Giám Mục số 186. Trong các dịp này Giám mục mặc bộ áo gọi là áo kinh hội.
Áo kinh hội (Latin habitus choralis) là bộ y phục của các Giám mục và các giám chức khác, các đức ông (monsignor) với các bậc khác nhau và các kinh sĩ (canon). Nó được dùng cho tất cả các cử hành phụng vụ công khai, hoặc các hành vi thánh thiêng khác, mà trong đó giáo sĩ có mặt nhưng không mặc lễ phục. Hầu hết các giáo sĩ khác không có áo kinh hội đúng nghĩa, nhưng có một bộ áo được qui định cho họ mặc trong các dịp tương tự. Nhiều tu sĩ, nam và nữ, có áo kinh hội mà họ mặc bên ngoài áo Dòng của họ trong các dịp ấy.
Đối với Giám mục, bộ áo kinh hội bao gồm áo fuchsia, tức áo chùng màu tím, với dây thắt lưng tím bằng lụa có trang trí tua lụa ở hai đầu. Ngài cũng có một áo khoác ngắn (mozzetta), đội mũ sọ (zucchetto, skullcap), có cùng màu. Áo khoác ngắn là một áo khoác nhỏ, mở rộng đến khuỷu tay và cài nút ở phía trước.
Mũ cạnh vuông (biretta), tức mũ vuông, không có răng cưa với ba hoặc bốn cạnh nổi phía trên, được đội trên mũ sọ, là không còn bắt buộc và bây giờ hiếm khi được sử dụng.
Áo ren ngắn (rochet) được mặc bên dưới áo khoác ngắn (mozzetta) và ngoài áo chùng (cassock). Đó là chiếc áo vải trắng giống như áo các phép (surplice), ngoại trừ nó có ống tay áo sát chặt chứ không tay áo rộng như áo các phép.
Bên ngoài áo khoác ngắn (mozzetta), Giám mục mang Thánh giá ngực, thường treo trên dây vàng và xanh lá cây, mặc dù một số Giám mục sử dụng dây bạc hoặc dây vàng cho tất cả các dịp.
Ngài cũng đeo một chiếc nhẫn.
Trong trường hợp này, Giám mục không ngồi ở ngai Giám mục nhưng ở một nơi thích hợp khác trong cung thánh.
Trong một số trường hợp, có thể có một sự kết hợp của cả hai phương thức bộ áo, thí dụ, nếu Giám mục đang mặc áo kinh hội, nhưng cần thực hiện phần cuối trong thánh lễ an táng. Trong trường hợp này, sau khi phần Rước lễ, ngài cởi áo khoác ngắn (mozzetta) và mặc áo choàng, mang dây các phép, và đội mũ Giám mục để đọc các lời nguyện. Lý do cơ bản cho sự thay đổi áo này là rằng áo kinh hội được mặc chủ yếu để tham dự chính thức vào Giờ Kinh Phụng Vụ, trong khi đó dây các phép (stole) là chủ yếu một y phục phụng vụ, được mang để ban các bí tích và ban phép lành.
Áo chùng màu tím cũng được sử dụng bởi các thành viên của Tòa Thượng Thẩm Rôma (Roman Rota), tổng chưởng lý (the promoter general of justice), và bảo hệ viên (the defendert of the bond) trong Toà án Tối cao của Tối cao Pháp viện Tòa Thánh (the Apostolic Signature), các Đệ nhất lục sự Tòa thánh (protonotaries apostolic de numero), và các giáo sĩ của Văn phòng Quản lý Tông tòa (Apostolic Camera). Các đức ông khác mang áo chùng đen với dây thắt lưng màu tím.
Có rất nhiều điểm tinh tế hơn mà tôi đã bỏ ra ngoài, do tính ngắn gọn ở đây. Một sự giải thích chi tiết của các quy tắc cho trang phục giáo sĩ có thể được tìm thấy tại trang mạng: http://www.shetlersites.com/clericaldress/.
Như chúng tôi đã đề cập, các linh mục và đại chủng sinh không có áo kinh hội chính thức, mặc dù việc sử dụng áo chùng đen và áo các phép là đôi khi được gọi là áo kinh hội rồi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã áp dụng một phong cách giản dị hơn, và vì thế các dịp mặc bộ áo kinh hội đầy đủ thường là ít ỏi, ít nhất là ở Vatican.
Những ai cử hành theo các quy tắc của hình thức ngoại thường phải tuân theo các quy tắc phụng vụ riêng cho các lễ phục của nghi thức đó. Tuy nhiên, về việc mặc áo kinh hội để tham dự Giờ Kinh Phụng vụ, các quy tắc mới hơn, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và các vị Giáo hoàng khác ban hành, thường được áp dụng. (Zenit.org 10-10-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Nói thêm về bộ áo kinh hội của Giám mục
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây con đã giúp lễ nhân lễ Tổng lãnh Thiên thần Micae. Thánh lễ được cử hành bởi một linh mục khách mời, và linh mục chánh xứ đã tham dự trong bộ áo kinh hội (choir dress). Tuy nhiên, trong phần bài Tin Mừng, linh mục chánh xứ đã cúi đầu trước vị linh mục khách mời, và đi đến giảng đài để công bố bài Tin Mừng. Thưa cha, như vậy là có hợp pháp không? Nếu có, nó có ý nghĩa gì về mặt phụng vụ? - A. G., Paris, Pháp.
Đáp: Phần giới thiệu sách Tin Mừng (The introduction to the Book of the Gospels) nói:
"14. Khi không có sự hiện diện của thầy phó tế, một linh mục đồng tế có thể đọc bài Tin Mừng. Khi không có vị đồng tế nào, linh mục chủ tế đọc bài Tin Mừng. Trừ khi vị chủ tế là Giám mục, vị đồng tế cúi đầu trước bàn thờ, và đọc thầm “Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn và môi miệng con, để con xứng đáng và đủ tư cách công bố Tin Mừng của Chúa”.
"15. Khi vị chủ tế là Giám mục, linh mục xin phép lành của ngài theo cùng cách thức của phó tế. Mọi thứ khác được thực hiện bởi linh mục đồng tế theo cùng cách thức như một phó tế".
Và chúng tôi có thể nêu thêm Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):
"59. Theo truyền thống, việc đọc các bài đọc không phải là nhiệm vụ của vị chủ toạ, mà là của người giúp. Ðộc viên đọc các bài đọc. Thầy phó tế, hay nếu không có phó tế, thì một vị tư tế khác đọc Tin Mừng. Nhưng nếu không có thầy phó tế hay tư tế khác, thì vị tư tế chủ toạ đọc Tin Mừng. Còn nếu không có độc viên xứng đáng nào, thì vị tư tế chủ toạ đọc các bài đọc.
“Sau mỗi bài, người đọc xướng câu tung hô, và giáo dân tập họp đáp lại để tôn vinh Lời Chúa được tiếp nhận bằng đức tin và lòng tri ân” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Trong khi Phần giới thiệu sách Tin Mừng dường như cho thấy sự hiện diện của một vị linh mục đồng tế, Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma dường như không ngăn ngừa rằng một linh mục khác đang thuộc cộng đoàn phụng vụ, nhưng không đồng tế, sẽ có thể làm như vậy.
Có thể có nhiều lý do tại sao một linh mục có thể có mặt trong các tình huống như vậy. Thí dụ, ngài có thể sẽ cử hành các Thánh Lễ khác, nên không đồng tế, nhưng vẫn muốn chứng tỏ sự yêu mến đối với linh mục khách bằng sự hiện diện của mình.
Qui chế không đề cập đến cách ngài mặc trang phục, nhưng có thể giả định rằng ngài sẽ mặc ít nhất áo chùng trắng (alb) và dây các phép (stole), để thực hiện thừa tác này như thường lệ trong Thánh Lễ.
Việc sử dụng áo kinh hội trong khi chủ tọa thường được dành cho các dịp, khi Giám mục giáo phận tham dự Thánh Lễ mà không đồng tế. Thí dụ, nếu một Giám mục tham dự Thánh Lễ mừng kỷ niệm lễ truyền chức của linh mục, hay một thánh lễ an táng cho ông (bà) cố của linh mục, ngài sẽ thường không đồng tế, vì nếu đồng tế, ngài có nghĩa vụ chủ sự Thánh lễ.
Sách Lễ Nghi Giám Mục (The Ceremonial of Bishops, CB) phân biệt hai tình huống khác nhau. Thứ nhất là khi Giám mục chủ tọa phần Phụng vụ Lời Chúa và ban phép lành cuối lễ, nhưng không đồng tế. Lễ phục thích hợp cho dịp này được mô tả trong số 176 của Sách Lễ Nghi Giám Mục. Đó là áo chùng trắng, Thánh giá ngực (pectoral cross), dây các phép, và áo choàng (cope) với màu sắc của ngày, mũ (miter) và gậy Giám mục (pastoral staff). Sách Lễ Nghi Giám Mục, trong số 177-185, mô tả các hành động nghi lễ được thực hiện trong dịp này. Trong trường hợp này, Giám mục sẽ ngồi tại ngai Giám mục (cathedra; CB, 178).
Trường hợp thứ hai, mà trong đó Giám mục có mặt nhưng không chủ tọa, được mô tả trong Sách Lễ Nghi Giám Mục số 186. Trong các dịp này Giám mục mặc bộ áo gọi là áo kinh hội.
Áo kinh hội (Latin habitus choralis) là bộ y phục của các Giám mục và các giám chức khác, các đức ông (monsignor) với các bậc khác nhau và các kinh sĩ (canon). Nó được dùng cho tất cả các cử hành phụng vụ công khai, hoặc các hành vi thánh thiêng khác, mà trong đó giáo sĩ có mặt nhưng không mặc lễ phục. Hầu hết các giáo sĩ khác không có áo kinh hội đúng nghĩa, nhưng có một bộ áo được qui định cho họ mặc trong các dịp tương tự. Nhiều tu sĩ, nam và nữ, có áo kinh hội mà họ mặc bên ngoài áo Dòng của họ trong các dịp ấy.
Đối với Giám mục, bộ áo kinh hội bao gồm áo fuchsia, tức áo chùng màu tím, với dây thắt lưng tím bằng lụa có trang trí tua lụa ở hai đầu. Ngài cũng có một áo khoác ngắn (mozzetta), đội mũ sọ (zucchetto, skullcap), có cùng màu. Áo khoác ngắn là một áo khoác nhỏ, mở rộng đến khuỷu tay và cài nút ở phía trước.
Mũ cạnh vuông (biretta), tức mũ vuông, không có răng cưa với ba hoặc bốn cạnh nổi phía trên, được đội trên mũ sọ, là không còn bắt buộc và bây giờ hiếm khi được sử dụng.
Áo ren ngắn (rochet) được mặc bên dưới áo khoác ngắn (mozzetta) và ngoài áo chùng (cassock). Đó là chiếc áo vải trắng giống như áo các phép (surplice), ngoại trừ nó có ống tay áo sát chặt chứ không tay áo rộng như áo các phép.
Bên ngoài áo khoác ngắn (mozzetta), Giám mục mang Thánh giá ngực, thường treo trên dây vàng và xanh lá cây, mặc dù một số Giám mục sử dụng dây bạc hoặc dây vàng cho tất cả các dịp.
Ngài cũng đeo một chiếc nhẫn.
Trong trường hợp này, Giám mục không ngồi ở ngai Giám mục nhưng ở một nơi thích hợp khác trong cung thánh.
Trong một số trường hợp, có thể có một sự kết hợp của cả hai phương thức bộ áo, thí dụ, nếu Giám mục đang mặc áo kinh hội, nhưng cần thực hiện phần cuối trong thánh lễ an táng. Trong trường hợp này, sau khi phần Rước lễ, ngài cởi áo khoác ngắn (mozzetta) và mặc áo choàng, mang dây các phép, và đội mũ Giám mục để đọc các lời nguyện. Lý do cơ bản cho sự thay đổi áo này là rằng áo kinh hội được mặc chủ yếu để tham dự chính thức vào Giờ Kinh Phụng Vụ, trong khi đó dây các phép (stole) là chủ yếu một y phục phụng vụ, được mang để ban các bí tích và ban phép lành.
Áo chùng màu tím cũng được sử dụng bởi các thành viên của Tòa Thượng Thẩm Rôma (Roman Rota), tổng chưởng lý (the promoter general of justice), và bảo hệ viên (the defendert of the bond) trong Toà án Tối cao của Tối cao Pháp viện Tòa Thánh (the Apostolic Signature), các Đệ nhất lục sự Tòa thánh (protonotaries apostolic de numero), và các giáo sĩ của Văn phòng Quản lý Tông tòa (Apostolic Camera). Các đức ông khác mang áo chùng đen với dây thắt lưng màu tím.
Có rất nhiều điểm tinh tế hơn mà tôi đã bỏ ra ngoài, do tính ngắn gọn ở đây. Một sự giải thích chi tiết của các quy tắc cho trang phục giáo sĩ có thể được tìm thấy tại trang mạng: http://www.shetlersites.com/clericaldress/.
Như chúng tôi đã đề cập, các linh mục và đại chủng sinh không có áo kinh hội chính thức, mặc dù việc sử dụng áo chùng đen và áo các phép là đôi khi được gọi là áo kinh hội rồi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã áp dụng một phong cách giản dị hơn, và vì thế các dịp mặc bộ áo kinh hội đầy đủ thường là ít ỏi, ít nhất là ở Vatican.
Những ai cử hành theo các quy tắc của hình thức ngoại thường phải tuân theo các quy tắc phụng vụ riêng cho các lễ phục của nghi thức đó. Tuy nhiên, về việc mặc áo kinh hội để tham dự Giờ Kinh Phụng vụ, các quy tắc mới hơn, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và các vị Giáo hoàng khác ban hành, thường được áp dụng. (Zenit.org 10-10-2017)
Nguyễn Trọng Đa
Thánh Ca
Thánh Ca: Fatima, Lời Mẹ Khuyên - Trình bày: Đình Trinh
Br. Đạt Phùng
02:10 10/10/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây