Ngày 12-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thống hối và Ơn Sống lại trong hành trình Damas
Lê Đình Thông
16:01 12/10/2008
THỐNG HỐI VÀ ƠN SỐNG LẠI TRONG HÀNH TRÌNH DAMAS

LÊ ĐÌNH THÔNG

Năm Thánh Phaolô còn được gọi là Năm Thánh Đại Kết (année jubilaire oeucuménique) để tôn vinh Thánh Phaolô là Tông đồ Dân ngoại. Ngài sinh năm 10 ở Cicilia. Năm 64, hoàng đế Néron bách hại người Kitô giáo. Ngày 29-6-65, Ngài cùng với Thánh Phêrô được phúc tử vì đạo tại Roma. Giáo Hội dành ngày 29/6 để kính hai Thánh Tông đồ Tử đạo Phêrô và Phaolô và ngày 25-1 kính Thánh Phaolô trở lại đạo. Các giáo huấn của Thánh nhân đều quy về Chúa Kitô “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15). Thống Hối là khởi điểm (άλφα: alpha) và Ơn Sống Lại là cứu cánh (Ω: oméga) của cuộc hành hương tại thế của mỗi tín hữu. Đó là đầu và cuối đường cuộc hành trình Damas của Thánh Phaolô. Sau đây, ta sẽ lần lượt bàn về Thống Hối và Ơn Sống Lai.

I - THỐNG HỐI:

1.1. Thuật từ:

Từ ngữ Thống Hối dịch sát từ ngữ “repentir” (trong tiếng Pháp), nhưng chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của “Μετάνοια” trong tiếng Hy Lạp vốn là tiếng mẹ đẻ của Thánh Phaolô. Thánh nhân đã trước tác Thánh Thư (Épitres) bằng tiếng Hy Lạp.

- Thống Hối (痛 悔): Thống (痛): đau đớn. Hối (悔): tự giận vì điều lầm lỗi của mình.

- Repentir: Tiếc nuối về lỗi lầm với lòng ước muốn sửa lỗi.

- Μετάνοια: changement d’esprit, repentance, conversion (Dictionnaire Grec-Français du Nouveau Testament, Alliance Biblique Universelle, tr. 97): Tạm dịch: thay lòng đổi dạ, ăn năn, cải tà quy chánh.

Tuy các thuật từ đều nói đến việc ăn năn, hối lỗi, Μετάνοια (tiếng Hy Lạp) chú trọng đến phương pháp hành động (thay đổi đường đi, thay đổi tâm trí một cách triệt để), hướng đến phục vụ cộng đoàn; Thống Hối và Repentir lưu ý đến khía cạnh nội tâm của mỗi người.

Con đường Damas là hình ảnh sống động của Μετάνοια: Sau khi nhận biết Chúa Kitô là đấng cứu độ, Thánh nhân đã thay đổi hoàn toàn định hướng: từ bách hại đến kiến tạo Giáo Hội qua việc biên soạn Thánh Thư, rao giảng Tin Mừng.

1.2. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Thống Hối:

Giáo huấn của Thánh Phaolô về Thống hối mang ý nghĩa “thay đổi tâm trí” (changement d’esprit), “thay đổi đường đi” (changement de chemin) theo ý nghĩa của thuật từ Hy Lạp “Μετάνοια”. Hành trình Damas ngoài niềm đau sám hối còn có niềm vui quay về chính đạo:

“Hạnh phúc thay kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung. Hạnh phúc thay người Chúa không kể là kẻ có tội.” (Rm, 4, 5-8). Như vậy, thống hối mang ý nghĩa sự chết để được ơn sống lại vốn là cùng đích cuộc sống của người tín hữu. Thánh Phaolô đã nói lên ý nghĩa tương phản giữa sự hủy diệt tội lỗi và sự sống lại như sau: “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Đức Giêsu, để sự sống lại của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải chết của chúng tôi.” (2Cr 4, 10-12). Trong thư gửi tín hữu Rôma, Ngài mời gọi mọi người sám hối: “Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối ”.

1.3. Hai lý do khiến con người sám hối:

Có hai lý do khiến con người sám hối:

- Lý do đầu tiên là sự sợ hãi. Thư của Thánh Phaolô gửi cho các tín hữu Côrintô nói đến lý do này: “Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước tòa Đức Kitô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn là xác phàm”. (2 Cr 5, 10)

- Lý do thứ hai là Tình Yêu Thiên Chúa. Trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh nhân nói rằng: “Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục hối cải” (Rm 24). Lòng nhân hậu của Thiên Chúa được thể hiện qua hành trình khổ nạn Ngôi Hai xuống thế làm người.

1.4. Phương pháp sám hối theo Thánh Phaolô:

Thánh Phaolô đã đề nghị một phương pháp thống hối tích cực, không bằng nước mắt, mà bằng hành động cụ thể: “Phần chúng tôi, chúng tôi chẳng làm gì gây cớ cho ai vấp phạm, để không người nào có thể đàm tiếu về công việc phục vụ của chúng tôi. Trái lại, trong mọi sự, chúng tôi luôn chứng tỏ mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa: gian nan, khốn quẫn, lo âu, đòn vọt, tù tội, loạn ly, nhọc nhằn, vất vả, mất ăn mất ngủ, chúng tôi đều rất mực kiên trì chịu đựng. Chúng tôi còn chứng tỏ điều đó bằng cách ăn ở trong sạch, khôn khéo, nhẫn nhục, nhân hậu, bằng một tinh thần thánh thiện, một tình thương không giả dối, bằng lời chân lý, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí để tự vệ, khi vinh cũng như khi nhục, lúc được tiếng tốt cũng như khi mang tiềng xấu. Bị coi là bịp bợm, nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi được mọi người biết đến; bị coi là sắp chết nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giầu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả.” (2Cr. 6, 3-10).

1.5. Hoa trái của sự sám hối:

Sự thống hối đem lại bình an và niềm vui. Tin Mừng đã biến đổi sự thống hối thành niềm vui, vì theo Thánh Phaolô, “Chúng ta còn tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được kể là người trung kiên, thì có quyền trông cậy. Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà người ban cho chúng ta » (Rm 5 3-5).

Ta hãy đến cùng Ngài với lòng thống hối thực sự. Thiên Chúa ban bình an khi ta có lòng thống hối. Không có sự thống hối thực sự nào mà không có Thiên Chúa. Con người thống hối luôn được Thiên Chúa cưu mang vì Ngài luôn tìm kiếm ta trong Tình Yêu vô bờ bến. Thống hối là phó thác để được tha tội và sửa lỗi. Dụ ngôn về người con hoang đàng còn ở ngoài đồng với bầy heo, chợt cảm thấy đau lòng, hối hận. Tình cảm này chưa phải là thống hối. Khi thực sự thống hối, người con chạy đến cùng cha để thú tội. Tâm hồn sẽ được giải thoát khỏi sự khốn khổ. Thánh Phaolô đã nói về sự hối cải như sau: “Nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa làm cho chúng ta hối cải để được cứu độ: đó là điều không bao giờ phải hối tiếc; còn nỗi ưu phiền theo kiểu thế gian thì gây ra sự chết. Hãy xem nỗi ưu phiền theo ý Thiên Chúa đã đem lại cho anh em những gì: bao nồng nhiệt, và hơn thế nữa, bao lời xin lỗi, bao ân hận, bao sợ hãi, bao ước mong, bao nhiệt tinh, bao hình phạt.” (2Cr 7, 10-11).

Sự thống hối là nhờ đức tin thúc đấy. Cũng nhờ đức tin, mỗi tín hữu tin vào ơn sống lại: “Thật vậy, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giêsu, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em” (2 Cr 4, 14). Phần II là để lược bàn về Ơn Sống Lại, như hệ quả tất yếu của quá trình thống hối, được thực hiện liên tục trong cuộc sống đạo của mỗi người tín hữu.

II - ƠN SỐNG LẠI:

Ơn Sống Lại là hệ quả tất yếu của việc Chúa Giêsu Kitô Phục sinh. Vì vậy, trước khi bàn về Ơn Sống Lại thiết tưởng cần tìm hiểu vể ý nghĩa Phục Sinh trong lịch sử Giáo Hội.

2.1. Ý nghĩa Phục Sinh trong lịch sử Giáo Hội:

Trong các Thánh lễ chủ nhật và các ngày lễ trọng từ thế kỷ XI đến nay, cộng đoàn dân Chúa đọc kinh Tin Kính để tuyên xưng đức tin lãnh nhận qua phần phụng vụ Lời Chúa. Các tín hữu cúi đầu thành kính tuyên xưng việc “Người xuống thai sinh bởi Bà Maria Đồng Trinh”. Tiếp đó là việc Đức Kitô “chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại”.

Chúa Kitô Phục sinh là điều kiện để “xác loài người ngày sau sống lại”, còn được gọi là “Ơn Sống Lại “. Kinh Tin Kính gòm các “Tín điều”, symbole trong tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp σύμβολο có nghĩa là tập hợp (để đối lại với διάβολος có nghĩa là phân hóa). Trong kinh Tin Kính, Giáo Hội được tuyên xưng là “Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền”:

- Thánh Thiện (Ιερά): Vì Hội Thánh kết hợp với Chúa Kitô là Đấng Cực Thánh;

- Công Giáo (tiếng Hy Lạp dùng một từ ngữ khác diễn tả cùng một ý nghĩa: καθολικής): Tin Mừng được loan báo khắp cùng trái đất;

- Tông Truyền (Αποστολικού): do các Thánh Tông đồ thiệt lập và rao giảng.

Phép Thánh Thể Chúa Kitô Phục Sinh (Corps de Christ ressuscité) do chính Chúa Kitô thiết lập và truyền lại cho các Thánh Tông Đồ từ hai ngàn năm nay.

Các tín điều trong kinh Tín Kính từng được Thánh Phaolô rao giảng: “…Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” (1 Cr 15 3-4).

2.2. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Phục Sinh:

Trong cuộc hành trình Damas, Thánh nhân Phaolô đã chuyển hướng hoàn toàn (conversion). Con đường Damas đánh dấu sự chuyển biến từ bắt đạo đến truyền đạo, từ bách hại đến tử đạo: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi cho tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.” (Pl 3, 7-8).

Thánh Phaolô thuyết giảng về “kẻ chết sống lại “và “sự kiện Phục sinh ‘“ trong Thư 1 gửi tín hữu Côrintô như sau:

“Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không chỗi dậy. Mà nếu Đức Kitô không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi là trồng rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trồng rỗng. (1 Cr 15 14). “Nhưng không phải thế Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại”. (1 Cr 15 16)

2.3. Giáo huấn của Thánh Phaolô về Ơn Sống Lại:

“Thù nghịch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết, vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Đức Kitô.” (1 Cr 15 26). Từ định đề này, Thánh Phaolô đã khai triển giáo huấn về Ơn Sống Lại như sau:

“Nếu tuyệt nhiên kẻ chết không trỗi dậy, thì tại sao người ra lại chịu phép rửa cho kẻ chết ? Và chính chúng tôi, tại sao hằng giờ chúng tôi liều mình đương đầu với hiểm họa ?” (1Cr 15, 29)

Ơn Sống Lại là phần thưởng cho những ai tuân giữ Lời Chúa. Thánh nhân đã công bố cách thức kẻ chết sống lại như sau: “Việc kẻ chết sống lại cũng vậy: gieo xuống thì hư nát, mà trỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà trỗi ậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà trỗi dậy thì mạnh mẽ; gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà trỗi dậy là thân thể có thần khí” (1Cr 15 42-44).

Sự phân biệt giữa gieo xuống và trỗi dậy mang hình ảnh gieo hạt hư nát để cây lúa trỗi dậy. Hạt mầm chính là xác thịt và khí huyết của mỗi người:

‘Thưa anh em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng được Nước Thiên Chúa được, cũng như cái hư nát không thể thừa hưởng sự bất diệt được. Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ đuợc biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử.” (1 Cr, 15 50-53)

Sự biến đổi từ xác phàm trở thành thần khí là sự biển đổi (métamorphose, μεταμόρφωση) từ xc thân hữu hạn thành linh hồn bất diệt.

2.4. Giáo huấn của Đức Bênêdictô XVI về Phục Sinh:

Ngày 3-9-2008, Đức Bênêdictô đã giảng về kinh nghiệm gặp gỡ của Thánh Phaolô với Chúa Kitô Phục Sinh. Đức Thánh Cha coi cuộc hành trình Damas là mốc ngoặt đánh dấu sự chuyển biến hoàn toàn của Thánh nhân.

Đức Bênêdictô đã nhắc lại hai nguồn tài liệu:

- Nguồn thứ nhất căn cứ vào sách Công Vụ Tông Đồ qua trình thuật của Thánh Luca (tên Hy Lạp: Loukas), bạn đồng hành của Thánh Phaolô, hành nghề y sĩ và là tác giả phần thứ ba của Tin Mừng và sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 9, 1-19; Cv 22, 3-21. Cv 26, 4-23). Các tài liệu này nói về hành trạng của Thánh Pholô làm chứng Chúa Kitô Phục Sinh.

- Nguồn thứ hai là thư I của Thánh Phaolô gởi tín hữu Côrintô nói về Chúa Kitô Phục Sinh (1Cr 15 1-8). Theo Đức Bênêdictô XV I, thánh nhân đã sử dụng các từ ngữ của Hội Thánh Giêrusalem: Chúa Giêsu chịu chết, bị đóng đinh trên cây Thánh giá (Jésus est mort crucifié), chết và táng xác (enseveli), sống lại (ressuscité). Sự kiện này chứng minh tính xác thực của sự việc. “Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi” (1Cr 15, 8). Chúa Phục Sinh là cơ sở cho hoạt động tông đồ của Thánh nhân. Trong thư gửi tín hữu Ga lát, Thánh Phaolô viết: “Nhưng Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người » (Gl 1. 15).Trong đoạn văn này, thánh nhân đã nhấn mạnh ngài là chứng nhân mắt thấy tai nghe sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh. Sau đó, Chúa Phục Sinh đã sai Thánh Phaolô đi rao giảng Tin Mừng nơi dân ngoại. Theo Đức Bênêdictô XVI, Kitô giáo không phải là một triết thuyết hoặc bộ môn đạo đức học. Đức Thánh Cha biện minh về tính sống động của đạo Chúa và cho rằng: “Ta là người Kitô giáo nếu ta gặp gỡ Đức Kitô qua việc suy niệm Tin Mừng, đọc kinh cầu nguyện, tham dự các nghi lễ phụng vụ của Giáo Hội. Chúng ta có thể gặp Thánh tâm Chúa Giêsu và Thánh Tâm Chúa cũng ở lại trong lòng ta. Ngài ban cho ta một trái tim rộng mở, một lòng bác ái quảng đại vì mọi người.”

Trong bài thuyết giảng ngày 24-9-2008, Đức Bênêdictô XVI còn nhấn mạnh đến việc thông tin về Chúa Kitô được truyền tụng vào trong những năm 30 của thiên niên kỷ thứ I, gọi là “kerygma”, bằng ngôn ngữ thời đó. Người ta nói rằng “Chúa Kitô Phục sinh” thay vì “Chúa đã Phuc sinh” để lưu ý rằng Chúa Kitô Phục Sinh hiện vẫn tác động đến các tín hữu. Đức Bênêdictô XVI đã đề nghị chuyển dịch là “Ngài phục sinh và tiếp tục hiện diện trong phép Thánh Thể.”

Kết luận:

Một trong những chủ đề của Năm Thánh Phaolô là Thống Hối và Ơn Sống Lại. Hoạt động tông đồ của Thánh nhân kể từ lúc ngài hoán cải trong cuộc hành trình Damas đến ngày được phúc tử đạo chính là để rao giảng Nước Trời, qua lịch sử Cứu Độ và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thống Hối là tên gọi con đường Damas của mỗi người tín hữu. Ơn Sống Lại là chung khúc của bản trường ca Thống Hối của mỗi xác “thân hư nát để mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết để mặc lấy sự bất tử.” (1 Cr 15, 50-53)

Paris, ngày 13-10-2008
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:42 12/10/2008
CHỐI ĐẨY TRÁCH NHIỆM

N2T


Một du khách nhìn các triều đại của đại sư ở trong chùa, hỏi: “Hiện giờ còn có đại sư nào đang ở trên thế gian này không ?”

- “Có một vị.” người hướng dẫn du lịch nói.

Người du khách ấy nhiều lần khẩn cầu xin được gặp vị đại sư ấy. Du khách vừa thấy đại sư bèn mở miệng hỏi: “Hiện giờ ở đâu thì có thể tìm được vị sư phụ vĩ đại nhất ?”

- “Du khách.” Đại sư kêu lên.

- “Thầy.” Người khách cung kính ứng đáp.

- “Ông ở đâu vậy ?”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Du khách vì tò mò mà muốn biết vị sư phụ vĩ đại ở đâu, chứ chưa chắc là biết để đến xin học đạo. Đại sư thì biết chắc là ông khách vì tò mò mà muốn gặp vị đại sư vĩ đại, nên mới hỏi: ông ở đâu vậy ? Bởi vì ông du khách đang đi du lịch, đi thưởng ngoạn cảnh chùa chứ không phải đi tầm sư học đạo...

Có một vài người Ki-tô hữu đi lễ nhà thờ mà giống như đi viếng cảnh chùa:

Trước hết họ mặc áo lửng hở bụng bày rốn, quần ngắn thật ngắn, trông thật mô-đen. Sau đó thì đi một vòng quanh nhà thờ chỉ chỉ trò trỏ cái hoa này đẹp cái chậu kia xấu, sau đó nữa thì vào trong nhà thờ, đi hết tượng ông thánh này qua tượng bà thánh khác, tượng này dứng lâm râm vài kinh, tượng nọ vái vái vài cái rồi phê bình thánh này thiêng thánh kia ít thiêng. Khi nghe cha giảng thì ngó bên này nhìn bên kia, phê bình cha giảng hay cha giảng dở, mà không chú tâm nghe...

Đem cái tâm của người Ki-tô hữu để đi tìm Chúa trong nhà thờ, chứ không phải đem sở thích thưởng ngoạn đi nhà thờ để phê bình đẹp xấu, hay dở...

Chối đẩy trách nhiệm là ở đó vậy, ai hiểu được thì hiểu.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:44 12/10/2008
N2T


13. Cầu nguyện là một kho tàng quý.

(Thánh Alphonsus Liguori)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường (6)
Vũ Văn An
02:15 12/10/2008
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)

Tràng vỗ tay đầu dành cho người anh em không phải là Công Giáo

Đó là Mục sư Robert Welsh, chủ tịch Hội Đồng Hiệp Nhất Kitô Hữu Các Môn Đệ Chúa Kitô, một mục sư Thệ Phản thuộc một cộng đoàn phần lớn chỉ có ở Hoa Kỳ. Ông lên tiếng vào Thứ Năm, đề cập tới lòng mong ước của ông được thấy THĐ trở thành cuộc canh tân cho cả người không phải là Công Giáo nữa. Ông nói rằng chủ đề “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội” hết sức chủ yếu đối với đời sống của toàn thể giáo hội, mời gọi ta vâng theo cái nghe của giáo hội, vâng theo sự công bố của chúng ta, và vâng theo sự đáp ứng của ta đối với Lời Chúa đã thành nhục thân vì lợi ích và sự cứu rỗi của toàn thể thế giới”.

Theo vị đại diện anh em này, “Sự hiệp nhất Kitô giáo nằm ngay tại trung tâm của sứ điệp Phúc Âm; chia rẽ trong thân thể Chúa Kitô là một gương mù trước mặt Chúa và trước mặt thế gian. Sự chia rẽ của chúng ta tại bàn Thánh Thể là một bác bỏ liên tục đối với sức mạnh chữa lành, hòa giải của Thánh Giá, một sức mạnh vốn hiệp nhất mọi sự dưới đất và mọi sự trên trời “.

Mục sư Welsh hy vọng rằng “THĐ này sẽ thâm hậu hóa sự suy tư của mình về mối liên hệ giữa Lời Chúa, Phép Thánh Thể, và sự hiệp nhất mọi Kitô hữu trong một thân thể duy nhất của Chúa Kitô”. Ông cũng ước ao rằng “việc làm và cuộc thảo luận của qúy vị trong THĐ này sẽ thăm dò một cách đầy đủ hơn mối liên hệ giữa Lời Chúa và sứ mệnh của giáo hội, nhất là đối với người nghèo và người đau khổ, người bị áp bức và người bị đẩy ra bên lề xã hội”.

Ông cũng hứa sẽ cầu nguyện để “THĐ các giám mục nhằm suy tư về Lời Chúa này không những chỉ đem canh tân lại cho Giáo Hội Công Giáo; mà còn thực sự phục vụ toàn thể giáo hội trong việc đem canh tân lại cho phong trào đại kết và cho mọi giáo hội trong ơn gọi chung truyền giáo cho cả thế giới của chúng ta”.

Sau mục sư Welsh, giám mục hưu trí của Giáo Hội Luthêrô là Đức Gunnar Stalsett của Oslo, lên tiếng với THĐ. Ngài quả quyết rằng: “chủ đề của THĐ quả có tính đại kết thực sự, tác động trên mọi tôn giáo và có một sứ điệp cho toàn thế giới”. Ngài cũng được toàn thể THĐ vỗ tay tán thưởng, sau khi đã vỗ tay vang dội vì bài diễn văn của Mục Sư Welsh.

Ngài nói thêm: "Cuộc đối thoại giữa hai Giáo Hội Công Giáo La Mã và Giáo Hội Luthêrô trong hơn ba mươi năm qua đã góp phần tạo ra chất thể cho chủ đề của THĐ qua các vấn đề chủ yếu như học lý về công chính hóa, vai trò của thừa tác vụ thụ phong và bản chất của giáo hội. Hoàn cầu hoá của lo âu và thất vọng đòi ta phải có một hoàn cầu hóa của cứu rỗi và hy vọng”.

Ngài kết luận: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo được mời gọi vào một thừa tác vụ hòa bình và hoà giải”.

Các anh hùng của Đức Tin làm THĐ chẩy nước mắt

Các anh hùng của Đức Tin, những người hiến mạng sống mình vì tiếp nhận hay đọc Thánh Kinh, đã được THĐ tưởng niệm vào ngày 10 tháng Mười.

Đức Cha Antons Justs của Jelgava, thuộc Latvia, nói với toàn thể THĐ về các vị tử đạo. Bài nói truyện của ngài đã làm nhiều vị hiện diện chẩy nước mắt. Đó là các vị tử đạo của thế kỷ 20 tại Liên Bang Sô Viết trước đây. Họ là “linh mục, đàn ông, và đàn bà chết vì tuyên xưng Lời Chúa…Con nhớ cha Viktors, linh mục người Latvia của chúng con. Dưới chế độ Xô Viết ở Latvia, cha bị bắt chỉ vì đã sở hữu một cuốn Thánh Kinh. Dưới mắt công an Xô Viết, Thánh Kinh là sách phản cách mạng. Chúng liệng Thánh Kinh xuống sàn và ra lệnh cho vị linh mục này dẵm lên trên. Cha từ khước và thay vào đó đã qùy xuống và hôn cuốn sách. Vì cử chỉ ấy, cha bị kết án 10 năm khổ sai tại Tây Bá Lợi Á. Mười năm sau, khi cha trở về giáo xứ của ngài và cử hành Thánh Lễ, cha đọc Phúc Âm. Rồi nâng Sách Thánh Lên mà nói: ‘Đó là Lời Chúa’. Cả cộng đoàn bật khóc và lên tiếng cảm tạ Chúa. Họ không dám hoan hô cha vì điều đó sẽ bị hiểu lầm như một công kích”.

Đức cha cũng cho hay trong thời Xô Viết, không một sách tôn giáo nào được phép in. “Dân Latvia chúng con phải làm như các Kitô hữu thế kỷ thứ nhất đã làm là học thuộc lòng các đoạn Sách Thánh. Cả ngày nay nữa, tại Latvia, truyền thống truyền khẩu vẫn còn thịnh hành. Chúng con đang chen vai xát cánh với các vị tử đạo của chúng con để công bố Lời Chúa. Cháu chắt của chúng con sẽ nhớ mãi các bậc cha ông của chúng, là những người đã chết vì đức tin của mình và đến lượt chúng, chúng cũng sẽ trở thành các anh hùng của đức tin”.

Xem sét cách Chúa lắng nghe

Các nghị phụ của THĐ không những chỉ suy niệm về cách lắng nghe Lời Chúa, mà còn suy niệm cả về cách Chúa lắng nghe nữa. Đó là chủ đề được Đức Cha Luis Tagle của giáo phận Imus, Phi Luật Tân trình bầy vào ngày Thứ Ba vừa qua. Bài thuyết trình này gây chú ý nhiều nơi các nghị phụ, khiến nhiều vị sau đó đã trích dẫn lời ngài, trong đó, có cả đại diện các giáo hội anh em.

Theo Đức Cha Tagle, “Lắng nghe là một việc hệ trọng. Giáo Hội cần phải đạo tạo người biết lắng nghe Lời Chúa. Nhưng lắng nghe không phải chỉ được truyền đạt bằng giảng dạy mà đúng hơn bằng một môi trường biết lắng nghe”. Và Đức cha đề nghị ra 3 phương thức để thâm hậu hóa khả năng biết lắng nghe.

“Ưu tư của chúng ta là lắng nghe bằng đức tin. Đức tin là hồng ân của Chúa Thánh Thần, nhưng nó cũng là một thực hành của tự do nhân bản. Lắng nghe bằng đức tin có nghĩa là phải mở cửa tâm hồn đón nhận Lời Chúa, để Lời Chúa thấm sâu và biến đổi chúng ta, rồi đem nó ra thực hành. Nó tương đương với việc vâng phục đức tin”.

Vị giáo phẩm này nói rằng các biến cố hiện nay trên thế giới cho thấy “các hậu quả thảm hại” của việc thiếu lắng nghe. “Con người thời nay đang bị giam hãm trong một môi trường độc thoại, không biết chú ý, ồn ào, bất khoan dung và tự loay hoay với chính mình. Giáo Hội có thể cung cấp cho họ một môi trường đối thoại, biết kính trọng, hỗ tương và tự vươn cao hơn chính mình”.

Sau cùng, Đức Cha cho rằng “Thiên Chúa lên tiếng nói và Giáo Hội, trong tư cách đầy tớ, cũng góp tiếng nói của mình vào Lời của Người. Nhưng không phải Chúa chỉ nói mà thôi. Chúa cũng biết lắng nghe nữa, nhất là lắng nghe người công chính, quả phụ, cô nhi, người bị bách hại và người nghèo là những người không có tiếng nói”. Đức cha kết luận: “Giáo Hội phải học nghe cách lắng nghe của Chúa và phải góp tiếng nói cho những người không có tiếng nói”.

Các đóng góp của Á Châu

Trong một bài trước, chúng tôi đã nhắc đến sự đóng góp của Đức Cha Tomas Menamparampil của Ấn Độ và trên đây sự đóng góp của Đức Cha Tagle của Phi Luật Tân. Thực ra, từ ngày đầu cho đến nay, Á Châu còn nhiều vị giám mục khác đã lên tiếng trước THĐ.

Chín tiêu chuẩn giải thích đúng đắn Lời Chúa

Tại phiên họp khoáng đại thứ ba, ngoài Đức Cha Tagle, còn có Đức Cha Broderick S. Pabillo, giám mục phụ tá của Manilai, Phi Luật Tân, đóng góp về các nguyên tắc giải thích Thánh Kinh. Ngài trình bầy 9 tiêu chuẩn của việc giải thích này trong đó: người ta phải biết Con Người của Chúa Kitô, phải gặp gỡ Lời Chúa trong phụng vụ, phải hiểu Thánh Kinh theo cái hiểu của Giáo Hội, phải đọc một đoạn Thánh Kinh trong ngữ cảnh hiệp nhất nội tại của toàn bộ Thánh Kinh, phải liên hệ với hoàn cảnh cụ thể ngày nay, không phải chỉ để biết mà để hồi hướng và thay đổi, phải sử dụng Thánh Kinh để tạo hiệp nhất, phải tiếp cận Thánh Kinh trong tinh thần khiêm hạ. Ngoài ra, ngài còn nhấn mạnh đến việc hợp tác song hành giữa các học giả Thánh Kinh và các nhân viên mục vụ khác, nhằm tìm ra các phương pháp tìm hiểu Thánh Kinh có thể thâm hậu hóa đức tin con người trong các nền văn hóa của ta.

Ý nghĩa giáo hội và thiêng liêng của Thánh Kinh

Trong phiên khoáng đại thứ tư, Đức Cha George Punnakottil, giám mục Kothamangalam thuộc nghi lễ Syro-Malabar của Ấn Độ cho rằng phương thức tiếp cận Thánh Kinh của các giáo hội Đông Phương có tính mục vụ nhiều hơn. Theo ngài, Giáo Hội, theo truyền thống giáo phụ, bao giờ cũng nhấn mạnh tới hai khía cạnh của Thánh Kinh. Đó là khía cạnh giáo hội và khía cạnh thiêng liêng. Thánh Kinh là Lời Chúa trong Giáo Hội; cá nhân tự mình không thể khám phá ra ơn linh hứng. Chỉ có Giáo Hội mới bảo đảm ơn linh hứng ấy.

Mặt khác, Thánh Kinh cũng có ý nghĩa lịch sử và thiêng liêng của nó. Nghĩa thiêng liêng không đi ngược lại nghĩa chiểu tự (literary meaning), nó dựa trên nghĩa chiểu tự ấy. Nghĩa thiêng liêng được ‘tri thức thiêng liêng’, nghĩa là ‘con mắt đức tin’, hiểu. Suy luận mà thôi không đủ. Đòi phải có chiêm niệm Lời Chúa. Thần học gia chân chính phải là vị thánh chân chính. Đọc đòi phải có cầu. Cầu soi sáng cho tâm trí nắm được điều đọc. Đọc Lời phải dẫn tới Lời bản thể tức Chúa Giêsu.

Lục địa của người nghèo

Cũng trong phiên họp khoáng đại thứ tư, Đức Cha Orlando B. Quevedo, O.F.M., Tổng giám mục Cotabato của Phi Luật Tân và là Tổng thư ký Liên Đoàn Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã nói tới Á Châu, mà ngài gọi là lục địa của người nghèo. Theo ngài, Thiên Chúa nói Lời của Người, đặc biệt vì người nghèo. Người là nơi họ ẩn náu. Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, là một người nghèo, sống với người nghèo và gọi người nghèo là người có phúc. Nước Thiên Chúa được công bố cho họ. Người dạy ta phải trở nên nghèo khó trong tinh thần.

Theo Đức Cha Quevedo, dù giầu có về văn hóa và tôn giáo, Á Châu quả là lục địa của người nghèo, của bất quân bình về kinh tế và chính trị, của chia rẽ và tranh chấp sắc tộc. Cái cảm thức sâu sắc của chúng ta về siêu việt và hoà điệu đang bị nền văn hóa hoàn cầu hóa có tính thế tục và duy vật sói mòn dần.

Nhưng ngài cho hay Lời Chúa ở Á Châu đang mời gọi hàng ngàn các cộng đoàn nghèo khổ nhỏ bé hướng về Chúa Cha. Và người nghèo đang chú ý lắng nghe Lời Thiên Chúa. Nhờ thế, họ đang xây dựng nên “một cách thế mới để trở thành Giáo Hội”. Thực ra đó lại là một cách rất xưa, vì đó là cách thế của cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi (Cv 2:43-46). Được các mục tử thụ phong, các huấn luyện viên và cộng tác viên giáo dân hướng dẫn, Dân Chúa hạ tầng tuần nào cũng tụ tập nhau trong các nhà nguyện và tư gia để cử hành Phụng Vụ Lời Chúa… Họ tin Lời Chúa có sức động lực hóa đức tin, thúc đẩy họ tham gia sinh hoạt bên trong Giáo Hội và dự phần vào việc biến đổi xã hội

Sắc hơn chiếc gươm hai lưỡi

Đức Cha Anicetus Bongsu Antonius Sinaga, O.F.M. Cap., Tổng giám mục phó của Medan, Nam Dương, đề cập tới sự sắc bén của Thánh Kinh, hơn cả chiếc gươm hai lưỡi đâm thấu lòng người (Thư Do Thái 4:12).

Ngài cho hay các giám mục hiện nay đang phải đương đầu với một thứ cùn nhụt hóa (dullnization) Lời Chúa. Theo ngài, mặc dù ngày nay Thánh Kinh rất sẵn, đủ mọi ngôn ngữ, nhưng người ta lại ngại không chịu đọc và nhất là tìm cách quen thuộc với các vấn đề của Thánh Kinh.

Ngài mong sao THĐ này dấn thân tìm ra phương thức để thắng vượt tình trạng trên. Riêng Nam Dương đã thành lập ra Ủy Ban Thánh Kinh thuộc Hội Đồng Giám Mục toàn quốc. Ủy ban này có nhiệm vụ đưa ra các hướng dẫn mục vụ về Thánh Kinh cho Hiệp Hội Thánh Kinh, vốn không trực thuộc Hội Đồng Giám Mục. Ngoài ra, Ủy Ban đã đưa ra hai chương trình đào tạo về Thánh Kinh: đào tạo về in ấn và đào tạo về nhóm. Chương trình đầu nhằm chuẩn bị các tài liệu in ấn hay điện tử về các chủ đề Thánh Kinh (chủ đề năm nay là “Thánh Kinh cho trẻ em”). Chương trình hai nhằm huấn luyện các toán huấn luyện viên ở cấp giáo phận, để các toán này xuống các giáo xứ huấn luyện cấp giáo xứ.

Phương thức huấn luyện là tham dự các buổi trình diễn thánh kinh cũng như học thuộc lòng một số đoạn Sách Thánh.

Hai chương trình kia làm việc trong tinh thần phối hợp, vì các tài liệu in ấn sẽ nhằm cung cấp các tài liệu trình diễn, tranh vẽ, các CD, nhạc cụ dân tộc, và cả Thánh Kinh để đọc nữa. Tuy vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng hiện nay, sinh hoạt Thánh Kinh đã có sắc thái lễ hội, nhất là các em, các em “rất sợ” bị lỡ cơ hội không được tham dự sinh hoạt Chúa Nhật.

Trung Á và chuỗi Mân Côi

Tại phiên khóang đại thứ năm, một đại diện của Trung Á tức Kazakhstan, là Đức Cha Tomash Peta, Tổng giám mục của Maria Santissima, khi nhắc đến phần I, chương III của tài liệu làm việc tựa là “Đức Maria, Mẫu Mực của Mọi Tín Hữu trong việc Tiếp Nhận Lời Chúa”, đã cho hay đây không phải là một thêm thắt của lòng sùng kính, mà quả thật là một điểm nền tảng liên quan tới Lời Chúa.

Ngài giải thích: Đức Mẹ không những là mẫu gương tiếp nhận Lời Chúa, Ngài còn là lời bình luận tuyệt vời của Lời ấy nữa. Ta có thể nói, đời sống của Ngài là “chìa khóa để hiểu Thánh Kinh. Dưới ánh sáng đời Ngài, ta có thể đọc trọn bộ Thánh Kinh, và nhờ đó hiểu hết các mầu nhiệm của Chúa Giệsu và Giáo Hội, vâng, hiểu trọn toàn bộ kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa cách tốt hơn nhiều”.

Chính vì thế phép Mân Côi quả là một hình thức đơn giản mà lại phổ quát để nghe Lời Chúa một cách đầy cầu nguyện. Đức Cha cho rằng: thời nay nên nhấn mạnh đến hình thức cầu nguyện này vì không có ai khác hiểu và kết hiệp với Lời Chúa hay bằng Đức Mẹ. Ngài nhắc đến quê hương Kazakhstan thuộc miền Trung Á của ngài, nơi rất nhiều người Công Giáo bị đầy ải tới. Và trong khi không có linh mục hay nhà thờ, không có Sách Thánh hay Bí Tích, ngoại trừ phép Rửa Tội là phép chính họ có thể thi hành được, họ đã sống đạo bằng Kinh Mân Côi. Chính nhờ đọc Kinh Mân Côi mà họ đã giữ vững được đức tin và hiểu được các chân lý chính yếu của Đức Tin Công Giáo, hiểu được cả nhân phẩm của mình và niềm hy vọng vào tương lai.

Ngài cho hay, mấy thập niên sau, một cháu gái của các ông bà bị đầy ải xưa đã viết trong một bài thánh ca những lời sau đây: “Lạy Mẹ Maria, trong thảo nguyên Kazakh, mẹ đã mở cửa cho con, và mẹ đã gặp con với tràng Mân Côi. Ôi Đấng diễm phúc và thánh thiện vô chừng!”
 
Vấn Đề Tiêu Hôn tại Mỹ
Bùi Hữu Thư dịch
10:50 12/10/2008

Vấn Đề Tiêu Hôn tại Mỹ



Tại sao lại có nhiều vụ tiêu hôn tại Mỹ?

Ngày 11 tháng 10, 2008
(Zenit.org):

Khi chúng ta tự hỏi tại sao có nhiều vụ tiêu hôn được chuẩn y tại Mỹ, chúng ta phải chú ý đến các lý do sau đây:

1) Nước Mỹ có nhiều tòa án hôn phối có những linh mục được huấn luyện đầy đủ về Giáo Luật và có khả năng thi hành những thể thức và biện pháp điều tra kỹ lưỡng cho mỗi trường hợp.

2) Sự kiện nước Mỹ có một chương trình Giáo Lý Tân Tòng lớn nhất thế giới tạo ra nhu cầu phải có những thể thức về giáo luật giúp cho những ai muốn được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo nhưng lại ở trong một tình trạng hôn nhân bất bình thường.

3) Rất nhiều điạ phận trên nước Mỹ có những luật sư và chương trình trợ giúp mọi người tiếp cận các thể thức giáo luật một cách hữu hiệu hơn.

4) Người Công Giáo Hoa Kỳ theo định nghiã rất cấp tiến và sốt sắng; họ thường muốn sống theo giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo. Các tín hữu này cố gắng hết sức để là những giáo dân tốt trong Giáo Hội và nuôi dưỡng các gia dình lành mạnh và tham gia tích cực trong đời sống của giáo hội, về mặt xã hội và bí tích.

Mặt khác, chúng ta cần xem xét các dữ kiện sau đây:

1) Nhiều cặp vợ chồng tiến tới hôn nhân trong các hoàn cảnh bất thường như có thai bất ngờ, hoàn cảnh quân vụ, các đối kháng xã hội, v..v.. Giáo Hội, qua các thể thức giáo luật vững chắc, cung ứng cho hoàn cảnh của họ một giải pháp mục vụ và pháp lý ổn thỏa.

2) Tình trạng thế gới ngày càng biến đổi, việc di dân của các chủng tộc, các tiến triển về kỹ thuật, v..v.., đòi hỏi phải cải tiến Giáo Lý và việc chuẩn bị hôn nhân để có thể tăng cường cho sự liên kết giữa nhiều cặp vợ chồng.

Cuối cùng chúng ta cần ý thức rằng trong văn hóa Mỹ, có một khuynh hướng coi việc tiêu hôn như một quan điểm Công Giáo về ly dị, điều này hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia về Giáo Luật và các tòa án hôn phối trên khắp nước Mỹ đang cố gắng hết sức để giảng dậy cho mọi người về bản chất pháp lý của các thể thức giáo luật và nhu cầu phải gia tăng kiến thức của chúng ta về các thể thức giáo luật và bản chất thần học của hôn nhân Công Giáo.

Linh Mục Langes James Silva, STL, JCD
 
Đức Thánh Cha phong thánh cho 4 chân phước, trong đó có vị thánh nữ đầu tiên của Ấn Độ
Bùi Hữu Thư
15:59 12/10/2008

Đức Thánh Cha phong thánh cho 4 chân phước, trong đó có vị thánh nữ đầu tiên của Ấn Độ



Vatican, ngày 12 tháng 10, 2008
(CNA).- Hôm nay, khách hành hương trên toàn thế giới tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trong khi Đức Thánh Cha phong thánh cho bốn chân phước. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc lại đời sống và các nhân đức của Chân Phước Gaetano Errico (1791-1860), Nữ Tu Maria Bernarda (Verena) Butler (1848-1924), Nữ Tu Alfonsa của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (1910-1946), và Narcisa de Jesus Martillo Moran (1832- 1869).

Trước đám đông dân chúng đang lắng nghe bài giảng, Đức Thánh Cha nói về đời sống của các vị thánh mới được tôn phong. Ngài bắt đầu bằng Thánh Gaetano Errico, một nhà giáo Ý có cuộc sống hoàn toàn thay đổi khi Thánh Alphonsô Liguori hiện ra với ngài để yêu cầu ngài lập Dòng các Thừa sai Thánh Tâm Giêsu và Maria.

Đức Thánh Cha nói về sự yêu mến của Thánh Gaetano đối với bí tích hòa giải. ¨Có biết bao nhiêu người đã được ngài giúp cho được hòa giải với Thiên Chúa qua phép giải tội! Do đó, Thánh Gaetano Errico trở nên một chuyên gia về ‘khoa’ tha thứ, và ngài đã dậy điều này cho các thừa sai của ngài, khuyến khích họ: ‘Thiên Chúa không muốn các kẻ tội lội phải chết, Người luôn luôn tha thứ nhiều hơn là các thừa tác viên của người; vì lý do này, hãy hết lòng thương xót, vì sẽ tìm được lòng xót thương của Chúa.”

Sau đó Đức Thánh Cha Benedict kể lại cuộc đời của một phụ nữ tân thời Thụy Sĩ được phong thánh, đó là Thánh Maria Bernarda Butler.

Thánh Maria Bernarda Butler sanh năm 1848, có kinh nghiệm ngay khi còn ấu thơ về tình yêu Thiên Chúa. Vào năm 19 tuổi, bà nhập tu viện Capuchin Maria-Hilf và chỉ bốn năm sau được bầu là mẹ bề trên.

Vào năm 40 tuổi, bà có ơn gọi truyền giáo và đi Ecuador và Colombia lập một dòng tu để loan truyền tình yêu Thánh Thể của bà và săn sóc dậy dỗ các trẻ em.

Vị thánh đầu tiên của Ấn Độ cũng được tôn phong sáng nay. Thánh Alfonsa của Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội sanh tại Kerala, Ấn Độ năm 1910 và qua đời năm 1946. Đức Thánh Cha Benedict XVI ghi nhận rằng cuộc sống ngắn ngủi của ngài đầy rẫy ‘những đớn đau về thể xác và tinh thần.”

Ngài tiếp, ¨Người phụ nữ đặc biệt này tin chắc rằng thánh giá của bà chính là phương tiện cho bà đạt đến được bữa tiệc trên Thiên Đàng do Chúa Cha dọn sẵn.”

¨Chớ gì chúng ta cũng bắt chước bà để vác thánh giá và được cùng bà vui hưởng vinh phúc Thiên Đàng một ngày nào đó.¨

Sau đó, Đức Thánh Cha nói về một phụ nữ trẻ người Ecuador tên Narcisa de Jesús Martillo Morán và sự chấp nhận Thánh ý Chúa một cách quảng đại của bà. Sau khi lãnh bí tích Thêm Sức, “bà cảm nhận rõ ràng trong tim, ơn gọi sống một cuộc đời lành thánh và tận hiến cho Chúa.” Đức Thánh Cha nhấn mạnh tình yêu sâu đậm của bà dành cho Chúa Giêsu và tâm hồn giản dị của bà khi nói rằng vị thánh trẻ này “bầy cho chúng ta một con đường để có thể đạt tới sự hoàn thiện cho tất cả mọi tín hữu. ¨

Đức Thánh Cha kết luận, ¨Các anh chị em thân mến. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa về ân sủng thánh thiện đang chiếu sáng hôm nay trong Giáo Hội một cách huy hoàng.” Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta noi gương các thánh này để được khuyến khích, tuần theo các giáo huấn của các ngài để được “hường dẫn và ủi an,” và trông nhờ vào sự cầu bầu của các ngài để ‘hỗ trợ chúng ta trong khi chúng ta phải tranh đấu hàng ngày, để chúng ta cũng có thể chia sẻ với các ngài niềm hoan lạc của bữa tiệc vĩnh cửu trên Thiên Đàng.”

Thánh Gaetano Enrico
 
Top Stories
Amid persecutions, Church in Vietnam experiences a high spirit of love, united, and hope
J.B. An Dang
00:25 12/10/2008
Vietnam Communist Politburo praises state media for their “victory” against Catholics, yet the “losers” have experienced a high spirit of love, united, and hope.

During a conference in Hanoi on Oct. 8, agents of the Politburo for Media and Propaganda Affairs praised state-run media for their efforts to “spread quickly, timely, and on the right direction propaganda relating to the breaking-law incidents of priests, faithful, and Archbishop Ngo Quang Kiet at Thai Ha parish and at 42 Nha Chung [the former nunciature].” The New Hanoi reported that the Politburo also congratulated state media for their contributions on “the manipulation of public opinion to fight against wrong behaviors [of Catholics] in order to protect principles of law, and public safety and order.”

State media have not concealed their delight on the victory against the Church. Newspapers have furnished congratulation greetings to journalists and reporters who are waiting medals and promotions from the Politburo.

However, Catholics - “the losers” - have other views. “The nunciature had been used for a night club with loudly music frequently disrupting to church services at the nearby Hanoi Cathedral. Thanks to the protests that harassment has gone now,” said Mai Nguyen, a parishioner of Hanoi Cathedral.

Viewing the issue in a deeper, or rather more spiritual, Fr. Joseph Nguyen reported from Hanoi “I have seen more people go to church even on weekdays, and more demands on Catholic Social Teaching studies, especially from young students. I think it’s more important than whatever.”

“When the bishops cried out for the rights of individuals to own their property, and that no one shall be arbitrarily deprived of his property,” he continued, “a group of students told me they could see the Church’s social teachings are very appealing. They wanted to know more.”

“Often young people are Catholic more because they are sacramentalised and educated in their families than because they have met Christ in their hearts. They are often unsure of the Church's teachings, the reasons for these and even how one is supposed to practice the faith. Living in a society full of injustice, and blatant dishonesty in which who has the power is the winner; if they are not guided they would search for power in order to be a big fish that can eat the smaller,” he insisted.

Over 300km away from Hanoi, in Vinh diocese, all parishes have held prayer vigils to pray for the Church, and in particular for Hanoi archdiocese. On Saturday night of Oct 11, over 1700 faithful at My Du parish attended a Candlelight Prayer Vigil outside their church. Recalling the pastoral visit of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet after the storm No.7 had struck the parish last year, Fr. J.B. Pham Quang Long wished to send the sentiments of love and united of My Du’s parishioners to the prelate, Redemptorist priests and parishioners at Thai Ha. The parish, with 2300 faithful, has also had long land dispute with local government.

Bishop Hilton Deakin of Melbourne
Over 2000 attended the prayer vigil
People of other ethnic groups attended the prayer vigil
On Tuesday, thousands of Catholics at Lac Son braved biting winds to attend a similar Candlelight Prayer Vigil with seminarians of Vinh Thanh seminary.

Since the last three weeks, Cau Ram, Vinh Yen, and Yen Dai parishes have held prayer vigils and special Masses each week to pray for Catholics in Hanoi.

On last Sunday and the Sunday before, over 2000 faithful attended a Candlelight Prayer Vigil at Con Ca parish. After hours braving cold winds to pray for justice and Hanoi Catholics, people went inside the church of Our Lady of Rosary for Perpetual Eucharistic adoration.

In overseas, prayer vigils have been held at Catholic communities in Australia, Europe, USA, and Japan.

On Friday night, Bishop Hilton Deakin led a prayer vigil at Federation Square, Melbourne. Over 2000 people attended the event.

Fr Anthony Nguyen, Chairman of the Australian Vietnamese Christian Association, referring the Amnesty report on Oct. 9, told the protestors that “The Church in Vietnam has been suffered the harshest crackdown in decades with numerous faithful who peacefully express their views on religious freedom and human rights have been detained, or intimidated.”

Addressing the protestors, Msgr. Hilton Deakin, Auxiliary Bishop for the Eastern Region of Melbourne, told them he has closely monitored what has been happening in Hanoi, and united with Vietnamese people in Australia “who are heartbreaking of what have happened to their fellows at their country of origin.” He, too, got shock at the images of “Catholics of Hanoi who were praying and put behind the barbed wire fence, and on the other side were soldiers with machine guns, and police with batons,” and at the images of Catholic women with their blood-covered face.

Praising Hanoi Archbishop for his bravery, Bishop Deakin on behalf of protestors, “and of Catholics in Australia, and people of goodwill in the country condemn what have been done for our fellow Christians in Vietnam.”

For the representative of the Premier of Victoria at the Candlelight Prayer Vigil, “when a government attacks its own innocent civilians, it loses the battle.” Mr. Luke Donnellan, who had visited Fr. Thaddeus Nguyen Van Ly last year, told the protestors how he could manage to see the priest who had been sentenced for 8 years, and what he had seen in Vietnam, expressing his hope and his wish that Vietnam would soon enjoy freedom.
 
Vietnam: Amnesty verurteilt Katholikenverfolgung (tiếng Đức)
Radio Vatikan
17:31 12/10/2008
Vietnam: Amnesty verurteilt Katholikenverfolgung (tiếng Đức)
(Việt Nam: Hội Ân Xá lên án sự bắt đạo người Công Giáo)

VATICAN - 12/10/2008 - Amnesty International verurteilt die Verfolgung von Katholiken in dem ostasiatischen Land. In einer Stellungnahme von Donnerstag heißt es, die Regierung solle mit ihren Einschüchterungsversuchen und Angriffen auf die Katholiken aufhören. Die Menschenrechtler äußern die Befürchtung, dass Bischöfe festgenommen werden könnten. – Die Auseinandersetzungen begannen im vergangenen Jahr.

Seit Dezember 2007 demonstrieren Katholiken für die Rückgabe von konfisziertem Kirchengut.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng cứu trợ bà con sau trận lũ quét
Dominic Vũ
01:08 12/10/2008
LẠNG SƠN - Dù cơn báo số 7 đã qua đi được hơn một tuần, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn in hằn nơi hai tỉnh miền núi cực Bắc đó là Cao Bằng và Lạng Sơn. Dọc theo các nhánh sông, những ngôi nhà bị xạc lở vẫn chưa được hồi phục, thậm chí trên cả những con phố nơi dòng nước lũ đi qua, những đống rác vẫn còn đang nằm trỏng trơ, còn nếu đi trên các trục lộ thì màu xanh mơn mởn của lúa nơi những cánh đồng bị ngập úng được thay thế bằng màu nâu xầm của đất phù sa. Đâu đó nơi phố núi sứ Lạng vẫn rân ran những câu chuyện liên quan đến trận lũ quét sau cơn bão số 7 vừa qua. Trong muôn vàn những câu chuyện ấy, vị cha chung, các chủ chăn cùng tất cả các tu sỹ nam nữ của giáo phận không thể không chung tiếng. Những tiếng nói ấy có khi được nói ra ngang qua những lời thăm hỏi động viên, có khi được gởi gắm trong lời kinh nguyện thầm, “máu chảy ruột mềm” mà! Hơn nữa lẽ nào làm thinh trước nỗi đau và sự mất mát của con cái và anh chị em trong giáo phận nhà.

Chẳng nói đâu xa, chính Tòa Giám Mục cũng phải gánh chịu hậu quả lũ quét khi mà toàn bộ khuôn viên Tòa Giám mục chìm trong nước trừ ngôi Thánh đường nhà thờ chính tòa được tọa lạc trên một mảnh đất cao hơn. Không chỉ chung chia nỗi cơ cực với bà con vùng lũ, chung tiếng trong lời thăm hỏi động viên, chung lòng trong ý nguyện mà Hội thánh Lạng Sơn còn chung tay với Ủy Ban Giám Mục Đặc Trách về bác ái xã hội để nâng đỡ những những gia đình phải gánh chịu tổn thất nặng sau trận lũ bằng những hành động cụ thể.

Nhận được tin lũ về Lạng Sơn, đúng vào ngày cuối cùng của kỳ họp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân đã phải tức tốc đổi vé máy bay để về nhà sớm hơn dự kiến một ngày để sẻ chia, động viên nâng đỡ bà con giáo dân của mình. Dòng nước vừa rút khỏi, Đức Cha liền hối thúc tất cả các linh mục quản xứ trong giáo phận thăm hỏi, xem xét và thống kê tất cả những gia đình phải gánh chịu thiệt hại bất kể lương giáo đang thật sự khó khăn để đưa ra đường hướng nâng đỡ cụ thể cấp thời đúng với tinh thần bác ái Kitô giáo. Thế rồi đến ngày 3 tháng 10 chính vị chủ chăn ấy đồng hành với Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, đặc trách Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Giáo tỉnh miền Bắc, đến tận nơi những gia đình phải gánh chịu tổn thất nặng nề nhất để thăm hỏi động viên và trao những phần quà thiết thực nhất của mẹ Giáo hội giành cho con cái mình. Đáp lại tấm chân tình ấy của những vị chủ chăn là khuôn mặt rạng rỡ và nụ cười biết ơn của con cái. Biết ơn không chỉ vì phần quà có thể phần nào giúp mình ổn định cuộc sống, nhưng hơn thế nữa, điều mà khiến cho các khuân mặt kia trở nên rạng rỡ chính là việc họ nhận ra rằng, mình vẫn đang ở trong vòng tay của mẹ Hội Thánh và mình có chỗ đứng trong con tim của các vị chủ chăn.

Quan sát sức tàn phá của dòng chảy hữu hình nơi cơn lũ khi nó đi ngang qua phố núi sứ Lạng, khiến cho người viết liên tưởng đến những dòng chảy vô hình khác đã và đang lan tràn và quấn trôi những giá trị nhân văn, tinh thần và tôn giáo nơi mỏm đất tận cùng biên cương của dải đất hình chứ “S” này. Ai cũng biết nguyên nhân của lũ lụt vùng núi là do vỡ đập khiến người ta không kiềm chế và kiểm soát được dòng nước thượng nguồn, còn nguyên nhân xa hơn nữa là do chặt phá rừng khiến nước mưa không còn nơi tính tụ, chuyển hóa. Còn nguyên nhân của những dòng chảy vô hình nhưng lại làm cho những giá trị tinh thần bị lật nhào, tôn giáo bị tục hóa thì khó xác định hơn, vì nó vô hình mà! nhưng nếu tựu chung lại và đẩy đến cùng thì tất cả những dòng chảy ấy bắt nguồn từ tội và sự ích kỷ của con người. Có thể đó là trào lưu hưởng thụ do ý thức hệ duy vật và các luồng văn hóa ngoại lại, tôn thờ vật chất, đề cao khoái lạc, xem trọng chức quyền. Hậu quả là những “cơn lũ vô hình” này khiến những giá trị luân lý bị xem nhẹ một khi lương tâm con người bị bào mòn; cũng chính những “dòng chảy độc hại” ấy quấn theo cái cảm thức thần thiêng và khao khát thuộc về Đấng Tuyệt Đối vốn sẵn có từ ngày đầu được làm người.

Thực tế cuộc sống là thế, những dòng chảy cuộc đời vẫn xô đẩy khiến người ta phải trảo đảo ngả nghiêng. Tưởng chừng như con người mạnh nhất và trổi vượt hơn cả trong mọi tạo thành nhưng hóa ra nó lại yếu đuối và mong manh nhất một khi nó chỉ dựa vào sức của riêng mình, tự tách mình ra khỏi Nguồn Sống. Nếu như hai tuần trước đây có những người bất lực chứng kiến con nước quấn trôi tài sản, nhà cửa và hoa màu, thì ngày hôm nay cũng có không ít những người bất lực chứng kiến “con nước vô hình” quấn trôi những mảnh đời, làm tan tác các gia đình và góp phần làm băng hoại xã hội. Nếu như sau cơn lũ quét mọi người đồng loạt sắn tay dọn dẹp, tái tạo lại nhà cửa và công trình bị hư hao, tập trung cứu trợ những gia đình trong cơn quẫn bách; hôm nay đây giáo phận nhỏ bé cực Bắc đất Việt đã và đang nỗ lực “dọn dẹp” những đổ nát hoang tàn bởi những dòng chảy vô hình, và cũng chính lúc này đây giáo phận vẫn đang cần đến những con người của sứ vụ, can đảm xả thân để “cứu trợ đồng bào”, để chung vai với các vị chủ chăn gánh vác sứ mạng chính Thày Chí Thánh trao.
 
Họ Đạo Fatima thuộc CĐCGVN-Nam Úc mửng Lễ Bổn Mạng
Jos. Vĩnh SA
08:11 12/10/2008
Họ Đạo Fatima Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc Mừng Bổn Mạng


Mẹ Fatima
Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật ngày 12 tháng 10 năm 2008. Họ đạo Fatima thuộc CĐCGVN-Nam Úc đã long trọng tổ chức mừng Lễ Bổn Mạng và kỷ niệm 91 năm Mẹ Maria hiện ra lần cuối tại Fatima nước Bồ Đào Nha, để cầu nguyện cho các tín trong họ đạo còn sống như đã qua đời.

Thánh Lễ do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, được cử hành tại nhà thờ Holy Family vùng Parafield Gardens.

Có khoảng trên 500 giáo dân đến tham dự.

Sau Thánh Lễ, Ban Chấp Hành họ đạo đã mở tiệc mừng khoản đãi quan khách và tất cả các tín hữu trong họ đạo. Trong bữa tiệc Ban Chấp Hành đã cổ động bán vé số để gây quỹ cho họ đạo.

Được biết họ đạo Fatima thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc, nằm về phía bắc của thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang Nam Úc và là một họ đạo lớn nhất, trong 4 họ đạo của Cộng Đồng. Giáo dân trong họ đạo mới bầu cử lên Tân Ban Chấp Hành phục vụ họ đạo, nhiệm kỳ 2008 -2010 với kết quả như sau:

-Trưởng họ đạo: Ông Vincentê Nguyễn Văn Cường

-Phó họ đạo: Ông Vincentê Nguyễn Danh Hùng

-Thư ký họ đạo: Ông Matthêu Phạm Ngọc Chinh

-Thủ quỹ họ đạo: Bà Maria Nguyễn Thị Căn

-Đặc trách phụng vụ họ đạo: Ông André Nguyễn Trung Thành

Mỗi nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành là 2 năm
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Video buổi thắp nến tại Melbourne ngày 10/10/2008
Thúy Dung
07:49 12/10/2008
Hơn 2000 người đã tham dự buổi thắp nến tại quảng trường Federation Square, Melbourbe. Buổi thắp nến đã gây tiếng vang sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Úc Đại Lợi. Video này tường trình bài nói chuyện của cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, và của Đức Cha phụ tá Melbourne Hilton Deakin.

Bằng một giọng hùng hồn và cương quyết cha Quảng đã tố giác những đàn áp, không tôn trọng công lý của chính quyền Hà Nội... kết án chính quyền đã dùng hết mọi thủ đoạn vũ lực cũng như truyền thông bóp méo sự thật và bôi nhọ thanh danh của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt, các tu sĩ và giáo dân ôn hòa cầu nguyện. Bài chào mừng và phát biểu của linh mục đã thu hút được quảng đại quần chúng đi vào bầu khí cầu nguyện hiệp thông...

Kế tiếp là lời phát biểu thật mạnh mẽ và cương quyết của Đức Giám Mục Hilton Deakin. Ngài kết án những bất công và chà đạp công lý của chính quyền Việt Nam. Ngài ngợi khen tinh thần hiệp thông của đồng bào Việt Nam tại Melbourne dù xa quê vẫn nhớ tới Giáo Hội và quê nhà Việt Nam. Ngài ngưỡng phục Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, một giám mục trẻ trung và quả cảm. Ngài cảm thông những khó khăn đàn áp mà ĐTGM đang hứng chịu trước một thể chế không tôn trọng nhân quyền và công lý. Ngài nói rõ cho những người đang hiện diện cầu nguyện tối nay, nếu qúi vị ở tại Hà Nội, qúi vị sẽ bị bao vây bởi công an, quân đội cũng như chó săn, họ nhục mạ qúi vị! Có lẽ qúi vị cũng bị theo dõi và có thể bị bắt bớ... Ngài kết án những bất công của chính quyền Hà Nội và lên tiếng mời gọi các chính khách cũng như Vatican can thiệp.

Ngài nói như sau:

Welcome here tonight to this demonstration, it’s an unusual demonstration for Federation Square. I’ve already been here three times this year but I’ve never been here for pray vigil and it takes the Vietnamese people to bring one here so to do.

Great to have you with us. Why are we here tonight? Well we heard the speakers talk to us about what’s going in Vietnam and particularly in the Archdioceses of Hanoi.

Did you notice on the screen tonight? What happens to people like you? We gather together to hold candles and to pray and you’re on one side of a razored barbe wired fence, did you notice? Women, children, priest the lot and on the other side soldiers, with machine guns, police with batons. And then to be shown pictures of old women bashed up because they were doing these sorts of things, the very sorts of things that you and I are doing here in Melbourne tonight. And I think one of things to remember my dear friends, that as we gather here tonight to protest and to pray and to try and have the attention of this awesome and awful affair come to the notice of the fellow citizens here, and if you were here in Hanoi tonight you would also be arrested and put behind barbe wire and that’s the gift of this country.

We're gathered here Vietnamese who are people praying for the people of their country of origin. Citizens now at this country but are harking back to what’s happening in the old country, first thing. The second thing is that we pray for Archbishop Ngo Quang Kiet whose slowly being having his character assassinated to be brought down, young Archbishop that he is to be brought down so that he could become an ineffective pastor of his people his already suffering for the probation and limitations that police manipulation and surveillance imposed upon him, his not the only one.

There are priests in jail we know what priests in jail have to go through in Japan I was sitting beside one over here tonight who spent 3 years in jail trying to be a catholic, he was thrown into prison for it and that’s the story and that’s what we’re protesting about, and it’s not the only thing. Your people over the centuries have done things like buying land and building buildings so that people can give glory to God and express their faith as community when they gather in churches now there is protests and there has being protests in Sydney and other cities here in Australia, there were protests in Hanoi and the authorities in Rome said to the people in Hanoi last February had to cut this out ‘No more protesting’ we think we are getting somewhere with the governments, the federal government in Hanoi and Ho Chi Minh City so no more protests the government what did it do, you know what it did, it stalled and then it stalled and then it stalled some more until I heard either this week or last week they’re going to bulldoze the Vatican’s offices in Hanoi, destroy it and turn it into a children’s playground and that sort of thing is a sign of somebody who doesn’t believe in the freedoms that you and I exercise here tonight.

It’s the these sorts of things that we are together but it’s also we’re not just not here we’re hoping that this message will go on the airwaves on the ABC and the SBS and wherever and that other people in Australia of goodwill will get behind you to help in these protests, if we do we can do something we can call upon the Prime Minister his often out of the country I’m told, maybe he can go to Vietnam maybe send across a message or get the foreign minister to do so to say ‘Hey, we protest about this the Australian citizens who came from Vietnam protest about it, why don’t you give us back some of the freedoms, given back to the people, freedom of speech, freedom of movement, freedom of worship, that’s what they want that’s we’ve got and we want them to share it too. So tonight my dear friends, I think I speak behalf of you people but also I can, without getting into any trouble I’ll be speaking of behalf of all Catholics of goodwill and all other citizens of this country of goodwill when we say ‘Condemn what is being done to our fellow Christian people in Vietnam’ pray God that he will have mercy upon us all that will strengthen our arm and our elbow so that there will be freedom in Vietnam.

Thank you for listening to me.
 
Dân biểu Luke Donnellan: phải đánh dân lành để tồn tại, cộng sản đang thua trận
Thúy Dung
10:05 12/10/2008
Hơn 2000 người đã tham dự buổi thắp nến tại quảng trường Federation Square, Melbourbe vào ngày Thứ Sáu 10/10/2008. Buổi thắp nến đã gây tiếng vang sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Úc Đại Lợi. Video này tường trình bài nói chuyện của dân biểu Luke Donnellan, một dân biểu trẻ trung của Úc, đại diện cho Thủ hiến John Brumby.

Trước hết, dân biểu Luke Donnellan đã đọc sứ điệp của thủ hiến tới mọi người tham dự cuộc thắp nến cầu nguyện hiệp thông đêm nay. Thủ hiến đồng hành cùng cộng đoàn Việt Nam tại Melbourne trước những ưu tư về quê hương đất nước Việt Nam. Úc Châu là một đất nước đa văn hóa, mọi người và mỗi người đều bình đẳng và chính phủ tạo điều kiện cho mỗi người phát triển cuộc sống...

Sau đó dân biểu Donnella chia sẻ kinh nghiệm của ông khi ông xin visa vào Việt Nam để thăm một người người tù lương tâm: linh mục Nguyễn Văn Lý! Đương nhiên nhà nước Việt Nam từ chối, nên ông đã đổi ý xin vào du lịch! Trong chuyến du lịch năm 2006 ông đã tìm cách gặp được người tù lương tâm là linh mục Nguyễn Văn Lý. Ông không hiểu được tại sao một chính quyền Công Sản, trong thời đại tự do ngày nay mà vẫn còn đối xử với công dân mình bằng đàn áp, bằng vũ lực, bằng gian dối không tôn trọng luật pháp quốc tế...

Theo dân biểu Donnella, khi người cộng sản đánh đập người dân vô tội, họ đã thua trận. Ông cầu chúc người dân Việt Nam sớm được hưởng tự do thật sự. Ông nói như sau:

Thank you very much for the opportunity to talk here tonight. I’ve got two roles, in my own right I had visited Vietnam and I visited dissident and I will talk about that secondly. My first role is to: I’ll briefly read a message from the Premier of Victoria.

“I welcome the opportunity to offer my warmest regards to all attending the candlelight vigil to pray for the Catholic Church in Vietnam. I commend these Australian Vietnamese Christians Association uniting people from all walks of life to advocate the peace and respect for human freedoms. Here in Victoria we’re committed to protecting the rights of all Victorians to practice their faith, speak their language, and celebrate their diversity without fear or favour. Gatherings such as this highlight the importance of gaining a deeper understanding of our state’s cultural, linguistic and religious diversity and the associated lives responsibilities and challenges. Victoria’s reputation is a society opposed to racism and accepting of people from all backgrounds and beliefs to remain solid. Together we must focus on building trust, harmony and strengthening social ties. I look forward to continuing to work in partnership with the many faith communities in Victoria to achieve this.”

Premier of Victoria, John Brumby.

I just want to briefly talk about my experiences in Vietnam. In March 2006, I went over to Vietnam, my first time for a visa to visit Father Ly who is a prisoner of conscience currently, but of course the Vietnamese govo [government] refused that initially, but then I sought a holiday visa and was very lucky to actually to get a holiday over there, which I thought was rather amusing.

So, I visited Father Ly and Father Ly’s just being convicted again of crimes against the Vietnamese government. He’s just being locked up for another 8 years and I suspect many of you would’ve seen the pictures of Father Ly with guards with their hands over his mouth as he was being convicted in, well, what they would call a court.

And Father Ly was a very impressive man, a man of great dignity, a very brave man. He was simply asking for basic demands for choice for the people, the freedom to practice their religion and for his troubles he spent 15 out of the last 21 years in jail and now his got another 8 years to go. It’s amazing the last time he was in jail they tried to poison him, his brother told me.

And you gotta wonder, when you’ve got a man of peace why the communist fear so much a man of peace, a man whose not asking for an overthrow of government, a man whose just asking for basic freedoms, basic dignity, the ability to be able to practice one faith. And I think the communist have got it wrong in Vietnam, I think they got it very wrong. You cannot have market freedom without democratic freedoms. And I their deluding themselves into thinking that they could sell the people of Saigon away and Hanoi market freedoms without giving them democratic freedoms.

Sooner or later there will be a crisis; democratic freedoms are the basic clearinghouses without democracy there will be a crisis in Vietnam. And you know that the communist are losing the battle when they have to behave like thugs, when they have to bash innocent people you know they are losing the battle.

When I was over there just before I got there, there were strikes in the streets of hundreds of thousands of people in Saigon, asking for basic democratic freedoms. The right to negotiating their workplace for a fair day’s work and a fair day’s pay. What I saw in Vietnam in the factories there was just disgraceful, what I saw was people who was severely injured at work and were told to shut up and go back to work or they would no longer have a job. I saw one lady whose head had been her whole top of her scalp had been ripped off and she was told that go back to work the next day.

So, I think the communist are getting it wrong, I think the communist will be defeated. I know the battle is being won when they behave like thugs and when you have to kill your own people or try and poison your own people, your very much killing a part of yourself. So I sincerely pray tonight more than anything else, that the people in Vietnam to continue their struggle, continue to believe that they are winning, continuing to believe that the Vietnamese Diaspora in America, Australia in all those other countries will continue to support them, cos [because] its very important that communism is beaten and that the people of Vietnam have dignity and freedom to behave and live the way they want.

And I congratulate you tonight on this vigil. Well done!
 
10 câu hỏi Tại Sao sau biến cố Thái Hà & Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Hoàng Trường
10:51 12/10/2008

10 Câu Hỏi Tại Sao Sau Biến Cố Thái Hà & Tòa Khâm Sứ Hà Nội



Hơn nửa thế kỷ, ( 63 năm ), dưới sự quản lý đất đai của chính quyền Hà nội Tôi là người phía nam nên chỉ đặt một số câu hỏi tại sao. Còn phần trả lời xin dành cho bà con phía Bắc và đặt biệt cho nhân dân thủ đô Hà nội.

1. Tại sao hai diện tích đất gần 10.000 m2 tại 42 Nhà chung, và 178 Nguyễn Lương Bằng. mang đầy tính lịch sử, nằm giữa lòng thành phố thủ đô vẫn không phát huy được hết giá trị về văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội … của hai khu đất đáng phải được nhân dân thành phố trân trọng, gìn giữ như một báu vật “tấc đất tấc vàng”. ?

2. Tại sao lại có cuộc vùng dậy đòi đất trong tinh thần cầu nguyện của giáo dân đối với Công ty May chiến thắng mà không phải là của toàn nhân dân thành phố Hà nội ?

3. Tại sao một vài giáo dân quyết định ra tay khai hỏa đập phá bức tường “ ô nhục” của Công ty may chiến thắng dưới sự bảo kê của chính quyền Hà nội; để rồi bị chính quyền Hà nội bắt bỏ tù và nay khu đất đó đã trở thành Công viên Cây xanh của nhân dân, thuộc về nhân dân thủ đô Hà nội.?

4. Tại sao những người khởi công xây dựng công trình Công viên Cây xanh của thành phố Hà nội không được chính quyền và nhân dân thành phố Hà nội tôn vinh vì chính họ là người đập nhát búa đầu tiên phát lệnh xây dựng ?

5. Tại sao nhân dân thành phố và chính quyền không cảm ơn sự đột phá của họ ?

6. Tại sao họ chỉ đập phá hơn 8 viên gạch mà phải vào tù, trong khi đó hơn một tháng sau chính quyền thành phố Hà nội đã huy động xe ủi tiếp tục đập phá 100% tường rào còn lại, kể cả nhà cửa, di tích … thì chính quyền trung ương không bắt chính quyền thành phố phải vào tù ? Ai nặng tội hơn ?

7. Nếu chính quyền Hà nội nhận ra việc đập phá tường rào là đúng, hợp ý chính quyền, hợp ý nhân dân Thủ đô, Tại sao không thả họ ra và tôn vinh họ là những người tiên phong ?

8. Nếu một vài giáo dân không hành động quyết tâm tiên phong đập phá tường rào, (rồi chính quyền không đưa xe ủi đến đập phá tiếp phần còn lại) thì đến nay có công viên Cây xanh cho nhân dân thủ đô Hà nội không ? Tại sao nhân dân Thủ đô Hà nội không lên tiếng ?

9. Nếu không có tinh thần đấu tranh đòi công lý của giáo dân công giáo thì Công ty May Chiến thắng có dễ dàng rút lui, bỏ cuộc,.. chịu nhường khu đất hơn 5000 m2 cho nhân dân thành phố Hà nội không ? Tại sao Công ty May Chiến thắng không tự ý rút lui trước khi có sự đấu tranh bất bạo động của giáo dân Thái Hà ?

10. Ban tuyên giáo Thành ủy đã tỏ ý không hài lòng về việc đưa tin của báo HNM trong vụ 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung và đề nghị báo HNM cần rút kinh nghiệm: “ Mặc dù chủ tịch UBND TP Hà Nội đã cảnh cáo về những hành vi vi phạm pháp luật của ông Ngô Quang Kiệt, nhưng các báo đài không nên dung những lời lẽ xúc phạm nặng nề, miệt thị, quá nhấn mạnh chức sắc tổng giám mục và những lời lẽ làm tổn thương đến tình cảm của giáo dân ( vì họ cũng là nhân dân) … ( Lời trong nguyên văn). Tại sao thủ tướng Nguyễn tấn Dũng không lên tiếng trong tư cách người lãnh đạo cấp cao của chính phủ, khi trực tiếp gặp HĐGM Việt nam ??

Xin nhường câu trả lời: dại dột, dốt nát, ngu si, đần độn, tham lam, đui mù, điếc, thiếu văn hóa, thiếu giáo dục, khôn nhà dại chợ, hay là: miếng ăn là miếng tồi tàn; mất ăn một miếng lộn gan lên đầu. … Tùy câu trả lời thích hợp nhất của mỗi người và đặc biệt dành cho nhân dân thủ đô Hà nội vì tôi là người phía nam.
 
10 lý do khiến tôi xấu hổ khi xem báo đài Việt Nam
Blog Bút Thép
10:53 12/10/2008

10 lý do khiến tôi xấu hổ khi xem báo đài Việt Nam



Lúc đầu đặt Blast cho vui, bắt chước theo một câu nói của Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt bị báo chí VN cắt xén rồi nhào nặn đến méo mó. Anh Đinh Tấn Lực khen hay và thách tôi đưa ra 10 lý do khiến tôi phải xấu hổ khi xem báo đài Việt Nam. Ý kiến của anh thật hay, thử xem xét một cách nghiêm túc xem nào:

1. Lý do thứ nhất: Xuyên tạc trơ trẽn- thường xuyên bóp méo sự thật một cách có hệ thống.

2. Lý do thứ hai: Dùng thế mạnh của phương tiện truyền thông "đánh hội đồng" các cá nhân hay tổ chức làm phật ý giới cầm quyền, hàng trăm báo đài cùng hùa vào một sự kiện.

3. Lý do thứ ba: Không khách quan- chỉ đưa tin một chiều. Cá nhân hay tổ chức bị chỉ trích không có cơ hội tự thanh minh hay bào chữa.

4. Lý do thứ tư: Đánh lừa lòng tin người dân bằng những điều hão huyền.

5. Lý do thứ năm: Tuyên truyền những thông tin mị dân của giới cầm quyền.

6. Lý do thứ sáu: nhàm chán bởi trăm tờ báo điều đưa tin gần giống nhau, thiếu tính cách cá biệt.

7. Lý do thứ bảy: Tung hỏa mù bằng những thông tin vớ vẫn để che dấu sự thật của những thông tin nhạy cảm.

8. Lý do thứ tám: Mãnh đất màu mỡ của những kẻ bồi bút, thiếu hiếm những cây bút trung thực.

9. Lý do thứ chín: Ru ngủ thanh thiếu niên bởi những trò chơi vô ích.

10. Lý do thứ mười: Tin "xe cán chó" tràn lan khắp các báo đài.

Còn các bạn thì sao? Bạn có xấu hổ khi xem báo đài Việt Nam không? Và lý do của bạn là gì?
 
Cuộc sống của những người khác và Trách Nhiệm Của Trí Thức
Hoàng Cúc
11:02 12/10/2008
CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC và TRÁCH NHIỆM CỦA TRÍ THỨC

Mới đây, tôi có dịp xem bộ phim Cuộc sống của những người khác (DAS LEBEN DER ANDEREN) của Florian Henckel Von Donnersmarck. Đây là một bộ phim giúp người xem, nhất là những người chưa từng sống dưới chế độ cộng sản, hiểu được phần nào bầu khí giả dối, ngột ngạt và tù túng trong bàn tay sắt của một đảng tự xưng là khoa học, nhưng lại hành xử cứ như mình là ông trời con đầy quyền năn. Bộ phim đồng thời cũng giúp tôi trở lại với một vài kinh nghiệm quá khứ và hiểu hơn đôi điều trong hiện tại.

Phim mở đầu bằng cảnh một nhân viên an ninh của Cộng Hoà Dân Chủ Đức (Đông Đức) hỏi cung một người dân. Ngày này qua ngày khác, những câu hỏi giống nhau được lặp đi lặp lại. Người dân bị hỏi cung cũng lặp đi lặp lại chính xác đến từng từ ngữ các câu trả lời, ngay cả khi ông ta đã rã rời và trả lời trong tiếng nấc. Tất cả các cuộc hỏi cung đều được ghi âm và được chính nhân viên an ninh nọ, một giảng viên của một trường an ninh, đem ra phân tích tại một lớp học. Khi được hỏi về nhận định của mình đối với những cuộc hỏi cung, một học viên đã cho biết rằng các câu trả lời giống hệt nhau. Vị giảng viên hỏi các học viên xem những câu trả lời như thế cho thấy điều gì. Mọi người im lặng. Giảng viên nhận định rằng người bị hỏi cung đã nói dối, bởi nếu anh ta nói thật, nội dung các câu trả lời có thể giống nhau, nhưng anh ta không thể trả lời hàng trăm lần y hệt như nhau, chính xác đến từng từ ngữ.

Kinh nghiệm quá khứ

Bộ phim giúp tôi trở về với những gì mình đã từng trải nghiệm. Tôi nói với bạn bè mình rằng những chuyện đại loại như cuộc hỏi cung như thế, chính tôi đã từng trải qua.

Tôi từng có nhiều dịp bị cơ quan an ninh triệu tập. Ngày này qua ngày khác, vẫn những câu hỏi được lặp đi lặp lại và kẻ bị hỏi phải ghi ra giấy các câu trả lời của mình. Lúc đó, tôi đã từng thầm tự hỏi mình rằng chẳng lẽ trên đời này không còn chuyện gì đáng quan tâm hay sao mà ngành an ninh lại lôi tôi đi làm cái chuyện chán ngắt và vô bổ là lặp đi lặp lại những câu hỏi và những câu trả lời mà cả hai bên hầu như đã thuộc lòng. Lúc đó tôi cũng lờ mờ đoán rằng người ta sẽ soi xét, so sánh các lần trả lời của tôi để tìm ra các kẽ hở, để rồi bắt bẻ hành hạ tôi. Cũng may tôi đã không lặp lại những câu trả lời chính xác đến từng từ ngữ.

Ngoài ra, cách làm đó, một cách hành hạ tinh thần, còn khiến cho nạn nhân nhanh chán nản, mệt mỏi. Đó chính là điều nhà chức trách chờ đợi. Trong tình trạng như thế người ta dễ dàng thiếu tỉnh táo, những âm mưu thù địch sẽ bị phát hiện. Mà trong con mắt đa nghi của nhà chức trách thì chỗ nào mà chẳng có địch! Đó cũng chính là biện pháp người ta dùng để bẻ gẫy ngay từ trong trứng nước mọi mầm mống. Đó hình như cũng là điều mà Vũ Thư Hiên đề phòng như ông nói tới trong cuốn Đêm giữa ban ngày, chương 22: “Nhưng vẫn cứ phải cẩn thận - ở Việt Nam tư tưởng sai là tội, người ta trừng trị tư tưởng là chuyện thường ngày ở huyện. Hơn thế, mình nhận tư tưởng sai thì ắt phải khai tiếp đã chia sẻ tư tưởng ấy với ai, có khi lại làm hại người khác.”

Bộ phim Cuộc sống của những người khác giúp tôi nhận ra rằng cơ quan an ninh của các nước XHCN dường như đều giống nhau ở chỗ nó mài mòn mọi góc cạnh, đè bẹp mọi ý nghĩ tự do mà với giới cầm quyền, tự do là chống đối. Để sống tương đối yên ổn trong một xã hội như thế, người ta buộc phải trở nên tròn vo như những viên bi ngoan ngoãn lăn theo định hướng của một vài kẻ có quyền. Để tồn tại, người ta tự cho phép mình hèn, vì cũng theo kiểu nói trong cuốn Đêm giữa ban ngày, chương 11, ở Việt Nam, “mỗi công dân chỉ là một người tù dự khuyết.”

Chuyện trong hiện tại

Những ngày qua, nhiều người từng viết bài bày tỏ ý kiến, hoặc tham gia cách này cách khác vào vụ giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ liên tục bị cơ quan an ninh triệu tập và thẩm vấn. Vẫn lại những món nghề cũ với kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều chế độ, theo kiểu Bùi Ngọc Tấn nhận xét về nhà tù của chế độ XHCN trong chương 4, cuốn Chuyện kể năm 2000 như sau: “Đúng là nhà tù của ta đã cải tiến rất nhiều. Những khe hở của nhà tù đế quốc đã bị bịt kín.” Nguyễn Thái Bạch Liên trong cuốn Lưu Thiếu Kỳ & ân oán Trung Nam Hải cũng đưa ra lời nhận xét tương tự: “Nhiều năm sau đó, khi Mao-Lâm qua đời, Giang Thanh vào nhà đá, các vị lão thành cách mạng được phóng thích đều có chung một nhận xét, đã từng ngồi tù trong nhà lao của phát xít Nhật, của Quốc Dân Đảng, nhưng sợ nhất lại là nhà lao của ‘chúng ta’, của cộng sản kiểu Mao Trạch Đông, còn phát xít hơn cả phát xít!”

Bùi Ngọc Tấn và các vị lão thành cách mạng đã không đúc kết kinh nghiệm ấy bằng những nghiên cứu hàn lâm, mà từ những năm tháng đằng đẵng họ được đảng ưu ái cho vào sống trong những trại học tập cải tạo.

Ngay hôm nay, khi tôi đang ngồi viết những dòng này, rất nhiều rất nhiều những người, những người tôi quen biết và không quen biết, những người ấy cũng đang ngồi viết, nhưng không phải là những bài viết hay những áng văn chương cho đời, mà là những câu trả lời, những câu trả lời vô bổ cho tất cả chúng ta nhưng lại được coi là ích lợi cho một vài ai đó. Những người tôi quen biết và không quen biết đó đang từng ngày gánh chịu những hình thức hành hạ về tinh thần và thể xác của CÁI ÁC ĐÃ ĐƯỢC KIỆN TOÀN.

Chúng ta đang sống ở thế kỉ 21 rồi, thế mà ai đến Toà Tổng Giám mục Hà Nội trong những ngày này chịu khó quan sát xung quanh có thể nhận ra khắp nơi những máy quay, máy chụp, máy thâu âm đang ngang nhiên chĩa thẳng về phía Toà Tổng Giám mục. Có lẽ cũng cần phải nhắc lại rằng thực ra nội dung chính của bộ phim Cuộc sống của những người khác là về chuyện ngành an ninh đặt máy nghe lén vào căn hộ của một cặp vợ chồng nghệ sĩ, rồi cắt cử nhân viên thay phiên nhau theo dõi và ghi chép từng chi tiết nhỏ suốt ngày đêm. Bức tường Bá Linh sụp đổ đã ngót nghét 20 năm, vậy mà ở một thành phố cách Bá Linh khoảng 9.000 cây số, những trò hề cũ vẫn tiếp tục được lặp lại một cách công khai và trơ tráo, bất chấp luật pháp và dư luận!

Lỗi tại ai?

Màn kịch quê mùa kệch kỡm với đám diễn viên mặt mũi bôi quệt loè loẹt vừa được diễn cách gượng ép tại Thái Hà và Toà Khâm Sứ, màn tiểu nhân bỉ ổi đối với những người viết bài hoặc tham gia cách nào đó trong những vụ việc này, nhưng lại không chịu cun cút đi theo định hướng do ai đạo diễn? Tô Huy Rứa? Phạm Quang Nghị? Nguyễn Tấn Dũng? Nông Đức Mạnh? Hay là sản phẩm đỉnh cao của mười bốn cái đầu hầu chắc là không hơn bã đậu bao nhiêu?

Kẻ chủ mưu dĩ nhiên là đáng bị định tội rồi. Nhưng hãy khoan trả lời câu hỏi đó. Phải làm sao thì đám lãnh đạo mới đủ tự tin diễn trò ngang ngược đến mức như thế chứ.

Đảng tự tin vì đã nô dịch được đám văn nô bồi bút, đám trí thức theo nghĩa đơn giản nhất là những người được ăn học, nhưng vì miếng cơm manh áo đã sẵn sàng bán rẻ lương tâm, đem thân luồn cúi CÁI ÁC. Trong cuốn tiểu thuyết Giã từ bóng tối, Tạ Duy Anh đã ví đám trí thức vô sỉ đó như đàn vịt, khi người chăn vịt vãi ra một nắm thóc, chúng rào rào lao tới, thậm chí có con còn đớp và nuốt luôn cả lưỡi con khác!

Đám trí thức mang tội với dân tộc vì đã đem thân cung phụng CÁI ÁC, đã đánh mất hoàn toàn vài trò ngăn ngừa, cảnh báo và chống lại CÁI ÁC, nhất là CÁI ÁC CÓ TỔ CHỨC.

Nhiều người sẽ an ủi lương tâm nhầu nát của mình bằng một cái chậc lưỡi đại loại rằng một mình tôi thì làm được gì, bây giờ ai mà chả thế, để rồi yên tâm tự loại mình ra khỏi mọi biến thiên của xã hội, nhưng đó thực ra lại chính là hành động đồng loã, tiếp tay cho CÁI ÁC. Cũng vì những cái chậc lưỡi để tự coi mình vô can đối với hiện tình xã hội, hiện tình đất nước, mà CÁI ÁC mới có dịp tự tung tự tác.

Là trí thức, tôi không nói thì ai sẽ nói?

Martin Luther King từng nói rằng: “We shall have to repent in this generation, not so much for the evil deeds of the wicked people, but for the appalling silence of the good people." – Thế hệ chúng ta sẽ phải sám hối, không phải vì những việc làm xấu xa của kẻ độc ác, nhưng vì sự im lặng đáng sợ của người tốt. Lời này thật đúng đối với giới trí thức Việt Nam hiện tại.

Thử ngẫm xem!

Sau mấy chuyện dài dòng ở trên, tôi có vài suy nghĩ vớ vẩn như sau.

Gần đây, một du khách châu Âu mới đi du lịch ở Cuba. Gặp tôi, ông cho tôi biết rằng sau gần năm chục năm ông mới trở lại Cuba. Nhà cửa đường phố chỉ cũ kĩ hơn chứ không khác xưa bao nhiêu. Hoá ra CNXH ở Cuba cũng có cái hay là nó bảo tồn được đất nước thành như một bảo tàng sống, sinh động hơn rất nhiều so với khám phá hoá thạch của những trận phun nham thạch ngày xưa khiến những nhà khảo cổ đôi khi đào bới được cả những thành phố với bộ xương con người và thú vật vẫn còn nguyên trong tư thế của ngày núi lửa tàn phá cả thành phố.

Dù sao tôi cũng phải nhận rằng đất nước Việt Nam sau hai mươi năm mở cửa, với kiểu phát triển mà Vương Trí Nhàn gọi là khối tự phát khổng lồ, đã không còn cái cơ may trở thành bảo tàng sống như Cuba. Sau khi đã phủ nhận triệt để quá khứ dân tộc, phá tan tành đất nước, quay lưng lại với tri thức và văn minh nhân loại, những kẻ mải miết xây dựng thiên đường XHCN mới tỉnh giấc nhờ cú sụp đổ rầm trời của một loạt các nước XHCN. Họ chợt nhận ra mình đang mấp mé ngay bên bờ vực chết đói! Thế là vơ bèo vạt tép, họ vội vàng giật ngay cái phao tư bản hoang dã, với mầu áo đỏ lòm theo kiểu tiếp thu có sáng tạo.

Đã một thời người ta phồng mang trợn má nói lấy được rằng mình đi tắt đóng đường, cứ như cả thế giới văn minh là một lũ khờ ngờ nghệch sẽ bị cái dân tộc thông minh tuyệt đỉnh qua mặt cái vèo! Ngày nay, hẳn ai đó cũng đã tự nhận thấy kiểu nói đó đặc sệt lối suy nghĩ nông dân. Những từ ngữ khác được thay vào trám chỗ rằng chúng ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững.

Các vị cứ ra rả nhắc đi nhắc lại mãi rằng nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững, khiến tôi, trong vài lúc mơ màng mê ngủ, cũng muốn tin các vị nói thật, nhưng rồi khi chợt tỉnh tôi lại rất nghi ngờ về hướng tiến của quí vị. Tôi nghi rằng hướng quí vị đang dẫn dắt cả dân tộc này đi theo hình như ngược lại với hướng đi của thế giới văn minh.

Vậy nên với kiểu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững, tôi e rằng chẳng mấy chốc nữa người Việt Nam chúng ta sẽ trở thành một sắc dân quái đản lạc lõng trên địa cầu như một giống người của thời tiền sử, một kiểu bảo tàng sống đậm đà bản sắc dân tộc.

Bộ phim Cuộc sống của những người khác phải chăng là một lời nhắc nhở người Việt nói chung, đặc biệt là giới trí thức, biết phản tỉnh và nhìn lại vị trí của mình?

Nhưng biết đâu sau bài viết này tôi lại chẳng bị ăn đòn của công cụ chuyên chính vô sản khiến cả tôi cũng câm họng nốt!
 
Trí thức và… Trí ngủ trước vụ đòi đất của công giáo ở Hà Nội!
Phan Đức
12:31 12/10/2008
Trí thức và… trí ngủ trước vụ đòi đất của công giáo ở Hà Nội!

Vụ đòi đất của công giáo ở Hà Nội bị/được kết thúc bằng việc xây dựng (đáng ghi vào sách kỷ lục) hai công viên, một ở Tòa Khâm Sứ và một ở giáo xứ Thái Hà từ dự án ra đời gấp rút đến mức không thể tưởng tượng được. Chỉ sau khi thực hiện hai công viên, giới trí thức trong nước được đài BBC phỏng vấn. Có điều là mỗi cơ quan lên tiếng với quan điểm cũng như giọng điệu khác nhau tùy theo vị trí và nhu cầu. Còn một ông trí thức thiên tả VN. “nằm vùng” ở Pháp từ trước 1975 đến nay, chắc cũng có lý do thâm sâu nào đó đã nhảy vào “ăn theo”, dù cố ý phán đoán cả hai bên cho có vẻ cân bằng nhưng thực sự, ông vẫn để lộ ra sự thiếu công bình một cách kín đáo mà người dễ tin khó nhận ra được.

Phải công nhận một vài trí thức XHCN cũng tỏ ra dám nói thật một cách thận trọng, tuy không phải “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” thì cũng khá lắm rồi. Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, thuộc Viện Xã Hội Học Hà Nội, phát biểu là “Thực ra, nếu người công giáo được hỏi ý kiến ngay từ đầu về việc xây vườn hoa, công viên, có lẽ họ đã đồng ý”. Ông cũng biết rõ chìa khóa giải quyết vấn đề nằm ở đâu khi viết “Tất cả chỉ là vấn đề thủ tục nhưng thủ tục lại là vấn đề dân chủ”.

Người thứ hai là Ts. Tô Duy Hợp, thuộc Viện Nghiên Cứu Truyền thống và Phát triển, đã khẳng định rõ ràng “Hai bên đã có qúa trình chung sống lâu nay, nhưng ý thức hệ của nhà nước cộng sản là ý thức hệ vô thần nên mâu thuẫn này là cực kỳ phức tạp”. Tuy nhiên, ông cũng biết đề ra hướng giải quyết qua câu “Có thể có hướng trung gian hoà giải giữa chính quyền địa phương và giáo hội công giáo. Con đường đó ở nhiều nước có thể thực hiện thông qua các hội đoàn trong xã hội dân sự”. Nhưng ông cũng nhận ra được sự bất cập và khó khăn “Xã hội dân sự vẫn chưa phát triển ở khắp nước và đang gặp một số vấn đề về phát triển ở VN. ” Những ý kiến hiếm thấy trên đây của hai trí thức này dù sao cũng rất đáng trân trọng.

Ngược lại, có một hai anh không theo trường phái “xoa” mà “đập” thẳng cánh, tuy cố ý dùng chữ nghĩa để luồn lách lấp liếm hơi nhiều. Hãy đọc bài của ông Nguyễn Minh Kiều “Chúa có cần đất không” (Đàn Chim Việt. com) để nghe giọng… thầy đời mà ông ta dùng để “giảng đạo” cho người công giáo “Đời sống tôn giáo đích thực không bao giờ lệ thuộc vào vật chất, tài sản bên ngoài. Cái nghèo của tin mừng không thể dừng lại ở mức từ bỏ hết của cải thế gian mà còn đồng nghĩa với việc từ bỏ luôn cả ý niệm về Thượng Đế”. Thật buồn cười cái cách “giảng đạo” cho người công giáo là phủ nhận luôn Thượng Đế! Nếu ông cứ phát biểu cái suy nghĩ của cá nhân ông thì chẳng đáng nói làm gì, đàng này nguy hiểm hơn, ông còn kéo Phật giáo vào để tìm kiếm đồng minh hòng hậu thuẫn cho lý lẽ lỏng lẻo (vì lạc điệu) của ông như thế này “Cái nhìn trung dung chỉ có khi người quan sát không lệ thuộc bất kỳ một ý thức hệ nào, dù cho ý thức hệ đó có thật sự thuộc về Thượng Đế. Nói theo nhà Phật là chỉ có cái nhìn Như thị, cái lý trung đạo mới vén mở, khai nguồn chân tánh u tàng ẩn mật trong lòng vạn pháp thế gian”. Đưa ra luận điệu trên xong,

lập tức ông ta đã làm ngược lại, chẳng trung dung một mảy may nào. Trước những ý kiến cực đoan để ngụy biện của Nguyễn Minh Kiều nào là “Ngay cả qủy dữ còn là đồng minh của công giáo thì chính quyền cộng sản làm sao tránh khỏi móng vuốt của Vatican”, nào là “Từ sau năm 1954 cho đến nay, ít người có thể thấy được mối tương quan sống còn giữa người công giáo và cộng sản. Có thể nói, nếu không có CS nắm chính quyền, chưa chắc Kitô giáo phát triển như ngày hôm nay”(sic).

Ông Nguyễn Khoa Thái Anh đã bực mình mà viết “Nếu chúng ta không thể chấp nhận tinh thần đa nguyên và bao dung thì có lẽ chẳng bao giờ độc giả sẽ đọc được những triết lý trá hình, thoạt đầu xem có vẻ chí lý nhưng thực sự chứa đựng trong nó một sự cổ vũ cho tội ác được tồn tại và hoành hành trên đất nước nhỏ bé này”. Ông Thái Anh đã thất vọng kêu lên theo kiểu nghi vấn “Làm thế nào chúng ta có thể đồng hóa ác qủy với đạo giáo, gian tà với thánh thiện, không trừng phạt điều chân chính, ngay thẳng mà ban thưởng sự ác và a tòng ?”!

Để đánh lạc hướng không cho ai chú ý đến lý luận vừa khẳng định vừa phủ nhận kiểu “vừa la làng, vừa ăn cướp” của chính mình, ông Minh Kiều “thanh minh thanh nga” là đứng về phe này để chỉ trích phe kia là “trò chơi chữ nghĩa” nhưng ngay sau đó, trái lại ông hợm mình lên lớp: “Đứng trên phương diện này thì công giáo VN chỉ là phong trào trẻ con được ngụy trang, trá hình bằng nhiều hình thức tinh ma xảo quyệt” (sic). Cuối cùng, ông không ngần ngại “lột mặt nạ” của mình ra bằng cách đứng hẳn về một phía “Chính quyền giúp họ lấy (đất) đi để họ sống đúng tin mừng hơn, họ không biết tự thẹn cám ơn chính quyền mà còn hô hào giáo dân chiếm lại bằng mọi giá. Cái đó không là trẻ con thì còn là cái gì?”!!! Thưa ngài, Chúa khộng cần đất, tất nhiên rồi nhưng con người thì cần. Cái lý lẽ của ông ta, đúng như ông Thái Anh “giải mã”, là thuộc về triết lý trá hình!

Nếu ở trong nước, trí thức buộc tự kiểm duyệt mà đi trên lề “Phải tuân theo” (tuy người tử tế vẫn còn lương tâm để hạn chế việc hạ nhục người khác qúa đáng nhưng cũng có kẻ hung hăng nhằm một ý đồ nào đó) thì ở ngoài nước, ông Nguyễn Ngọc Giao cũng nhảy vào, tưởng ông làm… trọng tài phân xử theo khuôn mẫu nước Pháp, cái nôi nhân quyền và là nơi ông đi du học nhưng kỳ thực ông nhảy vào để…đánh hôi qua bài “Vụ Tòa Khâm: tại anh hay tại ai?” (Diễn Đàn 4-10-08). Ông viết “Bạn đọc sẽ tìm đọc 2 cách tường trình (hay đúng hơn, hai cách tuyên truyền xứng đôi vừa lứa trong sự lố bịch)…”. Điều này có thể được hiểu là hai bên tranh chấp có tương đương lực lượng và phương tiện, tuy nhiên ông cố tình quên là lực lượng hai bên cực kỳ chênh lệch và phương tiện truyền thông của nhà nước CS có tính chủ đạo, áp đảo và có khả năng chạy vào tai của 80 triệu con người (cũng không chừng) thì bên công giáo mấy ai dễ dàng vượt được tường lửa để vào đọc VietCatholic. Sau khi trích dẫn những lời tuyên bố thẳng thắn của TGM Ngô Quang Kiệt trước mặt bá quan văn võ Hà Nội, trong đó TGM Kiệt nói rằng công giáo không đòi những miếng đất đã xử dụng vào việc công ích như Bệnh viện Xanh Pôn, trường Hoàn Kiếm, Bệnh viện Bài lao, ông Ngọc Giao đã phê phán rằng “Lời tuyên bố này không nhất quán với lập trường ‘Bảo vệ quyền sở hữu’ và tự nó làm mất cơ sở cho đòi hỏi về số 42 Nhà Chung (cũng như về mảnh đất của Thái Hà)”. Thật đúng là nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong! Khi chỉ đòi miếng đất không được xử dụng vào việc chung, giáo hội công giáo đã có thiện chí là muốn hạn chế sự đòi hỏi của mình thì ông Ngọc Giao lại dựa vào đó để chê trách là Toà giám mục đã phản lại “lập trường ‘Bảo vệ quyền sở hữu’ và tự nó làm mất cơ sở cho đòi hỏi về số 42 Nhà Chung” (?) Xin đọc tiếp đoạn sau để biết ông ta nghiêng về ý hướng muốn đổ tội cho phía công giáo ở Hà Nội hơn là nhà nước có đủ quyền lực toàn trị “Trong vụ Tòa Khâm, có lẽ TGM Kiệt đã muốn lợi dụng sự sơ hở (hay vô văn hóa) của quận Hoàn Kiếm, biến ngôi nhà này thành quán Karaoke và có những dự định kinh doanh lố lăng để nhân danh “tự do tôn giáo” đòi lại nhà đất…”. Trong thực tế, nơi này đã trở thành tụ điểm vui chơi hát hỏng làm huyên náo cả không khí trang nghiêm của Toà giám mục từ lâu rồi nên TGM Kiệt lên tiếng đòi đất chẳng lẽ không hợp lý hay sao mà ông phán là “muốn lợi dụng” với lại “tự do tôn giáo”(vẫn chưa thực sự có ở VN).

Trước khi mỉa mai lần chót, ông Giao cũng cố tỏ ra mình cũng công bình như ai với yêu cầu cả hai phiá là “Cần hơn cả thời gian là sự tỉnh táo để chính quyền từ bỏ thói quen áp đặt và Tòa Giám mục chấm dứt sự lẫn lộn giữa tự do tôn giáo và phương pháp Chí Phèo”!!! Chao ôi! Đúng là ngôn ngữ châm biếm của một nhà trí thức thiên tả vừa … thâm niên vừa… thâm độc! Tôi gắng hiểu… thâm ý của ông rằng phương pháp của Tòa giám mục là “nằm vạ”như Chí Phèo. Dĩ nhiên, trước nhà nước toàn trị sẵn sàng dùng bạo lực chuyên chính thì ai cô thế hay yếu thế cũng phải nằm vạ như Chí Phèo thôi, chứ không thể làm gì khác được! Tôi thắc mắc tự hỏi sao ông ở… mẫu quốc Phú Lang Sa mà không đề nghị nhà nước CSVN hành xử thế nào cho phù hợp với việc hội nhập quốc tế giữa thế kỷ 21, chứ vẫn còn giữ cái thói “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với nhân dân như thế này thì nhục nhã qúa, đừng nên ngẩng mặt nhìn thiên hạ!

Vụ đòi đất Tòa Khâm Sứ nổ ra vào cuối tháng chạp năm ngoái sau 12 năm Tòa Giám mục làm đơn xin trả và ngừng hẳn sau khi nhà nước hứa… miệng sẽ trả. Vấn đề không phải là TGM Kiệt “hớ hênh” hay “nói khích không phải chổ” như ông Ngọc Giao suy diễn mà là niềm tin bị phản bội, chính quyền nói một đằng làm một ngả nên “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tại sao như thế? Theo thiển ý của người viết, miếng đất béo bở này đã được quan chức… chấm mút, do đó mà vụ đòi đất cứ nhùng nhằng mãi, bên có quyền ỷ vào sức mạnh không chịu nhả ra để bên kia nãn lòng mà bỏ cuộc. Hơn nữa, nếu trả đất cho công giáo thì nhà nước sợ sẽ phải trả đất cho dân và cho cả tôn giáo khác. Nếu đất là sở hữu của toàn dân, theo nhà nước cộng sản, thì tất cả mọi công dân phải nghiêm chỉnh tuân hành chứ không thể chỉ cho cán bộ quyền sở hữu còn nhân dân và tập thể (tôn giáo) không có quyền đó. Chính vì Pháp luật thiếu minh bạch và công bình mà người công giáo buộc phải đứng lên đòi công lý, dù họ chỉ là thiếu số! Giáo luật không phải là vấn đề tranh chấp ở đây để thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên lớp Hội đồng giám mục VN nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của công luận!

(Tháng 10 năm 2008)
 
Giáo xứ Xâm Bồ thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà và cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima
Văn Dũng
12:41 12/10/2008
HẢI PHÒNG - Chiều ngày 11.10.2008, giáo xứ Xâm Bồ giáo phận Hải Phòng tổ chức buổi diễn nguyện đón mừng thánh tượng Đức Mẹ Fatima và tổ chức buổi cầu nguyện cho Thái Hà và Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Xem hình ảnh Đêm Thắp Nến

Được biết, cách đây 54 năm (1954), đông đảo tín hữu Công Giáo giáo phận Hải Phòng di cư vào miền Nam Việt Nam. Đồng hành với họ là thánh tượng Đức Mẹ Fatima của giáo phận. Thời giam thâm thoát trôi đi. Tháng 10/2007 Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đã cung nghinh thánh tượng Mẹ trở về lại Giáo phận. Kể từ cuối 2007 cho tới nay, tượng thánh được cung nghinh từ xứ này sang xứ khác trong Giáo phận. Cha thư ký Tòa Giám mục cho biết: “Thánh tượng Đức Mẹ Fatima sẽ được cung nghinh tới tất cả các giáo xứ, giáo họ trong Gáo phận. Chương trình này sẽ kéo dài trong vòng 5 năm”.

Theo lịch trình, ngày 12/10 giáo xứ Xuân Bố được cung nghinh thánh tượng Mẹ về với giáo xứ. Được biết đây là giáo xứ đông tín hữu nhất trong thành phố Hải Phòng. Trước ngày cung nghinh tượng Mẹ về với giáo xứ, cha chánh xứ cùng với giáo dân đã tổ buổi diễn nguyện chuẩn bị ngày trọng đại của giáo xứ.

Buổi diễn nguyện diễn ra vào lúc 20h15 (11/10). Các hội đoàn trong giáo xứ lần lượt diễn các tiết mục của mình. Nhưng giữa buổi diễn nguyện, mọi người im lặng, đèn điện trong khuôn viên nhà thờ được tắt đi. Cha chánh xứ từ dười đi lên khán đài. Ngài ngỏ lời với gần 1000 tín hữu đang hiện diện: “Đêm nay chúng ta hân hoan chuẩn bị tinh thần đề chào đón thánh tượng Đức Mẹ Fatima về với giáo xứ chúng ta. Niềm hân hoan vui mừng vừa được diễn tả qua lời ca tiếng hát của anh chị em. Nhưng trong giây phút hân hoan và long trọng này, tôi mời gọi anh chị em lắng đọng tâm hồn để hướng về giáo xứ Thái Hà, hướng về Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đáng kính và Giáo phận Hà Nội, nơi đó anh chị em của chúng ta đang gặp những thử thách cam go. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Tổng và anh chị em Thái Hà của chúng ta…”

Lời cha chánh xứ vừa dứt, cả cộng đoàn đông đảo cùng hát kinh Chúa Thánh Thần bắt đầu giờ cầu nguyện. Những ngọn nến được thắp lên. Cả một vùng trời bừng sáng dưới ánh nến lung linh. Kinh Hòa Bình và lời kinh mân côi được cất lên râm ran, vang dội. Buổi diễn nguyện và buổi cầu nguyện cho Thái Hà và Đức Tổng Giám mục kết thúc lúc 22h15.

Buổi cung nghinh thánh tượng Đức Mẹ Fatima

8h (12/10) cha chánh xứ Xâm Bồ và khoảng 400 giáo dân đến Tòa Giám mục Hải Phòng cung nghinh tượng Đức Mẹ về nhà thờ xứ (cách Tòa Giám mục chừng 10km). Khoảng 200 xe gắn máy đi trước và 20 xe ôtô lớn nhỏ cùng với chiếc xe chở tượng Đức Mẹ diễu hành quanh các con phố trong thành phố Hai Phòng trước khi đi về giáo xứ Xâm Bồ. Mấy cụ già đứng trên hè phố cho biết, đây là cuộc cung nghinh Đức Mẹ lớn nhất ở thành phố Hải Phòng kể từ sau 1954.

Đoàn rước về đến giáo xứ Xâm Bồ, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên xông hương trước thánh tượng. Cha chanh xứ dâng cầu nguyện: “Lạy Mẹ, đoàn con cái giáo xứ Xâm Bồ chúng con hân hoan đón chào Mẹ đến viếng thăm giáo xứ chúng con, viếng thăm từng gia đình trong giáo xứ chúng con. Trong giờ phút vui mừng được quây quần bên Mẹ lúc này, chúng con không thể không nhớ đến anh chị em của chúng con ở giáo xứ Thái Hà và Đức Tổng Giám mục Hà Nội đang gặp những thử thách cam go. Chúng con cậy vào lòng thương xót của Mẹ để cầu xin sự bình an cho anh chị em của chúng con…”

Sau giờ cung nghinh trong thể thánh tượng Đức Mẹ, hơn 2000 tín hữu hiệp với Đức Giám mục và các linh mục dâng lễ tạ ơn.
 
Lòng Tự Hào
Bảo Giang
13:24 12/10/2008
Lòng Tự Hào

Người ta có hai điều đáng để tự hào là: Sống đời lương thiện vói chính mình và đem sự lương thiện, tài đức của mình vào làm tăng tiến thêm tinh hoa cho xã hội. Nhưng người có lòng tự trọng là người cảm thấy tủi hổ, nhục nhã vì những hành vi bất lương, kém giáo dục do người đồng chủng gây ra.…

Janet Evans
Thật vậy, nói về lòng tự hào, tôi tin rằng nhiều người chưa dễ quên hình ảnh của một vận động viên bơi lội Mỹ, cô Janet Evans đã biểu lô khi đứng trên lễ đài nhận tấm huy chương vàng trong kỳ thế vận hội Olympic tại Soul vào năm 1988.

Janet Evans năm ấy 17 tuổi, đi dự Olympic lần đầu tiên và đã thắng được 3 huy chương vàng. Những huy chương ấy là tài năng. Nhưng lòng tự hào của Janet lại nằm đúng vào lúc, đôi mắt thơ ngời sáng nhìn theo bóng cớ, tai nghe hồn non sông như lời gọi mời vượt thời gian trổi vang vang theo bài quốc ca. Bỗng chốc, sức sống như rung động đến từng làn da thớ thịt, rồi dòng nước mắt thánh thót lăn dài trên đôi gò má…Mặc cho dòng nước mắt tuôn rơi, cô vẫn hát theo lời tự hào của non sông…

Tôi cho rằng đó là hình ảnh tuyệt mỹ đã được biểu lộ từ tấm lòng lương thiện, mang khát vọng của đời mình tô thêm nét đẹp cho quê hương, xứ sở, nơi mình đã được sinh ra và lớn lên để làm người.

Janet Evans tự hào là phải. Cô tự hào không phải chỉ vì thành tích của cá nhân, nhưng còn là niềm tự hào to lớn từ dân tộc ấy, nơi đã sinh ra và làm trưởng thành nhân loại. Nơi có những vĩ nhân đã giải phóng dân tộc, mở ra một trường dân chủ cho nhân loại. Ở đó có George Washington và ở đó có Abraham Linlcon, người đã giải phóng kiếp nô lệ của con người. Và ở nơi đó đã ấp ủ, hơn thế, như luồng gió mới truyền vào hơi thở của thế giới tư tưởng Nhân Quyền và Dân Quyền. Và cũng là nơi, Tự Do, Công Lý của xã hội được tôn trọng và đặc biệt, nơi ấy đã cưu mang con người bằng tình người lương thiện.

Anh nói thế, chẳng lẽ chỉ có một mình Janet Evans hay dân Mỹ mới có lòng tự hào và lòng tự trọng dân tộc, còn những người không thắng cuộc, và các dân tộc khác không có lòng tự hào về đất nước và con người của mình hay sao?

- Ồ, dĩ nhiên, mỗi người và mỗi dân tộc đều có lòng tự hào và tự trọng về thành tích và về dân tộc mình chứ. Ngay như chúng tôi đây, tuy người của chúng tôi chưa một lần đứng trên bục cao danh dự của quốc tế để lĩnh nhận những huy chương cao quý của nhân loại, Nhưng chúng tôi có khi nào không hãnh diện và tự hào về giòng dõi Việt tộc của chúng tôi đâu.

Này nhá, từ khởi đầu cuộc dựng nước và cứu nước của dân Việt, sách sử nước tôi đã ghi lại bao nhiêu nét hùng vĩ. Từ những cuộc kháng Minh, diệt Mông, đánh Hán đuổi Tây đến những ngày chinh chiến Quốc - Cộng, chẳng có khi nào mà không có những anh hùng của non sông làm rạng danh giòng giống Lạc Hồng. Anh mở sách ra mà xem, sau các vua Hùng là những triều Lý Lê Trần Nguyễn với những Trưng Nữ Vương, Ngô Quyền, Lý thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Bình Định Vương Lê Lợi, rồi Quang Trung Nguyễn Huệ đến Hàm Nghi, Phan đình Phùng, Hoàng hoa Thám, Ngô đình Diệm… Cả Tây lẫn Tầu đã dễ gì mà quên được những tên tuổi ấy. Rồi đến cuộc chiến bảo vệ quê hương, những danh tướng làm rạng màu cờ sắc áo Tự Do của giống nòi cũng hiển lộ thần oai vì dân tử tiết như Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê đăng Vỹ, Trần văn Hai… Tất cả là hồn thiêng sông núi còn sinh động trong lòng chúng tôi, lẽ nào chúng tôi không tự hào.

Còn hơn cả lòng tự hào nữa đấy. Chúng tôi đi mà dám ngửa mặt lên nhìn đời. Này nhá, khi Tổng Thống Ngô đình Diệm, tuy lãnh đạo đất nước chưa bao lâu, nhưng đến xứ người thì được anh hùng của dân tộc Hoa Kỳ, và là tổng thống đương nhiệm, thống tướng Dwight Eisenhower, đưa cả nội các ra tận chân máy bay mà đón rước với đại lễ dành cho nguyên thủ một quốc gia.

Kế đến, trong cuộc vượt biên của người Việt Nam tị nạn mới cách đây vài ba chục năm thôi, hàng ngũ người tị nạn cộng sản với hai bàn tay trắng bị bóc lột hôm nào, nay đã thành một lực lượng xây dựng được chỗ đứng vững chắc nơi mình sinh sống. Họ trưởng thành trong lương thiện và còn góp mặt trong tất cả các cơ chế từ hành pháp đến lập pháp và tư pháp tại các cấp chính quyền địa phương. Thuyền Nhân tị nạn cộng sản năm nào nay đã có những danh vị hàng quốc tế. Những danh tánh như Dương Nguyệt Ánh, Eugen Châu, Elizabeth Phạm…. đã là những điển hình, chứng minh cho lòng tự hào và tự trọng của người Việt Nam trên trường quốc tế đấy!

- Phải những điều ấy thì đúng và ai là người Việt mà không tự hào về non sông đất nước cũng như dân tộc của minh. Nhưng tại sao, Ngài Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, lại bảo: “chúng tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm tờ hộ chiếu Việt Nam…” Nói như thế là nghĩa gì? Có phải là Ngài phỉ báng Dân Tộc Việt Nam và chống đối dân tộc Việt Nam chăng?

- Sao mà lại có những kẻ đặt câu hỏi ngu đến như thế nhỉ? Há những kẻ đặt câu hỏi ấy không biết rằng, nói như thế là Ngài Tổng Giám Mục đã biểu lộ lòng Tự Trọng của dân tộc một cách cao độ hay sao?

- Ối bác đảng ơi! hởi các đồng chí ơi! Họ bảo nói như thế là sự biểu lộ lòng tự trọng cao tầng đấy. Không phải là chống đối dân Việt Nam đâu! Chỉ có lũ phản động tin chúng chứ bác đảng nào mà tin cho cái “ní nuận” ấy được nhỉ?

- Này, không phải có mình tôi hay có vài người chấp nhận suy nghĩ ấy đâu. Nhưng là toàn dân Việt Nam đều nhận chân gía trị như thế. Mà không phải chỉ riêng người Việt Nam tâm phục khẩu phục lời của Ngài Tổng Giám Mục công bố trước mặt những cán cộng cao cấp trong hàng ngũ gọi là cửa quyền Hà Nội đâu, nhưng là cả loài người văn minh, có đạo lý và luân lý trong cuộc sống đời thường đều công nhận lời nói với lòng tự trọng của Ngài đấy!

Bởi vì người có lòng tự trọng là người thấy tủi hổ vì những hành vi bất lương, thiếu đạo đức, thiếu gíao dục của người đồng chủng với mình gây ra! (ở đây được hiểu là do nhà cầm quyền Việt cộng gây ra)

Giải thích cách khác, bớt nhức nhối và đau đớn là vì Ngài thường đi ra ngoài nước, Ngài thấy chính quyền các nước thì tôn trọng nhân dân, tôn trọng quyền sống, quyền làm người cơ bản của đồng bào, tôn trọng sự tự do, tôn trọng Nhân Quyền, tôn trọng Nhân Phẩm và đạo đức xã hội. Sự tôn trọng ấy đã tạo điều kiện để phát triển về nhân bản và luân lý xã hội làm cho xã hội ngày một tốt đẹp, ngày thêm phát triển. Ngài muốn cho dân ta có được một ngày có những cái vinh dự như thế trên trường quốc tế.

Nhưng than ôi, khi quay về quê hương mình thì Ngài rơi nước mắt khi thấy nhân dân đi kêu oan, đòi đất đòi nhà trên bình diện cả nước. Chính quyền thì mặc sức vơ vét trên những luống cày một cách bất lương, vô đạo. Tệ hơn thế, còn ra sức dùng vũ lực trấn áp tinh thần của đồng bào. Đạo đức xã hội thì suy đồi. Đi đến bất cứ nơi nào thì cũng chỉ thấy cảnh công an, cán bộ cửa quyền tác oai tác quái. Tự Do Dân Chủ Độc Lập Hạnh Phúc của đồng bào chỉ là cái bánh vẽ trên giấy để cho nhà nước tự do sử dụng mua vui trong cuộc chơi lừa bịp. Bởi vì, thực tế là người ta không thể tìm ở đâu ra sự Tự Do và ấm no của người dân, nói chi đến Hạnh Phúc và Độc Lập như cái khẩu hiệu của nhà nước này dựng lên!

Nhưng mãi đến nay, mới chỉ có một minh Ngài Tổng Giám Mục Hà Nội thay mặt toàn dân mà nói lên lời chân thật, tự trọng ấy. Nhưng ngày toàn dân sẽ hét vào mặt nhà nước Việt cộng như thế cũng không còn là xa nữa đâu.

- Tại sao Ngài Tổng Giám Mục và toàn dân Việt Nam lại thấy nhục nhã vì cái chế độ Việt cộng này?

Đơn giản là vì chúng đã làm tổn thương danh dự và nhân phẩm của Việt Nam trong mấy chục năm qua. Ngày nay, hai tiếng Việt Nam không còn được nhắc trên trường quốc tế với lòng kính trọng vì nơi đó có một giống dân lương thiện, hiền hoà, cần mẫn, can đảm, hiếu khách, đầy lòng tự hào và tự trong về khí phách của hồn thiêng sông núi. Trái lại, đi đến đâu cũng bị soi mói, bị nhìn dưới đôi mắt như những kẻ hạ cấp, trộm cắp thiếu lòng lương thiện, kém văn hóa.

- Tại sao dân Việt ta lai bị nhìn bằng đôi mắt khinh khi ấy nhỉ?

Dễ hiểu thôi, hãy điểm qua một số công việc của nhà nước này trong mấy chục năm qua. Từ việc lớn đến việc nhỏ. Từ việc chúng bán đất cầu quyền lực đến tàn sát giết hại nhân dân, đến việc đẩy người dân ra khỏi nước để vơ vét tiền của của nhân dân, đến việc, xưa là đấu tố, nay là quy hoạch để cướp đoạt tài sản ruộng đất của nhân dân thì sẽ nhìn ra cái lý do tại sao người Việt Nam bị đánh giá và bị nhìn chung cái nhìn với Việt cộng.

Này nhá, hãy bắt đầu bằng cái tên Hồ chí Minh để xem cái chế độ vô đạo lý này đã lập được những công trạng gì cho Việt Nam:

1. Sau khi không được nhận vào trường bảo hộ để thoả mãn khát vọng làm nô lệ cho thực dân Pháp. Hồ chí Minh đã xin làm nô lệ cho đảng cộng sản Pháp rồi đến đảng cộng sản Liên Sô.

2. Khi ra khỏi nhà tù Quảng Châu, ông Hồ chí Minh đã nổi danh khắp năm châu vì món nghề chôm chỉa cuốn Ngục Trung Thư của một người tù cùng thời với Hồ.

3. Khi về nước thì ông Hồ chí Minh đã mượn đỡ cái tên Trần dân Tiên để viết về cuộc đời cách mệnh của Hồ. Tuy thế, Trần dân Tiên cũng không dám viết về cái gia phả đích thực của ông Hồ là con cái nhà ai. Trần dân Tiên là ai? Tại sao không viết sự thật đời “Chí Phèo” với thị Tăng Minh Tính, thị Khai, thị Xuân, mà lại ca tụng ông Hồ chí Minh? Phải chăng đây chỉ là một cái tên khác trong toan tính lường gạt nhân dân cả nước của ông Hồ chí Minh?

4. Rồi ông Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng đã phản bội toàn dân trong công cuộc kháng chiến chống thực dân. Chúng đã thiết lập chế độ cộng sản nô lệ cho Nga Tàu trên toàn miền bắc, rồi ký công hàm bán nước, công nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung cộng trên vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trực thuộc thẩm quyền hành chánh của Việt Nam Cộng Hoà theo hiệp định Genève năm 1954 quy định.

5. Tập đoàn ông Hồ chí Minh, Đặng xuân Khu đã giết chết hơn 60.000, ngàn người Việt Nam trong sách lược cướp của giết ngươi ngụy trang dưới chiêu bài cải cách ruộng đất 1954-1957 và gần 5.000 đồng bào ta ở Huế trong tết Mậu Thân. Cũng chính tập đoàn này đã gây ra cuộc hiến thảm khốc tại miền nam Việt Nam. Rồi đẩy hàng triệu người dân Việt bỏ nhà, bỏ nước ra đi. Khiến hàng trăm ngàn người bị chôn vùi dưới lòng đại dương.

6. Rồi tập đoàn Việt cộng hậu Hồ chí Minh là các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Mạnh Cầm, Phan văn Khải, Võ văn Kiệt thì đã cúc cung tận tụy làm nô lệ cho Tàu và dám bán đất, bán bờ biển của Việt Nam cho Trung cộng qua hai hiệp thương và hiệp định biên giới 12-1999 và 12/2000.

7. Đồ đệ của Hồ Chí Phèo thì bịt miệng công lý, bịt miệng Linh Mục Nguyễn văn Lý giữa công đường. Tạo ra được một bức hình làm ô nhục toàn thể dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam ngửa mặt lên làm sao được khi tấm hình này đã được truyền đi, và còn xây dựng trên những bức tường cao ở các thành phố hải ngoại cho nhân dân thế giới chiêm ngưỡng. Có ai không lên án, rồi kinh tởm cái dã man của cái chế độ Việt cộng này?

8. Rồi những kẻ có tài cầm búa, nhiễu loạn nhân tâm như các ông: Nguyễn thế Thảo, Hoàng công Khôi, Nguyễn đức Nhanh ở Hà Nội Hoàn Kiếm thì tạo ra được những văn thư không thuộc thế giới loài ngươi, họ nhân danh đảng và nhà nước Việt cộng để hù đọa và đưa bọn bất lương đến đập phá nhà cửa của lương dân và bạo hành nhân tâm con người Công Lý. Ấy là chưa kể đến những đám lau nhau ăn theo từ các cơ quan truyền thông, báo chí truyền hình, đài phát thanh. Họ tự chà đạp và phi báng nhân phẩm, nhân tâm của họ bằng cách cắt xén lời của Công Lý, và hô hoán hỗ trợ cho cuộc bạo hành vô đạo này.

9. Hơn thế, đảng và nhà nước Việt cộng sau gần 6o năm cầm quyền đã tạo ra được một xã hội không còn biết đến sự thật, lời thật là gì. “Ngày nay chúng tôi phải nói dối nhau mà sống…. Lời của ông Trần quốc Thuận, phó chủ nhiệm quốc hội Việt cộng, khoá X đã phát biểu. Rồi “người ta nói dối lem lẻm, nói dối ở mọi nơi và mọi lúc…" Nguyễn Khải, nhà văn nhớn của chế độ việt cộng đã nói thế. Bấy nhiêu vẫn chưa đủ, họ còn thi nhau tạo ra một xã hội không còn luân thường đạo lý. Vào cửa quan chỉ gặp trộm cướp. Ra đường thì gặp toàn công an bất lương. Vào trường học thì ma cô bất lương hành nghề gạ tiền gạ tình lấy điểm, tung hoành. Người dân lành trên khắp cả nước thì trở thành những dân oan lang thang đi đòi nhà đòi đất! Độc Lập ở đâu, Tự Do, Dân Chủ và Hạnh Phúc ở đâu? Ấy là chưa kể đến biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam bị chúng bán ra ngoại quốc để làm nô lệ tình dục cho khắp năm châu.

Đấy là một số thành tích vẻ vang của nhà nước Việt cộng trong mấy chục năm qua tạo ra. Nhìn vào bảng thành tích này, Ai? Ai? Và những ai nữa dám hãnh diện, dám tự hào về những hành động bất lương, vô luân của nhà cầm quyền Việt cộng?

Câu trả lời rõ ràng và dứt khoát là:

- Ngoài những cán cộng của Việt cộng và bọn việt gian ra, không một người Việt Nam nào dám hãnh diện, dám ngửa mặt lên vì những hành động dã nhân của nhà nước Việt cộng này.

Nói cách khác, toàn thể dân tộc Việt Nam là những người có lòng tự hào, có lòng tự trọng dân tộc đều thấy tủi hổ và nhục nhã vì cái hộ chiếu của mình do nhà nước Việt cộng cấp phát, nhưng đành phải ngậm đắng qua ngày.

Như thế, lòng tự trọng của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã biểu lộ một cách toàn bích khi Ngài công khai nói trước cuộc họp của cái gọi là chủ toạ đoàn của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Lời ấy không chỉ được nói trong cuộc họp, nhưng đã truyền đi trong cả nước, ra hải ngoại, toàn thể nhân dân đã nức lòng vì lời công tâm ấy. Như thế. lời lẽ ấy không chỉ biểu lộ sự nghiêm minh của lòng tự hào dân tộc. Nhưng còn là một bản án cho những hành động vô đạo lý do chế độ này tạo ra. Chúng phải chịu trách nhiệm vì đã làm ô nhục tiền nhân, cũng như danh dự của người Việt Nam.

Nói cách khác, Đó là lời Công Lý, ngài nói thay cho toàn dân Việt. Toàn thể dân tộc Việt Nam hãnh diện và biết ơn tấm lòng tự trọng và qủa cảm ấy.

- Nhưng tại sao Việt cộng lại lên án Ngài?

- Việt cộng lên án Ngài vì những kẻ sống trong gian dối vô đạo, không bao giờ dám nghe, chứ đừng nói chi đến việc họ sẽ chấp nhận lời Công Lý. Vì họ u mê bảo vệ sự vô đạo nên phải lên án Công Lý.

- Vì sợ tiếng nói Công Lý sẽ bùng nổ trên cả nước và sợ nhân tâm sẽ quy về Ngài để đứng lên đòi lại công Lý, đòi lại Tự Do. Và vì phát xuất từ một nền văn hóa thấp hèn, suy đồi về đạo đức luân lý gia đình, không có nền tảng xã hội, lớp cán cộng không thể hiểu nổi lòng tự hào và tự trọng của dân tộc mang ý nghĩa gì? Chính vì sự không có hiểu biết này, nhà nước Việt cộng đã cắt xén lời nói của Ngài trên hệ thống phát thanh, trên truyền hình, báo chí rồi khích động, đưa những phường bất lương đến đập phá hàng rào đất đai của toà Giám Mục và của Thái Hà và cuồng loạn trong mưu đồ bôi nhọ một hình ảnh kiệt xuất trong tự hào của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngày nay dân ta đã hiểu thế nào là Công Lý, thế nào là vô đạo. Nên chỉ có mình nhà nước Việt cộng và hệ thống của họ hãnh diện và tự hào về những hành động cuồng bạo, bất nhân vô đạo lý của họ. Toàn dân ta thì không.

Thật vậy, càng nhìn, càng đọc, càng thấy họ diễn xuất trọn vẹn vai trò Chí Phèo của Nam Cao. Chỉ khác là thằng Chí Phèo không làm lãnh đạo và tiếc rằng, tác giả Nam Cao đã viết xong câu chuyện của Chí Phèo vào năm 1941 nên đã không ghi cho Chí Phèo cái họ Hồ! Nếu ông viết trễ mấy năm, cái kết chắc phải khác?

Dầu vậy, bao lâu ánh nắng của mặt trời còn chiếu dọi trên đấu thì bấy lâu Công Lý còn hiện diện và người bước đi trong công lý luôn hân hoan và vui mừng. Và con dân Việt phải thức tỉnh hầu đòi lại nhân quyền và phẩm giá của mình đã bị cướp mất bởi một chế độ chuyên chính độc tài và khát máu.
 
Trên 5.000 người tập hợp tại Giáo xứ Cồn Cả thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình
Anthony Trung Thành
13:35 12/10/2008
VINH - Những chuyện xảy ra tại Toà Khâm sứ cũ (42 Nhà Chung) và Giáo xứ Thái Hà (Số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) cho đến hôm nay vẫn là đề tài nóng bỏng được nhiều người dân, nhất là giáo dân Công Giáo hết sức quan tâm. Không quan tâm sao được khi những mảnh đất của Giáo Hội có đầy đủ bằng chứng pháp lý đã bị tịch thu bằng sức mạnh của vũ lực. Không quan tâm sao được khi lời của vị Cha chung đáng kính bị cắt xén, bóp méo rồi xuyên tạc, vu khống thậm chí kết tội. Tượng Đức Mẹ tại Linh địa Giáo xứ Thái Hà bị bọn côn đồ hất dầu nhớt và mắm tôm lên. Tượng Đức Mẹ ở Toà Khâm Sứ cũ bị đóng vào thùng tôn và đem đi đâu mất ?

Hình ảnh cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình

Với Giáo Xứ Cồn Cả, sự quan tâm đó đã biến thành những việc làm cụ thể, có thể nói từ ngày có “Sự cố” liên quan đên Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ giáo dân giáo xứ Cồn Cả sốt sáng hẳn lên. Sau cái đêm bọn côn đồ tưới dầu nhớt và mắn tôm lên bàn thờ Đức Mẹ tại Thái Hà, ngày hôm sau Giáo xứ Cồn Cả đã tổ chức Chầu Thánh Thể từ sáng đến tối mà giờ nào giáo dân cũng tham dự chật ních nhà thờ. Cũng vậy, sau cái tin cảnh sát, chó nghiệp vụ…bao vây Toà Giám Mục Hà Nội và dòng Mến Thánh Giá, khuôn viên Toà Khâm Sứ cũ (42 Nhà Chung) đang bị phá, giáo dân Giáo Xứ Cồn Cả lại tuôn đến nhà thờ chầu Thánh Thể từ sáng đến tối.

Và từ đó tới nay, mỗi ngày các cộng đoàn các giáo họ trong giáo xứ đều dành một giờ chầu Thánh Thể sau kinh tối để cầu nguyện cho Công Lý và Bình Bình. Rồi, thỉnh thoảng giáo xứ tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện. Cụ thể, dịp Chầu lượt năm nay, Giáo xứ Cồn Cả dành riêng tối thứ bảy để thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình. Chương trình cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình được tổ chức tại Giáo Họ Đập Đanh, thuộc giáo xứ Cồn Cả, cách nhà thờ xứ gần 2km, có sự tham dự của Cha Quản hạt Thuận Nghĩa (Cha Phêrô Trần Phúc Chính), Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính và một số Cha trong Giáo hạt cùng đông đảo bà con giáo dân và lương dân, ước lượng khoảng trên 5 000 người.

Trước khi tổ chức thắp nến cầu nguyện, tượng Đức Mẹ được Cung Nghinh một vòng chung quanh khuôn viên thánh đường. Tiếp theo chương trình là các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Hoan Ca Kính Mừng Mẹ” do các bạn giới trẻ và các em thiếu nhi trong giáo xứ biểu diễn.

Để buổi thắp nến cầu nguyện có ý nghĩa, Cha quản xứ nói lên lý do: trước hết Ngài trích một đoạn trong lá thư của Đức Giám Mục Giáo Phận gửi cho toàn thể giáo dân trong giáo phận rằng: “Thời gian qua, nhiều người đã nghe thông tin về sự việc xảy ra tại Toà Khâm Sứ cũ (42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 148 Nguyễn Lương Bằng Hà Nội), cũng như lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Tuy nhiên sự thật không phải như chúng ta được nghe thấy qua thông tin”.

Tại sao Đức Giám Mục lại nói “Sự thật không phải như chúng ta được nghe thấy qua thông tin”? Cha xứ đã đưa những dẫn chứng như: Đọc nguyên văn bài phát biểu của Đức Tồng Giám Mục Hà Nội, đọc thư phản bác đài truyền hình VTV1, đài PT-TH Hà Nội…Ngài cũng cho biết Giáo xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn khẳng định hai mảnh đất trên là của Giáo Hội, thuộc về Giáo Hội, Giáo Hội có bằng chứng pháp lý đầy đủ.

Cha Quản xứ cũng đọc lời của Đức Giám Mục Giáo Phận mời gọi các thành phần cầu nguyện rằng: “xin mỗi cộng đoàn, giáo xứ, dòng tu, chủng viện dâng thêm nhiều hy sinh, cầu nguyện nhiều cho công bằng và sự thật lắm lúc đang bị chà đạp và bị xuyên tạc cách nặng nề”.

Kết thúc những tâm tình chia sẻ là bước vào phần thắp nến cầu nguyện. Khởi đầu bằng kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assidi, sau đó cả cộng đoàn đọc một kinh lạy Cha, kính mừng, sáng danh và thinh lặng ít phút trong tâm tình cầu nguyện. Tiếp theo là những bài thánh ca có nội dung dâng hoa, dâng nến được các ca viên cất lên. Trong khi đó mọi người tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ để dâng cho Mẹ những đoá hoa, cây nến và những tâm tình tha thiết mong Mẹ ban Hoà Bình và Công Lý cho quê hương đất nước.

Nhìn đoàn người nối đuôi nhau tiến lên dâng hoa, nến trước toà Mẹ lòng tôi cảm thấy xúc động nghẹn ngào. Tôi dùng những cảm xúc sốt sáng lúc đó để cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt được khoẻ mạnh và bình an, đặc biệt cho Ngài không mắc vào cảm bẩy của kẻ xấu. Tôi cũng cầu nguyện cho quí Cha DCCT và Giáo xứ Thái Hà, những anh chị em đang bị bắt bớ được Chúa luôn yên ủi giữ gìn. Tôi cũng cám ơn Chúa Mẹ, vì từ ngày có “Sự cố” ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ Hà Nội, cộng đoàn giáo dân giáo xứ Cồn Cả sốt sắng hẳn lên: các giờ kinh lễ có đông giáo dân tham dự hơn…vì họ ý thức được rằng những hy sinh và lời cầu nguyện của họ có thể phần nào giúp Giáo hội vượt qua được khó khăn và nhất là đền tạ những tội người ta đang xúc phạm đến ảnh tượng Mẹ nhân lành. Xin Chúa Mẹ tiếp tục đốt nóng lên trong lòng mọi người tín hữu những tâm tình sốt mến như vậy.
 
Một đời người - Một giấc mơ
Hoài Thu Nguyên
17:20 12/10/2008
Một đời người - Một giấc mơ

Con người được sinh ra và lớn lên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, giàu sang hay nghèo hèn, nông dân hay trí thức đều có những ước mơ và hoài bảo. Ước mơ và hoài bảo là nguồn động lực để đưa con người tiến đến thành công trên đường đời. Vì vậy, nó là điểm xuất phát cho sự phát triển của con người, cho một gia đình, cho xã hội và nhân loại.

Gia đình chúng tôi được xây dựng từ thành viên của hai gia đình nông dân chấc phác, thì niểm ước mơ đó lại càng mạnh mẽ và canh cánh từng ngày trong cuộc sống. Khi những đưa con chúng tôi bước vào đại học, thì niềm ước mơ đó lại một lần nữa bừng cháy trong trí tưởng tượng của chúng tôi, và đồng thời những lo âu cho con cái mình trước những tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng cũng không ít. Nền tảng đạo đức xã hội suy đồi kéo theo một chuỗi hệ lụy ngoài vòng kiểm soát của nhà nước, nhởn nhơ những vụ tai tiếng như nước tương có chất M3PD gì đó, hàng giã hàng thật, thực phẩm nhiễm hóa chất tràn lan, rồi “VeDan” và bao nhiêu chuyện tồi tệ lần lượt lộ diện. Một số cán bộ tha hóa trong bộ máy nhà nước đã đưa nước ta vào trong số những quốc gia tham những có hạng trên thế giới, một hệ thống luật pháp không đồng nhất và chồng chéo dẫn đến những vụ khiếu kiện kéo dài đến vài chục năm mà vẫn không được giải quyết thỏa đáng, những vụ kiện “Tòa xử thắng mà vẫn phải thua” liên tiếp xảy ra, nỗi cộm trong những năm gần đây là mấy cái vụ “Dân oan” về tranh chấp đất đai, trong đó cũng không thiếu những “gia đình cách mạng” là nạn nhân của cán bộ địa phương thoái hóa, tham ô cửa quyền bất chấp luật pháp, sự thật và lẻ phải, đạo lý và tình người.

Nhân vụ việc “Giáo xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ”. Khi tôi nghe và thấy Sự Thật được phô bày tại Thủ đô Hà Nội và những gì được truyền thông nhà nước đưa tin trên Đài truyền hình VTV và một số báo chí, thì quả thật niềm tin của tôi nơi nhà nước như không còn một chút gì đọng lại, quá thất vọng và tức giận!

_ Tức giận vì mình là một thứ dân nên tiếng nói mình chẳng ai nghe, bằng chứng là tiếng nói của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phát biểu trong một cuộc họp với chính quyền Thành phố Hà Nội được hai bên ghi âm rõ ràng, có cả ông Chủ tịch UBND Thành phố và các quan chưc cao cấp khác cùng tham dự, thế mà mà các vị cũng chẳng nghe, mà lại còn cắt xén lời nói, bóp méo sự thật để vu khống mạ lị, nhằm bôi nhọ uy tín Đức TGM.

_ Tức giận là vì các nhà trí thức, các học giả, các nhà khoa học, các giáo sư tiến sỹ, các Đại biểu Quốc hội ở đâu mà không thấy lên tiếng. Lên tiếng không phải để đả phá chế độ mà là góp ý, là xây dựng, lên tiếng là vì Công lý và Sự thật. Lên tiếng để cùng nhau nhìn nhận sự việc, để hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tháo gỡ những khó khăn do quá khứ để lại, để cùng nhau xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc, để cùng nhau xây dựng một đất nước hùng mạnh,

Tức giận mà chẳng biết nói với ai, tôi gọi con tôi lại mà nói với nó rằng:

_ Trong vụ Thái Hà đâu là sự thật, con có biết không?

Nó thưa:

_ Dạ con có nghe, lúc TV mới đưa tin bạn bè con đứa nào cũng phản ứng, nó nói cái ông TGM nào mà ăn nói kỳ vậy? Rồi nó lên án ổng.

_ Thế con có nói gì với nó không?

_ Dạ con làm thinh, một lúc sau con nói với nó, cậu có để ý là lúc TV chiếu cái đoạn ông TGM đứng nói, có chiếu qua một chút xíu khi ông ta nói chưa hết câu thì đài nó cắt mất, hãy để xem sao?

_ Hôm sau con online cho nó nghe trực tiếp nguyên bài phát biểu của Đức TGM, nghe rồi nó bục tức mà nói: “Vậy mà cái đài VTV nhà nước mình nó bố láo quá, hết tin nỗi!”

Tôi lại bảo nó:

_ Thế mấy hôm sau đài VTV đưa tin về những phản ứng của một số người dân, kể cả một vài giáo dân ở giáo xứ nào đó, con có theo dỏi không?

Tôi chưa kịp dứt lời thì nó liền nói:

_ Nghe làm chi cho mất thời giờ vô ích vậy bố, máy cái đài láo phét đó mà xem chi cho mỏi mắt, người ta có câu: “Một lần bất tín vạn lần thất tin”. Bố không nhớ sao?

Tôi gật đầu nhẹ giọng với nó:

_ Ừ được đấy, mình có ăn có học thì phải lấy cái trí mà nhận định sự việc.

_ Bô mẹ ít học đốt nát, một đời lam lủ lo cho các con ăn học nên người, vì vậy mà các con phải cố gắng học cho thành tài để mai sau khỏi khổ, và còn giúp ích cho đất nước nữa chú!

Rồi tôi nói tiếp:

_ Nếu sau nầy trời cho làm ông kia bà nọ với người ta thì bố mẹ cũng nở mày nỡ mặt lắm chứ! Nhưng mà phải nhớ giử cho được cái Đạo Lý cái Tình Người, phải lấy cái Lẻ phải mà sống ở đời, nếu mà các con không giữ được những cái việc ấy thì thà làm một người nông dân chân lấm tay bùn như bố mẹ mầy đây còn hơn!

Nó thưa tiếp:

_ Dạ con nghe, con nghe. Con sẽ không làm bố mẹ thất vọng đâu!

Tôi nói tiếp:

Bô nói thật với các con:

_ Học cao bằng cấp nầy bằng cấp kia, làm ông Tổng thống, làm bà Thủ tướng hay ông Chủ tịch nước thì quà là không dể, nhưng để được muôn dân kính trọng và yếu mến thì có Tài chưa đủ, mà phải lấy cái Đức làm gốc mới được, Con à!

_ Vì vậy mà bố mẹ luôn nhắc nhở các con một điều, là muốn làm gì thì làm nhưng phải LÀM NGƯỜI cho được thì mới nói chuyện làm ông kia bà nọ với người ta, còn không thì thôi!

_ Tóm lại, bố mẹ chỉ mong các con một điều duy nhất và cũng vô cùng cao quý nhất là:

Các con “HÃY HỌC LÀM NGƯỜI"

Ngày 12/10/2008
 
Vấn đề Công Bằng Xã Hội
Hạnh Nguyên
17:30 12/10/2008
Vấn đề Công Bằng Xã Hội

Nhân cuộc họp THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI đang diễn ra tại đền Thánh Phao Lô Ngoại Thành, tôi nhớ tới Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, cũng trong cuộc họpTHĐGMTG trước đây tại Roma, ngài có nói "Đã có nhiều Giám Mục tử đạo vì đức tin. Nhưng chưa có Giám Mục nào tử đạo vì công bằng xã hội".

Tôi lại biết cái chết oanh liệt của Đức Cha Oscar Romero, Tổng Giám Mục El Salvador. Ngài bị ám sát ngay trong Thánh Lễ sau một bài giảng chống bất công.

ĐứcTổng Ngô Quang Kiệt là người biến những suy tư, trăn trở của Đức cố TGM Nguyễn Kim Điền thành hành động.

Trong cuộc họp với các vị Lãnh Đạo UBNDTP Hà Nội, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã nói lên tiếng nói công lý, ngài can đảm nói lên sự thật, ngài đòi hỏi sự công bằng cho mọi người dân, không riêng gì người công giáo.

Ngài là một vị anh hùng cho một cuộc chiến đấu không cân sức giữa cái thiện và sự dối trá, để rồi ngài bị trả giá bằng sự vu khống bịp bợm, đê hèn, vô liêm sỉ.

Đức Tổng Kiệt không mất gì cả, ngài không đơn độc, ngài được sự ủng hộ của những người yêu công bằng và sự thật, được sự đồng thuận của các tôn giáo khác và được sự đồng hành của các tổ chức vì quyền con người trên thế giới.

Một đất nước có được Hòa Bình là một đất nước phải có Tự Do, Công Bằng Xã hội, và pháp luật phải được đặt lên hàng đầu.

Một người dân và một đảng viên cùng một tội như nhau, nhưng với người dân thì phải ở vài năm tù, còn đảng viên thì: họp nội bộ, kiểm điểm trách nhiệm và cảnh cáo, coi như xong...

Một người dám đứng lên để nói lên sự thật, lại bị trù dập...
Hai nhà báo nói lên sự thật, sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 14 và 15 tháng 10 này!
Như vậy thì Công lý, Công Bằng Xã hội ở đâu?

Một đất nước muốn có Hòa Bình thì người dân được quyền nói lên sự thật. Bởi vì sự thật là nền tảng của hòa bình.
Một đất Nước có tồn tại là phải hiện diện sự tự do của người dân
Một đất nước văn minh khi có người Lãnh Đạo biết soi rọi để tự kiểm bản thân, để rồi lắng nghe nguyện vọng của người dân, luôn luôn thấu hiểu.

Tháng vừa qua, tại vùng Châu Á, 3 vị Thủ Tướng đã phải từ chức, bởi vì sao?

Bởi vì dư luận gây sức ép buộc họ phải từ chức.
Đó là những đất nước mà người dân họ có quyền đòi hỏi công lý, công bằng xã hội.
Đó là những đất nước mà các nhà Lãnh Đạo ý thức được trách nhiệm phải từ chức khi không mang lại hiệu quả trong việc điều hành đất nước.

Những lời phát biểu của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là một bài học vở lòng dạy cho chính quyền UBNDTP Hà Nội cần phải nghiệm và học thuộc lòng, là Kim Chỉ Nam soi đường dẫn lối, để phục vụ nhân dân, phục vụ cho công bình xã hội tốt hơn.

Tôi vẫn tin rằng bài phát biểu của Đức TGM Ngô quang Kiệt có sự linh ứng của Chúa Thần. Bởi vì trước và sau đó, Chúa Thánh Thần vẫn liên tục hiện diện trong những lần thắp nến cầu nguyện tại Hà Nội, tại Sai Gon, tại Uc, tại Pháp, tại Hoa Kỳ...
 
Thông Báo
Gx St Mark Inala Úc Châu mời Tham Dự Thắp Nến Nguyện Cầu Công Lý và Hòa Bình
BTC Gx St Mark Inala Úc Châu
17:59 12/10/2008
 
Phân Ưu: Ông Thomas Nguyễn Văn Thoan đã qua đời tại Melbourne, Australia
Liên Hiệp Truyền Thông CGVN
20:04 12/10/2008

PHÂN ƯU:


Được tin

Ông Thomas Nguyễn Văn Thoan


(bào huynh của Anh Nguyễn Long Thao, Ban Biên Tập VietCatholic)
qua đời ngày 6.10.2008 tại Melbourne, Australia.
Hưởng thọ 71 tuổi.
Thánh lễ an táng được cử hành vào ngày thứ Hai 13.10.2008
tại Melbourne, Australia.

Gia đình Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam, Hệ thống VietCatholic
xin thành kính chia buồn với gia đình bà quả phụ Nguyễn Văn Thoan
gia đình Anh Chị Nguyễn Long Thao.

Nguyện xin Thiên Chúa là Cha toàn năng đón nhận linh hồn Thomas
vào Nước Hằng Sống là Thiên Đàng, quê hương vĩnh cửu của những người tin vào Chúa.

Thành kính phân ưu:
  • Đức ông Nguyễn văn Tài (Giám đốc Radio Veritas Asia – Chân Lý Á châu)
  • LM Nguyễn Đức Việt Châu (Báo Dân Chúa Mỹ châu)
  • LM Bùi Thượng Lưu (Báo Dân Chúa Âu châu),
  • LM Nguyễn Hữu Quảng (Báo Dân Chúa Úc châu)
  • LM Trương Văn Phúc (Website Truyền giáo Á Châu)
  • LM Trần Cao Tường (Website Dũng Lạc)
  • LM Trần Công Nghị (VietCatholic Network)
  • và Toàn Ban Điều Hành và Ban Biên Tập VietCatholic
 
Tin Đáng Chú Ý
Đài Loan cấm nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam
Trọng Nghĩa (RFI)
11:29 12/10/2008
Đài Loan cấm nhập khẩu trái thanh long của Việt Nam

Trái Thanh Long của Việt Nam
Theo tin báo chí Đài Bắc, Văn phòng an toàn thực phẩm của cơ quan y tế Đài Loan hôm thứ năm 09/10/08 đã phát hiện chất prochloraz trong khoảng 2000 thùng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam. Cho dù chất prochloraz với tỷ lệ thấp được xét ít tác hại khi cho chuột ăn trong phòng thí nghiệm, nhưng theo quy định của ngành Y tế Đài Loan, trái thanh long không được có dấu vết nào của hoá chất diệt sâu đó.

Vì vậy ngành Y tế Đài Loan ngày 11/10/08 đã ra lệnh thu hồi toàn bộ lô trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, trong số gần 2000 thùng đã nhập, nhà chức trách chỉ tịch thu được 32 thùng, số còn lại đã được tung ra thị trường trước khi có kết quả xét nghiệm.

Xin nhắc lại là trong thời gian gần đây, thanh long là mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam rất được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu, nơi loại trái cây này từng chiếm được 40 % cách nay vài năm, theo số liệu của Việt Nam. Tương tự như rau quả, trái cây, thực phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam, vấn đề đặt ra là bảo đảm cho các sản phẩm này không bị nhiễm các loại hoá chất độc hại, đặc biệt trong bối cảnh vụ tai tiếng sữa nhiễm độc tại Trung Quốc đang lan rộng.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News