Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/10: Cái chết của các tiên tri. Suy Niệm: Linh mục Phaolô Nguyễn Xuân Đường, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:02 13/10/2021
PHÚC ÂM: Lc 11, 47-54
“Sẽ bị đòi nợ máu của các tiên tri đã đổ ra, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa phán: “Khốn cho các ngươi! Hỡi những người xây cất mồ mả các tiên tri, mà tổ phụ các ngươi đã giết chết. Thật, các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các vị tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ. Bởi đó mà sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã nói: Ta sẽ sai đến với chúng các tiên tri và các tông đồ, trong số các vị đó, người thì chúng giết đi, người thì chúng bách hại, khiến cho dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu của tất cả các tiên tri đã đổ ra từ lúc tạo thành vũ trụ, kể từ máu của Abel cho đến máu của Giacaria, người đã bị sát hại giữa bàn thờ và thánh điện. Phải, Ta bảo các ngươi, dòng giống này sẽ bị đòi nợ máu. Khốn cho các ngươi! Hỡi những tiến sĩ luật, vì các ngươi cất giữ chìa khoá sự hiểu biết. Chính các ngươi đã không được vào, mà những người muốn vào, các ngươi đã ngăn cản họ lại”. Khi người phán bảo cùng các biệt phái và tiến sĩ luật những lời đó, thì họ bắt đầu oán ghét Người một cách ghê gớm, và chất vấn Người về nhiều vấn đề, cố gài bẫy Người để may ra bắt bẻ được lời gì do miệng Người thốt ra chăng.
Ðó là lời Chúa.
Hiệp thông với Đền thánh Đức Mẹ Fatima cầu cho Sàigòn và quê hương Việt Nam xin ơn bình an
Giáo Hội Năm Châu
02:06 13/10/2021
Chuyện Hai Anh Em Nhà Dêbêđê
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
05:20 13/10/2021
CN 29 B
Chuyện Hai Anh Em Nhà Dêbêđê
Hôm 7/10/2021, Thủ Tướng gửi công điện hoả tốc yêu cầu các tỉnh thành hợp tác tạo điều kiện cho những ai muốn có thể trở về quê an toàn, bình an trong mùa dịch này! Xem các hình ảnh, clip người dân chở nhau về quê trên những chiếc xe hai bánh, có khi còn là xe đạp hay đi bộ nữa, với quãng đường hàng trăm, có khi hàng ngàn cây số, mà thương dân mình quá! Và tôi ngạc nhiên: tại sao tình hình như vậy mà các vị lãnh đạo phải chờ đến thủ tướng ra lệnh mới làm. Làm lãnh đạo phải dự đoán được làn sóng dân trở về quê lần này, vì trước đó ít lâu đã có lần dân muốn về quê mà không được phép, nên lần này phải chuẩn bị cho việc này chứ, tại sao lại chặn dân lại như vậy?!
Ngoài tài năng, còn cần đến tấm lòng nữa mới làm lãnh đạo được! Mà phần tấm lòng này lại rất cần, nếu không, tài năng kia chỉ được sử dụng nhằm tìm lợi ích cá nhân, phe nhóm thôi!
Ngày 11.10, Giáo hội mừng lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan 23, tôi nhớ ngay đến tên mà người ta đặt cho ngài “người cha tốt bụng” (buon papa). Ngài là con người rất bình dị và gần gũi với người bình dân, ngay cả khi là giám mục, Hồng Y và giáo hoàng nữa! Tấm lòng mục tử khiến ngài trở nên liều lĩnh, dấn thân giải quyết những vấn đề khó khăn của Giáo Hội khi làm sứ thần, nhất là liều lĩnh khi mở công đồng Vaticanô II, đưa đến những chuyển biến vô cùng quan trọng cho Giáo Hội trong cách hiện diện và trong sứ mạng với trần thế. Sự liều lĩnh này khởi đi từ cảm nhận của người cha tốt bụng: không muốn Giáo Hội sống trong sự đối đầu với xã hội trần thế! ( Lm Giuse Nguyễn Trọng Sơn, suy niệm Lễ Thánh Giáo Hoàng Gioan 23, ngày 11.10.)
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy bài học “làm lớn”, “làm đầu” cho các Tông Đồ: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người”. Đây là nẻo đường duy nhất đưa tới uy tín và sự cao cả thật sự. Phục vụ là tiêu chuẩn giúp đánh giá sự cao cả và thành công đích thực. Ai là người tôi tớ của mọi người, ai phục vụ nhằm mưu ích cho kẻ khác, với trọn tâm hồn, với tất cả sức lực, người ấy thật sự là người đứng đầu mọi người.
Đọc kỹ câu chuyện Tin Mừng, ta thấy hai anh em nhà Dêbêdê có vẻ như thấy mình được “cưng” cách riêng nên dám đến nói nhỏ với Đức Giêsu, và xin Người “ừ” trước rồi mới nói ra điều mình xin: “Thưa Thầy, chúng con xin Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây”. Người cũng có vẻ gật đầu trước: “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?”. Họ nói rõ điều họ muốn. Có vẻ như họ nghĩ phen này lên Giêrusalem là Thầy lên làm vua đây. Đến phiên Đức Giêsu cũng đòi họ “vâng” trước: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nỗi chén Thầy sắp uống không, hay chịu được Phép Rửa mà Thầy sắp chịu không?”. Các ông không biết mình xin gì và cũng chẳng hiểu “chén Thầy sắp uống”, “Phép Rửa Thầy sắp chịu” là gì, nhưng hiểu rằng hễ chịu điều kiện ấy thì sẽ được như ý, nên trả lời ngay: “Thưa được”. Điều kiện thì Người cho ngay: “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu”. Còn điều họ xin thì sao?. “Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được”.
Thế là hai anh em chưng hửng! Nhưng không hiểu sao mười ông kia cũng biết chuyện hai anh em “đi cửa hậu” và phản ứng: “Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. Sự hục hặc giữa các ông làm sao qua mắt Đức Giêsu được. Người dùng dịp này dạy dỗ các ông: Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người". Vẫn là chuyện các ông tranh dành địa vị với nhau. Lần trước thì Người đem một em bé làm mẫu. Lần này Người phân biệt cung cách của các môn đệ với cung cách của người đời. Môn đệ thì phải theo gương Thầy chứ đừng theo kiểu người đời. (Lm Giuse Nguyễn Công Đoan, Tĩnh tâm với sách Tin Mừng Maccô.)
Rõ ràng, sự ganh đua quyền thế gay gắt đến nỗi làm các môn đệ từ một “Nhóm Mười Hai” lại chia thành phe cánh: “mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó”. Họ ganh tỵ, xét cho cùng, họ cũng đầy cao vọng. Họ cũng cao vọng bằng hai anh em nhưng họ không đủ can đảm để xin như anh em nhà Dêbêdê. Như một bậc thầy cao thượng và một nhà giáo dục khôn ngoan, Đức Giêsu vẫn bình tâm. Người đón nhận sự im lặng vô tâm của Nhóm Mười Hai. Người ân cần lắng nghe lời thỉnh cầu. Người cho họ biết rằng, những chỗ danh dự trên trời không dành cho những kẻ bè phái, nịnh hót, xin xỏ, nhưng dành cho những người xứng đáng. Người thẳng thắn đặt anh em nhà Dêbêdê trực diện với vấn đề và trực tiếp chất vấn các ông: “Các con không biết các con xin gì! Các con có uống nỗi chén Thầy sắp uống không?”. Người đưa ra xác quyết nhưng lại mở ngỏ cho lời đáp trả bằng cách ‘kéo Chúa Cha vào cuộc’: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được”.Và nhất là, Người qui tụ các môn đệ trở lại vào nhóm, bên cạnh Người để có những lời rỉ tai, những lời của con tim thổ lộ với con tim: “Anh em biết… Giữa anh em thì không được như vậy…”. Chúa Giêsu dạy các ông lối hành xử của Người: muốn làm lớn thì phải làm tôi tớ phục vụ mọi người. Chọn con đường cứu chuộc bằng thập giá, Người đã muốn sống tinh thần phục vụ.
Chúa Giêsu thanh luyện các môn đệ không chỉ bằng thái độ và lời nói, mà còn bằng chính đời sống gương sáng của Người. Sự đối lập giữa “làm đầy tớ” và “làm đầu” đòi hỏi một sự hoán cải trọn vẹn. Các môn đệ muốn làm đầu, Chúa Giêsu bảo: muốn làm đầu phải làm tôi tớ phục vụ mọi người. Đây là việc phục vụ của người hiến dâng bản thân, luôn quan tâm đến tha nhân vì yêu thương.
“Ai muốn làm lớn”, “Ai muốn làm đầu”, Chúa Giêsu không nói: “Ai được đặt làm lớn; ai được đặt làm đầu”, nhưng nói đến ý muốn, và ý muốn này đang có nơi các môn đệ và cũng đang có nơi tất cả chúng ta. Chính Chúa đã nói ý muốn của mình: “Con Người đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Tác giả thư Do Thái triển khai việc làm đầy tớ qua hình ảnh vị Thượng Tế biết “cảm thương” nỗi yếu hèn của nhân loại (x.Dt 4,13). Ngôn sứ Isaia lại tiên báo việc làm đầy tớ bằng hình ảnh người tôi tớ trung thành chịu đau khổ để gánh lấy hậu quả tội lỗi con người (x.Is 53,10-11).Vì thế, phục vụ và hiến dâng cũng phải là lẽ sống của người môn đệ. Phục vụ và hiến dâng cũng phải là lẽ sống của những ai theo chân Chúa. Phục vụ là giúp đỡ, là làm đầy tớ, là bạn đồng hành chăm lo người khác và quan tâm đến những nhu cầu thiết thực của họ.Trong gia đình, ông bà cha mẹ phục vụ con cháu, anh chị em phục vụ lẫn nhau, con cháu phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Ngoài xã hội, mỗi người là một thành phần đóng góp công sức phục vụ nhân quần xã hội. Trong Hội thánh, trong cộng đoàn lớn nhỏ, mỗi người là một chi thể sống và làm việc vì lợi ích cho tập thể.Vậy thì ai cũng là một người phục vụ. Nhưng để trở thành người phục vụ tốt, gương mẫu, xứng đáng cần hội đủ một số đức tính căn bản như khiêm tốn, quảng đại, tế nhị, tận tâm và hy sinh quên mình.
Lịch sử cho thấy rằng những người “làm đầu” ngoài xã hội cũng như trong giáo hội, nếu xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn hay đã từng kinh qua nhiều gian khổ thì thường dễ “làm đầy tớ” cách thực sự và đúng nghĩa hơn. Quả thật, để thực sự làm đầy tớ, tiên vàn cần phải có sự đồng cảm, đồng thân, chung phận một cách nào đó. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta khi “vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế…” (Pl 2,6-11).
Xã hội có ngày càng công bằng, văn minh, thịnh vượng hay không, Giáo hội có ngày càng tinh tuyền, thánh thiện hay không, chắc hẳn phụ thuộc rất nhiều vào việc những người đứng đầu có thực sự sống tôn chỉ “làm đầy tớ nhân dân”, “làm tôi tớ của đàn chiên” hay không. Mong sao tôn chỉ ấy không dừng lại ở khẩu hiệu hay ở các bài phát biểu hùng hồn, nhưng được hiện thực hóa bằng việc làm và thái độ sống của những người làm đầu. Ngoài việc các đầy tớ phải hiến dâng mạng sống vì chủ, thì có thể nói một trong những tiêu chí để thẩm định các vai vế chủ - tớ có chính hiệu không, thì hãy xem các ông chủ tức là người dân, các con chiên, có được phép và được quyền mạnh dạn mở miệng nói lên suy nghĩ, nhận định của mình hay trình bày các nhu cầu chính đáng của mình trước các vị “đầy tớ” hay không, và dĩ nhiên không thể thiếu sự chân thành lắng nghe của các vị này. (Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa, suy niệm Chúa nhật 29 TN B: Làm đầy tớ.)
Chúng ta theo Chúa, chỉ mong được ban một chỗ thật gần bên Chúa. Bên phải bên trái là sát bên Thầy. Mà Chúa đồng hóa mình với người tôi tớ, người bé nhỏ, người hèn mọn, cho nên càng là người tôi tớ, càng phục vụ, càng được ở gần Thầy.
Mẹ thánh Têrêxa Calcutta đã nói: “Hoa quả của đức tin là tình yêu, hoa quả của tình yêu là phục vụ và hoa quả của phục vụ là bình an”. Một tình yêu đích thực sẽ luôn làm nảy sinh sức sống mãnh liệt giúp cho việc phục vụ đạt tới cùng đích cuối cùng.
Gánh nặng không thể vác
Lm. Minh Anh
05:35 13/10/2021
GÁNH NẶNG KHÔNG THỂ VÁC
“Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu anh em nhà Grimms cho chúng ta một câu chuyện thú vị về những gánh nặng đi theo năm tháng của con người, thì qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một gánh nặng khác, gánh lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà con người có thể chất lên nhau. Một luật sĩ, tưởng mình là vô tội; ngờ đâu, Ngài tiết lộ cho ông một sự thật không mấy mong đợi, “Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
“Luật sĩ” Chúa Giêsu đề cập hôm nay không phải là ‘luật sư’ như thuật ngữ chúng ta thường dùng, những người có chuyên môn về các loại luật dân sự. Thời Chúa Giêsu, “luật sĩ” là các chuyên gia về luật tôn giáo, luật Thiên Chúa như được tìm thấy trong Thánh Kinh và trong truyền khẩu giải thích các luật đó. Người ta thích ví các “luật sĩ” xưa với các nhà thần học ngày nay, những người giải thích truyền thống Kitô giáo cho thời điểm hiện tại. Chúa Giêsu cáo buộc các luật sĩ thời Ngài về việc họ tuỳ tiện giải thích luật Thiên Chúa, ý muốn của Ngài, theo cách áp đặt những ‘gánh nặng không thể vác’, và cũng không cần thiết.
Với những cách giải thích, thêm thắt, cắt xén của các luật sĩ… lề luật, thay vì là đường dẫn đến tự do, đã thành lối dẫn đến lỗi phạm; một gánh nặng đối với con người vốn đã có quá nhiều gánh nặng. ‘Thay vì giải thoát, nó trói buộc’; ‘thay vì yêu thương, nó lên án’; ‘thay vì cứu sống, nó giết chết’. Đau đớn thay, chính bản thân Chúa Giêsu cũng bị luật của loài người giết chết! Vì thế, khi nói, “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai mang gánh nặng nề, Tôi sẽ bổ sức cho!”, Chúa Giêsu trước hết, nghĩ ngay đến lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà giới kinh sư biệt phái áp đặt lên con người. Trước sai lầm nghiêm trọng đó, Ngài không ngần ngại khiển trách họ nhiều lần, “Khốn cho các ngươi!”, “Khốn cho các ngươi!”; thế nhưng, đó là những lời đầy yêu thương khi Ngài chỉ muốn khuyến cáo tâm hồn họ, hãy tìm về cốt lõi của lề luật là yêu thương.
Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô nói, “Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả”; Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình, “Lạy Chúa, Ngài theo tội phúc mà thưởng phạt mỗi người!”. Vì thế, chính Thiên Chúa sẽ xét xử những người cầm cân nẩy mực này nặng hơn, nghiêm khắc hơn. Và qua đó, rõ ràng, Chúa Giêsu đang đối chiếu sự dạy dỗ của các luật sĩ với sự dạy dỗ của chính Ngài.
Ngài đến loan báo một Tin Mừng ban niềm vui, sự tươi mới và sức sống của Thánh Thần. Ngài nói về mình như một chàng rể, những ai theo Ngài là khách dự tiệc cưới; Ngài loan báo triều đại Thiên Chúa, một triều đại yêu thương, tìm kiếm, chữa lành, băng bó, ăn mừng. Ngài đến, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, người nghèo được loan báo Tin Vui, kẻ bị giam cầm biết họ được tha. Vì thế, nếu niềm tin vào Ngài trở thành gánh nặng, và không có gì khác ngoài các luật lệ, vốn trở thành những ‘gánh nặng không thể vác’… thì cách nào đó, nó đã đánh mất bản chất. Lời mời gọi đi theo Chúa Giêsu có thể đòi hỏi theo cách mà tình yêu đòi hỏi. Đường theo Ngài có thể là thập giá; nhưng luôn hứa hẹn một niềm vui và bình an mà thế giới không thể ban tặng.
Anh Chị em,
“Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta giúp nhau mang gánh nặng; và đừng trở nên gánh nặng cho nhau. Tin Mừng thực sự đòi hỏi, mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội Thánh thực sự đòi hỏi, nhưng là những đòi hỏi của tình yêu từ một Đấng đã sống, đã chết và đã sống lại cho chúng ta. Ngài là Đấng muốn chúng ta sống trọn vẹn, xứng phẩm giá con cái Thiên Chúa; và Ngài cũng là Đấng sẵn sàng ban ân sủng Thánh Thần để chúng ta được tự do thờ phượng, tự do yêu thương và tự do phục vụ như Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết khắt khe với chính mình; quảng đại với anh em. Đừng để con lạm dụng uy tín, quyền lực để chất thêm những ‘gánh nặng không thể vác’ cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
Chuyện kể rằng, ban đầu, Chúa Trời định 30 năm, là thời gian lý tưởng cho tất cả các động vật, kể cả loài người. Tuy nhiên, lừa, chó và khỉ cho rằng, dài quá! Chúng xin giảm lại còn 18, 12 và 10. Loài người tham lam, xin thêm 40 năm thừa. Chúa đồng ý, cho nó sống đến 70 năm! 30 năm đầu là của riêng nó, chúng trôi qua nhanh chóng; 18 năm kế tiếp là “những năm lừa”, thời gian này, nó phải vác vô vàn gánh nặng trên lưng; kế đến là 12 “năm chó”, nó làm thì ít nhưng lo thì nhiều; cuối cùng là “10 năm khỉ”, nó phát triển kỳ lạ và làm nhiều điều khiến trẻ em nhạo cười!
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu anh em nhà Grimms cho chúng ta một câu chuyện thú vị về những gánh nặng đi theo năm tháng của con người, thì qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một gánh nặng khác, gánh lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà con người có thể chất lên nhau. Một luật sĩ, tưởng mình là vô tội; ngờ đâu, Ngài tiết lộ cho ông một sự thật không mấy mong đợi, “Khốn cho các ngươi nữa! Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”.
“Luật sĩ” Chúa Giêsu đề cập hôm nay không phải là ‘luật sư’ như thuật ngữ chúng ta thường dùng, những người có chuyên môn về các loại luật dân sự. Thời Chúa Giêsu, “luật sĩ” là các chuyên gia về luật tôn giáo, luật Thiên Chúa như được tìm thấy trong Thánh Kinh và trong truyền khẩu giải thích các luật đó. Người ta thích ví các “luật sĩ” xưa với các nhà thần học ngày nay, những người giải thích truyền thống Kitô giáo cho thời điểm hiện tại. Chúa Giêsu cáo buộc các luật sĩ thời Ngài về việc họ tuỳ tiện giải thích luật Thiên Chúa, ý muốn của Ngài, theo cách áp đặt những ‘gánh nặng không thể vác’, và cũng không cần thiết.
Với những cách giải thích, thêm thắt, cắt xén của các luật sĩ… lề luật, thay vì là đường dẫn đến tự do, đã thành lối dẫn đến lỗi phạm; một gánh nặng đối với con người vốn đã có quá nhiều gánh nặng. ‘Thay vì giải thoát, nó trói buộc’; ‘thay vì yêu thương, nó lên án’; ‘thay vì cứu sống, nó giết chết’. Đau đớn thay, chính bản thân Chúa Giêsu cũng bị luật của loài người giết chết! Vì thế, khi nói, “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai mang gánh nặng nề, Tôi sẽ bổ sức cho!”, Chúa Giêsu trước hết, nghĩ ngay đến lề luật, một ‘gánh nặng không thể vác’ mà giới kinh sư biệt phái áp đặt lên con người. Trước sai lầm nghiêm trọng đó, Ngài không ngần ngại khiển trách họ nhiều lần, “Khốn cho các ngươi!”, “Khốn cho các ngươi!”; thế nhưng, đó là những lời đầy yêu thương khi Ngài chỉ muốn khuyến cáo tâm hồn họ, hãy tìm về cốt lõi của lề luật là yêu thương.
Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô nói, “Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả”; Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình, “Lạy Chúa, Ngài theo tội phúc mà thưởng phạt mỗi người!”. Vì thế, chính Thiên Chúa sẽ xét xử những người cầm cân nẩy mực này nặng hơn, nghiêm khắc hơn. Và qua đó, rõ ràng, Chúa Giêsu đang đối chiếu sự dạy dỗ của các luật sĩ với sự dạy dỗ của chính Ngài.
Ngài đến loan báo một Tin Mừng ban niềm vui, sự tươi mới và sức sống của Thánh Thần. Ngài nói về mình như một chàng rể, những ai theo Ngài là khách dự tiệc cưới; Ngài loan báo triều đại Thiên Chúa, một triều đại yêu thương, tìm kiếm, chữa lành, băng bó, ăn mừng. Ngài đến, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa, người nghèo được loan báo Tin Vui, kẻ bị giam cầm biết họ được tha. Vì thế, nếu niềm tin vào Ngài trở thành gánh nặng, và không có gì khác ngoài các luật lệ, vốn trở thành những ‘gánh nặng không thể vác’… thì cách nào đó, nó đã đánh mất bản chất. Lời mời gọi đi theo Chúa Giêsu có thể đòi hỏi theo cách mà tình yêu đòi hỏi. Đường theo Ngài có thể là thập giá; nhưng luôn hứa hẹn một niềm vui và bình an mà thế giới không thể ban tặng.
Anh Chị em,
“Các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể vác!”. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta giúp nhau mang gánh nặng; và đừng trở nên gánh nặng cho nhau. Tin Mừng thực sự đòi hỏi, mười điều răn Đức Chúa Trời, sáu điều răn Hội Thánh thực sự đòi hỏi, nhưng là những đòi hỏi của tình yêu từ một Đấng đã sống, đã chết và đã sống lại cho chúng ta. Ngài là Đấng muốn chúng ta sống trọn vẹn, xứng phẩm giá con cái Thiên Chúa; và Ngài cũng là Đấng sẵn sàng ban ân sủng Thánh Thần để chúng ta được tự do thờ phượng, tự do yêu thương và tự do phục vụ như Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết khắt khe với chính mình; quảng đại với anh em. Đừng để con lạm dụng uy tín, quyền lực để chất thêm những ‘gánh nặng không thể vác’ cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay
Lm. Đan Vinh
05:48 13/10/2021
CN 29 TN B
LỄ TRUYỀN GIÁO
Xh 22,20-26; 1 Tx 1,5c-10; Mc 16,15-20
THI HÀNH SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 16,15-20
(15) Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi lòai thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ. Còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. (17) Đây là những dấu lạ sẽ di theo những ai có lòng tin: Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhầm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe. (19) Nói xong Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn các Tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng họat động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
2. Ý CHÍNH:
Trước khi về trời, Đức Giê-su đã truyền cho các môn đệ tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời khắp thế gian. ai tin và chịu phép rửa thì sẽ nên dưỡng tử của Thiên Chúa và được hưởng ơn cứu độ. Còn kẻ không tin là đã tự loại mình ra khỏi Nước Trời và sẽ bị kết án. Cuối cùng Đức Giê-su còn hứa ban cho các ông quyền làm nhiều phép lạ. Các môn đệ đã vâng lời Thầy đi khắp nơi loan báo Tin Mừng.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15-16: + Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ: Trong thời gian 3 năm rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su chỉ được sai đến cùng các con chiên lạc của nhà Ít-ra-en. nhưng sau khi phục sinh, Người đã trao cho các Tông đồ sứ mạng truyền giáo phổ quát là đến với muôn dân + Loan báo Tin Mừng: theo Hy ngữ, Tin Mừng ( Euaggelion) là một “Tin Vui, Tin Mừng”. Có thể hiểu Tin Mừng Đức Giê-su theo hai nghĩa: Một là chính “Tin Mừng được Đức Giê-su công bố”. Hai là “Tin Mừng về Đức Giê-su”, Đấng ban ơn cứu độ nhờ mầu nhiệm chết và sống lại của Người. + cho mọi loài thọ tạo: Nghĩa là mọi dân mọi nước (x. Mt 28,19). + Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ: Tin là mở lòng đón nhận Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. Chịu phép rửa là nhận ơn tha tội và ơn tái sinh để nên người mới, nên dưỡng tử của Thiên Chúa để được sống đời đời.+ còn ai không tin thì sẽ bị kết án: Thực ra, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ (x Ga 3,17). Còn những kẻ không tin thì đã bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Họ giống như cành nho bị tách lìa khỏi thân cây là Đức Giê-su, nên sẽ bị khô héo và bị quăng vào lửa đời đời (x. Ga 15,5-6). + Riêng những người không tin Đức Giê-su nhưng không phải do lỗi của họ thì có được Chúa ban ơn cứu độ không?: Những ai tuy không biết Đức Ki-tô, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành, thì Chúa sẽ lo liệu cho họ có đủ phương tiện cần thiết để được rỗi linh hồn. Chỉ những kẻ cố tình làm tay sai cho ma quỷ, ra tay làm điều gian ác và không chịu hồi tâm sám hối thì chắc sẽ bị sa vào hỏa ngục. Vì hỏa ngục được lập ra “dành cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25,41).
- C 17-18: + Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: Ngay trong thời gian giảng đạo, khi sai các Tông đồ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông quyền trên các thần ô uế để các ông xua trừ chúng và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân (x. Mt 10,1-5). Giờ đây trước khi về trời, Đức Giê-su lại trao quyền làm các dấu lạ cho các ông. + Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe: Khi viết Tin Mừng (khoảng năm 65), thánh Mác-cô đã nghe biết các phép lạ do các Tông đồ thực hiện. Chẳng hạn: vào lễ Ngũ Tuần, các ông đã được đầy ơn Thánh Thần, bắt đầu nói các thứ tiếng khác lạ (x. Cv 2,4). Thánh Thần cũng ngự xuống trên gia đình Co-nê-li-ô và cho họ nói các thứ tiếng lạ (x. Cv 10,44-46). Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân nhờ bàn tay của các Tông đồ (x. Cv 5,12). Ông Phê-rô đặt tay trên bệnh nhân hoặc chỉ cần bóng của ông phớt qua đã đủ để họ được lành bệnh, và thần ô uế cũng phải xuất ra (x. Cv 5,15-16). còn Tông đồ Phao-lô thì chữa lành một người bị bại chân tại Ly-tra (x. Cv 14,8-10); Tại đảo Man-ta, Phao-lô đã bị rắn độc bám vào tay mà không hề hấn gì (x. Cv 28,1-6); Ông cũng đã cầu nguyện và đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân (x. Cv 28,8-9); Ngay cả chiếc áo ông mặc qua cũng có năng lực làm cho cơn bệnh biến đi và tà thần phải xuất ra (x. Cv 19,11; 20,9-12).
- C 19-20: + Chúa Giê-su được rước lên trời: Như Ê-li-a thời Cựu Ước đã “lên trời trong cơn gió lốc”(2 V 2,11), thì thân xác Đức Giê-su cũng được rước lên trời trên các tầng mây, và từ nay Người không còn lệ thuộc vào không gian thời gian như khi còn sống nữa. + và ngự bên hữu Thiên Chúa: Đức Giê-su đã được Chúa Cha tôn vinh, được vào trong vinh quang của Chúa Cha, với quyền cai trị vũ trụ (x. Mt 28,18; Ep 1,21-22). + ra đi rao giảng khắp nơi: các Tông đồ đã vâng lời Chúa Giê-su, đi rao giảng Tin mừng, làm chứng cho Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất (x. Cv 1,8). + có Chúa cùng hoạt động với các ông...: Từ đây, Chúa Ki-tô sẽ luôn hiện diện trong Hội thánh (x Mt 28,20). Người ban Thánh Thần để Hội thánh tha tội cho người ta như Người đã làm (x Ga 20,21-22). Người cũng hứa ban cho Hội thánh làm được những việc lớn lao hơn Người nữa, đó là đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc với quyền năng Thánh Thần giúp sức (x Ga 14,12).
4. CÂU HỎI:
1) Mầu nhiệm Phục sinh có tầm quan trọng thế nào đối với sứ mệnh được sai đi? Các Tông đồ được Đức Giê-su sai đến với những ai?
2) Tin Mừng Đức Giê-su có những ý nghĩa nào?
3) Phải có những điều kiện nào để được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su?
4) Những ai chắc chắn sẽ bị sa vào hỏa ngục? Những người chưa có đức Tin, nhưng theo lương tâm ăn ở ngay lành có được hưởng ơn cứu độ không?
5) Trong thời gian giảng đạo, khi sai môn đệ đi thực tập truyền giáo, Đức Giê-su đã ban cho các ông những quyền gì?
6) Trước khi về trời, Đức Giê-su trao sứ mệnh loan Tin mừng cho các Tông đồ kèm theo những dấu lạ nào?
7) Lời Chúa phán về các dấu lạ kèm theo Lời rao giảng của các Tông đồ đã ứng nghiệm như thế nào trong thời Giáo Hội sơ khai?
8) Thời Cựu Ước, Ngôn sứ nào được rước lên trời? Thời Tân Ước hai nhân vật nào cũng được lên trời? Chúa Giê-su thăng thiên khác với việc mông triệu của Đức MA-RI-A thế nào?
9) Người lương dân luôn ăn ngay ở lành mà chết, có được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su không?
10) So sánh Lời Chúa Giê-su truyền cho các Tông đồ trước khi lên trời là “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ...”(x Mt 28,19) và “Hãy nên chứng nhân của Thầy...” (x Cv 1,8) giống và khác nhau thế nào?
11) Sau khi lên trời, Chúa Giê-su còn hiện diện trong Hội thánh nữa không?
12) Từ đây, Chúa Thánh Thần được ban cho Hội thánh để làm gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỐI SỐNG PHẢN CHỨNG LÀ RÀO CẢN NGƯỜI LƯƠNG ĐẾN VỚI CHÚA:
Ngày nọ một người Tin lành bước vào một nhà thờ Công Giáo tìm hiểu cụ thể về đạo. Rủi thay, hôm đó ông chứng kiến cảnh tượng không mấy tốt đẹp: Một số người dự lễ thiếu nghiêm túc, nói chuyện với nhau và nhìn ngó loanh quanh. Ông ta cảm thấy bất bình và sau đó đã từ chối theo đạo với lý do: “Các người Công Giáo không tin ở thánh lễ. Họ không tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giê-su Thánh Thể thì làm sao tôi có thể tin được”.
Câu chuyện trên đây cho thấy: Nhiều khi những việc làm, lời nói vô tình hay cố ý của người tín hữu chúng ta đã thành rào cản, ngăn người khác đến với Chúa và Giáo hội.
2) VIÊN NHẠC SĨ VÀ CHIẾC VĨ CẦM QUÍ GIÁ:
PHÍT KÂY-DƠ-LÊ (fritz kreisler) (1875-1962) là một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã tạo được một tài sản đồ sộ nhờ các buổi hòa nhạc và soạn nhạc, nhưng lại hào phóng cho đi gần hết những của cải kiếm được. Do đó, trong một chuyến đi lưu diễn, ông phát hiện ra một cây vĩ cầm rất đẹp và âm thanh của nó nghe thật tuyệt vời, nhưng ông lại không có đủ tiền để mua ngay. Sau một thời gian để dành, khi ông mang tiền đến mua thì cây vĩ cầm kia đã được bán cho một nhà sưu tầm nhạc cụ. Phít theo địa chỉ tìm đến chủ nhân mới của cây vĩ cầm để xin được mua lại. Nhà sưu tầm lúc đầu không muốn bán, vì theo ông ta cây đàn này là một bảo vật quí giá. Phít cảm thấy chán nản thất vọng. Tuy nhiên trước khi ra về, ông nảy ra sáng kiến và nói với người chủ mới của cây đàn như sau: “Tôi xin phép được chơi một bài trước khi cây đàn này bị rơi vào cỏi thinh lặng”. Được chủ nhân đồng ý, viên nhạc sĩ tài ba này đã làm cho ông chủ cây đàn vô cùng xúc động khi nghe được tiếng đàn du dương réo rắt của nó qua bàn tay tài hoa của nhạc sĩ, đến nỗi ông ta đã phải thốt lên: “Này Kây-dơ-lê ơi! Tôi không có quyền giữ cây đàn này. Nó thuộc về ông. Ông hãy đem nó đi khắp thế giới, để thiên hạ được thưởng thức âm thanh tuyệt vời của nó”.
Loan báo Tin Mừng là sứ vụ được Chúa Giê-su trước khi lên trời trao cho Hội Thánh, trong đó bao gồm các vị chủ chăn và mọi người tín hữu. Khi đã có đức tin, chúng ta không có quyền im lặng, nhưng phải loan báo cho mọi người tin theo Chúa với hết khả năng sức lực của mình.
3) TRUYỀN GIÁO BẰNG SỰ HY SINH QUÊN MÌNH PHỤC VỤ:
Một du khách Mỹ theo đạo Tin Lành đi du lịch qua nước An-giê-ri và đến thăm một nhà thương chuyên chữa bệnh phong cùi.
Thấy một nữ tu Công Giáo người Mỹ đang làm việc tại nhà thương nầy, ông quay sang nói với ông bạn đi chung như sau:
- “Được trả lương một vạn đô-la cho mỗi năm làm việc tại đây, tôi cũng không ham !”
Nữ tu nghe được liền nói với ông ta:
- “Ông nói đúng. Có trả cho tôi lương mười vạn đô-la mỗi năm, tôi cũng không làm.”
- “Thế thì sơ đòi lương bao nhiêu? ”
- “Thưa ông, tôi không đòi gì cả!”
- “Vậy tại sao sơ lại có mặt ở đây để phục vụ những bệnh nhân cùi hủi đáng ghê tởm này?”
Vị nữ tu liền cầm lấy cây Thánh Giá trước ngực mình giơ lên và nói:
- “Ông có thấy Chúa Giê-su chịu đóng đinh này không? Sở dĩ tôi có mặt ở đây là do yêu mến Người. Trong các vết thương của những người cùi đáng thương nầy, tôi đều nhìn thấy các vết thương của Chúa Giêsu đã phải chịu xưa trên thánh giá. Sở dĩ tôi làm được công việc nầy, là nhờ mỗi ngày tôi đều kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu; nếu không, tôi sẽ không thể làm nổi những công việc ghê tởm ở đây, dù chỉ một ngày !” (Nguồn vietcatholic.net).
4) TRUYỀN GIÁO BẰNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG:
Năm 1939, tại Nữu Ước, một tối kia, cha Hall nghe một cú điện thoại. Lạ thay, người đang nói với cha là một người cha chưa quen biết. Ông nói ông đang có chuyện buồn trong gia đình và muốn được tâm sự.
Cho rằng ông ta đã quay lầm số, cha Hall định xin lỗi ông và gác máy. Nhưng được ơn Chúa soi sáng, cha đã cầm lấy cây Thánh Giá trên bàn viết của cha và dịu dàng nói tiếp với người đàn ông kia: " Xin ông cứ việc nói, tôi xin lắng nghe đây”.
Sau một tiếng đồng hồ tâm sự, ông khóc nức nở và cám ơn cha Hall rối rít.
Và từ đó, một cách truyền giáo mới bắt đầu: truyền giáo bằng điện thoại. Mỗi tuần, cha Hall được người ta gọi đến hỏi han tới ba ngàn lần!
Cha Hall đã được Giáo Quyền cho phép truyền giáo bằng việc tư vấn lắng nghe điện thoại để nói Lời Chúa với những ai cần được an ủi, hướng dẫn họ qua phương tiện truyền thông đại chúng nầy.
Ngày nay các bạn trẻ Công Giáo còn có thể loan báo Tin Mừng qua facebook. Có thể tải lên những câu chuyện ngắn hay và có ý nghĩa tìm thấy trên mạng, những bài thơ nội dung súc tích, những lời bình luận với cái nhìn đức tin dựa vào Lời Chúa về những vấn đề thiết thực giữa đời thường…
5) TRUYỀN GIÁO BẰNG GƯƠNG SÁNG PHỤC VỤ:
Chuyện kể rằng, trong một chuyến lên Đà-lạt, xe của Đức Cha Phao-lô Seitz (tên Việt là Đức Cha Kim), đang leo đèo Prenn thì gặp một đôi vợ chồng đang loay hoay với chiếc xe của họ bị trục trặc máy móc thế nào đó mà không chạy được. Đêm đã xuống. Trời tối om, không ai nhận ra ai. Đức Cha xuống xe, và khi đã hiểu cớ sự, ngài đã không nói không rằng, chui xuống gầm chiếc xe của hai vợ chồng, dùng đèn pin tìm chỗ trục trặc, và ít phút sau đã khắc phục được sự cố. Hai vợ chồng vui mừng và rối rít cám ơn vị ân nhân lạ mặt của mình. Khi họ hỏi ngài là ai, thì ngài trao cho họ một tấm danh thiếp rồi chào từ giã họ. Người chồng mở đèn trên xe và đọc: +Paul Seitz, Tòa giám mục Kontum.
Ngưỡng mộ tấm lòng bác ái thật sống động của một chức sắc cao trong đạo, hai người và các con của họ đã đến xin theo đạo. Người chồng là bác sĩ Khiêm mà ai đã sống lâu năm ở Đà-lạt đều biết.
3.THẢO LUẬN:
1) Thánh Tê-rê-xa nhỏ đã được tôn phong làm tiến sĩ Hội thánh. Bạn nghĩ gì về kiểu truyền giáo bằng cầu nguyện và hy sinh của chị? Bây giờ lối truyền giáo này có còn hợp thời không?
2) Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta đã hiến cả đời mình cho người cùng khổ, bệnh tật,... Bạn nghĩ phương cách đó có lay động trái tim của con người hôm nay không?
4. SUY NIỆM:
1) TẠI SAO PHẢI TRUYỀN GIÁO?:
Có người lên tiếng chỉ trích công việc truyền giáo của Hội thánh Công Giáo. Theo họ: “Đạo nào cũng tốt vì đạo nào cũng dạy người ta phải ăn ngay ở lành và đều bắt nguồn từ Trời, nên cần chi phải rao giảng về đạo Công Giáo cho ngừoi ta? Tốt hơn là cứ khuyên họ hãy sống thật tốt theo đúng tôn chỉ của đạo giáo mà họ đang theo”.
- Thực ra, nếu xét về mặt luân lý tự nhiên thì xem ra mọi tôn giáo đều tốt và đều dạy người ta hướng thượng, ăn ngay ở lành, giữ đức công bình và sống từ bi nhân ái. Nhưng về mặt tín lý, giáo lý của các tôn giáo khác so với Ki-tô giáo chỉ là thứ chân lý chủ quan, hàm chứa nhiều sai lạc và làm méo mó hình ảnh của Thiên Chúa. Do đó, nói chung các tôn giáo không có giá trị ngang nhau về tín lý và luân lý.
- Ta có thể ví chân lý của các tôn giáo khác giống như ánh sáng lờ mờ của cây đèn dầu, và có tôn giáo lại còn đi đến chỗ lầm lạc khi dạy thờ lạy thần minh là người phàm hay thú vật để được chúng ban ơn… Còn chân lý của Ki-tô giáo do phát xuất từ Đức Giê-su là Con Thiên Chúa làm người nên đáng tin. Đức Giê-su đã khẳng định: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.... Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Ki-tô giáo ví như ánh sáng chói chan của mặt trời chính ngọ, giúp các tín hữu nhận biết, tôn thờ yêu mến một Thiên Chúa tòan năng chân thật, nhờ đó, họ sẽ nhận được hạnh phúc và sự sống đời đời như công đồng Va-ti-ca-nô II đã khẳng định: “Tất cả những gì tốt lành chân thật trong các tôn giáo chỉ có giá trị như để chuẩn bị cho họ lãnh nhận Tin Mừng, và như một hồng ân mà Đấng soi sáng mọi người ban cho, để cuối cùng họ sẽ được sống đời đời” (LG số 16).
2) VỀ SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO CỦA HỘI THÁNH:
- Đức Giê-su đã trao sứ vụ truyền giáo cho các môn đệ trước khi lên trời “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20). Người cũng dạy môn đệ hãy làm chứng nhân cho Người: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri-a và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Như vậy sứ mạng loan Tin Mừng là một nhiệm vụ phải làm chứ không phải là việc tự do theo sở thích như tông đồ Phao-lô đã khẳng định: "Đối với tôi rao giảng Tin mừng không phải là lý do để tự hào, nhưng là một sự cần thiết buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng." (1 Cr 9,16).
- Truyền giáo cụ thể là truyền điều gì?:
Truyền giáo không phải chỉ là rao giảng một số chân lý về Chúa Giê-su, nhưng là truyền đức tin mà chính mình đã nhận được sau khi gặp Chúa, cho những người chưa biết Chúa để họ cũng tin thờ Chúa như mình, giống như An-rê sau khi tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, đã giới thiệu Người cho em là Si-mon (x. Ga 1,40-42). Hoặc như Phi-lip-phê sau khi gặp và tin Đức Giê-su đã dẫn bạn là Na-tha-na-en đến gặp Người (x. Ga 1,45-51). Truyền giáo bằng cách truyền lòng tin yêu Chúa như thế sẽ có sức lay động lòng người hơn là chỉ trình bày giáo lý cho người chưa tin.
3) THỰC TRẠNG VIỆC TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY:
- Công cuộc truyền giáo trên thế giới và tại Việt Nam còn nhiều giới hạn:
Suốt hai ngàn năm qua, Giáo Hội luôn nỗ lực truyền giáo, đã có tiến bộ nhiều: từ con số Mười Hai tông đồ, lớn dần tới hơn một tỉ người. Tuy nhiên, so với số dân thế giới thì con số đó chỉ khoảng 17%. Đặc biệt ở Việt Nam chúng ta, số giáo dân chỉ gần 8% dân số toàn quốc. Thế mà số người trở lại hàng năm thật ít ỏi. Theo niên giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2015 cho biết: Năm 2013 cả Giáo hội Viêt Nam với 6 606 495 giáo dân, với 29 152 Giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh mà chỉ có 41 395 người lớn trở lại đạo. Đó là chưa nói đến những người Công Giáo bỏ đạo theo các tôn giáo khác. Hơn nữa, phần lớn những người tân tòng chỉ để lấy vợ lấy chồng Công Giáo.
- Một số hàng rào cản bước đường người lương đến với Chúa:
Trong lịch sử hơn hai ngàn năm qua của Hội Thánh đã có những lầm lỗi của con cái Hội Thánh: Từ vụ án xét xử bất công nhà bác học Galileo Galilei, tới những nhóm người bị Tòa Dị Giáo kết tội, các người Hồi Giáo bị Thập Tự Quân sát hại và các người Châu Phi bị bắt làm nô lệ với sự góp tay của viên chức Giáo Hội. Các cuộc ly giáo chia rẽ Hội Thánh với Chính thống giáo, Tin Lành giáo, Anh giáo…
Trong thực trạng Hội Thánh Việt nam hiện nay chưa sống đức tin: Nhiều gia đình Công Giáo thường xuyên bất hoà, anh em xâu xé nhau, vợ chồng không chung thuỷ,nạn phá thai, ly dị, … Một số người Công Giáo đã hành xử bất công, rượu chè say sưa, cờ bạc đề đóm, chửi lộn đánh nhau, quyết ăn thua đủ với nhau… Đã có những người chồng người vợ tân tòng bỏ đạo vì gặp phải chồng vợ Công Giáo không nêu gương sống đạo.
4) PHẢI CHU TOÀN SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO HÔM NAY THẾ NÀO?:
- Bằng việc củng cố đức tin:
Để chu toàn sứ mạng thông truyền đức tin cho người khác, trước hết chúng ta cần củng cố đức tin của mình vào Đức Giê-su, bằng việc năng đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày dưới ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần. Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 2013 đã kêu gọi các thành phần dân Chúa, nhất là các linh mục, hãy nhiệt thành cộng tác để đổi mới phương cách loan báo Tin Mừng cho phù hợp với thời đại hiện nay. Nhờ canh tân đời sống và đổi mới nếp sống đạo, hy vọng sẽ đem lại cho Hội thánh Việt Nam một mùa lúa chín dồi dào. Cụ thể, các vị chủ chăn muốn mỗi người tín hữu chúng ta hãy dành thời giờ và tâm huyết cho việc “Phúc-Âm-hóa gia đình”, tức là liệu sao cho việc học giáo lý hôn nhân nghiêm túc hơn, và tổ chức thường xuyên giờ Kinh Tối gia đình theo hướng canh tân, thêm phần suy niệm Lời Chúa.
- Bằng việc chủ động “đi bước trước” đến với lương dân:
Chủ động làm quen với người lương chưa nhận biết Chúa, theo cách Đức Giê-su đã làm khi mở lời xin nước uống với người phụ nữ Sa-ma-ri để làm quen, rồi sau đó từng bước trình bày cho chị biết về Nước Hằng Sống (x. Ga 4,7-10).
Cụ thể, trong những ngày này, mỗi tín hữu sẽ noi gương Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta chủ động kết thân với một người lương, coi họ như anh chị em trong gia đình ruột thịt để quan tâm và giúp đỡ họ. Mỗi gia đình Công Giáo hãy kết thân với một gia đình lương dân, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với họ: Khi có kỵ giỗ, cưới xin hay lễ lạc, hai bên nên mời nhau đến chia sẻ tình hiệp thông để thắt chặt mối giây thân ái. Nhờ đó, Tin Mừng sẽ ngày một lan truyền giống như ánh nến Phục Sinh được lan truyền từ người này sang người bên cạnh trong thánh lễ đêm Vọng Phục Sinh.
- Bằng việc chia sẻ tình thương cụ thể:
Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta đã nêu gương truyền giáo bằng việc năng cầu nguyện và chia sẻ ngọn lửa yêu thương cho tha nhân. Mẹ không giảng Tin Mừng bằng lời nói, nhưng bằng tình yêu kèm theo cử chỉ thân ái với những người nghèo đói bệnh tật và bị bỏ rơi. Mẹ cũng không chủ trương yêu người chung chung, nhưng là yêu từng người cụ thể gặp trong cuộc sống. Với tâm tình này, Mẹ Tê-rê-xa đã nhận được sự cảm phục của rất nhiều người trên thế giới. Cũng bằng phương thức cụ thể nầy, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng gấp đôi số tín hữu chỉ trong mười năm!
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa Giê-su, Tình Yêu của con, nếu Hội thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất là trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội thánh vắng bóng tình yêu, thì các Tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình... Lạy Chúa Giê-su, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội thánh: nơi Trái Tim Hội thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả. Vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con sẽ được thực hiện (Theo thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su).
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Lãnh đạo là dấn thân phục vụ con người
Lm. Đan Vinh
05:55 13/10/2021
CHÚA NHẬT 29 TN B
Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
LÃNH ĐẠO LÀ DẤN THÂN PHỤC VỤ MỌI NGƯỜI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 10,35-45
(35) Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây". (36) Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? " (37) Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". (38) Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?". (39) Các ông đáp: "Thưa được". Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (40) Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được". (41) Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. (42) Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. (43) Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; (44) Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. (45) Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".
2. Ý CHÍNH:
Sau khi Đức Giê-su loan báo lần thứ ba về cuộc Thương Khó Người sắp trải qua, các môn đệ xem ra vẫn không hiểu và không muốn chấp nhận con đường đó. Các ông vẫn đinh ninh rằng Thầy các ông sắp lên Giê-ru-sa-lem để làm Vua Mê-si-a và các ông đã tranh giành nhau vị trí quan trọng trong Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập (Mc 9,33-34; 10,35-40); Đức Giê-su đã nhắc nhở các môn đệ về bổn phận của người làm đầu là phải hầu thiên hạ và nên tôi tớ phục vụ mọi người (9,33; 10,41-45).
3. CHÚ THÍCH:
-C 35-38: +Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an: Gia-cô-bê và Gio-an là con ông Giêbêđê và bà Salomê và là anh em bà con của Đức Giê-su.. Hai ông thuộc Nhòm 12 Tông đồ, được Đức Giê-su kêu gọi đầu tiên và đã mau mắn bỏ thuyền và từ giã cha già mà đi theo Người (x Mt 4,21-22). Hai ông nhiệt thành bảo vệ Đức Giê-su và được Người gọi là "con cái của sấm chớp". +Chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin: Tin Mừng Mát-thêu thay lời xin của hai anh em bằng lời xin của bà mẹ. Có người cho rằng Mát-thêu muốn làm giảm tính tiêu cực của hai anh em qua việc đổ lỗi cho bà mẹ!
-C 37-38: +Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang: Hai ông nghĩ Thầy sắp vào trong vinh quang là lên làm Vua Thiên Sai, nên xin hai chỗ vinh dự nhất là được ngồi hai bên tả hữu. +Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?: Hai ông đã không hiểu được ý nghĩa thực sự và kết cục là cái chết đau thương đang chờ đón Thầy tại Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giê-su đã nhắc cho các ông về điều ấy.
-C 39-40: +"Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu: Đức Giê-su hứa cho các ông được chia sẻ trọn vẹn thân phận của Người. “Chén Thầy sắp uống” tượng trưng cho những đau khổ, “phép rửa Thầy sắp chịu” ám chỉ việc Người sẽ bị dìm trong lòng đất khi chết và được an táng trong mồ. Nhưng ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Lời tiên báo này đã được ứng nghiệm khi Gia-cô-bê là vị Tông đồ đầu tiên chịu tử vì đạo vào n ăm 42 do vua Hêrôđê An-ti-pa, như sách Tông Ðồ Công Vụ đã cho biết như sau: "Cùng thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay bắt bớ và làm khổ mấy người trong Giáo Hội, vua đã truyền chém ông Gia-cô-bê, anh của ông Gio-an" (Cv 12,2). Còn Tông đồ Gio-an thì bị đi đày một thời gian trên đảo Pát-mốt thời hòang đế Do-mi-ti-en. Người đã bị bỏ vào vạc dầu sôi nhưng được Chúa cứu thóat. Ngài qua đời tại Ê-phê-sô (Tiểu Á) dưới thời hòang đế Tra-jan sau năm 98. +Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được: “Chuẩn bị cho ai” ám chỉ là do ý muốn của Chúa Cha, chứ không phải sự tiền định.
-C 41-42: +Mười môn đệ kia đâm ra tức tối: Các ông tức tối vì chính các ông cũng muốn được ngồi chỗ nhất trong Nước Thầy sắp thiết lập. +Những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân: Đức Giê-su giáo huấn môn đệ về quyền lãnh đạo: Quyền bính xã hội thường mang tính áp chế do tham vọng ca nhân muốn được ăn trên ngồi trước.
-C 43-45: +Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em: Đức Giê-su phân biệt quyền bính trong Nước Trời hay Cộng đòan Hội Thánh mà Người sắp thiết lập. +Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người: Người đòi môn đệ và các mục tử lãnh đạo Cộng đòan phải noi gương Người để sống khiêm hạ và sẵn sàng phục vụ người dưới. +Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ: Đức Giê-su thường tự xưng mình là Con Người. Người luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ và đòi môn đệ cũng phải học tập sống như vậy. +và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người: Giá chuộc ở đây thường là số tiền bỏ ra để mua sự giải thoát cho một tù nhân, hoặc để chuộc lại một người đang làm nô lệ. Tuy Đức Giê-su không bỏ tiền ra chuộc ai cả, nhưng Người chấp nhận trải qua cuộc tử nạn và phục sinh theo thánh ý Chúa Cha giống như giá chuộc để đền tội thay và giải thóat mọi người khỏi án chết muôn đời.
4. CÂU HỎI:
1) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an là ai?
2) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an xin Đức Giê-su điều gì?
3) Chén Thầy sắp uống và phép rửa Thầy sắp chịu ám chỉ biến cố gì?
3) Bạn biết gì về cuộc tử đạo của Tông đồ Gia-cô-bê?
4) Tông đồ Gio-an đã uống chén khổ nạn do Chúa trao cho như thế nào?
5) Chúa Cha “chuẩn bị cho ai” nghĩa là gì?
6) Tại sao mười môn đệ kia lại tức tối với hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an?
7) Đức Giê-su giáo huấn các ông về quyền lãnh đạo trong Nước Thiên Chúa thế nào?
8) Người muốn các môn đệ và các mục tử phải noi gương Người ra sao?
9) ”Giá chuộc muôn người” nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người"(Mc 10,45).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THÁI ĐỘ LƯỜI BIẾNG Ỷ LẠI CỦA NGƯỜI ĐỜI:
Một hôm, khách qua đường gặp một triết gia nổi tiếng người Hy lạp. Ông ta đứng ở góc đường và cười nắc nẻ một cách đắc chí. Ai cũng tưởng ông là người điên nên không thèm để ý.
Sau cùng, có một người đánh bạo đến gần và hỏi:
- Vì lý do gì ông lại cười như vậy?
Ông ta trả lời:
- Ông có thấy cục đá nằm giữa đường kia không? Từ sáng tới giờ không biết bao nhiêu người đã vấp ngã vì hòn đá đó, và họ bực mình chửi bới. Thế nhưng, không một ai chịu cúi xuống nhặt hòn đá vứt khỏi lối đi để người khác đi sau khỏi bị vấp ngã.
2) GƯƠNG DẤN THÂN PHỤC VỤ CỦA MỘT Hồng Y:
Một hôm Đức Hồng Y RONCALLI vừa trên xe bước xuống. Ngài mới đi xa về. Phái đoàn tòa giám mục ra đón. Mọi người ngạc nhiên trên vai áo Hồng Y có vướng mấy cộng rơm đồng quê. Ai hỏi ngài cũng cười xòa vui vẻ, nhưng mấy nhân viên phụ tá trên xe đều hiểu chuyện. Chiếc xe của Đức Hồng Y đang từ hướng Bắc xuống miền Nam qua vùng đồng ruộng. Giữa đường một chiếc xe bò chở rơm sa hố. Người đánh xe gắng sức đẩy phụ nhưng xe không nhúc nhích. Đức Hồng Y cho xe dừng lại, xắn tay áo hò dô ta đẩy phụ, và chiếc xe rơm sa lầy lại chuyển bánh tiếp tục lên đường.
Những cọng rơm trên vai Đức Hồng Y đối với ngài chỉ cười xòa cho qua. Nhưng thực sự tỏ rõ cho chúng ta một Hồng Y không quản ngại khó khăn hay sợ bẩn chiếc áo dòng sang trọng.
Sau này khi lên làm Giáo hoàng, Đức GIOAN 23 vẫn tiếp tục nếp sống bình dị phục vụ như vậy.
3) GƯƠNG HY SINH PHỤC VỤ CỦA MỘT GIÁM MỤC:
Thánh PAULINÔ, Giám mục thành Nôla ( 353-431), sau khi thu xếp xong việc gia đình, từ bỏ chức lãnh sự ở Rôma, đã sống một cuộc đời tu đức khổ hạnh và làm đến chức Giám mục. Khi quân Goths chiếm đóng xứ ngài và bắt nhiều người làm nô lệ, ngài đã bán tất cả gia sản để nuôi người nghèo và chuộc nhiều kẻ nô lệ trong số đó. Tới lúc quân Vandales tiến đến, ngài không còn gì để bán nữa nên đã hy sinh chính bản thân mình, đi làm nô lệ thay cho con trai của bà góa và bị điệu sang Phi châu. Mãi lâu sau, ngài được trả tự do và trở về lại giáo phận Nôla của ngài trong niềm hân hoan chào đón và cảm phục của các tín hữu.
4) GƯƠNG HY SINH PHỤC VỤ CỦA ĐÔI TÂN HÔN:
Một câu chuyện về phục vụ mà Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA có lần đã kể lại như sau:
“Vào năm 1982, một hôm có đôi thanh niên nan nữ tới nhà chúng tôi tại Can-quýt-ta đến trao tặng một món tiền lớn giúp bữa ăn cho người nghèo. Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: “Do đâu mà hai con có món tiền lớn vậy?” Họ trả lời: “Chúng con vừa tổ chức lễ cưới được hai ngày nay. Trước lễ cưới, chúng con bàn nhau sẽ thuê áo cưới thay vì đi may, cũng không liên hoan linh đình, mà dùng khoản tiền ấy trao tặng cho những người kém may mắn. Vì chúng con yêu nhau và muốn có một kỷ niệm đẹp nhân ngày cưới nhau”.
Ðể biết rõ thêm, mẹ Tê-rê-sa hỏi: “Tại sao chúng con quyết định táo bạo như thế? Chúng con không sợ việc làm như vậy sẽ làm cha mẹ và họ hàng buồn lòng hay sao?” Hai bạn trẻ ấy trả lời: “Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống bằng một sự hy sinh mà cả hai đều cùng nhau thực hiện”.
Mẹ Tê-rê-sa kết luận: “Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến một tình yêu cao quí như vậy. Tôi luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể trao cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng… là món quà lớn lao của tình yêu nhau”.
Không ai lại không biết Mẹ Tê-rê-xa, thành Can-quýt-ta, một nữ tu dòng Bác ái, mặc áo trắng viền xanh, luôn lặn lội cùng với các chị em trong dòng, để cứu giúp những người hấp hối nằm la liệt bên vỉa hè thành phố Can-quýt-ta nước Ấn độ, để “cho họ trong những giây phút hấp hối cuối đời trước khi chết, được đối xử như một con người”. Trước đây, có một vị sư Phật Giáo đã nói với Mẹ Tê-rê-sa: “Tôi biết và yêu mến Đức Ki-tô lắm. Nhưng tôi ghét Hội thánh của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói, có lẽ chúng tôi có thể gặp gỡ Hội thánh của Đức Ki-tô”. Sau một năm làm việc với Mẹ, vị sư này phát biểu như sau: “Tôi đã quan sát. Bây giờ tôi thực sự tin các chị chỉ làm việc để phục vụ người nghèo và xấu số nhất. Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà trong khuôn viên nhà chùa chúng tôi để làm bệnh xá khám bệnh miễn phí”.
Câu chuyện trên cho thấy: Phục vụ người nghèo là phương cách hữu hiệu giúp kẻ khác nhận biết Chúa Ki-tô và yêu mến Giáo hội.
3. THẢO LUẬN:
1) Bạn cần làm gì để tránh thói ham mê danh vọng chức quyền thế gian?
2) Tuần này bạn sẽ làm gì để phục vụ mọi người trong tinh thần khiêm hạ?
4. SUY NIỆM:
1) CON NGƯỜI AI CŨNG MUỐN ĐƯỢC NGỒI VÀO CHỖ NHẤT:
Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đã không ngần ngại xin Đức Giê-su cho ngồi hai bên tả hữu Thầy là hai chỗ tốt nhất, khi Thầy lên làm Vua Mê-si-a. Mười môn đệ kia nghe vậy rất bực mình. Điều này cho thấy họ cũng muốn ngồi chỗ ấy.
Thực ra, tự bản chất, mỗi chúng ta đều muốn được “ăn trên ngồi trước”. Xã hội cũng tôn vinh những người địa vị cao, khuyến khích những ngừơi đoạt giải nhất trong các cuộc thi, hoan hô các nhà vô địch “khỏe nhất, nhanh nhất, xa nhất” đúng như khẩu hiệu thường được nghe nhắc tới trong các Đại Hội Thể Thao Ô-lym-pic…
2) HAI MẪU LÃNH ĐẠO: VUA CHÚA THẾ GIAN VÀ MỤC TỬ GIÊ-SU:
Đức Giê-su đã so sánh hai mẫu người lãnh đạo đối lập nhau: Mẫu người thứ nhất là vua chúa thế gian thì dùng uy quyền để thống trị và cai quản dân. Mẫu người thứ hai là Đức Giê-su thì khiêm tốn phục vụ mọi người như đầy tớ phục vụ cho chủ: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em mình thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10.45)..
3) ĐỨC GIÊ-SU: “ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ HƠN LÀ ĐƯỢC PHỤC VỤ”:
Khi đi giảng đạo, Đức Giê-su luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ tha nhân: Người đã làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế như: “Cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7,22; Is 35,5-6; 42,7).
Để cứu độ chúng ta, Người chấp nhận hy sinh chịu chết trên thập giá, hầu chứng tỏ một tình yêu tột đỉnh (x Ga 15,13).
Trong bữa tiệc ly Người đã quì xuống rửa chân cho các môn đệ và sau đó đã dạy các ông bài học yêu thương phục vụ lẫn nhau như sau: “Anh em gọi Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Vậy nếu Thầy là “Chúa” là “Thầy”, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-15).
4) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?
Để nên môn đệ đích thực của Đức Giê-su, chúng ta cần sống tình yêu thương tha nhân cách cụ thể như sau :
- Quảng đại cho đi: Mỗi ngày hãy quảng đại cho đi những gì mình đang có. Bác sĩ TOM DOLLY đã nói như sau: “Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác”. Dù là người bất tài, xấu xí hay bệnh tật đến đâu, không ai trong họ là người hòan tòan vô dụng”.
- Khiêm tốn phục vụ: Ở bất cứ đâu và trong bất cứ hòan cảnh nào mỗi người chúng ta đều có thể yêu thương và phục vụ tha nhân: Là người bán hàng: chúng ta có thể nói với khách hàng như sau: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?”. Là bác sĩ hay y tá bệnh viện, chúng ta có thể ân cần chăm sóc phục vụ bệnh nhân; Là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta có thể phục vụ người nghèo, bệnh tật và bị bỏ rơi noi gương Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta. Vấn đề là chúng ta có sẵn sàng mở rộng con tim để đón nhận và yêu thương phục vụ tha nhân như chính Đức Giê-su không?
- Kiên trì tập luyện: Buổi tối mỗi người hãy dành một phút xét mình trong giờ kinh tối gia đình: “Hôm nay tôi đã làm gì để phục vụ tha nhân? Chẳng hạn : Nở nụ cười thân thiện với người mới gặp; Trao cái nhìn yêu thương cho một người ăn xin; Lắng nghe cảm thông với một người đang lo âu phiền muộn; Nói một lời để động viên an ủi người đang bị chán nản muốn buông xuôi mọi sự… Mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm kèm theo tình thương phục vụ tha nhân của người tín hữu chúng ta đều có giá trị để giúp anh em lương dân nhận biết tin yêu Chúa.
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã hạ mình như đầy tớ phục vụ môn đệ và tình nguyện chịu chết đền tội thay cho chúng con. Xin giúp chúng con hiểu được tình yêu vô biên của Chúa và noi gương Chúa để yêu thương phục vụ mọi người. Xin cho chúng con biết năng nghĩ đến người bên cạnh và phục vụ họ như phục vụ chính Chúa để xứng đáng trở thành môn đệ đích thực của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 53,10-11; Dt 4,14-16; Mc 10,35-45
LÃNH ĐẠO LÀ DẤN THÂN PHỤC VỤ MỌI NGƯỜI
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 10,35-45
(35) Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây". (36) Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì? " (37) Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". (38) Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?". (39) Các ông đáp: "Thưa được". Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. (40) Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được". (41) Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. (42) Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. (43) Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; (44) Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. (45) Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".
2. Ý CHÍNH:
Sau khi Đức Giê-su loan báo lần thứ ba về cuộc Thương Khó Người sắp trải qua, các môn đệ xem ra vẫn không hiểu và không muốn chấp nhận con đường đó. Các ông vẫn đinh ninh rằng Thầy các ông sắp lên Giê-ru-sa-lem để làm Vua Mê-si-a và các ông đã tranh giành nhau vị trí quan trọng trong Nước Thiên Chúa mà Người sắp thiết lập (Mc 9,33-34; 10,35-40); Đức Giê-su đã nhắc nhở các môn đệ về bổn phận của người làm đầu là phải hầu thiên hạ và nên tôi tớ phục vụ mọi người (9,33; 10,41-45).
3. CHÚ THÍCH:
-C 35-38: +Hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an: Gia-cô-bê và Gio-an là con ông Giêbêđê và bà Salomê và là anh em bà con của Đức Giê-su.. Hai ông thuộc Nhòm 12 Tông đồ, được Đức Giê-su kêu gọi đầu tiên và đã mau mắn bỏ thuyền và từ giã cha già mà đi theo Người (x Mt 4,21-22). Hai ông nhiệt thành bảo vệ Đức Giê-su và được Người gọi là "con cái của sấm chớp". +Chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin: Tin Mừng Mát-thêu thay lời xin của hai anh em bằng lời xin của bà mẹ. Có người cho rằng Mát-thêu muốn làm giảm tính tiêu cực của hai anh em qua việc đổ lỗi cho bà mẹ!
-C 37-38: +Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang: Hai ông nghĩ Thầy sắp vào trong vinh quang là lên làm Vua Thiên Sai, nên xin hai chỗ vinh dự nhất là được ngồi hai bên tả hữu. +Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?: Hai ông đã không hiểu được ý nghĩa thực sự và kết cục là cái chết đau thương đang chờ đón Thầy tại Giê-ru-sa-lem, nên Đức Giê-su đã nhắc cho các ông về điều ấy.
-C 39-40: +"Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu: Đức Giê-su hứa cho các ông được chia sẻ trọn vẹn thân phận của Người. “Chén Thầy sắp uống” tượng trưng cho những đau khổ, “phép rửa Thầy sắp chịu” ám chỉ việc Người sẽ bị dìm trong lòng đất khi chết và được an táng trong mồ. Nhưng ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Lời tiên báo này đã được ứng nghiệm khi Gia-cô-bê là vị Tông đồ đầu tiên chịu tử vì đạo vào n ăm 42 do vua Hêrôđê An-ti-pa, như sách Tông Ðồ Công Vụ đã cho biết như sau: "Cùng thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay bắt bớ và làm khổ mấy người trong Giáo Hội, vua đã truyền chém ông Gia-cô-bê, anh của ông Gio-an" (Cv 12,2). Còn Tông đồ Gio-an thì bị đi đày một thời gian trên đảo Pát-mốt thời hòang đế Do-mi-ti-en. Người đã bị bỏ vào vạc dầu sôi nhưng được Chúa cứu thóat. Ngài qua đời tại Ê-phê-sô (Tiểu Á) dưới thời hòang đế Tra-jan sau năm 98. +Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được: “Chuẩn bị cho ai” ám chỉ là do ý muốn của Chúa Cha, chứ không phải sự tiền định.
-C 41-42: +Mười môn đệ kia đâm ra tức tối: Các ông tức tối vì chính các ông cũng muốn được ngồi chỗ nhất trong Nước Thầy sắp thiết lập. +Những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân: Đức Giê-su giáo huấn môn đệ về quyền lãnh đạo: Quyền bính xã hội thường mang tính áp chế do tham vọng ca nhân muốn được ăn trên ngồi trước.
-C 43-45: +Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em: Đức Giê-su phân biệt quyền bính trong Nước Trời hay Cộng đòan Hội Thánh mà Người sắp thiết lập. +Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người: Người đòi môn đệ và các mục tử lãnh đạo Cộng đòan phải noi gương Người để sống khiêm hạ và sẵn sàng phục vụ người dưới. +Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ: Đức Giê-su thường tự xưng mình là Con Người. Người luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ và đòi môn đệ cũng phải học tập sống như vậy. +và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người: Giá chuộc ở đây thường là số tiền bỏ ra để mua sự giải thoát cho một tù nhân, hoặc để chuộc lại một người đang làm nô lệ. Tuy Đức Giê-su không bỏ tiền ra chuộc ai cả, nhưng Người chấp nhận trải qua cuộc tử nạn và phục sinh theo thánh ý Chúa Cha giống như giá chuộc để đền tội thay và giải thóat mọi người khỏi án chết muôn đời.
4. CÂU HỎI:
1) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an là ai?
2) Hai môn đệ Gia-cô-bê và Gio-an xin Đức Giê-su điều gì?
3) Chén Thầy sắp uống và phép rửa Thầy sắp chịu ám chỉ biến cố gì?
3) Bạn biết gì về cuộc tử đạo của Tông đồ Gia-cô-bê?
4) Tông đồ Gio-an đã uống chén khổ nạn do Chúa trao cho như thế nào?
5) Chúa Cha “chuẩn bị cho ai” nghĩa là gì?
6) Tại sao mười môn đệ kia lại tức tối với hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an?
7) Đức Giê-su giáo huấn các ông về quyền lãnh đạo trong Nước Thiên Chúa thế nào?
8) Người muốn các môn đệ và các mục tử phải noi gương Người ra sao?
9) ”Giá chuộc muôn người” nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người"(Mc 10,45).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THÁI ĐỘ LƯỜI BIẾNG Ỷ LẠI CỦA NGƯỜI ĐỜI:
Một hôm, khách qua đường gặp một triết gia nổi tiếng người Hy lạp. Ông ta đứng ở góc đường và cười nắc nẻ một cách đắc chí. Ai cũng tưởng ông là người điên nên không thèm để ý.
Sau cùng, có một người đánh bạo đến gần và hỏi:
- Vì lý do gì ông lại cười như vậy?
Ông ta trả lời:
- Ông có thấy cục đá nằm giữa đường kia không? Từ sáng tới giờ không biết bao nhiêu người đã vấp ngã vì hòn đá đó, và họ bực mình chửi bới. Thế nhưng, không một ai chịu cúi xuống nhặt hòn đá vứt khỏi lối đi để người khác đi sau khỏi bị vấp ngã.
2) GƯƠNG DẤN THÂN PHỤC VỤ CỦA MỘT Hồng Y:
Một hôm Đức Hồng Y RONCALLI vừa trên xe bước xuống. Ngài mới đi xa về. Phái đoàn tòa giám mục ra đón. Mọi người ngạc nhiên trên vai áo Hồng Y có vướng mấy cộng rơm đồng quê. Ai hỏi ngài cũng cười xòa vui vẻ, nhưng mấy nhân viên phụ tá trên xe đều hiểu chuyện. Chiếc xe của Đức Hồng Y đang từ hướng Bắc xuống miền Nam qua vùng đồng ruộng. Giữa đường một chiếc xe bò chở rơm sa hố. Người đánh xe gắng sức đẩy phụ nhưng xe không nhúc nhích. Đức Hồng Y cho xe dừng lại, xắn tay áo hò dô ta đẩy phụ, và chiếc xe rơm sa lầy lại chuyển bánh tiếp tục lên đường.
Những cọng rơm trên vai Đức Hồng Y đối với ngài chỉ cười xòa cho qua. Nhưng thực sự tỏ rõ cho chúng ta một Hồng Y không quản ngại khó khăn hay sợ bẩn chiếc áo dòng sang trọng.
Sau này khi lên làm Giáo hoàng, Đức GIOAN 23 vẫn tiếp tục nếp sống bình dị phục vụ như vậy.
3) GƯƠNG HY SINH PHỤC VỤ CỦA MỘT GIÁM MỤC:
Thánh PAULINÔ, Giám mục thành Nôla ( 353-431), sau khi thu xếp xong việc gia đình, từ bỏ chức lãnh sự ở Rôma, đã sống một cuộc đời tu đức khổ hạnh và làm đến chức Giám mục. Khi quân Goths chiếm đóng xứ ngài và bắt nhiều người làm nô lệ, ngài đã bán tất cả gia sản để nuôi người nghèo và chuộc nhiều kẻ nô lệ trong số đó. Tới lúc quân Vandales tiến đến, ngài không còn gì để bán nữa nên đã hy sinh chính bản thân mình, đi làm nô lệ thay cho con trai của bà góa và bị điệu sang Phi châu. Mãi lâu sau, ngài được trả tự do và trở về lại giáo phận Nôla của ngài trong niềm hân hoan chào đón và cảm phục của các tín hữu.
4) GƯƠNG HY SINH PHỤC VỤ CỦA ĐÔI TÂN HÔN:
Một câu chuyện về phục vụ mà Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA có lần đã kể lại như sau:
“Vào năm 1982, một hôm có đôi thanh niên nan nữ tới nhà chúng tôi tại Can-quýt-ta đến trao tặng một món tiền lớn giúp bữa ăn cho người nghèo. Thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi: “Do đâu mà hai con có món tiền lớn vậy?” Họ trả lời: “Chúng con vừa tổ chức lễ cưới được hai ngày nay. Trước lễ cưới, chúng con bàn nhau sẽ thuê áo cưới thay vì đi may, cũng không liên hoan linh đình, mà dùng khoản tiền ấy trao tặng cho những người kém may mắn. Vì chúng con yêu nhau và muốn có một kỷ niệm đẹp nhân ngày cưới nhau”.
Ðể biết rõ thêm, mẹ Tê-rê-sa hỏi: “Tại sao chúng con quyết định táo bạo như thế? Chúng con không sợ việc làm như vậy sẽ làm cha mẹ và họ hàng buồn lòng hay sao?” Hai bạn trẻ ấy trả lời: “Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống bằng một sự hy sinh mà cả hai đều cùng nhau thực hiện”.
Mẹ Tê-rê-sa kết luận: “Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến một tình yêu cao quí như vậy. Tôi luôn cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho những người trẻ ơn thánh và sức mạnh, để trong ngày thành hôn, họ có thể trao cho nhau trái tim trong sạch, trái tim trinh khiết, thân xác trong trắng… là món quà lớn lao của tình yêu nhau”.
Không ai lại không biết Mẹ Tê-rê-xa, thành Can-quýt-ta, một nữ tu dòng Bác ái, mặc áo trắng viền xanh, luôn lặn lội cùng với các chị em trong dòng, để cứu giúp những người hấp hối nằm la liệt bên vỉa hè thành phố Can-quýt-ta nước Ấn độ, để “cho họ trong những giây phút hấp hối cuối đời trước khi chết, được đối xử như một con người”. Trước đây, có một vị sư Phật Giáo đã nói với Mẹ Tê-rê-sa: “Tôi biết và yêu mến Đức Ki-tô lắm. Nhưng tôi ghét Hội thánh của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói, có lẽ chúng tôi có thể gặp gỡ Hội thánh của Đức Ki-tô”. Sau một năm làm việc với Mẹ, vị sư này phát biểu như sau: “Tôi đã quan sát. Bây giờ tôi thực sự tin các chị chỉ làm việc để phục vụ người nghèo và xấu số nhất. Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà trong khuôn viên nhà chùa chúng tôi để làm bệnh xá khám bệnh miễn phí”.
Câu chuyện trên cho thấy: Phục vụ người nghèo là phương cách hữu hiệu giúp kẻ khác nhận biết Chúa Ki-tô và yêu mến Giáo hội.
3. THẢO LUẬN:
1) Bạn cần làm gì để tránh thói ham mê danh vọng chức quyền thế gian?
2) Tuần này bạn sẽ làm gì để phục vụ mọi người trong tinh thần khiêm hạ?
4. SUY NIỆM:
1) CON NGƯỜI AI CŨNG MUỐN ĐƯỢC NGỒI VÀO CHỖ NHẤT:
Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đã không ngần ngại xin Đức Giê-su cho ngồi hai bên tả hữu Thầy là hai chỗ tốt nhất, khi Thầy lên làm Vua Mê-si-a. Mười môn đệ kia nghe vậy rất bực mình. Điều này cho thấy họ cũng muốn ngồi chỗ ấy.
Thực ra, tự bản chất, mỗi chúng ta đều muốn được “ăn trên ngồi trước”. Xã hội cũng tôn vinh những người địa vị cao, khuyến khích những ngừơi đoạt giải nhất trong các cuộc thi, hoan hô các nhà vô địch “khỏe nhất, nhanh nhất, xa nhất” đúng như khẩu hiệu thường được nghe nhắc tới trong các Đại Hội Thể Thao Ô-lym-pic…
2) HAI MẪU LÃNH ĐẠO: VUA CHÚA THẾ GIAN VÀ MỤC TỬ GIÊ-SU:
Đức Giê-su đã so sánh hai mẫu người lãnh đạo đối lập nhau: Mẫu người thứ nhất là vua chúa thế gian thì dùng uy quyền để thống trị và cai quản dân. Mẫu người thứ hai là Đức Giê-su thì khiêm tốn phục vụ mọi người như đầy tớ phục vụ cho chủ: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em mình thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10.45)..
3) ĐỨC GIÊ-SU: “ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ HƠN LÀ ĐƯỢC PHỤC VỤ”:
Khi đi giảng đạo, Đức Giê-su luôn nêu gương khiêm hạ phục vụ tha nhân: Người đã làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế như: “Cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7,22; Is 35,5-6; 42,7).
Để cứu độ chúng ta, Người chấp nhận hy sinh chịu chết trên thập giá, hầu chứng tỏ một tình yêu tột đỉnh (x Ga 15,13).
Trong bữa tiệc ly Người đã quì xuống rửa chân cho các môn đệ và sau đó đã dạy các ông bài học yêu thương phục vụ lẫn nhau như sau: “Anh em gọi Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là “Thầy” là “Chúa”. Vậy nếu Thầy là “Chúa” là “Thầy”, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,13-15).
4) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?
Để nên môn đệ đích thực của Đức Giê-su, chúng ta cần sống tình yêu thương tha nhân cách cụ thể như sau :
- Quảng đại cho đi: Mỗi ngày hãy quảng đại cho đi những gì mình đang có. Bác sĩ TOM DOLLY đã nói như sau: “Không ai quá nghèo đến độ không có một cái gì đó để trao tặng cho người khác”. Dù là người bất tài, xấu xí hay bệnh tật đến đâu, không ai trong họ là người hòan tòan vô dụng”.
- Khiêm tốn phục vụ: Ở bất cứ đâu và trong bất cứ hòan cảnh nào mỗi người chúng ta đều có thể yêu thương và phục vụ tha nhân: Là người bán hàng: chúng ta có thể nói với khách hàng như sau: “Tôi có thể giúp gì được cho bạn?”. Là bác sĩ hay y tá bệnh viện, chúng ta có thể ân cần chăm sóc phục vụ bệnh nhân; Là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta có thể phục vụ người nghèo, bệnh tật và bị bỏ rơi noi gương Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta. Vấn đề là chúng ta có sẵn sàng mở rộng con tim để đón nhận và yêu thương phục vụ tha nhân như chính Đức Giê-su không?
- Kiên trì tập luyện: Buổi tối mỗi người hãy dành một phút xét mình trong giờ kinh tối gia đình: “Hôm nay tôi đã làm gì để phục vụ tha nhân? Chẳng hạn : Nở nụ cười thân thiện với người mới gặp; Trao cái nhìn yêu thương cho một người ăn xin; Lắng nghe cảm thông với một người đang lo âu phiền muộn; Nói một lời để động viên an ủi người đang bị chán nản muốn buông xuôi mọi sự… Mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm kèm theo tình thương phục vụ tha nhân của người tín hữu chúng ta đều có giá trị để giúp anh em lương dân nhận biết tin yêu Chúa.
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã hạ mình như đầy tớ phục vụ môn đệ và tình nguyện chịu chết đền tội thay cho chúng con. Xin giúp chúng con hiểu được tình yêu vô biên của Chúa và noi gương Chúa để yêu thương phục vụ mọi người. Xin cho chúng con biết năng nghĩ đến người bên cạnh và phục vụ họ như phục vụ chính Chúa để xứng đáng trở thành môn đệ đích thực của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Biện Phân Để Khoan Dung Và Đón Nhận
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:38 13/10/2021
Biện Phân Để Khoan Dung Và Đón Nhận
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXVIII TN – Lc 12,8-12)
“Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa” (Lc 12,8-9). Hạn từ “người đời” ở đây được hiểu rộng là mọi người, là thiên hạ. Tuy nhiên theo mạch văn qua những lời Chúa Giêsu nói tiếp liền sau đó thì chúng ta hiểu Chúa muốn nhấn mạnh đến những người lãnh đạo trong Do Thái giáo bấy giờ và nhà cầm quyền ngoài xã hội. Họ là những người không chỉ không tin nhận Chúa Giêsu và sứ điệp Tin Mừng mà còn tìm cách bách hại Người và những ai tin nhận Người, làm môn đệ của Người (x.Lc 12,11-12).
Trong khi đòi hỏi người tin nhận mình thì phải can đảm tuyên xưng lòng tin thì Chúa Giêsu lại khoan dung với những ai chưa tin hoặc không tin nhận, thậm chí chối bỏ Người. Người đã nói tiếp: “Hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người (Giêsu), thì sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha” (Lc 12,9).
Đến trần gian này trong thân phận con người, Con Thiên Chúa làm người là bí tích của Chúa Cha. “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Là dấu chỉ mang tính hữu hình thì luôn có đó chướng ngại cần phải vượt qua. Cái hữu hình vốn bị giới hạn, bị điều kiện hóa bởi các yếu tố thời gian và không gian, do đó nhiều khi cản trở chúng ta đến với cái vô hạn, thường tồn. Dân Do Thái thời bấy giờ đã rơi vào hoàn cảnh này. Làm sao họ có thể tin nhận ngài Giêsu này là Đấng Kitô khi mà họ quá biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như gia cảnh của ngài, dẫu cho ngài có nhiều quyền năng trong lời nói và hành động (x.Ga 7,25-26).
Sau khi từ cõi chết sống lại, trong lần hiện ra có ngài Tôma hiện diện tại căn nhà Tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói với Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chữ “phúc” ở đây không diễn tả công trạng nào đó nhưng nói đến tình trạng “may mắn thay”. Chúng ta hiểu điều này dựa vào lời chúc phúc của Chúa Giêsu trong bài giảng trên núi (tám mối phúc thật), cách riêng qua lời tường thuật của thánh sử Luca. “Phúc cho anh em là những người bây giờ đang nghèo khó, đang phải đói, đang phải khóc… Nghĩa là may mắn cho anh em…vì Thiên Chúa đoái ban Nước Trời cho anh em, Người sẽ cho anh em no lòng, cho anh em được vui cười…”(x.Lc 6,20-23). Như thế khi thấy Thầy bằng mắt trần, chạm đến Thầy bằng tay thì Tôma vẫn có đó điều cần vượt qua để tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).
Đây chính là cơ sở, đúng hơn là lý do để nhiều người chưa tin, không tin hoặc chối bỏ Chúa Giêsu được khoan dung lượng thứ. Tuy nhiên những ai cố tình chối bỏ Tình Yêu, Chân Lý xét như là giá trị thuần thiêng thì chắc chắn muôn đời không được tha. Chúng ta biết rằng lúc bấy giờ Thánh Thần Thiên Chúa xét như là một Ngôi vị chưa được mạc khải đủ đầy.
Trong đức tin Kitô giáo, dù rằng luôn khẳng định chỉ có một Đấng Cứu Độ duy nhất, nhưng thần học về Chúa Kitô vẫn phân biệt rõ một Đức Kitô tiền hữu, có từ ngàn đời, là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa với một Đức Giêsu lịch sử. Vì lý do nào đó dù chủ quan hoặc khách quan mà người ta vấp phạm đến một Đức Giêsu lịch sử thì có thể được khoan dung vì tính hữu hình của Người. Từ mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô chúng ta suy đến Giáo hội. Cũng cần phân biệt rõ Giáo hội là đoàn chiên Thiên Chúa, là tập thể những người tin nhận Chúa Kitô là Đấng Cứu độ với những tín hữu Kitô cụ thể, cho dù đó là Giám mục hay Giáo hoàng. Trong nhiều cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng thẳng thắn: “Nói xấu, phê phán Phanxicô thì được, nhưng xin đừng phê phán, nói xấu Giáo hội.”
Có được sự biện phân này thì chúng ta một mặt tránh được sự nhập nhằng “đánh lận con đen” và hơn nữa nhờ đó sẽ biết khoan dung đón nhận nhau cả trong những khác biệt của nhau. Những kiểu nói “cha nói là Chúa nói”; “ý bề trên là ý Chúa”; “ở đâu có giám mục là ở đó có Giáo hội” rất dễ khiến chúng ta nhầm lẫn cái hữu hình với thực tại thiêng liêng. Chính sự nhập nhằng này đã nảy sinh nhiều lạm dụng đáng tiếc, có khi là đáng trách. Khi biết biện phân thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng hơn đón nhận nhau, đón nhận cả những phê bình góp ý chạm đến mình thậm chí chạm đến đấng bậc này, đấng bậc kia. Phải thờ phượng và yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết cả trí khôn (x.Mt 22,27). Là loài thụ tạo hữu hình có trí năng, xin hãy biết sử dụng trí khôn để biện phân các thực tại để sống đúng và đẹp thánh ý Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
(Thứ Bảy sau Chúa Nhật XXVIII TN – Lc 12,8-12)
“Hễ ai xưng nhận Thầy trước mặt người đời, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận nó trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa; nhưng ai chối bỏ Thầy trước mặt người đời, thì sẽ bị chối bỏ trước mặt các thiên thần của Thiên Chúa” (Lc 12,8-9). Hạn từ “người đời” ở đây được hiểu rộng là mọi người, là thiên hạ. Tuy nhiên theo mạch văn qua những lời Chúa Giêsu nói tiếp liền sau đó thì chúng ta hiểu Chúa muốn nhấn mạnh đến những người lãnh đạo trong Do Thái giáo bấy giờ và nhà cầm quyền ngoài xã hội. Họ là những người không chỉ không tin nhận Chúa Giêsu và sứ điệp Tin Mừng mà còn tìm cách bách hại Người và những ai tin nhận Người, làm môn đệ của Người (x.Lc 12,11-12).
Trong khi đòi hỏi người tin nhận mình thì phải can đảm tuyên xưng lòng tin thì Chúa Giêsu lại khoan dung với những ai chưa tin hoặc không tin nhận, thậm chí chối bỏ Người. Người đã nói tiếp: “Hễ kẻ nào nói phạm đến Con Người (Giêsu), thì sẽ được tha. Nhưng kẻ nào nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ không được tha” (Lc 12,9).
Đến trần gian này trong thân phận con người, Con Thiên Chúa làm người là bí tích của Chúa Cha. “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9). Là dấu chỉ mang tính hữu hình thì luôn có đó chướng ngại cần phải vượt qua. Cái hữu hình vốn bị giới hạn, bị điều kiện hóa bởi các yếu tố thời gian và không gian, do đó nhiều khi cản trở chúng ta đến với cái vô hạn, thường tồn. Dân Do Thái thời bấy giờ đã rơi vào hoàn cảnh này. Làm sao họ có thể tin nhận ngài Giêsu này là Đấng Kitô khi mà họ quá biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như gia cảnh của ngài, dẫu cho ngài có nhiều quyền năng trong lời nói và hành động (x.Ga 7,25-26).
Sau khi từ cõi chết sống lại, trong lần hiện ra có ngài Tôma hiện diện tại căn nhà Tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói với Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29). Chữ “phúc” ở đây không diễn tả công trạng nào đó nhưng nói đến tình trạng “may mắn thay”. Chúng ta hiểu điều này dựa vào lời chúc phúc của Chúa Giêsu trong bài giảng trên núi (tám mối phúc thật), cách riêng qua lời tường thuật của thánh sử Luca. “Phúc cho anh em là những người bây giờ đang nghèo khó, đang phải đói, đang phải khóc… Nghĩa là may mắn cho anh em…vì Thiên Chúa đoái ban Nước Trời cho anh em, Người sẽ cho anh em no lòng, cho anh em được vui cười…”(x.Lc 6,20-23). Như thế khi thấy Thầy bằng mắt trần, chạm đến Thầy bằng tay thì Tôma vẫn có đó điều cần vượt qua để tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa là Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).
Đây chính là cơ sở, đúng hơn là lý do để nhiều người chưa tin, không tin hoặc chối bỏ Chúa Giêsu được khoan dung lượng thứ. Tuy nhiên những ai cố tình chối bỏ Tình Yêu, Chân Lý xét như là giá trị thuần thiêng thì chắc chắn muôn đời không được tha. Chúng ta biết rằng lúc bấy giờ Thánh Thần Thiên Chúa xét như là một Ngôi vị chưa được mạc khải đủ đầy.
Trong đức tin Kitô giáo, dù rằng luôn khẳng định chỉ có một Đấng Cứu Độ duy nhất, nhưng thần học về Chúa Kitô vẫn phân biệt rõ một Đức Kitô tiền hữu, có từ ngàn đời, là một trong Ba Ngôi Thiên Chúa với một Đức Giêsu lịch sử. Vì lý do nào đó dù chủ quan hoặc khách quan mà người ta vấp phạm đến một Đức Giêsu lịch sử thì có thể được khoan dung vì tính hữu hình của Người. Từ mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô chúng ta suy đến Giáo hội. Cũng cần phân biệt rõ Giáo hội là đoàn chiên Thiên Chúa, là tập thể những người tin nhận Chúa Kitô là Đấng Cứu độ với những tín hữu Kitô cụ thể, cho dù đó là Giám mục hay Giáo hoàng. Trong nhiều cuộc phỏng vấn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng thẳng thắn: “Nói xấu, phê phán Phanxicô thì được, nhưng xin đừng phê phán, nói xấu Giáo hội.”
Có được sự biện phân này thì chúng ta một mặt tránh được sự nhập nhằng “đánh lận con đen” và hơn nữa nhờ đó sẽ biết khoan dung đón nhận nhau cả trong những khác biệt của nhau. Những kiểu nói “cha nói là Chúa nói”; “ý bề trên là ý Chúa”; “ở đâu có giám mục là ở đó có Giáo hội” rất dễ khiến chúng ta nhầm lẫn cái hữu hình với thực tại thiêng liêng. Chính sự nhập nhằng này đã nảy sinh nhiều lạm dụng đáng tiếc, có khi là đáng trách. Khi biết biện phân thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng hơn đón nhận nhau, đón nhận cả những phê bình góp ý chạm đến mình thậm chí chạm đến đấng bậc này, đấng bậc kia. Phải thờ phượng và yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết cả trí khôn (x.Mt 22,27). Là loài thụ tạo hữu hình có trí năng, xin hãy biết sử dụng trí khôn để biện phân các thực tại để sống đúng và đẹp thánh ý Thiên Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Suy Niệm Khánh Nhật Truyền Giáo
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:40 13/10/2021
Suy Niệm Khánh Nhật Truyền Giáo
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16, 15-20)
Tháng 10 được gọi là tháng truyền giáo, là tháng Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10 Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo. Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội ngày nay cần những tấm lòng có khả năng thúc đẩy mình đi đến “các vùng ngoại biên của thế giới”.
Những câu hỏi lớn được đặt ra : Truyền giáo là gì, tại sao phải truyền giáo và ai phải truyền giáo? Liệu có cần phải ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo không
Truyền giáo, là giúp người ta tin nhận Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, để họ tin Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, để họ trở nên Kitô hữu.
Vì bản chất của Giáo Hội là truyên giáo. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích lời Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Là chi thể của Hội Thánh, tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảngTin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Rất cần thiết phải cầu nguyện cho việc truyền giáo. Ngày Thế giới Truyền giáo, hay Chúa Nhật Truyền giáo, được Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào năm 1926, để nhắc nhở các tín hữu Công Giáo về sự dấn thân và hỗ trợ của họ đối với công việc truyền giáo của Giáo hội thông qua cầu nguyện và hy sinh. (CSR_6222_2020)
Trong ngày 6 tháng 1 năm 2021 Lễ Chúa Hiển Linh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố sứ điệp cử hành ngày Thế giới Truyền giáo với chủ đề lấy từ sách Công vụ Tông đồ chương 4 cầu 20, “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra”.
Chủ để này nhắc nhở chúng ta “sở hữu” và đem đến cho người khác những gì chúng ta mang trong tim mình, nghĩa là một người đã trải nghiệm sâu sắc tình yêu thương xót của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô như các Tông Đồ, khi người ấy cảm nhận được yêu thương, họ không thể giữ điều đó cho riêng mình, nhưng muốn chia sẻ: điều này thật đẹp và quý giá, và do đó trở thành một sứ vụ. Chính các Tông đồ khi được trải nghiệm sức mạnh tình thương và sự hiện diện từ phụ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đã là những người đầu tiên chia sẻ cho chúng ta điều này. Cũng vậy, một khi cảm nghiệm được sự hiện diện của Đức Giêsu trong tim mình, chúng ta được thúc đẩy thi hành sứ mạng yêu thương. Hội Thánh không ngừng nhắc nhớ lại với tấm lòng biết ơn rằng Chúa đã yêu chúng ta trước. Theo đó, sống “trong tình trạng truyền giáo” là một phản ánh của lòng biết ơn” (x. Sứ điệp cho các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, 21-5-2020).
Sứ vụ được liên kết mật thiết với tình yêu của Chúa Kitô. Nó không phải là một hoạt động của con người, một gánh nặng, nhưng nó bắt nguồn từ lòng biết ơn. Được tình yêu của Thiên Chúa bao bọc và che chở, chúng ta muốn chia sẻ tình yêu này đặc biệt với những người không cảm thấy được yêu, những người cảm thấy bị bỏ rơi, bị từ chối. Chúng ta, những người đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta đã lắng nghe và đón nhận Tin Mừng tình yêu, hãy chia sẻ Tin Mừng đó với người lân cận của mình, với trái tim tràn đầy lòng biết ơn (x. Sứ điệp truyền giáo 2021).
Lòng trắc ẩn là điều được Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong Sứ điệp. Để loan báo Tin Mừng hôm nay, thì ngôn ngữ được nhân loại hiểu chính là bác ái và lòng trắc ẩn: đó là một trong những khía cạnh để chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa. Trong đại dịch, nhiều người trên thế giới vốn đã mong manh, bị gạt ra ngoài lề xã hội, dễ bị tổn thương. Ngày nay hoàn cảnh của họ đã trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, lòng trắc ẩn của Đức Kitô sẽ mang lại cho họ niềm an ủi và niềm hy vọng mới.
Đức Thánh Cha gọi chúng ta là ‘những người truyền giáo của hy vọng’, trong một thế giới rất cần sự tử tế, lòng hiếu khách, lòng thương xót và tình huynh đệ. Sứ vụ là thực hiện mọi hành động của đời sống với tinh thần của Thánh Thể, là sống một đời sống tri ân và cảm tạ Thiên Chúa, là làm mọi việc nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Ngài là hồng ân lớn nhất mà chúng ta nhận được, và hồng ân đó đem lại hoa trái (x. Sứ điệp truyền giáo 2021).
Chúng ta đừng quyên rằng, nhà truyền giáo là những người chia sẻ tình yêu Thiên Chúa, rời bỏ sự an toàn, sự thoải mái của cuộc sống và đi đến những vùng ngoại vi của thế giới, giữa những người nghèo và thiệt thòi nhất, giữa những người đau khổ và thiếu thốn, làm chứng bằng cuộc sống rằng Thiên Chúa là tình yêu, và Người yêu thương và hiến mình cho mọi thụ tạo. Những người truyền giáo là những người, giống như các tông đồ, không thể giữ lại cho mình tình yêu mà họ đã cảm nghiệm: Thánh Thần thúc đẩy họ đến tận cùng trái đất để loan báo và trao ban chính mình cho những ai cần nhất, cho những ai đau khổ và tuyệt vọng, cho những ai chưa biết Người và chưa cảm nghiệm được tình yêu bao la của Chúa Kitô”.
Chúng ta cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, người Tông đồ đầu tiên và là nhà thừa sai của Lời Chúa, giúp chúng ta mang sứ điệp Tin Mừng đến với thế giới với niềm hân hoan khiêm tốn và rạng ngời, vượt lên trên bất kỳ sự từ chối, hiểu lầm hay bách hại nào.
Nữ Vương truyền giáo, cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16, 15-20)
Tháng 10 được gọi là tháng truyền giáo, là tháng Giáo hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho việc truyền giáo cũng như nhắc nhở các tín hữu về sứ mệnh truyền giáo của mỗi người đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10 Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo. Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội ngày nay cần những tấm lòng có khả năng thúc đẩy mình đi đến “các vùng ngoại biên của thế giới”.
Những câu hỏi lớn được đặt ra : Truyền giáo là gì, tại sao phải truyền giáo và ai phải truyền giáo? Liệu có cần phải ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo không
Truyền giáo, là giúp người ta tin nhận Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, để họ tin Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, để họ trở nên Kitô hữu.
Vì bản chất của Giáo Hội là truyên giáo. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích lời Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”
Là chi thể của Hội Thánh, tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói : “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phẩn khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta : “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảngTin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Thánh Phaolô kêu lên : “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).
Rất cần thiết phải cầu nguyện cho việc truyền giáo. Ngày Thế giới Truyền giáo, hay Chúa Nhật Truyền giáo, được Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào năm 1926, để nhắc nhở các tín hữu Công Giáo về sự dấn thân và hỗ trợ của họ đối với công việc truyền giáo của Giáo hội thông qua cầu nguyện và hy sinh. (CSR_6222_2020)
Trong ngày 6 tháng 1 năm 2021 Lễ Chúa Hiển Linh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố sứ điệp cử hành ngày Thế giới Truyền giáo với chủ đề lấy từ sách Công vụ Tông đồ chương 4 cầu 20, “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra”.
Chủ để này nhắc nhở chúng ta “sở hữu” và đem đến cho người khác những gì chúng ta mang trong tim mình, nghĩa là một người đã trải nghiệm sâu sắc tình yêu thương xót của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô như các Tông Đồ, khi người ấy cảm nhận được yêu thương, họ không thể giữ điều đó cho riêng mình, nhưng muốn chia sẻ: điều này thật đẹp và quý giá, và do đó trở thành một sứ vụ. Chính các Tông đồ khi được trải nghiệm sức mạnh tình thương và sự hiện diện từ phụ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu đã là những người đầu tiên chia sẻ cho chúng ta điều này. Cũng vậy, một khi cảm nghiệm được sự hiện diện của Đức Giêsu trong tim mình, chúng ta được thúc đẩy thi hành sứ mạng yêu thương. Hội Thánh không ngừng nhắc nhớ lại với tấm lòng biết ơn rằng Chúa đã yêu chúng ta trước. Theo đó, sống “trong tình trạng truyền giáo” là một phản ánh của lòng biết ơn” (x. Sứ điệp cho các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, 21-5-2020).
Sứ vụ được liên kết mật thiết với tình yêu của Chúa Kitô. Nó không phải là một hoạt động của con người, một gánh nặng, nhưng nó bắt nguồn từ lòng biết ơn. Được tình yêu của Thiên Chúa bao bọc và che chở, chúng ta muốn chia sẻ tình yêu này đặc biệt với những người không cảm thấy được yêu, những người cảm thấy bị bỏ rơi, bị từ chối. Chúng ta, những người đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta đã lắng nghe và đón nhận Tin Mừng tình yêu, hãy chia sẻ Tin Mừng đó với người lân cận của mình, với trái tim tràn đầy lòng biết ơn (x. Sứ điệp truyền giáo 2021).
Lòng trắc ẩn là điều được Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong Sứ điệp. Để loan báo Tin Mừng hôm nay, thì ngôn ngữ được nhân loại hiểu chính là bác ái và lòng trắc ẩn: đó là một trong những khía cạnh để chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa. Trong đại dịch, nhiều người trên thế giới vốn đã mong manh, bị gạt ra ngoài lề xã hội, dễ bị tổn thương. Ngày nay hoàn cảnh của họ đã trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, lòng trắc ẩn của Đức Kitô sẽ mang lại cho họ niềm an ủi và niềm hy vọng mới.
Đức Thánh Cha gọi chúng ta là ‘những người truyền giáo của hy vọng’, trong một thế giới rất cần sự tử tế, lòng hiếu khách, lòng thương xót và tình huynh đệ. Sứ vụ là thực hiện mọi hành động của đời sống với tinh thần của Thánh Thể, là sống một đời sống tri ân và cảm tạ Thiên Chúa, là làm mọi việc nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Ngài là hồng ân lớn nhất mà chúng ta nhận được, và hồng ân đó đem lại hoa trái (x. Sứ điệp truyền giáo 2021).
Chúng ta đừng quyên rằng, nhà truyền giáo là những người chia sẻ tình yêu Thiên Chúa, rời bỏ sự an toàn, sự thoải mái của cuộc sống và đi đến những vùng ngoại vi của thế giới, giữa những người nghèo và thiệt thòi nhất, giữa những người đau khổ và thiếu thốn, làm chứng bằng cuộc sống rằng Thiên Chúa là tình yêu, và Người yêu thương và hiến mình cho mọi thụ tạo. Những người truyền giáo là những người, giống như các tông đồ, không thể giữ lại cho mình tình yêu mà họ đã cảm nghiệm: Thánh Thần thúc đẩy họ đến tận cùng trái đất để loan báo và trao ban chính mình cho những ai cần nhất, cho những ai đau khổ và tuyệt vọng, cho những ai chưa biết Người và chưa cảm nghiệm được tình yêu bao la của Chúa Kitô”.
Chúng ta cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, người Tông đồ đầu tiên và là nhà thừa sai của Lời Chúa, giúp chúng ta mang sứ điệp Tin Mừng đến với thế giới với niềm hân hoan khiêm tốn và rạng ngời, vượt lên trên bất kỳ sự từ chối, hiểu lầm hay bách hại nào.
Nữ Vương truyền giáo, cầu cho chúng con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 13/10/2021
34. Ngoài thân xác ra, nếu linh hồn bị vật chất vây khốn thì thật đau khổ vô cùng.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:40 13/10/2021
82. ĐÀO TÔN GHÉT NỊNH NỌT
Đào Tôn bị bệnh, Thành Kính Ký đến thăm hỏi bệnh tình, khóc lóc bù lu bù loa.
Họ Thành còn đem đến mấy con chim sẻ còn sống, và sau khi đem chim sẻ thả cho bay cao thì nói:
- “Chỉ mong cho thân thể anh bay cao phục hồi nguyên trạng”.
Đào Tôn rất ghét kiểu nói nịnh hót lấy lòng ấy của hắn, bèn nói:
- “Nước mắt của ông làm sao mà chảy ra được vậy”.
Từ đó về sau không tiếp kiến hắn ta nữa.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 82:
Có những thuộc hạ khi đi thăm cấp trên bị bệnh thì làm bộ làm tịch mặt mày ủ rủ, nhưng trong lòng thì nguyền rủa chết quách cho rồi, bởi vì cấp trên ăn ở bạc ác với họ; có những người đầy tớ khi chăm sóc cho ông bà chủ thì nguyền rủa cho họ gặp điều xui xẻo, bởi vì ông bà chủ đối xử ác nhơn ác đức với họ...
Người đời là như thế, cho nên có mấy ai lại không thích được người khác nịnh nọt lấy lòng chứ?
Người Ki-tô hữu thì khác với người khác, họ sẽ không ghét ai và cũng không nịnh nọt lấy lòng người nào cả, hể đi thăm bệnh nhân thì luôn cầu cho họ được mau mạnh khỏe dù người bệnh đó là ông chủ hay đầy tớ, dù là nhà giàu hay nhà nghèo hể đi giúp đỡ người nào thì luôn cầu cho họ được may mắn có công ăn việc làm, bởi vì cốt lõi của Tin Mừng là ở đó: thấy Đức Chúa Giê-su trong mọi người.
Nịnh nọt lấy lòng là hại người và làm giảm đi giá trị nhân cách của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đào Tôn bị bệnh, Thành Kính Ký đến thăm hỏi bệnh tình, khóc lóc bù lu bù loa.
Họ Thành còn đem đến mấy con chim sẻ còn sống, và sau khi đem chim sẻ thả cho bay cao thì nói:
- “Chỉ mong cho thân thể anh bay cao phục hồi nguyên trạng”.
Đào Tôn rất ghét kiểu nói nịnh hót lấy lòng ấy của hắn, bèn nói:
- “Nước mắt của ông làm sao mà chảy ra được vậy”.
Từ đó về sau không tiếp kiến hắn ta nữa.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 82:
Có những thuộc hạ khi đi thăm cấp trên bị bệnh thì làm bộ làm tịch mặt mày ủ rủ, nhưng trong lòng thì nguyền rủa chết quách cho rồi, bởi vì cấp trên ăn ở bạc ác với họ; có những người đầy tớ khi chăm sóc cho ông bà chủ thì nguyền rủa cho họ gặp điều xui xẻo, bởi vì ông bà chủ đối xử ác nhơn ác đức với họ...
Người đời là như thế, cho nên có mấy ai lại không thích được người khác nịnh nọt lấy lòng chứ?
Người Ki-tô hữu thì khác với người khác, họ sẽ không ghét ai và cũng không nịnh nọt lấy lòng người nào cả, hể đi thăm bệnh nhân thì luôn cầu cho họ được mau mạnh khỏe dù người bệnh đó là ông chủ hay đầy tớ, dù là nhà giàu hay nhà nghèo hể đi giúp đỡ người nào thì luôn cầu cho họ được may mắn có công ăn việc làm, bởi vì cốt lõi của Tin Mừng là ở đó: thấy Đức Chúa Giê-su trong mọi người.
Nịnh nọt lấy lòng là hại người và làm giảm đi giá trị nhân cách của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha bỏ ý định tham dự COP26 Glasgow
Đặng Tự Do
02:13 13/10/2021
Hôm thứ Sáu, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo rằng Đức Hồng Y Parolin sẽ tham gia phiên họp của Hội nghị các Bên tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Khuôn Khổ Biến đổi Khí hậu.
COP26 dự kiến diễn ra tại Glasgow, Tô Cách Lan, từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11.
Ông Bruni nói, “Tôi có thể nói rõ rằng phái đoàn sẽ được dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 12 tháng 7 năm 2021, một phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Tô Cách Lan cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Tô Cách Lan trong “một chuyến tông du ngắn” vào tháng 11 tới.
Phát ngôn nhân của Hội đồng Giám mục Tô Cách Lan cho biết: “Đức Thánh Cha sẽ tới Scotland một thời gian rất ngắn, để tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.”
Với thông báo mới nhất này của Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, chuyến viếng thăm này sẽ không xảy ra.
Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã đưa ra lời kêu gọi chung hôm thứ Hai 4 tháng 10 cho Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc để cổ vũ cho việc đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm cứu hành tinh khỏi “một cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có”.
Cuộc họp “Niềm tin và Khoa học: Hướng tới COP26” đã quy tụ các nhà lãnh đạo Kitô Giáo giáo bao gồm Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Anh Giáo thành Canterbury và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, cũng như các đại diện của Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Sikh, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Hỏa giáo và Kỳ Na giáo.
“COP26 ở Glasgow tiêu biểu cho một lời triệu tập khẩn cấp nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có và cuộc khủng hoảng về các giá trị mà chúng ta hiện đang trải qua, và nhằm mang lại hy vọng cụ thể cho các thế hệ tương lai,” Đức Giáo Hoàng nói và nhấn mạnh rằng “Chúng tôi muốn đồng hành với cuộc họp bằng sự cam kết và sự gần gũi về mặt tinh thần của chúng tôi.”
Lời kêu gọi, trong đó mô tả biến đổi khí hậu là “mối đe dọa nghiêm trọng”, đã được trao cho Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio và Alok Sharma của Anh, chủ tịch COP26 ở Glasgow.
Source:Vatican News
Cựu Thượng nghị sĩ Joe Donnelly được bổ nhiệm làm Đại Sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh
Đặng Tự Do
02:14 13/10/2021
Hôm thứ Sáu, Tòa Bạch Ốc cho biết Cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Joe Donnelly của Indiana đã được tổng thống Joe Biden bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh.
Donnelly là một người Công Giáo và từng là giáo sư tại Đại học Notre Dame, nơi ông nhận bằng đại học và bằng luật. Ông phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 2013 đến năm 2019, rời nhiệm sở sau khi thất bại trong cuộc bầu cử năm 2018 trước ứng cử viên đảng Cộng hòa Mike Braun. Ông đại diện cho Khu vực Quốc hội số 2 của Indiana từ năm 2007 đến năm 2013, trong thời gian đó, ông đã bỏ phiếu chống lại việc tài trợ cho nghiên cứu tế bào gốc và là kẻ thù mạnh mẽ đối với việc tài trợ cho phá thai trong Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng năm 2010.
Tuy nhiên, tại Thượng viện, ông lại đảo ngược lập trường của mình, và thôi không chống lại nguồn tài trợ của liên bang cho Planned Parenthood, tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai.
Donnelly hiện là đối tác của công ty luật Akin Gump ở Washington, DC. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị tại Trung tâm Soufan có trụ sở tại New York, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về an ninh toàn cầu và chính sách đối ngoại tập trung vào chống khủng bố, bạo lực, chủ nghĩa cực đoan và xung đột vũ trang.
Ông là cố vấn cho nhiều tập đoàn. Tòa Bạch Ốc lưu ý rằng ông từng đoạt được Huân chương Dịch vụ Xuất sắc của Hải quân Hoa Kỳ.
Cha John I. Jenkins, Giám đốc Đại học Notre Dame, đã chúc mừng Donnelly, và nhận định rằng Donnelly là “một sự lựa chọn lý tưởng” cho vị trí này.
Cha Jenkins nói: “Ông ấy sẽ mang đến cho vai trò này sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề mà quốc gia và thế giới đang phải đối mặt, một đức tin Công Giáo chân chính và sự hiểu biết về vai trò của Giáo hội trong thế giới của chúng ta”.
Khi còn ở Quốc hội, Donnelly được biết đến là một đảng viên Dân chủ ôn hòa ủng hộ lao động, ủng hộ cuộc sống, nhưng đã thay đổi quan điểm về hôn nhân vào năm 2013.
Ông ủng hộ một số chính sách phò sinh trong những năm qua, bao gồm hạn chế phá thai sau 20 tuần và cấm phá thai từ tiền đóng thuế của người dân.
Donnelly là một trong số hàng chục đảng viên Dân chủ phản đối việc tài trợ cho việc phá thai trong Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng khi nó đang được Quốc hội xem xét vào năm 2009. Tuy nhiên, vào năm 2013 Donnelly đã tuyên bố ủng hộ việc định nghĩa lại hôn nhân, nói rằng đó là “điều đúng đắn cần làm”, như Politico đưa tin.
Source:Catholic News Agency
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát: Tự do của Kitô hữu, men giải phóng phổ quát
Vũ Văn An
18:11 13/10/2021
Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung Thứ Tư, 13 tháng 10, diễn ra tại Đại sảnh Phaolô VI trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thư Thánh Phaolô VI gửi tín hữu Galát. Tuần này ngài nhấn mạnh tới khía cạnh tự do Kitô giáo làm dây men cuộc giải phóng phổ quát. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong hành trình giáo lý của chúng ta về Thư gửi tín hữu Galát, chúng ta có thể tập trung vào điều đối với Thánh Phaolô vốn là cốt lõi của tự do: sự kiện là, với cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã được giải thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết. Nói cách khác, chúng ta được tự do bởi vì chúng ta đã được giải thoát, được giải thoát bởi ân sủng - không phải bằng tiền bạc, được giải thoát bởi tình yêu, điều đã trở thành quy luật tối cao và mới mẻ của đời sống Kitô hữu. Tình yêu: chúng ta tự do vì chúng ta được giải phóng tự do. Thực thế, đây quả là điểm mấu chốt.
Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh tới việc sự mới lạ của cuộc sống này đã mở lòng chúng ta để chào đón mọi người và mọi nền văn hóa, đồng thời mở lòng mọi người và mọi nền văn hóa hướng tới một sự tự do lớn hơn ra sao. Thực thế, Thánh Phaolô nói rằng đối với những người theo Chúa Giêsu Kitô, là người Do Thái hay người ngoại giáo không còn quan trọng nữa. Điều duy nhất đáng kể là “đức tin hoạt động nhờ tình yêu” (Gl 5:6). Tin rằng chúng ta đã được giải thoát, và tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã giải thoát chúng ta: đó là đức tin hoạt động nhờ tình yêu. Những kẻ gièm pha Thánh Phaolô - những người theo trào lưu cực đoan đến đó - đã tấn công ngài vì tính mới mẻ này, họ tuyên bố rằng ngài đã đưa quan điểm này ra khỏi cơ hội mục vụ, hay đúng hơn để “làm hài lòng mọi người”, rút gọn tối đa các yêu cầu từng nhận được từ truyền thống tôn giáo chặt chẽ hơn của ngài. Lý lẽ này y hệt như lý lẽ của những người cực đoan ngày nay: lịch sử luôn lặp lại chính nó. Như chúng ta đã thấy, việc chỉ trích mọi điều mới mẻ của Tin Mừng không chỉ thời đại của chúng ta mới có, nhưng nó có một lịch sử lâu dài đằng sau nó. Tuy nhiên, Thánh Phaolô không giữ im lặng. Ngài đáp lại một cách parrhesia [mạnh dạn] - đó là một hạn từ tiếng Hy Lạp nói lên lòng can đảm, sức mạnh - và ngài nói, “Giờ đây, tôi tìm kiếm sự ưu ái của loài người hay của Thiên Chúa? Hay tôi đang cố làm hài lòng người ta? Nếu tôi còn làm đẹp lòng người ta, thì tôi không nên làm tôi tớ Đức Kitô” (Gl 1:10). Ngay trong Thư thứ nhất gửi cho tín hữu Texalônica, ngài đã bày tỏ tâm tư bằng những từ ngữ tương tự; ngài nói rằng trong lời rao giảng của mình, ngài chưa bao giờ sử dụng “lời tâng bốc… hoặc che chở cho lòng tham; … Chúng tôi cũng không tìm kiếm vinh quang từ loài người ”(1Tx 2: 5-6), đó là những nẻo đường “tạo giả mạo”; một đức tin không phải là đức tin, nó là tinh thần thế gian.
Suy nghĩ của Thánh Phaolô một lần nữa cho thấy một sự sâu sắc đầy linh hứng. Đối với ngài, nghinh đón đức tin bao gồm việc từ bỏ không phải tâm điểm của các nền văn hóa và truyền thống, mà là những gì có thể cản trở tính mới mẻ và tinh ròng của Tin Mừng. Bởi vì tự do nhận được nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa không tham dự vào cuộc xung đột với các nền văn hóa hay với các truyền thống mà chúng ta đã nhận được, nhưng đúng hơn đưa vào trong chúng một tự do mới, một điều mới lạ có tính giải phóng, đó là Tin Mừng. Thật vậy, sự giải phóng có được nhờ phép rửa giúp chúng ta có được phẩm giá đầy đủ của con cái Thiên Chúa, để, trong khi luôn bám vào cội nguồn văn hóa của mình, chúng ta đồng thời mở lòng đón nhận tính phổ quát của đức tin, một đức tin đi vào mọi nền văn hóa, thừa nhận các hạt nhân của sự thật hiện diện ở đó, và phát triển chúng, mang những điều tốt đẹp chứa đựng trong chúng tới chỗ viên mãn. Chấp nhận rằng chúng ta đã được giải thoát bởi Đức Kitô – bởi cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh của Người - là chấp nhận và mang sự viên mãn đến cho cả các truyền thống khác nhau của mỗi dân tộc. Sự viên mãn đích thực.
Trong lời kêu gọi tiến tới tự do, chúng ta khám phá ra ý nghĩa đích thực của việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng. Ý nghĩa đích thực này là gì? Là có thể loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi luôn tôn trọng những điều tốt đẹp và sự thật hiện hữu trong các nền văn hóa. Chuyện này không dễ dàng! Có rất nhiều cơn cám dỗ muốn tìm cách áp đặt mô hình sống của riêng mình như thể nó là mô hình tiến hóa nhất và hấp dẫn nhất. Biết bao sai lầm trong lịch sử rao giảng Tin Mừng do đã tìm cách áp đặt một mô hình văn hóa duy nhất! Sự độc dạng như một quy luật sống không phải là Kitô giáo! Hợp nhất thì được, độc dạng thì không! Thậm chí, đôi khi, người ta không chừa cả bạo lực để làm cho một quan điểm duy nhất chiếm ưu thế. Anh chị em hãy nghĩ tới những cuộc chiến tranh. Vì cách này, Giáo hội đã bị tước mất tính phong phú của nhiều phát biểu địa phương mà truyền thống văn hóa của cả một dân tộc vốn mang theo. Nhưng điều này hoàn toàn trái ngược với tự do của Kitô giáo! Thí dụ, tôi nhớ tới phương thức hoạt động tông đồ được thiết lập ở Trung Quốc với Cha Ricci, hoặc ở Ấn Độ với Cha De Nobili… [Một số người nói] “Không, đấy không phải là Kitô giáo!” Phải, đó là Kitô giáo, nó nằm trong nền văn hóa của người dân.
Nói tóm lại, viễn kiến của Thánh Phaolô về tự do hoàn toàn được soi sáng và làm cho sinh hoa kết trái bởi mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng trong việc nhập thể của Người - như Công đồng Vatican II nhắc lại - đã tự kết hợp một cách nào đó với mọi người (x. Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes, 22 ). Và điều này có nghĩa là không có sự độc dạng, thay vào đó là sự đa dạng, nhưng sự đa dạng hợp nhất. Do đó, nghĩa vụ phải tôn trọng nguồn gốc văn hóa của mọi người, đặt họ trong một không gian tự do không bị hạn chế bởi bất cứ sự áp đặt nào do một nền văn hóa chủ đạo duy nhất áp đặt. Đây là ý nghĩa của việc chúng ta gọi mình là người Công Giáo, của việc nói về Giáo Hội Công Giáo. Nó không phải là một danh xưng xã hội học để phân biệt chúng ta với các Kitô hữu khác; Công Giáo là một tĩnh từ có nghĩa là phổ quát: tính Công Giáo, tính phổ quát. Phổ quát, nghĩa là Công Giáo, Giáo hội, có nghĩa là Giáo hội chứa đựng trong mình, trong chính bản chất của mình, một sự cởi mở đối với mọi dân tộc và mọi nền văn hóa thuộc mọi thời đại, bởi vì Chúa Kitô đã sinh ra, đã chết và đã sống lại cho mọi người.
Bên cạnh đó, văn hóa tự bản chất là sự biến đổi liên tục. Nếu ai đó nghĩ về việc chúng ta được kêu gọi như thế nào để loan báo Tin Mừng trong thời điểm lịch sử có nhiều thay đổi văn hóa vĩ đại này, nơi mà một kỹ thuật ngày một tiên tiến hơn dường như đang chiếm ưu thế. Nếu chúng ta nói về đức tin như chúng ta đã làm trong những thế kỷ trước, chúng ta sẽ có nguy cơ không còn được các thế hệ mới hiểu nữa. Sự tự do của đức tin Kitô giáo - tự do Kitô giáo - không nói đến một viễn kiến tĩnh tụ về đời sống và văn hóa, mà là một viễn kiến năng động, và là một viễn kiến năng động ngay trong truyền thống. Truyền thống phát triển, nhưng luôn luôn với cùng một bản chất. Do đó, chúng ta đừng cho là mình sở hữu tự do. Chúng ta đã nhận được một hồng ân để chăm sóc. Đúng hơn, chính sự tự do yêu cầu mỗi người chúng ta phải thường xuyên di chuyển, hướng tới sự viên mãn của nó. Đó là thân phận của những người hành hương; đó là trạng thái của những người đi đường, liên tục xuất hành: được giải phóng khỏi chế độ nô lệ để tiến tới tự do viên mãn. Và đấy là hồng ân tuyệt vời mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta. Chúa đã giải phóng chúng ta khỏi nô lệ một cách tự do, và đã đặt chúng ta lên đường để bước đi trong tự do hoàn toàn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dâng Hoa khánh thành đài Đức Mẹ La Vang tại giáo xứ Vinh Sơn Liêm ,Calgary Canada
LM. Nguyễn Đức Vượng
09:29 13/10/2021
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Refugium peccatorum - Đức Mẹ bầu chữa kẻ có tội.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:24 13/10/2021
Hình ảnh “Refugium peccatorum - Đức Mẹ bầu chữa kẻ có tội.”
Trong kinh cầu Đức Mẹ Maria có câu ca ngợi: Đức Bà bầu chữa kẻ có tội!
Lời ca ngợi này vẽ nên hình ảnh gì nói về Đức Mẹ Maria?
Đức Mẹ Maria là người mẹ đã sinh hạ, nuôi dưỡng Chúa Giêsu Kitô trên trần gian. Dù là mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, mẹ Maria không là người có chức quyền tha tội lỗi cho ai. Nhưng mẹ Maria là người trạng sư bênh vực bầu cử cho người vướng mắc vào vòng tội lỗi trước mặt Chúa.
Điều này ai chúng ta trong đời sống cũng đề sống trải nqua từ khi còn thơ bé. Lúc còn nhỏ khi vướng mắc vào lỗi lầm, chúng thường chạy đến bên mẹ xin cứu giúp bênh vực cho.
Hình ảnh cảm động này rất thân thương trìu mến. Và không người mẹ nào bỏ qua, nên vội vàng ôm con vào lòng, an ủi vỗ về.
Rồi khi lớn lên đi vào trường đời, lúc người con gặp hoàn cảnh khó khăn, đau khổ thất vọng, họ cũng rất cần đến sự bầu chữa cứu giúp của người mẹ. Và người mẹ nào cũng luôn mở rộng đôi tay, mở rộng trái tim tâm hồn cứu giúp an ủi con mình trong khả năng có thể.
Trong đời sống xưa nay nơi trần gian hằng hằng xảy ra những biến cố hoàn cảnh có những lúc con người bị xua đuổi, bị đối xử phân biệt tìm bắt. Nên họ phải tìm kiếm đường đi tỵ nạn. Họ mong tìm được nơi chốn cho chứa chấp dung thân. Và luôn hằng có những quốc gia đất nước với lòng nhân đạo bác ái luôn mở cánh cửa đón nhận những người có hoàn cảnh này. Cho họ cơ hội đất sống làm lại cuộc đời.
Trong cung cách sống lòng đạo đức có bài thánh ca bình dân quen thuộc kính mừng Đức Mẹ Maria:“ Mẹ từ bi ngày nay con đến nép thân dưới áo mẹ lành che khuất bao u buồn nơi khóc than…” nói lên rõ nét tâm tình ý nghĩa lời kinh cầu Đức Bà bầu chữa kẻ có tội!
Người tín hữu Chúa Kitô, khi hát bài này chân nhận mình là người trong cơn khốn khó tinh thần vướng mắc vào đau khổ tội lỗi, cùng nói lên tâm tình cậy trông, mong tìm thấy được sự chở che an toàn dưới cánh áo choàng của Đức Mẹ Maria, người mẹ thiên quốc
Đức Mẹ Maria chắc hẳn ngày xưa lúc còn sinh thời trên trần gian như bao người mẹ khác cũng đã có chiếc áo choàng khoác trên mình. Và chiếc áo choàng của Đức Mẹ chắc chắn đã bao bọc che chở cho Giêsu lúc còn thơ bé ngồi nằm trên tay mẹ.
Có những bức tượng còn khắc tạc bên dưới áo choàng Đức Mẹ tỏa rộng ra hai bên và có nhiều hình tượng người lớn bé đứng ngồi ẩn khuất trong đó nữa. Họ là những người cần đến sự bảo vệ che chở của Đức Mẹ:phụ nữ, đàn ông, trẻ con, người lớn, những tu sĩ nam nữ, những chức sắc trong đạo, trong đời, người lành thánh cũng như người có tội.
Hình ảnh này nói lên Đức Mẹ Maria là người mẹ của hết mọi người. Đức Mẹ Maria chấp nhận nuôi dưỡng bảo vệ tất cả những người con Thiên Chúa.
Ngày xưa, dưới bóng áo choàng của những vị vua chúa, những vị vọng quyền thế, những người bị bắt vì tội phạm còn tìm thấy được sự che chở ân xá tha thứ giảm hình phạt cho khỏi bị kết án.
Với những người tín hữu Chúa Kito, là con của Đức Mẹ, còn đang trên đường lữ hành trần gian, tấm áo choàng của Đức Mẹ Maria bảo vệ che chở cho những ai gặp hòan cảnh khó khăn nguy hiểm về nhiều phương diện tinh thần lẫn thể xác.
Cá nhân ai cũng cần sự an ủi trợ giúp từ Trời cao của Thiên Chúa. Nhưng nhiều khi cảm thấy mình yếu đưối không biết làm sao có thể kêu khấn đến được. Nên thường chạy đến dưới áo choàng của Đức Mẹ, xin trợ giúp bầu cử cho.
Thánh nữ Birgitta đã thuật lại về khuôn mặt mầu nhiệm ẩn dấu của Đức Mẹ, khi nhìn ngắm tấm áo choàng của Đức Mẹ: “ Tấm áo choàng rộng lớn của Mẹ tiềm tàng chứa ẩn ý nghĩa lòng từ bi thương xót. Người nào chạy trốn lòng từ bi thương xót, người đó thật bất hạnh.
Con hãy chạy đến ẩn mình dưới bóng áo choàng lòng từ bi thương xót.”
Tấm áo choàng, lòng từ mẫu của Đức Mẹ Maria là nơi chốn cho người có tội lỗi, người gặp hoàn cảnh nguy nan khốn khó, tìm được sự bầu chữa, an ủi chở che.
“Maria refugium- Đức Bà bầu chữa kẻ có tội!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong kinh cầu Đức Mẹ Maria có câu ca ngợi: Đức Bà bầu chữa kẻ có tội!
Lời ca ngợi này vẽ nên hình ảnh gì nói về Đức Mẹ Maria?
Đức Mẹ Maria là người mẹ đã sinh hạ, nuôi dưỡng Chúa Giêsu Kitô trên trần gian. Dù là mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, mẹ Maria không là người có chức quyền tha tội lỗi cho ai. Nhưng mẹ Maria là người trạng sư bênh vực bầu cử cho người vướng mắc vào vòng tội lỗi trước mặt Chúa.
Điều này ai chúng ta trong đời sống cũng đề sống trải nqua từ khi còn thơ bé. Lúc còn nhỏ khi vướng mắc vào lỗi lầm, chúng thường chạy đến bên mẹ xin cứu giúp bênh vực cho.
Hình ảnh cảm động này rất thân thương trìu mến. Và không người mẹ nào bỏ qua, nên vội vàng ôm con vào lòng, an ủi vỗ về.
Rồi khi lớn lên đi vào trường đời, lúc người con gặp hoàn cảnh khó khăn, đau khổ thất vọng, họ cũng rất cần đến sự bầu chữa cứu giúp của người mẹ. Và người mẹ nào cũng luôn mở rộng đôi tay, mở rộng trái tim tâm hồn cứu giúp an ủi con mình trong khả năng có thể.
Trong đời sống xưa nay nơi trần gian hằng hằng xảy ra những biến cố hoàn cảnh có những lúc con người bị xua đuổi, bị đối xử phân biệt tìm bắt. Nên họ phải tìm kiếm đường đi tỵ nạn. Họ mong tìm được nơi chốn cho chứa chấp dung thân. Và luôn hằng có những quốc gia đất nước với lòng nhân đạo bác ái luôn mở cánh cửa đón nhận những người có hoàn cảnh này. Cho họ cơ hội đất sống làm lại cuộc đời.
Trong cung cách sống lòng đạo đức có bài thánh ca bình dân quen thuộc kính mừng Đức Mẹ Maria:“ Mẹ từ bi ngày nay con đến nép thân dưới áo mẹ lành che khuất bao u buồn nơi khóc than…” nói lên rõ nét tâm tình ý nghĩa lời kinh cầu Đức Bà bầu chữa kẻ có tội!
Người tín hữu Chúa Kitô, khi hát bài này chân nhận mình là người trong cơn khốn khó tinh thần vướng mắc vào đau khổ tội lỗi, cùng nói lên tâm tình cậy trông, mong tìm thấy được sự chở che an toàn dưới cánh áo choàng của Đức Mẹ Maria, người mẹ thiên quốc
Đức Mẹ Maria chắc hẳn ngày xưa lúc còn sinh thời trên trần gian như bao người mẹ khác cũng đã có chiếc áo choàng khoác trên mình. Và chiếc áo choàng của Đức Mẹ chắc chắn đã bao bọc che chở cho Giêsu lúc còn thơ bé ngồi nằm trên tay mẹ.
Có những bức tượng còn khắc tạc bên dưới áo choàng Đức Mẹ tỏa rộng ra hai bên và có nhiều hình tượng người lớn bé đứng ngồi ẩn khuất trong đó nữa. Họ là những người cần đến sự bảo vệ che chở của Đức Mẹ:phụ nữ, đàn ông, trẻ con, người lớn, những tu sĩ nam nữ, những chức sắc trong đạo, trong đời, người lành thánh cũng như người có tội.
Hình ảnh này nói lên Đức Mẹ Maria là người mẹ của hết mọi người. Đức Mẹ Maria chấp nhận nuôi dưỡng bảo vệ tất cả những người con Thiên Chúa.
Ngày xưa, dưới bóng áo choàng của những vị vua chúa, những vị vọng quyền thế, những người bị bắt vì tội phạm còn tìm thấy được sự che chở ân xá tha thứ giảm hình phạt cho khỏi bị kết án.
Với những người tín hữu Chúa Kito, là con của Đức Mẹ, còn đang trên đường lữ hành trần gian, tấm áo choàng của Đức Mẹ Maria bảo vệ che chở cho những ai gặp hòan cảnh khó khăn nguy hiểm về nhiều phương diện tinh thần lẫn thể xác.
Cá nhân ai cũng cần sự an ủi trợ giúp từ Trời cao của Thiên Chúa. Nhưng nhiều khi cảm thấy mình yếu đưối không biết làm sao có thể kêu khấn đến được. Nên thường chạy đến dưới áo choàng của Đức Mẹ, xin trợ giúp bầu cử cho.
Thánh nữ Birgitta đã thuật lại về khuôn mặt mầu nhiệm ẩn dấu của Đức Mẹ, khi nhìn ngắm tấm áo choàng của Đức Mẹ: “ Tấm áo choàng rộng lớn của Mẹ tiềm tàng chứa ẩn ý nghĩa lòng từ bi thương xót. Người nào chạy trốn lòng từ bi thương xót, người đó thật bất hạnh.
Con hãy chạy đến ẩn mình dưới bóng áo choàng lòng từ bi thương xót.”
Tấm áo choàng, lòng từ mẫu của Đức Mẹ Maria là nơi chốn cho người có tội lỗi, người gặp hoàn cảnh nguy nan khốn khó, tìm được sự bầu chữa, an ủi chở che.
“Maria refugium- Đức Bà bầu chữa kẻ có tội!”
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Tin Vui: Giáo Hội sắp có thêm một vị Tiến Sĩ Hội Thánh. Tin buồn cho Scotland: Đức Thánh Cha không đi Glasgow
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:11 13/10/2021
1. Đức Thánh Cha bỏ ý định tham dự COP26 Glasgow
Hôm thứ Sáu, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, nói với các nhà báo rằng Đức Hồng Y Parolin sẽ tham gia phiên họp của Hội nghị các Bên tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Khuôn Khổ Biến đổi Khí hậu.
COP26 dự kiến diễn ra tại Glasgow, Tô Cách Lan, từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11.
Ông Bruni nói, “Tôi có thể nói rõ rằng phái đoàn sẽ được dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 12 tháng 7 năm 2021, một phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Tô Cách Lan cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Tô Cách Lan trong “một chuyến tông du ngắn” vào tháng 11 tới.
Phát ngôn nhân của Hội đồng Giám mục Tô Cách Lan cho biết: “Đức Thánh Cha sẽ tới Scotland một thời gian rất ngắn, để tham dự Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.”
Với thông báo mới nhất này của Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, chuyến viếng thăm này sẽ không xảy ra.
Đức Thánh Cha Phanxicô và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã đưa ra lời kêu gọi chung hôm thứ Hai 4 tháng 10 cho Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc để cổ vũ cho việc đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm cứu hành tinh khỏi “một cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có”.
Cuộc họp “Niềm tin và Khoa học: Hướng tới COP26” đã quy tụ các nhà lãnh đạo Kitô Giáo giáo bao gồm Đức Tổng Giám Mục Justin Welby của Anh Giáo thành Canterbury và Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, cũng như các đại diện của Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Sikh, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Hỏa giáo và Kỳ Na giáo.
“COP26 ở Glasgow tiêu biểu cho một lời triệu tập khẩn cấp nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng sinh thái chưa từng có và cuộc khủng hoảng về các giá trị mà chúng ta hiện đang trải qua, và nhằm mang lại hy vọng cụ thể cho các thế hệ tương lai,” Đức Giáo Hoàng nói và nhấn mạnh rằng “Chúng tôi muốn đồng hành với cuộc họp bằng sự cam kết và sự gần gũi về mặt tinh thần của chúng tôi.”
Lời kêu gọi, trong đó mô tả biến đổi khí hậu là “mối đe dọa nghiêm trọng”, đã được trao cho Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio và Alok Sharma của Anh, chủ tịch COP26 ở Glasgow.
Source:Vatican News
2. Đức Giáo Hoàng sẽ tuyên phong Thánh Irenaeus của Lyon là tiến sĩ Hội Thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài dự định sẽ tuyên bố Thánh Irenaeus của thành phố Lyon, nhà thần học thế kỷ thứ hai nổi tiếng với việc bảo vệ chủ nghĩa chính thống trong bối cảnh gia tăng các giáo phái ngộ đạo.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 10 với các thành viên của Nhóm Công tác Chính thống-Công Giáo Thánh Irenaeus, Đức Giáo Hoàng đã ca ngợi những nỗ lực của nhóm trong việc tạo ra một không gian đối thoại giữa người Công Giáo và Chính thống giáo, giống như tên gọi của họ.
Đức Thánh Cha nói:
“Quan thầy của anh chị em, Thánh Irenaeus thành Lyon –- người mà tôi sẽ sớm tuyên bố là tiến sĩ Hội Thánh với danh hiệu, ‘doctor unitatis’, nghĩa là ‘tiến sĩ của sự hiệp nhất’ - đến từ phương Đông, thực hiện sứ vụ giám mục của mình ở phương Tây, và là một cầu nối tinh thần và thần học tuyệt vời giữa các Kitô Hữu phương Đông và phương Tây”.
Theo trang web của mình, mục đích của Nhóm Công tác Chính thống-Công Giáo Thánh Irenaeus là “điều tra sự khác biệt sâu sắc trong tâm lý, cách suy nghĩ và cách làm việc thần học liên quan đến các vấn đề hiện tại trong cuộc đối thoại Chính thống-Công Giáo, để hiểu nhau và để thử xem cả hai truyền thống có thể làm giàu cho nhau như thế nào mà không làm mất đi bản sắc riêng của họ”.
Trang web của nhóm cho biết Thánh Irenaeus, “được tôn kính như một người cha bảo trợ trong cả giáo hội phương Đông và phương Tây” và “do đó đại diện cho một ví dụ về sự kết nối tâm linh giữa các giáo hội ở phương Đông và phương Tây, mà nhóm làm việc tìm cách thúc đẩy thông qua các cuộc thảo luận của minh”.
Sinh ra tại Smyrna, Tiểu Á - nay là Thổ Nhĩ Kỳ - Thánh Irenaeus được biết đến như một người bảo vệ trung thành cho đức tin.
Lo ngại về sự gia tăng của các giáo phái ngộ đạo trong Giáo Hội sơ khai, ngài đã viết tác phẩm “Adversus haereses”, nghĩa là “Chống lại những kẻ dị giáo”. Đó là một lời bác bỏ niềm tin ngộ đạo trong đó phái này đề cao kiến thức tâm linh của cá nhân, và coi nhẹ đức tin vào các giáo lý Kitô và thẩm quyền của giáo hội.
Trong cuộc họp mùa thu năm 2019, hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã đồng ý thêm vào một đề nghị của Tổng giáo phận Lyon, Pháp - khu vực nơi Thánh Irenaeus phục vụ - là xin Đức Thánh Cha tuyên bố rằng vị giám mục thế kỷ thứ hai là tiến sĩ Hội Thánh.
Năm 2015, Đức Thánh Cha đã tuyên bố Thánh Grêgôriô thành Narek là tiến sĩ Hội Thánh. Với quyết định này, Thánh Irenaeus sẽ là vị tiến sĩ Hội Thánh thứ hai được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố, nâng tổng số tiến sĩ Hội Thánh lên 37 vị.
Source:Catholic News Agency
3. Cựu Thượng nghị sĩ Joe Donnelly được bổ nhiệm làm Đại Sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh
Hôm thứ Sáu, Tòa Bạch Ốc cho biết Cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Joe Donnelly của Indiana đã được tổng thống Joe Biden bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh.
Donnelly là một người Công Giáo và từng là giáo sư tại Đại học Notre Dame, nơi ông nhận bằng đại học và bằng luật. Ông phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ từ năm 2013 đến năm 2019, rời nhiệm sở sau khi thất bại trong cuộc bầu cử năm 2018 trước ứng cử viên đảng Cộng hòa Mike Braun. Ông đại diện cho Khu vực Quốc hội số 2 của Indiana từ năm 2007 đến năm 2013, trong thời gian đó, ông đã bỏ phiếu chống lại việc tài trợ cho nghiên cứu tế bào gốc và là kẻ thù mạnh mẽ đối với việc tài trợ cho phá thai trong Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng năm 2010.
Tuy nhiên, tại Thượng viện, ông lại đảo ngược lập trường của mình, và thôi không chống lại nguồn tài trợ của liên bang cho Planned Parenthood, tổ chức cung cấp dịch vụ phá thai.
Donnelly hiện là đối tác của công ty luật Akin Gump ở Washington, DC. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị tại Trung tâm Soufan có trụ sở tại New York, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về an ninh toàn cầu và chính sách đối ngoại tập trung vào chống khủng bố, bạo lực, chủ nghĩa cực đoan và xung đột vũ trang.
Ông là cố vấn cho nhiều tập đoàn. Tòa Bạch Ốc lưu ý rằng ông từng đoạt được Huân chương Dịch vụ Xuất sắc của Hải quân Hoa Kỳ.
Cha John I. Jenkins, Giám đốc Đại học Notre Dame, đã chúc mừng Donnelly, và nhận định rằng Donnelly là “một sự lựa chọn lý tưởng” cho vị trí này.
Cha Jenkins nói: “Ông ấy sẽ mang đến cho vai trò này sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề mà quốc gia và thế giới đang phải đối mặt, một đức tin Công Giáo chân chính và sự hiểu biết về vai trò của Giáo hội trong thế giới của chúng ta”.
Khi còn ở Quốc hội, Donnelly được biết đến là một đảng viên Dân chủ ôn hòa ủng hộ lao động, ủng hộ cuộc sống, nhưng đã thay đổi quan điểm về hôn nhân vào năm 2013.
Ông ủng hộ một số chính sách phò sinh trong những năm qua, bao gồm hạn chế phá thai sau 20 tuần và cấm phá thai từ tiền đóng thuế của người dân.
Donnelly là một trong số hàng chục đảng viên Dân chủ phản đối việc tài trợ cho việc phá thai trong Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng khi nó đang được Quốc hội xem xét vào năm 2009. Tuy nhiên, vào năm 2013 Donnelly đã tuyên bố ủng hộ việc định nghĩa lại hôn nhân, nói rằng đó là “điều đúng đắn cần làm”, như Politico đưa tin.
Source:Catholic News Agency
Bi thảm: Giáo dân tụ tập đọc kinh, khóc lóc, cha sở nhận $, cho mượn nhà thờ quay phim dâm ô từ chức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 13/10/2021
1. Biểu tình liên tục: Cha sở nhà thờ chính tòa Toledo từ chức sau khi cho mượn nhà thờ quay phim dâm ô
Linh mục Juan Miguel Ferrer Grenesche, Cha sở của nhà thờ chính tòa Toledo, đã đệ đơn từ chức sau những cuộc biểu tình liên tục của anh chị em giáo dân vì ngài cho mượn nhà thờ để quay phim làm bối cảnh cho một video ca nhạc, trong đó có những cảnh nhảy múa khiêu gợi và các cử chỉ dâm ô trong nhà thờ.
Hôm thứ Ba 12 tháng 10, Tổng giáo phận Toledo ra thông báo cho biết “Cha sở nhà thờ chính tòa xin được Giáo Hội tha thứ, thay mặt cho chính mình và thay mặt cho các thành phần khác nhau của kinh sĩ đoàn nhà thờ, vì trách nhiệm của họ đối với tất cả những sai sót và lỗi lầm có thể đã được thực hiện bằng lời nói, việc làm, và thiếu sót trong các sự kiện gần đây”.
Cha Juan Miguel Ferrer Grenesche được bổ nhiệm làm Cha Sở nhà thờ chính tòa Toledo vào ngày 5 tháng 11 năm 2016. Như thế, đến ngày 5 tháng 11 tới đây, ngài hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên, trước các áp lực căng thẳng từ nhiều phía, Đức Tổng Giám Mục Francisco Cerro Chaves đã chấp nhận yêu cầu của vị linh mục xin nghỉ ngay lập tức để đem lại bình an cho giáo xứ chính tòa, mặc dù chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là hết nhiệm kỳ.
Cha Juan Miguel sẽ rời giáo xứ vào ngày 16 tháng 10. Một ngày sau đó, thánh lễ phạt tạ và tái thánh hiến sẽ được tổ chức.
Tangana, ca sĩ nhạc ráp người Tây Ban Nha đã phát hành một video âm nhạc cho bài hát “Ateo”, nghĩa là Người vô thần vào ngày 7 tháng 10, được thực hiện với ca sĩ người Á Căn Đình Nathy Peluso. Trong video, cả hai thực hiện những vũ điệu gợi dục và khiêu khích bên trong thánh đường, cùng các cử chỉ dâm ô khác.
Cha Juan Miguel thừa nhận rằng ca sĩ Tangana đã trả cho ngài 15,000 euro, tức là 17,000 Mỹ Kim cho việc sử dụng thánh đường trong video âm nhạc.
Sau khi vụ việc vỡ lở, Đức Tổng Giám Mục đã khiêm tốn cầu xin sự tha thứ. Ngược lại, Cha Juan Miguel còn lớn tiếng chỉ trích “một số thái độ không khoan dung, trái ngược với sự hiểu biết và đón nhận Giáo hội, như được thể hiện trong các cảnh cuối cùng của video.”
Theo Cha Juan Miguel, “video trình bày câu chuyện về sự hoán cải nhờ tình người. Lời ca của bài hát này như sau: ‘Tôi là một người vô thần, nhưng bây giờ tôi tin rằng, bởi vì một phép lạ như thế nên Ngài đã phải từ trên trời xuống thế’”.
Anh chị em giáo dân cho rằng bất kể chuyện phim là gì, việc thực hiện các hành vi dâm ô bên trong nhà thờ là không thể chấp nhận. Hàng ngày từ sáng đến tối đều có các cuộc biểu tình và có ít nhất 30 người đứng trước cửa nhà thờ khóc lóc, và lần chuỗi Mân Côi cho đến khi nào Cha Juan Miguel từ chức mới thôi.
Trong một tuyên bố với báo chí Tây Ban Nha được Europa Press loan tin vào ngày 12 tháng 10, Cha Juan Miguel nói rằng “lỗi giao tiếp” đã làm phức tạp vụ việc nhưng cho biết ngài không hối hận về tuyên bố đầu tiên của mình, trong đó ngài biện minh cho việc cho mượn nhà thờ quay video nhạc, và lớn tiếng chỉ trích anh chị em giáo dân.
Source:Catholic News Agency
2. Tuyên bố của Tòa Tổng Giám Mục Toledo
Hôm nay, Đức Tổng Giám Mục đã có một buổi tiếp kiến riêng với Cha Sở nhà thờ chính tòa. Từ cuộc đối thoại này, chúng tôi xin tường trình như sau:
1. Cha Sở bày tỏ sự hiệp thông trọn vẹn với Đức Tổng Giám Mục và Tổng Giáo Phận.
2. Cha Sở nhà thờ chính tòa xin được Giáo Hội tha thứ, thay mặt cho chính mình và thay mặt cho các thành phần khác nhau của kinh sĩ đoàn nhà thờ, vì trách nhiệm của họ đối với tất cả những sai sót và lỗi lầm có thể đã được thực hiện bằng lời nói, việc làm, và thiếu sót trong các sự kiện gần đây
3. Cha Sở cho biết nhiệm kỳ của ngài sẽ kết thúc vào ngày 5 tháng 11, nên nhân dịp này đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục cho kết thúc trước thời hạn, là vào ngày 16 tháng 10. Đức Tổng Giám Mục đã chấp nhận yêu cầu này vì thấy như thế là phù hợp.
4. Chúng tôi cũng thấy phù hợp này để nhắc lại một quy định có hiệu lực trong nhiều năm, đó là số tiền thu được từ các hoạt động bất thường của nhà thờ chính tòa được dành cho các công việc bác ái xã hội
Toledo, ngày 12 tháng 10, 2021
Source:Archdiocesis De Toledo
3. Giáo dân không muốn nhìn thấy mặt cha sở đã cho phép quay cảnh ân ái trong nhà thờ
Radio Nueva Vida, nghĩa là Đời Sống Mới, của Tây Ban Nha, cho biết anh chị em giáo dân giáo xứ Chính Tòa của tổng giáo phận Toledo, Tây Ban Nha cảm thấy bị phản bội sau khi Cha Sở của họ là Đức Ông Juan Miguel Ferrer Grenesche đã cho phép một cặp nam nữ quay những cảnh ân ái trong nhà thờ để làm nền cho video ca nhạc của họ. Họ đề nghị Đức Tổng Giám Mục cử hành thánh lễ phạt tạ, và bổ nhiệm một Cha Sở mới.
Điều khiến mọi người ngạc nhiên là một người giáo dân bình thường cũng có thể hiểu được nhà thờ không thể dùng làm bối cảnh quay những cảnh ân ái nóng bỏng, huống hồ là một linh mục. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là vị linh mục này từng là cố vấn cho Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích của Tòa Thánh và từng được đề bạt làm Giám Mục nhưng thất bại.
Đức Ông Juan Miguel Ferrer Grenesche sinh tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29 tháng 5 năm 1961. Ngài theo học Thần học tại trường Thần học “San Ildefonso” ở Toledo và được thụ phong linh mục cho tổng giáo phận này vào ngày 5 tháng 10 năm 1986 từ tay Đức Tổng Giám Mục lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Marcelo González Martín.
Sau đó, ngài chuyển đến Rôma lấy bằng tiến sĩ về Phụng vụ Thánh và bằng tốt nghiệp về Nghệ thuật Thánh từ Đại Học Giáo hoàng Athenaeum Sant'Anselmo. Khi trở về Tổng Giáo phận Toledo, ngài trở thành Giám đốc Ủy Ban Phụng Tự, từ năm 1991 đến năm 1994.
Kể từ năm ngoái, ngài là Giáo sư về Phụng vụ tại trường Thần học San Ildefonso, nơi ngài giữ chức vụ Hiệu trưởng.
Năm 2007, ngài được bầu làm Cố vấn cho Ủy ban Phụng tự của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha và sau đó Tòa thánh mời làm Cố vấn cho Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích dưới thời Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera.
Ngày 28 tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera làm Tổng Giám Mục Valencia. Tháng Giêng năm 2015, có nhiều tin đồn rằng Đức Hồng Y Cañizares sẽ yêu cầu ngài làm Giám Mục Phụ Tá của mình tại Tổng giáo phận Valencia vì ngài được biết đến là cánh tay phải của vị Hồng Y. Nhưng cuối cùng, vị được chọn là Cha Esteban Escudero Torres lúc đó đã gần 70. Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô còn bổ nhiệm thêm ba Giám Mục Phụ Tá nữa là Đức Cha Arturo Pablo Ros Murgadas, Đức Cha Javier Salinas Viñals, và gần đây nhất là Đức Cha Vicente Juan Segura.
Vào ngày 5 tháng 11 năm 2016, ngài được bổ nhiệm làm Cha Sở nhà thờ chính tòa Toledo, tên đầy đủ là Catedral Primada Santa María de Toledo. Ngoài trách nhiệm này ngài còn giảng dạy tại trường Thần học San Ildefonso của Toledo và tại Đại học San Dámaso của Madrid.
Truyền thông thế tục tường thuật vụ cha sở đã cho phép quay cảnh ân ái trong nhà thờ
Vụ một cha sở nhà thờ chính tòa ở Toledo đã cho phép một cặp nam nữ quay những cảnh ân ái trong nhà thờ để làm nền cho video ca nhạc của họ tiếp tục là đề tài gây tranh cãi tại Tây Ban Nha, lôi kéo cả các phương tiện truyền thông thế tục.
Jeevan Ravindran và Robert Iddiols, của CNN lên tiếng ca ngợi vị cha sở táo bạo này. Trong bài “Spanish archbishop apologizes for steamy music video filmed in Gothic cathedral”, nghĩa là “Tổng giám mục Tây Ban Nha xin lỗi vì video nhạc với những cảnh nóng được quay trong nhà thờ Gothic”.
Họ viết như sau:
Các ca nhạc sĩ Nathy Peluso và C. Tangana đã khiêu vũ trong ngôi nhà thờ chính tòa Toledo có từ thế kỷ thứ 13 của Tây Ban Nha trong một cảnh là một phần của video nhạc của ca khúc “Ateo” của họ.
Đức Tổng Giám Mục Toledo ở Tây Ban Nha đã lên tiếng xin lỗi sau khi hai nghệ sĩ quay một video nhạc dâm ô trong nhà thờ lớn của thành phố, và nói rằng ngài hoàn toàn không biết về dự án và nội dung của nó.
Nghệ sĩ Tây Ban Nha C. Tangana và ca sĩ người Argentina Nathy Peluso đã quay các phần của video cho ca khúc “Ateo”, nghĩa là “Người vô thần” tại Nhà thờ Toledo thế kỷ 13, một trong những ngôi thánh đường nổi tiếng nhất Tây Ban Nha.
Đoạn video, được phát hành hôm thứ Năm, cho thấy C. Tangana và Peluso đang quấn quít với nhau và khiêu vũ theo phong cách bachata trong nhà thờ và bao gồm cận cảnh các tác phẩm nghệ thuật được in trên các bức tường của ngôi thánh đường.
“Đức Tổng Giám Mục vô cùng lấy làm tiếc về những sự kiện này và lên án những cảnh quay trong nhà thờ đầu tiên của Tổng Giáo phận,” một tuyên bố do Tổng Giáo phận thay mặt cho Đức Tổng Giám Mục Francisco Cerro Chaves đưa ra hôm thứ Sáu.
Tuyên bố nói thêm: “Chúng tôi khiêm tốn và chân thành cầu xin sự tha thứ từ tất cả các tín hữu giáo dân, những người được thánh hiến và các linh mục, những người đã cảm thấy bị tổn thương bởi việc sử dụng không đúng nơi chốn linh thiêng này”.
Ca từ của bài hát bao gồm đoạn điệp khúc này “Tôi là một người vô thần, nhưng bây giờ tôi tin rằng, bởi vì một phép lạ như thế nên Ngài đã phải từ trên trời xuống thế”, trong khi câu đầu tiên cầu xin sự tha thứ từ Trinh nữ Almudena, tức là Đức Mẹ, vì “những gì tôi đã làm”.
Ở những nơi khác trong video có cả cảnh Peluso khỏa thân, và ở cuối bài hát, hai ca sĩ chụp ảnh chung với các linh mục và dàn hợp xướng bên ngoài nhà thờ.
Tangana cũng kéo tóc Peluso phỏng theo một trong những bức tranh bên trong nhà thờ, trong đó cho thấy một con quỷ đang kéo tóc một người phụ nữ để ngăn cản cô ấy đạt được ơn cứu rỗi trong ngày phán xét cuối cùng. Bức tranh cũng được sử dụng làm hình bìa nghệ thuật của bài hát.
Trong khi Đức Tổng Giám Mục cam kết “sẽ làm việc để xem xét quy trình đã tuân theo để ngăn chặn điều tương tự xảy ra một lần nữa”, Cha Sở đã nhấn mạnh một hướng rất khác trong một tuyên bố cũng được đưa ra hôm thứ Sáu.
Cho rằng bài hát “kể câu chuyện về sự hoán cải nhờ tình người”, Cha Juan Miguel Ferrer Grenesche cho biết những cảnh cuối cùng của video mà các ca sĩ chụp ảnh cho thấy “sự hiểu biết và chào đón của Giáo hội”.
Mặc dù thừa nhận “ngôn ngữ hình ảnh khiêu khích” được sử dụng, ngài bảo vệ quyết định cho phép quay phim trong nhà thờ, nói rằng “mục đích duy nhất là thúc đẩy đối thoại với văn hóa đương đại trong khi duy trì đức tin vào Giáo hội.”
Ferrer nói thêm rằng bài hát có thể “làm điều tốt cho những người xa cách Giáo hội” nhưng xin lỗi những người đã bị tổn thương bởi nó.
Tính đến thứ Bảy, video âm nhạc đã có hơn 2 triệu lượt xem trên YouTube.
Source:CNN