Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/10: Thiên Chúa công minh nhưng nhân hậu – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:33 13/10/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, đám đông tụ họp hàng vạn người, đến nỗi giẫm lên nhau. Bấy giờ Đức Giê-su bắt đầu nói, trước hết là với các môn đệ: “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết. Vì thế, tất cả những gì anh em nói lúc đêm hôm, sẽ được nghe giữa ban ngày; và điều anh em rỉ tai trong buồng kín, sẽ được công bố trên mái nhà.
“Thầy nói cho anh em là bạn hữu của Thầy được biết: Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết: anh em hãy sợ Đấng ấy. Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi. Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:01 13/10/2022
6. Người nhớ mãi sự đáng thương của người khác chính là yêu sự hèn hạ của chính mình.
(Thánh nữ Chantal)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:03 13/10/2022
23. CÙNG NGÂM THƠ CHẾ NHẠO
Có thầy đồ gàn nọ dạy học cho con em của một gia đình nọ, chủ nhà tiếp đãi ông ta rất sơ sài, nên ông ta làm thơ chế nhạo:
- “Năm nay đến nay là ta sai,
thắt cổ chết tìm chạc cây lớn,
tiếp khách nhà nhà nghèo mạt rệp,
học sinh từng đứa nhác như rắn.
Ba bữa cháo trắng gọi dâng cơm,
bốn mùa canh suông làm chè bánh,
như thế dạy con được tiến bộ,
khắp thôn đều là làm quan nhà”.
Chủ nhà nhạo lại nói:
- “Năm nay mời thầy là tôi sai,
ngâm thơ giống hệt miệng sinh chạc,
tưởng là vẽ hổ lại thành chó,
con cháu thành rồng văn biến rắn.
Không biết thiên văn và địa lý,
chỉ tham chén rượu và ly trà,
văn thì nửa cổ nửa kim đường đi sai,
thiệt hại không biết bao nhiêu nhà”.
(Quảng tiếu phủ)
Suy tư 23:
Dạy học không những truyền đạt kiến thức của thầy giáo cho học trò, mà còn truyền đạt nhân cách sống của thầy cho học trò nữa, do đó mà có những thầy giáo coi trọng việc học trò hấp thụ kiến thức và nhân bản là chính, tiền bạc là phụ, bởi vì thầy giáo hiểu rất rõ giá trị cao quý của việc dạy và học, cho nên dù cho thiếu thốn thì những thầy giáo ấy vẫn luôn là những nhà mô phạm cho mọi người.
Có những phụ huynh coi đồng tiền bỏ ra thuê thầy giáo dạy chữ cho con mình là to lớn hơn chữ nghĩa, cho nên thường hay hạch sách và coi thường thầy giáo, thậm chí chửi mắng, đánh đập thầy giáo trước mặt học trò. Có những phụ huynh như vậy thì sẽ có những đứa con mất dạy hư người.
Thiên Chúa không hiện ra để dạy chữ cho chúng ta, nhưng đã chọn các thầy cô giáo để truyền đạt kiến thức cho chúng ta, đó là một sứ mệnh thiêng liêng mà Thiên Chúa đã trao cho các thầy cô giáo. Người Ki-tô hữu càng hiểu rõ điều này hơn ai hết, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su khi lên mười hai tuổi đã ở lại trong đền thờ ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi, đó chính là mẫu mực tôn sư trọng đạo cho chúng ta noi theo.
Thời nay rất cần những mẫu gương tôn sư trọng đạo như thế, bắt đầu từ những phụ huynh và những học trò Ki-tô hữu, thì sẽ không còn tình trạng phụ huynh và thầy cô giáo cười nhạo lẫn nhau nữa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có thầy đồ gàn nọ dạy học cho con em của một gia đình nọ, chủ nhà tiếp đãi ông ta rất sơ sài, nên ông ta làm thơ chế nhạo:
- “Năm nay đến nay là ta sai,
thắt cổ chết tìm chạc cây lớn,
tiếp khách nhà nhà nghèo mạt rệp,
học sinh từng đứa nhác như rắn.
Ba bữa cháo trắng gọi dâng cơm,
bốn mùa canh suông làm chè bánh,
như thế dạy con được tiến bộ,
khắp thôn đều là làm quan nhà”.
Chủ nhà nhạo lại nói:
- “Năm nay mời thầy là tôi sai,
ngâm thơ giống hệt miệng sinh chạc,
tưởng là vẽ hổ lại thành chó,
con cháu thành rồng văn biến rắn.
Không biết thiên văn và địa lý,
chỉ tham chén rượu và ly trà,
văn thì nửa cổ nửa kim đường đi sai,
thiệt hại không biết bao nhiêu nhà”.
(Quảng tiếu phủ)
Suy tư 23:
Dạy học không những truyền đạt kiến thức của thầy giáo cho học trò, mà còn truyền đạt nhân cách sống của thầy cho học trò nữa, do đó mà có những thầy giáo coi trọng việc học trò hấp thụ kiến thức và nhân bản là chính, tiền bạc là phụ, bởi vì thầy giáo hiểu rất rõ giá trị cao quý của việc dạy và học, cho nên dù cho thiếu thốn thì những thầy giáo ấy vẫn luôn là những nhà mô phạm cho mọi người.
Có những phụ huynh coi đồng tiền bỏ ra thuê thầy giáo dạy chữ cho con mình là to lớn hơn chữ nghĩa, cho nên thường hay hạch sách và coi thường thầy giáo, thậm chí chửi mắng, đánh đập thầy giáo trước mặt học trò. Có những phụ huynh như vậy thì sẽ có những đứa con mất dạy hư người.
Thiên Chúa không hiện ra để dạy chữ cho chúng ta, nhưng đã chọn các thầy cô giáo để truyền đạt kiến thức cho chúng ta, đó là một sứ mệnh thiêng liêng mà Thiên Chúa đã trao cho các thầy cô giáo. Người Ki-tô hữu càng hiểu rõ điều này hơn ai hết, bởi vì chính Đức Chúa Giê-su khi lên mười hai tuổi đã ở lại trong đền thờ ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi, đó chính là mẫu mực tôn sư trọng đạo cho chúng ta noi theo.
Thời nay rất cần những mẫu gương tôn sư trọng đạo như thế, bắt đầu từ những phụ huynh và những học trò Ki-tô hữu, thì sẽ không còn tình trạng phụ huynh và thầy cô giáo cười nhạo lẫn nhau nữa...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người cha
Lm. Minh Anh
14:44 13/10/2022
CÓ MỘT NGƯỜI CHA
“Đừng sợ, các con còn quý giá hơn nhiều con chim sẻ!”.
Một nhà tu đức nói, “Cái chết không dập tắt được ánh sáng từ các Kitô hữu; nó chỉ thổi tắt ngọn đèn. Vì kìa, bình minh đang đến! Phút lìa đời, chúng ta bỏ lại tất cả những gì mình có; cùng lúc, mang theo tất cả những gì mình có. Và niềm an ủi lớn lao nhất, chúng ta ‘có một người Cha!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi Tin Mừng hôm nay nhắc lại niềm an ủi lớn lao nhất đó! Chúa Giêsu tiết lộ, mỗi người chúng ta ‘có một người Cha!’; một người Cha nói rằng, bạn và tôi “quý giá hơn nhiều con chim sẻ”; một người Cha dạy con cái Ngài biết điều gì nên tránh, và điều gì nên sợ!
Trước hết, Chúa Giêsu bảo chúng ta tránh “men biệt phái”; nghĩa là “men đạo đức giả”. Đối với người Do Thái, men là dấu hiệu của sự dữ. Đó là một miếng bột từ một ổ bánh thừa đã lên men; quá trình lên men có liên quan đến sự thối rữa và hư hoại, tình trạng phân huỷ có mùi thối. Tránh “men biệt phái” là tránh bắt chước người biệt phái, những con người vốn chỉ muốn người khác nhìn nhận họ là những người Do Thái tốt lành vì đã thực hiện các bổn phận tôn giáo một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Vậy mà, Chúa Giêsu cho biết, không phải mọi sự bên ngoài đều luôn phù hợp với ý định bên trong của trái tim; ai cũng có thể biểu hiện bên ngoài những dấu hiệu tốt lành đang khi bên trong lại ẩn tàng bao ý định xấu xa. Thiên Chúa, Đấng thấu nhìn vực thẳm; ánh sáng Ngài phơi bày bóng tối, biến đổi tâm trí và trái tim con người.
“Đạo đức giả” có nghĩa là diễn viên, người giả vờ như những gì anh ta hoặc cô ta không phải là. “Đạo đức giả” thể hiện mạnh mẽ ở việc tạo ra một vẻ bên ngoài đẹp đẽ và che đậy những gì họ không muốn người khác nhìn thấy. May thay, với ánh sáng của Ngài, Thiên Chúa phơi bày bóng tối của sự dữ và tội lỗi lòng người, ngay cả những tội không ai hay biết. Ánh sáng Ngài biến đổi trái tim và tâm trí, cho phép chúng ta chiến thắng thù hận bằng tình yêu, chiến thắng kiêu hãnh bằng khiêm nhường, chiến thắng sự giả vờ bằng chính trực. Thiên Chúa ban ân sủng cho những trái tim khiêm nhường và cầu thị hầu giúp chúng ta chiến thắng men của sự thiếu thành thật và giả hình. Qua thư Êphêsô hôm nay, Phaolô nói, “Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã chọn chúng ta”. Và như thế, chúng ta ‘có một người Cha!’. Thánh Vịnh đáp ca nói lên niềm vui làm con Chúa, dân riêng Ngài, “Hạnh phúc thay dân nào, Chúa chọn làm gia nghiệp!”.
Vậy thì sự sợ hãi có liên quan gì mà Chúa Giêsu lại nói ở đây? Sợ hãi là một sức mạnh tiềm tàng. Nó có thể khiến chúng ta hoảng sợ và bỏ chạy, hoặc có thể thúc đẩy chúng ta đến với niềm tin và hành động. Kính sợ Thiên Chúa là liều thuốc giải độc cho mọi nỗi sợ hãi, ngay cả cái chết; nó kéo chúng ta đến với tình yêu và lẽ thật của Ngài. Tổn thương hoặc mất mát lớn nhất chúng ta có thể trải qua không phải là thể xác mà là tinh thần, mất mát linh hồn và sự sống đời đời trước sức mạnh của địa ngục. May thay, chúng ta ‘có một người Cha!’.
Anh Chị em,
“Đừng sợ, các con còn quý giá hơn nhiều con chim sẻ!”. Hãy xem Thiên Chúa dành sự quan tâm lớn lao như thế nào đối với những kẻ Ngài yêu, và đối với những ai kính uý Ngài. Ngài bảo tồn vũ trụ, mở rộng sự trợ giúp cho những thứ vô giá trị, ngay cả những sinh vật nhỏ nhất như loài sẻ. Làm sao Ngài quên được những kẻ yêu thương Ngài; đặc biệt, khi Ngài ra sức chăm sóc họ? Ngài hạ cố đến với họ, biết chính xác từng tình trạng cụ thể của mỗi người, thậm chí có bao nhiêu sợi tóc trên đầu từng người... Đừng nghi ngờ, với bàn tay giàu có, Thiên Chúa sẽ ban ân huệ cho những ai yêu mến Ngài; Ngài không cho phép chúng ta sa vào cám dỗ, kể cả cám dỗ sợ hãi. Đối mặt với tất cả những nỗi sợ hãi này, một nỗi sợ lây lan như virus, huỷ hoại như “men biệt phái”, chúng ta hãy để mình được ủi an bởi những gì Chúa Giêsu nói. Bạn và tôi ‘có một người Cha’, một người Cha yêu thương chăm bẵm mỗi người, đêm cũng như ngày.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, khi con vờ vịt hay sợ hãi, con khác nào đứa con mồ côi. Cho con biết rằng, con ‘có một người Cha’ sáng chiều chăm chút thân xác và linh hồn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nương tựa vào Chúa
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
17:38 13/10/2022
Cuộc đời có vô vàn sóng gió, nhiều nguy cơ đe dọa cuộc sống con người, như những chứng bệnh ngặt nghèo vô phương cứu chữa, những thiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ gây ra hay những tang tóc, đổ vỡ đau thương trong gia đình và nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác, khiến con người cảm thấy lo âu, sợ hãi, đau buồn, thất vọng… mà chẳng biết trông cậy vào ai.
Một khi tâm hồn bị giày vò, bị tổn thương bởi những cảm xúc tiêu cực như thế thì sức khỏe thể xác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Vì không vượt thắng được những đau thương trong cuộc đời, nhiều người phải tìm quên trong rượu bia, ma túy; có người mắc chứng trầm cảm nặng hoặc tự kết liễu đời mình cách đau thương!
Qua trích đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su trấn an chúng ta, giúp chúng ta vượt qua đau thương bằng cách tựa nương vào Thiên Chúa là Cha nhân lành; Ngài luôn yêu thương săn sóc nâng đỡ, giúp chúng ta vượt qua muôn vàn gian nan khốn khó.
Để thuyết phục chúng ta vững lòng nương tựa vào Thiên Chúa, Ngài dùng dụ ngôn sau đây:
Có ông quan tòa khắc nghiệt, không kính sợ Thiên Chúa, chẳng coi ai ra gì. Lại có bà góa cô thân yếu thế, lâm cảnh oan khiên, nhiều lần chạy đến van nài ông bênh đỡ cho khỏi bị người ta ức hiếp. Thế nhưng ông phớt lờ, chẳng đếm xỉa gì đến những lời van xin đó.
Thế rồi, vì bà góa nầy cứ van nài mãi, nên ông đành phải nhượng bộ, đáp ứng nguyện vọng của bà.
Qua dụ ngôn nầy, Chúa Giê-su dạy ta biết rằng: Cho dù ông quan tòa vô tâm và khắc nghiệt đến đâu đi nữa, vẫn đáp ứng nguyện vọng của bà góa cô thế cô thân. Lẽ nào Thiên Chúa là Cha nhân từ, đành ngoảnh mặt quay lưng trước lời nguyện cầu chúng ta dâng lên Ngài hay sao! Chắc chắn Chúa sẽ nhận lời, miễn là chúng ta kiên nhẫn cầu xin.
Và Ngài cũng dạy rằng: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9).
Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, có khi chúng ta cầu xin điều nào đó liên tục mà Chúa chẳng ban. Từ đó, nhiều người đâm ra giận hờn, oán trách, không còn yêu mến phụng thờ Chúa nữa.
Nên nhớ rằng, đôi lúc vì hạnh phúc của chúng ta, Thiên Chúa không ban điều ta xin nhưng lại ban tặng điều khác quý báu hơn nhiều, như người mẹ tốt lành từ chối không cho con bánh ngọt có hại, nhưng lại cho thức ăn lành mạnh và sách vở học hành.
Không cho cá nhưng lại cho chiếc cần câu
Có những người cha khôn ngoan, không muốn con mình trở thành kẻ ăn xin lười biếng, “nằm há miệng chờ sung” mà muốn tạo cơ hội cho con cái trưởng thành, nên khi đứa con xin cá, ông không cho cá mà lại cho chiếc cần câu. Thế là nhờ sở hữu chiếc cần câu, đứa con có được hàng trăm con cá mà chẳng phải ngửa tay xin ăn từng bữa, từng ngày.
Ý tưởng nầy đã được một tác giả diễn tả cách chí lý như sau:
“Tôi xin sức mạnh...
Và Ngài đã cho tôi gặp khó khăn để trui rèn tôi nên mạnh mẽ.
Tôi xin khôn ngoan...
Và Ngài đã cho tôi gặp những vấn đề (như những bài toán khó) để giải quyết, nhờ đó tôi trở thành người khôn ngoan.
Tôi xin tiền của...
Và Ngài đã cho tôi khối óc và bắp thịt để làm việc, nhờ đó tôi trở nên giàu có.
Thế là tuy không trực tiếp nhận được những gì tôi xin...
Nhưng tôi có được những thứ tôi cần.” (Khuyết danh)
Lạy Chúa Giê-su,
Chỉ có Chúa là nơi nương tựa vững chắc nhất trong cuộc đời. Xin cho chúng con biết hướng tâm hồn về Chúa, hết lòng yêu mến, cậy trông, phó thác vào Chúa. Nhờ đó, chúng con sẽ vượt qua mọi gian nan sóng gió trong cuộc đời và luôn được bình an, hạnh phúc vì có Chúa ở kề bên. Amen.
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
Một Nền Tảng Của Đức Tin: Sự Cầu Nguyện
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:39 13/10/2022
Một Nền Tảng Của Đức Tin: Sự Cầu Nguyện
(Chúa Nhật XXIX TN C)
Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã Ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hỏa công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Ngụy. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư Mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công Giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5).
Sách Xuất Hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính thức qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn Tin Mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nền công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình để rồi có lúc phải biết “sống chung với lũ”, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối Cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối Cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được Giáo Hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXIX TN C)
Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã Ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hỏa công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Ngụy. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư Mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công Giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5).
Sách Xuất Hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính thức qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn Tin Mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nền công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình để rồi có lúc phải biết “sống chung với lũ”, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối Cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối Cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được Giáo Hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục có mẹ đang trong tiến trình phong chân phước được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá
Đặng Tự Do
17:05 13/10/2022
“Không cần thiết phải học nhiều để yêu Chúa và tất cả những người xung quanh chúng ta một cách xuất sắc.”
Đây là những lời của Cha José María Avendaño, ở tuổi 65, người được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 9 vừa qua làm Giám Mục Phụ Tá của Getafe, một giáo phận Tây Ban Nha. Trước khi được bổ nhiệm, Cha Avendaño là linh mục tổng đại diện và đại diện cho hàng giáo phẩm của giáo phận đó. Ngài là một người đàn ông rất được mọi người yêu mến.
Vị tân giám mục có một lịch sử gia đình rất gần gũi với Chúa: mẹ của ngài, Jorja Perea, đang trong quá trình được tuyên Chân Phước. Trong cuốn sách “La fe es sencilla” nghĩa là “Đức tin là điều đơn giản”, vị linh mục khẳng định rằng “Không cần thiết phải học nhiều để yêu Chúa và tất cả những người xung quanh chúng ta một cách xuất sắc.”
Jorja Perea là một bà nội trợ xuất thân từ một gia đình giản dị và ít học, nhưng đã thể hiện các đức tính Kitô một cách huy hoàng trong cuộc đời làm vợ và làm mẹ của mình. Bà là một ví dụ về những người mà Đức Thánh Cha Phanxicô thích gọi là “các vị thánh bên cạnh”. Họ là những giáo dân đã sống, và đang sống hôm nay, giống như những Kitô hữu đầu tiên và là những người làm cho chúng ta cảm nhận được sức sống của Giáo hội.
Con người có thể là thánh giữa thế gian, trong những công việc bình thường của họ. Thánh Têrêsa Ávila đã có câu nói nổi tiếng rằng “Chúa cũng đi giữa các nồi và chảo”.
Chúng ta có thể thấy Jorja Perea trong các bức ảnh và video từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Chúng ta thấy bà tươi cười, làm việc nhà và trải qua tuổi già với sự thanh thản. Chúng ta nghe thấy bà hát một bài thánh ca về Thánh Thể, “Chúc tụng Thánh Thể nơi bàn thờ…” một bài hát rất tiêu biểu cho lòng sùng kính phổ biến ở Tây Ban Nha.
Đức Tân Giám Mục José María Avendaño nói về mẹ của mình như sau: “Mẹ tôi đã có một cuộc đời cống hiến cho Chúa, cho Giáo hội và cho những người khác, đặc biệt là cho những người bệnh tật và những người túng thiếu”.
Jorja sinh năm 1928 tại một ngôi làng ở La Mancha, cô mồ côi cha ngay sau cái chết của cả cha và mẹ. Khi còn nhỏ, cô đã làm việc trên các cánh đồng. Cô kết hôn với chồng là Cándido ở tuổi 25 và 5 đứa con được sinh ra từ cuộc hôn nhân của họ. Một trong số đó là José María Avendaño Perea.
Một trong những phương châm định hướng con đường của Jorja là, “Hãy nói tốt về Chúa và làm tất cả những gì tốt nhất bạn có thể.” Cô ấy đã thể hiện điều này theo rất nhiều cách, được nhớ đến ngày nay trong những giai thoại về một cuộc sống đầy đủ không thu hút sự chú ý nhưng đã soi sáng cho những người đã chia sẻ cuộc sống với cô ấy. Đó là lý do tại sao các lời chứng hiện đang được thu thập cho tiến trình tuyên thánh thánh. Việc bà giáo dục một trong những người con trai của mình để anh ta có thể trung thành đáp lại ơn gọi làm linh mục, và ngay sau đó trở thành giám mục, chắc chắn đã làm tăng thêm công lao to lớn của người mẹ này.
Đức Cha José María, tân Giám Mục Phụ Tá, sinh ngày 25 tháng 4 năm 1957 tại Villanueva de Alcardete thuộc Toledo, Tây Ban Nha.
Ngài học để trở thành một giáo viên, chuyên về toán học, ở Toledo vào năm 1978 và sau đó theo học liệu pháp âm ngữ tại Đại học Complutense của Madrid vào năm 1981. Ngài có bằng cử nhân thần học tại Đại học Giáo hoàng Comillas, vào năm 1985, và bằng thần học mục vụ thực hành tại Đại học Giáo hoàng Salamanca, tại Học viện Cao Đẳng về Công tác Mục vụ Madrid vào năm 2004. Ngài được thụ phong linh mục tại Tổng giáo phận Madrid vào ngày 14 tháng 3 năm 1987. Lễ phong chức giám mục của ngài dự kiến vào ngày 26 tháng 11 năm nay.
Bà Jorja qua đời vào năm 2015 do một ca viêm phổi dẫn đến nhồi máu não. Trong vòng một tháng, tin tức về những ơn lạ được cho là nhờ sự cầu bầu của bà bắt đầu lan truyền.
Giám Mục Phụ Tá lúc bấy giờ của Getafe, là Đức Cha José Rico Pavés, đã khuyến khích Cha José María Avendaño thể hiện tấm gương của mẹ mình cho thế giới và thu thập những lời chứng về cuộc đời và đức tính của bà. Sáu năm sau, vào năm 2021, giai đoạn cấp giáo phận đầu tiên của tiến trình tuyên thánh được mở ra.
Source:Aleteia
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bị sốc nặng trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga
Đặng Tự Do
17:06 13/10/2022
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cho biết “bị sốc nặng” sau cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Ukraine hôm thứ Hai.
“Tôi vô cùng kinh hoàng trước các cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn ngày hôm nay của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga vào các thành phố trên khắp Ukraine, theo báo cáo đã gây ra thiệt hại trên diện rộng cho các khu vực dân sự và dẫn đến hàng chục người thiệt mạng và bị thương”, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói.
“Điều này tạo nên một sự leo thang không thể chấp nhận được của cuộc chiến và, như mọi khi, dân thường đang phải trả giá cao nhất”
Tổng Thư Ký Guterres đã nói chuyện vào sáng thứ Hai với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói rõ rằng cuộc điện đàm bao gồm tình hình đang diễn ra ở Ukraine, bên cạnh các cuộc tấn công hỏa tiễn.
Hôm thứ Hai 10 tháng 10, quân Nga đã bắn cường tập 84 hỏa tiễn và lao 13 máy bay không người lái vào 12 thành phố của Ukraine. Ngày hôm sau, Putin lại ra lệnh tấn công tiếp tục bằng 28 hỏa tiễn và hàng chục máy bay không người lái khác.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 12 tháng 10, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, Herman Halushchenko, cho biết hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng khoảng 30% cơ sở hạ tầng năng lượng của đất nước kể từ hôm thứ Hai.
Karim Ahmad Khan, công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, cho biết ông tin rằng sẽ có công lý cho những tội ác chiến tranh gây ra trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Ông cho biết ông “cực kỳ lo ngại” về những cái chết của dân thường sau nhiều cuộc tấn công của Nga hôm thứ Hai và nói rằng ICC sẽ tiến hành một cuộc điều tra hình sự.
Source:CNN
60 năm Vatican II, Gaudium et Spes và con đường đồng nghị Đức dưới con mắt Đức Hồng Y Pell
Vu Van An
21:06 13/10/2022
Ngày 11 tháng 10 vừa qua kỷ niệm năm thứ 60 ngày Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII khai mạc Công Đồng Vatican II với niềm xác tín rằng “dưới ánh sáng Công Đồng này” Giáo Hội sẽ nhận được những của cải thiêng liêng “để đối diện với tương lai không chút sợ hãi”.
Để đánh dấu biến cố trọng đại này, Đức Phanxicô đã chủ tọa Thánh lễ tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Trong bài giảng lễ, ngài khuyến khích tín hữu gạt qua một bên chỉ trích, giận dữ, để sống đức tin một cách hân hoan. Vì theo ngài, “một Giáo Hội yêu thương Chúa Giêsu không có thì giờ nào để cãi cọ, tán dóc và tranh luận”. Ngài khuyên tín hữu quay về với “các nguồn yêu thương tinh tuyền của Công Đồng”, đừng để mình rơi vào chia rẽ, phân cực, vì làm thế là “xé nát trái tim Mẹ Giáo Hội”. Đừng để mình rơi vào nhóm này nhóm nọ hơn là phục vụ mọi người. Ngài lên tiếng đả kích “cấp tiến bảo thủ hơn là anh chị em, tả hữu thay vì Chúa Giêsu; ta đây như ‘những người bảo vệ chân lý’ hay ‘độc mã của sự mới mẻ’ hơn là thừa nhận mình như con cái khiêm hạ và thọ ơn Mẹ Thánh Giáo Hội”. Ngài nhận định rằng luôn có cơn cám dỗ khởi đi từ chính mình và nghị trình của mình thay vì từ Thiên Chúa và Tin Mừng của Người. Ngài nói: “Hãy cẩn thận: cả cấp tiến chuyên xếp hàng theo thế gian lẫn bảo thủ chuyên tiếc nuối thế giới đã qua hẳn đều bất trung. Ta hãy tái khám phá Công Đồng hòng tái lập quyền tối thượng cho Thiên Chúa, cho điều chủ yếu: cho Giáo Hội say mê yêu thương Chúa Kitô và tất cả những ai được Người yêu mến; cho một Giáo Hội giầu Chúa Giêsu và nghèo tài sản; cho một Giáo Hội tự do và đem lại tự do. Đó là nẻo đường mà Công Đồng đã chỉ cho Giáo Hội”.
Nhân dịp này, tạp chí National Catholic Register có một loạt bài của nhiều tác giả viết về biến cố vĩ đại nhất của Giáo Hội Công Giáo thế kỷ 20. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết này. Trước nhất là bài nhận định của Đức Hồng Y George Pell, tựa là “ ‘Gaudium et spes’ và Con đường Đồng nghị của Đức: Các Suy nghĩ về Giáo Hội trong Thê giới Hiện đại”
Tựa đề Latinh của hiến chế mục vụ của Công đồng Vatican II về Giáo hội trong thế giới hiện đại, Gaudium et Spes (Niềm vui và Hy vọng), không gây hiểu lầm, khi nó mang ý nghĩa vui tươi và hy vọng, không mưu tìm xung đột hay đối đầu, hoàn toàn tránh việc sử dụng bất cứ hình thức vạ tuyệt thông nào. Nó được mô tả như một hiến chế mục vụ và là một điều mới lạ trong lịch sử công đồng. Tôi không chắc sẽ bao giờ nó được cố gắng một lần nữa bởi một công đồng đầy đủ, bất kể nó có thể diễn ra với hơn 5,000 giám mục.
Mặc dù, về lý thuyết, dựa trên các văn kiện công đồng về Giáo hội, Lumen Gentium, và Mạc khải, Dei Verbum, nhưng hiến chế này chủ yếu không mang tính chất tín lý, nhưng đặt ra một chủ nghĩa nhân bản qui Kitô một cách mạnh mẽ, các hướng dẫn về việc cộng đồng Công Giáo nên liên hệ với thế giới hiện đại ra sao, trong sự đa dạng đến ngỡ ngàng của nó. Nó là một điều vừa bình luận, vừa huấn giáo và có thể được mô tả như có tính xã hội học hoặc khôn ngoan, chứ không hẳn tín điều.
Người ta có thể hiểu Công đồng đã làm gì và cần phải làm gì. Có niên đại từ Công đồng Elvira vào năm 306, khi những người phạm tội bị tách ra khỏi toàn bộ các tín hữu, Giáo hội đã bảo vệ đức tin và cổ vũ ích chung qua việc ban hành các vạ tuyệt thông và các biện pháp tương tự khác, chẳng hạn như “Danh mục Sách Cấm” được công bố lần đầu vào năm 1557. Những nỗ lực của giáo hội này thường được hỗ trợ bởi sự liên minh giữa bàn thờ và ngai vàng, được bắt đầu bởi Constantine ở thế kỷ thứ tư, và bắt đầu lại ở Đế quốc Thần thánh Rôma và Đức với việc phong vương cho Charlemagne ở Nhà thờ Thánh Phêrô năm 800 sau Công nguyên.
Nhưng các động lực bắt đầu thay đổi vào đầu thời kỳ hiện đại. Phong trào Cải cách lần đầu tiên phân chia Kitô giáo (Phương Tây), trong khi công thức Augsburg về Hòa bình ở Westphalia vào năm 1648, cuius regio, eius religio [vua nào, tôn giáo nấy], chính thức công nhận rằng mỗi nước sẽ theo Công Giáo hoặc Thệ phản. Cách mạng Pháp đã tạo ra khả thể thực sự này: một số nước ở châu Âu thậm chí có thể tích cực thù địch với đức tin Kitô giáo. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, đặc biệt trong thông điệp Rerum Novarum năm 1891, đã bắt đầu diễn trình trong đó, ngôi vị giáo hoàng hòa hoãn với nền dân chủ kỹ nghệ, vốn đã được nâng cao hơn nữa trong thế giới nói tiếng Anh, không bị cản trở bởi những ký ức về một liên minh Công Giáo giữa ngai vàng và bàn thờ. Đối với những người Công Giáo ở những nơi đó, vương miện đã là một kẻ bách hại.
Với tư cách là đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp thời hậu Thế chiến II, Đức Tổng Giám Mục Angelo Giuseppe Roncalli, Đức Gioan XXIII trong tương lai, nhận thấy “chế độ cổ đại” đã vĩnh viễn ra đi, và Gaudium et Spes đã phản ảnh điều này. Mặc dù chưa đầy 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai đầy khủng khiếp, hiến chế mục vụ đã phản ảnh sự lạc quan về một Tây Âu được tái thiết, được tập hợp lại với nhau bởi các chính khách Kitô giáo, chẳng hạn như Alcide de Gasperi, Konrad Adenauer và Robert Schuman, được bảo vệ bởi sức mạnh quân sự Mỹ và lấy lại sự thịnh vượng của nó.
Phần đầu tiên của hiến chế có tính thần học, đề cập đến phẩm giá của con người, cộng đồng nhân loại và hoạt động của con người trong vũ trụ. Chúng ta tìm thấy các phần hữu ích về lương tâm và tự do, công ích, tầm quan trọng của việc dung hòa giữa khoa học và tôn giáo, những điều tốt đẹp mà Giáo hội cung cấp và nhận được từ thế giới, và phần Teilhard nói về Chúa Kitô như là Alpha và Omega.
Một phần dài về chủ nghĩa vô thần là phần duy nhất đề cập đến chủ nghĩa cộng sản trong các văn kiện của Công đồng, mặc dù Liên Xô không được nêu tên; thay vào đó, tài liệu không tán thành việc một số người vô thần “tấn công tôn giáo một cách thô bạo” và nhồi sọ giới trẻ trong trường học của họ khi họ đạt được sự kiểm soát chính trị (GS, 20). Quan điểm chung cho rằng sự im lặng của Công đồng đối với chủ nghĩa cộng sản, không lên án nó, là một cái giá thỏa thuận để mua sự hiện diện của các giám mục tại châu Âu cộng sản và sự hiện diện của các quan sát viên từ Giáo hội Chính thống Nga. Ít nhất việc đầu trong hai việc này đã mang lại những phước lành quan trọng.
Nhưng sự im lặng đối với chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa đang tích cực đàn áp các Kitô hữu khắp Đông Âu, Nga và Trung Quốc đã làm thiên lệch quan điểm của Công đồng. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, vốn là trọng tâm của Tin Mừng được phản ảnh trong việc giết hại Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, sự đe dọa và mưu đồ liên tục của Kẻ Ác, cuộc đấu tranh giữa Ánh sáng và bóng tối (Ga 1: 4-5) và lòng căm thù của thế giới đối với Chúa Kitô và những người theo Người (được viết rõ hơn trong Phúc âm Gioan, 15: 18-19) - chiều kích này phần nào thiếu vắng, đặc biệt là trong văn kiện này. Sự xung đột giữa hai tiêu chuẩn trong Linh thao của Thánh Inhaxiô thành Loyola bị tắt tiếng ở đây.
Khi mối đe dọa của cái ác không được nói rõ hoặc được cho là bị đánh giá thấp, chúng ta càng gặp bất lợi trong cuộc đấu tranh “để biện phân các dấu chỉ của thời đại”, một chủ đề từ Gaudium et Spes thường bị tách ra khỏi bối cảnh thần học sâu sắc hơn của nó, đóng vai trò như một lý do làm cho sự thật của Kitô giáo phù hợp với các giới luật sai lầm của thời đại chúng ta hiện nay. Bắt tay với thời hiện đại là một sự khởi đầu, nhưng các dấu hiệu thường là xấu xa, chứ không phải là bằng chứng sự quan phòng của Thiên Chúa. Không thể tách rời lời nhắc nhở của Gaudium et Spes về nhiệm vụ của chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng những dấu hiệu này khỏi sự nhấn mạnh cho rằng điều này chỉ có thể diễn ra “dưới ánh sáng của Tin Mừng” (GS, 4). Nhiệm vụ khó khăn hơn nhưng cực kỳ quan trọng là nhận biết sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần và sau đó cầu nguyện cho sự khôn ngoan để xây dựng một cách tích cực trong bối cảnh rối ren.
Phần thứ hai kết thúc văn kiện với những luận bàn về hôn nhân và gia đình, sự phát triển đúng đắn nền văn hóa, đời sống kinh tế và xã hội, cộng đồng chính trị, cổ vũ hòa bình và việc thiết lập cộng đồng các quốc gia. Có một phần nói về chiến tranh, khả thể xảy ra chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang. Tất cả những điều này đều là những đóng góp có phẩm chất cao vào cuộc đối thoại giữa những người thiện chí, nhưng theo suy nghĩ của tôi, đã đánh giá quá cao năng lực của chúng ta trong việc tham gia như những người bình đẳng với các thế lực thù địch mạnh hơn xung quanh chúng ta, hiện diện trong mọi xã hội và chắc chắn ở phương Tây đương thời. Chúng không đưa ra một sự chuẩn bị lý tưởng nào cho các cuộc chiến tranh văn hóa, vốn đã chứng kiến sự phá hủy các cơ sở pháp lý Do thái – Kitô giáo về hôn nhân, sự sống và gia đình ở nhiều quốc gia. Humanae Vitae năm 1968 của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI mang tính tiên tri hơn, với những hiểu biết chính xác hơn về những gì đang chờ đợi ta ở phía trước. Sứ mệnh và đấu tranh quan trọng hơn đối thoại, nhưng mỗi thứ đều có thời gian và địa điểm thích hợp.
Tôi nghĩ rằng Hans Urs von Balthasar, vào năm 1952, đã khá sai lầm khi coi việc phá hủy các pháo đài của đạo Công Giáo - những cấu trúc và khuôn mẫu thứ yếu mà Giáo hội đã xây dựng trong suốt nhiều thời đại - là một nhiệm vụ đã trễ hạn từ lâu. Một số pháo đài, có lẽ khá nhiều, đã biến mất vĩnh viễn, nhưng chúng ta cần mọi sự hỗ trợ xã hội học mà chúng ta có thể tìm thấy hoặc xây dựng. Những đóng góp của Trump, hoặc Orban, của Fratelli d'Italia không thể bị bác bỏ, dù nhỏ nhoi bao nhiêu, cũng như một số người trong chúng ta vẫn biết ơn Constantine và Charles V. Không phải là tội trọng khi mơ về một Constantine Trung Quốc hoặc dung thứ trạng thái của người Anh giáo ở Anh.
21 công đồng trong lịch sử Công Giáo là những điển hình về việc Chúa Thánh Thần đang hoạt động, về sự Quan phòng của Thiên Chúa, bất chấp và thông qua những bất cập của chúng cũng như qua những lợi ích rõ ràng mà chúng tạo ra. Nhưng chúng không được tổ chức quá thường xuyên. Các thượng hội đồng cũng không nên trở thành quá thường xuyên, trở thành một đối thủ cạnh tranh bằng cầu nguyện, thờ phượng và phục vụ. Và lịch sử nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận, không xây dựng những kỳ vọng sai lầm, không buông thả những sức mạnh vượt khỏi quyền kiểm soát của chúng ta.
Tiến trình đồng nghị đã bắt đầu một cách thảm hại ở Đức, và vấn đề chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ hơn trừ khi chúng ta sớm có những sửa chữa hữu hiệu của Đức Giáo Hoàng về đạo đức tình dục, nữ linh mục, v.v. Chúng ta không thấy các tiền lệ trong lịch sử Công Giáo về việc tham gia tích cực của những người cựu Công Giáo và những người chống Công Giáo trong những cơ quan như vậy. Chỉ có các Nghị phụ Công đồng, gần như hoàn toàn là các giám mục, mới có thể bỏ phiếu tại Công đồng Vatican II, và các quan sát viên đều là các Kitô hữu. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tôn trọng thẩm quyền và tính độc lập của các Nghị Phụ Công Đồng, hiếm khi can thiệp khi họ làm việc vất vả để soạn thảo các văn kiện, thiết lập sự đồng thuận, trong khi vẫn hoàn toàn tôn trọng huấn quyền và Truyền thống. Bất chấp mọi quan tâm và tính bác học này, và phần lớn vì những lý do nằm ngoài sự kiểm soát của Giáo hội, câu chuyện hậu công đồng không phải là một trong những thành công vẻ vang.
Mọi Thượng hội đồng phải là một Thượng hội đồng Công Giáo, bị ràng buộc bởi Truyền thống tông đồ, cũng như các Công đồng bị ràng buộc như vậy. Để các lạc giáo nghiêm trọng tiếp tục không bị xáo trộn là phá hoại và làm tổn hại đến sự hợp nhất của Giáo hội Duy nhất, Chân thật, và một lần nữa, không phù hợp với lời kêu gọi của Gaudium et Spes về việc bắt tay với thế giới hiện đại trong “ánh sáng của Tin Mừng”, nhưng ngược lại với nó. Không thể có tính đa nguyên trong các tín lý quan trọng về đức tin hoặc luân lý. Sự hợp nhất của chúng ta không giống như một liên minh Anh giáo lỏng lẻo hay của nhiều Giáo hội Chính thống quốc gia.
Một số người Công Giáo Đức trung thành đang lên tiếng, không phải theo cách đồng nghị mà là theo cách tự sát. Chúng ta phải làm việc và cầu nguyện để không có thảm họa nào như vậy xảy ra ở bất cứ nơi nào trong Giáo hội trong thế giới hiện đại. Đức Thánh Cha Phaolô VI đã rất công bằng và công tâm và đã hướng dẫn Công đồng rất tốt, tạo ra một mô hình tốt và đáng khích lệ; nhưng thời kỳ sau đó là một lời cảnh báo về những thế lực thù địch hùng mạnh đang bao vây chúng ta.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuyên Úy Đoàn Việt Nam Úc Châu nhóm họp từ ngày 11-13/10/2022
Vietcatholic
05:23 13/10/2022
Tuyên Úy Đoàn Việt Nam Úc Châu nhóm họp từ ngày 11-13/10/2022
TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH GIUSE.
30 Tyson Rd/ Bringelly NSW 2556.
SYDNEY.
Sau gần ba năm đại dịch, Tuyên Úy đoàn Việt Nam Úc châu mới quy tụ lại trong ba ngày Đại hội từ Thứ Ba, 11/10/2022 đến 13/10/2022.
Xem hình của Khánh Lai
Sự hiện diện của quí cha về đại hội gồm có: Phêrô Bùi Xuân Mỹ (Canberra), Phaolô Chu Văn Chi (Sydney chủ nhà), Đaminh Nguyễn Kim Sơn (Perth), Anthony Nguyễn Hữu Quảng (Melbourne), Giuse Vũ Minh Nguyên (Brisbane), JB Đặng Nhật Trường (Melbourne), Phêrô Trần Văn Trợ (Sydney), FX. Nguyễn Văn Tuyết (Sydney), Phêrô Phạm Minh Ước (Melbourne) và Linh mục Remy Bùi Sơn Lâm (Tuyên úy trưởng Sydney).
Quí cha cùng nhau cầu nguyện cảm tạ Chúa, Mẹ Maria và các thánh Tử đạo Việt Nam đã phù trì gìn giữ các cộng đoàn VN tại Úc Châu cũng như Giáo hội hoàn vũ, Giáo hội địa phương và Quê nhà thoát khỏi cơn đại dịch kinh hoàng Covid-19, dù có nhiều thương đau mất mát xảy ra cho gia đình và cộng đoàn.
Quí cha đã cùng dâng lễ nhớ quí cha Tuyên úy hoặc quản nhiệm đã ra đi trong thời gian đại dịch như cha cố Bartôlômêô Huỳnh San (Melbourne); cha cố Phanxicô Lý Văn Ca (Perth) cùng quí tu sĩ sĩ và ông bà anh chị em được Chúa gọi về trong thời gian đại dịch (2019-2022)
Trong tinh thần liên đới quí cha đã lắng nghe và chia sẻ những thành công, cố gắng vươn lên của từng cộng đoàn cùng những khó khăn trăn trở.
Đặc biệt ngày 13/10/2023 quí cha được cùng Ban Mục Vụ của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Sydney và nhiều bà con hành hương tháng Mân Côi về Trung Tâm Thánh Giuse Bringelley cầu nguyện và dâng thánh lễ kính Đức Mẹ Mân Côi.
Trong những ngày đại hội quí cha được Ban Tuyên Úy và Cộng đồng Sydney lo đầy đủ mọi phương tiện… Xin chân thành cám ơn tấm lòng hiếu khách của quí cha và cộng đoàn.
Một tâm thư chính thức cùng tân ban đại diện cũng như linh hướng các đoàn thể sẽ được công bố nay mai.
Vietcatholic
Ghi nhanh
TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG THÁNH GIUSE.
30 Tyson Rd/ Bringelly NSW 2556.
SYDNEY.
Sau gần ba năm đại dịch, Tuyên Úy đoàn Việt Nam Úc châu mới quy tụ lại trong ba ngày Đại hội từ Thứ Ba, 11/10/2022 đến 13/10/2022.
Xem hình của Khánh Lai
Sự hiện diện của quí cha về đại hội gồm có: Phêrô Bùi Xuân Mỹ (Canberra), Phaolô Chu Văn Chi (Sydney chủ nhà), Đaminh Nguyễn Kim Sơn (Perth), Anthony Nguyễn Hữu Quảng (Melbourne), Giuse Vũ Minh Nguyên (Brisbane), JB Đặng Nhật Trường (Melbourne), Phêrô Trần Văn Trợ (Sydney), FX. Nguyễn Văn Tuyết (Sydney), Phêrô Phạm Minh Ước (Melbourne) và Linh mục Remy Bùi Sơn Lâm (Tuyên úy trưởng Sydney).
Quí cha cùng nhau cầu nguyện cảm tạ Chúa, Mẹ Maria và các thánh Tử đạo Việt Nam đã phù trì gìn giữ các cộng đoàn VN tại Úc Châu cũng như Giáo hội hoàn vũ, Giáo hội địa phương và Quê nhà thoát khỏi cơn đại dịch kinh hoàng Covid-19, dù có nhiều thương đau mất mát xảy ra cho gia đình và cộng đoàn.
Quí cha đã cùng dâng lễ nhớ quí cha Tuyên úy hoặc quản nhiệm đã ra đi trong thời gian đại dịch như cha cố Bartôlômêô Huỳnh San (Melbourne); cha cố Phanxicô Lý Văn Ca (Perth) cùng quí tu sĩ sĩ và ông bà anh chị em được Chúa gọi về trong thời gian đại dịch (2019-2022)
Trong tinh thần liên đới quí cha đã lắng nghe và chia sẻ những thành công, cố gắng vươn lên của từng cộng đoàn cùng những khó khăn trăn trở.
Đặc biệt ngày 13/10/2023 quí cha được cùng Ban Mục Vụ của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Sydney và nhiều bà con hành hương tháng Mân Côi về Trung Tâm Thánh Giuse Bringelley cầu nguyện và dâng thánh lễ kính Đức Mẹ Mân Côi.
Trong những ngày đại hội quí cha được Ban Tuyên Úy và Cộng đồng Sydney lo đầy đủ mọi phương tiện… Xin chân thành cám ơn tấm lòng hiếu khách của quí cha và cộng đoàn.
Một tâm thư chính thức cùng tân ban đại diện cũng như linh hướng các đoàn thể sẽ được công bố nay mai.
Vietcatholic
Ghi nhanh
Giáo xứ Tân Việt: Kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Vinh sơn Trần văn Đẩu
21:50 13/10/2022
Giáo xứ Tân Việt: Kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
“ Mẹ nhắc ngườ ăn năm sám hối, hãy siêng năng lần hạt Mân Côi. Tháng năm qua Mẹ đang khổ nhiều, hãy sung kính Trái tim mẹ yêu”. Lời bài ca nhập lễ trên đây của ca đoàn CĐM, đã hướng cộng đoàn sốt sáng hiệp dâng Thánh lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima diễn ra lúc 11g30 ngày 13/010/2022 tại thánh đường giáo xứ Tân Việt. Thánh lễ do Linh mục Chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ chủ tế, đồng tế với ngài là Linh mục phụ tá Giuse Nguyễn Minh Duy (giảng lễ)
Xem Hình
Trước Thánh lễ, Linh mục phụ tá Giuse cùng toàn thể cộng đoàn cung nghinh tượng Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi thật sốt sáng.
Đầu lễ Lm chủ tế nhắn nhủ: Nhìn lại cuộc đời chúng ta với rất nhiều biến cố buồn vui trong cuộc sống, để nhận thấy sứ điệp Chúa gởi đến mỗi người chúng ta và Đức Mẹ đã nhắc nhở chúng ta cố gắng thi hành sứ điệp đó là chân thành sám hối, trở về với Chúa, cho kẻ có tội ăn năn trở lại, cho kẻ qua đời được sớm hưởng tôn nhan Chúa đồng thời xin Chúa ban cho thế giới được hòa bình, cơn dich corona mau chấm dứt.
Chia sẻ Tin mừng Linh mục Giuse nói: Hôm nay chúng ta cùng nhau mừng kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Đây là lần hiện ra có rất đông người chứng kiến, dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa thu, mọi người cùng hiệp ý với nhau trong giờ kinh Mân Côi dâng lên Mẹ và Đức Mẹ hiện ra, ánh mắt Mẹ cảm thông và u buồn. Khi ấy có hiện tượng mặt trời nhẩy múa khiến ai nấy đều sợ hãi. 3 lệnh truyền kêu gọi chúng ta ăn năm sám hối, tôn sung Mẫu Tâm Mẹ và siêng năng lần hạt Mân Côi. Nhờ thông điệp này mà nhân loại nhận ra sự khẩn thiết của việc hoán cải, sự cấp bách của việc biến đổi bản thân dể cầu nguyện cho thế giới được hòa bình cũng như tìm được ơn cứu rỡi cho mỗi người chúng ta.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh thể.
Sau phép lành cuối lễ, quý Cha cùng toàn thể cộng đoàn hướng về tượng Đức Mẹ cùng hát: “ Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi…” với quyết tâm siêng năng lần hạt Mân Côi, cải thiện đời sống và tôn sung trái tim Mẹ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
“ Mẹ nhắc ngườ ăn năm sám hối, hãy siêng năng lần hạt Mân Côi. Tháng năm qua Mẹ đang khổ nhiều, hãy sung kính Trái tim mẹ yêu”. Lời bài ca nhập lễ trên đây của ca đoàn CĐM, đã hướng cộng đoàn sốt sáng hiệp dâng Thánh lễ kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima diễn ra lúc 11g30 ngày 13/010/2022 tại thánh đường giáo xứ Tân Việt. Thánh lễ do Linh mục Chánh xứ Đaminh Vũ Ngọc Thủ chủ tế, đồng tế với ngài là Linh mục phụ tá Giuse Nguyễn Minh Duy (giảng lễ)
Xem Hình
Trước Thánh lễ, Linh mục phụ tá Giuse cùng toàn thể cộng đoàn cung nghinh tượng Đức Mẹ và lần chuỗi Mân Côi thật sốt sáng.
Đầu lễ Lm chủ tế nhắn nhủ: Nhìn lại cuộc đời chúng ta với rất nhiều biến cố buồn vui trong cuộc sống, để nhận thấy sứ điệp Chúa gởi đến mỗi người chúng ta và Đức Mẹ đã nhắc nhở chúng ta cố gắng thi hành sứ điệp đó là chân thành sám hối, trở về với Chúa, cho kẻ có tội ăn năn trở lại, cho kẻ qua đời được sớm hưởng tôn nhan Chúa đồng thời xin Chúa ban cho thế giới được hòa bình, cơn dich corona mau chấm dứt.
Chia sẻ Tin mừng Linh mục Giuse nói: Hôm nay chúng ta cùng nhau mừng kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Đây là lần hiện ra có rất đông người chứng kiến, dưới cơn mưa lất phất của những ngày đầu mùa thu, mọi người cùng hiệp ý với nhau trong giờ kinh Mân Côi dâng lên Mẹ và Đức Mẹ hiện ra, ánh mắt Mẹ cảm thông và u buồn. Khi ấy có hiện tượng mặt trời nhẩy múa khiến ai nấy đều sợ hãi. 3 lệnh truyền kêu gọi chúng ta ăn năm sám hối, tôn sung Mẫu Tâm Mẹ và siêng năng lần hạt Mân Côi. Nhờ thông điệp này mà nhân loại nhận ra sự khẩn thiết của việc hoán cải, sự cấp bách của việc biến đổi bản thân dể cầu nguyện cho thế giới được hòa bình cũng như tìm được ơn cứu rỡi cho mỗi người chúng ta.
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh thể.
Sau phép lành cuối lễ, quý Cha cùng toàn thể cộng đoàn hướng về tượng Đức Mẹ cùng hát: “ Năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi…” với quyết tâm siêng năng lần hạt Mân Côi, cải thiện đời sống và tôn sung trái tim Mẹ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Tài Liệu - Sưu Khảo
Truyền Giáo Hôm Nay: Đối Thoại
LM Michael Nguyễn Quang SVD
22:05 13/10/2022
LM Michael Nguyễn Quang SVD
Truyền Giáo Hôm Nay: Đối Thoại
I. Truyền Giáo và Đối Thoại
Trước khi về trời, Đức Giêsu đã truyền tới các môn đệ lệnh truyền rao giảng Tin Mừng tới muôn dân. Cả bốn bản Phúc Âm đều ghi lại sứ vụ truyền giáo mà Đức Giêsu trao cho các người môn đệ. Trong Tin Mừng Máccô, Ngài phán, “Hãy đi khắp bốn phương, loan báo Tin Mừng tới muôn loài thụ tạo” (Mc 16:15). Trong Tin Mừng Mátthêu, “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt 28:19). Trong Tin Mừng Luca và sách Tông Đồ Công Vụ, “Thầy truyền đến các con điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24:49), “Các con sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8). Trong Tin Mừng Gioan, “Như Cha đã sai Thầy, Thầy sai các con” (Ga 20:21). Sứ vụ truyền giáo này không chỉ áp dụng tới những người môn đệ của thế kỷ thứ nhất CN, nhưng còn tới tất cả mọi Kitô hữu vào mọi thời đại. Vì thế, sứ vụ truyền giáo cũng đồng nghĩa với công cuộc loan báo Tin Mừng tới mọi người của mọi nền văn hóa và tôn giáo trong mọi thời đại.
Giáo hội từ những ngày đầu tiên vẫn trung thành với sứ vụ truyền giáo đã được Đức Giêsu trao trên đôi vai. Đối thoại với những người dân ngoại là một trong những phương cách mà Giáo hội đã chọn để rao giảng Tin Mừng từ những ngày đầu tiên. Tại Areopagus, tông đồ dân ngoại Phaolô đã đối thoại với những nhà trí thức và dân của thành phố Athens. Ngài chỉ ra rằng vị thần “Không-Biết-Tên” chính là Thiên Chúa (Cv 17:23). Sách Tông Đồ Công Vụ thật sự ra là một cuốn sách trình bày những cuộc đối thoại của người Kitô hữu tới những sắc dân và những tôn giáo trong thế kỷ thứ nhất CN. Bởi những cuộc đối thoại không mệt mỏi của các tông đồ và tín hữu thế hệ tiên khởi, Tin Mừng của Đức Giêsu đã đi tới nhiều thành phố trong đế chế La Mã. Sau cùng, Tin Mừng theo bước chân của thánh Phaolô đi tới kinh thành Roma, một hình ảnh tượng trưng cho “khắp cùng thế giới” vào thế kỷ thứ nhất.
Trong bài tiểu luận chủ đề “Truyền Giáo Hôm Nay: Đối thoại,” tác giả sẽ triển khai nét đối thoại, một trong những phương cách để thực hiện sứ mạng truyền giáo. Bởi nét truyền giáo qua đối thoại như lời đề nghị của Giáo Hội, tác giả sẽ thảo luận về đối thoại tôn giáo, đối thoại văn hóa, đối thoại với người nghèo và đối thoại với môi trường sinh thái.
II. Đối Thoại Ơn Cứu Độ
Pope Phaolô VI trong tông huấn Ecclesiam Suam 70 nhắc đến danh từ đối thoại trong cụm từ “cuộc đối thoại ơn cứu độ” (the dialogue of salvation). Pope Phaolô VI khẳng định dòng lịch sử ơn cứu độ cũng chính là một cuộc đối thoại của Thiên Chúa với con người dưới nhiều hình thức (ES 70). Qua những cuộc đối thoại của Ngôi Lời với nhân loại, con người được mặc khải về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, và nhiều mầu nhiệm khác.
Theo văn kiện Ad Gentes, đối thoại giữa Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Linh nảy sinh ra tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho con người (AG 2). Bởi thế từ những ngày đầu tiên, Thần Khí Thiên Chúa bay phủ cõi vô minh vô vật, và Ngôi Cha bắt đầu đối thoại với cõi hỗn độn qua Ngôi Lời. Hoa trái của cuộc đối thoại này là sự xuất hiện của vũ trụ và con người trong hình ảnh của Thiên Chúa. Đối thoại ơn cứu độ tiếp tục giữa Thiên Chúa với Adam và Eva tại Vườn Địa Đàng, nối tiếp với Noah và tổ phụ Abraham. Và khi dân riêng sống đời nô lệ bên Ai Cập, Thiên Chúa đối thoại với Moses. Trên vùng đất hứa, cuộc đối thoại ơn cứu độ nối tiếp với những vị Quan Án, Ngôn sứ, Vương triều Saul, David, Solomon. Và khi thời kỳ viên mãn đã tới, Thiên Chúa đối thoại với trần gian qua chính Ngôi Lời. Bởi thế, Lời nhập thể và dựng lều giữa chúng ta (John 1:14). Tác giả Hebrews bắt đầu lá thư với hàng chữ, “Trong quá khứ, Thiên Chúa đã đối thoại với tổ tiên của chúng ta qua các vị ngôn sứ nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, nhưng trong những ngày cuối cùng này, Ngài đã đối thoại với chúng ta qua chính người Con của Ngài” (Hebrews 1:1). Sau khi Đức Giêsu Kitô quay về trời, cuộc đối thoại ơn cứu độ được tiếp nối qua Ngôi Ba Thiên Chúa. Chúa Thánh Linh, vị thuyền trưởng đang lèo lái con tàu Giáo Hội về bến của ngày cánh chung parousia.
A. Đối Thoại Tôn Giáo: John 4:4-42
1. Nostra Aetate và Dialogue and Proclamation
Một trong những văn kiện của Công đồng Vatican II là Tuyên ngôn Nostra Aetate liên quan đến ơn cứu độ. Chương 2 của văn kiện Nostra Aetate xác nhận sự hiện diện của nhiều tôn giáo trên thế giới: Do Thái giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, và những tôn giáo khác. Trên tất cả trong Tuyên ngôn Nostra Aetate, các vị Thượng phụ Công đồng cũng long trọng xác nhận có “tia sáng của Sự Thật” (a ray of Truth) bên ngoài Giáo hội. Một trong những hoa trái của Nostra Aetate là tín hữu Kitô phải có khả năng đối thoại với tín hữu của các tôn giáo khác.
Kỷ niệm 25 năm của văn kiện Nostra Aetate, Pontifical Council of Inter-religious cho ra đời văn kiện Dialogue and Proclamation (DP). Trong phần mở đầu của văn kiện, DP nhắc lại chương 2 của Nostra Aetate đồng thời sử dụng cụm từ “đối thoại tôn giáo/interreligious dialogue.” Văn kiện DP còn nhắc tới bối cảnh của thế giới ngày hôm nay, một thế giới toàn cầu (global village). Nơi đó, có một ý thức mới về sự hiện hữu của đa tôn giáo (there is a new awareness of religious plurality). Bởi thế, Pontifical Council of Inter-religious nhắc nhở người tín hữu phải đối thoại tôn giáo trong khi truyền bá Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng Francis trong chuyến tông du tại Iraq đã đối thoại tôn giáo với tín hữu của Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Tại phố Ur của Chaldeans, ngài nhắc tới Abraham, tổ phụ của cả ba tôn giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Tại phố Ur, trong thông điệp gửi tới những tín hữu con cháu Abraham, ngài nhắc lại hình ảnh những vị sao trên trời mà Thiên Chúa Cha, trong cuộc đối thoại với tổ phụ Abraham đã so sánh. Đức Giáo Hoàng kết luận, chúng ta, tín hữu của ba tôn giáo phát xuất từ Abraham chính là những ngôi sao đã được nhắc tới trong cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và tổ phụ Abraham.
2. Đối thoại Tôn giáo bên bờ giếng Jacob: John 4:4-42
Là người truyền giáo đầu tiên trong dòng lịch sử của ơn cứu độ, Đức Giêsu đã nhiều lần vượt đường biên tôn giáo Do Thái để đối thoại với những tôn giáo khác. Một trong những cuộc đối thoại tôn giáo nổi bật trong Tân Ước chính là đối thoại bên bờ giếng Jacob với người phụ nữ Samaria.
Người Samaria nguyên thủy là con cháu của mười chi tộc thuộc Bắc quốc Israel trộn lẫn với 5 quốc gia lân bang: Babylon, Cuthah, Avvah, Havah, Sephavaim (1Các Vua17:24). Khi những người dân của 5 quốc gia di dân tới Bắc quốc Israel, họ mang theo cả những vị thần của họ. Người Babylon có thần Succoth-Benoth. Người Cuthah có thần Nergal. Người Avva có hai thần, thần Nibhaz và thần Tartak. Người Havath có thần Ashima. Và người Sepharvaim có thần Adrammelech và Anamelech (2Các Vua 17:30). Tổng cộng tất cả là bẩy vị thần. Cho nên ngoài Adonai Thiên Chúa, người Samaria cũng thờ phượng bẩy vị thần ngoại bang do cha ông của họ đã từng mang tới vùng đất mới (2Các Vua 17:29-33).
Bởi hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt, tôn giáo của người Samaria có những nét tương đồng và dị biệt so với Do Thái giáo, trong khi người Do Thái công nhận 39 cuốn sách Cựu Ước, người Samaria chỉ công nhận Ngũ Thư, 5 quyển sách đầu tiên của Cựu Ước, tương truyền do chính tay đại ngôn sứ Moses sáng tác. Trong khi người Do Thái mong chờ Đấng Xức Dầu (Anointed One), hay Messiah, người Samaria mong chờ Ta’heb, Đấng Quay Lại (Returned One). Trong con mắt của người Samaria Đấng Ta’heb là Ngôn sứ có những vai trò tương tự như đại Ngôn sứ Moses; bởi Ngài sẽ giải quyết những dị biệt, bất đồng, và tranh chấp về tôn giáo giữa người Samaria và người Do Thái. Trong khi người Do Thái tin vào Mười Điều Răn, người Samaria tin rằng Yahweh Thiên Chúa đã trao cho ngôn sứ Moses Mười Một Điều Răn. Điều Răn bị người Do Thái “cố tình bỏ quên” là “Ngươi sẽ xây dựng Đền Thờ trên núi Gerizim”. Bởi thế, trong khi người Do Thái tin rằng đền thờ Jerusalem là nơi duy nhất xứng đáng để thờ phượng Yahweh Thiên Chúa, người Samaria tin rằng đền thờ trên núi Gerizim là nơi xứng đáng nhất để thờ phượng Yahweh.[1]
3. Họ tin vào Đức Giêsu
Qua cuộc đối thoại tôn giáo bên giếng nước, Đức Giêsu giúp người phụ nữ Samaritan nhận ra Ngài chính là Đấng Thiên Sai. Hơn thế nữa, Ngài đã giúp bà nhận ra đã đến giây phút con người không thờ phượng Thiên Chúa trong đền thờ, nhưng Thần Khí và sự thật (John 4:23). Sau cuộc đối thoại tôn giáo với Đức Giêsu, bà đã bỏ lại sau lưng vò nước ngay bên bờ giếng. Bà đi về làng, giới thiệu Đức Giêsu tới mọi người trong làng. Bởi lời chứng của bà, người dân làng đã đến bên bờ giếng để gặp gỡ và trở thành môn đệ của Đức Giêsu.
B. Đối Thoại Văn Hóa: Tử Đạo Việt Nam
1. Paul 1Cr 9:20-21
Vào đầu thế kỷ công nguyên, trong khi rao giảng Tin Mừng tới người dân của những nền văn hóa khác biệt trong đế chế La Mã, Giáo Hội đã tiếp cận sứ vụ truyền giáo bằng những cuộc đối thoại văn hóa. Do đó thánh Phaolô đã nói, “với những người Do Thái, tôi trở thành người Do Thái, để thu phục người Do Thái… Với những người ngoài Luật, tôi trở thành người ngoài Luật” (1Cr 9:20 -21).
Đối thoại văn hóa giúp đỡ và hỗ trợ con người của một nền văn hóa đặc thù nhận ra rằng Đức Giêsu và Tin Mừng đã hiện thân trong nền văn hóa của riêng họ. Nhờ thế, họ sẽ đón nhận Đức Giêsu và Tin Mừng vào trong tâm hồn một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
2. Bách hại Công Giáo
Khâm Ðịnh Sử Việt Thông Giám Cương Mục, xuất bản năm 1884, ghi nhận năm 1533 dưới thời trị vì của vua Lê Trang Tôn (1514-1548), có người Tây dương, Inêkhu lén vào hai ngôi làng tại Ninh Cường và Trà Lũ, tỉnh Nam Định truyền bá “Da-tô tả đạo” tới người Việt Nam. Sau Inêkhu, cũng có nhiều nhà truyền giáo khác đặt chân tới Việt Nam. Tuy nhiên họ cũng không tạo ra được nhiều ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam bởi rào cản ngôn ngữ và lệnh cấm đoán Giatô tả đạo. Mãi cho đến khi những nhà truyền giáo Dòng Tên đặt chân vào Việt Nam năm 1615, công việc truyền giáo tại Việt Nam mới khởi sắc. Theo như Alexandre de Rhodes, vào năm 1650, có khoảng 300 ngàn người được rửa tội tại Bắc Việt Nam.
Giáo hội Việt Nam non trẻ nhanh chóng gặt hái một mùa vụ bội thu. Nhưng rồi cũng lại thật nhanh bước sâu vào một chương sách viết bằng chính máu đào đổ ra cho niềm tin Kitô. Cuộc bách đạo người Công Giáo Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau đã kéo dài gần ba thế kỷ (1625-1860). Có khoảng 100 ngàn tín hữu người Việt đã bị kết án tử hình dưới 7 triều đại Chúa Trịnh, 6 triều đại Chúa Nguyễn, 2 đời vua và tướng Tây Sơn, và 3 đời Vua của nhà Nguyễn.
Hiện tượng bách hại Kitô giáo kéo dài gần ba thế kỷ đặt lên một câu hỏi tới những nhà nghiên cứu tôn giáo và lịch sử Việt Nam. Khi Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo du nhập vào Việt Nam, người Việt không những chào đón mà còn hội nhập những tinh túy của Tam giáo vào Việt giáo. Tuy vậy, điều này lại không xảy ra với Kitô giáo. Chưa hết, Kitô giáo trong lịch sử Việt Nam đã bị gán nhãn là “tả đạo” ngay khi tôn giáo này xuất hiện trên trang sử Việt. Khâm Định Sử Việt Thông Giáo Cương Mục viết, “đời vua Lê Trang Tôn, có người Tây Dương tên I-nê-Khu lén vào xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân, và xã Trà Lũ huyện Giao Thuỷ, âm thầm truyền bá Da Tô tả đạo.” Cụm từ “tả đạo” cũng được nhà cầm quyền khắc trên khuôn mặt của những tù nhân tín hữu Việt Nam. Phong trào Văn Thân vào thế kỷ 19 thậm chí còn đưa ra khẩu hiệu “Bình tây Sát tả” để giải thích cho sự ra đời của phong trào.
Câu hỏi khách quan đặt ra ở đây là tại sao Kitô giáo lại bị liệt vào danh sách tả đạo bởi những nhà lãnh đạo người Việt Nam? Một trong những lý do chính yếu đã dẫn đến hiện tượng “Kitô giáo trở thành tả đạo” có liên hệ tới đạo hiếu của người Việt. Nói một cách khác, cốt lõi căn bản tôn thờ một Thiên Chúa của Kitô giáo tạo ra mâu thuẫn nghiêm trọng tới cốt lõi tôn kính tổ tiên của Việt giáo.
Cấm đoán người tín hữu Việt Nam tham gia và thực hành nghi thức tôn kính ông bà tổ tiên đã “gây ra một rạn nứt giữa Tin Mừng và văn hóa bản địa.” Do đó, Phan Đình Cho kết luận: “Việc lên án thờ cúng tổ tiên là một lỗi lầm bi thương và là một thảm họa cho Giáo hội tại [Việt Nam]… cũng chính vì Kitô giáo bị xem như một tôn giáo ngoại quốc, một tôn giáo đã ra lệnh cấm thực hành những gì là thánh thiêng và mang tính tôn giáo nhất tại [Việt Nam].”
3. Đối thoại Văn hóa: Ecclesia in Asia 20
Để Tin Mừng được loan truyền rộng rãi tới người Việt Nam, Giáo hội Việt Nam phải có những cuộc đối thoại văn hóa theo hướng hội nhập văn hóa. Những cuộc đối thoại văn hóa này gợi lên những hình ảnh của Đức Giêsu gần gũi thân quen với não trạng Á Châu, đồng thời vẫn trung thành với Kinh Thánh và truyền thống. Qua những cuộc đối thoại với văn hóa Việt Nam, người Việt Nam nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong đời sống văn hóa của họ. Qua đó, họ nhận ra tầm quan trọng của Tin Mừng trong đời sống của họ. Các vị Giám Mục Á Châu trong lần họp Thượng Hội Đồng Châu Á tại Rome năm 1998, qua Tông Huấn Ecclesia in Asia 20 các ngài đề nghị những hình ảnh của Đức Giêsu trong văn hóa Á Châu, những hình ảnh thân quen với tâm tình của người Á Châu, thí dụ, “Đức Giêsu là Vị Thầy Khôn Ngoan, Đấng Chữa Lành, Đấng Giải Phóng, Vị Linh Hướng, Đấng Giác Ngộ, Người Bạn Giàu Lòng Thương Xót của Người Nghèo, Người Samaria Nhân Hậu, Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng Vâng Lời.”
C. Đối Thoại với Người Nghèo: Luke 11:1-17
1. Đức Giêsu: Lựa chọn ưu tiên cho người nghèo“Lựa chọn ưu tiên cho người nghèo (preferential option for the poor) [cũng] là một lựa chọn ưu tiên của người Kitô. Đó là một lựa chọn ưu tiên diễn tả mối quan tâm của Đức Kitô, Đấng đã đến thế gian để rao giảng ơn cứu rỗi tới người nghèo.” Nói một cách ngắn gọn, lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, Giáo Hội đề nghị, phải là kim chỉ nam cho công tác và đời sống mục vụ tại các giáo xứ. Thật vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong văn kiện Evangelii Gaudium 199 nhấn mạnh, “[Nếu] không có lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, ‘công cuộc loan báo Tin Mừng, nguyên thủy vốn là hình thức bác ái, có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc nhấn chìm trong đại dương ngôn từ’.”
Người nghèo trong xã hội Do Thái là một ưu tiên của Đức Giêsu. Những người mắc bệnh phong hủi, tàn tật hay những người bị xã hội đẩy sang bên lề luôn là những mối bận tâm của Đức Giêsu. 10 người mắc bệnh phong sống ở vùng ngoại vi đã được Đức Giêsu chữa lành. Người mù từ thủa bẩm sinh đã được Đức Giêsu dung bùn bôi lên mắt, rồi sai anh ta tới hồ nước trong thành để rửa mắt. Zachaeus, người thu thuế nổi tiếng của thành Jericho đã được Đức Giêsu gợi ý để Ngài có thể bước chân qua ngưỡng cửa của căn nhà người thu thuế cho một bữa ăn tối. Những người vướng bệnh phong hủi, tàn tật hay bị xã hội gạt sang bên lề đường xét trong lăng kiếng văn hóa Do Thái là người nghèo. Nói một cách khác, họ là những người công dân hạng hai trong xã hội.
2. Luke 11:1-17
Câu truyện Đức Giêsu hồi sinh người con trai duy nhất của bà góa thành Nain trong Luke 11:1-17 là một thí dụ về cuộc đối thoại với người nghèo trong xã hội. Khi Ngài hồi sinh người con trai của bà góa, Đức Giêsu không chỉ hồi sinh một mạng người, nhưng ngài còn hồi sinh cả địa vị trong xã hội của bà góa, bởi nếu không có người con trai, bà góa chỉ là công dâng hạng hai trong xã hội Do Thái. Nói một cách khác, bà là một người không có tiếng nói trong xã hội.
3. “Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài” (Luke 11:16)
Bởi cuộc đối thoại với người nghèo trong xã hội, những người chứng kiến phép lạ ngạc nhiên. Họ ngợi ca, “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài” (Luke 11:16). Và tin tức về cuộc đối thoại với người nghèo tại thành phố Nain vang xa tới cả Judea và những vùng phụ cận.
D. Đối Thoại với Môi Trường Sinh Thái
1. Gen 1:26
Trong quá khứ, nhiều người tin rằng con người là chủ nhân tuyệt đối trên mặt đất, dựa vào câu “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’” (Gen 1:26). Cụm từ “làm bá chủ” xuất hiện một lần nữa trong câu 28 trong cùng một bối cảnh. Dựa vào Gen 1:26, 28 như một phân giải, con người đã xây dựng một xã hội hình thành trên mô hình con người là chủ nhân. Tất cả những loại thụ tạo khác kể cả Trái đất đều xoay quanh trục con người và phục vụ cho quyền lợi con người. Đây chính là mô hình “chủ nhân-đầy tớ” của thời chế độ nô lệ còn là một thực thể. Trong mô hình này, con người là chủ nhân tuyệt đối, Trái đất và các loài thụ tạo khác là đầy tớ không có tiếng nói. Trái đất trong mô hình này bị đối xử như là một đối tượng, một vật thuộc về quyền sở của con người, chứ không phải là ngược lại.
2. Sinh thái học
Nhưng bắt đầu từ giữa thế kỷ hai mươi, giữa những thách đố gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, Sinh thái học, một môn học mới đã xuất hiện nhằm nâng cao ý thức của nhân loại về nét linh thiêng của mọi tạo vật. Sinh thái học đồng thời cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ và những tương tác và hệ lụy song phương giữa con người với Trái đất. “Sinh thái học chú trọng…đến những mối tương quan” giữa những sinh vật trên Trái đất. Sinh thái học thúc đẩy con người phải xem xét lại cách thức mỗi cá nhân nhìn nhận và đối xử với những loài thụ tạo khác, đồng hiện hữu và cùng sinh sống trên mặt Trái đất. Dưới lăng kiếng của Sinh thái học, từ con ong, cái kiến cho tới bụi cỏ, rừng cây và đồi xanh, núi cao trong thiên nhiên, chúng đều có đời sống và/hoặc những vai trò đóng góp để quân bằng đời sống tự nhiên trên mặt Trái đất.
3. Mark 16:15, John 3:16, Laudato Si’
Trong lần đàm thoại với Nicodemus, Đức Giêsu đã mặc khải cho nhà lãnh đạo Do Thái biết rõ lý do tại sao Con Thiên Chúa đã nhập thể. Đó là, bởi vì Thiên Chúa Cha quá yêu thương “thế gian” đến nỗi Ngài đã ban người Con của Ngài xuống thế gian để cứu rỗi (John 3:16). Và trước khi về trời, Đức Giêsu Phục Sinh đã truyền cho các người môn đệ, “Hãy đi khắp bốn phương rao giảng Tin Mừng tới muôn loài thụ tạo” (Mark 16:15). Trong bản văn nguyên thủy của John 3:16, tác giả John đã sử dụng danh từ kósmos, có nghĩa thế giới hay thế gian. Tác giả John không dừng lại ở câu 16, nhưng lập lại cùng một tư tưởng ở câu tiếp theo, “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (John 3:17). Nói một cách khác, tác giả John một lần nữa xác nhận “thế giới” là đối tượng mà Thiên Chúa gửi Con của Ngài xuống làm người. Điều nổi bật trong hai đoạn văn này là Thiên Chúa yêu con người, muốn cứu chuộc con người. Và bởi yêu thương thế gian, Ngài muốn cứu chuộc thế gian. Thế giới không chỉ có con người, nhưng bao gồm nhiều sinh vật và thực vật khác. Trong cùng một lăng kiếng mở rộng, Tin Mừng thông thường được “hiểu và diễn giải” trong bối cảnh “tới con người và cho con người.” Nhưng Đức Giêsu Phục Sinh, như được trình bày trong Tin Mừng Mark, trước khi về trời đã khai triển và mở rộng bối cảnh của ơn cứu chuộc. Theo như Đức Kitô, không chỉ có con người mới là đối tượng của ơn cứu độ, nhưng tất cả “mọi loài thụ tạo” đều là đối tượng của Tin Mừng. “Loài thụ tạo” trong Mark 16:15 không phải chỉ có con người, nhưng bao gồm những sinh vật khác, thí dụ, chó, mèo, gà, vịt, con ong, cái kiến, bướm đẹp, sâu róm, cá cua, cỏ dại, hoa mắc cở, cây rừng. Nói một cách tổng quát, tất cả những sinh vật và thực vật và ngay cả núi đồi đều cùng chia sẻ một Ngôi Vườn, “ngôi nhà chung” với con người. Cho nên trong tông huấn Laudato Si’, Pope Francis nhắc tới Thánh Francis Assisi, “người có mối liên hệ với mọi loài thụ tạo, ngay cả các bông hoa, [ngài] cũng rao giảng và mời gọi chúng ‘ngợi ca Thiên Chúa’.” Dưới lăng kiếng Sinh thái học, tất cả các loài thụ tạo trong Ngôi Vườn, hay Ngôi Nhà Chung, hay thế giới đều có mối quan hệ với nhau. Nói ngắn gọn, con người và thế giới có mối quan hệ của liên hệ hỗ tương.
4. SARS-CoV-2
Nhưng rất tiếc, bắt đầu từ những ngày cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ, con người gia tăng tốc độ xây dựng thế giới qua mô hình “chủ nhân-đầy tớ.” Với mô hình này, con người hành xử trong vị thế chủ nhân chặt bỏ rừng xanh, xây dựng đô thị, chế tạo xe cộ, xây cất hãng xưởng, đổ ra sông biển hóa chất. Nói ngắn gọn, con người đối xử các loại sinh vật, thực vật và Trái đất như những phương tiện chỉ để phục vụ con người.
Hệ quả của mô hình “chủ nhân-đầy tớ” này là hiện tượng khí thải trong bầu khí quyển của Trái đất gia tăng. Từ những ngày khi cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ, khoa học gia ghi nhận lượng khí thải CO2 hiện diện trong bầu khí quyển vượt tới mức hơn 40%. Những khí thải này đã đến từ những sinh hoạt kỹ nghệ, khai thác khoáng sản, phương tiện giao thông, vấn nạn phá rừng, nông trại nuôi bò chăn chiên, v.v.
Và mới đây nhất, cuộc cách mạng thông tin điện tử tạo ra ngôi làng toàn cầu với tuyên ngôn “cho một nền văn minh thượng thặng,” tốc độ sinh hoạt kỹ nghệ tăng vọt dẫn đến hệ lụy phương tiện giao thông tăng vọt, nhiều khu rừng tăng vọt độ bị phá hủy, và thú vật hoang dã cũng tăng vọt tỷ lệ mất đi môi trường sống quen thuộc, sông ngòi và đại dương trở thành bãi rác thải những chất hóa học độc hại.
Không ai có thể ngăn cản được bước đi “cho nền văn minh thượng thặng” của con người cho tới giây phút vi khuẩn SARS-CoV-2 xuất hiện trên mặt Trái đất. Rất nhanh, vi khuẩn SARS-CoV-2 chủng corona “vô hình” đẩy ngược thế cờ. Chủng người “hữu hình” đang ở thế chủ nhân bị đẩy lui hoàn toàn vào thế bị động. Chủng mới corona đi tới đâu, chủng người rút lui vào ở ẩn trong nhà chỗ đó. Bởi bị giới hạn trong bốn bức tường, tất cả những sinh hoạt thường nhật của con người trên Trái đất dừng lại. Bởi thế, độ khí thải CO2 trong bầu khí quyển giảm dần, sau cùng đạt tới con số giảm hơn 7% vào những ngày cuối năm 2020.
III. Đối Thoại Truyền Giáo
1. Ad Gentes 2 và Evangelii Gaudium 120
Giáo Hội nguyên thủy là một Giáo Hội truyền giáo. Công đồng Vatican II qua Ad Gentes xác nhận, Giáo Hội mang căn tính truyền giáo. Nói một cách khác, Giáo Hội đã được Đức Giêsu thiết lập để người tín hữu đi ra và đi tới muôn dân trên mặt đất để truyền bá Tin Mừng. Điều này Đức Giêsu Phục Sinh đã truyền cho 11 vị môn đệ vào chương cuối của Tin Mừng Matthew, “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Matt 28:19). Pope Francis mới đây trong Tông Huấn Evangelii Gaudium 120 xác nhận, Tất cả những ai đã chịu phép Rửa, dù đảm nhận vị trí nào trong Giáo Hội hay trình độ kiến thức và đức tin ở cấp độ nào đi nữa, [họ] đều là những tác nhân của loan báo Tin Mừng… Mọi Kitô hữu đều là những nhà truyền giáo… [Chúng ta] luôn luôn là những người môn đệ truyền giáo.”
Như đã trình bày ở trên, đối thoại là một trong nhiều phương pháp truyền giáo mà Giáo Hội có thể làm để loan báo Tin Mừng. Đặc biệt khi cuộc cách mạng kỹ thuật bùng nổ biến trái đất của năm châu bốn biển thành một ngôi làng toàn cầu. Trong ngôi làng này, tín đồ của các tôn giáo sống chung trong một thành phố, trên một con đường. Hàng xóm của một người tín hữu Công Giáo ở hai bên tay trái và phải có thể là một người di dân Ả Rập hoặc Ấn Độ. Trong thành phố nơi người tín hữu định cư, người ta nhận ra những ngôi chùa của đạo Phật, ngôi đền thờ Hồi giáo và và đền thờ Hindu nằm cách nhau không xa. Thêm vào đó, bởi những biến loạn trong thế giới ngày hôm nay, nhiều người đã rời bỏ vùng đất quê hương ruột thịt để di dân tới những vùng đất mới. Di dân trong một ý nghĩa nào đó cũng là những người nghèo. Họ cần sự chăm sóc của Giáo hội địa phương. Qua Giáo hội, họ nhận ra hình ảnh và tấm lòng của Thiên Chúa yêu thương con người.
2. Đối Thoại Tôn Giáo
Đối thoại với những tôn giáo khác tại địa phương là những điều mà các vị lãnh đạo của giáo hội địa phương có thể thực hiện. Đối thoại tôn giáo theo như văn kiện Dialogue and Proclamation 42 có thể thực hiện trong 4 lãnh vực: Đối thoại trong cuộc sống/Dialogue of life, Đối thoại hành động/Dialogue of action, Đối thoại thần học/Dialogue of Theological Exchange, Đối thoại kinh nghiệm tôn giáo/Dialogue of Religious Experience.
a) Đối thoại trong đời sống, qua đó, mọi người sống trong tinh thần cởi mở và gần gũi, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, và cả những vấn đề và mối bận tâm của con người trong đời sống hằng ngày. Khi Covid-19 tàn phá nhiều thành phố ở Việt Nam, các vị lãnh đạo Công Giáo kêu gọi tu sĩ và linh mục tình nguyện đi vô những bệnh viện phục vụ các nạn nhân Covid-19.
b) Đối thoại hành động, trong đó các Kitô hữu và những người của tôn giáo bạn cộng tác và làm việc với nhau cho một mục đích chung. Đó là, phát triển tâm linh và vật chất. Đối thoại hành động cũng nhắm đến những dự án có khả năng giải thoát con người khỏi những hạn chế trong đời sống, thí dụ, chiến dịch xóa đói giảm nghèo.
c) Đối thoại thần học, nơi các thần học gia tìm cách hiểu sâu hơn về các di sản tôn giáo của họ, và đánh giá cao các giá trị tinh thần của tôn giáo bạn. Các vị lãnh đạo Công Giáo và tôn giáo bạn gặp nhau trao đổi những giá trị của tôn giáo. Một tờ báo chuyên môn về Thần học Liên tôn xuất bản hằng tháng là một dự án khả thi.
d) Đối thoại kinh nghiệm tôn giáo, trong đó mọi người, bắt nguồn từ truyền thống tôn giáo của riêng họ, chia sẻ sự phong phú về tinh thần của họ, chẳng hạn về cầu nguyện và chiêm niệm, đức tin và cách tìm kiếm Thiên Chúa hoặc Đấng Tuyệt đối. Tương tự như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo bạn tại nguyện đường thánh Phanxicô Asissi để cầu nguyện cho một hòa bình thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam có thể gặp nhau tại thánh thất Cao Đài Tây Ninh, Chùa Thiên Mụ, Nhà thờ Phát Diệm, Đền thờ Hùng Vương để cầu nguyện cho quốc thái dân an.
3. Đối Thoại Văn Hóa
Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa. Theo con số thống kê, người Việt Nam bao gồm 54 sắc tộc. Các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm khoảng 14,7% dân số (14.123.255). Chiếm đa số trong 53 nhóm sắc tộc này là người Tày, Thái, Mường, Mông và Nùng. Họ định cư ở phía bắc, tây bắc và tây cao nguyên Trung phần. Nhóm sắc tộc Việt Kinh, chiếm khoảng 85,3% dân số (82.085.729 người). Người Việt Kinh cư ngụ ở khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, và những phần còn lại của Việt Nam. Cùng với nhau, 54 nhóm sắc tộc này hình thành một gia đình văn hóa chung, được gọi là đồng bào.
Ngày Tết của người Kinh Việt cũng như ngày hội lớn trong năm của những sắc tộc Việt khác nên là những ngày Hội Văn hóa của Giáo hội Việt Nam. Vào những ngày hôm đó, mọi người bất luận tôn giáo hay chủng tộc được mời gọi tham gia vào bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc văn hóa sau thánh lễ. Vào ngày hôm đó, mọi tín hữu được Giáo hội Việt Nam được khuyến khích tham gia trong trang phục sắc tộc và chia sẻ với nhau những màn trình diễn văn hóa và thức ăn sắc tộc riêng biệt.
4. Đối Thoại với Người Nghèo
Người di dân không thuộc diện người nghèo nếu phân tích dưới lăng kính vật chất. Nhưng Federation of Asian Bishops Conferences - FABC khẳng định và kết luận di dân vẫn thuộc diện người nghèo bởi ba lý do.
Thứ nhất, di dân chính là nạn nhân của một bối cảnh xã hội, nơi đó, họ bị đòi hỏi hoặc cài đặt vào tình thế bắt buộc phải duy trì hoặc cải thiện đời sống kinh tế của chính họ và gia đình. Bởi thế họ phải rời bỏ quê cha đất tổ! Bởi thân phận di dân, nơi đất khách quê người, họ sẵn sàng làm việc dưới những điều kiện và hoàn cảnh khắc nghiệt, bình thường người bản xứ sẽ không làm, hoặc nếu làm, mức lương tối thiểu cũng không phải mức lương di dân thông thường nhận được.
Thứ hai, người di dân thuộc diện người nghèo, bởi họ bị chia cách với gia đình, bởi thế di dân sống nơi đất khách không thể hoàn thành thiên chức làm cha mẹ hoặc vợ chồng. Nơi quê nhà, con cái họ thiếu vắng hình ảnh và sự chăm sóc của bố mẹ. Sống nơi đất khách, di dân thiếu vắng tình thương của gia đình, sự bảo vệ của họ hàng, và tình liên đới với hàng xóm.
Thứ ba, di dân thuộc diện người nghèo bởi chính hoàn cảnh di dân của họ. Bởi đời sống di dân đặc thù, người di dân sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước những thử thách liên quan tới giá trị đạo đức và đời sống tôn giáo. Nói một cách ngắn gọn, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu – FABC khẳng định di dân thuộc diện người nghèo không phải dưới lăng kính vật chất, nhưng thuộc về lãnh vực của tâm lý và tâm linh.
Bởi thuộc diện người nghèo, di dân xứng đáng nhận được sự hỗ trợ của giáo hội địa phương bởi Thiên Chúa là Thiên Chúa của di dân; và di dân đã được Thiên Chúa chúc lành từ những ngày đầu tiên trong dòng lịch sử ơn cứu độ. Và bởi di dân là người nghèo, họ được Đức Giêsu chúc lành trong Tám Mối Phúc Thật, “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó” (Mt 5: 3). Chính Đức Giêsu cũng đã từng là di dân, và chính Ngài cũng đã tự khoác trên mình thân phận của người di dân khi Ngài phán, “Ta là khách lạ, và ngươi đã tiếp đón ta” (Mt 25:35). Bởi thế, người di dân xứng đáng nhận được sự hỗ trợ mục vụ của giáo hội địa phương.
5. Đối Thoại với Môi Trường Sinh Thái
Nếu cùng nhau xác nhận lại tiền đề con người mang hình ảnh của Thiên Chúa, được chính Ngài giao ban trên đôi vai sứ vụ cấy trồng và chăm sóc tất cả thụ tạo do Ngài dựng nên; nếu nhận ra chính Đức Giêsu Phục Sinh đã trao tới Giáo Hội trọng trách rao giảng Tin Mừng tới tất cả các loài thụ tạo. Và nếu xác tín rằng Đức Giêsu đã được sai đến để loan báo Tin Mừng Thiên Chúa yêu thương thế gian, cung cách những người tín hữu liên hệ tới tất cả sinh vật và thực vật trên thế giới này sẽ khác!
Bởi thế, trong bối cảnh của hiểm họa nhiệt độ biến đổi và Trái đất ấm dần, cũng chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Laudato Si’ đã kêu gọi Giáo hội phải lên đường, trăn trở với và hoán cải cách nhìn về vấn đề sinh thái, “ecological conversions.” Nói một cách khác, Giáo hội của ngày hôm nay phải là một Giáo hội Xanh. Để xây dựng một Giáo hội Xanh, tất cả những người tín hữu – lãnh đạo cũng như giáo dân, giáo xứ, cơ sở, học đường phải trở thành Xanh – tín hữu Xanh, giáo xứ Xanh, cơ sở Xanh, học đường Xanh. Giáo Hội của ngày hôm nay theo như Đức Thánh Cha phải là một Giáo Hội thân thiện với môi trường.
Thư Mục Tham Khảo
Ellis, Claire. Culture Shock! Vietnam: A Guide to Custom and Etiquette. London: Kuperard, 1995.
Federation of the Asian Bishops’ Conferences. “Total Human Development and the Church as a Community of Faith in Asia.” FABC Papers 33 (October 1982): 1-8.
Nguyen Van Chu. Tho Cung To Tien (The Veneration of Ancestors) and Evangelization in Vietnam: An Imperative of Inculturation. Quezon City: Institute of Consecrated Life in Asia, 2005.
Peter Phan. Vietnamese – American Catholics. New York/Mahwah, New Jersey: Paulist Press, 2005.
Phillips, Douglas. Vietnam. New York, NY: Chelsea House, 2006.
Pope Francis. Apostolic Exhortation on the Proclamation of the Gospel in Today’s World Evangelii Gaudium. AAS 107 (2013).
__________. Encyclical Letter on Care for Our Common Home Laudato Si’. AAS 112 (2015).
Vũ Thế Bình, chủ biên. Non Nước Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2005.
Tân Việt, “Tin Tức Việt Nam,” Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 396 (Tháng Tám 2019): 59-64.
Truyền Giáo Hôm Nay: Đối Thoại
I. Truyền Giáo và Đối Thoại
Trước khi về trời, Đức Giêsu đã truyền tới các môn đệ lệnh truyền rao giảng Tin Mừng tới muôn dân. Cả bốn bản Phúc Âm đều ghi lại sứ vụ truyền giáo mà Đức Giêsu trao cho các người môn đệ. Trong Tin Mừng Máccô, Ngài phán, “Hãy đi khắp bốn phương, loan báo Tin Mừng tới muôn loài thụ tạo” (Mc 16:15). Trong Tin Mừng Mátthêu, “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt 28:19). Trong Tin Mừng Luca và sách Tông Đồ Công Vụ, “Thầy truyền đến các con điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24:49), “Các con sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8). Trong Tin Mừng Gioan, “Như Cha đã sai Thầy, Thầy sai các con” (Ga 20:21). Sứ vụ truyền giáo này không chỉ áp dụng tới những người môn đệ của thế kỷ thứ nhất CN, nhưng còn tới tất cả mọi Kitô hữu vào mọi thời đại. Vì thế, sứ vụ truyền giáo cũng đồng nghĩa với công cuộc loan báo Tin Mừng tới mọi người của mọi nền văn hóa và tôn giáo trong mọi thời đại.
Giáo hội từ những ngày đầu tiên vẫn trung thành với sứ vụ truyền giáo đã được Đức Giêsu trao trên đôi vai. Đối thoại với những người dân ngoại là một trong những phương cách mà Giáo hội đã chọn để rao giảng Tin Mừng từ những ngày đầu tiên. Tại Areopagus, tông đồ dân ngoại Phaolô đã đối thoại với những nhà trí thức và dân của thành phố Athens. Ngài chỉ ra rằng vị thần “Không-Biết-Tên” chính là Thiên Chúa (Cv 17:23). Sách Tông Đồ Công Vụ thật sự ra là một cuốn sách trình bày những cuộc đối thoại của người Kitô hữu tới những sắc dân và những tôn giáo trong thế kỷ thứ nhất CN. Bởi những cuộc đối thoại không mệt mỏi của các tông đồ và tín hữu thế hệ tiên khởi, Tin Mừng của Đức Giêsu đã đi tới nhiều thành phố trong đế chế La Mã. Sau cùng, Tin Mừng theo bước chân của thánh Phaolô đi tới kinh thành Roma, một hình ảnh tượng trưng cho “khắp cùng thế giới” vào thế kỷ thứ nhất.
Trong bài tiểu luận chủ đề “Truyền Giáo Hôm Nay: Đối thoại,” tác giả sẽ triển khai nét đối thoại, một trong những phương cách để thực hiện sứ mạng truyền giáo. Bởi nét truyền giáo qua đối thoại như lời đề nghị của Giáo Hội, tác giả sẽ thảo luận về đối thoại tôn giáo, đối thoại văn hóa, đối thoại với người nghèo và đối thoại với môi trường sinh thái.
II. Đối Thoại Ơn Cứu Độ
Pope Phaolô VI trong tông huấn Ecclesiam Suam 70 nhắc đến danh từ đối thoại trong cụm từ “cuộc đối thoại ơn cứu độ” (the dialogue of salvation). Pope Phaolô VI khẳng định dòng lịch sử ơn cứu độ cũng chính là một cuộc đối thoại của Thiên Chúa với con người dưới nhiều hình thức (ES 70). Qua những cuộc đối thoại của Ngôi Lời với nhân loại, con người được mặc khải về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, và nhiều mầu nhiệm khác.
Theo văn kiện Ad Gentes, đối thoại giữa Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Linh nảy sinh ra tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho con người (AG 2). Bởi thế từ những ngày đầu tiên, Thần Khí Thiên Chúa bay phủ cõi vô minh vô vật, và Ngôi Cha bắt đầu đối thoại với cõi hỗn độn qua Ngôi Lời. Hoa trái của cuộc đối thoại này là sự xuất hiện của vũ trụ và con người trong hình ảnh của Thiên Chúa. Đối thoại ơn cứu độ tiếp tục giữa Thiên Chúa với Adam và Eva tại Vườn Địa Đàng, nối tiếp với Noah và tổ phụ Abraham. Và khi dân riêng sống đời nô lệ bên Ai Cập, Thiên Chúa đối thoại với Moses. Trên vùng đất hứa, cuộc đối thoại ơn cứu độ nối tiếp với những vị Quan Án, Ngôn sứ, Vương triều Saul, David, Solomon. Và khi thời kỳ viên mãn đã tới, Thiên Chúa đối thoại với trần gian qua chính Ngôi Lời. Bởi thế, Lời nhập thể và dựng lều giữa chúng ta (John 1:14). Tác giả Hebrews bắt đầu lá thư với hàng chữ, “Trong quá khứ, Thiên Chúa đã đối thoại với tổ tiên của chúng ta qua các vị ngôn sứ nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau, nhưng trong những ngày cuối cùng này, Ngài đã đối thoại với chúng ta qua chính người Con của Ngài” (Hebrews 1:1). Sau khi Đức Giêsu Kitô quay về trời, cuộc đối thoại ơn cứu độ được tiếp nối qua Ngôi Ba Thiên Chúa. Chúa Thánh Linh, vị thuyền trưởng đang lèo lái con tàu Giáo Hội về bến của ngày cánh chung parousia.
A. Đối Thoại Tôn Giáo: John 4:4-42
1. Nostra Aetate và Dialogue and Proclamation
Một trong những văn kiện của Công đồng Vatican II là Tuyên ngôn Nostra Aetate liên quan đến ơn cứu độ. Chương 2 của văn kiện Nostra Aetate xác nhận sự hiện diện của nhiều tôn giáo trên thế giới: Do Thái giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, và những tôn giáo khác. Trên tất cả trong Tuyên ngôn Nostra Aetate, các vị Thượng phụ Công đồng cũng long trọng xác nhận có “tia sáng của Sự Thật” (a ray of Truth) bên ngoài Giáo hội. Một trong những hoa trái của Nostra Aetate là tín hữu Kitô phải có khả năng đối thoại với tín hữu của các tôn giáo khác.
Kỷ niệm 25 năm của văn kiện Nostra Aetate, Pontifical Council of Inter-religious cho ra đời văn kiện Dialogue and Proclamation (DP). Trong phần mở đầu của văn kiện, DP nhắc lại chương 2 của Nostra Aetate đồng thời sử dụng cụm từ “đối thoại tôn giáo/interreligious dialogue.” Văn kiện DP còn nhắc tới bối cảnh của thế giới ngày hôm nay, một thế giới toàn cầu (global village). Nơi đó, có một ý thức mới về sự hiện hữu của đa tôn giáo (there is a new awareness of religious plurality). Bởi thế, Pontifical Council of Inter-religious nhắc nhở người tín hữu phải đối thoại tôn giáo trong khi truyền bá Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng Francis trong chuyến tông du tại Iraq đã đối thoại tôn giáo với tín hữu của Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Tại phố Ur của Chaldeans, ngài nhắc tới Abraham, tổ phụ của cả ba tôn giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Tại phố Ur, trong thông điệp gửi tới những tín hữu con cháu Abraham, ngài nhắc lại hình ảnh những vị sao trên trời mà Thiên Chúa Cha, trong cuộc đối thoại với tổ phụ Abraham đã so sánh. Đức Giáo Hoàng kết luận, chúng ta, tín hữu của ba tôn giáo phát xuất từ Abraham chính là những ngôi sao đã được nhắc tới trong cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và tổ phụ Abraham.
2. Đối thoại Tôn giáo bên bờ giếng Jacob: John 4:4-42
Là người truyền giáo đầu tiên trong dòng lịch sử của ơn cứu độ, Đức Giêsu đã nhiều lần vượt đường biên tôn giáo Do Thái để đối thoại với những tôn giáo khác. Một trong những cuộc đối thoại tôn giáo nổi bật trong Tân Ước chính là đối thoại bên bờ giếng Jacob với người phụ nữ Samaria.
Người Samaria nguyên thủy là con cháu của mười chi tộc thuộc Bắc quốc Israel trộn lẫn với 5 quốc gia lân bang: Babylon, Cuthah, Avvah, Havah, Sephavaim (1Các Vua17:24). Khi những người dân của 5 quốc gia di dân tới Bắc quốc Israel, họ mang theo cả những vị thần của họ. Người Babylon có thần Succoth-Benoth. Người Cuthah có thần Nergal. Người Avva có hai thần, thần Nibhaz và thần Tartak. Người Havath có thần Ashima. Và người Sepharvaim có thần Adrammelech và Anamelech (2Các Vua 17:30). Tổng cộng tất cả là bẩy vị thần. Cho nên ngoài Adonai Thiên Chúa, người Samaria cũng thờ phượng bẩy vị thần ngoại bang do cha ông của họ đã từng mang tới vùng đất mới (2Các Vua 17:29-33).
Bởi hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt, tôn giáo của người Samaria có những nét tương đồng và dị biệt so với Do Thái giáo, trong khi người Do Thái công nhận 39 cuốn sách Cựu Ước, người Samaria chỉ công nhận Ngũ Thư, 5 quyển sách đầu tiên của Cựu Ước, tương truyền do chính tay đại ngôn sứ Moses sáng tác. Trong khi người Do Thái mong chờ Đấng Xức Dầu (Anointed One), hay Messiah, người Samaria mong chờ Ta’heb, Đấng Quay Lại (Returned One). Trong con mắt của người Samaria Đấng Ta’heb là Ngôn sứ có những vai trò tương tự như đại Ngôn sứ Moses; bởi Ngài sẽ giải quyết những dị biệt, bất đồng, và tranh chấp về tôn giáo giữa người Samaria và người Do Thái. Trong khi người Do Thái tin vào Mười Điều Răn, người Samaria tin rằng Yahweh Thiên Chúa đã trao cho ngôn sứ Moses Mười Một Điều Răn. Điều Răn bị người Do Thái “cố tình bỏ quên” là “Ngươi sẽ xây dựng Đền Thờ trên núi Gerizim”. Bởi thế, trong khi người Do Thái tin rằng đền thờ Jerusalem là nơi duy nhất xứng đáng để thờ phượng Yahweh Thiên Chúa, người Samaria tin rằng đền thờ trên núi Gerizim là nơi xứng đáng nhất để thờ phượng Yahweh.[1]
3. Họ tin vào Đức Giêsu
Qua cuộc đối thoại tôn giáo bên giếng nước, Đức Giêsu giúp người phụ nữ Samaritan nhận ra Ngài chính là Đấng Thiên Sai. Hơn thế nữa, Ngài đã giúp bà nhận ra đã đến giây phút con người không thờ phượng Thiên Chúa trong đền thờ, nhưng Thần Khí và sự thật (John 4:23). Sau cuộc đối thoại tôn giáo với Đức Giêsu, bà đã bỏ lại sau lưng vò nước ngay bên bờ giếng. Bà đi về làng, giới thiệu Đức Giêsu tới mọi người trong làng. Bởi lời chứng của bà, người dân làng đã đến bên bờ giếng để gặp gỡ và trở thành môn đệ của Đức Giêsu.
B. Đối Thoại Văn Hóa: Tử Đạo Việt Nam
1. Paul 1Cr 9:20-21
Vào đầu thế kỷ công nguyên, trong khi rao giảng Tin Mừng tới người dân của những nền văn hóa khác biệt trong đế chế La Mã, Giáo Hội đã tiếp cận sứ vụ truyền giáo bằng những cuộc đối thoại văn hóa. Do đó thánh Phaolô đã nói, “với những người Do Thái, tôi trở thành người Do Thái, để thu phục người Do Thái… Với những người ngoài Luật, tôi trở thành người ngoài Luật” (1Cr 9:20 -21).
Đối thoại văn hóa giúp đỡ và hỗ trợ con người của một nền văn hóa đặc thù nhận ra rằng Đức Giêsu và Tin Mừng đã hiện thân trong nền văn hóa của riêng họ. Nhờ thế, họ sẽ đón nhận Đức Giêsu và Tin Mừng vào trong tâm hồn một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
2. Bách hại Công Giáo
Khâm Ðịnh Sử Việt Thông Giám Cương Mục, xuất bản năm 1884, ghi nhận năm 1533 dưới thời trị vì của vua Lê Trang Tôn (1514-1548), có người Tây dương, Inêkhu lén vào hai ngôi làng tại Ninh Cường và Trà Lũ, tỉnh Nam Định truyền bá “Da-tô tả đạo” tới người Việt Nam. Sau Inêkhu, cũng có nhiều nhà truyền giáo khác đặt chân tới Việt Nam. Tuy nhiên họ cũng không tạo ra được nhiều ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam bởi rào cản ngôn ngữ và lệnh cấm đoán Giatô tả đạo. Mãi cho đến khi những nhà truyền giáo Dòng Tên đặt chân vào Việt Nam năm 1615, công việc truyền giáo tại Việt Nam mới khởi sắc. Theo như Alexandre de Rhodes, vào năm 1650, có khoảng 300 ngàn người được rửa tội tại Bắc Việt Nam.
Giáo hội Việt Nam non trẻ nhanh chóng gặt hái một mùa vụ bội thu. Nhưng rồi cũng lại thật nhanh bước sâu vào một chương sách viết bằng chính máu đào đổ ra cho niềm tin Kitô. Cuộc bách đạo người Công Giáo Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau đã kéo dài gần ba thế kỷ (1625-1860). Có khoảng 100 ngàn tín hữu người Việt đã bị kết án tử hình dưới 7 triều đại Chúa Trịnh, 6 triều đại Chúa Nguyễn, 2 đời vua và tướng Tây Sơn, và 3 đời Vua của nhà Nguyễn.
Hiện tượng bách hại Kitô giáo kéo dài gần ba thế kỷ đặt lên một câu hỏi tới những nhà nghiên cứu tôn giáo và lịch sử Việt Nam. Khi Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo du nhập vào Việt Nam, người Việt không những chào đón mà còn hội nhập những tinh túy của Tam giáo vào Việt giáo. Tuy vậy, điều này lại không xảy ra với Kitô giáo. Chưa hết, Kitô giáo trong lịch sử Việt Nam đã bị gán nhãn là “tả đạo” ngay khi tôn giáo này xuất hiện trên trang sử Việt. Khâm Định Sử Việt Thông Giáo Cương Mục viết, “đời vua Lê Trang Tôn, có người Tây Dương tên I-nê-Khu lén vào xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân, và xã Trà Lũ huyện Giao Thuỷ, âm thầm truyền bá Da Tô tả đạo.” Cụm từ “tả đạo” cũng được nhà cầm quyền khắc trên khuôn mặt của những tù nhân tín hữu Việt Nam. Phong trào Văn Thân vào thế kỷ 19 thậm chí còn đưa ra khẩu hiệu “Bình tây Sát tả” để giải thích cho sự ra đời của phong trào.
Câu hỏi khách quan đặt ra ở đây là tại sao Kitô giáo lại bị liệt vào danh sách tả đạo bởi những nhà lãnh đạo người Việt Nam? Một trong những lý do chính yếu đã dẫn đến hiện tượng “Kitô giáo trở thành tả đạo” có liên hệ tới đạo hiếu của người Việt. Nói một cách khác, cốt lõi căn bản tôn thờ một Thiên Chúa của Kitô giáo tạo ra mâu thuẫn nghiêm trọng tới cốt lõi tôn kính tổ tiên của Việt giáo.
Cấm đoán người tín hữu Việt Nam tham gia và thực hành nghi thức tôn kính ông bà tổ tiên đã “gây ra một rạn nứt giữa Tin Mừng và văn hóa bản địa.” Do đó, Phan Đình Cho kết luận: “Việc lên án thờ cúng tổ tiên là một lỗi lầm bi thương và là một thảm họa cho Giáo hội tại [Việt Nam]… cũng chính vì Kitô giáo bị xem như một tôn giáo ngoại quốc, một tôn giáo đã ra lệnh cấm thực hành những gì là thánh thiêng và mang tính tôn giáo nhất tại [Việt Nam].”
3. Đối thoại Văn hóa: Ecclesia in Asia 20
Để Tin Mừng được loan truyền rộng rãi tới người Việt Nam, Giáo hội Việt Nam phải có những cuộc đối thoại văn hóa theo hướng hội nhập văn hóa. Những cuộc đối thoại văn hóa này gợi lên những hình ảnh của Đức Giêsu gần gũi thân quen với não trạng Á Châu, đồng thời vẫn trung thành với Kinh Thánh và truyền thống. Qua những cuộc đối thoại với văn hóa Việt Nam, người Việt Nam nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong đời sống văn hóa của họ. Qua đó, họ nhận ra tầm quan trọng của Tin Mừng trong đời sống của họ. Các vị Giám Mục Á Châu trong lần họp Thượng Hội Đồng Châu Á tại Rome năm 1998, qua Tông Huấn Ecclesia in Asia 20 các ngài đề nghị những hình ảnh của Đức Giêsu trong văn hóa Á Châu, những hình ảnh thân quen với tâm tình của người Á Châu, thí dụ, “Đức Giêsu là Vị Thầy Khôn Ngoan, Đấng Chữa Lành, Đấng Giải Phóng, Vị Linh Hướng, Đấng Giác Ngộ, Người Bạn Giàu Lòng Thương Xót của Người Nghèo, Người Samaria Nhân Hậu, Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng Vâng Lời.”
C. Đối Thoại với Người Nghèo: Luke 11:1-17
1. Đức Giêsu: Lựa chọn ưu tiên cho người nghèo“Lựa chọn ưu tiên cho người nghèo (preferential option for the poor) [cũng] là một lựa chọn ưu tiên của người Kitô. Đó là một lựa chọn ưu tiên diễn tả mối quan tâm của Đức Kitô, Đấng đã đến thế gian để rao giảng ơn cứu rỗi tới người nghèo.” Nói một cách ngắn gọn, lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, Giáo Hội đề nghị, phải là kim chỉ nam cho công tác và đời sống mục vụ tại các giáo xứ. Thật vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong văn kiện Evangelii Gaudium 199 nhấn mạnh, “[Nếu] không có lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, ‘công cuộc loan báo Tin Mừng, nguyên thủy vốn là hình thức bác ái, có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc nhấn chìm trong đại dương ngôn từ’.”
Người nghèo trong xã hội Do Thái là một ưu tiên của Đức Giêsu. Những người mắc bệnh phong hủi, tàn tật hay những người bị xã hội đẩy sang bên lề luôn là những mối bận tâm của Đức Giêsu. 10 người mắc bệnh phong sống ở vùng ngoại vi đã được Đức Giêsu chữa lành. Người mù từ thủa bẩm sinh đã được Đức Giêsu dung bùn bôi lên mắt, rồi sai anh ta tới hồ nước trong thành để rửa mắt. Zachaeus, người thu thuế nổi tiếng của thành Jericho đã được Đức Giêsu gợi ý để Ngài có thể bước chân qua ngưỡng cửa của căn nhà người thu thuế cho một bữa ăn tối. Những người vướng bệnh phong hủi, tàn tật hay bị xã hội gạt sang bên lề đường xét trong lăng kiếng văn hóa Do Thái là người nghèo. Nói một cách khác, họ là những người công dân hạng hai trong xã hội.
2. Luke 11:1-17
Câu truyện Đức Giêsu hồi sinh người con trai duy nhất của bà góa thành Nain trong Luke 11:1-17 là một thí dụ về cuộc đối thoại với người nghèo trong xã hội. Khi Ngài hồi sinh người con trai của bà góa, Đức Giêsu không chỉ hồi sinh một mạng người, nhưng ngài còn hồi sinh cả địa vị trong xã hội của bà góa, bởi nếu không có người con trai, bà góa chỉ là công dâng hạng hai trong xã hội Do Thái. Nói một cách khác, bà là một người không có tiếng nói trong xã hội.
3. “Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài” (Luke 11:16)
Bởi cuộc đối thoại với người nghèo trong xã hội, những người chứng kiến phép lạ ngạc nhiên. Họ ngợi ca, “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài” (Luke 11:16). Và tin tức về cuộc đối thoại với người nghèo tại thành phố Nain vang xa tới cả Judea và những vùng phụ cận.
D. Đối Thoại với Môi Trường Sinh Thái
1. Gen 1:26
Trong quá khứ, nhiều người tin rằng con người là chủ nhân tuyệt đối trên mặt đất, dựa vào câu “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất’” (Gen 1:26). Cụm từ “làm bá chủ” xuất hiện một lần nữa trong câu 28 trong cùng một bối cảnh. Dựa vào Gen 1:26, 28 như một phân giải, con người đã xây dựng một xã hội hình thành trên mô hình con người là chủ nhân. Tất cả những loại thụ tạo khác kể cả Trái đất đều xoay quanh trục con người và phục vụ cho quyền lợi con người. Đây chính là mô hình “chủ nhân-đầy tớ” của thời chế độ nô lệ còn là một thực thể. Trong mô hình này, con người là chủ nhân tuyệt đối, Trái đất và các loài thụ tạo khác là đầy tớ không có tiếng nói. Trái đất trong mô hình này bị đối xử như là một đối tượng, một vật thuộc về quyền sở của con người, chứ không phải là ngược lại.
2. Sinh thái học
Nhưng bắt đầu từ giữa thế kỷ hai mươi, giữa những thách đố gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, Sinh thái học, một môn học mới đã xuất hiện nhằm nâng cao ý thức của nhân loại về nét linh thiêng của mọi tạo vật. Sinh thái học đồng thời cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ và những tương tác và hệ lụy song phương giữa con người với Trái đất. “Sinh thái học chú trọng…đến những mối tương quan” giữa những sinh vật trên Trái đất. Sinh thái học thúc đẩy con người phải xem xét lại cách thức mỗi cá nhân nhìn nhận và đối xử với những loài thụ tạo khác, đồng hiện hữu và cùng sinh sống trên mặt Trái đất. Dưới lăng kiếng của Sinh thái học, từ con ong, cái kiến cho tới bụi cỏ, rừng cây và đồi xanh, núi cao trong thiên nhiên, chúng đều có đời sống và/hoặc những vai trò đóng góp để quân bằng đời sống tự nhiên trên mặt Trái đất.
3. Mark 16:15, John 3:16, Laudato Si’
Trong lần đàm thoại với Nicodemus, Đức Giêsu đã mặc khải cho nhà lãnh đạo Do Thái biết rõ lý do tại sao Con Thiên Chúa đã nhập thể. Đó là, bởi vì Thiên Chúa Cha quá yêu thương “thế gian” đến nỗi Ngài đã ban người Con của Ngài xuống thế gian để cứu rỗi (John 3:16). Và trước khi về trời, Đức Giêsu Phục Sinh đã truyền cho các người môn đệ, “Hãy đi khắp bốn phương rao giảng Tin Mừng tới muôn loài thụ tạo” (Mark 16:15). Trong bản văn nguyên thủy của John 3:16, tác giả John đã sử dụng danh từ kósmos, có nghĩa thế giới hay thế gian. Tác giả John không dừng lại ở câu 16, nhưng lập lại cùng một tư tưởng ở câu tiếp theo, “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (John 3:17). Nói một cách khác, tác giả John một lần nữa xác nhận “thế giới” là đối tượng mà Thiên Chúa gửi Con của Ngài xuống làm người. Điều nổi bật trong hai đoạn văn này là Thiên Chúa yêu con người, muốn cứu chuộc con người. Và bởi yêu thương thế gian, Ngài muốn cứu chuộc thế gian. Thế giới không chỉ có con người, nhưng bao gồm nhiều sinh vật và thực vật khác. Trong cùng một lăng kiếng mở rộng, Tin Mừng thông thường được “hiểu và diễn giải” trong bối cảnh “tới con người và cho con người.” Nhưng Đức Giêsu Phục Sinh, như được trình bày trong Tin Mừng Mark, trước khi về trời đã khai triển và mở rộng bối cảnh của ơn cứu chuộc. Theo như Đức Kitô, không chỉ có con người mới là đối tượng của ơn cứu độ, nhưng tất cả “mọi loài thụ tạo” đều là đối tượng của Tin Mừng. “Loài thụ tạo” trong Mark 16:15 không phải chỉ có con người, nhưng bao gồm những sinh vật khác, thí dụ, chó, mèo, gà, vịt, con ong, cái kiến, bướm đẹp, sâu róm, cá cua, cỏ dại, hoa mắc cở, cây rừng. Nói một cách tổng quát, tất cả những sinh vật và thực vật và ngay cả núi đồi đều cùng chia sẻ một Ngôi Vườn, “ngôi nhà chung” với con người. Cho nên trong tông huấn Laudato Si’, Pope Francis nhắc tới Thánh Francis Assisi, “người có mối liên hệ với mọi loài thụ tạo, ngay cả các bông hoa, [ngài] cũng rao giảng và mời gọi chúng ‘ngợi ca Thiên Chúa’.” Dưới lăng kiếng Sinh thái học, tất cả các loài thụ tạo trong Ngôi Vườn, hay Ngôi Nhà Chung, hay thế giới đều có mối quan hệ với nhau. Nói ngắn gọn, con người và thế giới có mối quan hệ của liên hệ hỗ tương.
4. SARS-CoV-2
Nhưng rất tiếc, bắt đầu từ những ngày cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ, con người gia tăng tốc độ xây dựng thế giới qua mô hình “chủ nhân-đầy tớ.” Với mô hình này, con người hành xử trong vị thế chủ nhân chặt bỏ rừng xanh, xây dựng đô thị, chế tạo xe cộ, xây cất hãng xưởng, đổ ra sông biển hóa chất. Nói ngắn gọn, con người đối xử các loại sinh vật, thực vật và Trái đất như những phương tiện chỉ để phục vụ con người.
Hệ quả của mô hình “chủ nhân-đầy tớ” này là hiện tượng khí thải trong bầu khí quyển của Trái đất gia tăng. Từ những ngày khi cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ, khoa học gia ghi nhận lượng khí thải CO2 hiện diện trong bầu khí quyển vượt tới mức hơn 40%. Những khí thải này đã đến từ những sinh hoạt kỹ nghệ, khai thác khoáng sản, phương tiện giao thông, vấn nạn phá rừng, nông trại nuôi bò chăn chiên, v.v.
Và mới đây nhất, cuộc cách mạng thông tin điện tử tạo ra ngôi làng toàn cầu với tuyên ngôn “cho một nền văn minh thượng thặng,” tốc độ sinh hoạt kỹ nghệ tăng vọt dẫn đến hệ lụy phương tiện giao thông tăng vọt, nhiều khu rừng tăng vọt độ bị phá hủy, và thú vật hoang dã cũng tăng vọt tỷ lệ mất đi môi trường sống quen thuộc, sông ngòi và đại dương trở thành bãi rác thải những chất hóa học độc hại.
Không ai có thể ngăn cản được bước đi “cho nền văn minh thượng thặng” của con người cho tới giây phút vi khuẩn SARS-CoV-2 xuất hiện trên mặt Trái đất. Rất nhanh, vi khuẩn SARS-CoV-2 chủng corona “vô hình” đẩy ngược thế cờ. Chủng người “hữu hình” đang ở thế chủ nhân bị đẩy lui hoàn toàn vào thế bị động. Chủng mới corona đi tới đâu, chủng người rút lui vào ở ẩn trong nhà chỗ đó. Bởi bị giới hạn trong bốn bức tường, tất cả những sinh hoạt thường nhật của con người trên Trái đất dừng lại. Bởi thế, độ khí thải CO2 trong bầu khí quyển giảm dần, sau cùng đạt tới con số giảm hơn 7% vào những ngày cuối năm 2020.
III. Đối Thoại Truyền Giáo
1. Ad Gentes 2 và Evangelii Gaudium 120
Giáo Hội nguyên thủy là một Giáo Hội truyền giáo. Công đồng Vatican II qua Ad Gentes xác nhận, Giáo Hội mang căn tính truyền giáo. Nói một cách khác, Giáo Hội đã được Đức Giêsu thiết lập để người tín hữu đi ra và đi tới muôn dân trên mặt đất để truyền bá Tin Mừng. Điều này Đức Giêsu Phục Sinh đã truyền cho 11 vị môn đệ vào chương cuối của Tin Mừng Matthew, “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Matt 28:19). Pope Francis mới đây trong Tông Huấn Evangelii Gaudium 120 xác nhận, Tất cả những ai đã chịu phép Rửa, dù đảm nhận vị trí nào trong Giáo Hội hay trình độ kiến thức và đức tin ở cấp độ nào đi nữa, [họ] đều là những tác nhân của loan báo Tin Mừng… Mọi Kitô hữu đều là những nhà truyền giáo… [Chúng ta] luôn luôn là những người môn đệ truyền giáo.”
Như đã trình bày ở trên, đối thoại là một trong nhiều phương pháp truyền giáo mà Giáo Hội có thể làm để loan báo Tin Mừng. Đặc biệt khi cuộc cách mạng kỹ thuật bùng nổ biến trái đất của năm châu bốn biển thành một ngôi làng toàn cầu. Trong ngôi làng này, tín đồ của các tôn giáo sống chung trong một thành phố, trên một con đường. Hàng xóm của một người tín hữu Công Giáo ở hai bên tay trái và phải có thể là một người di dân Ả Rập hoặc Ấn Độ. Trong thành phố nơi người tín hữu định cư, người ta nhận ra những ngôi chùa của đạo Phật, ngôi đền thờ Hồi giáo và và đền thờ Hindu nằm cách nhau không xa. Thêm vào đó, bởi những biến loạn trong thế giới ngày hôm nay, nhiều người đã rời bỏ vùng đất quê hương ruột thịt để di dân tới những vùng đất mới. Di dân trong một ý nghĩa nào đó cũng là những người nghèo. Họ cần sự chăm sóc của Giáo hội địa phương. Qua Giáo hội, họ nhận ra hình ảnh và tấm lòng của Thiên Chúa yêu thương con người.
2. Đối Thoại Tôn Giáo
Đối thoại với những tôn giáo khác tại địa phương là những điều mà các vị lãnh đạo của giáo hội địa phương có thể thực hiện. Đối thoại tôn giáo theo như văn kiện Dialogue and Proclamation 42 có thể thực hiện trong 4 lãnh vực: Đối thoại trong cuộc sống/Dialogue of life, Đối thoại hành động/Dialogue of action, Đối thoại thần học/Dialogue of Theological Exchange, Đối thoại kinh nghiệm tôn giáo/Dialogue of Religious Experience.
a) Đối thoại trong đời sống, qua đó, mọi người sống trong tinh thần cởi mở và gần gũi, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, và cả những vấn đề và mối bận tâm của con người trong đời sống hằng ngày. Khi Covid-19 tàn phá nhiều thành phố ở Việt Nam, các vị lãnh đạo Công Giáo kêu gọi tu sĩ và linh mục tình nguyện đi vô những bệnh viện phục vụ các nạn nhân Covid-19.
b) Đối thoại hành động, trong đó các Kitô hữu và những người của tôn giáo bạn cộng tác và làm việc với nhau cho một mục đích chung. Đó là, phát triển tâm linh và vật chất. Đối thoại hành động cũng nhắm đến những dự án có khả năng giải thoát con người khỏi những hạn chế trong đời sống, thí dụ, chiến dịch xóa đói giảm nghèo.
c) Đối thoại thần học, nơi các thần học gia tìm cách hiểu sâu hơn về các di sản tôn giáo của họ, và đánh giá cao các giá trị tinh thần của tôn giáo bạn. Các vị lãnh đạo Công Giáo và tôn giáo bạn gặp nhau trao đổi những giá trị của tôn giáo. Một tờ báo chuyên môn về Thần học Liên tôn xuất bản hằng tháng là một dự án khả thi.
d) Đối thoại kinh nghiệm tôn giáo, trong đó mọi người, bắt nguồn từ truyền thống tôn giáo của riêng họ, chia sẻ sự phong phú về tinh thần của họ, chẳng hạn về cầu nguyện và chiêm niệm, đức tin và cách tìm kiếm Thiên Chúa hoặc Đấng Tuyệt đối. Tương tự như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Phanxicô đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo bạn tại nguyện đường thánh Phanxicô Asissi để cầu nguyện cho một hòa bình thế giới, các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam có thể gặp nhau tại thánh thất Cao Đài Tây Ninh, Chùa Thiên Mụ, Nhà thờ Phát Diệm, Đền thờ Hùng Vương để cầu nguyện cho quốc thái dân an.
3. Đối Thoại Văn Hóa
Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa. Theo con số thống kê, người Việt Nam bao gồm 54 sắc tộc. Các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm khoảng 14,7% dân số (14.123.255). Chiếm đa số trong 53 nhóm sắc tộc này là người Tày, Thái, Mường, Mông và Nùng. Họ định cư ở phía bắc, tây bắc và tây cao nguyên Trung phần. Nhóm sắc tộc Việt Kinh, chiếm khoảng 85,3% dân số (82.085.729 người). Người Việt Kinh cư ngụ ở khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, và những phần còn lại của Việt Nam. Cùng với nhau, 54 nhóm sắc tộc này hình thành một gia đình văn hóa chung, được gọi là đồng bào.
Ngày Tết của người Kinh Việt cũng như ngày hội lớn trong năm của những sắc tộc Việt khác nên là những ngày Hội Văn hóa của Giáo hội Việt Nam. Vào những ngày hôm đó, mọi người bất luận tôn giáo hay chủng tộc được mời gọi tham gia vào bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc văn hóa sau thánh lễ. Vào ngày hôm đó, mọi tín hữu được Giáo hội Việt Nam được khuyến khích tham gia trong trang phục sắc tộc và chia sẻ với nhau những màn trình diễn văn hóa và thức ăn sắc tộc riêng biệt.
4. Đối Thoại với Người Nghèo
Người di dân không thuộc diện người nghèo nếu phân tích dưới lăng kính vật chất. Nhưng Federation of Asian Bishops Conferences - FABC khẳng định và kết luận di dân vẫn thuộc diện người nghèo bởi ba lý do.
Thứ nhất, di dân chính là nạn nhân của một bối cảnh xã hội, nơi đó, họ bị đòi hỏi hoặc cài đặt vào tình thế bắt buộc phải duy trì hoặc cải thiện đời sống kinh tế của chính họ và gia đình. Bởi thế họ phải rời bỏ quê cha đất tổ! Bởi thân phận di dân, nơi đất khách quê người, họ sẵn sàng làm việc dưới những điều kiện và hoàn cảnh khắc nghiệt, bình thường người bản xứ sẽ không làm, hoặc nếu làm, mức lương tối thiểu cũng không phải mức lương di dân thông thường nhận được.
Thứ hai, người di dân thuộc diện người nghèo, bởi họ bị chia cách với gia đình, bởi thế di dân sống nơi đất khách không thể hoàn thành thiên chức làm cha mẹ hoặc vợ chồng. Nơi quê nhà, con cái họ thiếu vắng hình ảnh và sự chăm sóc của bố mẹ. Sống nơi đất khách, di dân thiếu vắng tình thương của gia đình, sự bảo vệ của họ hàng, và tình liên đới với hàng xóm.
Thứ ba, di dân thuộc diện người nghèo bởi chính hoàn cảnh di dân của họ. Bởi đời sống di dân đặc thù, người di dân sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ trước những thử thách liên quan tới giá trị đạo đức và đời sống tôn giáo. Nói một cách ngắn gọn, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu – FABC khẳng định di dân thuộc diện người nghèo không phải dưới lăng kính vật chất, nhưng thuộc về lãnh vực của tâm lý và tâm linh.
Bởi thuộc diện người nghèo, di dân xứng đáng nhận được sự hỗ trợ của giáo hội địa phương bởi Thiên Chúa là Thiên Chúa của di dân; và di dân đã được Thiên Chúa chúc lành từ những ngày đầu tiên trong dòng lịch sử ơn cứu độ. Và bởi di dân là người nghèo, họ được Đức Giêsu chúc lành trong Tám Mối Phúc Thật, “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó” (Mt 5: 3). Chính Đức Giêsu cũng đã từng là di dân, và chính Ngài cũng đã tự khoác trên mình thân phận của người di dân khi Ngài phán, “Ta là khách lạ, và ngươi đã tiếp đón ta” (Mt 25:35). Bởi thế, người di dân xứng đáng nhận được sự hỗ trợ mục vụ của giáo hội địa phương.
5. Đối Thoại với Môi Trường Sinh Thái
Nếu cùng nhau xác nhận lại tiền đề con người mang hình ảnh của Thiên Chúa, được chính Ngài giao ban trên đôi vai sứ vụ cấy trồng và chăm sóc tất cả thụ tạo do Ngài dựng nên; nếu nhận ra chính Đức Giêsu Phục Sinh đã trao tới Giáo Hội trọng trách rao giảng Tin Mừng tới tất cả các loài thụ tạo. Và nếu xác tín rằng Đức Giêsu đã được sai đến để loan báo Tin Mừng Thiên Chúa yêu thương thế gian, cung cách những người tín hữu liên hệ tới tất cả sinh vật và thực vật trên thế giới này sẽ khác!
Bởi thế, trong bối cảnh của hiểm họa nhiệt độ biến đổi và Trái đất ấm dần, cũng chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong Laudato Si’ đã kêu gọi Giáo hội phải lên đường, trăn trở với và hoán cải cách nhìn về vấn đề sinh thái, “ecological conversions.” Nói một cách khác, Giáo hội của ngày hôm nay phải là một Giáo hội Xanh. Để xây dựng một Giáo hội Xanh, tất cả những người tín hữu – lãnh đạo cũng như giáo dân, giáo xứ, cơ sở, học đường phải trở thành Xanh – tín hữu Xanh, giáo xứ Xanh, cơ sở Xanh, học đường Xanh. Giáo Hội của ngày hôm nay theo như Đức Thánh Cha phải là một Giáo Hội thân thiện với môi trường.
Thư Mục Tham Khảo
Ellis, Claire. Culture Shock! Vietnam: A Guide to Custom and Etiquette. London: Kuperard, 1995.
Federation of the Asian Bishops’ Conferences. “Total Human Development and the Church as a Community of Faith in Asia.” FABC Papers 33 (October 1982): 1-8.
Nguyen Van Chu. Tho Cung To Tien (The Veneration of Ancestors) and Evangelization in Vietnam: An Imperative of Inculturation. Quezon City: Institute of Consecrated Life in Asia, 2005.
Peter Phan. Vietnamese – American Catholics. New York/Mahwah, New Jersey: Paulist Press, 2005.
Phillips, Douglas. Vietnam. New York, NY: Chelsea House, 2006.
Pope Francis. Apostolic Exhortation on the Proclamation of the Gospel in Today’s World Evangelii Gaudium. AAS 107 (2013).
__________. Encyclical Letter on Care for Our Common Home Laudato Si’. AAS 112 (2015).
Vũ Thế Bình, chủ biên. Non Nước Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2005.
Tân Việt, “Tin Tức Việt Nam,” Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 396 (Tháng Tám 2019): 59-64.
VietCatholic TV
ĐTC đau đớn trong lòng trước các vụ pháo kích tàn bạo vào người dân Ukraine của Putin
VietCatholic Media
02:36 13/10/2022
1. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án các vụ đánh bom tàn bạo vào người dân Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án “các vụ đánh bom không ngừng” vào người dân Ukraine hôm thứ Tư, nói rằng ngài mang “nỗi đau của người dân Ukraine trong lòng.”
“Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về người dân Ukraine, đặc biệt là cư dân của những nơi đã xảy ra những vụ đánh bom không ngừng,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói vào cuối buổi tiếp kiến sáng thứ Tư tại quảng trường Thánh Phêrô.
“Tôi mang nỗi đau của người dân Ukraine trong tôi và mang nó đến với Chúa trong lời cầu nguyện…. Cầu xin Thánh Linh của Chúa biến đổi trái tim của những người đang nắm vận mệnh của cuộc chiến này trong tay, để cơn cuồng phong bạo lực có thể chấm dứt và hòa bình trong công lý có thể được tái lập. “
Bình luận của Đức Phanxicô được đưa ra sau khi Nga tiến hành một số cuộc tấn công hỏa tiễn vào một số khu vực của Ukraine vào hai ngày thứ Hai, và thứ Bá trong các cuộc bắn phá nhằm vào cơ sở hạ tầng của đất nước.
Trong ngày thứ Hai 10 tháng 10, quân Nga đã bắn 84 hỏa tiễn hành trình tấn công Ukraine, cùng với 20 máy bay không người lái tấn công. Trong ngày thứ Ba 11 tháng 10, quân Nga đã bắn tiếp 30 hỏa tiễn hành trình tấn công Ukraine, cùng khoảng 20 máy bay không người lái.
Ít nhất 19 người đã thiệt mạng và 84 người bị thương trong hai cuộc tấn công vừa kể.
Ngay trong khi Đức Thánh Cha đưa ra những lời phàn nàn này về hành động bất nhân của người Nga, một số chưa xác định các hỏa tiễn đã lao một khu chợ ở thị trấn Avdiivka, miền đông Ukraine, giết chết ít nhất 7 người và làm bị thương 8 người khác.
“Người Nga đã tấn công ngôi chơ trung tâm, nơi có rất nhiều người vào thời điểm đó. Không có logic quân sự nào trong các cuộc pháo kích như vậy – mà chỉ có mong muốn không kiềm chế được là giết càng nhiều người Ukraine càng tốt để đe dọa những người khác”, Thống đốc vùng Donetsk là Ông Pavlo Kyrylenko nói.
Trong các phát biểu được đưa ra sau các cuộc tấn công tổng thống của Tiệp, Bulgaria, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Slovakia và Montenegro cho biết các cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào dân thường Ukraine “tạo thành tội ác chiến tranh theo luật quốc tế”.
2. Tiếp kiến chung
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong các bài giáo lý về sự biện phân này, chúng ta đang xem xét các yếu tố của sự biện phân. Sau việc cầu nguyện, một yếu tố, và việc biết mình, một yếu tố khác, nghĩa là cầu nguyện và biết mình, hôm nay tôi muốn nói về một điều không thể thiếu khác, có thể nói là “thành tố”: hôm nay tôi muốn nói về lòng ước muốn. Thực thế, biện phân là một hình thức tìm kiếm, và việc tìm kiếm luôn bắt nguồn từ một điều chúng ta thiếu nhưng cách nào đó chúng ta biết, chúng ta trực giác thấy.
Đây là loại kiến thức gì? Các bậc thầy tâm linh gọi nó bằng thuật ngữ “lòng ước muốn”, một điều tận gốc rễ của nó vốn là nỗi luyến nhớ sự sung mãn không bao giờ được nên trọn, và đó chính là dấu hiệu Thiên Chúa hiện diện trong chúng ta. Lòng ước muốn không phải là khao khát nhất thời, không phải vậy. Chữ tiếng Ý, desiderio, xuất phát từ một thuật ngữ tiếng Latinh rất đẹp, thoạt nghe rất lạ: de-sidus, nghĩa đen là “thiếu ngôi sao”. Lòng ước muốn là thiếu sao bắc đẩu, thiếu điểm quy chiếu định hướng đường đời; nó gợi lên sự đau khổ, thiếu thốn, đồng thời là sự căng thẳng để vươn tới những điều tốt đẹp mà chúng ta bỏ lỡ. Như thế, lòng ước muốn là chiếc la bàn để hiểu tôi đang ở đâu và tôi đang đi đâu, hay đúng hơn nó là chiếc la bàn để hiểu tôi có đứng yên hay tôi đang di chuyển; một người không bao giờ ước muốn là một người tĩnh tụ, có lẽ mắc bệnh, gần như chết. Nó là chiếc la bàn để biết tôi đang di chuyển hay tôi đang đứng yên. Và làm thế nào để có thể nhận ra nó?
Chúng ta hãy nghĩ xem sao, một ước muốn chân thành biết cách đánh đúng những sợi dây đàn sâu thẳm của con người chúng ta, đó là lý do tại sao nó không bị dập tắt khi đối diện với các khó khăn hoặc thất bại. Nó giống như khi chúng ta khát: nếu chúng ta không tìm được thứ gì để uống, chúng ta không bỏ cuộc; trái lại, khao khát ngày càng chiếm trọn suy nghĩ và hành động của chúng ta gần như thể bị ám ảnh, cho đến khi chúng ta sẵn sàng hy sinh bất cứ điều gì để hết khát. Những trở ngại và thất bại không làm thui chột lòng ước muốn, không; trái lại, chúng càng làm cho nó sống động hơn trong chúng ta.
Không giống như ham muốn hay cảm xúc nhất thời, lòng ước muốn tồn tại qua thời gian, thậm chí rất lâu và có xu hướng hiện thực hóa. Thí dụ, nếu một người trẻ muốn trở thành một bác sĩ, họ sẽ phải bắt tay vào một quá trình học tập và làm việc nhiều năm trong cuộc đời của họ, và do đó sẽ phải đặt ra các giới hạn, tạm nói là “không” đi, phải nói “không”, trước tiên đối với các khóa học khác, nhưng cũng có thể đối với những chuyển hướng và phân tâm có thể xảy ra, đặc biệt trong những giai đoạn học tập căng thẳng nhất. Tuy nhiên, lòng ước muốn đem lại cho đời sống một định hướng và đạt được mục tiêu đó - trở thành một bác sĩ chẳng hạn - sẽ giúp họ vượt qua các khó khăn này. Lòng ước muốn làm cho anh chị em mạnh mẽ, nó làm cho anh chị em can đảm, nó khiến anh chị em tiếp tục tiến về phía trước, bởi vì anh chị em muốn đạt được điều đó: “Tôi ước muốn điều đó”.
Thực thế, một giá trị trở nên đẹp và dễ đạt được hơn khi nó hấp dẫn. Như một ai đó đã nói, "điều quan trọng hơn sống tốt là có lòng ước muốn trở nên tốt". Trở nên tốt là một điều gì đó hấp dẫn, tất cả chúng ta đều muốn sống tốt, nhưng liệu chúng ta có mong muốn trở nên tốt không?
Điều đáng chú ý là trước khi thực hiện một phép lạ, Chúa Giêsu thường hỏi người đó về lòng ước muốn của họ: “Con có muốn được chữa lành không?”. Và có lúc câu hỏi này có vẻ lạc lõng, rõ ràng là người ta đang mắc bệnh mà! Chẳng hạn, khi gặp người bại liệt trong hồ tắm ở Bethesda, người đã ở đó nhiều năm và không bao giờ nắm được thời điểm thích hợp để xuống nước, Chúa Giêsu hỏi anh ta: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” (Ga 5: 6). Hỏi chi lạ? Trên thực tế, câu trả lời của người bại liệt cho thấy một loạt các kháng cự kỳ lạ đối với việc chữa bệnh, những đối kháng không chỉ liên quan đến anh ta. Câu hỏi của Chúa Giêsu là một lời mời gọi làm sáng tỏ tâm hồn anh ta, chào đón một bước nhảy vọt có thể có: không còn coi bản thân và mạng sống của mình “như một kẻ bại liệt”, được người khác vận chuyển. Nhưng người đàn ông trên giường dường như không tin vào điều này cho lắm. Bằng cách tham gia đối thoại với Chúa, chúng ta học cách hiểu điều chúng ta thực sự ước muốn từ đời sống. Người bại liệt này là thí dụ điển hình của những người nói "Vâng, vâng, tôi muốn, tôi muốn, tôi muốn", nhưng sau đó "Tôi không muốn, tôi không muốn, tôi không muốn, tôi sẽ không làm bất cứ điều gì". Muốn làm điều gì đó giống như một ảo tưởng và người ta không thực hiện bất cứ biện pháp nào để làm nó. Những người này quả vừa muốn vừa không muốn. Điều này tệ hại, và người đàn ông mắc bệnh đó, đã ở đó ba mươi tám năm, nhưng luôn luôn càu nhàu; “Không, lạy Chúa, Chúa biết đấy, nhưng Chúa biết đấy khi nước khuấy động - nghĩa là thời điểm của phép lạ - Chúa biết đấy, một ai đó mạnh hơn tôi đã tiến tới, họ nhẩy xuống, và tôi đến đó quá muộn”, anh ta cứ thế phàn nàn và than thở. Nhưng anh chị em hãy cẩn thận, bởi vì những lời phàn nàn là một liều thuốc độc, một chất độc cho linh hồn, một chất độc cho đời sống, bởi vì chúng ngăn cản lòng ước muốn tiếp tục lớn mạnh. Anh chị em hãy cẩn thận với những lời phàn nàn. Khi chúng ta phàn nàn trong gia đình, các cặp vợ chồng phàn nàn, người này phàn nàn về người kia, con cái phàn nàn về cha của chúng, linh mục phàn nàn về giám mục, hoặc giám mục phàn nàn về nhiều điều khác… Không, nếu thấy mình cằn nhằn, anh chị em hãy coi chừng, đó gần như là một tội lỗi, bởi vì nó ngăn chặn lòng ước muốn lớn mạnh.
Thường thì quả thực chính lòng ước muốn tạo nên sự khác biệt giữa một dự án thành công, mạch lạc và lâu dài, với hàng ngàn mong muốn và ý định tốt, như người ta nói, “địa ngục được lát bằng” những lời như: “Vâng, tôi muốn, tôi muốn, tôi muốn… ”, Nhưng anh chị em không làm gì cả. Thời đại mà chúng ta đang sống dường như cổ vũ quyền tự do lựa chọn tối đa, nhưng đồng thời nó cũng làm hao mòn lòng ước muốn, anh chị em muốn được thỏa mãn liên tục, điều này hầu hết chỉ còn là lòng ham muốn nhất thời. Và chúng ta phải cẩn thận để không làm hao mòn lòng ước muốn. Chúng ta bị tấn công bởi hàng nghìn đề xuất, dự án, khả thể có nguy cơ khiến chúng ta mất tập trung và không cho phép chúng ta bình tĩnh đánh giá những gì chúng ta thực sự ước muốn. Rất nhiều lần, rất nhiều lần, chúng ta thấy những người, anh chị em hãy nghĩ tới những người trẻ tuổi chẳng hạn, với chiếc điện thoại trên tay, nhìn vào nó… “Nhưng bạn có dừng lại để suy nghĩ không?” - "Không". Luôn luôn hướng ra bên ngoài, hướng tới những điều khác. Lòng ước muốn không thể phát triển theo cách này, anh chị em sống trong khoảnh khắc, thỏa mãn trong khoảnh khắc, và lòng ước muốn không lớn lên nổi.
Nhiều người đau khổ vì họ không biết họ muốn gì từ cuộc sống của mình, nhiều lắm; có lẽ họ chưa bao giờ tiếp xúc với lòng ước muốn sâu sắc nhất của họ, họ chưa bao giờ biết: "Bạn muốn gì từ cuộc sống của mình?" - "Tôi không biết". Do đó, rủi ro sống qua sự hiện hữu của mình giữa những mưu toan và mưu chước nhiều loại khác nhau, không bao giờ đi đến đâu và lãng phí những cơ hội quý giá. Và do đó, một vài thay đổi, mặc dù được mong muốn trên lý thuyết, nhưng khi cơ hội xuất hiện không bao giờ được thực hiện, thiếu lòng ước muốn mạnh mẽ để theo đuổi một điều gì đó.
Chẳng hạn, nếu hôm nay Chúa hỏi bất cứ ai trong chúng ta, câu hỏi mà Người đã hỏi người mù ở Giêricô: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" (Mc 10:51) - chúng ta hãy nghĩ rằng hôm nay Chúa hỏi mỗi người chúng ta điều này: "Các con muốn Thầy làm gì cho các con?" - chúng ta sẽ trả lời như thế nào? Có lẽ cuối cùng chúng ta cũng có thể cầu xin Người giúp chúng ta biết được ước muốn sâu xa nhất của mình, mà chính Chúa đã đặt trong lòng chúng ta: “Lạy Chúa, xin cho con biết những ước muốn của con, xin cho con trở thành một người phụ nữ, một người đàn ông có nhiều ước muốn”; có lẽ Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để biến điều đó thành sự thật. Đó là một ân sủng bao la, là nền tảng của tất cả những ân sủng khác: như trong Tin Mừng, để Chúa làm phép lạ cho chúng ta: “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng ước muốn và làm cho nó lớn lên”.
Bởi vì Người cũng có một lòng ước muốn lớn đối với chúng ta: làm cho chúng ta chia sẻ cuộc sống viên mãn của Người. Cảm ơn anh chị em.
Sau 2 vụ pháo kích, Mỹ đưa Patriot cho Ukraine. Chỉ trong một ngày, quân Nga thất thủ ở 5 thị trấn
VietCatholic Media
04:37 13/10/2022
1. Bất chấp những hăm dọa của Putin, Mỹ và đồng minh quyết định cấp tốc đưa Patriot và các hệ thống khác vào Ukraine sau các cuộc pháo kích của Nga
Các cuộc pháo kích của Nga vào Ukraine hôm thứ Hai và thứ Ba đã dẫn đến một quyết định quan trọng của Hoa Kỳ, và NATO. Bất kể các hăm dọa gọi là lằn ranh đỏ của Nga, hàng loạt các hệ thống phòng không tiên tiến của Hoa Kỳ, Israel và Đức sẽ sớm có mặt tại Ukraine.
Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đã gọi các cuộc tấn công của Nga vào dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine là “tội ác chiến tranh” khi phát biểu trong một cuộc họp báo sau khi Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine họp tại Brussels hôm thứ Tư.
“Nga đã cố tình tấn công cơ sở hạ tầng dân sự với mục đích gây hại cho dân thường. Họ đã nhắm vào người già, phụ nữ và trẻ em Ukraine.” Milley nói rằng các cuộc tấn công bừa bãi và có chủ ý vào các mục tiêu dân sự là một tội ác chiến tranh trong các quy tắc chiến tranh quốc tế.
Milley nói thêm rằng mặc dù công dân Ukraine “đã phải chịu đựng rất nhiều”, đất nước này vẫn tiếp tục “chịu đựng và họ là nguồn cảm hứng cho tất cả”.
Mỹ và các đồng minh cần cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không để Ukraine có thể giúp bảo vệ không phận của mình trước các cuộc tấn công sắp tới từ các lực lượng Nga,
“ Điều cần phải làm ở đây bởi tất cả các quốc gia khác nhau có mặt tại hội nghị hôm nay là hỗ trợ Ukraine xây dựng lại và duy trì một hệ thống phòng thủ hỏa tiễn và không quân tích hợp”.
Kế hoạch đề xuất của Hoa Kỳ: Milley đã đưa ra một kế hoạch trong đó các hệ thống phòng không khác nhau mà một số quốc gia có, bao gồm cả Israel và Đức, sẽ được trao cho Ukraine, và sau đó các hệ thống này có thể được sử dụng cùng nhau để bảo vệ không phận của Ukraine.
“Nhiều quốc gia có Patriot, nhiều quốc gia có các hệ thống khác, có một loạt các hệ thống của Israel khá hiệu quả, người Đức có các hệ thống như chúng tôi đã đề cập, vì vậy rất nhiều quốc gia ở đây ngày nay có rất nhiều hệ thống,” Milley nói. “Nhiệm vụ sẽ là tập hợp chúng lại với nhau, triển khai chúng, huấn luyện cách sử dụng, vì mỗi hệ thống này đều khác nhau, nhằm bảo đảm chúng có thể liên kết với nhau bằng hệ thống chỉ huy, điều khiển và liên lạc và bảo đảm chúng có radar có thể nói chuyện lẫn nhau để hạ gục các mục tiêu bay đến. “
Việc thực hiện chiến lược này sẽ “khá phức tạp từ quan điểm kỹ thuật,” nhưng Milley cho biết nó “có thể đạt được”.
Khi được một nhà báo hỏi khi nào các hệ thống phòng không sẽ đến Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết, “các hệ thống sẽ được cung cấp nhanh nhất có thể.”
2. Các đồng minh phương Tây chào đón cuộc bỏ phiếu áp đảo của Liên Hiệp Quốc lên án âm mưu thôn tính của Nga ở Ukraine
Các đồng minh phương Tây hôm thứ Tư đã lên tiếng ủng hộ Ukraine sau khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lên án âm mưu sáp nhập 4 khu vực của Nga ở đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Theo kết quả kiểm đếm cuối cùng, 143 quốc gia ủng hộ kiến nghị cho rằng các cuộc sáp nhập - được Tổng thống Vladimir Putin công bố vào tháng trước - là bất hợp pháp. Nga, Belarus, Nicaragua, Bắc Hàn, Syria là 5 quốc gia phản đối trong khi 35 quốc gia thành viên bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi nghị quyết này là “lịch sử” trong một tweet và cảm ơn các quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ.
Trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp về Ukraine, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết cuộc bỏ phiếu “quan trọng không chỉ đối với tương lai của Ukraine và tương lai của Âu Châu, mà còn đối với chính nền tảng của thể chế này.”
Thomas-Greenfield nói thêm: “Nói cho cùng, Liên Hiệp Quốc được xây dựng trên một ý tưởng đó là một quốc gia sẽ không bao giờ được phép chiếm lãnh thổ của quốc gia khác bằng vũ lực.”
Nhà ngoại giao Mỹ cho biết nghị quyết kêu gọi hòa bình và giảm leo thang, và “nói rõ rằng chúng tôi bác bỏ âm mưu thôn tính của Nga. Rằng chúng tôi bác bỏ điều này làm ảnh hưởng đến toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, hòa bình và an ninh “.
Bà lưu ý rằng “ngày nay Nga đang xâm lược Ukraine. Nhưng ngày mai nó có thể là một quốc gia khác bị xâm phạm lãnh thổ. Bạn có thể là người tiếp theo. Bạn mong đợi điều gì từ căn phòng này?”
“Vì vậy, chúng ta hãy gửi một thông điệp rõ ràng ngay hôm nay: các nước thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ không dung thứ cho các nỗ lực thôn tính bất hợp pháp. Chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận các nỗ lực thôn tính. Liên Hiệp Quốc sẽ không dung thứ cho việc chiếm đất của nước láng giềng bằng vũ lực. Chúng tôi sẽ chống lại nó. Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ không dung thứ cho việc phá hủy Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi sẽ bảo vệ nó, “cô nói với hội đồng.
“Thông điệp của chúng tôi ngày hôm nay rất to và rõ ràng: Với tư cách là một quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù cũ hay mới, nếu bạn là một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, biên giới của bạn là của riêng bạn và được luật pháp quốc tế bảo vệ. Chúng không thể được vẽ lại bởi bất kỳ ai khác bằng vũ lực “. Thomas-Greenfield nói.
3. Trong một ngày duy nhất, quân Nga thất thủ ở 5 thị trấn
Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 13 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết quân đội Ukraine rất tự hào về việc giành được lãnh thổ gần thành phố Kherson, miền nam cực kỳ quan trọng vào hôm thứ Tư.
Diễn biến này xảy ra khi các đồng minh của NATO, trong một quyết định lịch sử, bất chấp các phản ứng có thể của Putin, đã đồng ý chuyển giao các hệ thống phòng không mới sau các cuộc tấn công hỏa tiễn gần đây của Nga trên khắp đất nước.
Sau 48 giờ các thành phố của Ukraine bị hỏa hoạn nặng nề, chính quyền ở Kyiv có thể ăn mừng những tin tức tích cực từ cả tiền tuyến và những nỗ lực ngoại giao nhằm bảo đảm các hệ thống đất đối không.
Năm thị trấn quan trọng của vùng Beryslav ở phía đông bắc của vùng Kherson - Novovasylivka, Novogrygorivka, Nova Kamyanka, Tryfonivka, Chervone – đã được giải phóng chỉ trong một ngày duy nhất.
Kherson là thành phố đầu tiên rơi vào tay Nga sau cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 và nó là một mục tiêu chiến lược và biểu tượng quan trọng cho cuộc phản công phía nam của Ukraine.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksiy Reznikov, ca ngợi sự xuất hiện của hệ thống phòng thủ Iris-T đầu tiên từ Đức và việc chuyển giao “cấp tốc” Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia (Nasams) từ Mỹ.
“Một kỷ nguyên phòng không mới đã bắt đầu ở Ukraine,” Reznikov viết trên Twitter.
Iris-Ts từ Đức đã ở đây. Nasams đang đến. Đây mới chỉ là sự bắt đầu. Và chúng tôi cần nhiều hơn thế “.
4. Bộ trưởng Kinh tế Đức: Nỗ lực của Putin nhằm gây bất ổn trật tự kinh tế Âu Châu sẽ thất bại
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết hôm thứ Tư rằng ông tin rằng nỗ lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm gây bất ổn trật tự kinh tế của Âu Châu sẽ thất bại.
“Putin sẽ thất bại trong nỗ lực làm mất ổn định trật tự kinh tế cơ bản, giống như cách ông ấy đã, đang và sẽ thất bại trên chiến trường Ukraine”, Habeck nói trong một cuộc họp báo ở Berlin.
Bộ trưởng cũng đề cập đến tình hình kinh tế của Đức, nói rằng nước này “sẽ có sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế trong năm nay.”
So sánh các dự báo tăng trưởng từ tháng 4 năm 2022, mùa thu năm 2022 và năm 2023, ông nói rằng Đức được dự báo sẽ có “tăng trưởng âm, nói cách khác là suy thoái”.
“Mùa thu năm nay, chúng tôi dự báo tăng trưởng 1.4%. Vào tháng 4 năm nay, con số đó là 2.2%. Năm tới, tăng trưởng sẽ ở mức âm 0.4%, hay nói cách khác là tăng trưởng tiêu cực, một cuộc suy thoái,” ông nói.
Ông ước tính lạm phát ở Đức sẽ ở mức 8% trong năm nay và 7% trong năm tới.
5. Các cuộc tấn công của Nga đã làm hư hại hàng trăm địa điểm văn hóa, Zelenskiy nói
Ông Volodymyr Zelenskiy nói rằng các cuộc tấn công quân sự của Nga đã làm hư hại hàng trăm địa điểm văn hóa xung quanh Ukraine.
Trong bài phát biểu trước Unesco, Tổng thống Ukraine hối thúc cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc trục xuất Nga, là quốc gia hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Ủy ban Di sản Thế giới của Unesco.
Zelenskiy cho biết Ukraine đang đề cử thành phố Odesa ở Hắc Hải được ghi vào danh sách Di sản Thế giới của cơ quan này. Ông cũng nói rằng 540 “vật thể di sản văn hóa, các thiết chế văn hóa và các tòa nhà tôn giáo” đã bị phá hủy hoặc hư hại kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng Hai.
Tổng thống Zelenskiy đặt câu hỏi:
“Tại sao các đại diện của Nga vẫn còn trong số các bạn? Họ đang làm gì ở Unesco?”
6. Các quan chức Mỹ thúc đẩy hơn 100 quốc gia thông qua nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga sáp nhập Ukraine
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tony Blinken và Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị của Tiểu bang Toria Nuland đã gặp ngoại giao đoàn đại diện cho hơn 100 quốc gia trong các cuộc họp hôm thứ Ba để kêu gọi họ ủng hộ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án việc Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine.
Đây là nỗ lực mới nhất của chính quyền Biden nhằm duy trì sự hỗ trợ liên tục trên toàn cầu cho Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết: “Đây là việc nói không với những vi phạm trực tiếp Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nói không với âm mưu ăn cắp đất của lực lượng xâm lược và ăn cắp đất thông qua sử dụng vũ lực”.
Cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra tại cuộc họp khẩn cấp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong những ngày tới. Nó diễn ra vào thời điểm quan trọng của cuộc chiến, khi Nga gia tăng các cuộc tấn công và Âu Châu đang bước vào một mùa đông, trong đó một cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa sự hỗ trợ cho Ukraine.
Một quan chức chính quyền cho biết các quan chức chính quyền Biden đã để mắt đến việc nhận được 100 phiếu ủng hộ nghị quyết.
Đầu năm nay, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu áp đảo để lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine. Trong cuộc bỏ phiếu có 141 quốc gia ủng hộ động thái này và 5 quốc gia phản đối, với 35 phiếu trắng. Một số nhà ngoại giao thừa nhận rằng nếu có ít người ủng hộ hơn trong cuộc bỏ phiếu này, đó có thể là lý do để lo ngại.
Các quan chức Mỹ cho biết, nghị quyết sẽ cần số phiếu đồng ý từ 2/3 số quốc gia tham dự để thông qua.
Trong khi Nga được cho là sẽ phản đối nghị quyết này, Mỹ cũng sẽ theo dõi xem các quốc gia khác phản đối là những nước nào. Và có thể có một số nước mà Mỹ đang theo dõi sát sao, cụ thể là Ấn Độ. Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về chủ đề tương tự vào tuần trước.
7. Ngoại trưởng Estonia nói các đồng minh của Ukraine không nên sợ hãi trước cảnh báo ranh giới đỏ của Nga
Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu hôm thứ Ba kêu gọi các đồng minh của Ukraine “đừng sợ hãi” trước những cảnh báo từ Đại sứ Nga tại Mỹ về việc vượt qua “ranh giới đỏ” khi cung cấp vũ khí cho Kyiv.
“Chúng ta hãy thành thật tự hỏi mình rằng tất cả các chính sách xoa dịu - mà chúng ta có trong một số trường hợp, đã được sử dụng để tránh leo thang - đã dẫn chúng ta đến đâu? đặc biệt là trong kiểu chiến tranh diệt chủng này. Bây giờ tôi nghĩ chúng ta không nên sợ hãi. Còn điều gì tồi tệ hơn có thể xảy ra? Cuộc diệt chủng đang diễn ra. Và vì lợi ích của con người, vì an ninh của chính chúng ta ở Âu Châu, chúng ta phải hành động,” Reinsalu nói
Ông nói rằng ông tin rằng các đồng minh phải tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.
Điều cần thiết là “các nước phương Tây có thể chuyển giao các vũ khí mới cho lực lượng phòng không, đặc biệt là bảo vệ các khu vực dân sự, cơ sở hạ tầng dân sự, đặc biệt là trước khi mùa đông ập đến”.
Đối với những lời đe dọa thẳng thừng của Putin về một cuộc tấn công hạt nhân, Reinsalu nói rằng đó là “một phần của trò lừa bịp, và chúng ta không nên rơi vào cái bẫy đó.”
8. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết Pháp sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu
Pháp sẽ triển khai các lực lượng bổ sung để củng cố “thế trận phòng thủ” của NATO ở Đông Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu nói với các nhà lập pháp hôm thứ Ba.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra quyết định về việc triển khai vào tối thứ Hai, Lecornu cho biết.
Thông báo này được đưa ra sau làn sóng tấn công gần đây của Nga vào các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine.
Pháp sẽ triển khai một đại đội xe bộ binh bọc thép được tăng cường tới Rumania, cũng như một đội xe tăng Charles Leclerc. Pháp đã dẫn đầu sự hiện diện của NATO ở Rumani, với khoảng 750 binh sĩ đã được triển khai ở đó.
Bộ trưởng cũng phác thảo việc triển khai thêm các máy bay chiến đấu Rafale ở Lithuania, cũng như triển khai một đại đội bộ binh hạng nhẹ được tăng cường ở Estonia.
Ông cho biết các lực lượng sẽ có mặt vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.
Pháp đã đóng góp hai máy bay phản lực Rafale và máy bay hỗ trợ cho nhiệm vụ phòng không của NATO ở Ba Lan và khoảng 300 binh sĩ ở Estonia.
9. Phương tiện truyền thông Nga ước lượng thiệt mất 90,000 quân
Trong một diễn biến cho thấy người dân Nga đã cảnh giác trước các tổn thất mà bộ máy chiến tranh của Putin cố tình che giấu, một báo cáo của phương tiện truyền thông Istories của Nga ước tính hơn 90,000 binh sĩ của Nga đã bị liệt vào danh sách tổn thất quân sự “không thể phục hồi” kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine.
“Tổn thất không thể phục hồi” là một danh mục bao gồm những quân nhân bị tử trận, mất tích, chết do vết thương hoặc bị tàn tật và không thể trở lại quân ngũ.
Con số này gần với ước tính của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Vào tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cho biết tổng thiệt hại của quân đội Nga, bao gồm cả người chết, bị thương và đào ngũ, đã vượt quá 80,000 người.
Phóng sự đặc biệt: Thánh Lễ Đại Trào 60 Năm Công Đồng Vaticanô II
VietCatholic Media
05:08 13/10/2022
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân lễ kính thánh Giáo Hoàng Gioan 23 và kỷ niệm 60 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II. Đồng tế với Đức Thánh Cha, có gần 100 Hồng Y và giám mục, hơn 300 linh mục, trước sự tham dự của 5.000 tín hữu.
Do những khó khăn trong việc đi đứng của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã giúp ngài cử hành thánh lễ.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha quảng diễn lời Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô tông đồ: “Con có yêu mến Thầy không? Hãy chăn dắt các chiên của Thầy”.
Thứ nhất: Con có yêu mến Thầy không? Đó là một câu hỏi, vì phong cách của Chúa Giêsu không chú trọng đưa ra câu trả lời cho bằng đặt ra những câu hỏi, những câu hỏi thách thức cuộc sống của chúng ta. Chúa, Đấng “từ tình yêu viên mãn của Ngài, coi những người nam và người nữ là bạn của mình và sống giữa họ” (Dei Verbum, 2), tiếp tục hỏi Giáo Hội, Hiền Thê của Ngài: “Con có yêu mến Thầy không?” Công đồng Vatican II là một trong những câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi này. Để khơi dậy tình yêu của mình đối với Chúa, lần đầu tiên trong lịch sử, Giáo Hội đã dành ra một Công Đồng để kiểm tra bản thân và suy ngẫm về bản chất và sứ mệnh của mình. Giáo Hội thấy mình một lần nữa như một mầu nhiệm của ân sủng được tạo ra bởi tình yêu; một lần nữa Giáo Hội thấy mình là Dân Thiên Chúa, Thân thể Chúa Kitô, đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần!
Cách đầu tiên để nhìn vào Giáo Hội là từ trên cao. Thật vậy, trước hết, Giáo Hội cần được nhìn từ trên cao, với đôi mắt của Thiên Chúa, đôi mắt đầy tình yêu thương. Chúng ta hãy tự hỏi xem liệu chúng ta, trong Hội Thánh, có bắt đầu với Thiên Chúa và ánh mắt yêu thương của Người dành cho chúng ta hay không. Chúng ta luôn bị cám dỗ để bắt đầu từ chính chúng ta hơn là từ Thiên Chúa, đặt các chương trình nghị sự của chúng ta trước Tin Mừng, để bản thân bị cuốn theo những luồng gió của thế gian, chạy theo những trào lưu nhất thời hoặc quay lưng lại với thời gian mà Chúa Quan Phòng đã ban cho chúng ta, để lần ngược trở lại các bước chân của mình. Tuy nhiên, chúng ta hãy cẩn thận: cả “chủ nghĩa cấp tiến” chạy theo đuôi thế gian lẫn “chủ nghĩa truyền thống” - hay “nhìn ngược lại” - khao khát về một thế giới đã qua không phải là bằng chứng của tình yêu, mà là của sự bất trung. Chúng là những hình thức ích kỷ của người theo thuyết Pêlagiô đặt sở thích và kế hoạch của chúng ta lên trên tình yêu đẹp lòng Thiên Chúa, tình yêu đơn sơ, khiêm tốn và trung thành mà Chúa Giêsu yêu cầu nơi Thánh Phêrô.
Con có yêu mến Thầy không? Chúng ta hãy tái khám phá Công đồng để khôi phục quyền ưu tiên đối với Thiên Chúa, đối với những điều cốt yếu: đối với một Giáo Hội yêu mến Chúa của mình một cách điên cuồng và với tất cả những người nam và người nữ mà mình yêu mến; ưu tiên đối với một Hội Thánh giàu có về Chúa Giêsu và nghèo về tài sản; một Giáo Hội tự do và giải phóng. Đây là con đường mà Công đồng đã vạch ra cho Giáo Hội. Con đường ấy đã dẫn Giáo Hội trở lại, giống như Thánh Phêrô trong Phúc âm, khi ngài quay về Galilê, về với cội nguồn của tình yêu đầu tiên của mình; để tái khám phá sự thánh khiết của Thiên Chúa trong sự nghèo khó của chính mình (xem Lumen Gentium, 8c; chương 5). Mỗi người trong chúng ta cũng có Galilê của riêng mình, Galilê của tình yêu đầu tiên của chúng ta, và chắc chắn ngày nay tất cả chúng ta đều được mời gọi trở về với chính Galilê của mình để nghe tiếng Chúa: “Hãy theo Thầy”. Và ở đó, chúng ta tìm thấy một lần nữa trong ánh mắt của Chúa bị đóng đinh và phục sinh, một niềm vui đã phai mờ; để chúng ta có thể tập trung vào Chúa Giêsu, và tái khám phá niềm vui của chúng ta, cho một Giáo Hội đã đánh mất đi niềm vui, và tình yêu của mình. Về cuối đời, Thánh Giáo Hoàng Gioan đã viết: “Cuộc đời này của tôi, giờ đã gần hoàng hôn, không thể tìm thấy kết cục nào tốt đẹp hơn cho bằng tập trung mọi suy nghĩ của tôi vào Chúa Giêsu, Con của Mẹ Maria… một tình bạn tuyệt vời và bền vững với Chúa Giêsu, được chiêm ngưỡng như một Hài Nhi và trên Thập giá, và được tôn thờ trong Thánh Thể “(Nhật ký của một tâm hồn). Đây là cái nhìn của chúng ta từ trên cao; đây là nguồn sống mãi của chúng ta : Chúa Giêsu, Galilê của tình yêu, Chúa Giêsu gọi chúng ta, Chúa Giêsu hỏi chúng ta: “Con có yêu mến Thầy không?”.
Thưa anh chị em, chúng ta hãy trở về với nguồn tình yêu trong sáng của Công đồng. Chúng ta hãy khám phá lại niềm đam mê của Công Đồng và làm mới lại niềm đam mê của chính chúng ta đối với Công Đồng! Hãy đắm mình trong mầu nhiệm của Giáo Hội, Mẹ và Hiền Thê, chúng ta cũng hãy nói với Thánh Gioan 23: Gaudet Mater Ecclesia! (Diễn văn Khai mạc Công đồng, ngày 11 tháng 10 năm 1962). Cầu xin cho Hội Thánh tràn ngập niềm vui. Nếu không vui mừng, Giáo Hội sẽ phủ nhận chính bản thân mình, vì Giáo Hội sẽ quên đi tình yêu đã sinh ra mình. Tuy nhiên, có bao nhiêu người trong chúng ta không thể sống đức tin một cách vui vẻ, không có những phàn nàn và chỉ trích? Một Hội Thánh yêu mến Chúa Giêsu không có thời gian cho những cuộc cãi vã, buôn chuyện và tranh chấp. Xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự chỉ trích và bất khoan dung, khắc nghiệt và tức giận! Đây không phải là vấn đề của phong cách mà là tình yêu. Đối với những người yêu thương, như Tông đồ Phaolô dạy, hãy làm mọi việc mà đừng càm ràm (xem Philíp 2:14). Lạy Chúa, xin dạy chúng con cái nhìn cao cả của chính Ngài; xin dạy chúng con nhìn Giáo Hội như Chúa nhìn Giáo Hội. Và khi chúng ta bị chỉ trích và bất bình, chúng ta hãy nhớ rằng trở thành Giáo Hội có nghĩa là làm chứng cho vẻ đẹp của tình yêu, sống cuộc đời của chúng ta như một câu trả lời cho câu hỏi của Chúa: Con có yêu mến Thầy không? Chứ không phải hành động như thể chúng ta đang canh thức trong một đám tang.
Con có yêu mến Thầy không? Hãy chăm sóc các chiên của Thầy. Với động từ thứ hai, hãy chăm sóc, Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu thương mà Ngài mong muốn từ Thánh Phêrô. Vì vậy, bây giờ chúng ta hãy suy ngẫm về Thánh Phêrô. Ngài là một người đánh cá mà Chúa Giêsu đã biến thành một Tông đồ chài lưới người (x. Lc 5,10). Chúa Giêsu giao cho ngài một vai trò mới, đó là một người mục tử, một việc hoàn toàn mới đối với ngài. Thực tế đây là một bước ngoặt trong cuộc đời của Thánh Phêrô, vì trong khi những người đánh cá lo đánh bắt cho mình thì những người chăn chiên lại quan tâm đến người khác và cho người khác ăn. Những người chăn chiên sống với bầy chiên của họ; họ cho chiên ăn và yêu thương chúng. Người chăn chiên không ở “trên” lưới - giống như người đánh cá - mà là “ở giữa” bầy chiên của mình. Người chăn đứng trước mặt dân chúng để vạch đường, đứng giữa dân chúng như một người trong số họ, và đứng sau dân chúng để gần gũi với những người đi lạc. Một người chăn chiên không ở trên, giống như một người đánh cá, nhưng ở giữa.
Đây là cách nhìn thứ hai về Giáo Hội mà chúng ta học được từ Công đồng: nhìn xung quanh. Nói cách khác, ở trong thế giới với người khác mà không bao giờ cảm thấy mình vượt trội hơn người khác, là tôi tớ của thực tại cao hơn là Nước Thiên Chúa (xem Lumen Gentium, 5); đưa tin mừng của Phúc âm vào đời sống và ngôn ngữ của mọi người (xem Sacrosanctum Concilium, 36), chia sẻ niềm vui và hy vọng của họ (xem Gaudium et Spes, 1). Ở giữa dân chúng, không đứng trên mọi người, vì đứng trên mọi người là tội lỗi tồi tệ của chủ nghĩa giáo sĩ giết các con chiên hơn là hướng dẫn chúng hoặc giúp chúng phát triển. Công đồng kịp thời làm sao! Công đồng giúp chúng ta từ chối cám dỗ nhốt mình trong giới hạn của những tiện nghi và niềm tin của chính chúng ta. Công đồng giúp chúng ta bắt chước đường lối của Thiên Chúa, mà tiên tri Êdêkien đã mô tả cho chúng ta ngày nay: “con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh” (xem Ed 34:16).
Hãy chăm sóc: Giáo Hội không tổ chức Công đồng để tự ngưỡng mộ mình, nhưng để hiến thân cho người khác. Thật vậy, Mẹ Giáo Hội thánh khiết và cao trọng của chúng ta, phát xuất từ trái tim của Thiên Chúa Ba Ngôi, hiện hữu vì thiện ích của tình yêu. Giáo Hội là một dân tộc tư tế (xem Lumen Gentium, 10ff.), nghĩa là không phải để nổi bật trong mắt thế giới, nhưng để phục vụ thế giới. Chúng ta đừng quên rằng Dân Thiên Chúa được sinh ra để “hướng ngoại” và đổi mới tuổi trẻ của mình bằng cách tự hiến, vì đó là bí tích tình yêu, “dấu chỉ và khí cụ hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất toàn thể nhân loại” (Lumen Gentium, 1). Anh chị em thân mến, chúng ta hãy quay trở lại Công đồng, nơi đã khám phá lại dòng sông sống động của Truyền thống mà không sa lầy trong các truyền thống. Công đồng đã khám phá lại cội nguồn của tình yêu, không phải ở trên những đỉnh núi cao, nhưng để đổ xuống như một kênh thương xót cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy quay trở lại Công đồng và vượt lên trên chính mình, chống lại cám dỗ tự hấp thụ, là một cách sống của thế gian. Một lần nữa, Chúa nói với Giáo Hội của Ngài: hãy chăm sóc! Và khi chăm sóc, Giáo Hội bỏ lại sau lưng những hoài niệm về quá khứ, bỏ lại những nuối tiếc về sự qua đi của ảnh hưởng cũ và những gắn bó với quyền lực. Vì anh chị em, Dân thánh của Thiên Chúa, là một dân mục vụ. Anh chị em ở đây không phải để chăn dắt chính mình, hay leo lên cao, mà là để chăn dắt những người khác - tất cả những người khác - với tình yêu thương. Và nếu cần thể hiện một mối quan tâm đặc biệt, thì quan tâm ấy nên dành cho những người mà Thiên Chúa yêu thương nhất: là người nghèo và người bị ruồng bỏ (xem Lumen Gentium, 8; Gaudium et Spes, 1). Giáo Hội có nghĩa là, như Đức Giáo Hoàng Gioan đã nói, “Giáo Hội của tất cả mọi người, và đặc biệt là Giáo Hội của người nghèo “ (Thông điệp phát thanh gửi các tín hữu trên toàn thế giới một tháng trước Công đồng chung Vatican II, ngày 11 tháng 9 năm 1962).
Con có yêu mến Thầy không? Sau đó, Chúa nói: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”. Ngài không có ý chỉ một số con chiên, nhưng tất cả đàn chiên, vì Ngài yêu tất cả, trìu mến gọi họ là “của Thầy”. Vị Mục Tử Nhân Lành nhìn ra và muốn đàn chiên của mình được đoàn kết, dưới sự hướng dẫn của các Mục Tử mà Ngài đã ban cho họ. Ngài muốn chúng ta - và đây là cách thứ ba để nhìn vào Giáo Hội - nhìn thấy toàn thể, tất cả chúng ta cùng nhau. Công đồng nhắc nhở chúng ta rằng Giáo Hội là sự hiệp thông theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi (x. Lumen Gentium, 4,13). Trái lại, ma quỷ muốn gieo rắc sự chia rẽ. Chúng ta đừng nhượng bộ trước những lời dụ dỗ của ma quỷ hoặc trước sự cám dỗ của sự phân cực. Quá thường là khi đề cập đến Công đồng, các Kitô hữu thích chọn đứng về một phe trong Giáo Hội, mà không nhận ra rằng họ đang làm tan nát trái tim Mẹ của họ! Đã bao nhiêu lần họ thích cổ vũ cho phe phái của mình hơn là trở thành đầy tớ của tất cả mọi người? Thích là tiến bộ hay bảo thủ hơn là anh chị em với nhau? Ở bên “phải” hay “bên trái”, thay vì ở với Chúa Giêsu? Tự thể hiện mình là “người bảo vệ sự thật” hay “người tiên phong đổi mới” thay vì coi mình là những đứa con khiêm tốn và biết ơn của Mẹ Hội Thánh. Tất cả chúng ta là con cái của Thiên Chúa, tất cả là anh chị em trong Hội Thánh, tất cả chúng ta tạo nên Hội Thánh, tất cả chúng ta. Đó là cách Chúa muốn chúng ta trở thành. Chúng ta là chiên của Ngài, là đàn chiên của Ngài, và chúng ta chỉ có thể ở bên nhau và nên một. Chúng ta hãy vượt qua mọi phân cực và giữ gìn sự hiệp thông của chúng ta. Xin cho tất cả chúng ta ngày càng “nên một”, như Chúa Giêsu đã cầu nguyện trước khi hy sinh mạng sống vì chúng ta (x. Ga 17:21). Và xin Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, giúp chúng ta trong việc này. Xin cho lòng khao khát hiệp nhất lớn lên trong chúng ta, ước muốn dấn thân để hiệp thông trọn vẹn giữa tất cả những ai tin vào Chúa Kitô. Chúng ta hãy bỏ qua một bên những “chủ nghĩa”, vì dân của Thiên Chúa không thích sự phân cực. dân Chúa là những người trung thành thánh thiện của Chúa: đó là Hội thánh. Thật tốt là hôm nay, cũng như trong thời gian diễn ra Công đồng, các đại diện của các cộng đồng Kitô khác cũng có mặt với chúng ta. Cảm ơn các bạn! Cảm ơn các bạn đã ở đây, cảm ơn sự hiện diện của các bạn!
Chúng con cảm tạ Chúa về món quà của Công đồng. Những người yêu mến chúng ta, hãy giải thoát chúng ta khỏi sự tự phụ và tinh thần chỉ trích thế gian. Xin Chúa ngăn chúng con loại trừ chính mình khỏi sự hiệp nhất. Chúa, Đấng yêu thương nuôi dưỡng chúng con, xin dẫn chúng con ra khỏi bóng tối của sự tự hấp thụ. Lạy Chúa, Đấng mong muốn chúng con là một đàn chiên hiệp nhất, xin hãy cứu chúng con khỏi những hình thức phân cực và “chủ nghĩa” là công việc của ma quỷ. Và chúng con, Hội Thánh của Chúa, cùng với Thánh Phêrô và cũng như Thánh Phêrô, giờ đây thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa biết mọi điều; Chúa biết chúng con yêu mến Chúa” (x. Ga 21:17).
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Memorial of Saint John XXIII, Pope
Căng thẳng: NATO phản ứng tức khắc nếu Putin tung đòn hạt nhân. UAV của Mỹ đằng sau vụ nổ cầu Crimea
VietCatholic Media
16:31 13/10/2022
1. Lực lượng không quân Ukraine bắn hạ 4 máy bay trực thăng của Nga trong 18 phút
Sau 48 giờ các thành phố của Ukraine bị hỏa hoạn nặng nề, Ukraine đã có những tin tức tích cực từ tiền tuyến. Năm thị trấn quan trọng của vùng Beryslav đã được giải phóng chỉ trong một ngày duy nhất.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Shoots Down Four Russian Helicopters in 18 Minutes—Air Force”, nghĩa là “Lực lượng không quân Ukraine bắn hạ 4 máy bay trực thăng của Nga trong 18 phút.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Các quan chức Lực lượng Không quân Ukraine tuyên bố cho biết đã bắn hạ liên tiếp 4 trực thăng tấn công của Nga hôm thứ Tư.
Lực lượng Không quân Ukraine cho biết trên Telegram rằng các đơn vị hỏa tiễn phòng không của họ đã tiêu diệt 4 chiếc máy bay, có thể là K-52, trong vòng 18 phút, trong khoảng thời gian từ 8:40 sáng đến 8:58 sáng theo giờ địa phương và nói thêm rằng các máy bay này có khả năng “hỗ trợ hỏa lực cho quân chiếm đóng trên bộ ở hướng nam”.
Theo báo cáo, các máy bay trực thăng đã bị bắn rơi ở miền nam Ukraine.
“Theo dữ liệu sơ bộ, một máy bay trực thăng đã rơi trên vùng lãnh thổ được giải phóng khỏi tay quân Nga, ba chiếc còn lại, ở phía sau chiến tuyến”.
Các tin tức chưa được xác nhận cũng đề cập đến hai máy bay trực thăng khác, “vì vậy có khả năng cao là số lượng máy bay trực thăng bị bắn rơi được xác nhận sẽ tăng lên.”
Các tuyên bố của Ukraine đã được xác nhận một phần bởi các nguồn tin thân Nga trên ứng dụng nhắn tin Telegram và Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận về các tuyên bố của Ukraine.
Tuần này, Ukraine đã tăng cường kêu gọi phương Tây cung cấp khả năng phòng thủ hỏa tiễn lớn hơn sau cuộc tấn công của Nga vào một số thành phố hôm thứ Hai, bao gồm cả Kyiv.
Các cuộc tấn công, đã bị quốc tế lên án vì bao gồm các mục tiêu dân sự, đã thúc đẩy lời kêu gọi huy động vốn cộng đồng để mua máy bay không người lái kamikaze, một nỗ lực đã huy động được 9.6 triệu đô la chỉ trong 24 giờ.
Serhiy Prytula, một nhân vật truyền hình Ukraine, người tổ chức hoạt động huy động vốn từ cộng đồng, nói rằng 50 máy bay không người lái Ram II sẽ được mua bằng số tiền quyên góp được, cùng với ba trạm điều khiển và những loại bom, đạn khác sẽ được mua trong tương lai gần. “Họ muốn làm chúng tôi sợ hãi nhưng chúng tôi còn đoàn kết hơn nữa,” anh nói, theo một báo cáo trên tờ The Guardian.
Cũng trong ngày thứ Tư, ông Pavlo Kyrylenk, thống đốc vùng Donetsk, miền đông Ukraine, cho biết ít nhất 7 người thiệt mạng và 8 người bị thương trong cuộc tấn công của Nga nhằm vào một khu chợ ở thị trấn Avdiivka.
“Không có logic quân sự nào trong các cuộc pháo kích như vậy,” ông nói, “chỉ có mong muốn không thể kiềm chế là giết càng nhiều người của chúng tôi càng tốt và đe dọa những người khác.”
Trong khi đó, Nga cho biết họ đã bắt giữ 8 người liên quan đến vụ nổ trên cầu Kerch nối Nga với Crimea vào ngày 8/10 mà ông Putin đã đổ lỗi cho Kyiv.
Trong khi các quan chức Nga cho rằng vụ nổ cầu là do một vụ đánh bom xe tải, một báo cáo của Molfar, một cộng đồng tình báo nguồn mở toàn cầu, cho biết một máy bay không người lái được cung cấp cho quân đội Ukraine từ Mỹ có thể là nguyên nhân.
2. Quan chức cấp cao của NATO: Cuộc tấn công hạt nhân của Nga “gần như chắc chắn” sẽ kích hoạt “phản ứng cụ thể”
Một cuộc tấn công hạt nhân của Nga “gần như chắc chắn” sẽ kích hoạt “phản ứng cụ thể” từ các đồng minh Ukraine và có thể là từ NATO, một quan chức cấp cao của NATO cho biết hôm thứ Tư.
Phát biểu với các đại diện truyền thông ở Brussels về cuộc họp đang diễn ra của các bộ trưởng quốc phòng NATO, quan chức cấp cao của NATO cảnh báo rằng bất kỳ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào của Mạc Tư Khoa sẽ gây ra “hậu quả chưa từng có” đối với Nga.
Vị quan chức này cho biết “gần như chắc chắn sẽ thu hút được phản ứng cụ thể từ nhiều đồng minh, và có khả năng từ chính NATO”.
Quan chức này nói thêm rằng Mạc Tư Khoa đang sử dụng các mối đe dọa hạt nhân chủ yếu để ngăn chặn liên minh và các quốc gia khác tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã cảnh báo vào tuần trước nguy cơ “Armageddon hạt nhân” ở mức cao nhất trong 60 năm, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của CNN hôm thứ Ba rằng các mối đe dọa xuất phát từ Nga có thể dẫn đến “sai lầm” và những “tính toán sai lầm” thảm khốc.”
3. Máy bay không người lái của Mỹ có thể đứng sau vụ nổ cầu Crimea
Nga đã tung ra các phiên bản khác nhau nhằm giải thích cho vụ nổ tại cầu Kerch hay cầu Crimea. Phiên bản đầu tiên là một toa chở nhiên liệu bị trục trặc bốc cháy. Phiên bản thứ hai là xe tải chở bom tự sát. Phiên bản mới nhất của họ liên quan đến 8 người đặt một quả bom khổng lồ được chở từ cảng Odessa qua Bulgaria, và Georgia trước khi được đặt trên cầu Kerch. Tờ Newsweek bác bỏ tính chân thật của các phiên bản này qua bài tường trình nhan đề “U.S. Drone Could Be Behind Crimea Bridge Explosion”, nghĩa là “Máy bay không người lái của Mỹ có thể đứng sau vụ nổ cầu Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một chuyên gia phân tích gần đây cho rằng một máy bay không người lái được cung cấp cho quân đội Ukraine từ Hoa Kỳ có thể đứng sau vụ nổ ngày 8/10 trên Cầu Eo biển Kerch quan trọng về mặt chiến lược nối đất liền của Nga với bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập trái phép.
Một báo cáo được công bố bởi các chuyên gia quân sự và nhà nghiên cứu độc lập từ Molfar, một cộng đồng tình báo nguồn mở toàn cầu, đã bác bỏ tường thuật của Điện Cẩm Linh về vụ nổ cây cầu và đưa ra các giải thích khác khả thi hơn.
Các quan chức Nga cho rằng vụ nổ cầu là do một chiếc xe tải đánh bom. Cơ quan an ninh chính của Điện Cẩm Linh, Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, tuyên bố vào sáng thứ Tư rằng vụ nổ đã được tình báo quân đội Ukraine lên kế hoạch trong nhiều tháng, đồng thời cho biết 5 người Nga và 3 công dân Ukraine và Armenia đã bị giam giữ.
FSB tuyên bố thiết bị nổ được sử dụng trong vụ tấn công được giấu trong các cuộn tấm nhựa polyetylen dùng cho xây dựng và được vận chuyển trong một chiếc xe tải qua cầu.
Nhà chức trách Ukraine chưa nhận trách nhiệm về vụ việc.
Phân tích của các chuyên gia quân sự độc lập cho thấy sự vô lý trong phiên bản các sự kiện của Điện Cẩm Linh. Thứ nhất là không có lỗ hổng nhìn thấy trên mặt đường nơi chiếc xe tải phát nổ. Thứ hai, chiếc xe tải đáng lẽ phải được kiểm tra trước khi băng qua cầu. Thứ ba, các video về vụ nổ dường như hiển thị nhiều vụ nổ, bao gồm một vụ nổ dường như được phát nổ từ bên dưới cây cầu.
“Về mặt lý thuyết, cây cầu có thể bị nổ tung từ bên dưới,” báo cáo của Molfar cho biết. “Rốt cuộc, tại thời điểm phát nổ, có một con sóng bên dưới phần bị sụp đổ, trong khi không có con sóng nào ở bên dưới phần khác”.
Báo cáo cho biết: “Đây có thể là kết quả của hoạt động của một máy bay không người lái trên không hoặc dưới nước.”
Báo cáo chỉ ra rằng trong cảnh quay từ một camera được gắn vào phần đường sắt của cây cầu, cho thấy có một vật thể màu trắng có thể nhìn thấy giữa hai cây cột, và vật thể này “di chuyển theo dòng nước”.
“Một máy bay không người lái mặt nước cho các hoạt động đặc biệt đã được tìm thấy gần bờ biển Sevastopol. Nó có thể đã được chuyển giao cho Lực lượng vũ trang của chúng tôi từ Hoa Kỳ vào tháng Tư,” báo cáo của Molfar cho biết
Báo cáo cũng lưu ý rằng một máy bay không người lái do Ukraine sản xuất có thể là nguyên nhân gây ra vụ nổ, vì các máy bay không người lái của Ukraine thường xuyên hoạt động ở khu vực Crimea.
“Phiên bản này được xác nhận bởi thực tế là mặt đường đã bị xé ra khỏi những dây buộc của nó, nhưng các trụ đỡ vẫn không bị hư hại (vì độ ổn định của chúng lớn hơn mặt đường),” phân tích cho biết.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, gọi vụ nổ cầu là “sự khởi đầu” nhưng không ám chỉ ai đứng sau vụ tấn công.
Sau đó, ông đưa ra một tuyên bố gợi ý rằng người Nga có thể đứng sau vụ nổ.
“Điều đáng chú ý là chiếc xe tải phát nổ, theo tất cả các chỉ dẫn, đang đi vào cầu từ phía Nga. Vì vậy, câu trả lời nên được tìm kiếm ở Nga,” Podolyak nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Mỹ để đưa ra bình luận.
4. Chính quyền Nga đang huy động cả những người đàn ông thuộc các nhóm dễ bị tổn thương nhất để ném vào mặt trận Ukraine.
Tờ Mạc Tư Khoa Thời Báo trích dẫn một báo cáo của trang web độc lập Mediazona cho biết các quan chức ở Mạc Tư Khoa đã đưa quân ập đến bắt những người đàn ông đang tạm trú tại các trung tâm bác ái dành cho người vô gia cư và thiếu thốn, cũng như các ký túc xá nơi người di cư lao động sinh sống.
Hàng ngàn người đàn ông vô gia cư đã bị bắt khi đang ngủ trên các vỉa hè và bị đưa đến các trung tâm tuyển mộ nhập ngũ trong những tuần sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố huy động “một phần”. Một nhóm bác ái phân phát thực phẩm cho cộng đồng người vô gia cư ở thủ đô cho biết như trên.
“Cảnh sát lặng lẽ đến đây và quan sát. Họ nhìn thấy một hàng người chờ đợi thức ăn - và sau đó túm cổ họ, quăng lên xe, trái với ý muốn của họ. Họ bị đưa đến các trung tâm tuyển mộ nhập ngũ. Chúng tôi lúc nào cũng về tay không vì đã phát hết các khẩu phần ăn. Mấy ngày gần đây, dù đã bớt đi, chúng tôi vẫn còn dư đến hơn một nửa,” nhóm bác ái nói với Mediazona.
5. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói: 'Bạn nghĩ bạn là siêu cường... và bạn không phải': Vladimir Putin giờ biết rằng ông ta 'không phải là bất khả chiến bại' sau trận thua Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói rằng Vladimir Putin đã phát hiện ra mình không phải là bất khả chiến bại và Nga không phải là siêu cường sau thất bại nhục nhã trong cuộc chiến với Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết 'các giả định chiến lược của nhà lãnh đạo độc tài dường như đều sai ở mọi nơi' và ông đang phải đối mặt với sự bất bình của các binh sĩ được cử đến chiến đấu ở Ukraine.
Vị Bộ trưởng 52 tuổi của Anh cho biết nhiều tháng chiến tranh, đã chứng kiến Nga buộc phải tăng cường hàng trăm nghìn quân dự bị sau những tổn thất to lớn cho quân đội chuyên nghiệp của họ, có nghĩa là giờ đây 'người lính cơ bản của Ukraine tốt hơn người lính cơ bản của Nga'
Bộ trưởng Quốc phòng, người từng phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Scots 7 năm trước khi trở thành nghị sĩ, cho biết điều quan trọng là cộng đồng quốc tế tiếp tục sát cánh với Ukraine khi nước này chiến đấu chống lại lực lượng của Putin.
Ông nói thêm rằng nhà lãnh đạo độc tài sẽ không ngần ngại đẩy hàng triệu người 'vào một máy xay thịt không có luật lệ, không quan tâm đến tính mạng con người, những người vô tội và thường dân'.
Ông đã đưa ra nhận xét trong một cuộc phỏng vấn với Evening Standard, trong đó ông nói rằng Putin đã tin vào 'sự cường điệu của chính mình' và 'những chiếc xe tăng được tính đến trong các cuộc diễn binh và cho rằng mình là bất khả chiến bại, nhưng thực tế không phải như thế '.
Ông Wallace nói rằng cuộc xung đột đã biến một phần lớn Đông Âu thành một khu vực chiến tranh cần phải kết thúc bằng thất bại đối với Putin.
Ông nói rằng trong khi 'các siêu cường đã thua trong các cuộc chiến trước đây', thì cuộc chiến kéo dài 8 tháng ở Ukraine sẽ khiến Putin nhận ra rằng 'ông ấy không phải là một siêu cường'.
Ông nói với tờ báo rằng Ukraine đã bị đánh giá thấp và Nga được đánh giá quá cao ở mọi bước đi, nhưng số người mà Putin có thể 'nhét vào cối xay thịt' lại chủ yếu là những người Nga.
Ông Wallace nói: “Nếu ông ta thành công, điều đó sẽ gửi một thông điệp đến toàn thế giới rằng đó là cách bạn chiến thắng trong các cuộc chiến. Chúng ta, cộng đồng quốc tế, không thể chấp nhận điều đó.”
Hôm qua, các nhà lãnh đạo G7 đã nhắc lại yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sĩ và lực lượng quân sự khỏi Ukraine và đe dọa 'những hậu quả nghiêm trọng' nếu ông Putin tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào nước láng giềng.
Lo ngại rằng Điện Cẩm Linh có thể quay sang vũ khí hạt nhân đã dấy lên trong những tuần gần đây, do một cuộc tấn công vào Cầu Crimea đã làm tê liệt các tuyến đường tiếp tế giữa Nga và miền nam Ukraine.
Ptuin đã dán nhãn vụ tấn công mà Ukraine không nhận trách nhiệm là một 'hành động khủng bố' và hôm nay FSB đã công bố hình ảnh X-quang về quả bom nặng 23 tấn mà họ cho là đã gây ra thiệt hại.
Trong khi Điện Cẩm Linh từ chối viễn cảnh một cuộc tấn công hạt nhân để trả đũa, thì hôm thứ Hai, họ đã tiến hành một đợt tấn công hỏa tiễn lớn nhất vào các thành phố của Ukraine kể từ đầu cuộc chiến, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng và 84 người bị thương.
Ông Wallace nói rằng bất chấp các cuộc tấn công, động lực của cuộc chiến vẫn còn với Ukraine khi nước này đạt được 'tiến bộ' ở cả khu vực phía đông bắc và phía nam của cuộc chiến.
Ông nói: 'Chúng tôi khá tự tin rằng động lực vẫn còn với Ukraine và Nga đang phải đối mặt với sự mất mát thảm hại về tinh thần, trang thiết bị nghèo nàn, khan hiếm kho dự trữ đạn dược và căng thẳng chính trị.
“Các giả định chiến lược của Putin dường như đều sai khắp nơi. Ngay cả ngày hôm qua, việc bắn số hỏa tiễn còn rất ít ỏi của họ vào các địa điểm dân sự ngẫu nhiên, trong khi bạn nên bắn chúng vào các mục tiêu quân sự, không phải là một chiến lược hoặc một cách sử dụng tài nguyên hữu hạn của bạn một cách thông minh.”
Ông nói thêm rằng 'sự thiếu chuyên nghiệp hoàn toàn của lãnh đạo' đang giết chết hàng nghìn người Nga.
Nghị sĩ của Wyre và Preston North nói thêm rằng việc huấn luyện của Anh dành cho quân đội Ukraine cũng giúp lật ngược tình thế, trong khi họ được cho là được trang bị tốt hơn so với các đối tác Nga khi mùa đông đến gần.
Hôm nay, các báo cáo ở Nga chỉ ra rằng Putin đang tìm kiếm những người vô gia cư và gửi họ ra tiền tuyến như một phần trong chương trình động viên của ông ta.
Hàng ngàn người đàn ông vô gia cư đã bị bắt khi đang ngủ trên các vỉa hè và bị đưa đến các trung tâm tuyển mộ nhập ngũ. Một nhóm bác ái phân phát thực phẩm cho cộng đồng người vô gia cư ở thủ đô cho biết thêm:
“Cảnh sát lặng lẽ đến đây và quan sát. Họ nhìn thấy một hàng người chờ đợi thức ăn - và sau đó túm cổ họ, quăng lên xe, trái với ý muốn của họ. Họ bị đưa đến các trung tâm tuyển mộ nhập ngũ. Chúng tôi lúc nào cũng về tay không vì đã phát hết các khẩu phần ăn. Mấy ngày gần đây, dù đã bớt đi, chúng tôi vẫn còn dư đến hơn một nửa,” nhóm bác ái nói với Mediazona.
Điều này diễn ra vài tuần sau khi Putin tuyên bố lệnh động viên bán phần trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm lật ngược tình thế của nỗ lực chiến tranh ốm yếu của ông ta sau một loạt thất bại đáng xấu hổ.
Ấn phẩm độc lập của Nga đã nói chuyện với Food Not Bombs, một nhóm bác ái làm việc ở thủ đô của Nga. Một đại diện của Food Not Bombs nói với Mediazona: 'Một người đàn ông 60 tuổi đã bị bắt đi, sau đó anh ta được thả và quay trở lại. Tuy nhiên, hầu hết những người khác không được may mắn như anh ta’.
Hi hữu: Mẹ được tuyên Chân Phước, con được bổ nhiệm Giám Mục. LHQ kinh hoàng trước tội ác của Nga
VietCatholic Media
17:04 13/10/2022
1. Linh mục có mẹ đang trong tiến trình phong chân phước được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá
“Không cần thiết phải học nhiều để yêu Chúa và tất cả những người xung quanh chúng ta một cách xuất sắc.”
Đây là những lời của Cha José María Avendaño, ở tuổi 65, người được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 9 vừa qua làm Giám Mục Phụ Tá của Getafe, một giáo phận Tây Ban Nha. Trước khi được bổ nhiệm, Cha Avendaño là linh mục tổng đại diện và đại diện cho hàng giáo phẩm của giáo phận đó. Ngài là một người đàn ông rất được mọi người yêu mến.
Vị tân giám mục có một lịch sử gia đình rất gần gũi với Chúa: mẹ của ngài, Jorja Perea, đang trong quá trình được tuyên Chân Phước. Trong cuốn sách “La fe es sencilla” nghĩa là “Đức tin là điều đơn giản”, vị linh mục khẳng định rằng “Không cần thiết phải học nhiều để yêu Chúa và tất cả những người xung quanh chúng ta một cách xuất sắc.”
Jorja Perea là một bà nội trợ xuất thân từ một gia đình giản dị và ít học, nhưng đã thể hiện các đức tính Kitô một cách huy hoàng trong cuộc đời làm vợ và làm mẹ của mình. Bà là một ví dụ về những người mà Đức Thánh Cha Phanxicô thích gọi là “các vị thánh bên cạnh”. Họ là những giáo dân đã sống, và đang sống hôm nay, giống như những Kitô hữu đầu tiên và là những người làm cho chúng ta cảm nhận được sức sống của Giáo hội.
Con người có thể là thánh giữa thế gian, trong những công việc bình thường của họ. Thánh Têrêsa Ávila đã có câu nói nổi tiếng rằng “Chúa cũng đi giữa các nồi và chảo”.
Chúng ta có thể thấy Jorja Perea trong các bức ảnh và video từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Chúng ta thấy bà tươi cười, làm việc nhà và trải qua tuổi già với sự thanh thản. Chúng ta nghe thấy bà hát một bài thánh ca về Thánh Thể, “Chúc tụng Thánh Thể nơi bàn thờ…” một bài hát rất tiêu biểu cho lòng sùng kính phổ biến ở Tây Ban Nha.
Đức Tân Giám Mục José María Avendaño nói về mẹ của mình như sau: “Mẹ tôi đã có một cuộc đời cống hiến cho Chúa, cho Giáo hội và cho những người khác, đặc biệt là cho những người bệnh tật và những người túng thiếu”.
Jorja sinh năm 1928 tại một ngôi làng ở La Mancha, cô mồ côi cha ngay sau cái chết của cả cha và mẹ. Khi còn nhỏ, cô đã làm việc trên các cánh đồng. Cô kết hôn với chồng là Cándido ở tuổi 25 và 5 đứa con được sinh ra từ cuộc hôn nhân của họ. Một trong số đó là José María Avendaño Perea.
Một trong những phương châm định hướng con đường của Jorja là, “Hãy nói tốt về Chúa và làm tất cả những gì tốt nhất bạn có thể.” Cô ấy đã thể hiện điều này theo rất nhiều cách, được nhớ đến ngày nay trong những giai thoại về một cuộc sống đầy đủ không thu hút sự chú ý nhưng đã soi sáng cho những người đã chia sẻ cuộc sống với cô ấy. Đó là lý do tại sao các lời chứng hiện đang được thu thập cho tiến trình tuyên thánh thánh. Việc bà giáo dục một trong những người con trai của mình để anh ta có thể trung thành đáp lại ơn gọi làm linh mục, và ngay sau đó trở thành giám mục, chắc chắn đã làm tăng thêm công lao to lớn của người mẹ này.
Đức Cha José María, tân Giám Mục Phụ Tá, sinh ngày 25 tháng 4 năm 1957 tại Villanueva de Alcardete thuộc Toledo, Tây Ban Nha.
Ngài học để trở thành một giáo viên, chuyên về toán học, ở Toledo vào năm 1978 và sau đó theo học liệu pháp âm ngữ tại Đại học Complutense của Madrid vào năm 1981. Ngài có bằng cử nhân thần học tại Đại học Giáo hoàng Comillas, vào năm 1985, và bằng thần học mục vụ thực hành tại Đại học Giáo hoàng Salamanca, tại Học viện Cao Đẳng về Công tác Mục vụ Madrid vào năm 2004. Ngài được thụ phong linh mục tại Tổng giáo phận Madrid vào ngày 14 tháng 3 năm 1987. Lễ phong chức giám mục của ngài dự kiến vào ngày 26 tháng 11 năm nay.
Bà Jorja qua đời vào năm 2015 do một ca viêm phổi dẫn đến nhồi máu não. Trong vòng một tháng, tin tức về những ơn lạ được cho là nhờ sự cầu bầu của bà bắt đầu lan truyền.
Giám Mục Phụ Tá lúc bấy giờ của Getafe, là Đức Cha José Rico Pavés, đã khuyến khích Cha José María Avendaño thể hiện tấm gương của mẹ mình cho thế giới và thu thập những lời chứng về cuộc đời và đức tính của bà. Sáu năm sau, vào năm 2021, giai đoạn cấp giáo phận đầu tiên của tiến trình tuyên thánh được mở ra.
Source:Aleteia
2. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc “bị sốc nặng” trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres cho biết “bị sốc nặng” sau cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Ukraine hôm thứ Hai.
“Tôi vô cùng kinh hoàng trước các cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn ngày hôm nay của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga vào các thành phố trên khắp Ukraine, theo báo cáo đã gây ra thiệt hại trên diện rộng cho các khu vực dân sự và dẫn đến hàng chục người thiệt mạng và bị thương”, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói.
“Điều này tạo nên một sự leo thang không thể chấp nhận được của cuộc chiến và, như mọi khi, dân thường đang phải trả giá cao nhất”
Tổng Thư Ký Guterres đã nói chuyện vào sáng thứ Hai với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói rõ rằng cuộc điện đàm bao gồm tình hình đang diễn ra ở Ukraine, bên cạnh các cuộc tấn công hỏa tiễn.
Hôm thứ Hai 10 tháng 10, quân Nga đã bắn cường tập 84 hỏa tiễn và lao 13 máy bay không người lái vào 12 thành phố của Ukraine. Ngày hôm sau, Putin lại ra lệnh tấn công tiếp tục bằng 28 hỏa tiễn và hàng chục máy bay không người lái khác.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 12 tháng 10, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, Herman Halushchenko, cho biết hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng khoảng 30% cơ sở hạ tầng năng lượng của đất nước kể từ hôm thứ Hai.
Karim Ahmad Khan, công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, cho biết ông tin rằng sẽ có công lý cho những tội ác chiến tranh gây ra trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Ông cho biết ông “cực kỳ lo ngại” về những cái chết của dân thường sau nhiều cuộc tấn công của Nga hôm thứ Hai và nói rằng ICC sẽ tiến hành một cuộc điều tra hình sự.
Source:CNN
3. Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ nhân kỷ niệm 60 năm khai mạc Công đồng Vatican II
Lúc 5 giờ chiều, ngày 11 tháng Mười vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân lễ kính thánh Gioan XXIII Giáo hoàng và kỷ niệm đúng 60 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu vượt thắng thái độ phân chia Giáo hội thành phe cấp tiến và bảo thủ.
Đồng tế với Đức Thánh Cha, có gần 100 Hồng Y và giám mục, hơn 300 linh mục, trước sự tham dự của 5.000 tín hữu. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã giúp Đức Thánh Cha trong việc cử hành thánh lễ. Ngài đã xông hương kính di hài thánh Gioan XXIII được trưng ra bên ngoài, vào đầu thánh lễ, cũng như xông hương bàn thờ.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha quảng diễn lời Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô tông đồ: “Con có yêu mến Thầy không? Hãy chăn dắt các chiên của Thầy”.
Trong số 3.058 Nghị phụ tham dự bốn khóa họp của Công đồng chung Vatican II, từ năm 1962 đến năm 1965, hiện nay chỉ có năm người còn sống.
Đó là Đức Cha José de Jesus Sahagún de la Parra bên Mêhicô 100 tuổi. Ngài thụ phong giám mục năm 1961 và tham dự khóa đầu tiên, khóa ba và bốn của Công đồng. Vị thứ hai là Đức Cha Luigi Betazzi, Giám mục giáo phận Ivrea, bắc Ý, 99 tuổi, tham dự khóa hai, ba và bốn của Công đồng. Thứ ba là Đức Cha Victorino Doãn Cung Hy (Youn Kong-Hi), Tổng giám mục giáo phận Quang Châu (Kwangju), Nam Hàn, 94 tuổi, tham dự khóa hai, ba và bốn). Thứ tư là Đức Tổng Giám Mục Alphongso Mathias, Ấn Độ, 90 tuổi, dự hai khóa sau cùng của Công đồng. Thứ năm là Đức Hồng Y Francis Arinze, 90 tuổi người Nigeria, tham dự khóa bốn. Đức Hồng Y nguyên là Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích.
Trong số 3.058 nghị phụ Công đồng từ năm 1962 đến 1965, có 108 Hồng Y, năm Thượng phụ, 534 Tổng giám mục và 2.171 giám mục, 12 Viện phụ Đan viện biệt hạt, 16 vị Giám hạt tòng thổ, 65 vị Phủ doãn Tông tòa và 129 Bề trên Tổng quyền dòng tu.
Ngoài ra, có hơn 450 chuyên viên Công đồng, hơn 50 dự thính viên và 106 quan sát viên không Công Giáo tại Công đồng.
Những chuyện kinh hoàng về tướng Nga hung thần ngày hủy diệt. Đại Tá Nga bị y bợp tai tự sát vì nhục
VietCatholic Media
23:22 13/10/2022
1. Cậu bé được cứu khỏi đống đổ nát của tòa nhà ở Mykolaiv đã qua đời
Theo các quan chức Ukraine, một cậu bé 11 tuổi được cứu khỏi đống đổ nát của một tòa nhà ở Mykolaiv đã chết trong bệnh viện.
Vitalii Kim, người đứng đầu cơ quan quân sự khu vực Mykolaiv, cho biết cậu bé, tên là Artem, đã được đưa đến bệnh viện khu vực và bị ngừng tim.
Cơ quan Tình trạng khẩn cấp của Ukraine cho biết cậu bé đã bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một tòa nhà 5 tầng trong hơn sáu giờ qua đêm trước khi cuối cùng được giải cứu vào sáng sớm thứ Năm.
Dịch vụ cho biết: “Tất cả thời gian,em đã dũng cảm giữ vững tinh thần, lắng nghe mọi lời khuyên của những người cứu hộ, những người đang cố gắng hỗ trợ rm bằng mọi cách có thể, trong khi thực hiện công việc khẩn cấp”.
“Tôi nghẹn ngào không nói được lời nào, người Nga thật quá sức khốn nạn” Kim nói.
2. 'Tướng Armageddon' của Putin đã xây dựng sự nghiệp và tài sản của vợ ông ta trên một ngọn núi xác người sau khi phục vụ Điện Cẩm Linh trong 5 cuộc chiến
Anh ta đã phục vụ Điện Cẩm Linh trong 5 cuộc chiến tranh trên khắp thế giới, để lại dấu vết máu, các thành phố bị phá hủy và sinh mạng bị hủy diệt trong khi tự nhận cho mình biệt danh rùng rợn là 'Tướng quân Armageddon' hay ‘Tướng quân của sự hủy diệt sau cùng.”
Giờ đây, Vladimir Putin đã giao cho Sergei Surovikin toàn quyền chỉ huy cuộc chiến của Nga ở Ukraine, giao cho ông ta việc cứu lấy nhiệm kỳ tổng thống bị sỉ nhục của nhà độc tài bằng cách cứu vãn chiến dịch quân sự thảm khốc này.
Vào hôm thứ Hai, hai ngày sau khi Surovikin được bổ nhiệm, hỏa tiễn đã trút xuống khắp Ukraine để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng, sưởi ấm và giao thông ở ít nhất 20 thành phố và thị trấn, giết chết 19 người.
Tại Kyiv, nơi bị tấn công lần đầu tiên kể từ tháng 6, quân Nga tấn công các công viên, sân chơi và những người đi làm trong giờ cao điểm trên những chiếc xe bốc cháy.
Ngày hôm sau - sinh nhật lần thứ 56 của Surovikin - Putin đã gọi điện để chúc mừng anh ta. Họ đã thảo luận về vụ tấn công nhẫn tâm mà nhà độc tài nói là để trả đũa cho vụ nổ vào cuối tuần đã làm nổ tung Cầu Kerch yêu quý của ông nối liền Nga với Crimea.
Surovikin được những người theo đường lối cứng rắn của Nga yêu mến. Anh ta bị các nhóm nhân quyền ghét bỏ. Anh ta bị cáo buộc về những hành vi tàn bạo kinh hoàng, bao gồm cả những vụ liên quan đến việc sử dụng khí độc thần kinh ở Syria.
Và, khi anh ta đã trở thành đỉnh cao của quân đội Nga trong hơn ba thập kỷ, trải qua hai lần ngồi tù và để lại một chuỗi những cái chết kỳ lạ sau đó, anh ta và vợ mình là Anna đã trở nên giàu có một cách đáng kinh ngạc.
Phương thức hoạt động của ông ta là tấn công các thành phố bằng hỏa tiễn - như đã thấy trong vụ tàn phá ghê tởm các thành phố Aleppo và Idlib của Syria. Theo chuyên gia quốc phòng Ukraine Olesksandr Danylyuk, 'Anh ta luôn là người ủng hộ mạnh mẽ các cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào cơ sở hạ tầng dân sự. 'Anh ta không quan tâm chút nào đến cuộc sống của con người.'
Chắc chắn rằng sự vươn lên đỉnh cao của Tướng Armageddon đã được xây dựng trên một ngọn núi xác chết.
Surovikin, sinh ra ở thủ đô Novosibirsk của Siberia, lần đầu tiên nổi tiếng trong âm mưu đảo chính năm 1991 của những người theo chủ nghĩa cứng rắn của Liên Xô nhằm ngăn cản nền dân chủ. Đơn vị của anh ta đã gây ra cái chết duy nhất trong số những người biểu tình đã tập trung ở Mạc Tư Khoa để bảo vệ tổng thống đắc cử Boris Yeltsin.
Khi đó, đang là một thiếu tá trẻ tuổi, anh ta đã phải ngồi tù sáu tháng trước khi cáo buộc được giảm xuống.
Bốn năm sau, Surovikin lại bị bỏ tù vì tội bán súng trái phép. Mặc dù bị kết tội với ba tội danh, anh ta được thả ra với một năm quản chế thay vì tám năm tù. Thậm chí, tiền án này sau đó đã bị xóa.
Trong một vụ việc gây tò mò khác, quân đội - khét tiếng về sự tham nhũng - đã đánh mất hầu hết các khí tài trong một kho vũ khí khổng lồ do ông kiểm soát ở Siberia khi nó bị thiêu rụi. Mười hai vị tướng bị khiển trách nhưng ông thoát khỏi sự chỉ trích vì đang đi nghỉ. Những tranh cãi như vậy đã gắn liền với 'Anh hùng nước Nga' này như dải ruy băng nở trên quân phục của anh ấy - với ba sự việc kỳ lạ chỉ trong năm 2005 có thể đã khiến hầu hết sự nghiệp quân sự của những người khác ra tro.
Một đại tá cáo buộc Surovikin đã đánh anh ta trong một vụ hỗn chiến. Một tháng sau, một đại tá khác tự sát sau khi bị Surovikin đánh đấm thô bạo.
Sau đó, những người lính dưới quyền chỉ huy của ông ta đã phạm tội ác chiến tranh bằng cách đánh người Chechnya, đốt phá nhà cửa và giết chết một người đàn ông lớn tuổi, dẫn đến khoản bồi thường trị giá 1.7 triệu bảng Anh.
Surovikin từng tham gia các cuộc chiến ở Afghanistan và Tajikistan cũng như Chechnya, nhưng chính ở Syria, ông ta đã củng cố danh tiếng về sự tàn nhẫn của mình.
Charles Lister, một thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ở Washington, cho biết: “Ông ta là một nhà lãnh đạo tàn bạo, có tính toán và cho biết Surovikin đã ra lệnh cho một vụ tấn công bằng chất độc thần kinh khiến 90 dân thường thiệt mạng và 500 người bị thương.
Một báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã xác định Surovikin là một trong những nhân vật quân sự chủ chốt 'tấn công' bừa bãi 'các ngôi nhà, chợ, trường học và cơ sở y tế' bằng cách sử dụng vũ khí gây cháy, bom thùng và bom chùm.
Bây giờ chúng ta có lẽ sẽ phải chứng kiến những cuộc tàn sát như vậy ở Ukraine?
Một nguồn tin thân cận với Điện Cẩm Linh nói với một nhà báo Nga rằng: 'Surovikin không có tình cảm. Không có gì ngạc nhiên khi những người hâm mộ của anh ấy bao gồm Ramzan Kadyrov, là tên lãnh chúa Chechnya tàn bạo đã thúc ép Putin tuyên bố thiết quân luật trên toàn nước Nga và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Cựu tù nhân Yevgeny Prigozhin, bạn tỷ phú của Surovikin, người đứng đầu Nhóm Wagner gồm những lính đánh thuê có liên hệ với Điện Cẩm Linh liên tục bị cáo buộc tội ác và cướp bóc, ca ngợi Surovikin là 'chỉ huy tài ba nhất' của Nga.
Thật vậy, ở Ukraine đã có những ý kiến cho rằng Kadyrov, Prigozhin và Surovikin là bọn đã nắm quyền kiểm soát cuộc chiến.
Các nhà phân tích khác suy đoán rằng Surovikin đã được sắp đặt như một dê tế thần, lưu ý rằng Putin tuyên bố rằng việc bổ nhiệm của ông là do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đưa ra. Nói cho dễ hiểu, Surovikin là tên khét tiếng tàn bạo. Bằng cách bổ nhiệm Surovikin toàn quyền chỉ huy quân đội Nga ở Ukraine, Putin có người để trút hết trách nhiệm.
Yuri Butusov, một nhà báo quân sự Ukraine khẳng định rằng việc bổ nhiệm này sẽ không dẫn đến việc 'tăng cường khả năng chiến thắng của quân đội Nga'.
Chúng ta hãy hy vọng Yuri Butusov đúng - và Tướng quân Armageddon sẽ không thể gây ra ngày tận thế mà biệt danh của ông ta ám chỉ.