Phụng Vụ - Mục Vụ
Lịch sử sẽ nói lên một bài học nào đó
Lm. Minh Anh
01:43 14/10/2021
LỊCH SỬ SẼ NÓI LÊN MỘT BÀI HỌC NÀO ĐÓ
“Tổ phụ các ngươi đã giết các tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ!”.
Blaise Pascal cho biết, “Bên trong mỗi người luôn tồn tại một ‘lỗ hổng hình Chúa’”. Và ông ấy có lý! Hai nhà sử học Will và Ariel Durant đã nhận xét trong tác phẩm “Những Bài Học Lịch Sử” của mình rằng, “Chưa bao giờ có một gương sáng đạo đức nào đáng kể nơi những người không có niềm tin vào Thiên Chúa; bởi lẽ, họ không lấp đầy lỗ hổng của mình bằng chính Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nhận xét của Will và Ariel Durant khá sâu sắc, lịch sử cho biết, ngoài niềm tin vào Chúa, gương sáng đạo đức là một điều gì thật hiếm hoi; đó là những con người đầy lỗ hổng Thiên Chúa! Và sẽ khá bất ngờ, khi Lời Chúa hôm nay cũng nói đến lịch sử. Chúa Giêsu lấy chuyện cũ, bàn chuyện mới; Ngài nói với những kẻ chống đối Ngài rằng, “Tổ phụ các ngươi đã giết các tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ!”. Qua đó, Ngài cho thấy, ‘lịch sử sẽ nói lên một bài học nào đó!’.
Lịch sử luôn cung cấp những bài học quý giá! Chúa Giêsu tóm tắt lịch sử Israel, lịch sử một dân tộc, tổ tiên của những kẻ đang tìm giết Ngài; đó là một lịch sử chối từ Thiên Chúa, giết các tiên tri. Và nay, đến lượt họ, con cháu các tổ phụ, những kẻ đang làm điều tương tự. Ngài cho biết, cha ông họ đã đáp trả tình yêu của Thiên Chúa như thế đó; và nay, chính họ đang đi trên vết xe đổ của tổ phụ họ, “Các ngươi làm chứng và tán thành những hành động của tổ phụ các ngươi: vì thực ra họ đã giết các tiên tri, còn các ngươi thì xây mồ mả cho họ!”. Đó là lịch sử của một Thiên Chúa bị xúc phạm vì sự không chung thuỷ, lạm dụng và vô lương của dân Ngài. Israel đã gần như hoàn toàn từ chối Thiên Chúa và bất cứ ai Ngài sai đến. Thế nhưng, tình yêu luôn luôn lớn hơn sự bội bạc; Thiên Chúa luôn luôn lớn hơn dân Ngài!
Hẳn chúng ta sẽ lấy làm kinh ngạc trước bao kỳ công vĩ đại Thiên Chúa đã làm cho Israel. Ngài đã giải thoát họ khỏi nhà nô lệ Ai Cập; ban cho họ đất chảy sữa và mật; đánh đuổi chư dân trên đường họ tiến vào Đất Hứa; sai các ngôn sứ đến dạy dỗ bảo ban... Thế nhưng, điều đáng kinh ngạc hơn, là tại sao được ưu ái đến thế nhưng họ lại đáp trả Thiên Chúa một cách vô tình như vậy! Họ để mình ra ô uế khi chạy theo các thần ngoại, khi họ giết các tiên tri... Vì thế, lịch sử Israel sẽ là tấm gương phản chiếu cuộc đời của mỗi người chúng ta, vì ‘lịch sử sẽ nói lên một bài học nào đó’ vốn rất hữu ích. Để từ đó, chúng ta nhận ra cùng một kiểu thất bại, một sự thiếu sự trung thành trong cuộc sống mình như họ; và đáng khích lệ hơn, khi chúng ta được thôi thúc, cảm hứng để quay trở về với Thiên Chúa, bằng một lòng sám hối ăn năn. Tuy nhiên, nếu không thừa nhận những yếu đuối và thất bại của mình, chúng ta khác nào những người Pharisêu và luật sĩ trong Tin Mừng hôm nay, những người sẽ chuốc lấy nợ máu vì sự cứng đầu và cứng lòng của mình!
Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô cũng nói đến một lịch sử của phản bội, cũng là lịch sử của xót thương, “Mọi người đã phạm tội và đã thiếu mất vinh quang Thiên Chúa!”; nhưng do tình yêu của Ngài, “Họ được công chính hoá nhờ ân sủng của Đức Giêsu Kitô”, đúng như tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa luôn luôn từ ái một niềm, ơn cứu độ nơi Người chan chứa!”.
Anh Chị em,
Hôm nay, thử nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, của đất nước, của cộng đoàn, của gia đình và của linh hồn mỗi người chúng ta! Biết bao hồng ân Thiên Chúa đã đổ xuống qua các mốc thời gian. Hoặc gần gũi hơn, các biến cố 1954, 68, 72, 75, hoặc 2020, 2021, những ngày dịch bệnh… mà nếu Chúa không gìn giữ, thử hỏi chúng ta có còn ngồi đây không! Hoặc mỗi người với những mốc lịch sử riêng của mình, như ngày thành hôn, ngày tuyên khấn, ngày chịu chức… chắc chắn, ‘lịch sử sẽ nói lên một bài học nào đó!’. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hoán cải nội tâm bằng một niềm tạ ơn liên lỉ, kèm theo một lòng thống hối ăn năn để trở về với Thiên Chúa, Đấng xót thương; đồng thời, mở lòng đón nhận ân sủng cũng như thập giá của Ngài qua Lời Chúa, các Bí tích, và qua những trung gian Ngài gửi đến, cùng sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhìn lại lịch sử đời con, biết bao ân phúc của Chúa! Xin hoán cải con, đừng để con cứng lòng khiến suối ân sủng của Chúa tắc nghẽn trên con và trên anh chị em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 15/10: Nỗi sợ của người Ki-tô Hữu là gì? Suy Niệm: Linh mục Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:35 14/10/2021
Chủ Đề: Nỗi sợ của người Ki-tô Hữu là gì?
Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu ! Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su nói: “Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ. Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng. Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay.”
Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa!” Đức Giê-su nói: “Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.”
Đó là lời Chúa
Thiên Chúa Mãi Đồng Hành Với Nhân Loại
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:43 14/10/2021
Thiên Chúa Mãi Đồng Hành Với Nhân Loại
(Chúa Nhật cầu bình an qua cơn đại dịch)
Lời Chúa Giáo hội dọn cho chúng ta nghe trích đọc trong Chúa Nhật mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đặc biệt xin ơn bình an trong thời gian đại dịch Côvid 19 này khởi đi từ bài đọc thứ nhất trích sáng Ai ca. Hai từ ai ca như đã nói lên khá rõ về nội hàm muốn trình bày là lời ca bi ai của con người dâng lên Thiên Chúa. Cuộc đời con người nhuốm đầy sự khổ ải. Anh em Phật tử xem đời là bể khổ dâu. Dù không quá bi quan nhưng Kitô hữu vẫn chân nhận thực tiễn như lời Chúa Giêsu đã từng nói: “ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Chuyện đời cha ông chúng ta kinh nghiệm: “Phúc bất trùng lai. Họa vô đơn chí”.
Cảnh khổ ải mà nhân loại đang phải vất vả long đong hôm nay đó là đại dịch Côvid 19. Nỗi khổ đau không dừng lại ở những người vướng phải con virus corona trong khi tuổi đã già hoặc có mắc bệnh nền mà còn cả nơi nhiều người thân của họ. Cảnh khổ đau còn lan qua cả xã hội với nỗi lo sợ canh cánh bên mình không biết khi nào mình dính phải virus. Nỗi khổ càng tăng lên nơi này nơi kia vì sự đình trệ các mối tương quan xã hội, đình trệ sản xuất kinh doanh, nhất là nhiều kiểu cách “chống dịch” thiếu khoa học, thiếu tình người. Và nhiều chuyên gia tâm lý còn cảnh báo về nỗi khổ của con người đang và sẽ gánh chịu lâu dài được gọi tên là hệ quả côvid và hậu côvid: tâm thần căng thẳng (stress); sự trầm uất…
Trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch, Kitô hữu luôn được mời gọi hãy gắn bó với Thiên Chúa. Cách riêng trong cơn khốn khó của cảnh đại dịch này chúng ta cần phải đặt niềm tin và sự phó thác vào bàn tay đầy quyền năng và tình yêu của Đấng mà chúng ta tuyên xưng là Cha. Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc bài Tin mừng tường thuật câu chuyện các tông đồ đang lâm cơn khốn khó trên biển hồ vì sóng to gió lớn và khi họ cầu cứu Thầy Giêsu thì Người đã ra tay uy quyền che chở họ bằng cách truyền phán cho gió yên, biển lặng (x. Mc 4,35-41).
“Người là ai mà cả gió và biển đều vâng lệnh Người?” Đã theo Thầy chí thánh một thời gian khá lâu, đã từng chứng kiến quyền năng của Thầy trên bệnh tật và các thần ô uế, thế mà giờ đây khi thấy Thầy truyền cho gió trời, sóng biển yên lặng thì các tông đồ vẫn kinh ngạc đến sững sờ. Thầy là ai mà có quyền lực trên cả giới tự nhiên? Chỉ đến sau biến cố phục sinh của Người thì các tông đồ mới xác tín Thầy là Thiên Chúa thật, Con Một của Cha trên trời, là hình ảnh của Đấng dựng nên vũ trụ đất trời.
Chúng ta vốn dễ sững sờ trước quyền năng phi thường của những ai đó. Thế nhưng nhiều khi chúng ta ít kinh ngạc trước tấm lòng của người này người kia. Các tông đồ kinh ngạc vì thấy Thầy phán một lời gió biển liền yên lặng. Sao các ngài không kinh ngạc vì dù thuyền chồng chành, nước đã ập vào thuyền, thuyền sắp chìm mà Thầy vẫn ngủ say? Chắc hẳn một lúc nào đó sau này, các tông đồ mới cảm nghiệm tấm lòng yêu thương vô bờ của Thầy. Vì yêu thương nhân loại đang khốn khổ tư bề vì bệnh tật, vì quỷ ám, vì thiếu người giảng dạy, Thầy Giêsu đã vất vả lao nhọc ngày đêm đến độ không còn thời giờ ăn uống và nghỉ ngơi, thậm chí người thân lầm tưởng Người đã mất trí. Sóng to gió lớn, nước tràn vào thuyền, thuyền sắp chìm, nhưng Đấng đã tự nguyện ôm lấy mọi bệnh hoạn tật nguyền của nhân gian vẫn đang“ngủ say như chết”, tất thảy chỉ vì quá lao tâm và tổn sức. Chân dung Thiên Chúa toàn năng và đầy lòng thương xót đã nên hữu hình nơi Đức Giêsu Kitô.
Cùng với thánh Phaolô tông đồ mong sao chúng ta có được sự xác tín rằng: “Không, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”(Rm 8,39). Cùng với tác giả Thánh Vịnh chúng ta xác tín rằng nếu không yêu thương chúng ta thì Thiên Chúa dựng nên chúng ta làm gì. Nếu không yêu thương thế gian thì sao Người lại phó ban chính Người Con Một cho thế gian? Thiên Chúa là Tinh Yêu. Người cũng là Đấng quyền năng vô cùng. Thế thì tại sao biết bao lời khẩn cầu trong cơn đại dịch như vẫn chưa thấu tới tai Người? Trong lịch sử nhiều triết gia đã vì hiện tượng này nên đã chọn quan điểm “vô thần”, chẳng hạn như Jean-Paul Satre, Albert Camus…
Thiên Chúa mãi hiện diện với nhân trần. Khi sai Con Một vào trần gian trong kiếp người thì hẳn Người muốn tỏ bày thánh ý rằng Người muốn chúng ta, tạo vật cao trọng nhất trong các loài hữu hinh vốn đã được dựng nên theo hình ảnh của Người hãy làm cho Danh Người cả sáng như Đức Giêsu, Đấng luôn tự xưng là Con Người. Và nếu có chút niềm tin chắc hẳn chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện của Đấng Toàn Năng và đầy lòng xót thương nơi nhiều tâm hồn đang quảng đại hiến thân vì tha nhận trong cơn đại dịch này. Không chỉ là hình ảnh các quan chức Chính phủ xông xáo nơi này nơi kia, các y bác sĩ ở tuyến đầu hay các tình nguyện viên mà có đó nhiều nhà khoa học miệt mài lo nhân loại trong các phòng thí nghiệm âm thầm, có đó nhiều tâm hồn bé mọn với những việc nhỏ nhặt vô danh qua việc vệ sinh, khử trùng và có đó rất nhiều người hy sinh cùng với lời khẩn nguyện chân thành... Tất cả là vì một cuộc sống bình yên cho nhân loại vượt qua cơn đại dịch.
Vững tin vào tình yêu và quyền năng của thiên Chúa, bạn và tôi, chúng ta làm được gì để cho Danh Cha cả sáng, để cho tha nhân cảm nhận rằng Thiên Chúa mãi đồng hành với nhân loại, đặc biệt trong những hoàn cảnh khổ đau như Chúa Giêsu ngày xưa ở cùng các môn đệ? Bằng thái độ và hành động cụ thể ước gì chúng ta có thể nói như thánh tông đồ dân ngoại rằng: Tôi sống mà không phải là tôi sống, nhưng chính Chúa Kitô đang sống trong tôi” (Gl 2,20).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật cầu bình an qua cơn đại dịch)
Lời Chúa Giáo hội dọn cho chúng ta nghe trích đọc trong Chúa Nhật mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đặc biệt xin ơn bình an trong thời gian đại dịch Côvid 19 này khởi đi từ bài đọc thứ nhất trích sáng Ai ca. Hai từ ai ca như đã nói lên khá rõ về nội hàm muốn trình bày là lời ca bi ai của con người dâng lên Thiên Chúa. Cuộc đời con người nhuốm đầy sự khổ ải. Anh em Phật tử xem đời là bể khổ dâu. Dù không quá bi quan nhưng Kitô hữu vẫn chân nhận thực tiễn như lời Chúa Giêsu đã từng nói: “ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34). Chuyện đời cha ông chúng ta kinh nghiệm: “Phúc bất trùng lai. Họa vô đơn chí”.
Cảnh khổ ải mà nhân loại đang phải vất vả long đong hôm nay đó là đại dịch Côvid 19. Nỗi khổ đau không dừng lại ở những người vướng phải con virus corona trong khi tuổi đã già hoặc có mắc bệnh nền mà còn cả nơi nhiều người thân của họ. Cảnh khổ đau còn lan qua cả xã hội với nỗi lo sợ canh cánh bên mình không biết khi nào mình dính phải virus. Nỗi khổ càng tăng lên nơi này nơi kia vì sự đình trệ các mối tương quan xã hội, đình trệ sản xuất kinh doanh, nhất là nhiều kiểu cách “chống dịch” thiếu khoa học, thiếu tình người. Và nhiều chuyên gia tâm lý còn cảnh báo về nỗi khổ của con người đang và sẽ gánh chịu lâu dài được gọi tên là hệ quả côvid và hậu côvid: tâm thần căng thẳng (stress); sự trầm uất…
Trong mọi hoàn cảnh thuận nghịch, Kitô hữu luôn được mời gọi hãy gắn bó với Thiên Chúa. Cách riêng trong cơn khốn khó của cảnh đại dịch này chúng ta cần phải đặt niềm tin và sự phó thác vào bàn tay đầy quyền năng và tình yêu của Đấng mà chúng ta tuyên xưng là Cha. Giáo hội cho chúng ta nghe trích đọc bài Tin mừng tường thuật câu chuyện các tông đồ đang lâm cơn khốn khó trên biển hồ vì sóng to gió lớn và khi họ cầu cứu Thầy Giêsu thì Người đã ra tay uy quyền che chở họ bằng cách truyền phán cho gió yên, biển lặng (x. Mc 4,35-41).
“Người là ai mà cả gió và biển đều vâng lệnh Người?” Đã theo Thầy chí thánh một thời gian khá lâu, đã từng chứng kiến quyền năng của Thầy trên bệnh tật và các thần ô uế, thế mà giờ đây khi thấy Thầy truyền cho gió trời, sóng biển yên lặng thì các tông đồ vẫn kinh ngạc đến sững sờ. Thầy là ai mà có quyền lực trên cả giới tự nhiên? Chỉ đến sau biến cố phục sinh của Người thì các tông đồ mới xác tín Thầy là Thiên Chúa thật, Con Một của Cha trên trời, là hình ảnh của Đấng dựng nên vũ trụ đất trời.
Chúng ta vốn dễ sững sờ trước quyền năng phi thường của những ai đó. Thế nhưng nhiều khi chúng ta ít kinh ngạc trước tấm lòng của người này người kia. Các tông đồ kinh ngạc vì thấy Thầy phán một lời gió biển liền yên lặng. Sao các ngài không kinh ngạc vì dù thuyền chồng chành, nước đã ập vào thuyền, thuyền sắp chìm mà Thầy vẫn ngủ say? Chắc hẳn một lúc nào đó sau này, các tông đồ mới cảm nghiệm tấm lòng yêu thương vô bờ của Thầy. Vì yêu thương nhân loại đang khốn khổ tư bề vì bệnh tật, vì quỷ ám, vì thiếu người giảng dạy, Thầy Giêsu đã vất vả lao nhọc ngày đêm đến độ không còn thời giờ ăn uống và nghỉ ngơi, thậm chí người thân lầm tưởng Người đã mất trí. Sóng to gió lớn, nước tràn vào thuyền, thuyền sắp chìm, nhưng Đấng đã tự nguyện ôm lấy mọi bệnh hoạn tật nguyền của nhân gian vẫn đang“ngủ say như chết”, tất thảy chỉ vì quá lao tâm và tổn sức. Chân dung Thiên Chúa toàn năng và đầy lòng thương xót đã nên hữu hình nơi Đức Giêsu Kitô.
Cùng với thánh Phaolô tông đồ mong sao chúng ta có được sự xác tín rằng: “Không, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”(Rm 8,39). Cùng với tác giả Thánh Vịnh chúng ta xác tín rằng nếu không yêu thương chúng ta thì Thiên Chúa dựng nên chúng ta làm gì. Nếu không yêu thương thế gian thì sao Người lại phó ban chính Người Con Một cho thế gian? Thiên Chúa là Tinh Yêu. Người cũng là Đấng quyền năng vô cùng. Thế thì tại sao biết bao lời khẩn cầu trong cơn đại dịch như vẫn chưa thấu tới tai Người? Trong lịch sử nhiều triết gia đã vì hiện tượng này nên đã chọn quan điểm “vô thần”, chẳng hạn như Jean-Paul Satre, Albert Camus…
Thiên Chúa mãi hiện diện với nhân trần. Khi sai Con Một vào trần gian trong kiếp người thì hẳn Người muốn tỏ bày thánh ý rằng Người muốn chúng ta, tạo vật cao trọng nhất trong các loài hữu hinh vốn đã được dựng nên theo hình ảnh của Người hãy làm cho Danh Người cả sáng như Đức Giêsu, Đấng luôn tự xưng là Con Người. Và nếu có chút niềm tin chắc hẳn chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện của Đấng Toàn Năng và đầy lòng xót thương nơi nhiều tâm hồn đang quảng đại hiến thân vì tha nhận trong cơn đại dịch này. Không chỉ là hình ảnh các quan chức Chính phủ xông xáo nơi này nơi kia, các y bác sĩ ở tuyến đầu hay các tình nguyện viên mà có đó nhiều nhà khoa học miệt mài lo nhân loại trong các phòng thí nghiệm âm thầm, có đó nhiều tâm hồn bé mọn với những việc nhỏ nhặt vô danh qua việc vệ sinh, khử trùng và có đó rất nhiều người hy sinh cùng với lời khẩn nguyện chân thành... Tất cả là vì một cuộc sống bình yên cho nhân loại vượt qua cơn đại dịch.
Vững tin vào tình yêu và quyền năng của thiên Chúa, bạn và tôi, chúng ta làm được gì để cho Danh Cha cả sáng, để cho tha nhân cảm nhận rằng Thiên Chúa mãi đồng hành với nhân loại, đặc biệt trong những hoàn cảnh khổ đau như Chúa Giêsu ngày xưa ở cùng các môn đệ? Bằng thái độ và hành động cụ thể ước gì chúng ta có thể nói như thánh tông đồ dân ngoại rằng: Tôi sống mà không phải là tôi sống, nhưng chính Chúa Kitô đang sống trong tôi” (Gl 2,20).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Hy Tế
Lm. Giuse Trần Việt Hùng..
08:46 14/10/2021
Chúa Nhật 29 Mùa Thường Niên
(Is 53. 10, 11; Dt, 4, 14-16; Mc 10, 35-45)
Khi bước vào trong nhà thờ Công Giáo, chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh đau thương của Chúa Giêsu Kitô chết treo trên thánh giá nơi cung thánh. Thân mình Chúa trần trụi, đầu đội mạo gai, hai chân hai tay bị đóng đinh vào thánh giá, cạnh sườn bị đâm thủng, mình mẩy dính đầy máu và chết trong tư thế gục đầu xuống. Cái chết của Chúa thật bi thương. Những người tin vào Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế đã kính thờ bái lạy và ghi dấu thánh giá trên mình. Chúa đã hiến thân mình làm hy tế để giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Của lễ hiến tế là chính thân xác của Chúa Giêsu. Chúa Kitô đã chết trên thánh giá và đã sống lại vinh hiển đang ngự bên hữu Chúa Cha. Nhiều người không biết và không tin vào Chúa Kitô, họ không thể hiểu tại sao người Công Giáo lại tôn thờ một Đấng, bị xem như là tội nhân của đế quốc Rôma đã phải xử tội tử hình.
Tiên tri Isaia đã tiên báo về Đấng sẽ đến, người tôi tớ trung tín và công chính sẽ chịu khổ hình để gánh tội trần gian. Làm người ai cũng muốn sống an vui và hạnh phúc, chẳng mấy ai muốn đời mình bị đau khổ. Thực ra chỉ có đau khổ mới hóa giải được khổ đau. Nếu chúng ta không gặp đau khổ, chúng ta không biết thế nào là vui sướng hạnh phúc. Nếu chúng ta không có đau đớn bệnh hoạn, chúng ta không biết mình đang an khang khỏe mạnh. Người tôi tớ công chính đã lãnh chịu mọi thống khổ ở đời để biến đổi nó thành hoa trái tốt lành của ơn cứu độ.
Người Tôi Trung của tiên tri Isaia là hình ảnh của Đấng được Xức Dầu, Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã chấp nhận thân phận con người yếu đuối, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã chọn con đường thánh giá để giao hòa. Con đường Chúa đi là con đường ngược chiều, có nhiều đau thương và chông gai. Thơ Do-thái gọi Ngài là Thượng Tế để gắn kết với hy tế mà chính Ngài đã hiến dâng. Hy lễ đền tội cho nhân loại hiến dâng lên Thiên Chúa Cha một lần là đủ.
Câu chuyện trong bài Phúc âm rất tuyệt vời. Thánh Maccô rằng hai anh em ông Giacôbê và Gioan đến gần Chúa và thưa: Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy. Sự khẩn cầu của hai ông cũng giống như sự cầu xin hằng ngày của mỗi người chúng ta. Mở lời cầu xin, nếu nhận được ơn ngay, thì dễ dàng quá. Ai cũng có thể cầu xin được. Không trải qua đắng cay thử thách, chúng ta không thể đạt được triều thiên vinh quang. Chúa Giêsu đã thẳng thắn trả lời cho hai ông và các tông đồ về cách sống đạo. Muốn được hưởng vinh quang, các ngài phải uống chén đắng mà Chúa sắp uống. Có nghĩa là phải sống, phải tu luyện, phải phấn đấu trường kỳ và phải chịu mọi thử thách gian nan trong niềm tin.
Chúa Giêsu đã uống chén đắng qua tất cả những khổ đau mà Ngài phải chịu. Chúa bị người đời ruồng bỏ, chống đối, tẩy chay, khinh dể, nhạo báng, đánh đập, xô đẩy, khạc nhổ, la hét, phản bội, chối từ, đóng đinh và chết trên thập giá. Chúa chấp nhận tất cả như người tôi tớ trung tín để cảm thông mọi nỗi cơ cực của con người. Hai tông đồ Gioan và Giacôbê đã đi trọn con đường theo Chúa. Tông đồ Giâcobê là người đầu tiên trong mười hai tông đồ đã đổ máu đào làm nhân chứng cho Chúa Giêsu đã chết và sống lại. Thánh Gioan đã một đời rao giảng về tình yêu của Chúa và tín trung cho đến giây phút cuối cùng.
Tin vào Chúa là bước theo con đường Chúa đã đi. Chúng ta không thể đi theo con đường tắt để đạt vinh quang. Con đường vắn gọn, thư thái nhẹ nhàng chỉ là bánh vẽ và ảo tưởng. Muốn hành đạo tốt, chúng ta phải bước xuống. Sống đạo phải khởi đi từ trái tim yêu thương. Chúa Giêsu đã trải nghiệm kiếp người trong khiêm hạ phục vụ. Chúa là Thầy và là Chúa đã quỳ xuống, lấy nước rửa và lau chân cho các môn đệ. Chúa đã không loại trừ một ai, cho dù Chúa biết có những đôi bàn chân không xứng đáng. Chúa đã hạ mình xuống tận cùng để lãnh nhận công việc của người tôi tớ. Từ đáy vực thẳm thấp hèn, Chúa đã nâng con người lên làm bạn hữu và được đồng thừa tự vinh quang trong Nước Chúa.
Chúa Giêsu đã mở con đường phục vụ trong khiêm hạ. Một lời mời gọi phục vụ chân tình đối với tất cả các phẩm trật trong Giáo hội. Đặc biệt trong các giờ phụng vụ thánh lễ và các nghi lễ, linh mục và các thừa tác viên có những trách nhiệm và bổn phận riêng phải chu toàn. Chúng ta hãy ý thức tôn trọng lẫn nhau, đừng dẫm chân lên nhau, đừng lớn tiếng phàn nàn, đừng tỏ thái độ cau có và xúc phạm danh dự của nhau. Chúng ta cùng đến để phục vụ cộng đoàn, chứ không phải được phục vụ.
Lạy Chúa, con đường Chúa đã đi xưa là con đường khổ giá, khiêm tốn và phục vụ, xin cho chúng con biết dõi theo lối gót của Chúa để cùng xả thân hy sinh phục vụ tha nhân.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
(Is 53. 10, 11; Dt, 4, 14-16; Mc 10, 35-45)
Khi bước vào trong nhà thờ Công Giáo, chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh đau thương của Chúa Giêsu Kitô chết treo trên thánh giá nơi cung thánh. Thân mình Chúa trần trụi, đầu đội mạo gai, hai chân hai tay bị đóng đinh vào thánh giá, cạnh sườn bị đâm thủng, mình mẩy dính đầy máu và chết trong tư thế gục đầu xuống. Cái chết của Chúa thật bi thương. Những người tin vào Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế đã kính thờ bái lạy và ghi dấu thánh giá trên mình. Chúa đã hiến thân mình làm hy tế để giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Của lễ hiến tế là chính thân xác của Chúa Giêsu. Chúa Kitô đã chết trên thánh giá và đã sống lại vinh hiển đang ngự bên hữu Chúa Cha. Nhiều người không biết và không tin vào Chúa Kitô, họ không thể hiểu tại sao người Công Giáo lại tôn thờ một Đấng, bị xem như là tội nhân của đế quốc Rôma đã phải xử tội tử hình.
Tiên tri Isaia đã tiên báo về Đấng sẽ đến, người tôi tớ trung tín và công chính sẽ chịu khổ hình để gánh tội trần gian. Làm người ai cũng muốn sống an vui và hạnh phúc, chẳng mấy ai muốn đời mình bị đau khổ. Thực ra chỉ có đau khổ mới hóa giải được khổ đau. Nếu chúng ta không gặp đau khổ, chúng ta không biết thế nào là vui sướng hạnh phúc. Nếu chúng ta không có đau đớn bệnh hoạn, chúng ta không biết mình đang an khang khỏe mạnh. Người tôi tớ công chính đã lãnh chịu mọi thống khổ ở đời để biến đổi nó thành hoa trái tốt lành của ơn cứu độ.
Người Tôi Trung của tiên tri Isaia là hình ảnh của Đấng được Xức Dầu, Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã chấp nhận thân phận con người yếu đuối, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã chọn con đường thánh giá để giao hòa. Con đường Chúa đi là con đường ngược chiều, có nhiều đau thương và chông gai. Thơ Do-thái gọi Ngài là Thượng Tế để gắn kết với hy tế mà chính Ngài đã hiến dâng. Hy lễ đền tội cho nhân loại hiến dâng lên Thiên Chúa Cha một lần là đủ.
Câu chuyện trong bài Phúc âm rất tuyệt vời. Thánh Maccô rằng hai anh em ông Giacôbê và Gioan đến gần Chúa và thưa: Xin cho chúng con một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả Thầy trong vinh quang của Thầy. Sự khẩn cầu của hai ông cũng giống như sự cầu xin hằng ngày của mỗi người chúng ta. Mở lời cầu xin, nếu nhận được ơn ngay, thì dễ dàng quá. Ai cũng có thể cầu xin được. Không trải qua đắng cay thử thách, chúng ta không thể đạt được triều thiên vinh quang. Chúa Giêsu đã thẳng thắn trả lời cho hai ông và các tông đồ về cách sống đạo. Muốn được hưởng vinh quang, các ngài phải uống chén đắng mà Chúa sắp uống. Có nghĩa là phải sống, phải tu luyện, phải phấn đấu trường kỳ và phải chịu mọi thử thách gian nan trong niềm tin.
Chúa Giêsu đã uống chén đắng qua tất cả những khổ đau mà Ngài phải chịu. Chúa bị người đời ruồng bỏ, chống đối, tẩy chay, khinh dể, nhạo báng, đánh đập, xô đẩy, khạc nhổ, la hét, phản bội, chối từ, đóng đinh và chết trên thập giá. Chúa chấp nhận tất cả như người tôi tớ trung tín để cảm thông mọi nỗi cơ cực của con người. Hai tông đồ Gioan và Giacôbê đã đi trọn con đường theo Chúa. Tông đồ Giâcobê là người đầu tiên trong mười hai tông đồ đã đổ máu đào làm nhân chứng cho Chúa Giêsu đã chết và sống lại. Thánh Gioan đã một đời rao giảng về tình yêu của Chúa và tín trung cho đến giây phút cuối cùng.
Tin vào Chúa là bước theo con đường Chúa đã đi. Chúng ta không thể đi theo con đường tắt để đạt vinh quang. Con đường vắn gọn, thư thái nhẹ nhàng chỉ là bánh vẽ và ảo tưởng. Muốn hành đạo tốt, chúng ta phải bước xuống. Sống đạo phải khởi đi từ trái tim yêu thương. Chúa Giêsu đã trải nghiệm kiếp người trong khiêm hạ phục vụ. Chúa là Thầy và là Chúa đã quỳ xuống, lấy nước rửa và lau chân cho các môn đệ. Chúa đã không loại trừ một ai, cho dù Chúa biết có những đôi bàn chân không xứng đáng. Chúa đã hạ mình xuống tận cùng để lãnh nhận công việc của người tôi tớ. Từ đáy vực thẳm thấp hèn, Chúa đã nâng con người lên làm bạn hữu và được đồng thừa tự vinh quang trong Nước Chúa.
Chúa Giêsu đã mở con đường phục vụ trong khiêm hạ. Một lời mời gọi phục vụ chân tình đối với tất cả các phẩm trật trong Giáo hội. Đặc biệt trong các giờ phụng vụ thánh lễ và các nghi lễ, linh mục và các thừa tác viên có những trách nhiệm và bổn phận riêng phải chu toàn. Chúng ta hãy ý thức tôn trọng lẫn nhau, đừng dẫm chân lên nhau, đừng lớn tiếng phàn nàn, đừng tỏ thái độ cau có và xúc phạm danh dự của nhau. Chúng ta cùng đến để phục vụ cộng đoàn, chứ không phải được phục vụ.
Lạy Chúa, con đường Chúa đã đi xưa là con đường khổ giá, khiêm tốn và phục vụ, xin cho chúng con biết dõi theo lối gót của Chúa để cùng xả thân hy sinh phục vụ tha nhân.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:39 14/10/2021
35. Thiên Chúa không thể khiến cho con người tự thỏa mãn mình, bởi vì không có điều gì có thể thỏa mãn họ được.
(Thánh Alphonsus de Liguori)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:42 14/10/2021
83. VỢ NẰM PHÒNG CỦA HÒA THƯỢNG
Thượng thư Hoắc Thao muốn sau khi đập bỏ ngôi chùa thì xây nhà ở cho mình, bèn xúi giục huyện lệnh đuổi hòa thượng đi, hòa thượng bèn viết một bài thơ và dán trên tường:
- “Học sĩ (Hoắc Thao là người đọc sách) dời nhà đến chùa của hòa thượng, vợ Hội Nguyên (tên chữ của Hoắc Thao) nằm phòng của hòa thượng già”.
Hoắc Thao nhìn thấy thì trong lòng hổ thẹn, bèn thôi không phá nhà chùa để xây nhà mình nữa.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 83:
Ở đời có những cường hào ác bá, ỷ vào quan quyền đặc ân này nọ của nhà vua nên tác oai tác quái, ngay cả nơi thờ tự của bá tánh là chốn linh thiêng cũng muốn phá bỏ chiếm lấy, để xây nhà ở cho vợ chính vợ bé của mình...
Ông thượng thư Hoắc Thao dù tác quái, nhưng hai con mắt thịt vẫn còn sáng để đọc bài thơ của hòa thượng, nên con mắt lương tri cũng mở...he hé, để thấy thẹn với lương tâm mình, đó cũng là một cơ hội tốt cho người còn lương tâm.
Chỉ một bài thơ dán trên tường mà làm cho ông quan tham lam phải hồi tâm tỉnh trí, huống hồ là Lời Chúa đối với người Ki-tô hữu !
Lời Chúa được viết trong tâm hồn, được viết trong vũ trụ, được viết trong cuộc sống của con người, được viết trong Thánh Kinh và được rao giảng mỗi ngày trong thánh lễ, mà nếu người Ki-tô hữu không hồi tâm tỉnh trí thì ôi thôi chào thua vậy, nếu bị phạt đời đời trong hỏa ngục thì đừng trách sao Thiên Chúa bất công vậy...hu hu hu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thượng thư Hoắc Thao muốn sau khi đập bỏ ngôi chùa thì xây nhà ở cho mình, bèn xúi giục huyện lệnh đuổi hòa thượng đi, hòa thượng bèn viết một bài thơ và dán trên tường:
- “Học sĩ (Hoắc Thao là người đọc sách) dời nhà đến chùa của hòa thượng, vợ Hội Nguyên (tên chữ của Hoắc Thao) nằm phòng của hòa thượng già”.
Hoắc Thao nhìn thấy thì trong lòng hổ thẹn, bèn thôi không phá nhà chùa để xây nhà mình nữa.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 83:
Ở đời có những cường hào ác bá, ỷ vào quan quyền đặc ân này nọ của nhà vua nên tác oai tác quái, ngay cả nơi thờ tự của bá tánh là chốn linh thiêng cũng muốn phá bỏ chiếm lấy, để xây nhà ở cho vợ chính vợ bé của mình...
Ông thượng thư Hoắc Thao dù tác quái, nhưng hai con mắt thịt vẫn còn sáng để đọc bài thơ của hòa thượng, nên con mắt lương tri cũng mở...he hé, để thấy thẹn với lương tâm mình, đó cũng là một cơ hội tốt cho người còn lương tâm.
Chỉ một bài thơ dán trên tường mà làm cho ông quan tham lam phải hồi tâm tỉnh trí, huống hồ là Lời Chúa đối với người Ki-tô hữu !
Lời Chúa được viết trong tâm hồn, được viết trong vũ trụ, được viết trong cuộc sống của con người, được viết trong Thánh Kinh và được rao giảng mỗi ngày trong thánh lễ, mà nếu người Ki-tô hữu không hồi tâm tỉnh trí thì ôi thôi chào thua vậy, nếu bị phạt đời đời trong hỏa ngục thì đừng trách sao Thiên Chúa bất công vậy...hu hu hu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lừng Danh
Lm Vũđình Tường
17:08 14/10/2021
Đức Kitô dậy môn đệ lối sống mới. Lối sống mới khác biệt rất nhiều so với lối sống cũ. Cuộc sống hiện tại thay đổi ít, lối sống thay đổi nhiều. Trưởng thành trong lối sống mới, cuộc sống còn thay đổi nhiều hơn nữa. Trong thời kì chuyển tiếp này môn đệ Đức Kitô thường lúng túng, khi xử thế theo lối cũ, lúc lại xử thế theo lối mới. Khác biệt chính do cách làm việc khác nhau giữa khối óc và con tim. Lối cũ hướng dẫn bởi khối óc. Khối óc hành xử cách cứng rắn, sắt thép, tính toán hơn thiệt trước khi đưa ra hành động. Lối sống mới nghe tiếng nói của tim. Sống tình cảm, theo nhịp rung của con tim để hành xử. Đối xử, giúp đỡ anh em ít hay nhiều đều lệ thuộc vào mức rung động, cảm nhận, bén nhậy của con tim. Thiên Chúa đối xử với tha nhân bằng con tim Ngài. Môn đệ Đức Kitô rất thích lối sống mới, sống tình cảm. Tuy nhiên các ông cần thời gian để học hỏi, làm quen với lối sống tình cảm.
Lẫn lộn giữa mới và cũ. Có lần trên đường đi Capernaum các ông tranh biện ai là người khá nhất, xứng đáng trở thành thủ lãnh, lãnh đạo nhóm. Về nhà, Đức Kitô hướng dẫn các ông. Phong cách trong lối sống mới, lãnh đạo chính là khiêm nhường phục vụ.
'Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người Mc 9,35.
Được Đức Kitô chọn làm tông đồ là một đặc ân lớn. Giacôbê và Gioan vẫn ước mong được hơn anh em. Học từ kinh nghiệm lần trước, các ông không tranh cãi ai lớn, ai nhỏ nữa. Lần này hai anh em trực tiếp gặp Đức Kitô xin Ngài ban cho điều các ông mong đợi.
'Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang Mc 10,37
Ba lần Đức Kitô tiên đoán Ngài sẽ bị bắt, chịu đóng đanh, chết và sau ba ngày sống lại. Môn đệ Đức Kitô tin vào sự thông minh, tài trí, cách thoát hiểm siêu quần của Thầy. Các ông tin Thầy luôn có cách tự giải thoát khỏi mọi tai họa. Không ai có thể ám hại được Thầy. Môn đệ tin điều Đức Kitô tiên đoán về cái chết của Ngài sẽ không xảy ra. Nếu tin điều đó thực sự xảy ra, các ông không xin được ngồi bên tả, bên hữu Đức Kitô. Mười môn đệ kia ghen tức khi nghe điều hai anh em Giacôbe và Gioan xin vì các ông không tin Đức Kitô sẽ chết. Trường hợp các ông tin Đức Kitô chết, ba ngày sau sẽ sống lại, các ông đã không chán nản, chạy trốn sau khi Đức Kitô bị bắt. Điều các ông ghen tức cho biết sống theo tiếng gọi của con tim quả chưa bén rễ sâu trong tâm hồn các ông. Đức Kitô không khiển trách các ông nhưng hướng dẫn thêm cho các ông. Ngài nói với các ông hy sinh, tận hiến là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Chính Ngài tự chọn đi con đường đó để đến với Chúa cha. Chính Đức Kitô tự chọn thì việc Ngài để cho bị bắt, đóng đinh, sống lại là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Vì thế Ngài mới xác nhận Ngài đến để hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn dân.
'Ai muốn làm đầu thì phải làm đầy tớ mọi người. Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người'. Mc 10,45
Môn đệ Đức Kitô cũng học từ Thầy Chí Thánh. Các ông cũng tự nguyện hy sinh, chấp nhận đau khổ, vui lòng hiến thân với mục đích duy nhất là làm Vinh Danh Thiên Chúa. Thiên Chúa được vinh danh không phải vì hy sinh, đau khổ của môn đệ, mà chính là lòng yêu mến, lòng tín trung môn đệ dành cho Thiên Chúa mạnh hơn cả đau khổ và sự chết.
Đức Kitô không ban cho hai anh em điều họ xin, nhưng ban cho chén Ngài sắp chịu, cũng như phép rửa Ngài sắp lãnh nhận. Hai anh em đồng í nhưng không hiểu rõ đó là chén gì và phép rửa đó ra sao. Đức Kitô sống lại từ chõi chết cho biết: Cái ác thắng nhất thời, sự thiện thắng muôn đời. Đi theo con đường Đức Kitô hướng dẫn chính là chọn thua để thắng, chọn hy sinh, đau khổ để được vinh quang. Chọn chết nhất thời để sống muôn đời.
Ba lần Đức Kitô nói về cái chết của Ngài. Ba lần đồng nghĩa với nhiều lần. Trong trường hợp Đức Kitô, ba lần còn có nghĩa là điều đó chắc chắn xảy ra. Kẻ chống đối Đức Kitô hành xử bằng lí chí, bằng phán đoán của khối óc. Họ tin là sức mạnh của họ có thể triệt tiêu lối sống tình cảm Đức Kitô rao giảng. Đúng thế hành động ác độc gây đau khổ có khả năng phá hoại thân xác con người, nhưng không thể xác định ác độc lay chuyển nội tâm, thay đổi tâm tính nạn nhân. Lòng xót thương gây thiện cảm, hoán cải. Đây chính là đường lối Chúa.
Roi đòn làm rách nát thân thể Đức Kitô. Thập giá tàn phá hình tượng Ngài, lưỡi đòng đâm thấu tim. Trong khi đó tâm tư Ngài dành cho Chúa Cha không lay chuyển. Tình yêu Ngài dành cho muôn dân trong sáng hơn. Ngài chết trong thinh lặng làm người sĩ quan lãnh đạo quân lính hành hình đấm ngực ăn năn vì hành động tàn bạo, hối lỗi vì lời nói tục tĩu, thô lỗ. Bạo lực đã thua. Khiêm nhu đã thắng.
Tình yêu chân chính luôn đi chung với hy sinh. Đức Kitô trở thành vĩ đại cho muôn dân. Môn đệ Đức Kitô chọn đi con đường đó để làm Vinh Danh Chúa. Đức Kitô chết như người nô lệ vô danh. Ba ngày sau, Ngài sống lại, Danh Ngài vang lừng cho toàn thể nhân loại. Kitô hữu sống là sống cho Đức Kitô và chết là chết trong Đức Kitô để được chia sẻ vinh quang Danh Ngài.
TiengChuong.org
True Greatness
The apostles of Jesus had followed Him for some time. He taught them the radical, new way of life, which was quite opposite to the way of the world. The way of the world, its frame of reference, way of thinking and behaving, was very much the logic of the mind. This way was imbedded in the minds of the apostles. Jesus showed them the new way of life. It was not the way of one's mind, but rather the way of one's heart. God's way was the way of God's heart; its 'new frame of reference' based not on materials, but on love- loving God and neighbour- The apostles embraced this new teaching, but struggled to put it into practice. They needed time to change, to adapt to the new way of life. They tried to follow God's way; but the way of the world resurfaced from time to time. Once at Capernaum, they argued about who would be the greatest amongst them. Jesus told them, God's way was humble service,
'If anyone wants to be first, he must make himself last of all and servant of all'. Mk 9,35.
Being chosen by Jesus was a great privilege, and yet the two sons of Zebedee, James and John, wanted to receive more favour from Jesus. Learning from the Capernaum's experience, the two brothers made their wish known directly to Jesus. They asked to sit next to Him in God's kingdom.
'Allow us to sit one at your right and the other at your left in your glory' Mk 10,37.
James and John would not take seriously Jesus' prophesy about his death on the cross, and three days later to rise again. If they had taken it seriously, they would not make such request. The other ten apostles were no be better, because they themselves were jealous of James and John. This tells us that adapting to a new way of life is not easy. Jesus helped the apostles to value the way of love by giving them another lesson. The first lesson was about humble service. The second lesson was about sacrifice. He told them,
'For the Son of Man himself did not come to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many'. v.45.
The teaching implied, that ultimately true discipleship was to give glory to God, even at the cost of one's life. Jesus himself did it. He offered the two brothers to drink the cup, which He himself would drink, and to be baptised with the baptism, with which He himself would be baptised. The brothers took the offer, but had no idea what might happen to them.
Three times, Jesus prophesised His violent death. Three times meant many, but in Jesus' case three times meant certainty. Jesus' death would certainly happen. His opponents believed the way of the mind could destroy the way of the heart. One could submit to the pain inflicted upon a person, but not be sure of his or her inner life and heart. The whips could disfigure Jesus' physical body, but His love for humanity was unmoved. Being nailed on the cross, Jesus perfected His teaching, making the way of the heart even more prominent. Sacrifice and true love always go together. Jesus, the 'Suffering Servant', became the greatest amongst His disciples. Those who follow His way would not suffer in vain, but their very suffering makes the cross of Christ more powerful.
Jesus took the form of a slave to free us from the slavery of sin. He told us, His true disciples must make the common good available for others, not simply for oneself. That is the way of the heart.
Lẫn lộn giữa mới và cũ. Có lần trên đường đi Capernaum các ông tranh biện ai là người khá nhất, xứng đáng trở thành thủ lãnh, lãnh đạo nhóm. Về nhà, Đức Kitô hướng dẫn các ông. Phong cách trong lối sống mới, lãnh đạo chính là khiêm nhường phục vụ.
'Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người Mc 9,35.
Được Đức Kitô chọn làm tông đồ là một đặc ân lớn. Giacôbê và Gioan vẫn ước mong được hơn anh em. Học từ kinh nghiệm lần trước, các ông không tranh cãi ai lớn, ai nhỏ nữa. Lần này hai anh em trực tiếp gặp Đức Kitô xin Ngài ban cho điều các ông mong đợi.
'Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang Mc 10,37
Ba lần Đức Kitô tiên đoán Ngài sẽ bị bắt, chịu đóng đanh, chết và sau ba ngày sống lại. Môn đệ Đức Kitô tin vào sự thông minh, tài trí, cách thoát hiểm siêu quần của Thầy. Các ông tin Thầy luôn có cách tự giải thoát khỏi mọi tai họa. Không ai có thể ám hại được Thầy. Môn đệ tin điều Đức Kitô tiên đoán về cái chết của Ngài sẽ không xảy ra. Nếu tin điều đó thực sự xảy ra, các ông không xin được ngồi bên tả, bên hữu Đức Kitô. Mười môn đệ kia ghen tức khi nghe điều hai anh em Giacôbe và Gioan xin vì các ông không tin Đức Kitô sẽ chết. Trường hợp các ông tin Đức Kitô chết, ba ngày sau sẽ sống lại, các ông đã không chán nản, chạy trốn sau khi Đức Kitô bị bắt. Điều các ông ghen tức cho biết sống theo tiếng gọi của con tim quả chưa bén rễ sâu trong tâm hồn các ông. Đức Kitô không khiển trách các ông nhưng hướng dẫn thêm cho các ông. Ngài nói với các ông hy sinh, tận hiến là con đường dẫn đến Thiên Chúa. Chính Ngài tự chọn đi con đường đó để đến với Chúa cha. Chính Đức Kitô tự chọn thì việc Ngài để cho bị bắt, đóng đinh, sống lại là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Vì thế Ngài mới xác nhận Ngài đến để hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn dân.
'Ai muốn làm đầu thì phải làm đầy tớ mọi người. Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người'. Mc 10,45
Môn đệ Đức Kitô cũng học từ Thầy Chí Thánh. Các ông cũng tự nguyện hy sinh, chấp nhận đau khổ, vui lòng hiến thân với mục đích duy nhất là làm Vinh Danh Thiên Chúa. Thiên Chúa được vinh danh không phải vì hy sinh, đau khổ của môn đệ, mà chính là lòng yêu mến, lòng tín trung môn đệ dành cho Thiên Chúa mạnh hơn cả đau khổ và sự chết.
Đức Kitô không ban cho hai anh em điều họ xin, nhưng ban cho chén Ngài sắp chịu, cũng như phép rửa Ngài sắp lãnh nhận. Hai anh em đồng í nhưng không hiểu rõ đó là chén gì và phép rửa đó ra sao. Đức Kitô sống lại từ chõi chết cho biết: Cái ác thắng nhất thời, sự thiện thắng muôn đời. Đi theo con đường Đức Kitô hướng dẫn chính là chọn thua để thắng, chọn hy sinh, đau khổ để được vinh quang. Chọn chết nhất thời để sống muôn đời.
Ba lần Đức Kitô nói về cái chết của Ngài. Ba lần đồng nghĩa với nhiều lần. Trong trường hợp Đức Kitô, ba lần còn có nghĩa là điều đó chắc chắn xảy ra. Kẻ chống đối Đức Kitô hành xử bằng lí chí, bằng phán đoán của khối óc. Họ tin là sức mạnh của họ có thể triệt tiêu lối sống tình cảm Đức Kitô rao giảng. Đúng thế hành động ác độc gây đau khổ có khả năng phá hoại thân xác con người, nhưng không thể xác định ác độc lay chuyển nội tâm, thay đổi tâm tính nạn nhân. Lòng xót thương gây thiện cảm, hoán cải. Đây chính là đường lối Chúa.
Roi đòn làm rách nát thân thể Đức Kitô. Thập giá tàn phá hình tượng Ngài, lưỡi đòng đâm thấu tim. Trong khi đó tâm tư Ngài dành cho Chúa Cha không lay chuyển. Tình yêu Ngài dành cho muôn dân trong sáng hơn. Ngài chết trong thinh lặng làm người sĩ quan lãnh đạo quân lính hành hình đấm ngực ăn năn vì hành động tàn bạo, hối lỗi vì lời nói tục tĩu, thô lỗ. Bạo lực đã thua. Khiêm nhu đã thắng.
Tình yêu chân chính luôn đi chung với hy sinh. Đức Kitô trở thành vĩ đại cho muôn dân. Môn đệ Đức Kitô chọn đi con đường đó để làm Vinh Danh Chúa. Đức Kitô chết như người nô lệ vô danh. Ba ngày sau, Ngài sống lại, Danh Ngài vang lừng cho toàn thể nhân loại. Kitô hữu sống là sống cho Đức Kitô và chết là chết trong Đức Kitô để được chia sẻ vinh quang Danh Ngài.
TiengChuong.org
True Greatness
The apostles of Jesus had followed Him for some time. He taught them the radical, new way of life, which was quite opposite to the way of the world. The way of the world, its frame of reference, way of thinking and behaving, was very much the logic of the mind. This way was imbedded in the minds of the apostles. Jesus showed them the new way of life. It was not the way of one's mind, but rather the way of one's heart. God's way was the way of God's heart; its 'new frame of reference' based not on materials, but on love- loving God and neighbour- The apostles embraced this new teaching, but struggled to put it into practice. They needed time to change, to adapt to the new way of life. They tried to follow God's way; but the way of the world resurfaced from time to time. Once at Capernaum, they argued about who would be the greatest amongst them. Jesus told them, God's way was humble service,
'If anyone wants to be first, he must make himself last of all and servant of all'. Mk 9,35.
Being chosen by Jesus was a great privilege, and yet the two sons of Zebedee, James and John, wanted to receive more favour from Jesus. Learning from the Capernaum's experience, the two brothers made their wish known directly to Jesus. They asked to sit next to Him in God's kingdom.
'Allow us to sit one at your right and the other at your left in your glory' Mk 10,37.
James and John would not take seriously Jesus' prophesy about his death on the cross, and three days later to rise again. If they had taken it seriously, they would not make such request. The other ten apostles were no be better, because they themselves were jealous of James and John. This tells us that adapting to a new way of life is not easy. Jesus helped the apostles to value the way of love by giving them another lesson. The first lesson was about humble service. The second lesson was about sacrifice. He told them,
'For the Son of Man himself did not come to be served but to serve, and to give his life as a ransom for many'. v.45.
The teaching implied, that ultimately true discipleship was to give glory to God, even at the cost of one's life. Jesus himself did it. He offered the two brothers to drink the cup, which He himself would drink, and to be baptised with the baptism, with which He himself would be baptised. The brothers took the offer, but had no idea what might happen to them.
Three times, Jesus prophesised His violent death. Three times meant many, but in Jesus' case three times meant certainty. Jesus' death would certainly happen. His opponents believed the way of the mind could destroy the way of the heart. One could submit to the pain inflicted upon a person, but not be sure of his or her inner life and heart. The whips could disfigure Jesus' physical body, but His love for humanity was unmoved. Being nailed on the cross, Jesus perfected His teaching, making the way of the heart even more prominent. Sacrifice and true love always go together. Jesus, the 'Suffering Servant', became the greatest amongst His disciples. Those who follow His way would not suffer in vain, but their very suffering makes the cross of Christ more powerful.
Jesus took the form of a slave to free us from the slavery of sin. He told us, His true disciples must make the common good available for others, not simply for oneself. That is the way of the heart.
Chúa Nhật XXIX Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
19:25 14/10/2021
CHÚA NHẬT XXIX TN (B)
Isaia 53: 10-11; T.vịnh 32; Do Thái 4: 14-16; Máccô 10: 35-45
Nếu không có chuyện gì khác thì các môn đệ vẫn vậy. Cách đây vài Chúa Nhật, khi Chúa Giêsu hỏi, các ông chấp nhận với Ngài rằng họ đã tranh cải trên đường đi về việc "ai trong các ông là người lớn nhất". Chúa Giêsu sửa chữa cho họ và nhắc nhở họ rằng việc trở nên người lớn nhất sẻ được đo bằng sự họ có muốn làm "tôi tớ cho tất cả"(Mc 9:30-37). Trong những ngày Chúa Nhật này chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài. Điều Chúa Giêsu chú trọng là việc tránh khỏi đám đông dân chúng, và Ngài đã để dành sức lo huấn luyện các môn đệ. Chúa Giêsu chuẩn bị cho họ về những gì sẽ xảy ra khi họ đến Giêrusalem là nơi Chúa Giêsu sẻ bị giao nộp và bị giết.
Hôm nay, chúng ta được biết, trong khi họ còn đi xa, các môn đệ vẫn chưa hiểu rõ về việc làm môn đệ là như thế nào, vì họ vẫn còn ham muốn quyền hành lớn nhất hay những ưu tiên. Chúa Giêsu vừa nói về những đau khổ của Ngài lần thứ ba, nhưng các ông vẫn chưa hiểu Ngài. Bài phúc âm hôm nay cho thấy rõ là ông Giacôbê và ông Gioan đã hình dung ra được cảng quang khi họ sẽ vào Giêrusalem trong vinh quang với Chúa Giêsu. Và trước khi đến đó, họ muốn biết rõ họ có được cất nhắc vào chổ cao nhất không. Họ nghĩ rằng công việc của Chúa Giêsu làm sẽ tạo nên vinh quang trong thế gian, và họ muốn đến gần Ngài để được hưởng phần bánh lớn nhất.
Nhưng, nếu họ nghe lời Chúa Giêsu dạy, thì họ sẻ biết rằn được ở gần ánh quang của Chúa Giêsu có nghĩa là họ phải chịu sỉ nhục, chịu đau khổ và chịu chết. Chúa Giêsu đã nói về vương quốc của Ngài và ông Giacôbê và ông Gioan tuyên bố muốn đến với vương quốc đó cùng với Chúa Giêsu. Nhưng, đến khi Chúa Giêsu bị treo lên trên cây thập giá và tuyên xưng Ngài là vua từ trên cây thập giá, các môn đệ hoàn toàn thất vọng. Họ không hiểu được bài học mà Chúa Giêsu đã dạy họ trên đường đi về việc làm môn đệ. Hiểu theo một cách khác, chúng ta không nên trách cho hai môn đệ đầy tham vọng. Thật ra, trên đường họ đi với Chúa Giêsu họ thấy Ngài làm nhiều phép lạ và thu hút đám đông quần chúng. Họ đã nghĩ theo lẻ thường là nếu mọi sự vẩn tiếp tục như thế và một khi họ vào Giêrusalem, Chúa Giêsu sẻ là vua.
Khi chúng ta có dự định gì cho tương lai của chúng ta, chúng ta luôn tìm cách đạt đến kết quả với lòng quyết tâm để thực hiện tham vọng của mình. Chúng ta luôn gạt bỏ những yếu tố trở ngại trong dự định và trui rèn cho sự thành công. Còn các môn đệ, trong cao trào quang vinh của Chúa Giêsu và của họ, họ làm sao có thể nghĩ được sẽ có sự đảo chiều sẽ xảy ra trước mắt họ? Hai người con ông Zêbêđê sẽ được chia phần trong vinh quang với Chúa Giêsu, vì họ là môn đệ của Ngài và họ cũng sẻ chia sự đau khổ và sự chết vì danh Chúa Giêsu. Họ nghĩ đến vinh quang thời vua David. Nhưng, triều đại Chúa Giêsu sẽ hoàn toàn khác hẳn. Hai ông nghĩ họ sẽ được ngồi trên chốn quyền lực, và chắc chắn là họ không bao giờ tưởng tượng ra được là chính loại quyền lực này sẽ vượt qua Chúa Giêsu và truy sát Ngài.
Điều ông Gia-cô-bê và ông Gioan xin Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ kia đâm ra bực tức với hai ông đó, và có lẽ họ cũng muốn xin Chúa Giêsu trước, nhờ đó Chúa Giêsu nghĩ rằng cần phải nói một lần nữa ý nghĩa tư cách của một thành viên trong vương quốc của Ngài đó chính là sự phục vụ. Chúa Giêsu cũng nhân dịp đó để nói mạnh hơn: Ai muốn theo Ngài sẻ phải trở nên "tôi tớ cho tất cả". Lời đó cũng đủ để cho các ông hiểu đến tận gốc.
Ông Gia-cô-bê và ông Gioan không phải là người duy nhất quyết chí làm môn đệ cho Chúa Giêsu. Thánh Máccô, tác giả phúc âm cũng có quyết tâm như vậy. Máccô luôn nhấn mạnh trong suốt phúc âm là 12 môn đệ không hiểu Chúa Giêsu là ai, và làm môn đệ là làm gì. Thánh Máccô viết phúc âm cho giáo hội tiên khởi đang bị bắt bớ vì họ là những người theo Chúa Kitô. Họ sẻ phải "uống chén” mà Chúa Giêsu đã uống nghĩa là các môn đệ cũng sẽ phải uống. Thánh Máccô trình bày một hình ảnh về sự hiểu lầm của 12 tông đồ trong việc làm môn đệ là làm gì, và cũng là một cách nhắc cộng đoàn giáo hội tiên khởi là họ không nên quên điều gì Chúa Giêsu đã dạy về việc phục vụ và chịu đau khổ vì danh Ngài. Giáo hội thánh Máccô khó lòng chấp nhận sự đau khổ và vỡ mộng về sự Chúa Giêsu sẻ trở lại để hoàn thành triều đại của Thiên Chúa đã được nói đến.
Thánh Máccô nhắc nhở giáo hội, lúc đó và cả bây giờ, người Kitô hữu trong giáo hội không thể biết trước được những dấu chỉ thường tình của thành quả bề thế của một tổ chức; như nhà thờ có quy mô rộng lớn, lượng người Kitô hữu được đông số; sự chấp nhận và quý trọng của thế giới; ảnh hưởng quyền lực lan toả của cộng đoàn; lời mời đón đên nơi quan trọng trong các bữa tiệc chính trị v.v… Tác giả phúc âm nhấn mạnh việc Chúa Giêsu bị thế giới chối bỏ, và việc Chúa Giêsu chú trọng đến việc các môn đệ Ngài nên ngồi chổ thấp nhất; đi bên kia đường và bị người ta chối từ, bị bỏ rơi như những người bên lề xã hội; chấp nhận hổ trợ cho những lý do chính đáng; bảo vệ môi trường, chống lại sự công nghiệp hoá cuộc sống v.v… Thánh Máccô đã đề nghị cho những người đọc phúc âm của ông là trong nhãn quan của thế giới và tệ hơn là trong nhãn quan của các Kitô hữu; những người theo Chúa Giêsu được xem như kẻ thất bại và không đáng để ý. Nhưng, rồi họ sẽ ra sao nếu họ vẫn theo Thầy của họ; Đấng đã đến và đã nói "Ta không đến để được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống của mình làm giá chuộc cho nhiều người".
Tôi không biết phải nghĩ gì về bài đọc thứ nhất trích sách ngôn sứ Isaia. Bài đọc rất ngắn và rất khó hiểu. Và trong đó, bản văn dường như chấp nhận sự sợ hải quá đáng của dân chúng về Thiên Chúa, nhất là về Đấng mà người ta thường gọi là "Thiên Chúa của Cựu Ước" Thiên Chúa có vẻ giận dữ và đầy bạo lực trong bản văn ngắn gọn đó: "Đức Chúa đã muốn người phải bị nghiền nát vì đau khổ”. Tôi chắc rằng những người đang bị đau khổ vì bệnh tật, hay vừa bị mất người thân thương, khi nghe thông điệp này sẽ chán nản theo bản văn này của Isaia. Họ, là những người đang sống cô đơn, hay còn tồi tệ hơn nữa là đang có cảm tưởng như bị bỏ rơi vì Thiên Chúa hình như không ở với họ trong nổi đau khổ. Vậy có thật là Thiên Chúa "vui lòng" "nghiền nát" một người với bệnh tật - nhất là người đó là tôi tớ của Thiên Chúa phải không? Nếu sự thật là thế, ai lại muốn phục vụ, hay đến gần một Thiên Chúa như thế? Làm thế nào mà một Thiên Chúa công chính lại có thể luận phạt một người tôi tớ trung tín? Trái lại, chúng ta có mong đợi là Đức Chúa sẽ đến để giải cứu cho người khỏi phải đau khổ để thêm năng lực cho một người tốt vượt qua thử thách của họ?
Là người rao giảng, tôi thấy bài đọc ngắn gọn đọc trong ngày Chúa Nhật này thật là đáng tiếc. Có thể người bị đau khổ là một mẩu gương cho kẻ khác học, qua sự kiên nhẫn chịu đựng mà không rời bỏ Thiên Chúa. Nếu như thế, một số điều tốt đẹp sẻ có thể đến từ sự đau khổ. Nhưng, tựu chung lại, tôi vẫn muốn thích đọc một bản khác để có thể chuyển tải thông điệp này ít tính "nặng nề" hơn. Vậy tôi có phải là người độc nhất nghĩ như thế, hay có người giảng thuyết khác cũng nghĩ bài đọc này là một trích đoạn đáng tiếc đã được chọn để đọc trong ngày Chúa Nhật này?
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
29th SUNDAY (B)
Isaiah 53: 10-11; Psalm 33; Hebrews 4: 14-16; Mark 10: 35-45
If nothing else, the disciples were persistent. A few Sundays ago, when Jesus asked, they admitted to him that they had been arguing on the road about, "who was the greatest" among them. Jesus corrected and reminded them that among his own, greatness would be measured by a willingness to be "servant of all" (Mark 9: 30-37). These Sundays we have been on the road with Jesus and his disciples. In recent weeks Jesus’ focus has shifted away from the crowds and he has been spending his energies teaching his disciples. He is preparing them for what will happen when they get to Jerusalem and he is handed over to be put to death.
Today we learn that, while they may be further along the road, the disciples have not advanced very much in their apprenticeship, because they still reveal their ambition for power and priority. Jesus had just made his third prediction of the passion, but his disciples still don’t understand. Today’s gospel confirms that. James and John envision a triumphant entrance with Jesus into Jerusalem and before they get there, they want to secure high places for themselves. They presume Jesus’ enterprise will end in worldly glory and they want to be up close to him to get a large share of the pie.
But if they had really been listening to what Jesus had been teaching them, they would have known that to be close to Jesus in his glory means to be close to him in his humiliation, suffering and death. Jesus had been speaking about his kingdom and James and John want to be there with Jesus when he claims it. But when the time comes for Jesus to be raised on the cross and proclaimed as king from the cross, the disciples’ disillusionment is complete. They missed the lesson Jesus had been teaching them on the road about discipleship. In a way you can’t blame the ambitious two, after all, on their travels Jesus had been performing miracles and attracting crowds. They had just presumed things would keep building and, once in Jerusalem, Jesus would be proclaimed king.
When we plan for our future we look to how we can achieve our goals and fulfill our ambitions. We put failure out of our minds as we forge on. How could the disciples at this high point in Jesus’ and their popularity even imagine the reversal that was ahead of them? The two sons of Zebedee would share in Jesus’ glory: as his disciples they too would come to know suffering and dying in his name. They had envisioned the glories of David’s kingdom; but Jesus’ kingdom would be quite different. They had envisioned sitting with the powerful and triumphant in the halls of power, they certainly weren’t imagining the powers overcoming Jesus and putting him to death.
James and John’s request and the indignation of the other ten, who probably wished they had put the request to Jesus first, provide an opportunity for Jesus to once again spell out what membership in his kingdom means – service. He even takes the opportunity to state it more strongly: anyone wishing to follow him, must be "slave to all." That’s enough to shake them to their roots!
James and John are not the only persistent disciples of the Lord. Mark, the evangelist, is also persistent. He is insistent throughout his gospel that the Twelve just don’t understand who Jesus is and what discipleship entails. Mark is writing for an early church being persecuted because they are Christ’s followers. They are having to "drink the cup" that Jesus drank and that he said his disciples would also drink. Mark paints a picture of the Twelve’s misunderstanding of discipleship as a way of reminding his own community that they must not forget what Jesus taught about service and suffering in his name. Mark’s church is having trouble accepting their suffering and is disillusioned about the Lord’s long delay in returning to bring to completion the reign of God he initiated.
Mark reminds the church, then and now, that Christianity can’t be measured by the ususal signs of institutional success: the size of church buildings; the numbers of adherents; acceptance and esteem in the world; influence in the halls of power; acceptance by world media; achievements of individual members; invitations to sit at prominent places at political banquets, etc. The evangelist stresses Jesus’ rejection of worldly approval and his insistence that his disciples must be found in the least likely places: on the wrong side of the tracks and of popular opinion; among the neglected and rejected; supporting just causes; protecting the environment against "progress"; etc. Mark has proposed to his readers that in the eyes of the world and maybe even to some Christians, Jesus’ followers look like failures and are the least significant. But then, what else would they look like, if they were following their Master who came, he said, not "to be served, but to serve and give his life as a ransom for many."
I don’t know what to do with the first reading from Isaiah. It is short and terribly off-putting. In addition, it seems to confirm people’s worse fears about God, especially the One some facilely call, "The God of the Old Testament." God sounds cruel and even sadistic in this brief reading: "The Lord was pleased to crush him in infirmity." I am sure some people suffering disease, or recent loss, will hear a very discouraging message in the Isaiah reading. They, who may already be feeling alone, may be made to feel even more bereft since not even God seems to be on their side in their pain. Does it really "please" God to "crush" someone with infirmity – especially a servant of God? If that is so, who would want to serve, or get close to this God? How could a just God punish a faithful servant? Wouldn’t we expect, instead, that God comes to rescue the just one from suffering, at least, to strengthen a good person through his/her trials?
As a preacher I find this all-too-brief selection in the Sunday lectionary very unfortunate. Perhaps the one who suffers sets an example to others by patiently bearing the agony and not turning away from God. If so, some good may come from the suffering, but all in all, I would vote for another reading that would get this message across with less "baggage." Am I alone in thinking this way or do other preachers find this reading an unfortunate selection this Sunday?
Hoàn toàn theo nghĩa đen
Lm. Minh Anh
23:13 14/10/2021
HOÀN TOÀN THEO NGHĨA ĐEN
“Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác!”; “Các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá ngạc nhiên khi chúng ta biết, những gì Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay, “Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác!”; “Các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ!” thì Ngài nói những điều này ‘hoàn toàn theo nghĩa đen’.
Khi bảo chúng ta đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác, Ngài có ý trấn an mỗi người khi phải chọn lựa trung thành với Thiên Chúa, không khuất phục trước áp lực từ bỏ Ngài. Ngài muốn chúng ta mạnh mẽ, không do dự, vì Thánh Thần của Ngài sẽ nâng đỡ, “Ơn Ta đủ cho con!”. Và đó là một sự thật mà các thánh tử đạo đã trải nghiệm. Điển hình như thánh Ignatiô Antiokia. Bị bắt, Ignatiô được chuyển đến Rôma, nơi bầy sư tử đang đợi ngài. Trên đường đi, trong một lá thư, Ignatiô van nài các tín hữu đừng ‘bác ái không đúng lúc’ với Ngài khi họ nại lên hoàng đế để ngài không bị hành quyết, “Anh em đừng tỏ lòng tốt với tôi một cách vô lý. Hãy để tôi trở nên của ăn cho thú dữ”, ‘hoàn toàn theo nghĩa đen’, “hầu tôi vui hưởng Thiên Chúa”; “Là hạt lúa mì của Chúa, tôi cần được thú dữ nghiền nát để nên tấm bánh tinh tuyền của Đức Kitô”. Ý nghĩa biết bao với Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa là chỗ dung thân; Chúa đùm bọc tôi trong niềm vui ơn cứu độ!”.
Ignatiô đã phác hoạ một mối liên hệ giữa cuộc tử đạo sắp tới của mình, lúa mì được xay nát bởi răng thú dữ, và Bí tích Thánh Thể, bánh tinh khiết của Thiên Chúa. Những từ này không chỉ mang tính loại suy khá ghê rợn nhưng còn biểu hiện một lòng đạo đức sâu sắc; đúng hơn, chúng chạm đến ý nghĩa thâm thuý nhất của mầu nhiệm Thánh Thể và sự dự phần của con người vào đó. Bí tích Thánh Thể, chóp đỉnh thờ phượng Thiên Chúa, một Thiên Chúa Nhập Thể, cũng là sự hy sinh thân mình của Chúa Kitô trên thập giá và phục sinh của Ngài. Qua Bí tích Thánh Thể, chúng ta trở nên của lễ được Chúa chấp nhận cùng với những khó khăn và thử thách mỗi ngày, ‘hoàn toàn theo nghĩa đen’, để duy trì sự kết hiệp với Chúa Kitô trong Thánh Thể.
Thánh Têrêxa Ávila Giáo Hội kính nhớ hôm nay là một con người đã dâng những khó khăn và thử thách của mình để kết hiệp với Chúa Giêsu một cách tuyệt vời. Têrêxa vào tu viện Ávila’s Carmelite, một tu viện lớn, nghiêm trang; nhưng ở đó quá tiện nghi. Nhiều nữ tu mang theo địa vị xã hội vào đó; họ có bếp, nhà nguyện và phòng khách riêng; khách đến và đi tuỳ ý. Tuy tu viện không gây ra một vụ bê bối nào, nhưng cũng không ‘nặn’ ra một vị thánh nào. Têrêxa sống nhiệm nhặt và dần dần tin rằng, tu viện quá lỏng lẻo; Giáo Hội và Chúa Kitô đòi hỏi nhiều hơn thế, ‘hoàn toàn theo nghĩa đen!’. Têrêxa quyết định lập một tu viện Carmelite mới. Đã có sự phản đối gay gắt từ nhà Dòng. Hành trình của Têrêxa bắt đầu vào giữa những năm 1550, đơm hoa kết trái khi tu viện đầu tiên mở cửa 1562. Các nữ tu của Têrêxa không mang giày, không của hồi môn hay của tặng; hoàn toàn nghèo khó, phải nhịn ăn để hành xác và cầu nguyện mãnh liệt. Nhưng Têrêxa cũng không muốn có những vị thánh u ám; trái lại, vui tươi thánh thiện. Têrêxa đã thanh luyện bản thân, các nữ tu, và sau đó, là Dòng Kín. Têrêxa là nguồn cảm hứng cho các thánh cùng tên vĩ đại theo sau; đó là Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Têrêxa Benedicta Edith Stein, và Têrêxa Calcutta.
Anh Chị em,
“Đừng sợ! Các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ!”. Dĩ nhiên, Ignatiô và Tiến sĩ Têrêxa và cả chúng ta trọng hơn nhiều con chim sẻ. Thế mà trong cuộc sống, chúng ta coi nhiều thứ nhỏ nhặt là hiển nhiên bởi vì chúng dường như không giá trị gì trong các kế hoạch lớn. “Đàn sẻ quen thuộc, mấy ngày mưa bão này kiếm thức ăn ở đâu?”; “Trên các tuyến quốc lộ, những đoàn người được mệnh danh là “những người bỏ phiếu bằng chân” đã về tới quê chưa? Họ lấy gì ăn?”. “Tiền trong dân còn nhiều, làm sao để huy động được vào sản xuất”, câu nói vô tâm của ông nào đó, hay những câu hỏi trên thậm chí không phải là những câu hỏi của chúng ta; chúng ta có quá nhiều việc quan trọng hơn! Tuy nhiên, một câu hỏi như vậy đủ quan trọng đối với Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa dành thời gian để nghĩ về một điều gì đó quá tầm thường trong số tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới, thì Ngài sẽ quan tâm đến nhu cầu của chúng ta biết ngần nào!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cùng bánh rượu trên bàn thờ mỗi ngày, xin cho con dám dâng Chúa những của lễ ‘hoàn toàn theo nghĩa đen’; vì biết rằng, Chúa quan tâm đến từng chi tiết tất cả những gì đang xảy ra cho con”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tin Vui: Phép lạ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I – đưa Ngài lên hàng chân phước
Thanh Quảng sdb
03:30 14/10/2021
Tin Vui: Phép lạ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I – đưa Ngài lên hàng chân phước
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy quyền cho Bộ Phong Thánh hoàn thành sắc lệnh về một phép lạ chữa lành nhờ sự chuyển cầu của Đức ThánhCha Gioan Phaolô I.
(Tin Vatican)
Hôm thứ Tư (13/10/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, và ủy quyền cho ngài hoàn thành sắc lệnh công nhận một phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của Tôi tớ Chúa Albino Luciani hoặc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Phép lạ
Theo trang web của Giáo phận cho hay một cô bé 11 tuổi đang trong những giờ phút cuối đời với căn bệnh "viêm não cấp tính nghiêm trọng, một căn bệnh ác tính và sốc nhiễm trùng" đã được chữa lành. Đây là sáng kiến của cha xứ của cô, cổ súy việc cầu khẩn Tôi tớ Chúa là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I trên con đường được phong thánh
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I, là người gốc Veneto, miền bắc nước Ý, con đường phong chân phước đã được châu phê và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ quyết định ngày cho buổi lễ tôn phong.
Chức tư tế
Chân phước Gioan Phaolô I sinh ngày 17 tháng 10 năm 1912 tại Forno di Canale (ngày nay là Canale d'Agordo), thuộc tỉnh Belluno, và qua đời ngày 28 tháng 9 năm 1978 tại Vatican, Chân phước Albino Luciani chỉ trị vì triều đại Giáo hoàng đúng 34 ngày, một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Giáo hội. Ngài là con trai của một nhân công đã làm việc lâu dài cho một người chủ người Thụy Sĩ di dân.
Trong lá thư viết cho phép Luciani vào chủng viện, cha cậu viết: "Bố hy vọng khi con được phúc làm linh mục, con sẽ đứng về phía người nghèo, bởi vì Chúa Kitô luôn đứng về phía họ" - những lời mà ba cậu viết đã được Luciani đưa vào chương trình sống của cuộc đời mình.
Albino được thụ phong linh mục vào năm 1935 và năm 1958, ngay sau cuộc bầu cử Giáo hoàng Gioan XXIII, là một Thượng phụ thành Venice biết về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm giám mục của Giáo phận Vittorio Veneto. Là người con của một vùng đất nhiều di dân nghèo, nhưng hoạt động xã hội rất mạnh, là một Giáo hội nơi rất tôn trọng hình ảnh của các linh mục, Đức Giám Mục Luciani đã tham dự toàn bộ Công đồng Vatican II và nhiệt tình áp dụng các chỉ thị của Vatican II.
Ngừa thai
Là một mục tử gần gũi với dân chúng, ngài đã dành nhiều thời gian giải tội. Trong nhiều năm thảo luận về tính hợp pháp của thuốc ngừa thai, ngài đã lắng nghe nhiều gia đình trẻ và nhiều lần bày tỏ ủng hộ việc Giáo hội mở cửa cho việc xử dụng nó.
Năm 1968, khi Đức Thánh Cha Paul VI ban hành thông điệp Humanae Vitae, tuyên bố việc xử dụng thuốc ngừa thai là bất hợp pháp về mặt đạo đức, Giám mục Vittorio Veneto đã quảng bá tài liệu này, tuân theo huấn quyền của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha Paul VI, người đánh giá cao về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm Thượng phụ Venice vào năm 1969 và sau đó phong ngài làm Hồng Y vào tháng 3 năm 1973.
Mục tử giữa đoàn chiên
Đức Hồng Y Luciani đã chọn cho mình khẩu hiệu "humilitas" [khiêm nhường] làm huy hiệu cho đời giám mục của mình, là một mục tử sáng suốt, kiên định với những gì căn bản trong đức tin, cởi mở theo quan điểm xã hội, gần gũi với người nghèo và người lao động. Ngài tỏ ra cứng rắn khi nói đến việc sử dụng tiền bạc một cách vô đạo đức, gây tổn hại cho dân chúng, như vụ bê bối tài chánh ở Giáo phận Vittorio Veneto liên quan đến một trong những linh mục của Giáo phận. Trong khi thực thi huấn quyền, ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng thương xót.
Với tư cách là Thượng phụ Venice, ngài đã phải đương đầu với rất nhiều cuộc biểu tình đánh dấu những năm hậu Công đồng Vatican II. Vào Giáng sinh năm 1976, khi các nhà máy ở trung tâm công nghiệp Marghera bị chiếm đóng, ngài đã gióng lên những tiếng nói rất phù hợp cho đến ngày nay. "Thể hiện sự xa hoa, lãng phí tiền bạc, từ chối đầu tư, gửi tiền ra nước ngoài làm thành sự vô cảm và chủ nghĩa vị kỷ: nó có thể trở thành sự khiêu khích và đè nặng lên đầu chúng ta điều mà Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi là 'cơn thịnh nộ của người nghèo với những hậu quả khó lường' ".
Là một nhà ngoại giao vĩ đại, ngài đã viết một cuốn sách nổi tiếng mang tên "Illustrissimi", trong đó có những bức thư ngài viết cho những nhân vật quan yếu của quá khứ về những nhận định hiện tại. Đối với ngài, việc quảng bá Tin mừng có một tầm mức quan trọng đặc biệt và cần thiết cho những người truyền bá nội dung đức tin phải được thông hiểu.
Sau khi Đức Phaolô VI qua đời, ngày 26 tháng 8 năm 1978, ngài được bầu làm Giáo hoàng trong một mật nghị kéo dài chỉ một ngày. Biệt Danh kép mà ngài chọn cho triều đại Giáo hoàng của mình tự nó nói lên một chương trình. Bằng cách kết hợp những viễn ảnh của hai vị thánh Giáo hoàng Gioan và Phaolô, ngài không chỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhiệm, những người đã muốn ngài làm giám mục và Hồng Y, mà còn vẽ vạch ra một con đường áp dụng những tư tưởng của Công đồng Vatican II, một con đường ôm ấp cả hai thực thể tĩnh tâm nhìn vào quá khứ và phóng tầm nhìn về một sự nhảy vọt ở phía trước.
ĐTC đã từ bỏ việc sử dụng nhiều từ ngữ có tính cách hoàng gia như "Chúng tôi", và ngay trong những ngày đầu đời Giáo hoàng, Ngài đã từ chối ngồi trên chiếc ghế tối cao, thân thiện đón chào những cái cúi đầu của những người cộng sự viên khi ĐTC tiến ra gặp gỡ quan khách trong các buổi triều yết!
Các buổi tiếp kiến chung thứ Tư trong triều đại của ngài rất ngắn và ngài biến nó thành các buổi chia sẻ giáo lý. Ngài chia sẻ từ trái tim chứ không viết sẵn, ngài trích dẫn những bài thơ từ trí nhớ, mời một em bé lên bàn thờ hay đến gần ngài và nói chuyện với các em.
Trong một bài phát biểu đầy ngẫu hứng, ĐTC nhớ lại một lần ngài phải nhịn đói lúc còn nhỏ và lặp lại những lời can đảm của vị tiền nhiệm về "những người đói", những người dám thách thức "những người giàu có". ĐTC đã ra khỏi điện Vatican một lần duy nhất vào những ngày oi nồng cuối mùa hè năm 1978, để thăm viếng đền thánh John Lateran,nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rome mà ngài là Giám mục. Tại đây, Ngài được ông Giulio Carlo Argan, thị trưởng thành phố Rôma, một người cộng sản, người mà Đức tân Giáo Hoàng đã trích từ Sách Giáo lý của Thánh Piô X, nhắc lại rằng họ là một trong số "những kẻ tội đồ trước mặt Thiên Chúa" đang "đàn áp người nghèo" và "lừa gạt công nhân trước mức lương chính đáng của họ".
Cái chết
Đức Thánh Cha John Paul I đột ngột qua đời vào đêm 28 tháng 9 năm 1978. Ngài được một nữ tu mang cà phê đến phòng mỗi sáng phát giác ra. Dù Ngài chỉ trị vì triều đại được vài tuần, nhưng ngài đã đi vào trái tim của hàng triệu người vì sự giản dị, khiêm nhường, lời nói bênh vực những điều nhỏ nhặt nhất và nụ cười phúc hậu của ngài.
Một số đưa ra giả thuyết ngài bị bỏ thuốc độc đưa đến cái chết đột ngột và bất ngờ đã được xây dựng thành cuốn sách bán chạy nhất và đưa vào thành một bộ phim… Nhưng một nghiên cứu tài liệu về cái chết của Ngài đã kết thúc vụ án và Ngài đang trong tiến trình phong chân phước và hiển thánh!
Danh tiếng về sự thánh thiện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I lan truyền rất nhanh. Nhiều người đã cầu nguyện và đang cầu nguyện với Ngài. Nhiều người đơn sơ và thậm chí cả các giám mục như nhiều Giám mục nước Brazil đã yêu cầu khai mở hồ sơ phong thánh cho ngài, một thủ tục lâu dài mà cho đến nay vẫn chưa có màn kết thúc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy quyền cho Bộ Phong Thánh hoàn thành sắc lệnh về một phép lạ chữa lành nhờ sự chuyển cầu của Đức ThánhCha Gioan Phaolô I.
(Tin Vatican)
Hôm thứ Tư (13/10/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, và ủy quyền cho ngài hoàn thành sắc lệnh công nhận một phép lạ được cho là nhờ sự chuyển cầu của Tôi tớ Chúa Albino Luciani hoặc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Phép lạ
Theo trang web của Giáo phận cho hay một cô bé 11 tuổi đang trong những giờ phút cuối đời với căn bệnh "viêm não cấp tính nghiêm trọng, một căn bệnh ác tính và sốc nhiễm trùng" đã được chữa lành. Đây là sáng kiến của cha xứ của cô, cổ súy việc cầu khẩn Tôi tớ Chúa là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I trên con đường được phong thánh
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I, là người gốc Veneto, miền bắc nước Ý, con đường phong chân phước đã được châu phê và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ quyết định ngày cho buổi lễ tôn phong.
Chức tư tế
Chân phước Gioan Phaolô I sinh ngày 17 tháng 10 năm 1912 tại Forno di Canale (ngày nay là Canale d'Agordo), thuộc tỉnh Belluno, và qua đời ngày 28 tháng 9 năm 1978 tại Vatican, Chân phước Albino Luciani chỉ trị vì triều đại Giáo hoàng đúng 34 ngày, một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử Giáo hội. Ngài là con trai của một nhân công đã làm việc lâu dài cho một người chủ người Thụy Sĩ di dân.
Trong lá thư viết cho phép Luciani vào chủng viện, cha cậu viết: "Bố hy vọng khi con được phúc làm linh mục, con sẽ đứng về phía người nghèo, bởi vì Chúa Kitô luôn đứng về phía họ" - những lời mà ba cậu viết đã được Luciani đưa vào chương trình sống của cuộc đời mình.
Albino được thụ phong linh mục vào năm 1935 và năm 1958, ngay sau cuộc bầu cử Giáo hoàng Gioan XXIII, là một Thượng phụ thành Venice biết về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm giám mục của Giáo phận Vittorio Veneto. Là người con của một vùng đất nhiều di dân nghèo, nhưng hoạt động xã hội rất mạnh, là một Giáo hội nơi rất tôn trọng hình ảnh của các linh mục, Đức Giám Mục Luciani đã tham dự toàn bộ Công đồng Vatican II và nhiệt tình áp dụng các chỉ thị của Vatican II.
Ngừa thai
Là một mục tử gần gũi với dân chúng, ngài đã dành nhiều thời gian giải tội. Trong nhiều năm thảo luận về tính hợp pháp của thuốc ngừa thai, ngài đã lắng nghe nhiều gia đình trẻ và nhiều lần bày tỏ ủng hộ việc Giáo hội mở cửa cho việc xử dụng nó.
Năm 1968, khi Đức Thánh Cha Paul VI ban hành thông điệp Humanae Vitae, tuyên bố việc xử dụng thuốc ngừa thai là bất hợp pháp về mặt đạo đức, Giám mục Vittorio Veneto đã quảng bá tài liệu này, tuân theo huấn quyền của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha Paul VI, người đánh giá cao về ngài, đã bổ nhiệm ngài làm Thượng phụ Venice vào năm 1969 và sau đó phong ngài làm Hồng Y vào tháng 3 năm 1973.
Mục tử giữa đoàn chiên
Đức Hồng Y Luciani đã chọn cho mình khẩu hiệu "humilitas" [khiêm nhường] làm huy hiệu cho đời giám mục của mình, là một mục tử sáng suốt, kiên định với những gì căn bản trong đức tin, cởi mở theo quan điểm xã hội, gần gũi với người nghèo và người lao động. Ngài tỏ ra cứng rắn khi nói đến việc sử dụng tiền bạc một cách vô đạo đức, gây tổn hại cho dân chúng, như vụ bê bối tài chánh ở Giáo phận Vittorio Veneto liên quan đến một trong những linh mục của Giáo phận. Trong khi thực thi huấn quyền, ngài cũng đặc biệt nhấn mạnh đến chủ đề lòng thương xót.
Với tư cách là Thượng phụ Venice, ngài đã phải đương đầu với rất nhiều cuộc biểu tình đánh dấu những năm hậu Công đồng Vatican II. Vào Giáng sinh năm 1976, khi các nhà máy ở trung tâm công nghiệp Marghera bị chiếm đóng, ngài đã gióng lên những tiếng nói rất phù hợp cho đến ngày nay. "Thể hiện sự xa hoa, lãng phí tiền bạc, từ chối đầu tư, gửi tiền ra nước ngoài làm thành sự vô cảm và chủ nghĩa vị kỷ: nó có thể trở thành sự khiêu khích và đè nặng lên đầu chúng ta điều mà Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi là 'cơn thịnh nộ của người nghèo với những hậu quả khó lường' ".
Là một nhà ngoại giao vĩ đại, ngài đã viết một cuốn sách nổi tiếng mang tên "Illustrissimi", trong đó có những bức thư ngài viết cho những nhân vật quan yếu của quá khứ về những nhận định hiện tại. Đối với ngài, việc quảng bá Tin mừng có một tầm mức quan trọng đặc biệt và cần thiết cho những người truyền bá nội dung đức tin phải được thông hiểu.
Sau khi Đức Phaolô VI qua đời, ngày 26 tháng 8 năm 1978, ngài được bầu làm Giáo hoàng trong một mật nghị kéo dài chỉ một ngày. Biệt Danh kép mà ngài chọn cho triều đại Giáo hoàng của mình tự nó nói lên một chương trình. Bằng cách kết hợp những viễn ảnh của hai vị thánh Giáo hoàng Gioan và Phaolô, ngài không chỉ bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhiệm, những người đã muốn ngài làm giám mục và Hồng Y, mà còn vẽ vạch ra một con đường áp dụng những tư tưởng của Công đồng Vatican II, một con đường ôm ấp cả hai thực thể tĩnh tâm nhìn vào quá khứ và phóng tầm nhìn về một sự nhảy vọt ở phía trước.
ĐTC đã từ bỏ việc sử dụng nhiều từ ngữ có tính cách hoàng gia như "Chúng tôi", và ngay trong những ngày đầu đời Giáo hoàng, Ngài đã từ chối ngồi trên chiếc ghế tối cao, thân thiện đón chào những cái cúi đầu của những người cộng sự viên khi ĐTC tiến ra gặp gỡ quan khách trong các buổi triều yết!
Các buổi tiếp kiến chung thứ Tư trong triều đại của ngài rất ngắn và ngài biến nó thành các buổi chia sẻ giáo lý. Ngài chia sẻ từ trái tim chứ không viết sẵn, ngài trích dẫn những bài thơ từ trí nhớ, mời một em bé lên bàn thờ hay đến gần ngài và nói chuyện với các em.
Trong một bài phát biểu đầy ngẫu hứng, ĐTC nhớ lại một lần ngài phải nhịn đói lúc còn nhỏ và lặp lại những lời can đảm của vị tiền nhiệm về "những người đói", những người dám thách thức "những người giàu có". ĐTC đã ra khỏi điện Vatican một lần duy nhất vào những ngày oi nồng cuối mùa hè năm 1978, để thăm viếng đền thánh John Lateran,nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rome mà ngài là Giám mục. Tại đây, Ngài được ông Giulio Carlo Argan, thị trưởng thành phố Rôma, một người cộng sản, người mà Đức tân Giáo Hoàng đã trích từ Sách Giáo lý của Thánh Piô X, nhắc lại rằng họ là một trong số "những kẻ tội đồ trước mặt Thiên Chúa" đang "đàn áp người nghèo" và "lừa gạt công nhân trước mức lương chính đáng của họ".
Cái chết
Đức Thánh Cha John Paul I đột ngột qua đời vào đêm 28 tháng 9 năm 1978. Ngài được một nữ tu mang cà phê đến phòng mỗi sáng phát giác ra. Dù Ngài chỉ trị vì triều đại được vài tuần, nhưng ngài đã đi vào trái tim của hàng triệu người vì sự giản dị, khiêm nhường, lời nói bênh vực những điều nhỏ nhặt nhất và nụ cười phúc hậu của ngài.
Một số đưa ra giả thuyết ngài bị bỏ thuốc độc đưa đến cái chết đột ngột và bất ngờ đã được xây dựng thành cuốn sách bán chạy nhất và đưa vào thành một bộ phim… Nhưng một nghiên cứu tài liệu về cái chết của Ngài đã kết thúc vụ án và Ngài đang trong tiến trình phong chân phước và hiển thánh!
Danh tiếng về sự thánh thiện của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I lan truyền rất nhanh. Nhiều người đã cầu nguyện và đang cầu nguyện với Ngài. Nhiều người đơn sơ và thậm chí cả các giám mục như nhiều Giám mục nước Brazil đã yêu cầu khai mở hồ sơ phong thánh cho ngài, một thủ tục lâu dài mà cho đến nay vẫn chưa có màn kết thúc.
Hai phần ba người Công Giáo Hoa Kỳ không biết gì về những hạn chế mới của Đức Giáo Hoàng đối với Thánh lễ Latinh truyền thống
Đặng Tự Do
05:11 14/10/2021
Quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc áp đặt những hạn chế mới đối với Thánh lễ Latinh truyền thống vào tháng Bảy đã thu hút sự phản ứng mạnh mẽ từ những người Công Giáo ở Hoa Kỳ. Trong khi một số người Công Giáo hoan nghênh tin này, những người khác chỉ trích Đức Giáo Hoàng, nói rằng sự hồi sinh của Thánh lễ Latinh trong những năm gần đây là chìa khóa để trẻ hóa đức tin của thế hệ trẻ Công Giáo.
Bất chấp tranh cãi, hầu hết người Công Giáo Hoa Kỳ không biết về những hạn chế gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew trên người lớn được thực hiện từ ngày 20 đến 26 tháng 9, khoảng 2/3 nói rằng họ “không nghe thấy gì cả” về những hạn chế mới.
Những người Công Giáo đi lễ hàng tuần và đảng viên Đảng Cộng hòa bày tỏ mức độ phản đối cao hơn những người không đi lễ thường xuyên và đảng viên Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Đức Phanxicô vẫn là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới Công Giáo Hoa Kỳ, với khoảng tám phần mười tiếp tục bày tỏ quan điểm thuận lợi về Đức Giáo Hoàng. Con số này gần như không thay đổi kể từ tháng Ba.
Hầu hết người Công Giáo trên khắp thế giới tham dự các Thánh lễ được tiến hành bằng tiếng bản địa, nghĩa là ngôn ngữ địa phương, nhưng một số thích phiên bản tiếng Latinh truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trước Công đồng Vatican II. Năm 2007, người tiền nhiệm của Đức Phanxicô, là Giáo hoàng Đức Bênêđíctô XVI, đã mở rộng khả năng tiếp cận Thánh lễ Latinh truyền thống bằng cách cho phép các linh mục sử dụng hình thức thánh lễ cũ “mà không cần sự cho phép nào từ Vatican” hoặc giám mục của họ. Vào tháng Bảy, Đức Phanxicô đã nói rằng những hạn chế mới, đảo ngược quyết định của Đức Bênêđíctô, được thiết kế để thúc đẩy sự hợp nhất trong Giáo hội.
Source:Pew Research
Các nhà lãnh đạo Công Giáo Ba Lan giao phó quốc gia cho Thánh Giuse
Đặng Tự Do
05:12 14/10/2021
Một tổng giám mục Công Giáo đã ủy thác Ba Lan cho Thánh Giuse trong ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki đã thực hiện hành động giao phó quốc gia và Giáo hội Ba Lan cho Thánh Giuse vào ngày 7 tháng 10 tại Đền thờ Quốc gia Thánh Giuse ở Kalisz, miền trung Ba Lan.
Nghi thức phó dâng được truyền trực tiếp diễn ra vào cuối Thánh lễ trong Năm Thánh Giuse trước di ảnh tôn kính của Thánh Gia.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ lòng biết ơn đến Giáo Hội Công Giáo Ba Lan về hành động phó dâng này.
“Cảm ơn các giáo sĩ và tín hữu ở Ba Lan về sáng kiến cao cả là giao phó quốc gia và Giáo hội cho Thánh Giuse, tôi cầu chúc cho tất cả những người thực hiện hành động này không ngừng tăng trưởng trong sự thánh thiện và ân sủng, và tôi chân thành ban Phép lành Tông Tòa.” Đức Thánh Cha đã viết như trên trong một thông điệp được đọc bởi Đức Cha phụ tá Łukasz Buzun của Kalisz.
Giảng trong Thánh lễ, Gądecki nói: “Hôm nay chúng ta gặp nhau tại thánh địa quốc gia ở Kalisz vì hành động giao phó quê hương và Giáo hội ở Ba Lan cho Thánh Giuse.”
“Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rõ hơn về vai trò của Ngài, và cũng đã đến lúc phải giao phó vợ chồng, gia đình cho Ngài, giao phó cho Ngài vấn đề sinh sống, và các việc thiện, giao phó cả quê hương và Giáo hội cho Thánh Cả.”
Ba Lan, một quốc gia Trung Âu với gần 38 triệu dân, khoảng 92% trong số đó là người Công Giáo đã được rửa tội. Quốc gia này cũng đã được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu vào tháng Sáu.
Tại Thánh lễ hôm thứ Năm, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ba Lan đã lặp lại lời kêu gọi của mình, được đưa ra vào đầu tuần này, xin hỗ trợ nhiều hơn cho những người di cư bị kẹt trong cuộc khủng hoảng dọc theo biên giới khoảng 250 dặm giữa Ba Lan và Belarus.
Ngài nói: “Tôi kêu gọi tất cả những người thiện chí cùng với chúng tôi xem việc phục vụ và giúp đỡ người nước ngoài đến Ba Lan như một cơ hội để thực hành tình yêu thương người láng giềng, vốn là nền tảng của đức tin chúng ta”.
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan đã tổ chức “ngày đoàn kết” với người dân Afghanistan vào ngày 5 tháng 9, bao gồm một cuộc quyên góp toàn quốc cho công việc của Caritas với người di cư và người tị nạn, cả trong và ngoài nước.
Kalisz đã phục vụ như một trung tâm của lòng sùng kính đối với Thánh Giuse kể từ thế kỷ 17. Truyền thống cho rằng một cư dân của một ngôi làng gần đó đã được chữa lành nhờ sự chuyển cầu của vị thánh và đã đặt một hình ảnh của Thánh Gia làm lễ vật tạ ơn vào năm 1670.
Source:Catholic News Agency
Linh mục lâu năm ở Texas được yêu cầu trở về quê ở Tây Ban Nha, sau khi kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100
Đặng Tự Do
05:12 14/10/2021
Một linh mục trăm tuổi ở Texas đã được gọi về cộng đồng tôn giáo của mình ở Tây Ban Nha, trước sự thất vọng của những giáo dân lâu năm của ngài.
Giáo dân Jacqueline Hernandez nói trong một cuộc phỏng vấn với 12NewsNow của Đông Nam Texas: “Điều đó khiến chúng tôi đau lòng. Đúng như thế bởi vì ngài là một nhân vật trong cuộc sống của rất nhiều người và ngài là người thân trong gia đình đối với chúng tôi. Ngài dành nhiều thời gian cho chúng tôi hơn là dành cho gia đình của chính mình”.
Cha Luis Urriza đã phục vụ tại Hoa Kỳ từ năm 1949, với phần lớn thời gian của ngài ở Giáo phận Beaumont. Nhưng ngài là một thành viên của Dòng Augustinô, thuộc tỉnh dòng Tây Ban Nha. Về cơ bản, ngài đã được tỉnh dòng Tây Ban Nha cho Giáo phận Beaumont mượn.
Bề trên của ngài đã yêu cầu Cha Urriza trở lại Tây Ban Nha để nghỉ hưu vì tuổi cao. Cha Urriza đã tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của mình vào ngày 19 tháng 8.
“Tôi xin lỗi vì tôi phải rời đi. Thật sự, tôi không thích, nhưng tôi phải chấp nhận”, Cha Urriza cho biết, trong cuộc phỏng vấn dành cho 12NewsNow.
Cha Urriza sinh ra tại Navarre năm 1921. Ngài khấn trọn trong Dòng Augustinô năm 1941, và được thụ phong linh mục năm 1944. Ngài là giáo viên ba năm ở miền bắc Tây Ban Nha, trước khi làm tuyên úy cho Quân đội Tây Ban Nha trong hai năm.
Bề trên của ngài đã gửi ngài đến Hoa Kỳ vào năm 1949. Ngài đến Giáo phận Beaumont ngay sau đó, để phục vụ một cộng đồng Công Giáo gốc Tây Ban Nha ngày càng tăng ở đó. Theo báo cáo, ngài đã xây dựng giáo xứ hiện tại của mình ở Beaumont, giáo xứ Chúa Kitô Vua, ngay từ đầu.
Ngài đã dành hơn một thập kỷ ở các vùng khác của Texas, bao gồm cả hai năm trong “Phong trào vì một thế giới tốt đẹp hơn”, trước khi trở lại với giáo xứ Chúa Kitô Vua vào năm 1977, với tư cách là Cha sở. Ngài đã làm Cha sở tại giáo xứ Chúa Kitô Vua kể từ đó cho đến nay.
Giáo xứ Christ the King có khoảng 635 gia đình.
Đức Bênêđíctô XVI đã trao tặng cha Urriza Thánh giá Pro Ecclesia et Pontifice vào năm 2009, để vinh danh sự phục vụ của ngài dành cho Giáo hội.
Cha Urriza được cho là phải rời khỏi giáo xứ của mình ở Texas trước ngày 16 tháng 10. Các giáo dân nói rằng họ đang lên kế hoạch tuần hành để phản đối động thái này.
Tại một lễ kỷ niệm năm 2019 của Cha Urriza vào năm thứ 75 của chức linh mục, Đức Giám Mục lúc bấy giờ của Beaumont, là Đức Cha Curtis Guillory, đã cảm ơn ngài về “nhiều năm trong thánh chức ở đông nam Texas” và nhận xét rằng Cha Urriza “đã truyền cảm hứng và thúc đẩy nhiều người trong suốt thánh chức của mình.”
Source:Catholic News Agency
Các bức tượng của nhà thờ Công Giáo St. Martha ở bờ biển Miami bị phá hoại
Đặng Tự Do
16:13 14/10/2021
Lần thứ hai trong khoảng một tháng, tượng Chúa Giêsu đã bị phá hoại.
Khi đến Nhà thờ Công Giáo St. Martha ở Miami, điều đầu tiên bạn nhìn thấy là một bức tượng của Chúa Giêsu. Nhưng những ngày gần đây bức tượng trông khác đi rất nhiều.
Mary Ross Agosta của Tổng giáo phận Miami cho biết: “Đầu bức tượng bị chặt, cùng với một cánh tay và một bàn tay”.
Giáo xứ Thánh Martha được khánh thành vào ngày 14 tháng 10 năm 1970. Đức Ông Bryan Walsh được Đức Tổng Giám Mục Coleman Carroll ủy nhiệm thành lập nhà thờ mới ở nơi trước đây là một nhà nghỉ do tổng giáo phận mua lại.
Nhà nghỉ này đã được cải tạo thành nơi ở của các linh mục. Trong suốt chín năm sau đó, các giáo dân đã thờ phượng trong cơ sở nhà nghỉ đã được chuyển đổi. Cha John McLaughlin được bổ nhiệm làm cha xứ vào ngày 1 tháng 7 năm 1979. Tháng 3 năm 1981, chiến dịch xây dựng nhà thờ mới chính thức được công bố. Vào tháng Bảy cùng năm, một nơi ở mới dành cho các linh mục đã được mua lại gần địa điểm nhà nghỉ.
Ngôi thánh đường được xây cất trên nền của nhà nghỉ vào ngày 29 tháng 8 năm 1981 và nhà thờ được cung hiến bởi Đức Tổng Giám Mục Edward McCarthy vào ngày 10 tháng 4 năm 1983.
Du khách từ khắp nơi đến cầu nguyện trong nhà thờ mới. Đáng chú ý nhất là Mẹ Têresa từ Calcutta, Ấn Độ, người đã đến thăm vào năm 1986, và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã nói chuyện với các linh mục Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 9 năm 1987 tại ngôi nhà thờ này. Đây là những khoảnh khắc đặc biệt trong lịch sử của giáo xứ.
Source:Patch
Tiết lộ đáng kinh ngạc của tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ: Tôi là người đầu tiên trong dòng họ theo đạo
Đặng Tự Do
16:14 14/10/2021
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết trong phiên họp đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới về tính đồng nghị, diễn ra tại Hội Trường Thượng Hội Đồng Giám Mục hôm thứ Bẩy 9 tháng 0, Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc Lagiarô Du Huỳnh Trị Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ từ ngày 11 tháng 6 vừa qua đã gây kinh ngạc cho nhiều người khi tiết lộ rằng ngài là người đầu tiên trong gia đình theo đạo Công Giáo.
Ngài nói:
Tôi sinh ra trong một gia đình không có đức tin. Tôi học trung học cơ sở và trung học phổ thông tại một trường Công Giáo mang tên thánh tử đạo Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아). Ngài là linh mục đầu tiên của Hàn Quốc và đã hiến mạng sống mình cho người khác. Chứng tá của ngài đã thu hút tôi rất nhiều. Tôi được rửa tội vào đêm Giáng sinh năm 1966. Lúc đó tôi được 16 tuổi. Tôi là Kitô Hữu đầu tiên trong gia đình mình. Biết Chúa Giêsu, tôi cảm thấy thôi thúc mở lòng mình với người khác.
Vì vậy, chẳng hạn, ở trường, cùng với những người bạn Kitô Hữu của tôi, chúng tôi đã thực hiện nhiều dịch vụ khác nhau. Càng ngày, một chân trời bao la càng mở ra trước mắt. Sau đó, tôi vào đại chủng viện ở Hán Thành. Thật không dễ dàng chút nào, vì không ai trong gia đình tôi hiểu được quyết định này của tôi. Sau ba năm học tại trường dòng, chúng tôi được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong môi trường khắc nghiệt này, tôi phát hiện ra rằng tình yêu chinh phục tất cả. Tôi đã trải nghiệm sức mạnh của chứng tá: từng chút một hàng trăm bạn cùng lớp của tôi được rửa tội.
Trong suốt 41 năm làm linh mục, và sau đó là giám mục, tôi luôn được thử thách bởi gương của Chúa Giêsu khi rửa chân. Và còn hơn thế nữa là của lễ Ngài dâng trên Thập tự giá. Trên tất cả, Chúa Giêsu là một linh mục. Điều này làm cho tôi hiểu rằng sống trọn vẹn chức vụ linh mục có nghĩa là hiến mạng sống của mình cho người khác, đặt mình phục vụ người khác, là một người đối thoại và hiệp thông. Vì vậy, đối với tôi, trở thành một linh mục và một giám mục có nghĩa là đồng hành với những người khác, yêu thương họ, theo một cách thế đặc biệt, đó là chăm chú lắng nghe mọi người. Theo cách này, linh mục là “một người cha” của cộng đoàn, “một người đàn ông” bên cạnh những anh chị em của mình, những người đang tiến về Nước Thiên Chúa, “một người bạn đồng hành” làm cho mình nên một với những người gặp khó khăn.
Tôi xác tín rằng trên tất cả, Giáo hội đang và phải là một gia đình, nơi mỗi người là một món quà cho những người khác: nam và nữ, già và trẻ, linh mục và giáo dân, những người nam nữ thánh hiến. Một gia đình trong đó tất cả đều cảm thấy đồng trách nhiệm về cuộc sống và việc loan báo Tin Mừng; được sai đi để thực hiện ước mơ của Chúa Giêsu: “Mọi người nên một” (Ga 17:21). Đối với tôi, trở thành một Giáo hội đồng nghị có nghĩa là: sống và bước đi như một gia đình, lắng nghe tiếng kêu của nhân loại, phục vụ những người bị loại trừ.
Cách đây vài năm, điều này đã thúc đẩy tôi tổ chức một thượng hội đồng giáo phận. Đó là một cơ duyên tuyệt vời, bởi vì nó đã khiến chúng tôi trải nghiệm được vẻ đẹp khi đi cùng nhau. Và nó cũng là một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa giáo quyền. Tôi hy vọng rằng, từ con đường đồng nghị này, chúng ta ngày càng học hỏi nhiều hơn để sống như anh chị em, lắng nghe lẫn nhau và lắng nghe Thánh Linh, biết cách lĩnh hội và phát triển tất cả những gì tốt lành có trong nhân loại. Sống như một hội thánh đồng nghị sẽ không phải là một cuộc hành trình mà không cần nỗ lực, nhưng nó có nghĩa là mở ra những cánh cửa cho Thánh Linh, cho một Lễ Hiện Xuống mới.
Source:Asia News
Vụ trợ tử cho một phụ nữ Colombia đã bị hủy bỏ
Đặng Tự Do
16:14 14/10/2021
Viện Đau đớn Colombia, gọi tắt là IPS Incodol, thông báo hôm thứ Bảy vừa qua rằng việc trợ tử cho một người phụ nữ 51 tuổi bị chứng xơ cứng teo cơ một bên là bất hợp pháp.
IPS Incodol đã báo cáo vào ngày 9 tháng 10 rằng Ủy ban Khoa học liên ngành về Quyền được chết với Nhân phẩm “đã nhất trí kết luận hủy bỏ thủ tục này”.
Ủy ban giải thích rằng “quyết định hủy bỏ dựa trên Điều 26 triệt 6 của Sắc lệnh 971 năm 2021 của Bộ Y tế và Bảo trợ xã hội, giao cho Ủy ban trong phạm vi chức năng của mình xem xét quy trình ghi danh và thủ tục an tử.”
Chứng xơ cứng teo cơ một bên đã khiến Sepúlveda không thể cử động chân của mình, nhưng đó không phải là tình trạng tuyệt vọng.
Tòa án hiến pháp Colombia đã ra phán quyết vào tháng 7 rằng những người không mắc bệnh nan y có thể được trợ tử, miễn là họ đang phải trải qua những đau khổ tột cùng do bệnh tật hoặc thương tích cơ thể nghiêm trọng và không thể chữa khỏi.
Trước đó, nhà lãnh đạo Ủy ban Cổ vũ và Bảo vệ sự sống của các giám mục Colombia đã gửi một tin nhắn video tới Martha Liria Sepúlveda Campo, một phụ nữ 51 tuổi bị bệnh nhưng không phải là bệnh nan y, thúc giục cô từ bỏ quyết định xin trợ tử của mình.
“Với tư cách một mục tử của Giáo Hội Công Giáo, với sự kính trọng và tình cảm trìu mến, tôi muốn nói với người chị em của tôi là Martha rằng cô ấy không đơn độc, rằng Chúa của sự sống luôn đồng hành cùng chúng ta,” Đức Cha Francisco Antonio Ceballos Escobar của Riohacha nói trong một video ngày 6 tháng 10.
Ngài bảo đảm với cô “rằng nỗi đau của cô có thể tìm thấy một ý nghĩa siêu việt nếu nó trở thành lời kêu gọi Tình yêu chữa lành, Tình yêu đổi mới, Tình yêu tha thứ.”
CaracolTV đã phát sóng một báo cáo vào ngày 3 tháng 10, trong đó người cư dân của thành phố Medellin này nói rằng cô ấy “yên bình” về quyết định xin trợ tử và rằng cô ấy là “một người Công Giáo, tôi tự cho mình là một người rất tin vào Chúa, nhưng, tôi nhắc lại, Chúa không muốn thấy tôi đau khổ và tôi tin rằng không ai phải đau khổ. Không người cha nào muốn nhìn thấy những đứa con của mình đau khổ”.
Sepúlveda sẽ là người phụ nữ đầu tiên xin trợ tử sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp Colombia vào tháng 7 cho phép những bệnh nhân không mắc bệnh nan y được yêu cầu các bác sĩ chích cho mình chết.
Trong video của mình, Đức Cha Ceballos nói: “Martha, tôi mời cô bình tĩnh suy nghĩ về quyết định của mình, hy vọng, nếu hoàn cảnh cho phép, tránh xa sự quấy rối của giới truyền thông đã không ngần ngại lấy nỗi đau của cô và của gia đình cô và sử dụng nó như một hình thức tuyên truyền cho trợ tử, ở một đất nước bị đánh dấu sâu sắc bởi bạo lực”.
Sau đó, ngài nhắc nhớ những lời của Đức Bênêđíctô XVI trong bài huấn đức buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 1 tháng 2 năm 2009: “phản ứng thực sự không thể là giết một người nào đó, bất kể 'tử tế' kiểu gì đi nữa. Nhưng điều cần thiết là làm chứng cho tình yêu giúp mọi người đối mặt với nỗi đau và sự đau khổ của họ trong một cách thế nhân bản.”
Đức Cha Ceballos cũng khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho cô và gia đình cô ấy xem xét lại quyết định của mình.
“Chúng ta hãy bao quanh cô ấy trong khi cô suy tư về ý định của mình, tôi trìu mến mời tất cả những người Công Giáo cùng tham gia cầu nguyện cho chị Martha của chúng ta, cho con trai của chị ấy, cho những người thân của chị ấy và cho những người chuyên nghiệp đang cố vấn cho chị ấy, để Thiên Chúa Sự Sống, Đấng là Tình Yêu Tối Cao, sẽ lấp đầy cô ấy với lòng thương xót của Người”.
Đức Cha Ceballos cũng mời Sepúlveda tham gia Thánh lễ ngày 9 tháng 10, trong đó ngài sẽ cầu nguyện cho cô.
“Tôi cũng mời Martha Liria đến với Bí tích Thánh Thể… trong đó chúng tôi sẽ cầu nguyện cho sự sống của cô, để Chúa, Đấng đã mang trên mình Ngài những đau đớn cho đến chết và chết trên thập tự giá, sẽ ban cho cô ơn can đảm để đồng hành cùng Ngài.”
Trong thông điệp của mình, Giám mục Riohacha giải thích rằng “phù hợp với niềm tin Kitô sâu sắc nhất của chúng ta, cái chết không thể là câu trả lời mang tính trị liệu cho nỗi đau và sự đau khổ trong mọi trường hợp.”
Source:Catholic News Agency
Tin vui cho người béo phì - Hãy theo gương các vị thánh trong Giáo hội
Thanh Quảng sdb
18:58 14/10/2021
Tin vui cho người béo phì - Hãy theo gương các vị thánh trong Giáo hội
Aleteia: Cerith Gardiner
Nhân Ngày Lương thực Thế giới ngày 16 tháng 10, chúng ta nhìn vào mẫu gương nhiều vị thánh đã truyền cảm hứng cho chúng ta về cách ăn uống điều độ.
Là các Kitô hữu chúng ta được kêu gọi quan tâm săn sóc cho thân xác, lưu tâm đến những gì chúng ta ăn uống và biết trân quí những tặng phẩm Chúa ban.
Chủ đề của Ngày Lương thực Thế giới năm nay là “Hành động hướng về tương lai - Sản xuất hiệu quả hơn, chất dinh dưỡng cao hơn, giữ được môi trường trong lành và cuộc sống hoàn hảo hơn”. Là những cá nhân, chúng ta hãy có cách ăn uống trách nhiệm hơn, tránh các thực phẩm chế biến sẵn, không nên ăn quá nhiều và tìm cách giúp cho mọi người có một bữa ăn.
Mặc dù chúng ta sẵn sàng giúp nấu một món súp, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ăn uống lành mạnh và điều độ! Kết cuộc, chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường và thức ăn nhanh chế biến sẵn...
Hãy nhìn vào một số vị thánh bảo trợ về đồ ăn và thức uống mà chúng ta có thể học đòi, giúp chúng ta đạt được những thói quen ăn uống lành mạnh hơn và chừng mực hơn. Thời Chúa Giêsu đồ ăn thức uống của những người cận đông là bánh mì, trái vả, cá, thịt trừu, rượu và dầu ôliu… và rồi cuộc sống của các tu sĩ trong các viện tu cũng thật đơn giản gồm rau ngũ quả và bánh mì, cá v.v…
Vì vậy, nếu bạn thấy mình thích ăn nhiều bánh ngọt, cà phê, rượu bia v.v. hãy nhìn vào gương các thánh mà noi gương bắt chước...
Aleteia: Cerith Gardiner
Nhân Ngày Lương thực Thế giới ngày 16 tháng 10, chúng ta nhìn vào mẫu gương nhiều vị thánh đã truyền cảm hứng cho chúng ta về cách ăn uống điều độ.
Là các Kitô hữu chúng ta được kêu gọi quan tâm săn sóc cho thân xác, lưu tâm đến những gì chúng ta ăn uống và biết trân quí những tặng phẩm Chúa ban.
Chủ đề của Ngày Lương thực Thế giới năm nay là “Hành động hướng về tương lai - Sản xuất hiệu quả hơn, chất dinh dưỡng cao hơn, giữ được môi trường trong lành và cuộc sống hoàn hảo hơn”. Là những cá nhân, chúng ta hãy có cách ăn uống trách nhiệm hơn, tránh các thực phẩm chế biến sẵn, không nên ăn quá nhiều và tìm cách giúp cho mọi người có một bữa ăn.
Mặc dù chúng ta sẵn sàng giúp nấu một món súp, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ăn uống lành mạnh và điều độ! Kết cuộc, chúng ta tiêu thụ quá nhiều đường và thức ăn nhanh chế biến sẵn...
Hãy nhìn vào một số vị thánh bảo trợ về đồ ăn và thức uống mà chúng ta có thể học đòi, giúp chúng ta đạt được những thói quen ăn uống lành mạnh hơn và chừng mực hơn. Thời Chúa Giêsu đồ ăn thức uống của những người cận đông là bánh mì, trái vả, cá, thịt trừu, rượu và dầu ôliu… và rồi cuộc sống của các tu sĩ trong các viện tu cũng thật đơn giản gồm rau ngũ quả và bánh mì, cá v.v…
Vì vậy, nếu bạn thấy mình thích ăn nhiều bánh ngọt, cà phê, rượu bia v.v. hãy nhìn vào gương các thánh mà noi gương bắt chước...
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tội Rất Nặng Nhưng Hình Phạt Rất Nhẹ
Nguyễn Văn Nghệ
08:52 14/10/2021
Tội Rất Nặng Nhưng Hình Phạt Rất Nhẹ
Gần đây có vụ việc cách hết chức vụ trong đảng 7 tướng, khai trừ đảng 2 tướng Cảnh sát biển. Người dân thấy vậy mới xầm xì với nhau: Không biết trong mấy năm qua, các cán bộ đảng viên đã liên tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa thấm nhuần hay sao mà nạn tham nhũng ngày càng lộng hành?
Hiện nay tham nhũng đã ‘nhập lý” khó chữa trị. Bà Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: “Cái liều vacxin, tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho 2 cháu ngay tại Hà Nội. Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì!”.
Những tháng đầu năm 2020, cả nước cùng chung tay góp sức đẩy lùi dịch COVID-19 thì một số cán bộ đầu ngành y tế (toàn là đảng viên) của một số tỉnh thành đã đẩy giá mua máy Realtime PCR để dùng xét nghiệm COVID-19 lên gấp nhiều lần. Sự việc ấy được bà Chủ tịch Quốc Hội lúc bấy giờ là Nguyễn Thị Kim Ngân trả lới với cử tri quận Cái Răng (Cần Thơ) vào sáng ngày 23/06/2020: “Ăn quá dày, có 2 tỷ mà nâng lên 6-7 tỷ. Sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Thậm chí riêng tội này không có tình tiết giảm nhẹ”[1]
Tiếp sang những tháng sau giữa năm 2021 “ Trong lúc cả nước đang khó khăn do COVID-19 mà lại có những nhóm ‘ăn trên lưng’ mọi người thì vừa vô cảm vừa thực sự rất dã man, tàn nhẫn” (Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan). Nay lại xuất hiện “những nhóm người” không thèm “ăn trên đầu, trên cổ” mà lại “ăn trên lưng”mọi người![2]
Tại sao chống tham nhũng đang diễn ra mà tham nhũng lại không hề suy giảm trên đất nước ta như vậy? Người xưa nói: “Tội chí trọng nhi hình chí khinh” (Tội rất nặng nhưng hình phạt rất nhẹ), do đó chưa đủ sức răn đe bọn tham nhũng. Hãy nhìn xem vua Minh Mạng trị bọn tham nhũng. Tháng 3 năm Nhâm Thìn (1832) Đinh Văn Tăng người coi kho ở Sơn Tây vì không yêu sách được các lính cơ trong tỉnh đến lãnh lương, bèn kích tay gạt thóc là không đầy hộc. Tổng đốc Lê Đại Cương sai người do thám bắt được quả tang, kết án xử tử.
Vua bảo bộ Hình rằng: “Trước đây binh dịch ở kho cho đến quan lại trông coi thông đồng làm bậy phát ra thì nhẹ tay, đong vào nặng tay, lợi mình, thiệt người, cái gì cũng làm! Ta vẫn biết rõ hết nên khi phát ra tất trị tội nặng để răn kẻ điêu ngoa. Lại nghĩ đổi lại cách thức cái hộc, cái phương đặt làm quy chế lâu dài. Chẳng ngờ một tấm khổ tâm của ta lo nghĩ vì quan quân, dân chúng đặt ra khuôn phép tốt lành để tỏ sự tin thực công bằng ấy lại bị bọn kia dám giở nhiều ngón, xảo trá xoay cách vơ vét, thật đáng căm giận xiết bao! Tên chính phạm Đinh Văn Tăng, tội chết có thừa, chuẩn cho lập tức chém đầu đem bêu và chặt một bàn tay, ướp muối phơi khô, rồi treo lên mãi mãi, để quan lại binh lính chức dịch trông thấy sờn lòng, không dám phạm nữa, cho hợp với ý lập pháp của đế vương xưa: dùng hình phạt để mong đi đến chỗ không cần hình phạt nữa. Bọn lại coi kho là Nguyễn Danh Chấn hằng ngày cùng nhau làm việc, hẳn có dự việc tham tang, bọn ấy đều là lũ dạy khỉ leo cây, đều bị tội giảo nhưng còn được giam để đợi lệnh. Suất đội Nguyễn Viết Tân có trách nhiệm kiểm soát, há lại không biết rõ tình trạng, vậy phạt 100 trượng, đồ 3 năm; 40 người lính coi kho cùng một tội ác, dựa nhau làm gian, há có thể nghe cho chối cãi. Vậy đều đem đóng gông để ở cửa kho 1 tháng, khi hết hạn đánh 100 trượng, đuổi về hàng ngũ cũ, phái lính khác đến thay. Đoàn Văn Chử bí mật do thám được sự thực thưởng 20 lạng bạc, ghi tên để bổ chánh đội trưởng. Bố chính Lê Nguyên Hy vì không xem xét phải giáng chức.
Lại có hai kho Xích Đằng ở Sơn Nam và Hải Dương bọn lại viên và người coi kho đem cái quan hộc kiểu mới tháo ván đáy ra, đẽo trũng rồi lắp vào; lại nặng tay ấn gạo xuống, gạt ngang để lạm thu. Vua bèn đặc cách sai chủ sự bộ Hộ là Trần Ngọc Hà đến hội với quan tỉnh Hưng Yên xét xử vụ án này. Khi án xong, bọn Nguyễn Đình Hiển và Lê Văn Thanh đứng đầu đều bị chém bêu đầu và đục lấy mỗi bên một mảnh xương sọ, phơi gió cho khô, treo ở cửa kho mãi mãi, để răn người khác, còn thì xử chém, thắt cổ, sung quân và phát lưu có thứ bậc khác nhau. Thưởng cho Nguyễn Văn Nghị 20 lạng bạc. Còn quan trấn ở hai nơi ấy đều bị giáng chức. Tự đó kho ở Hưng Yên, dân đều nộp tô thuế, tuyệt không có kẻ làm khó dễ để sách nhiễu nữa.
Được tin ấy vua bảo quần thần rằng: “ Ta muốn trị kẻ có tội để ngăn ngừa khỏi mắc tội, bất đắc dĩ mới dùng hình phạt tàn khốc ấy. nay tệ ấy do đấy quả đã trừ được.Ôi! lấy một mảnh xương sọ mà cứu được ức muôn người khỏi khổ lụy, thì dù có mang tiếng là hình phạt tàn khốc cũng không hề gì!”[3]
Người xưa nói: “Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác” (Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu- Tam quốc diễn nghĩa- hồi thứ 3) và kẻ đứng đầu tội ác (nguyên ác) không cần dạy dỗ mà phải giết đi (Nguyên ác bất đãi giáo nhi tru- Tuân tử).
Việt Nam muốn chống tham nhũng một cách triệt để, hãy học theo gương vua Minh Mạng là diệt trừ kẻ đứng đầu tội ác để răn đe; cấp trên của kẻ đứng đầu tội ác bị giáng chức; người phát hiện được thưởng thực sự chớ không bị chụp mũ quy là các thế lực thù địch lợi dụng.
Nếu “tội chí trọng nhi hình chí khinh” (tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ) như hiện nay thì việc chống tham nhũng khó lòng mà có hồi kết. Campuchia đã bãi bỏ án tử hình, Việt Nam vẫn còn duy trì. Tại sao ta không tử hình vài đứa “ăn dày”, “ăn trên lưng” mọi người để những kẻ khác “trông thấy sờn lòng”
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh – Khánh Hòa
Chú thích:
[1]- https://vtc.vn/tin-nhanh-24h/chu-tich-qh-khong-co-tinh-tiet-giam-nhe-toi-nang-gia-may-xet-nghiem-covid-19-ar-553693.html
[2]- https://baotiengdan.com/.../nhung-ai-phai-chiu-trach-nhiem-c.../
[3]- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 3, Nxb Giáo dục, t. 299-300
- trithucvn.org/van-hoa/vi-vua-nha-nguyen-chong-tham-nhung-la-khac-tinh-cua-dam-tham-quan.html
Gần đây có vụ việc cách hết chức vụ trong đảng 7 tướng, khai trừ đảng 2 tướng Cảnh sát biển. Người dân thấy vậy mới xầm xì với nhau: Không biết trong mấy năm qua, các cán bộ đảng viên đã liên tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa thấm nhuần hay sao mà nạn tham nhũng ngày càng lộng hành?
Hiện nay tham nhũng đã ‘nhập lý” khó chữa trị. Bà Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: “Cái liều vacxin, tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho 2 cháu ngay tại Hà Nội. Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì!”.
Những tháng đầu năm 2020, cả nước cùng chung tay góp sức đẩy lùi dịch COVID-19 thì một số cán bộ đầu ngành y tế (toàn là đảng viên) của một số tỉnh thành đã đẩy giá mua máy Realtime PCR để dùng xét nghiệm COVID-19 lên gấp nhiều lần. Sự việc ấy được bà Chủ tịch Quốc Hội lúc bấy giờ là Nguyễn Thị Kim Ngân trả lới với cử tri quận Cái Răng (Cần Thơ) vào sáng ngày 23/06/2020: “Ăn quá dày, có 2 tỷ mà nâng lên 6-7 tỷ. Sẽ xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Thậm chí riêng tội này không có tình tiết giảm nhẹ”[1]
Tiếp sang những tháng sau giữa năm 2021 “ Trong lúc cả nước đang khó khăn do COVID-19 mà lại có những nhóm ‘ăn trên lưng’ mọi người thì vừa vô cảm vừa thực sự rất dã man, tàn nhẫn” (Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan). Nay lại xuất hiện “những nhóm người” không thèm “ăn trên đầu, trên cổ” mà lại “ăn trên lưng”mọi người![2]
Tại sao chống tham nhũng đang diễn ra mà tham nhũng lại không hề suy giảm trên đất nước ta như vậy? Người xưa nói: “Tội chí trọng nhi hình chí khinh” (Tội rất nặng nhưng hình phạt rất nhẹ), do đó chưa đủ sức răn đe bọn tham nhũng. Hãy nhìn xem vua Minh Mạng trị bọn tham nhũng. Tháng 3 năm Nhâm Thìn (1832) Đinh Văn Tăng người coi kho ở Sơn Tây vì không yêu sách được các lính cơ trong tỉnh đến lãnh lương, bèn kích tay gạt thóc là không đầy hộc. Tổng đốc Lê Đại Cương sai người do thám bắt được quả tang, kết án xử tử.
Vua bảo bộ Hình rằng: “Trước đây binh dịch ở kho cho đến quan lại trông coi thông đồng làm bậy phát ra thì nhẹ tay, đong vào nặng tay, lợi mình, thiệt người, cái gì cũng làm! Ta vẫn biết rõ hết nên khi phát ra tất trị tội nặng để răn kẻ điêu ngoa. Lại nghĩ đổi lại cách thức cái hộc, cái phương đặt làm quy chế lâu dài. Chẳng ngờ một tấm khổ tâm của ta lo nghĩ vì quan quân, dân chúng đặt ra khuôn phép tốt lành để tỏ sự tin thực công bằng ấy lại bị bọn kia dám giở nhiều ngón, xảo trá xoay cách vơ vét, thật đáng căm giận xiết bao! Tên chính phạm Đinh Văn Tăng, tội chết có thừa, chuẩn cho lập tức chém đầu đem bêu và chặt một bàn tay, ướp muối phơi khô, rồi treo lên mãi mãi, để quan lại binh lính chức dịch trông thấy sờn lòng, không dám phạm nữa, cho hợp với ý lập pháp của đế vương xưa: dùng hình phạt để mong đi đến chỗ không cần hình phạt nữa. Bọn lại coi kho là Nguyễn Danh Chấn hằng ngày cùng nhau làm việc, hẳn có dự việc tham tang, bọn ấy đều là lũ dạy khỉ leo cây, đều bị tội giảo nhưng còn được giam để đợi lệnh. Suất đội Nguyễn Viết Tân có trách nhiệm kiểm soát, há lại không biết rõ tình trạng, vậy phạt 100 trượng, đồ 3 năm; 40 người lính coi kho cùng một tội ác, dựa nhau làm gian, há có thể nghe cho chối cãi. Vậy đều đem đóng gông để ở cửa kho 1 tháng, khi hết hạn đánh 100 trượng, đuổi về hàng ngũ cũ, phái lính khác đến thay. Đoàn Văn Chử bí mật do thám được sự thực thưởng 20 lạng bạc, ghi tên để bổ chánh đội trưởng. Bố chính Lê Nguyên Hy vì không xem xét phải giáng chức.
Lại có hai kho Xích Đằng ở Sơn Nam và Hải Dương bọn lại viên và người coi kho đem cái quan hộc kiểu mới tháo ván đáy ra, đẽo trũng rồi lắp vào; lại nặng tay ấn gạo xuống, gạt ngang để lạm thu. Vua bèn đặc cách sai chủ sự bộ Hộ là Trần Ngọc Hà đến hội với quan tỉnh Hưng Yên xét xử vụ án này. Khi án xong, bọn Nguyễn Đình Hiển và Lê Văn Thanh đứng đầu đều bị chém bêu đầu và đục lấy mỗi bên một mảnh xương sọ, phơi gió cho khô, treo ở cửa kho mãi mãi, để răn người khác, còn thì xử chém, thắt cổ, sung quân và phát lưu có thứ bậc khác nhau. Thưởng cho Nguyễn Văn Nghị 20 lạng bạc. Còn quan trấn ở hai nơi ấy đều bị giáng chức. Tự đó kho ở Hưng Yên, dân đều nộp tô thuế, tuyệt không có kẻ làm khó dễ để sách nhiễu nữa.
Được tin ấy vua bảo quần thần rằng: “ Ta muốn trị kẻ có tội để ngăn ngừa khỏi mắc tội, bất đắc dĩ mới dùng hình phạt tàn khốc ấy. nay tệ ấy do đấy quả đã trừ được.Ôi! lấy một mảnh xương sọ mà cứu được ức muôn người khỏi khổ lụy, thì dù có mang tiếng là hình phạt tàn khốc cũng không hề gì!”[3]
Người xưa nói: “Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác” (Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu- Tam quốc diễn nghĩa- hồi thứ 3) và kẻ đứng đầu tội ác (nguyên ác) không cần dạy dỗ mà phải giết đi (Nguyên ác bất đãi giáo nhi tru- Tuân tử).
Việt Nam muốn chống tham nhũng một cách triệt để, hãy học theo gương vua Minh Mạng là diệt trừ kẻ đứng đầu tội ác để răn đe; cấp trên của kẻ đứng đầu tội ác bị giáng chức; người phát hiện được thưởng thực sự chớ không bị chụp mũ quy là các thế lực thù địch lợi dụng.
Nếu “tội chí trọng nhi hình chí khinh” (tội rất nặng mà hình phạt rất nhẹ) như hiện nay thì việc chống tham nhũng khó lòng mà có hồi kết. Campuchia đã bãi bỏ án tử hình, Việt Nam vẫn còn duy trì. Tại sao ta không tử hình vài đứa “ăn dày”, “ăn trên lưng” mọi người để những kẻ khác “trông thấy sờn lòng”
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh – Khánh Hòa
Chú thích:
[1]- https://vtc.vn/tin-nhanh-24h/chu-tich-qh-khong-co-tinh-tiet-giam-nhe-toi-nang-gia-may-xet-nghiem-covid-19-ar-553693.html
[2]- https://baotiengdan.com/.../nhung-ai-phai-chiu-trach-nhiem-c.../
[3]- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 3, Nxb Giáo dục, t. 299-300
- trithucvn.org/van-hoa/vi-vua-nha-nguyen-chong-tham-nhung-la-khac-tinh-cua-dam-tham-quan.html
Văn Hóa
Tiểu luận III của Edith Stein về Phụ nữ: Linh đạo Phụ nữ Kitô giáo
Vũ Văn An
17:49 14/10/2021
Cũng theo các nhà hiệu đính, bản thảo tiểu luận này dựa vào một loạt 4 bài diễn thuyết của Edith Stein tại Zurich trong tháng Giêng năm 1932 dành cho Tổ chức Phụ nữ Công Giáo.
Một cô gái trẻ biết biện phân gần đây đã hỏi tôi, "Tại sao vào thời điểm này, nhiều điều được nói, kể cả bởi đàn ông, về bản chất và ơn gọi của phụ nữ đến như vậy?" Điều đáng ngạc nhiên là chủ đề này liên tục được các bên đưa ra và cách khác nhau nó được đề cập tới. Các nhà trí thức hàng đầu đang vẽ nên một lý tưởng sáng ngời về bản chất nữ giới, và họ hy vọng rằng việc thể hiện lý tưởng này sẽ là phương pháp chữa trị cho tất cả các bệnh tật và nhu cầu đương thời. Đồng thời, trong văn học của thời nay và của những thập niên vừa qua, chúng ta thấy người phụ nữ được trình bày đi trình bầy lại như một con quỷ của vực thẳm. Cả hai bên đều đặt lên chúng ta một trách nhiệm lớn lao. Chúng ta buộc phải coi tầm quan trọng của người phụ nữ và sự hiện hữu của họ như một vấn đề. Chúng ta không thể trốn tránh câu hỏi chúng ta là gì và chúng ta nên là gì. Và không chỉ có trí suy tư mới làm chúng ta phải đối diện với câu hỏi này; chính cuộc sống đã làm cho sự hiện hữu của chúng ta thành vấn đề.
Một sự biến hóa được một số người cảm nhận trước, được một số ít mong muốn và cố gắng giải quyết, và được phần lớn người ta lấy làm ngạc nhiên hoàn toàn, đã kéo phụ nữ ra khỏi lãnh vực khép kín của gia đình và ra khỏi một lối sống vẫn được coi là đương nhiên, và đột nhiên đẩy họ vào những tình huống đa dạng xa lạ nhất và những vấn đề không lường trước được. Chúng ta đã bị ném xuống sông, buộc chúng ta phải bơi. Nhưng khi sức lực của chúng ta có nguy cơ cạn kiệt, chúng ta cố gắng để ít nhất tới được bến bờ an toàn. Chúng ta muốn suy nghĩ thấu suốt về câu hỏi liệu chúng ta có nên tiếp tục hay không; và nếu chúng ta nên tiếp tục, thì chúng ta nên làm gì để chúng ta không bị chết đuối. Chúng ta muốn xem xét kỹ lưỡng hướng của dòng sông bằng cách xem xét, hướng này so với hướng nọ, sức mạnh của dòng sông và các năng lực cùng khả năng chuyển động của chúng ta.
Bây giờ điều khả thi là xem xét những điều sau đây. Chúng ta cố gắng đạt được cái nhìn sâu sắc về những xó góc sâu thẳm nhất trong con người chúng ta; chúng ta thấy rằng nó không phải là một hữu thể đầy đủ mà là một hữu thể đang ở trạng thái trở thành, và chúng ta đang cố gắng để có được sự rõ ràng liên quan đến diễn trình này. Hữu thể của chúng ta, sự trở thành của chúng ta, không mãi bị giam hãm trong các giới hạn của chính nó; mà đúng hơn, khi tự mở rộng, nó tự hoàn thành chính nó. Tuy nhiên, trọn hữu thể và sự trở thành cũng như hành động của chúng ta trong thời gian đều được xếp đặt từ thuở đời đời, có một ý nghĩa đời đời, và chỉ trở nên rõ ràng đối với chúng ta nếu và bao lâu chúng ta đặt nó dưới ánh sáng vĩnh cửu.
I. LINH HỒN PHỤ NỮ
Chúng ta có thể nói một cách khái quát về linh hồn của người phụ nữ được không? Linh hồn mỗi con người rất độc đáo, không có linh hồn nào giống linh hồn nào. Làm thế nào chúng ta có thể nói về linh hồn nói chung? Nhưng việc suy lý liên quan đến linh hồn thường xem xét linh hồn của con người nói chung, không phải linh hồn này hay linh hồn kia. Nó thiết lập các đặc điểm và quy luật phổ quát; và, ngay cả khi, như trong Tâm lý học dị biệt, nó nói tới các khác biệt, nó cũng mô tả những kiểu loại tổng quát hơn là những kiểu loại cá thể: linh hồn của trẻ em, của thanh thiếu niên, của người lớn, linh hồn của người lao động, nghệ sĩ, vân vân.; với linh hồn của người nam và người nữ cũng thế. Và đối với những người có suy nghĩ về tiềm năng của khoa học, sự hiểu biết về cá nhân dường như trở nên có vấn đề hơn bao giờ hết so với sự hiểu biết về các loài giống nói chung.
Nhưng ngay cả khi chúng ta có ý định coi thường các cá tính, thì liệu có một kiểu phụ nữ hay không? Có điểm chung nào cần phát hiện trong nguyên mẫu phụ nữ như được thấy trong cuốn Glocke [Chuông] của Schiller hay cuốn Frauenliebe und -leben [Tình yêu và đời sống củ người đàn bà] của Chamisso, và trong những hình ảnh mà Zola, Strindberg và Wedekind đã vẽ cho chúng ta không? Liệu sự đa dạng hoàn toàn mà chúng ta gặp trong cuộc sống có thể được giản lược thành một thể thống nhất đơn nhất, và thể thống nhất này có thể được phân biệt với linh hồn của con người hay không? Đây không phải là nơi cung cấp bằng chứng triết học để chứng minh rằng có một điều gì đó trong lãnh vực hiện hữu mà chúng ta có thể gọi là giống loài [species], linh hồn của phụ nữ và có một chức năng tri thức đặc biệt có khả năng tri nhận được nó. Do đó, có lẽ sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta không bắt đầu bằng cách phác thảo hình ảnh chung về giống loài này mà phác thảo một loạt các loại hình [types] càng khác nhau càng tốt, và sau đó cố gắng khám phá xem liệu chúng ta có thể tìm thấy một giống loài chung nơi chúng hay không. Vì nhờ thi ca mà linh hồn được mô tả thỏa đáng nhất, nên bây giờ tôi sẽ phân tích các loại hình lấy từ các tác phẩm văn học mà tôi vẫn gán cho một giá trị biểu tượng đặc thù.
Thí dụ, hãy lấy nhân vật “Ingunn Steinfinnstochter” từ cuốn Olaf Audunssohn của Sigrid Undset. Cuốn tiểu thuyết này dẫn chúng ta vào một quá khứ xa xôi và đến một đất nước xa xôi, một nền văn minh hoàn toàn xa lạ. Ingunn lớn lên tự do và không bị trói buộc trong một trang trại Bắc Âu thời Trung cổ. Nàng đã được hứa hôn từ khi còn nhỏ với Olaf, người thực tế là anh nuôi của nàng. Nàng đi lang thang tự do với chàng và đồng bọn của chàng; Nàng không có hoạt động nào bị quy định cả, không có kỷ luật bên ngoài hoặc bên trong cho ý chí. Những đứa trẻ trông chờ sự nâng đỡ lẫn nhau vì chúng không có sự nâng đỡ nào khác. Các thèm khát bừng dậy trong chúng khi chúng lên mười lăm, mười sáu tuổi; chúng sa cơn cám dỗ ngay từ cơ hội đầu tiên. Từ thời điểm đó, toàn bộ cuộc sống của Ingunn là một niềm thèm khát vô độ. Nàng và Olaf tự coi như cột chặt vào nhau một cách không thể tháo gỡ theo luật giáo hội. Nhưng gia đình phản đối cuộc hôn nhân, và hai trẻ phải ly thân trong nhiều năm. Cuộc sống của chàng trai trẻ đầy ắp những cuộc chiến đấu, những trải nghiệm và khám khá khác nhau ở những vùng đất xa xôi. Nàng tìm kiếm sự đền bù cho hạnh phúc đã mất trong những giấc mơ; đôi khi, cơn cuồng loạn buộc nàng phải tạm dừng mọi hoạt động bên ngoài. Nàng chiều theo một kẻ quyến rũ mặc dù nàng chỉ khao khát một mình Olaf. Tuy nhiên, việc nhận ra sự sa ngã của nàng đã bừng nở thành một thực tại tâm linh mờ mờ ảm ảm này giống như một ánh sáng siêu nhiên; và nàng vực bản thân mình dậy với một sức mạnh đáng kinh ngạc và cắt đứt mối liên hệ tội lỗi. Olaf, lúc trở về nhà, không muốn phá vỡ mối dây thiêng liêng gắn bó họ chỉ vì tội lỗi mà nàng đã thú nhận. Chàng đưa nàng trong tư cách vợ về trang trại của mình và nuôi đứa con trai ngoài giá thú của nàng làm người thừa kế của mình. Nhưng hạnh phúc mong muốn vẫn chưa đến. Ingunn bị trầm cảm khi nhận thức được tội lỗi của mình, và nàng sinh ra hết đứa con này đến đứa con khác, tất cả đều chết. Nhưng càng coi mình là nguồn bất hạnh cho chồng, nàng càng bám lấy chàng; và nàng càng kịch liệt khao khát có thêm bằng chứng chàng yêu nàng. Và mặc dù nàng lãng phí cuộc sống này, tiêu hao cả sức lực của chàng nữa, nhưng Olaf vẫn luôn nhường nhịn nàng. Trong nhiều năm, nàng chịu đựng sức khỏe yếu của mình một cách kiên cường; nàng im lặng chấp nhận nó như một sự đền tội. Olaf ngay lập tức nhận ra rằng linh hồn của Ingunn sở hữu một điều gì đó khác với sự phụ thuộc ủ rũ như một con vật. Chàng nhận ra rằng nó sở hữu một tia lửa thần linh chỉ thiếu sự hỗ trợ và một quan niệm về một thế giới cao hơn; thế giới này chưa đạt được sự rõ ràng đầy đủ để có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nàng. Quá theo nghĩa đen, chàng đã sống đúng lời lẽ của Thánh Tông đồ: “Người chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình” (Êph 5:28). Và vì điều này, hai cuộc đời đã bị hủy hoại.
Như trong các tác phẩm khác của Sigrid Undset, hai thế giới, hay đúng hơn hai thế giới tiền sử, đứng đối lập nhau: thế giới u ám, theo bản năng của hỗn mang nguyên thủy và thế giới của thần trí Thiên Chúa bay lượn trên sáng thế. Linh hồn của Ingunn, đứa con của thiên nhiên, giống như mảnh đất hoang sơ chưa cày xới. Trong đó có những hạt giống mạnh mẽ đầy năng lực nẩy mầm, và sự sống trong chúng được khuấy động thành những chuyển động rung rinh nhờ tia sáng từ phía bên kia các đám mây. Nhưng điều cần thiết là đất thô phải được cấy cày để ánh sáng xuyên thấu tới các hạt giống.
Nora của Ibsen không phải là đứa con của thiên nhiên; đúng hơn, nàng đã trưởng thành hơn trong khuôn khổ văn hóa hiện đại. Tâm trí nàng tỉnh táo dù mới chỉ được đào tạo rất ít về phương pháp cũng như ý chí của nàng vậy. Nàng là con búp bê yêu quí của cha nàng, và bây giờ nàng là con búp bê yêu quí của chồng nàng cũng như những đứa con của nàng là búp bê của nàng. Với một phê phán sắc bén, nàng tự nói điều này ra khi đôi mắt của nàng sáng ra. Đứa con được chiều chuộng phải đối đầu với những quyết định mà nàng chưa hề được chuẩn bị. Chồng nàng bị bệnh nặng và thiếu phương tiện cho chuyến đi có thể cứu chàng. Nàng không thể nhờ cha mình giúp đỡ vì ngài cũng bị bệnh. Vì vậy, cô tự mình ký nhận một lệnh phiếu [note] có tên chàng như người cùng ký. Lương tâm nàng không bối rối vì điều này - thực ra, nàng còn tự hào về hành động mà nhờ đó, chồng nàng đã bình phục. Nàng giấu cả hành động của mình với vị luật sư hay lưu ý, vì biết rõ ông này sẽ không chế tài hành động đó. Nhưng khi chủ nợ bị rơi vào thế cùng cực bởi nhu cầu riêng của họ và đe dọa sẽ phơi bày, thì không phải vì sợ bị chồng chỉ trích mà nàng đã phải tuyệt vọng quyết định bỏ trốn. Nàng vừa lo sợ vừa hy vọng rằng giờ đây “phép lạ” sẽ diễn ra - chồng nàng sẽ lãnh lấy tội lỗi của nàng vì tình yêu lớn lao của chàng. Nhưng câu chuyện lại xảy ra hoàn toàn khác. Robert Helmer chỉ biết lên án vợ mình; chàng cho rằng nàng không còn xứng đáng để nuôi nấng con cái chàng. Nora nhận ra nàng và chàng, vì điều họ đang vỡ mộng trong giây phút này, vì sự trống rỗng của cuộc đời họ với nhau, không còn xứng đáng với danh hiệu hôn nhân. Và khi nguy cơ tai tiếng xã hội đã tan đi, khi chàng nhân từ muốn tha thứ mọi điều và tái lập cuộc sống của họ một lần nữa, nàng không thể chấp nhận sự tha thứ của chàng. Nàng biết rằng trước khi có thể cố gắng trở lại làm vợ và làm mẹ, nàng phải trở thành một con người cái đã. Chắc chắn, Robert Helmer cũng sẽ phải phát triển từ nhân vật xã hội thành một con người để cuộc sống chung của họ có thể trở thành một cuộc hôn nhân.
Trong Iphigenie của Goethe, một sắc lệnh kỳ lạ đã bứng Iphigenie thuở còn trẻ khỏi vòng gia đình thân yêu của nàng và dẫn nàng đến với một dân tộc man rợ xa lạ. Bàn tay của các vị thần đã giải thoát cô khỏi cái chết nào đó để cô phục vụ cõi thánh thiêng trong cảnh yên tĩnh của một ngôi đền. Nữ tư tế bí ẩn được tôn vinh như một vị thánh. Nhưng nàng không hạnh phúc ở đây. Nàng luôn khao khát được trở về nhà mình. Nàng kiên quyết từ chối sự tán tỉnh của nhà vua để không tự cắt đứt khỏi cuộc trở về này. Đất nước đã có một phong tục mà sức mạnh của nó đã chính thức bị hủy bỏ bởi các nỗ lực của nàng; bây giờ, theo phong tục xưa này, nàng phải hy sinh hai người xa lạ vừa được tìm thấy trên bờ biển như một trừng phạt. Họ là người Hy Lạp, một trong số họ là anh trai của nàng. Mong muốn của nàng được nhìn thấy một trong những người thân của mình một lần nữa đã được nên trọn. Nhưng anh ta bị ô nhục vì tội giết mẹ, sầu khổ vì hối hận đến mức phát điên. Anh ta bị kết tội chết dưới tay nàng. Lời nguyền rủa xưa của nhà nàng, mà cho đến nay dường như nàng đã thoát khỏi, đang đe dọa sẽ được ứng nghiệm cả cho nàng nữa. Đứng trước sự lựa chọn nên cứu anh trai, bạn của anh ấy và bản thân mình bằng dối trá và lừa đảo hay để mặc tất cả bị hủy hoại, trước tiên nàng tin rằng mình phải chọn "điều ít ác hơn". Nhưng linh hồn trong trắng của nàng không thể chịu đựng được sự không trung thực và phá vỡ lòng tín thác; nàng tự bảo vệ mình chống lại những điều này giống như bản nhiên lành mạnh chống lại mầm mống của bệnh tật chết người. Tín thác vào tính chân thực của các vị thần và tính cao quý của nhà vua, nàng tiết lộ kế hoạch trốn chạy với nhà vua và nhận được phần thưởng là mạng sống của những người đang gặp nguy hiểm và việc nàng được trở về quê hương. Anh trai của nàng đã khỏi bệnh nhờ lời cầu nguyện của nàng. Giờ đây, nàng đem niềm vui và sự hòa giải với các vị thần trở lại ngôi nhà quý tộc cổ xưa.
Trước khi chúng ta tiến hành việc tìm kiếm một giống loài chung ở cả ba loại hình phụ nữ khác nhau, điều có thể hữu ích là thảo luận ngắn gọn về mối liên hệ của những loại hình này với thực tại. Ở đây, há chúng ta đang không bàn tới các nhân vật hư cấu thuần túy của trí tưởng tượng thi ca đó sao? Vậy thì với những gì đúng, chúng ta có thể sử dụng chúng để có được cái nhìn sâu sắc về sự hiện hữu tâm linh [psychic] thực sự hay không? Để có được giải đáp khó khăn này, trước hết chúng ta sẽ cố gắng làm rõ những gì mà tinh thần thi ca đã muốn chuyển tải trong mỗi loại hình này.
Ít ai quan niệm công trình của Sigrid Undset là “l’art pour l’art” [nghệ thuật vị nghệ thuật]. Tính sáng tạo của bà là sự thú nhận liều lĩnh. Thật vậy, người ta có ấn tượng rằng bà buộc phải phát biểu điều áp đặt lên bà như một thực tại tàn khốc. Và tôi tin rằng bất cứ ai nhìn vào cuộc sống một cách chân thành và tỉnh táo như bà sẽ không thể phủ nhận rằng những loại hình bà trình bầy là có thật, dù chúng được chọn lựa với một thiên kiến nào đó. Rõ ràng là có một phương pháp trong tính một chiều này: bà muốn nhấn mạnh bản năng động vật để bộc lộ rõ hơn những điểm bất cập của chủ nghĩa duy tâm dối trá hoặc chủ nghĩa duy trí [intellectualism] cường điệu trong việc đối đầu với thực tại trần thế.
Nhân vật Nora được tạo ra bởi một người đàn ông muốn hoàn toàn tiếp nhận quan điểm của phụ nữ, một người đàn ông đã biến chính nghĩa của phụ nữ và phong trào duy nữ thành của riêng mình. Người nữ anh thư của ông được chọn theo quan điểm này - nhưng nàng được chọn và mô tả chính bằng sự phân tích sắc sảo nhất; nàng không được phát minh một cách tùy tiện cũng như không được xây dựng một cách duy lý. Sức mạnh và hậu quả của suy nghĩ và hành động nơi nàng có thể gây ngạc nhiên tương phản với những gì đã xảy ra trước đó; nàng có thể khác thường, nhưng hành động của nàng không phải là bất cái nhiên hoặc hoàn toàn bất khả.
Những nét mặt cổ điển, vẻ hùng vĩ đơn giản và sự giản dị được đề cao của nhân vật nữ cao quý nhất của Goethe thoạt nhìn gần như hết sức xa rời thực tế đối với con người hiện đại. Và chủ nghĩa duy tâm chắc chắn đang được xem xét ở đây; nhưng một lần nữa, đây không phải là việc xây dựng của tưởng tượng mà đúng hơn, là một hình ảnh lý tưởng hóa được hình dung, trải nghiệm và cảm thông từ chính cuộc sống. Từ những tầng sâu nội tâm của mình và thoát khỏi mọi quan điểm thiên lệch, nhà nghệ sĩ vĩ đại đã trình bày dưới dạng gần như điêu khắc một tầm nhìn bao trùm cả “reine Menschlichkeit” [nhân tính thuần khiết] lẫn “Ewig-Weibliches” [nữ tính muôn thuở] (1). Và chúng ta bị thu hút như chỉ có sự thuần khiết hoàn toàn và chân lý trường cửu mới có thể thu hút chúng ta như vậy.
Rất nhiều điều phải nói về "thực tại" của những loại hình này. Ba người phụ nữ này có điểm chung nào không? Họ xuất thân từ các thế giới khác nhau trong chính các trước tác; ngoài ra, họ cũng là sự sáng tạo của các nhà văn rất khác nhau. Không có kỷ luật truyền thống nào đã lên khuôn linh hồn của Ingunn, một đứa con của thiên nhiên; Nora, con búp bê của Ngôi nhà búp bê, bị kìm hãm bởi các quy ước xã hội giả tạo, tuy nhiên vẫn khẳng định được bản năng lành mạnh của nàng để vứt bỏ các gông cùm này nhằm nắm lấy mạng sống của mình trong tay và tự do định hình lại nó. Iphigenie, nữ tư tế trong ngôi đền thánh thiêng, đã vượt quá thiên nhiên qua sự kết hợp với thần tính và đi vào sự sáng tỏ siêu nhiên. Ba người phụ nữ này có chung một đặc điểm: khao khát được cho đi tình yêu và nhận được tình yêu, và về mặt này, khao khát được nâng mình lên trên sự hiện hữu hạn hẹp ngày qua ngày để đi vào lãnh vực hữu thể cao hơn.
Giấc mơ của Ingunn là được sống bên cạnh Olaf trong một trang trại và có nhiều con. Trong trạng thái lờ đờ, nàng không thể hình dung được bất cứ khuôn mẫu hiện hữu nào khác và có ý thức lựa chọn một khuôn mẫu khác. Và khi sự kết hợp bên ngoài với người phối ngẫu của nàng cuối cùng xuất hiện như một thành toàn duy nhất, thì chính khía cạnh thể lý của mối liên hệ được nàng bám lấy với tất cả năng lực sống của nàng. Khi làm như vậy, nàng không tìm thấy hạnh phúc khao khát đã lâu; nhưng nàng không biết cách nào khác để tìm thấy nó hoặc thậm chí là tìm kiếm nó, và nàng đành ở lại với những gì nàng hiện có.
Cuộc sống thực của Nora, được che giấu đằng sau sự hiện hữu của "búp bê" mà thoạt đầu nàng hiếm khi ý thức được, hệ ở việc chờ đợi phép lạ, vốn không là gì khác ngoài việc kết thúc của sự hiện hữu đầy tính con rối của nàng, sự bừng nổ của tình yêu vĩ đại sẽ biểu lộ hữu thể của người phối ngẫu của nàng và của chính nàng. Và khi không có đáp ứng từ chồng, khi nàng nhận ra rằng không có gì hiện hữu đằng sau lớp mặt nạ quy ước xã hội của chàng, nàng quyết tâm cố gắng một mình đột phá vào tận hữu thể đích thực của mình, vào tận cốt lõi của nó.
Với Iphigenie, vấn đề không còn là vấn đề đột phá vào tận hữu thể đích thực nữa; nàng đã đạt được hữu thể đích thực, khi đạt đến mức độ hoàn thiện cao nhất của con người; nàng chỉ phải đưa nó vào thử nghiệm và cho phép nó phát huy tác dụng. Nàng mong mỏi rằng bình diện hữu thể mà nàng đã đạt được sẽ đóng vai trò như một công cụ của tình yêu cứu chuộc kia vốn là số phận thực sự của nàng.
Những điển hình này có minh họa thích đáng yếu tính của linh hồn phụ nữ không? Tất nhiên, ở đây, chúng tôi có thể cung cấp nhiều loại hình phụ nữ như các bạn mong muốn; tuy nhiên, tôi tin rằng, chỉ cần bao lâu họ là loại hình phụ nữ, thì trong căn bản chúng ta sẽ luôn thấy mình buộc phải trở thành điều linh hồn nên là, động lực cho phép nhân tính tiềm ẩn, vốn được đặt để trong nàng, trong chính dấu ấn cá nhân của nó, chín muồi đến độ phát triển hoàn hảo cao nhất có thể. Niềm khao khát sâu sắc nhất của phụ nữ là đạt được sự kết hợp yêu thương, một sự kết hợp, trong diễn trình phát triển của nó, vốn công nhận giá trị của sự trưởng thành này, đồng thời kích thích và thúc đẩy khát vọng hoàn thiện nơi người khác; sự khao khát này có thể tự phát biểu dưới những hình thức đa dạng nhất, và một số hình thức này dường như bị bóp méo, thậm chí thoái hóa. Như chúng tôi sẽ trình bày, niềm khao khát như thế là một khía cạnh thiết yếu của số phận vĩnh viễn của người phụ nữ. Nó không chỉ là niềm khao khát nhân bản mà đặc biệt là niềm khao khát nữ tính và đối lập với bản chất chuyên biệt nam tính.
Những mong muốn thiết yếu của người đàn ông tự bộc lộ trong hành động, việc làm và những thành tựu khách quan. Họ ít quan tâm đến các vấn đề hiện hữu [being], dù là của mình hay của người khác. Chắc chắn hiện hữu và hành động không thể tách biệt hoàn toàn. Linh hồn con người không phải là một hiện hữu hoàn chỉnh, tĩnh tụ, bất biến, nguyên khối. Nó đang ở trong trạng thái trở thành và đang trong diễn trình trở thành; linh hồn phải mang đến chỗ sinh hoa kết trái các thiên hướng mà nó được ban tặng khi đi vào thế gian; tuy nhiên, nó chỉ có thể phát triển được chúng qua việc được kích hoạt [activation]. Vì vậy, người phụ nữ chỉ có thể đạt được sự phát triển nhân cách hoàn toàn qua việc kích hoạt năng lực tâm linh của mình. Đàn ông cũng vậy, ngay cả khi không coi đó như mục tiêu, họ vẫn làm việc theo cách tương tự như khi họ cố gắng thực hiện bất cứ điều gì một cách khách quan. Trong cả hai trường hợp, cấu trúc của linh hồn trong căn bản y hệt như nhau. Linh hồn được chứa trong một thân xác mà sức sống và sức khỏe của nó phụ thuộc vào sức sống và sức khỏe của thân xác — dù không chuyên nhất hay tuyệt đối. Mặt khác, thân xác nhận bản chất của nó như thân xác — sự sống, chuyển động, hình thức, cấu trúc (gestalt) và ý nghĩa tinh thần — là nhờ linh hồn. Thế giới tinh thần được xây dựng trên tính cảm giới (sensuousness) vừa thiêng liêng vừa thể lý: trí hiểu [intellect], nhờ biết hoạt động của nó hợp lý, tiết lộ một thế giới; ý chí can thiệp một cách sáng tạo và đào tạo [formative] trong thế giới này; cảm xúc tiếp nhận thế giới này vào bên trong và thử nghiệm nó. Nhưng qui mô [extent] và mối liên hệ của những năng lực này khác nhau từ cá nhân này tới cá nhân nọ, và đặc biệt là từ đàn ông tới đàn bà.
Tôi cũng muốn tin rằng ngay cả mối liên hệ của linh hồn và thể xác cũng không hoàn toàn giống nhau nơi người nam và nơi người nữ; nơi phụ nữ, sự kết hợp của linh hồn với thể xác được coi là thâm hậu hơn một cách tự nhiên. (Tôi muốn nhấn mạnh chữ “một cách tự nhiên”, vì — như tôi đã tỏ bầy — vẫn có khả thể linh hồn được giải phóng cao độ khỏi thể xác, điều mà bây giờ, kỳ lạ thay, dường như dễ dàng thực hiện một cách bình thường hơn trong trường hợp phụ nữ). Linh hồn phụ nữ hiện diện và sống mãnh liệt hơn trong mọi phần của thân xác, và nó bị ảnh hưởng bên trong bởi điều xảy ra với thân xác; trong khi đó, với đàn ông, thân xác có đặc tính rõ ràng hơn như một công cụ phục vụ họ trong việc làm và được đi kèm với một sự thờ ơ [detachment] nào đó. Điều này có liên quan mật thiết với ơn gọi làm mẹ. Nhiệm vụ đồng hóa trong chính mình một hữu thể sống động đang biến hóa và lớn lên, chứa đựng và nuôi dưỡng nó, có nghĩa một một cùng đích dứt khoát trong chính nó. Hơn nữa, diễn trình mầu nhiệm trong việc hình thành một tạo vật mới trong cơ thể mẹ tiêu biểu một sự hợp nhất mật thiết giữa thể chất và tinh thần đến nỗi người ta có thể hiểu rằng sự hợp nhất này tự áp đặt lên toàn bộ bản chất của người phụ nữ. Nhưng một mối nguy hiểm nào đó có can dự vào đây. Nếu có một trật tự đúng đắn và tự nhiên hiện hữu giữa linh hồn và thể xác (nghĩa là trật tự tương ứng với bản chất chưa sa ngã), thì sự nuôi dưỡng, chăm sóc và thi hành cần thiết phải được cung cấp cho việc vận hành trơn tru của cơ thể lành mạnh. Ngay khi thân xác được dành cho nhiều thoả mãn thể lý hơn, và bản chất đồi bại của nó có xu hướng đòi hỏi thêm, kết quả sẽ là việc suy sụp của hiện hữu tâm linh. Thay vì kiểm soát và tâm linh hóa thân xác, linh hồn bị nó điều khiển; và do đó, thân xác mất đi tính cách là một thân xác nhân bản. Mối liên hệ của linh hồn và thể xác càng mật thiết, thì nguy cơ suy sụp tâm linh càng lớn. (Mặt khác, ở đây, chắc chắn cũng có khả thể lớn hơn là linh hồn sẽ tâm linh hóa thân xác).
Bây giờ, sau khi xem xét mối liên hệ của linh hồn và thể xác, chúng ta hãy chuyển sang mối liên hệ qua lại của các khả năng tâm linh. Chúng ta thấy rằng chúng ở trong trạng thái phụ thuộc lẫn nhau — điều này không thể hiện hữu mà không có điều kia. Nhận thức thực tại của trí hiểu là điểm khởi hành cần thiết cho đáp ứng cảm xúc. Khích động cảm xúc là động lực của ý chí; mặt khác, quan tâm của ý chí là điều chỉnh hoạt động trí hiểu và đời sống xúc cảm.
Nhưng các khả năng không hề được phân bổ và phát triển bằng nhau. Đàn ông luôn cố gắng hữu hiệu trong hành động nhận thức và sáng tạo. Sức mạnh của đàn bà nằm ở đời sống xúc cảm. Điều này phù hợp với thái độ của nàng hướng tới hữu thể có bản vị. Vì linh hồn họ tri nhận hữu thể của chính nó trong các chuyển động sôi nổi của cảm xúc. Qua các cảm xúc, nó tiến tới chỗ biết nó là gì và nó ra sao; cũng qua các cảm xúc, linh hồn phụ nữ nắm được mối liên hệ với một hữu thể khác vào chính nó, và nhờ đó, cả ý nghĩa của giá trị nội tại của các sự vật bên ngoài, của những con người xa lạ và những sự vật vô ngã. Các cảm xúc, cơ năng thiết yếu để thấu hiểu điều hiện hữu trong tính toàn diện và tính đặc thù của nó, chiếm giữ tâm điểm hữu thể của họ. Chúng đặt điều kiện cho cuộc đấu tranh để phát triển bản thân đạt tới toàn bộ và giúp người khác đạt được sự phát triển tương ứng, điều mà trên đây chúng ta đã phát hiện như là đặc điểm của linh hồn người phụ nữ. Do đó, họ được thiên nhiên bảo vệ tốt hơn chống lại sự kích hoạt và phát triển một chiều các khả năng của mình hơn là đàn ông. Mặt khác, phụ nữ ít có khả năng đạt được những thành tựu xuất sắc trong một lĩnh vực khách quan, những thành tựu luôn có được bằng việc tập trung một chiều mọi năng lực tinh thần; và cuộc đấu tranh để phát triển đặc trưng này cũng khiến phụ nữ phải đối diện với nguy cơ phân mảnh một cách gay gắt hơn. Và tính một chiều, tính mà do bản chất, họ vẫn nghiêng về, hết sức nguy hiểm: sự phát triển xúc cảm đơn phương.
Chúng ta đã gán nhiều tầm quan trọng cho cảm xúc trong toàn bộ "sinh thể" [organismus] của hữu thể tâm linh. Nó có một chức năng nhận thức thiết yếu: nó là trục chính qua đó việc tiếp nhận điều hiện hữu được chuyển thành quan điểm và hành động bản thân. Nhưng nó không thể thực hiện chức năng của nó nếu không có sự hợp tác của trí hiểu và ý chí, cũng như không thể đạt được hiệu suất nhận thức nếu không có sự chuẩn bị của trí hiểu. Trí hiểu là ánh sáng soi đường cho nó, và không có ánh sáng này, cảm xúc sẽ thay đổi tới lui. Thực thế, nếu cảm xúc chiếm ưu thế hơn trí hiểu, nó có thể che khuất ánh sáng và bóp méo bức tranh toàn thế giới cũng như các sự vật và sự kiện cá thể và khiến ý chí trở nên sai lầm trong thực hành. Các sôi nổi xúc cảm cần sự điều khiển của lý trí và sự chỉ đạo của ý chí. Ý chí không đạt đến bất cứ năng lực tuyệt đối nào để khêu gợi hoặc ngăn chặn các phản ứng cảm xúc, nhưng nó tự do cho phép hoặc hạn chế sự phát triển của các cơn kích động đang dâng lên này. Khi thiếu kỷ luật của tâm trí và ý chí, đời sống xúc cảm trở thành một cưỡng lực không có định hướng an toàn. Và vì nó luôn cần một số kích thích nào đó để hoạt động, nên nó trở thành ghiền vui thú nhục dục, thiếu sự hướng dẫn của các các năng lực tâm linh cao hơn. Do đó, vì sự kết hợp mật thiết giữa thể xác và linh hồn, nó kết liễu ở chỗ đời sống tâm linh suy sụp, trở thành đời sống của một con người chỉ biết vui hưởng nhục dục kiểu thú vật.
Thành thử, chỉ khi nào các khả năng của nó được đào tạo một cách tương ứng thì linh hồn nữ giới mới có thể trưởng thành tới trạng thái phù hợp với bản chất thực sự của nó. Loại hình phụ nữ cụ thể mà chúng ta đã trích dẫn trình bầy cho chúng ta không những các thiên hướng tự nhiên đa dạng mà còn các mức độ hình thành [formative] đa dạng của linh hồn phụ nữ. Chúng ta đã thấy nơi Ingunn một linh hồn phụ nữ gần giống như một chất thể chưa thành hình nhưng vẫn cho phép ta trực giác các khả năng của nó. Một linh hồn khác, Nora, nhờ ảnh hưởng của cơ may và các quy ước xã hội, đã tìm thấy một sự hình thành nhất định nhưng không phù hợp với nàng. Và cuối cùng, Iphigenie giống như một tác phẩm hoàn hảo của bàn tay lão luyện của Thiên Chúa. Điều này cho chúng ta thấy nhiệm vụ điều tra đâu là các sức mạnh hình thành qua đó linh hồn người phụ nữ có thể được dẫn dắt đến bản chất mà nó được dự tính và có thể được bảo vệ khỏi sự thoái hóa mà nó đang bị đe dọa.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Hi hữu: Linh mục 100 tuổi vẫn dâng lễ, nhà dòng rút về nghỉ ngơi, giáo dân mến mộ biểu tình phản đối.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:10 14/10/2021
1. Hai phần ba người Công Giáo Hoa Kỳ không biết gì về những hạn chế mới của Đức Giáo Hoàng đối với Thánh lễ Latinh truyền thống
Quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc áp đặt những hạn chế mới đối với Thánh lễ Latinh truyền thống vào tháng Bảy đã thu hút sự phản ứng mạnh mẽ từ những người Công Giáo ở Hoa Kỳ. Trong khi một số người Công Giáo hoan nghênh tin này, những người khác chỉ trích Đức Giáo Hoàng, nói rằng sự hồi sinh của Thánh lễ Latinh trong những năm gần đây là chìa khóa để trẻ hóa đức tin của thế hệ trẻ Công Giáo.
Bất chấp tranh cãi, hầu hết người Công Giáo Hoa Kỳ không biết về những hạn chế gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô. Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew trên người lớn được thực hiện từ ngày 20 đến 26 tháng 9, khoảng 2/3 nói rằng họ “không nghe thấy gì cả” về những hạn chế mới.
Những người Công Giáo đi lễ hàng tuần và đảng viên Đảng Cộng hòa bày tỏ mức độ phản đối cao hơn những người không đi lễ thường xuyên và đảng viên Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, Đức Phanxicô vẫn là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới Công Giáo Hoa Kỳ, với khoảng tám phần mười tiếp tục bày tỏ quan điểm thuận lợi về Đức Giáo Hoàng. Con số này gần như không thay đổi kể từ tháng Ba.
Hầu hết người Công Giáo trên khắp thế giới tham dự các Thánh lễ được tiến hành bằng tiếng bản địa, nghĩa là ngôn ngữ địa phương, nhưng một số thích phiên bản tiếng Latinh truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ trước Công đồng Vatican II. Năm 2007, người tiền nhiệm của Đức Phanxicô, là Giáo hoàng Đức Bênêđíctô XVI, đã mở rộng khả năng tiếp cận Thánh lễ Latinh truyền thống bằng cách cho phép các linh mục sử dụng hình thức thánh lễ cũ “mà không cần sự cho phép nào từ Vatican” hoặc giám mục của họ. Vào tháng Bảy, Đức Phanxicô đã nói rằng những hạn chế mới, đảo ngược quyết định của Đức Bênêđíctô, được thiết kế để thúc đẩy sự hợp nhất trong Giáo hội.
Source:Pew Research
2. Các nhà lãnh đạo Công Giáo Ba Lan giao phó quốc gia cho Thánh Giuse
Một tổng giám mục Công Giáo đã ủy thác Ba Lan cho Thánh Giuse trong ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki đã thực hiện hành động giao phó quốc gia và Giáo hội Ba Lan cho Thánh Giuse vào ngày 7 tháng 10 tại Đền thờ Quốc gia Thánh Giuse ở Kalisz, miền trung Ba Lan.
Nghi thức phó dâng được truyền trực tiếp diễn ra vào cuối Thánh lễ trong Năm Thánh Giuse trước di ảnh tôn kính của Thánh Gia.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ lòng biết ơn đến Giáo Hội Công Giáo Ba Lan về hành động phó dâng này.
“Cảm ơn các giáo sĩ và tín hữu ở Ba Lan về sáng kiến cao cả là giao phó quốc gia và Giáo hội cho Thánh Giuse, tôi cầu chúc cho tất cả những người thực hiện hành động này không ngừng tăng trưởng trong sự thánh thiện và ân sủng, và tôi chân thành ban Phép lành Tông Tòa.” Đức Thánh Cha đã viết như trên trong một thông điệp được đọc bởi Đức Cha phụ tá Łukasz Buzun của Kalisz.
Giảng trong Thánh lễ, Gądecki nói: “Hôm nay chúng ta gặp nhau tại thánh địa quốc gia ở Kalisz vì hành động giao phó quê hương và Giáo hội ở Ba Lan cho Thánh Giuse.”
“Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rõ hơn về vai trò của Ngài, và cũng đã đến lúc phải giao phó vợ chồng, gia đình cho Ngài, giao phó cho Ngài vấn đề sinh sống, và các việc thiện, giao phó cả quê hương và Giáo hội cho Thánh Cả.”
Ba Lan, một quốc gia Trung Âu với gần 38 triệu dân, khoảng 92% trong số đó là người Công Giáo đã được rửa tội. Quốc gia này cũng đã được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu vào tháng Sáu.
Tại Thánh lễ hôm thứ Năm, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ba Lan đã lặp lại lời kêu gọi của mình, được đưa ra vào đầu tuần này, xin hỗ trợ nhiều hơn cho những người di cư bị kẹt trong cuộc khủng hoảng dọc theo biên giới khoảng 250 dặm giữa Ba Lan và Belarus.
Ngài nói: “Tôi kêu gọi tất cả những người thiện chí cùng với chúng tôi xem việc phục vụ và giúp đỡ người nước ngoài đến Ba Lan như một cơ hội để thực hành tình yêu thương người láng giềng, vốn là nền tảng của đức tin chúng ta”.
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan đã tổ chức “ngày đoàn kết” với người dân Afghanistan vào ngày 5 tháng 9, bao gồm một cuộc quyên góp toàn quốc cho công việc của Caritas với người di cư và người tị nạn, cả trong và ngoài nước.
Kalisz đã phục vụ như một trung tâm của lòng sùng kính đối với Thánh Giuse kể từ thế kỷ 17. Truyền thống cho rằng một cư dân của một ngôi làng gần đó đã được chữa lành nhờ sự chuyển cầu của vị thánh và đã đặt một hình ảnh của Thánh Gia làm lễ vật tạ ơn vào năm 1670.
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục lâu năm ở Texas được yêu cầu trở về quê ở Tây Ban Nha, sau khi kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100
Một linh mục trăm tuổi ở Texas đã được gọi về cộng đồng tôn giáo của mình ở Tây Ban Nha, trước sự thất vọng của những giáo dân lâu năm của ngài.
Giáo dân Jacqueline Hernandez nói trong một cuộc phỏng vấn với 12NewsNow của Đông Nam Texas: “Điều đó khiến chúng tôi đau lòng. Đúng như thế bởi vì ngài là một nhân vật trong cuộc sống của rất nhiều người và ngài là người thân trong gia đình đối với chúng tôi. Ngài dành nhiều thời gian cho chúng tôi hơn là dành cho gia đình của chính mình”.
Cha Luis Urriza đã phục vụ tại Hoa Kỳ từ năm 1949, với phần lớn thời gian của ngài ở Giáo phận Beaumont. Nhưng ngài là một thành viên của Dòng Augustinô, thuộc tỉnh dòng Tây Ban Nha. Về cơ bản, ngài đã được tỉnh dòng Tây Ban Nha cho Giáo phận Beaumont mượn.
Bề trên của ngài đã yêu cầu Cha Urriza trở lại Tây Ban Nha để nghỉ hưu vì tuổi cao. Cha Urriza đã tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của mình vào ngày 19 tháng 8.
“Tôi xin lỗi vì tôi phải rời đi. Thật sự, tôi không thích, nhưng tôi phải chấp nhận”, Cha Urriza cho biết, trong cuộc phỏng vấn dành cho 12NewsNow.
Cha Urriza sinh ra tại Navarre năm 1921. Ngài khấn trọn trong Dòng Augustinô năm 1941, và được thụ phong linh mục năm 1944. Ngài là giáo viên ba năm ở miền bắc Tây Ban Nha, trước khi làm tuyên úy cho Quân đội Tây Ban Nha trong hai năm.
Bề trên của ngài đã gửi ngài đến Hoa Kỳ vào năm 1949. Ngài đến Giáo phận Beaumont ngay sau đó, để phục vụ một cộng đồng Công Giáo gốc Tây Ban Nha ngày càng tăng ở đó. Theo báo cáo, ngài đã xây dựng giáo xứ hiện tại của mình ở Beaumont, giáo xứ Chúa Kitô Vua, ngay từ đầu.
Ngài đã dành hơn một thập kỷ ở các vùng khác của Texas, bao gồm cả hai năm trong “Phong trào vì một thế giới tốt đẹp hơn”, trước khi trở lại với giáo xứ Chúa Kitô Vua vào năm 1977, với tư cách là Cha sở. Ngài đã làm Cha sở tại giáo xứ Chúa Kitô Vua kể từ đó cho đến nay.
Giáo xứ Christ the King có khoảng 635 gia đình.
Đức Bênêđíctô XVI đã trao tặng cha Urriza Thánh giá Pro Ecclesia et Pontifice vào năm 2009, để vinh danh sự phục vụ của ngài dành cho Giáo hội.
Cha Urriza được cho là phải rời khỏi giáo xứ của mình ở Texas trước ngày 16 tháng 10. Các giáo dân nói rằng họ đang lên kế hoạch tuần hành để phản đối động thái này.
Tại một lễ kỷ niệm năm 2019 của Cha Urriza vào năm thứ 75 của chức linh mục, Đức Giám Mục lúc bấy giờ của Beaumont, là Đức Cha Curtis Guillory, đã cảm ơn ngài về “nhiều năm trong thánh chức ở đông nam Texas” và nhận xét rằng Cha Urriza “đã truyền cảm hứng và thúc đẩy nhiều người trong suốt thánh chức của mình.”
Source:Catholic News Agency
Ngỡ ngàng: Tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ là người đầu tiên trong dòng họ theo đạo. Tượng Chúa bị phá ở Miami
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 14/10/2021
1. Các bức tượng của nhà thờ Công Giáo St. Martha ở bờ biển Miami bị phá hoại
Lần thứ hai trong khoảng một tháng, tượng Chúa Giêsu đã bị phá hoại.
Khi đến Nhà thờ Công Giáo St. Martha ở Miami, điều đầu tiên bạn nhìn thấy là một bức tượng của Chúa Giêsu. Nhưng những ngày gần đây bức tượng trông khác đi rất nhiều.
Mary Ross Agosta của Tổng giáo phận Miami cho biết: “Đầu bức tượng bị chặt, cùng với một cánh tay và một bàn tay”.
Giáo xứ Thánh Martha được khánh thành vào ngày 14 tháng 10 năm 1970. Đức Ông Bryan Walsh được Đức Tổng Giám Mục Coleman Carroll ủy nhiệm thành lập nhà thờ mới ở nơi trước đây là một nhà nghỉ do tổng giáo phận mua lại.
Nhà nghỉ này đã được cải tạo thành nơi ở của các linh mục. Trong suốt chín năm sau đó, các giáo dân đã thờ phượng trong cơ sở nhà nghỉ đã được chuyển đổi. Cha John McLaughlin được bổ nhiệm làm cha xứ vào ngày 1 tháng 7 năm 1979. Tháng 3 năm 1981, chiến dịch xây dựng nhà thờ mới chính thức được công bố. Vào tháng Bảy cùng năm, một nơi ở mới dành cho các linh mục đã được mua lại gần địa điểm nhà nghỉ.
Ngôi thánh đường được xây cất trên nền của nhà nghỉ vào ngày 29 tháng 8 năm 1981 và nhà thờ được cung hiến bởi Đức Tổng Giám Mục Edward McCarthy vào ngày 10 tháng 4 năm 1983.
Du khách từ khắp nơi đến cầu nguyện trong nhà thờ mới. Đáng chú ý nhất là Mẹ Têresa từ Calcutta, Ấn Độ, người đã đến thăm vào năm 1986, và Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã nói chuyện với các linh mục Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 9 năm 1987 tại ngôi nhà thờ này. Đây là những khoảnh khắc đặc biệt trong lịch sử của giáo xứ.
Source:Patch
2. Tiết lộ đáng kinh ngạc của tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ: “Tôi là người đầu tiên trong dòng họ theo đạo”
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết trong phiên họp đầu tiên của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới về tính đồng nghị, diễn ra tại Hội Trường Thượng Hội Đồng Giám Mục hôm thứ Bẩy 9 tháng 0, Đức Tổng Giám Mục Hàn Quốc Lagiarô Du Huỳnh Trị Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ từ ngày 11 tháng 6 vừa qua đã gây kinh ngạc cho nhiều người khi tiết lộ rằng ngài là người đầu tiên trong gia đình theo đạo Công Giáo.
Ngài nói:
Tôi sinh ra trong một gia đình không có đức tin. Tôi học trung học cơ sở và trung học phổ thông tại một trường Công Giáo mang tên thánh tử đạo Anrê Kim Đại Kiến (Andrew Kim Tae-gon, 김대건 안드레아). Ngài là linh mục đầu tiên của Hàn Quốc và đã hiến mạng sống mình cho người khác. Chứng tá của ngài đã thu hút tôi rất nhiều. Tôi được rửa tội vào đêm Giáng sinh năm 1966. Lúc đó tôi được 16 tuổi. Tôi là Kitô Hữu đầu tiên trong gia đình mình. Biết Chúa Giêsu, tôi cảm thấy thôi thúc mở lòng mình với người khác.
Vì vậy, chẳng hạn, ở trường, cùng với những người bạn Kitô Hữu của tôi, chúng tôi đã thực hiện nhiều dịch vụ khác nhau. Càng ngày, một chân trời bao la càng mở ra trước mắt. Sau đó, tôi vào đại chủng viện ở Hán Thành. Thật không dễ dàng chút nào, vì không ai trong gia đình tôi hiểu được quyết định này của tôi. Sau ba năm học tại trường dòng, chúng tôi được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong môi trường khắc nghiệt này, tôi phát hiện ra rằng tình yêu chinh phục tất cả. Tôi đã trải nghiệm sức mạnh của chứng tá: từng chút một hàng trăm bạn cùng lớp của tôi được rửa tội.
Trong suốt 41 năm làm linh mục, và sau đó là giám mục, tôi luôn được thử thách bởi gương của Chúa Giêsu khi rửa chân. Và còn hơn thế nữa là của lễ Ngài dâng trên Thập tự giá. Trên tất cả, Chúa Giêsu là một linh mục. Điều này làm cho tôi hiểu rằng sống trọn vẹn chức vụ linh mục có nghĩa là hiến mạng sống của mình cho người khác, đặt mình phục vụ người khác, là một người đối thoại và hiệp thông. Vì vậy, đối với tôi, trở thành một linh mục và một giám mục có nghĩa là đồng hành với những người khác, yêu thương họ, theo một cách thế đặc biệt, đó là chăm chú lắng nghe mọi người. Theo cách này, linh mục là “một người cha” của cộng đoàn, “một người đàn ông” bên cạnh những anh chị em của mình, những người đang tiến về Nước Thiên Chúa, “một người bạn đồng hành” làm cho mình nên một với những người gặp khó khăn.
Tôi xác tín rằng trên tất cả, Giáo hội đang và phải là một gia đình, nơi mỗi người là một món quà cho những người khác: nam và nữ, già và trẻ, linh mục và giáo dân, những người nam nữ thánh hiến. Một gia đình trong đó tất cả đều cảm thấy đồng trách nhiệm về cuộc sống và việc loan báo Tin Mừng; được sai đi để thực hiện ước mơ của Chúa Giêsu: “Mọi người nên một” (Ga 17:21). Đối với tôi, trở thành một Giáo hội đồng nghị có nghĩa là: sống và bước đi như một gia đình, lắng nghe tiếng kêu của nhân loại, phục vụ những người bị loại trừ.
Cách đây vài năm, điều này đã thúc đẩy tôi tổ chức một thượng hội đồng giáo phận. Đó là một cơ duyên tuyệt vời, bởi vì nó đã khiến chúng tôi trải nghiệm được vẻ đẹp khi đi cùng nhau. Và nó cũng là một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa giáo quyền. Tôi hy vọng rằng, từ con đường đồng nghị này, chúng ta ngày càng học hỏi nhiều hơn để sống như anh chị em, lắng nghe lẫn nhau và lắng nghe Thánh Linh, biết cách lĩnh hội và phát triển tất cả những gì tốt lành có trong nhân loại. Sống như một hội thánh đồng nghị sẽ không phải là một cuộc hành trình mà không cần nỗ lực, nhưng nó có nghĩa là mở ra những cánh cửa cho Thánh Linh, cho một Lễ Hiện Xuống mới.
Source:Asia News
3. Vụ trợ tử cho một phụ nữ Colombia đã bị hủy bỏ
Viện Đau đớn Colombia, gọi tắt là IPS Incodol, thông báo hôm thứ Bảy vừa qua rằng việc trợ tử cho một người phụ nữ 51 tuổi bị chứng xơ cứng teo cơ một bên là bất hợp pháp.
IPS Incodol đã báo cáo vào ngày 9 tháng 10 rằng Ủy ban Khoa học liên ngành về Quyền được chết với Nhân phẩm “đã nhất trí kết luận hủy bỏ thủ tục này”.
Ủy ban giải thích rằng “quyết định hủy bỏ dựa trên Điều 26 triệt 6 của Sắc lệnh 971 năm 2021 của Bộ Y tế và Bảo trợ xã hội, giao cho Ủy ban trong phạm vi chức năng của mình xem xét quy trình ghi danh và thủ tục an tử.”
Chứng xơ cứng teo cơ một bên đã khiến Sepúlveda không thể cử động chân của mình, nhưng đó không phải là tình trạng tuyệt vọng.
Tòa án hiến pháp Colombia đã ra phán quyết vào tháng 7 rằng những người không mắc bệnh nan y có thể được trợ tử, miễn là họ đang phải trải qua những đau khổ tột cùng do bệnh tật hoặc thương tích cơ thể nghiêm trọng và không thể chữa khỏi.
Trước đó, nhà lãnh đạo Ủy ban Cổ vũ và Bảo vệ sự sống của các giám mục Colombia đã gửi một tin nhắn video tới Martha Liria Sepúlveda Campo, một phụ nữ 51 tuổi bị bệnh nhưng không phải là bệnh nan y, thúc giục cô từ bỏ quyết định xin trợ tử của mình.
“Với tư cách một mục tử của Giáo Hội Công Giáo, với sự kính trọng và tình cảm trìu mến, tôi muốn nói với người chị em của tôi là Martha rằng cô ấy không đơn độc, rằng Chúa của sự sống luôn đồng hành cùng chúng ta,” Đức Cha Francisco Antonio Ceballos Escobar của Riohacha nói trong một video ngày 6 tháng 10.
Ngài bảo đảm với cô “rằng nỗi đau của cô có thể tìm thấy một ý nghĩa siêu việt nếu nó trở thành lời kêu gọi Tình yêu chữa lành, Tình yêu đổi mới, Tình yêu tha thứ.”
CaracolTV đã phát sóng một báo cáo vào ngày 3 tháng 10, trong đó người cư dân của thành phố Medellin này nói rằng cô ấy “yên bình” về quyết định xin trợ tử và rằng cô ấy là “một người Công Giáo, tôi tự cho mình là một người rất tin vào Chúa, nhưng, tôi nhắc lại, Chúa không muốn thấy tôi đau khổ và tôi tin rằng không ai phải đau khổ. Không người cha nào muốn nhìn thấy những đứa con của mình đau khổ”.
Sepúlveda sẽ là người phụ nữ đầu tiên xin trợ tử sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp Colombia vào tháng 7 cho phép những bệnh nhân không mắc bệnh nan y được yêu cầu các bác sĩ chích cho mình chết.
Trong video của mình, Đức Cha Ceballos nói: “Martha, tôi mời cô bình tĩnh suy nghĩ về quyết định của mình, hy vọng, nếu hoàn cảnh cho phép, tránh xa sự quấy rối của giới truyền thông đã không ngần ngại lấy nỗi đau của cô và của gia đình cô và sử dụng nó như một hình thức tuyên truyền cho trợ tử, ở một đất nước bị đánh dấu sâu sắc bởi bạo lực”.
Sau đó, ngài nhắc nhớ những lời của Đức Bênêđíctô XVI trong bài huấn đức buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 1 tháng 2 năm 2009: “phản ứng thực sự không thể là giết một người nào đó, bất kể 'tử tế' kiểu gì đi nữa. Nhưng điều cần thiết là làm chứng cho tình yêu giúp mọi người đối mặt với nỗi đau và sự đau khổ của họ trong một cách thế nhân bản.”
Đức Cha Ceballos cũng khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho cô và gia đình cô ấy xem xét lại quyết định của mình.
“Chúng ta hãy bao quanh cô ấy trong khi cô suy tư về ý định của mình, tôi trìu mến mời tất cả những người Công Giáo cùng tham gia cầu nguyện cho chị Martha của chúng ta, cho con trai của chị ấy, cho những người thân của chị ấy và cho những người chuyên nghiệp đang cố vấn cho chị ấy, để Thiên Chúa Sự Sống, Đấng là Tình Yêu Tối Cao, sẽ lấp đầy cô ấy với lòng thương xót của Người”.
Đức Cha Ceballos cũng mời Sepúlveda tham gia Thánh lễ ngày 9 tháng 10, trong đó ngài sẽ cầu nguyện cho cô.
“Tôi cũng mời Martha Liria đến với Bí tích Thánh Thể… trong đó chúng tôi sẽ cầu nguyện cho sự sống của cô, để Chúa, Đấng đã mang trên mình Ngài những đau đớn cho đến chết và chết trên thập tự giá, sẽ ban cho cô ơn can đảm để đồng hành cùng Ngài.”
Trong thông điệp của mình, Giám mục Riohacha giải thích rằng “phù hợp với niềm tin Kitô sâu sắc nhất của chúng ta, cái chết không thể là câu trả lời mang tính trị liệu cho nỗi đau và sự đau khổ trong mọi trường hợp.”
Source:Catholic News Agency
Chấn động nước Ý: Người đẹp của Đức Hồng Y là nữ hiệp lợi hại. Những tiết lộ mới nhất gây ngỡ ngàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:06 14/10/2021
‘Người đẹp của Đức Hồng Y’ được cho là có liên quan đến việc thả nữ tu bị bắt cóc
Nữ tu Gloria Cecilia Narváez Argoti, người Colombia, bị khủng bố Hồi Giáo bắt giam trong gần 5 năm, và vừa được trả tự do trong tuần qua. Sơ đã có mặt tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong thánh lễ khai mạc Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị hôm 10 tháng 10, và đã được yết kiến Đức Thánh Cha Phanxicô.
Câu chuyện nữ tu người Colombia được trả tự do sau gần 5 năm bị bắt đã là một câu chuyện hi hữu. Câu chuyện có liên quan sau đây cũng lạ lùng không kém.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cô Cecilia Marogna, năm nay 40 tuổi, bị cáo buộc đã nhận hơn 500,000 euro từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới sự chỉ đạo của Tổng Giám Mục Angelo Becciu, lúc ấy là phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Sau khi các báo cáo xuất hiện, Marogna nói với các phóng viên rằng cô ấy đã làm việc với tư cách là cố vấn an ninh cho Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và công việc của cô ấy liên quan đến việc xây dựng “mạng lưới an ninh cao cấp” ở các quốc gia và khu vực có nguy cơ như Trung Đông và Châu Phi.
Elise Ann Allen, phóng viên của tờ Crux, tường trình từ Rôma rằng các phương tiện truyền thông tại Ý, kể cả các tờ báo lớn và mạng truyền hình quốc gia RAINews đều cho rằng Cecilia Marogna, người phụ nữ đang bị tòa án Vatican xét xử đã góp phần vào việc trả tự do cho người nữ tu Colombia.
Một người phụ nữ chân yếu tay mềm, sinh sống chủ yếu bằng nghề bán vé tàu du lịch tại Sardinia, quê hương của Hồng Y Becciu, lại có khả năng làm “cố vấn an ninh” và xây dựng “mạng lưới an ninh cao cấp” xem ra có vẻ khó tin. Càng khó tin hơn với câu chuyện cô ta đã góp phần thương lượng với bọn khủng bố Hồi Giáo để trả tự do cho người nữ tu Colombia.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
ROME – Trong khi tin tức được lan truyền vào cuối tuần về việc trả tự do cho một nữ tu Colombia bị bắt cóc bởi các chiến binh thánh chiến gần năm năm trước, truyền thông Ý đã đưa ra một chú thích nổi bật cho câu chuyện: Một phụ nữ giáo dân Ý hiện đang bị xét xử ở Vatican vì tội phạm tài chính dường như đã nhúng tay vào trong việc bảo đảm quyền tự do của người nữ tu.
Nữ tu người Gloria Cecilia Narváez Argoti phục vụ với tư cách là một nhà truyền giáo ở quốc gia Phi Châu Mali khi sơ bị một nhóm chiến binh có vũ trang bắt cóc vào tháng 2 năm 2017, sau khi họ đột nhập vào giáo xứ ở làng Karangasso, gần Burkina Faso, nơi sơ Narváez đang phục vụ.
Là một thành viên của Dòng Phanxicô Đức Maria Vô nhiễm, sơ Narváez phụ trách sứ mệnh của nhà dòng ở Mali là điều hành một trung tâm y tế, một trại trẻ mồ côi, và một trung tâm dạy chữ và dạy giáo lý cho phụ nữ.
Cô được cho là đã tình nguyện cho những kẻ bắt cóc bắt đi thay cho hai nữ tu trẻ hơn mà chúng chuẩn bị đưa đi. Sơ bị bắt cóc cùng với một linh mục người Ý là Cha Pierluigi Maccalli, và một doanh nhân người Ý tên là Nicola Chiaccio, cả hai đều được tự do một năm trước.
Việc giải phóng Narváez đã được công bố vào cuối tuần qua, sau khoảng 4 năm 8 tháng đàm phán giữa nhiều chính phủ và các cơ quan tình báo. Sơ đã có mặt tại Rôma để tham dự Thánh lễ hôm 10 tháng 10 của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đền Thờ Thánh Phêrô để khai mạc Thượng hội đồng Giám mục về tính đồng nghị.
Sơ Narváez đã nhận được lời chào đặc biệt từ Đức Giáo Hoàng trước khi Thánh lễ bắt đầu, và ngài đã ghé lại để ban phép lành cho cô trên đường ra về sau khi Thánh lễ kết thúc.
Việc trả tự do cho sơ Narváez rõ ràng là sản phẩm của các cuộc đàm phán hậu trường phức tạp và khi các nhà phân tích và phóng viên cố gắng ghép câu chuyện lại với nhau, một số phương tiện truyền thông Ý, bao gồm tờ báo có số độc giả lớn là tờ La Repubblica và kênh truyền hình nhà nước RAINews, đã đưa tin rằng một những người có liên quan trong việc giải thoát này là Cecilia Marogna, một người quê ở Sardinia, tự xưng là nhà tư vấn an ninh quốc tế, hiện đang bị xét xử tại Vatican với tội danh tham ô.
Người phụ nữ đơn độc này bị truy tố trong một phiên tòa siêu đẳng xoay quanh một thỏa thuận bất động sản ở London đã có nhiều vấn đề, Marogna đang phải đối mặt với cáo buộc liên quan đến việc được Hồng Y Becciu thanh toán 500,000 euro (khoảng 590,000 USD) cho bản thân cô và cho công ty tư vấn có trụ sở tại Slovenia từ ngân sách của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Hồng Y Becciu, cũng là người quê ở Sardinia, đã bị truy tố vì tội tham ô và lạm dụng chức vụ - khi đang giữ chức vụ sostituto, tức là Phụ tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Kể từ khi tên tuổi của cô lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc điều tra của cảnh sát Vatican về các giao dịch tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Marogna đã bảo vệ số tiền cô nhận được là tiền thanh toán cho các dịch vụ hợp pháp liên quan đến công việc tư vấn của cô, và nói rằng cô từng là cố vấn cho Vatican về những rủi ro có thể xảy ra đối với các nhân viên ngoại giao và những người truyền giáo đang phục vụ ở những nơi nguy hiểm trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, một số báo cáo cho rằng Marogna bị cáo buộc đã thực hiện một số vụ mua sắm xa xỉ bằng tiền của Vatican, bao gồm cả những ví đầm hàng hiệu, cư ngụ ở những khách sạn sang trọng và những kỳ nghỉ đắt tiền, có khi được tính vào tài khoản của một công ty do anh em Hồng Y Becciu điều hành. Trên hầu hết các phương tiện truyền thông Ý, cô được gọi là “Phu nhân của Hồng Y” vì các mối quan hệ chặt chẽ của cô với Hồng Y Becciu.
Marogna đã bị quản thúc ở Milan vào năm ngoái khi Tòa thánh yêu cầu Ý dẫn độ.
Các báo cáo hiện nay lại cho rằng một trong những trường hợp mà Marogna đã tham vấn cho Vatican là trường hợp của sơ Narváez và các yêu cầu đòi tiền chuộc mạng người nữ tu.
Vào tháng 12 năm 2018, vài tháng sau khi video Narváez xuất hiện cầu xin sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Becciu được cho là đã trao đổi tin nhắn văn bản với Đức ông người Ý Alberto Perlasca - một nhân chứng quan trọng trong vụ xét xử tài chính, và là cựu lãnh đạo văn phòng tài chính trong Bộ Ngoại giao - về trường hợp của Narváez.
Hồng Y Becciu rõ ràng đã bảo Đức Ông Perlasca gửi tiền cho Marogna như một khoản thanh toán cho những nỗ lực của cô ấy trong việc làm trung gian cho việc trả tự do cho Narváez, và chia khoản tiền này thành nhiều đợt.
Trong các tin nhắn văn bản, Hồng Y Becciu đã nói với Đức Ông Perlasca rằng mọi thứ đang được đẩy nhanh hơn trong trường hợp của Narváez và số tiền đó cần được cung cấp cho Marogna ngay lập tức, vì vậy Hồng Y Becciu đã cung cấp các thông tin tài khoản và yêu cầu chuyển 75,000 euro và được ghi vào sổ sách là “khoản đóng góp tự nguyện cho một sứ mệnh nhân đạo”.
Trong văn bản thứ hai, Hồng Y Becciu được tường thuật đã nói rằng Narváez có khả năng được trả tự do, và ngụ ý rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện với sự ủy quyền của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà theo Hồng Y Becciu nói, đã biết về kế hoạch và muốn giữ bí mật về tình hình.
Nhiều người trên khắp thế giới đã lên tiếng vui mừng và nhẹ nhõm trước tin tức về việc sơ Narváez được trả tự do, bao gồm cả tài khoản Twitter chính thức của tổng thống Mali, người đã ca ngợi Narváez vì “lòng can đảm và sự dũng cảm”.
Sau khi sơ Narváez được trả tự do, một ủy ban truyền giáo của Hội Đồng Giám Mục Colombia đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “niềm vui vô hạn” khi biết tin này.
Đức Cha Mario de Jesús Álvarez Gómez của Istmina-Tadó, người đứng đầu ủy ban truyền giáo, cảm ơn những người đã hỗ trợ việc trả tự do cho người nữ tu, và nói rằng, “chúng tôi dâng vinh quang và những lời chúc tụng cho Chúa vì khoảnh khắc vui mừng này của giáo hội hoàn vũ và giáo hội ở Colombia. “
Hành xử như một điệp viên thứ thiệt, bản thân Marogna đã không đưa ra lời bình luận nào.
Trên các mạng xã hội, nhiều người Ý bắt đầu tỏ ra có cảm tình với Cecilia Marogna, và lên tiếng yêu cầu Tòa Thánh không nên truy cứu nữ hiệp này nếu thực sự là nữ hiệp đã ra tay giải cứu người nữ tu Colombia.
Source:Crux