Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu không nao núng trong đau khổ của người
Jos. Tú Nạc, NMS
10:06 15/10/2009
Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm B (Isaiah 53: 19-11; Psalm 33; Hebrews 4: 14-16; Mark 10: 35-45)
Đau khổ - điều đó lành hay dữ? Chúng ta hoảng sợ bởi biết bao nhiêu đau khổ áp đảo trên thế giới và chúng ta muốn làm dịu nỗi đau này. Đồng thời, chúng ta nói về sự đau khổ ám chỉ một lực tích cực với một giá trị cứu chuộc. Rất nhiều phụ thuộc đối với những người mà đang gánh chịu đau khổ và vì sao.
Rất ít người vượt qua cuộc sống nguyên vẹn mà không bị tổn thương. Mọi người đều có nhược điểm riêng của mình, những đấu tranh và thất vọng, và cuộc sống có thể phân xử một vài tai họa thân xác nặng nề - những bi kịch và những thảm họa cũng như bệnh tật và thất bại. Nhưng tồi tệ nhất là phản bội và bất công: có vẻ rất thiên vị và vô tri.
Chúng ta phải hết sức thận trọng khi nói về sự đau khổ, bởi nó thường dễ dàng được bào chữa hoặc biện minh những gì là bất công trắng trợn. Những người lao động dưới gánh nặng của tàn bạo và bất công không thể được yên tâm với những lời sáo rỗng chẳng hạn “dâng nó lên cho Chúa” hay “vương quốc của tôi không phải là thế giới này.” Vì sự đau khổ để được chuộc tội nó phải được chấp nhận và sự thúc đẩy là tình yêu. Daon95 trích Người Phục Vụ Đau Khổ của Isaiah đã vẽ chân dung này tuyệt hảo – người mà âm thầm lặng lẽ và khiêm nhường chấp nhận bất công và lạm dụng đem đến bởi những kẻ áp bức đầy quyền lực như một người đại diện cho dân riêng của mình.
Chúng ta không nên nhầm lẫn bởi ngôn ngữ tôn giáo cổ xưa không còn thông dụng – đó không phải là ý muốn của Thiên Chúa để đán áp bất kỳ ai. Nó có thể được nói rằng sự đau đớn của mình phục vụ một mục đích thiêng liêng cuối cùng. Chúng ta không biết người phục vụ này là ai – đó là lúc lưu đày ở Babilon. Nhiều học giả tin rằng người phục vụ này có thể là một ẩn dụ vì Israel tự nó. Phần thưởng của người đầy tớ đau khổ sẽ là kiến thức mà tư thế can đảm và kiên định sẽ khuấy động nhiều đến sự cách tân đạo đức và tinh thần. Ông là kiểu mẫu hoặc mô hình cho tất cả các nhà cải cách tinh thần và đạo đức vĩ đại trong suốt lịch sử. Họ sẵn sàng hiến dâng tiện nghi, an toàn vật chất, danh tiếng và thậm chí ngay cả sự sống của họ vì sự thăng tiến của tha nhân. Chúng ta sẽ làm tốt hơn gấp bội để chấp nhận và thực hiện chúng như người đóng vai được người khác bắt chước hơn là thần tượng văn hóa khả nghi trong thời đại của chính chúng ta.
Chúa giê-su đã được khắc họa chân dung như một biểu hiện hoàn hảo của Người Phục Vụ Đau Khổ. Người đã đối diện trước cám dỗ và thử thách cùng những nỗi thống khổ thể chất và tử nạn và Người đã không hề nao núng. Chúa giê-su đã bằng con đường của quá nhiều bởi hoặc trở nên cay đắng, tức giận và hoài nghi yếm thế hoặc bằng cách phải dùng sức mạnh và bạo lực. Người đã thoát bỏ tất cả từ đó và dẫn dắt những gì mà người khác đã gọi là một cuộc sống “tốt”. Nhưng đau khổ đã kết hợp với tình yêu vô điều kiện cho tha nhân là một lực mạnh mẽ. Người đã có thể vượt qua những giới hạn loài người và những ràng buộc của Trần Gian và đi qua bầu trời. Với tư cách linh mục cao trọng, Chúa Giê-su có thể cảm thông với những đau khổ và yếu đuối của chúng ta – chúng ta có thể không bao giờ tuyên bố rằng chúng ta đơn độc và bị hiểu lầm.
Phải chăng sự đau khổ và yếu đuối của chính chúng ta thêm lòng nhân từ và thương cảm tới người khác hoặc thêm ác nghiệt và không tha thứ? Sự lựa chọn là của chúng ta; hy vọng chúng ta sẽ chọn con đường chính chúng ta cho phép để trở nên suối nguồn của lòng nhân từ và độ lượng với tha nhân.
Bạn đã thấy họ - những người với một ý thức áp đảo của quyền lợi. Họ muốn tiến triển nhanh dựa trên những mối liên kết và tham vọng của họ. Họ sẽ cố gắng bằng mọi kế hoạch đặc biệt để vượt lên trước ngoại trừ việc chi trả những quyền lợi của họ. Với lối làm việc dây kéo như thế người ta chỉ có thể thực hiện trên thế giới thế tục này. Trong vương quốc của Thiên Chúa những điều này khác hẳn, và chúa Giê-su lập tức đã thức tỉnh hai môn đệ đầy tham vọng của Người bằng cách biểu thị cho họ điều gì là sự tiến bộ có ý nghĩa trong lĩnh vực tinh thần. Họ hy vọng để được đắm mình và chia sẻ trong quyền năng và vinh quang của Người, và họ sẽ, nhưng con đường phải được lát bằng sự đau khổ và khước từ. Thậm chí sau khi sự an toàn liến thoắng của họ mà họ sẽ có thể tham gia chén đau khổ của Người, Chúa Giê-su từ chối chấp nhận những lời thỉnh cầu của họ. Thậm chí Chúa Giê-su không có kiểu lôi kéo như thế và Người sẽ không thực hiện nó nhân danh họ nếu Người đã làm. Đây là sự biểu thị của Thiên Chúa và nó không phải là chủ đề đối với thao tác nhân loại.
Chúa Giê-su dùng điều này như một cơ hội giáo huấn để quả quyết rằng họ không được sao chép những mô thức và những mối quan hệ quyền lực nhân loại được tìm thấy trong nền văn hóa vây quanh mình – một sự khuyến cáo mà giáo hội thường đã không chú ý. Mô thức mới là phục vụ, khiêm tốn và cho đi chính mình vì sự tốt lành của tha nhân đó là cách vĩ đại duy nhất có và chỉ một mà nó có giá trị trong ánh mắt Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis college – The School of Theology)
Đau khổ - điều đó lành hay dữ? Chúng ta hoảng sợ bởi biết bao nhiêu đau khổ áp đảo trên thế giới và chúng ta muốn làm dịu nỗi đau này. Đồng thời, chúng ta nói về sự đau khổ ám chỉ một lực tích cực với một giá trị cứu chuộc. Rất nhiều phụ thuộc đối với những người mà đang gánh chịu đau khổ và vì sao.
Rất ít người vượt qua cuộc sống nguyên vẹn mà không bị tổn thương. Mọi người đều có nhược điểm riêng của mình, những đấu tranh và thất vọng, và cuộc sống có thể phân xử một vài tai họa thân xác nặng nề - những bi kịch và những thảm họa cũng như bệnh tật và thất bại. Nhưng tồi tệ nhất là phản bội và bất công: có vẻ rất thiên vị và vô tri.
Chúng ta phải hết sức thận trọng khi nói về sự đau khổ, bởi nó thường dễ dàng được bào chữa hoặc biện minh những gì là bất công trắng trợn. Những người lao động dưới gánh nặng của tàn bạo và bất công không thể được yên tâm với những lời sáo rỗng chẳng hạn “dâng nó lên cho Chúa” hay “vương quốc của tôi không phải là thế giới này.” Vì sự đau khổ để được chuộc tội nó phải được chấp nhận và sự thúc đẩy là tình yêu. Daon95 trích Người Phục Vụ Đau Khổ của Isaiah đã vẽ chân dung này tuyệt hảo – người mà âm thầm lặng lẽ và khiêm nhường chấp nhận bất công và lạm dụng đem đến bởi những kẻ áp bức đầy quyền lực như một người đại diện cho dân riêng của mình.
Chúng ta không nên nhầm lẫn bởi ngôn ngữ tôn giáo cổ xưa không còn thông dụng – đó không phải là ý muốn của Thiên Chúa để đán áp bất kỳ ai. Nó có thể được nói rằng sự đau đớn của mình phục vụ một mục đích thiêng liêng cuối cùng. Chúng ta không biết người phục vụ này là ai – đó là lúc lưu đày ở Babilon. Nhiều học giả tin rằng người phục vụ này có thể là một ẩn dụ vì Israel tự nó. Phần thưởng của người đầy tớ đau khổ sẽ là kiến thức mà tư thế can đảm và kiên định sẽ khuấy động nhiều đến sự cách tân đạo đức và tinh thần. Ông là kiểu mẫu hoặc mô hình cho tất cả các nhà cải cách tinh thần và đạo đức vĩ đại trong suốt lịch sử. Họ sẵn sàng hiến dâng tiện nghi, an toàn vật chất, danh tiếng và thậm chí ngay cả sự sống của họ vì sự thăng tiến của tha nhân. Chúng ta sẽ làm tốt hơn gấp bội để chấp nhận và thực hiện chúng như người đóng vai được người khác bắt chước hơn là thần tượng văn hóa khả nghi trong thời đại của chính chúng ta.
Chúa giê-su đã được khắc họa chân dung như một biểu hiện hoàn hảo của Người Phục Vụ Đau Khổ. Người đã đối diện trước cám dỗ và thử thách cùng những nỗi thống khổ thể chất và tử nạn và Người đã không hề nao núng. Chúa giê-su đã bằng con đường của quá nhiều bởi hoặc trở nên cay đắng, tức giận và hoài nghi yếm thế hoặc bằng cách phải dùng sức mạnh và bạo lực. Người đã thoát bỏ tất cả từ đó và dẫn dắt những gì mà người khác đã gọi là một cuộc sống “tốt”. Nhưng đau khổ đã kết hợp với tình yêu vô điều kiện cho tha nhân là một lực mạnh mẽ. Người đã có thể vượt qua những giới hạn loài người và những ràng buộc của Trần Gian và đi qua bầu trời. Với tư cách linh mục cao trọng, Chúa Giê-su có thể cảm thông với những đau khổ và yếu đuối của chúng ta – chúng ta có thể không bao giờ tuyên bố rằng chúng ta đơn độc và bị hiểu lầm.
Phải chăng sự đau khổ và yếu đuối của chính chúng ta thêm lòng nhân từ và thương cảm tới người khác hoặc thêm ác nghiệt và không tha thứ? Sự lựa chọn là của chúng ta; hy vọng chúng ta sẽ chọn con đường chính chúng ta cho phép để trở nên suối nguồn của lòng nhân từ và độ lượng với tha nhân.
Bạn đã thấy họ - những người với một ý thức áp đảo của quyền lợi. Họ muốn tiến triển nhanh dựa trên những mối liên kết và tham vọng của họ. Họ sẽ cố gắng bằng mọi kế hoạch đặc biệt để vượt lên trước ngoại trừ việc chi trả những quyền lợi của họ. Với lối làm việc dây kéo như thế người ta chỉ có thể thực hiện trên thế giới thế tục này. Trong vương quốc của Thiên Chúa những điều này khác hẳn, và chúa Giê-su lập tức đã thức tỉnh hai môn đệ đầy tham vọng của Người bằng cách biểu thị cho họ điều gì là sự tiến bộ có ý nghĩa trong lĩnh vực tinh thần. Họ hy vọng để được đắm mình và chia sẻ trong quyền năng và vinh quang của Người, và họ sẽ, nhưng con đường phải được lát bằng sự đau khổ và khước từ. Thậm chí sau khi sự an toàn liến thoắng của họ mà họ sẽ có thể tham gia chén đau khổ của Người, Chúa Giê-su từ chối chấp nhận những lời thỉnh cầu của họ. Thậm chí Chúa Giê-su không có kiểu lôi kéo như thế và Người sẽ không thực hiện nó nhân danh họ nếu Người đã làm. Đây là sự biểu thị của Thiên Chúa và nó không phải là chủ đề đối với thao tác nhân loại.
Chúa Giê-su dùng điều này như một cơ hội giáo huấn để quả quyết rằng họ không được sao chép những mô thức và những mối quan hệ quyền lực nhân loại được tìm thấy trong nền văn hóa vây quanh mình – một sự khuyến cáo mà giáo hội thường đã không chú ý. Mô thức mới là phục vụ, khiêm tốn và cho đi chính mình vì sự tốt lành của tha nhân đó là cách vĩ đại duy nhất có và chỉ một mà nó có giá trị trong ánh mắt Thiên Chúa.
(Nguồn: Regis college – The School of Theology)
Linh mục: dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa
Nguyễn
10:14 15/10/2009
Giáo hội là cộng đoàn dân Chúa, mọi tín hữu nhờ thần linh Chúa là dấu chỉ cho thế giới. Dể dấu chỉ này có thể tồn tại, thì sự hiện diện của linh mục không thể thiếu. Giữa cộng đoàn đức tin, linh mục là dấu chỉ cho thấy việc rao giảng, việc cử hành phụng vụ và lối sống của linh mục không phải là sự qui định của cộng đoàn. Vấn đề nằm ở việc đạo lí, cử hành bí tích, phục vụ, duy trì sự hợp nhất với Chúa và với nhau. Qua những việc làm này của linh mục, cộng đoàn cảm nghiệm được giáo hội không phải là việc của loài người, nhưng là công trình của Chúa, đấng hằng sống.
Như thế, toàn thể cộng đoàn là dấu chỉ của tình yêu Chúa cho thế giới. Vì thế, giới giáo sĩ (giám mục, linh mục, phó tế) rất cần cho sứ vụ này, vì họ làm cho Chúa sống động. Sứ vụ linh mục thừa tác không thể thiếu đối với chức linh mục phổ quát của cộng đoàn. Linh mục cần lắng nghe lời Chúa, để trở nên dấu chỉ sống động, dù bất toàn. Linh mục được gọi trở nên dấu chỉ của cái điều do Chúa ban cho cộng đoàn, chứ không phải cái điều mà cộng đoàn muốn thực hiện.
Có phải đó là hình thức tinh tế của hàng giáo sĩ? Vì như thế là đặt linh mục lên cao, làm tổn thương cộng đoàn dân Chúa? Không phải thế, bởi vì linh mục làm tất cả nhưng điều này với sự khiêm tốn to lớn. Dĩ nhiên là với những năng quyến cần thiết của con người, nhưng không một chút kiêu hảnh. Linh mục chỉ là người tiên phong giữa giáo hội, khi linh mục lắng nghe lời Chúa. Mở rộng cho Chúa, đấng mà linh mục chia sẻ với mỗi tín hữu, là nền tảng và trợ lực của ngài. Vì đó là ơn gọi và sứ vụ của linh mục. Khi linh mục khám phá ra ơn gọi của ngài là tiếng gọi của lời Chúa, ngài tìm thấy lối thoát cho ngài. Linh mục mở lòng ra cho lời Chúa, ngài sẽ khám phá ra sự giải thoát. Bởi vì linh mục là dấu chỉ của lời Chúa, là đầy tớ vô dụng, là khí cụ cho công trình của Chúa, đấng chăn dắt dân ngài.
Linh mục là dấu chỉ, vi thế ngài không phải gánh cả thế giới trên vai, không phải cứu cả giáo hội. Thành quả của lời giảng dạy, bí tích và sự dấn thân của ngài chỉ là những mảnh vụn của một công trình. Ngài không phải tìm đến mọi người, không thể có mặt khắp nơi và sẵn sàng đáp ứng cho mọi người. Ngài không thể sắp xếp mọi việc, không thể chữa lành mọi bịnh nhân. Ngài không thể rao giảng trong mọi hội đường, không thể phục vụ mọi người. Ngài không phải làm hết mọi sự, không thể gánh vác và tổ chức mọi điều cho toàn thể cộng đoàn, vì người tín hữu có thể làm được, nhờ khả năng và đặc sủng của họ. Nhưng ngài là dấu chỉ tình yêu vô biên của Chúa. Ngài làm niềm hi vọng nảy sinh về điều đã bắt đầu toả sáng, và sẽ xảy ra cho mọi người khi Chúa hoàn thành thiên quốc của Chúa.
Như thế, toàn thể cộng đoàn là dấu chỉ của tình yêu Chúa cho thế giới. Vì thế, giới giáo sĩ (giám mục, linh mục, phó tế) rất cần cho sứ vụ này, vì họ làm cho Chúa sống động. Sứ vụ linh mục thừa tác không thể thiếu đối với chức linh mục phổ quát của cộng đoàn. Linh mục cần lắng nghe lời Chúa, để trở nên dấu chỉ sống động, dù bất toàn. Linh mục được gọi trở nên dấu chỉ của cái điều do Chúa ban cho cộng đoàn, chứ không phải cái điều mà cộng đoàn muốn thực hiện.
Có phải đó là hình thức tinh tế của hàng giáo sĩ? Vì như thế là đặt linh mục lên cao, làm tổn thương cộng đoàn dân Chúa? Không phải thế, bởi vì linh mục làm tất cả nhưng điều này với sự khiêm tốn to lớn. Dĩ nhiên là với những năng quyến cần thiết của con người, nhưng không một chút kiêu hảnh. Linh mục chỉ là người tiên phong giữa giáo hội, khi linh mục lắng nghe lời Chúa. Mở rộng cho Chúa, đấng mà linh mục chia sẻ với mỗi tín hữu, là nền tảng và trợ lực của ngài. Vì đó là ơn gọi và sứ vụ của linh mục. Khi linh mục khám phá ra ơn gọi của ngài là tiếng gọi của lời Chúa, ngài tìm thấy lối thoát cho ngài. Linh mục mở lòng ra cho lời Chúa, ngài sẽ khám phá ra sự giải thoát. Bởi vì linh mục là dấu chỉ của lời Chúa, là đầy tớ vô dụng, là khí cụ cho công trình của Chúa, đấng chăn dắt dân ngài.
Linh mục là dấu chỉ, vi thế ngài không phải gánh cả thế giới trên vai, không phải cứu cả giáo hội. Thành quả của lời giảng dạy, bí tích và sự dấn thân của ngài chỉ là những mảnh vụn của một công trình. Ngài không phải tìm đến mọi người, không thể có mặt khắp nơi và sẵn sàng đáp ứng cho mọi người. Ngài không thể sắp xếp mọi việc, không thể chữa lành mọi bịnh nhân. Ngài không thể rao giảng trong mọi hội đường, không thể phục vụ mọi người. Ngài không phải làm hết mọi sự, không thể gánh vác và tổ chức mọi điều cho toàn thể cộng đoàn, vì người tín hữu có thể làm được, nhờ khả năng và đặc sủng của họ. Nhưng ngài là dấu chỉ tình yêu vô biên của Chúa. Ngài làm niềm hi vọng nảy sinh về điều đã bắt đầu toả sáng, và sẽ xảy ra cho mọi người khi Chúa hoàn thành thiên quốc của Chúa.
Về với Me
Sa Mạc Hồng
13:54 15/10/2009
Con về với Mẹ một chiều mưa
Giọt rơi trầm lắng đọng tâm tư
Hồn con mấy độ nhoà tan vỡ
Như bọt bèo, bong bóng trong mưa
Con về với Mẹ, tháng Mân côi
Bôn ba từng mấy giữa giòng đời
Chẳng buồn nhìn thấy hoa tràng hạt
Trên đồi gió lộng, tấm lòng ai
Con về với Mẹ, Maria!
Lòng con ấm lại tình thiết tha
Mẹ đưa con lên miền tĩnh mạc
Suy gẫm sự đời, tháng ngày qua!
Giọt rơi trầm lắng đọng tâm tư
Hồn con mấy độ nhoà tan vỡ
Như bọt bèo, bong bóng trong mưa
Con về với Mẹ, tháng Mân côi
Bôn ba từng mấy giữa giòng đời
Chẳng buồn nhìn thấy hoa tràng hạt
Trên đồi gió lộng, tấm lòng ai
Con về với Mẹ, Maria!
Lòng con ấm lại tình thiết tha
Mẹ đưa con lên miền tĩnh mạc
Suy gẫm sự đời, tháng ngày qua!
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:44 15/10/2009
MÔN ĐỆ KHÔNG NHIỀU
Quốc vương thăm hỏi thiền sư Lâm Tế của tu viện, thì rất kinh ngạc phát hiện có trên một vạn nhà sư ở trong đó. Quốc vương muốn làm cho rõ ràng là có bao nhiêu người xuất gia, bèn hỏi:
- “Ngài có bao nhiêu đồ đệ ?”
Lâm Tế trả lời:
- “Nhiều nhất cũng không quá bốn, năm người.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người chân chính đi tìm chân lý thì rất ít...
Có nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong thiên chức linh mục, nhưng hỏi có bao nhiêu linh mục nên thánh; có rất nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong ơn gọi tu sĩ, nhưng hỏi có bao nhiêu tu sĩ nam nữ giữ đúng luật dòng để nên thánh; có rất nhiều người được rửa tội để làm con Chúa, nhưng hỏi có bao nhiêu người thành tâm thiện chí trở thành con Chúa...
Nhà vua kinh ngạc vì thấy có hơn mười ngàn nhà sư trong chùa, nhưng vị sư phụ trả lời là chỉ có bốn hoặc năm người làm nhà sư chân chính mà thôi !
Ai thích suy tư thì hiểu câu chuyện này...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Quốc vương thăm hỏi thiền sư Lâm Tế của tu viện, thì rất kinh ngạc phát hiện có trên một vạn nhà sư ở trong đó. Quốc vương muốn làm cho rõ ràng là có bao nhiêu người xuất gia, bèn hỏi:
- “Ngài có bao nhiêu đồ đệ ?”
Lâm Tế trả lời:
- “Nhiều nhất cũng không quá bốn, năm người.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người chân chính đi tìm chân lý thì rất ít...
Có nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong thiên chức linh mục, nhưng hỏi có bao nhiêu linh mục nên thánh; có rất nhiều người dâng mình làm tôi tớ Chúa trong ơn gọi tu sĩ, nhưng hỏi có bao nhiêu tu sĩ nam nữ giữ đúng luật dòng để nên thánh; có rất nhiều người được rửa tội để làm con Chúa, nhưng hỏi có bao nhiêu người thành tâm thiện chí trở thành con Chúa...
Nhà vua kinh ngạc vì thấy có hơn mười ngàn nhà sư trong chùa, nhưng vị sư phụ trả lời là chỉ có bốn hoặc năm người làm nhà sư chân chính mà thôi !
Ai thích suy tư thì hiểu câu chuyện này...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chủ nhật lễ Truyền Giáo
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:46 15/10/2009
CHỦ NHẬT LỄ TRUYỀN GIÁO
Tin mừng: Mt 28, 16-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.”
Bạn thân mến,
Mỗi năm một lần, Giáo Hội –trong ngày lễ truyền giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta vậy.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì ở đó chính là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà bạn và tôi cũng như những người Ki-tô hữu khác cần phải làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau; hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của Thiên Chúa và của Giáo Hội !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội, nhưng cuộc sống của họ thì giống như họ không phải là người công giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng để cho bạn và tôi quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào cách sống của các linh mục để bắt chước các ngài; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương tha nhân...
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của bạn và tôi hoặc người Ki-tô hữu.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà bạn và tôi đến để làm việc, học hành, buôn bán, trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su nơi chúng ta rồi vậy.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở thành con cái của Thiên Chúa.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay bạn và tôi nên tự hỏi mình: cuộc đời tôi có bao nhiêu lần làm chứng nhân cho Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 28, 16-20.
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.”
Bạn thân mến,
Mỗi năm một lần, Giáo Hội –trong ngày lễ truyền giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta vậy.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì ở đó chính là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà bạn và tôi cũng như những người Ki-tô hữu khác cần phải làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau; hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của Thiên Chúa và của Giáo Hội !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội, nhưng cuộc sống của họ thì giống như họ không phải là người công giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng để cho bạn và tôi quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào cách sống của các linh mục để bắt chước các ngài; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương tha nhân...
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của bạn và tôi hoặc người Ki-tô hữu.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà bạn và tôi đến để làm việc, học hành, buôn bán, trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su nơi chúng ta rồi vậy.
Bạn thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội trở thành con cái của Thiên Chúa.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay bạn và tôi nên tự hỏi mình: cuộc đời tôi có bao nhiêu lần làm chứng nhân cho Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:47 15/10/2009
N2T |
84. Cuộc đời của Chúa Giê-su Ki-tô không phải là một sự ô nhục lâu dài sao ?
(Thánh Vincent de Paul)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:49 15/10/2009
N2T |
256. Thất bại, chỉ lưu lại cho những người không kiên trì.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nêu cao giá trị của bí tích hòa giải
Bùi Hữu Thư
08:26 15/10/2009
Tám đề nghị của Đức Tổng Giám mục Gabon, Đức Cha Basile Mvé Engone
Rôma, ngày 14 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Tổng Giám Mục Basile Mvé Engone, tổng giám mục Libreville (Gabon) nói: “Muốn giúp cho việc xưng tội được dễ dàng, cần nêu cao giá trị của bí tích hòa giải.” Ngài cũng đề nghị giúp đỡ việc đào tạo các linh mục và giáo dân trong các lãnh vực hòa giải, công chính và hòa bình.
Đối với vị Tổng Giám Mục người Gabon, người đã phát biểu chiều thứ ba vừa qua tại Thượng Hội Đồng, “Điều khẩn cấp là tăng cường sự hiệp thông và hợp tác hữu hiệu giữa các cha xứ và giữa các cha xứ với giáo dân, là đảm bảo cho có sự trong sạch trong việc quản trị các tài sản của Giáo Hội, và là đảm bảo cho có sự bình đẳng giữa các thành phần của cộng đồng giáo hội.”
Ngài đã trình bầy tám đề nghị để giúp đỡ cho có một sự hòa giải lâu bền:
1. Làm sáng tỏ chiều kích thánh kinh của sự hòa giải, công chính và hòa bình;
2. Đề cao giá trị của bí tích hòa giải cá nhân và tập thể;
3. Khuyến khích việc tổ chức các khóa tĩnh tâm căn bản cho các giáo dân;
4. Tăng cường việc mục vụ gia đình và giới trẻ;
5. Theo dõi mật thiết hơn các giới chức phụ trách hàng ngày việc điều hành các vấn đề công cộng;
6. Thiết lập các vai trò tuyên uý tại Thượng Viện và Hạ Viện;
7. Tổ chức việc huấn luyện thường trực các linh mục và giáo dân về việc hòa giải, công chính và hòa bình;
8. Cuối cùng, thực hiện các nơi chốn cho các linh mục gặp gỡ, thảo luận, và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, mục vụ và tâm linh.
Rôma, ngày 14 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Tổng Giám Mục Basile Mvé Engone, tổng giám mục Libreville (Gabon) nói: “Muốn giúp cho việc xưng tội được dễ dàng, cần nêu cao giá trị của bí tích hòa giải.” Ngài cũng đề nghị giúp đỡ việc đào tạo các linh mục và giáo dân trong các lãnh vực hòa giải, công chính và hòa bình.
Đối với vị Tổng Giám Mục người Gabon, người đã phát biểu chiều thứ ba vừa qua tại Thượng Hội Đồng, “Điều khẩn cấp là tăng cường sự hiệp thông và hợp tác hữu hiệu giữa các cha xứ và giữa các cha xứ với giáo dân, là đảm bảo cho có sự trong sạch trong việc quản trị các tài sản của Giáo Hội, và là đảm bảo cho có sự bình đẳng giữa các thành phần của cộng đồng giáo hội.”
Ngài đã trình bầy tám đề nghị để giúp đỡ cho có một sự hòa giải lâu bền:
1. Làm sáng tỏ chiều kích thánh kinh của sự hòa giải, công chính và hòa bình;
2. Đề cao giá trị của bí tích hòa giải cá nhân và tập thể;
3. Khuyến khích việc tổ chức các khóa tĩnh tâm căn bản cho các giáo dân;
4. Tăng cường việc mục vụ gia đình và giới trẻ;
5. Theo dõi mật thiết hơn các giới chức phụ trách hàng ngày việc điều hành các vấn đề công cộng;
6. Thiết lập các vai trò tuyên uý tại Thượng Viện và Hạ Viện;
7. Tổ chức việc huấn luyện thường trực các linh mục và giáo dân về việc hòa giải, công chính và hòa bình;
8. Cuối cùng, thực hiện các nơi chốn cho các linh mục gặp gỡ, thảo luận, và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, mục vụ và tâm linh.
Đời sống nội tâm của Phêrô Khả Kính: làm sao để sống “đời hòa giải”
Bùi Hữu Thư
18:21 15/10/2009
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha Benedict XVI
Rôme, 14 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha hôm nay khi giới thiệu một gương sáng với các kitô hữu, nhấn mạnh về đời sống nội tâm của Phêrô Khả Kính đã cho phép ngài sống “đời hòa giải.” Đức Thánh Cha Benedict XVI đã dành bài giảng giáo lý ngày Thứ Tư để nói về đan viện phụ Phêrô Montboissier, tức "Phêrô Khả Kính" (sanh năm 1094 và mất ngày 25 tháng 12, 1156), đan viện phụ thứ chín của Đan viện Cluny từ năm 1122.
Đức Thánh Cha nhắc: "Đức tính của Phêrô Khả Kính nhắc lại cho chúng ta sự lành thánh của các đan viện phụ nổi tiếng tại Cluny. Ngài sanh năm 1094 tại Auvergne, sau khi sống tại Đan Viện Sauxillanges, ngài được bầu làm viện phụ tại Cluny năm 1122 và ở đây cho đến khi qua đời năm 1156."
Đức Thánh Cha Benedict XVI đề cao đời sống của vị Thánh Người Pháp này, ngài nói: “Ngài vẫn là một gương sáng cho chúng ta ngày nay, khi đời sống chúng ta luôn luôn hối hả, khi có đầy rẫy những sự kỳ thị, chia rẽ và tranh chấp.”
Đức Thánh Cha khẳng định, "Chứng tá của ngài mời gọi chúng ta kết hiệp tình yêu Thiên Chúa với tình yêu tha nhân, và không bao giờ nản chí trong việc tái thiết các mối liên hệ huynh đệ và hòa giải.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhấn mạnh nguồn gốc của sự thanh bình của ngài: “Nhờ ý thức của ngài về tầm vóc và thực tại, ngài đã thành công trong việc duy trì một sự thanh thản nội tâm. Bí tích Thánh Thể và lòng sùng kính Mẹ Maria là hai điều con người đi tìm kiếm Thiên Chúa này quý chuộng.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng ngài là người khởi xướng trong Giáo Hội La Tinh, Lễ Chúa Biến Hình: “Thần học của ngài bắt rễ sâu trong kinh nguyện và phụng vụ. Trong các mầu nhiệm của Chúa Kitô, ngài đặt ưu tiên cho mầu nhiệm Biến Hình. Lòng sùng đạo của ngài cũng tập trung vào việc chiêm ngắm gương mặt vinh hiển của Chúa Kitô, nơi ngài tìm được những tia sáng hân hoan khiến cho ngài vui sướng và chiếu rõi các nghi thức phụng vụ trong đan viện của ngài.”
Rôme, 14 tháng 10, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha hôm nay khi giới thiệu một gương sáng với các kitô hữu, nhấn mạnh về đời sống nội tâm của Phêrô Khả Kính đã cho phép ngài sống “đời hòa giải.” Đức Thánh Cha Benedict XVI đã dành bài giảng giáo lý ngày Thứ Tư để nói về đan viện phụ Phêrô Montboissier, tức "Phêrô Khả Kính" (sanh năm 1094 và mất ngày 25 tháng 12, 1156), đan viện phụ thứ chín của Đan viện Cluny từ năm 1122.
Đức Thánh Cha nhắc: "Đức tính của Phêrô Khả Kính nhắc lại cho chúng ta sự lành thánh của các đan viện phụ nổi tiếng tại Cluny. Ngài sanh năm 1094 tại Auvergne, sau khi sống tại Đan Viện Sauxillanges, ngài được bầu làm viện phụ tại Cluny năm 1122 và ở đây cho đến khi qua đời năm 1156."
Đức Thánh Cha Benedict XVI đề cao đời sống của vị Thánh Người Pháp này, ngài nói: “Ngài vẫn là một gương sáng cho chúng ta ngày nay, khi đời sống chúng ta luôn luôn hối hả, khi có đầy rẫy những sự kỳ thị, chia rẽ và tranh chấp.”
Đức Thánh Cha khẳng định, "Chứng tá của ngài mời gọi chúng ta kết hiệp tình yêu Thiên Chúa với tình yêu tha nhân, và không bao giờ nản chí trong việc tái thiết các mối liên hệ huynh đệ và hòa giải.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhấn mạnh nguồn gốc của sự thanh bình của ngài: “Nhờ ý thức của ngài về tầm vóc và thực tại, ngài đã thành công trong việc duy trì một sự thanh thản nội tâm. Bí tích Thánh Thể và lòng sùng kính Mẹ Maria là hai điều con người đi tìm kiếm Thiên Chúa này quý chuộng.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại rằng ngài là người khởi xướng trong Giáo Hội La Tinh, Lễ Chúa Biến Hình: “Thần học của ngài bắt rễ sâu trong kinh nguyện và phụng vụ. Trong các mầu nhiệm của Chúa Kitô, ngài đặt ưu tiên cho mầu nhiệm Biến Hình. Lòng sùng đạo của ngài cũng tập trung vào việc chiêm ngắm gương mặt vinh hiển của Chúa Kitô, nơi ngài tìm được những tia sáng hân hoan khiến cho ngài vui sướng và chiếu rõi các nghi thức phụng vụ trong đan viện của ngài.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa III Đại chủng viện Vinh Thanh kỉ niệm 10 năm linh mục
Minh Thanh
10:04 15/10/2009
VINH - Sáng nay (13/10/2009), tại giáo xứ Quy Hậu, giáo phận Vinh, khoá III Đại Chủng Viện Vinh Thanh dâng Lễ Tạ ơn kỷ niệm 10 năm linh mục (03/10/1999-03/10/2009). Đặc biệt, trong dịp này có sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh, với trên 300 khách mời và khoảng 5000 giáo dân.
Khoá III Đại Chủng Viện Vinh Thanh nhập trường ngày 14/10/1993, với tổng số 26 chủng sinh, trong đó 18 chủng sinh thuộc giáo phận Vinh và 8 chủng sinh thuộc giáo phận Thanh Hoá. Trong quá trình học tập, rèn luyện vì lý do sức khoẻ nên trong số này chỉ có được 22 anh em lãnh chức linh mục. Cách đây 10 năm, 15 chủng sinh thuộc giáo phận Vinh đã được thụ phong linh mục tại nhà thờ chính toà Xã Đoài do đức cố Giám Mục Phêrô Trần Xuân Hạp chủ phong. 7 chủng sinh thuộc giáo phận Thanh Hoá cũng cách đây 10 năm tại nhà thờ chính toà giáo phận Thanh Hoá đã được cố Đức Giám Mục Battôlômêô Nguyễn Sơn Lâm truyền chức linh mục.
Hiện nay, trong số 22 linh mục, Chúa đã gọi 3 người về với Chúa, đó là linh mục Giuse Nguyễn Văn Dũng (gp Thanh Hoá); linh mục Pr Phan Văn Huề (gp Vinh); linh mục Giuse Phạm Minh Đức (gp Vinh).
Dù kẻ mất người còn, dù lên thác xuống ghềnh nhưng linh mục khoá III Vinh Thanh vẫn nhận ra rằng: “Tất cả là Hồng Ân”.
Mặc dù đã 2 ngày gặp gỡ và chia sẽ, tiếng đàn tiếng hát của con cái giáo xứ Quy Hậu (giáo xứ đăng cai tổ chức, cha quản xứ Quy Hậu chính là một trong những thành viên năng động của khoá III ) đã không ngừng vang lên suốt từ đầu đến cuối, nhưng đến giờ phút phải chia tay, linh mục khoá III Đại Chủng Viện Vinh Thanh vẫn còn nán lại nắm chặt tay nhau để hát cho xong bài hát đã có trong chương trình: “ Con là ai mà Chúa đã gọi con giữa muôn người trần thế…” rồi cùng nhau hẹn ngày tái ngộ cũng vào thời gian này năm sau, tại giáo xứ Kẻ Vàng, giáo phận Thanh Hoá do linh mục Giuse Nguyễn Huy Cường quản nhiệm.
Hiện nay, trong số 22 linh mục, Chúa đã gọi 3 người về với Chúa, đó là linh mục Giuse Nguyễn Văn Dũng (gp Thanh Hoá); linh mục Pr Phan Văn Huề (gp Vinh); linh mục Giuse Phạm Minh Đức (gp Vinh).
Dù kẻ mất người còn, dù lên thác xuống ghềnh nhưng linh mục khoá III Vinh Thanh vẫn nhận ra rằng: “Tất cả là Hồng Ân”.
Mặc dù đã 2 ngày gặp gỡ và chia sẽ, tiếng đàn tiếng hát của con cái giáo xứ Quy Hậu (giáo xứ đăng cai tổ chức, cha quản xứ Quy Hậu chính là một trong những thành viên năng động của khoá III ) đã không ngừng vang lên suốt từ đầu đến cuối, nhưng đến giờ phút phải chia tay, linh mục khoá III Đại Chủng Viện Vinh Thanh vẫn còn nán lại nắm chặt tay nhau để hát cho xong bài hát đã có trong chương trình: “ Con là ai mà Chúa đã gọi con giữa muôn người trần thế…” rồi cùng nhau hẹn ngày tái ngộ cũng vào thời gian này năm sau, tại giáo xứ Kẻ Vàng, giáo phận Thanh Hoá do linh mục Giuse Nguyễn Huy Cường quản nhiệm.
Thái Hà dâng thánh lễ đặc biệt cầu nguyện cho bệnh nhân
Paulus Lê Sơn
22:54 15/10/2009
Thái Hà – 15/10/2009, trong những ngày kính thánh Giêrađô, là thánh nhân nổi tiếng trong đời sống đời thường giản dị của ngài. Hôm nay dcct Hà Nội đã dâng thánh lễ đặc biệt dâng nguyện cùng thánh Giêrađô lên Thiên Chúa cho người già cả, bệnh tật cùng những bệnh nhân đủ mọi thành phần trong giáo phận Hà Nội. Rất nhiều bệnh nhân đến từ các ngôi nhà bác ái, là những con người mắc bệnh hiểm nghèo, những căn bệnh bị xã hội xa lánh.
Thánh lễ đồng tế do cha bề trên chủ tế cùng các cha trong tu viện Thái hà cử hành trọng thể. Cùng sự hiện diện hiệp thông cầu nguyện của các nhóm chăm sóc bệnh nhân và các dòng đang dấn thân phục như các ban chăm sóc, ban truyền thông HIV thuộc nhóm Emmaus TGP Hà Nội, dòng Phaolô, Nhóm BVSS và chăm sóc HIV Thái Hà… Cùng rất đông bệnh nhân trong đó có nhiều người chưa phải là người có đạo. Các cha cũng ban phép xức dầu cho các ông bà già yếu, các bệnh nhân, cùng chúc lành cho những bệnh nhân chưa có đạo. Trước thánh lễ có giờ chia sẻ của những đại diện các nhóm phục vụ về những công việc tông đồ mà nhóm đã phải trải qua. Cùng đó là những lời chia sẻ, những tâm tư, những lời cám ơn chân thành của những bệnh nhân được chăm sóc đối với ân nhân của họ.
Những khó khăn đến với những tông đồ của Chúa.
Dấn thân để phục vụ anh em, phục vụ những con người đau khổ, nghèo hèn, những con người không có tiếng nói trong xã hội là theo gương Chúa Giêsu, yêu thương đến mức độ quên mình hoàn toàn vì người khác. Vì lẽ đó những con người đang theo chân Chúa để thực hiện chương trình của Ngài trong lịch sử qua việc xây dựng thế giới mỗi ngày là phục vụ anh em trong những việc trần thế, đó là tham gia cuộc cách mạng canh tân con người toàn diện. Những chứng nhân của của Chúa bày tỏ cụ thể lòng yêu mến Thiên Chúa và anh em bằng việc đem lại niềm tin tưởng, hi vọng cho những kẻ thất vọng, và đưa họ đến với Chúa là tình yêu và cùng đích. Trong công việc bác ái hàng ngày những tông đồ nhiệt thành vẫn luôn gặp vô vàn khó khăn. Cha F.X Nguyễn Kim Phùng dcct chia sẻ có trường hợp một bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện bạch mai, lúc này bệnh tình rất nguy nan, khó qua được cơn hiểm nguy nên cha đến để thăm nom, chia sẻ và xức dầu cho bệnh nhân theo luật của nhà đạo. Nhưng khó khăn là việc lãnh đạo bệnh viện không cho cha thực hiện cái quyền của một vị linh mục, không cho bệnh được nhận phép xức dầu. Trong cái xã hội luôn luôn nói là đát nước Việt Nam có tự do tôn giáo? Vậy thì những trường hợp mà lãnh đạo bệnh viện đã dối xử với bệnh nhân là người công giáo và vị linh mục là như thế nào? Phải chăng đó là tự do tôn giáo mà chính quyền đang ra sức tô vẽ, lừa bịp đối với thiên hạ. Những trường hợp, những hoàn cảnh bất ưng, khó khăn mà người công giáo đang gặp phải trong xã hội này là hằng hà vô số. Lại nữa, một văn phòng tư vấn của nhóm Emmaus giành cho những con người đang mất cân bằng trong cuộc sống, cho những bệnh nhân HIV, là nơi các em bé lang thang bụi đời tìm được tình thương. Ấy vậy mà cũng bị công an, chính quyền dò hỏi, xét nét. Tại sao lại vậy? Những con người đang gắng công, ra sức để kiến tạo nên một xã hội thăng tiến, tốt đẹp, nhân văn lại bị chính quyền làm khó dễ. Phải chăng họ không muốn cho xã hội này không có Thiên Chúa hay là họ cố tình phủ nhận công lao của Công Giáo đối với xã hội?. Bác ái xã hội của người Công giáo là một trong những yếu tố vô cùng quan để cấu thành tạo dựng nên một xã hội tốt đẹp, nhân văn trong lịch sử loài người cũng như trong xã hội Việt Nam.
Các Sr cũng như các nhóm phục vụ bệnh nhân chia sẻ và ví von công việc giống như là một hành trình lần tìm những linh hồn đang mất. Các Sr, các nhóm tự coi đây là bổn phận, trách nhiệm phải kiếm tìm những linh hồn đang bơ vơ lạc bước đưa về với Thiên Chúa. Phải là khí cụ để đưa tình yêu của Thiên Chúa đến với anh em mình. Nhưng trong công việc có vô vàn khó khăn, tài hèn sức mọn chỉ biết cậy dựa vào lời kinh nguyện và sự quan phòng của Chúa cùng mong tất cả mỗi người trong cộng đoàn luôn cầu nguyện cho công việc mà giáo hội đang làm và trở thành chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa.
Bệnh nhân hãy xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa
Chỉ có sự tin tưởng vào quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa thì chúng ta mới vượt thắng được những đớn đau, bệnh tật. Tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, là gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu. Tin vào nới Chúa, vì chính Chúa toàn năng và toàn ái, có tin vào Thiên Chúa thì mới đem lại cho chúng ta ơn cứu độ, bình an và hạnh phúc, sẽ khiến cho chúng ta làm được những việc phi thường trong nhưng con người tầm thường thậm chí là những con người khuyết thiếu về thể lý. Đó cũng chính là thông điệp mà trong bài chia sẻ của cha bề trên Matthêu Vũ Khởi Phụng gửi đến các bệnh nhân. Những người bệnh đang gánh chịu bằng cách này hay cách khác đều được Thiên Chúa quan phòng, nâng đỡ một cách đặc biệt. Họ là những người bệnh của Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới là liều thuốc chữa lành họ. Những người bệnh không vì mặc cảm cá nhân, không vì bị xã hội khinh chê, xã lánh mà tuyệt vọng. Cha Phụng đã lấy một ví dụ rất cụ thể mà cha đã trải qua và cảm nhận, cha nói “hôm qua tôi đi từ Sài Gòn về Hà Nội, ngồi trên máy bay, tôi thấy nhìn xuống đất thấy toàn là mây u ám, vì ảnh hưởng của cơn bão nhưng nhìn lên trời thì thấy bầu trời trong xanh và đầy nắng vì máy bay đang bay ở tầm cao”. Đây quả thật là một hình ảnh liên hệ đến các bệnh nhân rất cụ thể và sinh động. Các bệnh nhân đang ngồi trong nhà thờ Thái Hà hôm nay cũng như tất cả các bệnh nhân khác ở khắp mọi nơi hãy luôn tin tưởng, hi vọng vào Thiên Chúa. Có thể các bệnh nhân đang chịu đau đớn về thể lý nhưng với tinh thần là con cái của Chúa thì hãy xem bệnh tật mà mình đang gánh chịu ở mức “tầm thấp”. Hãy vượt lên cái tầm thấp này để hướng tâm hồn lên với Thiên Chúa. Khi đó chúng ta được sống trong bình an và hạnh phúc đích thực mà Thiên Chúa đã trao ban. Vượt qua cái cái đau thể xác để thấy được một bầu trời chan hoà yêu thương. Những người bệnh nhân cũng chính là những ân huệ mà Chúa ban cho cuộc đời. Không có bệnh nhân nào là hư mất vì Thiên Chúa luôn ở cùng họ luôn mãi và với những lời cầu nguyện của họ thì vô cùng đắt lời.
Lạy Chúa toàn năng, toàn ái, nguyện xin Chúa hãy luôn đồng hành cùng chúng con, những con người đang dấn bước theo Chúa cũng như những anh chị em đang gánh vác thập giá nặng hơn cả là những bệnh nhân. Xin cho chúng con một lòng xác tín trong tình yêu của Chúa trong công việc mà Chúa đã giao phó cho chúng con. Xin Chúa hãy cho con cái của Chúa được sáng mắt mà thấy Danh Thánh Chúa ngang qua những bệnh nhân cũng như những con người tật nguyền.
Hà Nội 15/10/2009
Những khó khăn đến với những tông đồ của Chúa.
Dấn thân để phục vụ anh em, phục vụ những con người đau khổ, nghèo hèn, những con người không có tiếng nói trong xã hội là theo gương Chúa Giêsu, yêu thương đến mức độ quên mình hoàn toàn vì người khác. Vì lẽ đó những con người đang theo chân Chúa để thực hiện chương trình của Ngài trong lịch sử qua việc xây dựng thế giới mỗi ngày là phục vụ anh em trong những việc trần thế, đó là tham gia cuộc cách mạng canh tân con người toàn diện. Những chứng nhân của của Chúa bày tỏ cụ thể lòng yêu mến Thiên Chúa và anh em bằng việc đem lại niềm tin tưởng, hi vọng cho những kẻ thất vọng, và đưa họ đến với Chúa là tình yêu và cùng đích. Trong công việc bác ái hàng ngày những tông đồ nhiệt thành vẫn luôn gặp vô vàn khó khăn. Cha F.X Nguyễn Kim Phùng dcct chia sẻ có trường hợp một bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện bạch mai, lúc này bệnh tình rất nguy nan, khó qua được cơn hiểm nguy nên cha đến để thăm nom, chia sẻ và xức dầu cho bệnh nhân theo luật của nhà đạo. Nhưng khó khăn là việc lãnh đạo bệnh viện không cho cha thực hiện cái quyền của một vị linh mục, không cho bệnh được nhận phép xức dầu. Trong cái xã hội luôn luôn nói là đát nước Việt Nam có tự do tôn giáo? Vậy thì những trường hợp mà lãnh đạo bệnh viện đã dối xử với bệnh nhân là người công giáo và vị linh mục là như thế nào? Phải chăng đó là tự do tôn giáo mà chính quyền đang ra sức tô vẽ, lừa bịp đối với thiên hạ. Những trường hợp, những hoàn cảnh bất ưng, khó khăn mà người công giáo đang gặp phải trong xã hội này là hằng hà vô số. Lại nữa, một văn phòng tư vấn của nhóm Emmaus giành cho những con người đang mất cân bằng trong cuộc sống, cho những bệnh nhân HIV, là nơi các em bé lang thang bụi đời tìm được tình thương. Ấy vậy mà cũng bị công an, chính quyền dò hỏi, xét nét. Tại sao lại vậy? Những con người đang gắng công, ra sức để kiến tạo nên một xã hội thăng tiến, tốt đẹp, nhân văn lại bị chính quyền làm khó dễ. Phải chăng họ không muốn cho xã hội này không có Thiên Chúa hay là họ cố tình phủ nhận công lao của Công Giáo đối với xã hội?. Bác ái xã hội của người Công giáo là một trong những yếu tố vô cùng quan để cấu thành tạo dựng nên một xã hội tốt đẹp, nhân văn trong lịch sử loài người cũng như trong xã hội Việt Nam.
Các Sr cũng như các nhóm phục vụ bệnh nhân chia sẻ và ví von công việc giống như là một hành trình lần tìm những linh hồn đang mất. Các Sr, các nhóm tự coi đây là bổn phận, trách nhiệm phải kiếm tìm những linh hồn đang bơ vơ lạc bước đưa về với Thiên Chúa. Phải là khí cụ để đưa tình yêu của Thiên Chúa đến với anh em mình. Nhưng trong công việc có vô vàn khó khăn, tài hèn sức mọn chỉ biết cậy dựa vào lời kinh nguyện và sự quan phòng của Chúa cùng mong tất cả mỗi người trong cộng đoàn luôn cầu nguyện cho công việc mà giáo hội đang làm và trở thành chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa.
Bệnh nhân hãy xác tín vào tình yêu của Thiên Chúa
Chỉ có sự tin tưởng vào quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa thì chúng ta mới vượt thắng được những đớn đau, bệnh tật. Tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, là gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu. Tin vào nới Chúa, vì chính Chúa toàn năng và toàn ái, có tin vào Thiên Chúa thì mới đem lại cho chúng ta ơn cứu độ, bình an và hạnh phúc, sẽ khiến cho chúng ta làm được những việc phi thường trong nhưng con người tầm thường thậm chí là những con người khuyết thiếu về thể lý. Đó cũng chính là thông điệp mà trong bài chia sẻ của cha bề trên Matthêu Vũ Khởi Phụng gửi đến các bệnh nhân. Những người bệnh đang gánh chịu bằng cách này hay cách khác đều được Thiên Chúa quan phòng, nâng đỡ một cách đặc biệt. Họ là những người bệnh của Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới là liều thuốc chữa lành họ. Những người bệnh không vì mặc cảm cá nhân, không vì bị xã hội khinh chê, xã lánh mà tuyệt vọng. Cha Phụng đã lấy một ví dụ rất cụ thể mà cha đã trải qua và cảm nhận, cha nói “hôm qua tôi đi từ Sài Gòn về Hà Nội, ngồi trên máy bay, tôi thấy nhìn xuống đất thấy toàn là mây u ám, vì ảnh hưởng của cơn bão nhưng nhìn lên trời thì thấy bầu trời trong xanh và đầy nắng vì máy bay đang bay ở tầm cao”. Đây quả thật là một hình ảnh liên hệ đến các bệnh nhân rất cụ thể và sinh động. Các bệnh nhân đang ngồi trong nhà thờ Thái Hà hôm nay cũng như tất cả các bệnh nhân khác ở khắp mọi nơi hãy luôn tin tưởng, hi vọng vào Thiên Chúa. Có thể các bệnh nhân đang chịu đau đớn về thể lý nhưng với tinh thần là con cái của Chúa thì hãy xem bệnh tật mà mình đang gánh chịu ở mức “tầm thấp”. Hãy vượt lên cái tầm thấp này để hướng tâm hồn lên với Thiên Chúa. Khi đó chúng ta được sống trong bình an và hạnh phúc đích thực mà Thiên Chúa đã trao ban. Vượt qua cái cái đau thể xác để thấy được một bầu trời chan hoà yêu thương. Những người bệnh nhân cũng chính là những ân huệ mà Chúa ban cho cuộc đời. Không có bệnh nhân nào là hư mất vì Thiên Chúa luôn ở cùng họ luôn mãi và với những lời cầu nguyện của họ thì vô cùng đắt lời.
Lạy Chúa toàn năng, toàn ái, nguyện xin Chúa hãy luôn đồng hành cùng chúng con, những con người đang dấn bước theo Chúa cũng như những anh chị em đang gánh vác thập giá nặng hơn cả là những bệnh nhân. Xin cho chúng con một lòng xác tín trong tình yêu của Chúa trong công việc mà Chúa đã giao phó cho chúng con. Xin Chúa hãy cho con cái của Chúa được sáng mắt mà thấy Danh Thánh Chúa ngang qua những bệnh nhân cũng như những con người tật nguyền.
Hà Nội 15/10/2009
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đất nước ơi có bao giờ như thế?
lykhách
09:36 15/10/2009
Đất nước ơi có bao giờ như thế?
Mấy nghìn năm từ thuở rất hoang sơ
Gom góp lại sẽ thành sông máu lệ
Nhưng chắc chưa thể sánh như bây giờ!
Ngước hỏi trời cao cúi đầu hỏi đất
Hỏi trong nhau nghìn chất ngất nơi nhau
Có còn không tình đất nước đồng bào
Vì sao thế? Vì sao nên nỗi thế?
Hỏi nguồn cội lung lay tận rốc rễ
Hỏi tình người giờ quá rẻ trong nhau
Hỏi nghìn xưa rêu phủ dấu chìm sâu
Sống như hôm nay, mai còn gì cho con cháu?!
Hãy nhìn đi, hàng ni cô sư sãi
Bước ngậm ngùi trong mưa tủi thê lương
Họ là ai, họ tìm gì giữa nhân sinh khắc khoải?
Sao buộc họ thành những nhân chứng đoạn trường?
Ai đuổi người muốn náu nương cửa Phật?
Ai vất phân, vung gậy trên những người xuống tóc quy y?
Không ai có thể làm thế, chỉ trừ ác quỷ
Còn là người không? nếu thế chẳng đau gì!
Hãy mở mắt nhìn không vội cần kết tội
Để thấy quê hương tan nát đến chừng này
Đừng thù hận chi, nhìn để lòng sám hối
Để biết bạo quyền cần thiết phải đổi thay
Khi chính quyền trở thành côn đồ
Đất nước thêm cần những A-men, Nam-mô
Những hồi chuông cảnh tỉnh hỉ nộ ái ố
Réo gọi cõi tâm nhân tính cằn khô
Chữ nhân tâm đã chết trong kẻ quyền cao
Chữ tình tráo trở giữa áo thụng chức sắc đứng đầu
Để sự im lặng ngầm đồng lõa cùng tàn độc
Nhìn thật sâu để thấy rỗng tuếch những rêu rao
Bác ái, từ bi, hỉ xả… là những ước mơ xa sỉ
Khi con người ngậm môi tránh né công lý
Chiếc áo thầy tu làm nên không giá trị?
Hay cần sống chứng nhân cho lý tưởng ra đi?
Ta thấy gì trên đất nước hôm nay?
Dối gian xảo trá chuyện lớn nhỏ hằng ngày
Kẻ càng lớn càng dối trá lớn
Dối gian từ lời nói, từ nỗi im lặng, đến cả chân tay!
Lôi hết nhân danh, mọi nhân danh
Đất nước bây giờ là hậu quả của “đạo đức Hồ Chí Minh”
Được phết son bởi những kẻ buôn thần bán thánh
Bán luôn những sót còn nhân tính
Lòng đá dạ chai nhưng cửa miệng vẫn nói chữ tình!
Hãy mở mắt mà nhìn cho rõ
Nếu chẳng nhìn ra thống khổ chắc chắn mù
Hãy mở miệng cho dân đen sống đời lam lũ
Hay miệng đã câm quen sống kiếp hèn ngu?
Quê hương ơi có bao giờ như thế
Người đã đi vất vả mấy nghìn năm
Mỗi bước đi sử ghi bằng máu lệ
Cớ mãi sao con cháu mãi thẹn thầm!
Thêm một ngày là càng thêm thăm thẳm
Khoảng cách Ta-Người đã mấy chục năm
Bao nhược tiểu đã thành rồng, hổ rống
Người vẫn còn xéo quằn quại kiếp giun
Đất nước này có quá nhiều giả dối
Từ cầu đường xây, đến giáo dục, con người
Từ miếng ăn, áo quần, lương tâm, tiếng nói
Lường gạt nhau cả trong tiếng khóc cười…
Nhìn xem những mặt người tươi phơi phới
Tay bắt mặt mừng ca ngợi, vỗ tay
Khi quốc nhục kể không bằng tư lợi
Khi tự do phải xin xỏ tựa ăn mày!
Chém cha cái kiếp sống hèn hạ
Sống đui mù, sống gian manh, sống sa đọa
Sống sợ Tàu quá quen phải tránh, gọi Tàu lạ
Sống đọa dân mình, đầu đội người ta
Đất nước ơi bây giờ đến như thế
Những tan hoang bao giá trị tình người
Khi côn đồ cũng chính là chính thể
Đất nước sẽ về đâu? hỡi dân ta ơi!
Chuyện bô-xít, Hoàng-Sa, Trường-Sa
Chuyện dân oan người mất đất kẻ mất nhà
Chuyện Thái-Hà rồi đến chuyện Tam-Tòa…
Loan-Lý, Bát-Nhã… cứ thế lẳng lặng qua?
Kẻ còn nhớ lòng xót xa thổn thức
Đứa trong tù, đứa réo mãi tàn hơi
Đứa hải ngoại, đứa quê nhà cơ cực
Bao nhiêu năm ta thất lạc tình người!
Chúng ta tìm trong tình anh em mất mác
Sau nẻo lửa binh đốt phá cả tình quê
Lời non nước thẩn thờ trong rách nát
Khốn khổ lòng khi ray rứt gọi tìm về!
Anh em ơi non nước sẽ về đâu?
Ước mơ nào để hẹn ước tình nhau
Mảnh đất mẹ xới lên qua bao cào cấu
Cây chết còn xanh, sông trơ cạn đáy sầu!
Những im lặng, những cúi đầu tránh né
Dửng dưng nhìn trước dối trá đảo điên
Chúng ta sợ bao nhiêu điều khó dễ
Rồi cam tâm để đổi chút bình yên
Đất im lặng để cho người cày xới
Chút gia tài còi cọc của thiên nhiên
Biển đảo để cho người thay tên mới
Vật vờ dăm sóng lạc nhớ ngư thuyền
Lịch sử kiêu hùng kể như là huyền thoại
Cho cháu con còn cố níu chút gì qua
Đất nước anh hùng phải chăng đã thấm mỏi
Soi nghìn xưa sau ta có lỗi với ông bà!
Sẽ làm gì đây hỡi lũ chúng ta?
Sẽ làm gì đây hỡi lũ chúng ta?
Ta tự hỏi lòng lòng còn đáp trả?
Ta hỏi lòng nhau còn có xót xa?!
Mấy nghìn năm từ thuở rất hoang sơ
Gom góp lại sẽ thành sông máu lệ
Nhưng chắc chưa thể sánh như bây giờ!
Ngước hỏi trời cao cúi đầu hỏi đất
Hỏi trong nhau nghìn chất ngất nơi nhau
Có còn không tình đất nước đồng bào
Vì sao thế? Vì sao nên nỗi thế?
Hỏi nguồn cội lung lay tận rốc rễ
Hỏi tình người giờ quá rẻ trong nhau
Hỏi nghìn xưa rêu phủ dấu chìm sâu
Sống như hôm nay, mai còn gì cho con cháu?!
Hãy nhìn đi, hàng ni cô sư sãi
Bước ngậm ngùi trong mưa tủi thê lương
Họ là ai, họ tìm gì giữa nhân sinh khắc khoải?
Sao buộc họ thành những nhân chứng đoạn trường?
Ai đuổi người muốn náu nương cửa Phật?
Ai vất phân, vung gậy trên những người xuống tóc quy y?
Không ai có thể làm thế, chỉ trừ ác quỷ
Còn là người không? nếu thế chẳng đau gì!
Hãy mở mắt nhìn không vội cần kết tội
Để thấy quê hương tan nát đến chừng này
Đừng thù hận chi, nhìn để lòng sám hối
Để biết bạo quyền cần thiết phải đổi thay
Khi chính quyền trở thành côn đồ
Đất nước thêm cần những A-men, Nam-mô
Những hồi chuông cảnh tỉnh hỉ nộ ái ố
Réo gọi cõi tâm nhân tính cằn khô
Chữ nhân tâm đã chết trong kẻ quyền cao
Chữ tình tráo trở giữa áo thụng chức sắc đứng đầu
Để sự im lặng ngầm đồng lõa cùng tàn độc
Nhìn thật sâu để thấy rỗng tuếch những rêu rao
Bác ái, từ bi, hỉ xả… là những ước mơ xa sỉ
Khi con người ngậm môi tránh né công lý
Chiếc áo thầy tu làm nên không giá trị?
Hay cần sống chứng nhân cho lý tưởng ra đi?
Ta thấy gì trên đất nước hôm nay?
Dối gian xảo trá chuyện lớn nhỏ hằng ngày
Kẻ càng lớn càng dối trá lớn
Dối gian từ lời nói, từ nỗi im lặng, đến cả chân tay!
Lôi hết nhân danh, mọi nhân danh
Đất nước bây giờ là hậu quả của “đạo đức Hồ Chí Minh”
Được phết son bởi những kẻ buôn thần bán thánh
Bán luôn những sót còn nhân tính
Lòng đá dạ chai nhưng cửa miệng vẫn nói chữ tình!
Hãy mở mắt mà nhìn cho rõ
Nếu chẳng nhìn ra thống khổ chắc chắn mù
Hãy mở miệng cho dân đen sống đời lam lũ
Hay miệng đã câm quen sống kiếp hèn ngu?
Quê hương ơi có bao giờ như thế
Người đã đi vất vả mấy nghìn năm
Mỗi bước đi sử ghi bằng máu lệ
Cớ mãi sao con cháu mãi thẹn thầm!
Thêm một ngày là càng thêm thăm thẳm
Khoảng cách Ta-Người đã mấy chục năm
Bao nhược tiểu đã thành rồng, hổ rống
Người vẫn còn xéo quằn quại kiếp giun
Đất nước này có quá nhiều giả dối
Từ cầu đường xây, đến giáo dục, con người
Từ miếng ăn, áo quần, lương tâm, tiếng nói
Lường gạt nhau cả trong tiếng khóc cười…
Nhìn xem những mặt người tươi phơi phới
Tay bắt mặt mừng ca ngợi, vỗ tay
Khi quốc nhục kể không bằng tư lợi
Khi tự do phải xin xỏ tựa ăn mày!
Chém cha cái kiếp sống hèn hạ
Sống đui mù, sống gian manh, sống sa đọa
Sống sợ Tàu quá quen phải tránh, gọi Tàu lạ
Sống đọa dân mình, đầu đội người ta
Đất nước ơi bây giờ đến như thế
Những tan hoang bao giá trị tình người
Khi côn đồ cũng chính là chính thể
Đất nước sẽ về đâu? hỡi dân ta ơi!
Chuyện bô-xít, Hoàng-Sa, Trường-Sa
Chuyện dân oan người mất đất kẻ mất nhà
Chuyện Thái-Hà rồi đến chuyện Tam-Tòa…
Loan-Lý, Bát-Nhã… cứ thế lẳng lặng qua?
Kẻ còn nhớ lòng xót xa thổn thức
Đứa trong tù, đứa réo mãi tàn hơi
Đứa hải ngoại, đứa quê nhà cơ cực
Bao nhiêu năm ta thất lạc tình người!
Chúng ta tìm trong tình anh em mất mác
Sau nẻo lửa binh đốt phá cả tình quê
Lời non nước thẩn thờ trong rách nát
Khốn khổ lòng khi ray rứt gọi tìm về!
Anh em ơi non nước sẽ về đâu?
Ước mơ nào để hẹn ước tình nhau
Mảnh đất mẹ xới lên qua bao cào cấu
Cây chết còn xanh, sông trơ cạn đáy sầu!
Những im lặng, những cúi đầu tránh né
Dửng dưng nhìn trước dối trá đảo điên
Chúng ta sợ bao nhiêu điều khó dễ
Rồi cam tâm để đổi chút bình yên
Đất im lặng để cho người cày xới
Chút gia tài còi cọc của thiên nhiên
Biển đảo để cho người thay tên mới
Vật vờ dăm sóng lạc nhớ ngư thuyền
Lịch sử kiêu hùng kể như là huyền thoại
Cho cháu con còn cố níu chút gì qua
Đất nước anh hùng phải chăng đã thấm mỏi
Soi nghìn xưa sau ta có lỗi với ông bà!
Sẽ làm gì đây hỡi lũ chúng ta?
Sẽ làm gì đây hỡi lũ chúng ta?
Ta tự hỏi lòng lòng còn đáp trả?
Ta hỏi lòng nhau còn có xót xa?!
Vụ Bát Nhã: miệng phát ngôn viên Bộ ngoại giáo VN hại ‘phe ta’ Lâm Đồng!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
09:56 15/10/2009
Như chúng ta biết cuối tuần vừa qua phái đoàn tổng lãnh sự quán Mỹ tại Sàigòn đã đến Lâm Đồng tìm hiểu sự thật về vụ bạo hành gần 400 tăng ni tu viện Bát Nhã xảy ra hôm 27/9, và để đối phó lại chuyến đi này, tỉnh Lâm Đồng đã phải dùng nhiều thủ đoạn che giấu những việc làm sai trái trước đó. Như lệnh cho công an tạm thời thôi không canh chừng 24/24 trước cửa chùa Phước Huệ, cho người vào tu viện Bát Nhã thay những tấm kiếng bể, dọn dẹp đống đổ nát do lũ “quần chúng tự phát” đập phá trước đó, rồi lo dàn xếp nhân sự đón tiếp phái đoàn, kẻ này được người kia không. Các tăng ni khởi xướng bức Huyết Thư như thầy Thanh Quang trụ trì chùa Phổ Nghi đều bị canh chừng rất kỹ, v.v…
Việc ‘xuất quân’ của phái đoàn tận hôm 9/10 như vậy tưởng chậm trễ nhưng hóa ra lại hay, bởi khi ấy những lời tuyên bố ‘hùng hồn’ từ miệng bà Phương Nga phát ngôn viên bộ ngoại giao vừa thoát ra trước đó, rằng “hoàn toàn không có cái gọi là Việt Nam ép bốn trăm người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã” rằng “thông tin đã xảy ra đụng độ giữa các sư thầy, sư cô tại tu viện Bát Nhã và chính quyền làm một số người bị thương và bị nhiều người bị bắt là hoàn toàn sai sự thật” v.v… bỗng dưng ‘làm khó’ cho tỉnh Lâm Đồng, khiến ‘phe ta ‘phải một phen vất vả chống đỡ.
Điều đáng nói tuy gọi là ‘phái đoàn’ nhưng thật ra họ chỉ vỏn vẹn có đúng một người (nếu không kể cô người Việt đi theo làm phiên dịch) theo BBC cho biết đó là ông Douglas Sonnik viên chức kinh tế (?) thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh. Như vậy về ‘lượng’ và ‘chất’ thật khó có thể khiêm tốn hơn, nhưng bấy nhiêu cũng đã khiến tỉnh này lo lắng. Đây là điều lẽ ra không đáng có, bởi VN vẫn thường tự hào là người đánh thắng Mỹ, nếu nay đường đường chính chính hành xử như những anh hùng dân tộc thì hà cớ gì mà phải sợ ngược lại họ?
Kết quả chuyến đi cùng lời hứa “sẽ làm hết khả năng của mình để Việt Nam nhìn lại cách hành sử của mình, qua đó giúp cho 400 tăng ni có một cái nơi ở để tu học cần được tôn trọng” của phái đoàn liệu có thành hiện thực hay không chúng ta còn phải chờ xem. Nhưng trước mắt lối hành xử ‘tiền hậu bất nhất’ của chính quyền Lâm Đồng, trước đây họ làm ngơ tiếp tay cho kẻ xấu đập phá đánh chiếm tu viện khiến ông Lê Hiếu Đằng, một quan chức về hưu tại Tp.HCM gọi đó là thái độ “vô trách nhiệm”, thì nay cũng chính họ lại phải đi dàn dựng hiện trường đối phó lại công luận, những việc làm tréo ngoe này đã khiến không ít người dân cảm thấy xấu hổ thay chính quyền và tự hỏi:
- Phải chăng “cái gọi là” chính phủ ở VN bây giờ chỉ còn gồm toàn những con người xem việc sợ làm mất lòng người Mỹ quan trọng còn hơn bị dân chúng khinh ghét hay sao mà lại chọn lối làm ăn chụp giựt như vậy?
- Phải chăng “cái gọi là” sự suy nghĩ của các lãnh đạo VN hiện nay trước mọi vụ việc tai tiếng là phải làm sao và bằng bất cứ giá nào miễn sao che được cái xấu phơi bày ra trước thế giới, còn với dân chúng trong nước mặc xác chúng, có biết nhà nước làm sai cũng chẳng hề hấn gì, việc này đã có công an ‘giải quyết’ nếu ai đó cần thắc mắc?
- Phải chăng “cái gọi là” một xã hội dân chủ giúp nhiều nhân tài sinh sôi nảy nở, dân chúng khôn ra là nằm ngoài ý định ‘đổi mới’ của các vị lãnh đạo nước ta nên bây giờ họ đâm lo. Vì đảng ta, một đảng chỉ giỏi xách động quần chúng ‘khố rách áo ôm’ đi đánh đấm sẽ ‘thất nghiệp’ và sẽ không còn đất sống như thời 1945-1985. Vì vậy, nay thỉnh thoảng họ phải tạo ra những cú scandals cố tình khiêu khích dân chúng qua các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Bauxite, Bát Nhã v.v… để còn có dịp ‘trổ tài’ cho dân chúng thấy À, thì ra đảng ta vẫn cứ mạnh khỏe và giỏi ‘vượt khó’ như ngày nào!?
Bởi không ai có thể bảo đảng ta không đủ sáng suốt để nhìn thấy trước những hậu quả khó lường mà chính họ chứ chẳng phải ai khác sẽ phải đứng ra giải quyết, nếu đẩy gần 400 tăng ni ra đường. Với cả một tập thể lớn có tổ chức như vậy đâu dễ để mà ém nhẹm hay đi thu xếp riêng rẽ với từng người?
Chẳng nhẽ Hà Nội lại “sai sót kỹ thuật” trầm trọng đến mức lầm tưởng tầm vóc đạo Phật nhỏ hơn Công giáo? Hoặc cho rằng vụ Thái Hà xảy ra ngay giữa thủ đô mà chẳng làm gì được họ, thì huống hồ Bát Nhã ở tận mãi cao nguyên xa xôi, nên họ đã dám dở những trò tệ hại nhất có thể làm đưọc với gần 400 tăng ni?
Hậu quả của lối hành xử chỉ chăm chăm lo đối phó với người ngoài nhưng lại rất thiếu sự tôn trọng dân chúng đã biến giới lãnh đạo VN trông không khác gì những ông bố bà mẹ đầu óc bệnh hoạn. Vì lo sợ hão huyền con cái mình hư hỏng khi giao du với chúng bạn nên đã tìm mọi cách cùm chân xích tay chúng lại, nhưng mỗi khi thấy bóng dáng mấy bác hàng xóm Mỹ, Âu, Úc…lởn vởn trước sân nhà, họ liền lập tức khỏi bệnh cởi trói cho chúng, như nhà sư chùa Phước Huệ vừa được công an ‘cởi trói’ để đón phái đoàn Mỹ vừa qua. (Cái này chắc y khoa gọi là ‘bệnh lạ’!?)
Nếu trong một gia đình thật có cảnh ấy xảy ra, những đứa con sẽ phải nghĩ gì về cha mẹ chúng?
- À, thì ra “cái gọi là” bố mẹ mình ‘chúng nó’ đâu có thương gì mình. Chẳng qua chỉ vì sợ bị hàng xóm lên án mà phải ra điều giả dối thế thôi!”
Chắc chắn là vậy mà không thể lý giải bằng cách nào khác. Và như thế thì thử hỏi, trên thế gian này có ông bố bà mẹ nào muốn chuyện như vậy xảy ra trong gia đình mình không? và cũng có đúa con nào cảm thấy vui vẻ, hãnh diện, tự hào khi có những ông bố bà mẹ như thế?
Câu trả lời của những cái đầu bình thường đều phải là KHÔNG, trừ phi họ cũng lại có loại ‘gen’ tham quyền cố vị giống hệt các nhà lãnh đạo VN hiện nay nốt!
Ôi! biết đến bao giờ VN mới có nổi những nhà lãnh đạo biết xấu hổ trước dân vì những việc làm gian dối như ở các nước văn minh tiến bộ? Những nơi chỉ cần một cây cầu sập, một đoàn tàu gặp tai nạn mà nhiều khi lỗi chẳng do chính phủ, ấy vậy mà các bộ trưởng đều tự giác xin từ chức.
Còn VN ta thì sao nhỉ ??? nhà nước mặc cho dân nói gì thì nói họ cứ như lũ điếc cả với nhau, chỉ tội cho đám bề tôi phát ngôn viên bộ ngoại giao mỗi khi họp báo cứ phải ấp a ấp úng như gà mắc tóc “cái gọi là” với cái gọi thì… chắc do những lúc ấy cái lưỡi và cái tâm họ đang ‘giao chiến’ dữ dội lắm, bởi dẫu sao cũng là dân có ăn học cả mà?
Tóm lại, ai dám làm phát ngôn viên cho nhà nước ta kể cũng là những người can đảm, vì giữa thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ mãnh liệt như hiện nay, không biết khi về nhà con cái họ sao bố mẹ lại nói sai sự thật, thì không hiểu họ sẽ trả lời sao nhỉ?
Hay lại bảo ‘hy sinh đời bố củng cố đời con’ thôi con a! Mà hình như đúng thiệt, bà Phan Thúy Thanh bây giờ đang êm ấm với chức vụ đại sứ một nước bên trời Tây, còn Lê Dũng đang chuẩn bị những ngày hạnh phúc mới bên đất Mỹ sau khi trao lại quả đắng “cái gọi là” lại cho bà Phương Nga.
Biết nói sai nhưng vẫn cứ nói còn thằng nào chết ráng chịu, bởi vậy chừng nào sự nghiệp của những “cái gọi là” chưa chấm dứt thì chuyện các đồng chí phe ta, như các đồng chí ‘lãnh đạn’ của tỉnh Lâm Đồng vừa ‘lãnh đủ’ trong vụ Bát Nhã sẽ còn dài dài…
Sàigòn, 15/10/2009
Việc ‘xuất quân’ của phái đoàn tận hôm 9/10 như vậy tưởng chậm trễ nhưng hóa ra lại hay, bởi khi ấy những lời tuyên bố ‘hùng hồn’ từ miệng bà Phương Nga phát ngôn viên bộ ngoại giao vừa thoát ra trước đó, rằng “hoàn toàn không có cái gọi là Việt Nam ép bốn trăm người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã” rằng “thông tin đã xảy ra đụng độ giữa các sư thầy, sư cô tại tu viện Bát Nhã và chính quyền làm một số người bị thương và bị nhiều người bị bắt là hoàn toàn sai sự thật” v.v… bỗng dưng ‘làm khó’ cho tỉnh Lâm Đồng, khiến ‘phe ta ‘phải một phen vất vả chống đỡ.
Điều đáng nói tuy gọi là ‘phái đoàn’ nhưng thật ra họ chỉ vỏn vẹn có đúng một người (nếu không kể cô người Việt đi theo làm phiên dịch) theo BBC cho biết đó là ông Douglas Sonnik viên chức kinh tế (?) thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh. Như vậy về ‘lượng’ và ‘chất’ thật khó có thể khiêm tốn hơn, nhưng bấy nhiêu cũng đã khiến tỉnh này lo lắng. Đây là điều lẽ ra không đáng có, bởi VN vẫn thường tự hào là người đánh thắng Mỹ, nếu nay đường đường chính chính hành xử như những anh hùng dân tộc thì hà cớ gì mà phải sợ ngược lại họ?
Kết quả chuyến đi cùng lời hứa “sẽ làm hết khả năng của mình để Việt Nam nhìn lại cách hành sử của mình, qua đó giúp cho 400 tăng ni có một cái nơi ở để tu học cần được tôn trọng” của phái đoàn liệu có thành hiện thực hay không chúng ta còn phải chờ xem. Nhưng trước mắt lối hành xử ‘tiền hậu bất nhất’ của chính quyền Lâm Đồng, trước đây họ làm ngơ tiếp tay cho kẻ xấu đập phá đánh chiếm tu viện khiến ông Lê Hiếu Đằng, một quan chức về hưu tại Tp.HCM gọi đó là thái độ “vô trách nhiệm”, thì nay cũng chính họ lại phải đi dàn dựng hiện trường đối phó lại công luận, những việc làm tréo ngoe này đã khiến không ít người dân cảm thấy xấu hổ thay chính quyền và tự hỏi:
- Phải chăng “cái gọi là” chính phủ ở VN bây giờ chỉ còn gồm toàn những con người xem việc sợ làm mất lòng người Mỹ quan trọng còn hơn bị dân chúng khinh ghét hay sao mà lại chọn lối làm ăn chụp giựt như vậy?
- Phải chăng “cái gọi là” sự suy nghĩ của các lãnh đạo VN hiện nay trước mọi vụ việc tai tiếng là phải làm sao và bằng bất cứ giá nào miễn sao che được cái xấu phơi bày ra trước thế giới, còn với dân chúng trong nước mặc xác chúng, có biết nhà nước làm sai cũng chẳng hề hấn gì, việc này đã có công an ‘giải quyết’ nếu ai đó cần thắc mắc?
- Phải chăng “cái gọi là” một xã hội dân chủ giúp nhiều nhân tài sinh sôi nảy nở, dân chúng khôn ra là nằm ngoài ý định ‘đổi mới’ của các vị lãnh đạo nước ta nên bây giờ họ đâm lo. Vì đảng ta, một đảng chỉ giỏi xách động quần chúng ‘khố rách áo ôm’ đi đánh đấm sẽ ‘thất nghiệp’ và sẽ không còn đất sống như thời 1945-1985. Vì vậy, nay thỉnh thoảng họ phải tạo ra những cú scandals cố tình khiêu khích dân chúng qua các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Bauxite, Bát Nhã v.v… để còn có dịp ‘trổ tài’ cho dân chúng thấy À, thì ra đảng ta vẫn cứ mạnh khỏe và giỏi ‘vượt khó’ như ngày nào!?
Bởi không ai có thể bảo đảng ta không đủ sáng suốt để nhìn thấy trước những hậu quả khó lường mà chính họ chứ chẳng phải ai khác sẽ phải đứng ra giải quyết, nếu đẩy gần 400 tăng ni ra đường. Với cả một tập thể lớn có tổ chức như vậy đâu dễ để mà ém nhẹm hay đi thu xếp riêng rẽ với từng người?
Chẳng nhẽ Hà Nội lại “sai sót kỹ thuật” trầm trọng đến mức lầm tưởng tầm vóc đạo Phật nhỏ hơn Công giáo? Hoặc cho rằng vụ Thái Hà xảy ra ngay giữa thủ đô mà chẳng làm gì được họ, thì huống hồ Bát Nhã ở tận mãi cao nguyên xa xôi, nên họ đã dám dở những trò tệ hại nhất có thể làm đưọc với gần 400 tăng ni?
Hậu quả của lối hành xử chỉ chăm chăm lo đối phó với người ngoài nhưng lại rất thiếu sự tôn trọng dân chúng đã biến giới lãnh đạo VN trông không khác gì những ông bố bà mẹ đầu óc bệnh hoạn. Vì lo sợ hão huyền con cái mình hư hỏng khi giao du với chúng bạn nên đã tìm mọi cách cùm chân xích tay chúng lại, nhưng mỗi khi thấy bóng dáng mấy bác hàng xóm Mỹ, Âu, Úc…lởn vởn trước sân nhà, họ liền lập tức khỏi bệnh cởi trói cho chúng, như nhà sư chùa Phước Huệ vừa được công an ‘cởi trói’ để đón phái đoàn Mỹ vừa qua. (Cái này chắc y khoa gọi là ‘bệnh lạ’!?)
Nếu trong một gia đình thật có cảnh ấy xảy ra, những đứa con sẽ phải nghĩ gì về cha mẹ chúng?
- À, thì ra “cái gọi là” bố mẹ mình ‘chúng nó’ đâu có thương gì mình. Chẳng qua chỉ vì sợ bị hàng xóm lên án mà phải ra điều giả dối thế thôi!”
Chắc chắn là vậy mà không thể lý giải bằng cách nào khác. Và như thế thì thử hỏi, trên thế gian này có ông bố bà mẹ nào muốn chuyện như vậy xảy ra trong gia đình mình không? và cũng có đúa con nào cảm thấy vui vẻ, hãnh diện, tự hào khi có những ông bố bà mẹ như thế?
Câu trả lời của những cái đầu bình thường đều phải là KHÔNG, trừ phi họ cũng lại có loại ‘gen’ tham quyền cố vị giống hệt các nhà lãnh đạo VN hiện nay nốt!
Ôi! biết đến bao giờ VN mới có nổi những nhà lãnh đạo biết xấu hổ trước dân vì những việc làm gian dối như ở các nước văn minh tiến bộ? Những nơi chỉ cần một cây cầu sập, một đoàn tàu gặp tai nạn mà nhiều khi lỗi chẳng do chính phủ, ấy vậy mà các bộ trưởng đều tự giác xin từ chức.
Còn VN ta thì sao nhỉ ??? nhà nước mặc cho dân nói gì thì nói họ cứ như lũ điếc cả với nhau, chỉ tội cho đám bề tôi phát ngôn viên bộ ngoại giao mỗi khi họp báo cứ phải ấp a ấp úng như gà mắc tóc “cái gọi là” với cái gọi thì… chắc do những lúc ấy cái lưỡi và cái tâm họ đang ‘giao chiến’ dữ dội lắm, bởi dẫu sao cũng là dân có ăn học cả mà?
Tóm lại, ai dám làm phát ngôn viên cho nhà nước ta kể cũng là những người can đảm, vì giữa thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ mãnh liệt như hiện nay, không biết khi về nhà con cái họ sao bố mẹ lại nói sai sự thật, thì không hiểu họ sẽ trả lời sao nhỉ?
Hay lại bảo ‘hy sinh đời bố củng cố đời con’ thôi con a! Mà hình như đúng thiệt, bà Phan Thúy Thanh bây giờ đang êm ấm với chức vụ đại sứ một nước bên trời Tây, còn Lê Dũng đang chuẩn bị những ngày hạnh phúc mới bên đất Mỹ sau khi trao lại quả đắng “cái gọi là” lại cho bà Phương Nga.
Biết nói sai nhưng vẫn cứ nói còn thằng nào chết ráng chịu, bởi vậy chừng nào sự nghiệp của những “cái gọi là” chưa chấm dứt thì chuyện các đồng chí phe ta, như các đồng chí ‘lãnh đạn’ của tỉnh Lâm Đồng vừa ‘lãnh đủ’ trong vụ Bát Nhã sẽ còn dài dài…
Sàigòn, 15/10/2009
Tiên tri Giôna bướng bỉnh
Lm Nguyễn Hồng Giáo, OFM
09:58 15/10/2009
Phụng vụ Thánh lễ ba ngày thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư tuần XXVII thường niên (ngày 5, 6 và 7 tháng 10, 2009) vừa qua cho ta nghe gần trọn cuốn sách Giôna gồm các chương 1, 3 và 4 (còn chương 2 là một Thánh vịnh mà, theo các nhà chuyên môn, là do một tác giả khác về sau đã “chèn” (đưa) vào và coi như chính lời kinh của ông Giôna dâng lên Chúa khi ở trong bụng cá). Truyện ông Giôna sớm trở thành phổ biến, và Chúa Giêsu cũng nói đến trong lời rao giảng của Ngài, khi nhắc lại sự sám hối của dân thành Ninivê để kích thích lòng hối cải cuả người Do-thái đương thời (Lc 11,30.32) và khi so sánh việc ông Giôna ở trong bụng cá ba ngày ba đêm với việc “Con Người” cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy (Mt 12,40). Ta hãy tóm tắt cốt truyện để nêu rõ sứ điệp của cuốn sách Cựu Ước này.
1. Câu chuyện ông Giôna
Giôna, nhân vật chính của cuốn sách là một tiên tri (ngôn sứ) ở vương quốc miền bắc. Ông nhận được lệnh của Thiên Chúa phải đi rao giảng sự sám hối cho dân thành Ninivê đầy tội lỗi mà Chúa đã dự định trừng phạt vì tội ác của họ. Để lánh mặt Chúa, thay vì đến Ninivê, ông lấy tàu đi Tácsít nằm ở một hướng khác. Chúa cho một trận cuồng phong nổi lên khiến thuỷ thủ vô cùng sợ hãi; họ nghi ngờ trên tàu có người nào đó là kẻ có tội khiến thần thánh nổi giận trừng phạt. Gieo quẻ thì quẻ rơi trúng ông Giôna. Ông biết tội mình và tự đề nghị người ta ném mình xuống biển. Thế là sóng yên bể lặng (chương 1,1-16). Một con cá lớn nuốt ông vào bụng. Nằm trong bụng cá, ông đọc một thánh vịnh cầu xin Chúa cứu giúp trong cơn ngặt nghèo. Sau ba ngày, con cá mửa ông ra trên đất liền (chương 2, 1-11). Thiên Chúa lại gọi ông một lần nữa, và lần này ông vâng lời đi rao giảng cho dân thành Ninivê, tuy một cách miễn cưỡng. Nhà vua và dân chúng nghe lời rao giảng của ông và mau mắn làm việc đền tội. Chúa hối tiếc về tai hoạ Ngài đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, và đã dung tha cho họ (chương 3,1-10). Tiên tri Giôna bực mình, ông trách Chúa về việc Chúa đã làm, và ông muốn chết quách cho rồi. Ông đi ra ngoài thành ngồi chờ xem cái gì sẽ xảy ra trong thành; Chúa cho một cây thầu dầu mọc lên che bóng mát cho ông và ông rất vui, nhưng hôm sau Chúa cho cây ấy bị khô héo khiến ông lại nổi giận và xin Chúa cất mạng sống ông đi. Chúa giải thích cho ông thấy cơn giận của ông là vô lý. Nếu ông giận chỉ vì một cây thầu dầu không đáng giá chi và ông cũng chẳng mất công gieo trồng và chăm bón, thì chẳng lẽ Thiên Chúa không thương hại thành phố Ninivê rộng lớn mà cứ để cho nó bị huỷ diệt sao?
2. Sứ điệp
Sứ điệp căn bản là tính phổ quát của ơn cứu độ. Sứ điệp được diễn tả bằng những cách khác nhau trong cuốn sách.
Tại sao nhà tiên tri bất tuân lệnh Chúa? Vì ông không ưa dân Ninivê là một dân ngoại giáo, và nếu Chúa cứ nhất định cứu độ họ thì ông không muốn hy sinh bản thân vì chuyện đó. Nhưng đây không chỉ là chuyện tâm tình riêng tư của một cá nhân, mà là quan niệm của cả một dân tộc. Sau thời lưu đày (thế kỷ thứ V trước công nguyên), dân Ítraen ngỡ ngàng vì nhiều dân ngoại không bị huỷ diệt như các tiên tri của họ đã loan báo, và một số dân ấy vẫn tiếp tục gây khó khăn cho họ. Bởi thế những người Ítraen từ đất lưu đày hồi hương vẫn sốt sắng mong chờ “Ngày của Chúa”, ngày mà Ngài sẽ thực hiện sự trừng phạt được loan báo. Họ xác tín mạnh mẽ rằng mình được hưởng lòng nhân từ của Chúa, và không thể hình dung nổi làm sao các dân ngoại cũng được Thiên Chúa nhân từ cứu độ như mình. Đó cũng chính là suy nghĩ của ông Giôna, nên ông bướng bỉnh chống lại ý Chúa, không muốn rao giảng cho thành Ninivê. Đàng khác, dân Ítraen vẫn chưa chịu hiểu ra vai trò làm chứng nhân “phổ quát” cho Thiên Chúa (témoin univsersel) mà hoàn cảnh bị bắt đi lưu đày, sống rải rác, lẫn lộn giữa các dân ngoại đã tạo dịp cho họ (x. Dictionnaire Encyclopédique de la Bible, Brepols, 2002,mục từ Jonas, livre).
Trong truyện Giôna, ta thấy tác giả đề cao tinh thần tôn giáo của các thủy thủ trên tàu (x. Jonas, Introduction, trong: La Bible, traduction oecuménique [TOB], Cef, Paris 1994). Trong lúc Giôna chui xuống hầm tàu nằm ngủ say, thì họ lại kêu cứu, mỗi người kêu lên thần của mình. Vị thuyền trưởng còn đến gần ông Giôna và thúc dục ông: “Dậy! Kêu cầu thần của ông đi! May ra vị thần ấy sẽ sẽ nghĩ đến chúng ta và chúng ta khỏi mất mạng!” Rồi sau khi nghe ông Giôna cho biết cơn bão nổi lên là tại vì ông đang chạy trốn Thiên Chúa của mình, họ cũng kêu xin Đức Chúa của người Hi-pri.
Còn dân thành Ninivê mà Giôna tưởng là một dân gian ác hoàn toàn hư hỏng cũng tỏ ra mau mắn hưởng ứng lời giảng - dù là lời giảng miễn cưỡng của ông: “Họ tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ”; ngay nhà vua cũng “rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro” (chương 3, câu 5 và 6).
“Câu chuyện thú vị này không chỉ trích những người thờ ngẫu tượng hay người vô thần, nhưng chỉ trích chính những người Do-thái đạo đức, những người đóng kín trong chủ nghĩa dân tộc mà dễ dàng quên rằng Thiên Chúa là Chúa của muôn dân” (Sách Giôna, Dẫn nhập, trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. Lời Chúa cho mọi người, Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ, nxb Tôn giáo, Hà Nội 2006, tr.1524).
3. Bài học cho chúng ta hôm nay
Chuyện tiên tri Giôna chứa đựng nhiều bài học luôn hợp thời liên quan tới sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ của người Kitô hữu.
- Ông Giôna đã tuyên xưng trước mặt Chúa rằng “Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng hoạ” (chương 4, câu 2), nhưng trong thực tế, ông lại muốn Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu một cách “có chọn lọc”. Chúa thương ai, cứu ai cũng được nhưng với bọn Ninivê xấu xa này thì đừng!…
Còn hơn dân Do-thái và Giôna xưa, người Kitô hữu chúng ta ngày nay, nhờ mạc khải trọn vẹn và dứt khoát của Chúa Giêsu Kitô, còn biết rõ hơn, cụ thể hơn thế nào là một Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ hết thảy mọi người, mọi dân tộc… Ngài là Cha chung của mọi người, và chúng ta phải có lòng nhân từ như Ngài (x. Lc 6,36). Nhưng trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng hành động như họ, chúng ta cũng muốn Chúa đứng về phía chúng ta mà cư xử với những ai chúng ta đánh giá là xấu, hoặc thù nghịch với ta, hoặc không thể thương nổi. Chúng ta muốn tìm những “ngoại lệ”, những trường hợp để “loại trừ” theo tiêu chuẩn của ta, của “phe nhóm” ta, không phải tiêu chuẩn của Chúa, của Tin Mừng. Thậm chí chúng ta còn phê phán những ai trong chúng ta không suy nghĩ như mình.
- Chuyện ông Giôna cho ta một bài học khác nữa. Lần thứ hai được Thiên Chúa bảo đi giảng cho Ninivê, nhà tiên tri biết là không thể “thoát” khỏi Thiên Chúa được nên đã vâng lời ra đi, ông đã rao giảng một cách miễn cưỡng, chắc chắn không thể mạnh mẽ hùng hồn. Tuy thế lời giảng của ông vẫn có tác dụng tích cực và lập tức. Vậy kết quả đó không phải do bản thân ông nhưng do sức mạnh của Lời Chúa. Tiên tri hay Ngôn sứ là người phát ngôn của Chúa. Ông chỉ là “công cụ”, dù là công cụ có tự do. Bài học ở đây là người loan báo Tin Mừng hãy tin vào sức mạnh của Lời Chúa, và nếu thành công, đừng nghĩ là do tài ba đức độ của mình. Đàng khác, người rao giảng không được ngã lòng về bất cứ ai cả. Khi họ ngã lòng thì thường là vì họ đánh giá người khác theo các tiêu chuẩn riêng của mình. Nhưng tư tưởng con người không phải là tư tưởng của Thiên Chúa.
- Chuyện Giôna cũng nhắc nhở chúng ta: Đạo Công giáo là đạo “chung” cho mọi người, đạo phổ quát; Giáo Hội Công giáo là một cộng đồng mở, -mở ra với mọi nền văn hoá, mọi dân tộc. Chúa đã chọn dân Do-thái làm dân riêng của Ngài nhưng là để thực hiện ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Nhưng nhiều khi họ đã để cho chủ nghĩa dân tộc che khuất sứ mạng tôn giáo phổ quát ấy.
Ngày nay và mọi thời, các cộng đồng Kitô hữu chúng ta cũng thường bị cám dỗ sống khép kín, lo củng cố nội bộ, lo bảo vệ “tổ chức” của mình, loay hoay không ngừng với những vấn đề nội bộ, không biết đến hoặc không màng tới những vấn đề lớn của xã hội bao quanh. Hậu quả là những vấn đề nhỏ nhen dễ dàng nảy sinh và sức toả sáng của đời sống chứng tá giảm dần. Ao tù nước đọng thường chứa nhiều mầm bệnh hơn dòng nước chảy hay cái ao có cửa rộng thông ra ngoài. Cám dỗ này thường gặp trong một môi trường thù nghịch với đạo, nhưng ngược lại, một môi trường quá thuận lợi (nhiều tự do, nhiều phương tiện vật chất, nhiều quyền lợi) cũng có thể là mảnh đất tốt cho nó xuất hiện và “đánh bại” người ta khi họ sớm hài lòng về những “thành tích” bề ngoài đạt được. Tinh thần truyền giáo dễ bị lãng quân, bị mai một hoặc bị hiểu sai khi người ta đồng hoá nó với tinh thần “chinh phục”, “bành trướng”, “phô trương” vốn còn khá sâu đậm nơi người công giáo Việt Nam ta nói chung. Chúng ta dễ lầm tưởng rằng “Nước Chúa trị đến” khi thanh thế của cộng đoàn chúng ta được biểu dương…
Mới đây, Jean-Baptiste Maillard, tác giả cuốn sách nhan đề “Thiên Chúa đã quay trở lại” (Dieu est de retour), đã quả quyết trong bài trả lời phỏng vấn Hãng tin Zenit (tại Roma): “Tôi đã có thể ghi nhận rằng ở Pháp, Giáo Hội “khoẻ mạnh” khi Giáo Hội loan báo Tin Mừng”, và “Loan báo Tin Mừng, đó không phải là một chuyện cảm tính hay ngay cả xúc động, nhưng tiên vàn là yêu thương” (ZF091012). Nhận định của ông làm tôi liên tưởng tới một tư tưởng của Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, ngài nói đại ý rằng Đức tin càng được ban phát (foi donnée) càng được tăng bội lên nhiều (foi multipliée).
Sàigòn, 15/10/2009
1. Câu chuyện ông Giôna
Giôna, nhân vật chính của cuốn sách là một tiên tri (ngôn sứ) ở vương quốc miền bắc. Ông nhận được lệnh của Thiên Chúa phải đi rao giảng sự sám hối cho dân thành Ninivê đầy tội lỗi mà Chúa đã dự định trừng phạt vì tội ác của họ. Để lánh mặt Chúa, thay vì đến Ninivê, ông lấy tàu đi Tácsít nằm ở một hướng khác. Chúa cho một trận cuồng phong nổi lên khiến thuỷ thủ vô cùng sợ hãi; họ nghi ngờ trên tàu có người nào đó là kẻ có tội khiến thần thánh nổi giận trừng phạt. Gieo quẻ thì quẻ rơi trúng ông Giôna. Ông biết tội mình và tự đề nghị người ta ném mình xuống biển. Thế là sóng yên bể lặng (chương 1,1-16). Một con cá lớn nuốt ông vào bụng. Nằm trong bụng cá, ông đọc một thánh vịnh cầu xin Chúa cứu giúp trong cơn ngặt nghèo. Sau ba ngày, con cá mửa ông ra trên đất liền (chương 2, 1-11). Thiên Chúa lại gọi ông một lần nữa, và lần này ông vâng lời đi rao giảng cho dân thành Ninivê, tuy một cách miễn cưỡng. Nhà vua và dân chúng nghe lời rao giảng của ông và mau mắn làm việc đền tội. Chúa hối tiếc về tai hoạ Ngài đã tuyên bố sẽ giáng trên họ, và đã dung tha cho họ (chương 3,1-10). Tiên tri Giôna bực mình, ông trách Chúa về việc Chúa đã làm, và ông muốn chết quách cho rồi. Ông đi ra ngoài thành ngồi chờ xem cái gì sẽ xảy ra trong thành; Chúa cho một cây thầu dầu mọc lên che bóng mát cho ông và ông rất vui, nhưng hôm sau Chúa cho cây ấy bị khô héo khiến ông lại nổi giận và xin Chúa cất mạng sống ông đi. Chúa giải thích cho ông thấy cơn giận của ông là vô lý. Nếu ông giận chỉ vì một cây thầu dầu không đáng giá chi và ông cũng chẳng mất công gieo trồng và chăm bón, thì chẳng lẽ Thiên Chúa không thương hại thành phố Ninivê rộng lớn mà cứ để cho nó bị huỷ diệt sao?
2. Sứ điệp
Sứ điệp căn bản là tính phổ quát của ơn cứu độ. Sứ điệp được diễn tả bằng những cách khác nhau trong cuốn sách.
Tại sao nhà tiên tri bất tuân lệnh Chúa? Vì ông không ưa dân Ninivê là một dân ngoại giáo, và nếu Chúa cứ nhất định cứu độ họ thì ông không muốn hy sinh bản thân vì chuyện đó. Nhưng đây không chỉ là chuyện tâm tình riêng tư của một cá nhân, mà là quan niệm của cả một dân tộc. Sau thời lưu đày (thế kỷ thứ V trước công nguyên), dân Ítraen ngỡ ngàng vì nhiều dân ngoại không bị huỷ diệt như các tiên tri của họ đã loan báo, và một số dân ấy vẫn tiếp tục gây khó khăn cho họ. Bởi thế những người Ítraen từ đất lưu đày hồi hương vẫn sốt sắng mong chờ “Ngày của Chúa”, ngày mà Ngài sẽ thực hiện sự trừng phạt được loan báo. Họ xác tín mạnh mẽ rằng mình được hưởng lòng nhân từ của Chúa, và không thể hình dung nổi làm sao các dân ngoại cũng được Thiên Chúa nhân từ cứu độ như mình. Đó cũng chính là suy nghĩ của ông Giôna, nên ông bướng bỉnh chống lại ý Chúa, không muốn rao giảng cho thành Ninivê. Đàng khác, dân Ítraen vẫn chưa chịu hiểu ra vai trò làm chứng nhân “phổ quát” cho Thiên Chúa (témoin univsersel) mà hoàn cảnh bị bắt đi lưu đày, sống rải rác, lẫn lộn giữa các dân ngoại đã tạo dịp cho họ (x. Dictionnaire Encyclopédique de la Bible, Brepols, 2002,mục từ Jonas, livre).
Trong truyện Giôna, ta thấy tác giả đề cao tinh thần tôn giáo của các thủy thủ trên tàu (x. Jonas, Introduction, trong: La Bible, traduction oecuménique [TOB], Cef, Paris 1994). Trong lúc Giôna chui xuống hầm tàu nằm ngủ say, thì họ lại kêu cứu, mỗi người kêu lên thần của mình. Vị thuyền trưởng còn đến gần ông Giôna và thúc dục ông: “Dậy! Kêu cầu thần của ông đi! May ra vị thần ấy sẽ sẽ nghĩ đến chúng ta và chúng ta khỏi mất mạng!” Rồi sau khi nghe ông Giôna cho biết cơn bão nổi lên là tại vì ông đang chạy trốn Thiên Chúa của mình, họ cũng kêu xin Đức Chúa của người Hi-pri.
Còn dân thành Ninivê mà Giôna tưởng là một dân gian ác hoàn toàn hư hỏng cũng tỏ ra mau mắn hưởng ứng lời giảng - dù là lời giảng miễn cưỡng của ông: “Họ tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ”; ngay nhà vua cũng “rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro” (chương 3, câu 5 và 6).
“Câu chuyện thú vị này không chỉ trích những người thờ ngẫu tượng hay người vô thần, nhưng chỉ trích chính những người Do-thái đạo đức, những người đóng kín trong chủ nghĩa dân tộc mà dễ dàng quên rằng Thiên Chúa là Chúa của muôn dân” (Sách Giôna, Dẫn nhập, trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. Lời Chúa cho mọi người, Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ, nxb Tôn giáo, Hà Nội 2006, tr.1524).
3. Bài học cho chúng ta hôm nay
Chuyện tiên tri Giôna chứa đựng nhiều bài học luôn hợp thời liên quan tới sứ mạng loan báo Tin Mừng cứu độ của người Kitô hữu.
- Ông Giôna đã tuyên xưng trước mặt Chúa rằng “Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng hoạ” (chương 4, câu 2), nhưng trong thực tế, ông lại muốn Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu một cách “có chọn lọc”. Chúa thương ai, cứu ai cũng được nhưng với bọn Ninivê xấu xa này thì đừng!…
Còn hơn dân Do-thái và Giôna xưa, người Kitô hữu chúng ta ngày nay, nhờ mạc khải trọn vẹn và dứt khoát của Chúa Giêsu Kitô, còn biết rõ hơn, cụ thể hơn thế nào là một Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ hết thảy mọi người, mọi dân tộc… Ngài là Cha chung của mọi người, và chúng ta phải có lòng nhân từ như Ngài (x. Lc 6,36). Nhưng trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng hành động như họ, chúng ta cũng muốn Chúa đứng về phía chúng ta mà cư xử với những ai chúng ta đánh giá là xấu, hoặc thù nghịch với ta, hoặc không thể thương nổi. Chúng ta muốn tìm những “ngoại lệ”, những trường hợp để “loại trừ” theo tiêu chuẩn của ta, của “phe nhóm” ta, không phải tiêu chuẩn của Chúa, của Tin Mừng. Thậm chí chúng ta còn phê phán những ai trong chúng ta không suy nghĩ như mình.
- Chuyện ông Giôna cho ta một bài học khác nữa. Lần thứ hai được Thiên Chúa bảo đi giảng cho Ninivê, nhà tiên tri biết là không thể “thoát” khỏi Thiên Chúa được nên đã vâng lời ra đi, ông đã rao giảng một cách miễn cưỡng, chắc chắn không thể mạnh mẽ hùng hồn. Tuy thế lời giảng của ông vẫn có tác dụng tích cực và lập tức. Vậy kết quả đó không phải do bản thân ông nhưng do sức mạnh của Lời Chúa. Tiên tri hay Ngôn sứ là người phát ngôn của Chúa. Ông chỉ là “công cụ”, dù là công cụ có tự do. Bài học ở đây là người loan báo Tin Mừng hãy tin vào sức mạnh của Lời Chúa, và nếu thành công, đừng nghĩ là do tài ba đức độ của mình. Đàng khác, người rao giảng không được ngã lòng về bất cứ ai cả. Khi họ ngã lòng thì thường là vì họ đánh giá người khác theo các tiêu chuẩn riêng của mình. Nhưng tư tưởng con người không phải là tư tưởng của Thiên Chúa.
- Chuyện Giôna cũng nhắc nhở chúng ta: Đạo Công giáo là đạo “chung” cho mọi người, đạo phổ quát; Giáo Hội Công giáo là một cộng đồng mở, -mở ra với mọi nền văn hoá, mọi dân tộc. Chúa đã chọn dân Do-thái làm dân riêng của Ngài nhưng là để thực hiện ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Nhưng nhiều khi họ đã để cho chủ nghĩa dân tộc che khuất sứ mạng tôn giáo phổ quát ấy.
Ngày nay và mọi thời, các cộng đồng Kitô hữu chúng ta cũng thường bị cám dỗ sống khép kín, lo củng cố nội bộ, lo bảo vệ “tổ chức” của mình, loay hoay không ngừng với những vấn đề nội bộ, không biết đến hoặc không màng tới những vấn đề lớn của xã hội bao quanh. Hậu quả là những vấn đề nhỏ nhen dễ dàng nảy sinh và sức toả sáng của đời sống chứng tá giảm dần. Ao tù nước đọng thường chứa nhiều mầm bệnh hơn dòng nước chảy hay cái ao có cửa rộng thông ra ngoài. Cám dỗ này thường gặp trong một môi trường thù nghịch với đạo, nhưng ngược lại, một môi trường quá thuận lợi (nhiều tự do, nhiều phương tiện vật chất, nhiều quyền lợi) cũng có thể là mảnh đất tốt cho nó xuất hiện và “đánh bại” người ta khi họ sớm hài lòng về những “thành tích” bề ngoài đạt được. Tinh thần truyền giáo dễ bị lãng quân, bị mai một hoặc bị hiểu sai khi người ta đồng hoá nó với tinh thần “chinh phục”, “bành trướng”, “phô trương” vốn còn khá sâu đậm nơi người công giáo Việt Nam ta nói chung. Chúng ta dễ lầm tưởng rằng “Nước Chúa trị đến” khi thanh thế của cộng đoàn chúng ta được biểu dương…
Mới đây, Jean-Baptiste Maillard, tác giả cuốn sách nhan đề “Thiên Chúa đã quay trở lại” (Dieu est de retour), đã quả quyết trong bài trả lời phỏng vấn Hãng tin Zenit (tại Roma): “Tôi đã có thể ghi nhận rằng ở Pháp, Giáo Hội “khoẻ mạnh” khi Giáo Hội loan báo Tin Mừng”, và “Loan báo Tin Mừng, đó không phải là một chuyện cảm tính hay ngay cả xúc động, nhưng tiên vàn là yêu thương” (ZF091012). Nhận định của ông làm tôi liên tưởng tới một tư tưởng của Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, ngài nói đại ý rằng Đức tin càng được ban phát (foi donnée) càng được tăng bội lên nhiều (foi multipliée).
Sàigòn, 15/10/2009
Những kiểu án tù còn sót lại của truyền thống tòa án Staline và Mao tại Hà Nội và Hải Phòng xúc phạm đến tinh thần Hiến Chương Văn Bút Quốc Tế
LH Nhân Quyền VN ở Thụy sĩ
22:18 15/10/2009
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Những kiểu án tù còn sót lại của truyền thống tòa án
Joseph Staline và Mao Trạch Đông tại Hà Nội và Hải Phòng
xúc phạm đến tinh thần Hiến Chương Văn Bút Quốc Tế
Chiều ngày 14 tháng 10 năm 2009, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC) đã phổ biến khẩn cấp một Kháng Nghị Thư toàn cầu đối với tình hình mới của chiến dịch trấn áp tàn bạo nhắm vào phong trào dân chủ đối kháng và bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Mở đầu, Kháng Nghị Thư khẳng định rằng những bản án (bất công, phi pháp và vi luật quốc tế) xuất phát từ các phiên tòa CSVN tại Hà Nội và Hải Phòng (từ 2 đến 6 năm tù giam, kèm thêm những năm quản chế) đã xúc phạm đến Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC) nói riêng và Tinh thần Hiến chương Văn Bút Quốc Tế nói chung. Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện tất cả những người bị giam cầm ở Việt Nam vì sử dụng ôn hòa quyền Tự do Phát biểu hoặc Trình bày Quan điểm, tuân theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết. Cũng như tất cả các tổ chức quốc tế bênh vực Nhân Quyền, Hiệp Hội các Nhà Văn Thế Giới đã được báo động sau khi cái gọi là ‘’tòa án nhân dân’’ CSVN tại Hà Nội và Hải Phòng đã phạt tù 9 nhà dân chủ đối kháng trong tuần vừa qua về tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’ theo Điều 88 Hình Luật CSVN. Nhân vật tiêu biểu cho nhóm tù nhân ngôn luận và lương tâm mới này là nhà viết tiểu thuyết kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên trọng yếu của Khối 8406. Văn Bút Quốc Tế có nhấn mạnh tổ chức tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền (bị cấm) này (từ 118 chữ ký của những nhà dân chủ đối kháng lúc mới thành lập lên đến hàng vạn chữ ký của đủ mọi giai tầng xã hội Việt Nam). Văn Bút Quốc Tế cũng nhắc đến bản Tuyên Ngôn của Khối 8406, từng được sự ủng hộ của Nhóm Hiến chương 77 Tiệp Khắc, kể cả nhà văn và nhà viết kịch Vaclav Havel, cựu Tổng thống Cộng Hòa Tiệp (hậu cộng sản), và đặc biệt vinh danh linh mục Nguyễn Văn Lý qua bản án 8 năm tù.
Tưởng cũng cần nhắc lại tiểu sử, thân thế và hoạt động của 9 nạn nhân mới của guồng máy thống trị ngoại thuộc tại Hà Nội:
- Ông Trần Đức Thạch (57 tuổi), nhà thơ hội viên Hội Nhà Văn Nghệ An, nhà dân chủ đối kháng. Trong các hoạt động bảo vệ Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội, ông có mặt ở nhiều nơi và rất sát cánh với anh chị em dân chủ và bà con Dân Oan. Những bài viết của ông được nhiều người đọc, trong đó có hồi ký ‘’Hố Chôn Người Ám Ảnh’’, bài ‘’Tôi Đã Thắp Sáng Niềm Tin’’ hay là bài ‘’Tôi Là Phản Động Thật Sao?’’. Ông Trần Đức Thạch bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008, được phóng thích sau khi thẩm vấn nhưng bị công an canh chừng nghiêm ngặt. Đến ngày 12 tháng 9 năm 2008, nhà thơ bị bắt lại và nhốt tại trại tạm giam số 3 Công An Hà Nội (cạnh Quân y viện 103 Hà Đông). Tại trại tạm giam, ông Trần Đức Thạch từng đã tuyệt thực để phản đối chế độ lao tù, vì vậy mà sức khỏe của ông rất suy yếu. Sau đó ông bị đưa về giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 6 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hà Nội.
- Ông Vũ Văn Hùng (43 tuổi), nhà dân chủ đối kháng, nhà giáo dạy môn Vật lý trung học cơ sở Bích Hòa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, bị bắt giam từ ngày 18 đến ngày 27 tháng 4 năm 2007 để điều tra về những tài liệu ‘’chế độ CSVN cấm’’ mà ông đã phổ biến cho đồng nghiệp. Sau đó, ông bị phạt kỷ luật và buộc nghỉ việc. Bị bao vây kinh tế và sách nhiễu, ông vẫn thẳng thắn bày tỏ tâm sự trong bài ‘’Chín Ngày Trong Tù Cộng Sản’’. Ông tự cho mình là người ‘‘nghiện dân chủ’’ cho nên không sợ tù đày và nhiệt tình tham gia các hoạt động đòi hỏi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Ông từng phát biểu với nhà báo Việt Hùng đài Á châu Tự Do: ‘’Đó là lương tâm, tôi là người Việt Nam. Tôi biết và nhìn thấy những người tuổi còn trẻ như Lê Thị Công Nhân bị bắt, hay như luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt, hay như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt mà tôi không thấy bất bình, vô cảm thì thật ra mà nói tôi thấy xấu hổ. ’’ Ngày 18 tháng 9 năm 2009, ông Vũ Văn Hùng bị bắt sau khi có tin ông đã dám viết và treo biểu ngữ với khẩu hiệu của những người Việt Nam yêu nước ở phía nam cầu Thăng Long. Ngoài yêu sách đảng CSVN thực thi dân chủ thật sự (thay vì giả mạo kiểu CHXHCNVN), các khẩu hiệu ông viết còn có nội dung tố cáo đại nạn tham nhũng, kể tội chế độ CSVN hại dân bằng chính sách kinh tài đưa đến siêu lạm phát, vật giá tăng vọt, đồng thời hài tội đối với tổ tiên vì để mất đất, mất biển và mất đảo. Ông Vũ Văn Hùng từng đã tuyệt thực cả tháng trời để phản đối sự đối xử tồi tệ trong trại tù. Theo lời kể lại của những cựu tù nhân từng bị nhốt chung, ông Vũ Văn Hùng có thể bị đánh đập tàn nhẫn bởi tù thường phạm và bọn công an thẩm vấn ông thời gian ông vừa bị bắt và còn nhốt tại trại Hỏa Lò mới. Sau đó ông bị đưa về giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 7 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hà Nội.
- Ông Phạm Văn Trội (37 tuổi), tốt nghiệp đại học Hà Nội (Quản lý Xã hội), nhà văn dân chủ đối kháng, nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền. Cùng với hai luật sư Nhân Quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, đồng sáng lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam. Ông còn là cây bút đóng góp cho tạp chí bị cấm Tự Do Dân Chủ mà ban biên tập gồm có các nhà văn và nhà báo Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, bà Dương Thị Xuân và luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông Phạm Văn Trội bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 8 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 4 năm tù và 4 năm quản chế tại phiên tòa Hà Nội.
- Ông Nguyễn Xuân Nghĩa (60 tuổi), nhà văn và nhà thơ dân chủ đối kháng, hội viên Hội Nhà Văn Hải Phòng và thành viên sáng lập Khối 8406. Ông là tác giả của 60 bài thơ, truyện ngắn và tiểu luận phổ biến trên Internet. ‘’Hãy Làm Một Cái Gì Để Không Ân Hận” được viết ngay sau khi hai luật sư Nhân Quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài bị bắt giam. Công an CSVN viết rất nhiều trong bản ‘’hài tội’’ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thí dụ một đoạn ngắn như sau: (Ông) Nghĩa đã viết 57 bài với nhiều hình thức như thơ, văn, truyện ngắn và ký sự… trong đó nhiều bài có nội dung chống đối Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phỉ báng Đảng Cộng Sản Việt Nam, xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu, bôi nhọ Lãnh tụ của đất nước; đòi đa nguyên đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam, kích động, lôi kéo người khác chống đối (...) Ông bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 6 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa là một trong tám nhà văn Việt Nam cùng với 26 nhà văn quốc tế được tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên dương với Giải thưởng Quyền Tự Do Phát Biểu Hellman Hammet năm 2008.
- Ông Ngô Quỳnh (25 tuổi), sinh viên và nhà văn dân chủ đối kháng. Trong những bài ông viết trên Internet được nhiều người đọc, có ‘’Việt Nam Cần Biên soạn một Bộ Sử Mới’’ và ‘’Nhật Ký Chuyến Đi Về Lạng Sơn’’. Ông bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Văn Túc (45 tuổi), nông dân, nhà thơ trào phúng và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, thành viên Khối 8406. Ông được biết tiếng nhiều qua những bức thư, bài viết tố cáo bất công xã hội và những bài thơ châm biếm phổ biến trên Internet. Ông bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), bút hiệu Mạnh Sơn, Hữu Sơn và Hửu Phong, nhà dân chủ đối kháng, nguyên phó bí thư chi bộ đảng CSVN ở Hải Phòng bị khai trừ cuối năm 2000 vì những bài viết cho đại hội thứ 9 của đảng CSVN trái với ‘’tư tưởng chỉ đạo của đảng’’ (Kiến nghị 1. Bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin 2. Bỏ tên đảng CSVN lấy lại tên cũ Đảng Lao động Việt Nam 3. Bỏ tên nước CHXHCNVN lấy lại tên cũ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 4. Thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, cho báo chí tư nhân và nhà xuất bản tư nhân hoạt động 5. Bỏ điều 4 Hiến pháp CHXHCNVN). Ông là tác giả nhiều bài viết trên Internet và tập thơ ‘’Chân Lý là Lầm Lẫn’’ (2006) in không giấy phép của cơ quan kiểm duyệt. Bài viết “Tản Mạn về Bầu cử Quốc hộỉ" cho thấy cuộc bầu cử cơ quan lập pháp của CHXHCNVN ‘’chỉ là trò hề, là sự sắp đặt, gian lận’’ và Đại biểu Quốc hội chỉ là những ông nghị gật. (Nguyễn Mạnh) Sơn đã bịa đặt, xuyên tạc thực trạng xã hội Việt Nam là “Đảng chỉ tay, Nhà nước ra tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, nhân dân trắng tay" (Lời buộc tội của Nguyễn Ngọc Thuần, phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra, bộ Công an ghi trong hồ sơ gởi Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Nhà thơ Nguyễn Mạnh Sơn bị bắt ngày 8 tháng 5 năm 2009 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Văn Tính (67 tuổi), bút hiệu Hoàng Hải Minh và Hoàng Hiếu Minh, nhà giáo dân chủ đối kháng, nhà trí thức dũng cảm miền Bắc (VNDCCH) duy nhứt và đầu tiên được biết đã công khai lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa và bất nhân của đảng CSVN gây ra tại miền Nam (VNCH), bị bắt năm 1967 và bị kết án 7 năm tù vì mưu tính lập đảng chống cộng Nhân Dân Cách Mạng. Tác giả nhiều bài viết trên Internet (báo Tổ Quốc), bị bắt tạm giam từ tháng 9 năm 2008 đến tháng giêng năm 2009 rồi bị quản thúc tại gia. Ông bị bắt lại ngày 8 tháng 5 năm 2009 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Kim Nhàn (60 tuổi), nhà dân chủ đối kháng, được biết tiếng qua sự tham gia tích cực phong trào Dân Oan từ năm 1996, viết nhiều đơn khiếu kiện và thư tố cáo cán bộ đảng CS lạm dụng quyền thế cướp đoạt nhà đất, nhứt là tại Bắc Giang. Trong những năm gần đây, liên hệ hoạt động với một số nhà dân chủ đối kháng, phổ biến nhiều tài liệu Internet bênh vực Nhân Quyền chống độc tài (báo Tổ Quốc), bị bắt tạm giam từ tháng 9 năm 2008 đến tháng giêng năm 2009 rồi bị quản thúc tại gia. Ông bị bắt lại ngày 8 tháng 5 năm 2009 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 2 năm tù và 2 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
Vì nhiều lý do ngoài ý muốn, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC) không thể ghi ra thành chi tiết tất cả các trường hợp tù nhân ngôn luận và lương tâm đối tượng của Kháng Nghị Thư này. Tuy nhiên, mọi tin tức, tài liệu liên quan đến nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng như nhiều nhà văn và nhà báo khác đang bị giam giữ ở Việt Nam đều có thể được cung cấp nếu có yêu cầu gởi đến Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC). Cuối cùng, sau các biến cố vừa kể ở Hà Nội và Hải Phòng, dù không nêu tên ra trong Kháng Nghị Thư, Văn Bút Quốc Tế không quên mà còn tiếp tục vận động để bênh vực một nhà Dân chủ Đối kháng trong số những người bị giam nhốt độc đoán vào thời kỳ có chiến dịch trấn áp qui mô, tháng 8 và tháng 9 năm 2008, chưa bị truy tố và xét xử tại tòa án CSVN. Người đó là tù nhân ngôn luận Phạm Thanh Nghiên.
Bà Phạm Thanh Nghiên (32 tuổi) là một nhà báo độc lập và nhà văn dân chủ đối kháng. Một trong những bài viết của bà được nhiều người đọc trên Internet là ‘’Chuyến đi nhạy cảm’’ và ‘’Uất Ức - Biển ta ơi !’’. Bà bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008, được phóng thích sau khi thẩm vấn nhưng bị công an canh chừng nghiêm ngặt. Đến ngày 17 tháng 9 năm 2008 thì bà bị bắt lại. Bà được biết là một phụ nữ tranh đấu nhiệt tình và can trường cho Khát vọng Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền của dân tộc. Trong tù ngục, nghe tin bà đau yếu và tình trạng sức khỏe của bà rất đáng lo ngại. Dù vậy, tinh thần bà vẫn vững vàng, như những tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm từng dấn thân cho lý tưởng cao quý mà bà theo đuổi từ mấy năm qua. Hiện nay bà bị giam tại trại tù thành phố cảng Hải Phòng. Bà có thể bị cáo buộc phạm ‘’tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN’’, theo Điều 88 Luật Hình sự CSVN. Bà Phạm Thanh Nghiên là một trong sáu nhà văn Việt Nam* cùng với 31 nhà văn quốc tế (18 nước) được tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên dương với Giải thưởng Quyền Tự Do Phát Biểu Hellman Hammet năm 2009.
*(sáu tân khôi nguyên Việt Nam: nhà báo Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu Điếu Cày, nhà giáo Nguyễn Thượng Long, nhà dân chủ đối kháng Trần Anh Kim, thượng tọa Thích Thiện Minh, nhà dân chủ đối kháng Vi Đức Hồi và nhà báo Phạm Thanh Nghiên).
Văn Bút Quốc Tế gởi Kháng Nghị Thư này đến Chủ tịch, Thủ tướng cùng bộ trưởng Văn hóa và Thông tin CHXHCNVN. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung Tâm Văn Bút thành viên gởi ngay Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền CSVN để
- bày tỏ sự quan ngại vì được báo động về chiến dịch trấn áp tiếp diễn ở Việt Nam nhắm vào các nhà dân chủ đối kháng hoặc bất đồng chính kiến, trong số nạn nhân có ít nhứt chín nhà cầm bút bị áp đặt những án tù dài hạn vì những bài họ viết và những hoạt động đối kháng ôn hòa;
- đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện tất cả tù nhân ngôn luận và lương tâm bị giam cầm vì sử dụng ôn hòa quyền Tự do Phát biểu hoặc Trình bày Quan điểm, tuân theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CHXHCNVN đã ký kết.
Chuỗi dài những cuộc trấn áp tàn nhẫn những nhà văn, nhà báo, luật sư, tu sĩ, nhà dân chủ đối kháng, nhà bênh vực Nhân Quyền ở Việt Nam phải bị đưa ra ánh sáng Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 75 sắp họp tại Linz, nước Áo. Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại dường như đã đệ trình Văn Bút Quốc Tế hồ sơ Vi phạm các Quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, tự do được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Internet, tự do lập hội, viện dẫn các Điều 19, 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Và Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại sẽ đề xướng một dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam để Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thông qua, coi như tiếng nói chung của Hiệp Hội Các Nhà Văn Thế Giới.
Nguồn tin và Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy ban Bênh vực Nhà văn bị Đàn áp Cầm tù/Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, hội viên Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu vong và Trung tâm Âu châu VBVNHN.
Genève ngày 15 tháng 10 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
Những kiểu án tù còn sót lại của truyền thống tòa án
Joseph Staline và Mao Trạch Đông tại Hà Nội và Hải Phòng
xúc phạm đến tinh thần Hiến Chương Văn Bút Quốc Tế
Chiều ngày 14 tháng 10 năm 2009, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC) đã phổ biến khẩn cấp một Kháng Nghị Thư toàn cầu đối với tình hình mới của chiến dịch trấn áp tàn bạo nhắm vào phong trào dân chủ đối kháng và bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Mở đầu, Kháng Nghị Thư khẳng định rằng những bản án (bất công, phi pháp và vi luật quốc tế) xuất phát từ các phiên tòa CSVN tại Hà Nội và Hải Phòng (từ 2 đến 6 năm tù giam, kèm thêm những năm quản chế) đã xúc phạm đến Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC) nói riêng và Tinh thần Hiến chương Văn Bút Quốc Tế nói chung. Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện tất cả những người bị giam cầm ở Việt Nam vì sử dụng ôn hòa quyền Tự do Phát biểu hoặc Trình bày Quan điểm, tuân theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà cầm quyền CSVN đã ký kết. Cũng như tất cả các tổ chức quốc tế bênh vực Nhân Quyền, Hiệp Hội các Nhà Văn Thế Giới đã được báo động sau khi cái gọi là ‘’tòa án nhân dân’’ CSVN tại Hà Nội và Hải Phòng đã phạt tù 9 nhà dân chủ đối kháng trong tuần vừa qua về tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’ theo Điều 88 Hình Luật CSVN. Nhân vật tiêu biểu cho nhóm tù nhân ngôn luận và lương tâm mới này là nhà viết tiểu thuyết kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên trọng yếu của Khối 8406. Văn Bút Quốc Tế có nhấn mạnh tổ chức tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền (bị cấm) này (từ 118 chữ ký của những nhà dân chủ đối kháng lúc mới thành lập lên đến hàng vạn chữ ký của đủ mọi giai tầng xã hội Việt Nam). Văn Bút Quốc Tế cũng nhắc đến bản Tuyên Ngôn của Khối 8406, từng được sự ủng hộ của Nhóm Hiến chương 77 Tiệp Khắc, kể cả nhà văn và nhà viết kịch Vaclav Havel, cựu Tổng thống Cộng Hòa Tiệp (hậu cộng sản), và đặc biệt vinh danh linh mục Nguyễn Văn Lý qua bản án 8 năm tù.
Tưởng cũng cần nhắc lại tiểu sử, thân thế và hoạt động của 9 nạn nhân mới của guồng máy thống trị ngoại thuộc tại Hà Nội:
- Ông Trần Đức Thạch (57 tuổi), nhà thơ hội viên Hội Nhà Văn Nghệ An, nhà dân chủ đối kháng. Trong các hoạt động bảo vệ Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội, ông có mặt ở nhiều nơi và rất sát cánh với anh chị em dân chủ và bà con Dân Oan. Những bài viết của ông được nhiều người đọc, trong đó có hồi ký ‘’Hố Chôn Người Ám Ảnh’’, bài ‘’Tôi Đã Thắp Sáng Niềm Tin’’ hay là bài ‘’Tôi Là Phản Động Thật Sao?’’. Ông Trần Đức Thạch bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008, được phóng thích sau khi thẩm vấn nhưng bị công an canh chừng nghiêm ngặt. Đến ngày 12 tháng 9 năm 2008, nhà thơ bị bắt lại và nhốt tại trại tạm giam số 3 Công An Hà Nội (cạnh Quân y viện 103 Hà Đông). Tại trại tạm giam, ông Trần Đức Thạch từng đã tuyệt thực để phản đối chế độ lao tù, vì vậy mà sức khỏe của ông rất suy yếu. Sau đó ông bị đưa về giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 6 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hà Nội.
- Ông Vũ Văn Hùng (43 tuổi), nhà dân chủ đối kháng, nhà giáo dạy môn Vật lý trung học cơ sở Bích Hòa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, bị bắt giam từ ngày 18 đến ngày 27 tháng 4 năm 2007 để điều tra về những tài liệu ‘’chế độ CSVN cấm’’ mà ông đã phổ biến cho đồng nghiệp. Sau đó, ông bị phạt kỷ luật và buộc nghỉ việc. Bị bao vây kinh tế và sách nhiễu, ông vẫn thẳng thắn bày tỏ tâm sự trong bài ‘’Chín Ngày Trong Tù Cộng Sản’’. Ông tự cho mình là người ‘‘nghiện dân chủ’’ cho nên không sợ tù đày và nhiệt tình tham gia các hoạt động đòi hỏi Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Ông từng phát biểu với nhà báo Việt Hùng đài Á châu Tự Do: ‘’Đó là lương tâm, tôi là người Việt Nam. Tôi biết và nhìn thấy những người tuổi còn trẻ như Lê Thị Công Nhân bị bắt, hay như luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt, hay như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt mà tôi không thấy bất bình, vô cảm thì thật ra mà nói tôi thấy xấu hổ. ’’ Ngày 18 tháng 9 năm 2009, ông Vũ Văn Hùng bị bắt sau khi có tin ông đã dám viết và treo biểu ngữ với khẩu hiệu của những người Việt Nam yêu nước ở phía nam cầu Thăng Long. Ngoài yêu sách đảng CSVN thực thi dân chủ thật sự (thay vì giả mạo kiểu CHXHCNVN), các khẩu hiệu ông viết còn có nội dung tố cáo đại nạn tham nhũng, kể tội chế độ CSVN hại dân bằng chính sách kinh tài đưa đến siêu lạm phát, vật giá tăng vọt, đồng thời hài tội đối với tổ tiên vì để mất đất, mất biển và mất đảo. Ông Vũ Văn Hùng từng đã tuyệt thực cả tháng trời để phản đối sự đối xử tồi tệ trong trại tù. Theo lời kể lại của những cựu tù nhân từng bị nhốt chung, ông Vũ Văn Hùng có thể bị đánh đập tàn nhẫn bởi tù thường phạm và bọn công an thẩm vấn ông thời gian ông vừa bị bắt và còn nhốt tại trại Hỏa Lò mới. Sau đó ông bị đưa về giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 7 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hà Nội.
- Ông Phạm Văn Trội (37 tuổi), tốt nghiệp đại học Hà Nội (Quản lý Xã hội), nhà văn dân chủ đối kháng, nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền. Cùng với hai luật sư Nhân Quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, đồng sáng lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam. Ông còn là cây bút đóng góp cho tạp chí bị cấm Tự Do Dân Chủ mà ban biên tập gồm có các nhà văn và nhà báo Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, bà Dương Thị Xuân và luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông Phạm Văn Trội bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 8 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 4 năm tù và 4 năm quản chế tại phiên tòa Hà Nội.
- Ông Nguyễn Xuân Nghĩa (60 tuổi), nhà văn và nhà thơ dân chủ đối kháng, hội viên Hội Nhà Văn Hải Phòng và thành viên sáng lập Khối 8406. Ông là tác giả của 60 bài thơ, truyện ngắn và tiểu luận phổ biến trên Internet. ‘’Hãy Làm Một Cái Gì Để Không Ân Hận” được viết ngay sau khi hai luật sư Nhân Quyền Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài bị bắt giam. Công an CSVN viết rất nhiều trong bản ‘’hài tội’’ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thí dụ một đoạn ngắn như sau: (Ông) Nghĩa đã viết 57 bài với nhiều hình thức như thơ, văn, truyện ngắn và ký sự… trong đó nhiều bài có nội dung chống đối Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phỉ báng Đảng Cộng Sản Việt Nam, xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu, bôi nhọ Lãnh tụ của đất nước; đòi đa nguyên đa đảng, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam, kích động, lôi kéo người khác chống đối (...) Ông bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 6 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa là một trong tám nhà văn Việt Nam cùng với 26 nhà văn quốc tế được tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên dương với Giải thưởng Quyền Tự Do Phát Biểu Hellman Hammet năm 2008.
- Ông Ngô Quỳnh (25 tuổi), sinh viên và nhà văn dân chủ đối kháng. Trong những bài ông viết trên Internet được nhiều người đọc, có ‘’Việt Nam Cần Biên soạn một Bộ Sử Mới’’ và ‘’Nhật Ký Chuyến Đi Về Lạng Sơn’’. Ông bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Văn Túc (45 tuổi), nông dân, nhà thơ trào phúng và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, thành viên Khối 8406. Ông được biết tiếng nhiều qua những bức thư, bài viết tố cáo bất công xã hội và những bài thơ châm biếm phổ biến trên Internet. Ông bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), bút hiệu Mạnh Sơn, Hữu Sơn và Hửu Phong, nhà dân chủ đối kháng, nguyên phó bí thư chi bộ đảng CSVN ở Hải Phòng bị khai trừ cuối năm 2000 vì những bài viết cho đại hội thứ 9 của đảng CSVN trái với ‘’tư tưởng chỉ đạo của đảng’’ (Kiến nghị 1. Bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin 2. Bỏ tên đảng CSVN lấy lại tên cũ Đảng Lao động Việt Nam 3. Bỏ tên nước CHXHCNVN lấy lại tên cũ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 4. Thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, cho báo chí tư nhân và nhà xuất bản tư nhân hoạt động 5. Bỏ điều 4 Hiến pháp CHXHCNVN). Ông là tác giả nhiều bài viết trên Internet và tập thơ ‘’Chân Lý là Lầm Lẫn’’ (2006) in không giấy phép của cơ quan kiểm duyệt. Bài viết “Tản Mạn về Bầu cử Quốc hộỉ" cho thấy cuộc bầu cử cơ quan lập pháp của CHXHCNVN ‘’chỉ là trò hề, là sự sắp đặt, gian lận’’ và Đại biểu Quốc hội chỉ là những ông nghị gật. (Nguyễn Mạnh) Sơn đã bịa đặt, xuyên tạc thực trạng xã hội Việt Nam là “Đảng chỉ tay, Nhà nước ra tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, nhân dân trắng tay" (Lời buộc tội của Nguyễn Ngọc Thuần, phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra, bộ Công an ghi trong hồ sơ gởi Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Nhà thơ Nguyễn Mạnh Sơn bị bắt ngày 8 tháng 5 năm 2009 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Văn Tính (67 tuổi), bút hiệu Hoàng Hải Minh và Hoàng Hiếu Minh, nhà giáo dân chủ đối kháng, nhà trí thức dũng cảm miền Bắc (VNDCCH) duy nhứt và đầu tiên được biết đã công khai lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa và bất nhân của đảng CSVN gây ra tại miền Nam (VNCH), bị bắt năm 1967 và bị kết án 7 năm tù vì mưu tính lập đảng chống cộng Nhân Dân Cách Mạng. Tác giả nhiều bài viết trên Internet (báo Tổ Quốc), bị bắt tạm giam từ tháng 9 năm 2008 đến tháng giêng năm 2009 rồi bị quản thúc tại gia. Ông bị bắt lại ngày 8 tháng 5 năm 2009 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 3 năm 6 tháng tù và 3 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
- Ông Nguyễn Kim Nhàn (60 tuổi), nhà dân chủ đối kháng, được biết tiếng qua sự tham gia tích cực phong trào Dân Oan từ năm 1996, viết nhiều đơn khiếu kiện và thư tố cáo cán bộ đảng CS lạm dụng quyền thế cướp đoạt nhà đất, nhứt là tại Bắc Giang. Trong những năm gần đây, liên hệ hoạt động với một số nhà dân chủ đối kháng, phổ biến nhiều tài liệu Internet bênh vực Nhân Quyền chống độc tài (báo Tổ Quốc), bị bắt tạm giam từ tháng 9 năm 2008 đến tháng giêng năm 2009 rồi bị quản thúc tại gia. Ông bị bắt lại ngày 8 tháng 5 năm 2009 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông. Ngày 9 tháng 10 năm 2009, ông bị phạt 2 năm tù và 2 năm quản chế tại phiên tòa Hải Phòng.
Vì nhiều lý do ngoài ý muốn, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC) không thể ghi ra thành chi tiết tất cả các trường hợp tù nhân ngôn luận và lương tâm đối tượng của Kháng Nghị Thư này. Tuy nhiên, mọi tin tức, tài liệu liên quan đến nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng như nhiều nhà văn và nhà báo khác đang bị giam giữ ở Việt Nam đều có thể được cung cấp nếu có yêu cầu gởi đến Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN CODEP/WIPC). Cuối cùng, sau các biến cố vừa kể ở Hà Nội và Hải Phòng, dù không nêu tên ra trong Kháng Nghị Thư, Văn Bút Quốc Tế không quên mà còn tiếp tục vận động để bênh vực một nhà Dân chủ Đối kháng trong số những người bị giam nhốt độc đoán vào thời kỳ có chiến dịch trấn áp qui mô, tháng 8 và tháng 9 năm 2008, chưa bị truy tố và xét xử tại tòa án CSVN. Người đó là tù nhân ngôn luận Phạm Thanh Nghiên.
Bà Phạm Thanh Nghiên (32 tuổi) là một nhà báo độc lập và nhà văn dân chủ đối kháng. Một trong những bài viết của bà được nhiều người đọc trên Internet là ‘’Chuyến đi nhạy cảm’’ và ‘’Uất Ức - Biển ta ơi !’’. Bà bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008, được phóng thích sau khi thẩm vấn nhưng bị công an canh chừng nghiêm ngặt. Đến ngày 17 tháng 9 năm 2008 thì bà bị bắt lại. Bà được biết là một phụ nữ tranh đấu nhiệt tình và can trường cho Khát vọng Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền của dân tộc. Trong tù ngục, nghe tin bà đau yếu và tình trạng sức khỏe của bà rất đáng lo ngại. Dù vậy, tinh thần bà vẫn vững vàng, như những tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm từng dấn thân cho lý tưởng cao quý mà bà theo đuổi từ mấy năm qua. Hiện nay bà bị giam tại trại tù thành phố cảng Hải Phòng. Bà có thể bị cáo buộc phạm ‘’tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN’’, theo Điều 88 Luật Hình sự CSVN. Bà Phạm Thanh Nghiên là một trong sáu nhà văn Việt Nam* cùng với 31 nhà văn quốc tế (18 nước) được tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên dương với Giải thưởng Quyền Tự Do Phát Biểu Hellman Hammet năm 2009.
*(sáu tân khôi nguyên Việt Nam: nhà báo Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu Điếu Cày, nhà giáo Nguyễn Thượng Long, nhà dân chủ đối kháng Trần Anh Kim, thượng tọa Thích Thiện Minh, nhà dân chủ đối kháng Vi Đức Hồi và nhà báo Phạm Thanh Nghiên).
Văn Bút Quốc Tế gởi Kháng Nghị Thư này đến Chủ tịch, Thủ tướng cùng bộ trưởng Văn hóa và Thông tin CHXHCNVN. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung Tâm Văn Bút thành viên gởi ngay Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền CSVN để
- bày tỏ sự quan ngại vì được báo động về chiến dịch trấn áp tiếp diễn ở Việt Nam nhắm vào các nhà dân chủ đối kháng hoặc bất đồng chính kiến, trong số nạn nhân có ít nhứt chín nhà cầm bút bị áp đặt những án tù dài hạn vì những bài họ viết và những hoạt động đối kháng ôn hòa;
- đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện tất cả tù nhân ngôn luận và lương tâm bị giam cầm vì sử dụng ôn hòa quyền Tự do Phát biểu hoặc Trình bày Quan điểm, tuân theo Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CHXHCNVN đã ký kết.
Chuỗi dài những cuộc trấn áp tàn nhẫn những nhà văn, nhà báo, luật sư, tu sĩ, nhà dân chủ đối kháng, nhà bênh vực Nhân Quyền ở Việt Nam phải bị đưa ra ánh sáng Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 75 sắp họp tại Linz, nước Áo. Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại dường như đã đệ trình Văn Bút Quốc Tế hồ sơ Vi phạm các Quyền tự do phát biểu quan điểm, tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, tự do được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Internet, tự do lập hội, viện dẫn các Điều 19, 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Và Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại sẽ đề xướng một dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam để Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế thông qua, coi như tiếng nói chung của Hiệp Hội Các Nhà Văn Thế Giới.
Nguồn tin và Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy ban Bênh vực Nhà văn bị Đàn áp Cầm tù/Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, hội viên Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam lưu vong và Trung tâm Âu châu VBVNHN.
Genève ngày 15 tháng 10 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
Hồi Ký: Câu chuyện về một thời: Nước ta trên con đường vào thiên đàng
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
22:34 15/10/2009
Hồi Ký: Câu chuyện về một thời - Nước ta trên con đường vào thiên đàng
Tại sao người ta nghi ngờ và không muốn hợp tác với Việt Minh?
Là vì người ta biết hoặc nghi ngờ Việt Minh là Cộng sản. Danh từ Cộng sản tự nhiên gây một cái gì đáng sợ hãi trong đầu óc người Việt Nam. Những người thông thạo tin tức, hoặc nghe nói về những lối tàn bạo người cộng sản đã dùng ở Liên Xô, ở Tây Ban Nha trong những năm 30 của thế kỷ trước, nên đương nhiên là họ sợ hãi. Từ đầu người Việt Nam đã biết Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa “tam vô”. Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tín ngưỡng. Nếu theo Chủ nghĩa Cộng sản triệt để, thì phải đi tới đó. Cộng sản chủ trương duy vật, thì làm gì còn tôn giáo, còn thần thánh và Cộng sản cho là thuộc Chủ nghĩa duy tâm. Ông Mác đã đưa ra lời tuyên ngôn: “Vô sản trên thế giới, hãy đoàn kết lại”. Cộng sản chủ trương quốc tế, như vậy là xoá đi các biên giới quốc gia hoặc gia đình. “Vô sản thế giới”. Vô sản thế giới là anh em, là một gia đình thế giới. Cộng sản phải đi đến mục tiêu đó: quốc tế hoá giới vô sản.
Ông Phơbach, ănghen, Mác, Lênin là cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản. Họ xây dựng chủ nghĩa của họ trên Chủ nghĩa duy vật (matérialisme). Theo duy vật, thế giới này chỉ có một sự thật, dựa trên các cơ cấu nền tảng bất biến (structure). Duy tâm (idélisme) chỉ là thượng tầng cơ sở (supertructure) thay đổi nền kinh tế. Người ta ví duy vật là cặn, là dầu trong chiếc đèn, còn duy tâm là ánh lửa chập chờn, lúc còn lúc tắt.
Xã hội chủ nghĩa luôn có đối nghịch, nó lớn lên do sự đối nghịch đó, luôn có phản đề (antithèse). Hai phản đề đối nghịch nhau rồi lại đi đến tổng hợp, rồi từ tổng hợp nảy sinh phản đề. Đó là thuyết phản đề và tổng hợp (thèse, antithèse và synthèse). Chủ nghĩa cộng sản dựa trên qui luật đó. Nhưng khi các phản đề đối nghịch nhau và đi đến tổng hợp là Chủ nghĩa cộng sản, thì nó ngừng lại. Vì Chủ nghĩa cộng sản là tuyệt đỉnh rồi, không còn phải phấn đấu để tiến lên nữa. Có thể nói đó là thiên đình mà loài người phải mơ ước và tranh đấu để đạt tới.
Trong cuộc tranh đấu để tiến hoá đó, tôn giáo không giúp gì, mà lại cản việc tiến. Vì tôn giáo dạy rằng có thiên đàng là cùng đích. Và khi con người mơ ước thiên đàng, thì không còn muốn tranh đấu gì ở trần gian. Do đó tôn giáo bị coi như là cái gì nó mê hoặc quần chúng – thiên đàng ngay ở trần thế, khỏi tìm đâu xa. Không những tôn giáo không giúp chiến đấu để đạt tới thiên đàng trần gian, ngược lại nó còn làm tê liệt sức chiến đấu, nên Các Mác cho tôn giáo là a-phiến (opium) làm tê liệt con người trong cuộc đấu tranh. Chống phá tôn giáo là tất nhiên, vì họ coi tôn giáo là thuốc đầu độc quần chúng.
Giáo Hội đối với Cộng sản cũng có những nhận định nghiêm khắc hoặc nhẹ nhàng khác nhau. Chẳng hạn trong Thông điệp Chúa Cứu Thế (Deum Redemptoris), Cộng sản bị liệt vào hạng “bản chất là xấu” (intrinse est malus). Chính là thế, xét theo chủ nghĩa, vì bản chất chủ nghĩa là duy vật, nên nó là vô thần. Không những thế, người cộng sản đúng nghĩa phải là người chiến sĩ vô thần (militant athé). Người chiến sĩ đó không những không tin gì thần thánh, mà còn chiến đấu, còn phá huỷ niềm tin nơi kẻ khác. Nói đến Cộng sản, sợ Cộng sản phần lớn là do họ phá huỷ đức tin, bách hại những kẻ tin, làm cho người ta sống theo chế độ vô thần. Không có cuộc bách hại đạo trong lịch sử nào lại tinh vi như các cuộc bách hại tôn giáo do chế độ Cộng sản. Họ còn tự hào, họ phá đạo một cách “khoa học”, nghĩa là khéo léo, có quy mô, có phương pháp.
Những cách biểu lộ của Cộng sản và những nhận định của những vị chức trách trong Giáo Hội khiến người Công giáo không còn cách nào để hợp tác với người Cộng sản. Đàng khác, khi người Công giáo giơ tay cho người Cộng sản nắm lấy, người Công giáo không đủ trình độ, không đủ ý thức, không đủ khả năng để mà đứng vững. Thế nên, không hợp tác với Cộng sản là cách thức cần thiết để khỏi bị Cộng sản lôi cuốn. Ngược lại, người Công giáo cũng không được vào Đảng, học sinh chỉ được học hết tiểu học là cùng, người làm công thì chỉ được nhận những việc thấp hèn, không tên tuổi. Nói tóm lại trong Xã hội Cộng sản, họ là những công dân hạng hai hay ngoài lề.
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phân tích về Cộng sản, thì người Công giáo có một lối đi. Theo sự phân tích của Đức Thánh Cha, nơi Cộng sản phân biệt Chủ nghĩa Cộng sản và những người cộng sản. Về chủ nghĩa thì không thể chấp nhận được. Còn những người cộng sản, họ cũng là những con người và có thể hợp tác với họ như là những con người, trong lãnh vực nhân linh.
Vào năm 1954, Cộng sản của Đệ Tam Quốc Tế vẫn còn giữ nguyên vẹn bộ mặt, y như người ta đánh giá: “Chủ nghĩa tam vô” là cái người ta sợ hãi nơi người cộng sản. Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Từ trước tới đây, người ta chỉ nghi ngờ Việt Minh là Cộng sản. Việt Minh cũng úp úp mở mở về xuất xứ đó, lúc giấu giếm, lúc thò đuôi ra.
Trong Hội nghị ban chấp hành Đảng Cộng Sản từ ngày 10 đến 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Ông Nguyễn ái Quốc (lúc này chưa gọi là Hồ Chí Minh) đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì với sự tham dự của Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt tại rừng Khu Năm Pắc-Bó, Cao Bằng. Theo đề nghị của Nguyễn ái Quốc, ngày 19-5-1941, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh), thay cho mặt trận dân tộc Thống Nhất phản đế Đông Dương. Như vậy ngày nay Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng phải hàng chục năm nữa sau khi cộng sản phải từ Đảng Lao Động, mới thoát thân thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lúc thì giấu giếm mình là Cộng sản, khi thay hình đổi dạng, tự đặt mình là Đảng Lao Động, nhưng có lúc phải khẳng định mình là Cộng sản, để trong việc giành độc lập, người ta thấy đó là công lao của người cộng sản, chứ không phải quốc gia.
Cũng theo lối mập mờ đó, họ đi cả với Việt Cách, tức là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội. Ông Hồ Chí Minh đến dự đại hội của Đảng này tổ chức tháng 03-1944 tại Liễu Châu, Trung Quốc. Việt Cách do ông Nguyễn Hải Thần lãnh đạo, trong đó có Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1946, ông Nguyễn Hải Thần về nước, làm đồng Chủ tịch với Hồ Chí Minh, do quân Tàu đóng ở Việt Nam nâng đỡ. Quân Tàu lúc này ở miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật và giúp đỡ ông, cho ông ở Phủ Toàn Quyền cũ, với tư cách Chủ Tịch Nước, ông Chủ Tịch được nâng đỡ hơn ông Hồ Chí Minh.
Tháng Chạp 1941, khi chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam bùng nổ, ông và Đảng của ông lên rút lui về Tàu. Việt Minh và ông Hồ Chí Minh nắm toàn quyền trong mặt trận đánh Pháp cho đến 1954. Pháp và Việt Minh không ai thắng ai, đều đi đến Hội nghi Geneve, và Hội nghị kết thúc 20-7-1954. Chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Bắc và Nam
Tại sao người ta nghi ngờ và không muốn hợp tác với Việt Minh?
Là vì người ta biết hoặc nghi ngờ Việt Minh là Cộng sản. Danh từ Cộng sản tự nhiên gây một cái gì đáng sợ hãi trong đầu óc người Việt Nam. Những người thông thạo tin tức, hoặc nghe nói về những lối tàn bạo người cộng sản đã dùng ở Liên Xô, ở Tây Ban Nha trong những năm 30 của thế kỷ trước, nên đương nhiên là họ sợ hãi. Từ đầu người Việt Nam đã biết Chủ nghĩa Cộng sản là chủ nghĩa “tam vô”. Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tín ngưỡng. Nếu theo Chủ nghĩa Cộng sản triệt để, thì phải đi tới đó. Cộng sản chủ trương duy vật, thì làm gì còn tôn giáo, còn thần thánh và Cộng sản cho là thuộc Chủ nghĩa duy tâm. Ông Mác đã đưa ra lời tuyên ngôn: “Vô sản trên thế giới, hãy đoàn kết lại”. Cộng sản chủ trương quốc tế, như vậy là xoá đi các biên giới quốc gia hoặc gia đình. “Vô sản thế giới”. Vô sản thế giới là anh em, là một gia đình thế giới. Cộng sản phải đi đến mục tiêu đó: quốc tế hoá giới vô sản.
Ông Phơbach, ănghen, Mác, Lênin là cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản. Họ xây dựng chủ nghĩa của họ trên Chủ nghĩa duy vật (matérialisme). Theo duy vật, thế giới này chỉ có một sự thật, dựa trên các cơ cấu nền tảng bất biến (structure). Duy tâm (idélisme) chỉ là thượng tầng cơ sở (supertructure) thay đổi nền kinh tế. Người ta ví duy vật là cặn, là dầu trong chiếc đèn, còn duy tâm là ánh lửa chập chờn, lúc còn lúc tắt.
Xã hội chủ nghĩa luôn có đối nghịch, nó lớn lên do sự đối nghịch đó, luôn có phản đề (antithèse). Hai phản đề đối nghịch nhau rồi lại đi đến tổng hợp, rồi từ tổng hợp nảy sinh phản đề. Đó là thuyết phản đề và tổng hợp (thèse, antithèse và synthèse). Chủ nghĩa cộng sản dựa trên qui luật đó. Nhưng khi các phản đề đối nghịch nhau và đi đến tổng hợp là Chủ nghĩa cộng sản, thì nó ngừng lại. Vì Chủ nghĩa cộng sản là tuyệt đỉnh rồi, không còn phải phấn đấu để tiến lên nữa. Có thể nói đó là thiên đình mà loài người phải mơ ước và tranh đấu để đạt tới.
Trong cuộc tranh đấu để tiến hoá đó, tôn giáo không giúp gì, mà lại cản việc tiến. Vì tôn giáo dạy rằng có thiên đàng là cùng đích. Và khi con người mơ ước thiên đàng, thì không còn muốn tranh đấu gì ở trần gian. Do đó tôn giáo bị coi như là cái gì nó mê hoặc quần chúng – thiên đàng ngay ở trần thế, khỏi tìm đâu xa. Không những tôn giáo không giúp chiến đấu để đạt tới thiên đàng trần gian, ngược lại nó còn làm tê liệt sức chiến đấu, nên Các Mác cho tôn giáo là a-phiến (opium) làm tê liệt con người trong cuộc đấu tranh. Chống phá tôn giáo là tất nhiên, vì họ coi tôn giáo là thuốc đầu độc quần chúng.
Giáo Hội đối với Cộng sản cũng có những nhận định nghiêm khắc hoặc nhẹ nhàng khác nhau. Chẳng hạn trong Thông điệp Chúa Cứu Thế (Deum Redemptoris), Cộng sản bị liệt vào hạng “bản chất là xấu” (intrinse est malus). Chính là thế, xét theo chủ nghĩa, vì bản chất chủ nghĩa là duy vật, nên nó là vô thần. Không những thế, người cộng sản đúng nghĩa phải là người chiến sĩ vô thần (militant athé). Người chiến sĩ đó không những không tin gì thần thánh, mà còn chiến đấu, còn phá huỷ niềm tin nơi kẻ khác. Nói đến Cộng sản, sợ Cộng sản phần lớn là do họ phá huỷ đức tin, bách hại những kẻ tin, làm cho người ta sống theo chế độ vô thần. Không có cuộc bách hại đạo trong lịch sử nào lại tinh vi như các cuộc bách hại tôn giáo do chế độ Cộng sản. Họ còn tự hào, họ phá đạo một cách “khoa học”, nghĩa là khéo léo, có quy mô, có phương pháp.
Những cách biểu lộ của Cộng sản và những nhận định của những vị chức trách trong Giáo Hội khiến người Công giáo không còn cách nào để hợp tác với người Cộng sản. Đàng khác, khi người Công giáo giơ tay cho người Cộng sản nắm lấy, người Công giáo không đủ trình độ, không đủ ý thức, không đủ khả năng để mà đứng vững. Thế nên, không hợp tác với Cộng sản là cách thức cần thiết để khỏi bị Cộng sản lôi cuốn. Ngược lại, người Công giáo cũng không được vào Đảng, học sinh chỉ được học hết tiểu học là cùng, người làm công thì chỉ được nhận những việc thấp hèn, không tên tuổi. Nói tóm lại trong Xã hội Cộng sản, họ là những công dân hạng hai hay ngoài lề.
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phân tích về Cộng sản, thì người Công giáo có một lối đi. Theo sự phân tích của Đức Thánh Cha, nơi Cộng sản phân biệt Chủ nghĩa Cộng sản và những người cộng sản. Về chủ nghĩa thì không thể chấp nhận được. Còn những người cộng sản, họ cũng là những con người và có thể hợp tác với họ như là những con người, trong lãnh vực nhân linh.
Vào năm 1954, Cộng sản của Đệ Tam Quốc Tế vẫn còn giữ nguyên vẹn bộ mặt, y như người ta đánh giá: “Chủ nghĩa tam vô” là cái người ta sợ hãi nơi người cộng sản. Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Từ trước tới đây, người ta chỉ nghi ngờ Việt Minh là Cộng sản. Việt Minh cũng úp úp mở mở về xuất xứ đó, lúc giấu giếm, lúc thò đuôi ra.
Trong Hội nghị ban chấp hành Đảng Cộng Sản từ ngày 10 đến 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Ông Nguyễn ái Quốc (lúc này chưa gọi là Hồ Chí Minh) đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì với sự tham dự của Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt tại rừng Khu Năm Pắc-Bó, Cao Bằng. Theo đề nghị của Nguyễn ái Quốc, ngày 19-5-1941, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh), thay cho mặt trận dân tộc Thống Nhất phản đế Đông Dương. Như vậy ngày nay Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cũng phải hàng chục năm nữa sau khi cộng sản phải từ Đảng Lao Động, mới thoát thân thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lúc thì giấu giếm mình là Cộng sản, khi thay hình đổi dạng, tự đặt mình là Đảng Lao Động, nhưng có lúc phải khẳng định mình là Cộng sản, để trong việc giành độc lập, người ta thấy đó là công lao của người cộng sản, chứ không phải quốc gia.
Cũng theo lối mập mờ đó, họ đi cả với Việt Cách, tức là Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội. Ông Hồ Chí Minh đến dự đại hội của Đảng này tổ chức tháng 03-1944 tại Liễu Châu, Trung Quốc. Việt Cách do ông Nguyễn Hải Thần lãnh đạo, trong đó có Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1946, ông Nguyễn Hải Thần về nước, làm đồng Chủ tịch với Hồ Chí Minh, do quân Tàu đóng ở Việt Nam nâng đỡ. Quân Tàu lúc này ở miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật và giúp đỡ ông, cho ông ở Phủ Toàn Quyền cũ, với tư cách Chủ Tịch Nước, ông Chủ Tịch được nâng đỡ hơn ông Hồ Chí Minh.
Tháng Chạp 1941, khi chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam bùng nổ, ông và Đảng của ông lên rút lui về Tàu. Việt Minh và ông Hồ Chí Minh nắm toàn quyền trong mặt trận đánh Pháp cho đến 1954. Pháp và Việt Minh không ai thắng ai, đều đi đến Hội nghi Geneve, và Hội nghị kết thúc 20-7-1954. Chia đôi nước Việt Nam thành hai miền Bắc và Nam
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Mẹ thời Trung Cổ
Vũ Văn An
22:25 15/10/2009
Nói đến Trung Cổ, người ta thường chỉ nghĩ tới các khía cạnh tiêu cực và xấu xa của nó. Thực ra đây là một thời kỳ đầy giá trị văn hóa đúng nghĩa. Nó trải dài từ lúc chấm dứt thời đại giáo phụ (thế kỷ thứ 8) cho tới cuối thế kỷ 15 và được đánh dấu bởi hai yếu tố lịch sử có tính quá độ đối với cả Đông lẫn Tây.
Tại Phương Đông, với việc người Thổ chiếm Constantinople (1453), ngày tàn của Đế Quốc Byzantine đã mang lại nhiều khó khăn đặc thù cho đời sống của Giáo Hội Byzantine. Nhiều học giả có gốc và văn hóa Hy Lạp đành phải quyết định ở lại Phương Tây, còn những ai bị kẹt ở Phương Đông thì gặp nhiều khó khăn gay cấn đối với việc tiếp tục học hỏi và nghiên cứu thần học.
Tại Phương Tây, thời Trung Cổ đúng ra đã bắt đầu xuống dốc một cách không thể cứu vãn được từ đầu thế kỷ 13. Tuy nhiên, thói quen ngày nay vẫn thường kéo dài thời kỳ này tới cuối thế kỷ 15. Trên thực tế, các nhân tố lịch sử có nhiệm vụ mở cửa dẫn tới thời kỳ Phục Hưng thực sự đã bắt đầu từ lâu truớc. Các tranh chấp chính trị giữa các vị vua chúa, cũng như các cuộc chiến tranh thực sự, các trận dịch bộc phát, việc xâm lấn và xâm lăng của người Hồi Giáo vào các nước Châu Âu, cộng với sự sa lầy của nền văn hóa Châu này, như khuynh hướng quá bị ám ảnh và vô bổ hướng tới suy lý (speculation), và còn nhiều nhân tố ít quan gtrọng hơn, đã ảnh hưởng nặng nề tới nền học thuật và văn hóa Phương Tây. Trên bình diện học thuật tôn giáo, nói cho đúng, người ta đã nhận ra động thái quá trớn hướng về một phương thức cá nhân chủ nghĩa, nhấn mạnh tới ý muốn mưu cầu cuộc sống nội tâm mà sao lãng cam kết sống đức tin trong thực tế. Cuối cùng, là việc xuất hiện một biến cố đầy tai ương nhận chìm nhiều vùng trong thế giới Kitô Giáo, đó là Phong Trào Thệ Phản và ly giáo Anh Quốc. Thiển nghĩ, chính vì vậy, người ta đã lấy cuối thế kỷ 15 làm điểm kết thúc thời kỳ Trung Cổ.
Về phương diện Thánh Mẫu Học, đây là thời kỳ, trong đó, học lý và lòng tôn sùng Đức Mẹ được coi là thành tố quan trọng trong đời sống Giáo Hội, cả ở Phương Đông lẫn Phương Tây và khuôn mặt Đức Mẹ được coi là dấu chỉ không tranh cãi của một niềm tin chắc chắn vào mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể.
Thế kỷ thứ 8, Kitô Giáo Phương Tây vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu xa của Công Đồng Êphêsô trong việc thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ. Các đền thờ dâng kính Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) mọc lên khắp nơi. Văn chương giảng lễ được phong phú hóa bằng rất nhiều bài giảng về Đức Mẹ, được khai triển theo một dàn bài ít nhiều cố định, trong đó, “các bước nổi bật của lịch sử cứu rỗi được vạch ra: tôi nguyên tổ, song đối Evà-Maria, thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và việc Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, việc sinh hạ Chúa Kitô tại Bêlem, việc ba nhà hiền triết tới bái lạy Hài Nhi. Nhưng, một cách đặc biệt, Lễ Đức Mẹ Thiếp Ngủ (Dormitio) và Lễ Đức Mẹ Mông Triệu đã gây hứng hơn cả cho rất nhiều bài giảng sốt sắng về Mẹ Thiên Chúa. Cuộc tranh cãi Nestôriô đã chấm dứt với Công Đồng Nixêa lần thứ hai (787) là công đồng thừa nhận việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ và các thánh nói chung. Thêm vào đó, chiến thắng của niềm tin chính thống đã mở ra cả một kỷ nguyên thanh bình về chính trị và tôn giáo. Kết quả, các đòi hỏi tín lý đã được đưa ra nhằm cổ vũ việc thăm dò các hình thức phát biểu nghệ thuật mới đối với Đức Mẹ.
Bầu không khí ấy đã gây ảnh hưởng tốt đối với phụng vụ và lòng tôn sùng Đức Mẹ. Tại Phương Đông, đã có sự gia tăng đáng kể con số các bản văn phụng vụ, phần 1ớn do các thi sĩ và những nhà soạn ca khúc viết ra, mà phần lớn đều là các thần học gia. Các bản văn này làm vang dội một tinh thần hết sức Maria nơi dân Chúa.
Ngược lại, tại Phương Tây, đời sống Giáo Hội bị lay động một cách tồi tệ bởi các biến cố lịch sử làm thay đổi hẳn tình thế tôn giáo tại Châu Âu. Trong nhiều thế kỷ, những cuộc xâm lăng liên tiếp của man ri đã dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng về chính trị, xã hội và kinh tế, những biến đổi cuối cùng đã kết hợp với nhau tạo nên Đế Quốc Rôma Thần Thánh (Holy Roman Empire) và phong trào phục hưng thời Charlelemagne (Carolingian renaissance). Cũng khác với Kitô Giáo Phương Đông, nơi lòng sùng kình Đức Mẹ rõ ràng là một hiện tượng bình dân, lòng sùng kính ấy ở Phương Tây phần lớn được phát biểu trong một số giới nhất định, nhất là trong các môi trường đan viện. Quả thế, phần lớn các văn gia viết về Đức Mẹ trong suốt các thế kỷ này đều thuộc truyền thống đan viện cả. Họ không coi Đức Mẹ như một chủ đề để suy tư về tín lý nhưng như một đấng quan yếu đối với đời sống tín hữu. Các tu sĩ Biển Đức đặc biệt coi ngài như mẫu mực nổi bật của cuộc sống tu trì, vì Đức Mẹ, bằng đức trong sạch và khiêm nhường, đã chỉ cho họ đường về quê trời.
Thế kỷ 11, Đế Quốc Byzantine hưởng được một thời hoàng kim dưới sự cai trị của Basil II. Trong thế giới La Tinh, việc ấy đi đôi với việc làm chớm sống dậy nền văn minh và văn hóa trong mọi lãnh vực của đời sống tại một số quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra trong liên tục tính với quá khứ, một quá khứ người ta chưa quên được các kho tàng cũng như các giá trị tích cực của nó. Các nhà văn giáo hội trong thời kỳ này, thời kỳ mà ngày nay ta thường gọi là Hạ Trung Cổ (Low Middle Ages), không quên nhiệm vụ ‘tiếp tục truyền thống giáo phụ, mặc dù họ không luôn qui chiếu tới các ngài một cách hoàn toàn chính xác. Thực vậy, đối với chúng ta ngày nay, các nối kết của họ xem ra không có giá trị, chỉ vì chủ nghĩa hình thức quá đáng của họ. Nhưng, dù cách nại tới các giáo phụ này không hoàn toàn chính xác và ngày nay bị chúng ta hoài nghi, nó vẫn đáng được coi là chân chính nếu hiểu như một phát biểu chân thành đối với đời sống truyền thống Kitô Giáo (Xem H. Barré, Prières anciennes de l'Occident à la Mère du Sauveur [Paris 1963], P. 7).
Ở khúc rẽ quan trọng của lịch sử này, phong trào đan viện đã có khả năng thi hành được vai trò của mình một cách thoả đáng và hữu hiệu. Các đan sĩ quả đã nối kết và tiếp nối được với các giá trị tích cực của quá khứ, một quá khứ đang đi vào bóng tối. Họ đã phục hồi được quá khứ ấy trong một ngữ cảnh lịch sử đổi mới và năng động trong đó truyền thống lý thuyết và gương sáng các giáo phụ rõ ràng lấy lại được vị trí ưu tú xứng đáng của mình.
Nền thần hoc và lòng sùng kính Đức Mẹ, dù không từ bỏ sợi dây mạnh mẽ nối kết chúng với các thế kỷ qua, nhưng đã đạt được các mục tiêu mới mẻ. Điều này đánh dấu một khúc rẽ trong lịch sử tín lý và linh đạo của thời Trung Cổ La Tinh, chứng tỏ một sinh lực và tính sâu sắc khác hẳn với các phán đoán tiêu cực vốn có về thời đại này.
Đến cuối thời Trung Cổ, các ngày lễ kính Đức Mẹ đã được thiết lập vững vàng và dứt khoát trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Lúc đó, các lễ Thanh Tẩy, Truyền Tin, Mông Triệu và Sinh Nhật Đức Mẹ đã được khắp các nước Phương Tây cử hành. Các ngày lễ khác như Đức Mẹ Tượng Thai và Đức Mẹ Sầu Bi, thì vẫn còn chờ được mọi người chấp nhận. Như thế, lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa xem ra đã hoàn toàn được hợp pháp hóa bằng việc chính thức bước vào nền thờ phượng theo phụng vụ của Giáo Hội, và các tín hữu đã có thể chạy đến với Đức Mẹ mà không sợ vượt quá các giới hạn do cái hiểu đúng đắn về đức tin đòi hỏi.
Trong bầu khí tôn giáo ấy, các lời cầu nguyện ngỏ với Đức Mẹ, dù công khai hay tư riêng, đã gia tăng đáng kể về con số. Các bản kinh này, bằng tiếng La Tinh hay các ngôn ngữ thứ dân khác, đã tạo nên cả một gia tài kinh nguyện phong phú, được truyền tụng như một gia bảo cho các thế hệ về sau. Việc trước tác các thánh ca về Đức Mẹ cũng được khai triển với một nhịp độ kỳ diệu. Nhiều trước tác ấy đạt tới đỉnh cao nhất của thi ca và âm nhạc.
Nói chung, các tác giả thời Trung Cổ đều là những nhà hướng dẫn đối với những ai muốn tìm tòi nghiên cứu về Thánh Mẫu Học. Họ là những nhà chủ đạo tạo ra cả một mùa trăm hoa đua nở các tư duy về Đức Mẹ; họ mang tới cả một làn gió niềm tin và lòng đạo đức sâu sắc có tính Kitô Giáo; họ đặt trọn thiên tài của họ vào việc phụng sự Đức Mẹ, Đấng, đổi lại, đã không ngừng, đầy lòng khiêm hạ, chăm sóc từ mẫu cho đoàn dân Thiên Chúa. Mặt khác, thiên tài nhân bản và tôn giáo của các tác giả này khó lòng có ai qua mặt được và do đó, hẳn phải là hứng khởi đối với tư duy và cuộc sống ta hôm nay.
Viết theo Cha Luigi Gambero, Mary in the Middle Ages, nói về 30 tác giả Trung Cổ trong đó có Thánh Anselm, Thánh Bernard, Thánh Anthony thành Padua, Thánh Bonaventura, Thánh Albert Cả, Thánh Thomas Aquinas, Thánh Brigid Thụy Điển…
Tại Phương Đông, với việc người Thổ chiếm Constantinople (1453), ngày tàn của Đế Quốc Byzantine đã mang lại nhiều khó khăn đặc thù cho đời sống của Giáo Hội Byzantine. Nhiều học giả có gốc và văn hóa Hy Lạp đành phải quyết định ở lại Phương Tây, còn những ai bị kẹt ở Phương Đông thì gặp nhiều khó khăn gay cấn đối với việc tiếp tục học hỏi và nghiên cứu thần học.
Tại Phương Tây, thời Trung Cổ đúng ra đã bắt đầu xuống dốc một cách không thể cứu vãn được từ đầu thế kỷ 13. Tuy nhiên, thói quen ngày nay vẫn thường kéo dài thời kỳ này tới cuối thế kỷ 15. Trên thực tế, các nhân tố lịch sử có nhiệm vụ mở cửa dẫn tới thời kỳ Phục Hưng thực sự đã bắt đầu từ lâu truớc. Các tranh chấp chính trị giữa các vị vua chúa, cũng như các cuộc chiến tranh thực sự, các trận dịch bộc phát, việc xâm lấn và xâm lăng của người Hồi Giáo vào các nước Châu Âu, cộng với sự sa lầy của nền văn hóa Châu này, như khuynh hướng quá bị ám ảnh và vô bổ hướng tới suy lý (speculation), và còn nhiều nhân tố ít quan gtrọng hơn, đã ảnh hưởng nặng nề tới nền học thuật và văn hóa Phương Tây. Trên bình diện học thuật tôn giáo, nói cho đúng, người ta đã nhận ra động thái quá trớn hướng về một phương thức cá nhân chủ nghĩa, nhấn mạnh tới ý muốn mưu cầu cuộc sống nội tâm mà sao lãng cam kết sống đức tin trong thực tế. Cuối cùng, là việc xuất hiện một biến cố đầy tai ương nhận chìm nhiều vùng trong thế giới Kitô Giáo, đó là Phong Trào Thệ Phản và ly giáo Anh Quốc. Thiển nghĩ, chính vì vậy, người ta đã lấy cuối thế kỷ 15 làm điểm kết thúc thời kỳ Trung Cổ.
Về phương diện Thánh Mẫu Học, đây là thời kỳ, trong đó, học lý và lòng tôn sùng Đức Mẹ được coi là thành tố quan trọng trong đời sống Giáo Hội, cả ở Phương Đông lẫn Phương Tây và khuôn mặt Đức Mẹ được coi là dấu chỉ không tranh cãi của một niềm tin chắc chắn vào mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể.
Thế kỷ thứ 8, Kitô Giáo Phương Tây vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu xa của Công Đồng Êphêsô trong việc thúc đẩy lòng sùng kính Đức Mẹ. Các đền thờ dâng kính Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) mọc lên khắp nơi. Văn chương giảng lễ được phong phú hóa bằng rất nhiều bài giảng về Đức Mẹ, được khai triển theo một dàn bài ít nhiều cố định, trong đó, “các bước nổi bật của lịch sử cứu rỗi được vạch ra: tôi nguyên tổ, song đối Evà-Maria, thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và việc Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể, việc sinh hạ Chúa Kitô tại Bêlem, việc ba nhà hiền triết tới bái lạy Hài Nhi. Nhưng, một cách đặc biệt, Lễ Đức Mẹ Thiếp Ngủ (Dormitio) và Lễ Đức Mẹ Mông Triệu đã gây hứng hơn cả cho rất nhiều bài giảng sốt sắng về Mẹ Thiên Chúa. Cuộc tranh cãi Nestôriô đã chấm dứt với Công Đồng Nixêa lần thứ hai (787) là công đồng thừa nhận việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ và các thánh nói chung. Thêm vào đó, chiến thắng của niềm tin chính thống đã mở ra cả một kỷ nguyên thanh bình về chính trị và tôn giáo. Kết quả, các đòi hỏi tín lý đã được đưa ra nhằm cổ vũ việc thăm dò các hình thức phát biểu nghệ thuật mới đối với Đức Mẹ.
Bầu không khí ấy đã gây ảnh hưởng tốt đối với phụng vụ và lòng tôn sùng Đức Mẹ. Tại Phương Đông, đã có sự gia tăng đáng kể con số các bản văn phụng vụ, phần 1ớn do các thi sĩ và những nhà soạn ca khúc viết ra, mà phần lớn đều là các thần học gia. Các bản văn này làm vang dội một tinh thần hết sức Maria nơi dân Chúa.
Ngược lại, tại Phương Tây, đời sống Giáo Hội bị lay động một cách tồi tệ bởi các biến cố lịch sử làm thay đổi hẳn tình thế tôn giáo tại Châu Âu. Trong nhiều thế kỷ, những cuộc xâm lăng liên tiếp của man ri đã dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng về chính trị, xã hội và kinh tế, những biến đổi cuối cùng đã kết hợp với nhau tạo nên Đế Quốc Rôma Thần Thánh (Holy Roman Empire) và phong trào phục hưng thời Charlelemagne (Carolingian renaissance). Cũng khác với Kitô Giáo Phương Đông, nơi lòng sùng kình Đức Mẹ rõ ràng là một hiện tượng bình dân, lòng sùng kính ấy ở Phương Tây phần lớn được phát biểu trong một số giới nhất định, nhất là trong các môi trường đan viện. Quả thế, phần lớn các văn gia viết về Đức Mẹ trong suốt các thế kỷ này đều thuộc truyền thống đan viện cả. Họ không coi Đức Mẹ như một chủ đề để suy tư về tín lý nhưng như một đấng quan yếu đối với đời sống tín hữu. Các tu sĩ Biển Đức đặc biệt coi ngài như mẫu mực nổi bật của cuộc sống tu trì, vì Đức Mẹ, bằng đức trong sạch và khiêm nhường, đã chỉ cho họ đường về quê trời.
Thế kỷ 11, Đế Quốc Byzantine hưởng được một thời hoàng kim dưới sự cai trị của Basil II. Trong thế giới La Tinh, việc ấy đi đôi với việc làm chớm sống dậy nền văn minh và văn hóa trong mọi lãnh vực của đời sống tại một số quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra trong liên tục tính với quá khứ, một quá khứ người ta chưa quên được các kho tàng cũng như các giá trị tích cực của nó. Các nhà văn giáo hội trong thời kỳ này, thời kỳ mà ngày nay ta thường gọi là Hạ Trung Cổ (Low Middle Ages), không quên nhiệm vụ ‘tiếp tục truyền thống giáo phụ, mặc dù họ không luôn qui chiếu tới các ngài một cách hoàn toàn chính xác. Thực vậy, đối với chúng ta ngày nay, các nối kết của họ xem ra không có giá trị, chỉ vì chủ nghĩa hình thức quá đáng của họ. Nhưng, dù cách nại tới các giáo phụ này không hoàn toàn chính xác và ngày nay bị chúng ta hoài nghi, nó vẫn đáng được coi là chân chính nếu hiểu như một phát biểu chân thành đối với đời sống truyền thống Kitô Giáo (Xem H. Barré, Prières anciennes de l'Occident à la Mère du Sauveur [Paris 1963], P. 7).
Ở khúc rẽ quan trọng của lịch sử này, phong trào đan viện đã có khả năng thi hành được vai trò của mình một cách thoả đáng và hữu hiệu. Các đan sĩ quả đã nối kết và tiếp nối được với các giá trị tích cực của quá khứ, một quá khứ đang đi vào bóng tối. Họ đã phục hồi được quá khứ ấy trong một ngữ cảnh lịch sử đổi mới và năng động trong đó truyền thống lý thuyết và gương sáng các giáo phụ rõ ràng lấy lại được vị trí ưu tú xứng đáng của mình.
Nền thần hoc và lòng sùng kính Đức Mẹ, dù không từ bỏ sợi dây mạnh mẽ nối kết chúng với các thế kỷ qua, nhưng đã đạt được các mục tiêu mới mẻ. Điều này đánh dấu một khúc rẽ trong lịch sử tín lý và linh đạo của thời Trung Cổ La Tinh, chứng tỏ một sinh lực và tính sâu sắc khác hẳn với các phán đoán tiêu cực vốn có về thời đại này.
Đến cuối thời Trung Cổ, các ngày lễ kính Đức Mẹ đã được thiết lập vững vàng và dứt khoát trong lịch phụng vụ của Giáo Hội. Lúc đó, các lễ Thanh Tẩy, Truyền Tin, Mông Triệu và Sinh Nhật Đức Mẹ đã được khắp các nước Phương Tây cử hành. Các ngày lễ khác như Đức Mẹ Tượng Thai và Đức Mẹ Sầu Bi, thì vẫn còn chờ được mọi người chấp nhận. Như thế, lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa xem ra đã hoàn toàn được hợp pháp hóa bằng việc chính thức bước vào nền thờ phượng theo phụng vụ của Giáo Hội, và các tín hữu đã có thể chạy đến với Đức Mẹ mà không sợ vượt quá các giới hạn do cái hiểu đúng đắn về đức tin đòi hỏi.
Trong bầu khí tôn giáo ấy, các lời cầu nguyện ngỏ với Đức Mẹ, dù công khai hay tư riêng, đã gia tăng đáng kể về con số. Các bản kinh này, bằng tiếng La Tinh hay các ngôn ngữ thứ dân khác, đã tạo nên cả một gia tài kinh nguyện phong phú, được truyền tụng như một gia bảo cho các thế hệ về sau. Việc trước tác các thánh ca về Đức Mẹ cũng được khai triển với một nhịp độ kỳ diệu. Nhiều trước tác ấy đạt tới đỉnh cao nhất của thi ca và âm nhạc.
Nói chung, các tác giả thời Trung Cổ đều là những nhà hướng dẫn đối với những ai muốn tìm tòi nghiên cứu về Thánh Mẫu Học. Họ là những nhà chủ đạo tạo ra cả một mùa trăm hoa đua nở các tư duy về Đức Mẹ; họ mang tới cả một làn gió niềm tin và lòng đạo đức sâu sắc có tính Kitô Giáo; họ đặt trọn thiên tài của họ vào việc phụng sự Đức Mẹ, Đấng, đổi lại, đã không ngừng, đầy lòng khiêm hạ, chăm sóc từ mẫu cho đoàn dân Thiên Chúa. Mặt khác, thiên tài nhân bản và tôn giáo của các tác giả này khó lòng có ai qua mặt được và do đó, hẳn phải là hứng khởi đối với tư duy và cuộc sống ta hôm nay.
Viết theo Cha Luigi Gambero, Mary in the Middle Ages, nói về 30 tác giả Trung Cổ trong đó có Thánh Anselm, Thánh Bernard, Thánh Anthony thành Padua, Thánh Bonaventura, Thánh Albert Cả, Thánh Thomas Aquinas, Thánh Brigid Thụy Điển…
Tin Đáng Chú Ý
Người Việt coi chừng bị lừa: Hôm nay 41 người bị bắt tại 4 tiểu bang vì gian dối trong việc làm giấy tái tài trợ địa ốc
Đồng Nhân
14:28 15/10/2009
NEW YORK – Gần đây nhiều người nghe tin chính phủ giúp đỡ cho tái tài trợ căn nhà của mình với giá tiền lời rẻ hoặc chính phủ sẽ giúp cho ai lần đầu tiên mua nhà được $8000, nên nẩy sinh ra nhiều người, nhiều hãng hay tổ chức quảng cáo rầm rộ hứa đủ thứ, nhưng kết quả chẳng có gì. Một số tổ chức còn lấy tiền trước của khách hàng mà chẳng làm gì, đến khi bị tố cáo thì đả "cao chạy xa bay" nên nhiều chủ nhà bị "tiền mất tật mang"!
Ngay trong cộng đồng người Việt ở Nam California đã có những hãng làm ăn gian lận và đã bị bắt.
Nhưng hiện nay khó mà biết được hãng nào có tín nhiệm hãng nào không! Vì nhiều hãng địa ốc hay cho mượn tiền khi đưa ra quảng cáo lại do ngay chính các luật sư hứa này hứa nọ nên nhiều người đễ tin ngay... Một trong những điều có thể nhận ra là khách hàng bị lừa là hãng sịch vụ đòi lấy tiền trước! Đây là điều mà chính phủ không cho phép!
Số 41 người bị bắt hôm nay gồm ngay cả 6 luật sư, 7 người chuyên viên làm giấy cho mượn tiền và 3 người làm hồ sơ mortgage gian trong 4 tiều bang.
Số tiền mà những người bị bắt nêu trên đã lừa được tổng số là $64 triệu mỹ kim trong việc khai gian lận để lấy tiền vay nhà và chi phí.
Công tố viện đưa ra lời cảnh báo là hiện nay tình trạng "thất đáng báo động tới mức trầm trọng" vì rằng các luật sư, nhân viên làm giấy cho mượn tiền và chuyên viên trung gian làm giấy mượn nợ "coi rẻ nghề nghiệp của mình" đến nỗi họ nghĩ vì họ có "giấy cho phép hành nghề nên đã lợi dụng cho tự lợi mà làm nhiều người khác phải đau khổ".
Các cơ quan FBI, An Ninh Ngầm, Khối Điều tra Bưu Điện, Nhà Băng Liên Bang và Nhân viên hửu trách Nhà Cửa... còn tiếp tục điều tra và truy tố tội phạm.
Hầu hết bị cáo tội "lừa dối nhà băng, chuyển tiền gian lận và chủ tâm lừa dối thân chủ nếu bị kết tội sẽ phải ngồi tù mức án từ 20 tới 30 năm.
Ngay trong cộng đồng người Việt ở Nam California đã có những hãng làm ăn gian lận và đã bị bắt.
Nhưng hiện nay khó mà biết được hãng nào có tín nhiệm hãng nào không! Vì nhiều hãng địa ốc hay cho mượn tiền khi đưa ra quảng cáo lại do ngay chính các luật sư hứa này hứa nọ nên nhiều người đễ tin ngay... Một trong những điều có thể nhận ra là khách hàng bị lừa là hãng sịch vụ đòi lấy tiền trước! Đây là điều mà chính phủ không cho phép!
Số 41 người bị bắt hôm nay gồm ngay cả 6 luật sư, 7 người chuyên viên làm giấy cho mượn tiền và 3 người làm hồ sơ mortgage gian trong 4 tiều bang.
Số tiền mà những người bị bắt nêu trên đã lừa được tổng số là $64 triệu mỹ kim trong việc khai gian lận để lấy tiền vay nhà và chi phí.
Công tố viện đưa ra lời cảnh báo là hiện nay tình trạng "thất đáng báo động tới mức trầm trọng" vì rằng các luật sư, nhân viên làm giấy cho mượn tiền và chuyên viên trung gian làm giấy mượn nợ "coi rẻ nghề nghiệp của mình" đến nỗi họ nghĩ vì họ có "giấy cho phép hành nghề nên đã lợi dụng cho tự lợi mà làm nhiều người khác phải đau khổ".
Các cơ quan FBI, An Ninh Ngầm, Khối Điều tra Bưu Điện, Nhà Băng Liên Bang và Nhân viên hửu trách Nhà Cửa... còn tiếp tục điều tra và truy tố tội phạm.
Hầu hết bị cáo tội "lừa dối nhà băng, chuyển tiền gian lận và chủ tâm lừa dối thân chủ nếu bị kết tội sẽ phải ngồi tù mức án từ 20 tới 30 năm.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng Từ Trên Cao
Lm. Trần Cao Tường
09:27 15/10/2009
ÁNH SÁNG TỪ TRÊN CAO
Ảnh của Cao Tường
Những gì tưởng như đã úa vàng tàn lụi
Nay bỗng dưng trở nên rực rỡ lạ thường
Do ánh sáng từ trời cao chiếu tỏa
Chuyển diễn thành vũ khúc bốn mùa rộn rã.
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Người Phụ Nữ Buồn
Trầm Tĩnh Nguyện
22:09 15/10/2009
NGƯỜI PHỤ NỮ BUỒN
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt Nam
Tôi từ đâu đến nơi đây,
Rồi tôi lại bỏ chốn này ra đi.
Đến đâu? Đâu đến? Làm gì?
(Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền