Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài học cho sự khôn ngoan
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
08:35 16/10/2011
BÀI HỌC CHO SỰ KHÔN NGOAN
Dưới ách thống trị của Roma, những người Do Thái luôn luôn căm phẫn đối với ngoại bang, bởi vậy họ đã từng kết án những người thu thuế và những quân tội lỗi là cùng đồng bọn với nhau. Vậy mà, khi đứng trước sự kiện Đức Giêsu, sau khi những người Do Thái tìm hết mọi cách để bắt bẻ Chúa trong lời nói, trong việc làm, trong những giương cạm bẫy, mà cũng không thể làm gì được Chúa thì cuối cùng họ lại thỏa hiệp với phái Herode, là một bè đảng chính trị. Bởi lẽ Vua Herode là một con người mang hai dòng máu, dòng máu của Roma và dòng máu của Israel. Vì vậy, ông ta đã được đặt lên như một ông vua bù nhìn dưới quyền của quan tổng trấn Phongxiô Philato.
Lẽ ra, bè phái Herode phải bị những người quá khích Do Thái ghét cay ghét đắng vì họ đã bán rẻ dân tộc của mình mà ôm chân ngoại bang. Nhưng vì quá căm phẫn với Chúa Giêsu, nên giới lãnh đạo Do Thái buộc phải thỏa hiệp với phái Herode, và những người theo phái này đã quen với những trò chính trị của con người, nên họ đã đến với Đức Giêsu dưới con bài hai lá mặt, ngọt nhạt trong lời nói và giương bẫy trong việc làm. Họ thưa với Chúa rằng: “Chúng tôi biết Thầy là người chân thật, dạy những lẽ chân thật. Vậy, xin Thầy dạy cho chúng tôi biết là có nên nộp thuế cho Xeda không?”(Mt 22, 16-17). Câu hỏi thì thật là dịu dàng, nhưng mưu mô thì thật là gai góc. Nếu Đức Giêsu bảo là nộp thuế cho Xeda thì đương nhiên Đức Giêsu không còn là người yêu nước một cách chân chính, bởi lẽ cùng “ôm chân ngoại bang”. Nếu Đức Giêsu chống lại việc nộp thuế, cũng có nghĩa là Ngài chống lại cường quyền thì chính những quyền lực của Roma sẽ kết án thay cho người Do Thái. Họ những tưởng rằng Đức Giêsu không mắc hậu quả này thì cũng sẽ mắc phải hậu quả kia. Nhưng, thật bất ngờ, không chỉ riêng với họ mà với tất cả chúng ta đều đã nhận được một nguyên lý hành động cho mọi thời đại, một nguyên lý kỷ cương và chính xác. Đó là: “Của Xê-da thì hãy trả cho Xê-da; còn những gì của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa” (Mt 22, 21). Một câu trả lời không có rơi vào một cạm bẫy nào do bè đảng chính trị Herode giương ra mà còn cho chúng ta bài học ứng xử khôn ngoan trong mọi thời đại.
Ngày hôm nay, qua đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêu (Mt 22, 15 – 21), chúng ta thấy, những người thỏa hiệp với thế gian mà Xeda là đặc trưng cho quyền lợi của thế gian ấy. Nó được biểu hiện bằng đồng tiền và thế giới hiện nay cũng đang đi theo chủ trương duy vật chất. Ta gọi đó là một trào lưu duy vật, họ chỉ biết có đồng tiền, họ chỉ biết sống vì đồng tiền. Hậu quả của những trào lưu này là sinh ra những thứ tội ác của thời đại trong tất cả những gì mà con người có thể làm được. Tòa tháp đôi (WTC) ở Mỹ mà chúng tôi đến thăm trong dịp tháng 8 năm 2011 vừa qua, hiện nay người ta đã bắt đầu xây sửa lại. Khi chúng tôi đến thì người ta đã bắt đầu làm phần móng sâu bên dưới khoảng vài mét, chắc bây giờ thì đã làm ở phía trên mặt đất rồi. Rõ ràng là gần ba nghìn con người đã phải bỏ mạng và nền kinh tế thế giới cũng đã bị ảnh hưởng sau vụ khủng bố này. Lực lượng khủng bố đã đánh vào trung tâm thương mại thế giới tại New York – Mỹ, ngày 11.9.2011. Và như vậy, người ta dùng gươm thì chết vì gươm. Những người duy vật chất cũng phải gánh chịu hậu quả từ vật chất mà ra. Hậu quả của nó là sống gấp và rồi cuối cùng, con người sẽ chịu gánh nặng vì những hậu quả kinh tế suy thoái, mà trong Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2011 đã vừa nhắc tới.
Những người biệt phái Pharisieu còn đi đến bước cực đoan hơn nữa. Sau này họ còn rất là sống sượng tuyên bố rằng: “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài vua Xeda”(Ga 19, 15b). Đúng là sống sượng và xấu hổ. Một dân tộc luôn luôn muốn dành lại độc lập và lên án ngoại bang. Bây giờ vì Đức Giêsu, họ muốn thủ tiêu người, họ sống sượng tuyên bố điều mà họ kinh tởm nhất, đó là “Chúng tôi chỉ có một vua Xeda mà thôi”. Chúng ta đang thấy những hiện tượng này vẫn diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới và không cẩn thận, mỗi người chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Mặc dù biết mãnh lực của đồng tiền là khốc hại nhưng nhiều người vẫn lớn tiếng tuyên bố “Chúng tôi chỉ biết đến tiền mà thôi! Chúng tôi chỉ có một vua Xeda mà thôi!”. Nếu người Kitô hữu hôm nay, tuy trong lời nói không tuyên bố, nhưng lại sống như vậy, thì họ cũng đã đánh mất đi một nửa căn cước của mình. Còn nếu người nào sống theo nguyên lý đó thì gần như là họ hoàn toàn đánh mất căn cước của mình.
Lời Chúa là một bài học cảnh tỉnh cho mỗi người chúng ta: “Của Xeda hãy trả cho Xeda, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Bài học của sự khôn ngoan, bài học của triết lý tìm tới hạnh phúc đích thật và là cánh cửa mở ra để đi vào sự sống đời đời.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin cho chúng con trả về cho Chúa
những gì là của Chúa: giá trị thiêng liêng,
niềm vui, hạnh phúc thanh cao.
Xin đừng để cho chúng con chéo cánh
xẻ lấy của Xeda trả cho Chúa
và lấy của Chúa phục vụ cho Xeda.
Nhưng xin cho nguyên tắc ngàn đời giúp chúng con bừng tỉnh
để chúng con biết trả về cho Chúa những gì là của Chúa
trong giá trị của lương tâm,
trong giá trị của Nước Trời
và trong giá trị của sự sống đời đời. Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Dưới ách thống trị của Roma, những người Do Thái luôn luôn căm phẫn đối với ngoại bang, bởi vậy họ đã từng kết án những người thu thuế và những quân tội lỗi là cùng đồng bọn với nhau. Vậy mà, khi đứng trước sự kiện Đức Giêsu, sau khi những người Do Thái tìm hết mọi cách để bắt bẻ Chúa trong lời nói, trong việc làm, trong những giương cạm bẫy, mà cũng không thể làm gì được Chúa thì cuối cùng họ lại thỏa hiệp với phái Herode, là một bè đảng chính trị. Bởi lẽ Vua Herode là một con người mang hai dòng máu, dòng máu của Roma và dòng máu của Israel. Vì vậy, ông ta đã được đặt lên như một ông vua bù nhìn dưới quyền của quan tổng trấn Phongxiô Philato.
Lẽ ra, bè phái Herode phải bị những người quá khích Do Thái ghét cay ghét đắng vì họ đã bán rẻ dân tộc của mình mà ôm chân ngoại bang. Nhưng vì quá căm phẫn với Chúa Giêsu, nên giới lãnh đạo Do Thái buộc phải thỏa hiệp với phái Herode, và những người theo phái này đã quen với những trò chính trị của con người, nên họ đã đến với Đức Giêsu dưới con bài hai lá mặt, ngọt nhạt trong lời nói và giương bẫy trong việc làm. Họ thưa với Chúa rằng: “Chúng tôi biết Thầy là người chân thật, dạy những lẽ chân thật. Vậy, xin Thầy dạy cho chúng tôi biết là có nên nộp thuế cho Xeda không?”(Mt 22, 16-17). Câu hỏi thì thật là dịu dàng, nhưng mưu mô thì thật là gai góc. Nếu Đức Giêsu bảo là nộp thuế cho Xeda thì đương nhiên Đức Giêsu không còn là người yêu nước một cách chân chính, bởi lẽ cùng “ôm chân ngoại bang”. Nếu Đức Giêsu chống lại việc nộp thuế, cũng có nghĩa là Ngài chống lại cường quyền thì chính những quyền lực của Roma sẽ kết án thay cho người Do Thái. Họ những tưởng rằng Đức Giêsu không mắc hậu quả này thì cũng sẽ mắc phải hậu quả kia. Nhưng, thật bất ngờ, không chỉ riêng với họ mà với tất cả chúng ta đều đã nhận được một nguyên lý hành động cho mọi thời đại, một nguyên lý kỷ cương và chính xác. Đó là: “Của Xê-da thì hãy trả cho Xê-da; còn những gì của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa” (Mt 22, 21). Một câu trả lời không có rơi vào một cạm bẫy nào do bè đảng chính trị Herode giương ra mà còn cho chúng ta bài học ứng xử khôn ngoan trong mọi thời đại.
Ngày hôm nay, qua đoạn Tin Mừng theo thánh Matthêu (Mt 22, 15 – 21), chúng ta thấy, những người thỏa hiệp với thế gian mà Xeda là đặc trưng cho quyền lợi của thế gian ấy. Nó được biểu hiện bằng đồng tiền và thế giới hiện nay cũng đang đi theo chủ trương duy vật chất. Ta gọi đó là một trào lưu duy vật, họ chỉ biết có đồng tiền, họ chỉ biết sống vì đồng tiền. Hậu quả của những trào lưu này là sinh ra những thứ tội ác của thời đại trong tất cả những gì mà con người có thể làm được. Tòa tháp đôi (WTC) ở Mỹ mà chúng tôi đến thăm trong dịp tháng 8 năm 2011 vừa qua, hiện nay người ta đã bắt đầu xây sửa lại. Khi chúng tôi đến thì người ta đã bắt đầu làm phần móng sâu bên dưới khoảng vài mét, chắc bây giờ thì đã làm ở phía trên mặt đất rồi. Rõ ràng là gần ba nghìn con người đã phải bỏ mạng và nền kinh tế thế giới cũng đã bị ảnh hưởng sau vụ khủng bố này. Lực lượng khủng bố đã đánh vào trung tâm thương mại thế giới tại New York – Mỹ, ngày 11.9.2011. Và như vậy, người ta dùng gươm thì chết vì gươm. Những người duy vật chất cũng phải gánh chịu hậu quả từ vật chất mà ra. Hậu quả của nó là sống gấp và rồi cuối cùng, con người sẽ chịu gánh nặng vì những hậu quả kinh tế suy thoái, mà trong Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2011 đã vừa nhắc tới.
Những người biệt phái Pharisieu còn đi đến bước cực đoan hơn nữa. Sau này họ còn rất là sống sượng tuyên bố rằng: “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài vua Xeda”(Ga 19, 15b). Đúng là sống sượng và xấu hổ. Một dân tộc luôn luôn muốn dành lại độc lập và lên án ngoại bang. Bây giờ vì Đức Giêsu, họ muốn thủ tiêu người, họ sống sượng tuyên bố điều mà họ kinh tởm nhất, đó là “Chúng tôi chỉ có một vua Xeda mà thôi”. Chúng ta đang thấy những hiện tượng này vẫn diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới và không cẩn thận, mỗi người chúng ta cũng sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Mặc dù biết mãnh lực của đồng tiền là khốc hại nhưng nhiều người vẫn lớn tiếng tuyên bố “Chúng tôi chỉ biết đến tiền mà thôi! Chúng tôi chỉ có một vua Xeda mà thôi!”. Nếu người Kitô hữu hôm nay, tuy trong lời nói không tuyên bố, nhưng lại sống như vậy, thì họ cũng đã đánh mất đi một nửa căn cước của mình. Còn nếu người nào sống theo nguyên lý đó thì gần như là họ hoàn toàn đánh mất căn cước của mình.
Lời Chúa là một bài học cảnh tỉnh cho mỗi người chúng ta: “Của Xeda hãy trả cho Xeda, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Bài học của sự khôn ngoan, bài học của triết lý tìm tới hạnh phúc đích thật và là cánh cửa mở ra để đi vào sự sống đời đời.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Xin cho chúng con trả về cho Chúa
những gì là của Chúa: giá trị thiêng liêng,
niềm vui, hạnh phúc thanh cao.
Xin đừng để cho chúng con chéo cánh
xẻ lấy của Xeda trả cho Chúa
và lấy của Chúa phục vụ cho Xeda.
Nhưng xin cho nguyên tắc ngàn đời giúp chúng con bừng tỉnh
để chúng con biết trả về cho Chúa những gì là của Chúa
trong giá trị của lương tâm,
trong giá trị của Nước Trời
và trong giá trị của sự sống đời đời. Amen.
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Để xây dựng một thế giới tình yêu
Trần Tuy Hòa
12:50 16/10/2011
Suy tư về bài Tin Mừng Chúa Nhật 29 Thường niên 2011
Câu trả lời của Đức Kitô cho nhóm người thuộc phái Pharisiêu và Hêrôđê trong sách Matthêu từ hai ngàn năm nay trở nên câu nói thời danh cũng là câu nói cửa miệng của nhiều khuynh hướng, nhiều phe phái khác nhau, xem nó như điều luật được trích dẫn trong hành trình đi tìm chân lý, tìm sự công bằng luôn vốn là khát vọng muôn thuở của nhân loại : "Của César trả cho César, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa – quae sunt Caesaris , Caesari; et quae sunt Dei, Deo".(Mt 22,21).
Trước yêu cầu cho biết ý kiến : "Có được phép nộp thuế cho César hay không ?" ( Mt 22,17), một yêu cầu mà theo Tin Mừng là GÀI BẨY Đức Kitô (Mt 22,15). Để khỏi dính bẩy, ngoài sự khéo léo, Ngài đã gặp may.
May vì người ta không hỏi chuyện quốc gia đại sự mà chỉ hỏi chuyện thuế má, phố phường.
May vì nhờ đồng tiền có hình César, Ngài đã lách mình cách ngoạn mục.
May vì đây là lần đầu tiên La Mã có đồng tiền kiểu này. Nếu César không cho đúc hình chính mình, lấy đâu để Đức Kitô hỏi : "Hình và danh hiệu này là của ai ?" (Mt 22/17).
Và may vì người đặt câu hỏi cho Ngài không là quan tòa nơi pháp đình để Ngài có thể trả lời không theo ý người hỏi mà không bị nhắc nhở.
Đúng. Trong cái khó, Ngài đã gặp may. Sau khi cho xem đồng bạc, Ngài chỉ cần trả lời : "Phải nạp thuế cho César" – Chấm hết ; giữa câu hỏi và câu trả lời ăn khớp, đủ nghĩa...Nhưng không, bên cạnh đáp án vừa có, Ngài vượt qua cái hay cũng như cái hên theo lẽ thường tình để nhân đây Ngài xác định lại một lần nữa trước sức mạnh, trước hào quang quá lớn của nhà nước Rôma, Ngài đặt vấn đề Tôn giáo bằng câu nói thêm, tưởng như dư thừa, không cần thiết : “Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa.”
Hơn ai hết Đức Ki tô hiểu rằng nạp thuế cho César, tùng phục nhà cầm quyền đương thời là bổn phận, dẫu cho "Á tế á ca" có lên án việc nạp thuế thời Pháp thuộc thì hôm nay chúng ta vẫn phải nạp thuế. Chuyện nạp thuế là chuyện đương nhiên của công dân một nước dẫu thuộc địa hay độc lập ; nhưng Ngài muốn nhắc nhở một điều khác, quan trọng hơn, đó là : César không phải là CHÚA, nhà nước La Mã, Đế Chế La Mã không phải là Chúa. Họ ngạc nhiên vì cách trả lời thoát hiểm ngoài dự tính và có thể cũng đã ngạc nhiên trước đòi hỏi trả lại vị trí đúng tầm của Thiên Chúa.
Họ đã giật mình. Còn Chúa nào khác ngoài César để họ PHẢI TRẢ ? César được Viện Nguyên Lão La Mã thần hóa, xem ông là một trong những vị thần của đất nước, hình ảnh đế quốc Rôma là vô địch ; việc trả lại cho Thiên Chúa ngoài hoàng đế La Mã là một thách thức chính quyền, là đe dọa sự bền vững của chế độ. Nhưng với Ngài : César không là Chúa. Đó là sự thật. Đó là điều trước đây họ chưa từng nghe, hôm nay phải được nghe. Từ đây cái chết của Đức Kitô gần thêm chút nữa, vì con người không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để trừ khử những ai mà họ nghĩ rằng đang manh nha làm lung lay ngai vàng hoàng đế. Não trạng làm Chúa ăn sâu vào những ai có chút quyền lực để họ luôn xem mình là người có quyền tuyệt đối. “Ông không biết Ta có quyền tha cho Ông sao ?” ( Ga 19,10). Không ! Cho dù trước mặt là gươm giáo sáng lòa, Đức Ki tô vẫn trả lời dứt khoát : “Ông không có quyền gì” (Ga 19,11). Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa.
Hãy trả lại đúng vị trí của từng nhân vật – César cứ là César nhưng đừng làm Chúa và không nhân danh Chúa để làm những việc thấp hèn. Đừng vì biết rằng : “Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa…” (Mt 22,16) theo cung giọng của nhóm biệt phái, để thực hiện những toan tính nhỏ nhoi.
Không riêng gì hôm nay mà từ ngàn xưa, con người muốn xây dựng một xã hội công bình, công lý ; nhưng công lý thế nào được khi thế giới thiếu vắng tình yêu. Công lý ,công bình đâu chỉ là chia đều nhưng còn là yêu nhiều. Câu chuyện cậu bé viết hóa đơn đòi tiền công mẹ mình, nào là:
Chẻ củi giúp mẹ : 5 đồng
Quét nhà giúp mẹ : 3 đồng
Rửa bát cho cả nhà : 3 đồng
Mang thức ăn cho ngoại : 4 đồng v..v…
Đọc được hóa đơn đòi nợ công bằng của con, người mẹ viết lại:
Sữa nuôi con : 0 đồng
Ru con ngủ : 0 đồng
Thức suốt đêm khi con đau ốm : 0 đồng
Dắt con đến trường : 0 đồng
Đóng học phí cho con : 0 đồng.v…v…
Cộng tất cả những gì mẹ làm cho con : 0 đồng ; nhưng mẹ không hề thấy bất công.
Thế giới Tình yêu là thế giới không có cảnh “Chất lên người ta gánh nặng không thể vác được, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới” (Lc11,46);
Thế giới tình yêu cũng không có tình trạng ích kỷ, hưởng thụ đặc quyền, “Cất dấu chìa khóa sự hiểu biết ; các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào,các ngươi lại ngăn cấm” (Lc 12,52)
Thế giới tình yêu không có chuyện 1% người giàu chiếm giữ 99% tài sản của cả xã hội, một bất công không thể chấp nhận (Chiếm lấy phố Wall nước Mỹ, biểu tượng của sự giàu có trong mấy tuần nay)
Thế giới tình yêu không có cảnh : thiếu niên cầm súng phục vụ cho nhóm đặc quyền khai thác tài nguyên tại Sierra Leone, đến nỗi có người đã nói, Thiên Chúa đang khóc trên quốc gia nhỏ bé này, người ta đã không trả lại tuổi thơ vốn là tài sản quý nhất của các em.
Thế giới tình yêu sao lại còn chuyện : bị tù vì giữ sách Kinh thánh và chuổi Mân côi (như trường hợp của ngươì giáo viên Ân Độ ở Maldives) hay vì có xăm hình Chúa trên người (như cầu thủ bóng đá Juan Pablo Pino ở Saudi Arabia …)
César đã băng hà hơn 2000 năm ; Đế quốc Rôma cũng không còn. Nhưng không có nghĩa là không có những César mới khát khao thâu tóm quyền hành, chẳng những không trả lại cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa mà còn trơ trẻn thu gom cả những gì của Thiên Chúa làm của riêng mình ; coi Thiên Chúa như không hề có mặt, Thiên Chúa đang vắng bóng.
Hãy trả cho Thiên Chúa những gì là của Ngài. Tại sao lòng tin lại phải xin phép ? Tại sao khi tuyên xưng niềm tin tôn giáo thì bị ghét bỏ, thậm chí bị giết chết như 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam cùng nhiều tín hữu khác nữa ? Chúng ta trả lời thế nào khi chúng ta không trả những gì của Chúa cho Chúa. Tại sao sự sống lại được định đoạt bỡi con người khi con người không thể cưỡng lại cái chết ? Phải chăng Cesar luôn luôn đúng ? Ai đó đã từng buồn lòng khi tài sản của mình bị chiếm lấy bởi kẻ có quyền rằng : CỦA của ANH LÀ CỦA của TA và người yếu thế chỉ biết đáp lại : Vâng, quá đúng, CỦA của TÔI LÀ CỦA của NGÀI.
CỦA (viết hoa) đâu chỉ là nhà cửa, ruộng vườn bị chiếm lấy mà còn cả mạng sống, cả máu đào đổ ra. Và như thế :
Công bằng chính là :
Lấy tình yêu đáp lại tình yêu
Đem mạng sống đáp đền mạng sống (Anrê Phú yên)
Công bằng chính là nhận biết mình chỉ là thụ tạo nhỏ nhoi.
Công bằng chính là biết mình được tạo dựng từ hư không.
Công bình chính là khi ôm chầm lấy mẹ mình để nói với mẹ rằng : Xin lỗi mẹ về lòng tham của con. Con biết, Mẹ yêu con nhiều lắm.
Công bình được xây trên nền đá khiêm tốn, yêu thương thì đó là thứ công bình bền vững đầy tính nhân văn và gần với nước trời hơn hết .
Trần Tuy Hòa
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 16/10/2011
LỜI NÓI KHÔNG MAY MẮN
Người nọ có thói quen nói những lời xui xẻo, có một nhà giàu mới xây một cái cổng lầu, người quen nói những lời xui xẻo đi đến coi, khi đến trước cổng thì cổng đã đóng lại rồi, anh ta gõ cửa, rồi lớn tiếng chửi:
- “Cái cổng này đóng kín mít như cổng nhà tù, kêu cửa chẳng ai nghe, chắc những người trong đó chết tiệt cả rồi chăng !”
Người nhà giàu đi ra trách anh ta, nói:
- “Tôi bỏ ra hơn một ngàn lượng bạc mới làm xông cái cổng lầu này, sao anh lại thốt ra những lời xui xẻo ấy chứ ?”
Người ấy nói:
- “Cái cổng lầu này muốn bán chăng, cùng lắm là chỉ được năm trăm lượng là cùng, tại sao ông bỏ ra nhiều tiền như thế chứ ?”
Người nhà giàu càng thêm tức giận nói:
- Tôi vừa mới xây xong, tại sao phải bán chứ ?”
Người ấy nói:
- “Tôi khuyên anh bán đi là ý tốt, nếu gặp một trận hỏa hoạn thì cũng không đáng một xu !”
Suy tư:
Trong cuộc sống hằng ngày, tại sao con người ta không dùng những lời nói nhỏ nhẹ, những lời nói yêu thương, những lời nói khuyến khích nhau làm điều tốt và những lời nói xây dựng ? Tại sao con người ta thích nói những lời cay độc, những lời trù ẻo, những lời gây mất tình đoàn kết và những lời phỉ bang nhau ?
Thời nay có nhiều người chỉ muốn cuộc sống của mình càng văn minh càng hiện đại thì càng tốt, nên họ sắm sửa cho mình và gia đình rất nhiều tiện nghi cho phù hợp với thời đại văn minh; nhưng thời nay ít người muốn cuộc sống của mình có văn hóa, tức là có cuộc sống hài hòa đối xử với nhau trong tình thân ái, lịch sự và tôn trọng nhau. Người có văn hóa thì gia đình hạnh phúc vui tươi, gia đình có văn hóa thì xã hội phồn thịnh, bình an và phát triển.
Văn hóa bảng hiệu thì làm cho con người ta trở thành giả dối, nhưng văn hóa phát xuất từ trong tâm hồn và trí tuệ thì làm cho con người ta thành thật và khiêm tốn với nhau hơn.
Nói với nhau những lời khuyến khích, thật thà và yêu thương, thì đó là văn hóa vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người nọ có thói quen nói những lời xui xẻo, có một nhà giàu mới xây một cái cổng lầu, người quen nói những lời xui xẻo đi đến coi, khi đến trước cổng thì cổng đã đóng lại rồi, anh ta gõ cửa, rồi lớn tiếng chửi:
- “Cái cổng này đóng kín mít như cổng nhà tù, kêu cửa chẳng ai nghe, chắc những người trong đó chết tiệt cả rồi chăng !”
Người nhà giàu đi ra trách anh ta, nói:
- “Tôi bỏ ra hơn một ngàn lượng bạc mới làm xông cái cổng lầu này, sao anh lại thốt ra những lời xui xẻo ấy chứ ?”
Người ấy nói:
- “Cái cổng lầu này muốn bán chăng, cùng lắm là chỉ được năm trăm lượng là cùng, tại sao ông bỏ ra nhiều tiền như thế chứ ?”
Người nhà giàu càng thêm tức giận nói:
- Tôi vừa mới xây xong, tại sao phải bán chứ ?”
Người ấy nói:
- “Tôi khuyên anh bán đi là ý tốt, nếu gặp một trận hỏa hoạn thì cũng không đáng một xu !”
Suy tư:
Trong cuộc sống hằng ngày, tại sao con người ta không dùng những lời nói nhỏ nhẹ, những lời nói yêu thương, những lời nói khuyến khích nhau làm điều tốt và những lời nói xây dựng ? Tại sao con người ta thích nói những lời cay độc, những lời trù ẻo, những lời gây mất tình đoàn kết và những lời phỉ bang nhau ?
Thời nay có nhiều người chỉ muốn cuộc sống của mình càng văn minh càng hiện đại thì càng tốt, nên họ sắm sửa cho mình và gia đình rất nhiều tiện nghi cho phù hợp với thời đại văn minh; nhưng thời nay ít người muốn cuộc sống của mình có văn hóa, tức là có cuộc sống hài hòa đối xử với nhau trong tình thân ái, lịch sự và tôn trọng nhau. Người có văn hóa thì gia đình hạnh phúc vui tươi, gia đình có văn hóa thì xã hội phồn thịnh, bình an và phát triển.
Văn hóa bảng hiệu thì làm cho con người ta trở thành giả dối, nhưng văn hóa phát xuất từ trong tâm hồn và trí tuệ thì làm cho con người ta thành thật và khiêm tốn với nhau hơn.
Nói với nhau những lời khuyến khích, thật thà và yêu thương, thì đó là văn hóa vậy.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:29 16/10/2011
N2T |
43. Linh hồn của con người đúng là vì để yêu mến Thiên Chúa mà được tạo thành; nếu linh hồn có mong muốn sự vật gì khác ngoài Thiên Chúa thì những sự vật ấy đều không làm cho linh hồn đủ lớn; do đó phàm tất cả những gì không phải là Thiên Chúa thì không đủ làm thỏa mãn linh hồn.
(Thánh Gregory)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc trả đũa Vatican về vấn đề giám mục
Khương Duy Hải
06:43 16/10/2011
Trung Quốc trả đũa Vatican về vấn đề giám mục
VaticanInsider.com (11/10/2011) - Trong việc tiến hành cuộc bầu chọn lãnh đạo đất nước vào năm 2012, liệu Trung Quốc có đưa ra lập trường hiếu chiến chống lại Vatican về những vấn đề then chốt trong việc đề cử các giám mục nữa hay không? Liệu giới chức Tòa Thánh và Bắc Kinh có đạt được thỏa thuận ngay trong thời gian đang khủng hoảng quan hệ hay không?
Gerard O'Connell bình luận từ Rôma.
Trung Quốc có một lịch sử hành xử kiểu thâm thù. Bây giờ, khi mà đấu đá chính trị nội bộ đang tăng lên, dẫn đến năm 2012 phải diễn ra cuộc bầu chọn lãnh đạo mới cho đất nước, Trung Quốc cũng không ngần ngại trả đũa bất kỳ khi nào và bất kỳ ai dám chống lại họ.
Kể từ đầu tháng 6, họ đã nhiều lần chống lại Tòa Thánh vì Tòa Thánh đã từ chối một số ứng viên giám mục mà chính phủ Bắc Kinh ưng thuận, và đặc biệt là hai trường hợp bị vạ tuyệt thông dành cho hai giám mục được tấn phong mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng hồi tháng 6 và tháng 7.
Theo Vatican Insider được biết, Bắc Kinh đã đưa ra một danh sách đen gồm khoảng 20 người mà họ không cho phép nhập cảnh nhằm trả thù cho hành động vừa nói của Tòa Thánh, hầu hết là các linh mục mà họ cho rằng có liên hệ với Tòa Thánh bằng cách này hay cách khác.
Kể từ tháng 6, họ đã ngăn không cho 9 linh mục Công giáo nhập cảnh vào đại lục, mặc dù các vị đều có thị thực hợp lệ. Bốn trong số các linh mục này là người Ý, bốn vị là người gốc Trung Quốc, và một vị là người Pháp. Hầu hết các vị đều đang sống ở Hồng Kông.
Ngoài ra, 7 người khác bị chặn tại các điểm hải quan trên đại lục, và bị hủy bỏ thị thực nhập cảnh mà không có lời giải thích. Hai người khác khi đáp xuống phi trường quốc tế Bắc Kinh liền bị hủy thị thực và đưa lên chuyến bay tiếp theo để họ trở về nơi đã xuất phát.
Trong những tháng hè vừa qua, tin tức về những vụ trả đũa mới nhất đã lưu hành trong giới ngoại giao và trong Giáo hội. Một số linh mục đã ẩn danh hoặc nói một cách không công khai về những trải nghiệm của họ, về quan ngại tương lai họ có trở về Trung Quốc được hay không, hoặc tình hình có thể nghiêm trọng nữa hay không. Tòa Thánh đã không bình luận về điều này.
Tin tức đầu tiên được bung ra là Cha Franco Mella, 62 tuổi, một nhà truyền giáo người Ý đang sống tại Hồng Kông, ngài thường xuyên vào Trung Quốc trong suốt 20 năm qua. Ngài được biết đến là một nhà hoạt động xã hội và là vệ sĩ can đảm trong việc bảo vệ quyền lợi về chỗ ở cho các con em người lao động nhập cư sinh ra ở đại lục để về cư trú với gia đình của họ ở Hồng Kông. Ngài bị ngăn không cho nhập cảnh vào đại lục tại Thâm Quyến, phía nam tỉnh Quảng Đông, hồi cuối tháng 7.
Một thời gian trước đó, ngài đã tham gia một cuộc biểu tình tại Hồng Kông về vụ tấn phong bất hợp thức của các giám mục đại lục. Ngài lên án chính phủ Bắc Kinh đã vi phạm các quyền của ngài về truyền thông, và ngài bị treo thị thực ít nhất là hai năm.
Tương tự như vậy, linh mục Bruno Lepeu người Pháp, bề trên Hội Thừa Sai Ba Lê tại Hồng Kông, nơi ngài đã sống và làm việc 17 năm qua, cũng bị ngăn không cho nhập cảnh vào đại lục trong cùng thời gian này. Ngài cho biết trong một ấn phẩm gần đây của hội là thị thực nhập cảnh của ngài đã bị hủy.
Bốn linh mục gốc Trung Quốc cũng bị từ chối nhập cảnh vào đại lục, bao gồm giáo sư Thái Huệ Mẫn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công giáo của Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông. Thị thực của họ bị hủy ngay tại biên giới, mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
Trường hợp của linh mục Gianni Criveller người Ý có phần khác biệt. Một học giả mang tầm quốc tế nghiên cứu về lịch sử Kitô giáo tại Trung Quốc, ngài được cấp thị thực làm việc như một học giả ở Bắc Kinh, và được tham gia vào một chương trình nghiên cứu lớn tại một trong các trường đại học uy tín nhất thành phố. Sau một chuyến viếng thăm Hồng Kông cuối tháng 7, khi trở về Bắc Kinh, ngài đã bị chặn tại phi trường quốc tế Bắc Kinh, bị giữ suốt đêm và buộc lên chuyến bay đầu tiên trở lại Hồng Kông vào buổi sáng hôm sau, một lần nữa cũng không có lời giải thích.
Từ lâu rồi, việc tôn trọng người cao niên (kính lão) đã là một phần nằm trong nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, ít ra là có từ thời đại của Khổng Tử (năm 557-479 trước Công Nguyên), nhưng đáng buồn thay, truyền thống cao quý này vẫn diễn ra tại Vatican nhưng Bắc Kinh đã vứt ra ngoài.
Cụ thể, vào giữa tháng 9, chính quyền Trung Quốc đã ngăn chặn không cho Cha Angelo S. Lazzarotto - một linh mục truyền giáo người Ý, 86 tuổi - nhập cảnh vào đại lục. Ngài đã từ Milan đến thủ đô Trung Quốc cùng với một nhóm lớn các khách hành hương nhưng bị từ chối nhập cảnh tại phi trường quốc tế Bắc Kinh, mặc dù ngài đã được cấp thị thực hai tuần trước. Ngài bị buộc phải lên chuyến bay trở về Ý trong ba giờ sau đó. Đây quả là một thử thách khó chịu cho một người cao niên! Cha Lazzarotto là một học giả lỗi lạc về Trung Quốc, ngài có nhiều bạn bè ở đại lục. Kể từ năm 1978, ngài viếng thăm Trung Quốc thường niên, nhưng đây là lần đầu tiên bị từ chối nhập cảnh.
Một vụ việc khác, dù không liên quan trực tiếp đến 9 linh mục đã đề cập ở trên, nhưng dù sao cũng rất quan trọng. Bắc Kinh từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho Đức Hồng Y Phaolô Đan Quốc Tỷ, 87 tuổi, ngài được sinh ra ở đại lục nhưng sống ở Đài Loan. Từ năm 2006, vị hồng y đáng kính này đã phải chống chọi anh dũng trước căn bệnh ung thư phổi và ngài rất mong được về thăm sinh quán ở Bộc Dương, phía đông bắc tỉnh Hà Nam mà ngài đã rời xa từ năm 1975, một lần cuối trước khi qua đời.
Tháng 9 năm 2010, Vương Tác An - trưởng ban quản lý tôn giáo của Trung Quốc đã đến thăm Đức Hồng Y Đan ở Đài Loan và mời ngài đến thăm đại lục. Lời mời này lại được Lưu Nguyên Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) nhắc lại hồi tháng 1 năm 2011.
Ngay sau đó, vì đã chống chọi một cách phi thường trước căn bệnh ung thư, Đức Hồng Y Đan cũng được mời đến đọc diễn văn tại Thượng Hải và Đại học Hạ Môn về cách chống lại ung thư. Ngài cũng lên kế hoạch gặp gỡ với người bạn cũ của mình là Đức Giám Mục huyền thoại của Thượng Hải - Kim Lữ Hiền. Nhưng chính phủ Trung Quốc lại muốn ngài đến thăm Bắc Kinh để gặp gỡ ban lãnh đạo CCPA. Về phần mình, Đức Hồng Y Đan muốn chuyến đi của ngài không liên quan đến mục đích chính trị nên quyết định không đến Bắc Kinh, vì thế sau đó ngài đã không được Bắc Kinh cấp thị thực nhập cảnh.
Trong những năm qua, các hành vi đàn áp chỉ là chương mới nhất trong mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. Trước đó, từ cuối năm 2006 đến tháng 10 năm 2010, quan hệ giữa hai bên phần lớn đã có những tiến triển tích cực, căn cứ vào sự thuận lợi trong việc phê chuẩn và thông qua hàng chục ứng viên giám mục. Nhưng hai bên vẫn không thể đạt được một hiệp định đồng thuận cho các vấn đề quan trọng khi đề cử các giám mục.
Thế rồi, quan hệ bắt đầu xấu đi khi Bắc Kinh chỉ trích Tòa Thánh vì đã phản đối vụ tấn phong linh mục Quách Kim Tài làm giám mục giáo phận Thừa Đức mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng vào ngày 20 tháng 11. Vatican đã phản ứng rất mạnh mẽ.
Tình hình trở nên tồi tệ khi chính quyền Trung Quốc, một lần nữa phớt lờ sự phản đối của Tòa Thánh, tổ chức Đại hội Đại biểu Công giáo lần thứ XVIII ở Bắc Kinh, từ ngày 8 đến 9 tháng 12 năm 2010, để bầu lãnh đạo mới cho Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và Hội đồng Giám Mục Trung Quốc, cả hai tổ chức này đều không được Tòa Thánh công nhận. Ban lãnh đạo mới nêu rõ rằng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục chọn và tấn phong giám mục, mặc cho Đức Giáo Hoàng có chấp thuận hay không.
Từ tháng 5 năm 2011 trở đi, Bắc Kinh đã cố gắng ép buộc tấn phong một số ứng viên làm giám mục, hầu hết những người trong số họ không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, ngoại trừ cha Lôi Thế Ngân được tấn phong làm Giám Mục Lạc Sơn ngày 29 tháng 6 và cha Hoàng Bỉnh Chương được tấn phong làm Giám Mục Sán Đầu ngày 14 tháng 7.
Trước việc Bắc Kinh bắt đầu tấn phong giám mục mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, lần đầu tiên kể từ năm 1958, Tòa Thánh công khai tuyên bố rằng hai vụ tấn phong giám mục bất hợp thức gần đây phải gánh chịu vạ tuyệt thông. Ngày 25 tháng 7, Bắc Kinh công kích kiệt liệt quyết định này của Tòa Thánh và cho là "cực kỳ vô lý và thô bạo", yêu cầu thu hồi lại quyết định.
Trong khi Tòa Thánh tuyên bố rằng quyết định trên được thực thi dựa trên năng quyền tinh thần của mình và đơn thuần là việc tôn giáo chứ không phải chính trị, các giám mục liên quan đến việc tấn phong bất hợp thức đã tự chuốc lấy vạ tuyệt thông, thì chính quyền Bắc Kinh lại nhìn thấy sự việc này theo chiều hướng khác đi thông qua lăng kính chính trị của họ, xem đó như là việc ngoại bang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Tất cả vụ việc này xảy ra tại một thời điểm rất khó khăn, khi mà nhiều phe phái ở Trung Quốc đang tăng cường đấu đá quyền lực trước Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến xẩy ra vào cuối năm 2012 để bầu các chức vị lãnh đạo của đất nước. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh dường như đã đưa ra những quyết định chính trị để đánh lại Tòa Thánh bằng cách cấm các linh mục thân cận Tòa Thánh nhập cảnh vào đại lục.
Trong quá khứ, khi phải đối mặt với những vấn đề tranh cãi, Trung Quốc thường tìm kiếm một giải pháp mà "đôi bên cùng có lợi". Tuy vậy, trong ánh sáng của các sự kiện trên đây, nhiều người đã bắt đầu tự hỏi liệu Bắc Kinh có từ bỏ việc tiếp cận đến mối quan hệ của họ với với Tòa Thánh hay không.
Trong khi chờ các nhà chức trách trả lời câu hỏi này, có một điều đã trở nên quá rõ ràng: rất nhiều người, bên trong và bên ngoài Trung Quốc, đang hy vọng rằng ngọn lửa sẽ được dập tắt sớm, và rằng Tòa Thánh và Trung Quốc cuối cùng sẽ có thể thương lượng để đồng thuận với những vấn đề quan trọng trong việc đề cử ứng viên giám mục, vốn đã là tâm chấn của cuộc đụng độ giữa hai bên trong hơn 50 năm qua.
Khương Duy Hải chuyển ngữ
VaticanInsider.com (11/10/2011) - Trong việc tiến hành cuộc bầu chọn lãnh đạo đất nước vào năm 2012, liệu Trung Quốc có đưa ra lập trường hiếu chiến chống lại Vatican về những vấn đề then chốt trong việc đề cử các giám mục nữa hay không? Liệu giới chức Tòa Thánh và Bắc Kinh có đạt được thỏa thuận ngay trong thời gian đang khủng hoảng quan hệ hay không?
Gerard O'Connell bình luận từ Rôma.
Trung Quốc có một lịch sử hành xử kiểu thâm thù. Bây giờ, khi mà đấu đá chính trị nội bộ đang tăng lên, dẫn đến năm 2012 phải diễn ra cuộc bầu chọn lãnh đạo mới cho đất nước, Trung Quốc cũng không ngần ngại trả đũa bất kỳ khi nào và bất kỳ ai dám chống lại họ.
Kể từ đầu tháng 6, họ đã nhiều lần chống lại Tòa Thánh vì Tòa Thánh đã từ chối một số ứng viên giám mục mà chính phủ Bắc Kinh ưng thuận, và đặc biệt là hai trường hợp bị vạ tuyệt thông dành cho hai giám mục được tấn phong mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng hồi tháng 6 và tháng 7.
Theo Vatican Insider được biết, Bắc Kinh đã đưa ra một danh sách đen gồm khoảng 20 người mà họ không cho phép nhập cảnh nhằm trả thù cho hành động vừa nói của Tòa Thánh, hầu hết là các linh mục mà họ cho rằng có liên hệ với Tòa Thánh bằng cách này hay cách khác.
Kể từ tháng 6, họ đã ngăn không cho 9 linh mục Công giáo nhập cảnh vào đại lục, mặc dù các vị đều có thị thực hợp lệ. Bốn trong số các linh mục này là người Ý, bốn vị là người gốc Trung Quốc, và một vị là người Pháp. Hầu hết các vị đều đang sống ở Hồng Kông.
Ngoài ra, 7 người khác bị chặn tại các điểm hải quan trên đại lục, và bị hủy bỏ thị thực nhập cảnh mà không có lời giải thích. Hai người khác khi đáp xuống phi trường quốc tế Bắc Kinh liền bị hủy thị thực và đưa lên chuyến bay tiếp theo để họ trở về nơi đã xuất phát.
Trong những tháng hè vừa qua, tin tức về những vụ trả đũa mới nhất đã lưu hành trong giới ngoại giao và trong Giáo hội. Một số linh mục đã ẩn danh hoặc nói một cách không công khai về những trải nghiệm của họ, về quan ngại tương lai họ có trở về Trung Quốc được hay không, hoặc tình hình có thể nghiêm trọng nữa hay không. Tòa Thánh đã không bình luận về điều này.
Tin tức đầu tiên được bung ra là Cha Franco Mella, 62 tuổi, một nhà truyền giáo người Ý đang sống tại Hồng Kông, ngài thường xuyên vào Trung Quốc trong suốt 20 năm qua. Ngài được biết đến là một nhà hoạt động xã hội và là vệ sĩ can đảm trong việc bảo vệ quyền lợi về chỗ ở cho các con em người lao động nhập cư sinh ra ở đại lục để về cư trú với gia đình của họ ở Hồng Kông. Ngài bị ngăn không cho nhập cảnh vào đại lục tại Thâm Quyến, phía nam tỉnh Quảng Đông, hồi cuối tháng 7.
Một thời gian trước đó, ngài đã tham gia một cuộc biểu tình tại Hồng Kông về vụ tấn phong bất hợp thức của các giám mục đại lục. Ngài lên án chính phủ Bắc Kinh đã vi phạm các quyền của ngài về truyền thông, và ngài bị treo thị thực ít nhất là hai năm.
Tương tự như vậy, linh mục Bruno Lepeu người Pháp, bề trên Hội Thừa Sai Ba Lê tại Hồng Kông, nơi ngài đã sống và làm việc 17 năm qua, cũng bị ngăn không cho nhập cảnh vào đại lục trong cùng thời gian này. Ngài cho biết trong một ấn phẩm gần đây của hội là thị thực nhập cảnh của ngài đã bị hủy.
Bốn linh mục gốc Trung Quốc cũng bị từ chối nhập cảnh vào đại lục, bao gồm giáo sư Thái Huệ Mẫn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Công giáo của Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông. Thị thực của họ bị hủy ngay tại biên giới, mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
Trường hợp của linh mục Gianni Criveller người Ý có phần khác biệt. Một học giả mang tầm quốc tế nghiên cứu về lịch sử Kitô giáo tại Trung Quốc, ngài được cấp thị thực làm việc như một học giả ở Bắc Kinh, và được tham gia vào một chương trình nghiên cứu lớn tại một trong các trường đại học uy tín nhất thành phố. Sau một chuyến viếng thăm Hồng Kông cuối tháng 7, khi trở về Bắc Kinh, ngài đã bị chặn tại phi trường quốc tế Bắc Kinh, bị giữ suốt đêm và buộc lên chuyến bay đầu tiên trở lại Hồng Kông vào buổi sáng hôm sau, một lần nữa cũng không có lời giải thích.
Từ lâu rồi, việc tôn trọng người cao niên (kính lão) đã là một phần nằm trong nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, ít ra là có từ thời đại của Khổng Tử (năm 557-479 trước Công Nguyên), nhưng đáng buồn thay, truyền thống cao quý này vẫn diễn ra tại Vatican nhưng Bắc Kinh đã vứt ra ngoài.
Cụ thể, vào giữa tháng 9, chính quyền Trung Quốc đã ngăn chặn không cho Cha Angelo S. Lazzarotto - một linh mục truyền giáo người Ý, 86 tuổi - nhập cảnh vào đại lục. Ngài đã từ Milan đến thủ đô Trung Quốc cùng với một nhóm lớn các khách hành hương nhưng bị từ chối nhập cảnh tại phi trường quốc tế Bắc Kinh, mặc dù ngài đã được cấp thị thực hai tuần trước. Ngài bị buộc phải lên chuyến bay trở về Ý trong ba giờ sau đó. Đây quả là một thử thách khó chịu cho một người cao niên! Cha Lazzarotto là một học giả lỗi lạc về Trung Quốc, ngài có nhiều bạn bè ở đại lục. Kể từ năm 1978, ngài viếng thăm Trung Quốc thường niên, nhưng đây là lần đầu tiên bị từ chối nhập cảnh.
Một vụ việc khác, dù không liên quan trực tiếp đến 9 linh mục đã đề cập ở trên, nhưng dù sao cũng rất quan trọng. Bắc Kinh từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho Đức Hồng Y Phaolô Đan Quốc Tỷ, 87 tuổi, ngài được sinh ra ở đại lục nhưng sống ở Đài Loan. Từ năm 2006, vị hồng y đáng kính này đã phải chống chọi anh dũng trước căn bệnh ung thư phổi và ngài rất mong được về thăm sinh quán ở Bộc Dương, phía đông bắc tỉnh Hà Nam mà ngài đã rời xa từ năm 1975, một lần cuối trước khi qua đời.
Tháng 9 năm 2010, Vương Tác An - trưởng ban quản lý tôn giáo của Trung Quốc đã đến thăm Đức Hồng Y Đan ở Đài Loan và mời ngài đến thăm đại lục. Lời mời này lại được Lưu Nguyên Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CCPA) nhắc lại hồi tháng 1 năm 2011.
Ngay sau đó, vì đã chống chọi một cách phi thường trước căn bệnh ung thư, Đức Hồng Y Đan cũng được mời đến đọc diễn văn tại Thượng Hải và Đại học Hạ Môn về cách chống lại ung thư. Ngài cũng lên kế hoạch gặp gỡ với người bạn cũ của mình là Đức Giám Mục huyền thoại của Thượng Hải - Kim Lữ Hiền. Nhưng chính phủ Trung Quốc lại muốn ngài đến thăm Bắc Kinh để gặp gỡ ban lãnh đạo CCPA. Về phần mình, Đức Hồng Y Đan muốn chuyến đi của ngài không liên quan đến mục đích chính trị nên quyết định không đến Bắc Kinh, vì thế sau đó ngài đã không được Bắc Kinh cấp thị thực nhập cảnh.
Trong những năm qua, các hành vi đàn áp chỉ là chương mới nhất trong mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. Trước đó, từ cuối năm 2006 đến tháng 10 năm 2010, quan hệ giữa hai bên phần lớn đã có những tiến triển tích cực, căn cứ vào sự thuận lợi trong việc phê chuẩn và thông qua hàng chục ứng viên giám mục. Nhưng hai bên vẫn không thể đạt được một hiệp định đồng thuận cho các vấn đề quan trọng khi đề cử các giám mục.
Thế rồi, quan hệ bắt đầu xấu đi khi Bắc Kinh chỉ trích Tòa Thánh vì đã phản đối vụ tấn phong linh mục Quách Kim Tài làm giám mục giáo phận Thừa Đức mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng vào ngày 20 tháng 11. Vatican đã phản ứng rất mạnh mẽ.
Tình hình trở nên tồi tệ khi chính quyền Trung Quốc, một lần nữa phớt lờ sự phản đối của Tòa Thánh, tổ chức Đại hội Đại biểu Công giáo lần thứ XVIII ở Bắc Kinh, từ ngày 8 đến 9 tháng 12 năm 2010, để bầu lãnh đạo mới cho Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và Hội đồng Giám Mục Trung Quốc, cả hai tổ chức này đều không được Tòa Thánh công nhận. Ban lãnh đạo mới nêu rõ rằng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục chọn và tấn phong giám mục, mặc cho Đức Giáo Hoàng có chấp thuận hay không.
Từ tháng 5 năm 2011 trở đi, Bắc Kinh đã cố gắng ép buộc tấn phong một số ứng viên làm giám mục, hầu hết những người trong số họ không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, ngoại trừ cha Lôi Thế Ngân được tấn phong làm Giám Mục Lạc Sơn ngày 29 tháng 6 và cha Hoàng Bỉnh Chương được tấn phong làm Giám Mục Sán Đầu ngày 14 tháng 7.
Trước việc Bắc Kinh bắt đầu tấn phong giám mục mà không có ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng, lần đầu tiên kể từ năm 1958, Tòa Thánh công khai tuyên bố rằng hai vụ tấn phong giám mục bất hợp thức gần đây phải gánh chịu vạ tuyệt thông. Ngày 25 tháng 7, Bắc Kinh công kích kiệt liệt quyết định này của Tòa Thánh và cho là "cực kỳ vô lý và thô bạo", yêu cầu thu hồi lại quyết định.
Trong khi Tòa Thánh tuyên bố rằng quyết định trên được thực thi dựa trên năng quyền tinh thần của mình và đơn thuần là việc tôn giáo chứ không phải chính trị, các giám mục liên quan đến việc tấn phong bất hợp thức đã tự chuốc lấy vạ tuyệt thông, thì chính quyền Bắc Kinh lại nhìn thấy sự việc này theo chiều hướng khác đi thông qua lăng kính chính trị của họ, xem đó như là việc ngoại bang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Tất cả vụ việc này xảy ra tại một thời điểm rất khó khăn, khi mà nhiều phe phái ở Trung Quốc đang tăng cường đấu đá quyền lực trước Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến xẩy ra vào cuối năm 2012 để bầu các chức vị lãnh đạo của đất nước. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh dường như đã đưa ra những quyết định chính trị để đánh lại Tòa Thánh bằng cách cấm các linh mục thân cận Tòa Thánh nhập cảnh vào đại lục.
Trong quá khứ, khi phải đối mặt với những vấn đề tranh cãi, Trung Quốc thường tìm kiếm một giải pháp mà "đôi bên cùng có lợi". Tuy vậy, trong ánh sáng của các sự kiện trên đây, nhiều người đã bắt đầu tự hỏi liệu Bắc Kinh có từ bỏ việc tiếp cận đến mối quan hệ của họ với với Tòa Thánh hay không.
Trong khi chờ các nhà chức trách trả lời câu hỏi này, có một điều đã trở nên quá rõ ràng: rất nhiều người, bên trong và bên ngoài Trung Quốc, đang hy vọng rằng ngọn lửa sẽ được dập tắt sớm, và rằng Tòa Thánh và Trung Quốc cuối cùng sẽ có thể thương lượng để đồng thuận với những vấn đề quan trọng trong việc đề cử ứng viên giám mục, vốn đã là tâm chấn của cuộc đụng độ giữa hai bên trong hơn 50 năm qua.
Khương Duy Hải chuyển ngữ
Niềm tin tôn giáo tại Mỹ đi về đâu?
Vũ Văn An
00:28 16/10/2011
Theo linh mục John Flynn, LC (Zenit 14/10/2011), một số cuốn sách gần đây cung cấp cho ta cái nhìn thấu suốt về hiện tình tôn giáo tại Hoa Kỳ và ta nên kỳ vọng gì nơi những người sắp tới tuổi trưởng thành.
Cuốn thứ nhất là cuốn "FutureCast: What Today's Trends Mean for Tomorrow's World" (Dự Đoán Tương Lai: Các Khuynh Hướng Hiện Nay Có Nghĩa Gì Cho Thế Giới Ngày Mai) do nhà Barna Books xuất bản. Tác giả cuốn sách là George Barna, một nhà văn nổi tiếng từng sáng lập ra Nhóm Nghiên Cứu Barna. Dựa vào một số thăm dò công luận, cuốn sách nghiên cứu việc xã hội ngày nay đang nghĩ gì về một loạt các vấn đề xã hội.
Cuốn sách dành ba chương để khảo sát các niềm tin và thực hành tôn giáo. Việc xác nhận bản sắc tôn giáo nói chung khá ổn định, với 84% nhận mình là Kitô hữu vào năm 1991, tỷ lệ này là 85% vào năm 2010. Tuy nhiên, Barna cho hay nhiều người chỉ duy trì danh xưng chứ không thực hành niềm tin của mình.
Thực vậy, chỉ có khoảng 45% tin rằng Thánh Kinh hoàn toàn chính xác trong tất cả các nguyên tắc truyền dạy. Nhưng cả tỷ lệ này cũng giảm chỉ còn 30% đối với những người sinh từ 1984 trở lại đây. Chỉ có khoảng 34% người trưởng thành tin vào các sự thật luân lý tuyệt đối, trong số này chỉ có chừng 3% thuộc lớp người sinh năm 1984 và trở về sau.
Barna cũng nhận định rằng trong số những người lớn có liên hệ tới một giáo hội Kitô Giáo, chỉ có một nửa chịu quả quyết là mình hoàn toàn dấn thân cho đức tin Kitô Giáo.
Tâm linh
Một trong các thay đổi gần đây về bản sắc tôn giáo là việc gia tăng con số những người tự nhận mình là tâm linh (spiritual) chứ không phải tôn giáo. Khoảng một phần tư người lớn tuyên bố như thế, còn đối với lớp người dưới 30, thì đó là điều thông thường. Thuật ngữ này có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa, nhưng Barna nhận định rằng thường thường nó muốn nói tới sự dửng dưng tổng quát đối với các chương trình, biến cố và truyền thống của các giáo hội.
Điều trên được phản ảnh trong sự kiện này: chỉ có khoảng 17% tin rằng đức tin của họ vào Thiên Chúa được hiểu theo nghĩa phải chủ yếu phát triển qua việc can dự vào một giáo hội địa phương. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, mức tham dự thánh lễ hàng tuần ở nhà thờ vẫn quanh quẩn khoảng từ 40% tới 45%.
Tỷ lệ xem ra liên tục kia vén mở cho thấy nhiều thay đổi quan trọng về việc làm thành viên trong các giáo hội. Các giáo hội Thệ Phản lâu đời hơn, mà người ta quen gọi là các giáo hội chính dòng, hiện nay phần lớn bị liệt vào loại các giáo hội bên lề vì con số thành viên càng ngày càng giảm. Các giáo hội Thệ Phản đang lớn mạnh là các giáo hội Phúc Âm hay Ngũ Tuần.
Hiện cũng đang có sự gia tăng nơi các hình thức giáo hội mới. Các giáo hội tại gia, nơi có những nhóm tín hữu nhỏ tụ tập tại các tư gia, là hình thức giáo hội đang lên tại Hoa Kỳ. Các hình thức khác bao gồm các giáo hội được Barna gọi là các giáo hội viễn thông (cyberchurches) tụ tập nhờ Liên Mạng.
Người Mỹ hiện nay cũng có thói quen thay đổi giáo hội. Về phương diện này, Giáo Hội Công Giáo đang là người thua cuộc lớn hơn cả, ít ra cũng có tới 10% người lớn chạy qua các giáo hội khác. Rất may, con số này đã được bù lắp nhờ số người Công Giáo từ Châu Mỹ La Tinh nhập cư Hoa Kỳ.
Barna cũng thấy rằng không hẳn nhân tố tín lý đã khiến người ta thay đổi giáo hội. Đúng hơn các lý do này phần lớn có tính chủ quan, tập chú vào nhân cách, sự thuận tiện, và tiềm năng liên hệ cũng như cảm nghiệm.
Những người sắp trưởng thành
Cuốn sách thứ hai chú tâm tới nhóm người hạn hẹp hơn. Christian Smith, một giáo sư xã hội học tại Đại Học Notre Dame, cùng với một số đồng nghiệp, đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn có chiều sâu với các lớp người thuộc hạn tuổi từ 18 tới 23.
Họ gọi các lớp người này là “những người sắp trưởng thành” và trong cuốn sách của họ tựa là "Lost in Transition: The Dark Side of Emerging Adulthood" (Mất Lúc Chuyển Dịch: Phía Tối Của Tuổi Sắp Trưởng Thành” do nhà Oxford University Press xuất bản, các nhà xã hội học này đã thuật lại các khám phá của mình.
Thứ nhất, họ liệt kê một loạt các nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong việc lên khuôn lớp người trẻ tuổi này:
-- Sự gia tăng đáng kể trong nền giáo dục cao cấp, điều này có nghĩa đối với phần đông, giáo dục kéo dài tới tuổi 20.
-- Triển hạn tuổi kết hôn, điều này có nghĩa sau khi tốt nghiệp trung học, người trẻ được thong dong tự tại một thời gian khá lâu.
-- Các thay đổi kinh tế khiến giới trẻ càng ngày càng khó kiếm được việc làm ổn định, có lương cao.
-- Cha mẹ sẵn sàng yểm trợ tài chánh cho con cái quá cả tuổi 20.
-- Phương tiện kiểm soát sinh đẻ ê hề khiến giới trẻ tách hẳn việc giao hợp tính dục ra khỏi việc sinh sản.
-- Các lý thuyết hậu cơ cấu và hậu hiện đại (poststructuralism & post modernism) đang ra sức cổ vũ chủ nghĩa chủ quan cá nhân và chủ nghĩa tương đối luân lý.
Cuốn sách này khởi đầu với một chương khá dài tựa là “Nền Luân Lý Vật Vờ” ("Morality Adrift"). Các tác giả cho rằng tư duy luân lý của lớp người sắp trưởng thành không nhất quán, gắn bó hay mạch lạc. Một trong các nhân tố tạo ra điều ấy là: rất ít người thuộc lớp này chịu suy nghĩ về các vấn đề luân lý khi gặp phải.
Theo cuốn sách, nhiều thiếu sót trong các giải đáp của họ phát sinh do hai nhân tố chính. Thứ nhất, dù có cố gắng đạt tới một số phán đoán luân lý tốt, nhưng họ lại có thiên hướng chống lại điều cuốn sách này gọi là “chủ nghĩa tuyệt đối luân lý có tính áp chế” ("coercive moral absolutism"). Thứ hai, phần lớn những người sắp trưởng thành rất ít được giáo dục về cách phải suy nghĩ ra sao đối với các vấn đề luân lý.
Giới trẻ ngày nay có những cách tiếp cận rất cá nhân chủ nghĩa đối với luân lý. Điều này khiến họ cho rằng bạn không nên phán đoán bất cứ ai khác trong các vấn đề luân lý, vì ai cũng có quyền có ý kiến riêng. Bởi thế, một sinh viên đại học cho rằng cô không gian lận trong các kỳ thi, nhưng cũng không phê phán đồng bạn khi họ làm việc đó.
Một người trẻ khác khi được hỏi liệu có được phép vi phạm luật luân lý khi không bị ai phát hiện và có lợi cho mình không, đã trả lời rằng nếu người đó không nghĩ đó là việc sai, thì theo định nghĩa, đâu có gì sai. Tuy nhiên, cô nhận rằng ăn cắp là ngu đần (dumb) nhưng làm thế đâu có khiến người ra thành người xấu.
Ngu đần
Các tác giả kết luận rằng theo quan điểm trên, “Một số điều o.k., một số điều ngu đần, còn chúng đúng hay sai một cách khách quan về luân lý là điều không rõ ràng”.
Chủ nghĩa tương đối về luân lý cũng được nhận thấy nơi nhiều người trả lời cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, nhiều người còn nói ra các ý tưởng không nhất quán hợp lý (not rationally consistent). Trong một cuộc tranh luận, ý tưởng cho rằng luân lý là sản phẩm của xã hội và văn hóa tiến xa đến nỗi có người trẻ không đưa ra một phán đoán tiêu cực nào đối với nạn nô lệ. Một người khác bênh vực tính đúng đắn về luân lý của các hành vi khủng bố sát hại nhân mạng. “Họ làm điều họ nghĩ là tốt nhất họ có thể làm được và như thế họ làm điều tốt”
Cái dịch bản duy tương đối một cách mạnh mẽ như thế được đến 1/3 những người trả lời cuộc phỏng vấn phát biểu, dù 2/3 số người còn lại không đến nỗi đi quá xa như vậy. Tuy nhiên, trong số những người sau, nhiều người vẫn không có được một chủ trương vững vàng về luân lý. Nhiều người cũng không có khả năng giải thích hay bênh vực các chủ trương luân lý của mình.
Tất cả lớp người sắp bước vào tuổi trưởng thành có tin vào một điều gì đó tự gọi là luân lý, dưới hình thức này hay hình thức khác. Các nhà xã hội học này cho rằng khi được hỏi về nguồn gốc của luân lý, phần lớn các câu trả lời không phù hợp với các tiêu chuẩn có tính phê phán. Không dưới 34% tuyên bố rằng họ không biết điều gì khiến một điều thành đúng hay sai về luân lý. Một số còn cho rằng mình không hiểu cả chính câu hỏi nữa.
Đối với nhiều người khác, các câu trả lời có thay đổi. Một số nghĩ rằng luân lý tính được xác định bởi điều người khác nghĩ về một ai đó. Tiêu chuẩn này ít nhiều được phát biểu bởi 40% những người được phỏng vấn. Nhiều người khác mô tả căn bản của luân lý tính tùy thuộc việc một điều gì đó có hiệu năng cải tiến trạng huống người ta hay không.
Trong kết luận của chương nói về luân lý tính, các tác giả nhận định rằng những người sắp bước vào tuổi trưởng thành được trang bị rất kém trong việc đương đầu với các thách đố hiện tại cũng như tương lai và tạo nên một thế hệ hiện thất bại về phương diện đào tạo luân lý. Dù cần thận trọng trong việc tổng quát hóa các duữ kiện thống kê hay điều tra, chứng cớ của hai cuốn sách trên vẫn nhắc ta nhớ đến các thách đố mà các giáo hội và những ai quan tâm tới luân lý đang phải đương đầu.
Cuốn thứ nhất là cuốn "FutureCast: What Today's Trends Mean for Tomorrow's World" (Dự Đoán Tương Lai: Các Khuynh Hướng Hiện Nay Có Nghĩa Gì Cho Thế Giới Ngày Mai) do nhà Barna Books xuất bản. Tác giả cuốn sách là George Barna, một nhà văn nổi tiếng từng sáng lập ra Nhóm Nghiên Cứu Barna. Dựa vào một số thăm dò công luận, cuốn sách nghiên cứu việc xã hội ngày nay đang nghĩ gì về một loạt các vấn đề xã hội.
Cuốn sách dành ba chương để khảo sát các niềm tin và thực hành tôn giáo. Việc xác nhận bản sắc tôn giáo nói chung khá ổn định, với 84% nhận mình là Kitô hữu vào năm 1991, tỷ lệ này là 85% vào năm 2010. Tuy nhiên, Barna cho hay nhiều người chỉ duy trì danh xưng chứ không thực hành niềm tin của mình.
Thực vậy, chỉ có khoảng 45% tin rằng Thánh Kinh hoàn toàn chính xác trong tất cả các nguyên tắc truyền dạy. Nhưng cả tỷ lệ này cũng giảm chỉ còn 30% đối với những người sinh từ 1984 trở lại đây. Chỉ có khoảng 34% người trưởng thành tin vào các sự thật luân lý tuyệt đối, trong số này chỉ có chừng 3% thuộc lớp người sinh năm 1984 và trở về sau.
Barna cũng nhận định rằng trong số những người lớn có liên hệ tới một giáo hội Kitô Giáo, chỉ có một nửa chịu quả quyết là mình hoàn toàn dấn thân cho đức tin Kitô Giáo.
Tâm linh
Một trong các thay đổi gần đây về bản sắc tôn giáo là việc gia tăng con số những người tự nhận mình là tâm linh (spiritual) chứ không phải tôn giáo. Khoảng một phần tư người lớn tuyên bố như thế, còn đối với lớp người dưới 30, thì đó là điều thông thường. Thuật ngữ này có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa, nhưng Barna nhận định rằng thường thường nó muốn nói tới sự dửng dưng tổng quát đối với các chương trình, biến cố và truyền thống của các giáo hội.
Điều trên được phản ảnh trong sự kiện này: chỉ có khoảng 17% tin rằng đức tin của họ vào Thiên Chúa được hiểu theo nghĩa phải chủ yếu phát triển qua việc can dự vào một giáo hội địa phương. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, mức tham dự thánh lễ hàng tuần ở nhà thờ vẫn quanh quẩn khoảng từ 40% tới 45%.
Tỷ lệ xem ra liên tục kia vén mở cho thấy nhiều thay đổi quan trọng về việc làm thành viên trong các giáo hội. Các giáo hội Thệ Phản lâu đời hơn, mà người ta quen gọi là các giáo hội chính dòng, hiện nay phần lớn bị liệt vào loại các giáo hội bên lề vì con số thành viên càng ngày càng giảm. Các giáo hội Thệ Phản đang lớn mạnh là các giáo hội Phúc Âm hay Ngũ Tuần.
Hiện cũng đang có sự gia tăng nơi các hình thức giáo hội mới. Các giáo hội tại gia, nơi có những nhóm tín hữu nhỏ tụ tập tại các tư gia, là hình thức giáo hội đang lên tại Hoa Kỳ. Các hình thức khác bao gồm các giáo hội được Barna gọi là các giáo hội viễn thông (cyberchurches) tụ tập nhờ Liên Mạng.
Người Mỹ hiện nay cũng có thói quen thay đổi giáo hội. Về phương diện này, Giáo Hội Công Giáo đang là người thua cuộc lớn hơn cả, ít ra cũng có tới 10% người lớn chạy qua các giáo hội khác. Rất may, con số này đã được bù lắp nhờ số người Công Giáo từ Châu Mỹ La Tinh nhập cư Hoa Kỳ.
Barna cũng thấy rằng không hẳn nhân tố tín lý đã khiến người ta thay đổi giáo hội. Đúng hơn các lý do này phần lớn có tính chủ quan, tập chú vào nhân cách, sự thuận tiện, và tiềm năng liên hệ cũng như cảm nghiệm.
Những người sắp trưởng thành
Cuốn sách thứ hai chú tâm tới nhóm người hạn hẹp hơn. Christian Smith, một giáo sư xã hội học tại Đại Học Notre Dame, cùng với một số đồng nghiệp, đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn có chiều sâu với các lớp người thuộc hạn tuổi từ 18 tới 23.
Họ gọi các lớp người này là “những người sắp trưởng thành” và trong cuốn sách của họ tựa là "Lost in Transition: The Dark Side of Emerging Adulthood" (Mất Lúc Chuyển Dịch: Phía Tối Của Tuổi Sắp Trưởng Thành” do nhà Oxford University Press xuất bản, các nhà xã hội học này đã thuật lại các khám phá của mình.
Thứ nhất, họ liệt kê một loạt các nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong việc lên khuôn lớp người trẻ tuổi này:
-- Sự gia tăng đáng kể trong nền giáo dục cao cấp, điều này có nghĩa đối với phần đông, giáo dục kéo dài tới tuổi 20.
-- Triển hạn tuổi kết hôn, điều này có nghĩa sau khi tốt nghiệp trung học, người trẻ được thong dong tự tại một thời gian khá lâu.
-- Các thay đổi kinh tế khiến giới trẻ càng ngày càng khó kiếm được việc làm ổn định, có lương cao.
-- Cha mẹ sẵn sàng yểm trợ tài chánh cho con cái quá cả tuổi 20.
-- Phương tiện kiểm soát sinh đẻ ê hề khiến giới trẻ tách hẳn việc giao hợp tính dục ra khỏi việc sinh sản.
-- Các lý thuyết hậu cơ cấu và hậu hiện đại (poststructuralism & post modernism) đang ra sức cổ vũ chủ nghĩa chủ quan cá nhân và chủ nghĩa tương đối luân lý.
Cuốn sách này khởi đầu với một chương khá dài tựa là “Nền Luân Lý Vật Vờ” ("Morality Adrift"). Các tác giả cho rằng tư duy luân lý của lớp người sắp trưởng thành không nhất quán, gắn bó hay mạch lạc. Một trong các nhân tố tạo ra điều ấy là: rất ít người thuộc lớp này chịu suy nghĩ về các vấn đề luân lý khi gặp phải.
Theo cuốn sách, nhiều thiếu sót trong các giải đáp của họ phát sinh do hai nhân tố chính. Thứ nhất, dù có cố gắng đạt tới một số phán đoán luân lý tốt, nhưng họ lại có thiên hướng chống lại điều cuốn sách này gọi là “chủ nghĩa tuyệt đối luân lý có tính áp chế” ("coercive moral absolutism"). Thứ hai, phần lớn những người sắp trưởng thành rất ít được giáo dục về cách phải suy nghĩ ra sao đối với các vấn đề luân lý.
Giới trẻ ngày nay có những cách tiếp cận rất cá nhân chủ nghĩa đối với luân lý. Điều này khiến họ cho rằng bạn không nên phán đoán bất cứ ai khác trong các vấn đề luân lý, vì ai cũng có quyền có ý kiến riêng. Bởi thế, một sinh viên đại học cho rằng cô không gian lận trong các kỳ thi, nhưng cũng không phê phán đồng bạn khi họ làm việc đó.
Một người trẻ khác khi được hỏi liệu có được phép vi phạm luật luân lý khi không bị ai phát hiện và có lợi cho mình không, đã trả lời rằng nếu người đó không nghĩ đó là việc sai, thì theo định nghĩa, đâu có gì sai. Tuy nhiên, cô nhận rằng ăn cắp là ngu đần (dumb) nhưng làm thế đâu có khiến người ra thành người xấu.
Ngu đần
Các tác giả kết luận rằng theo quan điểm trên, “Một số điều o.k., một số điều ngu đần, còn chúng đúng hay sai một cách khách quan về luân lý là điều không rõ ràng”.
Chủ nghĩa tương đối về luân lý cũng được nhận thấy nơi nhiều người trả lời cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, nhiều người còn nói ra các ý tưởng không nhất quán hợp lý (not rationally consistent). Trong một cuộc tranh luận, ý tưởng cho rằng luân lý là sản phẩm của xã hội và văn hóa tiến xa đến nỗi có người trẻ không đưa ra một phán đoán tiêu cực nào đối với nạn nô lệ. Một người khác bênh vực tính đúng đắn về luân lý của các hành vi khủng bố sát hại nhân mạng. “Họ làm điều họ nghĩ là tốt nhất họ có thể làm được và như thế họ làm điều tốt”
Cái dịch bản duy tương đối một cách mạnh mẽ như thế được đến 1/3 những người trả lời cuộc phỏng vấn phát biểu, dù 2/3 số người còn lại không đến nỗi đi quá xa như vậy. Tuy nhiên, trong số những người sau, nhiều người vẫn không có được một chủ trương vững vàng về luân lý. Nhiều người cũng không có khả năng giải thích hay bênh vực các chủ trương luân lý của mình.
Tất cả lớp người sắp bước vào tuổi trưởng thành có tin vào một điều gì đó tự gọi là luân lý, dưới hình thức này hay hình thức khác. Các nhà xã hội học này cho rằng khi được hỏi về nguồn gốc của luân lý, phần lớn các câu trả lời không phù hợp với các tiêu chuẩn có tính phê phán. Không dưới 34% tuyên bố rằng họ không biết điều gì khiến một điều thành đúng hay sai về luân lý. Một số còn cho rằng mình không hiểu cả chính câu hỏi nữa.
Đối với nhiều người khác, các câu trả lời có thay đổi. Một số nghĩ rằng luân lý tính được xác định bởi điều người khác nghĩ về một ai đó. Tiêu chuẩn này ít nhiều được phát biểu bởi 40% những người được phỏng vấn. Nhiều người khác mô tả căn bản của luân lý tính tùy thuộc việc một điều gì đó có hiệu năng cải tiến trạng huống người ta hay không.
Trong kết luận của chương nói về luân lý tính, các tác giả nhận định rằng những người sắp bước vào tuổi trưởng thành được trang bị rất kém trong việc đương đầu với các thách đố hiện tại cũng như tương lai và tạo nên một thế hệ hiện thất bại về phương diện đào tạo luân lý. Dù cần thận trọng trong việc tổng quát hóa các duữ kiện thống kê hay điều tra, chứng cớ của hai cuốn sách trên vẫn nhắc ta nhớ đến các thách đố mà các giáo hội và những ai quan tâm tới luân lý đang phải đương đầu.
Trung Quốc: Hướng dẫn người Công Giáo theo con đường phù hợp với xã hội chủ nghĩa?
Bùi Hữu Thư
08:02 16/10/2011
Các Linh Mục Trung Hoa của Giáo Hội "Chính Thức" |
Chỉ thị của chính quyền cho Giáo Hội "chính thức"
Rôma, ngày 14 tháng 10, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Chính quyền Trung Quốc đòi hỏi Giáo Hội "chính thức" (l’Eglise officielle) phải hướng dẫn người Công Giáo "theo con đường phù hợp với xã hội chủ nghĩa Trung Hoa, theo điện tín của "Các Giáo Hội Á Châu" (Eglises d’Asie: EDA), Cơ Quan của Hội Thừa Sai Ba Lê.
Vào khoảng một năm một lần, chính quyền Trung Quốc tổ chức các "buổi học tập" và mời các giới chức phụ trách thành phần "chính thức" của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa tham gia để thông báo cho họ "đường hướng" chính trị của Đảng và chính quyền mong muốn nơi họ. Trong những ngày cuối của tháng Chín, một buổi học tập như vậy đã được tổ chức tại Ningde trong Tỉnh Phúc Kiến, tại đó có mười giám mục, nhiều linh mục, một nữ tu và các giáo dân đã phải nghe điệp văn của giới chức cao cấp của Mặt Trận Thống Nhất, cơ quan này đảm bảo việc chuyển tiếp các chỉ thị của Đảng và chính phủ cho các tổ chức của xã hội dân sự.
Buổi học tập tại Ningde có hình thức của một buổi họp của giáo hội. Buổi học tập này được tổ chức bởi Ủy Ban Truyền Giáo và Mục Vụ, là một ủy ban được thành lập vào tháng 12 năm ngoái vào dịp có Đại Hội Quốc Gia lần thứ tám của các đại biểu Công Giáo. Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Hoa và Hội Đồng Giám Mục "chính thức" đều đã chấp thuận về buổi họp này. Theo một báo cáo đăng tải trên Gia Trang của Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục, có mười giám mục, mười ba linh mục, một nữ tu và tám giáo dân đã tham gia, và cao điểm của buổi họp là diễn văn của Zhu Weiqun, Phụ Tá Bộ Trưởng Bộ Lao Động và Mặt Trận Thống Nhất. Theo báo cáo của EDA thì ông này đã đặc biệt đi từ Bắc Kinh tới Ningde để tham dự biến cố này.
Trong diễn văn, Zhu Weiqun đã nhấn mạnh nhiều lần về ưu tiên Giáo Hội phải dành cho việc bênh vực lòng ái quốc. Ông ta đã vạch rõ rằng thần học hướng dẫn việc hành xử của Giáo Hội phải được minh định "theo chiều hướng của xã hội Trung Hoa."
Ông Zhu Weiqun cuối cùng đã khẳng định là các giới chức điều hành Giáo Hội trên bình diện quốc gia (Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục) "không được để cho có sự mơ hồ, nhưng phải tỏ ra cứng rắn về nguyên tắc độc lập của Giáo Hội."
Ngày quốc tế chống nạn đói
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
09:02 16/10/2011
Ngày quốc tế chống nạn đói
Từ năm 1979 Liên Hiệp quốc chọn ngày 16. Tháng Mười hằng năm nhắc nhở về một thảm cảnh vẫn còn hoành hành trên thế giới: nạn nghèo đói thiếu lương thực.
Theo Cơ quan Lương Nông liên hiệp quốc- FAO, dẫu đã có phát triển ngành kỹ nghệ ở nhiều nước trên thế giới, vẫn còn hàng trăm triệu người lâm vào hoàn cảnh thiếu lương thực ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cơ quan FAO được thành lập từ năm 1945 có nhiệm vụ theo dõi cùng đưa ra đề nghị điều hợp về lương thực trên khắp thế giới chống lại nạn thiếu thực phẩm cho đời sống con người.
Cơ quan FAO đã đưa ra những con số về nạn đói thiếu lương thực trên thế giới thật kinh hoàng:
Năm 1990 có 822 triệu người . Năm 2008 con số tăng lên 963 triệu người. Ngày 09.06.2009 đài phát thanh BBC đưa tin có một tỷ người lâm cảnh thiếu ăn đói khát. Như thế cứ 7 người trên thế giới có một người bị đói ăn.
Hằng năm theo thống kê vào khoảng 8,8 triệu người chết vì đói thiếu lương thực ăn uống, phần lớn là trẻ con bị chết đói nhiều nhất.
Cũng theo thống kê đa số những người bị đói khát thiếu lương thực sống ở vùng Châu Á và Thái bình dương ( 542 triệu người), kế đến Châu Phi miền nam sa mạc Sahara ( 206 triệu người); bên vùng Châu mỹ latinh có 52 triệu người; Vùng Trung đông có 38 triệu người; và một số nước trong vùng phía Đông Âu châu cũng vẫn còn người sống thiếu lương thực.
Theo phân tích sắp xếp, đa số những người sống trong nạn đói thiếu lương thực ở những nước chậm phát triển với 820 triệu người ; ở những nước đang trên đường phát triển có 25 triệu người; ở những nước kỹ nghệ có 09 triệu người lâm nạn đói thiếu lương thực.
Trên toàn thế giới có gần một tỷ người lâm nạn đới thiếu lương thực ở 26 quốc gia. Con người bị lâm cảnh đói khát thiếu lương thực vì do chiến tranh loạn lạc gây ra. Đây là lý do trầm trọng. Nhưng càng ngày xảy ra nạn khí hậu thay đổi cũng đang dần trở thành lý do quan trọng làm cho nạn mất mùa thiếu lương thực đem lại hậu qủa nạn đói thêm thảm khốc ra. Thêm vào đó gía cả thực phẩm ngày càng tăng mắc khiến nhiều người nghèo không thể nào mua nổi.
Bà Dieckmann, nữ chủ tịch Cơ quan chống nạn đói khát trên thế giới phân bộ nước Đức đã nói lên thực tế đau lòng về điểm này : „ Người ta làm tạo ra một nguồn mới để có thể kiếm lợi nhuận, đó là thực phẩm“. Cũng theo Bà, ở những nước chậm phát triển người ta phải dành ngân khoản 2/3 số tiền làm ra để mua thực phẩm ăn uống.
Điều này làm cho chiếc then cửa càng cài chặt cánh cửa đời sống lại, không cho con người ở những nước nghèo đói chậm phát triển cơ hội sống đúng ý nghĩa là người. Những hệ lụy thảm khốc tiếp theo xảy ra, như trẻ em không còn cơ hội cắp sách đến trường học được. Vì đi học cũng phải đóng tiền học phí, đang khi cha mẹ không có đủ tiền. Chi phí cho việc chăm sóc vệ sinh bảo vệ sức khoẻ cũng phải giảm bớt tiết kiệm. Do đấy nạn tội phạm pháp, buôn bán lậu bất hợp pháp, làm nghề đen tối bất hợp pháp trong xã hội có nền đất thuận tiện nảy sinh lan tràn. Vì người ta dễ bị cám dỗ dùng phương pháp này để kiếm tiền.
Mốt thời đại ngày nay đâu đâu cũng nói đến việc bảo vệ thiên nhiên, cây cối nhà cửa, sông ngòi, nguồn quặng mỏ, không khí tầng khí quyển….và người ta, nhất là giới kỹ nghệ, chính trị, kinh tế thường nói đến đến nhiên liệu xăng dầu là một trong những thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường, nên phải có biện pháp ngăn ngừa. Một trong những suy nghĩ biện pháp đó là biến chế thực phẩm thành nhiên liệu Bio để làm sạch sẽ vệ sinh môi trường thiên nhiên.
Những nơi trồng cây thực phẩm thay vì để con người dùng ăn uống, lại đem cho biến chế nhiên liệu, được giới chính trị, cụ thể là chính phủ, trợ giúp nhiều. Đang khi đó nhiều người không có lương thực ăn sinh sống. Con người, nhất là gía trị phẩm gía của họ bị bỏ quên đẩy sang một bên.
Trong bài diễn văn trước Quốc Hội nước Đức hôm 22.09.2011, đức Thánh Cha Benedictô 16. đã có suy tư hướng dẫn: “ Phong trào trở về với thiên nhiên của nền chính trị nước Đức từ những năm 70 của thế kỷ trước không là mở tung cánh cửa sổ, nhưng trước sau vẫn là tiếng gào thét đi tìm kiếm làn không khí tươi mát, điều này phải được lắng nghe và không được xếp đẩy qua một bên. Những người trẻ đã ý thức nhận ra có điều sai trái về cung cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Vật chất tài nguyên không chỉ cho con người tự do làm gì thì làm, nhưng thiên nhiên trái đất có nhân vị riêng của nó và chúng ta phải nghe theo chỉ dẫn của thiên nhiên…
Chúng ta phải nghe hiểu ngôn ngữ của thiên nhiên và có câu trả lời tương hợp thích đáng. Theo tôi có một thiên nhiên của con người nữa. Vâng, con người cũng là một thiên nhiên. Con người phải chú trọng đến điều này và không thể được theo sở thích biến đổi. Con người không tự mình làm ra mình. Con người là tinh thần và ý muốn , con người cũng là thiên nhiên. Ý muốn của con người đúng, khi con người lắng nghe thiên nhiên, khi con người kính trọng chính mình, chấp nhận mình như mình là và không phải tự do mình làm ra mình. Chỉ chấp nhận như thế con người mới có được tự do đích thực. „
Ngày quốc tế chống nạn đói thiếu lương thực gióng lên tiếng nói nhắc nhở lương tâm con người hướng về đời sống con người với tình liên đới. Trong khung cảnh đời sống đầy đủ sung túc, việc sống tiết kiệm hợp lý về dùng thực phẩm ăn uống là cung cách vừa kính trọng bảo vệ thiên nhiên do Thiên Chúa ban cho con người, cùng vừa đánh gía trị cao đẹp công sức lao động vất vả của người cấy trồng thực phẩm.
Con người cần đời sống no đủ có lương thực cho thể xác cũng như cho tinh thần, như ngày xưa Chúa Giêsu khi thấy đám đông người đang đói khát “Ngài đã chạnh lòng thương họ.” ( Mc 8, 2)
Ngày thế giới chống nạn đói thiếu lương thực, 16.10.2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Từ năm 1979 Liên Hiệp quốc chọn ngày 16. Tháng Mười hằng năm nhắc nhở về một thảm cảnh vẫn còn hoành hành trên thế giới: nạn nghèo đói thiếu lương thực.
Theo Cơ quan Lương Nông liên hiệp quốc- FAO, dẫu đã có phát triển ngành kỹ nghệ ở nhiều nước trên thế giới, vẫn còn hàng trăm triệu người lâm vào hoàn cảnh thiếu lương thực ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cơ quan FAO được thành lập từ năm 1945 có nhiệm vụ theo dõi cùng đưa ra đề nghị điều hợp về lương thực trên khắp thế giới chống lại nạn thiếu thực phẩm cho đời sống con người.
Cơ quan FAO đã đưa ra những con số về nạn đói thiếu lương thực trên thế giới thật kinh hoàng:
Năm 1990 có 822 triệu người . Năm 2008 con số tăng lên 963 triệu người. Ngày 09.06.2009 đài phát thanh BBC đưa tin có một tỷ người lâm cảnh thiếu ăn đói khát. Như thế cứ 7 người trên thế giới có một người bị đói ăn.
Hằng năm theo thống kê vào khoảng 8,8 triệu người chết vì đói thiếu lương thực ăn uống, phần lớn là trẻ con bị chết đói nhiều nhất.
Cũng theo thống kê đa số những người bị đói khát thiếu lương thực sống ở vùng Châu Á và Thái bình dương ( 542 triệu người), kế đến Châu Phi miền nam sa mạc Sahara ( 206 triệu người); bên vùng Châu mỹ latinh có 52 triệu người; Vùng Trung đông có 38 triệu người; và một số nước trong vùng phía Đông Âu châu cũng vẫn còn người sống thiếu lương thực.
Theo phân tích sắp xếp, đa số những người sống trong nạn đói thiếu lương thực ở những nước chậm phát triển với 820 triệu người ; ở những nước đang trên đường phát triển có 25 triệu người; ở những nước kỹ nghệ có 09 triệu người lâm nạn đói thiếu lương thực.
Trên toàn thế giới có gần một tỷ người lâm nạn đới thiếu lương thực ở 26 quốc gia. Con người bị lâm cảnh đói khát thiếu lương thực vì do chiến tranh loạn lạc gây ra. Đây là lý do trầm trọng. Nhưng càng ngày xảy ra nạn khí hậu thay đổi cũng đang dần trở thành lý do quan trọng làm cho nạn mất mùa thiếu lương thực đem lại hậu qủa nạn đói thêm thảm khốc ra. Thêm vào đó gía cả thực phẩm ngày càng tăng mắc khiến nhiều người nghèo không thể nào mua nổi.
Bà Dieckmann, nữ chủ tịch Cơ quan chống nạn đói khát trên thế giới phân bộ nước Đức đã nói lên thực tế đau lòng về điểm này : „ Người ta làm tạo ra một nguồn mới để có thể kiếm lợi nhuận, đó là thực phẩm“. Cũng theo Bà, ở những nước chậm phát triển người ta phải dành ngân khoản 2/3 số tiền làm ra để mua thực phẩm ăn uống.
Điều này làm cho chiếc then cửa càng cài chặt cánh cửa đời sống lại, không cho con người ở những nước nghèo đói chậm phát triển cơ hội sống đúng ý nghĩa là người. Những hệ lụy thảm khốc tiếp theo xảy ra, như trẻ em không còn cơ hội cắp sách đến trường học được. Vì đi học cũng phải đóng tiền học phí, đang khi cha mẹ không có đủ tiền. Chi phí cho việc chăm sóc vệ sinh bảo vệ sức khoẻ cũng phải giảm bớt tiết kiệm. Do đấy nạn tội phạm pháp, buôn bán lậu bất hợp pháp, làm nghề đen tối bất hợp pháp trong xã hội có nền đất thuận tiện nảy sinh lan tràn. Vì người ta dễ bị cám dỗ dùng phương pháp này để kiếm tiền.
Mốt thời đại ngày nay đâu đâu cũng nói đến việc bảo vệ thiên nhiên, cây cối nhà cửa, sông ngòi, nguồn quặng mỏ, không khí tầng khí quyển….và người ta, nhất là giới kỹ nghệ, chính trị, kinh tế thường nói đến đến nhiên liệu xăng dầu là một trong những thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường, nên phải có biện pháp ngăn ngừa. Một trong những suy nghĩ biện pháp đó là biến chế thực phẩm thành nhiên liệu Bio để làm sạch sẽ vệ sinh môi trường thiên nhiên.
Những nơi trồng cây thực phẩm thay vì để con người dùng ăn uống, lại đem cho biến chế nhiên liệu, được giới chính trị, cụ thể là chính phủ, trợ giúp nhiều. Đang khi đó nhiều người không có lương thực ăn sinh sống. Con người, nhất là gía trị phẩm gía của họ bị bỏ quên đẩy sang một bên.
Trong bài diễn văn trước Quốc Hội nước Đức hôm 22.09.2011, đức Thánh Cha Benedictô 16. đã có suy tư hướng dẫn: “ Phong trào trở về với thiên nhiên của nền chính trị nước Đức từ những năm 70 của thế kỷ trước không là mở tung cánh cửa sổ, nhưng trước sau vẫn là tiếng gào thét đi tìm kiếm làn không khí tươi mát, điều này phải được lắng nghe và không được xếp đẩy qua một bên. Những người trẻ đã ý thức nhận ra có điều sai trái về cung cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Vật chất tài nguyên không chỉ cho con người tự do làm gì thì làm, nhưng thiên nhiên trái đất có nhân vị riêng của nó và chúng ta phải nghe theo chỉ dẫn của thiên nhiên…
Chúng ta phải nghe hiểu ngôn ngữ của thiên nhiên và có câu trả lời tương hợp thích đáng. Theo tôi có một thiên nhiên của con người nữa. Vâng, con người cũng là một thiên nhiên. Con người phải chú trọng đến điều này và không thể được theo sở thích biến đổi. Con người không tự mình làm ra mình. Con người là tinh thần và ý muốn , con người cũng là thiên nhiên. Ý muốn của con người đúng, khi con người lắng nghe thiên nhiên, khi con người kính trọng chính mình, chấp nhận mình như mình là và không phải tự do mình làm ra mình. Chỉ chấp nhận như thế con người mới có được tự do đích thực. „
Ngày quốc tế chống nạn đói thiếu lương thực gióng lên tiếng nói nhắc nhở lương tâm con người hướng về đời sống con người với tình liên đới. Trong khung cảnh đời sống đầy đủ sung túc, việc sống tiết kiệm hợp lý về dùng thực phẩm ăn uống là cung cách vừa kính trọng bảo vệ thiên nhiên do Thiên Chúa ban cho con người, cùng vừa đánh gía trị cao đẹp công sức lao động vất vả của người cấy trồng thực phẩm.
Con người cần đời sống no đủ có lương thực cho thể xác cũng như cho tinh thần, như ngày xưa Chúa Giêsu khi thấy đám đông người đang đói khát “Ngài đã chạnh lòng thương họ.” ( Mc 8, 2)
Ngày thế giới chống nạn đói thiếu lương thực, 16.10.2011
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Thượng phụ Giêrusalem hội kiến ĐTC Biển Đức XVI về tình hình Trung Đông
Phạm Kim An
09:15 16/10/2011
Thượng phụ Giêrusalem hội kiến ĐTC Biển Đức XVI về tình hình Trung Đông
ROMA - "Tôi nghĩ rằng thật là tốt khi được ở bên nhau, cầu nguyện với nhau,và lắng nghe nhau".
Đây là những lời của Tổng Giám mục Foaud Twal, Đức Thượng phụ Giêrusalem, nói với Đài phát thanh Vatican trong vai trò của Ngài là Chủ tịch của Hội nghị các Giám Mục Latinh khu vực Ả Rập, sau khi Ngài đã có một hội kiến riêng với ĐTC Biển Đức XVI ngày 13-10.
Đức Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem là một trong nhiều Giám mục của khu vực vừa hoàn tất một hội nghị ba ngày tại Vatican.
Ngài nói: "Mỗi vị Giám mục đến đây với các vấn đề của mình, hy vọng của mình và ước nguyện của mình cho Đất nước và cho Giáo Hội".
Thượng Phụ nói thêm: "Chúng tôi ... đều có một cái gì đó chung với nhau tại cả khu vực Trung Đông".
Thượng phụ Giêrusalem và ĐTC Biển Đức XVI đã thảo luận "nỗi lo sợ của các Kitô hữu ở Ai Cập", cũng như các vấn đề di dân, “sự tự do di chuyển của các Kitô hữu", và vấn đề Syria.
Đức Tổng Giám Mục Twal cũng cho biết hai vị đã thảo luận về mong ước của ĐTC Biển Đức XVI, rằng các vị đang chuẩn bị cho Đại hội Thánh Thể sắp tới tại Dublin, Ireland, và Thượng hội đồng về việc Tân Phúc Âm hoá vào năm tới. (Zenit.org 14-10-2011)
Phạm Kim An
ROMA - "Tôi nghĩ rằng thật là tốt khi được ở bên nhau, cầu nguyện với nhau,và lắng nghe nhau".
Đây là những lời của Tổng Giám mục Foaud Twal, Đức Thượng phụ Giêrusalem, nói với Đài phát thanh Vatican trong vai trò của Ngài là Chủ tịch của Hội nghị các Giám Mục Latinh khu vực Ả Rập, sau khi Ngài đã có một hội kiến riêng với ĐTC Biển Đức XVI ngày 13-10.
Đức Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem là một trong nhiều Giám mục của khu vực vừa hoàn tất một hội nghị ba ngày tại Vatican.
Ngài nói: "Mỗi vị Giám mục đến đây với các vấn đề của mình, hy vọng của mình và ước nguyện của mình cho Đất nước và cho Giáo Hội".
Thượng Phụ nói thêm: "Chúng tôi ... đều có một cái gì đó chung với nhau tại cả khu vực Trung Đông".
Thượng phụ Giêrusalem và ĐTC Biển Đức XVI đã thảo luận "nỗi lo sợ của các Kitô hữu ở Ai Cập", cũng như các vấn đề di dân, “sự tự do di chuyển của các Kitô hữu", và vấn đề Syria.
Đức Tổng Giám Mục Twal cũng cho biết hai vị đã thảo luận về mong ước của ĐTC Biển Đức XVI, rằng các vị đang chuẩn bị cho Đại hội Thánh Thể sắp tới tại Dublin, Ireland, và Thượng hội đồng về việc Tân Phúc Âm hoá vào năm tới. (Zenit.org 14-10-2011)
Phạm Kim An
ĐTC Biển Đức XVI: ‘Lời Chúa tiếp tục phát triển và lan truyền’
Nguyễn Trọng Đa
09:16 16/10/2011
ĐTC Biển Đức XVI: ‘Lời Chúa tiếp tục phát triển và lan truyền’
Vatican - "Lời Chúa tiếp tục phát triển và lan truyền, mặc dù Lời Chúa thường tìm thấy một vùng đất bị chi phối bởi "sự đóng cửa và bị từ chối, cách suy nghĩ và lối sống xa rời việc tìm kiếm Thiên Chúa và sự thật", - ĐTC Biển Đức XVI nói như thế, khi kết luận cuộc họp được tổ chức bởi Hội Đồng Toà thánh về Cỗ vũ Tân Phúc Âm hoá, tại Vatican ngày 14-10, dưới sự chủ toạ của Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella.
ĐTC Biển Đức XVI đã giải thích rằng Hội đồng mới này, mà Ngài thành lập năm ngoái, "được mời gọi cung cấp sự trợ giúp đặc biệt cho việc truyền giáo mới của Giáo Hội, đặc biệt là ở những quốc gia có truyền thống Kitô giáo xưa, mà dường như đã trở thành dửng dưng hoặc thậm chí thù địch với Lời Chúa nữa".
ĐTC Biển Đức XVI nói: “Con người hiện đại thường nhầm lẫn và không thể tìm thấy câu trả lời cho các câu hỏi, vốn gây rắc rối tâm trí của mình, trong việc qui chiếu với ý nghĩa của cuộc đời và các vấn đề phát sinh trong sâu thẳm trái tim của mình" .. "Con người không có thể tránh các câu hỏi này, vốn chạm vào ý nghĩa thật sự của bản ngã và thực tại, cũng như không thể sống trong một chiều kích duy nhất. Thay vào đó, con người thường xuyên loại bỏ chính mình khỏi sự tìm kiếm ý nghĩa thiết yếu của cuộc sống, trong khi quay qua các điều khác, vốn tạo cho mình hạnh phúc thoáng qua, sự thoả mãn chốc lát, nhưng sớm làm cho con người không hạnh phúc và không hài lòng".
Ngài giải thích: “Tuy nhiên, Lời Chúa tiếp tục phát triển và lan truyền, trước tiên bởi vì sức mạnh của Lời Chúa không phụ thuộc thiết yếu vào hành động của chúng ta, phương tiện của chúng ta, việc ta làm, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng che giấu quyền lực của mình dưới các dấu hiệu của sự yếu đuối, vốn hiện diện trong ‘làn gió hiu hiu buổi sáng’ (x. 1 V 19:12), được mặc khải trong gỗ của Thánh Giá".
“Thứ hai, bởi vì Lời Chúa luôn luôn ‘rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả’ (x. Mt 13,3-9). Và các vị giảng thuyết mới là một phần của lĩnh vực này, cho phép Tin Mừng phát triển phong phú, và biến đổi cuộc sống của họ và cuộc sống của những người khác".
Và cuối cùng, bởi vì "việc công bố Tin Mừng đã lan rộng đến tận cùng của thế giới, và ngay cả giữa sự dửng dưng, sự hiểu lầm, sự bách hại, ngày nay nhiều người tiếp tục can đảm mở trái tim và mở lòng họ ra, để chấp nhận lời mời của Chúa Kitô đến gặp Ngài và trở thành môn đệ của Ngài”.
Các nhà truyền giáo mới và những người chấp nhận Chúa Giêsu "không gây ồn ào, nhưng là giống như hạt cải trở thành một cái cây, nắm men làm bột dậy lên, hạt lúa mì vỡ ra để làm phát sinh ngũ cốc”.
Sau đó, ĐTC Biển Đức XVI cung cấp một "phác thảo" của việc Tân Phúc Âm hoá: "Thế giới ngày nay cần các người nói với Thiên Chúa, nói về Thiên Chúa, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng Chúa Giêsu đã không cứu chuộc thế giới với những từ ngữ đẹp hoặc bằng các phương tiện phô trương, nhưng bằng cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Luật của hạt lúa mì chết trong lòng đất vẫn có hiệu lực ngày nay, chúng ta không thể cung cấp sự sống cho người khác, mà không trao ban sự sống của chúng ta, và như Chúa nói ‘ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy’ (Mc 8,35)".
Ngài kết luận: “Làm người truyền giáo không phải là một đặc quyền mà là một nghĩa vụ, xuất phát từ đức tin. Trước câu hỏi mà Chúa đặt ra cho mọi Kitô hữu: ‘Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho Ta?’, anh chị em hãy trả lời cùng với một sự can đảm và lòng tin tưởng như ngôn sứ Isaia: ‘Dạ, con đây, xin sai con đi’ (Is 6,8)". (AsiaNews 15-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican - "Lời Chúa tiếp tục phát triển và lan truyền, mặc dù Lời Chúa thường tìm thấy một vùng đất bị chi phối bởi "sự đóng cửa và bị từ chối, cách suy nghĩ và lối sống xa rời việc tìm kiếm Thiên Chúa và sự thật", - ĐTC Biển Đức XVI nói như thế, khi kết luận cuộc họp được tổ chức bởi Hội Đồng Toà thánh về Cỗ vũ Tân Phúc Âm hoá, tại Vatican ngày 14-10, dưới sự chủ toạ của Đức Tổng Giám mục Rino Fisichella.
ĐTC Biển Đức XVI đã giải thích rằng Hội đồng mới này, mà Ngài thành lập năm ngoái, "được mời gọi cung cấp sự trợ giúp đặc biệt cho việc truyền giáo mới của Giáo Hội, đặc biệt là ở những quốc gia có truyền thống Kitô giáo xưa, mà dường như đã trở thành dửng dưng hoặc thậm chí thù địch với Lời Chúa nữa".
ĐTC Biển Đức XVI nói: “Con người hiện đại thường nhầm lẫn và không thể tìm thấy câu trả lời cho các câu hỏi, vốn gây rắc rối tâm trí của mình, trong việc qui chiếu với ý nghĩa của cuộc đời và các vấn đề phát sinh trong sâu thẳm trái tim của mình" .. "Con người không có thể tránh các câu hỏi này, vốn chạm vào ý nghĩa thật sự của bản ngã và thực tại, cũng như không thể sống trong một chiều kích duy nhất. Thay vào đó, con người thường xuyên loại bỏ chính mình khỏi sự tìm kiếm ý nghĩa thiết yếu của cuộc sống, trong khi quay qua các điều khác, vốn tạo cho mình hạnh phúc thoáng qua, sự thoả mãn chốc lát, nhưng sớm làm cho con người không hạnh phúc và không hài lòng".
Ngài giải thích: “Tuy nhiên, Lời Chúa tiếp tục phát triển và lan truyền, trước tiên bởi vì sức mạnh của Lời Chúa không phụ thuộc thiết yếu vào hành động của chúng ta, phương tiện của chúng ta, việc ta làm, nhưng vào Thiên Chúa, Đấng che giấu quyền lực của mình dưới các dấu hiệu của sự yếu đuối, vốn hiện diện trong ‘làn gió hiu hiu buổi sáng’ (x. 1 V 19:12), được mặc khải trong gỗ của Thánh Giá".
“Thứ hai, bởi vì Lời Chúa luôn luôn ‘rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả’ (x. Mt 13,3-9). Và các vị giảng thuyết mới là một phần của lĩnh vực này, cho phép Tin Mừng phát triển phong phú, và biến đổi cuộc sống của họ và cuộc sống của những người khác".
Và cuối cùng, bởi vì "việc công bố Tin Mừng đã lan rộng đến tận cùng của thế giới, và ngay cả giữa sự dửng dưng, sự hiểu lầm, sự bách hại, ngày nay nhiều người tiếp tục can đảm mở trái tim và mở lòng họ ra, để chấp nhận lời mời của Chúa Kitô đến gặp Ngài và trở thành môn đệ của Ngài”.
Các nhà truyền giáo mới và những người chấp nhận Chúa Giêsu "không gây ồn ào, nhưng là giống như hạt cải trở thành một cái cây, nắm men làm bột dậy lên, hạt lúa mì vỡ ra để làm phát sinh ngũ cốc”.
Sau đó, ĐTC Biển Đức XVI cung cấp một "phác thảo" của việc Tân Phúc Âm hoá: "Thế giới ngày nay cần các người nói với Thiên Chúa, nói về Thiên Chúa, chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng Chúa Giêsu đã không cứu chuộc thế giới với những từ ngữ đẹp hoặc bằng các phương tiện phô trương, nhưng bằng cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài. Luật của hạt lúa mì chết trong lòng đất vẫn có hiệu lực ngày nay, chúng ta không thể cung cấp sự sống cho người khác, mà không trao ban sự sống của chúng ta, và như Chúa nói ‘ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy’ (Mc 8,35)".
Ngài kết luận: “Làm người truyền giáo không phải là một đặc quyền mà là một nghĩa vụ, xuất phát từ đức tin. Trước câu hỏi mà Chúa đặt ra cho mọi Kitô hữu: ‘Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho Ta?’, anh chị em hãy trả lời cùng với một sự can đảm và lòng tin tưởng như ngôn sứ Isaia: ‘Dạ, con đây, xin sai con đi’ (Is 6,8)". (AsiaNews 15-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC kêu gọi bênh vực gia đình trong kinh tế và lao động
LM Trần Đức Anh OP
09:33 16/10/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi kiến tạo một tổng hợp hòa hợp mới mẻ giữa gia đình và lao động để ra khỏi tình trạng khủng hoảng trong xã hội hiện nay.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-10-2011 dành cho 300 tham dự viên cuộc Hội thảo do Quỹ mang tên ”Thông điệp Centesimus Annus, Năm thứ 100, - Hỗ trợ ĐGH” tổ chức, về chủ đề chủ đề ”tương quan giữa gia đình và xí nghiệp”. Hiện diện tại cuộc hội thảo cũng có một số giám mục và nhiều chuyên gia.
ĐTC nhắc đến sự kiện năm nay kỷ niệm 20 năm ban hành Thông điệp xã hội ”Năm Thứ 100” và 30 năm công bố Tông huấn ”Familiaris consortio” về gia đình do Đức Chân phước Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng. Ngài đề cao tầm quan trọng của gia đình và nhấn mạnh rằng ”cả nền kinh tế với những luật lệ riêng, cũng phải luôn quan tâm và bảo vệ gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội; chính từ ”economia, kinh tế” trong nguyên ngữ, cũng nhắc đến tầm quan trọng của gia đình: đó là oikia và nomos, nghĩa là ”luật về nhà”.
ĐTC nhắc lại điều Tông huấn về Gia đình đã dạy, theo đó định chế gia đình có 4 nghĩa vụ là: hình thành một cộng đoàn con người; phục vụ sự sống; tham gia xã hội và tham gia Giáo Hội”. Căn bản cho các nghĩa vụ đó là tình yêu, và tình yêu hay đức bác ái cũng phải là căn bản hướng dẫn trong thế giới lao động, kinh tế và xí nghiệp, theo tiêu chuẩn nhưng không, liên đới và trách nhiệm đối với nhau. Gia đình cũng có một vai trò quan trọng trong việc truyền giảng Tin Mừng: gia đình không phải chỉ là đối tượng của các hoạt động mục vụ nhưng còn là người giữ vai chính trong các hoạt động này nữa”.
Sau cùng đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện nay trong nền kinh tế và trong xã hội, ĐTC khẳng định rằng: ”Giáo Hội không có nghĩa vụ xác định những con đường để đương đầu với cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng các tín hữu Kitô có nghĩa vụ tố giác những sự ác, làm chứng tá và giữ cho các giá trị được luôn sinh động, những giá trị làm nền tảng cho phẩm giá con người, thăng tiến những hình thức liên đới, tạo điều kiện thuận lợi cho công ích, để nhân loại ngày càng trở thành gia đình của Thiên Chúa” (SD 145-10-2011)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 15-10-2011 dành cho 300 tham dự viên cuộc Hội thảo do Quỹ mang tên ”Thông điệp Centesimus Annus, Năm thứ 100, - Hỗ trợ ĐGH” tổ chức, về chủ đề chủ đề ”tương quan giữa gia đình và xí nghiệp”. Hiện diện tại cuộc hội thảo cũng có một số giám mục và nhiều chuyên gia.
ĐTC nhắc đến sự kiện năm nay kỷ niệm 20 năm ban hành Thông điệp xã hội ”Năm Thứ 100” và 30 năm công bố Tông huấn ”Familiaris consortio” về gia đình do Đức Chân phước Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng. Ngài đề cao tầm quan trọng của gia đình và nhấn mạnh rằng ”cả nền kinh tế với những luật lệ riêng, cũng phải luôn quan tâm và bảo vệ gia đình là tế bào đầu tiên của xã hội; chính từ ”economia, kinh tế” trong nguyên ngữ, cũng nhắc đến tầm quan trọng của gia đình: đó là oikia và nomos, nghĩa là ”luật về nhà”.
ĐTC nhắc lại điều Tông huấn về Gia đình đã dạy, theo đó định chế gia đình có 4 nghĩa vụ là: hình thành một cộng đoàn con người; phục vụ sự sống; tham gia xã hội và tham gia Giáo Hội”. Căn bản cho các nghĩa vụ đó là tình yêu, và tình yêu hay đức bác ái cũng phải là căn bản hướng dẫn trong thế giới lao động, kinh tế và xí nghiệp, theo tiêu chuẩn nhưng không, liên đới và trách nhiệm đối với nhau. Gia đình cũng có một vai trò quan trọng trong việc truyền giảng Tin Mừng: gia đình không phải chỉ là đối tượng của các hoạt động mục vụ nhưng còn là người giữ vai chính trong các hoạt động này nữa”.
Sau cùng đề cập đến cuộc khủng hoảng hiện nay trong nền kinh tế và trong xã hội, ĐTC khẳng định rằng: ”Giáo Hội không có nghĩa vụ xác định những con đường để đương đầu với cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng các tín hữu Kitô có nghĩa vụ tố giác những sự ác, làm chứng tá và giữ cho các giá trị được luôn sinh động, những giá trị làm nền tảng cho phẩm giá con người, thăng tiến những hình thức liên đới, tạo điều kiện thuận lợi cho công ích, để nhân loại ngày càng trở thành gia đình của Thiên Chúa” (SD 145-10-2011)
ĐTC mời gọi các tín hữu tái truyền giảng Tin Mừng
LM Trần Đức Anh OP
09:35 16/10/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các tín hữu Kitô hãy để cho Lời Chúa nhào nặn cuộc sống để trở thành những người tái truyền giảng Tin Mừng trong thế giới ngày nay.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây vào cuối Hội nghị ngày 15-10-2011, do Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, tổ chức tại Đại thính đường Phaolô 6 nội thành Vatican, với sự tham dự của hơn 8 ngàn người. Hội nghị có chủ đề là ”Những người mới rao giảng Tin Mừng cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng - Lời Chúa tăng trưởng và tỏa lan” (Cv 12,24).
Trong số các tham dự viên có đại diện cấp cao của 33 HĐGM và 115 cộng đoàn dòng tu, phong trào và hội đoàn. Ngoài ra, có 25 vị HY GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh cùng với một số Hồng Y khác.
ĐTC đã tiến vào đại thính đường lúc 6 giờ rưỡi. Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, ngài ghi nhận rằng ngày nay, giống như thời ban đầu, Lời Chúa đang gặp thái độ khép kín và từ khước, lối tư duy và cuộc sống của nhiều người xa lìa sự tìm kiếm Thiên Chúa và chân lý. Nhưng thật ra lời Chúa tiếp tục tăng trưởng và phổ biến, vì 3 lý do: trước tiên sức mạnh của Lời Chúa không lệ thuộc hoạt động và các phương tiện của chúng ta, Thiên Chúa thường giấu quyền năng của Ngài dưới những dấu hiệu yếu đuối; tiếp đến như dụ ngôn người gieo giống cho thấy, có những hạt giống rơi vào thửa đất tốt, các nhà truyền giáo mới xuất phát từ những cánh đồng tốt tiếp tục gia tăng làm cho Tin Mừng tương trưởng dồi dào, biến đổi cuộc sống của họ và tha nhân; thứ ba là Tin Mừng thực sự đã được truyền đến tận bờ cõi trái đất, kể cả giữa những sự dửng dưng, bách hại và thiếu cảm thông, nhiều người ngày nay tiếp tục can cảm cởi mở tâm trí đón nhận lời mời của Chúa Kitô, gặp gỡ Chúa và trở thành môn đệ của Người”.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắn nhủ các nhà truyền giáo mới cần để cho Lời Chúa thấm nhiễm trọn vẹn cuộc sống của họ, trong một quan hệ nồng nhiệt với Chúa, trong đời sống cầu nguyện khẩn trương. Ngài nói:
”Thế giới ngày nay đang cần những người nói với Thiên Chúa, để có thể nói về Thiên Chúa. Và chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng Chúa Giêsu không cứu độ thế giới bằng những lời hoa mỹ, hoặc bằng những phương thế ”hoành tráng”, nhưng bằng đau khổ và cái chết của Người. Luật về hạt lúa chết đi trong lòng đất ngày nay vẫn còn giá trị; chúng ta không thể trao ban sự sống cho người khác, nếu chúng ta không hiến chính mạng sống của chúng ta”. Và ĐTC kết luận rằng: ”chỉ có những người nam nữ được nhào nặn bằng sự hiện diện của Thiên Chúa, bằng Lời Chúa, thì mới có thể tiếp tục con đường của Chúa trong thế giới, mang lại nhiều hoa trái.. Anh chị em hãy trở thành những dấu chỉ hy vọng, có khả năng nhìn về tương lai với niềm xác tín chắc chắn đến từ Chúa Giêsu, Đấng đã chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Anh chị em hãy thông truyền cho mọi người niềm vui đức tin với lòng nhiệt thành hăng hái đến từ cuộc sống được Chúa Thánh Linh thúc đẩy, vì chính Chúa canh tân mọi sự” (Kh 21,5)..”
Hội nghị về tái truyền giáo đã tiến hành sáng hôm qua tại Hội trường mới của Thượng HĐGM thế giới, rồi ban chiều tại Đại thính đường Phaolô 6 với một số bài tường trình về những đề tài như ”Linh đạo và đời sống nội tâm”, ”Tây phương và những câu hỏi về Chúa Kitô”, ”Khoa học và đức tin: một cuộc đối thoại phong phú”; Kinh nghiệm tái truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh”.
Sáng chúa nhật 16-10-2011, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 9 giờ rưỡi tại Đền thờ Thánh Phêrô cho những người tân truyền giảng Tin Mừng. (SD 15-10-2011)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây vào cuối Hội nghị ngày 15-10-2011, do Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, tổ chức tại Đại thính đường Phaolô 6 nội thành Vatican, với sự tham dự của hơn 8 ngàn người. Hội nghị có chủ đề là ”Những người mới rao giảng Tin Mừng cho công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng - Lời Chúa tăng trưởng và tỏa lan” (Cv 12,24).
Trong số các tham dự viên có đại diện cấp cao của 33 HĐGM và 115 cộng đoàn dòng tu, phong trào và hội đoàn. Ngoài ra, có 25 vị HY GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh cùng với một số Hồng Y khác.
ĐTC đã tiến vào đại thính đường lúc 6 giờ rưỡi. Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, ngài ghi nhận rằng ngày nay, giống như thời ban đầu, Lời Chúa đang gặp thái độ khép kín và từ khước, lối tư duy và cuộc sống của nhiều người xa lìa sự tìm kiếm Thiên Chúa và chân lý. Nhưng thật ra lời Chúa tiếp tục tăng trưởng và phổ biến, vì 3 lý do: trước tiên sức mạnh của Lời Chúa không lệ thuộc hoạt động và các phương tiện của chúng ta, Thiên Chúa thường giấu quyền năng của Ngài dưới những dấu hiệu yếu đuối; tiếp đến như dụ ngôn người gieo giống cho thấy, có những hạt giống rơi vào thửa đất tốt, các nhà truyền giáo mới xuất phát từ những cánh đồng tốt tiếp tục gia tăng làm cho Tin Mừng tương trưởng dồi dào, biến đổi cuộc sống của họ và tha nhân; thứ ba là Tin Mừng thực sự đã được truyền đến tận bờ cõi trái đất, kể cả giữa những sự dửng dưng, bách hại và thiếu cảm thông, nhiều người ngày nay tiếp tục can cảm cởi mở tâm trí đón nhận lời mời của Chúa Kitô, gặp gỡ Chúa và trở thành môn đệ của Người”.
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nhắn nhủ các nhà truyền giáo mới cần để cho Lời Chúa thấm nhiễm trọn vẹn cuộc sống của họ, trong một quan hệ nồng nhiệt với Chúa, trong đời sống cầu nguyện khẩn trương. Ngài nói:
”Thế giới ngày nay đang cần những người nói với Thiên Chúa, để có thể nói về Thiên Chúa. Và chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng Chúa Giêsu không cứu độ thế giới bằng những lời hoa mỹ, hoặc bằng những phương thế ”hoành tráng”, nhưng bằng đau khổ và cái chết của Người. Luật về hạt lúa chết đi trong lòng đất ngày nay vẫn còn giá trị; chúng ta không thể trao ban sự sống cho người khác, nếu chúng ta không hiến chính mạng sống của chúng ta”. Và ĐTC kết luận rằng: ”chỉ có những người nam nữ được nhào nặn bằng sự hiện diện của Thiên Chúa, bằng Lời Chúa, thì mới có thể tiếp tục con đường của Chúa trong thế giới, mang lại nhiều hoa trái.. Anh chị em hãy trở thành những dấu chỉ hy vọng, có khả năng nhìn về tương lai với niềm xác tín chắc chắn đến từ Chúa Giêsu, Đấng đã chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Anh chị em hãy thông truyền cho mọi người niềm vui đức tin với lòng nhiệt thành hăng hái đến từ cuộc sống được Chúa Thánh Linh thúc đẩy, vì chính Chúa canh tân mọi sự” (Kh 21,5)..”
Hội nghị về tái truyền giáo đã tiến hành sáng hôm qua tại Hội trường mới của Thượng HĐGM thế giới, rồi ban chiều tại Đại thính đường Phaolô 6 với một số bài tường trình về những đề tài như ”Linh đạo và đời sống nội tâm”, ”Tây phương và những câu hỏi về Chúa Kitô”, ”Khoa học và đức tin: một cuộc đối thoại phong phú”; Kinh nghiệm tái truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh”.
Sáng chúa nhật 16-10-2011, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 9 giờ rưỡi tại Đền thờ Thánh Phêrô cho những người tân truyền giảng Tin Mừng. (SD 15-10-2011)
Đức Thánh Cha công bố: năm''Năm Đức Tin'' từ tháng 10/2012 tới tháng 11/2013
Tiền Hô
13:49 16/10/2011
Vatican, 16 Tháng Mười 2011 (AsiaNews) - Hôm nay, trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, kết thúc kỳ họp đầu tiên của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Tái Truyền Giáo, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã quyết định năm 2012-2013 là "Năm Đức Tin", "nhằm mang đến cho sứ mệnh của toàn thể Giáo Hội một động lực mới để dẫn dắt con người ra khỏi sa mạc, để rồi họ tìm thấy chính bản thân mình, nơi của sự sống, của tình thân hữu với Chúa Kitô".
Đức Giáo Hoàng cho biết ngài sẽ chuẩn bị "Tông Thư đặc biệt" để minh họa cho ý nghĩa của "Năm Đức Tin" này, sẽ khai mạc vào ngày 11 Tháng Mười 2012, nhân kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II, và sẽ bế mạc vào ngày 24 Tháng Mười Một 2013, nhằm Lễ Chúa Kitô Vua. Ngài nói: "Đó sẽ là một thời điểm của ân sủng và cam kết biến đổi hoàn toàn cho Thiên Chúa, để củng cố đức tin của chúng ta trong Ngài, và loan báo về Ngài bằng niềm hân hoan cho mọi dân nước trong thời đại chúng ta".
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ghi nhận tầm quan trọng của việc triệu tập kỳ họp Hội Đồng Giáo Hoàng Về Tái Truyền Giáo trong Tháng Mười, theo truyền thống, tháng này dành riêng cho việc cầu nguyện và hỗ trợ cho sứ vụ truyền giáo "Đến Với Muôn Dân" (ad gentes): "Tôi rất vui mừng vì kỳ họp này diễn ra trong bối cảnh của Tháng Mười, chỉ một tuần trước ngày Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo: liên hệ đến chiều kích hợp lý toàn cầu của công cuộc tái truyền giáo, trong sự hòa hợp với sứ vụ truyền giáo".
Vì vậy, không có sự mâu thuẫn nào giữa "truyền giáo" và "tái truyền giáo" - điều này là rất cấp bách, đặc biệt là tại các quốc gia có truyền thống Kitô giáo nhưng ngày càng trở nên "thờ ơ" và "thù nghịch" với sứ mệnh của Giáo Hội. Để xác minh cho nhận định này, nhiều người trong số các thành viên tham dự kỳ họp ngày hôm qua không chỉ đến từ Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada, nhưng cũng từ Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và Á Châu.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đưa ra đường hướng cho công tác tân phúc âm hóa. Đề cập đến bài đọc thứ nhất Chúa Nhật tuần này (Isaia 45, 1. 4-6) nói về đế chế Ba Tư Cyrô, ngài nhấn mạnh rằng "ngay cả những kẻ hùng mạnh ở Cyrô như đế chế Ba Tư cũng chỉ là một phần nằm trong kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa, chỉ có Ngài biết và điều khiển. Bài đọc này mang đến cho chúng ta ý nghĩa thần học của lịch sử: các biến động mang tính kỷ nguyên, các quyền lực kế thừa nhau đều dưới sự thống trị tối cao của Thiên Chúa, không có thứ quyền lực trần thế nào có thể hiện hữu trong vương quốc của Ngài".
Vì lý do này, "thần học về lịch sử là một phần quan trọng và thiết yếu của tái truyền giáo, bởi vì con người thời đại ngày nay, sau những năm tháng đau khổ dưới chế độ độc tài trong thế kỷ hai mươi, cần tìm ra một tầm nhìn toàn diện về thế giới và thời đại, về hòa bình, tự do đích thực. Tầm nhìn đó Công đồng Vatican II đã chuyển tải trong các văn kiện, và các vị tiền nhiệm của tôi, Đức Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Chân Phước Gioan Phaolô II đã minh họa trong các lời giảng dạy của các ngài".
Về bài đọc thứ hai, khởi đầu Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Thêxalônica (1,1-5), Đức Giáo Hoàng rút ra bài học rằng: "Thiên Chúa chạm đến trái tim bằng Lời Ngài và Thánh Thần của Ngài, qua việc kêu gọi mọi người tin tưởng và hiệp thông trong Giáo Hội "và để truyền giáo có hiệu quả thì cần có sức mạnh của Chúa Thánh Thần" như Thánh Tông Đồ đã nói.
Sau đó, Đức Thánh Cha tập trung vào bài Tin Mừng (Mt 22, 15-21) kể về việc đóng nạp cho Caesar. Chúa Giêsu là "sự thật", Ngài dạy "đi trên con đường của Thiên Chúa trong sự thật" và "không sợ hãi bất cứ ai".
"Các nhà truyền giáo được mời gọi bước đi trên con đường của Chúa Kitô, để làm cho mọi người được biết đến vẻ đẹp của Tin Mừng mang đến cho cuộc đời họ. Trên con đường này, quý vị không phải đi đơn độc, nhưng có bạn hữu: một trải nghiệm hiệp thông và tình thân hữu mang chúng ta đến gặp nhau, và giúp mọi người dự phần vào trải nghiệm của chúng ta về Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Như vậy, hiệp thông và rao giảng đã có thể mở rộng trái tim của những người đang tìm kiếm sự thật, để họ có thể tìm đến ý nghĩa của cuộc sống".
"Phải nộp tiền cho Caesar bởi vì hình ảnh trên đồng tiền là của ông ta, nhưng mỗi người chúng ta mang một hình ảnh của Thiên Chúa, và vì vậy chúng ta là của Ngài, phải trả cho Ngài, Ngài đang cô đơn, tất cả mọi người đều đang nợ Ngài".
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng "Lời đó của Chúa Giêsu không can dự làm hạ thấp chính trị ... Giáo Hội nhắc nhở mọi người sự khác biệt thích hợp giữa phạm vi thẩm quyền của Caesar và thẩm quyền của Thiên Chúa, giữa chính trị và tôn giáo. Nhiệm vụ của Giáo Hội, như Chúa Kitô, là chỉ nói về Thiên Chúa, về quyền lực của Chúa, nhắc nhở tất cả mọi người, đặc biệt là Kitô hữu đã bị mất đi căn tính của họ, rằng Thiên Chúa có quyền trên những gì thuộc về Ngài, đó chính là sự sống của chúng ta".
Cám ơn tất cả những "nhân vật quan trọng của việc tái truyền giáo" hiện diện ở đây, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết luận bài giảng bằng một lời mời gọi: "Học tập theo Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta, đức tính khiêm tốn và dũng cảm, đơn giản và khôn ngoan, hiền hậu và mạnh mẽ, không phải bằng sức mạnh của trần thế, nhưng bằng sự thật ".
Đức Giáo Hoàng cho biết ngài sẽ chuẩn bị "Tông Thư đặc biệt" để minh họa cho ý nghĩa của "Năm Đức Tin" này, sẽ khai mạc vào ngày 11 Tháng Mười 2012, nhân kỷ niệm 50 năm Công Đồng Vatican II, và sẽ bế mạc vào ngày 24 Tháng Mười Một 2013, nhằm Lễ Chúa Kitô Vua. Ngài nói: "Đó sẽ là một thời điểm của ân sủng và cam kết biến đổi hoàn toàn cho Thiên Chúa, để củng cố đức tin của chúng ta trong Ngài, và loan báo về Ngài bằng niềm hân hoan cho mọi dân nước trong thời đại chúng ta".
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI ghi nhận tầm quan trọng của việc triệu tập kỳ họp Hội Đồng Giáo Hoàng Về Tái Truyền Giáo trong Tháng Mười, theo truyền thống, tháng này dành riêng cho việc cầu nguyện và hỗ trợ cho sứ vụ truyền giáo "Đến Với Muôn Dân" (ad gentes): "Tôi rất vui mừng vì kỳ họp này diễn ra trong bối cảnh của Tháng Mười, chỉ một tuần trước ngày Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo: liên hệ đến chiều kích hợp lý toàn cầu của công cuộc tái truyền giáo, trong sự hòa hợp với sứ vụ truyền giáo".
Vì vậy, không có sự mâu thuẫn nào giữa "truyền giáo" và "tái truyền giáo" - điều này là rất cấp bách, đặc biệt là tại các quốc gia có truyền thống Kitô giáo nhưng ngày càng trở nên "thờ ơ" và "thù nghịch" với sứ mệnh của Giáo Hội. Để xác minh cho nhận định này, nhiều người trong số các thành viên tham dự kỳ họp ngày hôm qua không chỉ đến từ Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada, nhưng cũng từ Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và Á Châu.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đưa ra đường hướng cho công tác tân phúc âm hóa. Đề cập đến bài đọc thứ nhất Chúa Nhật tuần này (Isaia 45, 1. 4-6) nói về đế chế Ba Tư Cyrô, ngài nhấn mạnh rằng "ngay cả những kẻ hùng mạnh ở Cyrô như đế chế Ba Tư cũng chỉ là một phần nằm trong kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa, chỉ có Ngài biết và điều khiển. Bài đọc này mang đến cho chúng ta ý nghĩa thần học của lịch sử: các biến động mang tính kỷ nguyên, các quyền lực kế thừa nhau đều dưới sự thống trị tối cao của Thiên Chúa, không có thứ quyền lực trần thế nào có thể hiện hữu trong vương quốc của Ngài".
Vì lý do này, "thần học về lịch sử là một phần quan trọng và thiết yếu của tái truyền giáo, bởi vì con người thời đại ngày nay, sau những năm tháng đau khổ dưới chế độ độc tài trong thế kỷ hai mươi, cần tìm ra một tầm nhìn toàn diện về thế giới và thời đại, về hòa bình, tự do đích thực. Tầm nhìn đó Công đồng Vatican II đã chuyển tải trong các văn kiện, và các vị tiền nhiệm của tôi, Đức Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Chân Phước Gioan Phaolô II đã minh họa trong các lời giảng dạy của các ngài".
Về bài đọc thứ hai, khởi đầu Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Thêxalônica (1,1-5), Đức Giáo Hoàng rút ra bài học rằng: "Thiên Chúa chạm đến trái tim bằng Lời Ngài và Thánh Thần của Ngài, qua việc kêu gọi mọi người tin tưởng và hiệp thông trong Giáo Hội "và để truyền giáo có hiệu quả thì cần có sức mạnh của Chúa Thánh Thần" như Thánh Tông Đồ đã nói.
Sau đó, Đức Thánh Cha tập trung vào bài Tin Mừng (Mt 22, 15-21) kể về việc đóng nạp cho Caesar. Chúa Giêsu là "sự thật", Ngài dạy "đi trên con đường của Thiên Chúa trong sự thật" và "không sợ hãi bất cứ ai".
"Các nhà truyền giáo được mời gọi bước đi trên con đường của Chúa Kitô, để làm cho mọi người được biết đến vẻ đẹp của Tin Mừng mang đến cho cuộc đời họ. Trên con đường này, quý vị không phải đi đơn độc, nhưng có bạn hữu: một trải nghiệm hiệp thông và tình thân hữu mang chúng ta đến gặp nhau, và giúp mọi người dự phần vào trải nghiệm của chúng ta về Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Như vậy, hiệp thông và rao giảng đã có thể mở rộng trái tim của những người đang tìm kiếm sự thật, để họ có thể tìm đến ý nghĩa của cuộc sống".
"Phải nộp tiền cho Caesar bởi vì hình ảnh trên đồng tiền là của ông ta, nhưng mỗi người chúng ta mang một hình ảnh của Thiên Chúa, và vì vậy chúng ta là của Ngài, phải trả cho Ngài, Ngài đang cô đơn, tất cả mọi người đều đang nợ Ngài".
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng "Lời đó của Chúa Giêsu không can dự làm hạ thấp chính trị ... Giáo Hội nhắc nhở mọi người sự khác biệt thích hợp giữa phạm vi thẩm quyền của Caesar và thẩm quyền của Thiên Chúa, giữa chính trị và tôn giáo. Nhiệm vụ của Giáo Hội, như Chúa Kitô, là chỉ nói về Thiên Chúa, về quyền lực của Chúa, nhắc nhở tất cả mọi người, đặc biệt là Kitô hữu đã bị mất đi căn tính của họ, rằng Thiên Chúa có quyền trên những gì thuộc về Ngài, đó chính là sự sống của chúng ta".
Cám ơn tất cả những "nhân vật quan trọng của việc tái truyền giáo" hiện diện ở đây, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết luận bài giảng bằng một lời mời gọi: "Học tập theo Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta, đức tính khiêm tốn và dũng cảm, đơn giản và khôn ngoan, hiền hậu và mạnh mẽ, không phải bằng sức mạnh của trần thế, nhưng bằng sự thật ".
Top Stories
Pope: The Year of Faith in the footsteps of John Paul II and Paul VI
AsiaNews
13:45 16/10/2011
The apostolic letter that explains rationale, objectives and guidelines of the Year of Faith is ready, and will be published in the coming days, after nearly 50 years since the Second Vatican Council. As for the Polish pope, the new evangelization and mission ad gentes go together, and are "aspects of the mission of the Church." Paul VI proclaimed a "Year of Faith" in 1967.
Vatican City (AsiaNews) - The Year of Faith, which Benedict XVI announced at Mass this morning, arises in the footsteps of John Paul II and Paul VI. Speaking to tens of thousands of faithful gathered in St. Peter's Square for the Angelus, the pontiff reiterated his decision to hold a "Year of Faith" from "the October 11, 2012, the 50th anniversary of the Opening of the Second Vatican Council" up to "24 November 2013, Solemnity of Christ the King. "
Recalling the just concluded conference on the New Evangelization, Benedict XVI explained that "already the Blessed John Paul II had clearly indicated to the Church it was an urgent and exciting challenge. He, in the wake of Vatican II was the one who started its implementation - Pope Paul VI - was in fact, both a staunch supporter of the mission ad gentes, to the peoples and territories where the Gospel had not yet taken root, and a herald of the new evangelization. "
New evangelization and mission ad gentes go together, "They are - he said - aspects of the mission of the Church, and therefore it is significant to consider them together in this month of October, characterized by the celebration of World Mission, next Sunday."
The pontiff also said that "the motives, purposes and guidelines of this 'Year', I have illustraded in an Apostolic Letter which will be published in the coming days."
He added: "The Servant of God Paul VI proclaimed a similar 'Year of Faith' in 1967, during the nineteenth centenary of the martyrdom of the Apostles Peter and Paul, and in a time of great cultural upheaval. I think that, after half a century since the opening of the Council, linked to the happy memory of Blessed John XXIII, it is appropriate to recall the beauty and the centrality of faith, the need to strengthen and deepen it on a personal and community level, and to do so not in a celebratory perspective, but rather a missionary one, the mission ad gentes and new evangelization. "
Vatican City (AsiaNews) - The Year of Faith, which Benedict XVI announced at Mass this morning, arises in the footsteps of John Paul II and Paul VI. Speaking to tens of thousands of faithful gathered in St. Peter's Square for the Angelus, the pontiff reiterated his decision to hold a "Year of Faith" from "the October 11, 2012, the 50th anniversary of the Opening of the Second Vatican Council" up to "24 November 2013, Solemnity of Christ the King. "
Recalling the just concluded conference on the New Evangelization, Benedict XVI explained that "already the Blessed John Paul II had clearly indicated to the Church it was an urgent and exciting challenge. He, in the wake of Vatican II was the one who started its implementation - Pope Paul VI - was in fact, both a staunch supporter of the mission ad gentes, to the peoples and territories where the Gospel had not yet taken root, and a herald of the new evangelization. "
New evangelization and mission ad gentes go together, "They are - he said - aspects of the mission of the Church, and therefore it is significant to consider them together in this month of October, characterized by the celebration of World Mission, next Sunday."
The pontiff also said that "the motives, purposes and guidelines of this 'Year', I have illustraded in an Apostolic Letter which will be published in the coming days."
He added: "The Servant of God Paul VI proclaimed a similar 'Year of Faith' in 1967, during the nineteenth centenary of the martyrdom of the Apostles Peter and Paul, and in a time of great cultural upheaval. I think that, after half a century since the opening of the Council, linked to the happy memory of Blessed John XXIII, it is appropriate to recall the beauty and the centrality of faith, the need to strengthen and deepen it on a personal and community level, and to do so not in a celebratory perspective, but rather a missionary one, the mission ad gentes and new evangelization. "
Vatican condemns attack on Rome church during protest
AP
15:38 16/10/2011
VATICAN CITY—The Vatican has condemned Saturday’s violent clashes in central Rome including an attack by protesters on a church in which a crucifix and a statue of the Virgin Mary were destroyed.
Vatican spokesman Federico Lombardi said he “condemned the violence and the fact that a church was desecrated by some protesters who broke in and destroyed some images.” He referred to the clashes in Rome as “horrific.”
The 18th-century church of Santi Marcellino and Pietro is near St John Lateran square where much of Saturday’s violence occurred.
“When I came down, I saw the entrance door had been smashed in,” the church’s parish priest, Father Giuseppe Ciucci, was quoted by Italian media as saying.
“The Virgin Mary’s statue, which was at the entrance, had been taken away and I saw it had been thrown into the street and smashed,” he said.
“I went into the sacristy and I saw the door there was also destroyed. The large crucifix at the entrance had been vandalized,” he added.
Hundreds of protesters torched cars, smashed banks and hurled rocks at police during the clashes. Tens of thousands of people had been protesting against government cutbacks and Prime Minister Silvio Berlusconi.
The 18th-century church of Santi Marcellino and Pietro is near St John Lateran square where much of Saturday’s violence occurred.
“When I came down, I saw the entrance door had been smashed in,” the church’s parish priest, Father Giuseppe Ciucci, was quoted by Italian media as saying.
“The Virgin Mary’s statue, which was at the entrance, had been taken away and I saw it had been thrown into the street and smashed,” he said.
“I went into the sacristy and I saw the door there was also destroyed. The large crucifix at the entrance had been vandalized,” he added.
Hundreds of protesters torched cars, smashed banks and hurled rocks at police during the clashes. Tens of thousands of people had been protesting against government cutbacks and Prime Minister Silvio Berlusconi.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Truyền giáo: Một dấu hiệu đáng mừng?
FX. Trần Kim Ngọc, OP
07:10 16/10/2011
Sau gần một năm Đại Hội Dân Chúa tại Việt Nam, tinh thần truyền giáo, từ những gì có thể thấy được, đã có một biến chuyển nào đó. Một dấu hiệu vui cho hành trình gieo và gặt của những người thợ trong cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam. Bài viết thử điểm qua những dấu hiệu vui đó.
Suy tư về truyền giáo
Lướt qua một số trang mạng công giáo, chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều bài viết về truyền giáo hơn. Những bài viết và suy tư về truyền giáo thể hiện rất nhiều thao thức và trăn trở cho sứ mạng cao quý này. Chất lượng của các bài viết cũng nói lên được rằng đã có nhiều người thực sự muốn làm gì đó, muốn tìm cách làm cho tốt hơn hoặc nhiều hơn cho đồng bào của mình nhận biết sứ điệp của Chúa Cứu Thế.
Đại hội truyền giáo
Chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa 2010, một đại hội toàn quốc về truyền giáo đã diễn ra tại Xuân Lộc do Ủy ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc HĐGM VN tổ chức. Đại hội, xét một góc độ nào đó, chưa thực sự bàn sâu về những điều quan trọng trong vấn đề làm sao cho sứ vụ loan báo Tin Mừng tại quê hương Việt Nam được đẩy mạnh và tiến triển hơn, nhưng ở một góc độ khác, đã gây được một ý thức nơi các tham dự viên.
Tin tức về truyền giáo
Đọc tin tức hằng ngày, dòng thông tin về việc truyền giáo hay sứ vụ đến với đồng bào dân tộc chưa có đạo ngày càng có nhiều hơn. Thỉnh thoảng thấy nơi này nơi kia có một số người được rửa tội. Những tin tức này rất an ủi những người dấn thấn cho sứ vụ truyền giáo. Những người theo đạo chưa hẳn là do nỗ lực của việc truyền giáo hay người truyền giáo, nhưng vì chuyện cưới xin. Dù là vì lý do gì đi nữa thì đó vẫn là một niềm vui. Vào những dịp như thế, niềm vui tại xứ đạo được nhân lên. Điều này cho thấy là giáo xứ cũng như người tín hữu trong xứ đó đã quan tâm hơn đến sứ vụ truyền giáo.
Quảng cáo về truyền giáo
Rảo quanh các nhà thờ, điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là, với kỹ thuật in ấn hiện đại, có nhiều áp phích, băng rôn, khẩu hiệu mang tính chất truyền giáo hơn. Những kiểu quảng cáo đó, xét về phương diện marketing, là những cái dễ dàng đập vào mắt người ta, từ từ sẽ gây thiện cảm nơi người xem. Việc làm này chưa nói lên được gì nhiều, nhưng trong niềm tin của người đi gieo thì phải hy vọng vào mùa gặt. Cứ như thế, dần dần sẽ có nhiều người ý thức hơn với việc ra đi rao giảng sứ điệp cứu độ.
Dấu hiệu đáng mừng chăng?
Một năm đã gần qua, sứ điệp hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 đang như vẫn còn mới. Sứ điệp đó đã thổi vào tâm thức người tín hữu Việt Nam một ý thức chung cho sứ vụ nền tảng của những người đã chịu phép rửa tội. Sứ điệp ấy một lần nữa lại được triển khai trong Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa nhân dịp kết thúc Hội nghị thường niên kỳ II năm 2011. Những kết quả mà Đại Hội Dân Chúa, chưa thể thấy ngay được, nhưng đã và đang âm thầm lớn lên. Với niềm tin vào sức mạnh của Thần Khí Đức Kitô phục sinh, người tín hữu Việt Nam chúng ta có quyền hy vọng nhịp bước ra đi loan báo Tin Mừng sẽ được rộn lên, nhanh hơn và cũng nhiều hơn. Đó có phải là một dấu hiệu đáng mừng không? Đáng mừng hay không, điều đó không thể dừng lại ở đây, nhưng tùy thuộc vào tinh thần dấn thân mới cho một hành trình mới của mỗi người Kitô hữu chúng ta!
Suy tư về truyền giáo
Lướt qua một số trang mạng công giáo, chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều bài viết về truyền giáo hơn. Những bài viết và suy tư về truyền giáo thể hiện rất nhiều thao thức và trăn trở cho sứ mạng cao quý này. Chất lượng của các bài viết cũng nói lên được rằng đã có nhiều người thực sự muốn làm gì đó, muốn tìm cách làm cho tốt hơn hoặc nhiều hơn cho đồng bào của mình nhận biết sứ điệp của Chúa Cứu Thế.
Đại hội truyền giáo
Chuẩn bị cho Đại Hội Dân Chúa 2010, một đại hội toàn quốc về truyền giáo đã diễn ra tại Xuân Lộc do Ủy ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc HĐGM VN tổ chức. Đại hội, xét một góc độ nào đó, chưa thực sự bàn sâu về những điều quan trọng trong vấn đề làm sao cho sứ vụ loan báo Tin Mừng tại quê hương Việt Nam được đẩy mạnh và tiến triển hơn, nhưng ở một góc độ khác, đã gây được một ý thức nơi các tham dự viên.
Tin tức về truyền giáo
Đọc tin tức hằng ngày, dòng thông tin về việc truyền giáo hay sứ vụ đến với đồng bào dân tộc chưa có đạo ngày càng có nhiều hơn. Thỉnh thoảng thấy nơi này nơi kia có một số người được rửa tội. Những tin tức này rất an ủi những người dấn thấn cho sứ vụ truyền giáo. Những người theo đạo chưa hẳn là do nỗ lực của việc truyền giáo hay người truyền giáo, nhưng vì chuyện cưới xin. Dù là vì lý do gì đi nữa thì đó vẫn là một niềm vui. Vào những dịp như thế, niềm vui tại xứ đạo được nhân lên. Điều này cho thấy là giáo xứ cũng như người tín hữu trong xứ đó đã quan tâm hơn đến sứ vụ truyền giáo.
Quảng cáo về truyền giáo
Rảo quanh các nhà thờ, điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là, với kỹ thuật in ấn hiện đại, có nhiều áp phích, băng rôn, khẩu hiệu mang tính chất truyền giáo hơn. Những kiểu quảng cáo đó, xét về phương diện marketing, là những cái dễ dàng đập vào mắt người ta, từ từ sẽ gây thiện cảm nơi người xem. Việc làm này chưa nói lên được gì nhiều, nhưng trong niềm tin của người đi gieo thì phải hy vọng vào mùa gặt. Cứ như thế, dần dần sẽ có nhiều người ý thức hơn với việc ra đi rao giảng sứ điệp cứu độ.
Dấu hiệu đáng mừng chăng?
Một năm đã gần qua, sứ điệp hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 đang như vẫn còn mới. Sứ điệp đó đã thổi vào tâm thức người tín hữu Việt Nam một ý thức chung cho sứ vụ nền tảng của những người đã chịu phép rửa tội. Sứ điệp ấy một lần nữa lại được triển khai trong Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa nhân dịp kết thúc Hội nghị thường niên kỳ II năm 2011. Những kết quả mà Đại Hội Dân Chúa, chưa thể thấy ngay được, nhưng đã và đang âm thầm lớn lên. Với niềm tin vào sức mạnh của Thần Khí Đức Kitô phục sinh, người tín hữu Việt Nam chúng ta có quyền hy vọng nhịp bước ra đi loan báo Tin Mừng sẽ được rộn lên, nhanh hơn và cũng nhiều hơn. Đó có phải là một dấu hiệu đáng mừng không? Đáng mừng hay không, điều đó không thể dừng lại ở đây, nhưng tùy thuộc vào tinh thần dấn thân mới cho một hành trình mới của mỗi người Kitô hữu chúng ta!
Họ Đạo Fatima CĐCGVN - Nam Úc Mừng Bổn Mạng
Jos. Vĩnh SA
07:49 16/10/2011
Lúc 12 giờ 30’ trưa Chúa Nhật ngày 16/10/11. Họ đạo Fatima thuộc CĐCGVN - Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ long trọng mừng kính Mẹ Fatima, bổn mạng của họ đạo.
Thánh Lễ đồng tế được cử hành tại hội trường giáo xứ Holy Family, vùng Parafield Gardens, do Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng chủ tế, cùng đồng tế có: Lm. Phêrô Phạm Thanh Hải giáo xứ An Phú, GP Bùi Chu BV, Lm. Matthew Nguyễn Bá Linh o.cist viện phụ và Lm. Phêrô Vũ Tiến Đạt o.cist đan viện Xitô, Thiên Phước Bãi Dâu, Vũng Tàu, các cha từ Việt Nam sang thăm Nam Úc.
Bài giảng trong Thánh Lễ Đ/ô. Minh Tâm đã quảng diễn bài Phúc Âm Chúa Jêsu trả lời câu hỏi của những người Pha Ri Siêu có nên nộp thuế cho Xê-Da hay không? Chúa đáp: “Của Xê-Da hãy trả cho Xê-Da, của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa. Một câu giải đáp rất khôn ngoan của Chúa Jêsu.
Vì hôm nay họ đạo Fatima mừng bổn mạng, nên Đức Ông cũng nói qua về ý nghĩa sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 94 năm trước đây, khuyên bảo trần thế hãy siêng năng lần chuỗi Mân Côi. Họ đạo Fatima đã nhận ngày này làm Bổn Mạng.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, ông Phó Nội Vụ Cộng Đồng đã lên chúc mừng Bổn Mạng Ban Chấp Hành và toàn giáo dân trong giáo họ Fatima, đồng thời ông Phó Nội Vụ cũng thay mặt HĐMV tặng quà cho giáo họ.
Kế tiếp ông Trưởng Họ Đạo lên cảm ơn Chủ Tế Đoàn, Ban Mục Vụ, Hội Đồng Mục Vụ và mọi người đã cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cách riêng cho giáo họ, những người còn sống cũng như những người đã qua đời.
Nhân dịp này Họ Đạo Fatima cũng có những món quà, tặng cho các linh mục đồng tế Thánh Lễ.
Sau khi kế thúc Thánh Lễ, họ đạo có một bữa tiệc liên hoan mưng Bổn Mạng ngoài trời, do Ban Chấp Hành họ đạo gây quĩ và quyên góp để khoản đãi toàn thể các thành viên trong họ đạo và quan khách.
Lồng trong bữa tiệc là một chương trình văn nghệ giúp vui gồm có: Nhạc sống và nhạc hát Karaoke do các ca sĩ "Cây nhà là lá vườn" trình diễn, keó dài cho đến hơn 3 giờ chiều mới chấm dứt.
Được biết giáo họ Fatima là một giáo họ có số giáo dân đông nhất của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Nam Úc. Địa hạt của giáo họ bao quanh khu vực vùng phía cực bắc của thành phố Adelaide, thủ phủ tiểu bang Nam Úc.
Hàng tuần, các linh mục tuyên úy thay nhau đến đây dâng Thánh Lễ lúc 12 giờ 30’ trưa, mỗi Chúa Nhật cho giáo dân trong giáo họ tại giáo xứ Holy Family, vùng Parafield Gardens, nơi có đông người Việt định cư.
Ước chừng, mỗi Thánh Lễ trưa Chúa Nhật, có khoảng từ 3 đến 500 giáo dân tới tham dự.
Click Xem Hình Nơi Đây
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôn giáo và cái ách cộng sản: Hậu qủa của sách lược Vô Tôn Giáo (5)
Bảo Giang
09:26 16/10/2011
Tôn giáo và cái ách cộng sản:
V. Hậu qủa của sách lược Vô Tôn Giáo.
Hẳn nhiên là không cần phải chờ cho đến khi cộng sản bị tiêu diệt, người ta mới khám ra những hậu qủa khốc
hại của thuyết vô thần (vô tôn giáo), một trong ba lý thuyết căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng ngay khi chúng còn sống đây, mọi người đều đã nhìn thấy tận mắt những hậu qủa của sách lược vô tôn giáo do Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng áp đặt lên xã hội Việt Nam. Chỉ sau 60 năm cầm quyền, nó đã phá hủy hầu hết các gía trị luân lý, đạo đức của đời sống và gây phương hại trực tiếp đến tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội từ văn hóa, tôn giáo đến bản sắc dân tộc. Có thể nói, không còn một góc cạnh nhỏ nào trong các sinh hoạt chung hay riêng mà không bị sách lược vô tôn giáo này kềm tỏa. Nó kềm toả đời sống thuần lương của con người và xã hội bằng bốn chữ xem ra khá đơn giản là: “gian trá, chia rẽ”
1. Gian dối: Một định chế cơ bản của xã hội cộng sản?
Có một sự thật rất thật mà không ai có thể chối cãi được là: Khi con người không còn được hướng dẫn để đặt niềm tin vào sự hoàn thiện ( hoàn hảo và toàn thiện) của tôn giáo và thần linh, tội ác và gian dối lập tức xuất hiện. Nó xuất hiện và xã hội nào cưu mang nó, không bao giờ có cuộc sống trong an bình.
Điều này đúng hay sai? Liệu các xã hội cộng sản, trong đó có đảng và nhà nước Việt cộng theo chủ thuyết vô tôn giáo. Coi tôn giáo như là “ thuốc phiện ru ngủ nhân dân” cần triệt hạ, hơn là một hướng đi đìch thực cần thiết giúp con người tìm đến Chân Thiện Mỹ, có là một minh chừng cụ thể cho khái niệm trên hay không?
Như tôi đã có dịp viết ở phần trước: Ý niệm về Tôn Giáo là một ý niệm khởi nguyên về thiện ác, nó xuất hiện ngay từ khi có con người. Ý niệm này phát sinh một cách tự nhiên, rồi được hệ thống hóa, biến thành lề luật sống ( như đạo Ông Bà, thờ cúng Tổ Tiên ở Việt Nam). Hoặc là từ lề luật, biến thành sự ràng buộc êm ái tôn trọng nhau. Cả hai đều quy về một mục đích duy nhất là bảo vệ Công Lý, Sự Thật để giải thoát con ngưòi khỏi những gian trá, tội lỗi. Thúc đẩy con người làm lành lánh dữ. Nhắm đưa con ngưòi tới đích Chân Thiện Mỷ, và hướng tới cuộc sống an vui và hạnh phúc.
Từ điểm nhìn này, với cá nhân. Tôn Giáo chính là niềm tin là chỗ nương tựa để cho mọi người tìm về cuộc sống trong an bình, thanh thản. Đối với xã hội, Tôn Giáo không những chĩ là nơi nương tựa. Nhưng còn là một nền tảng vững chắc, trên đó, con người xây dựng thêm những trật tự để mưu cầu cho cuộc sống của tập thể được tôn trọng, được an bình và thịnh vượng.
Theo đó, một tổ chức xã hội, dù là xã hội dân sự, quân sự, độc tài chuyên chế hay phong kiến độc ác với tất cả mọi thứ luật lệ đáng kinh hãi nhất cũng không bao giờ có khả năng đem lại đời sống an toàn, yên vui cho con người, cho xã hội, nếu như ý niệm về tôn giaó, về sự Thiện, Ác, về Công Bằng, về sự thưởng phạt của tâm linh không ăn sâu, bám chặt và làm chủ trong lòng người. Bằng chứng là vào thời thượng cổ, Âu hay Á cũng thế, khi tôn giáo chưa là giường mối của cuộc sống, con người sống như hoang dã, tàn bạo với nhau hơn xã hội tiến bộ hôm nay.
Trong khi đó, thuyết duy vật biện chứng của Marx ra đời vào giữa thế kỷ 19 là lúc con người đã đạt đến nhiều tiến bộ và nhân bản, được đem vào áp dụng từ khoảng đầu thế kỷ 20, lại chủ trương triệt hạ tôn giáo, hóa giải ý niệm đạo đức và đẩy con người vào cuộc sống bạo lực bằng một cuộc tuyên truyền vĩ đại: “ Tôn Giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Với cuộc tuyên truyền này, có thể nói, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản đã lật ngược mọi giá trị luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam đã tích lũy từ ngàn năm trước, và coi cuộc sống đạo hạnh của tôn giáo như liều thuốc phiện ru ngủ nhân dân, cần phải triệt hạ. Kết qủa của cuộc tuyên truyền là nhà nước Việt cộng đập phá các cơ sở thờ phượng như chùa chiền, nhà thờ, đền miếu. Kế đến, mở cuộc đấu tố giêt người trên quy mô rộng lớn vào những năm 1955-1956 theo khẩu hiệu: “ Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Kết qủa, cuộc đấu tố này đã đẩy người dân Việt trở lại thời hoang dã, hoàn toàn bị trắng tay về cả mặt tinh thần lẫn vật chất.
a- Đời sống vật chất.
Trước hết, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng khoác lên cổ người dân cái danh nghĩa làm chủ đất nước. Sau đó, hô hào, vận động những người làm chủ đất nước lao đầu vào một cuộc đấu tồ qủy hãi thần kinh để lấy lại ruộng đất cho nhân dân. Kết qủa, sau cuộc “đào tận gốc, trốc tận rễ.” trí phú dịa hào. Toàn bộ tài sản của đất nước và của những người bị đấu tố kia lọt vào tay đảng và nhà nước Việt cộng. Những người chủ nhân của dất nước là những công nhân, những thợ cày, tay trắng hoàn trắng tay, phải sống nhờ, sống như kẻ nô lệ ngay trên chính mảnh đất nhiều đời của mình.
Lúc trước, người nông dân chẳng thoát cảnh lao động cực nhọc, nhưng họ và con cái họ còn có được bát cơm no và có những giây phút quây quần bên nhau sống hạnh phúc. Nay, việc lao động còn cay cực gấp nhiều lần hơn xưa. Đã thế, cơm gạo không đủ. Gia đình thật khó mà có được bữa cơm no. Nói chi đến những ngày hội ngày lễ, ngày tết để có niềm vui ngập lòng. Thay vao đó là những đôi mắt trắng. Riêng các xã viên trong các tổ sản xuất, trong nhà máy hay hợp tác xã tại nông thôn. Họ học thêm được món nghề mới của xã hội chủ nghĩa. Muốn có thêm một bữa cơm no, gạo trắng thì chỉ còn một cách duy nhất: Ăn trộm!
b. Đời sống tinh thần.
Bấy nhiêu gian truân về thể chất hình như cũng chưa thỏa để đày đoạ con người Việt Nam. Sau mùa đấu tố, người dân mới bàng hoàng để biết rằng, thật khó có thể gột rửa được cái “thành tích” đã tham gia vào những cuộc giết ngưòi và giết chết tình nghĩa xóm thôn. Họ phải mang vạ vì, chính bản thân họ, không phải một lần mà đã nhiều lần tham gia, giơ tay lên, trực tiếp đấu tố lấy đi sự sống của đồng loại.
Người dân Việt Nam vốn dĩ không phải là người gian ác, nhưng đã vô tình trở thành những công cụ đắc lực giúp Việt cộng giết chết nền luân lý đạo đức của xã hội Việt Nam! Nghĩa là, người dân Việt Nam đã rơi tỏm vào trong một cái âm mưu gian dối và thâm độc của nhà nước Việt cộng. Chúng đẩy ngưòi dân Việt Nam vào con đường giết đồng loại, tự mình hủy diệt nền luân thường đạo lý của xã hội. Tự mình hủy diệt toàn bộ niềm vui và hạnh phúc của mính và con cái mình mà không ai hay biết. Họ cứ tưởng tham gia đấu tố là cải tạo xã hội. Ai ngờ, nó lừa mình giết mình! Khi tỉnh ngộ, mọi chuyện đã lỡ. Tuy thế, cái trắng tay về vật chất không đáng sợ. Nhưng việc trắng tay về mặt tinh thần khi nền luân thưòng đạo lý bị đào tận gốc trốc tận rễ mới là điều đáng sợ hãi.
Ai cũng biết, người Việt Nam từ rất xa xưa, dù ở thành thị hay nông thôn, đều là những ngưòi trọng đạo nghĩa. Hơn thế, tinh thần tôn gíáo hầu như được biểu lộ ở mọi nơi mọi chốn hay trong mọi câu chuyện. Ai cũng biết, chẳng có một làng mạc, đường xá nào mà không có các nhà thờ, đình chùa, miếu thần hoàng, miếu thờ cô hồn. Những nơi này thưòng nghi ngút hương khói trong các ngày lễ, ngày tết, ngày rằm mỗi tháng.
Song song với tinh thần trọng đạo ấy, người dân Việt còn được đánh gía là một sắc dân hiền hòa, đạo hạnh, hiếu khách, thật thà, chất phác, cần cù, chịu đựng nhưng rất cầu tiến. Hay giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và sống theo tinh thần đại gia đình. Đặc biệt là ở các vùng thôn quê, tinh thần này biểu lộ rất rõ ràng. Đây là một gia tài vô giá của dân tộc, vì chính tinh thần gắn bó tương trợ này đã là một chất xúc tác mạnh mẽ nhất để ngừơi Việt Nam gắn kết với nhau thành một khối đồng nhất trong những công cuộc bảo vệ xóm thôn. Rối đến việc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập của đất nước trong mấy ngàn năm qua. Từ đó, tạo nên những chiến công oanh liệt cho đất nước.
Dĩ nhiên, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản, hiểu rất rõ tinh thần này của dân tộc Việt Nam. Hơn thế, chúng tự biết: Nếu muốn tồn tại, dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn, cộng sản không có một chọn lựa nào khác ngoài việc phải “đào tận gôc, trốc tận rễ” cái tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam ngay sau khi họ nhờ sức mạnh của nhân dân mà cướp được công quyền. Và bài tính này đã được tập đoàn Việt cộng thực hiện cấp bách và triệt để vào những năm 1955-56. Đến nay nó vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nó chỉ biến thể cách đấu tố mà thôi.
Như thế, dưói một góc nhìn khác, cuộc đấu tố, “đào tận gốc, trốc tận rễ” không dừng lại sau cái chết của 172000 người và cũng không dừng lại khi nó đẩy người dân vào cuộc sống bần cùng. Nhưng chính cái chết muộn của nền phong hóa, của luân thưòng đạo lý sau mùa đấu tố theo chủ trương vô tôn giáo mới là cái chết khủng khiếp trong lịch sử của dân tộc. Bởi vì, dưới guồng máy cai trị của cộng sản, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín không còn là điểm tựa sống cho dân tộc. Thay vào đó, bản ác vô đạo của Hồ chí Minh được đề cao như gương mẫu. Kế đến, tình nghĩa của đồng bào sau lũy tre xanh đã hoàn toàn bị phá sản bởi những nhát dao đấu tố và những cánh tay giơ lên. Từ đó, người dân trở nên bạc nhược, ích kỷ và nhà nước thì hãnh diện về cái thành tích cải tạo xã hội theo sách lược vô tôn giáo của họ.
Bằng chứng là theo báo cáo về tình hình tôn giáo năm 2005, được ghi lại vào năm 2007 như sau:“Thực trạng tín đồ các tôn giáo: Đến năm 2007, tổng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam là 23 triệu ( dân số là khoảng 87 triệu). Trong đó: Phật giáo gần 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Tin Lành gần 1 triệu; Hồi giáo 67 nghìn; Cao Đài 3,2 triệu; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,4 triệu; Tịnh độ cư¬ sĩ Phật Hội 1,4 triệu; Tứ Ân Hiếu Nghĩa 78 nghìn, Ngũ Chi Minh Chân Đạo 10 nghìn. Từ năm 2005 đến năm 2007 tín đồ tăng 2 triệu ng¬ười…” pgs.ts nguyễn đức Lữ.
Với con số thống kê này, số ngưòi Việt Nam không có đạo lên đến gần 3/4 trên tổng số dân, là một điều hoàn toàn trái ngược với các con số thống kê trước kia. Đặc biệt là Đạo Ông Bà, thờ cúng tổ tiên chiếm đa phần trong dân số, nay đã bị nhà nước loại ra khỏi bản thống kê này. Đạo Lão, đạo Khổng cũng không được nhắc tời nữa. Trong khi đó có những tổ chức, tôi nghĩ thế, như Tứ Ân Hiều Nghĩa, Ngũ Chi Minh Chân Đạo, với thành phần nhân sự qúa ít ỏi lại được coi là một tôn giáo!
Tại sao cộng sản muốn loại Đạo Ông Bà, thờ cúng Tổ Tiên ra khỏi danh sách của các Tôn giáo, và coi những tổ chức kia thành một tôn giáo? Có hai cách giải thích:
a. Một là Đạo thờ thần, thờ cúng tổ tiên không có hệ thống giáo lý và tổ chức quy mô lớn. Đơn vị Đạo thường là gia đình và dòng tộc, truyền đời một nền giáo lý căn bản cho nhau là ăn ngay ở lành, làm thiện lánh ác để được phúc. Bởi vì đất trời, phúc lộc là của thần linh ban phát cho người. Nhưng từ mùa đấu tố, đơn vị gia đình đã bị phá hủy, tình xóm thôn, đại gia đình đã bị trốc tận gốc. Sách lược vô tôn giáo đã ảnh hưởng nặng nề đến lối sống của người dân. Tuy người dân không bỏ việc thờ cúng ông bà, vẫn hương khói trong những ngày giỗ chạp. Nhưng đa phần vì sợ Việt cộng làm khó dễ nên đã khai chữ Không trong bản lý lịch trong mục Tôn giáo. Theo đó, nhà nưóc có con số thống kê trên chăng?
b. Hai là Việt cộng tự ý cho mình có năng lực trên cả thần quyền nên nhà nước tự y` xóa sổ Đạo Ông Bà ra khỏi danh sách các Tôn Giáo?
Cách nào thì Việt cộng cũng chứng tỏ được khả năng tiêu diệt sự đạo hạnh của tôn giáo. Bởi vì, tuyệt đại đa số dân ta trước kia đều là ngưòi có đạo. Nay sau 60 năm cầm quyền, nhà nưóc đã làm cho số những người tin vào sự hoàn thiện, thánh đức của tôn giáo để hướng tớí Chân Thiện Mỹ và đời sống an bình chỉ còn hơn ¼ dân số. Đây là con số đáng lo ngại, nhưng lại được coi là sự thành công vượt bực của cuộc tuyên truyền vĩ đại: “ Tôn giáo là thuốc phiện để ru ngủ nhân dân”! Nhưng bằng cách nào, cộng sản có thể đạt những con số trong bảng thống kê trên?
Theo tài liệu trong bộ “ Lịch sử kinh tế Việt Nam từ 1945-2000”, do viện kinh tế Việt Nam xuất bản thì cuộc đấu tố đẫm máu trong các năm 1955-1956 do cộng sản phát động đã có 172.008 nạn nhân.
Ở đây có một điểm cần lưu ý theo bộ sách là: Cuộc cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ quy vào thành phần được ấn định trước cuộc đấu tố là 5,68% trên tổng số dân (trang 85, tập II). Nhưng tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, các xã cố "truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc" (trang 86, Tập II). Đó là lý do có nhiều xã vượt chỉ tiêu đề ra.
Như thế, nếu những điều cuốn sách này viết ra là có thật, thì sự khả tín vào những con số nạn nhân cũng không có nhiều, nếu như không muốn nói là đầy gian dối và mờ ám. Bởi lẽ, nếu tính theo tỷ lệ 5% trên 10 triệu dân đã được quy định để cho các xã phải thi hành thì số nạn nhân trên toàn miền bắc phải là trên 500.000 người chứ không phải là con số 172.008 người như bộ sách này viết. Theo đó, con số 172008 này phải được hiểu là những ngưòi đã bị giết chết chứ không phải chỉ là nạn nhân. Vì Nạn nhân có nhiều nghĩa, bị tù, bị giam, bị đưa đi lao động, bị giết cũng đều được coi là nạn nhân.
Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau:
Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%).
Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%).
Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%).
Phú nông: 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%).
Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan: 71,66%.
Nếu đã bị kết là địa chủ ác gian, thì làm gì có chuyện oan đến 77.4%. cùng lắm là có năm ba người bị bắt và bị kết án lầm là gian ác thôi chứ? Rồi địa chủ thường, nói lên tính cách bình thường trong công cuộc làm ăn cần cù, có thể họ cũng là ân nhân của dân làng. Tại sao cũng bị giết và lại cũng có giết oan đến 65%. Chữ giết oan ở đây được hiểu thế nào? Đến địa chủ kháng chiến cũng là vấn đề. Không có địa chủ kháng chiến lấy tiền đâu, gạo thóc đâu nuôi quân kháng chiến. Họ bị giết, mà tại sao không phải là 100% bị oan mà chỉ có 49% là bị oan, lại là tỷ lệ bị oan ít nhất! Rồi đến phú nông? Thế nào là phú nông? Nhà có con trâu cái cày được gọi là phú nông chăng? Người có chút tiền của bị giết là đúng tội chăng?
Đây là những câu hỏi không bao giờ cộng sản có thể trả lời được ngoại trừ một câu trả lời duy nhất. Việt cộng muốn tiêu diệt nền đạo lý cơ bản của dân tộc Việt Nam bằng cách giết ngưòi, tạo ra sự sợ hãi cho dân để nắm quyền lực. Ở đây, tuy bộ sách không nói đến số luợt người tham gia vào những cuộc đấu tố. Nhưng hẳn nhiên là họ không tham gia một lần, ít ra mỗi ngưòi phải tham gia 5, 7 lần.Trong những lần ấy có rất nhiều cảnh con đấu cha mẹ. Vợ đấu chồng, anh em đấu nhau. Hàng xóm láng giềng thì mạnh ai nấy xăn tay áo lên mà hằn học trả thù lẫn nhau vì thân nhân của mình đã bị đấu! Như thế số lượt người tham gia đấu tố đòi giết người sẽ lên đến khoảng 50 triệu lượt ngưòi. Một con sô thừa sức để giết chết tất cả mọi thứ tình nghĩa của gia đình, của láng xóm, của đồng bào đã từng bao bọc với nhau cả nghìn nghìn năm trước.
Một khi tình cha con, láng giềng, thân tộc, thày trò, đều bị cộng sản đánh bật gốc rễ, nơi những người còn sống chỉ còn là một hoang mang tột cùng. Ở bất cứ nơi đâu, qua ánh mắt, lời nói đều để lại những dấu ấn đậm nét của một đời sống bât an, nơm nớp lo sợ một thứ như tai họa nào đó bất chợt sẽ đổ xuống. Tinh thần luôn luôn bị khủng bố. Thần kinh lúc nào cũng bị dồn nén căng thẳng. Kết qủa, chỉ còn một cách duy nhất có thể làm cho hệ thần kinh não bộ vơi bớt đi những căng thẳng là nói dối. Chúng nói sao thì mình nói như thế. Dù rằng nói để lừa chính mình.
Sau nói dối là gian dối. Gian dối hết tầng này đến lớp khác. Nó trở thành một căn tính của xã hội. Nay trở thành một định chế cơ bản của xã hội chủ nghĩa. Nó chính là chủ thể của mọi sinh hoạt ở mọi nơi, mọi chốn, trong mọi cấp bộ của đảng và nhà nước Việt cộng rồi lan truyền vào xã hội mà khởi đầu là chữ sợ hãi. Sự sợ hãi bắt nguồn từ những vụ đấu tố dã man trong thời 55-56. Hoặc sau những cuộc bắt bớ và giết người mờ ám của những bàn tay bạo tàn cộng sản. Điều này đúng hay sai? Chuyện kể rằng:
Buổi sáng sau đêm đấu tố. Mặt trời vẫn lên. Nắng gắt từ sớm. Đôi mắt của dân làng từ người gìa đến đứa trẻ đều bàng hoàng sợ hãi như vừa tỉnh giấc sau cơn ác mộng. Nhiều người chưa dám tin đó là chuyện thật, dù chính họ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Gỉa thế nào được mà gỉa! Nhớ đêm trước, trời tối như mực, dưới ánh sáng chập chờn của mấy ngọn đuốc. Người chẳng nhìn rõ mặt ngưòi. Chỉ có những lời hò hét và những cánh tay thúc nhau vung lên cao theo con dao mã tấu của đội và tấm hình khổ lớn của “ bác” đang mìm cười.
Vậy là mười mấy ngưòi bị ghép vào tội địa chủ, phải chết chém. Cánh tay đảng viên mạnh lắm. Những đôi chân người đi dự đấu tố run lên, Có người vội bịt chặt lấy mặt. Chém xong, có tiếng hô lớn. Thôi giải tán! Đám đông vội rut lui khỏi cánh đồng. Không một câu chuyện, cũng không có tiếng khóc, cũng không có tiếng chó sủa.Thỉnh thoảng có những cái bấm tay như bảo nhau yên lặng.Về đến nhà, lên giường, ngưòi vẫn run bần bật. Ánh đèn tắt. Dân làng như chết hẳn.
Sáng hôm sau. Nắng lên. Những vệt máu đã đông, đen, đặc quánh bên xác chết trong hiện trường. Lạ, giữa đồng, tưởng rằng ruồi bu kiến đậu kiếm ăn. Có đấy, nhưng không nhiều.
Nằm nhô lên khỏi mặt đất còn vài cái xác không có thân nhân. Bên cạnh đó, nơi tụm năm, nơi túm ba những ngưòi thân phủ phục xuống bên cái xác đầu đã được ghép lại với thân. Xác nằm ngửa mặt lên đón nắng. Giận trời hay hận đất? Giữa hiện trưòng vẫn còn mấy tấm hình lớn khổ của Hồ chí Minh. Cái thì cắm dính trên cọc, cái thì đổ xuống. Có một đứa trẻ, có lẽ là con nhà cách mạng, tuổi lên năm, lên sáu. Trên người mặc mỗi cái áo cộc, không có quần, để lòi cả dái ra. Nó vác một cái lá cờ đỏ lớn hơn ngưòi. Đi quanh ảnh bác.
- Lạy ông nông dân. Lạy ông đội, cho chúng con mang xác của bố con về chôn cất.
- Cứ để đấy cho nó biết tội của nó.
- Xin…
- Xin vói xỏ gì...
Những ánh mắt thất thần, nhìn sợ hãi, uất hận sau lớp tóc rối bù che trước mặt. Vội đứng lên, riu riú ra khỏi hiện trường. Có ai tìm được tình nghĩa xóm thôn còn lại sau cuộc đấu tố này?
Và đây là câu chuyện tiếp nối của 60 năm sau: Vào chiều ngày 21-9-2001, khi viết bài báo này, tôi vào trang mạng VNExpress.net. Khi mở trang pháp luật ra, tôi dùng mình hoảng sợ. Bởi vì trong đó có 14 bản tin được giới thiệu trong mục Pháp Luật thì có đến 9 bản tin liên quan đến án mạng chết người như:
1. Nguyễn văn Luyện, (kẻ giết ba ngưòi) ở tiệm vàng không tỏ ý hối bận.
2. Kẻ giết dì vợ thoát án tử hình vì còn vị thành niên.
3. Tử hình đứa con sát hại cha.
4. Nghi án người đàn ông bị nhân tình đâm chết.
5 Kẻ trộm chó hại chết bảo vệ.
6. Sừ tù người tông xe giết chết vợ,( vợ đòi ly dị).
7. Dấu hiệu vụ án mạng xác không đầu trôi sông.
8. Một người chết sau hỗn chiến trong quán bar.
9.Cô giáo vô ý làm chết bé trai 6 tuổi
Đây là kết qủa phải đến trong một xã hội mà chính nhà cầm quyến đã chủ trương đào tận gốc, tróc tận rễ luân thường đạo lý của xã hội và thay vào đó là nền văn hóa vô đạo ( vô gia đình và vô tôn giáo) của chủ nghĩa duy vật. Theo đó, khi con người không còn được hướng dẫn để đặt niềm tin vào công lý, thần linh, vào sự hoàn thiện ( hoàn hảo và toàn thiện) của tôn giáo. Tội ác và gian dối lập tức xuất hiện. Đó sẽ là cái chết khủng khiếp nhất của lịch sử. Nói cách khác, khi một xã hội chủ trương tiêu diệt nền luân lý và đạo đức của tôn giáo thì chính xã hội ấy đã đẩy con ngưòi vào cuộc sống bạo động, chết chóc. Nó sẽ không bao giờ mang bình an đến cho cuộc sống của con người.
(Phần 2: Chia rẽ, nguyên tắc chỉ đường của cộng sản?)
V. Hậu qủa của sách lược Vô Tôn Giáo.
Hẳn nhiên là không cần phải chờ cho đến khi cộng sản bị tiêu diệt, người ta mới khám ra những hậu qủa khốc
1. Gian dối: Một định chế cơ bản của xã hội cộng sản?
Có một sự thật rất thật mà không ai có thể chối cãi được là: Khi con người không còn được hướng dẫn để đặt niềm tin vào sự hoàn thiện ( hoàn hảo và toàn thiện) của tôn giáo và thần linh, tội ác và gian dối lập tức xuất hiện. Nó xuất hiện và xã hội nào cưu mang nó, không bao giờ có cuộc sống trong an bình.
Điều này đúng hay sai? Liệu các xã hội cộng sản, trong đó có đảng và nhà nước Việt cộng theo chủ thuyết vô tôn giáo. Coi tôn giáo như là “ thuốc phiện ru ngủ nhân dân” cần triệt hạ, hơn là một hướng đi đìch thực cần thiết giúp con người tìm đến Chân Thiện Mỹ, có là một minh chừng cụ thể cho khái niệm trên hay không?
Như tôi đã có dịp viết ở phần trước: Ý niệm về Tôn Giáo là một ý niệm khởi nguyên về thiện ác, nó xuất hiện ngay từ khi có con người. Ý niệm này phát sinh một cách tự nhiên, rồi được hệ thống hóa, biến thành lề luật sống ( như đạo Ông Bà, thờ cúng Tổ Tiên ở Việt Nam). Hoặc là từ lề luật, biến thành sự ràng buộc êm ái tôn trọng nhau. Cả hai đều quy về một mục đích duy nhất là bảo vệ Công Lý, Sự Thật để giải thoát con ngưòi khỏi những gian trá, tội lỗi. Thúc đẩy con người làm lành lánh dữ. Nhắm đưa con ngưòi tới đích Chân Thiện Mỷ, và hướng tới cuộc sống an vui và hạnh phúc.
Từ điểm nhìn này, với cá nhân. Tôn Giáo chính là niềm tin là chỗ nương tựa để cho mọi người tìm về cuộc sống trong an bình, thanh thản. Đối với xã hội, Tôn Giáo không những chĩ là nơi nương tựa. Nhưng còn là một nền tảng vững chắc, trên đó, con người xây dựng thêm những trật tự để mưu cầu cho cuộc sống của tập thể được tôn trọng, được an bình và thịnh vượng.
Theo đó, một tổ chức xã hội, dù là xã hội dân sự, quân sự, độc tài chuyên chế hay phong kiến độc ác với tất cả mọi thứ luật lệ đáng kinh hãi nhất cũng không bao giờ có khả năng đem lại đời sống an toàn, yên vui cho con người, cho xã hội, nếu như ý niệm về tôn giaó, về sự Thiện, Ác, về Công Bằng, về sự thưởng phạt của tâm linh không ăn sâu, bám chặt và làm chủ trong lòng người. Bằng chứng là vào thời thượng cổ, Âu hay Á cũng thế, khi tôn giáo chưa là giường mối của cuộc sống, con người sống như hoang dã, tàn bạo với nhau hơn xã hội tiến bộ hôm nay.
Trong khi đó, thuyết duy vật biện chứng của Marx ra đời vào giữa thế kỷ 19 là lúc con người đã đạt đến nhiều tiến bộ và nhân bản, được đem vào áp dụng từ khoảng đầu thế kỷ 20, lại chủ trương triệt hạ tôn giáo, hóa giải ý niệm đạo đức và đẩy con người vào cuộc sống bạo lực bằng một cuộc tuyên truyền vĩ đại: “ Tôn Giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Với cuộc tuyên truyền này, có thể nói, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản đã lật ngược mọi giá trị luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam đã tích lũy từ ngàn năm trước, và coi cuộc sống đạo hạnh của tôn giáo như liều thuốc phiện ru ngủ nhân dân, cần phải triệt hạ. Kết qủa của cuộc tuyên truyền là nhà nước Việt cộng đập phá các cơ sở thờ phượng như chùa chiền, nhà thờ, đền miếu. Kế đến, mở cuộc đấu tố giêt người trên quy mô rộng lớn vào những năm 1955-1956 theo khẩu hiệu: “ Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Kết qủa, cuộc đấu tố này đã đẩy người dân Việt trở lại thời hoang dã, hoàn toàn bị trắng tay về cả mặt tinh thần lẫn vật chất.
a- Đời sống vật chất.
Trước hết, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng khoác lên cổ người dân cái danh nghĩa làm chủ đất nước. Sau đó, hô hào, vận động những người làm chủ đất nước lao đầu vào một cuộc đấu tồ qủy hãi thần kinh để lấy lại ruộng đất cho nhân dân. Kết qủa, sau cuộc “đào tận gốc, trốc tận rễ.” trí phú dịa hào. Toàn bộ tài sản của đất nước và của những người bị đấu tố kia lọt vào tay đảng và nhà nước Việt cộng. Những người chủ nhân của dất nước là những công nhân, những thợ cày, tay trắng hoàn trắng tay, phải sống nhờ, sống như kẻ nô lệ ngay trên chính mảnh đất nhiều đời của mình.
Lúc trước, người nông dân chẳng thoát cảnh lao động cực nhọc, nhưng họ và con cái họ còn có được bát cơm no và có những giây phút quây quần bên nhau sống hạnh phúc. Nay, việc lao động còn cay cực gấp nhiều lần hơn xưa. Đã thế, cơm gạo không đủ. Gia đình thật khó mà có được bữa cơm no. Nói chi đến những ngày hội ngày lễ, ngày tết để có niềm vui ngập lòng. Thay vao đó là những đôi mắt trắng. Riêng các xã viên trong các tổ sản xuất, trong nhà máy hay hợp tác xã tại nông thôn. Họ học thêm được món nghề mới của xã hội chủ nghĩa. Muốn có thêm một bữa cơm no, gạo trắng thì chỉ còn một cách duy nhất: Ăn trộm!
b. Đời sống tinh thần.
Bấy nhiêu gian truân về thể chất hình như cũng chưa thỏa để đày đoạ con người Việt Nam. Sau mùa đấu tố, người dân mới bàng hoàng để biết rằng, thật khó có thể gột rửa được cái “thành tích” đã tham gia vào những cuộc giết ngưòi và giết chết tình nghĩa xóm thôn. Họ phải mang vạ vì, chính bản thân họ, không phải một lần mà đã nhiều lần tham gia, giơ tay lên, trực tiếp đấu tố lấy đi sự sống của đồng loại.
Người dân Việt Nam vốn dĩ không phải là người gian ác, nhưng đã vô tình trở thành những công cụ đắc lực giúp Việt cộng giết chết nền luân lý đạo đức của xã hội Việt Nam! Nghĩa là, người dân Việt Nam đã rơi tỏm vào trong một cái âm mưu gian dối và thâm độc của nhà nước Việt cộng. Chúng đẩy ngưòi dân Việt Nam vào con đường giết đồng loại, tự mình hủy diệt nền luân thường đạo lý của xã hội. Tự mình hủy diệt toàn bộ niềm vui và hạnh phúc của mính và con cái mình mà không ai hay biết. Họ cứ tưởng tham gia đấu tố là cải tạo xã hội. Ai ngờ, nó lừa mình giết mình! Khi tỉnh ngộ, mọi chuyện đã lỡ. Tuy thế, cái trắng tay về vật chất không đáng sợ. Nhưng việc trắng tay về mặt tinh thần khi nền luân thưòng đạo lý bị đào tận gốc trốc tận rễ mới là điều đáng sợ hãi.
Ai cũng biết, người Việt Nam từ rất xa xưa, dù ở thành thị hay nông thôn, đều là những ngưòi trọng đạo nghĩa. Hơn thế, tinh thần tôn gíáo hầu như được biểu lộ ở mọi nơi mọi chốn hay trong mọi câu chuyện. Ai cũng biết, chẳng có một làng mạc, đường xá nào mà không có các nhà thờ, đình chùa, miếu thần hoàng, miếu thờ cô hồn. Những nơi này thưòng nghi ngút hương khói trong các ngày lễ, ngày tết, ngày rằm mỗi tháng.
Song song với tinh thần trọng đạo ấy, người dân Việt còn được đánh gía là một sắc dân hiền hòa, đạo hạnh, hiếu khách, thật thà, chất phác, cần cù, chịu đựng nhưng rất cầu tiến. Hay giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và sống theo tinh thần đại gia đình. Đặc biệt là ở các vùng thôn quê, tinh thần này biểu lộ rất rõ ràng. Đây là một gia tài vô giá của dân tộc, vì chính tinh thần gắn bó tương trợ này đã là một chất xúc tác mạnh mẽ nhất để ngừơi Việt Nam gắn kết với nhau thành một khối đồng nhất trong những công cuộc bảo vệ xóm thôn. Rối đến việc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập của đất nước trong mấy ngàn năm qua. Từ đó, tạo nên những chiến công oanh liệt cho đất nước.
Dĩ nhiên, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản, hiểu rất rõ tinh thần này của dân tộc Việt Nam. Hơn thế, chúng tự biết: Nếu muốn tồn tại, dù chỉ là trong một giai đoạn ngắn, cộng sản không có một chọn lựa nào khác ngoài việc phải “đào tận gôc, trốc tận rễ” cái tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam ngay sau khi họ nhờ sức mạnh của nhân dân mà cướp được công quyền. Và bài tính này đã được tập đoàn Việt cộng thực hiện cấp bách và triệt để vào những năm 1955-56. Đến nay nó vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nó chỉ biến thể cách đấu tố mà thôi.
Như thế, dưói một góc nhìn khác, cuộc đấu tố, “đào tận gốc, trốc tận rễ” không dừng lại sau cái chết của 172000 người và cũng không dừng lại khi nó đẩy người dân vào cuộc sống bần cùng. Nhưng chính cái chết muộn của nền phong hóa, của luân thưòng đạo lý sau mùa đấu tố theo chủ trương vô tôn giáo mới là cái chết khủng khiếp trong lịch sử của dân tộc. Bởi vì, dưới guồng máy cai trị của cộng sản, Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín không còn là điểm tựa sống cho dân tộc. Thay vào đó, bản ác vô đạo của Hồ chí Minh được đề cao như gương mẫu. Kế đến, tình nghĩa của đồng bào sau lũy tre xanh đã hoàn toàn bị phá sản bởi những nhát dao đấu tố và những cánh tay giơ lên. Từ đó, người dân trở nên bạc nhược, ích kỷ và nhà nước thì hãnh diện về cái thành tích cải tạo xã hội theo sách lược vô tôn giáo của họ.
Bằng chứng là theo báo cáo về tình hình tôn giáo năm 2005, được ghi lại vào năm 2007 như sau:“Thực trạng tín đồ các tôn giáo: Đến năm 2007, tổng tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam là 23 triệu ( dân số là khoảng 87 triệu). Trong đó: Phật giáo gần 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Tin Lành gần 1 triệu; Hồi giáo 67 nghìn; Cao Đài 3,2 triệu; Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,4 triệu; Tịnh độ cư¬ sĩ Phật Hội 1,4 triệu; Tứ Ân Hiếu Nghĩa 78 nghìn, Ngũ Chi Minh Chân Đạo 10 nghìn. Từ năm 2005 đến năm 2007 tín đồ tăng 2 triệu ng¬ười…” pgs.ts nguyễn đức Lữ.
Với con số thống kê này, số ngưòi Việt Nam không có đạo lên đến gần 3/4 trên tổng số dân, là một điều hoàn toàn trái ngược với các con số thống kê trước kia. Đặc biệt là Đạo Ông Bà, thờ cúng tổ tiên chiếm đa phần trong dân số, nay đã bị nhà nước loại ra khỏi bản thống kê này. Đạo Lão, đạo Khổng cũng không được nhắc tời nữa. Trong khi đó có những tổ chức, tôi nghĩ thế, như Tứ Ân Hiều Nghĩa, Ngũ Chi Minh Chân Đạo, với thành phần nhân sự qúa ít ỏi lại được coi là một tôn giáo!
Tại sao cộng sản muốn loại Đạo Ông Bà, thờ cúng Tổ Tiên ra khỏi danh sách của các Tôn giáo, và coi những tổ chức kia thành một tôn giáo? Có hai cách giải thích:
a. Một là Đạo thờ thần, thờ cúng tổ tiên không có hệ thống giáo lý và tổ chức quy mô lớn. Đơn vị Đạo thường là gia đình và dòng tộc, truyền đời một nền giáo lý căn bản cho nhau là ăn ngay ở lành, làm thiện lánh ác để được phúc. Bởi vì đất trời, phúc lộc là của thần linh ban phát cho người. Nhưng từ mùa đấu tố, đơn vị gia đình đã bị phá hủy, tình xóm thôn, đại gia đình đã bị trốc tận gốc. Sách lược vô tôn giáo đã ảnh hưởng nặng nề đến lối sống của người dân. Tuy người dân không bỏ việc thờ cúng ông bà, vẫn hương khói trong những ngày giỗ chạp. Nhưng đa phần vì sợ Việt cộng làm khó dễ nên đã khai chữ Không trong bản lý lịch trong mục Tôn giáo. Theo đó, nhà nưóc có con số thống kê trên chăng?
b. Hai là Việt cộng tự ý cho mình có năng lực trên cả thần quyền nên nhà nước tự y` xóa sổ Đạo Ông Bà ra khỏi danh sách các Tôn Giáo?
Cách nào thì Việt cộng cũng chứng tỏ được khả năng tiêu diệt sự đạo hạnh của tôn giáo. Bởi vì, tuyệt đại đa số dân ta trước kia đều là ngưòi có đạo. Nay sau 60 năm cầm quyền, nhà nưóc đã làm cho số những người tin vào sự hoàn thiện, thánh đức của tôn giáo để hướng tớí Chân Thiện Mỹ và đời sống an bình chỉ còn hơn ¼ dân số. Đây là con số đáng lo ngại, nhưng lại được coi là sự thành công vượt bực của cuộc tuyên truyền vĩ đại: “ Tôn giáo là thuốc phiện để ru ngủ nhân dân”! Nhưng bằng cách nào, cộng sản có thể đạt những con số trong bảng thống kê trên?
Theo tài liệu trong bộ “ Lịch sử kinh tế Việt Nam từ 1945-2000”, do viện kinh tế Việt Nam xuất bản thì cuộc đấu tố đẫm máu trong các năm 1955-1956 do cộng sản phát động đã có 172.008 nạn nhân.
Ở đây có một điểm cần lưu ý theo bộ sách là: Cuộc cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ quy vào thành phần được ấn định trước cuộc đấu tố là 5,68% trên tổng số dân (trang 85, tập II). Nhưng tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, các xã cố "truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc" (trang 86, Tập II). Đó là lý do có nhiều xã vượt chỉ tiêu đề ra.
Như thế, nếu những điều cuốn sách này viết ra là có thật, thì sự khả tín vào những con số nạn nhân cũng không có nhiều, nếu như không muốn nói là đầy gian dối và mờ ám. Bởi lẽ, nếu tính theo tỷ lệ 5% trên 10 triệu dân đã được quy định để cho các xã phải thi hành thì số nạn nhân trên toàn miền bắc phải là trên 500.000 người chứ không phải là con số 172.008 người như bộ sách này viết. Theo đó, con số 172008 này phải được hiểu là những ngưòi đã bị giết chết chứ không phải chỉ là nạn nhân. Vì Nạn nhân có nhiều nghĩa, bị tù, bị giam, bị đưa đi lao động, bị giết cũng đều được coi là nạn nhân.
Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau:
Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%).
Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%).
Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%).
Phú nông: 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%).
Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan: 71,66%.
Nếu đã bị kết là địa chủ ác gian, thì làm gì có chuyện oan đến 77.4%. cùng lắm là có năm ba người bị bắt và bị kết án lầm là gian ác thôi chứ? Rồi địa chủ thường, nói lên tính cách bình thường trong công cuộc làm ăn cần cù, có thể họ cũng là ân nhân của dân làng. Tại sao cũng bị giết và lại cũng có giết oan đến 65%. Chữ giết oan ở đây được hiểu thế nào? Đến địa chủ kháng chiến cũng là vấn đề. Không có địa chủ kháng chiến lấy tiền đâu, gạo thóc đâu nuôi quân kháng chiến. Họ bị giết, mà tại sao không phải là 100% bị oan mà chỉ có 49% là bị oan, lại là tỷ lệ bị oan ít nhất! Rồi đến phú nông? Thế nào là phú nông? Nhà có con trâu cái cày được gọi là phú nông chăng? Người có chút tiền của bị giết là đúng tội chăng?
Đây là những câu hỏi không bao giờ cộng sản có thể trả lời được ngoại trừ một câu trả lời duy nhất. Việt cộng muốn tiêu diệt nền đạo lý cơ bản của dân tộc Việt Nam bằng cách giết ngưòi, tạo ra sự sợ hãi cho dân để nắm quyền lực. Ở đây, tuy bộ sách không nói đến số luợt người tham gia vào những cuộc đấu tố. Nhưng hẳn nhiên là họ không tham gia một lần, ít ra mỗi ngưòi phải tham gia 5, 7 lần.Trong những lần ấy có rất nhiều cảnh con đấu cha mẹ. Vợ đấu chồng, anh em đấu nhau. Hàng xóm láng giềng thì mạnh ai nấy xăn tay áo lên mà hằn học trả thù lẫn nhau vì thân nhân của mình đã bị đấu! Như thế số lượt người tham gia đấu tố đòi giết người sẽ lên đến khoảng 50 triệu lượt ngưòi. Một con sô thừa sức để giết chết tất cả mọi thứ tình nghĩa của gia đình, của láng xóm, của đồng bào đã từng bao bọc với nhau cả nghìn nghìn năm trước.
Một khi tình cha con, láng giềng, thân tộc, thày trò, đều bị cộng sản đánh bật gốc rễ, nơi những người còn sống chỉ còn là một hoang mang tột cùng. Ở bất cứ nơi đâu, qua ánh mắt, lời nói đều để lại những dấu ấn đậm nét của một đời sống bât an, nơm nớp lo sợ một thứ như tai họa nào đó bất chợt sẽ đổ xuống. Tinh thần luôn luôn bị khủng bố. Thần kinh lúc nào cũng bị dồn nén căng thẳng. Kết qủa, chỉ còn một cách duy nhất có thể làm cho hệ thần kinh não bộ vơi bớt đi những căng thẳng là nói dối. Chúng nói sao thì mình nói như thế. Dù rằng nói để lừa chính mình.
Sau nói dối là gian dối. Gian dối hết tầng này đến lớp khác. Nó trở thành một căn tính của xã hội. Nay trở thành một định chế cơ bản của xã hội chủ nghĩa. Nó chính là chủ thể của mọi sinh hoạt ở mọi nơi, mọi chốn, trong mọi cấp bộ của đảng và nhà nước Việt cộng rồi lan truyền vào xã hội mà khởi đầu là chữ sợ hãi. Sự sợ hãi bắt nguồn từ những vụ đấu tố dã man trong thời 55-56. Hoặc sau những cuộc bắt bớ và giết người mờ ám của những bàn tay bạo tàn cộng sản. Điều này đúng hay sai? Chuyện kể rằng:
Buổi sáng sau đêm đấu tố. Mặt trời vẫn lên. Nắng gắt từ sớm. Đôi mắt của dân làng từ người gìa đến đứa trẻ đều bàng hoàng sợ hãi như vừa tỉnh giấc sau cơn ác mộng. Nhiều người chưa dám tin đó là chuyện thật, dù chính họ đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Gỉa thế nào được mà gỉa! Nhớ đêm trước, trời tối như mực, dưới ánh sáng chập chờn của mấy ngọn đuốc. Người chẳng nhìn rõ mặt ngưòi. Chỉ có những lời hò hét và những cánh tay thúc nhau vung lên cao theo con dao mã tấu của đội và tấm hình khổ lớn của “ bác” đang mìm cười.
Vậy là mười mấy ngưòi bị ghép vào tội địa chủ, phải chết chém. Cánh tay đảng viên mạnh lắm. Những đôi chân người đi dự đấu tố run lên, Có người vội bịt chặt lấy mặt. Chém xong, có tiếng hô lớn. Thôi giải tán! Đám đông vội rut lui khỏi cánh đồng. Không một câu chuyện, cũng không có tiếng khóc, cũng không có tiếng chó sủa.Thỉnh thoảng có những cái bấm tay như bảo nhau yên lặng.Về đến nhà, lên giường, ngưòi vẫn run bần bật. Ánh đèn tắt. Dân làng như chết hẳn.
Sáng hôm sau. Nắng lên. Những vệt máu đã đông, đen, đặc quánh bên xác chết trong hiện trường. Lạ, giữa đồng, tưởng rằng ruồi bu kiến đậu kiếm ăn. Có đấy, nhưng không nhiều.
Nằm nhô lên khỏi mặt đất còn vài cái xác không có thân nhân. Bên cạnh đó, nơi tụm năm, nơi túm ba những ngưòi thân phủ phục xuống bên cái xác đầu đã được ghép lại với thân. Xác nằm ngửa mặt lên đón nắng. Giận trời hay hận đất? Giữa hiện trưòng vẫn còn mấy tấm hình lớn khổ của Hồ chí Minh. Cái thì cắm dính trên cọc, cái thì đổ xuống. Có một đứa trẻ, có lẽ là con nhà cách mạng, tuổi lên năm, lên sáu. Trên người mặc mỗi cái áo cộc, không có quần, để lòi cả dái ra. Nó vác một cái lá cờ đỏ lớn hơn ngưòi. Đi quanh ảnh bác.
- Lạy ông nông dân. Lạy ông đội, cho chúng con mang xác của bố con về chôn cất.
- Cứ để đấy cho nó biết tội của nó.
- Xin…
- Xin vói xỏ gì...
Những ánh mắt thất thần, nhìn sợ hãi, uất hận sau lớp tóc rối bù che trước mặt. Vội đứng lên, riu riú ra khỏi hiện trường. Có ai tìm được tình nghĩa xóm thôn còn lại sau cuộc đấu tố này?
Và đây là câu chuyện tiếp nối của 60 năm sau: Vào chiều ngày 21-9-2001, khi viết bài báo này, tôi vào trang mạng VNExpress.net. Khi mở trang pháp luật ra, tôi dùng mình hoảng sợ. Bởi vì trong đó có 14 bản tin được giới thiệu trong mục Pháp Luật thì có đến 9 bản tin liên quan đến án mạng chết người như:
1. Nguyễn văn Luyện, (kẻ giết ba ngưòi) ở tiệm vàng không tỏ ý hối bận.
2. Kẻ giết dì vợ thoát án tử hình vì còn vị thành niên.
3. Tử hình đứa con sát hại cha.
4. Nghi án người đàn ông bị nhân tình đâm chết.
5 Kẻ trộm chó hại chết bảo vệ.
6. Sừ tù người tông xe giết chết vợ,( vợ đòi ly dị).
7. Dấu hiệu vụ án mạng xác không đầu trôi sông.
8. Một người chết sau hỗn chiến trong quán bar.
9.Cô giáo vô ý làm chết bé trai 6 tuổi
Đây là kết qủa phải đến trong một xã hội mà chính nhà cầm quyến đã chủ trương đào tận gốc, tróc tận rễ luân thường đạo lý của xã hội và thay vào đó là nền văn hóa vô đạo ( vô gia đình và vô tôn giáo) của chủ nghĩa duy vật. Theo đó, khi con người không còn được hướng dẫn để đặt niềm tin vào công lý, thần linh, vào sự hoàn thiện ( hoàn hảo và toàn thiện) của tôn giáo. Tội ác và gian dối lập tức xuất hiện. Đó sẽ là cái chết khủng khiếp nhất của lịch sử. Nói cách khác, khi một xã hội chủ trương tiêu diệt nền luân lý và đạo đức của tôn giáo thì chính xã hội ấy đã đẩy con ngưòi vào cuộc sống bạo động, chết chóc. Nó sẽ không bao giờ mang bình an đến cho cuộc sống của con người.
(Phần 2: Chia rẽ, nguyên tắc chỉ đường của cộng sản?)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân tháng Đức Mẹ, John Calvin viết gì về ngài
Vũ Văn An
21:36 16/10/2011
John Calvin (1509–1564), sinh tại Pháp, là một nhà thần học trong Phong Trào Cải Cách Thệ Phản, và cùng với Martin Luther, là một trong những nhà cải cách có ảnh hưởng hơn cả. Ông là khuôn mặt chính của các giáo hội Cải Cách, mà hệ thống thần học thường được người ta gọi là chủ nghĩa Calvin. Căn cứ vào hậu cảnh, ông được coi là nhà tổ chức, chính khách, thần học gia và luật sư tài ba.
Tại Genève, thừa tác vụ của ông đã lôi kéo nhiều người tị nạn Thệ Phản và sau một thời gian đã biến thành phố này thành một lực lượng lớn trong việc phổ biến nền thần học Cải Cách. Ông cố gắng một cách có ý thức khuôn định tư duy của mình theo các đường hướng của Thánh Kinh, và ông khổ công trong việc truyền giảng và truyền dạy điều ông tin là chính Thánh Kinh truyền dạy, rằng ơn cứu rỗi hoàn toàn tùy thuộc ở Chúa Giêsu Kitô. Chủ đề thần học này ảnh hưởng lớn trên quan điểm của ông về Đức Mẹ.
Giống Martin Luther, dù rất kình chống thánh mẫu học Công Giáo, nhưng xét chung, ông có một cái nhìn tích cực đối với Đức Mẹ, và ông không theo một số quan điểm Thệ Phản về Đức Mẹ, từng trở nên thịnh hành sau thời Cải Cách.
Các tín lý về Đức Mẹ
Will Durant cho rằng “Điều đáng lưu ý là có rất nhiều truyền thống và học thuyết Công Giáo Rôma đã sống còn trong nền thần học của Calvin”. Thiên tài của Calvin không nằm trong việc sáng tạo ra các ý niệm mới mẻ mà nằm trong việc khai triển tư tưởng hiện hành tới kết luận hợp luận lý của nó” (1). Ông vay mượn của Martin Luther, Zwingli, Bucer, "nhưng đa số các lý thuyết Thệ Phản này đều phát xuất từ truyền thống Công Giáo, dưới hình thức êm dịu hơn” (2). Calvin đem lại cho chúng một sự giải thích mạnh mẽ hơn và bác bỏ chủ nghĩa nhân bản của Công Giáo (2).
Lời chỉ trích của Calvin đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung và đối với Đức Mẹ nói riêng hết sức kịch liệt. Đối với Calvin, Đức Maria là một ngẫu thần trong Giáo Hội Rôma, và ngài làm giảm tính trung tâm và tầm quan trọng của Chúa Giêsu. Do đó, cuốn Giáo Lý Genève của ông không những đặt việc tôn kính Đức Maria ra ngoài vòng pháp luật mà còn trừng phạt các tác phong liên hệ như đeo tràng hạt, giữ ngày lễ các thánh, hay sở hữu di bảo (relic) các thánh (2). Về các di bảo của Đức Mẹ, Calvin dí dỏm nhận định rằng căn cứ vào tín điều Hồn Xác Lên Trời của Công Giáo, thì ai dám cho là mình có di bảo của Đức Mẹ (3).
Trọn đời đồng trinh
Trong cuốn Giáo Lý Genève, Calvin viết về Đức Maria rằng: căn cứ vào trình thuật trong các Tin Mừng và lời lẽ của Martin Bucer và Heirich Bullinger, Đức Maria sinh hạ Chúa Giêsu do quyền năng Chúa Thánh Thần, không có sự tham dự của bất cứ người đàn ông nào, nên ông tin chắc ngài đồng trinh trong suốt thời gian thai nghén. Ông bác bỏ ý tưởng cho rằng việc nhắc đến anh chị em của Chúa Giêsu trong Tân Ước là bằng chứng Đức Maria không trọn đời đồng trinh, vì ông cho rằng các từ ngữ này có nghĩa khá mềm giẻo (4). Cũng thế, ông cho rằng trong câu Mt 1:25 (“Ông Giuse không biết Đức Maria cho tới khi bà sinh con trai đầu lòng”), chữ “con đầu lòng” và cả giới từ “cho tới khi” cũng không mâu thuẫn với tín lý trọn đời đồng trinh (5).
Tuy nhiên, ông cho rằng ý kiến nói Đức Maria khấn trọn đời đồng trinh trong câu Lc 1:34 (“Việc ấy xẩy ra thế nào được, vì tôi không biết người nam?”) là “không có cơ sở và hoàn toàn vô lý” vì theo ông, nếu ngài khấn như thế hóa ra ngài tự du mình vào lừa đảo khi thuận đi lấy chồng, và lừa đảo như thế là khinh miệt giao ước thánh thiêng của hôn phối (6). Dù vậy, Algermissen vẫn cho rằng, trong câu này Calvin tin là Đức Maria, nhờ được ơn đặc biệt, nên đã hướng về tương lai và từ khước mọi giao hợp với bất cứ người đàn ông nào (7). Lối giải thích này dựa vào một bác bỏ được Calvin trình bày trong cuốn chú giải của mình (8).
Mẹ Thiên Chúa
Một số thần học gia cho rằng đối với Calvin, Đức Maria xứng đáng được xưng tụng là Mẹ Thiên Chúa. Những người này trưng dẫn chú giải của ông về câu Lc 1:43 để chứng minh. Trong câu này, Bà Êlisabét chào mừng Đức Maria là “mẹ Chúa tôi”. Calvin cho rằng tước hiệu Chúa liên hệ tới thần tính, ông viết: “(Êlisabét) chào Maria là mẹ Chúa của bà. Tước hiệu này cho thấy sự thống nhất ngôi vị trong hai bản tính của Chúa Kitô; như thể bà muốn nói rằng Đấng hạ sinh trong lòng Maria vừa là người phàm hay chết vừa là Thiên Chúa hằng sống cùng một lúc… Danh hiệu Chúa này chỉ thuộc về Con Thiên Chúa ‘tự tỏ mình ra trong xác phàm’ (1Tm 3:16), Đấng nhận mọi uy quyền từ Chúa Cha, và được chỉ định làm Đấng Cai Trị cao cả nhất cả trời lẫn đất đến nỗi qua tác nhân của Người, Thiên Chúa thống trị mọi loài” (9).
Những người không coi đó là quan điểm của Calvin về Đức Maria, thì cho rằng Calvin không bao giờ minh nhiên nhắc đến Đức Maria như là Mẹ Thiên Chúa. Họ bảo rằng lời chú giải của ông về việc Êlisabét gọi Maria là mẹ Chúa của bà chỉ có thể có nghĩa rằng Đức Maria là mẹ Chúa khi Chúa còn trên dương thế mà thôi. Những người ủng hộ quan điểm này trưng dẫn lời chú giải của Calvin về câu Gioan 19:26 để chứng minh, theo đó, Calvin cho rằng mối liên hệ mẹ con giữa Đức Maria và Chúa Giêsu chấm dứt khi Chúa Giêsu qua đời. Theo cái nhìn này, lúc sắp qua đời trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã đề cử Tông Đồ Gioan thay thế mình làm con Đức Maria, để từ đấy Người nhận lãnh địa vị đứng bên hữu Chúa Cha ở trên trời. Căn cứ vào lời Chúa Kitô nói với mẹ Người về Gioan: “này bà, đây là con trai bà”, Calvin chú giải rằng “Một số người nghĩ rằng Người không nói với Đức Maria ‘thưa mẹ’ mà là ‘thưa bà’ để khỏi gây thêm đau buồn cho trái tim của bà. Tôi không bác bỏ lối giải thích ấy; nhưng lối giải thích khác cũng không kém phần cái nhiên, đó là Chúa Kitô muốn chứng tỏ rằng vì nay Người đã hoàn tất cuộc sống phàm nhân, nên Người muốn trút bỏ cái thân phận Người từng sống xưa nay để bước vào vương quốc trên trời nơi Người sẽ thống trị cả các thiên thần lẫn loài người. Vì ta biết rằng Chúa Kitô vẫn luôn có thói quen nhắc cho tín hữu nhớ đừng nhìn vào xác thịt mình. Lời nhắc nhở đó càng cần thiết lúc Người lìa trần” (10).
Về điều trên, thiển nghĩ rất may Calvin chỉ dùng chữ “cái nhiên”, cho thấy đấy không phải là chủ trương dứt khóat của ông. Nếu không thì cả nền thần học của ông về Chúa Kitô hẳn phải xụp đổ tan tành. Thiên Chúa không thể chơi trò giả đò làm người chỉ cho tới lúc chết trên thập giá. Đức Kitô mãi mãi vừa là người vừa là Con Thiên Chúa. Kitô Giáo sẽ hoàn toàn vô nghĩa khi chối bỏ chân lý ấy. Cho nên, điều hợp lý hẳn phải là ý kiến đầu về thánh mẫu học của Calvin, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Vô nhiễm thai
John Calvin tin tín điều tội nguyên tổ cũng như tín điều người đứng đầu (headship, federal head), như được trình bày tại Rm 5:12-21 (“Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội”). Vì thế, đa số các nhà thần học Cải Cách nhất trí rằng Calvin không thừa nhận học lý vô nhiễm thai vì nó mâu thuẫn với các tín điều trên và với câu Rm 3:23 rằng mọi người đều có tội (11).
Cũng theo học lý người đứng đầu trên đây, cho dù Đức Maria có tội nguyên tổ, nhưng tội này không truyền qua Chúa Giêsu vì chỉ có người nam mới truyền được. Nhưng vì Chúa Giêsu được tượng thai bởi Chúa Thánh Thần, chứ không bởi bất cứ người đàn ông nào, nên tội nguyên tổ không truyền qua Người được.
Thiển nghĩ một lý thuyết như thế cùng lắm chỉ có người thời Calvin mới “nghe” được, cái thời mà người ta nghĩ rằng đứa con chỉ là “sản phẩm” của người đàn ông, người đàn bà chỉ là người mang “hạt giống” của người đàn ông mà thôi. Bây giờ thì ai cũng rõ đó không phải là sự thật nữa.
Ơn cứu rỗi
Calvin xác tín rằng con người bé nhỏ, Thiên Chúa thì mênh mông. Không số lượng việc lành nào của tạo vật bé nhỏ có thể giật được ơn cứu rỗi cho mình, ơn này chỉ có Thiên Chúa mới ban cho họ được (12). Vì mọi cứu rỗi hoàn toàn tùy thuộc ý chí của Thiên Chúa và công trình cứu vớt của Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô, nên Calvin bác bỏ mọi ý niệm coi Đức Maria như người tham gia vào mầu nhiệm cứu rỗi (13). Ông tự hỏi tại sao một số người vẫn cho rằng một mình Chúa Giêsu Kitô chưa đủ. Ông coi việc này là sự ngang ngạnh không hơn không kém (14). Bởi thế, theo ông, việc tôn kính của người Công Giáo Rôma có tính ngẫu tượng, vì họ tôn kính Đức Maria như “đấng trung gian”, “niềm hy vọng của chúng con”, “sự sống của chúng con” và là “ánh sáng của chúng con”. Calvin cũng bác bỏ mọi lời cầu nguyện, khấn xin cùng Đức Maria. Ta nên cầu nguyện cho nhau khi còn ở trên dương thế, nhưng, theo Calvin, kêu cầu người chết không phải là ý niệm của Thánh Kinh (15). Một khi Thiên Chúa đã kết án ai, người ấy sẽ bị kết án. Thần học của Calvin không có chỗ dành cho luyện ngục, cũng không có chỗ ở giữa để được cứu rỗi đời đời. Do đó, Calvin cấm không được cầu nguyện cho người chết, vì số phận họ đã được niêm phong rồi (16). Kêu cầu Đức Maria để được cứu rỗi nguyên tuyền chỉ là phạm thượng, vì Thiên Chúa đã tiền định số lượng ơn thánh cần thiết cho mỗi cá nhân theo ý muốn tuyệt đối của Người (15).
Đầy ơn thánh
Calvin cũng bác bỏ ý niệm đầy ơn thánh hay đầy ơn phúc của Đức Maria, vì chỉ một mình Chúa Giêsu có được sự viên mãn của ơn thánh mà thôi. Về điểm này, thực ra quan điểm của ông không mấy khác quan điểm của Giáo Hội Công Giáo Rôma, vì Giáo Hội này tin rằng sự viên mãn tuyệt đối của ơn thánh chỉ có nơi Chúa Kitô mà thôi, trong khi các ơn thánh của Đức Maria chỉ là các ơn được Thiên Chúa ban cho ngài (17). Mặt khác, Calvin vốn gọi Đức Maria là kho tàng ơn thánh (18), vì ngài duy trì ơn thánh trong tâm hồn ngài không phải chỉ để cho riêng ngài dùng mà còn cho mọi người đã được ủy thác cho ngài dùng nữa. Ngài duy trì mọi sự trong tâm hồn, không phải cho riêng ngài, mà còn cho mọi người chúng ta. “Ngài duy trì trong tâm hồn ngài các giáo huấn có sức mở cửa thiên đàng và dẫn ta tới Chúa Kitô” (19). Thiên Chúa là Đấng ấn định thời gian để các giáo huấn kia được tỏ lộ (20).
Đấng bầu cử
Calvin coi ông mới thực sự là người bước chân theo Đức Maria, vì ông đã giải thoát ngài khỏi điều ông coi là vinh dự quá đáng bị người Công Giáo Rôma gán cho ngài, một vinh dự chỉ dành cho Chúa Giêsu Kitô mà thôi, và phải trả lại cho một mình Người vinh dự này (21). Calvin quả quyết rằng Đức Maria không thể là đấng bầu cử hay bào chữa cho các tín hữu vì ngài cũng cần đến ơn thánh Chúa như bất cứ phàm nhân nào khác (22). Nếu Giáo Hội Công Giáo ca tụng ngài là Nữ Vương Thiên Đàng, thì điều này chỉ là phạm thượng và mâu thuẫn với chính ý hướng của ngài, vì như thế ngài được ca tụng chứ không phải Thiên Chúa (23).
Việc tôn kính Đức Maria
Calvin có lòng tôn kính Đức Maria thực sự và coi ngài là mẫu mực của đức tin. “Cho đến nay, ta không thể hưởng được ơn phúc do Chúa Kitô đem lại cho ta mà không cùng một lúc nghĩ tới ơn phúc Thiên Chúa đã ban để trang hoàng và tôn vinh Đức Maria, khi muốn ngài trở thành mẹ của Chúa Con độc nhất”. Lòng tôn kính thực sự này trong trước tác của Calvin và trong cố gắng của ông muốn phát biểu các xác tín của ông về thánh mẫu cho các tín hữu thời ông, lúc ông chú giải các thư Thánh Kinh, hiện không được các hậu duệ Cải Cách sau ông hiểu và chia sẻ đầy đủ (20).
Vấn đề ảnh tượng
Một số các nhà cải cách Thệ Phản như Andreas Karlstadt, Huldrych Zwingli và John Calvin đã khuyến khích việc dẹp bỏ các ảnh tượng tôn giáo, căn cứ vào Điều Răn Thứ Nhất cấm thờ ngẫu thần và tạc tượng Thiên Chúa. Thành thử, các tượng ảnh đã bị các cuộc tấn công tự phát của các cá nhân hay các nhóm bạo động phá hoại. Erasmus từng mô tả việc này như sau trong một lá thư:
“Các thợ rèn và lao công đã tháo gỡ tranh ảnh khỏi các nhà thờ và tha hồ nhục mạ tranh ảnh các thánh và cả tượng chịu nạn nữa… Không một bức tượng nào được để lại cả trong nhà thờ, lẫn ngoài tiền đình hay cửa vòm hoặc đan viện. Các tranh tường thì bị tẩy bằng chanh. Bất cứ đồ nào cháy được đều bị ném vào lửa, còn những đồ vật khác thì bị nghiền thành từng mảnh. Không còn gì được trừ chỉ vì lòng tham tiền” (24).
Calvin không phải là người duy nhất ra lệnh phá hủy các tranh ảnh của Đức Maria và các thánh. Nhưng chính ông, vào năm 1535, đã ra lệnh phá hủy hầu hết mọi ảnh tượng của Đức Maria tại Genève. Vì ông coi việc tôn kính các tranh ảnh đạo, kể cả tranh ảnh của Đức Maria, là một lạc giáo, bất chấp việc Công Đồng Nixêa II, năm 787, đã đặc biệt khuyến khích việc trình bày ảnh tượng, coi như là một phần trong truyền thống giáo phụ xưa (25).
Ảnh hưởng của Calvin
Quan điểm của Calvin về Đức Maria được phản ảnh trong Tuyên Tín Helvetic Thứ Hai (Confessio Helvetica posterior, viết tắt là CHP) (26). Văn kiện này chủ yếu do Heinrich Bullinger (1504–1575), một mục sư và là người kế nghiệp Huldrych Zwingli, soạn thảo năm 1561. Văn kiện này được Frederick III chú ý, cho dịch sang tiếng Đức và phổ biến năm 1566. Chẳng bao lâu, nó được phổ biến rộng rãi tại Thụy Sĩ (Berne, Zurich Schaffhausen St. Gallen, Chur, Genève và nhiều thành phố khác). Nó cũng được phổ biến tại Tô Cách Loan (1566), Hung Gia Lợi (1567), Pháp (1571), Ba Lan (1578) và sau Sách Giáo Lý Heidelberg, nó được coi là tuyên tín được nhìn nhận nhất trong Giáo Hội Cải Cách.
Trong tuyên tín này, Đức Maria được nhắc đến nhiều lần. Chương 3 trích lời thiên thần nói với Trinh Nữ Maria: “Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên bà” như lời xác nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và Ba Ngôi Thiên Chúa. Bản La Tinh gọi ngài là “diva” để chỉ ngài như một người hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa. Trong chương 9, việc hạ sinh Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh được trình bày là thụ thai do Chúa Thánh Thần, không có sự can thiệp của bất cứ người đàn ông nào. Tuyên tín này chấp nhận ý niệm “Đồng Trinh Mãi Mãi” của Calvin, một ý niệm được truyền bá khắp các quốc gia tiếp nhận tuyên tín này (27).
Ghi chú
(1) Will Durant, The Reformation, The Story of Civilization: Part VI, Simon and Schuster, New York, [1957], 465
(2) Sách vừa dẫn
(3) Konrad Algermissen, John Calvin, in Marienlexikon, Regensburg, 1988, tr. 641
(4) Calvin. "Commentary on Matthew 13:55 and Mark 6:3". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom32.ii.xxxix.html#ii.xxxix-p19. Retrieved 2009-01-07. "Hạn từ ‘anh em’, mà ta nhắc tới trên đây, theo thành ngữ Hípri, được sử dụng để chỉ bất cứ thân nhân nào; và do đó, Helvedius tỏ ra ngu đần thái quá khi kết luận rằng Đức Maria hẳn đã có nhiều con trai, vì thỉnh thoảng người ta có nhắc tới’anh em’ của Chúa Kitô”
(5) Calvin. "Commentary on Matthew 1:25". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.xv.html#ix.xv-p72. Retrieved 2009-01-07. "Ta hãy hài lòng với điều này là: không thể rút ra được một suy diễn công chính và có cơ sở vững chãi nào từ lời lẽ của soạn giả Tin Mừng, về điều xẩy ra sau việc sinh hạ của Chúa Kitô. 'Người được gọi là con đầu lòng'; nhưng gọi như thế chỉ duy một mục đích cho ta hay rằng Người được một trinh nữ sinh ra. Cũng có lời chép rằng 'Ông Giuse không biết đến bà cho tới khi bà sinh con trai đầu lòng của mình'; nhưng việc này chỉ giới hạn vào chính lúc đó mà thôi. Điều xẩy ra sau đó thì sử gia không cho ta hay biết. Đây vốn là thói quen rất quen thuộc của các soạn giả được linh hứng. Điều chắc chắn là không ai thắc mắc về điều này, ngoại trừ vì tò mò; và không ai ương ngạnh khư khư ôm lấy luận điểm của mình, ngoại trừ là người cực kỳ thích tranh cãi”.
(6) Calvin. "Commentary on Luke 1:34". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.vii.html#ix.vii-p6. Retrieved 2009-01-07. "Lời phỏng đoán mà một số người rút ra từ những lời này (‘Điều này xẩy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?’) rằng ngài đã đưa ra lời khấn giữ mình đồng trinh mãi mãi, quả không có cơ sở và hoàn toàn vô lý. Bởi nếu thế, ngài hẳn phạm tội lừa đảo khi để mình giao kết với một người chồng, và phỉ nhổ lên giao ước thánh thiêng của hôn nhân; mà việc ấy nguyên tuyền chỉ là chế nhạo Thiên Chúa. Dù những người suy phục giáo hoàng có tàn nhẫn bạo ngược bao nhiêu về đề tài này, họ cũng chưa bao giờ dám tiến xa đến độ cho phép người vợ được tự ý khấn giữ đức tiết dục. Vả lại, giả thiết rằng người Do Thái có hình thức sống đan viện là giả thiết vô công rỗi nghề và không có căn bản”
(7) Algermissen 641.
(8) Calvin. "Commentary on Luke 1:34". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.vii.html#ix.vii-p6. Retrieved 2009-01-07. "tuy nhiên, đối với một luận bác khác, ta phải trả lời rằng trinh nữ có ý nói tới tương lai, và do đó tuyên bố rằng ngài sẽ không giao hợp với bất cứ người đàn ông nào”.
(9) Calvin. "Commentary on Luke 1:43". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.viii.html#ix.viii-p22. Retrieved 2009-01-07.
(10) Calvin. "John 19:26". Commentary on John. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom35.ix.vi.html#ix.viii-p22. Retrieved 2009-01-07.
(11) John Calvin, Works, Serm. de la proph. de Christ: op 35, 686.
(12) Durant 464
(13) “Về việc trinh nữ Maria và các thánh đã qua đời bầu cử, bạn hãy luôn trở lại nguyên tắc này là chúng ta không được dựng nên các đấng bào chữa trên Thiên Đàng, mà việc ấy là việc của Thiên Chúa, Đấng đã chỉ định Chúa Giêsu Kitô làm đấng chào chữa duy nhất cho mọi người” Ep 1438, Vol 14,21
(14) Nguyên văn iếng Pháp thời ấy: “Pure desfiance”
(15) Algermissen 1988 640
(16) Durant 462
(17) Algermissen 1988 641
(18) Nguyên văn tiếng Pháp thời ấy “thre sorie de grace”
(19) John Calvin, Calvini Opera Harmonie Evangelique, Ser IX, op 46 309
(20) Algermissen 1988 642
(21) John Calvin, Calvini Opera Ev Johann c II: op 47, 39
(22) John Calvin, Calvini Opera Serm, de la proph, de Christ: op 35, 686
(23) John Calvin, Calvini Opera Harm Ev ad Luc I, 34:op 45, 38
(24) Will Durant, Reformation, New York, 1957, 411
(25) Bäumer, 481
(26) Chavannes 425
(27) Chavannes 426
Tại Genève, thừa tác vụ của ông đã lôi kéo nhiều người tị nạn Thệ Phản và sau một thời gian đã biến thành phố này thành một lực lượng lớn trong việc phổ biến nền thần học Cải Cách. Ông cố gắng một cách có ý thức khuôn định tư duy của mình theo các đường hướng của Thánh Kinh, và ông khổ công trong việc truyền giảng và truyền dạy điều ông tin là chính Thánh Kinh truyền dạy, rằng ơn cứu rỗi hoàn toàn tùy thuộc ở Chúa Giêsu Kitô. Chủ đề thần học này ảnh hưởng lớn trên quan điểm của ông về Đức Mẹ.
Giống Martin Luther, dù rất kình chống thánh mẫu học Công Giáo, nhưng xét chung, ông có một cái nhìn tích cực đối với Đức Mẹ, và ông không theo một số quan điểm Thệ Phản về Đức Mẹ, từng trở nên thịnh hành sau thời Cải Cách.
Các tín lý về Đức Mẹ
Will Durant cho rằng “Điều đáng lưu ý là có rất nhiều truyền thống và học thuyết Công Giáo Rôma đã sống còn trong nền thần học của Calvin”. Thiên tài của Calvin không nằm trong việc sáng tạo ra các ý niệm mới mẻ mà nằm trong việc khai triển tư tưởng hiện hành tới kết luận hợp luận lý của nó” (1). Ông vay mượn của Martin Luther, Zwingli, Bucer, "nhưng đa số các lý thuyết Thệ Phản này đều phát xuất từ truyền thống Công Giáo, dưới hình thức êm dịu hơn” (2). Calvin đem lại cho chúng một sự giải thích mạnh mẽ hơn và bác bỏ chủ nghĩa nhân bản của Công Giáo (2).
Lời chỉ trích của Calvin đối với Giáo Hội Công Giáo nói chung và đối với Đức Mẹ nói riêng hết sức kịch liệt. Đối với Calvin, Đức Maria là một ngẫu thần trong Giáo Hội Rôma, và ngài làm giảm tính trung tâm và tầm quan trọng của Chúa Giêsu. Do đó, cuốn Giáo Lý Genève của ông không những đặt việc tôn kính Đức Maria ra ngoài vòng pháp luật mà còn trừng phạt các tác phong liên hệ như đeo tràng hạt, giữ ngày lễ các thánh, hay sở hữu di bảo (relic) các thánh (2). Về các di bảo của Đức Mẹ, Calvin dí dỏm nhận định rằng căn cứ vào tín điều Hồn Xác Lên Trời của Công Giáo, thì ai dám cho là mình có di bảo của Đức Mẹ (3).
Trọn đời đồng trinh
Trong cuốn Giáo Lý Genève, Calvin viết về Đức Maria rằng: căn cứ vào trình thuật trong các Tin Mừng và lời lẽ của Martin Bucer và Heirich Bullinger, Đức Maria sinh hạ Chúa Giêsu do quyền năng Chúa Thánh Thần, không có sự tham dự của bất cứ người đàn ông nào, nên ông tin chắc ngài đồng trinh trong suốt thời gian thai nghén. Ông bác bỏ ý tưởng cho rằng việc nhắc đến anh chị em của Chúa Giêsu trong Tân Ước là bằng chứng Đức Maria không trọn đời đồng trinh, vì ông cho rằng các từ ngữ này có nghĩa khá mềm giẻo (4). Cũng thế, ông cho rằng trong câu Mt 1:25 (“Ông Giuse không biết Đức Maria cho tới khi bà sinh con trai đầu lòng”), chữ “con đầu lòng” và cả giới từ “cho tới khi” cũng không mâu thuẫn với tín lý trọn đời đồng trinh (5).
Tuy nhiên, ông cho rằng ý kiến nói Đức Maria khấn trọn đời đồng trinh trong câu Lc 1:34 (“Việc ấy xẩy ra thế nào được, vì tôi không biết người nam?”) là “không có cơ sở và hoàn toàn vô lý” vì theo ông, nếu ngài khấn như thế hóa ra ngài tự du mình vào lừa đảo khi thuận đi lấy chồng, và lừa đảo như thế là khinh miệt giao ước thánh thiêng của hôn phối (6). Dù vậy, Algermissen vẫn cho rằng, trong câu này Calvin tin là Đức Maria, nhờ được ơn đặc biệt, nên đã hướng về tương lai và từ khước mọi giao hợp với bất cứ người đàn ông nào (7). Lối giải thích này dựa vào một bác bỏ được Calvin trình bày trong cuốn chú giải của mình (8).
Mẹ Thiên Chúa
Một số thần học gia cho rằng đối với Calvin, Đức Maria xứng đáng được xưng tụng là Mẹ Thiên Chúa. Những người này trưng dẫn chú giải của ông về câu Lc 1:43 để chứng minh. Trong câu này, Bà Êlisabét chào mừng Đức Maria là “mẹ Chúa tôi”. Calvin cho rằng tước hiệu Chúa liên hệ tới thần tính, ông viết: “(Êlisabét) chào Maria là mẹ Chúa của bà. Tước hiệu này cho thấy sự thống nhất ngôi vị trong hai bản tính của Chúa Kitô; như thể bà muốn nói rằng Đấng hạ sinh trong lòng Maria vừa là người phàm hay chết vừa là Thiên Chúa hằng sống cùng một lúc… Danh hiệu Chúa này chỉ thuộc về Con Thiên Chúa ‘tự tỏ mình ra trong xác phàm’ (1Tm 3:16), Đấng nhận mọi uy quyền từ Chúa Cha, và được chỉ định làm Đấng Cai Trị cao cả nhất cả trời lẫn đất đến nỗi qua tác nhân của Người, Thiên Chúa thống trị mọi loài” (9).
Những người không coi đó là quan điểm của Calvin về Đức Maria, thì cho rằng Calvin không bao giờ minh nhiên nhắc đến Đức Maria như là Mẹ Thiên Chúa. Họ bảo rằng lời chú giải của ông về việc Êlisabét gọi Maria là mẹ Chúa của bà chỉ có thể có nghĩa rằng Đức Maria là mẹ Chúa khi Chúa còn trên dương thế mà thôi. Những người ủng hộ quan điểm này trưng dẫn lời chú giải của Calvin về câu Gioan 19:26 để chứng minh, theo đó, Calvin cho rằng mối liên hệ mẹ con giữa Đức Maria và Chúa Giêsu chấm dứt khi Chúa Giêsu qua đời. Theo cái nhìn này, lúc sắp qua đời trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã đề cử Tông Đồ Gioan thay thế mình làm con Đức Maria, để từ đấy Người nhận lãnh địa vị đứng bên hữu Chúa Cha ở trên trời. Căn cứ vào lời Chúa Kitô nói với mẹ Người về Gioan: “này bà, đây là con trai bà”, Calvin chú giải rằng “Một số người nghĩ rằng Người không nói với Đức Maria ‘thưa mẹ’ mà là ‘thưa bà’ để khỏi gây thêm đau buồn cho trái tim của bà. Tôi không bác bỏ lối giải thích ấy; nhưng lối giải thích khác cũng không kém phần cái nhiên, đó là Chúa Kitô muốn chứng tỏ rằng vì nay Người đã hoàn tất cuộc sống phàm nhân, nên Người muốn trút bỏ cái thân phận Người từng sống xưa nay để bước vào vương quốc trên trời nơi Người sẽ thống trị cả các thiên thần lẫn loài người. Vì ta biết rằng Chúa Kitô vẫn luôn có thói quen nhắc cho tín hữu nhớ đừng nhìn vào xác thịt mình. Lời nhắc nhở đó càng cần thiết lúc Người lìa trần” (10).
Về điều trên, thiển nghĩ rất may Calvin chỉ dùng chữ “cái nhiên”, cho thấy đấy không phải là chủ trương dứt khóat của ông. Nếu không thì cả nền thần học của ông về Chúa Kitô hẳn phải xụp đổ tan tành. Thiên Chúa không thể chơi trò giả đò làm người chỉ cho tới lúc chết trên thập giá. Đức Kitô mãi mãi vừa là người vừa là Con Thiên Chúa. Kitô Giáo sẽ hoàn toàn vô nghĩa khi chối bỏ chân lý ấy. Cho nên, điều hợp lý hẳn phải là ý kiến đầu về thánh mẫu học của Calvin, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Vô nhiễm thai
John Calvin tin tín điều tội nguyên tổ cũng như tín điều người đứng đầu (headship, federal head), như được trình bày tại Rm 5:12-21 (“Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội”). Vì thế, đa số các nhà thần học Cải Cách nhất trí rằng Calvin không thừa nhận học lý vô nhiễm thai vì nó mâu thuẫn với các tín điều trên và với câu Rm 3:23 rằng mọi người đều có tội (11).
Cũng theo học lý người đứng đầu trên đây, cho dù Đức Maria có tội nguyên tổ, nhưng tội này không truyền qua Chúa Giêsu vì chỉ có người nam mới truyền được. Nhưng vì Chúa Giêsu được tượng thai bởi Chúa Thánh Thần, chứ không bởi bất cứ người đàn ông nào, nên tội nguyên tổ không truyền qua Người được.
Thiển nghĩ một lý thuyết như thế cùng lắm chỉ có người thời Calvin mới “nghe” được, cái thời mà người ta nghĩ rằng đứa con chỉ là “sản phẩm” của người đàn ông, người đàn bà chỉ là người mang “hạt giống” của người đàn ông mà thôi. Bây giờ thì ai cũng rõ đó không phải là sự thật nữa.
Ơn cứu rỗi
Calvin xác tín rằng con người bé nhỏ, Thiên Chúa thì mênh mông. Không số lượng việc lành nào của tạo vật bé nhỏ có thể giật được ơn cứu rỗi cho mình, ơn này chỉ có Thiên Chúa mới ban cho họ được (12). Vì mọi cứu rỗi hoàn toàn tùy thuộc ý chí của Thiên Chúa và công trình cứu vớt của Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô, nên Calvin bác bỏ mọi ý niệm coi Đức Maria như người tham gia vào mầu nhiệm cứu rỗi (13). Ông tự hỏi tại sao một số người vẫn cho rằng một mình Chúa Giêsu Kitô chưa đủ. Ông coi việc này là sự ngang ngạnh không hơn không kém (14). Bởi thế, theo ông, việc tôn kính của người Công Giáo Rôma có tính ngẫu tượng, vì họ tôn kính Đức Maria như “đấng trung gian”, “niềm hy vọng của chúng con”, “sự sống của chúng con” và là “ánh sáng của chúng con”. Calvin cũng bác bỏ mọi lời cầu nguyện, khấn xin cùng Đức Maria. Ta nên cầu nguyện cho nhau khi còn ở trên dương thế, nhưng, theo Calvin, kêu cầu người chết không phải là ý niệm của Thánh Kinh (15). Một khi Thiên Chúa đã kết án ai, người ấy sẽ bị kết án. Thần học của Calvin không có chỗ dành cho luyện ngục, cũng không có chỗ ở giữa để được cứu rỗi đời đời. Do đó, Calvin cấm không được cầu nguyện cho người chết, vì số phận họ đã được niêm phong rồi (16). Kêu cầu Đức Maria để được cứu rỗi nguyên tuyền chỉ là phạm thượng, vì Thiên Chúa đã tiền định số lượng ơn thánh cần thiết cho mỗi cá nhân theo ý muốn tuyệt đối của Người (15).
Đầy ơn thánh
Calvin cũng bác bỏ ý niệm đầy ơn thánh hay đầy ơn phúc của Đức Maria, vì chỉ một mình Chúa Giêsu có được sự viên mãn của ơn thánh mà thôi. Về điểm này, thực ra quan điểm của ông không mấy khác quan điểm của Giáo Hội Công Giáo Rôma, vì Giáo Hội này tin rằng sự viên mãn tuyệt đối của ơn thánh chỉ có nơi Chúa Kitô mà thôi, trong khi các ơn thánh của Đức Maria chỉ là các ơn được Thiên Chúa ban cho ngài (17). Mặt khác, Calvin vốn gọi Đức Maria là kho tàng ơn thánh (18), vì ngài duy trì ơn thánh trong tâm hồn ngài không phải chỉ để cho riêng ngài dùng mà còn cho mọi người đã được ủy thác cho ngài dùng nữa. Ngài duy trì mọi sự trong tâm hồn, không phải cho riêng ngài, mà còn cho mọi người chúng ta. “Ngài duy trì trong tâm hồn ngài các giáo huấn có sức mở cửa thiên đàng và dẫn ta tới Chúa Kitô” (19). Thiên Chúa là Đấng ấn định thời gian để các giáo huấn kia được tỏ lộ (20).
Đấng bầu cử
Calvin coi ông mới thực sự là người bước chân theo Đức Maria, vì ông đã giải thoát ngài khỏi điều ông coi là vinh dự quá đáng bị người Công Giáo Rôma gán cho ngài, một vinh dự chỉ dành cho Chúa Giêsu Kitô mà thôi, và phải trả lại cho một mình Người vinh dự này (21). Calvin quả quyết rằng Đức Maria không thể là đấng bầu cử hay bào chữa cho các tín hữu vì ngài cũng cần đến ơn thánh Chúa như bất cứ phàm nhân nào khác (22). Nếu Giáo Hội Công Giáo ca tụng ngài là Nữ Vương Thiên Đàng, thì điều này chỉ là phạm thượng và mâu thuẫn với chính ý hướng của ngài, vì như thế ngài được ca tụng chứ không phải Thiên Chúa (23).
Việc tôn kính Đức Maria
Calvin có lòng tôn kính Đức Maria thực sự và coi ngài là mẫu mực của đức tin. “Cho đến nay, ta không thể hưởng được ơn phúc do Chúa Kitô đem lại cho ta mà không cùng một lúc nghĩ tới ơn phúc Thiên Chúa đã ban để trang hoàng và tôn vinh Đức Maria, khi muốn ngài trở thành mẹ của Chúa Con độc nhất”. Lòng tôn kính thực sự này trong trước tác của Calvin và trong cố gắng của ông muốn phát biểu các xác tín của ông về thánh mẫu cho các tín hữu thời ông, lúc ông chú giải các thư Thánh Kinh, hiện không được các hậu duệ Cải Cách sau ông hiểu và chia sẻ đầy đủ (20).
Vấn đề ảnh tượng
Một số các nhà cải cách Thệ Phản như Andreas Karlstadt, Huldrych Zwingli và John Calvin đã khuyến khích việc dẹp bỏ các ảnh tượng tôn giáo, căn cứ vào Điều Răn Thứ Nhất cấm thờ ngẫu thần và tạc tượng Thiên Chúa. Thành thử, các tượng ảnh đã bị các cuộc tấn công tự phát của các cá nhân hay các nhóm bạo động phá hoại. Erasmus từng mô tả việc này như sau trong một lá thư:
“Các thợ rèn và lao công đã tháo gỡ tranh ảnh khỏi các nhà thờ và tha hồ nhục mạ tranh ảnh các thánh và cả tượng chịu nạn nữa… Không một bức tượng nào được để lại cả trong nhà thờ, lẫn ngoài tiền đình hay cửa vòm hoặc đan viện. Các tranh tường thì bị tẩy bằng chanh. Bất cứ đồ nào cháy được đều bị ném vào lửa, còn những đồ vật khác thì bị nghiền thành từng mảnh. Không còn gì được trừ chỉ vì lòng tham tiền” (24).
Calvin không phải là người duy nhất ra lệnh phá hủy các tranh ảnh của Đức Maria và các thánh. Nhưng chính ông, vào năm 1535, đã ra lệnh phá hủy hầu hết mọi ảnh tượng của Đức Maria tại Genève. Vì ông coi việc tôn kính các tranh ảnh đạo, kể cả tranh ảnh của Đức Maria, là một lạc giáo, bất chấp việc Công Đồng Nixêa II, năm 787, đã đặc biệt khuyến khích việc trình bày ảnh tượng, coi như là một phần trong truyền thống giáo phụ xưa (25).
Ảnh hưởng của Calvin
Quan điểm của Calvin về Đức Maria được phản ảnh trong Tuyên Tín Helvetic Thứ Hai (Confessio Helvetica posterior, viết tắt là CHP) (26). Văn kiện này chủ yếu do Heinrich Bullinger (1504–1575), một mục sư và là người kế nghiệp Huldrych Zwingli, soạn thảo năm 1561. Văn kiện này được Frederick III chú ý, cho dịch sang tiếng Đức và phổ biến năm 1566. Chẳng bao lâu, nó được phổ biến rộng rãi tại Thụy Sĩ (Berne, Zurich Schaffhausen St. Gallen, Chur, Genève và nhiều thành phố khác). Nó cũng được phổ biến tại Tô Cách Loan (1566), Hung Gia Lợi (1567), Pháp (1571), Ba Lan (1578) và sau Sách Giáo Lý Heidelberg, nó được coi là tuyên tín được nhìn nhận nhất trong Giáo Hội Cải Cách.
Trong tuyên tín này, Đức Maria được nhắc đến nhiều lần. Chương 3 trích lời thiên thần nói với Trinh Nữ Maria: “Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên bà” như lời xác nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và Ba Ngôi Thiên Chúa. Bản La Tinh gọi ngài là “diva” để chỉ ngài như một người hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa. Trong chương 9, việc hạ sinh Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh được trình bày là thụ thai do Chúa Thánh Thần, không có sự can thiệp của bất cứ người đàn ông nào. Tuyên tín này chấp nhận ý niệm “Đồng Trinh Mãi Mãi” của Calvin, một ý niệm được truyền bá khắp các quốc gia tiếp nhận tuyên tín này (27).
Ghi chú
(1) Will Durant, The Reformation, The Story of Civilization: Part VI, Simon and Schuster, New York, [1957], 465
(2) Sách vừa dẫn
(3) Konrad Algermissen, John Calvin, in Marienlexikon, Regensburg, 1988, tr. 641
(4) Calvin. "Commentary on Matthew 13:55 and Mark 6:3". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom32.ii.xxxix.html#ii.xxxix-p19. Retrieved 2009-01-07. "Hạn từ ‘anh em’, mà ta nhắc tới trên đây, theo thành ngữ Hípri, được sử dụng để chỉ bất cứ thân nhân nào; và do đó, Helvedius tỏ ra ngu đần thái quá khi kết luận rằng Đức Maria hẳn đã có nhiều con trai, vì thỉnh thoảng người ta có nhắc tới’anh em’ của Chúa Kitô”
(5) Calvin. "Commentary on Matthew 1:25". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.xv.html#ix.xv-p72. Retrieved 2009-01-07. "Ta hãy hài lòng với điều này là: không thể rút ra được một suy diễn công chính và có cơ sở vững chãi nào từ lời lẽ của soạn giả Tin Mừng, về điều xẩy ra sau việc sinh hạ của Chúa Kitô. 'Người được gọi là con đầu lòng'; nhưng gọi như thế chỉ duy một mục đích cho ta hay rằng Người được một trinh nữ sinh ra. Cũng có lời chép rằng 'Ông Giuse không biết đến bà cho tới khi bà sinh con trai đầu lòng của mình'; nhưng việc này chỉ giới hạn vào chính lúc đó mà thôi. Điều xẩy ra sau đó thì sử gia không cho ta hay biết. Đây vốn là thói quen rất quen thuộc của các soạn giả được linh hứng. Điều chắc chắn là không ai thắc mắc về điều này, ngoại trừ vì tò mò; và không ai ương ngạnh khư khư ôm lấy luận điểm của mình, ngoại trừ là người cực kỳ thích tranh cãi”.
(6) Calvin. "Commentary on Luke 1:34". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.vii.html#ix.vii-p6. Retrieved 2009-01-07. "Lời phỏng đoán mà một số người rút ra từ những lời này (‘Điều này xẩy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?’) rằng ngài đã đưa ra lời khấn giữ mình đồng trinh mãi mãi, quả không có cơ sở và hoàn toàn vô lý. Bởi nếu thế, ngài hẳn phạm tội lừa đảo khi để mình giao kết với một người chồng, và phỉ nhổ lên giao ước thánh thiêng của hôn nhân; mà việc ấy nguyên tuyền chỉ là chế nhạo Thiên Chúa. Dù những người suy phục giáo hoàng có tàn nhẫn bạo ngược bao nhiêu về đề tài này, họ cũng chưa bao giờ dám tiến xa đến độ cho phép người vợ được tự ý khấn giữ đức tiết dục. Vả lại, giả thiết rằng người Do Thái có hình thức sống đan viện là giả thiết vô công rỗi nghề và không có căn bản”
(7) Algermissen 641.
(8) Calvin. "Commentary on Luke 1:34". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.vii.html#ix.vii-p6. Retrieved 2009-01-07. "tuy nhiên, đối với một luận bác khác, ta phải trả lời rằng trinh nữ có ý nói tới tương lai, và do đó tuyên bố rằng ngài sẽ không giao hợp với bất cứ người đàn ông nào”.
(9) Calvin. "Commentary on Luke 1:43". Harmony of Matthew, Mark, and Luke. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom31.ix.viii.html#ix.viii-p22. Retrieved 2009-01-07.
(10) Calvin. "John 19:26". Commentary on John. Có tại http://www.ccel.org/ccel/calvin/calcom35.ix.vi.html#ix.viii-p22. Retrieved 2009-01-07.
(11) John Calvin, Works, Serm. de la proph. de Christ: op 35, 686.
(12) Durant 464
(13) “Về việc trinh nữ Maria và các thánh đã qua đời bầu cử, bạn hãy luôn trở lại nguyên tắc này là chúng ta không được dựng nên các đấng bào chữa trên Thiên Đàng, mà việc ấy là việc của Thiên Chúa, Đấng đã chỉ định Chúa Giêsu Kitô làm đấng chào chữa duy nhất cho mọi người” Ep 1438, Vol 14,21
(14) Nguyên văn iếng Pháp thời ấy: “Pure desfiance”
(15) Algermissen 1988 640
(16) Durant 462
(17) Algermissen 1988 641
(18) Nguyên văn tiếng Pháp thời ấy “thre sorie de grace”
(19) John Calvin, Calvini Opera Harmonie Evangelique, Ser IX, op 46 309
(20) Algermissen 1988 642
(21) John Calvin, Calvini Opera Ev Johann c II: op 47, 39
(22) John Calvin, Calvini Opera Serm, de la proph, de Christ: op 35, 686
(23) John Calvin, Calvini Opera Harm Ev ad Luc I, 34:op 45, 38
(24) Will Durant, Reformation, New York, 1957, 411
(25) Bäumer, 481
(26) Chavannes 425
(27) Chavannes 426
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa
Trần Ngọc Mười Hai
14:24 16/10/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư qua Lời Chúa
“Đường về canh thâu”,
“Đêm khuya ngõ sâu như không màu
qua phên vênh có bao mái đầu
hắt hiu vàng ánh điện câu.”
(Phạm Đình Chương – Xóm Đêm)
(1P 1: 15-16)
Có quá đáng không, khi ta hát: “Hắt hiu vàng ánh điện câu”, và: “Đường về canh thâu” theo ý nghĩa con đường cụt của “đêm khuya ngõ sâu như không màu”, và: “phên vênh bao mái đầu” ở đâu đó, có những điều trông không ổn? Có ồn lắm chăng, khi một số nhà khoa học, ở nhiều nơi, tuyên bố vung vít cho rằng: não bộ thần kinh và tôn giáo, vẫn cứ ảnh hưởng lên nhau trông không đẹp. Và, có lầm tưởng chăng, khi người người dám bảo: ”Tôn giáo thường làm suy sụp đầu óc kẻ vẫn tin”? Và từ đó, có kẻ lại còn nói: “Có khùng điên/ngu ngốc mới chạy theo đuôi tôn giáo suốt ngày này, tháng nọ!”
Các ngài khoa học gia nói gì thì cứ nói. Phán bảo điều gì thì cứ bảo và phán, chắc gì điều mình phán bảo, lại không sai. Các ngài nói đi nói lại mãi chuyện xung khắc/xung đột giữa khoa học và niềm tin, là nói mà như không nói. Bởi, việc các ngài đã nói thì cứ nói, bọn tôi chẳng bảo sao. Các ngài muốn nhân danh khoa học để bảo điều gì thì cứ bảo, đàn em chúng tôi, cũng thôi không nghe và cũng chẳng nói nữa. Duy, chỉ hát mỗi lời nghệ sĩ khia xưa từng viết thành lời ca câu hát, rất hay rằng:
“Ai chia tay ai đầu xóm vắng, im lìm
Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm.
Mong sao cho duyên nghèo mai nắng gieo thêm,
Đẹp kiếp sống thêm.”
(Phạm Đình CHương – bđd)
Các ngài khoa học gia nhà ta, đầu óc chất đầy những chữ là chữ, nay cứ viết. Viết cho hay, để đàn em đây còn lấy hứng mà hát thêm lời thơ có ý tứ/ý từ cũng “đẹp kiếp sống thêm.” Rất êm đềm. Kiếp sông thêm, bao giờ mà chẳng êm đềm. Sống êm đẹp, làm gì mà chả nên thêm. Có thêm chăng, chỉ thêm kiến thức để cãi tranh, giành giựt lời phán bảo rất chắc nịch như lời ca buồn thánh ở dưới:
“Màn đêm tịch liêu,
Nghe ai thoáng ru câu mến trìu.
Nghe không gian tiếng yêu thương nhiều.
Hứa cho đời thôi đìu hiu…”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Vâng. Đúng thế. Các ngàinh khoa học gia dù đã cãi vã, ganh đua, tranh cãi ba điều bốn chuyện về cái-gọi-là “sự thật khách quan” ở đời, rồi thì cũng thấy: “màn đêm tịch liêu”. “Thoáng ru câu trìu mến”. Và, “nghe không gian tiếng yêu thương nhiều” ở đâu đó, chốn khoa học hay ở nơi học (nhiều) khoa nhiều khoá chốn bụi trần, để rồi sẽ nhủ chính mình những là:“cho đời thôi đìu hiu.”
Vâng. Quả có thế. Đời người hay người đời một khi đã thấy “màn đêm đìu hiu”, “đời tịch liêu”, hoặc “xóm vắng im lìm” với “tia mắt ngàn câu” rồi, thì còn gì nữa đâu, ới hỡi cuộc đời! Bởi thế nên, hãy xin người và xin tôi, ta cứ quá bộ vào câu lạc bộ đầy những phiếm, mà phiếm cho xong đôi chữ “sự thật” về đời người. Cho xong chuyện.
Nếu vậy thì ới hỡi bạn mình, nào ta phiếm.
Phiếm về: “đẹp kiếp sống thêm” hôm ấy, ngày “N” tháng 8 năm 2011, có bạn viết vừa trình làng một ít nhận định về cái-gọi-là niềm tin tôn giáo làm suy sụp não bộ thần kinh sáng suốt, của con người!
Để hợp lòng một ý với người viết những câu trên, có bạn đạo tìm về bài viết của Amy Owen và đồng nghiệp, từng chen chân ở giảng đường Đại học Duke bên Hoa Kỳ, để trình làng bài viết có tựa đề “Tôn giáo và sự hao mòn của con hải mã ở thời cuối”. Tác giả và “tác thiệt” bài viết này từng quả quyết: một khi đã hao mòn và teo gầy, thì cá nhân con người cũng được sản sinh lại cùng với những người không tôn giáo. Các vị còn quả quyết thêm rằng: sự đổi thay dung lượng teo gầy ở khối óc đã kết thành tình trạng muộn phiền /mất trí, để cuối cùng đạt tình trạng lú lẫn, rất Alzheimer. Ôi ghê quá.
Lâu nay, các ngài khoa học gia từng bảo là: những ai cố tình chạy theo niềm tin tôn giáo đến miệt mài, đều có dấu hiệu của người mất trí. Đây là điều mà các ngài gọi là “tình trạng tinh giản trí tuệ đến mức tồi tệ”, tức: một cáo buộc nhằm vào tác giả Francis Collins, người bật mí cái bí mật lòng vòng mà bảo rằng: ông vẫn cho mình là tín đồ Đạo Chúa, rất nghiêm túc.
Có nói gì đi nữa, thì thời buổi này, lại thấy xuất hiện nhiều người chuyên biện luận bảo rằng khoa học mới là cốt cách của mọi sự, chứ không phải niềm tin tôn giáo, như ta tưởng. Ngược lại, đã hơn một lần, đấng thánh nhân hiền nhà Đạo vẫn cứ khuyên người đời từ ngàn năm trước, rằng:
“Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em, vì có lời Kinh Thánh chép: Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh rất trọn lành.” (1P 1: 14-15)
“Sống thánh thiện trong cách ăn nết ở”, là động thái tự đặt mình để Chúa tể càn khôn đưa dẫn mình trở nên giống Đấng Thánh, mà chẳng cần đến ánh sáng của các ngài khoa học gia soi dọi. Và vừa qua, một vài tác giả từng đồng hành với người viết mang tên Amy Owen nói ở trên đã giải mã các tấm phim chụp từ trường cho khoảng 268 bệnh nhân nam/nữ thuộc lớp tuổi 58 và hơn thế, cũng đã có những phát hiện thật mới, rằng:
“Các liên kết theo chiều dọc, không được diễn giải bằng những yếu tố nền tảng về tâm linh hoặc tâm thần (như hỗ trợ về mặt xã hội hoặc các căng thẳng thần kinh, tình trạng trầm thống nơi con người) cùng với yếu tố dân gian và thời gian kéo dài để nghiên cứu, và toàn bộ dung lượng của não bộ có giới hạn. Sinh hoạt nào mang tính cách thường xuyên tôn giáo hoặc công khai hoặc kín đáo, cũng không báo trước đổi thay nào về dung lượng của não bộ nơi đàn hải mã, ngoài biển cả được hết.”
Trong bài viết có tựa đề: “Kinh nghiệm đạo hạnh ở não bộ thần kinh: nghiên cứu nối kết với kinh nghiệm đổi thay tôn giáo như hồi sinh, qua hình ảnh loài hải mã” (Scientific American, 31/5/2011), Ts. Andrew Newberg nhận xét: “Kết cuộc thật đáng kinh ngạc khi các điều tra nghiên cứu trước cho thấy tôn giáo hưởng nhiều lợi lộc từ hoạt động của não bộ thần kinh, cả suy tư âu lo trầm thống cũng như thế.” Để minh định rõ, ông nói:
“Cuộc điều tra nghiên cứu đặc biệt nhắm vào cá thể đạo hạnh so với các cá thể không tôn giáo. Nghiên cứu đã biến mọi cá thể thành những người được sinh trở lại hoặc những người từng sống có kinh nghiệm tôn giáo từng làm mình đổi thay cả cuộc đời.”
Ý của tác giả bài viết nói là: “người không theo đạo” cũng chịu ảnh hưởng cùng một ảnh hưởng trên thân mình, giống hệt như loài hải mã ở biển sâu. Cuối cùng thì, người giành phần thắng lợi trong nghiên cứu là những người có tôn giáo theo qui ước, cũng đạo hạnh nhưng chưa từng có kinh nghiệm sống đời thiêng liêng hoặc tái sinh.
Lâu nay, nhiều người công nhận rằng niềm tin tôn giáo và thực thi đời đạo hạnh vẫn được nối kết với đấng bậc có cuộc sống rất an lành. Mario Beauregard và Amy Owen đã cùng viết chung cả một chương sách để bàn về “Não bộ linh thiêng” điều nghiên rất kỹ về đề tài này. Nói chung, có bằng chứng cho thấy niềm tin “tiêu cực” về tôn giáo cũng tạo ảnh hưởng khá xấu cho sức khoẻ của con người.
Chủ đề này, hai tác giả nói trên cũng đã viết:
“Nghiên cứu khảo sát cho thấy bệnh nhân lớn tuổi vốn ọp ẹp về thể xác mà lại xung khắc chống đối lại niềm tin đi Đạo thì thường dễ chết sớm hơn những người có niềm tin vững chắc nơi Đạo mình. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát khoảng 595 bệnh nhân trên 55 tuổi hoặc nhiều tuổi hơn tại khoa y thuộc Đại học đường Duke và Trung Tâm y tế Durham ở Virginia đã hoàn tất theo dõi bệnh tình của hơn 444 bệnh nhân, thấy có đến 176 người từng chết sớm là thế. Tóm tắt, có thể bảo rằng: bệnh nhân nào thường vấn nạn bằng những câu như: “Tôi vẫn tự hỏi sao Chúa lại bỏ rơi tôi”; “tôi có cảm giác như bị Chúa phạt vì thiếu lòng mộ đạo”; “còn tôi, tôi vẫn tự hỏi sao Giáo hội lại ruồng bỏ tôi”; “tôi thì tôi nghĩ: quỷ tha ma bắt, nên mới ra cớ sự này”; hoặc tự chất vấn quyền uy của Đức Chúa chuyện này khác, nên mới dễ chết cách tức tưởi.
Theo khảo sát thì: có từ 19 đến 28% số người có vấn đề như thế thường có số tử vong lớn hơn, trong khoảng thời gian chỉ hai năm sau khi xuất viện. Về kết quả này, các nhà khảo sát bèn kết luận: Có thể là, hình thức nào đó của niềm tin tôn giáo làm gia tăng nguy cơ dẫn đến cái chết hơn chuyện khác. Xem ra, thì bậc cao niên nam nữ có kinh nghiệm phấn đấu chống lại bệnh tật mà lại có lập trường chống lại tôn giáo xem ra dễ có nguy cơ dẫn đến cái chết hơn, dù đã rà soát rất kỹ sự hạn chế của sức khoẻ, tình trạng tâm thần cũng như các yếu tố của người bình thường.” (x. Mario Beauregard Đầu óc thiêng liêng, tr. 237)”
Xem thế, thì niềm tin nay vẫn là vẫn đề gây tranh cãi cũng rất nhiều, dù tích cực hay tiêu cực. Nhưng có người hỏi: sao những chuyện như niềm tin vững chãi nơi người ủng hộ hay chống tôn giáo, lại tệ hại như đám cá ngựa có não bộ teo gầy hơn là những người lơ là với niềm tin tôn giáo?
Về những căng thẳng thần kinh là hậu quả của của hai thái độ cực đoan nơi người tin hay không tin vào tôn giáo, vẫn kéo theo nhiều tranh cãi, tác giả Andrew Newberg còn cho biết:
“Với các đề nghị này khác để suy nghĩ, cũng nên thêm là: người bệnh thường có kinh nghiệm về đấu tranh với niềm tin tôn giáo là do ý tưởng xung khắc với truyền thống trong Đạo hoặc gia đình. Dù mang tính tích cực, kinh nghiệm đổi thay cuộc sống cũng khó mà đưa vào với hệ tin tưởng vào đạo giáo lâu nay vẫn lấn lướt và điều này thường kéo theo nhiều căng thẳng cũng như lo âu.”
Nói cho cùng, biện luận cho lắm rồi cũng sẽ trở về lại với kinh nghiệm như lịch sử ở trong Đạo vẫn cho thấy: ai có cuộc sống từng chạm trán Thiên Chúa vẫn nhớ rằng cuộc sống của mình không phải là ít căng thẳng cho bằng thấy đời mình có ý nghĩa hơn. Đó là điều tác giả Denyse O’Leary muốn nhấn mạnh trong bài viết có tựa đề “Tôn giáo có làm cho não bộ thần kinh con người ra suy sụp?” (x. www.MercatorNet.com/articles/view/does_religion-Shrink_your_brain/83/3/2011)
Cuối cùng thì, có nói gì thì nói, đâu phải cứ là nhà khoa học đã nói thì thế nào cũng có người tin. Tin hay không tin, chưa hẳn là tất cả mọi người. Hãy cứ lẳng lặng nghe ý kiến phản hồi của người đọc, lác đác như sau:
“Tôi vẫn không thấy có nối kết nào như thế cả. Dù bạn chứng minh là căng thẳng thần kinh ảnh hưởng lên loài cá ngựa ở ngoài biển đến như thế nào. Ý tưởng của tác giả nói ở đây chỉ muốn cho thấy rằng: là người không tôn giáo, vô thần hoặc tái sinh thành người đạo hạnh cũng có thể bị căng thẳng như thường. Dù theo kinh nghiệm của riêng tôi, thì những người như thế thường hay tự hào và luôn sẵn sàng lướt tới về những gì họ coi như đặc tính chuyên minh định mọi chuyện như mình nghĩ. Tuy nhiên, điều ấy không cho thấy là cùng một căng thẳng như thế lại kéo theo sự teo gầy nơi thần kinh của loài cá ngựa được.” Larry B, bđd)
Và, một độc giả khác, cũng lên tiếng: “Trong cuốn “Phaedrus” triết gia Plato có nói sự khùng điên đến từ các thần còn sự lành mạnh là do con người. Muốn trưng dẫn ví dụ, thì đó kìa, biết bao nhiêu người sùng đạo thuộc các đạo giáo khác nhau trên thế giới vẫn cứ tự cho mình “điền khùng vì Thượng đế”. Cuối cùng, cũng nên nhận rằng: việc mình có dấn thân trọn vẹn với đạo giáo hay không, ở một số trường hợp, cũng không cần đến cái mà ta vẫn gọi là “trí tuệ”, phải không cơ chứ? (Hieronymus, xe. bđd)
Và, một độc giả rất kín tiếng, nhưng vẫn nói. Nói rằng: “Với tôi, thay vì đặt câu hỏi vớ vẩn như trên, cũng nên thay bằng câu này: việc sử dụng đầu óc của mình có làm cho tôn giáo bị chìm xuồng hay không?” Đó mới là vấn đề.” (David Page, x. bđd)
Nói như độc giả rất “kín tiếng”, chưa hẳn là nói ít là hiểu nhiều. Hoặc, nói rất nhiều, chỉ bằng vài câu thôi, là sẽ nói như nhà thơ cùng nghệ sĩ, vừa nói vừa hát, rất như sau:
“Cho nên đêm còn dậy hương,
để dìu bước chân ai trên đường,
để nhìn xóm khuya không buồn
vì người biết mang tình thương.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Nói như người bình thường tuy ít nói nhưng nghe nhiều và hiểu nhiều –hiểu cả chuyện tôn giáo lẫn khoa học- là nói và nghe bằng truyện kể, để dễ nhớ.
“Truyện rằng: Một bệnh nhân nọ, tuy không theo đạo nào, nhưng vẫn được đưa vào bệnh viện trên tỉnh do các nữ tu Công giáo trông nom. Ngày đầu nhập viện, ông không được nằm phòng riêng, nhưng lại chung đụng cùng nhiều bệnh nhân khác phần đông đều có đạo. Vừa vào phòng, ông đã bị các bệnh nhân khác tuôn đến, lớp thì hỏi han bệnh tình, người lại kéo chăn mền, sờ soạng chân tay xem còn nguyên vẹn hay không… Chẳng mấy chốc, ông bị lôi khỏi giường giữa tiếng cười rúc rích đến lạ kỳ của những người bệnh đồng sàng, nhưng quái ác.
Chịu không nổi cảnh tượng lỳ cục ấy, bệnh nhân mới vào tới bèn la hét inh ỏi để kêu cầu người phụ trách đến giải cứu. Gặp người phụ trách, ông bèn nói:
-Tại sao các ông lại đưa tôi vào nơi có những người bệnh kỳ cục đến thế này. Phải chăng, đạo của mấy ông dạy làm thế, hay họ chẳng đau ốm gì như tôi?
-Chẳng phải thế đâu. Mấy người này còn đau nặng hơn ông nữa là đàng khác. Nhưng họ vẫn vui sống vì đã khám phá ra một điều mà ít người biết, hoặc có biết cũng chẳng tin, như tin đạo.
-Thôi thì, ông cứ mau mau nói xem bí quyết kỳ quặc ấy là bí quyết gì vậy?
-Đây. Ông thử nhìn vào cái cân này mà xem. Hai đĩa vẫn cân bằng ngang nhau, không bên nào cao bên nào thấp hết. Nếu tôi bỏ hòn sạn vào một bên thì đĩa cân bên kia sẽ nhổng lên, phải không nào?
-Điều đó có gì là lạ…
-Có chứ. Lạ ở chỗ: đĩa cân này biểu trưng của tình liên đới giữa con người. Hòn sạn biểu hiện cho nỗi đau cùng sầu buồn ông gánh chịu. Khi buồn đau và khổ não đè nặng lên ông, thì ở đầu cân bên kia được nhấc bổng, tức niềm vui lại đến với người nào đó. Thế tức là, niềm vui và nỗi khổ thường sánh vai nhau. Nhưng, nỗi khổ đau cần được đón nhận và hiến dâng như tôn giáo của mấy người này vẫn dạy, chứ đừng giữ cho riêng mình. Hãy làm cho người khác vui như trẻ nhỏ, dù có bệnh, để nụ cười chớm nở trên môi người khác, dù mình đang trong cơn hấp hối. Đó là sự khác biệt của lập trường sống giữa người tin hay không tin vào Đạo giáo, đấy ông ạ.”
Lời trần tình, của người chăm nom săn sóc bệnh nhân được vui sống nghe cũng hay như một bài giảng, ở nhà thờ. Chẳng biết thực tế có như thế không. Tuy nhiên, như hay không như thế, vẫn chẳng là vấn đề. Vấn đề chỉ nảy ra khi ta so sánh niềm tin tôn giáo như thế với khoa học thực nghiệm, thôi. Và, thực tế lại cho thấy: so sánh, vẫn cứ là so sánh nhiều sự việc. Người người chỉ so và sánh nếu tin rằng chuyện ấy đem lại cho mình sự thật sáng tỏ. Còn lại, mọi chuyện đều nằm ở bình diện tư tưởng, thôi.
Đi vào thực tế, riêng bần đạo cũng gặp một trường hợp đáng để kể ra đây. Số là, trong chuyến Mỹ du cuối năm 2011, bần đạo có dịp được gặp lại một người chị họ sống ở tiểu bang xa xôi gần mạn Bắc nước Hoa Kỳ. Chuyện lạ kỳ ở đây, là: bà chị này tuổi tác cũng hơn 70 mà sao chị vẫn tươi vui, hiền hoà chẳng sở khổ. Hỏi bí kíp, thì chị bảo: người già nhà mình sẽ vui sống quãng đời còn lại nếu họ đạt được 4 điều tối thiểu này: sức khoẻ tàm tạm, tài chánh đủ tiêu, vẫn có niềm tin vào Đạo giáo bất kỳ là đạo nào, và cuối cùng là đời sống xã hội lân la với bạn bè/chòm xóm.
Bần đạo nghe kể, bèn thấy chuyện đời thực tế cũng khác nhiều mọi tranh luận ở tầng trên. Tầng của não bộ chưa gặp cảnh teo gầy như hải mã. Và, nghĩ thế rồi, bần đạo những tưởng bà con mình cũng nên về lại với lời khuyên của đấng thánh hiền nhiều kinh nghiệm về tin hay không tin vào Đạo giáo, như lời thư còn dặn dò:
“Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện,
đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.
(1P 1: 6-7)
Lời cuối cho tôi và cho bạn, là nhận định mà rằng: sống đời người, mà lại có được niềm tin nơi Đạo giáo sẽ khác nhiều cuộc sống của những người ngồi đó dông dài kể lể và so sánh/ so đo não bộ thần kinh rất căng thẳng với khoa học. Cuối cùng mọi sự chỉ là chọn lựa của mỗi người. Chọn và lựa, sao cho thích hợp với cuộc sống của mình và của người. Trên “đường về canh thâu”. Ở đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng nghĩ thế. Nghĩ, như một người có niềm tin chứ không như nhà khoa học.
Suy niệm Chúa Nhật thứ 30 thường niên năm A 23.10.2011
“Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa,”
“gặp hai hôm, thành nhị hỷ của tâm hồn.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Mt 22: 34-40
Sống đời người, phải chăng anh sống chỉ như thế. Sống đạo hạnh, anh sống hơn thế chăng? Như thế hoặc hơn thế, là lập trường sống an lành như thánh sử rày diễn tả ở trình thuật hôm nay.
Trình thuật nay thánh Mát-thêu đưa ra bối cảnh trong đó có tranh chấp giữa nhóm người tự cho mình là đệ tử thuần thành của Thiên Chúa và Biệt Phái. Nên, họ đã tìm đến Đức Giêsu để xem Ngài tranh luận với Biệt Phái “căng” đến độ nào. Và, họ nghĩ: Ngài không thể nào khôn ngoan/mồm mép bằng đám người chuyên tranh luận, nguỵ biện về nhiều thứ.
Tin mừng thánh Mác-cô khi trước cũng đưa ra bối cảnh tranh luận cũng nóng bỏng như thế. Nhưng đám kinh sư hôm ấy, chừng như có dụng ý xem ra tích cực hơn. Tin Mừng thánh Mátthêu, nói đến một người trong họ nguyên là chuyên gia luật Torah cvủa Do thái, và có thể là tư tế, đã thách thức Chúa thử tài cãi tranh/biện luận xem Ngài tài đến cỡ nào.
Người thách thức Chúa, thừa biết rằng 613 khoản luật Torah đều có giá trị ngang bằng. Nhưng người thách thức nay lại chơi “khăm” muốn bắt nọn Đức Chúa và biết chắc Ngài sẽ rơi vào bẫy cạm của người vấn nạn đưa ra.
Điều quan trọng là ta nên suy nghĩ về lời Kinh thánh: “Hãy lắng nghe, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời tôi truyền hôm nay, anh em phải ghi lòng tạc dạ.” (ĐNL 6: 4-6) “Đó là điều răn đầu quan trọng nhất.”(Mt 22: 39).
Điều răn đầu quan trọng nhất, ấy là: “Hãy lắng nghe” (Shema)! Đó, còn là lời nguyện cầu cơ bản mà người Do thái vẫn đọc nhiều lần trong ngày. “Hãy lắng nghe”, là nghe và chú ý hết mình. Là, trườn người về phía trước. Tựa mình lên đó mà tin tưởng vào điều mình khó lòng đạt được nếu không chú ý. Tựa hồ như ta chẳng thể nào suy tư về lề luật trừ phi ta áp dụng luật lệ ấy, ngay từ đầu.
Ta thấy gì khi lắng nghe? Thấy lời kinh của tổ phụ vẫn bảo: “Đức Chúa là Thiên Chúa Duy Nhất!” Ngài là Giavê Thiên Chúa của Do thái. Ai cũng biết. Nhưng không ai được kêu tên cực trọng của Ngài. Danh xưng mà họ thường dùng trong chỗ thân quen, là “Đức Chúa” (tức Adonai). Thế nên, khi lắng nghe, ta sẽ khám phá ra Đấng Duy Nhất mà Danh Ngài không thể phát ra thành âm thành tiếng. Và, ta chỉ khám phá ra mỗi một điều: Đức Chúa của ta là Đấng Duy Nhất, chỉ “Có” một.
Nói thế, không để bảo là: chỉ Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất, mà để nói rằng: Đức Chúa Duy Nhất mang tính độc nhất vì đặc trưng của Chúa là độc nhất vô nhị. Và, đó là bí nhiệm của thực thể. Hãy lắng nghe, vì có thể ta sẽ nhận ra điều ấy. Hãy lắng nghe và biến việc ấy thành trọng tâm cuộc sống của chính mình.
Khi làm thế, chắc chắn ta nhận ra rằng: bí nhiệm của tính chất duy nhất ấy là của ta. Đức Chúa là Thiên Chúa của ta. Tính “duy nhất” của Ngài là tương quan sống động Ngài có với ta. Là, tương quan mật thiết với ta và trong ta, cách thân thương; và tương quan này đòi có sự hỗ tương, đáp trả.
Chính vì thế, mà người người phải biết yêu thương tính Duy Nhất của Đấng Độc Nhất Vô Nhị hằng thương yêu mình. Giới răn tiên quyết và duy nhất, có nghĩa là không làm bất cứ thứ gì ngoài chuyện thương yêu. Chỉ biết yêu thương. Chỉ biết hướng lòng mình lên cao, để con người mình được kéo về Đấng Độc Nhất và Duy Nhất mình từng yêu mến và mến yêu mình. Giả như Israel không làm như thế, thì Israel chẳng còn là Israel dân riêng của Chúa nữa.
Nếu người người biết yêu thương Đấng Duy Nhất từng yêu thương ta, Ngài sẽ biến đổi con người ta. Để rồi, ta lại sẽ tập trung toàn bộ chính mình ta vào Đấng Duy Nhất. Có như thế, người người mới yêu thương bằng chính tâm can, linh hồn và thần trí của mình. Và từ đó, khám phá ra nơi mình sự kết hợp vẹn toàn chưa từng có. Và khi đó, ta sẽ giống như Đấng Duy Nhất mà ta thương mến. Sẽ là ảnh hình của Đức Chúa. Và ngay khi ấy, mình cũng khám phá ra chính mình ngay trong khoảnh khắc kiếm tìm ta và lắng nghe Đức Chúa của ta. Chính điều đó, và chỉ mỗi điều đó là luật Torah rất sống động.
Khi Chúa nói: giới răn thứ hai của luật Torah cũng giống như giới răn thứ nhất, ý Ngài muốn nói chính là sự ngang bằng trong cân lượng và tầm mức quan trọng như điều trước nhất. Đó không phải là giới răn “thứ yếu”, mà là giới răn cũng nóng bỏng như giới răn đầu. Đó không là yêu thương toàn thể nhân loại, hoặc yêu những gì trừu tượng hoặc những gì xa vời tầm tay. Cũng chẳng là yêu người cần được yêu ở nơi xa xôi bên châu Phi, Trung Đông hoặc ở Châu Á, nơi quê nhà. Cũng chẳng là bỏ tiền cho bạc vào thùng giỏ quyên góp cho họ. Mà Lời Chúa nói, mang ý nghĩa yêu thương người đồng loại. Yêu theo nghĩa ta vừa nghe biết. Biết lắng nghe người thân cận, đồng loại. Là, khám phá ra nơi người thân cận và đồng loại, tính chất Duy Nhất của Đức Chúa, Đấng từng yêu người đồng loại của mọi người hệt như Ngài từng yêu chính con người ta.
Hướng tất cả lòng mình vào người thân cận, rất đồng loại mang tính Chúa, bằng tất cả tâm can, hồn trí lẫn xác phàm của mình. Đồng thời cũng nhớ rằng: đấy chính là người đồng loại ở cạnh bên. Nơi phố chợ, ở đầu ngõ, mà chỉ thoáng nhìn đã thấy ghê rợn, chẳng hấp dẫn. Chính đó, là những người chưa từng nghe biết, cũng chẳng nghĩ họ sẽ phải tuân giữ luật Torah. Nhưng, chính họ mới là người đầy tràn tính chất Duy Nhất. Đầy tràn tình Thương yêu của Chúa mình.
Mọi người trong ta không thể yêu người này mà lại không có người kia. Tất cả đều chung cùng với nhau. Đó chính là ý nghĩa của Giao Ước. Ý nghĩa từng tỏ cho ta thấy Đức Chúa đã trở nên Thiên Chúa của tất cả chúng ta. Tất cả đều phải trở nên một thực thể duy nhất, không biến dạng hoặc tản mát thành nhiều thứ, mà trở thành thứ duy nhất, rất kết hợp có Chúa yêu thương và sở hữu. Đó không là chọn lựa thêm thắt. Đó cũng không là chuyện thương hại, thương xót khi người đồng loại rất cận thân và cận lân đang cần điều gì đó, rất bức bách.
Đó chính là đòi hỏi của công bình chính trực của Đức Chúa Duy Nhất của chúng ta. Đòi hỏi của Đấng Duy Nhất. Của thể loại Yêu Thương, chính là Ngài. Đó còn là Giới Luật Vàng, đáng để người người chúng ta quan tâm. Hiểu biết. Và, biến yêu thương thành hiện thực. Hãy cố tuân thủ giới lệnh tuy hai mà một, tuy một mà hai ấy. Và rồi, người người sẽ trở nên Một với Đức Chúa.
Trong tâm tình nhận biết sự Duy Nhất của Chúa nơi Tình Yêu, ta sẽ lại ngâm nga lời thơ rằng:
“Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh.
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào Thơ Diễm Tuyệt.”
(Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)
Thơ Diễm Tuyệt, cũng vẫn là Tình Yêu Tuyệt Diễm, rất chất Thơ. Thơ chung tình, tuy chưa nhìn và chưa nói, đã “rộng (tới) trời xanh”. Thứ đất trời, “ngất ngây thành chất rượu”. Thành nhị hỷ của tâm hồn rất yêu thương. Tuyệt diễm.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá lược dịch.
“Đường về canh thâu”,
“Đêm khuya ngõ sâu như không màu
qua phên vênh có bao mái đầu
hắt hiu vàng ánh điện câu.”
(Phạm Đình Chương – Xóm Đêm)
(1P 1: 15-16)
Có quá đáng không, khi ta hát: “Hắt hiu vàng ánh điện câu”, và: “Đường về canh thâu” theo ý nghĩa con đường cụt của “đêm khuya ngõ sâu như không màu”, và: “phên vênh bao mái đầu” ở đâu đó, có những điều trông không ổn? Có ồn lắm chăng, khi một số nhà khoa học, ở nhiều nơi, tuyên bố vung vít cho rằng: não bộ thần kinh và tôn giáo, vẫn cứ ảnh hưởng lên nhau trông không đẹp. Và, có lầm tưởng chăng, khi người người dám bảo: ”Tôn giáo thường làm suy sụp đầu óc kẻ vẫn tin”? Và từ đó, có kẻ lại còn nói: “Có khùng điên/ngu ngốc mới chạy theo đuôi tôn giáo suốt ngày này, tháng nọ!”
Các ngài khoa học gia nói gì thì cứ nói. Phán bảo điều gì thì cứ bảo và phán, chắc gì điều mình phán bảo, lại không sai. Các ngài nói đi nói lại mãi chuyện xung khắc/xung đột giữa khoa học và niềm tin, là nói mà như không nói. Bởi, việc các ngài đã nói thì cứ nói, bọn tôi chẳng bảo sao. Các ngài muốn nhân danh khoa học để bảo điều gì thì cứ bảo, đàn em chúng tôi, cũng thôi không nghe và cũng chẳng nói nữa. Duy, chỉ hát mỗi lời nghệ sĩ khia xưa từng viết thành lời ca câu hát, rất hay rằng:
“Ai chia tay ai đầu xóm vắng, im lìm
Ai rung lên tia mắt ngàn câu êm đềm.
Mong sao cho duyên nghèo mai nắng gieo thêm,
Đẹp kiếp sống thêm.”
(Phạm Đình CHương – bđd)
Các ngài khoa học gia nhà ta, đầu óc chất đầy những chữ là chữ, nay cứ viết. Viết cho hay, để đàn em đây còn lấy hứng mà hát thêm lời thơ có ý tứ/ý từ cũng “đẹp kiếp sống thêm.” Rất êm đềm. Kiếp sông thêm, bao giờ mà chẳng êm đềm. Sống êm đẹp, làm gì mà chả nên thêm. Có thêm chăng, chỉ thêm kiến thức để cãi tranh, giành giựt lời phán bảo rất chắc nịch như lời ca buồn thánh ở dưới:
“Màn đêm tịch liêu,
Nghe ai thoáng ru câu mến trìu.
Nghe không gian tiếng yêu thương nhiều.
Hứa cho đời thôi đìu hiu…”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Vâng. Đúng thế. Các ngàinh khoa học gia dù đã cãi vã, ganh đua, tranh cãi ba điều bốn chuyện về cái-gọi-là “sự thật khách quan” ở đời, rồi thì cũng thấy: “màn đêm tịch liêu”. “Thoáng ru câu trìu mến”. Và, “nghe không gian tiếng yêu thương nhiều” ở đâu đó, chốn khoa học hay ở nơi học (nhiều) khoa nhiều khoá chốn bụi trần, để rồi sẽ nhủ chính mình những là:“cho đời thôi đìu hiu.”
Vâng. Quả có thế. Đời người hay người đời một khi đã thấy “màn đêm đìu hiu”, “đời tịch liêu”, hoặc “xóm vắng im lìm” với “tia mắt ngàn câu” rồi, thì còn gì nữa đâu, ới hỡi cuộc đời! Bởi thế nên, hãy xin người và xin tôi, ta cứ quá bộ vào câu lạc bộ đầy những phiếm, mà phiếm cho xong đôi chữ “sự thật” về đời người. Cho xong chuyện.
Nếu vậy thì ới hỡi bạn mình, nào ta phiếm.
Phiếm về: “đẹp kiếp sống thêm” hôm ấy, ngày “N” tháng 8 năm 2011, có bạn viết vừa trình làng một ít nhận định về cái-gọi-là niềm tin tôn giáo làm suy sụp não bộ thần kinh sáng suốt, của con người!
Để hợp lòng một ý với người viết những câu trên, có bạn đạo tìm về bài viết của Amy Owen và đồng nghiệp, từng chen chân ở giảng đường Đại học Duke bên Hoa Kỳ, để trình làng bài viết có tựa đề “Tôn giáo và sự hao mòn của con hải mã ở thời cuối”. Tác giả và “tác thiệt” bài viết này từng quả quyết: một khi đã hao mòn và teo gầy, thì cá nhân con người cũng được sản sinh lại cùng với những người không tôn giáo. Các vị còn quả quyết thêm rằng: sự đổi thay dung lượng teo gầy ở khối óc đã kết thành tình trạng muộn phiền /mất trí, để cuối cùng đạt tình trạng lú lẫn, rất Alzheimer. Ôi ghê quá.
Lâu nay, các ngài khoa học gia từng bảo là: những ai cố tình chạy theo niềm tin tôn giáo đến miệt mài, đều có dấu hiệu của người mất trí. Đây là điều mà các ngài gọi là “tình trạng tinh giản trí tuệ đến mức tồi tệ”, tức: một cáo buộc nhằm vào tác giả Francis Collins, người bật mí cái bí mật lòng vòng mà bảo rằng: ông vẫn cho mình là tín đồ Đạo Chúa, rất nghiêm túc.
Có nói gì đi nữa, thì thời buổi này, lại thấy xuất hiện nhiều người chuyên biện luận bảo rằng khoa học mới là cốt cách của mọi sự, chứ không phải niềm tin tôn giáo, như ta tưởng. Ngược lại, đã hơn một lần, đấng thánh nhân hiền nhà Đạo vẫn cứ khuyên người đời từ ngàn năm trước, rằng:
“Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em, vì có lời Kinh Thánh chép: Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh rất trọn lành.” (1P 1: 14-15)
“Sống thánh thiện trong cách ăn nết ở”, là động thái tự đặt mình để Chúa tể càn khôn đưa dẫn mình trở nên giống Đấng Thánh, mà chẳng cần đến ánh sáng của các ngài khoa học gia soi dọi. Và vừa qua, một vài tác giả từng đồng hành với người viết mang tên Amy Owen nói ở trên đã giải mã các tấm phim chụp từ trường cho khoảng 268 bệnh nhân nam/nữ thuộc lớp tuổi 58 và hơn thế, cũng đã có những phát hiện thật mới, rằng:
“Các liên kết theo chiều dọc, không được diễn giải bằng những yếu tố nền tảng về tâm linh hoặc tâm thần (như hỗ trợ về mặt xã hội hoặc các căng thẳng thần kinh, tình trạng trầm thống nơi con người) cùng với yếu tố dân gian và thời gian kéo dài để nghiên cứu, và toàn bộ dung lượng của não bộ có giới hạn. Sinh hoạt nào mang tính cách thường xuyên tôn giáo hoặc công khai hoặc kín đáo, cũng không báo trước đổi thay nào về dung lượng của não bộ nơi đàn hải mã, ngoài biển cả được hết.”
Trong bài viết có tựa đề: “Kinh nghiệm đạo hạnh ở não bộ thần kinh: nghiên cứu nối kết với kinh nghiệm đổi thay tôn giáo như hồi sinh, qua hình ảnh loài hải mã” (Scientific American, 31/5/2011), Ts. Andrew Newberg nhận xét: “Kết cuộc thật đáng kinh ngạc khi các điều tra nghiên cứu trước cho thấy tôn giáo hưởng nhiều lợi lộc từ hoạt động của não bộ thần kinh, cả suy tư âu lo trầm thống cũng như thế.” Để minh định rõ, ông nói:
“Cuộc điều tra nghiên cứu đặc biệt nhắm vào cá thể đạo hạnh so với các cá thể không tôn giáo. Nghiên cứu đã biến mọi cá thể thành những người được sinh trở lại hoặc những người từng sống có kinh nghiệm tôn giáo từng làm mình đổi thay cả cuộc đời.”
Ý của tác giả bài viết nói là: “người không theo đạo” cũng chịu ảnh hưởng cùng một ảnh hưởng trên thân mình, giống hệt như loài hải mã ở biển sâu. Cuối cùng thì, người giành phần thắng lợi trong nghiên cứu là những người có tôn giáo theo qui ước, cũng đạo hạnh nhưng chưa từng có kinh nghiệm sống đời thiêng liêng hoặc tái sinh.
Lâu nay, nhiều người công nhận rằng niềm tin tôn giáo và thực thi đời đạo hạnh vẫn được nối kết với đấng bậc có cuộc sống rất an lành. Mario Beauregard và Amy Owen đã cùng viết chung cả một chương sách để bàn về “Não bộ linh thiêng” điều nghiên rất kỹ về đề tài này. Nói chung, có bằng chứng cho thấy niềm tin “tiêu cực” về tôn giáo cũng tạo ảnh hưởng khá xấu cho sức khoẻ của con người.
Chủ đề này, hai tác giả nói trên cũng đã viết:
“Nghiên cứu khảo sát cho thấy bệnh nhân lớn tuổi vốn ọp ẹp về thể xác mà lại xung khắc chống đối lại niềm tin đi Đạo thì thường dễ chết sớm hơn những người có niềm tin vững chắc nơi Đạo mình. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát khoảng 595 bệnh nhân trên 55 tuổi hoặc nhiều tuổi hơn tại khoa y thuộc Đại học đường Duke và Trung Tâm y tế Durham ở Virginia đã hoàn tất theo dõi bệnh tình của hơn 444 bệnh nhân, thấy có đến 176 người từng chết sớm là thế. Tóm tắt, có thể bảo rằng: bệnh nhân nào thường vấn nạn bằng những câu như: “Tôi vẫn tự hỏi sao Chúa lại bỏ rơi tôi”; “tôi có cảm giác như bị Chúa phạt vì thiếu lòng mộ đạo”; “còn tôi, tôi vẫn tự hỏi sao Giáo hội lại ruồng bỏ tôi”; “tôi thì tôi nghĩ: quỷ tha ma bắt, nên mới ra cớ sự này”; hoặc tự chất vấn quyền uy của Đức Chúa chuyện này khác, nên mới dễ chết cách tức tưởi.
Theo khảo sát thì: có từ 19 đến 28% số người có vấn đề như thế thường có số tử vong lớn hơn, trong khoảng thời gian chỉ hai năm sau khi xuất viện. Về kết quả này, các nhà khảo sát bèn kết luận: Có thể là, hình thức nào đó của niềm tin tôn giáo làm gia tăng nguy cơ dẫn đến cái chết hơn chuyện khác. Xem ra, thì bậc cao niên nam nữ có kinh nghiệm phấn đấu chống lại bệnh tật mà lại có lập trường chống lại tôn giáo xem ra dễ có nguy cơ dẫn đến cái chết hơn, dù đã rà soát rất kỹ sự hạn chế của sức khoẻ, tình trạng tâm thần cũng như các yếu tố của người bình thường.” (x. Mario Beauregard Đầu óc thiêng liêng, tr. 237)”
Xem thế, thì niềm tin nay vẫn là vẫn đề gây tranh cãi cũng rất nhiều, dù tích cực hay tiêu cực. Nhưng có người hỏi: sao những chuyện như niềm tin vững chãi nơi người ủng hộ hay chống tôn giáo, lại tệ hại như đám cá ngựa có não bộ teo gầy hơn là những người lơ là với niềm tin tôn giáo?
Về những căng thẳng thần kinh là hậu quả của của hai thái độ cực đoan nơi người tin hay không tin vào tôn giáo, vẫn kéo theo nhiều tranh cãi, tác giả Andrew Newberg còn cho biết:
“Với các đề nghị này khác để suy nghĩ, cũng nên thêm là: người bệnh thường có kinh nghiệm về đấu tranh với niềm tin tôn giáo là do ý tưởng xung khắc với truyền thống trong Đạo hoặc gia đình. Dù mang tính tích cực, kinh nghiệm đổi thay cuộc sống cũng khó mà đưa vào với hệ tin tưởng vào đạo giáo lâu nay vẫn lấn lướt và điều này thường kéo theo nhiều căng thẳng cũng như lo âu.”
Nói cho cùng, biện luận cho lắm rồi cũng sẽ trở về lại với kinh nghiệm như lịch sử ở trong Đạo vẫn cho thấy: ai có cuộc sống từng chạm trán Thiên Chúa vẫn nhớ rằng cuộc sống của mình không phải là ít căng thẳng cho bằng thấy đời mình có ý nghĩa hơn. Đó là điều tác giả Denyse O’Leary muốn nhấn mạnh trong bài viết có tựa đề “Tôn giáo có làm cho não bộ thần kinh con người ra suy sụp?” (x. www.MercatorNet.com/articles/view/does_religion-Shrink_your_brain/83/3/2011)
Cuối cùng thì, có nói gì thì nói, đâu phải cứ là nhà khoa học đã nói thì thế nào cũng có người tin. Tin hay không tin, chưa hẳn là tất cả mọi người. Hãy cứ lẳng lặng nghe ý kiến phản hồi của người đọc, lác đác như sau:
“Tôi vẫn không thấy có nối kết nào như thế cả. Dù bạn chứng minh là căng thẳng thần kinh ảnh hưởng lên loài cá ngựa ở ngoài biển đến như thế nào. Ý tưởng của tác giả nói ở đây chỉ muốn cho thấy rằng: là người không tôn giáo, vô thần hoặc tái sinh thành người đạo hạnh cũng có thể bị căng thẳng như thường. Dù theo kinh nghiệm của riêng tôi, thì những người như thế thường hay tự hào và luôn sẵn sàng lướt tới về những gì họ coi như đặc tính chuyên minh định mọi chuyện như mình nghĩ. Tuy nhiên, điều ấy không cho thấy là cùng một căng thẳng như thế lại kéo theo sự teo gầy nơi thần kinh của loài cá ngựa được.” Larry B, bđd)
Và, một độc giả khác, cũng lên tiếng: “Trong cuốn “Phaedrus” triết gia Plato có nói sự khùng điên đến từ các thần còn sự lành mạnh là do con người. Muốn trưng dẫn ví dụ, thì đó kìa, biết bao nhiêu người sùng đạo thuộc các đạo giáo khác nhau trên thế giới vẫn cứ tự cho mình “điền khùng vì Thượng đế”. Cuối cùng, cũng nên nhận rằng: việc mình có dấn thân trọn vẹn với đạo giáo hay không, ở một số trường hợp, cũng không cần đến cái mà ta vẫn gọi là “trí tuệ”, phải không cơ chứ? (Hieronymus, xe. bđd)
Và, một độc giả rất kín tiếng, nhưng vẫn nói. Nói rằng: “Với tôi, thay vì đặt câu hỏi vớ vẩn như trên, cũng nên thay bằng câu này: việc sử dụng đầu óc của mình có làm cho tôn giáo bị chìm xuồng hay không?” Đó mới là vấn đề.” (David Page, x. bđd)
Nói như độc giả rất “kín tiếng”, chưa hẳn là nói ít là hiểu nhiều. Hoặc, nói rất nhiều, chỉ bằng vài câu thôi, là sẽ nói như nhà thơ cùng nghệ sĩ, vừa nói vừa hát, rất như sau:
“Cho nên đêm còn dậy hương,
để dìu bước chân ai trên đường,
để nhìn xóm khuya không buồn
vì người biết mang tình thương.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Nói như người bình thường tuy ít nói nhưng nghe nhiều và hiểu nhiều –hiểu cả chuyện tôn giáo lẫn khoa học- là nói và nghe bằng truyện kể, để dễ nhớ.
“Truyện rằng: Một bệnh nhân nọ, tuy không theo đạo nào, nhưng vẫn được đưa vào bệnh viện trên tỉnh do các nữ tu Công giáo trông nom. Ngày đầu nhập viện, ông không được nằm phòng riêng, nhưng lại chung đụng cùng nhiều bệnh nhân khác phần đông đều có đạo. Vừa vào phòng, ông đã bị các bệnh nhân khác tuôn đến, lớp thì hỏi han bệnh tình, người lại kéo chăn mền, sờ soạng chân tay xem còn nguyên vẹn hay không… Chẳng mấy chốc, ông bị lôi khỏi giường giữa tiếng cười rúc rích đến lạ kỳ của những người bệnh đồng sàng, nhưng quái ác.
Chịu không nổi cảnh tượng lỳ cục ấy, bệnh nhân mới vào tới bèn la hét inh ỏi để kêu cầu người phụ trách đến giải cứu. Gặp người phụ trách, ông bèn nói:
-Tại sao các ông lại đưa tôi vào nơi có những người bệnh kỳ cục đến thế này. Phải chăng, đạo của mấy ông dạy làm thế, hay họ chẳng đau ốm gì như tôi?
-Chẳng phải thế đâu. Mấy người này còn đau nặng hơn ông nữa là đàng khác. Nhưng họ vẫn vui sống vì đã khám phá ra một điều mà ít người biết, hoặc có biết cũng chẳng tin, như tin đạo.
-Thôi thì, ông cứ mau mau nói xem bí quyết kỳ quặc ấy là bí quyết gì vậy?
-Đây. Ông thử nhìn vào cái cân này mà xem. Hai đĩa vẫn cân bằng ngang nhau, không bên nào cao bên nào thấp hết. Nếu tôi bỏ hòn sạn vào một bên thì đĩa cân bên kia sẽ nhổng lên, phải không nào?
-Điều đó có gì là lạ…
-Có chứ. Lạ ở chỗ: đĩa cân này biểu trưng của tình liên đới giữa con người. Hòn sạn biểu hiện cho nỗi đau cùng sầu buồn ông gánh chịu. Khi buồn đau và khổ não đè nặng lên ông, thì ở đầu cân bên kia được nhấc bổng, tức niềm vui lại đến với người nào đó. Thế tức là, niềm vui và nỗi khổ thường sánh vai nhau. Nhưng, nỗi khổ đau cần được đón nhận và hiến dâng như tôn giáo của mấy người này vẫn dạy, chứ đừng giữ cho riêng mình. Hãy làm cho người khác vui như trẻ nhỏ, dù có bệnh, để nụ cười chớm nở trên môi người khác, dù mình đang trong cơn hấp hối. Đó là sự khác biệt của lập trường sống giữa người tin hay không tin vào Đạo giáo, đấy ông ạ.”
Lời trần tình, của người chăm nom săn sóc bệnh nhân được vui sống nghe cũng hay như một bài giảng, ở nhà thờ. Chẳng biết thực tế có như thế không. Tuy nhiên, như hay không như thế, vẫn chẳng là vấn đề. Vấn đề chỉ nảy ra khi ta so sánh niềm tin tôn giáo như thế với khoa học thực nghiệm, thôi. Và, thực tế lại cho thấy: so sánh, vẫn cứ là so sánh nhiều sự việc. Người người chỉ so và sánh nếu tin rằng chuyện ấy đem lại cho mình sự thật sáng tỏ. Còn lại, mọi chuyện đều nằm ở bình diện tư tưởng, thôi.
Đi vào thực tế, riêng bần đạo cũng gặp một trường hợp đáng để kể ra đây. Số là, trong chuyến Mỹ du cuối năm 2011, bần đạo có dịp được gặp lại một người chị họ sống ở tiểu bang xa xôi gần mạn Bắc nước Hoa Kỳ. Chuyện lạ kỳ ở đây, là: bà chị này tuổi tác cũng hơn 70 mà sao chị vẫn tươi vui, hiền hoà chẳng sở khổ. Hỏi bí kíp, thì chị bảo: người già nhà mình sẽ vui sống quãng đời còn lại nếu họ đạt được 4 điều tối thiểu này: sức khoẻ tàm tạm, tài chánh đủ tiêu, vẫn có niềm tin vào Đạo giáo bất kỳ là đạo nào, và cuối cùng là đời sống xã hội lân la với bạn bè/chòm xóm.
Bần đạo nghe kể, bèn thấy chuyện đời thực tế cũng khác nhiều mọi tranh luận ở tầng trên. Tầng của não bộ chưa gặp cảnh teo gầy như hải mã. Và, nghĩ thế rồi, bần đạo những tưởng bà con mình cũng nên về lại với lời khuyên của đấng thánh hiền nhiều kinh nghiệm về tin hay không tin vào Đạo giáo, như lời thư còn dặn dò:
“Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện,
đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự.
(1P 1: 6-7)
Lời cuối cho tôi và cho bạn, là nhận định mà rằng: sống đời người, mà lại có được niềm tin nơi Đạo giáo sẽ khác nhiều cuộc sống của những người ngồi đó dông dài kể lể và so sánh/ so đo não bộ thần kinh rất căng thẳng với khoa học. Cuối cùng mọi sự chỉ là chọn lựa của mỗi người. Chọn và lựa, sao cho thích hợp với cuộc sống của mình và của người. Trên “đường về canh thâu”. Ở đời.
Trần Ngọc Mười Hai
Nhiều lúc cũng nghĩ thế. Nghĩ, như một người có niềm tin chứ không như nhà khoa học.
Suy niệm Chúa Nhật thứ 30 thường niên năm A 23.10.2011
“Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa,”
“gặp hai hôm, thành nhị hỷ của tâm hồn.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Mt 22: 34-40
Sống đời người, phải chăng anh sống chỉ như thế. Sống đạo hạnh, anh sống hơn thế chăng? Như thế hoặc hơn thế, là lập trường sống an lành như thánh sử rày diễn tả ở trình thuật hôm nay.
Trình thuật nay thánh Mát-thêu đưa ra bối cảnh trong đó có tranh chấp giữa nhóm người tự cho mình là đệ tử thuần thành của Thiên Chúa và Biệt Phái. Nên, họ đã tìm đến Đức Giêsu để xem Ngài tranh luận với Biệt Phái “căng” đến độ nào. Và, họ nghĩ: Ngài không thể nào khôn ngoan/mồm mép bằng đám người chuyên tranh luận, nguỵ biện về nhiều thứ.
Tin mừng thánh Mác-cô khi trước cũng đưa ra bối cảnh tranh luận cũng nóng bỏng như thế. Nhưng đám kinh sư hôm ấy, chừng như có dụng ý xem ra tích cực hơn. Tin Mừng thánh Mátthêu, nói đến một người trong họ nguyên là chuyên gia luật Torah cvủa Do thái, và có thể là tư tế, đã thách thức Chúa thử tài cãi tranh/biện luận xem Ngài tài đến cỡ nào.
Người thách thức Chúa, thừa biết rằng 613 khoản luật Torah đều có giá trị ngang bằng. Nhưng người thách thức nay lại chơi “khăm” muốn bắt nọn Đức Chúa và biết chắc Ngài sẽ rơi vào bẫy cạm của người vấn nạn đưa ra.
Điều quan trọng là ta nên suy nghĩ về lời Kinh thánh: “Hãy lắng nghe, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời tôi truyền hôm nay, anh em phải ghi lòng tạc dạ.” (ĐNL 6: 4-6) “Đó là điều răn đầu quan trọng nhất.”(Mt 22: 39).
Điều răn đầu quan trọng nhất, ấy là: “Hãy lắng nghe” (Shema)! Đó, còn là lời nguyện cầu cơ bản mà người Do thái vẫn đọc nhiều lần trong ngày. “Hãy lắng nghe”, là nghe và chú ý hết mình. Là, trườn người về phía trước. Tựa mình lên đó mà tin tưởng vào điều mình khó lòng đạt được nếu không chú ý. Tựa hồ như ta chẳng thể nào suy tư về lề luật trừ phi ta áp dụng luật lệ ấy, ngay từ đầu.
Ta thấy gì khi lắng nghe? Thấy lời kinh của tổ phụ vẫn bảo: “Đức Chúa là Thiên Chúa Duy Nhất!” Ngài là Giavê Thiên Chúa của Do thái. Ai cũng biết. Nhưng không ai được kêu tên cực trọng của Ngài. Danh xưng mà họ thường dùng trong chỗ thân quen, là “Đức Chúa” (tức Adonai). Thế nên, khi lắng nghe, ta sẽ khám phá ra Đấng Duy Nhất mà Danh Ngài không thể phát ra thành âm thành tiếng. Và, ta chỉ khám phá ra mỗi một điều: Đức Chúa của ta là Đấng Duy Nhất, chỉ “Có” một.
Nói thế, không để bảo là: chỉ Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất, mà để nói rằng: Đức Chúa Duy Nhất mang tính độc nhất vì đặc trưng của Chúa là độc nhất vô nhị. Và, đó là bí nhiệm của thực thể. Hãy lắng nghe, vì có thể ta sẽ nhận ra điều ấy. Hãy lắng nghe và biến việc ấy thành trọng tâm cuộc sống của chính mình.
Khi làm thế, chắc chắn ta nhận ra rằng: bí nhiệm của tính chất duy nhất ấy là của ta. Đức Chúa là Thiên Chúa của ta. Tính “duy nhất” của Ngài là tương quan sống động Ngài có với ta. Là, tương quan mật thiết với ta và trong ta, cách thân thương; và tương quan này đòi có sự hỗ tương, đáp trả.
Chính vì thế, mà người người phải biết yêu thương tính Duy Nhất của Đấng Độc Nhất Vô Nhị hằng thương yêu mình. Giới răn tiên quyết và duy nhất, có nghĩa là không làm bất cứ thứ gì ngoài chuyện thương yêu. Chỉ biết yêu thương. Chỉ biết hướng lòng mình lên cao, để con người mình được kéo về Đấng Độc Nhất và Duy Nhất mình từng yêu mến và mến yêu mình. Giả như Israel không làm như thế, thì Israel chẳng còn là Israel dân riêng của Chúa nữa.
Nếu người người biết yêu thương Đấng Duy Nhất từng yêu thương ta, Ngài sẽ biến đổi con người ta. Để rồi, ta lại sẽ tập trung toàn bộ chính mình ta vào Đấng Duy Nhất. Có như thế, người người mới yêu thương bằng chính tâm can, linh hồn và thần trí của mình. Và từ đó, khám phá ra nơi mình sự kết hợp vẹn toàn chưa từng có. Và khi đó, ta sẽ giống như Đấng Duy Nhất mà ta thương mến. Sẽ là ảnh hình của Đức Chúa. Và ngay khi ấy, mình cũng khám phá ra chính mình ngay trong khoảnh khắc kiếm tìm ta và lắng nghe Đức Chúa của ta. Chính điều đó, và chỉ mỗi điều đó là luật Torah rất sống động.
Khi Chúa nói: giới răn thứ hai của luật Torah cũng giống như giới răn thứ nhất, ý Ngài muốn nói chính là sự ngang bằng trong cân lượng và tầm mức quan trọng như điều trước nhất. Đó không phải là giới răn “thứ yếu”, mà là giới răn cũng nóng bỏng như giới răn đầu. Đó không là yêu thương toàn thể nhân loại, hoặc yêu những gì trừu tượng hoặc những gì xa vời tầm tay. Cũng chẳng là yêu người cần được yêu ở nơi xa xôi bên châu Phi, Trung Đông hoặc ở Châu Á, nơi quê nhà. Cũng chẳng là bỏ tiền cho bạc vào thùng giỏ quyên góp cho họ. Mà Lời Chúa nói, mang ý nghĩa yêu thương người đồng loại. Yêu theo nghĩa ta vừa nghe biết. Biết lắng nghe người thân cận, đồng loại. Là, khám phá ra nơi người thân cận và đồng loại, tính chất Duy Nhất của Đức Chúa, Đấng từng yêu người đồng loại của mọi người hệt như Ngài từng yêu chính con người ta.
Hướng tất cả lòng mình vào người thân cận, rất đồng loại mang tính Chúa, bằng tất cả tâm can, hồn trí lẫn xác phàm của mình. Đồng thời cũng nhớ rằng: đấy chính là người đồng loại ở cạnh bên. Nơi phố chợ, ở đầu ngõ, mà chỉ thoáng nhìn đã thấy ghê rợn, chẳng hấp dẫn. Chính đó, là những người chưa từng nghe biết, cũng chẳng nghĩ họ sẽ phải tuân giữ luật Torah. Nhưng, chính họ mới là người đầy tràn tính chất Duy Nhất. Đầy tràn tình Thương yêu của Chúa mình.
Mọi người trong ta không thể yêu người này mà lại không có người kia. Tất cả đều chung cùng với nhau. Đó chính là ý nghĩa của Giao Ước. Ý nghĩa từng tỏ cho ta thấy Đức Chúa đã trở nên Thiên Chúa của tất cả chúng ta. Tất cả đều phải trở nên một thực thể duy nhất, không biến dạng hoặc tản mát thành nhiều thứ, mà trở thành thứ duy nhất, rất kết hợp có Chúa yêu thương và sở hữu. Đó không là chọn lựa thêm thắt. Đó cũng không là chuyện thương hại, thương xót khi người đồng loại rất cận thân và cận lân đang cần điều gì đó, rất bức bách.
Đó chính là đòi hỏi của công bình chính trực của Đức Chúa Duy Nhất của chúng ta. Đòi hỏi của Đấng Duy Nhất. Của thể loại Yêu Thương, chính là Ngài. Đó còn là Giới Luật Vàng, đáng để người người chúng ta quan tâm. Hiểu biết. Và, biến yêu thương thành hiện thực. Hãy cố tuân thủ giới lệnh tuy hai mà một, tuy một mà hai ấy. Và rồi, người người sẽ trở nên Một với Đức Chúa.
Trong tâm tình nhận biết sự Duy Nhất của Chúa nơi Tình Yêu, ta sẽ lại ngâm nga lời thơ rằng:
“Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh.
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng, em vào Thơ Diễm Tuyệt.”
(Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)
Thơ Diễm Tuyệt, cũng vẫn là Tình Yêu Tuyệt Diễm, rất chất Thơ. Thơ chung tình, tuy chưa nhìn và chưa nói, đã “rộng (tới) trời xanh”. Thứ đất trời, “ngất ngây thành chất rượu”. Thành nhị hỷ của tâm hồn rất yêu thương. Tuyệt diễm.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá lược dịch.
Học tánh chịu khó của chị thánh Têrêsa
Tuyết Mai
06:48 16/10/2011
Ừ nhỉ sao cái người nữ tu già bị bất toại trên lại là cái gánh nặng cho người, sự đau yếu của bà nếu không ai thèm đếm xỉa đến bà thì bà nghĩ sao?. Sao bà lại nghĩ rằng mọi người phải phục dịch cho bà và cung phụng cho bà chứ?. Lạ nhỉ, ngay cả trong dòng tu cũng thế! Con người thì vẫn hoàn là con người yếu đuối, nếu thiếu ơn Chúa sáng soi. Bà nữ tu già này đến cuối đời nhưng vẫn chưa biết chấp nhận và chịu đựng, noi gương Chúa Giêsu mà vác Thánh Giá đời mình. Đấy là nói về bà nữ tu già tánh tình khó chịu và khó chìu này, gặp được Thánh nữ Têrêsa có tấm lòng và trái tim thật to lớn, mới chìu được bà ta. Không biết trước khi bà chết có được Thánh Nữ cảm hóa tánh tình của bà được không? Hay bà vẫn chết đi trong sự khó chịu và là gánh nặng cho mọi người?. Bà có học được điều gì nơi Thánh Nữ Têrêsa hay không?.
Khi chúng ta đọc được một bài nào hay, cũng cho chúng ta những phút giây suy tư trong cuộc sống chính thực, ngày qua ngày của mình. Ai trong chúng ta bắt chước được một vài việc làm thật nhỏ mọn của Thánh Nữ Têrêsa vì lòng yêu mến thật lớn lao, dành cho anh chị em của mình, để việc làm ấy giúp cho chúng ta tăng thêm đức Ái?. Khó lắm anh chị em nhỉ!?. Quả chúng ta đều biết rằng Thánh Têrêsa, ngài hằng luôn cầu nguyện. Ngài rất siêng năng cầu nguyện chẳng những cho chính mình mà cho toàn cả thế giới. Nhất là cho những chủ chăn của Chúa. Ngài đã được Giáo Hội phong cho lên hàng Tiến Sĩ của Hội Thánh, thật chẳng phải là nhỏ. Nhất là ngài lại là phái nữ rất yếu đuối và rất trẻ tuổi. Sự cầu nguyện của ngài đã giúp cho ngài tìm ra được kho tàng bí ẩn mà chỉ có Chúa mới có thể mở trái tim của ngài cho nên giống trái tim yêu thương của Chúa, theo thánh ý Chúa, và nên được giống Chúa.
Bắt chước được những việc làm thật nhỏ và hèn mọn như Thánh Têrêsa thật không phải dễ đâu. Thường chúng ta hay để ý những việc làm lớn thật to tát mới gọi là có đáng để chúng ta làm, còn những việc hy sinh nho nhỏ thì ai để ý mà khen thưởng cho chúng ta?. Nhất là việc nhỏ nhặt trong gia đình chúng ta lại rất vô, tâm vô ý, chẳng màng tới, lại đổ dồn hết mọi việc cho người khác làm, mà đi tìm những việc công để làm. Việc này thiên hạ gọi là ăn cơm nhà mà vác ngà voi đây!. Việc đang cần hay rất cần chúng ta giúp đỡ, trước là trong nhà, kế là ngoài ngõ, nhưng chúng ta lại phủi tay và xoay lưng lại với tất cả mọi người đang cần đến mình. Thật việc trong nhà chẳng đáng để thiên hạ ngoài đời biết đến để mà khen chúng ta, hay ngược lại họ biết lại còn cười mình thúi mũi nữa là đàng khác.
Như nếu quý ông có giờ rảnh phụ vợ rửa vài cái chén chẳng hạn, chỉ chén của mình vừa ăn mà thôi, cũng không phải việc của tôi. Phụ vợ đến trường đón con khi vợ còn trong công sở chưa về được, cũng từ chối. Hôm nào vợ về trễ vì phải làm thêm giờ, cũng chẳng tự tay phụ vợ đặt được nồi cơm hay chiên vài ba cái trứng, cũng không phải chờ bả về đặng hầu hạ mình?. Đại khái những việc nhỏ nhặt trong nhà, nhưng nếu thiếu bàn tay đóng góp thì tất cả chúng sẽ giống như cái thùng rác công cộng vậy!. Giúp con một lời nói khuyên dậy chúng cũng không, vì ngại rằng chúng tất cả đem ra ghét bố vì bố luôn làm phiền chúng?. Trong khi đó thì ngoài kia ai ới cũng chạy, chạy cả những công việc mà xem chừng ra chỉ là làm tôi mọi cho người khác, chứ chẳng phải việc của Chúa nữa.
Sở dĩ làm việc trong nhà thì chẳng ai trọng nể và còn mang tiếng là sợ bà!. Nhưng ngoài kia dù là làm việc bao đồng nhưng cũng được tiếng người đời ban khen, là gớm cái anh ấy siêng năng cần cù và được việc lắm!. Chỉ có thế nhưng cũng được cái mũi nó phồng to lên và nghe sung sướng trào dâng trong lòng.
Vâng, bắt chước như Thánh Têrêsa là chúng ta làm được tất cả những việc cỏn con hằng ngày trong gia đình, với lòng yêu mến và quan tâm đến người khác, chứ hãy quên mình và cái Tôi của mình. Gia đình người nọ gánh vác lẫn nhau là trách nhiệm, và là bổn phận. Ai làm cũng được chứ không phải phân chia theo nam hay nữ. Hay trọng nữ khinh nam. Hay việc nặng nề là dành cho đàn ông con trai và chuyện bếp núc thêu thùa phải dành cho phái nữ. Thời buổi sau này chứng minh cho chúng ta thấy rõ ràng rằng việc nổi tiếng của quý ông là những ngành Chef nấu ăn, cắt may quần áo thời trang, fashion những màn cửa hay bố trí trong nhà, cắt uốn tóc, v.v…… Còn phận nữ nhi đứng ở hàng sau của quý ông. Sau này quý cậu cũng nấu ăn giỏi một cây vì phải sống độc thân. Cũng biết may vá chút đỉnh vì được dậy ở trong lính hay trong nhà dòng. Cũng phải tự mình mà sống vì chẳng có ai để hỏi nhờ?.
Hy vọng rằng ai (quý ông) đang bắt chước những việc làm của Thánh Têrêsa thì nhà nấy bảo đảm ít có xẩy ra sự xung đột, vì đồng hiểu rằng việc là việc. Việc thì chúng không có kỳ thị là lựa ông hay bà thì mới xong. Hôm nay thì ông lau nhà, ngày mai thì bà rảnh thì bà sẽ lau. Vì có phải căn nhà mà chúng ta không phân chia công cho nhau làm thì chúng sẽ đầy những màng nhện, dơ dáy, bụi bậm, ắt sức khỏe của chúng ta cũng ra yếu kém và thiếu vệ sinh; nhất là hơi thở đầy vi khuẩn bệnh hoạn do từ ngoài đem vào trong nhà.
Cảm ơn chị Têrêsa đã luôn nhắc nhở chúng em chu toàn bổn phận và trách nhiệm nhỏ bé hằng ngày của chúng em với tấm lòng yêu mến thật to lớn cho người thân thương và ngay cả người dưng chúng em hằng ngày gặp gỡ. Chị nhắc nhở chúng em siêng năng cầu nguyện vì sự cầu nguyện là khí cụ vô cùng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta được liên kết với Người, như mạng lưới vô hình mà Người nối kết chặt chẽ với con cái của Người trong cuộc đời đầy những dụ dỗ khôn lường của quỷ ma.
Xin cho con nên bé nhỏ
Xin cho con nên trọn lành
Xin cho con luôn khiêm nhường
Hầu đẹp lòng Chúa như Hài Đồng Giêsu Thánh Nữ Têrêsa. Amen.
Công lý
Jos. Tú Nạc, NMS
06:51 16/10/2011
Còn tốt hơn là không công lý.
Duy nhất ta chỉ muốn công lý và bình an.
Để cảm nhận công lý
Phải là nền công lý thực thi,
Không phải là ban ơn hay bố thí.
Công lý được tràn đầy
Không phải là công lý bịp lừa
Đã đủ rồi bịt mắt đẩy đưa.
Chúng ta buộc tội công lý
Mà đã để công lý mất dần
Là mở khóa còng tay cho hỗn loạn.
Công lý . . .
Lộng lẫy
Trong ngọc châu của xác tín trưng bày.
Công lý . . .
Sự truy lùng
Những sai lầm – quỷ quyệt – man rợ nhốt vào cùm.
Một tiếng khóc dành cho công lý
Là tại sao
Cán cân công lý bị nghi ngờ.
Công lý hợp pháp
Là một nền công lý công bằng
Với điều luật cân đối hình thành.
Công lý chân thành
Là hứa hẹn một nền công lý
Lương thiện với người nghèo, bị áp bức – dân oan.
Mà ngay cả nền công lý cực thịnh
Và ngay cả nền công lý cực vi
Phải là một tiêu chuẩn, quy trình minh bạch.
Công lý thô thiển
Không phải là nền công lý của đọa lạc kiếp người
Mà là tự do cho tất cả muôn nơi.
Sức mạnh của công lý
Đó là giờ hành động
Đừng bỏ lỡ thời gian ở bất cứ nơi nào.
Là người phải đứng trước tòa công lý
Và lên tiếng ủng hộ công bằng
Để đòi quyền danh dự của anh hay của chị.
Và truy tìm công lý
Và luận bàn công lý
Và là nhà biện luận khả kính trên chiến tuyến ngôn từ.
Một số người đã hủy thiêu công lý
Một số người đã hất đi công lý
Dối trá rằng họ đã tuyên thề.
Một số người đã hiếp dâm công lý
Rồi há hốc mồm nhìn vào công lý
Cởi trần truồng như mất trí khiêu dâm.
Ôi công lý ngọt ngào
Đừng đập tan công lý
Chúng ta trong những cuộc đua nhưng chúng ta không tranh đấu.
Một vài hệ công lý
Lý tưởng hóa công lý
Mà toàn thế giới cần nhận biết nó ngay.
Vậy công lý đích thực
Và rất mực công lý
Sẽ là luật của mọi miền đất nước và của mọi cuộc đời.
Vắng bóng công lý
Ta có thể đứng trước tòa
Những giọt nước mắt cùa công lý tuôn trào trong oan ức.
Niềm hy vọng của công lý
Và cơ hội của công lý
Là điều mà công lý trả lời cùng Thiên Chúa.
Lòng nhân từ của công lý
Cách tao nhã của công lý
Sẽ là lời bào chữa cuối cùng thương lượng với Chúa Trời.
Trở về với chủ
Trầm Hương Thơ
06:54 16/10/2011
LINH hồn con CHÚA ban cho
HỒN luôn thao thức ấm no trong NGÀI
CON thờ kính CHÚA NGÔI HAI
CHÚA CHA duy nhất chỉ NGÀI mà thôi
BAN tình yêu ở trong tôi
CHO tim hòa nhịp vào nôi thế trần
TRỞ nên hình ảnh thiên ân
VỀ bên sự thật ân cần Lời Cha
VỚI toàn Giáo Hội hòa ca
CHÚA ban sự sống bao la cho đời
THƠM hương bác ái mọi nơi
THO thơm nhân đức gieo Lời NGÀI ban
MỚI là con CHÚA trần gian
LÀ nguồn ân sủng hương ngàn mai sau
TIỀN, vàng, đá qúy đẹp màu
BẠC tình vì chúng giết nhau giữa đời
NÀO đâu mang được về trời
CỦA Xê-da trả lại đời Xê-da
XÊ da rồi cũng rời xa
DA thịt rữa nát hóa ra đất ngầu
TRẢ về với lại đất nâu
VỀ đâu sau kiếp sang giầu nơi đây?
KHỔ thân hồn qúa hao gầy
CHỦ là tiền của chất đầy lương tâm
ĐỂ đời sau mãi khóc thầm
RA đi tiền của có cầm được theo?
ĐI về cõi phước "Giầu, Nghèo"?
VỀ Trước mặt CHÚA mang theo những gì?
Chuỗi Mân Côi
Xuân Ly Băng
06:58 16/10/2011
“Chuỗi ơi! Ngươi là sức mạnh của chúng tôi trong giờ lâm tử…
Ôi Mẹ yêu mến của chúng con! Mẹ là nơi trú ẩn cho kẻ có tội,
Đấng an ủi cao vời cho những ai ưu phiền. Chúng con tôn vinh Mẹ ở khắp mọi nơi,
hôm nay và mãi mãi trên thiên quốc cũng như dưới trần gian.”
(Trích Tông Huấn Rosarium Virginis Mariae số 43, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)
Con sẽ nghe tiếng đàn
Trong những chiều sấm sét
Con sẽ ngửi mùi thơm
Trong nơi nhiều xác chết.
Hãy lần chuỗi! con ơi!
Đời con bớt đau khổ
Con sẽ thấy Nước Trời
Trong lời kinh nho nhỏ.
CHUỖI MÂN CÔI II
“Tôi hướng đến tất cả anh em thuộc mọi đấng bậc, đến các gia đinh Kitô hữu,
đến các bệnh nhân và những người già lão, đến các người trẻ:
Hãy đón nhận lại xâu chuỗi trong tay anh chị em một cách tin tưởng.
Hãy khám phá chuỗi Mân Côi trong ánh sáng của Sách Thánh hòa điệu
với việc cử hành Phụng Vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày.”
(Trích Tông Huấn Rosarium Virginis Mariae số 43, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)
……………………………
‘Lời kinh tóm lược Phúc Âm
Lời kinh tuyệt diệu, tuyệt trần Chúa ban:
Maria một chữ vàng
Giêsu chữ ngọc, huy hoàng chữ yêu
Con ơi! Lần chuỗi sáng chiều.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hạt Kinh Mân Côi
Joseph Ngọc Phạm
21:24 16/10/2011
HẠT KINH MÂN CÔI
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Tay lần đếm từng tinh cầu lấp lánh
Nguồn thiêng liêng, xâu chuỗi ngọc, kinh vàng
Chuỗi thần thông đầy thế giá cao sang
Kinh linh diệu rạt rào ơn Thánh Đức.
(Trích thơ của Quang Huấn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Tay lần đếm từng tinh cầu lấp lánh
Nguồn thiêng liêng, xâu chuỗi ngọc, kinh vàng
Chuỗi thần thông đầy thế giá cao sang
Kinh linh diệu rạt rào ơn Thánh Đức.
(Trích thơ của Quang Huấn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền