Ngày 16-10-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ dâng thế giới cho Đức Mẹ Fatima tại Vatican
Đặng Tự Do
10:18 16/10/2013
1. Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima

Diễn biến đáng chú ý trong tuần qua là nghi thức tái thánh hiến cho Trái Tim Đức Mẹ được tổ chức vào chiều ngày thứ Bẩy 12 và sáng Chúa Nhật 13 tháng 10 tại quảng trường Thánh Phêrô. Những buổi cử hành này được diễn ra trong khuôn khổ Ngày Thánh Mẫu trong Năm Đức Tin, và kỷ niệm đúng 96 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima.

Theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, nguyên bản Tượng Đức Mẹ đã được đưa ra khỏi Đền Thánh Fatima và đưa về Roma. Đây là biến cố rất họa hiếm. Lần trước đây là vào dịp Đại Năm Thánh 2000, khi Chân phước Gioan Phaolô 2 cử hành nghi thức phó thác thế giới và Giáo Hội cho Đức Mẹ, vào ngày 8 tháng 10 năm 2000 tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của 1,500 Giám Mục thế giới. Trong triều thiên của tượng Đức Mẹ Fatima, có gắn viên đạn do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 tặng, đó là viên đạn mà tên Ali Agca đã bắn vào ngài trong cuộc mưu sát ngày 13 tháng 5 năm 1981.

Tượng Đức Mẹ Fatima được chở tới phi trường Fiumicino ở Roma chiều 12 tháng 10. Từ đây lúc 1 giờ rưỡi, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa đã đón rước và tháp tùng về Vatican trên một máy bay trực thăng tối tân của không quân Italia.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là lúc máy bay trực thăng từ phi trường Fiumicino đang đáp xuống tu viện Mater Ecclesiae là nơi Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 đang nghỉ hưu.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã chào đón bức tượng và đi cùng với tượng vào nhà nguyện bên trong tu viện.

Ngài cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ cùng với Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella và Đức Tổng Giám Mục Octavio Ruiz Arenas, thư ký của Hội đồng Tòa Thánh Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa.

Bức tượng sau đó được rước đến nhà nguyện Casa Santa Marta, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô cư ngụ. Từ đó, bức tượng đã được đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô, nơi hàng trăm ngàn người đang chờ đợi.

2. Buổi canh thức Ngày Thánh Mẫu

Lúc gần 4 giờ chiều, tượng Đức Mẹ Fatima được long trọng rước ra Quảng trường thánh Phêrô. Dẫn đường là Đức Tổng Giám Mục Fisichella và Tượng được 4 Vệ Binh Thụy Sĩ và Hiến Binh Vatican tháp tùng. Các tín hữu đã tụ tập tại đây từ hàng giờ trước đó. Họ đứng tràn ra tới giữa đại lộ Hòa Giải. Hiện diện cạnh lễ đài có hơn 30 Hồng Y và Giám Mục.

Tượng Đức Mẹ được rước qua các khu vực khác nhau ở Quảng trường để các tín hữu chào kính. Họ vẫy khăn tay màu trắng khi Tượng Đức Mẹ đi qua, theo thói quen ở Fatima, trong khi ca đoàn hát bài Ave Maria.

Mở đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón thánh tượng Đức Mẹ bằng cách hôn chân. Trong giáo lý của ngài suy tư về sức mạnh đức tin của Đức Mẹ và đặt ra trước các Kitô hữu một câu hỏi rất trực tiếp.

Ngài nói: "Đức tin của chúng ta như thế nào? Như Đức Mẹ, chúng ta có giữ ngọn lửa đức tin rực cháy ngay cả trong gian truân và bóng tối? Tôi thực sự có niềm vui đức tin không? "

Đức Thánh Cha nói rằng sự bất tuân phục và sự hoài nghi của chúng ta là những gút mắc giăng mắc đó đây trong linh hồn của mỗi người. Nhưng Đức Thánh Cha nói rằng những gút mắc này có thể được gỡ rối nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha nói: "Những gút mắc này lấy đi sự bình an và thanh thản của chúng ta. Chúng nguy hiểm, vì nhiều gút mắt có thể hình thành một mớ càng lúc càng đau đớn và khó khăn để tháo gỡ hơn. "

Đông đảo các Hồng Y và Giám Mục cũng có mặt trong buổi lễ hôm thứ bảy. Đứng cách tượng Đức Mẹ Fatima chỉ vài bước chân, Đức Giáo Hoàng, đã khuyến khích các Kitô hữu đừng xem việc Chúa Giêsu nhập thể như một biến cố đã lùi sâu vào quá khứ.

Đức Thánh Cha đưa ra những lời khích lệ sau: "Tin vào Chúa Giêsu có nghĩa là dâng hiến cho Chúa trọn thân xác chúng ta với lòng khiêm nhu và can đảm của Đức Maria, để Chúa có thể tiếp tục ngự trong tâm hồn chúng ta."

Buổi canh thức chiều thứ Bẩy đã lôi cuốn khoảng 150,000 người từ 50 quốc gia.

Sau buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, Tượng Đức Mẹ Fatima đã được trực thăng của không quân Italia chở đến Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa, cách trung tâm Roma hơn 10 cây số. Tại đây có buổi đọc kinh Mân Côi được nối qua truyền hình với một số Trung tâm Thánh Mẫu tại 10 nước trên thế giới, trong đó có Lộ Đức, Nazareth, Lujan (Argentina), Guadalupe (Mêhicô), Nairobi (Kenya), Banneux (Bỉ), Czestochowa (Ba Lan), Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm (Washington, USA), Akia (Nhật Bản) và Vailankani (Ấn Độ), Aparecida (Brazil).

Sau đó là buổi canh thức cầu nguyện với sự tham dự của các tín hữu hành hương thuộc giáo phận Roma, cho đến bình minh.

3. Thánh lễ dâng thế giới cho Đức Mẹ

Sáng Chúa Nhật trực thăng lại chở Thánh Tượng Đức Mẹ về Vatican. Tại đây từ lúc 9 giờ sáng. Tượng Đức Mẹ lại được rước qua các khu vực ở quảng trường Thánh Phêrô trước khi Đức Thánh Cha bắt đầu cử hành thánh lễ và nghi thức Phó Thác thế giới cho Đức Mẹ. Hơn một ngàn linh mục đã đồng tế với Đức Thánh Cha.

Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, và cũng là trưởng ban tổ chức Ngày Thánh Mẫu này cho biết có hơn 150 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ đặc biệt sáng Chúa Nhật 13 tháng 10, với Đức Thánh Cha. Phần lớn các tín hữu đến từ Italia, nhưng cũng có các đoàn đại biểu đến từ 48 nước có đăng ký chính thức, trong số này có cả những nước xa xăm như Australia, Ấn độ, Á Căn Đình, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước Nam Mỹ.

Trong bài giảng Thánh Lễ, dựa vào các bài đọc của Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C, Đức Thánh Cha nêu bật tấm gương của Mẹ Maria để cho Chúa làm kinh ngạc, trung thành với Chúa và xác tín Chúa là sức mạnh của chúng ta. Ngài nói: “Hãy hát mừng Chúa một bài ca mới, vì Ngài đã thực hiện những việc diệu kỳ” (Tv 97,1).

Ngày hôm nay chúng ta đứng trước một trong những điều kỳ diệu của Chúa: đó là Đức Maria! Một thụ tạo khiêm hạ và yếu đuối như chúng ta, được chọn để làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Tạo Hóa.

Chính khi nhìn Mẹ Maria, dưới ánh sáng các bài đọc chúng ta đã nghe, tôi muốn cùng với anh chị em suy tư về 3 thực tại: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành, Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta.

I. Thứ Nhất: Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên. Sự tích Naaman, tư lệnh quân đội của vua Aram, thật là đặc biệt; để được khỏi bệnh phong cùi, ông ngỏ lời với vị Ngôn Sứ của Thiên Chúa là Eliseo, nhưng Người không làm những nghi thức ma thuật, cũng chẳng yêu cầu ông tướng những điều ngoại thường, nhưng chỉ tín thác với Thiên Chúa và dìm mình trong nước sông; nhưng không phải là những sông cả của thành Damasco, mà là dòng sông Giordan bé nhỏ. Đó là một lời yêu cầu làm cho tướng Naaman ngỡ ngàng, kinh ngạc; phải chăng Thiên Chúa có thể là vị yêu cầu những chuyện đơn giản như vậy sao? Ông muốn trở lui, nhưng rồi ông cũng đi dìm mình trong sông Giordan và tức thì ông được lành mạnh. Ta thấy Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên; chính trong sự nghèo hèn, yếu đuối, khiêm hạ mà Chúa tỏ mình ra và ban cho chúng ta tình yêu cứu độ của Ngài, chữa lành và ban sức mạnh cho chúng ta. Chúa chỉ yêu cầu chúng ta ngheo lời và tín thác nơi Ngài.

Đó là kinh nghiệm của Đức Trinh Nữ Maria: trước lời loan báo của Thiên Thần, Trinh Nữ không giấu sự ngạc nhiên. Đó là sự ngỡ ngàng khi thấy rằng Thiên Chúa, để làm người, đã chọn một thiếu nữ tầm thường ở Nazareth, không sống trong các dinh thự của những người quyền thế và giàu sang, không thi hành những công trình ngoại thường, nhưng cởi mở đối với Thiên Chúa, biết tín thác nơi Ngài, cho dù không hiểu tất cả: “Này tôi là tôi tớ Chúa: xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ Thần” (Lc 1,38). Đó là câu trả lời của Người. Thiên Chúa luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên, Ngài phá vỡ những khung nền của chúng ta, làm cho những dự phóng của chúng ta bị khủng hoảng, và Chúa nói với chúng ta: con hãy tín thác nơi Cha, đừng sợ, hãy để cho con được ngạc nhiên, hãy ra khỏi chính mình và theo Cha!

Hôm nay tất cả chúng ta cũng hãy tự hỏi xem mình có sợ điều mà Thiên Chúa có thể yêu cầu chúng ta hoặc điều mà chúng ta xin Chúa hay không. Tôi có để cho Chúa làm cho ngạc nhiên, như Chúa đã làm với Mẹ Maria hay không, hoặc tôi khép kín mình trong những điều an toàn của tôi, an toàn vật chất, an toàn trí thức, an toàn ý thức hệ, an toàn các dự phóng của tôi? Tôi có để cho Chúa thực sự đi vào trong cuộc sống của tôi hay không? Tôi trả lời Chúa như thế nào?

II. Trong đoạn thư thánh Phaolô chúng ta đã nghe, thánh Tông Đồ ngỏ lời với môn đệ Timôthêo và nói rằng: “Con hãy nhớ Chúa Giêsu Kitô, nếu chúng ta kiên trì với Ngài, chúng ta sẽ được cùng Ngài hiển trị” (Xc 2 Tm 2,8-13). Và đây là điểm thứ hai: hãy luôn nhớ đến Chúa Kitô, kiên trì trong đức tin: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên bằng tình thương của Ngài, nhưng Chúa yêu cầu chúng ta hãy trung thành theo Ngài. Chúng ta có thể ”không trung thành”, nhưng Chúa thì không, Chúa là Đấng Trung Thành, và Ngài yêu cầu chúng ta hãy trung thành như vậy. Chúng ta hãy nghĩ đến bao nhiêu lần chúng ta hăng hái phấn khởi vì một điều gì, vì một sáng kiến, một sự dấn thân nào đó, nhưng rồi, trước những vấn đề đầu tiên xảy ra, chúng ta tháo lui. Và rất tiếc là điều này cũng xảy ra trong những chọn lựa cơ bản như hôn phối. Người ta khó kiên trì bền chí, khó trung thành với những quyết định đã đề ra, với những cam kết đã quyết tâm. Nói “xin vâng”, “đồng ý” thì dễ, nhưng rồi người ta không lập lại được quyết tâm đồng thuận như vậy.

Mẹ Maria đã thưa “xin vâng” với Thiên Chúa, một lời “xin vâng” đã đảo lộn cuộc sống khiêm hạ của Mẹ ở Nazareth, nhưng không phải là lời thưa 'xin vâng' duy nhất, nhưng đó là lời đầu tiên trong bao nhiêu lời thưa 'xin vâng' được xướng lên trong tâm hồn những lúc vui tươi, cũng nhưng trong những lúc đau khổ, bao nhiêu lời thưa ”xin vâng đạt tới đột đỉnh trong lời “xin vâng” dưới cây Thập Giá. Hôm nay, ở đây có bao nhiêu bà mẹ; chị em hãy nghĩ đến lòng trungthành của Mẹ Maria với Thiên Chúa tới mức độ nào: khi thấy Con duy nhất của Mẹ trên Thập Giá. Mẹ là phụ nữ trung thành, đứng đó, lòng tan nát, nhưng trung thành và can đảm.

Tôi có phải là một Kitô hữu tùy lúc hay là một Kitô hữu luôn luôn? Nền văn hóa tạm bợ, tương đối, cũng lẻn vào cuộc sống đức tin. Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành với Ngài, mỗi ngày, trong những hoạt động thường nhật và Ngài thêm rằng cả khi chúng ta không trung thành với Chúa, Chúa vẫn luôn trung thành, và với lòng từ bi, Ngài không ngừng giơ tay cho chúng ta để nâng chúng ta dậy, khuyến khích chúng ta hãy tiếp tục hành trình, trở về cùng Ngài và thưa với Ngài về sự yếu đuối để Ngài ban sức mạnh cho chúng ta.

III. Điểm sau cùng: Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta. Tôi nghĩ đến 10 người phong cùi trong Phúc Âm được Chúa Giêsu chữa lành: họ đến gặp Ngài, dừng lại từ xa xa và kêu lên: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng con!” (Lc 17,13). Họ là những người bệnh, đang cần được thương yêu, được sức mạnh và tìm kiếm người chữa trị họ. Và Chúa Giêsu đáp lại, giải thoát tất cả khỏi bệnh tật của họ. Nhưng thật là điều ngạc nhiên khi thấy chỉ có một người trở lại để lớn tiếng chúc tụng Thiên Chúa và cảm tạ Chúa. Chính Chúa Giêsu nhận xét điều đó: 10 người đã kêu lớn tiếng để được chữa lành và chỉ có một người trở lại để kêu lớn tiếng cảm tạ Thiên Chúa và nhìn nhận rằng Chúa là sức mạnh của chúng ta. Biết cảm tạ, chúc tụng vì những gì Chúa làm cho chúng ta.

“Chúng ta hãy nhìn Mẹ Maria: sau khi được truyền tin, cử chỉ đầu tiên Mẹ thực hiện là cử chỉ bác ái đối với bà chị họ cao niên Elisabeth; và những lời đầu tiên Mẹ nói lên là: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”, bài ca chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa, không những vì điều Chúa đã làm nơi Mẹ, nhưng vì hoạt động của Chúa trong toàn thể lịch sử cứu độ. Tất cả là hồng ân; Nếu chúng ta có thể hiểu tất cả là hồng ân của Chúa, thì tâm hồn chúng ta sẽ được hạnh phúc dường nào! Tất cả là hồng ân.

Chúa chính là sức mạnh của chúng ta! Cảm tạ thật là điều dễ dàng, nhưng cũng rất khó khăn! Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn trong gia đình? Đó là một trong những lời chủ yếu của cuộc sống chung. “Xin phép”, “xin lỗi”, “cám ơn”: nếu trong một gia đình, có 3 lời ấy được người ta nói lên, thì gia đình tiếp tục tiến bước. Bao nhiêu lần chúng ta nói cám ơn người giúp đỡ chúng ta, người ở gần chúng ta, tháp tùng chúng ta trong cuộc sống. Nhiều khi chúng ta coi đó là điều dĩ nhiên! Và điều này cũng xảy ra đối với Thiên Chúa.

Tiếp tục Thánh Lễ, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta để cho mình được Thiên Chúa làm ngạc nhiên, không kháng cự, trung thành với Chúa hằng ngày, chúc tụng và cảm tạ Chúa vì Ngài là sức mạnh của chúng ta.

4. Nghi thức phó thác

Cuối thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cũng là trưởng ban tổ chức đã đại diện mọi người chào mừng Đức Thánh Cha.

Rồi Đức Thánh Cha tiến đến trước Tượng Đức Mẹ Fatima và đọc kinh phó thác:

“Lạy Đức Trinh Nữ Fatima diễm phúc, với lòng biết ơn được đổi mới vì sự hiện diện từ mẫu của Mẹ, chúng con hợp tiếng với tất cả mọi thế hệ đã chúc tụng Mẹ là người diễm phúc.

Nơi Mẹ chúng con ngợi khen những công trình bao la của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ mệt mỏi, từ bi cúi mình trên nhân loại sầu muộn vì sự ác và tổn thương vì tội lỗi, để chữa lành và cứu vớt loài người!

Xin Mẹ vui lòng đón nhận hành động phó thác mà hôm nay, với lòng tin tưởng chúng con thực hiện trước ảnh tượng này của Mẹ mà chúng con rất quí mến.

Chúng con chắc chắn rằng mỗi người chúng con đều quí giá trước mắt Mẹ và không điều gì trong tâm hồn chúng con xa lạ đối với Mẹ. Chúng con để cái nhìn rất dịu dàng của Mẹ đi tới chúng con và đón nhận sự âu yếm an ủi qua nụ cười của Mẹ.

Xin Mẹ giữ gìn cuộc sống của chúng con trong vòng tay của Mẹ: xin chúc phúc và củng cố mọi ước muốn làm điều thiện; xin khơi dậy và nuôi dưỡng đức tin, nâng đỡ và soi sáng đức cậy, khích động và linh hoạt đức ái; xin Mẹ hướng dẫn tất cả chúng con trên con đường thánh thiện.

Xin dạy chúng con tình yêu thương của Mẹ ưu tiên dành cho những người bé nhỏ nghèo hèn, những người bị loại trừ và đau khổ, các tội nhân và những người có tâm hồn lạc hướng, xin tập họp tất cả dưới sự che chở của Mẹ và giao phó tất cả cho Con Yêu Dấu của Mẹ là Chúa Giêsu của chúng con. Amen

Sau kinh phó thác Đức Thánh Cha xông hương trước tượng Đức Mẹ. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nhắc mọi người về phong chân phước Chúa Nhật hôm qua 13-10, tại thành Tarragona, Tây Ban Nha cho khoảng 500 vị tử đạo trong thời nội chiến, thập niên 1930. Ngài nói: “Chúng ta hãy chúc tụng Chúa vì những chứng nhân can đảm của Ngài và nhờ lời chuyển cầu của các vị, chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi bạo lực”.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha còn bắt tay chào thăm rất nhiều người, các phái đoàn chính thức, đông đảo các linh mục, trước khi đi xe díp màu trắng mui trần tiến qua các lối đi và đến tận gần cuối đường Hòa Giải để chào thăm các tín hữu.
 
Nhân tố Phanxicô
Vũ Văn An
16:27 16/10/2013
Buổi đối thoại mở màn vào ngày 1 tháng Mười vừa qua tại Đại Học Georgetown ở Washington D.C. do Sáng Kiến Tư Tưởng Xã Hội Công Giáo Và Sinh Hoạt Công tổ chức đã thu hút một cử tọa 750 người, đầy ứ giảng đường Gaston Hall. Điều gì thu hút họ? Đức Hồng Y Donald W. Wuerl của TGP Washington, chủ tịch Georgetown, John J. DeGioia, và ban điều hợp gây ấn tượng đã đành. Nhưng nhân tốc thực sự chính là Đức Phanxicô. Họ đến để nghe về Đức Phanxicô và cách ngài ảnh hưởng tới sinh hoạt công cộng và cuộc sống con người nói chung.

Hoài mong của ban tổ chức rất khiêm tốn. Vì các hội thảo về các vị giáo hoàng ít khi lôi cuốn được đông đảo người nghe. Nhưng cuộc hội thoại này có khác. Như Mark Shields nhận xét, với những ai tránh né các cuộc họp báo và phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng thực sự lôi cuốn họ. Mark Shields tự hỏi đã có bao giờ một nhà lãnh đạo phát biểu được điều gì trên máy bay hay trên một tạp chí mà lại khiến người ta suy nghĩ sâu xa đến thế hay chưa? David Brooks nhấn mạnh sự kiện này: Đức Phanxicô là một nhà lãnh đạo phản văn hóa (countercultural) nhưng lại dùng văn hóa và truyền thông để trực tiếp nói với con người. Kim Daniels cho rằng ngài có tính chân thực (authenticity) của một mục tử khiêm nhường, ăn nói như Chúa Giêsu. Alexia Kelley cho hay: ngài lôi cuốn giới trẻ bằng thông điệp vui tươi và cảm thương và bằng cách làm một nhà lãnh đạo “bất khả ngộ” nhưng lại nói tới các sai lầm quá khứ.

Có người cảnh cáo chống lại việc giản lược lời kêu gọi đầy thách thức của Đức Phanxicô vào một thứ đạo đức trấn an phổ quát, và chống lại việc giảm thiểu vai trò của Đức Giao Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, vì Đức Phanxicô luôn cố gắng đem giáo huấn của hai vị vào thực hành. Cũng có người cho rằng còn cần phải làm nhiều hơn nữa để hàn gắn một Giáo Hội vốn bị đả thương nặng nề bởi cơn lốc lạm dụng tính dục của một số giáo sĩ và vẫn đang tìm cách kết hợp phụ nữ một cách trọn vẹn. Chính Đức Phanxicô, vào ngày 18 tháng Năm, cũng từng lên tiếng cảnh cáo khi nói rằng “Mọi người anh chị em ở quảng trường này đã hô to: Phanxicô, Phanxicô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô’ thế còn Chúa Giêsu ở đâu? ... Từ nay trở đi, nói về Giáo Hoàng đã đủ rồi; chỉ nên nói tới Chúa Giêsu nữa thôi!”. Tuy nhiên, trong mấy tháng qua, người ta thấy rõ một Giáo Hội từ chỗ là một định chế bị vây hãm, mắc nhiều tai tiếng đến độ một vị giáo hoàng phải từ chức, chuyển qua một cộng đồng sinh động với một nhà lãnh đạo được cả thế giới chú ý.

Ai dám nghĩ Washington lại có thể là nơi bị tê liệt trong khi Giáo Hội là nơi “hy vọng và thay đổi”? Trong Khi Washington ngưng đọng, chết cứng trong những cuộc tranh chấp xưa, thì Đức Phanxicô lại vẽ ra được đường đi mới với 8 vị Hồng Y cùng quay về với cốt lõi Tin Mừng: lòng thương xót, thánh giá và lời mời gọi sống đức tin hằng ngày với niềm vui. Thánh Phanxicô thách thức tất cả chúng ta mà không có cái thứ tự công chính hóa mình của một chiến binh văn hóa hay niềm khinh khỉnh của giai cấp ưu tuyển duy tục. Khi ngài nói với bà mẹ đơn chiếc đang sợ hãi rằng ngài rất vinh dự nếu được rửa tội cho đứa con sắp sinh của bà, thì điều này đẩy rất xa chính nghĩa phò sự sống hơn cả triệu lá thư. Khi ngài hỏi “ai khóc thương?” các công nhân di dân mất mạng, ngài quả đã đối mặt với niềm kỳ thị đối với người khách phương xa từng phá hoại cuộc cải tổ về di dân. Ngài thách thức cái thứ dạy luân lý sai lầm của các phe quá khích và cho rằng phá thai là một phần trong “nền văn hóa vứt bỏ” của ta, chẳng nên vui mừng gì về việc này.

Người ta đang chờ bài báo của Maureen Dowd nhằm thúc giục người cấp tiến ngưng việc bị “ám ảnh” bởi hôn nhân đồng tính và phá thai và bắt đầu chú mục nhiều hơn vào việc khắc phục cảnh nghèo. Những ai bị vứt lại phía sau thị trường vẫn là những con người nhân bản, chứ không phải là thứ thiệt hại phó sinh (collateral damage). Khi người ta cắt 40 tỷ đôla tem phiếu thực phẩm, nhưng không cắt một cắc trợ cấp nông thương, họ không phải là bằng hữu của Đức Phanxicô. Ai trao Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch (Planned Parenthood) vào tay Đảng Dân Chủ và Đảng Trà (Tea Party) vào tay Đảng Cộng Hòa?

Trong một cuộc phỏng vấn khác hồi gần đây, Đức Phanxicô cho rằng “Ta phải phục hồi hy vọng cho người trẻ, trợ giúp người già,cởi mở đối với tương lai, truyền bá yêu thương. [Ta phải] nghèo giữa người nghèo. Ta phải bao gồm người bị loại bỏ và rao giảng hòa bình”. Về chính trị, ngài bảo “Tôi tin rằng người Công Giáo nào có trọng trách đối với sinh hoạt chính trị phải luôn ghi nhớ các giá trị của tôn giáo họ, nhưng với một lương tâm trưởng thành và khả năng chuyên môn, họ phải thể hiện các giá trị này”.

Như thế, Đức Phanxicô chú mục vào người nghèo và hòa bình, người trẻ và người già và thách đố các giáo dân nam nữ sử dụng lương tâm và khả năng chuyên môn của mình để phát huy ích chung. Cuối cùng, nhân tố Phanxicô không phải chỉ là về ngài mà còn là về trách nhiệm làm “muối, ánh sáng và men” trong sinh hoạt công.

Đức Phanxicô muốn một Giáo Hội “của người nghèo và cho người nghèo”. Nghĩa là một Giáo Hội sẽ được tính sổ về sinh hoạt công, không phải nhờ quyền lực mình đã đạt được, mà là nhờ khả tính tín mình có được. Nhờ đồng hóa với người thấp cổ bé miệng, Giáo Hội sẽ vươn tới những người cao sang quyền thế.
 
ĐTC chào mừng Phong Trào ATD- Hoạt động cho phẩm giá con người
Bùi Hữu Thư
22:18 16/10/2013
"Tranh đấu chống nghèo đói, là tranh đấu chống những kỳ thị”

ROME, 16 tháng 10, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào mừng Phong Trào Quốc Tế ATD-Một PhầnTư Thế Giới trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô ngày thứ tư 16 tháng 10, 2013. ATD là chữ tắt của “Agir tous pour la dignité” (Tất cả phải hoạt động cho phẩm giá con người).

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ rằng điều mọi người sẽ cử hành ngày mai, 17 tháng 10, 2013, là Ngày Quốc tế cho việc chối từ mọi đau khổ, được khởi xướng bởi linh mục Joseph Wresinski, và được Liên Hiệp Quốc vổ võ với chủ đề: “Tranh đấu chống nghèo đói là tranh đấu chống những kỳ thị.”

Trên thềm của mặt tiền thánh đường về nhân quyền và tự do (le Parvis des droits de l’homme et des libertés), linh mục Joseph Wresinski, người sáng lập Phong Trào ATD Một Phần Tư Thế Giới đã khánh thành một tấm bảng đá có ghi hàng chữ sau đây: “Ngày 17 tháng 10, 1987, những người bảo vệ cho nhân quyền và công dân của mọi quốc gia đã tụ tập tại tiền đường này. Họ đã tưởng nhớ đến các nạn nhân của đói kém, ngu dốt và bạo tàn. Họ đã khẳng định niềm tìn rằng đau khổ không giết chết được con người. Họ đã tuyên xưng tình liên đới đối với tất cả những ai đang tranh đấu trên khắp hoàn cầu để tiêu diệt mọi đau khổ.

“Ở những nơi con người bị ép buộc phải sống trong đau khổ, thì nhân quyền bị chà đạp. Liên kết để mọi nhân quyền được tôn trọng là một bổn phận thiêng liêng.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Ngày Quốc Tế Thực Phẩm được cơ quan Thực Phẩm và Canh Nông FAO tổ chức với chủ đề: “Những hệ thống cung cấp thực phẩm trường tồn để phục vụ cho dịch vụ an ninh thực phẩm và dinh dưỡng.”

Ngài đã “nhiệt liệt cám ơn” các thành viên của các tòa đại sứ tại Tòa Thánh về “những công trình quý giá” của họ.”

Ngài kết luận: “Tôi cầu chúc tất cả quý vị sẽ được tăng cường trong mối liên kết của quý vị đối với Chúa Kitô và Giáo Hội!”
 
Top Stories
L’Eglise au Vietnam et la nouvelle évangélisation
Eglises d’Asie
17:06 16/10/2013
Cette « lettre commune [des évêques du Vietnam] adressée à la communauté du peuple de Dieu » a été mise en ligne au cours de la 12e assemblée de la Conférence des évêques catholiques du Vietnam qui s’est tenue du 7 au 11 octobre 2013 au centre pastoral de l’archidiocèse de Saigon. Même si la lettre fait clairement référence, sans préciser ni le lieu ni la date, à divers événements survenus cette année au cours desquelles des communautés chrétiennes ont eu à souffrir pour leur foi, la lettre est surtout orientée vers l’avenir. Elle annonce le programme pastoral pour les trois prochaines années. Lequel sera marqué par le thème de la nouvelle évangélisation. Pour l’année 2014, les évêques proposent aux familles chrétiennes de devenir les agents de cette nouvelle évangélisation.

Le texte vietnamien de la lettre a paru sur le site de la Conférence épiscopale. La traduction française a été réalisée par la rédaction d’Eglises d’Asie.

Frères et sœurs bien-aimés,

« Que la grâce de Jésus-Christ, notre Seigneur, l’amour de Dieu le Père et la communion de l’Esprit Saint soient avec vous tous » (2 Cor 13,13).

1. Nous, les évêques des 26 diocèses du Vietnam, rassemblés au Centre pastoral de Saigon pour participer à la 12e Assemblée plénière de la Conférence épiscopale du Vietnam, nous vous remercions d’avoir beaucoup prié pour que notre Assemblée se déroule dans l’harmonie et la paix. Elle vient de s’achever. Dans cette lettre commune, nous voulons nous entretenir avec vous du travail que nous avons accompli au cours de notre réunion, et plus particulièrement de la nouvelle évangélisation.

Notre Assemblée ayant lieu dans le cadre de l’Année de la foi, c’est avec joie que nous avons appris les fruits spirituels que celle-ci a produits chez les croyants, au sein des communautés paroissiales, des diocèses, des congrégations, qui ont activement approfondi leur engagement chrétien et se sont efforcés de le renouveler. Les célébrations liturgiques et les activités pastorales ont aidé chacun des fidèles à purifier, fortifier et renouveler sa foi. Lorsque nous avons été mis au courant des difficultés et des épreuves que plusieurs communautés ont dû affronter, nous avons compris que vivre sa foi est toujours un défi, mais aussi que, dans n’importe quelle situation, le disciple de Jésus est toujours appelé à témoigner de l’Evangile d’amour du Seigneur et à faire éclore une civilisation de l’amour et de la vie.

Par ailleurs, nous avons écouté attentivement ce qui nous était dit au sujet des nombreuses activités et tâches accomplies par l’Eglise du Vietnam, et en particulier, des travaux de construction du Centre de pèlerinage de Notre-Dame de La Vang. L’Assemblée a aussi consacré beaucoup de temps aux élections des membres du bureau permanent de la Conférence épiscopale et des présidents responsables des commissions dépendant de la Conférence, pour les trois années à venir.

2. Maintenant, nous voulons partager avec vous les orientations et le programme pastoral choisis pour les années à venir. Au cours des années précédentes (2010-2013), tous ensemble, nous avons étudié et vécu la signification de l’Eglise, à la fois mystère, communion et mission. Les orientations et l’esprit de l’Année de la foi doivent être suivis par nos efforts pour une « Nouvelle Evangélisation », afin de propager la foi chrétienne. Elle a été l’objet des débats du 13e synode des évêques qui s’est tenu à Rome du 7 au 28 octobre 2012.

Oui, la lumière du Christ éclaire les visages des chrétiens et elle doit se répandre sur les autres visages, tout comme à partir du cierge pascal, des milliers d’autres bougies s’allument au cours de la veillée de Pâques (1). D’ailleurs, cette mission nous est plus particulièrement rappelée cette année où l’Eglise du Vietnam célèbre le 25e anniversaire de la canonisation des 117 témoins de la foi (19 juin 1988-19 juin 2013), qui sont les fruits spirituels de l’évangélisation.

3. L’objectif de l’évangélisation est de conduire tous les hommes à la rencontre personnelle du Christ, dans l’Esprit Saint et, ainsi, de rencontrer Dieu, son Père, qui est aussi notre Père, pour que leur vie en soit transformée conformément à l’esprit de l’Evangile. Ainsi, c’est d’abord nous-mêmes qui devons être évangélisés, notre propre foi qui doit être fortifiée et renouvelée. Alors nous pourrons aider nos frères qui se sont écartés de la foi à découvrir à nouveau sa beauté et sa lumière. Aujourd’hui, alors qu’il n’y a encore qu’un certain nombre de personnes à se dire chrétiens, nous devons vivre authentiquement notre vocation chrétienne dans la joie et rendre l’Evangile attirant pour tous les gens qui nous entourent.

L’évangélisation a un caractère universel car « sa lumière n’éclaire pas seulement l’intérieur de l’Eglise et ne sert pas seulement à construire une cité éternelle dans l’au-delà ; elle nous aide aussi à édifier nos sociétés, afin que nous marchions vers un avenir plein d’espérance » (3).

4. La nouvelle évangélisation, ce n’est pas l’annonce d’un nouvel évangile car Jésus-Christ est le même « hier, aujourd’hui et éternellement » (Hébreux 13,8), mais c’est une nouvelle évangélisation, nouvelle par son ardeur, nouvelle dans sa méthode, nouvelle dans sa façon de s’exprimer (4). Renouveler son ardeur signifie renouveler notre rapport à Jésus-Christ pour que celui-ci oriente l’ensemble de notre vie. Renouveler nos méthodes, c’est savoir mettre en œuvre des méthodes adaptées, susceptibles de répondre aux rapides changements de notre époque en de nombreux domaines, culturels, sociaux et artistiques. Renouveler notre expression, c’est s’efforcer d’étudier et d’utiliser les formes d’expression susceptibles d’être comprises par l’homme d’aujourd’hui et de faire saisir le message d’Evangile.

La nouvelle évangélisation exige que soit révisé l’ensemble des activités pastorales sous tous leurs aspects ; ce qui signifie que nous devons procéder à la transformation aussi bien de nos mentalités que de nos orientations et des méthodes utilisées dans notre action pastorale. L’expérience des pays où de nombreux chrétiens ont abandonné la pratique nous a appris que, si nous n’accomplissons pas rapidement cette réforme pastorale, dans un avenir proche, l’Eglise au Vietnam pourrait bien se retrouver dans une période qui ressemblerait à un hiver de la foi, comme c’est le cas en beaucoup d’autres endroits dans le monde.

Le programme de renouvellement de notre vie chrétienne doit être inséré à l’intérieur de l’ensemble du plan pastoral que la Conférence épiscopale a exposé dans la lettre commune publiée à l’issue de la grande Assemblée du peuple de Dieu de 2010 : « Ensemble, édifions une civilisation de l’amour de la vie. » Cette lettre commune est le programme d’action de l’Eglise du Vietnam pour de nombreuses années. Nous référant à cette orientation fondamentale, nous vous appelons, frères et sœurs, à vous joindre à nous, pour réaliser ce plan pastoral prévu pour trois années (2014-2016) :
- Année 2014 : évangélisation de la vie familiale ;
- Année 2015 : évangélisation de la vie des paroisses et des diverses communautés ;
- Année 2016 : évangélisation de la vie sociale.

5. Au cours de l’année 2014, ensemble, nous évangéliserons la vie des familles pour qu’elles s’engagent activement dans l’annonce de l’Evangile. L’Eglise est appelée la famille de Dieu et chacune des familles chrétiennes est appelée l’Eglise à la maison ou l’Eglise domestique. Le renouvellement de l’Eglise doit commencer par celui de chaque famille. C’est pour cela que l’Eglise s’intéresse particulièrement à elles. Récemment, le pape François a annoncé la convocation d’un synode des évêques exceptionnel qui aura lieu au mois d’octobre 2014 sur le thème : « Les effets pastoraux pour les familles dans le cadre de l’évangélisation ». La lettre commune publiée à l’issue de la grande Assemblée du peuple de Dieu de 2010 avait souligné : « Face à la crise familiale actuelle, l’Eglise s’aperçoit qu’elle doit renforcer et renouveler la pastorale de la famille, et la considérer comme une activité importante en lien avec les plans et les programmes pastoraux des paroisses et des diocèses. » (5).

6. Pour que les objectifs ci-dessus puissent être réalisés, nous vous prions, frères et sœurs, d’édifier votre famille de telle façon qu’elle devienne une communauté de prière, vivant dans l’amour, fidèlement unie, au service de la vie et annonçant chaque jour l’Evangile.
- La famille est une communauté de prière, vénérant Dieu, son temple en ce monde. L’union dans la prière est un même dans le fruit et la condition de la communion qui prend sa source dans le baptême et dans le mariage.
- La famille est une communauté au service de la vie, une vie qui prend sa source en Dieu lui-même, Lui qui est la vie. Les époux chrétiens s’aiment d’un amour qui s’ouvre sur la vie, qui la respecte dès sa conception et collabore avec Dieu créateur dans la mise au monde des enfants, qui se charge de les éduquer afin qu’ils deviennent des êtres vertueux, des enfants de Dieu. La famille doit être la première école où sont enseignées les vertus humaines et la foi. Elle est le rempart pour protéger la vie physique et morale de leurs enfants contre les attaques du mal. C’est pourquoi, les parents doivent prendre conscience de leur responsabilité, eux qui sont les premiers éducateurs, les modèles irremplaçables.
- La famille est une communauté qui participe à la mission d’évangélisation, par des actions concrètes. La vie d’amour et d’union des familles catholiques, vécue dans l’adversité et l’épreuve, est, par elle-même, un témoignage silencieux mais éloquent de l’Evangile. En outre, conformément à une belle tradition catholique, la famille est encore le lieu où croissent les vocations sacerdotales et religieuses. Lorsque cela est possible, nous vous demandons, frères et sœurs, de faire de votre mieux pour partager et présenter le Christ aux autres.

7. Pour accompagner les familles dans la sublime mission dont nous venons de parler, nous proposons les actions pastorales suivantes :
- La préparation de la jeunesse à la vie conjugale et familiale constitue une exigence dont l’urgence se fait sentir plus que jamais. Les jeunes doivent prendre conscience qu’il faut vivre la vie conjugale comme une vocation. Une mission aussi noble doit être choisie en toute conscience, liberté et responsabilité. Les époux chrétiens sont encore appelés à vivre le sacrement du mariage comme le signe visible et efficace de l’amour que le Christ se réserve à son Eglise, un amour généreux, unique et indissociable. Pour parvenir à ce point, il est besoin d’une préparation, d’abord à long terme, puis proche et, enfin, directe lorsque les jeunes rentrent dans la vie conjugale.
- Dans un contexte où de nombreuses transformations viennent bouleverser la culture et la société d’aujourd’hui, nous pensons qu’il est besoin de rappeler cette vérité : la famille a pour fondement une alliance entre un homme et une femme. Cette conception s’appuie sur la nature humaine établie par Dieu en vue du plus grand bien de la famille et de la société. C’est pourquoi les individus et les groupes sociaux doivent reconnaître et respecter cette caractéristique essentielle de la famille.
- L’accompagnement des jeunes foyers est une exigence pastorale importante qui les aide à vivre leur amour conjugal dans un esprit de responsabilité, au service de la vie, en sachant accorder l’amour exprimé à l’intérieur de la cellule familiale avec leur responsabilité dans l’édification de l’Eglise, de la société et du pays.
- A l’égard de nos frères et sœurs en difficulté parce que leur mariage s’est défait et leur famille dispersée, nous devons, d’une part, continuer à exalter l’idéal de la vie conjugale catholique et, d’autre part, les accompagner et les soutenir plutôt que les condamner et les exclure.

Actuellement, il existe beaucoup de groupes, d’associations, de mouvements de perfectionnement personnel ou de vie apostolique impliqués dans la pastorale familiale utilisant des méthodes et poursuivant des objectifs différents. Ces mouvements ont besoin d’être accompagnés et orientés par les pasteurs, soutenus et encouragés par eux afin de contribuer concrètement et harmonieusement à la bonne réussite des programmes pastoraux.

Les diocèses devront se préoccuper de la formation d’ecclésiastiques, de religieux, de laïcs spécialement responsables en matière de pastorale familiale. Ils collaboreront avec l’évêque du diocèse en vue de lancer et développer les programmes concernant la pastorale de la famille dans le diocèse comme dans la paroisse. Nous voulons lancer un appel spécial à nos frères et sœurs, les artistes ainsi qu’aux milieux de la communication catholique. Puissiez-vous utiliser les talents que Dieu vous a donnés pour chanter la beauté authentique de l’amour conjugal et familial. Les futurs prêtres auront aussi besoin d’être préparés plus soigneusement à la pastorale familiale pour qu’ils puissent accompagner les familles plus efficacement.

Chers frères et sœurs,

nous nous vous avons confié nos préoccupations pastorales et nos propositions concrètes visant à contribuer pour une part aux efforts de la « Nouvelle Evangélisation pour la propagation de la foi chrétienne ». Nous souhaitons que ces propositions soient accueillies par vous, frères et sœurs – et plus particulièrement par les prêtres qui sont les proches collaborateurs de l’épiscopat – et prises en compte dans votre prière et dans votre réflexion, développées et réalisées à de nombreux niveaux, à savoir en famille, dans la paroisse, dans le diocèse. Nous nous tournons vers les saints martyrs du Vietnam qui sont les modèles qui nous éclairent dans notre mission évangélisatrice et nous les supplions :

« Saints martyrs du Vietnam, vous qui êtes les enfants fidèles du Père qui est aux cieux, les témoins héroïques du Christ, les membres loyaux de l’Eglise, aidez-nous à estimer à sa juste valeur l’héritage de la foi que vous nous avez transmis dans le sang et les larmes. Accordez-nous de vivre courageusement cette foi dans la famille comme dans la société, conformément au modèle radieux de la vraie Croix, pour pouvoir répandre partout la lumière de la foi. Nous pourrons ainsi contribuer actuellement à l’œuvre missionnaire et porter des fruits abondants sur la terre de notre patrie bien-aimée ».

Fait au centre pastoral de Saigon, le 10 octobre 2013.

(1) Pape François, Lumière de la foi, 37
(2) Lumière de la foi, 51
(3) Message la 10e Assemblée plénière de la FABC
(4) Pape Jean Paul II, allocution au 19e congrès du CELAM, Port-au-Prince
(5) Lettre commune de la Conférence épiscopale du Vietnam à l’issue de la Grande Assemblée du peuple de Dieu de 2010, n° 43

(Source: Eglises d’Asie, 16 octobre 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài cảm nhận về Đại Hội Thánh Mẫu Melbourne 2013
+ Đức Cha Vincent Nguyễn văn Long
15:29 16/10/2013
Kính thưa qúy linh mục, tu sĩ và anh chị em tín hữu,

Đại Hội Thánh Mẫu LaVang tiên khởi của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Tổng Giáo Phận Melbourne, Australia, đã diễn ra một cách tốt đẹp, trong không khí sốt sắng nhưng thân mật và có thể nói vượt qúa ước vọng của nhiều người.

Trước hết về tầm vóc tổ chức thì đây có thề nói là một Đại Hội Thánh Mẫu quy mô nhất từ trước đến nay trong khối người Việt Công Giáo tại Úc. Với con số người tham dự ước lượng khoảng gần 4,000 người và một kinh phí lên tới $110,000. Qủa thật, đây là con số không nhỏ cho Ban Tổ Chức. Thêm vào đó, với một hạ tầng cơ sở còn qúa thiếu thốn, những khó khăn tưởng như không thể khắc phục được.

Chúng ta bắt đầu chuẩn bị cho Đại Hội bằng hai bàn tay trắng. Nhưng như chuyện Đức Kitô làm phép lạ cho đám đông ăn no nê chỉ với 2 chiếc bánh và 5 con cá, Ngài cũng đã thực hiện một phép lạ cho Đại Hội khi chúng ta biết phó thác và quảng đại với những gì mình có. Trên mảnh đất khiêm tốn của Trung Tâm Công Giáo Hoan Thiện Keysborough, một phép lạ cũng đã diễn ra như tại sa mạc nơi Chúa cho dân ăn thỏa thuê năm xưa.

Qủa thế, những ai tham dự hay theo dõi Đại Hội cũng đã cảm nghiệm được những phép lạ Chúa làm qua sự cầu bầu của Mẹ LaVang. Phép lạ hiển nhiên nhất là một ngày nắng ấm tuyệt vời trong một tháng thời tiết xấu trước và sau Đại Hội.

Phép lạ thứ hai là sự liên đới hài hòa của một khối người đồng tâm nhất trí trong một đức tin và lòng yêu mến Mẹ. Trong hai ngày Đại Hội với cả hơn 1,000 chiếc xe lớn nhỏ và người lớn cùng trẻ em, người khỏe cùng người yếu, nhưng hoàn toàn không có một điều gì đáng tiếc xảy ra.

Phép lạ thứ ba là sự hy sinh phối kết nhịp nhàng giữa các ban ngành đoàn thể. Mọi người đều làm việc hăng say và quên mình vì lợi ích chung của Đại Hội. Thật khó tìm đâu những hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần phục vụ như các anh Trật Tự túc trực từ sáng sớm tới khuya; các anh chị trong Liên Ca Đoàn, các Đội Dâng Hoa và Ngũ Bái, Ban Diễn Nguyện Chuỗi Mân Côi, Ban Văn Nghệ, Ban Khánh Tiết, Đội Trống Trắc... phải tập dợt thật vất vả. Như một ban nhạc giao hưởng mà các nhạc công phải phối kết hòa nhịp với nhau, người theo dõi có cảm tưởng Đại Hội là một ban nhạc giao hưởng được phối kết tuyệt vời.

Khi bắt đầu khởi sự, Ban Tổ Chức có thể dự liệu và đáp ứng được nhiều nhu cầu tối thiểu. Nhưng có rất nhiều điều vượt quá điều kiện và khả năng của chúng ta. Một điều chắc chắn đó là phản ứng của người tham dự Đại Hội. Thế nhưng, điều chúng ta không thể ngờ là sự trân qúy và nhiệt thành của mọi người dành cho Đại Hội. Hầu như sự khao khát của họ được đáp ứng; sự thao thức cho một sự đoàn kết đại đồng được phần nào mãn nguyện. Có lẽ vì thế, tôi có cảm tưởng là mọi người không muốn ngày Đại Hội kết thúc. Có một sự quyến luyến chi đó khó tả hiện lên trên gương mặt những người tham dự.

Mặc dù luôn có những thiếu xót làm chúng ta, nhất là Ban Tổ Chức phải luôn khiêm tốn nhìn nhận, nhưng thiết nghĩ Đại Hội là một biểu tượng của sự trưởng thành của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Melbourne. Nếu có một bài học mà chúng ta rút ra được qua Đại Hội này chính là sự vượt qua hàng rào địa phương cục bộ và sự đoàn kết đại đồng. Đó cũng chính là tinh thần của người Công Giáo luôn thể hiện đức yêu thương, hòa hợp, hỗ tương và đoàn kết trong khác biệt. “Người ta cứ dấu này mà biết các con là môn đệ của Thầy là các con mến thương nhau”. Đại Hội Thánh Mẫu LaVang là dấu chỉ của một Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam sống tinh thần yêu thương và phục vụ.

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ LaVang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã ban cho chúng ta một Đại Hội thành công tốt đẹp. Nguyện xin dư âm và tinh thần của Đại Hội được tiếp tục lan rộng trong đời sống của chúng ta, nơi mỗi cá nhân cũng như cộng đoàn.

Tôi xin nhân danh Ban Tổ Chức xin được gởi lời cám ơn chân thành đến các cộng đoàn, các ban ngành đoàn thể và mọi người đã đóng góp bằng cách này cách khác cho Ngày của Mẹ LaVang của chúng ta. Tôi xin đặc biệt ghi ơn Cha Quản Nhiệm và Ban Mục Vụ của Trung Tâm Công Giáo Hoan Thiện đã cộng tác và quảng đại phó thác cơ sở cho Đại Hội; qúy linh mục, phó tế đã giảng thuyết, giải tội và lo những nhu cầu thiêng liêng; qúy tu sĩ chủng sinh đã hiện diện đóng góp để làm không khí thêm phần thánh thiện; qúy anh chị trong Ban Điều Hợp đã mất ăn mất ngủ để lo cho Đại Hội được thành công, tất cả các ban ngành và đòan thể khác mà tôi không thể nêu tên hết ở đây. Tôi rất vui mừng hãnh diện về tài năng phong phú trong Cộng Đồng. Chúng ta không có Asia hay Paris By Night nhưng “sự biểu dương lực lượng” trong mọi lãnh vực của Đại Hội đã chứng tỏ một Cộng Đồng đầy đủ tài năng, nhiệt huyết và đoàn kết.

Xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho mọi hy sinh đóng góp của qúy ông bà anh chị em cho Đại Hội Thánh Mẫu tiên khởi tại Melbourne. Hẹn gặp lại trong một Đại Hội kế tiếp một ngày không qúa xa.

Melbourne 16.10. 2013
 
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp mừng lễ thánh Giêrađô
Anmai, CSsR
09:52 16/10/2013
ĐỀN ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP MỪNG LỄ THÁNH GIÊRAĐÔ

Để chuẩn bị cho ngày Đại Lễ mừng Thánh Giêrađô hôm nay, Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã dành những Thánh Lễ, hành hương hết sức đặc biệt.

Chiều thứ Hai, ngày 14 tháng 10, khai mạc Tam Nhật với giờ hành hương và sau đó với Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho anh chị em khuyết tật. Thánh Lễ khai mạc tam nhật kính Thánh Giêrađô do cha chánh xứ Giuse Hồ Đắc Tâm chủ sự cùng với quý cha trong cộng đoàn Sài Gòn; cha Tôma A. Phạm Phú Lộc chia sẻ lời Chúa.

Xem Hình

9 giờ sáng thứ Ba, chị em mang thai cùng với những bà mẹ có con nhỏ dắt díu nhau đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cách đặc biệt cho quý chị mang thai và các em nhỏ.

Cha Giuse Nguyễn Trường Xuân chủ tế Thánh Lễ này cùng một số cha đồng tế. Thầy phó tế Giuse Nguyễn Văn Toản chia sẻ trong Thánh Lễ này.

Sau Thánh Lễ, các bà mẹ mang thai nhận thêm phần khăn Thánh như bảo chứng ơn lành của Thánh Giêrađô ngoài chiếc bánh Giêrađô như mọi người.

Chiều thứ Ba, Thánh Lễ dành riêng cho các em thiếu nhi. Thánh Lễ cử hành trong bầu khí hết sức dễ thương của thiếu nhi do Cha đặc trách Phêrô Thành Tâm chủ sự cũng như chia sẻ Lời Chúa. Cha đặc trách mời gọi các em cùng cất lên tâm tình tán dương Chúa qua bài hát "Tán Tụng Chúa". .. Cộng đoàn dân Chúa và cách riêng các em thiếu nhi tham dự Thánh Lễ chiều tối hôm nay cũng được hưởng nhờ "một chút gì đó gọi là" với chiếc bánh nhỏ bé mang tên bánh Thánh Giêrađô.

Cơn mưa lớn chiều nay tưởng như ngăn được dòng người trở về với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thế nhưng nhờ ơn Chúa, cơn mưa đã nhẹ hẳn trước giờ hành hương và Thánh Lễ để những ai muốn tham dự vẫn đến được.

17 g 30, thầy Học Viện DCCT cùng mời gọi cộng đoàn cùng bước vào giờ hành hương kính thánh Giêrađô. Trong giờ hành hương này, cộng đoàn được mời gọi nhìn lại cuộc đời thánh Giêrađô với những ơn lành cũng như phép lạ mà Thiên Chúa đã thực hiện trên đời của thánh nhân.

18 giờ, cơn mưa nhẹ hẳn và đoàn đồng tế cất bước từ Phòng Thánh. Cộng đoàn cùng ca đoàn quý thầy Học Viện DCCT cùng cất cao "Trên đường về nhà Cha, từng lớp người đi tới, có muôn dân thế giới cùng hát một bài ca. Trên đường về nhà Cha, người đông đoài nam bắc, mang hoa thơm cỏ lạ của rừng sâu đảo xa. .."

Khởi đầu đoàn rước là kiệu thánh Giêrađô, sau là quý cha đồng tế. Cuối cùng đoàn kiệu và cũng là chủ tế Thánh Lễ hôm nay là Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế.

Chia sẻ trong Thánh Lễ hôm nay là Cha Giám Tỉnh Vinhsơn Phạm Trung Thành. Trước khi bắt đầu bài chia sẻ, Cha Giám Tỉnh nói lên lòng cảm động của Cha về sự hiện diện hết sức đông đảo của cộng đoàn dân Chúa trong Thánh Lễ này dẫu rằng trời mưa bão. Sự hiện diện như vậy nói lên lòng kính mến Chúa của cộng đoàn cũng như yêu thương Nhà Dòng. ..

Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại tâm tình của Thánh Phaolô trong bài đọc mà cộng đoàn vừa nghe: "Mà chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là được biết Ðức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi được Ðức Kitô. .." (Pl 3, 8.9). .. tâm tình của Thánh Phaolô được nhiều cha ông trong Hội Thánh học theo. Thánh Anphongsô - Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế - đã cảm nghiệm được bài học này để rồi sau khi lãnh sứ vụ linh mục ở Napôli ngài đã đến vùng ngoại ô nghèo Scala. Với tâm tình từ bỏ, thánh Anphongsô đã lập Dòng Chúa Cứu Thế để lo cho những người nghèo. .. đau khổ nhất là anh em đồng chí hướng bỏ đi nhưng Ngài vẫn kiên trì ở lại với thầy Vitô. ..

. .. Thánh Giêrađô đặc biệt là người yêu mến Đức Kitô và gắn kết đời mình với Đức Kitô. .. như trang Tin Mừng mừng Thánh Têrêsa cả hôm qua: "... Cành nào kết hợp với Thầy thì sinh nhiều bông hạt. ..". Thánh Giêrađô kết hợp mật thiết với Chúa để sinh hoa kết quả. ..

. .. Một con người nhỏ bé trước mắt người đời và được coi là "vô dụng" nhưng đã để lại mẫu gương tuyệt vời bằng đời sống kết hiệp mật thiết và yêu mến Chúa như Giêrađô. Chỉ với 6 năm trong Dòng nhưng Thánh nhân đã làm những điều hết sức phi thường nhờ yêu mến Chúa. ..

Cha Giám Tỉnh mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho ơn gọi vì theo lời mời của Cha Bề Trên Tổng Quyền năm nay là đặc biệt cầu nguyện cho ơn gọi. Như Tin Mừng Chúa Giêsu nói: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, anh em hãy xin chủ ruộng. ..". Để có ơn gọi, chúng ta lại đặc biệt cầu nguyện. .. cùng kết hiệp với Chúa trong đời sống cầu nguyện kèm theo việc hy sinh hãm mình để xin cho có ơn gọi. Như Đức Kitô như hạt lúa thối đi trong lòng đất để sinh hoa quả, Thánh Anphongsô, Thánh Giêrađô cũng như hạt lúa chết đi. .. Ơn gọi tận hiến khởi đầu từ gia đình và đặc biệt trong đời sống cầu nguyện. Để có ơn gọi có phẩm chất thì cha mẹ là mẫu gương cho con cái. .. Chúng ta cùng nỗ lực trong đời sống cầu nguyện và hy sinh để xin Chúa cho có nhiều ơn gọi. ..

Sau lời chia sẻ hết sức ý nghĩa, cộng đoàn cùng hiệp ý với người đại diện dâng lên Chúa lời nguyện tín hữu. Lời nguyện ngày hôm nay cách riêng cầu nguyện đặc biệt cho quý tu sĩ linh mục Dòng Chúa Cứu Thế qua lời chuyển cầu của Thánh Giêrađô.

Trước khi ban Phép Lành cuối Lễ, Cha Giám Tỉnh làm phép bánh Thánh Giêrađô cũng như khăn Thánh Giêrađô.

Cộng đoàn dân Chúa nhận được bánh Thánh Giêrađô như quà tặng của Thánh nhân gửi đến. Trong hân hoan, mọi người lại trở về với đời sống thường nhật trong sự chở che, chuyển cầu của một vị thánh thật nhỏ bé nhưng hết sức đặc biệt Dòng Chúa Cứu Thế cũng như trong Hội Thánh Chúa.

Anmai, CSsR
 
Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle mừng lễ Bổn Mạng
Nguyễn An Qúy
19:51 16/10/2013
Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle mừng lễ Bổn Mạng 2013.

SEATTLE. Cộng Đoàn Fatima là tập hợp của những gia đình giáo dân cư ngụ phía Bắc của xứ Cao Nguyên Tình Xanh gồm các thành phố như Shoreline, Edmonds, Lynnwood, Mounlake Terrace và các vùng phụ cận là một Cộng Đoàn trực thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo. Công Đoàn chọn Đức Mẹ Fatima làm Quan Thầy. Hằng năm cứ đến Chúa Nhật gần ngày 13 tháng 10 Cộng Đoàn tổ chức mừng lễ Bổn Mạng để kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối vào tháng 10 năm 1917. Năm nay Cộng Đoàn mừng lễ Bổn Mạng đúng vào Chúa Nhật ngày 13 tháng 10. Thánh lễ được cử hành tại nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Seattle lúc 12 giờ trưa.

Xem Hình

Trước thánh lễ, vị đại diện Cộng Đoàn giới thiệu thánh lễ ngắn gọn như sau: “Cộng Đoàn Fatima kính chào cha Nguyễn Sơn Miên chủ tế thánh lễ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành đồng tế thánh lễ và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu. Kính chào toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Hôm nay ngày 13 tháng 10 Cộng Đoàn Fatima mừng lễ kính Đức Mẹ Fatima, bổn mạng của Cộng Đoàn. Kính thưa quý cha và quý vị, ngày 13 tháng 10 là ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với ba mục đồng lần cuối vào năm 1917, năm thế giới Đại Chiến lần thứ nhất đang trải qua thời kỳ cao điểm Đây cũng là thời điểm đảng cộng sản Liên Sô lật đổ chế dộ Nga Hoàng để nắm quyền thống trị đất nước. Chúng ta đã biết, Đức Mẹ đã hiện ra với ba mục đồng là Jacxinta, Phanxicô và Lucia trong đó chỉ một thời gian sau, Phanxicô qua đơì vào ngày 4 tháng 4 năm 1919, Jacxinta qua đời ngày 20 tháng 2 năm 1920, chị có chị Lucia sau trở thành một nữ tu sống cho đến tuổi già và qua đời vào ngày 15 tháng 2 năm 2005. Nhắc đên Mẹ Fatima là nói đến 3 mệnh lệnh mà Mẹ đã truyền dạy đó là: Ăn năn sám hối, lần hạt Mân Côi,và tôn sùng Mẫu Tâm. Hiện tại Đoàn Chúa Hài Đồng Thiếu Nhi Thánh Thể của giáo xứ có chiến dịch mời gọi lần hạt Mân Côi.Mừng lễ kính Đức Mẹ Fatima hôm nay, xin cho mỗi người chúng ta luôn sống và thực thi ba mệnh lệnh Fatima. Trong tâm tình tạ ơn với Cộng Đoàn Fatima xin mời Cộng Đồng đứng để cùng hiệp dâng thánh lễ.và xin tiến cử ba hồi chiêng trống.”

Tiếng chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm vẻ trang trọng của thánh lễ. Ba hồi chiêng trống vừa dứt, nghi đoàn cùng với quý linh mục đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát bài ca nhập lễ do ca đoàn Mông Triệu hát lễ.

Mở đầu thánh lễ cha chủ tế chào mừng quý thành viên thuộc gia đình Cộng Đoàn Fatima trong dịp lễ Bổn Mạng nhân ngày kính Đức Mẹ Fatima.

Thánh lễ tiếp tục qua phần phụng vụ Lời Chúa. Thầy phó tế Nguyễn Đức công bố tin mừng trong Thánh lễ với đoạn tin mừng của thánh Luca 17: 11-19, Chúa Nhật 28 mùa Thường Niên nhắc đến việc tạ ơn của một người phong cùi được Chúa chữa lành. Cha chủ tế Nguyễn Sơn Miên phụ trách giảng lễ. Trong bài chia sẻ, cha đã nhấn mạnh đến việc tạ ơn và nhắc nhở mọi ngươì phải biết cảm tạ hồng ân Chúa đã ban cho mỗi ngươì, mỗi gia đình và giáo xứ. Nhân qua câu chuyện trong tin mừng mà thánh Luaca đã kể lại việc Chúa đã chữa lành cho 10 người bị phong cùi nhưng chỉ có một người ngoại bang trở lại cám ơn mà thôi: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".

Qua đó, cha chủ tế đã kể câu chuyên dí dỏm làm mọi người cười rộ lên khi nghe ngài kể: “Hồi tôi ở trong trại tù, hay được gọi là cải tạo, kỳ thật là tù chứ chẳng cải tạo gì cả. Trước ngày tôi được tha, cán bộ kêu tôi lên trại và nói, anh Miên anh có tên được tha về, trước khi anh về anh có ý kiên gì không? Tôi bảo: tôi không có gì cả, cám ơn cán bộ. Rồi ông ta lại hỏi thêm, anh có những vấn đề gì cứ nói tự nhiên, cuối cùng tôi nói: thưa cán bộ tôi nhận thấy Việt Nam mình hình như nền văn hóa của hai miền Nam và Bắc lại có sự khác biệt nhau, ông cán bộ nói, có gì khác đâu. Tôi nói tiếp; có chứ, tự điên trong Nam thì có chữ cám ơn, còn ở ngoài Bắc hình như không có chữ cám ơn. Ông ta trơ mắt nhìn. Tôi nói tiếp: trong Nam chúng tôi thường hay nói cám ơn mỗi lần bất cứ ai cho mình hay giúp mình một việc gì dù nhỏ hay lớn, nhưng tôi thấy ngoài Bắc không có. Điển hình trong những lần gia đình lên thăm nuôi, ngay bản thân tôi có lần cán bộ kiểm tra thấy gia đình có mang mấy cái lạp xưỡng, có một cán cán bộ khi kiểm soát, cầm xâu lạp xưỡng nói: con gì nhỉ, con gì mà không đầu không đuôi, tôi bảo lạp xưỡng đấy, cán bộ cứ lấy thử một cái, nướng ăn cho biết, cán bộ cầm đi ngay rất tự nhiên và chẳng thèm nói tiếng cám ơn nào cả. Đó cán bộ thấy không?( mọi người cười). Ngài nói tiếp: trong bài tin mừng hôm nay, 10 người bị phong cùi được Chúa chữa lành nhưng chỉ có một người trở lại vinh danh tạ ơn Thiên Chúa. Ở xứ sở này, trẻ con hở một chút là Thank you mom, thank you daddy. Vâng chúng ta phải biết tạ ơn Chúa. Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có một nơi khang trang rộng rãi để xây dựng ngôi thánh đường mới và phát triển giáo xứ, để các em có nơi chốn sinh hoạt thoải mái…”

Sau lời nguyện kết lễ, anh Nguyễn Lân Phó chủ tịch HĐMV giáo xứ lên chúc mừng toàn thể gia đình Cộng Đoàn Fatima trong ngày mừng lễ Bổn Mạng với lời nhấn mạnh: Cộng ĐoànFatima vùng North Seattle là một cộng đoàn lớn mạnh đã và đang phát triển, nơi có nhiều nhân tài giúp cho giáo xứ nhiều phần vụ trong việc phát triển và xây dựng giáo xứ trong quá khứ cũng như hiện tại và tương lai.

Cha chánh xứ cũng có lời chúc mừng tốt đẹp đến Cộng Đoàn, ngài nói, xin chung vui với toàn thể quý ông bà và anh chị em Cộng Đoàn Fatima trong ngày vui mừng lễ Bổn Mạng, xin Chúa chúc lành cho ông Chủ tịch và Ban Điều Hành cùng toàn thể quý thành viên trong Cộng Đoàn.

Tiếp theo, ông chủ tịch Cộng Đoàn Fatima cám ơn quý cha và toàn thể Công Đồng dân Chúa tham dự thánh lễ.. Trước khi kết thúc lời cám ơn, ông chủ tịch nói: Cộng Đoàn Fatima trân trọng kính mời quý cha, quý thầy, quý soeur, anh chị em ca đoàn Mông Triệu cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa sau thánh lễ quá bộ đến tham dự tiệc mừng tại Hội Trường giáo xứ với Cộng Đoàn. Trân trọng kính cám ơn quý cha và quý vị.

Buổi liên hoan tại hội trường khá đông đảo gồm các đại diện Hội Các Bà Mẹ, Huynh Đoàn Đa Minh, Đoàn Liên Thánh Tâm, các Cộng Đoàn có Trinh Vương, Mân Côi, Mông Triệu vả gia đình Cộng Đoàn Fatima. Cha Nguyễn Sơn Miên cũng hăng say giúp vui trong chương trình văn nghệ. Đặc biệt hai anh chị Liêm và Sương trong Cộng Đoàn cũng say mê trình diễn hát cải lương với trang phục khá nhà nghề làm tăng thêm phần phong phú cho buổi liên hoan văn nghệ với cây nhà lá vườn.

Tiệc mừng chấm dứt vào khoảng hơn 3 giờ chiều, mọi nguời vui vẻ chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Văn Hóa
Trên đường hành hương Mễ Du tình
Trầm Hương Thơ
10:00 16/10/2013
Con về bên Mẹ Mễ Du
Nắng chiều đổ nhẹ sang thu lá vàng
Mộng tình nhớ Mẹ cao sang
Lòng con vui bước Mẹ đang đợi chờ.


Sau một ngày dài khá vất vả hành hương tôi đã tới được nơi tôi muốn tới" Đức mẹ Mễ Du". Đây là lần thứ năm mà tôi đã đến nơi này. Cũng chưa hiểu rõ lý do rõ ràng lắm là tại sao tôi cứ muốn trở lại đây. Nhưng hình như ai đã tới thăm Đức Mẹ Mễ Du được một lần rồi thì cũng có những mong muốn như tôi vậy. Đây là lời của những người mà tôi từng gặp và nói chuyện. Tại sao thế???... Không biết với những người khác thì sao? Nhưng riêng với tôi thì cứ như là một nhu cầu mà tôi phải về thăm Mẹ mỗi khi có cơ hội là lại lên đường trở về đây. Nơi đây Mẹ đã hiện ra từ ngày 21.06.1981 tính tới nay đã là 32 năm. Những thanh thiếu niên, thiếu nhi đã được gặp Mẹ nay đã trưởng thành. Có những người đã trên 50 tuổi rồi... Nhưng vẫn còn nhận được thông điệp của Mẹ hằng tháng.

Tất cả những thị nhân này điếu sống đạo rất tốt và luôn trung thành với những gì Mẹ đã trao ban cho thế giới. Mỗi ngày ơn hoán cải nơi những người tìm đến với Mẹ một đông thêm.

Chiều hôm nay tôi ra công trường trong thâm tâm tôi cứ ngỡ là tháng 10 rồi chắc không còn đông như mùa hè nữa, nhưng tôi thật sư ngỡ ngàng vì số người hành hương đông qúa. Giờ lần hạt và thánh lễ đầy cả công trường, Tôi có ghi lại một số hình ảnh để chia sẻ lại với anh chị em.

Sau giờ cầu nguyện và lần hạt chung tôi ra đài Đức Mẹ thắp nến và cầu nguyện cũng như dâng lời nguyện xin cho tất cả nhưng người đã gởi tới Mẹ.

Thời tiết hôm nay rất đẹp, không nóng như hồi mùa hè, khoảng 20 độ C. Tôi cảm thấy thật thoải mái. 22 giờ đêm rồi, tôi trở về nhà trọ sửa soạn ghi lại nhật ký này và phó dâng tất cả lên Mẹ, nhờ Mẹ chuyển lời cầu bầu lên Chúa tất cả những ý nguyện mà con đã cầu nguyện thay cho những người thân nhắn gởi, trước khi con tới nơi đây.

Con cũng xin dâng nước Việt Nam nơi quê hương yêu qúy có những mảnh đời đang chịu sự bất hạnh, những người dân oan đã bị mất nhà mất cửa lang thang đi hết noi này tới nơi kia mà những người cầm quyền cứ chai lỳ trong tham lam không chịu giãi quyết. Những người đang bị đàn áp bắt bớ giam cầm vì dám nói lên lễ thật và nhân quyền dân chủ tự do. Những người giáo dân đang bị đàn áp dã man như ở Mỹ Yên v. v... Tôi cũng cầu xin cho những người đang nắm quyền biết nghĩ đến dân tộc mình là Việt Nam để làm sao cho khỏi bị mất nước vào tay Trung Quốc là nước láng giềng mà hàng ngàn năm nay luôn lăm le để cướp nước ta. Hãy biết trân qúy những người đồng bào đang đau khổ trong một cái ách của sự bất công. Hãy biết trân trọng dân tộc đất nước để khỏi xú danh muôn đời với ổ tiên và thế giới.

Con xin dâng đêm nay của con tại đất thánh Mễ Du này cho Chúa. Xin Ngài ban cho con một đêm bình an. Xin Mẹ chở che và dẫn dắt dân tộc Việt Nam con bước về con đường ánh sáng của chân lý Chúa.

Sáng mai theo chương trình con sẽ lên núi Thánh Giá. Con muốn suy niệm lại cuộc đời Chúa Giêsu qua mười lăm chặng " Đàng Thánh Giá" Con sẽ lên tới đỉnh Can vê xin Ngài thương lấy con cùng.

Hương lòng dâng Chúa chí lành
Hồn con yên giấc trường canh ấm tình
Sáng mai chào đón bình minh
Ngài là Ánh Sáng an bình đời con.


MỄ DU TÌNH MẸ TUYỆT VỜI

Tâm tình bên Mẹ Mễ Du
Nắng chiều đổ nhẹ sang thu lá vàng
Mộng tình nhớ Mẹ cao sang
Đời con cất bước lang thang trở về

Sau thời gian lạc bến mê
Chút tình trẻ nhỏ tâm tê Mẹ hiền
Ngước lên Mẹ đẹp hơn tiên
Ngôi cao Mẹ ngự triều thiên sáng lòa

Hương trinh trong trắng trước tòa
Mẹ toàn diễm lệ cao sang nhất đời
Mẹ ơi! Mẹ rất cao vời
Chiều nay tận hiến dâng lời ngợi khen

Con còn đương bụi xác hèn
Giữa trần cõi chợ bon chen với đời
Dưới chân bóng Mẹ tâm thời
Đời con có Mẹ mau vơi nỗi sầu

Lênh đênh không biết bến đâu?
Chiếc thuyền không bến canh thâu chốn nào?
Mễ Du ơn Mẹ dạt dào
Đời ai muốn tránh lao đao hãy về.

*****
Chúa thương ban Mẹ Mễ Du
Cứu nguy nhân loại thoát tù tối tăm
Mễ Du Mẹ vẫn đến thăm
Hòa bình ốc đảo xa xăm sáng lòa
Sa mạc đá cũng nở hoa
Tình yêu đượm thắm Mẹ Ma-ri-a

Mễ Du đêm tháng. 10.2013
 
Giới trẻ sống đức tin
Văn Chiến
15:56 16/10/2013
“Đức tin là một tặng phẩm vô cùng quý giá, Thiên Chúa trao ban cho con người. Vì thế, chúng ta phải mạnh dạn sống và tuyên xưng Thiên Chúa Tình Yêu của mình với mọi người”.

Chuyên đề 181 “Giới trẻ sống đức tin” đã khép lại các chuyên đề học tập về Năm Đức Tin của Chương trình Chuyên đề Giáo Dục thuộc Ban Mục vụ Gia đình TGP TPHCM. Đồng thời, mở ra một hướng đi cụ thể, để người trẻ có thể vững tin giữa các trào lưu thế tục.

Chuyên đề do Fère Phêrô Thái Minh Sơn, FSC thuyết trình. Diễn giả đã nêu lên một thực trạng là giới trẻ ngày nay đang đứng trước cơn khủng hoảng về các giá trị luân lý, đạo đức và đang có nguy cơ loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống. Vấn đề này, không chỉ là sự lo lắng của các bậc làm cha mẹ mà còn là thách đố của những người có trách nhiệm… Qua đó, diễn giả giúp người trẻ xác tín rằng: “Đức tin là một tặng phẩm vô cùng quý giá, Thiên Chúa trao ban cho con người. Vì thế, chúng ta phải mạnh dạn sống và tuyên xưng Thiên Chúa Tình Yêu của mình với mọi người”, để mời gọi người trẻ biết trân quý, gìn giữ, củng cố và sống niềm tin của mình trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Hãy xác tín

Từ những thí dụ rất đơn giản như khi tôi chắc chắn sẽ bắt được chai nước do người khác ném tới, thì tôi sẽ dồn hết tâm trí để bắt chai nước, diễn giả đã đưa ra nhận định: Khi ta xác quyết niềm tin của mình nơi Thiên Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời và trưởng thành hơn trong đời sống đức tin. Từ đó, người trẻ sẽ củng cố tinh thần sống đức tin của mình từng ngày, từng giờ dù có gặp bao gian nan thử thách của dòng đời. Tinh thần đó đòi hỏi chúng ta có các mối tương quan:

- Tương quan giữa con người với Thiên Chúa: Đây là điều cốt lõi để chúng ta xác tín chỉ có một Thiên Chúa duy nhất luôn hiện diện và đồng hành với chúng ta. Từ đó, sẽ giúp ta luôn vững tin và cậy trông vào sự quan phòng của Thiên Chúa.

- Tương quan giữa con người với Giáo Hội: Là Kitô hữu, chúng ta phải xác tín rằng tôi là người của Giáo Hội, vì thế tôi có bổn phận kết hợp với Giáo Hội hằng ngày và siêng năng cầu nguyện cho Giáo Hội.

- Tương quan giữa con người với giáo xứ: Khi được hỏi có bao nhiêu người hằng ngày cầu nguyện cho giáo xứ, chỉ có vài cánh tay giơ lên! Điều đó khẳng định rằng chúng ta là người đã lãnh nhận quá nhiều nơi giáo xứ như: được đến nhà thờ hiệp dâng Thánh lễ, được lãnh nhận các bí tích, được học hỏi giáo lý… Nhưng, chúng ta lại quá thờ ơ. Như vậy, khi nhớ đến giáo xứ, chúng ta không chỉ cầu nguyện mà còn cộng tác, dấn thân phục vụ giáo xứ tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình... Lúc này, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng: “Chính lúc cho đi là khi được nhận lãnh”.

- Tương quan giữa con người với tha nhân.

Câu hỏi: “Ai đã từng cầu nguyện cho người Hồi Giáo?” Một câu hỏi giản đơn nhưng tuyệt nhiên không một cánh tay giơ lên! Mọi người nhìn nhau và ngộ ra rằng: Mối tương quan của chúng ta còn hạn hẹp nơi những người cùng một niềm tin! Vì sao ta không cầu nguyện cho mọi người, kể cả kẻ thù của mình? Chỉ khi ta mở rộng con tim đón nhận mọi người, quả tim ta mới được đong đầy bằng tình yêu của Chúa và tha nhân.

Củng cố niềm tin

Từ những lập luận trên, Fère Phêrô Thái Minh Sơn đã dẫn dắt khán thính giả hãy đáp trả hồng ân Thiên Chúa bằng cách sống Đức Tin. Nghĩa là mỗi người hãy khao khát tìm kiếm Thiên Chúa bằng một trái tim nồng cháy, để được lắng nghe Chúa nói với mình và chiếu giãi Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Từ đây, chúng ta sẽ siêng năng cầu nguyện cho thế giới, cho hòa bình, cho nhau và cho sự thật. Qua đó, chúng ta sẽ yêu mến Thiên Chúa, yêu mến Giáo Hội, yêu mến anh chị em chung quanh và yêu chính mình.

Bên cạnh đó, qua đoạn video clip về sự bàng quan của mọi người khi gặp một kẻ bị tai nạn giao thông, diễn giả mong mọi người đừng để trái tim trở nên vô cảm trước mọi hoàn cảnh của tha nhân, dẫu rằng có thể bị thiệt thòi và hiểu lầm… Cũng vậy, người trẻ cần hoàn thiện chính mình để sống với và sống cho sự thật, sống yêu thương và hướng thượng để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa và hướng thượng hơn.

Thái độ sống

Kết luận, diễn giả nhấn mạnh rằng: Con người ngày nay đang mất dần cảm thức về đức tin. Vì thế, sau khi đã xác tín và củng cố niềm tin của mình, chúng ta không thể tự mãn với những gì mình đã đạt được, không chỉ cố gắng học hỏi trau dồi về giáo lý, Kinh Thánh, nhưng phải thể hiện bằng những hành động cụ thể, vì sống đức tin là một quá trình sẵn sàng ra đi để tìm kiếm và trao ban. Do đó, người trẻ phải tạo cho mình một chỗ đứng, một tiếng nói của chính mình, một sức mạnh và lòng can đảm để tuyên xưng và sống niềm tin của mình: “Tôi tin vào Thiên Chúa”. Đó chính là thái độ mà người trẻ cần phải có để sống đức tin của mình hôm nay và mai mãi.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mật Hoa
Nguyễn Hùng
21:23 16/10/2013
MẬT HOA
Ảnh của Nguyễn Hùng
Tôi tin những cánh hoa sen sẽ chẳng khép mãi,
và mật vàng óng ẩn chứa bên trong sẽ có dịp hiện bày.

I surely know the hundred petals of a lotus will not remain closed for ever
and the secret recess of its honey will be bared.
(R. Tagore. Pleiksor nth chuyển dịch)
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News