Ngày 16-10-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chân tường
Lm Vũđình Tường
04:43 16/10/2014
Cuộc sống kẻ ít, người nhiều đều có kinh nghiệm bị dồn vào ngõ bí, dồn vào chân tường hầu như không lối thoát. Hoàn cảnh đó gây lo lắng cho cá nhân và âu lo cho thân nhân, thân hữu. Bị dồn vào chân tường ít hay nhiều lệ thuộc vào hoàn cảnh sống và công việc người đó làm. Đức Kitô trong cuộc đời rao giảng công khai cũng có kinh nghiệm bị người dồn vào chân tường. Hoàn cảnh trớ trêu này xảy ra không phải vì Ngài nói hay làm điều gì sai trái mà do ghen vì Ngài nổi tiếng hơn chúng, họ tức nên tìm cách chống đối. Căm thù vì giáo huấn của Ngài cắn rứt lương tâm họ, làm cho họ ăn không ngon, ngủ không yên, lương tâm dầy vò do những thủ đoạn xem ra tốt lành nhưng thật ra là những hành động ác độc, tội lỗi họ chủ trương nhằm thu lợi cho cá nhân. Thái độ của họ cho biết họ không những từ chối lắng nghe Chúa giảng dậy, kêu gọi họ thống hối mà còn chống lại giáo huấn của Đức Kitô. Một khi từ chối hay chống lại í kiến người khác có nghĩa là từ chối học từ người đó. Vì thế họ không học được những gì tốt đẹp, cao quí, tha thứ, yêu thương từ Đức Kitô. Thái độ kiêu ngạo này được thêm dầu bằng những cuộc họp kín với mục đích tìm cách hại Đức Kitô. Họ tin tưởng vào tài trí của nhóm gom lại sẽ thắng Đức Kitô dễ dàng vì thế họ họp kín dàn trận mong Đức Kitô sập bẫy. Cái bẫy họ giương ra xem có vẻ khiêm nhường nhưng thực tế không phải vậy bởi họ tính toán với nhau một câu hỏi mà trả lời đồng thuận thì bị trói chân tay mà trà lời bất đồng sẽ dẫn đến cái chết thảm. Họ muốn giết người nhưng không muốn tay mình vấy máu

Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dậy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết í kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? Mat 22,16-17

Viên thuốc bọc đường này nhìn thì ngọt ngào bắt mắt nhưng nuốt vào sẽ là độc dược huỷ diệt toàn lục phủ, ngũ tạng. Đức Kitô biết rõ thâm í họ. Phần đầu của câu hỏi mang tính cách tôn giáo. Họ ca tụng Đức Kitô ngoài miệng nhưng trong lòng họ không tin điều họ nói ra. Nếu tin như những gì họ ca tụng Đức Kitô họ đã không tìm cách gài bẫy Ngài. Phần sau của câu hỏi lại dính đến chính trị đương thời và đó là mấu chốt của cái bẫy. Tất cã nhưng phần khác của câu nói chỉ trang trí, mong đánh lạc hướng người nghe. Theo họ nghĩ Đức Kitô không còn chọn lựa nào khác ngoại trừ hai câu trả lời là thuận nộp thuế hoặc chống nộp thuế. Nếu Đức Kitô dậy là nộp thuế họ sẽ ghép Ngài vào hàng ngũ những người cộng tác với ngoại bang, cộng tác với quân xâm lược đế quốc Roma mà toàn dân đang oán hận. Nếu Đức Kitô trả lời là không nên đóng thuế họ sẽ mau mắn tố cáo với đế quốc là Đức Kitô không những chống lại nộp thuế mà còn xúi dân chúng làm loạn và như thế chính Đức Kitô chọn lựa tròng thòng lọng vào cổ mình do đế quốc Roma giết chết. Đức Kitô đã không sập bẫy nhưng còn mượn dịp chúng sốt sắng lắng nghe dậy cho chúng một bài học khác biệt về của cải chóng qua, mau tàn trần thế và của cải vĩnh cửu trên nước trời.

Ngài dậy chúng những gì thuộc về trần gian là của trần gian, những gì thuộc về Thiên Chúa là của Thiên Chúa. Thật là sai lầm khi so sánh của cải hư nát trần thế với của cải muôn đời tồn tại trên Thiên Quốc.

Đầu óc con người thường bị tư tưởng chính hướng dẫn và ngày đêm tư tưởng chính đó chỉ đạo, ảnh hướng tới lối sống, cách suy nghĩ của người đó. Thí dụ tù nhân sống trong trại khổ sai, thiếu dinh dưỡng nên ngày đêm cái tư tưởng đói khát hành hạ con người. Người đang khao khát tìm việc luôn nghĩ đến cách làm sao có việc, việc gì cũng được miễn là có việc rồi hãy hay. Chính trị gia mỗi lần xuất hiện trước công chúng quan tâm chính của họ không phải là nói những gì nhưng nói sao để được tiếng. Người không may mắc bệnh nan y luôn sốt sắng nghe đâu hay là cầu nơi đó. Tương tự như vậy nhóm chống đối Đức Kitô ngày đêm luôn tìm cách làm sao hạ được Ngài, càng sớm càng tốt, càng thê thảm càng mừng. Sau khi đóng đanh Đức Kitô vào thập giá nhóm chống đối họp nhau mở tiệc mừng. Cách nhìn về cuộc sống giữa nhóm chống đối và Đức Kitô quả khác biệt không cách nào hoá giải. Họ coi Đức Kitô như là đá tảng ngăn cản con đường họ đang tiến. Không lăn được tảng đá Kitô đi họ không thể thi hành được quỉ kế bóc lột kẻ khác. Đức Kitô trái lại coi sứ mạng của Ngài nơi trần gian là mang lại sự sống vĩnh cửu, giải thoát họ khỏi đam mê tội lỗi.

Ngài xác định Ngài đến để giải thoát nên mọi thế lực trần thế cố thể dồn Ngài vào chân tường đều thất bại. Riêng Ngài tự chọn làm tảng đá góc, nền tảng hạnh phúc muôn đời cho những ai bước theo con đường Ngài hướng dẫn, đó chính là xây nhà trên nền đá.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng về gia đình, quan điểm gây tranh cãi của Đức HY Kasper về Phi và Á Châu
Vũ Văn An
19:15 16/10/2014
Các nhà bình luận Công Giáo đang gãi tai trước nhận định của vị Hồng Y từng gây thật nhiều tranh cãi trong dư luận Công Giáo trong khi tự cho mình là tiếng nói của Đức Phanxicô, đó là Đức HY Kasper. Trong cuộc phỏng vấn mới đây của hãng tin Zenit, ngài phát biểu hết sức một chiều, phiến diện về quan điểm của các Giáo Hội Công Giáo Phi Châu, trong khi lại dựa các luận điểm của mình vào những Giáo Hội không phải là Công Giáo để bênh vực chủ trương của mình là cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ (hình như không cần xưng tội!), theo một mô thức mà ngài gọi là “được khoan dung dù không được chấp nhận”.

Trước nhất xin đọc chính lời của ngài trả lời phỏng vấn của hãng tin Zenit:

Hỏi: Người ta nói rằng hôm thứ Sáu, [Đức GH Phanxicô] thêm 5 tường trình viên đặc biệt để giúp đỡ vị tổng tường trình viên là Đức HY Peter Erdo. Đây có phải vì ngài muốn kết thúc sự việc theo ý muốn của ngài không?

Đức HY Kasper: Tôi không thấy điều đó diễn ra trong đầu Đức GH. Nhưng tôi nghĩ đa số trong năm vị này là những người cơỉ mở muốn đi theo chiều hướng này. Vả lại, vấn đề còn là có những vấn đề khác nhau thuộc các lục địa và các nền văn hóa khác nhau. Phi Châu hoàn toàn khác với Tây Phương. Các nước Á Châu và Hồi Giáo cũng vậy, họ rất khác, nhất là về người đồng tính. Bạn không thể nói về điều này với người Phi Châu và người ở các nước Hồi Giáo. Điều ấy bất khả. Nó là một cấm kỵ. Đối với chúng ta (?), chúng ta bảo không nên kỳ thị, chúng ta không muốn kỳ thị về một vài phương diện nào đó.

Hỏi: Nhưng các tham dự viên Phi Châu có được lắng nghe về phương diện này không?

Đức HY Kasper: Không, đa số [những người duy trì quan điểm này không nói về họ]

Hỏi: Như vậy họ không được lắng nghe?

Đức HY Kasper: Ở Phi Châu dĩ nhiên [quan điểm của họ được lắng nghe], nơi vấn đề này là một cấm kỵ.

Hỏi: Đối với ngài, điều gì đã thay đổi liên quan tới phương pháp học tại THĐ này?

Đức HY Kasper: Tôi nghĩ cuối cùng phải có một đường hướng tổng quát trong Giáo Hội, những tiêu chuẩn tổng quát, nhưng còn các vấn đề của Phi Châu ta không thể giải quyết. Cũng phải có chỗ để các hội đồng giám mục giải quyết các vấn đề của họ nhưng tôi dám nói: với Phi Châu đây là điều bất khả [để ta giải quyết]. Nhưng họ không nên nói quá nhiều đến việc ta phải làm gì.

Như thế, rõ ràng Đức HY Kasper muốn nhắn nhe: đừng có nghe các giám mục Phi Châu, trừ khi bạn là người Phi Châu tại Phi Châu… mà cho dù như thế, thì các ngài cũng không đủ hiểu biết như ta!

Nữ ký giả Elizabeth Scalia, khi tường thuật lại chuyện này, nghĩ rằng Đức HY Kasper đang trở thành nạn nhân của cơn cám dỗ nuông chiều cái tôi dễ dãi: cứ tiếp tục nói vào microphones khi thực ra nên im lặng từ lâu rồi.

Có thể nói tầm nhìn của ngài một chiều và thụt lùi. Ngài thuộc thành viên của Giáo Hội Đức mà ngày càng giảm số giáo dân và đang lâm vào tình trạng khó khăn tài chánh vì giáo dân không còn tích cực đóng góp. Đang khi đó nhìn về Giáo Hội Phi Châu, một Giáo Hội mà nhà thờ và chủng viện đang hân hoan vì rất đầy tràn.

Đức HY Kasper là một người Công Giáo công khai cấp tiến và đôi khi có những ý kiến rất lững lờ, giữa giáo huấn chân chính Công Giáo và một điều gì đó chẳng Công Giáo chút nào. Phần lớn những người ái mộ ngài thuộc cùng phe cấp tiến. Và khi thấy những người cấp tiến bênh vực Đức HY Kasper, người ta không khỏi nhìn ra một nghịch lý: chính những người từng vun sới nơi xã hội cái tín điều cho rằng phê phán bất cứ văn hóa nào cũng là một anathema (vạ tuyệt thông), nhưng khi hơi bị chống đối một chút, đã mau chóng quay đủ 180 độ mà phán rằng cái văn hóa bất đồng kia thiếu sáng suốt, không cần lắng nghe nó hay coi trọng nó.

Scalia cho rằng gạt các Giáo Hội Phi Châu và Á Châu qua một bên là điều đáng xấu hổ, họ đang gặp cơn bách hại chưa từng thấy, ấy thế nhưng họ vẫn lớn mạnh, ngay ở Tây Phương. Các Giáo Hội này đang cung cấp cả một đoàn ngũ truyền giáo mới, họ đang được cần tới để phúc âm hóa chính cái “khu rừng hoang của nền văn hóa Tây Phương hiện đại”, một nền văn hóa đang đẩy Chúa Kitô về phía sau lưng. Các Giáo Hội của họ đang lớn mạnh; các linh mục của họ đang phấn khởi; tại sao tư duy của họ lại không đáng kể?

Chúa Giêsu có bao giờ chịu nghe cái luận điệu cho rằng “không cần lắng nghe họ, ngoại trừ bạn ở Phi Châu”!

Linh mục John Zuhlsdorf thì cho rằng luận điệu của Đức HY Kasper khiến cha nghĩ tới một luận điểm ngược lại. Đó là lúc Thánh Augustinô cố gắng thuyết phục ly phái Đônatô rằng Giáo Hội không phải chỉ có ở Phi Châu. Ly phái này cho rằng họ là Giáo Hội duy nhất và bất cứ ai giao tiếp với các giám mục Công Giáo đều ra ô uế cả.

Cha cho rằng: Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu chắc chắn nhiều tuổi hơn Giáo Hội ở Đức. Ngoài ra, Giáo Hội cũng không chỉ tồn hữu dọc Sông Rhine mà thôi.

Cha cho rằng thái độ của Đức HY Kasper cũng từng được người Anh Giáo áp dụng trước đây tại các thượng hội đồng của họ. Họ cần loại người Phi Châu ra vì những người này không đi theo các ý tưởng mới lạ hợp thời trang của họ. Việc loại bỏ ấy đã khiến Anh Giáo rơi vào tình trạng hỗn loạn như thế nào, ai cũng rõ.

Mâu thuẫn

Tóm lại, nghịch lý của Đức HY Kasper cũng là nghịch lý của ly phái Đônatô ở Bắc Phi thế kỷ thứ 4. Ta hãy nghe thêm cuộc phỏng vấn của Zenit:

Hỏi: Hiện nhiều người lo lắng đối với đề xuất của Đức Hồng Y

Đức HY Kasper: Vâng, vâng, nhiều lắm.

Hỏi: Người ta đang nói rằng đề xuất ấy đang gây ra nhiều lẫn lộn nơi tín hữu và họ đang lo lắng vì nó. Đức HY nói gì về việc này?

Đức HY Kasper: Tôi chỉ có thể nói về nước Đức nơi đại đa số muốn có một cởi mở đối với việc ly dị và tái hôn. Cũng như thế ở Đại Anh, ở khắp nơi (?). Khi tôi nói với người giáo dân, cả người già lấy nhau đã 50, 60 năm nay, họ chưa bao giờ nghĩ tới ly dị nhưng họ thấy có vấn đề với nền văn hóa của họ và do đó, ngày nay, gia đình nào cũng có vấn đề. Đức Giáo Hoàng cũng nói với tôi [các vấn đề này cũng hiện diện] trong gia đình của ngài, và ngài đã nhìn vào giáo dân và thấy đại đa số họ muốn có một cởi mở hợp lý, có trách nhiệm.

Khởi đầu, ngài bảo chỉ nói cho nước Đức, rồi thêm Đại Anh, rồi “khắp nơi”… ngoại trừ Phi Châu, Á Châu và các nước Hồi Giáo! Đúng là thứ luận lý mâu thuẫn.
 
Tự do tôn giáo kiểu gì đây? thành phố Houston đòi khoá miệng các mục sư Tin Lành.
Trần Mạnh Trác
13:18 16/10/2014


Theo nguồn tin EWTN News thì chính quyền Houston đã nộp đơn xin toà án ra trát đòi các mục sư phải tường trình cho họ mọi hoạt động và mọi bài giảng liên quan đến một bộ luật gọi là 'bộ luật cầu tiêu' ('bathroom bill'.)

Nhiều vị mục sư đã bị điểm mặt cho dù họ chẳng có chút liên quan mảy may nào vào vụ tranh chấp về cái 'bộ luật' đó cả !

"Bộ luật cầu tiêu" đã gây ra một vụ tranh cãi lớn sau khi Hội đồng thành phố Houston chấp thuận nó vào tháng 6 vừa qua. Bộ luật cho phép mọi người xử dụng bất kỳ cầu tiêu nào, không kể giới tính, dù là dành riêng cho Nam hay Nữ. (do những nhóm cuả những người thay đổi giới tính cổ võ)

Nhiều nhóm công dân đã lên tiếng phản đối và đã 3 lần thu góp đủ số chữ ký để đòi phải đưa bộ luật ra đầu phiếu, hoặc là Thành Phố phải bãi bỏ bộ luật 'thối tha' này.

Dù cả 3 lần làm đơn đã hội đủ các yêu cầu cuả pháp luật hiện hành, nhưng Công Tố Viên cuả thành phố "bất chấp pháp luật, đã từ chối cấp giấy chứng nhận", mặc dù những đơn ấy đã được thư ký cuả thành phố chứng nhận hợp lệ.

Kết quả là một vụ kiện "Woodfill v. Parker" đã được trình lên toà. Trả thù lại, các quan chức thành phố ra trát đòi một số mục sư ở địa phương phải tường trình về mọi thông tin liên lạc nội bộ với các thành viên cuả nhà thờ cuả mình, mọi bài giảng đề cập đến 'bộ luật cầu tiêu,' và mọi bàn cãi liên quan đến các quan chức thành phố, cũng như mọi đề cập đến hai chữ "giới tính."

"Hội đồng thành phố và các luật sư công tố của họ đang âm mưu khoá miệng mọi phê phán về hành động của họ," theo lời cuả luật sư Erik Stanley, niên trưởng cuả Liên Minh Bảo Vệ Tự Do (Alliance Defending Freedom, ADF.) "Những Bình luận chính trị và xã hội không phải là một tội phạm; đó là một quyền được bảo vệ bởi Tu Chính Án thứ nhất."

Liên Minh ADF, một tổ chức vô vị lợi bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, đã nộp kiến nghị với toà để ngăn chặn các hành động cuả các quan chức Houston đó. Lấy lý do những trát toà nói trên là "quá đáng, quá mức phiền toái, quấy rối và nhũng nhiễu" và rằng nó sẽ thiết lập một tiền lệ xấu cho sự biểu hiện tự do ngôn luận và quá trình bỏ phiếu trong tương lai.

"Những trát hầu tòa của thành phố về các bài giảng và những việc truyền thông mục vụ là không cần thiết và chưa hề có," luật sư Christiana Holcomb nói.

"Các thành viên Hội đồng thành phố là những công bộc cuả công chúng, chứ không phải là 'những Tay Anh Chị' (Big Brother,) những 'Vua Chúa' (overlords) không thể chịu đựng được những bất đồng chính kiến ​​hoặc thách thức," Luật sư cao cấp Erik Stanley cho biết.

"Trong vụ này, họ đã nhúng tay vào một cuộc lùng giết phù thủy (witch-hunt,*) và chúng tôi yêu cầu tòa hãy chấm dứt nó."

ADF nói rằng các quan chức thành phố cảm thấy khó chịu (upset) vì bị cử tri kiện, và đang nhắm bắn một cách bất hợp pháp vào cả những vị mục sư không tham gia vào vụ án.

"Yêu cầu về trát toà cuả Thành Phố, nếu được phép," bản thông cáo cuả ADF nói, "sẽ có tác động tiêu cực đến các kiến nghị cuả công chúng trong tương lai mỗi khi công chúng không hài lòng với những pháp lệnh thông qua bởi Hội đồng thành phố. Không chỉ các vị mục tử trung lập sẽ bị tổn hại mà thôi, nhưng toàn thể dân chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng lây. "

"Thể thức trưng cầu dân ý sẽ bị nhiễm độc và người dân có nguy cơ bị tước đoạt mất đi một công cụ để kiểm tra những hành động của chính quyền mà bản Hiến chương cuả Thành Phố đã ghi rõ."

Tin giờ chót: Dù cho vẫn gọi việc đòi nộp những bài giảng cuả các mục sư là "fair game" ("có đi có lại bình thường mà thôi"), thị trưởng Houston Annise Parker, một người tự nhận là đồng tính, đã rút lại đơn xin trát toà.

*witch-hunt: Ngày xưa hễ cứ có một biến cố xấu nào xảy ra thì người dân mê tín đi săn lùng và giết tất cả các phù thuỷ, dù cho họ có liên quan hay không. Ngày nay từ ngữ này có nghĩa là 'ỷ có quyền mà chém giết bừa bãi.'
 
Thượng Hội Đồng về Gia Đình, có hy vọng Phúc Trình Sau Thảo Luận sẽ được viết lại
Vũ Văn An
21:06 16/10/2014
Thực ra, Phúc Trình Sau Thảo Luận, công bố vào thứ Hai tuần này, được viết ra nhằm mục đích để các nhóm thảo luận nhỏ tiếp tục bàn luận. Từ các đóng góp của các nhóm này, ủy ban soạn thảo của THĐ, hiện gồm 8 thành viên (khởi đầu chỉ có 1, sau thêm 5, và mới đây thêm Đức HY Napier của Nam Phi, và Đức TGM Hart của Melbourne), sẽ tổng hợp để hoàn thành Bản Tường Trình của THĐ (Relatio Synodi). Hiện có nhiều hy vọng, Bản Tường Trình của THĐ này sẽ khác với Bản Tường Trình Sau Thảo Luận hiện đang gây nhiều tranh cãi gay gắt.

Dấu hiệu thứ nhất là việc cử nhiệm Đức HY Napier, thuộc Nam Phi, vào ban soạn thảo tường trình. Ai cũng biết các phát biểu mới đây của Đức HY Kasper về các Giáo Hội Phi Châu cho người ta một cảm giác nặng nề hơn về việc không một đại diện nào của Giáo Hội này ở trong ban soạn thảo cả, khiến cho Bản Tường Trình Sau Thảo Luận có nhiều thiếu sót đáng tiếc, không phản ảnh được các quan điểm đã được phát biểu tại phòng THĐ, nhất là các quan điểm của Giáo Hội Phi Châu, một Giáo Hội năng động nhưng bị coi là bảo thủ về tín lý.

Theo John Allen, hai ngày trước đây, Đức HY Napier phát biểu tại một cuộc họp báo của Vatican rằng “điều không đúng” là cho rằng toàn thể THĐ đứng sau lưng sứ điệp của tài liệu phát hành hôm thứ Hai.

Như một vị Hồng Y ẩn danh cho biết: tại Vatican II, Phi Châu ít lên tiếng. Nay đã khác rồi, họ đã ra khỏi bóng tối và cương quyết làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe, không phải chỉ tại Phi Châu, mà tại THĐ, tại bất cứ đâu!

Trước khi có cử nhiệm trên, nhiều người ghi nhận đã có một cuộc đẩy lui của nhiều nghị phụ THĐ chống lại Bản Tường Trình Sau Thảo Luận, ngay sau khi nó được công bố. Theo Jimmy Akin, buổi sáng hôm sau, Tổng Thư Ký THĐ đã vội vã thanh minh bằng cách thừa nhận đã có một hụt hẫng (misstep) lớn và tài liệu đã bị báo chí tường trình không đúng.

Cùng ngày, Sở Thông Tin Vatican (VIS) cho công bố một tường trình về các lời chỉ trích của một số nghị phụ đối với Bản Tường Trình Sau Thảo Luận. Trong có có mấy điểm đáng chú ý sau đây:

* Phải nói nhiều hơn về các gia đình vẫn luôn trung thành với giáo huấn Tin Mừng, cám ơn họ và khuyến khích họ về các chứng tá họ đóng góp.

* Phải nhấn mạnh rằng cuộc hôn nhân bất khả tiêu, hạnh phúc và trung thành là tươi đẹp, là khả hữu và luôn hiện hữu trong xã hội, cho nên phải tránh việc chỉ tập chú gần như duy nhất vào các hoàn cảnh gia đình bất toàn.

* Phải minh giải và thăm dò sâu xa hơn nữa “luật tiệm tiến” hiện đang có nguy cơ bị hiểu lầm.

* Liên quan tới việc cho phép người ly dị và tái hôn dân sự được lãnh nhận các bí tích, có ưu tư cho rằng khó có thể đưa ra ngoại lệ mà các ngoại lệ này không trở thành qui luật thông thường trên thực tế.

* Chữ “tội” gần như vắng bóng trong Bản Tường Trình Sau Thảo Luận. Bản Tường Trình này cần phản ảnh cung giọng tiên tri trong lời lẽ của Chúa Giêsu, để tránh nguy cơ chạy theo não trạng của thế giới ngày nay.

* Chỉ nên chào đón người đồng tính và người dị tính đang sống chung với nhau một cách không khiến người ta có cảm tưởng Giáo Hội đánh giá tích cực việc họ đang làm.

Nói chung thì như thế, nói riêng, thì nhiều nghị phụ đã đích danh lên tiếng phản đối một số khía cạnh của Bản Tường Trình Sau Thảo Luận.

Đức HY Raymond Burke: “Có sự lẫn lộn liên quan tới vấn đề những người hiện sống trong các cuộc kết hợp trên thực tế, hay những người bị lôi cuốn đối với người cùng phái đang sống với nhau, và việc giải thích thiếu thỏa đáng của Giáo Hội về các liên hệ này cho những người liên hệ”. Ngài nói thêm: “chắc một điều: tôi hy vọng rằng tài liệu này sẽ được hoàn toàn để qua một bên, và sẽ có một cố gắng để trình bày giáo huấn và thực hành mục vụ chân thực của Giáo Hội, hai điều này phải luôn đi đôi với nhau trong tài liệu mới”.

Đức HY Gerhard Muller: “Bất xứng, đáng xấu hổ” và “hoàn toàn sai lầm”. Đó là nhận định nghiêm khắc của Đức HY Gerhard Muller, tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, về cái gọi là “bản tường trình” của THĐ về Gia Đình.

Đức HY Wilfrid Napier: Phản ứng của truyền thông đối với tài liệu, một số gọi bản tường trình là một thay đổi tuyệt vời trong cách tiếp cận của Giáo Hội đối với những người đồng tính, đã tạo nên “một sự bối rối nơi các nghị phụ THĐ. Chúng tôi hiện phải làm việc từ một vị thế gần như không thể cứu vãn được nữa… Sứ điệp đã được truyền đi rằng đây là điều công đồng nói, đây là điều Giáo Hội CG đang nói, nhưng nó không hề là điều chúng tôi đang nói”. Ngài thêm: “bất kể chúng tôi có cố gắng sửa lại điều đó ra sao, nhưng đây là kinh nghiệm của tôi với truyền thông: một khi điều đó ra tới tai công chúng, thì không còn cách nào lấy lại nó nữa. Y hệt như qúy bạn, tôi rất ngạc nhiên khi nó được công bố. Qúy bạn (báo giới) có tài liệu trước chúng tôi, nên chúng tôi khó mà đồng ý”.

Đức HY George Pell nói với tập san Công Giáo The Tablet: Tài liệu này là một “bản tóm lược không đầy đủ” những gì các nghị phụ THĐ nói là cần “được nâng cao và được sửa đúng”. Ngài thêm rằng sau khi Bản Tường Trình được công bố, 3 phần 4 các tham dự viên tại phòng THĐ từng có tham luận đã nêu lên nhiều vấn nạn đối với bản văn. Ngài thêm: “khi tìm cách tỏ lòng từ bi, nhiều người muốn mở rộng giáo huấn Công Giáo về hôn nhân theo hướng hoàn toàn tự do, mà các hoa trái ai trong chúng ta cũng đã thấy nơi các truyền thống Kitô Giáo khác… Điều kỳ quái là trong tài liệu ít có nhắc tới giáo huấn Thánh Kinh và giáo huấn huấn quyền về hôn nhân, tính dục, gia đình… Trách nhiệm hiện nay là phải làm an lòng những người Công Giáo thực hành đạo rằng thay đổi tín lý là điều không thể có; là phải thúc giục người ta hít thật sâu, rồi nghỉ và làm việc để ngăn ngừa chia rẽ và cực đoan hóa các phe phái”.

Đức TGM Stanislaw Gadecki: “(nó được viết) như thể quan điểm của thế gian thắng thế và mọi sự bất toàn đều sẽ dẫn tới hoàn hảo”, đó là nhận định của vị chủ tịch HĐGM Ba Lan. Ngài nói tiếp “(trong một cuộc thảo luận về bản tường trình) đã có sự chú ý tới không hẳn những điều tài liệu này nói mà là những gì nó không nói. Nói về các ngoại lệ thực tế, nhưng cũng cần phải trình bày sự thật chứ”. Ngài nhấn mạnh rằng lúc nào cũng chỉ tập chú vào lòng thương xót cũng là một vấn đề. “nó tạo cho người ta có cảm tưởng giáo huấn của Giáo Hội là bất nhân xưa nay, như thể giáo huấn về xót thương chỉ mới bắt đầu có từ lúc này”.

Ký giả Andrea Gagliarducci thì cho hay đang có lời kêu gọi bản tường trình của THĐ phải phản ảnh các quan tâm và đề nghị được nêu ra trong các nhóm nhỏ. Ông thuật lại lời của Đức TGM Zbignev Stankevics của Riga, Latvia rằng “Hiện nay, gia đình đang chịu sức tấn công rất mạnh của ý thức hệ. Nhiệm vụ chính của các nghị phụ THĐ không phải thực hiện những vụ cởi mở bị định nghĩa một cách nghèo nàn, mà là áp dụng giáo huấn của Giáo Hội, một lần nữa vào tình thế ngày nay”. Ngài nói thêm: “chắc chắn chúng ta phải giải quyết các thách đố hiện nay bao nhiêu có thể; nhưng không được đánh mất căn tính Công Giáo của mình, và không được bác bỏ sự thật về hôn nhân”.

Như đã tường trình trước đây, theo Đức TGM Joseph Kurtz, một trong các tường trình viên của THĐ, từ các cuộc thảo luận nhóm này, đã có ba gợi ý đáng lưu ý: phải nhấn mạnh tới giá trị tích cực của gia đình Kitô Giáo; phải bảo đảm để lời lẽ của Giáo Hội có tính chào đón và đụng tới tâm can người ta; và phải bảo đảm sao cho việc chăm sóc mục vụ phải bắt rễ trong vẻ đẹp của giáo huấn Giáo Hội và giáo huấn Thánh Kinh.

Gagliarducci cũng cho hay: trong một cuộc đàm đạo với hãng tin CNA, một nghị phụ THĐ đã cho biết nhóm của ngài đã “căn bản viết lại phần dẫn nhập của bản tường trình, đã cắt bỏ lời trích dẫn về ‘hạt giống sự thiện’, vì đã trích dẫn sai ngữ cảnh và có thể gây hiểu lầm, và đã yêu cầu rằng phải nhấn mạnh nhiều hơn tới các gương mẫu tích cực của tín hữu”.

Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tich Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa cho hay nhóm của ngài “cũng thảo luận các chủ đề chưa được thảo luận thích đáng tại phòng THĐ”. Ngài nói thêm: “chúng tôi đề nghị rằng các diễn trình tuyên bố hôn nhân vô hiệu phải được miễn phí, vì không bao giờ nên nghe nói là Giáo Hội được trả tiền mới chịu tuyên bố vô hiệu: điều này khiến tín hữu nghĩ án vô hiệu là điều có thể mua được bằng tiền”.

Đức TGM cũng nhấn mạnh điều này nữa: “(tài liệu) ít chú ý tới các phương pháp kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên: gần như có cả một hình thức tẩy chay việc giáo dục về kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên”.

Các vị giám mục Phi Châu cũng nêu ra “những điểm nóng không có” trong bản tường trình giữa khóa. Đức Cha Nicolas Djomo Lola của Tshumbe, thuộc Cộng Hòa Dân Chủ Congo, liệt kê một trong các điểm nóng đó là “chú ý tới các trẻ em không có gia đình vì chiến tranh”.

Khó khăn lắm mới tổng hợp được các đóng góp tại THĐ

Theo Nicole Winfield của hãng tin AP, Đức HY Timothy Dolan của New York cho rằng quan điểm của Đức HY Burke phản ảnh quan điểm “của một số rất đông những người cho hay, rồi, tài liệu này soạn khá dở, cần phải duyệt lại phần lớn. Theo tôi, ngài đúng, ngài đã đứng về phía mà nhiều giám mục, trong đó có tôi, cảm thấy phải viết lại phần lớn bản tường trình này”.

Đức HY Tổng Tường Trình Viên, Peter Erdo, thì bênh vực bản tường trình nhưng thừa nhận nó có nhiều vấn đề và cho biết nó cần được tu chính. Nói với Đài Phát Thanh Vatican, ngài cho biết 16 viên chức soạn thảo bản tường trình phải chật vật lắm mới tổng hợp được quan điểm của 30-40 giám mục về bất cứ chủ đề chuyên biệt nào; họ còn phải vội vàng hoàn tất nó đúng thời hạn. Ngài thừa nhận có những trường hợp bản tường trình nói là “nhiều” giám mục đã đưa đề nghị này đề nghị nọ, nhưng thực ra chỉ có “một vài” vị.

Ngài cũng chính thức cho biết chính Đức Cha Bruno Forte đã viết các phần về đồng tính luyến ái. Vị giáo phẩm này xưa nay có tiếng là người bênh vực người trong các hoàn cảnh bất bình thường dù vẫn trung thành với tín lý Công Giáo.

Đã đành, Đức Cha Forte và các thành viên khác trong ban soạn thảo sử dụng được nhiều tài liệu hơn các vị giám mục, vì họ nắm sẵn trong tay tất cả các bản tham luận viết tay được chính các vị giám mục đệ trình trước phiên họp. Tất cả các bản viết đóng góp này đều được đưa vào bản tường trình sau thảo luận, dù chưa được các vị giám mục nói ra trong 4 phút mỗi vị được phép nói. Chính Cha Lombardi cũng nhìn nhận rằng chỉ có một trong số 265 bài tham luận “nói” tại THĐ đề cập tới người đồng tính mà thôi.

Tuy nhiên, Winfield cho rằng “không có cách chi biết vị giám mục hay các vị giám mục nào đề nghị những điều này hay phải chăng chúng phản ảnh quan niệm riêng của Đức Cha Forte”.
 
Top Stories
Hongkong : les responsables religieux offrent leur médiation pour trouver une issue à la crise actuelle
Eglises d'Asie
10:57 16/10/2014
Hier 15 octobre, alors que le mouvement de mobilisation étudiante et de désobéissance civile se prolonge, les responsables religieux de Hongkong ont offert leur médiation afin de trouver une issue à la crise, offre aussitôt rejetée par le gouvernement local.« Nous souhaitons entendre les avis et opinions des deux parties afin de tenter de trouver une base commune pour établir un dialogue qui permettra de contribuer à la reprise des pourparlers et à bâtir la paix », ont déclaré par voie de communiqué les responsables des religions catholique, protestante, bouddhiste, confucéenne, taoïste et musulmane, à l’issue d’une réunion tenue en fin de journée.

Les responsables religieux précisent qu’ils estiment pouvoir apporter une offre de médiation indépendante entre le gouvernement et les manifestants, à l’heure où les tensions restent fortes entre les deux camps à propos des réformes électorales à mettre en place en vue des élections de 2017.

Face au pouvoir local qui joue l’usure du mouvement dans la rue et après plusieurs incidents ayant vu la police se livrer à des violences contre des manifestants, le calme est loin d’être revenu à Hongkong. Le quartier général de la police a été entouré de quelques centaines de manifestants venus dénoncer ces violences. En l’absence du cardinal John Tong Hon, en déplacement à Rome pour cause de synode sur la famille, Mgr Joseph Ha Chi-sheng, l’un des trois évêques auxiliaires du diocèse de Hongkong, a représenté l’Eglise catholique pour cette offre de médiation des responsables religieux. Il qualifie la situation présente à Hongkong de « grave ». « Proposer une médiation à ce stade comporte des risques très réels, analyse-t-il pour l’agence Ucanews. Mais n’est-ce pas le rôle des responsables religieux que de se saisir de cette responsabilité ? »

Dans l’immédiat, le gouvernement local n’a pas répondu à l’offre de médiation des responsables religieux ; il a seulement fait savoir qu’il disposait déjà d’un médiateur « hautement respecté », sans pour autant révéler son identité. De plus, ce jeudi 16 octobre, le chef de l’exécutif, C. Y. Leung, a déclaré que son gouvernement réitérait son offre de pourparlers avec les leaders étudiants, une proposition qui intervient une semaine après qu’une première offre en ce sens a été brutalement retirée par lui et son administration.

Selon les observateurs locaux, il semble peu probable que le gouvernement local saisisse la main tendue par les responsables religieux de Hongkong. On peut penser que Pékin verrait d’un mauvais œil l’exécutif local faire appel à des responsables qu’il préfère voir, sur le continent, cantonnés dans des fonctions purement religieuses et cultuelles plutôt que sociales et politiques. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 16 octobre 2014)
 
Le mouvement de désobéissance civile à Hongkong - commentaires et perspectives
Eglises d'Asie
10:59 16/10/2014
Il est bien difficile de présenter une appréciation claire du mouvement d’occupation et de désobéissance civile, car ce qui se passe actuellement est bien plus profond que de « simples » revendications pour un véritable suffrage universel, et a dépassé complètement les frontières du projet initial d’Occupy Central. Si les journalistes étrangers trouvent que tout cela est très bon enfant et manque un peu d’action (en comparaison de ce qu’ils ont l’habitude de voir ailleurs), il faut réaliser que, pour Hongkong, c’est du jamais vu, et que cela dure. On en est au 19ème jour d’occupation, précédée par une semaine de grève partielle des cours par les étudiants, ce qui veut dire que, pour ces derniers, cela fait bientôt quatre semaines qu’ils sont sur le pont, et on ne voit pas bien comment cela va s’arrêter. Plusieurs fois, lorsque le mouvement semblait s’essoufler, un événement est venu jeter de l’huile sur le feu, telle le passage à tabac par sept policiers d’un manifestant lors des violences de la nuit du 14 au 15 octobre.

Par mes réseaux sociaux au sein des jeunes professionnels (relations datant d’il y a 5-10 ans, du temps où j’étais aumônier de jeunes, ce qui veut dire que ces jeunes ont aujourd’hui entre 25 et 35 ans), je vois un mouvement très profond de résistance certes pacifique mais archarnée contre le gouvernement. Ces jeunes adultes n’hésitent pas à descendre dans la rue derrière les étudiants dès que la police se livre à une démonstration de force... ou pour leur apporter soutien moral et matériel (un site Internet www.today.code4.hk fait le point régulier sur les besoins matériels et la situation en temps réel).

Les plus jeunes hésitent à résister à leurs parents, en participant aux manifestations sans ou contre leur accord. Un des enfants chœur de ma paroisse, qui vient d’entrer à l’université, a bravé secrètement l’interdiction de toute sa famille, en allant soutenir les manifestants (avec beaucoup de sérieux, il a fait son discernement à la lumière de sa foi, éclairé par la prière et la méditation de l’Evangile de ces derniers dimanches).

Sur le terrain, on remarque l’implication des Eglises (l’un des trois organisateurs du mouvement Occupy Central est le Rév. Chu Yu-ming, 70 ans, pasteur baptiste). Sur le plan catholique, le diocèse, ces derniers mois, a plusieurs fois publié des déclarations officielles : pour inviter au dialogue, au respect des opinions, pour expliquer dans quel cadre l’Eglise justifie la désobéissance civile ou pour encourager les jeunes à rentrer chez eux face à l’escalade de la violence. Le cardinal Zen, la Commission ‘Justice et Paix’, la Commission de la Jeunesse, l’aumônerie des étudiants sont très présents sur le terrain. Un petit coin prière a été monté dans la « zone d’occupation » : les étudiants y prient le chapelet, animent un temps prière du type Taizé tous les soirs, une messe y est célébrée le dimanche. Un chemin de croix a plusieurs fois été organisé au milieu des manifestants. Hier soir, un coin prière a été installé à la sauvette au milieu de la manifestation devant le quartier général de la police : pendant que la population manifestait son outrage face aux violences policières de la veille, quelques dizaines de jeunes chrétiens priaient ouvertement pour la justice et la paix, tout en invitant les manifestants à signer une pétition pour dénoncer les violences policières.

Le mouvement semble toutefois être dans une impasse : le gouvernement ne veut rien céder, et les jeunes ne veulent pas abandonner sans avoir obtenu gain de cause, au moins partiellement. Pourtant, au delà du système électoral, les étudiants ont déjà obtenu beaucoup de résultats :

1- Mis à part quelques rares débordements, ils ont réussi à préserver le caractère pacifique d’un mouvement que les médias étrangers ont vite appelé « révolution des parapluies » (seule « arme » utilisée par les manifestants pour se protéger des gaz au poivre). Beaucoup réfutent le terme de « révolution » car il n’y a aucune volonté de « faire la révolution », seulement de la détermination à forcer le gouvernement à respecter les attentes démocratiques de la population. Ce mouvement est très citoyen (les manifestants nettoyent derrière eux, s’entraident, facilitent la circulation des personnes pour ne pas créer trop de gêne, tout en maintenant leur blocage...), et très bon enfant. Beaucoup retournent en cours ou au travail dans la journée, un coin « études » est organisé sur le terrain pour permettre aux étudiants de continuer de faire leurs devoirs... et certains commentaient avec humour : « On étudie mieux ici, car il n’y a pas de jeux vidéos pour nous tenter ! »
2- Ils ont éveillé la conscience politique de la jeune génération. L’exemple emblématique, en couverture du Time de cette semaine, est Joshua Wong, 17 ans, meneur charismatique de la résistance des lycéens, qui avait déjà fait parlé de lui il y a deux ans – il n’avait que 15 ans – quand il avait mené avec succès les manifestations pour faire retirer les cours d’« éducation nationale » prévus par le gouvernement.
3- Ils ont aussi réveillé la population de Hongkong, qui s’est fortement mobilisée, polarisée et divisée autour de cet engagement. Tout le monde en parle (même ceux qui n’étaient pas motivés par la politique). Beaucoup ont perdu des amis, ont rayé (ou ont été rayés de) certains contacts de leur compte Facebook, les membres d’une même famille se montent les uns contre les autres sur ce sujet, un membre de notre conseil paroissial a démissionné, ne pouvant plus entendre les commentaires pro-manifestants d’autres membres du conseil... On apprend à ne pas en parler, comme on sait le faire en France (« on ne parle pas politique à table! »), ce qui est très nouveau pour Hongkong, société traditionnellement centrée sur l’argent, où la politique ne pénètre pas la vie quotidienne.
4- Ils ont révélé à la population (et au monde) l’étendue du contrôle de Pékin sur Hongkong, autant du côté de la soumission du gouvernement local, qui n’ose pas prendre de décisions et qui semble n’écouter que Pékin, que du côté de l’infiltration de la population : il est apparu clairement que Pékin pouvait mobiliser des foules pour manifester son soutien à la politique du gouvernement, influencer l’opinion publique, voire même soudoyer des agitateurs pour menacer les étudiants qui manifestent...

Il s’est produit une réelle fracture entre les moins de 40 ans, presque tous pro-démocratie et en faveur des manifestations, et les générations plus âgées, qui sont beaucoup plus divisées quant à l'engagement à prendre. Le gouvernement (aussi bien à Hongkong qu’à Pékin), peu habitué à tenir compte de l’opinion publique (les gouvernants, non élus au suffrage démocratique, n’ont pas besoin de se justifier vis-à-vis de l’opinion publique, et donc d’en tenir compte), a très mal géré la crise, prenant des mesures ou faisant des déclarations qui jettent de l’huile sur le feu, refusant tout dialogue avec les manifestants tant que ceux-ci n’abandonneront pas leur mouvement... Les dirigeants ici ne savent pas utiliser les ficelles de la politique, pour promettre, faire des compromis... afin de calmer le jeu, quitte à ne pas en tenir compte plus tard !

Ce qui est clair, c’est qu’ils ont durablement perdu le cœur de la jeunesse (qui surnomme C.Y. Leung, le chef du gouvernement local, du sobriquet de « 689 », correspondant au nombre de voix qui l’ont élu en 2012 – 689 sur un collège de 1 200 grands électeurs). Il va être bien difficile pour le gouvernement de regagner la confiance de toute cette génération, ce qui va se ressentir au moins au cours de toute la décénnie à venir. C’est finalement là que ce situe la vraie révolution qui est intervenue dans le coeur de beaucoup, en particulier des jeunes, et tout cela s’est passé en quelques jours seulement. Cela annonce un nouvel Hongkong, dont on ne voit pas encore bien les contours, mais qui va donner des maux de tête à Pékin !

Hongkong, le 16 octobre 2014
Notes * Le P. Bruno Lepeu est membre de la Société des Missions Etrangères de Paris. Il est missionnaire à Hongkong depuis vingt-deux ans.
(Source: Eglises d'Asie, le 16 octobre 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình giáo phận Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm hôn phối cho các gia đình
BTT Giáo phận Thanh Hóa
17:45 16/10/2014
Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình giáo phận tổ chức kỷ niệm hôn phối cho các gia đình

Ngày 15.10.2014, tại Tòa Giám Mục, Nhà Thờ Chính Tòa Thanh hóa, UB Mục Vụ Gia Đình Giáo Phận đã tổ chức kỷ niệm hôn phối cho hơn 500 cặp vợ chồng. Đây là những cặp vợ chồng tiêu biểu đại diện cho các gia đình đã chung sống từ 10 năm đến 50 năm trong 51 giáo xứ trên toàn giáo phận. Cả chục năm trước, lúc mái đầu còn xanh, họ đã kết ước lời chung thủy yêu thương. Hôm nay, đầu điểm bạc, họ vui mừng trở về giáo đô, tay trong tay, mắt rơi lệ, nhắc lại lời ưng thuận kết hôn trước sự hiện diện của vị cha chung giáo phận, quý cha trong đoàn đồng tế và bậc con cháu của mình.

Xem Hình

Sự kiện này còn mang trong nó một dấu chỉ của sự hiệp thông Giáo Hội, cụ thể hóa tinh thần của Thư Chung HĐGM Việt Nam về công cuộc tân Phúc Âm Hóa với lộ trình 3 năm. Năm 2014 là năm Tân Phúc Âm hóa gia đình.

Đặc biệt, trong những ngày này, tại Roma, trung tâm của Giáo Hội đang diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về những thách đố mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng.

Hơn 500 cặp vợ chồng cùng chung đắng cay mặn nồng trong suốt một hành trình dài của đời sống hôn nhân gia đình. Họ vẫn gắn bó keo sơn như là một thông điệp về vẻ đẹp và ơn Chúa luôn dồi dào trên đời sống lứa đôi để giúp họ vượt qua những khó khăn và thách thức của thời đại.

Cha Phê rô Vũ Văn Thăng, Chủ Tịch UB Mục Vụ Gia đình giáo phận, Trưởng Ban tổ chức đã xem cuộc hội ngộ của các gia đình hôm nay như “đang hòa nhập vào thao thức và dòng chảy mục vụ của Giáo Hội”.

Trong huấn từ của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh gửi tới ngày kỷ niệm thành hôn, vị cha chung giáo phận đã khẳng định: “Giáo Hội luôn quan tâm tới gia đình. Giáo Hội nhìn nhận gia đình là tế bào của xã hội cũng như của Giáo Hội. Nếu gia đình không vững vàng thì cả xã hội và Giáo Hội đều ảnh hưởng”.

Ngài kêu gọi các gia đình: “Chúng ta là những gia đình Công Giáo. Chúng ta cần chống lại những nguy cơ tấn công vào những giá trị của gia đình, làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Chúng ta về đây để cùng nhau gử một thông điệp: Chúng ta quyết tâm thánh hóa gia đình. Để nhờ đó đời sống gia đình chúng ta trở thành gương mẫu cho con cháu và cho cả những người không cùng niềm tin với chúng ta. Gia đình chúng ta sống như một chứng từ của tình yêu thương chung thủy Chúa đã dành cho chúng ta”.

Vị chủ chăn giáo phận cũng cầu chúc cho các đôi kỷ niệm thành hôn hôm nay trở về gia đình với một quyết tâm sống tốt hơn, gương mẫu hơn.

Vui mừng trước sự kiện này, cặp vợ chồng ông Giuse Vũ Đình Hoạt, giáo xứ Tam Tổng, kỷ niệm 54 năm kể từ ngày thành hôn, đại diện cho các gia đình đã bày tỏ niềm vui “ cảm nghiệm được gia đình là hội thánh thu nhỏ. Tân Phúc Âm hóa đởi sống gia đình là cơ hội thuận lợi để mỗi gia đình chúng con nhìn lại mình. Để sống đạo và giữ đạo tốt hơn. Biết làm gương sáng cho nhau và cho mọi người. Để cầu nguyện, yêu thương phục vụ sự sống và loan báo Tin Mừng”.

Buổi sáng, các cặp gia đình được thưởng thức các tiết mục văn nghệ do quý soeurs Dòng Mến Thánh Gía Thanh hóa, ứng sinh Tiểu Chủng Viện Thánh Lê Bảo Tịnh và Sinh viên Công Giáo Thanh hóa trình diễn, nghe thuyết trình về phương pháp tránh thai tự nhiên (phương pháp rụng trứngBillings), về tính dục theo luân lý Giáo Hội và nghe giải đáp thắc mắc mục vụ.

Buổi chiều các đôi tham dự sám hối cộng đồng, Chầu Thánh Thể, Thánh Lễ tạ ơn và lặp lại lời giao ước hôn phối.

BTT
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam - Vatican dần tới ''bình thường hóa'' ?
Đoàn Xuân Lộc/ BBC
08:53 16/10/2014
VN-Vatican dần tới 'bình thường hóa'?

Đức Giáo Hoàng Francis sẽ đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Vatican vào ngày 18/10 này và đây là lần thứ năm người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trực tiếp gặp các lãnh đạo Việt Nam trong vòng bảy năm qua.

Tuy vậy, dù có đến bốn cuộc gặp cấp cao giữa hai bên, đến giờ Vatican và Việt Nam vẫn chưa thiết lập bang giao. Điều đó chứng tỏ rằng tuy quan hệ song phương đã được cải thiện nhiều, Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam vẫn còn có không ít những bất đồng.

Một câu hỏi quan trọng mà giới quan sát và đặc biệt người Công Giáo Việt Nam đặt ra đó là liệu cuộc gặp này có thể giúp tháo bỏ những khúc mắc, cản trở quan trọng mở đường cho Vatican và Việt Nam bình thường hóa quan hệ trong nay mai.

Tiến đều mà chưa 'bình thường'

Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến Vatican và hội kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Vào năm 2009 và 2013, Đức Giáo Hoàng Benedict đã tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong khi nhiều cá nhân, tổ chức – trong đó những người, tổ chức nước ngoài – được quyền mở các trường tư nhân, Giáo Hội vẫn chưa được phép mở các trường học

Vào đầu năm nay, Đức Giáo Hoàng Francis đã có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Như vậy, bốn vị lãnh đạo cao nhất – hay còn được biết đến như là ‘tứ trụ triều đình’: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội – của Việt Nam đã đến Vatican và được Đức Giáo Hoàng Benedict và sau đó Đức Giáo Hoàng Francis tiếp đón.

Sau mỗi cuộc gặp như vậy, có không ý kiến cho rằng Vatican và Việt Nam sẽ sớm bình thường hóa quan hệ. Với người Công Giáo Việt Nam, cứ mỗi lần lãnh đạo Việt Nam đến Tòa Thánh, họ còn mong một ngày sớm nhất Đức Giáo Hoàng sẽ được đặt chân đến Việt Nam.

Nhưng tất cả đến giờ vẫn chỉ là dự kiến, mong ước vì xem ra giới lãnh đạo Việt Nam thích đến Vatican, muốn được hội kiến với Đức Giáo Hoàng nhưng họ lại chưa sẵn sàng mời Ngài sang thăm Việt Nam hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.

Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Công Giáo UCA vào tháng 7/2009, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Sài Gòn lúc đó – cho hay: ‘Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ lâu. Những vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam’.

Quan hệ Hà Nội-Vatican

1959: Bắc VN trục xuất Khâm sứ, John Dooley khỏi Hà Nội

1975: quan hệ Vatican – Việt Nam cắt đứt

1994-2004: 10 phái đoàn Vatican sang Việt Nam

2002: Vatican tiếp Phó Thủ tướng Vũ Khoan

2004: Thứ trưởng Ngoại giao Pietro Parolin thăm Hà Nội

2007: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Benedict XVI

2009: Lập nhóm công tác nhằm bình thường hóa quan hệ 2008: Vatican có thể bổ nhiệm bảy giám mục mới ở VN

2008-2009: Vụ Tòa Khâm sứ Hà Nội, TGM Ngô Quang Kiệt ra đi

2009: Vatican tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

2011: TGM Leopoldo Girelli làm đặc sứ Vatican tại Việt Nam

2012: Vatican và Giáo hoàng Benedict đón Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng

03/2014: Giáo hoàng Francis đón Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng

09/2013: Vatican bổ nhiệm tân TGM Sài Gòn Phaulô Bùi Văn Đọc

10/2014: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại thăm Vatican, gặp tân Giáo hoàng

Có thể nói có nhiều nguyên nhân đằng sau sự chần chừ của chính quyền Việt Nam. Một trong những lý do đó – nếu không muốn nói là nguyên nhân chính yếu – là giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nghi ngại các tôn giáo và Giáo Hội Công Giáo nói riêng.

Phần vì vấn đề lịch sử, phần vì khác biệt về tư tưởng, đường hướng, cũng như các chế độ cộng sản khác, chính quyền Việt Nam thường không có thiện cảm với các tôn giáo và người Công Giáo.

Cụ thể, đến giờ dù quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng hơn trước, Giáo Hội vẫn chưa có chỗ đứng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo – những lĩnh vực mà Giáo Hội được mời gọi dấn thân và cũng là thế mạnh của Giáo Hội.

Một cách nào đó, Giáo Hội vẫn bị nghi kỵ và vì vậy bị bất công đối xử. Chẳng hạn, trong khi nhiều cá nhân, tổ chức – trong đó những người, tổ chức nước ngoài – được quyền mở các trường tư nhân, Giáo Hội vẫn chưa được phép mở các trường học. Chỉ có các Dòng nữ được quyền mở các trường mầm non.

Những nghi kỵ hay bất công đối xử ấy cũng là nguyên nhân dẫn dẫn đến những căng thẳng, xung đột giữa chính quyền và người Công Giáo tại một số nơi trong mấy năm vừa qua.

Ngoài những bất đồng, nghi ngại ấy, có một yếu tố khác ít nhiều làm chính quyền Việt Nam không mặn mà thiết lập bang giao với Vatican. Đó là khác với những quốc gia khác, Vatican chỉ là một ‘quốc gia’ nhỏ bé, không có thương mại, quân sự.

Các quốc gia trên thế giới bang giao với Vatican chỉ vì uy tín, tác động, ảnh hưởng về mặt tinh thần của Giáo Hội, hay vì những quốc gia đó cùng coi trọng và muốn cộng tác với Tòa Thánh trong các vấn đề lớn của thế giới như cổ võ hòa bình, đối thoại, nhân quyền, nhân phẩm, tự do tôn giáo.

Vì những điều đó, với tư cách cá nhân, mỗi lần sang châu Âu, tới Ý, các lãnh đạo Việt Nam có thể muốn được diện kiến Đức Giáo Hoàng. Nhưng có thể đối với Nhà nước Việt Nam, những điều đó không –hay chưa – thực sự quan trọng.

Đâu đó cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam chỉ thiết lập bang giao với Vatican sau khi Trung Quốc có quan hệ gần gũi hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.

Sẽ hiểu nhau nhiều hơn?

Nhưng giờ mọi chuyện có vẻ thuận lợi hơn để Việt Nam thiết lập bang giao với Tòa Thánh.

Khác với hai hoặc ba năm trước, những nghi kỵ, bất đồng ấy giữa Vatican và Việt Nam phần nào được giải tỏa, gạt bỏ. Hai bên đã hiểu nhau nhiều hơn và quan hệ song phương cũng được cải thiện một phần vì Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam đã có những cuộc trao đổi được coi là ‘thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau’ trong mấy năm vùa qua.

Kể từ khi được thiệt lập vào năm 2009, Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã có đến năm cuộc gặp ở Hà Nội và Vatican. Sau lần gặp mới nhất vào ngày 10 và 11/09/2014 tại Hà Nội, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố bản thông cáo chung, trong đó nhắc lại rằng Vatican vẫn nỗ lực để tiến tới thiết lập bang giao với Việt Nam.

Một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên là vào tháng 03/2011, Ðức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm Ðại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên tại Việt Nam. Và từ đó đến giờ, ngài đã được phép đi thăm nhiều giáo phận, giáo xứ, dòng tu ở Việt Nam.

Trong thời gian đầu, vị Đại diện của Tòa thánh có gặp những khó khăn, cản trở. Nhưng trong bản thông cáo chung sau cuộc gặp gỡ tại Hà Nội vừa qua, Tòa Thánh ghi nhận rằng chính quyền Việt Nam ‘đã tạo điều kiện dễ dàng’ cho công việc mục vụ của ngài.

Chính sự có mặt đó của người Đại diện Tòa Thánh cũng đã góp phần giúp hai bên hiểu nhau, thân thiện hơn.

Ðức Giáo Hoàng Francis đã nói rằng giới lãnh đạo các quốc gia châu Á – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam – không nên sợ Tòa Thánh Vatican

Một yếu tố quan trọng có thể giúp Vatican và Việt Nam thiết lập bang giao đó là Đức Giáo Hoàng Francis rất quan tâm đến châu Á và Việt Nam nói riêng. Trong thông cáo chung nói trên, Tòa Thánh cũng cho biết là Ngài ‘quan tâm theo dõi’ những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Vatican và Việt Nam.

Trước đó, vào tháng Tám, khi thăm Hàn Quốc, Ðức Giáo Hoàng Francis đã nói rằng giới lãnh đạo các quốc gia châu Á – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam – không nên sợ Tòa Thánh Vatican và Ngài cũng đề cập đến việc Tòa Thánh muốn ‘đối thoại trong tình huynh đệ’ với hai quốc gia cộng sản này.

Lời trấn an và ý nguyện đó của Đức Giáo Hoàng rất có ý nghĩa vì chính quyền Việt Nam thường rất sợ các quốc gia khác can thiệp vào chuyện nội bộ của mình.

Việt Nam cũng có những thay đổi về đối ngoại trong thời gian đây, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Xem ra Hà Nội đang muốn có quan hệ gần gũi hơn với các nước phương Tây. Tuy không phải là đối tác kinh tế, chiến lược, Tòa Thánh có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vấn đề quốc tế. Một mối quan hệ tốt, thân thiện với Vatican chỉ có lợi cho Việt Nam.

Hơn nữa, vì những căng thẳng với Bắc Kinh gần đây, có thể Việt Nam không còn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc và sẵn sàng thiết lập bang giao với Tòa Thánh dù điều đó có làm Bắc Kinh phật lòng.

Vì những lý do trên, rất có thể quan hệ Việt Nam và Vatican sẽ trở nên gần gũi, phát triển hơn sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Francis ngày mai.

Một kết quả cụ thể có thể là chính quyền Việt Nam sẽ đồng ý cho Tòa Thánh bổ nhiệm người Đại diện thường trú tại Việt Nam trong nay mai.

Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc
 
Chống không nổi - sao cứ ỳ ra thế ?
Phạm Trần
19:47 16/10/2014
CHỐNG KHÔNG NỔI-SAO CỨ Ỳ RA THẾ ?

Người Cộng sản Việt Nam (CSVN) đầu Thế kỷ điện tử 21, năm 2014, nổi tiếng Thế giới trong 4 lĩnh vực: Biết sai mà cứ cãi; Có lỗi nhưng không nhận để sửa chữa và không chịu từ chức; Làm hỏng mà cứ chối quanh cho huề cả làng; Cứ viết bừa, nói quậy rồi người đọc và nghe cũng quen đi.

Đi sâu vào từng lĩnh vực, hãy kể ra đây tin hàng đầu về vụ bùn đỏ tràn ra đường ở khu vực hồ thải quặng bô xít Tân Rai đuôi số 5 (tỉnh Lâm Đồng) ngày 08/10 (2014), theo báo Tuổi Trẻ.

Bộ Công thương và chủ đầu tư tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Viẹt Nam (Vietnam National Coal - Mineral Industries Group- Vinacomin,TKV) khẳng định “loại đất này không gây độc hại, không gây ảnh hưởng tới môi trường.”

Ông Trần Văn Chiều - Phó Tổng giám đốc Vinacomin (TKV) nói với báo chí: "Đây hoàn toàn là bùn đỏ tự nhiên, không độc hại. Chúng tôi còn có kế hoạch nếu thiếu đất hoàn thổ sẽ đưa lên để trồng cây".

Tuy nhiên, theo Tiến Sỹ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc quản lý dự án Than đồng bằng sông Hồng thì : “ Nếu ai đó khẳng định hồ thải quặng đuôi không nguy hại là không đúng. Bất cứ hồ (bãi) thải quặng đuôi nào cũng nguy hại, do có chứa rất nhiều khoáng vật của KIM LOẠI NẶNG và hợp chất hóa học khác nhau chưa được xử lý.

Vì vậy, trong các sách giáo khoa, người ta phải có hẳn 1 chương hướng dẫn thiết kế bãi thải quặng đuôi. Chắc chủ đầu tư lẫn Bộ Công Thương chưa được học! Ở Tân Rai, về mặt lý thuyết, hồ thải quặng đuôi chỉ ít nguy hại hơn hồ thải bùn đỏ.” (Trích từ báo Một Thế Giới, 12/10/2014)

Ông Sơn là người nghiên cứu và chống dự án khai thác Bauxite ỏ Tây Nguyên ngay từ năm 2007 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.

Theo ông Sơn và nhiều chuyện gia về địa chất và kinh tế thì tốn phí khai thác Bauxite không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam vì giá bán trên thị trường rất bấp bênh. Các chất thải khi biến chế và các hồ chứa chất bùn đỏ độc hại sẽ có nguy cơ tác hại nghiêm trọng đến môi trường, kể cả thương tổn đến sinh mạng con người và các sinh vật do chất độc của bùn đỏ ngấm vào đất và các nguồn nước gây ra, vì Tây Nguyên có lượng mưa nhiều và ở vị trí trên cao rất nguy hiểm nếu hồ chứa bùn đỏ độc hại bị vỡ !

Khỏang 4,000 Trí thức và đảng viên kỳ cựu, kể cả Bà nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Địa phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã ký tên vào kiến nghị yêu cầu nhà nước đình chỉ dự án nguy hiểm này.

Tuy nhiên do sức ép của Trung Cộng, nước có nhu cầu lớn về lượng nhôm cho kỹ nghệ của họ nên Bộ Chính trị của đảng CSVN thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã bằng lòng để cho Công ty xây dựng của Trung Cộng, Tập đoàn Chalieco chuyên sản xuất Alumin - nhôm của Trung Quốc, .được “trúng thầu” xây dựng hai nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dăk Nông).

Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên thay ông Mạnh từ tháng 01/2011, đã không điếm xỉa đến lời khuyên của các chuyên gia mà còn bỏ ngòai tai cả lời cảnh giác “nguy hiểm cho an ninh quốc gia” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nói thêm về sự độc hại của bùn đỏ đã tràn ra đường ở “hồ đuôi số 5” Tân Rai, Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn nói tiếp : “Bãi thải quặng đuôi từ nhà máy tuyển rửa quặng của dự án Tân Rai được lựa chọn địa điểm và các giải pháp thiết kế ấu trĩ. Công nghệ tuyển quặng được “copy” của Trung Quốc, nhưng lại không có thử nghiệm tuyển công nghệ, tiêu hao nhiều nước, phải nhờ các bạn Ấn Độ hiệu chỉnh bằng sử dụng chất trợ lắng.

Trong ngành khai khoáng, bãi thải quặng đuôi là một hạng mục rất quan trọng cần được thiết kế đúng. Ở Việt Nam cách đây hơn 40 năm, chúng ta đã có các bãi thải quặng đuôi được các chuyên gia Trung Quốc giúp thiết kế ở mỏ Cromite Cổ Định (Thanh Hóa) và mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên), các chuyên gia Liên Xô giúp thiết kế bãi thải quặng đuôi ở apatite Lào Cai… Nói chung, đây là những công trình thực sự (phải có đầy đủ các bước, từ luận chứng chọn địa điểm đến các giải pháp thiết kế cơ bản, đặc biệt là vấn đề chống thấm và chống các chất kim loại nặng lọt ra ngoài môi trường nước.

Xin nhắc lại, ở Việt Nam, thời bao cấp, tai nạn lớn nhất trong ngành khai khoáng đã xẩy ra tại bãi thải quặng đuôi của mỏ măng gan Tĩnh Túc từ những năm 1960 của thế kỷ trước, và làm thiệt mạng gần 100 người. Vì khi đó đang còn chiến tranh, nên tai nạn thuộc loại "nhậy cảm", chỉ có các cán bộ kỹ thuật, tâm huyết với ngành mỏ và những người có trách nhiệm mới được biết. Hiện nay chỉ còn một vài người chứng kiến và nhớ. Sử sách đã không thấy ghi lại...” (Trích báo Một Thế giới, 12/10/2014)

Như vậy ai sai ai đúng giữa bộ Công thương và Tiến sỹ Sơn đã rõ như ban ngày. Vậy mà mà các viên chức của Bộ này và Tổng Công ty TKV cứ cảng cổ ra nói quanh để bám trụ bất kể thua lỗ sau cùng chỉ đổ lên đầu dân phải đai lưng làm trả nợ cho những quyết định “tùy hứng”.

VÔ TRÁCH NHIỆM

Để hiểu hơn về cung cách nói và làm của các cơ quan trách nhiệm khai thác Bauxite, hãy nghe một mẩu đối thọai giữa Nhà văn Nguyên Ngọc, người chống dự án Bauxite từ lúc đầu với Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI (Radio France International,Chương trình tiếng Việt) ngày 14/10/2014:

Nhà văn Nguyên Ngọc nói : “Cách đây mấy năm tôi cùng với anh Nguyễn Thành Sơn, một chuyên gia về mỏ, nghiên cứu rất nhiều về bauxite Tây Nguyên, cũng như tham gia phản biện về bauxite Tây Nguyên, chúng tôi đã viết bài nói về 10 lý do không nên khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Cho đến nay, chúng ta chỉ mới làm thí điểm ở hai nhà máy, nhà máy Tân Rai đã sản xuất và nhà máy Nhân Cơ sắp hoàn thành. Qua hai thí điểm này, những điều mà chúng tôi đã báo động lần lượt bộc lộ ra, trước hết là về kinh tế.

Gần đây có một báo cáo của bộ Công Thương, dựa trên tư liệu của tập đoàn TKV, đơn vị chủ thầu, bảo rằng khai thác bauxite không có vấn đề gì cả, rất là tốt. Chúng tôi đang tập trung phản biện cái báo cáo này. Đây là một báo cáo hết sức vô trách nhiệm, hoàn toàn không dựa trên thực tế của hai nhà máy đang làm thí điểm.

Về kinh tế thì càng ngày càng lỗ, mặc dù cái tính đầu vào đã có rất nhiều gian dối, không tính đầy đủ cái đầu vào. Thứ hai, tập đoàn TKV, đơn vị chủ thầu thì liên tục xin giảm các loại thuế môi trường, thuế khoáng sản..., mà vẫn cứ lỗ. Như vậy về mặt kinh tế không có lý do gì để làm bauxite cả. Họ cũng bảo là trong bao năm nữa sẽ hết lỗ, nhưng cũng chẳng có căn cứ gì để nói như vậy. Ngoài ra, cái việc bán không có ai mua, ngoài Trung Quốc, tức là bán chỉ có một người mua, là rất nguy hiểm.”

RFI: Trong báo cáo vừa qua, bộ Công thương còn đề nghị là chuyển từ làm thí điểm bauxite sang sản xuất nhôm. Theo ông, sản xuất nhôm thì có tác động ra sao?

Nhà văn Nguyên Ngọc:” Nói như thế là nói bừa, vô trách nhiệm! Điện ở đâu mà làm nhôm? Điện bây giờ đang thiếu như thế, mà như ta đã biết, cái khâu từ alumina làm ra nhôm là tốn điện rất nhiều. Với giá điện ở Việt Nam hiện nay thì không thể làm nhôm được. Làm alumina đã lỗ rồi. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ alumina và nhôm ở Việt Nam không có nhiều như thế. Bán ra ngoài thì chỉ có Trung Quốc mua thôi. Chưa nói đến đời sống xã hội bị xáo trộn, khiến văn hóa cũng bị đảo lộn.

Ấy là chưa nói đến mặt an ninh quốc phòng. Lao động của Trung Quốc, lao động không có tay nghề được đưa vào đấy, trong khi lao động của mình thì không sử dụng hết. Lao động nước ngoài tràn vào, thâm nhập vào trong đời sống người dân trong làng. Ở một vùng đất có tính chất chiến lược như Tây Nguyên, chưa biết nguy cơ lâu dài ra sao.”

CỐ ĐẤM ĂN XÔI ĐẤT ?

Đến năm 2014, hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã nuốt trôi 1.5 tỷ dollars tiền đầu tư, kể cả tiền vay trả lãi nặng của nước ngòai, nhưng Tổng công ty TKV vẫn tiếp tục “nhăn mặt” kêu khó để xin nhà nước ưu đãi đủ thứ, kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên, môi trường v.v..

Bộ Công thương phỏng đóan cả hai nhà máy sẽ tiếp tục thua lỗ, nhưng vẫn lạc quan, dù không có căn cứ, rằng Bauxite Việt Nam sẽ có lời sau 11 năm vận hành !

Tin báo chí Việt Nam đưa tin Nhà máy Tân Rai năm 2013 đã lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ dự kiến năm 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỉ đồng...

Nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải tỏ vẻ lạc quan trong buổi họp báo ngày 07/04/2014: “Đối với dự án Tân Rai sẽ lỗ trong vòng 5 năm đầu, và 12 năm sau sẽ hoàn vốn. Dự án Nhân Cơ lỗ trong 7 năm và hoàn vốn trong 13 năm. Cả hai dự án này đều có thời gian khai thác là 30 năm nhưng tuổi thọ lên đến 50 năm nên hoàn toàn có tính khả thi. Mặt khác, bô-xít cũng không độc hại như nhiều người khác nghĩ".

Tính lạc quan “tự phát” này lại thiếu khả thi vì tổng giá thành làm ra 1 tấn hàng gồm nhiều chí phí như vận tải, làm đường, tân trang xa lộ, tiêu phí bảo vệ môi trường, bảo hiểm v.v.. chưa được công chung nên chưa ai biết cuối cùng rồi sẽ thua lỗ bao nhiêu ngàn tỷ nữa và thời gian còn kèo dài thêm bao nhiêu năm nữa ?

Mặt khác, hàng của Việt Nam lại chỉ dành bán phần lớn cho Công ty hữu hạn Nhôm Vân Nam (Trung Quốc).

CÓ LỖI VẪN CỨ NGỒI

Thành tích thứ hai là chuyện người có lỗi sờ sờ ra đấy mà cứ coi trời bằng vung, chả ai dám đuổi việc hay thay thế. Bằng chứng như Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị cả Bộ chính trị đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật vì không làm tròn nhiệm vụ mà còn gây ra những hậu qủa kinh tế nghiêm trọng trong hai vụ phá sản thua lỗ hàng trăm nghìn tỷ bạc của hai Tổng Công ty Vinashin và Vinalines.

Tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN không đủ phiếu để kỷ luật ông Dũng vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng vận động và “tính nể nang nhau” còn bao phủ nghị trường.

Bằng chứng này đã viết trong Bản Thông báo ngày 15/10/2012:”

Sau khi đánh giá toàn diện và toàn bộ kết quả đợt kiểm điểm lần này, Bộ Chính trị đã báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương, trước toàn Đảng và toàn dân về tất cả những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, về những suy thoái, hư hỏng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, thậm chí chủ yếu là từ các khoá trước dồn lại, nhưng với trách nhiệm của người đứng đầu hiện nay (tập thể, cá nhân), Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị đã nhận thức sâu sắc trách nhiệm chính trị rất lớn trước những khuyết điểm và hạn chế đó. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao việc tập thể Bộ Chính trị tự giác xin nhận kỷ luật; điều đó thể hiện tinh thần thẳng thắn, cầu thị, nghiêm túc, gương mẫu và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị.”

Tuy tên của “một đồng chí” không bị công khai nhưng ai cũng biết người đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng rất may mắn được sống và có chức có quyền trong chế độ CSVN nên không phải biết vì danh dự và liêm sỉ để tự ý xin từ chức như ở các nước Nhật Bản hay Nam Hàn, nói chi đến các nước tự do dân chủ Tây phương khác.

NUỐT KHÔNG XUÔI

Thành tích ngọan mục thứ 3 của đảng CSVN là hai chuyện phòng, chống tham nhũng và Học tập và làm theo tấm gương “cần,kiệm,liêm, chính” theo như đạo đức Hồ Chí Minh.

Về tham nhũng trong đảng thì ai cũng biết không phải do dân gây ra vì dân không có quyền để đòi tiền, bắt người khác phải hối lộ, chạy chức, chạy quyền với mình. Chuyện này thuộc về cán bộ, đảng viên nhất là những kẻ có chức có quyền.

Nhưng tại sao, kể từ khi có Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 rồi được sửa đổi năm 2012, tham nhũng lan tràn vẫn là câu chuyện “đầu môi chót lưỡi” trong dân mỗi khi họ trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay Chủ tịch nước Trương Tấn Sáng ?

Bởi vì ông Hùynh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ đã báo cáo tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, ngày 12/06/2014 rằng : “Đây là một thách thức đe dọa sự tồn vong của chế độ.”

Tại sao ? Vì chỗ nào cũng có tham nhũng nhưng đảng vẫn chưa bắt được hết kẻ phạm tội. Vì vậy, theo báo riêng của Ban Thanh tra: “Ông Tranh cho biết, dự báo tình hình tham nhũng sắp tới vẫn nhận định công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu ngăn chặn và đẩy lùi; tham nhũng vẫn xảy ra nghiêm trọng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.Tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, việc phòng ngừa còn hạn chế trong hiệu quả.”

Ông Tranh còn thẳng thắn nói với Quốc hội rằng:”Ngành (Thanh tra) đưa ra dự báo thanh nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng, tinh vi, khó phát hiện, thiệt hại gây ra với tài sản của nhà nước, xã hội còn cao nhưng xử lý tài sản tham nhũng còn thấp. Hành vi tham nhũng có nhiều dạng khác nhau, trong đó có tham ô tài sản, tham nhũng, nhũng nhiễu, cố ý làm trái… diễn ra trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm. Tham nhũng vặt xảy ra thường xuyên trong việc tiếp xúc với công dân, doanh nghiệp…

“Như vậy, có thể khẳng định rằng tham nhũng vừa qua chưa được đẩy lùi, diễn biến tinh vi phức tạp cần đấu tranh mạnh mẽ hơn”.

Về câu hỏi của đại biểu Đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) với vấn đề tỷ lệ xử lý sau thanh tra thấp, về tiền chỉ đạt 30%, đất đai 20% ông Tranh khẳng định:”Từ 2011 đến nay, kết quả đã tốt hơn. Đến nay, tiền đã đạt hơn 50%, đất đạt 83%.”

Ông cũng chỉ ra nguyên nhân xử lý thấp, vì “chưa có một chế tài mạnh. Trách nhiệm của người đứng đầu ngành là có những chế tài chưa khả thi với người phải thực hiện kết luận thanh tra. Nhận thức pháp luật của đối tượng bị thanh tra cũng chưa tốt.

Thẩm quyền của ngạch thanh tra theo quy định pháp luật cũng chỉ là phát hiện và kiến nghị chứ chưa có quyền cưỡng chế hoặc thi hành kết luận thanh tra.”

Vậy ai trong đảng có trách nhiệm thi hành kết luận của Thanh tra ?

Trên nguyên tắc thuộc về Bộ Công an đi điều tra theo lệnh của Bộ Chính trị và của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại bảo :” Chống tham nhũng “phải làm sao diệt được chuột, nhưng đừng để vỡ chiếc bình.” (nói với cử tri Hà Nội ngày 06/10/2014)

Nhưng cái “bình” đây là ai nếu không phải là “đảng” do ông đứng đầu ?

Vì vậy, ông Trọng mới sợ “bứt dây thì động đến rừng” nên cứ từ từ mà làm, đừng đi đâu mà vội mà vàng, lỡ ra “qùang vào dây” ngã lăn đùng ra cả lũ thì khốn !

Ông nói tiếp với cử tri tại quận Ba Đình và Tây Hồ (Hà Nội) :” Tham nhũng gây hại cho chính trị, kinh tế… nên Đảng, Nhà nước và người dân rất không đồng tình. Không ai “bật đèn xanh” cho tham nhũng, lãng phí". Tuy vậy, phòng, chống tham nhũng là công việc khó, rất phức tạp, lâu dài, không thể nóng vội, bởi lẽ việc phát hiện tham nhũng đã khó, việc xem xét, xử lý tham nhũng càng khó hơn. Tổng Bí thư phân tích: “Trong vấn đề này, chúng ta muốn làm nhanh, nhưng trên thực tế lại phải qua nhiều công đoạn cùng các mối quan hệ trong một vụ án phức tạp, nếu không làm cẩn thận dễ xảy ra oan sai, song tinh thần là đã phát hiện vụ việc thì phải xử lý rất nghiêm. Chúng ta kiên quyết nhưng phải bình tĩnh, tỉnh táo, làm lâu dài, bằng nhiều biện pháp.”

Bình tĩnh và tỉnh táo bao nhiêu để đưa đến kết qủa “tham nhũng vừa qua chưa được đẩy lùi, diễn biến tinh vi phức tạp…” như nhìn nhận của Tổng Thanh tra Hùynh Phong Tranh thì đủ biết sự rụt rè không dám “đánh rắn phải đánh vào đầu” thì còn khuya những quan chức to đầu tham nhũng mới bị lôi ra ánh sáng !

Hay là ông Trọng sợ bắt hết kẻ tham nhũng thì đảng sẽ tan vì đã có tới “một bộ phận không nhó” cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng, đạo đức, tự diễn biến và tự chuyển hóa rồi cơ mà ?

Nhưng đối với chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì ông lại chỉ biết trông vào dân báo cáo với Đại biểu Quốc hội để bắt kẻ tham nhũng, thay vì chính nhà nước phải đi lùng bắt trộm.

Ông Sang nói với cử tri Quân 1 ở Sài Gòn ngày 14/10/2014: “Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi thì không thể xem đạt yêu cầu về công tác phòng chống.””

Báo ViệtnamNet tường thuật : “Không chỉ đồng tình với ý kiến cử tri chống tham nhũng phải dựa vào dân, Chủ tịch nước còn động viên cử tri mạnh dạn trao đổi thông tin về tình hình tham nhũng: "Các cử tri giữ mối liên hệ với chúng tôi, qua những buổi tiếp xúc, cung cấp thông tin, từ đó mới có cơ sở xác minh, làm rõ các hành vi tham nhũng, tiêu cực. Với tình hình hiện nay thì người dân không yên tâm. Đơn cử mỗi lần gặp cử tri, chúng tôi đều nghe về chủ đề này, có nhiều ý kiến gay gắt. Thực tế kết quả chưa tốt thì cử tri gay gắt là phải thôi".

Nhưng tại sao nhà nước lại cứ để cho dân “gay gắt” về “quốc nạn tham nhũng” mỗi lần ông gặp cử tri thì ông Sang không nói

Còn nhớ ngày 07/05/2011 ông Sang cũng đã từng khẳng định với cử tri Sài Gòn “sẽ không loại trừ bất cứ sự thay đổi nào, rà soát tất cả các khâu, thể chế nào, tổ chức nào, con người nào chưa đáp ứng được mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí đều phải thay đổi.”

Hồi đó ông nói mạnh: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này". (Trích từ VNNET, 07/05/2011)

Nhưng ông Sang có biết đảng và nhà nước của ông bây giờ có bao nhiều “bầy sâu không” ? Chắc là ông không biết, nhưng khi người dân Sài Gòn còn “gay gắt” chuyện tham nhũng thối nát trong cơ chế thì phải biết chỗ nào cũng có tham nhũng.

Bởi vì hồi tháng 9/2013, cũng trong dịp tiếp xúc với cử tri Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết ông cũng rất khó chịu khi thấy tham nhũng vặt lộng hành, "cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi".

Ông nói:"Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng…Lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc..."

Báo Việtnam Net tường thuật: “Theo Tổng bí thư, phải chống nhiều thứ như lợi ích nhóm, cục bộ, suy thoái và cả tham nhũng nhỏ. "Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu."

Ngay đến Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng ta thán các quan tham "ăn của dân không từ cái gì", và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì tự chất vấn : “tiền ăn, chơi, chạy chạy không phải từ tham nhũng thì từ đâu"?

Qủa nhiên ai nghe những “lời vàng ngọc” này cũng thấy khoái lỗ nhĩ, nhưng bình tĩnh một chút thì thấy cũng bứt rứt cay đắng lắm đấy vì các quan chỉ nói mà không hành thì giết được thằng tây tham nhũng nào ?

Các “quan lớn” nói sao mà chẳng được nhưng quan đánh trống xong rồi bỏ dùi biến mất thì người dân phải è cổ ra chịu trận thôi chứ biết đổ cho ai bây giờ ?

Chuyện dài vô tận tham nhũng, lãng phí trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên đã phản ảnh rất đầy đủ và nghiêm túc về thất bại của kế họach đảng bắt cả nước phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” mà ông Hồ đã dạy đảng viên từ khi còn ở chiến khu Việt Bắc kháng chiến chống Pháp.

VIẾT BỪA NÓI QUẬY

Cuối cùng là thành tích “nói văng mạng” “viết bừa” vô tiền khóang hậu của các Dư Luận Viên của đảng khi họ phát ngôn chống các nhóm nhân dân đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền và quyền làm chủ đất nước.

Những “ngòi bút nhọn như dao găm” này đã được huấn luyện để dùng mọi ngôn ngữ để chống đến tận xương tủy điều được gọi là “những phấn tử phản động ở nước ngòai” , “những thành phần cơ hội” trong đảng, ở trong nước và “những thế lực thù địch” hay “diễn biến hòa bình” với một kết luận duy nhất và cuối cùng là kết án những tiếng nói đòi tự do và dân chủ cũng chỉ nằm trong âm mưu chống đảng, nhằm lật đổ đảng cầm quyền CSVN. Các dư luận viên chỉ biết nói bừa cho xong nhiệm vụ, dẫu phải vu cáo mà không cần có bằng chứng !

Chẳng hạn như mới đây, người có tên là Bắc Hà đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 06/10/2014 bài có nhan đề “Cương lĩnh 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam với xu thế thời đại”

Nội dung chính là chống lại những ý kiến trong và ngoài nước phê bình bản Cương lĩnh của đảng không còn thích hợp với nhu cầu phải thay đổi của đất nước là cần có tự do và dân chủ để tạo sức mạnh tòan dân xây dựng đất nước, đưa dân tộc đến phú cường thịnh vượng.

Bản “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ nhằm lập lại tham vọng “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và duy trì Chủ nghĩa ngọai lai đã phá sản Mác-Lenin lên dân tộc. Không người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu cho đảng làm như thế và đảng cũng chưa bao giờ dám hỏi dân có đồng ý hay không thì có phải là “tự biên tự diễn” hay “nhân dân đã bị bắt buộc phải muốn” như thế ?

Nhưng Tác gỉa Bắc Hà không biết rằng khi hăng say lý luận bảo vệ Cương Lĩnh của đảng vốn đã “ngồi lên Hiến pháp”, bộ luật cao nhất của Quốc gia, thì lại viết bừa rằng : “Về kinh tế, việc kêu gọi xóa bỏ Cương lĩnh cũng có nghĩa là xóa bỏ: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối...”. Theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, nền kinh tế của Việt Nam hiện nay là “nền kinh tế thị trường”, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.”

Nhưng “quan niệm chung của cộng đồng quốc tế” đã nhìn nhận kinh tế của Việt Nam là “nền kinh tế thị trường” là “cộng đồng quốc tế” nào ?

Nếu đã được nhìn nhận như thế thì tại sao từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên hiệp Châu Âu (European Union) hãy nhìn nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để được hưởng nhiều ân huệ thuế khoá và mậu dịch với các nhà nước tư bản hàng đầu Thế giới ?

Tổ tiên người Việt đã dậy:”Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Đằng này đã “không biết” mà còn “điếc” nữa thì nghe sao được ?

Do đó mà không lạ khi không làm được thì cứ ỳ ra đấy hay cứ nói qùang rồi muốn ra sao thì ra. -/-

Phạm Trần

(10/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Quyền lực Do Thái
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:52 16/10/2014
Qua những trang trình bày tổng quát về lịch sử dân Do Thái ở trên, từ khởi đầu cho tới ngày hôm nay, có lẽ cũng đủ để cho phép chúng ta trước hết có được một ý niệm và một nhận thức nhất định nào đó về dân tộc đặc biệt này, về một dân tộc mà người ta thường gọi là„Dân riêng của Thiên Chúa“ hay „Dân tuyển chọn của Thiên Chúa.“

Vâng, qua cuốn Kinh Thánh Cựu Ước, cuốn „Sách Thánh“ và đồng thời là cuốn „Sách Lịch Sử“ duy nhất của dân tộc Do Thái, người ta nhận chân được rõ ràng nguồn gốc dân tộc Do Thái không phải phát xuất từ những câu chuyện thần thoại giả tưởng, nhưng được hình thành từ ông Áp-ra-ham, một vị Tổ Phụ khả kính, đầy lòng kính sợ Thiên Chúa và tuyệt đối tin tưởng phó thác vào Người, đã được chính Thiên Chúa Tạo Hóa tuyển chọn (x. St 12,1-2). Và trong suốt dòng lịch sử của dân Do Thái, Thiên Chúa luôn can thiệp một cách trực tiếp: Người cho phép họ được tiếp cận Người như chưa bao giờ có dân nào được như vậy, được nghe các huấn lệnh của Người, được chính Người dẫn dắt và được chứng kiến nhãn tiền những phép lạ cả thể Người làm cho họ. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không hề làm thay cho họ những gì họ phải thực hiện và không hề che chắn cho họ trước những thách đố đầy khó khăn nằm trong tầm tay tự vệ của họ. Đó cũng là cách thức Thiên Chúa luôn đối xử với con người nói chung.

Nhưng một thực tại hiển nhiên và quan trọng khác mà chúng ta cũng có thể khám phá ra được trong quá trình lập nước, xây dựng nước và bảo vệ nước của dân Do Thái, từ khởi thủy cho đến ngày hôm nay, một thực tại mà chúng tôi xin được gọi là „Quyền lực Do Thái.“

Những dòng trình bày về lịch sử dân Do Thái ở trên đã giúp chúng ta biết rõ được thực trạng đau thương của dân tộc này, một dân tộc bé nhỏ nhất thế giới, luôn phải sống trong cảnh bị kỳ thị, bị khinh miệt, bị đàn áp, bị bóc lột, bị hành hạ và bị sát hại dã man, v.v… từ khi họ còn phải sống trong cảnh nô lệ ở Ai-cập cho tới khi được định cư và lập quốc tại xứ Ca-na-an, miền Đất Hứa của họ, nhưng rồi lại triền miên bị các tộc người khác đến đánh chiếm, bị xâm lăng, Đền Thờ Giê-ru-sa-lem bị san bằng, nhiều lần bị trục xuất ra khỏi chính quê hương của mình, trong số đó có ít nhất ba cuộc lưu đày sang Babylon là đau thương và kéo dài nhất, v.v… cho đến cuộc hủy diệt sau cùng do quân Roma gây ra vào năm 70 sau Công Nguyên khi họ đánh thắng cuộc nổi dậy giải phóng quê hương của người Do Thái. Kết cục, Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, các lâu đài dinh thự cũng như nhà cửa trong thành Giê-ru-sa-lem lại hoàn toàn bị tiêu hủy, đến nỗi „không còn tảng đá nào trên tảng đá nào nữa“ mãi cho tới ngày nay, đúng như lời tiên báo của Đức Giêsu. (x. Mt 24,1-2). Còn dân chúng đều bị đưa đi lưu đày khắp tứ phương thiên hạ. Và kể từ năm 1948, khi tân quốc gia Ít-ra-en được tái lập và mọi người Do Thái khắp nơi trên thế giới lần lượt được hồi hương, để rồi biến một tân quốc gia Ít-ra-en nhỏ bé thủa ban đầu với một dân số quá khiêm tốn vào khoảng trên dưới 800.000 người trở thành một quốc gia Ít-ra-en hùng cường, văn minh tiến bộ cao độ và bất khả lấn chiếm bởi bất cứ thế lực ngoại xâm nào như ngày nay với một dân số trên 8.000.000 người.

Nếu người ta có lý khi đưa ra nhận định rằng „trong cái rủi luôn ấn chứa cái may“, thì điều đó hoàn toàn đúng khi đem áp dụng vào hoàn cảnh và định mệnh người Do Thái. Suốt dòng lịch sử của mình, Ít-ra-en đã biết bao lần bị ngoại bang xâm chiếm và dày xéo, dân chúng bị lưu đày, nhất là trong cuộc lưu đày cuối cùng vào đầu Công Nguyên kéo dài gần hai ngàn năm, đất nước hầu như bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nhưng chính trong nỗi bất hạnh tột cùng ấy, chính trong cuộc lưu đày khắp tứ phương thiên hạ không hẹn ngày về ấy, đặc biệt ở Trung Đông, ở các nước Âu Mỹ này lại là một cái may mắn to lớn, là một cái phúc lợi vĩ đại cho người Do Thái nói chung và cho nhà nước Ít-ra-en nói riêng.

Vì trong một cuộc lưu đày kéo dài cả gần hai ngàn năm như thế, người Do Thái một đàng vẫn luôn giữ nguyên được bản sắc và căn tính „Do-thái“ của mình là trung thành tuân giữ Giao Ước giữa Thiên Chúa với Tổ phụ Áp-ra-ham, với Mô-sê và với toàn thể dân tộc họ, tức thực thi các giới răn và huấn lệnh của Thiên Chúa như đã được ghi rõ trong từng trang của Sách Đệ Nhị Luật: KINH THÁNH TÂN ƯC
„Đây là mệnh lệnh, là những thánh chỉ và quyết định mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã truyền phải dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành trong đất anh em sắp sang chiếm hữu. Như vậy anh em cũng như con cháu anh em sẽ kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mọi ngày trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người mà tôi truyền cho anh em, và anh em sẽ được sống lâu. Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe và lo đem những điều ấy ra thực hành; như vậy anh em sẽ được hạnh phúc và trở nên thật đông đảo, trong miền đất tràn trề sữa và mật, như Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, đã phán với anh em. Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em.“ ( Đnl 6,1-9).

Chứ họ không hề để mình đồng hóa với người dân bản xứ trong sự thờ phượng các ngẫu tượng của các dân này, và luôn vọng về cố hương – trước ngày tái lập quốc vào năm 1948, những người Do Thái trên khắp thế giới khi gặp nhau, trước hết họ luôn chúc nhau „sang năm gặp lại tại Giê-ru-sa-lem“ – và một đàng khác họ lại biết sống hòa đồng hoàn toàn vào các sinh hoạt và trở thành công dân thực thụ của những địa phương, nơi họ bị lưu đày. Đây quả thực cả là một phương thức sống vô cùng khôn ngoan của người Do Thái đã giúp cho họ dành được phần thắng lợi về cho mình và cho dân tộc mình.

Sự thành công này của người Do Thái một phần lớn là do họ luôn trung thành ghi lòng tạc dạ và cử hành biến cố Vượt Qua của dân tộc họ, tức biến cố Thiên Chúa đã ra tay giải phóng họ ra khỏi ách nộ lệ lầm than tủi nhục tại Ai-cập qua trung gian người tôi trung của Người là Tổ phụ Mô-sê.
Vâng, nhờ có bản chất thông minh và khôn ngoan thiên phú vượt trội của mình, người Do Thái ở Âu châu cũng như ở trên khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Hoa Kỳ đã nắm vững ưu thế và làm chủ được những lãnh vực quan trọng mang tính cách quyết định của nước sở tại, như nền kinh tế nói chung và lãnh vực ngân hàng tiền tệ nói riêng, các ngành khoa học chủ chốt, các phương tiện truyền thông đại chúng, v.v… Bởi vậy, nếu nước Mỹ là một nước tư bản giàu có hàng đầu thế giới, thì nền tư bản Mỹ phần lớn nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái và nếu thành phố New Yok là thành phố kinh tế đầu não của Mỹ, thì thành phố này lại là thành phố của những người Mỹ gốc Do Thái. Do đó, nếu người ta không muốn nói rằng nền kinh tế Mỹ nằm trong tay người Mỹ gốc Do Thái, thì người ta lại phải chân thành nhìn nhận rằng những người Mỹ gốc Do Thái đang nắm phần chủ động trong việc chi phối nền kinh tế nước này. Nhưng những ai chi phối được nền kinh tế của một đất nước, thì thường cũng chi phối được các lãnh vực khác của nước ấy nữa, như chính trị, văn hóa và xã hội. Đây là quy luật bất thành văn của cuộc sống.

Những nhận định này có thể được coi là một giải mã hợp lý cho „bí mật“ tại sao quốc gia nhỏ bé Ít-ra-en có thể tồn tại, phát triển và nhất là có thể chiến thắng được các kẻ thủ đông số và hùng cường hơn họ gấp trăm gấp ngàn lần. Dĩ nhiên, ý chí tự tồn và bất khuất của người Do Thái là những nhân tố quan trọng mang tính cách quyết định trong sự tồn vong của dân tộc họ. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng người Do Thái chiến đấu bằng các vũ khí tối tân nhất của Mỹ và những viện trợ kinh tế khổng lồ của Mỹ là nền tảng vững chãi cho sự phát triển cần thiết của Ít-ra-en.

Ngoài ra, một yếu tố hết sức quan trọng khác cũng đã góp phần chủ yếu vào việc sinh tồn và bảo vệ an ninh toàn vẹn của Ít-ra-en mà chúng ta cũng không nên bỏ qua, đó là các hoạt động của cơ quan tình báo Mossad của họ. Tuy Ít-ra-en là một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới, nhưng cơ quan tình báo của họ lại có một mạng lưới hoạt động rộng rãi và bao quát nhất thế giới, hữu hiệu và chính xác nhất thế giới, đến nỗi người ta có thể quả quyết không sai rằng cơ quan tình báo Mossad của Ít-ra-en còn vượt mặt cả cơ quan tình báo CIA của Mỹ và cơ quan tình báo KGB của Nga Sô. Một lợi điểm vô cùng quan trọng của cơ quan tình báo Mossad mà các cơ quan tình báo của các nước khác, trong đó kể cả CIA của Mỹ và KGB của Nga Sô, không thể có được là các điệp viên hay các cộng sự viên của cơ quan tình báo Ít-ra-en đã được cấy trồng từ hàng ngàn năm nay qua các biến cố lưu đày ở rải rác khắp nơi trên thế giới. Những người này là công dân thực thụ của các nước sở tại, là thành viên và nói tiếng nói của địa phương ấy, nhưng họ lại là tai mắt cực kỳ bén nhạy của cố hương Ít-ra-en của họ, một cố hương tuy ngàn trùng xa cách về mặt địa lý nhưng lại gần gũi trong chính trái tim dạt dào dòng máu „Do-thái“ của họ, trong chính dòng huyết quản tình tự dân tộc của họ. Vâng, hàng ngàn hàng vạn hay hàng triệu cộng sự viên này của Mossad hành động không hẳn vì tiền bạc hay lợi lộc vật chất, nhưng trước hết và trên hết là vì tình yêu dân tộc, vì lòng ái quốc sâu xa của họ đối với cố hương Ít-ra-en. Và sợi dây nối kết họ lại với nhau và nối kết họ lại với cố hương Ít-ra-en một cách bất khả phân ly như thế, dù họ ở bất cứ phương trời nào trên trái đất này, là cuốn Kinh Thánh Cựu Ước.

Tất cả những điều vừa nói giúp người ta nhận ra được một thực tại cụ thể quá hiển nhiên tại các nước Âu Mỹ ngày nay, đầu não của cả thế giới về nhiều lãnh vực, mà chúng ta khó lòng phủ nhận, đó là người Do Thái thực sự đang nắm giữ một ảnh hưởng quan trọng mang tính cách quyết định, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, kinh tế và ngân hàng, cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở điểm này chúng ta có thể đưa ra một ví dụ cụ thể: Ở Hoa Kỳ hay ở bất cứ quốc gia Tây Âu nào, từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ trưởng cho tới bất cứ một nhân vật quan trọng nào trong xã hội có những phát ngôn hay hành động gây nguy hiểm, bất lợi hay tổn thất cho người Do Thái nói chung và nhà nước Ít-ra-en nói riêng, thì tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước trên thế giới đều đồng loạt lên tiếng phân tách, bình luận và phản đối liên tục một cách gay gắt, mãi cho tới khi nhân vật liên hệ ấy phải từ chức và rút lui về vườn.

Vâng, ngày nay, trên thế giới nói chung và tại các nước Âu Mỹ nói riêng, „Quyền lực Do Thái“ không chỉ là một thực tại minh nhiên mà còn là một quyền lực vô biên!

Nói tóm lại, dù muốn hay không người ta cũng phải chân thành nhìn nhận rằng dân tộc Do Thái quả thực là một dân tộc ưu tú nhất thế giới, oai hùng nhất thế giới, bất khuất nhất thế giới và, vì thế, nổi danh nhất thế giới. Đây chính là điểm khiến người ta tự hỏi: Phải chăng lời hứa của Thiên Chúa với ông Áp-ra-ham, Tổ phụ dân Do Thái từ ngàn năm trước là „làm cho ông thành một dân tộc lớn, sẽ chúc phúc cho ông và sẽ làm tên tuổi ông được lẫy lừng“ (x. St 12,2) nay đã được hiện thực hóa?

(Trích trong tác phẩm: Lm Nguyễn Hữu Thy: “Tôi đi hành hương Thánh Địa Ít-ra-en“, Trier 2014)
 
Thông Báo
Đính chính về bài Đôi nét hội thảo : Kỷ Niệm 50 năm áp dụng huấn thị Plane compertum est
Lm. Trịnh Tín Ý
08:16 16/10/2014
Đính chính về bài Đôi nét hội thảo : Kỷ Niệm 50 năm áp dụng huấn thị Plane compertum est

Ban Thư Ký Hội Thảo Kỷ Niệm 50 Năm Áp Dụng Huấn Thị Plane Compertum Est về Tôn Kính Ổng Bà Tổ Tiên tổ chức ngy 25&26 thng 9 năm 2014 xin đính chính bài viết Đôi Nét về Hội Thảo đăng trên Vietcatholic và các trang mạng giáo phận tại VN tại Phần Định Hướng Lòng Tôn Kính Tổ Tiên Theo Lối Nhìn Thần Học.

THAY VÌ:
“Công Đồng đã nhìn nhận các tôn giáo như những con đường cứu độ” (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân 16-17, Tuyên Ngôn về Thời Đại Chúng ta Nostra Aetate số 2 và sắc lệnh Ad Gentes 3,9,11).

XIN SỬA CHO ĐÚNG NGUYÊN BẢN:
Công Đồng vẫn chưa chính thức nhìn nhận các tôn giáo này như những “con đường cứu độ”. Những bản văn chính liên quan đến vấn đề này là Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân” số 16-17, Tuyên Ngôn về “Thời Đại Chúng Ta”(Nostra Aetate) số 2 và Sắc Lệnh “Ad Gentes” các số 3, 9 và 11.

 
Văn Hóa
Kinh Mân Côi
Đinh Văn Tiến Hùng
13:53 16/10/2014
Kinh MÂN CÔI

Mân Côi mở cửa Nước Trời
Mưa Hồng ân xuống cho đời hoan ca.

Kính chào Trinh Nữ hiển vinh,
Ngôi Hai bỏ chốn thiên đình cao sang,
Hạ sinh trần thế nghèo nàn,
Chọn Bà làm Mẹ vinh quang hơn người.

Mừng đón hạnh phúc tuyệt vời,
Nhờ ơn cứu độ loài người đổi thay,
Lời nguyền xoá tội từ đây,
Này E-Và Mới tràn đầy hồng ân.

MARIA trinh tuyết vô ngần,
Một lời thề hứa Xin Vâng vẹn toàn,
Đồng Công Cứu Chuộc nhân gian,
Cùng Con Thiên Chúa chu toàn hiến dâng.

ĐẦY tràn phúc lộc bội phần,
Từ tay Thiên Chúa nguồn ân cứu đời,
Nghiêng mình con cúi xin Người,
Tuôn ơn lành xuống như trời đổ mưa.

ƠN Mẹ con nói sao vừa,
Ngàn lời ca tụng vẫn chưa thỏa lòng,
Đời con chỉ biết cậy trông,
Phó dâng tay Mẹ xác thân tâm hồn.

PHÚC thay những lúc cô đơn,
Về nương bóng Mẹ là nguồn ủi an,
Cuộc đời dù lắm gian nan,
Không còn đau khổ với hàng lệ rơi.

ĐỨC Maria Mẹ Chúa Trời,
Trạng Sư quyền thế muôn đời ngợi ca,
Người là Từ Mẫu giao hoà,
Cầu xin Thượng Đế thứ tha loài người.

CHÚA yêu con lắm Mẹ ơi,
Đem thân xác xuống làm người trần gian,
Cùng Mẹ nhận sống cơ hàn,
Chết trên Thập Giá ơn ban cứu đời.

TRỜI cao giáng phúc muôn nơi,
Mưa hồng ân xuống đất trời hoan ca,
Gieo nguồn nắng ấm chan hoà,
Làm cho trần thế nở hoa reo mừng.

Ở đời kiếp sống mông lung,
Biển trần giông tố chập chùng vây quanh,
Thuyền con lạc lối bồng bềnh,
Mẹ là Sao Sáng lộ trình dẫn đưa.

CÙNG con ngày tháng sớm trưa,
Ủi an phù trợ dẫn đưa ân cần,
Đời con đã biết bao lần,
Mẹ luôn che chở tấm thân mọn hèn.

BÀ được Thiên Chúa nâng lên,
Xác hồn thanh khiết ngự trên thiên đình,
Loài người,muôn vật cúi mình,
Tôn vinh Mẹ Chúa hiển vinh ngàn đời.

Đinh văn Tiến Hùng
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Thu
Lê Trị
21:26 16/10/2014
SỚM THU
Ảnh của Lê Trị
Mùa thu ngang qua trời viễn xứ
Buồn như đôi mắt người năm xưa
Từ độ rừng thu thay sắc lá
Bao mùa thu qua chở hẹn hò.
(Trích thơ của Miên Thụy)