Phụng Vụ - Mục Vụ
Tái sinh trong phép rửa có nghĩa là gì?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
15:57 17/10/2010
Để trả lời cho câu hỏi trên, trước hết chúng ta cần đọc lại lời Chúa trong Tin Mừng Thánh Gioan khi Chúa Giêsu nói với Ni-Cô-đê-mô như sau: “Thật, tôi bảo thật ông: Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bới nước và Thần Khí ”(Ga 3: 5)
Trong Tin Mừng Thánh Mác-cô Chúa cũng nói rõ: Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ, còn Ai không tin, sẽ bị kết án” (Mc 16: 16)
Như thế, có nghĩa là nếu không được tái sinh “bởi nước và Thần Khí” qua Phép Rửa (Baptism) thì không ai có thể được vào Nước Trời để hưởng vinh phúc đời đời với Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô.
I- Trước hết, tại sao cần phải tái sinh (rebirth) bởi nước và Thần Khí?
Muốn hiểu điều Chúa Giêsu nói trên với Ni-cô-đê-mô, chúng ta cẩn đọc lại Kinh Thánh về nguồn gốc con người và tội của nguyên tổ (original sin) như được ghi lại trong Chương 1 và 3 Sách Sáng Thế
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng con người “giống như hình ảnh của Thiên Chúa” để cho con người được tham dự vào đời sống thần linh (divine life) của Người và làm “bá chủ” trái đất và mọi sinh vật trên mặt đất này. Đó là tình trạng ơn phúc đặc biết mà nguyên tổ loài người là Adam và Eva đã được vui hưởng trước khi phạm tội bất phục tùng Thiên Chúa.
Trong tình trạng ơn phúc đó, hai vợ chồng đầu tiên này “đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau” (St 2: 25). Họ sống hạnh phúc trong vườn đia đàng, nơi họ được phép ăn mọi thứ hoa trái ở nơi đây trừ “trái của cây biết điều thiện điều ác” là trái cây mà Thiên Chúa cấm hai người không được ăn, “vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn người sẽ phái chết” (St 2: 17)
Nhưng cái chết mà Thiên Chúa nói ở đây có nghĩa là gì?
Có phải là cái chết của thân xác hay của linh hồn, tức là chấm dứt đời sống thần linh với Thiên Chúa?
Chắc chắn không phải là cái chết về thể lý vì con “ngươi là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất” (St 3: 19) là lẽ tự nhiên như Thiên Chúa đã nói với Adam. Ngược lại, cái chết đáng sợ hơn mà Thiên Chúa muốn nói cho hai ông bà cũng như cho tất cả loài người nói chung là cái chết về mặt thiêng liêng mà hậu quả lớn lao nhất là bị cắt đứt mọi tình thân với Thiên Chúa là nguồn hanh phúc và vinh quang của các thánh, các Thiên Thần và những ai sống trong tình thương và ơn phúc của Người.
Vì thế, sau khi phạm tội trái mệnh lệnh của Thiên Chúa, Adam và Eva đã chết trong đời sống thần linh mà hai người đã được diễm phúc chia sẻ với Thiên Chúa trước khi họ phạm tội.
Cái chết này cũng đã cướp đi mất của họ tình trạng ơn phức gọi là “sự ngây thơ công chính ban đầu (Original innocence and justice) mà nhờ đó hai người đã được bảo vệ cho đứng vững trước mọi nguy cơ sa ngã. Nhưng họ đã vấp ngã không phải vì yếu đuối con người như chúng ta ngày nay mà vì họ đã sử dụng ý muốn tự do (free will), một đặc ân mà Thiên Chúa đã ban và tôn trọng cho con người được sử dụng bao lâu còn sống trên trần thế này để hoặc sống theo đường lối của Chúa hay quay lưng lại với Người để tự do sống và làm điều mình ước muốn.
Con rắn Satan biết Adam và Eva sẽ chết vì mất sự sống thần linh, mất thân tình với Thiên Chúa. nếu họ ăn trái cấm. Đó chính là điều nó mong muốn, nên rắn đã khéo léo lừa dối Eva rằng: “chẳng chết chóc gì đâu” cứ ăn đi và sẽ “nên như những vị thần biết điều thiện, điều ác”. (St 3: 5)
Và quả nhiên, sau khi ăn trái cấm, Adam và Eva đã không chết ngay về thể lý như con rắn đã nói mà chỉ lập tức đối diện ngay với hậu quả trước tiên là “bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân” (St 3: 7).
Từ đó họ sợ hãi và đi trốn giữa đám cây trong vườn vì không dám ra giáp mặt Thiên Chúa khi Người xuất hiện đi tìm họ. Như thế, sự xấu hổ và sợ hãi là hậu quả nhãn tiền trước tiên của thực thể mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất thân tình và niềm vui được chia sẻ đời sống thần linh với Người.
Và đây chính là cái chết mà Thiên Chúa đã cảnh cáo Adam.
Cũng trong ý nghĩa của sự chết nói trên, ông Môsê cũng đã nói với dân Do Thái như sau: “Hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn hoặc là được sống và hạnh phúc hoặc là phải chết, bị tai hoa…” (Đnl 30: 15)
Được sống và hạnh phúc có nghĩa được sống trong tình yêu và an vui, hạnh phúc với Thiên Chúa ngay ở đời này trước khi được trọn vẹn chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa trong cõi vĩnh hằng. Và đau khổ lớn lao nhất cho con người là phải lìa xa Thiên Chúa là cội nguồn của mọi vinh quang và hạnh phúc bất diệt.
Tội của Adam và Eva chắc chắn không đẹp lòng Chúa và đã làm mất ơn nghĩa với Người, nhưng vì Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, giầu lòng sót thương và tha thứ như được ca ngợi trong các Thánh Vinh sau đây: “Người nổi giận, giận trong giây lát, nhưng yêu thương, thương suốt cả đời” (Tv 30: 6)
Hoặc: “Chúa là Đấng tử bi nhân hậu. Người chậm giận và giầu tình thương.” (Tv 103: 8)
Cho nên,Thiên Chúa đã sớm nguôi giận để sai Con Một của Người là Chúa Kitô xuống trần gian cứu chuộc cho nhân lại khỏi chết đời đời vì tội của Nguyên tổ như Thánh Phaolô đã dạy: “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (Rm 5: 15)
Chính vì lý do con người đã chết vì tội bất phục tùng, chết vì mất sự sống thần linh và thân tình với Thiên Chúa, cho nên nhờ công nghiệp của Chúa Cứu Thế Giêsu mà con người được tha thứ tội lỗi để có hy vọng được cứu rỗi. Nhưng muốn được cứu rỗi thì trước tiên phải được tái sinh qua Phép Rửa để bước vào sự sống mới và lấy lại tình thân với Thiên Chúa như Thánh Phaolô đã nói rõ như sau: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Giêsu Kitô, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng sẽ được sống một đời sống mới.” (Rm 6: 3-4).
Đời sống mới mà Thánh Phaolô nói trên đậy là đời sống theo thần khí, đời sống trong ơn sủng và tình thân với Thiên Chúa trước khi được vui hưởng hạnh phúc Thiên Đàng và “được thông phần bản tính Thiên Chúa” như Thánh Phêrô đã dạy (2 Pr 1: 4)
II- Thực trạng của con người sau khi chịu Phép Rửa
Mặc dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô có giá trị tuyệt đối và Phép Rửa một lần tẩy sạch mọi tội nguyên tổ và cá nhân, nhưng không tiêu diệt hết mọi mầm mống của tội lỗi và trả lại cho con người bản chất tôt lành như Adam và Eva đã có trước khi phạm tội.
Ngược lại, theo giáo lý sau đây của Giáo Hội thì: “Nơi người đã được rửa tội, một số những hậu quả của tội lỗi vẫn còn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết, hoặc những yếu đuối gắn liền vói sự sống, như yếu đuối về tình dục v.v và nhất là sự hướng chiều về tội lỗi mà Truyền thống gọi là tình dục, và theo ẩn dụ, được gọi là “lò phát sinh ra tội lỗi (forms percati) “được để lại cho ta phải chiến đấu với nó”. Tình dục không có khả năng gây hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ơn sủng của Chúa Kitô. (SGLGHCG, số 1264).
Lời dạy trên đã phản ảnh thực tế và thực thể (reality and entity) là từ trẻ con cho đến người lớn, sau khi được rửa tội, con người không tức khắc trở nên giống như các thiên thần và không còn biết gì về tội lỗi nữa. Ngược lại, mặc dù với lợi ích thiêng liêng lớn lao là được tái sinh trong sự sống mới, được trả lại địa vị là con cái Thiên Chúa, và trở nên dân tộc thánh, nhưng phép rửa không bảo đảm cho con người luôn đứng vững trong ơn sủng lớn lao đó, cũng như bảo đảm cho con người sẽ lớn lên trong đức tin và ơn thánh.. Nói thế, không có nghĩa là bí tích Rửa tội không có hiệu quả lâu dài, mà vì con người còn có tự do (free will) để hoặc cộng tác với ơn Chúa hoặc từ chối để sống theo ý riêng của mình sau khi được rửa tội.
Nói khác đi, đây là thực tế: trẻ em sau khi được rửa tội, nếu cha mẹ và người đỡ đầu (godparents) không giúp đỡ cho em lớn lên trong đức tin bằng cách hướng dẫn và dạy dỗ cho em biết về Chúa, về sự thiện sự xấu, thì em sẽ không tự mình hiểu biết và tăng trưởng trong đức tin được. Cụ thể hơn nữa, nếu cha mẹ không cho con cái đi học giáo lý để xưng tội và rước Chúa lần đầu, cũng như không dạy con cái đọc kinh cầu nguyện trong gia đình và đem chúng đến nhà thờ để tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện chung với cộng đoàn đức tin là giáo xứ, mà chỉ lo cho chúng đi học chữ, học nhạc, học nhẩy nhót, ca múa.., thì đức tin mà chúng lãnh nhân khi được rửa tội sẽ ví như hạt giống gieo vào chỗ đất cứng không được tưới nước nên sẽ chết khô mà không lớn lên để sinh hoa kết trái gì được.
Cũng vậy, người lớn (tân tòng) nếu không được học hỏi giáo lý cách chu đáo để dục lòng tin hiệu quả của Phép rửa là được tái sinh trong sự sống mới, trở thành người mới về mặt thiêng liêng và cố gắng sống với đời sống mới này thì việc rửa tội cũng như đổ nước trên đầu vịt mà thôi.
Thực tế ở khắp nơi cho thấy là có biết bao người đã chịu Phép rửa, Thêm sức nhưng nay đã chối bỏ đức tin Công giáo để để sống như người vô thần, hay gia nhập một giáo phái khác, hoặc tệ hại nhơ nữa là lao mình vào những con đường tội lỗi đưa đến hư mất đòi đời. Trong số những kẻ gian ác, giết người, trộm cắp, dâm ô, khủng bố và tôn thờ “văn hóa sự chết” ở khắp nơi trên thế giới hiện nay, chắn chắn có những người đã lãnh phép rửa khi còn bé, hay mới theo Đạo sau này, nhưng đã không sống nhưng cam kết khi được rủa tội là yêu mến Thiên Chúa trên hết mội sự và từ bỏ Satan và mọi quyến rũ của nó đi vào đường tội lỗi.
Đặc biệt, cũng có nhiều linh mục, tu sĩ đã bỏ đời sống tận hiến, thậm chí có một Tổng giám mục Phi Châu còn từ bỏ Giáo Hội Công Giáo để gia nhập “Đạo Mum” bên Đại Hàn và lấy vợ công khai, gây tai tiếng cho Giáo Hội cách nay mấy năm!
Như thế cho thấy là nếu con người sử dụng tự do của mình để sống theo ý riêng thì Thiên Chúa sẽ không can thiệp, không ngăn cấm để mặc cho con người tự do làm và sống nhưng sẽ phải chiu trách nhiệm về mọi việc mình làm. Do đó, mới có vấn đề thưởng hay đặt ra cho con người trước Thiên Chúa là tình thương nhưng cũng rất công minh khi phán xét con người.
Liên quan đến hiệu quả của Phép rửa, vì người ta không thấy nhãn tiền kết quả thiêng liêng của bí tích này nên ngay cả người công giáo, được rửa tội từ bé, cũng có người đã nói: tôi có thấy được tái sinh, hay sống lại ở chỗ nào đâu! tôi vẫn thấy tôi là con người cũ với những tật xấu quen thuộc mà!
Đúng, nếu nhìn sự chết đi hay sống lại trong ơn thánh với nhãn quan con người, thì không ai có thể thấy được cái gì là cụ thể như bỏ mấy quarter (tiền kim loại 25 cents) vào máy bán đồ ăn đồ uống, thì nhấn nút máy sẽ chạy ra món đồ hay lon nước mình muốn mua.
Đời sống thiêng liêng không bao giờ có thể kiểm chứng được bằng bất cứ phương pháp thực nghiệm nào. Đức tin cũng vậy.Chỉ có người thực tâm tin, thành tâm cầu nguyện và dùng tự do của mình để cố gắng sống những gì đức tin đòi hỏi thì mới cảm nhận được sự thay đổi nội tâm mà thôi.
Đó chính là điều Thánh Phaolô đã nói với tín hữu giáo đoàn Ê-phê-sô như sau: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối. Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”. (Ep 4: 23-24)
Tại sao Thánh Phaolô phải khuyên tín hữu những lời trên đây? Lý do như đã nói ở trên là con người vẫn còn tự do (free will) để lựa chọn sau khi đã được “tái sinh” qua phép rửa. Nghĩa là vẫn có thể quay lại lối sống cũ để làm nô lệ cho tội lỗi, cho ma quỉ thay vì quyết tâm từ bỏ chúng để sống theo đường lối của Chúa hầu được cứu rỗi.
Cuộc chiến nội tâm để chọn lựa theo Chúa hay theo ma quỷ sẽ tiếp diễn cho đến hơi thở cuối cùng của đời người. Và những ai chiến đấu trong trận chiến thiêng liêng này cũng được ví như những lực sĩ điền kinh thi đấu trên thao trường và họ “sẽ không đoạt vòng hoa chiến thắng, nếu không thi đấu theo luật lệ”. (2 Tm 2: 5)
Nói khác đi, rửa tội rồi mà không sống những đòi hỏi của bí tích này là yêu mến Chúa hết lòng và xa tránh mọi tội lỗi thì cũng vô ích mà thôi, vì phép rửa tự nó không ép buộc con người phải sống, phải làm những gì phù hợp với Thánh Ý Chúa, mà chỉ mở ra cho con người một hướng đi mới để tùy con người lựa chọn hoặc muốn bước đi hay quay ngược trở lại.
Vậy muốn sống những cam kết khi lãnh phép rửa, muốn lớn lên trong đức tin và sống theo Thần Khí thì phải quyết tâm từ bỏ những gì đi ngược với những đòi hỏi của đức tin. Cụ thể phải xa lìa, chê ghét mọi tội lỗi vì chỉ có tội mới ngăn cách con người khỏi Thiên Chúa và lại tước mất ơn tái sinh của phép rửa. Do đó, để sống ơn tái sinh, tăng trưởng trong tình yêu và thân tình với Chúa, đức tin phải được nuôi dưỡng bằng lời Chúa, bằng siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích hòa giải và nhất là Thánh Thể để ngày một trở nên giống Chúa Kitô đến nỗi có thể nói được như Thánh Phaolô là: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2: 20)
Tóm lại, dù tình thương và ơn tha thứ của Chúa là vô biên, dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá, và dù phép rửa đã tái sinh con người trong sự sống mới, nhưng nếu con người không thực tâm và cố gắng cộng tác với ơn Chúa thì Chúa không thể cứu ai được.
Công nghiệp của Chúa Kitô, tình thương vô biên của Chúa Cha, và ơn tái sinh của Phép rửa được tạm ví như một giòng suối nước cuồn cuộn chảy không ngừng và vô tân.
Nhưng người nằm bên giòng suối đó vẫn chết khát, nếu không tự mình cúi xuống múc lấy nước mà uống, vì nước không có chức năng phải nhảy lên từ giòng nước để chảy vào miệng người đang khát nằm trên bờ.
Trong Tin Mừng Thánh Mác-cô Chúa cũng nói rõ: Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ, còn Ai không tin, sẽ bị kết án” (Mc 16: 16)
Như thế, có nghĩa là nếu không được tái sinh “bởi nước và Thần Khí” qua Phép Rửa (Baptism) thì không ai có thể được vào Nước Trời để hưởng vinh phúc đời đời với Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Kitô.
I- Trước hết, tại sao cần phải tái sinh (rebirth) bởi nước và Thần Khí?
Muốn hiểu điều Chúa Giêsu nói trên với Ni-cô-đê-mô, chúng ta cẩn đọc lại Kinh Thánh về nguồn gốc con người và tội của nguyên tổ (original sin) như được ghi lại trong Chương 1 và 3 Sách Sáng Thế
Thật vậy, Thiên Chúa đã tạo dựng con người “giống như hình ảnh của Thiên Chúa” để cho con người được tham dự vào đời sống thần linh (divine life) của Người và làm “bá chủ” trái đất và mọi sinh vật trên mặt đất này. Đó là tình trạng ơn phúc đặc biết mà nguyên tổ loài người là Adam và Eva đã được vui hưởng trước khi phạm tội bất phục tùng Thiên Chúa.
Trong tình trạng ơn phúc đó, hai vợ chồng đầu tiên này “đều trần truồng mà không xấu hổ trước mặt nhau” (St 2: 25). Họ sống hạnh phúc trong vườn đia đàng, nơi họ được phép ăn mọi thứ hoa trái ở nơi đây trừ “trái của cây biết điều thiện điều ác” là trái cây mà Thiên Chúa cấm hai người không được ăn, “vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn người sẽ phái chết” (St 2: 17)
Nhưng cái chết mà Thiên Chúa nói ở đây có nghĩa là gì?
Có phải là cái chết của thân xác hay của linh hồn, tức là chấm dứt đời sống thần linh với Thiên Chúa?
Chắc chắn không phải là cái chết về thể lý vì con “ngươi là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất” (St 3: 19) là lẽ tự nhiên như Thiên Chúa đã nói với Adam. Ngược lại, cái chết đáng sợ hơn mà Thiên Chúa muốn nói cho hai ông bà cũng như cho tất cả loài người nói chung là cái chết về mặt thiêng liêng mà hậu quả lớn lao nhất là bị cắt đứt mọi tình thân với Thiên Chúa là nguồn hanh phúc và vinh quang của các thánh, các Thiên Thần và những ai sống trong tình thương và ơn phúc của Người.
Vì thế, sau khi phạm tội trái mệnh lệnh của Thiên Chúa, Adam và Eva đã chết trong đời sống thần linh mà hai người đã được diễm phúc chia sẻ với Thiên Chúa trước khi họ phạm tội.
Cái chết này cũng đã cướp đi mất của họ tình trạng ơn phức gọi là “sự ngây thơ công chính ban đầu (Original innocence and justice) mà nhờ đó hai người đã được bảo vệ cho đứng vững trước mọi nguy cơ sa ngã. Nhưng họ đã vấp ngã không phải vì yếu đuối con người như chúng ta ngày nay mà vì họ đã sử dụng ý muốn tự do (free will), một đặc ân mà Thiên Chúa đã ban và tôn trọng cho con người được sử dụng bao lâu còn sống trên trần thế này để hoặc sống theo đường lối của Chúa hay quay lưng lại với Người để tự do sống và làm điều mình ước muốn.
Con rắn Satan biết Adam và Eva sẽ chết vì mất sự sống thần linh, mất thân tình với Thiên Chúa. nếu họ ăn trái cấm. Đó chính là điều nó mong muốn, nên rắn đã khéo léo lừa dối Eva rằng: “chẳng chết chóc gì đâu” cứ ăn đi và sẽ “nên như những vị thần biết điều thiện, điều ác”. (St 3: 5)
Và quả nhiên, sau khi ăn trái cấm, Adam và Eva đã không chết ngay về thể lý như con rắn đã nói mà chỉ lập tức đối diện ngay với hậu quả trước tiên là “bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân” (St 3: 7).
Từ đó họ sợ hãi và đi trốn giữa đám cây trong vườn vì không dám ra giáp mặt Thiên Chúa khi Người xuất hiện đi tìm họ. Như thế, sự xấu hổ và sợ hãi là hậu quả nhãn tiền trước tiên của thực thể mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất thân tình và niềm vui được chia sẻ đời sống thần linh với Người.
Và đây chính là cái chết mà Thiên Chúa đã cảnh cáo Adam.
Cũng trong ý nghĩa của sự chết nói trên, ông Môsê cũng đã nói với dân Do Thái như sau: “Hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn hoặc là được sống và hạnh phúc hoặc là phải chết, bị tai hoa…” (Đnl 30: 15)
Được sống và hạnh phúc có nghĩa được sống trong tình yêu và an vui, hạnh phúc với Thiên Chúa ngay ở đời này trước khi được trọn vẹn chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa trong cõi vĩnh hằng. Và đau khổ lớn lao nhất cho con người là phải lìa xa Thiên Chúa là cội nguồn của mọi vinh quang và hạnh phúc bất diệt.
Tội của Adam và Eva chắc chắn không đẹp lòng Chúa và đã làm mất ơn nghĩa với Người, nhưng vì Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, giầu lòng sót thương và tha thứ như được ca ngợi trong các Thánh Vinh sau đây: “Người nổi giận, giận trong giây lát, nhưng yêu thương, thương suốt cả đời” (Tv 30: 6)
Hoặc: “Chúa là Đấng tử bi nhân hậu. Người chậm giận và giầu tình thương.” (Tv 103: 8)
Cho nên,Thiên Chúa đã sớm nguôi giận để sai Con Một của Người là Chúa Kitô xuống trần gian cứu chuộc cho nhân lại khỏi chết đời đời vì tội của Nguyên tổ như Thánh Phaolô đã dạy: “Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.” (Rm 5: 15)
Chính vì lý do con người đã chết vì tội bất phục tùng, chết vì mất sự sống thần linh và thân tình với Thiên Chúa, cho nên nhờ công nghiệp của Chúa Cứu Thế Giêsu mà con người được tha thứ tội lỗi để có hy vọng được cứu rỗi. Nhưng muốn được cứu rỗi thì trước tiên phải được tái sinh qua Phép Rửa để bước vào sự sống mới và lấy lại tình thân với Thiên Chúa như Thánh Phaolô đã nói rõ như sau: “Anh em không biết rằng: khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Giêsu Kitô, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, chúng ta cũng sẽ được sống một đời sống mới.” (Rm 6: 3-4).
Đời sống mới mà Thánh Phaolô nói trên đậy là đời sống theo thần khí, đời sống trong ơn sủng và tình thân với Thiên Chúa trước khi được vui hưởng hạnh phúc Thiên Đàng và “được thông phần bản tính Thiên Chúa” như Thánh Phêrô đã dạy (2 Pr 1: 4)
II- Thực trạng của con người sau khi chịu Phép Rửa
Mặc dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô có giá trị tuyệt đối và Phép Rửa một lần tẩy sạch mọi tội nguyên tổ và cá nhân, nhưng không tiêu diệt hết mọi mầm mống của tội lỗi và trả lại cho con người bản chất tôt lành như Adam và Eva đã có trước khi phạm tội.
Ngược lại, theo giáo lý sau đây của Giáo Hội thì: “Nơi người đã được rửa tội, một số những hậu quả của tội lỗi vẫn còn tồn tại, như những đau khổ, bệnh tật, sự chết, hoặc những yếu đuối gắn liền vói sự sống, như yếu đuối về tình dục v.v và nhất là sự hướng chiều về tội lỗi mà Truyền thống gọi là tình dục, và theo ẩn dụ, được gọi là “lò phát sinh ra tội lỗi (forms percati) “được để lại cho ta phải chiến đấu với nó”. Tình dục không có khả năng gây hại cho những người không chiều theo nó mà còn chống lại cách can đảm nhờ ơn sủng của Chúa Kitô. (SGLGHCG, số 1264).
Lời dạy trên đã phản ảnh thực tế và thực thể (reality and entity) là từ trẻ con cho đến người lớn, sau khi được rửa tội, con người không tức khắc trở nên giống như các thiên thần và không còn biết gì về tội lỗi nữa. Ngược lại, mặc dù với lợi ích thiêng liêng lớn lao là được tái sinh trong sự sống mới, được trả lại địa vị là con cái Thiên Chúa, và trở nên dân tộc thánh, nhưng phép rửa không bảo đảm cho con người luôn đứng vững trong ơn sủng lớn lao đó, cũng như bảo đảm cho con người sẽ lớn lên trong đức tin và ơn thánh.. Nói thế, không có nghĩa là bí tích Rửa tội không có hiệu quả lâu dài, mà vì con người còn có tự do (free will) để hoặc cộng tác với ơn Chúa hoặc từ chối để sống theo ý riêng của mình sau khi được rửa tội.
Nói khác đi, đây là thực tế: trẻ em sau khi được rửa tội, nếu cha mẹ và người đỡ đầu (godparents) không giúp đỡ cho em lớn lên trong đức tin bằng cách hướng dẫn và dạy dỗ cho em biết về Chúa, về sự thiện sự xấu, thì em sẽ không tự mình hiểu biết và tăng trưởng trong đức tin được. Cụ thể hơn nữa, nếu cha mẹ không cho con cái đi học giáo lý để xưng tội và rước Chúa lần đầu, cũng như không dạy con cái đọc kinh cầu nguyện trong gia đình và đem chúng đến nhà thờ để tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện chung với cộng đoàn đức tin là giáo xứ, mà chỉ lo cho chúng đi học chữ, học nhạc, học nhẩy nhót, ca múa.., thì đức tin mà chúng lãnh nhân khi được rửa tội sẽ ví như hạt giống gieo vào chỗ đất cứng không được tưới nước nên sẽ chết khô mà không lớn lên để sinh hoa kết trái gì được.
Cũng vậy, người lớn (tân tòng) nếu không được học hỏi giáo lý cách chu đáo để dục lòng tin hiệu quả của Phép rửa là được tái sinh trong sự sống mới, trở thành người mới về mặt thiêng liêng và cố gắng sống với đời sống mới này thì việc rửa tội cũng như đổ nước trên đầu vịt mà thôi.
Thực tế ở khắp nơi cho thấy là có biết bao người đã chịu Phép rửa, Thêm sức nhưng nay đã chối bỏ đức tin Công giáo để để sống như người vô thần, hay gia nhập một giáo phái khác, hoặc tệ hại nhơ nữa là lao mình vào những con đường tội lỗi đưa đến hư mất đòi đời. Trong số những kẻ gian ác, giết người, trộm cắp, dâm ô, khủng bố và tôn thờ “văn hóa sự chết” ở khắp nơi trên thế giới hiện nay, chắn chắn có những người đã lãnh phép rửa khi còn bé, hay mới theo Đạo sau này, nhưng đã không sống nhưng cam kết khi được rủa tội là yêu mến Thiên Chúa trên hết mội sự và từ bỏ Satan và mọi quyến rũ của nó đi vào đường tội lỗi.
Đặc biệt, cũng có nhiều linh mục, tu sĩ đã bỏ đời sống tận hiến, thậm chí có một Tổng giám mục Phi Châu còn từ bỏ Giáo Hội Công Giáo để gia nhập “Đạo Mum” bên Đại Hàn và lấy vợ công khai, gây tai tiếng cho Giáo Hội cách nay mấy năm!
Như thế cho thấy là nếu con người sử dụng tự do của mình để sống theo ý riêng thì Thiên Chúa sẽ không can thiệp, không ngăn cấm để mặc cho con người tự do làm và sống nhưng sẽ phải chiu trách nhiệm về mọi việc mình làm. Do đó, mới có vấn đề thưởng hay đặt ra cho con người trước Thiên Chúa là tình thương nhưng cũng rất công minh khi phán xét con người.
Liên quan đến hiệu quả của Phép rửa, vì người ta không thấy nhãn tiền kết quả thiêng liêng của bí tích này nên ngay cả người công giáo, được rửa tội từ bé, cũng có người đã nói: tôi có thấy được tái sinh, hay sống lại ở chỗ nào đâu! tôi vẫn thấy tôi là con người cũ với những tật xấu quen thuộc mà!
Đúng, nếu nhìn sự chết đi hay sống lại trong ơn thánh với nhãn quan con người, thì không ai có thể thấy được cái gì là cụ thể như bỏ mấy quarter (tiền kim loại 25 cents) vào máy bán đồ ăn đồ uống, thì nhấn nút máy sẽ chạy ra món đồ hay lon nước mình muốn mua.
Đời sống thiêng liêng không bao giờ có thể kiểm chứng được bằng bất cứ phương pháp thực nghiệm nào. Đức tin cũng vậy.Chỉ có người thực tâm tin, thành tâm cầu nguyện và dùng tự do của mình để cố gắng sống những gì đức tin đòi hỏi thì mới cảm nhận được sự thay đổi nội tâm mà thôi.
Đó chính là điều Thánh Phaolô đã nói với tín hữu giáo đoàn Ê-phê-sô như sau: “Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối. Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”. (Ep 4: 23-24)
Tại sao Thánh Phaolô phải khuyên tín hữu những lời trên đây? Lý do như đã nói ở trên là con người vẫn còn tự do (free will) để lựa chọn sau khi đã được “tái sinh” qua phép rửa. Nghĩa là vẫn có thể quay lại lối sống cũ để làm nô lệ cho tội lỗi, cho ma quỉ thay vì quyết tâm từ bỏ chúng để sống theo đường lối của Chúa hầu được cứu rỗi.
Cuộc chiến nội tâm để chọn lựa theo Chúa hay theo ma quỷ sẽ tiếp diễn cho đến hơi thở cuối cùng của đời người. Và những ai chiến đấu trong trận chiến thiêng liêng này cũng được ví như những lực sĩ điền kinh thi đấu trên thao trường và họ “sẽ không đoạt vòng hoa chiến thắng, nếu không thi đấu theo luật lệ”. (2 Tm 2: 5)
Nói khác đi, rửa tội rồi mà không sống những đòi hỏi của bí tích này là yêu mến Chúa hết lòng và xa tránh mọi tội lỗi thì cũng vô ích mà thôi, vì phép rửa tự nó không ép buộc con người phải sống, phải làm những gì phù hợp với Thánh Ý Chúa, mà chỉ mở ra cho con người một hướng đi mới để tùy con người lựa chọn hoặc muốn bước đi hay quay ngược trở lại.
Vậy muốn sống những cam kết khi lãnh phép rửa, muốn lớn lên trong đức tin và sống theo Thần Khí thì phải quyết tâm từ bỏ những gì đi ngược với những đòi hỏi của đức tin. Cụ thể phải xa lìa, chê ghét mọi tội lỗi vì chỉ có tội mới ngăn cách con người khỏi Thiên Chúa và lại tước mất ơn tái sinh của phép rửa. Do đó, để sống ơn tái sinh, tăng trưởng trong tình yêu và thân tình với Chúa, đức tin phải được nuôi dưỡng bằng lời Chúa, bằng siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích hòa giải và nhất là Thánh Thể để ngày một trở nên giống Chúa Kitô đến nỗi có thể nói được như Thánh Phaolô là: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2: 20)
Tóm lại, dù tình thương và ơn tha thứ của Chúa là vô biên, dù công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá, và dù phép rửa đã tái sinh con người trong sự sống mới, nhưng nếu con người không thực tâm và cố gắng cộng tác với ơn Chúa thì Chúa không thể cứu ai được.
Công nghiệp của Chúa Kitô, tình thương vô biên của Chúa Cha, và ơn tái sinh của Phép rửa được tạm ví như một giòng suối nước cuồn cuộn chảy không ngừng và vô tân.
Nhưng người nằm bên giòng suối đó vẫn chết khát, nếu không tự mình cúi xuống múc lấy nước mà uống, vì nước không có chức năng phải nhảy lên từ giòng nước để chảy vào miệng người đang khát nằm trên bờ.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 17/10/2010
LÚC NÀY THUA, LÚC KHÁC ĐƯỢC LẠI
Cuối năm Vương Mãng, sau khi Lưu Tú được giúp đỡ lên ngôi thiên tử thì phong cho Bằng Dị làm chinh tây đại tướng quân, phát động cuộc tấn công quân Xích Mi. Ngay từ đầu, quân Hán bị quân Xích Mi tấn công chêt và bị thương rất thảm hại, về sau Bằng Dị ghi nhớ kỷ việc giáo huấn rồi lại đánh nhau với quân Xích Mi một trận lớn.
Hai bên giao chiến không lâu, Bằng Dị giả bộ thua chạy lui về phía sau, đợi cho quân Xích Mi truy đuổi tới thì đột ngột phát một pháo lệnh, bốn bề phục binh, giết quân Xích Mi tơi bời.
Lưu Tú ở trong kinh thành nghe được tin lập tức viết một phong thư cho Bằng Dị, bày tỏ sự khen ngợi và ủy lạo. Trong thư nói, mặc dù Bằng Dị khi mới bắt đầu ở Hồi Khê thì bị bại, nhưng sau này đã đại thắng ở Mẫn Trì, thì coi như là “lúc này thua, lúc khác được lại” vậy.
(Hậu Hán thư, Bằng Dị truyện)
Suy tư:
Người Việt chúng ta có câu: “thua keo này bày keo khác” là để nói lên ý chí phấn đấu của người có nghị lực, hoặc nói “lúc này không được thì lúc khác được” cũng nói lên sự dốc tâm bền chí của người có quyết tâm chiến thắng.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta bị ma quỷ đánh bại bằng những cơn cám dỗ nặng nề, nhưng với ý chí nên thánh, chúng ta quyết tâm đứng lên không thể thua ma quỷ được, hôm nay thua thì ngày mai phải chiến thắng, hôm nay gục ngã thì lập tức đứng lên cậy nhờ ơn Chúa để tiếp tục chiến đấu. Thực ra, với sức con người thì chúng ta không thể thắng ma quỷ được, nhưng nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự cầu nguyện và thành tâm của mình, thì nhất định sẽ thắng ma quỷ và những cám dỗ của nó.
Ai đã sa ngã trong tội mà đứng lên đi tới thì đúng là người có quyết tâm, lúc này thua ngày mai tất sẽ thắng.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Cuối năm Vương Mãng, sau khi Lưu Tú được giúp đỡ lên ngôi thiên tử thì phong cho Bằng Dị làm chinh tây đại tướng quân, phát động cuộc tấn công quân Xích Mi. Ngay từ đầu, quân Hán bị quân Xích Mi tấn công chêt và bị thương rất thảm hại, về sau Bằng Dị ghi nhớ kỷ việc giáo huấn rồi lại đánh nhau với quân Xích Mi một trận lớn.
Hai bên giao chiến không lâu, Bằng Dị giả bộ thua chạy lui về phía sau, đợi cho quân Xích Mi truy đuổi tới thì đột ngột phát một pháo lệnh, bốn bề phục binh, giết quân Xích Mi tơi bời.
Lưu Tú ở trong kinh thành nghe được tin lập tức viết một phong thư cho Bằng Dị, bày tỏ sự khen ngợi và ủy lạo. Trong thư nói, mặc dù Bằng Dị khi mới bắt đầu ở Hồi Khê thì bị bại, nhưng sau này đã đại thắng ở Mẫn Trì, thì coi như là “lúc này thua, lúc khác được lại” vậy.
(Hậu Hán thư, Bằng Dị truyện)
Suy tư:
Người Việt chúng ta có câu: “thua keo này bày keo khác” là để nói lên ý chí phấn đấu của người có nghị lực, hoặc nói “lúc này không được thì lúc khác được” cũng nói lên sự dốc tâm bền chí của người có quyết tâm chiến thắng.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta bị ma quỷ đánh bại bằng những cơn cám dỗ nặng nề, nhưng với ý chí nên thánh, chúng ta quyết tâm đứng lên không thể thua ma quỷ được, hôm nay thua thì ngày mai phải chiến thắng, hôm nay gục ngã thì lập tức đứng lên cậy nhờ ơn Chúa để tiếp tục chiến đấu. Thực ra, với sức con người thì chúng ta không thể thắng ma quỷ được, nhưng nhờ ơn Chúa giúp, nhờ sự cầu nguyện và thành tâm của mình, thì nhất định sẽ thắng ma quỷ và những cám dỗ của nó.
Ai đã sa ngã trong tội mà đứng lên đi tới thì đúng là người có quyết tâm, lúc này thua ngày mai tất sẽ thắng.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 17/10/2010
N2T |
8. Im lặng có thể làm cho chúng ta hạnh phúc và bình an lớn nhất.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguyên tắc cần thiết theo Đức Thánh Cha để chống đói nghèo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:34 17/10/2010
ROMA, Nhân Ngày thế giới về lương thực 16/10, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi điện văn đến ông Jacques Diouf, Tổng Giám Đốc FAO (Tổ chức Lương Thực và Canh Tác trực thuộc Liên Hiệp Quốc). Ngày này ra đời nhằm thông tin những vấn đề về lương thực trên thế giới cũng như đẩy mạnh tình liên đới trong việc chống lại đói nghèo. Chủ đề của năm nay là « Kết hiệp chống lại nạn đói ».
Trong bức điện văn, Đức Thánh Cha mong muốn việc thực thi « một khuôn mẫu để phát triển dựa trên tình huynh đệ » để chống lại nghèo đói. Ngài cho rằng nguyên tắc của tình huynh đệ và hướng đến lợi ích chung sẽ là giải pháp hữu hiệu để khắc phục cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay.
« Dấn thân của mỗi người thực sự cần thiết đối với ngành trồng trọt trong việc đem lại tầm quan trọng đích thực, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đồng thời « khuyến khích những phương tiện và những nguồn thiết thực để ủng hộ một nền sản xuất và sự phân phối nhằm mang đến niềm vui tràn đầy về quyền thụ hưởng lương thực ».
Đức Thánh Cha cũng cho rằng cần có những bước khởi xướng thực tiễn dựa trên bác ái và sự thật để vượt qua những trở ngại do thiên nhiên môi trường cũng như chính hành vi của con người gây ra: « Nếu bác ái được thực hiện theo ánh sáng của sự thật » có thể cho phép « vượt qua những chia rẽ và những xung đột » để đi đến việc lưu thông giữa các dân tộc « những nguồn của cải trong công trình sáng tạo ».
Cũng theo ngài, việc cùng nhau chống lại nghèo đói không chỉ dừng lại ở sự đáp ứng nhu cầu về vật chất cho con người, hay việc tiếp cận với nền công nghệ, nhưng phải là một sự phát triển con người một cách đích thực bao gồm cả thể xác và tinh thần.
« Một sự phát triển đích thực không đơn giản chỉ là cái mà còn người có, nhưng phải mở ra những giá trị cao hơn như tình huynh đệ, tình liên đới hay lợi ích chung », Đức Thánh Cha liệt kê.
Cuối cùng Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng để đẩy lùi nạn ghèo đói, trước hết phải vượt qua những rào cản như sự ích kỷ, nhằm đi đến tinh thần hợp tác quốc tế trong tình huynh đệ. Đặc biệt, điều quan trọng là không được loại bỏ công lý và những quy tắc được thiếp lập và được áp dụng như là kim chỉ nam cho việc thực thi những kế hoạch và những chương trình hành động cần thiết.
Trong bức điện văn, Đức Thánh Cha mong muốn việc thực thi « một khuôn mẫu để phát triển dựa trên tình huynh đệ » để chống lại nghèo đói. Ngài cho rằng nguyên tắc của tình huynh đệ và hướng đến lợi ích chung sẽ là giải pháp hữu hiệu để khắc phục cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay.
« Dấn thân của mỗi người thực sự cần thiết đối với ngành trồng trọt trong việc đem lại tầm quan trọng đích thực, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đồng thời « khuyến khích những phương tiện và những nguồn thiết thực để ủng hộ một nền sản xuất và sự phân phối nhằm mang đến niềm vui tràn đầy về quyền thụ hưởng lương thực ».
Đức Thánh Cha cũng cho rằng cần có những bước khởi xướng thực tiễn dựa trên bác ái và sự thật để vượt qua những trở ngại do thiên nhiên môi trường cũng như chính hành vi của con người gây ra: « Nếu bác ái được thực hiện theo ánh sáng của sự thật » có thể cho phép « vượt qua những chia rẽ và những xung đột » để đi đến việc lưu thông giữa các dân tộc « những nguồn của cải trong công trình sáng tạo ».
Cũng theo ngài, việc cùng nhau chống lại nghèo đói không chỉ dừng lại ở sự đáp ứng nhu cầu về vật chất cho con người, hay việc tiếp cận với nền công nghệ, nhưng phải là một sự phát triển con người một cách đích thực bao gồm cả thể xác và tinh thần.
« Một sự phát triển đích thực không đơn giản chỉ là cái mà còn người có, nhưng phải mở ra những giá trị cao hơn như tình huynh đệ, tình liên đới hay lợi ích chung », Đức Thánh Cha liệt kê.
Cuối cùng Đức Giáo Hoàng khẳng định rằng để đẩy lùi nạn ghèo đói, trước hết phải vượt qua những rào cản như sự ích kỷ, nhằm đi đến tinh thần hợp tác quốc tế trong tình huynh đệ. Đặc biệt, điều quan trọng là không được loại bỏ công lý và những quy tắc được thiếp lập và được áp dụng như là kim chỉ nam cho việc thực thi những kế hoạch và những chương trình hành động cần thiết.
Lễ phong thánh, ĐTC nói: Phải luôn luôn kiên trì cầu nguyện
Linh Tiến Khải
16:07 17/10/2010
Phải luôn luôn kiên trì cầu nguyện, không mệt mỏi và không thất vọng, vì Thiên Chúa là Đấng quảng đại và nhân từ xót thương, Ngài luôn sẵn sàng lắng nghe các lời cầu của chúng ta.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ trên trong bài giảng thánh lễ tôn phong Hiển Thánh cho 6 Chân Phước, cử hành sáng Chúa Nhật 17-10-2010 trước thềm đền thờ Thánh Phêrô. Sáu vị được tôn phong Hiển Thánh gồm 1 Linh Mục, 1 tu huynh và 4 nữ tu: đó là cha Stanislaw Kazimierczyk Soltys, người Ba Lan, linh mục dòng các Kinh Sĩ Laterano, sinh năm 1433 qua đời năm 1489; tu huynh André Bessette, người Canada, dòng Thánh Giá, sinh năm 1845 qua đời năm 1937; nữ tu Cándida María de Jésus Cipitria y Barriola, người Tây Ban Nha, sáng lập dòng các Nữ Tử Chúa Giêsu, sinh năm 1845 qua đời năm 1912; nữ tu Mary Thánh Giá MacKillop, Người Úc, sáng lập dòng các Nữ Tu Thánh Giuse Thánh Tâm Chúa Giêsu, sinh năm 1842 qua đời năm 1909; nữ tu Giulia Salzano, người Ý, sáng lập dòng các Nữ tu giáo lý viên Thánh Tâm Chúa Giêsu, sinh năm 1846 qua đời năm 1929; và nữ tu Battista Camilla Da Varano, người Ý, thuộc dòng Thánh Chiara, sinh năm 1458 qua đời năm 1524.
Tham dự thánh lễ có hàng chục vị gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, đặc biệt là một số Nghị Phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, cũng như đông đảo linh mục tu sĩ nam nữ và trên 60.000 giáo dân gồm phái đoàn các nước Ba Lan, Canada, Tây Ban Nha, Úc và Italia.
Về phía chính quyền dân sự có phái đoàn Ba Lan 33 người đo tổng thống Bronislaw Komorowski và phu nhân hướng dẫn; phái đoàn Úc 16 người do Ngoại trưởng Kevin Rudd cầm đầu; phái đoàn Tây Ban Nha 9 người do Thứ trưởng Tư Pháp Juan Carlos Campo Moreno hướng dẫn; phái đoàn Italia 8 người do ông Gianni Letta, Phó thư ký Hội Đồng Bộ Trưởng Italia làm trưởng đoàn. Ngoài ra cũng còn có phái đoàn 8 người của Hội Hiệp Sĩ Malta, phái đoàn 6 người của Hội Hiệp sĩ Colombo do ông Carl Anderson Hiệp Sĩ Trưởng cầm đầu, và bà Rosa Russo Iervolino, Tỉnh trưởng Napoli, nam Italia cùng nhiều thị trưởng và giới chức dân sự.
Trong khi chờ đợi tín hữu đã hát thánh ca, lắng nghe một số tư tưởng của các Chân Phước và suy niệm. Sau lời chào mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói: ”Anh chị em thân mến, lời cầu quy tụ chúng ta đến từ khắp nơi trên thế giới tại quảng trường thánh Phêrô này, kết hiệp chúng ta với lời cầu của Chúa Giêsu, của ông Môshê, các Tổ Phụ, của tất cả các thánh trên Trời và của con cái Thiên Chúa sống rải rác khắp nơi trên toàn trái đất. Các Chân Phước mà hôm nay chúng ta tuyên phong Hiển Thánh, với niềm tin vững vàng nơi Chúa Giêsu Kitô, đã đi theo con đường cứu độ, và trong cuộc sống và công việc làm các vị đã cho thấy con người theo trái tim của Thiên Chúa. Ước chi lễ tôn phong và chứng tá của các vị Thánh mới này là suối nguồn ơn thánh cho các công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông. Chúng ta hãy đón nhận lời Chúa mời gọi và kiểm thực xem đức tin có hiện diện trong con tim chúng ta hay không và chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận các tội lỗi của chúng ta”.
Sau Kinh Thương Xót, Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh đã xin Đức Thánh Cha tôn phong Hiển Thánh cho 6 Chân Phước và giới thiệu ngắn gọn tiểu sử của các vị. Tiếp đến là phần hát Kinh Cầu Các Thánh. Rồi Đức Thánh Cha đọc công thức tôn phong Hiển Thánh như sau:
”Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, để đề cao đức tin công giáo và gia tăng cuộc sống kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và quyền của chúng tôi, sau khi đã suy tư lâu dài và nhiều lần khẩn cầu sự trợ giúp của Thiên Chúa, cũng như lắng nghe các Anh Em trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và định nghĩa là Thánh các Chân Phước Stanislaw Kazimierczyk, André Bessette, Cándida María de Jesús Cipitria y Barriola, Mary Thánh Giá MacKillop, Giulia Salzano và Battista da Varano, và chúng tôi ghi danh các Vị vào Sổ Bộ các Thánh và thiết định rằng các Vị được tôn kính giữa các Thánh trong toàn thể Giáo Hội. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Cộng đoàn tươi vui thưa Amen. Tiếp đến, thánh tích của các Vị được rước lên đặt cạnh bàn thờ.
Rồi Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato và các Thỉnh nguyện viên tiến lên cám ơn Đức Thánh Cha và trao đổi nụ hôn bình an. Sau kinh Vinh Danh, thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Lời Chúa. Bài đọc thứ nhất trích từ chương 17 sách Xuất Hành kể lại sự kiện ông Môshê đứng trên núi giang tay cầu nguyện cho đạo binh của dân Israel do ông Giosuê chỉ huy đánh nhau với quân Amalek. Bài đọc thứ hai trích từ thư thứ II thánh Phaolô gửi Timôthê, nhắn nhủ ông trung thành với những giáo huấn đã nhận lãnh và đặc biệt chu toàn bổn phận loan báo Lời Chúa, lên tiếng lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện, biện bác, ngăm đe và khuyên nhủ tín hữu. Trong khi Phúc Âm kể lại chuyện bà góa kiên trì khẩn nài viên quan tòa không biết kính sợ Chúa cũng chẳng nể nang ai, mà chỉ biết lo cho lợi ích của riêng mình, xét xử cho bà; và ông bị quấy nhiễu đến độ phải xử cho bà để được yên thân.
Giảng trong thánh lễ bằng các thứ tiếng Ý, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Anh, Đức Thánh Cha nêu bật giáo huấn nền tảng của các bài đọc phụng như sau:
Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay cống hiến cho chúng ta một giáo huấn nền tảng: đó là sự cần thiết cầu nguyện luôn luôn, không một mỏi. Đôi khi chúng ta mệt mỏi cầu nguyện, chúng ta có cảm tưởng lời cầu nguyện không ích lợi bao nhiêu cho cuộc sống và ít hữu hiệu. Vì thế chúng ta bị cám dỗ lao đầu vào hoạt động, sử dụng tất cả mọi phương thế nhân loại để đạt các mục đích của chúng ta, mà không chạy đến với Thiên Chúa. Trái lại Chúa Giêsu khẳng định rằng cần phải luôn luôn cầu nguyện, và Người làm điều đó qua dụ ngôn bà góa không mệt mỏi nài nỉ quan tòa... Thật thế, Thiên Chúa chính là hiện thân của sự quảng đại, Người nhân từ và vì thế Người luôn luôn sẵn sàng lắng nghe các lời cầu. Do đó chúng ta không bao giờ được thất vọng, nhưng phải luôn luôn khẩn khoản trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện phải diễn tả đức tin, nếu không thì không phải là lời cầu nguyện thật. Nếu một người không tin nơi lòng lành của Thiên Chúa, thì không thể cầu nguyện một cách thực sự thích hợp được. Đức tin là nền tảng nòng cốt của thái độ cầu nguyện. Đó đã là điều 6 vị Thánh mới đã sống.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu bật vài khía cạnh đặc thù trong cuộc sống của các Vị: tận hiến cho công tác giáo dục, lo lắng trợ giúp dân nghèo, gắn bó với Chúa Giêsu Kitô và yêu mến Thánh Thể như cha Soltys; đơn sơ khiêm tốn chu toàn nhiêm vụ canh cổng trường học của nhà dòng và coi giữ đền thánh Giuse như tu huynh Bessette; luôn sẵn sàng trợ giúp an ủi mọi người và tận hiến cho việc giáo dục phụ nữ như chị Cipitria y Barriola; tận hiến cuộc đời và sức lực cho công tác giáo dục người nghèo sống tại vùng quê như chị Mary Mckillop; chuyên dậy giáo lý cho các trẻ em và đào tạo con người như chị Giulia Salzano; sống đời đan tu trong yêu mến hoàn thiện và cộng tác vào phong trào canh tân tinh thần tu đức dòng nữ Phan sinh như chị Battista Varano.
Kết thúc bài giảng Đức Thánh Cha kêu mời tín hữu như sau: ”Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì ơn của sư thánh thiện, rạng ngời trong Giáo Hội và hôm nay tỏ lộ qua gương mặt của các anh chị em này của chúng ta. Chúa Giêsu cũng mời gọi từng người trong chúng ta đi theo Ngài để được hưởng gia tài cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta hãy để cho mình bị thu hút bởi các gương sáng và để cho giáo huấn của các Thánh hướng dẫn, để cuộc sống của chúng ta là một bài thánh ca chúc tụng Thiên Chúa.
Trong phần hiệp lễ Đức Thánh Cha đã cho hàng trăm người rước lễ trong đó có các nam nữ tu sĩ đại điện các dòng của các Thánh, và phải đoàn các nước tham dự, trong khi hàng trăm linh mục đã trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân.
Đức Thánh Cha đã chào các phái đoàn và tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đặc biệt chào thăm các tham dự viên Tuần Lễ Xã Hội lần thứ 46 của các tín hữu công giáo Italia kết thúc tại Reggio Calabria, nam Italia, nối trực tiếp với quảng trường thánh Phêrô qua truyền hình. Ngài cầu mong việc kiếm tìm công ích luôn là điểm tham chiếu vữn gchắc cho dấn thân của anh chị em công giáo trong hoật động xã hội và chính trị. Sau cùng Đức Thánh Cha phó thác toàn thể Giáo Hội cho Mẹ Maria và sự cầu bầu của toàn thể các Thánh, rồi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tham dự thánh lễ có hàng chục vị gồm các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, đặc biệt là một số Nghị Phụ đang tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông, cũng như đông đảo linh mục tu sĩ nam nữ và trên 60.000 giáo dân gồm phái đoàn các nước Ba Lan, Canada, Tây Ban Nha, Úc và Italia.
Về phía chính quyền dân sự có phái đoàn Ba Lan 33 người đo tổng thống Bronislaw Komorowski và phu nhân hướng dẫn; phái đoàn Úc 16 người do Ngoại trưởng Kevin Rudd cầm đầu; phái đoàn Tây Ban Nha 9 người do Thứ trưởng Tư Pháp Juan Carlos Campo Moreno hướng dẫn; phái đoàn Italia 8 người do ông Gianni Letta, Phó thư ký Hội Đồng Bộ Trưởng Italia làm trưởng đoàn. Ngoài ra cũng còn có phái đoàn 8 người của Hội Hiệp Sĩ Malta, phái đoàn 6 người của Hội Hiệp sĩ Colombo do ông Carl Anderson Hiệp Sĩ Trưởng cầm đầu, và bà Rosa Russo Iervolino, Tỉnh trưởng Napoli, nam Italia cùng nhiều thị trưởng và giới chức dân sự.
Trong khi chờ đợi tín hữu đã hát thánh ca, lắng nghe một số tư tưởng của các Chân Phước và suy niệm. Sau lời chào mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói: ”Anh chị em thân mến, lời cầu quy tụ chúng ta đến từ khắp nơi trên thế giới tại quảng trường thánh Phêrô này, kết hiệp chúng ta với lời cầu của Chúa Giêsu, của ông Môshê, các Tổ Phụ, của tất cả các thánh trên Trời và của con cái Thiên Chúa sống rải rác khắp nơi trên toàn trái đất. Các Chân Phước mà hôm nay chúng ta tuyên phong Hiển Thánh, với niềm tin vững vàng nơi Chúa Giêsu Kitô, đã đi theo con đường cứu độ, và trong cuộc sống và công việc làm các vị đã cho thấy con người theo trái tim của Thiên Chúa. Ước chi lễ tôn phong và chứng tá của các vị Thánh mới này là suối nguồn ơn thánh cho các công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt cho vùng Trung Đông. Chúng ta hãy đón nhận lời Chúa mời gọi và kiểm thực xem đức tin có hiện diện trong con tim chúng ta hay không và chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận các tội lỗi của chúng ta”.
Sau Kinh Thương Xót, Đức Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh đã xin Đức Thánh Cha tôn phong Hiển Thánh cho 6 Chân Phước và giới thiệu ngắn gọn tiểu sử của các vị. Tiếp đến là phần hát Kinh Cầu Các Thánh. Rồi Đức Thánh Cha đọc công thức tôn phong Hiển Thánh như sau:
”Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, để đề cao đức tin công giáo và gia tăng cuộc sống kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và quyền của chúng tôi, sau khi đã suy tư lâu dài và nhiều lần khẩn cầu sự trợ giúp của Thiên Chúa, cũng như lắng nghe các Anh Em trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và định nghĩa là Thánh các Chân Phước Stanislaw Kazimierczyk, André Bessette, Cándida María de Jesús Cipitria y Barriola, Mary Thánh Giá MacKillop, Giulia Salzano và Battista da Varano, và chúng tôi ghi danh các Vị vào Sổ Bộ các Thánh và thiết định rằng các Vị được tôn kính giữa các Thánh trong toàn thể Giáo Hội. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Cộng đoàn tươi vui thưa Amen. Tiếp đến, thánh tích của các Vị được rước lên đặt cạnh bàn thờ.
Giảng trong thánh lễ bằng các thứ tiếng Ý, Ba Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Anh, Đức Thánh Cha nêu bật giáo huấn nền tảng của các bài đọc phụng như sau:
Phụng vụ Chúa Nhật hôm nay cống hiến cho chúng ta một giáo huấn nền tảng: đó là sự cần thiết cầu nguyện luôn luôn, không một mỏi. Đôi khi chúng ta mệt mỏi cầu nguyện, chúng ta có cảm tưởng lời cầu nguyện không ích lợi bao nhiêu cho cuộc sống và ít hữu hiệu. Vì thế chúng ta bị cám dỗ lao đầu vào hoạt động, sử dụng tất cả mọi phương thế nhân loại để đạt các mục đích của chúng ta, mà không chạy đến với Thiên Chúa. Trái lại Chúa Giêsu khẳng định rằng cần phải luôn luôn cầu nguyện, và Người làm điều đó qua dụ ngôn bà góa không mệt mỏi nài nỉ quan tòa... Thật thế, Thiên Chúa chính là hiện thân của sự quảng đại, Người nhân từ và vì thế Người luôn luôn sẵn sàng lắng nghe các lời cầu. Do đó chúng ta không bao giờ được thất vọng, nhưng phải luôn luôn khẩn khoản trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện phải diễn tả đức tin, nếu không thì không phải là lời cầu nguyện thật. Nếu một người không tin nơi lòng lành của Thiên Chúa, thì không thể cầu nguyện một cách thực sự thích hợp được. Đức tin là nền tảng nòng cốt của thái độ cầu nguyện. Đó đã là điều 6 vị Thánh mới đã sống.
Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu bật vài khía cạnh đặc thù trong cuộc sống của các Vị: tận hiến cho công tác giáo dục, lo lắng trợ giúp dân nghèo, gắn bó với Chúa Giêsu Kitô và yêu mến Thánh Thể như cha Soltys; đơn sơ khiêm tốn chu toàn nhiêm vụ canh cổng trường học của nhà dòng và coi giữ đền thánh Giuse như tu huynh Bessette; luôn sẵn sàng trợ giúp an ủi mọi người và tận hiến cho việc giáo dục phụ nữ như chị Cipitria y Barriola; tận hiến cuộc đời và sức lực cho công tác giáo dục người nghèo sống tại vùng quê như chị Mary Mckillop; chuyên dậy giáo lý cho các trẻ em và đào tạo con người như chị Giulia Salzano; sống đời đan tu trong yêu mến hoàn thiện và cộng tác vào phong trào canh tân tinh thần tu đức dòng nữ Phan sinh như chị Battista Varano.
Kết thúc bài giảng Đức Thánh Cha kêu mời tín hữu như sau: ”Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì ơn của sư thánh thiện, rạng ngời trong Giáo Hội và hôm nay tỏ lộ qua gương mặt của các anh chị em này của chúng ta. Chúa Giêsu cũng mời gọi từng người trong chúng ta đi theo Ngài để được hưởng gia tài cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta hãy để cho mình bị thu hút bởi các gương sáng và để cho giáo huấn của các Thánh hướng dẫn, để cuộc sống của chúng ta là một bài thánh ca chúc tụng Thiên Chúa.
Trong phần hiệp lễ Đức Thánh Cha đã cho hàng trăm người rước lễ trong đó có các nam nữ tu sĩ đại điện các dòng của các Thánh, và phải đoàn các nước tham dự, trong khi hàng trăm linh mục đã trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân.
Đức Thánh Cha đã chào các phái đoàn và tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài đặc biệt chào thăm các tham dự viên Tuần Lễ Xã Hội lần thứ 46 của các tín hữu công giáo Italia kết thúc tại Reggio Calabria, nam Italia, nối trực tiếp với quảng trường thánh Phêrô qua truyền hình. Ngài cầu mong việc kiếm tìm công ích luôn là điểm tham chiếu vữn gchắc cho dấn thân của anh chị em công giáo trong hoật động xã hội và chính trị. Sau cùng Đức Thánh Cha phó thác toàn thể Giáo Hội cho Mẹ Maria và sự cầu bầu của toàn thể các Thánh, rồi đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Nam Úc, TGP Adelaide Rước, Mừng Đại Lễ Phong Thánh Mary Mackillop
Jos. Vĩnh SA & Đàn Huyền
17:38 17/10/2010
Cuộc rước tôn vinh hiển thánh
Mary Mackillop tại Tổng giáo phận Adelaide
Từ lúc 1 giờ chiều Chúa nhật 17/10/2010 mọi tín hữu công giáo tại thành phố Adelaide, Nam Úc và các vùng phụ cận đã hân hoan nô nức tiến về những địa điểm tập trung để chuẩn bị tham dự cuộc rước kiệu vĩ đại cung nghinh thánh nữ Mary Mackillop là vị hiển thánh đầu tiên của Úc Đại Lợi.
Cuộc rước được khởi hành từ tu viện Thánh Giuse (Josephphine) một dòng nữ do Thánh Mary Mackillop sáng lập, tại vùng Kensington đến Nhà thờ chánh tòa Adelaide, gồm 2 chặng nối tiếp. Chặng đầu gồm những đại diện các cộng đoàn giáo xứ, họ đạo, các tổ chức công giáo trong tổng giáo phận, khởi hành đi từ trường Mary MacKillop College đến sân vận động CBC thì chặng thứ 2 ra xếp hàng nhập chung thành một đoàn lớn, nối đuôi nhau xếp hàng dài gần một cây số, cùng tham dư cuộc theo lộ trình đến Victoria Square trung tâm thành phố Adelaide thủ phủ tiểu bang Nam Úc, là nơi điểm tập trung cuối cùng, có khán đài chính trên khuôn viên nhà thờ chính toà St Francis Xavier và quảng trường Victoria để tham dự buổi trình diễn văn nghệ và trực coi phóng sự truyền hình lễ phong thánh tại Rôma do ĐGH Bênedictô XVI chủ sự trên 2 màn ảnh lớn đạt kế bên hông nhà thờ chính toà Saint Farncis Xavier tại Adelaide,
Trước giờ khời hành cuộc rước kiệu. Mọi người đã quy tụ về trường Mary Mackillop Colege để tham dự những sinh hoạt như: tham quan các phòng triển lãm, nơi trưng bày những hình ảnh và những dấu tích lịch sử của mẹ Thánh Mary Mackillop cũng như thăm quan những quầy bày bán những hình ảnh, tràng chuỗi, dấu tích kỷ niệm của Thánh Nữ và tham dự những chương trình hòa nhạc, cùng với các màn trình diễn hợp xướng của những ca đoàn thuộc các Cộng Đồng sắc tộc
Đến đúng 02 giờ 30 chiều, nghi thức khai mạc cuộc rước. Mở đầu là lời chào mừng của vị đại diện ban tổ chức, kế đến là lời nguyện khai mạc của Đức ông David Cappo tổng đại diện giáo phận Adelaide và lời công bố tin mừng của cha Phillip Marshall phụ tá tổng đại diện và lời tán tụng đức hạnh của Mẹ Thánh Mary Mackillop của Đức Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng Công Giáo VN tại Nam Úc.
Sau những nghi thức khai mạc ngắn gọn, nhưng thật cảm động là phần rước kiệu bắt đầu tuần hành, lên đường tiến về nhà thờ chính toà Saint Francis Xavier tại trung tâm thành phố. Dẫn đầu đoàn rước là dàn trống do các em nữ sinh trường Mary Mackillop, kế đến Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm, quản nhiệm CĐCGVN /Nam Úc, cùng với cha Philip Marshall, theo sau là nhưng đội ngũ của các cộng đồng, giáo xứ cùng với cờ hiệu, đồng phục, bước đi theo trong niềm hân hoan và vui mừng, xen kẽ với những tấm biểu ngữ và những lá cờ bay phất phới in hình ảnh và những lời tán tụng vị Thánh Nữ đầu tiên của Úc Đại Lợi.
Cuộc rước kiệu tuần hành dọc trên nhiều con lộ chính của những vùng ven đô tiến dần về trung tâm thành phố. Trên chặng đường dài hơn 5 cây số, có khoảng hơn 1,000 người đại diện nhiều giáo xứ, họ đạo và các đại diện các sắc tộc ở chặng tập trung rước đầu tiên, với niền hân hoan trong mầu cờ sắc áo hòa lẫn với niềm vui và tự hào về ngày vinh quang của Mẹ thánh Mary Mackillop được Giáo hội Công Giáo hoàn vũ tôn phong lên hàng hiển thánh.
Click Xem Hình Nơi Đây
Trong dịp này CĐCGVN tại Nam Úc đã góp phần không nhỏ trong những công việc tổ chức từ ban tổ chức tại giáo phận đến nhũng công tác trật tự, hát thánh ca, cầm cờ, biểu ngữ vv.. Đây là dịp mà cộng đồng dân Chúa VN tại Nam Úc biểu lộ đức tin, chia sẻ niềm hân hoan trong ngày vui mừng trọng đại và cũng là dịp thắt chặt tình liên đới với Tổng giáo phận Adelaide và toàn thể Giáo Hội Úc.
Mọi người hân hoan biểu lộ niềm tin và cùng bày tỏ niềm vinh dự trong suốt chặng đường dài. Khi rước đi được nửa đoàn tiến về trung tâm thành phố thì những đoàn người đứng chờ trên nhiều nẻo đường kế cận của chặng thứ II nhập vào đoàn rước, cùng tiến bước, khiến cho đoàn rước càng thêm đông đảo hơn trong đoạn đường dài tổng cộng gấn 10 cây số … Đoàn người tiến vào công trường Victoria Square đúng vào 4 giờ chiều, một buổi chiều có chút nắng đẹp, không khí mát dịu vừa đủ cho một ngày đẹp trời thích hợp để diễn ra buổi rước kiệu tuần hành thật sốt sáng và ý nghĩa, mọi người dù đi xa trên đoạn đường dài, nhưng không cảm thấy mệt.
Khi mọi người tụ tập trong khuôn viên nhà thờ chính tòa và công trường Victoria Square hướng về khán đài chính để thưởng thức những màn văn nghệ, ca nhạc và những phần trình diễn thật ngoạn mục, do sự đóng góp của nhiều cộng đoàn, các tổ chức, trường học và nhiều sắc tộc.
Đến 6 giờ chiều, mọi người cùng nhau hướng về 2 màn ảnh lớn, để cùng hiệp thông với giáo hội hoàn vũ theo dõi trực tiếp nghi lễ phong thánh cho Mẹ Mary Mackillop do ĐTC Bênêdictô thứ 16 cử hành tại công trường Thánh Phêrô, Rôma.
Phía trong nhà thờ chính toà diễn ra những giờ cầu nguyện sốt sáng của các tín hữu vừa hoàn tất cuộc rước kiệu tuần hành… Họ dâng lên Chúa lời tạ ơn, hay những lời cầu xin qua lời cầu bầu của mẹ thánh Mary Mackillop, xin Chúa ban tràn đầy ơn lành hồn xác xuống cho mọi người con dân nước Úc, đất nước thể hiện một xã hội đa văn hóa. Xin cho mọi người biết noi gương của Mẹ Thánh, đoàn kết yêu thương và luôn có được sự tử tế như gương mẫu của Mẹ đối với tất cả mọi người.
Theo chương trình của TGP Adelaide thì trong những ngày kế tiếp sẽ có nhiều sinh hoạt đạo đức khác tại nhiều nơi như Thánh Lễ tạ ơn và chương trình diễn văn nghệ toàn tiểu bang Nam Úc tại Adelaide Entertainment Centre nhằm mục đính tôn vinh và ca tụng nhân đức của Mẹ Thánh Mary Thánh Giá, một gương mẫu cho tất cả mọi người tín hữu tại Úc Châu noi theo và tự hào.
Mary Mackillop tại Tổng giáo phận Adelaide
Cuộc rước được khởi hành từ tu viện Thánh Giuse (Josephphine) một dòng nữ do Thánh Mary Mackillop sáng lập, tại vùng Kensington đến Nhà thờ chánh tòa Adelaide, gồm 2 chặng nối tiếp. Chặng đầu gồm những đại diện các cộng đoàn giáo xứ, họ đạo, các tổ chức công giáo trong tổng giáo phận, khởi hành đi từ trường Mary MacKillop College đến sân vận động CBC thì chặng thứ 2 ra xếp hàng nhập chung thành một đoàn lớn, nối đuôi nhau xếp hàng dài gần một cây số, cùng tham dư cuộc theo lộ trình đến Victoria Square trung tâm thành phố Adelaide thủ phủ tiểu bang Nam Úc, là nơi điểm tập trung cuối cùng, có khán đài chính trên khuôn viên nhà thờ chính toà St Francis Xavier và quảng trường Victoria để tham dự buổi trình diễn văn nghệ và trực coi phóng sự truyền hình lễ phong thánh tại Rôma do ĐGH Bênedictô XVI chủ sự trên 2 màn ảnh lớn đạt kế bên hông nhà thờ chính toà Saint Farncis Xavier tại Adelaide,
Trước giờ khời hành cuộc rước kiệu. Mọi người đã quy tụ về trường Mary Mackillop Colege để tham dự những sinh hoạt như: tham quan các phòng triển lãm, nơi trưng bày những hình ảnh và những dấu tích lịch sử của mẹ Thánh Mary Mackillop cũng như thăm quan những quầy bày bán những hình ảnh, tràng chuỗi, dấu tích kỷ niệm của Thánh Nữ và tham dự những chương trình hòa nhạc, cùng với các màn trình diễn hợp xướng của những ca đoàn thuộc các Cộng Đồng sắc tộc
Đến đúng 02 giờ 30 chiều, nghi thức khai mạc cuộc rước. Mở đầu là lời chào mừng của vị đại diện ban tổ chức, kế đến là lời nguyện khai mạc của Đức ông David Cappo tổng đại diện giáo phận Adelaide và lời công bố tin mừng của cha Phillip Marshall phụ tá tổng đại diện và lời tán tụng đức hạnh của Mẹ Thánh Mary Mackillop của Đức Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng Công Giáo VN tại Nam Úc.
Sau những nghi thức khai mạc ngắn gọn, nhưng thật cảm động là phần rước kiệu bắt đầu tuần hành, lên đường tiến về nhà thờ chính toà Saint Francis Xavier tại trung tâm thành phố. Dẫn đầu đoàn rước là dàn trống do các em nữ sinh trường Mary Mackillop, kế đến Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm, quản nhiệm CĐCGVN /Nam Úc, cùng với cha Philip Marshall, theo sau là nhưng đội ngũ của các cộng đồng, giáo xứ cùng với cờ hiệu, đồng phục, bước đi theo trong niềm hân hoan và vui mừng, xen kẽ với những tấm biểu ngữ và những lá cờ bay phất phới in hình ảnh và những lời tán tụng vị Thánh Nữ đầu tiên của Úc Đại Lợi.
Cuộc rước kiệu tuần hành dọc trên nhiều con lộ chính của những vùng ven đô tiến dần về trung tâm thành phố. Trên chặng đường dài hơn 5 cây số, có khoảng hơn 1,000 người đại diện nhiều giáo xứ, họ đạo và các đại diện các sắc tộc ở chặng tập trung rước đầu tiên, với niền hân hoan trong mầu cờ sắc áo hòa lẫn với niềm vui và tự hào về ngày vinh quang của Mẹ thánh Mary Mackillop được Giáo hội Công Giáo hoàn vũ tôn phong lên hàng hiển thánh.
Click Xem Hình Nơi Đây
Trong dịp này CĐCGVN tại Nam Úc đã góp phần không nhỏ trong những công việc tổ chức từ ban tổ chức tại giáo phận đến nhũng công tác trật tự, hát thánh ca, cầm cờ, biểu ngữ vv.. Đây là dịp mà cộng đồng dân Chúa VN tại Nam Úc biểu lộ đức tin, chia sẻ niềm hân hoan trong ngày vui mừng trọng đại và cũng là dịp thắt chặt tình liên đới với Tổng giáo phận Adelaide và toàn thể Giáo Hội Úc.
Mọi người hân hoan biểu lộ niềm tin và cùng bày tỏ niềm vinh dự trong suốt chặng đường dài. Khi rước đi được nửa đoàn tiến về trung tâm thành phố thì những đoàn người đứng chờ trên nhiều nẻo đường kế cận của chặng thứ II nhập vào đoàn rước, cùng tiến bước, khiến cho đoàn rước càng thêm đông đảo hơn trong đoạn đường dài tổng cộng gấn 10 cây số … Đoàn người tiến vào công trường Victoria Square đúng vào 4 giờ chiều, một buổi chiều có chút nắng đẹp, không khí mát dịu vừa đủ cho một ngày đẹp trời thích hợp để diễn ra buổi rước kiệu tuần hành thật sốt sáng và ý nghĩa, mọi người dù đi xa trên đoạn đường dài, nhưng không cảm thấy mệt.
Khi mọi người tụ tập trong khuôn viên nhà thờ chính tòa và công trường Victoria Square hướng về khán đài chính để thưởng thức những màn văn nghệ, ca nhạc và những phần trình diễn thật ngoạn mục, do sự đóng góp của nhiều cộng đoàn, các tổ chức, trường học và nhiều sắc tộc.
Đến 6 giờ chiều, mọi người cùng nhau hướng về 2 màn ảnh lớn, để cùng hiệp thông với giáo hội hoàn vũ theo dõi trực tiếp nghi lễ phong thánh cho Mẹ Mary Mackillop do ĐTC Bênêdictô thứ 16 cử hành tại công trường Thánh Phêrô, Rôma.
Phía trong nhà thờ chính toà diễn ra những giờ cầu nguyện sốt sáng của các tín hữu vừa hoàn tất cuộc rước kiệu tuần hành… Họ dâng lên Chúa lời tạ ơn, hay những lời cầu xin qua lời cầu bầu của mẹ thánh Mary Mackillop, xin Chúa ban tràn đầy ơn lành hồn xác xuống cho mọi người con dân nước Úc, đất nước thể hiện một xã hội đa văn hóa. Xin cho mọi người biết noi gương của Mẹ Thánh, đoàn kết yêu thương và luôn có được sự tử tế như gương mẫu của Mẹ đối với tất cả mọi người.
Theo chương trình của TGP Adelaide thì trong những ngày kế tiếp sẽ có nhiều sinh hoạt đạo đức khác tại nhiều nơi như Thánh Lễ tạ ơn và chương trình diễn văn nghệ toàn tiểu bang Nam Úc tại Adelaide Entertainment Centre nhằm mục đính tôn vinh và ca tụng nhân đức của Mẹ Thánh Mary Thánh Giá, một gương mẫu cho tất cả mọi người tín hữu tại Úc Châu noi theo và tự hào.
Lò thuốc nổ Sudan, một trường hợp thất bại vì một lý tưởng lỗi thời (1)
Trần Mạnh Trác
20:36 17/10/2010
Những ngày gần đây tình hình Sudan sôi động trở lại. Chính quyền thống nhất của Sudan bất hòa. Phó tổng thống và là thủ lãnh miền Nam Salva Kiir Mayardit tuyên bố ông ủng hộ giải pháp ly khai của miền Nam vì giải pháp hiệp nhất chỉ đem lại cho người dân miền Nam một qui chế công dân hạng hai vĩnh viễn. Còn Tổng Thống Omar al-Bashir, người đang bị toà án Quốc Tế đòi bắt về tội diệt chủng và chống nhân loại, thì tuyên bố ông chỉ có thể chấp nhận giải pháp hiệp nhất Nam Bắc mà thôi, ông đang tìm mọi cách trì hoãn ngày Trưng Cầu Dân Ý mà lịch trình sẽ là phải thi hành vào tháng 1 năm 2011 (kết quả phải công bố ngày 9).
Thế giới đang đếm từng ngày tới thời điểm quyết định trên. Hai bên Nam Bắc đang điều động quân đội tới gần lằn ranh.
Nhận thấy chiến tranh khó tránh khỏi, Kiir lên tiếng kêu gọi thế giới can thiệp và Liên Hiệp Quốc đã điều động quân Gìn Giữ Hoà Bình đến các tỉnh miền Nam, nhưng tránh tới gần ranh giới vì có sự phản đối cuả al-Bashir, được hậu thuẫn bởi khối Ả Rập Hồi Giáo và cuả Trung Cộng.
Các hội thánh Kitô Giáo, gồm có Tân Giáo (Episcopal) và Công Giáo đã kêu gọi một giải pháp hoà bình. Riêng Giáo Hội Công Giáo đã tổ chức 101 ngày cầu nguyện cho Sudan.
Nhiều người dân và sinh viên miền Nam đang sống ở Khartoum đã khăn gói chạy về Nam bằng mọi phương tiện kể cả đi bộ để tránh những nhóm Hồi Giáo quá khích của miền Bắc đang biểu tình mỗi ngày.
Người ta lo ngại đây sẽ là ngòi thuốc nổ cuả môt cuộc chiến tranh lớn hơn giữa nhiều thế lực.
Giáo hội Tân Giáo cho biết nếu chiến tranh xẩy ra thì trên 4 triệu Kitô Hữu ở Bắc Sudan có nguy cơ bị đàn áp đẫm máu. Người ta biết rằng chiến tranh đã lấy đi trên 3 triệu sinh mạng ở đây từ năm 1956 mà nạn nhân đa phần là những người da đen thiểu số và những giáo dân Kitô giáo.
Chắc chắn nếu cuộc chiến Nam Bắc tái phát trở lại thì miền Darfur đang có một nền hòa bình bất ổn sẽ bùng nổ ngay.
Các giếng dầu lửa cuả vùng đệm giữ hai miền Nam Bắc là Abyei mà Trung Cộng đang khai thác triệt để cũng sẽ cháy rụi giống như vụ đốt cháy các mỏ dầu ở Kuwait do Sadam Hussein.
Một cuộc khủng hoảng dầu lửa sẽ xẩy ra?
Có thể đây sẽ là cuộc chiến tranh ở nước ngòai đầu tiên cuả một cường quốc đang lên là Trung Cộng? Cuộc chiến chắc chắn sẽ lôi kéo khối Hồi Giáo về phiá Trung Cộng.
Hoặc là phải chăng đây cũng là khởi đầu cuả một cuộc chiến cuả khối Hồi Giáo vùng lên để chống lại sự đàn áp(?) cuả Hoa Kỳ, cuả phương Tây và cuả khối Kitô Giáo? Khối Hồi Giáo chắc chắn sẽ giành được sự hậu thuẫn cuả Trung Cộng và có thể cuả Nga. Trong khi Ấn Độ có thể sẽ ủng hộ phương Tây.
Dù động lực cuả cuộc chiến là thế nào đi nữa, thì nó cũng có khả năng tạo ra một cuộc binh lửa kéo dài một nửa vòng trái đất từ Điạ Trung Hải xuống tới tận miền Nam Á.
Và có thể là thế chiến thứ 3?
Liệu những nỗ lực ngoại giao cuả Liên Hiệp Quốc và cuả Hoa Kỳ có thể cứu vãn nền hoà bình ở Sudan không? và cái giá cuả hoà bình này có phải trả bằng quyền lợi chánh đáng cuả dân thiểu số da đen và cuả những người không theo Hồi Giáo không?
Để tìm câu trả lời, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu nước Sudan. Một quốc gia mà đa phần dân số sống nhờ vào nông nghiệp như Việt Nam (80%), có nhiều tài nguyên và nhiều cơ hội nhưng vẫn là một nền kinh tế yếu kém dưới Việt nam một số hạng (181 vs 165).
Đây là một quốc gia có một lịch sử bi thảm mà ngày nay lại còn bi thảm hơn nữa với sự áp đặt lý tưởng Hồi Giáo và luật độc đóan Sharia, là những nguyên nhân gây nên thảm cảnh nội chiến làm cạn kiệt nhân lực quốc gia, phá hủy hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội. Một quốc gia đầy dẫy tham nhũng, chính phủ bán rẻ tài nguyên cho ngọai bang để đổi lấy vũ khí. Một quốc gia thất bại mà chính quyền là một nhóm quân phiệt độc tài chỉ lo củng cố quyền hành phe nhóm, nuôi dưỡng khủng bố và cổ vũ xung đột chủng tộc.
Thời Cổ
Đất Sudan nằm ở phía Nam của Ai Cập, tại đây hai nhánh sông Nile Xanh và Nile Trắng (Blue Nile, White Nile) hội ngộ tại Khartoum tạo ra giòng sông Nile chảy lên phía Bắc xuyên qua các vùng đất sa mạc của Ai cập trước khi đổ vào Địa Trung Hải.
Dòng sông Nile vừa là một đường giao thông vừa là một chướng ngại giữa Sudan và Ai Cập. Về mùa hè có lũ, mực nước dâng cao, người ta có thể dùng thuyền buồm dựa theo gió Bấc mạnh cộng với việc sử dụng dây chão kéo từ bờ mà bơi thuyền ngược giòng nước tới Khartoum. Nhưng vào các mùa khác khi nước sông hạ thấp để lộ ra 3 ghềnh nước dài (3 cataracts, cataract thứ hai dài 9 miles) có nhiều đá nhọn và nước chảy xiết thì giao thông bị gián đọan. Ngòai sự giao thông ở trên sông ra, vùng đất ở hai bên ghềnh nước là núi đá hiểm trở nên di chuyển bằng đường bộ thì rất khó khăn và nguy hiểm.
Từ nhiều ngàn năm qua, miền Bắc Sudan giáp giới với Ai Cập là một phần của Ai Cập thời Cổ. Theo những khai quật mới nhất, người ta biết rằng nhiều triều đại tiền sử của Ai Cập đã phát xuất từ đây.
Hồi đó đất của người Nubia nằm ở hai bên biên giới Ai cập và Sudan. Xứ này bị Ai Cập chiếm từ 800 năm Trước Công Lịch, tuy nhiên vào năm 750BC (TCL), một vị vua Nubia đã khởi nghĩa chiếm lấy tòan thể Ai Cập và lập nên triều đại Kush dài 100 năm. Đế quốc Kush lan rộng qua Palestine chống chọi với đế quốc Assyria ở Syria nhưng sau đó suy yếu và phải rút về lại vùng thượng nguồn sông Nile để cố thủ dựa vào 3 ghềnh nước. Vuơng triều Kush duy trì độc lập trước những cố gắng thôn tính từ phương Bắc của Ai Cập và đã mở rộng biên cương xuống miền Nam Sudan, cho tới năm 350 thì bị đế quốc La Mã xóa sổ.
Kitô Giáo
Sau khi đế quốc Kush suy tàn thì Sudan đã phân tán thành nhiều vương quốc độc lập nhưng không vững bền. Vào thế kỷ thứ 6 có 6 vương quốc trong đó một số theo Kitô Giáo và tổ chức vương triều theo khuôn mẫu của đế triều Byzantine, thí dụ như vuơng quốc Nubia, vuơng quốc Alwa, vương quốc Makuria. Vương quốc Makuria trở về với đạo Công Giáo vào thế kỷ 7, còn những vương quốc khác theo phái Coptic. Nói chung, Kitô giáo tồn tại 10 thế kỷ ở vùng này và đã là một thành lũy ngăn cản bước tiến của người Ả rập (và đạo Hồi) cho đến thế kỷ 16. Họ để lại nhiều di tích lịch sử nhưng ngày nay đã bị chìm dưới hồ nước Nasser vĩ đại tạo ra bởi đập Aswan. Hồ Nasser bao trùm hầu hết miền đất truyền thống của người Nubia.
Khi hồ nước Nasser đựoc xây dựng thì người Nubia cũng phải di dời ra những vùng khác. Những người ở bên Ai Cập đã di chuyễn về các thành phố và bị đồng hóa, những người ở phía Sudan thì lui về những làng mạc hẻo lánh và thường bị chính quyền gốc Ả Rập ở Khartoum săn đuổi. Nhiều bộ lạc gốc Ả rập vẫn còn đánh phá các làng Nubia ở Sudan để bắt phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, một tệ nạn mà hằng năm cơ quan Human Watch vẫn còn lên tiếng cảnh báo.
Số phận của người Nubia cũng tương tự như số phận của người Chàm ở Việt Nam. Ngày nay căn tính của họ đã bị tiêu diệt chỉ còn để lại một vài di tích trên cách trang phục và qua phong tục tập quán tại một số vùng. Dân số Nubia hiện chỉ còn khỏang 300 ngàn người.
Hồi Giáo
Trở lại thế kỷ thứ 7, nhiều làn sóng chinh phục của người Ả rập xâm lăng Sudan nhưng thất bại trước lực lương của người Nubia và phải giảng hòa. Người Ả Rập Hồi giáo sau đó gây ảnh hưởng với Sudan bằng giao thương, bằng phương pháp tiềm thực và đồng hóa. Tới thế kỷ 13 thì các vương quốc Kitô Giáo như Nubia không có đủ gíao sĩ và tới thế kỷ 15 thì suy tàn vì những tranh chấp cung đình. Vương quốc Alwa là vương quốc Kitô giáo cuối cùng bị một bộ tộc theo Hồi giáo tên là Funj chiếm lấy vào thế kỷ 16. Vào năm 1820, một tướng của đế quốc Ottoman đang cai trị Ai Câp là Muhammad Ali Pasha đã xua quân chiếm trọn Sudan và thu về một mối. Tuy ông chỉ là một thủ hiến (Wali) của Ottoman, nhưng có tham vọng làm hòang đế nên tự mình xưng vương (Khedive) và sát nhập đất Sudan vào với Ai cập làm của riêng. Quân lực của Ali và cuả người con là Abrahim đã có lần đe dọa thủ đô Ottoman là Constantinople (Istanbul) nhưng bị các đại cường can thiệp phải lui trở về Sinai và Ai Cập.
Vào những năm 1880, vì nạn tham nhũng gây nên một cuộc nội lọan lớn đe dọa đến sự sống còn của triều đình, Khedive của Sudan-Ai Cập là Tewfik (cháu 6 đời của Ali) đã kêu gọi sự giúp đỡ của các đại cường. Lúc đó đế quốc Anh nhận thấy sự quan trọng của kinh đào Suez nên muốn giữ một vai trò quyết định hơn ở đây. Muợn cớ giúp Tewfik, Anh đã nuốt trọn Ai Cập vào năm 1882, thành lập một nền bảo hộ mượn danh nghĩa của nhà vua.
Thế giới đang đếm từng ngày tới thời điểm quyết định trên. Hai bên Nam Bắc đang điều động quân đội tới gần lằn ranh.
Nhận thấy chiến tranh khó tránh khỏi, Kiir lên tiếng kêu gọi thế giới can thiệp và Liên Hiệp Quốc đã điều động quân Gìn Giữ Hoà Bình đến các tỉnh miền Nam, nhưng tránh tới gần ranh giới vì có sự phản đối cuả al-Bashir, được hậu thuẫn bởi khối Ả Rập Hồi Giáo và cuả Trung Cộng.
Các hội thánh Kitô Giáo, gồm có Tân Giáo (Episcopal) và Công Giáo đã kêu gọi một giải pháp hoà bình. Riêng Giáo Hội Công Giáo đã tổ chức 101 ngày cầu nguyện cho Sudan.
Nhiều người dân và sinh viên miền Nam đang sống ở Khartoum đã khăn gói chạy về Nam bằng mọi phương tiện kể cả đi bộ để tránh những nhóm Hồi Giáo quá khích của miền Bắc đang biểu tình mỗi ngày.
Người ta lo ngại đây sẽ là ngòi thuốc nổ cuả môt cuộc chiến tranh lớn hơn giữa nhiều thế lực.
Giáo hội Tân Giáo cho biết nếu chiến tranh xẩy ra thì trên 4 triệu Kitô Hữu ở Bắc Sudan có nguy cơ bị đàn áp đẫm máu. Người ta biết rằng chiến tranh đã lấy đi trên 3 triệu sinh mạng ở đây từ năm 1956 mà nạn nhân đa phần là những người da đen thiểu số và những giáo dân Kitô giáo.
Chắc chắn nếu cuộc chiến Nam Bắc tái phát trở lại thì miền Darfur đang có một nền hòa bình bất ổn sẽ bùng nổ ngay.
Các giếng dầu lửa cuả vùng đệm giữ hai miền Nam Bắc là Abyei mà Trung Cộng đang khai thác triệt để cũng sẽ cháy rụi giống như vụ đốt cháy các mỏ dầu ở Kuwait do Sadam Hussein.
Một cuộc khủng hoảng dầu lửa sẽ xẩy ra?
Có thể đây sẽ là cuộc chiến tranh ở nước ngòai đầu tiên cuả một cường quốc đang lên là Trung Cộng? Cuộc chiến chắc chắn sẽ lôi kéo khối Hồi Giáo về phiá Trung Cộng.
Hoặc là phải chăng đây cũng là khởi đầu cuả một cuộc chiến cuả khối Hồi Giáo vùng lên để chống lại sự đàn áp(?) cuả Hoa Kỳ, cuả phương Tây và cuả khối Kitô Giáo? Khối Hồi Giáo chắc chắn sẽ giành được sự hậu thuẫn cuả Trung Cộng và có thể cuả Nga. Trong khi Ấn Độ có thể sẽ ủng hộ phương Tây.
Dù động lực cuả cuộc chiến là thế nào đi nữa, thì nó cũng có khả năng tạo ra một cuộc binh lửa kéo dài một nửa vòng trái đất từ Điạ Trung Hải xuống tới tận miền Nam Á.
Và có thể là thế chiến thứ 3?
Liệu những nỗ lực ngoại giao cuả Liên Hiệp Quốc và cuả Hoa Kỳ có thể cứu vãn nền hoà bình ở Sudan không? và cái giá cuả hoà bình này có phải trả bằng quyền lợi chánh đáng cuả dân thiểu số da đen và cuả những người không theo Hồi Giáo không?
Để tìm câu trả lời, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu nước Sudan. Một quốc gia mà đa phần dân số sống nhờ vào nông nghiệp như Việt Nam (80%), có nhiều tài nguyên và nhiều cơ hội nhưng vẫn là một nền kinh tế yếu kém dưới Việt nam một số hạng (181 vs 165).
Đây là một quốc gia có một lịch sử bi thảm mà ngày nay lại còn bi thảm hơn nữa với sự áp đặt lý tưởng Hồi Giáo và luật độc đóan Sharia, là những nguyên nhân gây nên thảm cảnh nội chiến làm cạn kiệt nhân lực quốc gia, phá hủy hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội. Một quốc gia đầy dẫy tham nhũng, chính phủ bán rẻ tài nguyên cho ngọai bang để đổi lấy vũ khí. Một quốc gia thất bại mà chính quyền là một nhóm quân phiệt độc tài chỉ lo củng cố quyền hành phe nhóm, nuôi dưỡng khủng bố và cổ vũ xung đột chủng tộc.
Thời Cổ
Đất Sudan nằm ở phía Nam của Ai Cập, tại đây hai nhánh sông Nile Xanh và Nile Trắng (Blue Nile, White Nile) hội ngộ tại Khartoum tạo ra giòng sông Nile chảy lên phía Bắc xuyên qua các vùng đất sa mạc của Ai cập trước khi đổ vào Địa Trung Hải.
Dòng sông Nile vừa là một đường giao thông vừa là một chướng ngại giữa Sudan và Ai Cập. Về mùa hè có lũ, mực nước dâng cao, người ta có thể dùng thuyền buồm dựa theo gió Bấc mạnh cộng với việc sử dụng dây chão kéo từ bờ mà bơi thuyền ngược giòng nước tới Khartoum. Nhưng vào các mùa khác khi nước sông hạ thấp để lộ ra 3 ghềnh nước dài (3 cataracts, cataract thứ hai dài 9 miles) có nhiều đá nhọn và nước chảy xiết thì giao thông bị gián đọan. Ngòai sự giao thông ở trên sông ra, vùng đất ở hai bên ghềnh nước là núi đá hiểm trở nên di chuyển bằng đường bộ thì rất khó khăn và nguy hiểm.
Từ nhiều ngàn năm qua, miền Bắc Sudan giáp giới với Ai Cập là một phần của Ai Cập thời Cổ. Theo những khai quật mới nhất, người ta biết rằng nhiều triều đại tiền sử của Ai Cập đã phát xuất từ đây.
Hồi đó đất của người Nubia nằm ở hai bên biên giới Ai cập và Sudan. Xứ này bị Ai Cập chiếm từ 800 năm Trước Công Lịch, tuy nhiên vào năm 750BC (TCL), một vị vua Nubia đã khởi nghĩa chiếm lấy tòan thể Ai Cập và lập nên triều đại Kush dài 100 năm. Đế quốc Kush lan rộng qua Palestine chống chọi với đế quốc Assyria ở Syria nhưng sau đó suy yếu và phải rút về lại vùng thượng nguồn sông Nile để cố thủ dựa vào 3 ghềnh nước. Vuơng triều Kush duy trì độc lập trước những cố gắng thôn tính từ phương Bắc của Ai Cập và đã mở rộng biên cương xuống miền Nam Sudan, cho tới năm 350 thì bị đế quốc La Mã xóa sổ.
Kitô Giáo
Sau khi đế quốc Kush suy tàn thì Sudan đã phân tán thành nhiều vương quốc độc lập nhưng không vững bền. Vào thế kỷ thứ 6 có 6 vương quốc trong đó một số theo Kitô Giáo và tổ chức vương triều theo khuôn mẫu của đế triều Byzantine, thí dụ như vuơng quốc Nubia, vuơng quốc Alwa, vương quốc Makuria. Vương quốc Makuria trở về với đạo Công Giáo vào thế kỷ 7, còn những vương quốc khác theo phái Coptic. Nói chung, Kitô giáo tồn tại 10 thế kỷ ở vùng này và đã là một thành lũy ngăn cản bước tiến của người Ả rập (và đạo Hồi) cho đến thế kỷ 16. Họ để lại nhiều di tích lịch sử nhưng ngày nay đã bị chìm dưới hồ nước Nasser vĩ đại tạo ra bởi đập Aswan. Hồ Nasser bao trùm hầu hết miền đất truyền thống của người Nubia.
Khi hồ nước Nasser đựoc xây dựng thì người Nubia cũng phải di dời ra những vùng khác. Những người ở bên Ai Cập đã di chuyễn về các thành phố và bị đồng hóa, những người ở phía Sudan thì lui về những làng mạc hẻo lánh và thường bị chính quyền gốc Ả Rập ở Khartoum săn đuổi. Nhiều bộ lạc gốc Ả rập vẫn còn đánh phá các làng Nubia ở Sudan để bắt phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, một tệ nạn mà hằng năm cơ quan Human Watch vẫn còn lên tiếng cảnh báo.
Số phận của người Nubia cũng tương tự như số phận của người Chàm ở Việt Nam. Ngày nay căn tính của họ đã bị tiêu diệt chỉ còn để lại một vài di tích trên cách trang phục và qua phong tục tập quán tại một số vùng. Dân số Nubia hiện chỉ còn khỏang 300 ngàn người.
Hồi Giáo
Trở lại thế kỷ thứ 7, nhiều làn sóng chinh phục của người Ả rập xâm lăng Sudan nhưng thất bại trước lực lương của người Nubia và phải giảng hòa. Người Ả Rập Hồi giáo sau đó gây ảnh hưởng với Sudan bằng giao thương, bằng phương pháp tiềm thực và đồng hóa. Tới thế kỷ 13 thì các vương quốc Kitô Giáo như Nubia không có đủ gíao sĩ và tới thế kỷ 15 thì suy tàn vì những tranh chấp cung đình. Vương quốc Alwa là vương quốc Kitô giáo cuối cùng bị một bộ tộc theo Hồi giáo tên là Funj chiếm lấy vào thế kỷ 16. Vào năm 1820, một tướng của đế quốc Ottoman đang cai trị Ai Câp là Muhammad Ali Pasha đã xua quân chiếm trọn Sudan và thu về một mối. Tuy ông chỉ là một thủ hiến (Wali) của Ottoman, nhưng có tham vọng làm hòang đế nên tự mình xưng vương (Khedive) và sát nhập đất Sudan vào với Ai cập làm của riêng. Quân lực của Ali và cuả người con là Abrahim đã có lần đe dọa thủ đô Ottoman là Constantinople (Istanbul) nhưng bị các đại cường can thiệp phải lui trở về Sinai và Ai Cập.
Vào những năm 1880, vì nạn tham nhũng gây nên một cuộc nội lọan lớn đe dọa đến sự sống còn của triều đình, Khedive của Sudan-Ai Cập là Tewfik (cháu 6 đời của Ali) đã kêu gọi sự giúp đỡ của các đại cường. Lúc đó đế quốc Anh nhận thấy sự quan trọng của kinh đào Suez nên muốn giữ một vai trò quyết định hơn ở đây. Muợn cớ giúp Tewfik, Anh đã nuốt trọn Ai Cập vào năm 1882, thành lập một nền bảo hộ mượn danh nghĩa của nhà vua.
Úc Đại Lợi tưng bừng chào đón vị thánh Úc đầu tiên
Nguyễn Việt Nam
05:56 17/10/2010
Xem Hình Ảnh Thánh Lễ tại Rôma
“Chân Phước Mary MacKillop chính thức được tôn phong hiển thánh – Thánh Mary MacKillop Thánh Giá”, Đức Thánh Cha Bênêđíctô, trong phẩm phục vàng kim của ngày đại lễ đã tuyên bố như trên giữa tiếng vỗ tay hoan hô của cộng đoàn gồm 50,000 anh chị em giáo dân, và một rừng cờ Úc và cờ thổ dân bay phất phới trong một ngày nắng đẹp của Rôma.
Trong lời tuyên bố long trọng bằng tiếng La Tinh, Đức Thánh Cha truyền rằng từ nay trong Giáo Hội Công Giáo Chân Phước Mary MacKillop của Úc Đại Lợi, Chân phước Stanilao Soltys của Ba Lan, Chân phước Bessette của Gia Nã Đại, Chân phước Candida Maria de Jesus Cipitria y Barriola của Tây Ban Nha, và hai chân phước Giulia Salzano và Battista da Varano của Ý Đại Lợi được tôn phong lên hàng hiển thánh và “trong toàn thể Giáo Hội họ được tôn vinh thành kính giữa hàng các thánh”.
Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng Trưởng bộ Phong Thánh nhận định rằng trong các công nghiệp hiển hách của vị thánh đầu tiên của quốc gia Úc Đại Lợi, người ta sẽ nhớ mãi đến Thánh Mary MacKillop Thánh Giá như một nhà giáo tận tụy.
“Dầu bao nhiêu những thử thách âu sầu, cộng đoàn nhỏ bé đã sinh sôi nẩy nở và lan tràn khắp lục địa Úc Châu, và dầu cho bao nhiêu những khó khăn cá nhân, Chị Mary đã không bao giờ đánh mất đi tinh thần quảng đại và niềm tin không lay chuyển vào sự quan phòng của Thiên Chúa toàn năng”.
Trên toàn cõi Úc Châu, nhờ lòng hào hiệp của công ty điện thoại Telstra, hàng triệu người Úc đã có thể theo dõi trực tiếp truyền hình qua các phương tiện truyền thông công cộng và qua mạng Internet.
Hơn 4000 người đứng chật sân Vương Cung Thánh Đường Sydney để chứng kiến qua màn ảnh đại vĩ tuyến cuộc lễ tại Rôma.
Nhiều gia đình đã đến sớm để xí chỗ và để chung vui với anh chị em khác đang có mặt trước tiền đình nhà thờ.
Hàng ngàn người trong đó có nữ thủ tướng Úc Julia Gillard, thủ hiến bang Victoria John Brumby và nhiều gia đình trường họp đứng chật khu vực Exhibition ở Carlton suốt từ sáng sớm. Buổi sáng sớm, nhiều đoàn thể Công Giáo cũng diễu hành trên đường phố Melbourne mừng ngày đại lễ.
Không khí lễ hội cũng tưng bừng tại Perth với một buổi hòa nhạc khổng lồ được tổ chức tại trường đại học Công Giáo Notre Dame. Tôn vinh những hy sinh lớn lao của các nữ tu Dòng Thánh Giuse là dòng do Mẹ Mary MacKillop thành lập, các sinh viên đã tổ chức một du thuyền long trọng đón khoảng 40 nữ tu từ thành phố Perth đến cảng Fremantle nơi tổ chức buổi hòa nhạc.
Tại Penola, một làng nhỏ Nam Úc nơi Thánh Mary Thánh Giá đã thành lập hội dòng, 8000 người đã đi bộ hành hương hàng chục cây số đến đây cử hành thánh lễ ngoài trời.
“Chân Phước Mary MacKillop chính thức được tôn phong hiển thánh – Thánh Mary MacKillop Thánh Giá”, Đức Thánh Cha Bênêđíctô, trong phẩm phục vàng kim của ngày đại lễ đã tuyên bố như trên giữa tiếng vỗ tay hoan hô của cộng đoàn gồm 50,000 anh chị em giáo dân, và một rừng cờ Úc và cờ thổ dân bay phất phới trong một ngày nắng đẹp của Rôma.
Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng Trưởng bộ Phong Thánh nhận định rằng trong các công nghiệp hiển hách của vị thánh đầu tiên của quốc gia Úc Đại Lợi, người ta sẽ nhớ mãi đến Thánh Mary MacKillop Thánh Giá như một nhà giáo tận tụy.
“Dầu bao nhiêu những thử thách âu sầu, cộng đoàn nhỏ bé đã sinh sôi nẩy nở và lan tràn khắp lục địa Úc Châu, và dầu cho bao nhiêu những khó khăn cá nhân, Chị Mary đã không bao giờ đánh mất đi tinh thần quảng đại và niềm tin không lay chuyển vào sự quan phòng của Thiên Chúa toàn năng”.
Trên toàn cõi Úc Châu, nhờ lòng hào hiệp của công ty điện thoại Telstra, hàng triệu người Úc đã có thể theo dõi trực tiếp truyền hình qua các phương tiện truyền thông công cộng và qua mạng Internet.
Hơn 4000 người đứng chật sân Vương Cung Thánh Đường Sydney để chứng kiến qua màn ảnh đại vĩ tuyến cuộc lễ tại Rôma.
Nhiều gia đình đã đến sớm để xí chỗ và để chung vui với anh chị em khác đang có mặt trước tiền đình nhà thờ.
Hàng ngàn người trong đó có nữ thủ tướng Úc Julia Gillard, thủ hiến bang Victoria John Brumby và nhiều gia đình trường họp đứng chật khu vực Exhibition ở Carlton suốt từ sáng sớm. Buổi sáng sớm, nhiều đoàn thể Công Giáo cũng diễu hành trên đường phố Melbourne mừng ngày đại lễ.
Không khí lễ hội cũng tưng bừng tại Perth với một buổi hòa nhạc khổng lồ được tổ chức tại trường đại học Công Giáo Notre Dame. Tôn vinh những hy sinh lớn lao của các nữ tu Dòng Thánh Giuse là dòng do Mẹ Mary MacKillop thành lập, các sinh viên đã tổ chức một du thuyền long trọng đón khoảng 40 nữ tu từ thành phố Perth đến cảng Fremantle nơi tổ chức buổi hòa nhạc.
Tại Penola, một làng nhỏ Nam Úc nơi Thánh Mary Thánh Giá đã thành lập hội dòng, 8000 người đã đi bộ hành hương hàng chục cây số đến đây cử hành thánh lễ ngoài trời.
Top Stories
Open letter of Con Dau's parishioners
Con Dau's parishioners
16:51 17/10/2010
Con Dau – Dang Nang city, October 15, 2010
To:
His Excellency Bishop Peter Nguyen Van Nhon – President of the Vietnamese Episcopal Conference.
His Excellency Bishop Cosma Hoang Van Dat – Secretary General of The Vietnamese Episcopal Conference.
His Excellency Bishop Paul Nguyen Thai Hop – President of Committee for Justice and Peace.
Respected Fathers,
We, parishioners of Con Dau parish, Diocese of Da Nang and relatives of the following six victims being put unjustly under Da Nang city’s police custody:
1 – Matthew Nguyen Huu Liem
2 – Joseph Tran Thanh Viet
3 – Thadeus Le Thanh Lam
4 – Simon Nguyen Huu Minh
5 – Teresa Nguyen Thi The
6 – Mary Phan Thi Nhan
would like to send to you our best regard and our report on the incident as follows:
Our Con Dau parish has been established for 80 out of our 130 year- history of receiving the Good News. Generations of Con Dau parishioners had sacrificed their blood and tears for the development of their home parish and their homeland, making it a more pleasant place to live and worship. Life has been going by in peace and harmony.
Our normal life, however, has been turned upside down when the government of Da Nang decided to sell this area off to “The Sun- Investment Corporation” for an Eco-Tourism Project. This is a joint stock company formed by private owners. It’s neither a company established to carry out State’s projects, nor belonging to any national security project. Compensation was set at dirt-cheap rate of 350.000 VND (an equivalent of 20 dollars) per square meter for residential land.
Article 40 in 2003 Land Law, pertaining to “Land recovery for use for economic development purposes” stipulates: “The State shall recover land for purposes of economic development in the case of the construction of industrial parks, high-tech zones, economic zones and major investment projects as stipulated by the Government. “
The Governmental Decree 84/2007/ND-CP, May 25, 2007 in article 35, paragraph 1, said “The focus on other business areas have similar land use regimes prescribed in Clause 1, Article 40 and paragraph 1 of Article 90 of Land Law, including:
a) Commercial – general services with a variety of sales, service, and many owners doing business together.
b) The affiliated travel on infrastructure, on the type of business and many owners doing business together (not including eco-tourism). “
The Da Nang authority’s action of recovering parish land and selling it to The Sun- Investment Corporation for building the Eco-tourism plan has seriously violated the land law and infringed upon people’s lawful property.
In a residential area with a long-standing stability and a good secular and religious tradition, where our fathers’ remains are resting in peace, it’s appalling to see the homes, the land, the properties generations after generations have worked so hard to earn being audaciously taken away…For years many of our Con Dau parishioners have been asking local government at all levels to comply with the law, to respect the legal rights of all citizens. Da Nang authority, instead of doing just that, has applied every measure including cracking down on people in order to achieve the goal they had set.
On May 4, 2010, at the funeral of Mrs Ho Nhu, her maiden name as Maria Dang Thi Tan, police used different forms of weapons to attack parishioners who were on the way to the parish cemetery to pay final respect to the decease. A total of 72 parishioners had been detained by the police. Subsequently police arrested a number of others including those who did not participate in the funeral procession but spoke out to support the rights of the residents.
Among those arrested were our relatives who had been accused of “disorderly misconduct”, obstruction of justice”- offenses the provincial governments in the country usually charge people with in land disputing cases.
We are affirmative that their relatives neither violated the law, nor they were against anyone. People like Simon Nguyen Huu Minh, who did not even step out of his house the day Mrs Ho Nhu was buried, was arrested on May 20, 2010 or more than two weeks after (the funeral). There are cases where parishioners were beaten; their relatives were subject to torture every day. All they did was to cry but later were called on by the authorities to receive a fine of an equivalent to 3 dollars.
Since the arrest of these citizens, Da Nang authorities have serious violations of the criminal proceedings, where there is no arrest warrant, no proof of probable cause. Instead they simply arrested their targets, then rounded up several others and put them through torture to extort false testimonies against the intended victims.
During their detention at Da Nang’s police station, the law enforcement agency of Da Nang city had asked our relatives not to seek legal counsel and threatened to up-grade their charge to a more severe level should they “dare to fight back with the prosecution”
Respected Fathers,
We are only the simple faithful, dedicating all our lives to our land, our farms and our prayers every early morning in this beloved, serene countryside.
Should Da Nang authority appropriate our entire neighbourhood, our properties, we do not know how we will survive, where we live, or what our future will be like! There is absolutely no guarantee for our everyday lives and our children’s future; even our way of a good life is being turned upside down and on the way to be destroyed.
But above all and most urgently is the agonising situation where our fathers, husbands, wives are suffering at the detention centre of Da Nang government.
These things are happening with Bishop Joseph Chau Ngoc Tri ‘s knowledge. We’re therefore putting our hope so much on his ability to help us. But as of now, there still has been no way out for us. We are now very optimistic upon the news of the Committee for Justice and Peace being created by the Vietnamese Episcopal Conference.
In this desperate situation we can only pray to God for his keeping and beg you Fathers for your help in obtaining justice for our loved ones who are being unjustly detained in the Da Nang Police’s detention centres, in accordance with the current law.
We, the small children, would appreciate very much your help in this matter.
We wish you Fathers be blessed with good health and grace of God in your guiding the Vietnamese Church to walk alongside with the (Vietnamese) people, with the miserable and to be progressing forward in your mission to be the Lord’s witnesses in this world.
RESPECTFULLY YOURS,
COSIGNATORIES OF THE VICTIMS’ FAMILIES
Recipients
– As mentioned above
- Catholic Media (for information and support with prayers )
- Related Church’s agencies and organizations (to be informed and offer support)
To:
His Excellency Bishop Peter Nguyen Van Nhon – President of the Vietnamese Episcopal Conference.
His Excellency Bishop Cosma Hoang Van Dat – Secretary General of The Vietnamese Episcopal Conference.
His Excellency Bishop Paul Nguyen Thai Hop – President of Committee for Justice and Peace.
Respected Fathers,
We, parishioners of Con Dau parish, Diocese of Da Nang and relatives of the following six victims being put unjustly under Da Nang city’s police custody:
1 – Matthew Nguyen Huu Liem
2 – Joseph Tran Thanh Viet
3 – Thadeus Le Thanh Lam
4 – Simon Nguyen Huu Minh
5 – Teresa Nguyen Thi The
6 – Mary Phan Thi Nhan
would like to send to you our best regard and our report on the incident as follows:
Our Con Dau parish has been established for 80 out of our 130 year- history of receiving the Good News. Generations of Con Dau parishioners had sacrificed their blood and tears for the development of their home parish and their homeland, making it a more pleasant place to live and worship. Life has been going by in peace and harmony.
Our normal life, however, has been turned upside down when the government of Da Nang decided to sell this area off to “The Sun- Investment Corporation” for an Eco-Tourism Project. This is a joint stock company formed by private owners. It’s neither a company established to carry out State’s projects, nor belonging to any national security project. Compensation was set at dirt-cheap rate of 350.000 VND (an equivalent of 20 dollars) per square meter for residential land.
Article 40 in 2003 Land Law, pertaining to “Land recovery for use for economic development purposes” stipulates: “The State shall recover land for purposes of economic development in the case of the construction of industrial parks, high-tech zones, economic zones and major investment projects as stipulated by the Government. “
The Governmental Decree 84/2007/ND-CP, May 25, 2007 in article 35, paragraph 1, said “The focus on other business areas have similar land use regimes prescribed in Clause 1, Article 40 and paragraph 1 of Article 90 of Land Law, including:
a) Commercial – general services with a variety of sales, service, and many owners doing business together.
b) The affiliated travel on infrastructure, on the type of business and many owners doing business together (not including eco-tourism). “
The Da Nang authority’s action of recovering parish land and selling it to The Sun- Investment Corporation for building the Eco-tourism plan has seriously violated the land law and infringed upon people’s lawful property.
In a residential area with a long-standing stability and a good secular and religious tradition, where our fathers’ remains are resting in peace, it’s appalling to see the homes, the land, the properties generations after generations have worked so hard to earn being audaciously taken away…For years many of our Con Dau parishioners have been asking local government at all levels to comply with the law, to respect the legal rights of all citizens. Da Nang authority, instead of doing just that, has applied every measure including cracking down on people in order to achieve the goal they had set.
On May 4, 2010, at the funeral of Mrs Ho Nhu, her maiden name as Maria Dang Thi Tan, police used different forms of weapons to attack parishioners who were on the way to the parish cemetery to pay final respect to the decease. A total of 72 parishioners had been detained by the police. Subsequently police arrested a number of others including those who did not participate in the funeral procession but spoke out to support the rights of the residents.
Among those arrested were our relatives who had been accused of “disorderly misconduct”, obstruction of justice”- offenses the provincial governments in the country usually charge people with in land disputing cases.
We are affirmative that their relatives neither violated the law, nor they were against anyone. People like Simon Nguyen Huu Minh, who did not even step out of his house the day Mrs Ho Nhu was buried, was arrested on May 20, 2010 or more than two weeks after (the funeral). There are cases where parishioners were beaten; their relatives were subject to torture every day. All they did was to cry but later were called on by the authorities to receive a fine of an equivalent to 3 dollars.
Since the arrest of these citizens, Da Nang authorities have serious violations of the criminal proceedings, where there is no arrest warrant, no proof of probable cause. Instead they simply arrested their targets, then rounded up several others and put them through torture to extort false testimonies against the intended victims.
During their detention at Da Nang’s police station, the law enforcement agency of Da Nang city had asked our relatives not to seek legal counsel and threatened to up-grade their charge to a more severe level should they “dare to fight back with the prosecution”
Respected Fathers,
We are only the simple faithful, dedicating all our lives to our land, our farms and our prayers every early morning in this beloved, serene countryside.
Should Da Nang authority appropriate our entire neighbourhood, our properties, we do not know how we will survive, where we live, or what our future will be like! There is absolutely no guarantee for our everyday lives and our children’s future; even our way of a good life is being turned upside down and on the way to be destroyed.
But above all and most urgently is the agonising situation where our fathers, husbands, wives are suffering at the detention centre of Da Nang government.
These things are happening with Bishop Joseph Chau Ngoc Tri ‘s knowledge. We’re therefore putting our hope so much on his ability to help us. But as of now, there still has been no way out for us. We are now very optimistic upon the news of the Committee for Justice and Peace being created by the Vietnamese Episcopal Conference.
In this desperate situation we can only pray to God for his keeping and beg you Fathers for your help in obtaining justice for our loved ones who are being unjustly detained in the Da Nang Police’s detention centres, in accordance with the current law.
We, the small children, would appreciate very much your help in this matter.
We wish you Fathers be blessed with good health and grace of God in your guiding the Vietnamese Church to walk alongside with the (Vietnamese) people, with the miserable and to be progressing forward in your mission to be the Lord’s witnesses in this world.
RESPECTFULLY YOURS,
COSIGNATORIES OF THE VICTIMS’ FAMILIES
Recipients
– As mentioned above
- Catholic Media (for information and support with prayers )
- Related Church’s agencies and organizations (to be informed and offer support)
Vietnamese Bishop dies at 80
J.B. An Dang
17:32 17/10/2010
Vietnamese bishop who has headed a large diocese in South Vietnam dies at 80 on Sunday Oct 17, after years of struggling to perform his duties under scrutiny of the regime.
Bishop Emmanuel Le Phong Thuan was born in An Giang province on Dec. 1, 1930. He entered the local Cu Lao Gieng Minor Seminary in 1938 and another minor seminary in Phnom Penh, Cambodia, in 1945.
On completion his philosophical and theological studies at Saint Joseph Major Seminary in Saigon, he was ordained as priest in Can Tho diocese on May 31, 1960. He then taught at a local minor seminary before furthered his studies in Rome and Germany from 1964-1970 where he obtained a doctorate degree in canon law.
Returning to Vietnam in 1970, he had taught at local major seminaries until he was installed as coadjutor bishop of Can Tho on June 6, 1975. At that time, the diocese was vacant but the late bishop could only become ordinary of the diocese on June 20, 1990 after so many Vatican-Vietnam talks on the issue.
The strict scrutiny of the regime had been so harsh that for years the bishop office had neither telephone nor other means of communication. The late prelate had been so ill that he rarely could attend bishops' meetings in the last 5 years.
Sharing the same fate as the neighbouring Vinh Long diocese, a large number of Church properties in his jurisdiction have been seized by the government since 1975. The situation made the late bishop so distressed. “He brought that sadness down to the grave in deep sorrow,” said a close friend of the late prelate.
Bishop Emmanuel Le Phong Thuan was born in An Giang province on Dec. 1, 1930. He entered the local Cu Lao Gieng Minor Seminary in 1938 and another minor seminary in Phnom Penh, Cambodia, in 1945.
On completion his philosophical and theological studies at Saint Joseph Major Seminary in Saigon, he was ordained as priest in Can Tho diocese on May 31, 1960. He then taught at a local minor seminary before furthered his studies in Rome and Germany from 1964-1970 where he obtained a doctorate degree in canon law.
Returning to Vietnam in 1970, he had taught at local major seminaries until he was installed as coadjutor bishop of Can Tho on June 6, 1975. At that time, the diocese was vacant but the late bishop could only become ordinary of the diocese on June 20, 1990 after so many Vatican-Vietnam talks on the issue.
The strict scrutiny of the regime had been so harsh that for years the bishop office had neither telephone nor other means of communication. The late prelate had been so ill that he rarely could attend bishops' meetings in the last 5 years.
Sharing the same fate as the neighbouring Vinh Long diocese, a large number of Church properties in his jurisdiction have been seized by the government since 1975. The situation made the late bishop so distressed. “He brought that sadness down to the grave in deep sorrow,” said a close friend of the late prelate.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Chính tòa Xã Đoài giáo phận Vinh bị lụ lụt: Nhiều tuyến đường đã bị chia cắt
Trần Đức Hà
11:32 17/10/2010
VINH - Trận mưa trong những ngày vừa qua tại Nghệ - Tĩnh - Bình đã lập nên những kỷ lục mới về lượng nước, độ kéo dài và diện tích khu vực ảnh hưởng. Những hình ảnh đau thương trên quê hương Giáo phận Vinh bắt đầu được các phương tiện thông tin đại chúng truyền tải.
Không đâu xa, ngay chính tại trung tâm Giáo phận Vinh, giáo xứ Chính tòa Xã Đoài cũng đã hứng chịu cơn thịnh nộ khủng khiếp từ thiên nhiên. Nên biết đây là một vùng đất cao ráo phía tây huyện Nghi Lộc.
Mưa lớn đã gây ngập úng toàn bộ khu vực phía sau nhà thờ, lèn Đức Mẹ, khu vực quảng trường, Đại chủng viện, hội dòng Mến Thánh Giá. Tuyến đường từ nhà thờ Chính tòa sang khu vực giáo họ Bùi Chu đã bị cô lập, không thể di chuyển bằng xe ôtô, xe gắn máy và xe đạp. Đò đã được dùng làm phương tiện di chuyển tại đây.
Nhìn từ tầng 3 Tòa Giám mục Xã Đoài, các giáo họ Bùi Chu, Tân Yên, Trung Hậu, Ngọc Thành đã phủ một màu nước bạc.
Điều nguy hiểm là mặc dù bị ngập nhưng hệ thống điện vẫn hoạt động ảnh hưởng đến tính mạng giáo dân tại đây.
Ghi nhanh tại Xã Đoài lúc 16h ngày 17.10.2010
Không đâu xa, ngay chính tại trung tâm Giáo phận Vinh, giáo xứ Chính tòa Xã Đoài cũng đã hứng chịu cơn thịnh nộ khủng khiếp từ thiên nhiên. Nên biết đây là một vùng đất cao ráo phía tây huyện Nghi Lộc.
Mưa lớn đã gây ngập úng toàn bộ khu vực phía sau nhà thờ, lèn Đức Mẹ, khu vực quảng trường, Đại chủng viện, hội dòng Mến Thánh Giá. Tuyến đường từ nhà thờ Chính tòa sang khu vực giáo họ Bùi Chu đã bị cô lập, không thể di chuyển bằng xe ôtô, xe gắn máy và xe đạp. Đò đã được dùng làm phương tiện di chuyển tại đây.
Nhìn từ tầng 3 Tòa Giám mục Xã Đoài, các giáo họ Bùi Chu, Tân Yên, Trung Hậu, Ngọc Thành đã phủ một màu nước bạc.
Điều nguy hiểm là mặc dù bị ngập nhưng hệ thống điện vẫn hoạt động ảnh hưởng đến tính mạng giáo dân tại đây.
Ghi nhanh tại Xã Đoài lúc 16h ngày 17.10.2010
Tham dự lễ phong thánhMackillop tại quảng trường thánh Phêrô
Sr Minh Du
16:04 17/10/2010
VATICAN - Ngày hôm nay kinh thành Roma tràn ngập người. Dòng thác người đã đổ về từ rất sớm từ các ngả đường trong tiếng cười nói rộn ràng với những băng rôn, quốc kỳ của từng quốc gia. Thánh lễ tại quảng trường thánh Phê rô hôm nay có lẽ ước lượng khoảng 50 ngàn người. Chỉ với người Úc đến Roma đã lên đến khoảng 10 ngàn.
Hình ảnh ngày phong thánh tại Vatican
Thánh lễ bắt đầu lúc 10g, nhưng khi chúng tôi đến lúc 8g quảng trường đã ngập tràn người là người. Mọi người phải trình vé vào cổng và bảo vệ khám như ở sân bay. Các đài truyền hình và phát thanh đã có mặt tự bao giờ. Và trên tay mọi người máy chụp hình kỹ thuật số cũng đã sẵn sàng chụp mọi góc cạnh của buổi lễ.
Trước thánh lễ là phần giới thiệu đôi nét về 6 vị thánh, sau mỗi bài giới thiệu đều có các bài thánh ca đi kèm.
Thánh lễ mở đầu với một đoàn rước đồng tế thật dài đi sau cùng là xe của Đức Giáo Hoàng. Tuy đến trước hai giờ đồng hồ nhưng chúng tôi cũng không may mắn được ngồi cạnh lễ đài và cũng chẳng may mắn ngồi trên con đường có đoàn đồng tế đi qua. Thôi thì đành nhìn Ngài ban phép lành qua màn ảnh rộng vậy !
Thánh lễ bằng tiếng Ý, và ban tổ chức cũng chu đáo phát cho mỗi người một quyển sách để theo dõi và hiệp thông. Tôi cứ đọc theo mù mờ. Chúa nghe thấy chắc sẽ lẩm bẩm: con nhỏ này đọc cái gì mà cử ù ù cạc cạc thế này? Nhưng ngẫm lại, tôi lại nghĩ: Ồ, cha mẹ rất thích nghe con trẻ tập nói, chắc Chúa cũng vậy. Thế là tự tin tôi lại hát, lại đoc. Vừa hát vừa đọc vừa dich qua tiếng….Việt để còn hiểu mà hiệp thông chứ !
Trong 6 vị thánh được phong hôm nay đặc biệt có đến 4 vị sanh cùng thời chỉ cách nhau vài năm mà thôi. Đó là Mary Mackillop1842, André Besette và Candida Maria De Jesus Cipitria Y Bariola 1845, Giulia Salzano1846 và hai vị còn lại cũng sinh cùng thời là Stanislaw Kazimieirczyk Soltys 1433 và Battista Camilla Varano 1458. Quả là điều đặc biệt Thiên Chúa dành cho loài người cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ hai mươi với bốn con người thánh thiện trên bốn quốc gia khác nhau cũng như hai vị thánh đức của thế kỷ mười năm. Việc phong thánh hôm nay không biết tình cờ hay hữu ý mà GH lại sắp xếp trong cùng một ngày.
Tạ ơn Chúa vì ơn đức cao dày của các ngài mà ngày hôm nay biết bao trái tim được đập chung một nhịp tại quảng trường thánh Phêrô. Biết bao màu cờ sắc áo tụ họp tại đây cùng ngô nghê học ngôn ngữ Ý để tham dự thánh lễ. Thánh lễ sốt sắng và trang trọng. Tuy nhiên không biết có phải vì thưa kinh bằng tiếng Ý Chúa không hiểu nên rất đông người không được rước lễ hôm nay, tôi chỉ thấy các cây dù di chuyển xuống lễ đài cho rước lễ và chớp nhoáng đã thấy các cây dù trở về lễ đài ( gọi là các cây dù vì các vị ở xa quá tôi chỉ nhìn thấy qúy ngài bưng chén lễ di chuyển với cây dù mà thôi !). Tôi chưa kịp đứng lên xếp hàng thì thấy mọi người tan hàng ra về và trên khán đài ĐGH ban phép lành cuối lễ. Thôi thì đành rước lễ thiêng liêng vậy Chúa nhé.
ĐGH giảng bằng ngôn ngữ của các quốc gia có các vị được phong thánh trong ngày hôm nay. Và mọi người rất hãnh diện khi tên của vị thánh nước mình được nhắc đến.
Nghĩ đến ngày sắp mở án phong chân phước cho ĐHY FX. Nguyễn Văn Thuận sắp tới và một ngày phong thánh có lẽ cũng không xa. Tôi chợt nghĩ: Có lẽ ĐGH bắt đầu tìm thầy học tiếng Việt thì vừa.
Chia tay Roma với ước muốn trở lại như mọi người: rằng nếu sờ chân ông thánh Phêrô ở trong đền thờ thánh Phêrô thì sẽ được trở lại lần nữa, rằng sờ chân Chúa Hài Đồng ở cửa Vương Cung Thánh Đường thánh Gioan thì được quay lại Roma hoặc nếu đến Fontana di Trevi quay lưng lại và thảy đồng xu xuống hồ nước thì cũng sẽ có cơ hội trở lại Roma lần nữa. Tôi đã làm đủ cả ba. Nhưng chắc chắn nhất theo tôi nghĩ là bắt đầu từ bây giờ mình ráng cầu nguyện ráo riết với ĐHY Thuận thì ước muốn sẽ trở thành hiện thực.
Hình ảnh ngày phong thánh tại Vatican
Thánh lễ bắt đầu lúc 10g, nhưng khi chúng tôi đến lúc 8g quảng trường đã ngập tràn người là người. Mọi người phải trình vé vào cổng và bảo vệ khám như ở sân bay. Các đài truyền hình và phát thanh đã có mặt tự bao giờ. Và trên tay mọi người máy chụp hình kỹ thuật số cũng đã sẵn sàng chụp mọi góc cạnh của buổi lễ.
Trước thánh lễ là phần giới thiệu đôi nét về 6 vị thánh, sau mỗi bài giới thiệu đều có các bài thánh ca đi kèm.
Thánh lễ mở đầu với một đoàn rước đồng tế thật dài đi sau cùng là xe của Đức Giáo Hoàng. Tuy đến trước hai giờ đồng hồ nhưng chúng tôi cũng không may mắn được ngồi cạnh lễ đài và cũng chẳng may mắn ngồi trên con đường có đoàn đồng tế đi qua. Thôi thì đành nhìn Ngài ban phép lành qua màn ảnh rộng vậy !
Thánh lễ bằng tiếng Ý, và ban tổ chức cũng chu đáo phát cho mỗi người một quyển sách để theo dõi và hiệp thông. Tôi cứ đọc theo mù mờ. Chúa nghe thấy chắc sẽ lẩm bẩm: con nhỏ này đọc cái gì mà cử ù ù cạc cạc thế này? Nhưng ngẫm lại, tôi lại nghĩ: Ồ, cha mẹ rất thích nghe con trẻ tập nói, chắc Chúa cũng vậy. Thế là tự tin tôi lại hát, lại đoc. Vừa hát vừa đọc vừa dich qua tiếng….Việt để còn hiểu mà hiệp thông chứ !
Trong 6 vị thánh được phong hôm nay đặc biệt có đến 4 vị sanh cùng thời chỉ cách nhau vài năm mà thôi. Đó là Mary Mackillop1842, André Besette và Candida Maria De Jesus Cipitria Y Bariola 1845, Giulia Salzano1846 và hai vị còn lại cũng sinh cùng thời là Stanislaw Kazimieirczyk Soltys 1433 và Battista Camilla Varano 1458. Quả là điều đặc biệt Thiên Chúa dành cho loài người cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ hai mươi với bốn con người thánh thiện trên bốn quốc gia khác nhau cũng như hai vị thánh đức của thế kỷ mười năm. Việc phong thánh hôm nay không biết tình cờ hay hữu ý mà GH lại sắp xếp trong cùng một ngày.
Tạ ơn Chúa vì ơn đức cao dày của các ngài mà ngày hôm nay biết bao trái tim được đập chung một nhịp tại quảng trường thánh Phêrô. Biết bao màu cờ sắc áo tụ họp tại đây cùng ngô nghê học ngôn ngữ Ý để tham dự thánh lễ. Thánh lễ sốt sắng và trang trọng. Tuy nhiên không biết có phải vì thưa kinh bằng tiếng Ý Chúa không hiểu nên rất đông người không được rước lễ hôm nay, tôi chỉ thấy các cây dù di chuyển xuống lễ đài cho rước lễ và chớp nhoáng đã thấy các cây dù trở về lễ đài ( gọi là các cây dù vì các vị ở xa quá tôi chỉ nhìn thấy qúy ngài bưng chén lễ di chuyển với cây dù mà thôi !). Tôi chưa kịp đứng lên xếp hàng thì thấy mọi người tan hàng ra về và trên khán đài ĐGH ban phép lành cuối lễ. Thôi thì đành rước lễ thiêng liêng vậy Chúa nhé.
ĐGH giảng bằng ngôn ngữ của các quốc gia có các vị được phong thánh trong ngày hôm nay. Và mọi người rất hãnh diện khi tên của vị thánh nước mình được nhắc đến.
Nghĩ đến ngày sắp mở án phong chân phước cho ĐHY FX. Nguyễn Văn Thuận sắp tới và một ngày phong thánh có lẽ cũng không xa. Tôi chợt nghĩ: Có lẽ ĐGH bắt đầu tìm thầy học tiếng Việt thì vừa.
Chia tay Roma với ước muốn trở lại như mọi người: rằng nếu sờ chân ông thánh Phêrô ở trong đền thờ thánh Phêrô thì sẽ được trở lại lần nữa, rằng sờ chân Chúa Hài Đồng ở cửa Vương Cung Thánh Đường thánh Gioan thì được quay lại Roma hoặc nếu đến Fontana di Trevi quay lưng lại và thảy đồng xu xuống hồ nước thì cũng sẽ có cơ hội trở lại Roma lần nữa. Tôi đã làm đủ cả ba. Nhưng chắc chắn nhất theo tôi nghĩ là bắt đầu từ bây giờ mình ráng cầu nguyện ráo riết với ĐHY Thuận thì ước muốn sẽ trở thành hiện thực.
Lời kêu gọi của Tòa Giám Mục Xã Đoài
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:26 17/10/2010
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Xã Nghi Diên, Huyện Nghi Lộc,
Tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Tel: +84.383.861.171 Fax:+84.383.861.215
Email: tgmvinh@gmail.com
Xã Đoài, ngày 16 tháng 10 năm 2010
Kính thưa quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Đồng Hương, quý Thân Hữu và quý vị hảo tâm gần xa.
Một lần nữa các tỉnh miền Trung như Nghệ An – Hà Tĩnh và Quảng Bình thuộc giáo phận Vinh bị ngập chìm trong nước lũ lần thứ II. Lần thứ I xảy ra cách đây chỉ gần một tuần. Đây là con lũ lớn nhất trong suốt hơn 60 năm qua.
Hàng trăm ngàn người dân bị lâm cảnh khốn đốn lại càng bị khốn đốn hơn. Mùa màng mất trắng. Nhiều căn nhà, tài sản và gia cầm bị nước lũ cuốn đi hết. Nhiều người phải di tản trong tình trạng không thức ăn nước uống, không áo mặc và đang chờ đợi sự cứu trợ của mọi người. Tình cảnh hiện tại thật quá bi thương! Tương lai còn có nhiều khó khăn hơn nữa vì những hậu quả do lũ để lại.
Ban Bác Ái Xã hội giáo phận Vinh đang tích cực cứu trợ các nạn nhân và giáo dân vùng ngập lụt. Hàng chục tấn gạo, hàng trăm ngàn gói mì, áo quần được chuyển tới cho các nạn nhân nhưng không thấm vào đâu so với số người cần được cứu trợ.
Văn phòng Tòa giám mục Vinh kính chuyển tới quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Đồng Hương, quý Thân Hữu và quý Vị tâm thư “Bàn tay liên đới và yêu thương” của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh.
Ước mong quý Cha, quý Vị hưởng ứng tích cực và quảng đại đáp trả lời mời gọi của Đức Cha nhằm xoa dịu phần nào đau khổ của các nạn nhận lũ lụt.
Trân trọng cám ơn và nguyện xin Chúa chúc lành cho tất cả!
Văn phòng Tòa Giám Mục Vinh
Chánh văn phòng
Xã Nghi Diên, Huyện Nghi Lộc,
Tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Tel: +84.383.861.171 Fax:+84.383.861.215
Email: tgmvinh@gmail.com
Xã Đoài, ngày 16 tháng 10 năm 2010
Kính thưa quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Đồng Hương, quý Thân Hữu và quý vị hảo tâm gần xa.
Một lần nữa các tỉnh miền Trung như Nghệ An – Hà Tĩnh và Quảng Bình thuộc giáo phận Vinh bị ngập chìm trong nước lũ lần thứ II. Lần thứ I xảy ra cách đây chỉ gần một tuần. Đây là con lũ lớn nhất trong suốt hơn 60 năm qua.
Hàng trăm ngàn người dân bị lâm cảnh khốn đốn lại càng bị khốn đốn hơn. Mùa màng mất trắng. Nhiều căn nhà, tài sản và gia cầm bị nước lũ cuốn đi hết. Nhiều người phải di tản trong tình trạng không thức ăn nước uống, không áo mặc và đang chờ đợi sự cứu trợ của mọi người. Tình cảnh hiện tại thật quá bi thương! Tương lai còn có nhiều khó khăn hơn nữa vì những hậu quả do lũ để lại.
Ban Bác Ái Xã hội giáo phận Vinh đang tích cực cứu trợ các nạn nhân và giáo dân vùng ngập lụt. Hàng chục tấn gạo, hàng trăm ngàn gói mì, áo quần được chuyển tới cho các nạn nhân nhưng không thấm vào đâu so với số người cần được cứu trợ.
Văn phòng Tòa giám mục Vinh kính chuyển tới quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Đồng Hương, quý Thân Hữu và quý Vị tâm thư “Bàn tay liên đới và yêu thương” của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh.
Ước mong quý Cha, quý Vị hưởng ứng tích cực và quảng đại đáp trả lời mời gọi của Đức Cha nhằm xoa dịu phần nào đau khổ của các nạn nhận lũ lụt.
Trân trọng cám ơn và nguyện xin Chúa chúc lành cho tất cả!
Văn phòng Tòa Giám Mục Vinh
Chánh văn phòng
CĐCGVN Sydney khánh thành Lễ Đài và Chặng Đàng Thánh Giá
Diệp Hải Dung
18:18 17/10/2010
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 17/10/2010 khoảng trên 6000 người, trong số người tham dự, có cả những quý vị đồng hương Tôn Giáo Bạn và quý vị từ các tiểu bang, đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney tham dự mừng kính ngày Thánh Mẫu Mân Côi với chủ đề Cùng Mẹ Lên Núi Canvê để Khánh Thành Lễ Đài và Chặng Đàng Thánh Giá.
Xem hình ảnh
Đúng 10 giờ 30 tất cả các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào trong Cộng Đồng tập trung trước tượng đài Đức Mẹ dâng giờ đền tạ Trái Tim Đức Mẹ và sau đó Đức Giám Mục Julian Porteous đến làm phép 14 Chặng Đàng Thánh Giá vừa hoàn tất rất tốt đẹp. Đức Giám Mục làm phép từ Chặng thứ Nhất đến chặng Thứ 14 và Thánh Tượng Đức Mẹ Sầu Bi, xuyên suốt một vòng chung quang khuôn viên Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu. Sau đó, đoàn rước cung nghinh tượng Thánh Nữ Mary MacKillop và Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang về Lễ đài.
Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mọi người đều dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng cầu xin Mẹ phù trì che chở cho Cộng Đồng và các gia đình luôn an bình và thăng tiến trong cuộc sống.
Khi kiệu Thánh Nữ Mary MacKillop và Thánh tượng Đức Mẹ La Vang về tới Lễ đài. Đức Giám Mục Julian Porteous, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Bà Wendy Waller Thị Trưởng thành phố Liverpool, và ông Giang Hoan cùng cắt băng khánh thành Lễ đài xây trên hồ nước sau 10 tháng khởi công xây dựng, nay đã hoàn thành mỹ mãn. Đức Giám Mục làm phép Tượng Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân đặt trên hồ nước. Kế tiếp Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục, quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách Úc Việt và tất cả mọi người đã đến trung tâm tham dự ngày Thánh Mẫu mừng kính Đức Mẹ và cùng hiệp thông với Giáo Hội Úc Châu mừng kính Thánh Nữ Mary MacKillop được Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 Phong Thánh ngày hôm nay 17/10/2010. Sau đó Đức Giám Mục cùng với 12 Cha hiệp dâng Thánh lễ.
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh với tà áo muôn mầu sắc phục vụ Thánh Ca với giàn Orchestra. Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam dâng Thánh Vũ rất xuất sắc. Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về người Công Giáo Việt Nam hãnh diện có linh địa La Vang nơi Đức Mẹ hiện ra và những người tị nạn Công Giáo Việt Nam luôn yêu mến Đức Mẹ La Vang một cách đặc biệt, và chính Ngài cũng yêu mến Đức Mẹ La Vang. Đức Giám Mục nói thêm ngày hôm nay mừng kính Đức Mẹ và cũng là ngày Giáo Hội Úc mừng kính vị Thánh đầu tiên Mary MacKillop. Đức Giám Mục cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cùng hiệp thông với Giáo Hội Úc Châu mừng kính Thánh Nữ Mary MacKillop nhân ngày Phong Thánh hôm nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Julian Porteous, quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu tham dự ngày Thánh Mẫu truyền thống hằng năm của Cộng Đồng.
Hôm nay Cộng Đồng hiệp thông với Giáo Hội Úc Châu mừng kính Thánh Nữ Mary MacKillop, vị Thánh đầu tiên của nước Úc. Bên cạnh đó Cộng Đồng vui mừng tổ chức Khánh Thành Lễ Đài, làm phép 14 Chặng Đàng Thánh Giá và vườn Hoa kính nhớ Cha Cố Dominic Nguyễn Văn Đồi vừa hoàn tất sau gần 10 tháng thực hiện. Đặc biệt Cộng Đồng cám ơn Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Ban Tuyên úy. Cách riêng Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc Trách Ban Xây Dựng đã luôn hướng dẫn, nâng đỡ, khích lệ Ban Thường Vụ và Ban Xây Dựng trong thời gian qua. Cộng Đồng cũng xin cám ơn Điêu Khắc Gia Phan Chi Lăng người đã thực hiện 14 Chặng Đàng Thánh Giá và Tượng Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân đã đến tham dự Lễ Khánh Thánh.
Kế tiếp Đức Giám Mục trao quà lưu niệm cho quý ân nhân đã đóng góp vào việc xây dựng Lễ Đài và14 Chặng Đàng Thánh Giá. Bà Wendy Waller Thị trưởng Thành phố Liverpool ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục và chúc mừng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã có một trung tâm rất khang trang và đầy đủ mọi nghi thức phương tiện để thờ phượng Thiên Chúa.
Sau đó Đức Giám Mục và Cha Paul Văn Chi tuyên đọc Sắc Lệnh Ơn Toàn Xá cho Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly trong 7 năm của Tòa Thánh Vatican. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại Trung Tâm tham dự buổi ăn trưa ngoài trời thưỡng lãm văn nghệ do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Hương Hòa Bình cùng phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody cùng trình diễn với những tiết mục Ca, Múa, Múa Lân, Múa Võ rất đặc sắc.
Xem hình ảnh
Đúng 10 giờ 30 tất cả các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Phong Trào trong Cộng Đồng tập trung trước tượng đài Đức Mẹ dâng giờ đền tạ Trái Tim Đức Mẹ và sau đó Đức Giám Mục Julian Porteous đến làm phép 14 Chặng Đàng Thánh Giá vừa hoàn tất rất tốt đẹp. Đức Giám Mục làm phép từ Chặng thứ Nhất đến chặng Thứ 14 và Thánh Tượng Đức Mẹ Sầu Bi, xuyên suốt một vòng chung quang khuôn viên Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu. Sau đó, đoàn rước cung nghinh tượng Thánh Nữ Mary MacKillop và Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang về Lễ đài.
Cuộc rước kiệu rất long trọng và trang nghiêm, mọi người đều dâng lên Mẹ chuỗi Mân Côi Mùa Mừng cầu xin Mẹ phù trì che chở cho Cộng Đồng và các gia đình luôn an bình và thăng tiến trong cuộc sống.
Khi kiệu Thánh Nữ Mary MacKillop và Thánh tượng Đức Mẹ La Vang về tới Lễ đài. Đức Giám Mục Julian Porteous, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Bà Wendy Waller Thị Trưởng thành phố Liverpool, và ông Giang Hoan cùng cắt băng khánh thành Lễ đài xây trên hồ nước sau 10 tháng khởi công xây dựng, nay đã hoàn thành mỹ mãn. Đức Giám Mục làm phép Tượng Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân đặt trên hồ nước. Kế tiếp Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục, quý Cha, quý Tu sĩ Nam Nữ, quý Quan Khách Úc Việt và tất cả mọi người đã đến trung tâm tham dự ngày Thánh Mẫu mừng kính Đức Mẹ và cùng hiệp thông với Giáo Hội Úc Châu mừng kính Thánh Nữ Mary MacKillop được Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 Phong Thánh ngày hôm nay 17/10/2010. Sau đó Đức Giám Mục cùng với 12 Cha hiệp dâng Thánh lễ.
Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh với tà áo muôn mầu sắc phục vụ Thánh Ca với giàn Orchestra. Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam dâng Thánh Vũ rất xuất sắc. Trong bài giảng Đức Giám Mục nói về người Công Giáo Việt Nam hãnh diện có linh địa La Vang nơi Đức Mẹ hiện ra và những người tị nạn Công Giáo Việt Nam luôn yêu mến Đức Mẹ La Vang một cách đặc biệt, và chính Ngài cũng yêu mến Đức Mẹ La Vang. Đức Giám Mục nói thêm ngày hôm nay mừng kính Đức Mẹ và cũng là ngày Giáo Hội Úc mừng kính vị Thánh đầu tiên Mary MacKillop. Đức Giám Mục cám ơn Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam cùng hiệp thông với Giáo Hội Úc Châu mừng kính Thánh Nữ Mary MacKillop nhân ngày Phong Thánh hôm nay.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Giang Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Julian Porteous, quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu tham dự ngày Thánh Mẫu truyền thống hằng năm của Cộng Đồng.
Hôm nay Cộng Đồng hiệp thông với Giáo Hội Úc Châu mừng kính Thánh Nữ Mary MacKillop, vị Thánh đầu tiên của nước Úc. Bên cạnh đó Cộng Đồng vui mừng tổ chức Khánh Thành Lễ Đài, làm phép 14 Chặng Đàng Thánh Giá và vườn Hoa kính nhớ Cha Cố Dominic Nguyễn Văn Đồi vừa hoàn tất sau gần 10 tháng thực hiện. Đặc biệt Cộng Đồng cám ơn Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Ban Tuyên úy. Cách riêng Cha Paul Văn Chi Tuyên úy Đặc Trách Ban Xây Dựng đã luôn hướng dẫn, nâng đỡ, khích lệ Ban Thường Vụ và Ban Xây Dựng trong thời gian qua. Cộng Đồng cũng xin cám ơn Điêu Khắc Gia Phan Chi Lăng người đã thực hiện 14 Chặng Đàng Thánh Giá và Tượng Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân đã đến tham dự Lễ Khánh Thánh.
Kế tiếp Đức Giám Mục trao quà lưu niệm cho quý ân nhân đã đóng góp vào việc xây dựng Lễ Đài và14 Chặng Đàng Thánh Giá. Bà Wendy Waller Thị trưởng Thành phố Liverpool ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục và chúc mừng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney đã có một trung tâm rất khang trang và đầy đủ mọi nghi thức phương tiện để thờ phượng Thiên Chúa.
Sau đó Đức Giám Mục và Cha Paul Văn Chi tuyên đọc Sắc Lệnh Ơn Toàn Xá cho Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly trong 7 năm của Tòa Thánh Vatican. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại Trung Tâm tham dự buổi ăn trưa ngoài trời thưỡng lãm văn nghệ do Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Hương Hòa Bình cùng phối hợp với ban nhạc trẻ LBT Melody cùng trình diễn với những tiết mục Ca, Múa, Múa Lân, Múa Võ rất đặc sắc.
Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận, Giám mục Cần Thơ, đã qua đời
+ GM Stêphanô Tri Bửu Thiên
02:43 17/10/2010
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh,
Tòa Giám Mục Cần Thơ xin báo tin:
ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN CẦN THƠ
đã từ trần lúc 09g10 ngày 17 tháng 10 năm 2010,
tại Tòa Giám MụcCần Thơ, vì tuổi già đau yếu, hưởng thọ 80 tuổi.
TIỂU SỬ ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
- Sinh ngày 02.12.1930, tại Cồn Phước, Chợ Mới, An Giang.
- Năm 1938: học Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng và Nam Vang.
- Năm 1952: học Đại Chủng viện Sài Gòn.
- Ngày 31.05.1960: thụ phong Linh mục tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình.
- Năm 1964: du học Rôma và Đức quốc, tốt nghiệp bằng tiến sĩ Giáo luật.
- Năm 1970: Giáo sư Đại Chủng viện Vĩnh Long và Sài Gòn.
- Ngày 06.06.1975: Lễ tấn phong Giám mục và được bổ nhiệm Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ.
- Ngày 20.06.1990: Chính thức cai quản Giáo phận Cần Thơ cho đến nay.
- Nghi thức tẩm liệm tại Tòa Giám mục Cần Thơ lúc 09g00 thứ hai ngày 18.10.2010,
sau đó di quan đến Nhà thờ Chánh Tòa - giáo dân kính viếng.
- Thánh lễ An Táng sẽ cử hành vào lúc 09g00 sáng Thứ Năm ngày 21.10.2010 tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ,
14 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Kính báo,
Cần Thơ, ngày 17 tháng 10 năm 2010
Stêphanô Tri Bửu Thiên
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
* Ghi chú:
1. Xin miễn phúng điếu và vòng hoa.
2. Xin mỗi Nhà thờ trong Giáo phận treo một băng-rôn với nội dung:
Thương nhớ Đức Cha EMMANUEL
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
3. Tất cả Nhà thờ trong Giáo phận Cần Thơ sẽ treo cờ tang,giựt chuông báo tử đồng loạt vào lúc 17g00 ngày 17.10.2010,
và cầu lễ cho Linh hồn Đức Cha Emmanuel trong 3 ngày Chúa Nhật liên tiếp.
Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh,
Tòa Giám Mục Cần Thơ xin báo tin:
ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN CẦN THƠ
đã từ trần lúc 09g10 ngày 17 tháng 10 năm 2010,
tại Tòa Giám MụcCần Thơ, vì tuổi già đau yếu, hưởng thọ 80 tuổi.
TIỂU SỬ ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
- Sinh ngày 02.12.1930, tại Cồn Phước, Chợ Mới, An Giang.
- Năm 1938: học Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng và Nam Vang.
- Năm 1952: học Đại Chủng viện Sài Gòn.
- Ngày 31.05.1960: thụ phong Linh mục tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình.
- Năm 1964: du học Rôma và Đức quốc, tốt nghiệp bằng tiến sĩ Giáo luật.
- Năm 1970: Giáo sư Đại Chủng viện Vĩnh Long và Sài Gòn.
- Ngày 06.06.1975: Lễ tấn phong Giám mục và được bổ nhiệm Giám mục Phó Giáo phận Cần Thơ.
- Ngày 20.06.1990: Chính thức cai quản Giáo phận Cần Thơ cho đến nay.
- Nghi thức tẩm liệm tại Tòa Giám mục Cần Thơ lúc 09g00 thứ hai ngày 18.10.2010,
sau đó di quan đến Nhà thờ Chánh Tòa - giáo dân kính viếng.
- Thánh lễ An Táng sẽ cử hành vào lúc 09g00 sáng Thứ Năm ngày 21.10.2010 tại Nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ,
14 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Kính báo,
Cần Thơ, ngày 17 tháng 10 năm 2010
Stêphanô Tri Bửu Thiên
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
* Ghi chú:
1. Xin miễn phúng điếu và vòng hoa.
2. Xin mỗi Nhà thờ trong Giáo phận treo một băng-rôn với nội dung:
Thương nhớ Đức Cha EMMANUEL
Giám mục Giáo phận Cần Thơ
3. Tất cả Nhà thờ trong Giáo phận Cần Thơ sẽ treo cờ tang,giựt chuông báo tử đồng loạt vào lúc 17g00 ngày 17.10.2010,
và cầu lễ cho Linh hồn Đức Cha Emmanuel trong 3 ngày Chúa Nhật liên tiếp.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư kêu cứu của giáo dân Cồn Dầu
Giáo dân Cồn Dầu
16:54 17/10/2010
Thông Báo
Xin hợp lời cầu nguyện: Tin về tình trạng sức khoẻ của LM Trần Cao Tường
Lm Trần Công Nghị
18:05 17/10/2010
NEW ORLEANS - Cha Anrê Trần Cao Tường, Giám Đốc Mạng Lưới Dũng Lạc, lâm trọng bệnh từ ba tuần nay. Cuối tháng 9, cha bị nhiễm trùng van tim, đưa đến nhồi máu cơ tim. Cha được đưa vào bệnh viện cấp cứu, vượt khỏi cơn nhồi máu cơ tim và sau một tuần nằm viện, đã về nhà.
Thứ Ba 12-10, cha lại bị nhồi cơ tim lần nữa phải vào bệnh viện, cha bị liệt nửa người bên trái, và đã được chuyển tới một bệnh viện cao cấp hơn.
Tại bệnh viện mới, bác sĩ định bệnh là nhiễm trủng van tin đã làm thành mụn nhỏ (vi trùng này do trước đây mấy tháng mổ răng chưa trị hết lọt vào tim). Cha đã được đút ống thông tim.
Ngày mai (18.10.2010) các bác sĩ sẽ mổ tim cho cha Tường.
Xin độc giả đặc biệt cầu nguyện cho Cha Tường qua được cuộc giải phẫu thành công, và phục hồi lại sức khoẻ. Các bác sĩ nói, nếu giải phẫu thành công thì tình trạng sức khỏe cũng sẽ được phục hồi, ngay cả việc tê liệt cũng sẽ được chữa lành vì máu sẽ được lưu thông đều trở lại.
Thứ Ba 12-10, cha lại bị nhồi cơ tim lần nữa phải vào bệnh viện, cha bị liệt nửa người bên trái, và đã được chuyển tới một bệnh viện cao cấp hơn.
Tại bệnh viện mới, bác sĩ định bệnh là nhiễm trủng van tin đã làm thành mụn nhỏ (vi trùng này do trước đây mấy tháng mổ răng chưa trị hết lọt vào tim). Cha đã được đút ống thông tim.
Ngày mai (18.10.2010) các bác sĩ sẽ mổ tim cho cha Tường.
Xin độc giả đặc biệt cầu nguyện cho Cha Tường qua được cuộc giải phẫu thành công, và phục hồi lại sức khoẻ. Các bác sĩ nói, nếu giải phẫu thành công thì tình trạng sức khỏe cũng sẽ được phục hồi, ngay cả việc tê liệt cũng sẽ được chữa lành vì máu sẽ được lưu thông đều trở lại.
Văn Hóa
''Thưở Ấy Bên Mẹ La Vang'': Thi hứng thủy chung năm thánh 2010 của Cung Chi
Trần Văn Cảnh
23:06 17/10/2010
« THUỞ ẤY,…BÊN MẸ LAVANG »
THI HỨNG THUỶ CHUNG VỀ NĂM THÁNH 2010
CỦA CUNG CHI
« Họ là ai, bài thơ về những anh hùng tử đạo của Lương Nhi Tử » đã giới thiệu một cái nhìn thi sĩ về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ».
« Thuở ấy,… Bên Mẹ Lavang » là hai bài thơ khác giới thiệu một thi hứng thủy chung về Giáo Hội Việt Nam của Cung Chi, nhân dịp cử hành Năm Thánh 2010, nhìn về « thuở ấy », quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010). Lương Nhi Tử hay Cung Chi, là hai bút hiệu của cùng một thi sĩ linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, nhưng bày tỏ mỗi bút hiệu một thi hứng và một thi phong khác nhau.
Bút hiệu Lương Nhi Tử có một ý nghĩa tình cảm của cuộc sống hằng ngày, thường được ký sau nhữg bài thơ về gia đình và về cuộc sống hằng ngày. Đinh Đồng Lương là tên của phụ thân. Nguyễn Thị Nhi là tên của phụ mẫu. Tử là con trai. Lương Nhi Tử là có nghĩa là người con trai của hai cụ. Ký bút hiệu Lương Nhi Tử, phải chăng cha Đinh Đồng Thượng Sách muốn bày tỏ một tâm tình con cái đối với các thánh tiền nhân tử đạo Việt Nam ?
Bút hiệu Cung Chi bao gồm một ý nghĩa tôn giáo. Tối 20.11.08, linh mục thi sĩ Đinh Đồng Thượng Sách đã dành cho tôi một cuộc nói chuyện lý thú. Trong những đề tài nói chuyện, cha kể cho tôi nghe về ý nghĩa của bút hiệu Cung Chi lấy từ sách Luận Ngữ: « Vi chánh dĩ đức thí như Bắc-Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi ». Làm việc liêm chánh, đức độ, ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu. Người liêm chính và đức độ nhất không ai bằng Đức Mẹ. Trong kinh cầu Đức Bà có câu: « Đức Bà như sao mai sáng vậy ». Cung Chi, lấy từ chữ « củng chi », bỏ dấu hỏi đi cho dể đọc, hàm ý một sự cung kính và yêu mến Mẹ Maria. Đó là tâm nguyện và đường hướng thánh đức của Cha Đinh Đồng Thượng Sách. Ký bút hiệu Cung Chi, có lẽ cha Đinh Đồng Thượng Sách muốn gói ghém một tâm tình cung kính và yêu mến Giáo Hội Việt Nam. Và vì vốn sẵn một tâm tình yêu mến và cung kính mẹ Maria, cha đã muốn, nhân dịp Năm Thánh 2010, nhìn về thuở ấy, lúc ban đầu, năm 1533, Đất Nước hai miền Đại Việt đã có duyên được tiếp Đạo Thánh, để rồi thành lập hai giáo phận tông tòa đãu tiên vào năm 1659, và thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam vào năm 1960; Rồi rủ cả Giáo Hội Việt Nam về quây quần bên Mẹ Lavang mừng Năm Thánh 2010.
Chúa Nhật 27/06/2010, một tuần lễ trước hai ngày Đại Hội « Sống hiệp thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam » của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 03 và 04 tháng 07 năm 2010, cha Đinh Đồng Thượng Sách tặng tôi một tập thơ, trong đó có hai bài thơ mà ngài vừa sáng tác để ghi nhớ Năm Thánh 2010, tổ chức tại Paris. Đó là bài « THUỞ ẤY » và bài « BÊN MẸ LA VANG ».
Bài thứ nhất, với đầu đề là « Thuở ấy », có thi phong kể chuyện. Linh mục kể bốn truyện thuở ấy, lúc ban đầu. Truyện thứ nhất về giáo sĩ đầu tiên đã đến Việt Nam, tên là Inêkhu, để giảng đạo tình yêu, từ nhân, tại hai làng Trà Lũ và Ninh Cường. Truyện thứ hai về Công Chúa Mai Hoa, Thanh Hóa, trở lại đạo và lập Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Truyện thứ ba về hai tử tù ở Thuận Hóa trở lạ đạo và được an táng theo nghi lễ công giáo. Truyện thứ tư về việc Nam Bắc Triều Lê Mạc sai người đi mời các thừa sai đến Đại Việt. Bốn chuyện kể rồi, nhà thơ ngây ngất thấy một tâm tình hạnh phúc trào lên lòng mình: duyên kỳ ngộ cho hai miền đất nước Đại Việt được gặp Đạo Thánh, phúc đại đạo cho dân Việt được giữ đạo đến thiên thu.
THUỞ ẤY
Bước chân lịch sử Inêkhu
Trà Lũ, Ninh Cường nghe « Đạo Từ »(1)
Công Chúa đất Thanh yêu Đức Mẹ
Tù nhân vùng Thuận nhận Giêsu (2)
Lê triều vua chúa vui chào đón
Mạc tộc quan quyền chẳng chối từ (3)
Đất nước hai miền duyên Đạo Thánh
Kể từ thuở ấy đến thiên thu.
CUNG CHI
Paris, 477 năm (1533-2010) Inêkhu đến giảng đạo ở Ninh Cường, Trà Lũ. 350 năm thành lập hai (giáo phận) Tông Tòa và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam
Chú thích
(1). Hai làng Trà Lũ, Ninh Cường (Bùi Chu) được nghe về Đạo đầu tiên, do một người Âu tên là Inêkhu (1533).
(2). Công Chúa Mai Hoa (Thanh Hóa) trở lại đạo, lập Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (1591). Hai tử tù ở Thuận Hóa theo đạo, được an táng theo (lễ nghi) Công Giáo (1595).
(3). Vua Lê, Nam Triều, cũng như nhà Mạc, Bắc Triều, đều cho mời các thừa sai đến Việt Nam
Bài thứ hai, với đầu đề « Bên Mẹ Lavang », qua 5 khúc liên hoàn, tiếp tục kể truyện truyền giáo tại Việt Nam trong hai giai đoạn Tông Tòa và Chính Tòa, và lời bày tỏ những tâm tình thán phục, biết ơn và thống hối.
Khúc liên hoàn đầu tiên kể truyện truyền giáo gian khổ và khó khăn của hai vị giám mục tông tòa đầu tiên ớ Việt Nam. Đức cha Pallu ở Đàng Ngoài và Đức cha Lambert de la Motte ở Đàng Trong. Cả hai vị đều là thành viên sáng lập Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, mà sự nghiệp đã được bắt đầu ở Việt Nam.
Khúc Liên hoàn thứ hai kể truyện việc việt nam hóa Giáo Hội Công Giáo qua sự thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với các giám mục chính tòa mà đại đa số là người việt nam. Đó là nhờ công ơn phá thạch và khai phóng của các giáo sĩ truyền giáo và công ơn làm vữa làm vôi xây thạch bàn của giáo dân cũng như giáo sĩ người việt, trong đó có cả trăm ngàn vị tử vì đạo.
Khúc liên hoàn thứ ba biểu lộ tâm tình bùi ngùi cảm kích thán phục các tiền nhân công giáo, giáo sĩ truyền giáo cũng như tín hữu việt nam, đã không ngại khó nhọc, cầy sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, vun tưới đức tin tại Việt Nam. Công ơn của các sứ giả tin mừng đã mang Đạo đến Việt Nam thật là to lớn !
Khúc liên hoàn thứ tư dãi bày một tâm tình biết ơn của kẻ uống nước nhớ nguồn với các hội dòng truyền giáo, đặc biệt là Hội Dòng Đa Minh Giảng Thuyết, Hội Dòng Hèn Mọn Phan Sinh, Hội Dòng Tên Đức Giêsu và Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
Khúc liên hoàn thứ năm rủ nhau về tham dự Năm Thánh Việt Nam, để nhìn lại ba chặng đường Giáo Hội Việt Nam đã đi qua, mà cảm tạ Thiên Chúa, tri ân tiền nhân, sám hối những bất trung, quyết tâm sửa đổi, xum vầy cầu nguyện bên Mẹ Lavang.
BÊN MẸ LAVANG
Đại Diện Tông Tòa tại Việt Nam
Sau thời phá thạch thuở khai san.
Đàng Ngoài đã hẳn đầy gian khổ,
Chắc chắn Đàng Trong lắm khó khăn.
Đức Giám Pallu lo phía Bắc
Đức Thầy La Motte giúp miền Nam.
Cả hai khai sáng Hội Truyền Giáo
Sự nghiệp bắt đầu bên Việt Nam
Sự nghiệp bắt đầu bên Việt Nam
Hơn ba thế kỷ phận chu toàn.
Hội Đồng Giám Mục dân người Việt,
Giáo Hội Việt Nam, non nước Nam.
Chủng viện dòng tu thêm phát triển,
Giáo dân trùm họ càng kiên gan.
Trăm ngàn tử đạo,… cao hơn nữa
Làm vữa làm vôi vững thạch bàn.
Làm vữa làm vôi vững thạch bàn.
Bùi ngùi cảm kích vẹn trăm phần.
“Cầy sâu cuốc bẫm” châu lai láng,
“Chân lấm tay bùn” lệ chứa chan.
Cây đã vươn lên tươi bát ngát
Lúa vừa chin tới rộn hân hoan.
Bước chân sứ giả xưa không đến,
Thì Đạo ra sao bên Việt Nam?
Kính xin đội tạ muôn ngàn trùng,
Hồn Việt bao giờ dám bội vong?
“Uống nước nhớ nguồn” ghi tạc dạ
“Trồng cây ăn quả” thuộc nằm lòng.
“Đa minh giảng thuyết” be bờ ruộng,
“Hèn mọn Phan Sinh” nối mạch nương.
“Hội Đức Giêsu” gieo thóc giống
“Thừa sai ngoại quốc” tát gầu sòng.
Cử hành Năm Thánh Việt Nam ta,
Nhìn lại chặng đường Giáo Hội nhà
Cảm tạ CaoThiên ơn trọng đại
Tri ân tiền bối công bao la
Có phần xám hối không trung tín
Có chí quyết tâm thật thiết tha
Đền Thánh Lavang con cháu Việt
Quây quần bên Mẹ tiếng vui ca.
CUNG CHI
Paris, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Tông Tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm.
Qua hai bài thơ « THUỞ ẤY » và « BÊN MẸ LAVANG », thi sĩ linh mục Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách đã đóng góp vào việc sống và cử hành NĂM THÁNH 2010 một cách tích cực và toàn diện. Ba tiếp cận đã được xử dụng: lịch sử, mục vụ và cảm xúc.
Với tiếp cân lịch sử, linh mục Đinh Đồng Thượng Sách đã trình bày tóm tắt những niên đại, sự kiện và nhân vật lịch sử của Lịch sử Giáo Hội Việt Nam.
Với tiếp cận mục vụ, linh mục Đinh Đồng Thượng Sách đã nhắc đến Lòng hăng say truyền giáo của các giáo sĩ, Lòng mến Đức Mẹ của người Công giáo Việt Nam, Đạo thương người, tâm tình thán phục, biết ơn và thống hối, lòng quyết tâm sửa đổi,. . của tín hữu việt nam, bên Mẹ Lavang, trong dịp cử hành Năm Thánh 2010.
Với tiếp cận cảm xúc, thi sĩ Cung Chi không dấu được xúc động nhẹ nhàng nhưng thâm sâu mà ông cảm nhận: duyên kỳ ngộ đựợc tiếp nhận Đạo Thánh; ước mong cho Đạo được tồn tại và phát triển thiên thu; cảm phục, tâm phục và lý phục công ơn to lớn của các vị truyền giáo và các thánh tử đạo tiền nhân; ấp ủ một tâm tình hiệp thông, bác ái, hối cải, quyết tâm để sống và cử hành NĂM THÁNH 2010 bên MẸ LAVANG.
Cách tiếp cận ba chiều: khởi đầu từ nhận thức thực tại lịch sử, để xây dựng công trình mục vụ, hầu tiến vào cảm xúc huyền nhiệm mà linh mục thi sĩ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách đã dùng để nói về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam quả là có Thủy có Chung. Thủy chung theo nghĩa thời gian, có đầu có đuôi, mà cả theo nghĩa quản lý mục vụ và tu đức nữa, khởi từ thực tại, biến chuyển như trí thủy, rồi đi qua sống đạo hầu tri ngộ được con đường Chúa muốn cho mình, mà tiến về huyền nhiệm, nơi trường sinh bất diệt, vững chắc như đức sơn.
Paris, ngày 17 tháng 10 năm 2010
THI HỨNG THUỶ CHUNG VỀ NĂM THÁNH 2010
CỦA CUNG CHI
« Họ là ai, bài thơ về những anh hùng tử đạo của Lương Nhi Tử » đã giới thiệu một cái nhìn thi sĩ về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ».
« Thuở ấy,… Bên Mẹ Lavang » là hai bài thơ khác giới thiệu một thi hứng thủy chung về Giáo Hội Việt Nam của Cung Chi, nhân dịp cử hành Năm Thánh 2010, nhìn về « thuở ấy », quãng đường lịch sử gần 500 năm truyền giáo qua 3 thời kỳ: 126 năm Bảo Hộ (1533-1659), 300 năm Tông Toà (1659-1960), đặc biệt là 50 năm Chánh Toà (1960-2010). Lương Nhi Tử hay Cung Chi, là hai bút hiệu của cùng một thi sĩ linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, nhưng bày tỏ mỗi bút hiệu một thi hứng và một thi phong khác nhau.
Linh mục thi sĩ Đinh Đồng Thượng Sách, bút hiệu Lương Nhi Tử, Cung Chi |
Bút hiệu Cung Chi bao gồm một ý nghĩa tôn giáo. Tối 20.11.08, linh mục thi sĩ Đinh Đồng Thượng Sách đã dành cho tôi một cuộc nói chuyện lý thú. Trong những đề tài nói chuyện, cha kể cho tôi nghe về ý nghĩa của bút hiệu Cung Chi lấy từ sách Luận Ngữ: « Vi chánh dĩ đức thí như Bắc-Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi ». Làm việc liêm chánh, đức độ, ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu. Người liêm chính và đức độ nhất không ai bằng Đức Mẹ. Trong kinh cầu Đức Bà có câu: « Đức Bà như sao mai sáng vậy ». Cung Chi, lấy từ chữ « củng chi », bỏ dấu hỏi đi cho dể đọc, hàm ý một sự cung kính và yêu mến Mẹ Maria. Đó là tâm nguyện và đường hướng thánh đức của Cha Đinh Đồng Thượng Sách. Ký bút hiệu Cung Chi, có lẽ cha Đinh Đồng Thượng Sách muốn gói ghém một tâm tình cung kính và yêu mến Giáo Hội Việt Nam. Và vì vốn sẵn một tâm tình yêu mến và cung kính mẹ Maria, cha đã muốn, nhân dịp Năm Thánh 2010, nhìn về thuở ấy, lúc ban đầu, năm 1533, Đất Nước hai miền Đại Việt đã có duyên được tiếp Đạo Thánh, để rồi thành lập hai giáo phận tông tòa đãu tiên vào năm 1659, và thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam vào năm 1960; Rồi rủ cả Giáo Hội Việt Nam về quây quần bên Mẹ Lavang mừng Năm Thánh 2010.
Chúa Nhật 27/06/2010, một tuần lễ trước hai ngày Đại Hội « Sống hiệp thông Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Mẹ Việt Nam » của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, 03 và 04 tháng 07 năm 2010, cha Đinh Đồng Thượng Sách tặng tôi một tập thơ, trong đó có hai bài thơ mà ngài vừa sáng tác để ghi nhớ Năm Thánh 2010, tổ chức tại Paris. Đó là bài « THUỞ ẤY » và bài « BÊN MẸ LA VANG ».
Bài thứ nhất, với đầu đề là « Thuở ấy », có thi phong kể chuyện. Linh mục kể bốn truyện thuở ấy, lúc ban đầu. Truyện thứ nhất về giáo sĩ đầu tiên đã đến Việt Nam, tên là Inêkhu, để giảng đạo tình yêu, từ nhân, tại hai làng Trà Lũ và Ninh Cường. Truyện thứ hai về Công Chúa Mai Hoa, Thanh Hóa, trở lại đạo và lập Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Truyện thứ ba về hai tử tù ở Thuận Hóa trở lạ đạo và được an táng theo nghi lễ công giáo. Truyện thứ tư về việc Nam Bắc Triều Lê Mạc sai người đi mời các thừa sai đến Đại Việt. Bốn chuyện kể rồi, nhà thơ ngây ngất thấy một tâm tình hạnh phúc trào lên lòng mình: duyên kỳ ngộ cho hai miền đất nước Đại Việt được gặp Đạo Thánh, phúc đại đạo cho dân Việt được giữ đạo đến thiên thu.
THUỞ ẤY
Bước chân lịch sử Inêkhu
Trà Lũ, Ninh Cường nghe « Đạo Từ »(1)
Công Chúa đất Thanh yêu Đức Mẹ
Tù nhân vùng Thuận nhận Giêsu (2)
Lê triều vua chúa vui chào đón
Mạc tộc quan quyền chẳng chối từ (3)
Đất nước hai miền duyên Đạo Thánh
Kể từ thuở ấy đến thiên thu.
CUNG CHI
Paris, 477 năm (1533-2010) Inêkhu đến giảng đạo ở Ninh Cường, Trà Lũ. 350 năm thành lập hai (giáo phận) Tông Tòa và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam
Chú thích
(1). Hai làng Trà Lũ, Ninh Cường (Bùi Chu) được nghe về Đạo đầu tiên, do một người Âu tên là Inêkhu (1533).
(2). Công Chúa Mai Hoa (Thanh Hóa) trở lại đạo, lập Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (1591). Hai tử tù ở Thuận Hóa theo đạo, được an táng theo (lễ nghi) Công Giáo (1595).
(3). Vua Lê, Nam Triều, cũng như nhà Mạc, Bắc Triều, đều cho mời các thừa sai đến Việt Nam
Bài thứ hai, với đầu đề « Bên Mẹ Lavang », qua 5 khúc liên hoàn, tiếp tục kể truyện truyền giáo tại Việt Nam trong hai giai đoạn Tông Tòa và Chính Tòa, và lời bày tỏ những tâm tình thán phục, biết ơn và thống hối.
Khúc liên hoàn đầu tiên kể truyện truyền giáo gian khổ và khó khăn của hai vị giám mục tông tòa đầu tiên ớ Việt Nam. Đức cha Pallu ở Đàng Ngoài và Đức cha Lambert de la Motte ở Đàng Trong. Cả hai vị đều là thành viên sáng lập Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, mà sự nghiệp đã được bắt đầu ở Việt Nam.
Khúc Liên hoàn thứ hai kể truyện việc việt nam hóa Giáo Hội Công Giáo qua sự thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với các giám mục chính tòa mà đại đa số là người việt nam. Đó là nhờ công ơn phá thạch và khai phóng của các giáo sĩ truyền giáo và công ơn làm vữa làm vôi xây thạch bàn của giáo dân cũng như giáo sĩ người việt, trong đó có cả trăm ngàn vị tử vì đạo.
Khúc liên hoàn thứ ba biểu lộ tâm tình bùi ngùi cảm kích thán phục các tiền nhân công giáo, giáo sĩ truyền giáo cũng như tín hữu việt nam, đã không ngại khó nhọc, cầy sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, vun tưới đức tin tại Việt Nam. Công ơn của các sứ giả tin mừng đã mang Đạo đến Việt Nam thật là to lớn !
Khúc liên hoàn thứ tư dãi bày một tâm tình biết ơn của kẻ uống nước nhớ nguồn với các hội dòng truyền giáo, đặc biệt là Hội Dòng Đa Minh Giảng Thuyết, Hội Dòng Hèn Mọn Phan Sinh, Hội Dòng Tên Đức Giêsu và Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
Khúc liên hoàn thứ năm rủ nhau về tham dự Năm Thánh Việt Nam, để nhìn lại ba chặng đường Giáo Hội Việt Nam đã đi qua, mà cảm tạ Thiên Chúa, tri ân tiền nhân, sám hối những bất trung, quyết tâm sửa đổi, xum vầy cầu nguyện bên Mẹ Lavang.
BÊN MẸ LAVANG
Đại Diện Tông Tòa tại Việt Nam
Sau thời phá thạch thuở khai san.
Đàng Ngoài đã hẳn đầy gian khổ,
Chắc chắn Đàng Trong lắm khó khăn.
Đức Giám Pallu lo phía Bắc
Đức Thầy La Motte giúp miền Nam.
Cả hai khai sáng Hội Truyền Giáo
Sự nghiệp bắt đầu bên Việt Nam
Sự nghiệp bắt đầu bên Việt Nam
Hơn ba thế kỷ phận chu toàn.
Hội Đồng Giám Mục dân người Việt,
Giáo Hội Việt Nam, non nước Nam.
Chủng viện dòng tu thêm phát triển,
Giáo dân trùm họ càng kiên gan.
Trăm ngàn tử đạo,… cao hơn nữa
Làm vữa làm vôi vững thạch bàn.
Làm vữa làm vôi vững thạch bàn.
Bùi ngùi cảm kích vẹn trăm phần.
“Cầy sâu cuốc bẫm” châu lai láng,
“Chân lấm tay bùn” lệ chứa chan.
Cây đã vươn lên tươi bát ngát
Lúa vừa chin tới rộn hân hoan.
Bước chân sứ giả xưa không đến,
Thì Đạo ra sao bên Việt Nam?
Kính xin đội tạ muôn ngàn trùng,
Hồn Việt bao giờ dám bội vong?
“Uống nước nhớ nguồn” ghi tạc dạ
“Trồng cây ăn quả” thuộc nằm lòng.
“Đa minh giảng thuyết” be bờ ruộng,
“Hèn mọn Phan Sinh” nối mạch nương.
“Hội Đức Giêsu” gieo thóc giống
“Thừa sai ngoại quốc” tát gầu sòng.
Cử hành Năm Thánh Việt Nam ta,
Nhìn lại chặng đường Giáo Hội nhà
Cảm tạ CaoThiên ơn trọng đại
Tri ân tiền bối công bao la
Có phần xám hối không trung tín
Có chí quyết tâm thật thiết tha
Đền Thánh Lavang con cháu Việt
Quây quần bên Mẹ tiếng vui ca.
CUNG CHI
Paris, kỷ niệm 350 năm thành lập hai Tông Tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm.
Qua hai bài thơ « THUỞ ẤY » và « BÊN MẸ LAVANG », thi sĩ linh mục Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách đã đóng góp vào việc sống và cử hành NĂM THÁNH 2010 một cách tích cực và toàn diện. Ba tiếp cận đã được xử dụng: lịch sử, mục vụ và cảm xúc.
Với tiếp cân lịch sử, linh mục Đinh Đồng Thượng Sách đã trình bày tóm tắt những niên đại, sự kiện và nhân vật lịch sử của Lịch sử Giáo Hội Việt Nam.
Với tiếp cận mục vụ, linh mục Đinh Đồng Thượng Sách đã nhắc đến Lòng hăng say truyền giáo của các giáo sĩ, Lòng mến Đức Mẹ của người Công giáo Việt Nam, Đạo thương người, tâm tình thán phục, biết ơn và thống hối, lòng quyết tâm sửa đổi,. . của tín hữu việt nam, bên Mẹ Lavang, trong dịp cử hành Năm Thánh 2010.
Với tiếp cận cảm xúc, thi sĩ Cung Chi không dấu được xúc động nhẹ nhàng nhưng thâm sâu mà ông cảm nhận: duyên kỳ ngộ đựợc tiếp nhận Đạo Thánh; ước mong cho Đạo được tồn tại và phát triển thiên thu; cảm phục, tâm phục và lý phục công ơn to lớn của các vị truyền giáo và các thánh tử đạo tiền nhân; ấp ủ một tâm tình hiệp thông, bác ái, hối cải, quyết tâm để sống và cử hành NĂM THÁNH 2010 bên MẸ LAVANG.
Cách tiếp cận ba chiều: khởi đầu từ nhận thức thực tại lịch sử, để xây dựng công trình mục vụ, hầu tiến vào cảm xúc huyền nhiệm mà linh mục thi sĩ Cung Chi Đinh Đồng Thượng Sách đã dùng để nói về Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam quả là có Thủy có Chung. Thủy chung theo nghĩa thời gian, có đầu có đuôi, mà cả theo nghĩa quản lý mục vụ và tu đức nữa, khởi từ thực tại, biến chuyển như trí thủy, rồi đi qua sống đạo hầu tri ngộ được con đường Chúa muốn cho mình, mà tiến về huyền nhiệm, nơi trường sinh bất diệt, vững chắc như đức sơn.
Paris, ngày 17 tháng 10 năm 2010