Ngày 18-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xót thương
Lm Vũđình Tường
05:33 18/10/2011
Chúa nhật 30 thường niên, năm A
Mt 22, 34-40


Nói đến xót thương là nói đến người có lòng nhân. Có lòng nhân vì người đó đối xử tốt lành với người khác, không phải bằng môi mép ngoài miệng mà bằng tấm lòng thực sự thương xót người cùng khổ. Trong mắt họ, lớn bé, trẻ già, giầu nghèo, cao sang, thấp hèn đều là người và có quyền phải được đối xử với nhau bằng tình người. Nơi mỗi người đều có giá trị cao cả của con người. Cái nghèo không làm họ mất bản chất người. Nếu giầu sang, chức tước làm cho người ta ra người hơn thì đâu là mức đo. Một mai mất chức, về hưu, nghèo, lại hoá kiếp vượn trở lại sao. Hẳn không phải thế. Đã sinh ra làm người thì luôn luôn làm người, giầu nghèo, quyền thế, không chức tước cũng vẫn là người.

Chúng ta không nói trâu bò, ruồi muỗi lỗi luật mà nói người phạm luật. Như thế dù phạm luật vẫn là người. Đã là người thì phải đối xử với nhau như người. Người đối xử với người bằng lòng nhân, rộng lượng, bác ái. Coi thường tù nhân, nhục mạ, gọi là tên ấy, nó, thằng tù là mất đạo đức. Hà khắc, ức hiếp, lạm quyền, đánh đập người khác chính là tự làm giảm giá trị mình. Một người có tư cách, có lòng nhân, có giáo dục, có đạo đức không thể làm công việc đó. Bởi làm thế là giảm chính nhân phẩm mình. Gọi tù nhân là nó vậy nói chuyện với nó hai người ngang hàng nhau. Gọi tù nhân là tên ấy, nó, cai tù cũng đứng ngang hàng, cùng phòng với tên ấy thì có khác chi chính mình cũng là một tên ấy. Tất nhiên kẻ có quyền không chấp nhận nhưng tư cách, cách hành xử và việc làm đặt mình ngang hàng với người đang đối thoại với mình. Ai cũng biết trước khi dối được người mình đã phải dối mình. Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước. Tương tự như thế, coi thường người khác là coi thường chính mình. Kính trọng người chính là kính trọng cả mình lẫn người mình đang kính trọng. Một khi sinh ra làm người không ai có quyền tước bỏ quyền ấy. Người ta có thể giới hạn ít tự do của một người. Tước quyền làm người của người khác là lạm quyền. Kẻ lạm quyền đáng bị chê trách.

Xót thương gắn liền với cùng khổ. Cùng khổ ở đây có nghĩa là ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đêm ngủ không chăn, ngày nghỉ không chiếu. Cùng khổ đây bao gồm cả không tiếng nói. Họ kêu không ai đáp; họ gọi chẳng ai thưa. Có khiếu nại không ai giải quyết. Bởi vì con người không đáp lại nhu cầu sống của anh em mình nên cùng khổ là do con người thiếu lòng nhân với nhau.

Khi con người đối xử nhân từ với nhau sẽ hết cảnh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Trong khi đó lại có người đứng trước tủ áo lựa hoài vẫn chưa vừa ý.

Khi con người sống với nhau bằng lòng nhân cảnh kẻ đói mong ăn no, kẻ thừa thực phẩm chọn lựa chê món này, bình phẩm món nọ sẽ biến mất.

Khi con người coi nhau bình đẳng, giầu nghèo, ai cũng là người không hơn không kém thì đâu còn tình trạng giả điếc bịt tai, giả mù che mắt, dân khiếu nại mà không cấp nào đoái hoài.

Xóa đói, diệt nghèo là điều có thể làm được. Việc làm này không khó khi nơi đó có nhiều người đối xử với nhau bằng tình người, đối xử với nhau bằng lòng nhân từ. Xã hội có giai cấp thống trị và bị trị. Xã hội có kẻ dư thừa chan chứa lại có kẻ đói nhặt hạt cơm rơi là xã hội hiếm lòng nhân từ. Xã hội đó có nhiều người tôn thờ của cải, vật chất, coi của cải trần thế trọng hơn sinh mạng con người. Nếu những kẻ đó lãnh đạo sẽ tạo ra một xã hội vừa thối, vừa nát. Kẻ cai trị ăn bánh thật còn dân chúng ăn bánh vẽ.

Đức Kitô kêu gọi chúng ta hãy sống theo tinh thần thương người như thể thương thân. Yêu kẻ khác như chính thân mình. Để thực hiện được điều thương người như thể thương thân việc đầu tiên là mọi người phải nhận biết là có Thiên Chúa. Tốt nhất là tôn thờ Thiên Chúa và thực thi giáo huấn Ngài dậy mới hy vọng có thể thực hiện được giáo huấn mến Chúa, yêu người. Trường hợp không tin, không tôn thờ Thiên Chúa thì ít ra cũng phải công nhận có thiên Chúa hằng hữu mới có thể thương người. Từ chối Thiên Chúa hiện hữu là từ chối yêu thương thực sự. Mà từ chối yêu thương như giáo lí Chúa dậy thì không biết yêu thương là gì. Bời không định nghĩa được nên không thể thực hành. Không biết thế nào là yêu người như yêu ta. Luẩn quẩn trong tình yêu sẽ dẫn đến tình trạng luẩn quẩn trong việc thực thi tình yêu. Bởi luẩn quẩn trong tình yêu nên nhiều trường hợp nhân danh tình yêu, lòng mến đối xử khắc nghiệt, tàn tệ với người khác mà vẫn tự hào cho là đang thực thi tình yêu. Tình cảnh chết dở, sống dở là do từ chối Thiên Chúa hằng hữu. Sống dở bởi sống ăn trên ngồi ghế đầu nhưng trong lòng luôn lo lắng, sợ sệt cái ghế ngồi lúc nào cũng lung lay. Nay còn mai mất chức nên lúc nào cũng sống trong lo sợ. Nếu biết yêu người như yêu ta thì làm gì có tình trạng sợ người lật ghế. Bởi tình yêu chân chính không lừa dối ai.

Chúng ta cầu xin sống thực hành điều Chúa dậy:

Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi Mt 22,34-40

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mẹ Mân Côi: Nữ vương Hòa bình
+GM Giuse Vũ Duy Thống
07:21 18/10/2011
MẸ MÂN CÔI: NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH
(Bài giảng tại TTHH Thánh Mẫu Tàpao ngày 13.10.2011)

Ngày 7/10 năm nay, người ta nhắc nhiều đến tên tuổi của ba người phụ nữ được nhận giải Nobel hòa bình. Nhắc nhiều vì ba người nữ này đã góp phần vào việc giải phóng nữ quyền ở Châu Phi và cũng góp phần kiến tạo hòa bình cho thế giới.

Cũng vào ngày 7/10 năm nay, Giáo hội Công giáo khắp nơi và cách riêng hôm nay tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đây, cộng đoàn hành hương chúng ta lại nhớ đến một gương mặt phụ nữ trổi vượt, một tượng đài, cũng như một tên tuổi Rất Thánh và cũng tuyệt vời gần gũi với đời sống nhân loại, đó chính là Đức Mẹ Mân Côi mà trong tâm tình sùng mộ của mọi tín hữu, là Nữ Vương Hòa Bình. Nhưng tại sao lại muốn xưng tụng Đức Mẹ Mân Côi là Nữ Vương Hòa Bình hay là Nữ Vương Ban Sự Bình An, như là chúng ta đọc thấy ở cổng Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao đây. Chắc chắn có nhiều lý do, nhưng hôm nay muốn trải ra với cộng đoàn hành hương 3 lý do nhỏ thôi.

Lý do thứ nhất: vì Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Kinh Mân Côi, xét về phương diện mầu nhiệm suy gẫm, là kinh về Chúa Giêsu như cộng đoàn hành hương đã thực hành tối hôm qua trước Thánh Thể, tại lễ đài đây. Nhưng xét về nội dung thành phần của chuỗi hạt, tức là từng kinh Kính Mừng, thì đó là kinh về Đức Maria. Mẹ kết hợp cuộc đời mình với Chúa Giêsu qua 20 ngắm: Vui, Sáng, Thương, Mừng. Vui là vui với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm nhập thể; Sáng cũng là sáng với Chúa Giêsu qua mọi nẻo lối rao giảng Tin Mừng; Thương là thương cùng với Chúa Giêsu trên đường Thánh giá; và Mừng còn là mừng cùng với Chúa Giêsu trong mầu nhiệm phục sinh. Mỗi ngắm như thế là mỗi phần đời khác nhau, nhưng liên kết cả 20 ngắm lại sẽ thấy cuộc đời của Đức Mẹ gắn bó với đời của Chúa Giêsu không rời nửa bước. Con đi đâu thì Mẹ theo đi đấy: Con xuống thế làm người chuộc tội nhân loại, thì Mẹ cũng hiệp công với Con của mình từ đêm giáng sinh cho đến chiều tử nạn mà bước đi trên đường giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi. Con của Mẹ là Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha, thì Mẹ vì sự gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình trong suốt hành trình như thế cũng đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Nếu Eva xưa, như nhãn giới của bài đọc thứ nhất, đã để lại thảm họa, thì với Mẹ Maria cách riêng trong kinh Mân Côi, cách riêng hơn nữa trong lời kinh A-vê Maria, nền hòa bình viên mãn của trời đã chính thứ mở ra. Vì vậy, Đức Mẹ trong kinh Mân Côi, hay Đức Mẹ Mân Côi cũng chính là Nữ Vương Hòa Bình.

Lý do thứ hai: là vì Mẹ cũng hỗ trợ con người trong công cuộc xây dựng hòa bình với nhau. Lễ Mân Côi, như cộng đoàn quá rõ, hằng năm rơi vào mồng 7 tháng 10 muốn nhắc nhớ tín hữu về một chiến thắng tại vịnh Lépante năm 1571. Hồi đó Châu Âu bị đe dọa xâm lăng bởi Hồi Giáo, chính Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi mọi người công giáo chung cầu nguyện cho nền hòa bình bằng kinh Mân Côi và coi kinh Mân Côi như là vũ khí chiến đấu. Nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ, chiến thắng đã đến và lễ Đức Mẹ Mân Côi được thiết lập. Từ đó, rất tự nhiên Đức Mẹ được xưng tụng là Mẹ Chiến Thắng và được tung hô khắp nơi là Nữ Vương Hòa Bình. Ở đâu kinh Mân Côi được ưa chuộng, ở đó tước hiệu hòa bình đi liền với danh xưng của Mẹ cũng được mộ mến. Ở đâu kinh Mân Côi được cổ võ thì ở đó cũng vang lên lời cầu nguyện tha thiết: “Nữ Vương ban sự bình an cầu cho chúng con”. Thật vậy, thưa cộng đoàn hành hương, cứ xét về cấu trúc của kinh Mân Côi phần sau của mỗi ngắm mà chúng ta quen đọc “ta hãy xin cho được” ơn này, ơn khác hoặc là phần sau của chính kinh Kính Mừng với câu “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời…”, thì người ta cũng thấy cả một dự phóng, cả một chương trình, cả một lời kinh dâng lên Mẹ Mân Côi mong hòa bình nội tâm, làm tiền đề cho cách cư xử giao hòa của con người với Thiên Chúa cũng như cách đối xử hòa bình giữa con người với nhau. Đằng nào cũng thế, giúp đỡ con người dập tắt chiến tranh năm xưa (lý do của lễ Mân Côi) hay là nâng đỡ con người xây dựng hòa bình hôm nay: Đức Mẹ Mân Côi trong lòng Giáo Hội chính là tượng đài Nữ Vương Hòa Bình.

Và lý do thứ ba để xưng tụng Mẹ Mân Côi là Nữ Vương Hòa Bình: vì Mẹ còn khuyên tất cả mọi tín hữu siêng năng lần hạt và coi chuỗi kinh Mân Côi như là phương tiện hun đúc hòa bình. Ngày 13 tháng 10 hôm nay, hành hương về Tà Pao, mỗi người nhớ đến ngày này năm xưa, năm 1917 tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra để lại lời nhắn nhủ dưới hình thức của huấn lệnh là: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt, tôn sùng trái tim Mẹ. Đây chính là lộ trình nên Thánh bao gồm ba bước tiếp theo nhau và anh chị em thấy chuỗi Mân Côi được đặt như là một nhịp cầu giữa một bờ là tội lỗi nhân loại và bờ bên kia chính là ơn thánh hóa của Thiên Chúa. Cũng như việc lần hạt chuyên cần là một phương tiện hiệu quả giúp người ta đạt được hòa bình. Chính trong ý nghĩa này, kinh Mân Côi phải được gọi là Kinh của hòa bình. Bao giờ cũng thế, trong nghệ thuật công giáo, Đức Mẹ không đứng một mình, luôn luôn có Chúa Giêsu hiện diện, hoặc trong những thế kỷ gần đây tại Lộ Đức, cũng như tại Fatima hay chẳng phải nói đâu xa tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao đây Đức Mẹ hiện diện với chuỗi Mân Côi. Nếu có ai hỏi tôi: Đức Mẹ có lần hạt không? Chắc chắn tôi sẽ đưa ra lời khẳng định: Có. Không chỉ vì Đức Mẹ đã lần chuỗi chung với ba trẻ ở Fatima hoặc với cô Bernadette ở Lộ Đức, mà còn ngay trong mầu nhiệm của chuỗi kinh Mân Côi đã có sự hiện diện của Đức Mẹ rồi. Có nghĩa là Mẹ cùng lần hạt với chúng ta và hơn nữa Mẹ kêu gọi chúng ta lần hạt. Cá nhân lần hạt Mân Côi, cá nhân vui sống thảnh thơi an bình; gia đình lần chuỗi Mân Côi, gia đình hạnh phúc một đời an vui.

Tóm lại, gặp gỡ cộng đoàn hành hương trong bầu khí linh thiêng của ngày 13 tháng 10 hôm nay, để cùng tôn vinh Đức Mẹ Mân Côi là Nữ Vương Hòa Bình và đồng thời cũng muốn ghi nhận chuỗi Mân Côi là chuỗi kinh của nền hòa bình. Cách đây hai ngày, tức ngày 11 tháng 10 vừa qua tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao đây, vị đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã đến dâng lễ cầu nguyện và phó dâng cộng đoàn hành hương ở đây cho Đức Maria Mẹ Mân Côi. Sau Thánh lễ tôi được cùng với ngài trèo qua 500 nấc thang lên linh đài Đức Mẹ, và dưới chân tượng đài Đức Mẹ, ngài sốt sắng hiệp thông với cộng đoàn quy tụ chật cứng trên đó dâng lên Đức Mẹ những lời kinh Kính Mừng. Và sau đó, ngài lấy trong túi ra mẩu giấy nhỏ, không biết ghi nhận lúc nào, và đọc lên câu quý ông bà anh chị em thấy đây: “Đến cùng Đức Mẹ Tà Pao, vững lòng trông cậy lẽ nào về không”, rồi ngài còn gửi lời chào tất cả mọi người đến hành hương tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao. Tôi coi đó như là lời chào của chính Đức Thánh Cha. Ngài cũng nói nhỏ với tôi rằng: ngài đến đây, dẫu là lần đầu nhưng không phải là lần cuối, có nghĩa là khi có thể, vào dịp viếng thăm Việt Nam, ngài cũng sẽ đến hành hương tại Trung Tâm này. Vâng, đó là tin vui chia sẻ với cộng đoàn. Cộng đoàn có thể thấp thoáng thấy hình ảnh của ngài trên những tấm pa-nô, để chiêm ngưỡng vị đại diện Đức Thánh Cha và đồng thời thông qua đó cũng chiêm ngắm sự hiệp thông của cộng đoàn trong tay Đức Mẹ Mân Côi, Mẹ Tà Pao. Riêng tôi tháng mười cũng muốn chia sẻ với cộng đoàn vần thơ nhỏ:

“Tháng mười bên Mẹ Tà Pao,
Câu kinh chuỗi hạt xôn xao núi đồi.
Hồn con một đóa Mân Côi,
Kính dâng về Mẹ hợp lời ngợi khen”.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tuyên bố ‘Năm Đức Tin’ để giúp cải tiến năng lực truyền giáo
Bùi Hữu Thư
03:06 18/10/2011
Đức Thánh Cha đứng trên một cái bục lưu dộng ngày 16 tháng 10 Tại VCTĐ Thánh Phêrô


VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố một “Năm Đức Tin” đặc biệt để giúp cho người Công Giáo biết hân hoan đón nhận quà tặng của đức tin, đào sâu mối tương quan với Thiên Chúa và tăng cường sự cam kết chia xẻ đức tin với người khác.

Cử hành Thánh Lễ ngày 16 tháng 10 cùng với các tham dự viên trong một hội nghị tại Vatican về Tân Phúc Âm Hóa, Đức Thánh Cha nói Năm Đức Tin sẽ đem lại “năng lực cải tiến cho sứ mệnh của tất cả Giáo Hội, để hướng dẫn những người nam và nữ ra khỏi sa mạc họ thường đang lao vào, để đi đến nơi có sự sống: là nơi có tình bạn với Chúa Kitô, là đấng ban cho chúng ta sự sống sung mãn."

Đức Thánh Cha nói Năm Đức Tin sẽ khởi sự ngày 11 tháng 10, 2012 – kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vatican II – và bế mạc ngày 24 tháng 11, 2013 – ngày lễ Chúa Kitô Vua.

Đức Thánh Cha nói trong bài giảng: Đây sẽ là một thời gian của ân sủng và cam kết hoán cải hoàn toàn và trở về với Thiên Chúa, để tăng cường đức tin nơi Người và hân hoan tuyên xưng Người trước mọi dân nước trong thời đại chúng ta.”

Đức Thánh Cha Benedict giải thích ý định của ngài rõ ràng hơn trong tông thư "Porta Fidei" ("Cánh Cửa Đức Tin "), được phổ biến ngày 17 tháng 10 để chính thức công bố năm đặc biệt này.

Đức Thánh Cha viết, "Đức tin tăng trưởng khi được sống trong kinh nghiệm của tình yêu và khi được truyền thông như một cảm nghiệm về ân sủng và niềm vui.”

Ngài nói: Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo được xuất bản lần đầu tiên năm 1992, cần được dùng như một cẩm nang để giúp người Công Giáo tái khám phá chân lý của đức tin và đào sâu sự hiểu biết của họ về giáo huấn Hội Thánh.

Ngài nói: Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin sẽ xuất bản một “tài liệu” để giúp mọi người sống năm đức tin một cách hữu hiệu và thích nghi nhất trong việc phục vụ cho đức tin và phúc âm hóa."

Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican, nói với các phóng viên là tài liệu này sẽ được xuất bản vào cuối năm nay; lời văn sẽ có tính cách mục vụ, thay vì học thuyết, giúp cho các giám mục và tín hữu có các ý kiến để thực hành lời kêu gọi của Đức Thánh Cha để dào sâu đức tin và cam kết nhiều hơn cho việc truyền giáo.

Trong tông thư, Đức Thánh Cha nói, chủ đích của năm đức tin là Chúa Giêsu Kitô vì “trong Người, tất cả mọi sự âu lo và tất cả các ước vọng của trái tim nhân loại sẽ được toại nguyện."

Đức Thánh Cha Benedict nói ngoài việc học hỏi sách giáo lý và hiểu tín lý nhiều hơn, Năm Đức Tin cũng phải được bổ túc bằng nhiều hành động bác ái.

Đức Thánh Cha viết: Đức tin giúp mọi người thấy được gương mặt Chúa Kitô nơi những ai đang đau khổ, và “chính tình yêu của Người thúc đẩy chúng ta trợ giúp Người mỗi khi Người trở thành những láng giềng của chúng ta trên hành trình cuộc sống chúng ta.”

Đức Thánh Cha Benedict nói “người Công Giáo không thể lười biếng trong đức tin."

"Những gì thế giới đặc biệt cần thiết ngày nay là nhân chứng đáng tin cậy của những người có tâm trí được soi sáng bởi Lời Chúa, và có thể cởi mở tấm lòng và trí óc của nhiều người cho ước muốn của Thiên Chúa và cho đời sống chân chính, một đời sống không bao giờ tận cùng.”

Thánh Lễ của Đức Thánh Cha và lời tuyên bố về Năm Đức Tin tiếp theo một đại hội một ngày được Hội Đồng Giáo Hoàng về việc cổ võ cho Tân Phúc Âm Hóa bảo trợ.

Buổi sáng của đại hội đã tụ tập được 33 hội đồng giám mục và 115 nhóm, gồm các phong trào mới, các tổ chức, các nhóm đoàn sủng, các chương trình canh tân giáo xứ và các nhóm học hỏi.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tich hội đồng nói với các đại biểu là sự hiện diện và sinh hoạt của họ là bằng chứng rằng “tân phúc âm hóa không phải là một điều gì mới lạ được hội đồng Giáo Hoàng khởi xướng; đây là một thực tại đã và đang hoạt động trong Giáo Hội."

Các tham dự viên đại hội thảo luận về cách thức phúc âm hóa tốt hơn trong lãnh vực văn hóa, giữa những người di cư, trong sự dấn thân của người Công Giáo vào chính trị, qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông, trong các gia đình, qua phụng vụ và trong các giáo xứ nhiệt tình và sống động.

Các điểm chính được dẫn giải bởi các vị lãnh đạo các Cộng Đồng Hiệp Thông và Giải Phóng, Cộng Đồng Sant'Egidio, nhóm truyền thông Ba Tây Cancao Nova, Phong Trào Tân Dự Tòng (Neo-Catechumenal Way), Cộng Đồng Emmanuel, các chương trình đoàn sủng và một chương trình canh tân giáo xứ.

Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, Hoa Thịnh Đốn nói với các tham dự viên là giáo lý tối cần thiết cho mọi chương trình tân phúc âm hóa. “Khi một người hiểu biết tường tận giáo lý – có nghiã là mỗi người đều canh tân đức tin – người đó có thể tin mình có khả năng bày tỏ đức tin” và “mời gọi người khác cũng cảm nhận được đức tin.”

Ngài nói: "Hôm nay chúng ta đã nói rất nhiều về thế giới trần tục hóa trong đó chúng ta đang sống, nhưng chúng ta cũng cần công nhận là giữa rất nhiều người, giữa nhiều người trẻ của chúng ta, có một sự cởi mở lớn lao để lắng nghe về Chúa Kitô. Nhiều người trong họ đang tìm kiếm."

Chủ đề của ngày về tân phúc âm hóa tiếp tục cho tới buổi tối tại Sảnh Đường Tiếp Kiến Vatican nơi có bầu khí giống như một cái lều canh tân. Các diễn giả gồm có: vị sáng lập người Tây Ban Nha của một cộng đồng nữ tu đông đảo, một nhà báo, một nhà vật lý thiên văn, và một giám mục Colombia; những vị này đã làm các chứng tá. Đám đông khoảng 8.000 người, đa số thuộc các phong trào Công Giáo, vỗ tay hoan hô mỗi khi có diễn giả đề cập đến nền tảng của Đức Tin Công Giáo: là niềm tin nơi Chúa Giêsu Cứu Thế.

Nhà vật lý thiên văn Marco Bersanelli, dùng chính kinh nghiệm của ông về sự kinh ngạc và thán phục khi chiêm ngắm vũ trụ như một bài học về sự sai lầm khi giả dụ rằng các khoa học gia không thể là những Kitô hữu trung thành và những nhà truyền giáo.

Vào buổi tối, có một chương trình văn nghệ nhỏ của danh ca tenor Andrea Bocelli và một diễn văn của Đức Thánh Cha Benedict, cũng đánh dấu một tuyên bố chính thức về một dự án mạng lưới toàn cầu được Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội bảo trợ và được ông Jesus Colina thiết lập, ông mới đây đã từ nhiệm chức vụ trưởng phòng của hãng thông tấn Zenit về Đoàn Quân Viễn Chinh của Chúa Kitô (the Legionaries of Christ).

Diễn đàn mới Aleteia.org, được phác họa để làm một cộng đồng đa dạng về truyền thông giúp cho mọi người có thể nêu các câu hỏi về đức tin Công Giáo và các thực hành và được giải đáp khiến cho họ biết chắc là họ đang đi theo đúng với giáo huấn của Giáo Hội.

Ông Colina nói: "Mạng luới toàn cầu là nơi mọi người tới để tìm kiếm các câu trả lời ngày nay, ngay cả về Thiên Chúa, tôn giáo và đức tin nữa. Ông Colina nói với cử tọa, và loan báo rằng gia trang này sẽ được khởi sự ngày 19 tháng 10."

Ông nói rằng gia trang này sẽ nối kết các nhà báo và thần học gia trên thế giới, và các "gia trang ưu tú" về giáo huấn Công Giáo và các tin tức cần thiết.

Ông nói: Người Công Giáo "cần phải tạo dựng các mạng lưới liên kết -- thay vì chỉ lo sao cho gia trang của mình được nhiều người viếng thăm.
 
Pakistan: một lãnh đạo Hồi giáo trẻ tuổi đến Assisi để cổ vũ đối thoại liên tôn
Nguyễn Trọng Đa
07:24 18/10/2011
Pakistan: một lãnh đạo Hồi giáo trẻ tuổi đến Assisi để cổ vũ đối thoại liên tôn

Cuộc gặp liên tôn năm 1986 ở Assisi

Lahore - Một lãnh đạo Hồi giáo Pakistan trẻ tuổi, Giáo sĩ (Imam) Allama Zubair Abid, Chủ tịch Hội đồng Ulama Mashaikh của Pakistan, sẽ đến Átxidi (Assisi) vào ngày 27-10 tham dự cuộc hành hương năm nay cho hòa bình.

Giáo sĩ sẽ tham gia cùng với ĐTC Biển Đức XVI và khoảng một trăm nhân vật khác trong một gặp gỡ mang tên 'hành hương sự thật, hành hương hòa bình'. Sự kiện hàng năm đã được ĐTC Gioan Phaolô II khởi xướng, và sự kiện năm nay nhằm đánh dấu 25 năm ngày gặp gỡ liên tôn tại Átxidi lần đầu tiên.

Mặc dù trẻ tuổi, giáo sĩ Allama Zubair Abid được xem là một chuyên gia về luật Hồi giáo, và sẽ tham gia cuộc gặp gỡ liên tôn, nơi ngài sẽ đọc một sứ điệp bằng tiếng Ả Rập.

Hãng tin AsiaNews đã nói chuyện với một linh mục Dòng Đa Minh, Cha James Channan, Giám đốc Trung tâm Hòa Bình ở Thành phố Lahore, người gần đây đã gặp giáo sĩ Zubair Abid, và hai vị đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến cuộc hành hương hòa bình, và chuyến đi của giáo sĩ đến Ý.

Cha Channan là một người nhận giải thưởng Quy tắc vàng năm 2011, giải thưởng của Mạng lưới Đối thoại Liên tôn của Phần Lan. Cha lãnh giải thưởng ngày 21-9, nhằm ngày Quốc tế Hoà bình của LHQ.

Cha Channan nói về giáo sĩ trẻ Hồi giáo: “Giáo sĩ Hồi giáo này nói rất vui mừng về hội nghị quốc tế tại Átxidi. Đây sẽ là hội nghị quốc tế đầu tiên của giáo sĩ. Giáo sĩ là một trong mười nhà lãnh đạo tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới được chọn để đọc một sứ điệp ngắn". Sứ điệp của giáo sĩ là bằng tiếng Ả rập để đại diện cho cộng đồng Hồi giáo."

Giáo sĩ Zubair Abid đã tham gia một vài sự kiện được tổ chức bởi các Giám mục Công giáo về chủ đề đối thoại liên tôn. Giáo sĩ cũng đã mời một số lãnh đạo Kitô giáo tham dự các cuộc họp trong đền thờ Hồi giáo của mình.

Vị linh mục Dòng Đa Minh cho biết: “Giáo sĩ sẽ chào ĐTC Biển Đức XVI với lòng kính trọng. Ngài rất vui mừng về cơ hội duy nhất và ngoại thường này".

Linh mục hy vọng rằng kinh nghiệm tại Átxidi sẽ giúp giáo sĩ Hồi giáo "cổ vũ đối thoại giữa Hồi giáo và Kitô giáo ở Pakistan", và rằng ngài sẽ học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm ấy. Linh mục nói: “Tôi hy vọng ngài sẽ giúp đỡ trong việc làm giảm căng thẳng vốn thỉnh thoảng bùng phát lên" ở Pakistan.

Tuy nhiên, vấn đề của luật phạm thượng không bao giờ được đề cập trong cuộc gặp giữa linh mục Công Giáo và giáo sĩ Hồi giáo. Cha Channan nói: “Đó là một luật gây nhiều tranh cãi, và cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi không phải là thời điểm thích hợp để nói về luật này”.

Tại Átxidi, ngày 27-10, ĐTC Biển Đức XVI sẽ hướng dẫn lãnh đạo các tôn giáo và các nhân vật nổi tiếng, cũng như các cá nhân không theo một tôn giáo nào, trong cuộc "hành hương sự thật, hành hương hòa bình'.

Sự kiện năm nay sẽ kỷ niệm cuộc gặp lịch sử cho hòa bình được tổ chức ngày 27-10-1986 theo sáng kiến của ĐTC Gioan Phaolô II.

Đức Hồng y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hòa bình, và là một trong những người tổ chức sự kiện, nói rằng “lần này sẽ nhấn mạnh đến cuộc hành hương, chứ không đến cầu nguyện".

Tuy nhiên, theo Đức Hồng y, hiện chưa rõ liệu việc cầu nguyện “ bị loại trừ hoàn toàn" hoặc "sẽ là tối thiểu".

Chi tiết của chương trình ngày 27-10 được công bố ngày 18-10, tại một cuộc họp báo ở Vatican. (AsiaNews 17-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Mông Cổ: Tầm quan trọng của đối thoại liên tôn cho hoà bình
Nguyễn Trọng Đa
07:27 18/10/2011
Mông Cổ: Tầm quan trọng của đối thoại liên tôn cho hoà bình

Tổng thống Tsakhiagiin Elbegdorj thăm Vatican

ROMA – Đối thoại liên tôn là một yếu tố quan trọng cho hòa bình: đây là điều cho phép khẳng định chuyến thăm Vatican vào sáng 17-10 của Tổng thống Cộng hòa Mông Cổ, Tsakhiagiin Elbegdorj.

Sau cuộc hội kiến với ĐTC Biển Đức XVI, Tổng thống Elbegdorj đã tiếp kiến Đức Hồng y Quốc Vụ khanh, Tarcisio Bertone, và Tổng thư ký về Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Vatican) Dominique Mamberti, theo một tuyên bố của Tòa Thánh.

Cùng một nguồn tin này, các cuộc họp này đã cho phép, về mặt quốc tế, "xem xét lại tình hình chính trị ở châu Á", và nhấn mạnh "tầm quan trọng của đối thoại liên văn hóa và liên tôn để cổ cũ hòa bình và công lý".

Quả vậy, đối thoại liên tôn là rất cần thiết trong một quốc gia như Mông Cổ, với khoảng 2, 7 triệu dân (trong đó 2 / 3 dân số là dưới 30 tuổi), và Kitô hữu chỉ chiếm 1,7%, tức khoảng một ngàn người Công giáo đã rửa tội .

Người ta ước tính khoảng 36,3% người dân là người theo thuyết bất khả tri (theo số liệu của hiệp hội ‘Trợ giúp Giáo hội gặp nguy khốn’, AED), 32,2% người dân là người theo thuyết vật linh, Phật tử chiếm khoảng 24,2% dân số và người Hồi giáo chiếm 5%.

Về chính sách đối nội của Mông cổ, các cuộc họp này đã cho phép tái khẳng định các "quan hệ tốt đẹp giữa Mông Cổ và Tòa Thánh", và "sự hiểu biết và hợp tác giữa Giáo hội và Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục và đời sống xã hội ", theo thông cáo của Tòa Thánh. (Zenit.org 17-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Trung Quốc: Linh mục và tu sĩ chạy đua để làm từ thiện ở Bắc Kinh
Phạm Kim An
10:59 18/10/2011
Trung Quốc: Linh mục và tu sĩ chạy việt dã làm từ thiện ở Bắc Kinh

Bắc Kinh - "Chúng ta hãy chạy việt dã vì người già, người nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi và mọi công việc từ thiện mà Giáo Hội đã giao phó cho chúng ta": với mục tiêu này, 52 nữ tu, 4 linh mục và 2 chủng sinh, thuộc nhiều cộng đồng Công Giáo khác nhau ở Hoa lục, đã tham gia ngày 16-10 cuộc chạy việt dã từ thiện ở Bắc Kinh, vốn được tổ chức trong 30 năm qua, mang tên "Chạy bộ làm từ thiện".

Khoảng 30. 000 người tham gia cuộc chạy này. Theo thông tin hãng Fides thu thập được, nhờ vào sự cam kết và sự cống hiến của các vận động viên, các nữ tu, linh mục và chủng sinh đã thu được 550.000 nhân dân tệ (khoảng 86.300 USD).

Sau Thánh Lễ sáng ngày 15-10, kết thúc với việc ban phép lành cho các vận động viên, các nữ tu quyên thêm 18.300 Nhân dân tệ (2.872 USD), vốn sẽ đi vào các hội từ thiện thuộc các Dòng nữ ấy, chẳng hạn Nhà nuôi người cao tuổi thánh Giuse Freinademetz ở Sơn Đông, Trại trẻ mồ côi ở Hà Bắc, bệnh xá và Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em tàn tật về tinh thần và thể xác ....

Bảy nữ tu và một linh mục hoàn thành cuộc đua trọn vẹn dài 42,195 km chỉ trong hơn 5 giờ (trong đó 5 nữ tu thuộc Dòng Tôi tớ Chúa Thánh Thần), 11 người chạy hơn 21 km, những người khác chạy 9 km. Trong quá trình chạy việt dã này, các tín hữu ở Bắc Kinh ủng hộ họ, với tư cách là người hâm mộ và người hỗ trợ.

Theo Ban tổ chức cuộc chạy marathon này, đây là lần thứ ba tổ chức từ thiện Công giáo Trung Quốc ‘Hội từ thiện Jinde’ là một trong các hội tổ chức sự kiện này cùng với Hội các trẻ em ung thư Anh, Hội nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh, Hiệp hội người suy giảm trí nhớ ... Đây là lần đầu tiên trên thế giới mà một nhóm đông nữ tu tham gia trong cuộc chạy việt dã, và một linh mục Trung Quốc đã hoàn thành cuộc chạy trọn vẹn. (Agenzia Fides 17-10-2011)

Phạm Kim An
 
Ý Nguyện Truyền Giáo năm 2011-2012
Dominic David Trần
10:44 18/10/2011
HỘI NGỘ TRONG ĐỨC TIN, chủ đề của năm Truyền Giáo 2011-2012

Ý Nguyện Truyền Giáo Năm 2011-2012

Ngày 23 Tháng 10 /2011: Cầu cho Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo Thế Giới
Cầu cho ngày khánh nhật truyền giáo thế giới sẽ nuôi dưỡng lòng nhiệt thành Rao Giảng Tin Mừng, cùng ước muốn sẵn sàng hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo và cácvị Thừa sai bằng lời cầu nguyện và đóng góp tài chánh cho các Giáo Hội nghèo khó nhất.

Tháng 11/ 2011: Cầu cho những người nghèo khổ tại Phi Châu
Cầu cho lục địa Phi Châu tìm được sức mạnh trong Chúa KiTô để mưu cầu cho đượcCông Lý và Hòa Giải theo khuyến nghị của Thượng Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Châu Phi lần thứ 2.

Tháng 12/2011: Cầu cho thanh thiếu niên và nhi đồng:
Cầu cho các cháu thiếu nhi và người trẻ trở thành các Sứ giả của Tin Mừng Phúc Âm và xin cho họ được tôn trọng và bảo vệ thoát khỏi mọi cảnh bạo hành, áp bức và lợi dụng.

Tháng Giêng năm 2012: Cầu cho Hòa Bình ThếGiới.
Cầu xin cho tất cả tín hữu Thiên Chúa Giáo; tự chính họ dấn thân cho nền hòabình thế giới và trở nên những Chứng nhân của Thiên Chúa.

Tháng Hai/2012: Cầu cho các Thừa sai đang chăm sóc bệnh nhân trong các quốc gia đựợc truyền giáo
Xin Đức Chúa Giêsu Kitô bảo vệ và duy trì những nỗ lực của các vị Thừa sai và nhân viên y tế hiện đang chăm sóc các bệnh nhân và người già yếu tại các xứ Truyền giáo.

Tháng Ba/2012: Cầu cho tất cả các tín hữu Kitô Giáo đang bị bách hại tại Á Châu .
Xin Đức Chúa Thánh Thần ban ơn bềnđỗ cho những người bị bách hại, bị phân biệt đối xử, bị kỳ thị và chịu chết chỉ vì loan báo và sống theo Tin Mừng Phúc Âm.

Tháng Tư/2012: Cầu cho nhân dân lục địa Phi Châu.
Xin Đức Chúa Giêsu KiTô Phục sinh vinh hiển là dấu chỉ của Hy Vọng, là Nguồn Cậy Trông cho tất cả nhân dân của lục địa Phi Châu.

Tháng Năm/2012: Cầu xin Đức Mẹ Maria là Nữ Vương Thế giới.
Xin Đức Mẹ Maria luôn dẫn đường và đồng hành với tất cả các thừa sai truyền giáo trong khi các vị ấy tuyên xưng và loa nbáo về Đức Chúa Giêsu Kitô, là Con của Mẹ.

Tháng Sáu/2012: Cầu cho tín hữuKitô giáo tại Âu Châu.
Cầu xin cho người tín hữu Kitô giáo tại lục địa Âu Châu tham gia vào việc loan báo Tin Mừng Phúc Âm với lòng nhiệt thành cao hơn và sốt mến hơn.

Tháng Bảy/2012: Cầu cho các Thừa Sai Truyền Bá Đức Tin
Cầu xin cho các vị Thừa sai Truyền giáo và các thiện nguyện viên Truyền Bá ĐứcTin là các chứng nhân sống thực cho Tình Yêu của Thiên Chúa.

Tháng Tám/2012: Cầu cho GiớiTrẻ khắp thế giới.
Cầu xin cho giới trẻ khắp thế giới biết lắng nghe và vâng theo tiếng Chúa gọi để sẵn lòng làm chứng cho Tin Mừng Phúc Âm.

Tháng Chín/2012: Cầu cho việc hỗ trợ mục vụ Truyền giáo trong chính các Cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo.
Cầu xin cho các cộng đoàn tín hữu KiTô Giáo có lòng nhiệt thành to lớn hơn nữa trong việc giúp đỡ cho các nhu cầu cần thiết của các xứ truyền giáo.

Kinh nguyện Truyền Giáo
Lạy Chúa, Thiên Chúa của chúng con, xin Chúa giúp chúng con bước đi với Chúatrên con đường của Phúc Thật Tám Mối và sống trọn vẹn cho Sứ Mạng Truyền Giáocủa Chúa trong thế giới hôm nay.
Xin Chúa liên kết chúng con với mọi người của thời đại chúng con - để chúng concùng đem Tin Mừng Phúc Âm đến tận cùng cõi đất.
Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng con và các Cộng Đoàn tín hữu đến với mọi ngườikhốn khó, những người bị khổ đau, bệnh tật, hoặc bị áp bức và bị chà đạp nhân phẩm.
Nguyện xin Thiên Chúa Hằng Sống soi sáng và biến đổi cuộc đời chúng con trong niềm Cậy Trông và Hy Vọng vào Chúa Sống Lại.
Xin Thiên Chúa hằng sống và hiển trị đời đời đoái thương nhận lời khấn nguyện của chúng con. Amen
 
Top Stories
Speech on Rerum Novarum
+Bishop Vincent Long van Nguyen OFM
07:26 18/10/2011
2011 Rerum Novarum Oration by Bishop Vincent Long van Nguyen OFM

The following 2011 Rerum Novarum oration ‘Asylum Seekers: Is There a Just Solution?’ was given by Bishop Vincent Long van Nguyen OFMConv at Central Hall, Australian Catholic University, Melbourne on Tuesday11 October 2011.

Dear friends,

It is a great honour for me, a “new kid on the block”, to give the Oration for 2011, organised by the Melbourne Office for Justice and Peace, in conjunction with the Australian Catholic University and the Melbourne Catholic Migrant and Refugee Office. For those of you who are not familiar with this annual oration, it is inspired by the Papal Encyclical or “open letter” called Rerum Novarum meaning ‘of New Things’ by Pope Leo XIII in 1891. By confronting urgent issues of the day and calling on the State to protect the rights of the working class, Rerum Novarum laid the foundations for modern Catholic social teaching. In effect, it expresses the notion that the poor have a special status in consideration of social issues because God is on the side of the poor. Successive popes have followed the lead of Pope Leo and continued to speak out on matters of social justice. For example, the current Pope Benedict XVI makes a powerful statement in his first Encyclical Deus Caritas Est when he says “the Church cannot and must not remain on the sidelines in the fight for justice. She has to play her part through rational argument and reawaken the spiritual energy without which justice, which always demands sacrifice, cannot prevail and prosper.”

This evening I speak to you as a bishop. I intend to proclaim unashamedly that the Church is on the side of the poor, as God is on their side. But above all, I speak to you as one who was a refugee and an asylum seeker myself. By sharing my personal journey, I hope to create an atmosphere of understanding and solidarity with other less fortunate travellers whose life-journeys deserve no less respect and dignity than ours.

It is often said that history repeats itself. I find that the stories of many of the asylum seekers who seek refuge in Australia today are similar to ours, the Vietnamese refugees who escaped the yoke and terror of communism during the 1970s and 80s. In sharing my story with you, I wish to give voice to theirs; because from where I stand, I consider it a privilege and a moral obligation to reach out to fellow-refugees who are in search of freedom and fundamental human values.

Let me just take you back down memory lane a little – at least for those who are old enough to remember.The Vietnam War: yes that most graphic, violent, protracted and at the same time most controversial and divisive war that is edged sharply into our collective memory.Who can forget the horrible images of that war which were relayed on our television screens every day? Who can forget the demonstrations on the streets of our cities and the campuses of our universities? It was a war that we could not come to terms with, even years after it had been waged, fought, finally abandoned and then tragically lost. Pity our Australian soldiers who bore the physical and psychological scars both during and after the war. In many instances, they came home not only without the recognition they deserved but also with the ignominy they did not deserve.

But truth has a habit of revealing itself in hindsight. When, at the end of the war, 30th April 1975 to be precise, millions of Vietnamese refugees took to the sea in order to escape the communist regime, people began to understand why it had to be fought and resisted. The Vietnamese are a very proud people. We are proud of our heritage which has more than 4,000 years of accumulated history; we are proud of our land and sea which are among the most spectacular in Asia. Those of you who have travelled to Vietnam will concur with me. Our lives and destinies are deeply rooted in our own soil. We were never known to be nomadic or migrant people. Never in our long and chequered history had there been such a mass exodus of people from our own land. Never, not even when the Chinese invaded us and subjected us to servitude for a thousand years. Not even when the French exploited us for a hundred years or the Japanese caused thousands to die of starvation during the Second World War. The communist regime outdid them all by their reign of terror, which was the reason for the biggest, the most tragic and the most unprecedented exodus in our history.

I am not here to revisit all the evils of communism. It suffices to say that the exodus was the testament to the indomitable desire to live in freedom and dignity in every human being. We Vietnamese refugees and survivors of that tragic event are the living witnesses to freedom and fundamental human values denied to us in our own country. That – my dear friends – is the reason we risked being shot at by communist guards, being hungry and thirsty for days, being robbed and raped by pirates, and ultimately being taken by the sea as hundreds of thousands of our fellow seekers of freedom did. We want to tell the world that freedom is worth fighting for. We want to expose the naivety and falsity about a communist utopia which might exist in theory or in a make believe world but was a living hell for us in the real world. We want to acknowledge the sacrifice and valour of our soldiers. Wars are always controversial and divisive; but as far as we are concerned, there was nothing more honourable than the fight for the people of Vietnam, for their future without the curse of tyranny, for justice and freedom. That fight never was, and never is, in vain.

Personally, I am a second generation refugee. By that I mean my parents themselves were refugees before me. In 1954, following the Geneva Convention that divided Vietnam into two ideologically opposing sides, they – a young couple in their 20s with a toddler, my then 2 year old eldest sister – uprooted from their home near Hanoi and ventured to the south. They escaped by a small boat and went to a part of the country they knew nothing about. Why did they, and over a million Vietnamese from the north like them, undertake such a perilous journey to the unknown south? The answer is simple: they had seen the atrocities committed by the newly inducted regime in such catastrophic events as the so-called land reform, the forced collectivisation of individual peasant farms, the systematic oppression of Christianity, the public trial and summary execution of thousands. They had lived in fear and in terror. In such an atmosphere, they were ready to exchange everything for a chance to live in freedom.

It was by a twist of fate that I would later follow in their footsteps, only this time it was a further and riskier journey. We were a family of seven children. It was common practice for parents to secure the safe passage for their adult sons in view of the forced conscription into the Vietnamese Communist Army which was engaged in two simultaneous border wars: the Chinese to the north and the Khmer Rouge to the south. My two older brothers escaped first and settled in Holland. I escaped by boat in 1980 with my sister-in-law and her two young children – an 18 month old boy and a baby girl, barely 6 months old. I held her for the most part of the journey. It was the most distressing experience I ever encountered. And I am not talking about the lack of food, water, and exposure to the elements. It’s watching a young child suffer and you are totally helpless to do anything about it. But my experience was mild in comparison with so many of other boat people whose cry could have pierced the heavens. They were those who were shot and killed by the communist coast guards; they were those who were lost at sea without a trace; they were those who were robbed, raped, mutilated or killed by pirates. Some survived to tell their horror stories; but thousands upon thousands of others did not. One study estimates that up to 500,000 of the 2 million Vietnamese refugees died in the pursuit of freedom. Without a doubt, this was the darkest episode in the history of the Vietnamese people.

It is something that we will never forget.

For this, I have adopted as my Episcopal coat of arms, the image of a journey into freedom. It symbolises both the spiritual exodus that I as a Christian am called to make, and the real painful quest for liberty that I and countless other “boat-people” made. My motto “Duc in Altum” which means “go further into the deep” is in part meant to honour the memory of my people who suffered and died in pursuing that quest, that dream for freedom and dignity. As far as I know, I am the only Vietnamese-born bishop whose coat of arms incorporates the South Vietnamese flag and my refugee heritage. By doing so, it is not my wish to engage in the politics of my country of origin or take issue with its current communist rulers. It is simply my desire to witness to the truth about why we escaped and why we are here before you today.

We Catholics often say “God works in mysterious ways” and this is certainly true in the case of the Vietnamese “boat people”. Thirty years or so ago, we arrived in this country with little more than a few documents that we were provided with by the UNHCR in the camps scattered across the far flung corners of the South East Asian countries. We were demoralised, lost and uncertain about our prospects in a new country. In the eyes of many Australians, we were a burden, an intrusion, a disgrace and even a threat to the Australia that they wanted to maintain. I hasten to counter-balance this attitude with the goodwill, the generosity, the hospitality and the sense of a fair go that we experienced from the majority of Australians. Here we have with us the former Prime Minister, the Right Honourable Malcolm Fraser who was instrumental in bringing the Vietnamese refugees en masse to Australia. How I would have loved to have been “a fly on the wall” during the parliamentary party meetings or during the countless debates on the issue among his colleagues on both sides of politics at the time. Whatever might have been said and debated, the Australia that welcomed us and effectively buried the White Australia Policy was a courageous nation to say the very least. Australia was not the same after we’d arrived, and yes, for it being better or for it being worse off than before, you can blame Mr Fraser!

Speaking of the changes brought about by multiculturalism and specifically the arrival of the Vietnamese and South East Asian refugees, you can verify for yourselves when you visit suburbs like Footscray and Springvale in Melbourne and Cabramatta in Sydney. When I arrived in Springvale 30 years ago, it was a pretty dreary and dull place. The shopping centre which was limited to the area around Springvale Road, was quite ordinary to say the least. Now it is one of the most dynamic suburbs in Melbourne. So much so that non-Asian Australians now go there for a good bargain and especially for good food. The City of Greater Dandenong even mooted the possibility of a tourist bus for the area with its unique flavour and perhaps the largest collection of Buddhist temples of any suburb in Australia. In Sydney, similar initiatives for Cabramatta are being considered by the State Government. These suburbs and other Vietnamese centres around the country have certainly come a long way. There was a time people dreaded these places because of the drug-related problems. But such stigma is now but a distant memory and they have been largely transformed into vibrant, safe and colourful centres and outstanding examples of multicultural Australia.

God works even more mysteriously as far as the role of the Vietnamese Catholics in the Australian Church is concerned. Forgive me if I sound somewhat boastful here. But it is clearly evident that the Vietnamese Catholics are one of the most vibrant groups the Catholic Church in this country has ever seen. At my Episcopal Ordination, I made a tongue-in-cheek remark that we are the “New Irish” and I think that is true in a lot of ways. For a long time, Ireland had a surplus of priests and many of them came to fill the gap in Australia. Now, it’s the Vietnamese who help ease the clerical shortage and change the face of the Catholic Church here. The numbers speak for themselves. There are up to 150 Vietnamese priests in Australia – a highly disproportionate figure given the much smaller percentage of Vietnamese Catholics here. Similarly, the seminaries and religious institutes across the country often experience the same phenomenon. Ordinary Vietnamese Catholics, too, are making their presence felt. Not only are they active in their centres scattered all over the country, Vietnamese Catholics are involved in all sorts of ways for the good of the Church. Wherever they are, there is more participation and vitality than otherwise possible. I guess you could say the same about the Filipinos, Mauritians, East Timorese and other groups who are known for their piety. What is unique about the Vietnamese Catholics is the experience of being forced to leave their own country in a very traumatic fashion.

With due respect to the Jewish people, I make bold to draw an analogy between their experience in exile and our own refugee experience. Like them, we experienced the horror and shame of rootlessness. Like them, we yearn for liberation and restoration of our nation. Like them, we are determined to rebuild our lives and our sense of identity. And ultimately like them, we have a sense of mission in relation to our place in a new society and the local church. That mission consists in our witness to freedom, to faith and to the core human values. The words of the psalm take on an added meaning for us: “The stone which has been rejected by the builders, has become the corner stone”. Ours is a journey from despair to hope, from captivity to freedom, from a state of rootlessness to a new sense of belonging, from marginalisation to integration. We might not yet have fully completed this journey. However, our experience gives us a unique appreciation of the values and the opportunities that many others take for granted. Indeed, our humble beginnings have turned out to be our assets. The “rejected stone” has turned out to be the “corner stone”. This is not to say that we have an exalted sense of identity and mission. Good heavens, no. We are not more special than anyone else. Rather, it is our belief that God uses us with our unique experience for his own purpose in the church and in the society in which we live. We hope to live up to our God-given mission.

Up until now, you notice, I have not said anything specifically about the issue of asylum seekers which is the main topic of our discussion this evening. It’s a lot of “beating around the bush”, you might contend. But I have framed my argument purposely in this way. What I have demonstrated thus far is that vulnerable people wanting to have a better life for themselves and their children should not be seen simply as a burden and a liability to our society. They can become great contributors and builders of this nation. The experience of the Vietnamese refugees is clear evidence that even the most traumatised and the most impoverished group can be integrated in our multicultural society and can make a positive contribution. The fear that our social cohesion might be undermined or that our very future might be compromised on account of an “Asian invasion” – to use the popular fear mongering phrase – has been proven unfounded. Today, Asian Australians have joined the mainstream in every aspect of our society. Even the sceptics of multiculturalism would concede that Australia has evolved to become a much more dynamic, diverse and interesting place.

Controversial though it may be, the arrival of Vietnamese refugees or Asian migrants are just part of the richly textured tapestry of our nation. They were by no means the only group that had to struggle hard for acceptance and integration. Each successive generation of migrants had to overcome enormous odds in adapting to their new life in Australia. The post-war refugees and migrants from Europe – particularly those of non-English speaking background- suffered no less hardship, adversity and even discrimination. They were the ground troops of the economy, often working on the massive infrastructure projects that provided the foundation for a prosperous Australia that we inherit today. The same spirit of determination and hard work characterised earlier generations of migrants. They were, and continue to be the contributors of our economy and society. To be sure, each group presents its own challenge to Australia and yet this nation has consistently risen to the challenge and becomes enriched as a result. I contend that we will have failed to live up to our tradition and impoverish ourselves when we adopt harsh and unprincipled policies towards the asylum seekers.

As a former boat person, I cringe and shudder with revulsion every time I hear the mantra of “Stop the boats!” It is as if we are going to be swamped by these undesirable elements who are going to take our jobs, threaten our security and put our future at risk. We, the Vietnamese refugees have heard it all before and we have proven to all Australians that such a mantra is simply fear-mongering and demeaning to our great nation. Do you know that some of us landed in Darwin following the Fall of Saigon? An asylum seeker called Hieu Van Le was on one of those first boats. After a successful financial career, including a stint period as investigator and manager with ASIC (the Australian Securities and Investments Commission), Mr Le went on to become the Lieutenant Governor of South Australia and Chairman of the SA Multicultural and Ethnic Affairs Commission. And of course, he is not the only former boat person who has risen to prominence against tremendous odds. Australia has produced countless of these individuals with their unlikely success stories, known or unknown, sung or unsung, from almost every generation, every ethnic group and every field of endeavour. How can it be, after all modern Australia was established as a penal colony? Our Aboriginal brothers and sisters knew it better and yet Australia was regarded as only fit for convicts. They arrived by the ship loads and against all odds transformed this country. Few nations can boast such unlikely beginnings. Ever since the convict era and perhaps ever since the dream time of the Aborigines, the history of this country has been about the victory of the downtrodden, the triumph of the human spirit. I am convinced that Australia is what it is today because our nation dares to welcome the unwelcomed; we dare to afford the privilege of opportunity to the underprivileged and a “fair go to the underdog”. We have made this saying true for many like Mr Le who came to our shore: “Yesterday’s underdog is today’s champion”.

Apart from the political slogans which I have critiqued above, I am not sure that both the tone and the contents of the present asylum seekers debate measure up to the spirit of our great nation. Many arguments are put forward in order to deny asylum seekers the opportunity for protection which they are entitled to under the United Nations Refugee Convention – of which Australia is a signatory. The recent High Court decision concerning the so-called refugee swap deal with Malaysia not only reveals the weakness in the government policy but also constitutes a summons to us as a nation to honour our legal and moral obligations. The 2007 Australian Catholic Bishops’ Conference Social Justice Sunday Statement called on the government to abandon the ‘Pacific solution’. More recently, it re-iterated a call for on-shore processing so as to afford asylum seekers an opportunity to live a dignified life while their refugee status was being determined.

It is not my intention to comment on these arguments here. Suffices to say that the asylum seeker and refugee issue is long term and complicated; and there is no easy solution in the context of our contemporary society and indeed our role in the world today. What I would like to appeal to you, though, is that we need to approach the issue from a positive narrative and not from a narrow and negative mentality which demeans all Australians. We all remember the Tampa incident and how it damaged our reputation internationally – even if it might have been politicised domestically. Sadly, in the post-September 11th world, when border protection and national security acquire prominence politically and socially, the rights of asylum seekers become secondary and even expendable. The Tampa and the subsequent “children overboard” incidents are instances, and indeed the epitome of the negative narrative and the base politics that have tainted the debate. Regardless of where we stand on the issue, it demeans us when fellow human beings are projected as less than human and dangerous. Surely, people who risk their lives for nothing more than a better future for themselves and their children deserve better treatment. Surely, a civilised migrant nation such as ours can conduct itself better even in respect of a very complicated issue.

To my mind, we cannot approach the issue of the asylum seekers without reference to the broader context of justice and solidarity. Australia is and will continue to be a magnet for asylum seekers as long as there is an extreme chasm between where we are and where they are on the political and socio-economic spectrum. A positive narrative consists in addressing the issue as primarily a humanitarian and justice issue, rather than merely a political one. In the last analysis, asylum seekers challenge us to consider their plight and the global inequality on the one hand, and on the other, our privilege of enjoying some of the best living conditions on the planet. Can we go on protecting our way of life with little interest in, or regard for our less fortunate brothers and sisters? Can we continue to secure our privilege as our “exclusive right” without confronting the injustice that impinges itself upon us? Can we adopt measures that amount to unjust and inhumane practices against our fellow human beings in order to justify our attitudes? It seems to me that we cannot avoid these and other vexing moral questions that lurk behind the issue of asylum seekers.

In conclusion, I would say this to all fellow Australians: we can do a whole lot better than allowing the politics of fear and negativity to hijack our discourse and dictate our response; we can stop the demeaning of our beautiful country by reclaiming its Christian principle of preferential option for the poor, its fair-go-for-all tradition and its legendary support for the underdog. Australia rose to the challenge in the past with its generous embrace of asylum seekers, migrants and refugees. It proved itself especially courageous during the Indo-Chinese exodus and accepted an unprecedented number of Asian refugees for the first time in its history. The world did not come to an end as some might have feared. On the contrary, Australia changed for the better as it always has with each successive wave of new arrivals. Australia is what it is today because of their love of freedom and fundamental human values. Australia is what it is today because of their determination and drive for a better future. We honour the legacy of this great nation not by excessive protectionism, isolation and defence of our privilege at all costs. Rather, we make it greater by our concern and care for asylum seekers in the spirit of compassion and solidarity that has marked the history of our country from its beginning. I conclude with the Australian Catholic Bishops’ message on refugees and asylum seekers – May 2004 “Australia has the chance to restore its reputation as an exemplary humanitarian country where refugees can rebuild their shattered lives and where, as a nation, we can sing without shame that “for those who come across the sea, we have boundless plains to share”.

Thank you for listening!

Bishop Vincent Long van Nguyen OFMConv
Auxiliary Bishop, Catholic Archdiocese of Melbourne.
Bishop for the Western Region
Titular Bishop of Tala
 
Mongolia President visits Pontiff
Zenit
10:02 18/10/2011
VATICAN CITY, OCT. 17, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI and the president of Mongolia today discussed the importance of interreligious dialogue for the promotion of peace.

President Tsakhiagiin Elbegdorj visited the Pope at the Vatican today, and went on to meet with the Holy Father's secretary of state, Cardinal Tarcisio Bertone, and Archbishop Dominique Mamberti, secretary for Relations with States.

According to a Vatican communiqué, "The cordial discussions provided an opportunity to reflect upon the good relations that exist between Mongolia and the Holy See, as well as the understanding and cooperation between Church and state in the fields of education and social care.

"Attention also turned to the political situation in Asia, with particular reference to the importance of inter-cultural and interreligious dialogue for the promotion of peace and justice."

The southeast Asian nation has a population of some 3.1 million people, 40% of whom profess no religious beliefs. About half of the country is Buddhist Lamaist, while Christians make up less than 6%. In fact, there are only around 760 Catholics in the country.

As of 2006, there is an apostolic prefecture, a bishop and three churches in the capital. Mongolia and the Vatican have had full diplomatic relations since 1992.

(Source: http://www.zenit.org/article-33677?l=english)
 
Mongolie: Visite du président de la république de Mongolie au Vatican: « le dialogue interreligieux est la clé de la paix et de la justice »
Eglises d'Asie
12:27 18/10/2011
Eglises d'Asie, 18 octobre 2011 - Lundi 17 octobre, le président de la république de Mongolie, Tsakhiagiin Elbegdorj (1), a été reçu en audience privée par le pape Benoît XVI. A l’issue de la rencontre qui s’est tenue en matinée, le Saint-Siège a publié un communiqué dans lequel il a fait part des questions qui abordées par le pape et le chef de l’Etat mongol, dont « la situation politique du continent asiatique » mais surtout l’importance du « dialogue interculturel et interreligieux pour la promotion de la paix et de la justice ». Lors de cette visite au Vatican, le président de la Mongolie a également rencontré le cardinal Tarcisio Bertone, secrétaire d’Etat, ainsi que le secrétaire pour les relations avec les Etats, Mgr Dominique Mamberti.

Le communiqué du Vatican a insisté sur le fait que l’entretien entre Tsakhiagiin Elbegdorj et Benoît XVI avait permis de resserrer les « bonnes relations déjà existantes entre la Mongolie et le Saint-Siège ». En effet, bien que de fondation récente, la jeune mais vivante Eglise de Mongolie a parcouru en seulement quelque vingt années d’existence, les étapes la menant d’une situation ex nihilo à une communauté forte d’un millier de baptisés, répartis aujourd’hui sur quatre paroisses (2). En 1992, à peine la nouvelle république de Mongolie était-elle née des cendres de l’ancien Etat communiste qu’elle rétablissait les relations diplomatiques avec le Saint-Siège et autorisait de nouveau les missionnaires à pénétrer sur son territoire. C’est d’ailleurs à l’invitation du gouvernement lui-même que l’Eglise catholique, avait envoyé dès 1993, trois prêtres de la Congrégation du Cœur Immaculée de Marie (CICM) reconstruire les bases d’une communauté chrétienne sur les lieux où, 70 ans plus tôt la même congrégation avait créé une mission sui juris, entièrement balayée par l’avènement du communisme (3).

Selon les statistiques actuellement disponibles mais peu fiables car établies sur la base des référencements de chaque communauté religieuse, les chrétiens représenteraient à l’heure près de 2 % des quelque 3 millions d’habitants de la Mongolie, lesquels pratiquent majoritairement une forme locale de bouddhisme tibétain, mêlée de croyances chamaniques. La communauté catholique continuant de se développer, Mgr Wenceslao Padilla, d’origine philippine, a été nommé en 2003 préfet apostolique d’Oulan-Bator et en 2004, une version catholique de la Bible accompagnée des principales prières a été publiée en langue mongole traditionnelle.

Mais en s’ouvrant au monde extérieur dans les années 1990, la nouvelle république de Mongolie a également vécu une véritable « explosion » des spiritualités, favorisée par la liberté religieuse désormais inscrite dans la constitution. Aujourd’hui, l’Eglise catholique poursuit sa croissance dans une effervescence religieuse où se croisent divers courants spirituels, dont l’islam (auquel adhérerait environ 5 % de la population), de petits groupes de baha’is et de mormons, mais surtout de nombreuses Eglises protestantes, essentiellement évangéliques et pentecôtistes, dont la croissance est quasi exponentielle (4).

Dès son installation, l’Eglise catholique, frappée par les besoins d’une population très démunie après de longues décennies de gouvernement totalitaire, s’est investie dans des projets d’aide sociale et éducative. Avec le plein accord du gouvernement sur ces initiatives s'inscrivant dans un projet de reconstruction du pays, les nombreuses congrégations qui avaient rejoint les CICM ont créé rapidement des écoles, des centres d’accueil et de soins, des hôpitaux et même des magasins d’alimentation ou encore des exploitations agricoles.

C’est ainsi que lors de sa visite du 17 octobre, le président mongol a pu souligner auprès de Benoît XVI la bonne « entente et coopération existant entre l’Eglise catholique et l’Etat de Mongolie dans le domaine de l’éducation et du travail social ».

A l’issue de l’entrevue, le président de la république de Mongolie a présenté au pape les membres de sa délégation dont le Vén. Khamba Lama D. Choijamts, chef spirituel du bouddhisme tibétain de Mongolie. Lui renouvelant son invitation à être le premier pape à se rendre en Mongolie, Tsakhiagiin Elbegdorj a offert au Saint-Père un manuscrit où figurent leurs deux noms en écriture mongole traditionnelle.

(1) Agé de 48 ans, diplômé d’Harvard, Tsakhiagiin Elbegdorj est le premier président de la République de Mongolie à n’avoir jamais appartenu au Parti révolutionnaire du peuple mongol (PRPM) constitué d’anciens communistes. Après avoir effectué deux mandats en tant que Premier ministre, il a été élu le 18 juin 2009, à l’issue d’une longue période d’instabilité politique. Il est le deuxième président mongol à rendre visite au pape depuis le rétablissement des relations diplomatiques. Son prédécesseur Natsagiin Bagabandi avait été reçu par Jean-paul II en juin 2000 et l’avait invité à se rendre en Mongolie, un projet qui avait été agréé par le pape mais qui n’avait pu être mené à son terme en raison de l’affaiblissement de la santé de ce dernier.
(2) Aujourd’hui, la préfecture apostolique de Mongolie compte quatre paroisses, dont à Oulan-Bator, la paroisse Ste-Marie, la paroisse St Pierre-St Paul (cathédrale), celle du Bon Pasteur, et depuis 2007, la paroisse Marie-Secours des chrétiens, dans la ville de Darhan.
(3) Toutes les institutions religieuses existantes en Mongolie ont connu une répression féroce à partir de 1921, date de l’instauration d’un régime marxiste inféodé à Moscou. En quelques années, les 2 500 monastères et lamaseries que comptait le pays avaient disparu et les communautés chrétiennes naissantes avaient été anéanties. La liberté religieuse a été rétablie en 1991 avec le retour de la démocratie, et les missionnaires chrétiens ont été invités à revenir en même temps qu’étaient rétablies les relations diplomatiques avec le Vatican.
(4) Sur l’émergence des nouvelles religiosités en Mongolie, voir le dossier « Mongolie : le bouddhisme perd du terrain » dans le Supplément EDA n° 6 de janvier 2009.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài phát biểu trong Hội nghị Rerum Novarum năm 2011của ĐC Nguyễn Văn Long
Hoàng Nguyễn (dịch)
22:03 18/10/2011
Bài phát biểu trong Hội nghị Rerum Novarum năm 2011của Đức Giám Mục Vinh-sơn Nguyễn văn Long OFM

Dưới đây là bài phát biểu của Đức Giám Mục Vinh-sơn Nguyễn văn Long OFMConv trong Hội nghị ‘Rerum Novarum’ năm 2011về đề tài ‘Người Tầm Trú: Có một giải pháp đúng đắn không?’ tại Hội trường Trung tâm, trường Đại học Công Giáo Úc tại Melbourne ngày thứ Ba 11 tháng 10 năm 2011.

Thưa các bạn,

Thật là một vinh dự lớn cho tôi, một “đứa trẻ mới vào nghề”, được phát biểu trong hội nghị năm 2011, do Ủy ban Công lý và Hòa bình Melbourne tổ chức, kết hợp với trường Đại học Công giáo Úc và Ủy ban Công Giáo về Di Dân và Tị Nạn Melbourne. Đối với những ai chưa biết về hội nghị thường niên này, nó được lấy cảm hứng từ Tông thư hay “bức thư ngỏ” được gọi là Rerum Novarum có nghĩa là ‘Những Điều Mới’ của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1891. Bằng cách đối mặt với các vấn đề khẩn cấp của thời đại và kêu gọi Nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, Rerum Novarum đã đặt nền móng cho giáo huấn hiện đại về xã hội của Giáo hội Công giáo. Trong thực tế, nó thể hiện quan điểm cho rằng người nghèo có một tình trạng đặc biệt trong việc xem xét các vấn đề xã hội bởi vì Thiên Chúa ở về phía người nghèo. Các Đức Giáo Hoàng kế vị đã noi theo hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng Lêô và tiếp tục lên tiếng về các vấn đề công bằng xã hội. Ví dụ, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã lên tiếng mạnh mẽ trong Tông huấn đầu tiên của ngài Deus Caritas Est khi ngài tuyên bố “Giáo Hội không thể và không được phép ở bên lề trong cuộc chiến cho công lý. Giáo hội phải thủ vai của mình thông qua các tranh luận hợp lý và khơi dậy năng lực tinh thần, nếu không thì công lý, điều luôn luôn đòi hỏi sự hy sinh, không thể thành công và phát triển.”

Tối nay, tôi nói chuyện với các bạn trên cương vị một giám mục. Tôi có ý tuyên bố một cách không xấu hổ rằng Giáo Hội đứng về phía người nghèo, cũng như Thiên Chúa luôn đứng về phía họ. Nhưng trên tất cả, tôi nói chuyện với các bạn như một người mà bản thân đã từng là người tị nạn và tầm trú. Bằng cách chia sẻ cuộc hành trình cá nhân của tôi, tôi hy vọng sẽ tạo ra một bầu khí hiểu biết và tình liên đới với những người ra đi kém may mắn khác mà hành trình cuộc sống của họ cũng xứng đáng không kém chúng ta là được tôn trọng và có nhân phẩm.

Người ta thường nói lịch sử hay lặp đi lặp lại. Tôi thấy rằng những câu chuyện của nhiều người tị nạn muốn tìm nơi trú ẩn tại Úc hiện nay tương tự như của chúng tôi, những người tị nạn Việt Nam trốn thoát khỏi gông cùm và sự khủng bố của chủ nghĩa Cộng sản trong các thập niên 1970 và 80. Chia sẻ câu chuyện của tôi với các bạn, tôi muốn tạo cho họ một tiếng nói; bởi vì với vị trí của tôi, tôi coi đó là một quyền lợi và nghĩa vụ đạo đức để vươn tới với những người đồng cảnh ngộ tị nạn đang tìm kiếm tự do và các giá trị nhân bản.

Tôi xin phép được đưa các bạn trở lại với một chút ký ức – ít nhất là cho những người lớn tuổi đủ để nhớ lại. Chiến tranh Việt Nam: vâng, một cuộc chiến hiện thực, đầy bạo lực và kéo dài nhất và đồng thời cũng là cuộc chiến gây tranh cãi và chia rẽ nhất còn khắc ghi sâu đậm trong tâm trí chúng ta. Ai có thể quên được những hình ảnh kinh hoàng của cuộc chiến đó đã được chuyển tiếp tới màn ảnh truyền hình của chúng ta mỗi ngày? Ai có thể quên được các cuộc biểu tình trên đường phố trong các thành phố và tại các cơ sở của các trường đại học của chúng ta? Đó là một cuộc chiến mà chúng ta không thể đương đầu, thậm chí sau nhiều năm tiến hành và chiến đấu, cuối cùng bị bỏ rơi và sau đó là sự thất bại bi thảm. Đáng tiếc là những người lính Úc của chúng ta đã mang những vết sẹo về thể lý và tâm lý cả trong và sau cuộc chiến. Trong nhiều trường hợp, họ đã trở về không phải chỉ là không được công nhận một cách xứng đáng mà còn nhận được sự sỉ nhục họ không đáng phải chịu.

Nhưng sự thật có thói quen tiết lộ chính nó trong một nhận thức muộn màng. Khi vào cuối cuộc chiến, chính xác là ngày 30 tháng Tư năm 1975, hàng triệu người tị nạn Việt Nam đã đổ xô ra biển để trốn thoát khỏi chế độ cộng sản, người ta bắt đầu hiểu lý do tại sao cuộc chiến đó đã phải được chiến đấu và kháng cự. Người Việt Nam là một dân tộc rất tự hào. Chúng tôi tự hào về di sản của chúng tôi có hơn 4.000 năm lịch sử tích lũy, chúng tôi tự hào về đất và biển của chúng tôi là một trong những nơi ngoạn mục nhất ở Á châu. Những ai trong các bạn đã từng đến Việt Nam sẽ đồng ý với tôi. Cuộc sống và số phận của chúng tôi được bén rễ sâu trong mảnh đất của chính chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ được biết đến như là những người du canh du cư hoặc di dân. Chưa bao giờ trong lịch sử thăng trầm lâu dài của chúng tôi đã có một cuộc di tản hàng loạt như vậy ra khỏi mảnh đất của chính mình. Chưa bao giờ, ngay cả khi chúng tôi bị Trung Quốc xâm chiếm và đặt ách nô lệ trong một ngàn năm, ngay cả khi người Pháp đô hộ chúng tôi hàng trăm năm hoặc ngay cả khi người Nhật gây ra nạn đói làm hàng ngàn người chết trong đệ nhị thế chiến. Chế độ cộng sản đã vượt trên tất cả các chế độ đó với sự cai trị bằng khủng bố, đó là lý do lớn nhất, bi thảm nhất với cuộc di tản chưa từng có trong lịch sử của chúng tôi.

Tôi không ở đây để xem xét lại tất cả các điều tệ hại của chủ nghĩa cộng sản. Nó đủ để nói rằng cuộc di tản là một minh chứng cho mong muốn bất khuất được sống trong tự do và nhân phẩm trong mỗi con người. Chúng tôi, những người tị nạn Việt Nam và là những kẻ sống sót sau sự kiện bi thảm đó là nhân chứng sống cho tự do và các giá trị cơ bản của con người mà chúng tôi đã bị từ chối ngay trên đất nước của chúng tôi. Thưa các bạn, đó là lý do chúng tôi chấp nhận nguy cơ bị các lính canh cộng sản bắn giết, bị đói khát nhiều ngày, bị hải tặc cướp và hãm hiếp, và cuối cùng phải bỏ mạng trên đường vượt biển tìm tự do như hàng trăm ngàn đồng bào của chúng tôi. Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng tự do thật đáng giá để tranh đấu. Chúng tôi muốn bộc lộ sự ngây thơ và gian dối của một điều không tưởng về cộng sản mà nó chỉ có thể tồn tại trong lý thuyết hay trong một thế giới cả tin, nhưng đã là một địa ngục thực sự cho chúng tôi trong thế giới hiện thực. Chúng tôi muốn thừa nhận sự hy sinh và dũng cảm của các chiến sĩ của chúng tôi. Các cuộc chiến tranh luôn luôn gây tranh cãi và chia rẽ, nhưng như những gì chúng ta đang quan tâm, không có gì đáng kính hơn so với sự đấu tranh cho người dân Việt Nam, cho tương lai của họ thoát khỏi chế độ độc tài, cho công lý và tự do. Cuộc chiến đó trước đây và hiện nay không bao giờ là vô ích.

Cá nhân tôi là một người tị nạn thế hệ thứ hai. Tôi nói thế vì cha mẹ tôi đã từng là người tị nạn trước tôi. Năm 1954, sau khi Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam theo hai ý thức hệ đối kháng, cha mẹ tôi – một cặp vợ chồng trẻ ở độ tuổi đôi mươi với một đứa con nhỏ, đó là người chị cả của tôi lúc đó mới 2 tuổi, – nhổ gốc từ ngôi nhà của mình ở gần Hà Nội và mạo hiểm về phía nam. Họ trốn thoát bằng một chiếc ghe nhỏ và ra đi đến phần đất mà họ chưa từng biết đến trên đất nước. Tại sao họ, và hơn một triệu người Việt Nam từ miền Bắc như họ, thực hiện một cuộc hành trình đầy nguy hiểm về một nơi không rõ ở phía nam? Câu trả lời rất đơn giản: họ đã nhìn thấy những tội ác của chế độ mới khởi đầu trong các sự kiện thảm khốc như cái gọi là cải cách ruộng đất, cưỡng bách các nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, sự đàn áp có hệ thống đối với Kitô giáo, đấu tố và xử tử công khai hàng ngàn người. Họ đã sống trong sợ hãi và khủng bố. Trong một bầu khí như vậy, họ đã sẵn sàng đánh đổi mọi sự để có cơ hội sống trong tự do.

Đó là một điểm xoay của số phận mà sau này tôi cũng theo bước chân của họ, chỉ có điều là sau này nó là một cuộc hành trình xa hơn và nhiều rủi ro hơn. Chúng tôi là một gia đình có bảy người con. Một điều thực tế phổ biến cho các bậc cha mẹ là để bảo đảm sự an toàn cho các con trai trưởng thành của mình khỏi bị bắt tham gia vào quân đội Cộng sản Việt Nam lúc đó đang can dự vào hai cuộc chiến tranh biên giới đồng thời: Trung Quốc ở phía bắc và Khmer Đỏ ở phía nam. Hai anh trai của tôi thoát đi đầu tiên và định cư tại Hòa Lan. Tôi trốn thoát bằng thuyền vào năm 1980 với chị dâu của tôi và hai đứa con nhỏ của chị – một bé trai 18 tháng và một bé gái chưa đầy 6 tháng. Tôi phải ẵm đứa cháu gái ấy hầu như suốt cuộc hành trình. Đó là kinh nghiệm đau buồn nhất tôi từng trải qua. Và tôi không nói về việc thiếu lương thực, nước uống, và phơi mình trong nắng gió. Nhưng là việc nhìn xem một đứa trẻ bị đau đớn khốn khổ mà mình hoàn toàn bất lực để làm bất cứ điều gì cho nó. Nhưng kinh nghiệm của tôi là còn nhẹ so với rất nhiều thuyền nhân khác mà tiếng khóc của họ có thể xuyên thủng bầu trời. Họ là những người đã bị bắn và giết chết bởi những người lính biên phòng cộng sản; họ là những người đã bỏ mình trên biển cả mà không để lại một dấu vết; họ là những người đã bị bọn hải tặc cướp, hãm hiếp, đánh đập hoặc giết chết. Một số còn sống sót để kể lại những câu chuyện kinh hoàng của họ, nhưng hàng ngàn hàng vạn người khác thì không có cơ may. Một nghiên cứu ước tính rằng có đến 500 ngàn trong số 2 triệu người tị nạn Việt Nam chết trên đường đi tìm tự do. Không có gì phải nghi ngờ, đây quả là khúc phim đen tối nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Đó là một điều mà chúng tôi sẽ không bao giờ quên.

Về điều này, tôi đã ghi lại trong huy hiệu Giám mục của tôi, hình ảnh của cuộc hành trình đi tìm tự do. Nó tượng trưng cho cả hai điều, cuộc xuất hành trong tinh thần mà tôi là một Kitô-hữu được mời gọi thực hiện, và cuộc ra đi tìm kiếm tự do thật đau đớn mà tôi và vô số các “thuyền nhân” đã thực hiện. Khẩu hiệu “Duc in Altum” có nghĩa là “hãy ra chỗ nước sâu” có một phần là để tôn vinh việc tưởng nhớ tới đồng bào tôi những người đã chịu đau khổ và bỏ mình trong cuộc ra đi tìm kiếm giấc mơ tự do và nhân phẩm. Theo như tôi biết, tôi là giám mục gốc Việt Nam duy nhất có huy hiệu kết hợp lá cờ của miền Nam Việt Nam và di sản tị nạn của tôi. Bằng cách làm như vậy, đó không phải là mong muốn của tôi để tham gia vào chính trị của quốc gia gốc của tôi hoặc có vấn đề với nhà cầm quyền cộng sản hiện tại ở đó. Đấy chỉ đơn giản là mong muốn của tôi để làm chứng cho sự thật về lý do tại sao chúng tôi vượt thoát và tại sao chúng tôi đang ở đây trước mặt các bạn hôm nay.

Người Công giáo chúng ta thường nói “Thiên Chúa làm việc theo những cách bí ẩn” và điều này là chắc chắn đúng trong trường hợp của ‘thuyền nhân’ Việt Nam. Khoảng ba mươi năm trước đây, chúng tôi đến đất nước này với một vài giấy tờ mà chúng tôi được UNHCR (Ủy Hội Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) cấp trong các trại rải rác trên các vùng xa xôi của các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi đã mất tinh thần, bị lạc hướng và không có gì chắc chắn về triển vọng của mình trong một đất nước mới. Trong con mắt của nhiều người Úc, chúng tôi là một gánh nặng, một sự xâm lấn, một nỗi ô nhục và thậm chí là một mối đe dọa đối với nước Úc mà họ muốn duy trì. Tôi muốn nhanh chóng cân bằng lại thái độ này với lòng thiện chí, sự hào phóng, hiếu khách và cảm nhận về sự công bằng mà chúng tôi đã trải nghiệm từ đa số người dân Úc. Ở đây với chúng ta có sự hiện diện của cựu Thủ tướng chính phủ, ngài Malcolm Fraser, ông là người góp phần chính trong việc đưa những người tị nạn Việt Nam ồ ạt đến Úc. Ước chi tôi đã là “một con ruồi đậu trên vách” trong các buổi họp của các đảng phái ở quốc hội hoặc trong vô số các cuộc tranh luận về vấn đề này giữa các đồng nghiệp của ông về cả hai phía chính trị vào thời điểm đó. Không cần biết điều gì đã từng được tuyên bố và tranh luận, nước Úc đã đón tiếp chúng tôi và hậu quả là đã chôn vùi Chính Sách Nước Úc Da Trắng, ít nhất có thể nói đó là một quốc gia can đảm. Nước Úc không còn giống như xưa sau khi chúng tôi đến, quả vậy, quốc gia này đã trở nên tốt hơn trước hoặc tồi tệ hơn trước, thì đây các bạn có thể đổ cho ông Fraser!

Nói về những thay đổi mang lại do chính sách đa văn hóa và đặc biệt về sự xuất hiện của người tị nạn Việt Nam và Đông Nam Á, các bạn có thể xác minh cho chính mình khi ghé thăm các vùng như Footscray và Springvale ở Melbourne và Cabramatta ở Sydney. Khi tôi đến Springvale 30 năm trước đây, nó là một nơi khá ảm đạm và buồn tẻ. Trung tâm mua sắm chỉ giới hạn trong khu vực quanh Springvale Road, khá bình thường để ít nhất có thể nói vậy. Bây giờ nó là một trong những vùng năng động nhất ở Melbourne. Vì vậy, bây giờ nhiều người Úc không phải gốc Á châu đến đó mua sắm để được giá rẻ và đặc biệt là để thưởng thức các món ăn ngon. Thành phố Greater Dandenong thậm chí còn thảo luận về khả năng có một chiếc xe buýt du lịch cho vùng này với hương vị độc đáo của nó và có lẽ với một sưu tập lớn nhất về các ngôi chùa Phật giáo hơn bất kỳ vùng nào ở Úc. Tại Sydney, các sáng kiến tương tự cho Cabramatta đang được chính phủ xem xét. Các vùng ngoại ô này và các trung tâm khác của người Việt trên khắp nước Úc chắc chắn đã đi một chặng đường dài. Có một dạo người ta sợ đến những nơi này bởi vì có những vấn đề liên quan đến ma túy. Nhưng sự nghi ngại như vậy bây giờ chỉ còn trong ký ức xa xôi, và những nơi này đã chuyển mình thành những nơi sinh động, các trung tâm an toàn và đầy màu sắc và là những thí dụ nổi bật của một nước Úc đa văn hóa.

Thiên Chúa thậm chí còn thực hiện nhiều điều kỳ bí hơn khi xét tới vai trò của người Công giáo Việt Nam trong Giáo Hội Úc. Tha thứ cho tôi nếu tôi nói có vẻ hơi khoe khoang. Nhưng có bằng chứng rõ ràng rằng những người Công giáo Việt Nam là một trong các nhóm sinh động nhất mà Giáo hội Công giáo tại đất nước này đã từng chứng kiến. Trong lễ thụ phong Giám mục của tôi, tôi đã nhận xét một cách hóm hỉnh rằng chúng tôi là “Ái-nhĩ-lan Mới” và tôi nghĩ rằng điều đó đúng về nhiều mặt. Trong một thời gian dài, Ái-nhĩ-lan đã có số linh mục thặng dư và nhiều người trong số họ đã đến đây để lấp đầy số thiếu hụt ở Úc. Bây giờ, thay vào đó là người Việt Nam đã giúp làm giảm bớt tình trạng thiếu giáo sĩ và làm thay đổi bộ mặt của Giáo Hội Công Giáo ở đây. Các con số nói lên điều đó. Hiện có đến 150 linh mục Việt Nam tại Úc – một con số cao bất cân xứng so với tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn nhiều của người Công giáo Việt Nam ở đây. Tương tự như vậy, các chủng viện và các dòng tu trên khắp đất nước cũng thường có kinh nghiệm về hiện tượng tương tự. Cả những giáo dân Công giáo Việt Nam bình thường cũng đang làm cho sự hiện diện của họ dễ nhận ra. Không phải là họ chỉ hoạt động tại các trung tâm của họ rải rác khắp đất nước, người Công giáo Việt Nam tham gia trong tất cả mọi cách khác nhau vì lợi ích của Giáo Hội. Bất cứ nơi nào họ hiện diện, đều có sự tham gia tích cực và năng động hơn các nhóm khác. Tôi đoán là các bạn cũng có thể nói như vậy về người Phi Luật Tân, Mau-ri, Đông Timor và các nhóm khác, những người được biết đến vì lòng đạo đức của họ. Điều nổi bật nhất của những người Công giáo Việt Nam là kinh nghiệm về việc họ bị buộc phải rời khỏi đất nước của họ trong một trạng huống rất đau buồn.

Với sự tôn trọng dành cho người Do Thái, tôi muốn nhấn mạnh để vẽ ra sự tương ứng giữa kinh nghiệm của họ về lưu vong và kinh nghiệm của người tị nạn chúng tôi. Giống như họ, chúng tôi có kinh nghiệm kinh hoàng và đáng xấu hổ về việc tách khỏi cội nguồn. Cũng như họ, chúng tôi khao khát việc giải phóng và khôi phục lại đất nước chúng tôi. Giống như họ, chúng tôi khẳng định việc xây dựng lại cuộc sống của chúng tôi và cảm nhận của chúng tôi về bản sắc của mình. Và cuối cùng cũng như họ, chúng tôi có một ý thức trách nhiệm liên quan đến vị trí của chúng tôi trong xã hội mới và giáo hội địa phương. Nhiệm vụ đó bao gồm trong việc làm nhân chứng của chúng tôi cho tự do, đức tin và các giá trị cốt lõi của con người. Một câu thánh vịnh thật có ý nghĩa đối với chúng tôi: “Tảng đá bị thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá tảng góc tường.” Cuộc hành trình của chúng tôi đi từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ ngục tù đến tự do, từ tình trạng bị bứng gốc đến chỗ có cảm giác thuộc về mới mẻ, từ bên lề đến hội nhập. Chúng tôi có thể chưa hoàn thành đầy đủ cuộc hành trình này. Tuy nhiên, kinh nghiệm của chúng tôi cho chúng tôi một sự đánh giá độc đáo về các giá trị và các cơ hội mà những người khác chỉ phỏng đoán. Thật vậy, sự khởi đầu khiêm tốn của chúng tôi đã trở thành gia sản của chúng tôi. “Tảng đá bị loại bỏ” đã trở thành “đá tảng góc tường”. Điều này không phải là để nói rằng chúng tôi có một cảm giác về bản sắc và sứ mệnh cao quý. Không phải vậy. Chúng tôi không đặc biệt hơn bất cứ ai khác. Thay vào đó, chúng tôi tin rằng Thiên Chúa sử dụng chúng tôi với kinh nghiệm độc đáo của chúng tôi cho mục đích riêng của Ngài trong Giáo Hội và trong xã hội mà chúng tôi đang sống. Chúng tôi hy vọng sống trọn theo sứ mệnh mà Chúa đã trao phó cho chúng tôi.

Từ đầu đến giờ, như các bạn thấy, tôi đã không nói bất cứ điều gì cụ thể về vấn đề người tầm trú mà đó lại là chủ đề chính của cuộc thảo luận của chúng ta tối nay. Đấy mới chỉ là việc “đập quanh bụi rậm” mà các bạn có thể không đồng ý. Nhưng tôi đã cố đóng khung lý luận của tôi theo cách này. Những gì tôi đã minh chứng từ đầu đến đây đó là những người dễ bị tổn thương muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và con cái của họ không nên bị nhìn một cách đơn giản là một gánh nặng và trách nhiệm đối với xã hội của chúng ta. Họ có thể trở thành những người đóng góp và kiến tạo vĩ đại cho quốc gia này. Kinh nghiệm của những người tị nạn Việt Nam là bằng chứng rõ ràng rằng thậm chí nhóm bị tổn thương nhất và nghèo nhất cũng có thể được hội nhập trong xã hội đa văn hóa của chúng ta và có thể tạo ra những đóng góp tích cực. Nỗi sợ hãi rằng sự gắn kết xã hội của chúng ta có thể bị suy yếu hoặc là trong tương lai chúng ta có thể bị tổn hại vì một “cuộc xâm lăng của Á châu” – cụm từ về sự sợ hãi phổ biến được rao truyền – đã được chứng minh là vô căn cứ. Hôm nay, những người Úc gốc Á châu đã tham gia cùng với nhóm chính mạch trong mọi khía cạnh của xã hội chúng ta. Ngay cả những người hoài nghi về chính sách đa văn hóa cũng thừa nhận rằng nước Úc đã phát triển để trở thành một nơi năng động, đa dạng và thú vị hơn nhiều.

Việc tranh cãi vẫn có thể có, sự xuất hiện của người tị nạn Việt Nam hoặc di dân Á châu chỉ là một phần của tấm thảm đa dạng về kết cấu của quốc gia chúng ta. Họ không phải là nhóm duy nhất đã phải đấu tranh khó khăn cho việc được chấp nhận và hội nhập. Mỗi thế hệ kế tiếp của người di dân đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới tại Úc. Những người tị nạn sau chiến tranh và những di dân từ châu Âu – đặc biệt là những người có ngôn ngữ gốc không phải là tiếng Anh – đã chịu đau khổ không kém vì những khó khăn, nghịch cảnh và thậm chí bị phân biệt đối xử. Họ là những lực lượng nòng cốt của nền kinh tế, thường làm việc cho các dự án to lớn về cơ sở hạ tầng cung cấp nền tảng cho một nước Úc thịnh vượng mà chúng ta thừa hưởng ngày hôm nay. Cùng một tinh thần quyết tâm và làm việc chăm chỉ là đặc trưng cho các thế hệ di dân trước đây. Họ đã và đang tiếp tục đóng góp vào nền kinh tế và xã hội của chúng ta. Chắc hẳn rằng mỗi nhóm đưa ra thách thức riêng của mình cho nước Úc và quốc gia này đã liên tục trỗi dậy đương đầu với thách thức và kết quả là đã trở nên phong phú hơn. Tôi cho rằng chúng ta sẽ không sống đúng truyền thống của chúng ta và tự làm nghèo đi chính mình khi chúng ta áp dụng chính sách khắc nghiệt và sai nguyên tắc đối với người tị nạn.

Là một cựu thuyền nhân, tôi co rúm và rùng mình với nỗi kinh hoàng mỗi khi tôi nghe câu thần chú “Chận đứng thuyền ghe!” Như thể chúng ta sẽ bị tràn ngập bởi những phần tử không mong muốn này, những người sẽ lấy mất việc làm của chúng ta, đe dọa nền an ninh của chúng ta và đặt tương lai của chúng ta trước nguy cơ. Chúng tôi, những người tị nạn Việt Nam đã nghe nói tất cả những điều này trước đây và chúng tôi đã chứng minh cho mọi người dân Úc rằng câu thần chú ấy đơn giản chỉ là sự sợ hãi được rao truyền và đang hạ thấp phẩm giá quốc gia vĩ đại của chúng ta. Các bạn có biết là một nhóm người trong chúng tôi đã đến Darwin sau khi Sài Gòn sụp đổ không? Một người tị nạn có tên Lê văn Hiếu đã ở trên một trong những chiếc ghe đầu tiên đó. Sau một sự nghiệp thành công về tài chính, bao gồm cả thời gian làm thanh tra và giám đốc cho ASIC (Australian Securities and Investments Commission, Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc), ông Hiếu đã trở thành Phó Toàn Quyền (Lieutenant Governor) Tiểu bang Nam Úc và là Chủ tịch Ủy ban Đa Văn hóa và Sắc tộc Sự vụ Nam Úc. Và dĩ nhiên, ông không phải là người cựu thuyền nhân duy nhất đã vươn lên một cách nổi bật khi phải chống chọi với muôn vàn khó khăn. Nước Úc đã tạo ra vô số những cá nhân như vậy với những câu chuyện thành công hiếm có của họ, đã được biết đến hoặc trong âm thầm, từ gần như mọi thế hệ, mọi nhóm sắc tộc và mọi lĩnh vực của sự nỗ lực. Sao lại có thể như thế được khi mà toàn bộ nước Úc hiện đại đã được hình thành như là một thuộc địa cho tù hình sự? Anh chị em Thổ dân của chúng ta biết rõ điều đó hơn đó là nước Úc đã được coi như chỉ thích hợp cho những người bị án tù. Họ đến đây bằng các tàu chở hàng và không phải để biến đổi bộ mặt của đất nước này. Hiếm có quốc gia nào có thể tự hào với sự khởi đầu bất thường như vậy. Kể từ kỷ nguyên của những người tù và có lẽ kể từ thời hồng hoang của Thổ dân, lịch sử của đất nước này là về sự chiến thắng của người bị áp bức, sự khải hoàn của tinh thần con người. Tôi tin rằng nước Úc được như ngày hôm nay là vì đất nước chúng ta dám chào đón những kẻ không được đón chào; chúng ta dám tạo cơ hội cho những người kém may mắn và một “sự công bằng cho kẻ yếu thế”. Chúng ta đã làm cho câu nói này trở thành đúng nghĩa đối với nhiều người đã đến bến bờ của chúng ta tương tự như ông Hiếu: “Kẻ yếu thế hôm qua lại là nhà vô địch hôm nay”.

Ngoài những khẩu hiệu chính trị mà tôi đã bình luận ở trên, tôi không dám chắc rằng cả giọng điệu lẫn nội dung của các cuộc tranh luận hiện nay về người tầm trú lại thích hợp với tinh thần của đất nước vĩ đại này của chúng ta. Nhiều lập luận được đưa ra để từ chối cho người tị nạn có cơ hội được bảo vệ mà họ đáng được hưởng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn – trong đó nước Úc là một bên ký kết. Gần đây quyết định của Tòa án Tối cao liên quan đến điều gọi là thỏa thuận trao đổi người tị nạn với Mã-lai không những cho thấy sự yếu kém trong chính sách của chính phủ nhưng cũng tạo ra một sự kêu gọi đối với chúng ta trên phương diện một quốc gia phải tôn trọng nghĩa vụ pháp lý và đạo đức của mình. Thư chung Ngày Chúa nhật về Công bằng Xã hội năm 2007 của Hội đồng Giám mục Công giáo Úc đã kêu gọi chính phủ từ bỏ “giải pháp Thái Bình Dương”. Gần đây, Hội đồng Giám mục lại lặp lại lời kêu gọi thanh lọc tại chỗ để tạo cho người tầm trú một cơ hội được sống một cuộc sống xứng với phẩm giá trong khi tình trạng tị nạn của họ đang được xét duyệt.

Tôi không có ý định nhận xét về những lập luận này ở đây. Đủ hiểu để nói rằng vấn đề người tầm trú và tị nạn là một vấn đề lâu dài và phức tạp, và không thể có một giải pháp dễ dàng trong bối cảnh xã hội hiện thời của chúng ta và hơn thế nữa là vai trò của chúng ta trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, những gì tôi muốn kêu gọi các bạn là chúng ta cần tiếp cận vấn đề từ một hướng nhìn tích cực mà không phải là từ một tâm lý hẹp hòi và tiêu cực làm hạ phẩm cách mọi người dân Úc. Tất cả chúng ta đều nhớ sự cố Tampa và nó đã làm hại thanh danh của chúng ta thế nào trên trường quốc tế – thậm chí nếu nó có thể bị chính trị hóa trong nước. Đáng buồn thay, thế giới sau ngày 11 tháng 9 (2001), khi việc bảo vệ biên giới và an ninh quốc gia trở thành quan trọng về mặt chính trị và xã hội, thì các quyền của người tầm trú trở thành thứ yếu và thậm chí là không được màng tới. Tampa và chuyện “quăng con xuống biển” sau đó là những ví dụ, và thực sự là hình ảnh thu nhỏ của câu chuyện tiêu cực và nền chính trị thiếu đạo đức đã làm nhiễm độc các cuộc tranh luận. Bất kể chúng ta đứng chỗ nào trong vấn đề này, nó làm hạ phẩm cách của chúng ta khi đồng loại của chúng ta bị cho là thấp kém hơn con người và nguy hiểm. Chắc chắn rằng, những người dám đánh đổi mạng sống của họ để mong tìm một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và con cái mình, xứng đáng được đối xử tốt hơn. Chắc chắn rằng, một quốc gia di dân văn minh như chúng ta có thể tự cải thiện cho tốt hơn ngay cả đối với một vấn đề rất phức tạp.

Trong tâm trí của tôi, chúng ta không thể tiếp cận vấn đề của người tầm trú mà không quan tâm tới một bối cảnh rộng lớn hơn về công lý và tình liên đới. Nước Úc là và sẽ tiếp tục là một nam châm cuốn hút người tầm trú cho đến khi nào vẫn còn một vực thẳm ngăn cách vị trí của chúng ta và vị trí của họ trên cán cân chính trị và kinh tế-xã hội. Một giải pháp tích cực phải bao gồm việc giải quyết vấn đề chủ yếu là vấn đề nhân đạo và công lý, chứ không phải chỉ đơn thuần là một vấn đề chính trị. Với phân tích sau cùng, người tầm trú thách thức chúng ta xem xét lại hoàn cảnh khó khăn của họ và sự bất bình đẳng toàn cầu trên một mặt, và mặt khác, đặc quyền của chúng ta được hưởng một số các điều kiện sống tốt nhất trên hành tinh. Có thể nào chúng ta cứ bảo vệ lối sống của chúng ta mà lại ít quan tâm hoặc đếm xỉa tới các anh chị em kém may mắn của chúng ta? Có thể nào chúng ta cứ tiếp tục bảo vệ đặc quyền của chúng ta như là một “độc quyền” của riêng mình mà không cần đối mặt với sự bất công có ảnh hưởng tới chính chúng ta? Có thể nào chúng ta cứ áp dụng các biện pháp trong việc đối xử bất công và vô nhân đạo chống lại con người đồng loại của chúng ta để biện minh cho thái độ của chúng ta? Đối với tôi dường như chúng ta không thể tránh khỏi những câu hỏi này và những câu hỏi gây nhiều tranh cãi về mặt đạo đức ẩn nấp đằng sau vấn đề người tầm trú.

Để kết luận, tôi muốn nói điều này với toàn thể nhân dân Úc: chúng ta có thể làm toàn bộ tốt hơn nhiều so với việc cho phép nền chính trị gây sợ hãi và tiêu cực cướp mất cuộc tranh luận của chúng ta và định hướng phản ứng của chúng ta; chúng ta có thể ngăn chặn việc hạ thấp phẩm giá của đất nước xinh đẹp của chúng ta bằng cách quay về với các giá trị Kitô giáo của mình như là quan tâm đặc biệt đến người nghèo, truyền thống công-bằng-cho-mọi-người và huyền thoại của mình về việc trợ giúp những người yếu kém. Nước Úc đã trỗi dậy để đương đầu với những thách thức trong quá khứ với lòng quảng đại bảo bọc những người tầm trú, di dân và người tị nạn. Quốc gia này đã tự chứng minh mình can đảm một cách đặc biệt trước làn sóng người Đông Dương bỏ nước ra đi và đã chấp nhận một số lượng lớn chưa từng có những người tị nạn Á châu lần đầu tiên trong lịch sử của mình. Thế giới đã không đi đến chỗ tận mạt như một số người đã có thể lo sợ. Ngược lại, nước Úc đã biến đổi để trở nên tốt hơn vì nó luôn luôn xảy ra như vậy với từng làn sóng kế tiếp của những người mới đến. Nước Úc được như ngày hôm nay là vì tình yêu của họ đối với tự do và các giá trị cơ bản của con người. Nước Úc được như ngày hôm nay là vì niềm xác tín và chí hướng của họ cho một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng ta vinh danh di sản của quốc gia vĩ đại này không phải bằng chính sách phong tỏa quá mức, tự cách ly và bảo vệ đặc quyền của chúng ta bằng mọi giá. Thay vào đó, chúng ta có thể làm cho nó thành vĩ đại hơn khi chúng ta quan tâm và chăm sóc người tầm trú trong tinh thần bao dung và liên đới là những điều đã ghi lại dấu ấn trong lịch sử của đất nước chúng ta ngay từ lúc khởi đầu. Tôi kết thúc ở đây với thông điệp của các Giám Mục Công Giáo Úc về người tị nạn và tầm trú vào tháng 5 năm 2004: “Nước Úc có cơ hội để khôi phục lại thanh danh của mình như là một quốc gia nhân đạo gương mẫu nơi mà người tị nạn có thể xây dựng lại cuộc sống tan vỡ của họ và là nơi, như một quốc gia, chúng ta có thể hát mà không sợ xấu hổ rằng ‘những ai vượt biển ngang đây, hãy vào chia sẻ bình nguyên bạt ngàn.’”

Cám ơn các bạn đã lắng nghe!

Giám mục Vinh-sơn Nguyễn văn Long OFM

Giám Mục phụ tá, Tổng Giáo Phận Công Giáo Melbourne,

Đặc trách khu vực miền Tây,

Giám Mục hiệu tòa Tala.

(Hoàng Nguyễn dịch từ nguyên bản tiếng Anh)

Ghi chú: Bài phát biểu này được trình bày cho cử tọa người Úc. Độc giả có thể đọc nguyên văn Anh ngữ và xem video clip toàn bài phát biểu theo link:

http://www.cam.org.au/melbourne-news/bishop-vincent-long-gives-rerum-novarum-oration-2011-video.html

Cả hội trường đứng dậy trong khi Ca đoàn Việt nam Melbourne hát bài ‘Bước chân Việt nam’ của Trúc Hồ & Trầm Tử Thiêng (ảnh Ashoka Peiris T.H. và Harippriya Peiris T.H.)
 
Phát Triển Ơn gọi Truyền Giáo trong một giáo xứ
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:06 18/10/2011
Làm thế nào để phát triển ơn gọi truyền giáo trong một giáo xứ là mối bận tâm đang được đặt ra cho công cuộc loan báo Tin Mừng hôm nay. Việc phát triển này nói lên vai trò đặc biệt quan trọng của mỗi giáo xứ có ảnh hưởng sâu rộng đối với sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Do đó, giáo xứ trở thành hạt nhân cơ bản giúp phát triển ơn gọi truyền giáo cách hiệu quả và bền vững. Là thành viên của từng xứ họ nhất định, người Kitô hữu ngày càng ý thức thâm sâu hơn ơn gọi của mình nhờ việc khám phá và làm triển nở các giá trị Tin Mừng trong hoàn cảnh và môi trường sống đặc thù tại nơi mình đang sinh sống. Đây là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự tâm huyết và khôn ngoan của các mục tử và cộng đồng tín hữu nói chung. Nhờ đó, tương quan Đức ái không chỉ biểu tỏ trong nội bộ từng giáo xứ nhất định mà còn hướng tới việc cố kết ngày càng khăng khít hơn với các cộng đồng lương dân trên cơ sở tôn trọng, đối thoại và hiệp nhất.

1. Giáo xứ, hạt nhân phát triển ơn gọi truyền giáo

Như đã đề cập, giáo xứ là hạt nhân cơ bản để phát triển ơn gọi truyền giáo. Mọi định hướng, chương trình cụ thể mang tính vĩ mô liên quan đến việc xúc tiến công cuộc truyền giáo nếu không được triển khai bước đầu từ mỗi giáo xứ thì e rằng khó có thể đạt được những kết quả khả quan. Do đó, giáo xứ trở thành địa bàn lý tưởng nhất để khơi dậy và phát triển ơn gọi truyền giáo vốn tiềm tàng và phong phú từ chính tâm hồn của mỗi kitô hữu. Dù có những đặc thù, mỗi giáo xứ đều hội tụ những khả năng cần thiết nhằm thúc đẩy việc truyền giáo. Vấn đề là làm sao để phát hiện và vận dụng những khả năng ấy. Trên thực tế, tại các giáo xứ ở Việt Nam nói chung, hướng phát triển này còn rất hạn chế do bị chi phối bởi những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta có thể nhận ra một thực trạng, đó là, hoạt động truyền giáo tại các giáo xứ chưa thoát ra khỏi những đường hướng truyền thống kém hiệu quả, còn mang tính hình thức và khép kín, nặng về số lượng… Yếu tố con người chưa được đề cao, nhất là ơn gọi truyền giáo chưa được khơi dậy cách đúng mức.

Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong một giáo xứ, linh mục quản xứ và cộng đoàn tín hữu cần hoạch định một kế hoạch toàn diện, trong đó việc phát triển nhân bản và làm sáng tỏ gương mặt đích thực của Đức Kitô là sứ vụ căn yếu nhất. Phải làm sao tạo cho môi trường giáo xứ thành một cộng đồng sinh động, mang đậm bản sắc liên đới vị tha là giá trị nền tảng của Tin Mừng.

2. Định hướng phát triển

2.1. Gây ý thức ơn gọi truyền giáo

Đây là điều cần làm trước hết của người mục tử khi đến nhận lãnh nhiệm sở. Bởi mọi định hướng liên quan đến hoạt động truyền giáo sẽ không đạt hiệu quả mong muốn nếu không gây được ý thức về ơn gọi truyền giáo. Do đó, cha sở phải biết cách tạo lập nơi người giáo dân tinh thần xả kỷ, sẵn sàng tận hiến cho hoạt động tông đồ.

Gây ý thức ơn gọi truyền giáo được được thực hiện qua việc tác động cách toàn diện sâu rộng trên mọi sinh hoạt tâm linh và đời sống xã hội thường nhật của của người giáo dân, phải làm sao đưa họ “trở lại với Đức Kitô, cởi bỏ hết mọi ý thức hệ, mọi quan niệm thần học hoài nghi, cả chính mình, mà theo Đức Kitô trong sứ mệnh của Ngài: “Không thể mời gọi người khác trở lại nếu chính chúng ta không trở lại mỗi ngày” (Sứ mệnh…, 47) (Felipe Gómez, SJ, Truyền giáo học 1, Antôn & Đuốc sáng, tr. 173). Những tác động này luôn được đặt dưới ánh sáng Lời Chúa với Đức ái Kitô giáo làm kim chỉ nam cho mọi ý tưởng hướng tới sứ vụ loan báo Tin Mừng.

Việc gây ý thức về ơn gọi truyền giáo là một tiến trình đầy khó khăn nhưng đó là bước chuẩn bị có tính quyết định đối với một giáo xứ trong sứ vụ truyền giáo nói chung.

2.2. Phát triển đội ngũ truyền giáo

Một khi đã gây được ý thức truyền giáo, hay nói cách khác đã tạo lập được “tinh thần truyền giáo” mạnh mẽ, giáo xứ sẽ gặp được lợi thế cho bước tiếp theo là phát triển đội ngũ truyền giáo. Có thể nói, ơn gọi truyền giáo tại mỗi giáo xứ có biểu hiện sinh động và bừng phát mạnh mẽ hay không cần phải kể đến đội ngũ truyền giáo tại giáo xứ ấy phát triển tới mức độ nào. Do đó, việc xây dựng đội ngũ truyền giáo là yêu cầu cấp thiết giúp cho hoạt động truyền giáo trong giáo xứ được phát triển có hệ thống trên nền tảng liên đới.

Đội ngũ truyền giáo được quy tụ trên cơ sở lòng tự nguyện của người giáo dân, làm sao cho họ ý thức được trách vụ cao cả khi quên mình dấn thân xây dựng giáo xứ thành cộng đoàn truyền giáo năng động.

Cha xứ là người tiên phong trong đội ngũ truyền giáo của giáo xứ. Ngài là người chủ động hoạch định mọi chương trình liên quan đến việc phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, đồng thời nỗ lực tạo điều kiện cho hoạt động truyền giáo tại nhiệm sở của mình đạt hiệu quả nhất.

Hội đồng mục vụ, các ban - ngành, đoàn thể là những nòng cốt của đội ngũ truyền giáo trong một giáo xứ. Do đó, các đối tượng này cần được xây dựng, phát triển song song cả về lượng và chất. Về lượng: phải làm sao cho số thành viên tự nguyện tham gia các ban, ngành, hội đoàn ngày càng đông đảo, đủ mọi lửa tuổi, trình độ học vấn... Về chất: thành viên tham gia đội ngũ truyền giáo chính thức của giáo xứ phải là các đối tượng giàu nhiệt huyết tông đồ, biết dấn thân cho lợi ích chung của cộng đoàn giáo xứ và mọi người. Do đó, việc đào luyện “tinh thần truyền giáo” cho đội ngũ truyền giáo là mục tiêu quan trọng xuyên suốt hoạt động truyền giáo.

Cha xứ thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện về kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ truyền giáo của giáo xứ đã được thiết lập. Các lớp học này do chính cha xứ trực tiếp hướng dẫn hoặc do các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm về hoạt động đoàn thể Công giáo được mời đến chia sẻ.

Giáo xứ cần đầu tư và tạo những điều kiện cần thiết cho các hội đoàn có linh đạo truyền giáo dễ thích nghi với môi trường truyền giáo của giáo xứ như: Hội Têrêxa, Gia đình Khôi Bình, Gia đình Thánh Tâm, Hội Lêgiô...

Cha xứ thường xuyên tổ chức tĩnh tâm định kỳ cho các ban, ngành, đoàn thể vào các dịp quan trọng có liên quan đến những sự kiện truyền giáo của Giáo Hội: Ngày Quốc tế Truyền giáo, Ngày Quốc tế Bệnh nhân…Chủ đề tĩnh tâm cần tập trung nhắm tới ơn gọi truyền giáo, khích lệ và kêu mời các thành viên trong đội ngũ truyền giáo nòng cốt của giáo xứ hãy dấn thân bằng cả tâm huyết cho việc loan báo Tin Mừng. Cha xứ cần tận dụng các kỳ tĩnh tâm cho các hội đoàn để hâm nóng tinh thần truyền giáo, bầu khí liên đới trong hoạt động truyền giáo giữa các thành viên này, thúc đẩy và nâng đỡ họ vượt qua mọi khó khăn khi phải đối diện với lợi ích riêng tư của gia đình và của cộng đoàn.

Trong tương quan ơn gọi truyền giáo nói chung, cha xứ không ngừng nỗ lực kêu gọi, khích lệ về tinh thần, vật chất để nâng đỡ ơn gọi truyền giáo, đặc biệt là ơn gọi linh mục, tu sỹ nơi những người trẻ trong giáo xứ - Đây là những hạt mầm Đức tin sẽ triển nở và giúp cho mảnh đất truyền giáo tại mỗi giáo xứ ngày càng màu mỡ, phong phú và dồi dào hơn. Không chỉ trên tòa giảng, cha xứ nên thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ thân tình với các bạn trẻ trong giáo xứ về ơn gọi và thao thức loan báo Tin Mừng trong thời đại hôm nay. Qua những buổi gặp gỡ này, cha xứ sẽ là người đồng hành cùng các em trong việc tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn và tạo điều kiện cho các em được phát triển lý tưởng cao đẹp nơi mình, là trở thành tông đồ mẫu mực của Chúa Kitô, hết lòng phục vụ những người nghèo khổ nhất.

2.3. Phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ qua đời sống thực tiễn

Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, ngoài các yếu tố đã nêu trên thì việc sống “tinh thần truyền giáo” qua đời sống thực tiễn là yêu cầu quan trọng nhất nhằm đem lại hiệu quả tích cực cho hoạt động truyền giáo của mỗi giáo xứ.

Phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ

1. Chứng nhân sống niềm tin

Phát triển ơn gọi truyền giáo ở khía cạnh này được bắt đầu từ mỗi cá nhân và gia đình trong giáo xứ. Cha xứ, Hội đồng mục vụ giáo xứ, đội ngũ giáo lý viên tích cực chăm lo nuôi dưỡng đời sống Đức tin của của người giáo dân và định hướng cho họ sống tốt vai trò tông đồ qua những hoạt động thực tiễn thường ngày.

Kêu mời và tạo điều kiện cho mọi gia đình trong giáo xứ trở thành điểm sáng như những “Gia đình Nazareth nhỏ” biết tận tâm phục vụ lợi ích những người xung quanh. Quy tụ các bậc làm cha mẹ vào các hội đoàn của giáo xứ như Hội Giuse, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo…Thông qua các Hội này, cha xứ thường xuyên tiếp xúc, chia sẻ và thúc đẩy các hội viên hãy trở nên những mẫu mực tuyệt hảo cho con cái trong việc sống ơn gọi truyền giáo. Chính các bậc cha mẹ là những tông đồ giáo dân đắc lực khi tham gia các hoạt động truyền giáo của giáo xứ. Cha xứ cũng thường xuyên chia sẻ và gợi mở cho những người làm cha mẹ những đường hướng tâm linh giúp họ trở nên điển chứng Tin Mừng giữa “chợ đời”.

Các ban - ngành, đoàn thể của giáo xứ là những trung gian giữa cha xứ và các gia đình. Trong trường hợp gia đình nào xẩy ra bất hòa bất thuận nội bộ hay với những người lương dân thì cha xứ và các đại diện của các đoàn thể sẽ trực tiếp giải hòa và nối lại dây liên đới giữa các bên liên quan.

Thông qua các lớp giáo lý thuộc Khối Vào Đời và Tiền Hôn Nhân, cha xứ và các giáo lý viên cần gợi mở và tạo cho các học viên ý thức được vai trò chứng nhân của “phía” Công giáo khi được mời gọi “nên duyên” cùng người bạn đời không chung niềm tin với mình.

2. Chủ động đối thoại

Cha xứ và cộng đoàn giáo xứ chủ động trong việc đối thoại với bà con lương dân và những người theo các tôn giáo khác cùng sinh sống ngay trên địa bàn giáo xứ cũng như các cộng đồng phụ cận. Tinh thần truyền giáo chỉ có thể lan tỏa khi mỗi thành viên trong giáo xứ biết cởi mở, tôn trọng những khác biệt đối với anh chị em không cùng niềm tin với mình. Do đó, để có thể phát triển ơn gọi truyền giáo, cha xứ và Hội đồng mục vụ giáo xứ cần định ra những hình thức đối thoại nhằm củng cố và siết chặt tình liên đới giữa cộng đoàn của mình với các cộng đồng xung quanh.

Tôn trọng những khác biệt: cha xứ thường xuyên nhắc nhở bà con giáo dân không nên có thái độ thành kiến trước những dị biệt trong văn hóa ứng xử của bà con lương dân xung quanh, nhưng thấy được giá trị nhân văn ẩn tàng trong lối sống, cách sống của họ. Tuyệt đối tránh những cuộc cãi cọ, tranh luận vô bổ về quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo hay hệ tư tưởng giữa những người có đạo với những người lương dân.

3. Nhịp cầu tâm giao

Những định hướng trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi cộng đoàn giáo xứ biết chủ động bắc những “nhịp cầu tâm giao”. Nhịp cầu này được khởi phát từ con tim đã thấm nhuần Đức ái Kitô giáo, biết chia sẻ yêu thương với hết mọi người.

Để nhịp cầu tâm giao được thông suốt, mọi thành viên trong xứ cần xóa bỏ mọi dị nghị, ác cảm với anh chị em lương dân xung quanh. Cha xứ và những người hữu trách của giáo xứ là những người đi bước trước để khai thông những bế tắc làm cản trở tình thân hữu giáo lương.

Về giao thông: phối hợp làm những trục lộ chung giữa hai làng giáo – lương nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu gặp gỡ được dễ dàng, thuận tiện.

Về giải trí: giáo xứ nên tổ chức các sân chơi chung: sân bóng chuyền, bóng đá…, và tạo điều kiện đón tiếp bà con, nhất là các bạn trẻ từ các làng lương lân cận đến cùng giao hữu thường xuyên tại các sân chơi này. Tùy điều kiện cho phép, các sân chơi có thể đặt tại một địa điểm nhất định trên địa bàn giáo xứ, tốt nhất là gần nhà thờ xứ .

Về giáo dục: giáo xứ mở các lớp học phụ đạo về văn hóa tại trường giáo lý của giáo xứ và cho các em học sinh lương dân đến tham dự các lớp học này. Các em không chỉ được nâng cao về trình độ văn hóa mà còn có cơ hội tiếp xúc để hiểu biết nhau hơn.

Vào các dịp đại lễ như Noel, Tết Nguyên đán…, các gia đình, nhất là các bạn trẻ trong giáo xứ tổ chức mời các gia đình nhất là các bạn trẻ lương dân đến tham dự các chương trình canh thức, họp mặt đầu xuân và dự tiệc vui thân mật. Nếu được, giáo xứ nên cho phép bạn bè lương dân được tham gia các tiết mục hoạt cảnh, ca hát giàu tính nhân văn, đạo lý và chia sẻ những cảm nghiệm riêng tư liên quan đến đời sống tâm linh và triết lý nhân sinh.

Để nhịp cầu tâm giao ngày càng bền vững hơn, giáo xứ cần tổ chức các nhóm tình nguyện viên, các đội cứu trợ của giáo xứ thường xuyên tham gia các hoạt động thăm hỏi, cứu trợ các gia đình, cá nhân tại các làng lương bị đau nặng, gặp tai ương, hoạn nạn…

4. Hoạt động từ thiện – bác ái

Để phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ, việc xúc tiến và đẩy mạnh hoạt động từ thiện – bác ái được coi là đòi hỏi đặc biệt cần thiết cho hành vi “sống đức tin” trong sứ vụ truyền giáo. Do vậy, giáo xứ cần phải đặt hoạt động từ thiện – bác ái làm tiêu chí hàng đầu cho thành công của hoạt động truyền giáo.

Muốn hoạt động từ thiện bác ái thành công, giáo xứ cần có chương trình đào luyện “tinh thần truyền giáo” cho đội ngũ truyền giáo như đã nêu trên. Đội ngũ này không chỉ năng động trong công tác mà luôn chứng tỏ được phẩm tính của người môn đệ Chúa Kitô, biết quên mình vì hạnh phúc của người khác.

Thành lập Quỹ bác ái: kêu gọi mọi người trong giáo xứ hãy bỏ những “đồng xu bà góa nghèo” vào quỹ bác ái của giáo xứ với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Quỹ này do Ban Bác Ái – Caritas nắm giữ.

Kêu gọi các gia đình khá giả, các nhà hảo tâm trong giáo xứ nâng đỡ cách đặc biệt cho những gia đình, cá nhân đang lâm vào hoàn cảnh quá bi đát do nghèo túng, bệnh tật.

Hoạt động từ thiện – bác ái được mở rộng đến các đối tượng không phân biệt lương giáo: các gia đình nghèo, người đau ốm, neo đơn, học sinh nghèo vượt khó…

Các ban – ngành, đoàn thể của giáo xứ, đặc biệt là Ban Bác Ái lập danh sách cụ thể các đối tượng giáo dân cũng như lương dân cần được quan tâm thăm hỏi, chăm sóc, cưu mang trong điều kiện có thể. Đối với những người già yếu neo đơn, giáo xứ nên cắt cử hoặc mời gọi những người thiện nguyện trong cộng đoàn đến chăm sóc, lo lắng thuốc men và các nhu cầu cần thiết khác cho họ. Giáo xứ có thể xây sẵn vài ba căn hộ nhỏ trên vùng đất thuộc giáo xứ và ưu tiên mời những người neo đơn không có nhà cửa đến ở tại căn hộ này. Đối với những trường hợp gặp rủi ro, hoạn nạn, mất mát về tinh thần, các ban ngành, đoàn thể của giáo xứ đến động viên, khích lệ và nâng đỡ họ bằng tinh thần hay vật chất, giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Khi có người trong giáo xứ hay bà con lương dân sống trên địa bàn giáo xứ và những vùng phụ cận qua đời, cha xứ và các ban ngành đoàn thể kịp thời đến phân ưu, cầu nguyện, giúp đỡ tang quyến.

Công tác từ thiện – bác ái của giáo xứ không đơn thuần chú trọng việc trao ban vật chất, mà còn hơn thế nữa, các thành viên trong giáo xứ khi tham gia hoạt động này được hướng tới việc biểu tỏ gương mặt đích thực của Đức Kitô biết “chạnh lòng thương” những ai bé mọn, yếu đuối, bần cùng.

5o Cùng tham gia hoạt động công ích và phát triển nhân bản

Cha xứ và các ban ngành đoàn thể phát động, cổ vũ bà con giáo dân cùng với anh chị em lương dân tham gia các hoạt động công ích: bảo vệ môi trường, bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng các công trình phúc lợi chung nhằm phục vụ đồng thời cho cả bà con giáo dân và lương dân đang sinh sống trên địa bàn giáo xứ. Chúa nhật hàng tuần, cha xứ kêu gọi các em trong Hội Têrêxa, Hội Thiếu Nhi Thánh Thể cùng với các bạn trẻ lương dân tham gia thu gom rác thải và làm vệ sinh các trục đường công cộng…

Trên tinh thần cùng nhau xây dựng, phát triển, mọi thành viên trong giáo xứ có trách nhiệm liên đới với cộng đồng lương dân và những những người theo tôn giáo khác trong những vấn đề có liên quan đến phẩm giá và quyền lợi chính đáng của con người.

Giáo xứ kêu mời và phát động các bạn trẻ trong giáo xứ tham gia các nhóm bảo vệ sự sống của giáo xứ, giáo phận hay liên giáo phận. Cha xứ thường xuyên tổ chức các cuộc nói chuyện với các bạn trẻ về tác hại của phá thai theo nhãn quan luân lý; khích lệ và tạo điều kiện cho họ trở nên chứng nhân đắc lực bảo vệ sự sống, bảo vệ các quyền căn bản của con người.

Kết luận

Phát triển ơn gọi truyền giáo trong giáo xứ là yêu cầu cấp thiết cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực và dấn thân cao độ của mọi thành phần dân Chúa tại mỗi giáo xứ nhất định. “Tinh thần truyền giáo” không chỉ biểu tỏ và giới hạn trong các nhóm, các hoạt động mang tính hình thức nhỏ lẻ. Trên hết, ơn gọi truyền giáo là một hồng ân và được khởi đi từ chính con tim tràn đầy yêu thương của Đức Kitô. Do vậy, để giáo xứ thực sự trở thành điểm sáng của đời sống chứng nhân Tin Mừng, các tín hữu được mời gọi bước theo Đức Kitô trên hành trình thứ tha, chia sẻ, nhất là biết chấp nhận những thiệt thòi, để qua đó, mọi người nhận ra cộng đoàn Đức tin sinh động đang hiện tỏ giữa lòng thế giới hôm nay.

ĐCV Vinh Thanh 2011
 
Caritas và Giám mục Mỹ Tho thăm viếng và cứu trợ vùng lũ lụt biên giới Việt-Cămbốt
Lm Giuse Nguyễn Tuấn Hải
10:23 18/10/2011
HUYỆN TÂN HỒNG, TỈNH ĐỒNG THÁP 17.10.2011 - Để chia sẻ phần nào những thiệt hại và những khó khăn mà những người dân ở vùng Đồng Tháp Mười đang bị lũ lụt nặng, đặc biệt là những người ở khu vực biên giới xa xôi phải gánh chịu, Tòa Giám mục và Caritas Giáo phận Mỹ Tho đã tổ chức đoàn cứu trợ đến thị trấn Sa-Rài và xã Bình Phú, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp vào ngày 17 tháng 10 năm 2011. Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo phận và phái đoàn đến với bà con vùng lũ để thăm gặp, động viên tinh thần và chia sẻ những phần quà tuy nhỏ nhưng giúp bà con phần nào vượt qua những khó khăn trong mùa lũ đang dâng cao nhất.

Xem hình ảnh

Năm nay “Bà Thủy” có vẻ “ưu ái” Á Châu nên “viếng thăm” Thái Lan, Campuchia và Việt Nam cách “trọng thể”, và cũng ở lại lâu tạo nhiều ngập lụt cho các nước này. Riêng ở Việt Nam đang bị lũ lụt nặng tại miền Trung và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc các tỉnh niềm Tây Nam Bộ. Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 vùng trũng sâu nhất nên bị ngập nặng nề nhất đó là Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Trong Giáo phận Mỹ Tho có Đồng Tháp Mười nằm ở khu vực giáp ranh 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Vùng Đồng Tháp Mười thường bị ngập, bà con nông dân sống trong vùng này thường rất nghèo nên càng thêm cơ cực khi mùa nước đến; vì thế, họ rất cần được quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt. Năm nay lũ dâng cao, đỉnh lũ gần bằng đỉnh lũ cao nhất của năm 2000 mà nhiều người vẫn còn nhớ, điều này đủ hình dung những khó khăn đang chồng chất thêm trên vai của những người nghèo sống chung với lũ.

Đức Cha đã quan tâm đặc biệt đến những người dân và các giáo xứ trong vùng bị lũ lụt. Đức Cha thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức ngay từ đầu mùa lũ qua các phương tiện truyền thông, để yêu thương chăm sóc và có những chỉ đạo kịp thời. Tấm lòng của vị Chủ Chăn còn muốn thể hiện nhiều hơn nữa, ngài muốn đến tận nơi xa xôi và khó khăn nhất để tận mắt chứng kiến và cảm nhận những khó khăn vất vả của người dân vùng lũ. Chính vì thế, sáng sớm ngày 17 tháng 10 năm 2011, Đức Cha và phái đoàn cứu trợ đã khởi hành từ Tòa Giám mục vào lúc 6 giờ để trực chỉ Sa-Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Phái đoàn gồm có: Đức Cha, Cha Giám đốc Caritas Giacôbê Hà Văn Xung, Cha Giám đốc Truyền Thông Giuse Nguyễn Tuấn Hải, Cha G.B. Nguyễn Nhựt Cương, Dì Anna Nguyễn Thị Ngọc Hương và 3 thành viên Caritas khác. Khi xe đến Giáo xứ Bà Tồn thì đón thêm Cha Phó Giám đốc Caritas Tôma Thiện-Trần Quốc Hưng và 2 thành viên Caritas khác.

Xe của đoàn đến ngã 3 An Hữu (gần cầu Mỹ Thuận) thì rẽ phải để trực chỉ thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Khi xe chạy ngang qua các cây cầu dọc theo đường đi, nhìn xuống các dòng sông đã thấy nước chảy cuồn cuộn đục ngầu và dâng khá cao, mặc dù những con sông này nằm ở hạ nguồn sông Mêkông. Điều này đủ giúp phái đoàn suy đoán và ý thức tình trạng ngập lụt nặng hơn, ở những nơi mà phái đoàn sắp đến trên thượng nguồn sẽ như thế nào.

Khi xe vừa ra khỏi thành phố Cao Lãnh chạy theo Quốc lộ 30 được một chút, thì phái đoàn gặp sự khó khăn đầu tiên của vùng đỉnh lũ: nước ngập đã tràn qua khỏi mặt lộ nhựa và gây hư hại, xe chạy thật chậm để từ từ đi qua. Có vài đoạn đường bị ngập như vậy, mặc dù mặt đường được làm rất cao dựa theo mực nước lũ của năm 2000 để làm đường. Nhà dân ở 2 bên đường đã bị ngập, trừ những nhà sàn có chân cao trên mặt nước.

Đến ngã 3 Thanh Bình của huyện Thanh Bình thì xe rẽ phải về hướng Tràm Chim của huyện Tam Nông. Đây là vùng đất nỗi tiếng du lịch với “Vườn quốc gia Tràm Chim” thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, là một khu đất ngập nước nhưng có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ.

Mặc dù đường không bị ngập vì được làm cao, nhưng nước cũng lé đé 2 bên. Qua khỏi huyện Tràm Chim thì xe của đoàn đến huyện Tân Hồng. Đây là vùng đỉnh lũ thật sự khi nhìn qua kính xe thấy 2 bên đường nước mênh mông như biển, nhìn múc tầm mắt. Đó đây chỉ lác đác vài ngọn cây bạch đàn nhô lên khỏi mặt nước, như những mũi tên muốn phóng lên để tránh cơn lũ đang phẫn nộ cuồn cuộn chảy xiết bên dưới như muốn quật ngã, muốn cuốn trôi mọi thứ nó đi qua. Thật là khủng khiếp! Dọc đường lộ có những túp lều tạm bợ của những người dân ra chỗ cao tránh lũ. Trâu bò, gà vịt cũng được đưa đi tránh lũ ở dọc 2 bên đường nhựa, làm cho đường giao thông bị nhỏ hơn và chật hẹp hơn.

Đúng 10 giờ 15 phút, xe của phái đoàn tiến vào cổng của Nhà thờ Tân Hồng sau khi vượt qua chặng đường gần 200km. Cha Sở Tôma Phan Ngọc Phương và Cha Phó Phaolô Phạm Thế Hạnh đã ra chào đón Đức Cha và phái đoàn cứu trợ. Cha Sở cho biết bà con giáo lương giáo đã có mặt gần như đầy đủ. Sau khi bắt tay chào và hỏi thăm hai cha. Đức Cha và phái đoàn vào nhà thờ viếng Chúa và cầu nguyện. Sau đó, Cha Sở Tôma tập hợp bà con ở nơi phát quà cứu trợ và điều động quý ông trong Ban Mục Vụ Giáo xứ chuẩn bị các việc còn lại để Đức Cha và phái đoàn phân phát quà.

Trước khi phát quà, Đức Cha và Cha Giám Đốc Caritas phát biểu bày tỏ sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ trong tinh thần “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam gởi đến bà con vùng lũ. Món quà không lớn nhưng gói trọn biết bao tấm lòng dành cho bà con giúp động viên tinh thần để vượt qua giai đoạn khó khăn mùa nước lũ. Các phần quà gồm: gạo, mì gói, nước tương và tiền mặt; mỗi phần quà trị giá 300.000VNĐ. Sau đó, vị đại diện chính quyền địa phương và Cha Sở phát biểu cám ơn Đức Cha và phái đoàn đã có lòng tốt đến cứu trợ cho bà con địa phương.

Trong lúc chuyện trò với Cha Sở Tôma thì Cha cho biết, nếu không có đê bao chung quanh khu dân cư thì tất cả nhà dân chìm trong biển nước, nhà thờ cũng sẽ bị ngập. Nếu đứng trong nhà thờ Tân Hồng thì nước sẽ lên đến ngang ngực. So sánh mực nước bên ngoài đê bao với mặt đất bên trong đê cách nhau 2,3m nước. Nhờ ở trong đê bao nên người và nhà cửa được an toàn, nhưng ruộng đồng bị ngập và mùa lúa vụ 3 của họ bị mất trắng, cái đói và chuyện học hành của con cái họ đang gặp khốn khó.

Sau khi phát quà ở Nhà thờ Tân Hồng thuộc thị trấn Sa Rài vừa xong. Phái đoàn lên xe ngay đi đến Nhà thờ Gò Da thuộc xã Bình Phú, để tiếp tục cứu trợ vì bà con ở đó cũng đang chờ. Nhà thờ Gò Da cách nhà thờ Tân Hồng khoảng 3km, nên chỉ mất 15 phút là phái đoàn đến nơi. Họ đạo Gò Da có hơn 200 giáo dân, gốc là người Quãng Nam di cư vào Nam trong thời gian chiến tranh. Họ rất siêng năng và cần cù làm ruộng nên đời sống cũng kha khá một tí, nên việc cứu trợ ở đây được dành hầu hết cho bà con ngoài Công giáo.

Cũng giống như lần phát quà đầu tiên, Đức Cha và phái đoàn vào nhà thờ viếng Chúa và cầu nguyện. Tiếp theo, Đức Cha và Cha Giám Đốc Caritas phát biểu ngắn gọn nhưng đầy tâm tình động viên và chia sẻ gởi đến bà con vùng lũ. Về phía chính quyền địa phương cũng có vị đại diện phát biểu cám ơn Đức Cha và phái đoàn cứu trợ. Sau đó, các phần quà được phân phát cho bà con theo các phiếu cứu trợ đã được phân phát trước. Tổng cộng có 100 phần quà được phát ra ở 2 nơi nói trên.

Nhìn bà con nông dân chơn chất, đặc biệt là những cụ già lớn tuổi đến nhận quà cứu trợ bày tỏ niềm vui và lòng biết ơn, làm cho Đức Cha và mọi người trong đoàn như quên đi những mệt nhọc vượt chặng đường xa đến với bà con nơi đây. Mọi người cảm thấy ấm lòng hơn và lớn mạnh hơn trong tình yêu thương nối kết với nhau và với Chúa. Càng gặp gỡ chia sẻ thì càng thêm yêu thương và hạnh phúc, đặc biệt là giúp nhau trong lúc hoạn nạn như thế.

Chia tay với bà con sau khi phát quà, phái đoàn trở về nhà thờ Tân Hồng vào lúc giữa trưa để dùng cơm chung với Cha Sở Tôma và Cha phó Phaolô. Cha Sở chuẩn bị cơm trưa cho Đức Cha và phái đoàn bằng các món ăn bình dân đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ: Cá Mè Dinh kho, chiên và nấu canh chua rau muống. Bữa ăn và các câu chuyện quanh bàn ăn thấm đượm tình yêu thương và gần gũi hơn với người dân vùng lũ lụt xa xôi nhất của Giáo phận.

Sau cơm trưa, vào lúc 13 giờ 15 thì phái đoàn chia tay Cha Sở, Cha phó, Ban Mục Vụ Giáo xứ và bà con để trở về Tòa Giám mục. Mọi người nhìn theo chúng tôi như muốn nhắn gởi thêm những tâm tình quí mến và biết ơn. Chúng tôi ra về trong ánh nắng chói chang làm cho cái nóng ở vùng đất cát này như nóng hơn, như càng làm cho con người nơi đây thêm khắc khổ hơn. Dọc đường thì chúng tôi gặp mưa; trời cứ như trêu ghẹo con người vùng lũ vậy. Cơn mưa trút nước làm chúng tôi không yên, càng thêm phần lo lắng cho bà con sống ở vùng lũ lụt mênh mông biển nước.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Thệ Phản tôn kính Đức Mẹ
Vũ Văn An
03:40 18/10/2011
Nhiều nhóm Thệ Phản ngày nay vẫn tiếp tục chỉ trích nặng nề việc sùng kính Đức Mẹ của người Công Giáo. Trong đó có nhóm Lutheran Church Missouri Synod, một nhánh Luthêrô của Mỹ hiện có khoảng 2 triệu 4 tín hữu. Đại diện cho nhóm này, Tiến Sĩ Richard P. Bucher vừa đây, trên trang mạng www.orlutheran.com, đã lên tiếng chỉ trích “luận điệu” cho rằng “lòng sùng kính Đức Maria dẫn ta tới Con của ngài, chứ không ra xa Người Con ấy”.

Điều đáng nói, “luận điệu” trên lại là phát biểu của một mục sư, Tiến Sĩ Charles Dickson, Ph.D., đăng trên tờ Marian Helpers Bulletin. Theo mục sư Dickson, dù được giáo dục từ nhỏ rằng lòng sùng kính Đức Maria của người Công Giáo Rôma khiến ta không chú ý tới tính trung tâm của Chúa Kitô, nhưng 30 năm thi hành thừa tác vụ cấp giáo xứ đã cho ông thấy điều ngược hẳn lại. Càng đề cao tầm quan trọng của Trinh Nữ rất thánh, người Công Giáo càng nhận ra tầm quan trọng của Chúa Kitô, và “khi ngưng không tập chú vào Đức Maria, Giáo Hội sẽ đánh mất tập chú vào Chúa Kitô”.

Mục sư Dickson trưng dẫn Erasmus, nhà nhân chủng vĩ đại thế kỷ 16 của Hòa Lan, để chứng minh cho luận điểm của mình. Erasmus vốn là người đồng thời với Luther, rất được phái Luthêrô biết đến vì bị Luthêrô đả kích trong khảo luận Ách Nô Lệ Của Ý Chí. Dickson tin rằng Erasmus quan trọng đối với phái Luthêrô vì ông từng cảnh cáo Luther và Zwingli đừng “hạ giá” Đức Maria, vì ông sợ rằng hạ giá như thế là bước đầu dẫn tới việc bác bỏ Chúa Kitô. Dickson cho rằng đó chính là điều phái Thệ Phản tự do ngày nay đang làm: họ bác bỏ Chúa Kitô của Thánh Kinh. Bởi vì khi không tôn kính Đức Maria, người ta liều mình đánh mất chiều kích nhập thể và việc sinh đồng trinh; mất hai điều đó là mất Chúa Kitô. Theo Dickson, cử hành các ngày lễ Đức Mẹ chỉ là một trong các cách để Giáo Hội cử hành biến cố Đức Kitô. Đức Maria đáng được chúng ta ca tụng vì Thiên Chúa đã chọn ngài làm phương thế trình bày với ta hồng ơn vĩ đại nhất của lịch sử.
Evà Mới

Trên bán nguyệt san “Queen of All Hearts” do Montfort Missionaries, Bay Shore, NY, xuất bản (July-August 1998, tr.10-11), Tiến sĩ Dickson có bài về Mô Hình Evà Mới nơi Đức Maria. Ông trích dẫn thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô của Thánh Phaolô: “Nơi Adong, mọi người phải chết thế nào, thì nơi Chúa Kitô, mọi người sẽ được sống như thế” (15:22). Ở đây, Thánh Phaolô muốn đặt một sự tương phản rõ nét giữa Adong, người mang chết chóc đến, và Chúa Kitô, người mang sự sống đến. Mô hình Maria như Evà Mới cũng sẽ theo cùng một dòng tư tưởng ấy, chỉ trừ một điểm: Đức Maria không có thiên tính mà chỉ là người cưu mang Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể. Việc phân biệt này rất cần nếu ta muốn thuyết phục cộng đồng Kitô Giáo thế giới chấp nhận rằng việc xưng tụng Trinh Nữ Rất Thánh Maria như Evà Mới là điều có căn bản hợp lý.

Theo Tiến Sĩ Dickson, dù đại đa số tư liệu Thánh Kinh về Đức Maria nằm trong Tân Ước, nhưng các ám chỉ nguyên thủy về ngài đã có trong Cựu Ước. Ám chỉ đầu tiên chính là Sáng Thế 3:15: “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người đàn bà và giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người đàn bà; dòng dõi ấy sẽ đạp đầu ngươi và ngươi sẽ cắn gót chân nó”.

Đối với các soạn giả Cựu Ước, Evà đóng vai chủ chốt trong Giao Ước Đầu Tiên. Trong các biến cố nguyên sơ bao quanh cuộc sa ngã khiến tội lỗi bước vào trần gian, bà giữ một vai có tính cấu thành. Qua sự hợp tác tích cực, trực diện và đích thân, bà đã góp phần tạo ra các biến cố ấy. Bởi thế, Đức Hồng Y Newman từng viết: “Như lịch sử đã chứng minh, bà là một nguyên nhân tích cực, không có không được (sine-qua-non), của sự sa ngã kia”

Cho nên, để nhân loại được cứu thoát khỏi các hậu quả của cuộc sa phạm đầu tiên, cần phải có một Adong mới và một Evà mới. Dòng dõi người đàn bà chính là Ngôi Lời Nhập Thể và người đàn bà mà Ngôi Lời Nhập Thể là dòng dõi chính là mẹ của Người, Đức Maria. Chính trên căn bản này, Giáo Hội luôn coi Trinh Nữ Maria là Evà Thứ Hai.

Thực vậy, các giáo phụ đầu tiên chứng minh cho ta thấy viễn ảnh coi Đức Maria như Evà Mới bén rễ rất sâu trong Kitô Giáo cổ thời. Thánh Justinô Tử Đạo (120-165) tương phản việc sa phạm của Evà với sự vâng lời của Đức Maria; Tertulianô (160-240) thì viết rằng: từ Evà, một trinh nữ, đã phát sinh ra lời đem chết chóc tới thế nào, thì nơi một trinh nữ khác, Lời Thiên Chúa cũng đã được dẫn vào như thế để xây đắp sự sống. Thánh Irênê (120-200) tiếp diễn mô hình này bằng cách cho rằng: cái nút thắt do sự bất tuân của Evà gây ra đã được sự vâng lời của Đức Maria tháo cởi; điều Evà, một trinh nữ, cột buộc vì bất tín, đã được Maria, một trinh nữ, tháo cởi nhờ đức tin.

Điều đáng lưu ý ở đây là các trước tác trên cũng như nhiều trước tác khác thuộc thời sơ khai nói tới Đức Maria không chỉ như dụng cụ thể lý của Nhập Thể, mà là nguyên nhân có ý thức trách nhiệm của nó.

Cuối thế kỷ thứ tư, Thánh Xirilô thành Giêrusalem (315-386) tương phản hai người đàn bà đầu tiên của Cựu và Tân Ước như sau: qua Evà, một trinh nữ, hay đúng hơn từ một trinh nữ, sự sống đã xuất hiện nhưng rồi bị con rắn lừa đảo thế nào, thì từ một trinh nữ khác, thần sứ Gabrien đã mang tin mừng đến. Còn Thánh Êphrem (300?-378) thì viết cho cộng đồng Syria và đông phương lân cận như sau: vì Evà, vinh quang tươi đẹp và đáng ước ao của con người đã bị dập tắt; nhưng nó được phục hoạt nhờ Đức Maria”. Đến thời Thánh Giêrôm (331-420), thì sự tương phản giữa Evà và Đức Maria đã gần trở thành ngạn ngữ, thường được phát biểu đại khái như sau: “Chết bởi Evà, sống bởi Maria”.

Từ các chứng cớ trên cũng như các chứng cớ khác hoặc đồng thời hoặc sau đó, mô hình Maria như Evà Mới quả đã bén rễ rất sâu trong truyền thống Kitô Giáo cổ thời. Cho nên, dù một số người trong thế giới Kitô Giáo không muốn nhìn nhận vị thứ trên của Đức Maria, các học giả và các nhà lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm vẫn trình bày căn bản có tính lịch sử, thánh kinh và thần học của nó tại các diễn đàn đối thoại đại kết. Họ không thể bỏ qua được mô hình này, không những vì đây là một mô hình đã có từ cổ xưa mà còn cần thiết để hiểu Kitô học nữa. Trái tim và linh hồn sứ điệp Kitô Giáo vẫn là một dù là ở thế kỷ thứ nhất hay ở thế kỷ 21 hiện nay. Đức Maria, Evà Mới, là dụng cụ đầy ý thức và vâng lời của Nhập Thể; và Nhập Thể vẫn là niềm hy vọng của nhân loại, cả như một mầu nhiệm lẫn một sự kiện.

Đấng trung gian

Ta biết các ông tổ của Thệ Phản, ai cũng phản đối tước hiệu đấng trung gian của Đức Mẹ. Tuy Giáo Hội Công Giáo chưa chính thức xác định tước hiệu đó bằng một tín điều, nhưng hiện nay, đang có phong trào rầm rộ gồm tới hơn 7 triệu chữ ký nhằm vận động Tòa Thánh làm việc đó. Dù không hẳn nhất trí với phong trào này, nhưng Tiến Sĩ Dickson có một cái nhìn tích cực đối với nó. Trong một bài trả lời cho phong trào, ông đã nói ra quan điểm của mình.

Theo ông, viễn ảnh một sắc lệnh của giáo hoàng nhằm công bố Đức Maria là đấng trung gian, đồng công cứu chuộc và đấng bào chữa không thích hợp bao nhiêu đối với giai đoạn đại kết hiện nay. Ít nhất thì đó cũng là phản ứng của nhiều thần học gia Thệ Phản và cả thần học gia Công Giáo nữa. Ông trưng dẫn phản ứng của Giáo Sư Tiến Sĩ Joseph Seifert, Viện Trưởng Viện Hàm Lâm Triết Học Quốc Tế tại Liechtenstein và là một giáo sư Công Giáo nổi danh.

Thứ nhất, vị giáo sư trên cho rằng lý thuyết này chỉ là một niềm tin bên lề do sự kiện chỉ có một Đấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô. Thứ hai, công bố một tín điều như thế là việc không đúng lúc trong khi ta phải đương đầu với nhiều vấn đề lớn lao hơn đang đe dọa ta từ nền móng. Thứ ba, một tín điều như thế xem ra ít có gốc rễ trong Thánh Kinh, mà chỉ căn cứ vào thánh truyền có tính truyền miệng.

Tuy nhiên, Tiến Sĩ Dickson cho rằng người chủ xướng việc tuyên bố Đức Maria như Đấng Trung Gian vốn là một giáo sư thần học tại Đại Học Phanxicô ở Steubenville, Ohio, và là nhà lãnh đạo của phong trào Công Giáo quốc tế có tên là Vox Populi Mariae Mediatrici, Tiến Sĩ Mark Miravalle. Các cố gắng của vị này được sự ủng hộ của những nhân vật như Mẹ Têrêxa, người từng viết: “Việc Đức Giáo Hoàng định nghĩa Đức Maria như đấng đồng công cứu chuộc, đấng trung gian và đấng bào chữa sẽ mang lại ơn phúc lớn lao cho Giáo Hội”, và Đức Hồng Y John O’Connor, Tổng Giám Mục New York, người từng viết: “Rõ ràng, một định nghĩa chính thức của Đức Giáo Hoàng sẽ được công bố bằng một thứ từ ngữ chính xác sao đó để các Kitô hữu khác khỏi lo âu là chúng ta không chịu phân biệt giữa việc Đức Maria có liên hệ một cách độc đáo với ơn cứu chuộc và quyền năng cứu chuộc do một mình Chúa Kitô thực hiện”.

Về phía Thệ Phản, Dickson cho hay phản ứng khởi đầu dĩ nhiên là lo âu. Há đây không phải là một cản trở đối với tiến bộ đáng kể đã thực hiện được trong hơn một phần tư thế kỷ đối thoại giữa các cộng đồng Kitô Giáo đó sao? Tuy nhiên, theo Dickson, câu trả lời không nhất thiết phải là có. Ông bảo: các nhà lãnh đạo Kitô Giáo thế giới nên nghiên cứu trong cầu nguyện và lượng giá sự thật thần học hàm chứa trong các tuyên bố như thế về địa vị của Đức Maria trong đức tin Kitô Giáo của ta, và cả các hệ luận của một công bố như thế vào thời điểm này của lịch sử.

Có lẽ người ta nên yêu cầu phong trào Vox Populi Mariae Mediatrici minh giải vấn đề để loại bỏ bất cứ sự mơ hồ nào quanh việc phân biệt rõ một bên là công trình cứu chuộc của Chúa Kitô vá cách thế hoàn toàn có tính nhân bản của việc Đức Maria tham dự vào công trình cứu chuộc kia và trở thành đấng đồng công cứu chuộc. Nếu có được sự thận trọng như thế trong ngôn từ, thì Dickson cho rằng không có lý do gì khiến người Thệ Phản phải phản đối. Một minh giải như thế sẽ có hai hiệu quả tích cực lớn lao đối với cuộc đối thoại Kitô Giáo hoàn cầu. Thứ nhất, nó trình bày dứt khoát giáo huấn đúng đắn của Công Giáo về tính trung tâm của Chúa Kitô và công trình cứu chuộc để cứu vớt nhân loại của Người. Thứ hai, nó giúp người ta chú tâm tới tầm quan trọng của Mẹ Chúa Giêsu, một tầm quan trọng thường bị bị sao lãng từ trước đến nay: khi trở nên con người nhân bản bằng lòng cưu mang Thiên Chúa Nhập Thể, ngài quả đã tham dự vào hành động cứu vớt loài người của Con mình.

Theo Dickson, người Thệ Phản cần hiểu rằng các hạn từ đấng trung gian, và đấng đồng công cứu chuộc không hề có nghĩa là bình đẳng. Dù có lòng sùng kính cao độ đối với Mẹ Chúa chúng ta, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vẫn đã nhiều lần nhấn mạnh rằng ngài luôn luôn hiểu việc cứu vớt loài người là hành động do một mình Chúa Kitô thực hiện. Lời lẽ và chứng tá của Đức Giáo Hoàng không nên làm người Thệ Phản nghi ngại. John Macquarrie, nhà thần học Anh Giáo, nhận định rằng dù có nhiều lạm dụng về hạn từ Maria-Đấng Trung Gian trong các thực hành của giáo hội trước đây, qua đó, những người quá sốt sắng nhưng thiếu suy nghĩ từng nâng Đức Maria lên địa vị gần như ngang hàng với Chúa Kitô, nhưng những lạm dụng này không đại diện cho giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo cũng như nhiều quan điểm hay thực hành cực đoan trong các giáo hội Kitô Giáo khác không đại diện cho giáo huấn chính thức của các giáo hội này.

Macquarrie công nhận: “mọi nhà thần học có trách nhiệm đều đồng ý rằng vai trò đồng công cứu chuộc của Đức Maria tùy thuộc và phụ thuộc vai trò trung tâm của Chúa Kitô. Nhưng nếu quả ngài có vai trò đó, thì ta càng hiểu biết nó càng tốt”.

Dickson nhận định rằng: trong diễn trình này, rõ ràng ta cần có đối thoại. Vì chỉ trong bầu khí đối thoại cho và nhận như thế, các Kitô hữu mới học hỏi lẫn nhau, và khi học hỏi như thế, sẽ biết cách đánh giá tính độc đáo của từng đáp ứng của nhau đối với hành động của một Thiên Chúa yêu thương trong lịch sử nhân bản. Người ta cũng hy vọng rằng bất cứ tuyên phán nào của giáo hoàng về tín điều Maria-Đấng Trung Gian cũng có sự tham khảo và đóng góp của người Chính Thống, Anh Giáo và Thệ Phản. Trong tinh thần ấy, Dickson bảo tại sao không tiến hành?

 
'Occupy Wall Street' một phong trào phù hợp với Công giáo?
Trần Mạnh Trác
16:34 18/10/2011
Những lý tưởng phát biểu trên diễn đàn 'Occupy Wall Street' (OWS) (Chiếm lấy thị trường Wall Street) nghe ra có vẻ giống như những đòi hỏi của các Giám Mục Hoa Kỳ trong những năm gần đây, NẾU...Nếu trong đám những người biểu tình đã không có sự xâm nhập của những thành phần 'bất hảo' (theo tiêu chuẩn truyền thông Mỹ), nào là bọn cộng Sản, những tên vô loại, những bầy ăn hại, những kẻ lưu manh, lũ chống đạo (mọi thứ đạo), đám vô thần, tụi vô chính phủ...

Nhưng mà, nhìn lại mọi phong trào tranh đấu từ trước đến nay, thử hỏi có phong trào nào mà không có ít hay nhiều những thành phần như thế?

OWS rỏ ràng là một phong trào xã hội đang trên đà lan rộng, không chỉ trong nước Mỹ, mà lan ra cả toàn cầu. Có người đã so sánh OWS với SOL ("Summer of Love") là một trào lưu 'muôn hoa đua nở' dùng hình ảnh hoa lá rực rỡ muôn màu muôn sắc, làm tiền thân cho phong trào Hippie trong những thập niên 60 của thế kỷ trước.

Nhìn vào OWS, người ta thấy đại diện cho mọi thành phần trong xã hội. Đặc biệt có nhiều bộ mặt trẻ và học thức. Người ta cũng thấy một số Kitô hữu chân thành.

Mặc dù giới truyền thông thích khai thác các hình ảnh gây 'xốc' dựa vào một thiểu số bất hảo, lôi thôi lếch thếch, làm trò 'khỉ' trên đường phố, nhưng sự thực thì số đông những người biểu tình là thành phần có giáo dục, lịch sự, và có chủ đích.

Nhưng chủ đích của họ là gì?

Trước hết, họ phản đối một hiện trạng xã hội bất quân bình. Một tầng lớp thiểu số giàu có đang kiểm soát hầu hết mọi tài sản và tài nguyên của quốc gia. Họ cho rằng thiểu số này đã thường xuyên sử dụng các mánh mung của hệ thống ngân hàng và của các tổ chức tài chính khác để mưu lợi và duy trì sự giàu có của mình.

Tuy nhiên, vấn đề chính không chỉ đơn giản là sự 'giàu có'.

'Đóng thuế người giàu' là một chiêu bài thường xuyên được đảng Dân chủ khai thác. Nhưng chiêu bài 'xã hội bất quân bình' này tiềm ẩn một nguy cơ có thể dẫn tới 'đấu tranh giai cấp' cho nên, trong khi một số ít đảng viên Dân chủ lén lút dựa vào phong trào OWS để trục lợi, phần đông phe Dân chủ vẫn giữ một thái độ im lặng và chờ xem.

Về phía Cộng hòa, tuy nhiều luận điệu của OWS nghe na ná như là những luận điệu của phe 'Tea Party', nhưng phần đông Cộng Hòa coi phong trào là một âm mưu của các công đoàn lao động, của Cộng sản, của bọn theo xã hội chủ nghĩa, vô chính phủ, chống Mỹ, chống tự do và vô thần.

Nhưng chính nền móng chính trị dựa vào lợi ích hẹp hòi đảng phái như trên lại là những gì mà OWS phản đối.

Những người biểu tình cho rằng những tay chính trị chóp bu chủ yếu vẫn là những tay sai phục vụ cho tầng lớp giàu có.

Sự nghiệp của các chính trị gia thành bại là tùy có tái đắc cử hay không. Nhưng việc ra tranh cử không phải là rẻ, cho nên họ cần tiền bạc của người giàu. Mà khi làm tay sai cho thiểu số này, họ sẽ có thể hy sinh nhu cầu của tầng lớp trung lưu và tầng lớp nghèo, là thành phần đa số của dân Mỹ.

Rốt cục thì người Mỹ không có sự lựa chọn thực sự trong những cuộc bầu cử. Thường xuyên, đó chỉ là những sự lựa chọn giữa hai cái xấu. Nói cách khác, người dân không có tiếng nói trong chính phủ, trừ khi tiếng nói đó đồng điệu với tiếng nói của những người giàu có.

Những người OWS muốn xã hội thay đổi một cách có ý nghĩa hơn. Họ muốn giá cả của dịch vụ y tế giáo dục rẻ hơn, và thị trường chứng khoán bớt thay đổi bất thường và được kiểm soát tốt hơn.

Mới nghe qua thì những đòi hỏi trên có vẻ 'xã hội chủ nghĩa,' nhưng thực ra, Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần kêu gọi giảm bớt gánh nặng tài chánh cho gia đình về y tế và giáo dục và phản đối tinh thần của nền thị trường 'duy lợi nhuận' tự do.

Thực ra đó chỉ là một thứ chủ nghĩa 'vì dân'.

Họ không hoàn toàn chống lại thị trường tự do. Nhưng họ tin rằng một số nhu cầu thiết yếu cơ bản của con người, chẳng hạn như giáo dục và y tế, thì không nên vì đó mà làm cho người ta phải bị 'phá sản', hoặc đó là đặc quyền riêng của một tầng lớp giàu có. Thực tế đáng buồn là, hai nhu cầu thiết yếu rất cơ bản đó đang trở nên đắt đỏ mỗi ngày, và vuột ra khỏi tầm tay của số đông người Mỹ.

Giấc mơ 'Đời sống Mỹ' trở nên khó đạt được. Mặc dù giá nhà đã hạ thấp vì sự sự sụp đổ thị trường địa ốc, nhưng sở hữu một căn nhà không phải là dễ. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, nhiều người không có việc làm - mà việc làm là một cái gì đó cần thiết không chỉ là để có tài chính mà thôi, nhưng còn vì lợi ích của tâm hồn.

Nhiều người tham gia phong trào OWS tin rằng một thị trường không được kiểm soát đã cho phép ngân hàng và các chính trị gia thông đồng với nhau để gian lận. Những cố gắng "cải cách" thường làm trầm trọng thêm vấn đề. Ví dụ, cải cách ngân hàng dường như chỉ làm cho các ngân hàng giàu thêm.

Cải cách chăm sóc sức khỏe cũng vậy, cho đến nay dường như chủ yếu chỉ đem lại lợi ích cho những tổ chức y tế có thế lực, người công dân trung bình đang phải trả nhiều tiền hơn cho những dịch vụ y tế so với bất kỳ quốc gia công nghiệp nào khác trên thế giới.

Kết quả là, một số cảm thấy chúng ta không nên mong đợi gì ở chính phủ hoặc ở những cơ quan tài chánh, là nơi đã làm nẩy sinh ra những vấn đề nói trên.

Các cuộc biểu tình đang bắt đầu lây lan đến những thị trấn nhỏ. Bắt đầu phong trào có thể đã được khởi sự từ giới trẻ, nhưng dần dà đang được nước Mỹ chấp nhận. Đây là một cái gì độc đáo chưa xảy ra trong bất kỳ thời điểm nào của lịch sử Mỹ gần đây.

Chắc chắn phong trào này sẽ còn tồn tại lâu dài. Trong khi phong trào đang trên đà phát triển, câu hỏi được đặt ra là các Kitô hữu có nhìn thấy những lý tưởng Kitô giáo tiềm ẩn trong đó không và biết sử dụng cơ hội này để phát huy những lý tưởng Kitô giáo về 'nhân phẩm', về 'cơ hội bình đẳng', và về đức 'bác ái'.

Một cơ hội tuyệt vời. Nếu phong trào được hướng dẫn vào những lý tưởng đích thực của con người và xã hội, và tránh được những cạm bẫy quyến rũ của chủ nghĩa thế tục đã tạo ra rất nhiều vấn đề nan giải cho xã hội ngày nay.
 
Văn Hóa
Tám Mối Phúc Thật
Lm Vũđình Tường
05:51 18/10/2011
Để khỏi lạc đường đi vào một làng nhỏ ngoài thị xã. Tôi cẩn thận tới hỏi một cụ già ngoài 60 đang ru cháu ngoài hiên, xin cụ chỉ cho đường nào là đường tốt nhất để vào làng. Cụ ngừng tay đưa võng, ngẩng lên chớp chớp mắt nói: “Đường vào làng này thì nhiều lắm, cậu có thể đi bộ, nếu có xe đạp thì đi xe đạp, nếu không thì có thể đi đò máy, tuỳ ý cậu. Ngoài ra cậu cũng có thể chọn con đường ngắn gọi là đường tắt đi ngang qua ruộng lúa. Đường này dân làng mệnh danh là đường hẹp vì con đường đó phải lội qua một vài chỗ và luồn qua mấy bụi tre. Tôi cảm ơn cụ và quyết định chọn đường đi.

Chọn đường đi là một trong những yếu tố của cuộc sống. Đời người đứng trước không biết bao nhiêu chọn lựa, từ chọn lựa dẫn tới quyết định theo con đường đã chọn. Cuộc đời theo Chúa cũng đòi hỏi biết bao nhiêu chọn lựa.

Đạo là đường, là lối đi, là hướng để nhắm tới. Ngặt một điều Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy đi vào cửa hẹp. Ngài chẳng dạy chúng ta có mấy đường để đi vào Thiên Đàng; chẳng vậy chúng ta có mấy cửa để luồn qua.Thiết nghĩ Chúa chỉ cho chúng ta nhiều đường để đi. Với trí khôn loài người, chúng ta còn thấy không biết bao nhiêu là đường để vào một làng, thì đối với Thiên Chúa, chắc Ngài cũng chỉ cho chúng ta nhiều đường đi. Con đường để vào nước Ngài đã được vạch sẵn, chúng ta chỉ việc đặt chân xuống bước đi. Đường có sẵn, người đi cũng có sẵn, chỉ có quyết định đi hay không là do sự lựa chọn của ta. Đường nào Chúa đã dọn sẵn cho ta đi? Ta phải tìm kiếm con đường đi hợp với khả năng của mình, chứ không phải nhắm mắt đi càn. Xin ghi nhớ một điều là nếu Chúa dọn đường cho ta đi thì ma quỷ cũng bắt chước Chúa, ma quỷ cũng sẽ dọn cho chúng ta rất nhiều đường để đi. Nếu chúng ta không đắn đo, chúng ta có thể lọt vào cạm bẫy của chúng một cách dễ dàng.

Biết được hai loại đường đi, bây giờ chúng ta phải tìm cách để biết đường nào là đường thật, đường nào là đường giả. Làm sao để tìm đây? Để tìm kiếm con đường đi chắc chắn, chúng ta phải biết rõ mục đích của việc ta đi, địa điểm đi tới. Tìm mục đích, địa điềm rồi thì ta tìm con đường nào thỏa mãn hai điều chúng ta muốn.

Mục đích của ta là đi theo Chúa, lần theo bước chân Ngài đã đi để theo Ngài. Địa điểm chúng ta tới là Thiên Đàng. Vé vào cửa Thiên Đàng đòi hỏi những điều kiện gì? Chúng ta không quên được điều Chúa Giê-su dạy: TÁM MỐI PHÚC THẬT. Bài giảng trên núi còn rành rành ra đó: Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho ai hiền lành; Phúc cho ai phải khóc lóc, Phúc cho ai khao khát sự công chính; Phúc cho ai hòa thuận; Phúc cho ai biết thương xót kẻ khác; Phúc cho ai trong sạch; Phúc cho ai kiến tạo hoà bình, vì họ sẽ được Nước Thiên Chúa. Tám mối phúc thật tạo ra cho chúng ta 8 con đường vào Nước Trời. Ai có vé đó sẽ đi qua con đường hẹp một cách dễ dàng. Ai bước trên một trong 8 con đường trên là người có phúc.

Ngài còn dạy gì? Khi xưa Ta đói các ngươi cho ăn, Ta khát các ngươi cho uống, Ta rách rưới các ngươi cho áo mặc, ta tù đày các ngươi tiếp rước, Ta ốm đau các ngươi thăm viếng; hãy đến hưởng gia nghiệp Cha Ta dành cho các ngươi. Như thế Thiên Chúa lại mở ra cho chúng ta nhiều cách khác để vào Thiên Đàng. Nếu xưa ta cho Chúa ăn, nay Ngài cho lại ta. Xưa ta cho Ngài uống, nay Ngài cho lại ta v.v... Chúng ta cũng thấy rất nhiều chỗ khác nhau, Chúa Giê-su ban Nước Thiên Đàng cho những ai “tin vào Ngài và chịu Phép Rửa” hoặc ai nghe và giữ lời Ngài thì còn phúc hơn người dưỡng dục Ngài. Những điều Gioan Tẩy Giả rao giảng “Con đường Chúa đi sửa cho ngay thẳng, đấp cho đầy”. Xem thế Thiên Chúa cho chúng ta rất nhiều cách để vào Thiên Đàng. Con đường bạn chọn là con đường thích hợp nhất với khả năng để vào nước Chúa. Thiên Chúa không bắt ta chọn một đường nào nhưng Ngài đưa ra nhiều đường và ta có quyền tự chọn. Ngài cho quyền tự do và muốn ta hành xử quyền tự do đó. Đường lối của Chúa là tình thương. Ngài thương chúng ta và mở ra cho chúng ta nhiều đường lối khác nhau để dẫn chúng ta vào nước Ngài. Thực ra thì tất cả những đường lối trên đã được Thiên Chúa tóm gọn trong một điều duy nhất: “Mến Chúa hết lòng và thương yêu anh em như chính ta.”

Con đường vào Nước Trời là đường yêu thương. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta luôn biết lấy tình thương để đối xử với nhau, dùng tình thương như khí cụ hòa bình, như nguồn suối ban sinh lực, trợ giúp. Xin Chúa ban cho chúng ta lòng mến để chúng ta yêu mến con đường ta chọn theo Chúa. Xin cho đường chúng ta chọn đi đúng với tinh thần Phúc Âm, đúng với những gì chúng ta học hỏi từ Ngài. Xin cho ơn biết nhìn lại con đường ta đi trong ngày, để nếu có gì sai lạc ta kịp thời sửa để đường ta đi luôn được soi sáng bởi Chúa Kitô, người tự xưng là Sự Sáng.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Cơn lốc của đồng tiền
Vũ Hưu Dưỡng
07:20 18/10/2011
Ai cũng biết đồng tiền nó vô tri, vô giác, nó không nói, nó không biết làm gì cả nhưng sức công phá của đồng tiền vô cùng lớn. Tác hại của đồng tiền thật kinh khủng, hậu quả của nó để lại thật khôn lường.

Chuyện thứ nhất :

Người con cả trong gia đình ấy được xuất cảnh theo diện con lai. Qua Mỹ, anh phải cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo. Từ Cali anh về Missouri chỉ vỏn vẹn có 20 đồng bạc. Từ ngày từ ngày anh đi làm thuê làm mướn, lập gia đình rồi có 3 người con. Nghe anh kể lại chuỗi ngày sống của anh thật đau khổ. Thế nhưng, những đau khổ để kiếm tiền lo cho vợ cho con không đau khổ bằng cái tình nghĩa của anh em.

Mẹ và các em cùng mẹ khác cha còn ở lại đất Việt. Vì thương mẹ, báo hiếu cho mẹ nên mỗi khi Việt Nam gọi điện hay gửi thư báo cho biết mẹ bệnh mẹ đau là bằng mọi giá anh gởi tiền về cho mẹ. Sau nhiều năm nhiều tháng anh nhận được lá thư của mẹ báo rằng mẹ không nhận được sự trợ giúp nào từ anh. Anh tá hỏa tam tinh sau khi biết được sự thật đắng lòng. Từ ngày ấy, không nhờ các em lo cho mẹ nữa mà phải nại đến bà dì. Qua bà dì thì số tiền lo cho mẹ không bị hao hụt như trước nữa.

Một ngày kia, 3 giờ sáng, giọng nói từ Việt Nam gọi qua xin anh 200 đồng để tổ chức sinh nhật cho con của họ ! Anh ngạc nhiên nói rằng bên đây nghèo lắm, chẳng bao giờ tổ chức sinh nhật, họa chăng đến ngày sinh nhật đưa con vợ con ra tiệm ăn chút gì đó vài chục đồng bạc. Nghe như thế, người bên kia bắt đầu trách móc là Việt Kiều sao mà than thế !

Ở bên kia họ đâu hiểu được rằng để có được đồng tiền sinh sống bên đất Mỹ cả là một vấn đề. Có tiền thật đấy nhưng phải đánh đổi bằng sức lao động cật lực.

Ngày mẹ mất đi, anh không có đủ tiền về Việt Nam lo cho mẹ, anh phải đi vay đi mượn để gửi về nhờ bà dì lo cho mẹ. Nói ra chẳng ai tin nhưng đó lại là sự thật.

Mẹ ra đi, từ ngày ấy anh nói lời từ biệt với mấy người em. Chẳng còn liên hệ, chẳng còn dính dáng gì nữa cho đâm phiền toái.

Đồng tiền đã làm mất tình mất nghĩa.

Chuyện thứ hai :

Người anh cả của gia đình có 7 người em. Đặt chân qua Mỹ người anh phải nai lưng ra “cày” để kiếm sống. Chắt chiu mãi để lo cho cha mẹ và 7 người em. Tưởng chừng các em thấu hiểu nỗi khổ của anh mình nhưng không, cả 7 đều ngoảnh mặt sau khi đến nơi mà họ cần đến. Tình nghĩa từ ngày ấy bỗng phôi phai. Cũng từ vật chất, tiền bạc mà ra cả.

Chuyện thứ ba :

Lại có gia đình kia, người anh cũng vì tình vì nghĩa mà lo cho các em. Cho người em cùng chồng và hai con qua nhà mình để tá túc. Tưởng chừng cảm nhận được tình sâu nghĩa nặng ấy nhưng rồi người em bảo : “Tưởng anh chị đưa qua đây giúp đỡ chứ có lo gì đâu ?”

Sao mà cay đắng thế ! Sao mà nghiệt ngã thế ! Những ngày mưa to gió lớn, những bữa trời đông buốt giá ai là người chăm cho hai đứa nhỏ đến trường vậy mà sao lại ăn nói như thế !

Tưởng chừng gia đình ở chung và cảm nhận tình thương như thế sẽ sống hạnh phúc, đùm bọc nhau nhưng kết quả hoàn toàn ngược lại. Người anh đã hơn một lần nói cho em biết là em sống vô ơn bạc nghĩa.

Vẫn ở chung một nhà đó, vẫn sống chung trong một mái ấm đó nhưng thật ra nó là mái lạnh hơn là mái ấm. Ngày mỗi ngày đi làm về dù gặp mặt nhau nhưng cứ coi nhau như người xa lạ vậy. Mặt giận, mày hờn nhìn thấy mà kinh khủng !

Người em chuẩn bị dọn ra chổ khác ở và rồi tình nghĩa sẽ đi theo.

Tạm kết : Đồng tiền, vật chất, nhà cửa có thể dù khó khăn, vất vả nhưng con người vẫn còn có cơ may tạo ra được nhưng tình nghĩa chẳng ai mua được đâu.

Dẫu biết rằng cái cõi tạm này mau qua chóng lụi nhưng tại sao người ta lại cứ mãi vun vén như vậy. Được gì chăng khi tình chẳng còn mà nghĩa cũng chẳng thấy.

Vẫn biết là đồng tiền chẳng là gì nhưng người người đi vun vén.

Biết bao nhiêu người đã hơn một lần đụng phải, đã cay đắng với đồng tiền nhưng hình như vẫn chưa là kinh nghiệm cho bản thân. Họ cứ để, cứ để cho đồng tiền lèo lái cuộc đời của họ.

Sức mạnh của đồng tiền quả thật là lớn !
 
Lựa và chọn đường hướng cuộc đời
Tạ Ân Phúc
07:23 18/10/2011
LỰA VÀ CHỌN ĐƯỜNG HƯỚNG CUỘC ĐỜI

Cuộc đời ta rồi sẽ đi đâu, về đâu? Có lẽ đây là nỗi khắc khoải không của riêng ai, và câu hỏi cũng không chỉ dành riêng cho cuộc đời này mà còn cho đời sau, khi người ta đã trở về với cát bụi. Trước trăm vạn nẻo đường cuộc sống, chọn cho mình một hướng đi, một mục tiêu để sống, để dấn bước không phải là điều dễ dàng. Do hoàn cảnh sống tác động, đôi khi đã chọn, đã lên kế hoạch thực hiện và sống, mục tiêu đó cũng có thể bị lung lay, có khi phải chuyển hướng, hoặc lắm lúc phải xác định lại từ đầu. Không phải ai cũng nhận thức đúng về bản thân hay xác định được mình đang ở đâu trên cuộc hành trình làm người và làm sao để kiên định hướng đi để đạt được ước mơ cho cuộc đời mình?

Nhằm khơi gợi những đường hướng cho cuộc đời để mọi người có thể “lựa và chọn” cách sống cho mình, chiều thứ Bảy 08/11/2011, thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower, chuyên viên đào tạo nguồn nhân lực và kỹ năng sống đã chia sẻ cho 180 tham dự viên đề tài “LÀM CHỦ BẢN THÂN, LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI!” do Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn tổ chức.

Mở đầu phần trình bày của mình, thầy giới thiệu câu nói của Lão Tử (600 BC): “Biết người là trí. Biết mình là đại trí. Thắng người là dũng. Thắng chính mình là đại dũng”. Để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời không gì hơn là nhìn lại bản thân, xác định rõ mình là ai, chặng đường đời đã qua và đang đi về đâu, từ đó hoạch định cho mình một con đường để đi tiếp trong hành trình lữ thứ trần gian này.

Tôi là ai? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ trả lời chút nào, người ta thường nói với nhau rằng: “Có những thanh niên 80 tuổi nhưng cũng có những cụ già 18 tuổi”, có những người sắp sửa lìa đời vẫn chưa trả lời được câu hỏi mình là ai. Con người do Thiên Chúa tạo ra có nhiều nét độc đáo, nhưng đôi khi bản thân mình lại chưa phát hiện ra để phát huy những khả năng tiềm ẩn nhằm làm cho cuộc sống dồi dào hơn. Trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?” chính là việc tái khám phá bản thân để thấy được những nét độc đáo mà Thiên Chúa là Đấng Toàn Hảo đã ban cho. Chúa đã cho con người những lựa chọn, vì thế đời sống bản thân mỗi người buồn hay vui, thành công hay thất bại đều là do mình: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai” (Nguyễn Công Trứ).

Vậy “Tôi là ai?”. Tôi là một nhân vị. “Thiên Chúa đã sáng tạo ra con người để con người làm chủ mọi loài và thấy rằng điều đó rất tốt đẹp” (St 1, 26-29). Quả thật con người khác với loài vật khi Chúa cho có những đặc điểm độc đáo: giọng nói, biết tư duy, có xương sống thẳng đứng, đôi tay co bóp, cầm nắm được. Con người được xếp ở vị trí bậc nhất trong các loài thụ tạo mà Chúa sáng tạo ra. Bản thân mỗi người cũng là một cá vị, là quà tặng độc nhất vô nhị của Thiên Chúa và Ngài ban tặng tất cả những gì đồng hành cùng cuộc sống con người: sức khỏe, gia đình, tài trí, tự do, ngoại hình, biết tư duy, của cải, bạn bè… “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban”. (Ga 3,27). “Thiên Chúa không thiên vị ai” (Gl 2,6), Ngài đã ban cho con người một cách nhưng không, một cách trường cửu, và Chúa ban mà không hề lấy lại. Thiên Chúa là Đấng Trọn Hảo, Ngài sáng tạo ra con người theo hình ảnh Ngài, vì thế chúng ta cần phải tôn trọng chính mình và tận dụng những gì Chúa ban để mỗi người trở nên toàn hảo.

Tôi là một người tự do. Theo sách Giáo lý Công Giáo, “Thiên Chúa sáng tạo con người có lý trí và ban cho họ phẩm giá của một ngôi vị có sáng kiến và làm chủ các hành vi của mình. Thiên Chúa để cho con người tự quyết định lấy (Hc 15,14), để nó tự mình tìm kiếm Đấng Tạo Hóa của nó và đạt tới sự toàn hảo đầy đủ và diễm phúc” (số 1730). Thánh Irênê còn nói thêm: “Con người có lý trí và nhân phẩm giống như Thiên Chúa, nghĩa là nó được tạo dựng như một hữu thể tự do và làm chủ các hành vi của mình”.

Con người được Chúa ban cho sự tự do, được quyền lựa, tự quyền chọn cách sống, con đường sống của mình. Nhiều con đường mở ra trước mắt cho cuộc đời mỗi người để họ cân nhắc, suy xét, và được quyền “lựa” một đường hướng nào đó. Nhưng cần phải xác định rằng một khi đã “chọn” con đường sống thì đừng “do, bởi, tại, bị, vì” để đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, cho Thiên Chúa. Tuy nhiên nhiều người đã hiểu một cách sai lầm rằng: “Tôi có tự do, tôi muốn làm gì thì làm. Chỉ khi tôi hành động theo ý riêng tôi, thì tôi mới cảm thấy tự do. Cũng vì những ý tưởng đó, mà bao nhiêu những tệ đoan đã xảy ra, bao nhiêu chết chóc đưa tới. Thánh tiến sĩ Tôma đã dạy rằng: “Tự do là một khả năng chọn làm điều thiện với một trách nhiệm”. Như vậy, nếu tôi làm điều ác, không giữ lề luật, tất nhiên tôi không có tự do” (Theo Một thoáng suy tư, Tầm Xuân, CMC, dongcong.net).

Cuối cùng, để trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”, có thể khẳng định một cách dứt khoát rằng “Tôi là con cái Thiên Chúa”. Chúa là Đấng yêu thương đến cùng, từ ngàn xưa Chúa đã yêu con người, Cha đã sai Con Một của Người xuống thế làm người và Chúa đã khẳng định với loài người: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em ra đi, để anh em sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,16).

Trong một cuộc chạy đua, một vận động viên được đánh giá là giỏi khi người ấy biết rõ rằng mình đã chạy được đường bao xa, còn bao lâu thì tới đích. Làm người cũng thế, không thể cứ mãi vật lộn mưu sinh mà có lúc cần phải dừng lại, có những khoảng lặng nhất định đế biết mình đã làm gì, đang ở đâu trong cuộc đời này. Vì đôi khi người ta chệch hướng: “Tôi làm gì cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm.” (Rm 7,15) “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn , thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).

Biết mình cũng cần biết Tôi biết tôi đang ở đâu? Hiện nay tôi đang ở đâu và đâu là lựa chọn của tôi? Theo nghiên cứu, có đến 60% người ta sống ít chịu quyết định, đôi khi chọn cách sống thụ động, an phận và làm việc làng nhàng. Có 20% số người không sẵn lòng thay đổi, sống bàng quan, tiêu cực, đôi khi từ bỏ hy vọng và làm việc không hiệu quả. Chỉ có 20% số người sống mà hoạt động một cách tích cực và rèn luyện: dám quyết định, chủ động, dám làm, muốn vươn lên và làm việc hiệu quả cao. Vì thế con người cần được giáo dục sống tích cực, nhất là giáo dục Kitô giáo.

Khi sáng tạo ra con người và ban cho những nguồn lực, hiển nhiên Thiên Chúa muốn con người thành công, nhưng không phải ai cũng biết vượt qua những thách thức, tận dụng nguồn lực, cơ hội để có cuộc sống thành công trong ân sủng Chúa. Biết mình cũng là biết những nguyên nhân tại sao tôi thất bại? Có thể trả lời tóm gọn là vì không chịu “Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa ban cho con người đôi mắt với thông điệp hãy quan sát thật nhiều, nhưng con người thì ít chịu quan sát. Chúa cho hai tai để con người biết lắng nghe nhiều hơn, thực tế là người ta ít chịu lắng nghe nhau. Chúa ban cho ta chỉ một cái miệng, nhưng người ta lại nói quá nhiều, nhiều khi chưa kịp suy nghĩ đã nói, chưa kịp nghe đã cãi lại. Chỉ khi con người ta chịu lắng nghe nhau, thì mới có cơ hội ngồi lại với nhau để giải quyết những bất đồng, xung đột.

Chúa muốn chúng ta sử dụng đúng tần số, con người chỉ muốn theo ý mình. Chúa muốn con người đừng sử dụng “đài FM” nhiều quá (FM: for me – vì mình), mà hãy sử dụng thêm “đài FU” (FU: for you - vì người khác). Khi sống trong gia đình, trong cộng đoàn cần phải thêm “đài FA” (FA: For all - vì mọi người). Con người ta thường vô cảm, cả khi nhận được ân huệ, cả xưa cũng như nay, đến nỗi Chúa phải khiển trách như trong trình thuật Chúa Giêsu chữa lành cho mười người phong hủi: “Không phải cả mười người được sạch sao? Thế chín người kia đâu?” (Lc 17,17)

Những nguyên nhân gây thất bại có thể là không tự tin, sự buồn nản, cố chấp, bảo thủ, không biết cách im lặng đúng lúc, chẳng bao giờ thay đổi ý kiến, không thích ứng với những thay đổi của cuộc sống… Các nhà tâm lý cho hay sống trong xã hội càng công nghiệp bao nhiêu thì con người càng stress bấy nhiêu và điều này gây nên thất bại.

Không biết xác định bản thân cũng có thể là một thất bại, người ta thường đánh giá người khác nhưng không nhìn lại mình, nếu không nhìn lại mình thì dễ trở thành kiêu căng, tự mãn, và tội lỗi cũng xuất phát từ đây. Có thể định nghĩa tội một cách đơn giản: Tôi+nặng = tội, nghĩa là do cái TÔI của tôi NẶNG quá nên trở thành TỘI. Mẹ Têrêsa Calcutta đã nhận xét rằng: “Nếu dùng quá nhiều thời gian để đánh giá người khác, thì làm gì còn nhiều thời gian để yêu thương người ta”.

Một trong những bí quyết để thành công là cách chúng ta đón nhận và phản ứng với những sự kiện xảy ra trong cuộc đời. Ông Jack Canfield, một chuyên gia về những nguyên tắc của thành công cho hay: “Nếu muốn một kết quả khác biệt, bạn phải thay đổi những phản ứng của bạn”. Còn ông John C. Maxwell, diễn giả nổi tiếng về lãnh đạo thì cho biết: “Cuộc sống là 10% những gì xảy ra đối với tôi và 90% là cách tôi phản ứng”. Có những người thất bại chỉ vì chỉ nghĩ không làm, hoặc chịu làm không chịu nghĩ, thành công cũng có nghĩa là biết tư duy dám nghĩ, dám làm theo nguyên tắc áo T- shirt với cỡ áo là XXLL: Xem Xét - Làm - Làm lại.

Là Kitô hữu và là người Việt Nam, nói đến thành công trong cuộc đời có lẽ không gì cho bằng là học hỏi và áp dụng Thập Đại Thắng, Thập Đại Bại của Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và cùng suy ngẫm lời dạy của ngài về cuộc đời: “Chiều cao của đời tôi là gì? Là trung thành với Thiên Chúa, với Hội Thánh, với Tổ tiên, với Tổ quốc. Chiều rộng của đời tôi là gì? Là trưởng thành với gia đình, cộng đoàn và xã hội; Sống trưởng thành là biết cân nhắc, suy xét và can đảm quyết định; Sống trưởng thành là có trách nhiệm với kẻ khác; Sống trường thành là dấn thân thực hiện công ích và tiến bộ. Chiều dài của đời tôi là gì? Là tín thành với bằng hữu, với mọi người.”

Biết mình đang ở đâu là biết quá khứ và hiện tại, điều đó vẫn chưa đủ mà còn cần hoạch định cho tương lai, trả lời cho câu hỏi Tương lai tôi sẽ đi về đâu? Con người chúng ta trong hiện tại là kết quả của những suy nghĩ và lựa chọn trong quá khứ. Nếu chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp hơn thì phải cân nhắc trong suy nghĩ và lựa chọn ngày hôm nay.

Để hoạch định cho tương lai cần xác định sứ mạng cá nhân: Mục đích đời ta là gì? Ta muốn đạt được gì trong đời? Ta muốn trở thành con người như thế nào trong đời? Mục đích chỉ ra “một hình dung tổng thể” để xác định về vai trò của mình, mỗi người đóng một vai trò không giống nhau, đã biết được vai trò của mình trong từng bối cảnh sống thì cần hoàn thiện vai trò đó và đóng góp cho cuộc đời. Mục đích cũng chỉ ra một nguyên tắc chỉ đạo cho thái độ của mình và tiêu chuẩn của mình với cuộc đời. Để quản trị cuộc đời có 6 điểm cốt lõi: Chiến lược quản trị cuộc đời; Hiểu rõ bản thân; Biết đâu là năng lực cốt lõi; Hoài bão về lối sống; Giá trị nền tảng; Học kỹ năng để giúp cho mình sống tốt.

Hoài bão và lẽ sống được thể hiện qua tầm nhìn và sứ mệnh cho cuộc đời: Tầm nhìn là những hoài bão, khát vọng, vị thế… nó được ví như hệ tư tưởng; Sứ mệnh là lẽ sống, lý do tồn tại trên cuộc đời này được ví như hệ giá trị. Tầm nhìn là cái mình muốn còn sứ mệnh là cái mình cần, cái mình muốn thì bao la, nhưng cái mình cần và phải phù hợp với nhu cầu bản thân mình.

Chi tiết hơn, có 4 giá trị cốt lõi: Mỗi người có những nguyên tắc sống riêng, ảnh hưởng bởi gia đình, nhà trường, Giáo Hội, xã hội. Kế đến là đức tin đạo, đời. Thứ ba là quan điểm sống và cao hơn nữa là triết lý sống. Triết lý sống theo người xưa là Thiên Đạo (đạo trời), Nhân Đạo (đạo làm người) và Thiên nhân tương dữ (tương quan giữa trời và người). Cụ thể hơn là Tam Cương (Quân-Sư-Phụ), Ngũ thường (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín) với Nam, Tứ Đức (Công-Dung-Ngôn-Hạnh) đối với Nữ. Đây là những quan niệm cũ xưa nhưng nếu đặt trong lăng kính hiện tại, thực hiện theo cách mới và làm tốt đã là tốt đẹp cho cuộc sống. Những giá trị này sẽ dẫn đến Chân-Thiện-Mỹ.

Những người đi theo Chúa Kitô cần dựa theo những điều căn bản Hội Thánh dạy: Kinh 6 Điều Răn Hội Thánh, Kinh Phúc Thật Tám Mối, Mười Điều Răn, Kinh Mười Bốn Mối, Cải Tội Bảy Mối, Bảy Phép Bí Tích, Đức Tin – Đức Cậy – Đức Mến. Bên cạnh đó là những điều Hội Thánh dạy qua từng thời kỳ như Thư Mục Tử của Giám Mục, Sứ điệp, Thông Điệp, Tông Huấn… của Đức Thánh Cha. Để biết tương lai tôi sẽ đi về đâu, cần suy ngẫm lựa chọn hai phương án: Thành Công + Thành Đạt =Thành Danh (Có tài nhưng thiếu đức) hay Thành Nhân + Thành Công + Thành Đạt =Thành Danh (Có đức, có tài, có khiêm tốn, có chia sẻ, yêu thương).

Làm thế nào tôi làm chủ được cuộc đời? Cần trang bị những hành trang để làm chủ cuộc đời:

1. Bám chặt vào các giá trị căn bản Kitô giáo:

- Đức Tin: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: ‘Rời khỏi đây, qua bên kia!’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được”. (Mt 17:20)
- Đức Cậy: “Trong anh em có ai có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?” (Mt 6,27).
- Đức Mến: “Thầy ban cho anh em điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13:34).

2. Nguyên tắc 4P- SPES ( Hy vọng) của ĐHY PX. Nguyễn Văn Thuận:

“Tôi còn nhớ câu đối quý giá của Sảng Ðình (Linh mục J.M. Nguyễn Văn Thích) treo trong phòng ngài: Phụng Chúa đức tam: tín, vọng, ái; Thúc thân thành nhất: tư, ngôn, hành; Thờ Chúa ba đức: tin, cậy, mến; Tu thân toàn thành: suy, nói, làm. Khi chọn danh từ Hy vọng, tôi đã nghĩ đến 4 P nầy, vì nó là chương trình hành động, cho chúng ta hôm nay; thực hiện đúng, nó sẽ thành hy vọng: S - Servire (P - Phục vụ); P - Progressione (P - Phát triển); E – Evangelisatione (P - Phúc Âm); S - Sanctificatione officii (P - Phận sự)”

3. Thực hành 4 chữ H trong cuộc sống: Head – Kiến thức, Hand – kỹ năng, Health – Thể chất, Heart – Nhân tâm (Nguồn: Dựa theo bài chia sẻ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm)

4. Nhớ và thực hành nguyên tắc ABC: Chọn cho mình thái độ sống (A – Attitude), nếu sống tích cực thì hành vi cũng sinh ra tích cực (B – Behaviour), và đừng bao giờ hài lòng với chính bản thân, phải luôn luôn cải thiện để có năng lực và nâng cao năng lực của mình (C – Competency)

5. Xây dựng thái độ theo mô hình Ngôi Sao: Với cánh thứ nhất là luôn tươi cười để thể hiện thái độ tích cực, cánh thứ hai là thái độ xây dựng, cánh thứ ba là thái độ yêu thương, cánh thức tư là thái độ tin tưởng và cánh thứ năm là thái độ hướng thiện bằng những việc làm hợp đạo lý.

6. Lập kế hoạch cho 7 nhóm mục tiêu thiết yếu: Tương lai đi về đâu dựa vào 7 nhóm mục tiêu quan trọng: Cá nhân, Gia đình, Công việc, Nghề nghiệp, Sức khỏe, Tinh thần, Tâm linh, Tài chính. Cần xây dựng thang điểm cho những mục tiêu này và phải xoay sở làm sao để mức độ của từng mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh của mình.

7. Học bằng cách hỏi: “Người khôn biết hỏi. Người sành sỏi biết trả lời” (Visno). “Hãy nhanh nhẹn khi nghe, từ từ khi nói và đừng vội nổi giận” (Thư Thánh Giacôbê 1,19).

8. Luôn nhớ quy luật Gieo Gặt: Gieo tư tưởng sẽ Gặt hành động; Gieo hành động sẽ Gặt thói quen; Gieo thói quen sẽ Gặt tính cách; Gieo tính cách sẽ Gặt số phận. Lựa và chọn, nghĩ thế nào làm thì làm thế ấy, làm tốt sẽ đưa đến kết quả tốt, kết quả tốt thì cuộc đời sẽ tốt theo.

9. Nguyên tắc 5 chữ T: Tin và Tín - dựa trên niềm tin và sự tín thác; Tâm: luôn đặt nền tảng vào nhân tâm; Tài: năng lực, kinh nghiệm hơn là tài năng; Tầm: tư duy, đây là điều cần thiết cho một người lãnh đạo, vì ai cũng là người lãnh đạo, trước tiên là lãnh đạo chính bản thân, sau đó là gia đình, nếu có khả năng hơn thì lãnh đạo ngoài xã hội.

Để kết thúc phần trình bày của mình, thầy Giuse Mai Thanh Hoài đã trích một phần lời cầu nguyện của ông Mahatma Gandhi, được người Ấn Độ xem như vị thánh, để nhắc nhở khán giả dù trong hoàn cảnh nào, hãy cậy trông vào Chúa: “Nếu Chúa không cho con thành công, xin hãy cho con ý chí mạnh mẽ để tiếp nhận thất bại. Nếu Chúa không cho con sức khoẻ, xin hãy cho con ân sủng đức tin. Nếu con có làm ai tổn thuơng, xin ban cho con sức mạnh để xin lỗi họ. Nếu có ai làm cho con tổn thương, xin cho con lòng độ lượng và sức mạnh để tha lỗi cho họ. Lạy Chúa. Nếu con có quên Chúa, thì lạy Ngài, xin Ngài đừng quên con. Amen”. Để làm chủ bản thân mình, làm chủ cuộc đời mình, thầy nhấn mạnh một câu đúc kết: “Không ai cứu được bạn nếu bạn không cho phép”.

Xen kẽ trong bài thuyết trình thầy đã đưa ra những hoạt động, những câu hỏi để khán giả thể hiện suy nghĩ, kỹ năng của mình khi đối diện với thử thách. Chẳng hạn như làm thế nào dựng đứng quả trứng gà; Làm thế nào để 16 cây đinh cùng nằm trên cây đinh trụ mà không dùng vật dụng phụ trợ nào; Làm thế nào gỡ những ngón tay đang nắm chặt của người bên cạnh… Khán giả còn được xem hình ảnh đôi khiêu vũ thật đẹp do hai vận động viên khuyết tật trình diễn: người nam cụt một chân, người nữ cụt một tay với lời nhắn nhủ dù ở bất kỳ tình huống nào, nếu con người có niềm tin, sống tích cực, thì có thể làm được nhiều điều mà đôi khi mình cho là không thể.

Có thể hay không thể? Lựa và chọn. Đó là thông điệp mà mỗi người cần phải suy nghĩ và cân nhắc để có thể làm chủ bản thân mình, cuộc đời mình trong niềm tín thác vào sự dẫn dắt của Thiên Chúa Toàn Năng.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Thu.
Đặng Đức Cương
21:34 18/10/2011
CHỚM THU
Ảnh của Đặng Đức Cương
Em ơi thu lại vừa sang
Nhìn mây ta vẫn bàng hoàng nhớ quê.
Thu vàng vàng cả lối đi
Cho chim nháo nhác, cho quê xa vời.
(Trích thơ của Trần Ngân Tiêu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền