Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 29 mùa thường niên năm C 20.10..2013
Mai Tá
02:33 19/10/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 29 mùa thường niên năm C 20.10..2013
“Nhắc làm chi? Ôi! nhắc làm chi nữa?”
“Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lc 18: 1-8
Cũng có thể, nhà thơ từng bảo thế. Cũng rất đúng, lời dụ ngôn kể vị chánh-án nói như vậy.
Dụ ngôn hôm nay, thánh-sử Luca ghi lại lời của chánh án từng phán-quyết cũng rất thật. Sự thật ở dụ ngôn vẫn rất thực, ở mọi thời. Thời buổi ấy, lại thấy vị chánh án từng chán ngán cảnh tội nhân cứ đeo bám quấy rầy như dịch tễ, để đòi cho được một phán quyết rất công minh. Ngôn ngữ đời thường đều diễn-tả chuyện đeo bám như dịch-tễ là những quấy rầy/phiền hà, thường khó tránh.
Tiếng Do thái, mô-tả cảnh-tình này lại mang ý-nghĩa của một phiền-hà khiến người trong cuộc thành vô dụng. Phiền hà, là chuyện mà người trong cuộc cứ quấy rầy đòi mãi một chuyện mà chẳng ai muốn dính líu, giải quyết. Sách Isaya ở đoạn 7 câu 13 cũng có lời tương-tự: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít! Các ngươi làm phiền thiên-hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa?”
Vấn đề ở đây, là hỏi rằng: đối nghịch động-thái quấy rầy/phiền hà và đeo bám là có ý gì?
Cũng có thể, đối chọi chuyện phiền hà đeo bám, là: chuyện trò thân mật với ai đó, cho đời vui. Và, điều đối chọi giữa “lải nhải” với “quấy rầy” là “chuyện trò thân mật”, rất thật tâm. Đúng thế, hình-thức đổi-trao giữa hai người bằng lời nói, vẫn là chuyện vui/buồn thường ngày ở khắp chốn. Bởi, một khi đã nói năng, nếu không là chuyện trò thân mật, thì chắc phải là động-thái lải nhải, quấy rầy như dịch tễ thôi.
Về chuyện trò thân mật, thánh Bênêđíchtô từng qui-định với anh em Dòng mình, là: bất cứ anh em nào một khi đã tuyên hứa trước mặt Chúa và Bề trên rằng: mình quyết sống ổn định, chuyện trò/trao đổi suốt đời với anh em và tuyệt đối tuân phục đấng lãnh đạo nhà Dòng, cả ba điều này trở thành lời khấn hứa mang cùng ý nghĩa. Là thày dòng sống khắc khổ, là chấp-nhận sống trọn vẹn cuộc sống cộng-đoàn có đổi-trao. Nói như thế, thì: đây không là lời tuyên-khấn giữ thinh lặng suốt đời; và, cũng không là chọn lựa tồi đối với những ai sống đời tu trì bởi cộng-đoàn nhà Dòng đã đồng ý như thế.
Luật dòng Biển Đức viết bằng tiếng La-tinh lại đã thấy có cụm từ “hồi hướng trở về” thay cho chủ trương “chuyện trò trao đổi”, như vừa nói. Thông thường thì, tiếng La-tinh “cổ” rày diễn-tả việc “hồi hướng trở về” như sinh-hoạt quay vòng tròn có đổi thay, theo nghĩa luân-lý hoặc tu-đức. Thế nhưng, bản gốc luật này do chính thánh Bênêđíchtô lập ra, đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải chuyện trò/trao đổi chứ không phải chỉ mỗi “hồi hướng trở về”, với Đạo Chúa.
Với tiếng La-tinh “cổ”, thì: chuyện trò/trao đổi có nghĩa: năng lui tới nơi nào đó, cứ quẩn quanh đến trò chuyện với những người hay đến nơi đó. Tự-vựng này, đi vào tiếng La-tinh của Kitô-hữu trước thời thánh Bênêđíchtô còn sống. Từ-vựng đây, diễn tả lối sống thông thường có quan-hệ mật-thiết với mọi người, và còn hiệp-thông giao dịch với mọi người khác nữa.
Điều này, còn có nghĩa: chung sống với người khác hoặc có liên-hệ mật-thiết với mọi người theo cung-cách không giống với kiểu của mình. Đây, còn là lối sống ít giống với cách sống của mình nhưng giống kiểu của người khác, nhiều hơn. Đây còn là: sự hiện-diện ở nơi nào đó để hoà trộn với người khác theo cung-cách nói năng/chuyện trò rập theo kiểu người khác, chứ không theo ý mình. Nói cho cùng, đây là yếu-tố chính của đồng hành, có tương-tác.
Theo nghĩa này, tốt hơn ta nên chuyện trò/đồng hành với nhau hơn là chỉ “hồi hướng trở về’ với thánh-hội, mà thôi. Bởi, cộng-đoàn Hội thánh ở đâu cũng thế, vẫn luôn đòi hỏi ta chuyện trò/đồng hành hơn chỉ quay trở về, mà thôi. Người tu trì, đồng hành chuyện trò với nhau, vẫn có thể không là nhóm “hồi hướng” quay về chốn cũ mà sinh sống. Họ là người biết chuyện vãn, giao du rất tế-nhị. Xem như thế, thì đồng hành trong chuyện trò mới là chuyện cần thiết cho đời tu.
Kinh thánh viết bằng tiếng Do thái, cũng có cụm-từ chỉ việc “hồi hướng trở về” như tự-vựng “shub” có nghĩa đen, để chỉ sự việc quay đầu trở lại, thôi. Thông thường, từ này là chỉ về cuộc sống quay vòng tròn nhưng lại có nghĩa gốc-gác nói về chuyến trở về sau bao ngày lưu vong/lưu đày chốn đất khách quê người. Việc này, còn có nghĩa: trở về với đất miền được Chúa phú ban cho riêng mình và mình quyết sẽ ở nơi đó mãi, chứ tuyệt nhiên không phải nơi nào khác. Nói theo tính cách linh thiêng có tương-quan, ta đã đi vào chốn “lưu vong/lưu đày” rồi, vẫn cần khám phá chốn miền thực thụ để mình sẽ về lại đó mà sinh sống.
Tân Ước cũng có cụm từ “hồi hướng trở về” tương tự như tự-vựng “epistrophe” ta có thói quen dịch là “hồi hướng”, cũng rất đúng. Thế nhưng, mỗi khi mô tả Chúa, sách Tân Ước của ta thích sử-dụng cụm từ “metanoia”. Lại nữa, ngôn-ngữ của ta cũng lại dịch cụm-từ này thành một “hồi hướng trở về”, giống như thế. Tuy nhiên, “metanoia” thực ra không có nghĩa “trở về” hay “trở lại” theo cung cách mà lâu nay ta vẫn tưởng.
Metanoia là điều được Chúa đòi-hỏi những ai dấn bước theo chân Ngài, phải làm thế. Cụm từ này, thường dịch thành động-thái “đổi mới tâm can”, nhưng không chỉ mỗi thế, mà còn hơn thế nữa. Tiếp-vĩ-ngữ “noia” ở chữ “meta-noia” xuất tự tiếng “nous” của Hy Lạp, mang ý-nghĩa: một hiểu biết thực-chất của những gì xảy đến và diễn biến theo chiều-hướng sâu-sắc. Suy cho kỹ, nếu ta đặt tiếp-đầu-ngữ “meta” ở trước chữ “nous” bên tiếng Hy Lạp, ta sẽ tạo ý-nghĩa: tư-thế của một người không biết được những gì đang diễn-tiến và cũng không tìm ra được ý-nghĩa của nó cho đến khi có ai đó đến giúp cho mình và mời mình học hỏi, lắng nghe cũng như đi vào một chuyện trò, còn tiếp-diễn.
Muốn hiểu “Metanoia” cho đúng, thì không thể gọi đó là cuộc “hồi hướng trở về”, được. Trao đổi với ai, như thế, phải hiểu như động-thái biết lắng-nghe, chuyện trò và cứ thế để hiệp-thông tiến-triển, rồi ra mơi thông-hiểu nhau hai chiều. Trong trao-đổi, luôn có đối-thoại tương-tác hầu tạo dựng bầu khí mới, tức: một giòng chảy xuyên suốt đượm nhiều nghĩa. Tức: bất cứ ai chủ-trương cho đi chính mình mình, trong trao-đổi/đối-thoại là mình tự cho chính mình cho người khác, dù không biết gì về “người khác” ấy, để rồi tìm cách hiểu biết người khác, có khác mình nhiều không, đó mới là đối thoại, đổi-trao.
Đối-thoại đổi trao, là cung-cách nhận thức không biết trước sự việc sẽ diễn-tiến ra sao. Tuy nhiên, lại giáp mặt tạo tình thưong-yêu thoải-mái và an toàn cho ta. Nó đòi cho được một thoải mái thích thú liên tục, không ràng buộc. Bởi, có thoải mái trong đối thoại/đổi trao, con người mới không tìm về những quấy rầy/phiền hà bất cứ ai.
Truyện dụ-ngôn hôm nay, tác giả Tin Mừng nói đến động-thái quấy rầy/phiền hà của bà goá nọ đối với vị thẩm-phán chẳng biết kính sợ Chúa cũng chẳng thiết tha gì chuyện lắng nghe người phàm. Chính đó là xu-hướng quấy rầy/phiền hà không thích-hợp cho một đối-thoại/đổi trao rất thực. Quấy rầy/phiền hà không có chân đứng trong đối thoại/đổi trao. Bởi, nó luôn là rào cản là nói một chiều, chẳng cần nghe ai nói. Là, đòi hỏi mãi không dứt từ một người không biết đến đổi trao, đối thoại. Trong sống đời thực tế, động-thái đối thoại lành mạnh, linh đạo vẫn cần thiết hơn một hồi hướng trở về, mà vẫn thế.
Điều này cũng có thể áp-dụng cho tương-quan ta có với Chúa. Đối đầu quan hệ với Chúa không thể có chuyện quấy rầy phiền hà được, bởi Chúa đã cho tất cả mọi sự từ trước, thế nên ta không cần đòi thêm gì nữa hết. Cũng không cần có cố gắng để “hồi hướng trở về” mà chẳng đổi thay động thái rất đòi và hỏi đủ thứ. Tương quan đối-thoại với Chúa, cũng phải biết là Chúa đã tặng ban cho ta hết mọi thứ ta cần đến.
Giờ đây, ta không cần làm hết sức mình, bằng một “hồi hướng trở về” để khám phá ra Chúa, bởi chính Ngài đã khám phá ra ta từ hồi nào, rồi. Nay, chỉ cần ta đi vào với đối thoại/đổi trao thật mật-thiết với Đấng từng thương yêu ta trước. Chỉ cần ta biết nói lời “cảm tạ” Chúa, tự khắc Ngài sẽ đón chào ta trong vui mừng, thôi.
Bởi, Chúa từng nói với ta là: Ngài rất chán ngán với những người suốt ngày cứ nguyện cầu bằng đường lối quấy rầy/phiền, những là: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” để “hồi hướng trở về” mà lại không có được cuộc chuyện trò thân mật, thoải mái như bạn Đồng Hành, trong yêu thương. Chúa vẫn từng dạy ta hãy có lời khấn-nguyền đi vào chuyện trò mật thiết với Ngài và Ngài đã hứa chẳng khi nào làm phiền ta hết.
Giả như Chúa cũng đầu hàng chúng ta và/hoặc bà goá nọ –như hành xử của vị thẩm phán trong truyện dụ ngôn vừa kể- ta có nghĩ rằng Chúa sẽ làm ít đi chỉ để cho con người “hồi hướng trở về” với Ngài mà thôi, không? Hay, Ngài những muốn ta luôn có cuộc chuyện trò thoải-mái, mật thiết với Ngài? Câu trả lời dành cho mỗi người trong ta, là như thế.
Trong cảm-nhận tính bức thiết của một chuyện trò thoải mái với Chúa, với mọi người, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:
“Nhắc làm chi? Ôi! Nhắc làm chi nữa?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu.
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ.”
Nhà thơ nay không nhắc làm chi nữa, vì nàng thơ nay đã đi rồi, “mưa gió suốt trang thơ.” Nhưng nhà Đạo, lại cứ nhắc lại những chuyện tương tự truyện dụ ngôn hôm nay ở trình thuật, để còn nhớ. Nhớ, mà chuyện trò thân mật với Chúa, hơn là chỉ đòi và hỏi nơi Chúa đủ mọi điều, chẳng thiết thực.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Nhắc làm chi? Ôi! nhắc làm chi nữa?”
“Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lc 18: 1-8
Cũng có thể, nhà thơ từng bảo thế. Cũng rất đúng, lời dụ ngôn kể vị chánh-án nói như vậy.
Dụ ngôn hôm nay, thánh-sử Luca ghi lại lời của chánh án từng phán-quyết cũng rất thật. Sự thật ở dụ ngôn vẫn rất thực, ở mọi thời. Thời buổi ấy, lại thấy vị chánh án từng chán ngán cảnh tội nhân cứ đeo bám quấy rầy như dịch tễ, để đòi cho được một phán quyết rất công minh. Ngôn ngữ đời thường đều diễn-tả chuyện đeo bám như dịch-tễ là những quấy rầy/phiền hà, thường khó tránh.
Tiếng Do thái, mô-tả cảnh-tình này lại mang ý-nghĩa của một phiền-hà khiến người trong cuộc thành vô dụng. Phiền hà, là chuyện mà người trong cuộc cứ quấy rầy đòi mãi một chuyện mà chẳng ai muốn dính líu, giải quyết. Sách Isaya ở đoạn 7 câu 13 cũng có lời tương-tự: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít! Các ngươi làm phiền thiên-hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa?”
Vấn đề ở đây, là hỏi rằng: đối nghịch động-thái quấy rầy/phiền hà và đeo bám là có ý gì?
Cũng có thể, đối chọi chuyện phiền hà đeo bám, là: chuyện trò thân mật với ai đó, cho đời vui. Và, điều đối chọi giữa “lải nhải” với “quấy rầy” là “chuyện trò thân mật”, rất thật tâm. Đúng thế, hình-thức đổi-trao giữa hai người bằng lời nói, vẫn là chuyện vui/buồn thường ngày ở khắp chốn. Bởi, một khi đã nói năng, nếu không là chuyện trò thân mật, thì chắc phải là động-thái lải nhải, quấy rầy như dịch tễ thôi.
Về chuyện trò thân mật, thánh Bênêđíchtô từng qui-định với anh em Dòng mình, là: bất cứ anh em nào một khi đã tuyên hứa trước mặt Chúa và Bề trên rằng: mình quyết sống ổn định, chuyện trò/trao đổi suốt đời với anh em và tuyệt đối tuân phục đấng lãnh đạo nhà Dòng, cả ba điều này trở thành lời khấn hứa mang cùng ý nghĩa. Là thày dòng sống khắc khổ, là chấp-nhận sống trọn vẹn cuộc sống cộng-đoàn có đổi-trao. Nói như thế, thì: đây không là lời tuyên-khấn giữ thinh lặng suốt đời; và, cũng không là chọn lựa tồi đối với những ai sống đời tu trì bởi cộng-đoàn nhà Dòng đã đồng ý như thế.
Luật dòng Biển Đức viết bằng tiếng La-tinh lại đã thấy có cụm từ “hồi hướng trở về” thay cho chủ trương “chuyện trò trao đổi”, như vừa nói. Thông thường thì, tiếng La-tinh “cổ” rày diễn-tả việc “hồi hướng trở về” như sinh-hoạt quay vòng tròn có đổi thay, theo nghĩa luân-lý hoặc tu-đức. Thế nhưng, bản gốc luật này do chính thánh Bênêđíchtô lập ra, đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải chuyện trò/trao đổi chứ không phải chỉ mỗi “hồi hướng trở về”, với Đạo Chúa.
Với tiếng La-tinh “cổ”, thì: chuyện trò/trao đổi có nghĩa: năng lui tới nơi nào đó, cứ quẩn quanh đến trò chuyện với những người hay đến nơi đó. Tự-vựng này, đi vào tiếng La-tinh của Kitô-hữu trước thời thánh Bênêđíchtô còn sống. Từ-vựng đây, diễn tả lối sống thông thường có quan-hệ mật-thiết với mọi người, và còn hiệp-thông giao dịch với mọi người khác nữa.
Điều này, còn có nghĩa: chung sống với người khác hoặc có liên-hệ mật-thiết với mọi người theo cung-cách không giống với kiểu của mình. Đây, còn là lối sống ít giống với cách sống của mình nhưng giống kiểu của người khác, nhiều hơn. Đây còn là: sự hiện-diện ở nơi nào đó để hoà trộn với người khác theo cung-cách nói năng/chuyện trò rập theo kiểu người khác, chứ không theo ý mình. Nói cho cùng, đây là yếu-tố chính của đồng hành, có tương-tác.
Theo nghĩa này, tốt hơn ta nên chuyện trò/đồng hành với nhau hơn là chỉ “hồi hướng trở về’ với thánh-hội, mà thôi. Bởi, cộng-đoàn Hội thánh ở đâu cũng thế, vẫn luôn đòi hỏi ta chuyện trò/đồng hành hơn chỉ quay trở về, mà thôi. Người tu trì, đồng hành chuyện trò với nhau, vẫn có thể không là nhóm “hồi hướng” quay về chốn cũ mà sinh sống. Họ là người biết chuyện vãn, giao du rất tế-nhị. Xem như thế, thì đồng hành trong chuyện trò mới là chuyện cần thiết cho đời tu.
Kinh thánh viết bằng tiếng Do thái, cũng có cụm-từ chỉ việc “hồi hướng trở về” như tự-vựng “shub” có nghĩa đen, để chỉ sự việc quay đầu trở lại, thôi. Thông thường, từ này là chỉ về cuộc sống quay vòng tròn nhưng lại có nghĩa gốc-gác nói về chuyến trở về sau bao ngày lưu vong/lưu đày chốn đất khách quê người. Việc này, còn có nghĩa: trở về với đất miền được Chúa phú ban cho riêng mình và mình quyết sẽ ở nơi đó mãi, chứ tuyệt nhiên không phải nơi nào khác. Nói theo tính cách linh thiêng có tương-quan, ta đã đi vào chốn “lưu vong/lưu đày” rồi, vẫn cần khám phá chốn miền thực thụ để mình sẽ về lại đó mà sinh sống.
Tân Ước cũng có cụm từ “hồi hướng trở về” tương tự như tự-vựng “epistrophe” ta có thói quen dịch là “hồi hướng”, cũng rất đúng. Thế nhưng, mỗi khi mô tả Chúa, sách Tân Ước của ta thích sử-dụng cụm từ “metanoia”. Lại nữa, ngôn-ngữ của ta cũng lại dịch cụm-từ này thành một “hồi hướng trở về”, giống như thế. Tuy nhiên, “metanoia” thực ra không có nghĩa “trở về” hay “trở lại” theo cung cách mà lâu nay ta vẫn tưởng.
Metanoia là điều được Chúa đòi-hỏi những ai dấn bước theo chân Ngài, phải làm thế. Cụm từ này, thường dịch thành động-thái “đổi mới tâm can”, nhưng không chỉ mỗi thế, mà còn hơn thế nữa. Tiếp-vĩ-ngữ “noia” ở chữ “meta-noia” xuất tự tiếng “nous” của Hy Lạp, mang ý-nghĩa: một hiểu biết thực-chất của những gì xảy đến và diễn biến theo chiều-hướng sâu-sắc. Suy cho kỹ, nếu ta đặt tiếp-đầu-ngữ “meta” ở trước chữ “nous” bên tiếng Hy Lạp, ta sẽ tạo ý-nghĩa: tư-thế của một người không biết được những gì đang diễn-tiến và cũng không tìm ra được ý-nghĩa của nó cho đến khi có ai đó đến giúp cho mình và mời mình học hỏi, lắng nghe cũng như đi vào một chuyện trò, còn tiếp-diễn.
Muốn hiểu “Metanoia” cho đúng, thì không thể gọi đó là cuộc “hồi hướng trở về”, được. Trao đổi với ai, như thế, phải hiểu như động-thái biết lắng-nghe, chuyện trò và cứ thế để hiệp-thông tiến-triển, rồi ra mơi thông-hiểu nhau hai chiều. Trong trao-đổi, luôn có đối-thoại tương-tác hầu tạo dựng bầu khí mới, tức: một giòng chảy xuyên suốt đượm nhiều nghĩa. Tức: bất cứ ai chủ-trương cho đi chính mình mình, trong trao-đổi/đối-thoại là mình tự cho chính mình cho người khác, dù không biết gì về “người khác” ấy, để rồi tìm cách hiểu biết người khác, có khác mình nhiều không, đó mới là đối thoại, đổi-trao.
Đối-thoại đổi trao, là cung-cách nhận thức không biết trước sự việc sẽ diễn-tiến ra sao. Tuy nhiên, lại giáp mặt tạo tình thưong-yêu thoải-mái và an toàn cho ta. Nó đòi cho được một thoải mái thích thú liên tục, không ràng buộc. Bởi, có thoải mái trong đối thoại/đổi trao, con người mới không tìm về những quấy rầy/phiền hà bất cứ ai.
Truyện dụ-ngôn hôm nay, tác giả Tin Mừng nói đến động-thái quấy rầy/phiền hà của bà goá nọ đối với vị thẩm-phán chẳng biết kính sợ Chúa cũng chẳng thiết tha gì chuyện lắng nghe người phàm. Chính đó là xu-hướng quấy rầy/phiền hà không thích-hợp cho một đối-thoại/đổi trao rất thực. Quấy rầy/phiền hà không có chân đứng trong đối thoại/đổi trao. Bởi, nó luôn là rào cản là nói một chiều, chẳng cần nghe ai nói. Là, đòi hỏi mãi không dứt từ một người không biết đến đổi trao, đối thoại. Trong sống đời thực tế, động-thái đối thoại lành mạnh, linh đạo vẫn cần thiết hơn một hồi hướng trở về, mà vẫn thế.
Điều này cũng có thể áp-dụng cho tương-quan ta có với Chúa. Đối đầu quan hệ với Chúa không thể có chuyện quấy rầy phiền hà được, bởi Chúa đã cho tất cả mọi sự từ trước, thế nên ta không cần đòi thêm gì nữa hết. Cũng không cần có cố gắng để “hồi hướng trở về” mà chẳng đổi thay động thái rất đòi và hỏi đủ thứ. Tương quan đối-thoại với Chúa, cũng phải biết là Chúa đã tặng ban cho ta hết mọi thứ ta cần đến.
Giờ đây, ta không cần làm hết sức mình, bằng một “hồi hướng trở về” để khám phá ra Chúa, bởi chính Ngài đã khám phá ra ta từ hồi nào, rồi. Nay, chỉ cần ta đi vào với đối thoại/đổi trao thật mật-thiết với Đấng từng thương yêu ta trước. Chỉ cần ta biết nói lời “cảm tạ” Chúa, tự khắc Ngài sẽ đón chào ta trong vui mừng, thôi.
Bởi, Chúa từng nói với ta là: Ngài rất chán ngán với những người suốt ngày cứ nguyện cầu bằng đường lối quấy rầy/phiền, những là: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” để “hồi hướng trở về” mà lại không có được cuộc chuyện trò thân mật, thoải mái như bạn Đồng Hành, trong yêu thương. Chúa vẫn từng dạy ta hãy có lời khấn-nguyền đi vào chuyện trò mật thiết với Ngài và Ngài đã hứa chẳng khi nào làm phiền ta hết.
Giả như Chúa cũng đầu hàng chúng ta và/hoặc bà goá nọ –như hành xử của vị thẩm phán trong truyện dụ ngôn vừa kể- ta có nghĩ rằng Chúa sẽ làm ít đi chỉ để cho con người “hồi hướng trở về” với Ngài mà thôi, không? Hay, Ngài những muốn ta luôn có cuộc chuyện trò thoải-mái, mật thiết với Ngài? Câu trả lời dành cho mỗi người trong ta, là như thế.
Trong cảm-nhận tính bức thiết của một chuyện trò thoải mái với Chúa, với mọi người, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên, rằng:
“Nhắc làm chi? Ôi! Nhắc làm chi nữa?
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.
Mây lìa ngàn, e lệ cánh chim thu.
Con bướm ép thoát hồn mơ giấc ngủ.”
Nhà thơ nay không nhắc làm chi nữa, vì nàng thơ nay đã đi rồi, “mưa gió suốt trang thơ.” Nhưng nhà Đạo, lại cứ nhắc lại những chuyện tương tự truyện dụ ngôn hôm nay ở trình thuật, để còn nhớ. Nhớ, mà chuyện trò thân mật với Chúa, hơn là chỉ đòi và hỏi nơi Chúa đủ mọi điều, chẳng thiết thực.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Khánh nhật Truyền giáo: Sứ mạng thông truyền đức tin
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
06:55 19/10/2013
Khánh Nhật truyền giáo
SỨ MẠNG THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN
Có thể nói sứ mạng truyền giáo luôn là nỗi ưu tư hàng đầu của Giáo Hội mọi thời. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề truyền giáo còn mang tính phổ quát hơn, rộng khắp hơn, ngay cả ở các quốc gia Âu Châu, một thời vốn là thành trì của Kitô giáo. Các diễn đàn về truyền giáo cũng liên tục được tổ chức, gần đây là “Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc Âm hóa”, (tại Vatican từ ngày 07 đến ngày 28-10-2012), và mới đây, nhân dịp gần kết thúc Năm Đức Tin, là “Hội nghị tái truyền giảng Tin Mừng ở Philippines”, (từ ngày 16 đến ngày 18-10-2013). Trong các sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, các từ ngữ như “truyền giáo”, “tái truyền giáo”, “rao giảng Tin Mừng”, Phúc Âm hoá”, “Tân Phúc Âm hoá” cũng thường xuyên được lặp đi lặp lại.
Khi nói đến việc truyền giáo, nhiều người cho rằng đó là việc của những người có ơn gọi riêng, hay là của những người rảnh rỗi, chứ không phải là việc của mình. Tuy nhiên, nếu hiểu truyền giáo một cách nôm na là thông truyền đức tin, là chia sẻ đức tin cho người khác thì đó chẳng phải là việc xa xỉ hay là việc của riêng ai mà là việc của chính mình nữa. Nhưng trước hết đức tin được nói ở đây là gì?
1. Đức tin là hồng ân Thiên Chúa ban
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sứ Điệp Truyền Giáo (SĐTG) năm nay đã khẳng định: “Đức tin là một hồng ân quý giá từ Thiên Chúa, Đấng mở tâm trí chúng ta để chúng ta có thể biết và yêu mến Ngài. Ngài muốn liên hệ với chúng ta để chúng ta được thông phần vào sự sống của chính Ngài và làm cho cuộc đời chúng ta được ý nghĩa hơn, tốt lành hơn và đẹp đẽ hơn”(số 1).
Ta lãnh nhận hồng ân cao quý này qua trung gian Mẹ Giáo Hội từ ngày ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội, được nuôi dưỡng nhờ Lời Chúa và bí tích Thánh Thể. Trong số gần 7 tỉ người trên thế giới, ta được đứng vào hàng ngũ 2,5 tỉ người vinh phúc được biết Tin Mừng Chúa Kitô. Trong số gần 90 triệu người Việt Nam, ta được thuộc về 6 triệu người hạnh phúc được biết Chúa Kitô. Và trong số 7 ngàn dân trong địa bàn phường Hàm Tiến này, ta được thuộc về nhóm 700 người diễm phúc được thuộc về Đức Giêsu. Vậy ta có ý thức về hồng ân này để luôn biết dâng lời tạ ơn Chúa hay không? Đồng thời ta có ý thức sứ mạng thông truyền đức tin, chia sẻ đức tin cho người khác không?
2. Nhận lãnh thì phải trao ban
Chia sẻ, trao ban là một bổn phận, không phải là việc tuỳ nghi, thích hay không thích. Vì đức công bằng đòi buộc. Hơn nữa, một đức tin không biết trao ban, không biết chia sẻ là đức tin ích kỷ, đức tin “ao tù”, và những người mang “đức tin ao tù” sẽ trở thành những “Kitô hữu cô lập, cằn cỗi và ốm yếu” (x. SĐTG, số 1). Vậy trao ban cho ai?
Trước hết là cho những người chưa có đức tin, chính xác là các anh chị em lương dân, đối tượng mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “vùng ngoại vi”, ngoài tầm phủ sóng. Có “vùng ngoại vi” cấp quốc gia, cấp tỉnh thành, cấp quận huyện, cấp phường xã, và cả cấp khu phố của mình nữa. Việc truyền thông đức tin, hay truyền thông Tin Mừng cho họ được gọi là “Phúc Âm hoá” hay là “Tin Mừng hoá”.
Thứ đến là trao ban cho những người đức tin còn non yếu hay đã mất đức tin. Đối tượng này ở ngay trong chính xứ đạo mình, thậm chí ngay trong chính gia đình, gia tộc mình. Đây là sứ mạng tái truyền giáo hay tân Phúc Âm hoá mà ngày nay Giáo Hội hết sức quan tâm. Hãy thử xem xét lại trong gia đình mình, trong gia tộc mình có ai đang thuộc “vùng ngoại vi” không, tức là đang yếu kém về đức tin, thậm chí là đã mất đức tin để có chương trình tân Phúc Âm hoá cho họ.
3. Muốn trao ban có hiệu quả thì phải làm gì?
Thư chung HĐGM Việt Nam 2013 đã đưa ra kế hoạch mục vụ cho năm 2014, đó là “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”. Trong thư có đoạn viết: “Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình” (số 5).
Ngay nay, đâu đâu người ta cũng thấy ăng-ten của các nhà đài, nhà mạng: đài truyền thanh, truyền hình; mạng viễn thông liên lạc (Mobil, Vina, Viettel…), rồi mạng internet, mạng 3G, 4G. Nhờ các ăng-ten phủ sóng khắp nơi mà người ta có thể liên lạc, giao tiếp với nhau và với thế giới chung quanh một cách dễ dàng và tiện lợi.
Mỗi gia đình Công Giáo hãy là một ăng-ten phát sóng, không phải là cho những thông tin tào lao thiên địa, cũng không phải là cho những thông tin xấu xa tội lỗi, mà là cho Tin Mừng, cho Đạo thánh Chúa. Nhưng muốn có ăng-ten phát sóng nhanh nhạy thì phải không ngừng cải tiến và nâng cấp. Nâng cấp bằng cách nào?
- Trước hết là bằng cách củng cố tình thân với Chúa. Theo gợi ý của Đức Thánh Cha trong Sứ Điệp Truyền Giáo đầu tay của ngài, muốn truyền thông đức tin, muốn trao ban đức tin hiệu quả thì trước hết phải: “củng cố tình bằng hữu của chúng ta với Chúa và cuộc hành trình của chúng ta như một Hội Thánh đang loan báo Tin Mừng với lòng can đảm” (SĐTG số 1). Nói khác đi, việc “củng cố tình bằng hữu của chúng ta với Chúa” chính là yếu tố nền tảng nhất để truyền thông Tin Mừng cho người khác.
Năm Đức Tin sắp kết thúc, nhưng đời sống đức tin thì không kết thúc. Đức tin vẫn là một hành trình dài với nhiều thử thách cam go. Hành trình ấy phải không ngừng được “nâng cấp” nhờ mối thâm giao với Chúa qua đời sống kinh nguyện. Ai không nỗ lực duy trì mối tương quan thân tình với Chúa, tức là không cầu nguyện, sẽ đối mặt với nguy cơ suy yếu về đức tin, thậm chí là mất đức tin. Và một khi đức tin đã suy yếu thì làm sao củng cố đức tin cho người khác được; một khi mất đức tin rồi thì làm sao có thể truyền thông đức tin cho người khác được, vì “người ta không thể cho điều mình không có”.
- Sau nữa là bằng nỗ lực sống đức tin mạnh mẽ. Sẵn sàng nói về Chúa, về đạo khi có cơ hội. Về khía cạnh này ta phải khiêm tốn học lấy gương của các anh em Tin Lành. Các anh em Tin Lành có thể nói về Chúa, nói về Tin Mừng mọi nơi mọi lúc cho bất cứ ai mà họ gặp gỡ. Họ nói không mệt mỏi. Dù người ta có nghe hay không, họ vẫn cứ nói. Có được niềm say mê như thế chắc hẳn họ phải xác tín mạnh mẽ lắm về Đức tin và cảm nghiệm sâu xa lắm về đời sống thuộc linh của mình. Một khi có đức tin mạnh mẽ, có đời sống thuộc linh sâu xa thì họ sẽ được thúc đẩy truyền thông đức tin, truyền thông về Chúa cho người khác một cách say sưa.
Người môn đệ đích thực của Chúa Kitô không phải là người tìm nếp sống an phận trong những cử hành Phụng vụ và những thực hành luân lý thường ngày, mà là người dấn thân thực sự trong việc đem Tin Mừng yêu thương cho những người chung quanh. Điều này đòi hỏi người Kitô hữu phải có tinh thần bác ái, phục vụ và hy sinh. Một linh mục già rất đáng kính kể lại câu chuyện này:
Ở Hàn Quốc đã có lúc có cuộc gia nhập Đạo một cách ồ ạt và tập thể, đến nỗi người Công Giáo không biết phải làm thế nào để giúp những người mới trở lại. Họ đành phải nói với những anh chị em tân tòng rằng: "Anh chị em cứ nhìn chúng tôi sống thế nào thì anh chị em bắt chước mà sống như thế."
Người Công Giáo Hàn Quốc nói được như vậy quả là tuyệt vời! Vì không gì bằng gương sáng của một đời sống đức tin lành thánh, yêu thương, bác ái cụ thể mà người tân tòng cảm nhận được qua tiếp xúc cá nhân với anh chị em cựu tòng!
Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết ý thức sứ mạng thông truyền đức tin, truyền thông Tin Mừng cho anh chị em mình. Và xin cho chúng ta cũng biết xác tín rằng để hoàn thành sứ mạng ấy một cách hiệu quả, nhất thiết phải gia tăng tình thân với Chúa, tình mến đối với tha nhân mỗi ngày. Amen.
SỨ MẠNG THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN
Có thể nói sứ mạng truyền giáo luôn là nỗi ưu tư hàng đầu của Giáo Hội mọi thời. Tuy nhiên, ngày nay vấn đề truyền giáo còn mang tính phổ quát hơn, rộng khắp hơn, ngay cả ở các quốc gia Âu Châu, một thời vốn là thành trì của Kitô giáo. Các diễn đàn về truyền giáo cũng liên tục được tổ chức, gần đây là “Thượng Hội đồng Giám mục về Tân Phúc Âm hóa”, (tại Vatican từ ngày 07 đến ngày 28-10-2012), và mới đây, nhân dịp gần kết thúc Năm Đức Tin, là “Hội nghị tái truyền giảng Tin Mừng ở Philippines”, (từ ngày 16 đến ngày 18-10-2013). Trong các sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô, các từ ngữ như “truyền giáo”, “tái truyền giáo”, “rao giảng Tin Mừng”, Phúc Âm hoá”, “Tân Phúc Âm hoá” cũng thường xuyên được lặp đi lặp lại.
Khi nói đến việc truyền giáo, nhiều người cho rằng đó là việc của những người có ơn gọi riêng, hay là của những người rảnh rỗi, chứ không phải là việc của mình. Tuy nhiên, nếu hiểu truyền giáo một cách nôm na là thông truyền đức tin, là chia sẻ đức tin cho người khác thì đó chẳng phải là việc xa xỉ hay là việc của riêng ai mà là việc của chính mình nữa. Nhưng trước hết đức tin được nói ở đây là gì?
1. Đức tin là hồng ân Thiên Chúa ban
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Sứ Điệp Truyền Giáo (SĐTG) năm nay đã khẳng định: “Đức tin là một hồng ân quý giá từ Thiên Chúa, Đấng mở tâm trí chúng ta để chúng ta có thể biết và yêu mến Ngài. Ngài muốn liên hệ với chúng ta để chúng ta được thông phần vào sự sống của chính Ngài và làm cho cuộc đời chúng ta được ý nghĩa hơn, tốt lành hơn và đẹp đẽ hơn”(số 1).
Ta lãnh nhận hồng ân cao quý này qua trung gian Mẹ Giáo Hội từ ngày ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội, được nuôi dưỡng nhờ Lời Chúa và bí tích Thánh Thể. Trong số gần 7 tỉ người trên thế giới, ta được đứng vào hàng ngũ 2,5 tỉ người vinh phúc được biết Tin Mừng Chúa Kitô. Trong số gần 90 triệu người Việt Nam, ta được thuộc về 6 triệu người hạnh phúc được biết Chúa Kitô. Và trong số 7 ngàn dân trong địa bàn phường Hàm Tiến này, ta được thuộc về nhóm 700 người diễm phúc được thuộc về Đức Giêsu. Vậy ta có ý thức về hồng ân này để luôn biết dâng lời tạ ơn Chúa hay không? Đồng thời ta có ý thức sứ mạng thông truyền đức tin, chia sẻ đức tin cho người khác không?
2. Nhận lãnh thì phải trao ban
Chia sẻ, trao ban là một bổn phận, không phải là việc tuỳ nghi, thích hay không thích. Vì đức công bằng đòi buộc. Hơn nữa, một đức tin không biết trao ban, không biết chia sẻ là đức tin ích kỷ, đức tin “ao tù”, và những người mang “đức tin ao tù” sẽ trở thành những “Kitô hữu cô lập, cằn cỗi và ốm yếu” (x. SĐTG, số 1). Vậy trao ban cho ai?
Trước hết là cho những người chưa có đức tin, chính xác là các anh chị em lương dân, đối tượng mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “vùng ngoại vi”, ngoài tầm phủ sóng. Có “vùng ngoại vi” cấp quốc gia, cấp tỉnh thành, cấp quận huyện, cấp phường xã, và cả cấp khu phố của mình nữa. Việc truyền thông đức tin, hay truyền thông Tin Mừng cho họ được gọi là “Phúc Âm hoá” hay là “Tin Mừng hoá”.
Thứ đến là trao ban cho những người đức tin còn non yếu hay đã mất đức tin. Đối tượng này ở ngay trong chính xứ đạo mình, thậm chí ngay trong chính gia đình, gia tộc mình. Đây là sứ mạng tái truyền giáo hay tân Phúc Âm hoá mà ngày nay Giáo Hội hết sức quan tâm. Hãy thử xem xét lại trong gia đình mình, trong gia tộc mình có ai đang thuộc “vùng ngoại vi” không, tức là đang yếu kém về đức tin, thậm chí là đã mất đức tin để có chương trình tân Phúc Âm hoá cho họ.
3. Muốn trao ban có hiệu quả thì phải làm gì?
Thư chung HĐGM Việt Nam 2013 đã đưa ra kế hoạch mục vụ cho năm 2014, đó là “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”. Trong thư có đoạn viết: “Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình” (số 5).
Ngay nay, đâu đâu người ta cũng thấy ăng-ten của các nhà đài, nhà mạng: đài truyền thanh, truyền hình; mạng viễn thông liên lạc (Mobil, Vina, Viettel…), rồi mạng internet, mạng 3G, 4G. Nhờ các ăng-ten phủ sóng khắp nơi mà người ta có thể liên lạc, giao tiếp với nhau và với thế giới chung quanh một cách dễ dàng và tiện lợi.
Mỗi gia đình Công Giáo hãy là một ăng-ten phát sóng, không phải là cho những thông tin tào lao thiên địa, cũng không phải là cho những thông tin xấu xa tội lỗi, mà là cho Tin Mừng, cho Đạo thánh Chúa. Nhưng muốn có ăng-ten phát sóng nhanh nhạy thì phải không ngừng cải tiến và nâng cấp. Nâng cấp bằng cách nào?
- Trước hết là bằng cách củng cố tình thân với Chúa. Theo gợi ý của Đức Thánh Cha trong Sứ Điệp Truyền Giáo đầu tay của ngài, muốn truyền thông đức tin, muốn trao ban đức tin hiệu quả thì trước hết phải: “củng cố tình bằng hữu của chúng ta với Chúa và cuộc hành trình của chúng ta như một Hội Thánh đang loan báo Tin Mừng với lòng can đảm” (SĐTG số 1). Nói khác đi, việc “củng cố tình bằng hữu của chúng ta với Chúa” chính là yếu tố nền tảng nhất để truyền thông Tin Mừng cho người khác.
Năm Đức Tin sắp kết thúc, nhưng đời sống đức tin thì không kết thúc. Đức tin vẫn là một hành trình dài với nhiều thử thách cam go. Hành trình ấy phải không ngừng được “nâng cấp” nhờ mối thâm giao với Chúa qua đời sống kinh nguyện. Ai không nỗ lực duy trì mối tương quan thân tình với Chúa, tức là không cầu nguyện, sẽ đối mặt với nguy cơ suy yếu về đức tin, thậm chí là mất đức tin. Và một khi đức tin đã suy yếu thì làm sao củng cố đức tin cho người khác được; một khi mất đức tin rồi thì làm sao có thể truyền thông đức tin cho người khác được, vì “người ta không thể cho điều mình không có”.
- Sau nữa là bằng nỗ lực sống đức tin mạnh mẽ. Sẵn sàng nói về Chúa, về đạo khi có cơ hội. Về khía cạnh này ta phải khiêm tốn học lấy gương của các anh em Tin Lành. Các anh em Tin Lành có thể nói về Chúa, nói về Tin Mừng mọi nơi mọi lúc cho bất cứ ai mà họ gặp gỡ. Họ nói không mệt mỏi. Dù người ta có nghe hay không, họ vẫn cứ nói. Có được niềm say mê như thế chắc hẳn họ phải xác tín mạnh mẽ lắm về Đức tin và cảm nghiệm sâu xa lắm về đời sống thuộc linh của mình. Một khi có đức tin mạnh mẽ, có đời sống thuộc linh sâu xa thì họ sẽ được thúc đẩy truyền thông đức tin, truyền thông về Chúa cho người khác một cách say sưa.
Người môn đệ đích thực của Chúa Kitô không phải là người tìm nếp sống an phận trong những cử hành Phụng vụ và những thực hành luân lý thường ngày, mà là người dấn thân thực sự trong việc đem Tin Mừng yêu thương cho những người chung quanh. Điều này đòi hỏi người Kitô hữu phải có tinh thần bác ái, phục vụ và hy sinh. Một linh mục già rất đáng kính kể lại câu chuyện này:
Ở Hàn Quốc đã có lúc có cuộc gia nhập Đạo một cách ồ ạt và tập thể, đến nỗi người Công Giáo không biết phải làm thế nào để giúp những người mới trở lại. Họ đành phải nói với những anh chị em tân tòng rằng: "Anh chị em cứ nhìn chúng tôi sống thế nào thì anh chị em bắt chước mà sống như thế."
Người Công Giáo Hàn Quốc nói được như vậy quả là tuyệt vời! Vì không gì bằng gương sáng của một đời sống đức tin lành thánh, yêu thương, bác ái cụ thể mà người tân tòng cảm nhận được qua tiếp xúc cá nhân với anh chị em cựu tòng!
Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết ý thức sứ mạng thông truyền đức tin, truyền thông Tin Mừng cho anh chị em mình. Và xin cho chúng ta cũng biết xác tín rằng để hoàn thành sứ mạng ấy một cách hiệu quả, nhất thiết phải gia tăng tình thân với Chúa, tình mến đối với tha nhân mỗi ngày. Amen.
Giờ kinh chung trong gia đình
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:58 19/10/2013
Giờ Kinh Chung Trong Gia Đình
Thư Chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2013 đề cập đến vấn đề mục vụ gia đình.
Trong ba năm qua (2010-2013), tất cả chúng ta đã cùng nhau học hỏi và sống ý nghĩa Giáo Hội: mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ. Định hướng đó và tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, cũng là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, diễn ra tại Rôma, từ ngày 7-28 tháng 10 năm 2012. (Thư chung 2013, số 2).
Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 là chương trình hành động của Hội Thánh tại Việt Nam trong nhiều năm. Dựa trên định hướng căn bản này, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016):
– Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;
– Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;
– Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.
Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình…Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng (x.số 2,4,6).
“Chúng tôi tha thiết xin anh chị em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố gắng đưa Lời Chúa vào giờ kinh này” (số 6).
Như vậy, những thao thức mục vụ của các vị chủ chăn là về gia đình Công Giáo, về việc phổ biến và học hỏi Lời Chúa. Đưa Lời Chúa vào trong gia đình để mọi thành viên có Lời Chúa làm của ăn nuôi dưỡng tâm hồn, Lời Chúa là kim chỉ nam và là ánh sáng soi dẫn mọi quyết định và chọn lựa của tín hữu.
Nhận định về bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của Việt Nam hôm nay, Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 viết: “Trong hai thập niên vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều điều đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc. Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết” (Số 6). Trước thực trạng đó, thao thức của dân Chúa là “Canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần Dân Chúa dựa trên nền tảng Lời Chúa và các Bí Tích”; và là “Các gia đình Công Giáo được mời gọi giữ vững và củng cố ơn gọi hôn nhân Kitô giáo, xây dựng gia đình như Hội Thánh tại gia, cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương và ngôi trường đầu tiên đào tạo con người toàn diện” (Số 5).
Từ lời mời gọi của Thư Chung 2013, xin được gợi lên một vài suy niệm về đề tài “Đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung gia đình”. Làm thế nào để đưa Lời Chúa vào sinh hoạt hằng ngày của từng gia đình?
I. Lý do “đưa Lời Chúa vào gia đình”.
Trước công đồng Vaticanô II, hầu như Lời Chúa chỉ được công bố khi cử hành các bí tích, từ Bí tích Rửa tội, Thêm sức cho đến các Bí tích Truyền chức, Hôn phối, Xức dầu. Sở dĩ như thế là vì Lời Chúa được xem như là chứng cứ để biện minh rằng chính Chúa Giêsu đã lập các Bí tích, hoặc để soi sáng đức tin của người đã lành nhận Bí tích.
Nhưng dần dần Giáo Hội đã nhận ra rằng, Lời Chúa còn có tác dụng thánh hóa tâm hồn, soi sáng các vấn nạn ngàn đời cũng như những vấn nạn của con người thời đại, đem lại một tia hy vọng cho thế giới đang khắc khoải hiện nay và nhất là đưa con người đi vào hiệp thông với chính Thiên Chúa. Với hiến chế Dei Verbum, Công đồng Vaticanô II còn cho thấy Lời Chúa là chính Thiên Chúa đang nói với con người ngay lúc này “hic et nunc”.
Từ đó, các phong trào học hỏi Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa nở rộ trong các Giáo xứ, các cộng đoàn, các hội đoàn. Tại nhiều gia đình, Lời Chúa cũng được công bố trong những giờ kinh tối sáng của gia đình, nhưng việc dựa vào Lời Chúa để chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên của gia đình thì còn rất họa hiếm.
Có những thao thức về việc đưa Lời Chúa vào gia đình:
- Nếu Lời Chúa được công bố và được chia sẻ trong các đoàn thể thì tại sao lại không đưa Lời Chúa vào trong các gia đình?
- Nếu gia đình là định chế vững chắc và ổn định, trong đó mọi thành viên có nhiệm vụ giúp nhau thánh hóa bản thân và gia đình, thì tại sao lại không đọc và áp dụng Lời Chúa ngay trong phạm vi của gia đình mình để đạt được mục tiêu ấy?
- Nếu gia đình là Hội thánh tại gia, nơi tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa, thì tại sao gia đình lại không phải là nơi ưu việt để Lời Chúa được phổ biến.
- Nếu gia đình được gọi là trường học đầu tiên đào luyện đức tin, thì tại sao gia đình lại không là trường học về Lời Chúa?
II. Nền tảng Thánh Kinh.
Dọc theo chiều dài của Lịch sự cứu độ, trong nhiều trường hợp, Lời Chúa đã được công bố tại các gia đình - bối cảnh thường ngày của cuộc sống.
A. Cựu ước: chính tại các tư gia mà nhiều lần Thiên Chúa đã công bố những quyết định của Người và trao phó sứ mệnh cho con người:
- Chính tại căn lều của cụ Abraham, ba vị sứ giả của Thiên Chúa đã thông báo rằng: vào ngày này sang năm, bà Sara sẽ sinh con.
- Chúa sai tiên tri Samuel đến nhà ông Jessé. Chính tại nơi đây Chúa chỉ định Đavid làm vua, còn Samuel chỉ làm công việc xức dầu phong vương. (1Sm 16,1-13)
- Cuộc cử hành tôn giáo quan trọng nhất là Lễ Vượt Qua, người Do Thái có thói quen mừng lễ trong khuôn khổ gia đình của họ.
- Gia đình là môi trường đầu tiên để người Do thái truyền đạt và đón nhận Lời Chúa. Công thức truyền đạt Lời Chúa rõ ràng và quen thuộc nhất của người Do Thái là: “Nghe đây, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi lòng tạc dạ. Anh em hãy lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy” (Đnl 6,4-7). Đoạn văn tiêu biểu trong sách Đệ Nhị Luật cho thấy gia đình là môi trường thông thường để người Do Thái công bố, truyền đạt và lắng nghe Lời Chúa.
B. Tân Ước: tư gia là nơi được Chúa Giêsu dùng để ngỏ Lời mạc khải.
- Tin Mừng thời thơ ấu Chúa Giêsu là những trang đẹp nhất cho thấy Lời Chúa được công bố tại các gia đình:
+ Biến cố Truyền tin diễn ra trong khuôn khổ một gia đình.
+ Bài ca Magnificat của Mẹ Maria và ca khúc Benedictus của Zacharia không phải là những sáng tác từ trong các tu viện Essénien mà lại là hai ca khúc bộc phát ngay từ trong gia đình.
- Chúa Giêsu không chỉ loan báo Tin mừng ở hoang địa, trên bãi biển, trên triền đồi, trong các nhà hội, tại Đền Thờ Giêrusalem mà còn trong các tư gia:
+ Có lần Người giảng dạy tại một tư gia. Thiên hạ tuôn đến nghe, lớp trong lớp ngoài đông đảo đến nổi, để đưa một người bại liệt đến trước mặt Người, người ta phải dỡ mái nhà để thòng một người bại liệt xuống.
+ Chính tại nhà của ba chị em Matta, Maria và Lazarô ở Bêtania, Chúa giảng dạy cho Maria (Lc 10, 38-42).
+ Chính tại nhà ông Simon biệt phái, trong một bữa ăn, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn hai người mắc nợ, kẻ 50, người 500… để kết luận “Ai yêu mến nhiều thì được tha nhiều” (Lc 7,36-50).
+ Tại nhà của Lêvi, trong một bữa tiệc từ giã các đồng nghiệp do Lêvi thết đãi, Chúa Giêsu đã nói rõ lập trường của Người: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần… Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,12.13b). Và tại nhà ông Giakêu, Người cũng dạy một giáo lý tương tự như thế: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10)
+ Vào một ngày Sabat, Người dùng bữa tại nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisiêu. Nơi đây Người đã dạy rằng được phép làm việc lành vào ngày Sabbat khi Người chữa lành người mắc bệnh phù thũng (Lc 14,1-6).
+ Bí tích Thánh Thể được Chúa thiết lập trong một tư gia.
+ Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi loan báo Tin mừng. Người không truyền lệnh cho các ông đến các hội đường, hay đứng giữa các ngã ba đường để lớn tiếng giảng dạy như thói quen của các Rabbi thời ấy, nhưng Người lại truyền lệnh là đến từng nhà “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên các con hãy nói: ‘Bình an cho nhà này’… Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó…”(Lc 10,5-8). Tại sao lại rao giảng Lời Chúa trong gia đình, mà không phải ở ngoài chợ búa, nơi công cộng? Phải chăng vì gia đình có bầu khí thích hợp để người ta dễ đón nhận Tin mừng hơn?
C. Giáo Hội sơ khai: gia đình càng là nơi ưu tiên để Lời Chúa được công bố và triển khai.
- Chính trong một căn hộ là Nhà tiệc ly, mà Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các môn đệ chứ không phải tại Đền thờ Giêrusalem hay tại một hội đường.
- Dĩ nhiên các tín hữu tiên khởi cũng đến cầu nguyện tại Đền Thờ như những người Do Thái khác. Nhưng sinh hoạt chủ yếu là lắng nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Bẻ Bánh lại chỉ diễn ra tại các tư gia mà thôi. Những ngôi nhà trong đó các tín hữu tiên khởi gặp gỡ nhau chính là Giáo Hội tại gia đúng nghĩa nhất. Sách Công vụ Tông đồ đã tóm tắt cuộc gặp gỡ có tính cách gia đình của các tín hữu tiên khởi để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Bẻ Bánh “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Khi làm lễ Bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ” (Cv 2,42.46b).
- Trong các cuộc hành trình truyền giáo của mình, Thánh Phaolô tông đồ cũng thường giảng dạy tại các tư gia.
Một vài trích dẫn Thánh Kinh cho thấy: Gia đình là nơi ưu việt để người tín hữu lắng nghe Lời Chúa.
III. Đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung gia đình.
Trong chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã dùng nhiều phương cách để mạc khải cho loài người. Gia đình, nơi công bố Lời Chúa là một phương cách đem lại hiệu quả. Vì thế, Giáo Hội cổ võ phong trào đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung gia đình.
1. Trong những năm gần đây, Giáo Hội Việt Nam đã có những sáng kiến đưa Lời Chúa vào trong gia đình, chẳng hạn như:
- Mỗi gia đình nhận Lộc Lời Chúa vào ngày Tết Nguyên Đán.
- Đọc Lời Chúa trong các buổi kinh chung của các giáo họ, các liên gia. Đọc Lời Chúa trong các buổi kinh chung do các hội đoàn hay đoàn thể tổ chức trong Tháng Hoa, Tháng Trái Tim, Tháng Mân Côi và Tháng các Đẳng Linh hồn.
- Ngoài ra, tại nhiều nơi, khi có lễ giỗ, khi tổ chức viếng xác, tiệc cưới, giáo dân cũng tổ chức suy tôn Lời Chúa.
Thế nhưng, đây chỉ là những sinh hoạt theo “thời vụ” tại các gia đình, chứ chưa phải là thường xuyên.
Làm sao để thường xuyên đem Lời Chúa vào trong gia đình?
Gia đình là một cộng đoàn sống chung dưới một mái ấm. Những thành viên được nối kết với nhau bằng mối liên hệ ruột thịt. Những bữa ăn sáng, trưa, tối và trong những buổi đọc kinh chung thì mọi thành viên của gia đình mới họp mặt đông đủ. Công bố Lời Chúa, cần có bầu khí cầu nguyện và lắng nghe Chúa nói. Vì thế, chỉ có hai giờ kinh sáng và kinh tối mới đáp ứng được yêu cầu. Giờ kinh tối là thích hợp nhất. Buổi sáng trong gia đình, có người đi lễ, người đi làm, người đi học…Ban tối mọi người về lại mái ấm gia đình. Bầu khí thân mật, đầm ấm, thoải mái, hạnh phúc thích hợp nhất để cầu nguyện chung.
2. Tạo bầu khí đầm ấm hạnh phúc, gia đình cần cầu nguyện chung.
Đối với người Công Giáo, việc cầu nguyện chung trong gia đình là yếu tố nền tảng để bảo vệ, duy trì và tăng trưởng hạnh phúc gia đình. Bữa cơm gia đình là lúc đầm ấm, mọi người ngồi bên nhau chia sẻ lương thực là hoa quả của mồ hôi lao động của người thân trong tâm tình tri ân cảm mến. Giờ kinh chung, bầu khí thánh thiện hiệp nhất mọi thành phần gia đình trong ơn thánh.
Cầu nguyện chung giúp mọi người trong gia đình giữ vững đức tin. Đây là chân lý đã được chứng minh qua lịch sử Hội Thánh. Giáo Hội Việt Nam đã đứng vững trong suốt 300 năm bị cấm chế và bách hại. Nhiều nơi, không có mục tử chăm sóc, nhưng nhờ chuyên chăm kinh nguyện trong gia đình mà tín hữu đã giữ vững đức tin và tuyên xưng đức tin trong các cuộc bách hại lâu dài. Kinh nguyện trong gia đình là chiều sâu và nền móng vững chãi của Giáo Hội Việt Nam.
IV. Đưa Lời Chúa vào giờ kinh tối.
Giờ kinh tối, mọi thành viên của gia đình tham gia tích cực sẽ đem lại nhiều lợi ích. “Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, thờ phượng Thiên Chúa, đền thờ tại gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội và Hôn Phối. Chúa Giêsu hiện diện trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ, con cái cùng cầu nguyện, và khi đó, chính cuộc sống gia đình trở thành lời kinh sống động”.(Số 6).
Cầu nguyện là gặp gỡ, là đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Đây là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa, Đấng tạo thành và thụ tạo, cho nên thái độ của con người là tôn thờ và cảm tạ. Nhưng đồng thời đây cũng là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa là Cha và chúng ta là con, cho nên cuộc gặp gỡ này cũng đượm tâm tình phụ tử.
Cầu nguyện là gặp gỡ là đối thoại nên có NÓI và có NGHE. Vì thế cần chia giờ cầu nguyện thành hai phần:
• Nói chuyện với Chúa.
• Nghe Chúa nói với ta.
Phần I: Ta nói chuyện với Chúa
Vì cầu nguyện là nói chuyện với Chúa, cho nên cần lưu ý đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Xin có một đề nghị cụ thể như sau:
- Sau khi làm dấu Thánh giá, đọc kinh Chúa Thánh Thần, cả gia đình dành vài phút thinh lặng trước nhan Chúa, củng cố niềm tin vào sự hiện diện của Người. Phút thinh lặng thiêng liêng của buổi cầu nguyện. Mỗi người hướng lòng tin, cậy, mến, phó thác vào Chúa.
- Tiếp đến là đọc kinh cách chậm rãi, không nóng ruột mong cho chóng xong chóng rồi. Có thể chia các kinh nguyện trải dài trong suốt cả tuần, một cách cụ thể:
+ Ngày Chúa Nhật, đọc các kinh: Kinh sấp mình, kinh Đội ơn, kinh Phù hộ. Sau đó, hát một bài kính Đức Mẹ, kinh truyền giáo.
+ Ngày thứ hai: Sau dấu Thánh giá, kinh Đức Chúa Thánh Thần. Im lặng. Đọc tiếp các kinh: Tin, Cậy, Mến, Lạy Cha.
+ Các ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, cũng theo thứ tự ấy mà đọc hết các kinh hàng ngày.
+ Riêng ngày thứ tư đọc thêm kinh kính thánh Giuse. Ngày thứ năm đọc thêm kinh cầu cho các linh mục hoặc kinh dâng gia đình. Ngày thứ sáu đọc thêm kinh cầu Trái Tim. Ngày thứ bảy đọc thêm kinh cầu Đức Bà.
Phần II: Lắng nghe Lời Chúa.
Đây là phần mang tính sáng tạo, đổi mới liên tục, tự phát, dấn thân… phù hợp với tâm lý tuổi trẻ và giới thiếu nhi.
1. Lắng nghe Chúa nói
Trước mặt Chúa, chúng ta chào hỏi, bày tỏ tâm tình tin tưởng, cậy trông và nói lên lòng cảm mến tri ân đã đành, nhưng còn phải lắng nghe Chúa nói. Tại sao thế? Thưa, vì cầu nguyện là một cuộc đối thoại, cho nên ngoài việc nói với Chúa, còn cần phải nghe Chúa nói. Đây là điều mà xưa nay các gia đình Công Giáo Việt Nam ít quan tâm, dù rằng đây là một phần cốt yếu giúp cải thiện cuộc sống. Việc đọc Tin mừng trong gia đình được thực hiện một cách tương đối rộng rãi từ năm Sống Lời Chúa mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra. Và phải thành thật nhận định rằng: cuốn cẩm nang mang tựa đề “LỜI CHÚA TRONG GIỜ KINH GIA ĐÌNH” đã góp phần đáng kể vào việc đọc Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện. Quyển cẩm nang này đã trở nên bạn đồng hành của các gia đình trong giờ kinh tối.
Cụ thể là, sau khi đã chu toàn phần I (tức là làm dấu Thánh giá, đọc kinh Chúa Thánh Thần, thinh lặng và đọc một số kinh), một thành viên trong gia đình đọc một đoạn Kinh Thánh hay một đoạn Tin Mừng.
Về việc đọc Lời Chúa, xin được đề nghị như sau:
Cha mẹ có thể chia cho mỗi người con đọc Kinh Thánh suốt một tuần.
Người đọc Kinh Thánh phải có chố đứng thích hợp, thái độ kính cẩn. Bài sách Nêhêmia sau đây là một mô hình cho các cuộc cử hành Lời Chúa : “Bấy giờ, muôn người như một, tụ họp ở quảng trường trước cửa Nước. họ xin ông Esdras là kinh sư đem sách luật Môsê ra. Đó là luật Đức Chúa đã truyền cho Israel. Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Esdras cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn… Ông đọc từ sáng tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật. Kinh sư Esdras đứng trên bục gỗ…khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy. Bấy giờ Esdras chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: “Amen Amen! rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa…Ông Esdras và các thầy Lêvi đọc rõ ràng và giải thích luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc”(Nh 8,1-8).
Trong cuộc cử hành phụng vụ này, các thừa tác viên đứng ở một vị trí riêng để chu toàn phận vụ, dân Chúa đứng tại chổ của mình mà tham dự tích cực bằng thái độ kính cẩn và bằng lời tung hô. Khi thi hành như thế, mọi người đều đã phục vụ Lời Chúa theo chức năng của mình, đề cao Lời Chúa, đón lấy Lời Chúa vào tâm hồn và để cho Lời Chúa tác động. Dĩ nhiên đây là mô hình dành cho các buổi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa trong các cộng đoàn. Nhưng mô hình ấy cũng có thể áp dụng cho gia đình. Khi nghe Lời Chúa, mỗi người cảm nghiệm một cách cụ thể những ơn lành Chúa đã ban cho gia đình mình hay cho một phần tử nào đó của gia đình.
Ngoài ra, đoạn Kinh Thánh này cũng gợi ý rằng: “Khi Lời Chúa được tuyên đọc, thì không phải Lời Chúa được gợi nhớ qua một thừa tác viên, một trung gian, nhưng là chính Thiên Chúa hiện diện thiết thực trong Lời của Người và vì chính Người nói khi người ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội”. (Hiến chế về Phụng vụ Thánh, số 7). Như vậy, thái độ của người công bố cũng như người lắng nghe lại càng phải kính cẩn biết bao!
2. Sau khi nghe bài Kinh Thánh
- Mỗi người hãy hồi tâm nhìn lại những gì đã xảy ra trong gia đình, trong lối xóm, trong cách cư xử của mình đối với người khác. Đối chiếu với Lời Chúa vừa nghe, mỗi người xét mình đã phản ứng như thế nào, đã sống ra sao trước những sự việc ấy.
- Tiếp đến, trong sự tin tưởng lẫn nhau, cha mẹ con cái, mỗi người đều có thể trình bày một ngày sống của mình, trong đó mình đã phản ứng, đã cư xử với Chúa và tha nhân có thực sự phù hợp với Lời Chúa mà mình vừa nghe chưa? Đây là điều mà chúng ta gọi là chia sẻ kinh nghiệm sống.
Vào thời gian đầu mới thực tập, ai cũng cảm thấy ngượng ngùng, vì cha mẹ mà nói lên những khuyết điểm, những thiếu sót của mình trước mặt con cái, xem ra rất ngại ngần. Nhưng những ai đã can đảm vượt qua được cái tâm lý e dè, ngượng ngập ban đầu ấy đều nói rằng chính sự cởi mở, khiêm tốn của cha mẹ sẽ giúp gia đình thăng tiến hơn cả trăm lần những bài học luân lý, đạo đức.
- Lắng nghe Lời Chúa qua bản văn Kinh Thánh, mỗi người sẽ được thôi thúc để lắng nghe những mơ ước, mong đợi, những nhu cầu của mọi thành viên khác trong gia đình. Cuộc sống chung trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, giữa anh chị em với nhau, tuy rất gần gũi nhưng không vì thế mà đã có thể đi vào nội tâm của nhau, hiểu rõ những mơ ước cũng như những uẩn khúc của nhau. Biết bao người con đã phải thốt lên: “Cha mẹ chẳng hiểu con gì hết!”. Cho nên Lời Chúa vừa nghe phải gợi lên cho mọi người trong gia đình những gì mình có thể làm cho nhau.
- Không ai có thể gặp gỡ Thiên Chúa khi không muốn gặp gỡ anh em. Mọi người trong gia đình không thể đến gặp gỡ Chúa qua Lời của Người mà lòng còn mang nặng oán ghét, buồn phiền. Không ai có thể đọc kinh hoặc nghe Chúa nói mà lòng còn chất chứa ưu phiền. Nếu đã có những xích mích, hiểu lầm giữa nhau, thì đây là giây phút để xin lỗi nhau và tha thứ cho nhau: “Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4, 26).
- Lắng nghe Lời Chúa trong gia đình không chỉ là rà xét lại cách hành xử của mình đối với Chúa, không chỉ là lắng nghe tâm sự, mơ ước của mọi người trong gia đình để đáp ứng, cũng không chỉ là hoà giải giữa các thành viên trong gia đình, mà còn là thời gian để rà xét lại mối tương quan của gia đình đối với người ngoài gia đình, đối với làng xóm.
Nhìn lại cuộc sống dưới ánh sáng của Lời Chúa, gia đình không thể không duyệt lại mối tương quan của mình đối với các gia đình trong làng xóm. Do đó, nếu gia đình mình có điều gì sứt mẻ với những người lối xóm, thì đây là lúc mọi người trong gia đình nên tìm ra một giải pháp cụ thể để làm hoà với mọi người.
Lắng nghe Chúa rồi lắng nghe những nhu cầu của mọi người trong gia đình mà thôi, chưa đủ, mà còn phải lắng nghe những tiếng lòng của những người bên cạnh nhà mình. Nếu trong xóm có gia đình gặp khó khăn, gặp tai nạn hay một điều bất ưng, thì đây là lúc mọi người trong gia đình nên tìm ra một phương án cụ thể để giúp đỡ, để an ủi, để khích lệ. Họ là hiện thân của Đức Kitô đang vác thập giá, và họ đang cần những Simon Cyrênê vác đỡ một tay. Lắng nghe Lời Chúa chỉ trở nên trọn vẹn khi mọi người trong gia đình biết hướng tới tha nhân.
- Lắng nghe Lời Chúa, do đó, là một quyết tâm. Nói đến quyết tâm là nói đến cải thiện, canh tân. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong “Phần lắng nghe Lời Chúa” của gia đình. Nếu gia đình không trở nên lành mạnh hơn, thì đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa chỉ là chiếu lệ, máy móc, vô hồn, là thiếu thực tế. Trong khi đó, cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa đúng nghĩa phải dẫn đến hành động thực tế, là phải giúp con người sống với thực tế để canh tân đi đến hoàn thiện từng ngày.
Trên đây là một trong nhiều mô hình của buổi cầu nguyện ban tối trong gia đình, trong đó thể hiện sự nối kết hài hoà hai phần: nói với Chúa và nghe Chúa nói. Và đây cũng là một cách thức “Đưa Lời Chúa vào trong gia đình”.
Mô hình này mong muốn đáp ứng niềm thao thức của nhiều bậc phụ huynh tha thiết với sự nghiệp giáo dục đức tin cho con cái. Đã có một số gia đình thực hiện mô hình này và đã đem lại hiệu quả thiết thực, gia đình trở thành mái ấm thánh thiện và hạnh phúc.
V. Kết luận.
Đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung sẽ giúp “gia đình trở nên cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa, bằng lời cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể. Chính đời sống yêu thương hiệp nhất trong gia đình Công Giáo, ngay giữa những khó khăn và thử thách của cuộc đời, tự nó đã là lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của Tin Mừng. Ngoài ra, theo truyền thống tốt đẹp, gia đình Công Giáo còn là nơi vun trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ”. (Thư chung, số 7).Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.
Gia đình sống tinh thần đức tin, đức mến và đạo hạnh sẽ trở nên như Chủng viện sơ khởi. Hạt giống ơn thiên triệu gặp được điều kiện thuận lợi nơi mãnh đất tốt gia đình sẽ nảy mầm và lớn lên. Ơn gọi dễ nảy sinh trong một tâm hồn có một môi trường sống tốt.
Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con.Amen.
Thư Chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2013 đề cập đến vấn đề mục vụ gia đình.
Trong ba năm qua (2010-2013), tất cả chúng ta đã cùng nhau học hỏi và sống ý nghĩa Giáo Hội: mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ. Định hướng đó và tinh thần của Năm Đức Tin cần được tiếp nối bằng nỗ lực “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, cũng là chủ đề của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII, diễn ra tại Rôma, từ ngày 7-28 tháng 10 năm 2012. (Thư chung 2013, số 2).
Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 là chương trình hành động của Hội Thánh tại Việt Nam trong nhiều năm. Dựa trên định hướng căn bản này, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi thực hiện kế hoạch mục vụ kéo dài 3 năm (2014-2016):
– Năm 2014: Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình;
– Năm 2015: Phúc-Âm-hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn;
– Năm 2016: Phúc-Âm-hóa đời sống xã hội.
Trong năm 2014 sắp tới, chúng ta hãy cùng nhau Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình và thúc đẩy gia đình tham gia tích cực vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình, do đó, Hội Thánh đặc biệt quan tâm đến các gia đình…Để thực hiện những mục tiêu trên, xin anh chị em hãy xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng (x.số 2,4,6).
“Chúng tôi tha thiết xin anh chị em duy trì giờ kinh chung trong gia đình, và cố gắng đưa Lời Chúa vào giờ kinh này” (số 6).
Như vậy, những thao thức mục vụ của các vị chủ chăn là về gia đình Công Giáo, về việc phổ biến và học hỏi Lời Chúa. Đưa Lời Chúa vào trong gia đình để mọi thành viên có Lời Chúa làm của ăn nuôi dưỡng tâm hồn, Lời Chúa là kim chỉ nam và là ánh sáng soi dẫn mọi quyết định và chọn lựa của tín hữu.
Nhận định về bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị của Việt Nam hôm nay, Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 viết: “Trong hai thập niên vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, có nhiều điều đáng lo ngại cho tiền đồ của dân tộc. Nạn phá thai, ly dị, ma túy, mãi dâm, sự gia tăng cách biệt giầu nghèo, tình trạng bất công, bóc lột, tham nhũng, tàn phá môi sinh… tất cả đang có chiều hướng gia tăng và là những dấu hiệu cụ thể của “nền văn hóa sự chết” (Số 6). Trước thực trạng đó, thao thức của dân Chúa là “Canh tân đời sống thiêng liêng của mọi thành phần Dân Chúa dựa trên nền tảng Lời Chúa và các Bí Tích”; và là “Các gia đình Công Giáo được mời gọi giữ vững và củng cố ơn gọi hôn nhân Kitô giáo, xây dựng gia đình như Hội Thánh tại gia, cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương và ngôi trường đầu tiên đào tạo con người toàn diện” (Số 5).
Từ lời mời gọi của Thư Chung 2013, xin được gợi lên một vài suy niệm về đề tài “Đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung gia đình”. Làm thế nào để đưa Lời Chúa vào sinh hoạt hằng ngày của từng gia đình?
I. Lý do “đưa Lời Chúa vào gia đình”.
Trước công đồng Vaticanô II, hầu như Lời Chúa chỉ được công bố khi cử hành các bí tích, từ Bí tích Rửa tội, Thêm sức cho đến các Bí tích Truyền chức, Hôn phối, Xức dầu. Sở dĩ như thế là vì Lời Chúa được xem như là chứng cứ để biện minh rằng chính Chúa Giêsu đã lập các Bí tích, hoặc để soi sáng đức tin của người đã lành nhận Bí tích.
Nhưng dần dần Giáo Hội đã nhận ra rằng, Lời Chúa còn có tác dụng thánh hóa tâm hồn, soi sáng các vấn nạn ngàn đời cũng như những vấn nạn của con người thời đại, đem lại một tia hy vọng cho thế giới đang khắc khoải hiện nay và nhất là đưa con người đi vào hiệp thông với chính Thiên Chúa. Với hiến chế Dei Verbum, Công đồng Vaticanô II còn cho thấy Lời Chúa là chính Thiên Chúa đang nói với con người ngay lúc này “hic et nunc”.
Từ đó, các phong trào học hỏi Lời Chúa, chia sẻ Lời Chúa nở rộ trong các Giáo xứ, các cộng đoàn, các hội đoàn. Tại nhiều gia đình, Lời Chúa cũng được công bố trong những giờ kinh tối sáng của gia đình, nhưng việc dựa vào Lời Chúa để chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên của gia đình thì còn rất họa hiếm.
Có những thao thức về việc đưa Lời Chúa vào gia đình:
- Nếu Lời Chúa được công bố và được chia sẻ trong các đoàn thể thì tại sao lại không đưa Lời Chúa vào trong các gia đình?
- Nếu gia đình là định chế vững chắc và ổn định, trong đó mọi thành viên có nhiệm vụ giúp nhau thánh hóa bản thân và gia đình, thì tại sao lại không đọc và áp dụng Lời Chúa ngay trong phạm vi của gia đình mình để đạt được mục tiêu ấy?
- Nếu gia đình là Hội thánh tại gia, nơi tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa, thì tại sao gia đình lại không phải là nơi ưu việt để Lời Chúa được phổ biến.
- Nếu gia đình được gọi là trường học đầu tiên đào luyện đức tin, thì tại sao gia đình lại không là trường học về Lời Chúa?
II. Nền tảng Thánh Kinh.
Dọc theo chiều dài của Lịch sự cứu độ, trong nhiều trường hợp, Lời Chúa đã được công bố tại các gia đình - bối cảnh thường ngày của cuộc sống.
A. Cựu ước: chính tại các tư gia mà nhiều lần Thiên Chúa đã công bố những quyết định của Người và trao phó sứ mệnh cho con người:
- Chính tại căn lều của cụ Abraham, ba vị sứ giả của Thiên Chúa đã thông báo rằng: vào ngày này sang năm, bà Sara sẽ sinh con.
- Chúa sai tiên tri Samuel đến nhà ông Jessé. Chính tại nơi đây Chúa chỉ định Đavid làm vua, còn Samuel chỉ làm công việc xức dầu phong vương. (1Sm 16,1-13)
- Cuộc cử hành tôn giáo quan trọng nhất là Lễ Vượt Qua, người Do Thái có thói quen mừng lễ trong khuôn khổ gia đình của họ.
- Gia đình là môi trường đầu tiên để người Do thái truyền đạt và đón nhận Lời Chúa. Công thức truyền đạt Lời Chúa rõ ràng và quen thuộc nhất của người Do Thái là: “Nghe đây, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi lòng tạc dạ. Anh em hãy lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy” (Đnl 6,4-7). Đoạn văn tiêu biểu trong sách Đệ Nhị Luật cho thấy gia đình là môi trường thông thường để người Do Thái công bố, truyền đạt và lắng nghe Lời Chúa.
B. Tân Ước: tư gia là nơi được Chúa Giêsu dùng để ngỏ Lời mạc khải.
- Tin Mừng thời thơ ấu Chúa Giêsu là những trang đẹp nhất cho thấy Lời Chúa được công bố tại các gia đình:
+ Biến cố Truyền tin diễn ra trong khuôn khổ một gia đình.
+ Bài ca Magnificat của Mẹ Maria và ca khúc Benedictus của Zacharia không phải là những sáng tác từ trong các tu viện Essénien mà lại là hai ca khúc bộc phát ngay từ trong gia đình.
- Chúa Giêsu không chỉ loan báo Tin mừng ở hoang địa, trên bãi biển, trên triền đồi, trong các nhà hội, tại Đền Thờ Giêrusalem mà còn trong các tư gia:
+ Có lần Người giảng dạy tại một tư gia. Thiên hạ tuôn đến nghe, lớp trong lớp ngoài đông đảo đến nổi, để đưa một người bại liệt đến trước mặt Người, người ta phải dỡ mái nhà để thòng một người bại liệt xuống.
+ Chính tại nhà của ba chị em Matta, Maria và Lazarô ở Bêtania, Chúa giảng dạy cho Maria (Lc 10, 38-42).
+ Chính tại nhà ông Simon biệt phái, trong một bữa ăn, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn hai người mắc nợ, kẻ 50, người 500… để kết luận “Ai yêu mến nhiều thì được tha nhiều” (Lc 7,36-50).
+ Tại nhà của Lêvi, trong một bữa tiệc từ giã các đồng nghiệp do Lêvi thết đãi, Chúa Giêsu đã nói rõ lập trường của Người: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần… Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,12.13b). Và tại nhà ông Giakêu, Người cũng dạy một giáo lý tương tự như thế: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10)
+ Vào một ngày Sabat, Người dùng bữa tại nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisiêu. Nơi đây Người đã dạy rằng được phép làm việc lành vào ngày Sabbat khi Người chữa lành người mắc bệnh phù thũng (Lc 14,1-6).
+ Bí tích Thánh Thể được Chúa thiết lập trong một tư gia.
+ Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi loan báo Tin mừng. Người không truyền lệnh cho các ông đến các hội đường, hay đứng giữa các ngã ba đường để lớn tiếng giảng dạy như thói quen của các Rabbi thời ấy, nhưng Người lại truyền lệnh là đến từng nhà “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên các con hãy nói: ‘Bình an cho nhà này’… Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó…”(Lc 10,5-8). Tại sao lại rao giảng Lời Chúa trong gia đình, mà không phải ở ngoài chợ búa, nơi công cộng? Phải chăng vì gia đình có bầu khí thích hợp để người ta dễ đón nhận Tin mừng hơn?
C. Giáo Hội sơ khai: gia đình càng là nơi ưu tiên để Lời Chúa được công bố và triển khai.
- Chính trong một căn hộ là Nhà tiệc ly, mà Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các môn đệ chứ không phải tại Đền thờ Giêrusalem hay tại một hội đường.
- Dĩ nhiên các tín hữu tiên khởi cũng đến cầu nguyện tại Đền Thờ như những người Do Thái khác. Nhưng sinh hoạt chủ yếu là lắng nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Bẻ Bánh lại chỉ diễn ra tại các tư gia mà thôi. Những ngôi nhà trong đó các tín hữu tiên khởi gặp gỡ nhau chính là Giáo Hội tại gia đúng nghĩa nhất. Sách Công vụ Tông đồ đã tóm tắt cuộc gặp gỡ có tính cách gia đình của các tín hữu tiên khởi để nghe Lời Chúa và tham dự Lễ Bẻ Bánh “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Khi làm lễ Bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ” (Cv 2,42.46b).
- Trong các cuộc hành trình truyền giáo của mình, Thánh Phaolô tông đồ cũng thường giảng dạy tại các tư gia.
Một vài trích dẫn Thánh Kinh cho thấy: Gia đình là nơi ưu việt để người tín hữu lắng nghe Lời Chúa.
III. Đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung gia đình.
Trong chương trình cứu độ, Thiên Chúa đã dùng nhiều phương cách để mạc khải cho loài người. Gia đình, nơi công bố Lời Chúa là một phương cách đem lại hiệu quả. Vì thế, Giáo Hội cổ võ phong trào đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung gia đình.
1. Trong những năm gần đây, Giáo Hội Việt Nam đã có những sáng kiến đưa Lời Chúa vào trong gia đình, chẳng hạn như:
- Mỗi gia đình nhận Lộc Lời Chúa vào ngày Tết Nguyên Đán.
- Đọc Lời Chúa trong các buổi kinh chung của các giáo họ, các liên gia. Đọc Lời Chúa trong các buổi kinh chung do các hội đoàn hay đoàn thể tổ chức trong Tháng Hoa, Tháng Trái Tim, Tháng Mân Côi và Tháng các Đẳng Linh hồn.
- Ngoài ra, tại nhiều nơi, khi có lễ giỗ, khi tổ chức viếng xác, tiệc cưới, giáo dân cũng tổ chức suy tôn Lời Chúa.
Thế nhưng, đây chỉ là những sinh hoạt theo “thời vụ” tại các gia đình, chứ chưa phải là thường xuyên.
Làm sao để thường xuyên đem Lời Chúa vào trong gia đình?
Gia đình là một cộng đoàn sống chung dưới một mái ấm. Những thành viên được nối kết với nhau bằng mối liên hệ ruột thịt. Những bữa ăn sáng, trưa, tối và trong những buổi đọc kinh chung thì mọi thành viên của gia đình mới họp mặt đông đủ. Công bố Lời Chúa, cần có bầu khí cầu nguyện và lắng nghe Chúa nói. Vì thế, chỉ có hai giờ kinh sáng và kinh tối mới đáp ứng được yêu cầu. Giờ kinh tối là thích hợp nhất. Buổi sáng trong gia đình, có người đi lễ, người đi làm, người đi học…Ban tối mọi người về lại mái ấm gia đình. Bầu khí thân mật, đầm ấm, thoải mái, hạnh phúc thích hợp nhất để cầu nguyện chung.
2. Tạo bầu khí đầm ấm hạnh phúc, gia đình cần cầu nguyện chung.
Đối với người Công Giáo, việc cầu nguyện chung trong gia đình là yếu tố nền tảng để bảo vệ, duy trì và tăng trưởng hạnh phúc gia đình. Bữa cơm gia đình là lúc đầm ấm, mọi người ngồi bên nhau chia sẻ lương thực là hoa quả của mồ hôi lao động của người thân trong tâm tình tri ân cảm mến. Giờ kinh chung, bầu khí thánh thiện hiệp nhất mọi thành phần gia đình trong ơn thánh.
Cầu nguyện chung giúp mọi người trong gia đình giữ vững đức tin. Đây là chân lý đã được chứng minh qua lịch sử Hội Thánh. Giáo Hội Việt Nam đã đứng vững trong suốt 300 năm bị cấm chế và bách hại. Nhiều nơi, không có mục tử chăm sóc, nhưng nhờ chuyên chăm kinh nguyện trong gia đình mà tín hữu đã giữ vững đức tin và tuyên xưng đức tin trong các cuộc bách hại lâu dài. Kinh nguyện trong gia đình là chiều sâu và nền móng vững chãi của Giáo Hội Việt Nam.
IV. Đưa Lời Chúa vào giờ kinh tối.
Giờ kinh tối, mọi thành viên của gia đình tham gia tích cực sẽ đem lại nhiều lợi ích. “Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, thờ phượng Thiên Chúa, đền thờ tại gia. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa trái vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông bắt nguồn từ bí tích Rửa Tội và Hôn Phối. Chúa Giêsu hiện diện trong gia đình khi vợ chồng, cha mẹ, con cái cùng cầu nguyện, và khi đó, chính cuộc sống gia đình trở thành lời kinh sống động”.(Số 6).
Cầu nguyện là gặp gỡ, là đối thoại giữa Thiên Chúa và con người. Đây là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa, Đấng tạo thành và thụ tạo, cho nên thái độ của con người là tôn thờ và cảm tạ. Nhưng đồng thời đây cũng là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa là Cha và chúng ta là con, cho nên cuộc gặp gỡ này cũng đượm tâm tình phụ tử.
Cầu nguyện là gặp gỡ là đối thoại nên có NÓI và có NGHE. Vì thế cần chia giờ cầu nguyện thành hai phần:
• Nói chuyện với Chúa.
• Nghe Chúa nói với ta.
Phần I: Ta nói chuyện với Chúa
Vì cầu nguyện là nói chuyện với Chúa, cho nên cần lưu ý đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Xin có một đề nghị cụ thể như sau:
- Sau khi làm dấu Thánh giá, đọc kinh Chúa Thánh Thần, cả gia đình dành vài phút thinh lặng trước nhan Chúa, củng cố niềm tin vào sự hiện diện của Người. Phút thinh lặng thiêng liêng của buổi cầu nguyện. Mỗi người hướng lòng tin, cậy, mến, phó thác vào Chúa.
- Tiếp đến là đọc kinh cách chậm rãi, không nóng ruột mong cho chóng xong chóng rồi. Có thể chia các kinh nguyện trải dài trong suốt cả tuần, một cách cụ thể:
+ Ngày Chúa Nhật, đọc các kinh: Kinh sấp mình, kinh Đội ơn, kinh Phù hộ. Sau đó, hát một bài kính Đức Mẹ, kinh truyền giáo.
+ Ngày thứ hai: Sau dấu Thánh giá, kinh Đức Chúa Thánh Thần. Im lặng. Đọc tiếp các kinh: Tin, Cậy, Mến, Lạy Cha.
+ Các ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, cũng theo thứ tự ấy mà đọc hết các kinh hàng ngày.
+ Riêng ngày thứ tư đọc thêm kinh kính thánh Giuse. Ngày thứ năm đọc thêm kinh cầu cho các linh mục hoặc kinh dâng gia đình. Ngày thứ sáu đọc thêm kinh cầu Trái Tim. Ngày thứ bảy đọc thêm kinh cầu Đức Bà.
Phần II: Lắng nghe Lời Chúa.
Đây là phần mang tính sáng tạo, đổi mới liên tục, tự phát, dấn thân… phù hợp với tâm lý tuổi trẻ và giới thiếu nhi.
1. Lắng nghe Chúa nói
Trước mặt Chúa, chúng ta chào hỏi, bày tỏ tâm tình tin tưởng, cậy trông và nói lên lòng cảm mến tri ân đã đành, nhưng còn phải lắng nghe Chúa nói. Tại sao thế? Thưa, vì cầu nguyện là một cuộc đối thoại, cho nên ngoài việc nói với Chúa, còn cần phải nghe Chúa nói. Đây là điều mà xưa nay các gia đình Công Giáo Việt Nam ít quan tâm, dù rằng đây là một phần cốt yếu giúp cải thiện cuộc sống. Việc đọc Tin mừng trong gia đình được thực hiện một cách tương đối rộng rãi từ năm Sống Lời Chúa mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề ra. Và phải thành thật nhận định rằng: cuốn cẩm nang mang tựa đề “LỜI CHÚA TRONG GIỜ KINH GIA ĐÌNH” đã góp phần đáng kể vào việc đọc Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện. Quyển cẩm nang này đã trở nên bạn đồng hành của các gia đình trong giờ kinh tối.
Cụ thể là, sau khi đã chu toàn phần I (tức là làm dấu Thánh giá, đọc kinh Chúa Thánh Thần, thinh lặng và đọc một số kinh), một thành viên trong gia đình đọc một đoạn Kinh Thánh hay một đoạn Tin Mừng.
Về việc đọc Lời Chúa, xin được đề nghị như sau:
Cha mẹ có thể chia cho mỗi người con đọc Kinh Thánh suốt một tuần.
Người đọc Kinh Thánh phải có chố đứng thích hợp, thái độ kính cẩn. Bài sách Nêhêmia sau đây là một mô hình cho các cuộc cử hành Lời Chúa : “Bấy giờ, muôn người như một, tụ họp ở quảng trường trước cửa Nước. họ xin ông Esdras là kinh sư đem sách luật Môsê ra. Đó là luật Đức Chúa đã truyền cho Israel. Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Esdras cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn… Ông đọc từ sáng tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật. Kinh sư Esdras đứng trên bục gỗ…khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy. Bấy giờ Esdras chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: “Amen Amen! rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa…Ông Esdras và các thầy Lêvi đọc rõ ràng và giải thích luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc”(Nh 8,1-8).
Trong cuộc cử hành phụng vụ này, các thừa tác viên đứng ở một vị trí riêng để chu toàn phận vụ, dân Chúa đứng tại chổ của mình mà tham dự tích cực bằng thái độ kính cẩn và bằng lời tung hô. Khi thi hành như thế, mọi người đều đã phục vụ Lời Chúa theo chức năng của mình, đề cao Lời Chúa, đón lấy Lời Chúa vào tâm hồn và để cho Lời Chúa tác động. Dĩ nhiên đây là mô hình dành cho các buổi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa trong các cộng đoàn. Nhưng mô hình ấy cũng có thể áp dụng cho gia đình. Khi nghe Lời Chúa, mỗi người cảm nghiệm một cách cụ thể những ơn lành Chúa đã ban cho gia đình mình hay cho một phần tử nào đó của gia đình.
Ngoài ra, đoạn Kinh Thánh này cũng gợi ý rằng: “Khi Lời Chúa được tuyên đọc, thì không phải Lời Chúa được gợi nhớ qua một thừa tác viên, một trung gian, nhưng là chính Thiên Chúa hiện diện thiết thực trong Lời của Người và vì chính Người nói khi người ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội”. (Hiến chế về Phụng vụ Thánh, số 7). Như vậy, thái độ của người công bố cũng như người lắng nghe lại càng phải kính cẩn biết bao!
2. Sau khi nghe bài Kinh Thánh
- Mỗi người hãy hồi tâm nhìn lại những gì đã xảy ra trong gia đình, trong lối xóm, trong cách cư xử của mình đối với người khác. Đối chiếu với Lời Chúa vừa nghe, mỗi người xét mình đã phản ứng như thế nào, đã sống ra sao trước những sự việc ấy.
- Tiếp đến, trong sự tin tưởng lẫn nhau, cha mẹ con cái, mỗi người đều có thể trình bày một ngày sống của mình, trong đó mình đã phản ứng, đã cư xử với Chúa và tha nhân có thực sự phù hợp với Lời Chúa mà mình vừa nghe chưa? Đây là điều mà chúng ta gọi là chia sẻ kinh nghiệm sống.
Vào thời gian đầu mới thực tập, ai cũng cảm thấy ngượng ngùng, vì cha mẹ mà nói lên những khuyết điểm, những thiếu sót của mình trước mặt con cái, xem ra rất ngại ngần. Nhưng những ai đã can đảm vượt qua được cái tâm lý e dè, ngượng ngập ban đầu ấy đều nói rằng chính sự cởi mở, khiêm tốn của cha mẹ sẽ giúp gia đình thăng tiến hơn cả trăm lần những bài học luân lý, đạo đức.
- Lắng nghe Lời Chúa qua bản văn Kinh Thánh, mỗi người sẽ được thôi thúc để lắng nghe những mơ ước, mong đợi, những nhu cầu của mọi thành viên khác trong gia đình. Cuộc sống chung trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ con cái, giữa anh chị em với nhau, tuy rất gần gũi nhưng không vì thế mà đã có thể đi vào nội tâm của nhau, hiểu rõ những mơ ước cũng như những uẩn khúc của nhau. Biết bao người con đã phải thốt lên: “Cha mẹ chẳng hiểu con gì hết!”. Cho nên Lời Chúa vừa nghe phải gợi lên cho mọi người trong gia đình những gì mình có thể làm cho nhau.
- Không ai có thể gặp gỡ Thiên Chúa khi không muốn gặp gỡ anh em. Mọi người trong gia đình không thể đến gặp gỡ Chúa qua Lời của Người mà lòng còn mang nặng oán ghét, buồn phiền. Không ai có thể đọc kinh hoặc nghe Chúa nói mà lòng còn chất chứa ưu phiền. Nếu đã có những xích mích, hiểu lầm giữa nhau, thì đây là giây phút để xin lỗi nhau và tha thứ cho nhau: “Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4, 26).
- Lắng nghe Lời Chúa trong gia đình không chỉ là rà xét lại cách hành xử của mình đối với Chúa, không chỉ là lắng nghe tâm sự, mơ ước của mọi người trong gia đình để đáp ứng, cũng không chỉ là hoà giải giữa các thành viên trong gia đình, mà còn là thời gian để rà xét lại mối tương quan của gia đình đối với người ngoài gia đình, đối với làng xóm.
Nhìn lại cuộc sống dưới ánh sáng của Lời Chúa, gia đình không thể không duyệt lại mối tương quan của mình đối với các gia đình trong làng xóm. Do đó, nếu gia đình mình có điều gì sứt mẻ với những người lối xóm, thì đây là lúc mọi người trong gia đình nên tìm ra một giải pháp cụ thể để làm hoà với mọi người.
Lắng nghe Chúa rồi lắng nghe những nhu cầu của mọi người trong gia đình mà thôi, chưa đủ, mà còn phải lắng nghe những tiếng lòng của những người bên cạnh nhà mình. Nếu trong xóm có gia đình gặp khó khăn, gặp tai nạn hay một điều bất ưng, thì đây là lúc mọi người trong gia đình nên tìm ra một phương án cụ thể để giúp đỡ, để an ủi, để khích lệ. Họ là hiện thân của Đức Kitô đang vác thập giá, và họ đang cần những Simon Cyrênê vác đỡ một tay. Lắng nghe Lời Chúa chỉ trở nên trọn vẹn khi mọi người trong gia đình biết hướng tới tha nhân.
- Lắng nghe Lời Chúa, do đó, là một quyết tâm. Nói đến quyết tâm là nói đến cải thiện, canh tân. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong “Phần lắng nghe Lời Chúa” của gia đình. Nếu gia đình không trở nên lành mạnh hơn, thì đọc kinh cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa chỉ là chiếu lệ, máy móc, vô hồn, là thiếu thực tế. Trong khi đó, cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa đúng nghĩa phải dẫn đến hành động thực tế, là phải giúp con người sống với thực tế để canh tân đi đến hoàn thiện từng ngày.
Trên đây là một trong nhiều mô hình của buổi cầu nguyện ban tối trong gia đình, trong đó thể hiện sự nối kết hài hoà hai phần: nói với Chúa và nghe Chúa nói. Và đây cũng là một cách thức “Đưa Lời Chúa vào trong gia đình”.
Mô hình này mong muốn đáp ứng niềm thao thức của nhiều bậc phụ huynh tha thiết với sự nghiệp giáo dục đức tin cho con cái. Đã có một số gia đình thực hiện mô hình này và đã đem lại hiệu quả thiết thực, gia đình trở thành mái ấm thánh thiện và hạnh phúc.
V. Kết luận.
Đưa Lời Chúa vào giờ kinh chung sẽ giúp “gia đình trở nên cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc-âm-hóa, bằng lời cầu nguyện cũng như bằng hành động cụ thể. Chính đời sống yêu thương hiệp nhất trong gia đình Công Giáo, ngay giữa những khó khăn và thử thách của cuộc đời, tự nó đã là lời chứng âm thầm nhưng có sức thuyết phục của Tin Mừng. Ngoài ra, theo truyền thống tốt đẹp, gia đình Công Giáo còn là nơi vun trồng ơn gọi linh mục và tu sĩ”. (Thư chung, số 7).Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.
Gia đình sống tinh thần đức tin, đức mến và đạo hạnh sẽ trở nên như Chủng viện sơ khởi. Hạt giống ơn thiên triệu gặp được điều kiện thuận lợi nơi mãnh đất tốt gia đình sẽ nảy mầm và lớn lên. Ơn gọi dễ nảy sinh trong một tâm hồn có một môi trường sống tốt.
Thánh Gia là một gia đính lý tưởng, đạo đức, yêu thương, hạnh phúc ngập tràn.
Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con.Amen.
Hãy kiên trì cầu nguyện
Lm Jude Siciliano OP
07:35 19/10/2013
Chúa Nhật XXIX THƯỜNG NIÊN -C-
Xuất hành 17: 8-13; T.vịnh 121; 2 Timôthê 3: 14- 4:2; Luca 18: 1-18
HÃY KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
Một hôm, sau thánh lễ, có người đàn ông trạc tuổi 60 và là cha của 6 người con đến gặp tôi và kể cho tôi nghe qua về chuyện gia đình ông. Ông tâm sự rằng: “Vợ con đã qua đời vì căn bệnh ung thư cách đây 5 năm. Bà ấy là một người vợ, một người mẹ tuyệt vời và con yêu vợ con rất nhiều. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thì 2 năm sau bà ấy mất. Trong suốt thời gian đó, vợ con phải trải qua tất cả các phương pháp điều trị với những tác dụng phụ khủng khiếp. Từ lúc vợ con được chẩn đoán mắc bệnh, cho đến những ngày trước khi qua đời, gia đình chúng con đã cùng nhau cầu nguyện rất nhiều cho việc điều trị của vợ con. Bởi lẽ, Đức Giêsu đã dạy rằng: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ được mở cho”.
Người đàn ông nhún vai và tiếp lời: “Chúng con đã làm những điều Đức Giêsu dạy. Chúng con tự hỏi: “Thiên Chúa đang chờ đợi điều gì? Lý do nào mà Người trì hoãn lâu thế? Chẳng lẽ chúng con chưa sống tốt sao? Tại sao Thiên Chúa lại để cho điều này xảy đến với vợ con và với gia đình con?” Người đàn ông đặt ra những câu hỏi mà nhiều người chúng ta cũng đã hỏi. Có phải chỉ những người tốt mới đến được với Thiên Chúa sao? Những người còn lại thì không tốt ư? Có phải chúng ta lại liều lĩnh đi nghe một người không hoàn hảo à?
Trong cuộc đời, chúng ta đã dán nhãn cho một số người đang sống như những vị thánh. Chúng ta gọi các thành viên trong gia đình Gutter là những “vị thánh”. Mẹ Têrêsa Calcutta mất ngày 5/9/1997. Trước đó, vào năm 1979 Mẹ nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. Cả những người tín hữu và những người vô thần đều gọi Mẹ là vị thánh ngay khi Mẹ còn sống. Chúng ta nghĩ rằng, với mọi người, Mẹ Têrêsa biết được con đường đúng đắn để cầu nguyện và những lời cầu nguyện của Mẹ nhanh chóng đến với Thiên Chúa. Có thể nói, đây là một sự lắng nghe nhanh chóng và đáp trả tức khắc.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết về tiểu sử của Mẹ, một sưu tập những bức thư Mẹ đã viết cho các cha giải tội qua nhiều năm, trong đó có chỗ viết rằng: “Mẹ Têrêsa: Hãy trở nên ánh sáng của Ta”. Thế đấy, đời sống cầu nguyện của Mẹ đã không tạo ra ánh sáng, không hề có những khoảnh khắc xuất thần nào cả. Thay vào đó, Mẹ mô tả sự im lặng và trống rỗng trong lời cầu nguyện và Mẹ không hề có trải nghiệm thân mật nào về Thiên Chúa cả. Nào ai có biết đằng sau nụ cười không ngớt trên môi, đặc biệt nụ cười khi Mẹ thể hiện với những người nghèo đang chết dần trong thành phố Calcutta, là một bóng tối tâm linh khủng khiếp. Đây quả là một cảm nhận về sự vắng mặt của Thiên Chúa.
Người đàn ông góa vợ kể trên, cả Mẹ Têrêsa, và nhiều người trong chúng ta có chung điều gì đó. Chúng ta đã cầu nguyện và cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn, đã không có được bất kỳ sự an ủi hay câu trả lời nào ngay tức khắc cả. Chúng ta đã chịu đựng tất cả những thứ ngờ vực và cố quay lưng lại với Thiên Chúa, vì chúng ta cảm thấy dường như Thiên Chúa đã quay lưng lại với chúng ta. Như Mẹ Têrêsa, có lẽ chúng ta mang một khuôn mặt hạnh phúc và can đảm trước thế giới. Tuy nhiên, khi đấu tranh với những hoài nghi, chúng ta không thể ngừng chất vấn với chính mình.
Đức Giêsu cũng thừa nhận rằng trong cầu nguyện, chúng ta dễ nản lòng, đặc biệt khi chúng ta vật lộn với những khủng hoảng và những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ liên quan đến bệnh tật và hoàn cảnh gia đình, nhưng chúng ta còn đấu tranh để làm điều đúng đắn và dường như những nỗ lực của chúng ta không mang lại kết quả gì. Như bà góa trong Tin mừng, chúng ta tìm kiếm những điều thích đáng. Sau hết, trong một thế giới mà chẳng ai chia sẻ quan điểm của mình, thì lẽ nào chúng ta không trở nên những cộng sự viên của Thiên Chúa được sao? Chúng ta muốn điều gì đó phải đúng đắn và công bằng cho chính mình và cho người khác. Chúng ta muốn Thiên Chúa lên tiếng và thực thi điều gì đó!
Tuy nhiên, dù chúng ta có nỗ lực hết mình để thực hiện những điều chính trực thì chẳng lay chuyển gì được thế giới này đâu. Chúng ta cố gắng chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên quê hương mình, trong trường học và nơi công sở. Chúng ta làm những gì theo khả năng mình để ủng hộ cho quyền lợi người nghèo và những người bị bỏ rơi. Chúng ta muốn điều gì đó công bằng cho mình và cho tha nhân. Nói cách khác, chúng ta luôn ghi khắc Đức Giêsu trong tâm trí, chúng ta nghĩ đến những tư tưởng của Người và chúng ta chịu ảnh hưởng những điều Người cảm nhận về tha nhân.
Hôm nay, chúng ta lấy câu chuyện về bà góa làm gương mẫu, vì bà chỉ muốn được trả lại điều đúng đắn cho mình. Bà góa trong dụ ngôn hôm nay có thể nhờ một người nào đó sát cánh bên mình. Bà không xin ơn đặc biệt hay tình bác ái. Bà không muốn vị quan tòa đầy quyền lực kia giúp mình thoát khỏi cảnh tù đày hoặc được hưởng án treo. Bà ta muốn điều thích đáng, đó là: “Đối phương hại tôi xin ngài minh xét cho”.
Đức Giêsu biết chúng ta cầu nguyện khó khăn ra sao. Như người đàn ông vợ mất vì bệnh ung thư, hay như bà góa trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu biết rằng chúng ta dễ bị cám dỗ bỏ cuộc. Vì vậy, Người lớn tiếng tự hỏi: “Liệu khi Con Người đến còn thấy niềm tin trên mặt đất này không?” Thế chúng ta có tiếp tục cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn hay không? Liệu chúng ta có còn tin cậy vào Thiên Chúa qua những nỗ lực của mình để làm điều đúng đắn, ngõ hầu chống lại những thế lực xem ra không thể khắc phục được chăng?
Thiên Chúa không như vị quan tòa trong dụ ngôn, người ta phải hao mòn vì liên lỉ cầu xin ông. Hơn nữa, dụ ngôn trình bày một sự tương phản. Nếu ngay cả một quan tòa bất chính, đến nỗi: “Chẳng kính sự Thiên Chúa, cũng chẳng coi ai ra gì”, mà còn nhượng bộ và làm theo lẽ phải, thì Thiên Chúa lại càng sẵn lòng biết bao, và lẽ nào Người lại không “minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” Thiên Chúa hằng ở bên cạnh chúng ta biết dường nào, thế thì, đối lập của quan tòa bất chính này là ai vậy? Nhà giảng thuyết cần thận trọng kẻo tạo ra sự nhầm lẫn, đó là: không phải chúng ta chịu hao mòn vì liên lỉ cầu xin Thiên Chúa thì mới được nhận lãnh những điều chúng ta cần.
Dụ ngôn của Đức Giêsu không lấy đi chương trình cứu độ mà tất cả chúng ta đều đặt niềm tin vào đó khi chúng ta tự hỏi: “Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta nguy nan? Người trì hoãn đáp lời là vì lý do gì?” Những gì chúng ta làm thì tựa như những điều người đàn ông đã thực hiện cho người vợ quá cố của mình, và cũng tựa như điều Mẹ Têrêsa vẫn thi hành, đó là: chúng ta cầu nguyện và chúng ta trải qua những ngày vẫn tin Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta vẫn sẵn sàng chờ đợi Thiên Chúa giang cánh tay của Người.
Thế Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta cầu nguyện? Thiên Chúa tiếp tục thay đổi tâm hồn và gia tăng niềm tin cho chúng ta. Vậy, đâu là điều mà Thiên Chúa đã làm cho người đàn ông vợ chết vì căn bệnh ung thư? Đó là, ngay cả khi ông ta còn ấp ủ trong lòng những chất vấn thì ông vẫn tiếp tục cầu nguyện và đi Lễ. Điều Thiên Chúa đang thực hiện cho chúng ta lúc này, và trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta đó là: trao cho chúng ta niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Người sẽ đứng bên cạnh chúng ta, để khi Đức Giêsu trở lại Người sẽ thấy niềm tin nơi chúng ta.
Thư thứ 2 của thánh Phaolô gửi cho ông Timôthê là một suy tư về sứ vụ của thánh Phaolô. Ngài bị tù và viết cho ông Timôthê, vì ông sẽ là người kế nhiệm thánh Phaolô. Bức thư mang âm hưởng về phong thái của người thầy dày dạn kinh nghiệm đã trao cho môn đệ của ngài những yếu tố cần thiết cho sứ vụ.
Qua nhiều năm, với tư cách là thành viên của Dòng Đa Minh (Dòng Anh Em Giảng Thuyết), tôi đã nghe phần thứ hai của bài đọc hôm nay được công bố trong các buổi công hội, và thấy nó được in ngay cả trong tài liệu sứ vụ của chúng tôi: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu, ..., tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (4,1-2). Tuy nhiên, bức thư này không chỉ ngỏ lời với các thừa tác viên Giáo Hội và Dòng Anh Em Giảng Thuyết.
Còn thư thứ 2 Timôthê nói với tất cả chúng ta, đặc biệt qua lời mời gọi hãy tin tưởng điều chúng ta đã được biết và tin vào Kinh thánh. Thánh Phaolô đang nói về Kinh thánh của Dothái giáo (Cự ước). Có một số người tin rằng Kinh thánh Cựu ước không còn thích hợp cho các Kitô hữu nữa. Quả thật, điều này không phải theo quan điểm của thánh Phaolô.
Thánh Phaolô cũng nhắc nhở ông Timôthê về những người đã trao đức tin cho ngài. Trong Bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta dâng lời cảm tạ cho những người đầu tiên đã dạy niềm tin cho chúng ta khi chúng ta còn nhỏ, cũng như cảm tạ những người tiếp tục làm gương và trung thành rao giảng Lời Chúa cho chúng ta.
Trong tinh thần ủy thác trang trọng của thánh Phaolô, và chúng ta là những nhà giảng thuyết có lẽ cũng nên xem xét việc giảng thuyết từ các bản văn Hipri, vì thánh Phaolô nói rằng, họ “có thể dạy anh nên khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitô Giêsu”.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
29th SUNDAY -C-
Exodus 17: 8-13; Psalm 121; 2 Timothy 3: 14- 4:2; Luke 18: 1-18
After Mass a man in his early 60s, a father of six children, approached me and told me a bit of his story. "My wife died of cancer five years ago. She was such a wonderful wife and mother and I loved her very much. She died two years after the diagnosis. During that time she went through all kinds of treatments, with terrible side effects. From the time she was first diagnosed, until days before she died, our family prayed together for her cure. Jesus said, ‘Ask and you shall receive. Seek and you shall find. Knock and it shall be opened to you.’"
The man shrugged and said, "We did what Jesus told us to do. All along we wondered, ‘What is God waiting for? What’s taking so long? Weren’t we good enough? Why did God let this happen to my wife and to my family?’" The man raised questions many of us have also asked. Do only the very good people have access to God? Are the rest of us too imperfect? Too flawed to get a hearing when we desperately need one?
In our lifetimes we have labeled some living persons as saints. One we called "the Saint of the Gutters." Mother Teresa died September 5, 1997; in 1979 she received the Nobel Peace Prize. In her lifetime she was called a saint by both believers and atheists. We would think that, of all people, Mother Teresa would know the right way to pray and that her prayers would be on the fast track to God; get a quick hearing and immediate response.
Yet, as we learned from her biography, "Mother Teresa: Come Be My Light," a collection of letters she wrote to several confessors over the years, that her prayer life produced no light, no choice moments of ecstasy. Instead she describes silence and emptiness in her prayer and that she had no immediate experience of God. Beneath her constant smile, especially the smile she showed the dying poor of Calcutta, was intense spiritual darkness; a feeling of the absence of God.
That widower who lost his wife, Mother Teresa, and many of us, have something in common. We have prayed and prayed through difficult times, have gotten no immediate comfort or answer. We have suffered all kinds of doubts and been tempted to turn our backs on God because, it felt as if, God had turned a back on us. Perhaps, like Mother Teresa, we wear a happy and brave face before the world, yet we can’t help wondering as we struggle with our doubts.
Jesus was well aware that in our prayer we would get discouraged, especially when we wrestle with hard issues and crises in our lives; not only concerning sickness and family situations, but when we struggle to do what is right and seem to be getting no results. Like the widow in the gospel, we seek to have things put right. After all, aren’t we partners with God in a world that doesn’t always share our views? We want what is fair and just for ourselves and for others. We want God to speak up and do something!
But the world doesn’t always yield to our best efforts to make things right. We try to fight against racism in our homes, school and work. We do what we can to stand up for the rights of the poor and those who get picked on. We want what is just for ourselves and for others. In other words, we keep Jesus in mind; we think his thoughts; we feel what he feels for others.
We take with us today the story of a widow who wanted only what was right to be given to her. The widow in today’s parable could have used someone on her side. She wasn’t asking for special favors or charity. She didn’t want the powerful judge to keep her out of jail or get her a suspended sentence. She wanted what was her due: "Render a just decision for me against my adversary."
Jesus knew how hard prayer would be for us. He knew that we, like the man whose wife died of cancer, or like the widow in today’s parable, would be tempted to give up. So he wonders aloud: "When the Son of Man comes will he find faith on earth?" Would we keep praying through difficult times? Would we keep trusting God in our efforts to do right against, what feels like, insurmountable forces?
God is not like the judge in the parable, someone who has to be worn down by persistent petition. Rather, the parable is presenting a contrast. If even an unjust judge who, "neither feared God nor respected any human being," would eventually give in and do what was right, how much more is God disposed to "secure the rights of God’s chosen ones who call out to God day and night?" How much more is God on our side, who is the very opposite of a corrupt judge? The preacher needs to be careful not to make it sound like we have to wear God down to receive what we need.
Jesus’ parable doesn’t take away the mystery we all have to live with when we ask: "What is God doing when we are in need? What’s taking God so long to respond?" What we do is what that man did whose wife died and what Mother Teresa kept on doing: we pray and we go through the days still trusting God loves us; still willing to wait for a while for God to show God’s hand.
What is God doing while we pray? God continues to change our hearts and strengthen our faith. Which is what God did for that man whose wife died of cancer. He continues to pray and go to church, even as he lives with his questions. That is what God is doing for us now, answering our prayers: giving us hope that God will never abandon us; will stand with us, so that when Jesus does return he will find faith in us.
2 Timothy is a reflection on the ministry of St. Paul. Paul is imprisoned and writes to Timothy, who was to be Paul’s successor. The letter has the tone of a mentor passing on to his disciple the essentials of the ministry.
Over the years, as a member of the Dominican Order (the Order of Preachers), I have heard the second part of today’s reading proclaimed at our assemblies and seen it printed in our vocation material: "I charge you… proclaim the word; be persistent whether it is convenient or inconvenient; convince, reprimand, encourage through all patience and teaching" (4:1-2). But this letter isn’t addressed just to church minsters and to the Order of Preachers.
2 Timothy speaks to all of us, particularly in its call to be faithful to what we have learned and believe from the Scriptures. Paul is speaking of the Scriptures of Judaism (the Old Testament). There are some who believe the former Testament is no longer relevant for Christians. Well, not according to Paul.
He also reminds Timothy of those who handed on the faith to him. In our Eucharist today we might give thanks for those who first taught us the faith when we were children, as well as those who continue to model and faithfully preach God’s Word to us.
In the spirit of Paul’s solemn commission, we preachers might also consider preaching from the Hebrew texts, for Paul says, they "are capable of giving you wisdom for salvation through faith in Christ Jesus."
Xuất hành 17: 8-13; T.vịnh 121; 2 Timôthê 3: 14- 4:2; Luca 18: 1-18
HÃY KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN
Một hôm, sau thánh lễ, có người đàn ông trạc tuổi 60 và là cha của 6 người con đến gặp tôi và kể cho tôi nghe qua về chuyện gia đình ông. Ông tâm sự rằng: “Vợ con đã qua đời vì căn bệnh ung thư cách đây 5 năm. Bà ấy là một người vợ, một người mẹ tuyệt vời và con yêu vợ con rất nhiều. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thì 2 năm sau bà ấy mất. Trong suốt thời gian đó, vợ con phải trải qua tất cả các phương pháp điều trị với những tác dụng phụ khủng khiếp. Từ lúc vợ con được chẩn đoán mắc bệnh, cho đến những ngày trước khi qua đời, gia đình chúng con đã cùng nhau cầu nguyện rất nhiều cho việc điều trị của vợ con. Bởi lẽ, Đức Giêsu đã dạy rằng: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ được mở cho”.
Người đàn ông nhún vai và tiếp lời: “Chúng con đã làm những điều Đức Giêsu dạy. Chúng con tự hỏi: “Thiên Chúa đang chờ đợi điều gì? Lý do nào mà Người trì hoãn lâu thế? Chẳng lẽ chúng con chưa sống tốt sao? Tại sao Thiên Chúa lại để cho điều này xảy đến với vợ con và với gia đình con?” Người đàn ông đặt ra những câu hỏi mà nhiều người chúng ta cũng đã hỏi. Có phải chỉ những người tốt mới đến được với Thiên Chúa sao? Những người còn lại thì không tốt ư? Có phải chúng ta lại liều lĩnh đi nghe một người không hoàn hảo à?
Trong cuộc đời, chúng ta đã dán nhãn cho một số người đang sống như những vị thánh. Chúng ta gọi các thành viên trong gia đình Gutter là những “vị thánh”. Mẹ Têrêsa Calcutta mất ngày 5/9/1997. Trước đó, vào năm 1979 Mẹ nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. Cả những người tín hữu và những người vô thần đều gọi Mẹ là vị thánh ngay khi Mẹ còn sống. Chúng ta nghĩ rằng, với mọi người, Mẹ Têrêsa biết được con đường đúng đắn để cầu nguyện và những lời cầu nguyện của Mẹ nhanh chóng đến với Thiên Chúa. Có thể nói, đây là một sự lắng nghe nhanh chóng và đáp trả tức khắc.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết về tiểu sử của Mẹ, một sưu tập những bức thư Mẹ đã viết cho các cha giải tội qua nhiều năm, trong đó có chỗ viết rằng: “Mẹ Têrêsa: Hãy trở nên ánh sáng của Ta”. Thế đấy, đời sống cầu nguyện của Mẹ đã không tạo ra ánh sáng, không hề có những khoảnh khắc xuất thần nào cả. Thay vào đó, Mẹ mô tả sự im lặng và trống rỗng trong lời cầu nguyện và Mẹ không hề có trải nghiệm thân mật nào về Thiên Chúa cả. Nào ai có biết đằng sau nụ cười không ngớt trên môi, đặc biệt nụ cười khi Mẹ thể hiện với những người nghèo đang chết dần trong thành phố Calcutta, là một bóng tối tâm linh khủng khiếp. Đây quả là một cảm nhận về sự vắng mặt của Thiên Chúa.
Người đàn ông góa vợ kể trên, cả Mẹ Têrêsa, và nhiều người trong chúng ta có chung điều gì đó. Chúng ta đã cầu nguyện và cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn, đã không có được bất kỳ sự an ủi hay câu trả lời nào ngay tức khắc cả. Chúng ta đã chịu đựng tất cả những thứ ngờ vực và cố quay lưng lại với Thiên Chúa, vì chúng ta cảm thấy dường như Thiên Chúa đã quay lưng lại với chúng ta. Như Mẹ Têrêsa, có lẽ chúng ta mang một khuôn mặt hạnh phúc và can đảm trước thế giới. Tuy nhiên, khi đấu tranh với những hoài nghi, chúng ta không thể ngừng chất vấn với chính mình.
Đức Giêsu cũng thừa nhận rằng trong cầu nguyện, chúng ta dễ nản lòng, đặc biệt khi chúng ta vật lộn với những khủng hoảng và những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ liên quan đến bệnh tật và hoàn cảnh gia đình, nhưng chúng ta còn đấu tranh để làm điều đúng đắn và dường như những nỗ lực của chúng ta không mang lại kết quả gì. Như bà góa trong Tin mừng, chúng ta tìm kiếm những điều thích đáng. Sau hết, trong một thế giới mà chẳng ai chia sẻ quan điểm của mình, thì lẽ nào chúng ta không trở nên những cộng sự viên của Thiên Chúa được sao? Chúng ta muốn điều gì đó phải đúng đắn và công bằng cho chính mình và cho người khác. Chúng ta muốn Thiên Chúa lên tiếng và thực thi điều gì đó!
Tuy nhiên, dù chúng ta có nỗ lực hết mình để thực hiện những điều chính trực thì chẳng lay chuyển gì được thế giới này đâu. Chúng ta cố gắng chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên quê hương mình, trong trường học và nơi công sở. Chúng ta làm những gì theo khả năng mình để ủng hộ cho quyền lợi người nghèo và những người bị bỏ rơi. Chúng ta muốn điều gì đó công bằng cho mình và cho tha nhân. Nói cách khác, chúng ta luôn ghi khắc Đức Giêsu trong tâm trí, chúng ta nghĩ đến những tư tưởng của Người và chúng ta chịu ảnh hưởng những điều Người cảm nhận về tha nhân.
Hôm nay, chúng ta lấy câu chuyện về bà góa làm gương mẫu, vì bà chỉ muốn được trả lại điều đúng đắn cho mình. Bà góa trong dụ ngôn hôm nay có thể nhờ một người nào đó sát cánh bên mình. Bà không xin ơn đặc biệt hay tình bác ái. Bà không muốn vị quan tòa đầy quyền lực kia giúp mình thoát khỏi cảnh tù đày hoặc được hưởng án treo. Bà ta muốn điều thích đáng, đó là: “Đối phương hại tôi xin ngài minh xét cho”.
Đức Giêsu biết chúng ta cầu nguyện khó khăn ra sao. Như người đàn ông vợ mất vì bệnh ung thư, hay như bà góa trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu biết rằng chúng ta dễ bị cám dỗ bỏ cuộc. Vì vậy, Người lớn tiếng tự hỏi: “Liệu khi Con Người đến còn thấy niềm tin trên mặt đất này không?” Thế chúng ta có tiếp tục cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn hay không? Liệu chúng ta có còn tin cậy vào Thiên Chúa qua những nỗ lực của mình để làm điều đúng đắn, ngõ hầu chống lại những thế lực xem ra không thể khắc phục được chăng?
Thiên Chúa không như vị quan tòa trong dụ ngôn, người ta phải hao mòn vì liên lỉ cầu xin ông. Hơn nữa, dụ ngôn trình bày một sự tương phản. Nếu ngay cả một quan tòa bất chính, đến nỗi: “Chẳng kính sự Thiên Chúa, cũng chẳng coi ai ra gì”, mà còn nhượng bộ và làm theo lẽ phải, thì Thiên Chúa lại càng sẵn lòng biết bao, và lẽ nào Người lại không “minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” Thiên Chúa hằng ở bên cạnh chúng ta biết dường nào, thế thì, đối lập của quan tòa bất chính này là ai vậy? Nhà giảng thuyết cần thận trọng kẻo tạo ra sự nhầm lẫn, đó là: không phải chúng ta chịu hao mòn vì liên lỉ cầu xin Thiên Chúa thì mới được nhận lãnh những điều chúng ta cần.
Dụ ngôn của Đức Giêsu không lấy đi chương trình cứu độ mà tất cả chúng ta đều đặt niềm tin vào đó khi chúng ta tự hỏi: “Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta nguy nan? Người trì hoãn đáp lời là vì lý do gì?” Những gì chúng ta làm thì tựa như những điều người đàn ông đã thực hiện cho người vợ quá cố của mình, và cũng tựa như điều Mẹ Têrêsa vẫn thi hành, đó là: chúng ta cầu nguyện và chúng ta trải qua những ngày vẫn tin Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta vẫn sẵn sàng chờ đợi Thiên Chúa giang cánh tay của Người.
Thế Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta cầu nguyện? Thiên Chúa tiếp tục thay đổi tâm hồn và gia tăng niềm tin cho chúng ta. Vậy, đâu là điều mà Thiên Chúa đã làm cho người đàn ông vợ chết vì căn bệnh ung thư? Đó là, ngay cả khi ông ta còn ấp ủ trong lòng những chất vấn thì ông vẫn tiếp tục cầu nguyện và đi Lễ. Điều Thiên Chúa đang thực hiện cho chúng ta lúc này, và trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta đó là: trao cho chúng ta niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Người sẽ đứng bên cạnh chúng ta, để khi Đức Giêsu trở lại Người sẽ thấy niềm tin nơi chúng ta.
Thư thứ 2 của thánh Phaolô gửi cho ông Timôthê là một suy tư về sứ vụ của thánh Phaolô. Ngài bị tù và viết cho ông Timôthê, vì ông sẽ là người kế nhiệm thánh Phaolô. Bức thư mang âm hưởng về phong thái của người thầy dày dạn kinh nghiệm đã trao cho môn đệ của ngài những yếu tố cần thiết cho sứ vụ.
Qua nhiều năm, với tư cách là thành viên của Dòng Đa Minh (Dòng Anh Em Giảng Thuyết), tôi đã nghe phần thứ hai của bài đọc hôm nay được công bố trong các buổi công hội, và thấy nó được in ngay cả trong tài liệu sứ vụ của chúng tôi: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu, ..., tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (4,1-2). Tuy nhiên, bức thư này không chỉ ngỏ lời với các thừa tác viên Giáo Hội và Dòng Anh Em Giảng Thuyết.
Còn thư thứ 2 Timôthê nói với tất cả chúng ta, đặc biệt qua lời mời gọi hãy tin tưởng điều chúng ta đã được biết và tin vào Kinh thánh. Thánh Phaolô đang nói về Kinh thánh của Dothái giáo (Cự ước). Có một số người tin rằng Kinh thánh Cựu ước không còn thích hợp cho các Kitô hữu nữa. Quả thật, điều này không phải theo quan điểm của thánh Phaolô.
Thánh Phaolô cũng nhắc nhở ông Timôthê về những người đã trao đức tin cho ngài. Trong Bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta dâng lời cảm tạ cho những người đầu tiên đã dạy niềm tin cho chúng ta khi chúng ta còn nhỏ, cũng như cảm tạ những người tiếp tục làm gương và trung thành rao giảng Lời Chúa cho chúng ta.
Trong tinh thần ủy thác trang trọng của thánh Phaolô, và chúng ta là những nhà giảng thuyết có lẽ cũng nên xem xét việc giảng thuyết từ các bản văn Hipri, vì thánh Phaolô nói rằng, họ “có thể dạy anh nên khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitô Giêsu”.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
29th SUNDAY -C-
Exodus 17: 8-13; Psalm 121; 2 Timothy 3: 14- 4:2; Luke 18: 1-18
After Mass a man in his early 60s, a father of six children, approached me and told me a bit of his story. "My wife died of cancer five years ago. She was such a wonderful wife and mother and I loved her very much. She died two years after the diagnosis. During that time she went through all kinds of treatments, with terrible side effects. From the time she was first diagnosed, until days before she died, our family prayed together for her cure. Jesus said, ‘Ask and you shall receive. Seek and you shall find. Knock and it shall be opened to you.’"
The man shrugged and said, "We did what Jesus told us to do. All along we wondered, ‘What is God waiting for? What’s taking so long? Weren’t we good enough? Why did God let this happen to my wife and to my family?’" The man raised questions many of us have also asked. Do only the very good people have access to God? Are the rest of us too imperfect? Too flawed to get a hearing when we desperately need one?
In our lifetimes we have labeled some living persons as saints. One we called "the Saint of the Gutters." Mother Teresa died September 5, 1997; in 1979 she received the Nobel Peace Prize. In her lifetime she was called a saint by both believers and atheists. We would think that, of all people, Mother Teresa would know the right way to pray and that her prayers would be on the fast track to God; get a quick hearing and immediate response.
Yet, as we learned from her biography, "Mother Teresa: Come Be My Light," a collection of letters she wrote to several confessors over the years, that her prayer life produced no light, no choice moments of ecstasy. Instead she describes silence and emptiness in her prayer and that she had no immediate experience of God. Beneath her constant smile, especially the smile she showed the dying poor of Calcutta, was intense spiritual darkness; a feeling of the absence of God.
That widower who lost his wife, Mother Teresa, and many of us, have something in common. We have prayed and prayed through difficult times, have gotten no immediate comfort or answer. We have suffered all kinds of doubts and been tempted to turn our backs on God because, it felt as if, God had turned a back on us. Perhaps, like Mother Teresa, we wear a happy and brave face before the world, yet we can’t help wondering as we struggle with our doubts.
Jesus was well aware that in our prayer we would get discouraged, especially when we wrestle with hard issues and crises in our lives; not only concerning sickness and family situations, but when we struggle to do what is right and seem to be getting no results. Like the widow in the gospel, we seek to have things put right. After all, aren’t we partners with God in a world that doesn’t always share our views? We want what is fair and just for ourselves and for others. We want God to speak up and do something!
But the world doesn’t always yield to our best efforts to make things right. We try to fight against racism in our homes, school and work. We do what we can to stand up for the rights of the poor and those who get picked on. We want what is just for ourselves and for others. In other words, we keep Jesus in mind; we think his thoughts; we feel what he feels for others.
We take with us today the story of a widow who wanted only what was right to be given to her. The widow in today’s parable could have used someone on her side. She wasn’t asking for special favors or charity. She didn’t want the powerful judge to keep her out of jail or get her a suspended sentence. She wanted what was her due: "Render a just decision for me against my adversary."
Jesus knew how hard prayer would be for us. He knew that we, like the man whose wife died of cancer, or like the widow in today’s parable, would be tempted to give up. So he wonders aloud: "When the Son of Man comes will he find faith on earth?" Would we keep praying through difficult times? Would we keep trusting God in our efforts to do right against, what feels like, insurmountable forces?
God is not like the judge in the parable, someone who has to be worn down by persistent petition. Rather, the parable is presenting a contrast. If even an unjust judge who, "neither feared God nor respected any human being," would eventually give in and do what was right, how much more is God disposed to "secure the rights of God’s chosen ones who call out to God day and night?" How much more is God on our side, who is the very opposite of a corrupt judge? The preacher needs to be careful not to make it sound like we have to wear God down to receive what we need.
Jesus’ parable doesn’t take away the mystery we all have to live with when we ask: "What is God doing when we are in need? What’s taking God so long to respond?" What we do is what that man did whose wife died and what Mother Teresa kept on doing: we pray and we go through the days still trusting God loves us; still willing to wait for a while for God to show God’s hand.
What is God doing while we pray? God continues to change our hearts and strengthen our faith. Which is what God did for that man whose wife died of cancer. He continues to pray and go to church, even as he lives with his questions. That is what God is doing for us now, answering our prayers: giving us hope that God will never abandon us; will stand with us, so that when Jesus does return he will find faith in us.
2 Timothy is a reflection on the ministry of St. Paul. Paul is imprisoned and writes to Timothy, who was to be Paul’s successor. The letter has the tone of a mentor passing on to his disciple the essentials of the ministry.
Over the years, as a member of the Dominican Order (the Order of Preachers), I have heard the second part of today’s reading proclaimed at our assemblies and seen it printed in our vocation material: "I charge you… proclaim the word; be persistent whether it is convenient or inconvenient; convince, reprimand, encourage through all patience and teaching" (4:1-2). But this letter isn’t addressed just to church minsters and to the Order of Preachers.
2 Timothy speaks to all of us, particularly in its call to be faithful to what we have learned and believe from the Scriptures. Paul is speaking of the Scriptures of Judaism (the Old Testament). There are some who believe the former Testament is no longer relevant for Christians. Well, not according to Paul.
He also reminds Timothy of those who handed on the faith to him. In our Eucharist today we might give thanks for those who first taught us the faith when we were children, as well as those who continue to model and faithfully preach God’s Word to us.
In the spirit of Paul’s solemn commission, we preachers might also consider preaching from the Hebrew texts, for Paul says, they "are capable of giving you wisdom for salvation through faith in Christ Jesus."
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô chào đón Tổng thống Cameroon và phu nhân
Đặng Tự Do
16:15 19/10/2013
Sáng ngày 18 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Cameroon, là ông Paul Biya. Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein đã chào đón tổng thống và hướng dẫn ông vào điện Tông Toà của Vatican. Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống với một nụ cười thật tươi khi hai vị bắt tay và chào nhau bằng tiếng Pháp.
Hai nhà lãnh đạo sau đó đã gặp gỡ trong khoảng 15 phút. Tuy ngắn ngủi, nhưng đó là 15 phút rất quan trọng vì tổng thống và Đức Thánh Cha đã đi đến những thoả thuận sau cùng cho một hiệp định về tình trạng pháp lý của Giáo Hội Công Giáo tại Cameroon. Hiệp định này sẽ được ký kết trong vài ngày tới.
Thông cáo của Tòa Thánh cho biết thỏa thuận này đảm bảo khả năng của Giáo Hội có thể tiếp tục công việc của mình, không chỉ giới hạn trong phạm vi người Công Giáo, nhưng là trên toàn xã hội, về các lĩnh vực như giáo dục và y tế.
Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến những thách đố mà dân chúng trong vùng Hạ Sa Mạc Sahara đang phải đương đầu, cũng như vai trò của Cameroon trong việc giải quyết những thách đố này.
Sau cuộc họp, tổng thống đã giới thiệu phu nhân của mình, là bà Chantal, người nổi tiếng với những bộ quần áo rất hào nhoáng. Tuy nhiên, trong buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha, phu nhân tổng thống đã xuất hiện lần đầu tiên trong một bộ trang phục màu đen, với một mạng che mặt cũng màu đen. Dù vậy, mạng che mặt vẫn nổi bật vì lấp lánh với những hạt đắt tiền.
Gần 10 bộ trưởng chính phủ đã cùng đi với tổng thống. Đức Giáo Hoàng và người đứng đầu nhà nước châu Phi này trao đổi quà lưu niệm.
Tổng thống đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một chiếc áo choàng thêu có hình Thánh Phanxicô, và một bức tượng nhỏ của Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Đức Giáo Hoàng đã tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài.
Hai nhà lãnh đạo sau đó đã gặp gỡ trong khoảng 15 phút. Tuy ngắn ngủi, nhưng đó là 15 phút rất quan trọng vì tổng thống và Đức Thánh Cha đã đi đến những thoả thuận sau cùng cho một hiệp định về tình trạng pháp lý của Giáo Hội Công Giáo tại Cameroon. Hiệp định này sẽ được ký kết trong vài ngày tới.
Thông cáo của Tòa Thánh cho biết thỏa thuận này đảm bảo khả năng của Giáo Hội có thể tiếp tục công việc của mình, không chỉ giới hạn trong phạm vi người Công Giáo, nhưng là trên toàn xã hội, về các lĩnh vực như giáo dục và y tế.
Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập đến những thách đố mà dân chúng trong vùng Hạ Sa Mạc Sahara đang phải đương đầu, cũng như vai trò của Cameroon trong việc giải quyết những thách đố này.
Sau cuộc họp, tổng thống đã giới thiệu phu nhân của mình, là bà Chantal, người nổi tiếng với những bộ quần áo rất hào nhoáng. Tuy nhiên, trong buổi tiếp kiến với Đức Thánh Cha, phu nhân tổng thống đã xuất hiện lần đầu tiên trong một bộ trang phục màu đen, với một mạng che mặt cũng màu đen. Dù vậy, mạng che mặt vẫn nổi bật vì lấp lánh với những hạt đắt tiền.
Gần 10 bộ trưởng chính phủ đã cùng đi với tổng thống. Đức Giáo Hoàng và người đứng đầu nhà nước châu Phi này trao đổi quà lưu niệm.
Tổng thống đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một chiếc áo choàng thêu có hình Thánh Phanxicô, và một bức tượng nhỏ của Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Đức Giáo Hoàng đã tặng tổng thống một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài.
ĐTC Phanxicô sẽ thăm Do Thái và Palestine vào năm 2014
Nguyễn Long Thao
12:28 19/10/2013
ĐTC Phanxicô sẽ thăm Do Thái và Palestine vào năam 2014
ROME – Hệ thống truyền hình Fox của Hoa Kỳ dẫn nguồn tin từ Tòa Thánh Vatican cho biết ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Do Thái vào năm 2014. ĐGH đã mau chóng giành được sự ủng hộ của toàn thể cộng đồng Do Thái trên thế giới vì lập trường của Ngài lên án những hành động bài Do Thái.
Những diễn biến ngoại giao giữa Do Thái, Palestine và Vatican trong những tháng gần đây có vẻ nhộn nhịp. Hôm thứ Năm 17 tháng 10 2013, Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và vị Tổng Thống đã mời ĐTC viếng thăm Palestine. Trong khi đó, vào ngày 23 tháng 10 ĐTC sẽ tiếp kiến Thủ Tướng Do Thái là ông Benjamin Netanyahu. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cao cấp của Do Thái, mỗi lần có dịp gặp ĐGH đều ngỏ lời mời ĐTC viếng thăm Do Thái. Ví dụ Tổng Thống Do Thái Shimon Peres khi tham dự lễ đăng quang của ĐGH Phanxicô vào tháng 3 năm nay đã chính thức ngỏ lời mời Đức Giáo Hoàng thăm Israel.
Linh Mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết thể theo lời mời của ông Tổng Thống Abbas và các giới chức Do Thái, ĐGH sẽ đến Do Thái và Palestine vào năm 2014.
Giới quan sát quốc tế tại Vatican đều cho rằng chuyến đi của ĐGH Phanxicô lần này cũng giống với những chuyến đi của các vị tiền nhiệm là Đức Bênêđictô XVI và Đức Gioan Phaolô II, tất cả đều nhằm 3 mục đích: Thứ nhất: thúc đẩy hoà bình giữa Do Thái và Palestine. Thứ hai : đẩy mạnh công tác hoà giải giữa Kitô Giáo và Do Thái Giáo. Thứ ba bác bỏ các hành động bài Do Thái
Những diễn biến ngoại giao giữa Do Thái, Palestine và Vatican trong những tháng gần đây có vẻ nhộn nhịp. Hôm thứ Năm 17 tháng 10 2013, Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và vị Tổng Thống đã mời ĐTC viếng thăm Palestine. Trong khi đó, vào ngày 23 tháng 10 ĐTC sẽ tiếp kiến Thủ Tướng Do Thái là ông Benjamin Netanyahu. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cao cấp của Do Thái, mỗi lần có dịp gặp ĐGH đều ngỏ lời mời ĐTC viếng thăm Do Thái. Ví dụ Tổng Thống Do Thái Shimon Peres khi tham dự lễ đăng quang của ĐGH Phanxicô vào tháng 3 năm nay đã chính thức ngỏ lời mời Đức Giáo Hoàng thăm Israel.
Linh Mục Federico Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho biết thể theo lời mời của ông Tổng Thống Abbas và các giới chức Do Thái, ĐGH sẽ đến Do Thái và Palestine vào năm 2014.
Giới quan sát quốc tế tại Vatican đều cho rằng chuyến đi của ĐGH Phanxicô lần này cũng giống với những chuyến đi của các vị tiền nhiệm là Đức Bênêđictô XVI và Đức Gioan Phaolô II, tất cả đều nhằm 3 mục đích: Thứ nhất: thúc đẩy hoà bình giữa Do Thái và Palestine. Thứ hai : đẩy mạnh công tác hoà giải giữa Kitô Giáo và Do Thái Giáo. Thứ ba bác bỏ các hành động bài Do Thái
Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh
Hà Minh Thảo
15:22 19/10/2013
PHỦ QUỐC VỤ KHANH TÒA THÁNH
Ngày 31.08.2013, Thông cáo của Tòa Thánh cho biết:
- Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh (Secretary of State, tiếng Anh và Secrétaire d’Etat) chiếu theo điều 354 Giáo luật, nhưng yêu cầu Đức Hồng Y ở lại nhiệm sở cho đến ngày 15.10.2013 với tất cả những năng quyền của chức vụ này;
- Đồng thời, Ngài cũng bổ nhiệm Đức Cha Pietro Parolin, Tổng Giám mục hiệu tòa Aquipendium, Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela vào chức vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và sẽ nhận nhiệm vụ ngày 15.10.2013.
Quốc vụ khanh Tòa Thánh, công tác viên gần nhất với Đức Giáo Hoàng để giúp đỡ trong việc thực hiện sứ mệnh của Thánh Phêrô (Tông hiến Pastor Bonus, điều 39), thường hành xử quyền như người cầm đầu chính phủ, cả trong các vấn đề đối nội lẫn trong các liên hệ ngoại giao của Giáo Hội, như một Thủ tướng.
I.- LỄ BÀN GIAO NHIỆM VỤ.
Ngày 15.10.2013, Đức Thánh Cha đã tiếp và cám ơn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, từ nhiệm sau 7 năm phục vụ tại Giáo triều và chào mừng Đức Cha Pietro Parolin, tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Lên tiếng trong cuộc họp mặt chung các chức sắc và nhân viên Phủ Quốc vụ khanh tại Thư viện của cơ quan này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: « Chúng ta gặp gỡ nhau để cám ơn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, hôm nay giã từ nhiệm vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và để chào mừng Đức Tổng Giám mục Parolin, nhưng đây là một cuộc chào mừng ‘khiếm diện’ vì Đức Cha sẽ nhận nhiệm vụ mới trong vài tuần nữa vì phải chịu một cuộc giải phẫu nhỏ… Đức Hồng Y Tarcisio quí mến, tôi cũng có những ý tưởng như vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi Biển Đức 16 khi nồng nhiệt cám ơn Đức Hồng Y vì công việc Người đã thi hành trong những năm này. Nơi Đức Hồng Y, tôi thấy trước tiên là một người con của Don Bosco. Tất cả chúng ta đều được ghi đậm tiểu sử của Thánh Nhân ».
Đức Thánh Cha nhắc lại quá trình phục vụ của Đức Hồng Y từ trong ngành giáo dục, rồi Sứ vụ Giám mục giáo phận đến Giáo triều Roma, với nhiệm vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, theo ơn gọi Linh mục dòng Salésien, như một tu sĩ Salésien đối với Giáo Hội, đặc biệt là với Người Kế Vị Thánh Phêrô, đối với Đức Biển Đức 16 và đối với tôi… « Sau cùng tôi cũng muốn cám ơn Đức Hồng Y vì lòng can đảm và kiên nhẫn mà Ngài đã đương đầu với những chống đối và nghịch cảnh. Trong số những giấc mơ được Don Bosco kể lại cho những người trẻ của Ngài có giấc mơ hoa hồng. Ngàiù nhớ chăng? Thánh Bosco thấy một giàn đầy hoa hồng và bắt đầu đi vào trong đó, có nhiều đệ tử theo sau. Nhưng càng đi dần vào trong, những hoa hồng trên giàn có những gai rất nhọn làm bị thương và đau đớn. Ai nhìn từ bên ngoài thì chỉ thấy hoa hồng, trong khi Don Bosco và các môn đệ đi bên trong cảm thấy gai nhọn: nhiều người nản chí, nhưng Đức Mẹ nhắn nhủ tất cả hãy kiên trì và sau cùng thánh Bosco tìm lại được các con của Người trong một vườn rất đẹp ».
Đức Hồng Y nói với Đức Thánh Cha: « Sự lắng nghe, dịu hiền, từ bi và tín thác là những thực tại tuyệt với mà con đã đích thân cảm nguyện trong nhiều cuộc nói chuyện, các cử chỉ và những cú điện thoại, và trong các công tác được ủy thác cho con. Con xin cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì lòng từ ái của Ngài».
Đức Hồng Y Bertone sẽ tròn 79 tuổi vào tháng 12 năm nay và tiếp tục giữ nhiệm vụ Hồng Y Nhiếp chính trong trường hợp Tòa Thánh trống tòa.
Tiếp theo, Đức Thánh Cha chúc mừng vị tân Quốc vụ khanh khiếm diện: « Đức Tổng Giám mục Parolin biết rất rõ gia đình Phủ Quốc vụ khanh vì đã làm việc tại đây bao nhiêu năm trời với lòng hăng say và tài khéo léo, với khả năng đối thoại và với lòng nhân từ vốn là đặc tính của Ngài. Theo một nghĩa nào đó, đây là một cuộc trở về nhà đối với Ngài ». Sau cùng, Đức Thánh Cha cám ơn toàn thể các nhân viên Phủ Quốc vụ khanh: « Cám ơn anh chị em vì việc phục vụ hằng ngày mà anh chị em chu toàn, nhiều khi bằng hình thức âm thầm và vô danh; đó thực là điều quí giá đối với sứ vụ của tôi. Tôi mời gọi tất cả anh chị em cầu nguyện cho tôi - tôi rất cần... »
II.- TIỂU SỬ Đức Cha PIETRO PAROLIN.
Nhà ngoại giao chuyên nghiệp Tòa Thánh sinh ngày 17.01.1955 ở Schiavon (Bắc nước Ý thuộc vùng Vicenza). Ngài chịu chức Linh mục năm 1980, làm mục vụ tại Giáo phận Vicenza. Năm 1983, Cha nhập học tại trường ngoại giao Tòa thánh ở Roma (cùng lúc với Cha Phêrô Nguyễn Văn Tốt, hiện là Tổng Giám mục Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica). Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana với luận án về ‘Thượng Hội đồng Giám mục’ và, từ ngày 01.07.1986, phục vụ trong ngành ngoại giao Tòa Thánh tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Nigeria, rồi ở Mexico.
Ngày 30.11.2002, Đức ông Parolin được Chân phước Giáo hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao, thay thế Đức ông Celestino Migliore, được thăng Tổng Giám mục và làm Quan sát viên thường trực Tòa Thánh tại Liên hiệp quốc (New York, Hoa kỳ). Ngài thông thạo tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha, dĩ nhiên cả tiếng Ý.
Trong tư cách này, Đức ông Parolin đã đến Việt Nam 3 lần để viếng thăm Giáo Hội nơi đây và làm việc với các quan chức Chính phủ Việt Nam trong những vấn đề có liên hệ với Giáo Hội: lần đầu từ ngày 27.04 đến 02.05.2004; lần thứ hai từ ngày 5 đến 11-3-2007; lần cuối từ ngày 16 và 17-2-2009. Đức ông cũng hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh thương thuyết với các quan chức nhà nước Trung quốc về tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại nước này và hội đàm với Chính phủ Israel.
Ngày 17.08.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 bổ nhiệm Đức Cha làm Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela và chính Đức Thánh Cha truyền chức Đức Cha ngày 12.09 cùng năm. Đức Cha Pietro Parolin, 54 tuổi, là Tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh trẻ nhất sau Đức Eugenio Pacelli, sau nay trở thành Đức Thánh Cha Piô XII.
Trong tuyên ngôn công bố sau khi có tin được bổ nhiệm, Đức Cha Parolin nồng nhiệt cám ơn Đức Thánh Cha vì sự tín nhiệm này, đồng thời ‘tái bày tỏ ý chí và sự sẵn sàng hoàn toàn cộng tác với Ngài và dưới sự hướng dẫn của Ngài để làm vinh danh Chúa hơn, mưu ích cho Hội thánh và sự tiến bộ cũng như an bình của nhân loại, để nhân loại tìm được những lý do để sống và hy vọng’. Ngài cũng nhắc lại sự ghi ơn Đức Biển Đức 16, Đức Hồng Y Bertone và các Bề trên tại Phủ Quốc vụ khanh. Ngài cũng bày tỏ lòng tín thác nơi ơn Chúa, mặc dù đứng trước nhiệm vụ khó khăn và nhiều đòi hỏi. « Tôi phó thác cho lòng yêu thương từ bi của Chúa, mà không gì và không ai có thể tách tôi khỏi; tôi cũng phó thác cho lời cầu nguyện của mọi người ». Với chức vụ này, Đức Cha sẽ được thăng chức vị Hồng Y trong lần tới.
III.- PHỦ QUỐC VỤ KHANH HIỆN NAY.
A. Đôi dòng Lịch sử cận đại.
Với thời gian phát triển các bang giao với các quốc gia, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh được cải tổ từ năm 1917 như chính thức được ghi trong bộ Gíao Luật 1917, điều 262 bởi Thánh Giáo Hoàng Piô X. Bằng Tông hiến Regimini Ecclesiae Universae ngày 15.08.1967, Đức Phaolô VI, phù hợp ý muốn của các Nghị phụ Công đồng Vaticanô II, Phủ Quốc vụ khanh trở thành cơ quan hành chánh đứng đầu các bộ phủ trong Giáo triều Roma với quyền hạn rộng lớn toàn quyền.
Ngày 28.06.1988, qua Tông huấn Pastor Bonus, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cải tổ Giáo triều Roma. Điều 39 quy định về Phủ Quốc vụ khanh: Với một vị Hồng vị đứng đầu, với một Phụ tá Quốc vụ khanh, bao gồm hai nhánh: một phụ trách những công việc nội vụ Giáo Hội do Chủ tịch Phủ Giáo hoàng đứng đầu với một phụ tá, và nhánh kia lo việc ngoại giao liên lạc với những quốc gia trên thế giới có Ngoại trưởng trách nhiệm và vị Thứ trưởng phụ tá.
B. Thành phần mới Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Từ ngày 15.10.2013, Đức Tổng Giám mục Parolin chính thức đảm nhiệm chức vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Trong khi chờ Ngài bình phục sau khi mổ ruột dư, hai Đức Tổng Giám mục: Angelo Becciu, phụ trách về những công tác đối nội, và Dominique Mamberti, phụ trách ngoại giao Tòa Thánh.
Ngoài ra, ngày 31.08.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tái bổ nhiệm các Giáo sĩ vào những chức vụ khác tại Phủ Quốc vụ khanh:
- Phụ tá Quốc vụ khanh là Đức Tổng Giám mục Giovanni Angelo Becciu (người Ý);
- Ngoại trưởng: Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti (Pháp);
- Chủ tịch Phủ Giáo hoàng: Đức Tổng Giám mục Georg Gaenswein (Đức);
- Phó Phụ tá Quốc vụ khanh là Đức ông Peter Wells (Mỹ);
- Thứ trưởng ngoại giao: Đức ông Antoine Camilleri (Malta).
Sau các phiên họp của Hội đồng 8 Hồng Y tân cử đến từ khắp thế giới từ ngày 01 đến 03.10.2013, một Tông hiến mới đang được soạn thảo để thay thế Tông hiến Pastor Bonus. Theo Linh mục Federico Lombardi, s.j., Trưởng Phòng Báo chí Tòa Thánh, sẽ có một tái định hướng quan trọng đối với Phủ Quốc vụ khanh để trở thành một ‘Văn phòng của Đức Giáo Hoàng’ và đây sẽ là một phần trong các chỉ thị sẽ được trao cho vị Tân Quốc vụ khanh, khi Ngài trở lại nhiệm sở.
Ngày 31.08.2013, Thông cáo của Tòa Thánh cho biết:
- Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh (Secretary of State, tiếng Anh và Secrétaire d’Etat) chiếu theo điều 354 Giáo luật, nhưng yêu cầu Đức Hồng Y ở lại nhiệm sở cho đến ngày 15.10.2013 với tất cả những năng quyền của chức vụ này;
Tân Quốc Vụ Khanh TGM Pietro Parolin |
Quốc vụ khanh Tòa Thánh, công tác viên gần nhất với Đức Giáo Hoàng để giúp đỡ trong việc thực hiện sứ mệnh của Thánh Phêrô (Tông hiến Pastor Bonus, điều 39), thường hành xử quyền như người cầm đầu chính phủ, cả trong các vấn đề đối nội lẫn trong các liên hệ ngoại giao của Giáo Hội, như một Thủ tướng.
I.- LỄ BÀN GIAO NHIỆM VỤ.
Ngày 15.10.2013, Đức Thánh Cha đã tiếp và cám ơn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, từ nhiệm sau 7 năm phục vụ tại Giáo triều và chào mừng Đức Cha Pietro Parolin, tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Lên tiếng trong cuộc họp mặt chung các chức sắc và nhân viên Phủ Quốc vụ khanh tại Thư viện của cơ quan này, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: « Chúng ta gặp gỡ nhau để cám ơn Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, hôm nay giã từ nhiệm vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và để chào mừng Đức Tổng Giám mục Parolin, nhưng đây là một cuộc chào mừng ‘khiếm diện’ vì Đức Cha sẽ nhận nhiệm vụ mới trong vài tuần nữa vì phải chịu một cuộc giải phẫu nhỏ… Đức Hồng Y Tarcisio quí mến, tôi cũng có những ý tưởng như vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi Biển Đức 16 khi nồng nhiệt cám ơn Đức Hồng Y vì công việc Người đã thi hành trong những năm này. Nơi Đức Hồng Y, tôi thấy trước tiên là một người con của Don Bosco. Tất cả chúng ta đều được ghi đậm tiểu sử của Thánh Nhân ».
Đức Thánh Cha nhắc lại quá trình phục vụ của Đức Hồng Y từ trong ngành giáo dục, rồi Sứ vụ Giám mục giáo phận đến Giáo triều Roma, với nhiệm vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, theo ơn gọi Linh mục dòng Salésien, như một tu sĩ Salésien đối với Giáo Hội, đặc biệt là với Người Kế Vị Thánh Phêrô, đối với Đức Biển Đức 16 và đối với tôi… « Sau cùng tôi cũng muốn cám ơn Đức Hồng Y vì lòng can đảm và kiên nhẫn mà Ngài đã đương đầu với những chống đối và nghịch cảnh. Trong số những giấc mơ được Don Bosco kể lại cho những người trẻ của Ngài có giấc mơ hoa hồng. Ngàiù nhớ chăng? Thánh Bosco thấy một giàn đầy hoa hồng và bắt đầu đi vào trong đó, có nhiều đệ tử theo sau. Nhưng càng đi dần vào trong, những hoa hồng trên giàn có những gai rất nhọn làm bị thương và đau đớn. Ai nhìn từ bên ngoài thì chỉ thấy hoa hồng, trong khi Don Bosco và các môn đệ đi bên trong cảm thấy gai nhọn: nhiều người nản chí, nhưng Đức Mẹ nhắn nhủ tất cả hãy kiên trì và sau cùng thánh Bosco tìm lại được các con của Người trong một vườn rất đẹp ».
Đức Hồng Y nói với Đức Thánh Cha: « Sự lắng nghe, dịu hiền, từ bi và tín thác là những thực tại tuyệt với mà con đã đích thân cảm nguyện trong nhiều cuộc nói chuyện, các cử chỉ và những cú điện thoại, và trong các công tác được ủy thác cho con. Con xin cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì lòng từ ái của Ngài».
Đức Hồng Y Bertone sẽ tròn 79 tuổi vào tháng 12 năm nay và tiếp tục giữ nhiệm vụ Hồng Y Nhiếp chính trong trường hợp Tòa Thánh trống tòa.
Tiếp theo, Đức Thánh Cha chúc mừng vị tân Quốc vụ khanh khiếm diện: « Đức Tổng Giám mục Parolin biết rất rõ gia đình Phủ Quốc vụ khanh vì đã làm việc tại đây bao nhiêu năm trời với lòng hăng say và tài khéo léo, với khả năng đối thoại và với lòng nhân từ vốn là đặc tính của Ngài. Theo một nghĩa nào đó, đây là một cuộc trở về nhà đối với Ngài ». Sau cùng, Đức Thánh Cha cám ơn toàn thể các nhân viên Phủ Quốc vụ khanh: « Cám ơn anh chị em vì việc phục vụ hằng ngày mà anh chị em chu toàn, nhiều khi bằng hình thức âm thầm và vô danh; đó thực là điều quí giá đối với sứ vụ của tôi. Tôi mời gọi tất cả anh chị em cầu nguyện cho tôi - tôi rất cần... »
II.- TIỂU SỬ Đức Cha PIETRO PAROLIN.
Nhà ngoại giao chuyên nghiệp Tòa Thánh sinh ngày 17.01.1955 ở Schiavon (Bắc nước Ý thuộc vùng Vicenza). Ngài chịu chức Linh mục năm 1980, làm mục vụ tại Giáo phận Vicenza. Năm 1983, Cha nhập học tại trường ngoại giao Tòa thánh ở Roma (cùng lúc với Cha Phêrô Nguyễn Văn Tốt, hiện là Tổng Giám mục Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica). Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo luật tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana với luận án về ‘Thượng Hội đồng Giám mục’ và, từ ngày 01.07.1986, phục vụ trong ngành ngoại giao Tòa Thánh tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Nigeria, rồi ở Mexico.
Ngày 30.11.2002, Đức ông Parolin được Chân phước Giáo hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao, thay thế Đức ông Celestino Migliore, được thăng Tổng Giám mục và làm Quan sát viên thường trực Tòa Thánh tại Liên hiệp quốc (New York, Hoa kỳ). Ngài thông thạo tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha, dĩ nhiên cả tiếng Ý.
Trong tư cách này, Đức ông Parolin đã đến Việt Nam 3 lần để viếng thăm Giáo Hội nơi đây và làm việc với các quan chức Chính phủ Việt Nam trong những vấn đề có liên hệ với Giáo Hội: lần đầu từ ngày 27.04 đến 02.05.2004; lần thứ hai từ ngày 5 đến 11-3-2007; lần cuối từ ngày 16 và 17-2-2009. Đức ông cũng hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh thương thuyết với các quan chức nhà nước Trung quốc về tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại nước này và hội đàm với Chính phủ Israel.
Ngày 17.08.2009, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 bổ nhiệm Đức Cha làm Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela và chính Đức Thánh Cha truyền chức Đức Cha ngày 12.09 cùng năm. Đức Cha Pietro Parolin, 54 tuổi, là Tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh trẻ nhất sau Đức Eugenio Pacelli, sau nay trở thành Đức Thánh Cha Piô XII.
Trong tuyên ngôn công bố sau khi có tin được bổ nhiệm, Đức Cha Parolin nồng nhiệt cám ơn Đức Thánh Cha vì sự tín nhiệm này, đồng thời ‘tái bày tỏ ý chí và sự sẵn sàng hoàn toàn cộng tác với Ngài và dưới sự hướng dẫn của Ngài để làm vinh danh Chúa hơn, mưu ích cho Hội thánh và sự tiến bộ cũng như an bình của nhân loại, để nhân loại tìm được những lý do để sống và hy vọng’. Ngài cũng nhắc lại sự ghi ơn Đức Biển Đức 16, Đức Hồng Y Bertone và các Bề trên tại Phủ Quốc vụ khanh. Ngài cũng bày tỏ lòng tín thác nơi ơn Chúa, mặc dù đứng trước nhiệm vụ khó khăn và nhiều đòi hỏi. « Tôi phó thác cho lòng yêu thương từ bi của Chúa, mà không gì và không ai có thể tách tôi khỏi; tôi cũng phó thác cho lời cầu nguyện của mọi người ». Với chức vụ này, Đức Cha sẽ được thăng chức vị Hồng Y trong lần tới.
III.- PHỦ QUỐC VỤ KHANH HIỆN NAY.
A. Đôi dòng Lịch sử cận đại.
Với thời gian phát triển các bang giao với các quốc gia, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh được cải tổ từ năm 1917 như chính thức được ghi trong bộ Gíao Luật 1917, điều 262 bởi Thánh Giáo Hoàng Piô X. Bằng Tông hiến Regimini Ecclesiae Universae ngày 15.08.1967, Đức Phaolô VI, phù hợp ý muốn của các Nghị phụ Công đồng Vaticanô II, Phủ Quốc vụ khanh trở thành cơ quan hành chánh đứng đầu các bộ phủ trong Giáo triều Roma với quyền hạn rộng lớn toàn quyền.
Ngày 28.06.1988, qua Tông huấn Pastor Bonus, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cải tổ Giáo triều Roma. Điều 39 quy định về Phủ Quốc vụ khanh: Với một vị Hồng vị đứng đầu, với một Phụ tá Quốc vụ khanh, bao gồm hai nhánh: một phụ trách những công việc nội vụ Giáo Hội do Chủ tịch Phủ Giáo hoàng đứng đầu với một phụ tá, và nhánh kia lo việc ngoại giao liên lạc với những quốc gia trên thế giới có Ngoại trưởng trách nhiệm và vị Thứ trưởng phụ tá.
B. Thành phần mới Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Từ ngày 15.10.2013, Đức Tổng Giám mục Parolin chính thức đảm nhiệm chức vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Trong khi chờ Ngài bình phục sau khi mổ ruột dư, hai Đức Tổng Giám mục: Angelo Becciu, phụ trách về những công tác đối nội, và Dominique Mamberti, phụ trách ngoại giao Tòa Thánh.
Ngoài ra, ngày 31.08.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng tái bổ nhiệm các Giáo sĩ vào những chức vụ khác tại Phủ Quốc vụ khanh:
- Phụ tá Quốc vụ khanh là Đức Tổng Giám mục Giovanni Angelo Becciu (người Ý);
- Ngoại trưởng: Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti (Pháp);
- Chủ tịch Phủ Giáo hoàng: Đức Tổng Giám mục Georg Gaenswein (Đức);
- Phó Phụ tá Quốc vụ khanh là Đức ông Peter Wells (Mỹ);
- Thứ trưởng ngoại giao: Đức ông Antoine Camilleri (Malta).
Sau các phiên họp của Hội đồng 8 Hồng Y tân cử đến từ khắp thế giới từ ngày 01 đến 03.10.2013, một Tông hiến mới đang được soạn thảo để thay thế Tông hiến Pastor Bonus. Theo Linh mục Federico Lombardi, s.j., Trưởng Phòng Báo chí Tòa Thánh, sẽ có một tái định hướng quan trọng đối với Phủ Quốc vụ khanh để trở thành một ‘Văn phòng của Đức Giáo Hoàng’ và đây sẽ là một phần trong các chỉ thị sẽ được trao cho vị Tân Quốc vụ khanh, khi Ngài trở lại nhiệm sở.
Vai trò của Giáo Hội trong cuộc sống hòa giải của Kitô hữu
Linh Tiến Khải
17:57 19/10/2013
Cũng như Chúa Giêsu xưa kia kêu gọi mọi người ”hoán cải và tin vào Tin Mừng”, Giáo Hội cũng không lơ là trong nhiệm vụ mời gọi tín hữu sám hối.
Giáo Hội khiến hiện diện trở lại lời đề nghị ơn cứu rỗi và kêu mời hoán cải của các ngôn sứ thời cựu ước, và khi thời gian tới hồi viên mãn, trong các lời rao giảng của Ngôi Lời nhập thể làm người. Khi đến Athènes thánh Phaolô đã rao giảng trước hội đồng Aeropago rằng: ”Thiên Chúa đã nhắm mắt bỏ qua những thời gian người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối” (Cv 17,30). Đây là một đề nghị thiết thực, bao hàm các thực hiện cụ thể giúp nhập thể cái chết cho tội lỗi của chúng ta: hãm mình, ăn chay, cầu nguyện, sống bác ái, làm phúc bố thí, chia sẻ với những người nghèo nàn thiếu thốn vv... Tất cả phải được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện, khiến cho đề nghị trở thành một cống hiến nhưng không: qùa tặng và việc chấp nhận quà tặng.
Giáo Hội kêu mời con cái mình sám hối qua lời giảng dậy. Sứ điệp hoán cải, lời mời gọi tố cáo và loan báo lòng thương xót, lời cứu độ mà Chúa Kitô đã diễn tả bằng lời nói và hành động, Giáo Hội không ngừng làm vang lên trở lại để trợ giúp các người tội lỗi.
Lời này của Chúa trong hình thức Giáo Hội vẫn còn được hướng tới chúng ta ngày nay trong cộng đoàn dân Chúa, cộng đoàn đức tin được quy tụ để tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa. Trong lòng cộng đoàn tín hữu lời này nhận được nhiều hình thái khác nhau. Nó không phải chỉ là lời được loan báo bởi việc rao giảng như trong thời Giáo Hội khai sinh (kerygma), hay bởi giáo lý giảng dậy bởi các Tông Đồ (didaskalia), hoặc lời khuyến dụ và mời gọi, nhưng cũng là một lời cầu nguyện, một lời thánh thi, hay lời chúc tụng Thiên Chúa, một công thức vinh danh, một lời tung hô, một lời chúc lành của vị linh mục vv... Các hình thái khác nhau này diễn tả các yếu tố phụng vụ cũng là các hình thái của lời duy nhất của Thiên Chúa. Và chúng ta tìm thấy chúng một cách đặc biêt trong phụng vụ lời Chúa của thánh lễ: trong các bài đọc kinh thánh, các bài giảng, các lời khẩn nài, các lời tung hô, các lời tuyên xưng đức tin. Tất cả các yếu tố cùng hợp nhau biểu lộ hai nhiệm vụ tông đồ của Giáo Hội: cầu nguyện và tin. Nhưng chúng ta không được nghĩ rằng việc loan báo lời Chúa kết thúc với phụng vụ lời Chúa: trong việc cử hành thánh thể chúng ta loan báo cái chết của Chúa (1 Cr 11,26). Vì thế việc tham dự tích cực vào buổi cử hành thánh thể là một trong các lời mời gọi thuận tiện và hữu hiệu nhất, mời tín hữu liên tục hoán cải trong cuộc sống kitô.
Như thế, lời giảng dạy của Giáo Hội bao trùm toàn cuộc sống tín hữu trong các cách thức khác nhau và mỗi một hình thức loan báo lời Chúa, một cách gián tiếp hay trực tiếp, đều bao gồm một lời mời gọi hoán cải, một thay đổi triệt để, toàn diện. Nhưng cuộc sống Giáo Hội cũng có những thời điểm mạnh mẽ và đặc ân dành cho việc rao giảng sứ điệp hoán cải. Giáo luật xác định một tiết nhịp theo tuần vào ngày thứ sáu, hay theo mùa, vào mùa vọng và mùa chay. Đó là các ngày và các mùa xác định, được lựa chọn giữa các ngày và các mùa gợi lại mầu nhiệm vượt qua một cách đặc biệt. Thứ sáu là ngày tưởng niệm cuộc khổ mạn và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Mùa vọng là thời gian chuẩn bị tinh thần tín hữu mừng biến cố Đức Giêsu Kitô Ngôi Lời Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và bước vào trần gian sống thân phận làm người. Mùa chay là thời gian chuẩn bị tinh thần tín hữu cử hành Tuần Thánh tưởng niệm cuộc khổ nạn cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Đặc biệt trong mùa chay, tín hữu được mời gọi hoán cải, ăn chay hãm mình đền tội, cầu nguyện, sống bác ái và làm phúc bố thí. Ngày xưa tín hữu cũng có thói quen ăn chay hãm mình cả trong mùa vọng nữa. Đây là ý nghĩa của thời gian ân phúc như thánh Phaolô nói với tín hữu Côrintô trong chương 6 thư thứ II gửi cho họ: ”Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyuên nhủ anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thỉ đừng để trở nên vô hiệu. Quả thế, Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6,1-2).
Nhưng nếu việc rao giảng cần thiết đối với việc vâng phục của đức tin, đối với lúc khởi đầu của sự hoán cải, thì bắt buộc phải có các thay đổi cụ thể để cho đức tin được thực sự và đích thực. Lương tâm Giáo Hội của việc hoán cải liên tục được diễn tả ra trong việc rao giảng kiên trì, và được biểu lộ ra trong việc thực hiện cụ thể các việc sám hối đền tội, và trong lời cầu nguyện phụng vụ.
Tuy nhiên, Giáo Hội không chỉ chú giải giáo huấn của Chúa một cách thuần túy lý thuyết, nhưng chú giải một cách cụ thể: toàn cuộc sống của Giáo Hội trở thành một lễ vượt qua liên lỉ, được ghi dấu bởi các cử chỉ cụ thể. Mặc dù nhấn mạnh trên sự không thể thiếu được của tính cách nội tâm và tôn giáo của việc hoán cải, Giáo Hội xác tín rằng việc trở về với Thiên Chúa không thể chỉ ở trên bình diện đơn sơ chuyển động nội tâm, mà phải nhập thể trong sự thay đổi cung cách sống, trong việc hãm mình, trong các cử chỉ công bằng và bác ái. Truyền thống Giáo Hội đã coi là luật của Thiên Chúa bổn phậm sám hối đền tội, bằng cách diển tả một cách trung thực những gì Chúa đã dạy dỗ bằng lời nói - nếu anh em không hoán cải, anh em tất cả sẽ chết (Lc 13,3-5) - và bằng việc làm, cầu nguyện và ăn chay trong sa mạc.
Trong viễn tượng đó Giáo Hội không chỉ hạn chế nơi việc gợi ý cho tín hữu biết khả thể biến cuộc sống thường ngày của chúng ta trở thành một lễ vượt qua liên tục, một cách đơn sơ thụ động, bằng cách thực hành nhân đức sám hối đền tội trong các bổn phận gắn liền với tình trạng sống của chúng ta, và bằng cách chịu đựng các nỗi buồn của cuộc sống. Trái lại, Giáo Hội còn mời gọi tất cả mọi tín hữu tuân giữ giới răn sám hối của Chúa, bằng cách thêm vào các bất tiện của cuộc sống và các bất ngờ không thấy trước được trong cuộc sống vài hành động tích cực nữa. Tuy vẫn để cho các tín hữu tự do lựa chọn các kiểu cách hãm mình, mỗi người tùy theo sở thích của mình, nhưng Giáo Hội nhấn mạnh ba kiểu sám hối đền tội: đó là cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái.
Thứ nhất là cầu nguyện. Cầu nguyện là hoa trái đầu tiên của việc khám phá ra lòng thương xót của Thiên Chúa và tội lỗi. Với lời cầu nguyện tín hữu được tình yêu kích thích nâng mình lên cao, và hướng tới chỗ kết hiệp với Chúa. Với lời cầu nguyện con người hiện thực tình yêu duy nhất đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân trong việc ăn chay và làm phúc, là những chiếc cánh khiến cho lời cầu nguyện bay lên tới tai của Đấng Tạo Hóa.
Thứ hai là ăn chay hãm mình. Ăn chay hãm mình phạt xác và khước từ của cải trần gian được coi như phương thế giúp chúng ta có khả năng hưởng nếm các của cải tinh thần thiêng liêng. Nó giúp lôi kéo con người ra khỏi các quyền lực của sự dữ để đặt nó dưới hoạt động của Thần Khí của Thiên Chúa. Trong nghĩa này sự hãm mình kitô không hề bao gồm việc lên án xác thịt, mà Con Thiên Chúa đã nhận lấy, khi nhập thể làm người. Đúng hơn, nó hướng tới chỗ giải thoát con người và làm sao để cho phẩm giá của điều kiện là người, đã bị thương tích bởi thiếu điều độ, được khỏi bởi ý chí sống thanh đạm, là một phương thuốc. Ăn chay chỉ là một phương tiện. Điều tốt lành và đẹp lòng Thiên Chúa không phải bởi bản chất của việc ăn chay, nhưng bởi các việc làm phúc đức khác. Và không phải trong mức độ, trong đó việc ăn chay có lý do là tình yêu đối với Thiên Chúa, được diễn tả ra trong lời cầu nguyện, mà nó có hiệu qủa là tình yêu đối với tha nhân, được diễn tả ra bằng các việc bác ái. Thánh Agostino khẳng định rằng: ”Phúc thay người ăn chay để nuôi người nghèo”, trong trường hợp trái lại ”ăn chay mà không thương xót thì không là gì cả” (Agostino, Sermo 25,7). Thánh Leô cũng nói: ”Ăn chay mà không làm phúc, thì làm khổ thân xác mà không thanh tẩy tâm hồn” (S. Leome, Sermo 15,2).
Liên quan tới việc làm phúc bố thí thánh Agostino coi đó như là qùa tặng và sự tha thứ, và có hiệu qủa là ơn tha thứ tội lỗi chúng ta: ”Lời Chúa liên quan tới tất cả những gì được chu toàn bởi một sự thương xót phục vụ: các ngươi hãy bố thí, và này đây tất cả đều sạch cho các ngươi” (Lc 11,41) Không phải chỉ có người cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, mà cả kẻ tha thứ cho người có tội cũng là làm phúc nữa... Có nhiều phẩm chất của việc làm phúc, mà khi chúng ta làm, tất cả chúng đều giúp chúng ta được tha thứ tội lỗi” (S. Agostino, Enchridion 19,72). Nhưng sự hữu hiệu của các việc làm phúc tùy thuộc một điều kiện: đó là chúng phải được làm theo tinh thần, mà Thiên Chúa đòi hỏi để đến với Chúa Kitô, chứ không phải để xa Người: ”bởi vì bạn cho Chúa Kitô nghèo khổ để được tha các tội của bạn. Bởi vì nếu bạn cho để được phép phạm tội mà không bị trừng phạt, thì không phải bạn nuôi Chúa Kitô bị đói, mà là tìm hối lộ cho một thẩm phán. Vì thế anh chị em hãy làm phúc để các lời cầu của anh chị em được khấng nhận và Thiên Chúa giúp anh chị em cải tiến cuộc sống của anh chị em” (S. Agostino, Sermo 39,4,6).
Cố gắng cá nhân trong việc sám hối đền tội này của kitô hữu như là chi thể của Giáo Hội, thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô, được gắn liền với toàn cộng đoàn bởi một dây gắn bó thân tình, được trợ giúp và hoàn chỉnh bởi phong trào sám hối đền tội của toàn cộng đoàn Giáo Hội, ý thức được sự cần thiết của việc thanh tẩy. Giáo Hội không chỉ mời gọi con cái mình sám hối đền tội một cách cá nhân, nhưng cũng sám hối đền tội một cách tập thể trong các ngày xác định, để biểu lộ và thực hiện một cách cụ thể như là dân sám hối của Thiên Chúa, dân gánh lấy tội lỗi và đền bù tội lỗi của thế giới với Chúa mình, và liên tục hướng tới sự thánh thiện bằng cách hoán cải và thực thi bác ái. Theo truyền thống việc ăn chay là hình thức cử hành sám hối đền tội của cộng đoàn, và các ngày ăn chay nói chung được đi kèm bởi lời cầu nguyện và kết thúc với một buổi cử hành phụng tự của cộng đoàn.
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1171)
Giáo Hội khiến hiện diện trở lại lời đề nghị ơn cứu rỗi và kêu mời hoán cải của các ngôn sứ thời cựu ước, và khi thời gian tới hồi viên mãn, trong các lời rao giảng của Ngôi Lời nhập thể làm người. Khi đến Athènes thánh Phaolô đã rao giảng trước hội đồng Aeropago rằng: ”Thiên Chúa đã nhắm mắt bỏ qua những thời gian người ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi nơi phải sám hối” (Cv 17,30). Đây là một đề nghị thiết thực, bao hàm các thực hiện cụ thể giúp nhập thể cái chết cho tội lỗi của chúng ta: hãm mình, ăn chay, cầu nguyện, sống bác ái, làm phúc bố thí, chia sẻ với những người nghèo nàn thiếu thốn vv... Tất cả phải được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện, khiến cho đề nghị trở thành một cống hiến nhưng không: qùa tặng và việc chấp nhận quà tặng.
Giáo Hội kêu mời con cái mình sám hối qua lời giảng dậy. Sứ điệp hoán cải, lời mời gọi tố cáo và loan báo lòng thương xót, lời cứu độ mà Chúa Kitô đã diễn tả bằng lời nói và hành động, Giáo Hội không ngừng làm vang lên trở lại để trợ giúp các người tội lỗi.
Lời này của Chúa trong hình thức Giáo Hội vẫn còn được hướng tới chúng ta ngày nay trong cộng đoàn dân Chúa, cộng đoàn đức tin được quy tụ để tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa. Trong lòng cộng đoàn tín hữu lời này nhận được nhiều hình thái khác nhau. Nó không phải chỉ là lời được loan báo bởi việc rao giảng như trong thời Giáo Hội khai sinh (kerygma), hay bởi giáo lý giảng dậy bởi các Tông Đồ (didaskalia), hoặc lời khuyến dụ và mời gọi, nhưng cũng là một lời cầu nguyện, một lời thánh thi, hay lời chúc tụng Thiên Chúa, một công thức vinh danh, một lời tung hô, một lời chúc lành của vị linh mục vv... Các hình thái khác nhau này diễn tả các yếu tố phụng vụ cũng là các hình thái của lời duy nhất của Thiên Chúa. Và chúng ta tìm thấy chúng một cách đặc biêt trong phụng vụ lời Chúa của thánh lễ: trong các bài đọc kinh thánh, các bài giảng, các lời khẩn nài, các lời tung hô, các lời tuyên xưng đức tin. Tất cả các yếu tố cùng hợp nhau biểu lộ hai nhiệm vụ tông đồ của Giáo Hội: cầu nguyện và tin. Nhưng chúng ta không được nghĩ rằng việc loan báo lời Chúa kết thúc với phụng vụ lời Chúa: trong việc cử hành thánh thể chúng ta loan báo cái chết của Chúa (1 Cr 11,26). Vì thế việc tham dự tích cực vào buổi cử hành thánh thể là một trong các lời mời gọi thuận tiện và hữu hiệu nhất, mời tín hữu liên tục hoán cải trong cuộc sống kitô.
Như thế, lời giảng dạy của Giáo Hội bao trùm toàn cuộc sống tín hữu trong các cách thức khác nhau và mỗi một hình thức loan báo lời Chúa, một cách gián tiếp hay trực tiếp, đều bao gồm một lời mời gọi hoán cải, một thay đổi triệt để, toàn diện. Nhưng cuộc sống Giáo Hội cũng có những thời điểm mạnh mẽ và đặc ân dành cho việc rao giảng sứ điệp hoán cải. Giáo luật xác định một tiết nhịp theo tuần vào ngày thứ sáu, hay theo mùa, vào mùa vọng và mùa chay. Đó là các ngày và các mùa xác định, được lựa chọn giữa các ngày và các mùa gợi lại mầu nhiệm vượt qua một cách đặc biệt. Thứ sáu là ngày tưởng niệm cuộc khổ mạn và cái chết của Chúa Giêsu Kitô. Mùa vọng là thời gian chuẩn bị tinh thần tín hữu mừng biến cố Đức Giêsu Kitô Ngôi Lời Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và bước vào trần gian sống thân phận làm người. Mùa chay là thời gian chuẩn bị tinh thần tín hữu cử hành Tuần Thánh tưởng niệm cuộc khổ nạn cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô. Đặc biệt trong mùa chay, tín hữu được mời gọi hoán cải, ăn chay hãm mình đền tội, cầu nguyện, sống bác ái và làm phúc bố thí. Ngày xưa tín hữu cũng có thói quen ăn chay hãm mình cả trong mùa vọng nữa. Đây là ý nghĩa của thời gian ân phúc như thánh Phaolô nói với tín hữu Côrintô trong chương 6 thư thứ II gửi cho họ: ”Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyuên nhủ anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thỉ đừng để trở nên vô hiệu. Quả thế, Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2 Cr 6,1-2).
Nhưng nếu việc rao giảng cần thiết đối với việc vâng phục của đức tin, đối với lúc khởi đầu của sự hoán cải, thì bắt buộc phải có các thay đổi cụ thể để cho đức tin được thực sự và đích thực. Lương tâm Giáo Hội của việc hoán cải liên tục được diễn tả ra trong việc rao giảng kiên trì, và được biểu lộ ra trong việc thực hiện cụ thể các việc sám hối đền tội, và trong lời cầu nguyện phụng vụ.
Tuy nhiên, Giáo Hội không chỉ chú giải giáo huấn của Chúa một cách thuần túy lý thuyết, nhưng chú giải một cách cụ thể: toàn cuộc sống của Giáo Hội trở thành một lễ vượt qua liên lỉ, được ghi dấu bởi các cử chỉ cụ thể. Mặc dù nhấn mạnh trên sự không thể thiếu được của tính cách nội tâm và tôn giáo của việc hoán cải, Giáo Hội xác tín rằng việc trở về với Thiên Chúa không thể chỉ ở trên bình diện đơn sơ chuyển động nội tâm, mà phải nhập thể trong sự thay đổi cung cách sống, trong việc hãm mình, trong các cử chỉ công bằng và bác ái. Truyền thống Giáo Hội đã coi là luật của Thiên Chúa bổn phậm sám hối đền tội, bằng cách diển tả một cách trung thực những gì Chúa đã dạy dỗ bằng lời nói - nếu anh em không hoán cải, anh em tất cả sẽ chết (Lc 13,3-5) - và bằng việc làm, cầu nguyện và ăn chay trong sa mạc.
Trong viễn tượng đó Giáo Hội không chỉ hạn chế nơi việc gợi ý cho tín hữu biết khả thể biến cuộc sống thường ngày của chúng ta trở thành một lễ vượt qua liên tục, một cách đơn sơ thụ động, bằng cách thực hành nhân đức sám hối đền tội trong các bổn phận gắn liền với tình trạng sống của chúng ta, và bằng cách chịu đựng các nỗi buồn của cuộc sống. Trái lại, Giáo Hội còn mời gọi tất cả mọi tín hữu tuân giữ giới răn sám hối của Chúa, bằng cách thêm vào các bất tiện của cuộc sống và các bất ngờ không thấy trước được trong cuộc sống vài hành động tích cực nữa. Tuy vẫn để cho các tín hữu tự do lựa chọn các kiểu cách hãm mình, mỗi người tùy theo sở thích của mình, nhưng Giáo Hội nhấn mạnh ba kiểu sám hối đền tội: đó là cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái.
Thứ nhất là cầu nguyện. Cầu nguyện là hoa trái đầu tiên của việc khám phá ra lòng thương xót của Thiên Chúa và tội lỗi. Với lời cầu nguyện tín hữu được tình yêu kích thích nâng mình lên cao, và hướng tới chỗ kết hiệp với Chúa. Với lời cầu nguyện con người hiện thực tình yêu duy nhất đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân trong việc ăn chay và làm phúc, là những chiếc cánh khiến cho lời cầu nguyện bay lên tới tai của Đấng Tạo Hóa.
Thứ hai là ăn chay hãm mình. Ăn chay hãm mình phạt xác và khước từ của cải trần gian được coi như phương thế giúp chúng ta có khả năng hưởng nếm các của cải tinh thần thiêng liêng. Nó giúp lôi kéo con người ra khỏi các quyền lực của sự dữ để đặt nó dưới hoạt động của Thần Khí của Thiên Chúa. Trong nghĩa này sự hãm mình kitô không hề bao gồm việc lên án xác thịt, mà Con Thiên Chúa đã nhận lấy, khi nhập thể làm người. Đúng hơn, nó hướng tới chỗ giải thoát con người và làm sao để cho phẩm giá của điều kiện là người, đã bị thương tích bởi thiếu điều độ, được khỏi bởi ý chí sống thanh đạm, là một phương thuốc. Ăn chay chỉ là một phương tiện. Điều tốt lành và đẹp lòng Thiên Chúa không phải bởi bản chất của việc ăn chay, nhưng bởi các việc làm phúc đức khác. Và không phải trong mức độ, trong đó việc ăn chay có lý do là tình yêu đối với Thiên Chúa, được diễn tả ra trong lời cầu nguyện, mà nó có hiệu qủa là tình yêu đối với tha nhân, được diễn tả ra bằng các việc bác ái. Thánh Agostino khẳng định rằng: ”Phúc thay người ăn chay để nuôi người nghèo”, trong trường hợp trái lại ”ăn chay mà không thương xót thì không là gì cả” (Agostino, Sermo 25,7). Thánh Leô cũng nói: ”Ăn chay mà không làm phúc, thì làm khổ thân xác mà không thanh tẩy tâm hồn” (S. Leome, Sermo 15,2).
Liên quan tới việc làm phúc bố thí thánh Agostino coi đó như là qùa tặng và sự tha thứ, và có hiệu qủa là ơn tha thứ tội lỗi chúng ta: ”Lời Chúa liên quan tới tất cả những gì được chu toàn bởi một sự thương xót phục vụ: các ngươi hãy bố thí, và này đây tất cả đều sạch cho các ngươi” (Lc 11,41) Không phải chỉ có người cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, mà cả kẻ tha thứ cho người có tội cũng là làm phúc nữa... Có nhiều phẩm chất của việc làm phúc, mà khi chúng ta làm, tất cả chúng đều giúp chúng ta được tha thứ tội lỗi” (S. Agostino, Enchridion 19,72). Nhưng sự hữu hiệu của các việc làm phúc tùy thuộc một điều kiện: đó là chúng phải được làm theo tinh thần, mà Thiên Chúa đòi hỏi để đến với Chúa Kitô, chứ không phải để xa Người: ”bởi vì bạn cho Chúa Kitô nghèo khổ để được tha các tội của bạn. Bởi vì nếu bạn cho để được phép phạm tội mà không bị trừng phạt, thì không phải bạn nuôi Chúa Kitô bị đói, mà là tìm hối lộ cho một thẩm phán. Vì thế anh chị em hãy làm phúc để các lời cầu của anh chị em được khấng nhận và Thiên Chúa giúp anh chị em cải tiến cuộc sống của anh chị em” (S. Agostino, Sermo 39,4,6).
Cố gắng cá nhân trong việc sám hối đền tội này của kitô hữu như là chi thể của Giáo Hội, thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô, được gắn liền với toàn cộng đoàn bởi một dây gắn bó thân tình, được trợ giúp và hoàn chỉnh bởi phong trào sám hối đền tội của toàn cộng đoàn Giáo Hội, ý thức được sự cần thiết của việc thanh tẩy. Giáo Hội không chỉ mời gọi con cái mình sám hối đền tội một cách cá nhân, nhưng cũng sám hối đền tội một cách tập thể trong các ngày xác định, để biểu lộ và thực hiện một cách cụ thể như là dân sám hối của Thiên Chúa, dân gánh lấy tội lỗi và đền bù tội lỗi của thế giới với Chúa mình, và liên tục hướng tới sự thánh thiện bằng cách hoán cải và thực thi bác ái. Theo truyền thống việc ăn chay là hình thức cử hành sám hối đền tội của cộng đoàn, và các ngày ăn chay nói chung được đi kèm bởi lời cầu nguyện và kết thúc với một buổi cử hành phụng tự của cộng đoàn.
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1171)
Top Stories
Gujarat, Inde: les conversions en masse de dalits au bouddhisme inquiètent les autorités
Eglises d’Asie
07:01 19/10/2013
Le gouvernement du Gujarat a décidé d’ouvrir une enquête après la conversion de milliers de dalits (ex-intouchables) au bouddhisme lors d’une cérémonie collective le 13 octobre dernier à Dungarpur, petite ville située dans le district de Junagadh.
La célébration était organisée par la Buddha Diksha Mahotsav Samiti, qui commémore tous les ans la conversion au bouddhisme de son maître spirituel, Babasaheb Ambedkar (1), homme politique et leader des intouchables, décédé en 1956.
Le 14 octobre 1956, Ambedkar et des milliers de ses disciples se convertissaient au bouddhisme à Nagpur, dans le Maharashtra, sur une esplanade appelée depuis DeekshaBhoomi. Tous les ans, à la même date, ils sont des milliers de dalits à se rassembler sur le même lieu, pour la Diksha Samiti en souvenir de Babasaheb, lors du Dhammachakra Pravartan Din, dernier jour de la Durga Puja, choisi symboliquement pour « rejeter le culte des idoles hindoues ».
Cette année, le rassemblement commémoratif, qui s’accompagne toujours de milliers de conversions de dalits, était organisé à Dungarpur, ville du Gujarat choisie pour son « héritage bouddhique » datant de l’époque de la conversion au bouddhisme de l’empereur Ashoka.
Selon le Times of India du 12 octobre, les organisateurs avaient promis « la plus grande assemblée depuis que les Diksha Samiti existent » et annoncé près de 100 000 participants. « Des moines sont venus de tout le pays et du monde entier pour la cérémonie de la Diksha. C’était le couronnement de nos efforts de ces vingt dernières années », avait déclaré Devendra Vanvi, principal organisateur du rassemblement. Parmi les invités prestigieux se trouvait le célèbre prêcheur Jaydev Bapa, très révéré par les dalits du Gujarat, qui s'est converti publiquement entouré de ses disciples lors de la célébration collective du 13 octobre.
Au lendemain de l’événement, l’estimation chiffrée de la foule variait considérablement selon les sources : l’Indian Express évoquait 5 000 à 15 000 personnes dans son édition du 16 octobre, alors que le Daily Bhaskar rapportait pour le même jour que la Diksha Samiti de Junagadh avait rassemblé près de 60 000 participants.
Quoi qu’il en soit, les autorités du Gujarat ont annoncé qu’elles allaient ouvrir une enquête sur cette « cérémonie de conversion collective » afin de déterminer si elle constituait une violation du Gujarat Freedom of Religion Act (GFRA) loi anti-conversion en vigueur dans l’Etat depuis 2008.
Selon cette loi, les personnes désirant changer de religion doivent auparavant en obtenir la permission auprès des autorités du district. Toute infraction envers le GFRA entraîne des poursuites judiciaires à l’encontre du nouveau converti ,ainsi que de « quiconque se trouve impliqué dans le processus de conversion ». Le Bharatya Janata Party (Parti du peuple indien, BJP), au pouvoir dans le Gujarat depuis 2001, est régulièrement fustigé pour son utilisation de cette loi anti-conversion (2) contre les minorités religieuses de l’Etat, musulmanes, chrétiennes et bouddhistes.
Les autorités du district de Junagadh, qui ont été sommées de répondre de ces conversions de masse, ont opposé qu’elles n’avaient pas été sollicitées, et que la célébration « s’était tenue sans autorisation préalable ». Ce que nie formellement la Buddha Diksha Mahotsav Samiti (BDMS) qui affirme que « le panchayat du village, tout comme les différents responsables du district » avaient tous donné leur accord, et même fourni les moyens logistiques pour la manifestation (service d’ordre, sonorisation, équipes de soins de premier secours, etc.)
Selon Devedra Vanvi, « plus de 30 000 familles ont rempli les formulaires d’inscription et signé les papiers administratifs nécessaires ». Le leader bouddhiste, qui précise que d’autres rassemblement sde conversions collectives sont prévus dans les prochains jours, accuse le gouvernement BJP de vouloir « exercer des pressions sur les nouveaux convertis » et « empêcher la tenue des futures cérémonies ».
Kirit Rathod, un autre militant du BDMS, a déclaré au Times of India que les autorités du Gujarat « essayaient depuis longtemps de contenir les conversions au bouddhisme », conscientes que cela risquait d'« affaiblir leur emprise politique » sur le Gujarat.
L’enjeu est d’autant plus important que le ministre-président de l’Etat, Narendra Modi, est candidat au poste de Premier ministre de l'Union indienne pour les prochaines élections nationales qui se tiendront dans quelques mois (3). Depuis des semaines l’équipe électorale de Narendra Modi présente l’Etat du Gujarat comme l’exemple de « l’excellence du gouvernement » du ministre-président BJP, tentant de faire oublier les pogroms anti-musulmans (2 000 morts et 150 000 personnes déplacées suite aux attaques hindouistes de 2002) et les persécutions anti-chrétiennes qui ont émaillé ses mandats successifs.
Dans cet Etat très majoritairement hindou (80 % de la population) mais également l’un des plus pauvres de l’Inde, les dalits sont de plus en plus nombreux à vouloir échapper au système des castes en choisissant une « religion qui ne pratique par les discriminations oppressives de l'hindouisme». Ce système « fait des dalits des esclaves », explique encore l’un des organisateurs du rassemblement, Parikshit Rathod. Mais désormais, ajoute-t-il, les dalits ont réalisé ce qu’ils subissaient et ils veulent s'en libérer grâce à l’enseignement d’Ambedkar.
« Avant Babasaheb, nous étions traités comme des animaux. Lui, il nous a donné une identité et il nous a montré la vraie foi en nous apprenant à nous battre pour nos droits », résume auprès du quotidien The Hindu, Waman Kamble, âgée de 64 ans, ancienne dalit récemment convertie au bouddhisme.
Selon le dernier recensement (2001), l’Inde ne compte qu’une faible proportion de bouddhistes (8 millions de personnes, soit moins de 1 % de la population), la plupart d’entre eux (73 %) résidant au Maharashtra, Etat voisin du Gujarat. Les conversions de dalits au bouddhisme à la suite d’Ambedkar marquent depuis les années 1960 le retour de la religion du Bouddha sur sa terre natale d’où elle avait pratiquement disparu au XIIe siècle. (eda/msb)
(1) Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956), surnommé Babasaheb Ambedkar, a été le principal artisan de la Constitution indienne, l'un des premiers leaders des intouchables et l'initiateur du renouveau du bouddhisme en Inde. Le 14 octobre 1956, peu avant son décès, il a organisé la première conversion en masse de dalits : avec quelque 380 000 'intouchables' rassemblés à Nagpur, il s'est converti au bouddhisme publiquement ajoutant aux 'Refuges 'et aux 'Préceptes' une série de 22 vœux rédigés par lui-même et affirmant « le rejet des idoles hindoues ».
(2 ) En mars 2012, une enquête a ainsi a été ouverte par les autorités sur des allégations de conversion forcée au catholicisme d’une trentaine d’enfants, d'origine dalit. Après audition des prêtres concernés, il a été constaté que « les enfants (...) étaient chrétiens depuis leur naissance » et que les cérémonies incriminées étaient des célébrations de première communion et de confirmation. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/inde/2012-03-30-gujarat-les-hindouistes-accusent-l2019eglise-catholique-de-la-conversion-forcee-de-32-enfants-dalits
(3) Fin septembre, le BJP a annoncé la candidature du ministre-président de l’Etat de Gujarat, Narendra Modi, au poste de Premier ministre en cas de victoire au Lok Sabha (Chambre basse du Parlement indien) lors des élections prévues pour le deuxième trimestre de 2014. En Inde, après l’annonce des résultats des législatives, le parti avec le plus grand nombre de sièges forme le gouvernement et choisit le Premier ministre.
(Source: Eglises d’Asie, 19 octobre 2013)
La célébration était organisée par la Buddha Diksha Mahotsav Samiti, qui commémore tous les ans la conversion au bouddhisme de son maître spirituel, Babasaheb Ambedkar (1), homme politique et leader des intouchables, décédé en 1956.
Le 14 octobre 1956, Ambedkar et des milliers de ses disciples se convertissaient au bouddhisme à Nagpur, dans le Maharashtra, sur une esplanade appelée depuis DeekshaBhoomi. Tous les ans, à la même date, ils sont des milliers de dalits à se rassembler sur le même lieu, pour la Diksha Samiti en souvenir de Babasaheb, lors du Dhammachakra Pravartan Din, dernier jour de la Durga Puja, choisi symboliquement pour « rejeter le culte des idoles hindoues ».
Cette année, le rassemblement commémoratif, qui s’accompagne toujours de milliers de conversions de dalits, était organisé à Dungarpur, ville du Gujarat choisie pour son « héritage bouddhique » datant de l’époque de la conversion au bouddhisme de l’empereur Ashoka.
Selon le Times of India du 12 octobre, les organisateurs avaient promis « la plus grande assemblée depuis que les Diksha Samiti existent » et annoncé près de 100 000 participants. « Des moines sont venus de tout le pays et du monde entier pour la cérémonie de la Diksha. C’était le couronnement de nos efforts de ces vingt dernières années », avait déclaré Devendra Vanvi, principal organisateur du rassemblement. Parmi les invités prestigieux se trouvait le célèbre prêcheur Jaydev Bapa, très révéré par les dalits du Gujarat, qui s'est converti publiquement entouré de ses disciples lors de la célébration collective du 13 octobre.
Au lendemain de l’événement, l’estimation chiffrée de la foule variait considérablement selon les sources : l’Indian Express évoquait 5 000 à 15 000 personnes dans son édition du 16 octobre, alors que le Daily Bhaskar rapportait pour le même jour que la Diksha Samiti de Junagadh avait rassemblé près de 60 000 participants.
Quoi qu’il en soit, les autorités du Gujarat ont annoncé qu’elles allaient ouvrir une enquête sur cette « cérémonie de conversion collective » afin de déterminer si elle constituait une violation du Gujarat Freedom of Religion Act (GFRA) loi anti-conversion en vigueur dans l’Etat depuis 2008.
Selon cette loi, les personnes désirant changer de religion doivent auparavant en obtenir la permission auprès des autorités du district. Toute infraction envers le GFRA entraîne des poursuites judiciaires à l’encontre du nouveau converti ,ainsi que de « quiconque se trouve impliqué dans le processus de conversion ». Le Bharatya Janata Party (Parti du peuple indien, BJP), au pouvoir dans le Gujarat depuis 2001, est régulièrement fustigé pour son utilisation de cette loi anti-conversion (2) contre les minorités religieuses de l’Etat, musulmanes, chrétiennes et bouddhistes.
Les autorités du district de Junagadh, qui ont été sommées de répondre de ces conversions de masse, ont opposé qu’elles n’avaient pas été sollicitées, et que la célébration « s’était tenue sans autorisation préalable ». Ce que nie formellement la Buddha Diksha Mahotsav Samiti (BDMS) qui affirme que « le panchayat du village, tout comme les différents responsables du district » avaient tous donné leur accord, et même fourni les moyens logistiques pour la manifestation (service d’ordre, sonorisation, équipes de soins de premier secours, etc.)
Selon Devedra Vanvi, « plus de 30 000 familles ont rempli les formulaires d’inscription et signé les papiers administratifs nécessaires ». Le leader bouddhiste, qui précise que d’autres rassemblement sde conversions collectives sont prévus dans les prochains jours, accuse le gouvernement BJP de vouloir « exercer des pressions sur les nouveaux convertis » et « empêcher la tenue des futures cérémonies ».
Kirit Rathod, un autre militant du BDMS, a déclaré au Times of India que les autorités du Gujarat « essayaient depuis longtemps de contenir les conversions au bouddhisme », conscientes que cela risquait d'« affaiblir leur emprise politique » sur le Gujarat.
L’enjeu est d’autant plus important que le ministre-président de l’Etat, Narendra Modi, est candidat au poste de Premier ministre de l'Union indienne pour les prochaines élections nationales qui se tiendront dans quelques mois (3). Depuis des semaines l’équipe électorale de Narendra Modi présente l’Etat du Gujarat comme l’exemple de « l’excellence du gouvernement » du ministre-président BJP, tentant de faire oublier les pogroms anti-musulmans (2 000 morts et 150 000 personnes déplacées suite aux attaques hindouistes de 2002) et les persécutions anti-chrétiennes qui ont émaillé ses mandats successifs.
Dans cet Etat très majoritairement hindou (80 % de la population) mais également l’un des plus pauvres de l’Inde, les dalits sont de plus en plus nombreux à vouloir échapper au système des castes en choisissant une « religion qui ne pratique par les discriminations oppressives de l'hindouisme». Ce système « fait des dalits des esclaves », explique encore l’un des organisateurs du rassemblement, Parikshit Rathod. Mais désormais, ajoute-t-il, les dalits ont réalisé ce qu’ils subissaient et ils veulent s'en libérer grâce à l’enseignement d’Ambedkar.
« Avant Babasaheb, nous étions traités comme des animaux. Lui, il nous a donné une identité et il nous a montré la vraie foi en nous apprenant à nous battre pour nos droits », résume auprès du quotidien The Hindu, Waman Kamble, âgée de 64 ans, ancienne dalit récemment convertie au bouddhisme.
Selon le dernier recensement (2001), l’Inde ne compte qu’une faible proportion de bouddhistes (8 millions de personnes, soit moins de 1 % de la population), la plupart d’entre eux (73 %) résidant au Maharashtra, Etat voisin du Gujarat. Les conversions de dalits au bouddhisme à la suite d’Ambedkar marquent depuis les années 1960 le retour de la religion du Bouddha sur sa terre natale d’où elle avait pratiquement disparu au XIIe siècle. (eda/msb)
(1) Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956), surnommé Babasaheb Ambedkar, a été le principal artisan de la Constitution indienne, l'un des premiers leaders des intouchables et l'initiateur du renouveau du bouddhisme en Inde. Le 14 octobre 1956, peu avant son décès, il a organisé la première conversion en masse de dalits : avec quelque 380 000 'intouchables' rassemblés à Nagpur, il s'est converti au bouddhisme publiquement ajoutant aux 'Refuges 'et aux 'Préceptes' une série de 22 vœux rédigés par lui-même et affirmant « le rejet des idoles hindoues ».
(2 ) En mars 2012, une enquête a ainsi a été ouverte par les autorités sur des allégations de conversion forcée au catholicisme d’une trentaine d’enfants, d'origine dalit. Après audition des prêtres concernés, il a été constaté que « les enfants (...) étaient chrétiens depuis leur naissance » et que les cérémonies incriminées étaient des célébrations de première communion et de confirmation. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/inde/2012-03-30-gujarat-les-hindouistes-accusent-l2019eglise-catholique-de-la-conversion-forcee-de-32-enfants-dalits
(3) Fin septembre, le BJP a annoncé la candidature du ministre-président de l’Etat de Gujarat, Narendra Modi, au poste de Premier ministre en cas de victoire au Lok Sabha (Chambre basse du Parlement indien) lors des élections prévues pour le deuxième trimestre de 2014. En Inde, après l’annonce des résultats des législatives, le parti avec le plus grand nombre de sièges forme le gouvernement et choisit le Premier ministre.
(Source: Eglises d’Asie, 19 octobre 2013)
Pope Francis: Arts express beauty of Church's Faith
Vatican Radio
16:02 19/10/2013
2013-10-19 Vatican - Pope Francis on Saturday greeted the “Patrons of the Arts” in the Vatican Museums. The group, which is dedicated to preserving the vast and unique collection of art housed in the Vatican Museums, was in Rome for the 30th anniversary of its founding.
In his address, the Holy Father thanked the Patrons for their “outstanding contribution to the restoration of numerous treasures of art preserved in the Vatican collections and to the broader religious, artistic and cultural mission of the Museums.”
Pope Francis said, “In every age the Church has called upon the arts to give expression to the beauty of her faith and to proclaim the Gospel message of the grandeur of God’s creation, the dignity of human beings made in his image and likeness, and the power of Christ’s death and resurrection to bring redemption and rebirth to a world touched by the tragedy of sin and death.” The Vatican Museums, he said, “make it possible for countless pilgrims and visitors to Rome to encounter this message through works of art which bear witness to the spiritual aspirations of humanity, the sublime mysteries of the Christian faith, and the quest of that supreme beauty which has its source and fulfillment in God.”
Pope Francis concluded his address with the prayer that the patronage of the arts would always be a sign of “interior participation in the spiritual life and mission of the Church” and “an expression of our hope in the coming of that Kingdom.”
Below, please find the full text of Pope Francis’ speech to the Patrons of the Arts of the Vatican Museums:
Dear Friends,
I am pleased to greet the Patrons of the Arts in the Vatican Museums on the occasion of this pilgrimage to Rome marking your thirtieth anniversary of foundation. Over the past three decades the Patrons have made an outstanding contribution to the restoration of numerous treasures of art preserved in the Vatican collections and to the broader religious, artistic and cultural mission of the Museums. For this I thank you most heartily.
The establishment of the Patrons of the Arts in the Vatican Museums was inspired not only by a praiseworthy sense of stewardship for the Church’s heritage of sacred art, but also by the desire to advance the spiritual and religious ideals which led to the foundation of the papal collections. In every age the Church has called upon the arts to give expression to the beauty of her faith and to proclaim the Gospel message of the grandeur of God’s creation, the dignity of human beings made in his image and likeness, and the power of Christ’s death and resurrection to bring redemption and rebirth to a world touched by the tragedy of sin and death. The Vatican Museums, with their unique and rich history, make it possible for countless pilgrims and visitors to Rome to encounter this message through works of art which bear witness to the spiritual aspirations of humanity, the sublime mysteries of the Christian faith, and the quest of that supreme beauty which has its source and fulfillment in God.
Dear friends, may your patronage of the arts in the Vatican Museums always be a sign of your interior participation in the spiritual life and mission of the Church. May it also be an expression of our hope in the coming of that Kingdom whose beauty, harmony and peace are the expectation of every human heart and the inspiration of mankind’s highest artistic aspirations. To you, your families and associates, I cordially impart my Apostolic Blessing as a pledge of enduring joy and peace in the Lord.
Pope Francis said, “In every age the Church has called upon the arts to give expression to the beauty of her faith and to proclaim the Gospel message of the grandeur of God’s creation, the dignity of human beings made in his image and likeness, and the power of Christ’s death and resurrection to bring redemption and rebirth to a world touched by the tragedy of sin and death.” The Vatican Museums, he said, “make it possible for countless pilgrims and visitors to Rome to encounter this message through works of art which bear witness to the spiritual aspirations of humanity, the sublime mysteries of the Christian faith, and the quest of that supreme beauty which has its source and fulfillment in God.”
Pope Francis concluded his address with the prayer that the patronage of the arts would always be a sign of “interior participation in the spiritual life and mission of the Church” and “an expression of our hope in the coming of that Kingdom.”
Below, please find the full text of Pope Francis’ speech to the Patrons of the Arts of the Vatican Museums:
Dear Friends,
I am pleased to greet the Patrons of the Arts in the Vatican Museums on the occasion of this pilgrimage to Rome marking your thirtieth anniversary of foundation. Over the past three decades the Patrons have made an outstanding contribution to the restoration of numerous treasures of art preserved in the Vatican collections and to the broader religious, artistic and cultural mission of the Museums. For this I thank you most heartily.
The establishment of the Patrons of the Arts in the Vatican Museums was inspired not only by a praiseworthy sense of stewardship for the Church’s heritage of sacred art, but also by the desire to advance the spiritual and religious ideals which led to the foundation of the papal collections. In every age the Church has called upon the arts to give expression to the beauty of her faith and to proclaim the Gospel message of the grandeur of God’s creation, the dignity of human beings made in his image and likeness, and the power of Christ’s death and resurrection to bring redemption and rebirth to a world touched by the tragedy of sin and death. The Vatican Museums, with their unique and rich history, make it possible for countless pilgrims and visitors to Rome to encounter this message through works of art which bear witness to the spiritual aspirations of humanity, the sublime mysteries of the Christian faith, and the quest of that supreme beauty which has its source and fulfillment in God.
Dear friends, may your patronage of the arts in the Vatican Museums always be a sign of your interior participation in the spiritual life and mission of the Church. May it also be an expression of our hope in the coming of that Kingdom whose beauty, harmony and peace are the expectation of every human heart and the inspiration of mankind’s highest artistic aspirations. To you, your families and associates, I cordially impart my Apostolic Blessing as a pledge of enduring joy and peace in the Lord.
Vietnam: Incarcerated Lutheran Pastor physically assaulted in jail
J.B. An Dang
19:31 19/10/2013
Life of a Vietnamese senior Lutheran Pastor has been threatened due to repeatedly attacks by criminal inmates.
“I feared for his life because he was repeatedly attacked by criminal inmates,” said Mrs Nguyen Thi Hong, the wife of Pastor Nguyen Cong Chinh as she deplored her husband repeatedly mistreatment by staff of the An Phuoc Camp where he is incarcerated.
Nguyen Cong Chinh, 44, is a senior Lutheran Pastor who, after being arrested by the police in April 2011, was sentenced by a people's court to eleven years in prison. He was accused of "undermining national unity" and “having actively participated in organizations to oppose the state”.
On Aug. 18, during a visit to her husband, Mrs Nguyen Thi Hong was frightened seeing her husband’s swollen face. The latter informed her that he had been beaten without any reasons by a group of criminal inmates, and although he filed a complaint against his attackers, he complaints and his serious injuries had failed to be translated into effective intervention strategies for preventing future assaults. Continual attacks still happened.
During her last visit on Oct. 15, the couple met for an hour in the presence of guards who filmed and recorded their words. She noticed bruising on his eyes. The pastor insisted that his life was in danger as he had been savagely attacked twice by groups of criminal inmates.
Pastor Nguyen Cong Chinh was born in 1969, in the province of Quang Nam. He is now the senior Lutheran Protestants in Vietnam, a religious group not officially recognized by the government. He exercised his ministry in the City of Pleiku, Gia Lai province, the Central Highlands Vietnam.
For years, the pastor has been subjected to police persecution. In 2003, his chapel was destroyed three times and his property was confiscated. In June, 2009, his home, which was also a place of worship, was completely destroyed by a large number of police.
Before his arrest, since 1988, he had lived in the province of Gia Lai without any identity papers. His numerous requests for official documents faced the outright refusal of local authorities. He was finally arrested in spring 2011. The trial was sentenced to prison did not occur until almost a year later, on March 23, 2012.
Pastor Nguyen Cong Chinh during the trial on March 23, 2012 |
Nguyen Cong Chinh, 44, is a senior Lutheran Pastor who, after being arrested by the police in April 2011, was sentenced by a people's court to eleven years in prison. He was accused of "undermining national unity" and “having actively participated in organizations to oppose the state”.
On Aug. 18, during a visit to her husband, Mrs Nguyen Thi Hong was frightened seeing her husband’s swollen face. The latter informed her that he had been beaten without any reasons by a group of criminal inmates, and although he filed a complaint against his attackers, he complaints and his serious injuries had failed to be translated into effective intervention strategies for preventing future assaults. Continual attacks still happened.
During her last visit on Oct. 15, the couple met for an hour in the presence of guards who filmed and recorded their words. She noticed bruising on his eyes. The pastor insisted that his life was in danger as he had been savagely attacked twice by groups of criminal inmates.
Pastor Nguyen Cong Chinh was born in 1969, in the province of Quang Nam. He is now the senior Lutheran Protestants in Vietnam, a religious group not officially recognized by the government. He exercised his ministry in the City of Pleiku, Gia Lai province, the Central Highlands Vietnam.
For years, the pastor has been subjected to police persecution. In 2003, his chapel was destroyed three times and his property was confiscated. In June, 2009, his home, which was also a place of worship, was completely destroyed by a large number of police.
Before his arrest, since 1988, he had lived in the province of Gia Lai without any identity papers. His numerous requests for official documents faced the outright refusal of local authorities. He was finally arrested in spring 2011. The trial was sentenced to prison did not occur until almost a year later, on March 23, 2012.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo đoàn Fairfield Sydney mừng lễ Thánh bổn mạng
Diệp Hải Dung
07:35 19/10/2013
Chiều thứ Bảy 19/10/2013 các Hội Đoàn và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Fairfield Heights tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị Quan Thầy của Giáo Đoàn. Kiệu tượng Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị đặt trong khuôn viên nhà thờ sau khi Cha Michael Szymanski Chính xứ xông hương kiệu tượng Thánh Lê Đăng Thị cuộc kiệu bắt đầu cung nghinh Thánh Lê Đăng Thị, dẫn đầu là Cờ Úc Việt và Cờ Hội Thánh, kế tiếp là các Hội Đoàn Đoàn Thể, Quan Khách và Giáo Dân, cuộc kiệu rất trang nghiêm và sốt sắng.
Xem hình ảnh
Sau khi kiệu Thánh Lê Đăng Thị rước vào trong nhà thờ an vị trên cung thánh, Cha Phêrô Đặng Đình Nên Tuyên úy Đặc trách Giáo Đoàn Fairfield xông hương kiệu và Ban Mục Vụ tuyên đọc sơ lược tiểu sử về Thánh Giuse Lê Đăng Thị. Ngài là một Cai Đội nhưng rất có lòng yêu mến Chúa và bất chấp mọi thủ đoạn hành hạ tra khảo của quan quân triều đình. Ngài chọn cái chết để vinh danh Chúa và làm gương cho hậụ thế. Sau đó Cha Đặng Đình Nên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và chào mừng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Michael Szymanski Chính xứ và Cha Trần Bạch Hổ đến tham dự và hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn.
Trong bài giảng Cha Đặng Đình Nên nói về sự cầu nguyện mà Giáo Lý Công Giáo dạy rằng mỗi khi cầu nguyện chúng ta được ở trong mối tương quan sống động và thân tình với Thiên Chúa. Quả thật cầu nguyện là sống đức tin, và tin là mở lòng ta để đón nhận một sự thật vô cùng cao quý. Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta là con Thiên Chúa. Với Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị, đức tin như một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống được tỏ lộ trong Đức KiTô là một “người mẹ” vì nó mang lại cho Thánh nhân ánh sáng và sinh ra trong sự sống thần linh…Thánh nhân đã anh dũng hy sinh mạng sống cho Chúa vì Thánh nhân đã kiên tâm cầu nguyện và người đã kết hợp với Chúa nên không nao núng trước những thử thách cam go nhất cuộc đời là cái chết…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Michael Szymanski Chính xứ Fairfield chúc mừng Giáo Đoàn và khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất có lòng sốt sắng và Cha cũng khuyến khích mọi người hay noi gương Thánh Tử Đạo Việt Nam Giuse Lê Đăng Thị. Anh Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, anh cũng khen ngợi Giáo đoàn tuy nhỏ bé nhưng cũng đóng góp giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng.
Sau cùng ông Trần Thái Toản Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Fairfield ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn Fairfield. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã đóng góp công của để giúp cho Giáo Đoàn tổ chức Lễ Bổn Mạng được tốt đẹp và cũng cám ơn Ca đoàn Fairfield đã tích cực đóng góp giúp cho Giáo đoàn được thêm phần sốt sắng trong những Thánh lễ hàng tuần.
Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn Fairfield Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị.
Xem hình ảnh
Sau khi kiệu Thánh Lê Đăng Thị rước vào trong nhà thờ an vị trên cung thánh, Cha Phêrô Đặng Đình Nên Tuyên úy Đặc trách Giáo Đoàn Fairfield xông hương kiệu và Ban Mục Vụ tuyên đọc sơ lược tiểu sử về Thánh Giuse Lê Đăng Thị. Ngài là một Cai Đội nhưng rất có lòng yêu mến Chúa và bất chấp mọi thủ đoạn hành hạ tra khảo của quan quân triều đình. Ngài chọn cái chết để vinh danh Chúa và làm gương cho hậụ thế. Sau đó Cha Đặng Đình Nên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và chào mừng Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Michael Szymanski Chính xứ và Cha Trần Bạch Hổ đến tham dự và hiệp dâng Thánh lễ mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn.
Trong bài giảng Cha Đặng Đình Nên nói về sự cầu nguyện mà Giáo Lý Công Giáo dạy rằng mỗi khi cầu nguyện chúng ta được ở trong mối tương quan sống động và thân tình với Thiên Chúa. Quả thật cầu nguyện là sống đức tin, và tin là mở lòng ta để đón nhận một sự thật vô cùng cao quý. Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta là con Thiên Chúa. Với Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị, đức tin như một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống được tỏ lộ trong Đức KiTô là một “người mẹ” vì nó mang lại cho Thánh nhân ánh sáng và sinh ra trong sự sống thần linh…Thánh nhân đã anh dũng hy sinh mạng sống cho Chúa vì Thánh nhân đã kiên tâm cầu nguyện và người đã kết hợp với Chúa nên không nao núng trước những thử thách cam go nhất cuộc đời là cái chết…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Michael Szymanski Chính xứ Fairfield chúc mừng Giáo Đoàn và khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất có lòng sốt sắng và Cha cũng khuyến khích mọi người hay noi gương Thánh Tử Đạo Việt Nam Giuse Lê Đăng Thị. Anh Hoàng Đức Tính Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney cũng ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn, anh cũng khen ngợi Giáo đoàn tuy nhỏ bé nhưng cũng đóng góp giúp ích rất nhiều cho Cộng Đồng.
Sau cùng ông Trần Thái Toản Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Fairfield ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Quan Thầy của Giáo Đoàn Fairfield. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã đóng góp công của để giúp cho Giáo Đoàn tổ chức Lễ Bổn Mạng được tốt đẹp và cũng cám ơn Ca đoàn Fairfield đã tích cực đóng góp giúp cho Giáo đoàn được thêm phần sốt sắng trong những Thánh lễ hàng tuần.
Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn Fairfield Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị.
TGP Saigòn chào mừng Tân TGM phó Phaolô Đọc và kỷ niệm 10 năm Đức Hồng Y
Maria Vũ Loan
11:28 19/10/2013
Sáng ngày thứ bảy, 19/10/2013, đường phố Sài Gòn vẫn tấp nập xe cộ qua lại. Nhưng hôm nay, trong số đông vội vã ấy, có nhiều thành phần dân Chúa đến nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn để tham dự thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin 2012 – 2013, kỷ niệm 10 năm Hồng Y của Đức TGM GB. Phạm Minh Mẫn và chào đón Đức Tân Tổng Giám mục phó Phaolô Bùi Văn Đọc.
Xem hình ảnh
Thánh lễ mừng long trọng hôm nay có phần mới lạ trong tâm tư người Sài Gòn vì từ mấy chục năm qua mới có dịp đón một Đức Tân Giám mục phó từ Giáo phận khác về TGP Sài Gòn với quyền kế vị. Sự kiện này nhắc nhớ gần 40 năm về trước khi Đức Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận cũng được bổ nhiệm làm Giám mục Phó với quyền kế vị, nhưng đã không được đón tiếp và phải ra đi, nhưng ý Chúa nhiệm mầu, cuộc đời của vị giám mục đó sau này trở thành Hồng Y phục vụ tại Giáo triều Roma và nay là Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận với biết bao công trạng và gương sáng lành thánh được Giáo Hội ngưỡng mộ...
Chương trình được bắt đầu theo đúng lịch tổ chức. Bầu khí trang trọng bao trùm thánh đường. Nhiều người có thư mời ăn mặc lịch sự, đẹp đến tham dự. Hôm nay, có sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Đức Cha đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức tân TGM phó Phaolô, Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu GP Long Xuyên, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợo OP giáo phận Vinh, cha Tổng Đại diện cùng phái đoàn Mỹ Tho, quí cha thuộc TGP Sài Gòn, đại diện các dòng tu, đại diện giáo dân của 200 giáo xứ đại diện 25 đoàn thể, thân nhân của Đức Hồng Y, thân nhân của Đức tân TGM phó.
Mở đầu phần chúc mừng, Đức Cha phụ tá Phêrô đã nói về chặng đường dài kể từ khi Đức TGM GB. Phạm Minh Mẫn được nhận chức Hồng Y cho đến nay:
“Đức Hồng Y là niềm vinh dự cho cộng đoàn dân Chúa... Trong chặng đường 10 năm, ngoài trách nhiệm mục tử của GP Sài Gòn này, khi được nâng lên hàng Hồng Y, Đức Hồng Y còn nhận trách nhiệm khác của Hội Thánh Toàn Cầu: là thành viên của Bộ Truyền Giáo, là thành viên của Bộ Phụng Tự và kỷ luật Thánh Kinh. Đến khi 75 tuổi còn nhận thêm nhiệm vụ của Hội Đồng Tòa Thánh về y tế. Đức Hồng Y còn là vị Hồng Y Việt Nam đầu tiên đã hai lần tham dự mật nghị Giáo Hoàng...
Chúng con ý thức rằng ơn Chúa ban trở nên thật cao quí nếu không có sự cộng tác tích cực của con người. Và chúng con cũng biết rằng, ẩn sâu những vinh quang và danh dự của tước vị Hồng Y là gánh nặng trách nhiệm, những thao thức mục vụ, và những hy sinh âm thầm...”.
Ngay sau đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã chia sẻ tâm tình tạ ơn về ba niềm vui: niềm vui thứ nhất là các giáo xứ và các dòng tu đã sống đức tin trong 12 tháng qua một cách tỏa sáng hơn vì sự phát triển của xã hội và của dân tộc Việt Nam; niềm vui thứ hai là nhờ lời cầu nguyện của các thành phần dân Chúa trong 10 năm, đã giúp Đức Hồng Y trung thành bước theo Chúa yêu thương phục vụ, cho dân Chúa, cho dân tộc Việt Nam trên đất nước chúng ta; niềm vui thứ ba là dù đã 75 tuổi vẫn còn được tín nhiệm làm việc cho đến tuổi 80 và Ngài vui khi nói về Đức TGM phó đã được tín nhiệm trong HĐGM.
Tiếp theo là cha trưởng ấn Giuse Maria Đỗ Đình Ánh đọc sắc phong của Tòa Thánh về việc bổ nhiệm Đức Cha Phaolô làm Tổng Giám mục Phó TGP Sài Gòn. Một cách trang trọng, Đức Hồng Y, Đức tân Giám mục phó và cha trưởng ấn ký vào sắc phong. Ngay sau đó, cha Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh đọc lời chúc mừng. Khi cha dứt lời là tiếng vỗ tay vang dội giữa lòng thánh đường. Hôm nay, lời chúc mừng xen lẫn tiếng vỗ tay như liên tiếp trong ngôi thánh đường chung này.
Đến lúc này, Đức TGM phó mới đáp lời. Đầu tiên là Đức tân TGM phó tạ ơn Chúa, cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô, quí Đức Cha có trách nhiệm tại Tòa Thánh, Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, HĐGMVN, Đức TGM đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam và các thành phần dân Chúa đang hiện diện. Kế tiếp, Đức tân TGM phó trải lòng: “...Nhưng tôi thấy mình là kẻ có tội, luôn cần đến lòng thương xót và ơn tha tội của Thiên Chúa. Tôi cũng thấy mình có nhiều giới hạn cần sự giúp đỡ và nhắc nhở của mọi người. Chưa bao giờ tôi nhận thấy mình vô tội, nhưng lúc nào tôi cũng nhận thấy Chúa thương xót và nhận lời kẻ có tội. Xin cho con biết cậy trông vào Thiên Chúa là Cha toàn năng, luôn tin vào mầu nhiệm tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu để có thể chia sẻ với những khổ đau của con người, đồng thời luôn lạc quan yêu đời, vì tin vào tình thương mạnh hơn tội lỗi và sự chết.
Tôi luôn tin vào Chúa Thánh Thần là đấng an ủi, là sức mạnh tình yêu thương của Chúa; và đừng bao giờ đánh mất niềm vui khi được Chúa yêu thương. Xin cho con đừng mang đau khổ, trái lại, biết mang niềm vui đến cho hết mọi người con gặp gỡ Aleilluia.”
Sau cùng, Đức TGM đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam phát biểu. Ngài nhắc đến ý nghĩa màu đỏ của màu áo Hồng Y. Đó là màu mang ý nghĩa tham dự vào sự tử đạo của Chúa Kitô, nhưng màu đỏ cũng là ý chỉ của sự hiệp nhất dân Chúa và là dấu chỉ của sự dấn thân dẫn dắt đoàn dân Chúa. Và màu đỏ là màu của tình yêu cho toàn thể dân Chúa và cả những người không Công Giáo....
Ngài còn cảm ơn Đức Cha Phaolô đã vui vẻ nhận lời làm Đức TGM phó và mong rằng Giáo Hội cần nhiều sự liên đới với nhau, bình đẳng giàu nghèo, hài hòa giữa những người có đạo và không có đạo.
Sau phần chúc mừng là thánh lễ long trọng mà Đức Tân Giám mục phó là chủ tế. Đức Cha phụ tá Phêrô giảng lễ. Trong bài giảng, Đức Cha xoáy sâu vào hình ảnh Đức Maria hân hoan đi thăm bà chị họ; mời mọi người chiêm ngắm Đức Maria để nhìn lại Đức Tin trong năm qua.Tất cả nhịp nhàng như những giai điệu đẹp trong một bài hát vui.
Trước khi phép lành thánh lễ được ban, mọi người tham dự được nhận phần quà. Đó là một hộp bánh bên trong ngoài bánh còn có hình Đức Tân TGM phó, mầu nhiệm Mân Côi của Đức Hồng Y.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành và bài ca kết lễ. Mọi người vui vẻ ra về, quí cha và những người được mời sang Trung tâm Mục vụ dự tiệc mừng. Nắng buổi trưa mà màu nhàn nhạt dễ thương.
Hôm nay, nếu có ai trộm nghĩ rằng quyền hành có thể hiện diện một cách thống trị trong Giáo Hội thì người ấy đã sai, vì trật tự trong Giáo Hội được bao phủ bởi ân sủng Thánh Thần; sự vâng phục của người bên dưới đối với người có trách nhiệm như hình bóng của Chúa Giêsu vâng lời Thiên Chúa Cha mà xuống thế làm người.
Thánh lễ mừng long trọng hôm nay có phần mới lạ trong tâm tư người Sài Gòn vì từ mấy chục năm qua mới có dịp đón một Đức Tân Giám mục phó từ Giáo phận khác về TGP Sài Gòn với quyền kế vị. Sự kiện này nhắc nhớ gần 40 năm về trước khi Đức Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Thuận cũng được bổ nhiệm làm Giám mục Phó với quyền kế vị, nhưng đã không được đón tiếp và phải ra đi, nhưng ý Chúa nhiệm mầu, cuộc đời của vị giám mục đó sau này trở thành Hồng Y phục vụ tại Giáo triều Roma và nay là Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận với biết bao công trạng và gương sáng lành thánh được Giáo Hội ngưỡng mộ...
Chương trình được bắt đầu theo đúng lịch tổ chức. Bầu khí trang trọng bao trùm thánh đường. Nhiều người có thư mời ăn mặc lịch sự, đẹp đến tham dự. Hôm nay, có sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Đức Cha đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức tân TGM phó Phaolô, Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu GP Long Xuyên, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợo OP giáo phận Vinh, cha Tổng Đại diện cùng phái đoàn Mỹ Tho, quí cha thuộc TGP Sài Gòn, đại diện các dòng tu, đại diện giáo dân của 200 giáo xứ đại diện 25 đoàn thể, thân nhân của Đức Hồng Y, thân nhân của Đức tân TGM phó.
Mở đầu phần chúc mừng, Đức Cha phụ tá Phêrô đã nói về chặng đường dài kể từ khi Đức TGM GB. Phạm Minh Mẫn được nhận chức Hồng Y cho đến nay:
“Đức Hồng Y là niềm vinh dự cho cộng đoàn dân Chúa... Trong chặng đường 10 năm, ngoài trách nhiệm mục tử của GP Sài Gòn này, khi được nâng lên hàng Hồng Y, Đức Hồng Y còn nhận trách nhiệm khác của Hội Thánh Toàn Cầu: là thành viên của Bộ Truyền Giáo, là thành viên của Bộ Phụng Tự và kỷ luật Thánh Kinh. Đến khi 75 tuổi còn nhận thêm nhiệm vụ của Hội Đồng Tòa Thánh về y tế. Đức Hồng Y còn là vị Hồng Y Việt Nam đầu tiên đã hai lần tham dự mật nghị Giáo Hoàng...
Chúng con ý thức rằng ơn Chúa ban trở nên thật cao quí nếu không có sự cộng tác tích cực của con người. Và chúng con cũng biết rằng, ẩn sâu những vinh quang và danh dự của tước vị Hồng Y là gánh nặng trách nhiệm, những thao thức mục vụ, và những hy sinh âm thầm...”.
Ngay sau đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã chia sẻ tâm tình tạ ơn về ba niềm vui: niềm vui thứ nhất là các giáo xứ và các dòng tu đã sống đức tin trong 12 tháng qua một cách tỏa sáng hơn vì sự phát triển của xã hội và của dân tộc Việt Nam; niềm vui thứ hai là nhờ lời cầu nguyện của các thành phần dân Chúa trong 10 năm, đã giúp Đức Hồng Y trung thành bước theo Chúa yêu thương phục vụ, cho dân Chúa, cho dân tộc Việt Nam trên đất nước chúng ta; niềm vui thứ ba là dù đã 75 tuổi vẫn còn được tín nhiệm làm việc cho đến tuổi 80 và Ngài vui khi nói về Đức TGM phó đã được tín nhiệm trong HĐGM.
Tiếp theo là cha trưởng ấn Giuse Maria Đỗ Đình Ánh đọc sắc phong của Tòa Thánh về việc bổ nhiệm Đức Cha Phaolô làm Tổng Giám mục Phó TGP Sài Gòn. Một cách trang trọng, Đức Hồng Y, Đức tân Giám mục phó và cha trưởng ấn ký vào sắc phong. Ngay sau đó, cha Tổng Đại diện GB. Huỳnh Công Minh đọc lời chúc mừng. Khi cha dứt lời là tiếng vỗ tay vang dội giữa lòng thánh đường. Hôm nay, lời chúc mừng xen lẫn tiếng vỗ tay như liên tiếp trong ngôi thánh đường chung này.
Đến lúc này, Đức TGM phó mới đáp lời. Đầu tiên là Đức tân TGM phó tạ ơn Chúa, cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô, quí Đức Cha có trách nhiệm tại Tòa Thánh, Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, HĐGMVN, Đức TGM đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam và các thành phần dân Chúa đang hiện diện. Kế tiếp, Đức tân TGM phó trải lòng: “...Nhưng tôi thấy mình là kẻ có tội, luôn cần đến lòng thương xót và ơn tha tội của Thiên Chúa. Tôi cũng thấy mình có nhiều giới hạn cần sự giúp đỡ và nhắc nhở của mọi người. Chưa bao giờ tôi nhận thấy mình vô tội, nhưng lúc nào tôi cũng nhận thấy Chúa thương xót và nhận lời kẻ có tội. Xin cho con biết cậy trông vào Thiên Chúa là Cha toàn năng, luôn tin vào mầu nhiệm tử nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu để có thể chia sẻ với những khổ đau của con người, đồng thời luôn lạc quan yêu đời, vì tin vào tình thương mạnh hơn tội lỗi và sự chết.
Tôi luôn tin vào Chúa Thánh Thần là đấng an ủi, là sức mạnh tình yêu thương của Chúa; và đừng bao giờ đánh mất niềm vui khi được Chúa yêu thương. Xin cho con đừng mang đau khổ, trái lại, biết mang niềm vui đến cho hết mọi người con gặp gỡ Aleilluia.”
Sau cùng, Đức TGM đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam phát biểu. Ngài nhắc đến ý nghĩa màu đỏ của màu áo Hồng Y. Đó là màu mang ý nghĩa tham dự vào sự tử đạo của Chúa Kitô, nhưng màu đỏ cũng là ý chỉ của sự hiệp nhất dân Chúa và là dấu chỉ của sự dấn thân dẫn dắt đoàn dân Chúa. Và màu đỏ là màu của tình yêu cho toàn thể dân Chúa và cả những người không Công Giáo....
Ngài còn cảm ơn Đức Cha Phaolô đã vui vẻ nhận lời làm Đức TGM phó và mong rằng Giáo Hội cần nhiều sự liên đới với nhau, bình đẳng giàu nghèo, hài hòa giữa những người có đạo và không có đạo.
Sau phần chúc mừng là thánh lễ long trọng mà Đức Tân Giám mục phó là chủ tế. Đức Cha phụ tá Phêrô giảng lễ. Trong bài giảng, Đức Cha xoáy sâu vào hình ảnh Đức Maria hân hoan đi thăm bà chị họ; mời mọi người chiêm ngắm Đức Maria để nhìn lại Đức Tin trong năm qua.Tất cả nhịp nhàng như những giai điệu đẹp trong một bài hát vui.
Trước khi phép lành thánh lễ được ban, mọi người tham dự được nhận phần quà. Đó là một hộp bánh bên trong ngoài bánh còn có hình Đức Tân TGM phó, mầu nhiệm Mân Côi của Đức Hồng Y.
Thánh lễ kết thúc sau phép lành và bài ca kết lễ. Mọi người vui vẻ ra về, quí cha và những người được mời sang Trung tâm Mục vụ dự tiệc mừng. Nắng buổi trưa mà màu nhàn nhạt dễ thương.
Hôm nay, nếu có ai trộm nghĩ rằng quyền hành có thể hiện diện một cách thống trị trong Giáo Hội thì người ấy đã sai, vì trật tự trong Giáo Hội được bao phủ bởi ân sủng Thánh Thần; sự vâng phục của người bên dưới đối với người có trách nhiệm như hình bóng của Chúa Giêsu vâng lời Thiên Chúa Cha mà xuống thế làm người.
Bảo Nham - GP Vinh: Dấu chứng của Đức Tin
Huy Hoàng
10:44 19/10/2013
Bảo Nham – Dấu chứng của Đức Tin
Nhắc đến địa danh Bảo Nham, có lẽ mỗi người chúng ta đều cảm thấy như thân quen và con tim rung lên niềm cảm mến thân thương đối với mảnh đất nhỏ bé nhưng linh thiêng này. Bởi vì đây là địa danh mà Mẹ Thiên Chúa đã chọn để viếng thăm con cái của Mẹ.
Đã từ lâu, tôi muốn biết về những trang sử hào hùng đã ghi đậm dấu chứng của những chứng nhân đức tin nơi đây. Đồng thời tìm hiểu về lịch sử hình thành nên “Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham” và ngôi nhà thờ đá, một tuyệt tác lưu danh hậu thế. Đó chính là dấu chứng biểu lộ niềm tin kiên vững vào Thiên Chúa của tiền nhân và đã trở thành biểu tượng đức tin của những người con Giáo phận Vinh nói riêng và Giáo Hội Công Giáo nói chung.
Cơ hội ấy đã đến, và hôm nay tôi đang được diễm phúc đứng trên mảnh đất yêu quý này để sống lại những phút giây linh thánh mà Mẹ đã đến để ủi an đoàn con của Mẹ cũng như đang uống lấy những ân sủng từ trời ban xuống để sống và làm chứng cho Đức Kitô trong thời đại tục hóa hôm nay.
Khi từ miền Tây về xuôi trên quốc lộ 7A qua khu vực Xã Bảo Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An, nhìn sang bên trái bạn sẽ thấy ngôi Thánh Đường bằng đá đồ sộ đứng hiên ngang với tháp chuông cao vút và bên cạnh là một ngọn núi đá mà người ta thường gọi là Lèn Đá Bảo Nham hay Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham. Xung quanh là những ngôi nhà xinh xắn được bao bọc bởi những cánh đồng thẳng cánh cò bay và phía xa xa là một con sông uốn lượn, lững lờ trôi, chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng thêm màu mỡ, đem lại cho người dân nơi đây thêm no ấm bởi những vụ mùa bội thu. Thật là một địa danh “sơn thủy hữu tình” có một không hai trên dải đất Miền Trung nắng gió này.
Giữa khung cảnh bình yên như thế, có lẽ những người chưa biết đến lịch sử nơi đây sẽ tự hỏi: Tại sao nơi vùng đất này lại xuất hiện một ngôi Thánh Đường bằng đá đặc biệt như vậy? Và được tạo hóa điểm tô thêm bằng một ngọn núi đá với nhiều hang động kỳ vĩ. Quả là ngoài sức tưởng tượng của con người.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
Lật lại những trang sử đau thương của Giáo phận Vinh, chúng ta biết rằng, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 các Vua Chúa Việt Nam cho rằng: đạo Công Giáo là đạo của người Tây, người Tây đưa đạo sang đây để mỵ dân. Họ nói: “Tất cả những người theo tả đạo là đồng minh của thực dân Pháp, cần phải trừ diệt.” Riêng Giáo họ Bảo Nham được viết: “Bảo Nham là một họ đạo với 1600 giáo hữu, đã bị tấn công nhiều lần giữa tháng 10.1885”[1], vì thế cần phải trừ diệt. Tuy nhiên, cuộc bách hại khốc liệt tại vùng này chỉ diễn ra vào thời Văn Thân (1885 – 1896).
Và được viết tiếp: “Ngày 12.11.1885, đối phương tới đông hơn, khoảng 2000 được vũ trang súng và đại bác để vây hãm làng Bảo Nham chỉ có khoảng 250 người là có thể chống cự…dân làng phải bỏ trốn vào trong hang núi hiểm hóc”, thật là một cảnh tượng đau thương như Đức Giêsu đã nói: “Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn”(Ga 10,12). Văn Thân tìm mọi cách kêu gọi mọi người xuống sẽ được tha nhưng không được. Cuối cùng, họ dùng củi đuốc, rơm rạ,… chất xung quanh ngọn núi để đốt và hun khói. Bấy giờ ngọn núi chẳng khác gì một lò lửa lớn và những người con của Mẹ sắp bị nướng chín trên ngọn lửa hung tàn. Đứng trước tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc này, các giáo dân chỉ biết tín thác vào tình yêu của Chúa qua bàn tay nhân lành của người Mẹ mến yêu.
Trong lúc đó, thừa sai Thông (Adolphe Klinglé) đem quân đến giải vây, ngài đã dừng lại tại một nơi cách xa Lèn khoảng 200 mét, gọi là Đình Hát, về phía Đông Nam. Tại đây, ngài đã tổ chức một giờ cầu nguyện cùng Mẹ Maria với lời khấn trọng thể: Nếu Mẹ phù hộ công việc giải cứu con cái Bảo Nham trong tình trạng khốn quẫn 10 mất 1 còn này, người sẽ xây một Thánh Đường bằng đá theo mô hình Lộ Đức (Lourdes) của nước Pháp, quê hương ngài. Và Đức Mẹ đã nhậm lời. Giữa mùa hạn hạn lâu ngày và bị bao vây suốt một tuần, mọi người sắp chết đói và khát. Bỗng từ đâu mây đen kéo đến ùn ùn, một trận mưa như trút đổ xuống cả vùng, khiến những tảng đá bị nung đỏ nguội đi và họ uống lấy những giọt nước như sự sống từ trời ban xuống. Thấy cảnh tượng đó, Văn Thân tháo chạy và đoàn con cái của Mẹ đã được giải cứu. Những tiếng khóc bất chợt òa lên. Họ khóc vì vui sướng, khóc vì Mẹ đã không bỏ rơi con cái mình.
Giữ đúng lời khấn hứa của mình, sau khi đã chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết, vào năm 1888 thừa sai Thông đã khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường bằng đá này và sau 16 năm ngôi Thánh Đường mới hoàn thành. Còn Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham mới được xây dựng vào năm 1947 khi cha già Phêrô Nguyễn Nguyên Hanh được bề trên Giáo phận sai về quản xứ. Ngài đã đặt tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào hang đá bán lộ thiên trên Lèn Thánh. Tiếp đó, các cha Phêrô Nguyễn Văn Khôi, cha Giuse Nguyễn Huy Lợi, cha Giuse Nguyễn Đức Bảo, cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính tu sửa lại.
Khách thập phương tới đây đều trầm trồ thán phục về ngôi Thánh Đường bằng đá đứng hiên ngang cao vút, được tạo nên bởi những bàn tay nghệ nhân khéo léo. Nhưng họ có biết đâu, những viên đá đó không chỉ là đá đơn thuần nữa mà nó còn chứa đựng và diễn tả đức tin vững bền sắt son vào Thiên Chúa của cha ông nơi đây. Mỗi viên đá như là hiện thân của mỗi con người đã dám hy sinh tính mạng mình vì Chúa, vì Giáo Hội trên mảnh đất thân thương này.
Và họ còn kinh ngạc hơn nữa về Lèn Thánh, vì giữa vùng đồng bằng lại xuất hiện một ngọn núi đá đứng sừng sững như thách thức với nắng mưa. Đối với những người không có đức tin thì khó hiểu nhưng đối với những người Kitô hữu thì hiểu rằng: đó chính là sự quan phòng của Chúa, Ngài đã chuẩn bị trước nơi trú ẩn cho đoàn con Bảo Nham giữa cảnh đời cay đắng, đau thương, trước sự bách hại khốc liệt của ma quỷ.
Giờ đây, hàng ngày khách hành hương từ khắp mọi nơi kéo đến với linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham để dâng lên Mẹ những cầu khẩn, thở than,… và Mẹ đã nhậm lời họ cầu xin bằng cách này hay cách khác; hay dâng lên Mẹ những lời tạ ơn chân thành vì Mẹ đã đoái thương nhìn đến những phận đời éo le.
Tuy nhiên, khu vực dành cho khách hành hương tương đối chật hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu và các công trình khác cần được sửa chữa, nâng cấp hay xây mới.
Hy vọng một ngày không xa, linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham sẽ trở thành một linh địa xứng tầm của Giáo phận Vinh nói riêng và của Giáo Hội Việt Nam nói chung. Là nơi mà mọi con cái của Mẹ bất kể lương giáo có thể đến với Mẹ để được Mẹ ủi an, vỗ về và dẫn đưa con cái của Mẹ về cùng Chúa Cha.
Để rồi, cho dù có đi xa, mỗi người con của Mẹ vẫn luôn thầm thì câu hát:
Bảo Nham – dấu chứng đức tin,
Để đàn con cháu nêu gương giữa đời.
Bảo Nham – vùng đất nối trời,
Con đi đến đó, Mẹ thời đỡ nâng.
Đã từ lâu, tôi muốn biết về những trang sử hào hùng đã ghi đậm dấu chứng của những chứng nhân đức tin nơi đây. Đồng thời tìm hiểu về lịch sử hình thành nên “Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham” và ngôi nhà thờ đá, một tuyệt tác lưu danh hậu thế. Đó chính là dấu chứng biểu lộ niềm tin kiên vững vào Thiên Chúa của tiền nhân và đã trở thành biểu tượng đức tin của những người con Giáo phận Vinh nói riêng và Giáo Hội Công Giáo nói chung.
Cơ hội ấy đã đến, và hôm nay tôi đang được diễm phúc đứng trên mảnh đất yêu quý này để sống lại những phút giây linh thánh mà Mẹ đã đến để ủi an đoàn con của Mẹ cũng như đang uống lấy những ân sủng từ trời ban xuống để sống và làm chứng cho Đức Kitô trong thời đại tục hóa hôm nay.
Khi từ miền Tây về xuôi trên quốc lộ 7A qua khu vực Xã Bảo Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An, nhìn sang bên trái bạn sẽ thấy ngôi Thánh Đường bằng đá đồ sộ đứng hiên ngang với tháp chuông cao vút và bên cạnh là một ngọn núi đá mà người ta thường gọi là Lèn Đá Bảo Nham hay Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham. Xung quanh là những ngôi nhà xinh xắn được bao bọc bởi những cánh đồng thẳng cánh cò bay và phía xa xa là một con sông uốn lượn, lững lờ trôi, chở nặng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng thêm màu mỡ, đem lại cho người dân nơi đây thêm no ấm bởi những vụ mùa bội thu. Thật là một địa danh “sơn thủy hữu tình” có một không hai trên dải đất Miền Trung nắng gió này.
Giữa khung cảnh bình yên như thế, có lẽ những người chưa biết đến lịch sử nơi đây sẽ tự hỏi: Tại sao nơi vùng đất này lại xuất hiện một ngôi Thánh Đường bằng đá đặc biệt như vậy? Và được tạo hóa điểm tô thêm bằng một ngọn núi đá với nhiều hang động kỳ vĩ. Quả là ngoài sức tưởng tượng của con người.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
Lật lại những trang sử đau thương của Giáo phận Vinh, chúng ta biết rằng, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 các Vua Chúa Việt Nam cho rằng: đạo Công Giáo là đạo của người Tây, người Tây đưa đạo sang đây để mỵ dân. Họ nói: “Tất cả những người theo tả đạo là đồng minh của thực dân Pháp, cần phải trừ diệt.” Riêng Giáo họ Bảo Nham được viết: “Bảo Nham là một họ đạo với 1600 giáo hữu, đã bị tấn công nhiều lần giữa tháng 10.1885”[1], vì thế cần phải trừ diệt. Tuy nhiên, cuộc bách hại khốc liệt tại vùng này chỉ diễn ra vào thời Văn Thân (1885 – 1896).
Trong lúc đó, thừa sai Thông (Adolphe Klinglé) đem quân đến giải vây, ngài đã dừng lại tại một nơi cách xa Lèn khoảng 200 mét, gọi là Đình Hát, về phía Đông Nam. Tại đây, ngài đã tổ chức một giờ cầu nguyện cùng Mẹ Maria với lời khấn trọng thể: Nếu Mẹ phù hộ công việc giải cứu con cái Bảo Nham trong tình trạng khốn quẫn 10 mất 1 còn này, người sẽ xây một Thánh Đường bằng đá theo mô hình Lộ Đức (Lourdes) của nước Pháp, quê hương ngài. Và Đức Mẹ đã nhậm lời. Giữa mùa hạn hạn lâu ngày và bị bao vây suốt một tuần, mọi người sắp chết đói và khát. Bỗng từ đâu mây đen kéo đến ùn ùn, một trận mưa như trút đổ xuống cả vùng, khiến những tảng đá bị nung đỏ nguội đi và họ uống lấy những giọt nước như sự sống từ trời ban xuống. Thấy cảnh tượng đó, Văn Thân tháo chạy và đoàn con cái của Mẹ đã được giải cứu. Những tiếng khóc bất chợt òa lên. Họ khóc vì vui sướng, khóc vì Mẹ đã không bỏ rơi con cái mình.
Giữ đúng lời khấn hứa của mình, sau khi đã chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết, vào năm 1888 thừa sai Thông đã khởi công xây dựng ngôi Thánh Đường bằng đá này và sau 16 năm ngôi Thánh Đường mới hoàn thành. Còn Lèn Thánh Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham mới được xây dựng vào năm 1947 khi cha già Phêrô Nguyễn Nguyên Hanh được bề trên Giáo phận sai về quản xứ. Ngài đã đặt tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào hang đá bán lộ thiên trên Lèn Thánh. Tiếp đó, các cha Phêrô Nguyễn Văn Khôi, cha Giuse Nguyễn Huy Lợi, cha Giuse Nguyễn Đức Bảo, cha Phêrô Nguyễn Văn Duyệt, cha Phêrô Nguyễn Xuân Chính tu sửa lại.
Khách thập phương tới đây đều trầm trồ thán phục về ngôi Thánh Đường bằng đá đứng hiên ngang cao vút, được tạo nên bởi những bàn tay nghệ nhân khéo léo. Nhưng họ có biết đâu, những viên đá đó không chỉ là đá đơn thuần nữa mà nó còn chứa đựng và diễn tả đức tin vững bền sắt son vào Thiên Chúa của cha ông nơi đây. Mỗi viên đá như là hiện thân của mỗi con người đã dám hy sinh tính mạng mình vì Chúa, vì Giáo Hội trên mảnh đất thân thương này.
Và họ còn kinh ngạc hơn nữa về Lèn Thánh, vì giữa vùng đồng bằng lại xuất hiện một ngọn núi đá đứng sừng sững như thách thức với nắng mưa. Đối với những người không có đức tin thì khó hiểu nhưng đối với những người Kitô hữu thì hiểu rằng: đó chính là sự quan phòng của Chúa, Ngài đã chuẩn bị trước nơi trú ẩn cho đoàn con Bảo Nham giữa cảnh đời cay đắng, đau thương, trước sự bách hại khốc liệt của ma quỷ.
Giờ đây, hàng ngày khách hành hương từ khắp mọi nơi kéo đến với linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham để dâng lên Mẹ những cầu khẩn, thở than,… và Mẹ đã nhậm lời họ cầu xin bằng cách này hay cách khác; hay dâng lên Mẹ những lời tạ ơn chân thành vì Mẹ đã đoái thương nhìn đến những phận đời éo le.
Tuy nhiên, khu vực dành cho khách hành hương tương đối chật hẹp không đủ đáp ứng nhu cầu và các công trình khác cần được sửa chữa, nâng cấp hay xây mới.
Hy vọng một ngày không xa, linh địa Đức Mẹ Lộ Đức Bảo Nham sẽ trở thành một linh địa xứng tầm của Giáo phận Vinh nói riêng và của Giáo Hội Việt Nam nói chung. Là nơi mà mọi con cái của Mẹ bất kể lương giáo có thể đến với Mẹ để được Mẹ ủi an, vỗ về và dẫn đưa con cái của Mẹ về cùng Chúa Cha.
Để rồi, cho dù có đi xa, mỗi người con của Mẹ vẫn luôn thầm thì câu hát:
Bảo Nham – dấu chứng đức tin,
Để đàn con cháu nêu gương giữa đời.
Bảo Nham – vùng đất nối trời,
Con đi đến đó, Mẹ thời đỡ nâng.
Vài Cảm nghiệm từ Đồng Hành Emmaus V
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:33 19/10/2013
Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tuần lễ Emmaus V của các linh mục Việt tại Trung Tâm Công Giáo Viêt Nam thuộc Giáo Phận Orange, tiểu bang California đã khép lại. Sau khi tham dự Nghi Thức Bẻ Bánh, các Giám mục và linh mục đã chia tay nhau ra đi mỗi người mỗi phương. Ngọn lửa yêu thương liên đới được khơi dậy trong tâm hồn mỗi người. Hơi ấm của sự nối kết giữa các linh mục như màng nhện được thắt chặt và gắn bó. Tình yêu của Chúa Kitô, Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, là trọng tâm của lò lửa mến hằng cháy.
Ra khỏi tổ ấm hàng ngày nơi xứ sở phục vụ, quý anh em linh mục đã có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và rộng mở cả tâm linh, tri thức và mối quan hệ chân tình. Anh em gặp nhau, chợt thấy như lạ, nhưng trở thành quen thân, chỉ sau một vài câu giới thiệu. Anh em đã nhận ra nhau là mộn đệ của Chúa Kitô cùng trên đường Emmaus. Bỏ lại sự lo âu, đơn côi, chán chường, mệt mỏi và lo lắng để cùng được giãi bầy tâm sự và thông cảm. Anh em cùng gặp Chúa Kitô trong các Giờ Kinh và Thánh Lễ Hiệp Nhất. Niềm vui hy vọng chợt bừng tỉnh và khơi dậy trong tâm hồn. Tình nghĩa anh em linh mục được gắn kết nơi Chúa Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm.
Gần 200 tham dự viên gồm các giám mục và linh mục từ Việt Nam, Gia Nã Đại và các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Các linh mục từ nhiều Dòng Tu khác nhau và có những chức bậc vai trò khác nhau. Chúng ta biết mọi linh mục đều phải trải qua những trường lớp tại Đại Học với các môn Triết Học, Thần Học và nhiều năm tu học. Mỗi linh mục, ít nhất phải có bằng cử nhân, cao học và một số vị có bằng tiến sĩ. Có vị là giáo sư, có vị là cha xứ, cha tuyên úy, cha quản nhiệm và các cha có những mục vụ chuyên môn. Có nhiều linh mục phục vụ trong các vai trò khác nhau như là cha xứ của các Giáo Xứ Hoa Kỳ, Giáo Xứ Việt Nam và nhiều cha làm mục vụ với các sắc dân của nhiều ngôn ngữ. Nói chung, khả năng của các linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú.
Tuy khác nhau về môi trường, hoàn cảnh, chức vụ, khả năng và tuổi tác. Sự hiện diện của quý Đức Cha, quý Đức Ông, các cha Cố cùng đồng hành với với con cháu. Có vị đã cao niên thượng tuần 80 tuổi, có những cha trẻ năng động mới chịu chức linh mục khoảng 30 tuổi. Các linh mục trẻ giữ vai trò trong các sinh họat từ giảng thuyết, trình bày, chia sẻ, hướng dẫn, quản trò linh động… Rất hòa đồng, khi các giám mục và các cha cố thuận theo mọi sinh họat trẻ. Ôi! Con thầm thán phục các cha cố tuổi già bệnh họan và mệt mỏi vẫn nhiệt tình tham dự và lắng nghe. Sự hiện diên của qúy Đức Cha và quý cha cố là một sự khích lệ rất to lớn cho các thế hệ linh mục trẻ. Lòng nhiệt thành, trung thành phục vụ và sống đức tin của các ngài là mẫu gương cho lũ cháu đàn con.
Thật là vui sướng khi con được gặp gỡ các anh em linh mục. Cùng đồng hành trên một con đường dẫn về quê thật. Chung một niềm tin, niềm hy vọng và cùng gắn bó với Chúa Kitô, Chúa Chiên Lành. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất hãnh diện có trên 900 linh mục Việt đang phục vụ trong các Giáo Phận của nước Hoa Kỳ. Có thể các anh em đã nghe biết về nhau và các sinh hoạt mục vụ nhưng có rất nhiều anh em linh mục chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ nhau. Tuần Emmaus V, các anh em linh mục hội tụ đã lấp đầy khoảng cách xa lạ của thời gian và không gian. Càng biết càng mến nhiều hơn. Anh em xum họp một nhà, bao là tốt đẹp, bao là sướng vui.
Các linh mục thuyết trình viên đã ôn cố tri tân. Cánh cửa tâm linh mở rộng tới mọi khía cạnh cuộc sống đạo. Vì cuộc sống con người đổi thay theo các trào lưu của xã hội. Cần xác định rõ ràng và tìm hướng đi trong đời sống đạo qua những bài chia sẻ về tín lý, luân đạo, mục vụ và đồng hành sống đức tin. Những ưu tư mục vụ cho đoàn Dân Chúa về ơn gọi tu trì, hôn nhân gia đình, giới trẻ và các em thiếu nhi thánh thể… Nhu cầu giáo dục và
hướng dẫn tâm linh cho mọi thành phần dân Chúa. Bám lấy Chúa Kitô là nguồn cội. Chúa Kitô đã khai mở và kiện toàn đức tin. Là các môn đệ đang phục vụ trong vườn nho của Chúa, các linh mục nhận lãnh vai trò của người mục tử. Người mục tử cần dấn thân với đàn chiên để thấm mùi chiên. Chúng ta không thể tách rời ra khỏi Giáo Hội. Tin vào Chúa Kitô, cũng có nghĩa là tin vào Giáo Hội. Chúa Kitô thiết lập Giáo Hội và trao quyền cho thánh Phêrô cai quản và các đấng kế vị. Giáo Hội có bổn phận bảo tòan và phát triển đường lối của Chúa Kitô.
Người ta thường nói: Ông 70 học ông 71. Thời thế đổi thay, sự phát triển của kỹ nghệ khoa học hiên đại mời gọi mọi người cùng học hỏi lẫn nhau, người già học hỏi nơi người trẻ. Quý Đức Cha và quý cha cao niên cả đời trung thành phục vụ đoàn dân Chúa đã chia sẻ những lời lẽ khôn ngoan, những đức tính khiêm nhu và những hướng dẫn mục vụ cụ thể thật hữu ích. Quý cha cố là những bậc đáng kính đã vun trồng biết bao ơn gọi và bảo toàn niềm tin cho cả một thế hệ chập chững giao thời nơi xứ người. Niềm tin truyền thống hòa nhập văn hóa nơi miền đất lạ. Các ngài vui mừng nhìn thấy hoa trái nở rộ. Sự hiện diện của qúy cha cao niên là một sự khuyến khích thật to lớn cho các linh mục đàn em trong sứ mệnh phục vụ Giáo Hội. Các cha tuổi trung niên là cầu nối giữa các thế hệ giao lưu văn hóa Đông Tây. Để cùng chuyển giao những giá trị căn bản đạo đức cho thế hệ kế tiếp. Các cha thuộc thế hệ trẻ rất thông minh, năng động, nhiệt thành và mời gọi nối gót gắn bó với Chúa Kitô là nguồn cội. Chúa Giêsu nói: Ta là Đường, là sự Thật và là sự sống (Ga 14, 6).
Giữa những thách đố nóng bỏng của thời đại với các chủ thuyết tương đối, chủ thuyết tục hóa và cá nhân chủ nghĩa, mỗi người chúng ta luôn tỉnh thức đặt đối tượng của đức tin vào Chúa Kitô, chứ đừng đặt đối tượng đức tin hướng về chính mình. Trong Năm Đức Tin, mỗi thành phần dân Chúa hãy tự vấn lương tâm về cách tin đạo, theo đạo, sống đạo và hành đạo của mình. Đừng khi nào rời xa khỏi Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Chính nơi Chúa Kitô, chúng ta sẽ tìm thấy sự thật. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho Timôthêô đã viết sự thật là: Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người: Đó là con người, Đức Kitô Giêsu, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi (1Tm 2, 5-6).
Cùng với sự quảng đại và lòng yêu mến của các vị mạnh thường quân cùng các Cộng Đòan Dân Chúa thuộc Cộng đồng CGVN Miền Nam Cali: gồm TGP Los Angeles, GP San Bernadino và Riverside, GP San Diego, và GP Orange, Đại Hội Emmaus V đã mang lại nhiều thành qủa tốt đẹp. Xin Thiên Chúa tiếp tục đổ tràn đầy hồng ân xuống trong tâm hồn chúng ta. Qua tấm chân tình và lòng nhiệt thành phục vụ của đoàn dân Chúa cùng quí cha trong Ban Tổ Chức, các người thợ làm vườn nho của Chúa được nâng đỡ, khích lệ và hăng hái nhiệt thành hơn. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Cầu Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse dẫn dắt chúng ta trên mọi nẻo đường.
(Từ thành phố Bronx, New York)
Gần 200 tham dự viên gồm các giám mục và linh mục từ Việt Nam, Gia Nã Đại và các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Các linh mục từ nhiều Dòng Tu khác nhau và có những chức bậc vai trò khác nhau. Chúng ta biết mọi linh mục đều phải trải qua những trường lớp tại Đại Học với các môn Triết Học, Thần Học và nhiều năm tu học. Mỗi linh mục, ít nhất phải có bằng cử nhân, cao học và một số vị có bằng tiến sĩ. Có vị là giáo sư, có vị là cha xứ, cha tuyên úy, cha quản nhiệm và các cha có những mục vụ chuyên môn. Có nhiều linh mục phục vụ trong các vai trò khác nhau như là cha xứ của các Giáo Xứ Hoa Kỳ, Giáo Xứ Việt Nam và nhiều cha làm mục vụ với các sắc dân của nhiều ngôn ngữ. Nói chung, khả năng của các linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú.
Tuy khác nhau về môi trường, hoàn cảnh, chức vụ, khả năng và tuổi tác. Sự hiện diện của quý Đức Cha, quý Đức Ông, các cha Cố cùng đồng hành với với con cháu. Có vị đã cao niên thượng tuần 80 tuổi, có những cha trẻ năng động mới chịu chức linh mục khoảng 30 tuổi. Các linh mục trẻ giữ vai trò trong các sinh họat từ giảng thuyết, trình bày, chia sẻ, hướng dẫn, quản trò linh động… Rất hòa đồng, khi các giám mục và các cha cố thuận theo mọi sinh họat trẻ. Ôi! Con thầm thán phục các cha cố tuổi già bệnh họan và mệt mỏi vẫn nhiệt tình tham dự và lắng nghe. Sự hiện diên của qúy Đức Cha và quý cha cố là một sự khích lệ rất to lớn cho các thế hệ linh mục trẻ. Lòng nhiệt thành, trung thành phục vụ và sống đức tin của các ngài là mẫu gương cho lũ cháu đàn con.
Thật là vui sướng khi con được gặp gỡ các anh em linh mục. Cùng đồng hành trên một con đường dẫn về quê thật. Chung một niềm tin, niềm hy vọng và cùng gắn bó với Chúa Kitô, Chúa Chiên Lành. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam rất hãnh diện có trên 900 linh mục Việt đang phục vụ trong các Giáo Phận của nước Hoa Kỳ. Có thể các anh em đã nghe biết về nhau và các sinh hoạt mục vụ nhưng có rất nhiều anh em linh mục chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ nhau. Tuần Emmaus V, các anh em linh mục hội tụ đã lấp đầy khoảng cách xa lạ của thời gian và không gian. Càng biết càng mến nhiều hơn. Anh em xum họp một nhà, bao là tốt đẹp, bao là sướng vui.
Các linh mục thuyết trình viên đã ôn cố tri tân. Cánh cửa tâm linh mở rộng tới mọi khía cạnh cuộc sống đạo. Vì cuộc sống con người đổi thay theo các trào lưu của xã hội. Cần xác định rõ ràng và tìm hướng đi trong đời sống đạo qua những bài chia sẻ về tín lý, luân đạo, mục vụ và đồng hành sống đức tin. Những ưu tư mục vụ cho đoàn Dân Chúa về ơn gọi tu trì, hôn nhân gia đình, giới trẻ và các em thiếu nhi thánh thể… Nhu cầu giáo dục và
Người ta thường nói: Ông 70 học ông 71. Thời thế đổi thay, sự phát triển của kỹ nghệ khoa học hiên đại mời gọi mọi người cùng học hỏi lẫn nhau, người già học hỏi nơi người trẻ. Quý Đức Cha và quý cha cao niên cả đời trung thành phục vụ đoàn dân Chúa đã chia sẻ những lời lẽ khôn ngoan, những đức tính khiêm nhu và những hướng dẫn mục vụ cụ thể thật hữu ích. Quý cha cố là những bậc đáng kính đã vun trồng biết bao ơn gọi và bảo toàn niềm tin cho cả một thế hệ chập chững giao thời nơi xứ người. Niềm tin truyền thống hòa nhập văn hóa nơi miền đất lạ. Các ngài vui mừng nhìn thấy hoa trái nở rộ. Sự hiện diện của qúy cha cao niên là một sự khuyến khích thật to lớn cho các linh mục đàn em trong sứ mệnh phục vụ Giáo Hội. Các cha tuổi trung niên là cầu nối giữa các thế hệ giao lưu văn hóa Đông Tây. Để cùng chuyển giao những giá trị căn bản đạo đức cho thế hệ kế tiếp. Các cha thuộc thế hệ trẻ rất thông minh, năng động, nhiệt thành và mời gọi nối gót gắn bó với Chúa Kitô là nguồn cội. Chúa Giêsu nói: Ta là Đường, là sự Thật và là sự sống (Ga 14, 6).
Giữa những thách đố nóng bỏng của thời đại với các chủ thuyết tương đối, chủ thuyết tục hóa và cá nhân chủ nghĩa, mỗi người chúng ta luôn tỉnh thức đặt đối tượng của đức tin vào Chúa Kitô, chứ đừng đặt đối tượng đức tin hướng về chính mình. Trong Năm Đức Tin, mỗi thành phần dân Chúa hãy tự vấn lương tâm về cách tin đạo, theo đạo, sống đạo và hành đạo của mình. Đừng khi nào rời xa khỏi Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Chính nơi Chúa Kitô, chúng ta sẽ tìm thấy sự thật. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho Timôthêô đã viết sự thật là: Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người: Đó là con người, Đức Kitô Giêsu, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người. Điều này đã được chứng thực vào đúng thời đúng buổi (1Tm 2, 5-6).
Cùng với sự quảng đại và lòng yêu mến của các vị mạnh thường quân cùng các Cộng Đòan Dân Chúa thuộc Cộng đồng CGVN Miền Nam Cali: gồm TGP Los Angeles, GP San Bernadino và Riverside, GP San Diego, và GP Orange, Đại Hội Emmaus V đã mang lại nhiều thành qủa tốt đẹp. Xin Thiên Chúa tiếp tục đổ tràn đầy hồng ân xuống trong tâm hồn chúng ta. Qua tấm chân tình và lòng nhiệt thành phục vụ của đoàn dân Chúa cùng quí cha trong Ban Tổ Chức, các người thợ làm vườn nho của Chúa được nâng đỡ, khích lệ và hăng hái nhiệt thành hơn. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Cầu Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse dẫn dắt chúng ta trên mọi nẻo đường.
(Từ thành phố Bronx, New York)
Khai mạc Đại hội Thánh mẫu La Vang Las Vegas kỳ VI
Phan Văn Sỹ
14:44 19/10/2013
ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LA VANG LAS VEGAS KỲ VI, 2013
“Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa: 18-19-20/10”
Mặc dù trời đã vào Thu, nhưng ánh nắng vẫn còn chói chang chiếu dọi quanh khuôn viên Đền Thánh, trên không trung tiếng loa vang vọng lời hát của bài ca: “Lạy Đức Mẹ La Vang” của nhạc sĩ Hoàng Vũ phát ra từ những chiếc loa được bắt quanh khuôn viên Đền Thánh như lời mời gọi, cuốn hút con cái Mẹ từ bốn phương trời về tụ họp bên Mẹ trong Đại Hội La Vang để “Tạ Ơn Chúa”, để sùng kính Mẹ, để nài nỉ Mẹ, cầu xin Mẹ chuyển cầu: “Lạy Đức Mẹ La Vang, con vui mừng cầu xin Đức Mẹ, Mẹ chính niềm cậy trông, niềm hy vọng sự sống chúng con, Mẹ chính là trạng sư, là Nữ Vương Mẫu Thân của con…Thánh Maria! Xin Thương nhậm lời!...” Lời ca réo rắt, khoan nhặt như lời thỉnh cầu của muôn khách hành hương hội tụ về đây để khấn cầu xin Mẹ.
Xem hình ảnh
Mới 3:00 p.m. ngày Thứ Sáu 18-10-2013, các em trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với đồng phục chỉnh tề, quần xanh áo trắng với chiếc khăn quàng đỏ biểu thị cho sự nhiệt thành hăng say của tuổi trẻ, thiếu nhi Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tay các em cầm lá cờ xanh trắng biểu tượng màu áo của Mẹ hay mặc khi hiện ra với con cái khắp nơi, đang đứng thành hai hàng dọc từ cổng chào dẫn vào khuôn viên Đền Thánh và Linh Đài Mẹ, bên hai hàng thảm đỏ như một cách trang trọng đón chào quí quan khách thập phương: Quí Đức Cha, quí cha, quí tu sĩ nam nữ, và giáo dân từ bốn phương đổ về. Từ ngoài cổng bước vào có các khách quí đang tiến vào: Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum từ Việt Nam bay qua từ hôm qua, Đức Cha Joseph A. Pepe, Giám Mục Địa Phận Las Vegas, cha Tổng Quản Bob Stoekig, cha Tổng Quản George Mockel, cha Sáng Lập Giuse Nguyễn Đức Trọng cùng quí cha: Phêrô Chu Quang Minh, Martinô Nguyễn Bá Thông, Joachim Lê Quang Hiền, Phaolô Phạm Quốc Cường, Phêrô Hoàng Văn Thi, Vincenté Nguyễn Quang Thế, tổng cộng khoảng 28 linh mục và một số đông đảo tu sĩ nam nữ, cùng các Hội Đoàn bạn và giáo dân từ khắp nơi đổ về tham dự Đại Hội.
Những chuyến xe bus cứ thay nhau đổ khách hành Hương xuống đến với Mẹ từ mọi nẻo đường, mỗi xe chuyên chở khoảng 50 người trở lên, dừng ngay trước cổng Đền Thánh Mẹ, hết chuyến này đến chuyến khác thật tấp nập, thật nhộn nhịp, được các anh em trong ban Trật Tự, Tiếp Tân đón tiếp, hướng dẫn đi vào Đền Thánh. Trong khuôn viên Đền Thánh cảnh tấp nập, chào hỏi, hàn huyên lẫn nhau sau một năm gặp lại những người thân quen. Tất cả nói lên khung cảnh nhộn nhịp, vui vẻ, tưng bừng của ngày Đại Hội Thánh Mẫu La Vang 2013 qua chủ đề: “Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa”, như câu thơ của cha Sáng Lập đã lưu lại còn trong ký ức mọi người khó quên mà ngài đã sáng tác từ năm 2008:
“Phồn hoa nung nấu mỏi mòn,”
“Mẹ vào Sa Mạc huy hoàng ánh sao.”
“Yêu thương, âu yếm, ngọt nào,”
“Bên bờ giếng mật dạt dào ngất ngây!”
Theo rừng cờ vẫy chào của các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong Ban Tiếp Rước, các quan khách, các Hội Đoàn và khách hành Hương đang tấp nập bước vào khuôn viên Đền Thánh, những Hội Đoàn năm xưa đã từng đến tham dự, năm nay cũng có mặt đầy đủ như:
- Hội Cao Niên Giáo Xứ Việt Nam tại Orange County do ông Lương Văn Thanh hướng dẫn,
- Hội Cao Niên Công Giáo Việt Nam tại San Diego do cha Tuyên Úy Hoàng Việt dẫn đầu,
- Gia Đình Phúc Ấn do bà Nguyễn Thị Xuân hướng dẫn,
- Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Vùng Vịnh San Francisco do bà Loan hướng dẫn,
- Đoàn Liên Minh Thánh Tâm do ông Nguyễn Đức Thắng hướng dẫn,
- Hội Bảo Trợ Nữ Tu Orange Cali,
- Hội Tông Đồ Cầu Nguyện San Diego,
- Knight of Columbus,
- Saint Elizabeth Church - San Jose, CA,
- Hồng Minh Travel and Cargo - San Jose, CA,
- Hội Ái Hữu Hải Phòng, cùng nhiều đoàn thể mới tham dự năm nay…
Các ca đoàn đến hỗ trợ với Ca Đoàn Mẹ La Vang gồm có:
- Ca Đoàn Têrêsa Ontario,
- Ca Đoàn Việt Linh – Giáo Xứ Saint Columban,
- Ca Đoàn Thánh Đức và nhiều anh chị em thuộc nhiều ca đoàn của các giáo xứ trên Hoa Kỳ.
Trong sự linh thánh của không khí Đại Hội năm nay, vì là năm của Đại Hội kỷ niệm 10 năm Thánh Hiến Đền Thánh nên cha Quang đã khéo léo design logo hình biểu tượng cho Đại hội mang nhiều ý nghĩa và thật mới lạ. Khách hành Hương từ ngoài bước vào không khỏi bị hấp dẫn bởi bao nét nghệ thuật, mỹ thuật từ 14 Chặng Đàng Thánh Giá, các Tượng Đài Đức Mẹ Sầu Bi, Tượng Đài Thánh Cả Giuse, nổi bật trong những kỳ công ấy là cỗ xe hoa rất mỹ thuật được các anh chị có tay nghề trang
trí, chuẩn bị cả mấy tháng nay: Các anh Hùng, Đài, Thái và đặc biệt trang trí về hoa, không ai qua khỏi nghệ thuật phối trí hoa cắm hoa trên xe hoa của Mẹ bằng chị Thy. Cái nghệ thuật chị trang trí như nét thanh tú, duyên dáng của chị khi cắm hoa và tạo đường nét linh hoạt trên xe hoa. Khi chị cắm hoa, chị luôn cầu nguyện, im lặng làm việc không nói chuyện với ai, như để hết tâm trí sáng tạo vào xe hoa cho Mẹ.
Nhìn vào logo biểu tượng của Đại Hội năm nay, mọi người đều cảm thấy khâm phục lối diễn tả gợi hình của tác giả: Mẹ là con đường vững chắc được trải thảm đỏ trong vinh quang để đến với Chúa. Đến với Chúa là trung tâm điểm cuộc đời, vì hình con đường dẫn chạy thẳng đến trung tâm Thập Giá Chúa Kitô, như vậy đến với Mẹ không sợ ba thù và thật vững chắc trong bước đi, vì được bước trên thảm đỏ vinh quang đến với Chúa là Cha chí nhân. Từ trên trung tâm điểm Thánh Giá của xe hoa, ban kỹ thuật làm một dòng nước chảy xuống, hơi nước tỏa bay lên cao như biểu tượng nguồn Thánh Ân dồi dào Chúa tuôn đổ xuống cho con cái Mẹ qua 10 năm Thánh Hiến. Một đường viền xanh da trời vòng theo đường trải thảm đỏ mang ý nghĩa Đại Hội năm nay: “Tạ Ơn Chúa” qua Mẹ dẫn lối, Cộng Đoàn Mẹ La Vang đã cùng Mẹ đồng hành đi trọn 10 năm kể từ ngày Thánh Hiến Đền Thánh. Tác giả (Cha Quang) đã dùng màu xanh hiền hòa, hy vọng trùng với màu áo của Mẹ để nói lên Cộng Đoàn luôn hy vọng bước tới trong thanh bình vì có Mẹ dẫn dìu từ bước khởi đầu đến nay và mãi mãi. Màu áo phía trong của Mẹ và Chúa Con là một màu lam vàng nhạt pha trộn, nói lên sự hài hòa màu sắc và cành trúc của áo Mẹ tượng trưng Mẹ luôn ôm ấp đàn con Việt Nam tha Hương, vì cây trúc là biểu tượng cho người quân tử, trung chính Việt Nam. Màu của nền Cây Thánh Giá phía sau nói lên Thánh Giá vinh quang của Chúa luôn bên Mẹ, nên chúng ta phải: “Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa” vì những ơn lạ, những kỳ công Chúa đã tuôn đổ xuống cho Cộng Đoàn qua Mẹ La Vang.
Nhìn logo với màu sắc và đường nét, hình ảnh diễn tả hài hòa, màu sắc tao nhã đã diễn tả đầy đủ ý nghĩa tuyệt vời của chủ đề Đại Hội năm nay mà cha Quang, một tâm hồn nghệ sĩ đã vì yêu mến Mẹ, phụng thờ Chúa, nghĩ về quê Hương Việt Nam mà ngài đã vẽ ra từ tháng 9/2012 để chuẩn bị cho Đại Hội năm nay. Áo và khăn đội đầu của Mẹ trên logo là hình ảnh lễ phục hội của người đàn bà quí phái Việt Nam, là vương miện của Mẫu Vương Việt Nam. Thêm vào đó nhờ cách trang trí, cắm hoa, chạy đèn của các anh Đài, Hùng, chị Thy đã làm cho xe hoa Mẹ La Vang đẹp rực rỡ hẳn lên.
Đúng 4:30 p.m., giờ chầu thánh thể thật nghiêm trang trong thánh đường do Hội Cao Niên Giáo Xứ Việt Nam Orange County do linh mục Vincenté Nguyễn Quang Thế hướng dẫn. Giờ chầu mở đầu cho Đại Hội vì theo tâm niệm của cha Quang, Đền Thánh Mẹ luôn đặt Chúa làm Trung Tâm điểm mọi sinh hoạt. Phải tôn thờ Chúa trước, sau đó những việc tiếp theo, Ngài sẽ chúc lành, do đó Đại Hội Mẹ luôn khởi đầu bằng việc thờ kính Chúa qua giờ chầu đền tạ đầu tiên.
5:30 p.m. Thánh lễ khai mạc tại Linh Đài do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế và thuyết giảng. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh đến chủ đề Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa: “Mẹ Maria là tấm gương tuyệt vời để chúng ta noi theo Mẹ sống đức tin vững chắc. Chúng ta đang sống trong năm đức tin, tôi xin nêu ba điểm quan trọng:
1- Một đức tin: Tin vào một Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Nếu người là Cha của chúng ta thì mọi ngời sẽ là anh em với nhau.
2- Một Giới Luật: Phải yêu thương anh chị em bằng một tình yêu như Chúa đã yêu thương chúng ta “Thầy để lại cho anh em một giới răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
3- Hãy đi loan báo tin mừng cho muôn dân. Chúng ta hãy nói và sống bằng tình yêu thương.
Ngài kết luận xin Chúa thêm long tin cho chúng con để chúng con thể hiện tình yêu trong yêu thương phục vụ và chia sẻ với anh em.
Sau thánh lễ là phút nghỉ ngơi, ăn tối, Đền Thánh Mẹ La Vang khoản đãi các bữa ăn “Free” cho mọi khách hành Hương xa gần do các anh em trong Ban Ẩm Thực hy sinh nấu phục vụ trong ba ngày Đại Hội, các anh: Bằng, Sánh, Chiến, Nghiệp, Hòa và gần 30 người hy sinh phụ bếp giúp chuẩn bị thức ăn do chị Lê Tuyết Mai làm Trưởng Toán. Sau giờ cơm tối, mọi người vây quanh Linh Đài để cùng thưởng thức đêm văn nghệ tuyệt vời qua chủ đề: “Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa” với các ca sĩ của trung tâm Asia yểm trợ như: Ca sĩ Mai Thanh Vân, ca sĩ Lê Quốc Tuấn, ca sĩ Tâm Phương Anh, ca sĩ Nhật Lâm, ca sĩ Cát Lynh, ca sĩ Hồng Diễm, cùng Đoàn Văn Nghệ và ca sĩ La Vang. Buổi văn nghệ thật hào hứng và được nhiều người nồng nhiệt ca ngợi. Tuy nhiên thì giờ có hạn, nhiều ca sĩ không thể trình diễn thêm bài nữa theo yêu cầu. Chấm dứt ngày Khai Mạc Đại Hội với tiết mục xổ số hào hứng, và hẹn tái ngộ ngày Mai với cuộc rước kiệu trọng thể sùng kính Mẹ La Vang.
“Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa: 18-19-20/10”
Mặc dù trời đã vào Thu, nhưng ánh nắng vẫn còn chói chang chiếu dọi quanh khuôn viên Đền Thánh, trên không trung tiếng loa vang vọng lời hát của bài ca: “Lạy Đức Mẹ La Vang” của nhạc sĩ Hoàng Vũ phát ra từ những chiếc loa được bắt quanh khuôn viên Đền Thánh như lời mời gọi, cuốn hút con cái Mẹ từ bốn phương trời về tụ họp bên Mẹ trong Đại Hội La Vang để “Tạ Ơn Chúa”, để sùng kính Mẹ, để nài nỉ Mẹ, cầu xin Mẹ chuyển cầu: “Lạy Đức Mẹ La Vang, con vui mừng cầu xin Đức Mẹ, Mẹ chính niềm cậy trông, niềm hy vọng sự sống chúng con, Mẹ chính là trạng sư, là Nữ Vương Mẫu Thân của con…Thánh Maria! Xin Thương nhậm lời!...” Lời ca réo rắt, khoan nhặt như lời thỉnh cầu của muôn khách hành hương hội tụ về đây để khấn cầu xin Mẹ.
Xem hình ảnh
Mới 3:00 p.m. ngày Thứ Sáu 18-10-2013, các em trong Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể với đồng phục chỉnh tề, quần xanh áo trắng với chiếc khăn quàng đỏ biểu thị cho sự nhiệt thành hăng say của tuổi trẻ, thiếu nhi Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tay các em cầm lá cờ xanh trắng biểu tượng màu áo của Mẹ hay mặc khi hiện ra với con cái khắp nơi, đang đứng thành hai hàng dọc từ cổng chào dẫn vào khuôn viên Đền Thánh và Linh Đài Mẹ, bên hai hàng thảm đỏ như một cách trang trọng đón chào quí quan khách thập phương: Quí Đức Cha, quí cha, quí tu sĩ nam nữ, và giáo dân từ bốn phương đổ về. Từ ngoài cổng bước vào có các khách quí đang tiến vào: Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum từ Việt Nam bay qua từ hôm qua, Đức Cha Joseph A. Pepe, Giám Mục Địa Phận Las Vegas, cha Tổng Quản Bob Stoekig, cha Tổng Quản George Mockel, cha Sáng Lập Giuse Nguyễn Đức Trọng cùng quí cha: Phêrô Chu Quang Minh, Martinô Nguyễn Bá Thông, Joachim Lê Quang Hiền, Phaolô Phạm Quốc Cường, Phêrô Hoàng Văn Thi, Vincenté Nguyễn Quang Thế, tổng cộng khoảng 28 linh mục và một số đông đảo tu sĩ nam nữ, cùng các Hội Đoàn bạn và giáo dân từ khắp nơi đổ về tham dự Đại Hội.
Những chuyến xe bus cứ thay nhau đổ khách hành Hương xuống đến với Mẹ từ mọi nẻo đường, mỗi xe chuyên chở khoảng 50 người trở lên, dừng ngay trước cổng Đền Thánh Mẹ, hết chuyến này đến chuyến khác thật tấp nập, thật nhộn nhịp, được các anh em trong ban Trật Tự, Tiếp Tân đón tiếp, hướng dẫn đi vào Đền Thánh. Trong khuôn viên Đền Thánh cảnh tấp nập, chào hỏi, hàn huyên lẫn nhau sau một năm gặp lại những người thân quen. Tất cả nói lên khung cảnh nhộn nhịp, vui vẻ, tưng bừng của ngày Đại Hội Thánh Mẫu La Vang 2013 qua chủ đề: “Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa”, như câu thơ của cha Sáng Lập đã lưu lại còn trong ký ức mọi người khó quên mà ngài đã sáng tác từ năm 2008:
“Phồn hoa nung nấu mỏi mòn,”
“Mẹ vào Sa Mạc huy hoàng ánh sao.”
“Yêu thương, âu yếm, ngọt nào,”
“Bên bờ giếng mật dạt dào ngất ngây!”
Theo rừng cờ vẫy chào của các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong Ban Tiếp Rước, các quan khách, các Hội Đoàn và khách hành Hương đang tấp nập bước vào khuôn viên Đền Thánh, những Hội Đoàn năm xưa đã từng đến tham dự, năm nay cũng có mặt đầy đủ như:
- Hội Cao Niên Giáo Xứ Việt Nam tại Orange County do ông Lương Văn Thanh hướng dẫn,
- Hội Cao Niên Công Giáo Việt Nam tại San Diego do cha Tuyên Úy Hoàng Việt dẫn đầu,
- Gia Đình Phúc Ấn do bà Nguyễn Thị Xuân hướng dẫn,
- Hội Các Bà Mẹ Công Giáo Vùng Vịnh San Francisco do bà Loan hướng dẫn,
- Đoàn Liên Minh Thánh Tâm do ông Nguyễn Đức Thắng hướng dẫn,
- Hội Bảo Trợ Nữ Tu Orange Cali,
- Hội Tông Đồ Cầu Nguyện San Diego,
- Knight of Columbus,
- Saint Elizabeth Church - San Jose, CA,
- Hồng Minh Travel and Cargo - San Jose, CA,
- Hội Ái Hữu Hải Phòng, cùng nhiều đoàn thể mới tham dự năm nay…
Các ca đoàn đến hỗ trợ với Ca Đoàn Mẹ La Vang gồm có:
- Ca Đoàn Têrêsa Ontario,
- Ca Đoàn Việt Linh – Giáo Xứ Saint Columban,
- Ca Đoàn Thánh Đức và nhiều anh chị em thuộc nhiều ca đoàn của các giáo xứ trên Hoa Kỳ.
Trong sự linh thánh của không khí Đại Hội năm nay, vì là năm của Đại Hội kỷ niệm 10 năm Thánh Hiến Đền Thánh nên cha Quang đã khéo léo design logo hình biểu tượng cho Đại hội mang nhiều ý nghĩa và thật mới lạ. Khách hành Hương từ ngoài bước vào không khỏi bị hấp dẫn bởi bao nét nghệ thuật, mỹ thuật từ 14 Chặng Đàng Thánh Giá, các Tượng Đài Đức Mẹ Sầu Bi, Tượng Đài Thánh Cả Giuse, nổi bật trong những kỳ công ấy là cỗ xe hoa rất mỹ thuật được các anh chị có tay nghề trang
trí, chuẩn bị cả mấy tháng nay: Các anh Hùng, Đài, Thái và đặc biệt trang trí về hoa, không ai qua khỏi nghệ thuật phối trí hoa cắm hoa trên xe hoa của Mẹ bằng chị Thy. Cái nghệ thuật chị trang trí như nét thanh tú, duyên dáng của chị khi cắm hoa và tạo đường nét linh hoạt trên xe hoa. Khi chị cắm hoa, chị luôn cầu nguyện, im lặng làm việc không nói chuyện với ai, như để hết tâm trí sáng tạo vào xe hoa cho Mẹ.
Nhìn vào logo biểu tượng của Đại Hội năm nay, mọi người đều cảm thấy khâm phục lối diễn tả gợi hình của tác giả: Mẹ là con đường vững chắc được trải thảm đỏ trong vinh quang để đến với Chúa. Đến với Chúa là trung tâm điểm cuộc đời, vì hình con đường dẫn chạy thẳng đến trung tâm Thập Giá Chúa Kitô, như vậy đến với Mẹ không sợ ba thù và thật vững chắc trong bước đi, vì được bước trên thảm đỏ vinh quang đến với Chúa là Cha chí nhân. Từ trên trung tâm điểm Thánh Giá của xe hoa, ban kỹ thuật làm một dòng nước chảy xuống, hơi nước tỏa bay lên cao như biểu tượng nguồn Thánh Ân dồi dào Chúa tuôn đổ xuống cho con cái Mẹ qua 10 năm Thánh Hiến. Một đường viền xanh da trời vòng theo đường trải thảm đỏ mang ý nghĩa Đại Hội năm nay: “Tạ Ơn Chúa” qua Mẹ dẫn lối, Cộng Đoàn Mẹ La Vang đã cùng Mẹ đồng hành đi trọn 10 năm kể từ ngày Thánh Hiến Đền Thánh. Tác giả (Cha Quang) đã dùng màu xanh hiền hòa, hy vọng trùng với màu áo của Mẹ để nói lên Cộng Đoàn luôn hy vọng bước tới trong thanh bình vì có Mẹ dẫn dìu từ bước khởi đầu đến nay và mãi mãi. Màu áo phía trong của Mẹ và Chúa Con là một màu lam vàng nhạt pha trộn, nói lên sự hài hòa màu sắc và cành trúc của áo Mẹ tượng trưng Mẹ luôn ôm ấp đàn con Việt Nam tha Hương, vì cây trúc là biểu tượng cho người quân tử, trung chính Việt Nam. Màu của nền Cây Thánh Giá phía sau nói lên Thánh Giá vinh quang của Chúa luôn bên Mẹ, nên chúng ta phải: “Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa” vì những ơn lạ, những kỳ công Chúa đã tuôn đổ xuống cho Cộng Đoàn qua Mẹ La Vang.
Nhìn logo với màu sắc và đường nét, hình ảnh diễn tả hài hòa, màu sắc tao nhã đã diễn tả đầy đủ ý nghĩa tuyệt vời của chủ đề Đại Hội năm nay mà cha Quang, một tâm hồn nghệ sĩ đã vì yêu mến Mẹ, phụng thờ Chúa, nghĩ về quê Hương Việt Nam mà ngài đã vẽ ra từ tháng 9/2012 để chuẩn bị cho Đại Hội năm nay. Áo và khăn đội đầu của Mẹ trên logo là hình ảnh lễ phục hội của người đàn bà quí phái Việt Nam, là vương miện của Mẫu Vương Việt Nam. Thêm vào đó nhờ cách trang trí, cắm hoa, chạy đèn của các anh Đài, Hùng, chị Thy đã làm cho xe hoa Mẹ La Vang đẹp rực rỡ hẳn lên.
Đúng 4:30 p.m., giờ chầu thánh thể thật nghiêm trang trong thánh đường do Hội Cao Niên Giáo Xứ Việt Nam Orange County do linh mục Vincenté Nguyễn Quang Thế hướng dẫn. Giờ chầu mở đầu cho Đại Hội vì theo tâm niệm của cha Quang, Đền Thánh Mẹ luôn đặt Chúa làm Trung Tâm điểm mọi sinh hoạt. Phải tôn thờ Chúa trước, sau đó những việc tiếp theo, Ngài sẽ chúc lành, do đó Đại Hội Mẹ luôn khởi đầu bằng việc thờ kính Chúa qua giờ chầu đền tạ đầu tiên.
5:30 p.m. Thánh lễ khai mạc tại Linh Đài do Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế và thuyết giảng. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh đến chủ đề Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa: “Mẹ Maria là tấm gương tuyệt vời để chúng ta noi theo Mẹ sống đức tin vững chắc. Chúng ta đang sống trong năm đức tin, tôi xin nêu ba điểm quan trọng:
1- Một đức tin: Tin vào một Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Nếu người là Cha của chúng ta thì mọi ngời sẽ là anh em với nhau.
2- Một Giới Luật: Phải yêu thương anh chị em bằng một tình yêu như Chúa đã yêu thương chúng ta “Thầy để lại cho anh em một giới răn mới là anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
3- Hãy đi loan báo tin mừng cho muôn dân. Chúng ta hãy nói và sống bằng tình yêu thương.
Ngài kết luận xin Chúa thêm long tin cho chúng con để chúng con thể hiện tình yêu trong yêu thương phục vụ và chia sẻ với anh em.
Sau thánh lễ là phút nghỉ ngơi, ăn tối, Đền Thánh Mẹ La Vang khoản đãi các bữa ăn “Free” cho mọi khách hành Hương xa gần do các anh em trong Ban Ẩm Thực hy sinh nấu phục vụ trong ba ngày Đại Hội, các anh: Bằng, Sánh, Chiến, Nghiệp, Hòa và gần 30 người hy sinh phụ bếp giúp chuẩn bị thức ăn do chị Lê Tuyết Mai làm Trưởng Toán. Sau giờ cơm tối, mọi người vây quanh Linh Đài để cùng thưởng thức đêm văn nghệ tuyệt vời qua chủ đề: “Về Bên Mẹ Tạ Ơn Chúa” với các ca sĩ của trung tâm Asia yểm trợ như: Ca sĩ Mai Thanh Vân, ca sĩ Lê Quốc Tuấn, ca sĩ Tâm Phương Anh, ca sĩ Nhật Lâm, ca sĩ Cát Lynh, ca sĩ Hồng Diễm, cùng Đoàn Văn Nghệ và ca sĩ La Vang. Buổi văn nghệ thật hào hứng và được nhiều người nồng nhiệt ca ngợi. Tuy nhiên thì giờ có hạn, nhiều ca sĩ không thể trình diễn thêm bài nữa theo yêu cầu. Chấm dứt ngày Khai Mạc Đại Hội với tiết mục xổ số hào hứng, và hẹn tái ngộ ngày Mai với cuộc rước kiệu trọng thể sùng kính Mẹ La Vang.
Văn Hóa
Dễ và khó
Khuyết Danh
09:49 19/10/2013
khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.
Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác,
khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình.
Dễ là khi nói mà không suy nghĩ,
khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình.
Dễ là khi làm tổn thương một người bạn yêu thương,
khó là khi hàn gán vết thương đó.
Dễ là khi tha thứ cho người khác,
khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình.
Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc,
khó là khi làm theo chúng.
Dễ là khi thể hiện chiến thắng,
khó là khi nhìn nhận một thất bại.
Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã,
khó là khi đứng dậy và đi tiếp.
Dễ là khi hứa một điều với ai đó,
khó là khi hoàn thành lời hứa đó.
Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương,
khó là khi làm cho người khác cảm thấy điều đó hàng ngày.
Dễ là khi phê bình người khác,
khó là khi cai thiện chính bản thân mình.
Dễ là khi để xảy ra sai lầm,
khó là khi học từ những sai lầm đó.
Dễ là khi nghi về một việc,
khó là khỉ ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động.
Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng
khó là khi cho họ niềm tin.
Dễ là khi nhận,
khó là khi cho.
Dễ là khi đọc những điều này,
khó là khi bạn thực hiện nó.
Đường về La Mã
Nguyễn Qúy Đại
15:48 19/10/2013
ĐƯỜNG VỀ LA MÃ (I)
Roma là thủ đô của Ý dân số hơn 2,7 triệu diện tích 1.285,3 km², nếu tính cả khu vực ngoại ô chung quanh là 3,8 triệu. (diện tích Ý 301336 km² dân số 58,1 triệu) Roma nằm ở trung tâm vùng phía Tây bán đảo Ý, hợp lưu của hai dòng sông Aniene và sông Tiber.
Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm, từng là thủ đô của Vương Quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế Chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm. Từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô qua các thời đại của Giáo Hoàng đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương Quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng Hòa Ý. (Italienische Republik).
Thành phố Roma là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ý. Được xếp thứ 11 trong những thành phố có nhiều du khách (cũng là nơi có nạn móc túi) cao nhất thế giới. Ý còn có nhiều danh lam thắng cảnh khác như Milano, Napoli, Florenz, Venezia…đặc biệt thành Verona nơi còn di tích của chuyện tình Roneo và Julia (1). Bán đảo ý có nhiều bãi biển đẹp nên người Việt ở miền nam Đức hàng năm thường nghỉ hè tắm biển Ý. Người theo đạo Công Giáo thì hành hương đến Roma.
-Roma có Toà Thánh Vatican và nhiều Vương Cung Thánh Đường, điạ danh nổi tiếng thế giới. Trên đường phố Roma chúng ta thường gặp nhiều Nữ tu, Linh mục nhiều sắc dân khác nhau về tu học. Các dòng tu Việt Nam đều có nhà khách riêng để các tu sĩ đến Roma tiếp tục học tại các Đại học. Có nhiều nơi còn phòng trống thì cho khách hành hương mướn lại. Chúng tôi đến nhà khách Foyer Phát Diệm. Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt quản lý cho biết: Foyer Phát Diệm do cha Luca Trần Văn Huy khởi công xây ngày Thánh Giuse 19.03.1949 và khánh thành ngày 18.02.1950. Năm 1964 cha Pherô Vũ Kim Điện từ VN sang quản lý và tu sửa được sự bảo trợ bởi các Đức Cha: Anselmô Tađêô Lễ Hữu Từ, ĐC Phaolô Bùi Chu Tạo, Đức TGM Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình. Tháng 2 năm 1969 cha Điện hoàn tất công việc tu sửa, xây thêm nhà dài gấp đôi, cao tầng như hiện nay. Nhà nghỉ nầy thay đổi nhiều danh xưng như: Procurea Vietnamita - Casa San Giuseppe del Convitto Vietnamita - Missio Phat Diem- từ ngày 20.10.1983 đổi là FOYER PHAT DIEM được công báo rộng rãi trên Internet
Là nhà khách đón tiếp các Hồng Y- Giám mục- Linh mục- Tu sĩ, cũng như tiếp du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Roma. Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng ở trên lầu 4 hơn 6 năm trước khi ngài được tấn phong Hồng Y và giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Vatican.
Thành tích của Foyer Phát Diệm
-Cuối năm 1975 Đức Hồng Y Jean Villot, Quốc vụ khanh Tòa Thánh tặng cho „ HUY CHƯƠNG BẠC“
-Ngày 22.06.1980 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tới chúc lành nhân dịp các Đức Cha Việt Nam về Roma dự AD LIMINA APOSTOLORUM
-Năm 1982 Chính phủ Ý cho bằng khen về các phục vụ xã hội.
Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt du học Roma năm 1965 từng làm Cha xứ của Ý, nghỉ hưu ngài về làm quản lý Foyer Phát Diệm. Soeur Bề trên Anna Maria Phạm Thị Kim Tuyến cùng 7 Souer thuộc dòng Mến Thánh Giá phục vụ công việc, hai năm được nghỉ phép một lần về thăm quê hương. Số tiền thu được gởi về cho Giáo Phận Phát Diệm Việt Nam. Nhà Nguyện đẹp yên tĩnh buổi sáng từ 5:50 đã nghe tiếng kinh nguyện cầu, mùa hè các Soeur mặc áo dòng màu trắng giống như những con chim bồ câu trong nét đẹp hiền từ (mùa lạnh mặc áo dòng đen) những bản thánh ca của các Soeur hát rất hay theo tiếng đàn trầm bổng du dương, Thánh lễ do cha Quản lý chủ tế.
Những buổi ăn tối thật vui trong một đại gia đình. Các Souer phục vụ rất tận tình dù trên đất Ý nhưng tưởng như mình đang sống tại Việt Nam, phong cảnh nơi đây đẹp, hoa lá xanh tươi, có nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm… buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm thấy bình an thoả mái …
Hàng ngày các Soeur phải thức dậy từ 5 giờ sáng. Du khách ăn điểm tâm từ 7 giờ, ăn tối phải trước 20 giờ. Điểm tâm đầy đủ cà phê, trà, sữa, đôi khi cháo gà, xôi, bánh mì... Hơn 40 năm sau tôi được thưởng thức món thịt bằm xào sả ớt thơm ngon, gợi cho tôi nhớ lại sau 1975 trong trại tù cải tạo được Mẹ thăm nuôi cho hợp thịt gà kho sả ớt, lúc đó ngửi mùi thơm để ăn khoai sắn, làm gì có cơm trắng thơm ngon. Cha Duyệt là người giúp ĐHY Nguyễn Văn Thuận lúc ốm đau nhắc lại ngài đã nói „lúc có răng không có thức ăn, lúc có thức ăn không có răng để ăn“ vì ĐHY bị 13 năm trong lao tù CSVN thiếu thực phẩm đói khổ…
Thời tiết đầu tháng 9 vẫn còn nóng, các Soeur cho mượn dù, nón cũng như chỉ dẫn đường đến các địa danh của Roma. Nhắc nhở mọi người cẩn thận túi tiền không cánh mà bay, vì bọn móc túi ở Roma rất tài tình. Chúng tôi luôn cẩn thận mỗi lần xuống Metro, lên tàu điện, đi xe Bus, nhóm chúng tôi chỉ có 5 người luôn cảnh giác nhưng cũng bị móc mất 200€ trên xe bus. Bọn móc túi ăn mặc sang trọng như du khách cũng cầm bản đồ…để mình lầm là du khách, mất cảnh giác là chúng đã ra tay!
Chương trình do anh Nguyễn Văn Rị sắp xếp hướng dẫn, Anh Rị là người từng được yết kiến ĐGH Gioan Phaolo II hai lần: năm 1995 và năm 2000, Anh nhận huy chương Hiệp Sỹ Toà Thánh năm 2002, Anh Rị là người Đức gốc Việt đầu tiên nhận huy chương cao quý Hiệp Sỹ Toà Thánh năm 2002, anh có nhiều cống hiến xuất sắc trong việc làm chứng đức tin Công Giáo và phục vụ Giáo Hội, bởi vậy anh rất rành các điạ danh như: Colosseo - Thánh đường Phaolô ngoại thành - Radio Vatican - Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả- Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan- Hang Toại Đạo- Thánh Đường Chiesa S. Maria Della Scalat là nơi thờ phượng cố ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Tòa Thánh Vatican - Thác nước Fontana Trevi…
Hệ thống Metro (M) ở Ý chỉ có hai đường A-B hai đường gặp nhau ở Termini. Đường A từ Basttistini đến Annagnina và đường B từ Laurentina đến Ribibbia. Ticket đi trong ngày 6€ cho một người, có thể đi tất cả các lọai xe công cộng (mua ở tiệm bán thuốc lá hay máy tự động).
Đấu trường La Mã Colosseo
Colosseum hay Colosseo, cao 48, dài 189 m, rộng 156 m. Tường bên ngoài có chu vi 545 m và phải dùng 100.000 m3 đá travertine, được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng sắt, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Có thể chứa 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ thi đấu và trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên(CN) dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất thời Titus được xây ở Đế chế La Mã hoàn thành năm 80 sau CN, được chỉnh sửa thời hoàng đế Domitian.
Đấu trường Colosseo được sử dụng gần 500 năm, sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Đấu trường nơi đấu của võ sỹ, còn được dùng làm trình diễn tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Đấu trường được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, pháp đài...
Theo thời gian bị hoang phế, năm 1349 một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam. Một phần lớn lượng đá từ đó bị lấy đi để xây dựng các cung điện, nhà thờ và các công trình khác, lớp đá cẩm thạch bọc bên ngoài được sử dụng cho các lò vôi, còn lõi sắt và đồng thì bị ăn cắp. Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Colosseo ngày nay là bức tường gốc, nơi nầy được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc đồ sộ đẹp nhất còn sót lại. Là nơi du lịch hấp dẫn của Roma, hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành cầm đuốc đến Colosseo…Way of the Cross of Good Friday.
Lịch sử Ðền Thờ Thánh Phaolô
Theo tài liệu Thánh Phaolô đã bị chặt đầu tại tu viện Trois-Fontaines, trên via Laurentina ở Roma. Thi thể của ngài, trong nhiều thế kỷ, đã được giấu trong một quan tài của gia đình. Mãi tới năm 313, sau khi hoàng đế Constantino ban hành tự do tôn giáo trong đế quốc Roma, người ta mới bắt đầu có các nghi lễ công khai tôn kính và viếng mộ thánh Phaolô, thi hài Thánh Phaolô được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostiense, phần mộ thánh Phaolô trở thành nơi hành hương và tôn kính của các Kitô hữu. Trên mộ ngài người ta thiết lập một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae). Theo sách Giáo Chủ (Liber Pontificalis), chính hoàng đế Costantino đã khởi công xây dựng thánh đường trên mộ thánh Phaolo và được thánh hiến ngày 18.11.324 thời ÐGH Silvestro I (314-335) thánh đường nguyên thủy này tương đối nhỏ bé. Thánh đường to lớn hơn được xây năm 386 được hoàn thành dưới thời Hoàng Ðế Onorio năm 395. Thánh đường có 5 gian, có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột cẩm thạch. Là thánh đường lớn nhất của Kitô giáo trước khi Ðền Thờ Thánh Pherô được kiến thiết. Suốt trong 15 thế kỷ Vương Cung Thánh Ðường nhiều người đến thăm và cầu nguyện.
Thời Phục Hưng thánh đường Phaolô vẫn được để nguyên. Đáng tiếc ngày 15 và 16.7.1823, do sự bất cẩn của một người thợ bị hỏa hoạn thiêu rụi. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây lại hoàn toàn mới, họa lại mô hình cũ. Được nhiều giai cấp từ văn hóa, chính trị ủng hộ Ðức Lêô XII để ngài xây lại. Ngài gửi thư “Ad plurimas easque gravissimas” ngày 25.1.1825 mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình tái thiết. Lời kêu gọi được các nơi hưởng ứng và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương xứ Ai Cập tặng các cột bằng đá trắng và Nga Hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai gian bên.
Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, công trình tái thiết kéo dài 100 năm. Năm 1928 xây thêm 4 cổng 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ có 150 cột, tất cả đều là một khối duy nhất. Cửa đồng là một kiệt tác của nghệ thuật Bizantine do Giovanni VII đặt làm ở Constantinople.
Thánh đường dài 136 m, rộng 65 m, cao 29.7 m. có 5 gian, được chia bằng 24 cột, trên trần nạm vàng hình ảnh đẹp lộng lẫy, chung quanh trên những đầu cột theo hình chữ nhật có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Ðức Gioan Phaolô II và Benedict XVI, phần cuối bên tay phải nhìn lên còn những hình tròn trống cho chân dung các ĐGH kế tiếp. Bức tranh khảm ở hậu cung do các hoạ sĩ miền Venezia thế kỷ 13 thực hiện: Chúa Kitô ngồi trên ngai, giữa thánh Pherô và Anrê ở bên phải, và thánh Phaolô và Luca ở bên trái. Dưới chân ngài có hình nhỏ ÐGH Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm Innocenzo III và người kế vị Gregorio IX, là những vị cho thực hiện bức tranh khảm ấy. ÐGH Piô IX khánh thành Thánh đường Phaolô ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 Giám mục đến Roma để dự lễ tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội. (hình mộ Thánh Phaolô)
Dưới bàn thờ chính có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12×1.27 m, ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành là mộ của thánh Phaolô. Trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do Arnolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Cái tán này chỉ bị hư hại sơ trong trận hỏa hoạn năm 1823 và được trùng tu sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ diễn ta các thánh Pherô, Phaolô, Luca và Biển Ðức. Thánh đường Phaolô là một trong bốn Vương Cung Thánh Đường lớn nhất của Vatican
Tượng Thánh Phaolo trên tay có quyển sách và chiếc gươm biểu tượng: ngài là người đã viết nhiều thư cho các giáo đoàn thời sơ khai, ngài viết tất cả 14 bức thư như gửi giáo đoàn thành Roma, thành Thessaloniki, thành Epheso... và lòng nhiệt thành chinh phục tâm hồn con người cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Phaolô là người đã đi bách hại những người tin theo Chúa Giêsu nhưng sau này được biến đổi thành người đi rao giảng về Chúa Giêsu và trở nên người bị bách hại. "Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được." (ICr 13, 4-8).
Thánh đường Chiesa S. Maria Della Scala
Đền thờ Ðức Mẹ Scala ở Quảng trường Santa Maria della Scala, số 23, ở khu Trastevera nơi đây có bàn thờ của cố ĐHY Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928 -2002). Ngày 4 tháng 7 năm 2013 ở Rome đã cử hành thánh lễ qua qúa trình điều tra cấp giáo phận về án phong chân phước cho cố ĐHY, kết thúc hồ sơ phong Chân Phước cho cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận tổ chức tại tòa Giám quản giáo phận Roma, do Hồng Y Augustino chủ tọa cùng với sự tham dự của năm Hồng Y thuộc Tòa Thánh và đến từ Việt Nam là GM. Võ Đức Minh, GM. Nguyễn Như Thể và LM. Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện Giáo phận Sàigòn. Hiện nay có hơn 2000 hồ sơ phong chân phước (Thánh) chưa được thực hiện. Năm 2014 Tòa thánh Vatican sẽ phong thánh cho hai cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII trong một buổi lễ chung vào ngày 27.4.2014.
Thành phố Roma có nhiều di tích lịch sử, trải qua 300 cấm đạo, máu các Thánh Tông Đồ đã đổ ra nơi đây để xây dựng Giáo Hội ở thế gian. Di tích là những Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng thế giới. Đường về La Mã dài nên chúng tôi tham khảo tài liệu chia làm các phần „Đường Về La Mã I, II, III…„ Để độc giả tiện việc góp ý, tham khảo.
Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm, từng là thủ đô của Vương Quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế Chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm. Từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô qua các thời đại của Giáo Hoàng đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương Quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng Hòa Ý. (Italienische Republik).
Thành phố Roma là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ý. Được xếp thứ 11 trong những thành phố có nhiều du khách (cũng là nơi có nạn móc túi) cao nhất thế giới. Ý còn có nhiều danh lam thắng cảnh khác như Milano, Napoli, Florenz, Venezia…đặc biệt thành Verona nơi còn di tích của chuyện tình Roneo và Julia (1). Bán đảo ý có nhiều bãi biển đẹp nên người Việt ở miền nam Đức hàng năm thường nghỉ hè tắm biển Ý. Người theo đạo Công Giáo thì hành hương đến Roma.
Là nhà khách đón tiếp các Hồng Y- Giám mục- Linh mục- Tu sĩ, cũng như tiếp du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Roma. Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng ở trên lầu 4 hơn 6 năm trước khi ngài được tấn phong Hồng Y và giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Vatican.
Thành tích của Foyer Phát Diệm
-Ngày 22.06.1980 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tới chúc lành nhân dịp các Đức Cha Việt Nam về Roma dự AD LIMINA APOSTOLORUM
-Năm 1982 Chính phủ Ý cho bằng khen về các phục vụ xã hội.
Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt du học Roma năm 1965 từng làm Cha xứ của Ý, nghỉ hưu ngài về làm quản lý Foyer Phát Diệm. Soeur Bề trên Anna Maria Phạm Thị Kim Tuyến cùng 7 Souer thuộc dòng Mến Thánh Giá phục vụ công việc, hai năm được nghỉ phép một lần về thăm quê hương. Số tiền thu được gởi về cho Giáo Phận Phát Diệm Việt Nam. Nhà Nguyện đẹp yên tĩnh buổi sáng từ 5:50 đã nghe tiếng kinh nguyện cầu, mùa hè các Soeur mặc áo dòng màu trắng giống như những con chim bồ câu trong nét đẹp hiền từ (mùa lạnh mặc áo dòng đen) những bản thánh ca của các Soeur hát rất hay theo tiếng đàn trầm bổng du dương, Thánh lễ do cha Quản lý chủ tế.
Hàng ngày các Soeur phải thức dậy từ 5 giờ sáng. Du khách ăn điểm tâm từ 7 giờ, ăn tối phải trước 20 giờ. Điểm tâm đầy đủ cà phê, trà, sữa, đôi khi cháo gà, xôi, bánh mì... Hơn 40 năm sau tôi được thưởng thức món thịt bằm xào sả ớt thơm ngon, gợi cho tôi nhớ lại sau 1975 trong trại tù cải tạo được Mẹ thăm nuôi cho hợp thịt gà kho sả ớt, lúc đó ngửi mùi thơm để ăn khoai sắn, làm gì có cơm trắng thơm ngon. Cha Duyệt là người giúp ĐHY Nguyễn Văn Thuận lúc ốm đau nhắc lại ngài đã nói „lúc có răng không có thức ăn, lúc có thức ăn không có răng để ăn“ vì ĐHY bị 13 năm trong lao tù CSVN thiếu thực phẩm đói khổ…
Thời tiết đầu tháng 9 vẫn còn nóng, các Soeur cho mượn dù, nón cũng như chỉ dẫn đường đến các địa danh của Roma. Nhắc nhở mọi người cẩn thận túi tiền không cánh mà bay, vì bọn móc túi ở Roma rất tài tình. Chúng tôi luôn cẩn thận mỗi lần xuống Metro, lên tàu điện, đi xe Bus, nhóm chúng tôi chỉ có 5 người luôn cảnh giác nhưng cũng bị móc mất 200€ trên xe bus. Bọn móc túi ăn mặc sang trọng như du khách cũng cầm bản đồ…để mình lầm là du khách, mất cảnh giác là chúng đã ra tay!
Chương trình do anh Nguyễn Văn Rị sắp xếp hướng dẫn, Anh Rị là người từng được yết kiến ĐGH Gioan Phaolo II hai lần: năm 1995 và năm 2000, Anh nhận huy chương Hiệp Sỹ Toà Thánh năm 2002, Anh Rị là người Đức gốc Việt đầu tiên nhận huy chương cao quý Hiệp Sỹ Toà Thánh năm 2002, anh có nhiều cống hiến xuất sắc trong việc làm chứng đức tin Công Giáo và phục vụ Giáo Hội, bởi vậy anh rất rành các điạ danh như: Colosseo - Thánh đường Phaolô ngoại thành - Radio Vatican - Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả- Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan- Hang Toại Đạo- Thánh Đường Chiesa S. Maria Della Scalat là nơi thờ phượng cố ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Tòa Thánh Vatican - Thác nước Fontana Trevi…
Hệ thống Metro (M) ở Ý chỉ có hai đường A-B hai đường gặp nhau ở Termini. Đường A từ Basttistini đến Annagnina và đường B từ Laurentina đến Ribibbia. Ticket đi trong ngày 6€ cho một người, có thể đi tất cả các lọai xe công cộng (mua ở tiệm bán thuốc lá hay máy tự động).
Đấu trường La Mã Colosseo
Đấu trường Colosseo được sử dụng gần 500 năm, sau khi Đế chế La Mã sụp đổ năm 476. Đấu trường nơi đấu của võ sỹ, còn được dùng làm trình diễn tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Đấu trường được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, pháp đài...
Theo thời gian bị hoang phế, năm 1349 một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam. Một phần lớn lượng đá từ đó bị lấy đi để xây dựng các cung điện, nhà thờ và các công trình khác, lớp đá cẩm thạch bọc bên ngoài được sử dụng cho các lò vôi, còn lõi sắt và đồng thì bị ăn cắp. Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Colosseo ngày nay là bức tường gốc, nơi nầy được xem là biểu tượng của Đế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc đồ sộ đẹp nhất còn sót lại. Là nơi du lịch hấp dẫn của Roma, hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành cầm đuốc đến Colosseo…Way of the Cross of Good Friday.
Lịch sử Ðền Thờ Thánh Phaolô
Thời Phục Hưng thánh đường Phaolô vẫn được để nguyên. Đáng tiếc ngày 15 và 16.7.1823, do sự bất cẩn của một người thợ bị hỏa hoạn thiêu rụi. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây lại hoàn toàn mới, họa lại mô hình cũ. Được nhiều giai cấp từ văn hóa, chính trị ủng hộ Ðức Lêô XII để ngài xây lại. Ngài gửi thư “Ad plurimas easque gravissimas” ngày 25.1.1825 mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình tái thiết. Lời kêu gọi được các nơi hưởng ứng và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương xứ Ai Cập tặng các cột bằng đá trắng và Nga Hoàng Nicola I tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai gian bên.
Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, công trình tái thiết kéo dài 100 năm. Năm 1928 xây thêm 4 cổng 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ có 150 cột, tất cả đều là một khối duy nhất. Cửa đồng là một kiệt tác của nghệ thuật Bizantine do Giovanni VII đặt làm ở Constantinople.
Thánh đường dài 136 m, rộng 65 m, cao 29.7 m. có 5 gian, được chia bằng 24 cột, trên trần nạm vàng hình ảnh đẹp lộng lẫy, chung quanh trên những đầu cột theo hình chữ nhật có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Ðức Gioan Phaolô II và Benedict XVI, phần cuối bên tay phải nhìn lên còn những hình tròn trống cho chân dung các ĐGH kế tiếp. Bức tranh khảm ở hậu cung do các hoạ sĩ miền Venezia thế kỷ 13 thực hiện: Chúa Kitô ngồi trên ngai, giữa thánh Pherô và Anrê ở bên phải, và thánh Phaolô và Luca ở bên trái. Dưới chân ngài có hình nhỏ ÐGH Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm Innocenzo III và người kế vị Gregorio IX, là những vị cho thực hiện bức tranh khảm ấy. ÐGH Piô IX khánh thành Thánh đường Phaolô ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 Giám mục đến Roma để dự lễ tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội. (hình mộ Thánh Phaolô)
Dưới bàn thờ chính có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12×1.27 m, ghi hàng chữ: “Paolo Apostolo Mart” (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành là mộ của thánh Phaolô. Trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do Arnolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Cái tán này chỉ bị hư hại sơ trong trận hỏa hoạn năm 1823 và được trùng tu sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ diễn ta các thánh Pherô, Phaolô, Luca và Biển Ðức. Thánh đường Phaolô là một trong bốn Vương Cung Thánh Đường lớn nhất của Vatican
Tượng Thánh Phaolo trên tay có quyển sách và chiếc gươm biểu tượng: ngài là người đã viết nhiều thư cho các giáo đoàn thời sơ khai, ngài viết tất cả 14 bức thư như gửi giáo đoàn thành Roma, thành Thessaloniki, thành Epheso... và lòng nhiệt thành chinh phục tâm hồn con người cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Phaolô là người đã đi bách hại những người tin theo Chúa Giêsu nhưng sau này được biến đổi thành người đi rao giảng về Chúa Giêsu và trở nên người bị bách hại. "Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được." (ICr 13, 4-8).
Thánh đường Chiesa S. Maria Della Scala
Thành phố Roma có nhiều di tích lịch sử, trải qua 300 cấm đạo, máu các Thánh Tông Đồ đã đổ ra nơi đây để xây dựng Giáo Hội ở thế gian. Di tích là những Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng thế giới. Đường về La Mã dài nên chúng tôi tham khảo tài liệu chia làm các phần „Đường Về La Mã I, II, III…„ Để độc giả tiện việc góp ý, tham khảo.