Phụng Vụ - Mục Vụ
Để yêu mến Chúa – Hãy yêu mến người lân cận mình
Lm Jude Siciliano, OP
06:30 20/10/2011
CHÚA NHẬT 30 MÙA THƯỜNG NIÊN A
Xuất hành 22: 20-26; Tv 18; I Thêxalônica 1: 5c-10;Matthêu 22: 34-40
“Tôi nghe chính miệng anh ấy nói ra”. “Cô ấy nói riêng với chúng tôi”. Đây là những kiểu nói khi chúng ta muốn đưa ra bằng chứng chắc chắn với ai về điều mà chúng ta nghe được. “Mẹ nói với anh rằng nếu như em không vào nhà ngay thì….” Ngay khi còn nhỏ, lời nói của chúng ta có thể tự nó không có tí trọng lượng nào nếu như chúng ta không dẫn lời của ai đó thực sự có quyền. Tôi không thể khiến anh hay em tôi làm điều họ không muốn, nhưng nếu tôi nói với chúng rằng “Bố nói…” thì lúc đó lại là chuyện khác.
Khi một ngôn sứ có điều quan trọng cần nói, hoặc một chỉ thị nghiêm trọng cần trình bày, họ biết phải trích dẫn ai, “Đức Chúa phán…” Bài đọc trích sách Xuất hành cũng bắt đầu cùng một cách như thế, “Vì thế, Đức Chúa phán…”. Điều gì mà quan trọng đến nỗi tác giả đã phải “dẫn lời” Thiên Chúa để nói với con người. Đó là một giáo huấn dành cho dân Israel về việc phải quan tâm đến những người khác trong cộng đồng của họ, đặc biệt là những người túng quẫn nhất; ngoại kiều, quả phụ, cô nhi và người nghèo. Những người không có tiếng nói hoặc ảnh hưởng gì nhiều trong cộng đồng chính là những người mà dân phải quan tâm và mở rộng vòng tay thương cảm với họ.
Có một lời cảnh báo mạnh mẽ đi kèm với chỉ dẫn. Một “trưng dẫn” khác từ Thiên Chúa được đưa ra. Nếu kẻ cô thế cô thân bị ức hiếp mà “chúng kêu đến Ta”, thì cơn giận của Thiên Chúa sẽ “bùng lên” thay cho họ.
Dân Israel, những người đã được giải thoát khỏi cảnh nô lệ, giờ đang lập thành một quốc gia. Lịch sử của dân tộc bày tỏ sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho họ. Vì thế, như một dấu của tương quan giao ước của họ với Thiên Chúa, họ nhớ lại sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho họ khi họ kêu cứu Người lúc họ còn làm nô lệ bên Aicập. Những gì họ nhận được trước đây, thì giờ họ phải làm cho những người khác đang cần đến. Thử tưởng tượng chứng từ mà cộng đồng dành cho những người quan sát bên ngoài thấy khi mà các thành viên của cộng đồng chia sẻ và đảm bảo công bằng cho những ai không có quyền lực. Tại sao một người phải lấy từ trong kho mình để giúp đỡ người khác? Lý do chính là Thiên Chúa đã làm cho họ như thế. Sự chăm sóc của cộng đồng dành cho những người khốn khổ nhất có thể tuyên xưng một Thiên Chúa mà họ tín thác, Đấng luôn bên cạnh những ai kêu xin Ngài.
Thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica tiếp theo bài đọc của tuần trước. Cộng đoàn đó bao gồm hầu hết là dân ngoại, những người nhờ lời rao giảng và đời sống chứng tá của Phaolô, Silvanô và Timôthy, đã quan về với Đức Kitô. Khi họ làm như thế là họ bắt chước các tông đồ và noi gương Chúa. Bằng đức tin của mình, các tín hữu Thêxalônica đã là một lời tuyên xưng và trở thành bằng chứng hùng hồn mà thánh Phaolô đã khẳng định: “chúng tôi không cần nói gì thêm nữa”. Như những người Israel xưa, đã chăm sóc những ai thiếu thốn, cộng đoàn Thêxalônica là một điển hình đức tin cho những cộng đoàn khác.
Các Pharisêu lại cố tìm cách gài bẫy Đức Giêsu. “Thưa Thầy, trong sách luật, điều nào là quan trọng nhất?” Họ là những chuyên gia tôn giáo và những người lý luận tuyệt vời. Dù Ngài có đưa ra điều luật nào đi nữa, họ cũng sẵn sàng săn tay áo và đấu lại.
Trước hết, Đức Giêsu tỏ ra trung thành với truyền thống đức tin của họ bằng cách trích dẫn sách Đệ Nhị Luật 6,5: “Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em…” Đó là một phần trong kinh nguyện hàng ngày (“Shema Israel”) của những người Dothái đạo đức. Ở đây, Ngài có nền tảng chắc chắn. Nhưng Ngài nối kết giáo huấn này với lề luật đòi người ta phải yêu thương người thân cận (Lêvi 19,18). Vậy, đâu là luật cao trọng nhất? Ngài không nói, ngoài những gì mà hai điều trên kết hợp lại, “tất cả lề luật và các ngôn sứ đều tùy thuộc vào”.
Đức Giêsu trích lại những đoạn sách mà những người đang lắng nghe Ngài đều đã biết. Chắc chắn điều đầu tiên thì thiêng liêng và là cốt lõi lời dạy của các bậc thày Dothái. Nhưng Đức Giêsu không phải là người đầu tiên gom hai điều đó chung lại với nhau – yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận. Điểm mang tính cách mạng ở đây là Ngài đã đặt hai điều này song song với nhau. Người ta không thể chịu được nhưng hiểu được ý Ngài muốn nói: cả hai đều quan trọng như nhau. Chẳng phải bản tính tự nhiên của chúng ta là đặt tình yêu Thiên Chúa lên trên hết sao? Trên hết tất cả, đó là Thiên Chúa! Tất cả những quy tắc tôn giáo khác đều quan trọng nhưng ở mức độ thấp hơn. Nhưng Đức Giêsu dạy chúng ta phải xem hai điều đó quan trọng ngang nhau. Evagrius Ponticus, một thần học gia thế kỷ thứ IV, tóm kết giáo huấn này bằng cách khẳng định rằng yêu người thân cận chính là yêu Chúa vì đó là yêu hình ảnh của Thiên Chúa. Martin Luther nói rằng người thân cận của chúng ta thì thiếu thốn nhưng Thiên Chúa thì không, nên việc phụng sự đích thực dành cho Thiên Chúa phải là vì người thân cận của chúng ta.
Tất cả những gì Kitô hữu chúng ta thực hiện trong đời sống thường ngày và trong phụng vụ phải phản chiếu luật yêu thương dành cho cả Thiên Chúa và người thân cận. Điều này như thể một ngôn xứ xưa đã đưa ra lời dạy này với tuyên bố long trọng: “Vì thế Đức Chúa phán…” Thực ra chúng ta có thể cảm thấy lời đó được nói ra từ miệng Thiên Chúa, vì Đức Giêsu đã tuyên bố điều ấy. Và vì thế, mệnh lệnh của Ngài phải là ưu tiên đối với chúng ta.
Lời dạy của Đức Giêsu đưa chúng ta tránh khỏi một thứ tình yêu hời hợt đối với Thiên Chúa, như thể Chúa là một vị thần-trên-trời nào đó. Chúng ta không thể có được một tôn giáo với thực hành phụng vụ tuyệt vời và những lễ nghi đặc biệt, và rồi cảm thấy ấm cúng dễ chịu chỉ với Thiên Chúa. Thứ tôn giáo này tạo ra một ngẫu tượng, sản phẩm của trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta cũng không thể chỉ cố gắng yêu thương người thân cận mà không mảy may đoái hoài gì đến Thiên Chúa, vì căn tính nhân loại của chúng ta là con cái Thiên Chúa, được tạo nên giống như hình ảnh Thiên Chúa. Tin vào phẩm vị cố hữu này của tất cả nhân loại sẽ hướng dẫn chúng ta biết cách đối xử với người khác và giữ chúng ta khỏi khuất phục trước những bất công vì có cái nhìn sai trệch về con người.
Bài Tin mừng nhấn mạnh đến mối liên kết giữa tình yêu người lân cận và tình yêu Thiên Chúa. Trong Tin mừng Matthêu cho thấy rõ ràng Thiên Chúa ở nơi những người khác. Đức Giêsu là Thiên Chúa hiện hữu giữa chúng ta, như trong dụ ngôn tiếp theo (25, 31-46) hành động yêu mến dành cho Ngài được thực hiện qua việc yêu mến người thân cận (“mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, …”).
Lời dạy của Đức Giêsu về tình yêu Thiên Chúa và người thân cận khiến chúng ta cảm thấy quá con người và không thích hợp. Tình yêu mà Đức Giêsu mô tả đòi tất cả mọi thứ của chúng ta. Phần đầu của lời dạy đòi hỏi: “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi.” Đây là cách mà Kinh thánh tóm kết trọn vẹn một con người. Nó không chừa một khe hở nào, và không cho phép suy giảm chút nào. Yêu mến Thiên Chúa và yêu người thân cận là một cách dâng lên của lễ trọn vẹn là chính chúng ta trong việc phụng sự Thiên Chúa.
Giáo huấn của Đức Giêsu không phải nói đến việc chúng ta cảm nhận Thiên Chúa và người thân cận ra sao, nhưng là chúng ta sẽ làm gì. Vì thứ tình yêu mà Ngài nói đến không phải là một thứ cảm xúc, không phải là “tiếng sét ái tình”, nhưng là một tình yêu có thể làm chủ được. Giáo huấn này đan xen trong suốt Tin mừng của thánh Matthêu; đó chính là điều Đức Giêsu yêu cầu các môn đệ phải thực hiện nếu như muốn đi theo Ngài. “Từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (10,38-39). Ra như chỉ có một dấu chỉ thực tế cho thấy chúng ta yêu mến Thiên Chúa là chúng ta yêu mến người thân cận của mình.
Để làm nên của lễ là chính chúng ta dâng lên Thiên Chúa hôm nay và canh tân sự dấn thân cho tình yêu như Đức Giêsu đã dạy chúng ta qua lời nói và gương mẫu của Ngài, chúng ta hãy hướng về giây phút tiếp theo đây trong việc cử hành của chúng ta. Chúng ta sẽ đặt bánh và rượu lên bàn thờ, của lễ là chính chúng ta dâng lên Thiên Chúa. Dĩ nhiên, những thứ ấy không xứng đáng và chúng ta cũng thế. Nhưng chúng ta sẽ cầu xin Thánh Thần ngự đến và biến đổi chúng trở nên Mình và Máu của Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta và biến đổi chúng ta thành Đức Kitô tình yêu mà chúng ta sẽ lãnh nhận trong ngày hôm nay.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
30th SUNDAY IN ORDINARY TIME A
Exodus 22: 20-26; Psalm 18; I Thessalonians 1: 5c-10; Matthew 22: 34-40
"I heard it from his own mouth." "She told us personally." These are some of the things we say when we want to give assurance to someone about something we have heard. "Mama told me to tell you that if you don’t come in right away...." Even as kids our words could take on an authority they didn’t have on their own if we could cite the words of someone who did have authority. I couldn’t get my brother or sister to do something they didn’t want to, but if I could tell them, "Dad said…" Well that was another story.
When the prophets had something important to say, or a stern directive to give, they knew whom to quote, "The Lord says…." The Exodus reading starts in a similar way today, "Thus says the Lord…." What is so important that the author has to "quote" God to the people? It’s an exhortation to the Israelites to care for one another in their community, especially those who were most in need; the alien, widow, orphan and the poor. Those with the least political voice and clout in the community were the very ones to whom the people were to extend compassion.
There’s a stern warning that goes with the instruction. Another "quote" from God is given. If the vulnerable are oppressed and "they cry out to me," then God’s anger would "flare up" on their behalf.
The Israelites, who had been delivered from slavery, are now forming their nation. The history of the nation reveals God’s care for them. So, as a sign of their covenantal relationship with God they are to remember God’s care for them when they cried out from their Egyptian slavery. What they were given in the past, they must now give to others in need. Imagine the witness a community gives to observers when the members share with and guarantee justice for those who wield no power on their own. Why would a people take from their own resources to help others? Because their God had done similarly for them. The community’s care for the most vulnerable would proclaim the God in whom they believed, who sides with those who cry out for help.
Paul’s First Letter to the Thessalonians continues where it left off last week. The community consisted mostly of Gentiles who, upon the preaching and living witnesses of Paul, Silvanus, and Timothy, converted to Christ. When they did they imitated both the apostles and the Lord. The Thessalonians have, by their faith, been a proclamation and such a powerful witness that Paul claims, "We have no need to say anything." Like the ancient Israelites, who were to care for those in need, the Thessalonians are a model of faith for other communities.
The Pharisees are out to trap Jesus again. "Teacher, which commandment in the law is the greatest?" They are religious experts and great debaters. No matter which commandment he picks, they are ready to roll up their sleeves and do battle.
First of all, Jesus shows fidelity to their faith tradition by quoting Deuteronomy 6:5, "You shall love the Lord your God…." It was part of the daily prayer ("Shema Israel") of devout Jews. He was on safe ground here. But he connects this teaching with the law that the commands love of neighbor (Leviticus 19:18). So, which is the greatest commandment? He doesn’t say, except that upon the two combined, "the whole law and the prophets depend."
Jesus recited texts his hearers would already know. Certainly the first was hallowed and a core teaching of the rabbis. But Jesus was not the first to put the two together – love of God and love of neighbor. What was revolutionary was that he made the two laws parallel to each other. People could not help but hear his meaning: the two were equal in importance. Wouldn’t our instinct be to put love of God in first place? After all, it’s God! Every other religious observance would be important, but on a lower level. But Jesus teaches we must treat the two laws as equal in importance. A fourth century theologian, Evagrius Ponticus, summarized the teaching by arguing that love of neighbor is love of God because it is love of the image of God. Martin Luther said that while our neighbor is needy and God is not, true service to God must be for the sake of our neighbor.
Everything we Christians do in daily life and worship should reflect this command of love for both God and neighbor. It is as if one of the ancient prophets introduced this teaching with a solemn declaration, "Thus says the Lord…." In fact, we can claim we have heard it from the mouth of our God, for Jesus has proclaimed it. And so, his command holds priority of place for us.
Jesus’ teaching keeps us from claiming a rarefied love of God, as if God were some god-in-the-sky. We can’t have a religion of wonderful liturgical practice and precise rituals and thus feel warm and cozy with our God. This kind of religion produces an idol, the product of our own imagination. Nor can we just strive to love neighbor without reference to God, because our basic human identity is as children of God, made in God’s image and likeness. Believing in this inherent dignity of all human beings will direct how we treat one another and keep us from yielding to injustices because of false perspectives about humans beings.
The gospel stresses the link between love of neighbor and love of God. It’s clear in Matthew’s gospel that God is in others. Jesus is the divine presence in our midst and, for example, in a later parable (25:31-46) acts of love towards him are done by loving neighbor ("As you did it unto the least of my sisters and brothers….")
Jesus’ teaching about love of God and neighbor can cause us to feel all-too-human and inadequate. The love Jesus describes asks everything of us. The first part of the teaching requires, "All your heart, with All your soul, and with All your mind." This is the biblical way of summarizing the whole person. It leaves no wiggle room, and will not allow watering down. Loving God and loving neighbor is a way of giving the full gift of ourselves in service to God.
Jesus’ teaching isn’t about how we feel about God and neighbor, but what we will do. Since the type of love he has in mind is not an emotion, not a "falling in love," it can be commanded. This teaching is woven throughout the gospel of Matthew; it’s what Jesus asks his disciples to do if they would follow him. "Deny self, pick up your cross and follow me" (10:38-39). It seems that the only practical sign that we love God is that we love our neighbor.
In order to make the gift of ourselves to God again today and renew our commitment to love as Jesus taught us by his words and example, we turn to the next moment in our celebration. Soon we will put bread and wine on the altar, gifts of ourselves offered to God. Of course they are inadequate and so are we. But we will pray for the Spirit to come upon and transform them into the Body and Blood of Christ. Our prayer will also be to the Spirit to come upon us and transform us into the Christ of love we receive today.
Xuất hành 22: 20-26; Tv 18; I Thêxalônica 1: 5c-10;Matthêu 22: 34-40
“Tôi nghe chính miệng anh ấy nói ra”. “Cô ấy nói riêng với chúng tôi”. Đây là những kiểu nói khi chúng ta muốn đưa ra bằng chứng chắc chắn với ai về điều mà chúng ta nghe được. “Mẹ nói với anh rằng nếu như em không vào nhà ngay thì….” Ngay khi còn nhỏ, lời nói của chúng ta có thể tự nó không có tí trọng lượng nào nếu như chúng ta không dẫn lời của ai đó thực sự có quyền. Tôi không thể khiến anh hay em tôi làm điều họ không muốn, nhưng nếu tôi nói với chúng rằng “Bố nói…” thì lúc đó lại là chuyện khác.
Khi một ngôn sứ có điều quan trọng cần nói, hoặc một chỉ thị nghiêm trọng cần trình bày, họ biết phải trích dẫn ai, “Đức Chúa phán…” Bài đọc trích sách Xuất hành cũng bắt đầu cùng một cách như thế, “Vì thế, Đức Chúa phán…”. Điều gì mà quan trọng đến nỗi tác giả đã phải “dẫn lời” Thiên Chúa để nói với con người. Đó là một giáo huấn dành cho dân Israel về việc phải quan tâm đến những người khác trong cộng đồng của họ, đặc biệt là những người túng quẫn nhất; ngoại kiều, quả phụ, cô nhi và người nghèo. Những người không có tiếng nói hoặc ảnh hưởng gì nhiều trong cộng đồng chính là những người mà dân phải quan tâm và mở rộng vòng tay thương cảm với họ.
Có một lời cảnh báo mạnh mẽ đi kèm với chỉ dẫn. Một “trưng dẫn” khác từ Thiên Chúa được đưa ra. Nếu kẻ cô thế cô thân bị ức hiếp mà “chúng kêu đến Ta”, thì cơn giận của Thiên Chúa sẽ “bùng lên” thay cho họ.
Dân Israel, những người đã được giải thoát khỏi cảnh nô lệ, giờ đang lập thành một quốc gia. Lịch sử của dân tộc bày tỏ sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho họ. Vì thế, như một dấu của tương quan giao ước của họ với Thiên Chúa, họ nhớ lại sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho họ khi họ kêu cứu Người lúc họ còn làm nô lệ bên Aicập. Những gì họ nhận được trước đây, thì giờ họ phải làm cho những người khác đang cần đến. Thử tưởng tượng chứng từ mà cộng đồng dành cho những người quan sát bên ngoài thấy khi mà các thành viên của cộng đồng chia sẻ và đảm bảo công bằng cho những ai không có quyền lực. Tại sao một người phải lấy từ trong kho mình để giúp đỡ người khác? Lý do chính là Thiên Chúa đã làm cho họ như thế. Sự chăm sóc của cộng đồng dành cho những người khốn khổ nhất có thể tuyên xưng một Thiên Chúa mà họ tín thác, Đấng luôn bên cạnh những ai kêu xin Ngài.
Thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica tiếp theo bài đọc của tuần trước. Cộng đoàn đó bao gồm hầu hết là dân ngoại, những người nhờ lời rao giảng và đời sống chứng tá của Phaolô, Silvanô và Timôthy, đã quan về với Đức Kitô. Khi họ làm như thế là họ bắt chước các tông đồ và noi gương Chúa. Bằng đức tin của mình, các tín hữu Thêxalônica đã là một lời tuyên xưng và trở thành bằng chứng hùng hồn mà thánh Phaolô đã khẳng định: “chúng tôi không cần nói gì thêm nữa”. Như những người Israel xưa, đã chăm sóc những ai thiếu thốn, cộng đoàn Thêxalônica là một điển hình đức tin cho những cộng đoàn khác.
Các Pharisêu lại cố tìm cách gài bẫy Đức Giêsu. “Thưa Thầy, trong sách luật, điều nào là quan trọng nhất?” Họ là những chuyên gia tôn giáo và những người lý luận tuyệt vời. Dù Ngài có đưa ra điều luật nào đi nữa, họ cũng sẵn sàng săn tay áo và đấu lại.
Trước hết, Đức Giêsu tỏ ra trung thành với truyền thống đức tin của họ bằng cách trích dẫn sách Đệ Nhị Luật 6,5: “Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em…” Đó là một phần trong kinh nguyện hàng ngày (“Shema Israel”) của những người Dothái đạo đức. Ở đây, Ngài có nền tảng chắc chắn. Nhưng Ngài nối kết giáo huấn này với lề luật đòi người ta phải yêu thương người thân cận (Lêvi 19,18). Vậy, đâu là luật cao trọng nhất? Ngài không nói, ngoài những gì mà hai điều trên kết hợp lại, “tất cả lề luật và các ngôn sứ đều tùy thuộc vào”.
Đức Giêsu trích lại những đoạn sách mà những người đang lắng nghe Ngài đều đã biết. Chắc chắn điều đầu tiên thì thiêng liêng và là cốt lõi lời dạy của các bậc thày Dothái. Nhưng Đức Giêsu không phải là người đầu tiên gom hai điều đó chung lại với nhau – yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận. Điểm mang tính cách mạng ở đây là Ngài đã đặt hai điều này song song với nhau. Người ta không thể chịu được nhưng hiểu được ý Ngài muốn nói: cả hai đều quan trọng như nhau. Chẳng phải bản tính tự nhiên của chúng ta là đặt tình yêu Thiên Chúa lên trên hết sao? Trên hết tất cả, đó là Thiên Chúa! Tất cả những quy tắc tôn giáo khác đều quan trọng nhưng ở mức độ thấp hơn. Nhưng Đức Giêsu dạy chúng ta phải xem hai điều đó quan trọng ngang nhau. Evagrius Ponticus, một thần học gia thế kỷ thứ IV, tóm kết giáo huấn này bằng cách khẳng định rằng yêu người thân cận chính là yêu Chúa vì đó là yêu hình ảnh của Thiên Chúa. Martin Luther nói rằng người thân cận của chúng ta thì thiếu thốn nhưng Thiên Chúa thì không, nên việc phụng sự đích thực dành cho Thiên Chúa phải là vì người thân cận của chúng ta.
Tất cả những gì Kitô hữu chúng ta thực hiện trong đời sống thường ngày và trong phụng vụ phải phản chiếu luật yêu thương dành cho cả Thiên Chúa và người thân cận. Điều này như thể một ngôn xứ xưa đã đưa ra lời dạy này với tuyên bố long trọng: “Vì thế Đức Chúa phán…” Thực ra chúng ta có thể cảm thấy lời đó được nói ra từ miệng Thiên Chúa, vì Đức Giêsu đã tuyên bố điều ấy. Và vì thế, mệnh lệnh của Ngài phải là ưu tiên đối với chúng ta.
Lời dạy của Đức Giêsu đưa chúng ta tránh khỏi một thứ tình yêu hời hợt đối với Thiên Chúa, như thể Chúa là một vị thần-trên-trời nào đó. Chúng ta không thể có được một tôn giáo với thực hành phụng vụ tuyệt vời và những lễ nghi đặc biệt, và rồi cảm thấy ấm cúng dễ chịu chỉ với Thiên Chúa. Thứ tôn giáo này tạo ra một ngẫu tượng, sản phẩm của trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta cũng không thể chỉ cố gắng yêu thương người thân cận mà không mảy may đoái hoài gì đến Thiên Chúa, vì căn tính nhân loại của chúng ta là con cái Thiên Chúa, được tạo nên giống như hình ảnh Thiên Chúa. Tin vào phẩm vị cố hữu này của tất cả nhân loại sẽ hướng dẫn chúng ta biết cách đối xử với người khác và giữ chúng ta khỏi khuất phục trước những bất công vì có cái nhìn sai trệch về con người.
Bài Tin mừng nhấn mạnh đến mối liên kết giữa tình yêu người lân cận và tình yêu Thiên Chúa. Trong Tin mừng Matthêu cho thấy rõ ràng Thiên Chúa ở nơi những người khác. Đức Giêsu là Thiên Chúa hiện hữu giữa chúng ta, như trong dụ ngôn tiếp theo (25, 31-46) hành động yêu mến dành cho Ngài được thực hiện qua việc yêu mến người thân cận (“mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, …”).
Lời dạy của Đức Giêsu về tình yêu Thiên Chúa và người thân cận khiến chúng ta cảm thấy quá con người và không thích hợp. Tình yêu mà Đức Giêsu mô tả đòi tất cả mọi thứ của chúng ta. Phần đầu của lời dạy đòi hỏi: “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn ngươi.” Đây là cách mà Kinh thánh tóm kết trọn vẹn một con người. Nó không chừa một khe hở nào, và không cho phép suy giảm chút nào. Yêu mến Thiên Chúa và yêu người thân cận là một cách dâng lên của lễ trọn vẹn là chính chúng ta trong việc phụng sự Thiên Chúa.
Giáo huấn của Đức Giêsu không phải nói đến việc chúng ta cảm nhận Thiên Chúa và người thân cận ra sao, nhưng là chúng ta sẽ làm gì. Vì thứ tình yêu mà Ngài nói đến không phải là một thứ cảm xúc, không phải là “tiếng sét ái tình”, nhưng là một tình yêu có thể làm chủ được. Giáo huấn này đan xen trong suốt Tin mừng của thánh Matthêu; đó chính là điều Đức Giêsu yêu cầu các môn đệ phải thực hiện nếu như muốn đi theo Ngài. “Từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (10,38-39). Ra như chỉ có một dấu chỉ thực tế cho thấy chúng ta yêu mến Thiên Chúa là chúng ta yêu mến người thân cận của mình.
Để làm nên của lễ là chính chúng ta dâng lên Thiên Chúa hôm nay và canh tân sự dấn thân cho tình yêu như Đức Giêsu đã dạy chúng ta qua lời nói và gương mẫu của Ngài, chúng ta hãy hướng về giây phút tiếp theo đây trong việc cử hành của chúng ta. Chúng ta sẽ đặt bánh và rượu lên bàn thờ, của lễ là chính chúng ta dâng lên Thiên Chúa. Dĩ nhiên, những thứ ấy không xứng đáng và chúng ta cũng thế. Nhưng chúng ta sẽ cầu xin Thánh Thần ngự đến và biến đổi chúng trở nên Mình và Máu của Đức Kitô. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên chúng ta và biến đổi chúng ta thành Đức Kitô tình yêu mà chúng ta sẽ lãnh nhận trong ngày hôm nay.
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
30th SUNDAY IN ORDINARY TIME A
Exodus 22: 20-26; Psalm 18; I Thessalonians 1: 5c-10; Matthew 22: 34-40
"I heard it from his own mouth." "She told us personally." These are some of the things we say when we want to give assurance to someone about something we have heard. "Mama told me to tell you that if you don’t come in right away...." Even as kids our words could take on an authority they didn’t have on their own if we could cite the words of someone who did have authority. I couldn’t get my brother or sister to do something they didn’t want to, but if I could tell them, "Dad said…" Well that was another story.
When the prophets had something important to say, or a stern directive to give, they knew whom to quote, "The Lord says…." The Exodus reading starts in a similar way today, "Thus says the Lord…." What is so important that the author has to "quote" God to the people? It’s an exhortation to the Israelites to care for one another in their community, especially those who were most in need; the alien, widow, orphan and the poor. Those with the least political voice and clout in the community were the very ones to whom the people were to extend compassion.
There’s a stern warning that goes with the instruction. Another "quote" from God is given. If the vulnerable are oppressed and "they cry out to me," then God’s anger would "flare up" on their behalf.
The Israelites, who had been delivered from slavery, are now forming their nation. The history of the nation reveals God’s care for them. So, as a sign of their covenantal relationship with God they are to remember God’s care for them when they cried out from their Egyptian slavery. What they were given in the past, they must now give to others in need. Imagine the witness a community gives to observers when the members share with and guarantee justice for those who wield no power on their own. Why would a people take from their own resources to help others? Because their God had done similarly for them. The community’s care for the most vulnerable would proclaim the God in whom they believed, who sides with those who cry out for help.
Paul’s First Letter to the Thessalonians continues where it left off last week. The community consisted mostly of Gentiles who, upon the preaching and living witnesses of Paul, Silvanus, and Timothy, converted to Christ. When they did they imitated both the apostles and the Lord. The Thessalonians have, by their faith, been a proclamation and such a powerful witness that Paul claims, "We have no need to say anything." Like the ancient Israelites, who were to care for those in need, the Thessalonians are a model of faith for other communities.
The Pharisees are out to trap Jesus again. "Teacher, which commandment in the law is the greatest?" They are religious experts and great debaters. No matter which commandment he picks, they are ready to roll up their sleeves and do battle.
First of all, Jesus shows fidelity to their faith tradition by quoting Deuteronomy 6:5, "You shall love the Lord your God…." It was part of the daily prayer ("Shema Israel") of devout Jews. He was on safe ground here. But he connects this teaching with the law that the commands love of neighbor (Leviticus 19:18). So, which is the greatest commandment? He doesn’t say, except that upon the two combined, "the whole law and the prophets depend."
Jesus recited texts his hearers would already know. Certainly the first was hallowed and a core teaching of the rabbis. But Jesus was not the first to put the two together – love of God and love of neighbor. What was revolutionary was that he made the two laws parallel to each other. People could not help but hear his meaning: the two were equal in importance. Wouldn’t our instinct be to put love of God in first place? After all, it’s God! Every other religious observance would be important, but on a lower level. But Jesus teaches we must treat the two laws as equal in importance. A fourth century theologian, Evagrius Ponticus, summarized the teaching by arguing that love of neighbor is love of God because it is love of the image of God. Martin Luther said that while our neighbor is needy and God is not, true service to God must be for the sake of our neighbor.
Everything we Christians do in daily life and worship should reflect this command of love for both God and neighbor. It is as if one of the ancient prophets introduced this teaching with a solemn declaration, "Thus says the Lord…." In fact, we can claim we have heard it from the mouth of our God, for Jesus has proclaimed it. And so, his command holds priority of place for us.
Jesus’ teaching keeps us from claiming a rarefied love of God, as if God were some god-in-the-sky. We can’t have a religion of wonderful liturgical practice and precise rituals and thus feel warm and cozy with our God. This kind of religion produces an idol, the product of our own imagination. Nor can we just strive to love neighbor without reference to God, because our basic human identity is as children of God, made in God’s image and likeness. Believing in this inherent dignity of all human beings will direct how we treat one another and keep us from yielding to injustices because of false perspectives about humans beings.
The gospel stresses the link between love of neighbor and love of God. It’s clear in Matthew’s gospel that God is in others. Jesus is the divine presence in our midst and, for example, in a later parable (25:31-46) acts of love towards him are done by loving neighbor ("As you did it unto the least of my sisters and brothers….")
Jesus’ teaching about love of God and neighbor can cause us to feel all-too-human and inadequate. The love Jesus describes asks everything of us. The first part of the teaching requires, "All your heart, with All your soul, and with All your mind." This is the biblical way of summarizing the whole person. It leaves no wiggle room, and will not allow watering down. Loving God and loving neighbor is a way of giving the full gift of ourselves in service to God.
Jesus’ teaching isn’t about how we feel about God and neighbor, but what we will do. Since the type of love he has in mind is not an emotion, not a "falling in love," it can be commanded. This teaching is woven throughout the gospel of Matthew; it’s what Jesus asks his disciples to do if they would follow him. "Deny self, pick up your cross and follow me" (10:38-39). It seems that the only practical sign that we love God is that we love our neighbor.
In order to make the gift of ourselves to God again today and renew our commitment to love as Jesus taught us by his words and example, we turn to the next moment in our celebration. Soon we will put bread and wine on the altar, gifts of ourselves offered to God. Of course they are inadequate and so are we. But we will pray for the Spirit to come upon and transform them into the Body and Blood of Christ. Our prayer will also be to the Spirit to come upon us and transform us into the Christ of love we receive today.
Công bình Bác ái
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:34 20/10/2011
Chúa Nhật Truyền giáo
Phải nhìn nhận rằng đến hôm này cái tên của đạo chúng ta là Công giáo thì Chính quyền các cấp nước Việt hiện nay có vẻ miễn cưỡng phải dùng dù không mấy thích. Đã từng một thời gian rất dài, người ta gán ghép cái tên Thiên Chúa giáo cho Công giáo. Người ta không muốn dùng hai từ Công giáo vì Công giáo, hiểu sát nghĩa từ, là đạo chung cho mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh, địa vị…Công giáo là đạo mời gọi mọi người, mọi nơi, mọi thời, gia nhập để nhận biết Thiên Chúa duy nhất là Đấng sáng tạo nên mọi loài, là Cha của hết mọi người, để mọi người biết sống yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Chính vì thế truyền giáo là sứ vụ nền tảng phát xuất từ căn tính của Kitô hữu. Đã là anh chị em một nhà thì quan tâm đến hạnh phúc của nhau là lẽ tất yếu đương nhiên.
Truyền giáo là một nhu cầu tất yếu. Đã nói đến nhu cầu là không thể thiếu. Cái nhu cầu truyền giáo xuất phát từ yếu tính của Kitô hữu, những con người cảm nhận mình được yêu thương, mình đang hưởng nhận hồng phúc to lớn vượt quá công sức và phận vị của mình. Tốt khoe - xấu che. Khi đã cảm nhận hạnh phúc lớn lao mình lãnh nhận thì không thể không chia sẻ cho tha nhân, nhất là khi ta chân nhận tha nhân chính là anh chị em của mình. Không nỗ lực truyền giáo hay thờ ơ với việc rao giảng Tin mừng là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc trong đời làm con cái Chúa. Điều này củng cố lời xác nhận của thánh tông đồ dân ngoại: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1Cor 9,16). Hơn nữa, chímh Chúa Kitô đã minh nhiên phán dạy chúng ta phải truyền giáo (x.Mt 28 ,18-20).
Một phương thế rao giảng Tin mừng: làm chứng nhân. Thánh Phaolô minh định rằng người ta tin là nhờ nghe và người ta nghe được là nhờ có người rao giảng (x.Rm 10,14). Với sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành thông tin thì chân lý “trăm nghe không bằng một thấy” đang thực sự được chứng nghiệm. Những gì đập vào thị giác xem ra gây hiệu quả mạnh hơn là những gì rót vào thính giác. Một hình ảnh nhiều khi nói lên một sự thật cách thuyết phục hơn là một bài diễn thuyết hùng hồn. Đức Phaolô VI đã từng nhận định: “Ngày nay người ta thích theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ là những chứng nhân”. Quả thật cha ông Việt nam chúng ta đã từng cảm nghiệm và chứng thực rằng “lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến “từ bi – hỉ xả”. Nói đến Khổng giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Trung dung; Chính danh – chính phận”. Nói đến Lão giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Vô vi ”. Nói đến đạo ông bà thì người ta nghĩ ngay đến “tình hiếu đễ”…Nói đến Công giáo thì không thể không nghĩ đến “công bình – bác ái”. Chính khi làm nổi bật cái nét riêng của mình thì ta đang quảng bá cái của mình cách hữu hiệu hơn cả. Dĩ nhiên trong công cuộc truyền giáo, chúng ta không thể không chú trọng đến việc rao truyền Lời Chúa, phổ biến Thánh Kinh dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, ở đây xin được cụ thể hóa việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân là làm chứng cho cái tinh túy của Công giáo là đạo công bình và bác ái.
1.Sống đức công bình trong tình bác ái : Công bình là một trong những nhân đức luân lý nền tảng giúp gìn giữ sự hài hòa, ổn định trong các mối tương quan giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa người với Đấng tạo Thành. Dưới nhãn quan công bình giao hoán thì của ai hãy trả lại cho người ấy. Điều này đòi buộc ta không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tha nhân, của các tạo vật và của Đấng Tạo Thành. Ta không những không được “lấy của người” mà con không được “ước ao trái phép những gì của người ta” (giới răn thứ 7 và thứ 10).
Luật lệ Cựu ước minh nhiên ghi rõ rằng ta không được ngược đãi người ngoại kiều, khách ngụ cư, không được ức hiếp mẹ góa con côi, không được cho vay ăn lời quá đáng; không đuợc cầm giữ tiền công của người làm thuê qua đêm…(x.Đnl 24,17; Lv 19,13 ). Tuy nhiên dưới nhãn quan bác ái thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết đối xử với nhau như là anh em đến nỗi khi hái nho thì không được mót những trái rơi rụng mà phải để dành cho người nghèo, cũng thế khi gặt lúa cũng phải nghĩ đến người túng cực để ta không lượm mót những gié lúa còn sót hoặc bị rơi vãi trên đồng (x.Lv 19,10;23,22). Không được phép dừng lại ở việc đối xử với tha nhân như họ đã làm gì cho ta mà cần phải tiến đến chỗ đối xữ với họ như họ là anh chị em của ta. Có như thế ta mới xứng đáng là con cái Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều xuống trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân (x.Mt 5,43-48). Với vũ trụ thiên nhiên thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết tôn trọng các loài thọ tạo Chúa dựng nên trong sự hài hòa và cân đối của chúng. Hội Thánh khẳng định việc hủy hoại môi sinh là một trọng tội. Khi được trao quyền làm chủ các loài thụ tạo hữu hình thì con người không chỉ quản lý chúng để phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân mà còn để làm vinh danh Thiên Chúa. Sống công bình với Đấng Tạo Thành thì dĩ nhiên chúng ta phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa (x.Mt 22,21). Vậy cùng thử hỏi có gì ở trần gian này mà không thuộc về Thiên Chúa, ngoại trừ tội lỗi?
2.Sống bác ái trong sự công bình: Sống bác ái là sống yêu thương như Chúa yêu thương, nhờ Chúa yêu thương. Tuy nhiên, sự công bình đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Chúa trước hết và trên hết mọi sự, với hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn (x.Mt 22,37). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Chúng ta không chỉ thờ phượng Thiên Chúa như là Đấng Tạo thành và an bài mọi sự, là Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô, mà còn phải yêu mến Người, vì Người là Cha chúng ta. Do đó bổn phận đức ái đối với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tiên vàn tìm vinh danh Chúa (x.Mt 6,33), nỗ lực làm cho Danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x.Mt 6,9-10).
Trên nền tảng đức ái đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Vì yêu thương nhau nên chúng ta không chỉ không làm những gì cho tha nhân điều mà ta không muốn tha nhân làm cho mình mà còn tiến đến chỗ tích cực làm cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình (x.Mt 7,12).
Ngày khánh nhật truyền giáo lại về. Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta nghĩa vụ cao cả và mang tính sống còn của Kitô hữu. Không truyền giáo thì chỉ là Kitô hữu hữu danh vô thực. Không chia sẻ cho tha nhân hạnh phúc mình đang có là một trong những dấu chỉ chứng tỏ rằng ta chưa thực sự cảm nhận hạnh phúc khi được làm con cái Chúa.
Phải nhìn nhận rằng đến hôm này cái tên của đạo chúng ta là Công giáo thì Chính quyền các cấp nước Việt hiện nay có vẻ miễn cưỡng phải dùng dù không mấy thích. Đã từng một thời gian rất dài, người ta gán ghép cái tên Thiên Chúa giáo cho Công giáo. Người ta không muốn dùng hai từ Công giáo vì Công giáo, hiểu sát nghĩa từ, là đạo chung cho mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh, địa vị…Công giáo là đạo mời gọi mọi người, mọi nơi, mọi thời, gia nhập để nhận biết Thiên Chúa duy nhất là Đấng sáng tạo nên mọi loài, là Cha của hết mọi người, để mọi người biết sống yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Chính vì thế truyền giáo là sứ vụ nền tảng phát xuất từ căn tính của Kitô hữu. Đã là anh chị em một nhà thì quan tâm đến hạnh phúc của nhau là lẽ tất yếu đương nhiên.
Truyền giáo là một nhu cầu tất yếu. Đã nói đến nhu cầu là không thể thiếu. Cái nhu cầu truyền giáo xuất phát từ yếu tính của Kitô hữu, những con người cảm nhận mình được yêu thương, mình đang hưởng nhận hồng phúc to lớn vượt quá công sức và phận vị của mình. Tốt khoe - xấu che. Khi đã cảm nhận hạnh phúc lớn lao mình lãnh nhận thì không thể không chia sẻ cho tha nhân, nhất là khi ta chân nhận tha nhân chính là anh chị em của mình. Không nỗ lực truyền giáo hay thờ ơ với việc rao giảng Tin mừng là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc trong đời làm con cái Chúa. Điều này củng cố lời xác nhận của thánh tông đồ dân ngoại: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1Cor 9,16). Hơn nữa, chímh Chúa Kitô đã minh nhiên phán dạy chúng ta phải truyền giáo (x.Mt 28 ,18-20).
Một phương thế rao giảng Tin mừng: làm chứng nhân. Thánh Phaolô minh định rằng người ta tin là nhờ nghe và người ta nghe được là nhờ có người rao giảng (x.Rm 10,14). Với sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành thông tin thì chân lý “trăm nghe không bằng một thấy” đang thực sự được chứng nghiệm. Những gì đập vào thị giác xem ra gây hiệu quả mạnh hơn là những gì rót vào thính giác. Một hình ảnh nhiều khi nói lên một sự thật cách thuyết phục hơn là một bài diễn thuyết hùng hồn. Đức Phaolô VI đã từng nhận định: “Ngày nay người ta thích theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ là những chứng nhân”. Quả thật cha ông Việt nam chúng ta đã từng cảm nghiệm và chứng thực rằng “lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến “từ bi – hỉ xả”. Nói đến Khổng giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Trung dung; Chính danh – chính phận”. Nói đến Lão giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Vô vi ”. Nói đến đạo ông bà thì người ta nghĩ ngay đến “tình hiếu đễ”…Nói đến Công giáo thì không thể không nghĩ đến “công bình – bác ái”. Chính khi làm nổi bật cái nét riêng của mình thì ta đang quảng bá cái của mình cách hữu hiệu hơn cả. Dĩ nhiên trong công cuộc truyền giáo, chúng ta không thể không chú trọng đến việc rao truyền Lời Chúa, phổ biến Thánh Kinh dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, ở đây xin được cụ thể hóa việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân là làm chứng cho cái tinh túy của Công giáo là đạo công bình và bác ái.
1.Sống đức công bình trong tình bác ái : Công bình là một trong những nhân đức luân lý nền tảng giúp gìn giữ sự hài hòa, ổn định trong các mối tương quan giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa người với Đấng tạo Thành. Dưới nhãn quan công bình giao hoán thì của ai hãy trả lại cho người ấy. Điều này đòi buộc ta không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tha nhân, của các tạo vật và của Đấng Tạo Thành. Ta không những không được “lấy của người” mà con không được “ước ao trái phép những gì của người ta” (giới răn thứ 7 và thứ 10).
Luật lệ Cựu ước minh nhiên ghi rõ rằng ta không được ngược đãi người ngoại kiều, khách ngụ cư, không được ức hiếp mẹ góa con côi, không được cho vay ăn lời quá đáng; không đuợc cầm giữ tiền công của người làm thuê qua đêm…(x.Đnl 24,17; Lv 19,13 ). Tuy nhiên dưới nhãn quan bác ái thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết đối xử với nhau như là anh em đến nỗi khi hái nho thì không được mót những trái rơi rụng mà phải để dành cho người nghèo, cũng thế khi gặt lúa cũng phải nghĩ đến người túng cực để ta không lượm mót những gié lúa còn sót hoặc bị rơi vãi trên đồng (x.Lv 19,10;23,22). Không được phép dừng lại ở việc đối xử với tha nhân như họ đã làm gì cho ta mà cần phải tiến đến chỗ đối xữ với họ như họ là anh chị em của ta. Có như thế ta mới xứng đáng là con cái Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều xuống trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân (x.Mt 5,43-48). Với vũ trụ thiên nhiên thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết tôn trọng các loài thọ tạo Chúa dựng nên trong sự hài hòa và cân đối của chúng. Hội Thánh khẳng định việc hủy hoại môi sinh là một trọng tội. Khi được trao quyền làm chủ các loài thụ tạo hữu hình thì con người không chỉ quản lý chúng để phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân mà còn để làm vinh danh Thiên Chúa. Sống công bình với Đấng Tạo Thành thì dĩ nhiên chúng ta phải trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa (x.Mt 22,21). Vậy cùng thử hỏi có gì ở trần gian này mà không thuộc về Thiên Chúa, ngoại trừ tội lỗi?
2.Sống bác ái trong sự công bình: Sống bác ái là sống yêu thương như Chúa yêu thương, nhờ Chúa yêu thương. Tuy nhiên, sự công bình đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Chúa trước hết và trên hết mọi sự, với hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn (x.Mt 22,37). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Chúng ta không chỉ thờ phượng Thiên Chúa như là Đấng Tạo thành và an bài mọi sự, là Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô, mà còn phải yêu mến Người, vì Người là Cha chúng ta. Do đó bổn phận đức ái đối với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tiên vàn tìm vinh danh Chúa (x.Mt 6,33), nỗ lực làm cho Danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x.Mt 6,9-10).
Trên nền tảng đức ái đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Vì yêu thương nhau nên chúng ta không chỉ không làm những gì cho tha nhân điều mà ta không muốn tha nhân làm cho mình mà còn tiến đến chỗ tích cực làm cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình (x.Mt 7,12).
Ngày khánh nhật truyền giáo lại về. Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta nghĩa vụ cao cả và mang tính sống còn của Kitô hữu. Không truyền giáo thì chỉ là Kitô hữu hữu danh vô thực. Không chia sẻ cho tha nhân hạnh phúc mình đang có là một trong những dấu chỉ chứng tỏ rằng ta chưa thực sự cảm nhận hạnh phúc khi được làm con cái Chúa.
Cách thức Truyền giáo trong Tin Mừng thánh Gioan
Vạn Thành
10:15 20/10/2011
Cùng với những mục tiêu như cũng cố đức tin của người kitô hữu, hộ giáo…, Tin Mừng thứ IV cũng quan tâm đặc biệt đến chủ đề truyền giáo. Đây là một thực tế của đời sống Kitô hữu tiên khởi, phát xuất từ lệnh truyền của Đức Giêsu: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,16), thể hiện trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm và và thư của Phaolô. Tuy nhiên, tính cách truyền giáo trong tin Mừng Gioan lại mang một nét đặc sắc riêng so với quan điểm về truyền giáo của các Tin Mừng khác. Chiều kích truyền giáo của TM Gioan bắt nguồn từ Thiên Chúa qua việc Ngài sai Đức Giêsu, nhà truyền giáo đích thực đến thế gian để thực hiện sứ vụ cứu độ nhân loại. Đến lượt mình, Đức Giêsu lại sai phái các môn đệ đi gặt hái “hoa quả”, sản phẩm mà Ngài đã có công gieo vãi vào thế giới qua cuộc đời và giáo huấn của Ngài. Và sứ vụ truyền giáo đó được tiếp diễn trong lịch sử Giáo hội cho đến mỗi người chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau.
Nhân Chúa Nhật Truyền Giáo, xin chia sẻ với anh chị em vài nét chấm phá về cách thức truyền giáo trong Tin Mừng Gioan, hầu giúp chúng ta có một niềm xác tín vào tình yêu bao la của Thiên Chúa, và ý thức hơn vai trò và sứ vụ truyền giáo mà chúng ta đã nhận lãnh từ Đức Giêsu.
I. ĐÔI NÉT VỀ TRUYỀN GIÁO TRONG TIM MỪNG GIOAN
1. Sứ vụ truyền giáo của Đức Giêsu
Đọc các Tin Mừng Gioan chúng ta nhận thấy, Đức Giêsu ý thức sâu sắc rằng Chúa Cha đã sai Ngài đến thế gian, để thực hiện một sứ mạng đặc biệt là “truyền giáo”. Toàn bộ cuộc sống của Ngài được nhìn dưới sứ vụ đó. Thánh Gioan đã mở đầu Tin Mừng bằng một Lời Tựa (Ga 1,1-18), đặt ra viễn tượng chủ đạo cho phần còn lại của Tin Mừng. Nó diễn tả nguồn gốc, mục đích và sứ vụ của Đức Giêsu là phát xuất từ Chúa Cha, và thực hiện ý muốn của Cha Ngài.
Đức Giêsu được Chúa Cha sai đến thế gian
Trong Tin Mừng Gioan, hơn 30 lần Chúa Giêsu đề cập đến việc Ngài được “sai phái”. Điều này nhấn mạnh sứ vụ của Ngài bắt nguồn từ ý định của Chúa Cha. Ngài như ánh sáng đến thế gian để soi chiếu mọi người: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9). Chính Ngôi Lời đã trở thành xác phàm, làm người thật, mỏng giòn và phải chết, và bằng cách đó Ngài đã đến hiện diện trong thế giới như ánh sáng cho loài người. Ngôi Lời đó chính là Con Một duy nhất và vô song của Thiên Chúa, mà Chúa Cha đã cử xuống trần gian, là “Đấng đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1,14). Nhờ thế, Đức Giêsu là sự thật của Thiên Chúa đã được ban xuống cho loài người như quà tặng (ân sủng); đồng thời Ngài cũng mặc khải cho chúng ta về Thiên Chúa: “Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).[1] Và ý định của Ngài là “Ai tin thì sẽ được hưởng ơn cứu độ” (x.Ga 3,17).
Nhiều đoạn văn nòng cốt trong Tin Mừng Gioan nói lên sứ mạng của Đức Giê-su, Đấng được Chúa Cha sai đến trong thế gian. Ở Ga 3, 16-17: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Ở đây, tác giả dùng từ “ban” Con Một, để diễn tả sáng kiến của Thiên Chúa, Đấng ban Con Một từ trời xuống. Đây là lần duy nhất từ “ban” được sử dụng trong Ga, ở chổ khác dùng từ “sai”,“sai phái”[2] . Và như thế, một lần nữa Gioan nhấn mạnh đến sứ mạng truyền giáo của Đức Giêsu là mặc khải tình yêu của Thiên Chúa, để những ai tin thì có sự sống đời đời hay “được cứu độ”. Nhờ thế, Thiên Chúa ban cho con người quyền làm “con Thiên Chúa” và được thiệp thông với Ngài trong đời sống viên mãn. Ở chỗ khác, chúng ta thấy được vai trò thừa sai của Đức Giêsu vừa qua hành động Chúa Cha sai vừa qua sứ mạng của việc sai đi đó: “"Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi; ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi” (Ga 12,44-45). Hơn nữa, Đức Giêsu cũng cho ta biết về thẩm quyền giảng dạy của Ngài là từ Chúa Cha: “Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi."(Ga 12, 49-50)
Thực vậy, từ sứ mạng thừa sai đó, Tin Mừng Gioan đã phác hoạ chân dung Đức Giêsu là một nhà truyền giáo thực thụ, nhờ Ngài mà chúng ta biết được ý định mầu nhiệm từ ngàn đời của Chúa Cha. Là muốn cho con người được hiệp thông với Ngài trong cuộc sống vĩnh cửu: “Chúa Con Đấng mạc khải Thiên Chúa như là Cha và sự hiệp thông trong Thiên Chúa, vẫn đang soi sáng thế gian, Ngài xán lạn vinh quang, Ngài chính là mạc khải về Thiên Chúa và sự quan tâm đầy tràn ân sủng của Thiên Chúa và Ngài ban sự sống đời đời cho những ai tin vào Ngài”[3] .
Tóm lại, bằng hành động “ban”, “sai” của Chúa Cha, các trình thật của Gioan giúp chúng ta hiểu Đức Giêsu “được sai đi” như thế nào. Để từ đó, dẫn chúng ta đến sứ mạng truyền giáo của Đức Giêsu.
Đức Giêsu thực hiện sứ vụ truyền giáo
Đức Giêsu đã ý thức sâu sắc, việc Ngài đến thế gian để thực hiện sứ vụ truyền giáo mà Chúa Cha đã trao ban cho Ngài: “Tôi từ trời mà xuống không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi...Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.”( Ga 6, 38-40). Qua đó, chúng ta thấy Đức Giêsu không bận tâm đến việc đề cao chính mình, nhưng thực hiện ý muốn của Chúa Cha, là Đấng đã sai Ngài (c.38); và ý muốn của Chúa Cha là “Tất cả những kẻ Ngài ban cho tôi, tôi không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại ngày sau hết”(c.39).
Thực thế, trong Tin mừng Gioan Chúa Giêsu đã đến và đã thực hiện công việc của Cha một cách hăng say, đến nỗi Ngài ví “ý muốn của Cha” như là lương thực của Ngài: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4,34). Thiên Chúa muốn mọi người được tin vào Đức Giêsu để được hiệp nhất với Thiên Chúa. Điều này được thể hiện qua lời cầu nguyện của Đức Giêsu (Ga 17,21). Đó là một sứ vụ phổ quát mà Đức Giêsu đã đã thực hiện, không chỉ giới hạn trong một quốc gia hay dân tộc, nhưng chạm đến một thế giới rộng lớn là “vũ trụ” tạo thành. Như thế, sứ mạng của Ngài được mở ra một chân trời rộng lớn cho mọi người, mọi thời.“ (x. Ga 8, 12; Ga 1, 29; Ga 6, 51.
Với sứ mạng đó, Đức Giêsu ví mình như một vị Mục tử nhân lành, chăn dắt đoàn chiên, và cho chúng một cuộc sống sung mãn: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Thực vậy, Chúa Giêsu đã từ trời xuống thế và trở thành một phàm nhân trong chúng ta. Ngài biết Chúa Cha và biết tình trạng con người của chúng ta. Tin Mừng Gioan đặt Ngài trong một vị trí hoàn hảo để làm trung gian, cầu nối liên kết giữa trời và đất. Ngài đến để chia sẻ với chúng ta sự sống từ trời. Qua đó, Ngài mạc khải cho chúng ta biết: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,9). Chân lý ấy cũng được quảng diễn bằng những từ ngữ khác trong Gioan 3, 16: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Điều này được thánh sử Gioan trình bày qua bảy “dấu lạ” trong các cuộc gặp gỡ khác nhau như: việc Hoá bánh ra nhiều (Ga 6,15); Chữa lành Anh mù từ bẩm sinh (Ga 9.1-40) …Đây là một phản ánh rõ ràng sự sống mới mà Ngài muốn mặc khải cho con người.
Không dừng lại ở đó, Đức Giêsu còn mang đến cho nhân loại sự sống dồi dào trong tình yêu. (x.Ga 15, 1-20). Ngài đã thực hiện sứ mạng truyền giáo mà Chúa Cha giao phó một cách quyết liệt qua việc chấp nhận đau khổ và cái chết, hầu để lại cho các môn đệ bài học về yêu thương: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em phải yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em"(Ga 13, 34). Đó là một cách hay nhất để Ngài thực hiện ý muốn của Chúa Cha: “Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta (Ga.17, 21). Thật vậy, qua việc thực hiện sứ mạng thừa sai, Đức Giêsu đã hy sinh tính mạng vì người mình yêu và từ đây ơn cứu độ được tuôn tràn cho toàn thế giới. Sứ mạng này Ngài trao cho các môn đệ như là quà tặng của Chúa Thánh Thần. Đấng đã cộng tác với Ngài trong sứ vụ truyền giáo.
Chính Thánh Thần làm chứng cho Chúa Giêsu, qua lời chứng của ông Gioan cho chúng ta biết điều đó (x. Ga 1, 31-34). Ở đây, Gioan có khả năng nhận biết Đức Giêsu và loan báo Ngài là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần (c.33). Đức Giêsu không chỉ cất đi tội lỗi và củng cố tương quan với Thiên Chúa, nhưng còn nhờ Thánh Thần, ban sự sống sung mãn của Thiên Chúa và thiết lập mối tương quan với Ngài[4] .
Tóm lại, Đức Giêsu là nhà thừa sai đầu tiên, Ngài được sai đến để thực hiện thánh ý Chúa Cha là lôi kéo mọi người về cùng Thiên Chúa. Điều này làm sáng tỏ sứ vụ giáo truyền giáo của Đức Giêsu trong Tin Mừng Thứ IV: “Truyền giáo như được hiểu trong sách Tin Mừng quy chiếu nỗi bật nhất vào việc Thiên Chúa sai phái Đức Giêsu đến thế gian như một dấu chứng tình yêu bền vững của Thiên Chúa đối với nhân loại (3,16). Việc sai phái này là nguồn gốc của mọi phúc lành được thể hiện trong sách Tin Mừng. Đức Giêsu là người duy nhất thi hành ơn cứu độ của Thiên Chúa, chẳng có một ai đi trước Người, cũng chẳng có một ai một ai nối tiếp Người”[5] . Các môn đệ cũng được Đức Giêsu sai đi để gặt hái hoá trái “ơn cứu độ” mà Ngài đã có công gieo vãi trong thế giới.
2. Sứ mạng truyền giáo của các môn đệ
Chúa Giêsu sai các môn đệ
Chúng ta thấy, các Tin Mừng đều kết thúc bằng các trình thuật của họ bằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu Phục sinh và các môn đệ với mệnh lệnh truyền giáo (x. Mt 28,18-20; Mc 16,15-18; Lc 24,46-45). Tin Mừng Gioan cũng trình bày lệnh truyền này của Chúa Giêsu trong chương 20,21-23. Đây là một lệnh truyền rất rõ ràng thể hiện được căn tính của Ngài là Đấng được Chúa Cha sai đến thế gian và đến lượt mình Ngài cũng sai các mô đệ: “Như Cha đã sai thầy Thầy cũng sai anh em” (20, 21).
Như thế, Tin Mừng thứ IV làm nỗi bật mệnh lệnh lớn nhất của Chúa Giêsu là yêu thương và hiệp nhất. Đây là một mệnh lệnh mang nặng tính truyền giáo của Gioan so với các Tin Mừng khác: Những người đi theo Đức Giêsu phải cùng sống trong yêu thương và hiệp nhất, để thế gian tin (x. Ga 17,21-32). Do đó, cộng đoàn được Chúa Giêsu sai đi làm chứng cho Ngài bằng sự hiệp thông của họ, như Ngài đã sống sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Điều này được thể hiện trong lời nguyện hiến tế của Đức Giêsu: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta...; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Ga 17, 20-23).
Theo cha Vũ Phan Long thì qua lời nguyện hiến tế của Đức Giêsu cho chúng ta thấy được sứ mạng truyền giáo mang tính phổ quát của các môn đệ: “Đức Giêsu cầu nguyện không những cho các môn đệ hiện tại, nhưng còn cho các mô đệ tương lai nữa, những người nhờ nghe lời các mô đệ hôm nay rao giảng mà tin vào Ngài (c.21): Đức Giêsu đang nhìn đến hoa trái của sứ mạng các môn đệ tương lai. Các môn đệ tương lai cũng thuộc về cộng đoàn được xây dựng trên chứng từ của các môn đệ đang ở với Đức Giêsu hôm nay…Ngài xin cho các môn đệ hiệp nhất nên một như Chúa Cha và Chúa Con là một (c.21; sự hiệp nhất này chính là nguồn mạch và sức mạnh giúp các môn đệ sống hiệp nhất: ở đây tình yêu là điểm quan trọng nhất (c.23). Chỉ nhờ sự hiệp nhất của các môn đệ, thế gian tin rằng “Cha đã sai Con” (c.21)[6] .
Bằng việc trao phó sứ mạng hiệp nhất và yêu thương, các môn đệ được Đức Giêsu sai đi để gặt hái hoa quả ơn cứu độ qua việc làm chứng bằng cuộc sống và lời rao giảng đức tin, nhờ thế sứ mạng này được tiếp diễn trong đời sống của Giáo hội: “Xuyên qua mọi thời đại cộng đoàn Kitô hữu là một đại gia đình duy nhất đang uống tại một nguồn mạch duy nhất ban sự sống, sự sống của Đức Chúa hằng sống. nơi đây họ khám phá ra nguồn của mọi nguồn là Chúa Cha”[7] .
Trong khi đi thực hiện sứ mạng này, các môn đệ không còn đơn độc, nhưng Đức Giêsu đã hứa ban “Đấng Bảo trợ” cho các ông.
Chúa Thánh Thần trong sứ vụ truyền giáo của các môn đệ
Trước hết, Chúa Giêsu trước khi về trở đã hứa ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ, để Thánh Thần làm chứng cho sứ mạng của Ngài (Ga 15, 26). Trong bối cảnh các môn đệ đang đối diện với sự thù ghét và bách hại, các ông không đủ can đảm để thực hiện lệnh truyền của Đức Giêsu, thì Chúa Thánh Thần làm chứng trước các ông để các ông tin vào Ngài, và làm chứng trong các ông để các ông can đảm đi làm chứng cho Chúa Giêsu. Thực vậy, nhờ lời chứng của Thánh Thần mà lòng tin của các ông được vững mạnh và các ông có khả năng làm chứng. Chính lời hứa của Đức Giêsu về vai trò của Thánh Thần, sẽ giúp các môn đệ giữ vững niềm tin[8] .
Kế đến, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các môn đệ rằng Ngài và Chúa Cha là một, Ngài cũng cho các ông biết một Đấng khác, “Đấng Bảo Trợ” hay “Đấng Yên Ủi”, mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Ngài, để nhắc lại cho họ mọi sự Chúa Giêsu đã nói với họ (x. Ga 14, 10-26). Theo các nhà chú giải thì từ Hy lạp “Parakletos”, có nghĩa là trạng sư, người bào chữa, người trợ giúp, người bênh vực. Tin Mừng Gioan làm nỗi bật ý nghĩa này[9] . Dựa trên ý nghĩa của từ này trong các chương 14-16, chúng ta thấy rằng khi Đức Giê-su đi rồi, thì Đấng Bảo Trợ sẽ duy trì cùng một mối quan hệ ban sự sống mà các môn đệ đã được hưởng khi Ngài đang còn thi hành sứ vụ ở trần gian. Thánh Thần do Chúa Cha sai đến sẽ làm cho cộng đoàn những gì mà Đức Giê-su đã làm cho các môn đệ của Người. Như thế, Đấng Bảo Trợ sẽ “ở” với các ông (c.16), “dạy bảo” (c.26), “hướng dẫn”, mạc khải ý của Chúa Cha cho các ông (x. Ga 16, 13) và cùng với các môn đệ đi vào cuộc đối đầu với thế gian (x.Ga 16, 8-11)[10] . Trong sứ mạng này, Chúa Thánh Thần, thúc đẩy, hướng dẫn và cùng các môn đệ trên hành trình thực hiện sứ mạng truyền giáo mà Đức Giêsu đã uỷ thác cho các ông.
Tóm lại, sứ vụ truyền giáo của các môn đệ là một sứ vụ được bắt nguồn từ lệnh truyền của Đức Giêsu, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thấn Thần: “Các ông tham gia thật sự vào công cuộc truyền giáo với tư cách là những người thu hoạch, chứ không phải những kẻ gieo vãi. Vì thế, chính việc thi hành truyền giáo là phần thưởng cho các ông. Đức Giêsu không bao giờ có thể bị thay thế trong cộng đoàn các tín hữu, vì Người tiếp tục giúp cho và nâng đỡ các tín hữu sinh hoa quả lâu dài nơi Người (15,1-17; 21,1-14). (x. 21,15-19)”[11] Sứ mạng này được tiếp diễn và nối dài trong đời sống của Giáo hội qua sứ vụ của các Kitô hữu.
II. SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC KITÔ HỮU HÔM NAY
Ngày nay, Giáo hội đang hiện hữu trong một thế giới đa tôn giáo, đa văn hoá, việc truyền giáo không chỉ là “áp đặt” những giáo thuyết, nhưng quan trọng hơn là việc làm chứng cho Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu cho con người thời đại. Và như thế, quan điểm truyền giáo trong Tin Mừng Gioan lại rất thích hợp cho đời môn đệ của Kitô hữu hôm nay.
Trước hết, Giáo Hội hiện nay quan điểm truyền giáo không phải việc của con người, nhưng là sứ mệnh của Chúa Giêsu, và sứ mệnh của Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu nói: "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em" (Ga 20:21). Từ đó, Kitô hữu được mời gọi thực hiện sứ mạng truyền giáo trong thế giới theo cung cách và gương mẫu của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ sẽ thực hiện sứ vụ mà Ngài đã thực hiện[12] . Để đáp lời mởi gọi của Đức Kitô, người Kitô hữu cần ý thức về mục tiêu của truyền giáo hôm nay. Những mục tiêu cấp thiết là canh tân, củng cố đức tin và căn tính Kitô hữu. Điều này đã được đức Thánh Cha lưu ý: “Sứ mạng truyền giáo canh tân Giáo Hội, củng cố đức tin và căn tính của người kitô hữu, mang lại một sự hồi sinh lòng nhiệt thành và những động cơ mới mẻ... Việc Tân Phúc Âm hóa các dân tộc Kitô giáo sẽ tìm thấy sự gợi hứng và nâng đỡ trong sự dấn thân cho sứ mạng truyền giáo phổ quát”[13] .
Thực tế ở một số nước Á Châu như: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái … Tin Mừng Chúa Kitô đã được các nhà thừa sai gieo vãi từ nhiều thế kỷ nay, nhưng trải qua bao thăng trầm của lịch sử quốc gia, đất nước mình, Tin Mừng ấy đang mai một dần ở nhiều nơi. Kinh nghiệm của những anh chị em ở vài họ đạo ở Campuchia, sau hàng chục năm không được hướng dẫn về đức tin, giáo lý một cách bài bản…thì nay đời sống đạo của họ chỉ còn là “tại tâm”. Họ đang đánh mất dần căn tín Kitô hữu của mình. Họ không còn bận tâm nhiều đến các thực hành tôn giáo như xem lễ Chúa Nhật, lãnh nhận bí tích, thực hành luân lý Kitô giáo…Vì thế, các giá trị Tin Mừng trong cuộc đời của họ hình như đang như ngọn đèn leo lét không biết sẽ tắt lúc nào trong luồng gió của thời đại. Chúng ta không được phép trách họ, nhưng cần tự vấn chúng ta về sứ vụ truyền giáo của mình. Các anh chị em này đang cần những nhà truyền giáo đến giữa họ, nói cho họ về Đức Giêsu đang yêu họ, để đời sống đức tin của họ và con cháu họ được hồi sinh. Và ngọn đèn đức tin của họ khi được bùng lên sẽ có sức lan tỏa tuyện vời cho những người lương dân trong cộng đồng mà họ đang sống cùng.
Kế đến, các Kitô hữu trong tư cách là những môn đệ, cũng được mời gọi tham gia vào sứ vụ của Chúa Cha. Cốt lõi của sứ vụ đó là làm chứng cho Vương Quốc Thiên Chúa, bằng sự hòa giải, hoà bình và phục vụ mọi người và mọi thụ tạo. Đây là sứ vụ truyền giáo toàn diện của người môn đệ. Sứ vụ này không thể giao cho một ít người, nhưng là sứ vụ của cả cộng đoàn Giáo Hội. Mọi người trong hoàn cảnh và điều kiện của mình được mời gọi thực hiện công việc truyền giáo bằng đời sống chứng tá của mình. Sức mạnh giúp cho chúng ta hoàn thành sứ vụ truyền giáo đến từ Chúa Giêsu Đấng đã Phục sinh để ban sức mạnh cho các môn đệ, và sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Các năng lực cho sứ vụ truyền giáo là cuộc sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi thông qua các cộng đoàn Kitô giáo (x. Ga 17).
Điều này có lẽ anh chị em Tin Lành đang áp dụng trong sứ vụ truyền giáo của họ. Họ cắm các anh chị em giáo dân ở giữa các vùng truyền giáo, để sống chứng nhân và rao giảng về Chúa Kitô cho người khác. Đằng sau lưng các nhà truyền giáo này là một tập thể, một tổ chức hay một giáo xứ ở đâu đó bên Hàn Quốc, Mỹ …Các đơn vị ấy luôn hậu thuẫn và sát cánh với họ. Nhờ vậy, việc truyền giáo của họ xét về ‘bề ngoài’ thì gia tăng không ngừng. Hơn nữa, các nhà thừa sai Tin Lành có được một hăng say và thúc bách từ nội tâm. Một nhà thừa sai trẻ từ Việt Nam chia sẻ: “Tôi được đánh động bởi tiếng gọi của Chúa Giêsu từ Kinh Thánh, nên tôi lên đường để thực hiện sứ mạng đó”. Cô bạn trẻ này từ bỏ một công việc tốt ở một công ty nước ngoài, đến Canpuchia truyền giáo với một nhóm bạn trẻ khác. Họ mở một quan cơm từ thiện ở Ph-nôm-pênh và đi truyền giáo trong khu vực này, và các vùng khác.
Thực vậy, chúng ta luôn ý thức rằng, các Kitô hữu không phân biệt giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, đều được Chúa Kitô mời gọi và sai đi thực hiện sứ vụ truyền giáo. Làm sao chúng ta phát huy được tinh thần sức mạnh này, để sứ vụ truyền giáo của Giáo hội có được sự đa dạng và chiều sâu hơn, hầu Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu được sinh hoa kết quả trong tâm hồn của mọi người?
III. KẾT LUẬN
Cách thức truyền giáo trong tin Mừng Thứ IV được thể hiện qua việc Chúa Cha sai Đức Giêsu đi để làm chúng về Cha và làm công việc của Cha (x. Ga 4, 34); Đấng Bảo Trợ được cả Chúa Cha và Chúa Con sai đi để làm chứng về Đức Giêsu ; và sau cùng các môn đệ được Đức Giêsu sai đi để làm như Ngài đã làm, với sự “Bảo trợ” của Chúa Thánh Thần. Các sứ mạng truyền giáo đó đều xoay quanh Đức Giêsu nhưng không chấm dứt ở nơi Đức Giêsu mà còn liên quan đến một sự tìm kiếm sâu xa hơn, đó là khuôn mặt của Chúa Cha, Đấng không được sai đi, vì Ngài chính là nguồn gốc và mục tiêu của mọi chứng tá của Tin Mừng. Đó cũng là quan điểm truyền giáo hiện nay của Giáo hội.
Trong quan niệm truyền giáo của Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu là nhà truyền giáo có quyền chỉ định, còn tất cả những người khác là hoa quả của truyền giáo. Trọng tâm của truyền giáo là ban sự sống cho các tín hữu và tập họp con cái Thiên Chúa tản mác lại (Ga 10,10; 11,52). Hội Thánh hiện nay định nghĩa “đúng là truyền giáo” hay là “đang sống truyền giáo”. Định nghĩa như thế, được nhìn từ viễn tượng truyền giáo của Gioan, là bao gồm nghiêm túc cho mọi Kitô hữu[14] . Đây cũng là điểm nhấn của Đức Bênêđictô: “Sứ mạng truyền giáo phổ quát bao gồm tất cả mọi người, tất cả và luôn luôn. Tin Mừng không phải là một thiện ích độc chiếm của người đã lãnh nhận nó, nhưng là một ân huệ phải chia sẻ, một tin mừng phải truyền đạt. Và ân huệ-dấn thân này được giao phó không chỉ cho một số người, nhưng cho tất cả các tín hữu chịu phép rửa”[15] .
Như thế, cách thức truyền giáo theo Tin Mừng Gioan mở ra một chân trời mới cho mỗi người tín hữu, trong mọi nơi và mọi lúc. Họ được mời gọi đồng hành với mọi người trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa và cuộc sống vĩnh cửu. Ánh sáng của tin thần truyền giáo trong Tin Mừng Gioan sẽ giúp chúng ta thực hiện cách sung mãn sứ vụ mà Chúa Giêsu đã uỷ thác, hầu công trình cứu độ của Thiên Chúa được hoàn tất trong hiệp nhất và yêu thương “chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.” (Ga 10,16).
Chú thích:
[1] X. Lm Vũ Phan Long, Các bài tin Mừng Gioan dùng trong phụng vụ, NXB, VHTT, 2010, tr 27.
[2] X. Lm Trịnh Văn Thậm, Tìm hiểu Tin Mừng theo thánh Gioan, tài liệu học tập, lưu hành nội bộ, 2010, tr 143.
[3] Lm Vũ Phan Long, Sđd., tr 31.
[4] Lm Vũ Phan Long, Sđd., tr 31.
[5] Lm Trịnh Văn Thậm, Sđd., tr 23.
[6] X. Lm Vũ Phan Long, Sđd., tr 383.
[7] Sđd., tr 384.
[8] X. Lm Lê Minh Thông, Đấng Pa-Rác-Lê, Thần Khí sự thật trong Tin Mừng Thứ tư, NXB Tôn Giáo, 2010, tr 212 và tr 28.
[9] X.Kinh Thánh Tân Ước, Phần chú giải, bản dịch và chú giải của Nhóm CGKPV, NXB, Tp.HCC, 1994, tr 457.
[10] X.Nền tảng truyền giáo trong Tân Ước, www. tinmưng.net, cập nhật ngày 28/03/2011.
[11] Lm Trịnh Văn Thậm, Sđd., tr 24.
[12] X. Howard A. Snyder, Mission Dei, www.tyndale.ca, cập nhật ngày 16/3/2011.
[13] Đức Gioan-Phaolô II, Redemptoris missio, 2.
[14] X. Lm Trịnh Văn Thậm, Sđd., tr 24.
[15] Đức Bênêđictô XVI, Sứ điệp ngày truyền giáo lần thứ 85, Vatican, ngày 06/01/2011.
Lịch Phụng Vụ Tháng 11/2011
Lm. Anphong Trần Đức Phương
16:49 20/10/2011
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 11/2011
Tháng 11 mỗi năm thường được gọi là Tháng Các Linh Hồn để chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho các Linh Hồn. Thực ra không phải chỉ tháng 11 chúng ta mới nhớ đến các Linh Hồn đã qua đời, chúng ta vẫn cầu nguyện hằng ngày cho các Linh hồn nơi luyện tội. Nhưng sở dĩ tháng 11 được gọi là tháng các Linh Hồn, vì tháng 11 là tháng cuối cùng trong năm Phụng Vụ, và vì thế Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến cuộc đời sau, nhớ đến các vị đã qua khỏi cuộc đời này. Có những vị đã nên Thánh, đã được lên Nước Chúa, mà chúng ta gọi là Thánh và Giáo Hội dành ngày 1/ 11 hằng năm để kính nhớ: gọi là Lễ Các Thánh. Còn những vị chưa được lên Thiên Đàng, thì chúng ta kính nhớ đặc biệt ngày 2/11 hằng năm: gọi là Lễ Các Linh Hồn. Đó là Mầu Nhiệm Giáo Hội cùng thông công: Giáo Hội trần gian được gọi là Giáo Hội chiến đấu; Giáo Hội nơi luyện tội gọi là Giáo Hội đau khổ; và Giáo Hội trên Thiên Đàng là Giáo Hội chiến thắng.
Trong tháng 11 này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật 32, 33, 34 Thường Niên (Năm A). Chúa Nhật 34 là Chúa Nhật cuối cùng trong năm Phụng vụ, được dành để dâng kính Lễ Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ; tiếp theo chúng ta sẽ bước sang Năm Mới của Phụng Vụ Giáo Hội với Chúa Nhật 1 Mùa Vọng (chu kỳ Năm B).
Cũng trong tháng 11 này, chúng ta mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày 24 (nhưng được chuyễn mừng vào Ngày Chúa Nhật). Ngày 24/11 năm nay cũng là ngày Lễ Tạ Ơn theo lịch phụng vụ Giáo Hội Hoa Kỳ.
LỄ CÁC THÁNH (Ngày 01/11): Trong suốt năm Phụng vụ, chúng ta có dịp kính các ngày Lễ của các Thánh nam nữ khác nhau, như Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (Ngày 01/10), Lễ Thánh Phanxicô Assisi (Ngày 4/10),vv… Nhưng ngày 01/11 để dâng kính tất cả các vị đã qua đời và đã được thưởng công trên Nước Chúa.
Chúng ta mừng Lễ kính các Thánh hôm nay để tạ ơn Chúa cho các Ngài và xin các Thánh chuyễn cầu cho chúng ta biết noi gương các Thánh, cố gắng sống cuộc đời tốt đẹp ở đời này để đáng được vào sổ các thánh khi qua đời.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Khải huyền 7: 2-4,9-14) nói đến các Thánh đã được thưởng công trên nước Chúa sau cuộc đời đau khổ; đó là “một đoàn người đông đảo không thể đếm được, thuộc mọi nước, mỗi chỉ họ, mọi sắc tộc, mọi tiếng nói…” Bài Đọc 2 (1 Gioan 3:1-3) Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta: chúng ta đã được làm con cái của Chúa là Cha chúng ta, chúng ta hãy cố gắng thánh hóa bản thân để nên thánh và sau cuộc đời này đáng được thưởng công trên Nước Chúa. Bài Phúc Âm (Matthêu 5:1-12) nói về “Tám Mối Phúc Thật”: Phúc cho những ai sống tinh thần nghèo khó, sống khiêm tốn, chấp nhận mọi khổ đau của cuộc đời, sống công chính, có lòng xót thương tha nhân, giữ lương tâm trong sạch, và nhẫn nhục chịu đựng mọi sự bách hại vì Danh Chúa. Sau khi qua khỏi đời này, tất cả sẽ được hưởng phúc thật trên Nước Chúa.
LỄ CÁC LINH HỒN (2/11): Hôm nay chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho tất cả những vị đã qua đời, nhưng còn vướng mắc các tội chưa đền tội đủ, lỗi phép công bằng chưa đền trả, nên còn phải giam nơi luyện tội, chịu những thanh tẩy để nên xứng đáng được Chúa đưa về Nước Chúa. Hôm nay có 3 Thánh Lễ với các Bài Đọc Sách Thánh khác nhau. Các Linh Mục coi xứ đạo hôm nay được dâng 3 Thánh Lễ vào những giờ khác nhau, để giáo dân có thể đi dâng lễ đông đảo cầu nguyện cho các linh hồn.
Các bài đọc Sách Thánh trong 3 Thánh Lễ đều nói đến cuộc đời chóng qua, sự chết và cuộc thưởng phạt ở đời sau. Đồng thời cũng đem lại cho chúng ta niềm an ủi: chúng ta là những người tin “con người có xác như mọi loài thụ tạo, nhưng khác loài vật, vì con người vừa có xác vừa có linh hồn, và chúng ta cũng tin có cuộc sống vĩnh cửu đời sau.” Đối với những người vô thần, không tin có Thiên Chúa, không tin có Linh Hồn và cuộc sống đời sau, thì cái chết là một cuộc chia lìa mãi mãi, thật là thảm khốc. Còn chúng ta là những tín hữu, chết chỉ là một cuộc “qua đời” tạm này sang cuộc sống vĩnh cửu.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Isaia 25:6-9); Bài Đọc 2 (Rôma 5:5-11); Bài Phúc Âm (Matthêu 11: 25-30). (Cũng có thể chọn những Bài Đọc Sách Thánh trong cuốn Nghi Lễ An Táng).
CHÚA NHẬT 32 Thường Niên (ngày 6/11/2011): Các Bài Đọc nhắc nhở chúng ta hãy sống sẵn sàng vì cái chết đến với chúng ta vào chính lúc chúng ta không ngờ. Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 6:12-16): những người khôn ngoan luôn sống đàng hoàng tử tế và sẵn sàng tỉnh thức chờ đón Chúa đến bất cứ lúc nào. Bài Đọc 2 (1 Thessalonica 4:13-18): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy nhớ đến số phận những người đã qua đời và niềm hy vọng đời sau, trong tình yêu của Chúa, để chúng ta đừng buồn phiền, thất vọng về cái chết của người thân yêu. Bài Phúc Âm (Matthêu 25:1-13): Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Năm cô khờ dại và năm có khôn ngoan” để nhắc nhở chúng ta “hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào“ Thiên Chúa sẽ đến.
CHÚA NHẬT 33 Thường Niên (ngày 13/11/2011): Thiên Chúa cho chúng ta sinh ra đời và mọi người chúng ta đều có một cuộc sống riêng, đều có tự do và trách nhiệm cuộc đời của mình, và phải sinh hoa kết trái để làm vinh danh Chúa và đem muôn ơn ích cho đời, cho người. Bài Đọc 1 (Sách Phương Ngôn 31: 10-13, 19-20,30-31) nói đến một người vợ lý tưởng, luôn sống cuộc sống tốt đẹp và luôn chăm chỉ lo chu toàn các bổn phận của người vợ hiền. Đây là hình ảnh của những con người biết sống lý tưởng của đời mình. Bài Đọc 2 (1 Thessalonica 5:1-6): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy luôn sống đời sống tốt lành như giữa ban ngày, sẵn sàng đón chờ cái chết đến với chúng ta “bất ngờ, như kẻ trộm…” Bài Phúc Âm (Matthêu 25: 14-30): Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn “Nén Bạc” để dạy chúng ta hãy làm cho đời sống chúng ta phong phú bằng những công việc từ thiện, bác ái để làm vinh danh Chúa và lợi ích cho tha nhân.
CHÚA NHẬT 34 Thường Niên (Ngày 20/11/2011) là Chúa Nhật cuối cùng trong Niên Lịch Phụng vụ và dành để mừng Lễ Chúa Kitô là vua vũ trụ. Danh từ Chúa Giêsu là Vua là để nói lên Chúa Giêsu đã đến để cứu chuộc chúng ta và đem lại cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng Chúa Giêsu là Vua, không như các vua chúa trần gian. Chúa Giêsu là vua không phải để cai tri, nhưng để hiến thân hy sinh phục vụ bằng cả cuộc đời của Ngài.
Chúng ta mừng Lễ Chúa Giêsu Là Vua vào Chúa Nhật cuối cùng trong Niên Lịch Phụng vụ để tóm kết lại những biến cố cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian mà chúng ta đã nhớ đến qua các Chúa Nhật trong các mùa suốt năm phụng vụ.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Tiên tri Egiekiel 34:11-12,15-17): qua tiên tri Egiekiel, Thiên Chúa nói với Dân Chúa là Đoàn chiên yêu thương của Chúa và Chúa chăm nom, săn sóc, dưỡng nuôi. Bài Đọc 2 (1 Corintô 15:20-26,28): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta : Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội chúng ta và đã sống lại và về trời để mở đường về trời cho chúng ta là những người biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa. Bài Phúc Âm (Matthêu 25:31-46): Chúa Giêsu nói đến cuộc phán xét chung vào ngày tận thế. Chúng ta được thưởng hay phải phạt căn cứ vào việc chúng ta có biết chia sẽ tình thương với anh chị em sống chung quanh chúng ta hay không. Đây là một đoạn Phúc Âm rất cảm động dạy chúng ta hãy luôn làm lành lánh dữ và tận tâm phục vụ những người cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG (Năm B) (27/11/2011): Hôm nay, chúng ta bước sang một Niên Lịch phụng vụ mới (chu kỳ năm B), mở đầu với Chúa Nhật 1 Mùa Vọng. Mùa Vọng gồm 4 Tuần Lễ để chuẩn bị mừng Đại Lễ Giáng Sinh.
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG nhắc nhở chúng ta hãy xa lánh dịp tội, hãy chừa bỏ tội lỗi, giữ tâm hồn trong trắng, để chuẩn bị chờ Chúa đến ban ơn cứu rỗi, như các Tiên Tri trong suốt thời gian Cựu Ước (kể cả Thánh Gioan Baotaxita) đã khẩn thiết kêu gọi Dân Chúa. Bài đọc 1 (Isaia 63:16-17; 64:1,2-7): Trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, chúng ta thấy Bài Đọc 1 thường được trích trong sách Tiên Tri Isaia. Chúa Nhật hôm nay Tiên tri Isaia cầu xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi của Dân Chúa và mau mau đến để cứu vớt Dân Chúa thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Bài Đọc 2 (1 Corintô 1:3-9). Thánh Phaolô cảm tạ Thiên Chúa cho chúng ta, vì qua Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã được ban cho tràn đầy ơn phúc và Ngài mời gọi chúng ta hãy luôn sống kết hiệp với Chúa và bền vững trong ơn nghĩa Chúa cho đến cùng. Bài Phúc Âm (Matcô 13:33-37): Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy “tỉnh thức và cầu nguyện, hãy sống sẵn sàng;” vì chúng ta không thể biết trước được giờ nào Chúa đến khi chúng ta nhắm mắt lìa đời.
Nếu chúng ta để ý, chúng ta thấy các Bài đọc trong suốt các Chúa Nhật Tháng 11 đều nhắc nhở chúng ta hãy “luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, hãy xa lánh tội lỗi, hãy giữ vững Đức Tin, siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình” để sẵn sàng chờ Chúa đến vào ngày giờ chúng ta không ngờ.
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (24/11) Hôm nay chúng ta dâng Thánh Lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam để tạ ơn Chúa cho các Ngài đã can trường chịu mọi khổ đau và hy sinh chính mạng sống mình để tuyên xưng Đức Tin. Bao nhiêu vị đã được ơn Chúa giúp để can đảm chết vì Đạo Thánh Chúa. Các Ngài thuộc mọi tầng lớp xã hội, người giầu, người nghèo, có các vị đang là những quan trong triều đình, nam có, nữ có, có vị cao niên, có những thanh thiếu niên. Trong số đông đảo đó, 117 vị đã được tôn vinh lên bậc hiền thánh.
Nhờ lời các Thánh tử Đạo Việt Nam bầu cử, xin Chúa chúc lành và nâng đỡ Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Xin cho chúng ta biết noi gương anh dũng của các Ngài để luôn sống đức tin mạnh mẽ, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Đức Tin của chúng ta, trung thành với Chúa và Giáo Hội trong mọi hoàn cảnh khổ đau.
Các Bài Đọc Sách Thánh: Bài đọc 1 (2 Maccabê 7:1,.20-23,27-29; hoặc Sách Khôn Ngoan 3:1-9); Bài Đọc 2 (Rôma 8:31-39; hoặc Sách Khải Huyền 7:9-17); Bài Phúc Âm (Luca 9:23-26; hoặc Gioan 17:11-19).
NGÀY LỄ TẠ ƠN (Thanksgiving Day): Bắt nguồn từ năm 1621, khi những người đổ bộ vào New England cùng nhau và cùng với các thổ dân để ngợi khen lòng từ ái của Chúa và tạ ơn Chúa đã ban muôn ơn lành cho họ trong suốt năm. Ngày Lễ Tạ Ơn trở thành một truyền thống qua năm này sang năm khác và vào năm 1863 trở thành ngày Lễ Nghỉ Chính Thức cho toàn đất nước Hoa Kỳ và được ấn định vào thứ năm tuần thứ tư tháng 11 mỗi năm. Giáo Hội Hoa Kỳ đã thiết lập Thánh lễ Tạ Ơn vào ngày này và khuyến khích chúng ta hãy đi dâng Thánh Lễ để cùng hiệp ý dâng lời ca ngợi và tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta, gia đình chúng ta, cho Quê Hương và Giáo Hội Hoa Kỳ.
Các Bài Đọc Sách Thánh và Bài Phúc Âm có thể chọn những đoạn thích hợp trong Cựu Ước và Tân Ước.
Xin Chúa nhờ lời Mẹ Maria, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và các Thánh chuyễn cầu, giúp chúng ta thánh hóa bản thân, giữ lương tâm ngay thẳng, hết lòng tôn thờ Chúa và quảng đại giúp đỡ mọi người cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, nhất là những người nghèo khó, bịnh hoạn… Để bất cứ lúc nào cái chết đến với chúng ta, chúng ta vẫn sẵn sàng, và nhìn lại cuộc đời của chúng ta, chúng ta có thể mỉm cười với cuộc sống đã qua của chúng ta, và Chúa là Cha nhân từ, cũng sẽ mỉm cười với chúng ta và đón chúng ta vào thưởng công trên nước Chúa. Xin Chúa nhân từ tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta, ban ơn thánh hóa chúng ta, và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Tháng 11 mỗi năm thường được gọi là Tháng Các Linh Hồn để chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho các Linh Hồn. Thực ra không phải chỉ tháng 11 chúng ta mới nhớ đến các Linh Hồn đã qua đời, chúng ta vẫn cầu nguyện hằng ngày cho các Linh hồn nơi luyện tội. Nhưng sở dĩ tháng 11 được gọi là tháng các Linh Hồn, vì tháng 11 là tháng cuối cùng trong năm Phụng Vụ, và vì thế Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta nhớ đến cuộc đời sau, nhớ đến các vị đã qua khỏi cuộc đời này. Có những vị đã nên Thánh, đã được lên Nước Chúa, mà chúng ta gọi là Thánh và Giáo Hội dành ngày 1/ 11 hằng năm để kính nhớ: gọi là Lễ Các Thánh. Còn những vị chưa được lên Thiên Đàng, thì chúng ta kính nhớ đặc biệt ngày 2/11 hằng năm: gọi là Lễ Các Linh Hồn. Đó là Mầu Nhiệm Giáo Hội cùng thông công: Giáo Hội trần gian được gọi là Giáo Hội chiến đấu; Giáo Hội nơi luyện tội gọi là Giáo Hội đau khổ; và Giáo Hội trên Thiên Đàng là Giáo Hội chiến thắng.
Trong tháng 11 này chúng ta sẽ mừng các Chúa Nhật 32, 33, 34 Thường Niên (Năm A). Chúa Nhật 34 là Chúa Nhật cuối cùng trong năm Phụng vụ, được dành để dâng kính Lễ Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ; tiếp theo chúng ta sẽ bước sang Năm Mới của Phụng Vụ Giáo Hội với Chúa Nhật 1 Mùa Vọng (chu kỳ Năm B).
Cũng trong tháng 11 này, chúng ta mừng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày 24 (nhưng được chuyễn mừng vào Ngày Chúa Nhật). Ngày 24/11 năm nay cũng là ngày Lễ Tạ Ơn theo lịch phụng vụ Giáo Hội Hoa Kỳ.
LỄ CÁC THÁNH (Ngày 01/11): Trong suốt năm Phụng vụ, chúng ta có dịp kính các ngày Lễ của các Thánh nam nữ khác nhau, như Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (Ngày 01/10), Lễ Thánh Phanxicô Assisi (Ngày 4/10),vv… Nhưng ngày 01/11 để dâng kính tất cả các vị đã qua đời và đã được thưởng công trên Nước Chúa.
Chúng ta mừng Lễ kính các Thánh hôm nay để tạ ơn Chúa cho các Ngài và xin các Thánh chuyễn cầu cho chúng ta biết noi gương các Thánh, cố gắng sống cuộc đời tốt đẹp ở đời này để đáng được vào sổ các thánh khi qua đời.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Khải huyền 7: 2-4,9-14) nói đến các Thánh đã được thưởng công trên nước Chúa sau cuộc đời đau khổ; đó là “một đoàn người đông đảo không thể đếm được, thuộc mọi nước, mỗi chỉ họ, mọi sắc tộc, mọi tiếng nói…” Bài Đọc 2 (1 Gioan 3:1-3) Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta: chúng ta đã được làm con cái của Chúa là Cha chúng ta, chúng ta hãy cố gắng thánh hóa bản thân để nên thánh và sau cuộc đời này đáng được thưởng công trên Nước Chúa. Bài Phúc Âm (Matthêu 5:1-12) nói về “Tám Mối Phúc Thật”: Phúc cho những ai sống tinh thần nghèo khó, sống khiêm tốn, chấp nhận mọi khổ đau của cuộc đời, sống công chính, có lòng xót thương tha nhân, giữ lương tâm trong sạch, và nhẫn nhục chịu đựng mọi sự bách hại vì Danh Chúa. Sau khi qua khỏi đời này, tất cả sẽ được hưởng phúc thật trên Nước Chúa.
LỄ CÁC LINH HỒN (2/11): Hôm nay chúng ta nhớ đến và cầu nguyện cho tất cả những vị đã qua đời, nhưng còn vướng mắc các tội chưa đền tội đủ, lỗi phép công bằng chưa đền trả, nên còn phải giam nơi luyện tội, chịu những thanh tẩy để nên xứng đáng được Chúa đưa về Nước Chúa. Hôm nay có 3 Thánh Lễ với các Bài Đọc Sách Thánh khác nhau. Các Linh Mục coi xứ đạo hôm nay được dâng 3 Thánh Lễ vào những giờ khác nhau, để giáo dân có thể đi dâng lễ đông đảo cầu nguyện cho các linh hồn.
Các bài đọc Sách Thánh trong 3 Thánh Lễ đều nói đến cuộc đời chóng qua, sự chết và cuộc thưởng phạt ở đời sau. Đồng thời cũng đem lại cho chúng ta niềm an ủi: chúng ta là những người tin “con người có xác như mọi loài thụ tạo, nhưng khác loài vật, vì con người vừa có xác vừa có linh hồn, và chúng ta cũng tin có cuộc sống vĩnh cửu đời sau.” Đối với những người vô thần, không tin có Thiên Chúa, không tin có Linh Hồn và cuộc sống đời sau, thì cái chết là một cuộc chia lìa mãi mãi, thật là thảm khốc. Còn chúng ta là những tín hữu, chết chỉ là một cuộc “qua đời” tạm này sang cuộc sống vĩnh cửu.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Isaia 25:6-9); Bài Đọc 2 (Rôma 5:5-11); Bài Phúc Âm (Matthêu 11: 25-30). (Cũng có thể chọn những Bài Đọc Sách Thánh trong cuốn Nghi Lễ An Táng).
CHÚA NHẬT 32 Thường Niên (ngày 6/11/2011): Các Bài Đọc nhắc nhở chúng ta hãy sống sẵn sàng vì cái chết đến với chúng ta vào chính lúc chúng ta không ngờ. Bài Đọc 1 (Sách Khôn Ngoan 6:12-16): những người khôn ngoan luôn sống đàng hoàng tử tế và sẵn sàng tỉnh thức chờ đón Chúa đến bất cứ lúc nào. Bài Đọc 2 (1 Thessalonica 4:13-18): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy nhớ đến số phận những người đã qua đời và niềm hy vọng đời sau, trong tình yêu của Chúa, để chúng ta đừng buồn phiền, thất vọng về cái chết của người thân yêu. Bài Phúc Âm (Matthêu 25:1-13): Chúa Giêsu kể dụ ngôn “Năm cô khờ dại và năm có khôn ngoan” để nhắc nhở chúng ta “hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào“ Thiên Chúa sẽ đến.
CHÚA NHẬT 33 Thường Niên (ngày 13/11/2011): Thiên Chúa cho chúng ta sinh ra đời và mọi người chúng ta đều có một cuộc sống riêng, đều có tự do và trách nhiệm cuộc đời của mình, và phải sinh hoa kết trái để làm vinh danh Chúa và đem muôn ơn ích cho đời, cho người. Bài Đọc 1 (Sách Phương Ngôn 31: 10-13, 19-20,30-31) nói đến một người vợ lý tưởng, luôn sống cuộc sống tốt đẹp và luôn chăm chỉ lo chu toàn các bổn phận của người vợ hiền. Đây là hình ảnh của những con người biết sống lý tưởng của đời mình. Bài Đọc 2 (1 Thessalonica 5:1-6): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hãy luôn sống đời sống tốt lành như giữa ban ngày, sẵn sàng đón chờ cái chết đến với chúng ta “bất ngờ, như kẻ trộm…” Bài Phúc Âm (Matthêu 25: 14-30): Chúa Giêsu kể Dụ Ngôn “Nén Bạc” để dạy chúng ta hãy làm cho đời sống chúng ta phong phú bằng những công việc từ thiện, bác ái để làm vinh danh Chúa và lợi ích cho tha nhân.
CHÚA NHẬT 34 Thường Niên (Ngày 20/11/2011) là Chúa Nhật cuối cùng trong Niên Lịch Phụng vụ và dành để mừng Lễ Chúa Kitô là vua vũ trụ. Danh từ Chúa Giêsu là Vua là để nói lên Chúa Giêsu đã đến để cứu chuộc chúng ta và đem lại cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng Chúa Giêsu là Vua, không như các vua chúa trần gian. Chúa Giêsu là vua không phải để cai tri, nhưng để hiến thân hy sinh phục vụ bằng cả cuộc đời của Ngài.
Chúng ta mừng Lễ Chúa Giêsu Là Vua vào Chúa Nhật cuối cùng trong Niên Lịch Phụng vụ để tóm kết lại những biến cố cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian mà chúng ta đã nhớ đến qua các Chúa Nhật trong các mùa suốt năm phụng vụ.
Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Sách Tiên tri Egiekiel 34:11-12,15-17): qua tiên tri Egiekiel, Thiên Chúa nói với Dân Chúa là Đoàn chiên yêu thương của Chúa và Chúa chăm nom, săn sóc, dưỡng nuôi. Bài Đọc 2 (1 Corintô 15:20-26,28): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta : Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội chúng ta và đã sống lại và về trời để mở đường về trời cho chúng ta là những người biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa. Bài Phúc Âm (Matthêu 25:31-46): Chúa Giêsu nói đến cuộc phán xét chung vào ngày tận thế. Chúng ta được thưởng hay phải phạt căn cứ vào việc chúng ta có biết chia sẽ tình thương với anh chị em sống chung quanh chúng ta hay không. Đây là một đoạn Phúc Âm rất cảm động dạy chúng ta hãy luôn làm lành lánh dữ và tận tâm phục vụ những người cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG (Năm B) (27/11/2011): Hôm nay, chúng ta bước sang một Niên Lịch phụng vụ mới (chu kỳ năm B), mở đầu với Chúa Nhật 1 Mùa Vọng. Mùa Vọng gồm 4 Tuần Lễ để chuẩn bị mừng Đại Lễ Giáng Sinh.
CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG nhắc nhở chúng ta hãy xa lánh dịp tội, hãy chừa bỏ tội lỗi, giữ tâm hồn trong trắng, để chuẩn bị chờ Chúa đến ban ơn cứu rỗi, như các Tiên Tri trong suốt thời gian Cựu Ước (kể cả Thánh Gioan Baotaxita) đã khẩn thiết kêu gọi Dân Chúa. Bài đọc 1 (Isaia 63:16-17; 64:1,2-7): Trong các Chúa Nhật Mùa Vọng, chúng ta thấy Bài Đọc 1 thường được trích trong sách Tiên Tri Isaia. Chúa Nhật hôm nay Tiên tri Isaia cầu xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi của Dân Chúa và mau mau đến để cứu vớt Dân Chúa thoát khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Bài Đọc 2 (1 Corintô 1:3-9). Thánh Phaolô cảm tạ Thiên Chúa cho chúng ta, vì qua Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã được ban cho tràn đầy ơn phúc và Ngài mời gọi chúng ta hãy luôn sống kết hiệp với Chúa và bền vững trong ơn nghĩa Chúa cho đến cùng. Bài Phúc Âm (Matcô 13:33-37): Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy “tỉnh thức và cầu nguyện, hãy sống sẵn sàng;” vì chúng ta không thể biết trước được giờ nào Chúa đến khi chúng ta nhắm mắt lìa đời.
Nếu chúng ta để ý, chúng ta thấy các Bài đọc trong suốt các Chúa Nhật Tháng 11 đều nhắc nhở chúng ta hãy “luôn sống trong ơn nghĩa Chúa, hãy xa lánh tội lỗi, hãy giữ vững Đức Tin, siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình” để sẵn sàng chờ Chúa đến vào ngày giờ chúng ta không ngờ.
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (24/11) Hôm nay chúng ta dâng Thánh Lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam để tạ ơn Chúa cho các Ngài đã can trường chịu mọi khổ đau và hy sinh chính mạng sống mình để tuyên xưng Đức Tin. Bao nhiêu vị đã được ơn Chúa giúp để can đảm chết vì Đạo Thánh Chúa. Các Ngài thuộc mọi tầng lớp xã hội, người giầu, người nghèo, có các vị đang là những quan trong triều đình, nam có, nữ có, có vị cao niên, có những thanh thiếu niên. Trong số đông đảo đó, 117 vị đã được tôn vinh lên bậc hiền thánh.
Nhờ lời các Thánh tử Đạo Việt Nam bầu cử, xin Chúa chúc lành và nâng đỡ Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Xin cho chúng ta biết noi gương anh dũng của các Ngài để luôn sống đức tin mạnh mẽ, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Đức Tin của chúng ta, trung thành với Chúa và Giáo Hội trong mọi hoàn cảnh khổ đau.
Các Bài Đọc Sách Thánh: Bài đọc 1 (2 Maccabê 7:1,.20-23,27-29; hoặc Sách Khôn Ngoan 3:1-9); Bài Đọc 2 (Rôma 8:31-39; hoặc Sách Khải Huyền 7:9-17); Bài Phúc Âm (Luca 9:23-26; hoặc Gioan 17:11-19).
NGÀY LỄ TẠ ƠN (Thanksgiving Day): Bắt nguồn từ năm 1621, khi những người đổ bộ vào New England cùng nhau và cùng với các thổ dân để ngợi khen lòng từ ái của Chúa và tạ ơn Chúa đã ban muôn ơn lành cho họ trong suốt năm. Ngày Lễ Tạ Ơn trở thành một truyền thống qua năm này sang năm khác và vào năm 1863 trở thành ngày Lễ Nghỉ Chính Thức cho toàn đất nước Hoa Kỳ và được ấn định vào thứ năm tuần thứ tư tháng 11 mỗi năm. Giáo Hội Hoa Kỳ đã thiết lập Thánh lễ Tạ Ơn vào ngày này và khuyến khích chúng ta hãy đi dâng Thánh Lễ để cùng hiệp ý dâng lời ca ngợi và tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta, gia đình chúng ta, cho Quê Hương và Giáo Hội Hoa Kỳ.
Các Bài Đọc Sách Thánh và Bài Phúc Âm có thể chọn những đoạn thích hợp trong Cựu Ước và Tân Ước.
Xin Chúa nhờ lời Mẹ Maria, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và các Thánh chuyễn cầu, giúp chúng ta thánh hóa bản thân, giữ lương tâm ngay thẳng, hết lòng tôn thờ Chúa và quảng đại giúp đỡ mọi người cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, nhất là những người nghèo khó, bịnh hoạn… Để bất cứ lúc nào cái chết đến với chúng ta, chúng ta vẫn sẵn sàng, và nhìn lại cuộc đời của chúng ta, chúng ta có thể mỉm cười với cuộc sống đã qua của chúng ta, và Chúa là Cha nhân từ, cũng sẽ mỉm cười với chúng ta và đón chúng ta vào thưởng công trên nước Chúa. Xin Chúa nhân từ tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta, ban ơn thánh hóa chúng ta, và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:53 20/10/2011
BIẾU KHÔNG
Có một người bị đau răng nên đi nha khoa để nha sĩ khám răng, nha sĩ khám xong thì nói cần phải nhổ cái răng ấy, thế là chuẩn bị nhổ răng. Nhưng tay nghề của nha sĩ này quá kém, không nhổ cái răng đau mà lại đi nhổ cái răng khác, người đi khám răng rất là giận dữ.
Nha sĩ vội vàng an ủi ông ta:
- “Đừng náo đừng náo, ở đây chúng tôi có quy định: nhổ một cái răng thì tính tiền mổ một cái răng, hôm nay tính đặc biệt cho anh, cái răng này của anh không tính là phẩu thuật, biếu không !
Suy tư:
Có những bác sĩ vì tay nghề kém nên làm hại bệnh nhân, có khi cướp đi sinh mạng của bệnh nhân; có những bác sĩ có tay nghề cao, nhưng lại không có cái đức nên dù không có hại mạng người, nhưng hại chính lương tâm của mình khi họ không thèm chữa cho những bệnh nhân nghèo khó.
Bác sĩ, nha sĩ, y sĩ đều là những người đem lại hạnh phúc cho các bệnh nhân, bởi vì nghề nghiệp của họ là cứu sống và chữa lành bệnh nhân, cho nên có thể nói đó chính là một thiên chức mà Thiên Chúa trao ban cho họ, để họ thay mặt Ngài cứu sống và chữa lành bệnh nơi than xác con người.
Y đức có nghĩa là đạo đức của người bác sĩ, nha sĩ và y sĩ, mất đi cái đạo đức này thì họ sẽ trở thành những kẻ giết người cách hợp pháp, mất đi cái đức này thì họ sẽ trở thành những hung thần của các bệnh nhân.
Dù cho xã hội biến chuyển như thế nào chăng nữa, thì người bác sĩ, nha sĩ và y sĩ vẫn cứ là người mà xã hội rất cần, cho nên chúng ta –người Ki-tô hữu- cần phải cầu nguyện cho họ có tâm hồn biết cảm thông với người bệnh như Chúa Giê-su, biết an ủi bệnh nhân như Chúa Giê-su, và biết nhìn thấy Chúa Giê-su nơi các bệnh nhân của mình.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người bị đau răng nên đi nha khoa để nha sĩ khám răng, nha sĩ khám xong thì nói cần phải nhổ cái răng ấy, thế là chuẩn bị nhổ răng. Nhưng tay nghề của nha sĩ này quá kém, không nhổ cái răng đau mà lại đi nhổ cái răng khác, người đi khám răng rất là giận dữ.
Nha sĩ vội vàng an ủi ông ta:
- “Đừng náo đừng náo, ở đây chúng tôi có quy định: nhổ một cái răng thì tính tiền mổ một cái răng, hôm nay tính đặc biệt cho anh, cái răng này của anh không tính là phẩu thuật, biếu không !
Suy tư:
Có những bác sĩ vì tay nghề kém nên làm hại bệnh nhân, có khi cướp đi sinh mạng của bệnh nhân; có những bác sĩ có tay nghề cao, nhưng lại không có cái đức nên dù không có hại mạng người, nhưng hại chính lương tâm của mình khi họ không thèm chữa cho những bệnh nhân nghèo khó.
Bác sĩ, nha sĩ, y sĩ đều là những người đem lại hạnh phúc cho các bệnh nhân, bởi vì nghề nghiệp của họ là cứu sống và chữa lành bệnh nhân, cho nên có thể nói đó chính là một thiên chức mà Thiên Chúa trao ban cho họ, để họ thay mặt Ngài cứu sống và chữa lành bệnh nơi than xác con người.
Y đức có nghĩa là đạo đức của người bác sĩ, nha sĩ và y sĩ, mất đi cái đạo đức này thì họ sẽ trở thành những kẻ giết người cách hợp pháp, mất đi cái đức này thì họ sẽ trở thành những hung thần của các bệnh nhân.
Dù cho xã hội biến chuyển như thế nào chăng nữa, thì người bác sĩ, nha sĩ và y sĩ vẫn cứ là người mà xã hội rất cần, cho nên chúng ta –người Ki-tô hữu- cần phải cầu nguyện cho họ có tâm hồn biết cảm thông với người bệnh như Chúa Giê-su, biết an ủi bệnh nhân như Chúa Giê-su, và biết nhìn thấy Chúa Giê-su nơi các bệnh nhân của mình.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:55 20/10/2011
N2T |
45. Linh hồn ơi, ngươi nên dùng tình cảm và nguyện vọng, chứ không dùng đôi chân của thân xác để đi lên thiên đàng. Bởi vì không phải chỉ có thiên thần và các thánh đang đợi ngươi, mà còn ông chủ và soái phụ của các thiên thần và các thánh chuẫn bị tiếp đón ngươi.
(Thánh Bernard)Lễ Truyền Giáo (năm A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:57 20/10/2011
CHÚA NHẬT LỄ TRUYỀN GIÁO
Tin mừng : Mt 28, 19-20.
“Vậy an hem hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm một lần, giáo hội –trong ngày Truyền Giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì đó là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà chúng ta cần làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau, hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái có bổn phận truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và rao truyền Lời của Thiên Chúa cho mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của giáo hội và của Thiên Chúa !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi, nhưng cuộc sống của họ thì không phải là người công giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng rất đáng để cho chúng ta quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào các linh mục để bắt chước các ngài: tốt cũng bắt chước mà xấu cũng bắt chước; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương của mình.
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà chúng ta đang làm việc, học hành, buôn bán. Trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su Ki-tô nơi chúng ta rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là những người Ki-tô hữu chúng ta.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay chúng ta tự hỏi: cuộc đời tôi đã có bao nhiều lần làm chứng nhân cho Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 28, 19-20.
“Vậy an hem hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm một lần, giáo hội –trong ngày Truyền Giáo- đã long trọng nhắc nhở chúng ta về vai trò và bổn phận của người Ki-tô hữu trong cuộc sống ở trần gian, đó là sống và làm chứng nhân cho Tin Mừng, tức là truyền giáo. Truyền giáo tức là đem cái mình đã tin, đã cảm nghiệm và đã sống cho người khác cùng tin, cùng cảm nghiệm, và cùng sống như chúng ta.
Truyền giáo ở đâu ? Thưa, ở đâu có mặt chúng ta thì đó là địa điểm truyền giáo của mình, nhưng có ba nơi mà chúng ta cần làm chứng cho Tin Mừng.
1. Tôi thường nhắc nhở giáo dân rằng gia đình là nơi truyền giáo đầu tiên của người Ki-tô hữu, họ cười và nói rằng gia đình của mình toàn là đạo gốc, ai cũng có đạo hết, truyền giáo làm gì nữa ! Vâng, gia đình toàn là người có đạo, nhưng cuộc sống của mỗi người trong gia đình chưa chắc là cuộc sống của người có đạo: ông bố thì cả ngày say lè nhè, bà mẹ thì buồn bực hết la rầy con cái đến mắng chồng, thế là gia đình mất đi cái hạnh phúc thuở ban đầu mới cưới nhau, hoặc là bố mẹ thì siêng năng đi lễ đọc kinh, làm việc lành, nhưng con cái thì sống như những người vô đạo, có đứa thì lấy chồng lấy vợ không theo phép đạo, có đứa thì bỏ nhà đi bụi, có đứa thì không đến nhà thờ.v.v...
Cha mẹ có trách nhiệm truyền giáo cho con cái bằng những gương lành gương tốt, con cái có bổn phận truyền giáo cho cha mẹ bằng sự vâng lời, chăm chỉ học hành vì lòng yêu mến Thiên Chúa.
2. Địa điểm thứ hai mà chúng ta phải truyền giáo là giáo xứ của chúng ta, trong giáo xứ có cha sở, cha phó, ban đại diện giáo dân và giáo dân, tất cả tập hợp lại thành một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa và rao truyền Lời của Thiên Chúa cho mọi người, tuy nhiên không phải tất cả mọi giáo dân đều trở thành người gương mẫu, không phải tất cả giáo dân đều là con cái ngoan của giáo hội và của Thiên Chúa !
Có những giáo dân vì bất mãn một ai đó mà không đến nhà thờ hoặc không tham dự các sinh hoạt chung ở giáo xứ, chúng ta phải truyền giáo cho họ; có những giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội mà thôi, nhưng cuộc sống của họ thì không phải là người công giáo; có những giáo dân thích chia rẻ người này với người nọ trong giáo xứ.v.v…tất cả những thực trạng ấy, cũng rất đáng để cho chúng ta quan tâm và cầu nguyện, cũng có nghĩa là chúng ta phải truyền giáo cho giáo xứ của chúng ta.
Cha sở và cha phó có trách nhiệm làm gương lành gương tốt cho giáo dân noi theo, bởi vì giáo dân đều nhìn vào các linh mục để bắt chước các ngài: tốt cũng bắt chước mà xấu cũng bắt chước; mỗi giáo dân đều có bổn phận truyền giáo cho nhau bằng chính đời sống phục vụ và yêu thương của mình.
3. Nơi thứ ba mà chúng ta phải truyền giáo là công sở, công ty, trường học, chợ búa hoặc là nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.
Khi mà trong gia đình và nơi giáo xứ chúng ta đã làm tốt bổn phận của người Ki-tô hữu, thì tinh thần truyền giáo này cũng đi theo chúng ta đến những nơi mà chúng ta đang làm việc, học hành, buôn bán. Trong tất cả những nơi ấy, chúng ta đều trở nên những nhà truyền giáo sống động và nhiệt tình, bằng những việc làm cụ thể đơn giản và rất đời thường như một cái bắt tay với nụ cười tươi, như chu toàn bổn phận được giáo phó, như sống hòa nhã với mọi người.v.v...tất cả đều thấm nhuần tinh thần bác ái của Phúc Âm, thế là người ta dần dần nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su Ki-tô nơi chúng ta rồi vậy.
Anh chị em thân mến,
Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giê-su không những cho các tông đồ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những ai đã được lãnh nhận bí tích Rửa Tội, tức là những người Ki-tô hữu chúng ta.
Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, ngày hôm nay chúng ta tự hỏi: cuộc đời tôi đã có bao nhiều lần làm chứng nhân cho Chúa Giê-su, và có bao nhiêu lần tôi đã bỏ qua cơ hội làm chứng cho Chúa Giê-su, cho đức tin mà tôi đã tin theo ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Giới luật yêu thương
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:32 20/10/2011
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN, năm A
( CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO )
Mt 22, 34-40
Tôi còn nhớ rất rõ thời mới được thụ phong linh mục, một người bạn tặng tôi cuốn “ Giới Luật Yêu Thương “ của Đức Cha Bùi Tuần, Giám Mục Giáo phận Long Xuyên, một cuốn sách thu thập lại một số bài giảng, Đức Cha đã giảng tĩnh tâm cho các chủng sinh. Thú thực, tôi rất thích cách phân tích và truyền đạt tư tưởng của Ngài cho các chủng sinh. Và hôm nay, Chúa nhật XXX thường niên năm A, Tin Mừng lại đề cập tới giới răn quan trọng nhất:” Mến Chúa Yêu Người “. Đạo Công Giáo do Chúa thiết lập là Đạo Yêu Thương. Thiên Chúa là Tình Yêu như thánh Gioan định nghĩa.Do đó, truyền giáo cũng có nghĩa là truyền đạt Đạo Yêu Thương và loan báo Chúa là Tình Yêu.
Chúa Giêsu trong Tin Mừng ngày hôm nay đã trả lời cho người thông luật :” Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều răn ấy, là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình “ ( Mt 22, 37-39 ). Đó là cốt lõi của Đạo Công Giáo bởi vì nói cho cùng mến Chúa mà không yêu người là nói láo. Nên, yêu người sẽ gặp Chúa và mến Chúa sẽ gặp người. Vâng, có người sẽ nói tôi yêu mến Chúa thế là đủ vì tôi hằng ngày vẫn đọc kinh, vẫn đi lễ, vẫn làm những điều Hội Thánh dạy mà. Nói thế mới chỉ được một vế vì Đạo Công Giáo là Đạo Yêu Thương. Do đó, nếu nói mình mến Chúa mà lại ghen ghét anh em thì đâu có phải là con Chúa.
Yêu thương là kiện toàn lề luật.Yêu thương là cốt lõi của đạo. Yêu thương là linh hồn, là hơi thở, là nhịp đập của con tim. Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy rất rõ về Giới Luật Yêu Thương mà Ngài đề ra. Hai mệnh lệnh Chúa Giêsu đưa ra là một giới răn duy nhất, vì con người không thể mến Chúa mà lại ghét bỏ, khinh chê hình ảnh của Ngài là con người do Ngài tạo dựng nên. Và thực ra người ta cũng không nói yêu thương con người mà lại không nhận ra Thiên Chúa là nguồn mạch mọi yêu thương, là nguồn sáng tạo nên con người theo hình ảnh của Ngài. Khi con người tách biệt hai giới luật ấy là con người tự chối bỏ tình yêu. Các luật sĩ, biệt phái, tư tế, đầu mục, kinh sư thời Chúa Giêsu quả thực là những con người đạo đức theo quan niệm của họ: họ ăn chay, cầu nguyện và tỏ vẻ bề ngoài yêu mến Thiên Chúa hơn ai hết đến nỗi khi cầu nguyện trong đền thờ họ dám đứng thẳng kể công với Chúa và chê người người anh em cùng cầu nguyện với mình nhưng không dám ngẩng đầu lên vì tự nhận ra mình tội lỗi, bất xứng. Chúa Giêsu đã điểm mặt những hạng tự cao, tự đại, tự mãn là những hạng giả hình: họ chỉ nói cái miệng, họ đặt ra đủ thứ lề luật để bắt người khác gánh, nhưng mình thì không hề đụng tới, không hề giữ luật vv…Chúa ví họ như mồ mả tô vôi bề ngoài, nhưng bên trong thì toàn hôi thối, rữa nát vv…Chúng ta ngày hôm nay có thể ví họ như người máy, người máy có thể làm được nhiều việc, nhưng không có tâm hồn để biết yêu thương thật.
Thánh Gioan đã giải thích “ Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, thì không thể yêu mến Đấng nó không thấy “. Chúa đã đưa ra giới luật và giải thích giới luật. Sau khi hiểu được Lời của Chúa, chắc chúng ta không ít thì nhiều cũng thấy dáng dấp của mình trong đó. Hoặc chúng ta ít nhiều cũng hám danh vọng, cũng thích khoe khoang, tự cao, tự nâng mình lên và muốn hạ người khác xuống vì ích kỷ tự cho mình là hơn người.
Chúa Giêsu quả là con người vĩ đại đã thẳng thắn vạch trần thói giả hình của con người và Ngài cương quyết đẩy lùi, tiêu diệt thói giả hình ấy. Ngài cho đó như một thứ ung nhọt phải loại trừ. Ngài cho chúng ta thấy chúng ta để chúng ta chân thành và khiêm tốn hơn.
Ngày nay, người ta thích những chứng nhân sống hơn là những thầy dạy chỉ nói suông, chỉ sống bề ngoài. Chúa muốn mọi người phải biết sám hối, ăn năn và canh tân đời sống. Trong nội tâm mỗi người, ai cũng có một chút tham vọng, một chút háo danh muốn tự đề cao mình và đè bẹp kẻ khác. Chúa dạy và làm gương cho chúng ta:” Trong anh em, ai làm lớn, phải làm người phục vụ anh em “ ( Mt 23, 11 ) và “ Ta đến phục vụ, chứ không phải để được hầu hạ “,
Đỉnh cao của Đạo Công Giáo là Tình Yêu. Hãy yêu như Chúa vì Yêu người sẽ gặp Chúa và kính mến Chúa sẽ yêu mến anh em, yêu thương con người, yêu thương ngay cả kẻ thù. Và cuối cùng, đó là truyền giáo, là loan báo một Đấng Thiên Sai :” Đức Giêsu Kitô đầy chạnh thương và nhân hậu ”.
Thánh Phaolô viết :” Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt “ ( Ep 5, 2 ).
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho chúng con được thêm lòng tin cậy mến, và biết yêu chuộng những điều Chúa truyền dạy, hầu đáng hưởng những gì Chúa hứa ban ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa nhật XXX thường niên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Chúa Giêsu đã dạy thế nào về yêu thương ?
2. Đạo Công Giáo là Đạo gì ?
3. Kiêu ngạo, tự mãn là tội gì ?
4. Tại sao Chúa khiển trách nặng lời những người Pharisêu, Kinh sư và Đầu mục?
5. Ông bà anh chị hiểu thế nào về dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện ?
( CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO )
Mt 22, 34-40
Tôi còn nhớ rất rõ thời mới được thụ phong linh mục, một người bạn tặng tôi cuốn “ Giới Luật Yêu Thương “ của Đức Cha Bùi Tuần, Giám Mục Giáo phận Long Xuyên, một cuốn sách thu thập lại một số bài giảng, Đức Cha đã giảng tĩnh tâm cho các chủng sinh. Thú thực, tôi rất thích cách phân tích và truyền đạt tư tưởng của Ngài cho các chủng sinh. Và hôm nay, Chúa nhật XXX thường niên năm A, Tin Mừng lại đề cập tới giới răn quan trọng nhất:” Mến Chúa Yêu Người “. Đạo Công Giáo do Chúa thiết lập là Đạo Yêu Thương. Thiên Chúa là Tình Yêu như thánh Gioan định nghĩa.Do đó, truyền giáo cũng có nghĩa là truyền đạt Đạo Yêu Thương và loan báo Chúa là Tình Yêu.
Chúa Giêsu trong Tin Mừng ngày hôm nay đã trả lời cho người thông luật :” Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi…Còn điều răn thứ hai, cũng giống như điều răn ấy, là ngươi phải yêu người thân cận như chính mình “ ( Mt 22, 37-39 ). Đó là cốt lõi của Đạo Công Giáo bởi vì nói cho cùng mến Chúa mà không yêu người là nói láo. Nên, yêu người sẽ gặp Chúa và mến Chúa sẽ gặp người. Vâng, có người sẽ nói tôi yêu mến Chúa thế là đủ vì tôi hằng ngày vẫn đọc kinh, vẫn đi lễ, vẫn làm những điều Hội Thánh dạy mà. Nói thế mới chỉ được một vế vì Đạo Công Giáo là Đạo Yêu Thương. Do đó, nếu nói mình mến Chúa mà lại ghen ghét anh em thì đâu có phải là con Chúa.
Yêu thương là kiện toàn lề luật.Yêu thương là cốt lõi của đạo. Yêu thương là linh hồn, là hơi thở, là nhịp đập của con tim. Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy rất rõ về Giới Luật Yêu Thương mà Ngài đề ra. Hai mệnh lệnh Chúa Giêsu đưa ra là một giới răn duy nhất, vì con người không thể mến Chúa mà lại ghét bỏ, khinh chê hình ảnh của Ngài là con người do Ngài tạo dựng nên. Và thực ra người ta cũng không nói yêu thương con người mà lại không nhận ra Thiên Chúa là nguồn mạch mọi yêu thương, là nguồn sáng tạo nên con người theo hình ảnh của Ngài. Khi con người tách biệt hai giới luật ấy là con người tự chối bỏ tình yêu. Các luật sĩ, biệt phái, tư tế, đầu mục, kinh sư thời Chúa Giêsu quả thực là những con người đạo đức theo quan niệm của họ: họ ăn chay, cầu nguyện và tỏ vẻ bề ngoài yêu mến Thiên Chúa hơn ai hết đến nỗi khi cầu nguyện trong đền thờ họ dám đứng thẳng kể công với Chúa và chê người người anh em cùng cầu nguyện với mình nhưng không dám ngẩng đầu lên vì tự nhận ra mình tội lỗi, bất xứng. Chúa Giêsu đã điểm mặt những hạng tự cao, tự đại, tự mãn là những hạng giả hình: họ chỉ nói cái miệng, họ đặt ra đủ thứ lề luật để bắt người khác gánh, nhưng mình thì không hề đụng tới, không hề giữ luật vv…Chúa ví họ như mồ mả tô vôi bề ngoài, nhưng bên trong thì toàn hôi thối, rữa nát vv…Chúng ta ngày hôm nay có thể ví họ như người máy, người máy có thể làm được nhiều việc, nhưng không có tâm hồn để biết yêu thương thật.
Thánh Gioan đã giải thích “ Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, thì không thể yêu mến Đấng nó không thấy “. Chúa đã đưa ra giới luật và giải thích giới luật. Sau khi hiểu được Lời của Chúa, chắc chúng ta không ít thì nhiều cũng thấy dáng dấp của mình trong đó. Hoặc chúng ta ít nhiều cũng hám danh vọng, cũng thích khoe khoang, tự cao, tự nâng mình lên và muốn hạ người khác xuống vì ích kỷ tự cho mình là hơn người.
Chúa Giêsu quả là con người vĩ đại đã thẳng thắn vạch trần thói giả hình của con người và Ngài cương quyết đẩy lùi, tiêu diệt thói giả hình ấy. Ngài cho đó như một thứ ung nhọt phải loại trừ. Ngài cho chúng ta thấy chúng ta để chúng ta chân thành và khiêm tốn hơn.
Ngày nay, người ta thích những chứng nhân sống hơn là những thầy dạy chỉ nói suông, chỉ sống bề ngoài. Chúa muốn mọi người phải biết sám hối, ăn năn và canh tân đời sống. Trong nội tâm mỗi người, ai cũng có một chút tham vọng, một chút háo danh muốn tự đề cao mình và đè bẹp kẻ khác. Chúa dạy và làm gương cho chúng ta:” Trong anh em, ai làm lớn, phải làm người phục vụ anh em “ ( Mt 23, 11 ) và “ Ta đến phục vụ, chứ không phải để được hầu hạ “,
Đỉnh cao của Đạo Công Giáo là Tình Yêu. Hãy yêu như Chúa vì Yêu người sẽ gặp Chúa và kính mến Chúa sẽ yêu mến anh em, yêu thương con người, yêu thương ngay cả kẻ thù. Và cuối cùng, đó là truyền giáo, là loan báo một Đấng Thiên Sai :” Đức Giêsu Kitô đầy chạnh thương và nhân hậu ”.
Thánh Phaolô viết :” Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt “ ( Ep 5, 2 ).
Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin cho chúng con được thêm lòng tin cậy mến, và biết yêu chuộng những điều Chúa truyền dạy, hầu đáng hưởng những gì Chúa hứa ban ( Lời nguyện nhập lễ, lễ Chúa nhật XXX thường niên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Chúa Giêsu đã dạy thế nào về yêu thương ?
2. Đạo Công Giáo là Đạo gì ?
3. Kiêu ngạo, tự mãn là tội gì ?
4. Tại sao Chúa khiển trách nặng lời những người Pharisêu, Kinh sư và Đầu mục?
5. Ông bà anh chị hiểu thế nào về dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hong Kong: Đức Hồng y Trần Nhật Quân tuyệt thực vì sự tự do giáo dục trong trường học
Phạm Kim An
08:27 20/10/2011
Hong Kong: Đức Hồng y Trần Nhật Quân tuyệt thực vì sự tự do giáo dục trong trường học
Hong Kong – Sáng 19-10, Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-Kiun) đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực để hỗ trợ quyền tự do của người Công giáo về giáo dục. Cuộc tuyệt thực sẽ kéo dài ít nhất ba ngày nhằm "phản đối phán quyết bất công của Tòa án tối cao Hong Kong chống lại giáo phận, vốn đe doạ phá hoại nền giáo dục Công Giáo trên lãnh thổ".
Ngày 14-10, Tòa án Tối cao Hong Kong bác bỏ kháng cáo của giáo phận chống lại sự cần thiết thành lập một ủy ban tổ chức trong quản lý trường học, để đánh giá dự án giáo dục của trường. Ủy ban này sẽ không chỉ được hình thành bởi các phụ huynh và học sinh, nhưng còn bởi các nhân vật từ bên ngoài nhà trường - do chính quyền bổ nhiệm - những người này có thể chuyển hướng đề nghị giáo dục của các trường độc lập.
Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân luôn chống lại cải cách này và các cải cách khác, vốn phản ảnh các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát hệ thống giáo dục Hong Kong.
Trong khi thách thức sự "cải cách" không công bằng này, Giám mục nghỉ hưu của Giáo phận Hong Kong đã quyết định thực hiện ba ngày tuyệt thực, trong đó Ngài sẽ không ăn bất cứ thức ăn nào, nhưng sẽ chỉ uống nước và rước lễ.
Ngài nói với AsiaNews: "Tôi muốn làm nổi bật quyết định sai trái của Tòa án Tối cao, đó là một bất công lớn cho Giáo Hội và lãnh thổ Hong Kong, và đe dọa phá hủy hệ thống giáo dục của lãnh thổ, vốn được xem là tốt nhất trong khu vực, về chất lượng cao và hiệu quả tốt".
Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân đã được ủng hộ trong cuộc tuyệt thực bởi nhiều nhân vật của lãnh thổ.
Các nhà lãnh đạo Anh giáo và Methodist cũng đã chỉ trích phán quyết của Tòa án Tối cao, và cũng lo lắng về sự can thiệp của chính quyền (và Trung Quốc) trong đề nghị giáo dục Kitô giáo.
Khi Hồng y bắt đầu ăn chay, một số blog đã xuất hiện trên Internet nói về các số tiền tặng cho Đức Hồng y Giuse trong các năm gần đây. Tổng cộng là khoảng 3 triệu đô la Hong Kong một năm (tức khoảng 385.700 USD). Đây là số tiền đóng góp của ông Jimmy Lai, "ông trùm" trong giới truyền thông Hong Kong, một người trở lại đạo Công giáo và là người ủng hộ dân chủ ở Hong Kong và Trung Quốc.
Mặc dù các tiết lộ này đã không trực tiếp cáo buộc ai, người ta cố gắng đưa ra nghi ngờ rằng Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân đã bỏ túi tất cả số tiền cho bản thân, hoặc để hỗ trợ phong trào dân chủ theo đường lối chống Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo, Đức Hồng Y tiết lộ rằng Ngài đã sử dụng số tiền này tiền để giúp học bổng cho các sinh viên học sinh Công giáo Trung Quốc, giúp cho các Giám mục chính thức và Giám mục hầm trú ở Trung Quốc; Ngài đã cứu trợ các giáo phận bị ảnh hưởng bởi thiên tai (sóng thần, động đất, lũ lụt); dịch thuật sang tiếng Hoa các văn kiện và các sách thần học của Giáo Hội.
Ngài nói đùa với hãng tin AsiaNews: “Nếu tôi sử dụng tiền cho riêng mình, chắc tôi đã mua một chiếc xe hơi sang trọng và có người lái xe riêng rồi. Vậy mà tôi phải sử dụng xe cũ của tôi và tự lái xe lấy”. (AsiaNews 19-10-2011)
Phạm Kim An
Ngày 14-10, Tòa án Tối cao Hong Kong bác bỏ kháng cáo của giáo phận chống lại sự cần thiết thành lập một ủy ban tổ chức trong quản lý trường học, để đánh giá dự án giáo dục của trường. Ủy ban này sẽ không chỉ được hình thành bởi các phụ huynh và học sinh, nhưng còn bởi các nhân vật từ bên ngoài nhà trường - do chính quyền bổ nhiệm - những người này có thể chuyển hướng đề nghị giáo dục của các trường độc lập.
Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân luôn chống lại cải cách này và các cải cách khác, vốn phản ảnh các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát hệ thống giáo dục Hong Kong.
Trong khi thách thức sự "cải cách" không công bằng này, Giám mục nghỉ hưu của Giáo phận Hong Kong đã quyết định thực hiện ba ngày tuyệt thực, trong đó Ngài sẽ không ăn bất cứ thức ăn nào, nhưng sẽ chỉ uống nước và rước lễ.
Ngài nói với AsiaNews: "Tôi muốn làm nổi bật quyết định sai trái của Tòa án Tối cao, đó là một bất công lớn cho Giáo Hội và lãnh thổ Hong Kong, và đe dọa phá hủy hệ thống giáo dục của lãnh thổ, vốn được xem là tốt nhất trong khu vực, về chất lượng cao và hiệu quả tốt".
Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân đã được ủng hộ trong cuộc tuyệt thực bởi nhiều nhân vật của lãnh thổ.
Các nhà lãnh đạo Anh giáo và Methodist cũng đã chỉ trích phán quyết của Tòa án Tối cao, và cũng lo lắng về sự can thiệp của chính quyền (và Trung Quốc) trong đề nghị giáo dục Kitô giáo.
Khi Hồng y bắt đầu ăn chay, một số blog đã xuất hiện trên Internet nói về các số tiền tặng cho Đức Hồng y Giuse trong các năm gần đây. Tổng cộng là khoảng 3 triệu đô la Hong Kong một năm (tức khoảng 385.700 USD). Đây là số tiền đóng góp của ông Jimmy Lai, "ông trùm" trong giới truyền thông Hong Kong, một người trở lại đạo Công giáo và là người ủng hộ dân chủ ở Hong Kong và Trung Quốc.
Mặc dù các tiết lộ này đã không trực tiếp cáo buộc ai, người ta cố gắng đưa ra nghi ngờ rằng Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân đã bỏ túi tất cả số tiền cho bản thân, hoặc để hỗ trợ phong trào dân chủ theo đường lối chống Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo, Đức Hồng Y tiết lộ rằng Ngài đã sử dụng số tiền này tiền để giúp học bổng cho các sinh viên học sinh Công giáo Trung Quốc, giúp cho các Giám mục chính thức và Giám mục hầm trú ở Trung Quốc; Ngài đã cứu trợ các giáo phận bị ảnh hưởng bởi thiên tai (sóng thần, động đất, lũ lụt); dịch thuật sang tiếng Hoa các văn kiện và các sách thần học của Giáo Hội.
Ngài nói đùa với hãng tin AsiaNews: “Nếu tôi sử dụng tiền cho riêng mình, chắc tôi đã mua một chiếc xe hơi sang trọng và có người lái xe riêng rồi. Vậy mà tôi phải sử dụng xe cũ của tôi và tự lái xe lấy”. (AsiaNews 19-10-2011)
Phạm Kim An
Dòng Đa Minh mừng 150 năm truyền giáo ở Hong Kong
Nguyễn Trọng Đa
08:28 20/10/2011
Dòng Đa Minh mừng 150 năm truyền giáo ở Hong Kong
Hong Kong - "Việc chúng tôi kỷ niệm 150 năm truyền giáo tại Hong Kong là một thời điểm tưởng nhớ và mừng vui truyền giáo, khẳng định sứ mạng truyền giáo của Dòng. Tỉnh Dòng Hong Kong tiếp tục là cơ sở huấn luyện truyền giáo của Dòng ở Viễn Đông": đây là những phát biểu của linh mục Javier Gonzalez Izquierdo, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Mai Khôi của Dòng Đa Minh, trong lễ kỷ niệm nhân 150 năm ngày Dòng Đa Minh đến truyền giáo ở Hong Kong, ngày 7-10, lễ Đức Mẹ Mai Khôi.
Theo bài viết trong tờ Kong Ko Bao (bản tiếng Anh của tờ báo giáo phận), Đức Giám mục Gioan Thang Hán (John Tong-hon), Giáo phận Hong Kông, đã chủ tế Thánh Lễ trọng thể, cảm ơn các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh trong 150 năm phục vụ, và mời gọi Dòng tiếp tục đóng góp cho giáo phận, đặc biệt là trong việc huấn luyện các nhà thuyết giáo.
Linh mục Giám tỉnh Izquierdo cũng cảm ơn xã hội và giáo phận Hong Kong về sự ủng hộ và tình thương đối với các tu sĩ Đa Minh trong những năm qua: "Lịch sử đã chứng minh là chúng tôi có lý, bởi vì chúng tôi đã chọn Hong Kong như là một cơ sở hỗ trợ sứ mạng truyền giáo trong khu vực Việc huấn luyện và chăm sóc mục vụ của Tỉnh Dòng Hong Kong đã mang lại nhiều hoa trái”. Trong tương lai, Ngài nói: “Dòng sẽ tiếp tục dấn thân vào việc huấn luyện các nhà thuyết giáo mới".
Dòng Anh Em Thuyết giáo (OP), được mọi người biết đến là Dòng Đa Minh, bắt đầu việc truyền giáo ở Trung Quốc từ tháng 1-1631. Năm 1650, Luo Wen Zao, người Hoa, gia nhập Dòng Đa Minh tại Manila. Sau đó, ngài đã được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Nam Kinh, và là Giám mục đầu tiên gốc Trung Hoa. Tỉnh Dòng Mai Khôi của Dòng Đa Minh, như thường được gọi là Tỉnh Dòng Viễn Đông, cũng là Tỉnh Dòng truyền giáo duy nhất của Dòng Đa Minh.
Các tu sĩ Đa Minh đến Đài Loan năm 1859, và được xem là các nhà truyền giáo đầu tiên của hòn đảo, và đến Hong Kong năm 1861. Cho đến nay, Hong Kong đã luôn luôn được coi là cơ sở của Tỉnh Dòng. Cộng đoàn Hong Kong có 12 tu sĩ và một phó tế, và đang hoạt động rất tích cực trong giáo dục và truyền giáo. (Agenzia Fides 19-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hong Kong - "Việc chúng tôi kỷ niệm 150 năm truyền giáo tại Hong Kong là một thời điểm tưởng nhớ và mừng vui truyền giáo, khẳng định sứ mạng truyền giáo của Dòng. Tỉnh Dòng Hong Kong tiếp tục là cơ sở huấn luyện truyền giáo của Dòng ở Viễn Đông": đây là những phát biểu của linh mục Javier Gonzalez Izquierdo, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Mai Khôi của Dòng Đa Minh, trong lễ kỷ niệm nhân 150 năm ngày Dòng Đa Minh đến truyền giáo ở Hong Kong, ngày 7-10, lễ Đức Mẹ Mai Khôi.
Theo bài viết trong tờ Kong Ko Bao (bản tiếng Anh của tờ báo giáo phận), Đức Giám mục Gioan Thang Hán (John Tong-hon), Giáo phận Hong Kông, đã chủ tế Thánh Lễ trọng thể, cảm ơn các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh trong 150 năm phục vụ, và mời gọi Dòng tiếp tục đóng góp cho giáo phận, đặc biệt là trong việc huấn luyện các nhà thuyết giáo.
Linh mục Giám tỉnh Izquierdo cũng cảm ơn xã hội và giáo phận Hong Kong về sự ủng hộ và tình thương đối với các tu sĩ Đa Minh trong những năm qua: "Lịch sử đã chứng minh là chúng tôi có lý, bởi vì chúng tôi đã chọn Hong Kong như là một cơ sở hỗ trợ sứ mạng truyền giáo trong khu vực Việc huấn luyện và chăm sóc mục vụ của Tỉnh Dòng Hong Kong đã mang lại nhiều hoa trái”. Trong tương lai, Ngài nói: “Dòng sẽ tiếp tục dấn thân vào việc huấn luyện các nhà thuyết giáo mới".
Dòng Anh Em Thuyết giáo (OP), được mọi người biết đến là Dòng Đa Minh, bắt đầu việc truyền giáo ở Trung Quốc từ tháng 1-1631. Năm 1650, Luo Wen Zao, người Hoa, gia nhập Dòng Đa Minh tại Manila. Sau đó, ngài đã được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Nam Kinh, và là Giám mục đầu tiên gốc Trung Hoa. Tỉnh Dòng Mai Khôi của Dòng Đa Minh, như thường được gọi là Tỉnh Dòng Viễn Đông, cũng là Tỉnh Dòng truyền giáo duy nhất của Dòng Đa Minh.
Các tu sĩ Đa Minh đến Đài Loan năm 1859, và được xem là các nhà truyền giáo đầu tiên của hòn đảo, và đến Hong Kong năm 1861. Cho đến nay, Hong Kong đã luôn luôn được coi là cơ sở của Tỉnh Dòng. Cộng đoàn Hong Kong có 12 tu sĩ và một phó tế, và đang hoạt động rất tích cực trong giáo dục và truyền giáo. (Agenzia Fides 19-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Công cuộc Tân Phúc âm hoá khởi đi từ Roma
Phạm Kim An
08:30 20/10/2011
Công cuộc Tân Phúc âm hoá khởi đi từ Roma
"Đã đến giờ loan báo một lần nữa sự Phục sinh của Chúa Kitô"
ROMA - Ba mươi ba đại diện của các Hội Đồng Giám Mục, 400 đại biểu của 115 tổ chức Giáo hội dấn thân vào việc truyền giáo, 10.000 người trẻ tuổi sẵn sàng bắt tay vào công cuộc truyền giáo: đó là những số liệu của làn sóng đầu tiên của các nhà truyền giáo, họ đã đáp trả lời kêu gọi của Hội đồng Toà thánh về cổ vũ công cuộc Tân Phúc âm hoá.
Sáng 15-10, Chủ tịch của Hội đồng này, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, đã nói với họ: “Giờ đã đến để mở rộng cánh cửa và loan báo một lần nữa sự Phục sinh của Chúa Kitô, mà chúng ta là chứng nhân”. Ngài nói như thế sau khi giải thích rằng thế giới ngày nay đang đối mặt với một "cuộc khủng hoảng nhân chủng học thật sự", với nguyên nhân là sự thế tục hóa và sự suy yếu đức tin, vốn gây xáo động nơi nhiều người.
Ngài nói thêm, hiện tượng này cũng đã lan đến một phần quan trọng của hàng giáo sĩ và Giáo Hội Công Giáo. Do đó, cần có công cuộc Tân Phúc âm hoá không những ở bên ngoài, mà còn ở bên trong Giáo hội nữa.
Theo Đức Tổng Giám Mục Fisichella, "việc gạt Thiên Chúa qua một bên đã dẫn đến sự rối loạn căn tính nơi cá nhân", "sự dửng dưng" và "sự không hay biết" các nội dung thiết yếu của giáo lý.
Ngài nói: “Nhiều người lầm tưởng rằng việc loan báo minh nhiên là không còn cần thiết, và rằng chứng tá đời sống là con đường hữu ích duy nhất để tái Phúc âm hoá", trong khi "chứng tá bao gồm sự loan báo minh nhiên cho việc tại sao người ta chọn để sống theo bước chân của Chúa Kitô".
Thật vậy, như một giáo sư người Ba Lan dạy Giáo phụ học đã giải thích, dạy lịch sử Giáo Hội không có nghĩa là rao giảng Tin Mừng. Thí dụ, giáo sư này đã kể trường hợp của một trong những sinh viên xuất sắc nhất của mình, nữ sinh viên này giỏi môn Giáo phụ học nhưng không có đức tin, điều này chứng tỏ rằng, theo Tổng Giám mục, người ta không thể rao giảng mà không làm chứng về tình yêu Thiên Chúa.
Trong số các lĩnh vực cần tiếp nhận một luồng gió mới, và trên đó sẽ tập trung các hoạt động truyền giáo mới, Đức Tổng Giám Mục Fisichella nêu ra: phụng vụ, giải tội, Thánh Thể, gia đình, văn hóa, cam kết chính trị và dân sự, nhập cư và truyền thông. Đại hội hưởng ứng nhiệt tình lời mời gọi của Ngài.
Kiko Arguello, người sáng lập và đại diện của Phong trào Con Đường Tân Dự Tòng, đã nói về vai trò to lớn mà gia đình đang chu toàn, giải thích rằng ở những nơi mà đức tin dường như đang mất đi, và vì lý do đó, ông đã gửi đến đó các giáo lý viên và các linh mục, nhưng họ đã bị từ chối, trong khi các gia đình, mà ông gửi đến lần thứ hai, đã làm được phép lạ: không những các gia đình không bị từ chối nhưng họ đã thành công trong việc hoán cải, thông truyền đức tin, nhận được các kết quả đáng kinh ngạc.
Trong một bài phát biểu khác, ông Julian Carron, thuộc phong trào Hiệp thông và Giải phóng, đã nhấn mạnh tính cách xây dựng và phong phú hoá của đức tin giữa một nền văn hóa.
Theo ông, nếu không có đức tin, văn hóa không thể phát triển, và đức tin chỉ là thật sự và chỉ ảnh hưởng đến lịch sử của một dân tộc, nếu nó trở thành văn hóa.
Về hiện tượng nhập cư, ông Adriano Roccucci, thuộc cộng đoàn Sant'Egidio, ghi nhận tình trạng lão hóa của nước Ý và tỉ lệ thanh niên không phải là người Ý sống ở Ý, điều này kêu gọi một sự đáp trả trong bác ái, mà theo ông, - "là thông điệp đầu tiên của các thông điệp Tin Mừng".
Linh mục Gigi Perini, quản xứ giáo xứ Sant'Eustorgio tại Milan và là chủ tịch của tổ chức quốc tế của các tế bào giáo xứ lo truyền giáo, đã nhấn mạnh đến sự cần thiết "đánh thức người khổng lồ đang ngủ đó là giáo xứ" vì, theo cha, một giáo xứ năng động, đầy tình yêu của Thiên Chúa, làm mê hoặc các tín hữu và thúc đẩy họ truyền giáo, là có thể được!".
Cuối cùng, ông Franco Miano, thuộc Công giáo Tiến hành Ý, đã kêu gọi sự hiệp nhất giữa tất cả các hiệp hội, trong khi đó Đức Giám mục Donald Wuerl, giáo phận Washington (Mỹ), hy vọng rằng các nhà truyền giáo phải là các người được truyền giáo đầu tiên, vì Ngài giải thích rằng “họ không thể được coi là như vậy, nếu họ không có một đức tin sâu xa cho riêng mình".
Ông Salvatore Martinez, thuộc phong trào Canh tân trong Chúa Thánh Thần, kết luận bằng cách gợi ý "đào tạo những con người mới với Chúa Kitô, có khả năng canh tân chính sách", để "giải thoát thời đại chúng ta khỏi mọi cơ cấu tội lỗi". (ZENIT.org 19-10-2011)
Phạm Kim An
"Đã đến giờ loan báo một lần nữa sự Phục sinh của Chúa Kitô"
ROMA - Ba mươi ba đại diện của các Hội Đồng Giám Mục, 400 đại biểu của 115 tổ chức Giáo hội dấn thân vào việc truyền giáo, 10.000 người trẻ tuổi sẵn sàng bắt tay vào công cuộc truyền giáo: đó là những số liệu của làn sóng đầu tiên của các nhà truyền giáo, họ đã đáp trả lời kêu gọi của Hội đồng Toà thánh về cổ vũ công cuộc Tân Phúc âm hoá.
Sáng 15-10, Chủ tịch của Hội đồng này, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, đã nói với họ: “Giờ đã đến để mở rộng cánh cửa và loan báo một lần nữa sự Phục sinh của Chúa Kitô, mà chúng ta là chứng nhân”. Ngài nói như thế sau khi giải thích rằng thế giới ngày nay đang đối mặt với một "cuộc khủng hoảng nhân chủng học thật sự", với nguyên nhân là sự thế tục hóa và sự suy yếu đức tin, vốn gây xáo động nơi nhiều người.
Ngài nói thêm, hiện tượng này cũng đã lan đến một phần quan trọng của hàng giáo sĩ và Giáo Hội Công Giáo. Do đó, cần có công cuộc Tân Phúc âm hoá không những ở bên ngoài, mà còn ở bên trong Giáo hội nữa.
Theo Đức Tổng Giám Mục Fisichella, "việc gạt Thiên Chúa qua một bên đã dẫn đến sự rối loạn căn tính nơi cá nhân", "sự dửng dưng" và "sự không hay biết" các nội dung thiết yếu của giáo lý.
Ngài nói: “Nhiều người lầm tưởng rằng việc loan báo minh nhiên là không còn cần thiết, và rằng chứng tá đời sống là con đường hữu ích duy nhất để tái Phúc âm hoá", trong khi "chứng tá bao gồm sự loan báo minh nhiên cho việc tại sao người ta chọn để sống theo bước chân của Chúa Kitô".
Thật vậy, như một giáo sư người Ba Lan dạy Giáo phụ học đã giải thích, dạy lịch sử Giáo Hội không có nghĩa là rao giảng Tin Mừng. Thí dụ, giáo sư này đã kể trường hợp của một trong những sinh viên xuất sắc nhất của mình, nữ sinh viên này giỏi môn Giáo phụ học nhưng không có đức tin, điều này chứng tỏ rằng, theo Tổng Giám mục, người ta không thể rao giảng mà không làm chứng về tình yêu Thiên Chúa.
Trong số các lĩnh vực cần tiếp nhận một luồng gió mới, và trên đó sẽ tập trung các hoạt động truyền giáo mới, Đức Tổng Giám Mục Fisichella nêu ra: phụng vụ, giải tội, Thánh Thể, gia đình, văn hóa, cam kết chính trị và dân sự, nhập cư và truyền thông. Đại hội hưởng ứng nhiệt tình lời mời gọi của Ngài.
Kiko Arguello, người sáng lập và đại diện của Phong trào Con Đường Tân Dự Tòng, đã nói về vai trò to lớn mà gia đình đang chu toàn, giải thích rằng ở những nơi mà đức tin dường như đang mất đi, và vì lý do đó, ông đã gửi đến đó các giáo lý viên và các linh mục, nhưng họ đã bị từ chối, trong khi các gia đình, mà ông gửi đến lần thứ hai, đã làm được phép lạ: không những các gia đình không bị từ chối nhưng họ đã thành công trong việc hoán cải, thông truyền đức tin, nhận được các kết quả đáng kinh ngạc.
Trong một bài phát biểu khác, ông Julian Carron, thuộc phong trào Hiệp thông và Giải phóng, đã nhấn mạnh tính cách xây dựng và phong phú hoá của đức tin giữa một nền văn hóa.
Theo ông, nếu không có đức tin, văn hóa không thể phát triển, và đức tin chỉ là thật sự và chỉ ảnh hưởng đến lịch sử của một dân tộc, nếu nó trở thành văn hóa.
Về hiện tượng nhập cư, ông Adriano Roccucci, thuộc cộng đoàn Sant'Egidio, ghi nhận tình trạng lão hóa của nước Ý và tỉ lệ thanh niên không phải là người Ý sống ở Ý, điều này kêu gọi một sự đáp trả trong bác ái, mà theo ông, - "là thông điệp đầu tiên của các thông điệp Tin Mừng".
Linh mục Gigi Perini, quản xứ giáo xứ Sant'Eustorgio tại Milan và là chủ tịch của tổ chức quốc tế của các tế bào giáo xứ lo truyền giáo, đã nhấn mạnh đến sự cần thiết "đánh thức người khổng lồ đang ngủ đó là giáo xứ" vì, theo cha, một giáo xứ năng động, đầy tình yêu của Thiên Chúa, làm mê hoặc các tín hữu và thúc đẩy họ truyền giáo, là có thể được!".
Cuối cùng, ông Franco Miano, thuộc Công giáo Tiến hành Ý, đã kêu gọi sự hiệp nhất giữa tất cả các hiệp hội, trong khi đó Đức Giám mục Donald Wuerl, giáo phận Washington (Mỹ), hy vọng rằng các nhà truyền giáo phải là các người được truyền giáo đầu tiên, vì Ngài giải thích rằng “họ không thể được coi là như vậy, nếu họ không có một đức tin sâu xa cho riêng mình".
Ông Salvatore Martinez, thuộc phong trào Canh tân trong Chúa Thánh Thần, kết luận bằng cách gợi ý "đào tạo những con người mới với Chúa Kitô, có khả năng canh tân chính sách", để "giải thoát thời đại chúng ta khỏi mọi cơ cấu tội lỗi". (ZENIT.org 19-10-2011)
Phạm Kim An
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Tổng Giám Mục Vigano làm Khâm Sứ Tòa Thánh Tại Hoa Kỳ
Bùi Hữu Thư
08:43 20/10/2011
Tổng Giám Mục Vigano Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ |
Trong nhiệm vụ mới đây, Tổng Giám Mục người Ý phục vụ trong hai năm trong chức tổng thư ký ủy ban điều hành Thánh Đô Vatican. Ngài sẽ thay thế cố Tổng Giám Mục Pietro Sambi tại Hoa Thịnh Đốn.
Chỉ vài phút sau khi việc bổ nhiệm được công bố ngày 19 tháng 10, Tổng Giám Mục Vigano nói với hãng thông tấn Catholic News Service là ngài hy vọng sẽ đến được Hoa Kỳ đúng dịp khai mạc đại hội đồng giám mục Hoa Kỳ từ 14 đến 16 tháng 11.
Tổng Giám Mục Vigano nói: là khâm sứ Tòa Thánh tại Hoa Kỳ là một trách vụ "quan trọng, lớn lao và tế nhị"; ngài nói ngài tri ân Đức Thánh Cha Benedict vì đã trao phó cho ngài trọng trách này, và ngài cảm thấy được mời gọi để canh tân "lòng tin cậy nơi Thiên Chúa, đã đưa ngài bước đi thêm một lần nữa" đến một quốc gia mới.
Ngài nói: Làm sứ thần là "một lời mời gọi phải hiểu biết người dân và quốc gia này, và đến để yêu thương họ."
Ngài nói: "Đối với tôi, phải thay thế một người đã được yêu thương rất nhiều, một người rất tận hiến, càng khiến cho thách đố thêm lớn lao."
Tổng Giám Mục Vigano nói ngài biết rằng sắp có một vụ bầu tổng thống Hoa Kỳ, nhưng trước khi ngài có thể nói gì "Tôi cần phải lắng nghe các giám mục và học hỏi nơi họ. Việc bầu cử này quan trọng cho quốc gia này và cho toàn thế giới."
Sinh trưởng tại Varese, miền cực bắc nước Ý, ngài được chịu chức linh mục năm 1968 trong giáo phận Pavia. Ngài gia nhập ngoại giao đoàn Vatican năm 1973 và phục vụ tại các tòa đại sứ Vatican tại Iraq và Anh trước khi về làm việc tại Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh từ năm 1978 đến năm 1989.
Ngài là quan sát viên thường trực tại Hội Đồng Âu Châu tại Strasbourg, Pháp, từ 1989 đến 1992, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục và sứ thần tại Nigeria. Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tấn phong chức giám mục cho ngài.
Tổng Giám Mục Vigano -- nói được các tiếng Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Anh -- vẫn đang phục vụ tại Nigeria khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm quốc gia này.
Trở về Bộ Ngoại Giao Vatican năm 1998, tổng giám mục Vigano phối hợp việc bổ nhiệm các sứ thần và đại diện của Đức Thánh Cha trên toàn thế giới.
Năm 1999, ngài hướng dẫn một phái đoàn Vatican gồm 5 người đến Iraq để cố gắng -- không có kết quả -- trong việc sắp xếp cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Đức Thánh Cha đã muốn đến thăm Ur, thành phố được cho là nơi tổ phụ Abraham đã ra đời, trong chương trình hành hương năm thánh 2000. Vào lúc đó, Iraq đang bị Tây Phương phong tỏa kinh tế, và Ur nằm trong không phận cấm phi hành do Hoa Kỳ và Anh quốc ấn định.
Tháng 11, năm 2010 tổng giám mục được chỉ định đại diện Vatican tham dự phiên họp khoáng đại của Anh Ninh Quốc Tế Interpol, tổ chức phối hợp quốc tế của các cơ quan cảnh sát. Trong diễn văn cho đại hội này, ngài nhấn mạnh về các bạo lực tiếp diễn đối với các kitô hữu tại Iraq, ngài cũng nói cách chung chung về niềm tin của Vatican là việc cổ võ cho nhân quyền là chiến thuật tốt nhất để tranh đấu chống những bất bình đẳng đưa dẫn đến các vụ tội phạm và khủng bố.
Cuộc đời các nữ tu vùng biên giới: đối đầu với nguy cơ bị ném đá.
Trần Mạnh Trác
15:59 20/10/2011
Ở đâu có đau khổ, ở đó có bàn tay xoa dịu của các bà Sơ. Chúng ta đã chứng kiến các Sơ VN âm thầm chăm sóc trẻ mồ côi, người phong cùi và những kẻ bần cùng trong xã hội. Sau 75, có nhiều Sơ ở Bình Tuy đã đi tìm xương lính VNCH mà chôn cất lại cho tử tế. Trong cuộc chiến Libya vừa qua, các Sơ dòng Phanxicô và các y tá người Phi Luật Tân đã ở lại giữa cơn binh lửa để cứu giúp thương bệnh binh trong khi mọi người khác kể cả những bác sĩ người bản xứ bỏ chạy.
Thế thì các Sơ bên Hoa Kỳ có một cuộc sống an nhàn hơn chăng?
Xin hãy đọc phóng sự của Joseph J. Kolb của Catholic News Service sau đây:
Chiếc xe nhỏ làm tung lên một đám bụi khi di chuyển chậm chạp dọc theo hàng rào kẽm gai cao 18-foot (5.5m), chiếc xe không khỏi lọt vào tầm ống nhòm của các nhân viên biên phòng Mỹ đang ngồi quan sát trên một chiếc xe SUV mầu xanh trắng.
Khi chiếc xe dừng lại và hai người phụ nữ xuống xe, người lính biên phòng chợt nghĩ có thể một đám buôn lậu nào đó sẽ xuất hiện và ném thuốc phiện qua hàng rào cho chiếc xe. Nhưng không phải như vậy, hai người phụ nữ bắt đầu ném đồ về phía Mexico.
Hai người phụ nữ đó là các nữ tu của dòng truyền giáo Phanxicô Mẹ Maria (Franciscan Missionaries of Mary,) thỉnh thoảng họ đi tới hàng rào biên giới và ném qua bất cứ những gì họ xin được cho các gia đình nghèo khó của Puerta de Anapra, một trong những vùng ngoại ô nghèo nhất và bạo lực nhất của Ciudad Juarez.
"Các anh lính biên phòng có vẻ cho chúng tôi biết rằng họ OK việc chúng tôi tới đây, nhưng chỉ trong chốc lát mà thôi," theo lời vị nữ tu lớn tuổi có tên là Marie. Nơi đây là ngã ba biên giới giữa Texas, New Mexico và Mexico. Người đồng hành với Sơ Marie là Sơ Karen, cả hai Sơ đều yêu cầu tên họ của họ không được tiết lộ.
"Thật là tôi nghiệp, họ rất nghèo," Sơ Marie nói. "Nó làm cho tim tôi muốn vỡ ra khi nhìn thấy họ phải sống như thế này và sống trong lo sợ."
Sự xuất hiện diện của các Sơ đã thu hút gần 20 người từ các ngõ hẻm bẩn thỉu đầy rác rưởi, họ vội vã chạy tới hàng rào để nhận quà.
Những em bé ép mặt vào hàng rào, Sơ Karen đút những sợi kẹo cam thảo (licorice) qua mắt cá của hàng rào vào các bàn tay nhỏ bé.
"Này, có bao nhiêu em ở bên ấy? các em phải chia cho nhau nghe" Sơ Marie nói với một cậu bé khoảng 12 tuổi, đồng thời vẫn giữ đôi mắt quan sát sít sao để đảm bảo rằng tất cả mọi người bên hàng rào nhận được một cái gì đó,
Thằng bé nhìn Sơ Marie, nó hiểu rằng nhờ có hàng rào ngăn cách, nó không cần phải nghe lời, nhưng nó nhìn vào đám đông và thấy một đứa bé khác không có kẹo và nó đã chia phần dư của nó.
Sơ Marie đã bắt đầu những cuộc 'tập kích biên giới' một cách định kỳ từ 5 năm qua, đó là sau khi Sơ tham dự một Thánh Lễ biên giới tổ chức hàng năm vào đầu tháng mười và những người tham dự cùng đối mặt vào nhau từ hai bên hàng rào ngăn cách.
"Họ đến hàng rào và cho chúng tôi biết họ cần 'đồ' một cách tuyệt vọng, " Sơ Marie nói.
Sơ không nói rõ "Những món đồ" là gì nhưng cảnh nghèo đói của các cư dân sống tại Anapra là hiển nhiên. Sơ Marie và người phụ giúp sẽ chất quần áo, giày dép, đồ chơi và chăn mền lên xe và lái xe đến hàng rào.
"Mỗi khi chúng tôi đến thì mọi người sẽ xuất hiện, và chúng tôi ném đồ qua hàng rào," Sơ Marie cho biết. "Thật là buồn, những người này sống trong các ổ chuột, họ không có gì cả."
Theo một nhân viên tuần tra biên giới, đang theo dõi hoạt động của các Sơ, thì việc làm của các Sơ là rất nguy hiểm. Người lính từ chối không cho biết tên - rất ít người đồng ý cho biết tên ở vùng biên giới này - anh cho biết bạo lực ở khu vực đang gia tăng, không chỉ với người dân ở bên Mexico, nhưng còn nhắm vào các nhân viên tuần tra biên giới. Anh chỉ vào chiếc xe tuần tra của mình, tất cả cửa xe đều có bọc vỉ sắt và rào cản.
"Họ thường xuyên ném đá vào chúng tôi và mới đây họ bắt đầu ném chó và mèo qua hàng rào lên xe của chúng tôi."
Một phụ nữ đi với một đàn con tới gặp các Sơ, cô tên là Brenda Alicia, 31 tuổi. Cô chỉ cho thấy căn nhà của cô, một căn ổ chuột nằm bên hàng rào, tiếp giáp với một bức tường vẽ đầy hình nguệch ngoạc băng đảng (graffiti). Cô Brenda Alicia cho biết có ba người con, 13, 12 tuổi và 3 tháng. Hai đứa lớn đang đi theo cô, đang nhai những sợi dây kẹo cam thảo vừa nhận được.
"Tôi thích các Sơ đến đây, chúng tôi cần nhiều đồ, nhất là bây giờ trời bắt đầu trở lạnh."
Người dân nghèo ở Puerta de Anapra sống chỉ cách một sòng bạc lớn ở Sunland Park, NM một đoạn đường ngắn, nơi đó có trường đua và công viên giải trí - rõ ràng là những xa xỉ mà Brenda Alicia và các con của cô sẽ không bao giờ dám mơ tưởng.
"Ở đây ngày càng tồi tệ, có nhiều vụ bắn giết hơn trước", Brenda Alicia nói.
Cô ta sợ rằng đứa con trai lớn của cô có thể sẽ bị lôi kéo vào băng đảng tội ác để kiếm tiền dễ dàng.
Các Sơ Marie và Karen hiểu biết họ phải đối mặt với hiểm nguy khi họ đến khu vực này.
"Tôi đến đây không hề sợ hãi," Sơ Marie nói.
Công việc của họ diễn ra dưới những con mắt thận trọng của lính tuần tra biên giới, họ ngầm cho phép một cách miễn cưỡng.
Sau khi cốp xe đã trống rỗng, hai Sơ bắt đầu phát tràng hạt mân côi màu xanh, và được hoan hỉ tiếp nhận giống như những trẻ em háo hức nhận kẹo cam thảo. Khi số 'tiếp liệu' giảm xuống thấp, một anh lính tuần tra biên giới có dáng người lực lưỡng tới gần các Sơ.
"Thưa Sơ, chúng tôi vừa nghe một số băng đảng đang tụ tập ở mạn trên của hàng rào, chúng tôi không muốn chúng mò tới đây mà ăn cướp những đồ mới phát cho dân", anh cho biết.
Rất thường, các băng đảng tra khảo người dân và cướp đi những gì mới phát cho họ.
Sơ Marie nói: "OK, cảm ơn anh."
Anh lính lánh ra xa để cho các Sơ nói lời tạm biệt, nhưng anh vội trở lại ngay một phút sau đó với sự cấp bách sau khi nhận được một tin tức từ máy phát.
"Các Sơ cần phải rời khỏi đây ngay, vì chúng bắt đầu ném đá vào lính của chúng tôi và chúng tôi không muốn các Sơ bị vạ lây."
"Tốt hơn là chúng tôi phải đi ngay bây giờ, cảm ơn anh và xin Chúa chúc lành cho anh", Sơ Marie nói với người lính, tặng cho anh một cái bắt tay nồng nhiệt.
Thế thì các Sơ bên Hoa Kỳ có một cuộc sống an nhàn hơn chăng?
Xin hãy đọc phóng sự của Joseph J. Kolb của Catholic News Service sau đây:
Chiếc xe nhỏ làm tung lên một đám bụi khi di chuyển chậm chạp dọc theo hàng rào kẽm gai cao 18-foot (5.5m), chiếc xe không khỏi lọt vào tầm ống nhòm của các nhân viên biên phòng Mỹ đang ngồi quan sát trên một chiếc xe SUV mầu xanh trắng.
Khi chiếc xe dừng lại và hai người phụ nữ xuống xe, người lính biên phòng chợt nghĩ có thể một đám buôn lậu nào đó sẽ xuất hiện và ném thuốc phiện qua hàng rào cho chiếc xe. Nhưng không phải như vậy, hai người phụ nữ bắt đầu ném đồ về phía Mexico.
Hai người phụ nữ đó là các nữ tu của dòng truyền giáo Phanxicô Mẹ Maria (Franciscan Missionaries of Mary,) thỉnh thoảng họ đi tới hàng rào biên giới và ném qua bất cứ những gì họ xin được cho các gia đình nghèo khó của Puerta de Anapra, một trong những vùng ngoại ô nghèo nhất và bạo lực nhất của Ciudad Juarez.
"Các anh lính biên phòng có vẻ cho chúng tôi biết rằng họ OK việc chúng tôi tới đây, nhưng chỉ trong chốc lát mà thôi," theo lời vị nữ tu lớn tuổi có tên là Marie. Nơi đây là ngã ba biên giới giữa Texas, New Mexico và Mexico. Người đồng hành với Sơ Marie là Sơ Karen, cả hai Sơ đều yêu cầu tên họ của họ không được tiết lộ.
"Thật là tôi nghiệp, họ rất nghèo," Sơ Marie nói. "Nó làm cho tim tôi muốn vỡ ra khi nhìn thấy họ phải sống như thế này và sống trong lo sợ."
Sự xuất hiện diện của các Sơ đã thu hút gần 20 người từ các ngõ hẻm bẩn thỉu đầy rác rưởi, họ vội vã chạy tới hàng rào để nhận quà.
Những em bé ép mặt vào hàng rào, Sơ Karen đút những sợi kẹo cam thảo (licorice) qua mắt cá của hàng rào vào các bàn tay nhỏ bé.
"Này, có bao nhiêu em ở bên ấy? các em phải chia cho nhau nghe" Sơ Marie nói với một cậu bé khoảng 12 tuổi, đồng thời vẫn giữ đôi mắt quan sát sít sao để đảm bảo rằng tất cả mọi người bên hàng rào nhận được một cái gì đó,
Thằng bé nhìn Sơ Marie, nó hiểu rằng nhờ có hàng rào ngăn cách, nó không cần phải nghe lời, nhưng nó nhìn vào đám đông và thấy một đứa bé khác không có kẹo và nó đã chia phần dư của nó.
Sơ Marie đã bắt đầu những cuộc 'tập kích biên giới' một cách định kỳ từ 5 năm qua, đó là sau khi Sơ tham dự một Thánh Lễ biên giới tổ chức hàng năm vào đầu tháng mười và những người tham dự cùng đối mặt vào nhau từ hai bên hàng rào ngăn cách.
"Họ đến hàng rào và cho chúng tôi biết họ cần 'đồ' một cách tuyệt vọng, " Sơ Marie nói.
Sơ không nói rõ "Những món đồ" là gì nhưng cảnh nghèo đói của các cư dân sống tại Anapra là hiển nhiên. Sơ Marie và người phụ giúp sẽ chất quần áo, giày dép, đồ chơi và chăn mền lên xe và lái xe đến hàng rào.
"Mỗi khi chúng tôi đến thì mọi người sẽ xuất hiện, và chúng tôi ném đồ qua hàng rào," Sơ Marie cho biết. "Thật là buồn, những người này sống trong các ổ chuột, họ không có gì cả."
Theo một nhân viên tuần tra biên giới, đang theo dõi hoạt động của các Sơ, thì việc làm của các Sơ là rất nguy hiểm. Người lính từ chối không cho biết tên - rất ít người đồng ý cho biết tên ở vùng biên giới này - anh cho biết bạo lực ở khu vực đang gia tăng, không chỉ với người dân ở bên Mexico, nhưng còn nhắm vào các nhân viên tuần tra biên giới. Anh chỉ vào chiếc xe tuần tra của mình, tất cả cửa xe đều có bọc vỉ sắt và rào cản.
"Họ thường xuyên ném đá vào chúng tôi và mới đây họ bắt đầu ném chó và mèo qua hàng rào lên xe của chúng tôi."
Một phụ nữ đi với một đàn con tới gặp các Sơ, cô tên là Brenda Alicia, 31 tuổi. Cô chỉ cho thấy căn nhà của cô, một căn ổ chuột nằm bên hàng rào, tiếp giáp với một bức tường vẽ đầy hình nguệch ngoạc băng đảng (graffiti). Cô Brenda Alicia cho biết có ba người con, 13, 12 tuổi và 3 tháng. Hai đứa lớn đang đi theo cô, đang nhai những sợi dây kẹo cam thảo vừa nhận được.
"Tôi thích các Sơ đến đây, chúng tôi cần nhiều đồ, nhất là bây giờ trời bắt đầu trở lạnh."
Người dân nghèo ở Puerta de Anapra sống chỉ cách một sòng bạc lớn ở Sunland Park, NM một đoạn đường ngắn, nơi đó có trường đua và công viên giải trí - rõ ràng là những xa xỉ mà Brenda Alicia và các con của cô sẽ không bao giờ dám mơ tưởng.
"Ở đây ngày càng tồi tệ, có nhiều vụ bắn giết hơn trước", Brenda Alicia nói.
Cô ta sợ rằng đứa con trai lớn của cô có thể sẽ bị lôi kéo vào băng đảng tội ác để kiếm tiền dễ dàng.
Các Sơ Marie và Karen hiểu biết họ phải đối mặt với hiểm nguy khi họ đến khu vực này.
"Tôi đến đây không hề sợ hãi," Sơ Marie nói.
Công việc của họ diễn ra dưới những con mắt thận trọng của lính tuần tra biên giới, họ ngầm cho phép một cách miễn cưỡng.
Sau khi cốp xe đã trống rỗng, hai Sơ bắt đầu phát tràng hạt mân côi màu xanh, và được hoan hỉ tiếp nhận giống như những trẻ em háo hức nhận kẹo cam thảo. Khi số 'tiếp liệu' giảm xuống thấp, một anh lính tuần tra biên giới có dáng người lực lưỡng tới gần các Sơ.
"Thưa Sơ, chúng tôi vừa nghe một số băng đảng đang tụ tập ở mạn trên của hàng rào, chúng tôi không muốn chúng mò tới đây mà ăn cướp những đồ mới phát cho dân", anh cho biết.
Rất thường, các băng đảng tra khảo người dân và cướp đi những gì mới phát cho họ.
Sơ Marie nói: "OK, cảm ơn anh."
Anh lính lánh ra xa để cho các Sơ nói lời tạm biệt, nhưng anh vội trở lại ngay một phút sau đó với sự cấp bách sau khi nhận được một tin tức từ máy phát.
"Các Sơ cần phải rời khỏi đây ngay, vì chúng bắt đầu ném đá vào lính của chúng tôi và chúng tôi không muốn các Sơ bị vạ lây."
"Tốt hơn là chúng tôi phải đi ngay bây giờ, cảm ơn anh và xin Chúa chúc lành cho anh", Sơ Marie nói với người lính, tặng cho anh một cái bắt tay nồng nhiệt.
ĐTC khánh thành Trung tâm Hành Hương Công giáo Úc ở Roma
LM Trần Đức Anh OP
10:39 20/10/2011
ROMA - Chiều 19-10-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã đến khánh thành trung tâm tiếp đón tín hữu hành hương người Úc tại Roma.
Trung tâm này, chỉ cách nhà ga trung ương Termini (Via Cernaia, 14B) 10 phút đi bộ, được gọi là ”Domus Australia” có 80 phòng, nguyên là một nhà sinh viên của các cha dòng Mariste. Cách đây gần 3 năm, Tổng giáo phận Sydney cùng với một số giáo phận khác ở Úc đã xúc tiến việc mua trung tâm. Trong số các ân nhân đóng góp, đặc biệt cũng có cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Sydney góp 96 ngàn Úc kim, tương đương với 96 ngàn Mỹ kim theo hối xuất hiện nay.
Trung tâm đã bắt đầu hoạt động từ giữa tháng 7 vừa qua, và có thêm văn phòng thông tin cho tín hữu hành hương. Tiền phòng tại đây từ 90 đến 252 Euro mỗi đêm, và giá cả thay đổi tùy theo mùa. Nhà nguyện thánh Phêrô Chanel của Trung Tâm có thể chứa được 150 người, mới được tu bổ và trong đó một bức tranh thánh nữ Mary MacKillop (1842-1909) và hài cốt thánh nữ, vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo tại Úc. Tại đây có thánh lễ bằng tiếng Anh mỗi ngày.
Tham dự buổi lễ khánh thành có 38 GM Úc đang viếng thăm Tòa Thánh, các LM tu sĩ Úc ở Roma, đặc biệt là Ông Tom Fisher, Đại sứ Úc thường trú đầu tiên cạnh Tòa Thánh, và nhiều ân nhân.
Đến nơi lúc 5 giờ rưỡi, ĐTC đã cầu nguyện ít phút tại nhà nguyện, trước khi nghe lời chào mừng của ĐHY George Pell, TGM giáo phận Sydney, cũng là vị cổ võ nhiều nhất về việc thành lập trung tâm này. ĐHY nói rằng Domus Australia được thành lập để khích lệ hơn 60 ngàn người Úc đên Roma như du khách mỗi năm trở thành tín hữu hành hương, nhạy cảm đối với chiều kích tôn giáo trong cuộc du hành của họ, đồng thời cũng củng cố liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo tại Úc và Tòa Thánh.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC cảm tạ Chúa vì cách đây đúng một năm vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Úc, Mẹ Mary McKillop được tôn vinh trên bàn thờ. Ngài nói: ”Tôi cầu xin thánh Mary tiếp tục soi sáng cho nhiều người dân Úc noi theo thánh nữ sống thánh thiện, phụng sự Thiên Chúa và tha nhân”.
ĐTC cũng đề cao tầm quan trọng của các cuộc hành hương tại mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô theo truyền thống từ xưa tại các nơi thánh. Các cuộc hành hương này nhắc nhớ chúng ta đang hướng về trời, lưu ý tâm trí chúng ta về ơn gọi nên thánh, lôi kéo chúng ta đến gần Chúa và củng cố chúng ta bằng lương thực thiêng liêng cho cuộc lữ hành.
”Đó cũng là điều mà nhiều thế hệ tín hữu hành hương đã làm khi đến Roma này từ các nơi trên thế giới. Khi làm như vậy, họ củng cố căn cội đức tin của mình, và căn cội này là nguồn nâng đỡ ban sự sống. Theo nghĩa đó, các tín hữu đến Roma phải luôn luôn cảm thấy được thoải mái như ở nhà, và Domus Australia, Nhà Úc, này sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc kiến tạo một gia cư cho các tín hữu người Úc tại thành của các Tông Đồ”.
Trong ý hướng đó, ĐTC cầu chúc cho các tín hữu đến đây hành hương khi trở về nhà, được canh tân và củng cố trong đức tin, được Thánh Linh nâng đỡ trong cuộc lữ hành tiến về quê trời”.
Trung tâm này, chỉ cách nhà ga trung ương Termini (Via Cernaia, 14B) 10 phút đi bộ, được gọi là ”Domus Australia” có 80 phòng, nguyên là một nhà sinh viên của các cha dòng Mariste. Cách đây gần 3 năm, Tổng giáo phận Sydney cùng với một số giáo phận khác ở Úc đã xúc tiến việc mua trung tâm. Trong số các ân nhân đóng góp, đặc biệt cũng có cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Sydney góp 96 ngàn Úc kim, tương đương với 96 ngàn Mỹ kim theo hối xuất hiện nay.
Trung tâm đã bắt đầu hoạt động từ giữa tháng 7 vừa qua, và có thêm văn phòng thông tin cho tín hữu hành hương. Tiền phòng tại đây từ 90 đến 252 Euro mỗi đêm, và giá cả thay đổi tùy theo mùa. Nhà nguyện thánh Phêrô Chanel của Trung Tâm có thể chứa được 150 người, mới được tu bổ và trong đó một bức tranh thánh nữ Mary MacKillop (1842-1909) và hài cốt thánh nữ, vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo tại Úc. Tại đây có thánh lễ bằng tiếng Anh mỗi ngày.
Tham dự buổi lễ khánh thành có 38 GM Úc đang viếng thăm Tòa Thánh, các LM tu sĩ Úc ở Roma, đặc biệt là Ông Tom Fisher, Đại sứ Úc thường trú đầu tiên cạnh Tòa Thánh, và nhiều ân nhân.
Đến nơi lúc 5 giờ rưỡi, ĐTC đã cầu nguyện ít phút tại nhà nguyện, trước khi nghe lời chào mừng của ĐHY George Pell, TGM giáo phận Sydney, cũng là vị cổ võ nhiều nhất về việc thành lập trung tâm này. ĐHY nói rằng Domus Australia được thành lập để khích lệ hơn 60 ngàn người Úc đên Roma như du khách mỗi năm trở thành tín hữu hành hương, nhạy cảm đối với chiều kích tôn giáo trong cuộc du hành của họ, đồng thời cũng củng cố liên hệ giữa Giáo Hội Công Giáo tại Úc và Tòa Thánh.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC cảm tạ Chúa vì cách đây đúng một năm vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Úc, Mẹ Mary McKillop được tôn vinh trên bàn thờ. Ngài nói: ”Tôi cầu xin thánh Mary tiếp tục soi sáng cho nhiều người dân Úc noi theo thánh nữ sống thánh thiện, phụng sự Thiên Chúa và tha nhân”.
ĐTC cũng đề cao tầm quan trọng của các cuộc hành hương tại mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô theo truyền thống từ xưa tại các nơi thánh. Các cuộc hành hương này nhắc nhớ chúng ta đang hướng về trời, lưu ý tâm trí chúng ta về ơn gọi nên thánh, lôi kéo chúng ta đến gần Chúa và củng cố chúng ta bằng lương thực thiêng liêng cho cuộc lữ hành.
”Đó cũng là điều mà nhiều thế hệ tín hữu hành hương đã làm khi đến Roma này từ các nơi trên thế giới. Khi làm như vậy, họ củng cố căn cội đức tin của mình, và căn cội này là nguồn nâng đỡ ban sự sống. Theo nghĩa đó, các tín hữu đến Roma phải luôn luôn cảm thấy được thoải mái như ở nhà, và Domus Australia, Nhà Úc, này sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc kiến tạo một gia cư cho các tín hữu người Úc tại thành của các Tông Đồ”.
Trong ý hướng đó, ĐTC cầu chúc cho các tín hữu đến đây hành hương khi trở về nhà, được canh tân và củng cố trong đức tin, được Thánh Linh nâng đỡ trong cuộc lữ hành tiến về quê trời”.
ĐTC Benêđictô tiếp kiến 36 Giám mục Úc
LM Trần Đức Anh OP
10:41 20/10/2011
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các tín hữu Công Giáo Úc noi gương thánh nữ Mary MacKillop trong việc đương đầu với những khó khăn hiện nay.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 20-10-2011, dành cho 36 GM Úc nhân dịp các vị về Roma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nhắc đến lễ tôn phong hiển thánh cách đây đúng 1 năm cho thánh nữ MacKillop, vị sáng lập dòng thánh Giuse và là vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Úc. Ngài nói: ”Đức tin mạnh mẽ của thánh nữ được diễn tả qua hoạt động tận tụy và kiên trì, là một món quà của thánh nữ cho nước Úc; đời sống thánh thiện của thánh nữ là một hồng ân tuyệt vời của đất nước anh em dành cho Giáo Hội và cho thế giới. Ước gì tấm gương và lời cầu nguyện của thánh MacKillop soi sáng hoạt động của các cha mẹ, các tu sĩ, các giáo chức và những người khác quan tâm đến thiện ích của các trẻ em, bảo vệ các em chống lại những điều tai hại, và giáo dục tốt đẹp cho các em được một tương lai hạnh phúc và phong phú.. Câu trả lời can đảm của thánh Mary MacKillop đối với những khó khăn đã gặp trong đời, cũng có thể soi sáng cho các tín hữu Công Giáo ngày nay khi họ đương đầu với công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng và những thách đố nghiêm trọng trong việc loan truyền Tin Mừng trong toàn thế giới”.
ĐTC nhắc nhở các GM Úc đặc biệt quan tâm đến việc thường huấn cho hàng giáo sĩ và tu sĩ, giúp họ đào sâu đời sống thiêng liêng trong một thế giới biến chuyển mau lẹ. Ngài nói: ”Điều cấp thiết là bảo đảm làm sao cho tất cả những người được ủy thác cho sự chăm sóc của anh em hiểu rõ, đón nhận và đề nghị đức tin Công Giáo của họ cho tha nhân một cách thông minh và tự nguyện”.
Ám chỉ tới những vị xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục ở Úc, ĐTC nói: ”Gánh nặng mục vụ của anh em càng trở nên nặng hơn vì những tội lỗi quá khứ và lầm lẫn của những người khác, điều đáng tiếc nhất, chính là một số giáo sĩ và tu sĩ cũng bị liên lụy trong đó, nhưng trách vụ của anh em bây giờ là tiếp tục sửa chữa những sai lầm trong quá khứ trong sự thẳng thắn và cởi mở, để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả những người liên hệ, với tinh thần khiêm tốn và cương quyết. Vì thế tôi khuyến khích anh em, cùng với hàng giáo sĩ của anh em, tiếp tục là mục tử của các linh hồn luôn sẵn sàng đi xa hơn trong tình thương và sự thật, để mưu ích cho lương tâm của đoàn chiên được ủy thác cho anh em” (Xc Mt 5,41), tìm cách bảo tồn họ trong sự thánh thiện, dạy họ với lòng khiêm tốn và dẫn dắt họ trên con đường của đức tin Công Giáo”.
Sau cùng, ĐTC mời gọi các GM Úc giúp hàng giáo sĩ đón nhận bản dịch mới bằng Anh ngữ Sách Lễ Roma, để họ giúp các giáo hữu cũng như mọi người khác thích ứng với bản dịch này. ”Hãy cố gắng hết sức để các giáo lý viên và nhạc sĩ, trong sự chuẩn bị thích hợp, để làm cho việc cử hành nghi lễ Roma trong các giáo phận anh em trở thành một thời điểm ân thánh và đẹp đẽ, xứng đáng với Chúa và mang lại sự phong phú tinh thần cho mọi người” (SD 20-10-2011)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 20-10-2011, dành cho 36 GM Úc nhân dịp các vị về Roma hành hương, viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nhắc đến lễ tôn phong hiển thánh cách đây đúng 1 năm cho thánh nữ MacKillop, vị sáng lập dòng thánh Giuse và là vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Úc. Ngài nói: ”Đức tin mạnh mẽ của thánh nữ được diễn tả qua hoạt động tận tụy và kiên trì, là một món quà của thánh nữ cho nước Úc; đời sống thánh thiện của thánh nữ là một hồng ân tuyệt vời của đất nước anh em dành cho Giáo Hội và cho thế giới. Ước gì tấm gương và lời cầu nguyện của thánh MacKillop soi sáng hoạt động của các cha mẹ, các tu sĩ, các giáo chức và những người khác quan tâm đến thiện ích của các trẻ em, bảo vệ các em chống lại những điều tai hại, và giáo dục tốt đẹp cho các em được một tương lai hạnh phúc và phong phú.. Câu trả lời can đảm của thánh Mary MacKillop đối với những khó khăn đã gặp trong đời, cũng có thể soi sáng cho các tín hữu Công Giáo ngày nay khi họ đương đầu với công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng và những thách đố nghiêm trọng trong việc loan truyền Tin Mừng trong toàn thế giới”.
ĐTC nhắc nhở các GM Úc đặc biệt quan tâm đến việc thường huấn cho hàng giáo sĩ và tu sĩ, giúp họ đào sâu đời sống thiêng liêng trong một thế giới biến chuyển mau lẹ. Ngài nói: ”Điều cấp thiết là bảo đảm làm sao cho tất cả những người được ủy thác cho sự chăm sóc của anh em hiểu rõ, đón nhận và đề nghị đức tin Công Giáo của họ cho tha nhân một cách thông minh và tự nguyện”.
Ám chỉ tới những vị xì căng đan giáo sĩ lạm dụng tính dục ở Úc, ĐTC nói: ”Gánh nặng mục vụ của anh em càng trở nên nặng hơn vì những tội lỗi quá khứ và lầm lẫn của những người khác, điều đáng tiếc nhất, chính là một số giáo sĩ và tu sĩ cũng bị liên lụy trong đó, nhưng trách vụ của anh em bây giờ là tiếp tục sửa chữa những sai lầm trong quá khứ trong sự thẳng thắn và cởi mở, để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả những người liên hệ, với tinh thần khiêm tốn và cương quyết. Vì thế tôi khuyến khích anh em, cùng với hàng giáo sĩ của anh em, tiếp tục là mục tử của các linh hồn luôn sẵn sàng đi xa hơn trong tình thương và sự thật, để mưu ích cho lương tâm của đoàn chiên được ủy thác cho anh em” (Xc Mt 5,41), tìm cách bảo tồn họ trong sự thánh thiện, dạy họ với lòng khiêm tốn và dẫn dắt họ trên con đường của đức tin Công Giáo”.
Sau cùng, ĐTC mời gọi các GM Úc giúp hàng giáo sĩ đón nhận bản dịch mới bằng Anh ngữ Sách Lễ Roma, để họ giúp các giáo hữu cũng như mọi người khác thích ứng với bản dịch này. ”Hãy cố gắng hết sức để các giáo lý viên và nhạc sĩ, trong sự chuẩn bị thích hợp, để làm cho việc cử hành nghi lễ Roma trong các giáo phận anh em trở thành một thời điểm ân thánh và đẹp đẽ, xứng đáng với Chúa và mang lại sự phong phú tinh thần cho mọi người” (SD 20-10-2011)
ĐTC Bênêđictô XVI - Suy Niệm Thánh Vịnh 136
Phaolô Phạm Xuân Khôi
15:24 20/10/2011
“Thiên Chúa là Đấng nhân lành và Lòng Thương Xót của Ngài tồn tại đến muôn đời”
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười sáu về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI, được ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Thứ Tư ngày 19 tháng 10, năm 2011. Hôm nay, ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài nói về Thánh Vịnh 136.
* * *
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về một Thánh Vịnh tóm tắt toàn thể lịch sử cứu độ như được kể lại cho chúng ta trong chứng từ của Cựu Ước. Đây là một thánh thi chúc tụng tôn vinh Chúa vì biết bao lần Ngài đã tỏ bày lòng nhân lành của Ngài trong suốt dòng lịch sử nhân loại, là Thánh Vịnh 136 - hay 135 theo truyền thống La Hy.
Một kinh nguyện tạ ơn trọng thể, được gọi là "Bài Allêluia Lớn", Thánh Vịnh này theo truyền thống được hát vào cuối bữa ăn Vượt Qua của người Do Thái, và có lẽ cũng đã được Chúa Giêsu dùng để cầu nguyện trong khi mừng lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ của Người; Thành Vịnh này có vẻ như được các thánh sử nói đến trong chú thích của các ngài: "Sau khi các ngài đã hát một bài thánh thi, các ngài đã đi đến Núi Cây Dầu" (x. Mt 26:30, Mc 14:26). Như thế chân trời ngợi khen soi sáng con đường khó khăn đến Golgotha. Toàn thể Thánh Vịnh 136 được khai triển dưới hình thức một kinh cầu với câu đáp "vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" được lặp đi lặp lại. Từ đầu đến cuối bài thánh thi liệt kê rất nhiều kỳ công của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại và những sự can thiệp liên tục của Ngài để giúp đỡ dân Ngài; và mỗi công bố về hành động cứu độ của Chúa được đáp lại bằng đáp ca nói lên động lực chính của lời chúc tụng: tình thương muôn thủa của Thiên Chúa, một tình thương mà, theo từ Do Thái được sử dụng bao hàm ý nghĩa trung tín, thương xót, nhân hậu, ân sủng, và ân cần chăm sóc. Một động lực như thế thống nhất hóa toàn thể bài Thánh Vịnh, luôn luôn được lặp đi lặp lại dưới cùng một hình thức, trong khi các biến cố rõ ràng và hệ biến được thay đổi: việc tạo dựng, việc giải thoát trong cuộc Xuất Hành, hồng ân có đất đai, sự giúp đỡ và quan phòng không ngừng của Chúa đối với dân Ngài và mỗi tạo vật.
Sau một lời mời gọi tạ ơn Thiên Chúa tối cao được lập lại ba lần (câu 1-3), chúng ta mừng Chúa như Đấng đã làm "những kỳ công" (câu 4), mà kỳ công thứ nhất là việc tạo ra các tầng trời, trái đất, các ngôi sao (câu 5-9). Thế giới được tạo thành không phải chỉ đơn thuần là một cảnh mà trong đó hành động cứu độ của Thiên Chúa bước vào, nhưng là cảnh mở đầu cho hành động kỳ diệu này. Với việc tạo dựng, Chúa tự tỏ Mình ra trong tất cả sự thiện mỹ của Ngài. Ngài tự Mình liên lụy với sự sống bằng cách tỏ lộ thiện tâm mà từ đó nảy sinh tất cả mọi hành động cứu độ khác. Và bài Thánh Vịnh của chúng ta, trong khi lặp lại chương thứ nhất của Sách Sáng Thế Ký, tóm lược thế giới được tạo thành trong các yếu tố chính của nó, với việc nhấn mạnh đặc biệt đến các vầng sáng lớn, mặt trời, mặt trăng và các vì sao, là những tạo vật xinh đẹp cai trị ban ngày và ban đêm. Ở đây không đề cập đến đến việc tạo dựng con người, nhưng con người luôn có ở đó, mặt trời và mặt trăng được tạo dựng cho con người, để đánh dấu thời gian của con người, đặt con người trong liên hệ với Đấng Tạo Hóa, đặc biệt là qua dấu chỉ của các mùa phụng vụ.
Thực ra, chính là lễ Vượt Qua, được nhắc đến ngay sau đó, sang đến việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa trong lịch sử, bắt đầu với biến cố trọng đại là việc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, việc Xuất Hành, vạch lại trong đó những yếu tố quan trọng nhất: cuộc giải phóng khỏi Ai Cập bằng bệnh dịch giết hại con đầu lòng của người Ai Cập; cuộc khởi hành ra khỏi Ai Cập; vượt qua Biển Đỏ, cuộc hành trình trong vùng hoang địa cho đến khi tiến vào Đất Hứa (các câu 10-20). Chúng ta đang ở thời điểm ban đầu của lịch sử dân Israel. Thiên Chúa đã can thiệp bằng quyền năng của Ngài để dẫn dân Ngài đến tự do; qua ông Môsê, sứ giả của Ngài, Ngài đã cho Pharao biết Ngài là ai, bằng cách tỏ Mình ra trong tất cả sự oai hùng của Ngài, và cuối cùng, bẻ cong sức kháng cự của người Ai Cập bằng tai họa khủng khiếp là cái chết của các con đầu lòng của chúng. Vì vậy, dân Israel có thể rời khỏi đất nô lệ với vàng của những kẻ áp bức của họ (x. Xh 12:35-36), và "với tay giơ cao" (Xh 14:8), trong dấu hiệu vui mừng đắc thắng. Ngay cả ở Biển Đỏ, Chúa cũng hành động với quyền năng đầy thương xót. Trước mặt một dân Israel hoảng sợ khi thấy người Ai Cập đang đuổi theo mình, đến nỗi hối hận vì đã rời bỏ Ai Cập (x. Xh 14:10-12), Thiên Chúa, như Thánh Vịnh của chúng ta nói, "đã chia Biển Đỏ làm hai [...] cho dân Israel đi qua ở giữa [...] lật đổ Pharao và đạo binh của hắn" (các câu 13-15). Hình ảnh Biển Đỏ bị "chia" làm hai dường như gợi lên ý tưởng về biển cả như một con quái vật khổng lồ bị chặt làm đôi, và như thế trở thành vô hại. Quyền năng của Chúa chinh phục quyền lực nguy hiểm của những sức mạnh thiên nhiên cũng như quân sự do con người bố trí: biển cả, dường như có vẻ cản đường dân Thiên Chúa, đã để cho dân Israel đi qua khô ráo và sau đó dập lại trên người Ai Cập và cuốn chúng đi. "Bàn tay oai hùng và cánh tay dang ra (uy quyền)” của Chúa (x. Đnl 5:15, 7,19, 26,8) được tỏ ra cùng tất cả quyền năng: những kẻ áp bức bất công đã bị đánh bại, bị nước biển nuốt đi, trong khi dân Thiên Chúa "đi qua giữa biển" để tiếp tục cuộc hành trình đến tự do của mình.
Thánh Vịnh của chúng ta giờ đây nói đến cuộc cuộc hành trình này bằng cách nhắc lại cuộc hành hương dài về miền Đất Hứa của dân Israel bằng một câu ngắn: "Chúa dẫn đưa dân Ngài qua hoang địa, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" (câu 16). Những từ này tóm tắt kinh nghiệm kéo dái bốn mươi năm, một thời gian quyết định đối với dân Israel, là dân được Chúa hướng dẫn, học sống bằng đức tin, sống trong sự vâng phục và tuân hành Lề Luật của Thiên Chúa. Đây là những năm tháng khó khăn, được đánh dấu bằng sự khắc nghiệt của cuộc sống trong hoang địa, nhưng cũng là những năm hạnh phúc, những năm tin tưởng vào Chúa, một sự tin tưởng như con thảo; đây là thời "còn trẻ" như được ngôn sứ Giêrêmia định nghĩa khi ông thay mặt Chúa mà nói với dân Israel, bằng những lời diễn tả đầy ân cần và nhung nhớ: "Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn, lúc ngươi theo Ta trong hoang địa, trên vùng đất chẳng ai gieo trồng." (Gr. 2:2). Chúa, như mục tử của Thánh Vịnh 23 mà chúng ta đã suy niệm trong một bài giáo lý trước đây, dẫn dắt dân Ngài trong bốn mươi năm, giáo dục và yêu thương họ, đưa họ đến vùng Đất Hứa, chinh phục ngay cả những cuộc kháng cự và sự thù nghịch của các dân địch thù, muốn cản trở họ trên con đường cứu độ (x. các câu 17-20).
Trong danh sách "những kỳ công tuyệt vời" mà Thánh Vịnh của chúng ta kể ra, chúng ta đi đến giây phút lãnh nhận hồng ân cùng, qua việc thực hiện lời Thiên Chúa hứa với các Tổ Phụ: "Ngài ban cho họ đất làm gia nghiệp, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời! Một gia nghiệp cho tôi tớ Ngài là Israel, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời." (các câu 21-22). Trong việc chúc tụng tình yêu vĩnh cửu của Chúa, người ta hiện tại hóa việc tưởng niệm hồng ân có đất, một hồng ân mà dân chúng phải lãnh nhận, mà chưa bao giờ coi là mình sở hữu, bằng cách sống liên tục trong một thái độ cảm tạ đón nhận với đầy lòng biết ơn. Dân Israel nhận được đất mà trong đó họ sống như "gia nghiệp", một thuật ngữ nói chung có nghĩa là sở hữu một tài sản nhận được từ người khác, một quyền sở hữu đề cập đặc biệt đến gia sản do cha ông để lại. Một trong những đặc quyền của Thiên Chúa là đặc quyền "ban cho" và bây giờ, ở cuối của cuộc hành trình Xuất Hành, dân Israel, người lãnh nhận hồng ân, như một người con, bước vào Đất của Lời Hứa đã được hoàn thành. Thời gian lang thang, dưới những túp lều, trong một cuộc sống được đánh dấu bằng sự mong manh, đã qua. Giờ đây bắt đầu những ngày hồng phúc của ổn định, niềm vui xây dựng nhà cửa, trồng nho và được sống an ninh (x. Đnl 8:7-13). Nhưng nó cũng là thời gian của cám dỗ thờ ngẫu tượng; của việc trở nên ô uế với các dân ngoại; của tự túc tự cường làm cho người ta quên đi nguồn gốc của hồng ân. Vì vậy, tác giả Thánh Vịnh nhắc lại những cảnh nhục nhằn và những quân thù, một thực tại chết chóc mà Chúa, lại một lần nữa, tỏ Mình ra như Vị Cứu Tinh, "Chính Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời; và giải thoát ta khỏi tay thù địch, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" (các câu 23-24).
Lúc này một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào chúng ta có thể biến Thánh Vịnh này thành của mình, làm thế nào chúng ta có thể làm cho Thánh Vịnh này thành lời cầu nguyện riêng của mình? Điều nối kết phần mở đầu với phần kết thúc của bài Thánh Vịnh là điều quan trọng: điều đó chính là việc tạo dựng. Chúng ta hãy trở về điểm này: việc tạo dựng như một món quà tuyệt vời của Thiên Chúa mà nhờ đó chúng ta sống, trong đó Ngài tự tỏ Mình ra trong sự nhân lành và cao cả của Ngài. Vì vậy, hãy coi việc tạo dựng như một hồng ân của Thiên Chúa, là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta. Sau đó là lịch sử cứu độ. Tất nhiên, chúng ta có thể nói rằng cuộc giải phóng khỏi Ai Cập, thời gian trong hoang địa, việc vào Đất Hứa và sau đó các vấn đề khác, là những điều rất xa vời đối với chúng ta; chúng không phải là một phần của lịch sử của chúng ta. Nhưng chúng ta phải chú ý đến cấu trúc cơ bản của kinh nguyện này. Cấu trúc cơ bản là dân Israel nhớ lại lòng nhân lành của Chúa. Trong lịch sử của họ có nhiều thung lũng tối tăm, có nhiều đoạn đường khó khăn và chết chóc, nhưng dân Israel nhớ rằng Thiên Chúa nhân lành, và họ có thể khắc phục thung lũng tối tăm trong thung lũng sự chết, bởi vì họ nhớ. Dân Israel nhớ đến lòng nhân lành của Chúa và quyền năng của Ngài; rằng lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và điều này cũng rất quan trọng đối với chúng ta: nhớ đến lòng nhân lành của Chúa: Việc tưởng nhớ trở thành sức mạnh của hy vọng. Việc tưởng nhớ cho chúng ta biết: Thiên Chúa là ai, Thiên Chúa là Đấng nhân lành, lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và như vậy việc tưởng nhớ sẽ mở ra một con đường dẫn đến tương lai, là ánh sáng và ngôi sao hướng dẫn chúng ta, ngay cả trong bóng tối của một ngày, của một thời điểm. Chúng ta cũng hãy nhớ lại những điều tốt lành; hãy nhớ đến tình yêu vĩnh cửu và đầy thương xót của Thiên Chúa. Lịch sử dân Israel cũng đã là một phần của ký ức chúng ta, việc Thiên Chúa đã tỏ Mình ra thế nào, đã tạo cho Ngài một dân riêng thế nào. Rồi Thiên Chúa đã làm người, một người trong chúng ta: Người đã sống với chúng ta, đã chịu đau khổ với chúng ta, và đã chết cho chúng ta. Người vẫn còn ở lại với chúng ta trong Bí Tích và Lời Chúa. Đó là một lịch sử, một tưởng nhớ về sự tốt lành của Thiên Chúa, là điều bảo đảm với chúng ta về lòng nhân lành của Ngài: tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và rồi ra, trong hai ngàn năm lịch sử Hội Thánh, một lần nữa, luôn luôn có sự tốt lành của Chúa. Sau những ngày đen tối trong những cuộc bách hại của Đức Quốc Xã và Cộng sản, Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta. Ngài đã cho chúng ta thấy rằng Ngài là Đấng nhân lành, rằng Ngài có quyền năng, và rằng lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và, như sự hiện diện của ký ức về sự tốt lành của Thiên Chúa giúp đỡ chúng ta và trở thành một ngôi sao hy vọng cho chúng ta trong lịch sử chung và tập thể của mình, mỗi người trong chúng ta cũng có một lịch sử cứu độ riêng của mình, chúng ta cần phải thực sự tận dụng lịch sử này, luôn luôn nhớ đến những điều cao cả mà Chúa cũng đã làm trong cuộc đời tôi, để có thể tín thác: lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và nếu hôm nay tôi đang ở trong đêm trường tăm tối, ngày mai Ngài sẽ giải thoát tôi, vì lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời.
Chúng ta hãy trở về với bài Thánh Vịnh, vì ở đoạn cuối, nó trở lại việc tạo dựng. Thánh Vịnh nói: Chúa "ban lương thực cho tất cả chúng sinh, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" (câu 25). Kinh nguyện của Thánh Vịnh kết thúc bằng một lời mời gọi chúc tụng: "Hãy cảm tạ Thiên Chúa trên Trời, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời." Chúa là một người Cha nhân lành và quan phòng, Ngài ban gia nghiệp cho con cái Ngài và cung cấp cho mọi loài lương thực để sống. Thiên Chúa, Đấng tạo ra các tầng trời, trái đất và ánh sáng tuyệt vời trên trời, đã đi vào lịch sử nhân loại để mang lại ơn cứu độ cho tất cả con cái Mình, là Thiên Chúa tràn ngập vũ trụ với sự hiện diện tốt lành của Ngài, chăm sóc cho sự sống và ban cho chúng ta cơm bánh. Quyền năng vô hình của Đấng Tạo Hóa và Chúa, mà bài Thánh Vịnh tuyên dương, được tỏ bày trong sự bé nhỏ và rõ ràng của tấm bánh mà Ngài ban cho chúng ta, nhờ đó mà Ngài làm cho chúng ta được sống. Như thế lương thực (bánh) hằng ngày này tượng trưng cho và gồm tóm tình yêu của Thiên Chúa như người Cha, và mở ra trước mặt chúng việc "bánh hằng sống" của Tân Ước, là Thánh Thể, được thể hiện, là bánh đồng hành với chúng ta trong cuộc sống như các tín hữu, và cho chúng ta hưởng trước niềm vui của Bữa Tiệc Thiên Sai cuối cùng trên Thiên Đàng.
Thưa anh chị em, lời chúc tụng và ngợi khen của Thánh Vịnh 136 đã cho phép chúng ta vạch lại những giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử cứu độ, đến tận mầu nhiệm Vượt Qua, trong đó hành động cứu độ của Thiên Chúa đạt đến tột đỉnh của nó. Vì vậy với niềm vui biết ơn, chúng ta hãy tôn vinh Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Độ và Người Cha chung thủy, Đấng "yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài, để những ai tin vào Người Con ấy không bị hư mất, mà được sự sống đời đời" (Ga 3:16). Đến thời sự viên mãn, Con Thiên Chúa đã đến làm người để hiến mạng sống Người, để ban ơn cứu độ cho mỗi người chúng ta, và Người cũng hiến Mình như bánh trong Mầu Nhiệm Thánh Thể để cho chúng ta được vào Giao Ước của Người, biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa. Chính ở cao điểm này mà chúng ta đạt đến lòng thương xót của Thiên Chúa và sự siêu phàm của “tình thương muôn đời” của Ngài.
Vì vậy, tôi muốn kết luận bài giáo lý này bằng cách mượn những lời mà Thánh Gioan viết trong Thư Thứ Nhất của ngài, là những lời mà chúng ta phải luôn liên tưởng đến trong khi cầu nguyện: "Anh em hãy xem tình yêu mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta cao cả dường nào, đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là thế." (1 Ga 3:1). Xin cám ơn.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười sáu về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêdictô XVI, được ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Thứ Tư ngày 19 tháng 10, năm 2011. Hôm nay, ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện. Lần này ngài nói về Thánh Vịnh 136.
* * *
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em suy niệm về một Thánh Vịnh tóm tắt toàn thể lịch sử cứu độ như được kể lại cho chúng ta trong chứng từ của Cựu Ước. Đây là một thánh thi chúc tụng tôn vinh Chúa vì biết bao lần Ngài đã tỏ bày lòng nhân lành của Ngài trong suốt dòng lịch sử nhân loại, là Thánh Vịnh 136 - hay 135 theo truyền thống La Hy.
Một kinh nguyện tạ ơn trọng thể, được gọi là "Bài Allêluia Lớn", Thánh Vịnh này theo truyền thống được hát vào cuối bữa ăn Vượt Qua của người Do Thái, và có lẽ cũng đã được Chúa Giêsu dùng để cầu nguyện trong khi mừng lễ Vượt Qua cuối cùng với các môn đệ của Người; Thành Vịnh này có vẻ như được các thánh sử nói đến trong chú thích của các ngài: "Sau khi các ngài đã hát một bài thánh thi, các ngài đã đi đến Núi Cây Dầu" (x. Mt 26:30, Mc 14:26). Như thế chân trời ngợi khen soi sáng con đường khó khăn đến Golgotha. Toàn thể Thánh Vịnh 136 được khai triển dưới hình thức một kinh cầu với câu đáp "vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" được lặp đi lặp lại. Từ đầu đến cuối bài thánh thi liệt kê rất nhiều kỳ công của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại và những sự can thiệp liên tục của Ngài để giúp đỡ dân Ngài; và mỗi công bố về hành động cứu độ của Chúa được đáp lại bằng đáp ca nói lên động lực chính của lời chúc tụng: tình thương muôn thủa của Thiên Chúa, một tình thương mà, theo từ Do Thái được sử dụng bao hàm ý nghĩa trung tín, thương xót, nhân hậu, ân sủng, và ân cần chăm sóc. Một động lực như thế thống nhất hóa toàn thể bài Thánh Vịnh, luôn luôn được lặp đi lặp lại dưới cùng một hình thức, trong khi các biến cố rõ ràng và hệ biến được thay đổi: việc tạo dựng, việc giải thoát trong cuộc Xuất Hành, hồng ân có đất đai, sự giúp đỡ và quan phòng không ngừng của Chúa đối với dân Ngài và mỗi tạo vật.
Sau một lời mời gọi tạ ơn Thiên Chúa tối cao được lập lại ba lần (câu 1-3), chúng ta mừng Chúa như Đấng đã làm "những kỳ công" (câu 4), mà kỳ công thứ nhất là việc tạo ra các tầng trời, trái đất, các ngôi sao (câu 5-9). Thế giới được tạo thành không phải chỉ đơn thuần là một cảnh mà trong đó hành động cứu độ của Thiên Chúa bước vào, nhưng là cảnh mở đầu cho hành động kỳ diệu này. Với việc tạo dựng, Chúa tự tỏ Mình ra trong tất cả sự thiện mỹ của Ngài. Ngài tự Mình liên lụy với sự sống bằng cách tỏ lộ thiện tâm mà từ đó nảy sinh tất cả mọi hành động cứu độ khác. Và bài Thánh Vịnh của chúng ta, trong khi lặp lại chương thứ nhất của Sách Sáng Thế Ký, tóm lược thế giới được tạo thành trong các yếu tố chính của nó, với việc nhấn mạnh đặc biệt đến các vầng sáng lớn, mặt trời, mặt trăng và các vì sao, là những tạo vật xinh đẹp cai trị ban ngày và ban đêm. Ở đây không đề cập đến đến việc tạo dựng con người, nhưng con người luôn có ở đó, mặt trời và mặt trăng được tạo dựng cho con người, để đánh dấu thời gian của con người, đặt con người trong liên hệ với Đấng Tạo Hóa, đặc biệt là qua dấu chỉ của các mùa phụng vụ.
Thực ra, chính là lễ Vượt Qua, được nhắc đến ngay sau đó, sang đến việc tự tỏ Mình ra của Thiên Chúa trong lịch sử, bắt đầu với biến cố trọng đại là việc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, việc Xuất Hành, vạch lại trong đó những yếu tố quan trọng nhất: cuộc giải phóng khỏi Ai Cập bằng bệnh dịch giết hại con đầu lòng của người Ai Cập; cuộc khởi hành ra khỏi Ai Cập; vượt qua Biển Đỏ, cuộc hành trình trong vùng hoang địa cho đến khi tiến vào Đất Hứa (các câu 10-20). Chúng ta đang ở thời điểm ban đầu của lịch sử dân Israel. Thiên Chúa đã can thiệp bằng quyền năng của Ngài để dẫn dân Ngài đến tự do; qua ông Môsê, sứ giả của Ngài, Ngài đã cho Pharao biết Ngài là ai, bằng cách tỏ Mình ra trong tất cả sự oai hùng của Ngài, và cuối cùng, bẻ cong sức kháng cự của người Ai Cập bằng tai họa khủng khiếp là cái chết của các con đầu lòng của chúng. Vì vậy, dân Israel có thể rời khỏi đất nô lệ với vàng của những kẻ áp bức của họ (x. Xh 12:35-36), và "với tay giơ cao" (Xh 14:8), trong dấu hiệu vui mừng đắc thắng. Ngay cả ở Biển Đỏ, Chúa cũng hành động với quyền năng đầy thương xót. Trước mặt một dân Israel hoảng sợ khi thấy người Ai Cập đang đuổi theo mình, đến nỗi hối hận vì đã rời bỏ Ai Cập (x. Xh 14:10-12), Thiên Chúa, như Thánh Vịnh của chúng ta nói, "đã chia Biển Đỏ làm hai [...] cho dân Israel đi qua ở giữa [...] lật đổ Pharao và đạo binh của hắn" (các câu 13-15). Hình ảnh Biển Đỏ bị "chia" làm hai dường như gợi lên ý tưởng về biển cả như một con quái vật khổng lồ bị chặt làm đôi, và như thế trở thành vô hại. Quyền năng của Chúa chinh phục quyền lực nguy hiểm của những sức mạnh thiên nhiên cũng như quân sự do con người bố trí: biển cả, dường như có vẻ cản đường dân Thiên Chúa, đã để cho dân Israel đi qua khô ráo và sau đó dập lại trên người Ai Cập và cuốn chúng đi. "Bàn tay oai hùng và cánh tay dang ra (uy quyền)” của Chúa (x. Đnl 5:15, 7,19, 26,8) được tỏ ra cùng tất cả quyền năng: những kẻ áp bức bất công đã bị đánh bại, bị nước biển nuốt đi, trong khi dân Thiên Chúa "đi qua giữa biển" để tiếp tục cuộc hành trình đến tự do của mình.
Thánh Vịnh của chúng ta giờ đây nói đến cuộc cuộc hành trình này bằng cách nhắc lại cuộc hành hương dài về miền Đất Hứa của dân Israel bằng một câu ngắn: "Chúa dẫn đưa dân Ngài qua hoang địa, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" (câu 16). Những từ này tóm tắt kinh nghiệm kéo dái bốn mươi năm, một thời gian quyết định đối với dân Israel, là dân được Chúa hướng dẫn, học sống bằng đức tin, sống trong sự vâng phục và tuân hành Lề Luật của Thiên Chúa. Đây là những năm tháng khó khăn, được đánh dấu bằng sự khắc nghiệt của cuộc sống trong hoang địa, nhưng cũng là những năm hạnh phúc, những năm tin tưởng vào Chúa, một sự tin tưởng như con thảo; đây là thời "còn trẻ" như được ngôn sứ Giêrêmia định nghĩa khi ông thay mặt Chúa mà nói với dân Israel, bằng những lời diễn tả đầy ân cần và nhung nhớ: "Ta nhớ lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ, tình yêu của ngươi khi ngươi mới thành hôn, lúc ngươi theo Ta trong hoang địa, trên vùng đất chẳng ai gieo trồng." (Gr. 2:2). Chúa, như mục tử của Thánh Vịnh 23 mà chúng ta đã suy niệm trong một bài giáo lý trước đây, dẫn dắt dân Ngài trong bốn mươi năm, giáo dục và yêu thương họ, đưa họ đến vùng Đất Hứa, chinh phục ngay cả những cuộc kháng cự và sự thù nghịch của các dân địch thù, muốn cản trở họ trên con đường cứu độ (x. các câu 17-20).
Trong danh sách "những kỳ công tuyệt vời" mà Thánh Vịnh của chúng ta kể ra, chúng ta đi đến giây phút lãnh nhận hồng ân cùng, qua việc thực hiện lời Thiên Chúa hứa với các Tổ Phụ: "Ngài ban cho họ đất làm gia nghiệp, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời! Một gia nghiệp cho tôi tớ Ngài là Israel, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời." (các câu 21-22). Trong việc chúc tụng tình yêu vĩnh cửu của Chúa, người ta hiện tại hóa việc tưởng niệm hồng ân có đất, một hồng ân mà dân chúng phải lãnh nhận, mà chưa bao giờ coi là mình sở hữu, bằng cách sống liên tục trong một thái độ cảm tạ đón nhận với đầy lòng biết ơn. Dân Israel nhận được đất mà trong đó họ sống như "gia nghiệp", một thuật ngữ nói chung có nghĩa là sở hữu một tài sản nhận được từ người khác, một quyền sở hữu đề cập đặc biệt đến gia sản do cha ông để lại. Một trong những đặc quyền của Thiên Chúa là đặc quyền "ban cho" và bây giờ, ở cuối của cuộc hành trình Xuất Hành, dân Israel, người lãnh nhận hồng ân, như một người con, bước vào Đất của Lời Hứa đã được hoàn thành. Thời gian lang thang, dưới những túp lều, trong một cuộc sống được đánh dấu bằng sự mong manh, đã qua. Giờ đây bắt đầu những ngày hồng phúc của ổn định, niềm vui xây dựng nhà cửa, trồng nho và được sống an ninh (x. Đnl 8:7-13). Nhưng nó cũng là thời gian của cám dỗ thờ ngẫu tượng; của việc trở nên ô uế với các dân ngoại; của tự túc tự cường làm cho người ta quên đi nguồn gốc của hồng ân. Vì vậy, tác giả Thánh Vịnh nhắc lại những cảnh nhục nhằn và những quân thù, một thực tại chết chóc mà Chúa, lại một lần nữa, tỏ Mình ra như Vị Cứu Tinh, "Chính Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời; và giải thoát ta khỏi tay thù địch, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" (các câu 23-24).
Lúc này một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào chúng ta có thể biến Thánh Vịnh này thành của mình, làm thế nào chúng ta có thể làm cho Thánh Vịnh này thành lời cầu nguyện riêng của mình? Điều nối kết phần mở đầu với phần kết thúc của bài Thánh Vịnh là điều quan trọng: điều đó chính là việc tạo dựng. Chúng ta hãy trở về điểm này: việc tạo dựng như một món quà tuyệt vời của Thiên Chúa mà nhờ đó chúng ta sống, trong đó Ngài tự tỏ Mình ra trong sự nhân lành và cao cả của Ngài. Vì vậy, hãy coi việc tạo dựng như một hồng ân của Thiên Chúa, là điều quan trọng đối với tất cả chúng ta. Sau đó là lịch sử cứu độ. Tất nhiên, chúng ta có thể nói rằng cuộc giải phóng khỏi Ai Cập, thời gian trong hoang địa, việc vào Đất Hứa và sau đó các vấn đề khác, là những điều rất xa vời đối với chúng ta; chúng không phải là một phần của lịch sử của chúng ta. Nhưng chúng ta phải chú ý đến cấu trúc cơ bản của kinh nguyện này. Cấu trúc cơ bản là dân Israel nhớ lại lòng nhân lành của Chúa. Trong lịch sử của họ có nhiều thung lũng tối tăm, có nhiều đoạn đường khó khăn và chết chóc, nhưng dân Israel nhớ rằng Thiên Chúa nhân lành, và họ có thể khắc phục thung lũng tối tăm trong thung lũng sự chết, bởi vì họ nhớ. Dân Israel nhớ đến lòng nhân lành của Chúa và quyền năng của Ngài; rằng lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và điều này cũng rất quan trọng đối với chúng ta: nhớ đến lòng nhân lành của Chúa: Việc tưởng nhớ trở thành sức mạnh của hy vọng. Việc tưởng nhớ cho chúng ta biết: Thiên Chúa là ai, Thiên Chúa là Đấng nhân lành, lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và như vậy việc tưởng nhớ sẽ mở ra một con đường dẫn đến tương lai, là ánh sáng và ngôi sao hướng dẫn chúng ta, ngay cả trong bóng tối của một ngày, của một thời điểm. Chúng ta cũng hãy nhớ lại những điều tốt lành; hãy nhớ đến tình yêu vĩnh cửu và đầy thương xót của Thiên Chúa. Lịch sử dân Israel cũng đã là một phần của ký ức chúng ta, việc Thiên Chúa đã tỏ Mình ra thế nào, đã tạo cho Ngài một dân riêng thế nào. Rồi Thiên Chúa đã làm người, một người trong chúng ta: Người đã sống với chúng ta, đã chịu đau khổ với chúng ta, và đã chết cho chúng ta. Người vẫn còn ở lại với chúng ta trong Bí Tích và Lời Chúa. Đó là một lịch sử, một tưởng nhớ về sự tốt lành của Thiên Chúa, là điều bảo đảm với chúng ta về lòng nhân lành của Ngài: tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và rồi ra, trong hai ngàn năm lịch sử Hội Thánh, một lần nữa, luôn luôn có sự tốt lành của Chúa. Sau những ngày đen tối trong những cuộc bách hại của Đức Quốc Xã và Cộng sản, Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta. Ngài đã cho chúng ta thấy rằng Ngài là Đấng nhân lành, rằng Ngài có quyền năng, và rằng lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và, như sự hiện diện của ký ức về sự tốt lành của Thiên Chúa giúp đỡ chúng ta và trở thành một ngôi sao hy vọng cho chúng ta trong lịch sử chung và tập thể của mình, mỗi người trong chúng ta cũng có một lịch sử cứu độ riêng của mình, chúng ta cần phải thực sự tận dụng lịch sử này, luôn luôn nhớ đến những điều cao cả mà Chúa cũng đã làm trong cuộc đời tôi, để có thể tín thác: lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời. Và nếu hôm nay tôi đang ở trong đêm trường tăm tối, ngày mai Ngài sẽ giải thoát tôi, vì lòng thương xót của Ngài tồn tại đến muôn đời.
Chúng ta hãy trở về với bài Thánh Vịnh, vì ở đoạn cuối, nó trở lại việc tạo dựng. Thánh Vịnh nói: Chúa "ban lương thực cho tất cả chúng sinh, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời" (câu 25). Kinh nguyện của Thánh Vịnh kết thúc bằng một lời mời gọi chúc tụng: "Hãy cảm tạ Thiên Chúa trên Trời, vì tình thương của Ngài tồn tại đến muôn đời." Chúa là một người Cha nhân lành và quan phòng, Ngài ban gia nghiệp cho con cái Ngài và cung cấp cho mọi loài lương thực để sống. Thiên Chúa, Đấng tạo ra các tầng trời, trái đất và ánh sáng tuyệt vời trên trời, đã đi vào lịch sử nhân loại để mang lại ơn cứu độ cho tất cả con cái Mình, là Thiên Chúa tràn ngập vũ trụ với sự hiện diện tốt lành của Ngài, chăm sóc cho sự sống và ban cho chúng ta cơm bánh. Quyền năng vô hình của Đấng Tạo Hóa và Chúa, mà bài Thánh Vịnh tuyên dương, được tỏ bày trong sự bé nhỏ và rõ ràng của tấm bánh mà Ngài ban cho chúng ta, nhờ đó mà Ngài làm cho chúng ta được sống. Như thế lương thực (bánh) hằng ngày này tượng trưng cho và gồm tóm tình yêu của Thiên Chúa như người Cha, và mở ra trước mặt chúng việc "bánh hằng sống" của Tân Ước, là Thánh Thể, được thể hiện, là bánh đồng hành với chúng ta trong cuộc sống như các tín hữu, và cho chúng ta hưởng trước niềm vui của Bữa Tiệc Thiên Sai cuối cùng trên Thiên Đàng.
Thưa anh chị em, lời chúc tụng và ngợi khen của Thánh Vịnh 136 đã cho phép chúng ta vạch lại những giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử cứu độ, đến tận mầu nhiệm Vượt Qua, trong đó hành động cứu độ của Thiên Chúa đạt đến tột đỉnh của nó. Vì vậy với niềm vui biết ơn, chúng ta hãy tôn vinh Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Độ và Người Cha chung thủy, Đấng "yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài, để những ai tin vào Người Con ấy không bị hư mất, mà được sự sống đời đời" (Ga 3:16). Đến thời sự viên mãn, Con Thiên Chúa đã đến làm người để hiến mạng sống Người, để ban ơn cứu độ cho mỗi người chúng ta, và Người cũng hiến Mình như bánh trong Mầu Nhiệm Thánh Thể để cho chúng ta được vào Giao Ước của Người, biến chúng ta thành con cái Thiên Chúa. Chính ở cao điểm này mà chúng ta đạt đến lòng thương xót của Thiên Chúa và sự siêu phàm của “tình thương muôn đời” của Ngài.
Vì vậy, tôi muốn kết luận bài giáo lý này bằng cách mượn những lời mà Thánh Gioan viết trong Thư Thứ Nhất của ngài, là những lời mà chúng ta phải luôn liên tưởng đến trong khi cầu nguyện: "Anh em hãy xem tình yêu mà Chúa Cha đã ban cho chúng ta cao cả dường nào, đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là thế." (1 Ga 3:1). Xin cám ơn.
Ngày Quốc Tế cho Người Di Cư và Tị Nạn: Di Dân và Tân Phúc Âm Hóa
Bùi Hữu Thư
15:22 20/10/2011
Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Vegliò |
Trình bầy điệp văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI ngày thứ ba tới tại Vatican
Rôma, Thứ sáu 21 tháng 10, 2011 (Le Monde vu de Rome) – "Di Dân và Tân Phúc Âm Hóa"" đây là chủ đề của điệp văn của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho Ngày " Quốc Tế cho Người Di Cư và Tị Nạn" năm thứ 98, sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng, 2012.
Điệp văn của Đức Thánh Cha sẽ được Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Vegliò, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về mục vụ cho người di cư và các người bị sơ tán, trình bầy tại Vatican ngày thứ Ba sắp tới, 25 tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục Vegliò sẽ được Đức Giám Mục Joseph Kalathiparambil, thư ký của cùng một hội đồng, và Linh mục Gabriele Ferdinando Bentoglio, C.S., thư ký phụ tá tháp tùng.
Điệp văn sẽ được phổ biến vào cuối ngày bằng tiếng Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ba Lan.
Assisi và chủ nghĩa chiết trung
Vũ Văn An
23:46 20/10/2011
Năm 1986, bất chấp sự chống đối của nhiều giới Kitô Giáo, Đức Gioan Phaolô II vẫn tiến hành cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới, tại Assisi, để cầu nguyện cho hòa bình. Dù cuộc gặp gỡ này đã đẩy mạnh sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tôn giáo, thăng tiến tình hữu nghị giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo hoàn cầu để hỗ trợ các sáng kiến hòa bình cụ thể, nó vẫn không tránh khỏi bị chỉ trích là theo chủ nghĩa chiết trung, đạo nào cũng tốt.
Nhóm chỉ trích mạnh nhất dĩ nhiên là nhóm của Tổng Giám Mục Lefèbre. Nhóm này rất kỳ vọng tân giáo hoàng Bênêđíctô XVI sẽ hủy bỏ cuộc gặp gỡ này, vì khi còn là hồng y, có lúc ngài tỏ ra dè dặt đối với nó, và dù sao, ngài vẫn là người mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa tương đối tôn giáo.
Ấy thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ Assisi năm 2006 để đánh dấu 20 năm cuộc gặp gỡ 1986, với sự tham dự của Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Thần Giáo, Đức Bênêđíctô XVI đã lên tiếng ca tụng cuộc gặp gỡ ấy, mô tả nó như “một sứ điệp sống động thăng tiến hòa bình và như một biến cố để lại dấu ấn trên lịch sử thời đại ta”. Ngài cũng ca ngợi cái nhìn thông sáng và tính hợp thời trong sáng kiến của vị tiền nhiệm, 2 đặc tính mà lịch sử nhân loại trong 20 năm qua đã chứng minh.
Thực vậy, với sự xụp đổ của các chế độ Cộng Sản Đông Âu, kết thúc Chiến Tranh Lạnh, người ta mơ ước có được một thế giới khác, trong đó liên hệ hoà bình giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa, trong ngữ cảnh một luật quốc tế chung biết tôn trọng chân lý, công lý và liên đới, được triển khai, thoát khỏi cơn ác mộng của chiến tranh. Thực tế, việc đó không xẩy ra như mong muốn. Trái lại, thiên niên kỷ thứ ba đã mở màn bằng khủng bố và bạo lực… khiến người ta có cảm tưởng rằng không phải chỉ có đa nguyên văn hóa mà cả đa nguyên tôn giáo nữa đang trở thành nguyên nhân bất ổn hay đe doạ cho viễn ảnh hòa bình.
Thực tại ấy, theo Đức Bênêđíctô XVI, đã làm nổi bật nhiều nét tiên tri chính xác nơi sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II khi triệu tập cuộc gặp gỡ liên tôn tại Assisi năm 1986. Sứ điệp nhất quán và minh nhiên của nó là: tôn giáo phải là người loan báo hòa bình.
Biện giải cho sứ điệp ấy, Đức Bênêđíctô XVI trích dẫn Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Vatican II “Ta không thể cầu cùng Thiên Chúa, Cha của mọi người, cách thực sự nếu ta đối xử với bất cứ ai một cách thiếu tình huynh đệ, vì mọi người đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa” (số 5). Nhìn nhận Thiên Chúa hiện hữu bao hàm phải coi mọi con người nhân bản khác là anh em. Thành thử, niềm tin tôn giáo trưởng thành vào một Thiên Chúa tạo dựng muôn loài và là Cha mọi người phải khuyến khích các mối liên hệ huynh đệ phổ quát giữa mọi con người nhân bản.
Ngài cũng cho rằng trong mọi truyền thống tôn giáo vĩ đại của thế giới, người ta đều tìm được chứng cớ hiển nhiên về mối liên kết chặt chẽ giữa tương quan với Thiên Chúa và nền đạo đức tình yêu. Tương quan với Thiên Chúa là chiều thẳng, tương quan với con người là chiều ngang của cùng thực tại yêu thương, cần thiết để xây dựng hòa bình. Muốn xây dựng được hòa bình ấy, các con đường văn hóa, chính trị và kinh tế quan trọng đã đành, nhưng trước hết, người ta cần đến cầu nguyện.
Đó chính là chủ điểm của Assisi 1986. Tại đó, các đại diện của nhiều tôn giáo khác nhau đã lớn tiếng chứng minh rằng cầu nguyện không chia rẽ nhưng hợp nhất và là yếu tố quyết định cho một khoa sư phạm hữu hiệu của hòa bình, đặt bản lề trên tình bạn, chấp nhận và đối thoại với nhau giữa người của nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Nói như thế rồi, Đức Bênêđictô XVI trực diện bàn đến khía cạnh được nhiều Kitô hữu thuộc đủ khuynh hướng tỏ ra quan tâm, lo lắng: chủ nghĩa chiết trung. Ngài cho hay cần phải bảo đảm để đừng để cuộc gặp gỡ Assisi rơi vào lối giải thích chiết trung dựa trên ý niệm duy tương đối, làm sai lạc điều mà chính Đức Gioan Phaolô II quen gọi là “tinh thần Assisi”.
Lối giải thích ấy không phải là ý hướng của vị tiền nhiệm, vì ngay từ đầu, ngài đã tuyên bố rõ ràng rằng: “Sự kiện chúng ta tới đây không bao hàm bất cứ ý định nào muốn đi tìm một đồng thuận tôn giáo giữa chúng ta hay thương lượng các xác tín trong đức tin của ta. Nó cũng không muốn nói rằng: các tôn giáo có thể hoà hợp với nhau trên bình diện một dấn thân chung vào một dự án thế trần… Nó cũng không phải là một tương nhượng đối với chủ nghĩa tương đối về các tín ngưỡng tôn giáo”.
Đức Bênêđíctô XVI muốn nhắc lại nguyên tắc ấy làm tiền đề cho bất cứ cuộc đối thoại liên tôn nào. Ngài cho rằng: giống Kitô hữu, các tín hữu của các tôn giáo khác biết rõ: trong cầu nguyện, họ có được cảm nghiệm đặc biệt với Thiên Chúa và từ cảm nghiệm ấy, họ rút ra được nhiều sáng kiến hữu hiệu để dấn thân phục vụ hòa bình. Nhưng cần phải tránh những mơ hồ không thích đáng. Do đó, dù gặp gỡ nhau để cầu nguyện cho hòa bình, lời cầu nguyện này phải theo những cách thế riêng của mỗi tôn giáo. Ngài cho rằng quyết định của năm 1986 đã như thế rồi và đến nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn tôn trọng quyết định ấy. Sự đồng qui các dị biệt không được chuyên chở theo mình ấn tượng đầu hàng chủ nghĩa tương đối, một chủ nghĩa bác bỏ ý nghĩa của chính chân lý và khả thể đạt được chân lý ấy.
Bàn thờ Phật tựa vào nhà tạm
Quan điểm hết sức rõ ràng như thế của hai vị giáo hoàng liên tiếp vẫn không làm những người chỉ trích dừng lại suy nghĩ. Họ tiếp tục gọi sáng kiến của hai vị là “Đa Tôn Giáo” (Panreligion) và tiếp tục lo âu trước cảnh tượng (tưởng tượng?) Đạt La Lạt Ma dựng tượng Phật Buddha tựa vào nhà tạm Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Assisi, coi nó là biểu tượng cụ thể của chủ nghĩa chiết trung và duy tương đối tôn giáo. Những lời của Đức Bênêđíctô XVI bị họ coi như trò chơi chữ (xem Inadmissible Concessions, Once Again, Marian T. Horvat, Ph.D, tại http://www.traditioninaction.org/religious/m011rpRatzingerConcessions.html)
Thái độ ấy khiến Đức Bênêđíctô XVI, ngày 18 tháng 6 năm 2007, nhân tới Assisi chủ tọa lễ kỷ niệm 800 năm ngày Thánh Phanxicô hồi tâm, đã lên tiếng quả quyết rằng tinh thần hòa bình giữa các tôn giáo, được Thánh Phanxicô và Đức Gioan Phaolô II cổ vũ, không phải là chủ nghĩa chiết trung. Trái lại, đó là “một trực giác đầy tiên tri và là giờ phút của hồng ân”. Ngài cho rằng: tinh thần Assisi là tinh thần “chống lại tinh thần bạo lực, chống lại việc lạm dụng tôn giáo làm cớ cho bạo lực”
Đức Bênêđíctô XVI nói thêm: “Assisi nói với ta rằng trung thành với xác tín tôn giáo riêng của ta , trung thành trên hết với Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, không được phát biểu bằng bạo lực và bất khoan dung, nhưng bằng thành thực tôn trọng người khác trong đối thoại, trong sứ điệp kêu gọi cho tự do và lý lẽ, trong hoạt động cho hòa bình và hòa giải”.
Ngày 4 tháng 3 năm 2011 vừa qua, để trả lời một mục sư của phái Luthêrô, Đức Bênêđictô XVI viết: “tôi hiểu rõ quan tâm của mục sư đối với việc tham dự cuộc gặp gỡ tại Assisi. Tuy nhiên, việc kỷ niệm này cần phải được cử hành cách nào đó và, sau khi xem sét mọi việc, tôi cho rằng điều tốt nhất đối với tôi là đích thân tới đó để có thể xác định hướng đi cho mọi chuyện. Tuy thế, tôi sẽ làm mọi sự để lối giải thích chiết trung hay duy tương đối về biến cố này sẽ không thể có và nhờ thế điều còn lại vẫn là điều tôi luôn tin và tuyên xưng mà tôi đã lưu ý toàn thể Giáo Hội với [Tuyên Ngôn] Dominus Jesus”
Câu trên đã được Đức Hồng Y Burke trích dẫn tại hội nghị của những người Công Giáo cổ truyền họp tại Rôma đầu năm nay. Ai cũng biết, Tuyên Ngôn Dominus Jesus là một trong các cao điểm tín lý của Đức Hồng Y Ratzinger, hồi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tuyên ngôn có đoạn viết: “Đức tin thần học (chấp nhận chân lý do Thiên Chúa Ba Ngôi mạc khải) thường bị đồng hóa với tín ngưỡng của các tôn giáo khác, một tín ngưỡng chỉ là cảm nghiệm tôn giáo còn đang trên đường truy tầm chân lý tuyệt đối và vẫn còn đang thiếu việc thuận theo (assent) Thiên Chúa, Đấng đã tự tỏ mình ra. Đó là một trong các lý do tại sao các khác biệt giữa Kitô Giáo và các tôn giáo khác có khuynh hướng đôi lúc bị rút gọn đến độ biến mất” (số 7). Đức Bênêđíctô XVI chắc chắn mang theo nhận định ấy khi tới Assisi vào cuối tháng này (xem http://the-hermeneutic-of-continuity.blogspot.com/2011/10/pope-benedict-determined-to-stop.html)
Như một cuộc hành hương
Bản tin Zenit ngày 19 tháng 10, 2011 cho hay: với cuộc diễn hành tới Quảng Trường Thánh Phanxicô vào tuần tới, 176 nhà lãnh đạo tôn giáo và đại diện những người vô tín ngưỡng thế giới sẽ chứng tỏ rằng bất cứ ai cũng nên trở thành một người hành hương lên đường tìm sự thật. Đúng như thế, vì biến cố ngày 27 tới, tập chú vào suy niệm, đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới, để kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ Assisi do Đức Gioan Phaolô II tổ chức, sẽ có chủ đề là “Hành hương chân lý, hành hương hòa bình”.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Peter Turkson, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Toà Thánh rất quan tâm tới việc tránh cho người ta có cảm tưởng đây là cuộc gặp gỡ của những người duy chiết trung, một cảm tưởng hết sức dai dẳng có từ cuộc gặp gỡ đầu tiên này. Cũng như bao giờ, đại diện các tôn giáo sẽ cầu nguyện theo lối riêng của mình.
Ngoài người Công Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Thần Giáo và một số đại diện các truyền thống tôn giáo khác, các người vô tín ngưỡng cũng được mời tới Assisi, do sáng kiến “Tiền Đình Dân Ngoại”. Năm nay, người Hồi Giáo sẽ có phái đoàn đông hơn, bất kể các vấn đề xẩy ra tại Ai Cập với việc Đức Thánh Cha kêu gọi phải bảo vệ Kitô hữu Coptic bị tấn công hồi Vọng Giáng Sinh năm rồi.
Đức Hồng Y Turkson nhắc lại lời tuyên bố với người Hồi Giáo tại Berlin của Đức Giáo Hoàng về mục tiêu của cuộc gặp gỡ Assisi: “Qua cuộc gặp gỡ này, chúng tôi muốn phát biểu một cách đơn giản rằng chúng tôi, các tín hữu, có một đóng góp đặc biệt cần làm đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong khi nhìn nhận rằng muốn cho các hành động của mình hữu hiệu, chúng tôi cần phải lớn lên trong đối thoại và quí mến lẫn nhau”.
Theo Đức Hồng Y, sau 25 năm gặp gỡ, “thế giới vẫn cần hòa bình”. Vì thế giới ngày nay đang đương đầu với nhiều thách đối mới: khủng hoảng kinh tế và tài chánh, một cuộc khủng hoảng kéo dài hơn người ta tưởng; khủng hoảng trong các định chế dân chủ và xã hội; khủng hoảng lương thực và môi sinh; khủng hoảng di dân; các hình thức thực dân tế vi hơn; thảm họa liên tiếp của nghèo đói; nạn khủng bố quốc tế không sao kiểm soát được; và những bất bình đẳng mỗi ngày một gia tăng cũng như kỳ thị tôn giáo.
Sau biến cố bạo lực xẩy ra cho người Kitô hữu Coptic tại Ai Cập mới đây, Đức Hồng Y cho rằng “Ta phải nói ‘không’ đối với việc biến tôn giáo thành khí cụ… Bạo lực giữa các tôn giáo là một gương mù làm tha hóa bản sắc đích thực của tôn giáo, che khuất bộ mặt Thiên Chúa, và làm người ta ra xa lạ với đức tin… Con đường của tôn giáo dẫn tới công lý và hòa bình, như cam kết hàng đầu của lương tâm vốn khao khát sự thật và sự thiện, phải có đặc tính một cuộc truy tầm chân lý”.
Đức Hồng Y nói tiếp: “Việc truy tầm chân lý phải là tiền đề để hiểu biết lẫn nhau, để vượt thắng mọi hình thức thiên kiến, nhưng cũng để vượt thắng chủ nghĩa chiết trung nữa, một chủ nghĩa cũng che phủ mất bản sắc… Đối với tất cả chúng ta, tham dự vào con đường chung đi tìm chân lý có nghĩa là ta phải nhìn nhận tính đặc thù của nhau trên căn bản của điều làm ta bình đẳng… và đồng thời khác biệt”. Ngài cũng cho rằng đi tìm chân lý là điều kiện để “đánh bại chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan, những chủ nghĩa nhằm đạt hòa bình bằng cách áp đặt “các xác tín riêng của mình lên người khác”.
Nhóm chỉ trích mạnh nhất dĩ nhiên là nhóm của Tổng Giám Mục Lefèbre. Nhóm này rất kỳ vọng tân giáo hoàng Bênêđíctô XVI sẽ hủy bỏ cuộc gặp gỡ này, vì khi còn là hồng y, có lúc ngài tỏ ra dè dặt đối với nó, và dù sao, ngài vẫn là người mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa tương đối tôn giáo.
Ấy thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ Assisi năm 2006 để đánh dấu 20 năm cuộc gặp gỡ 1986, với sự tham dự của Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Thần Giáo, Đức Bênêđíctô XVI đã lên tiếng ca tụng cuộc gặp gỡ ấy, mô tả nó như “một sứ điệp sống động thăng tiến hòa bình và như một biến cố để lại dấu ấn trên lịch sử thời đại ta”. Ngài cũng ca ngợi cái nhìn thông sáng và tính hợp thời trong sáng kiến của vị tiền nhiệm, 2 đặc tính mà lịch sử nhân loại trong 20 năm qua đã chứng minh.
Thực vậy, với sự xụp đổ của các chế độ Cộng Sản Đông Âu, kết thúc Chiến Tranh Lạnh, người ta mơ ước có được một thế giới khác, trong đó liên hệ hoà bình giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa, trong ngữ cảnh một luật quốc tế chung biết tôn trọng chân lý, công lý và liên đới, được triển khai, thoát khỏi cơn ác mộng của chiến tranh. Thực tế, việc đó không xẩy ra như mong muốn. Trái lại, thiên niên kỷ thứ ba đã mở màn bằng khủng bố và bạo lực… khiến người ta có cảm tưởng rằng không phải chỉ có đa nguyên văn hóa mà cả đa nguyên tôn giáo nữa đang trở thành nguyên nhân bất ổn hay đe doạ cho viễn ảnh hòa bình.
Thực tại ấy, theo Đức Bênêđíctô XVI, đã làm nổi bật nhiều nét tiên tri chính xác nơi sáng kiến của Đức Gioan Phaolô II khi triệu tập cuộc gặp gỡ liên tôn tại Assisi năm 1986. Sứ điệp nhất quán và minh nhiên của nó là: tôn giáo phải là người loan báo hòa bình.
Biện giải cho sứ điệp ấy, Đức Bênêđíctô XVI trích dẫn Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Vatican II “Ta không thể cầu cùng Thiên Chúa, Cha của mọi người, cách thực sự nếu ta đối xử với bất cứ ai một cách thiếu tình huynh đệ, vì mọi người đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa” (số 5). Nhìn nhận Thiên Chúa hiện hữu bao hàm phải coi mọi con người nhân bản khác là anh em. Thành thử, niềm tin tôn giáo trưởng thành vào một Thiên Chúa tạo dựng muôn loài và là Cha mọi người phải khuyến khích các mối liên hệ huynh đệ phổ quát giữa mọi con người nhân bản.
Ngài cũng cho rằng trong mọi truyền thống tôn giáo vĩ đại của thế giới, người ta đều tìm được chứng cớ hiển nhiên về mối liên kết chặt chẽ giữa tương quan với Thiên Chúa và nền đạo đức tình yêu. Tương quan với Thiên Chúa là chiều thẳng, tương quan với con người là chiều ngang của cùng thực tại yêu thương, cần thiết để xây dựng hòa bình. Muốn xây dựng được hòa bình ấy, các con đường văn hóa, chính trị và kinh tế quan trọng đã đành, nhưng trước hết, người ta cần đến cầu nguyện.
Đó chính là chủ điểm của Assisi 1986. Tại đó, các đại diện của nhiều tôn giáo khác nhau đã lớn tiếng chứng minh rằng cầu nguyện không chia rẽ nhưng hợp nhất và là yếu tố quyết định cho một khoa sư phạm hữu hiệu của hòa bình, đặt bản lề trên tình bạn, chấp nhận và đối thoại với nhau giữa người của nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau.
Nói như thế rồi, Đức Bênêđictô XVI trực diện bàn đến khía cạnh được nhiều Kitô hữu thuộc đủ khuynh hướng tỏ ra quan tâm, lo lắng: chủ nghĩa chiết trung. Ngài cho hay cần phải bảo đảm để đừng để cuộc gặp gỡ Assisi rơi vào lối giải thích chiết trung dựa trên ý niệm duy tương đối, làm sai lạc điều mà chính Đức Gioan Phaolô II quen gọi là “tinh thần Assisi”.
Lối giải thích ấy không phải là ý hướng của vị tiền nhiệm, vì ngay từ đầu, ngài đã tuyên bố rõ ràng rằng: “Sự kiện chúng ta tới đây không bao hàm bất cứ ý định nào muốn đi tìm một đồng thuận tôn giáo giữa chúng ta hay thương lượng các xác tín trong đức tin của ta. Nó cũng không muốn nói rằng: các tôn giáo có thể hoà hợp với nhau trên bình diện một dấn thân chung vào một dự án thế trần… Nó cũng không phải là một tương nhượng đối với chủ nghĩa tương đối về các tín ngưỡng tôn giáo”.
Đức Bênêđíctô XVI muốn nhắc lại nguyên tắc ấy làm tiền đề cho bất cứ cuộc đối thoại liên tôn nào. Ngài cho rằng: giống Kitô hữu, các tín hữu của các tôn giáo khác biết rõ: trong cầu nguyện, họ có được cảm nghiệm đặc biệt với Thiên Chúa và từ cảm nghiệm ấy, họ rút ra được nhiều sáng kiến hữu hiệu để dấn thân phục vụ hòa bình. Nhưng cần phải tránh những mơ hồ không thích đáng. Do đó, dù gặp gỡ nhau để cầu nguyện cho hòa bình, lời cầu nguyện này phải theo những cách thế riêng của mỗi tôn giáo. Ngài cho rằng quyết định của năm 1986 đã như thế rồi và đến nay, Giáo Hội Công Giáo vẫn tôn trọng quyết định ấy. Sự đồng qui các dị biệt không được chuyên chở theo mình ấn tượng đầu hàng chủ nghĩa tương đối, một chủ nghĩa bác bỏ ý nghĩa của chính chân lý và khả thể đạt được chân lý ấy.
Bàn thờ Phật tựa vào nhà tạm
Quan điểm hết sức rõ ràng như thế của hai vị giáo hoàng liên tiếp vẫn không làm những người chỉ trích dừng lại suy nghĩ. Họ tiếp tục gọi sáng kiến của hai vị là “Đa Tôn Giáo” (Panreligion) và tiếp tục lo âu trước cảnh tượng (tưởng tượng?) Đạt La Lạt Ma dựng tượng Phật Buddha tựa vào nhà tạm Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Assisi, coi nó là biểu tượng cụ thể của chủ nghĩa chiết trung và duy tương đối tôn giáo. Những lời của Đức Bênêđíctô XVI bị họ coi như trò chơi chữ (xem Inadmissible Concessions, Once Again, Marian T. Horvat, Ph.D, tại http://www.traditioninaction.org/religious/m011rpRatzingerConcessions.html)
Thái độ ấy khiến Đức Bênêđíctô XVI, ngày 18 tháng 6 năm 2007, nhân tới Assisi chủ tọa lễ kỷ niệm 800 năm ngày Thánh Phanxicô hồi tâm, đã lên tiếng quả quyết rằng tinh thần hòa bình giữa các tôn giáo, được Thánh Phanxicô và Đức Gioan Phaolô II cổ vũ, không phải là chủ nghĩa chiết trung. Trái lại, đó là “một trực giác đầy tiên tri và là giờ phút của hồng ân”. Ngài cho rằng: tinh thần Assisi là tinh thần “chống lại tinh thần bạo lực, chống lại việc lạm dụng tôn giáo làm cớ cho bạo lực”
Đức Bênêđíctô XVI nói thêm: “Assisi nói với ta rằng trung thành với xác tín tôn giáo riêng của ta , trung thành trên hết với Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, không được phát biểu bằng bạo lực và bất khoan dung, nhưng bằng thành thực tôn trọng người khác trong đối thoại, trong sứ điệp kêu gọi cho tự do và lý lẽ, trong hoạt động cho hòa bình và hòa giải”.
Ngày 4 tháng 3 năm 2011 vừa qua, để trả lời một mục sư của phái Luthêrô, Đức Bênêđictô XVI viết: “tôi hiểu rõ quan tâm của mục sư đối với việc tham dự cuộc gặp gỡ tại Assisi. Tuy nhiên, việc kỷ niệm này cần phải được cử hành cách nào đó và, sau khi xem sét mọi việc, tôi cho rằng điều tốt nhất đối với tôi là đích thân tới đó để có thể xác định hướng đi cho mọi chuyện. Tuy thế, tôi sẽ làm mọi sự để lối giải thích chiết trung hay duy tương đối về biến cố này sẽ không thể có và nhờ thế điều còn lại vẫn là điều tôi luôn tin và tuyên xưng mà tôi đã lưu ý toàn thể Giáo Hội với [Tuyên Ngôn] Dominus Jesus”
Câu trên đã được Đức Hồng Y Burke trích dẫn tại hội nghị của những người Công Giáo cổ truyền họp tại Rôma đầu năm nay. Ai cũng biết, Tuyên Ngôn Dominus Jesus là một trong các cao điểm tín lý của Đức Hồng Y Ratzinger, hồi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tuyên ngôn có đoạn viết: “Đức tin thần học (chấp nhận chân lý do Thiên Chúa Ba Ngôi mạc khải) thường bị đồng hóa với tín ngưỡng của các tôn giáo khác, một tín ngưỡng chỉ là cảm nghiệm tôn giáo còn đang trên đường truy tầm chân lý tuyệt đối và vẫn còn đang thiếu việc thuận theo (assent) Thiên Chúa, Đấng đã tự tỏ mình ra. Đó là một trong các lý do tại sao các khác biệt giữa Kitô Giáo và các tôn giáo khác có khuynh hướng đôi lúc bị rút gọn đến độ biến mất” (số 7). Đức Bênêđíctô XVI chắc chắn mang theo nhận định ấy khi tới Assisi vào cuối tháng này (xem http://the-hermeneutic-of-continuity.blogspot.com/2011/10/pope-benedict-determined-to-stop.html)
Như một cuộc hành hương
Bản tin Zenit ngày 19 tháng 10, 2011 cho hay: với cuộc diễn hành tới Quảng Trường Thánh Phanxicô vào tuần tới, 176 nhà lãnh đạo tôn giáo và đại diện những người vô tín ngưỡng thế giới sẽ chứng tỏ rằng bất cứ ai cũng nên trở thành một người hành hương lên đường tìm sự thật. Đúng như thế, vì biến cố ngày 27 tới, tập chú vào suy niệm, đối thoại và cầu nguyện cho hòa bình và công lý trên thế giới, để kỷ niệm 25 năm cuộc gặp gỡ Assisi do Đức Gioan Phaolô II tổ chức, sẽ có chủ đề là “Hành hương chân lý, hành hương hòa bình”.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Peter Turkson, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, Toà Thánh rất quan tâm tới việc tránh cho người ta có cảm tưởng đây là cuộc gặp gỡ của những người duy chiết trung, một cảm tưởng hết sức dai dẳng có từ cuộc gặp gỡ đầu tiên này. Cũng như bao giờ, đại diện các tôn giáo sẽ cầu nguyện theo lối riêng của mình.
Ngoài người Công Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Thần Giáo và một số đại diện các truyền thống tôn giáo khác, các người vô tín ngưỡng cũng được mời tới Assisi, do sáng kiến “Tiền Đình Dân Ngoại”. Năm nay, người Hồi Giáo sẽ có phái đoàn đông hơn, bất kể các vấn đề xẩy ra tại Ai Cập với việc Đức Thánh Cha kêu gọi phải bảo vệ Kitô hữu Coptic bị tấn công hồi Vọng Giáng Sinh năm rồi.
Đức Hồng Y Turkson nhắc lại lời tuyên bố với người Hồi Giáo tại Berlin của Đức Giáo Hoàng về mục tiêu của cuộc gặp gỡ Assisi: “Qua cuộc gặp gỡ này, chúng tôi muốn phát biểu một cách đơn giản rằng chúng tôi, các tín hữu, có một đóng góp đặc biệt cần làm đối với việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong khi nhìn nhận rằng muốn cho các hành động của mình hữu hiệu, chúng tôi cần phải lớn lên trong đối thoại và quí mến lẫn nhau”.
Theo Đức Hồng Y, sau 25 năm gặp gỡ, “thế giới vẫn cần hòa bình”. Vì thế giới ngày nay đang đương đầu với nhiều thách đối mới: khủng hoảng kinh tế và tài chánh, một cuộc khủng hoảng kéo dài hơn người ta tưởng; khủng hoảng trong các định chế dân chủ và xã hội; khủng hoảng lương thực và môi sinh; khủng hoảng di dân; các hình thức thực dân tế vi hơn; thảm họa liên tiếp của nghèo đói; nạn khủng bố quốc tế không sao kiểm soát được; và những bất bình đẳng mỗi ngày một gia tăng cũng như kỳ thị tôn giáo.
Sau biến cố bạo lực xẩy ra cho người Kitô hữu Coptic tại Ai Cập mới đây, Đức Hồng Y cho rằng “Ta phải nói ‘không’ đối với việc biến tôn giáo thành khí cụ… Bạo lực giữa các tôn giáo là một gương mù làm tha hóa bản sắc đích thực của tôn giáo, che khuất bộ mặt Thiên Chúa, và làm người ta ra xa lạ với đức tin… Con đường của tôn giáo dẫn tới công lý và hòa bình, như cam kết hàng đầu của lương tâm vốn khao khát sự thật và sự thiện, phải có đặc tính một cuộc truy tầm chân lý”.
Đức Hồng Y nói tiếp: “Việc truy tầm chân lý phải là tiền đề để hiểu biết lẫn nhau, để vượt thắng mọi hình thức thiên kiến, nhưng cũng để vượt thắng chủ nghĩa chiết trung nữa, một chủ nghĩa cũng che phủ mất bản sắc… Đối với tất cả chúng ta, tham dự vào con đường chung đi tìm chân lý có nghĩa là ta phải nhìn nhận tính đặc thù của nhau trên căn bản của điều làm ta bình đẳng… và đồng thời khác biệt”. Ngài cũng cho rằng đi tìm chân lý là điều kiện để “đánh bại chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan, những chủ nghĩa nhằm đạt hòa bình bằng cách áp đặt “các xác tín riêng của mình lên người khác”.
Top Stories
Hongkong: grève de la faim du cardinal Zen afin de « défendre la mission éducative de l’Eglise »
Eglises d'Asie
08:53 20/10/2011
... Le cardinal Zen a expliqué que l’Eglise respecterait la loi et se conformerait à la décision des juges, mais que cette dernière ne pouvait empêcher les catholiques de vouloir défendre le droit de l’Eglise à animer et à gérer comme elle l’entendait les écoles dont elle avait la charge.
Installé devant l’entrée de la Maison d’études des salésiens de Hongkong – congrégation à laquelle appartient le cardinal –, Mgr Zen a justifié sa décision de ne plus rien absorber durant trois jours (hormis de l’eau et l’eucharistie) afin de « dénoncer cette mauvaise décision de la Cour Suprême qui est d’une très grande injustice vis-à-vis de l’Eglise comme du territoire de Hongkong et qui menace de détruire un système d’éducation considéré comme l’un des meilleurs du continent ». Il a ajouté que si dans l’immédiat, les écoles catholiques de Hongkong se conformeraient aux nouvelles dispositions de la loi de 2004, l’Eglise continuerait néanmoins à lutter autant que possible pour remplir sa mission éducative dans les établissements dont elle avait la charge.
La décision de justice qui a amené le cardinal à entamer une grève de la faim a été rendue le 13 octobre dernier. Les juges de la Court of Final Appeal avaient à se prononcer en dernière instance sur une plainte déposée en 2005 par l’évêque de Hongkong au sujet de l’inconstitutionnalité de la Loi sur l’éducation votée le 8 juillet 2004 par le Legco (Legislative Council), le Parlement de la Région administrative spéciale de Hongkong. Cette loi prévoyait la mise en place d’un « Comité de gestion intégré » dans chaque école privée sous contrat avec l’Etat, remplaçant les anciens conseils d’administration dont les membres étaient jusqu’alors nommés par les seules autorités de tutelle des écoles, à savoir pour les écoles catholiques, le diocèse de Hongkong, les congrégations enseignantes ou encore la Caritas. Les comités de gestion devaient comprendre des représentants des enseignants, des parents d’élèves et des anciens élèves, l’ensemble de ces groupes représentant au minimum 40 % des sièges des « comités de gestion intégrés ».
Dans le système éducatif de Hongkong les établissements publics sont relativement peu nombreux ; un héritage du colonisateur britannique qui avait confié à un certain nombre d’institutions – notamment religieuses – la création, la gestion et l’animation des écoles du territoire. L’Eglise catholique occupe ainsi une place centrale dans le système éducatif local, gérant 221 des 935 établissements de la région, soit un quart des élèves scolarisés. Premier acteur du secteur éducatif, l’Eglise est également reconnue pour la grande qualité de son enseignement. Le cardinal, qui a exprimé de longue date son opposition au projet de loi (1), affirme que sous le prétexte d’introduire un mode de gestion plus démocratique dans le fonctionnement des établissements, ce système ne fera qu’annihiler le caractère spécifique de l’école catholique.
Dans leurs attendus, les juges de la Court of Final Appeal ont estimé que les organismes qui exerçaient la tutelle sur les écoles, conservaient leurs prérogatives avec la loi de 2004, dans la mesure où ils gardaient la faculté de pourvoir « la majorité des sièges des comités de gestion intégrés ». Ils ont également fait valoir que la loi ne remettait pas en question les pratiques qui avaient cours dans les écoles sous contrat, telles la prière du matin et l’instruction religieuse, pratiques dont le maintien est garanti par la Loi fondamentale, le texte constitutionnel en vigueur à Hongkong depuis la rétrocession à la Chine populaire en 1997.
Mais selon le cardinal, les juges n’ont pas compris que pour l’Eglise catholique, la tutelle qu’elle exerce sur les écoles dont elle a la charge va au-delà du seul pouvoir d’en nommer les directeurs ou de poursuivre des activités comme la prière quotidienne. Les juges ont décidé d’« une interprétation nouvelle et très restrictive » de la Loi fondamentale, soutient Mgr Zen. « Le caractère moral et religieux de l’éducation dispensé dans nos établissements va bien au-delà de certaines activités concrètes et purement religieuses ».
Cecilia Wong Yeuk-han, déléguée épiscopale à l’éducation au sein du Bureau pour l’éducation catholique, a déclaré que, « bien que l’ensemble [des chefs d’établissements] ne soient pas d’accord pour que toutes les écoles soient gérées selon un seul et unique schéma », toutes les écoles du diocèse se conformeraient à la loi. « Nous continuerons à défendre notre conception de ce qu’est une éducation catholique et nous ne considérerons d’autres options que lorsque nous aurons constaté que nous ne pouvons plus assumer notre mission », a-t-elle expliqué au South China Morning Post (2). Le délai prévu par la loi de 2004 pour la mise en place des comités de gestion intégrés a expiré en juillet 2011. A cette date, 357 écoles ne les avaient toujours pas constitués, mais les autorités de Hongkong ont laissé entendre, après le jugement du 13 octobre, qu’elles ne chercheraient pas la confrontation sur ce point, préférant « une mise en place en douceur ». Pourtant, selon la nouvelle loi, un établissement scolaire qui manquerait à son obligation d’installer un comité de gestion intégré peut se voir imposer un directeur par le bureau gouvernemental pour l’éducation.
L’Eglise anglicane, qui a la tutelle d’environ 80 écoles sous contrat, et l’Eglise méthodiste une vingtaine, si elles n’ont pas manqué d’exprimer leur déception quant au jugement du 13 octobre, ont souligné elles aussi qu’elles respecteraient la loi en dépit de leur désaccord. « Avec la mise en place de ces comités, nous risquons de voir s’immiscer dans nos structures de gestion des personnes qui ne partagent pas notre mission [éducative] », a estimé Timothy Ha Wing-ho, conseiller pour l’éducation de l’archevêque anglican de Hongkong.
Ces jours derniers, le cardinal Zen a également été l’objet de l’attention des médias à la suite d’informations parues à son sujet dans la presse. Publiées d’abord sur des blogs puis reprises par différents journaux locaux, ces informations font état du versement, de 2005 à 2010, d’un total de 20 millions de dollars de Hongkong (1,86 millions d’euros) au cardinal ainsi que d’autres versements, pour un total de 27 millions de dollars de Hongkong, à des œuvres d’Eglise ainsi qu’à des partis pro-démocrates. Ces virements ont tous été effectués par Jimmy Lai, propriétaire du groupe de média Apple Daily et personnalité qui ne fait pas mystère de sa conversion au catholicisme et de sa proximité avec le cardinal. Interrogé par la presse, Mgr Zen a affirmé n’avoir jamais sollicité ces donations. Il a précisé que cet argent avait servi à financer des institutions ecclésiales, à aider les pauvres, à défrayer des visiteurs catholiques venus du continent ou encore à payer ses voyages à Rome. Le cardinal a ajouté qu’il était « totalement transparent » et n’avait rien à se reprocher.
Ces révélations interviennent peu avant le scrutin législatif du 6 novembre prochain, où les électeurs vont départager les forces en présence, 2012 étant l’année où le chef de l’exécutif verra son mandat remis en jeu. Dans ce contexte, la proximité du cardinal Zen avec les milieux pro-démocrates est un élément du jeu politique local.
(1) En décembre 2005, le diocèse de Hongkong, au nom de « l’évêque de Hongkong », a déposé un recours en inconstitutionnalité devant les tribunaux du territoire, plainte rejetée en première instance le 23 novembre 2006. Ayant fait appel de cette décision, le diocèse a de nouveau saisi la justice, qui, le 3 février 2010, a confirmé sa décision de novembre 2006. En dernier recours, la Court of Final Appeal avait alors été saisie et c’est ce 13 octobre que les juges ont définitivement rejeté la plainte pour inconstitutionnalité du diocèse.
(2) South China Morning Post, 14 octobre 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 20 octobre 2011)
Cardinal Zen on hunger strike to defend Catholic schools in China
SperoForum
10:47 20/10/2011
Hong Kong - Card. Joseph Zen has begun a hunger strike this morning in support of Catholics’ right to freedom of education. The hunger strike which will last at least three days aims to "underline the unjust ruling of the Supreme Court against the diocese, which threatens to destroy Catholic education in the territory."
On 14 October, the Hong Kong Supreme Court rejected the diocesan appeal against the need for an organizing committee in school management to evaluate the school's educational project (see 10/14/2011 Appeals Court decides less freedom for Hong Kong schools). The committee would not only be formed by parents and students, but also by personalities from outside the school world – appointed by the government - who could divert the educational proposal of independent schools.
Card. Zen has always been opposed to this reform and others, which reflect Beijing's attempts to control the Hong Kong education system (see 26/09/2011 Cardinal Zen: Beijing National Education a form of "brainwashing").
In challenging this "unfair" reform, the bishop emeritus of Hong Kong has decided to carry out a three day hunger strike in which he will not eat anything, but will take only water and communion.
"I want to highlight the Supreme Court’s wrong decision - he told AsiaNews – which is a great injustice to the Church and the territory of Hong Kong and which threatens to destroy the educational system of the area, considered one of the best in the region, of high quality and efficiency".
Card. Zen has been supported in his hunger strike by many personalities from the region.
Anglican and Methodist leaders have also criticized the Supreme Court decision and are also worried about government interference (and China) in the Christian educational proposal.
As he began his fast, some blogs have appeared on the Internet that show the amount of donations received by Card. Zen in recent years. The sum is about 3 million Hong Kong dollars a year (about 300 thousand euros). The donations were made by the tycoon Jimmy Lai, a convert to Catholicism and a supporter of democracy in Hong Kong and China.
Though the revelations did directly accuse anyone, they have attempted to raise the suspicion that Card. Zen pocketed all that money for himself or to support the democratic movement in the direction of anti-China.
In a press conference, the Cardinal revealed that he has used the money to support scholarships for Chinese Catholic students, help for official and underground bishops in China; he has supported dioceses affected by natural disasters (tsunamis, earthquakes, floods); translations into Chinese of documents and theological texts of the Church "If I used it for myslef - told AsiaNews kidding - I would buy a luxury car and a driver. Instead I have to use my old car and drive it myself".
On 14 October, the Hong Kong Supreme Court rejected the diocesan appeal against the need for an organizing committee in school management to evaluate the school's educational project (see 10/14/2011 Appeals Court decides less freedom for Hong Kong schools). The committee would not only be formed by parents and students, but also by personalities from outside the school world – appointed by the government - who could divert the educational proposal of independent schools.
Card. Zen has always been opposed to this reform and others, which reflect Beijing's attempts to control the Hong Kong education system (see 26/09/2011 Cardinal Zen: Beijing National Education a form of "brainwashing").
In challenging this "unfair" reform, the bishop emeritus of Hong Kong has decided to carry out a three day hunger strike in which he will not eat anything, but will take only water and communion.
"I want to highlight the Supreme Court’s wrong decision - he told AsiaNews – which is a great injustice to the Church and the territory of Hong Kong and which threatens to destroy the educational system of the area, considered one of the best in the region, of high quality and efficiency".
Card. Zen has been supported in his hunger strike by many personalities from the region.
Anglican and Methodist leaders have also criticized the Supreme Court decision and are also worried about government interference (and China) in the Christian educational proposal.
As he began his fast, some blogs have appeared on the Internet that show the amount of donations received by Card. Zen in recent years. The sum is about 3 million Hong Kong dollars a year (about 300 thousand euros). The donations were made by the tycoon Jimmy Lai, a convert to Catholicism and a supporter of democracy in Hong Kong and China.
Though the revelations did directly accuse anyone, they have attempted to raise the suspicion that Card. Zen pocketed all that money for himself or to support the democratic movement in the direction of anti-China.
In a press conference, the Cardinal revealed that he has used the money to support scholarships for Chinese Catholic students, help for official and underground bishops in China; he has supported dioceses affected by natural disasters (tsunamis, earthquakes, floods); translations into Chinese of documents and theological texts of the Church "If I used it for myslef - told AsiaNews kidding - I would buy a luxury car and a driver. Instead I have to use my old car and drive it myself".
Gaddafi killed in Sirte
AsiaNews
10:51 20/10/2011
The prime minister of the transitional government confirms the news. In Tripoli, thousands celebrate by firing int the air. A Libya-based Italian businesswoman deplores the huge loss of life. The situation in hospitals is grim as drugs are in short supply.
Tripoli (AsiaNews) – Libyan rebels have taken Sirte and killed Muammar Gaddafi. Mahmud Jibril, prime minister in the Transitional National Council (TNC), and Abdelhakim Belhadj, NTC military chief, have confirmed the death of Libya's former strongman.
According to Libyan media, he was hiding in a hole in the ground and pleaded with the rebels not to shoot him. Until a few hours ago, the only evidence of his death was photo showing the Libyan leader lying in a pool of blood. Ahmed Ibrahim, Education minister in the old regime, and Mutassim Gaddafi, son and advisor to the fallen Libyan leader, were also arrested.
Hours before the official announcement was made, soldiers and civilians who had heard the news celebrated shooting in the air, lighting firecrackers, honking their horns and dancing in the streets of Libyan cities. “People are shooting in the air to celebrate Sirte’s capture and Gaddafi’s possible death,” said Tiziana Gamannossi, an Italian businesswoman living in Tripoli, who spoke to AsiaNews. “At the moment, the transitional government has not yet confirmed the news.”
Gaddafi’s last battle was quite bloody, she noted. “Tripoli hospitals are full of wounded coming in from Sirte, Sebha and Bani Walid, where nothing is working.”
“The Red Cross and Doctors without Borders are unable to cope with the volume. Money coming from the old regime is not enough to buy medicines. The only health care centres in operation are in the capital and they need everything, from drugs to gauze to dress the wounds.” (S.C.)
According to Libyan media, he was hiding in a hole in the ground and pleaded with the rebels not to shoot him. Until a few hours ago, the only evidence of his death was photo showing the Libyan leader lying in a pool of blood. Ahmed Ibrahim, Education minister in the old regime, and Mutassim Gaddafi, son and advisor to the fallen Libyan leader, were also arrested.
Hours before the official announcement was made, soldiers and civilians who had heard the news celebrated shooting in the air, lighting firecrackers, honking their horns and dancing in the streets of Libyan cities. “People are shooting in the air to celebrate Sirte’s capture and Gaddafi’s possible death,” said Tiziana Gamannossi, an Italian businesswoman living in Tripoli, who spoke to AsiaNews. “At the moment, the transitional government has not yet confirmed the news.”
Gaddafi’s last battle was quite bloody, she noted. “Tripoli hospitals are full of wounded coming in from Sirte, Sebha and Bani Walid, where nothing is working.”
“The Red Cross and Doctors without Borders are unable to cope with the volume. Money coming from the old regime is not enough to buy medicines. The only health care centres in operation are in the capital and they need everything, from drugs to gauze to dress the wounds.” (S.C.)
Vatican to Hindus, respect for religious freedom world over
AsiaNews
11:30 20/10/2011
Message of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue for the festival of Diwali. "Although the exercise of this right includes the freedom of every person to profess, practice and propagate his religion or belief, whether in public or private, individually or communally, it also involves a serious obligation on the part of civil authorities, of individuals and groups, to respect the freedom of others. "
Vatican City (AsiaNews) – Hindus should feel , together with Christians, that the promotion of religious freedom "is our common responsibility", given that it is "counted among the fundamental human rights, which are rooted in the dignity of the human person", because "when it is jeopardized or denied, all other rights are in danger”, says the Pontifical Council for Interreligious Dialogue in its message sent to the Hindus marking the Feast of Diwali.
The festival is celebrated by all Hindus and is known as Deepavali or "row of oil lamps." Symbolically, based on ancient mythology, it represents the victory of truth over untruth, light over darkness, life over death, good over evil. The celebration lasts three days marking the beginning of a new year, family reconciliation, especially between brothers and sisters, and the worship of God. Celebrated on different days depending on the location, this year for many Hindus it will fall on October 26.
The message, traditionally published on this occasion, comes during a period in which incidents of intolerance against Christians by Hindu extremists have become more frequent and more violent, to which the document does not explicitly refer. But, titled "Christians and Hindus: Together in promoting religious freedom," it says that the issue " is currently taking centre stage in many places, calling our attention to those members of our human family exposed to bias, prejudice, hate propaganda, discrimination and persecution on the basis of religious affiliation. Religious freedom is the answer to religiously motivated conflicts in many parts of the world. Amid the violence triggered by these conflicts, many desperately yearn for peaceful coexistence and integral human development ".
"Freedom of religion - continues the document, signed by the president and secretary of the Pontifical Council, Cardinal. Jean-Louis Cardinal Tauran and Archbishop. Pier Luigi Celata - is numbered among the fundamental human rights rooted in the dignity of the human person. When it is jeopardized or denied, all other human rights are endangered. Religious freedom necessarily includes immunity from coercion by any individual, group, community or institution. Though the exercise of this right entails the freedom of every person to profess, practise and propagate his or her religion or belief, in public or in private, alone or in a community, it also involves a serious obligation on the part of civil authorities, individuals and groups to respect the freedom of others. Moreover, it includes the freedom to change one's own religion".
" When respected and promoted, religious freedom allows believers to be more enthusiastic about cooperating with their fellow citizens in the building of a just and humane social order. But wherever and whenever it is denied, suppressed or violated, "the growth of the authentic and lasting peace of the whole human family" is stifled and frustrated (cf. Pope Benedict XVI, Message for the World Day of Peace, 2011). There are many fields in which a specific contribution can be made to the common good, such as the defence of life and the dignity of the family, the sound education of children, honesty in daily conduct, and the preservation of natural resources, to name a few. Let us strive, then, to join hands in promoting religious freedom as our shared responsibility, by asking the leaders of nations never to disregard the religious dimension of the human person".
Vatican City (AsiaNews) – Hindus should feel , together with Christians, that the promotion of religious freedom "is our common responsibility", given that it is "counted among the fundamental human rights, which are rooted in the dignity of the human person", because "when it is jeopardized or denied, all other rights are in danger”, says the Pontifical Council for Interreligious Dialogue in its message sent to the Hindus marking the Feast of Diwali.
The festival is celebrated by all Hindus and is known as Deepavali or "row of oil lamps." Symbolically, based on ancient mythology, it represents the victory of truth over untruth, light over darkness, life over death, good over evil. The celebration lasts three days marking the beginning of a new year, family reconciliation, especially between brothers and sisters, and the worship of God. Celebrated on different days depending on the location, this year for many Hindus it will fall on October 26.
The message, traditionally published on this occasion, comes during a period in which incidents of intolerance against Christians by Hindu extremists have become more frequent and more violent, to which the document does not explicitly refer. But, titled "Christians and Hindus: Together in promoting religious freedom," it says that the issue " is currently taking centre stage in many places, calling our attention to those members of our human family exposed to bias, prejudice, hate propaganda, discrimination and persecution on the basis of religious affiliation. Religious freedom is the answer to religiously motivated conflicts in many parts of the world. Amid the violence triggered by these conflicts, many desperately yearn for peaceful coexistence and integral human development ".
"Freedom of religion - continues the document, signed by the president and secretary of the Pontifical Council, Cardinal. Jean-Louis Cardinal Tauran and Archbishop. Pier Luigi Celata - is numbered among the fundamental human rights rooted in the dignity of the human person. When it is jeopardized or denied, all other human rights are endangered. Religious freedom necessarily includes immunity from coercion by any individual, group, community or institution. Though the exercise of this right entails the freedom of every person to profess, practise and propagate his or her religion or belief, in public or in private, alone or in a community, it also involves a serious obligation on the part of civil authorities, individuals and groups to respect the freedom of others. Moreover, it includes the freedom to change one's own religion".
" When respected and promoted, religious freedom allows believers to be more enthusiastic about cooperating with their fellow citizens in the building of a just and humane social order. But wherever and whenever it is denied, suppressed or violated, "the growth of the authentic and lasting peace of the whole human family" is stifled and frustrated (cf. Pope Benedict XVI, Message for the World Day of Peace, 2011). There are many fields in which a specific contribution can be made to the common good, such as the defence of life and the dignity of the family, the sound education of children, honesty in daily conduct, and the preservation of natural resources, to name a few. Let us strive, then, to join hands in promoting religious freedom as our shared responsibility, by asking the leaders of nations never to disregard the religious dimension of the human person".
Card Zen says: ''I received millions and spent them for the Church and the poor''
Paul Hong
15:19 20/10/2011
HONG KONG (AsiaNews) – Card Joseph Zen Ze-kiun told AsiaNews how he spent the money donated by media tycoon Jimmy Lai. He spoke after scandal-mongering rumours appeared online. Altogether HK$ 20 million (US$ 2.5 million) that were donated since 2005 went for the official and underground Church in China, for hard-pressed dioceses, prison inmates and people in difficulty, as well as the translation of theological documents into Chinese, all connected “with my role as bishop and Christian, and not related to any political purpose,” the prelate said.
Card Zen is currently on a hunger strike to protest a decision by Hong Kong’s Supreme Court that goes against the Diocese of Hong Kong, requiring that it implement the government’s school reform. For the cardinal, the reform is a way to take over Catholic schools and undermine Catholic education (See Paul Hong, “Card. Zen on hunger strike for freedom of education in schools,” in AsiaNews, 19 October 2011 ).
Just as the cardinal announced his decision to fast in protest, reports appeared online with regards to donations made to Hong Kong’s bishop emeritus by Jimmy Lai, one of the territory’s richest men and a recent convert to Catholicism. Mr Lai is a strong backer of the pro-democracy movement and a staunch critic of mainland China’s Stalinist and repressive policies.
Documents pertaining to the donations, including to Hong Kong’s Democratic Party, found their way on Foxy, an internet-sharing engine.
“There is an attempt to create the impression that Card Zen enriched himself,” local sources told AsiaNews, “or that he used money for political purposes in support of the Democratic Party.” In fact, “The whole thing is meant to discredit the Democratic Party a few weeks before District Council elections in November.”
From the Salesian House where he lives, the cardinal listed all the donations he bestowed.
“First, I gave scholarships to 170 students from the official and underground Church to go abroad. Then, as a Vatican adviser on China, I have often had to travel to Rome and around the world. Since I’ve never asked for any financial aid to pay for such trips, I pay my own way.”
“Since Hong Kong is a relatively rich diocese, it is appropriate that it should help poorer ones. For this reason, when I was the city’s bishop, we helped dioceses hit by floods, tsunami, earthquakes, both in China and in other parts of the world.”
“Then there is a long list of priests, nuns and bishops in China and elsewhere who received aid. If they come to Hong Kong, they can buy books as well as religious items and furnishings at my expenses.”
Money was also used in translating into Chinese. Card Zen funded the translation of the Compendium to the Church’s social doctrine, published by the Vatican in 2004. Funds were also allocated to the translation of a theology book about the body, as well as many official Church documents, especially those by the pope.
“Anyone who knows me knows that I have never used this money for personal use or for political purposes,” the cardinal said. “It must be said however that this money was given to me personally without any strings attached or any quid pro quo.”
As for Jimmy Lai’s financial contributions to the Democratic Party or other parties, the cardinal has nothing to say.
Still, pro-mainland parties have been critical of its overreliance on a single donor even if such donations are legal.
At the same time though, they remain opposed to proposed legislation that would require all parties, and not only the Democratic Party, to disclose its financial backers.
“If the law did come into place, we might find out that pro-mainland parties are funded by Beijing,” the source said.
Card Zen is currently on a hunger strike to protest a decision by Hong Kong’s Supreme Court that goes against the Diocese of Hong Kong, requiring that it implement the government’s school reform. For the cardinal, the reform is a way to take over Catholic schools and undermine Catholic education (See Paul Hong, “Card. Zen on hunger strike for freedom of education in schools,” in AsiaNews, 19 October 2011 ).
Just as the cardinal announced his decision to fast in protest, reports appeared online with regards to donations made to Hong Kong’s bishop emeritus by Jimmy Lai, one of the territory’s richest men and a recent convert to Catholicism. Mr Lai is a strong backer of the pro-democracy movement and a staunch critic of mainland China’s Stalinist and repressive policies.
Documents pertaining to the donations, including to Hong Kong’s Democratic Party, found their way on Foxy, an internet-sharing engine.
“There is an attempt to create the impression that Card Zen enriched himself,” local sources told AsiaNews, “or that he used money for political purposes in support of the Democratic Party.” In fact, “The whole thing is meant to discredit the Democratic Party a few weeks before District Council elections in November.”
From the Salesian House where he lives, the cardinal listed all the donations he bestowed.
“First, I gave scholarships to 170 students from the official and underground Church to go abroad. Then, as a Vatican adviser on China, I have often had to travel to Rome and around the world. Since I’ve never asked for any financial aid to pay for such trips, I pay my own way.”
“Since Hong Kong is a relatively rich diocese, it is appropriate that it should help poorer ones. For this reason, when I was the city’s bishop, we helped dioceses hit by floods, tsunami, earthquakes, both in China and in other parts of the world.”
“Then there is a long list of priests, nuns and bishops in China and elsewhere who received aid. If they come to Hong Kong, they can buy books as well as religious items and furnishings at my expenses.”
Money was also used in translating into Chinese. Card Zen funded the translation of the Compendium to the Church’s social doctrine, published by the Vatican in 2004. Funds were also allocated to the translation of a theology book about the body, as well as many official Church documents, especially those by the pope.
“Anyone who knows me knows that I have never used this money for personal use or for political purposes,” the cardinal said. “It must be said however that this money was given to me personally without any strings attached or any quid pro quo.”
As for Jimmy Lai’s financial contributions to the Democratic Party or other parties, the cardinal has nothing to say.
Still, pro-mainland parties have been critical of its overreliance on a single donor even if such donations are legal.
At the same time though, they remain opposed to proposed legislation that would require all parties, and not only the Democratic Party, to disclose its financial backers.
“If the law did come into place, we might find out that pro-mainland parties are funded by Beijing,” the source said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Phong Chức Phó Tế Tại Giáo Phận Phát Diệm
Đức Hiệp – Minh Quang
09:17 20/10/2011
Thánh Lễ Phong Chức Phó Tế Tại Giáo Phận Phát Diệm
Vào lúc 9 giờ sáng, thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2011, tại Nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm đã diễn ra thánh lễ phong chức Phó tế cho bảy thày sau khi đã hoàn thành chương trình học tại Đại chủng viện thánh Giu-se Hà Nội, khóa X - niên khóa 2004-2011. Đó là quý thày:
1. Thày Giu-se Vũ văn Biển
2. Thày Giu-se Phạm văn Công
3. Thày Gio-an B. Lê văn Hào
4. Thày Giu-se Nguyễn văn Lượng
5. Thày Phê-rô Trần văn Phàn
6. Thày Giu-se Phan văn Toàn.
7. Thày An-tôn Nguyễn văn Vinh
Thánh lễ Phong chức do Đức Cha Giu-se chủ sự, với sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện, 55 Cha trong Linh mục đoàn giáo phận, 5 linh mục và 13 thày phó tế đến từ các giáo phận, quý thày chủng sinh, quý nam nữ tu sĩ, quý ông bà cố cùng thân nhân của các tiến chức và đông đảo giáo dân đến từ các giáo xứ trong giáo phận. Sự hiện diện của các thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo phận nói lên tâm tình hiệp thông trong lời cầu nguyện cho các tân chức.
Đúng 9 giờ, đoàn đồng tế được rước từ Nhà áo, theo đường kiệu phía Tây và đi vào đại môn để tiến lên bàn thờ trong tâm tình của bài thánh ca nhập lễ “Từ Ngàn Xưa” của nhạc sĩ Kim Long. Bài hát đã nâng tâm hồn của những thành phần tham dự nói chung và các ứng viên phó tế nói riêng đi sâu vào huyền nhiệm của Bí tích Truyền chức.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha nhấn mạnh “Chúa Giê-su là Đấng cứu độ chúng ta, Người là Thiên Chúa, nhưng không nghĩ rằng mình phải giành cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã tự hủy mình ra không và trở nên một người tôi tớ. Ngài đến rao giảng Tin Mừng cứu độ như một tôi tớ. Ngài đã chữa lành những bệnh nhân, đem lại ơn cứu độ cho con người như một tôi tớ. Nhất là Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ và Ngài hiến mình chịu chết trên cây Thánh giá như một tôi tớ. Chúng ta cầu nguyện cho các thày sắp lãnh nhận chức phó tế ngày hôm nay, cũng như cho tất cả các thừa tác viên trong Hội Thánh được noi gương Chúa Giê-su trở nên một tôi tớ hiền lành và khiêm nhường hiến thân mình phục vụ cộng đoàn Dân Chúa”.
Trong bài giảng, với cộng đoàn phụng vụ, Đức Cha mời gọi mọi người ý thức tầm quan trọng của chức vụ mà các thày sắp lãnh nhận, và cầu nguyện nhiều cho các thày, để lòng trí các thày hằng hướng về Chúa là đối tượng mình tôn thờ, kiếm tìm và yêu mến trong bất cứ người nào, ở bất cứ đâu và trong bất cứ công tác phục vụ nào.
Với các ứng viên, Đức Cha mời gọi: “các con hãy nhớ mình là phụ tá của Chúa Giê-su Ki-tô... các con phải có tâm hồn khiêm nhường thực sự từ trong tư tưởng đến thái độ, lời nói và cách xử sự bên ngoài”. Thêm vào đó, ngài cũng nhắc nhớ: “Giáo Hội, Mẹ chúng ta đã đòi buộc các con tự nguyện sống độc thân trong sạch suốt đời. Một trật, Giáo hội cũng trao vào tay các con nhiệm vụ đọc kinh nhật tụng hằng ngày, biểu thị cho đời sống cầu nguyện”.
Sau nghi thức phong chức, thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể, khi đó hai tân phó tế tiến lên bàn thánh để thi hành trách vụ của mình theo truyền thống của Giáo hội.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một thày đại diện cho các tân chức dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn các Đấng Bản Quyền, quý cha giáo, thân nhân và ân nhân đã quảng đại, âm thầm cầu nguyện, nâng đỡ bằng vật chất và tinh thần để các ơn gọi có cơ hội triển nở như ngày hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha đã chúc mừng các tân chức và quý thân nhân. Ngài xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Giám mục của mình, cho các Linh mục trong giáo phận và các Phó tế, để chúng tôi chu toàn bổn phận và trở nên môn đệ trung thành của Chúa. Đặc biệt, Đức cha gửi tới các tân chức nói riêng và cộng đoàn nói chung huấn từ ngắn gọn: hãy học với Đức Giê-su bài học “hiền lành và khiêm nhường”.
Thánh lễ kế thúc, nhưng niềm vui hồng ân Thiên Chúa đã ban cho giáo phận nói chung và các tân Phó tế nói riêng vẫn còn kéo dài và thể hiện trên từng khuôn mặt của những người tham dự thánh lễ, bởi vì trong tương lai rất gần giáo phận sẽ có thêm những mục tử trẻ, nhiệt huyết, cần mẫn phục vụ trong vườn nho của Chúa.
Đức Hiệp – Minh Quang
1. Thày Giu-se Vũ văn Biển
2. Thày Giu-se Phạm văn Công
3. Thày Gio-an B. Lê văn Hào
4. Thày Giu-se Nguyễn văn Lượng
5. Thày Phê-rô Trần văn Phàn
6. Thày Giu-se Phan văn Toàn.
7. Thày An-tôn Nguyễn văn Vinh
Thánh lễ Phong chức do Đức Cha Giu-se chủ sự, với sự hiện diện của cha Tổng Đại Diện, 55 Cha trong Linh mục đoàn giáo phận, 5 linh mục và 13 thày phó tế đến từ các giáo phận, quý thày chủng sinh, quý nam nữ tu sĩ, quý ông bà cố cùng thân nhân của các tiến chức và đông đảo giáo dân đến từ các giáo xứ trong giáo phận. Sự hiện diện của các thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo phận nói lên tâm tình hiệp thông trong lời cầu nguyện cho các tân chức.
Đúng 9 giờ, đoàn đồng tế được rước từ Nhà áo, theo đường kiệu phía Tây và đi vào đại môn để tiến lên bàn thờ trong tâm tình của bài thánh ca nhập lễ “Từ Ngàn Xưa” của nhạc sĩ Kim Long. Bài hát đã nâng tâm hồn của những thành phần tham dự nói chung và các ứng viên phó tế nói riêng đi sâu vào huyền nhiệm của Bí tích Truyền chức.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha nhấn mạnh “Chúa Giê-su là Đấng cứu độ chúng ta, Người là Thiên Chúa, nhưng không nghĩ rằng mình phải giành cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã tự hủy mình ra không và trở nên một người tôi tớ. Ngài đến rao giảng Tin Mừng cứu độ như một tôi tớ. Ngài đã chữa lành những bệnh nhân, đem lại ơn cứu độ cho con người như một tôi tớ. Nhất là Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ và Ngài hiến mình chịu chết trên cây Thánh giá như một tôi tớ. Chúng ta cầu nguyện cho các thày sắp lãnh nhận chức phó tế ngày hôm nay, cũng như cho tất cả các thừa tác viên trong Hội Thánh được noi gương Chúa Giê-su trở nên một tôi tớ hiền lành và khiêm nhường hiến thân mình phục vụ cộng đoàn Dân Chúa”.
Trong bài giảng, với cộng đoàn phụng vụ, Đức Cha mời gọi mọi người ý thức tầm quan trọng của chức vụ mà các thày sắp lãnh nhận, và cầu nguyện nhiều cho các thày, để lòng trí các thày hằng hướng về Chúa là đối tượng mình tôn thờ, kiếm tìm và yêu mến trong bất cứ người nào, ở bất cứ đâu và trong bất cứ công tác phục vụ nào.
Với các ứng viên, Đức Cha mời gọi: “các con hãy nhớ mình là phụ tá của Chúa Giê-su Ki-tô... các con phải có tâm hồn khiêm nhường thực sự từ trong tư tưởng đến thái độ, lời nói và cách xử sự bên ngoài”. Thêm vào đó, ngài cũng nhắc nhớ: “Giáo Hội, Mẹ chúng ta đã đòi buộc các con tự nguyện sống độc thân trong sạch suốt đời. Một trật, Giáo hội cũng trao vào tay các con nhiệm vụ đọc kinh nhật tụng hằng ngày, biểu thị cho đời sống cầu nguyện”.
Sau nghi thức phong chức, thánh lễ được tiếp tục với phần Phụng Vụ Thánh Thể, khi đó hai tân phó tế tiến lên bàn thánh để thi hành trách vụ của mình theo truyền thống của Giáo hội.
Sau lời nguyện hiệp lễ, một thày đại diện cho các tân chức dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cám ơn các Đấng Bản Quyền, quý cha giáo, thân nhân và ân nhân đã quảng đại, âm thầm cầu nguyện, nâng đỡ bằng vật chất và tinh thần để các ơn gọi có cơ hội triển nở như ngày hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức Cha đã chúc mừng các tân chức và quý thân nhân. Ngài xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Giám mục của mình, cho các Linh mục trong giáo phận và các Phó tế, để chúng tôi chu toàn bổn phận và trở nên môn đệ trung thành của Chúa. Đặc biệt, Đức cha gửi tới các tân chức nói riêng và cộng đoàn nói chung huấn từ ngắn gọn: hãy học với Đức Giê-su bài học “hiền lành và khiêm nhường”.
Thánh lễ kế thúc, nhưng niềm vui hồng ân Thiên Chúa đã ban cho giáo phận nói chung và các tân Phó tế nói riêng vẫn còn kéo dài và thể hiện trên từng khuôn mặt của những người tham dự thánh lễ, bởi vì trong tương lai rất gần giáo phận sẽ có thêm những mục tử trẻ, nhiệt huyết, cần mẫn phục vụ trong vườn nho của Chúa.
Đức Hiệp – Minh Quang
Bài Giảng của Đức TGM Leopoldo Girelli Chúa Nhật TN XXIX
Tòa Tổng Giám mục Hà Nội
07:54 20/10/2011
Bài Giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên A
Nhà Thờ Hàng Bột
Tổng Giáo Phận Hà Nội
Ngày 16. 10. 2011
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay kết thúc với những lời nổi tiếng của Đức Giêsu, để lại dấu ấn trong lịch sử: “Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.” Chúng ta cần lưu ý rằng đây không phải là Thiên Chúa hoặc Xê-da mà là Thiên Chúa và Xê-da, mỗi vị trong cấp độ xứng hợp riêng của mình. Những lời của Đức Giêsu là khởi đầu của sự tách biệt giữa tôn giáo và chính trị, những thực tại đã gắn chặt với nhau từ trước trong nhiều dân tộc và chính thể.
Về điểm này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI dậy rằng “Nhà nước không nên áp đặt tôn giáo nhưng phải bảo đảm tự do tôn giáo và sự hài hòa giữa các tín đồ giữa của những tôn giáo khác nhau. Về phần mình, như là sự diễn tả đức tin Kitô giáo về phương diện xã hội, Giáo hội có một sự độc lập thích đáng và được cấu trúc trên nền tảng đức tin của mình như là một cộng đồng mà nhà nước phải thừa nhận. Hai lĩnh vực này khác biệt nhưng luôn liên hệ với nhau…Giáo hội không thể và cũng không được đảm nhận cuộc đấu tranh chính trị để mang đến một xã hội có thể công bằng hơn. Giáo hội không thể và không được thay thế nhà nước. Nhưng Giáo hội không thể và cũng không được đứng ngoài lề trong cuộc đấu tranh cho công lý.
Thật sự có hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa trên thế giới:
- Chủ quyền thiêng liêng diễn tả Nước Chúa được thực thi trực tiếp trong Chúa Kitô qua Giáo hội của Ngài.
- Chủ quyền thế tục và chính trị mà Chúa thực hiện gián tiếp qua các quyền bính thế gian.
Nhưng Xê-da và Chúa không ở cùng một cấp độ bởi vì Xê-da cũng phải phụ thuộc vào Chúa và cũng phải trả lời trước mặt Chúa. Vậy “Trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da” nghĩa là: “Trả cho Xê-da những gì chính Chúa muốn được trao cho Xê-da.” Chúa thống trị trên tất cả kể cả Xê-da.
Trước khi vâng lời con người, thật sự, chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa và lương tâm chúng ta. Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta phải nói với Xêda rằng hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người. Chúng ta không thể trao cho Xêda linh hồn của chúng ta, nó luôn thuộc về Chúa.
Thánh Phaolô là người đầu tiên nhìn thấy hiệu quả của giáo huấn Đức Kitô. Ngài viết: “Mọi người hãy phục tùng chính quyền bởi vì không có quyền bính nào mà không đến từ Chúa. Ai chống lại quyền bính thì chống lại trật tự Thiên Chúa đã đặt ra… đó là lý do tại sao anh em phải nộp thuế bởi vì chính quyền chịu trách nhiệm như những người phục vụ Chúa” (Rm13,1ff.).
Đối với người Công Giáo tuân theo luật pháp là một bổn phận lương tâm. Hiển nhiên, điều này giả sử rằng nhà nước là chính đáng và công bình. Sự cộng tác của các Kitô hữu trong việc xây dựng một xã hội công bằng và an bình không loại bỏ việc tuân theo pháp luật. Sự cộng tác này mở rộng nó đến sự thăng tiến những giá trị chung như: hòa bình, liên đới với người nghèo, bảo vệ sự sống và gia đình. Kitô giáo thăng tiến cả những giá trị mà không được xếp hạng như “Công Giáo” dành cho những người Công Giáo, bởi vì những giá trị này cắm rễ sâu trong luật tự nhiên bất biến ở mọi nơi và tiềm ẩn trong phẩm giá con người.
Trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết rằng: “Trong những quyền cơ bản và tự do bắt nguồn từ phẩm giá con người, tự do tôn giáo hưởng một quy chế đặc biệt. Khi tự do tôn giáo được thừa nhận thì phẩm giá con người được tôn trọng như gốc rễ của nó…Mặt khác khi tự do tôn giáo bị từ chối nhân phẩm bị chà đạp với một hệ quả đe dọa công lý và hoà bình.” Gần đây Đức Thánh Cha đã nói cụ thể hơn: Tự do tôn giáo không chỉ đơn giản là một quyền được tự do khỏi những áp chế kìm hãm bên ngoài. Nó còn là một quyền được thực sự và hoàn toàn là Công Giáo để thực hành đức tin, để xây dựng Hội thánh và đóng góp cho công ích, rao giảng Phúc Âm như Tin mừng cho tất cả mọi người.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy dấn thân “trả cho Xê-da những gì của Xê-da, trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.” Amen.
Nhà Thờ Hàng Bột
Tổng Giáo Phận Hà Nội
Ngày 16. 10. 2011
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay kết thúc với những lời nổi tiếng của Đức Giêsu, để lại dấu ấn trong lịch sử: “Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.” Chúng ta cần lưu ý rằng đây không phải là Thiên Chúa hoặc Xê-da mà là Thiên Chúa và Xê-da, mỗi vị trong cấp độ xứng hợp riêng của mình. Những lời của Đức Giêsu là khởi đầu của sự tách biệt giữa tôn giáo và chính trị, những thực tại đã gắn chặt với nhau từ trước trong nhiều dân tộc và chính thể.
Về điểm này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI dậy rằng “Nhà nước không nên áp đặt tôn giáo nhưng phải bảo đảm tự do tôn giáo và sự hài hòa giữa các tín đồ giữa của những tôn giáo khác nhau. Về phần mình, như là sự diễn tả đức tin Kitô giáo về phương diện xã hội, Giáo hội có một sự độc lập thích đáng và được cấu trúc trên nền tảng đức tin của mình như là một cộng đồng mà nhà nước phải thừa nhận. Hai lĩnh vực này khác biệt nhưng luôn liên hệ với nhau…Giáo hội không thể và cũng không được đảm nhận cuộc đấu tranh chính trị để mang đến một xã hội có thể công bằng hơn. Giáo hội không thể và không được thay thế nhà nước. Nhưng Giáo hội không thể và cũng không được đứng ngoài lề trong cuộc đấu tranh cho công lý.
Thật sự có hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa trên thế giới:
- Chủ quyền thiêng liêng diễn tả Nước Chúa được thực thi trực tiếp trong Chúa Kitô qua Giáo hội của Ngài.
- Chủ quyền thế tục và chính trị mà Chúa thực hiện gián tiếp qua các quyền bính thế gian.
Nhưng Xê-da và Chúa không ở cùng một cấp độ bởi vì Xê-da cũng phải phụ thuộc vào Chúa và cũng phải trả lời trước mặt Chúa. Vậy “Trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da” nghĩa là: “Trả cho Xê-da những gì chính Chúa muốn được trao cho Xê-da.” Chúa thống trị trên tất cả kể cả Xê-da.
Trước khi vâng lời con người, thật sự, chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa và lương tâm chúng ta. Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta phải nói với Xêda rằng hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người. Chúng ta không thể trao cho Xêda linh hồn của chúng ta, nó luôn thuộc về Chúa.
Thánh Phaolô là người đầu tiên nhìn thấy hiệu quả của giáo huấn Đức Kitô. Ngài viết: “Mọi người hãy phục tùng chính quyền bởi vì không có quyền bính nào mà không đến từ Chúa. Ai chống lại quyền bính thì chống lại trật tự Thiên Chúa đã đặt ra… đó là lý do tại sao anh em phải nộp thuế bởi vì chính quyền chịu trách nhiệm như những người phục vụ Chúa” (Rm13,1ff.).
Đối với người Công Giáo tuân theo luật pháp là một bổn phận lương tâm. Hiển nhiên, điều này giả sử rằng nhà nước là chính đáng và công bình. Sự cộng tác của các Kitô hữu trong việc xây dựng một xã hội công bằng và an bình không loại bỏ việc tuân theo pháp luật. Sự cộng tác này mở rộng nó đến sự thăng tiến những giá trị chung như: hòa bình, liên đới với người nghèo, bảo vệ sự sống và gia đình. Kitô giáo thăng tiến cả những giá trị mà không được xếp hạng như “Công Giáo” dành cho những người Công Giáo, bởi vì những giá trị này cắm rễ sâu trong luật tự nhiên bất biến ở mọi nơi và tiềm ẩn trong phẩm giá con người.
Trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết rằng: “Trong những quyền cơ bản và tự do bắt nguồn từ phẩm giá con người, tự do tôn giáo hưởng một quy chế đặc biệt. Khi tự do tôn giáo được thừa nhận thì phẩm giá con người được tôn trọng như gốc rễ của nó…Mặt khác khi tự do tôn giáo bị từ chối nhân phẩm bị chà đạp với một hệ quả đe dọa công lý và hoà bình.” Gần đây Đức Thánh Cha đã nói cụ thể hơn: Tự do tôn giáo không chỉ đơn giản là một quyền được tự do khỏi những áp chế kìm hãm bên ngoài. Nó còn là một quyền được thực sự và hoàn toàn là Công Giáo để thực hành đức tin, để xây dựng Hội thánh và đóng góp cho công ích, rao giảng Phúc Âm như Tin mừng cho tất cả mọi người.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy dấn thân “trả cho Xê-da những gì của Xê-da, trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.” Amen.
Cộng Đoàn Fatima giáo xứ CTTĐVN Seattle mừng Bổn Mạng
Nguyễn An Quý
09:32 20/10/2011
SEATTLE - Hàng năm khi Tháng Mân Côi về, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle lại có những lễ hội mừng Bổn Mạng của một số Hội đoàn trong giáo xứ như Hội Gia đình Bắc Ninh, Cộng Đoàn Mân Côi. Hôm nay ngày 16 tháng 10 Công Đoàn Fatima là một tập hợp của nhiều gia đình giáo dân cư ngụ rải rác về phía Bắc Seattle gồm các thành phố như Shoreline, Lynnwood, Edmond vân vân đã qui tụ về Giáo xứ để mừng ngày lễ Bổn Mạng của Cộng Đoàn được cử hành lúc 12 giờ trưa. Công Đoàn Fatima chọn ngày lễ Quan Thầy của Cộng Đoàn là ngày kỹ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào ngày 13 tháng 10 năm 1917.
Xem hình ảnh
Trước Thánh lễ, vị đại diện Cộng Đoàn đã nói vài nét về biến cố Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu vào ngày 13 tháng 10, xin tóm lượt như sau: “Kính thưa toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Ngày 13-10 là ngày mà Đức Mẹ đã hiện ra lần thứ sáu trong năm 1917 với ba mục đồng là Lucia , Phan Xicô và Giaxinta cách đây 94 năm. Lần này Đức Mẹ đã hiện ra với phép lạ ” Mặt Trời múa “trước sự chứng kiến của hơn 50 ngàn người. Biến cố Đức Mẹ hiện ra với ba mục đồng tại Fatima đúng vào thời điểm mà nhân loại đang lo sợ, đó là thời kỳ của trận Thế Giới Đại Chiến lần thứ nhất đang xẩy ra đến giai đoạn quyết liệt và Đức Mẹ đã báo động về nạn cộng sản đang đe dọa thế giới.
Ðúng như lời Mẹ Maria báo trước, hai trẻ Phanxicô và Giaxinta đã được Thiên Chúa sớm gọi về hưởng phần phúc thiên đàng. Kể từ tháng 09.1918, cả hai bị cúm và kẻ trước người sau lần lượt về với Chúa. Phanxicô qua đời ngày 04.04.1919, còn Giaxinta từ giã cõi đời vào ngày 20.02.1920. Trong thời gian bạo bệnh, cả hai trẻ đều dâng lên những đau khổ, đớn đau lên cho Chúa và Mẹ Maria. Ngày 13.05.2000 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong lên bậc Chân phước cho hai vị đáng kính này.
Chị Lucia là nhân chứng chính của biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, về sau chị đã trở thành một Nữ tu Dòng kín. Chị đã được Chúa gọi về ngày 13/2/2005. Sau đó thi hài của chị được di dời và mai táng lại tại Đền Thánh Fatima vào ngày 20/6 /2006. Biến cố Fatima là một biến cố đặc biệt mà Đức Mẹ đã kêu gọi hãy dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trong lần hiện ra vào ngày 13-07-1917 , và ngài đã mạc khải cho Chị Lucia trong lần thị kiến với Mẹ vào ngày 13/06/1929. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giaó Hoàng đã long trọng dâng hiến nước Nga cho Đức Mẹ cùng với sự hiệp thông của các Giám mục trên thế giới vào ngày 25 tháng 3 năm 1984 một cách trọng thể.
Qua cuộc dâng hiến này, ngày 1/8/1989, chị Lucia đã công bố cho thế giới biết rằng: cuộc hiến dâng nước Nga của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ngày 25/3/1984 đã đúng với ý Chúa và Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài. Việc dâng hiến nước Nga đã thực hiện đúng như lời Mẹ truyền dạy, và quả thật vào đầu thập niên 90 chế độ cộng sản đã sụp đỗ khởi đầu từ Balan, Đông Âu cho đến toàn bộ Liên Bang Sô Viết.
Nhắc đến Sứ Điệp Fatima là nhắc đến lời Mẹ nhắn nhủ : hãy Ăn năn đền tội- Siêng năng Lần Hạt mân Côi và Tôn sùng Mẫu Tâm. Chúng ta đang ở giữa tháng Mân Côi. Xin cùng nhau thực hiện Sứ Điệp Fatima một cách có hiệu quả bằng việc siêng năng lần hạt Mân côi mà giáo xứ đang mời gọi.”
Lời trình bày về ý nghĩa ngày Bổn Mạng của vị đại diện Cộng Đoàn vừa dứt thì ba hồi chiêng trống được ngân vang làm tăng thêm sự trang trọng của Thánh lễ. Ba hồi chiêng trống dứt, nghi đoàn cùng các linh mục Đồng Tế cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh trong lúc ca đoàn hát bài ca nhập lễ. Mở đầu Thánh lễ, linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành ngõ lời chào mừng cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ đặc biệt Cộng Đoàn Fatima trong ngày mừng lễ Bổn mạng, sau lời chào mừng Cha chánh xứ đã ân cần giới thiệu từng vị linh mục cùng Đồng tế Thánh lễ, ngài nói: xin giới thiệu hôm nay cha Nguyễn Sơn Miên Chủ tế Thánh lễ, cùng với các linh mục Đồng tế Thánh Lễ gồm cha Vũ Ngọc Toàn đến từ Banmêthuột, cha Tạ Thanh Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại Seattle, xin cho một tràng pháo tay để chào đón quý cha và cùng chào nhau trong Đức Kitô.”
Trong Thánh lễ, linh mục Tạ Thanh Bình phụ trách phần giảng lễ. Trong bài chia sẻ ngài đã nhấn mạnh đến sự công bằng trong cuộc sống mà mọi người Kitô hữu phải tuân giữ, xin tóm tắt vài điểm chính của bài giảng, ngài nói: Kính thưa quý ông bà và anh chị em. Bài tin mừng hôm nay Thánh Mathêu kể lại câu chuyện của những người biệt phái muốn bắt bẻ Chúa Giêsu khi họ hỏi “ Thầy nghĩ thế nào ? Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không? Chúa đã nói thẳng với họ: Các ngươi gài bẫy Ta làm gì ? Hãy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế. Họ đưa cho Người một đồng bạc, Chúa Giêsu liền cầm đồng bạc và hỏi họ. Hình tượng và danh hiệu này là của ai? Họ thưa rằng : “ Của Cêsarê” Chúa Giêsu bảo với họ rằng: Vậy cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, cái gì của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.
Kính thưa quý vị, đời sống con người trong xã hội luôn luôn đòi hỏi có sự công bằng đối với xã hội mà chúng ta đang sống. Người Công giáo luôn làm tròn bổn phận của mình là người Kitô hữu đối với Thiên Chúa, và cũng phải có bổn phận của một công dân đối vơí đất nước mà chúng ta đang sống… Đât nước Hoa Kỳ sỡ dĩ họ giàu mạnh vì không phải người dân chỉ lo việc đóng thuế mà thôi, nhưng còn biết bao người làm những công việc thiện nguyện để góp công sức vào việc kiến tạo quốc gia nên họ mới giàu mạnh.
Hôm nay, nhân ngày mừng lễ Bổn Mạng của Cộng Đoàn Fatima, quý ông bà và anh chị em vừa nghe nhắc đến Sứ Điệp Fatima trước Thánh Lễ. Xin mỗi người cùng nhau thi hành Sứ Điệp của Mẹ Fatima để cầu nguyện cho thế giới được an bình cũng như cầu nguyẹn cho đất nước Hoa Kỳ và quê hương Việt Nam qua việc siêng năng lần hạt Mân Côi như lời nhắn nhủ của Mẹ Fatima.
Thánh Lễ được kết thúc lúc 1 giờ 30 sau lời chúc mừng của vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ cùng lời cám ơn của vị đại diện Cộng Đoàn Fatima.
Sau Thánh Lễ là buổi liên hoang tại Hội trường Giáo Xứ. Đông đảo các Hội đoàn trong giáo xứ từ nhà thờ đã lần lượt tiến vào Hội Trường. Nhìn quanh Hội trường, trên các dãy bàn đã bày sẵn đầy thức ăn với hương vị thơm ngát nào chả giò, gày quay, xôi, bánh đủ loại trong khá hấp dẫn. Hiện diện trong buổi liên hoan có cha chan1h xứ, cha Vũ Ngọc Toàn, Cha Tạ Thanh Bình cùng quy tu sĩ nam nữ.Sau khi cha chánh xứ và cha Vũ Ngọc Toàn ban phép lành cho bữa ăn mọi người đều ngồi vào bàn vừa ăn vừa thưởng thức chương trình văn nghệ. Phần văn nghệ do cây nhà lá vườn song cũng không kém phần phong phú qua những giọng hát khá trữ tình.
Buổi liên hoan văn nghệ chấm dứt lúc 3 giờ chiều, mọi người vui vẻ ra về. Trên sân khấu tôi thấy có vài ca sĩ cũng đang thay nhau hát một cách say sưa quên cả lối về.
Xem hình ảnh
Trước Thánh lễ, vị đại diện Cộng Đoàn đã nói vài nét về biến cố Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu vào ngày 13 tháng 10, xin tóm lượt như sau: “Kính thưa toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Ngày 13-10 là ngày mà Đức Mẹ đã hiện ra lần thứ sáu trong năm 1917 với ba mục đồng là Lucia , Phan Xicô và Giaxinta cách đây 94 năm. Lần này Đức Mẹ đã hiện ra với phép lạ ” Mặt Trời múa “trước sự chứng kiến của hơn 50 ngàn người. Biến cố Đức Mẹ hiện ra với ba mục đồng tại Fatima đúng vào thời điểm mà nhân loại đang lo sợ, đó là thời kỳ của trận Thế Giới Đại Chiến lần thứ nhất đang xẩy ra đến giai đoạn quyết liệt và Đức Mẹ đã báo động về nạn cộng sản đang đe dọa thế giới.
Ðúng như lời Mẹ Maria báo trước, hai trẻ Phanxicô và Giaxinta đã được Thiên Chúa sớm gọi về hưởng phần phúc thiên đàng. Kể từ tháng 09.1918, cả hai bị cúm và kẻ trước người sau lần lượt về với Chúa. Phanxicô qua đời ngày 04.04.1919, còn Giaxinta từ giã cõi đời vào ngày 20.02.1920. Trong thời gian bạo bệnh, cả hai trẻ đều dâng lên những đau khổ, đớn đau lên cho Chúa và Mẹ Maria. Ngày 13.05.2000 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong lên bậc Chân phước cho hai vị đáng kính này.
Chị Lucia là nhân chứng chính của biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, về sau chị đã trở thành một Nữ tu Dòng kín. Chị đã được Chúa gọi về ngày 13/2/2005. Sau đó thi hài của chị được di dời và mai táng lại tại Đền Thánh Fatima vào ngày 20/6 /2006. Biến cố Fatima là một biến cố đặc biệt mà Đức Mẹ đã kêu gọi hãy dâng hiến Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trong lần hiện ra vào ngày 13-07-1917 , và ngài đã mạc khải cho Chị Lucia trong lần thị kiến với Mẹ vào ngày 13/06/1929. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị Giaó Hoàng đã long trọng dâng hiến nước Nga cho Đức Mẹ cùng với sự hiệp thông của các Giám mục trên thế giới vào ngày 25 tháng 3 năm 1984 một cách trọng thể.
Qua cuộc dâng hiến này, ngày 1/8/1989, chị Lucia đã công bố cho thế giới biết rằng: cuộc hiến dâng nước Nga của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ngày 25/3/1984 đã đúng với ý Chúa và Thiên Chúa sẽ giữ lời của Ngài. Việc dâng hiến nước Nga đã thực hiện đúng như lời Mẹ truyền dạy, và quả thật vào đầu thập niên 90 chế độ cộng sản đã sụp đỗ khởi đầu từ Balan, Đông Âu cho đến toàn bộ Liên Bang Sô Viết.
Nhắc đến Sứ Điệp Fatima là nhắc đến lời Mẹ nhắn nhủ : hãy Ăn năn đền tội- Siêng năng Lần Hạt mân Côi và Tôn sùng Mẫu Tâm. Chúng ta đang ở giữa tháng Mân Côi. Xin cùng nhau thực hiện Sứ Điệp Fatima một cách có hiệu quả bằng việc siêng năng lần hạt Mân côi mà giáo xứ đang mời gọi.”
Lời trình bày về ý nghĩa ngày Bổn Mạng của vị đại diện Cộng Đoàn vừa dứt thì ba hồi chiêng trống được ngân vang làm tăng thêm sự trang trọng của Thánh lễ. Ba hồi chiêng trống dứt, nghi đoàn cùng các linh mục Đồng Tế cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh trong lúc ca đoàn hát bài ca nhập lễ. Mở đầu Thánh lễ, linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành ngõ lời chào mừng cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ đặc biệt Cộng Đoàn Fatima trong ngày mừng lễ Bổn mạng, sau lời chào mừng Cha chánh xứ đã ân cần giới thiệu từng vị linh mục cùng Đồng tế Thánh lễ, ngài nói: xin giới thiệu hôm nay cha Nguyễn Sơn Miên Chủ tế Thánh lễ, cùng với các linh mục Đồng tế Thánh Lễ gồm cha Vũ Ngọc Toàn đến từ Banmêthuột, cha Tạ Thanh Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế tại Seattle, xin cho một tràng pháo tay để chào đón quý cha và cùng chào nhau trong Đức Kitô.”
Trong Thánh lễ, linh mục Tạ Thanh Bình phụ trách phần giảng lễ. Trong bài chia sẻ ngài đã nhấn mạnh đến sự công bằng trong cuộc sống mà mọi người Kitô hữu phải tuân giữ, xin tóm tắt vài điểm chính của bài giảng, ngài nói: Kính thưa quý ông bà và anh chị em. Bài tin mừng hôm nay Thánh Mathêu kể lại câu chuyện của những người biệt phái muốn bắt bẻ Chúa Giêsu khi họ hỏi “ Thầy nghĩ thế nào ? Có được phép nộp thuế cho Cêsarê hay không? Chúa đã nói thẳng với họ: Các ngươi gài bẫy Ta làm gì ? Hãy đưa Ta xem đồng tiền nộp thuế. Họ đưa cho Người một đồng bạc, Chúa Giêsu liền cầm đồng bạc và hỏi họ. Hình tượng và danh hiệu này là của ai? Họ thưa rằng : “ Của Cêsarê” Chúa Giêsu bảo với họ rằng: Vậy cái gì của Cêsarê thì hãy trả cho Cêsarê, cái gì của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.
Kính thưa quý vị, đời sống con người trong xã hội luôn luôn đòi hỏi có sự công bằng đối với xã hội mà chúng ta đang sống. Người Công giáo luôn làm tròn bổn phận của mình là người Kitô hữu đối với Thiên Chúa, và cũng phải có bổn phận của một công dân đối vơí đất nước mà chúng ta đang sống… Đât nước Hoa Kỳ sỡ dĩ họ giàu mạnh vì không phải người dân chỉ lo việc đóng thuế mà thôi, nhưng còn biết bao người làm những công việc thiện nguyện để góp công sức vào việc kiến tạo quốc gia nên họ mới giàu mạnh.
Hôm nay, nhân ngày mừng lễ Bổn Mạng của Cộng Đoàn Fatima, quý ông bà và anh chị em vừa nghe nhắc đến Sứ Điệp Fatima trước Thánh Lễ. Xin mỗi người cùng nhau thi hành Sứ Điệp của Mẹ Fatima để cầu nguyện cho thế giới được an bình cũng như cầu nguyẹn cho đất nước Hoa Kỳ và quê hương Việt Nam qua việc siêng năng lần hạt Mân Côi như lời nhắn nhủ của Mẹ Fatima.
Thánh Lễ được kết thúc lúc 1 giờ 30 sau lời chúc mừng của vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ cùng lời cám ơn của vị đại diện Cộng Đoàn Fatima.
Sau Thánh Lễ là buổi liên hoang tại Hội trường Giáo Xứ. Đông đảo các Hội đoàn trong giáo xứ từ nhà thờ đã lần lượt tiến vào Hội Trường. Nhìn quanh Hội trường, trên các dãy bàn đã bày sẵn đầy thức ăn với hương vị thơm ngát nào chả giò, gày quay, xôi, bánh đủ loại trong khá hấp dẫn. Hiện diện trong buổi liên hoan có cha chan1h xứ, cha Vũ Ngọc Toàn, Cha Tạ Thanh Bình cùng quy tu sĩ nam nữ.Sau khi cha chánh xứ và cha Vũ Ngọc Toàn ban phép lành cho bữa ăn mọi người đều ngồi vào bàn vừa ăn vừa thưởng thức chương trình văn nghệ. Phần văn nghệ do cây nhà lá vườn song cũng không kém phần phong phú qua những giọng hát khá trữ tình.
Buổi liên hoan văn nghệ chấm dứt lúc 3 giờ chiều, mọi người vui vẻ ra về. Trên sân khấu tôi thấy có vài ca sĩ cũng đang thay nhau hát một cách say sưa quên cả lối về.
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ Giáo họ Hàm Phú - Hàm Trí
Hồng Hương
09:49 20/10/2011
Xem hình ảnh
Giáo họ Hàm Phú – Hàm Trí thuộc Giáo xứ Ma Lâm, Giáo phận Phan Thiết, với con số 600 giáo dân nằm trong hai xã Hàm Phú-Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Từ Thành phố Phan Thiết đi Di Linh, khoảng 25 km thì tới Hàm Phú - Hàm Trí giữa những cánh đồng lúa, xa xa là những mái tranh nghèo của vùng thôn quê cận núi. Nhà thờ mới là sự trông đợi của bà con giáo dân 73 năm qua và sẽ là một điểm truyền giáo tuyệt vời bởi quãng đường xa xôi 45km từ Ma Lâm lên vùng Đa Mi không hề thấy bóng dáng của giáo đường nào.
Hàm Trí – Hàm Phú mà Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Phan Thiết, đã ví von như là “hai chiếc hàm trên dưới liên kết làm thành khuôn mặt tươi tắn qua đó mọi người biết đón nhận và yêu thương nhau”. Hai xã nhưng một “nhà”, đó là “Ngôi nhà chung của Chúa”. Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt, phải vất vả ngược xuôi vừa lo cho giáo xứ Ma Lâm và giáo họ Hàm Phú – Hàm Trí nên sự mệt mỏi hiện rõ trên gương mặt. Thế nhưng đúng với với tâm hồn của một nhạc sĩ, cha vẫn lạc quan tin tưởng và động viên những giáo dân chân lấm tay bùn rằng “Lạy Chúa, ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, xin đừng bỏ dở dang công trình tay Chúa làm” (Tv 13,7).
Trước khi thánh lễ bắt đầu, vị đại diện đọc vài nét sơ lược hình thành giáo họ Hàm Phú – Hàm Trí. Đức Cha Giuse có lời chào mừng quý quan khách, tiếp đến là chúc mừng niềm vui mới Cha sở và giáo xứ Ma Lâm, cách riêng với anh chị em giáo họ Hàm Phú – Hàm Trí. Những cố gắng và lời cầu nguyện của cộng đoàn có được một nơi thờ phượng xứng đáng nay đã được Thiên Chúa chúc lành.
Trong bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh đến việc đặt viên đá đầu tiên bao gồm nhiều ý nghĩa mà cộng đoàn cần ý thức để sống: Đặt Viên Đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ chính là khởi công xây dựng một công trình biểu thị Thiên Chúa ở giữa dân Người và nhà thờ là điểm hẹn của Thiên Chúa với dân Người; Là khởi công xây dựng bộ mặt Giáo hội địa phương bởi Nhà thờ là dấu chỉ dấu hiệu Giáo hội địa phương sống động tại nơi đây thể hiện qua các sinh hoạt nội tâm và cộng đồng; Và đây còn là việc khởi công xây dựng cộng trình chung bởi Nhà thờ còn là điểm quy chiếu vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.
Đức Cha Giuse rất tâm lý vì ngài biết cha Phaolô Tốt và giáo dân mừng đó nhưng nỗi lo cũng nặng trĩu đó vì theo cách ví von của ngài “viên đá đầu tiên” cũng là “viên đá tiền đâu”. Nhưng với châm ngôn “1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại ….” , ba cây đó là: cây tự lực của chính từng người giáo dân trong giáo họ, cây trợ lực của giáo xứ Ma Lâm và các giáo xứ-giáo họ xung quanh, và cây vạn lực là chính sự quảng đại chia sẻ đóng góp của quý ân nhân xa gần. Ngài tin tưởng phó thác và xin Thiên Chúa chúc lành và cho công trình nhà thờ này sớm được hoàn công.
Kết thúc Thánh lễ, Ông Chủ tịch HĐMV Giáo xứ Ma Lâm đại diện bà con giáo dân tri ân Đức Cha, Cha Tổng đại diện, Quý Cha, Quý tu sĩ, Quý ân nhân đã đến hiệp dâng thánh lễ và xin tiếp tục cầu nguyện cùng quảng đại giúp đỡ để công trình sớm hoàn tất mang lại niềm vui cho bà con giáo dân nơi vùng sâu xa hẻo lành này.
Ảnh: Đức Thế
Đôi nét về Giáo họ Hàm Phú – Hàm Trí ((Theo Lược sử của Giáo họ Hàm Phú – Hàm Trí)
“Thời gian ghi dấu sử đời,
Nước tìm biển cả, tình người tìm nhau…”
Thời gian đầu hình thành Giáo họ
Theo lời các cụ cao niên kể lại, thì vào năm 1938, có 2 gia đình từ ngoài Bắc theo diện phu đồn điền trà và năm 1945 có 3 gia đình khác theo diện phu đồn điền cao su (tất cả đều do người Pháp chủ trương) tới lập nghiệp tại khu Rừng Hầm (Phú Điền-Hàm Phú hiện nay). Đây là những giáo dân đầu tiên của Giáo họ Hàm Phú-Hàm Trí mà con cháu của họ vẫn còn sống cho đến hôm nay. Bấy giờ vùng Hàm Thuận Bắc này chỉ có nhà thờ Tầm Hưng và Kim Ngọc.
Sau biến cố 1975 cho đến thời kỳ dổi mới một số gia đình Công giáo từ Phan Thiết, Mũi Né, Kim Ngọc, Nghệ An theo diện kinh tế mới, đã đến hai xã này để lập nghiệp. Kể sao hết những gian nan cực khổ cũng những người dân lam lũ ở đây đã phải gánh chịu do thời cuộc.
Cho đến thập niên 90, vùng đất Hàm Phú-Hàm Trí đã có trên dưới 40 gia đình công giáo hiện diện làm nên một tập thể Kitô hữu đầu tiên. Theo dòng thời gian, con số nhân danh cứ tăng dần lên cùng với ơn lành của Chúa luôn quan phòng trên cộng đoàn nhỏ bé.
Và sự phát triển không ngừng trong ơn Chúa
Như nắm men trong bột, sống giữa anh chị em lương dân, các tín hữu nhiệt thành làm chứng cho Tin mừng đạo Chúa bằng đời sống của mình. Và không đầy 20 năm, Giáo họ Hàm Phú-Hàm Trí đã có trên 100 người theo đạo. Từ số 40 gia đình đầu tiên, nay đã là 140 gia đình với khoảng 600 Kitô hữu.
Ngay từ khi những giáo dân đầu tiên của Giáo họ hiện diện trên mảnh đất này cho đến ngày nay, cây đức tin luôn được vui trồng chăm sóc. Hơn 60 năm (1938-2011), dù nhà thờ Ma Lâm cách xa 10 - 15 km, Chúa Nhật hằng tuần, bà con giáo dân đều siêng năng tham dự thánh lễ. Đặc biệt lưu tâm đến việc cho con em tham dự các lớp giáo lý: Xưng tội, Thêm Sức, Dự tòng và Hôn phối.
Ngày 29-6-2007 / Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, nguyên Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, đã làm đơn đề nghị chính quyền tỉnh Bình Thuận cho thành lập Giáo họ Hàm Phú. Cũng từ đó, mỗi năm, thỉnh thoảng vào dịp lễ lớn, Giáo họ Hàm Phú được Linh mục về dâng lễ tại sân nhà một giáo dân dưới những tấm bạt che mưa nắng.
Ước nguyện có một ngôi thánh đường để bà con có điều kiện cử hành phụng vụ là lời khấn xin từng ngày của mỗi giáo dân trong Giáo họ trong suốt bao năm qua. Ước mơ đó đã đến, ngày hôm nay 20.10.2011, Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng nhà thờ Giáo họ Hàm Phú-Hàm Trí trên khu đất 6000 m2, là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã tặng cho Giáo họ, là kết quả của sự đóng góp nơi từng giáo dân Hàm Phú-Hàm Trí và muôn tấm lòng của Quý ân nhân trong sự hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất.
Trong bài sơ lược lịch sử Giáo họ, Vị đại diện vui mừng chia sẻ với Đức Giám mục và cộng đoàn rằng chút tài sản nhỏ của Giáo họ có là cùng với khu đất làm nhà thờ, Giáo họ còn có một nhà máy nước tinh khiết, vừa cung cấp nước sạch cho bà con trong vùng, vừa có chút ít giúp học bổng cho một số học sinh nghèo trong Giáo họ. Nhưng một gia tài lớn mà Thiên Chúa trao cho Giáo họ chính là trên dưới 20.000 lương dân đang sống chung quanh, một cánh đồng truyền giáo bát ngát đang cần thợ gieo hạt đức tin. Các anh chị em nàyï đang cần được biết về Tin Mừng của Đức Kitô và đó là trọng trách của từng người lớn nhỏ trong Giáo họ. Chính vì lẽ này, nên bà con quyết định chọn Tước hiệu Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại làm Quan Thầy bảo trợ cho Giáo họ.
Niềm vui đặt Viên Đá Đầu Tiên chỉ là khởi đầu cho một công trình đòi hỏi nhiều tài lực vật lực và sự cộng góp của mọi người. Ước gì ngôi Thánh Đường sớm hoàn thành, để làm trung tâm xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô trong vùng đất màu mỡ lương dân này. Địa chỉ liên hệ:
Linh mục Phaolô Hoàng Kim Tốt, Nhà thờ Ma Lâm, thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, Đt: 3865110 - 0918274842 / Emali: huutam2005@gmail.com
Bài chia sẻ của ĐC Giuse Vũ Duy Thống:
Đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng thánh đường là một lễ có nghi thức riêng, vì thế cũng có ý nghĩa riêng.
1. Khởi công xây dựng nhà Chúa
“Thiên Chúa là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất”, Ngài đâu cần con người xây nhà mới có nơi cư trú, làm như không có con người thì Ngài sẽ phải lang thang vô gia cư, ở nhà không số, ở phố không tên. Phép tắc, Ngài hoàn toàn tuyệt đối tự do chọn nơi cư trú. Vô cùng, một địa chỉ nhỏ bé làm sao có thể đủ cho Ngài? Vô hình, Ngài đâu chịu giam hãm bởi một không gian hữu hình. Ở khắp mọi nơi, một diện tích giáo đường hạn hẹp sao phù hợp cho Ngài ngự trị? Nhưng Thiên Chúa cũng là Cha yêu thương gần gũi, Ngài dựng nên con người và yêu thương cứu độ. “Thiên Chúa vui thích ở giữa dân Ngài”, nên con người từ đó có thể và được say mê dựng nhà đón Chúa đến ngụ. Mỗi một nhà thờ là một hộ khẩu thường trú của Thiên Chúa ở một nơi.
Gọi là “nhà của Chúa” vì đây là nơi Chúa ngự, là chốn Chúa hiện diện, là địa chỉ Chúa thi ân, là điểm hẹn Chúa gặp gỡ dân Ngài. Nhà thờ là dấu chỉ biểu thị sự hiện diện của Thiên Chúa, và bởi vì nơi đây có nhà tạm Chúa Giêsu Thánh Thể, có thánh lễ hiện tại hóa hy lễ thập giá, có các bí tích được cử hành, nên cũng có thể diễn tả: nhà thờ một cách nào đó là dấu chỉ hữu hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa giữa lòng cuộc sống trần đời. “Chúa ôi nhà Chúa muôn năm, là nơi thánh đức thiên ân dồi dào”.
2. Khởi công xây dựng Giáo Hội địa phương
Không đơn thuần là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa, thánh đường còn là dấu chỉ sức sống của Giáo Hội tại một nơi. Hội Thánh bao giờ cũng có nghĩa là việc triệu tập dân thánh vì mục đích phụng vụ, mà thánh đường chính là nơi ưu tiên cho việc triệu tập này, nên thánh đường từ thuở nào đến giờ vẫn là hình ảnh sống động của Giáo Hội. Nếu CĐ Vatican II gọi Giáo Hội là “Dân Chúa Cha” thì hữu ý muốn làm nổi bật ý nghĩa của việc triệu tập này. Lời tổng nguyện thánh lễ hôm nay xưng tụng Chúa Kitô là đá góc, các tông đồ là nền móng, mọi tín hữu là những viên đá sống động kết liên với đá góc như chi thể kết liên với thân mình mà hình thành “Thân mình Chúa Kitô” chính là Giáo Hội. Và cũng chính là thánh đường đang được khởi công xây dựng đây, khi hoàn thành sẽ là hình ảnh biểu trưng cho “Đền thờ Chúa Thánh Thần” mà mỗi người tín hữu là một viên đá sống động liên kết chung xây.
Giáo Hội toàn cầu thì mênh mông rộng lớn có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng Giáo Hội địa phương thì gần gũi gắn liền với bóng dáng thân quen của một giáo đường. Thánh đường Hàm Phú-Hàm Trí trong tương lai là nơi quy tụ, nhưng cũng là nơi xuất phát những chương trình mục vụ và truyền giáo, không chỉ cho 600 giáo dân thuộc giáo họ mà còn cho 20.000 lương dân chung quanh đây nữa.
3. Khởi công xây dựng công trình chung
Thánh lễ hôm nay gọi là lễ đặt viên đá đầu tiên. Có đầu tiên ắt có cuối cùng. Nhưng từ việc đặt viên đá đầu tiên khởi đầu cho một công trình đến việc xếp viên đá cuối cùng rồi vỗ tay hoàn công phải có thời gian. Lâu hay mau là tùy thuộc vào ơn Chúa cộng với công sức bàn tay và tấm lòng của con người. Hàm Phú-Hàm Trí là tên gọi hành chánh 2 xã nơi nhà thờ được dựng xây. Không biết tên gọi ấy mang ý nghĩa gì, chỉ biết rằng kể từ hôm nay, khi xây dựng nhà thờ, thì Hàm Phú-Hàm Trí được hiểu như “hai chiếc hàm trên dưới liên kết làm thành khuôn mặt tươi tắn qua đó mọi người biết đón nhận và yêu thương nhau”. Mai sau, khi hoàn thành, nhà thờ sẽ thành điểm quy chiếu, hoặc về mặt vật thể để nhận ra hướng đi giữa giao lộ đa chiều, hoặc về mặt phi vật thể để chan hòa yêu thương thắm nghĩa anh em hai xã một nhà.
Theo tự điển tra ngược thì viên đá “đầu tiên” cũng có nghĩa là viên đá “tiền đâu?” Lấy tiền đâu mà xây dựng? Tự hỏi không phải để nản chí sờn lòng, mà là để ca lên niềm hy vọng. Một cây làm chẳng nên non, nhưng ba cây như: cây tự lực của giáo họ; cây trợ lực của các giáo xứ mẹ Ma Lâm cũng như các giáo xứ lân cận và nhất là cây vạn lực của những ân nhân hằng tâm hằng sản chụm lại thì nhất định sẽ làm nên hòn núi cao là nhà thờ giáo họ tương lai.
Viên đá đầu tiên, như vậy, chính là viên đá của niềm hy vọng, của bài ca xây dựng. Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay. Một chút những cánh tay kết liền tạo thành vòng nối lớn, một chút những nhánh cây đan lại thành mái xanh che nắng cho thánh lễ, một chút những tấm lòng rộng mở sẽ kiến tạo ngoạn mục cả công trình. Giống như lịch sử của giáo họ: ban đầu năm 1938 chỉ có 2 gia đình, năm 1940 thêm 3 gia đình nữa là 5; nhưng hôm nay, sau 73 năm đã là 140 gia đình. Xin ký thác công việc xây dựng này cho Chúa và chắc chắn Chúa không bao giờ muốn cho công trình của Ngài phải dở dang, hoặc cho những người con thiện chí của Ngài phải điên đầu lo lắng giật gấu vá vai mới làm được nhà cho Ngài. Tất nhiên với lòng tin tưởng, chúng ta khẳng định: Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công. Nhưng với niềm hy vọng dâng cao, ta bền lòng cầu nguyện xin Chúa sáng soi hỗ trợ: Từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa.
Tóm lại, thánh đường là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa, là hình ảnh của Giáo Hội và là công trình mở ra cho công cuộc mục vụ và truyền giáo. Nhưng từ khởi công hôm nay đến hoàn công tương lai, tất cả là một công trường tổng hợp của công ơn Thiên Chúa, của công sức con người và của công đức những tấm lòng quảng đại.
Hợp với Cha Tổng đại diện, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, xin chung mừng với cha xứ Ma Lâm và quý vị thuộc giáo họ Hàm Phú-Hàm Trí. Xin Chúa chúc lành cho giáo họ và nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phaolô tông đồ dân ngoại, bổn mạng giáo đường, xin cho công trình sớm được hoàn thành. Mong được chung vui với giáo họ Hàm Phú-Hàm Trí trong tương lai, dịp hân hoan khánh thành nhà thờ mới. Đó là lời cầu nguyện và lời cầu chúc của mọi người trong thánh lễ hôm nay.
TGP Huế hội nghị về Khánh nhật Truyền giáo
Trương Trí
16:51 20/10/2011
HUẾ - Sáng thứ Năm, ngày 20.11, đại diện mọi thành phần Dân Chúa từ khắp các giáo xứ trên toàn Giáo phận Huế đã tập trung về Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận tham dự Khánh Nhật Truyền Giáo năm 2011.
Xem hình ảnh
Đúng 8 giờ, cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Đặc trách Ủy Ban Truyền Giáo của giáo phận Huế tuyên bố khai mạc và giới thiệu Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Huế F.X.Lê Văn Hồng thay mặt Đức Tổng Giám Mục. Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phó Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thuyết trình viên của Hội Nghị.
Khai mạc Hội nghị, Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Huế ban Huấn dụ, Ngài thiết tha mời gọi tất cả mọi thành phần Dân Chúa, từ các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ, và mọi giáo dân lên đường Truyền giáo. Ngài nói : Truyền giáo là trách nhiệm của tất cả mọi người, không phải ưu tiên cho một số người mà dành cho tất cả những ai đã được lãnh nhận Bí Tích rửa tội. Ngài nêu lại lời Thánh Phaolô: “ Khốn cho tôi nếu tôi không đi rao giảng Tin Mừng ”. Đồng thời Đức Cha cũng nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã đổ máu mình và chết trên Thập Giá để cứu chuộc tất cả mọi người trên thế giới. Ngài nói Hãy yêu thương mọi người như chính mình.
Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, Phó Tổng Thư Ký HĐGM Việt Nam đã thuyết trình và diễn giải về Thư Chung Hậu Đaị Hội Dân Chúa của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: trong đó bao gồm những suy tư của các Giám Mục, các Linh Mục và của mọi người trên đất nước Việt Nam. Thư chung này đã được toàn thể các Giám Mục ký tên và được công bố vào ngày 1.5.2011. nhằm vào ngày Chúa Nhật tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót. Cũng chính là ngày mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan PhaoLô 2 được nâng lên hàng Chân Phước. Chính Ngài đã khởi xướng và phát động cho giáo hội toàn cầu “ BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG ” mà cộng đoàn giáo phận Huế hầu như ai cũng đều biết rõ khi đọc kinh Đức Mẹ La Vang. Đó cũng chính là chủ đề mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đặt ra cho Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa.
Ngài nêu ra những minh chứng sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức trong lối sống của mọi tầng lớp nhất là của thanh thiếu niên trong bối cảnh xã hội đầy bon chen và chỉ biết hưởng thụ. Con người không còn ý thức được tội lỗi. Do đó, sứ mệnh Truyền Giáo là Sứ Vụ Duy Nhất mà giáo Hội Việt Nam đã đề ra, đòi hỏi mọi người thực hiện: “ Như Cha đã sai Thầy và Thầy cũng sai anh em như vậy ”.
Ngài cũng nêu ra tỷ lệ người nhận biết Chúa trên mọi miền thế giới, trong đó Việt Nam chưa đến 10% so với số dân. Đó là chưa kể một số người đã được lãnh nhận Đức Tin nhưng vẫn thờ ơ. Ngài nêu cụ thể: những thánh lễ ngày Chúa Nhật, tại các nhà thờ có rất nhiều người tham dự thánh lễ “QUA LOA”, nghĩa là chỉ đứng ngoài sân nhà thờ và tham dự thánh lễ qua loa phát thanh.
Làm thế nào để loan báo Tin Mừng cho số đông người chưa biết Chúa tại Việt Nam. Đay là một thách đố cho tất cả những ai đã được lãnh nhận Đức Tin. XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG. Đó chính là phương thế cụ thể mà HĐGM Việt Nam đã đặt ra để thi hành SỨ VỤ DUY NHẤT VÀ TOÀN DIỆN trên đất nước này trong bối cảnh xã hội hiện nay. Không phải chỉ với sự nổ lực của một vài người mà với sự hiệp thông của tất cả Cộng Đoàn Dân Chúa, nhờ vào ơn soi sáng và sức mạnh của Thiên Chúa, cũng như nhờ chính những Mầu Nhiệm của Chúa.
Trong suốt một buổi sáng, Đức Cha Phó Tổng Thư Ký HĐGM đã thuyết trình sâu sắc về nhiệm vụ loan báo Tin Mừng mà HĐGM Việt Nam đã đề ra trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân chúa. Trên 500 tham dự viên đã lắng nghe nghiêm túc. Buổi chiều, Ngài tiếp tục trình bày Kế hoạch Mục Vụ 2011-2014. Trong đó, kế hoạch năm 2011-2012 là Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội. Năm 2012-2013 là Vun trồng sự sống hiệp thông trong giáo hội. Năm 2013-2014 là Hiệp thông để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Muốn được như vậy, trước hết mọi người phải biết TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN, CỬ HÀNH ĐỨC TIN VÀ SỐNG ĐỨC TIN .
Trong phần chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm, đại diện từng giáo hạt trong đó có người là tân tong, có người là dân tộc thiểu số đã mạnh dạn đứng lên chia sẽ về chặng đường khá chông gai khi họ quyết định đến với Chúa, biết bao rào cản từ những người thân thuộc trong gia đình và cả xã hội. Thế rồi nhờ vào quyết tâm và sức mạnh Đức Tin mà họ đã đến được với Chúa.
Thánh lễ Truyền Giáo được cử hành đồng tế do Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Huế chủ tế, cùng với Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn và các linh mục tham dự viên. Trong bài giảng lễ, Đức Cha phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn đã đặc biệt nhấn mạnh đến vị Tông Đồ dân ngoại, đó là Thánh Phaolô, người đã đi tìm và bắt bớ những người theo Chúa. Nhưng cuối cùng Ngài đã được Chúa thánh hóa và trở thành rường cột của Hội Thánh, Ngài đã từng nói: “ Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.
Sau thánh lễ, hai vị Giám Mục cùng trao cho từng người “ LỆNH LÊN ĐƯỜNG”, tượng trưng cho việc mở màn chiến dịch Loan Báo Tin Mừng, sứ vụ duy nhất mà HĐGM Việt Nam đã trăn trở và đề ra cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa mà mọi người đã lắng nghe trong suốt một ngày qua.
Xem hình ảnh
Đúng 8 giờ, cha Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Đặc trách Ủy Ban Truyền Giáo của giáo phận Huế tuyên bố khai mạc và giới thiệu Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Huế F.X.Lê Văn Hồng thay mặt Đức Tổng Giám Mục. Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phó Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thuyết trình viên của Hội Nghị.
Khai mạc Hội nghị, Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Huế ban Huấn dụ, Ngài thiết tha mời gọi tất cả mọi thành phần Dân Chúa, từ các Linh Mục, các tu sĩ nam nữ, và mọi giáo dân lên đường Truyền giáo. Ngài nói : Truyền giáo là trách nhiệm của tất cả mọi người, không phải ưu tiên cho một số người mà dành cho tất cả những ai đã được lãnh nhận Bí Tích rửa tội. Ngài nêu lại lời Thánh Phaolô: “ Khốn cho tôi nếu tôi không đi rao giảng Tin Mừng ”. Đồng thời Đức Cha cũng nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã đổ máu mình và chết trên Thập Giá để cứu chuộc tất cả mọi người trên thế giới. Ngài nói Hãy yêu thương mọi người như chính mình.
Đức Cha phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn, Phó Tổng Thư Ký HĐGM Việt Nam đã thuyết trình và diễn giải về Thư Chung Hậu Đaị Hội Dân Chúa của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: trong đó bao gồm những suy tư của các Giám Mục, các Linh Mục và của mọi người trên đất nước Việt Nam. Thư chung này đã được toàn thể các Giám Mục ký tên và được công bố vào ngày 1.5.2011. nhằm vào ngày Chúa Nhật tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót. Cũng chính là ngày mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan PhaoLô 2 được nâng lên hàng Chân Phước. Chính Ngài đã khởi xướng và phát động cho giáo hội toàn cầu “ BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG ” mà cộng đoàn giáo phận Huế hầu như ai cũng đều biết rõ khi đọc kinh Đức Mẹ La Vang. Đó cũng chính là chủ đề mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đặt ra cho Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa.
Ngài nêu ra những minh chứng sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức trong lối sống của mọi tầng lớp nhất là của thanh thiếu niên trong bối cảnh xã hội đầy bon chen và chỉ biết hưởng thụ. Con người không còn ý thức được tội lỗi. Do đó, sứ mệnh Truyền Giáo là Sứ Vụ Duy Nhất mà giáo Hội Việt Nam đã đề ra, đòi hỏi mọi người thực hiện: “ Như Cha đã sai Thầy và Thầy cũng sai anh em như vậy ”.
Ngài cũng nêu ra tỷ lệ người nhận biết Chúa trên mọi miền thế giới, trong đó Việt Nam chưa đến 10% so với số dân. Đó là chưa kể một số người đã được lãnh nhận Đức Tin nhưng vẫn thờ ơ. Ngài nêu cụ thể: những thánh lễ ngày Chúa Nhật, tại các nhà thờ có rất nhiều người tham dự thánh lễ “QUA LOA”, nghĩa là chỉ đứng ngoài sân nhà thờ và tham dự thánh lễ qua loa phát thanh.
Làm thế nào để loan báo Tin Mừng cho số đông người chưa biết Chúa tại Việt Nam. Đay là một thách đố cho tất cả những ai đã được lãnh nhận Đức Tin. XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG. Đó chính là phương thế cụ thể mà HĐGM Việt Nam đã đặt ra để thi hành SỨ VỤ DUY NHẤT VÀ TOÀN DIỆN trên đất nước này trong bối cảnh xã hội hiện nay. Không phải chỉ với sự nổ lực của một vài người mà với sự hiệp thông của tất cả Cộng Đoàn Dân Chúa, nhờ vào ơn soi sáng và sức mạnh của Thiên Chúa, cũng như nhờ chính những Mầu Nhiệm của Chúa.
Trong suốt một buổi sáng, Đức Cha Phó Tổng Thư Ký HĐGM đã thuyết trình sâu sắc về nhiệm vụ loan báo Tin Mừng mà HĐGM Việt Nam đã đề ra trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân chúa. Trên 500 tham dự viên đã lắng nghe nghiêm túc. Buổi chiều, Ngài tiếp tục trình bày Kế hoạch Mục Vụ 2011-2014. Trong đó, kế hoạch năm 2011-2012 là Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo Hội. Năm 2012-2013 là Vun trồng sự sống hiệp thông trong giáo hội. Năm 2013-2014 là Hiệp thông để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Muốn được như vậy, trước hết mọi người phải biết TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN, CỬ HÀNH ĐỨC TIN VÀ SỐNG ĐỨC TIN .
Trong phần chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm, đại diện từng giáo hạt trong đó có người là tân tong, có người là dân tộc thiểu số đã mạnh dạn đứng lên chia sẽ về chặng đường khá chông gai khi họ quyết định đến với Chúa, biết bao rào cản từ những người thân thuộc trong gia đình và cả xã hội. Thế rồi nhờ vào quyết tâm và sức mạnh Đức Tin mà họ đã đến được với Chúa.
Thánh lễ Truyền Giáo được cử hành đồng tế do Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Huế chủ tế, cùng với Đức Giám Mục phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn và các linh mục tham dự viên. Trong bài giảng lễ, Đức Cha phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn đã đặc biệt nhấn mạnh đến vị Tông Đồ dân ngoại, đó là Thánh Phaolô, người đã đi tìm và bắt bớ những người theo Chúa. Nhưng cuối cùng Ngài đã được Chúa thánh hóa và trở thành rường cột của Hội Thánh, Ngài đã từng nói: “ Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.
Sau thánh lễ, hai vị Giám Mục cùng trao cho từng người “ LỆNH LÊN ĐƯỜNG”, tượng trưng cho việc mở màn chiến dịch Loan Báo Tin Mừng, sứ vụ duy nhất mà HĐGM Việt Nam đã trăn trở và đề ra cho tất cả mọi thành phần Dân Chúa mà mọi người đã lắng nghe trong suốt một ngày qua.
Tin Đáng Chú Ý
Cựu Tổng thống Gaddafi đã chết?
RFA
09:02 20/10/2011
Cựu Tổng thống Gaddafi đã chết?
Cựu Tổng thống Gaddafi của Libya đã chết, theo tin do Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya thông báo cách nay vài phút.
Hình lấy từ một đoạn video lưu truyền trên điện thoại di động cho thấy Gaddafi bị thương nặng lúc bị bắt sau cuộc chạm súng.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời phát ngôn viên Hafez Gogha của Hội đồng Chuyển tiếp, công bố với thế giới là Gaddafi đã bị quân cách mạng hạ sát, đánh dấu ngày cáo chung của chế độ độc tài.
AFP cũng có hình lấy từ một đoạn video lưu truyền trên điện thoại di động của các chiến binh cách mạng cho thấy hình ảnh đẫm máu của nhà độc tài này bị thương nặng lúc bị bắt sau cuộc chạm súng.
Một viên chỉ huy cao cấp của quân kháng chiến cũng xác nhận với AFP là vị cựu Tổng thống đã chết, và lực lượng của ông đã hoàn toàn kiểm soát thành phố Sirte, quê hương của ông Gaddafi.
Hãng truyền hình Al Jazeera cũng loan tin Motassim Kaddafi, con trai của nhà độc tài, đã bị bắt sống trong trận giao chiến tại Sirte.
Tại Washington, một viên chức bô ngoại giao Hoa Kỳ nói chưa xác nhận về cái chết của ông Gaddafi, nhưng tin tức cho thấy “có vẻ như” ông này đã chết.
Hình lấy từ một đoạn video lưu truyền trên điện thoại di động cho thấy Gaddafi bị thương nặng lúc bị bắt sau cuộc chạm súng.
Hãng thông tấn AFP dẫn lời phát ngôn viên Hafez Gogha của Hội đồng Chuyển tiếp, công bố với thế giới là Gaddafi đã bị quân cách mạng hạ sát, đánh dấu ngày cáo chung của chế độ độc tài.
AFP cũng có hình lấy từ một đoạn video lưu truyền trên điện thoại di động của các chiến binh cách mạng cho thấy hình ảnh đẫm máu của nhà độc tài này bị thương nặng lúc bị bắt sau cuộc chạm súng.
Một viên chỉ huy cao cấp của quân kháng chiến cũng xác nhận với AFP là vị cựu Tổng thống đã chết, và lực lượng của ông đã hoàn toàn kiểm soát thành phố Sirte, quê hương của ông Gaddafi.
Hãng truyền hình Al Jazeera cũng loan tin Motassim Kaddafi, con trai của nhà độc tài, đã bị bắt sống trong trận giao chiến tại Sirte.
Tại Washington, một viên chức bô ngoại giao Hoa Kỳ nói chưa xác nhận về cái chết của ông Gaddafi, nhưng tin tức cho thấy “có vẻ như” ông này đã chết.
Chi tiết về vụ giết ông Gaddafi
BBC
09:43 20/10/2011
Chi tiết về vụ giết ông Gaddafi
Người ta nói đây là ống cống ông Gaddafi trốn trước khi bị bắt
Tin tức do các đài truyền hình tiếng Ả Rập nói xác Đại tác Muammar Gaddafi được chuyển về Misrata sau khi ông 'bị giết khi tìm cách trốn khỏi Sirte'.
Đài Al-Jazeera đưa tin rằng xác ông Gaddafi được để trong một giáo đường Hồi giáo tại Misrata.
Còn đài Al-Arabiyya nói xác ông cũng ở Misrata nhưng tại một trung tâm thương mại ở khu Souq Tawansa.
Các lãnh đạo Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) nay cầm quyền ở Libya xác nhận ông Gaddafi bị giết "khi tìm cách chạy khỏi Sirte".
Sirte là thành phố quê hương của ông và là nơi các cuộc tấn công của phe NTC thời gian qua đã phá vỡ tuyến phòng thủ của những người còn trung thành với chế độ Gaddafi.
Đợt tấn công được tăng cường mạnh sáng thứ Năm giờ địa phương.
Các đài truyền hình khu vực cũng chiếu hình ảnh xác ông Gaddafi đẫm máu bị kéo trên đường phố Sirte trước khi được chuyển về Misrata.
BBC News cũng trích các đài truyền hình địa phương từ Libya cho rằng một trong số con trai ông Gaddafi là Mustasim "cũng bị giết".
Tuy nhiên, tin này chưa được kiểm chứng rộng rãi.
"Xin đừng bắn"
Con trai khác của ông là Saif Al-Islam thì được cho là "đã vào đoàn xe chạy trốn khỏi Sirte".
Tin từ phía NTC cũng cho hay một chiến binh của họ "tìm thấy ông Gaddafi trốn trong một cái ống cống bằng bê tông và van xin đừng bắn".
Dòng chữ Ả Rập trên bờ cống viết: "Đây là nơi Gaddafi, con chuột cống...Thượng Đế thật vĩ đại".
Người chiến binh này nay khoe có khẩu súng ngắn bọc vàng nói là "lấy từ ông Gaddafi".
Khẩu súng bọc vàng được cho là lấy từ chính ông Gaddafi
Tin tức chính thức của lãnh đạo NTC nói ông Gaddafi "chết vì các vết thương ở chân".
Bộ trưởng Thông tin của chính phủ NTC chỉ xác nhận "Ông ta đã bị các binh sỹ tiêu diệt trong một cuộc tấn công. Có người quay phim về việc này".
Nhưng hiện chưa rõ cụ thể ai đã bắn ông ta.
Một người đàn ông xưng là nhân chứng cho BBC hay ông thấy Đại tá Gaddafi "bị bắt bằng súng 9mm vào phần bụng lúc 12:30 giờ, theo giờ địa phương".
Hình chiếu xác ông bị dân chúng kéo trên đường phố "bị lột áo và thương tích nặng".
Đến chập tối 20/10 giờ địa phương, người dân và các chiến binh ủng hộ NTC vẫn tiếp tục ăn mừng tại Libya trong lúc các hãng tin quốc tế liên tục chạy tin về các diễn biến quanh cái chết của ông Gaddafi.
Là người lãnh đạo Libya hơn 42 năm trước khi bị lật đổ, ông đã bị lật đổ hồi tháng Tám và bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã ông.
Khối quân sự Nato chủ trì trận không kích các mục tiêu của phe Gaddafi ở Libya trong nhiều tháng nay, cho hay đã tấn công từ trên không vào hai chiếc xe của quân đội Gaddafi ở gần Sirte vào buổi sáng thứ Năm 20/10.
Các hãng thông tấn trích người dân Libya cho rằng họ chỉ thực sự thấy cơ hội về một nước Libya mới sau khi ông Gaddafi bị bắt hoặc giết.
Sau Thủ tướng Anh, David Cameron lên tiếng chúc mừng người dân Libya, đến lượt Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon lên tiếng nói về nhu cầu "tái thiết Libya trong tinh thần đầy hy vọng" của người dân Libya.
Tin tức do các đài truyền hình tiếng Ả Rập nói xác Đại tác Muammar Gaddafi được chuyển về Misrata sau khi ông 'bị giết khi tìm cách trốn khỏi Sirte'.
Đài Al-Jazeera đưa tin rằng xác ông Gaddafi được để trong một giáo đường Hồi giáo tại Misrata.
Còn đài Al-Arabiyya nói xác ông cũng ở Misrata nhưng tại một trung tâm thương mại ở khu Souq Tawansa.
Các lãnh đạo Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) nay cầm quyền ở Libya xác nhận ông Gaddafi bị giết "khi tìm cách chạy khỏi Sirte".
Sirte là thành phố quê hương của ông và là nơi các cuộc tấn công của phe NTC thời gian qua đã phá vỡ tuyến phòng thủ của những người còn trung thành với chế độ Gaddafi.
Đợt tấn công được tăng cường mạnh sáng thứ Năm giờ địa phương.
Các đài truyền hình khu vực cũng chiếu hình ảnh xác ông Gaddafi đẫm máu bị kéo trên đường phố Sirte trước khi được chuyển về Misrata.
BBC News cũng trích các đài truyền hình địa phương từ Libya cho rằng một trong số con trai ông Gaddafi là Mustasim "cũng bị giết".
Tuy nhiên, tin này chưa được kiểm chứng rộng rãi.
"Xin đừng bắn"
Con trai khác của ông là Saif Al-Islam thì được cho là "đã vào đoàn xe chạy trốn khỏi Sirte".
Tin từ phía NTC cũng cho hay một chiến binh của họ "tìm thấy ông Gaddafi trốn trong một cái ống cống bằng bê tông và van xin đừng bắn".
Dòng chữ Ả Rập trên bờ cống viết: "Đây là nơi Gaddafi, con chuột cống...Thượng Đế thật vĩ đại".
Người chiến binh này nay khoe có khẩu súng ngắn bọc vàng nói là "lấy từ ông Gaddafi".
Tin tức chính thức của lãnh đạo NTC nói ông Gaddafi "chết vì các vết thương ở chân".
Bộ trưởng Thông tin của chính phủ NTC chỉ xác nhận "Ông ta đã bị các binh sỹ tiêu diệt trong một cuộc tấn công. Có người quay phim về việc này".
Nhưng hiện chưa rõ cụ thể ai đã bắn ông ta.
Một người đàn ông xưng là nhân chứng cho BBC hay ông thấy Đại tá Gaddafi "bị bắt bằng súng 9mm vào phần bụng lúc 12:30 giờ, theo giờ địa phương".
Hình chiếu xác ông bị dân chúng kéo trên đường phố "bị lột áo và thương tích nặng".
Đến chập tối 20/10 giờ địa phương, người dân và các chiến binh ủng hộ NTC vẫn tiếp tục ăn mừng tại Libya trong lúc các hãng tin quốc tế liên tục chạy tin về các diễn biến quanh cái chết của ông Gaddafi.
Là người lãnh đạo Libya hơn 42 năm trước khi bị lật đổ, ông đã bị lật đổ hồi tháng Tám và bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã ông.
Các hãng thông tấn trích người dân Libya cho rằng họ chỉ thực sự thấy cơ hội về một nước Libya mới sau khi ông Gaddafi bị bắt hoặc giết.
Sau Thủ tướng Anh, David Cameron lên tiếng chúc mừng người dân Libya, đến lượt Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon lên tiếng nói về nhu cầu "tái thiết Libya trong tinh thần đầy hy vọng" của người dân Libya.
Nhà độc tài Gaddafi đã bị bắn chết
Tin Lybia
11:03 20/10/2011
Đồng thời tin cũng cho biết là Ahmed Ibrahim, Bộ trưởng Giáo dục trong chế độ cũ, và Mutassim Gaddafi, con trai và cố vấn cho các nhà lãnh đạo Libya giảm, cũng bị bắt.
Theo tin truyền thông Libya thì trước đó Gaddafi đã trốn trong một cái lỗ trong mặt đất và kêu gọi các phiến quân không bắn ông ta. Khi nghe tin Gaddafi chết cái chết và sau đó có hình ảnh nhà độc tài Libya nằm trong một vũng máu thì dân chúng mừng rỡ hò reo. Chiến sĩ và thường dân nghe được này đã bắn cung lên trời, còi xe liên hồi và họ nhảy múa trên đường phố của các thành phố Libya.
Văn Hóa
Gẫm sự đời: Khi Cha sở ''làm luật''
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
10:35 20/10/2011
Gẫm sự đời: Khi Cha sở "làm luật"
Thời gian gần đây, thuật ngữ "làm luật" được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Đây là thuật ngữ nhằm nói lên trong xã hội có một số bộ phận cá nhân lạm dụng chức quyền để kiếm lợi cho chính mình hay tổ chức mà mình thuộc về. Lẽ dĩ nhiên sẽ không có gì để bàn nếu hiện tượng trên chỉ xảy ra trong một xã hội thế tục; điều đáng tiếc là, nó cũng xảy ra ngay trong chính cơ cấu của Giáo hội nữa! Điều gì vậy?
Mới đây, tôi có dịp tham gia cuộc hội ngộ Linh mục toàn Taiwan trong ba ngày diễn ra tại Núi Chân Phúc thuộc giáo phận Cao Hùng, miền Nam Taiwan do Đại Chủng Viện Taiwan và giáo Phận Cao Hùng đăng cai tổ chức. Hội ngộ Linh mục toàn quốc được tổ chức mỗi năm một lần được giáo hội Taiwan khá chú trọng, bởi đây là dịp để các Linh mục "vui vẻ gặp gỡ huynh đệ" sau một năm miệt mài với công việc mục vụ để hội tụ về bên nhau, cùng cầu nguyện, dâng lễ và cùng sẻ chia những "vui buồn xứ đạo", những thao thức trăn trở của kiếp sống linh mục, đồng thời để động viên nhau cố gắng chu toàn trách nhiệm nơi nhiệm sở và hẹn nhau vào năm sau. Những dịp như thế, anh em Linh mục người Việt Nam tham dự khá đông. Và mỗi lần như thế, anh em chúng tôi lại có dịp gặp nhau hàn huyên tâm sự, sẻ chia. Như "lá rụng về cội", anh em Linh mục chúng tôi vẫn không quên hướng về đất Mẹ, về Giáo hội Mẹ với tâm tình tri ân đồng thời cũng chia sẻ những ưu tư và lo lắng. Vẫn biết rằng tâm tình tri ân sẽ không thể tàn phai trong trái tim mang dòng máu Việt; và, những ưu tư lo lắng cho tiền đồ Giáo hội tại quê nhà có chăng cũng không thể trực tiếp làm thay đổi hoặc canh tân, chỉ mong làm ngọn đèn heo hắt thắp sáng một chút thôi rồi chợt tắt nhưng cũng có thể giúp ngư dân tìm về bến an bình hay chỉ mong làm một giọt nước bé tý tẹo rơi vào đại dương bao la rồi tan biến nhưng cũng có thể làm cho đại dương kia bớt mặn, vậy là mãn nguyện rồi. Ưu tư và lo lắng được vắn gọn trong "gẫm sự đời: Khi Cha sở 'làm luật'".
Trong những chia sẻ nổi niềm ưu tư ấy, chúng tôi được nghe tâm sự của vài anh em về một chuyện lạ xảy ra tại một giáo xứ kia (xin không nêu tên). Cha sở có lẽ vì khuyến khich giáo dân sinh sản có kế hoạch chăng nên trong giao xứ của ngài những gia đình nào sinh nhiều con sẽ bị ngài không chỉ la mắng mà còn bị phạt nữa. Không tin có việc này, tôi bèn tìm cho được địa chỉ cũng như số điện thoại của Cha sở và giáo xứ ấy để tìm hiểu thực hư thế nào. Đáng tiếc những cuộc gọi vào số di động của ngài cũng như điện thoại cố định đều không người bắt máy. Vẫn không nản chí, tôi bèn gọi đại vào một số máy điện thoại của người dân vùng ấy, bởi dân vùng này tuyệt đại đa số là giáo dân. Thật may mắn gặp được giáo dân của giáo xứ này. Qua vị giáo dân này, tôi được biết sự việc trên là có thật.
Ông cho biết, từ hai năm nay, Cha sở xứ này làm cho nhiều giáo dân sợ hãi và dần dần xa lánh không dám đến gặp, nhất là những gia nào sinh nhiều con và sinh năm một. Lý do là khi đến gặp Cha sở để đăng ký rửa tội cho con, nhất định sẽ bị ngài "lên lớp" chì chiết. Nào là sinh gì mà lắm thế? Sao không biết kế hoạch? Chưa hết, lại còn bị phạt nữa chứ vì cái "tội" sinh nhiều. Thế là những gia đình nào sinh con từ đứa thứ tư trở lên, nếu muốn đăng ký rửa tội cho con, Cha sở bắt phải đóng mươi lít dầu Diesel khoãng 200,000VNĐ. Nhiều giáo dân bức xúc và bất mãn với sự việc trên nhưng biết làm sao được!
Giáo luật điều 528 quy định rất rõ về nhiệm vụ của Cha sở là "lo giảng dạy giáo dân về các chân lý Đức tin" và "phải canh chừng đừng để xảy ra những lạm dụng". Thế nhưng sao vẫn xảy ra những lạm dụng đáng tiếc như thế? Tôi muốn đứng về phía Cha sở để biện hộ cho ngài, nhưng những lý do đưa ra đều không ổn. Nào là chắc ngài muốn nhân cơ hội này để giáo dân đóng góp tý quỹ cho giáo xứ. Nhưng liền bị ông giáo dân trên "bộp" lại liền. Giáo xứ vẫn kêu gọi giáo dân đóng góp để xây dựng và thực tế là giáo dân đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng giáo xứ. Chỉ còn một lý do duy nhất là Cha sở muốn hạn chế việc sinh sản của giáo dân. Và với hình phạt này, giáo dân sẽ sợ mà không.... sinh con nữa!
Nhiều nước trên thế giới, chính phủ ra sức khuyến khích công dân nước họ sinh con có thưởng. Riêng tại Taiwan này, vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con nên làm đau đầu không ít các nhà lãnh đạo đạo cũng như đời. Các vị lãnh đạo từ Tổng Thống đến Tổng Giám mục, Giám mục, Hoà thượng đi đến đâu giảng thuyết cũng đều kêu gọi dân chúng và tín hữu sinh con. Chính phủ Taiwan còn khích lệ công dân sinh con để có thưởng. Cụ thể là mỗi một baby chào đời, bố mẹ sẽ được thưởng từ 25,000 đến 30,000 NT tương đương 1,000usd và từ 1 đến 5 tuổi đi học hay ốm đau đều hoàn toàn miễn phí. Ấy vậy mà tại quê hương dấu yêu của tôi, người dân sinh con lại bị... phạt!
Tôi muốn lấy lời của vị giáo dân trên để kết luận bài viết này với mong muốn sự việc trên sẽ được các vị có trách nhiệm lưu tâm và giải quyết, nếu không không biết lòng tin của Giáo dân vào Thiên Chúa cũng như vào các đấng bậc trong Giáo hội sẽ đi về đâu. Đây là lời tâm sự của vị giáo dân trên: "Chúng con nếu không sinh nhiều con thì Giáo hội làm gì có ơn gọi làm Linh mục và tu sỹ hả Cha? Còn nếu sinh nhiều thì...!?"...
Thời gian gần đây, thuật ngữ "làm luật" được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Đây là thuật ngữ nhằm nói lên trong xã hội có một số bộ phận cá nhân lạm dụng chức quyền để kiếm lợi cho chính mình hay tổ chức mà mình thuộc về. Lẽ dĩ nhiên sẽ không có gì để bàn nếu hiện tượng trên chỉ xảy ra trong một xã hội thế tục; điều đáng tiếc là, nó cũng xảy ra ngay trong chính cơ cấu của Giáo hội nữa! Điều gì vậy?
Mới đây, tôi có dịp tham gia cuộc hội ngộ Linh mục toàn Taiwan trong ba ngày diễn ra tại Núi Chân Phúc thuộc giáo phận Cao Hùng, miền Nam Taiwan do Đại Chủng Viện Taiwan và giáo Phận Cao Hùng đăng cai tổ chức. Hội ngộ Linh mục toàn quốc được tổ chức mỗi năm một lần được giáo hội Taiwan khá chú trọng, bởi đây là dịp để các Linh mục "vui vẻ gặp gỡ huynh đệ" sau một năm miệt mài với công việc mục vụ để hội tụ về bên nhau, cùng cầu nguyện, dâng lễ và cùng sẻ chia những "vui buồn xứ đạo", những thao thức trăn trở của kiếp sống linh mục, đồng thời để động viên nhau cố gắng chu toàn trách nhiệm nơi nhiệm sở và hẹn nhau vào năm sau. Những dịp như thế, anh em Linh mục người Việt Nam tham dự khá đông. Và mỗi lần như thế, anh em chúng tôi lại có dịp gặp nhau hàn huyên tâm sự, sẻ chia. Như "lá rụng về cội", anh em Linh mục chúng tôi vẫn không quên hướng về đất Mẹ, về Giáo hội Mẹ với tâm tình tri ân đồng thời cũng chia sẻ những ưu tư và lo lắng. Vẫn biết rằng tâm tình tri ân sẽ không thể tàn phai trong trái tim mang dòng máu Việt; và, những ưu tư lo lắng cho tiền đồ Giáo hội tại quê nhà có chăng cũng không thể trực tiếp làm thay đổi hoặc canh tân, chỉ mong làm ngọn đèn heo hắt thắp sáng một chút thôi rồi chợt tắt nhưng cũng có thể giúp ngư dân tìm về bến an bình hay chỉ mong làm một giọt nước bé tý tẹo rơi vào đại dương bao la rồi tan biến nhưng cũng có thể làm cho đại dương kia bớt mặn, vậy là mãn nguyện rồi. Ưu tư và lo lắng được vắn gọn trong "gẫm sự đời: Khi Cha sở 'làm luật'".
Trong những chia sẻ nổi niềm ưu tư ấy, chúng tôi được nghe tâm sự của vài anh em về một chuyện lạ xảy ra tại một giáo xứ kia (xin không nêu tên). Cha sở có lẽ vì khuyến khich giáo dân sinh sản có kế hoạch chăng nên trong giao xứ của ngài những gia đình nào sinh nhiều con sẽ bị ngài không chỉ la mắng mà còn bị phạt nữa. Không tin có việc này, tôi bèn tìm cho được địa chỉ cũng như số điện thoại của Cha sở và giáo xứ ấy để tìm hiểu thực hư thế nào. Đáng tiếc những cuộc gọi vào số di động của ngài cũng như điện thoại cố định đều không người bắt máy. Vẫn không nản chí, tôi bèn gọi đại vào một số máy điện thoại của người dân vùng ấy, bởi dân vùng này tuyệt đại đa số là giáo dân. Thật may mắn gặp được giáo dân của giáo xứ này. Qua vị giáo dân này, tôi được biết sự việc trên là có thật.
Ông cho biết, từ hai năm nay, Cha sở xứ này làm cho nhiều giáo dân sợ hãi và dần dần xa lánh không dám đến gặp, nhất là những gia nào sinh nhiều con và sinh năm một. Lý do là khi đến gặp Cha sở để đăng ký rửa tội cho con, nhất định sẽ bị ngài "lên lớp" chì chiết. Nào là sinh gì mà lắm thế? Sao không biết kế hoạch? Chưa hết, lại còn bị phạt nữa chứ vì cái "tội" sinh nhiều. Thế là những gia đình nào sinh con từ đứa thứ tư trở lên, nếu muốn đăng ký rửa tội cho con, Cha sở bắt phải đóng mươi lít dầu Diesel khoãng 200,000VNĐ. Nhiều giáo dân bức xúc và bất mãn với sự việc trên nhưng biết làm sao được!
Giáo luật điều 528 quy định rất rõ về nhiệm vụ của Cha sở là "lo giảng dạy giáo dân về các chân lý Đức tin" và "phải canh chừng đừng để xảy ra những lạm dụng". Thế nhưng sao vẫn xảy ra những lạm dụng đáng tiếc như thế? Tôi muốn đứng về phía Cha sở để biện hộ cho ngài, nhưng những lý do đưa ra đều không ổn. Nào là chắc ngài muốn nhân cơ hội này để giáo dân đóng góp tý quỹ cho giáo xứ. Nhưng liền bị ông giáo dân trên "bộp" lại liền. Giáo xứ vẫn kêu gọi giáo dân đóng góp để xây dựng và thực tế là giáo dân đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng giáo xứ. Chỉ còn một lý do duy nhất là Cha sở muốn hạn chế việc sinh sản của giáo dân. Và với hình phạt này, giáo dân sẽ sợ mà không.... sinh con nữa!
Nhiều nước trên thế giới, chính phủ ra sức khuyến khích công dân nước họ sinh con có thưởng. Riêng tại Taiwan này, vì giới trẻ không muốn kết hôn và sinh con nên làm đau đầu không ít các nhà lãnh đạo đạo cũng như đời. Các vị lãnh đạo từ Tổng Thống đến Tổng Giám mục, Giám mục, Hoà thượng đi đến đâu giảng thuyết cũng đều kêu gọi dân chúng và tín hữu sinh con. Chính phủ Taiwan còn khích lệ công dân sinh con để có thưởng. Cụ thể là mỗi một baby chào đời, bố mẹ sẽ được thưởng từ 25,000 đến 30,000 NT tương đương 1,000usd và từ 1 đến 5 tuổi đi học hay ốm đau đều hoàn toàn miễn phí. Ấy vậy mà tại quê hương dấu yêu của tôi, người dân sinh con lại bị... phạt!
Tôi muốn lấy lời của vị giáo dân trên để kết luận bài viết này với mong muốn sự việc trên sẽ được các vị có trách nhiệm lưu tâm và giải quyết, nếu không không biết lòng tin của Giáo dân vào Thiên Chúa cũng như vào các đấng bậc trong Giáo hội sẽ đi về đâu. Đây là lời tâm sự của vị giáo dân trên: "Chúng con nếu không sinh nhiều con thì Giáo hội làm gì có ơn gọi làm Linh mục và tu sỹ hả Cha? Còn nếu sinh nhiều thì...!?"...
''Đại bàng - Gà''
Hạt Cát & Nguyên Hương
08:56 20/10/2011
So với việc con người bay vào vũ trụ lần đầu tiên cách đây nữa thế kỷ để khám phá ra những điều kỳ diệu của thế giới bên ngoài, thì sự nhận biết về bản thân vẫn luôn là một chuyến bay không kém phần khó khăn trong đời mỗi người, để khám phá những bí ẩn trong thế giới nội tâm của mình. Việc nhận thức bản thân không tùy thuộc vào những thành tựu mà ta đạt được trong cuộc sống, cũng không phụ thuộc vào cách mà người khác đối xử với chúng ta. Nhận thức bản thân là một cuộc hành trình tìm lại những gì đang có ở trong mỗi người, nhằm tái khám phá những giá trị cốt lõi, mục đích cuộc đời,… Nhận thức bản thân là bước đầu tiên hiểu biết về chính mình nhằm khắc phục những yếu điểm, giúp chúng ta ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình…
Chiều thứ Bảy, 15.10.2011, gần 200 khán giả đã tham dự và giao lưu với Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, Giảng viên Đại Học Hành Chánh, Chuyên viên tư vấn tâm lý, qua đề tài: “NHẬN THỨC VÀ KIỂM SOÁT BẢN THÂN”. Đây là một đề tài hấp dẫn mang đầy tính triết lý và suy tư. Với giọng nói dễ thương, tính cách năng động, và giọng hát trữ tình, sâu lắng, Ths. Phạm Thị Thúy, đến với khán giả của Chương Trình Chuyên Đề bằng cả trái tim và chị đã xuất sắc khi đưa khán giả vào một chuyến du hành tái khám phá thế giới nội tâm, thông qua các hoạt động trong lớp để trả lời cho các câu hỏi sau:
Nhận thức bản thân là gì?
“Tôi là ai?” Câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn ấy lại không dễ trả lời một cách chính xác và đúng nghĩa cho tất cả mọi người. “ Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. Nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. Không quá đáng khi nói rằng nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho sự thành công trong cuộc sống.” (TS Joyce Brothers)
Điều quan trọng nhất để nhận biết mình là ai là việc nhìn thấy giá trị của bản thân. Mỗi người đều có một giá trị và ai cũng muốn người khác nhìn nhận giá trị đó một cách nghiêm túc. “Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn.” Mỗi người là một cá vị độc đáo với những tố chất có sẵn, là một mắc xích quan trọng trong một sợi dây xích khổng lồ, thiếu bất cứ một cá nhân nào cũng sẽ gây ra sai sót. Hãy thử đọc bản văn được đánh bởi chiếc máy vi tính hỏng phím a, để thấy tầm quan trọng của phím đó: “Chiếc mxý đxnh chữ của tôi hoxt động rxt tốt ngoxi trừ một phím bị hỏng. Bxn sẽ nghĩ rxng với cxc phím hoxt động tốt còn lxị thì không xi để ý đến phím hỏng. Nhưng một phím hỏng dường như cũng đủ sức phx huỷ mọi nỗ lực chung đxy bxn x. Bxn có thể tự nhủ rxng không sxo, chỉ có mỗi mình tôi như thế. Sẽ chxng xi để ý tôi có nỗ lực hết mình không. Nhưng có sự khxc biệt đxy vì một txp thể muốn hoxt động hiệu qux rxt cxn txt cx cxc thxnh viên hoxt động hiệu qux bxng cxch nỗ lực hết khx nxng củx mình. Vì thế, nếu có lúc nxo bxn nghĩ rxng mình không quxn trọng, hxỹ nhớ đến chiếc mxy đxnh chữ cux tôi. Bxn lx nhxn tố quyết định.”
Làm thế nào để nhận thức bản thân đúng?
Nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp người ta giữ tâm an bình, không dễ bị chi phối quá nhiều trước những biến cố buồn vui của cuộc sống; giúp họ tự tin, yêu thương, tôn trọng chính mình và người khác. Đây cũng là điều kiện cần để có được thành công và hạnh phúc.
Muốn nhận diện đúng mình là ai, điều kiện đầu tiên đòi buộc là phải có thời gian lắng lòng để hiểu tại sao mình suy nghĩ, cảm nhận và hành động như vậy; nghiềm ngẫm về những những ước mơ, khát vọng, những thành công – thất bại, những điểm mạnh – yếu, những thuận lợi – khó khăn, những đức tính tốt – xấu, quan điểm sống, các quan hệ xã hội đang có, cần hiểu được lý do tại sao và bằng cách nào chúng ta trở thành con người như hiện tại.
Trong quá trình học để sống trong xã hội loài người, cá nhân không chỉ tự mình “soi gương” để nhận thức về bản thân, mà còn phải xem cái nhìn của xã hội như là một yếu tố không thể thiếu trong việc điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình, nhằm trở thành một thành viên hợp chuẩn trong xã hội. Tuy nhiên, con người cần có niềm tin, sự hiểu biết và bản lĩnh để không bị cuốn vào những dòng xoáy của thế gian: “Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đừng để thái độ ruổng rẫy của người khác trở thành nguyên nhân khiến bạn không chấp nhận bản thân.” ( Vui hưởng Cuộc sống- J. Osteel - Đình Tứ dịch)
Điều gì xảy ra khi chúng ta nhận thức sai về bản thân?
Trường hợp bị cách ly khỏi xã hội của mình, cá nhân không thể nhận thức đúng mình là ai. Câu chuyện “Đại Bàng - Gà” là một minh họa sinh động về vai trò môi trường sống và việc nhận thức bản thân có tác động mạnh mẽ đối với chính cuộc sống của cá nhân. Chuyện kể rằng: Một người đàn ông nọ tìm thấy một quả trứng chim đại bàng, nhưng không biết nên đã đặt nó vào ổ gà mái đang trong thời kỳ ấp trứng. Chim đại bàng con cùng nở ra và lớn lên với đàn gà con. Từ nhỏ cho đến lớn, con đại bàng con đều làm những việc mà những con gà thực thụ làm và luôn nghĩ mình là con gà không hơn không kém. Nó đào đất tìm giun và côn trùng, kêu cục tác, cũng vỗ cánh và bay được một ít trên không trung. Năm tháng trôi qua, con “đại bàng-gà” cũng đã trưởng thành. Một ngày đẹp trời nọ, nó nhìn lên bầu trời và thấy một con chim rất đẹp, dũng mãnh lướt đi trong gió. Nó ngước nhìn con chim đang bay đầy vẻ kính sợ, và hỏi những con gà quanh đó “Ai đấy?” “Đó là chim đại bàng, chúa tể của các loài chim”, một trong những con gà trả lời. “Ông ấy thuộc về bầu trời, còn chúng ta thuộc về mặt đất – vì chúng ta là gà.”
Khi nhận thức sai về bản thân người ta không biết mình thuộc về nơi đâu. Con “đại bàng – gà” chỉ biết bới đất tìm giun, cam chịu với số phận của mình, nó đã sống và chết như một con gà, vì nó luôn nghĩ mình chỉ là một con gà mà thôi. Nó không nhìn ra những khả năng tiềm ẩn và sự khác biệt của mình.
Sống với một bầy gà, ngay từ khi mở mắt chào đời, con đại bàng đã nhìn bản thân và thế giới bằng nhãn quan của một con gà. Môi trường sống không thuận lợi là yếu tố đầu tiên khiến nó nhận thức sai về bản thân. Tuy nhiên, sự thiếu sót lớn nhất trong cuộc đời của nó chính là thiếu niềm tin, khát vọng và niềm say mê khám phá bản thân. Nó chưa bao giờ mơ ước được bay cao và chưa bao giờ học bay để có thể tự tin bay vút lên trời xanh như tổ tiên ngàn đời của nó.
Làm thế nào để kiểm soát bản thân?
Việc đầu tiên là phải ngừng chỉ trích và kiểm soát người khác, nhận thức những yếu điểm của mình. Lập danh sách những điều mà bản thân có thể và không thể làm chủ được.
Kiểm soát bản thân là không để tình huống hay người khác quyết định sự buồn vui của mình. Khi kiểm soát suy nghĩ sẽ kiểm soát được cảm xúc và hành vi vì suy nghĩ chi phối mọi cảm xúc và hoạt động của con người.
Mỗi người phải chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của mình.
Không đồng hóa quyền sử dụng và quyền sở hữu để tránh sự tham lam – yếu tố quan trọng dễ khiến người ta hành động mất kiểm soát.
“Nhận thức và kiểm soát bản thân” là điều không dễ dàng đối với tất cả mọi người. Dù là người thuộc tầng lớp nào cũng có khả năng nhận thức không đúng về bản thân mình. Khi nhận thức sai về bản thân sẽ khiến người ta mất cơ hội để có một đời sống sung mãn, và họ dễ rơi vào một trong hai thái cực: đề cao bản thân mình quá tới mức tự tôn, không coi ai ra gì; hoặc rơi vào mặc cảm, tự ti khi nhận thấy người khác hơn mình.
Đại bàng vốn là một loài chim săn mồi sống trên núi cao, cưỡi lên trên những cơn bão. Vì không nhận thức đúng mình là ai, “đại bàng – gà” đã tự biến mình thành con mồi với những cú đáp cánh lè tè trên mặt đất và tiếng kêu cục ta, cục tác đáng thương.
(Mời xem tài liệu của diễn giả tại đây, và nghe toàn bộ nội dung buổi nói chuyện tại đây hoặc mục Audio của trang web: chuongtrinhchuyende.com)
Chiều thứ Bảy, 15.10.2011, gần 200 khán giả đã tham dự và giao lưu với Thạc sĩ Phạm Thị Thúy, Giảng viên Đại Học Hành Chánh, Chuyên viên tư vấn tâm lý, qua đề tài: “NHẬN THỨC VÀ KIỂM SOÁT BẢN THÂN”. Đây là một đề tài hấp dẫn mang đầy tính triết lý và suy tư. Với giọng nói dễ thương, tính cách năng động, và giọng hát trữ tình, sâu lắng, Ths. Phạm Thị Thúy, đến với khán giả của Chương Trình Chuyên Đề bằng cả trái tim và chị đã xuất sắc khi đưa khán giả vào một chuyến du hành tái khám phá thế giới nội tâm, thông qua các hoạt động trong lớp để trả lời cho các câu hỏi sau:
Nhận thức bản thân là gì?
“Tôi là ai?” Câu hỏi tưởng như ngớ ngẩn ấy lại không dễ trả lời một cách chính xác và đúng nghĩa cho tất cả mọi người. “ Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. Nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. Không quá đáng khi nói rằng nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho sự thành công trong cuộc sống.” (TS Joyce Brothers)
Điều quan trọng nhất để nhận biết mình là ai là việc nhìn thấy giá trị của bản thân. Mỗi người đều có một giá trị và ai cũng muốn người khác nhìn nhận giá trị đó một cách nghiêm túc. “Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà vì họ sẽ là ai khi họ đi bên cạnh bạn.” Mỗi người là một cá vị độc đáo với những tố chất có sẵn, là một mắc xích quan trọng trong một sợi dây xích khổng lồ, thiếu bất cứ một cá nhân nào cũng sẽ gây ra sai sót. Hãy thử đọc bản văn được đánh bởi chiếc máy vi tính hỏng phím a, để thấy tầm quan trọng của phím đó: “Chiếc mxý đxnh chữ của tôi hoxt động rxt tốt ngoxi trừ một phím bị hỏng. Bxn sẽ nghĩ rxng với cxc phím hoxt động tốt còn lxị thì không xi để ý đến phím hỏng. Nhưng một phím hỏng dường như cũng đủ sức phx huỷ mọi nỗ lực chung đxy bxn x. Bxn có thể tự nhủ rxng không sxo, chỉ có mỗi mình tôi như thế. Sẽ chxng xi để ý tôi có nỗ lực hết mình không. Nhưng có sự khxc biệt đxy vì một txp thể muốn hoxt động hiệu qux rxt cxn txt cx cxc thxnh viên hoxt động hiệu qux bxng cxch nỗ lực hết khx nxng củx mình. Vì thế, nếu có lúc nxo bxn nghĩ rxng mình không quxn trọng, hxỹ nhớ đến chiếc mxy đxnh chữ cux tôi. Bxn lx nhxn tố quyết định.”
Làm thế nào để nhận thức bản thân đúng?
Nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp người ta giữ tâm an bình, không dễ bị chi phối quá nhiều trước những biến cố buồn vui của cuộc sống; giúp họ tự tin, yêu thương, tôn trọng chính mình và người khác. Đây cũng là điều kiện cần để có được thành công và hạnh phúc.
Muốn nhận diện đúng mình là ai, điều kiện đầu tiên đòi buộc là phải có thời gian lắng lòng để hiểu tại sao mình suy nghĩ, cảm nhận và hành động như vậy; nghiềm ngẫm về những những ước mơ, khát vọng, những thành công – thất bại, những điểm mạnh – yếu, những thuận lợi – khó khăn, những đức tính tốt – xấu, quan điểm sống, các quan hệ xã hội đang có, cần hiểu được lý do tại sao và bằng cách nào chúng ta trở thành con người như hiện tại.
Trong quá trình học để sống trong xã hội loài người, cá nhân không chỉ tự mình “soi gương” để nhận thức về bản thân, mà còn phải xem cái nhìn của xã hội như là một yếu tố không thể thiếu trong việc điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình, nhằm trở thành một thành viên hợp chuẩn trong xã hội. Tuy nhiên, con người cần có niềm tin, sự hiểu biết và bản lĩnh để không bị cuốn vào những dòng xoáy của thế gian: “Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đừng để thái độ ruổng rẫy của người khác trở thành nguyên nhân khiến bạn không chấp nhận bản thân.” ( Vui hưởng Cuộc sống- J. Osteel - Đình Tứ dịch)
Điều gì xảy ra khi chúng ta nhận thức sai về bản thân?
Trường hợp bị cách ly khỏi xã hội của mình, cá nhân không thể nhận thức đúng mình là ai. Câu chuyện “Đại Bàng - Gà” là một minh họa sinh động về vai trò môi trường sống và việc nhận thức bản thân có tác động mạnh mẽ đối với chính cuộc sống của cá nhân. Chuyện kể rằng: Một người đàn ông nọ tìm thấy một quả trứng chim đại bàng, nhưng không biết nên đã đặt nó vào ổ gà mái đang trong thời kỳ ấp trứng. Chim đại bàng con cùng nở ra và lớn lên với đàn gà con. Từ nhỏ cho đến lớn, con đại bàng con đều làm những việc mà những con gà thực thụ làm và luôn nghĩ mình là con gà không hơn không kém. Nó đào đất tìm giun và côn trùng, kêu cục tác, cũng vỗ cánh và bay được một ít trên không trung. Năm tháng trôi qua, con “đại bàng-gà” cũng đã trưởng thành. Một ngày đẹp trời nọ, nó nhìn lên bầu trời và thấy một con chim rất đẹp, dũng mãnh lướt đi trong gió. Nó ngước nhìn con chim đang bay đầy vẻ kính sợ, và hỏi những con gà quanh đó “Ai đấy?” “Đó là chim đại bàng, chúa tể của các loài chim”, một trong những con gà trả lời. “Ông ấy thuộc về bầu trời, còn chúng ta thuộc về mặt đất – vì chúng ta là gà.”
Khi nhận thức sai về bản thân người ta không biết mình thuộc về nơi đâu. Con “đại bàng – gà” chỉ biết bới đất tìm giun, cam chịu với số phận của mình, nó đã sống và chết như một con gà, vì nó luôn nghĩ mình chỉ là một con gà mà thôi. Nó không nhìn ra những khả năng tiềm ẩn và sự khác biệt của mình.
Sống với một bầy gà, ngay từ khi mở mắt chào đời, con đại bàng đã nhìn bản thân và thế giới bằng nhãn quan của một con gà. Môi trường sống không thuận lợi là yếu tố đầu tiên khiến nó nhận thức sai về bản thân. Tuy nhiên, sự thiếu sót lớn nhất trong cuộc đời của nó chính là thiếu niềm tin, khát vọng và niềm say mê khám phá bản thân. Nó chưa bao giờ mơ ước được bay cao và chưa bao giờ học bay để có thể tự tin bay vút lên trời xanh như tổ tiên ngàn đời của nó.
Làm thế nào để kiểm soát bản thân?
Việc đầu tiên là phải ngừng chỉ trích và kiểm soát người khác, nhận thức những yếu điểm của mình. Lập danh sách những điều mà bản thân có thể và không thể làm chủ được.
Kiểm soát bản thân là không để tình huống hay người khác quyết định sự buồn vui của mình. Khi kiểm soát suy nghĩ sẽ kiểm soát được cảm xúc và hành vi vì suy nghĩ chi phối mọi cảm xúc và hoạt động của con người.
Mỗi người phải chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của mình.
Không đồng hóa quyền sử dụng và quyền sở hữu để tránh sự tham lam – yếu tố quan trọng dễ khiến người ta hành động mất kiểm soát.
“Nhận thức và kiểm soát bản thân” là điều không dễ dàng đối với tất cả mọi người. Dù là người thuộc tầng lớp nào cũng có khả năng nhận thức không đúng về bản thân mình. Khi nhận thức sai về bản thân sẽ khiến người ta mất cơ hội để có một đời sống sung mãn, và họ dễ rơi vào một trong hai thái cực: đề cao bản thân mình quá tới mức tự tôn, không coi ai ra gì; hoặc rơi vào mặc cảm, tự ti khi nhận thấy người khác hơn mình.
Đại bàng vốn là một loài chim săn mồi sống trên núi cao, cưỡi lên trên những cơn bão. Vì không nhận thức đúng mình là ai, “đại bàng – gà” đã tự biến mình thành con mồi với những cú đáp cánh lè tè trên mặt đất và tiếng kêu cục ta, cục tác đáng thương.
(Mời xem tài liệu của diễn giả tại đây, và nghe toàn bộ nội dung buổi nói chuyện tại đây hoặc mục Audio của trang web: chuongtrinhchuyende.com)
Thơ Biển Đông
Trầm Thiên Thu
09:28 20/10/2011
Biển Đông nổi sóng ầm ào
Lòng dân Việt cũng thét gào không ngơi
Bồn chồn lúc đứng, lúc ngồi
Con Hồng, cháu Lạc sục sôi căm hờn
Hào hùng Hội Nghị Diên Hồng
Lý, Lê, Trần với Tây Sơn một thời
Triệu, Trưng là nữ nhi thôi
Cũng không cam chịu bị người xâm lăng
Kết đoàn dân tộc Việt Nam
Là ai thì cũng luôn cần bình yên
Ngoại xâm thâm độc, ngoa nguyền
“Tiền thầy bỏ túi”, chẳng thèm nghe ai
Việt Nam tổ quốc ta đây
Chủ quyền quyết giữ đủ đầy Biển Đông.
QUYẾT TÂM VIỆT NAM
Thân thương biển đảo Trường Sa
Là xương máu của ông, cha bao đời
Cháu, con Hồng Lạc bao thời
Vẫn đồng tâm giữ hẳn hoi chủ quyền
Việt Nam hai tiếng êm đềm
Từ sinh ra tới lúc nằm trút hơi
Công Vua Hùng dựng nước rồi
Công dân nước Việt muôn đời nhớ ơn
Quyết tâm bảo vệ chủ quyền
Non sông, biển đảo, sớm hôm không ngừng.
Cỗ tràng hạt của tôi
Jos. Tú Nạc,NMS
09:56 20/10/2011
Gửi đến ta từ Thiên Chúa trên cao.
Mẹ của Người đã gửi đến ngọt ngào,
Kể cho ta về tình Người yêu dấu.
Tràng hạt của tôi kết đan nhiều hạt
Mỗi một hạt ta cất một lời kinh.
Ta nói về tình Cha ta yêu dấu
Người lắng nghe những phiền muộn ta trình.
Tràng hạt của tôi nói niềm tín thác
Ta nói những Tin Kính Tông Đồ.
Đó là những lời cầu cho Giáo Hội
Và những điều mà ta phải tung hô.
Những hạt nhỏ mười kinh thành một chuỗi
Là lời kinh của Mẹ dấu yêu ta.
Là những điều ta khẩn cầu cùng Mẹ
Những lo âu thường nhật của đời ta.
Ta nói về Giê-su trong lời nguyện
Người mà ta thành kính với lời cầu.
Ta nguyện xin Mẹ của Người chuyển tiếp
Những lời kinh ta khấn nguyện đêm sâu.
Cỗ tràng hạt không phải là vài hạt
Mà cũng không phải nói biết bao lời.
Tất cả chỉ là lời kinh đặc biệt
Với Chúa của ta ghi nhớ đời đời.
Maria đã cho ta tràng hạt
Dẫn dắt ta trên lối bước của ta.
Và luôn ở mọi nơi mọi lúc
Dạy bảo ta cách cầu nguyện thật thà.
“Lạy Cha chúng tôi” ta cất tiếng
Để bày tỏ tình yêu đối với người.
Phải chăng đây cách xưng hô đặc biệt
Để xin tha những tội lỗi loài người?
Ta ngợi khen lên Ba Ngôi Cực Thánh
Với lời kinh ta tha thiết Sáng Danh.
Vì ta biết cả ba duy là một
Ở cùng ta mãi mãi bỏ sao đành.
Vậy mỗi khi ta đọc kinh Lần Hạt
Hãy nhớ rằng duy nhất mãi điều này:
“Đó không phải cứ nhiều lời là tốt
Mà hãy tâm tình với Chúa mê say”
Amen.
Đường vào ốc đảo bình yên
Thanh Sơn
09:58 20/10/2011
Linh Thao yên Lắng thượng miền tâm linh
Đẹp ơi! lên núi ân tình
Vút lên cao ngất lung linh nguyện cầu
Trong tĩnh lặng, cảm thật sâu
Lời Ngài nhỏ nhẹ nhiệm mầu thương con
Làm sao diễn tả cho tròn
Trái tim vui lắm điểm son ươm hồng
Tình Ngài ướp đậm hương nồng
Tâm con lơ lững thinh không trong lành
Bình minh tươi đẹp thiên thanh
Nhìn ra ốc đảo như tranh địa đàng
Ngài là "Ánh Sáng" đạo vàng
Soi vào hồn nhỏ huy hoàng từng giây
Tình Yêu Tâm Đạo ngất ngây
Tẩy đi bóng tối chất đầy trong tâm
Sáng nay dâng hiến lời thầm
Hồn con rung cảm hương trầm vút cao
"Linh Thao" đường dẫn con vào
Nhận ơn "Thanh Sủng" ngọt ngào đời con.
Nhạc Phẩm ''Mẹ Song Nguyền Yêu Thương''
Phạm Trung
08:59 20/10/2011
Hân hạnh giới thiệu Nhạc Phẩm "Mẹ Song Nguyền Yêu Thương" - Đại Hội Song Nguyền Thế Giới tại Linh Địa La Vang kỷ niệm 25 thành lập chương trình trong dịp tết Nhâm Thìn..
Nhạc Phẩm "Mẹ Song Nguyền Yêu Thương"
Nhạc Phẩm "Mẹ Song Nguyền Yêu Thương"
Lại chuyện qúy ông chồng!
Tuyết Mai
10:04 20/10/2011
Thật phải và thật tội cho tất cả mọi phụ nữ còn sống trong những quốc gia chưa được tân tiến như Nước VN của chúng ta. Nam trọng nữ khinh đã luôn là một chế độ kềm kẹp người phụ nữ từ suốt baonhiêu đời. Đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường, không được ngăn cản, nhất là những ông phú hộ giầu. Càng già nhưng vẫn còn thèm vợ trẻ và vì ông giầu xụ, nên từ trên xuống dưới phải chịu một phép của ông mà thôi!. Nếu thấy gia đình lộn xộn thiếu hòa khí, thìông cho mỗi bà riêng một căn nhà mà ở riêng, để ông khỏi nhức cái đầu.
Đàn ông thì hình như Chúa ban cho họ có khối óc, nhưng lại thiếu con tim tình cảm đúng đắn. Đàn ông mà, đã mang tiếng là một nam nhi chi khí, phải có quyền nhất là trong gia đình. Trên dưới phải răm rắp nghe lời ông, dù ông có rất nhiều khi quấy nhiều hơn phải. Vì quen với nếp sống bên quê nhà nên còn rất nhiều ông giữ cái truyền thống đó mà đem qua nước ngoài, hành xử trong gia đình mà quên là ông đã quấy rầy hàng xóm. Hàng xóm họ chịu không nổi nên đã gọi cảnh sát đến lập biên bản và cho ông ngồi tù, vì tội hành hung người trong gia đình, và tội đã phá sự yên tĩnh của những người chung quanh. “Ở bầu thì tròn mà ở ống thì dài” hoặc “nhập gia tùy tục” đó là những tiêu chuẩn bắt buộc phải theo,khi chúng ta ở xứ lạ quê người, không thể nào mà không theo cho được.
Những người chồng mà chúng ta nghe họ than thở nhiều là họ mất oai phong và mất quyền làm chồng bên Âu Châu và bên Mỹ, thường là họ thuộc thế hệ nửa mùa hoặc đang ở tuổi xế chiều. Hoặc mới được bảo lãnh sang những nước tân tiến trên, khi tuổi của họ đã đứng rồi; có sự nghiệp và có gia đình rồi. Cho nên vợ con của những ông chồng này vẫncòn sống trong văn hóa của bên nhà, trong số đó có tôi. Chứ những đứa trẻ của thế hệ sau này, khi chúng sanh ra trên đất nước văn minh, chúng không hành xử như vậy đâu!. Tôi là một mẫu người đàn bà VN sống giữa hai nền văn hóa Mỹ Việt. Các con tôi được đi học lớp tiếng Việt sau một thời gian tôi dậy chúng học ở nhà. Tôi dậy con theo cả hai nền văn hóa, nhưng ông nhà tôi thì khác hẳn, đôi khi tôi cảm thấy ông rất lập dị, theo sự suy nghĩ không thực tế của ông.
Vì các con của chúng tôi sanh đẻ trên đất Mỹ, học trường Mỹ, ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, học văn hóa Mỹ, tất tất chúng là người Mỹ. Tôi rất đồng ý với ông nhà tôi là nếu được rể là người VN, thì hạnh phúc biết mấy, vì hai gia đình có thể sẽ thân nhau hơn, vì nói cùng một ngôn ngữ!?. Nhưng chuyện lập gia đình của các cháu, không phải do ổng định đoạt được. Ông có những tư tưởng rất là phản chiếu với những gì ông đã sống. Ông nhà tôi ổng có máu lai tây và tầu từ thời ông nội và bà nội (ông nội người tầu còn bà nội là tây). Nhưng không chấp nhận cho các rể là người ngoại quốc?. Ông chấm rể khe khắt lắm, nào là chúng phải ít nhất có bằng cử nhân (tôi đồng ý điểm này). Phải ham thể thao và phải có một loại thể thao nào ham thích hằng ngày, cho thân thể rắn chắc và mạnh khỏe (để gieo giống). Rồi nào là ông xui gia tất cả phải có thời gian trong quân đội, phải bằng tuổi hoặc lớn hơn ông mới được. Hỏi xem ông có vô lý lắm hay không khi ông có con rất muộn màng. Bố mẹ con người ta chỉ bằng tròm trèm 2/3 số tuổi của ổng, v.v……
Rồi ông bắt các con tôi cũng phải răm rắp nghe những lời ông dậy dỗ, tuy có những điều thật cổ và xưa như trái đất. Còn không thì cái gia đình này chẳng ra cái gì cả!??. Thật khổ cho ông nhà tôi,Chúa ban cho mọi điều lành, chỉ có hiện giờ con mắt đau của ổng cần phải có thời giờ để tịnh dưỡng và chờ lành, nhưng ông không đủ kiên nhẫn. Chúng ta phụ nữ khó mà hiểu được những gì đàn ông họ suy nghĩ. Thật phải khi họ không đúng một tí ti nào, khi chỉ giỏi hiếp đáp vợ con trong nhà, còn người ngoài thì luôn biện hộ và hay lập luận, “vì không muốn gây chuyện”. Trong khi người đàn ông trong nhà phải hiểu rằng vợ con là những người nhỏ bé, cần được các ông bảo vệ (proctect), chứ không phải để các ông hiếp đáp và hành hung.
Ông bảo là ông thương gia đình lắm và tôi rất tin ở điều đó, vì ông bơ vơ từ nhỏ, nên vợ con là tất cả những gì ông có. Nhưng cái đầu của quý ông thì có mà trái tim chúng đi lệch lạc không đúng đường, và như thế sự hành xử của quý ông nó đi ra hẳn ngoài quỹ đạo yêu thương của một gia đình hạnh phúc. Thay vì làm cho êm thắm thì quý ông tìm vết tìm lỗi để mà hành tâm trí và thể xác của quý bà rất là hiền lành và rất là đảm đang. Cái câu cổ xưa bây giờ không còn thích hợp nữa đâu các ông nhé là “càng yêu nhau nhiều càng cắn nhau đau”. Quý ông mà lập luận cái kiểu này thì gia đình ra tan tác và các con chúng cũng sẽ chẳng còn nể trọng bố của chúng nữađâu!. Cây tùng dù cái thân có to mậpnhưng cũng không thể đứng vững và chịu nổi những cơn lốc mạnh (là ly dị).
Tôi là thân phận phụ nữ có tánh rất hài hòa và hiền lành, chỉ khuyên quý ông có thật tình yêu vợ như lời mình nói, thì xinhãy làm những gì thật tình cảm để trả công cho người vợ, cả đời đã hầu hạ mình. Qua những món ăn thường ngày nhưng đã đòi hỏi biết bao nhiêu công lao, công sức, và tình yêu thương trong đó;(đừng bao giờ chê bai những món ăn mà bà vợ cố gắng để nấu cho mình ăn vì chẳng phải vợ nấu mà vợ không ăn?); biết bao nhiêu thời giờ quý báu dành cho chồng đểan ủi phụ giúp tinh thần, thay vì chúng tôi bỏ đi tìm đến nhà bạn bè chơi hay đi sắm sửa là thú vui riêng của mình. Nhất là giúp quý bà bằng cách thỉnh thoảng tự kiếm ăn ở ngoài. Đi ra ngoài thường hơn để cả đôi bên được thoải mái trong thời gian đó. Đi về thì cũng mua dùm cho bà xã món ăn vợ thích để tỏ lòng là mình có quan tâm. Chúng tôi phụ nữ chẳng đòi hỏi quý ông những chuyện to tát đâu, nhưng là những gì thật nhỏ nhưng chan chứa biết bao nhiêu tình.
Ngày sinh nhật của vợ ư?. Hãy đưa vợ đi những nơi vợ thích, để hâm nóng tình cảm đang trở thành lạnh nhạt. Một chút hoa, một chút quà, và một bữa ăn ngoài để vợ bớt khổ cực vì nấu nướng suốt cả năm. Không cần dùng những lời quá bóng bẩy và quá cải lương, nhưng những lời thành thật nhất mà quý ôngcó thể tặng cho vợ. Hãy tập kềm hãm cáinóng giận vô cớ của mình mà đổ trên vợ, tội lắm quý ông nhé!.
Chúc quý ông thỉnh thoảng dành cho vợ mình một ngày thoải mái. Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho mọi gia đình để hạnh phúc luôn là những tiếng cười và sự thươngyêu cần thiết, để xứng đáng là một gia đình Thánh Gia mà Đức Maria là người vợng oan hiền, Thánh Cả Giuse thương yêu và bảo bọc vợ con, Chúa Giêsu luôn nghe lời cha mẹ. Amen.
Đàn ông thì hình như Chúa ban cho họ có khối óc, nhưng lại thiếu con tim tình cảm đúng đắn. Đàn ông mà, đã mang tiếng là một nam nhi chi khí, phải có quyền nhất là trong gia đình. Trên dưới phải răm rắp nghe lời ông, dù ông có rất nhiều khi quấy nhiều hơn phải. Vì quen với nếp sống bên quê nhà nên còn rất nhiều ông giữ cái truyền thống đó mà đem qua nước ngoài, hành xử trong gia đình mà quên là ông đã quấy rầy hàng xóm. Hàng xóm họ chịu không nổi nên đã gọi cảnh sát đến lập biên bản và cho ông ngồi tù, vì tội hành hung người trong gia đình, và tội đã phá sự yên tĩnh của những người chung quanh. “Ở bầu thì tròn mà ở ống thì dài” hoặc “nhập gia tùy tục” đó là những tiêu chuẩn bắt buộc phải theo,khi chúng ta ở xứ lạ quê người, không thể nào mà không theo cho được.
Những người chồng mà chúng ta nghe họ than thở nhiều là họ mất oai phong và mất quyền làm chồng bên Âu Châu và bên Mỹ, thường là họ thuộc thế hệ nửa mùa hoặc đang ở tuổi xế chiều. Hoặc mới được bảo lãnh sang những nước tân tiến trên, khi tuổi của họ đã đứng rồi; có sự nghiệp và có gia đình rồi. Cho nên vợ con của những ông chồng này vẫncòn sống trong văn hóa của bên nhà, trong số đó có tôi. Chứ những đứa trẻ của thế hệ sau này, khi chúng sanh ra trên đất nước văn minh, chúng không hành xử như vậy đâu!. Tôi là một mẫu người đàn bà VN sống giữa hai nền văn hóa Mỹ Việt. Các con tôi được đi học lớp tiếng Việt sau một thời gian tôi dậy chúng học ở nhà. Tôi dậy con theo cả hai nền văn hóa, nhưng ông nhà tôi thì khác hẳn, đôi khi tôi cảm thấy ông rất lập dị, theo sự suy nghĩ không thực tế của ông.
Vì các con của chúng tôi sanh đẻ trên đất Mỹ, học trường Mỹ, ăn cơm Mỹ, ở nhà Mỹ, học văn hóa Mỹ, tất tất chúng là người Mỹ. Tôi rất đồng ý với ông nhà tôi là nếu được rể là người VN, thì hạnh phúc biết mấy, vì hai gia đình có thể sẽ thân nhau hơn, vì nói cùng một ngôn ngữ!?. Nhưng chuyện lập gia đình của các cháu, không phải do ổng định đoạt được. Ông có những tư tưởng rất là phản chiếu với những gì ông đã sống. Ông nhà tôi ổng có máu lai tây và tầu từ thời ông nội và bà nội (ông nội người tầu còn bà nội là tây). Nhưng không chấp nhận cho các rể là người ngoại quốc?. Ông chấm rể khe khắt lắm, nào là chúng phải ít nhất có bằng cử nhân (tôi đồng ý điểm này). Phải ham thể thao và phải có một loại thể thao nào ham thích hằng ngày, cho thân thể rắn chắc và mạnh khỏe (để gieo giống). Rồi nào là ông xui gia tất cả phải có thời gian trong quân đội, phải bằng tuổi hoặc lớn hơn ông mới được. Hỏi xem ông có vô lý lắm hay không khi ông có con rất muộn màng. Bố mẹ con người ta chỉ bằng tròm trèm 2/3 số tuổi của ổng, v.v……
Rồi ông bắt các con tôi cũng phải răm rắp nghe những lời ông dậy dỗ, tuy có những điều thật cổ và xưa như trái đất. Còn không thì cái gia đình này chẳng ra cái gì cả!??. Thật khổ cho ông nhà tôi,Chúa ban cho mọi điều lành, chỉ có hiện giờ con mắt đau của ổng cần phải có thời giờ để tịnh dưỡng và chờ lành, nhưng ông không đủ kiên nhẫn. Chúng ta phụ nữ khó mà hiểu được những gì đàn ông họ suy nghĩ. Thật phải khi họ không đúng một tí ti nào, khi chỉ giỏi hiếp đáp vợ con trong nhà, còn người ngoài thì luôn biện hộ và hay lập luận, “vì không muốn gây chuyện”. Trong khi người đàn ông trong nhà phải hiểu rằng vợ con là những người nhỏ bé, cần được các ông bảo vệ (proctect), chứ không phải để các ông hiếp đáp và hành hung.
Ông bảo là ông thương gia đình lắm và tôi rất tin ở điều đó, vì ông bơ vơ từ nhỏ, nên vợ con là tất cả những gì ông có. Nhưng cái đầu của quý ông thì có mà trái tim chúng đi lệch lạc không đúng đường, và như thế sự hành xử của quý ông nó đi ra hẳn ngoài quỹ đạo yêu thương của một gia đình hạnh phúc. Thay vì làm cho êm thắm thì quý ông tìm vết tìm lỗi để mà hành tâm trí và thể xác của quý bà rất là hiền lành và rất là đảm đang. Cái câu cổ xưa bây giờ không còn thích hợp nữa đâu các ông nhé là “càng yêu nhau nhiều càng cắn nhau đau”. Quý ông mà lập luận cái kiểu này thì gia đình ra tan tác và các con chúng cũng sẽ chẳng còn nể trọng bố của chúng nữađâu!. Cây tùng dù cái thân có to mậpnhưng cũng không thể đứng vững và chịu nổi những cơn lốc mạnh (là ly dị).
Tôi là thân phận phụ nữ có tánh rất hài hòa và hiền lành, chỉ khuyên quý ông có thật tình yêu vợ như lời mình nói, thì xinhãy làm những gì thật tình cảm để trả công cho người vợ, cả đời đã hầu hạ mình. Qua những món ăn thường ngày nhưng đã đòi hỏi biết bao nhiêu công lao, công sức, và tình yêu thương trong đó;(đừng bao giờ chê bai những món ăn mà bà vợ cố gắng để nấu cho mình ăn vì chẳng phải vợ nấu mà vợ không ăn?); biết bao nhiêu thời giờ quý báu dành cho chồng đểan ủi phụ giúp tinh thần, thay vì chúng tôi bỏ đi tìm đến nhà bạn bè chơi hay đi sắm sửa là thú vui riêng của mình. Nhất là giúp quý bà bằng cách thỉnh thoảng tự kiếm ăn ở ngoài. Đi ra ngoài thường hơn để cả đôi bên được thoải mái trong thời gian đó. Đi về thì cũng mua dùm cho bà xã món ăn vợ thích để tỏ lòng là mình có quan tâm. Chúng tôi phụ nữ chẳng đòi hỏi quý ông những chuyện to tát đâu, nhưng là những gì thật nhỏ nhưng chan chứa biết bao nhiêu tình.
Ngày sinh nhật của vợ ư?. Hãy đưa vợ đi những nơi vợ thích, để hâm nóng tình cảm đang trở thành lạnh nhạt. Một chút hoa, một chút quà, và một bữa ăn ngoài để vợ bớt khổ cực vì nấu nướng suốt cả năm. Không cần dùng những lời quá bóng bẩy và quá cải lương, nhưng những lời thành thật nhất mà quý ôngcó thể tặng cho vợ. Hãy tập kềm hãm cáinóng giận vô cớ của mình mà đổ trên vợ, tội lắm quý ông nhé!.
Chúc quý ông thỉnh thoảng dành cho vợ mình một ngày thoải mái. Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho mọi gia đình để hạnh phúc luôn là những tiếng cười và sự thươngyêu cần thiết, để xứng đáng là một gia đình Thánh Gia mà Đức Maria là người vợng oan hiền, Thánh Cả Giuse thương yêu và bảo bọc vợ con, Chúa Giêsu luôn nghe lời cha mẹ. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thu Về
Lê Trị
21:38 20/10/2011
THU VỀ
Ảnh của Lê Trị
Buồn theo con gió hiu hiu
Rừng phong thu nhuộm ngập chiều lá rơi
Vàng bay tan tác khung trời
Mùa thu Bắc Mỹ buồn ơi là buồn !
(Phượng tímT.937)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Buồn theo con gió hiu hiu
Rừng phong thu nhuộm ngập chiều lá rơi
Vàng bay tan tác khung trời
Mùa thu Bắc Mỹ buồn ơi là buồn !
(Phượng tímT.937)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
Tông Thư “Porta Fidei” (Cánh Cửa Đức Tin)
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:22 20/10/2011
Kính thưa quý vị và các bạn,
Sau Công Đồng Chung Vatican II, giữa những xáo trộn xâu sắc diễn ra trên thế giới lúc bấy giờ, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã công bố năm 1967 là ‘Năm Đức Tin’.
Nửa thế kỷ sau, đứng trước thực trạng các xã hội ngày nay khép kín dần với đức tin, thu hẹp tôn giáo trong chiều kích cá nhân, và đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa đang diễn ra nơi nhiều tín hữu, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 vừa công bố một ‘Năm Đức Tin’ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 nhân kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vatican II, và kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua ngày 24 tháng 11 năm 2013.
Sáng thứ Hai 17 tháng 10, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã cho công bố tông thư dưới dạng tự sắc việc cử hành Năm Đức Tin đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng chung Vatican 2.
Tông thư có tên gọi là “Porta Fidei” (Cánh Cửa Đức Tin), gồm có 15 đoạn và mang chữ ký của Đức Thánh Cha ngày 11-10 vừa qua, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và đường hướng cử hành Năm Đức Tin.
Tông thư nhấn mạnh rằng “đức tin không phải là một vấn đề cá nhân,” và đức tin “có một trách nhiệm xã hội” rõ rệt.
Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu Công Giáo dấn thân tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng để “tái khám phá niềm vui đức tin và lòng nhiệt thành thông truyền đức tin”.
Năm Đức Tin này nhắm giúp các tín hữu “tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu”.
Năm Đức Tin càng là điều cần thiết đứng trước sự lan tràn của chủ nghĩa tương đối, trong đó ngày càng có nhiều người không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất. Những ai có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời.
Năm Đức Tin cũng như Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2012 về đề tài “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô” sẽ là một dịp thích hợp để dẫn đưa toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tiến vào một thời điểm đặc biệt để suy tư và tái khám phá đức tin.
Trong ý hướng trên đây, Đức Thánh Cha đề cao và cổ võ việc đọc lại và giải thích đúng đắn các văn kiện Công đồng chung Vatican 2, học hỏi sâu rộng về Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, vốn là một trong những thành quả quan trọng nhất của Công Đồng. Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục trên toàn thế giới “hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm hồng ân đức tin quí giá. Chúng ta hãy cử hành Năm Đức Tin này một cách xứng đáng và phong phú. Cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng, nhất là trong lúc có những thay đổi sâu xa mà nhân loại đang trải qua như hiện nay”.
Những biến cố quan trọng cổ vũ việc Tái Truyền Giảng Tin Mừng
Truyền giáo cho muôn dân và tái truyền giáo cho những người đã biết Chúa là một trong những ưu tiên hiện nay của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh. Thật vậy, thưa quý vị và các bạn, trong buổi kinh chiều nhân lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô hôm 28 tháng 6 năm ngoái, Đức Thánh Cha đã công bố việc thành lập Hội Đồng Tòa Thánh về Tái Truyền Giảng Tin Mừng. Sau hơn một năm hoạt động, trong tuần qua, Hội Đồng đã tổ chức được các phiên họp khoáng đại với quy mô quốc tế về đề tài này. Đích thân Đức Thánh Cha cũng đã tham dự các phiên họp và đã cử hành thánh lễ bế mạc tại đền thờ Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã đích thân chủ tọa hai biến cố trong tuần qua liên quan đến công cuộc Tái Truyền Giảng Tin Mừng là trọng tâm trong ‘Năm Đức Tin’.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tái Truyền Giảng Tin Mừng nhận định như sau:
“Đó là một dấu chỉ về tầm quan trọng mà Đức Thánh Cha dành cho công cuộc Tái Truyền Giảng Tin Mừng, vì chính ngài cũng đã thành lập nên Hội Đồng này. Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ chúng tôi vào chiều thứ Bẩy như một phần trong việc cử hành. Sáng Chúa Nhật ngài sẽ dâng thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô với tất cả các tham dự viên”.
Hội nghị về tái truyền giáo đã tiến hành sáng thứ Bẩy 15/10 tại hội trường mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, và ban chiều tại Đại Thính Đường Phaolô 6. Trong danh sách những người tham dự có Mẹ Veronica Berzosa, vị sáng lập Iesu Communio. Mẹ là một nữ tu trẻ đang lãnh đạo một dòng tu mới có ơn gọi đông nhất hiện nay. Bên cạnh đó là nhà văn Ý Đại Lợi, ông Vittorio Messori, người sẽ nói về những lý do khiến ông tin vào Thiên Chúa. Khoa học gia Marco Bersanelli trình bày về đề tài “Khoa học và đức tin: một cuộc đối thoại phong phú”. Ngoài ra còn có Đức Cha Fabio Suescun, người sẽ trình bày đề tài “Kinh nghiệm tái truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh”.
Trong thánh lễ Sáng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã công bố Năm Đức Tin. Ngài nói:
“Chính là để đem lại một động lực mới cho sứ vụ truyền giáo của toàn thể Giáo Hội hầu có thể dẫn đưa con người ngày nay ra khỏi sa mạc mà họ thường cảm nghiệm, đưa họ đến với nơi của sự sống, của tình thân hữu với Chúa Kitô đấng ban cho chúng ta cuộc sống dồi dào, tôi vui mừng loan báo trong buổi cử hành Thánh Thể này là tôi đã quyết định thiết đặt thiết đặt một ‘Năm Đức Tin’ mà tôi sẽ giải thích trong một Tông Thư. Năm Đức Tin này sẽ bắt đầu ngày 11 tháng 10 năm 2012, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II; và bế mạc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 vào dịp lễ trọng kính Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Đây là một thời điểm của hồng ân và của dấn thân cho một sự hoán cải hoàn toàn hơn để quy hướng về Thiên Chúa, để tăng cường đức tin nơi Ngài và để công bố Ngài với lòng hân hoan cho con người của thời đại chúng ta”.
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16/10
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 10, Đức Thánh Cha đã khích lệ hàng ngàn các tín hữu Công Giáo tại quảng trường Thánh Phêrô hãy dấn thân tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng để “tái khám phá niềm vui đức tin và lòng nhiệt thành thông truyền đức tin” cho người khác.
Hàng ngàn anh chị em tín hữu, đặc biệt là những tham dự viên Hội Nghị Tái Truyền Giảng Tin Mừng đã tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 10.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến những cách thế để canh tân sứ điệp Tin Mừng nơi những quốc gia có căn cội Kitô Giáo. Ngài nói:
“Thật là xứng hợp để nhắc nhớ vẻ đẹp và tính chất trung tâm của đức tin. Chúng ta cần phải củng cố và đào sâu đức tin nơi cá nhân và trên lãnh vực cộng đoàn. Việc cử hành Năm Đức Tin do đó không chú ý đến phương diện cử hành bề ngoài nhưng đặt trọng tâm nơi sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và tái truyền giảng Tin Mừng cho những người đã biết Chúa”.
Sau khi nhắc lại một trong những giáo huấn của Công Đồng Chung Vatican II theo đó công cuộc truyền giáo cho muôn dân phải gắn liền với việc tái truyền giáo ngay trong những người đã biết Chúa, Đức Thánh Cha khích lệ anh chị em tín hữu như sau:
“Tôi mời gọi mỗi người hãy đồng hóa với Chúa Giêsu Kitô trong mọi ngày. Hãy trung thành tuân giữ những lời hứa khi chịu phép rửa tội và với quyền năng của Chúa Thánh Thần. Hãy mang Tin Mừng đến với mọi nơi với một đức tin sống động, đức cậy mạnh mẽ và một lòng bác ái nhiệt thành.”
Sau Công Đồng Chung Vatican II, giữa những xáo trộn xâu sắc diễn ra trên thế giới lúc bấy giờ, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã công bố năm 1967 là ‘Năm Đức Tin’.
Nửa thế kỷ sau, đứng trước thực trạng các xã hội ngày nay khép kín dần với đức tin, thu hẹp tôn giáo trong chiều kích cá nhân, và đặc biệt là trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa đang diễn ra nơi nhiều tín hữu, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 vừa công bố một ‘Năm Đức Tin’ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 nhân kỷ niệm 50 năm Công Đồng Chung Vatican II, và kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua ngày 24 tháng 11 năm 2013.
Sáng thứ Hai 17 tháng 10, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã cho công bố tông thư dưới dạng tự sắc việc cử hành Năm Đức Tin đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng chung Vatican 2.
Tông thư có tên gọi là “Porta Fidei” (Cánh Cửa Đức Tin), gồm có 15 đoạn và mang chữ ký của Đức Thánh Cha ngày 11-10 vừa qua, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và đường hướng cử hành Năm Đức Tin.
Tông thư nhấn mạnh rằng “đức tin không phải là một vấn đề cá nhân,” và đức tin “có một trách nhiệm xã hội” rõ rệt.
Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu Công Giáo dấn thân tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng để “tái khám phá niềm vui đức tin và lòng nhiệt thành thông truyền đức tin”.
Năm Đức Tin này nhắm giúp các tín hữu “tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu”.
Năm Đức Tin càng là điều cần thiết đứng trước sự lan tràn của chủ nghĩa tương đối, trong đó ngày càng có nhiều người không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất. Những ai có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình “bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời.
Năm Đức Tin cũng như Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2012 về đề tài “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô” sẽ là một dịp thích hợp để dẫn đưa toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tiến vào một thời điểm đặc biệt để suy tư và tái khám phá đức tin.
Trong ý hướng trên đây, Đức Thánh Cha đề cao và cổ võ việc đọc lại và giải thích đúng đắn các văn kiện Công đồng chung Vatican 2, học hỏi sâu rộng về Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, vốn là một trong những thành quả quan trọng nhất của Công Đồng. Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục trên toàn thế giới “hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm hồng ân đức tin quí giá. Chúng ta hãy cử hành Năm Đức Tin này một cách xứng đáng và phong phú. Cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng, nhất là trong lúc có những thay đổi sâu xa mà nhân loại đang trải qua như hiện nay”.
Những biến cố quan trọng cổ vũ việc Tái Truyền Giảng Tin Mừng
Truyền giáo cho muôn dân và tái truyền giáo cho những người đã biết Chúa là một trong những ưu tiên hiện nay của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh. Thật vậy, thưa quý vị và các bạn, trong buổi kinh chiều nhân lễ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô hôm 28 tháng 6 năm ngoái, Đức Thánh Cha đã công bố việc thành lập Hội Đồng Tòa Thánh về Tái Truyền Giảng Tin Mừng. Sau hơn một năm hoạt động, trong tuần qua, Hội Đồng đã tổ chức được các phiên họp khoáng đại với quy mô quốc tế về đề tài này. Đích thân Đức Thánh Cha cũng đã tham dự các phiên họp và đã cử hành thánh lễ bế mạc tại đền thờ Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã đích thân chủ tọa hai biến cố trong tuần qua liên quan đến công cuộc Tái Truyền Giảng Tin Mừng là trọng tâm trong ‘Năm Đức Tin’.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Tái Truyền Giảng Tin Mừng nhận định như sau:
“Đó là một dấu chỉ về tầm quan trọng mà Đức Thánh Cha dành cho công cuộc Tái Truyền Giảng Tin Mừng, vì chính ngài cũng đã thành lập nên Hội Đồng này. Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ chúng tôi vào chiều thứ Bẩy như một phần trong việc cử hành. Sáng Chúa Nhật ngài sẽ dâng thánh lễ tại đền thờ Thánh Phêrô với tất cả các tham dự viên”.
Hội nghị về tái truyền giáo đã tiến hành sáng thứ Bẩy 15/10 tại hội trường mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, và ban chiều tại Đại Thính Đường Phaolô 6. Trong danh sách những người tham dự có Mẹ Veronica Berzosa, vị sáng lập Iesu Communio. Mẹ là một nữ tu trẻ đang lãnh đạo một dòng tu mới có ơn gọi đông nhất hiện nay. Bên cạnh đó là nhà văn Ý Đại Lợi, ông Vittorio Messori, người sẽ nói về những lý do khiến ông tin vào Thiên Chúa. Khoa học gia Marco Bersanelli trình bày về đề tài “Khoa học và đức tin: một cuộc đối thoại phong phú”. Ngoài ra còn có Đức Cha Fabio Suescun, người sẽ trình bày đề tài “Kinh nghiệm tái truyền giảng Tin Mừng tại Mỹ châu la tinh”.
Trong thánh lễ Sáng Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã công bố Năm Đức Tin. Ngài nói:
“Chính là để đem lại một động lực mới cho sứ vụ truyền giáo của toàn thể Giáo Hội hầu có thể dẫn đưa con người ngày nay ra khỏi sa mạc mà họ thường cảm nghiệm, đưa họ đến với nơi của sự sống, của tình thân hữu với Chúa Kitô đấng ban cho chúng ta cuộc sống dồi dào, tôi vui mừng loan báo trong buổi cử hành Thánh Thể này là tôi đã quyết định thiết đặt thiết đặt một ‘Năm Đức Tin’ mà tôi sẽ giải thích trong một Tông Thư. Năm Đức Tin này sẽ bắt đầu ngày 11 tháng 10 năm 2012, nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vatican II; và bế mạc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 vào dịp lễ trọng kính Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Đây là một thời điểm của hồng ân và của dấn thân cho một sự hoán cải hoàn toàn hơn để quy hướng về Thiên Chúa, để tăng cường đức tin nơi Ngài và để công bố Ngài với lòng hân hoan cho con người của thời đại chúng ta”.
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16/10
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 10, Đức Thánh Cha đã khích lệ hàng ngàn các tín hữu Công Giáo tại quảng trường Thánh Phêrô hãy dấn thân tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng để “tái khám phá niềm vui đức tin và lòng nhiệt thành thông truyền đức tin” cho người khác.
Hàng ngàn anh chị em tín hữu, đặc biệt là những tham dự viên Hội Nghị Tái Truyền Giảng Tin Mừng đã tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng 10.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến những cách thế để canh tân sứ điệp Tin Mừng nơi những quốc gia có căn cội Kitô Giáo. Ngài nói:
“Thật là xứng hợp để nhắc nhớ vẻ đẹp và tính chất trung tâm của đức tin. Chúng ta cần phải củng cố và đào sâu đức tin nơi cá nhân và trên lãnh vực cộng đoàn. Việc cử hành Năm Đức Tin do đó không chú ý đến phương diện cử hành bề ngoài nhưng đặt trọng tâm nơi sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân và tái truyền giảng Tin Mừng cho những người đã biết Chúa”.
Sau khi nhắc lại một trong những giáo huấn của Công Đồng Chung Vatican II theo đó công cuộc truyền giáo cho muôn dân phải gắn liền với việc tái truyền giáo ngay trong những người đã biết Chúa, Đức Thánh Cha khích lệ anh chị em tín hữu như sau:
“Tôi mời gọi mỗi người hãy đồng hóa với Chúa Giêsu Kitô trong mọi ngày. Hãy trung thành tuân giữ những lời hứa khi chịu phép rửa tội và với quyền năng của Chúa Thánh Thần. Hãy mang Tin Mừng đến với mọi nơi với một đức tin sống động, đức cậy mạnh mẽ và một lòng bác ái nhiệt thành.”