Phụng Vụ - Mục Vụ
Trả về cho Chúa những gì thuộc về Chúa
Lm Đan Vinh
06:09 20/10/2017
Chúa Nhật 29 Thường Niên A
Is 45,1.4-6; 1 Tx 1,1-5b; Mt 22,15-21
I. HỌC LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Mt 22,15-21
(15) Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mắc bẫy. (16) Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. (17) Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?” (18) Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình ! (19) Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi !” Họ liền đưa cho Người một đồng bạc. (20) Và Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” (21) Họ đáp: “Của Xê-da”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.
2. Ý CHÍNH:
Một số người Pha-ri-sêu liên kết với nhóm Hê-rô-đê tìm cách gài bẫy Đức Giê-su, để có cớ tố cáo chống lại Người. Nhưng cuối cùng Người không bị mắc bẫy của họ, mà còn giúp họ ý thức bổn phận sống “tốt đạo đẹp đời”, vừa tôn trọng thế quyền lại vừa tôn trọng thần quyền bằng nguyên tắc như sau: “Của Xê-da trả về Xê-da, Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15: + Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mắc bẫy: Những người Pha-ri-sêu được dân Do Thái đánh giá là có lòng ái quốc, chống lại đế quốc Rô-ma bấy giờ đang cai trị nước Do Thái. Các người Pha-ri-sêu rất tôn trọng Thiên Chúa, tuân giữ tỉ mỉ từng điều khoản trong bộ luật Mô-sê, nhất là luật về ngày hưu lễ (Sa-bát) và việc thanh tẩy, nhưng họ lại không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai (Mê-si-a). Vì Đức Giê-su nhiều lần quở trách thói giả đạo đức và kiêu căng, nên họ luôn chống đối Người. Ở đây họ bàn mưu tính kế để tố cáo Người về lời nói.
- C 16: + Những người phe Hê-rô-đê: Đây là một đảng phái chính trị, là tay chân ủng hộ vua Hê-rô-đê và thân với chính quyền Rô-ma. Họ theo văn hóa Hy Lạp và không quan tâm đến luật Mô-sê. Có thể nói phe này đối lập với nhóm Pha-ri-sêu cả về chính trị lẫn tôn giáo. Người Pha-ri-sêu cùng với những người phe Hê-rô-đê: Hai nhóm người đối nghịch nhau giờ đây lại liên kết với nhau để đối phó với Đức Giê-su là kẻ thù chung của họ, như Tin Mừng Lu-ca viết: “Họ rình rập và sai một số người giả bộ làm người công chính, đến dò la, mong bắt quả tang Đức Giê-su lỡ lời, để nộp Người cho nhà chức trách có thẩm quyền là tổng trấn” (Lc 20,20). + Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật: Đây là một lời khen giả dối với mục đích tránh bị Đức Giê-su nghi ngờ về ý đồ đen tối của họ. Họ chào hỏi Người như là một ông Thầy (Rab-bi), khen Người là người trung thành với lề luật Thiên Chúa và không bị người đời chi phối. Đây là hai đặc tính tiêu biểu của người công chính được Thánh Kinh nhắc đến (x. Cv 10,34 ; Gc 2,1-9 ; Cl 3,25).
- C 17: + Xin Thầy cho ý kiến: Họ xin Đức Giê-su cho ý kiến để giải quyết một vấn đề phức tạp mà nhóm Pha-ri-sêu và nhóm Hê-rô-đê bất đồng ý kiến với nhau. + Xê-da: Tước hiệu ám chỉ hoàng đế đang trị vì đế quốc Rô-ma. Trong Tân Ước, tước hiệu Xê-da ám chỉ 3 vị hoàng đế Rô-ma: Một là AU-GÚT-TÔ: cai trị từ năm 29 trước Công nguyên đến năm 14 sau Công Nguyên, vào thời điểm Đức Giê-su giáng sinh tại Bê-lem (x. Lc 2,1). Hai là TI-BÊ-RI-Ô: Cai trị từ năm 14 đến năm 37 sau CN, trong thời gian Đức Giê-su giảng đạo công khai. Tin Mừng nhắc đến tước hiệu này 3 lần: Khi Đức Giê-su chịu phép rửa (x. Lc 3,1), khi Người bị gài bẫy về việc nộp thuế (x. Mt 22,17) và khi Người bị dân Do Thái đòi kết án tử hình thập giá (x. Ga 19,12). Ba là NÊ-RÔNG: cai trị từ năm 54 đến năm 68 sau CN. Sách Công Vụ dùng tước hiệu này để chỉ hoàng đế Nê-rông, khi ông Phao-lô gặp khó khăn với người Do Thái tại Thê-xa-lô-ni-ca (x. Cv 17,7), và khi ông tự biện hộ rồi kháng án lên hoàng đế Xê-da (x. Cv 25,10 ; 28,19). + Nộp thuế: Người Do Thái hằng năm đều phải nộp hai thứ thuế: Một là thuế tôn giáo hay thuế Đền Thờ (x. Mt 17,24). Hai là thuế nhà nước: Ngoài nhiều loại thuế khác, mỗi năm người Do Thái trong hạn tuổi từ 14 đến 65, đều phải nộp thuế thân cho hoàng đế Rô-ma. Người Do Thái coi việc nộp thuế này là một sự ô nhục, biểu lộ thái độ thần phục hoàng đế Rô-ma. Vì thế Nhóm Quá khích có tinh thần ái quốc đã cấm thành viên của mình đóng thuế cho ngoại bang. + Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?: Câu này có nghĩa là người Do Thái theo lương tâm có được nộp thuế cho hoàng đế Xê-da vừa là dân ngoại, vừa là vua của đế quốc đang thống trị dân Do Thái hay không ? Như vậy vấn đề nộp thuế ở đây được đặt trên bình diện chính trị. Đây chính là một cái bẫy mà theo thâm ý của họ thì Đức Giê-su trả lời đằng nào cũng không ổn: Nếu bảo phải nộp thuế, thì nhóm Pha-ri-sêu sẽ tố cáo Người là kẻ phản quốc và chắc chắn không phải là Đấng Thiên Sai (Mê-si-a) mà dân Do Thái đang mong đến, để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của dân ngoại. Ngược lại, nếu Người bảo không phải nộp thuế, thì phái Hê-rô-đê sẽ dựa vào đó tố cáo với tổng trấn Rô-ma rằng Đức Giê-su là kẻ phản động, đang âm mưu chống lại chính quyền Rô-ma, cụ thể là xúi giục dân không nộp thuế, để tổng trấn ra lệnh bắt bớ giết hại Người.
- C 18: + Đức Giê-su biết họ có ác ý: Những kẻ chất vấn Đức Giê-su đã tỏ ra giả dối trong hai chuyện: Một là họ làm ra vẻ băn khoăn về một vấn đề lương tâm, đang khi thâm ý của họ là muốn gài bẫy làm hại Đức Giê-su. Hai là trong cuộc sống đời thường, họ vẫn phải sử dụng đồng tiền của Xê-da để giao dịch mua bán, tức là họ đã mặc nhiên chấp nhận quyền cai trị của hoàng đế Rô-ma rồi. Thế nhưng họ vẫn làm ra vẻ như không chấp nhận quyền ấy. + Tại sao các người lại thử tôi ?: Qua câu này, Đức Giê-su cho thấy người đã biết rõ ý đồ đen tối của bọn người này là muốn giăng bẫy để làm hại Người. + Hỡi những kẻ giả hình: Giả hình là không trung thực, là giả bộ, thái độ và lời nói bên ngoài trái ý với ý nghĩ trong thâm tâm. Họ đặt câu hỏi không phải vì muốn biết điều đúng để theo, nhưng là muốn đưa Người vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, để hoặc tố cáo làm mất uy tín của Người trước dân chúng, hoặc tố cáo Người với nhà cầm quyền Rô-ma để mượn tay họ giết hại Người.
- C 19: + Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi: Đức Giê-su đòi họ đưa ra đồng tiền nộp thuế là tiền của Rô-ma đang lưu hành ngoài xã hội, trên đó có khắc hình và danh hiệu của Hoàng đế Xê-da. Mười điều răn trong Luật Mô-sê có khoản như sau: “Người không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ” (Xh 20,4). Trên danh hiệu hoàng đế Rô-ma có chữ thần linh, vì hoàng đế tự coi mình là thần, nên người Do Thái đạo đức không muốn sử dụng đồng tiền này. Dân Do Thái trước khi nộp thuế Đền Thờ hay ủng hộ việc trùng tu Đền Thờ, phải đổi từ tiền Rô-ma dùng ngoài xã hội sang loại tiền riêng dùng trong Đền Thờ tại những bàn đổi tiền (x. Mt 21, 12). + Họ đưa cho Người một đồng bạc: Người Do Thái có lòng yêu nước chân chính sẽ không mang theo đồng tiền của đế quốc Rô-ma. Ở đây khi lấy từ túi áo một đồng tiền để đưa cho Đức Giê-su, tức là những người này đã mặc nhiên thừa nhận quyền cai trị của hoàng đế Xêda. – C 20-21: Hình và danh hiệu này là của ai đây ?: Đức Giê-su đã quá biết hình và danh hiệu khắc trên đồng tiền là của Xê-da. Nhưng Người muốn chính miệng họ phải nói ra điều này, trước khi Người trả lời thắc mắc của họ. + Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da: Một khi họ nhận quyền của hoàng đế trên dân tộc mình, thì việc nộp thuế cho hoàng đế Rô-ma cũng là lẽ đương nhiên (x. Rm 13,5-7). Vì mọi quyền hành đều xuất phát từ Thiên Chúa, như lời Đức Giê-su nói với tổng trấn Phi-la-tô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài” (Ga 19,11), hoặc như thánh Phao-lô viết: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập” (Rm 13,1-4). Thánh Phê-rô cũng dạy tương tự (x. 1 Pr 2,13-14). Nói cách khác, khi người ta tùng phục quyền bính chính đáng của thế quyền, thì cũng là làm theo thánh ý của Thiên Chúa. + Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa: Nhưng khi thế quyền chống lại Thiên Chúa, thì các tín hữu phải chọn đứng về Thiên Chúa, vì Người mới là nguồn gốc mọi quyền bính của loài người, như Tông đồ Phê-rô đã trả lời trước Thượng Hội Đồng Do Thái, khi bị họ ngăn cấm rao giảng danh Đức Giê-su: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29). Tóm lại, qua câu trên, Đức Giê-su muốn dạy rằng: Nộp thuế thì cứ nộp, vì dù muốn dù không thì ta cũng đang sống dưới quyền cai trị của một đế quốc, thể hiện qua việc phải sử dụng đồng tiền của đế quốc. Nhưng chỉ được tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất, và ngoài Người ra không còn thần linh nào khác. Như vậy theo lời Đức Giê-su, người ta phải chu toàn cả hai bổn phận: Vừa tôn trọng quyền lợi của hoàng đế, lại vừa tôn trọng quyền lợi của Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao người Pha-ri-sêu chống đối Đức Giê-su ?
2) Hai nhóm Pha-ri-sêu va Hê-rô-đê đã làm gì để liên kết chống đối Đức Giê-su ?
3) Trong Tân Ước, Xê-da là tước hiệu ám chỉ ba vị hòang đế nào của đế quốc Rô-ma ?
4) Người Do thái hằng năm phải nộp những lọai thuế nào ? Ho thường bất đồng ý kiến với nhau về việc phải nộp lọai thuế nào ? Tại sao ?
5) Những người Pha-ri-sêu va phái Hê-rô-đê đã gài bẫy Đức Giê-su như thế nào về việc nộp thuê ?
6) Tại sao Đức Giê-su lại gọi bọn người này là những kẻ giả hình ?
7) Hãy cho biết hai lọai đồng tiền thời Đức Giê-su khác nhau thế nào ? Đức Giê-su đã làm gì để hóa giải cái bẫy của những kẻ ác ý kia ?
8) Qua câu “của Xê-da trả cho Xê-da, Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”, Đức Giê-su đã phân định thế nào về bổn phận của các tín hữu đối với thế quyền và với Thiên Chúa ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Của Xê-da, trả về Xê-da, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỰ LỰA CHỌN CỦA THÁNH TỬ ĐẠO THO-MÁT MO-RƠ (THOMAS MORE)
Vua HĂNG-RI THỨ TÁM (Henry VIII) Nước Anh, muốn Tòa thánh hủy bỏ cuộc hôn nhân chính thức trước đó để tái hôn với cô En-nơ Bô-lơn (Anna Bolen). Nhưng vì không hội đủ lý do tiêu hôn, nên Tòa Thánh đã từ chối giải quyết yêu cầu của vua. Nghe vậy, HĂNG-RI tức giận và tuyên bố thành lập một giáo hội Anh quốc ly khai khỏi Công Giáo. Sau đó, ông tự huỷ bỏ cuộc hôn nhân trước để tái kết hôn theo ý ông muốn. Ông tự phong là giáo chủ của Anh giáo, và ra lệnh cho các chức sắc tôn giáo như Hồng Y, Giám Mục và các Quan chức trong triều, các vị tướng lãnh, quý tộc và các thành viên trong nghị viện Anh phải ký tên vào một văn bản công nhận quyền tái hôn của ông, và gia nhập Anh giáo ly khai. Nhiều người phản đối, nhưng vì sợ bị chém đầu, nên đành ký tên vào bản văn ấy. Bấy giờ Tho-mát Mo-rơ đang là một quan chức cao cấp của nhà vua. Ông đã bị giằng co giữa hai bổn phận: một là của người tín hữu phải trung thành với Thiên Chúa và như thế sẽ bị kết tội làm phản và bị tử hình. Hai là bổn phận của một bề tôi phải trung thành với nhà vua và được hứa sẽ cho làm Tổng Giám Mục để hưởng nhiều bổng lộc và vinh hoa phú quý. Nhưng Thô-mát Mo-rơ đã chọn trung thành với Thiên Chúa. Sau đó Ngài đã bị bắt giam trong một nhà ngục ở Luân Đôn. Trong phiên tòa xét xử Ngài, sau khi nghe vị quan tòa tuyên án tử hình về tội phản nghịch dám chống lại nhà vua, Thô-mát Mo-rơ đã phát biểu như sau: “Tôi biết lý do tại sao tôi bị kết án, chỉ vì tôi đã không ủng hộ cuộc hôn nhân bất chính của nhà vua. Tôi chấp nhận từ bỏ cuộc sống đời tạm này, để bước vào một cuộc sống mới trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn con: Đây vừa là một lời cầu xin mà cũng là niềm hy vọng của tôi. Tôi xin Chúa sớm nhận lời tôi cầu xin cho nhà vua mau sám hối trở về với Chúa”. Sau đó ngài đã anh dũng chết vì đạo vào ngày 06 tháng 07 năm 1525. Cuộc đời của Thánh Thô-mát Mo-rơ đã chấm dứt trong sự thánh thiện và vinh quang như thế.
Còn bạn, khi gặp hoàn cảnh phải chọn một trong hai: Thiên Chúa hay tiền bạc, địa vị con Thiên Chúa hay chức quyền trần gian. Trong trường hợp đó, bạn sẽ chọn theo điều nào: Chọn theo Chúa và chấp nhận bị coi là kẻ khờ dại và bị loại trừ, hay chọn theo những kẻ gian ác tham nhũng để được an thân và được thăng quan tiến chức ?
2) ĐỒNG BẠC RÔ-MA THỜI ĐỨC GIÊ-SU:
Khi đến viện bảo tàng Men-sét-tơ (Manchester) bên nước Anh, và đi thăm khu vực trưng bày các loại đồng tiền cổ từ thời đế quốc Rô-ma, bạn có thể tìm thấy loại đồng tiền De-na-ri-ut (Denarius) bằng bạc, trên đó có đúc niên biểu và hình của hoàng đế Rô-ma. Quan tiền này được lưu hành trong nước Do Thái vào thời Đức Giê-su. Trong lúc cầm quan tiền trên tay và lật qua lật lại, bạn có thể liên tưởng đến dụ ngôn người Sa-ma-ri ngoại đạo, đã đưa cho chủ quán hai quan tiền như thế, để nhờ chăm sóc một người Do Thái bị bọn cướp trấn lột và đánh trọng thương (x. Lc 10,35). Bạn cũng có thể liên tưởng đến dụ ngôn các thợ làm vườn nho trong Tin Mừng Mát-thêu. Ông chủ vườn đã trả lương cho mỗi người thợ làm vườn một quan tiền như đồng bạc đó (x. Mt 20,9-10). Nhất là, bạn có thể liên tưởng đến quan tiền mà Đức Giê-su đã dùng để trả lời cho hai nhóm Pha-ri-sêu và Hê-rô-đê liên minh với nhau gài bẫy Người. Trên quan tiền này, bạn chăm chú nhìn vào khuôn mặt của một vị Xê-da là TI-BE-RI-UT (Cesar Tiberius) đang cai trị đế quốc Rô-ma vào thời Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng (x. Lc 3,1). Mặt sau của đồng bạc là hình bà LI-VI-A, mẹ của vua TI-BE-RI-UT. Bà đang ngồi, cầm một cành cây ô-li-va trên tay, tượng trưng cho hòa bình.
Cầm đồng tiền ấy trên tay, người ta có thể liên tưởng đến câu chuyện người đàn bà với đồng tiền bị mất; đến dụ ngôn ông chủ vườn nho đã trả lương cho những người thợ làm vườn. Nhất là, người ta có thể liên tưởng đến đồng tiền Chúa Giêsu đã dùng để trả lời cho cả 2 nhóm Pharisêu và Herodes trong Tin Mừng hôm nay.
3) MỌI SỰ ĐỀU LÀ CỦA CHÚA:
"Xưa ở đất Út có một người tên là Gióp. Ông là người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác. Ông sinh được bảy người con trai và ba người con gái. Ông có một đàn súc vật gồm bảy ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và một số rất đông tôi tớ. Ông là người giàu có nhất ở Phương Đông...
Một ngày kia, Satan đến gặp Thiên Chúa. Thiên Chúa khen ông Gióp là người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và xa lánh điều ác.
Satan cho rằng ông Gióp tốt với Chúa như vậy chẳng qua là vì Chúa ban cho ông ta phúc lộc dư dật. Nếu Chúa thử giơ tay rút lại những tài sản Chúa ban cho Gióp, xem Gióp có còn kính sợ Chúa nữa không? Chắc chắn là Gióp sẽ nguyền rủa Chúa thôi!
Thiên Chúa chấp thuận để cho Satan thử thách lòng trung tín của ông Gióp đối với Người.
Vậy là một ngày kia, đang khi các con trai con gái của Gióp đang ăn uống ở nhà anh cả, thì có một người đưa tin đến cho ông Gióp rằng:
- Trong lúc bò của ông đang cày ruộng và lừa cái ăn cỏ bên cạnh, dân Sơ-va đã xông vào cướp lấy; chúng lại còn dùng gươm giết chết các đầy tớ. Chỉ còn mình tôi thoát nạn chạy về báo cho ông hay. Người ấy còn đang nói thì một người khác chạy về thưa:
- Lửa của Thiên Chúa từ trời giáng xuống đốt cháy chiên dê và đầy tớ; lửa đã thiêu rụi hết, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay. Người nầy còn đang nói thì người khác chạy về thưa:
- Người Can-đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay. Người ấy còn đang nói thì một người khác chạy về thưa:
- Con trai con gái ông đang ăn uống tại nhà người anh cả thì một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà; nhà sập xuống đè chết hết tất cả mọi người, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay.
Bấy giờ ông Gióp chỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: "Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi cũng sẽ trở về đó trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa!" (Gióp 1, 6-22).
Câu chuyện trên đây giúp chúng ta biết rằng: mọi sự ta có đều là của Chúa ban cho ta hưởng dùng, nếu mai đây Chúa có đòi lại thì chúng ta cũng hãy bằng lòng và phó thác để Chúa định liệu.
4) KHÔN NGOAN PHÒNG TRÁNH CẠM BẪY CỦA THẾ GIAN
Đức TGM Ngô Quang Kiệt, ngày 20. 09. 2008, đã phát biểu tại UBND TP. Hà nội, trước một cử tọa khá đông người như sau: " Chúng tôi đi ra nước ngoài rất nhiều. Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh..."
Vậy mà hôm sau báo đài Việt Nam đã loan tin ầm lên, khi họ chỉ trích ra một phần nhỏ trong câu nói dài của ngài: "Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam..." Thói đời là thế, khi người ta không ưa ai, muốn hạ bệ ai, nhất là khi người ta chẳng tôn trọng sự thật, chẳng sợ lương tâm gì cả... Về phần các tín hữu, cần phải cảnh giác và khôn ngoan đề phòng trước những thông tin của các thế lực thù địch chống phá Hội Thánh. Hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha luôn khôn ngoan để lèo lái con thuyền Hội Thánh vượt qua sóng gió như muốn nhấn chìm Hội Thánh. Hãy cầu xin cho mỗi tín hữu chúng ta tránh những tội lỗi và gương xấu làm cớ vấp phạm cho con người thời đại hôm nay.
3. SUY NIỆM:
Đến chất vấn Đức Giê-su là những người thuộc hai nhóm đối lập nhau về chính trị là nhóm Pha-ri-sêu và nhóm Hê-rô-đê. Để đối phó với Đức Giê-su là kẻ thù chung, hai nhóm này tạm thời liên minh đặt ra một cái bẫy để từ đó tố cáo giết hại Người:
1) CÁI BẪY ĐƯỢC GIƯƠNG RA:
“Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”, một câu hỏi thật sắc bén do họ đặt ra, để đưa Đức Giê-su vào thế bí, mà theo họ thì trả lời đàng nào cũng không ổn: Nếu Đức Giê-su bảo phải nộp thuế cho đế quốc, thì nhóm Pha-ri-sêu vốn có lòng ái quốc sẽ đi rao rằng Người là kẻ bán nước, là tay sai của ngoại bang để đàn áp bóc lột đồng bào, hầu dân Do Thái không tin Người là Đấng Mê-si-a, mà họ đang tha thiết mong chờ. Nhưng nếu Đức Giê-su bảo rằng không được nộp thuế cho Xê-da, thì phái Hê-rô-đê vốn thân chính quyền, sẽ thừa cơ chụp mũ cho Người là một kẻ phản động, âm mưu xách động quần chúng chống việc nộp thuế cho hoàng đế Rô-ma, để Người sẽ bị chính quyền bắt bớ và kết án.
2) CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐỨC GIÊ-SU:
Trước hết Đức Giê-su đã vạch trần âm mưu đen tối của họ khi nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình !” Rồi sau đó Người đòi họ đưa ra đồng tiền nộp thuế. Đồng tiền này bằng bạc, trên có khắc hình và tên hiệu của Xê-da là hoàng đế Rô-ma. Khi được hỏi hình và tên hiệu của ai, họ thưa: “Của Xê-da”. Dĩ nhiên, Đức Giê-su đã biết rõ hình đó là của ai, nhưng Người muốn chính miệng họ nói ra điều này, để cho họ thấy: Một khi họ đã chấp nhận sử dụng đồng tiền của Rô-ma, tức là họ đã mặc nhiên công nhận quyền cai trị của Xê-da và coi ông là hoàng đế của mình. Từ đó, Đức Giê-su tuyên bố hai điều như sau:
- “Của Xê-da trả về cho Xê-da”: nghĩa là phải trả cho Xê-da đồng tiền mang hình và danh hiệu của ông. Khi đã chấp nhận quyền cai trị của hoàng đế Rô-ma, thì đương nhiên cũng phải chu toàn bổn phận đóng thuế cho Xê-da ! Đây là đáp án cho câu hỏi “Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”.
- “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21): Tuy bọn người này không hỏi về bổn phận đối với Thiên Chúa, nhưng Đức Giê-su vẫn nói đến: Phải trả lại cho Thiên Chúa những gì mang hình ảnh Người. Đây là một bổn phận quan trọng mà những ai muốn là con hiếu thảo của Thiên Chúa không thể bỏ qua.
3) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ?
Các tín hữu chúng ta vừa là công dân của nước trần gian, lại vừa là công dân của Nước Trời. Là công dân nước trần gian, chúng ta được hưởng những quyền lợi của công dân theo Hiến Pháp và luật pháp quy định, như các quyền tự do cư trú, tự do tín ngưỡng, được bảo vệ tài sản tính mạng, quyền ứng cử và bầu cử… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng có trách nhiệm phải thi hành nghĩa vụ công dân như đóng thuế, bảo vệ an ninh tổ quốc… Những kẻ vi phạm các nghĩa vụ công dân vừa có tội với đất nước, lại vừa có lỗi với Thiên Chúa như thánh Phao-lô đã dạy: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập” (Rm 13,1 ; Ga 19,11a). Trừ phi thế quyền buộc chối bỏ đức tin, thì bấy giờ phải theo nguyên tắc được thánh Phê-rô nêu ra trước Thượng Hội Đồng Do Thái: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29).
Là công dân của Nước Trời, chúng ta cũng được hưởng những quyền lợi thiêng liêng tinh thần và có trách nhiệm chu toàn nghĩa vụ đối với Thiên Chúa. Chu toàn nghĩa vụ với Thiên Chúa, là tôn trọng các công trình do Người sáng tạo, nhất là tôn trọng con người là tạo vật được Thiên Chúa tạo nên giống hình ảnh Người (x. St 1,26); Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nghĩa vụ truyền giáo, là giúp cho người lương nhận biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, và ăn ở như con cái hiếu thảo đối với Đấng đã tác thành nên mình. Ngoài ra chúng ta còn phải tôn trọng các tài nguyên thiên nhiên và muôn sinh vật do Thiên Chúa dựng nên. Nhất là phải sử dụng những hồng ân Chúa ban như sức khoẻ, thời giờ, tiền bạc, và tài năng để làm vinh danh Chúa và phục vụ hạnh phúc cho tha nhân. Đó là trách nhiệm mà các tín hữu phải thực hiện nếu không muốn bị loại ra khỏi Nước Trời trong cuộc phán xét vào ngày tận thế sau này (x. Mt 25,41-45).
4. THẢO LUẬN:
1) Quyền của nhà nước với quyền của Hội Thánh khác và giống nhau thế nào ?
2) Khi thế quyền vi phạm quyền tự do tín ngưỡng thì bạn cần có thái độ ra sao ?
5. NGUYỆN CẦU:
1) LẠY THIÊN CHÚA LÀ CHA ĐẦY LÒNG NHÂN ÁI.
Xin cho chúng con quyết tâm noi gương Đức Giê-su là “Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Cha”.
Xin cho chúng con có lòng bao dung nhân hậu để đón nhận mọi người là anh em.
Xin cho chúng con biết chia sẻ hạnh phúc được làm con Cha cho những người chưa nhận biết và tôn thờ Cha.
Xin cho chúng con luôn khiêm hạ phục vụ và tôn trọng tha nhân như Cha đã nêu gương cho chúng con.
Xin cho chúng con dám yêu đến cùng và cho đi tất cả để được Cha yêu thương tha thứ lỗi lầm, và ban Nước Trời đời đời cho chúng con.
2) LẠY CHÚA GIÊ-SU:
Trong Tin Mừng hôm nay, khi nói: “Của Xê-da trả về Xê-da”, Chúa đã dạy chúng con phải biết yêu mến và xây dựng tổ quốc trần gian bằng việc chu toàn các nghĩa vụ công dân. Nhưng Chúa cũng nhắc chúng con phải ý thức chu tòan bổn phận đối với Cha trên trời khi nói: “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Xin cho chúng con ý thức rằng: Dù đang sống giữa thế gian, nhưng chúng con không thuộc về trần gian như lời Thánh Phao-lô: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Do đó, ngay từ bây giờ, Chúa muốn chúng con phải biết chu toàn bổn phận mến Chúa yêu người theo gương Chúa làm và lời Chúa dạy.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 45,1.4-6; 1 Tx 1,1-5b; Mt 22,15-21
I. HỌC LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Mt 22,15-21
(15) Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mắc bẫy. (16) Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. (17) Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?” (18) Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình ! (19) Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi !” Họ liền đưa cho Người một đồng bạc. (20) Và Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” (21) Họ đáp: “Của Xê-da”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.
2. Ý CHÍNH:
Một số người Pha-ri-sêu liên kết với nhóm Hê-rô-đê tìm cách gài bẫy Đức Giê-su, để có cớ tố cáo chống lại Người. Nhưng cuối cùng Người không bị mắc bẫy của họ, mà còn giúp họ ý thức bổn phận sống “tốt đạo đẹp đời”, vừa tôn trọng thế quyền lại vừa tôn trọng thần quyền bằng nguyên tắc như sau: “Của Xê-da trả về Xê-da, Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15: + Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mắc bẫy: Những người Pha-ri-sêu được dân Do Thái đánh giá là có lòng ái quốc, chống lại đế quốc Rô-ma bấy giờ đang cai trị nước Do Thái. Các người Pha-ri-sêu rất tôn trọng Thiên Chúa, tuân giữ tỉ mỉ từng điều khoản trong bộ luật Mô-sê, nhất là luật về ngày hưu lễ (Sa-bát) và việc thanh tẩy, nhưng họ lại không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai (Mê-si-a). Vì Đức Giê-su nhiều lần quở trách thói giả đạo đức và kiêu căng, nên họ luôn chống đối Người. Ở đây họ bàn mưu tính kế để tố cáo Người về lời nói.
- C 16: + Những người phe Hê-rô-đê: Đây là một đảng phái chính trị, là tay chân ủng hộ vua Hê-rô-đê và thân với chính quyền Rô-ma. Họ theo văn hóa Hy Lạp và không quan tâm đến luật Mô-sê. Có thể nói phe này đối lập với nhóm Pha-ri-sêu cả về chính trị lẫn tôn giáo. Người Pha-ri-sêu cùng với những người phe Hê-rô-đê: Hai nhóm người đối nghịch nhau giờ đây lại liên kết với nhau để đối phó với Đức Giê-su là kẻ thù chung của họ, như Tin Mừng Lu-ca viết: “Họ rình rập và sai một số người giả bộ làm người công chính, đến dò la, mong bắt quả tang Đức Giê-su lỡ lời, để nộp Người cho nhà chức trách có thẩm quyền là tổng trấn” (Lc 20,20). + Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật: Đây là một lời khen giả dối với mục đích tránh bị Đức Giê-su nghi ngờ về ý đồ đen tối của họ. Họ chào hỏi Người như là một ông Thầy (Rab-bi), khen Người là người trung thành với lề luật Thiên Chúa và không bị người đời chi phối. Đây là hai đặc tính tiêu biểu của người công chính được Thánh Kinh nhắc đến (x. Cv 10,34 ; Gc 2,1-9 ; Cl 3,25).
- C 17: + Xin Thầy cho ý kiến: Họ xin Đức Giê-su cho ý kiến để giải quyết một vấn đề phức tạp mà nhóm Pha-ri-sêu và nhóm Hê-rô-đê bất đồng ý kiến với nhau. + Xê-da: Tước hiệu ám chỉ hoàng đế đang trị vì đế quốc Rô-ma. Trong Tân Ước, tước hiệu Xê-da ám chỉ 3 vị hoàng đế Rô-ma: Một là AU-GÚT-TÔ: cai trị từ năm 29 trước Công nguyên đến năm 14 sau Công Nguyên, vào thời điểm Đức Giê-su giáng sinh tại Bê-lem (x. Lc 2,1). Hai là TI-BÊ-RI-Ô: Cai trị từ năm 14 đến năm 37 sau CN, trong thời gian Đức Giê-su giảng đạo công khai. Tin Mừng nhắc đến tước hiệu này 3 lần: Khi Đức Giê-su chịu phép rửa (x. Lc 3,1), khi Người bị gài bẫy về việc nộp thuế (x. Mt 22,17) và khi Người bị dân Do Thái đòi kết án tử hình thập giá (x. Ga 19,12). Ba là NÊ-RÔNG: cai trị từ năm 54 đến năm 68 sau CN. Sách Công Vụ dùng tước hiệu này để chỉ hoàng đế Nê-rông, khi ông Phao-lô gặp khó khăn với người Do Thái tại Thê-xa-lô-ni-ca (x. Cv 17,7), và khi ông tự biện hộ rồi kháng án lên hoàng đế Xê-da (x. Cv 25,10 ; 28,19). + Nộp thuế: Người Do Thái hằng năm đều phải nộp hai thứ thuế: Một là thuế tôn giáo hay thuế Đền Thờ (x. Mt 17,24). Hai là thuế nhà nước: Ngoài nhiều loại thuế khác, mỗi năm người Do Thái trong hạn tuổi từ 14 đến 65, đều phải nộp thuế thân cho hoàng đế Rô-ma. Người Do Thái coi việc nộp thuế này là một sự ô nhục, biểu lộ thái độ thần phục hoàng đế Rô-ma. Vì thế Nhóm Quá khích có tinh thần ái quốc đã cấm thành viên của mình đóng thuế cho ngoại bang. + Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?: Câu này có nghĩa là người Do Thái theo lương tâm có được nộp thuế cho hoàng đế Xê-da vừa là dân ngoại, vừa là vua của đế quốc đang thống trị dân Do Thái hay không ? Như vậy vấn đề nộp thuế ở đây được đặt trên bình diện chính trị. Đây chính là một cái bẫy mà theo thâm ý của họ thì Đức Giê-su trả lời đằng nào cũng không ổn: Nếu bảo phải nộp thuế, thì nhóm Pha-ri-sêu sẽ tố cáo Người là kẻ phản quốc và chắc chắn không phải là Đấng Thiên Sai (Mê-si-a) mà dân Do Thái đang mong đến, để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của dân ngoại. Ngược lại, nếu Người bảo không phải nộp thuế, thì phái Hê-rô-đê sẽ dựa vào đó tố cáo với tổng trấn Rô-ma rằng Đức Giê-su là kẻ phản động, đang âm mưu chống lại chính quyền Rô-ma, cụ thể là xúi giục dân không nộp thuế, để tổng trấn ra lệnh bắt bớ giết hại Người.
- C 18: + Đức Giê-su biết họ có ác ý: Những kẻ chất vấn Đức Giê-su đã tỏ ra giả dối trong hai chuyện: Một là họ làm ra vẻ băn khoăn về một vấn đề lương tâm, đang khi thâm ý của họ là muốn gài bẫy làm hại Đức Giê-su. Hai là trong cuộc sống đời thường, họ vẫn phải sử dụng đồng tiền của Xê-da để giao dịch mua bán, tức là họ đã mặc nhiên chấp nhận quyền cai trị của hoàng đế Rô-ma rồi. Thế nhưng họ vẫn làm ra vẻ như không chấp nhận quyền ấy. + Tại sao các người lại thử tôi ?: Qua câu này, Đức Giê-su cho thấy người đã biết rõ ý đồ đen tối của bọn người này là muốn giăng bẫy để làm hại Người. + Hỡi những kẻ giả hình: Giả hình là không trung thực, là giả bộ, thái độ và lời nói bên ngoài trái ý với ý nghĩ trong thâm tâm. Họ đặt câu hỏi không phải vì muốn biết điều đúng để theo, nhưng là muốn đưa Người vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, để hoặc tố cáo làm mất uy tín của Người trước dân chúng, hoặc tố cáo Người với nhà cầm quyền Rô-ma để mượn tay họ giết hại Người.
- C 19: + Đưa đồng tiền nộp thuế cho tôi coi: Đức Giê-su đòi họ đưa ra đồng tiền nộp thuế là tiền của Rô-ma đang lưu hành ngoài xã hội, trên đó có khắc hình và danh hiệu của Hoàng đế Xê-da. Mười điều răn trong Luật Mô-sê có khoản như sau: “Người không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ” (Xh 20,4). Trên danh hiệu hoàng đế Rô-ma có chữ thần linh, vì hoàng đế tự coi mình là thần, nên người Do Thái đạo đức không muốn sử dụng đồng tiền này. Dân Do Thái trước khi nộp thuế Đền Thờ hay ủng hộ việc trùng tu Đền Thờ, phải đổi từ tiền Rô-ma dùng ngoài xã hội sang loại tiền riêng dùng trong Đền Thờ tại những bàn đổi tiền (x. Mt 21, 12). + Họ đưa cho Người một đồng bạc: Người Do Thái có lòng yêu nước chân chính sẽ không mang theo đồng tiền của đế quốc Rô-ma. Ở đây khi lấy từ túi áo một đồng tiền để đưa cho Đức Giê-su, tức là những người này đã mặc nhiên thừa nhận quyền cai trị của hoàng đế Xêda. – C 20-21: Hình và danh hiệu này là của ai đây ?: Đức Giê-su đã quá biết hình và danh hiệu khắc trên đồng tiền là của Xê-da. Nhưng Người muốn chính miệng họ phải nói ra điều này, trước khi Người trả lời thắc mắc của họ. + Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da: Một khi họ nhận quyền của hoàng đế trên dân tộc mình, thì việc nộp thuế cho hoàng đế Rô-ma cũng là lẽ đương nhiên (x. Rm 13,5-7). Vì mọi quyền hành đều xuất phát từ Thiên Chúa, như lời Đức Giê-su nói với tổng trấn Phi-la-tô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài” (Ga 19,11), hoặc như thánh Phao-lô viết: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập” (Rm 13,1-4). Thánh Phê-rô cũng dạy tương tự (x. 1 Pr 2,13-14). Nói cách khác, khi người ta tùng phục quyền bính chính đáng của thế quyền, thì cũng là làm theo thánh ý của Thiên Chúa. + Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa: Nhưng khi thế quyền chống lại Thiên Chúa, thì các tín hữu phải chọn đứng về Thiên Chúa, vì Người mới là nguồn gốc mọi quyền bính của loài người, như Tông đồ Phê-rô đã trả lời trước Thượng Hội Đồng Do Thái, khi bị họ ngăn cấm rao giảng danh Đức Giê-su: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29). Tóm lại, qua câu trên, Đức Giê-su muốn dạy rằng: Nộp thuế thì cứ nộp, vì dù muốn dù không thì ta cũng đang sống dưới quyền cai trị của một đế quốc, thể hiện qua việc phải sử dụng đồng tiền của đế quốc. Nhưng chỉ được tôn thờ một Thiên Chúa độc nhất, và ngoài Người ra không còn thần linh nào khác. Như vậy theo lời Đức Giê-su, người ta phải chu toàn cả hai bổn phận: Vừa tôn trọng quyền lợi của hoàng đế, lại vừa tôn trọng quyền lợi của Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao người Pha-ri-sêu chống đối Đức Giê-su ?
2) Hai nhóm Pha-ri-sêu va Hê-rô-đê đã làm gì để liên kết chống đối Đức Giê-su ?
3) Trong Tân Ước, Xê-da là tước hiệu ám chỉ ba vị hòang đế nào của đế quốc Rô-ma ?
4) Người Do thái hằng năm phải nộp những lọai thuế nào ? Ho thường bất đồng ý kiến với nhau về việc phải nộp lọai thuế nào ? Tại sao ?
5) Những người Pha-ri-sêu va phái Hê-rô-đê đã gài bẫy Đức Giê-su như thế nào về việc nộp thuê ?
6) Tại sao Đức Giê-su lại gọi bọn người này là những kẻ giả hình ?
7) Hãy cho biết hai lọai đồng tiền thời Đức Giê-su khác nhau thế nào ? Đức Giê-su đã làm gì để hóa giải cái bẫy của những kẻ ác ý kia ?
8) Qua câu “của Xê-da trả cho Xê-da, Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa”, Đức Giê-su đã phân định thế nào về bổn phận của các tín hữu đối với thế quyền và với Thiên Chúa ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Của Xê-da, trả về Xê-da, của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21).
2. CÂU CHUYỆN:
1) SỰ LỰA CHỌN CỦA THÁNH TỬ ĐẠO THO-MÁT MO-RƠ (THOMAS MORE)
Vua HĂNG-RI THỨ TÁM (Henry VIII) Nước Anh, muốn Tòa thánh hủy bỏ cuộc hôn nhân chính thức trước đó để tái hôn với cô En-nơ Bô-lơn (Anna Bolen). Nhưng vì không hội đủ lý do tiêu hôn, nên Tòa Thánh đã từ chối giải quyết yêu cầu của vua. Nghe vậy, HĂNG-RI tức giận và tuyên bố thành lập một giáo hội Anh quốc ly khai khỏi Công Giáo. Sau đó, ông tự huỷ bỏ cuộc hôn nhân trước để tái kết hôn theo ý ông muốn. Ông tự phong là giáo chủ của Anh giáo, và ra lệnh cho các chức sắc tôn giáo như Hồng Y, Giám Mục và các Quan chức trong triều, các vị tướng lãnh, quý tộc và các thành viên trong nghị viện Anh phải ký tên vào một văn bản công nhận quyền tái hôn của ông, và gia nhập Anh giáo ly khai. Nhiều người phản đối, nhưng vì sợ bị chém đầu, nên đành ký tên vào bản văn ấy. Bấy giờ Tho-mát Mo-rơ đang là một quan chức cao cấp của nhà vua. Ông đã bị giằng co giữa hai bổn phận: một là của người tín hữu phải trung thành với Thiên Chúa và như thế sẽ bị kết tội làm phản và bị tử hình. Hai là bổn phận của một bề tôi phải trung thành với nhà vua và được hứa sẽ cho làm Tổng Giám Mục để hưởng nhiều bổng lộc và vinh hoa phú quý. Nhưng Thô-mát Mo-rơ đã chọn trung thành với Thiên Chúa. Sau đó Ngài đã bị bắt giam trong một nhà ngục ở Luân Đôn. Trong phiên tòa xét xử Ngài, sau khi nghe vị quan tòa tuyên án tử hình về tội phản nghịch dám chống lại nhà vua, Thô-mát Mo-rơ đã phát biểu như sau: “Tôi biết lý do tại sao tôi bị kết án, chỉ vì tôi đã không ủng hộ cuộc hôn nhân bất chính của nhà vua. Tôi chấp nhận từ bỏ cuộc sống đời tạm này, để bước vào một cuộc sống mới trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn con: Đây vừa là một lời cầu xin mà cũng là niềm hy vọng của tôi. Tôi xin Chúa sớm nhận lời tôi cầu xin cho nhà vua mau sám hối trở về với Chúa”. Sau đó ngài đã anh dũng chết vì đạo vào ngày 06 tháng 07 năm 1525. Cuộc đời của Thánh Thô-mát Mo-rơ đã chấm dứt trong sự thánh thiện và vinh quang như thế.
Còn bạn, khi gặp hoàn cảnh phải chọn một trong hai: Thiên Chúa hay tiền bạc, địa vị con Thiên Chúa hay chức quyền trần gian. Trong trường hợp đó, bạn sẽ chọn theo điều nào: Chọn theo Chúa và chấp nhận bị coi là kẻ khờ dại và bị loại trừ, hay chọn theo những kẻ gian ác tham nhũng để được an thân và được thăng quan tiến chức ?
2) ĐỒNG BẠC RÔ-MA THỜI ĐỨC GIÊ-SU:
Khi đến viện bảo tàng Men-sét-tơ (Manchester) bên nước Anh, và đi thăm khu vực trưng bày các loại đồng tiền cổ từ thời đế quốc Rô-ma, bạn có thể tìm thấy loại đồng tiền De-na-ri-ut (Denarius) bằng bạc, trên đó có đúc niên biểu và hình của hoàng đế Rô-ma. Quan tiền này được lưu hành trong nước Do Thái vào thời Đức Giê-su. Trong lúc cầm quan tiền trên tay và lật qua lật lại, bạn có thể liên tưởng đến dụ ngôn người Sa-ma-ri ngoại đạo, đã đưa cho chủ quán hai quan tiền như thế, để nhờ chăm sóc một người Do Thái bị bọn cướp trấn lột và đánh trọng thương (x. Lc 10,35). Bạn cũng có thể liên tưởng đến dụ ngôn các thợ làm vườn nho trong Tin Mừng Mát-thêu. Ông chủ vườn đã trả lương cho mỗi người thợ làm vườn một quan tiền như đồng bạc đó (x. Mt 20,9-10). Nhất là, bạn có thể liên tưởng đến quan tiền mà Đức Giê-su đã dùng để trả lời cho hai nhóm Pha-ri-sêu và Hê-rô-đê liên minh với nhau gài bẫy Người. Trên quan tiền này, bạn chăm chú nhìn vào khuôn mặt của một vị Xê-da là TI-BE-RI-UT (Cesar Tiberius) đang cai trị đế quốc Rô-ma vào thời Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng (x. Lc 3,1). Mặt sau của đồng bạc là hình bà LI-VI-A, mẹ của vua TI-BE-RI-UT. Bà đang ngồi, cầm một cành cây ô-li-va trên tay, tượng trưng cho hòa bình.
Cầm đồng tiền ấy trên tay, người ta có thể liên tưởng đến câu chuyện người đàn bà với đồng tiền bị mất; đến dụ ngôn ông chủ vườn nho đã trả lương cho những người thợ làm vườn. Nhất là, người ta có thể liên tưởng đến đồng tiền Chúa Giêsu đã dùng để trả lời cho cả 2 nhóm Pharisêu và Herodes trong Tin Mừng hôm nay.
3) MỌI SỰ ĐỀU LÀ CỦA CHÚA:
"Xưa ở đất Út có một người tên là Gióp. Ông là người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và lánh xa điều ác. Ông sinh được bảy người con trai và ba người con gái. Ông có một đàn súc vật gồm bảy ngàn chiên dê, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái và một số rất đông tôi tớ. Ông là người giàu có nhất ở Phương Đông...
Một ngày kia, Satan đến gặp Thiên Chúa. Thiên Chúa khen ông Gióp là người vẹn toàn và ngay thẳng, kính sợ Thiên Chúa và xa lánh điều ác.
Satan cho rằng ông Gióp tốt với Chúa như vậy chẳng qua là vì Chúa ban cho ông ta phúc lộc dư dật. Nếu Chúa thử giơ tay rút lại những tài sản Chúa ban cho Gióp, xem Gióp có còn kính sợ Chúa nữa không? Chắc chắn là Gióp sẽ nguyền rủa Chúa thôi!
Thiên Chúa chấp thuận để cho Satan thử thách lòng trung tín của ông Gióp đối với Người.
Vậy là một ngày kia, đang khi các con trai con gái của Gióp đang ăn uống ở nhà anh cả, thì có một người đưa tin đến cho ông Gióp rằng:
- Trong lúc bò của ông đang cày ruộng và lừa cái ăn cỏ bên cạnh, dân Sơ-va đã xông vào cướp lấy; chúng lại còn dùng gươm giết chết các đầy tớ. Chỉ còn mình tôi thoát nạn chạy về báo cho ông hay. Người ấy còn đang nói thì một người khác chạy về thưa:
- Lửa của Thiên Chúa từ trời giáng xuống đốt cháy chiên dê và đầy tớ; lửa đã thiêu rụi hết, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay. Người nầy còn đang nói thì người khác chạy về thưa:
- Người Can-đê chia thành ba toán ập vào cướp lấy lạc đà; còn các đầy tớ, chúng dùng gươm giết chết, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay. Người ấy còn đang nói thì một người khác chạy về thưa:
- Con trai con gái ông đang ăn uống tại nhà người anh cả thì một trận cuồng phong từ bên kia sa mạc thổi thốc vào bốn góc nhà; nhà sập xuống đè chết hết tất cả mọi người, chỉ có mình tôi thoát nạn chạy về báo tin ông hay.
Bấy giờ ông Gióp chỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: "Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi cũng sẽ trở về đó trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: xin chúc tụng danh Đức Chúa!" (Gióp 1, 6-22).
Câu chuyện trên đây giúp chúng ta biết rằng: mọi sự ta có đều là của Chúa ban cho ta hưởng dùng, nếu mai đây Chúa có đòi lại thì chúng ta cũng hãy bằng lòng và phó thác để Chúa định liệu.
4) KHÔN NGOAN PHÒNG TRÁNH CẠM BẪY CỦA THẾ GIAN
Đức TGM Ngô Quang Kiệt, ngày 20. 09. 2008, đã phát biểu tại UBND TP. Hà nội, trước một cử tọa khá đông người như sau: " Chúng tôi đi ra nước ngoài rất nhiều. Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh..."
Vậy mà hôm sau báo đài Việt Nam đã loan tin ầm lên, khi họ chỉ trích ra một phần nhỏ trong câu nói dài của ngài: "Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam..." Thói đời là thế, khi người ta không ưa ai, muốn hạ bệ ai, nhất là khi người ta chẳng tôn trọng sự thật, chẳng sợ lương tâm gì cả... Về phần các tín hữu, cần phải cảnh giác và khôn ngoan đề phòng trước những thông tin của các thế lực thù địch chống phá Hội Thánh. Hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha luôn khôn ngoan để lèo lái con thuyền Hội Thánh vượt qua sóng gió như muốn nhấn chìm Hội Thánh. Hãy cầu xin cho mỗi tín hữu chúng ta tránh những tội lỗi và gương xấu làm cớ vấp phạm cho con người thời đại hôm nay.
3. SUY NIỆM:
Đến chất vấn Đức Giê-su là những người thuộc hai nhóm đối lập nhau về chính trị là nhóm Pha-ri-sêu và nhóm Hê-rô-đê. Để đối phó với Đức Giê-su là kẻ thù chung, hai nhóm này tạm thời liên minh đặt ra một cái bẫy để từ đó tố cáo giết hại Người:
1) CÁI BẪY ĐƯỢC GIƯƠNG RA:
“Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”, một câu hỏi thật sắc bén do họ đặt ra, để đưa Đức Giê-su vào thế bí, mà theo họ thì trả lời đàng nào cũng không ổn: Nếu Đức Giê-su bảo phải nộp thuế cho đế quốc, thì nhóm Pha-ri-sêu vốn có lòng ái quốc sẽ đi rao rằng Người là kẻ bán nước, là tay sai của ngoại bang để đàn áp bóc lột đồng bào, hầu dân Do Thái không tin Người là Đấng Mê-si-a, mà họ đang tha thiết mong chờ. Nhưng nếu Đức Giê-su bảo rằng không được nộp thuế cho Xê-da, thì phái Hê-rô-đê vốn thân chính quyền, sẽ thừa cơ chụp mũ cho Người là một kẻ phản động, âm mưu xách động quần chúng chống việc nộp thuế cho hoàng đế Rô-ma, để Người sẽ bị chính quyền bắt bớ và kết án.
2) CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐỨC GIÊ-SU:
Trước hết Đức Giê-su đã vạch trần âm mưu đen tối của họ khi nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình !” Rồi sau đó Người đòi họ đưa ra đồng tiền nộp thuế. Đồng tiền này bằng bạc, trên có khắc hình và tên hiệu của Xê-da là hoàng đế Rô-ma. Khi được hỏi hình và tên hiệu của ai, họ thưa: “Của Xê-da”. Dĩ nhiên, Đức Giê-su đã biết rõ hình đó là của ai, nhưng Người muốn chính miệng họ nói ra điều này, để cho họ thấy: Một khi họ đã chấp nhận sử dụng đồng tiền của Rô-ma, tức là họ đã mặc nhiên công nhận quyền cai trị của Xê-da và coi ông là hoàng đế của mình. Từ đó, Đức Giê-su tuyên bố hai điều như sau:
- “Của Xê-da trả về cho Xê-da”: nghĩa là phải trả cho Xê-da đồng tiền mang hình và danh hiệu của ông. Khi đã chấp nhận quyền cai trị của hoàng đế Rô-ma, thì đương nhiên cũng phải chu toàn bổn phận đóng thuế cho Xê-da ! Đây là đáp án cho câu hỏi “Có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”.
- “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt 22,21): Tuy bọn người này không hỏi về bổn phận đối với Thiên Chúa, nhưng Đức Giê-su vẫn nói đến: Phải trả lại cho Thiên Chúa những gì mang hình ảnh Người. Đây là một bổn phận quan trọng mà những ai muốn là con hiếu thảo của Thiên Chúa không thể bỏ qua.
3) CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ?
Các tín hữu chúng ta vừa là công dân của nước trần gian, lại vừa là công dân của Nước Trời. Là công dân nước trần gian, chúng ta được hưởng những quyền lợi của công dân theo Hiến Pháp và luật pháp quy định, như các quyền tự do cư trú, tự do tín ngưỡng, được bảo vệ tài sản tính mạng, quyền ứng cử và bầu cử… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng có trách nhiệm phải thi hành nghĩa vụ công dân như đóng thuế, bảo vệ an ninh tổ quốc… Những kẻ vi phạm các nghĩa vụ công dân vừa có tội với đất nước, lại vừa có lỗi với Thiên Chúa như thánh Phao-lô đã dạy: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập” (Rm 13,1 ; Ga 19,11a). Trừ phi thế quyền buộc chối bỏ đức tin, thì bấy giờ phải theo nguyên tắc được thánh Phê-rô nêu ra trước Thượng Hội Đồng Do Thái: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29).
Là công dân của Nước Trời, chúng ta cũng được hưởng những quyền lợi thiêng liêng tinh thần và có trách nhiệm chu toàn nghĩa vụ đối với Thiên Chúa. Chu toàn nghĩa vụ với Thiên Chúa, là tôn trọng các công trình do Người sáng tạo, nhất là tôn trọng con người là tạo vật được Thiên Chúa tạo nên giống hình ảnh Người (x. St 1,26); Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nghĩa vụ truyền giáo, là giúp cho người lương nhận biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, và ăn ở như con cái hiếu thảo đối với Đấng đã tác thành nên mình. Ngoài ra chúng ta còn phải tôn trọng các tài nguyên thiên nhiên và muôn sinh vật do Thiên Chúa dựng nên. Nhất là phải sử dụng những hồng ân Chúa ban như sức khoẻ, thời giờ, tiền bạc, và tài năng để làm vinh danh Chúa và phục vụ hạnh phúc cho tha nhân. Đó là trách nhiệm mà các tín hữu phải thực hiện nếu không muốn bị loại ra khỏi Nước Trời trong cuộc phán xét vào ngày tận thế sau này (x. Mt 25,41-45).
4. THẢO LUẬN:
1) Quyền của nhà nước với quyền của Hội Thánh khác và giống nhau thế nào ?
2) Khi thế quyền vi phạm quyền tự do tín ngưỡng thì bạn cần có thái độ ra sao ?
5. NGUYỆN CẦU:
1) LẠY THIÊN CHÚA LÀ CHA ĐẦY LÒNG NHÂN ÁI.
Xin cho chúng con quyết tâm noi gương Đức Giê-su là “Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Cha”.
Xin cho chúng con có lòng bao dung nhân hậu để đón nhận mọi người là anh em.
Xin cho chúng con biết chia sẻ hạnh phúc được làm con Cha cho những người chưa nhận biết và tôn thờ Cha.
Xin cho chúng con luôn khiêm hạ phục vụ và tôn trọng tha nhân như Cha đã nêu gương cho chúng con.
Xin cho chúng con dám yêu đến cùng và cho đi tất cả để được Cha yêu thương tha thứ lỗi lầm, và ban Nước Trời đời đời cho chúng con.
2) LẠY CHÚA GIÊ-SU:
Trong Tin Mừng hôm nay, khi nói: “Của Xê-da trả về Xê-da”, Chúa đã dạy chúng con phải biết yêu mến và xây dựng tổ quốc trần gian bằng việc chu toàn các nghĩa vụ công dân. Nhưng Chúa cũng nhắc chúng con phải ý thức chu tòan bổn phận đối với Cha trên trời khi nói: “Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Xin cho chúng con ý thức rằng: Dù đang sống giữa thế gian, nhưng chúng con không thuộc về trần gian như lời Thánh Phao-lô: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta” (Pl 3,20). Do đó, ngay từ bây giờ, Chúa muốn chúng con phải biết chu toàn bổn phận mến Chúa yêu người theo gương Chúa làm và lời Chúa dạy.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Để Chu Toàn Sứ Vụ Ra Đi Thâu Nạp Môn Đệ Cho Chúa
Lm. Đan Vinh
08:06 20/10/2017
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 28,16-20
(16) Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. c 18) Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (20) Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
2. Ý CHÍNH: LỆNH CUỐI CÙNG CỦA CHÚA PHỤC SINH:
Chúa Giê-su Phục Sinh hiện ra lần cuối cùng với các môn đệ trên một ngọn núi tại Ga-li-lê. Trước khi lên trời, Người đã trao cho các ông sứ mệnh đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Người, làm phép rửa tội cho những ai có đức tin nhân Danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Người cũng truyền cho các ông sứ mệnh dạy các tín hữu phải giữ mọi huấn lệnh của Người và còn hứa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế.
3. CHÚ THÍCH:
- C 16-17: + Mười một môn đệ: Nhóm Mười Hai đã bị mất Giu-đa phản bội nên chỉ còn mười một ông (x. Mt 27,5). + Đi tới miền Ga-li-lê: Theo lời nhắn của hai thiên thần qua hai phụ nữ và lời của Chúa Phục Sinh nhắc lại vào buổi sáng Ngày Thứ Nhất trong tuần (x. Mt 28,7.10), các môn đệ đã quay trở lại miền Ga-li-lê nhưng thiếu mất Giu-đa. Ga-li-lê là địa điểm truyền giáo chủ yếu của Đức Giê-su trong thời gian rao giảng Tin mừng. Qua việc ra lệnh cho các môn đệ trở về Ga-li-lê, Tin mừng Mát-thêu muốn nhấn mạnh sự đồng nhất giữa Đức Giê-su lịch sử, tức là khi Người còn sống và rao giảng Tin Mừng, với Chúa Ki-tô của niềm tin, tức là sau khi Người đã từ cõi chết sống lại. + Đến ngọn núi: Tin mừng Mát-thêu không xác định là quả núi nào. Sách Công Vụ nói đó là núi Ô-liu (x. Cv 1,12). Núi tượng trưng cho nơi Thiên Chúa mặc khải cho các ngôn sứ thời Cựu Ước (x. Xh 3,1-5; 1V 19,8-14). Trong Tin mừng Mát-thêu, nhiều lần Đức Giê-su cũng mặc khải những điều quan trọng trên núi. Chẳng hạn: Công bố Tám Mối Phúc Thật trên một quả núi (x. Mt 5,1), biến hình trước mặt ba môn đệ thân tín trên núi cao (x. Mt 17,1); ra lệnh cho các môn đệ đi rao giảng Tin mừng phổ quát cho mọi dân tộc trên một ngọn núi (x. Mt 28,16). + Khi thấy Người, các ông bái lạy: Ở đây các môn đệ đã biểu lộ niềm tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh qua thái độ bái lạy Người, giống như các đạo sĩ đã sấp mình bái lạy Hài Nhi Cứu Thế (x. Mt 2,2.8.11), người phong cùi bái lạy xin Đức Giê-su chữa lành (x. Mt 14,33), người đàn bà xứ Ca-na-an bái lạy để xin Đức Giê-su chữa cho con gái bà khỏi bị quỷ ám (x. Mt 15,25). + Có mấy ông lại hoài nghi: Nói đến có môn đệ còn hoài nghi sau khi các ông đã bái lạy Chúa Giê-su xem ra khó hiểu. Thực ra, đến lúc này mọi môn đệ đều đã tin Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết và không ai còn hoài nghi gì nữa. Nhưng trước đó, sự nghi ngờ đã xuất hiện nhiều lần trong các trình thuật hiện ra khác, và mỗi lần sự hoài nghi đều được đánh tan bằng một cách thức khác nhau. Chẳng hạn: Chúa Phục Sinh đã ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông (x. Lc 24,41); Người thỏa mãn đòi hỏi được mắt thấy tay sờ của Tô-ma và trách ông cứng lòng tin (x. Ga 20,24). Ở đây, Chúa Giê-su đánh tan sự hoài nghi của một vài môn đệ bằng lời khằng định: Người đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18). Do đó, sự hòai nghi trong câu này ám chỉ sự hoài nghi của cộng đoàn Hội thánh nói chung. Từ nay các tín hữu không được đòi “Thấy rồi mới tin” như Tô-ma, nhưng phải dựa vào Lời Chúa và quyền năng của Người để củng cố đức tin như Lời Chúa phán: “Phúc thay những người không thấy mà tin !” (Ga 20,29).
- C 18-19: + Đức Giê-su đến gần: Đến gần là một hành động tỏ ra sự ưu ái đặc biệt, lấp đầy khoảng cách giữa Thiên quốc và trần gian mà chỉ Đức Giê-su Phục Sinh mới làm được. + Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất: Khởi đầu rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã từ chối nhận quyền Sa-tan hứa ban mọi nước thế gian (x. Mt 4,8-10), thì giờ đây Người đã được Thiên Chúa ban cho tất cả. Thế là ứng nghiệm lời tuyên sấm trong sách Đa-ni-en về Con Người: “Người được ban tặng quyền bính, vinh dự, vương triều. Tất cả các dân các nước và các tiếng nói đều phải phụng sự Người” (Đn 7,14), và quyền bính của Người còn bao trùm cả trời đất (x. Cv 13,33). + Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ: Các môn đệ đại diện Hội Thánh nhận bài sai của Chúa Giê-su đi chinh phục thế giới. Từ nay Hội thánh phải nhân Danh Chúa Giê-su mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người, trước tiên là những người Do thái (x. Mt 10,5-6; 15,24), rồi đến mọi dân trên thế giới (x. Mt 8,11; 21,41). + Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Ngòai việc rao giảng Tin Mừng để người ta tin theo, các môn đệ còn ban phép rửa nhân Danh Chúa Ba Ngôi để tái sinh họ làm con Thiên Chúa Ba Ngôi. + Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền: Công việc đào tạo người ta nên môn đệ còn phải được tiếp tục sau phép rửa, bằng lời giảng dạy, cho tới khi Hội thánh đạt tới sự viên mãn của Đức Ki-tô (x. Ep 1,23). + Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: Chúa Ki-tô Phục Sinh hứa sẽ hiện diện trong Hội Thánh để giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho đến đến khi Người lại đến vào ngày tận thế. Câu này cho thấy Đức Giê-su chính là “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Is 7,14; Mt 1,23).
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI 1: Mười một môn đệ đã vâng lời Đức Giê-su truyền đến Ga-li-lê (x. Mt 28,10). Khi gặp Người, các ông đều bái lạy, nhưng có mấy ông vẫn còn hoài nghi (17). Phải chăng thái độ của các ông đã tỏ ra mâu thuẫn khi vừa bái lạy, lại vừa hoài nghi ?
ĐÁP:
Có hai ý kiến giải thích về sự hoài nghi của một số môn đệ lúc đó như sau:
1. Ý kiến thứ nhất: Ở đây các ông không hoài nghi việc Chúa đã sống lại, nhưng hoài nghi không biết người đang tiến lại gần kia có phải là Chúa Giê-su hay không. Giống như trường hợp Ma-ri-a Mác-đa-la lầm tưởng Người là ông làm vườn (x. Ga 20,15), hoặc như hai môn đệ làng Em-mau tưởng Người là một lữ khách cùng đi trên đường với mình (x. Lc 24,15-16). Tuy nhiên lời giải thích này vẫn khó hiểu. Vì các ông đã bái lạy tức là đã nhận ra Chúa Phục sinh rồi, thì tại sao lại còn hoài nghi không biết có phải là Thầy hay không?
2. Ý kiến thứ hai: Mát-thêu cần phải nói đến sự hoài nghi trước khi các ông đạt được lòng tin đầy đủ. Vì không tường thuật các cuộc hiện ra khác, nên không có cơ hội đề cập đến sự hoài nghi của các môn đệ trước khi các ông hoàn toàn tin Thầy sống lại, như các Tin Mừng khác đều có nói đến. Vì thế Mát-thêu đã phải đặt sự hoài nghi vào lúc này, không phải đúng như thái độ của các ông khi ấy, nhưng là của các ông trong một lúc nào đó trước khi các ông đạt tới đức tin trọn vẹn. Như vậy, chúng ta có thể coi đây là như một sự trục trặc về cách hành văn, chứ không mâu thuẫn về mặt tư tưởng.
- HỎI 2: So sánh lệnh truyền của Mát-thêu với lệnh truyền của Chúa Giê-su trong sách Công Vụ Tông Đồ (x. Cv 1,8), có sự khác biệt về tính phổ quát của công cuộc truyền giáo và công thức rửa tội: Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Phải chăng lời Đức Giê-su ra lệnh cho các môn đệ trong Tin Mừng Mát-thêu đã được Hội Thánh sau này thêm vào để chứng minh cho giáo lý về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ?
ĐÁP:
Thực ra theo Lu-ca, tác giả sách Công Vụ TĐ thì Hội Thánh sơ khai đã phải trải qua nhiều kinh nghiệm mới nhận thức hết ý nghĩa của lệnh truyền phổ quát là đến với muôn dân. Rồi trong Công Vụ TĐ chúng ta chỉ thấy nói tới việc rửa tội “Nhân danh Đức Giê-su” (x. Cv 2,38; 10,48). Từ những nhận định trên, chúng ta có thể quả quyết rằng: mệnh lệnh phổ quát đã được Đức Giê-su ban bố, nhưng lệnh đó chỉ được sáng tỏ dần dần do ơn soi dẫn của Thánh Thần (x. Ga 16,12-13). Nhờ trải qua kinh nghiệm sống, Hội Thánh đã dần nhận ra ý nghĩa của lệnh truyền phổ quát đó. Đến khi Tin Mừng được soạn thảo, thánh Má-thêu đã dùng công thức rửa tội nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, mà Hội thánh được“Thần khí Sự Thật” dạy dỗ, đã đưa vào trong công thức phụng vụ phép rửa, thay cho công thức rửa tội “nhân danh” Chúa Giê-su” như sách Công Vụ thuật lại.
- HỎI 3: Sau khi truyền cho các môn đệ “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, Đức Giê-su đòi các ông: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (19-20). Phải chăng Chúa muốn các ông hãy rửa tội cho người ta trước rồi mới dạy dỗ sau ?
ĐÁP:
- Công việc cứu thế của Đức Giê-su được Tin Mừng Mát-thêu mô tả gồm có bốn việc mà Người trao cho Hội Thánh thực hiện như sau:
Một là rao giảng Tin Mừng về Nước Trời (x. Mt 4,23; 7,28-29).
Hai là chữa lành các bệnh tật. Chẳng hạn: bệnh phong (x. Mt 8,3), tê liệt (x. Mt 8,6.13), cảm sốt (x. Mt 8,15), băng huyết (x. Mt 9,20-22), phục sinh bé gái (x. Mt 9,25), chữa bệnh mù lòa (x. Mt 9,29), và nhiều bệnh khác (x. Mt 15,30-31)...
Ba là trừ quỷ. Chẳng hạn: xua đuổi ma quỷ khỏi người bị nó ám (x. Mt 8,16), trừ quỷ câm (x. Mt 9,32-33), bắt quỷ kinh phong phải xuất ra (x Mt 17,15-18)…
Bốn là dạy dỗ. Hãy dạy tân tòng tuân giữ mọi huấn lệnh của Chúa truyền (x. Mt 28,20).
- Lời Chúa dạy nói trên chỉ muốn diễn giải sứ mệnh “đi thâu nạp môn đệ khắp muôn dân” gồm hai việc phải làm là rửa tội và giảng dạy, chứ không buộc phải theo thứ tự trước sau giữa việc rửa tội và việc giảng dạy. Theo truyền thống từ thời sơ khai, Hội Thánh đã luôn giảng dạy trước để chuẩn bị tâm hồn dự tòng rồi khi họ hiểu biết và tuyên xưng đức tin mới ban phép rửa tội dìm mình trong nước cho họ như Phi-líp-phê đã làm cho viên thái giám được thuật lại trong sách Công vụ tông đồ (x. Cv 8,26-40). Sách Đi-đa-kê đã chỉ dẫn việc cử hành phụng vụ phép rửa tội như sau : “Sau khi đã nói tất cả những điều đó, hãy rửa tội…” (Didaché 7,1).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TRUYỀN GIÁO LÀ THẮP SÁNG NGỌN LỬA TIN YÊU TRONG LÒNG MỌI NGƯỜI:
Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA là một nữ tu người An-ba-ni, được nhà dòng sai đến phục vụ người nghèo tại nước Ấn Độ. Khi tận mắt chứng kiến rất nhiều người quá nghèo khổ, trải qua giờ phút hấp hối trên lề đường, sau khi chết bị thiêu hủy như một con vật; bao gia đình phải sống trong các túp lều ổ chuột... Mẹ đã chọn con đường tu hành bằng việc thực thi tình thương cụ thể là tìm kiếm chăm sóc những người cô đơn nghèo khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi.
Một hôm, khi đi thăm một ông lão sống cô đơn trong căn lều tồi tàn bẩn thỉu mà toàn bộ đồ đạc trong nhà là một mớ hỗn độn. Ông ta lại có lối sống khép kín, không muốn trả lời những lời hỏi thăm. Mẹ xin phép ông dọn dẹp căn lều cho sạch sẽ mà ông cũng làm thinh. Trong lúc dọn dẹp, Mẹ thấy một cây đèn dầu bụi bám đen xì nằm ở góc nhà. Sau khi được lau chùi, Mẹ liền kêu lên: “Ồ, cây đèn đẹp quá !”. Ông già nói: Đó là cây đèn tôi đã tặng vợ tôi sau ngày cưới. Từ khi bà ấy qua đời, tôi cũng không bao giờ đốt đèn lên nữa. Thấy ông đã bắt đầu cởi mở, Mẹ Tê-rê-sa liền đề nghị: Thế ông có bằng lòng cho các chị em nữ tu mỗi ngày đều đến thăm và đốt đèn cho ông không? Và ông đã đồng ý. Từ ngày đó, vào mỗi buổi chiều, các chị em nữ tu đều thay nhau tới thăm, giúp ông dọn dẹp nhà cửa và nói chuyện với ông. Ngọn đèn bắt đầu cháy sáng trong căn lều sạch sẽ ấm áp. Ông lão cũng trở nên vui vẻ hơn. Ông bắt đầu đi ra ngoài nhà thăm hỏi hàng xóm, và nhiều người cũng đến viếng thăm, khiến con tim của ông lão đã vui trở lại.
Mẹ Tê-rê-sa cứ miệt mài phục vụ người nghèo: Mẹ lập ra những trung tâm đón tiếp những người hấp hối, săn sóc giúp họ chết an lành và được chôn cất như một con người. Mẹ lập những trại cô nhi nuôi trẻ mồ côi, xây những bệnh viện và trường học miễn phí. Số người theo Mẹ ngày càng đông và Mẹ đã lập ra dòng Nữ Tử Thừa Sai Bác Ái chuyên phục vụ người nghèo. Hiện nay dòng này đã có mặt trong 132 quốc gia và Mẹ đã được cả thế giới biết đến. Mẹ được trao nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải Nobel Hòa bình. Năm 1997, Mẹ qua đời, đã có 80 nguyên thủ quốc gia, trong đó có cả phu nhân tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân tổng thống Pháp Jacques Chirac đã đến dự đám tang. Và nước Ấn Độ, tuyệt đại đa số dân theo Ấn giáo, vốn không ưa gì đạo Công Giáo, đã cho chôn cất Mẹ theo nghi thức quốc tang với hai mươi mốt phát súng đại bác để tiễn đưa linh hồn Mẹ Tê-rê-sa về trời.
Mẹ Tê-rê-sa đã định nghĩa thế nào là một nhà truyền giáo: "Đó là một tín hữu Ki-tô say mê Chúa Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Ngài". Mẹ Tê-rê-sa không những làm cho người ta nhận biết và yêu mến Chúa Giê-su bằng việc nói về Chúa Giêsu, diễn tả khuôn mặt của Chúa Giê-su bằng cuộc sống yêu thương phục vụ của mình. Như vậy, Mẹ Têrêxa chính là một nhà truyền giáo vĩ đại trong thế kỷ 20, vì Mẹ đã biết thắp lên ngọn đèn cháy sáng tin yêu giữa bóng đêm hưởng thụ lạc thú bất chính và thù hận chém giết nhau, Mẹ đã thắp lên ngọn đèn giúp mọi người nhìn nhau là anh em, là con cùng một Cha Chung trên trời là Thiên Chúa.
2) MỘT BÀI GIẢNG BIẾT ĐI
EN-BỚT SUÝT-DƠ (Enbert Schweitser) vừa là một bác sĩ lừng danh lại vừa là một vị thừa sai truyền giáo. Ông đã tình nguyện sang tận Phi Châu để truyền giáo. Tại đây, ông đã dùng tài sản để xây dựng các bệnh viện miễn phí cho người nghèo, rồi giới thiệu Thiên Chúa là tình thương cho bệnh nhân cùng các thân nhân của họ qua việc tận tình chữa bệnh. Công việc bác ái của ông đã được nhiều người biết đến và hết lời ca ngợi. Ông đã được giải No-bel hòa bình vì đã có công đem lại hạnh phúc cho người nghèo tại Phi Châu. Câu chuyện sau đây cho thấy tinh thần bác ái của ông có một sức mạnh lớn lao, giống như một BÀI GIẢNG BIẾT ĐI như sau:
Vào một buổi chiều nọ, người ta thấy một đám người rất đông tụ tập nơi nhà ga xe lửa của thành phổ Chi-kê-gô (Chicago) Hoa kỳ, để đón chào một nhân vật nổi tiếng, mới được nhận giải Nô-ben hòa bình năm 1952. Người vừa bước xuống khỏi toa xe lửa là một người đàn ông cao lớn tóc húi cua, trên khuôn mặt phúc hậu của ông có một chòm râu được cắt tỉa cẩn thận. Bấy giờ các phóng viên mà một số nhân vật cao cấp của thành phố đang đứng chờ ở gần cửa toa xe hạng nhất. Khi vị thượng khách xuất hiện, các phóng viên liền bấm máy chụp liên hồi, đang khi đám đông vỗ tay reo hò. Ông khách quý đã cười thật tươi và cúi đầu đáp lễ mọi người. Còn các vị lãnh đạo thành phố thì dang rộng đôi tay để chào đón người mới đươc giải thưởng Nô-ben hòa bình. Nhưng bỗng nhiên, vị khách kia quay mặt nhìn về phía cuối sân ga và vội vã vượt qua đám đông đứng vây quanh, tiến đến gần một người đàn bà lớn tuổi. Bà này hai tay đang xách hai chiếc va-li khá nặng. Khi đến nơi, vị khách quý mỉm cười với bà và đưa tay ra đỡ cho bà ta một chiếc va-li, rồi hai người đi đến một chiếc xe buýt đậu gần đó. Sau khi người đàn bà lên xe, ông không quên chúc bà thượng lộ bình an. Khi quay trở lại đám đông đang đợi mình, ông nhỏ nhẹ nói: “Xin lỗi quí vị. Tôi rất tiếc đã để quý vị phải chờ đợi”. Người đàn ông với cử chỉ đẹp đó không ai khác hơn là bác sĩ EN-BỚT SUÝT-DƠ (Anbert Schweitser), một nhà truyền giáo nổi tiếng, đã cống hiến cả cuộc đời phục vụ những người nghèo khổ tại Phi Châu. Một thành viên trong ban tổ chức cuộc tiếp đón chứng kiến hành động của Suýt-dơ ở sân ga hôm đó, đã phát biểu cảm tưởng với các phóng viên rằng: “Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đã được chứng kiến một bài giảng biết đi”.
3) GƯƠNG NHIỆT THÀNH TRUYỀN GIÁO CỦA MỘT VIÊN GIÁM ĐỐC HÀN QUỐC:
Có một người Hàn quốc đã sang Việt Nam mở một doanh nghiệp làm ăn kinh tế tai thủ đô Hà nội. Doanh nghiệp của ông có 50 công nhân, trong đó cũng có mấy người Công Giáo. Một hôm viên giám đốc hỏi mấy người công nhân Công Giáo : Các anh là đạo gốc, thế các anh đã truyền giáo được cho người nào chưa ?” Họ trả lời rằng: “Chúng cháu giữ đạo còn chưa xong, làm sao dám nghĩ đến việc truyền giáo cho ai khác được”. Bấy giờ ông chủ Hàn quốc liền nói: “Thế là các cậu đã thua tôi rồi. Tôi chỉ là người tân tòng theo đạo từ khi lập gia đình, và mới sang Việt Nam được 3 năm nay. Thế mà tôi đã mời gọi được hai người Việt Nam học giáo lý để được gia nhập vào đạo Công Giáo rồi đó”.
3. SUY NIỆM: ĐẾN VỚI MUÔN DÂN
1) LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU:
Hôm ấy, mười một môn đệ Đức Giê-su đã trở về Ga-li-lê như Chúa Phục Sinh đã hẹn qua bà Ma-ri-a Mác-đa-la (x.Mt 28,10). Trong cuộc gặp gỡ đó, Đức Giê-su đã nói với các môn đệ ba điều như sau:
- Một là: Người đã được trao “Toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18): Điều này nhắc chúng ta nhớ lại khi Đức Giê-su bị cám dỗ, tên cám dỗ đã nói với người rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4,9). Nhưng Người đã không theo lời xúi giục của nó. Bây giờ, Chúa Cha đã ban cho Người chẳng những các nước thế gian, mà còn có “toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18).
- Hai là: Người ra lệnh cho các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19): Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su dạy các ông chỉ đi loan báo Tin Mừng cho dân Ít-ra-en, vì đây là dân Chúa chọn có quyền ưu tiên (x. Mt 10,5-7). Nhưng bên cạnh đó, Người cũng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại và làm phép lạ cứu giúp những ai đặt trọn niềm tin nơi Người. Chẳng hạn: Viên đại đội trưởng ngoại giáo có đức tin mạnh đã được Người chữa cho đầy tớ của ông khỏi bệnh tê liệt (x. Mt 8,5-13); Người đàn bà Ca-na-an có đức tin mạnh đã được Đức Giê-su trục xuất quỷ ra khỏi đứa con gái của bà (x. Mt 15,28).
- Ba là: Người hứa “sẽ ở cùng họ mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20): Ngày xưa Đức Chúa đã hứa ở với Mô-sê khi sai ông đi cứu dân Ít-ra-en khỏi tay Pha-ra-ô của Ai-Cập như sau: “Ta sẽ ở với người” (Xh 3,12). Ngày nay, Đức Giê-su cũng hứa ở cùng các môn đệ để giúp các ông chu toàn nhiệm vụ được Người trao phó. Cũng như Mô-sê xưa nhờ được Đức Chúa hiện diện phù giúp đã đưa được dân Ít-ra-en thoát cảnh nô lệ cho dân Ai-Cập về tới Hứa Địa, thì nay với sự hiện diện của Chúa Phục Sinh, các môn đệ cũng sẽ thành công trong sứ mệnh “đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Người”.
2) TRUYỀN GIÁO LÀ RA ĐI, LẮNG NGHE , VÀ CHIA SẺ NIỀM VUI ƠN CỨU ĐỘ:
Nhân ngày Chúa Nhật Truyền Giáo, Đức Phan-xi-cô đã dựa theo sách Công Vụ Tông Đồ dạy về tiến trình ba bước loan báo Tin Mừng nhờ ơn Thánh Thần, qua câu chuyện tông đồ Phi-líp-phê thực hiện với viên thái giám người xứ Ê-thi-ô-pi như sau:
-Bước một: “Hãy đứng lên và ra đi”:
Thần Khí ra lệnh cho ông Phi-lip-phê: “Hãy đứng lên và ra đi” (x. Cv 8,26) . Ngày nay, để trung thành với huấn lệnh của Chúa, Hội Thánh cũng phải lắng nghe huấn lệnh của Chúa Giê-su với ơn Thánh Thần thôi thúc, để ra đi loan báo Tin Mừng. Một Hội Thánh không “đứng lên và ra đi” là một Hội Thánh đang suy yếu bệnh tật.
- Bước hai: “Hãy lắng nghe sự thao thức của tha nhân” và chia sẻ niềm vui của Tin Mừng:
Thần Khí ra lệnh cho ông Phi-líp-phê chạy theo xe ngựa của quan thái giám người Ê-thi-ô-pi. Ông quan này đã đi hành hương Giê-ru-sa-lem và đang trên đường về quê nhà. Ông đang đọc đoạn sách ngôn sứ I-sai-a. Khi thấy Phi-líp-phê chạy theo xe mình, viên thái giám liền dừng xe mời ông lên xe với mình. Trong câu chuyện, theo yêu cầu của viên thái giám, Phi-líp-phê đã trình bày về Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai cho ông. Nhờ được Thần Khí tác động, viên thái giám đã tin vào lời Phi-lip-phê giảng và khi xe ngang qua chỗ có nước, ông đã yêu cầu được nhập đạo. Ông tuyên xưng đức tin vào Đức Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa, và được Phi-lip-phê làm phép rửa dìm mình trong nước. Sau đó, Thần Khí đã đưa Phi-líp-phê rời đi nơi khác, còn viên thái giám lại tiếp tục cuộc hành trình về quê nhà trong niềm hân hoan (x. Cv 8,27-40).
Ngày nay Hội Thánh cũng cần phải lắng nghe sự thao thức của con người thời đại để biết họ nghĩ gì muốn gì, rồi tìm cách đáp ứng bằng cách chia sẻ niềm vui ơn cứu độ của Chúa cho họ.
Tóm lại Đức Phan-xi-cô đã khuyên các tín hữu hãy truyền giáo bằng ba việc: “Hãy đứng lên và ra đi; Hãy lắng nghe thao thức của tha nhân; Hãy chia sẻ niềm vui Tin Mừng của Chúa cho họ”.
3) TRUYỀN GIÁO CHÍNH LÀ TRUYỀN NGỌN LỬA YÊU THƯƠNG
- Trong đêm Vọng Phục Sinh, lòng nhà thờ hoàn toàn chìm trong bóng tối. Thế rồi, từ cuối nhà thờ, Nến Phục Sinh được thắp sáng lên và được long trọng rước lên cung thánh. Linh mục chủ sự lấy lửa từ Nến Phục Sinh thắp lên cho một vài cây nến nhỏ bé khác trên tay vài người. Những người nầy lại đem lửa phục sinh thắp lên cho người bên cạnh và cứ tiếp tục như thế, chẳng mấy chốc, cả ngàn cây nến nhỏ của các tín hữu tham dự đều được thắp lên.
- Loan Tin Mừng cũng là thắp lên lửa yêu thương cho người quanh ta. Lửa đức tin, lửa yêu thương đã được Chúa Giê-su thắp lên trong ta, thì đến lượt mỗi chúng ta cũng hãy thắp lửa đức tin, lửa yêu thương ấy cho người bên cạnh và công việc truyền lửa nầy cần được tiếp nối không ngừng.
- Thánh Tê-rê-sa Can-quýt-ta cũng cho rằng truyền giáo là chia sẻ tình thương. Mẹ không rao giảng Phúc Âm bằng lời nhưng bằng những tâm tình và cử chỉ yêu thương cụ thể. Mẹ cũng không chủ trương yêu thương chung chung, nhưng là yêu thương từng người cụ thể ngay ở bên mình.
Mẹ nói: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là từng người một. Để thương yêu một người thì phải đến gần người ấy… Tôi chủ trương một người đến với một người. Mỗi một người đều là hiện thân của Đức Ki-tô… Người đó phải là người duy nhất trên thế gian mà ta cần yêu thương trọn vẹn trong giây phút đó.”
Với tâm tình nầy, Mẹ Tê-rê-sa đã thu phục nhân tâm nhiều người trên thế giới. Cũng bằng phương thức nầy, Giáo Hội Hàn Quốc đã làm gia tăng gấp đôi số tín hữu chỉ trong vòng mười năm!
Theo gương Mẹ Têrêxa, mỗi một người Công Giáo nên kết thân với một người lương, coi người đó như anh em ruột thịt và đem hết lòng yêu thương người đó.
Mỗi gia đình Công Giáo nên kết thân với một gia đình lương dân, coi họ như người thân quyến của mình để sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi; Khi có kỵ giỗ, cưới xin hay lễ lạc gì trong gia đình, hãy mời họ cùng đến hiệp thông. Nhờ đó hai bên thắt chặt mối giây thân ái và nhờ đó, Tin Mừng của Chúa Ki-tô sẽ chiếu sáng như ánh nến trong đêm Vọng Phục Sinh.
4) CỤ THỂ CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ? :
- Đừng “đứng nhìn lên trời”: Hãy xuống núi để chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng bằng việc ăn ở công minh chính trực, chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa và tha nhân. Nhất là bằng thái độ biết nghĩ tới người khác và đáp ứng nhu cầu của họ, khiêm nhường phục vụ những người đau khổ bất hạnh. Ngoài ra còn phải dấn thân đến với những anh em chưa biết Chúa, để hợp tác cải thiện xã hội và sãn sàng chia sẻ “Chúa là Tình Yêu” cho tha nhân.
- Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ : Ngày nay, khi lãnh nhận phép rửa tội và thêm sức, chúng ta cũng đón nhận ánh sáng Tin Mừng và có sứ mệnh chiếu ánh sáng đức tin trong môi trường sống là khu xóm, trường học, chợ búa, cơ quan xí nghiệp, và hết mọi nơi. Chu toàn sứ mệnh sống chứng nhân, chia sẻ niềm tin về Chúa Giê-su đã chết và sống lại.
- Hãy lãnh nhận Thánh Thần (x. Ga 20,21-22): Sứ mệnh truyền giáo thật là khó khăn như kinh nghiệm của Hội Thánh suốt hơn hai mươi thế kỷ qua đã chứng minh. Để giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh truyền giáo, Đức Giê-su đã hứa ban Thánh Thần để giúp Hội Thánh hiểu biết sự thật toàn vẹn (x. Ga 16,7.13). Vào buổi chiều ngày phục sinh, Đức Giê-su đã hiện đến với các môn đệ và sai các ông giống như Chúa Cha đã sai Người. Người thổi hơi ban Thần Khí cho các ông và phán : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Người hiện ra nhiều lần để củng cố đức tin cho các ông. Rồi vào lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã tác động như cơn gió bão ùa vào nhà tiệc ly và đổ ơn Thánh Thần trên đầu mỗi vị (x. Cv 2,1-4). Nhờ ơn Thánh Thần soi dẫn phù trợ mà chỉ sau một bài giảng của Tông đồ Phê-rô, đã có tới ba ngàn người tại Giê-ru-sa-lem xin nhập đạo (x. Cv 2,41).
- Hãy kết nghĩa với lương dân:
Năm 1983, khi thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đi thăm Giáo Hội Hàn quốc và tấn phong 103 thánh tử đạo người nước này, thì Giáo Hội Hàn quốc mới chỉ có 3 triệu rưỡi tín hữu. Khi ấy Đức Hồng Y Stephano Kim đã hứa với Đức Thánh Cha sẽ đẩy mạnh công việc truyền giáo bằng hoạt động cụ thể như sau: mỗi gia đình Công Giáo Hàn quốc cần kết nghĩa với một gia đình lương, và mỗi tín hữu Hàn quốc cần có ý hướng truyền giáo cho một anh chị em ngoài Công Giáo.
Sự kết nghĩa thiêng liêng thể hiện bằng việc âm thầm cầu nguyện cho anh em lương dân, năng đến thăm giúp đỡ để gây thiện cảm với họ và tìm dịp thuận tiện giới thiệu Chúa cho họ. Chính công việc này đã mang lại kết quả tốt đẹp: Chỉ sau 10 năm, số tín hữu Công Giáo Hàn quốc đã tăng lên gấp đôi !
Ngày nay, nếu chúng ta quyết tâm chu toàn sứ mệnh truyền giáo và áp dụng các phương thế của các môn đệ thời Hội Thánh Sơ Khai là: cộng tác với ơn Thánh Thần, hăng hái ra đi loan báo Tin Mừng bằng lời nói và bằng lối sống yêu thương cụ thể… thì chắc chắn chúng ta sẽ chu toàn được sứ mệnh truyền giáo như sau : “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19); “Hãy nên chứng nhân của Thầy… cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
4. THẢO LUẬN:
1) Đối với những “Ki-tô hữu vô danh” là những người đã có đức tin và muốn theo đạo, nhưng vì hoàn cảnh như là con trai trưởng phải lo cúng giỗ cha mẹ, nên chưa thể gia nhập đạo ngay, chúng ta nên làm gì để giúp họ sống đức tin vào Chúa ?
2) Nếu họ chết khi chưa chịu phép rửa tội, thì họ có được ơn cứu độ không ? (x. Lc 23,40-43).
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh: nơi Trái Tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện. (Theo thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
1. TIN MỪNG: Mt 28,16-20
(16) Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. c 18) Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất” (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (20) Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.
2. Ý CHÍNH: LỆNH CUỐI CÙNG CỦA CHÚA PHỤC SINH:
Chúa Giê-su Phục Sinh hiện ra lần cuối cùng với các môn đệ trên một ngọn núi tại Ga-li-lê. Trước khi lên trời, Người đã trao cho các ông sứ mệnh đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Người, làm phép rửa tội cho những ai có đức tin nhân Danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Người cũng truyền cho các ông sứ mệnh dạy các tín hữu phải giữ mọi huấn lệnh của Người và còn hứa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế.
3. CHÚ THÍCH:
- C 16-17: + Mười một môn đệ: Nhóm Mười Hai đã bị mất Giu-đa phản bội nên chỉ còn mười một ông (x. Mt 27,5). + Đi tới miền Ga-li-lê: Theo lời nhắn của hai thiên thần qua hai phụ nữ và lời của Chúa Phục Sinh nhắc lại vào buổi sáng Ngày Thứ Nhất trong tuần (x. Mt 28,7.10), các môn đệ đã quay trở lại miền Ga-li-lê nhưng thiếu mất Giu-đa. Ga-li-lê là địa điểm truyền giáo chủ yếu của Đức Giê-su trong thời gian rao giảng Tin mừng. Qua việc ra lệnh cho các môn đệ trở về Ga-li-lê, Tin mừng Mát-thêu muốn nhấn mạnh sự đồng nhất giữa Đức Giê-su lịch sử, tức là khi Người còn sống và rao giảng Tin Mừng, với Chúa Ki-tô của niềm tin, tức là sau khi Người đã từ cõi chết sống lại. + Đến ngọn núi: Tin mừng Mát-thêu không xác định là quả núi nào. Sách Công Vụ nói đó là núi Ô-liu (x. Cv 1,12). Núi tượng trưng cho nơi Thiên Chúa mặc khải cho các ngôn sứ thời Cựu Ước (x. Xh 3,1-5; 1V 19,8-14). Trong Tin mừng Mát-thêu, nhiều lần Đức Giê-su cũng mặc khải những điều quan trọng trên núi. Chẳng hạn: Công bố Tám Mối Phúc Thật trên một quả núi (x. Mt 5,1), biến hình trước mặt ba môn đệ thân tín trên núi cao (x. Mt 17,1); ra lệnh cho các môn đệ đi rao giảng Tin mừng phổ quát cho mọi dân tộc trên một ngọn núi (x. Mt 28,16). + Khi thấy Người, các ông bái lạy: Ở đây các môn đệ đã biểu lộ niềm tin vào Chúa Giê-su Phục Sinh qua thái độ bái lạy Người, giống như các đạo sĩ đã sấp mình bái lạy Hài Nhi Cứu Thế (x. Mt 2,2.8.11), người phong cùi bái lạy xin Đức Giê-su chữa lành (x. Mt 14,33), người đàn bà xứ Ca-na-an bái lạy để xin Đức Giê-su chữa cho con gái bà khỏi bị quỷ ám (x. Mt 15,25). + Có mấy ông lại hoài nghi: Nói đến có môn đệ còn hoài nghi sau khi các ông đã bái lạy Chúa Giê-su xem ra khó hiểu. Thực ra, đến lúc này mọi môn đệ đều đã tin Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết và không ai còn hoài nghi gì nữa. Nhưng trước đó, sự nghi ngờ đã xuất hiện nhiều lần trong các trình thuật hiện ra khác, và mỗi lần sự hoài nghi đều được đánh tan bằng một cách thức khác nhau. Chẳng hạn: Chúa Phục Sinh đã ăn một khúc cá nướng trước mặt các ông (x. Lc 24,41); Người thỏa mãn đòi hỏi được mắt thấy tay sờ của Tô-ma và trách ông cứng lòng tin (x. Ga 20,24). Ở đây, Chúa Giê-su đánh tan sự hoài nghi của một vài môn đệ bằng lời khằng định: Người đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18). Do đó, sự hòai nghi trong câu này ám chỉ sự hoài nghi của cộng đoàn Hội thánh nói chung. Từ nay các tín hữu không được đòi “Thấy rồi mới tin” như Tô-ma, nhưng phải dựa vào Lời Chúa và quyền năng của Người để củng cố đức tin như Lời Chúa phán: “Phúc thay những người không thấy mà tin !” (Ga 20,29).
- C 18-19: + Đức Giê-su đến gần: Đến gần là một hành động tỏ ra sự ưu ái đặc biệt, lấp đầy khoảng cách giữa Thiên quốc và trần gian mà chỉ Đức Giê-su Phục Sinh mới làm được. + Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất: Khởi đầu rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã từ chối nhận quyền Sa-tan hứa ban mọi nước thế gian (x. Mt 4,8-10), thì giờ đây Người đã được Thiên Chúa ban cho tất cả. Thế là ứng nghiệm lời tuyên sấm trong sách Đa-ni-en về Con Người: “Người được ban tặng quyền bính, vinh dự, vương triều. Tất cả các dân các nước và các tiếng nói đều phải phụng sự Người” (Đn 7,14), và quyền bính của Người còn bao trùm cả trời đất (x. Cv 13,33). + Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ: Các môn đệ đại diện Hội Thánh nhận bài sai của Chúa Giê-su đi chinh phục thế giới. Từ nay Hội thánh phải nhân Danh Chúa Giê-su mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người, trước tiên là những người Do thái (x. Mt 10,5-6; 15,24), rồi đến mọi dân trên thế giới (x. Mt 8,11; 21,41). + Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Ngòai việc rao giảng Tin Mừng để người ta tin theo, các môn đệ còn ban phép rửa nhân Danh Chúa Ba Ngôi để tái sinh họ làm con Thiên Chúa Ba Ngôi. + Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền: Công việc đào tạo người ta nên môn đệ còn phải được tiếp tục sau phép rửa, bằng lời giảng dạy, cho tới khi Hội thánh đạt tới sự viên mãn của Đức Ki-tô (x. Ep 1,23). + Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: Chúa Ki-tô Phục Sinh hứa sẽ hiện diện trong Hội Thánh để giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho đến đến khi Người lại đến vào ngày tận thế. Câu này cho thấy Đức Giê-su chính là “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Is 7,14; Mt 1,23).
4. HỎI ĐÁP:
- HỎI 1: Mười một môn đệ đã vâng lời Đức Giê-su truyền đến Ga-li-lê (x. Mt 28,10). Khi gặp Người, các ông đều bái lạy, nhưng có mấy ông vẫn còn hoài nghi (17). Phải chăng thái độ của các ông đã tỏ ra mâu thuẫn khi vừa bái lạy, lại vừa hoài nghi ?
ĐÁP:
Có hai ý kiến giải thích về sự hoài nghi của một số môn đệ lúc đó như sau:
1. Ý kiến thứ nhất: Ở đây các ông không hoài nghi việc Chúa đã sống lại, nhưng hoài nghi không biết người đang tiến lại gần kia có phải là Chúa Giê-su hay không. Giống như trường hợp Ma-ri-a Mác-đa-la lầm tưởng Người là ông làm vườn (x. Ga 20,15), hoặc như hai môn đệ làng Em-mau tưởng Người là một lữ khách cùng đi trên đường với mình (x. Lc 24,15-16). Tuy nhiên lời giải thích này vẫn khó hiểu. Vì các ông đã bái lạy tức là đã nhận ra Chúa Phục sinh rồi, thì tại sao lại còn hoài nghi không biết có phải là Thầy hay không?
2. Ý kiến thứ hai: Mát-thêu cần phải nói đến sự hoài nghi trước khi các ông đạt được lòng tin đầy đủ. Vì không tường thuật các cuộc hiện ra khác, nên không có cơ hội đề cập đến sự hoài nghi của các môn đệ trước khi các ông hoàn toàn tin Thầy sống lại, như các Tin Mừng khác đều có nói đến. Vì thế Mát-thêu đã phải đặt sự hoài nghi vào lúc này, không phải đúng như thái độ của các ông khi ấy, nhưng là của các ông trong một lúc nào đó trước khi các ông đạt tới đức tin trọn vẹn. Như vậy, chúng ta có thể coi đây là như một sự trục trặc về cách hành văn, chứ không mâu thuẫn về mặt tư tưởng.
- HỎI 2: So sánh lệnh truyền của Mát-thêu với lệnh truyền của Chúa Giê-su trong sách Công Vụ Tông Đồ (x. Cv 1,8), có sự khác biệt về tính phổ quát của công cuộc truyền giáo và công thức rửa tội: Nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Phải chăng lời Đức Giê-su ra lệnh cho các môn đệ trong Tin Mừng Mát-thêu đã được Hội Thánh sau này thêm vào để chứng minh cho giáo lý về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ?
ĐÁP:
Thực ra theo Lu-ca, tác giả sách Công Vụ TĐ thì Hội Thánh sơ khai đã phải trải qua nhiều kinh nghiệm mới nhận thức hết ý nghĩa của lệnh truyền phổ quát là đến với muôn dân. Rồi trong Công Vụ TĐ chúng ta chỉ thấy nói tới việc rửa tội “Nhân danh Đức Giê-su” (x. Cv 2,38; 10,48). Từ những nhận định trên, chúng ta có thể quả quyết rằng: mệnh lệnh phổ quát đã được Đức Giê-su ban bố, nhưng lệnh đó chỉ được sáng tỏ dần dần do ơn soi dẫn của Thánh Thần (x. Ga 16,12-13). Nhờ trải qua kinh nghiệm sống, Hội Thánh đã dần nhận ra ý nghĩa của lệnh truyền phổ quát đó. Đến khi Tin Mừng được soạn thảo, thánh Má-thêu đã dùng công thức rửa tội nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, mà Hội thánh được“Thần khí Sự Thật” dạy dỗ, đã đưa vào trong công thức phụng vụ phép rửa, thay cho công thức rửa tội “nhân danh” Chúa Giê-su” như sách Công Vụ thuật lại.
- HỎI 3: Sau khi truyền cho các môn đệ “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, Đức Giê-su đòi các ông: “Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (19-20). Phải chăng Chúa muốn các ông hãy rửa tội cho người ta trước rồi mới dạy dỗ sau ?
ĐÁP:
- Công việc cứu thế của Đức Giê-su được Tin Mừng Mát-thêu mô tả gồm có bốn việc mà Người trao cho Hội Thánh thực hiện như sau:
Một là rao giảng Tin Mừng về Nước Trời (x. Mt 4,23; 7,28-29).
Hai là chữa lành các bệnh tật. Chẳng hạn: bệnh phong (x. Mt 8,3), tê liệt (x. Mt 8,6.13), cảm sốt (x. Mt 8,15), băng huyết (x. Mt 9,20-22), phục sinh bé gái (x. Mt 9,25), chữa bệnh mù lòa (x. Mt 9,29), và nhiều bệnh khác (x. Mt 15,30-31)...
Ba là trừ quỷ. Chẳng hạn: xua đuổi ma quỷ khỏi người bị nó ám (x. Mt 8,16), trừ quỷ câm (x. Mt 9,32-33), bắt quỷ kinh phong phải xuất ra (x Mt 17,15-18)…
Bốn là dạy dỗ. Hãy dạy tân tòng tuân giữ mọi huấn lệnh của Chúa truyền (x. Mt 28,20).
- Lời Chúa dạy nói trên chỉ muốn diễn giải sứ mệnh “đi thâu nạp môn đệ khắp muôn dân” gồm hai việc phải làm là rửa tội và giảng dạy, chứ không buộc phải theo thứ tự trước sau giữa việc rửa tội và việc giảng dạy. Theo truyền thống từ thời sơ khai, Hội Thánh đã luôn giảng dạy trước để chuẩn bị tâm hồn dự tòng rồi khi họ hiểu biết và tuyên xưng đức tin mới ban phép rửa tội dìm mình trong nước cho họ như Phi-líp-phê đã làm cho viên thái giám được thuật lại trong sách Công vụ tông đồ (x. Cv 8,26-40). Sách Đi-đa-kê đã chỉ dẫn việc cử hành phụng vụ phép rửa tội như sau : “Sau khi đã nói tất cả những điều đó, hãy rửa tội…” (Didaché 7,1).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TRUYỀN GIÁO LÀ THẮP SÁNG NGỌN LỬA TIN YÊU TRONG LÒNG MỌI NGƯỜI:
Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA là một nữ tu người An-ba-ni, được nhà dòng sai đến phục vụ người nghèo tại nước Ấn Độ. Khi tận mắt chứng kiến rất nhiều người quá nghèo khổ, trải qua giờ phút hấp hối trên lề đường, sau khi chết bị thiêu hủy như một con vật; bao gia đình phải sống trong các túp lều ổ chuột... Mẹ đã chọn con đường tu hành bằng việc thực thi tình thương cụ thể là tìm kiếm chăm sóc những người cô đơn nghèo khổ, bệnh tật và bị bỏ rơi.
Một hôm, khi đi thăm một ông lão sống cô đơn trong căn lều tồi tàn bẩn thỉu mà toàn bộ đồ đạc trong nhà là một mớ hỗn độn. Ông ta lại có lối sống khép kín, không muốn trả lời những lời hỏi thăm. Mẹ xin phép ông dọn dẹp căn lều cho sạch sẽ mà ông cũng làm thinh. Trong lúc dọn dẹp, Mẹ thấy một cây đèn dầu bụi bám đen xì nằm ở góc nhà. Sau khi được lau chùi, Mẹ liền kêu lên: “Ồ, cây đèn đẹp quá !”. Ông già nói: Đó là cây đèn tôi đã tặng vợ tôi sau ngày cưới. Từ khi bà ấy qua đời, tôi cũng không bao giờ đốt đèn lên nữa. Thấy ông đã bắt đầu cởi mở, Mẹ Tê-rê-sa liền đề nghị: Thế ông có bằng lòng cho các chị em nữ tu mỗi ngày đều đến thăm và đốt đèn cho ông không? Và ông đã đồng ý. Từ ngày đó, vào mỗi buổi chiều, các chị em nữ tu đều thay nhau tới thăm, giúp ông dọn dẹp nhà cửa và nói chuyện với ông. Ngọn đèn bắt đầu cháy sáng trong căn lều sạch sẽ ấm áp. Ông lão cũng trở nên vui vẻ hơn. Ông bắt đầu đi ra ngoài nhà thăm hỏi hàng xóm, và nhiều người cũng đến viếng thăm, khiến con tim của ông lão đã vui trở lại.
Mẹ Tê-rê-sa cứ miệt mài phục vụ người nghèo: Mẹ lập ra những trung tâm đón tiếp những người hấp hối, săn sóc giúp họ chết an lành và được chôn cất như một con người. Mẹ lập những trại cô nhi nuôi trẻ mồ côi, xây những bệnh viện và trường học miễn phí. Số người theo Mẹ ngày càng đông và Mẹ đã lập ra dòng Nữ Tử Thừa Sai Bác Ái chuyên phục vụ người nghèo. Hiện nay dòng này đã có mặt trong 132 quốc gia và Mẹ đã được cả thế giới biết đến. Mẹ được trao nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải Nobel Hòa bình. Năm 1997, Mẹ qua đời, đã có 80 nguyên thủ quốc gia, trong đó có cả phu nhân tổng thống Mỹ Bill Clinton và phu nhân tổng thống Pháp Jacques Chirac đã đến dự đám tang. Và nước Ấn Độ, tuyệt đại đa số dân theo Ấn giáo, vốn không ưa gì đạo Công Giáo, đã cho chôn cất Mẹ theo nghi thức quốc tang với hai mươi mốt phát súng đại bác để tiễn đưa linh hồn Mẹ Tê-rê-sa về trời.
Mẹ Tê-rê-sa đã định nghĩa thế nào là một nhà truyền giáo: "Đó là một tín hữu Ki-tô say mê Chúa Giêsu đến độ không có một ước muốn nào khác hơn là làm cho mọi người nhận biết và yêu mến Ngài". Mẹ Tê-rê-sa không những làm cho người ta nhận biết và yêu mến Chúa Giê-su bằng việc nói về Chúa Giêsu, diễn tả khuôn mặt của Chúa Giê-su bằng cuộc sống yêu thương phục vụ của mình. Như vậy, Mẹ Têrêxa chính là một nhà truyền giáo vĩ đại trong thế kỷ 20, vì Mẹ đã biết thắp lên ngọn đèn cháy sáng tin yêu giữa bóng đêm hưởng thụ lạc thú bất chính và thù hận chém giết nhau, Mẹ đã thắp lên ngọn đèn giúp mọi người nhìn nhau là anh em, là con cùng một Cha Chung trên trời là Thiên Chúa.
2) MỘT BÀI GIẢNG BIẾT ĐI
EN-BỚT SUÝT-DƠ (Enbert Schweitser) vừa là một bác sĩ lừng danh lại vừa là một vị thừa sai truyền giáo. Ông đã tình nguyện sang tận Phi Châu để truyền giáo. Tại đây, ông đã dùng tài sản để xây dựng các bệnh viện miễn phí cho người nghèo, rồi giới thiệu Thiên Chúa là tình thương cho bệnh nhân cùng các thân nhân của họ qua việc tận tình chữa bệnh. Công việc bác ái của ông đã được nhiều người biết đến và hết lời ca ngợi. Ông đã được giải No-bel hòa bình vì đã có công đem lại hạnh phúc cho người nghèo tại Phi Châu. Câu chuyện sau đây cho thấy tinh thần bác ái của ông có một sức mạnh lớn lao, giống như một BÀI GIẢNG BIẾT ĐI như sau:
Vào một buổi chiều nọ, người ta thấy một đám người rất đông tụ tập nơi nhà ga xe lửa của thành phổ Chi-kê-gô (Chicago) Hoa kỳ, để đón chào một nhân vật nổi tiếng, mới được nhận giải Nô-ben hòa bình năm 1952. Người vừa bước xuống khỏi toa xe lửa là một người đàn ông cao lớn tóc húi cua, trên khuôn mặt phúc hậu của ông có một chòm râu được cắt tỉa cẩn thận. Bấy giờ các phóng viên mà một số nhân vật cao cấp của thành phố đang đứng chờ ở gần cửa toa xe hạng nhất. Khi vị thượng khách xuất hiện, các phóng viên liền bấm máy chụp liên hồi, đang khi đám đông vỗ tay reo hò. Ông khách quý đã cười thật tươi và cúi đầu đáp lễ mọi người. Còn các vị lãnh đạo thành phố thì dang rộng đôi tay để chào đón người mới đươc giải thưởng Nô-ben hòa bình. Nhưng bỗng nhiên, vị khách kia quay mặt nhìn về phía cuối sân ga và vội vã vượt qua đám đông đứng vây quanh, tiến đến gần một người đàn bà lớn tuổi. Bà này hai tay đang xách hai chiếc va-li khá nặng. Khi đến nơi, vị khách quý mỉm cười với bà và đưa tay ra đỡ cho bà ta một chiếc va-li, rồi hai người đi đến một chiếc xe buýt đậu gần đó. Sau khi người đàn bà lên xe, ông không quên chúc bà thượng lộ bình an. Khi quay trở lại đám đông đang đợi mình, ông nhỏ nhẹ nói: “Xin lỗi quí vị. Tôi rất tiếc đã để quý vị phải chờ đợi”. Người đàn ông với cử chỉ đẹp đó không ai khác hơn là bác sĩ EN-BỚT SUÝT-DƠ (Anbert Schweitser), một nhà truyền giáo nổi tiếng, đã cống hiến cả cuộc đời phục vụ những người nghèo khổ tại Phi Châu. Một thành viên trong ban tổ chức cuộc tiếp đón chứng kiến hành động của Suýt-dơ ở sân ga hôm đó, đã phát biểu cảm tưởng với các phóng viên rằng: “Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi đã được chứng kiến một bài giảng biết đi”.
3) GƯƠNG NHIỆT THÀNH TRUYỀN GIÁO CỦA MỘT VIÊN GIÁM ĐỐC HÀN QUỐC:
Có một người Hàn quốc đã sang Việt Nam mở một doanh nghiệp làm ăn kinh tế tai thủ đô Hà nội. Doanh nghiệp của ông có 50 công nhân, trong đó cũng có mấy người Công Giáo. Một hôm viên giám đốc hỏi mấy người công nhân Công Giáo : Các anh là đạo gốc, thế các anh đã truyền giáo được cho người nào chưa ?” Họ trả lời rằng: “Chúng cháu giữ đạo còn chưa xong, làm sao dám nghĩ đến việc truyền giáo cho ai khác được”. Bấy giờ ông chủ Hàn quốc liền nói: “Thế là các cậu đã thua tôi rồi. Tôi chỉ là người tân tòng theo đạo từ khi lập gia đình, và mới sang Việt Nam được 3 năm nay. Thế mà tôi đã mời gọi được hai người Việt Nam học giáo lý để được gia nhập vào đạo Công Giáo rồi đó”.
3. SUY NIỆM: ĐẾN VỚI MUÔN DÂN
1) LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA GIÊ-SU:
Hôm ấy, mười một môn đệ Đức Giê-su đã trở về Ga-li-lê như Chúa Phục Sinh đã hẹn qua bà Ma-ri-a Mác-đa-la (x.Mt 28,10). Trong cuộc gặp gỡ đó, Đức Giê-su đã nói với các môn đệ ba điều như sau:
- Một là: Người đã được trao “Toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18): Điều này nhắc chúng ta nhớ lại khi Đức Giê-su bị cám dỗ, tên cám dỗ đã nói với người rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi” (Mt 4,9). Nhưng Người đã không theo lời xúi giục của nó. Bây giờ, Chúa Cha đã ban cho Người chẳng những các nước thế gian, mà còn có “toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28,18).
- Hai là: Người ra lệnh cho các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19): Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su dạy các ông chỉ đi loan báo Tin Mừng cho dân Ít-ra-en, vì đây là dân Chúa chọn có quyền ưu tiên (x. Mt 10,5-7). Nhưng bên cạnh đó, Người cũng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại và làm phép lạ cứu giúp những ai đặt trọn niềm tin nơi Người. Chẳng hạn: Viên đại đội trưởng ngoại giáo có đức tin mạnh đã được Người chữa cho đầy tớ của ông khỏi bệnh tê liệt (x. Mt 8,5-13); Người đàn bà Ca-na-an có đức tin mạnh đã được Đức Giê-su trục xuất quỷ ra khỏi đứa con gái của bà (x. Mt 15,28).
- Ba là: Người hứa “sẽ ở cùng họ mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20): Ngày xưa Đức Chúa đã hứa ở với Mô-sê khi sai ông đi cứu dân Ít-ra-en khỏi tay Pha-ra-ô của Ai-Cập như sau: “Ta sẽ ở với người” (Xh 3,12). Ngày nay, Đức Giê-su cũng hứa ở cùng các môn đệ để giúp các ông chu toàn nhiệm vụ được Người trao phó. Cũng như Mô-sê xưa nhờ được Đức Chúa hiện diện phù giúp đã đưa được dân Ít-ra-en thoát cảnh nô lệ cho dân Ai-Cập về tới Hứa Địa, thì nay với sự hiện diện của Chúa Phục Sinh, các môn đệ cũng sẽ thành công trong sứ mệnh “đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Người”.
2) TRUYỀN GIÁO LÀ RA ĐI, LẮNG NGHE , VÀ CHIA SẺ NIỀM VUI ƠN CỨU ĐỘ:
Nhân ngày Chúa Nhật Truyền Giáo, Đức Phan-xi-cô đã dựa theo sách Công Vụ Tông Đồ dạy về tiến trình ba bước loan báo Tin Mừng nhờ ơn Thánh Thần, qua câu chuyện tông đồ Phi-líp-phê thực hiện với viên thái giám người xứ Ê-thi-ô-pi như sau:
-Bước một: “Hãy đứng lên và ra đi”:
Thần Khí ra lệnh cho ông Phi-lip-phê: “Hãy đứng lên và ra đi” (x. Cv 8,26) . Ngày nay, để trung thành với huấn lệnh của Chúa, Hội Thánh cũng phải lắng nghe huấn lệnh của Chúa Giê-su với ơn Thánh Thần thôi thúc, để ra đi loan báo Tin Mừng. Một Hội Thánh không “đứng lên và ra đi” là một Hội Thánh đang suy yếu bệnh tật.
- Bước hai: “Hãy lắng nghe sự thao thức của tha nhân” và chia sẻ niềm vui của Tin Mừng:
Thần Khí ra lệnh cho ông Phi-líp-phê chạy theo xe ngựa của quan thái giám người Ê-thi-ô-pi. Ông quan này đã đi hành hương Giê-ru-sa-lem và đang trên đường về quê nhà. Ông đang đọc đoạn sách ngôn sứ I-sai-a. Khi thấy Phi-líp-phê chạy theo xe mình, viên thái giám liền dừng xe mời ông lên xe với mình. Trong câu chuyện, theo yêu cầu của viên thái giám, Phi-líp-phê đã trình bày về Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai cho ông. Nhờ được Thần Khí tác động, viên thái giám đã tin vào lời Phi-lip-phê giảng và khi xe ngang qua chỗ có nước, ông đã yêu cầu được nhập đạo. Ông tuyên xưng đức tin vào Đức Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa, và được Phi-lip-phê làm phép rửa dìm mình trong nước. Sau đó, Thần Khí đã đưa Phi-líp-phê rời đi nơi khác, còn viên thái giám lại tiếp tục cuộc hành trình về quê nhà trong niềm hân hoan (x. Cv 8,27-40).
Ngày nay Hội Thánh cũng cần phải lắng nghe sự thao thức của con người thời đại để biết họ nghĩ gì muốn gì, rồi tìm cách đáp ứng bằng cách chia sẻ niềm vui ơn cứu độ của Chúa cho họ.
Tóm lại Đức Phan-xi-cô đã khuyên các tín hữu hãy truyền giáo bằng ba việc: “Hãy đứng lên và ra đi; Hãy lắng nghe thao thức của tha nhân; Hãy chia sẻ niềm vui Tin Mừng của Chúa cho họ”.
3) TRUYỀN GIÁO CHÍNH LÀ TRUYỀN NGỌN LỬA YÊU THƯƠNG
- Trong đêm Vọng Phục Sinh, lòng nhà thờ hoàn toàn chìm trong bóng tối. Thế rồi, từ cuối nhà thờ, Nến Phục Sinh được thắp sáng lên và được long trọng rước lên cung thánh. Linh mục chủ sự lấy lửa từ Nến Phục Sinh thắp lên cho một vài cây nến nhỏ bé khác trên tay vài người. Những người nầy lại đem lửa phục sinh thắp lên cho người bên cạnh và cứ tiếp tục như thế, chẳng mấy chốc, cả ngàn cây nến nhỏ của các tín hữu tham dự đều được thắp lên.
- Loan Tin Mừng cũng là thắp lên lửa yêu thương cho người quanh ta. Lửa đức tin, lửa yêu thương đã được Chúa Giê-su thắp lên trong ta, thì đến lượt mỗi chúng ta cũng hãy thắp lửa đức tin, lửa yêu thương ấy cho người bên cạnh và công việc truyền lửa nầy cần được tiếp nối không ngừng.
- Thánh Tê-rê-sa Can-quýt-ta cũng cho rằng truyền giáo là chia sẻ tình thương. Mẹ không rao giảng Phúc Âm bằng lời nhưng bằng những tâm tình và cử chỉ yêu thương cụ thể. Mẹ cũng không chủ trương yêu thương chung chung, nhưng là yêu thương từng người cụ thể ngay ở bên mình.
Mẹ nói: “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là từng người một. Để thương yêu một người thì phải đến gần người ấy… Tôi chủ trương một người đến với một người. Mỗi một người đều là hiện thân của Đức Ki-tô… Người đó phải là người duy nhất trên thế gian mà ta cần yêu thương trọn vẹn trong giây phút đó.”
Với tâm tình nầy, Mẹ Tê-rê-sa đã thu phục nhân tâm nhiều người trên thế giới. Cũng bằng phương thức nầy, Giáo Hội Hàn Quốc đã làm gia tăng gấp đôi số tín hữu chỉ trong vòng mười năm!
Theo gương Mẹ Têrêxa, mỗi một người Công Giáo nên kết thân với một người lương, coi người đó như anh em ruột thịt và đem hết lòng yêu thương người đó.
Mỗi gia đình Công Giáo nên kết thân với một gia đình lương dân, coi họ như người thân quyến của mình để sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi; Khi có kỵ giỗ, cưới xin hay lễ lạc gì trong gia đình, hãy mời họ cùng đến hiệp thông. Nhờ đó hai bên thắt chặt mối giây thân ái và nhờ đó, Tin Mừng của Chúa Ki-tô sẽ chiếu sáng như ánh nến trong đêm Vọng Phục Sinh.
4) CỤ THỂ CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ? :
- Đừng “đứng nhìn lên trời”: Hãy xuống núi để chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng bằng việc ăn ở công minh chính trực, chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa và tha nhân. Nhất là bằng thái độ biết nghĩ tới người khác và đáp ứng nhu cầu của họ, khiêm nhường phục vụ những người đau khổ bất hạnh. Ngoài ra còn phải dấn thân đến với những anh em chưa biết Chúa, để hợp tác cải thiện xã hội và sãn sàng chia sẻ “Chúa là Tình Yêu” cho tha nhân.
- Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ : Ngày nay, khi lãnh nhận phép rửa tội và thêm sức, chúng ta cũng đón nhận ánh sáng Tin Mừng và có sứ mệnh chiếu ánh sáng đức tin trong môi trường sống là khu xóm, trường học, chợ búa, cơ quan xí nghiệp, và hết mọi nơi. Chu toàn sứ mệnh sống chứng nhân, chia sẻ niềm tin về Chúa Giê-su đã chết và sống lại.
- Hãy lãnh nhận Thánh Thần (x. Ga 20,21-22): Sứ mệnh truyền giáo thật là khó khăn như kinh nghiệm của Hội Thánh suốt hơn hai mươi thế kỷ qua đã chứng minh. Để giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh truyền giáo, Đức Giê-su đã hứa ban Thánh Thần để giúp Hội Thánh hiểu biết sự thật toàn vẹn (x. Ga 16,7.13). Vào buổi chiều ngày phục sinh, Đức Giê-su đã hiện đến với các môn đệ và sai các ông giống như Chúa Cha đã sai Người. Người thổi hơi ban Thần Khí cho các ông và phán : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Người hiện ra nhiều lần để củng cố đức tin cho các ông. Rồi vào lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã tác động như cơn gió bão ùa vào nhà tiệc ly và đổ ơn Thánh Thần trên đầu mỗi vị (x. Cv 2,1-4). Nhờ ơn Thánh Thần soi dẫn phù trợ mà chỉ sau một bài giảng của Tông đồ Phê-rô, đã có tới ba ngàn người tại Giê-ru-sa-lem xin nhập đạo (x. Cv 2,41).
- Hãy kết nghĩa với lương dân:
Năm 1983, khi thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đi thăm Giáo Hội Hàn quốc và tấn phong 103 thánh tử đạo người nước này, thì Giáo Hội Hàn quốc mới chỉ có 3 triệu rưỡi tín hữu. Khi ấy Đức Hồng Y Stephano Kim đã hứa với Đức Thánh Cha sẽ đẩy mạnh công việc truyền giáo bằng hoạt động cụ thể như sau: mỗi gia đình Công Giáo Hàn quốc cần kết nghĩa với một gia đình lương, và mỗi tín hữu Hàn quốc cần có ý hướng truyền giáo cho một anh chị em ngoài Công Giáo.
Sự kết nghĩa thiêng liêng thể hiện bằng việc âm thầm cầu nguyện cho anh em lương dân, năng đến thăm giúp đỡ để gây thiện cảm với họ và tìm dịp thuận tiện giới thiệu Chúa cho họ. Chính công việc này đã mang lại kết quả tốt đẹp: Chỉ sau 10 năm, số tín hữu Công Giáo Hàn quốc đã tăng lên gấp đôi !
Ngày nay, nếu chúng ta quyết tâm chu toàn sứ mệnh truyền giáo và áp dụng các phương thế của các môn đệ thời Hội Thánh Sơ Khai là: cộng tác với ơn Thánh Thần, hăng hái ra đi loan báo Tin Mừng bằng lời nói và bằng lối sống yêu thương cụ thể… thì chắc chắn chúng ta sẽ chu toàn được sứ mệnh truyền giáo như sau : “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,19); “Hãy nên chứng nhân của Thầy… cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
4. THẢO LUẬN:
1) Đối với những “Ki-tô hữu vô danh” là những người đã có đức tin và muốn theo đạo, nhưng vì hoàn cảnh như là con trai trưởng phải lo cúng giỗ cha mẹ, nên chưa thể gia nhập đạo ngay, chúng ta nên làm gì để giúp họ sống đức tin vào Chúa ?
2) Nếu họ chết khi chưa chịu phép rửa tội, thì họ có được ơn cứu độ không ? (x. Lc 23,40-43).
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất. Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh: nơi Trái Tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện. (Theo thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Đồng tiền hai mặt
LM. Anphong Nguyễn công Minh, ofm
21:36 20/10/2017
Nếu có dịp được qua Anh Quốc, ghé vào bảo tàng viện Manchester, ta đi thẳng đến khu trưng bày các đồng tiền cổ của đế quốc Roma, sẽ gặp ở đó một đồng tiền bằng bạc có niên hiệu vào khoảng thời đại Giêsu. Đó chính là đồng bạc người Do Thái thời Chúa Giêsu đã dùng (tiếng chuyên môn gọi là đồng bạc Denarius nặng 3,8g).
Nếu được cầm đồng bạc đó trên tay, ta nhớ đến dụ ngôn người Samaritano nhân lành mà thánh Luca kể, đã trao hai đồng bạc đó cho người chủ quán để săn sóc người bị cướp đánh dọc đường.
Nếu được cầm đồng bạc đó trên tay, ta cũng nhớ đến dụ ngôn những thợ làm vườn nho mà thánh Matthêu kể : Cuối ngày mỗi người ai nấy đều được một đồng, dù là vào làm sớm tinh sương hay vào làm lúc chiều tà đã đến. Nhất là hôm nay nếu được cầm đồng bạc đó trên tay, ta nhớ đến đồng bạc mà hai phe vốn kình địch nhau, phe Herode và phe Pharisêu, nhưng đứng trước một đối thủ chung là Chúa Giêsu, thì đã tạm hợp lực để giăng bẫy Chúa và trao cho Chúa cũng chính đồng bạc đó.
Cầm đồng bạc đó trên tay, một mặt ta thấy hình hoàng đế Tiberius Caesar. Hoàng đế này trị vì đế quốc Roma trong thời gian hoạt động công khai của Chúa ; một mặt là hình bà Livia, mẹ của hoàng đế (hoàng thái hậu). Bà xuất hiện trong tư thế ngồi, và tay cầm cành lá ôliu tượng trưng cho hoà bình.
Đó là đồng tiền.
Và đây là bối cảnh. Có 3 hạng người trên đất nước Israel thời Chúa Giêsu : công dân Roma ; người tự do nhưng không có quốc tịch Roma ; và người nô lệ. Chỉ có loại thứ hai mới phải đóng thuế, và đây là thuế thân, từ 14-65 tuổi là phải nộp. Phái Sađốc và bè Herode sẵn sàng nộp, vì chính quyền Roma là chỗ dựa của họ. Bè Pharisêu thì miễn cưỡng nộp. Còn phái Nhiệt Thành mà một trong 12 tông đồ của Chúa Giêsu, ông Simon Zelot thuộc phái này, nhất định không nộp. Kẻ nộp, người không, kẻ miễn cưỡng nộp : vậy có nộp thuế thân, một dấu chỉ thần phục, hay không ?
Trả lời “nộp” : là kẻ bán nước, phản quốc
Trả lời “không” : là người xúi loạn, phản động.
Họ đặt bẫy, thế nào Chúa cũng bị, lại còn cho dầu mỡ trơn tru để thế nào Chúa cũng tuột vào bằng một câu rào đón nịnh hót : Thầy là người chân thật, dạy đường lối Thiên Chúa cách chân thật, không thiên tư vị nể ai, không đánh giá người theo bề ngoài. Vậy Thầy hãy dạy chúng tôi, có được phép nộp thuế cho Cesar không ?
Chúa Giêsu đã không trơn tuột vào mà dừng lại : “Hãy đưa cho ta xem đồng tiền.” Họ đưa cho Chúa Giêsu đồng Denarius như mô tả trên đây.
Kính thưa anh chị em,
Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Huy chương nào cũng có hai phía. Và câu trả lời của Chúa Giêsu khi người ta giăng bẫy bằng câu hỏi “có được phép nộp thuế cho Cesar không” cũng có hai vế : Của Cesar hãy trả cho Cesar. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.
Linh mục G. Bornkamin rất nhạy bén để nhìn thấy chữ “hình ảnh” móc nối cho cả hai vế :
-Đồng tiền mang hình của Cesar = hãy trả cho Cesar thuế thân đó. Chúng ta mang hình ảnh của Thiên Chúa = hãy trả cho Thiên Chúa bản thân mình.
Nhưng chúng ta mắt hướng về trời mà chân vẫn còn đạp đất, vì thế chúng ta mang trong mình hai hình ảnh - hai bổn phận – hai quốc tịch. Là công dân của hai nước : Nước Trời và nước Đất, phải sống sao tốt đời đẹp đạo. Bình thường hai nước đó với hai bổn phận đi song song nhau, nhưng cũng có khi xung đột. Lúc xung đột ta đã biết ta phải ưu tiên cho bổn phận nào rồi, nhưng hay nhất là chẳng những đừng để xung đột tranh chấp mà lại biết trợ giúp nhau, như Chúa Giêsu đã nói trong dụ ngôn người quản lý bị đuổi việc. Hãy dùng tiền bạc ở đời này mà mua lấy bạn hữu để họ đón anh em vào Nước Trời đời sau.
Câu nói : Đồng tiền có hai mặt. Theo nghĩa chặt, nghĩa đen, cũng đúng như đồng tiền Denarius thời Chúa Giêsu : một mặt hình hoàng đế Tiberius, vua chinh chiến; một mặt hình bà hoàng thái hậu Livia cầm nhành ô liu mang lại hòa bình. Mà đồng tiền có hai mặt theo nghĩa bóng thì cũng dễ hiểu: có thể dùng đồng tiền mua súng ống gây chiến tranh, mà cũng có thể dùng đồng tiền mua lúa gạo tạo an lành. Có thể dùng đồng tiền thuê người tạt a-xít trả thù, nhưng cũng có thể dùng đồng tiền tạo công ăn việc làm giúp đỡ kẻ nghèo người khổ. Có thể dùng đồng tiền gian dối mà mua lấy vé vào Nước Trời đích thật (x. Lc 16,9).
Phải làm sao biết dùng hình của đồng tiền để làm sáng, làm bóng cái hình (ảnh) của Thiên Chúa mà chúng ta mang trong mình.
Hôm nay là Chúa Nhật Truyền giáo. Truyền giáo có nhiều nghĩa. Nhưng hôm nay ta hiểu theo nghĩa này: Truyền giáo là giới thiệu khuôn mặt Chúa Giêsu cho người khác. Khuôn mặt đó, hình ảnh đó, ta mang sẵn trong người mình, vì mình là con Chúa (Giêsu cũng là Con Chúa) khi lãnh nhận Phép Rửa. Vậy truyền giáo là làm sáng lên khuôn mặt, hình ảnh Giêsu, Con Chúa và cũng là hình ảnh Thiên Chúa có nơi mình, bằng những hành vi bác ái, tức là dùng hình đồng tiền làm sáng lên, làm bóng lên hình con Thiên Chúa trong mỗi người chúng ta. Ước được như vậy. Amen
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Nếu được cầm đồng bạc đó trên tay, ta nhớ đến dụ ngôn người Samaritano nhân lành mà thánh Luca kể, đã trao hai đồng bạc đó cho người chủ quán để săn sóc người bị cướp đánh dọc đường.
Nếu được cầm đồng bạc đó trên tay, ta cũng nhớ đến dụ ngôn những thợ làm vườn nho mà thánh Matthêu kể : Cuối ngày mỗi người ai nấy đều được một đồng, dù là vào làm sớm tinh sương hay vào làm lúc chiều tà đã đến. Nhất là hôm nay nếu được cầm đồng bạc đó trên tay, ta nhớ đến đồng bạc mà hai phe vốn kình địch nhau, phe Herode và phe Pharisêu, nhưng đứng trước một đối thủ chung là Chúa Giêsu, thì đã tạm hợp lực để giăng bẫy Chúa và trao cho Chúa cũng chính đồng bạc đó.
Cầm đồng bạc đó trên tay, một mặt ta thấy hình hoàng đế Tiberius Caesar. Hoàng đế này trị vì đế quốc Roma trong thời gian hoạt động công khai của Chúa ; một mặt là hình bà Livia, mẹ của hoàng đế (hoàng thái hậu). Bà xuất hiện trong tư thế ngồi, và tay cầm cành lá ôliu tượng trưng cho hoà bình.
Đó là đồng tiền.
Và đây là bối cảnh. Có 3 hạng người trên đất nước Israel thời Chúa Giêsu : công dân Roma ; người tự do nhưng không có quốc tịch Roma ; và người nô lệ. Chỉ có loại thứ hai mới phải đóng thuế, và đây là thuế thân, từ 14-65 tuổi là phải nộp. Phái Sađốc và bè Herode sẵn sàng nộp, vì chính quyền Roma là chỗ dựa của họ. Bè Pharisêu thì miễn cưỡng nộp. Còn phái Nhiệt Thành mà một trong 12 tông đồ của Chúa Giêsu, ông Simon Zelot thuộc phái này, nhất định không nộp. Kẻ nộp, người không, kẻ miễn cưỡng nộp : vậy có nộp thuế thân, một dấu chỉ thần phục, hay không ?
Trả lời “nộp” : là kẻ bán nước, phản quốc
Trả lời “không” : là người xúi loạn, phản động.
Họ đặt bẫy, thế nào Chúa cũng bị, lại còn cho dầu mỡ trơn tru để thế nào Chúa cũng tuột vào bằng một câu rào đón nịnh hót : Thầy là người chân thật, dạy đường lối Thiên Chúa cách chân thật, không thiên tư vị nể ai, không đánh giá người theo bề ngoài. Vậy Thầy hãy dạy chúng tôi, có được phép nộp thuế cho Cesar không ?
Chúa Giêsu đã không trơn tuột vào mà dừng lại : “Hãy đưa cho ta xem đồng tiền.” Họ đưa cho Chúa Giêsu đồng Denarius như mô tả trên đây.
Kính thưa anh chị em,
Đồng tiền nào cũng có hai mặt. Huy chương nào cũng có hai phía. Và câu trả lời của Chúa Giêsu khi người ta giăng bẫy bằng câu hỏi “có được phép nộp thuế cho Cesar không” cũng có hai vế : Của Cesar hãy trả cho Cesar. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa.
Linh mục G. Bornkamin rất nhạy bén để nhìn thấy chữ “hình ảnh” móc nối cho cả hai vế :
-Đồng tiền mang hình của Cesar = hãy trả cho Cesar thuế thân đó. Chúng ta mang hình ảnh của Thiên Chúa = hãy trả cho Thiên Chúa bản thân mình.
Nhưng chúng ta mắt hướng về trời mà chân vẫn còn đạp đất, vì thế chúng ta mang trong mình hai hình ảnh - hai bổn phận – hai quốc tịch. Là công dân của hai nước : Nước Trời và nước Đất, phải sống sao tốt đời đẹp đạo. Bình thường hai nước đó với hai bổn phận đi song song nhau, nhưng cũng có khi xung đột. Lúc xung đột ta đã biết ta phải ưu tiên cho bổn phận nào rồi, nhưng hay nhất là chẳng những đừng để xung đột tranh chấp mà lại biết trợ giúp nhau, như Chúa Giêsu đã nói trong dụ ngôn người quản lý bị đuổi việc. Hãy dùng tiền bạc ở đời này mà mua lấy bạn hữu để họ đón anh em vào Nước Trời đời sau.
Câu nói : Đồng tiền có hai mặt. Theo nghĩa chặt, nghĩa đen, cũng đúng như đồng tiền Denarius thời Chúa Giêsu : một mặt hình hoàng đế Tiberius, vua chinh chiến; một mặt hình bà hoàng thái hậu Livia cầm nhành ô liu mang lại hòa bình. Mà đồng tiền có hai mặt theo nghĩa bóng thì cũng dễ hiểu: có thể dùng đồng tiền mua súng ống gây chiến tranh, mà cũng có thể dùng đồng tiền mua lúa gạo tạo an lành. Có thể dùng đồng tiền thuê người tạt a-xít trả thù, nhưng cũng có thể dùng đồng tiền tạo công ăn việc làm giúp đỡ kẻ nghèo người khổ. Có thể dùng đồng tiền gian dối mà mua lấy vé vào Nước Trời đích thật (x. Lc 16,9).
Phải làm sao biết dùng hình của đồng tiền để làm sáng, làm bóng cái hình (ảnh) của Thiên Chúa mà chúng ta mang trong mình.
Hôm nay là Chúa Nhật Truyền giáo. Truyền giáo có nhiều nghĩa. Nhưng hôm nay ta hiểu theo nghĩa này: Truyền giáo là giới thiệu khuôn mặt Chúa Giêsu cho người khác. Khuôn mặt đó, hình ảnh đó, ta mang sẵn trong người mình, vì mình là con Chúa (Giêsu cũng là Con Chúa) khi lãnh nhận Phép Rửa. Vậy truyền giáo là làm sáng lên khuôn mặt, hình ảnh Giêsu, Con Chúa và cũng là hình ảnh Thiên Chúa có nơi mình, bằng những hành vi bác ái, tức là dùng hình đồng tiền làm sáng lên, làm bóng lên hình con Thiên Chúa trong mỗi người chúng ta. Ước được như vậy. Amen
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh các khoa xã hội
Lm. Trần Đức Anh OP
09:41 20/10/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm ngày 20-10-2017, dành cho Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội, ĐTC kêu gọi loại trừ những nguyên nhân gây nên tình trạng loại trừ trong xã hội.
Các thành viên Hàn Lâm viện và các chuyên gia nhóm họp để đề ra những kiểu mẫu mới về sự cộng tác giữa thị trường, nhà nước và xã hội dân sự, đứng trước những thách đố thời nay.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến 2 nguyên nhân đặc biệt tạo nên sự loại trừ và những vùng ”ngoại ô của cuộc sống”, trước tiên là sự gia tăng nhất loạt những bất bình đẳng trong xã hội và sự khai thác trái đất, vượt quá sự gia tăng lợi tức và sự phong phú. ĐTC nhận xét rằng hai điều tiêu cực này không phải là một định mệnh không thể tránh được: chúng xảy đến do lối cư xử của cá nhân và cả những qui luật kinh tế mà một xã hội tạo ra cho mình... Nếu trong một xã hội, lợi lộc và dân chủ được coi như mục tiêu, thì người ta sẽ có xu hướng trở thành một xã hội người giàu và làm gia tăng tình trạng chênh lệch, và khai thác trái đất.
Nguyên nhân thứ hai của sự loại trừ là lao công không xứng đáng với con người. Các công nhân viên không được trả lương xứng đáng. ĐTC nói: ”Việc kiến tạo công ăn việc làm mới, nhất là thời nay, đòi phải có những người cởi mở, biến báo, đòi những quan hệ huynh đệ, nghiên cứu vào đầu tư vào sự phát triển các năng lượng sạch để giải quyết những thách đố của sự thay đổi khí hậu. Đó là điều có thể ngày nay. Cũng cần phải tránh những sức ép của các nhóm vận động tư và công, chỉ lo bảo vệ những quyền lợi của phe nhóm. Cũng cần vượt thắng sự lười biếng về tinh thần, và cần làm sao để hoạt động chính trị thực sự nhắm phục vụ con người, công ích và tôn trọng thiên nhiên” (Rei 20-10-2017)
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến 2 nguyên nhân đặc biệt tạo nên sự loại trừ và những vùng ”ngoại ô của cuộc sống”, trước tiên là sự gia tăng nhất loạt những bất bình đẳng trong xã hội và sự khai thác trái đất, vượt quá sự gia tăng lợi tức và sự phong phú. ĐTC nhận xét rằng hai điều tiêu cực này không phải là một định mệnh không thể tránh được: chúng xảy đến do lối cư xử của cá nhân và cả những qui luật kinh tế mà một xã hội tạo ra cho mình... Nếu trong một xã hội, lợi lộc và dân chủ được coi như mục tiêu, thì người ta sẽ có xu hướng trở thành một xã hội người giàu và làm gia tăng tình trạng chênh lệch, và khai thác trái đất.
Nguyên nhân thứ hai của sự loại trừ là lao công không xứng đáng với con người. Các công nhân viên không được trả lương xứng đáng. ĐTC nói: ”Việc kiến tạo công ăn việc làm mới, nhất là thời nay, đòi phải có những người cởi mở, biến báo, đòi những quan hệ huynh đệ, nghiên cứu vào đầu tư vào sự phát triển các năng lượng sạch để giải quyết những thách đố của sự thay đổi khí hậu. Đó là điều có thể ngày nay. Cũng cần phải tránh những sức ép của các nhóm vận động tư và công, chỉ lo bảo vệ những quyền lợi của phe nhóm. Cũng cần vượt thắng sự lười biếng về tinh thần, và cần làm sao để hoạt động chính trị thực sự nhắm phục vụ con người, công ích và tôn trọng thiên nhiên” (Rei 20-10-2017)
Thống kê năm 2015: Số tín hữu Công Giáo trên thế giới gia tăng
Hồng Thủy
18:09 20/10/2017
Vatican – Theo hồ sơ thống kê được hãng tin Fides loan báo nhân Ngày Thế giới truyền giáo năm 2017, số tín hữu Công Giáo trên thế giới năm 2015 gia tăng, chiếm khoảng 17,7% dân số thế giới, với gần 1,3 tỉ tín hữu.
Theo thông số của cơ quan thống kê hàng năm của Giáo Hội Công Giáo năm 2015 và được hãng tin Fides nghiên cứu, số tân tòng trong năm 2015 nhiều hơn năm 2014 12,5 triệu.
Hồ sơ thống kê cũng cho biết: số tín hữu ở châu Phi là 222 triệu, chiếm 19,42% tổng dân số 1,1 tỉ, tăng 0,12%.
Châu Mỹ có 625 triệu tín hữu , chiếm 63,6% tổng dân số 982,2 trệu, giảm 0,08%
Châu Á có 141 triệu tín hữu, chiếm 3,24% tổng số 4,3 tỉ dân.
Châu Âu có dân số gia tăng, nhưng số tín hữu lại giảm 0,21%, với 285 triệu, chiếm 39,87% tổng số dân 716 triệu.
Châu Đại dương có 26,36% tín hữu, 10,2 triệu trên tổng số 38,7 triệu, tăng 0,24%.
Trên toàn thế giới hiện có 3006 giáo phận, đại diện, giám quản tông tòa: 538 ở châu Phi, 1091 ở châu Mỹ, 530 ở châu Á, 758 ở châu Âu và 81 ở châu Đại dương.
Số giám mục trong năm 2015 là 5304, tăng 67 vị, còn số linh mục là 415 ngàn 656, giảm 136 vị.
Trên toàn thế giới có 351797 thừa sai giáo dân và 3 triệu 122 ngàn 653 giáo lý viên.
Giáo Hội Công Giáo điều hành 216 ngàn 548 cơ sở giáo dục với 60 triệu học sinh và gần 5,5 triệu sinh viên đại học và trung học. Giáo Hội Công Giáo có khoảng 118 ngàn tổ chức xã hội và bác ái Công Giáo (bệnh viện, trại phong, nhà cô nhi, nhà dưỡng lão) trên thế giới.
Các hội truyền giáo thuộc Bộ truyền giáo đã giúp cho các giáo hội địa phương (xây nhà thờ và chủng viên, giáo dục, hoạt động mục vụ và đào tạo), đã giải ngân 134 triệu đô la trong năm 2016. (Agenzia Fides 20/10/2017)
Hồ sơ thống kê cũng cho biết: số tín hữu ở châu Phi là 222 triệu, chiếm 19,42% tổng dân số 1,1 tỉ, tăng 0,12%.
Châu Mỹ có 625 triệu tín hữu , chiếm 63,6% tổng dân số 982,2 trệu, giảm 0,08%
Châu Á có 141 triệu tín hữu, chiếm 3,24% tổng số 4,3 tỉ dân.
Châu Âu có dân số gia tăng, nhưng số tín hữu lại giảm 0,21%, với 285 triệu, chiếm 39,87% tổng số dân 716 triệu.
Châu Đại dương có 26,36% tín hữu, 10,2 triệu trên tổng số 38,7 triệu, tăng 0,24%.
Trên toàn thế giới hiện có 3006 giáo phận, đại diện, giám quản tông tòa: 538 ở châu Phi, 1091 ở châu Mỹ, 530 ở châu Á, 758 ở châu Âu và 81 ở châu Đại dương.
Số giám mục trong năm 2015 là 5304, tăng 67 vị, còn số linh mục là 415 ngàn 656, giảm 136 vị.
Trên toàn thế giới có 351797 thừa sai giáo dân và 3 triệu 122 ngàn 653 giáo lý viên.
Giáo Hội Công Giáo điều hành 216 ngàn 548 cơ sở giáo dục với 60 triệu học sinh và gần 5,5 triệu sinh viên đại học và trung học. Giáo Hội Công Giáo có khoảng 118 ngàn tổ chức xã hội và bác ái Công Giáo (bệnh viện, trại phong, nhà cô nhi, nhà dưỡng lão) trên thế giới.
Các hội truyền giáo thuộc Bộ truyền giáo đã giúp cho các giáo hội địa phương (xây nhà thờ và chủng viên, giáo dục, hoạt động mục vụ và đào tạo), đã giải ngân 134 triệu đô la trong năm 2016. (Agenzia Fides 20/10/2017)
Thống Đốc Brown của California phủ quyết dự luật về sinh sản A.B. 569
Giuse Thẩm Nguyễn
19:46 20/10/2017
(CNS News) SACRAMENTO, Calif. Các nhóm vận động tự do tôn giáo và các lãnh đạo phò sự sống đã ca ngợi Thống Đốc California là Jerry Brown khi ông phủ quyết một dự luật có tên là Luật Không Phân Biệt Y Tế Sinh Sản,(The Reproductive Health Nondiscrimination Act) một luật nhắm vào những chủ nhân có tôn giáo và việc hành xử của họ dựa trên niềm tin tôn giáo đối với các công nhân.
Luật A.B.569 không cho phép chủ nhân được kỷ luật hay sa thải nhân viên vì “ những quyết định của họ về sinh sản, bao gồm, nhưng không giới hạn, thời gian hay xử dụng bất cứ loại thuốc nào, thiết bị nào hay dịch vụ y tế nào.”
Liên Minh Bảo Vệ Tự Do nói rằng luật trên đã ngăn cấm các giáo hội, các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận và các trung tâm bảo vệ thai nhi “không được hành xử theo niềm tin tôn giáo cơ bản của mình về việc phá thai và hành vi tính dục.”
Elissa Graves, luật sư của Liên Minh, một tổ chức luật pháp phi lợi nhuận nhằm ủng hộ quyền tự do tôn giáo và sự thánh thiêng đời sống hôn nhân và những vấn đề gia đình đã nói rằng chính quyền “không nên và không thể bảo” các chủ nhân rằng họ không thể sống niềm tin của họ trong phạm vi những tổ chức, những cơ sở riêng của mình.
Graves đã phát biểu về quyết định của Thống Đốc Califorina vào khuya ngày 15 tháng Mười rằng “Thống Đốc Brown đã làm đúng khi ông phủ quyết một dự luật hoàn toàn vi hiến, một dự luật vượt quá xa chưa từng có ở tiểu bang California.
“Tu Chính Án Thứ Nhất không cho phép chính quyền ra lệnh cho các giáo hội và các nhóm có niềm tin khác vi phạm những xác tín sâu xa nhất của họ. Họ có sự tự do để sống với niềm tin của mình và đòi hỏi những nhân viên của họ cũng làm như vậy.”
Hội Đồng Công Giáo California, một tổ chức ngoại vi của các Giám Mục tiểu bang, đã gọi dự luật “là sự vượt xa quá đáng của NARAL” và là cuộc tấn công vào tự do tôn giáo. NARAL (National Association for the Repeal of Abortion Laws) là tổ chức ủng hộ phá thai Mỹ, đòi hợp pháp và phổ biến việc phá thai.
Sau khi dự luật A.B. 569 được quốc hội California thông qua vào 18 tháng Chín, Hội Đồng Công Giáo đã kêu gọi các tín hữu gởi thư cho Thống Đốc Brown để kêu gọi ông phủ quyết dự luật này.
Nhiều người tin rằng dự luật này “cố ý” nhắm vào các chủ nhân có tôn giáo “trong một cố gắng ngụy tạo nhằm ngăn chặn “ sự phân biệt về sinh sản “ ,nhưng những người này không thể tìm đâu ra dù chỉ là một trường hợp điển hình rằng việc phân biệt đối xử ấy đã thực sự xảy ra.”
“Không có một than phiền đáng kể nào về sự phân biệt đối xử trong lực lượng lao động thường ngày chống lại phụ nữ mang thai hay thực hiện “chọn lựa sinh sản” bởi vì những hành động phân biệt như vậy đã được coi là bất hợp pháp trong nhiều thập niên với Luật Công Bằng Lao Động và Nhà Ở” (Fair Employment and Housing Act).
Những người ủng hộ dự luật này chỉ có thể tìm thấy một trường hợp xảy ra ở tiểu bang trong thập niên qua “liên can đến một chủ nhân có tôn giáo” và “vấn đề ấy đã được giải quyết ngoài tòa án rồi.”
“Dù không thấy bất cứ luật nào tương tự trong bất cứ hệ thống pháp luật khác, những người ủng hộ dự luật (A.B.569) đã mở rộng tới những người có thể tố cáo phân biệt nơi tòa gồm bất cứ ai trong gia đình nhân viên và gắn trách nhiệm cho người quản lý nhân viên.”
Hội đồng cũng nói rằng “Dự luật quá phi lý, không cho phép chủ nhân thực hiện các quy tắc ứng xử “ngay cả bàn thảo với công nhân như là một phần của hợp đồng chung.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Luật A.B.569 không cho phép chủ nhân được kỷ luật hay sa thải nhân viên vì “ những quyết định của họ về sinh sản, bao gồm, nhưng không giới hạn, thời gian hay xử dụng bất cứ loại thuốc nào, thiết bị nào hay dịch vụ y tế nào.”
Liên Minh Bảo Vệ Tự Do nói rằng luật trên đã ngăn cấm các giáo hội, các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận và các trung tâm bảo vệ thai nhi “không được hành xử theo niềm tin tôn giáo cơ bản của mình về việc phá thai và hành vi tính dục.”
Elissa Graves, luật sư của Liên Minh, một tổ chức luật pháp phi lợi nhuận nhằm ủng hộ quyền tự do tôn giáo và sự thánh thiêng đời sống hôn nhân và những vấn đề gia đình đã nói rằng chính quyền “không nên và không thể bảo” các chủ nhân rằng họ không thể sống niềm tin của họ trong phạm vi những tổ chức, những cơ sở riêng của mình.
Graves đã phát biểu về quyết định của Thống Đốc Califorina vào khuya ngày 15 tháng Mười rằng “Thống Đốc Brown đã làm đúng khi ông phủ quyết một dự luật hoàn toàn vi hiến, một dự luật vượt quá xa chưa từng có ở tiểu bang California.
“Tu Chính Án Thứ Nhất không cho phép chính quyền ra lệnh cho các giáo hội và các nhóm có niềm tin khác vi phạm những xác tín sâu xa nhất của họ. Họ có sự tự do để sống với niềm tin của mình và đòi hỏi những nhân viên của họ cũng làm như vậy.”
Hội Đồng Công Giáo California, một tổ chức ngoại vi của các Giám Mục tiểu bang, đã gọi dự luật “là sự vượt xa quá đáng của NARAL” và là cuộc tấn công vào tự do tôn giáo. NARAL (National Association for the Repeal of Abortion Laws) là tổ chức ủng hộ phá thai Mỹ, đòi hợp pháp và phổ biến việc phá thai.
Sau khi dự luật A.B. 569 được quốc hội California thông qua vào 18 tháng Chín, Hội Đồng Công Giáo đã kêu gọi các tín hữu gởi thư cho Thống Đốc Brown để kêu gọi ông phủ quyết dự luật này.
Nhiều người tin rằng dự luật này “cố ý” nhắm vào các chủ nhân có tôn giáo “trong một cố gắng ngụy tạo nhằm ngăn chặn “ sự phân biệt về sinh sản “ ,nhưng những người này không thể tìm đâu ra dù chỉ là một trường hợp điển hình rằng việc phân biệt đối xử ấy đã thực sự xảy ra.”
“Không có một than phiền đáng kể nào về sự phân biệt đối xử trong lực lượng lao động thường ngày chống lại phụ nữ mang thai hay thực hiện “chọn lựa sinh sản” bởi vì những hành động phân biệt như vậy đã được coi là bất hợp pháp trong nhiều thập niên với Luật Công Bằng Lao Động và Nhà Ở” (Fair Employment and Housing Act).
Những người ủng hộ dự luật này chỉ có thể tìm thấy một trường hợp xảy ra ở tiểu bang trong thập niên qua “liên can đến một chủ nhân có tôn giáo” và “vấn đề ấy đã được giải quyết ngoài tòa án rồi.”
“Dù không thấy bất cứ luật nào tương tự trong bất cứ hệ thống pháp luật khác, những người ủng hộ dự luật (A.B.569) đã mở rộng tới những người có thể tố cáo phân biệt nơi tòa gồm bất cứ ai trong gia đình nhân viên và gắn trách nhiệm cho người quản lý nhân viên.”
Hội đồng cũng nói rằng “Dự luật quá phi lý, không cho phép chủ nhân thực hiện các quy tắc ứng xử “ngay cả bàn thảo với công nhân như là một phần của hợp đồng chung.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius vừa có cuộc gặp với Giám mục Nguyễn Thái Hợp
Đồng Nhân
13:59 20/10/2017
Hôm 19/10 đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo trên Facebook: “Thật là tuyệt vời được tiếp đón Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp từ giáo phận Vinh.”
Nhà ngoại giao Mỹ không tiết lộ chi tiết nội dung trao đổi với giám mục, nhưng không loại trừ khả năng hai bên nói về vụ giáo dân khiếu kiện nhà máy Formosa Hà Tĩnh vì gây ô nhiễm môi trường và vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Năm năm trước đây, Đại sứ Hoa Kỳ tiền nhiệm, David Shear, khi họp với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon, Nam California nói rằng vào tháng 9 năm 2012 ông có vào Nghệ An để thăm Đức Giám Mục Hợp nhưng khi đến nơi, ông được chính quyền thông báo là “cuộc gặp sẽ không diễn ra được.”
Năm ngóai, Đức Giám Mục Hợp đã công du châu Âu và Đài Loan, vận động quốc tế, đồng hành cùng các ngư dân các tỉnh miền Trung, trong đó có giáo dân ở giáo phận Vinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vụ ô nhiễm môi trường biển do nhà máy Formosa gây ra.
Giám mục Nguyễn Thái Hơp vào tháng 8 năm nay, viết thư cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đại diện cho gần 600,000 giáo dân trong Giáo Phận Vinh, bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, nói: “Chúng tôi là nạn nhân trực tiếp của thảm trạng gây ô nhiễm của công ty Formosa Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016.”
Sau biến cố ô nhiễm khủng khiếp này, Giáo phận đã thành lập Ban Hỗ Trợ Nạn nhân Ô nhiễm Môi trường Biển với mục đích hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân Formosa Hà Tĩnh đòi lại công bằng, công lý.
Trong thư, người đứng đầu giáo phận Vinh yêu cầu chính phủ Đài Loan xem xét sự nghiêm trọng của vấn đề này nhằm đảm bảo các quyền con người và tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trả lời phỏng vấn VietCatholic vào tháng 7 năm 2017 vừa qua, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nói rằng những vấn đề rất căn bản của người dân như nguyên nhân của thảm họa, tác hại của nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển miền Trung được khôi phục trở lại, tiền đền bù cho dân như thế nào… vẫn chưa được chính quyền trả lời thỏa đáng.
“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu trả lời một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Có những người trả lời một cách vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam oai hùng nên nó tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng ban đầu.”
Năm năm trước đây, Đại sứ Hoa Kỳ tiền nhiệm, David Shear, khi họp với cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon, Nam California nói rằng vào tháng 9 năm 2012 ông có vào Nghệ An để thăm Đức Giám Mục Hợp nhưng khi đến nơi, ông được chính quyền thông báo là “cuộc gặp sẽ không diễn ra được.”
Năm ngóai, Đức Giám Mục Hợp đã công du châu Âu và Đài Loan, vận động quốc tế, đồng hành cùng các ngư dân các tỉnh miền Trung, trong đó có giáo dân ở giáo phận Vinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vụ ô nhiễm môi trường biển do nhà máy Formosa gây ra.
Giám mục Nguyễn Thái Hơp vào tháng 8 năm nay, viết thư cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đại diện cho gần 600,000 giáo dân trong Giáo Phận Vinh, bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, nói: “Chúng tôi là nạn nhân trực tiếp của thảm trạng gây ô nhiễm của công ty Formosa Hà Tĩnh vào ngày 6/4/2016.”
Sau biến cố ô nhiễm khủng khiếp này, Giáo phận đã thành lập Ban Hỗ Trợ Nạn nhân Ô nhiễm Môi trường Biển với mục đích hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân Formosa Hà Tĩnh đòi lại công bằng, công lý.
Trong thư, người đứng đầu giáo phận Vinh yêu cầu chính phủ Đài Loan xem xét sự nghiêm trọng của vấn đề này nhằm đảm bảo các quyền con người và tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trả lời phỏng vấn VietCatholic vào tháng 7 năm 2017 vừa qua, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp nói rằng những vấn đề rất căn bản của người dân như nguyên nhân của thảm họa, tác hại của nó thế nào, kéo dài bao lâu, khi nào biển miền Trung được khôi phục trở lại, tiền đền bù cho dân như thế nào… vẫn chưa được chính quyền trả lời thỏa đáng.
“Cho tới hôm nay, tôi thấy rằng chúng tôi chỉ gặp được những câu trả lời một cách rất mị dân và vô trách nhiệm. Có những người trả lời một cách vô trách nhiệm rằng biển miền Trung cũng như dân tộc Việt Nam oai hùng nên nó tự có thể tẩy xóa được thảm họa, những chất độc trở lại tình trạng ban đầu.”
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bí Ngô Tháng Mười
Thérésa Nguyễn
08:08 20/10/2017
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tháng mười thấy trái bí ngô
Nhớ về quê ngoại với nồi chè ngon.
(tn)