Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống đời ngôn sứ
Mic Cao Danh Viện
10:00 21/10/2010
SỐNG ĐỜI NGÔN SỨ
Từ khi con được tái sinh
Nên hàng vương đế quang minh làm người
Con nên Tư Tế Chúa trời
Con ôm hạt giống Ngôi Lời đi gieo
Dưới đồng trũng, trên sườn đèo
Lời theo chân bước, Lời theo tay mời
Lời theo cách sống là người
Lời đang kết trái theo đời chứng nhân
Là Anh em, những lương dân
Tuy còn xa Chúa, nhưng gần với con
Xin nồng một trái tim son
Chúa đang ngự giữa căng tròn yêu thương
Đời ngôn sứ, Chúa bạn đường
Tâm linh thống trị tơ vương tội tình
Dâng đời làm lễ ân tình
Chutoàn chức vụ Tái sinh cuộc đời
Taygieo, miệng nói, môi cười
Công bình bác ái, con người chính nhân
Là Anh em, những lương dân
Sẽ nhìn thấy Chúa vô ngần tình thương
GỌI THẦM TÊN CHA
Con muốn gọi Cha là: Cha yêu!
Nhưng con bất xứng, lỗi tội nhiều
Bao lần đấm ngực rồi vấp ngã
Những lúc vắng Cha, con buồn thiu
Con đã mấy lần ngồi thu thuế
Giăng tay giấu giếm chỗ chân quê
Con lẳng lơ làm điều có thể
Quên Chúa, quên người …con cứ quên
Đêm về con gọi chút thân quen
Chẳng có ai thưa con bõ bèn
Tìm trong tiếng nấc đời cô lẻ
Có còn chút sót để bon chen
Về trong đền thánh con thưa Cha
Con không tự mãn không gian tà
Muốn gọi tên Cha mà chẳng dám
Chỉ mong một chút lòng thứ tha
Ôm gót chân Cha xin gọi tên
Con không dám nói tiếng lâu bền
Chỉ muốn âm thầm lòng thương xót
Lòng Cha cả thể mối tình duyên
Con muốn gọi Cha là: Cha yêu
Vì cứ yêu nên thứ tha nhiều
Bởi thế gọi Cha là: THƯƠNG XÓT
Có phải tên Cha mãi là: YÊU
Cha giúp con, yêu mãi, yêu nhiều
Con muốn khiêm cung để sống yêu
Âm thầm con gọi: Cha Thương xót
Vì Cha cho con đã rất nhiều.
Từ khi con được tái sinh
Nên hàng vương đế quang minh làm người
Con nên Tư Tế Chúa trời
Con ôm hạt giống Ngôi Lời đi gieo
Dưới đồng trũng, trên sườn đèo
Lời theo chân bước, Lời theo tay mời
Lời theo cách sống là người
Lời đang kết trái theo đời chứng nhân
Là Anh em, những lương dân
Tuy còn xa Chúa, nhưng gần với con
Xin nồng một trái tim son
Chúa đang ngự giữa căng tròn yêu thương
Đời ngôn sứ, Chúa bạn đường
Tâm linh thống trị tơ vương tội tình
Dâng đời làm lễ ân tình
Chutoàn chức vụ Tái sinh cuộc đời
Taygieo, miệng nói, môi cười
Công bình bác ái, con người chính nhân
Là Anh em, những lương dân
Sẽ nhìn thấy Chúa vô ngần tình thương
GỌI THẦM TÊN CHA
Con muốn gọi Cha là: Cha yêu!
Nhưng con bất xứng, lỗi tội nhiều
Bao lần đấm ngực rồi vấp ngã
Những lúc vắng Cha, con buồn thiu
Con đã mấy lần ngồi thu thuế
Giăng tay giấu giếm chỗ chân quê
Con lẳng lơ làm điều có thể
Quên Chúa, quên người …con cứ quên
Đêm về con gọi chút thân quen
Chẳng có ai thưa con bõ bèn
Tìm trong tiếng nấc đời cô lẻ
Có còn chút sót để bon chen
Về trong đền thánh con thưa Cha
Con không tự mãn không gian tà
Muốn gọi tên Cha mà chẳng dám
Chỉ mong một chút lòng thứ tha
Ôm gót chân Cha xin gọi tên
Con không dám nói tiếng lâu bền
Chỉ muốn âm thầm lòng thương xót
Lòng Cha cả thể mối tình duyên
Con muốn gọi Cha là: Cha yêu
Vì cứ yêu nên thứ tha nhiều
Bởi thế gọi Cha là: THƯƠNG XÓT
Có phải tên Cha mãi là: YÊU
Cha giúp con, yêu mãi, yêu nhiều
Con muốn khiêm cung để sống yêu
Âm thầm con gọi: Cha Thương xót
Vì Cha cho con đã rất nhiều.
Thiên Chúa là thẩm phán tối hậu của chúng ta
Jos. Tú Nạc, NMS
10:24 21/10/2010
Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C (Sirach 35: 15-17, 20-22; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8, 16-18; Luke 18: 9-14)
Công lý thường được mô tả như một hình ảnh bị bịt mắt đang nắm một tập hợp những quy mô hàm ý rằng không có mục đích lý trí và không thiên vị.
Thật đáng tiếc, từ những trải nghiệm cuộc sống, chúng ta biết rằng điều này không phải luôn luôn như vậy. Chúng ta đã chứng kiến biết bao nhiêu trường hợp tai tiếng mà trong đó thủ phạm tội ác đã lươn lẹo lọt lưới và xa chạy cao bay vô trách nhiệm trước một đội phòng thủ tối mạnh và đắt giá. Thông thường công lý phụ thuộc quá nhiều vào nơi mà một người bị đặt vào tình huống trong một qui mô kinh tế và xã hội cũng như chịu ảnh hưởng của những mối liên kết cá nhân thuộc con người.
Mặt khác, nhiều người đã bị cáo buộc và kết án một cách bất công vì thiếu một phát ngôn viên có tác dụng hay bào chữa. Thậm chí việc chiến thắng một bản án chống lại một tập đoàn khổng lồ có thể là một chiến thắng vào khoảng không vì họ có những quyền lực để trì hoãn tiến trình kháng án vô thời hạn. Tất cả điều này có thể để lại cho chúng ta những cay đắng và hoài nghi mà nó không khác gì trong thời đại mà Sirach đã viết.
Tác giả bảo đảm với chúng ta rằng, tất cả chúng ta ai nấy đều đứng trước một bản án không thể mua chuộc, chế tác hoặc ảnh hưởng bằng bất kỳ cách nào. Thiên Chúa khách quan – bất kể chúng ta là ai điều đó không quan trọng. Thiên chúa lắng nghe và phán quyết những sự việc không bao che thuộc tất cả mọi trường hợp theo nguyên tắc công lý thiêng liêng. Và bản án này được ban ra luôn luôn công bằng – không có những kháng cáo cần thiết hoặc cho phép.
Liệu chúng ta có thấy được nền công lý này trong thời đại của chính chúng ta không? Những người mà đối xử bất công hoặc tàn nhẫn với người khác, chẳng chóng thì chầy nó cũng giáng xuống đầu của chình họ - vì cổ ngôn có câu, “gieo gió thì gặt bão.” Những hệ thống tàn bạo hoặc bất công – cuối cùng tự gieo những hạt giống tự tiêu diệt mình. Nhưng thậm chí nền công lý không đưa ra trong thế giới này, chúng ta tất cả cuối cùng sẽ tự bắt gặp, sự sống loài người không thể gian lận hoặc lừa đảo Thiên Chúa. Sống với một ý thức về mục đích đạo đức để truy tìm công lý luôn là một điều quan trọng, cả hai cho bản thân và tha nhân.
Đồng thời chúng ta phải chấp nhận sự bình yên mà thực tế công lý không luôn diễn ra theo thời gian và phương thức mong muốn của chúng ta.
Tác giả của 2 Timothy, một môn đệ của Thánh Phao-lô, ví như một chuyến đi tinh thần của chúng ta tới một cuộc đua. Điều quan trọng nhất là không chiến thắng cuộc đua mà chỉ hoàn thành cuộc đua. Đó là sự trung thực và cam kết, điều đó được yêu cầu chứ không phải là hoàn thiện. Thánh Phao-lô có thể bị cám dỗ bỏ trốn ngay lúc đó, nhưng vì đoạn trích nói rằng, ông đã giữ được đức tin. Vương miện của sự công chính là một biểu tượng cho “giải thưởng” dành cho những người duy trì cố gắng bất kể những khó khăn, thất bại hoặc sai lầm. Nền văn hóa của chính chúng ta không định giá sự can phạm hoặc sự trung thực lâu dài diễn ra trong quá khứ - có lẽ đây là một phương thuốc giải độc cho thái độ “chạy trốn” của chính chúng ta.
Câu chuyện tuyệt vời về người thu thuế và người Pharisee có vẻ như nó phù hợp với ngày nay khi nó được viết. Nó không nói về người Pharisee, nó nói về chúng ta và về tất cả những người thuộc mọi tôn giáo. Nếu câu chuyện này hôm nay được kể trong một cộng đồng Ki-tô giáo thì không có điều gì thay đổi ngoại trừ các danh hiệu. Mục tiêu này là sự tự mãn tinh thần và kết án mà người ta đã đến một cách thiêng liêng. Người Pharisee trong câu chuyện đã không nhìn sâu thẳm nội tại bản thân – nếu ông ta làm như vậy, ông ta đã nhận ra rằng ông ta coi thường ở người thu thuế những gì mà ông sợ hãi nhất ở chính mình. Trở nên hăng hái và câu nệ từng li từng tí trong việc chấp hành pháp luật và những quy tắc không tạo ra một con người công bình và nhân ái. Người thu thuế này là người tự ý từ chối hoặc ảo tưởng – ông ta biết và cảm nhận sự tuyệt vọng của mình và không còn hy vọng cần đến nơi Thiên Chúa. Không một lời bào chữa, không biện hộ mặc cả, không có trò chơi, duy nhất một lời cầu xin chân thành cho sự tha thứ.
Câu chuyện này hôm nay có nhiều tác dụng trong việc giáo dục chúng ta, nhất là đối với những xu hướng coi thường những người mà chúng ta không chấp nhận. Những cuộc tranh cãi xoay quanh những vấn đề trong thời buổi của chúng ta khó có thể được gọi là những cuộc tranh luận vì họ thiếu văn hóa, thiếu đúng đắn và sự tôn trọng đó là sự hình thành cốt lõi của truyền thống tranh luận.
Hành động ma quỷ cùng tính cách giết người của những ai suy nghĩ hay hành động một cách khác nhau đều là sự chiếu soi của bóng tối tự bên trong của chính mình. Thánh Phao-lô đã cho điều đó hoàn toàn đúng với sự khẳng định của ông rằng chúng ta đã hạ thấp đoản mạch vinh quang của Thiên Chúa và đứng trong nhu cầu của lòng thương xót và sự tha thứ.
Một sự khiệm tốn và sự độ lượng khoan dung ít ỏi đi trên một chặng đường dài, thật dài.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Công lý thường được mô tả như một hình ảnh bị bịt mắt đang nắm một tập hợp những quy mô hàm ý rằng không có mục đích lý trí và không thiên vị.
Thật đáng tiếc, từ những trải nghiệm cuộc sống, chúng ta biết rằng điều này không phải luôn luôn như vậy. Chúng ta đã chứng kiến biết bao nhiêu trường hợp tai tiếng mà trong đó thủ phạm tội ác đã lươn lẹo lọt lưới và xa chạy cao bay vô trách nhiệm trước một đội phòng thủ tối mạnh và đắt giá. Thông thường công lý phụ thuộc quá nhiều vào nơi mà một người bị đặt vào tình huống trong một qui mô kinh tế và xã hội cũng như chịu ảnh hưởng của những mối liên kết cá nhân thuộc con người.
Mặt khác, nhiều người đã bị cáo buộc và kết án một cách bất công vì thiếu một phát ngôn viên có tác dụng hay bào chữa. Thậm chí việc chiến thắng một bản án chống lại một tập đoàn khổng lồ có thể là một chiến thắng vào khoảng không vì họ có những quyền lực để trì hoãn tiến trình kháng án vô thời hạn. Tất cả điều này có thể để lại cho chúng ta những cay đắng và hoài nghi mà nó không khác gì trong thời đại mà Sirach đã viết.
Tác giả bảo đảm với chúng ta rằng, tất cả chúng ta ai nấy đều đứng trước một bản án không thể mua chuộc, chế tác hoặc ảnh hưởng bằng bất kỳ cách nào. Thiên Chúa khách quan – bất kể chúng ta là ai điều đó không quan trọng. Thiên chúa lắng nghe và phán quyết những sự việc không bao che thuộc tất cả mọi trường hợp theo nguyên tắc công lý thiêng liêng. Và bản án này được ban ra luôn luôn công bằng – không có những kháng cáo cần thiết hoặc cho phép.
Liệu chúng ta có thấy được nền công lý này trong thời đại của chính chúng ta không? Những người mà đối xử bất công hoặc tàn nhẫn với người khác, chẳng chóng thì chầy nó cũng giáng xuống đầu của chình họ - vì cổ ngôn có câu, “gieo gió thì gặt bão.” Những hệ thống tàn bạo hoặc bất công – cuối cùng tự gieo những hạt giống tự tiêu diệt mình. Nhưng thậm chí nền công lý không đưa ra trong thế giới này, chúng ta tất cả cuối cùng sẽ tự bắt gặp, sự sống loài người không thể gian lận hoặc lừa đảo Thiên Chúa. Sống với một ý thức về mục đích đạo đức để truy tìm công lý luôn là một điều quan trọng, cả hai cho bản thân và tha nhân.
Đồng thời chúng ta phải chấp nhận sự bình yên mà thực tế công lý không luôn diễn ra theo thời gian và phương thức mong muốn của chúng ta.
Tác giả của 2 Timothy, một môn đệ của Thánh Phao-lô, ví như một chuyến đi tinh thần của chúng ta tới một cuộc đua. Điều quan trọng nhất là không chiến thắng cuộc đua mà chỉ hoàn thành cuộc đua. Đó là sự trung thực và cam kết, điều đó được yêu cầu chứ không phải là hoàn thiện. Thánh Phao-lô có thể bị cám dỗ bỏ trốn ngay lúc đó, nhưng vì đoạn trích nói rằng, ông đã giữ được đức tin. Vương miện của sự công chính là một biểu tượng cho “giải thưởng” dành cho những người duy trì cố gắng bất kể những khó khăn, thất bại hoặc sai lầm. Nền văn hóa của chính chúng ta không định giá sự can phạm hoặc sự trung thực lâu dài diễn ra trong quá khứ - có lẽ đây là một phương thuốc giải độc cho thái độ “chạy trốn” của chính chúng ta.
Câu chuyện tuyệt vời về người thu thuế và người Pharisee có vẻ như nó phù hợp với ngày nay khi nó được viết. Nó không nói về người Pharisee, nó nói về chúng ta và về tất cả những người thuộc mọi tôn giáo. Nếu câu chuyện này hôm nay được kể trong một cộng đồng Ki-tô giáo thì không có điều gì thay đổi ngoại trừ các danh hiệu. Mục tiêu này là sự tự mãn tinh thần và kết án mà người ta đã đến một cách thiêng liêng. Người Pharisee trong câu chuyện đã không nhìn sâu thẳm nội tại bản thân – nếu ông ta làm như vậy, ông ta đã nhận ra rằng ông ta coi thường ở người thu thuế những gì mà ông sợ hãi nhất ở chính mình. Trở nên hăng hái và câu nệ từng li từng tí trong việc chấp hành pháp luật và những quy tắc không tạo ra một con người công bình và nhân ái. Người thu thuế này là người tự ý từ chối hoặc ảo tưởng – ông ta biết và cảm nhận sự tuyệt vọng của mình và không còn hy vọng cần đến nơi Thiên Chúa. Không một lời bào chữa, không biện hộ mặc cả, không có trò chơi, duy nhất một lời cầu xin chân thành cho sự tha thứ.
Câu chuyện này hôm nay có nhiều tác dụng trong việc giáo dục chúng ta, nhất là đối với những xu hướng coi thường những người mà chúng ta không chấp nhận. Những cuộc tranh cãi xoay quanh những vấn đề trong thời buổi của chúng ta khó có thể được gọi là những cuộc tranh luận vì họ thiếu văn hóa, thiếu đúng đắn và sự tôn trọng đó là sự hình thành cốt lõi của truyền thống tranh luận.
Hành động ma quỷ cùng tính cách giết người của những ai suy nghĩ hay hành động một cách khác nhau đều là sự chiếu soi của bóng tối tự bên trong của chính mình. Thánh Phao-lô đã cho điều đó hoàn toàn đúng với sự khẳng định của ông rằng chúng ta đã hạ thấp đoản mạch vinh quang của Thiên Chúa và đứng trong nhu cầu của lòng thương xót và sự tha thứ.
Một sự khiệm tốn và sự độ lượng khoan dung ít ỏi đi trên một chặng đường dài, thật dài.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Công chính và tội lỗi
PM. Cao Huy Hoàng
10:26 21/10/2010
Suy Niệm Chúa nhật 30 Thường Niên C (Lc 18, 9-14)
Chúa Giêsu nói với những người tự phụ cho mình là công chính bằng dụ ngôn người phariseu và người thu thuế. Ở đâu và thời nào, cả hai tính cách của hai con người ấy vẫn còn hiển hiện. Và còn hơn thế nữa, có thể cùng lúc hiển hiện trong một con người, trong chính tôi, trong chính bạn. Điều ấy có thật, vì với bản chất trí trá lừa dối trong tôi, trong bạn, ta có thể cùng một lúc đóng đủ cả hai vai trong cuộc đời: người công chính, người tội lỗi. Thế nhưng, Lời Chúa hôm nay thức tỉnh chúng ta và đưa ra cho chúng ta một cách sống đạo chân thành.
Bài học từ người Pharisieu
Danh xưng Pharisieu tự nó như một “thương hiệu” uy tín của những con người đàng hoàng, “đạo-đức-công-cộng”-cách sống đạo thể hiện bên ngoài ai cũng thấy được: cầu nguyện công khai nơi tập thể, hiểu luật và luôn nói về luật, yêu cầu người khác sống đúng luật…. Bản chất của thương hiệu ấy thể hiện qua cách đứng thẳng, chỗ đứng gần, và lời tự phụ thưa với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam bất chính ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,11-12).
Chúa không trách những việc lành người Pharisieu đã làm, nhưng Chúa trách ông vì lòng tự phụ và vì cái nhìn khinh bỉ đối với người thu thuế - vẫn thường được cho là hạng người tội lỗi.
Bản chất của người Pharisieu vẫn còn đây trong chúng ta: tự phụ và khinh bỉ. Có thể tôi và bạn đều phải giơ tay lên và hô rằng “thưa, con, Pharisieu, có mặt”.
“Con ăn chay mỗi tuần hai lần” mà Chúa không biết sao? “Con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” mà Chúa không biết sao? Con lễ sáng, lễ chiều, chầu chung, chầu riêng… mà Chúa không biết sao? Con tham gia Bà Mẹ Công giáo, Ca đoàn, Giáo lý viên, con đóng góp bao nhiêu tài vật lực cho mỗi dịp lễ lớn, con vất vả lắm vì việc chung, vì việc Chúa, mà Chúa không biết sao?
Lời cầu nguyện cách ấy là dư thừa và kém lòng tin. Phải hiểu là Thiên Chúa Thượng Trí Ngài biết rõ những gì ta đã làm, kể cả những điều ta ước muốn. Không nhất thiết phải trình bày, Chúa biết cả. Người Pharisieu trình bày những việc đạo đức ấy, vừa cho thấy ông xem thường Thiên Chúa không biết gì, vừa cho thấy ông khoe khoang công trạng để đòi hỏi Chúa phải đền bù.
Đã không ít người trong chúng ta có chút công trạng, có chút đóng góp cho nhà chung, cho việc giáo xứ lại lên án những người khác là chống Cha, chống Chúa, là kẻ phá hoại. Cụm từ “phá hoại Giáo hội” vẫn còn thường được dùng nơi cửa miệng của nhiều người, kể cả những người đáng lý ra phải là nhân bản nhất.
Có Cha sở lại dõng dạc tuyên bố câu Lời Chúa “Ai nghe các con là nghe Ta”, hoặc “Điều gì các con ràng buộc dưới đất, trên trời cũng ràng buộc” để trấn áp thành phần bị cho là phá hoại vì đã góp ý chân thành, thẳng thắn.
Ngộ ra mới biết, dù là Giám Mục quyền cao, Linh Mục chức trọng hay giáo dân hèn hạ tầm thường, người phá hoại giáo hội vẫn là người không sống đúng ơn gọi nên công chính trong đấng bậc của mình.
Mỗi người đều có bổn phận trở nên công chính, vì đã được ơn công chính hóa nhờ công nghiệp Chúa Giêsu. Dứt khoát không “trở nên công chính vì danh xưng, địa vị, hay chức quyền” và vì tự sức mình. Vì thế, không thể tự nhận mình công chính hơn ai, và cũng không thể ngộ nhận ai công chính hơn ai. Chúa biết tất cả nội tâm ta trước khi ta biết ta. Chúa không muốn chúng ta tự phong cho mình là công chính, và đánh giá kẻ khác tội lỗi, là satan, là phá hoại. Cách sống đạo đức kiểu ấy không đúng với tinh thần khiêm hạ của Chúa Giêsu. Và Thiên Chúa đứng về phía người bị chúng ta khinh bỉ, áp bức “Chúa là Đấng xét xử, Người chẳng thiên vị ai. Người không vị nể mà làm hại kẻ nghèo hèn, nhưng nghe lời kêu xin của người bị áp bức” (Hc 35,12-13).
Cũng vậy, việc lành không làm cho chúng ta nên công chính, nếu việc lành ý được thực hiện cho mình. Quả thật, chúng ta đã nhận quá nhiều ơn lành của Chúa một cách nhưng không; nhưng khi cho đi, khi làm việc lành thì không nhưng không một chút nào - khi cho đi cũng là lúc đòi lại cho mình chút chút. Một cách nào đó, ta bỗng trở thành người “ăn cắp quyền làm chủ” các ơn của Chúa, khi ban phát cho người khác để được tặng cho mình huân chương công chính, đạo đức. Đồng tiền bác ái bỗng trở thành chiếc gậy của uy quyền, khiến người nhận phải thực hiện theo ý người cho. Người nhận không làm theo ý người cho, thì bị người cho khinh bỉ, nguyền rủa.
Bố tôi kể: những ngày đầu làm Linh Mục, nhận bài sai về làm Cha phó Giáo Xứ PH, có một ông tên là Tư Lầm hay đến nhà xứ than vãn chuyện nhà đói khổ. Cha thường giúp ông. Một hôm, Cha giúp cho ông mấy chục đồng. Đến trưa, Cha ghé đến thăm nhà ông, thấy vợ chồng con cái ăn cả hai ký thịt heo luộc, cuốn bánh tráng, chấm mắm nêm, ngon lành. Ông Tư Lầm xấu hổ: “Thưa Cha, lâu rồi, con thèm quá, Cha thông cảm”. Từ đó, Cha có ý nghĩ, người nầy không biết tiết kiệm, không biết làm ăn, và Cha không giúp đỡ gì nữa. Mười lăm năm sau, năm 1975, Cha đi cải tạo. Năm 1988, Cha ra trại cải tạo. Gia đình cô em ở nhà mừng quá đãi Cha một bữa cơm thịnh soạn, có cả món thịt heo luộc cuốn bánh tráng chấm mắm nêm. Cha ăn ngon lành. Cha bỗng nhớ ông Tư Lầm 28 năm về trước….. Kể đến đó, Cha quay sang Cha hỏi tôi: “Ông Tư Lầm bây giờ ở đâu con”. Tôi trả lời: “Nghèo quá. Bà Tư bịnh, không thuốc chữa, đã chết khi Cha vừa đổi xứ. Ông Tư buồn, thất nghiệp, hai đứa con thất học. Ông và một đứa con trai chết cả chục năm nay rồi vì ngộ độc cá nóc. Con bé gái, nghe nói, bán vé số ở Sài Gòn”.
Bài học từ người thu thuế
Ngược lại với cung cách tự phụ và khinh bỉ của người Phariseu là tâm tình khiêm cung nhận mình hèn hạ, tội lỗi, bất xứng của người thu thuế đứng ở cuối nhà thờ. Ông không dám ngước mắt lên vì sợ ánh mắt công thẳng của Thiên Chúa, nhưng ông biết đấm ngực mình và thưa lời: “Lạy Thiên Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Dù không nhìn thấy được ánh mắt nhân từ khoan dung của Chúa, nhưng ông còn niềm tin và lời thưa của ông đã xác minh điều đó. Ông đấm ngực mình, không đấm ngực ai.
Một lần, tôi hỏi thăm một Linh mục, cùng lớp hồi tiểu chủng viện, nhận xứ mới được vài tháng, về tình hình Giáo xứ, Ngài nói: “Ở đây mọi việc đều tốt, chỉ tiếc một điều là người ta có thói quen xưng tội người khác nhiều hơn là xưng tội của mình”. Vâng, người thu thuế đấm ngực mình, vì ông ta đang cần tình thương và sự tha thứ, khác với người Phariseu đang cần một lời khen, một sự tuyên dương đánh đổi bằng sự lên án người thu thuế. Tôi không bênh vực cho người thu thuế, nhưng thiết nghĩ, ông nhận mình là tội lỗi theo cách nhìn của người đương thời hơn là chính ông đang có tội. Ông thực sự bị bỏ rơi, bị tẩy chay hơn là bị tội lỗi dày vò. Thiên Chúa hiểu rõ tâm can của từng con người, và dù con người ấy sống trong cảnh cùng khốn nào đi nữa, Thiên Chúa cũng để mắt nhìn tới. Cảnh cùng khốn của người thu thuế chưa hẳn là tội lỗi đối với Thiên Chúa, nhưng lại là tội lỗi đối với cái nhìn của nhân loại. Chính con người xét xử, kết án, và đẩy nhau vào chỗ bi đát.
Tôi còn nhớ, những người “tự cho mình là công chính” trước năm 1975 đã nhìn khinh bỉ các cô các bà làm sở Mỹ lầm lỡ. Có cô bị tẩy chay ra khỏi giáo xứ, bị cấm xưng tội rước lễ và các ơn ích bí tích khác. Có biết bao tâm địa miệng mồm độc ác còn lời ra tiếng vào nặng nề đến nỗi nhiều người phải lẳng lặng ẳm con bỏ xứ mà ra đi trong nước mắt. Không ai cho chút thương cảm. Thế rồi, sau 1975, những người bị cho là tội lỗi ấy, những đứa con bị nguyền rủa của họ ấy, đã được Chúa sắp xếp định cư nơi xa để đền bù cho những nỗi đau không kể thấu.
Chỉ có Thiên Chúa mới hiểu rõ hoàn cảnh của họ, hiểu cả sức chiến đấu của họ trước mãnh lực của đồng tiền, trước vây khủng của nghèo đói, và Ngài trả lại cho họ niềm vui bình an. Rõ ràng là Thiên Chúa không bỏ rơi những con người bị con người bỏ rơi, Thiên Chúa lau sạch nước mắt tủi nhục của họ, và họ cũng được quyền xứng đáng trở nên người công chính của Chúa, nhờ ơn Chúa.
Đã biết bao người âm thầm chấp nhận một đoạn đời bi đát ấy, và bây giờ, trở thành những người Tạ ơn Chúa “Đấng xét xử công bình”, trở thành những cánh tay nối dài cho tình thương của Chúa. Trong những công trình của giáo hội quê nhà, không có những đóng góp của những con người bị cho là tội lỗi một thời đấy sao?
Đừng tự nhận mình công chính. Đừng ngộ nhận ai công chính hơn ai. Hãy trả lại quyền xét xử cho Thiên Chúa. Hãy chu toàn bổn phận nên công chính của mình.
Một thực tế đáng ngại
Qua những dòng suy niệm trên đây, tôi có thêm chút suy tư về một thực tế đáng ngại: “vừa công chính vừa tội lỗi” trong cùng một con người. Con người có khả năng đóng đủ các vai trong cuộc đời. Con người phariseu thời nay: biết rõ thế nào là sống theo lời Chúa dạy, và sống theo lời Chúa dạy để chứng tỏ mình biết sống công chính. Họ không tự nhận mình là công chính, nhưng làm đủ mọi cách để người khác công nhận mình là công chính, trong đó có việc họ công khai tự nhận mình là tội lỗi. Họ có thể khóc lóc đau đớn vì tội lỗi, khóc công khai trước mặt mọi người như một diễn viên ưu tú, không phải vì lòng sám hối chân thành, không phải vì lòng yêu mến Thiên Chúa, nhưng để được công nhận mình là người đạo đức. Họ cũng biết phải cúi đầu, phải đấm ngực, nhưng là để tìm cho mình một danh xưng trong cộng đồng. Trong các diễn viên ưu tú ấy, có thể, có cả bạn và tôi, những người đang bị cuốn vào quỉ kế kiêu ngạo của satan để trí trá, lừa dối. Nhưng, có thể qua mắt được con người trần gian, không thể qua mắt được Thiên Chúa.
Đời sống công chính phải phát xuất từ thăm thẳm của cõi lòng yêu mến Thiên Chúa và ước muốn hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa; không dành lại chút gì cho mình, tất cả cho Thiên Chúa. Chính sự kết hiệp viên mãn ấy làm cho ta nên công chính. Và, vì thế, không thể có sự công chính khi chưa đạt đến sự kết hiệp viên mãn với Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng khiêm tốn, để tin cậy và yêu mến Chúa, để hoàn toàn thuộc về Chúa. Xin cho mỗi ước muốn, mỗi suy nghĩ, mỗi việc chúng con làm, mỗi lời chúng con nói… tất cả đều để tạ ơn Chúa. A men.
Chúa Giêsu nói với những người tự phụ cho mình là công chính bằng dụ ngôn người phariseu và người thu thuế. Ở đâu và thời nào, cả hai tính cách của hai con người ấy vẫn còn hiển hiện. Và còn hơn thế nữa, có thể cùng lúc hiển hiện trong một con người, trong chính tôi, trong chính bạn. Điều ấy có thật, vì với bản chất trí trá lừa dối trong tôi, trong bạn, ta có thể cùng một lúc đóng đủ cả hai vai trong cuộc đời: người công chính, người tội lỗi. Thế nhưng, Lời Chúa hôm nay thức tỉnh chúng ta và đưa ra cho chúng ta một cách sống đạo chân thành.
Bài học từ người Pharisieu
Danh xưng Pharisieu tự nó như một “thương hiệu” uy tín của những con người đàng hoàng, “đạo-đức-công-cộng”-cách sống đạo thể hiện bên ngoài ai cũng thấy được: cầu nguyện công khai nơi tập thể, hiểu luật và luôn nói về luật, yêu cầu người khác sống đúng luật…. Bản chất của thương hiệu ấy thể hiện qua cách đứng thẳng, chỗ đứng gần, và lời tự phụ thưa với Thiên Chúa: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam bất chính ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,11-12).
Chúa không trách những việc lành người Pharisieu đã làm, nhưng Chúa trách ông vì lòng tự phụ và vì cái nhìn khinh bỉ đối với người thu thuế - vẫn thường được cho là hạng người tội lỗi.
Bản chất của người Pharisieu vẫn còn đây trong chúng ta: tự phụ và khinh bỉ. Có thể tôi và bạn đều phải giơ tay lên và hô rằng “thưa, con, Pharisieu, có mặt”.
“Con ăn chay mỗi tuần hai lần” mà Chúa không biết sao? “Con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” mà Chúa không biết sao? Con lễ sáng, lễ chiều, chầu chung, chầu riêng… mà Chúa không biết sao? Con tham gia Bà Mẹ Công giáo, Ca đoàn, Giáo lý viên, con đóng góp bao nhiêu tài vật lực cho mỗi dịp lễ lớn, con vất vả lắm vì việc chung, vì việc Chúa, mà Chúa không biết sao?
Lời cầu nguyện cách ấy là dư thừa và kém lòng tin. Phải hiểu là Thiên Chúa Thượng Trí Ngài biết rõ những gì ta đã làm, kể cả những điều ta ước muốn. Không nhất thiết phải trình bày, Chúa biết cả. Người Pharisieu trình bày những việc đạo đức ấy, vừa cho thấy ông xem thường Thiên Chúa không biết gì, vừa cho thấy ông khoe khoang công trạng để đòi hỏi Chúa phải đền bù.
Đã không ít người trong chúng ta có chút công trạng, có chút đóng góp cho nhà chung, cho việc giáo xứ lại lên án những người khác là chống Cha, chống Chúa, là kẻ phá hoại. Cụm từ “phá hoại Giáo hội” vẫn còn thường được dùng nơi cửa miệng của nhiều người, kể cả những người đáng lý ra phải là nhân bản nhất.
Có Cha sở lại dõng dạc tuyên bố câu Lời Chúa “Ai nghe các con là nghe Ta”, hoặc “Điều gì các con ràng buộc dưới đất, trên trời cũng ràng buộc” để trấn áp thành phần bị cho là phá hoại vì đã góp ý chân thành, thẳng thắn.
Ngộ ra mới biết, dù là Giám Mục quyền cao, Linh Mục chức trọng hay giáo dân hèn hạ tầm thường, người phá hoại giáo hội vẫn là người không sống đúng ơn gọi nên công chính trong đấng bậc của mình.
Mỗi người đều có bổn phận trở nên công chính, vì đã được ơn công chính hóa nhờ công nghiệp Chúa Giêsu. Dứt khoát không “trở nên công chính vì danh xưng, địa vị, hay chức quyền” và vì tự sức mình. Vì thế, không thể tự nhận mình công chính hơn ai, và cũng không thể ngộ nhận ai công chính hơn ai. Chúa biết tất cả nội tâm ta trước khi ta biết ta. Chúa không muốn chúng ta tự phong cho mình là công chính, và đánh giá kẻ khác tội lỗi, là satan, là phá hoại. Cách sống đạo đức kiểu ấy không đúng với tinh thần khiêm hạ của Chúa Giêsu. Và Thiên Chúa đứng về phía người bị chúng ta khinh bỉ, áp bức “Chúa là Đấng xét xử, Người chẳng thiên vị ai. Người không vị nể mà làm hại kẻ nghèo hèn, nhưng nghe lời kêu xin của người bị áp bức” (Hc 35,12-13).
Cũng vậy, việc lành không làm cho chúng ta nên công chính, nếu việc lành ý được thực hiện cho mình. Quả thật, chúng ta đã nhận quá nhiều ơn lành của Chúa một cách nhưng không; nhưng khi cho đi, khi làm việc lành thì không nhưng không một chút nào - khi cho đi cũng là lúc đòi lại cho mình chút chút. Một cách nào đó, ta bỗng trở thành người “ăn cắp quyền làm chủ” các ơn của Chúa, khi ban phát cho người khác để được tặng cho mình huân chương công chính, đạo đức. Đồng tiền bác ái bỗng trở thành chiếc gậy của uy quyền, khiến người nhận phải thực hiện theo ý người cho. Người nhận không làm theo ý người cho, thì bị người cho khinh bỉ, nguyền rủa.
Bố tôi kể: những ngày đầu làm Linh Mục, nhận bài sai về làm Cha phó Giáo Xứ PH, có một ông tên là Tư Lầm hay đến nhà xứ than vãn chuyện nhà đói khổ. Cha thường giúp ông. Một hôm, Cha giúp cho ông mấy chục đồng. Đến trưa, Cha ghé đến thăm nhà ông, thấy vợ chồng con cái ăn cả hai ký thịt heo luộc, cuốn bánh tráng, chấm mắm nêm, ngon lành. Ông Tư Lầm xấu hổ: “Thưa Cha, lâu rồi, con thèm quá, Cha thông cảm”. Từ đó, Cha có ý nghĩ, người nầy không biết tiết kiệm, không biết làm ăn, và Cha không giúp đỡ gì nữa. Mười lăm năm sau, năm 1975, Cha đi cải tạo. Năm 1988, Cha ra trại cải tạo. Gia đình cô em ở nhà mừng quá đãi Cha một bữa cơm thịnh soạn, có cả món thịt heo luộc cuốn bánh tráng chấm mắm nêm. Cha ăn ngon lành. Cha bỗng nhớ ông Tư Lầm 28 năm về trước….. Kể đến đó, Cha quay sang Cha hỏi tôi: “Ông Tư Lầm bây giờ ở đâu con”. Tôi trả lời: “Nghèo quá. Bà Tư bịnh, không thuốc chữa, đã chết khi Cha vừa đổi xứ. Ông Tư buồn, thất nghiệp, hai đứa con thất học. Ông và một đứa con trai chết cả chục năm nay rồi vì ngộ độc cá nóc. Con bé gái, nghe nói, bán vé số ở Sài Gòn”.
Bài học từ người thu thuế
Ngược lại với cung cách tự phụ và khinh bỉ của người Phariseu là tâm tình khiêm cung nhận mình hèn hạ, tội lỗi, bất xứng của người thu thuế đứng ở cuối nhà thờ. Ông không dám ngước mắt lên vì sợ ánh mắt công thẳng của Thiên Chúa, nhưng ông biết đấm ngực mình và thưa lời: “Lạy Thiên Chúa xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Dù không nhìn thấy được ánh mắt nhân từ khoan dung của Chúa, nhưng ông còn niềm tin và lời thưa của ông đã xác minh điều đó. Ông đấm ngực mình, không đấm ngực ai.
Một lần, tôi hỏi thăm một Linh mục, cùng lớp hồi tiểu chủng viện, nhận xứ mới được vài tháng, về tình hình Giáo xứ, Ngài nói: “Ở đây mọi việc đều tốt, chỉ tiếc một điều là người ta có thói quen xưng tội người khác nhiều hơn là xưng tội của mình”. Vâng, người thu thuế đấm ngực mình, vì ông ta đang cần tình thương và sự tha thứ, khác với người Phariseu đang cần một lời khen, một sự tuyên dương đánh đổi bằng sự lên án người thu thuế. Tôi không bênh vực cho người thu thuế, nhưng thiết nghĩ, ông nhận mình là tội lỗi theo cách nhìn của người đương thời hơn là chính ông đang có tội. Ông thực sự bị bỏ rơi, bị tẩy chay hơn là bị tội lỗi dày vò. Thiên Chúa hiểu rõ tâm can của từng con người, và dù con người ấy sống trong cảnh cùng khốn nào đi nữa, Thiên Chúa cũng để mắt nhìn tới. Cảnh cùng khốn của người thu thuế chưa hẳn là tội lỗi đối với Thiên Chúa, nhưng lại là tội lỗi đối với cái nhìn của nhân loại. Chính con người xét xử, kết án, và đẩy nhau vào chỗ bi đát.
Tôi còn nhớ, những người “tự cho mình là công chính” trước năm 1975 đã nhìn khinh bỉ các cô các bà làm sở Mỹ lầm lỡ. Có cô bị tẩy chay ra khỏi giáo xứ, bị cấm xưng tội rước lễ và các ơn ích bí tích khác. Có biết bao tâm địa miệng mồm độc ác còn lời ra tiếng vào nặng nề đến nỗi nhiều người phải lẳng lặng ẳm con bỏ xứ mà ra đi trong nước mắt. Không ai cho chút thương cảm. Thế rồi, sau 1975, những người bị cho là tội lỗi ấy, những đứa con bị nguyền rủa của họ ấy, đã được Chúa sắp xếp định cư nơi xa để đền bù cho những nỗi đau không kể thấu.
Chỉ có Thiên Chúa mới hiểu rõ hoàn cảnh của họ, hiểu cả sức chiến đấu của họ trước mãnh lực của đồng tiền, trước vây khủng của nghèo đói, và Ngài trả lại cho họ niềm vui bình an. Rõ ràng là Thiên Chúa không bỏ rơi những con người bị con người bỏ rơi, Thiên Chúa lau sạch nước mắt tủi nhục của họ, và họ cũng được quyền xứng đáng trở nên người công chính của Chúa, nhờ ơn Chúa.
Đã biết bao người âm thầm chấp nhận một đoạn đời bi đát ấy, và bây giờ, trở thành những người Tạ ơn Chúa “Đấng xét xử công bình”, trở thành những cánh tay nối dài cho tình thương của Chúa. Trong những công trình của giáo hội quê nhà, không có những đóng góp của những con người bị cho là tội lỗi một thời đấy sao?
Đừng tự nhận mình công chính. Đừng ngộ nhận ai công chính hơn ai. Hãy trả lại quyền xét xử cho Thiên Chúa. Hãy chu toàn bổn phận nên công chính của mình.
Một thực tế đáng ngại
Qua những dòng suy niệm trên đây, tôi có thêm chút suy tư về một thực tế đáng ngại: “vừa công chính vừa tội lỗi” trong cùng một con người. Con người có khả năng đóng đủ các vai trong cuộc đời. Con người phariseu thời nay: biết rõ thế nào là sống theo lời Chúa dạy, và sống theo lời Chúa dạy để chứng tỏ mình biết sống công chính. Họ không tự nhận mình là công chính, nhưng làm đủ mọi cách để người khác công nhận mình là công chính, trong đó có việc họ công khai tự nhận mình là tội lỗi. Họ có thể khóc lóc đau đớn vì tội lỗi, khóc công khai trước mặt mọi người như một diễn viên ưu tú, không phải vì lòng sám hối chân thành, không phải vì lòng yêu mến Thiên Chúa, nhưng để được công nhận mình là người đạo đức. Họ cũng biết phải cúi đầu, phải đấm ngực, nhưng là để tìm cho mình một danh xưng trong cộng đồng. Trong các diễn viên ưu tú ấy, có thể, có cả bạn và tôi, những người đang bị cuốn vào quỉ kế kiêu ngạo của satan để trí trá, lừa dối. Nhưng, có thể qua mắt được con người trần gian, không thể qua mắt được Thiên Chúa.
Đời sống công chính phải phát xuất từ thăm thẳm của cõi lòng yêu mến Thiên Chúa và ước muốn hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa; không dành lại chút gì cho mình, tất cả cho Thiên Chúa. Chính sự kết hiệp viên mãn ấy làm cho ta nên công chính. Và, vì thế, không thể có sự công chính khi chưa đạt đến sự kết hiệp viên mãn với Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng khiêm tốn, để tin cậy và yêu mến Chúa, để hoàn toàn thuộc về Chúa. Xin cho mỗi ước muốn, mỗi suy nghĩ, mỗi việc chúng con làm, mỗi lời chúng con nói… tất cả đều để tạ ơn Chúa. A men.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 21/10/2010
NGƯỜI HIỂU THỜI THẾ MỚI LÀ TUẤN KIỆT
Cuối năm Đông Hán, Lưu Bị theo Lưu Biểu, Lưu Biểu chia cho ông ta một ít người và ngựa để ông ta đóng quân ở Tân Dã. Lưu Bị trong lòng nghĩ phải liều để làm nên nghiệp lớn, phải tìm người tài giỏi trợ giúp, thế là đi nghe ngóng khắp nơi, cuối cùng tìm được một danh sư tên là Tư mã Huy ở Tương Dương, bèn đặc biệt đi thăm ông ta, thỉnh giáo ông ta việc thiên hạ đại sự.
Tư mã Huy nghe xong thì cười ha ha, nói:
- “Tôi là một người bình thường làm sao có thể hiểu được việc đại sự của thiên hạ chứ ? Muốn nói chuyện thiên hạ đại sự thì phải cậy nhờ người tuấn kiệt tài năng”.
Lưu Bị vội vàng hỏi:
- “Đi đâu để tìm người tuấn kiệt như thế ?”
Tư mã Huy trả lời:
- “Ở đất này có Ngọa Long lại còn có Phụng Sồ nữa ! Ngài có thể mời một trong hai người thì có thể bình định được thiên hạ”.
(Tam quốc chí, Gia Cát Lượng truyện)
Suy tư:
Người hiểu thời thế mới là người tuấn kiệt, thật đúng như vậy. Bởi vì có nhiều người có tài năng nhưng không hiểu thời thế, thế là thân bại danh liệt; có những người tài cao học rộng nhưng không hiểu thời thế, thế là quanh năm suốt tháng sống trong góc nhà không ai biết đến. Trái lại có những người tuy tài sức không có nhiều nhưng lại hiểu thời thế, thế là họ trở nên người tuấn kiệt lưu danh với đời.
Người Ki-tô hữu có rất nhiều phương tiện để hiểu rõ thời thế và để trở thành người tuấn kiệt trong đức ái, mà phương tiện thứ nhất chính là Lời Chúa, Lời Chúa là kim chỉ nam chỉ ra đường hướng để người Ki-tô hữu biết cách thực hành đức ái trong cuộc sống của mình, bởi vì Bác ái chính là đồng phục của người Ki-tô hữu.
Hiểu và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình chính là người tuấn kiệt trong đời sốn thiêng liêng cũng như trong cuộc sống đời thường vậy.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Cuối năm Đông Hán, Lưu Bị theo Lưu Biểu, Lưu Biểu chia cho ông ta một ít người và ngựa để ông ta đóng quân ở Tân Dã. Lưu Bị trong lòng nghĩ phải liều để làm nên nghiệp lớn, phải tìm người tài giỏi trợ giúp, thế là đi nghe ngóng khắp nơi, cuối cùng tìm được một danh sư tên là Tư mã Huy ở Tương Dương, bèn đặc biệt đi thăm ông ta, thỉnh giáo ông ta việc thiên hạ đại sự.
Tư mã Huy nghe xong thì cười ha ha, nói:
- “Tôi là một người bình thường làm sao có thể hiểu được việc đại sự của thiên hạ chứ ? Muốn nói chuyện thiên hạ đại sự thì phải cậy nhờ người tuấn kiệt tài năng”.
Lưu Bị vội vàng hỏi:
- “Đi đâu để tìm người tuấn kiệt như thế ?”
Tư mã Huy trả lời:
- “Ở đất này có Ngọa Long lại còn có Phụng Sồ nữa ! Ngài có thể mời một trong hai người thì có thể bình định được thiên hạ”.
(Tam quốc chí, Gia Cát Lượng truyện)
Suy tư:
Người hiểu thời thế mới là người tuấn kiệt, thật đúng như vậy. Bởi vì có nhiều người có tài năng nhưng không hiểu thời thế, thế là thân bại danh liệt; có những người tài cao học rộng nhưng không hiểu thời thế, thế là quanh năm suốt tháng sống trong góc nhà không ai biết đến. Trái lại có những người tuy tài sức không có nhiều nhưng lại hiểu thời thế, thế là họ trở nên người tuấn kiệt lưu danh với đời.
Người Ki-tô hữu có rất nhiều phương tiện để hiểu rõ thời thế và để trở thành người tuấn kiệt trong đức ái, mà phương tiện thứ nhất chính là Lời Chúa, Lời Chúa là kim chỉ nam chỉ ra đường hướng để người Ki-tô hữu biết cách thực hành đức ái trong cuộc sống của mình, bởi vì Bác ái chính là đồng phục của người Ki-tô hữu.
Hiểu và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình chính là người tuấn kiệt trong đời sốn thiêng liêng cũng như trong cuộc sống đời thường vậy.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 21/10/2010
N2T |
11. Để tránh khỏi trượt chân té ngã, thì trước hết nên để tâm mình yên tĩnh.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Lời Cầu Nguyện Của Kẻ Nghèo
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
20:05 21/10/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN30TN/C
Cần cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
Tin Mừng cho người muốn đọc:
NGƯỜI KHIÊM TỐN CẦU NGUYỆN
“LỜI NGUYỆN CỦA KẺ NGHÈO”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau: (Reflections)
- Bài đọc 1: Huấn Ca 35: 12-14; 16-18= Lời nguyện của kẻ nghèo:
“ Kẻ phục vụ Đức Chúa theo ý Người, sẽ được Người chấp nhận…
Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm. Lời nguyện chưa tới đích, họ chưa an lòng”. (câu 16-17)
* Thiên Chúa là Đấng công bình, Ngài không thiên vị ai. Ngài luôn tôn trọng những người khiêm tốn, đây là những kẻ nghèo, người bị áp bức, kẻ mồ côi, hay người goá bụa. Ngài luôn nâng đỡ những ai thành tâm phục vụ và thi hành công chính.
1/Tại sao người nghèo cầu nguyện lại được Thiên Chúa chấp nhận ?
2/ Bạn thực hiện điều gì để lời cầu nguyện được Chúa nâng đỡ ?
Bài đọc 2: 2 Timôthê 4: 6-8; 16-18= Cuộc thi đấu cao đẹp:
“Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin.” (câu 7)
* Phaolô đã kể lại cho ông Timôthê một bức thư tâm huyết về cuộc đời quyết tâm theo Chúa của mình, như là một thi lực sĩ chạy bộ Olympic, đã tới đích, chỉ chờ Chúa trao giải thưởng đời đời. Đây là thư cuối cùng trong loại thư mục vụ khi ông sắp từ giã cõi đời.
1/ Chia sẻ những kinh nghiệm tôi còn đứng vững niềm tin hôm nay?
2/ Phaolô đã gởi bạn một bài học nào trong hành trình theo Chúa?
Tin Mừng: Luca 18: 9-14= Cách cầu nguyện đúng nhất:
“Người thu thuế đứng đằng xa, thậm chí chẳng đáng ngước mặt lên trời, vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Câu 13).
*Trong bài dụ ngôn này Chúa đưa rõ thái độ hai nhân vật cầu nguyện, người Pharisêu thì cậy mình khoe khoang và khinh chê người khác, quên mất việc mình làm là bởi ơn Chúa. Còn người thu thuế thì tỏ lòng khiêm tốn thật sự, chẳng dám ngước mặt lên trời., chỉ trông chờ ơn Chúa có thể giúp mình., là càch cầu nguyện đúng nhất. Ý nói Nước Thiên Chúa là một đặc ân giành cho ai khiêm tốn.
1/ Cách sống đạo của tôi trong gia đình và ở xã hội như thế nào?
2/ Những gì đã giúp bạn có một tâm tình cầu nguyện thật khiêm tốn?
3/ Làm sao để lời cầu nguyện của tôi được Chúa nhậm lời ?
B- Những câu Kinh Thánh nói về quan tâm đến người nghèo:
1/ Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5,3)
2/Ai bố thí cho kẻ nghèo sẽ chẳng hề túng thiếu, còn ai cứ nhắm mắt làm ngơ, sẽ phải chịu bao lời nguyền rủa. (Cn 28,27)
3/Thương xót kẻ nghèo là cho Đức Chúa vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng việc đã làm. (Cn, 17)
4/ Kẻ bịt tai trước tiếng kêu của người cô thế, đến lúc nó kêu sẽ chẳng được đáp lời. (Cn 21, 13)
C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn sống tuần này:
AI TÔN MÌNH LÊN SẼ BỊ HẠ XUỐNG… (Lc 18, 14)
1/ Tôi luôn khiêm tốn, nhận mình tội lỗi trong khi cầu nguyện.
2/ Bạn không kể công trước mặt Chúa và khinh chê người khác.
D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa để cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên. Xin giúp con biết nhận thấy mình tội lỗi, không kể công và khinh chê người khác, vì không có ơn Chúa thì con không làm gì được. Con noi gương Đức Maria khiêm tốn thưa với sứ thần: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời ông truyền.…Amen
* Hoa thơm cỏ lạ: NGHÈO MỤC ĐÍCH CÒN TỒI TỆ HƠN NGHÈO TIỀN./ Poverty of purpose is worse than poverty of purse.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3,30)
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Cần cho Cá nhân-Gia đình-Nhóm-Hội đoàn-Phong trào
Tin Mừng cho người muốn đọc:
NGƯỜI KHIÊM TỐN CẦU NGUYỆN
“LỜI NGUYỆN CỦA KẺ NGHÈO”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau: (Reflections)
- Bài đọc 1: Huấn Ca 35: 12-14; 16-18= Lời nguyện của kẻ nghèo:
“ Kẻ phục vụ Đức Chúa theo ý Người, sẽ được Người chấp nhận…
Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm. Lời nguyện chưa tới đích, họ chưa an lòng”. (câu 16-17)
* Thiên Chúa là Đấng công bình, Ngài không thiên vị ai. Ngài luôn tôn trọng những người khiêm tốn, đây là những kẻ nghèo, người bị áp bức, kẻ mồ côi, hay người goá bụa. Ngài luôn nâng đỡ những ai thành tâm phục vụ và thi hành công chính.
1/Tại sao người nghèo cầu nguyện lại được Thiên Chúa chấp nhận ?
2/ Bạn thực hiện điều gì để lời cầu nguyện được Chúa nâng đỡ ?
Bài đọc 2: 2 Timôthê 4: 6-8; 16-18= Cuộc thi đấu cao đẹp:
“Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin.” (câu 7)
* Phaolô đã kể lại cho ông Timôthê một bức thư tâm huyết về cuộc đời quyết tâm theo Chúa của mình, như là một thi lực sĩ chạy bộ Olympic, đã tới đích, chỉ chờ Chúa trao giải thưởng đời đời. Đây là thư cuối cùng trong loại thư mục vụ khi ông sắp từ giã cõi đời.
1/ Chia sẻ những kinh nghiệm tôi còn đứng vững niềm tin hôm nay?
2/ Phaolô đã gởi bạn một bài học nào trong hành trình theo Chúa?
Tin Mừng: Luca 18: 9-14= Cách cầu nguyện đúng nhất:
“Người thu thuế đứng đằng xa, thậm chí chẳng đáng ngước mặt lên trời, vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” ( Câu 13).
*Trong bài dụ ngôn này Chúa đưa rõ thái độ hai nhân vật cầu nguyện, người Pharisêu thì cậy mình khoe khoang và khinh chê người khác, quên mất việc mình làm là bởi ơn Chúa. Còn người thu thuế thì tỏ lòng khiêm tốn thật sự, chẳng dám ngước mặt lên trời., chỉ trông chờ ơn Chúa có thể giúp mình., là càch cầu nguyện đúng nhất. Ý nói Nước Thiên Chúa là một đặc ân giành cho ai khiêm tốn.
1/ Cách sống đạo của tôi trong gia đình và ở xã hội như thế nào?
2/ Những gì đã giúp bạn có một tâm tình cầu nguyện thật khiêm tốn?
3/ Làm sao để lời cầu nguyện của tôi được Chúa nhậm lời ?
B- Những câu Kinh Thánh nói về quan tâm đến người nghèo:
1/ Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5,3)
2/Ai bố thí cho kẻ nghèo sẽ chẳng hề túng thiếu, còn ai cứ nhắm mắt làm ngơ, sẽ phải chịu bao lời nguyền rủa. (Cn 28,27)
3/Thương xót kẻ nghèo là cho Đức Chúa vay mượn, Người sẽ đáp trả xứng việc đã làm. (Cn, 17)
4/ Kẻ bịt tai trước tiếng kêu của người cô thế, đến lúc nó kêu sẽ chẳng được đáp lời. (Cn 21, 13)
C- Câu Kinh Thánh đánh động bạn và tôi chọn sống tuần này:
AI TÔN MÌNH LÊN SẼ BỊ HẠ XUỐNG… (Lc 18, 14)
1/ Tôi luôn khiêm tốn, nhận mình tội lỗi trong khi cầu nguyện.
2/ Bạn không kể công trước mặt Chúa và khinh chê người khác.
D- Bạn và tôi cùng dựa vào Lời Chúa để cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên. Xin giúp con biết nhận thấy mình tội lỗi, không kể công và khinh chê người khác, vì không có ơn Chúa thì con không làm gì được. Con noi gương Đức Maria khiêm tốn thưa với sứ thần: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời ông truyền.…Amen
* Hoa thơm cỏ lạ: NGHÈO MỤC ĐÍCH CÒN TỒI TỆ HƠN NGHÈO TIỀN./ Poverty of purpose is worse than poverty of purse.
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3,30)
Phó tế: JB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Chỉ công đức không mua được thiên đàng
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
21:52 21/10/2010
Chúa Nhật Thứ 30, Mùa Thường Niên, Năm C
Ngay sau khi dạy cho các môn đệ biết về việc cần thiết phải cầu nguyện luôn luôn và cầu nguyện cách kiên trì, với tất cả lòng tin tưởng (dụ ngôn “Bà goá quấy rầy”), Chúa Giêsu còn dạy các môn đệ biết phải có tâm tình và thái độ nào khi cầu nguyện, qua dụ ngôn “Người biệt phái và người thu thuế”. Đây là một trong những dụ ngôn kinh điển của Tin Mừng Luca. Dụ ngôn đề cập 2 nhân vật chính: người thu thuế và người biệt phái. Cả hai cùng lên Đền Thờ cầu nguyện.
1. Thái độ của người biệt phái khi cầu nguyện là gì ?
Người biệt phái đã tự hào cho mình là người công chính. Thế ông đã sống thế nào mà tự cho mình là một người công chính, một “á thánh” ? Thưa, ông đã thực hành nghiêm chỉnh những gì luật dạy: không trộm cướp giết người, không tham ô hối lộ, không cờ bạc rượu chè, không xì ke ma tuý, không số đề bia ôm… Nói cách khác, ông chẳng làm gì đáng chê, đáng trách.
Ông còn làm những việc đạo đức hơn cả những gì luật dạy: “Mỗi tuần tôi ăn chay hai lần” (Lc 18,12). Trước thời lưu đày Babilon, luật chỉ buộc mỗi năm ăn chay một lần vào dịp Lễ Xá Tội (x. Lv 23,27). Sau lưu đày, người ta đã thêm vào luật một lần ăn chay nữa để tưởng nhớ cảnh Giêrusalem bị tàn phá. Nhưng người biệt phái này tỏ ra rất đạo đức, mỗi tuần tự nguyện ăn chay thêm 2 lần vào ngày Thứ Hai và Thứ Năm (tức là 104 lần/năm) để đền bù những thiếu sót của dân tộc đối với lề luật (x. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Bài giảng Chúa Nhật – Tin Mừng theo Thánh Luca, tr. 214). Chưa hết ông còn tự phụ kể lể: “Tôi nộp thuế Thập phân về hết mọi vật tôi mua” (x. Lc 18,12). Luật chỉ buộc dâng một phần mười lợi tức cho các thầy Lê-vi; trong khi đó, người Biệt phái này tình nguyện dâng một phần mười tất cả các thứ, kể cả các thứ ông mua được vốn không buộc phải dâng.
Như vậy, rõ ràng những điều ông làm là rất tốt, tốt hơn điều Thiên Chúa đòi hỏi. Ông là người giữ đạo rất mẫu mực, không có gì đáng chê trách. Có lẽ ông còn mẫu mực hơn nhiều người Công giáo chúng ta gấp bội.
Nhưng vì sao ông lại không đẹp lòng Thiên Chúa ? Vì sao Thiên Chúa không nhận lời cầu nguyện của ông ? Thưa vì 2 lý do:
- Lý do thứ nhất, vì ông đã tự mãn tự phụ và kể công trước mặt Thiên Chúa, như thể sự công chính ông đang có là nhờ vào công trạng của mình, và như thể Thiên Chúa mắc nợ ông, vì thế Thiên Chúa phải trả công, phải ban thưởng cho ông. Ông lầm tưởng rằng với công đức của mình, ông có thể mua được Nước Thiên Đàng.
- Lý do thứ hai là vì ông tự cao tự đại, cậy dựa vào công đức của mình mà khinh thường người khác. Đại khái ông đã vênh váo: “Lạy Chúa, con không giống như thằng thu thuế khốn nạn đáng sa hoả ngục, đang đứng cuối nhà thờ kia kìa! Chắc là Chúa thấy nó rồi đó”. Rõ là ông không hề biết đấm ngực mình mà chỉ đấm ngực người khác.
Như thế, động cơ của những việc đạo đức ông làm là để tỏ ra mình là người công chính, chứ không phải là do lòng yêu mến. Ông chẳng mến Chúa mà cũng chẳng yêu người. Chính vì thế mà khi ra về, chẳng những ông không được tha thứ mà còn mắc thêm tội: tội kiêu ngạo. Ngược lại, người thu thuế tội lỗi thì được tha thứ và được nên công chính.
2. Thái độ của người thu thuế như thế nào mà lại được Thiên Chúa tha thứ và được nên công chính ?
Có phải là do anh ta đã có nhiều công trạng đặc biệt không ? Có phải do anh ta là người đạo đức và bác ái không ? Hoàn toàn không ! Anh ta chẳng có công trạng gì, ngoài một “mớ tội” công khai. Bởi lẽ theo cái nhìn thời bấy giờ, tất cả những người thu thuế đều bị liệt vào hạng người tội lỗi công khai đáng khinh bỉ, hạng mọt dân bán nước, tiếp tay với ngoại bang bóc lột chính đồng bào của mình.... Vậy thì do đâu mà anh ta được nên công chính, như lời Chúa Giêsu quả quyết ở đoạn cuối Tin Mừng: “Người thu thuế được nên công chính, còn người pharisêu thì không” ? (x. Lc 18,14).
Do trước mặt Chúa, anh biết khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Thể hiện qua các cử chỉ: đứng xa xa mà không dám tới gần cung thánh, cúi đầu, đấm ngực… Tất nhiên là đấm ngực chính mình, chứ không phải đấm ngực người khác như người Biệt phái. Hơn nữa, còn do anh biết giục lòng thống hối ăn năn một cách sâu xa, và tha thiết kêu xin lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13). Chỉ với một lời cầu xin ngắn gọn, có thể nói được là ngắn gọn nhất, mà anh lại được trở nên công chính. Thế mới hay lời Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: “Phàm ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 18,14).
3. Phần chúng ta thì sao ?
Chúng ta nên bắt chước thái độ của người nào khi chúng ta cầu nguyện ? Của người biệt phái hay của người thu thuế ? Có khi nào tôi rơi vào thái độ của người Pharisiêu không ?
Có đấy ! Đó những lúc tôi đã gân cổ tranh cãi với người khác: “Tao đúng, mày sai; tao có lý, mày vô lý”… Đó là những lúc tôi bỉu môi, lên tiếng chê bai những người mà tôi cho là xấu xa, đáng trách. Đó là những lúc tôi tự cao tự đại vì thấy mình hơn người nào đó về nhiều mặt: đẹp trai hơn, xinh gái hơn, học giỏi hơn, con nhà giàu có hơn, v.v...
Như vậy tôi chính là người Biệt phái đứng nghênh ngang trong Đền Thờ và khoe công trạng của mình với Chúa.
Chúa không cần những cái đấm ngực thình thịch “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Chúa cũng chẳng cần công trạng của tôi. Chúa chỉ cần tấm lòng khiêm nhường thống hối của tôi.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết khiêm cung để nhận ra mình cũng đầy những thói hư tật xấu, đầy lỗi tội, để hiểu và cảm thông với anh chị em mình hơn, nhất là để biết xin Chúa thứ tha và biết cất lời ngợi khen một mình Chúa là Thiên Chúa, là Đấng Thánh, ngàn trùng chí thánh. Amen.
Ngay sau khi dạy cho các môn đệ biết về việc cần thiết phải cầu nguyện luôn luôn và cầu nguyện cách kiên trì, với tất cả lòng tin tưởng (dụ ngôn “Bà goá quấy rầy”), Chúa Giêsu còn dạy các môn đệ biết phải có tâm tình và thái độ nào khi cầu nguyện, qua dụ ngôn “Người biệt phái và người thu thuế”. Đây là một trong những dụ ngôn kinh điển của Tin Mừng Luca. Dụ ngôn đề cập 2 nhân vật chính: người thu thuế và người biệt phái. Cả hai cùng lên Đền Thờ cầu nguyện.
1. Thái độ của người biệt phái khi cầu nguyện là gì ?
Người biệt phái đã tự hào cho mình là người công chính. Thế ông đã sống thế nào mà tự cho mình là một người công chính, một “á thánh” ? Thưa, ông đã thực hành nghiêm chỉnh những gì luật dạy: không trộm cướp giết người, không tham ô hối lộ, không cờ bạc rượu chè, không xì ke ma tuý, không số đề bia ôm… Nói cách khác, ông chẳng làm gì đáng chê, đáng trách.
Ông còn làm những việc đạo đức hơn cả những gì luật dạy: “Mỗi tuần tôi ăn chay hai lần” (Lc 18,12). Trước thời lưu đày Babilon, luật chỉ buộc mỗi năm ăn chay một lần vào dịp Lễ Xá Tội (x. Lv 23,27). Sau lưu đày, người ta đã thêm vào luật một lần ăn chay nữa để tưởng nhớ cảnh Giêrusalem bị tàn phá. Nhưng người biệt phái này tỏ ra rất đạo đức, mỗi tuần tự nguyện ăn chay thêm 2 lần vào ngày Thứ Hai và Thứ Năm (tức là 104 lần/năm) để đền bù những thiếu sót của dân tộc đối với lề luật (x. Tanila Hoàng Đắc Ánh, Bài giảng Chúa Nhật – Tin Mừng theo Thánh Luca, tr. 214). Chưa hết ông còn tự phụ kể lể: “Tôi nộp thuế Thập phân về hết mọi vật tôi mua” (x. Lc 18,12). Luật chỉ buộc dâng một phần mười lợi tức cho các thầy Lê-vi; trong khi đó, người Biệt phái này tình nguyện dâng một phần mười tất cả các thứ, kể cả các thứ ông mua được vốn không buộc phải dâng.
Như vậy, rõ ràng những điều ông làm là rất tốt, tốt hơn điều Thiên Chúa đòi hỏi. Ông là người giữ đạo rất mẫu mực, không có gì đáng chê trách. Có lẽ ông còn mẫu mực hơn nhiều người Công giáo chúng ta gấp bội.
Nhưng vì sao ông lại không đẹp lòng Thiên Chúa ? Vì sao Thiên Chúa không nhận lời cầu nguyện của ông ? Thưa vì 2 lý do:
- Lý do thứ nhất, vì ông đã tự mãn tự phụ và kể công trước mặt Thiên Chúa, như thể sự công chính ông đang có là nhờ vào công trạng của mình, và như thể Thiên Chúa mắc nợ ông, vì thế Thiên Chúa phải trả công, phải ban thưởng cho ông. Ông lầm tưởng rằng với công đức của mình, ông có thể mua được Nước Thiên Đàng.
- Lý do thứ hai là vì ông tự cao tự đại, cậy dựa vào công đức của mình mà khinh thường người khác. Đại khái ông đã vênh váo: “Lạy Chúa, con không giống như thằng thu thuế khốn nạn đáng sa hoả ngục, đang đứng cuối nhà thờ kia kìa! Chắc là Chúa thấy nó rồi đó”. Rõ là ông không hề biết đấm ngực mình mà chỉ đấm ngực người khác.
Như thế, động cơ của những việc đạo đức ông làm là để tỏ ra mình là người công chính, chứ không phải là do lòng yêu mến. Ông chẳng mến Chúa mà cũng chẳng yêu người. Chính vì thế mà khi ra về, chẳng những ông không được tha thứ mà còn mắc thêm tội: tội kiêu ngạo. Ngược lại, người thu thuế tội lỗi thì được tha thứ và được nên công chính.
2. Thái độ của người thu thuế như thế nào mà lại được Thiên Chúa tha thứ và được nên công chính ?
Có phải là do anh ta đã có nhiều công trạng đặc biệt không ? Có phải do anh ta là người đạo đức và bác ái không ? Hoàn toàn không ! Anh ta chẳng có công trạng gì, ngoài một “mớ tội” công khai. Bởi lẽ theo cái nhìn thời bấy giờ, tất cả những người thu thuế đều bị liệt vào hạng người tội lỗi công khai đáng khinh bỉ, hạng mọt dân bán nước, tiếp tay với ngoại bang bóc lột chính đồng bào của mình.... Vậy thì do đâu mà anh ta được nên công chính, như lời Chúa Giêsu quả quyết ở đoạn cuối Tin Mừng: “Người thu thuế được nên công chính, còn người pharisêu thì không” ? (x. Lc 18,14).
Do trước mặt Chúa, anh biết khiêm tốn nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Thể hiện qua các cử chỉ: đứng xa xa mà không dám tới gần cung thánh, cúi đầu, đấm ngực… Tất nhiên là đấm ngực chính mình, chứ không phải đấm ngực người khác như người Biệt phái. Hơn nữa, còn do anh biết giục lòng thống hối ăn năn một cách sâu xa, và tha thiết kêu xin lòng thương xót thứ tha của Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13). Chỉ với một lời cầu xin ngắn gọn, có thể nói được là ngắn gọn nhất, mà anh lại được trở nên công chính. Thế mới hay lời Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: “Phàm ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc 18,14).
3. Phần chúng ta thì sao ?
Chúng ta nên bắt chước thái độ của người nào khi chúng ta cầu nguyện ? Của người biệt phái hay của người thu thuế ? Có khi nào tôi rơi vào thái độ của người Pharisiêu không ?
Có đấy ! Đó những lúc tôi đã gân cổ tranh cãi với người khác: “Tao đúng, mày sai; tao có lý, mày vô lý”… Đó là những lúc tôi bỉu môi, lên tiếng chê bai những người mà tôi cho là xấu xa, đáng trách. Đó là những lúc tôi tự cao tự đại vì thấy mình hơn người nào đó về nhiều mặt: đẹp trai hơn, xinh gái hơn, học giỏi hơn, con nhà giàu có hơn, v.v...
Như vậy tôi chính là người Biệt phái đứng nghênh ngang trong Đền Thờ và khoe công trạng của mình với Chúa.
Chúa không cần những cái đấm ngực thình thịch “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Chúa cũng chẳng cần công trạng của tôi. Chúa chỉ cần tấm lòng khiêm nhường thống hối của tôi.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết khiêm cung để nhận ra mình cũng đầy những thói hư tật xấu, đầy lỗi tội, để hiểu và cảm thông với anh chị em mình hơn, nhất là để biết xin Chúa thứ tha và biết cất lời ngợi khen một mình Chúa là Thiên Chúa, là Đấng Thánh, ngàn trùng chí thánh. Amen.
Xin ở lại với con
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang.
21:58 21/10/2010
Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo, vậy mà hơn 2000 năm qua rồi, thế giới vẫn thiếu người tin vào Thiên Chúa, sống cho Thiên Chúa, tôn thờ Thiên Chúa.
Tại sao vậy, tại sao con người thời đại khó tin và bước đi theo Ngài? Có phải vì bởi đội ngũ chứng nhân không đủ sáng, còn thiếu mạnh hầu giúp mọi người suy phục Thiên Chúa, hay vì bởi theo Ngài là phải chịu quá nhiều thiệt thòi, mất mát, con đường bước theo Thiên Chúa thì quá hẹp, khiến nhân loại chần chờ, dè dặt, ngại ngần?
Không ai đáng thương bằng Thiên Chúa, Đấng yêu thương và hiến tế đến cùng mà vẫn không được đón nhận. Không cứ yêu là được đâu, yêu người tha thiết mà người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Phũ phàng thật đấy, Thiên Chúa đã sống, đã chết cho tình yêu lớn lao, vĩ đại thế nào mà dường như tình yêu ấy vẫn bị xem thường, phản bội.
Không phải Thiên Chúa khó thương nhưng đúng hơn thương Ngài rất khó. Thân phận phàm trần nhiều tham vọng, lắm yếu hèn không đủ sức theo Chúa đến cùng. Cho nên việc theo Ngài dở dang, việc làm chứng nhân uể oải cũng là lẽ thường tình.
Người ta vẫn tin vào Thiên Chúa, nhưng chỉ khi Thiên Chúa ban ơn. Nhân loại cầu khẩn van xin mà được nhận lời thì người người nườm nượp tin nhận. Theo Ngài mà mất tất cả, từ khước tất cả, cho đi tất cả thì thật chẳng dễ dàng. Dường như chả phải nhân loại không thể sống ví như không có Thiên Chúa, mà đúng hơn họ không thể sống nếu thiều trần gian. Cuối cùng, gian trần lại là chốn con người đặt kỳ vọng nhiều hơn cả. Nhất là đối với nền văn minh thực dụng ngày nay, người ta chỉ còn biết đến ăn chơi, hưởng thụ, có mấy ai quan tâm đến chính nghĩa, đạo đức. Chỉ biết kiếm sao cho được nhiều tiền, nhiều của, thoả đáp khát vọng đam mê, hưởng thụ cá nhân là đủ. Tâm linh, những vấn đề xoay quanh đời sống nội tâm như bị chết nghẹt. Cụm từ thờ phượng, tôn sùng, vâng phục Thiên Chúa nghe ra thật xa lạ.
Không biết Thiên Chúa, bất chấp lương tri, con người càng ngày càng dấn sâu vào vũng lầy đam mê, truỵ lạc, tội lỗi. Làm thế nào để rao giảng một Thiên Chúa công chính và yêu thương. Trong khi con người chỉ biết đến hưởng thụ, thì làm sao Thiên Chúa của thập giá có thể được rao giảng? Giữa một lối sống trác táng, sa đoạ, làm sao Thiên Chúa của tình thương và sự tha thứ, đợi chờ được đón nhận? Chỉ khi nào vật chất, bạc tiền là vô nghĩa, thì Thiên Chúa của quyền năng và ơn cứu độ mới dám hy vọng được đón nhận.
Vậy đó, Đấng Tạo Hoá và trao ban sự sống lại trở thành “người đã chết”. Mấy ai còn tin vào Thiên Chúa giữa thiên niên kỷ này, mà họ chỉ tin vào khả năng và tài chính của họ thì đúng hơn.
Thiên Chúa lại luôn luôn thinh lặng, Ngài như bất lực trước những biến cố của thời đại, khi mà sức mạnh sự dữ đang ngày một lớn dần chiếm lãnh địa cầu. Phải làm một điều gì đó cho Thiên Chúa sống và được lớn lên giữa lòng thế giới. Vì bởi niềm tin vào Thiên Chúa như không còn nữa giữa thế giới ngập tràn sa đọa, thối nát, tội lỗi và bất công này. Cái đáng sợ nhất là sự chai lỳ của một lương tâm sơ cứng, vô cảm, không còn biết trắc ẩn trước những thống khổ tột cùng của đồng loại. Thiên Chúa đã chết, tha nhân cũng đã chết trong lòng thế giới, chỉ có tiền tài, vật chất, tham vọng và hưởng thụ là sống.
Hình như con người không chết mà đúng hơn con tim, lương tri họ chết trước hạn định. Đã không ít người bỏ cuộc, lìa bỏ Thiên Chúa mà chạy theo danh vọng, bạc tiền, người ta bán luôn cả Thiên Chúa, loại trừ Ngài xuống hàng thứ yếu nữa kìa. Đỉnh cao khát vọng con người chính là niềm đam mê, hưởng thụ, chứ không phải là nỗi khát khao cho danh Chúa cả sáng và Nước Cha hiển trị nữa.
Người nghèo cần Thiên Chúa nhưng ngày nay người giàu cũng cần. Thế giới nghèo niềm tin, sự tín thác vào quyền năng và sự tha thứ của Thiên Chúa biết bao. Nhân loại bệnh hoạn niềm tin, lòng mến thì lấy đâu ra ân sủng, bình an mà trao hiến lại cho người. Thế giới đang đi vào ngõ cụt, nhân loại tìm về cõi chết và con người tự khiến mình diệt vong.
Hơn bao giờ hết, ngày nay con người cần Thiên Chúa. Chỉ có sự công chính của Ngài mới có thể làm cho thế giới biến đổi và thế mới dám kỳ vọng ngày càng có nhiều người truy tìm Thiên Chúa.
Lạy Chúa, cảm ơn Chúa đã trao cho chúng con bổn phận truyền giáo, bổn phận phải can đảm, quảng đại lên đường chia sẻ kinh nghiệm sống, chết vì niềm tin. Con nhất định phải làm được một điều gì đó cho Thiên Chúa, nhỏ bé thôi chẳng hạn nhưng với lòng yêu mến, để cầu nguyện cho công cuộc của Ngài. Ngày nay thế giới như chả còn mấy ai quan tâm đến Thiên Chúa, niềm tin vào Ngài ví như muối đổ biển. Con đã chẳng thể làm được điều gì cho danh Ngài, vì con cũng bất toàn, mỏng dòn, dễ vỡ như vậy. Xin Ngài hãy ở lại với con, trời đã xế chiều, thời gian đã kết thúc. Xin ở lại với con, xin Ngài hãy ở lại với con cho con được đầy Chúa mà không còn sợ một ai có thể đang tâm cướp mất. Có như vậy con mới dám kỳ vọng chóng trở nên chứng nhân Thiên Chúa giữa lòng Giáo Hội, bằng quả tim biết trao hiến, biết yêu thương.
Tại sao vậy, tại sao con người thời đại khó tin và bước đi theo Ngài? Có phải vì bởi đội ngũ chứng nhân không đủ sáng, còn thiếu mạnh hầu giúp mọi người suy phục Thiên Chúa, hay vì bởi theo Ngài là phải chịu quá nhiều thiệt thòi, mất mát, con đường bước theo Thiên Chúa thì quá hẹp, khiến nhân loại chần chờ, dè dặt, ngại ngần?
Không ai đáng thương bằng Thiên Chúa, Đấng yêu thương và hiến tế đến cùng mà vẫn không được đón nhận. Không cứ yêu là được đâu, yêu người tha thiết mà người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Phũ phàng thật đấy, Thiên Chúa đã sống, đã chết cho tình yêu lớn lao, vĩ đại thế nào mà dường như tình yêu ấy vẫn bị xem thường, phản bội.
Không phải Thiên Chúa khó thương nhưng đúng hơn thương Ngài rất khó. Thân phận phàm trần nhiều tham vọng, lắm yếu hèn không đủ sức theo Chúa đến cùng. Cho nên việc theo Ngài dở dang, việc làm chứng nhân uể oải cũng là lẽ thường tình.
Người ta vẫn tin vào Thiên Chúa, nhưng chỉ khi Thiên Chúa ban ơn. Nhân loại cầu khẩn van xin mà được nhận lời thì người người nườm nượp tin nhận. Theo Ngài mà mất tất cả, từ khước tất cả, cho đi tất cả thì thật chẳng dễ dàng. Dường như chả phải nhân loại không thể sống ví như không có Thiên Chúa, mà đúng hơn họ không thể sống nếu thiều trần gian. Cuối cùng, gian trần lại là chốn con người đặt kỳ vọng nhiều hơn cả. Nhất là đối với nền văn minh thực dụng ngày nay, người ta chỉ còn biết đến ăn chơi, hưởng thụ, có mấy ai quan tâm đến chính nghĩa, đạo đức. Chỉ biết kiếm sao cho được nhiều tiền, nhiều của, thoả đáp khát vọng đam mê, hưởng thụ cá nhân là đủ. Tâm linh, những vấn đề xoay quanh đời sống nội tâm như bị chết nghẹt. Cụm từ thờ phượng, tôn sùng, vâng phục Thiên Chúa nghe ra thật xa lạ.
Không biết Thiên Chúa, bất chấp lương tri, con người càng ngày càng dấn sâu vào vũng lầy đam mê, truỵ lạc, tội lỗi. Làm thế nào để rao giảng một Thiên Chúa công chính và yêu thương. Trong khi con người chỉ biết đến hưởng thụ, thì làm sao Thiên Chúa của thập giá có thể được rao giảng? Giữa một lối sống trác táng, sa đoạ, làm sao Thiên Chúa của tình thương và sự tha thứ, đợi chờ được đón nhận? Chỉ khi nào vật chất, bạc tiền là vô nghĩa, thì Thiên Chúa của quyền năng và ơn cứu độ mới dám hy vọng được đón nhận.
Vậy đó, Đấng Tạo Hoá và trao ban sự sống lại trở thành “người đã chết”. Mấy ai còn tin vào Thiên Chúa giữa thiên niên kỷ này, mà họ chỉ tin vào khả năng và tài chính của họ thì đúng hơn.
Thiên Chúa lại luôn luôn thinh lặng, Ngài như bất lực trước những biến cố của thời đại, khi mà sức mạnh sự dữ đang ngày một lớn dần chiếm lãnh địa cầu. Phải làm một điều gì đó cho Thiên Chúa sống và được lớn lên giữa lòng thế giới. Vì bởi niềm tin vào Thiên Chúa như không còn nữa giữa thế giới ngập tràn sa đọa, thối nát, tội lỗi và bất công này. Cái đáng sợ nhất là sự chai lỳ của một lương tâm sơ cứng, vô cảm, không còn biết trắc ẩn trước những thống khổ tột cùng của đồng loại. Thiên Chúa đã chết, tha nhân cũng đã chết trong lòng thế giới, chỉ có tiền tài, vật chất, tham vọng và hưởng thụ là sống.
Hình như con người không chết mà đúng hơn con tim, lương tri họ chết trước hạn định. Đã không ít người bỏ cuộc, lìa bỏ Thiên Chúa mà chạy theo danh vọng, bạc tiền, người ta bán luôn cả Thiên Chúa, loại trừ Ngài xuống hàng thứ yếu nữa kìa. Đỉnh cao khát vọng con người chính là niềm đam mê, hưởng thụ, chứ không phải là nỗi khát khao cho danh Chúa cả sáng và Nước Cha hiển trị nữa.
Người nghèo cần Thiên Chúa nhưng ngày nay người giàu cũng cần. Thế giới nghèo niềm tin, sự tín thác vào quyền năng và sự tha thứ của Thiên Chúa biết bao. Nhân loại bệnh hoạn niềm tin, lòng mến thì lấy đâu ra ân sủng, bình an mà trao hiến lại cho người. Thế giới đang đi vào ngõ cụt, nhân loại tìm về cõi chết và con người tự khiến mình diệt vong.
Hơn bao giờ hết, ngày nay con người cần Thiên Chúa. Chỉ có sự công chính của Ngài mới có thể làm cho thế giới biến đổi và thế mới dám kỳ vọng ngày càng có nhiều người truy tìm Thiên Chúa.
Lạy Chúa, cảm ơn Chúa đã trao cho chúng con bổn phận truyền giáo, bổn phận phải can đảm, quảng đại lên đường chia sẻ kinh nghiệm sống, chết vì niềm tin. Con nhất định phải làm được một điều gì đó cho Thiên Chúa, nhỏ bé thôi chẳng hạn nhưng với lòng yêu mến, để cầu nguyện cho công cuộc của Ngài. Ngày nay thế giới như chả còn mấy ai quan tâm đến Thiên Chúa, niềm tin vào Ngài ví như muối đổ biển. Con đã chẳng thể làm được điều gì cho danh Ngài, vì con cũng bất toàn, mỏng dòn, dễ vỡ như vậy. Xin Ngài hãy ở lại với con, trời đã xế chiều, thời gian đã kết thúc. Xin ở lại với con, xin Ngài hãy ở lại với con cho con được đầy Chúa mà không còn sợ một ai có thể đang tâm cướp mất. Có như vậy con mới dám kỳ vọng chóng trở nên chứng nhân Thiên Chúa giữa lòng Giáo Hội, bằng quả tim biết trao hiến, biết yêu thương.
Nâng lên và hạ xuống
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
23:20 21/10/2010
CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN C
A. DẪN NHẬP
Trong các bài Tin mừng của các Chúa nhật trước, Đức Giêsu đã dạy các tông đồ phải cầu nguyện với lòng tin tưởng, biết ơn và kiên trì. Chúa nhật này Ngài còn tiếp tục dạy các ông phải cầu nguyện trong tinh thần khiêm nhường và thống hối, vì Thiên Chúa luôn tỏ ra thương yêu những người công chính và nghèo hèn bé mọn. Để nói lên tư tưởng ấy, Đức Giêsu đã đưa ra dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế lên Đền thờ cầu nguyện.
Trong khi cầu nguyện hai người có hai thái độ khác nhau và trái ngược nhau. Người biệt phái tự mãn khoe khoang những việc tốt lành của mình. Ông ta nghĩ rằng nhờ có những việc tốt ấy mà Thiên Chúa phải ban cho ông ơn cứu chuộc, lại còn tỏ ra khinh miệt người thu thuế tội lỗi nữa. Ngược lại, người thu thuế không có gì để khoe khoang. Ông biết ông là một tội nhân, ông nói ít lời, nhưng thái độ của tâm hồn ông đã làm đẹp lòng Chúa. Lời cầu nguyện khiêm nhường của ông làm cho ông nhận được ơn tha thứ.
Qua dụ ngôn này, ta nhận thấy, mặc dù người biệt phái này thích khoe khoang những công đức của mình, lại còn khinh dể người khác, nhưng cái sai trái lớn của ông là ông tự cho mình làm được mọi sự mà không cần đến ân sủng và sự tha thứ của Thiên Chúa. Còn người thu thuế nhận thấy mình thiếu thốn, chỉ biết phó thác cho lòng thương xót của Chúa, kêu xin với lòng khiêm nhường, ông đã được Chúa nhận lời ban ơn tha thứ. Đúng là:
Muôn đời Chúa cự kiêu căng,
Và người khiêm nhượng Chúa hằng ban ơn.
(Gc 4,6)
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Hc 35,15b-17.20-22a
Chúa nhận lời kêu xin của kẻ nghèo hèn. Đây là chủ đề của đoạn sách Huấn ca này. Trong một xã hội, tiền bạc và quyền lực là tất cả, “dân nghèo” không có cơ may. Nhưng bài đọc 1 hôm nay khẳng định Thiên Chúa đối xử tử tế với hết mọi người. Ngài không thiên vị người giầu có và quyền thế. Ngài lắng nghe lời cầu nguyện khiêm nhường của người công chính và bé mọn, vì Ngài là thẩm phán công minh và là người Cha nhân hậu.
+ Bài đọc 2 : 2Tm 4,6-8.16-18
Thánh Phaolô đang bị cầm tù ở Rôma. Ngài biết cuộc đời của mình sắp được kết liễu. Trong thư gửi cho Timôthêô, Ngài đã nói lên những suy nghĩ rất lạc quan:
- Ngài sung sướng vì mình như một vận động viên sắp về tới đích vì ngài đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho việc rao giảng Tin mừng.
- Ngài cảm tạ Chúa vì đã ban sức mạnh cho ngài được vượt qua những gian lao thử thách phải chịu. Ngài còn nôn nóng mong chờ ngày ngài được gặp lại Đấng mà ngài đã dành trọn cuộc đời mà phục vụ.
- Cái chết của ngài sẽ là một lễ tế dâng cho Chúa và ngài đón chờ vinh quang Chúa sắp ban cho ngài.
+ Bài Tin mừng: Lc 18,9-14
Bài Tin mừng đưa ra hai mẫu người đối lập nhau về thái độ sống:
a) Người biệt phái: Ông này tự mãn khoe khoang những việc tốt của mình: không có tội gì cả, lại còn ăn chay, dâng cúng 1/10 lợi tức cho Chúa… Ông ta nghĩ rằng nhờ có những việc tốt ấy mà Thiên Chúa phải ban cho ông ta ơn cứu chuộc. Thực ra, ông ta không có lòng yêu Chúa, chỉ khoe khoang công lênh của mình và Chúa phải yêu thương cũng như ban thưởng cho ông.
b) Người thu thuế: Người này cũng chẳng có gì để khoe khoang, anh chẳng có lễ vật gì dâng lên Chúa mà chỉ có tình yêu. Anh biết anh chỉ là một tội nhân, vì thế anh phó thác mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Anh chỉ nói ít lời: ”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Thái độ khiêm nhường của anh làm đẹp lòng Chúa và được nhận lời.
Sau cùng Đức Giêsu kết luận: Chúa không nhận lời cầu xin của người biệt phái mà chỉ nhận lời cầu xin của người thu thuế vì “ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Ai hạ mình xuống ?
I. DỤ NGÔN NGƯỜI BIỆT PHÁI VÀ NGƯỜI THU THUẾ
1. Hai mẫu người trái ngược nhau
Dụ ngôn nói về người biệt phái và thu thuế lên đền thờ cầu nguyện: thái độ của người biệt phái tự mãn về chính mình, về sự thánh thiện của chính mình; còn thái độ của người thu thuế, tuy là một tội nhân, nhưng biết tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Kết quả: một người bị từ chối, một người được chấp nhận. Dụ ngôn này nêu lên hai nhân vật đặc biệt có tính cách tương phản để nói lên hai thái độ khác biệt khi cầu nguyện.
a) Người biệt phái
Biệt phái thuộc nhóm Pharisêu, bắt nguồn từ nhóm người đạo đức (Hassidin) có từ thời Maccabê. Những người này sống tách biệt thành những cộng đoàn nhỏ để nên thánh. Họ chuyên cần suy niệm Lời Chúa và tuân giữ tỉ mỉ mọi lề luật thành văn cũng như truyền khẩu. Họ tin linh hồn bất tử, tin có sự sống lại, tin Thiên Chúa là Đấng thông suốt duy nhất. Nhưng họ lại quá bảo thủ những tập tục truyền thống của cha ông hơn cả Thánh Kinh. Họ thi hành luật quá đến câu nệ vào hình thức, giữ từng nét, mà thiếu hẳn Đức Ai. Đức Kitô đã không tiếc lời phê phán họ (Mt 23,13t; Lc 11,39; Mc 12,38t).
b) Người thu thuế
Họ là những người cộng tác với đế quốc Rôma, thu thuế của người Do thái nộp cho người Rôma. Họ thường hà khắc để thủ lợi, để làm giầu cho bản thân mình. Hạng người này bị người Do thái căm ghét, khinh bỉ, coi họ là những tội nhân ngang hàng với gái điếm, cần phải tránh xa.
2. Hai người lên đền thờ cầu nguyện
a) Đền thờ Giêrusalem
Đền thờ là nơi cầu nguyện, có tầm quan trọng đối với người Do thái. Người ta tụ tập ở Đền thờ vào những ngày sabát, ngày lễ, ngày chay để nghe Thánh Kinh, hát thánh vịnh và cầu nguyện. Tuy nhiên, mỗi người cũng có thể đến đó vào những lúc khác.
Có lẽ người biệt phái và người thu thuế đã lên Đền thờ cầu nguyện vào buổi sáng hay buổi chiều. Cùng với các tín hữu khác, họ đến tham dự nghi thức tha tội được cử hành mỗi ngày hai lần trong Đền thờ.
b) Người biệt phái cầu nguyện
Người biệt phái đứng riêng một mình mà cầu nguyện. Ông không muốn đứng gần những người dân thường, sợ mắc phải nhơ uế cuả họ. Ông đứng thẳng người giống người Do thái quen làm khi cầu nguyện.
Lời nguyện của người biệt phái trước hết là một lời tạ ơn, tiếp theo đó là danh sách những thói hư tật xấu mà ông không hề phạm và cuối cùng là bản báo cáo thành tích vẻ vang của ông: chẳng những ông đã làm các việc đạo đức như Luật buộc, như ăn chay mỗi năm vào dịp lễ Xá Tội, nộp 1/10 lợi tức cho Đền thờ, mà ông còn tự nguyện làm những việc đó ở mức độ cao hơn, như ăn chay một tuần hai lần, nộp cho Đền thờ 1/10 tiền mua sắm mọi vật mình sử dụng.
Xét ra, bảng liệt kê công trạng của ông không có gì sai. Ông thật là con người đúng mức, một con người hoàn hảo, không có gì đáng chê trách, một tín đồ trung thành với Lề luật, một mẫu gương tuyệt vời. Đây là một lời cầu nguyện mà nhiều người Do thái thời ấy mơ ước. Chúng ta thấy ông không xin gì cho bản thân mình, nhưng chỉ là lời tạ ơn.
Chỉ tiếc có một điều là ông quá tự kiêu tự mãn nên bao việc lành phúc đức của ông theo “cái tôi” bèo bọt của mình mà trôi ra sông biển hết, lại còn có thái độ khinh bỉ người khác nữa: ”Vì con không như bao người khác: tham lam, bất chính, ngọai tình, hoặc như tên thu thuế kia”(Lc 18.11). Nếu ông biết nhìn vào mình và đối chiếu với Đức Kitô thì ông không dám có thái độ ấy.
Còn một cái sai lầm nữa của ông là ở chỗ ông không nhận ra sự công chính là ân huệ Chúa ban (Pl 3,9) chứ không phải tự ông mà có, tự ông tuân giữ hoàn hảo các lề luật được. Chính khi tự mãn thiếu khiêm tốn, và nhận sự công chính ấy là của riêng mình thì ngay lúc đó, ông đã mất ơn nghĩa với Chúa và không còn công chính nữa.
c) Người thu thuế cầu nguyện
Người thu thuế cũng đến Đền thờ cầu nguyện. Anh ý thức rằng mình làm cái nghề không tốt đẹp, ai cũng ghét, bị cho là giáo gian, đi cộng tác làm lợi cho ngoại bang. Anh tự cho mình là một tội nhân, ngang hàng với gái điếm (x. Mt 21,31-32). Có lẽ anh đã nghe thấy lời cầu nguyện của người biệt phái (“hay như người thu thuế kia”), nên anh khỏi cần cáo tội mình, anh chỉ đặt mình trước mặt Thiên Chúa, cúi đầu xuống, đấm ngực ăn năn: ”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Điều anh khao khát là được Thiên Chúa tha thứ và được làm hòa với anh em, nhưng anh chỉ đứng xa xa vì thấy mình hoàn toàn bất xứng. Ngay lúc đó, anh đã trở nên công chính bên trong. Chính tâm tình ấy mà Chúa đã nhìn xuống và làm cho anh nên công chính.
d) Kết quả sau lời cầu nguyện
Sau khi đưa ra hai thái độ cầu nguyện của người biệt phái và thu thuế, thì Đức Giêsu đã phê cho một câu: ”Người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không”(Lc 18,14). Đức Giêsu muốn nói, lời cầu nguyện của người thu thuế với thái độ khiêm tốn và thống hối nên được ơn nghĩa với Thiên Chúa và được ơn tha thứ; còn lời cầu nguyện của người biệt phái với thái độ tự mãn thiếu lòng khiêm tốn và hoán cải, vì ông chỉ để ý đến sự công chính của riêng mình nên không được ơn nghĩa gì trước mặt Chúa và không được tha thứ. Người biệt phái này tuy tốt về phương diện không sai lỗi luật, nhưng ông không nhận ra rằng những ân tứ ông đang có là do Chúa ban cho chứ không phải tự ông mà có. Cái sai lầm của ông ở chỗ ông không nhận ra sự công chính là một ân huệ của Chúa ban, nên ông đã tự mãn về sự công chính của ông.
Chúa đã tha thứ cho người thu thuế, còn người biệt phái thì không “vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Mt 18,14). Người ta thường nói: ”Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Người phàm còn biết tha thứ cho kẻ hối lỗi, huống chi Thiên Thiên Chúa tốt lành vô cùng lại không sao ? Nhiều lần, Đức Giêsu bày tỏ cho chúng ta biết: Thiên Chúa như Mục tử nhân lành, bỏ mọi sự đi tìm chiên lạc; như người Cha đầy lòng thương xót, vui mừng đón rước và mở tiệc ăn mừng đứa con đi hoang trở về (x. Lc 15).
II. THÁI ĐỘ PHẢI CÓ KHI CẦU NGUYỆN
1. Phải thống hối
Trong khi cầu nguyện chúng ta phải làm 4 việc: thờ lạy, cám ơn, xin ơn và thống hối. Ta thường quên việc sau cùng này, nên hay đến với Chúa với tâm tình của người biệt phái. Trái lại, người thu thuế thì nhìn rõ trình trạng tội lỗi, bê bối của mình. Anh ta không quan tâm cái gì khác ngoài việc thấy rõ khoảng cách giữa tình trạng xấu xa với tình trạng lành thánh. Dù biết vậy, nhưng anh ta vẫn cố gắng kiên trì vươn lên, đồng thời chỉ còn biết van nài lòng thương xót của Chúa giúp sức mà thôi. Chính thái độ và cung cách đó của anh ta, lại được Chúa tha thứ và thương yêu. Nhận thấy mình tội lỗi, tìm cầu ơn tha tội và kêu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, đó chính là khởi điểm cho cuộc sống mới.
Truyện: Qủi không sám hối.
Một hôm có một tên quỉ kia chạy đến trước mặt Thiên Chúa mà thưa rằng:”Tôi thấy Chúa đối xử không công minh chút nào”! Chúa liền hỏi nó rằng:”Tại sao ngươi dám bảo Ta đối xử không công bằng”? Bấy giờ tên quỉ mới đáp:”Chúa thấy đó, loài người phạm rất nhiều tội to lớn, và mỗi tội chúng đều phạm đi phạm lại nhiều lần. Thế mà lần nào Chúa cũng tha thứ cho chúng và con ban hạnh phúc Thiên đàng đời đời cho chúng. Còn chúng tôi chỉ phạm tội có một lần duy nhất. Thế mà Chúa không khi nào tha thứ mà còn phạt chúng tôi phải xuống hỏa ngục muôn đời. Như vậy chẳng phải là Chúa đối xử thiên vị và bất công lắm hay sao” ? Bấy giờ Chúa mới ôn tồn nói:”Loài người có phạm tội đi với Ta thật, và vì yếu đuối mà chúng đã phạm đi phạm lại nhiều lần thật. Nhưng sau mỗi lần phạm tội, chúng đều biết hồi tâm sám hối và xin Ta tha tội cho. Còn lũ quỉ các ngươi, có bao giờ các ngươi hồi tâm sám hối và xin Ta tha tội cho chưa”? Nghe thấy sám hối và xin tha tội, tên quỉ liền thét lên rằng: ”Ma qủi chúng tôi không đời nào chấp nhận thái độ hèn hạ là sám hối và xin ai tha tội cho cả”. Nói thế rồi quỉ liền cong đuôi chạy mất.
2. Cầu nguyện là đặt mình trước mặt Chúa
Cầu nguyện không phải là lúc chúng ta đem mình so sánh với người khác, hay kể lể công trạng, nhưng là đặt mình trước sự thánh thiện và công minh của Thiên Chúa, như lời chia sẻ của thánh Phaolô với giáo đoàn Côrintô:”Phần tôi, tôi không mảy may bận tâm về việc anh em hay phiên tòa nhân loại nào xét xử, mà ngay tôi, tôi cũng không xét xử chính mình nữa. Vì cho dù trước lương tâm, tôi không thấy có gì, nhưng không phải cứ thế là tôi được giải án tuyên công. Đấng xét xử tôi, chính là Chúa (1Cr 4,3-4). Chỉ khi chúng ta đặt mình trước ánh sáng của Thiên Chúa, chúng ta mới thấy rõ sự bất toàn, và thiếu thốn của mình, nhờ đó, chúng ta mới có thể mở lòng mình đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.
Cầu nguyện còn là mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa. Cầu nguyện là giây phút chúng ta nhìn lại, để nhận rõ con người yếu đuối của mình. Chúng ta cần biết những thiếu thốn của mình, để có thể mở lòng đón nhận tình yêu tha thứ của Thiên Chúa. Tin mừng ghi lại: ”Người thu thuế đứng đàng xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng:”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Người thu thuế đã không dám ngước mắt lên, vì anh ta biết mình là kẻ có tội, vì thế anh ta cũng biết rõ mình cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Người thu thuế đã kêu cầu đến lòng thương xót của Thiên Chúa, và anh đã được Thiên Chúa xót thương.
3. Cầu nguyện không chỉ là tạ ơn
Xem thái độ cầu nguyện của người biệt phái, ta thấy ông ta rất tự hào và tự mãn. Ông ta đem cái kho công nghiệp của ông để trình bầy cho Chúa. Nhưng khốn nỗi, cái kho đó lớn quá đến độ nó ngăn cách ông với Chúa, nó không cho ông thấy được Ngài nữa mà chỉ còn thấy chính mình. Có nhiều chữ tôi trong lời cầu nguyện của ông. Tôi thế này, tôi thế nọ, tôi không như thế này, không như người khác. Rốt cuộc, ông biệt phái lại là người quay vào mình, ông ngắm nghía vẻ đẹp của ông trước Thiên Chúa. Ông khép lại trên chính mình, dù chúng ta tưởng ông đã mở ra khi nói: ”Lạy Thiên Chúa, con tạ ơn Ngài”. Tạ ơn thực sự là nhìn nhận mọi sự mình làm được đều do ơn Chúa ban. Tạ ơn là quay về với Thiên Chúa, nhìn nhận Ngài là Nguồn mạch, là Trung tâm, là Sức sống của cả đời mình, của những việc tốt mình làm được.
Ông biệt phái đã không tạ ơn thực tâm, vì ông quay vào mình, coi mình là trung tâm, là tác giả mọi điều tốt đẹp ông đã làm. Như thế Thiên Chúa là một người thừa, hay cùng lắm chỉ là một người mà ông đến gặp để kể công và đòi nợ. Thiên Chúa phải trả cho ông Nước Trời vì ông đã có công. Người biệt phái không xin Chúa điều gì, bởi vì ông không thấy mình thiếu gì cả. Thiên Chúa chẳng thể cho ông điều gì, vì ông đã đầy ắp. Vì tự mãn, nên ông mất đi một khả năng quan trọng, đó là mở ra để đón nhận Thiên Chúa vào đời mình (Augustine).
4. Cầu nguyện với thái độ khiêm nhường
Tục ngữ ta có câu: ”Cái thùng trỗng thì kêu to” hoặc “Biết ít thì khoe khoang, biết nhiều thì khiêm tốn”. Thêm một danh nhân có nói đại ý: người khiêm tốn là người sáng suốt vì biết mình và biết người, còn người kiêu căng thì ngược lại… Vũ trụ thế giới có biết bao điều kỳ lạ. Càng sống, càng học ta phải nhận ra mình còn “dốt”, vì hiểu biết thì hạn hẹp, so với cả thế giới thì chẳng nghĩa lý gì. Huống chi là dám kể công với Chúa, Đấng sáng tạo vũ trụ muôn vật thì quả là một sai lầm biết bao !
Cầu nguyện không phải là dâng kiến nghị đòi hỏi, nhưng là cậy trông và phó thác vào Chúa Quan phòng, đại lượng vô song, khôn ngoan vô cùng. Sau nữa, khi cầu nguyện ta không được tự cho mình là hơn kẻ khác. Ta phải luôn nhớ rằng ta thuộc về đoàn lũ đông đảo những kẻ có tội, được Con Thiên Chúa đổ máu ra trên thập giá để cứu chuộc cho. Người tự cao tự đại không thể cầu nguyện được. Cửa thiên đàng hẹp và thấp, chỉ qùi xuống bằng đầu gối, mới vào được.
Truyện: Hãy qùi gối xuống
Tại đền thờ thánh Phêrô ở Rôma, có một bức tượng Chúa chịu nạn do Thorvaldsen (1770-1844), nhà điêu khắc Đan mạch nổi tiếng thực hiện. Ngày kia, một du khách đến viếng bức tượng. Ông ta nhìn mãi, rồi lắc đầu nói:
- Tôi nghe đồn bức tượng này nổi tiếng là đẹp lắm. Nhưng tôi chả thấy gì là đẹp cả.
Một người quì sau lưng ông, nói:
- Ông phải qùi xuống mới thấy đẹp.
Ông du khách quì gối xuống. Bây giờ ông mới khám phá ra vẻ đẹp lôi cuốn của bức tượng Chúa chịu nạn.
Muốn đến gần Chúa, muốn được Chúa dủ tình thương xót, ta cũng phải qùi gối xuống mà van xin.
III. KHIÊM NHƯỜNG TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
1. Nết xấu hàng đầu: Kiêu ngạo
Trong kinh bảy mối tội đầu, ta đọc thấy ngay: Cải tội bảy mối có bảy đức, thứ nhất khiêm nhường chớ kiêu ngạo”. Qua đó ta thấy kiêu ngạo là nết xấu làm đầu mà không ai tránh được, kẻ nhiều người ít vì nó đã thâm căn cố đế vào trong con người ta.
Liền sau khi con người phản bội, Thiên Chúa hiện đến chỉ vào mặt:
- Hỡi người, hãy nhớ mình xuất thân là một hạt bụi (St 11,19).
Đã là một hạt bụi thì chớ nên tự cao tự đại.
Thế nhưng, người đời mấy ai còn nhớ tới lời dặn bảo của Thiên Chúa !
Tính kiêu căng rõ là một chứng bệnh gia truyền nan trị. Nó nan trị vì nó bắt nguồn từ tính TỰ ÁI.
Tự ái, ích kỷ, ngu muội, là ba chứng bệnh nguy hiểm mà nhà Phật gọi là Tham, Sân, Si.
THAM là vì ích kỷ.
SÂN là vì tự ái.
SI vì ngu muội.
Trong ba chứng bệnh nói đây thì SÂN là khó diệt hơn cả. Bởi vì tự ái là một thói xấu sống dẻo dai bậc nhất, đến nỗi thánh Phanxicô Salêsiô phải nói: ”Nó chỉ ngưng hoạt động 15 phút sau khi tôi chết”.
Nếu nói rằng kiêu ngạo có nguy hiểm gì đâu, làm gì bằng tội giết người ? Nhưng thực sự nó nguy hiểm nhất trong các tội, vì nó làm hỏng các tính tốt và làm phát sinh ra các tính xấu khác. Người kiêu ngạo xem mình là trung tâm điểm, thay thế cho Thiên Chúa. Họ quay ra thờ ngẫu thần: đó là họ tôn thờ chính mình. Họ không coi Chúa là trung tâm điểm nữa. Tha nhân không là gì khác mà chỉ là những diễn viên trong một vở kịch, mọi người phải lo phục vụ cho riêng họ. Họ trở nên tự tôn tự đại, muốn cho mọi người để ý đến mình, họ tự tạo ra những hàng rào ngăn cách, tạo ra giai cấp, những chênh lệch trong xã hội, tạo ra xung khắc giữa người này người khác, dân này với dân khác, nước này với nước khác, kỳ thị da trắng da đen…
Họ coi thế giới như là của riêng mình. Mình có thể dùng khoa học để điều khiển được tất cả theo ý mình. Con người có thể tự tạo ra được hạnh phúc, biến thế giới này thành thiên đàng. Họ loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài để thành lập một thứ tôn giáo mới, trong đó con người được tôn thờ chứ không phải là Thiên Chúa nữa.
2. Tính tốt hàng đầu: Khiêm nhường
Ai cũng thích người khiêm nhường, ai cũng ca tụng đức khiêm nhường, nhưng ít người thực hiện được đức khiêm nhường, thậm chí lại có người đả kích tính khiêm nhường. Môn phái của triết gia Nietzsche nói thẳng thừng:”Khiêm nhường là đức tính của kẻ nô lệ”.
Sự thật thì Khiêm nhường tức là hiểu biết mình, là can đảm nhìn thẳng vào sự thật. Vì thiếu can đảm nhìn thẳng vào sự thật, nên người ta ai cũng sợ mình, và sợ mình hơn hết. Kẻ mà tôi tìm cách tránh né nhất là … chính mình tôi. Cần phải là người quân tử mới dám đối thoại với mình. Cuộc đối thoại với chính mình là cuộc đối thoại hồi hộp nhất, dễ sợ nhất. Nhiều lúc bi đát, đắng cay, xỉ nhục vô cùng cho tính tự ái. Nhưng tôi cần nó để tự giác và sống làm người.
Đức Khổng Tử đã nói:”Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri tức tri dã”: Cái gì biết thì cho là biết, cái gì không biết thì chịu là không biết, ấy là biết vậy.
Người ta thường nói: ”Cao nhân tức hữu cao nhân trị” hay “Bảy mươi còn học bảy mốt”, đã cho thấy rằng dù ta có giỏi đến đâu cũng có người giỏi hơn. Ta phải tự thấy rằng mình chưa biết, trình độ mình còn kém thì ta mới có thể thâu nhận những lời dạy bảo của người khác, có như thế ta mới tiến bộ và có thể hiểu biết mình nhiều hơn được. Nhà tư tưởng Blaise Pascal nói rất đúng:”Tôi chỉ biết một điều là tôi chẳng biết gì cả”. Nói như thế có vẻ cường điệu, nhưng nó nói lên sự hiểu biết hạn hẹp của con người đối với ngoại vật, nhất là đối với chính mình.
Tâm tính người đời bất cứ ai làm việc gì thường muốn như ngọn hải đăng, càng đặt lên cao, càng chiếu rọi ra xa, nhưng đồng thời chung quanh dưới chân hải đăng tối tăm mờ mịt. Vì thế, một vị Linh mục dòng Tên nói:”Đức khiêm nhường của người công giáo không phải là ngọn hải đăng, nhưng là một ngọn đèn giấu kín giữa bản thân, nó có sức chiếu sáng khắp cùng thân thể, thấu ra bên ngoài, không nơi nào không có ánh sáng”.
Theo tâm lý chung của con người, thì người ta thích là con công hay múa hơn là một con sò im lìm dưới đáy biển. Con công có bộ lông thật đẹp để làm cảnh cho thiên hạ. Suốt ngày con công chỉ biết múa để mua vui cho thiên hạ:
Con công hay múa,
Nó múa làm sao ?
Nó rụt cổ vào,
Nó xòe cánh ra…
Con công chỉ có một công dụng là múa để làm trò cho thiên hạ, ngoài ra không dùng vào được việc gì. Trái lại, con sò tuy im lìm sống dưới đáy biển, không mấy người trông thấy nó, nhất là không bao giờ trông thấy diện mạo cuả nó, nhưng thịt của nó là một món ăn tốt, thơm ngon. Nhất là… đôi khi nó ngậm một hòn ngọc trai ! Con sò mà ngậm hạt trai thì quí hóa biết bao, bao nhiêu con công cũng không sánh kịp.
Đức Hồng y Mercier kể: Cuộc chiến tranh xong, lần thứ nhất gặp thống chế Foch tôi vui mừng bắt tay và nói: ”Chào vị tướng lỗi lạc, đã làm vẻ vang nhân lọai”. Nhưng thống chế giơ tay lên, phân bua và nói: ”Thưa Đức Hồng y, chúng tôi chỉ là khí cụ mù quáng trong tay Thiên Chúa”.
Càng thánh thiện càng phải khiêm nhường và phải khiêm nhường thật lòng. Benjamin Franklin đã cảnh giác chúng ta như sau:”Giả như tôi đã tập luyện được nhân đức khiêm nhường rồi, không nghi ngờ gì tôi sẽ trở nên hãnh diện vì nó”. Tôi có cảm giác rằng những người khiêm nhường thực sự phải là những người không biết đến sự khiêm nhường ở nơi mình. Ngay khi chúng ta biết rằng mình đang khiêm nhường, cũng là lúc chúng ta đánh mất nó.
Truyện: Thánh Phanxicô Salêsiô.
Khi nghe thiên hạ kháo láo và gọi mình là thánh, thì thánh Phanxicô nói rằng:”Thiên hạ gọi tôi là thánh, vì họ thấy tôi làm việc thánh; nhưng chắc cha linh hướng của tôi không nghĩ như họ đâu”. Còn khi ngài nghe nói: Ông De Belley phê bình và bảo ngài thiếu trí phán đoán. Khi gặp ông, ngài liền ôm lấy, và tỏ vẻ vui suớng và biết ơn.
3. Đức Khiêm nhường cần thiết
Khiêm nhường là nhân đức quan trọng nhất trong việc nên thánh. Người ta coi khiêm nhường, tự hạ, quên mình luôn được coi là nền tảng của sự thánh thiện. Tất cả những tài năng, nhân đức dường như không có giá trị tự nó (en soi) trước mặt Thiên Chúa. Chúng chỉ nên có giá trị khi đứng chung với sự khiêm nhường, tự hạ. Cũng như những số 0 (zéro) dù nhiều tới đâu cũng chẳng làm cho con số do chúng tạo thành có giá trị gì. Nhưng nếu chúng được dẫn đầu bởi số 1, thì lập tức mỗi số 0 sau đó đều trở nên có giá trị: càng nhiều số 0 đi sau số 1, thì giá trị con số do chúng tạo thành càng tăng lên. Mỗi số 0 sau số 1 đều làm cho con số đã có tăng giá trị lên gấp 10 lần.
Giáo xứ Kim Phát - Đà Lạt
A. DẪN NHẬP
Trong các bài Tin mừng của các Chúa nhật trước, Đức Giêsu đã dạy các tông đồ phải cầu nguyện với lòng tin tưởng, biết ơn và kiên trì. Chúa nhật này Ngài còn tiếp tục dạy các ông phải cầu nguyện trong tinh thần khiêm nhường và thống hối, vì Thiên Chúa luôn tỏ ra thương yêu những người công chính và nghèo hèn bé mọn. Để nói lên tư tưởng ấy, Đức Giêsu đã đưa ra dụ ngôn người biệt phái và người thu thuế lên Đền thờ cầu nguyện.
Trong khi cầu nguyện hai người có hai thái độ khác nhau và trái ngược nhau. Người biệt phái tự mãn khoe khoang những việc tốt lành của mình. Ông ta nghĩ rằng nhờ có những việc tốt ấy mà Thiên Chúa phải ban cho ông ơn cứu chuộc, lại còn tỏ ra khinh miệt người thu thuế tội lỗi nữa. Ngược lại, người thu thuế không có gì để khoe khoang. Ông biết ông là một tội nhân, ông nói ít lời, nhưng thái độ của tâm hồn ông đã làm đẹp lòng Chúa. Lời cầu nguyện khiêm nhường của ông làm cho ông nhận được ơn tha thứ.
Qua dụ ngôn này, ta nhận thấy, mặc dù người biệt phái này thích khoe khoang những công đức của mình, lại còn khinh dể người khác, nhưng cái sai trái lớn của ông là ông tự cho mình làm được mọi sự mà không cần đến ân sủng và sự tha thứ của Thiên Chúa. Còn người thu thuế nhận thấy mình thiếu thốn, chỉ biết phó thác cho lòng thương xót của Chúa, kêu xin với lòng khiêm nhường, ông đã được Chúa nhận lời ban ơn tha thứ. Đúng là:
Muôn đời Chúa cự kiêu căng,
Và người khiêm nhượng Chúa hằng ban ơn.
(Gc 4,6)
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Hc 35,15b-17.20-22a
Chúa nhận lời kêu xin của kẻ nghèo hèn. Đây là chủ đề của đoạn sách Huấn ca này. Trong một xã hội, tiền bạc và quyền lực là tất cả, “dân nghèo” không có cơ may. Nhưng bài đọc 1 hôm nay khẳng định Thiên Chúa đối xử tử tế với hết mọi người. Ngài không thiên vị người giầu có và quyền thế. Ngài lắng nghe lời cầu nguyện khiêm nhường của người công chính và bé mọn, vì Ngài là thẩm phán công minh và là người Cha nhân hậu.
+ Bài đọc 2 : 2Tm 4,6-8.16-18
Thánh Phaolô đang bị cầm tù ở Rôma. Ngài biết cuộc đời của mình sắp được kết liễu. Trong thư gửi cho Timôthêô, Ngài đã nói lên những suy nghĩ rất lạc quan:
- Ngài sung sướng vì mình như một vận động viên sắp về tới đích vì ngài đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho việc rao giảng Tin mừng.
- Ngài cảm tạ Chúa vì đã ban sức mạnh cho ngài được vượt qua những gian lao thử thách phải chịu. Ngài còn nôn nóng mong chờ ngày ngài được gặp lại Đấng mà ngài đã dành trọn cuộc đời mà phục vụ.
- Cái chết của ngài sẽ là một lễ tế dâng cho Chúa và ngài đón chờ vinh quang Chúa sắp ban cho ngài.
+ Bài Tin mừng: Lc 18,9-14
Bài Tin mừng đưa ra hai mẫu người đối lập nhau về thái độ sống:
a) Người biệt phái: Ông này tự mãn khoe khoang những việc tốt của mình: không có tội gì cả, lại còn ăn chay, dâng cúng 1/10 lợi tức cho Chúa… Ông ta nghĩ rằng nhờ có những việc tốt ấy mà Thiên Chúa phải ban cho ông ta ơn cứu chuộc. Thực ra, ông ta không có lòng yêu Chúa, chỉ khoe khoang công lênh của mình và Chúa phải yêu thương cũng như ban thưởng cho ông.
b) Người thu thuế: Người này cũng chẳng có gì để khoe khoang, anh chẳng có lễ vật gì dâng lên Chúa mà chỉ có tình yêu. Anh biết anh chỉ là một tội nhân, vì thế anh phó thác mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Anh chỉ nói ít lời: ”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Thái độ khiêm nhường của anh làm đẹp lòng Chúa và được nhận lời.
Sau cùng Đức Giêsu kết luận: Chúa không nhận lời cầu xin của người biệt phái mà chỉ nhận lời cầu xin của người thu thuế vì “ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Ai hạ mình xuống ?
I. DỤ NGÔN NGƯỜI BIỆT PHÁI VÀ NGƯỜI THU THUẾ
1. Hai mẫu người trái ngược nhau
Dụ ngôn nói về người biệt phái và thu thuế lên đền thờ cầu nguyện: thái độ của người biệt phái tự mãn về chính mình, về sự thánh thiện của chính mình; còn thái độ của người thu thuế, tuy là một tội nhân, nhưng biết tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Kết quả: một người bị từ chối, một người được chấp nhận. Dụ ngôn này nêu lên hai nhân vật đặc biệt có tính cách tương phản để nói lên hai thái độ khác biệt khi cầu nguyện.
a) Người biệt phái
Biệt phái thuộc nhóm Pharisêu, bắt nguồn từ nhóm người đạo đức (Hassidin) có từ thời Maccabê. Những người này sống tách biệt thành những cộng đoàn nhỏ để nên thánh. Họ chuyên cần suy niệm Lời Chúa và tuân giữ tỉ mỉ mọi lề luật thành văn cũng như truyền khẩu. Họ tin linh hồn bất tử, tin có sự sống lại, tin Thiên Chúa là Đấng thông suốt duy nhất. Nhưng họ lại quá bảo thủ những tập tục truyền thống của cha ông hơn cả Thánh Kinh. Họ thi hành luật quá đến câu nệ vào hình thức, giữ từng nét, mà thiếu hẳn Đức Ai. Đức Kitô đã không tiếc lời phê phán họ (Mt 23,13t; Lc 11,39; Mc 12,38t).
b) Người thu thuế
Họ là những người cộng tác với đế quốc Rôma, thu thuế của người Do thái nộp cho người Rôma. Họ thường hà khắc để thủ lợi, để làm giầu cho bản thân mình. Hạng người này bị người Do thái căm ghét, khinh bỉ, coi họ là những tội nhân ngang hàng với gái điếm, cần phải tránh xa.
2. Hai người lên đền thờ cầu nguyện
a) Đền thờ Giêrusalem
Đền thờ là nơi cầu nguyện, có tầm quan trọng đối với người Do thái. Người ta tụ tập ở Đền thờ vào những ngày sabát, ngày lễ, ngày chay để nghe Thánh Kinh, hát thánh vịnh và cầu nguyện. Tuy nhiên, mỗi người cũng có thể đến đó vào những lúc khác.
Có lẽ người biệt phái và người thu thuế đã lên Đền thờ cầu nguyện vào buổi sáng hay buổi chiều. Cùng với các tín hữu khác, họ đến tham dự nghi thức tha tội được cử hành mỗi ngày hai lần trong Đền thờ.
b) Người biệt phái cầu nguyện
Người biệt phái đứng riêng một mình mà cầu nguyện. Ông không muốn đứng gần những người dân thường, sợ mắc phải nhơ uế cuả họ. Ông đứng thẳng người giống người Do thái quen làm khi cầu nguyện.
Lời nguyện của người biệt phái trước hết là một lời tạ ơn, tiếp theo đó là danh sách những thói hư tật xấu mà ông không hề phạm và cuối cùng là bản báo cáo thành tích vẻ vang của ông: chẳng những ông đã làm các việc đạo đức như Luật buộc, như ăn chay mỗi năm vào dịp lễ Xá Tội, nộp 1/10 lợi tức cho Đền thờ, mà ông còn tự nguyện làm những việc đó ở mức độ cao hơn, như ăn chay một tuần hai lần, nộp cho Đền thờ 1/10 tiền mua sắm mọi vật mình sử dụng.
Xét ra, bảng liệt kê công trạng của ông không có gì sai. Ông thật là con người đúng mức, một con người hoàn hảo, không có gì đáng chê trách, một tín đồ trung thành với Lề luật, một mẫu gương tuyệt vời. Đây là một lời cầu nguyện mà nhiều người Do thái thời ấy mơ ước. Chúng ta thấy ông không xin gì cho bản thân mình, nhưng chỉ là lời tạ ơn.
Chỉ tiếc có một điều là ông quá tự kiêu tự mãn nên bao việc lành phúc đức của ông theo “cái tôi” bèo bọt của mình mà trôi ra sông biển hết, lại còn có thái độ khinh bỉ người khác nữa: ”Vì con không như bao người khác: tham lam, bất chính, ngọai tình, hoặc như tên thu thuế kia”(Lc 18.11). Nếu ông biết nhìn vào mình và đối chiếu với Đức Kitô thì ông không dám có thái độ ấy.
Còn một cái sai lầm nữa của ông là ở chỗ ông không nhận ra sự công chính là ân huệ Chúa ban (Pl 3,9) chứ không phải tự ông mà có, tự ông tuân giữ hoàn hảo các lề luật được. Chính khi tự mãn thiếu khiêm tốn, và nhận sự công chính ấy là của riêng mình thì ngay lúc đó, ông đã mất ơn nghĩa với Chúa và không còn công chính nữa.
c) Người thu thuế cầu nguyện
Người thu thuế cũng đến Đền thờ cầu nguyện. Anh ý thức rằng mình làm cái nghề không tốt đẹp, ai cũng ghét, bị cho là giáo gian, đi cộng tác làm lợi cho ngoại bang. Anh tự cho mình là một tội nhân, ngang hàng với gái điếm (x. Mt 21,31-32). Có lẽ anh đã nghe thấy lời cầu nguyện của người biệt phái (“hay như người thu thuế kia”), nên anh khỏi cần cáo tội mình, anh chỉ đặt mình trước mặt Thiên Chúa, cúi đầu xuống, đấm ngực ăn năn: ”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Điều anh khao khát là được Thiên Chúa tha thứ và được làm hòa với anh em, nhưng anh chỉ đứng xa xa vì thấy mình hoàn toàn bất xứng. Ngay lúc đó, anh đã trở nên công chính bên trong. Chính tâm tình ấy mà Chúa đã nhìn xuống và làm cho anh nên công chính.
d) Kết quả sau lời cầu nguyện
Sau khi đưa ra hai thái độ cầu nguyện của người biệt phái và thu thuế, thì Đức Giêsu đã phê cho một câu: ”Người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không”(Lc 18,14). Đức Giêsu muốn nói, lời cầu nguyện của người thu thuế với thái độ khiêm tốn và thống hối nên được ơn nghĩa với Thiên Chúa và được ơn tha thứ; còn lời cầu nguyện của người biệt phái với thái độ tự mãn thiếu lòng khiêm tốn và hoán cải, vì ông chỉ để ý đến sự công chính của riêng mình nên không được ơn nghĩa gì trước mặt Chúa và không được tha thứ. Người biệt phái này tuy tốt về phương diện không sai lỗi luật, nhưng ông không nhận ra rằng những ân tứ ông đang có là do Chúa ban cho chứ không phải tự ông mà có. Cái sai lầm của ông ở chỗ ông không nhận ra sự công chính là một ân huệ của Chúa ban, nên ông đã tự mãn về sự công chính của ông.
Chúa đã tha thứ cho người thu thuế, còn người biệt phái thì không “vì ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Mt 18,14). Người ta thường nói: ”Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Người phàm còn biết tha thứ cho kẻ hối lỗi, huống chi Thiên Thiên Chúa tốt lành vô cùng lại không sao ? Nhiều lần, Đức Giêsu bày tỏ cho chúng ta biết: Thiên Chúa như Mục tử nhân lành, bỏ mọi sự đi tìm chiên lạc; như người Cha đầy lòng thương xót, vui mừng đón rước và mở tiệc ăn mừng đứa con đi hoang trở về (x. Lc 15).
II. THÁI ĐỘ PHẢI CÓ KHI CẦU NGUYỆN
1. Phải thống hối
Trong khi cầu nguyện chúng ta phải làm 4 việc: thờ lạy, cám ơn, xin ơn và thống hối. Ta thường quên việc sau cùng này, nên hay đến với Chúa với tâm tình của người biệt phái. Trái lại, người thu thuế thì nhìn rõ trình trạng tội lỗi, bê bối của mình. Anh ta không quan tâm cái gì khác ngoài việc thấy rõ khoảng cách giữa tình trạng xấu xa với tình trạng lành thánh. Dù biết vậy, nhưng anh ta vẫn cố gắng kiên trì vươn lên, đồng thời chỉ còn biết van nài lòng thương xót của Chúa giúp sức mà thôi. Chính thái độ và cung cách đó của anh ta, lại được Chúa tha thứ và thương yêu. Nhận thấy mình tội lỗi, tìm cầu ơn tha tội và kêu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, đó chính là khởi điểm cho cuộc sống mới.
Truyện: Qủi không sám hối.
Một hôm có một tên quỉ kia chạy đến trước mặt Thiên Chúa mà thưa rằng:”Tôi thấy Chúa đối xử không công minh chút nào”! Chúa liền hỏi nó rằng:”Tại sao ngươi dám bảo Ta đối xử không công bằng”? Bấy giờ tên quỉ mới đáp:”Chúa thấy đó, loài người phạm rất nhiều tội to lớn, và mỗi tội chúng đều phạm đi phạm lại nhiều lần. Thế mà lần nào Chúa cũng tha thứ cho chúng và con ban hạnh phúc Thiên đàng đời đời cho chúng. Còn chúng tôi chỉ phạm tội có một lần duy nhất. Thế mà Chúa không khi nào tha thứ mà còn phạt chúng tôi phải xuống hỏa ngục muôn đời. Như vậy chẳng phải là Chúa đối xử thiên vị và bất công lắm hay sao” ? Bấy giờ Chúa mới ôn tồn nói:”Loài người có phạm tội đi với Ta thật, và vì yếu đuối mà chúng đã phạm đi phạm lại nhiều lần thật. Nhưng sau mỗi lần phạm tội, chúng đều biết hồi tâm sám hối và xin Ta tha tội cho. Còn lũ quỉ các ngươi, có bao giờ các ngươi hồi tâm sám hối và xin Ta tha tội cho chưa”? Nghe thấy sám hối và xin tha tội, tên quỉ liền thét lên rằng: ”Ma qủi chúng tôi không đời nào chấp nhận thái độ hèn hạ là sám hối và xin ai tha tội cho cả”. Nói thế rồi quỉ liền cong đuôi chạy mất.
2. Cầu nguyện là đặt mình trước mặt Chúa
Cầu nguyện không phải là lúc chúng ta đem mình so sánh với người khác, hay kể lể công trạng, nhưng là đặt mình trước sự thánh thiện và công minh của Thiên Chúa, như lời chia sẻ của thánh Phaolô với giáo đoàn Côrintô:”Phần tôi, tôi không mảy may bận tâm về việc anh em hay phiên tòa nhân loại nào xét xử, mà ngay tôi, tôi cũng không xét xử chính mình nữa. Vì cho dù trước lương tâm, tôi không thấy có gì, nhưng không phải cứ thế là tôi được giải án tuyên công. Đấng xét xử tôi, chính là Chúa (1Cr 4,3-4). Chỉ khi chúng ta đặt mình trước ánh sáng của Thiên Chúa, chúng ta mới thấy rõ sự bất toàn, và thiếu thốn của mình, nhờ đó, chúng ta mới có thể mở lòng mình đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa.
Cầu nguyện còn là mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa. Cầu nguyện là giây phút chúng ta nhìn lại, để nhận rõ con người yếu đuối của mình. Chúng ta cần biết những thiếu thốn của mình, để có thể mở lòng đón nhận tình yêu tha thứ của Thiên Chúa. Tin mừng ghi lại: ”Người thu thuế đứng đàng xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng:”Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Người thu thuế đã không dám ngước mắt lên, vì anh ta biết mình là kẻ có tội, vì thế anh ta cũng biết rõ mình cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Người thu thuế đã kêu cầu đến lòng thương xót của Thiên Chúa, và anh đã được Thiên Chúa xót thương.
3. Cầu nguyện không chỉ là tạ ơn
Xem thái độ cầu nguyện của người biệt phái, ta thấy ông ta rất tự hào và tự mãn. Ông ta đem cái kho công nghiệp của ông để trình bầy cho Chúa. Nhưng khốn nỗi, cái kho đó lớn quá đến độ nó ngăn cách ông với Chúa, nó không cho ông thấy được Ngài nữa mà chỉ còn thấy chính mình. Có nhiều chữ tôi trong lời cầu nguyện của ông. Tôi thế này, tôi thế nọ, tôi không như thế này, không như người khác. Rốt cuộc, ông biệt phái lại là người quay vào mình, ông ngắm nghía vẻ đẹp của ông trước Thiên Chúa. Ông khép lại trên chính mình, dù chúng ta tưởng ông đã mở ra khi nói: ”Lạy Thiên Chúa, con tạ ơn Ngài”. Tạ ơn thực sự là nhìn nhận mọi sự mình làm được đều do ơn Chúa ban. Tạ ơn là quay về với Thiên Chúa, nhìn nhận Ngài là Nguồn mạch, là Trung tâm, là Sức sống của cả đời mình, của những việc tốt mình làm được.
Ông biệt phái đã không tạ ơn thực tâm, vì ông quay vào mình, coi mình là trung tâm, là tác giả mọi điều tốt đẹp ông đã làm. Như thế Thiên Chúa là một người thừa, hay cùng lắm chỉ là một người mà ông đến gặp để kể công và đòi nợ. Thiên Chúa phải trả cho ông Nước Trời vì ông đã có công. Người biệt phái không xin Chúa điều gì, bởi vì ông không thấy mình thiếu gì cả. Thiên Chúa chẳng thể cho ông điều gì, vì ông đã đầy ắp. Vì tự mãn, nên ông mất đi một khả năng quan trọng, đó là mở ra để đón nhận Thiên Chúa vào đời mình (Augustine).
4. Cầu nguyện với thái độ khiêm nhường
Tục ngữ ta có câu: ”Cái thùng trỗng thì kêu to” hoặc “Biết ít thì khoe khoang, biết nhiều thì khiêm tốn”. Thêm một danh nhân có nói đại ý: người khiêm tốn là người sáng suốt vì biết mình và biết người, còn người kiêu căng thì ngược lại… Vũ trụ thế giới có biết bao điều kỳ lạ. Càng sống, càng học ta phải nhận ra mình còn “dốt”, vì hiểu biết thì hạn hẹp, so với cả thế giới thì chẳng nghĩa lý gì. Huống chi là dám kể công với Chúa, Đấng sáng tạo vũ trụ muôn vật thì quả là một sai lầm biết bao !
Cầu nguyện không phải là dâng kiến nghị đòi hỏi, nhưng là cậy trông và phó thác vào Chúa Quan phòng, đại lượng vô song, khôn ngoan vô cùng. Sau nữa, khi cầu nguyện ta không được tự cho mình là hơn kẻ khác. Ta phải luôn nhớ rằng ta thuộc về đoàn lũ đông đảo những kẻ có tội, được Con Thiên Chúa đổ máu ra trên thập giá để cứu chuộc cho. Người tự cao tự đại không thể cầu nguyện được. Cửa thiên đàng hẹp và thấp, chỉ qùi xuống bằng đầu gối, mới vào được.
Truyện: Hãy qùi gối xuống
Tại đền thờ thánh Phêrô ở Rôma, có một bức tượng Chúa chịu nạn do Thorvaldsen (1770-1844), nhà điêu khắc Đan mạch nổi tiếng thực hiện. Ngày kia, một du khách đến viếng bức tượng. Ông ta nhìn mãi, rồi lắc đầu nói:
- Tôi nghe đồn bức tượng này nổi tiếng là đẹp lắm. Nhưng tôi chả thấy gì là đẹp cả.
Một người quì sau lưng ông, nói:
- Ông phải qùi xuống mới thấy đẹp.
Ông du khách quì gối xuống. Bây giờ ông mới khám phá ra vẻ đẹp lôi cuốn của bức tượng Chúa chịu nạn.
Muốn đến gần Chúa, muốn được Chúa dủ tình thương xót, ta cũng phải qùi gối xuống mà van xin.
III. KHIÊM NHƯỜNG TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY
1. Nết xấu hàng đầu: Kiêu ngạo
Trong kinh bảy mối tội đầu, ta đọc thấy ngay: Cải tội bảy mối có bảy đức, thứ nhất khiêm nhường chớ kiêu ngạo”. Qua đó ta thấy kiêu ngạo là nết xấu làm đầu mà không ai tránh được, kẻ nhiều người ít vì nó đã thâm căn cố đế vào trong con người ta.
Liền sau khi con người phản bội, Thiên Chúa hiện đến chỉ vào mặt:
- Hỡi người, hãy nhớ mình xuất thân là một hạt bụi (St 11,19).
Đã là một hạt bụi thì chớ nên tự cao tự đại.
Thế nhưng, người đời mấy ai còn nhớ tới lời dặn bảo của Thiên Chúa !
Tính kiêu căng rõ là một chứng bệnh gia truyền nan trị. Nó nan trị vì nó bắt nguồn từ tính TỰ ÁI.
Tự ái, ích kỷ, ngu muội, là ba chứng bệnh nguy hiểm mà nhà Phật gọi là Tham, Sân, Si.
THAM là vì ích kỷ.
SÂN là vì tự ái.
SI vì ngu muội.
Trong ba chứng bệnh nói đây thì SÂN là khó diệt hơn cả. Bởi vì tự ái là một thói xấu sống dẻo dai bậc nhất, đến nỗi thánh Phanxicô Salêsiô phải nói: ”Nó chỉ ngưng hoạt động 15 phút sau khi tôi chết”.
Nếu nói rằng kiêu ngạo có nguy hiểm gì đâu, làm gì bằng tội giết người ? Nhưng thực sự nó nguy hiểm nhất trong các tội, vì nó làm hỏng các tính tốt và làm phát sinh ra các tính xấu khác. Người kiêu ngạo xem mình là trung tâm điểm, thay thế cho Thiên Chúa. Họ quay ra thờ ngẫu thần: đó là họ tôn thờ chính mình. Họ không coi Chúa là trung tâm điểm nữa. Tha nhân không là gì khác mà chỉ là những diễn viên trong một vở kịch, mọi người phải lo phục vụ cho riêng họ. Họ trở nên tự tôn tự đại, muốn cho mọi người để ý đến mình, họ tự tạo ra những hàng rào ngăn cách, tạo ra giai cấp, những chênh lệch trong xã hội, tạo ra xung khắc giữa người này người khác, dân này với dân khác, nước này với nước khác, kỳ thị da trắng da đen…
Họ coi thế giới như là của riêng mình. Mình có thể dùng khoa học để điều khiển được tất cả theo ý mình. Con người có thể tự tạo ra được hạnh phúc, biến thế giới này thành thiên đàng. Họ loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài để thành lập một thứ tôn giáo mới, trong đó con người được tôn thờ chứ không phải là Thiên Chúa nữa.
2. Tính tốt hàng đầu: Khiêm nhường
Ai cũng thích người khiêm nhường, ai cũng ca tụng đức khiêm nhường, nhưng ít người thực hiện được đức khiêm nhường, thậm chí lại có người đả kích tính khiêm nhường. Môn phái của triết gia Nietzsche nói thẳng thừng:”Khiêm nhường là đức tính của kẻ nô lệ”.
Sự thật thì Khiêm nhường tức là hiểu biết mình, là can đảm nhìn thẳng vào sự thật. Vì thiếu can đảm nhìn thẳng vào sự thật, nên người ta ai cũng sợ mình, và sợ mình hơn hết. Kẻ mà tôi tìm cách tránh né nhất là … chính mình tôi. Cần phải là người quân tử mới dám đối thoại với mình. Cuộc đối thoại với chính mình là cuộc đối thoại hồi hộp nhất, dễ sợ nhất. Nhiều lúc bi đát, đắng cay, xỉ nhục vô cùng cho tính tự ái. Nhưng tôi cần nó để tự giác và sống làm người.
Đức Khổng Tử đã nói:”Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri tức tri dã”: Cái gì biết thì cho là biết, cái gì không biết thì chịu là không biết, ấy là biết vậy.
Người ta thường nói: ”Cao nhân tức hữu cao nhân trị” hay “Bảy mươi còn học bảy mốt”, đã cho thấy rằng dù ta có giỏi đến đâu cũng có người giỏi hơn. Ta phải tự thấy rằng mình chưa biết, trình độ mình còn kém thì ta mới có thể thâu nhận những lời dạy bảo của người khác, có như thế ta mới tiến bộ và có thể hiểu biết mình nhiều hơn được. Nhà tư tưởng Blaise Pascal nói rất đúng:”Tôi chỉ biết một điều là tôi chẳng biết gì cả”. Nói như thế có vẻ cường điệu, nhưng nó nói lên sự hiểu biết hạn hẹp của con người đối với ngoại vật, nhất là đối với chính mình.
Tâm tính người đời bất cứ ai làm việc gì thường muốn như ngọn hải đăng, càng đặt lên cao, càng chiếu rọi ra xa, nhưng đồng thời chung quanh dưới chân hải đăng tối tăm mờ mịt. Vì thế, một vị Linh mục dòng Tên nói:”Đức khiêm nhường của người công giáo không phải là ngọn hải đăng, nhưng là một ngọn đèn giấu kín giữa bản thân, nó có sức chiếu sáng khắp cùng thân thể, thấu ra bên ngoài, không nơi nào không có ánh sáng”.
Theo tâm lý chung của con người, thì người ta thích là con công hay múa hơn là một con sò im lìm dưới đáy biển. Con công có bộ lông thật đẹp để làm cảnh cho thiên hạ. Suốt ngày con công chỉ biết múa để mua vui cho thiên hạ:
Con công hay múa,
Nó múa làm sao ?
Nó rụt cổ vào,
Nó xòe cánh ra…
Con công chỉ có một công dụng là múa để làm trò cho thiên hạ, ngoài ra không dùng vào được việc gì. Trái lại, con sò tuy im lìm sống dưới đáy biển, không mấy người trông thấy nó, nhất là không bao giờ trông thấy diện mạo cuả nó, nhưng thịt của nó là một món ăn tốt, thơm ngon. Nhất là… đôi khi nó ngậm một hòn ngọc trai ! Con sò mà ngậm hạt trai thì quí hóa biết bao, bao nhiêu con công cũng không sánh kịp.
Đức Hồng y Mercier kể: Cuộc chiến tranh xong, lần thứ nhất gặp thống chế Foch tôi vui mừng bắt tay và nói: ”Chào vị tướng lỗi lạc, đã làm vẻ vang nhân lọai”. Nhưng thống chế giơ tay lên, phân bua và nói: ”Thưa Đức Hồng y, chúng tôi chỉ là khí cụ mù quáng trong tay Thiên Chúa”.
Càng thánh thiện càng phải khiêm nhường và phải khiêm nhường thật lòng. Benjamin Franklin đã cảnh giác chúng ta như sau:”Giả như tôi đã tập luyện được nhân đức khiêm nhường rồi, không nghi ngờ gì tôi sẽ trở nên hãnh diện vì nó”. Tôi có cảm giác rằng những người khiêm nhường thực sự phải là những người không biết đến sự khiêm nhường ở nơi mình. Ngay khi chúng ta biết rằng mình đang khiêm nhường, cũng là lúc chúng ta đánh mất nó.
Truyện: Thánh Phanxicô Salêsiô.
Khi nghe thiên hạ kháo láo và gọi mình là thánh, thì thánh Phanxicô nói rằng:”Thiên hạ gọi tôi là thánh, vì họ thấy tôi làm việc thánh; nhưng chắc cha linh hướng của tôi không nghĩ như họ đâu”. Còn khi ngài nghe nói: Ông De Belley phê bình và bảo ngài thiếu trí phán đoán. Khi gặp ông, ngài liền ôm lấy, và tỏ vẻ vui suớng và biết ơn.
3. Đức Khiêm nhường cần thiết
Khiêm nhường là nhân đức quan trọng nhất trong việc nên thánh. Người ta coi khiêm nhường, tự hạ, quên mình luôn được coi là nền tảng của sự thánh thiện. Tất cả những tài năng, nhân đức dường như không có giá trị tự nó (en soi) trước mặt Thiên Chúa. Chúng chỉ nên có giá trị khi đứng chung với sự khiêm nhường, tự hạ. Cũng như những số 0 (zéro) dù nhiều tới đâu cũng chẳng làm cho con số do chúng tạo thành có giá trị gì. Nhưng nếu chúng được dẫn đầu bởi số 1, thì lập tức mỗi số 0 sau đó đều trở nên có giá trị: càng nhiều số 0 đi sau số 1, thì giá trị con số do chúng tạo thành càng tăng lên. Mỗi số 0 sau số 1 đều làm cho con số đã có tăng giá trị lên gấp 10 lần.
Giáo xứ Kim Phát - Đà Lạt
Top Stories
Catholic hierarchy should raise their voice for human rights and justice, Bishop says
Emily Nguyen
07:07 21/10/2010
“It's time for the Vietnamese Episcopal Conference as well as other bishops to speak loud and clear on human rights issues, regardless of how sensitive they can be,” said Bishop Paul Nguyen Thai Hop, president of the newly born Peace and Justice Commission (CJP), in an interview with Radio France Internationale (RFI) on Oct. 18.
Speaking of the duties of his commission among other organs of the nation’s Episcopal Conference, the Dominican Bishop stated that “the scope of the CJP's activities is quite broad with main duties including advocating for the benefits of people, paying attention to the social aspects of evangelicism, and social issues such as employment, labour, rights of the people, peace, and war.”
In brief, the commission is an instrument of the Church to promote justice, peace, and human rights from her perspective. “The late Pope, His Holiness John Paul II, viewed this as one of the forms of evangelization in today's world,” the prelate emphasised.
Discussing on the question many have been posing whether the Peace and Justice Commission is some sort of political intervention of the Church in the civil society, Bishop Paul Nguyen explained: “Since the Church's mission is to proclaim the Good News, it ought to speak out on what can have impacts on people. We, therefore, think in the future we will have to raise a loud voice on issues such as wages, labour's rights, the gap between the rich and the poor, even the workers' and famers' rights.”
“The Church,” he continues, “is not set to replace the government, but since their common ground is to serve humanity, the Church has to co-operate with or to agree with things the government does that are beneficial to the people, to the country. However, she also has to speak out upon seeing what the government's doing is against the benefits of the people and the country.”
A typical example is the land issue. "In principle all land is state owned, but in many cases, the best beaches are being illegitimately privatized. The people, therefore, always suffer,” said the bishop in what's seemingly a reference to the Con Dau incident where the government has been notoriously trying by all means to seize the land of a century year old Catholic village and kick all parishioners out of their home empty-handed.
"In many occasions, especially during his meeting with Vietnamese bishops who were in Rome on their ad limina visit, His Holiness Pope Benedict XVI insists that there needed to be a straight talk and sincere co-operation for the rights of the people to be implemented. I think, it's now the time for the Episcopal Conference as well as each bishop to speak loud and clear on human rights issues, regardless of how sensitive they can be,” bishop President added.
“The East Sea (also called South China Sea), for example, is another sensitive issue that we as a component of the Vietnamese people should now start talking about,” concluded the prelate.
Speaking of the duties of his commission among other organs of the nation’s Episcopal Conference, the Dominican Bishop stated that “the scope of the CJP's activities is quite broad with main duties including advocating for the benefits of people, paying attention to the social aspects of evangelicism, and social issues such as employment, labour, rights of the people, peace, and war.”
In brief, the commission is an instrument of the Church to promote justice, peace, and human rights from her perspective. “The late Pope, His Holiness John Paul II, viewed this as one of the forms of evangelization in today's world,” the prelate emphasised.
Discussing on the question many have been posing whether the Peace and Justice Commission is some sort of political intervention of the Church in the civil society, Bishop Paul Nguyen explained: “Since the Church's mission is to proclaim the Good News, it ought to speak out on what can have impacts on people. We, therefore, think in the future we will have to raise a loud voice on issues such as wages, labour's rights, the gap between the rich and the poor, even the workers' and famers' rights.”
“The Church,” he continues, “is not set to replace the government, but since their common ground is to serve humanity, the Church has to co-operate with or to agree with things the government does that are beneficial to the people, to the country. However, she also has to speak out upon seeing what the government's doing is against the benefits of the people and the country.”
A typical example is the land issue. "In principle all land is state owned, but in many cases, the best beaches are being illegitimately privatized. The people, therefore, always suffer,” said the bishop in what's seemingly a reference to the Con Dau incident where the government has been notoriously trying by all means to seize the land of a century year old Catholic village and kick all parishioners out of their home empty-handed.
"In many occasions, especially during his meeting with Vietnamese bishops who were in Rome on their ad limina visit, His Holiness Pope Benedict XVI insists that there needed to be a straight talk and sincere co-operation for the rights of the people to be implemented. I think, it's now the time for the Episcopal Conference as well as each bishop to speak loud and clear on human rights issues, regardless of how sensitive they can be,” bishop President added.
“The East Sea (also called South China Sea), for example, is another sensitive issue that we as a component of the Vietnamese people should now start talking about,” concluded the prelate.
Vietnam: Deux inondations successives ravagent le diocèse de Vinh
Eglises d'Asie
09:56 21/10/2010
Les pluies torrentielles qui avaient déjà noyé les provinces septentrionales du Centre-Vietnam durant les premiers jours du mois d’octobre (1) ont repris avec une violence redoublée, sur les mêmes lieux, à partir du 14 octobre et jusqu’au 19, date à laquelle, un peu partout, on signalait...
... la diminution ou la cessation des pluies. Cependant, on attendait encore le retrait des eaux. Les spécialistes ont parlé d’inondations redoublées, qui se superposent l’une à l’autre, un phénomène connu qui donne une ampleur particulière aux dégâts causés.
Durant cette semaine de pluies torrentielles, le niveau des divers cours d’eau de cette partie du Centre-Vietnam s’est élevé d’une façon tout à fait exceptionnelle. Le fleuve Ngân Sau, à Chu Lê, est monté à 16 m 49 alors que son niveau d’alerte est fixé à 3 m. Dans le Quang Binh, les eaux du célèbre fleuve Gian, qui marque la frontière entre le Nord et le Sud, se sont élevées jusqu’à 6 m 70, dépassant de plusieurs mètres la cote d’alerte. Il en a été ainsi pour tous les cours d’eau de la région.
Le résultat a été un véritable océan qui a recouvert des régions entières, les parties habitées comme les parties cultivées. De nombreuses communes ont été entièrement isolées et, comme cela avait été dit lors des inondations du début de mois, les trois provinces qui forment le diocèse de Vinh ont été particulièrement touchées. Un bilan provisoire mentionne pour la province de Nghe An 21 communes inondées dont neuf isolées, pour la province de Ha Tinh 178 dont une centaine totalement noyées, tandis que la province de Quang Binh compte 80 communes inondées, dont 12 totalement isolées du monde. Le 19 octobre, la pluie s’était arrêtée de tomber sur les provinces du centre mais la situation restait toujours extrêmement difficile pour la population.
Un reportage de Radio Free Asia (2) a cité le cas de la région catholique de Huong Khê, du district de la province de Ha Tinh, inondé depuis les premiers jours du mois d’octobre. A cause de sa situation géographique, ce district est l’un des secteurs où les eaux ont fait le plus de dégâts. Même après la cessation de la pluie, le niveau des eaux n’avait guère baissé et les habitants réfugiés sur les montagnes avoisinantes n’avaient pas encore quitté leur asile provisoire où leur isolement est complet; de plus, les fortes pluies ont perturbé le fonctionnement des téléphones mobiles. L’un des rares sinistrés ayant pu rompre cet isolement décrivait ainsi la situation: « Les familles ayant des enfants en bas âge ont dû évacuer leurs maisons en catastrophe pour gagner les hauteurs les plus proches. Les autres sont restés sur le toit de leur maison. La pluie s’est arrêtée mais la seule assistance est venue de nos prêtres et de notre Eglise. La ‘société’, elle, n’a rien fait. Cette inondation est semblable à celle qui a eu lieu en 1960. La population tout entière a été isolée du monde. »
Selon les déclarations recueillies par Radio Free Asia, les secours venant des autorités publiques sont pour le moment pratiquement inexistants. Ce que dénie Vo Kim Cu, président du Comité populaire de la province de Ha Tinh. Il affirme que l’aide publique a été distribuée dans tous les hameaux; 120 tonnes de nouilles instantanées, de riz et de vivres, de l’eau potable auraient été acheminées sur les lieux sinistrés en bateau, en voiture et même par avion. Cependant, l’Eglise catholique reste la seule organisation capable de contacter rapidement et de secourir efficacement la population dans les régions inondées, où l’ensemble des fidèles vit regroupé autour des églises. Des représentants du conseil paroissial vont en barque porter secours aux chrétientés des environs. La Caritas, quant à elle, a fourni essentiellement des nouilles instantanées et de l’eau potable.
Le bilan définitif ne pourra être établi que bien plus tard. Le 18 octobre, on comptait déjà 53 morts et 22 disparus, parmi lesquels des passagers d’un autobus emporté par les eaux. Des statistiques provisoires parlent de 52 000 foyers actuellement sans toit ou dont l’habitation a été endommagée. Le plus grand obstacle à l’assistance aux sinistrés s’avère être la paralysie de la circulation routière et ferroviaire, due aux nombreux dommages subis par les routes, autoroutes et voies ferrées.
Cette paralysie de la circulation freine considérablement les efforts mis en œuvre par la jeune mais dynamique Caritas vietnamienne. Dès le 13 octobre, son directeur général, le P. Antoine Nguyên Ngoc Son, a pris la tête d’une délégation qui est allée rendre visite et a apporté des secours aux deux provinces de Ha Tinh et de Quang Binh. L’évêque du diocèse, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, les a accompagnés dans ces deux provinces. Pour cette occasion, le bureau national de la Caritas avait débloqué 400 millions de dongs pour le diocèse de Vinh. Parallèlement, 50 millions de dongs avaient été fournis au service de la Caritas de Vinh pour l’achat de vivres et de fournitures diverses. Cette assistance a été distribuée par des moyens de transport de fortune à travers le réseau ordinaire du diocèse, à savoir les doyennés et les paroisses (3).
(1) Voir EDA 537
(2) Radio Free Asia, 19 octobre 2010.
(3) Informations diffusées le 19 octobre 2010 par le site de la Conférence épiscopale du Vietnam. Voir également les dépêches de VietCatholic News et du site Internet du diocèse de Vinh.
(Source: Eglises d'Asie, 21 octobre 2010)
... la diminution ou la cessation des pluies. Cependant, on attendait encore le retrait des eaux. Les spécialistes ont parlé d’inondations redoublées, qui se superposent l’une à l’autre, un phénomène connu qui donne une ampleur particulière aux dégâts causés.
Durant cette semaine de pluies torrentielles, le niveau des divers cours d’eau de cette partie du Centre-Vietnam s’est élevé d’une façon tout à fait exceptionnelle. Le fleuve Ngân Sau, à Chu Lê, est monté à 16 m 49 alors que son niveau d’alerte est fixé à 3 m. Dans le Quang Binh, les eaux du célèbre fleuve Gian, qui marque la frontière entre le Nord et le Sud, se sont élevées jusqu’à 6 m 70, dépassant de plusieurs mètres la cote d’alerte. Il en a été ainsi pour tous les cours d’eau de la région.
Le résultat a été un véritable océan qui a recouvert des régions entières, les parties habitées comme les parties cultivées. De nombreuses communes ont été entièrement isolées et, comme cela avait été dit lors des inondations du début de mois, les trois provinces qui forment le diocèse de Vinh ont été particulièrement touchées. Un bilan provisoire mentionne pour la province de Nghe An 21 communes inondées dont neuf isolées, pour la province de Ha Tinh 178 dont une centaine totalement noyées, tandis que la province de Quang Binh compte 80 communes inondées, dont 12 totalement isolées du monde. Le 19 octobre, la pluie s’était arrêtée de tomber sur les provinces du centre mais la situation restait toujours extrêmement difficile pour la population.
Un reportage de Radio Free Asia (2) a cité le cas de la région catholique de Huong Khê, du district de la province de Ha Tinh, inondé depuis les premiers jours du mois d’octobre. A cause de sa situation géographique, ce district est l’un des secteurs où les eaux ont fait le plus de dégâts. Même après la cessation de la pluie, le niveau des eaux n’avait guère baissé et les habitants réfugiés sur les montagnes avoisinantes n’avaient pas encore quitté leur asile provisoire où leur isolement est complet; de plus, les fortes pluies ont perturbé le fonctionnement des téléphones mobiles. L’un des rares sinistrés ayant pu rompre cet isolement décrivait ainsi la situation: « Les familles ayant des enfants en bas âge ont dû évacuer leurs maisons en catastrophe pour gagner les hauteurs les plus proches. Les autres sont restés sur le toit de leur maison. La pluie s’est arrêtée mais la seule assistance est venue de nos prêtres et de notre Eglise. La ‘société’, elle, n’a rien fait. Cette inondation est semblable à celle qui a eu lieu en 1960. La population tout entière a été isolée du monde. »
Selon les déclarations recueillies par Radio Free Asia, les secours venant des autorités publiques sont pour le moment pratiquement inexistants. Ce que dénie Vo Kim Cu, président du Comité populaire de la province de Ha Tinh. Il affirme que l’aide publique a été distribuée dans tous les hameaux; 120 tonnes de nouilles instantanées, de riz et de vivres, de l’eau potable auraient été acheminées sur les lieux sinistrés en bateau, en voiture et même par avion. Cependant, l’Eglise catholique reste la seule organisation capable de contacter rapidement et de secourir efficacement la population dans les régions inondées, où l’ensemble des fidèles vit regroupé autour des églises. Des représentants du conseil paroissial vont en barque porter secours aux chrétientés des environs. La Caritas, quant à elle, a fourni essentiellement des nouilles instantanées et de l’eau potable.
Le bilan définitif ne pourra être établi que bien plus tard. Le 18 octobre, on comptait déjà 53 morts et 22 disparus, parmi lesquels des passagers d’un autobus emporté par les eaux. Des statistiques provisoires parlent de 52 000 foyers actuellement sans toit ou dont l’habitation a été endommagée. Le plus grand obstacle à l’assistance aux sinistrés s’avère être la paralysie de la circulation routière et ferroviaire, due aux nombreux dommages subis par les routes, autoroutes et voies ferrées.
Cette paralysie de la circulation freine considérablement les efforts mis en œuvre par la jeune mais dynamique Caritas vietnamienne. Dès le 13 octobre, son directeur général, le P. Antoine Nguyên Ngoc Son, a pris la tête d’une délégation qui est allée rendre visite et a apporté des secours aux deux provinces de Ha Tinh et de Quang Binh. L’évêque du diocèse, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, les a accompagnés dans ces deux provinces. Pour cette occasion, le bureau national de la Caritas avait débloqué 400 millions de dongs pour le diocèse de Vinh. Parallèlement, 50 millions de dongs avaient été fournis au service de la Caritas de Vinh pour l’achat de vivres et de fournitures diverses. Cette assistance a été distribuée par des moyens de transport de fortune à travers le réseau ordinaire du diocèse, à savoir les doyennés et les paroisses (3).
(1) Voir EDA 537
(2) Radio Free Asia, 19 octobre 2010.
(3) Informations diffusées le 19 octobre 2010 par le site de la Conférence épiscopale du Vietnam. Voir également les dépêches de VietCatholic News et du site Internet du diocèse de Vinh.
(Source: Eglises d'Asie, 21 octobre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giờ thánh Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 24.10.2010
TGM Đà Lạt
09:59 21/10/2010
GIỜ THÁNH NGÀY KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO 24.10.2010
1. KHAI MẠC
• Đặt Mình Thánh
• Hát: Thờ Lạy Chúa
Lời dẫn của chủ sự:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con yêu mến và tôn vinh tình yêu Chúa. Chúng con suy tôn Thánh Thể, vì Thánh Thể là nguồn mạch tình yêu, là sự sống của chúng con. Chúng con cùng quỳ bên cung thánh Chúa để cùng nhau cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Hội Thánh, đặc biệt là việc truyền giáo của Giáo phận nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo.
Chúng con ý thức sâu xa về trách nhiệm, bổn phận trong sứ vụ loan báo Tin Mừng; như lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẳng định trong thông điệp truyền giáo năm 2009: “Sứ mạng truyền giáo hoàn vũ phải trở thành một điều tất nhiên căn bản trong đời sống Hội Thánh. Đối với chúng ta việc loan báo Tin Mừng phải là một nghĩa vụ chính yếu không thể tránh né.”
Xin Chúa cho chúng con biết can đảm làm chứng nhân và chiếu tỏa ánh sáng Lời Chúa để chân lý của Chúa được mọi người biết đến và tin yêu.
2. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
• Tin Mừng Lc 9,1-6
• Suy Niệm 1: Loan Báo Tin Mừng là sống chứng nhân
Lạy Chúa, chúng con hiểu rằng việc Chúa Giêsu chọn các Tông Đồ và sai các ngài đi loan báo Tin Mừng về tình thương của Thiên Chúa, làm phép rửa cho họ, làm chứng về những gì Chúa Giêsu đã dạy: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20; Mc 16,15).
Trong bối cảnh xã hội hôm nay đa tôn giáo, đa văn hóa và nhiều kênh truyền thông internet tiêu cực đã ảnh hưởng lớn đến sứ vụ truyền giáo của người Kitô hữu, làm cho người Kitô hữu không biết đâu là sự thật, đâu là chân lý của Tin Mừng, làm cho việc định hướng loan báo Tin Mừng gặp nhiều khó khăn; đã không ít người “thầm lặng” cho yên phận, thay vì lên đường làm chứng cho Chúa thì chỉ lo giữ đạo, giữ đức tin sao cho vững là đủ. Trong khi ấy mệnh lệnh của Chúa Giêsu không chỉ là lời huấn giáo, càng không phải là một học thuyết nhưng hơn hết là một chân lý của đời sống: Sống làm chứng cho Chúa trong môi trường mình đang sống, sống làm chứng tá trong Giáo Hội, giữa cộng đoàn, giữa cộng đồng giáo xứ, bởi Chúa muốn anh em làm men, muối, ánh sáng cho trần gian.
Truyền giáo hay loan báo Tin Mừng đòi hỏi người Kitô hữu dấn thân “đi tới”, chứ không thể ngồi yên một chỗ chờ đợi người ta đến với mình. Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng cứu độ, làm chứng cho muôn dân về tình thương Thiên Chúa, về Nước Trời cận kề. Gương thánh tông đồ Phêrô, thánh Phaolô vị tông đồ dân ngoại đã để lại bài học lên đường đi tới các cộng đoàn, mỗi chuyến đi của các ngài là một lời loan báo, lời chứng cho Tin Mừng trước mặt muôn dân. Gần nhất là các cha Thừa Sai đã đặt chân lên miềm đất thân yêu của Giáo Hội Việt Nam cách đây 350 năm để loan báo Tin Mừng.
Lạy Chúa, việc đi đến với muôn dân làm chứng cho Tin Mừng đòi hỏi chúng con phải kiên trung, cởi mở trong tinh thần đón nhận mọi rủi ro khổ đau. Điều này không phải dễ dàng khi chúng con sống trong một môi trường thù nghịch với Giáo Hội, trong một thế giới trần tục hóa ngày nay. Xin Chúa Thánh Thần giúp sức chúng con.
• Hát: một bài thích hợp
• Suy niệm 2: Loan Báo Tin Mừng là phục vụ con người
Lạy Chúa, mục đích của việc truyền giáo trong Giáo Hội là phục vụ con người. Đó cũng là ý tưởng then chốt của Công Đồng Vaticanô II khi bàn về mối tương quan giữa Hội Thánh và thế giới. Phục vụ con người để họ nhận biết Thiên Chúa là Cha và nhìn nhận nhau là anh em trong một ngôi nhà chung.
Có thể nói tiếng vọng Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 vẫn còn âm vang đến hôm nay “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Việc truyền giáo bằng cách phục vụ con người trong nhiều lãnh vực của cuộc sống nhằm thánh hóa nhân loại trong chân lý Tin Mừng, để họ được tham dự vào ơn cứu độ của Thiên Chúa. Với điều này mà Giáo Hội trở nên “Bí Tích”, nghĩa là dấu chỉ kết hợp với Thiên Chúa và liên đới cuộc sống của con người. Vì thế trong thông điệp Đấng Cứu Chuộc con người: “con người là con đường của Giáo Hội”. Nghĩa là mọi con đường của Giáo hội đều dẫn tới con người. Đặc biệt là những người nghèo khổ, bị xã hội bỏ rơi, cần được quan tâm hơn hết, để họ được sống đúng với phẩm giá của mình.
Người Kitô hữu tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng đến để phục vụ con người, chứ không phải để được người ta hầu hạ. Đây cũng là điểm giao thoa gữa Hội thánh và xã hội trần thế, giữa người Kitô hữu với người ngoài Kitô giáo. Nhằm góp phần xây dựng một thế giới văn minh tình thương thay thế cho một nền văn hóa chủ nghĩa thực dụng và cá nhân.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con sống yêu thương và phục vụ vì đó là cách thế truyền giáo hữu hiệu mà chính cuộc sống của các Thánh Phanxicô Xaviê, Mẹ Têrêsa Calcutta… đã để lại cho Giáo Hội. Xin cho mọi việc chúng còn làm đều tôn vinh Chúa để người khác có thể nhận ra Chúa qua cuộc đời của chúng con.
• Hát: Kinh Hòa Bình
• Suy niệm 3: Loan Báo Tin Mừng là đem Lời Chúa đến với mọi người
Nhiệm vụ căn bản của Giáo Hội là truyền giáo, làm cho Tin Mừng của Chúa lớn lên trong trần thế này. Đời Kitô hữu thiết yếu là một đời làm chứng cho Chúa. Chúa Giêsu làm chứng cho Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, và ngược lại Chúa Thánh Thần làm chứng cho Chúa Giêsu trong sứ vụ của Ngài. Chứng đó là gì nếu không phải là LỜI CHÚA được loan báo bằng chính đời sống chứng tá.
Thánh Gioan Tông Đồ đã khẳng định: “điều chúng tôi đã nghe, đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là LỜI SỰ SỐNG. Quả vậy, sự sống ấy đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời” (1Ga 1,1-3). Do đó, người Kiô hữu làm chứng cho Tin Mừng vì đã thực nghiệm Tin Mừng và xác tín đó là chân lý. Đó cũng là niềm vui, bổn phận phải chia sẻ cho người khác về niềm hy vọng đó.
Sứ điệp truyền giáo năm nay Đức Thánh Cha đã nói lên ý nghĩa của Ngày Thế giới Truyền giáo như sau: “Tháng 10, với việc cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo, là cơ hội để các cộng đoàn giáo phận và giáo xứ, các hội dòng đời sống thánh hiến, các phong trào Giáo hội, và toàn thể Dân Thiên Chúa làm mới lại mối cam kết rao giảng Tin Mừng…”.
Muốn đem Lời Chúa đến với mọi người, thì có ba cách làm chứng: nói – làm và sống. Và ai cũng biết nói thì dễ, làm khó nhưng sống như những gì mình nói lại càng khó hơn hết. Chính việc sống và tuân giữ Lời Chúa để người khác tin cậy vào Chúa là điều con người thời nay chờ đợi hơn cả. Đức Phaolô VI đã từng nói: “ngày nay con người cần chứng nhân hơn là thầy dạy”. Mọi nỗ lực truyền giáo không có nghĩa là chạy theo con số, tức rửa tội cho nhiều; điều quan tâm hơn cả là đưa tinh thần Tin Mừng thấm vào đời sống hoạt động của con người. Đức Phaolô VI trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng cho rằng: “Rao giảng Tin Mừng nhằm tạo nên một nhân loại mới, nhờ được hoán cải bởi bí tích Thánh Tẩy và đời sống Phúc Âm”. (Số 18).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con dấn thân vào từng môi trường của cuộc sống, văn hóa, xã hội, kinh tế với tinh thần Tin Mừng như là men trong đời.
• Hát: Bài ca phục vụ
3. PHÉP LÀNH THÁNH THỂ
• Hát Cầu cho Đức Giáo Hoàng
• Hát: Đây Nhiệm Tích
• Phép Lành Mình Thánh Chúa
• Hát kết thúc
1. KHAI MẠC
• Đặt Mình Thánh
• Hát: Thờ Lạy Chúa
Lời dẫn của chủ sự:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con yêu mến và tôn vinh tình yêu Chúa. Chúng con suy tôn Thánh Thể, vì Thánh Thể là nguồn mạch tình yêu, là sự sống của chúng con. Chúng con cùng quỳ bên cung thánh Chúa để cùng nhau cầu nguyện cho công cuộc loan báo Tin Mừng của Hội Thánh, đặc biệt là việc truyền giáo của Giáo phận nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo.
Chúng con ý thức sâu xa về trách nhiệm, bổn phận trong sứ vụ loan báo Tin Mừng; như lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khẳng định trong thông điệp truyền giáo năm 2009: “Sứ mạng truyền giáo hoàn vũ phải trở thành một điều tất nhiên căn bản trong đời sống Hội Thánh. Đối với chúng ta việc loan báo Tin Mừng phải là một nghĩa vụ chính yếu không thể tránh né.”
Xin Chúa cho chúng con biết can đảm làm chứng nhân và chiếu tỏa ánh sáng Lời Chúa để chân lý của Chúa được mọi người biết đến và tin yêu.
2. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM
• Tin Mừng Lc 9,1-6
• Suy Niệm 1: Loan Báo Tin Mừng là sống chứng nhân
Lạy Chúa, chúng con hiểu rằng việc Chúa Giêsu chọn các Tông Đồ và sai các ngài đi loan báo Tin Mừng về tình thương của Thiên Chúa, làm phép rửa cho họ, làm chứng về những gì Chúa Giêsu đã dạy: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20; Mc 16,15).
Trong bối cảnh xã hội hôm nay đa tôn giáo, đa văn hóa và nhiều kênh truyền thông internet tiêu cực đã ảnh hưởng lớn đến sứ vụ truyền giáo của người Kitô hữu, làm cho người Kitô hữu không biết đâu là sự thật, đâu là chân lý của Tin Mừng, làm cho việc định hướng loan báo Tin Mừng gặp nhiều khó khăn; đã không ít người “thầm lặng” cho yên phận, thay vì lên đường làm chứng cho Chúa thì chỉ lo giữ đạo, giữ đức tin sao cho vững là đủ. Trong khi ấy mệnh lệnh của Chúa Giêsu không chỉ là lời huấn giáo, càng không phải là một học thuyết nhưng hơn hết là một chân lý của đời sống: Sống làm chứng cho Chúa trong môi trường mình đang sống, sống làm chứng tá trong Giáo Hội, giữa cộng đoàn, giữa cộng đồng giáo xứ, bởi Chúa muốn anh em làm men, muối, ánh sáng cho trần gian.
Truyền giáo hay loan báo Tin Mừng đòi hỏi người Kitô hữu dấn thân “đi tới”, chứ không thể ngồi yên một chỗ chờ đợi người ta đến với mình. Chúa Giêsu đã truyền cho các môn đệ đi khắp tứ phương thiên hạ rao giảng Tin Mừng cứu độ, làm chứng cho muôn dân về tình thương Thiên Chúa, về Nước Trời cận kề. Gương thánh tông đồ Phêrô, thánh Phaolô vị tông đồ dân ngoại đã để lại bài học lên đường đi tới các cộng đoàn, mỗi chuyến đi của các ngài là một lời loan báo, lời chứng cho Tin Mừng trước mặt muôn dân. Gần nhất là các cha Thừa Sai đã đặt chân lên miềm đất thân yêu của Giáo Hội Việt Nam cách đây 350 năm để loan báo Tin Mừng.
Lạy Chúa, việc đi đến với muôn dân làm chứng cho Tin Mừng đòi hỏi chúng con phải kiên trung, cởi mở trong tinh thần đón nhận mọi rủi ro khổ đau. Điều này không phải dễ dàng khi chúng con sống trong một môi trường thù nghịch với Giáo Hội, trong một thế giới trần tục hóa ngày nay. Xin Chúa Thánh Thần giúp sức chúng con.
• Hát: một bài thích hợp
• Suy niệm 2: Loan Báo Tin Mừng là phục vụ con người
Lạy Chúa, mục đích của việc truyền giáo trong Giáo Hội là phục vụ con người. Đó cũng là ý tưởng then chốt của Công Đồng Vaticanô II khi bàn về mối tương quan giữa Hội Thánh và thế giới. Phục vụ con người để họ nhận biết Thiên Chúa là Cha và nhìn nhận nhau là anh em trong một ngôi nhà chung.
Có thể nói tiếng vọng Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 vẫn còn âm vang đến hôm nay “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Việc truyền giáo bằng cách phục vụ con người trong nhiều lãnh vực của cuộc sống nhằm thánh hóa nhân loại trong chân lý Tin Mừng, để họ được tham dự vào ơn cứu độ của Thiên Chúa. Với điều này mà Giáo Hội trở nên “Bí Tích”, nghĩa là dấu chỉ kết hợp với Thiên Chúa và liên đới cuộc sống của con người. Vì thế trong thông điệp Đấng Cứu Chuộc con người: “con người là con đường của Giáo Hội”. Nghĩa là mọi con đường của Giáo hội đều dẫn tới con người. Đặc biệt là những người nghèo khổ, bị xã hội bỏ rơi, cần được quan tâm hơn hết, để họ được sống đúng với phẩm giá của mình.
Người Kitô hữu tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng đến để phục vụ con người, chứ không phải để được người ta hầu hạ. Đây cũng là điểm giao thoa gữa Hội thánh và xã hội trần thế, giữa người Kitô hữu với người ngoài Kitô giáo. Nhằm góp phần xây dựng một thế giới văn minh tình thương thay thế cho một nền văn hóa chủ nghĩa thực dụng và cá nhân.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con sống yêu thương và phục vụ vì đó là cách thế truyền giáo hữu hiệu mà chính cuộc sống của các Thánh Phanxicô Xaviê, Mẹ Têrêsa Calcutta… đã để lại cho Giáo Hội. Xin cho mọi việc chúng còn làm đều tôn vinh Chúa để người khác có thể nhận ra Chúa qua cuộc đời của chúng con.
• Hát: Kinh Hòa Bình
• Suy niệm 3: Loan Báo Tin Mừng là đem Lời Chúa đến với mọi người
Nhiệm vụ căn bản của Giáo Hội là truyền giáo, làm cho Tin Mừng của Chúa lớn lên trong trần thế này. Đời Kitô hữu thiết yếu là một đời làm chứng cho Chúa. Chúa Giêsu làm chứng cho Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, và ngược lại Chúa Thánh Thần làm chứng cho Chúa Giêsu trong sứ vụ của Ngài. Chứng đó là gì nếu không phải là LỜI CHÚA được loan báo bằng chính đời sống chứng tá.
Thánh Gioan Tông Đồ đã khẳng định: “điều chúng tôi đã nghe, đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là LỜI SỰ SỐNG. Quả vậy, sự sống ấy đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời” (1Ga 1,1-3). Do đó, người Kiô hữu làm chứng cho Tin Mừng vì đã thực nghiệm Tin Mừng và xác tín đó là chân lý. Đó cũng là niềm vui, bổn phận phải chia sẻ cho người khác về niềm hy vọng đó.
Sứ điệp truyền giáo năm nay Đức Thánh Cha đã nói lên ý nghĩa của Ngày Thế giới Truyền giáo như sau: “Tháng 10, với việc cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo, là cơ hội để các cộng đoàn giáo phận và giáo xứ, các hội dòng đời sống thánh hiến, các phong trào Giáo hội, và toàn thể Dân Thiên Chúa làm mới lại mối cam kết rao giảng Tin Mừng…”.
Muốn đem Lời Chúa đến với mọi người, thì có ba cách làm chứng: nói – làm và sống. Và ai cũng biết nói thì dễ, làm khó nhưng sống như những gì mình nói lại càng khó hơn hết. Chính việc sống và tuân giữ Lời Chúa để người khác tin cậy vào Chúa là điều con người thời nay chờ đợi hơn cả. Đức Phaolô VI đã từng nói: “ngày nay con người cần chứng nhân hơn là thầy dạy”. Mọi nỗ lực truyền giáo không có nghĩa là chạy theo con số, tức rửa tội cho nhiều; điều quan tâm hơn cả là đưa tinh thần Tin Mừng thấm vào đời sống hoạt động của con người. Đức Phaolô VI trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng cho rằng: “Rao giảng Tin Mừng nhằm tạo nên một nhân loại mới, nhờ được hoán cải bởi bí tích Thánh Tẩy và đời sống Phúc Âm”. (Số 18).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con dấn thân vào từng môi trường của cuộc sống, văn hóa, xã hội, kinh tế với tinh thần Tin Mừng như là men trong đời.
• Hát: Bài ca phục vụ
3. PHÉP LÀNH THÁNH THỂ
• Hát Cầu cho Đức Giáo Hoàng
• Hát: Đây Nhiệm Tích
• Phép Lành Mình Thánh Chúa
• Hát kết thúc
Đường hướng và hoạt động của Hội SVCG TGP Hà Nội và Liên đoàn SVCG Miền Bắc
Việt Hà
10:16 21/10/2010
Phỏng vấn anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt về phương hướng hoạt động của Hội SVCG TGP Hà Nội và Liên đoàn SVCG Miền Bắc.
Như chúng ta được biết thì anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt đã làm trưởng Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội hơn 4 năm và nay anh đang là trưởng Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc. Để biết về phương hướng hoạt động của Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội, cũng như của Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, ngày 22 tháng 10 năm 2010, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn để mọi người có thể hiểu biết rõ hơn về các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc.
Việt Hà: Thưa anh Đạt! Trước hết xin anh có thể cho biết Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội có điểm gì khác so với Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc?
Anh Đạt: Chúng ta có thể hiểu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội là quy tụ các bạn sinh viên Công giáo gồm 4 giáo hạt của Tổng giáo phận Hà Nội đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội hoặc là quy tụ tất cả các bạn sinh viên đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội. Cả hai cách hiểu này thì vẫn là quy tụ một khối sinh viên Công giáo trong phạm thành phố Hà Nội. Còn Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc thì có tính chất nối kết rộng hơn về địa lý. Nó nối kết với các bạn sinh viên Công giáo không chỉ ở thành phố Hà Nội mà còn nhiều các thành phố khác nữa trong phạm vi toàn miền Bắc hay còn gọi là giáo tình Hà Nội.
Việt Hà: Được biết Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc được hình thành vào ngày 4 tháng 4 năm 2010. Vậy Lý do nào đã dẫn tới việc hình thành?
Anh Đạt: Lý do dẫn tới việc Ban đại diện các nhóm sinh viên trong miền Bắc ngồi lại với nhau tại Ba Làng - Giáo phận Thánh Hóa để đi đến thống nhất thành lập Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc là do nhu cầu tồn tại và phát triển các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc. Đây hoàn toàn phù hợp với sự đòi hỏi thực tiễn khách quan và đường hướng của Giáo Hội, vì số lượng sinh viên Công giáo ngày càng đông, không chỉ có tập trung ở thành phố Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa. Và đã ở đâu có nhóm sinh viên Công giáo sinh hoạt thì họ có nhu cầu được giao lưu nối kết với nhau để nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin và học tập. Việc hình thành Liên đoàn là do sinh viên Công giáo miền Bắc muốn có một diễn đàn, một sân chơi rộng hơn để cùng giúp nhau thăng tiến.
Việt Hà: Với một số lượng sinh viên Công giáo tập trung rất đông tại Hà Nội. Xin anh có thể cho biết điểm hạn chế và giải pháp để sinh viên được phát triển?
Anh Đạt: Từ trước đến nay thì Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội vẫn có một Cha phụ trách giới trẻ của Tổng giáo phận Hà Nội đảm nhận và Cha còn phải coi thêm một giáo xứ nữa. Nếu chỉ có Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một Cha phụ trách và một Ban đại diện thì không thể nào quan tâm đủ cho gần 7 ngàn sinh viên Công giáo ngay tại thành phố Hà Nội. Nếu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một mô hình quản lý theo kiểu hình chóp mà nối kết với các tình thành khác hay với các giáo phận khác thì sẽ gặp rất nhiều hạn chế và sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề riêng tư. Nên việc sinh viên đưa ra giải pháp có thêm Liên đoàn thì sẽ tốt hơn cho các nhóm sinh viên ở những thành phố khác, cho Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và cho cả các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội.
Việt Hà: Vấn đề cơ chế hay mô hình của Liên đoàn có thể nhiều người muốn được biết. Vậy xin anh có thể giải thích mô hình này?
Anh Đạt: Mô hình của Liên đoàn là một mô hình liên kết ngang hay còn gọi là liên kết mền. Mục đích là để cùng nhau làm một công việc trong một thời điểm nhất định. Cộng đoàn sinh viên, Hội Sinh viên, nhóm sinh viên thì vẫn hoàn toàn độc lập và do sự linh hướng của các Cha giáo phận hoặc các Cha ở những nơi mà nhóm sinh viên sinh hoạt. Liên đoàn chỉ là người nối kết những thành phần này lại với nhau để cùng nhau hợp tác làm việc như công việc tiếp sức mùa thi hoặc một số buổi giao lưu chia sẻ. Nếu như công việc tiếp sức mùa thi mà Liên đoàn điều phối như năm vừa qua thì chắc chắn sẽ tốt hơn và giúp được nhiều em thí sinh hơn, vì các em thí sinh không chỉ có thi ở Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa, nên việc nối kết để hỗ trợ cho nhau là điều cần thiết.
Việt Hà: Nếu như cả Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và Liên đoàn cùng hoạt động thì theo anh nó có sự đối chọi nhau không?
Anh Đạt: Nếu chúng ta cùng có một tinh thần phục vụ, hiểu được những nhu cầu cấp thiết của sinh viên và hướng tới sự phat triển của sinh viên Công giáo, cũng như của Giáo Hội thì chằng có gì phải lo ngại đối chọi nhau cả. Vì xét về địa lý cũng như tên gọi thì đều khác nhau và hoàn toàn có thể bổ túc, hỗ trợ cho nhau. Các Cộng đoàn, các nhóm sinh viên thì đều có cách hoạt động riêng và có các Cha linh hướng riêng. Còn những hoạt động chung của Hội Sinh Viên Công giáo TGP Hà Nội thì đã có khung sẵn và có quãng thời gian cụ thể. Liên đoàn cũng đã lên một số chương trình hoạt động cho năm 2010 - 2011, nhưng nay cả hai cùng hoạt động thì dĩ nhiên là Liên đoàn sẽ điều chỉnh lại một số sinh hoạt sao cho phù hợp với sinh viên tại Hà Nội, cũng như ở những nơi khác.
Việt Hà: Hoạt động của Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội sẽ là những khung đã có sẵn. Vậy tại thành phố Hà Nội thì Liên đoàn sẽ có phương hướng hoạt động thế nào?
Anh Đạt: Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc tiếp sức mùa thi cho năm 2011. Vì đây là một công việc rất quan trọng trong các hoạt động của sinh viên Công giáo mà tôi đã trực tiếp điều hành trong 5 năm vừa qua. Công việc này thì năm nay giữa Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và các nhóm sinh viên ở các thành phố khác sẽ ngồi lại với nhau để cùng nhau đưa ra một giải pháp tốt đẹp nhất. Còn hiện tại thì Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc Bác ái Xã hội như giúp đỡ các em học sinh nghèo hiếu học, nâng đỡ các em học sinh này để con số sinh viên Công giáo ngày càng đông thêm. Ngoài ra Liên đoàn sẽ nối kết với các doanh nghiệp Công giáo để giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.
Việt Hà: Xin chân thành cảm ơn anh! Cầu chúc anh luôn có sức khỏe dồi dào để tiếp tục phục vụ sinh viên ngày càng phát triển hơn.
Anh Đạt: Vâng! Xin chân thành cảm ơn!
Mọi câu hỏi và ý kiến đóng góp xin gửi về: svcgmbvietnam@gmail.com
Như chúng ta được biết thì anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt đã làm trưởng Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội hơn 4 năm và nay anh đang là trưởng Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc. Để biết về phương hướng hoạt động của Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội, cũng như của Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, ngày 22 tháng 10 năm 2010, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn để mọi người có thể hiểu biết rõ hơn về các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc.
Việt Hà: Thưa anh Đạt! Trước hết xin anh có thể cho biết Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội có điểm gì khác so với Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc?
Anh Đạt: Chúng ta có thể hiểu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội là quy tụ các bạn sinh viên Công giáo gồm 4 giáo hạt của Tổng giáo phận Hà Nội đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội hoặc là quy tụ tất cả các bạn sinh viên đang học tập và sinh sống tại thành phố Hà Nội. Cả hai cách hiểu này thì vẫn là quy tụ một khối sinh viên Công giáo trong phạm thành phố Hà Nội. Còn Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc thì có tính chất nối kết rộng hơn về địa lý. Nó nối kết với các bạn sinh viên Công giáo không chỉ ở thành phố Hà Nội mà còn nhiều các thành phố khác nữa trong phạm vi toàn miền Bắc hay còn gọi là giáo tình Hà Nội.
Việt Hà: Được biết Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc được hình thành vào ngày 4 tháng 4 năm 2010. Vậy Lý do nào đã dẫn tới việc hình thành?
Anh Đạt: Lý do dẫn tới việc Ban đại diện các nhóm sinh viên trong miền Bắc ngồi lại với nhau tại Ba Làng - Giáo phận Thánh Hóa để đi đến thống nhất thành lập Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc là do nhu cầu tồn tại và phát triển các sinh hoạt của sinh viên Công giáo tại miền Bắc. Đây hoàn toàn phù hợp với sự đòi hỏi thực tiễn khách quan và đường hướng của Giáo Hội, vì số lượng sinh viên Công giáo ngày càng đông, không chỉ có tập trung ở thành phố Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa. Và đã ở đâu có nhóm sinh viên Công giáo sinh hoạt thì họ có nhu cầu được giao lưu nối kết với nhau để nâng đỡ nhau trong đời sống đức tin và học tập. Việc hình thành Liên đoàn là do sinh viên Công giáo miền Bắc muốn có một diễn đàn, một sân chơi rộng hơn để cùng giúp nhau thăng tiến.
Việt Hà: Với một số lượng sinh viên Công giáo tập trung rất đông tại Hà Nội. Xin anh có thể cho biết điểm hạn chế và giải pháp để sinh viên được phát triển?
Anh Đạt: Từ trước đến nay thì Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội vẫn có một Cha phụ trách giới trẻ của Tổng giáo phận Hà Nội đảm nhận và Cha còn phải coi thêm một giáo xứ nữa. Nếu chỉ có Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một Cha phụ trách và một Ban đại diện thì không thể nào quan tâm đủ cho gần 7 ngàn sinh viên Công giáo ngay tại thành phố Hà Nội. Nếu Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội với một mô hình quản lý theo kiểu hình chóp mà nối kết với các tình thành khác hay với các giáo phận khác thì sẽ gặp rất nhiều hạn chế và sẽ đụng chạm đến nhiều vấn đề riêng tư. Nên việc sinh viên đưa ra giải pháp có thêm Liên đoàn thì sẽ tốt hơn cho các nhóm sinh viên ở những thành phố khác, cho Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và cho cả các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội.
Việt Hà: Vấn đề cơ chế hay mô hình của Liên đoàn có thể nhiều người muốn được biết. Vậy xin anh có thể giải thích mô hình này?
Anh Đạt: Mô hình của Liên đoàn là một mô hình liên kết ngang hay còn gọi là liên kết mền. Mục đích là để cùng nhau làm một công việc trong một thời điểm nhất định. Cộng đoàn sinh viên, Hội Sinh viên, nhóm sinh viên thì vẫn hoàn toàn độc lập và do sự linh hướng của các Cha giáo phận hoặc các Cha ở những nơi mà nhóm sinh viên sinh hoạt. Liên đoàn chỉ là người nối kết những thành phần này lại với nhau để cùng nhau hợp tác làm việc như công việc tiếp sức mùa thi hoặc một số buổi giao lưu chia sẻ. Nếu như công việc tiếp sức mùa thi mà Liên đoàn điều phối như năm vừa qua thì chắc chắn sẽ tốt hơn và giúp được nhiều em thí sinh hơn, vì các em thí sinh không chỉ có thi ở Hà Nội mà còn ở nhiều tỉnh thành khác nữa, nên việc nối kết để hỗ trợ cho nhau là điều cần thiết.
Việt Hà: Nếu như cả Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và Liên đoàn cùng hoạt động thì theo anh nó có sự đối chọi nhau không?
Anh Đạt: Nếu chúng ta cùng có một tinh thần phục vụ, hiểu được những nhu cầu cấp thiết của sinh viên và hướng tới sự phat triển của sinh viên Công giáo, cũng như của Giáo Hội thì chằng có gì phải lo ngại đối chọi nhau cả. Vì xét về địa lý cũng như tên gọi thì đều khác nhau và hoàn toàn có thể bổ túc, hỗ trợ cho nhau. Các Cộng đoàn, các nhóm sinh viên thì đều có cách hoạt động riêng và có các Cha linh hướng riêng. Còn những hoạt động chung của Hội Sinh Viên Công giáo TGP Hà Nội thì đã có khung sẵn và có quãng thời gian cụ thể. Liên đoàn cũng đã lên một số chương trình hoạt động cho năm 2010 - 2011, nhưng nay cả hai cùng hoạt động thì dĩ nhiên là Liên đoàn sẽ điều chỉnh lại một số sinh hoạt sao cho phù hợp với sinh viên tại Hà Nội, cũng như ở những nơi khác.
Việt Hà: Hoạt động của Hội sinh viên Công giáo TGP Hà Nội sẽ là những khung đã có sẵn. Vậy tại thành phố Hà Nội thì Liên đoàn sẽ có phương hướng hoạt động thế nào?
Anh Đạt: Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc tiếp sức mùa thi cho năm 2011. Vì đây là một công việc rất quan trọng trong các hoạt động của sinh viên Công giáo mà tôi đã trực tiếp điều hành trong 5 năm vừa qua. Công việc này thì năm nay giữa Liên đoàn Sinh viên Công giáo Miền Bắc, Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội và các nhóm sinh viên ở các thành phố khác sẽ ngồi lại với nhau để cùng nhau đưa ra một giải pháp tốt đẹp nhất. Còn hiện tại thì Liên đoàn sẽ chú trọng đến công việc Bác ái Xã hội như giúp đỡ các em học sinh nghèo hiếu học, nâng đỡ các em học sinh này để con số sinh viên Công giáo ngày càng đông thêm. Ngoài ra Liên đoàn sẽ nối kết với các doanh nghiệp Công giáo để giới thiệu việc làm cho các bạn sinh viên.
Việt Hà: Xin chân thành cảm ơn anh! Cầu chúc anh luôn có sức khỏe dồi dào để tiếp tục phục vụ sinh viên ngày càng phát triển hơn.
Anh Đạt: Vâng! Xin chân thành cảm ơn!
Mọi câu hỏi và ý kiến đóng góp xin gửi về: svcgmbvietnam@gmail.com
Cộng Đoàn Fatima vùng North Seattle Mừng Lễ Bổn Mạng
Nguyễn An Quý
10:22 21/10/2010
Seattle, chiều Chúa nhật ngày 17 tháng 10 năm 2010, bầu trời Seattle quang đảng với khí hậu ấm áp dễ chịu dưới ánh nắng diụ dàng của những ngày vào thu. Ngôi thánh đường mang tên Thánh Matthew của một giáo xứ Mỹ nằm ở phía Bắc thành phố Seattle được dùng làm nơi cử hành Thánh lễ tạ ơn mừng ngày Lễ Bổn Mạng của Cộng Đoàn. Cộng đoàn mang danh hiệu Đức Mẹ Fatima nên ngày lễ Bổn mạng hằng năm được cử hành vào dịp cuối tuần gần ngày 13 tháng 10, ngày kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Bồ Đào Nha năm 1917 với tước hiệu Mẹ Fatima
Vào khoảng 12 giờ trưa, các thành viên trong Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn đã có mặt để chuẩn bị cho buổi lễ. Người ở hội trường lo sửa soạn bàn ghế, chuẩn bị sân khấu, âm thanh, kẻ lo trang trí bàn thờ trong Thánh Đường, các bà thì lo chuyện ẩm thực chuẩn bị cho buổi liên hoan sau Thánh Lễ, không khí trở nên nhộn nhịp với niềm vui khó tả. Gần 2 giờ, tôi thấy giáo dân đã hiện diện khá đông trong nhà thờ. Đúng 2 giờ 15 phút,Thánh Lễ bắt đầu với lời chào mừng Cộng Đoàn dân Chúa tham dự Thánh Lễ của vị đại diện Cộng Đòan phụ trách nghi lễ và giới thiệu Chủ tế Thánh lễ là linh mục Phanxicô Nguyễn Sơn Miên, cùng Đồng tế Thánh Lễ gồm linh mục Giuse Ngô Đình Thông và Thầy Phó tế Nguyễn Đức Mậu. Mặc dầu trong niềm vui của ngày lễ Bổn mạng, nhưng Cộng Đoàn cũng không quên những đau thương mà dân Chúa tại Cồn Dầu đang bị bách hại nên trước Thánh lễ đã có nghi thức cầu nguyện cho Giáo dân Cồn Dầu với chủ đề:”HƯỚNG VỀ CỒN DẦU”.Lời nguyện cầu được cất lên tiếng nài xin với Đức Mẹ qua bài hát: “Mẹ rất nhân từ quốc gia Việt Nam rất lầm than.Dân chúng điêu linh gia đình tan hoang…Ôi Maria, Me thương giơ tay uy truyền cho giang sơn con toàn an, và cho dân nước bớt cơn khốn cùng. Ôi Maria Mẹ thương ban muôn ơn tràn lan trên quê hương Việt Nam…”. Bài hát Mẹ rất nhân từ là phần kết thúc buổi cầu nguyện sau phần diễn nguyện được chiếu slideshow gợi lên nhiều hình ảnh đau thương mà giáo dân Cồn Dầu đã và đang bị bách hại. Sau phần cầu nguyện cho Cồn Dầu, Thánh Lễ bắt đầu với bài ca nhập lễ: “Hát lên bài ca hỡi ngàn dân…”do các anh chị em ca viên trong Cộng Đoàn hát lễ.
Mở đầu Thánh lễ, cha Nguyễn Sơn Miên chủ tế Thánh Lễ đã ngõ lời chào mừng Cộng Đoàn, ngài nói: “không ngờ Cộng Đoàn Fatima lại đông đảo như hôm nay…”, ngài tỏ vẻ vui mừng với những lời chúc mừng Cộng Đoàn đầy cảm động. Thật vậy số người tham dự Thánh Lễ năm nay khá đông, trên 350 giáo dân có mặt trong Thánh Lễ ngày vui của Cộng Đoàn với sự hiện diện của nhiều vị đại diện trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Seattle, các Cộng Đoàn bạn và các Đoàn thể Công giáo Tiến hành trong Cộng Đồng...
Phần chia sẻ lời Chúa do linh mục Ngô Đình Thông giảng thuyết. Linh mục Giuse Ngô Đình Thông thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hoa Kỳ, là linh mục tại một giáo xứ Mỹ trong thành phố Seattle. Đã 3 năm qua, ngài thường đến dâng Thánh lễ trong dịp Cộng Đoàn Fatima mừng ngày Bổn mạng. Bài giảng của ngài lúc nào cũng súc tích ngắn gọn và dễ lôi cuốn người nghe. Xin nêu vài điểm chính của nội dung bài giảng trong Thánh lễ. Mở đầu bài giảng ngài nói: ”Kính thưa quý Ông Bà, Anh Chị Em năm ngoái con được chia sẻ lời Chúa trong Thánh lễ mừng Bổn mạng của Cộng Đoàn, năm nay con cũng được hân hạnh chia sẻ lời Chúa “ ngài nói tiếp: năm ngoái ai là người có mặt trong Thánh lễ tại nhà thờ này” có khá nhiều giáo dân giơ cao tay, ngài lại nói tiếp: “ai còn nhớ bài giảng của con năm ngoái”, nhìn mọi người yên lặng rồi ngài cười và nói tiếp: con bắt chước Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là vì không ai nhớ nên con khỏi giảng hôm nay. Có tiếng cười vang và ngài trịnh trọng trình bày tiếp:
Kính thưa quý ông bà và anh chị em. Trong những ngày vừa qua, tin về việc giải cứu toàn bộ 33 thợ mỏ bị sập hầm mỏ ở Chile đã làm chấn động thế giới. Hình ảnh được thế giới chú ý là hình ảnh của những người thợ mỏ được cứu sống khi vừa bước lên khỏi miệng hầm thì họ đã làm dấu Thánh giá, như biểu lộ một sự tạ ơn vì họ đã sống sót nhờ ơn nhiệm mầu Những người thợ mỏ bị nạn đã sống duới lòng đất ở độ sâu gần 700 mét trong suốt 69 ngày đêm. Được biết khi những người thợ mỏ này chưa bắt được liên lạc trên mặt đất, họ đã sống trong tình trạng lo âu, sợ hãi, và họ đã sống bằng hy vọng bởi đức tin của họ, được biết có một vị trong nhóm thợ mỏ bị nạn này, ông ta đã thường tập trung anh em lại với nhau để cầu nguyện. Họ kiên trì cầu nguyện liên tục và đã được. Đây cũng là một ý niệm cho ta chúng ta thấy giá trị của sự cầu nguyện, cầu nguyện là tâm sự với Chúa và chắc chắn Chúa nghe và sẽ nhậm lời…Bài trích sách xuất hành hôm nay kể lại câu chuyện người Do Thái đã chiến đấu với người Amalec. Ông Môsê cầm cây gậy Thiên Chúa đứng trên đỉnh núi, khi ông giơ tay lên thì dân Do Thái thắng trận, sau một hồi lâu, ông Môsê trở nên mỏi mệt, người ta phải cho ông Aaron và ông Hur đỡ hai tay của ông Môsê và như thế người Do Thái đã đánh duổi được người Amalec. Người Do Thái chiến đấu và thắng trận vì họ đã biết cậy trông vào Chúa, họ đã biết chiến đấu dưới đức tin của họ, xin cho chúng ta cũng biết sống với lòng cậy trông để được Chúa nâng đỡ…”
Sau Thánh lễ là phần liên hoan văn nghệ tại hội trường nhà thờ. Đúng 3 giờ 50, mọi người tham dự Thánh Lễ đã tiến vào hội trường đông đủ. Buổi liên hoan được bắt đầu do linh mục Nguyễn Sơn Miên cử hành việc ban phép lành cho bữa tiệc, ngài đã dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ và xin Chúa chúc lành cho những của ăn mà giáo dân sắp dùng như một hồng ân Chúa ban cho.
Phần văn nghệ được mở đầu bằng vũ khúc của các em thiếu nhi thuộc Cộng Đoàn Trinh Vương trình diễn, Ban điều hành Cộng Đoàn Fatima gồm những ca viên già có trẻ có cũng đã cất lên tiếng hát hùng mạnh với tiết mục đồng ca: “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ: Còn Việt Nam, triệu con tim thì còn triệu khối kiêu hùng..”Buổi văn nghệ tuy do cây nhà lá vườn trình diễn nhưng nhiều tiết mục cũng khá hấp dẫn
Cuộc vui của ngày lễ Bổn mạng với nhiều món ăn hợp với khẩu vị của mọi người và một chương trình văn nghệ phong phú được chấm dứt lúc 5 giờ 30, mọi người hân hoan ra về và hẹn gặp lại ngày lễ Bổn Mạng năm 2011.
Mở đầu Thánh lễ, cha Nguyễn Sơn Miên chủ tế Thánh Lễ đã ngõ lời chào mừng Cộng Đoàn, ngài nói: “không ngờ Cộng Đoàn Fatima lại đông đảo như hôm nay…”, ngài tỏ vẻ vui mừng với những lời chúc mừng Cộng Đoàn đầy cảm động. Thật vậy số người tham dự Thánh Lễ năm nay khá đông, trên 350 giáo dân có mặt trong Thánh Lễ ngày vui của Cộng Đoàn với sự hiện diện của nhiều vị đại diện trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Seattle, các Cộng Đoàn bạn và các Đoàn thể Công giáo Tiến hành trong Cộng Đồng...
Phần chia sẻ lời Chúa do linh mục Ngô Đình Thông giảng thuyết. Linh mục Giuse Ngô Đình Thông thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Hoa Kỳ, là linh mục tại một giáo xứ Mỹ trong thành phố Seattle. Đã 3 năm qua, ngài thường đến dâng Thánh lễ trong dịp Cộng Đoàn Fatima mừng ngày Bổn mạng. Bài giảng của ngài lúc nào cũng súc tích ngắn gọn và dễ lôi cuốn người nghe. Xin nêu vài điểm chính của nội dung bài giảng trong Thánh lễ. Mở đầu bài giảng ngài nói: ”Kính thưa quý Ông Bà, Anh Chị Em năm ngoái con được chia sẻ lời Chúa trong Thánh lễ mừng Bổn mạng của Cộng Đoàn, năm nay con cũng được hân hạnh chia sẻ lời Chúa “ ngài nói tiếp: năm ngoái ai là người có mặt trong Thánh lễ tại nhà thờ này” có khá nhiều giáo dân giơ cao tay, ngài lại nói tiếp: “ai còn nhớ bài giảng của con năm ngoái”, nhìn mọi người yên lặng rồi ngài cười và nói tiếp: con bắt chước Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là vì không ai nhớ nên con khỏi giảng hôm nay. Có tiếng cười vang và ngài trịnh trọng trình bày tiếp:
Kính thưa quý ông bà và anh chị em. Trong những ngày vừa qua, tin về việc giải cứu toàn bộ 33 thợ mỏ bị sập hầm mỏ ở Chile đã làm chấn động thế giới. Hình ảnh được thế giới chú ý là hình ảnh của những người thợ mỏ được cứu sống khi vừa bước lên khỏi miệng hầm thì họ đã làm dấu Thánh giá, như biểu lộ một sự tạ ơn vì họ đã sống sót nhờ ơn nhiệm mầu Những người thợ mỏ bị nạn đã sống duới lòng đất ở độ sâu gần 700 mét trong suốt 69 ngày đêm. Được biết khi những người thợ mỏ này chưa bắt được liên lạc trên mặt đất, họ đã sống trong tình trạng lo âu, sợ hãi, và họ đã sống bằng hy vọng bởi đức tin của họ, được biết có một vị trong nhóm thợ mỏ bị nạn này, ông ta đã thường tập trung anh em lại với nhau để cầu nguyện. Họ kiên trì cầu nguyện liên tục và đã được. Đây cũng là một ý niệm cho ta chúng ta thấy giá trị của sự cầu nguyện, cầu nguyện là tâm sự với Chúa và chắc chắn Chúa nghe và sẽ nhậm lời…Bài trích sách xuất hành hôm nay kể lại câu chuyện người Do Thái đã chiến đấu với người Amalec. Ông Môsê cầm cây gậy Thiên Chúa đứng trên đỉnh núi, khi ông giơ tay lên thì dân Do Thái thắng trận, sau một hồi lâu, ông Môsê trở nên mỏi mệt, người ta phải cho ông Aaron và ông Hur đỡ hai tay của ông Môsê và như thế người Do Thái đã đánh duổi được người Amalec. Người Do Thái chiến đấu và thắng trận vì họ đã biết cậy trông vào Chúa, họ đã biết chiến đấu dưới đức tin của họ, xin cho chúng ta cũng biết sống với lòng cậy trông để được Chúa nâng đỡ…”
Sau Thánh lễ là phần liên hoan văn nghệ tại hội trường nhà thờ. Đúng 3 giờ 50, mọi người tham dự Thánh Lễ đã tiến vào hội trường đông đủ. Buổi liên hoan được bắt đầu do linh mục Nguyễn Sơn Miên cử hành việc ban phép lành cho bữa tiệc, ngài đã dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ và xin Chúa chúc lành cho những của ăn mà giáo dân sắp dùng như một hồng ân Chúa ban cho.
Phần văn nghệ được mở đầu bằng vũ khúc của các em thiếu nhi thuộc Cộng Đoàn Trinh Vương trình diễn, Ban điều hành Cộng Đoàn Fatima gồm những ca viên già có trẻ có cũng đã cất lên tiếng hát hùng mạnh với tiết mục đồng ca: “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ: Còn Việt Nam, triệu con tim thì còn triệu khối kiêu hùng..”Buổi văn nghệ tuy do cây nhà lá vườn trình diễn nhưng nhiều tiết mục cũng khá hấp dẫn
Cuộc vui của ngày lễ Bổn mạng với nhiều món ăn hợp với khẩu vị của mọi người và một chương trình văn nghệ phong phú được chấm dứt lúc 5 giờ 30, mọi người hân hoan ra về và hẹn gặp lại ngày lễ Bổn Mạng năm 2011.
Truyền giáo
PM. Cao Huy Hoàng
10:27 21/10/2010
Để Tin Mừng Cứu Rỗi được loan đi đến tận cùng trái đất, Chúa Giêsu đã kêu gọi các Tông đồ, ban năng lực cho họ và sai họ đi. “Đức Giê-su tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật. Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân.” (Luca 9, 1-2. Mt 10, 1-5))
Trong việc tuyển chọn, có vẻ Chúa Giêsu không quan tâm mấy đến tiêu chuẩn dòng dõi, trình độ, hay trải nghiệm đạo đức sáng lạn. Ngài cũng không bận tâm đến quá khứ của những người Ngài tuyển chọn. Ngài cứ tuyển chọn vì Ngài có sức biến đổi, có sức làm mới họ cho công trình của Thiên Chúa.
Biến người thu thuế thành người thu hồi công trình của Thiên Chúa về cho Thiên Chúa.
Biến các ngư phủ đánh cá thành thợ chài lưới các linh hồn.
Biến lòng khao khát tình cảm thế gian của người phụ nữ bên giếng Giacop thành khát khao sự công chính, thành nhân chứng ơn cứu độ.
Biến người phụ nữ khóc lóc vì tội vì tình nên người loan tin mừng phục sinh.
Biến người bất toại thành người vác chõng lên đường vừa đi vừa hát vang lời chúc tụng.
Biến nỗi đau của người phung hủi ngoại thành thành lời tạ ơn và tôn vinh quyền năng Thiên Chúa.
…
Và nhất là, biến cái chết kinh hoàng của Ngài thành niềm hy vọng phục sinh vinh hiển cho nhân loại
Và sau khi Ngài phục sinh, lên trời, Ngài còn:
Biến người nhiệt thành bắt bớ đạo Chúa thành tông đồ nhiệt thành cho dân ngoại.
Biến đổi mỗi chúng ta qua bí tích rửa tội thành lời chứng hùng hồn cho Nước Thiên Chúa.
Vâng, Thiên Chúa cũng không bận tâm đến quá khứ của chúng ta. Vì hẳn là ai cũng có chung một quá khứ đen tối là tội nguyên tổ Adam và các hệ quả xấu xa của tội, các nghiêng chiều thấp hèn. Bởi vậy, Ngài đã thanh tẩy chúng ta trong nước và Thánh Thần, để mỗi người trở nên tạo vật mới cho Thiên Chúa: một tạo vật biết làm chứng cho Thiên Chúa về một đời sống mới trong Thiên Chúa, hoàn toàn khác hẳn nếp sống cũ trong thân xác một tạo vật hay hư nát và hướng hạ thấp hèn. Đây vừa là một đặc ân quan trọng cho mỗi tín hữu, nhưng cũng vừa là một trọng trách do bởi căn tính truyền giáo nơi đời sống bí tích.
Được ơn biến đổi không ngừng trong ân sủng là chính hiệu quả của bí tích, nhưng điều quan trọng là mỗi tín hữu có thủy chung để cho ơn sủng tác động trong đời sống của mình hay không.
Bởi vậy, bởi không chung thủy với ân sủng, mới có những điều đáng tiếc đã xảy ra trong đời sống chứng nhân một tín hữu: thay vì làm chứng cho Nước Thiên Chúa, thì ngược lại, làm hổ danh Thiên Chúa ngay trong đời sống mình.
Cuộc sống nhân bản Kitô giáo mai một, nhường chỗ cho một biến thoái nguy hiểm: chủ nghĩa cá nhân, duy vật chất, kinh tế chỉ đạo.
- đồng tiền có hình Ông Tổng Thống, có hình Ông Chủ Tịch có giá trị hơn Nước Thiên Đàng sao?
- năm ba mẫu đất các tín hữu tranh chấp nhau đến đổ máu có thể thay thế được Đất Hứa ngàn thu trong Nước Thiên Chúa sao?
- những chuyện đâm chém nhau, giết người, kiện tụng, say xỉn, đua xe, cá độ, bài bạc, cho vay ăn lời quá lẽ, bỏ vợ bỏ chồng, ngoại tình, tảo hôn, sống thử có thai thiệt, phá thai…xảy ra nơi các xứ đạo không phải là chuyện đau đầu nhức óc cho những chủ chiên hết lòng vì đoàn chiên đấy sao?
- đời sống tu trì đang bị tục hóa lại trở thành tin tức thời sự rêu rao trên báo chí, trên mạng truyền thông không phải là chỉ làm xấu hổ Giáo Hội mà thực sự là đang bôi nhọ danh thánh Thiên Chúa đấy sao?
- những chuyện bất nhất nội bộ giáo hội, những bản tự khoe điểm khuyết, tự phơi bày điểm sẹo trong các thành phân dân Chúa không chỉ ở trang bên lề, mà còn là chạy những hàng tít lớn… không phải là một biểu hiện mất niềm tin vào Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền đấy sao?
…..
Từ chỗ đáng lý được biến đổi liên tục trong ân sủng để nên nhân chứng cho văn minh sự sống, đến chỗ biến thoái một đời sống chứng nhân thành chứng nhân ngược lại cho văn minh sự chết, làm cho mỗi chúng ta phải đặt lại vấn đề truyền giáo, nhất là trong giai đoạn nầy:
Chúa đã bỏ qua quá khứ đen tối của chúng ta, chúng ta không nên làm thêm một quá khứ đen tối nữa.
Giai đoạn Giáo Hội Việt Nam mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm Tin Mừng, không chỉ nhìn lại quá khứ linh hiển của những chứng nhân cha ông anh hùng, mà còn phải mở ra một chương sử mới: Chương sử của những chứng nhân hy vọng, chứng nhân của Văn minh Công Giáo, Văn Minh Chúa Kitô, Văn minh sự sống và sống lại.
Theo gương Chúa Giêsu, người đi từ Trời đến Đất để truyền giáo, chúng ta cương quyết loại bỏ cái quá khứ tội lỗi của mình, và nhất tâm trung thành với ơn biến đổi trong ân sủng, để đời sống công giáo thực sự hiển hiện nơi mỗi tín hữu trong một xã hội chủ trương không Thiên Chúa, không đời sau, không thần linh, không công lý, không thưởng phạt… chết là hết.
Để kết, tôi xin mượn lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vị Tôi Tớ của Chúa đang được xét phong Thánh, trong bài giảng lễ của Ngài tại Rome, Giáng Sinh 1998:
“Hãy xắn tay áo mà hành động!
Nghĩa là ý thức trách nhiệm của con đối với người anh em.
Nghĩa là chấp nhận cộng tác, giúp đỡ,
Quyết tâm thắng sự dữ
Chúng ta hãy bắt đầu lại!
Mađalêna, Nicôđêmô, Phêrô đã bắt đầu lại,
khiêm tốn, can đảm, hy vọng quyết tâm.
Phần còn lại của cuộc đời họ đẹp hơn phần trước.
Xây dựng lại, cũng cố lại tất cả.
Ðó là quy luật của thực tế, của lịch sử,
của công cuộc tông đồ, mặc dù tất cả sụp đổ đối với sức loài người;
sau 300 năm bắt đạo trên Ðế quốc La-mã,
Phêrô ngã xuống thì Clêmentê, Sixtô, Linô, Clêtô đứng lên thay.
Phaolô ngã xuống thì có Cyprianô, Cornêliô, Chrysôgô-nô,
lớp nầy ngã xuống có lớp khác xăn tay xông vào thay.
Trên quê hương Việt Nam của con cũng thế,
Trịnh qua, Tây Sơn qua, Nguyễn qua,
Nhưng Giáo hội còn.
Tổ tiên ta đã tiếp tục, đã khởi sự lại,
Với niềm tin sắt đá vào Chúa, vào anh em, với tình thương.
Họ không mất thời giờ ngồi đếm khuyết điểm, thất bại khó khăn,
Vì Chúa không thích những vị thánh tiêu cực.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu không bao giờ nhắc chuyện cũ,
Ngài vẫn tin tưởng và nhìn về tương lai:
"Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng" (Mc. 16,15)
Trong việc tuyển chọn, có vẻ Chúa Giêsu không quan tâm mấy đến tiêu chuẩn dòng dõi, trình độ, hay trải nghiệm đạo đức sáng lạn. Ngài cũng không bận tâm đến quá khứ của những người Ngài tuyển chọn. Ngài cứ tuyển chọn vì Ngài có sức biến đổi, có sức làm mới họ cho công trình của Thiên Chúa.
Biến người thu thuế thành người thu hồi công trình của Thiên Chúa về cho Thiên Chúa.
Biến các ngư phủ đánh cá thành thợ chài lưới các linh hồn.
Biến lòng khao khát tình cảm thế gian của người phụ nữ bên giếng Giacop thành khát khao sự công chính, thành nhân chứng ơn cứu độ.
Biến người phụ nữ khóc lóc vì tội vì tình nên người loan tin mừng phục sinh.
Biến người bất toại thành người vác chõng lên đường vừa đi vừa hát vang lời chúc tụng.
Biến nỗi đau của người phung hủi ngoại thành thành lời tạ ơn và tôn vinh quyền năng Thiên Chúa.
…
Và nhất là, biến cái chết kinh hoàng của Ngài thành niềm hy vọng phục sinh vinh hiển cho nhân loại
Và sau khi Ngài phục sinh, lên trời, Ngài còn:
Biến người nhiệt thành bắt bớ đạo Chúa thành tông đồ nhiệt thành cho dân ngoại.
Biến đổi mỗi chúng ta qua bí tích rửa tội thành lời chứng hùng hồn cho Nước Thiên Chúa.
Vâng, Thiên Chúa cũng không bận tâm đến quá khứ của chúng ta. Vì hẳn là ai cũng có chung một quá khứ đen tối là tội nguyên tổ Adam và các hệ quả xấu xa của tội, các nghiêng chiều thấp hèn. Bởi vậy, Ngài đã thanh tẩy chúng ta trong nước và Thánh Thần, để mỗi người trở nên tạo vật mới cho Thiên Chúa: một tạo vật biết làm chứng cho Thiên Chúa về một đời sống mới trong Thiên Chúa, hoàn toàn khác hẳn nếp sống cũ trong thân xác một tạo vật hay hư nát và hướng hạ thấp hèn. Đây vừa là một đặc ân quan trọng cho mỗi tín hữu, nhưng cũng vừa là một trọng trách do bởi căn tính truyền giáo nơi đời sống bí tích.
Được ơn biến đổi không ngừng trong ân sủng là chính hiệu quả của bí tích, nhưng điều quan trọng là mỗi tín hữu có thủy chung để cho ơn sủng tác động trong đời sống của mình hay không.
Bởi vậy, bởi không chung thủy với ân sủng, mới có những điều đáng tiếc đã xảy ra trong đời sống chứng nhân một tín hữu: thay vì làm chứng cho Nước Thiên Chúa, thì ngược lại, làm hổ danh Thiên Chúa ngay trong đời sống mình.
Cuộc sống nhân bản Kitô giáo mai một, nhường chỗ cho một biến thoái nguy hiểm: chủ nghĩa cá nhân, duy vật chất, kinh tế chỉ đạo.
- đồng tiền có hình Ông Tổng Thống, có hình Ông Chủ Tịch có giá trị hơn Nước Thiên Đàng sao?
- năm ba mẫu đất các tín hữu tranh chấp nhau đến đổ máu có thể thay thế được Đất Hứa ngàn thu trong Nước Thiên Chúa sao?
- những chuyện đâm chém nhau, giết người, kiện tụng, say xỉn, đua xe, cá độ, bài bạc, cho vay ăn lời quá lẽ, bỏ vợ bỏ chồng, ngoại tình, tảo hôn, sống thử có thai thiệt, phá thai…xảy ra nơi các xứ đạo không phải là chuyện đau đầu nhức óc cho những chủ chiên hết lòng vì đoàn chiên đấy sao?
- đời sống tu trì đang bị tục hóa lại trở thành tin tức thời sự rêu rao trên báo chí, trên mạng truyền thông không phải là chỉ làm xấu hổ Giáo Hội mà thực sự là đang bôi nhọ danh thánh Thiên Chúa đấy sao?
- những chuyện bất nhất nội bộ giáo hội, những bản tự khoe điểm khuyết, tự phơi bày điểm sẹo trong các thành phân dân Chúa không chỉ ở trang bên lề, mà còn là chạy những hàng tít lớn… không phải là một biểu hiện mất niềm tin vào Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền đấy sao?
…..
Từ chỗ đáng lý được biến đổi liên tục trong ân sủng để nên nhân chứng cho văn minh sự sống, đến chỗ biến thoái một đời sống chứng nhân thành chứng nhân ngược lại cho văn minh sự chết, làm cho mỗi chúng ta phải đặt lại vấn đề truyền giáo, nhất là trong giai đoạn nầy:
Chúa đã bỏ qua quá khứ đen tối của chúng ta, chúng ta không nên làm thêm một quá khứ đen tối nữa.
Giai đoạn Giáo Hội Việt Nam mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 năm Tin Mừng, không chỉ nhìn lại quá khứ linh hiển của những chứng nhân cha ông anh hùng, mà còn phải mở ra một chương sử mới: Chương sử của những chứng nhân hy vọng, chứng nhân của Văn minh Công Giáo, Văn Minh Chúa Kitô, Văn minh sự sống và sống lại.
Theo gương Chúa Giêsu, người đi từ Trời đến Đất để truyền giáo, chúng ta cương quyết loại bỏ cái quá khứ tội lỗi của mình, và nhất tâm trung thành với ơn biến đổi trong ân sủng, để đời sống công giáo thực sự hiển hiện nơi mỗi tín hữu trong một xã hội chủ trương không Thiên Chúa, không đời sau, không thần linh, không công lý, không thưởng phạt… chết là hết.
Để kết, tôi xin mượn lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, vị Tôi Tớ của Chúa đang được xét phong Thánh, trong bài giảng lễ của Ngài tại Rome, Giáng Sinh 1998:
“Hãy xắn tay áo mà hành động!
Nghĩa là ý thức trách nhiệm của con đối với người anh em.
Nghĩa là chấp nhận cộng tác, giúp đỡ,
Quyết tâm thắng sự dữ
Chúng ta hãy bắt đầu lại!
Mađalêna, Nicôđêmô, Phêrô đã bắt đầu lại,
khiêm tốn, can đảm, hy vọng quyết tâm.
Phần còn lại của cuộc đời họ đẹp hơn phần trước.
Xây dựng lại, cũng cố lại tất cả.
Ðó là quy luật của thực tế, của lịch sử,
của công cuộc tông đồ, mặc dù tất cả sụp đổ đối với sức loài người;
sau 300 năm bắt đạo trên Ðế quốc La-mã,
Phêrô ngã xuống thì Clêmentê, Sixtô, Linô, Clêtô đứng lên thay.
Phaolô ngã xuống thì có Cyprianô, Cornêliô, Chrysôgô-nô,
lớp nầy ngã xuống có lớp khác xăn tay xông vào thay.
Trên quê hương Việt Nam của con cũng thế,
Trịnh qua, Tây Sơn qua, Nguyễn qua,
Nhưng Giáo hội còn.
Tổ tiên ta đã tiếp tục, đã khởi sự lại,
Với niềm tin sắt đá vào Chúa, vào anh em, với tình thương.
Họ không mất thời giờ ngồi đếm khuyết điểm, thất bại khó khăn,
Vì Chúa không thích những vị thánh tiêu cực.
Sau khi sống lại Chúa Giêsu không bao giờ nhắc chuyện cũ,
Ngài vẫn tin tưởng và nhìn về tương lai:
"Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng" (Mc. 16,15)
Ơn gọi Thừa Sai
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
10:30 21/10/2010
ƠN GỌI THỪA SAI
1.Thừa sai là một ơn gọi
Khi gọi ai thì người ta kêu hay làm dấu hiệu. Ai được kêu thì quay lại nhìn xem hay lắng tai nghe. Ai được người khác gọi hay vẫy tay thì nhìn xem, rồi tuỳ tiện hướng về phía người đó.
Người đi tu là người được Chúa gọi. Người được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn lại ít (Mt 20,16). Kết quả của ơn gọi là tuỳ như người ta có nghe tiếng Chúa gọi và có quảng đại đáp lại tiếng đó hay không. Không phải tự nhiên mà các nhà truyền giáo đã chọn vào các tu hội thửa sai. Phải có cái gì đó nơi người được gọi. Mỗi người được gọi một cách để làm công việc Chúa muốn cho mình làm. Được gọi cách nào và để làm gì thì người được gọi phài tìm cách đáp ứng cho nhằm. Có như vậy mới được việc cho mình và cho Chúa. Nếu tôi cảm thấy mình được ơn gọi làm thửa sai thì tôi phải săn sóc và vun trồng ơn gọi này. Tôi không thể là thừa sai, khi tôi còn lưỡng lự giữa việc dấn thân đi truyền giáo dưới nhiều hình thức, với sự hướng chiều về một đời sống yên hàn ở một nơi không có bấp bênh và xáo trộn. Nếu tôi thấy thiên về một đời sống như thế thì ấy là dấu tôi không thích hợp cho ơn gọi thừa sai. Bởi thế, ngay từ đầu tôi cần xác định thái độ của tôi trong ơn gọi thừa sai. Tôi đứng ở chỗ nào trên các chặng đường ơn gọi. Ơn gọi tu trì nào củng đòi người được gọi phải dấn thân và từ bỏ, nếu người ấy muốn đi đúng đường và trở nên một người có giá trị. Đôi khi xảy ra chuyện người ở trong hội dòng này lại muốn làm công việc của người ở trong hội dòng kia. Ngưởi ở đâu thì hãy làm đúng công việc ở đó. Là thửa sai thì hãy làm công việc của thửa sai, còn những việc khác để cho người khác làm. Người của hội dòng khác không làm được công việc của thừa sai và ngược lại. Vậy công việc của thửa sai là thế nào ?
2. Công việc hiện nay của Hội Thừa Sai Việt Nam
Hội Thừa Sai Việt Nam đã có từ trước 1975, thời Đức Tổng Nguyễn Kim Điền. Hội đã hoạt động và có được một số thành viên nòng cốt. Nhưng vì các biến động của thời cuộc, Hội không còn được sinh hoạt bình thường, các thành viên phân tán. Hội kể như “chìm xuống” cho đến những năm gần đây mới được khôi phục lại. Hội được mang danh là Thừa Sai Việt Nam trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và được giao cho ĐC Phê-rô Trần Đình Tứ, Giám mục Phú Cường đảm trách. Hội bắt đầu chiêu sinh, lập trụ sở Trung Ương và bổ nhiệm người huấn luyện, xây học viện ở Gò Mây và được ĐHY Phạm Minh Mẫn giao cho quản nhiệm giáo xứ này. Mỗi lúc Hội được thành hình rõ nét và mang diện mạo của một tu hội thực thụ. Nhưng phải nói là tu hội còn đang ở trong giai đoạn đầu với những khó khăn và hạn chế. Tình trạng này có thể động viên những người đóng vai khai phá và tạo ra cho họ một niềm phần khởi hăng say nhưng cũng có thể làm cho một số thành viên e ngại về những khó khăn thuở ban đầu và cũng có thể vì thế mà tỏ ra ngao ngán không muốn tiếp tục hay muốn chuyển hướng sang một tu hội hoặc chủng viện đã có nề nếp vững chãi và bảo đảm hơn. Những điều này thật dễ hiểu và thường xảy ra. Nhưng có như thế thì ơn gọi thừa sai mới thực là một cái gì độc đáo, dành riêng cho những con người quả cảm, không ngại bước vào con đường chông gai để phục vụ Chúa và Gíáo Hội trên mảnh đất quê hương này.
3. Con đường đang đi tới
Những người di cư vào miền Nam năm 1954 và những người vượt biên sang các nước Âu Mỹ thập niên 70,80 đáng cho chúng ta suy nghĩ. Họ liều mạng bỏ lại tất cả để ra đi. Họ đã trải qua biết bao nhiêu gian nguy vất vả. Nhiều người đã bỏ mạng trong cuộc hải hành. Nhiều người còn lại đã phải cơ cực trăm chiều. Nhưng cuối cùng những con người này đã tạo lập được cơ nghiệp.
Con đường Hội Thừa Sai đang đi tới cũng giông giống như vậy. Các thảnh viên hiện nay cũng như các vị hữu trách đang góp công góp sức để định hình cho tu hội. Như thế đủ hiểu vị trí và trách nhiệm của thế hệ đương thời với công lao và những hy sinh vất vả. Nhưng có công trình đáng kể nào mà lại ở ngoài sự hy sinh.
4. Con đường riêng của Hội Thừa Sai
Thừa Sai là thừa lệnh để được sai đi. Địa điểm được sai đến là các vùng truyên giáo trong nước cũng như ngoài nước. Bất cứ ở đâu cần người rao giảng, làm chứng cho Chúa là người thừa sai được gửi tới. Phạm vi truyền giáo có hai: một là truyền giáo bên trong, hai là truyền giáo bên ngoài. Truyền giáo bên trong là truyền giáo trong gia đình, tại quê hương xứ sở, nơi mình sinh sống. Truyền giáo bên ngoài là đi xa, tới những nơi không phải là đất nước mình, giữa những người xa lạ về đủ thứ: ngôn ngữ, chủng tộc, tôn giáo, có khi tại những nơi và những người thủ nghịch với đạo của mình nữa, như hiện nay tại những nước Hồi giáo Ấn độ, Pakistan, Indonesia v.v… Sứ mệnh truyền giáo này đòi hỏi nơi nhà thừa sai một tinh thần từ bỏ và một sự sẵn sàng chấp nhận những hy sinh cần thiết về nhà ở, cơm ăn, áo mặc và một số tiện nghi tối thiểu. Chính những sự hy sinh từ bỏ này tạo nên những mẫu người đáng kính phục. Vì thế, nếu muốn là thừa sai đích thật thì phải mang trong mình xu hướng và tâm trạng này. Ngày xưa khi có người muốn theo Chúa, Chúa đã bảo người ấy là Người không có nơi tựa đầu (Lc 9,58) và ai đã cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa (Lc 9, 62). Tất cả đều là hy sinh và đòi hỏi.
Não trạng của người thời nay khó quen vả chấp nhận những đòi hỏi như thế. Tính tự nhiên là như vậy. Nhưng nếu được ơn Chúa giúp, con người sẽ ra khác. Cùng với sự tập tành và tu luyện theo một nền thần học và linh đạo truyền giáo, qua sách vở và kinh nghiệm cũng như đời sống của các bậc tiền bối trong ngành truyền giáo, những ai theo ơn gọi thừa sai sẽ được Chúa hướng dẫn bườc đường mình đi; Người sẽ ban cho tinh thần truyền giáo như đã ban cho các bậc cha anh, để hoạt động trong cánh đống truyền giáo mênh mông và đa dạng.
Người ta không thể thành thợ trong một ngày cũng như không thể thành nhà truyền giáo trong một thời gian ngắn. Đây là một công trình dài hạn, một ơn gọi cam go mà chỉ những người kiên trì và thiện chí mới theo đuổi được. Ngoài ra, đây cũng còn là công trình tập thể. Phải có nhiều người chung vai sát cánh bắt tay vào việc, nâng đỡ và khuyến khích lẫn nhau, mới khỏi nản và giữ được ngọn lửa hăng say như lúc ban đầu.
Bởi vậy, việc huấn luyện là cần, huấn luyện chung cũng như huấn luyện riêng. Ai đang trong thời kỳ đào luyện, hảy tận dụng thời gian này để luyện cho mình một tinh thần vững chắc hiến thân cho việc truyền giáo và coi đây là lý tưởng của đời mình, một lý tưởng tạo ra giá trị và đem lại niềm vui cho mình, một niềm vui của người cho đi nhưng được nhận lại. Điều này xem ra như là một nghịch lý của Tin Mừng: cho thì đươc, chết đi sẽ được sống như hạt lúa nếu không chết đi thì chỉ trơ trọi một mình, còn nếu chết đi (Ga 12,24), sẽ sinh nhiêu bông trái.
Kết luận: Lý tưởng truyền giáo tuy cao đẹp nhưng thật là khó. Vì vậy, phải tin và nhìn vào vẻ cao đẹp của lý tưởng cũng như tin vào sự hỗ trợ của ơn Chúa. Có như thế mới hy vọng theo đuổi lý tưởng cho đến cùng được.
1.Thừa sai là một ơn gọi
Khi gọi ai thì người ta kêu hay làm dấu hiệu. Ai được kêu thì quay lại nhìn xem hay lắng tai nghe. Ai được người khác gọi hay vẫy tay thì nhìn xem, rồi tuỳ tiện hướng về phía người đó.
Người đi tu là người được Chúa gọi. Người được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn lại ít (Mt 20,16). Kết quả của ơn gọi là tuỳ như người ta có nghe tiếng Chúa gọi và có quảng đại đáp lại tiếng đó hay không. Không phải tự nhiên mà các nhà truyền giáo đã chọn vào các tu hội thửa sai. Phải có cái gì đó nơi người được gọi. Mỗi người được gọi một cách để làm công việc Chúa muốn cho mình làm. Được gọi cách nào và để làm gì thì người được gọi phài tìm cách đáp ứng cho nhằm. Có như vậy mới được việc cho mình và cho Chúa. Nếu tôi cảm thấy mình được ơn gọi làm thửa sai thì tôi phải săn sóc và vun trồng ơn gọi này. Tôi không thể là thừa sai, khi tôi còn lưỡng lự giữa việc dấn thân đi truyền giáo dưới nhiều hình thức, với sự hướng chiều về một đời sống yên hàn ở một nơi không có bấp bênh và xáo trộn. Nếu tôi thấy thiên về một đời sống như thế thì ấy là dấu tôi không thích hợp cho ơn gọi thừa sai. Bởi thế, ngay từ đầu tôi cần xác định thái độ của tôi trong ơn gọi thừa sai. Tôi đứng ở chỗ nào trên các chặng đường ơn gọi. Ơn gọi tu trì nào củng đòi người được gọi phải dấn thân và từ bỏ, nếu người ấy muốn đi đúng đường và trở nên một người có giá trị. Đôi khi xảy ra chuyện người ở trong hội dòng này lại muốn làm công việc của người ở trong hội dòng kia. Ngưởi ở đâu thì hãy làm đúng công việc ở đó. Là thửa sai thì hãy làm công việc của thửa sai, còn những việc khác để cho người khác làm. Người của hội dòng khác không làm được công việc của thừa sai và ngược lại. Vậy công việc của thửa sai là thế nào ?
2. Công việc hiện nay của Hội Thừa Sai Việt Nam
Hội Thừa Sai Việt Nam đã có từ trước 1975, thời Đức Tổng Nguyễn Kim Điền. Hội đã hoạt động và có được một số thành viên nòng cốt. Nhưng vì các biến động của thời cuộc, Hội không còn được sinh hoạt bình thường, các thành viên phân tán. Hội kể như “chìm xuống” cho đến những năm gần đây mới được khôi phục lại. Hội được mang danh là Thừa Sai Việt Nam trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và được giao cho ĐC Phê-rô Trần Đình Tứ, Giám mục Phú Cường đảm trách. Hội bắt đầu chiêu sinh, lập trụ sở Trung Ương và bổ nhiệm người huấn luyện, xây học viện ở Gò Mây và được ĐHY Phạm Minh Mẫn giao cho quản nhiệm giáo xứ này. Mỗi lúc Hội được thành hình rõ nét và mang diện mạo của một tu hội thực thụ. Nhưng phải nói là tu hội còn đang ở trong giai đoạn đầu với những khó khăn và hạn chế. Tình trạng này có thể động viên những người đóng vai khai phá và tạo ra cho họ một niềm phần khởi hăng say nhưng cũng có thể làm cho một số thành viên e ngại về những khó khăn thuở ban đầu và cũng có thể vì thế mà tỏ ra ngao ngán không muốn tiếp tục hay muốn chuyển hướng sang một tu hội hoặc chủng viện đã có nề nếp vững chãi và bảo đảm hơn. Những điều này thật dễ hiểu và thường xảy ra. Nhưng có như thế thì ơn gọi thừa sai mới thực là một cái gì độc đáo, dành riêng cho những con người quả cảm, không ngại bước vào con đường chông gai để phục vụ Chúa và Gíáo Hội trên mảnh đất quê hương này.
3. Con đường đang đi tới
Những người di cư vào miền Nam năm 1954 và những người vượt biên sang các nước Âu Mỹ thập niên 70,80 đáng cho chúng ta suy nghĩ. Họ liều mạng bỏ lại tất cả để ra đi. Họ đã trải qua biết bao nhiêu gian nguy vất vả. Nhiều người đã bỏ mạng trong cuộc hải hành. Nhiều người còn lại đã phải cơ cực trăm chiều. Nhưng cuối cùng những con người này đã tạo lập được cơ nghiệp.
Con đường Hội Thừa Sai đang đi tới cũng giông giống như vậy. Các thảnh viên hiện nay cũng như các vị hữu trách đang góp công góp sức để định hình cho tu hội. Như thế đủ hiểu vị trí và trách nhiệm của thế hệ đương thời với công lao và những hy sinh vất vả. Nhưng có công trình đáng kể nào mà lại ở ngoài sự hy sinh.
4. Con đường riêng của Hội Thừa Sai
Thừa Sai là thừa lệnh để được sai đi. Địa điểm được sai đến là các vùng truyên giáo trong nước cũng như ngoài nước. Bất cứ ở đâu cần người rao giảng, làm chứng cho Chúa là người thừa sai được gửi tới. Phạm vi truyền giáo có hai: một là truyền giáo bên trong, hai là truyền giáo bên ngoài. Truyền giáo bên trong là truyền giáo trong gia đình, tại quê hương xứ sở, nơi mình sinh sống. Truyền giáo bên ngoài là đi xa, tới những nơi không phải là đất nước mình, giữa những người xa lạ về đủ thứ: ngôn ngữ, chủng tộc, tôn giáo, có khi tại những nơi và những người thủ nghịch với đạo của mình nữa, như hiện nay tại những nước Hồi giáo Ấn độ, Pakistan, Indonesia v.v… Sứ mệnh truyền giáo này đòi hỏi nơi nhà thừa sai một tinh thần từ bỏ và một sự sẵn sàng chấp nhận những hy sinh cần thiết về nhà ở, cơm ăn, áo mặc và một số tiện nghi tối thiểu. Chính những sự hy sinh từ bỏ này tạo nên những mẫu người đáng kính phục. Vì thế, nếu muốn là thừa sai đích thật thì phải mang trong mình xu hướng và tâm trạng này. Ngày xưa khi có người muốn theo Chúa, Chúa đã bảo người ấy là Người không có nơi tựa đầu (Lc 9,58) và ai đã cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa (Lc 9, 62). Tất cả đều là hy sinh và đòi hỏi.
Não trạng của người thời nay khó quen vả chấp nhận những đòi hỏi như thế. Tính tự nhiên là như vậy. Nhưng nếu được ơn Chúa giúp, con người sẽ ra khác. Cùng với sự tập tành và tu luyện theo một nền thần học và linh đạo truyền giáo, qua sách vở và kinh nghiệm cũng như đời sống của các bậc tiền bối trong ngành truyền giáo, những ai theo ơn gọi thừa sai sẽ được Chúa hướng dẫn bườc đường mình đi; Người sẽ ban cho tinh thần truyền giáo như đã ban cho các bậc cha anh, để hoạt động trong cánh đống truyền giáo mênh mông và đa dạng.
Người ta không thể thành thợ trong một ngày cũng như không thể thành nhà truyền giáo trong một thời gian ngắn. Đây là một công trình dài hạn, một ơn gọi cam go mà chỉ những người kiên trì và thiện chí mới theo đuổi được. Ngoài ra, đây cũng còn là công trình tập thể. Phải có nhiều người chung vai sát cánh bắt tay vào việc, nâng đỡ và khuyến khích lẫn nhau, mới khỏi nản và giữ được ngọn lửa hăng say như lúc ban đầu.
Bởi vậy, việc huấn luyện là cần, huấn luyện chung cũng như huấn luyện riêng. Ai đang trong thời kỳ đào luyện, hảy tận dụng thời gian này để luyện cho mình một tinh thần vững chắc hiến thân cho việc truyền giáo và coi đây là lý tưởng của đời mình, một lý tưởng tạo ra giá trị và đem lại niềm vui cho mình, một niềm vui của người cho đi nhưng được nhận lại. Điều này xem ra như là một nghịch lý của Tin Mừng: cho thì đươc, chết đi sẽ được sống như hạt lúa nếu không chết đi thì chỉ trơ trọi một mình, còn nếu chết đi (Ga 12,24), sẽ sinh nhiêu bông trái.
Kết luận: Lý tưởng truyền giáo tuy cao đẹp nhưng thật là khó. Vì vậy, phải tin và nhìn vào vẻ cao đẹp của lý tưởng cũng như tin vào sự hỗ trợ của ơn Chúa. Có như thế mới hy vọng theo đuổi lý tưởng cho đến cùng được.
Linh đạo Thừa Sai
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
10:31 21/10/2010
LINH ĐẠO THỪA SAI
Hội Dòng nào dũng có một nền linh đạo riêng để huấn luyện các thành viên của mình, hầu đáp ứng mục đích và các đòi hỏi Hội Dòng đã đề ra.
1. Vẫn có những nền linh đạo chung và riêng
Trước khi đi đến một câu định nghĩa về nền linh đạo thừa sai, tưởng nên hiểu chung thế nào là linh đạo. Linh đạo là con đường thiêng liêng, thường được hiểu là cách thế giúp sống đạo đức. Nói đến linh đạo là nhằm đưa ra những đường hướng giúp người ta nên người đạo đức, chuyên cần chăm lo các việc thiêng liêng, như tham dự thánh lễ, đọc kinh nguyện ngắm, lần hạt, chầu Mình thánh Chúa, đi đường thánh giá v.v… Nói chung là các việc đạo đức vẫn quen làm tứ trước tới nay. Đó là nền linh đạo hay tu đức chung trong các chủng viện và các hội dòng nam nữ, cũng như ngoài họ đạo. Nền tu đức này rất thịnh hành và mang tính đại chúng.
Ngoài ra, còn có nhiều nền linh đạo của các vị thánh nổi tiếng khác, như thánh Phan-xi-cô đờ Xan (Francois de Salle) với tác phẩm Dẫn vào đời sống sốt sắng (Introducton à la vie dévote), Thánh Gio-an Thánh Giá với Đường lên núi Cát Minh (Montée vers le carmel), thánh Tê-rê-xa Cả với Con đường hoàn thiện (Chemin de la perfection), Lâu đài nội nội tâm (Château intérieur), thánh Tê-rê-xa Hài đồng với Con đường thơ ấu thiêng liêng v.v…
Đã có nền linh đạo Biển Đức, Đa Minh, Phan-xi-cô. Cát Minh, Y nhã, đã có các trường phái tu đức với những tên tuổi như Ăng-ri Xu-dô (Henri Suso), Éc-hác (Eckhart), trường phái tu đức Pháp với thánh Phi-líp Nê-ri (Philippe Néri), thánh Vinh sơn (Vincent de Paul), cha Công Danh (Condrin), cha Gio-an Gia-cô-bê O-li-ê (Jean-Jacques Oiier).
Chúng ta có thể nhìn vào các Hội Thừa sai lớn như Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP), Me-rích-nôn (Maryknoll). Các hội dòng đó có một nền tu đức thích hợp cho các thành viên của mình. Đức Giê-su là Vị Đại Thừa Sai của Chúa Cha. Người đã được sai xuống trần gian để sống kiếp người như chúng ta. Cuộc đời công khai truyền đạo của Người là mẫu mực cho chúng ta nhìn vào đó để xây dựng một nền tu đức thừa sai.
2. Được sai đi
Một trong những nét đặc trưng của nền linh đạo thừa là được sai đi. Chúa Cha đã sai Chúa Con. Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô lại sai các môn đệ. Trước khi được sai thì người thừa sai phải có những điều kiện thích hợp. Những điều kiện đó là tư thế sẵn sàng và khả năng thich ứng với công việc được sai. Sự sẵn sàng đòi đương sự phải tình nguyện dấn thân, và tính thích ứng buộc người ấy phải được rèn luyện và tự rèn luyện cho hợp với công việc. Do đó, khởi đầu nền tu đức thừa sai là tư thế sẵn sàng và khả năng thích ứng để được sai đi trong tinh thần “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế của Đức Ki-tô.” (Pl 2,1). Theo tinh thần này, người được sai noi gương Đức Ki-tô, tự bóc lột mình, làm cho mình hoá ra không. Như thế có nghĩa là sống khiêm nhường và từ bỏ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam, người đi tu thường được ở một bậc cao hơn phần đông dân chúng về điều kiện ăn ở.
3. Đến ở với
Cũng như Đức Ki-tô, người thừa sai được sai đi và đến ở với: sai đi những nơi xa lạ và ở với những người không quen biết, khác với mình về nhiều phương diện. Nỗ lực đầu tiên của người được sai đi là lo làm sao hoà hợp được với người xa lạ và thích nghi được với cuộc sống mới. Điều này đòi buộc người thừa sai phải hy sinh và từ bỏ nhiều lắm. Điểm tu đức ở đây là chung sống hoà đồng. Điều này không dễ, nhất là khi mình đã quen với một nếp sống cố định, có những điều kiện sinh hoạt thoải mái. Đức Giê-su đã ở với các môn đệ và người ta. Người đã phải chịu đựng tính tình trái ngược của các môn đệ, sự cứng lòng tin của người Do thái và thói hiềm khích của phái Pha-ri-sêu và các thượng tế. Điểm đặc biệt ở đây là hoà mình và chịu đựng. Nhân đức phải tập ở đây là chấp nhận những sự phiền hà và trái ý.
3. Nói cho biết
Thừa sai là người được cử di, đến ở với và nói cho biết. Nói cái gì ? Nói những diều về Chúa, về đạo. Biết ai ? Biết Chúa. Đó là mục đích của công việc truyền giáo được diễn ra bằng nhiều cách và trong nhiều giai đoạn khác nhau, tuỳ nơi, tuỳ thời và cũng tuỳ người nữa. Nhưng trước khi nói, phải làm quen đã. Quen ai thì dễ nói chuyện với người ấy hơn. Vì thế trong khi ở với, nhà thừa sai phải tìm cách làm quen. Làm quen thì phải có dịp gặp gỡ, đi tới đi lui, chyện trò, trao đổi. Điều này khiến nhà thừa sai phải đi ra ngoài con người của mình mà đến với người khác, tìm dịp, tìm cách bắc cầu liên lạc. Có cách nói nghe được, có cách nói khó nghe. Vậy phải tìm cách nào nói cho nghe được và lại làm cho thích nghe nữa. Như vậy, phải học cách nói và tìm dịp hay tạo ra những cơ hội để nói. Nhưng trước khi nói bằng lời thì hãy nói bằng đời sống. Một đời sống tốt lành, đầy vị tha nhân ái, chính là cửa ngõ mở đường cho đối thoại và khơi gợi cho người ta muốn nói chuyện với mình.
Kết luận
Linh đạo thừa sai là con đường đạo đức thiêng liêng lấy Đức Giê-su làm gương mẫu, dựa vào đời sống của Người trong các sách Tin Mừng. Người đã được sai xuống trần gian ở với loài người và nói cho họ biết về Nước Thiên Chúa. Người đã sống cuộc đời rất hoạt động nay đây mai đó để rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành bệnh hoạn tật nguyền cho người ta. Ban ngày Người làm việc không ngừng: giảng dạy, chữa lành, nhưng ban đêm về khuya hay ban ngày trước khi mặt trời mọc, Người hay tìm nơi thanh vắng để giao tiếp với Chúa Cha.
Đó là một nền linh đạo đi đến và ở với, đồng thời cũng là một nền linh đạo chiêm niệm: tìm nơi thanh vắng, dành thời giờ để tiếp xúc với Chúa Cha. Bởi thế, nền linh đạo thừa sai cũng là hoạt động và chiêm niệm. Về hoạt động thì làm việc sinh sống ở giữa người ta, lo giúp vịệc dân sinh để qua đó làm quen rồi dần dần đưa người ta đến với Chúa; còn về chiêm niệm thì nghiền ngẫm các sách Tin Mừng để noi gương Đức Giê-su giảng đạo cho người ta thế nào và nghiên cứu các thư của thánh Phao-lô, đọc hạnh các thánh và các nhà truyền giáo như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, cha Vinh sơn Lép (Vincent Lebbe), lịch sử Hội Thừa Sai Paris, sách Dân làng Hồ và công việc của các nhà thừa sai Pháp-Việt ở miền Thượng. Ngoài ra là làm các việc phụng vụ hay đạo đức thông thường như mọi tín hữu quen làm. Xin tạm hiểu linh đạo thừa sai là như thế.
Hội Dòng nào dũng có một nền linh đạo riêng để huấn luyện các thành viên của mình, hầu đáp ứng mục đích và các đòi hỏi Hội Dòng đã đề ra.
1. Vẫn có những nền linh đạo chung và riêng
Trước khi đi đến một câu định nghĩa về nền linh đạo thừa sai, tưởng nên hiểu chung thế nào là linh đạo. Linh đạo là con đường thiêng liêng, thường được hiểu là cách thế giúp sống đạo đức. Nói đến linh đạo là nhằm đưa ra những đường hướng giúp người ta nên người đạo đức, chuyên cần chăm lo các việc thiêng liêng, như tham dự thánh lễ, đọc kinh nguyện ngắm, lần hạt, chầu Mình thánh Chúa, đi đường thánh giá v.v… Nói chung là các việc đạo đức vẫn quen làm tứ trước tới nay. Đó là nền linh đạo hay tu đức chung trong các chủng viện và các hội dòng nam nữ, cũng như ngoài họ đạo. Nền tu đức này rất thịnh hành và mang tính đại chúng.
Ngoài ra, còn có nhiều nền linh đạo của các vị thánh nổi tiếng khác, như thánh Phan-xi-cô đờ Xan (Francois de Salle) với tác phẩm Dẫn vào đời sống sốt sắng (Introducton à la vie dévote), Thánh Gio-an Thánh Giá với Đường lên núi Cát Minh (Montée vers le carmel), thánh Tê-rê-xa Cả với Con đường hoàn thiện (Chemin de la perfection), Lâu đài nội nội tâm (Château intérieur), thánh Tê-rê-xa Hài đồng với Con đường thơ ấu thiêng liêng v.v…
Đã có nền linh đạo Biển Đức, Đa Minh, Phan-xi-cô. Cát Minh, Y nhã, đã có các trường phái tu đức với những tên tuổi như Ăng-ri Xu-dô (Henri Suso), Éc-hác (Eckhart), trường phái tu đức Pháp với thánh Phi-líp Nê-ri (Philippe Néri), thánh Vinh sơn (Vincent de Paul), cha Công Danh (Condrin), cha Gio-an Gia-cô-bê O-li-ê (Jean-Jacques Oiier).
Chúng ta có thể nhìn vào các Hội Thừa sai lớn như Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP), Me-rích-nôn (Maryknoll). Các hội dòng đó có một nền tu đức thích hợp cho các thành viên của mình. Đức Giê-su là Vị Đại Thừa Sai của Chúa Cha. Người đã được sai xuống trần gian để sống kiếp người như chúng ta. Cuộc đời công khai truyền đạo của Người là mẫu mực cho chúng ta nhìn vào đó để xây dựng một nền tu đức thừa sai.
2. Được sai đi
Một trong những nét đặc trưng của nền linh đạo thừa là được sai đi. Chúa Cha đã sai Chúa Con. Chúa Con là Đức Giê-su Ki-tô lại sai các môn đệ. Trước khi được sai thì người thừa sai phải có những điều kiện thích hợp. Những điều kiện đó là tư thế sẵn sàng và khả năng thich ứng với công việc được sai. Sự sẵn sàng đòi đương sự phải tình nguyện dấn thân, và tính thích ứng buộc người ấy phải được rèn luyện và tự rèn luyện cho hợp với công việc. Do đó, khởi đầu nền tu đức thừa sai là tư thế sẵn sàng và khả năng thích ứng để được sai đi trong tinh thần “hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế của Đức Ki-tô.” (Pl 2,1). Theo tinh thần này, người được sai noi gương Đức Ki-tô, tự bóc lột mình, làm cho mình hoá ra không. Như thế có nghĩa là sống khiêm nhường và từ bỏ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam, người đi tu thường được ở một bậc cao hơn phần đông dân chúng về điều kiện ăn ở.
3. Đến ở với
Cũng như Đức Ki-tô, người thừa sai được sai đi và đến ở với: sai đi những nơi xa lạ và ở với những người không quen biết, khác với mình về nhiều phương diện. Nỗ lực đầu tiên của người được sai đi là lo làm sao hoà hợp được với người xa lạ và thích nghi được với cuộc sống mới. Điều này đòi buộc người thừa sai phải hy sinh và từ bỏ nhiều lắm. Điểm tu đức ở đây là chung sống hoà đồng. Điều này không dễ, nhất là khi mình đã quen với một nếp sống cố định, có những điều kiện sinh hoạt thoải mái. Đức Giê-su đã ở với các môn đệ và người ta. Người đã phải chịu đựng tính tình trái ngược của các môn đệ, sự cứng lòng tin của người Do thái và thói hiềm khích của phái Pha-ri-sêu và các thượng tế. Điểm đặc biệt ở đây là hoà mình và chịu đựng. Nhân đức phải tập ở đây là chấp nhận những sự phiền hà và trái ý.
3. Nói cho biết
Thừa sai là người được cử di, đến ở với và nói cho biết. Nói cái gì ? Nói những diều về Chúa, về đạo. Biết ai ? Biết Chúa. Đó là mục đích của công việc truyền giáo được diễn ra bằng nhiều cách và trong nhiều giai đoạn khác nhau, tuỳ nơi, tuỳ thời và cũng tuỳ người nữa. Nhưng trước khi nói, phải làm quen đã. Quen ai thì dễ nói chuyện với người ấy hơn. Vì thế trong khi ở với, nhà thừa sai phải tìm cách làm quen. Làm quen thì phải có dịp gặp gỡ, đi tới đi lui, chyện trò, trao đổi. Điều này khiến nhà thừa sai phải đi ra ngoài con người của mình mà đến với người khác, tìm dịp, tìm cách bắc cầu liên lạc. Có cách nói nghe được, có cách nói khó nghe. Vậy phải tìm cách nào nói cho nghe được và lại làm cho thích nghe nữa. Như vậy, phải học cách nói và tìm dịp hay tạo ra những cơ hội để nói. Nhưng trước khi nói bằng lời thì hãy nói bằng đời sống. Một đời sống tốt lành, đầy vị tha nhân ái, chính là cửa ngõ mở đường cho đối thoại và khơi gợi cho người ta muốn nói chuyện với mình.
Kết luận
Linh đạo thừa sai là con đường đạo đức thiêng liêng lấy Đức Giê-su làm gương mẫu, dựa vào đời sống của Người trong các sách Tin Mừng. Người đã được sai xuống trần gian ở với loài người và nói cho họ biết về Nước Thiên Chúa. Người đã sống cuộc đời rất hoạt động nay đây mai đó để rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa lành bệnh hoạn tật nguyền cho người ta. Ban ngày Người làm việc không ngừng: giảng dạy, chữa lành, nhưng ban đêm về khuya hay ban ngày trước khi mặt trời mọc, Người hay tìm nơi thanh vắng để giao tiếp với Chúa Cha.
Đó là một nền linh đạo đi đến và ở với, đồng thời cũng là một nền linh đạo chiêm niệm: tìm nơi thanh vắng, dành thời giờ để tiếp xúc với Chúa Cha. Bởi thế, nền linh đạo thừa sai cũng là hoạt động và chiêm niệm. Về hoạt động thì làm việc sinh sống ở giữa người ta, lo giúp vịệc dân sinh để qua đó làm quen rồi dần dần đưa người ta đến với Chúa; còn về chiêm niệm thì nghiền ngẫm các sách Tin Mừng để noi gương Đức Giê-su giảng đạo cho người ta thế nào và nghiên cứu các thư của thánh Phao-lô, đọc hạnh các thánh và các nhà truyền giáo như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, cha Vinh sơn Lép (Vincent Lebbe), lịch sử Hội Thừa Sai Paris, sách Dân làng Hồ và công việc của các nhà thừa sai Pháp-Việt ở miền Thượng. Ngoài ra là làm các việc phụng vụ hay đạo đức thông thường như mọi tín hữu quen làm. Xin tạm hiểu linh đạo thừa sai là như thế.
Giáo xứ Phủ Lý hành hương Sở Kiện
Phạm Nam
10:35 21/10/2010
HÀ NỘI - Hôm nay, ngày 21 tháng 10 năm 2010, theo như lịch đã được phân công, giáo xứ Phủ Lý đã đi đến trung tâm hành hương Sở Kiện để lĩnh ơn toàn xá Năm Thánh 2010.
Xem hình ảnh
Trưởng đoàn là cha xứ Phêrô Bùi Ngọc Tuấn, cùng đi còn có HĐMVGX, các thành viên trong ca đoàn Phục Sinh của giáo xứ và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ Phủ Lý.
Sau khi đến Sở Kiện, đoàn đã được hướng dẫn đi tham quan các chứng tích của các Thánh Tử đạo, nhà truyền thống và một số công trình của Trung tâm. Trong khi đó cha Phêrô và cha Antôn đã ngồi tòa để bà con lãnh nhận bí tích hòa giải.
Đúng 9h30, đoàn hành hương đã tập trung trong nhà thờ để nghe cha giám đốc trung tâm hành hương Antôn Trần Quang Tiến trình bày một số nét về Năm Thánh 2010 cũng như lịch sử nhà thờ Sở Kiện.
Đỉnh cao của ngày hành hương đó là Thánh lễ đã diễn ra ngay sau đó, chủ tế thánh lễ là cha Phêrô, chánh xứ Phủ Lý, cùng đồng tế có cha Antôn, giám đốc trung tâm hành hương.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế nói lên ý nghĩa của ngày hành hương, ngài kêu mời cộng đoàn phụng vụ hãy ăn năn chuẩn bị tâm hồn để lãnh nhận Ơn toàn xá Năm Thánh trong ngày hành hương đặc biệt này.
Với lối giảng hóm hỉnh vui tươi, cha Antôn đã quảng diễn Lời Chúa trích đoạn Tin Mừng Lc 12, 49-53 “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!... “Thầy đến để gây chia rẽ". "Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ…” Lửa mà Chúa Giêsu đã ném vào mặt đất mà muốn cho bùng lên là Sự Thật và Tình Yêu của Thiên Chúa. Bình an của Thiên Chúa khác với bình an của con người và cách để có bình an của Thiên Chúa cũng khác với cách của con người… Vì sự thật của Thiên Chúa khác với sự thật của con người nên những lời dạy của Chúa Giêsu sẽ tạo nên sự chia rẽ: có những người tin vào Lời Chúa giảng dạy như các Tông Đồ và môn đệ; có những người sẽ phản đối và không tin như một số Kinh-sư, Biệt-phái, và Luật-sĩ. Hậu quả là họ tìm cách để tiêu diệt Chúa và các Tông Đồ. Cũng vậy, khi Lời Chúa được gieo trong cùng một mái nhà: sẽ có những người trong gia đình tin; sẽ có những người không tin. Hậu quả là gia đình sẽ chia rẽ. Nhưng nếu mọi người trong gia đình đều nhận ra sự thật và tin vào Lời Chúa, lúc ấy gia đình mới thực sự có bình an, và không một quyền lực nào có thể phá tan sự bình an đích thực này…Trong bài giảng của mình, cha Antôn cũng đã nói lên một số kỉ niệm không bao giờ quên khi ngài còn làm chủng sinh về giúp xứ Phủ Lý trong thời kỳ nhà thờ giáo xứ chưa được trùng tu, một thời kỳ với quá nhiều khó khăn mà bà con giáo xứ phải chịu đựng, Ngài cầu chúc và kêu gọi bà con giáo dân giáo xứ Phủ Lý hãy cầu nguyện và cộng tác với cha xứ trong tiến trình tái thiết Thánh đường giáo xứ.
Thánh lễ diễn ra trang nghiêm, sốt sắng trong sự tham dự đông đảo của mọi thành phần trong đoàn và bà con giáo dân giáo xứ Sở Kiện.
Xem hình ảnh
Trưởng đoàn là cha xứ Phêrô Bùi Ngọc Tuấn, cùng đi còn có HĐMVGX, các thành viên trong ca đoàn Phục Sinh của giáo xứ và đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ Phủ Lý.
Sau khi đến Sở Kiện, đoàn đã được hướng dẫn đi tham quan các chứng tích của các Thánh Tử đạo, nhà truyền thống và một số công trình của Trung tâm. Trong khi đó cha Phêrô và cha Antôn đã ngồi tòa để bà con lãnh nhận bí tích hòa giải.
Đúng 9h30, đoàn hành hương đã tập trung trong nhà thờ để nghe cha giám đốc trung tâm hành hương Antôn Trần Quang Tiến trình bày một số nét về Năm Thánh 2010 cũng như lịch sử nhà thờ Sở Kiện.
Đỉnh cao của ngày hành hương đó là Thánh lễ đã diễn ra ngay sau đó, chủ tế thánh lễ là cha Phêrô, chánh xứ Phủ Lý, cùng đồng tế có cha Antôn, giám đốc trung tâm hành hương.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế nói lên ý nghĩa của ngày hành hương, ngài kêu mời cộng đoàn phụng vụ hãy ăn năn chuẩn bị tâm hồn để lãnh nhận Ơn toàn xá Năm Thánh trong ngày hành hương đặc biệt này.
Với lối giảng hóm hỉnh vui tươi, cha Antôn đã quảng diễn Lời Chúa trích đoạn Tin Mừng Lc 12, 49-53 “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!... “Thầy đến để gây chia rẽ". "Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ…” Lửa mà Chúa Giêsu đã ném vào mặt đất mà muốn cho bùng lên là Sự Thật và Tình Yêu của Thiên Chúa. Bình an của Thiên Chúa khác với bình an của con người và cách để có bình an của Thiên Chúa cũng khác với cách của con người… Vì sự thật của Thiên Chúa khác với sự thật của con người nên những lời dạy của Chúa Giêsu sẽ tạo nên sự chia rẽ: có những người tin vào Lời Chúa giảng dạy như các Tông Đồ và môn đệ; có những người sẽ phản đối và không tin như một số Kinh-sư, Biệt-phái, và Luật-sĩ. Hậu quả là họ tìm cách để tiêu diệt Chúa và các Tông Đồ. Cũng vậy, khi Lời Chúa được gieo trong cùng một mái nhà: sẽ có những người trong gia đình tin; sẽ có những người không tin. Hậu quả là gia đình sẽ chia rẽ. Nhưng nếu mọi người trong gia đình đều nhận ra sự thật và tin vào Lời Chúa, lúc ấy gia đình mới thực sự có bình an, và không một quyền lực nào có thể phá tan sự bình an đích thực này…Trong bài giảng của mình, cha Antôn cũng đã nói lên một số kỉ niệm không bao giờ quên khi ngài còn làm chủng sinh về giúp xứ Phủ Lý trong thời kỳ nhà thờ giáo xứ chưa được trùng tu, một thời kỳ với quá nhiều khó khăn mà bà con giáo xứ phải chịu đựng, Ngài cầu chúc và kêu gọi bà con giáo dân giáo xứ Phủ Lý hãy cầu nguyện và cộng tác với cha xứ trong tiến trình tái thiết Thánh đường giáo xứ.
Thánh lễ diễn ra trang nghiêm, sốt sắng trong sự tham dự đông đảo của mọi thành phần trong đoàn và bà con giáo dân giáo xứ Sở Kiện.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi Bổn Mạng Giáo Xứ Đạo Ngạn - Giáo Phận Bắc Ninh
Nt Anna Lương Thị Hồng
10:39 21/10/2010
BẮC NINH:- Sáng thứ Tư ngày 20/10/2010, toàn thể giáo dân giáo xứ Đạo Ngạn thuộc giáo phận Bắc ninh tổ chức thánh lễ mừng Đức Mẹ Mân Côi, Bổn Mạng Giáo Xứ; mừng 200 năm giáo xứ đón nhận Tin Mừng, 125 thaønh laäp giaùo xöù và 100 năm xây dựng nhà thờ giáo xứ Đạo Ngạn.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha xứ nhà thờ chính toà giáo phận Bắc Ninh làm chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có 12 cha thuộc hai giáo hạt Bắc Giang, Bắc Ninh và các nam nữ tu sĩ, đại diện các hội dòng đang phục vụ tại Bắc Ninh cùng đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ cùng tham dự. Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay còn có một số anh chị em giáo dân gốc giáo xứ Đạo Ngạn đang sinh sống ở Sài gòn cũng về tham dự.
Đúng 8g30’, từng đoàn xe máy, xe ô tô tuốn về Giáo xứ Đạo Ngạn, một giáo xứ nhỏ bé nhưng hết sức thân thương đầm ấm bởi tình yêu Chúa và tình người đang được hoà quyện với nhau trong sự hiệp nhất, yêu thương, cùng nhau chung chia niềm vui, và hy vọng của một ngày lễ hết sức đặc biệt của giáo xứ hôm nay.
Trước giờ cử hành thánh lễ, một vị trong ban hành giáo trong giáo xứ đã lược qua về lịch sử giáo xứ từ khi thành lập và trải qua các thời kỳ trong niềm tin cùng với lời tri ân cảm tạ Thiên Chúa.
Trong bài giảng, cha Giuse Nguyễn Huy Tảo, cha xứ nhà thờ Bắc giang cũng là cha quản xứ Đạo Ngạn chia sẻ về tầm quan trọng của việc cầu nguyện nói chung, vì đó là việc làm nói lên sự tương quan cần thiết của một con người với thế giới thần linh. Ngài khẳng định cầu nguyện là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là người Á Đông chúng ta. Tuy nhiên, Ngài đã cho chúng ta thấy sự khác biệt căn bản giữa việc cầu nguyện của người Kitô giáo và người ngoại giáo ở chỗ: Người Kitô giáo cầu nguyện là để tìm ý Chúa và thi hành theo ý Chúa, còn người ngoại giáo cầu nguyện để xin thần linh làm theo ý của mình. Qua đó, ngài nhắc nhở các tín hữu Kitô giáo luôn siêng năng cầu nguyện và cầu nguyện theo đúng tinh thần của người Kitô giáo. Nhân dịp lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi, bảo trợ giáo xứ, Ngài còn nhấn mạnh về hiệu lực của kinh Mân Côi và Ngài mời gọi mọi người hãy xiêng năng lần hạt để cầu nguyện với Chúa qua Mẹ Maria, cầu cho giáo phận, giáo xứ và mỗi gia đình trong giáo xứ.
Cuối thánh lễ, ông Giuse Mai Huy Lợi, ông trùm giáo xứ Đạo Ngạn đã tri ân Chúa, cảm ơn đức cha giáo phận, cha chủ tế, các cha, các nam nữ tu sĩ và các thành phần dân Chúa có mặt cũng như vắng mặt đã cộng tác làm cho buổi lễ thêm long trọng, sốt sáng.
Thánh lễ đã kết thúc bằng buổi tiệc mừng với những gương mặt tươi vui hạnh phúc. Mọi người trong và ngoài giáo xứ như được xích lại gần nhau hơn, quan tâm tới nhau hơn được thể hiện qua những lời chúc mừng, thăm hỏi lẫn nhau trong dịp đặc biệt này. Ước gì nhờ thánh lễ hôm nay, mỗi người dân trong giáo xứ Đạo Ngạn cũng như mọi Ki tô hữu khắp nơi luôn cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc của cuộc đời họ luôn gắn liền với những sinh hoạt của Giáo xứ nói riêng và Giáo hội nói chung.
Xem hình ảnh
Thánh lễ do cha Giuse Nguyễn Đức Hiểu, cha xứ nhà thờ chính toà giáo phận Bắc Ninh làm chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có 12 cha thuộc hai giáo hạt Bắc Giang, Bắc Ninh và các nam nữ tu sĩ, đại diện các hội dòng đang phục vụ tại Bắc Ninh cùng đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ cùng tham dự. Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay còn có một số anh chị em giáo dân gốc giáo xứ Đạo Ngạn đang sinh sống ở Sài gòn cũng về tham dự.
Đúng 8g30’, từng đoàn xe máy, xe ô tô tuốn về Giáo xứ Đạo Ngạn, một giáo xứ nhỏ bé nhưng hết sức thân thương đầm ấm bởi tình yêu Chúa và tình người đang được hoà quyện với nhau trong sự hiệp nhất, yêu thương, cùng nhau chung chia niềm vui, và hy vọng của một ngày lễ hết sức đặc biệt của giáo xứ hôm nay.
Trước giờ cử hành thánh lễ, một vị trong ban hành giáo trong giáo xứ đã lược qua về lịch sử giáo xứ từ khi thành lập và trải qua các thời kỳ trong niềm tin cùng với lời tri ân cảm tạ Thiên Chúa.
Trong bài giảng, cha Giuse Nguyễn Huy Tảo, cha xứ nhà thờ Bắc giang cũng là cha quản xứ Đạo Ngạn chia sẻ về tầm quan trọng của việc cầu nguyện nói chung, vì đó là việc làm nói lên sự tương quan cần thiết của một con người với thế giới thần linh. Ngài khẳng định cầu nguyện là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là người Á Đông chúng ta. Tuy nhiên, Ngài đã cho chúng ta thấy sự khác biệt căn bản giữa việc cầu nguyện của người Kitô giáo và người ngoại giáo ở chỗ: Người Kitô giáo cầu nguyện là để tìm ý Chúa và thi hành theo ý Chúa, còn người ngoại giáo cầu nguyện để xin thần linh làm theo ý của mình. Qua đó, ngài nhắc nhở các tín hữu Kitô giáo luôn siêng năng cầu nguyện và cầu nguyện theo đúng tinh thần của người Kitô giáo. Nhân dịp lễ mừng kính Đức Mẹ Mân Côi, bảo trợ giáo xứ, Ngài còn nhấn mạnh về hiệu lực của kinh Mân Côi và Ngài mời gọi mọi người hãy xiêng năng lần hạt để cầu nguyện với Chúa qua Mẹ Maria, cầu cho giáo phận, giáo xứ và mỗi gia đình trong giáo xứ.
Cuối thánh lễ, ông Giuse Mai Huy Lợi, ông trùm giáo xứ Đạo Ngạn đã tri ân Chúa, cảm ơn đức cha giáo phận, cha chủ tế, các cha, các nam nữ tu sĩ và các thành phần dân Chúa có mặt cũng như vắng mặt đã cộng tác làm cho buổi lễ thêm long trọng, sốt sáng.
Thánh lễ đã kết thúc bằng buổi tiệc mừng với những gương mặt tươi vui hạnh phúc. Mọi người trong và ngoài giáo xứ như được xích lại gần nhau hơn, quan tâm tới nhau hơn được thể hiện qua những lời chúc mừng, thăm hỏi lẫn nhau trong dịp đặc biệt này. Ước gì nhờ thánh lễ hôm nay, mỗi người dân trong giáo xứ Đạo Ngạn cũng như mọi Ki tô hữu khắp nơi luôn cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc của cuộc đời họ luôn gắn liền với những sinh hoạt của Giáo xứ nói riêng và Giáo hội nói chung.
Lễ an táng Đức cha Emmanuel Lê Phong Thuận
VP TGM Cần Thơ
10:46 21/10/2010
CẦN THƠ (21.10.2010) – 5g chiều Chúa nhật 17-10-2010, tất cả các nhà thờ trong giáo phận Cần Thơ đồng loạt vang lên hồi chuông báo tử, đồng thời treo cờ tang và băng rôn với hàng chữ: Thương nhớ Đức cha Emmanuel, Giám mục Giáo phận Cần Thơ.
Mặc dầu mọi người đều biết bệnh tình của Đức cha đã kéo dài từ lâu và đây là giây phút ngài được về yên nghỉ bên Chúa, nhưng ai cũng cảm thấy ngậm ngùi thương nhớ một vị cha chung, với bề dầy lịch sử: 35 trong chức vụ giám mục, 15 năm là giám mục phó và 20 năm là giám mục chính toà. Ngài là vị giám mục thứ tư của giáo phận Cần Thơ, sau Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền và Đức cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang. Ngài đã lặn lội đến từng họ đạo của vùng sông nuớc Cửu Long với bạt ngàn kênh rạch lớn nhỏ ngay từ khi còn là giám mục phó và nhất là trong những nơi và những giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ bao cấp; ngài đã kiên trì và hy sinh để đến với đoàn chiên. Mỗi lần đến ban bí tích Thêm Sức, ngài đều ở lại qua đêm với giáo xứ, gặp gỡ từng giới: gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi; tiếp xúc với những ai có vấn đề cần giải đáp, chia vui sẻ buồn với tất cả mọi người. Có thể nói không họ đạo nào trong giáo phận Cần Thơ mà không đầy ắp những kỷ niệm về ngài.
Ngày 18-10-2010, 9g sáng là nghi lễ tẩn liệm, sau đó đoàn xe tang đã đưa linh cữu Đức cha Emmanuel đến nhà thờ Chính Toà Cần Thơ để mọi người có thể kính viếng. Theo thông báo của Tòa giám mục: không có phúng điếu và vòng hoa, nhưng bù lại là hoa của những tấm lòng con thảo: ngoài hạt Cần Thơ với công tác tổ chức tang lễ, 6 hạt còn lại: Vị Thanh, Trà Lồng, Đại Hải, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thay phiên nhau trực bên linh cữu với các đại diện gia trưởng, hiền mẫu, cùng với các thầy Đại chủng viện và các tu sĩ trong 3 ngày từ 18 đến 20-10-2010.
Trong những ngày này có rất nhiều linh muc, tu sĩ, giáo dân trong và ngoài giáo phận đến kính viếng và cầu nguyện cho Đức cha Emmanuel. Vào mỗi đầu giờ đều có Thánh lễ. Đặc biệt chính quyền các cấp từ Trung ương, Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đều có đoàn đến kính viếng. Ngoài ra còn có các đại diện của các tôn giáo bạn.
Ngày thứ Năm 21-10-2010 từ sáng sớm đại diện các họ đạo từ khắp nơi trong giáo phận đã lần luợt tụ về để tiễn đưa người cha chung của giáo phận.
Đúng 9g sáng đoàn đồng tế gồm Đức Hồng y Tổng giáo phận Tp.HCM và 20 giám mục thuộc 3 giáo tỉnh và khoảng 350 linh mục trong và ngoài giáo phận tiến vào nhà thờ để cử hành thánh lễ. Cùng tham dự thánh lễ còn có khoảng hơn 5000 giáo dân, tất cả đều mang khăn tang trắng. Vì không đủ chỗ nên đa số phải theo dõi thánh lễ ngoài nhà thờ qua các màn ảnh truyền hình.
Trước khi cử hành thánh lễ, cha Tổng đại diện giáo phận Cần Thơ đọc điện văn của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và điện thư của Bộ Phúc Âm hoá Các Dân tộc phân ưu với giáo phận Cần Thơ.
Trong lời mở đầu thánh lễ, ĐHY Phạm Minh Mẫn chủ tế với tư cách thay mặt các giám mục Việt Nam có đôi lời phân ưu với giáo phận Cần Thơ và với tư cách là một người con của giáo phận Cần Thơ, ngài tỏ lòng tri ân Đức cha Emmanuel mà ngài xem như một mẫu gương một “mục tử tận tuỵ, tận tình” đồng thời cũng kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Đức cha Stêphanô Tân giám mục chính Toà Cần Thơ và tất cả các giám mục Việt Nam được ơn sức mạnh và khôn ngoan để có thể trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Sau bài Phúc âm, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương chia sẻ về cái chết của Chúa Giêsu để tôn vinh danh Cha và ngài đã minh hoạ cuộc đời Đức cha Emmanuel như một sự theo chân Chúa Giêsu, luôn “nhờ Ngài với Ngài và trong Ngài” như khẩu hiệu giám mục của Đức cha Emmanuel để hiện diện với dân Chúa “trên từng cây số”, và nhất là trong những ngày cuối đời “ngài bị đóng đinh ngồi suốt ngày đêm trên chiếc xe lăn” để rồi hôm nay có thể nói như Chúa Giêsu “mọi sự đã hoàn tất”. Kết thúc bài giảng, Đức cha Antôn trích dẫn thư thánh Phaolô gởi cho Timôthê như một tâm tình của Đức cha Emmanuel gởi đến mọi người:
“Vì Tin Mừng, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích. Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời, vì Ngài luôn trung tín không bao giờ chối bỏ ta” (2Tm 2, 9-13).
Sau thánh lễ, thi hài Ðức cha Emmannuel được an táng phía bên trái cung thánh nhà thờ Chính Tòa Cần Thơ.
Mọi người ra về, có bà con phát biểu rằng chưa bao giờ thấy nhiều giám mục như thế, nhưng có người lại bảo: Hãy cầu nguyện nhiều cho các giám mục, trách nhiệm của các ngài nặng nề lắm.
BÀI GIẢNG LỄ AN TÁNG
ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
Cần Thơ, 21.10.2010
Kính thưa Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, quý Khách, quý Tu sĩ, Chủng sinh, và toàn thể quý Ông Bà Anh Chị Em,
Như một người con của giáo phận Cần Thơ về chịu tang cha, như một người anh em được hiệp thông với Đức Cha Stêphanô trong những ngày đại tang này, con xin phép được chia sẻ vài cảm nghiệm trong Thánh lễ An táng Đức Cha Emmanuel hôm nay.
Mới cách đây 4 tháng, giáo phận Cần Thơ mừng thượng thọ bát tuần, mừng 50 năm linh mục, 35 năm giám mục của Đức Cha Emmanuel, thế mà hôm nay Người đã ra đi trước chúng ta.
Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật của nhân sinh, và đối với những người tin vào Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, tin vào Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã chiến thắng sự chết, thì cuộc sống và cái chết còn là một hồng ân Thiên Chúa ban cho con người. Thật vậy, suốt cả cuộc đời đi tìm hạnh phúc, tất cả vì hạnh phúc của con người, chẳng lẽ ước vọng chính đáng một cuộc sống hạnh phúc lại kết thúc bằng sự bất hạnh là cái chết sao ?!
Dân ta thường nói: “sống gửi, thác về”. Dân Chúa thường nói: chết là “về với Chúa”, “được Chúa gọi về”. Đó cũng là niềm tin và hy vọng mà tác giả sách Aica, trong bài đọc 1, đã tuyên xưng vào "Ðức Chúa là phần sản nghiệp của tôi, vì thế nơi Người, tôi trông cậy" (Ac 3,24). Đó cũng là niềm tin và hy vọng vào sự sống bất diệt mà Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng, đã dùng một hình ảnh dễ hiểu để diễn tả: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Ở đây, Chúa Giêsu nói đến cái chết nói chung, và đặc biệt nói đến cái chết của Người, mà Thánh Phaolô Tông đồ, trong bài đọc 2, trích thư gửi Timôthê, đã khẳng định: “Ðây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Đó cũng là ý lời Thánh Vịnh 90 và 62 được nhắc nhớ: “Nương cánh Chúa chẳng hãi hùng đêm vắng” – “Núp bóng Ngài luôn hớn hở reo vui”.
Đức Cha Emmanuel đã cùng chết với Chúa Giêsu, nên chắc chắn Người được cùng sống với Chúa Giêsu trong cõi vĩnh phúc. Tất nhiên, đứng trước giờ chết mà Chúa Giêsu gọi là “giờ được tôn vinh”, Đức Cha Emmanuel cũng phải xao xuyến, và có thể cũng đã cầu nguyện như Chúa Giêsu: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha" (Ga 12, 27-28).
Đức Cha Emmanuel đã đến vào giờ chết để tôn vinh Danh Cha, sau một cuộc sống dài gần gấp ba cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần thế này. Trước khi tắt thở, Chúa Giêsu nói: “Mọi sự đã hoàn tất”, nghĩa là hoàn tất một cuộc sống nhằm vinh Danh Cha. Chính vì mục tiêu đó mà Chúa Giêsu đã đến sống giữa thế gian và đã chết để cứu thế gian. Người đích thực là “Emmanuel” (Thiên Chúa ở cùng chúng ta), “chính nhờ Người, với Người, và trong Người mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng”.
Có thể nói, vị giám mục dòng họ Lê này đã đến và ở giữa giáo phận Cần Thơ để hiệp thông với Đấng Emmanuel: Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà nhiều năm qua giáo phận Cần Thơ đã làm được những điều tốt đẹp nhằm tôn vinh Danh Cha. Trong đường lối mục vụ, Người luôn là “Emmanuel”
- ở giữa mọi người không trừ ai -, nhưng đã không đánh mất căn tính “nhờ Đức Kitô, trong Đức Kitô, và với Đức Kitô”.
Đức Cha Emmanuel đã đến với Cần Thơ từ giáo xứ Cồn Phước, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nay thuộc giáo phận Long Xuyên, là nơi Nguời được sinh ra làm con người và làm con Chúa năm 1930.
Đức Cha Emmanuel đã đến từ tiểu chủng viện Cù Lao Giêng, rồi Nam Vang, và đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn, nơi ươm trồng ơn gọi làm linh mục, từ năm 1938 đến 1960.
Đức Cha Emmanuel đã đến từ khi thụ phong linh mục tại nhà thờ chánh toà Cần Thơ năm 1960, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình đặt tay.
Đức Cha Emmanuel đã đến từ Rôma và Đức quốc sau thời gian tu nghiệp từ năm 1964 đến 1970.
Đặc biệt, Đức Cha Emmanuel đã đến từ khi thụ phong giám mục phó giáo phận Cần Thơ năm 1975, và khi kế vị Đức Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang vào năm 1990.
Sau 80 năm tuổi đời, 50 năm tuổi linh mục, 35 tuổi giám mục, hôm nay Đức Cha Emmanuel có thể nói như Chúa Giêsu: “Mọi sự đã hoàn tất”. Người đã hoàn tất sau một thời gian dài khỏe mạnh thi hành sứ vụ, cũng như một thời gian khá lâu như bị “đóng đinh ngồi” trên xe lăn suốt ngày đêm. Xem ra đối với Đức Cha Emmanuel, điều quan trọng không hệ tại cái “làm”, mà hệ tại cái “là”, hệ tại sự hiện diện của Người ở khắp mọi nơi, “trên từng cây số”, và ngay cả trên “ghế bệnh” nữa. Chính đấng kế vị Người là Đức Cha Stêphanô dường như cũng cảm thấy cần đến sự hiện diện của Người cho đến “giờ” của Người.
Chúng ta tin vào lời Chúa Giêsu: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó” (Ga 12, 26), để cùng với Đức Cha Emmanuel tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã trung tín theo Chúa, đã phục vụ Chúa như lời Đức Hồng Y nói lúc đầu lễ cách “tận tụy, tận tình”, và nay đã được Chúa gọi về.
Chúng ta cầu nguyện cho Đức Cha Emmanuel được Chúa nhân từ tha thứ mọi lỗi lầm của thân phận một con người.
Chúng ta cầu nguyện với Đức Cha Emmanuel, xin Người bầu cử cùng Chúa cho thân bằng quyến thuộc, cho Giáo hội tại Việt Nam, cho HĐGMVN, cho Đức Cha Stêphanô và mọi thành phần Dân Chúa và dân chúng trong giáo phận Cần Thơ.
Sau cùng, chúng ta không quên lời Thánh Phaolô căn dặn Timôthê, coi như tâm tình của chính Đức Cha Emmanuel: “Như tôi vẫn nói trong Tin Mừng tôi loan báo. Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích! Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Ðức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời” (2 Tm 2, 9-10). Amen.
Mặc dầu mọi người đều biết bệnh tình của Đức cha đã kéo dài từ lâu và đây là giây phút ngài được về yên nghỉ bên Chúa, nhưng ai cũng cảm thấy ngậm ngùi thương nhớ một vị cha chung, với bề dầy lịch sử: 35 trong chức vụ giám mục, 15 năm là giám mục phó và 20 năm là giám mục chính toà. Ngài là vị giám mục thứ tư của giáo phận Cần Thơ, sau Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền và Đức cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang. Ngài đã lặn lội đến từng họ đạo của vùng sông nuớc Cửu Long với bạt ngàn kênh rạch lớn nhỏ ngay từ khi còn là giám mục phó và nhất là trong những nơi và những giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ bao cấp; ngài đã kiên trì và hy sinh để đến với đoàn chiên. Mỗi lần đến ban bí tích Thêm Sức, ngài đều ở lại qua đêm với giáo xứ, gặp gỡ từng giới: gia trưởng, hiền mẫu, giới trẻ, thiếu nhi; tiếp xúc với những ai có vấn đề cần giải đáp, chia vui sẻ buồn với tất cả mọi người. Có thể nói không họ đạo nào trong giáo phận Cần Thơ mà không đầy ắp những kỷ niệm về ngài.
Trong những ngày này có rất nhiều linh muc, tu sĩ, giáo dân trong và ngoài giáo phận đến kính viếng và cầu nguyện cho Đức cha Emmanuel. Vào mỗi đầu giờ đều có Thánh lễ. Đặc biệt chính quyền các cấp từ Trung ương, Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đều có đoàn đến kính viếng. Ngoài ra còn có các đại diện của các tôn giáo bạn.
Ngày thứ Năm 21-10-2010 từ sáng sớm đại diện các họ đạo từ khắp nơi trong giáo phận đã lần luợt tụ về để tiễn đưa người cha chung của giáo phận.
Đúng 9g sáng đoàn đồng tế gồm Đức Hồng y Tổng giáo phận Tp.HCM và 20 giám mục thuộc 3 giáo tỉnh và khoảng 350 linh mục trong và ngoài giáo phận tiến vào nhà thờ để cử hành thánh lễ. Cùng tham dự thánh lễ còn có khoảng hơn 5000 giáo dân, tất cả đều mang khăn tang trắng. Vì không đủ chỗ nên đa số phải theo dõi thánh lễ ngoài nhà thờ qua các màn ảnh truyền hình.
Trước khi cử hành thánh lễ, cha Tổng đại diện giáo phận Cần Thơ đọc điện văn của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và điện thư của Bộ Phúc Âm hoá Các Dân tộc phân ưu với giáo phận Cần Thơ.
Trong lời mở đầu thánh lễ, ĐHY Phạm Minh Mẫn chủ tế với tư cách thay mặt các giám mục Việt Nam có đôi lời phân ưu với giáo phận Cần Thơ và với tư cách là một người con của giáo phận Cần Thơ, ngài tỏ lòng tri ân Đức cha Emmanuel mà ngài xem như một mẫu gương một “mục tử tận tuỵ, tận tình” đồng thời cũng kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Đức cha Stêphanô Tân giám mục chính Toà Cần Thơ và tất cả các giám mục Việt Nam được ơn sức mạnh và khôn ngoan để có thể trở nên những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Sau bài Phúc âm, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương chia sẻ về cái chết của Chúa Giêsu để tôn vinh danh Cha và ngài đã minh hoạ cuộc đời Đức cha Emmanuel như một sự theo chân Chúa Giêsu, luôn “nhờ Ngài với Ngài và trong Ngài” như khẩu hiệu giám mục của Đức cha Emmanuel để hiện diện với dân Chúa “trên từng cây số”, và nhất là trong những ngày cuối đời “ngài bị đóng đinh ngồi suốt ngày đêm trên chiếc xe lăn” để rồi hôm nay có thể nói như Chúa Giêsu “mọi sự đã hoàn tất”. Kết thúc bài giảng, Đức cha Antôn trích dẫn thư thánh Phaolô gởi cho Timôthê như một tâm tình của Đức cha Emmanuel gởi đến mọi người:
“Vì Tin Mừng, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích. Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời, vì Ngài luôn trung tín không bao giờ chối bỏ ta” (2Tm 2, 9-13).
Sau thánh lễ, thi hài Ðức cha Emmannuel được an táng phía bên trái cung thánh nhà thờ Chính Tòa Cần Thơ.
Mọi người ra về, có bà con phát biểu rằng chưa bao giờ thấy nhiều giám mục như thế, nhưng có người lại bảo: Hãy cầu nguyện nhiều cho các giám mục, trách nhiệm của các ngài nặng nề lắm.
BÀI GIẢNG LỄ AN TÁNG
ĐỨC CHA EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN
Cần Thơ, 21.10.2010
Kính thưa Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, quý Khách, quý Tu sĩ, Chủng sinh, và toàn thể quý Ông Bà Anh Chị Em,
Như một người con của giáo phận Cần Thơ về chịu tang cha, như một người anh em được hiệp thông với Đức Cha Stêphanô trong những ngày đại tang này, con xin phép được chia sẻ vài cảm nghiệm trong Thánh lễ An táng Đức Cha Emmanuel hôm nay.
Mới cách đây 4 tháng, giáo phận Cần Thơ mừng thượng thọ bát tuần, mừng 50 năm linh mục, 35 năm giám mục của Đức Cha Emmanuel, thế mà hôm nay Người đã ra đi trước chúng ta.
Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật của nhân sinh, và đối với những người tin vào Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, tin vào Chúa Giêsu Kitô là Đấng đã chiến thắng sự chết, thì cuộc sống và cái chết còn là một hồng ân Thiên Chúa ban cho con người. Thật vậy, suốt cả cuộc đời đi tìm hạnh phúc, tất cả vì hạnh phúc của con người, chẳng lẽ ước vọng chính đáng một cuộc sống hạnh phúc lại kết thúc bằng sự bất hạnh là cái chết sao ?!
Dân ta thường nói: “sống gửi, thác về”. Dân Chúa thường nói: chết là “về với Chúa”, “được Chúa gọi về”. Đó cũng là niềm tin và hy vọng mà tác giả sách Aica, trong bài đọc 1, đã tuyên xưng vào "Ðức Chúa là phần sản nghiệp của tôi, vì thế nơi Người, tôi trông cậy" (Ac 3,24). Đó cũng là niềm tin và hy vọng vào sự sống bất diệt mà Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng, đã dùng một hình ảnh dễ hiểu để diễn tả: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12,24). Ở đây, Chúa Giêsu nói đến cái chết nói chung, và đặc biệt nói đến cái chết của Người, mà Thánh Phaolô Tông đồ, trong bài đọc 2, trích thư gửi Timôthê, đã khẳng định: “Ðây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Đó cũng là ý lời Thánh Vịnh 90 và 62 được nhắc nhớ: “Nương cánh Chúa chẳng hãi hùng đêm vắng” – “Núp bóng Ngài luôn hớn hở reo vui”.
Đức Cha Emmanuel đã cùng chết với Chúa Giêsu, nên chắc chắn Người được cùng sống với Chúa Giêsu trong cõi vĩnh phúc. Tất nhiên, đứng trước giờ chết mà Chúa Giêsu gọi là “giờ được tôn vinh”, Đức Cha Emmanuel cũng phải xao xuyến, và có thể cũng đã cầu nguyện như Chúa Giêsu: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha" (Ga 12, 27-28).
Đức Cha Emmanuel đã đến vào giờ chết để tôn vinh Danh Cha, sau một cuộc sống dài gần gấp ba cuộc sống của Chúa Giêsu trên trần thế này. Trước khi tắt thở, Chúa Giêsu nói: “Mọi sự đã hoàn tất”, nghĩa là hoàn tất một cuộc sống nhằm vinh Danh Cha. Chính vì mục tiêu đó mà Chúa Giêsu đã đến sống giữa thế gian và đã chết để cứu thế gian. Người đích thực là “Emmanuel” (Thiên Chúa ở cùng chúng ta), “chính nhờ Người, với Người, và trong Người mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng”.
Có thể nói, vị giám mục dòng họ Lê này đã đến và ở giữa giáo phận Cần Thơ để hiệp thông với Đấng Emmanuel: Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà nhiều năm qua giáo phận Cần Thơ đã làm được những điều tốt đẹp nhằm tôn vinh Danh Cha. Trong đường lối mục vụ, Người luôn là “Emmanuel”
- ở giữa mọi người không trừ ai -, nhưng đã không đánh mất căn tính “nhờ Đức Kitô, trong Đức Kitô, và với Đức Kitô”.
Đức Cha Emmanuel đã đến với Cần Thơ từ giáo xứ Cồn Phước, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nay thuộc giáo phận Long Xuyên, là nơi Nguời được sinh ra làm con người và làm con Chúa năm 1930.
Đức Cha Emmanuel đã đến từ tiểu chủng viện Cù Lao Giêng, rồi Nam Vang, và đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn, nơi ươm trồng ơn gọi làm linh mục, từ năm 1938 đến 1960.
Đức Cha Emmanuel đã đến từ khi thụ phong linh mục tại nhà thờ chánh toà Cần Thơ năm 1960, do Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình đặt tay.
Đức Cha Emmanuel đã đến từ Rôma và Đức quốc sau thời gian tu nghiệp từ năm 1964 đến 1970.
Đặc biệt, Đức Cha Emmanuel đã đến từ khi thụ phong giám mục phó giáo phận Cần Thơ năm 1975, và khi kế vị Đức Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang vào năm 1990.
Sau 80 năm tuổi đời, 50 năm tuổi linh mục, 35 tuổi giám mục, hôm nay Đức Cha Emmanuel có thể nói như Chúa Giêsu: “Mọi sự đã hoàn tất”. Người đã hoàn tất sau một thời gian dài khỏe mạnh thi hành sứ vụ, cũng như một thời gian khá lâu như bị “đóng đinh ngồi” trên xe lăn suốt ngày đêm. Xem ra đối với Đức Cha Emmanuel, điều quan trọng không hệ tại cái “làm”, mà hệ tại cái “là”, hệ tại sự hiện diện của Người ở khắp mọi nơi, “trên từng cây số”, và ngay cả trên “ghế bệnh” nữa. Chính đấng kế vị Người là Đức Cha Stêphanô dường như cũng cảm thấy cần đến sự hiện diện của Người cho đến “giờ” của Người.
Chúng ta tin vào lời Chúa Giêsu: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó” (Ga 12, 26), để cùng với Đức Cha Emmanuel tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã trung tín theo Chúa, đã phục vụ Chúa như lời Đức Hồng Y nói lúc đầu lễ cách “tận tụy, tận tình”, và nay đã được Chúa gọi về.
Chúng ta cầu nguyện cho Đức Cha Emmanuel được Chúa nhân từ tha thứ mọi lỗi lầm của thân phận một con người.
Chúng ta cầu nguyện với Đức Cha Emmanuel, xin Người bầu cử cùng Chúa cho thân bằng quyến thuộc, cho Giáo hội tại Việt Nam, cho HĐGMVN, cho Đức Cha Stêphanô và mọi thành phần Dân Chúa và dân chúng trong giáo phận Cần Thơ.
Sau cùng, chúng ta không quên lời Thánh Phaolô căn dặn Timôthê, coi như tâm tình của chính Đức Cha Emmanuel: “Như tôi vẫn nói trong Tin Mừng tôi loan báo. Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích! Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Ðức Kitô Giêsu, và được hưởng vinh quang muôn đời” (2 Tm 2, 9-10). Amen.
Giáo Xứ Thất Sự Giáo Phận Thái Bình chào đón Đức Cha Giáo Phận tới thăm Mục vụ
Hương Quê
10:58 21/10/2010
THÁI BÌNH. Chiều ngày 19/10/2010, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đã tới thăm mục tại giáo xứ Thất Sự, giáo hạt Tiền Hải, giáo phận Thái Bình. Cùng đồng tế với Đức cha có cha quản nhiệm Giuse Mai Trần Nga, cha chánh văn phòng Gioan Chu Văn Yên, quý cha trong giáo hạt.
Giáo xứ Thất Sự nằm trên địa bàn thôn Tân Hưng, xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cách Toà giám mục Thái Bình khoảng 28 km về hướng Nam.
Theo lịch sử giáo phận Thái Bình, vào năm 1856, Thất Sự đã đón nhận Đức Tin với 46 gia đình, và giáo dân đã xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ để sớm tối có nơi cầu nguyện.
Năm 1944, được sự cho phép của bề trên giáo phận, cha Giuse Nguyễn Kim Bảng – Chánh xứ Thanh Châu tách một phần giáo dân ở phía bắc và lập họ mới lấy tên là họ Phú Đồng. Năm 1946, tách một phần giáo dân ở phía đông lập họ mới lấy tên là họ Tân Châu (giáo xứ Tân Châu ngày nay). Với 60 năm (1946-2006) hạt giống Đức Tin của giáo họ không ngừng phát triển và trổ sinh hoa trái.
Ngôi thánh đường to lớn và đẹp đẽ hiện nay là ngôi thánh đường thứ ba kể từ ngày giáo dân Thất Sự đón nhận Đức Tin.
Ngày 26/11/2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ phong sắc cho giáo họ Thất Sự (tách khỏi giáo xứ Thanh Châu) lên thành giáo xứ. Hiện nay giáo xứ Thất Sự có 120 gia đình, với 512 nhân danh.
Đúng 17 giờ, cha Giuse Mai Trần Nga cùng cộng đoàn giáo xứ xếp hàng hai bên từ cổng làng vào tới nhà thờ với cờ hoa lộng lẫy để chào đón Đức cha và quý cha. Các em thanh thiếu nhi trong trang phục lộng lẫy, tay cầm những bông hoa tươi chào đón, rước Đức cha và quý cha vào nhà thờ. Vào tới thánh đường giáo xứ, Đức cha cùng cha xứ và cộng đoàn chầu Thánh Thể Chúa trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi chầu Thánh Thể, Đức cha ban lời huấn dụ cho cộng đoàn và trả lời những thắc mắc của giáo dân. Thật cảm động khi một em nhỏ đứng lên có ý kiến: “xin Đức cha cho các thầy các sơ đến dạy giáo lý và ở với chúng con”. Thấu hiểu nỗi lòng con cái, Đức cha kêu gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho giáo phận, cho các nam nữ tu sỹ, cho có nhiều người trẻ dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa và phục vụ Giáo Hội thì tương lai không xa giáo xứ chúng ta sẽ có các tu sỹ đến phục vụ.
Là một tân giáo xứ với số nhân danh khiêm tốn 512 người, nhưng tình cảm mà giáo dân Thất Sự hôm nay dành cho Đức cha thật đầm ấm và chân thành. Đức cha cảm động cám ơn cha quản xứ và cộng đoàn đã đón tiếp ngài cách trọng thị.
Bài giảng trong thánh lễ, ngài nhắn nhủ mọi người hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã đoái thương giáo xứ. Với ngôi thánh đường lộng lẫy, khang trang biểu tượng Đức Tin của giáo dân Thất Sự, ngài nhắn nhủ giáo dân hãy cám ơn các bậc tiền nhân và noi gương các ngài, đã can đảm làm chứng cho Chúa dù có phải hy sinh tính mạng để lưu truyền gia tài Đức Tin cho chúng ta. Chúng ta hãy gìn giữ và phát triển gia tài vô giá đó để xứng đáng là con cháu các ngài.
Đồng thời, Đức cha nhấn mạnh vai trò của các bậc làm cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ là người đầu tiên và có trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái của mình, hãy nêu gương sáng cho cái trong đời sống hằng ngày với việc làm cụ thể hằng ngày, và với ơn của Chúa ban, cùng với sự cố gắng, hy sinh, liên lỷ cầu nguyện và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, chắc chắn giới trẻ trong giáo xứ sẽ có một tương lai tươi sáng.
Trước khi ban phép lành cuối thánh lễ, một vị đại diện cám ơn Đức cha, cha quản nhiệm Giuse, quý cha đồng tế cùng mọi thành phần dân Chúa đã cầu nguyện và giúp đỡ giáo xứ; xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ ngày một thăng tiến về mọi mặt để mai ngày cùng hưởng niềm vui trên thiên quốc.
Kết thúc thánh lễ, tại sân cuối nhà thờ, cha xứ, ban hội đồng giáo xứ và cộng đoàn giáo xứ Thất Sự đã tổ chức liên hoan văn nghệ, do các em thiếu nhi và giới trẻ trong giáo xứ thể hiện để cám ơn Đức cha, quý cha và quý khách. Sau đó, cha xứ mời Đức cha, quý cha, quý khách cùng liên hoan tiệc mừng với cộng đoàn giáo xứ.
Theo lịch sử giáo phận Thái Bình, vào năm 1856, Thất Sự đã đón nhận Đức Tin với 46 gia đình, và giáo dân đã xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ để sớm tối có nơi cầu nguyện.
Năm 1944, được sự cho phép của bề trên giáo phận, cha Giuse Nguyễn Kim Bảng – Chánh xứ Thanh Châu tách một phần giáo dân ở phía bắc và lập họ mới lấy tên là họ Phú Đồng. Năm 1946, tách một phần giáo dân ở phía đông lập họ mới lấy tên là họ Tân Châu (giáo xứ Tân Châu ngày nay). Với 60 năm (1946-2006) hạt giống Đức Tin của giáo họ không ngừng phát triển và trổ sinh hoa trái.
Ngôi thánh đường to lớn và đẹp đẽ hiện nay là ngôi thánh đường thứ ba kể từ ngày giáo dân Thất Sự đón nhận Đức Tin.
Ngày 26/11/2009, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ phong sắc cho giáo họ Thất Sự (tách khỏi giáo xứ Thanh Châu) lên thành giáo xứ. Hiện nay giáo xứ Thất Sự có 120 gia đình, với 512 nhân danh.
Đúng 17 giờ, cha Giuse Mai Trần Nga cùng cộng đoàn giáo xứ xếp hàng hai bên từ cổng làng vào tới nhà thờ với cờ hoa lộng lẫy để chào đón Đức cha và quý cha. Các em thanh thiếu nhi trong trang phục lộng lẫy, tay cầm những bông hoa tươi chào đón, rước Đức cha và quý cha vào nhà thờ. Vào tới thánh đường giáo xứ, Đức cha cùng cha xứ và cộng đoàn chầu Thánh Thể Chúa trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi chầu Thánh Thể, Đức cha ban lời huấn dụ cho cộng đoàn và trả lời những thắc mắc của giáo dân. Thật cảm động khi một em nhỏ đứng lên có ý kiến: “xin Đức cha cho các thầy các sơ đến dạy giáo lý và ở với chúng con”. Thấu hiểu nỗi lòng con cái, Đức cha kêu gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho giáo phận, cho các nam nữ tu sỹ, cho có nhiều người trẻ dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa và phục vụ Giáo Hội thì tương lai không xa giáo xứ chúng ta sẽ có các tu sỹ đến phục vụ.
Là một tân giáo xứ với số nhân danh khiêm tốn 512 người, nhưng tình cảm mà giáo dân Thất Sự hôm nay dành cho Đức cha thật đầm ấm và chân thành. Đức cha cảm động cám ơn cha quản xứ và cộng đoàn đã đón tiếp ngài cách trọng thị.
Bài giảng trong thánh lễ, ngài nhắn nhủ mọi người hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã đoái thương giáo xứ. Với ngôi thánh đường lộng lẫy, khang trang biểu tượng Đức Tin của giáo dân Thất Sự, ngài nhắn nhủ giáo dân hãy cám ơn các bậc tiền nhân và noi gương các ngài, đã can đảm làm chứng cho Chúa dù có phải hy sinh tính mạng để lưu truyền gia tài Đức Tin cho chúng ta. Chúng ta hãy gìn giữ và phát triển gia tài vô giá đó để xứng đáng là con cháu các ngài.
Đồng thời, Đức cha nhấn mạnh vai trò của các bậc làm cha mẹ hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nuôi dạy con cái. Cha mẹ là người đầu tiên và có trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái của mình, hãy nêu gương sáng cho cái trong đời sống hằng ngày với việc làm cụ thể hằng ngày, và với ơn của Chúa ban, cùng với sự cố gắng, hy sinh, liên lỷ cầu nguyện và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, chắc chắn giới trẻ trong giáo xứ sẽ có một tương lai tươi sáng.
Trước khi ban phép lành cuối thánh lễ, một vị đại diện cám ơn Đức cha, cha quản nhiệm Giuse, quý cha đồng tế cùng mọi thành phần dân Chúa đã cầu nguyện và giúp đỡ giáo xứ; xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ ngày một thăng tiến về mọi mặt để mai ngày cùng hưởng niềm vui trên thiên quốc.
Kết thúc thánh lễ, tại sân cuối nhà thờ, cha xứ, ban hội đồng giáo xứ và cộng đoàn giáo xứ Thất Sự đã tổ chức liên hoan văn nghệ, do các em thiếu nhi và giới trẻ trong giáo xứ thể hiện để cám ơn Đức cha, quý cha và quý khách. Sau đó, cha xứ mời Đức cha, quý cha, quý khách cùng liên hoan tiệc mừng với cộng đoàn giáo xứ.
Hình ảnh Thiếu Nhi Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland, TX dâng hoa tháng Mân Côi.
Trần Mạnh Trác
12:23 21/10/2010
Mỗi tháng Mân Côi, các em thiếu nhi Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Garland TX được các Sơ dòng Đa Minh tập dượt dâng hoa. Năm nay thay vì những bộ áo chòang với những khăn voang trắng tinh quen thuộc, các em nam và nữ đã được khóac cho các bộ áo của các dòng tu, tạo ra một cảnh độc đáo và rất có ý nghĩa cho việc cổ động ơn gọi.
Kính mời quí vị thưởng lãm một số hình ảnh do các anh em Nhóm Phó Nhòm Gx ĐMHCG ghi lại như sau:
Kính mời quí vị thưởng lãm một số hình ảnh do các anh em Nhóm Phó Nhòm Gx ĐMHCG ghi lại như sau:
Truyền giáo tại Việt Nam hôm nay
+ GM Gioan B. Bùi Tuần
23:46 21/10/2010
Đi vào lòng xã hội, đó là điều cần của truyền giáo.
Xã hội Việt Nam hôm nay đang chuyển biến. Tình hình đang trở nên rất khác, nếu so sánh những năm trước với năm nay.
Trước những chuyển biến đó, việc truyền giáo có cần đổi mới hay không? Nếu cần, thì phải đổi mới thế nào? Đó là điều xin phép chia sẻ.
1/ Tình hình đang chuyển biến
Một chuyển biến rõ nhất, mà truyền giáo cần biết, đó là sự phát triển tâm thức tôn giáo và hiện tượng nở rộ các hoạt động tôn giáo.
Tâm thức tôn giáo là sự tâm hồn con người hướng về thế giới thần thiêng.
Thế giới thần thiêng có thể là ông bà, tổ tiên, các thánh hiền, các vị anh hùng, tất cả những ân nhân đã khuất.
Thế giới thần thiêng cũng có thể là những vị thần trong vũ trụ, mà dân gian tin là hiện hữu và có sức mạnh phù trợ con người.
Tâm hồn con người Việt Nam đang như được đánh thức bởi thế giới thần thiêng. Sự phát triển các lễ hội không chỉ là một phát triển văn hoá, mà cũng là phát triển tâm thức về thế giới thần thiêng. Hiện tượng đó được nhận thấy ở những lễ nghi và những cầu kinh mang màu sắc tôn giáo, thường đi kèm với các lễ hội tại Việt Nam ít lâu nay.
Cùng với sự phát triển tâm thức tôn giáo, có sự phát triển các tôn giáo. Nhiều tôn giáo được ghi nhận. Mỗi tôn giáo đều tìm cách phát triển, về cơ sở, nhân sự, tổ chức, hoạt động, đất đai, ảnh hưởng.
Sự phát triển tâm thức tôn giáo và sự phát triển các hình thức tôn giáo nay được coi là một vẻ đẹp thiêng liêng của dân tộc.
Hơn nữa, tôn giáo đang được dư luận đánh giá như một nhu cầu của hạnh phúc con người Việt Nam. Cả đến những người thành đạt trong lãnh vực kinh tế, chính trị thường cũng coi tôn giáo như một điểm tựa tinh thần.
Có thể nói, phần đông người Việt Nam hôm nay đang hướng về một cõi thiêng liêng thần thánh, để ổn định đời mình và đời con cháu của mình.
Như thế, sự tìm đến tôn giáo sẽ là tất nhiên. Khi có nhiều tôn giáo khác nhau, người ta sẽ chọn một tôn giáo nào thích hợp nhất đối với họ. Tôn giáo thích hợp nhất thường được hiểu là tôn giáo có cơ cấu nhẹ nhàng, nhưng lại mang nhiều giá trị cao đẹp.
Khi so sánh các tôn giáo, để chọn lựa, nhiều người thấy có tôn giáo nổi về từ thiện bác ái, có tôn giáo nổi về thực chất tu hành, có tôn giáo nổi về khấn cầu suy niệm. Chưa chắc Công giáo đã được chọn lựa.
Nói tóm lại, tình hình tôn giáo tại Việt Nam hôm nay đang chuyển biến. Tình hình tôn giáo như thế mang nhiều thách đố đối với đạo Công giáo. Một trả lời tốt nhất cho mọi thách đố đó, thiết tưởng là đổi mới lại cách giới thiệu Tin Mừng.
Khi Tin Mừng là chính Đức Giêsu Kitô, thì cách giới thiệu có thể là trình bày các tài liệu về Chúa, các tổ chức đạo, các cơ cấu đạo, các hoạt động của đạo. Nhưng cách tốt nhất thiết tưởng là giới thiệu Đức Kitô qua chính bản thân những người giới thiệu.
Ở đây, chỉ xin nói đến sự người giới thiệu đã đón nhận Đức Kitô vào con người của họ thế nào, để có thể hiểu Đức Kitô sống và hoạt động trong họ.
2/ Đón nhận Đức Kitô
Thái độ căn bản của sự đón nhận Đức Kitô là khiêm nhường, khó nghèo và khao khát, cởi mở.
a) Trước hết là việc cầu nguyện.
Cầu nguyện chủ yếu là gặp gỡ Chúa, để lắng nghe Chúa, để nhìn ngắm Chúa, để đón Chúa vào tâm hồn, để Chúa ngự trị, và đổi mới tâm hồn.
Cầu nguyện như thế bao giờ cũng đòi một sự hoán cải đời sống và thuận theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Đó chính là nguồn trào lên tâm tình ca ngợi tạ ơn. Cầu nguyện như thế không chỉ là đón nhận ơn Chúa, mà còn là đón nhận chính Chúa. Chúa cho họ được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống ấy là tình yêu cứu độ.
Một thoáng nhìn về sự cầu nguyện trên đây sẽ thúc giục chúng ta chỉnh đốn lại việc cầu nguyện và phụng vụ. Phải hết sức tránh bất cứ những gì tục hoá làm mất đi sự linh thiêng của phụng vụ và những buổi cầu nguyện.
Người biết cầu nguyện sẽ dễ đem Đức Kitô đến với những người khác. Một Đức Kitô đầy tình yêu thương xót.
b) Một cách nữa để đón nhận Đức Kitô là nếp sống khó nghèo.
Ngôi Hai xuống thế làm người đã mặc lấy thân phận con người nghèo khó, suốt đời sống từ bỏ ý riêng để thực thi thánh ý Chúa Cha.
Trước khi đi truyền giáo, Người đã vào sa mạc để cầu nguyện suốt 40 ngày đêm. Ở đó, Người bị cám dỗ về của cải.
Quỷ đưa ra ba quyền lực, để Người có thể dựa vào, mà truyền giáo. Quyền lực kinh tế. Quyền lực thần thiêng. Quyền lực chính trị. Ba cám dỗ dầu hấp dẫn, xem ra có lợi cho người truyền giáo. Nhưng Chúa Giêsu đã dứt khoát chối từ. Người chọn sự khó nghèo, Người từ bỏ mọi quyền lực. Bởi vì sức mạnh của Người chỉ là tình yêu, một tình yêu cho không, một tình yêu hiến dâng trọn vẹn, đến mức chịu chết trên thánh giá, để đền tội cho nhân loại.
Người truyền giáo hôm nay cũng sẽ đón nhận Đức Kitô vào đời mình bằng tinh thần nghèo khó như thế. Để rồi, họ sẽ trở thành những người canh thức, giúp mọi người vượt qua sự thống trị của các quyền lực nguy hiểm, để dễ đón nhận Đức Kitô là Đấng cứu chuộc loài người chỉ bằng tình yêu chấp nhận hy sinh đến cùng.
c) Cách sau cùng để đón nhận Đức Kitô là đời sống bác ái.
Yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta, đó là dấu chỉ để nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa. Hiện nay người ta để ý nhiều đến bác ái của người Công giáo đối với nhau, đối với những người ngoài Hội Thánh, nhất là đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, bị tai nạn, và bị tội lỗi xiềng xích. Nhiều người chưa hài lòng với hiện tình bác ái của Công giáo.
Thái độ bác ái sẽ mở lòng ra đón Chúa Giêsu. Khi có Chúa trong mình, người truyền giáo sẽ dễ gần gũi với mọi thứ người. Họ sẽ có uy tín, để giới thiệu Đức Kitô, Đấng đã và đang nói với từng người: "Những ai đang mệt mỏi và gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ bổ sức cho" (Mt 11,28).
Những thách đố đặt ra cho việc truyền giáo tại Việt Nam hôm nay là rất quan trọng. Thiết tưởng sẽ chỉ có thể trả lời cho những thách đố ấy một cách có hiệu quả bằng cách chúng ta cương quyết hoán cải đời sống, luôn trở về với Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, và hân hoan sống triệt để với Tin Mừng duy nhất ấy. Đó là khởi đầu của truyền giáo. Truyền giáo là một hành trình dài. Mỗi bước đi của hành trình dài đó sẽ phải là mang Đức Kitô là tình yêu cứu độ đến cho mọi người.
Xã hội Việt Nam hôm nay đang chuyển biến. Tình hình đang trở nên rất khác, nếu so sánh những năm trước với năm nay.
Trước những chuyển biến đó, việc truyền giáo có cần đổi mới hay không? Nếu cần, thì phải đổi mới thế nào? Đó là điều xin phép chia sẻ.
1/ Tình hình đang chuyển biến
Một chuyển biến rõ nhất, mà truyền giáo cần biết, đó là sự phát triển tâm thức tôn giáo và hiện tượng nở rộ các hoạt động tôn giáo.
Tâm thức tôn giáo là sự tâm hồn con người hướng về thế giới thần thiêng.
Thế giới thần thiêng có thể là ông bà, tổ tiên, các thánh hiền, các vị anh hùng, tất cả những ân nhân đã khuất.
Thế giới thần thiêng cũng có thể là những vị thần trong vũ trụ, mà dân gian tin là hiện hữu và có sức mạnh phù trợ con người.
Tâm hồn con người Việt Nam đang như được đánh thức bởi thế giới thần thiêng. Sự phát triển các lễ hội không chỉ là một phát triển văn hoá, mà cũng là phát triển tâm thức về thế giới thần thiêng. Hiện tượng đó được nhận thấy ở những lễ nghi và những cầu kinh mang màu sắc tôn giáo, thường đi kèm với các lễ hội tại Việt Nam ít lâu nay.
Cùng với sự phát triển tâm thức tôn giáo, có sự phát triển các tôn giáo. Nhiều tôn giáo được ghi nhận. Mỗi tôn giáo đều tìm cách phát triển, về cơ sở, nhân sự, tổ chức, hoạt động, đất đai, ảnh hưởng.
Sự phát triển tâm thức tôn giáo và sự phát triển các hình thức tôn giáo nay được coi là một vẻ đẹp thiêng liêng của dân tộc.
Hơn nữa, tôn giáo đang được dư luận đánh giá như một nhu cầu của hạnh phúc con người Việt Nam. Cả đến những người thành đạt trong lãnh vực kinh tế, chính trị thường cũng coi tôn giáo như một điểm tựa tinh thần.
Có thể nói, phần đông người Việt Nam hôm nay đang hướng về một cõi thiêng liêng thần thánh, để ổn định đời mình và đời con cháu của mình.
Như thế, sự tìm đến tôn giáo sẽ là tất nhiên. Khi có nhiều tôn giáo khác nhau, người ta sẽ chọn một tôn giáo nào thích hợp nhất đối với họ. Tôn giáo thích hợp nhất thường được hiểu là tôn giáo có cơ cấu nhẹ nhàng, nhưng lại mang nhiều giá trị cao đẹp.
Khi so sánh các tôn giáo, để chọn lựa, nhiều người thấy có tôn giáo nổi về từ thiện bác ái, có tôn giáo nổi về thực chất tu hành, có tôn giáo nổi về khấn cầu suy niệm. Chưa chắc Công giáo đã được chọn lựa.
Nói tóm lại, tình hình tôn giáo tại Việt Nam hôm nay đang chuyển biến. Tình hình tôn giáo như thế mang nhiều thách đố đối với đạo Công giáo. Một trả lời tốt nhất cho mọi thách đố đó, thiết tưởng là đổi mới lại cách giới thiệu Tin Mừng.
Khi Tin Mừng là chính Đức Giêsu Kitô, thì cách giới thiệu có thể là trình bày các tài liệu về Chúa, các tổ chức đạo, các cơ cấu đạo, các hoạt động của đạo. Nhưng cách tốt nhất thiết tưởng là giới thiệu Đức Kitô qua chính bản thân những người giới thiệu.
Ở đây, chỉ xin nói đến sự người giới thiệu đã đón nhận Đức Kitô vào con người của họ thế nào, để có thể hiểu Đức Kitô sống và hoạt động trong họ.
2/ Đón nhận Đức Kitô
Thái độ căn bản của sự đón nhận Đức Kitô là khiêm nhường, khó nghèo và khao khát, cởi mở.
a) Trước hết là việc cầu nguyện.
Cầu nguyện chủ yếu là gặp gỡ Chúa, để lắng nghe Chúa, để nhìn ngắm Chúa, để đón Chúa vào tâm hồn, để Chúa ngự trị, và đổi mới tâm hồn.
Cầu nguyện như thế bao giờ cũng đòi một sự hoán cải đời sống và thuận theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Đó chính là nguồn trào lên tâm tình ca ngợi tạ ơn. Cầu nguyện như thế không chỉ là đón nhận ơn Chúa, mà còn là đón nhận chính Chúa. Chúa cho họ được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống ấy là tình yêu cứu độ.
Một thoáng nhìn về sự cầu nguyện trên đây sẽ thúc giục chúng ta chỉnh đốn lại việc cầu nguyện và phụng vụ. Phải hết sức tránh bất cứ những gì tục hoá làm mất đi sự linh thiêng của phụng vụ và những buổi cầu nguyện.
Người biết cầu nguyện sẽ dễ đem Đức Kitô đến với những người khác. Một Đức Kitô đầy tình yêu thương xót.
b) Một cách nữa để đón nhận Đức Kitô là nếp sống khó nghèo.
Ngôi Hai xuống thế làm người đã mặc lấy thân phận con người nghèo khó, suốt đời sống từ bỏ ý riêng để thực thi thánh ý Chúa Cha.
Trước khi đi truyền giáo, Người đã vào sa mạc để cầu nguyện suốt 40 ngày đêm. Ở đó, Người bị cám dỗ về của cải.
Quỷ đưa ra ba quyền lực, để Người có thể dựa vào, mà truyền giáo. Quyền lực kinh tế. Quyền lực thần thiêng. Quyền lực chính trị. Ba cám dỗ dầu hấp dẫn, xem ra có lợi cho người truyền giáo. Nhưng Chúa Giêsu đã dứt khoát chối từ. Người chọn sự khó nghèo, Người từ bỏ mọi quyền lực. Bởi vì sức mạnh của Người chỉ là tình yêu, một tình yêu cho không, một tình yêu hiến dâng trọn vẹn, đến mức chịu chết trên thánh giá, để đền tội cho nhân loại.
Người truyền giáo hôm nay cũng sẽ đón nhận Đức Kitô vào đời mình bằng tinh thần nghèo khó như thế. Để rồi, họ sẽ trở thành những người canh thức, giúp mọi người vượt qua sự thống trị của các quyền lực nguy hiểm, để dễ đón nhận Đức Kitô là Đấng cứu chuộc loài người chỉ bằng tình yêu chấp nhận hy sinh đến cùng.
c) Cách sau cùng để đón nhận Đức Kitô là đời sống bác ái.
Yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta, đó là dấu chỉ để nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa. Hiện nay người ta để ý nhiều đến bác ái của người Công giáo đối với nhau, đối với những người ngoài Hội Thánh, nhất là đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, bị tai nạn, và bị tội lỗi xiềng xích. Nhiều người chưa hài lòng với hiện tình bác ái của Công giáo.
Thái độ bác ái sẽ mở lòng ra đón Chúa Giêsu. Khi có Chúa trong mình, người truyền giáo sẽ dễ gần gũi với mọi thứ người. Họ sẽ có uy tín, để giới thiệu Đức Kitô, Đấng đã và đang nói với từng người: "Những ai đang mệt mỏi và gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ bổ sức cho" (Mt 11,28).
Những thách đố đặt ra cho việc truyền giáo tại Việt Nam hôm nay là rất quan trọng. Thiết tưởng sẽ chỉ có thể trả lời cho những thách đố ấy một cách có hiệu quả bằng cách chúng ta cương quyết hoán cải đời sống, luôn trở về với Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, và hân hoan sống triệt để với Tin Mừng duy nhất ấy. Đó là khởi đầu của truyền giáo. Truyền giáo là một hành trình dài. Mỗi bước đi của hành trình dài đó sẽ phải là mang Đức Kitô là tình yêu cứu độ đến cho mọi người.
Sứ mệnh Truyền giáo của giáo hội
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
23:50 21/10/2010
Công đồng Vatican II đã đã xác đñònh lại sứ mệnh của Giáo hội: Ecclesia peregrinans natura sua missionaria est ( Ad gentes, 2: tự bản tính, Giáo hội lữ hành là truyển giáo) nên công việc truyền giáo là công việc chính của Giáo hội tức là của mọi tín hữu Chúa Kytô: bao gồm tất cả hàng giáo sỹ và giáo dân.
Tại Việt nam, quan điểm về tôn giáo, nhà nước đã thay đổi. Trước đây, theo ông Bảy Việt, Trưởng Ban Tôn Giáo thành phố Hồ Chí Minh nói: vì tôn giáo sẽ không còn nữa nghĩa là chẳng có ai theo tôn giáo nào nữa trong quốc gia xã hội chủ nghĩa khoa học được thành lập (quan niệm chủ nghĩa xã hội khoa học làm cho tôn giáo biến mất một cách tự nhiên ) nên giúp tôn giáo được biến nhanh đi là tốt nhất, nhưng bây giờ Đảng đã thấy rõ tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Ông còn nói theo ý ông “không có tôn giáo thì ai cản nổi điều xấu điều ác “. Ông Trần Trung Tính, phó Chủ tịch Mặt trận thành phố Hồ Chí Minh đọc quan điểm của những nhà trí thức của nhà nước nói về giá trị của tôn giáo trong đất nước để xây dựng con người. Thay đổi cái nhìn vể tôn giáo như thế nầy phải có sự đóng góp sống đạo của các tôn giáo.
Dĩ nhiên là nhà nước vẫn kiểm soát nhặt các tôn giáo nhất là Công giáo và Tin lành hơn là Phật giáo và theo tôi thì Phật giáo được ưu đãi hơn. Công giáo thì sống thời buổi nào cũng là Công giáo. Vua quan không có đạo hay có đạo,Chính phủ có đạo hay không có đạo, Giáo lý Công giáo vẫn dạy cầu nguyện cho nhà cầm quyền và thi hành luật pháp quốc gia trừ những đều nghịch với Giáo lý Công giáo ( thí dụ như ly dị, phá thai, bạo loạn ).
Dầu hoàn cảnh nào, Giáo hội vẫn thúc giục mọi tín hữu Chúa Kytô sống theo lời thánh Phaolô dạy Timôtê:” Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy rao giảng lúc thuận tiện hay không thuận tiện, hãy biện bác, khuyên răn với tất cả lòng kiên nhẫn và chủ tâm dạy dỗ. Sẽ đến thời người ta không chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những giục vọng riêng mình nên tìm đến thầy nọ thầy kia làm vui tai mình. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về chuyện hoang đường “( 2 Timôtê 4, 2-4).
Nhìn lại công việc truyền giáo ở Việt nam, ta thấy các nhà truyển giáo mấy thế kỷ đầu gieo tin Mừng tại nước ta gồm ngoại quốc và bản xứ rất vất vả, nhưng hết sức hy sinh và quảng đại nên các ngài gạt hái hơn ngày nay nhiều. Các ngài đã thấy được con người Việt nam có quan niệm về Ông Trời, thờ trời và các thần thánh khác. Thí dụ: Chiếu dời đô của vua Lý Thái tổ viết:” Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu cầu nghiệp lớn, kế sách muôn đời cho con cháu nên phải vâng mệnh trời và theo lòng dân, thấy thuận thì dời.. Hai nhà Đinh và Lê theo ý riêng mình, không theo mệnh trời, không bắt chước Thương,Chu thời xưa …” (thời Nhà Thương ( I783-1135 trước Công nguyên), thời Nhà Chu ( 1137-770 trCN) nhà vua đã lập đàn Nam giao tế Trời). Các ngài đã khai thác lòng tin vào Trời để giảng Tin Mừng và dùng khoa học giải thich hiện tượng nhật thực, nguyệt thực cho cả vua chúa để xoá đa thần một cách tự nhiên.
Ngày nay, truyền giáo cho “người đã có đạo” trừ ra đôi nơi dành cho người thiểu số. Đừng đổ tội cho hoàn cảnh. Trước năm 1975, ở miền xuôi cũng vậy thôi: làm cái gì cũng chỉ cho người có đạo: sách báo, bài hát v.v. Ngay trận lụt lịch sử tại miền Trung đang xảy ra, cứu đói cũng vậy thôi.
Thiết nghỉ phải xét lại cách truyền giáo của mình đề làm thế nào đi vào giới “mộ điệu” như giơi trẻ thích thần tượng nên phải trình bày Chúa Kytô thế nào cho họ mộ mến tôn thờ,
giơi già thích đời sống an vui phải trình bày đời sống hạnh phúc trong Chúa, ngay cả với cán bộ, người ta thích “sống cho và vì mọi người”, cho quê hương, ta phải trở thành chứng nhân “cho mọi người” như thánh Phaolo nói “ tôi thành Do thái cho người Do thái, tôi thành Hy lạp cho người Hylap “ ( xem I Corinto 9, 19-23) như thánh Phêrô nói “sống với thể chế do loài người đặt ra” (I Phêrô 2, 13-17). Truyền giáo đòi hòi đầu tiên là cach sống nơi nhà truyền giáo như Đức Phaolo nói “: Homo nostrae huius aetatis libentius testes quam magistros audit quodsi suas bisce praebet aures, ita facit, quoniam testes sunt“( Evangelii Nuntiandi,41) Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses. L’ homme contemporain écoute plus volontiers les témoins que les maitres -- disons - Nous récemment à un groupe de laics -- ou s’ il écoute les maitres, c’ est parce qu’ ils sont des témoins. Người thời nay sẵn sàng nghe nhân chứng hơn nghe thầy dạy và nếu họ nghe thầy dạy là tại vì thầy dạy cũng là nhân chứng ).
Tại Việt nam, quan điểm về tôn giáo, nhà nước đã thay đổi. Trước đây, theo ông Bảy Việt, Trưởng Ban Tôn Giáo thành phố Hồ Chí Minh nói: vì tôn giáo sẽ không còn nữa nghĩa là chẳng có ai theo tôn giáo nào nữa trong quốc gia xã hội chủ nghĩa khoa học được thành lập (quan niệm chủ nghĩa xã hội khoa học làm cho tôn giáo biến mất một cách tự nhiên ) nên giúp tôn giáo được biến nhanh đi là tốt nhất, nhưng bây giờ Đảng đã thấy rõ tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Ông còn nói theo ý ông “không có tôn giáo thì ai cản nổi điều xấu điều ác “. Ông Trần Trung Tính, phó Chủ tịch Mặt trận thành phố Hồ Chí Minh đọc quan điểm của những nhà trí thức của nhà nước nói về giá trị của tôn giáo trong đất nước để xây dựng con người. Thay đổi cái nhìn vể tôn giáo như thế nầy phải có sự đóng góp sống đạo của các tôn giáo.
Dĩ nhiên là nhà nước vẫn kiểm soát nhặt các tôn giáo nhất là Công giáo và Tin lành hơn là Phật giáo và theo tôi thì Phật giáo được ưu đãi hơn. Công giáo thì sống thời buổi nào cũng là Công giáo. Vua quan không có đạo hay có đạo,Chính phủ có đạo hay không có đạo, Giáo lý Công giáo vẫn dạy cầu nguyện cho nhà cầm quyền và thi hành luật pháp quốc gia trừ những đều nghịch với Giáo lý Công giáo ( thí dụ như ly dị, phá thai, bạo loạn ).
Dầu hoàn cảnh nào, Giáo hội vẫn thúc giục mọi tín hữu Chúa Kytô sống theo lời thánh Phaolô dạy Timôtê:” Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy rao giảng lúc thuận tiện hay không thuận tiện, hãy biện bác, khuyên răn với tất cả lòng kiên nhẫn và chủ tâm dạy dỗ. Sẽ đến thời người ta không chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những giục vọng riêng mình nên tìm đến thầy nọ thầy kia làm vui tai mình. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về chuyện hoang đường “( 2 Timôtê 4, 2-4).
Nhìn lại công việc truyền giáo ở Việt nam, ta thấy các nhà truyển giáo mấy thế kỷ đầu gieo tin Mừng tại nước ta gồm ngoại quốc và bản xứ rất vất vả, nhưng hết sức hy sinh và quảng đại nên các ngài gạt hái hơn ngày nay nhiều. Các ngài đã thấy được con người Việt nam có quan niệm về Ông Trời, thờ trời và các thần thánh khác. Thí dụ: Chiếu dời đô của vua Lý Thái tổ viết:” Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu cầu nghiệp lớn, kế sách muôn đời cho con cháu nên phải vâng mệnh trời và theo lòng dân, thấy thuận thì dời.. Hai nhà Đinh và Lê theo ý riêng mình, không theo mệnh trời, không bắt chước Thương,Chu thời xưa …” (thời Nhà Thương ( I783-1135 trước Công nguyên), thời Nhà Chu ( 1137-770 trCN) nhà vua đã lập đàn Nam giao tế Trời). Các ngài đã khai thác lòng tin vào Trời để giảng Tin Mừng và dùng khoa học giải thich hiện tượng nhật thực, nguyệt thực cho cả vua chúa để xoá đa thần một cách tự nhiên.
Ngày nay, truyền giáo cho “người đã có đạo” trừ ra đôi nơi dành cho người thiểu số. Đừng đổ tội cho hoàn cảnh. Trước năm 1975, ở miền xuôi cũng vậy thôi: làm cái gì cũng chỉ cho người có đạo: sách báo, bài hát v.v. Ngay trận lụt lịch sử tại miền Trung đang xảy ra, cứu đói cũng vậy thôi.
Thiết nghỉ phải xét lại cách truyền giáo của mình đề làm thế nào đi vào giới “mộ điệu” như giơi trẻ thích thần tượng nên phải trình bày Chúa Kytô thế nào cho họ mộ mến tôn thờ,
giơi già thích đời sống an vui phải trình bày đời sống hạnh phúc trong Chúa, ngay cả với cán bộ, người ta thích “sống cho và vì mọi người”, cho quê hương, ta phải trở thành chứng nhân “cho mọi người” như thánh Phaolo nói “ tôi thành Do thái cho người Do thái, tôi thành Hy lạp cho người Hylap “ ( xem I Corinto 9, 19-23) như thánh Phêrô nói “sống với thể chế do loài người đặt ra” (I Phêrô 2, 13-17). Truyền giáo đòi hòi đầu tiên là cach sống nơi nhà truyền giáo như Đức Phaolo nói “: Homo nostrae huius aetatis libentius testes quam magistros audit quodsi suas bisce praebet aures, ita facit, quoniam testes sunt“( Evangelii Nuntiandi,41) Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses. L’ homme contemporain écoute plus volontiers les témoins que les maitres -- disons - Nous récemment à un groupe de laics -- ou s’ il écoute les maitres, c’ est parce qu’ ils sont des témoins. Người thời nay sẵn sàng nghe nhân chứng hơn nghe thầy dạy và nếu họ nghe thầy dạy là tại vì thầy dạy cũng là nhân chứng ).
Thử nhìn lại bức tranh truyền giáo xưa
Vũ Thanh
23:53 21/10/2010
Năm thánh của Giáo Hội Việt Nam đang dần về những ngày cuối và trong tháng Mân Côi, cũng là tháng Giáo Hội kêu mời mọi thành phần dân Chúa cầu nguyện cho sứ vụ truyền giáo; đặc biệt là những cơn lũ trong nhiều ngày qua tại Miền trung, Giáo Hội kêu mời chúng ta thể hiện rõ hơn sứ vụ đó trong tinh thần bác ái Kitô giáo. Nhân dịp này, chúng ta thử nhìn lại bức tranh truyền giáo của các bậc cha anh chúng ta cũng như cho chúng ta có cái nhìn và đẩy mạnh hoạt động truyền giáo hiện nay.
Vì hoạt động truyền giáo cũng liên kết chặt chẽ với chính bản tính nhân loại và những ước vọng của con người. (AG 2)
Truyền giáo là vấn đề sinh tử và cũng là niềm vinh dự chính đáng của Giáo Hội từ bao đời nay. Có thể nói đó là vấn đề muôn thưở Giáo Hội phải bận tâm và luôn canh cánh bên lòng.
Ngày hôm nay quan niệm truyền giáo, hay đúng hơn, phương thức truyền giáo không còn giống như ngày xưa. Vì ngày xưa, sứ mạng đó hầu như chỉ dành cho các linh mục tu sĩ, các vị đó được sai đi đến với lương dân và “làm cho người ta trở lại” bằng việc rao giảng với “những dấu lạ kèm theo” (Mc 16, 20). Nhưng chúng ta cần phải nhìn lại bức tranh truyền giáo xưa của các bậc tiền bối cha anh qua lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta sẽ thấy một số nét đặc trưng của việc Truyền Giáo tại Việt Nam. Nếu chúng ta thực hiện được việc thống kê, phân tích các dữ liệu lịch sử thì chúng ta sè càng thấy rõ hơn nữa. Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, chúng ta có thể rút ra những nét đặc trưng quý báu sau:
1. Văn hóa gia đình.
Đối với văn hóa người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì gia đình là rất quan trọng. Xưa cũng vậy và nay cũng vẫn vậy. Ở trong nước cũng vậy và ở hải ngoại cũng vậy. Trong lãnh vực đời cũng vậy và trong đời sống Đạo cũng vậy.
Lịch sử của các nhà truyền giáo tại Việt Nam, chúng ta gặp không biết bao nhiêu trường hợp cả một gia đình trở lại và gia đình mới trở lại ấy lôi kéo được nhiều gia khác trở lại đạo như mình. Một trường hợp khác cũng rất phổ biến là một hai thành viên của một gia đình Việt Nam nhập đạo và dần dần đưa cả gia đình vào Cộng đoàn Hội Thánh.
Dĩ nhiên mọi cuộc trở lại đều do ơn thánh Chúa ban. Nhưng ơn thánh Chúa gặp nhiều thuận lợi ở cách suy nghĩ và nếp sống của người Việt Nam, theo đó thì cha ông tổ tiên mình làm gì thì mình nên làm như thế. Trong trường hợp cha ông tổ tiên đã là người Công Giáo thì sớm muộn gì những con cái cháu chắt cũng theo chân ông bà tổ tiên nhập Đạo để cùng thờ một Chúa, cùng đi một đường. Ngược lại nhiều người muốn nhập Đạo nhưng vì tổ tiên dòng họ không hay chưa có ai là người theo Đạo Chúa nên những người này gặp khó khắn rất khó vượt qua.
2. Văn hóa làng xã, bộ tộc
Bên cạnh nét văn hóa tính gia đình, không thiếu những cuộc trở lại mang tính làng xã, bộ tộc: một người đứng đầu một thôn, một làng, một xã, một bộ tộc trở lại keo theo cuộc trở lại của cả một thôn, một làng, một bô tộc. Một già làng của một bộ tộc thiểu số chịu phép Rửa Tội thì thế nào cũng có nhiều gia đình khác làm theo. Chuyện này không chỉ xẩy ra trong quá khứ mà cả trong hiện tại cũng có. Trên các vùng Cao Nguyên (Miền Bắc hay Trung Phần), đã có nhiều cuộc trở lại tập thể, cả thôn, cả buôn làng đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
3. Là tính mộ đạo.
Người Việt Nam nặng tình cảm hơn lý trí. Vì thế trong việc giữ Đạo đa số người giáo dân quan tâm đến lòng sùng Đạo nhiều hơn đến việc hiểu Đạo và hành Đạo. Trong quá khứ các hình thái đạo đức bình dân (đọc kinh, rước kiệu, dâng hoa, dâng hạt, ngắm Đàng Thánh Giá, ngằm cuộc Thương Khó....) được phát triển mạnh mẽ và có sức lôi cuốn. Cùng với sự thay đổi của xã hội và vì người giáo dân thiếu hiểu biết tường tận về ý nghĩa và nội dung các thực hành ấy nên các hình thái đạo đức bình dân không còn sức hấp dẫn như xưa. Cũng vì nặng tính sùng đạo và coi nhẹ việc hiểu đạo nên thành phần giáo dân trí thức không mạnh và chưa đóng góp nhiều cho Giáo Hội trong những lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và nghệ thuật là địa bàn sở trường của họ.
4. Bác ái – tương thân tương ái.
Người Việt Nam nặng tình cảm hơn lý trí, nên trong đời sống quan tâm đến cách người ta đối xử với mình ra sao. Vì thế mà xưa cũng như nay điều hấp dẫn lôi cuốn người ngoại đến với Giáo Hội là thái độ yêu thương, giúp đỡ, phục vụ tận tình và gương sáng của những người có đạo, là những việc bác ái, từ thiện, xã hội mà Giáo hội Công giáo làm cho họ. Ở thời kỳ đầu của Giáo hội Việt Nam, người lương dân đã gọi Đạo của các nhà truyền giáo Phương Tây là Đạo Yêu khi họ chưa biết tên của Đạo Mới ấy là Đạo Chúa, là Đạo của Chúa Kitô.
Còn Giáo Hội Việt Nam ngày nay phải thú nhận rằng: tất cả công sức, tiền của mà Giáo Hội đã và sẽ bỏ ra cho các chương trình; lớp học tình thương, chương trình học bổng giúp các trẻ em nghèo hiếu học, các buổi khám bệnh phát thuốc miễn phí, những lần thăm viếng, giúp đỡ các trung tâm người gìa, tàng tật, phong cùi, chôn cất những người chết không ai chăm lo, phòng khám từ thiện… hay xây dựng các trung tâm mục vụ, cũng chỉ là "muối đổ biển" chẳng thấm tháp vào đâu! Nếu chúng ta nhìn vào bức tranh tỷ lệ phần trăm người dân Công giáo (6-7 %,) hay những khoản tiền và đặt chú trọng cho sứ mệnh truyền giáo?
5. Vai trò người giáo dân
Bởi nét văn hóa đặc thù con người Á Đông, nhìn lại việc Truyền Giáo ở Việt Nam trong những thế kỷ đầu, các sử gia và các nhà nghiên cứu phải đặc biệt chú ý đến một thành phần giáo dân có công rất lớn trong công cuộc trọng đại là làm cho nhiều người theo đạo. Đó là các Thày Giảng của Nhà Đức Chúa Trời. Họ cộng tác chặt chẽ với các giáo sĩ trong việc truyền bá Phúc âm và xây dựng cộng đoàn, như một thứ “men trong bột”.
Người giáo dân hoạt động tích cực nhất và có công lớn nhất trong việc Truyền Giáo là các hội viên các hội đoàn Tông đồ (như các hội viên Legio Mariae) và các giáo lý viên. Đặc biệt ở những vùng cao, vùng xa, không có các linh mục, nhiều giáo dân nam có nữ có, kể cả các giáo dân sắc tộc, đã thể hiện rõ nét chức năng ngôn sứ, tư tế và phục vụ của những người đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
Còn ngày nay, “truyền giáo được hiểu là ơn gọi do Thiên Chúa ban để quí chuộng và chia sẻ kinh nghiệm cùng các nhận thức tôn giáo của mình... với những người và những cộng đồng thuộc các truyền thống văn hoá, xã hội và tôn giáo khác... Khái niệm truyền giáo như thế là một khái niệm hai chiều: đức tin được chia sẻ chứ không áp đặt, và nhà truyền giáo sẽ được hướng dẫn và trở nên phong phú nhờ việc khám phá ra ơn cứu độ của Thiên Chúa đã hoạt động nơi những người và những nền văn hoá mà họ được sai đến... Tin Mừng đến với người ta nơi con người và sứ điệp của nhà truyền giáo như là một lời mời gọi tự do và tôn trọng. Người mang Tin Mừng phải ý thức rằng mình không phải là người sở hữu tất cả chân lý, nhưng là người mang một quà tặng cứu rỗi của Thiên Chúa mà người không-ky-tô-giáo cũng đã được cảm nghiệm bằng cách này hay cách khác rồi.” (Donald Senior và Carroll Stuhmueller. C.P. )
Lời kết
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải quan tâm đến nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam mà các bậc cha anh đã làm và dấn thân hơn nữa cho việc truyền bá Phúc Âm trên quê huơng, đồng thời thúc đẩy sứ vụ truyền giáo với những biện pháp sau:
- Phát huy 5 đặc trưng của việc Truyền Giáo tại Việt Nam,
- Cổ võ mạnh mẽ ơn gọi truyền giáo trong các dòng tu, giáo xứ, giáo phận nhất là trong hàng ngũ linh mục, ứng sinh. Người ta có cảm tưởng là các đại chủng viện mới chỉ quan tâm đến việc đào tạo các linh mục triều là để ra "giữ xứ"; các dòng quan tâm nhiều hơn đến dòng của mình mà chưa quan tâm đủ đến lương dân!
- Hướng đến người lương dân làm mục tiêu “ưu tiên số một” cho hoạt động truyền giáo hiện nay. Trước hết Giáo Hội Việt Nam cần chọn ưu tiên số một của mọi hoạt động của các cộng đoàn từ giáo xứ đến giáo phận, từ hội đoàn tông đồ đến các ban mục vụ, các ủy ban giám mục là việc loan báo Tin Mừng cho lương dân, cho người Kinh cũng như người sắc tộc thiểu số.
Trên những định hướng đó, chúng ta cần vạch ra phương pháp làm việc có kế hoạch, chương trình cụ thể. Cùng với phương pháp, chương trình phải có sự cộng tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, giữa các giáo phận và giữa các giám mục, linh mục và dòng tu.
Vì hoạt động truyền giáo cũng liên kết chặt chẽ với chính bản tính nhân loại và những ước vọng của con người. (AG 2)
Truyền giáo là vấn đề sinh tử và cũng là niềm vinh dự chính đáng của Giáo Hội từ bao đời nay. Có thể nói đó là vấn đề muôn thưở Giáo Hội phải bận tâm và luôn canh cánh bên lòng.
Ngày hôm nay quan niệm truyền giáo, hay đúng hơn, phương thức truyền giáo không còn giống như ngày xưa. Vì ngày xưa, sứ mạng đó hầu như chỉ dành cho các linh mục tu sĩ, các vị đó được sai đi đến với lương dân và “làm cho người ta trở lại” bằng việc rao giảng với “những dấu lạ kèm theo” (Mc 16, 20). Nhưng chúng ta cần phải nhìn lại bức tranh truyền giáo xưa của các bậc tiền bối cha anh qua lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, chúng ta sẽ thấy một số nét đặc trưng của việc Truyền Giáo tại Việt Nam. Nếu chúng ta thực hiện được việc thống kê, phân tích các dữ liệu lịch sử thì chúng ta sè càng thấy rõ hơn nữa. Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, chúng ta có thể rút ra những nét đặc trưng quý báu sau:
1. Văn hóa gia đình.
Đối với văn hóa người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì gia đình là rất quan trọng. Xưa cũng vậy và nay cũng vẫn vậy. Ở trong nước cũng vậy và ở hải ngoại cũng vậy. Trong lãnh vực đời cũng vậy và trong đời sống Đạo cũng vậy.
Lịch sử của các nhà truyền giáo tại Việt Nam, chúng ta gặp không biết bao nhiêu trường hợp cả một gia đình trở lại và gia đình mới trở lại ấy lôi kéo được nhiều gia khác trở lại đạo như mình. Một trường hợp khác cũng rất phổ biến là một hai thành viên của một gia đình Việt Nam nhập đạo và dần dần đưa cả gia đình vào Cộng đoàn Hội Thánh.
Dĩ nhiên mọi cuộc trở lại đều do ơn thánh Chúa ban. Nhưng ơn thánh Chúa gặp nhiều thuận lợi ở cách suy nghĩ và nếp sống của người Việt Nam, theo đó thì cha ông tổ tiên mình làm gì thì mình nên làm như thế. Trong trường hợp cha ông tổ tiên đã là người Công Giáo thì sớm muộn gì những con cái cháu chắt cũng theo chân ông bà tổ tiên nhập Đạo để cùng thờ một Chúa, cùng đi một đường. Ngược lại nhiều người muốn nhập Đạo nhưng vì tổ tiên dòng họ không hay chưa có ai là người theo Đạo Chúa nên những người này gặp khó khắn rất khó vượt qua.
2. Văn hóa làng xã, bộ tộc
Bên cạnh nét văn hóa tính gia đình, không thiếu những cuộc trở lại mang tính làng xã, bộ tộc: một người đứng đầu một thôn, một làng, một xã, một bộ tộc trở lại keo theo cuộc trở lại của cả một thôn, một làng, một bô tộc. Một già làng của một bộ tộc thiểu số chịu phép Rửa Tội thì thế nào cũng có nhiều gia đình khác làm theo. Chuyện này không chỉ xẩy ra trong quá khứ mà cả trong hiện tại cũng có. Trên các vùng Cao Nguyên (Miền Bắc hay Trung Phần), đã có nhiều cuộc trở lại tập thể, cả thôn, cả buôn làng đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
3. Là tính mộ đạo.
Người Việt Nam nặng tình cảm hơn lý trí. Vì thế trong việc giữ Đạo đa số người giáo dân quan tâm đến lòng sùng Đạo nhiều hơn đến việc hiểu Đạo và hành Đạo. Trong quá khứ các hình thái đạo đức bình dân (đọc kinh, rước kiệu, dâng hoa, dâng hạt, ngắm Đàng Thánh Giá, ngằm cuộc Thương Khó....) được phát triển mạnh mẽ và có sức lôi cuốn. Cùng với sự thay đổi của xã hội và vì người giáo dân thiếu hiểu biết tường tận về ý nghĩa và nội dung các thực hành ấy nên các hình thái đạo đức bình dân không còn sức hấp dẫn như xưa. Cũng vì nặng tính sùng đạo và coi nhẹ việc hiểu đạo nên thành phần giáo dân trí thức không mạnh và chưa đóng góp nhiều cho Giáo Hội trong những lãnh vực chính trị, văn hóa, xã hội và nghệ thuật là địa bàn sở trường của họ.
4. Bác ái – tương thân tương ái.
Người Việt Nam nặng tình cảm hơn lý trí, nên trong đời sống quan tâm đến cách người ta đối xử với mình ra sao. Vì thế mà xưa cũng như nay điều hấp dẫn lôi cuốn người ngoại đến với Giáo Hội là thái độ yêu thương, giúp đỡ, phục vụ tận tình và gương sáng của những người có đạo, là những việc bác ái, từ thiện, xã hội mà Giáo hội Công giáo làm cho họ. Ở thời kỳ đầu của Giáo hội Việt Nam, người lương dân đã gọi Đạo của các nhà truyền giáo Phương Tây là Đạo Yêu khi họ chưa biết tên của Đạo Mới ấy là Đạo Chúa, là Đạo của Chúa Kitô.
Còn Giáo Hội Việt Nam ngày nay phải thú nhận rằng: tất cả công sức, tiền của mà Giáo Hội đã và sẽ bỏ ra cho các chương trình; lớp học tình thương, chương trình học bổng giúp các trẻ em nghèo hiếu học, các buổi khám bệnh phát thuốc miễn phí, những lần thăm viếng, giúp đỡ các trung tâm người gìa, tàng tật, phong cùi, chôn cất những người chết không ai chăm lo, phòng khám từ thiện… hay xây dựng các trung tâm mục vụ, cũng chỉ là "muối đổ biển" chẳng thấm tháp vào đâu! Nếu chúng ta nhìn vào bức tranh tỷ lệ phần trăm người dân Công giáo (6-7 %,) hay những khoản tiền và đặt chú trọng cho sứ mệnh truyền giáo?
5. Vai trò người giáo dân
Bởi nét văn hóa đặc thù con người Á Đông, nhìn lại việc Truyền Giáo ở Việt Nam trong những thế kỷ đầu, các sử gia và các nhà nghiên cứu phải đặc biệt chú ý đến một thành phần giáo dân có công rất lớn trong công cuộc trọng đại là làm cho nhiều người theo đạo. Đó là các Thày Giảng của Nhà Đức Chúa Trời. Họ cộng tác chặt chẽ với các giáo sĩ trong việc truyền bá Phúc âm và xây dựng cộng đoàn, như một thứ “men trong bột”.
Người giáo dân hoạt động tích cực nhất và có công lớn nhất trong việc Truyền Giáo là các hội viên các hội đoàn Tông đồ (như các hội viên Legio Mariae) và các giáo lý viên. Đặc biệt ở những vùng cao, vùng xa, không có các linh mục, nhiều giáo dân nam có nữ có, kể cả các giáo dân sắc tộc, đã thể hiện rõ nét chức năng ngôn sứ, tư tế và phục vụ của những người đã lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
Còn ngày nay, “truyền giáo được hiểu là ơn gọi do Thiên Chúa ban để quí chuộng và chia sẻ kinh nghiệm cùng các nhận thức tôn giáo của mình... với những người và những cộng đồng thuộc các truyền thống văn hoá, xã hội và tôn giáo khác... Khái niệm truyền giáo như thế là một khái niệm hai chiều: đức tin được chia sẻ chứ không áp đặt, và nhà truyền giáo sẽ được hướng dẫn và trở nên phong phú nhờ việc khám phá ra ơn cứu độ của Thiên Chúa đã hoạt động nơi những người và những nền văn hoá mà họ được sai đến... Tin Mừng đến với người ta nơi con người và sứ điệp của nhà truyền giáo như là một lời mời gọi tự do và tôn trọng. Người mang Tin Mừng phải ý thức rằng mình không phải là người sở hữu tất cả chân lý, nhưng là người mang một quà tặng cứu rỗi của Thiên Chúa mà người không-ky-tô-giáo cũng đã được cảm nghiệm bằng cách này hay cách khác rồi.” (Donald Senior và Carroll Stuhmueller. C.P. )
Lời kết
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải quan tâm đến nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam mà các bậc cha anh đã làm và dấn thân hơn nữa cho việc truyền bá Phúc Âm trên quê huơng, đồng thời thúc đẩy sứ vụ truyền giáo với những biện pháp sau:
- Phát huy 5 đặc trưng của việc Truyền Giáo tại Việt Nam,
- Cổ võ mạnh mẽ ơn gọi truyền giáo trong các dòng tu, giáo xứ, giáo phận nhất là trong hàng ngũ linh mục, ứng sinh. Người ta có cảm tưởng là các đại chủng viện mới chỉ quan tâm đến việc đào tạo các linh mục triều là để ra "giữ xứ"; các dòng quan tâm nhiều hơn đến dòng của mình mà chưa quan tâm đủ đến lương dân!
- Hướng đến người lương dân làm mục tiêu “ưu tiên số một” cho hoạt động truyền giáo hiện nay. Trước hết Giáo Hội Việt Nam cần chọn ưu tiên số một của mọi hoạt động của các cộng đoàn từ giáo xứ đến giáo phận, từ hội đoàn tông đồ đến các ban mục vụ, các ủy ban giám mục là việc loan báo Tin Mừng cho lương dân, cho người Kinh cũng như người sắc tộc thiểu số.
Trên những định hướng đó, chúng ta cần vạch ra phương pháp làm việc có kế hoạch, chương trình cụ thể. Cùng với phương pháp, chương trình phải có sự cộng tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, giữa các giáo phận và giữa các giám mục, linh mục và dòng tu.
Mạn bàn về việc Truyền giáo
Lm Nguyễn Văn Nghĩa
23:54 21/10/2010
MẠN BÀN VIỆC TRUYỀN GIÁO
(Lễ Truyền Giáo)
Một hiện thực của giáo hội Công giáo Việt Nam: Giữ đạo thì xem ra khá kỷ, khá nghiêm, còn truyền giáo thì hình như bị xem nhẹ nếu không muốn nói là xao nhãng không chỉ ở một vài nơi mà có thể là tại nhiều giáo phận. Kết thúc năm thánh tryền giáo 2004, Văn phòng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng làm bản thống kê về các hoạt động truyền giáo và con số người tòng giáo trên toàn quốc và đã kết luận: “Qua những số liệu trên chúng con thấy rằng kết quả của Năm Thánh Truyền giáo vừa qua còn hạn chế, chưa gây được ý thức truyền giáo cho nhiều người, số người theo đạo còn thấp, số người lớn được rửa tội năm vừa qua chưa được 30.000 người, những hoạt động xã hội còn ít…(Hiệp Thông số 26-27- trang 118). Trong số chưa được 30.000 người trên thử hỏi có được bao nhiêu người vào Công giáo không vì lý do hôn nhân?
Nhiều lý do để bào chữa được đưa ra nào là bà con quá gắn bó với truyền thống tổ tiên và còn hiểu lầm rằng theo Công giáo là bỏ ông bỏ bà; nào là các tôn giáo khác chẳng hạn như Phật giáo đã bám rễ sâu trong lòng người dân; nào là một số người vì vô tri mà hiểu lầm hoặc cố tình xuyên tạc đạo Công giáo là phản khoa học, là dính dáng với đế quốc…Những lý do được đưa ra thường mang tính khách quan, nghĩa là phía người ngoài Công giáo. Còn các lý do về phía chủ quan tức là người Công giáo thì có lẽ chưa được phân tích nhiều và đầy đủ.
Có người biện bạch rằng truyền giáo hiện nay chủ yếu là Phúc Âm hoá, nghĩa là làm dậy men Tin Mừng môi trường sống. Điều này hẳn không sai nhưng có lẽ chưa đủ. Khi truyền dạy các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”(Mt 28,19-20), thì chắc chắn Chúa Kitô không chỉ muốn người ta được “dậy men Tin Mừng” mà con muốn quy tụ mọi người vào một ràn chiên, nghĩa là mọi người được vào làm con cái Thiên Chúa trong một cộng đoàn cụ thể, để sống tình huynh đệ, được hưởng nhận ân lộc thánh thiêng qua các Bí tích…Không dám mạn bàn đến những lý do thần học cao siêu, chỉ xin có một vài nhận định qua các dữ kiện thực tiễn của giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Phải chẳng các chương trình cũng như hoạt động truyền giáo chưa được quan tâm đúng mức? Xét trên bình diện các giáo phận thì có thể nói rằng ngoại trừ một vài giáo phận vùng cao, có nhiều anh chị em sắc tộc, thì vẫn có đó nhiều giáo phận chưa đặt nặng công cuộc truyền giáo, cụ thể là qua các chương trình và hành động cụ thể mang tính ưu tiên, liên tục và lâu dài. Cũng có thể là do hoàn cảnh lịch sử, do những luật lệ xã hội bất cập và còn tồn tại tính hạn chế tôn giáo (lại đổ lỗi cho khách quan), nên giáo hội Việt Nam, đặc biệt là các đấng bậc có trách nhiệm đã một thời gian khá dài chỉ loay hoay lo chuyện giữ đạo hơn là truyền đạo. Khi thời thế có vẻ “dễ thở” hơn một chút thì xứ xứ, dòng tu dòng tu, giáo phận giáo phận lại chăm chú chuyện củng cố nội bộ, xây dựng cơ sở vật chất hoặc tự bằng lòng với những cuộc “lễ lạc-rước xách” hay “hội nghị” này nọ mang tính hoàng tráng bên ngoài. Những hoạt động này dẫu sao cũng đem lại chút khích lệ cho tín hữu giáo dân, nhưng hình như chỉ mang tính “ lưu hành nội bộ” như một linh mục đã từng nhận định trong dịp hội ngộ của linh mục các giáo phận thuộc Tổng giáo phận Huế tại linh địa LaVang (02-05/3/2010).
Sẽ là bất cập hay thái quá và chắc chắn là không thể chính xác khi nhận định đúng sai, hợp lý hay không về chương trình của các đấng bậc hữu trách. Thế nhưng cần nhìn nhận một thực tế, đó là đang còn tồn tại cái tâm lý tự mãn chen lẫn sự tự ti nơi cả hàng mục tử lẫn đàn chiên Công giáo Việt Nam.
Tâm lý tự mãn: Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn mà còn giữ được các sinh hoạt tôn giáo là tốt rồi. So với thời gian trước đây, đặc biệt sau năm 1975, thì hôm nay các cơ sở thờ tự, các sơ sở tôn giáo như là Nhà Thờ, chủng viện, dòng tu được xây cất to lớn, hiện đại là tốt rồi. Vì nhu cầu sinh kế, tín hữu giáo dân tủa đi nhiều nơi và đã hình thành thêm nhiều giáo họ, giáo xứ mới. Con số người gia nhập các hội dòng, các chủng viện trên dưới mười năm trước đây đã tăng vọt, cho dù hiện nay như có chửng lại, nhưng xét về con số tuyệt đối thì khó có nơi nào bì, nhất là so với các nước Âu- Mỷ. Các đại hội tại nơi này hay linh địa kia vẫn diễn ra cách “hoành tráng” cả về số lượng người tham dự lẫn quy mô tổ chức. Nhiều cuộc lễ như tấn phong giám mục, truyền chức linh mục, khấn dòng, kỷ niệm ngân khánh, kinh khánh, lễ tạ ơn…vẫn diễn ra với mật độ quá dày đến nỗi nếu ta có chút vai vế hay chút liên hệ mà tham dự thì dù vắt chân lên cổ cũng không thể xuễ và dĩ nhiên là sẽ bỏ bê nhiều công việc bổn phận khác.
Mình đâu có chủ động, tình thế là vậy, chắc Chúa sẽ thông cảm. Thời giờ khít rịt, nhiều khi phải chạy sô. Được mặt này thì mất mặt kia. Việc đi đến với anh em lương dân, với bà con khác đạo có bị chễng mảng đôi chút thì chịu vậy. Ai lại không muốn chu toàn nghĩa vụ truyền giáo, nhưng lực bất tòng tâm! Và biết đâu những việc mình đang làm cũng là truyền giáo rồi vậy?
Mặc cảm tự ti: Trong khi bà con tín hữu giáo dân hồ hởi có khi là hãnh diện qua các lễ hội “trong khuôn viên cơ sở thờ tự”, trong khi các mục tử tự hài lòng về những tổ chức “đình đám và cả hoành tráng” dịp này dịp kia…thì vẫn còn đó tâm lý tự ti nơi các thành phần dân Chúa khi ra ngoài xã hội. Cụ thể như sau:
Các em học sinh, sinh viên công giáo chưa mạnh dạn tỏ bày căn tính Công giáo của mình nơi môi trường học đường. Các công viên chức thì sao đây? Đã từng thử làm thống kê với khoảng trên hai trăm thầy cô giáo, thì biết được sự thật này: đa số quý thầy cô còn ngần ngại tỏ lộ căn tính Công giáo của mình nơi môi trường học đường. Những vị trong ngành giáo dục với mặt bằng tri thức không kém chút nào, với chức năng và công việc cao quý và đáng trân trọng mà vẫn còn tồn tại biểu hiện mặc cảm tự ti thì những người ở các ngành, các lãnh vực khác chắc sẽ không khá hơn bao nhiêu. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng trên.
Một hình thức “tốt đời –đẹp đạo”: Đã là con dân đất Việt thì không xa lạ gì cụm từ “tốt đời – đẹp đạo”. Đây là cụm từ mà chính quyền Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền và chắc chắn có hậu ý đằng sau. Một khi đã không còn tính thuyết phục và hữu hiệu với chủ trương và chính sách xem “tôn giáo là thuốc phiện”, vì hai từ thưốc phiện dễ gây phản cảm, thì người ta muốn biến niềm tin tôn giáo, đúng hơn là các sinh hoạt tôn giáo trở thành một mảng văn hoá nghệ thuật, cho dù có thể ở cấp độ cao nào đó. Người ta muốn biến sinh hoạt tôn giáo thành một hình thức lễ hội hay một nghệ thuật giải trí, giải tâm mang tính phụ thêm cho các sinh hoạt khác của cuộc nhân sinh cũng như thể thao, hội hoạ, điện ảnh… Như thế niềm tin tôn giáo của người dân sẽ bị giới hạn nơi các sinh hoạt tôn giáo và rồi sẽ ít có liên hệ đến cuộc sống đời thường, may ra chỉ có nơi một vài hình thức việc từ thiện.
Mưa dầm, thấm sâu. Đời sống đạo của Kitô hữu Việt Nam vì thế cũng dường như bị giới hạn nơi các hình thức “kinh, lễ, rước xách”. Khi trở về với đời thường, người ta sao thì tôi vậy. Lắm khi người ta làm bậy, tôi làm thinh mà có khi cũng làm theo. Cuộc sống vì thế như bị tách hai phần, phần đời và phần đạo khá rõ rệt và ít có liên hệ đến nhau. Cái phần đạo dường như ít mang tính nhu cầu nghĩa là cần thiết liên lĩ cho cuôc sống, ngoại trừ những khi gặp nghịch cảnh hay tai ương hoạn nạn. Niềm tin tôn giáo, qua các sinh hoạt bên ngoài như trên đã trở thành một phần phụ thêm cho người có tín ngưỡng và vì thế nó mang tính vị kỷ. Và khi tính vị kỷ chen vào thì nhu cầu chia sẻ, yêu cầu truyền giáo sẽ ít đi và có khi là không còn, vì các hình thức lễ lạc, hội hè, rước xách như đã đáp ứng nhu cầu vị kỷ ấy.
Không ai có thể trao ban điều mình không có: Thử hỏi có được bao nhiêu Kitô hữu Việt Nam, từ người giáo dân đến hàng tu sĩ, linh mục, giám mục xác tín rằng niềm tin Kitô chính là lẽ sống của mình, là kim chỉ nam chi phối, đúng hơn là hướng dẫn mọi hành vi, mọi chương trình hoạt động của mình? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cần xem xét các hành vi, các chương trình hoạt động và việc làm của chúng ta mang tính Kitô được bao nhiêu phần trăm. Chúng ta có chân nhận hồng ân đức tin như là kho tàng vô giá chôn dấu trong ruộng hay như viên ngọc quý để rồi sẵn sàng bán đi tất cả hầu chiếm hữu cho kỳ được chưa? (x.Mt 13,44-46).
Sự thường tốt thì khoe, xấu thì che. Một khi vẫn còn mặc cảm tự ti một cách nào đó về căn tính Công giáo của mình thì chúng ta phải đấm ngực thú nhận mình chưa trân trọng, chưa quý trọng cách đúng đắn và đầy đủ hồng ân đức tin đã lãnh nhận. Chúng ta hãnh diện và tôn vinh các bậc cha ông anh hùng tử đạo là điều chính đáng và phải đạo. Thế nhưng khi nỗ lực làm cho dòng máu ấy tươi thắm theo dòng thời gian bằng chính cuộc sống không quản ngại gian nguy của chúng ta thì đẹp lòng cha ông hơn nhiều. Chắc chắn đã từng có đó nhiều vị thánh tử đạo không phải trả giá bằng cái chết công khai mà chỉ bằng những hy sinh cách này cách khác vì danh Chúa Kitô (vì công lý, vì sự thật, vì tinh yêu…).
Nếu giáo hội Việt Nam có càng nhiều vị thánh tử đạo bằng hình thức này hay hình thức khác thì công cuộc truyền giáo sẽ phát triển không ngừng. “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm phát sinh người có đạo.” Câu nói của Tertulianô là một chân lý mà các vị mục tử hàng đầu trong giáo hội thường nhắc đi nhắc lại. Có thể nói không sợ sai lầm rằng can đảm chịu tử đạo hay sống tinh thần tử đạo là phương thế truyền giáo tốt đẹp và hữu hiệu hơn nhiều chiến dịch với khẩu hiệu, bích chương hoành tráng.
(Lễ Truyền Giáo)
Một hiện thực của giáo hội Công giáo Việt Nam: Giữ đạo thì xem ra khá kỷ, khá nghiêm, còn truyền giáo thì hình như bị xem nhẹ nếu không muốn nói là xao nhãng không chỉ ở một vài nơi mà có thể là tại nhiều giáo phận. Kết thúc năm thánh tryền giáo 2004, Văn phòng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng làm bản thống kê về các hoạt động truyền giáo và con số người tòng giáo trên toàn quốc và đã kết luận: “Qua những số liệu trên chúng con thấy rằng kết quả của Năm Thánh Truyền giáo vừa qua còn hạn chế, chưa gây được ý thức truyền giáo cho nhiều người, số người theo đạo còn thấp, số người lớn được rửa tội năm vừa qua chưa được 30.000 người, những hoạt động xã hội còn ít…(Hiệp Thông số 26-27- trang 118). Trong số chưa được 30.000 người trên thử hỏi có được bao nhiêu người vào Công giáo không vì lý do hôn nhân?
Nhiều lý do để bào chữa được đưa ra nào là bà con quá gắn bó với truyền thống tổ tiên và còn hiểu lầm rằng theo Công giáo là bỏ ông bỏ bà; nào là các tôn giáo khác chẳng hạn như Phật giáo đã bám rễ sâu trong lòng người dân; nào là một số người vì vô tri mà hiểu lầm hoặc cố tình xuyên tạc đạo Công giáo là phản khoa học, là dính dáng với đế quốc…Những lý do được đưa ra thường mang tính khách quan, nghĩa là phía người ngoài Công giáo. Còn các lý do về phía chủ quan tức là người Công giáo thì có lẽ chưa được phân tích nhiều và đầy đủ.
Có người biện bạch rằng truyền giáo hiện nay chủ yếu là Phúc Âm hoá, nghĩa là làm dậy men Tin Mừng môi trường sống. Điều này hẳn không sai nhưng có lẽ chưa đủ. Khi truyền dạy các môn đệ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”(Mt 28,19-20), thì chắc chắn Chúa Kitô không chỉ muốn người ta được “dậy men Tin Mừng” mà con muốn quy tụ mọi người vào một ràn chiên, nghĩa là mọi người được vào làm con cái Thiên Chúa trong một cộng đoàn cụ thể, để sống tình huynh đệ, được hưởng nhận ân lộc thánh thiêng qua các Bí tích…Không dám mạn bàn đến những lý do thần học cao siêu, chỉ xin có một vài nhận định qua các dữ kiện thực tiễn của giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Phải chẳng các chương trình cũng như hoạt động truyền giáo chưa được quan tâm đúng mức? Xét trên bình diện các giáo phận thì có thể nói rằng ngoại trừ một vài giáo phận vùng cao, có nhiều anh chị em sắc tộc, thì vẫn có đó nhiều giáo phận chưa đặt nặng công cuộc truyền giáo, cụ thể là qua các chương trình và hành động cụ thể mang tính ưu tiên, liên tục và lâu dài. Cũng có thể là do hoàn cảnh lịch sử, do những luật lệ xã hội bất cập và còn tồn tại tính hạn chế tôn giáo (lại đổ lỗi cho khách quan), nên giáo hội Việt Nam, đặc biệt là các đấng bậc có trách nhiệm đã một thời gian khá dài chỉ loay hoay lo chuyện giữ đạo hơn là truyền đạo. Khi thời thế có vẻ “dễ thở” hơn một chút thì xứ xứ, dòng tu dòng tu, giáo phận giáo phận lại chăm chú chuyện củng cố nội bộ, xây dựng cơ sở vật chất hoặc tự bằng lòng với những cuộc “lễ lạc-rước xách” hay “hội nghị” này nọ mang tính hoàng tráng bên ngoài. Những hoạt động này dẫu sao cũng đem lại chút khích lệ cho tín hữu giáo dân, nhưng hình như chỉ mang tính “ lưu hành nội bộ” như một linh mục đã từng nhận định trong dịp hội ngộ của linh mục các giáo phận thuộc Tổng giáo phận Huế tại linh địa LaVang (02-05/3/2010).
Sẽ là bất cập hay thái quá và chắc chắn là không thể chính xác khi nhận định đúng sai, hợp lý hay không về chương trình của các đấng bậc hữu trách. Thế nhưng cần nhìn nhận một thực tế, đó là đang còn tồn tại cái tâm lý tự mãn chen lẫn sự tự ti nơi cả hàng mục tử lẫn đàn chiên Công giáo Việt Nam.
Tâm lý tự mãn: Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn mà còn giữ được các sinh hoạt tôn giáo là tốt rồi. So với thời gian trước đây, đặc biệt sau năm 1975, thì hôm nay các cơ sở thờ tự, các sơ sở tôn giáo như là Nhà Thờ, chủng viện, dòng tu được xây cất to lớn, hiện đại là tốt rồi. Vì nhu cầu sinh kế, tín hữu giáo dân tủa đi nhiều nơi và đã hình thành thêm nhiều giáo họ, giáo xứ mới. Con số người gia nhập các hội dòng, các chủng viện trên dưới mười năm trước đây đã tăng vọt, cho dù hiện nay như có chửng lại, nhưng xét về con số tuyệt đối thì khó có nơi nào bì, nhất là so với các nước Âu- Mỷ. Các đại hội tại nơi này hay linh địa kia vẫn diễn ra cách “hoành tráng” cả về số lượng người tham dự lẫn quy mô tổ chức. Nhiều cuộc lễ như tấn phong giám mục, truyền chức linh mục, khấn dòng, kỷ niệm ngân khánh, kinh khánh, lễ tạ ơn…vẫn diễn ra với mật độ quá dày đến nỗi nếu ta có chút vai vế hay chút liên hệ mà tham dự thì dù vắt chân lên cổ cũng không thể xuễ và dĩ nhiên là sẽ bỏ bê nhiều công việc bổn phận khác.
Mình đâu có chủ động, tình thế là vậy, chắc Chúa sẽ thông cảm. Thời giờ khít rịt, nhiều khi phải chạy sô. Được mặt này thì mất mặt kia. Việc đi đến với anh em lương dân, với bà con khác đạo có bị chễng mảng đôi chút thì chịu vậy. Ai lại không muốn chu toàn nghĩa vụ truyền giáo, nhưng lực bất tòng tâm! Và biết đâu những việc mình đang làm cũng là truyền giáo rồi vậy?
Mặc cảm tự ti: Trong khi bà con tín hữu giáo dân hồ hởi có khi là hãnh diện qua các lễ hội “trong khuôn viên cơ sở thờ tự”, trong khi các mục tử tự hài lòng về những tổ chức “đình đám và cả hoành tráng” dịp này dịp kia…thì vẫn còn đó tâm lý tự ti nơi các thành phần dân Chúa khi ra ngoài xã hội. Cụ thể như sau:
Các em học sinh, sinh viên công giáo chưa mạnh dạn tỏ bày căn tính Công giáo của mình nơi môi trường học đường. Các công viên chức thì sao đây? Đã từng thử làm thống kê với khoảng trên hai trăm thầy cô giáo, thì biết được sự thật này: đa số quý thầy cô còn ngần ngại tỏ lộ căn tính Công giáo của mình nơi môi trường học đường. Những vị trong ngành giáo dục với mặt bằng tri thức không kém chút nào, với chức năng và công việc cao quý và đáng trân trọng mà vẫn còn tồn tại biểu hiện mặc cảm tự ti thì những người ở các ngành, các lãnh vực khác chắc sẽ không khá hơn bao nhiêu. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng trên.
Một hình thức “tốt đời –đẹp đạo”: Đã là con dân đất Việt thì không xa lạ gì cụm từ “tốt đời – đẹp đạo”. Đây là cụm từ mà chính quyền Việt Nam đã không ngừng tuyên truyền và chắc chắn có hậu ý đằng sau. Một khi đã không còn tính thuyết phục và hữu hiệu với chủ trương và chính sách xem “tôn giáo là thuốc phiện”, vì hai từ thưốc phiện dễ gây phản cảm, thì người ta muốn biến niềm tin tôn giáo, đúng hơn là các sinh hoạt tôn giáo trở thành một mảng văn hoá nghệ thuật, cho dù có thể ở cấp độ cao nào đó. Người ta muốn biến sinh hoạt tôn giáo thành một hình thức lễ hội hay một nghệ thuật giải trí, giải tâm mang tính phụ thêm cho các sinh hoạt khác của cuộc nhân sinh cũng như thể thao, hội hoạ, điện ảnh… Như thế niềm tin tôn giáo của người dân sẽ bị giới hạn nơi các sinh hoạt tôn giáo và rồi sẽ ít có liên hệ đến cuộc sống đời thường, may ra chỉ có nơi một vài hình thức việc từ thiện.
Mưa dầm, thấm sâu. Đời sống đạo của Kitô hữu Việt Nam vì thế cũng dường như bị giới hạn nơi các hình thức “kinh, lễ, rước xách”. Khi trở về với đời thường, người ta sao thì tôi vậy. Lắm khi người ta làm bậy, tôi làm thinh mà có khi cũng làm theo. Cuộc sống vì thế như bị tách hai phần, phần đời và phần đạo khá rõ rệt và ít có liên hệ đến nhau. Cái phần đạo dường như ít mang tính nhu cầu nghĩa là cần thiết liên lĩ cho cuôc sống, ngoại trừ những khi gặp nghịch cảnh hay tai ương hoạn nạn. Niềm tin tôn giáo, qua các sinh hoạt bên ngoài như trên đã trở thành một phần phụ thêm cho người có tín ngưỡng và vì thế nó mang tính vị kỷ. Và khi tính vị kỷ chen vào thì nhu cầu chia sẻ, yêu cầu truyền giáo sẽ ít đi và có khi là không còn, vì các hình thức lễ lạc, hội hè, rước xách như đã đáp ứng nhu cầu vị kỷ ấy.
Không ai có thể trao ban điều mình không có: Thử hỏi có được bao nhiêu Kitô hữu Việt Nam, từ người giáo dân đến hàng tu sĩ, linh mục, giám mục xác tín rằng niềm tin Kitô chính là lẽ sống của mình, là kim chỉ nam chi phối, đúng hơn là hướng dẫn mọi hành vi, mọi chương trình hoạt động của mình? Để trả lời câu hỏi này thì chúng ta cần xem xét các hành vi, các chương trình hoạt động và việc làm của chúng ta mang tính Kitô được bao nhiêu phần trăm. Chúng ta có chân nhận hồng ân đức tin như là kho tàng vô giá chôn dấu trong ruộng hay như viên ngọc quý để rồi sẵn sàng bán đi tất cả hầu chiếm hữu cho kỳ được chưa? (x.Mt 13,44-46).
Sự thường tốt thì khoe, xấu thì che. Một khi vẫn còn mặc cảm tự ti một cách nào đó về căn tính Công giáo của mình thì chúng ta phải đấm ngực thú nhận mình chưa trân trọng, chưa quý trọng cách đúng đắn và đầy đủ hồng ân đức tin đã lãnh nhận. Chúng ta hãnh diện và tôn vinh các bậc cha ông anh hùng tử đạo là điều chính đáng và phải đạo. Thế nhưng khi nỗ lực làm cho dòng máu ấy tươi thắm theo dòng thời gian bằng chính cuộc sống không quản ngại gian nguy của chúng ta thì đẹp lòng cha ông hơn nhiều. Chắc chắn đã từng có đó nhiều vị thánh tử đạo không phải trả giá bằng cái chết công khai mà chỉ bằng những hy sinh cách này cách khác vì danh Chúa Kitô (vì công lý, vì sự thật, vì tinh yêu…).
Nếu giáo hội Việt Nam có càng nhiều vị thánh tử đạo bằng hình thức này hay hình thức khác thì công cuộc truyền giáo sẽ phát triển không ngừng. “Máu các thánh tử đạo là hạt giống làm phát sinh người có đạo.” Câu nói của Tertulianô là một chân lý mà các vị mục tử hàng đầu trong giáo hội thường nhắc đi nhắc lại. Có thể nói không sợ sai lầm rằng can đảm chịu tử đạo hay sống tinh thần tử đạo là phương thế truyền giáo tốt đẹp và hữu hiệu hơn nhiều chiến dịch với khẩu hiệu, bích chương hoành tráng.
Trong dòng nước lũ
Gioan Lê Quang Vinh
23:56 21/10/2010
Khi xót xa nhìn những cơn lũ hung hãn ở Bắc Trung phần Việt nam, và khi bàng hoàng vô vọng đọc tin chiếc xe khách lao vào cơn lũ dữ, tôi cảm nghiệm sâu xa hơn về sự mong manh của phận người. Rồi lại thấy cay đắng khi nhìn hình ảnh những em bé thò đầu qua mái ngói của ngôi nhà đã ngập gần hết. Buồn, nỗi buồn mênh mang và đau đớn.
Tôi không nhớ nhiều về những bài học môn Sử hay môn Văn hồi học lớp 12 phổ thông. Nhưng có những bài giảng in sâu vào trong trí mình, và thời gian phủ lên những lời giảng ấy chút mỉa mai và cười cợt. Đất nước ta rừng vàng biển bạc, giàu đẹp vô cùng. Ta có khả năng “thay Trời làm mưa”. Ta có thể chống bão lụt thiên tai. Ta biến được “đá sỏi thành cơm” (ngày ấy chúng tôi vẫn đùa: chắc dạ dày bằng bê tông cốt thép). Ta có khả năng biến khó khăn thành chiến thắng.
Nói để làm gì, ca ngợi để làm gì rồi khi người dân lâm nạn, chẳng có một giải pháp nào hữu hiệu, mà xa xa lại có những bản hùng ca, những buổi trình diễn pháo hoa và những ánh hào quang nhiều màu sắc nhiều chủng loại?
Rồi những bài học về trách nhiệm công dân thời phổ thông ấy. Có cái gì đó tương tự như nguyên tắc bổ trợ mà sau này tôi được nghiên cứu trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Nói là tương tự là bởi vì mới nghe thấy giống nhau, nhưng tinh thần, thực tế và giá trị thì khác hẳn nhau. Để cho đơn giản, tôi xin minh hoạ bằng một ví dụ.
Một năm nọ cũng bão lụt ở miền Trung. Người ta cũng đem thùng đi xin tiền cứu trợ. Dù nghi ngờ sẽ mất chút ít trong số đóng góp, nhiều người cũng hăng hái đóng góp. Sau đó tình cờ tôi biết người ta đem chia nhau hết trước khi cất thùng rỗng vào chỗ cũ. Vì cái biết của mình mà tôi được người ta mời đến uống nước ngọt với lời năn nỉ xin giữ im lặng. Tôi chua chát trả lời: “Anh nghĩ nếu tôi viết gửi báo thì họ sẽ đăng sao? Tôi chỉ xin các anh sau này khi đi quyên góp mà thấy có tôi đứng chỗ nào thì vui lòng đừng bước đến”.
Tại sao lại có những chuyện như thế trong các cơn nguy khốn của anh chị em mình? Lý do thì nhiều. Nhưng nếu lấy giáo huấn Hội Thánh làm điểm quy chiếu, người ta nhận ra rằng trong dịp kỷ niệm 40 năm và 100 năm Thông điệp Rerum Novarum của Đức Thánh Cha Lêô XIII, thì Đức Piô IX và Đức Gioan Phaolô II đã dạy như sau:
“Thật là sai lầm trầm trọng khi rút khỏi tay các cá nhân những gì họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của mình để trao cho cộng đồng; cũng vậy, thật là bất công và tai hại nghiêm trọng, làm trật tự đúng đắn bị xáo trộn, khi giao cho một tổ chức cao hơn và lớn hơn những gì mà các tổ chức nhỏ hơn và cấp dưới có thể làm được. Vì chưng, bất cứ hoạt động xã hội nào tự bản chất cũng phải trợ giúp các thành viên trong xã hội, chứ không bao giờ phá huỷ và tiêu diệt họ”
Nếu điều này chỉ áp dụng vào trường hợp nguy cấp trong xã hội, thì người ta tự hỏi rằng các cơ chế hay hoạt động cứu trợ tại sao không thể thực hiện trực tiếp và tự phát do các cá nhân hay đoàn thể. Dùng trật tự xã hội để giải thích thì e rằng không thuyết phục, và nếu để lòng nhân bị nhấn chìm cùng cơn bão lũ thì quả là xã hội cần nhiều loại cứu trợ khác hơn là vật chất.
Trước đây có ca sĩ không được hát trên TV mấy năm bởi vì chị bị phạt cái tội dám đi theo phái đoàn cứu trợ lũ miền Tây do một Hoà thượng Phật giáo tổ chức mà không xin phép (!).Ở xứ này có những cái tội mà người phạm không biết thuộc khoản nào điều nào của luật nào. Buồn thật, nhưng cũng nhờ đó mà dần dần người dân trưởng thành hơn về ý thức xã hội, về các nguyên tắc cơ bản và về ý nghĩa bổ trợ trong đời sống công dân của mình.
Một chuyện khác cũng thường nổi lên khi người ta chứng kiến những cơn bão lũ. Ấy là trách nhiệm về môi trường. Hội Thánh đã cảnh báo “Khuynh hướng khai thác “bệnh hoạn” các tài nguyên thiên nhiên chính là hậu quả của một quá trình lịch sử và văn hoá lâu dài” và Hội Thánh cũng khuyến nghị “Hiểu đúng đắn về môi trường sẽ ngăn chặn sự giản lược mang tính thực dụng rằng thiên nhiên chỉ là một đồ vật không hơn không kém mà con người được sử dụng và khai thác tuỳ ý”(HTXHCG 461, 463).
Xã hội này thích giải quyết những cái ngọn hơn là giải quyết từ gốc. Có thể do khả năng mà cũng có thể vì lợi lộc. Giáo lý Công giáo dạy rằng thiên nhiên giúp con người “nhận biết cách chắn chắn về Thiên Chúa” (GLCG 36), nhưng nhiều người từ chối sứ mạng ấy của thiên nhiên và họ xem thiên nhiên như tài sản riêng, và khi họ bóc lột tài sản này thì người khác phải gánh chịu hậu quả khốc liệt. Con người không những chẳng bao giờ thay Trời làm mưa được, mà còn có khi làm cho những giọt mưa thành những giọt nước mắt chảy hoài.
Như cơn hồng thuỷ thời Noê đã trả lại cho trần gian công lý và bình an, xin Chúa cho những trận lũ lụt hôm nay được nhận biết như dấu chỉ của thời đại và thúc đẩy những người có trách nhiệm sống cho công lý, tôn trọng thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hoá, đồng thời để những nguyên tắc liên đới và bổ trợ được thực hiện hoàn hảo trong xã hội vốn chẳng còn ai tin ai nữa.
Nguyện xin cho những cành ôliu sớm xuất hiện cùng những cánh chim bồ câu mang tin vui giải thoát.
Tôi không nhớ nhiều về những bài học môn Sử hay môn Văn hồi học lớp 12 phổ thông. Nhưng có những bài giảng in sâu vào trong trí mình, và thời gian phủ lên những lời giảng ấy chút mỉa mai và cười cợt. Đất nước ta rừng vàng biển bạc, giàu đẹp vô cùng. Ta có khả năng “thay Trời làm mưa”. Ta có thể chống bão lụt thiên tai. Ta biến được “đá sỏi thành cơm” (ngày ấy chúng tôi vẫn đùa: chắc dạ dày bằng bê tông cốt thép). Ta có khả năng biến khó khăn thành chiến thắng.
Nói để làm gì, ca ngợi để làm gì rồi khi người dân lâm nạn, chẳng có một giải pháp nào hữu hiệu, mà xa xa lại có những bản hùng ca, những buổi trình diễn pháo hoa và những ánh hào quang nhiều màu sắc nhiều chủng loại?
Rồi những bài học về trách nhiệm công dân thời phổ thông ấy. Có cái gì đó tương tự như nguyên tắc bổ trợ mà sau này tôi được nghiên cứu trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Nói là tương tự là bởi vì mới nghe thấy giống nhau, nhưng tinh thần, thực tế và giá trị thì khác hẳn nhau. Để cho đơn giản, tôi xin minh hoạ bằng một ví dụ.
Một năm nọ cũng bão lụt ở miền Trung. Người ta cũng đem thùng đi xin tiền cứu trợ. Dù nghi ngờ sẽ mất chút ít trong số đóng góp, nhiều người cũng hăng hái đóng góp. Sau đó tình cờ tôi biết người ta đem chia nhau hết trước khi cất thùng rỗng vào chỗ cũ. Vì cái biết của mình mà tôi được người ta mời đến uống nước ngọt với lời năn nỉ xin giữ im lặng. Tôi chua chát trả lời: “Anh nghĩ nếu tôi viết gửi báo thì họ sẽ đăng sao? Tôi chỉ xin các anh sau này khi đi quyên góp mà thấy có tôi đứng chỗ nào thì vui lòng đừng bước đến”.
Tại sao lại có những chuyện như thế trong các cơn nguy khốn của anh chị em mình? Lý do thì nhiều. Nhưng nếu lấy giáo huấn Hội Thánh làm điểm quy chiếu, người ta nhận ra rằng trong dịp kỷ niệm 40 năm và 100 năm Thông điệp Rerum Novarum của Đức Thánh Cha Lêô XIII, thì Đức Piô IX và Đức Gioan Phaolô II đã dạy như sau:
“Thật là sai lầm trầm trọng khi rút khỏi tay các cá nhân những gì họ có thể làm được dựa vào sáng kiến và sự chuyên cần của mình để trao cho cộng đồng; cũng vậy, thật là bất công và tai hại nghiêm trọng, làm trật tự đúng đắn bị xáo trộn, khi giao cho một tổ chức cao hơn và lớn hơn những gì mà các tổ chức nhỏ hơn và cấp dưới có thể làm được. Vì chưng, bất cứ hoạt động xã hội nào tự bản chất cũng phải trợ giúp các thành viên trong xã hội, chứ không bao giờ phá huỷ và tiêu diệt họ”
Nếu điều này chỉ áp dụng vào trường hợp nguy cấp trong xã hội, thì người ta tự hỏi rằng các cơ chế hay hoạt động cứu trợ tại sao không thể thực hiện trực tiếp và tự phát do các cá nhân hay đoàn thể. Dùng trật tự xã hội để giải thích thì e rằng không thuyết phục, và nếu để lòng nhân bị nhấn chìm cùng cơn bão lũ thì quả là xã hội cần nhiều loại cứu trợ khác hơn là vật chất.
Trước đây có ca sĩ không được hát trên TV mấy năm bởi vì chị bị phạt cái tội dám đi theo phái đoàn cứu trợ lũ miền Tây do một Hoà thượng Phật giáo tổ chức mà không xin phép (!).Ở xứ này có những cái tội mà người phạm không biết thuộc khoản nào điều nào của luật nào. Buồn thật, nhưng cũng nhờ đó mà dần dần người dân trưởng thành hơn về ý thức xã hội, về các nguyên tắc cơ bản và về ý nghĩa bổ trợ trong đời sống công dân của mình.
Một chuyện khác cũng thường nổi lên khi người ta chứng kiến những cơn bão lũ. Ấy là trách nhiệm về môi trường. Hội Thánh đã cảnh báo “Khuynh hướng khai thác “bệnh hoạn” các tài nguyên thiên nhiên chính là hậu quả của một quá trình lịch sử và văn hoá lâu dài” và Hội Thánh cũng khuyến nghị “Hiểu đúng đắn về môi trường sẽ ngăn chặn sự giản lược mang tính thực dụng rằng thiên nhiên chỉ là một đồ vật không hơn không kém mà con người được sử dụng và khai thác tuỳ ý”(HTXHCG 461, 463).
Xã hội này thích giải quyết những cái ngọn hơn là giải quyết từ gốc. Có thể do khả năng mà cũng có thể vì lợi lộc. Giáo lý Công giáo dạy rằng thiên nhiên giúp con người “nhận biết cách chắn chắn về Thiên Chúa” (GLCG 36), nhưng nhiều người từ chối sứ mạng ấy của thiên nhiên và họ xem thiên nhiên như tài sản riêng, và khi họ bóc lột tài sản này thì người khác phải gánh chịu hậu quả khốc liệt. Con người không những chẳng bao giờ thay Trời làm mưa được, mà còn có khi làm cho những giọt mưa thành những giọt nước mắt chảy hoài.
Như cơn hồng thuỷ thời Noê đã trả lại cho trần gian công lý và bình an, xin Chúa cho những trận lũ lụt hôm nay được nhận biết như dấu chỉ của thời đại và thúc đẩy những người có trách nhiệm sống cho công lý, tôn trọng thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hoá, đồng thời để những nguyên tắc liên đới và bổ trợ được thực hiện hoàn hảo trong xã hội vốn chẳng còn ai tin ai nữa.
Nguyện xin cho những cành ôliu sớm xuất hiện cùng những cánh chim bồ câu mang tin vui giải thoát.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những kẻ thừa nước đục thả câu!
Gioan Lê Quang Vinh
10:09 21/10/2010
Khi Chúa Giêsu trao quyền cai trị Hội Thánh cho Phêrô và các vị mục tử sau này, Người đã biết trước ở mọi thời, người ta sẽ nổi lên chống đối Hội Thánh ấy vì nhiều lý do. Biết trước điều ấy, Chúa Giêsu vừa khẳng định tính cách vĩnh tồn của Hội Thánh vừa trấn an đoàn chiên của Chúa: “Dù quyền lực hoả ngục có dấy lên cũng không làm gì được Hội Thánh của Thầy” (Mt.16,18-19).
Biết là không thắng được Hội Thánh Chúa, con người, dưới sự hướng dẫn ma quái của quyền lực hoả ngục, vẫn cứ chống đối và tìm cách phá hoại Hội Thánh. Vậy chúng “dấy lên” như thế nào?
Hai ngàn năm đi qua, số người Công giáo bị tù đày, bị tra tấn hành hình và bị giết không thể nào tính hết được. Có điều trớ trêu là họ bị khủng bố và giết chết trong khi họ vẫn sống hiền hoà và nỗ lực xây dựng xã hội trần thế.
Họ không bạo loạn, không âm mưu khủng bố và không loan truyền những lý thuyết sai lạc. Họ chết chỉ vì họ loan báo Tin Mừng sự sống, y như Đức Giêsu là Thầy chí thánh đã sống và hành động.
Nhưng không chỉ có thế, người Công giáo còn bị chỉ trích bị lên án bởi cả một hệ thống, tốn bao nhiêu công sức và tiền của. Người ta lập kế hoạch chi tiết, người ta mở ra những học viện nghiên cứu, lập ra những tờ báo, những website, đầu tư cho những con người đi học và lấy bằng cấp cao, để làm một chuyện duy nhất, và họ biết chắc chuyện ấy sẽ thất bại.
Đó là đánh thật đau, thật tàn nhẫn và thật vô tình, vào những con người đã được thánh hiến làm nên Nhiệm Thể Đức Kytô.
Chưa hết, người ta còn dùng những con người trước kia đã từng là Kytô hữu, như Tito chẳng hạn, hay những con người đã có thời là chủng sinh, tu sĩ để đánh vào các linh mục, giám mục và cả Toà Thánh nữa.
Có người viện cớ bênh vị này để đả kích vị kia, bênh nhóm này để lên án nhà Dòng nọ. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể lý giải tại sao một số cựu tu lại oán hờn hàng giáo sĩ một cách cực kỳ khủng khiếp.
Có thể do mặc cảm vì họ đã không còn đứng vào hàng những người đạt tới lý tưởng mà họ mơ ước. Có thể là họ nghĩ họ quá thân với hàng giáo sĩ mà có những ân huệ họ xin lại bị chối từ.
Chẳng hạn một anh công nhân Việt kiều ở Thuỵ sĩ về xin lễ đồng tế trong đám tang cho người thân anh ta mà bị từ chối. Ở bên Tây anh chẳng là gì, nhưng về Việt nam anh là Việt kiều. Thế là anh ta lên tiếng đả kích nặng lời, cả những chuyện khác trong Hội Thánh, mà không hề nghĩ rằng nếu anh ta được đặc ân, thì những người nghèo chung quanh sẽ nghĩ sao. Cũng có thể do quí vị cựu tu biết nhiều những yếu đuối lỗi lầm của hàng giáo sĩ vân vân.
Thật ra, việc nhận xét phê bình để Hội Thánh là đoàn dân lữ hành có thể sửa đổi mà thăng tiến là điều đáng mừng. Cái nguy hiểm là ở chỗ người ta, kẻ ghét Chúa và người cho rằng mình yêu Chúa, luôn nhìn thấy Hội Thánh với những bất toàn và lầm lỗi mà không bao giờ thấy được dấu chỉ nhiệm mầu của bí tích Hội Thánh. Vâng, Hội Thánh là một bí tích, là dấu chỉ bề ngoài để Thiên Chúa dùng mà tuôn đổ ơn thánh hoá cho con người cho đến ngày Chúa lại đến trong vinh quang.
Bây giờ đang có những ý kiến không hài lòng với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về thái độ im lặng của các ngài. Nhưng đã có những ý kiến rất xác đáng, chừng mực và đáng cảm phục như bài viết của một số qúi vị đã được đăng trên một số các diễn đàn. Nhưng ở một số diễn đàn khác và một số các thư rơi, có những người cũng muốn lên tiếng đóng góp ý kiến, nhưng giọng văn hằn học, kết án điều này điều nọ nhưng bằng chứng vu vơ, có khi còn đưa ra các giả thuyết hoàn toàn do trí tưởng tượng, lên án một cách thiếu lễ độ và không đúng sự thực, chỉ là đề đả phá... Đó thật là những điều đáng tiếc đang xẩy ra.
Nếu chỉ bình luận về bài viết rất dở của một ông nào đó viết ra vội vàng và ký mù mờ BBT website thì chẳng có gì để nói, còn đàng này có những người mắng cả HĐGM, điều này vừa vô lý vừa mâu thuẫn.
Vô lý là bởi vì hiện nay trong HĐGM Việt nam đã có nhiều vị lên tiếng hiệp thông, đó là tất cà các Đức Giám Mục miền Bắc và một vài vị ở miền Nam. Do đó nếu chỉ trích tất cả HĐGM Việt Nam thì thật hồ đồ và đúng là vơ đũa cả nắm.
Mâu thuẫn bởi vì những người phê phán ấy lấy danh nghĩa đứng về phía Thánh Giá Chúa, nhưng lại đánh vào thân mình mầu nhiệm của Chúa, khác nào bảo vệ đầu mà đánh cho thân mình tơi tã.
Chúa cho chúng ta có lý trí và cách riêng óc phán đoán để phân định chân giả và đúng sai trong mọi lãnh vực. Chúng ta nhận ra rằng việc chống lại Chúa tể càn khôn là chuyện ngu dại nhất của thế gian, việc chống lại Thánh giá cứu độ là chuyện vô ơn và bất nhân bất nghĩa. Chúng ta cũng phải phân định rõ ràng ai là người Chúa sai đi làm công việc của Chúa, để phân định của chúng ta hợp lý và rõ ràng. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận vẫn nhắc nhở chúng ta sự khác biệt giữa Chúa và công việc của Chúa.
Có những dòng nước trong xanh bỗng hoá đục ngầu do mưa lũ hay do những tác động bất ngờ. Bậc quân tử biết chờ đợi hoặc ra tay trả lại cho dòng nước sự trong lành bằng những hành vi thiết thực. Còn kẻ tiểu nhân thì buông câu, tìm cái lợi cho mình hay cho phe nhóm mình.
Viết bài này, chúng tôi không hề muốn ủng hộ sự im lặng hãi hùng của một số vị chủ chăn. Và chúng tôi cũng đã buồn đau mà kêu lên “Bố ơi, im lặng mãi sao bố?” Nhưng chúng tôi cũng biết là có những người bố đã lên tiếng vì công lý. Hãy nhìn vào những vị đã can đảm lên tiếng vì Thánh Giá, vì Hội Thánh, vì người nghèo để can đảm mà sống đạo. Còn những ai vì lý do riêng tư mà im lặng, lại còn biện minh cho thái độ co rúm của mình thì chắc chắn Chúa chí công sẽ phân xử. Chúng ta có thể góp ý cho các ngài nhưng không thể chấp nhận những kẻ thừa nước đục thả câu.
Tà thần vẫn lợi dụng lúc chiều xuống, đêm về. Cầu xin cho ánh sáng Đức Kytô ngày Phục Sinh tiếp tục chiếu giãi đến tận cùng bờ cõi nước Việt chúng con.
Biết là không thắng được Hội Thánh Chúa, con người, dưới sự hướng dẫn ma quái của quyền lực hoả ngục, vẫn cứ chống đối và tìm cách phá hoại Hội Thánh. Vậy chúng “dấy lên” như thế nào?
Hai ngàn năm đi qua, số người Công giáo bị tù đày, bị tra tấn hành hình và bị giết không thể nào tính hết được. Có điều trớ trêu là họ bị khủng bố và giết chết trong khi họ vẫn sống hiền hoà và nỗ lực xây dựng xã hội trần thế.
Họ không bạo loạn, không âm mưu khủng bố và không loan truyền những lý thuyết sai lạc. Họ chết chỉ vì họ loan báo Tin Mừng sự sống, y như Đức Giêsu là Thầy chí thánh đã sống và hành động.
Nhưng không chỉ có thế, người Công giáo còn bị chỉ trích bị lên án bởi cả một hệ thống, tốn bao nhiêu công sức và tiền của. Người ta lập kế hoạch chi tiết, người ta mở ra những học viện nghiên cứu, lập ra những tờ báo, những website, đầu tư cho những con người đi học và lấy bằng cấp cao, để làm một chuyện duy nhất, và họ biết chắc chuyện ấy sẽ thất bại.
Đó là đánh thật đau, thật tàn nhẫn và thật vô tình, vào những con người đã được thánh hiến làm nên Nhiệm Thể Đức Kytô.
Chưa hết, người ta còn dùng những con người trước kia đã từng là Kytô hữu, như Tito chẳng hạn, hay những con người đã có thời là chủng sinh, tu sĩ để đánh vào các linh mục, giám mục và cả Toà Thánh nữa.
Có người viện cớ bênh vị này để đả kích vị kia, bênh nhóm này để lên án nhà Dòng nọ. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể lý giải tại sao một số cựu tu lại oán hờn hàng giáo sĩ một cách cực kỳ khủng khiếp.
Có thể do mặc cảm vì họ đã không còn đứng vào hàng những người đạt tới lý tưởng mà họ mơ ước. Có thể là họ nghĩ họ quá thân với hàng giáo sĩ mà có những ân huệ họ xin lại bị chối từ.
Chẳng hạn một anh công nhân Việt kiều ở Thuỵ sĩ về xin lễ đồng tế trong đám tang cho người thân anh ta mà bị từ chối. Ở bên Tây anh chẳng là gì, nhưng về Việt nam anh là Việt kiều. Thế là anh ta lên tiếng đả kích nặng lời, cả những chuyện khác trong Hội Thánh, mà không hề nghĩ rằng nếu anh ta được đặc ân, thì những người nghèo chung quanh sẽ nghĩ sao. Cũng có thể do quí vị cựu tu biết nhiều những yếu đuối lỗi lầm của hàng giáo sĩ vân vân.
Thật ra, việc nhận xét phê bình để Hội Thánh là đoàn dân lữ hành có thể sửa đổi mà thăng tiến là điều đáng mừng. Cái nguy hiểm là ở chỗ người ta, kẻ ghét Chúa và người cho rằng mình yêu Chúa, luôn nhìn thấy Hội Thánh với những bất toàn và lầm lỗi mà không bao giờ thấy được dấu chỉ nhiệm mầu của bí tích Hội Thánh. Vâng, Hội Thánh là một bí tích, là dấu chỉ bề ngoài để Thiên Chúa dùng mà tuôn đổ ơn thánh hoá cho con người cho đến ngày Chúa lại đến trong vinh quang.
Bây giờ đang có những ý kiến không hài lòng với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về thái độ im lặng của các ngài. Nhưng đã có những ý kiến rất xác đáng, chừng mực và đáng cảm phục như bài viết của một số qúi vị đã được đăng trên một số các diễn đàn. Nhưng ở một số diễn đàn khác và một số các thư rơi, có những người cũng muốn lên tiếng đóng góp ý kiến, nhưng giọng văn hằn học, kết án điều này điều nọ nhưng bằng chứng vu vơ, có khi còn đưa ra các giả thuyết hoàn toàn do trí tưởng tượng, lên án một cách thiếu lễ độ và không đúng sự thực, chỉ là đề đả phá... Đó thật là những điều đáng tiếc đang xẩy ra.
Nếu chỉ bình luận về bài viết rất dở của một ông nào đó viết ra vội vàng và ký mù mờ BBT website thì chẳng có gì để nói, còn đàng này có những người mắng cả HĐGM, điều này vừa vô lý vừa mâu thuẫn.
Vô lý là bởi vì hiện nay trong HĐGM Việt nam đã có nhiều vị lên tiếng hiệp thông, đó là tất cà các Đức Giám Mục miền Bắc và một vài vị ở miền Nam. Do đó nếu chỉ trích tất cả HĐGM Việt Nam thì thật hồ đồ và đúng là vơ đũa cả nắm.
Mâu thuẫn bởi vì những người phê phán ấy lấy danh nghĩa đứng về phía Thánh Giá Chúa, nhưng lại đánh vào thân mình mầu nhiệm của Chúa, khác nào bảo vệ đầu mà đánh cho thân mình tơi tã.
Chúa cho chúng ta có lý trí và cách riêng óc phán đoán để phân định chân giả và đúng sai trong mọi lãnh vực. Chúng ta nhận ra rằng việc chống lại Chúa tể càn khôn là chuyện ngu dại nhất của thế gian, việc chống lại Thánh giá cứu độ là chuyện vô ơn và bất nhân bất nghĩa. Chúng ta cũng phải phân định rõ ràng ai là người Chúa sai đi làm công việc của Chúa, để phân định của chúng ta hợp lý và rõ ràng. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận vẫn nhắc nhở chúng ta sự khác biệt giữa Chúa và công việc của Chúa.
Có những dòng nước trong xanh bỗng hoá đục ngầu do mưa lũ hay do những tác động bất ngờ. Bậc quân tử biết chờ đợi hoặc ra tay trả lại cho dòng nước sự trong lành bằng những hành vi thiết thực. Còn kẻ tiểu nhân thì buông câu, tìm cái lợi cho mình hay cho phe nhóm mình.
Viết bài này, chúng tôi không hề muốn ủng hộ sự im lặng hãi hùng của một số vị chủ chăn. Và chúng tôi cũng đã buồn đau mà kêu lên “Bố ơi, im lặng mãi sao bố?” Nhưng chúng tôi cũng biết là có những người bố đã lên tiếng vì công lý. Hãy nhìn vào những vị đã can đảm lên tiếng vì Thánh Giá, vì Hội Thánh, vì người nghèo để can đảm mà sống đạo. Còn những ai vì lý do riêng tư mà im lặng, lại còn biện minh cho thái độ co rúm của mình thì chắc chắn Chúa chí công sẽ phân xử. Chúng ta có thể góp ý cho các ngài nhưng không thể chấp nhận những kẻ thừa nước đục thả câu.
Tà thần vẫn lợi dụng lúc chiều xuống, đêm về. Cầu xin cho ánh sáng Đức Kytô ngày Phục Sinh tiếp tục chiếu giãi đến tận cùng bờ cõi nước Việt chúng con.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hội Phóng Viên Không Biên Giới xếp hạng tự do báo chí trên thế giới
Trần Mạnh Trác
16:46 21/10/2010
Hội Phóng Viên Không Biên Giới RFS (Reporters Sans Frontières, Reporters Without Borders) trụ sở ờ Paris Pháp vừa phát hành bảng xếp hạng tự do báo chí trên thế giới năm 2010 ngày hôm qua. Đây là bảng xếp hạng những vi phạm trong lãnh vực thông tin trên thế giới trong khỏang thời gian từ 01 Tháng Chín năm 2009 tới ngày 01 Tháng Chín năm 2010. Đây không phải là một chỉ số về Nhân Quyền, nhưng chỉ là một chỉ số về những vi phạm quyền tự do ngôn luận mà thôi.
Để kết tóan chỉ số này, RFS đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với 43 tiêu chí đánh giá tình trạng tự do báo chí tại mỗi nước. Gồm có:
-Các loại vi phạm trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân các nhà báo (như giết người, bỏ tù, tấn công và đe dọa.)
-Những ảnh hưởng đến việc truyền thông (kiểm duyệt, tịch thu, lục xóat và quấy rối.)
-Những hình phạt hay không có hình phạt cho những quan chức vi phạm tự do báo chí.
-Mức độ kiểm duyệt ở mỗi nước.
-Khả năng của các phương tiện truyền thông để điều tra và chỉ trích.
-Áp lực tài chính trên nhà báo.
-Hình phạt đối với tội phạm báo chí.
-Sự độc quyền của nhà nước đối với một số loại phương tiện truyền thông.
-Mức độ độc lập của các phương tiện truyền thông công cộng.
-Những hành vi vi phạm tự do thông tin trên Internet.
Những quốc gia đứng đầu bảng là Phần Lan, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Hoa kỳ đứng số 20, giống như năm ngóai.
Các quốc gia nói tiếng Anh có nhiếu người Việt cư ngự là Úc, đứng hạng 18, Anh Quốc hạng 19 và Canada hạng 21.
Pháp xụt 1 hạng xuống 44.
Việt Nam tăng 1 hạng lên 165, nhưng chưa thóat khỏi con số 15 quốc gia tồi nhất.
Đứng cuối là Eritrea, hạng 178.
Trong bản tin, RFS viết: "Bảo vệ tự do báo chí tiếp tục là một trận chiến, một trận chiến của cảnh giác trong các nền dân chủ của châu Âu cũ và một trận chiến chống lại sự áp bức và bất công trong chế độ toàn trị vẫn còn rải rác trên toàn cầu."
RFS cũng đề cập tới trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba vẫn còn bị Trung Cộng cầm giữ. Trung Hoa xụt 3 cấp xuống hạng 171, là một trong 10 quốc gia đứng chót, còn thua cả Việt Nam và Lào.
"Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi của chúng tôi cho việc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, là biểu tượng của những tranh đấu cho tự do ngôn luận ở Trung Quốc, trong đó chế độ kiểm duyệt vẫn còn chặt chẽ. Và chúng tôi cảnh báo các nhà chức trách Trung Quốc là việc chống lại tự do ngôn luận là một con đường không có lối thóat."
RFS đặt biệt lưu tâm đến những quốc gia đã trở nên tồi tệ hơn:
"Chúng tôi cũng lo lắng bởi những biện pháp khắc nghiệt hơn đã được thực hiện bởi các chính phủ ở cuối bảng. Rwanda, Yemen và Syria đã nhập bọn với Miến Điện và Bắc Triều Tiên thành nhóm các quốc gia đàn áp nhất thế giới. Điều này là một điềm dữ cho năm 2011."
RFS tỏ ra quan ngại rằng những phát triển kinh tế vẫn không nhất thiết đi đôi với quyền tự do cơ bản. Tăng trưởng kinh tế không có nghĩa là tự do báo chí.
"Các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều là những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương tự như nhau nhưng các chỉ số thì khác biệt rất lớn. Nhờ những thay đổi lập pháp, Brazil (58) đã tăng lên 12 điểm, trong khi đó Ấn Độ đã giảm 17 bậc xuống hạng 122. Nga vẫn không lên hơn 140 mặc dù có một cộng đồng blog sôi động đáng kinh ngạc, Trung Quốc ở số 171 vẫn kiểm duyệt và bỏ tù bất đồng chính kiến. Bốn quốc gia này hiện được coi là những cường quốc đang lên và phải thực hiện nghĩa vụ của họ liên quan đến các quyền cơ bản con người."
Có những quốc gia bị xếp hạng thấp một cách không được công minh như trường hợp Phi Luật Tân bị rơi 34 cấp xuống tới 156 chỉ vì một cuộc thảm sát 30 nhà báo của một lãnh chúa địa phương.
Trái lại có những quốc gia được đưa lên cao một cách vô lối như Gabon, tăng 22 điểm, Hàn Quốc (27) và Guinea-Bissau (25). Trong thực tế họ chẳng mảy may làm một việc gì để cải thiện cả, chỉ là vì năm nay không có một sự kiện đáng kể nào mà thôi.
World Press Freedom Index 2010
Hạng Quốc Gia Chỉ số Vi phạm
1 Finland 0,00
- Iceland 0,00
- Netherlands 0,00
- Norway 0,00
- Sweden 0,00
- Switzerland 0,00
7 Austria 0,50
8 New Zealand 1,50
9 Estonia 2,00
- Ireland 2,00
11 Denmark 2,50
- Japan 2,50
- Lithuania 2,50
14 Belgium 4,00
- Luxembourg 4,00
- Malta 4,00
17 Germany 4,25
18 Australia 5,38
19 United Kingdom 6,00
20 United States of America 6,75
21 Canada 7,00
- Namibia 7,00
23 Hungary 7,50
- Czech Republic 7,50
25 Jamaica 7,67
26 Cape Verde 8,00
- Ghana 8,00
- Mali 8,00
29 Costa Rica 8,08
30 Latvia 8,50
- Trinidad and Tobago 8,50
32 Poland 8,88
33 Chile 10,50
34 Hong-Kong 10,75
35 Slovakia 11,50
- Surinam 11,50
37 Uruguay 11,75
38 South Africa 12,00
39 Spain 12,25
40 Portugal 12,36
41 Tanzania 13,00
42 South Korea 13,33
- Papua New Guinea 13,33
44 France 13,38
45 Cyprus 13,40
46 Slovenia 13,44
47 Bosnia and Herzegovina 13,50
48 Taiwan 14,50
49 Burkina Faso 15,00
- Italy 15,00
51 El Salvador 15,83
52 Maldives 16,00
- Romania 16,00
54 Paraguay 16,25
55 Argentina 16,35
56 Haiti 16,38
57 Organization of Eastern Caribbean States 16,50
58 Brazil 16,60
59 Guyana 16,63
60 Togo 17,00
61 Cyprus (North) 17,25
62 Botswana 17,50
- Croatia 17,50
64 Bhutan 17,75
65 Mauritius 18,00
- Seychelles 18,00
67 Guinea-Bissau 18,25
68 Macedonia 18,40
69 Central African Republic 18,50
70 Benin 19,00
- Bulgaria 19,00
- Comoros 19,00
- Greece 19,00
- Kenya 19,00
75 Moldova 19,13
76 Mongolia 19,42
77 Guatemala 20,25
78 Lebanon 20,50
79 Malawi 21,00
80 Albania 21,50
81 Panama 21,83
82 Zambia 22,00
83 Nicaragua 22,33
84 Liberia 22,50
85 Serbia 23,00
86 Israel (Israeli territory) 23,25
87 United Arab Emirates 23,75
- Kuwait 23,75
- Tonga 23,75
90 Lesotho 24,00
91 Sierra Leone 24,25
92 Kosovo 24,83
93 Senegal 25,00
- Timor-Leste 25,00
95 Mauritania 25,38
96 Uganda 25,50
97 Dominican Republic 26,13
98 Mozambique 26,50
99 United States of America (extra-territorial) 27,00
- Georgia 27,00
101 Armenia 27,50
- Ecuador 27,50
103 Bolivia 28,13
104 Angola 28,50
- Montenegro 28,50
- Niger 28,50
107 Gabon 28,75
108 Burundi 28,88
109 Peru 30,00
110 Djibouti 30,50
111 Samoa 33,00
112 Chad 33,17
113 Guinea 33,50
114 Congo 33,60
115 Tajikistan 34,50
116 Madagascar 34,88
117 Indonesia 35,83
118 Côte d’Ivoire 36,00
119 Nepal 36,38
120 Jordan 37,00
121 Qatar 38,00
122 India 38,75
123 Zimbabwe 39,50
124 Oman 40,25
125 Gambia 40,50
126 Bangladesh 42,50
127 Egypt 43,33
128 Cambodia 43,83
129 Cameroon 44,30
130 Iraq 45,58
131 Ukraine 46,83
132 Israel (extra-territorial) 47,00
133 Algeria 47,33
- Venezuela 47,33
135 Morocco 47,40
136 Mexico 47,50
- Singapore 47,50
138 Turkey 49,25
139 Ethiopia 49,38
140 Russia 49,90
141 Malaysia 50,75
142 Brunei 51,00
143 Honduras 51,13
144 Bahrein 51,38
145 Colombia 51,50
- Nigeria 51,50
147 Afghanistan 51,67
148 Democratic Republic of Congo 51,83
149 Fiji 52,75
150 Palestinian Territories 56,13
151 Pakistan 56,17
152 Azerbaijan 56,38
153 Thailand 56,83
154 Belarus 57,00
155 Swaziland 57,50
156 Philippines 60,00
157 Saudi Arabia 61,50
158 Sri Lanka 62,50
159 Kyrgyzstan 63,00
160 Libya 63,50
161 Somalia 66,00
162 Kazakhstan 68,50
163 Uzbekistan 71,50
164 Tunisia 72,50
165 Vietnam 75,75
166 Cuba 78,00
167 Equatorial Guinea 79,00
168 Laos 80,50
169 Rwanda 81,00
170 Yemen 82,13
171 China 84,67
172 Sudan 85,33
173 Syria 91,50
174 Burma 94,50
175 Iran 94,56
176 Turkmenistan 95,33
177 North Korea 104,75
178 Eritrea 105,00
Để kết tóan chỉ số này, RFS đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với 43 tiêu chí đánh giá tình trạng tự do báo chí tại mỗi nước. Gồm có:
-Các loại vi phạm trực tiếp ảnh hưởng đến bản thân các nhà báo (như giết người, bỏ tù, tấn công và đe dọa.)
-Những ảnh hưởng đến việc truyền thông (kiểm duyệt, tịch thu, lục xóat và quấy rối.)
-Những hình phạt hay không có hình phạt cho những quan chức vi phạm tự do báo chí.
-Mức độ kiểm duyệt ở mỗi nước.
-Khả năng của các phương tiện truyền thông để điều tra và chỉ trích.
-Áp lực tài chính trên nhà báo.
-Hình phạt đối với tội phạm báo chí.
-Sự độc quyền của nhà nước đối với một số loại phương tiện truyền thông.
-Mức độ độc lập của các phương tiện truyền thông công cộng.
-Những hành vi vi phạm tự do thông tin trên Internet.
Những quốc gia đứng đầu bảng là Phần Lan, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Hoa kỳ đứng số 20, giống như năm ngóai.
Các quốc gia nói tiếng Anh có nhiếu người Việt cư ngự là Úc, đứng hạng 18, Anh Quốc hạng 19 và Canada hạng 21.
Pháp xụt 1 hạng xuống 44.
Việt Nam tăng 1 hạng lên 165, nhưng chưa thóat khỏi con số 15 quốc gia tồi nhất.
Đứng cuối là Eritrea, hạng 178.
Trong bản tin, RFS viết: "Bảo vệ tự do báo chí tiếp tục là một trận chiến, một trận chiến của cảnh giác trong các nền dân chủ của châu Âu cũ và một trận chiến chống lại sự áp bức và bất công trong chế độ toàn trị vẫn còn rải rác trên toàn cầu."
RFS cũng đề cập tới trường hợp của ông Lưu Hiểu Ba vẫn còn bị Trung Cộng cầm giữ. Trung Hoa xụt 3 cấp xuống hạng 171, là một trong 10 quốc gia đứng chót, còn thua cả Việt Nam và Lào.
"Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi của chúng tôi cho việc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, là biểu tượng của những tranh đấu cho tự do ngôn luận ở Trung Quốc, trong đó chế độ kiểm duyệt vẫn còn chặt chẽ. Và chúng tôi cảnh báo các nhà chức trách Trung Quốc là việc chống lại tự do ngôn luận là một con đường không có lối thóat."
RFS đặt biệt lưu tâm đến những quốc gia đã trở nên tồi tệ hơn:
"Chúng tôi cũng lo lắng bởi những biện pháp khắc nghiệt hơn đã được thực hiện bởi các chính phủ ở cuối bảng. Rwanda, Yemen và Syria đã nhập bọn với Miến Điện và Bắc Triều Tiên thành nhóm các quốc gia đàn áp nhất thế giới. Điều này là một điềm dữ cho năm 2011."
RFS tỏ ra quan ngại rằng những phát triển kinh tế vẫn không nhất thiết đi đôi với quyền tự do cơ bản. Tăng trưởng kinh tế không có nghĩa là tự do báo chí.
"Các nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều là những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương tự như nhau nhưng các chỉ số thì khác biệt rất lớn. Nhờ những thay đổi lập pháp, Brazil (58) đã tăng lên 12 điểm, trong khi đó Ấn Độ đã giảm 17 bậc xuống hạng 122. Nga vẫn không lên hơn 140 mặc dù có một cộng đồng blog sôi động đáng kinh ngạc, Trung Quốc ở số 171 vẫn kiểm duyệt và bỏ tù bất đồng chính kiến. Bốn quốc gia này hiện được coi là những cường quốc đang lên và phải thực hiện nghĩa vụ của họ liên quan đến các quyền cơ bản con người."
Có những quốc gia bị xếp hạng thấp một cách không được công minh như trường hợp Phi Luật Tân bị rơi 34 cấp xuống tới 156 chỉ vì một cuộc thảm sát 30 nhà báo của một lãnh chúa địa phương.
Trái lại có những quốc gia được đưa lên cao một cách vô lối như Gabon, tăng 22 điểm, Hàn Quốc (27) và Guinea-Bissau (25). Trong thực tế họ chẳng mảy may làm một việc gì để cải thiện cả, chỉ là vì năm nay không có một sự kiện đáng kể nào mà thôi.
World Press Freedom Index 2010
Hạng Quốc Gia Chỉ số Vi phạm
1 Finland 0,00
- Iceland 0,00
- Netherlands 0,00
- Norway 0,00
- Sweden 0,00
- Switzerland 0,00
7 Austria 0,50
8 New Zealand 1,50
9 Estonia 2,00
- Ireland 2,00
11 Denmark 2,50
- Japan 2,50
- Lithuania 2,50
14 Belgium 4,00
- Luxembourg 4,00
- Malta 4,00
17 Germany 4,25
18 Australia 5,38
19 United Kingdom 6,00
20 United States of America 6,75
21 Canada 7,00
- Namibia 7,00
23 Hungary 7,50
- Czech Republic 7,50
25 Jamaica 7,67
26 Cape Verde 8,00
- Ghana 8,00
- Mali 8,00
29 Costa Rica 8,08
30 Latvia 8,50
- Trinidad and Tobago 8,50
32 Poland 8,88
33 Chile 10,50
34 Hong-Kong 10,75
35 Slovakia 11,50
- Surinam 11,50
37 Uruguay 11,75
38 South Africa 12,00
39 Spain 12,25
40 Portugal 12,36
41 Tanzania 13,00
42 South Korea 13,33
- Papua New Guinea 13,33
44 France 13,38
45 Cyprus 13,40
46 Slovenia 13,44
47 Bosnia and Herzegovina 13,50
48 Taiwan 14,50
49 Burkina Faso 15,00
- Italy 15,00
51 El Salvador 15,83
52 Maldives 16,00
- Romania 16,00
54 Paraguay 16,25
55 Argentina 16,35
56 Haiti 16,38
57 Organization of Eastern Caribbean States 16,50
58 Brazil 16,60
59 Guyana 16,63
60 Togo 17,00
61 Cyprus (North) 17,25
62 Botswana 17,50
- Croatia 17,50
64 Bhutan 17,75
65 Mauritius 18,00
- Seychelles 18,00
67 Guinea-Bissau 18,25
68 Macedonia 18,40
69 Central African Republic 18,50
70 Benin 19,00
- Bulgaria 19,00
- Comoros 19,00
- Greece 19,00
- Kenya 19,00
75 Moldova 19,13
76 Mongolia 19,42
77 Guatemala 20,25
78 Lebanon 20,50
79 Malawi 21,00
80 Albania 21,50
81 Panama 21,83
82 Zambia 22,00
83 Nicaragua 22,33
84 Liberia 22,50
85 Serbia 23,00
86 Israel (Israeli territory) 23,25
87 United Arab Emirates 23,75
- Kuwait 23,75
- Tonga 23,75
90 Lesotho 24,00
91 Sierra Leone 24,25
92 Kosovo 24,83
93 Senegal 25,00
- Timor-Leste 25,00
95 Mauritania 25,38
96 Uganda 25,50
97 Dominican Republic 26,13
98 Mozambique 26,50
99 United States of America (extra-territorial) 27,00
- Georgia 27,00
101 Armenia 27,50
- Ecuador 27,50
103 Bolivia 28,13
104 Angola 28,50
- Montenegro 28,50
- Niger 28,50
107 Gabon 28,75
108 Burundi 28,88
109 Peru 30,00
110 Djibouti 30,50
111 Samoa 33,00
112 Chad 33,17
113 Guinea 33,50
114 Congo 33,60
115 Tajikistan 34,50
116 Madagascar 34,88
117 Indonesia 35,83
118 Côte d’Ivoire 36,00
119 Nepal 36,38
120 Jordan 37,00
121 Qatar 38,00
122 India 38,75
123 Zimbabwe 39,50
124 Oman 40,25
125 Gambia 40,50
126 Bangladesh 42,50
127 Egypt 43,33
128 Cambodia 43,83
129 Cameroon 44,30
130 Iraq 45,58
131 Ukraine 46,83
132 Israel (extra-territorial) 47,00
133 Algeria 47,33
- Venezuela 47,33
135 Morocco 47,40
136 Mexico 47,50
- Singapore 47,50
138 Turkey 49,25
139 Ethiopia 49,38
140 Russia 49,90
141 Malaysia 50,75
142 Brunei 51,00
143 Honduras 51,13
144 Bahrein 51,38
145 Colombia 51,50
- Nigeria 51,50
147 Afghanistan 51,67
148 Democratic Republic of Congo 51,83
149 Fiji 52,75
150 Palestinian Territories 56,13
151 Pakistan 56,17
152 Azerbaijan 56,38
153 Thailand 56,83
154 Belarus 57,00
155 Swaziland 57,50
156 Philippines 60,00
157 Saudi Arabia 61,50
158 Sri Lanka 62,50
159 Kyrgyzstan 63,00
160 Libya 63,50
161 Somalia 66,00
162 Kazakhstan 68,50
163 Uzbekistan 71,50
164 Tunisia 72,50
165 Vietnam 75,75
166 Cuba 78,00
167 Equatorial Guinea 79,00
168 Laos 80,50
169 Rwanda 81,00
170 Yemen 82,13
171 China 84,67
172 Sudan 85,33
173 Syria 91,50
174 Burma 94,50
175 Iran 94,56
176 Turkmenistan 95,33
177 North Korea 104,75
178 Eritrea 105,00
Văn Hóa
Kêu cứu
Ngô xuân Tịnh
10:06 21/10/2010
Kêu cứu
Mênh mông nối với mênh mông
Mẹ Vinh giáo phận chìm trong nước cuồng
Chiếc đòn gánh rất khiêm nhường
Oằn cong sức nặng đau thương vô cùng
Chiều dài hồng thủy ba vùng
Nghệ an Hà tĩnh dính chung Quảng bình
Dưới làn nước đục mông mênh
Gia tài của cải thôi đành mất đi
Những đồng lúa mọc xanh rì
Hoa màu các thứ tiêu đi sạch rồi
Trâu bò gà lợn than ôi
Trôi theo dòng nước mất rồi còn chi
Nước gần lút nóc nhà khi
Cánh tay chới với rất chi kinh hoàng
Thét lên nhũng tiếng kêu van
Những người quấn vội khăn tang sụt sùi
Khóc người thân bị chế't trôi
Bao nhiêu thảm cảnh người ơi thương cùng
Xã Đoài người mẹ yêu thưong
Kêu nài con cái hãy nhường sẻ cơm
Mẹ lên trời cả xác hồn
Mẹ ơi thương đến đàn con cơ hàn
Vững tin vào Chúa quyền năng
Quan phòng nhân hậu người hằng chở che
Trong cơn khổ giá não nề
Cõi lòng đạo hạnh mọi bề vững tin
Phù sa nước lụt mọc lên
Mầm xanh hy vọng vươn trên nhọc nhằn
Chúc cho tất cả người dân
Trong vùng bão lụt bình an Chúa Trời
Rộng tay bao bọc người ơi
Phúc âm lời Chúa kêu mời thiết tha
Miếng cơm khi đói xót xa
Thắp lên sáng cả bao la tình người
Người Vinh giáo phận ta ơi
Trong cơn thử thách sáng ngời đức tin
Truyền thống đạo hạnh giữ gìn
Hai cảnh đời
Một ngàn năm của Thăng long
Đồng tiền hoang phí vào trong túi đời
Của phường tham nhũng thịt xôi
Là ngày ba tỉnh lũ trôi ngập nhà
Gây nên thảm cảnh xót xa
Đồng tiền hoang phí bây giờ ở đâu
Hãy nhìn bao cảnh cơ cầu.
Mênh mông nối với mênh mông
Mẹ Vinh giáo phận chìm trong nước cuồng
Chiếc đòn gánh rất khiêm nhường
Oằn cong sức nặng đau thương vô cùng
Chiều dài hồng thủy ba vùng
Nghệ an Hà tĩnh dính chung Quảng bình
Dưới làn nước đục mông mênh
Gia tài của cải thôi đành mất đi
Những đồng lúa mọc xanh rì
Hoa màu các thứ tiêu đi sạch rồi
Trâu bò gà lợn than ôi
Trôi theo dòng nước mất rồi còn chi
Nước gần lút nóc nhà khi
Cánh tay chới với rất chi kinh hoàng
Thét lên nhũng tiếng kêu van
Những người quấn vội khăn tang sụt sùi
Khóc người thân bị chế't trôi
Bao nhiêu thảm cảnh người ơi thương cùng
Xã Đoài người mẹ yêu thưong
Kêu nài con cái hãy nhường sẻ cơm
Mẹ lên trời cả xác hồn
Mẹ ơi thương đến đàn con cơ hàn
Vững tin vào Chúa quyền năng
Quan phòng nhân hậu người hằng chở che
Trong cơn khổ giá não nề
Cõi lòng đạo hạnh mọi bề vững tin
Phù sa nước lụt mọc lên
Mầm xanh hy vọng vươn trên nhọc nhằn
Chúc cho tất cả người dân
Trong vùng bão lụt bình an Chúa Trời
Rộng tay bao bọc người ơi
Phúc âm lời Chúa kêu mời thiết tha
Miếng cơm khi đói xót xa
Thắp lên sáng cả bao la tình người
Người Vinh giáo phận ta ơi
Trong cơn thử thách sáng ngời đức tin
Truyền thống đạo hạnh giữ gìn
Hai cảnh đời
Một ngàn năm của Thăng long
Đồng tiền hoang phí vào trong túi đời
Của phường tham nhũng thịt xôi
Là ngày ba tỉnh lũ trôi ngập nhà
Gây nên thảm cảnh xót xa
Đồng tiền hoang phí bây giờ ở đâu
Hãy nhìn bao cảnh cơ cầu.
Chuyện Da-Kêu
Trầm Thiên Thu
10:11 21/10/2010
CHUYỆN DA-KÊU
(CN XXXI TN/C – Lc 19, 1-10)
Có người tên gọi Da-kêu
Đứng đầu thu thuế, sang giàu hiếm ai
Nhưng ông dáng thấp hơn người
Nên tìm đủ cách thấy Ngài Giê-xu
Ông leo lên một cây kia
Vì Giê-xu sắp đi qua nơi này
Thấy ông thì Chúa nói ngay:
“Da-kêu ơi! Hãy xuống đây
Vì đây ắt hẳn phút giây tuyệt vời
Hôm nay Tôi ghé nhà chơi”
Da-kêu hạnh phúc lòng đầy đê mê
Ông liền tụt xuống đón về
Còn gì hạnh phúc hơn là Chúa thăm!
Mọi người bàn tán xì xầm:
“Nhà người tội lỗi mà thăm nỗi gì?”
Da-kêu đứng đó thân thưa:
“Nửa phần tài sản xin chia người nghèo
Nếu tôi chiếm đoạt vật nào
Xin đền gấp bốn bù vào thiệt, hơn”
Giê-xu liền nói về ông:
“Nay ơn cứu độ đến trong nhà này
Người này cũng tử tôn đây
Thân nhân Tổ phụ, chẳng sai chút nào
Con Người đến để thương yêu
Kiếm tìm và cứu những điều mất, hư”
Đời con chẳng có đáng chi
Ngập đầu tội lỗi, kiêu sa đầy mình
Vô danh, tiểu tốt, đáng khinh
Vậy mà vẫn “chảnh”, tôn vinh mình hoài
Dẫu không cướp của, giết người
Nhưng con sát hại bằng lời nói đau
Bao lần con chẳng thương yêu
Là con chiếm đoạt của bao nhiêu người
Con xin sám hối tội đời
Đền bù bằng cả nỗi chơi vơi buồn
Khiêm nhu, nhịn nhục, yêu thương
Dù người khinh ghét thì con đáng mà!
Cúi xin Thiên Chúa hải hà
Từ tâm đại lượng thứ tha, lạy Ngài!
(CN XXXI TN/C – Lc 19, 1-10)
Có người tên gọi Da-kêu
Đứng đầu thu thuế, sang giàu hiếm ai
Nhưng ông dáng thấp hơn người
Nên tìm đủ cách thấy Ngài Giê-xu
Ông leo lên một cây kia
Vì Giê-xu sắp đi qua nơi này
Thấy ông thì Chúa nói ngay:
“Da-kêu ơi! Hãy xuống đây
Vì đây ắt hẳn phút giây tuyệt vời
Hôm nay Tôi ghé nhà chơi”
Da-kêu hạnh phúc lòng đầy đê mê
Ông liền tụt xuống đón về
Còn gì hạnh phúc hơn là Chúa thăm!
Mọi người bàn tán xì xầm:
“Nhà người tội lỗi mà thăm nỗi gì?”
Da-kêu đứng đó thân thưa:
“Nửa phần tài sản xin chia người nghèo
Nếu tôi chiếm đoạt vật nào
Xin đền gấp bốn bù vào thiệt, hơn”
Giê-xu liền nói về ông:
“Nay ơn cứu độ đến trong nhà này
Người này cũng tử tôn đây
Thân nhân Tổ phụ, chẳng sai chút nào
Con Người đến để thương yêu
Kiếm tìm và cứu những điều mất, hư”
Đời con chẳng có đáng chi
Ngập đầu tội lỗi, kiêu sa đầy mình
Vô danh, tiểu tốt, đáng khinh
Vậy mà vẫn “chảnh”, tôn vinh mình hoài
Dẫu không cướp của, giết người
Nhưng con sát hại bằng lời nói đau
Bao lần con chẳng thương yêu
Là con chiếm đoạt của bao nhiêu người
Con xin sám hối tội đời
Đền bù bằng cả nỗi chơi vơi buồn
Khiêm nhu, nhịn nhục, yêu thương
Dù người khinh ghét thì con đáng mà!
Cúi xin Thiên Chúa hải hà
Từ tâm đại lượng thứ tha, lạy Ngài!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đức Mẹ La Vang Huế
Lm. Tâm Duy
14:14 21/10/2010
ĐỨC MẸ LA VANG HUẾ
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Trong cuộc đời dâu bể.
Nhưng tôi vẫn hoàn toàn
Vững tin vào Đức Mẹ
Hằng cứu vớt ủi an
Những ai đến kêu van.
(Trích thơ củaTrần Thanh Bình)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Lm. Tâm Duy
Trong cuộc đời dâu bể.
Nhưng tôi vẫn hoàn toàn
Vững tin vào Đức Mẹ
Hằng cứu vớt ủi an
Những ai đến kêu van.
(Trích thơ củaTrần Thanh Bình)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n