Phụng Vụ - Mục Vụ
Mù sương
Lm Vũđình Tường
06:30 23/10/2009
Con đường tin theo Đức Kitô không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thẳng tắp, thênh thang. Thực ra con đường theo Chúa có lúc nọ, lúc kia, khi thẳng, khi cong. Đức Kitô xác nhận con đường Ngài chọn đi là con đường có cửa hẹp. Đường dẫn vào cửa hẹp dẫn đến sự sống. Mat 7,13.
Dù đường đời hay đường theo Chúa. Con đường nào cũng có lúc quanh co, khi uốn khúc. Có đoạn chênh vênh sườn núi. Có đoạn gập gềnh khúc khuỷnh ẩn sau cánh rừng. Lại cũng có đoạn vắt ngang cánh đồng xanh, bao la, bát ngát, đây đó có chim kêu, kia nọ có bướm lượn. Dù thung lũng sâu hay trên đỉnh non cao, đường có lúc trong sáng, gió nhẹ bay. Khi khác lại mù sương, gió buốt, thốc từng cơn. Khi trong sáng trước mắt hứa hẹn một tương lai rực rỡ, khi mây đen bao phủ, tương lai mù mờ.
Song song với đường đời, người Kitô hữu còn có đường thiêng liêng dành riêng cho những ai nối gót Đức Kitô. Tự nguyện bước trên đường này sẽ nhận được ơn riêng Chúa ban. Ngài ban ơn hỗ trợ, nâng đỡ, khuyến khích, mời gọi Kitô hữu cùng nâng đỡ, dìu nhau tiến bước. Nếu có ai không may trượt chân, mệt mỏi, vấp ngã hãy đỡ nâng, giúp họ tiếp tục tiến bước.
Đường thiêng liêng
Chúa không tạo dựng đường riêng cho từng Kitô hữu. Ngài mời gọi Kitô hữu nhập thế, đi chung đường đời. Đã làm người ai cũng trải qua đường đời. Kitô hữu nhập thế để trở thành muối, thành men ướp đời. Nói cách khác, Kitô hữu vừa chung đường đời vừa có nhiệm vụ làm người chỉ đường, linh đạo cho nhân thế.
Cần biết rõ con đường mới có thể chỉ đường rõ ràng, mạch lạc. Không rõ con đường sẽ chỉ mông lung, lơ mơ. Cả hai đều lạc. Đường tâm linh soi sáng, hướng dẫn đường đời mà không thể ngược lại. Chúa soi sáng, dẫn đường tâm linh. Đây là đường vĩnh cửu, luôn đúng. Trào lưu xã hội chỉ đạo đường đời. Trào lưu thường có thời. Hết thời trào lưu chết, đường theo trào lưu cũng chết theo.
Vững tin, hèn tin
Chọn đường đời hay đường tâm linh đều không tránh khỏi lo âu, phiền muộn. Mạnh tin, coi lo âu, phiền muộn là cơ hội dẫn đến gần Chúa hơn. Gian truân, thử thách giúp cảm nghiệm rõ tình yêu Chúa. Cảm nghiệm Chúa luôn hiện diện, gần gũi, chia sẻ mọi biến cố trong đời.
Một khi Kitô hữu cảm nhận rõ ràng tình yêu Chúa dẫn dắt trên đường khi nguy khó người đó trở nên quyết tâm, bám chặt vào Chúa, vững tâm, không sờn lòng trước chông gai, bão tố. Đời lắm gian truân, đức tin và lòng thành càng lộ tỏ vững chắc. Tin theo mà không tính toán hơn thiệt.
Trái lại kém lòng tin thường coi lo âu, phiền muộn là chướng ngại. Thiếu phó thác vào Chúa. Cậy sức riêng giải quyết thử thách, nguy nan. Tin mà thiếu phó thác. Tâm tình lạnh nhạt, hay nản lòng. Tin giai đoạn, lúc tin, lúc không. Tìm cách trốn chạy đau thương, phiền muộn. Vừa chạy vừa than, trách. Cuống lên, chạy quanh. Chạy quanh chẳng tới đích. Hoạ may gặp đường cùng. Đường cùng không lối thoát nên bất mãn. Vì bất mãn nên coi thường, thờ ơ cầu nguyện. Tất cả đều do yếu kém đức tin gây ra.
Đức tin không trưởng thành so với tuổi đời. Đức tin không lớn so với thời gian tin theo. Đức tin trưởng thành nhờ sống bác ái, yêu thương, sống đời thánh thiện.
Chỉ đạo
Vì có đường nên cần có người chỉ đường, hướng dẫn cách đi, lối đi. Đức Kitô tự nhận Ngài là con đường.
Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Gn 14,6
Chọn con đường Chúa đi, chọn Ngài làm Đấng chỉ đạo bảo đảm chọn đúng đường. Chúa vừa là con đường cho con tiến đi vừa là Đấng chỉ đạo cho con tiến bước. Con đường Ngài chỉ đạo là sự thật. Trong sự thật luôn chứa mầm sống, sự sống. Đường Chúa hướng dẫn là chân lí, sự thật, mang lại sự sống vĩnh cửu.
Mù sương
Niềm tin tôn giáo không thể chết, nhưng có thể lu mờ, sống tình trạng mù sương. Tâm hồn mù sương đáng thương hơn đáng trách vì luôn sống trong tình trạng ngờ vực, lo âu, sợ sệt. Sợ niềm tin Kitô không bảo đảm được hạnh phúc nên nhờ vật chất bảo vệ. Mù sương thường nhập nhằng giữa linh đạo và đường đời. Để quyền lợi, danh vọng, đường đời hướng dẫn, chỉ đạo tâm linh.
Kẻ khai sinh câu ‘tốt đời, đẹp đạo’ tạo hoả mù cho tôn giáo. Hoả mù vì mỗi chính quyền định nghĩa đời một kiểu. Cần phải xác định loại đời nào. Không phải hễ tốt đời là đẹp đạo cả đâu. Kẻ phản đạo vẫn có thể làm tốt đời. Trái lại, tâm hồn thánh thiện không bao giờ làm hại đời. Nếu hại sao có thể gọi là thiện tâm, là lành thánh. Câu nói chính xác là tốt đạo sẽ đẹp đời. Ngược lại đẹp đời chưa chắc tốt đạo.
Tốt đời, đẹp đạo là sai. Câu này không đúng. Nét đẹp của đạo thể hiện một cách trọn vẹn, trong sáng khi tôn giáo có tự do thực sự. Tôn giáo phục vụ, làm tốt hơn đời sống con người. Tôn giáo sống gò bó trong khuôn khổ của đời. Tôn giáo đạt mục đích làm đẹp. Lạm dụng nét đẹp tôn giáo để khoe với đời, với người. Tôn giáo ích chi cho con người.
Một tâm hồn công chính, thánh thiện là nhờ sống niềm tin. Lạm dụng niềm tin chỉ có thể xảy ra cho kẻ thiếu đức tin và kẻ không niềm tin.
Dù đường đời hay đường theo Chúa. Con đường nào cũng có lúc quanh co, khi uốn khúc. Có đoạn chênh vênh sườn núi. Có đoạn gập gềnh khúc khuỷnh ẩn sau cánh rừng. Lại cũng có đoạn vắt ngang cánh đồng xanh, bao la, bát ngát, đây đó có chim kêu, kia nọ có bướm lượn. Dù thung lũng sâu hay trên đỉnh non cao, đường có lúc trong sáng, gió nhẹ bay. Khi khác lại mù sương, gió buốt, thốc từng cơn. Khi trong sáng trước mắt hứa hẹn một tương lai rực rỡ, khi mây đen bao phủ, tương lai mù mờ.
Song song với đường đời, người Kitô hữu còn có đường thiêng liêng dành riêng cho những ai nối gót Đức Kitô. Tự nguyện bước trên đường này sẽ nhận được ơn riêng Chúa ban. Ngài ban ơn hỗ trợ, nâng đỡ, khuyến khích, mời gọi Kitô hữu cùng nâng đỡ, dìu nhau tiến bước. Nếu có ai không may trượt chân, mệt mỏi, vấp ngã hãy đỡ nâng, giúp họ tiếp tục tiến bước.
Đường thiêng liêng
Chúa không tạo dựng đường riêng cho từng Kitô hữu. Ngài mời gọi Kitô hữu nhập thế, đi chung đường đời. Đã làm người ai cũng trải qua đường đời. Kitô hữu nhập thế để trở thành muối, thành men ướp đời. Nói cách khác, Kitô hữu vừa chung đường đời vừa có nhiệm vụ làm người chỉ đường, linh đạo cho nhân thế.
Cần biết rõ con đường mới có thể chỉ đường rõ ràng, mạch lạc. Không rõ con đường sẽ chỉ mông lung, lơ mơ. Cả hai đều lạc. Đường tâm linh soi sáng, hướng dẫn đường đời mà không thể ngược lại. Chúa soi sáng, dẫn đường tâm linh. Đây là đường vĩnh cửu, luôn đúng. Trào lưu xã hội chỉ đạo đường đời. Trào lưu thường có thời. Hết thời trào lưu chết, đường theo trào lưu cũng chết theo.
Vững tin, hèn tin
Chọn đường đời hay đường tâm linh đều không tránh khỏi lo âu, phiền muộn. Mạnh tin, coi lo âu, phiền muộn là cơ hội dẫn đến gần Chúa hơn. Gian truân, thử thách giúp cảm nghiệm rõ tình yêu Chúa. Cảm nghiệm Chúa luôn hiện diện, gần gũi, chia sẻ mọi biến cố trong đời.
Một khi Kitô hữu cảm nhận rõ ràng tình yêu Chúa dẫn dắt trên đường khi nguy khó người đó trở nên quyết tâm, bám chặt vào Chúa, vững tâm, không sờn lòng trước chông gai, bão tố. Đời lắm gian truân, đức tin và lòng thành càng lộ tỏ vững chắc. Tin theo mà không tính toán hơn thiệt.
Trái lại kém lòng tin thường coi lo âu, phiền muộn là chướng ngại. Thiếu phó thác vào Chúa. Cậy sức riêng giải quyết thử thách, nguy nan. Tin mà thiếu phó thác. Tâm tình lạnh nhạt, hay nản lòng. Tin giai đoạn, lúc tin, lúc không. Tìm cách trốn chạy đau thương, phiền muộn. Vừa chạy vừa than, trách. Cuống lên, chạy quanh. Chạy quanh chẳng tới đích. Hoạ may gặp đường cùng. Đường cùng không lối thoát nên bất mãn. Vì bất mãn nên coi thường, thờ ơ cầu nguyện. Tất cả đều do yếu kém đức tin gây ra.
Đức tin không trưởng thành so với tuổi đời. Đức tin không lớn so với thời gian tin theo. Đức tin trưởng thành nhờ sống bác ái, yêu thương, sống đời thánh thiện.
Chỉ đạo
Vì có đường nên cần có người chỉ đường, hướng dẫn cách đi, lối đi. Đức Kitô tự nhận Ngài là con đường.
Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Gn 14,6
Chọn con đường Chúa đi, chọn Ngài làm Đấng chỉ đạo bảo đảm chọn đúng đường. Chúa vừa là con đường cho con tiến đi vừa là Đấng chỉ đạo cho con tiến bước. Con đường Ngài chỉ đạo là sự thật. Trong sự thật luôn chứa mầm sống, sự sống. Đường Chúa hướng dẫn là chân lí, sự thật, mang lại sự sống vĩnh cửu.
Mù sương
Niềm tin tôn giáo không thể chết, nhưng có thể lu mờ, sống tình trạng mù sương. Tâm hồn mù sương đáng thương hơn đáng trách vì luôn sống trong tình trạng ngờ vực, lo âu, sợ sệt. Sợ niềm tin Kitô không bảo đảm được hạnh phúc nên nhờ vật chất bảo vệ. Mù sương thường nhập nhằng giữa linh đạo và đường đời. Để quyền lợi, danh vọng, đường đời hướng dẫn, chỉ đạo tâm linh.
Kẻ khai sinh câu ‘tốt đời, đẹp đạo’ tạo hoả mù cho tôn giáo. Hoả mù vì mỗi chính quyền định nghĩa đời một kiểu. Cần phải xác định loại đời nào. Không phải hễ tốt đời là đẹp đạo cả đâu. Kẻ phản đạo vẫn có thể làm tốt đời. Trái lại, tâm hồn thánh thiện không bao giờ làm hại đời. Nếu hại sao có thể gọi là thiện tâm, là lành thánh. Câu nói chính xác là tốt đạo sẽ đẹp đời. Ngược lại đẹp đời chưa chắc tốt đạo.
Tốt đời, đẹp đạo là sai. Câu này không đúng. Nét đẹp của đạo thể hiện một cách trọn vẹn, trong sáng khi tôn giáo có tự do thực sự. Tôn giáo phục vụ, làm tốt hơn đời sống con người. Tôn giáo sống gò bó trong khuôn khổ của đời. Tôn giáo đạt mục đích làm đẹp. Lạm dụng nét đẹp tôn giáo để khoe với đời, với người. Tôn giáo ích chi cho con người.
Một tâm hồn công chính, thánh thiện là nhờ sống niềm tin. Lạm dụng niềm tin chỉ có thể xảy ra cho kẻ thiếu đức tin và kẻ không niềm tin.
Xin mở cho con đôi mắt thấy tình yêu kì diệu của Chúa khắp nơi
Anmai, CSsR
09:49 23/10/2009
CHÚA NHẬT 30 TN B (Gr 31, 7-9; Dt 5,1-6; Mc 10, 46-52)
Ngày còn bé, thi thoảng Mẹ và Dì dẫn lên Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cũng thi thoảng được nghe những sáng tác của Cha Thành Tâm. Một bài hát đã đi vào lòng của mình tự bao giờ chẳng hiểu. Chắc có lẽ nhịp điệu bài hát ấy nó hơi sôi động và dễ hát nên dễ nhập tâm:
“Lạy Chúa xin mở mắt tôi biết nhìn kỳ công của Ngài
Trời xanh tinh tú long lanh, mây ngàn cùng muôn muôn thú
Đồi kia ! Ai đắp nên cao, sóng trào đại dương mênh mông.
Biết rằng: Ngài đã thương tôi thế mà tôi đâu có hay.
Ephata hãy mở ! Mở ra ! Ephata ! Hãy mở ra ! Ephata”.
Giờ lớn lên một chút, thi thoảng nghe lại bài hát này thấy vẫn còn hay vì lẽ lời cầu nguyện của bài hát này hết sức mộc mạc và cũng hết sức dễ thương: Lạy Chúa xin mở mắt con !
Vâng ! Nhiều lúc mình có mắt nhưng mắt có chịu thấy đâu để rồi cũng phải xin Chúa mở ra để nhìn thấy kỳ công của Chúa đang thực hiện trên cuộc đời này. Cứ chịu khó xin đi, Chúa sẽ nhận lời nguyện xin của mỗi người chúng ta như Chúa chữa anh chàng mù thành Giêricô hôm nay trong tin mừng Máccô vậy.
Trang tin mừng về việc Chúa Giêsu chữa anh chàng mù thành Giêricô được phác hoạ như là một tiền dẫn để chuẩn bị cuộc tiến vào Giêrusalem chịu khổ hình thập giá của Chúa Giêsu.
Thánh Maccô đã khéo lép sắp xếp cách hành văn để tạo nên một sự song chiếu với trình thuật chữa người mù Betsaiđa (Mc 8, 22-26). Vì chưng câu chuyện chữa người mù thành Betsaiđa cũng đã là một thứ tiền khúc cho cuộc tuyên xưng đức tin của Phêrô (Mc 8, 27-33)
Nói cách khác, phép lạ chữa người mù Betsaiđa cũng như phép lạ chữa người mù Giêricô được Thánh Maccô trình bày như những trình thuật chuyển mạch đưa dẫn tới sự tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Đấng Thiên sai cứu độ.
Và họ đến Giêricô. Lúc Người ra khỏi Giêricô cùng với môn đệ và dân chúng đông lắm, thì có con của Timê là Bartimê, một người ngồi ăn xin dọc đường. Nghe nói là Chúa Giêsu Nadarét đó, thì hắn lên tiếng kêu rằng: Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi. Nhiều người quát bảo hắn im, nhưng hắn càng kêu hơn nữa: Lạy con Đavit xin thương xót tôi (c. 46-48).
Giêricô vốn là một thành cổ xưa nhất của Palestina, nằm cách Biển Chết khoảng 10 km về phía Bắc, cách Giêrusalem chừng 30 km về phía Đông Bắc. Trong Tin Mừng Maccô, đây là nơi dừng chân sau cùng của Chúa Giêsu trước khi tiến vào Giêrusalem. Cũng chính ở đây, Chúa Giêsu chữa lành cho Bartimê, một kẻ ăn xin mù lòa.
Một người mù ăn xin: Trong bối cảnh thời đại ở Đông Phương lúc ấy, bệnh mù mắt được coi như thứ bệnh vô phương cứu chữa và số phận của nạn nhân thường rất bi đát. Đa phần trong họ không có cách kiếm sống nào khác ngoài việc đi ăn xin (x. Ga 9,8). Bởi thế, một cách nào đó, bệnh tật này gợi nhớ nỗi khốn cùng tuyệt vọng của kiếp người.
Trở lại câu chuyện Tin Mừng, người mù này là con của Timê. Tên gọi Bartimê là một ngữ vựng Aram ngữ có ý nghĩa y hệt (Bar = con; Bartimê = con của Timê). Thánh Maccô vẫn có thói quen lấy lại nguyên ngữ Aram. Chi tiết này cũng là bằng chứng cho thấy thánh ký có lấy nguồn tài liệu từ một truyền thống Aram ngữ.
Người mù đó ngồi ăn xin ở vệ đường và khi nghe biết Chúa Giêsu Nadarét đi qua, anh đã lớn tiếng khẩn cầu sự trợ giúp của Người: “Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi”. Và khi mọi người quát bảo anh ta im, anh ta lại càng kêu xin lớn nữa: Lạy Con Đavit, xin thương xót tôi (x. c. 47.48).
Trong truyền thống Do Thái, tên gọi Con Đavit là một tước hiệu bình dân gán cho Đấng Thiên sai.
Người mù ăn xin đó đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, vốn được dân Do Thái chờ mong. Anh ta đã khẳng khái tỏ bày sự tin tưởng vào Người, bất chấp sự cản trở của dân chúng.
Cách miêu tả của thánh ký gợi lên sự kiện này: dân chúng háo hức tháp tùng Chúa Giêsu, song họ không có một đức tin chân thực, họ mù quáng về sứ mệnh Thiên sai của Người. Đang khi đó, một kẻ mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường lại đặt tin thác vào Người con Đavit, tức là Đấng Thiên sai được đợi trông. Chắc hẳn lòng tin tưởng đó của anh còn cần phải được soi sáng hơn, y như trường hợp người phụ nữ băng huyết đã được chữa lành và tin tưởng vào Người. Tuy nhiên, có điều chác chắn là người mù đã tin vào sự vĩ đại cũng như quyền lực của nhân vật mà anh ta van xin. Anh ta biết rằng, ít ra chính Thiên Chúa đã ban cho anh cơ hội gặp gỡ Chúa Giêsu. Bởi thế, anh đã không nản lòng van xin sự trợ giúp. Dù biết rằng Chúa Giêsu là người quê ở Nadaret (x. c 47a Giêsu Nadaret), anh ta đã không dừng lại ở gốc gác lý lịch, nhưng đã tỏ bày sự tín nhiệm không do dự: Giêsu con Đavit xin thương xót tôi.
Trong nhãn quan thần học Maccô, người mù ăn xin này nói lên mẫu gương tuyệt vời của một môn đệ dứt khoát chọn theo Chúa Giêsu trên con đường tiến về Giêrusalem, tức con đường khổ nạn.
Đứng dậy, Chúa Giêsu nói: gọi người ấy … Hắn vứt áo choàng một bên, nhảy chồm dậy và đến cùng Chúa Giêsu. Người lên tiếng nói vói hắn: Ngươi muốn ta làm gì cho ngươi ? Người mù đáp lại: Rabbuni, xin cho tôi được thấy. Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy đi, lòng tin của ngươi đã cứu ngươi. Và lập tức hắn đã thấy được mà theo Người lên đường (c. 49-52).
Khác với nhiều lần trước, lần này Chúa Giêsu không khước từ danh xưng Thiên sai gán cho Người. Người để cho kẻ mù ăn xin lớn tiếng tuyên xưng Người là Con Đavit. Thêm một lần nữa chúng ta phải bắt nhận ra được ý nhắm thần học ở đây trong liên hệ với thần học về Bí mật Thiên sai của thánh ký Maccô. Tại sao Chúa Giêsu không còn căn dặn im lặng hay bó buộc im tiếng ? Độc giả Maccô sẽ không quên rằng Chúa Giêsu đang đi trên đường tiến về Giêrusalem mà Giêricô là trạm chót sắp vượt qua. Người đang trên đường gần kề cuộc khổ nạn thập giá: ý định của Thiên Chúa về công cuộc cứu độ sắp hoàn thành. Bởi vậy không còn lý do gì để giữ mãi những màn che Bí mật Thiên sai: tất cả sắp được tỏ lộ một cách thanh thiên bạch nhật. Đành rằng khó lòng mà tránh được mọi hiểu lầm về một Đấng Thiên Sai chính trị và và trần tục như sau này Người sẽ bị kết án như thế. Song le, không có cản trở nào làm đổ vỡ được hoạch định của Thiên Chúa. Theo ý định của Thiên Chúa cái chết của Người sẽ là con đường dẫn tới ơn cứu độ cho nhân loại. Người thực sự là Đấng Thiên Sai cứu độ, dù rằng khác với cách mơ ước trần tục ích kỷ của người Do Thái.
Người đến đem ơn cứu độ cho tất cả ai đón nhận, mà việc chữa lành người mù ăn xin là một dấu chỉ: dấu chỉ của đức tin cứu độ.
Chính vì thế, Người đã nói với nạn nhân: Đức tin của ngươi đã cứu người. Gợi nhắc sự việc y hệt Người đã chữa cho phụ nữ băng huyết khi bà bị bệnh (Mc 5,34) Và kẻ được chữa lành đã lên đường theo Người (c. 52b). Đó cũng là sứ điệp ngõ cho những ai chọn theo Người. Như đức tin vào Chúa Giêsu đã chữa lành người mù, cũng thế đức tin đưa dẫn kẻ tin Người biết chọn theo Người trên con đường khổ nạn để có được ơn cứu rỗi đích thực nơi mầu nhiệm phục sinh này.
Vấn đề ở chỗ mù là mù đức tin. Cuộc đời của khá nhiều người, mắt vẫn sáng ấy nhưng không nhìn thấy được đức tin và đức tin cũng chẳng thể nhìn bằng con mắt thường nhưng nhìn bởi con mắt của lòng tin, của sự tín thác vào Thiên Chúa. Anh chàng mù hôm nay dù đã bị ngăn cản nhưng anh đã vượt qua cái ngăn cản của con người để đến với Chúa và anh ta đã được toại nguyện.
Chúng ta, có thể được sáng mắt, không cần Chúa chữa cho mình được sáng về thể xác như anh mù nhưng có thể chúng ta bị khuyết tật, bị khiếm khuyết chút gì đó trong con mắt tâm hồn, con mắt đức tin. Và vì vậy, chúng ta nên chăng cũng bắt chước anh chàng mù để xin Chúa chữa con mắt tật bệnh của chúng ta. Lời nguyện trong Thánh Thi kinh sách thứ Năm tuần II thật hay:
Ôi lạy Chúa, xin mở cho con đôi mắt
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.
Con mù loà bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để con nhìn thấy mặt Ngài.
Lạy Chúa Giêsu - con vua Đavít, xin chữa cho con để con nhận thấy tình yêu của Chúa thật kỳ diệu xiết bao và đặc biệt là kỳ diệu với riêng mảng đời của con. Chúa đã thương ban cho con qúa nhiều ơn lành nhưng hình như con cứ như mù loà để không nhận ra những ơn ấy. Lạy Chúa, xin mở mắt con.
Ngày còn bé, thi thoảng Mẹ và Dì dẫn lên Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cũng thi thoảng được nghe những sáng tác của Cha Thành Tâm. Một bài hát đã đi vào lòng của mình tự bao giờ chẳng hiểu. Chắc có lẽ nhịp điệu bài hát ấy nó hơi sôi động và dễ hát nên dễ nhập tâm:
“Lạy Chúa xin mở mắt tôi biết nhìn kỳ công của Ngài
Trời xanh tinh tú long lanh, mây ngàn cùng muôn muôn thú
Đồi kia ! Ai đắp nên cao, sóng trào đại dương mênh mông.
Biết rằng: Ngài đã thương tôi thế mà tôi đâu có hay.
Ephata hãy mở ! Mở ra ! Ephata ! Hãy mở ra ! Ephata”.
Giờ lớn lên một chút, thi thoảng nghe lại bài hát này thấy vẫn còn hay vì lẽ lời cầu nguyện của bài hát này hết sức mộc mạc và cũng hết sức dễ thương: Lạy Chúa xin mở mắt con !
Vâng ! Nhiều lúc mình có mắt nhưng mắt có chịu thấy đâu để rồi cũng phải xin Chúa mở ra để nhìn thấy kỳ công của Chúa đang thực hiện trên cuộc đời này. Cứ chịu khó xin đi, Chúa sẽ nhận lời nguyện xin của mỗi người chúng ta như Chúa chữa anh chàng mù thành Giêricô hôm nay trong tin mừng Máccô vậy.
Trang tin mừng về việc Chúa Giêsu chữa anh chàng mù thành Giêricô được phác hoạ như là một tiền dẫn để chuẩn bị cuộc tiến vào Giêrusalem chịu khổ hình thập giá của Chúa Giêsu.
Thánh Maccô đã khéo lép sắp xếp cách hành văn để tạo nên một sự song chiếu với trình thuật chữa người mù Betsaiđa (Mc 8, 22-26). Vì chưng câu chuyện chữa người mù thành Betsaiđa cũng đã là một thứ tiền khúc cho cuộc tuyên xưng đức tin của Phêrô (Mc 8, 27-33)
Nói cách khác, phép lạ chữa người mù Betsaiđa cũng như phép lạ chữa người mù Giêricô được Thánh Maccô trình bày như những trình thuật chuyển mạch đưa dẫn tới sự tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu Đấng Thiên sai cứu độ.
Và họ đến Giêricô. Lúc Người ra khỏi Giêricô cùng với môn đệ và dân chúng đông lắm, thì có con của Timê là Bartimê, một người ngồi ăn xin dọc đường. Nghe nói là Chúa Giêsu Nadarét đó, thì hắn lên tiếng kêu rằng: Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi. Nhiều người quát bảo hắn im, nhưng hắn càng kêu hơn nữa: Lạy con Đavit xin thương xót tôi (c. 46-48).
Giêricô vốn là một thành cổ xưa nhất của Palestina, nằm cách Biển Chết khoảng 10 km về phía Bắc, cách Giêrusalem chừng 30 km về phía Đông Bắc. Trong Tin Mừng Maccô, đây là nơi dừng chân sau cùng của Chúa Giêsu trước khi tiến vào Giêrusalem. Cũng chính ở đây, Chúa Giêsu chữa lành cho Bartimê, một kẻ ăn xin mù lòa.
Một người mù ăn xin: Trong bối cảnh thời đại ở Đông Phương lúc ấy, bệnh mù mắt được coi như thứ bệnh vô phương cứu chữa và số phận của nạn nhân thường rất bi đát. Đa phần trong họ không có cách kiếm sống nào khác ngoài việc đi ăn xin (x. Ga 9,8). Bởi thế, một cách nào đó, bệnh tật này gợi nhớ nỗi khốn cùng tuyệt vọng của kiếp người.
Trở lại câu chuyện Tin Mừng, người mù này là con của Timê. Tên gọi Bartimê là một ngữ vựng Aram ngữ có ý nghĩa y hệt (Bar = con; Bartimê = con của Timê). Thánh Maccô vẫn có thói quen lấy lại nguyên ngữ Aram. Chi tiết này cũng là bằng chứng cho thấy thánh ký có lấy nguồn tài liệu từ một truyền thống Aram ngữ.
Người mù đó ngồi ăn xin ở vệ đường và khi nghe biết Chúa Giêsu Nadarét đi qua, anh đã lớn tiếng khẩn cầu sự trợ giúp của Người: “Giêsu con Đavit, xin thương xót tôi”. Và khi mọi người quát bảo anh ta im, anh ta lại càng kêu xin lớn nữa: Lạy Con Đavit, xin thương xót tôi (x. c. 47.48).
Trong truyền thống Do Thái, tên gọi Con Đavit là một tước hiệu bình dân gán cho Đấng Thiên sai.
Người mù ăn xin đó đã tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai, vốn được dân Do Thái chờ mong. Anh ta đã khẳng khái tỏ bày sự tin tưởng vào Người, bất chấp sự cản trở của dân chúng.
Cách miêu tả của thánh ký gợi lên sự kiện này: dân chúng háo hức tháp tùng Chúa Giêsu, song họ không có một đức tin chân thực, họ mù quáng về sứ mệnh Thiên sai của Người. Đang khi đó, một kẻ mù lòa ngồi ăn xin bên vệ đường lại đặt tin thác vào Người con Đavit, tức là Đấng Thiên sai được đợi trông. Chắc hẳn lòng tin tưởng đó của anh còn cần phải được soi sáng hơn, y như trường hợp người phụ nữ băng huyết đã được chữa lành và tin tưởng vào Người. Tuy nhiên, có điều chác chắn là người mù đã tin vào sự vĩ đại cũng như quyền lực của nhân vật mà anh ta van xin. Anh ta biết rằng, ít ra chính Thiên Chúa đã ban cho anh cơ hội gặp gỡ Chúa Giêsu. Bởi thế, anh đã không nản lòng van xin sự trợ giúp. Dù biết rằng Chúa Giêsu là người quê ở Nadaret (x. c 47a Giêsu Nadaret), anh ta đã không dừng lại ở gốc gác lý lịch, nhưng đã tỏ bày sự tín nhiệm không do dự: Giêsu con Đavit xin thương xót tôi.
Trong nhãn quan thần học Maccô, người mù ăn xin này nói lên mẫu gương tuyệt vời của một môn đệ dứt khoát chọn theo Chúa Giêsu trên con đường tiến về Giêrusalem, tức con đường khổ nạn.
Đứng dậy, Chúa Giêsu nói: gọi người ấy … Hắn vứt áo choàng một bên, nhảy chồm dậy và đến cùng Chúa Giêsu. Người lên tiếng nói vói hắn: Ngươi muốn ta làm gì cho ngươi ? Người mù đáp lại: Rabbuni, xin cho tôi được thấy. Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy đi, lòng tin của ngươi đã cứu ngươi. Và lập tức hắn đã thấy được mà theo Người lên đường (c. 49-52).
Khác với nhiều lần trước, lần này Chúa Giêsu không khước từ danh xưng Thiên sai gán cho Người. Người để cho kẻ mù ăn xin lớn tiếng tuyên xưng Người là Con Đavit. Thêm một lần nữa chúng ta phải bắt nhận ra được ý nhắm thần học ở đây trong liên hệ với thần học về Bí mật Thiên sai của thánh ký Maccô. Tại sao Chúa Giêsu không còn căn dặn im lặng hay bó buộc im tiếng ? Độc giả Maccô sẽ không quên rằng Chúa Giêsu đang đi trên đường tiến về Giêrusalem mà Giêricô là trạm chót sắp vượt qua. Người đang trên đường gần kề cuộc khổ nạn thập giá: ý định của Thiên Chúa về công cuộc cứu độ sắp hoàn thành. Bởi vậy không còn lý do gì để giữ mãi những màn che Bí mật Thiên sai: tất cả sắp được tỏ lộ một cách thanh thiên bạch nhật. Đành rằng khó lòng mà tránh được mọi hiểu lầm về một Đấng Thiên Sai chính trị và và trần tục như sau này Người sẽ bị kết án như thế. Song le, không có cản trở nào làm đổ vỡ được hoạch định của Thiên Chúa. Theo ý định của Thiên Chúa cái chết của Người sẽ là con đường dẫn tới ơn cứu độ cho nhân loại. Người thực sự là Đấng Thiên Sai cứu độ, dù rằng khác với cách mơ ước trần tục ích kỷ của người Do Thái.
Người đến đem ơn cứu độ cho tất cả ai đón nhận, mà việc chữa lành người mù ăn xin là một dấu chỉ: dấu chỉ của đức tin cứu độ.
Chính vì thế, Người đã nói với nạn nhân: Đức tin của ngươi đã cứu người. Gợi nhắc sự việc y hệt Người đã chữa cho phụ nữ băng huyết khi bà bị bệnh (Mc 5,34) Và kẻ được chữa lành đã lên đường theo Người (c. 52b). Đó cũng là sứ điệp ngõ cho những ai chọn theo Người. Như đức tin vào Chúa Giêsu đã chữa lành người mù, cũng thế đức tin đưa dẫn kẻ tin Người biết chọn theo Người trên con đường khổ nạn để có được ơn cứu rỗi đích thực nơi mầu nhiệm phục sinh này.
Vấn đề ở chỗ mù là mù đức tin. Cuộc đời của khá nhiều người, mắt vẫn sáng ấy nhưng không nhìn thấy được đức tin và đức tin cũng chẳng thể nhìn bằng con mắt thường nhưng nhìn bởi con mắt của lòng tin, của sự tín thác vào Thiên Chúa. Anh chàng mù hôm nay dù đã bị ngăn cản nhưng anh đã vượt qua cái ngăn cản của con người để đến với Chúa và anh ta đã được toại nguyện.
Chúng ta, có thể được sáng mắt, không cần Chúa chữa cho mình được sáng về thể xác như anh mù nhưng có thể chúng ta bị khuyết tật, bị khiếm khuyết chút gì đó trong con mắt tâm hồn, con mắt đức tin. Và vì vậy, chúng ta nên chăng cũng bắt chước anh chàng mù để xin Chúa chữa con mắt tật bệnh của chúng ta. Lời nguyện trong Thánh Thi kinh sách thứ Năm tuần II thật hay:
Ôi lạy Chúa, xin mở cho con đôi mắt
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.
Con mù loà bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để con nhìn thấy mặt Ngài.
Lạy Chúa Giêsu - con vua Đavít, xin chữa cho con để con nhận thấy tình yêu của Chúa thật kỳ diệu xiết bao và đặc biệt là kỳ diệu với riêng mảng đời của con. Chúa đã thương ban cho con qúa nhiều ơn lành nhưng hình như con cứ như mù loà để không nhận ra những ơn ấy. Lạy Chúa, xin mở mắt con.
Đui chột
Lm. Minh Anh
09:51 23/10/2009
CHÚA NHẬT 30 TN B (Gr 31, 7-9; Dt 5,1-6; Mc 10, 46-52)ĐUI CHỘT
Chuyện kể rằng, có một thanh niên mù lòa từ thuở mới sinh. Anh phải lòng một cô gái. Càng biết cô, tình cảm anh dành cho cô ngày càng sâu sắc. Với anh, cô thật duyên dáng, thông minh và trìu mến. Từ đó, một tình yêu chân thành và đằm thắm cũng đâm chồi giữa hai người.
Cho đến một ngày kia, có người bạn nói với anh, cô gái ấy không xinh đẹp, không xứng đáng với anh… Hỡi ôi, cũng từ dạo ấy, sự quan tâm anh dành cho cô bắt đầu vơi và tương quan giữa hai người cũng trở nên hờ hững. Kể cũng tệ thật! Vì có bao giờ anh nhìn thấy cô ấy đẹp đâu? Một người mù như anh đâu có phán đoán theo dáng vẻ bên ngoài? Và với anh, để nhìn thấy, đôi mắt đâu phải là tất cả. Anh mù lòa đã đành, nhưng xem ra bạn anh và lòng anh lại đui chột hơn.
Tình yêu đâu chỉ được nhìn từ bên ngoài cũng như tự nguyên ngữ, “trừu tượng” là thuộc tính của tình yêu. Saint Exupéry thật có lý khi nói, “Điều chính yếu thì không thể thấy bằng mắt. Để thấy nó, phải nại đến con tim, nại đến tâm hồn”.
Các bạn trẻ thân mến,
Trình thuật Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một thanh niên mù lòa khác, tên anh là Bartimê, người đã đến với Đức Giêsu. Thánh Marcô kể, vừa nghe Ngài đang ngang qua, anh bắt đầu kêu lên: “Lạy ông Giêsu con vua Đavid, xin dủ lòng thương tôi”, và lập tức quăng lại áo choàng, anh đến với Ngài.
Mỗi ngày, là một kẻ tật nguyền câm nín bên vệ đường, chẳng có gì lạ khi anh xin người khác dủ thương. Nhưng hôm nay, thật lạ, vì với tư cách một thanh niên, anh gọi đích danh một thanh niên khác để xin dủ lòng. Và để có thể lặp đi lặp lại một lời cầu xin khẩn thiết đến thế, hẳn anh phải tin chắc người bạn trẻ ấy có khả năng chữa lành không chỉ đôi mắt xác thể nhưng cả sự u mê dày đặc có thể có trong tâm hồn mình; người thanh niên ấy hẳn không chỉ bứng anh ra khỏi vệ đường nhưng còn đưa “anh đi theo Ngài trên con đường Ngài đi” như Tin Mừng kết thúc. Đây là cao trào của trình thuật. Thật tuyệt vời và huyền nhiệm, hẳn anh sẽ là môn đệ của Đức Giêsu.
Thật đáng cho chúng ta kinh ngạc, vì dẫu Bartimê đang mù loà thể chất, nào ngờ đâu, mắt tâm hồn của anh chẳng vẩn đục chút nào; trái lại, nó thật ngời sáng, đúng hơn, mắt đức tin của anh chói sáng.
Phần chúng ta, chúng ta đang sống trong một thế giới tranh tối tranh sáng, ở đó, bóng tối tưởng chừng như đang nuốt chửng ánh sáng, một thế giới mà khả năng nhìn thấy ánh sáng của đôi mắt đức tin thật cấp thiết và sống còn. Vì lẽ ngoài khuyết tật mù lòa thể chất, thế giới đang chứng kiến nhan nhãn bao hội chứng đui chột tinh thần. Cũng có thể mỗi người chúng ta đang mắc phải một trong những hội chứng đó.
Hội chứng ích kỷ, bức tường che chắn những nhu cầu của anh chị em.
Hội chứng vô cảm, giấy thông hành để vô cảm trước bao vết thương vô tình hay cố ý gây cho người khác.
Hội chứng tự phụ, thảm đỏ trải trên những sai sót của bản thân.
Hội chứng ghét ghen, tảng băng nổi cản lối đại cuộc.
Hội chứng duy vật, mù sương trước những giá trị tinh thần.
Hội chứng nông cạn, voan che các giá trị đích thực của một con người.
Hội chứng hợm hĩnh, man khai phủ lấp một thực tế: mọi người có nhân phẩm như nhau.
Hội chứng thành kiến định kiến, pháo đài án ngự sự thật.
Hội chứng sống hối hả, tính cách của người đánh mất muôn vẻ kỳ diệu chung quanh
Như vậy, một con tim nghèo, một đầu óc hẹp, một tâm hồn nhỏ… tất cả đều dẫn đến hội chứng đui chột, triệu báo một nhãn quan gập gãy, què quặt, phủ đầy bóng đêm lên ngày sống và… thế giới phải hẹp lại (x. F. McCarthy). Vậy thì, không chỉ đôi mắt mới làm cho thấy, chúng ta còn phải thấy bằng trí óc, qua tinh thần và nhờ con tim. Là Kitô hữu, còn hơn thế nữa, Kitô hữu thấy nhờ tin, tin vào Thiên Chúa, tin vào Đấng Ngài đã sai đến. Đấng ấy chính là Đức Giêsu Kitô, là Ánh Sáng phải đến đã đến trong thế gian mà anh mù Bartimê đã nhận ra.
Vậy là có nhiều thứ đêm tối cũng như có nhiều loại đui chột. Có thứ đêm tối phàm phu, có loại đui chột tục tử. Cũng thế, có thứ đêm tối đức tin, có thứ đui chột của lòng trông cậy. Cảnh vực thần linh còn đó, sự hiện diện của Thiên Chúa còn đây, nhưng sẽ không thấy gì, sẽ không cảm nhận gì nếu không có đức tin. Anh mù Bartimê đã có một đức tin mạnh mẽ, anh đã thấy nhờ tin. Đức Giêsu nói: “Lòng tin của anh đã cứu anh”.
Đức tin là ánh quang soi dọi thế giới vô hình, chiếu sáng những điều vĩnh cửu và mặc khải những điều trên cao. Đức tin là những ngọn đèn đường dọc theo đaị lộ dẫn đến cuộc sống đời đời mà những kẻ không tin chẳng bao giờ có thể bước đi trên đó.
Thế nhưng, bạn đừng quên, những ngọn đèn ấy, những ánh quang ấy thường chỉ đủ sáng cho những ai bước từng bước thật nhỏ đang khi trên đầu, mây u ám vẫn cứ giăng mắc và dưới chân, thử thách, chướng ngại vẫn luôn rập rình. Phải chăng, Thiên Chúa để vậy hầu chúng ta chỉ biết hoàn toàn cậy trông và phó thác vào một mình Ngài, Đấng như một con đường mà ai đi trên đó, phải vừa cất bước phải vừa khám phá.
Với thánh vịnh 50, chúng ta có thể cầu nguyện. Lạy Chúa, con sinh ra trong đống tội, mẹ con đã hoài thai con trong tội. Con đui chột, mù lòa chệnh choạng, mắc phải đủ thứ hội chứng; hôm nay, xin cũng chữa lành con, cho con đầy lòng tin để thấy tình yêu Chúa đang ngời sáng trong thế giới u minh này; cho con đầy lòng cậy để thấy Chúa trong anh chị em, nhất là những anh chị em tưởng chừng như họ là con cái của sự tối tăm; cho con đầy lòng mến để con can đảm chỗi dậy sau đêm dài u mê hầu bước đi trên con đường Chúa đi, Amen.
Chuyện kể rằng, có một thanh niên mù lòa từ thuở mới sinh. Anh phải lòng một cô gái. Càng biết cô, tình cảm anh dành cho cô ngày càng sâu sắc. Với anh, cô thật duyên dáng, thông minh và trìu mến. Từ đó, một tình yêu chân thành và đằm thắm cũng đâm chồi giữa hai người.
Cho đến một ngày kia, có người bạn nói với anh, cô gái ấy không xinh đẹp, không xứng đáng với anh… Hỡi ôi, cũng từ dạo ấy, sự quan tâm anh dành cho cô bắt đầu vơi và tương quan giữa hai người cũng trở nên hờ hững. Kể cũng tệ thật! Vì có bao giờ anh nhìn thấy cô ấy đẹp đâu? Một người mù như anh đâu có phán đoán theo dáng vẻ bên ngoài? Và với anh, để nhìn thấy, đôi mắt đâu phải là tất cả. Anh mù lòa đã đành, nhưng xem ra bạn anh và lòng anh lại đui chột hơn.
Tình yêu đâu chỉ được nhìn từ bên ngoài cũng như tự nguyên ngữ, “trừu tượng” là thuộc tính của tình yêu. Saint Exupéry thật có lý khi nói, “Điều chính yếu thì không thể thấy bằng mắt. Để thấy nó, phải nại đến con tim, nại đến tâm hồn”.
Các bạn trẻ thân mến,
Trình thuật Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một thanh niên mù lòa khác, tên anh là Bartimê, người đã đến với Đức Giêsu. Thánh Marcô kể, vừa nghe Ngài đang ngang qua, anh bắt đầu kêu lên: “Lạy ông Giêsu con vua Đavid, xin dủ lòng thương tôi”, và lập tức quăng lại áo choàng, anh đến với Ngài.
Mỗi ngày, là một kẻ tật nguyền câm nín bên vệ đường, chẳng có gì lạ khi anh xin người khác dủ thương. Nhưng hôm nay, thật lạ, vì với tư cách một thanh niên, anh gọi đích danh một thanh niên khác để xin dủ lòng. Và để có thể lặp đi lặp lại một lời cầu xin khẩn thiết đến thế, hẳn anh phải tin chắc người bạn trẻ ấy có khả năng chữa lành không chỉ đôi mắt xác thể nhưng cả sự u mê dày đặc có thể có trong tâm hồn mình; người thanh niên ấy hẳn không chỉ bứng anh ra khỏi vệ đường nhưng còn đưa “anh đi theo Ngài trên con đường Ngài đi” như Tin Mừng kết thúc. Đây là cao trào của trình thuật. Thật tuyệt vời và huyền nhiệm, hẳn anh sẽ là môn đệ của Đức Giêsu.
Thật đáng cho chúng ta kinh ngạc, vì dẫu Bartimê đang mù loà thể chất, nào ngờ đâu, mắt tâm hồn của anh chẳng vẩn đục chút nào; trái lại, nó thật ngời sáng, đúng hơn, mắt đức tin của anh chói sáng.
Phần chúng ta, chúng ta đang sống trong một thế giới tranh tối tranh sáng, ở đó, bóng tối tưởng chừng như đang nuốt chửng ánh sáng, một thế giới mà khả năng nhìn thấy ánh sáng của đôi mắt đức tin thật cấp thiết và sống còn. Vì lẽ ngoài khuyết tật mù lòa thể chất, thế giới đang chứng kiến nhan nhãn bao hội chứng đui chột tinh thần. Cũng có thể mỗi người chúng ta đang mắc phải một trong những hội chứng đó.
Hội chứng ích kỷ, bức tường che chắn những nhu cầu của anh chị em.
Hội chứng vô cảm, giấy thông hành để vô cảm trước bao vết thương vô tình hay cố ý gây cho người khác.
Hội chứng tự phụ, thảm đỏ trải trên những sai sót của bản thân.
Hội chứng ghét ghen, tảng băng nổi cản lối đại cuộc.
Hội chứng duy vật, mù sương trước những giá trị tinh thần.
Hội chứng nông cạn, voan che các giá trị đích thực của một con người.
Hội chứng hợm hĩnh, man khai phủ lấp một thực tế: mọi người có nhân phẩm như nhau.
Hội chứng thành kiến định kiến, pháo đài án ngự sự thật.
Hội chứng sống hối hả, tính cách của người đánh mất muôn vẻ kỳ diệu chung quanh
Như vậy, một con tim nghèo, một đầu óc hẹp, một tâm hồn nhỏ… tất cả đều dẫn đến hội chứng đui chột, triệu báo một nhãn quan gập gãy, què quặt, phủ đầy bóng đêm lên ngày sống và… thế giới phải hẹp lại (x. F. McCarthy). Vậy thì, không chỉ đôi mắt mới làm cho thấy, chúng ta còn phải thấy bằng trí óc, qua tinh thần và nhờ con tim. Là Kitô hữu, còn hơn thế nữa, Kitô hữu thấy nhờ tin, tin vào Thiên Chúa, tin vào Đấng Ngài đã sai đến. Đấng ấy chính là Đức Giêsu Kitô, là Ánh Sáng phải đến đã đến trong thế gian mà anh mù Bartimê đã nhận ra.
Vậy là có nhiều thứ đêm tối cũng như có nhiều loại đui chột. Có thứ đêm tối phàm phu, có loại đui chột tục tử. Cũng thế, có thứ đêm tối đức tin, có thứ đui chột của lòng trông cậy. Cảnh vực thần linh còn đó, sự hiện diện của Thiên Chúa còn đây, nhưng sẽ không thấy gì, sẽ không cảm nhận gì nếu không có đức tin. Anh mù Bartimê đã có một đức tin mạnh mẽ, anh đã thấy nhờ tin. Đức Giêsu nói: “Lòng tin của anh đã cứu anh”.
Đức tin là ánh quang soi dọi thế giới vô hình, chiếu sáng những điều vĩnh cửu và mặc khải những điều trên cao. Đức tin là những ngọn đèn đường dọc theo đaị lộ dẫn đến cuộc sống đời đời mà những kẻ không tin chẳng bao giờ có thể bước đi trên đó.
Thế nhưng, bạn đừng quên, những ngọn đèn ấy, những ánh quang ấy thường chỉ đủ sáng cho những ai bước từng bước thật nhỏ đang khi trên đầu, mây u ám vẫn cứ giăng mắc và dưới chân, thử thách, chướng ngại vẫn luôn rập rình. Phải chăng, Thiên Chúa để vậy hầu chúng ta chỉ biết hoàn toàn cậy trông và phó thác vào một mình Ngài, Đấng như một con đường mà ai đi trên đó, phải vừa cất bước phải vừa khám phá.
Với thánh vịnh 50, chúng ta có thể cầu nguyện. Lạy Chúa, con sinh ra trong đống tội, mẹ con đã hoài thai con trong tội. Con đui chột, mù lòa chệnh choạng, mắc phải đủ thứ hội chứng; hôm nay, xin cũng chữa lành con, cho con đầy lòng tin để thấy tình yêu Chúa đang ngời sáng trong thế giới u minh này; cho con đầy lòng cậy để thấy Chúa trong anh chị em, nhất là những anh chị em tưởng chừng như họ là con cái của sự tối tăm; cho con đầy lòng mến để con can đảm chỗi dậy sau đêm dài u mê hầu bước đi trên con đường Chúa đi, Amen.
Thiên Chúa ban cuộc sống mới
Jos. Tú Nạc, NMS
09:53 23/10/2009
Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm B (Jeremiah 31: 7-9; Psalm 126; Hebrews 5: 1-6; Mark 10: 46-52)
Đôi khi người ta được ban cho thiên năng của sự sống để có thể thấy được chân trời xa phía bên kia những hỗn mang và tiêu cực của hiện tại. Cuộc sống thuần túy của tiên tri Jeremiah đã cống hiến sự giúp đỡ không gì là thuận lợi về sự nỗ lực thức tỉnh dân riêng của mình canh tân đao đức và tinh thần. Sứ vụ của ông đòi hỏi thuyết giảng chân lý không được sự đón nhận: tất cả đã không được ổn thỏa đối với quốc gia này trừ phi có sự thay đổi căn bản bất ngờ diễn ra theo đường lối của nó.
Phần thưởng cho sứ vụ tiên tri của ông là bách hại, nhạo báng, chối từ và những nỗ lực cho cuộc sống của mình. Và những thảm họa mà ông đã tiên đoán – sự tàn phá của Jerusalem và đền thờ từ tay những người Babilon – đang đến gần hơn lúc nào hết. Nhưng thay vì bị cuốn trôi theo tuyệt vọng và thoái thác, tinh thần của Jeremiah được khuyến khích, cổ vũ bởi bóng dáng hy vọng đối với dân Israel của mình.
Sự đau khổ và tàn phá không thể tránh khỏi, nhưng không phải là cuối cùng hoặc kết thúc. Sau một khoảng thời gian đau đớn và thanh lọc, sẽ có sự tái sinh và hồi phục của dân tộc Do Thái. Những người lưu đày tha hương sẽ lại được đoàn tụ sum vầy và tất cả sẽ được chở che bao bọc – ngay cả người mù và tàn tật. Những vận may của họ sẽ được phục hồi và Thiên Chúa sẽ bộc lộ với mọi người một tình yêu của một người cha đối với người con được chiếu cố. “Viễn ảnh” là những gì cho chúng ta hy vọng và cho phép chúng ta chịu đựng những khó khăn hiện tại với lòng can đảm và phẩm cách. Đó là một phương thức để không bị tiêu diệt bởi tính phủ định của hiện tại. Cũng có rất nhiều hoàn cảnh mà điều này có thể được áp dụng. Nó đã cho nhiều người lòng can đảm để kiên trì trong những lúc chiến đấu, thiên tai, rủi ro kinh tế cũng như những bi kịch cá nhân. Nó không đóng vai Pollyanna (name of young heroine of novels by Eleanor H. Porter ‘1868-1920’, U.S writer) hoặc sống trong sự từ chối. Nhưng một sự thừa nhận rằng “điều này rồi cũng sẽ qua đi” và Thiên Chúa luôn tiêu biểu cho một cuộc sống mới và một tương lai. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc sống như viễn ảnh hy vọng là một thực tế.
Vai trò của thầy cả là hội đủ những quan hệ nhân loại. Để dám đứng trước Thiên Chúa trên danh nghĩa những người khác đòi hỏi phải có một ý thức khiêm nhường về nhược điểm và những đặc tính của con người của chính mình và nhân loại. Sự nhận thức này phải được dẫn đến kết quả bằng thương cảm cho những yếu đuối và lỗi lầm của tha nhân. Chức linh mục không phải là tư thế của địa vị hoặc một cái gì đó để giành cho bản thân mình. Nó phải xứng đáng – và điều đó bắt buộc phải tranh đấu cá nhân, phục tùng Thiên Chúa và tự chủ. Và trên hết tất cả, nó là tiếng gọi từ Thiên Chúa chứ không phải một chọn lựa nghề nghiệp.
Bartimeaus trong giây lát cũng có thề nhìn được xa mặc dù anh ta khiếm thị. Bằng lời chào Chúa Giê-su với danh hiệu “con vua David,” anh ta đã nhận ra vị cứu tinh của mình mặc dù nhìn người đồng cảnh với anh không được như vậy. Điều đó hầu như anh ta nhận ra Chúa Giê-su và đã trông chờ Người. Nhưng anh ta không tin vào người khác vì anh là kẻ hành khất mù lòa. Và anh ta tiếp tục kêu gào Chúa Giê-su. Câm đi, người ta nghiêm khắc bảo anh, đừng nên gây phiền hà con người cao cả ấy. Anh nghĩ anh là ai? May thay người đàn ông này lắng nghe trái tim và tâm hồn mình thay vì những tiếng nói phản đối và ích kỷ xung quanh. Cuối cùng tiếng kêu khóc nài xin của anh ta đã chiến thắng. Một lời truyền phán từ Chúa Giê-su hỏi anh ta một câu thân thiện: anh muốn tôi làm gì cho anh?
Bằng cách nào chúng ta trả lời câu hỏi như vậy? Chúng ta thường than khóc tới Thiên Chúa nhưng không thể diễn tả bằng lời một cách chân thành nhu cầu của chúng ta. Câu trả lời của Bartimeaus với mục đích: con muốn được nhìn thấy. Có một chút gì đó nhiều hơn khi anh ta gọi chúa Giê-su là “thầy của con.” Lời yêu cầu của anh ta được chấp nhận, nhưng Chúa Giê-su kết kuận một cách minh bạch rằng việc này không phải là sự ưu đãi cá nhân cũng không phải là phép thuật huyền bí. Nó là niềm tin của người đàn ông này đã làm cho mình được nhìn thấy trở lại – niềm tin trong sự thương xót từ tâm của Thiên Chúa cho dù đồng thanh của những người phản đối.
Cũng giống như nhiều trường hợp trong Tin Mừng, người đàn ông mù lòa này đã phục hồi thị giác của mình sẽ không bao giờ như vậy một lần nữa vì anh ta đã theo Chúa Giê-su trên con đường của Người. Khi chúng ta cầu nguyện để được chữa lành bệnh tật chúng ta không chỉ đơn thuần là người lãnh nhận thụ động – chúng ta có một phần để giải quyết việc chữa trị của chính mình.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Đôi khi người ta được ban cho thiên năng của sự sống để có thể thấy được chân trời xa phía bên kia những hỗn mang và tiêu cực của hiện tại. Cuộc sống thuần túy của tiên tri Jeremiah đã cống hiến sự giúp đỡ không gì là thuận lợi về sự nỗ lực thức tỉnh dân riêng của mình canh tân đao đức và tinh thần. Sứ vụ của ông đòi hỏi thuyết giảng chân lý không được sự đón nhận: tất cả đã không được ổn thỏa đối với quốc gia này trừ phi có sự thay đổi căn bản bất ngờ diễn ra theo đường lối của nó.
Phần thưởng cho sứ vụ tiên tri của ông là bách hại, nhạo báng, chối từ và những nỗ lực cho cuộc sống của mình. Và những thảm họa mà ông đã tiên đoán – sự tàn phá của Jerusalem và đền thờ từ tay những người Babilon – đang đến gần hơn lúc nào hết. Nhưng thay vì bị cuốn trôi theo tuyệt vọng và thoái thác, tinh thần của Jeremiah được khuyến khích, cổ vũ bởi bóng dáng hy vọng đối với dân Israel của mình.
Sự đau khổ và tàn phá không thể tránh khỏi, nhưng không phải là cuối cùng hoặc kết thúc. Sau một khoảng thời gian đau đớn và thanh lọc, sẽ có sự tái sinh và hồi phục của dân tộc Do Thái. Những người lưu đày tha hương sẽ lại được đoàn tụ sum vầy và tất cả sẽ được chở che bao bọc – ngay cả người mù và tàn tật. Những vận may của họ sẽ được phục hồi và Thiên Chúa sẽ bộc lộ với mọi người một tình yêu của một người cha đối với người con được chiếu cố. “Viễn ảnh” là những gì cho chúng ta hy vọng và cho phép chúng ta chịu đựng những khó khăn hiện tại với lòng can đảm và phẩm cách. Đó là một phương thức để không bị tiêu diệt bởi tính phủ định của hiện tại. Cũng có rất nhiều hoàn cảnh mà điều này có thể được áp dụng. Nó đã cho nhiều người lòng can đảm để kiên trì trong những lúc chiến đấu, thiên tai, rủi ro kinh tế cũng như những bi kịch cá nhân. Nó không đóng vai Pollyanna (name of young heroine of novels by Eleanor H. Porter ‘1868-1920’, U.S writer) hoặc sống trong sự từ chối. Nhưng một sự thừa nhận rằng “điều này rồi cũng sẽ qua đi” và Thiên Chúa luôn tiêu biểu cho một cuộc sống mới và một tương lai. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc sống như viễn ảnh hy vọng là một thực tế.
Vai trò của thầy cả là hội đủ những quan hệ nhân loại. Để dám đứng trước Thiên Chúa trên danh nghĩa những người khác đòi hỏi phải có một ý thức khiêm nhường về nhược điểm và những đặc tính của con người của chính mình và nhân loại. Sự nhận thức này phải được dẫn đến kết quả bằng thương cảm cho những yếu đuối và lỗi lầm của tha nhân. Chức linh mục không phải là tư thế của địa vị hoặc một cái gì đó để giành cho bản thân mình. Nó phải xứng đáng – và điều đó bắt buộc phải tranh đấu cá nhân, phục tùng Thiên Chúa và tự chủ. Và trên hết tất cả, nó là tiếng gọi từ Thiên Chúa chứ không phải một chọn lựa nghề nghiệp.
Bartimeaus trong giây lát cũng có thề nhìn được xa mặc dù anh ta khiếm thị. Bằng lời chào Chúa Giê-su với danh hiệu “con vua David,” anh ta đã nhận ra vị cứu tinh của mình mặc dù nhìn người đồng cảnh với anh không được như vậy. Điều đó hầu như anh ta nhận ra Chúa Giê-su và đã trông chờ Người. Nhưng anh ta không tin vào người khác vì anh là kẻ hành khất mù lòa. Và anh ta tiếp tục kêu gào Chúa Giê-su. Câm đi, người ta nghiêm khắc bảo anh, đừng nên gây phiền hà con người cao cả ấy. Anh nghĩ anh là ai? May thay người đàn ông này lắng nghe trái tim và tâm hồn mình thay vì những tiếng nói phản đối và ích kỷ xung quanh. Cuối cùng tiếng kêu khóc nài xin của anh ta đã chiến thắng. Một lời truyền phán từ Chúa Giê-su hỏi anh ta một câu thân thiện: anh muốn tôi làm gì cho anh?
Bằng cách nào chúng ta trả lời câu hỏi như vậy? Chúng ta thường than khóc tới Thiên Chúa nhưng không thể diễn tả bằng lời một cách chân thành nhu cầu của chúng ta. Câu trả lời của Bartimeaus với mục đích: con muốn được nhìn thấy. Có một chút gì đó nhiều hơn khi anh ta gọi chúa Giê-su là “thầy của con.” Lời yêu cầu của anh ta được chấp nhận, nhưng Chúa Giê-su kết kuận một cách minh bạch rằng việc này không phải là sự ưu đãi cá nhân cũng không phải là phép thuật huyền bí. Nó là niềm tin của người đàn ông này đã làm cho mình được nhìn thấy trở lại – niềm tin trong sự thương xót từ tâm của Thiên Chúa cho dù đồng thanh của những người phản đối.
Cũng giống như nhiều trường hợp trong Tin Mừng, người đàn ông mù lòa này đã phục hồi thị giác của mình sẽ không bao giờ như vậy một lần nữa vì anh ta đã theo Chúa Giê-su trên con đường của Người. Khi chúng ta cầu nguyện để được chữa lành bệnh tật chúng ta không chỉ đơn thuần là người lãnh nhận thụ động – chúng ta có một phần để giải quyết việc chữa trị của chính mình.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
“Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”
Pm. Cao Huy Hoàng
11:12 23/10/2009
Chúa Nhật 30 Thường niên B
Thánh Marcô kể về Bartime: Anh mù bẩm sinh, ngồi ăn xin bên vệ đường. Anh nhận ra sự hiện diện của Đức Giêsu, người Nazareth và kêu lớn tiếng: “Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Anh càng la to hơn: “Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi” dẫu người ta mắng anh hãy im đi. Chúa Giêsu dừng lại và gọi anh ta đến với Chúa. Người ta bảo anh: “Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”. Anh ta vứt áo choàng, nhảy lên đến với Chúa. Chúa hỏi anh ta xin gì. Anh đáp xin cho được thấy. Chúa đã chữa anh ta sáng mắt. Và anh ta theo Chúa lên đường.
Người mù ăn xin
Người mù ăn xin, ta vẫn thường gặp trong đời thường.
Ở Việt Nam, một số người mù từ thuở mới sinh được may mắn sống tại một số trường, nhà dành cho người mù. Hầu hết là những tổ chức Công Giáo đảm nhận. Một niềm vui đáng kể cho cho sự dấn thân, phục vụ của những người tình nguyện, từ thiện và cũng là niềm vui cho Giáo Hội. Ở đó, người mù được cấp dưỡng và nuôi dạy tốt. Có người học đọc, học viết, học vi tính, học ngoại ngữ, và học các ngành nghề đặc biệt dành cho họ.
Nhưng cũng còn có rất nhiều người mù đang ăn xin ở các TP, hoặc còn đang ở trong tình trạng khó khăn ở các miền quê. Họ thật bất hạnh. Nhưng, vì mù, nên tạo hóa bù đắp cho họ một khả năng nghe thật tuyệt, thật chính xác. Dẫu là họ đang ăn xin cái qua ngày vì họ không thể lao động kiếm sống như người bình thường được, nhưng chắc chắn rằng, nỗi khát khao duy nhất trong đời của họ là được nhìn thấy.
Xin Chúa thương xót
Giống như những người mù mà ta thường gặp, nhưng chàng mù Bartimee có một điểm khác nổi bật hơn là: khi nhận ra Chúa Giêsu hiện diện, chàng không xin cái ăn qua ngày, mà chàng đã ăn xin “lòng thương xót Chúa”. “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót tôi”. Chàng biết xin cái quí nhất trên đời: lòng thương xót Chúa. Chàng đã xin, bất chấp mọi cấm đoán và với tin tưởng mãnh liệt rằng lòng thương xót Chúa có thể cho chàng được thấy. Và lòng thương xót Chúa đã cứu anh, dựa vào đức tin mãnh liệt của chàng.
Xin lòng Chúa thương xót, có thể nói là đã đủ cho một đời người.
Người mù không thể biết điều mình xin là cao quý như thế, nếu chàng không có một lòng khiêm tốn thẳm sâu. Có thể chàng chưa dám xin cho được thấy, vì tự cảm thấy mình bất xứng, hoặc vì chàng đã chấp nhận cảnh mù lòa như một sự trừng phạt của Thiên Chúa theo như quan niệm của thời bấy giờ. Chàng xin lòng thương xót vì chàng có niềm tin: lòng thương xót của Chúa sẽ mở cho chàng tất cả lối ngõ vào các ước muốn theo ý Chúa.
Ấy vậy, khi lòng thương xót của Chúa đã đáp lại nguyện vọng của chàng qua cung cách yêu thương trìu mến của Chúa Giêsu, chàng ta mới dám nói: Xin cho con được thấy.
Và chàng đã được thấy.
“Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Tôi đặc biệt nghĩ đến chi tiết của những người đi theo Chúa Giêsu. Họ đã thay đổi thái độ la mắng và cấm đoán anh ta la hét, thành lời mời gọi rất dễ thương: “ Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Những người theo Chúa, trước đó họ cũng mù, nhưng họ được mở mắt ra, khi nhìn thấy Chúa Giêsu dừng lại trước người mù đau khổ. Thái độ của Ngài đã biến đổi thái độ của họ. Họ mời anh đến với Chúa. “ Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Giáo Hội của Chúa Kitô phải là GH của những người đau khổ, cùng khốn. Những người theo Chúa Kitô cũng là những người đứng về phía người đau khổ cùng khốn. Và thân thiện mời người đau khổ đến với Chúa để được an vui.
Nhưng, đứng về phía những người đau khổ vì nghèo đói, bệnh tật, thiên tai, đại dịch, áp bức, khủng bố, ngược đãi… thì dễ, còn đứng về phía những người đau khổ tâm hồn vì tội lỗi, vì mù lòa tâm linh, thì không dễ chút nào, vì họ không dễ nhận mình là tội lỗi, không dễ biết mình đang mù lòa, và có thể họ cũng không cần đến Giáo Hội. Vâng, khi nghèo đói, bịnh hoạn, lầm than, thì con người dễ nhận ra sự thấp kém của mình. Còn khi, đầy đủ sung túc, khỏe mạnh thì lầm tưởng giá trị của cuộc sống của mình lớn lao biết bao. Sự mù quáng không miễn trừ một ai, có học hay vô học, trí thức hay mù chữ… tất cả đều có thể mắc bệnh mù quáng do chủ quan đã làm hỏng đôi mắt tâm linh.
“Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Thiết nghĩ, đây là lời mời gọi của Giáo Hội dành cho tất cả chúng ta, những người sống trong u tối vì bệnh mù lòa tâm linh, mù quáng do chủ quan, mù mờ về chân lý, mù tịt về đời sau….
Thấy người, có người mù bẩm sinh, nhưng cũng có người mù do thương tật, lại nghĩ đến ta, có người mù do tự mình làm hỏng đôi mắt tinh tuyền của mình bằng vô số cách tự hủy hoại đáng tiếc.
Và lời mời gọi của Giáo hội “Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”, vẫn văng vẳng bên tai ta hằng ngày. Điều quan trọng là:
-chúng ta biết mình đang mù.
-chúng ta dứt khoát với bóng tối tội lỗi.
-chúng ta khát khao được nhìn thấy chân lý.
-chúng ta tin tưởng mảnh liệt và quyết tâm sống với chân lý.
Chân lý của chúng ta là tinh thần của Chúa Giêsu Kitô.
Tôi nhớ một bài hát thiếu nhi:
“Trong tim Chúa Giêsu, đang có những người đau khổ.
Trong tim Chúa Giêsu đang có anh em bạn bè.
Trong tim Chúa Giêsu em thấy có cả em nữa.
Đang ca hát hân hoan vui trong tình yêu vô biên”
Ước gì trong tim Chúa Giêsu, thấy có cả tôi và bạn, những người mù ăn xin lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa, chúng con là người sáng mắt, nhưng mù tối tâm hồn, mù mờ đức tin, mù quáng trước những cuốn hút của cái tôi kiêu ngạo. Chúng con rất cần đến lòng thương xót Chúa. Chỉ có lòng thương xót vô điều kiện của Chúa mới có thể tha thứ được sự hư đốn trong tâm hồn, sự u tối trong lý trí chúng con, và biến đổi chúng con nên hoàn hảo nhờ được thấy và bước đi trong ánh sáng chân lý của Chúa. A men.
Thánh Marcô kể về Bartime: Anh mù bẩm sinh, ngồi ăn xin bên vệ đường. Anh nhận ra sự hiện diện của Đức Giêsu, người Nazareth và kêu lớn tiếng: “Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi”. Anh càng la to hơn: “Lạy con vua Đavít, xin thương xót tôi” dẫu người ta mắng anh hãy im đi. Chúa Giêsu dừng lại và gọi anh ta đến với Chúa. Người ta bảo anh: “Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”. Anh ta vứt áo choàng, nhảy lên đến với Chúa. Chúa hỏi anh ta xin gì. Anh đáp xin cho được thấy. Chúa đã chữa anh ta sáng mắt. Và anh ta theo Chúa lên đường.
Người mù ăn xin
Người mù ăn xin, ta vẫn thường gặp trong đời thường.
Ở Việt Nam, một số người mù từ thuở mới sinh được may mắn sống tại một số trường, nhà dành cho người mù. Hầu hết là những tổ chức Công Giáo đảm nhận. Một niềm vui đáng kể cho cho sự dấn thân, phục vụ của những người tình nguyện, từ thiện và cũng là niềm vui cho Giáo Hội. Ở đó, người mù được cấp dưỡng và nuôi dạy tốt. Có người học đọc, học viết, học vi tính, học ngoại ngữ, và học các ngành nghề đặc biệt dành cho họ.
Nhưng cũng còn có rất nhiều người mù đang ăn xin ở các TP, hoặc còn đang ở trong tình trạng khó khăn ở các miền quê. Họ thật bất hạnh. Nhưng, vì mù, nên tạo hóa bù đắp cho họ một khả năng nghe thật tuyệt, thật chính xác. Dẫu là họ đang ăn xin cái qua ngày vì họ không thể lao động kiếm sống như người bình thường được, nhưng chắc chắn rằng, nỗi khát khao duy nhất trong đời của họ là được nhìn thấy.
Xin Chúa thương xót
Giống như những người mù mà ta thường gặp, nhưng chàng mù Bartimee có một điểm khác nổi bật hơn là: khi nhận ra Chúa Giêsu hiện diện, chàng không xin cái ăn qua ngày, mà chàng đã ăn xin “lòng thương xót Chúa”. “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót tôi”. Chàng biết xin cái quí nhất trên đời: lòng thương xót Chúa. Chàng đã xin, bất chấp mọi cấm đoán và với tin tưởng mãnh liệt rằng lòng thương xót Chúa có thể cho chàng được thấy. Và lòng thương xót Chúa đã cứu anh, dựa vào đức tin mãnh liệt của chàng.
Xin lòng Chúa thương xót, có thể nói là đã đủ cho một đời người.
Người mù không thể biết điều mình xin là cao quý như thế, nếu chàng không có một lòng khiêm tốn thẳm sâu. Có thể chàng chưa dám xin cho được thấy, vì tự cảm thấy mình bất xứng, hoặc vì chàng đã chấp nhận cảnh mù lòa như một sự trừng phạt của Thiên Chúa theo như quan niệm của thời bấy giờ. Chàng xin lòng thương xót vì chàng có niềm tin: lòng thương xót của Chúa sẽ mở cho chàng tất cả lối ngõ vào các ước muốn theo ý Chúa.
Ấy vậy, khi lòng thương xót của Chúa đã đáp lại nguyện vọng của chàng qua cung cách yêu thương trìu mến của Chúa Giêsu, chàng ta mới dám nói: Xin cho con được thấy.
Và chàng đã được thấy.
“Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Tôi đặc biệt nghĩ đến chi tiết của những người đi theo Chúa Giêsu. Họ đã thay đổi thái độ la mắng và cấm đoán anh ta la hét, thành lời mời gọi rất dễ thương: “ Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Những người theo Chúa, trước đó họ cũng mù, nhưng họ được mở mắt ra, khi nhìn thấy Chúa Giêsu dừng lại trước người mù đau khổ. Thái độ của Ngài đã biến đổi thái độ của họ. Họ mời anh đến với Chúa. “ Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Giáo Hội của Chúa Kitô phải là GH của những người đau khổ, cùng khốn. Những người theo Chúa Kitô cũng là những người đứng về phía người đau khổ cùng khốn. Và thân thiện mời người đau khổ đến với Chúa để được an vui.
Nhưng, đứng về phía những người đau khổ vì nghèo đói, bệnh tật, thiên tai, đại dịch, áp bức, khủng bố, ngược đãi… thì dễ, còn đứng về phía những người đau khổ tâm hồn vì tội lỗi, vì mù lòa tâm linh, thì không dễ chút nào, vì họ không dễ nhận mình là tội lỗi, không dễ biết mình đang mù lòa, và có thể họ cũng không cần đến Giáo Hội. Vâng, khi nghèo đói, bịnh hoạn, lầm than, thì con người dễ nhận ra sự thấp kém của mình. Còn khi, đầy đủ sung túc, khỏe mạnh thì lầm tưởng giá trị của cuộc sống của mình lớn lao biết bao. Sự mù quáng không miễn trừ một ai, có học hay vô học, trí thức hay mù chữ… tất cả đều có thể mắc bệnh mù quáng do chủ quan đã làm hỏng đôi mắt tâm linh.
“Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”.
Thiết nghĩ, đây là lời mời gọi của Giáo Hội dành cho tất cả chúng ta, những người sống trong u tối vì bệnh mù lòa tâm linh, mù quáng do chủ quan, mù mờ về chân lý, mù tịt về đời sau….
Thấy người, có người mù bẩm sinh, nhưng cũng có người mù do thương tật, lại nghĩ đến ta, có người mù do tự mình làm hỏng đôi mắt tinh tuyền của mình bằng vô số cách tự hủy hoại đáng tiếc.
Và lời mời gọi của Giáo hội “Hãy an tâm, đứng dậy, Ngài gọi anh đấy”, vẫn văng vẳng bên tai ta hằng ngày. Điều quan trọng là:
-chúng ta biết mình đang mù.
-chúng ta dứt khoát với bóng tối tội lỗi.
-chúng ta khát khao được nhìn thấy chân lý.
-chúng ta tin tưởng mảnh liệt và quyết tâm sống với chân lý.
Chân lý của chúng ta là tinh thần của Chúa Giêsu Kitô.
Tôi nhớ một bài hát thiếu nhi:
“Trong tim Chúa Giêsu, đang có những người đau khổ.
Trong tim Chúa Giêsu đang có anh em bạn bè.
Trong tim Chúa Giêsu em thấy có cả em nữa.
Đang ca hát hân hoan vui trong tình yêu vô biên”
Ước gì trong tim Chúa Giêsu, thấy có cả tôi và bạn, những người mù ăn xin lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa, chúng con là người sáng mắt, nhưng mù tối tâm hồn, mù mờ đức tin, mù quáng trước những cuốn hút của cái tôi kiêu ngạo. Chúng con rất cần đến lòng thương xót Chúa. Chỉ có lòng thương xót vô điều kiện của Chúa mới có thể tha thứ được sự hư đốn trong tâm hồn, sự u tối trong lý trí chúng con, và biến đổi chúng con nên hoàn hảo nhờ được thấy và bước đi trong ánh sáng chân lý của Chúa. A men.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 23/10/2009
DÂU TÂY NGON MIỆNG NHẤT
Phật Đà đã dạy đệ tử như sau:
- “Có một người gặp con hổ trong hoang địa, con hổ đuổi theo anh ta làm anh ta chạy trối chết, khi chạy đến trên vách đá thì chân bị vướng ngã xuống vách đá, anh ta vương tay bám vào một nhánh cây dâu tây dài mọc bên sườn núi.
Và treo tòn ten như thế, bên trên thì có mảnh hổ uy hiếp, phía dưới thì vực sâu thăm thẳm, lúc nào cũng có thể “nghênh tiếp” tử thi của anh ta.
Đột nhiên, mắt anh ta nhìn thấy một trái dâu đẹp tươi, thế là một tay bám chặt cành cây, tay kia hái trái dâu tây bỏ vào miệng. Ái dà, cả đời chưa từng nếm qua trái dâu tây ngon miệng như thế.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những đại gia mỗi ngày ăn cơm ở một nhà hàng khác nhau, nhưng họ vẫn cảm thấy chưa vừa ý, bởi vì họ không thèm nhìn thấy những đói khổ của người nghèo chung quanh mình; có những người ngày ngày ăn toàn là cao lương mỹ vị, nhưng vẫn cảm thấy chưa bằng những người sành ăn khác, bởi vì mục đích của họ là sống để ăn chứ không phải ăn để sống...
Nhịp điệu cuộc sống của con người thời nay như người bị cọp đuổi, họ vội vội vàng vàng chạy đua với thời gian để rồi cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa gì cả.
Nhưng người Ki-tô hữu thì luôn đặt mình vào trong sự quan phòng của Chúa, bởi vì họ tin tưởng vào Lời Chúa dạy: “hãy đến với Ta hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho...” Đến với Chúa để được bằng an mà không sợ ma quỷ vây quanh mình và địa ngục đời đời bên dưới, bởi vì tình yêu của Chúa ngọt ngào hơn mọi thứ dâu tây trên cuộc đời này.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Phật Đà đã dạy đệ tử như sau:
- “Có một người gặp con hổ trong hoang địa, con hổ đuổi theo anh ta làm anh ta chạy trối chết, khi chạy đến trên vách đá thì chân bị vướng ngã xuống vách đá, anh ta vương tay bám vào một nhánh cây dâu tây dài mọc bên sườn núi.
Và treo tòn ten như thế, bên trên thì có mảnh hổ uy hiếp, phía dưới thì vực sâu thăm thẳm, lúc nào cũng có thể “nghênh tiếp” tử thi của anh ta.
Đột nhiên, mắt anh ta nhìn thấy một trái dâu đẹp tươi, thế là một tay bám chặt cành cây, tay kia hái trái dâu tây bỏ vào miệng. Ái dà, cả đời chưa từng nếm qua trái dâu tây ngon miệng như thế.”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Có những đại gia mỗi ngày ăn cơm ở một nhà hàng khác nhau, nhưng họ vẫn cảm thấy chưa vừa ý, bởi vì họ không thèm nhìn thấy những đói khổ của người nghèo chung quanh mình; có những người ngày ngày ăn toàn là cao lương mỹ vị, nhưng vẫn cảm thấy chưa bằng những người sành ăn khác, bởi vì mục đích của họ là sống để ăn chứ không phải ăn để sống...
Nhịp điệu cuộc sống của con người thời nay như người bị cọp đuổi, họ vội vội vàng vàng chạy đua với thời gian để rồi cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa gì cả.
Nhưng người Ki-tô hữu thì luôn đặt mình vào trong sự quan phòng của Chúa, bởi vì họ tin tưởng vào Lời Chúa dạy: “hãy đến với Ta hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho...” Đến với Chúa để được bằng an mà không sợ ma quỷ vây quanh mình và địa ngục đời đời bên dưới, bởi vì tình yêu của Chúa ngọt ngào hơn mọi thứ dâu tây trên cuộc đời này.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 30 B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 23/10/2009
CHỦ NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 10, 46-52
“Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được”.
Bạn thân mến,
Tuần này, Giáo Hội đưa ra một vấn đề cho mỗi người trong chúng ta tự trả lời, đó là Đức Tin của mình và lòng thương xót của Chúa có phù hợp ăn khớp với nhau không trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta –những người Ki-tô hữu ? Chúng ta cùng nhau chia sẻ hai vấn đề này:
1. Đức tin là điều kiện để nhận ơn lành của Chúa.
Chúa Giê-su chữa lành bệnh tật dễ như chúng ta lấy đồ vật trong túi ra, nhưng quan trọng hơn đó chính là đức tin của người mù, cũng như đức tin của những người đến xin Chúa chữa lành bệnh cho họ. Nếu họ không có đức tin, hoặc là họ không tin Chúa Giê-su sẽ làm được, thì việc chữa lành khó khăn gấp nhiều lần, do đó, đức tin là điều quan trọng nhất đối với chúng ta. Đức tin làm cho bạn và tôi thấy được Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của mình cũng như trong cuộc sống của anh chị em khác, và nhờ đức tin mà lời cầu nguyện của chúng ta có một “sức mạnh” trước mặt Thiên Chúa.
Con người ta có thấy mới tin, nhưng người mù thành Giêricô đã nghe (chứ không thấy) và đã tin, ông ta đã nghe bằng hai lỗ tai xác thịt, nhưng ông đã “thấy” bằng con mắt đức tin, và cái “thấy” này đã làm cho ông ta mạnh dạn tin tưởng rằng Chúa Giê-su có thể làm cho ông được sáng mắt, và do đó bất chấp sự can ngăn của mọi người, bất chấp lời quở mắng của đám đông dân chúng, ông vẫn cứ kêu xin Chúa Giê-su dủ lòng thương xót ông, và rồi đức tin của ông đã chữa ông như lời của Chúa Giê-su nói.
2. Lòng thương xót của Chúa và đức tin của chúng ta.
Trong toàn bộ các sách Phúc Âm bạn và tôi đều thấy được tình yêu và lòng thương xót của Chúa Giê-su trãi dài trên các chặng đường mà Ngài đã đi qua, nơi các địa phương mà Ngài đã đến, nơi đâu Ngài cũng bày tỏ một tâm tình yêu mến và xót thương dân chúng, bởi vì họ như đàn chiên không người dẫn dắt. Nhưng không phải vì thế mà Chúa Giê-su dễ dãi làm phép lạ cho họ, bằng chứng là Ngài đã không làm một phép lạ nào ở quê nhà, bởi vì họ không có lòng tin, hay nói cách khác, họ đã coi thường khinh dễ Chúa Giê-su khi họ cùng nhau bàn luận: “Ông này không phải là con của bác thợ mộc Giu-se sao.. .?”
Bệnh tật phần xác có liên quan đến phần hồn, bệnh phần xác là ngọn, bệnh phần hồn là gốc, chữa gốc thì ngọn cũng lành, cho nên khi nói với người mù: “Anh hãy về đi, đức tin của anh đã cứu anh”, thì Chúa Giê-su cũng mặc khải cho chúng ta thấy một điều rất quan trọng: lòng thương xót của Ngài vốn đã có trên con người chúng ta, bao trùm cả vũ trụ, chỉ cần chúng ta tin, thì mọi việc sẽ được giải quyết nhẹ nhàng. Bởi vì đức tin thuộc về hồn và chữa lành thuộc về xác, khi chúng ta tin là lúc chúng ta được chữa lành. Muốn thì được.
Bạn thân mến,
Có những người tin nhưng vẫn còn hồ nghi vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa; có những người tin nhưng đức tin của họ được đo bằng vật chất, bởi vì khi cầu xin mà không được thì oán trách và bỏ cuộc; có những người tin nhưng lòng tin “chập chờn” trước những thử thách mà có lúc họ cho rằng Thiên Chúa không tồn tại...
Thánh lễ Mi-sa là nơi mà Chúa Giê-su tỏ lộ lòng thương yêu vô bờ bến của Ngài đối với nhân loại, và là nơi mà đức tin của mỗi người trong chúng ta được củng cố kiện toàn nhất, bởi vì nơi đây –thánh lễ- bạn và tôi được ăn và uống Máu Thịt của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng chữa lành bệnh tật trong tâm hồn và nơi thân xác của con người.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mc 10, 46-52
“Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được”.
Bạn thân mến,
Tuần này, Giáo Hội đưa ra một vấn đề cho mỗi người trong chúng ta tự trả lời, đó là Đức Tin của mình và lòng thương xót của Chúa có phù hợp ăn khớp với nhau không trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta –những người Ki-tô hữu ? Chúng ta cùng nhau chia sẻ hai vấn đề này:
1. Đức tin là điều kiện để nhận ơn lành của Chúa.
Chúa Giê-su chữa lành bệnh tật dễ như chúng ta lấy đồ vật trong túi ra, nhưng quan trọng hơn đó chính là đức tin của người mù, cũng như đức tin của những người đến xin Chúa chữa lành bệnh cho họ. Nếu họ không có đức tin, hoặc là họ không tin Chúa Giê-su sẽ làm được, thì việc chữa lành khó khăn gấp nhiều lần, do đó, đức tin là điều quan trọng nhất đối với chúng ta. Đức tin làm cho bạn và tôi thấy được Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của mình cũng như trong cuộc sống của anh chị em khác, và nhờ đức tin mà lời cầu nguyện của chúng ta có một “sức mạnh” trước mặt Thiên Chúa.
Con người ta có thấy mới tin, nhưng người mù thành Giêricô đã nghe (chứ không thấy) và đã tin, ông ta đã nghe bằng hai lỗ tai xác thịt, nhưng ông đã “thấy” bằng con mắt đức tin, và cái “thấy” này đã làm cho ông ta mạnh dạn tin tưởng rằng Chúa Giê-su có thể làm cho ông được sáng mắt, và do đó bất chấp sự can ngăn của mọi người, bất chấp lời quở mắng của đám đông dân chúng, ông vẫn cứ kêu xin Chúa Giê-su dủ lòng thương xót ông, và rồi đức tin của ông đã chữa ông như lời của Chúa Giê-su nói.
2. Lòng thương xót của Chúa và đức tin của chúng ta.
Trong toàn bộ các sách Phúc Âm bạn và tôi đều thấy được tình yêu và lòng thương xót của Chúa Giê-su trãi dài trên các chặng đường mà Ngài đã đi qua, nơi các địa phương mà Ngài đã đến, nơi đâu Ngài cũng bày tỏ một tâm tình yêu mến và xót thương dân chúng, bởi vì họ như đàn chiên không người dẫn dắt. Nhưng không phải vì thế mà Chúa Giê-su dễ dãi làm phép lạ cho họ, bằng chứng là Ngài đã không làm một phép lạ nào ở quê nhà, bởi vì họ không có lòng tin, hay nói cách khác, họ đã coi thường khinh dễ Chúa Giê-su khi họ cùng nhau bàn luận: “Ông này không phải là con của bác thợ mộc Giu-se sao.. .?”
Bệnh tật phần xác có liên quan đến phần hồn, bệnh phần xác là ngọn, bệnh phần hồn là gốc, chữa gốc thì ngọn cũng lành, cho nên khi nói với người mù: “Anh hãy về đi, đức tin của anh đã cứu anh”, thì Chúa Giê-su cũng mặc khải cho chúng ta thấy một điều rất quan trọng: lòng thương xót của Ngài vốn đã có trên con người chúng ta, bao trùm cả vũ trụ, chỉ cần chúng ta tin, thì mọi việc sẽ được giải quyết nhẹ nhàng. Bởi vì đức tin thuộc về hồn và chữa lành thuộc về xác, khi chúng ta tin là lúc chúng ta được chữa lành. Muốn thì được.
Bạn thân mến,
Có những người tin nhưng vẫn còn hồ nghi vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa; có những người tin nhưng đức tin của họ được đo bằng vật chất, bởi vì khi cầu xin mà không được thì oán trách và bỏ cuộc; có những người tin nhưng lòng tin “chập chờn” trước những thử thách mà có lúc họ cho rằng Thiên Chúa không tồn tại...
Thánh lễ Mi-sa là nơi mà Chúa Giê-su tỏ lộ lòng thương yêu vô bờ bến của Ngài đối với nhân loại, và là nơi mà đức tin của mỗi người trong chúng ta được củng cố kiện toàn nhất, bởi vì nơi đây –thánh lễ- bạn và tôi được ăn và uống Máu Thịt của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng chữa lành bệnh tật trong tâm hồn và nơi thân xác của con người.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:59 23/10/2009
N2T |
89. Đến gần Chúa chúng ta, thừa nhận mình đê tiện thấp hèn, thì con có thể vì lòng nhân từ và thương xót của Ngài mà kỳ vọng tất cả.
(Thánh nữ Euphrasia Pelletier)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 23/10/2009
N2T |
261. Người không mục tiêu, người không đọc sách, thì tri thức của họ rất khó mà tinh vi.
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 30 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
19:51 23/10/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 13,10-17
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là suối nguồn tình yêu. Trái tim Chúa luôn chạnh lòng xót thương trước những khổ đau của tha nhân. Chúa luôn đi bước trước trong tình yêu. Chúa luôn sẵn lòng giúp đỡ những ai cơ hàn, bất hạnh và bị bỏ rơi. Xin cho chúng con có trái tim nhạy cảm và yêu thương như Chúa, để chúng con có thể mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã dạy chúng con yêu người như chính mình. Xin giúp chúng con biết trao ban cho anh em những nghĩa cử yêu thương thay cho những chia rẽ, hận thù. Là người, không ai ước muốn sự xấu cho mình, xin đừng để chúng con gieo rắc sự ác, sự sợ hãi cho tha nhân. Chúng con muốn được yêu thương, được tiếp đãi ân cần, được thân thiện và tôn trọng. Xin giúp chúng con thực thi điều đó cho tha nhân trước khi muốn họ thực hiện cho mình. Xin giúp chúng con biết khiêm nhường, đối xử với anh em những gì chúng con đang mong đợi nhận lãnh từ họ. Xin Chúa luôn là ánh sáng soi đường cho chúng con, xin hãy đổ tràn tình yêu Chúa trên chúng con để chúng con biết chia sẻ với những người chung quanh.
Lạy Chúa, xin mặc cho chúng con tấm lòng yêu thương nhân hậu của Chúa, để nhờ đó chúng con cũng biết xót thương những cảnh đời khốn khổ nghèo hèn chung quanh chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 13,18-21
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Hạt lúa gieo vào lòng đất có mục nát mới trổ sinh hoa trái. Chúa đã chấp nhận là hạt lúa chịu mục nát để làm trổ sinh sự sống phục sinh nơi chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì được nuôi dưỡng bằng chính sức sống phục sinh của Chúa. Qua bí tích Thánh Thể, sức sống của Chúa luôn đổi mới hồn xác chúng con theo tinh thần của Chúa. Xin cho chúng con cũng trở nên hạt giống gieo trồng cây yêu thương, cây hạnh phúc vào trong nhân thế.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, giữa cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những phận người đơn côi, sống thiếu vắng tình yêu, vẫn còn đó những phận ngưới đói rách lầm than. Họ đang cần chúng con gieo vào trong tim họ tình yêu thương giữa người với người. Họ đang cần chúng con gieo vào trong cuộc đời họ niềm vui và hạnh phúc, qua những nghĩa cử yêu thương và cảm thông của chúng con. Xin Chúa cho chúng con được tham dự vào sứ mạng của Chúa. Xin cho chúng con được mục nát đời mình qua những hy sinh, những nghĩa cử bác ái thắm đượm tình Chúa tình người. Xin cho chúng con biết ở lại trong Chúa và mang Chúa đến cho mọi người mà chúng con gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày.
Lạy Chúa, là tình yêu bất diệt. Xin cho chúng con biết say mê tình Chúa và trở nên dấu chứng cho tình yêu của Chúa giữa cuộc đời hôm nay.Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 13,22-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ chúng con. Giữa cuộc đời đầy cám dỗ tội lỗi. Chúng con muốn buông thả theo những đam mê xác thịt mà lạc xa tình Chúa. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể thêm ơn trợ giúp để chúng con chiến thắng bản thân của mình. Xin ban cho chúng con một sức mạnh để chúng con luôn chiến đấu với những yếu đuối của bản thân mình, ngõ hầu sống xứng đáng là con Chúa.
Lạy Chúa Giêu mến yêu, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa hết lòng hết trí khôn chúng con. Xin cho chúng con biết dùng cuộc đời để tôn vinh danh Chúa, ngõ hầu mai sau chúng con cũng được chung hưởng vinh quang trong Nước Chúa. Giữa cuộc đời đầy cám dỗ của danh lợi thú. Xin giúp chúng con luôn khôn ngoan tỉnh thức hầu tránh khỏi những đam mê lầm lạc. Xin giúp chúng con biết đứng dạy sau những lần vấp ngã, biết trông cậy vào ơn Chúa để sửa đổi bản thân, biết kiện toàn đời mình mỗi ngày một tốt hơn.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chiến đấu mà không sợ thương tích..., biết xả thân mà không trông đợi phần thưởng nào khác, ngoài sự nhận biết rằng chúng con đã làm theo Thánh ý Chúa luôn. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 13,31-35
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã xuống thề làm người để thi hành thánh ý Chúa Cha. Chúa đã trải qua những mưa nắng cuộc đời để sống cho Chúa Cha. Chúa vượt thắng những khó khăn, những thử thách hiểm nguy để chu toàn bổn phận mà Chúa Cha trao phó. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể nâng đỡ hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con biết chu toàn bổn phận của mình trong yêu mến thi hành.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hết lòng phụng sự thánh ý Chúa Cha trong suốc cuộc đời. Chúa không bỏ cuộc trước nghi nan. Xin cho chúng con biết sống giây phút hiện tại với thái độ tỉnh thức và khôn ngoan để chu toàn thánh ý Chúa. Xin cho chúng con biết chu toàn bổn phận hằng ngày, biết sống yêu mến và giúp đỡ mọi người trong từng phút giây cuộc sống. Xin loại trừ nơi chúng con sự lười biếng, cẩu thả. Xin ban Thần Khí của Chúa, để soi dẫn chúng con nhận ra sứ mạng của mình trong thế giới này, là thánh hoá thế gian trong tin mừng của Chúa. Xin cho chúng con cũng trở thành muối men để ướp mặn trần đời bằng những hy sinh, những nghĩa cử yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết phụng sự Chúa hết lòng và hết trí khôn, để mai sau chúng con cũng được hưởng hạnh phúc viên mãn trong tình thương của Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 14,1-6
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa yêu chúng con bằng một tình yêu vô bờ bến. Chúa luôn tôn trọng tự do của chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa trở nên tấm bánh nuôi dưỡng chúng con. Chúa hòa tan chính mình trong cuộc đời chúng con. Chúa chỉ mong chúng con ở mãi trong tình yêu của Chúa. Xin giúp chúng con biết dùng tự do Chúa ban để quy hướng về Chúa, về sự thiện toàn mỹ, để phẩm giá làm người chúng con luôn thanh cao xứng đáng là họa ảnh của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Ở đời người ta thường yêu kẻ yêu mình, dửng dưng với người dưng nước lã, và ghét kẻ làm hại mình. Tình yêu của con người thường có điều kiện. Tình yêu con người thường có những toan tính vụ lợi. Nhưng Chúa mời gọi chúng con phải có một tình yêu không toan tính thiệt hơn. Một tình yêu có thể cho đi tất cả, tha thứ tất cả. Một tình yêu sẵn lòng cho đi đến cả giọt máu cuối.
Lạy Chúa là suối nguồn tình yêu, xin giúp chúng con yêu mến nhau trong tình mến chân thành. Xin loại trừ nơi chúng con những đố kỵ, ghen ghét tầm thường. Xin cho chúng con luôn sống nhân ái và bao dung như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 14,1.7-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể Chúa hiến thân trọn vẹn đến nỗi chịu hòa tàn trong cuộc đời chúng con. Chúa trở thánh tấm bánh ban sự sống trường sinh cho chúng con. Xin giúp chúng con cũng biết họa lại chân dung yêu thương của Chúa, khi chúng con khiêm tốn cúi mình phục vụ anh em.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã sống một cuộc đời phục vụ. chúa đã thi thố tình thương của minh trên kẻ lành người dữ. Chúa không phân biệt sang giầu. Chúa luôn ân cần với tất cả mọi hạng người. Chúa đã dạy chúng con nên người cao trọng giữa anh em không phải là quyền bính mình có, mà là thái độ khiêm tốn phục vụ. Chúa đã đến trần gian để phục vụ. Chúa cũng muốn chúng con đừng đòi người khác phục vụ mình, mà là biết sống có ích cho tha nhân.
Lạy Chúa, giữa những thăng trầm của cuộc sống, xin giúp chúng con đừng quá bận tâm đi tìm danh vọng ở đời. Nhưng xin giúp chúng con biết chu toàn tốt bổn phận hằng ngày. Xin giúp chúng con biết nên thánh bằng việc chu toàn bổn phận của mình. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lc 13,10-17
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là suối nguồn tình yêu. Trái tim Chúa luôn chạnh lòng xót thương trước những khổ đau của tha nhân. Chúa luôn đi bước trước trong tình yêu. Chúa luôn sẵn lòng giúp đỡ những ai cơ hàn, bất hạnh và bị bỏ rơi. Xin cho chúng con có trái tim nhạy cảm và yêu thương như Chúa, để chúng con có thể mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã dạy chúng con yêu người như chính mình. Xin giúp chúng con biết trao ban cho anh em những nghĩa cử yêu thương thay cho những chia rẽ, hận thù. Là người, không ai ước muốn sự xấu cho mình, xin đừng để chúng con gieo rắc sự ác, sự sợ hãi cho tha nhân. Chúng con muốn được yêu thương, được tiếp đãi ân cần, được thân thiện và tôn trọng. Xin giúp chúng con thực thi điều đó cho tha nhân trước khi muốn họ thực hiện cho mình. Xin giúp chúng con biết khiêm nhường, đối xử với anh em những gì chúng con đang mong đợi nhận lãnh từ họ. Xin Chúa luôn là ánh sáng soi đường cho chúng con, xin hãy đổ tràn tình yêu Chúa trên chúng con để chúng con biết chia sẻ với những người chung quanh.
Lạy Chúa, xin mặc cho chúng con tấm lòng yêu thương nhân hậu của Chúa, để nhờ đó chúng con cũng biết xót thương những cảnh đời khốn khổ nghèo hèn chung quanh chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 13,18-21
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Hạt lúa gieo vào lòng đất có mục nát mới trổ sinh hoa trái. Chúa đã chấp nhận là hạt lúa chịu mục nát để làm trổ sinh sự sống phục sinh nơi chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì được nuôi dưỡng bằng chính sức sống phục sinh của Chúa. Qua bí tích Thánh Thể, sức sống của Chúa luôn đổi mới hồn xác chúng con theo tinh thần của Chúa. Xin cho chúng con cũng trở nên hạt giống gieo trồng cây yêu thương, cây hạnh phúc vào trong nhân thế.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, giữa cuộc đời hôm nay vẫn còn đó những phận người đơn côi, sống thiếu vắng tình yêu, vẫn còn đó những phận ngưới đói rách lầm than. Họ đang cần chúng con gieo vào trong tim họ tình yêu thương giữa người với người. Họ đang cần chúng con gieo vào trong cuộc đời họ niềm vui và hạnh phúc, qua những nghĩa cử yêu thương và cảm thông của chúng con. Xin Chúa cho chúng con được tham dự vào sứ mạng của Chúa. Xin cho chúng con được mục nát đời mình qua những hy sinh, những nghĩa cử bác ái thắm đượm tình Chúa tình người. Xin cho chúng con biết ở lại trong Chúa và mang Chúa đến cho mọi người mà chúng con gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày.
Lạy Chúa, là tình yêu bất diệt. Xin cho chúng con biết say mê tình Chúa và trở nên dấu chứng cho tình yêu của Chúa giữa cuộc đời hôm nay.Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 13,22-30
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ chúng con. Giữa cuộc đời đầy cám dỗ tội lỗi. Chúng con muốn buông thả theo những đam mê xác thịt mà lạc xa tình Chúa. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể thêm ơn trợ giúp để chúng con chiến thắng bản thân của mình. Xin ban cho chúng con một sức mạnh để chúng con luôn chiến đấu với những yếu đuối của bản thân mình, ngõ hầu sống xứng đáng là con Chúa.
Lạy Chúa Giêu mến yêu, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa hết lòng hết trí khôn chúng con. Xin cho chúng con biết dùng cuộc đời để tôn vinh danh Chúa, ngõ hầu mai sau chúng con cũng được chung hưởng vinh quang trong Nước Chúa. Giữa cuộc đời đầy cám dỗ của danh lợi thú. Xin giúp chúng con luôn khôn ngoan tỉnh thức hầu tránh khỏi những đam mê lầm lạc. Xin giúp chúng con biết đứng dạy sau những lần vấp ngã, biết trông cậy vào ơn Chúa để sửa đổi bản thân, biết kiện toàn đời mình mỗi ngày một tốt hơn.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chiến đấu mà không sợ thương tích..., biết xả thân mà không trông đợi phần thưởng nào khác, ngoài sự nhận biết rằng chúng con đã làm theo Thánh ý Chúa luôn. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 13,31-35
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã xuống thề làm người để thi hành thánh ý Chúa Cha. Chúa đã trải qua những mưa nắng cuộc đời để sống cho Chúa Cha. Chúa vượt thắng những khó khăn, những thử thách hiểm nguy để chu toàn bổn phận mà Chúa Cha trao phó. Xin Chúa Giê-su Thánh Thể nâng đỡ hồn xác chúng con. Xin giúp chúng con biết chu toàn bổn phận của mình trong yêu mến thi hành.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hết lòng phụng sự thánh ý Chúa Cha trong suốc cuộc đời. Chúa không bỏ cuộc trước nghi nan. Xin cho chúng con biết sống giây phút hiện tại với thái độ tỉnh thức và khôn ngoan để chu toàn thánh ý Chúa. Xin cho chúng con biết chu toàn bổn phận hằng ngày, biết sống yêu mến và giúp đỡ mọi người trong từng phút giây cuộc sống. Xin loại trừ nơi chúng con sự lười biếng, cẩu thả. Xin ban Thần Khí của Chúa, để soi dẫn chúng con nhận ra sứ mạng của mình trong thế giới này, là thánh hoá thế gian trong tin mừng của Chúa. Xin cho chúng con cũng trở thành muối men để ướp mặn trần đời bằng những hy sinh, những nghĩa cử yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết phụng sự Chúa hết lòng và hết trí khôn, để mai sau chúng con cũng được hưởng hạnh phúc viên mãn trong tình thương của Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 14,1-6
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa yêu chúng con bằng một tình yêu vô bờ bến. Chúa luôn tôn trọng tự do của chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa trở nên tấm bánh nuôi dưỡng chúng con. Chúa hòa tan chính mình trong cuộc đời chúng con. Chúa chỉ mong chúng con ở mãi trong tình yêu của Chúa. Xin giúp chúng con biết dùng tự do Chúa ban để quy hướng về Chúa, về sự thiện toàn mỹ, để phẩm giá làm người chúng con luôn thanh cao xứng đáng là họa ảnh của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Ở đời người ta thường yêu kẻ yêu mình, dửng dưng với người dưng nước lã, và ghét kẻ làm hại mình. Tình yêu của con người thường có điều kiện. Tình yêu con người thường có những toan tính vụ lợi. Nhưng Chúa mời gọi chúng con phải có một tình yêu không toan tính thiệt hơn. Một tình yêu có thể cho đi tất cả, tha thứ tất cả. Một tình yêu sẵn lòng cho đi đến cả giọt máu cuối.
Lạy Chúa là suối nguồn tình yêu, xin giúp chúng con yêu mến nhau trong tình mến chân thành. Xin loại trừ nơi chúng con những đố kỵ, ghen ghét tầm thường. Xin cho chúng con luôn sống nhân ái và bao dung như Chúa đã yêu thương chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 30 thường niên
Lc 14,1.7-11
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể Chúa hiến thân trọn vẹn đến nỗi chịu hòa tàn trong cuộc đời chúng con. Chúa trở thánh tấm bánh ban sự sống trường sinh cho chúng con. Xin giúp chúng con cũng biết họa lại chân dung yêu thương của Chúa, khi chúng con khiêm tốn cúi mình phục vụ anh em.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa đã sống một cuộc đời phục vụ. chúa đã thi thố tình thương của minh trên kẻ lành người dữ. Chúa không phân biệt sang giầu. Chúa luôn ân cần với tất cả mọi hạng người. Chúa đã dạy chúng con nên người cao trọng giữa anh em không phải là quyền bính mình có, mà là thái độ khiêm tốn phục vụ. Chúa đã đến trần gian để phục vụ. Chúa cũng muốn chúng con đừng đòi người khác phục vụ mình, mà là biết sống có ích cho tha nhân.
Lạy Chúa, giữa những thăng trầm của cuộc sống, xin giúp chúng con đừng quá bận tâm đi tìm danh vọng ở đời. Nhưng xin giúp chúng con biết chu toàn tốt bổn phận hằng ngày. Xin giúp chúng con biết nên thánh bằng việc chu toàn bổn phận của mình. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
''Compendium Eucharisticum'' được trình lên Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
08:26 23/10/2009
VATICAN, ngày 22, tháng 10, 2009 (Zenit.org).- Bốn năm sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thánh Thể, tổng lược "Compendium Eucharisticum" đã được trình lên cho Đức Thánh Cha Benedict XVI.
Đức Thánh Cha đã tuyên bố trong tông huấn năm 2007 là tổng lược này sẽ được phát hành, đây là kết quả của các đề nghị của các giám mục trong thượng hội đồng.
Libreria Editrice Vatican xuất bản tài liệu này ngày Thứ Hai và ngày Thứ Tư được Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera, bộ trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích trình lên Đức Thánh Cha.
Khi Đức Thánh Cha tuyên bố về tổng lược này trong tông huấn, ngài bầy tỏ niềm hy vọng là tài liệu này sẽ “giúp cho việc tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô ngày càng trở nên nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Tài liệu này sẽ khuyến khích mỗi tín hữu cố gắng làm cho đời sống của họ trở nên một hành động tôn thờ thiêng liêng chính thật."
Ngài nói tài liệu này sẽ có các bản văn của Sách Giáo Lý, kinh nguyện, các giải thích về Sách Lễ Rôma, và “các trợ giúp hữu ích khác để thông hiểu đúng đắn, cử hành và tôn kính Bí Tích của Bàn Thánh."
Ấn bản đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Ý và sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác.
Đức Thánh Cha đã tuyên bố trong tông huấn năm 2007 là tổng lược này sẽ được phát hành, đây là kết quả của các đề nghị của các giám mục trong thượng hội đồng.
Libreria Editrice Vatican xuất bản tài liệu này ngày Thứ Hai và ngày Thứ Tư được Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera, bộ trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Bí Tích trình lên Đức Thánh Cha.
Khi Đức Thánh Cha tuyên bố về tổng lược này trong tông huấn, ngài bầy tỏ niềm hy vọng là tài liệu này sẽ “giúp cho việc tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Kitô ngày càng trở nên nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Tài liệu này sẽ khuyến khích mỗi tín hữu cố gắng làm cho đời sống của họ trở nên một hành động tôn thờ thiêng liêng chính thật."
Ngài nói tài liệu này sẽ có các bản văn của Sách Giáo Lý, kinh nguyện, các giải thích về Sách Lễ Rôma, và “các trợ giúp hữu ích khác để thông hiểu đúng đắn, cử hành và tôn kính Bí Tích của Bàn Thánh."
Ấn bản đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Ý và sẽ được dịch sang các ngôn ngữ khác.
Tin là sống cuộc gặp gỡ cá nhân thân tình với Chúa Giêsu
Linh Tiến Khải
11:15 23/10/2009
Lòng tin trước hết là cuộc gặp gỡ cá nhân, thân tình với Chúa Giêsu, là sống kinh nghiệm sự gần gũi của Chúa, tình bạn và tình yêu của Chúa. Chỉ như thế chúng ta mới ngày càng học biết Chúa hơn, yêu mến Chúa hơn và theo Chúa luôn mãi.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 30.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi găp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 21-10-2009 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Bernardo thành Chiaravalle, giáo phụ cuối cùng của Giáo Hội, vì người canh tân và trình bầy thần học của các Giáo Phụ. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không biết chi tiết thời thơ ấu của người, nhưng biết rằng người sinh năm 1090 tại Fontaines bên Pháp, trong một gia đình đông con và có cuộc sống dễ thở. Ngay từ khi còn bé người đã học các nghê thuật tự do đặc biệt là văn phạm, hùng biện và biện chứng tại trường các Kinh sĩ của nhà thờ Saint Vorles ở Châtillon-sur-Seine và từ từ chín mùi trong ơn gọi tu sĩ. Vào năm 20 tuổi người gia nhập dòng Citeaux, là một đan viện mới dễ sống hơn các đan viện khác thời bấy giờ, nhưng cũng nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi các lời khấn phúc âm. Vài năm sau năm 1115 Bernardo được gửi tới với thánh Stefano Harding, là viện phụ thứ ba của dòng Citeaux để thành lập đan viện Chiaravalle. Năm đó viện phụ Bernardo mới 25 tuổi, và tại Chiaravalle người đã đào sâu ý niệm đời đan tu và đem ra thực hành. Người mời gọi sống đơn sơ và điều độ trong cách ăn mặc và nhà ở, khuyến khích các đan sĩ lo lắng cho người nghèo. Cộng đoàn Chiaravalle ngày càng đông các đan sĩ và sau đó đã thành lập nhiều đan viện mới.
Trong các năm trước 1130 thánh Bernardo đã liên lạc thư tín với nhiều nhân vật quan trọng cũng như những người có điều kiện xã hội khiêm tốn. Bên cạnh các Thư là các Bài Giảng cũng như các Tư tưởng và các Khảo luận. Cũng trong thời gian này Bernardo kết bạn với Gugliemo viện phụ Saitn Thierry và Gugliemo Champeaux, là hai gương mặt nổi bật của thế kỷ XII. Cũng từ năm 1130 thánh nhân bắt đầu lo cho các công việc của Tòa Thánh và Giáo Hội và thường phải đi đó đây, có khi ra khỏi nước Pháp. Người cũng thành lập các các đan viện nữ và liên lạc thư tín với viện phụ Cluny là Pietro Vị Đáng Kính. Người cũng viết chống lại ông Abelardo là tư tưởng gia áp dụng phương pháp triết lý biện chứng cho tư tưởng thần học, cũng như chống lại lạc thuyết của người Catari, khinh rẻ vật chất, thân xác, và Thiên Chúa Tạo Hóa. Thánh nhân cũng kín đáo bênh vực người do thái, và sau này được rabbi Efraim của cộng đoàn Bonn ca ngợi.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói trong thời gian này thánh Bernardo viết các tác phẩm chính nổi tiếng nhất của mình như ”Các bài giảng về sách Diễm Ca”. Trong các năm trước khi qua đời năm 1153 người không du hành nữa, nhưng để giờ duyệt lại Các Thư, các Bài Giảng và các Khảo Luận. Năm 1145 khi một môn sinh là Bernardo Pignatelli được bầu làm Giáo Hoàng với tên gọi là Đức Eugenio III, như là cha linh hướng thánh Bernardo đã viết một cuốn sách chứa đựng các giáo huấn liên quan tới một vị Giáo Hoàng tốt; và đây là cuốn sách thích hợp cho các Giáo Hoàng thuộc mọi thời đại. Ngoài ra cuốn sách cũng trinh bầy một cái nhìn sâu đậm về mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm của Chúa Kitô nữa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật hai khía cạnh chính trong giáo lý của thánh Bernardo như sau: Giờ đây tôi chỉ muốn dừng lại trên hai khía cạnh chính trong giáo huấn phong phú của thánh Bernardo liên quan tới Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria chí thánh, Mẹ Người. Nỗi lo lắng của thánh nhân cho sự tham dự mật thiết và sống động của kitô hữu vào tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô không đem lại các đường nét mới vào cho nền thần học. Nhưng viện phụ Clairveaux coi thần học gia đồng hình dạng với người chiêm niệm và nhà thần bí. Người nhấn mạnh rằng chỉ có Chúa Giêsu là ”mật ngọt trong miệng, là thánh thi trong tai, là niềm vui trong con tim” Vì thế người được tặng cho danh hiệu là ”Tiến Sĩ chảy mật ong”, Thật thế vì lời người ca tụng Chúa Giêsu Kitô ”chảy như mật ong”. Trong các tranh luận chống lại phái danh gia và thực tế thời đó viện phụ Bernardo không mệt mỏi lập đi lập lại rằng chỉ có danh của Chúa Giêsu thành Nagiarét là đáng kể mà thôi. ”Mọi thức ăn của linh hồn đều nhạt nhẽo, nếu không được tưới với dầu này, đều không mùi vị nếu không được tra với muối này. Điều bạn viết ra không có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không đọc thấy tên Giêsu trong đó... Khi bạn thảo luận hay nói, chẳng có gì có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không nghe vang lên tên Chúa Giêsu” (Sermones in Cantica Canticorum XV, 6; PL 183,847).
Thật thế đối với thánh Bernardo việc hiểu biết Thiên Chúa hệ tại chỗ sống kinh nghiệm cá nhân sâu xa với Chúa Giêsu Kitô và tình yêu Ngài. Và điều này có giá trị đối với mọi kitô hữu: lòng tin trước hết là cuộc găp gỡ cá nhân, thân tình với Chúa Giêsu, là sống kinh nghiệm của sự gần gũi Chúa, của tình bạn và tình yêu của Chúa, và chỉ như thé chúng ta mới ngày càng học biết Chúa hơn, yêu mến Chúa và theo Chúa luôn mãi.
Trong một bài giảng khác ngày Chúa Nhật bát nhật lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời thánh Bernardo say mê nói về việc tham dự mật thiết của Mẹ Maria vào hiến tế cứu chhộc của Con Mẹ: ”Ôi lậy Mẹ rất thánh, qủa thật một lưỡi gươm đã đâm thâu lòng mẹ... Đến độ bạo lưc đớn đau đã đâm thấu linh hồn mẹ, và chúng con có lý khi gọi mẹ còn hơn là một vị tử đạo nữa, vì nơi mẹ việc tham dự vào cuộc khổ nạn của Con đã vượt sức mạnh các khổ đau vật lý của việc tử đạo” (14; PL 183,437-438).
Thánh Bernardo không nghi ngờ sự kiện chúng ta được dẫn đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Thánh nhân xác nhận sự tùy thuộc của Mẹ nơi Chúa Giêsu theo các nền tảng của nền thánh mẫu học truyền thống. Các Bài giảng của thánh nhân cũng nêu bật thế đứng của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ, tiếp theo việc tham dự vào hiến tế của Chúa Con.
Các suy tư trên đây là các đặc thái của một người say mê Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thánh Bernardo, ngày nay cũng khiêu khích các thần học gia và mọi tin hữu một cách ích lợi. Đôi khi người ta yêu sách giải quyết các vấn đề nền tảng liên quan tới Thiên Chúa, con người và thế giới với các sức mạnh của lý trí. Thánh Bernardo trái lại dựa trên Kinh Thánh và các Giáo Phụ nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng một lòng tin sâu xa nơi Thiên Chúa nếu không được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện và sự chiêm niệm, bằng tương quan thân tình với Chúa, thì các suy tư về các mầu nhiệm của Chúa, có nguy cơ trở thành một loại thực tại trí thức và mất đi tính chất đáng tin cậy của chúng. Thần học quy hướng về khoa học của các thánh, về trực giác của các vị liên quan tới các mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống, về sự khôn ngoan ơn của Chúa Thánh Thần, là điểm tham chiếu của tư tưởng thần học.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời cầu thánh Bernardo dâng lên Đức Mẹ như sau: ”Trong các nguy khốn, trong các lo âu, trong các nghi nan, hãy nghĩ tới Mẹ Maria. Ước chi Mẹ đừng rời xa môi bạn, đừng rơi xa tim bạn, và để bạn có được sự trợ giúp của Mẹ đừng bao giờ quên gương sáng cuộc sống của mẹ. Nếu bạn theo Mẹ, bạn khnog thể lạc đường; nếu bạn cầu nguyện với Mẹ, bạn không thể thất vọng; nếu bạn nghĩ tới Mẹ, bạn không thể sai lầm. Nếu Mẹ nâng đỡ bạn, bạn không ngã, và nếu mẹ chở che bạn, bạn không có gì phải sợ; nếu Mẹ hướng dẫn bạn, bạn không mệt nhọc; nếu Mẹ lắng nghe bạn, bạn sẽ tới đích... (Hom. Il suer ”Missus est”, 17; PL 183, 70-71).
Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 30.000 tín hữu và du khách năm châu tham dự buổi găp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư 21-10-2009 tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của thánh Bernardo thành Chiaravalle, giáo phụ cuối cùng của Giáo Hội, vì người canh tân và trình bầy thần học của các Giáo Phụ. Đề cập tới tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói: Chúng ta không biết chi tiết thời thơ ấu của người, nhưng biết rằng người sinh năm 1090 tại Fontaines bên Pháp, trong một gia đình đông con và có cuộc sống dễ thở. Ngay từ khi còn bé người đã học các nghê thuật tự do đặc biệt là văn phạm, hùng biện và biện chứng tại trường các Kinh sĩ của nhà thờ Saint Vorles ở Châtillon-sur-Seine và từ từ chín mùi trong ơn gọi tu sĩ. Vào năm 20 tuổi người gia nhập dòng Citeaux, là một đan viện mới dễ sống hơn các đan viện khác thời bấy giờ, nhưng cũng nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi các lời khấn phúc âm. Vài năm sau năm 1115 Bernardo được gửi tới với thánh Stefano Harding, là viện phụ thứ ba của dòng Citeaux để thành lập đan viện Chiaravalle. Năm đó viện phụ Bernardo mới 25 tuổi, và tại Chiaravalle người đã đào sâu ý niệm đời đan tu và đem ra thực hành. Người mời gọi sống đơn sơ và điều độ trong cách ăn mặc và nhà ở, khuyến khích các đan sĩ lo lắng cho người nghèo. Cộng đoàn Chiaravalle ngày càng đông các đan sĩ và sau đó đã thành lập nhiều đan viện mới.
Trong các năm trước 1130 thánh Bernardo đã liên lạc thư tín với nhiều nhân vật quan trọng cũng như những người có điều kiện xã hội khiêm tốn. Bên cạnh các Thư là các Bài Giảng cũng như các Tư tưởng và các Khảo luận. Cũng trong thời gian này Bernardo kết bạn với Gugliemo viện phụ Saitn Thierry và Gugliemo Champeaux, là hai gương mặt nổi bật của thế kỷ XII. Cũng từ năm 1130 thánh nhân bắt đầu lo cho các công việc của Tòa Thánh và Giáo Hội và thường phải đi đó đây, có khi ra khỏi nước Pháp. Người cũng thành lập các các đan viện nữ và liên lạc thư tín với viện phụ Cluny là Pietro Vị Đáng Kính. Người cũng viết chống lại ông Abelardo là tư tưởng gia áp dụng phương pháp triết lý biện chứng cho tư tưởng thần học, cũng như chống lại lạc thuyết của người Catari, khinh rẻ vật chất, thân xác, và Thiên Chúa Tạo Hóa. Thánh nhân cũng kín đáo bênh vực người do thái, và sau này được rabbi Efraim của cộng đoàn Bonn ca ngợi.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói trong thời gian này thánh Bernardo viết các tác phẩm chính nổi tiếng nhất của mình như ”Các bài giảng về sách Diễm Ca”. Trong các năm trước khi qua đời năm 1153 người không du hành nữa, nhưng để giờ duyệt lại Các Thư, các Bài Giảng và các Khảo Luận. Năm 1145 khi một môn sinh là Bernardo Pignatelli được bầu làm Giáo Hoàng với tên gọi là Đức Eugenio III, như là cha linh hướng thánh Bernardo đã viết một cuốn sách chứa đựng các giáo huấn liên quan tới một vị Giáo Hoàng tốt; và đây là cuốn sách thích hợp cho các Giáo Hoàng thuộc mọi thời đại. Ngoài ra cuốn sách cũng trinh bầy một cái nhìn sâu đậm về mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm của Chúa Kitô nữa.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã nêu bật hai khía cạnh chính trong giáo lý của thánh Bernardo như sau: Giờ đây tôi chỉ muốn dừng lại trên hai khía cạnh chính trong giáo huấn phong phú của thánh Bernardo liên quan tới Chúa Giêsu Kitô và Đức Maria chí thánh, Mẹ Người. Nỗi lo lắng của thánh nhân cho sự tham dự mật thiết và sống động của kitô hữu vào tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô không đem lại các đường nét mới vào cho nền thần học. Nhưng viện phụ Clairveaux coi thần học gia đồng hình dạng với người chiêm niệm và nhà thần bí. Người nhấn mạnh rằng chỉ có Chúa Giêsu là ”mật ngọt trong miệng, là thánh thi trong tai, là niềm vui trong con tim” Vì thế người được tặng cho danh hiệu là ”Tiến Sĩ chảy mật ong”, Thật thế vì lời người ca tụng Chúa Giêsu Kitô ”chảy như mật ong”. Trong các tranh luận chống lại phái danh gia và thực tế thời đó viện phụ Bernardo không mệt mỏi lập đi lập lại rằng chỉ có danh của Chúa Giêsu thành Nagiarét là đáng kể mà thôi. ”Mọi thức ăn của linh hồn đều nhạt nhẽo, nếu không được tưới với dầu này, đều không mùi vị nếu không được tra với muối này. Điều bạn viết ra không có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không đọc thấy tên Giêsu trong đó... Khi bạn thảo luận hay nói, chẳng có gì có mùi vị đối với tôi, nếu tôi không nghe vang lên tên Chúa Giêsu” (Sermones in Cantica Canticorum XV, 6; PL 183,847).
Thật thế đối với thánh Bernardo việc hiểu biết Thiên Chúa hệ tại chỗ sống kinh nghiệm cá nhân sâu xa với Chúa Giêsu Kitô và tình yêu Ngài. Và điều này có giá trị đối với mọi kitô hữu: lòng tin trước hết là cuộc găp gỡ cá nhân, thân tình với Chúa Giêsu, là sống kinh nghiệm của sự gần gũi Chúa, của tình bạn và tình yêu của Chúa, và chỉ như thé chúng ta mới ngày càng học biết Chúa hơn, yêu mến Chúa và theo Chúa luôn mãi.
Trong một bài giảng khác ngày Chúa Nhật bát nhật lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời thánh Bernardo say mê nói về việc tham dự mật thiết của Mẹ Maria vào hiến tế cứu chhộc của Con Mẹ: ”Ôi lậy Mẹ rất thánh, qủa thật một lưỡi gươm đã đâm thâu lòng mẹ... Đến độ bạo lưc đớn đau đã đâm thấu linh hồn mẹ, và chúng con có lý khi gọi mẹ còn hơn là một vị tử đạo nữa, vì nơi mẹ việc tham dự vào cuộc khổ nạn của Con đã vượt sức mạnh các khổ đau vật lý của việc tử đạo” (14; PL 183,437-438).
Thánh Bernardo không nghi ngờ sự kiện chúng ta được dẫn đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Thánh nhân xác nhận sự tùy thuộc của Mẹ nơi Chúa Giêsu theo các nền tảng của nền thánh mẫu học truyền thống. Các Bài giảng của thánh nhân cũng nêu bật thế đứng của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ, tiếp theo việc tham dự vào hiến tế của Chúa Con.
Các suy tư trên đây là các đặc thái của một người say mê Chúa Giêsu và Mẹ Maria như thánh Bernardo, ngày nay cũng khiêu khích các thần học gia và mọi tin hữu một cách ích lợi. Đôi khi người ta yêu sách giải quyết các vấn đề nền tảng liên quan tới Thiên Chúa, con người và thế giới với các sức mạnh của lý trí. Thánh Bernardo trái lại dựa trên Kinh Thánh và các Giáo Phụ nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng một lòng tin sâu xa nơi Thiên Chúa nếu không được dưỡng nuôi bằng lời cầu nguyện và sự chiêm niệm, bằng tương quan thân tình với Chúa, thì các suy tư về các mầu nhiệm của Chúa, có nguy cơ trở thành một loại thực tại trí thức và mất đi tính chất đáng tin cậy của chúng. Thần học quy hướng về khoa học của các thánh, về trực giác của các vị liên quan tới các mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống, về sự khôn ngoan ơn của Chúa Thánh Thần, là điểm tham chiếu của tư tưởng thần học.
Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời cầu thánh Bernardo dâng lên Đức Mẹ như sau: ”Trong các nguy khốn, trong các lo âu, trong các nghi nan, hãy nghĩ tới Mẹ Maria. Ước chi Mẹ đừng rời xa môi bạn, đừng rơi xa tim bạn, và để bạn có được sự trợ giúp của Mẹ đừng bao giờ quên gương sáng cuộc sống của mẹ. Nếu bạn theo Mẹ, bạn khnog thể lạc đường; nếu bạn cầu nguyện với Mẹ, bạn không thể thất vọng; nếu bạn nghĩ tới Mẹ, bạn không thể sai lầm. Nếu Mẹ nâng đỡ bạn, bạn không ngã, và nếu mẹ chở che bạn, bạn không có gì phải sợ; nếu Mẹ hướng dẫn bạn, bạn không mệt nhọc; nếu Mẹ lắng nghe bạn, bạn sẽ tới đích... (Hom. Il suer ”Missus est”, 17; PL 183, 70-71).
Sau khi chào các nhóm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu thông qua Sứ điệp gửi Dân Chúa
LM Trần Đức Anh, OP
11:17 23/10/2009
VATICAN - Sáng 23-10-2009, các nghị phụ Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 đã nhóm phiên khoảng đại thứ 18, trước sự hiện diện của ĐTC và đã thông qua Sứ điệp gửi Cộng đồng dân Chúa.
Sứ điệp mang tựa đề: "Phi châu, hãy đứng lên và tiến bước!”, được các nghị phụ nồng nhiệt vỗ tay chào mừng. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Sứ điệp gồm 7 phần, trong đó có nhiều lời kêu gọi được gửi đến: trước tiên là các linh mục, để các vị trung thành trong sự độc thân, khiết tịnh và từ bỏ lòng quyến luyến của cải vật chất, tiếp đến là các giáo dân: hãy trở thành ”những sứ giả của Thiên Chúa”, để đức tin Kitô thấm nhiễm mọi chiều kích trong cuộc sống của họ. Trong lãnh vực này, các nghị phụ khuyến khích tổ chức các khóa thường huấn cho giáo dân và thành lập các đại học Công Giáo.
Một lời kêu gọi khác cũng được gửi đến giới chính trị: Phi châu đang cần những chính trị gia thánh thiện, bài trừ nạn tham ô và làm việc cho công ích. Những nhà chính trị Công Giáo không có thành tích tốt hãy hoán cải hoặc từ bỏ chính trường để khỏi gây hại cho dân chúng và uy tín của Giáo Hội.
Trong Sứ điệp, các nghị phụ cũng nói đến các gia đình Công Giáo, cảnh giác họ về những ý thức hệ gọi là ”tân thời”, đồng thời các vị kêu gọi các chính quyền nâng đỡ các gia đình trong cuộc chiến chống nghèo đói, vì ”một quốc gia phá hủy gia đình có nghĩa là đi ngược lợi chính lợi ích của mình.”
Các nghị phụ coi các tín hữu Công Giáo nam nữ là những cột sống của các Giáo Hội địa phương, và cầu mong cho họ một sự thăng tiến mạnh mẽ hơn về mặt xã hội, và đừng trở thành những con tin của các ý thức hệ ngoại lai, độc hại, về giới tính (gender) và tính dục. Các nghị phụ kêu gọi nam giới Công Giáo hãy là những người chồng, người cha có tinh thần trách nhiệm, bảo vệ sự sống ngay từ lúc mới bắt đầu và giáo dục con cái”.
Sứ điệp của Thượng HĐGM Phi châu cũng kêu gọi thực hiện công tác tông đồ thích hợp với người trẻ và trẻ em, giúp họ tránh xa các giáo phái và bạo lực.
Các nghị phụ mời gọi công đồng quốc tế hãy đối xử với Phi châu trong niềm tôn trọng xứng đáng, hãy thay đổi các qui luật về các hoạt động kinh tế và nợ nần nước ngoài, chấm dứt sự khai thác bóc lột của các công ty siêu quốc, đang tàn phá bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên của Phi châu.
Các nghị phụ không quên vấn đề Aids và cho biết Giáo Hội Công Giáo không chịu thua ai trong cuộc chiến chống vi trùng HIV và săn sóc các bệnh nhân. Cùng với ĐTC Biển Đức 16, người bạn chân thành của Phi châu và người Phi châu, các nghị phụ khẳng định rằng vấn đề HIV không thể giải quyết bằng cách phân phát các túi cao su, và các vị đề cao những thành quả đạt được nhờ tiết dục và chung thủy”.
Sứ điệp của Thượng HĐGM Phi châu đề cao tầm quan trọng của việc đối thoại với các tôn giáo cổ truyền, đối thoại đại kết và liên tôn, đặc biệt với Hồi giáo. Cuộc đối thoại này là điều có thể thực hiện, nhưng cũng cần cương quyết loại bỏ thái độ cuồng tín, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau và nhấn mạnh tự do tôn giáo là một quyền căn bản của con người.
Trong số các vấn đề khác được Sứ điệp bàn tới, có tầm quan trọng của bí tích Hòa giải, các chương trình cấp giáo phận về hòa bình, sự chấm dứt nạn báo thù, củng cố các mối liên hệ với các Giáo Hội cổ kính ở Etiopia, Ai Cập....
Trong phiên họp khoáng đại thứ 19 ban chiều ngày 23-10-2009, các nghị phụ đã nghe trình bày về danh sách chung kết 54 đề nghị đã được soạn thảo và tu chính trong những ngày qua, để rồi trong phiên họp khoáng đại cuối cùng sáng thứ bẩy 24-10-2009 các vị sẽ bỏ phiếu chung kết để đệ lên ĐTC rồi dùng bữa huynh đệ với ngài vào lúc 1 giờ trưa trong tiền đường của Đại thính đường Phaolô 6.
Thượng HĐGM sẽ kết thúc với thánh lễ do ĐTC và các nghị phụ cử hành lúc 10 giờ sáng chúa nhật tại Đền thờ Thánh Phêrô (SD 23-10-2009)
Sứ điệp mang tựa đề: "Phi châu, hãy đứng lên và tiến bước!”, được các nghị phụ nồng nhiệt vỗ tay chào mừng. Ngoài phần nhập đề và kết luận, Sứ điệp gồm 7 phần, trong đó có nhiều lời kêu gọi được gửi đến: trước tiên là các linh mục, để các vị trung thành trong sự độc thân, khiết tịnh và từ bỏ lòng quyến luyến của cải vật chất, tiếp đến là các giáo dân: hãy trở thành ”những sứ giả của Thiên Chúa”, để đức tin Kitô thấm nhiễm mọi chiều kích trong cuộc sống của họ. Trong lãnh vực này, các nghị phụ khuyến khích tổ chức các khóa thường huấn cho giáo dân và thành lập các đại học Công Giáo.
Một lời kêu gọi khác cũng được gửi đến giới chính trị: Phi châu đang cần những chính trị gia thánh thiện, bài trừ nạn tham ô và làm việc cho công ích. Những nhà chính trị Công Giáo không có thành tích tốt hãy hoán cải hoặc từ bỏ chính trường để khỏi gây hại cho dân chúng và uy tín của Giáo Hội.
Trong Sứ điệp, các nghị phụ cũng nói đến các gia đình Công Giáo, cảnh giác họ về những ý thức hệ gọi là ”tân thời”, đồng thời các vị kêu gọi các chính quyền nâng đỡ các gia đình trong cuộc chiến chống nghèo đói, vì ”một quốc gia phá hủy gia đình có nghĩa là đi ngược lợi chính lợi ích của mình.”
Các nghị phụ coi các tín hữu Công Giáo nam nữ là những cột sống của các Giáo Hội địa phương, và cầu mong cho họ một sự thăng tiến mạnh mẽ hơn về mặt xã hội, và đừng trở thành những con tin của các ý thức hệ ngoại lai, độc hại, về giới tính (gender) và tính dục. Các nghị phụ kêu gọi nam giới Công Giáo hãy là những người chồng, người cha có tinh thần trách nhiệm, bảo vệ sự sống ngay từ lúc mới bắt đầu và giáo dục con cái”.
Sứ điệp của Thượng HĐGM Phi châu cũng kêu gọi thực hiện công tác tông đồ thích hợp với người trẻ và trẻ em, giúp họ tránh xa các giáo phái và bạo lực.
Các nghị phụ mời gọi công đồng quốc tế hãy đối xử với Phi châu trong niềm tôn trọng xứng đáng, hãy thay đổi các qui luật về các hoạt động kinh tế và nợ nần nước ngoài, chấm dứt sự khai thác bóc lột của các công ty siêu quốc, đang tàn phá bao nhiêu tài nguyên thiên nhiên của Phi châu.
Các nghị phụ không quên vấn đề Aids và cho biết Giáo Hội Công Giáo không chịu thua ai trong cuộc chiến chống vi trùng HIV và săn sóc các bệnh nhân. Cùng với ĐTC Biển Đức 16, người bạn chân thành của Phi châu và người Phi châu, các nghị phụ khẳng định rằng vấn đề HIV không thể giải quyết bằng cách phân phát các túi cao su, và các vị đề cao những thành quả đạt được nhờ tiết dục và chung thủy”.
Sứ điệp của Thượng HĐGM Phi châu đề cao tầm quan trọng của việc đối thoại với các tôn giáo cổ truyền, đối thoại đại kết và liên tôn, đặc biệt với Hồi giáo. Cuộc đối thoại này là điều có thể thực hiện, nhưng cũng cần cương quyết loại bỏ thái độ cuồng tín, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau và nhấn mạnh tự do tôn giáo là một quyền căn bản của con người.
Trong số các vấn đề khác được Sứ điệp bàn tới, có tầm quan trọng của bí tích Hòa giải, các chương trình cấp giáo phận về hòa bình, sự chấm dứt nạn báo thù, củng cố các mối liên hệ với các Giáo Hội cổ kính ở Etiopia, Ai Cập....
Trong phiên họp khoáng đại thứ 19 ban chiều ngày 23-10-2009, các nghị phụ đã nghe trình bày về danh sách chung kết 54 đề nghị đã được soạn thảo và tu chính trong những ngày qua, để rồi trong phiên họp khoáng đại cuối cùng sáng thứ bẩy 24-10-2009 các vị sẽ bỏ phiếu chung kết để đệ lên ĐTC rồi dùng bữa huynh đệ với ngài vào lúc 1 giờ trưa trong tiền đường của Đại thính đường Phaolô 6.
Thượng HĐGM sẽ kết thúc với thánh lễ do ĐTC và các nghị phụ cử hành lúc 10 giờ sáng chúa nhật tại Đền thờ Thánh Phêrô (SD 23-10-2009)
Văn hóa phải xứng với tên gọi
Phụng Nghi
11:19 23/10/2009
PARIS (Zenit.org).- Tòa thánh Vatican nhắc nhở Liên hiệp quốc: Một nền văn hóa không xứng đáng được gọi là văn hóa nếu không đặt căn bản trên sự tôn trọng con người.
Điều đó được khẳng định do Đức ông Francesco Follo, đại diện của Tòa thánh tại phiên họp khoáng đại lần thứ 35 của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) kết thúc vào ngày 23 tháng 10. Diễn từ của ngài đọc hôm 10 tháng 10 và được Tòa thánh công bố hôm nay.
Sau đây là những ý chính ngài đã phát biểu:
“Con người là gì? Đó là một câu hỏi to lớn và phức tạp mà mỗi nền văn hóa thực sự nhân bản phải tự đặt ra và phải trả lời.”
Câu trả lời cho vấn nạn đó, phải vượt quá mọi rào cản và “không thể khác hơn là con người trong sự thật của con người”, chẳng hạn như mỗi con người đều có quyền được sinh ra đời.
“Do đó, chúng ta hãy tránh đừng nói đến những quyền này mà không ý thức và không đề cập đến sự kiện là những quyền đó có căn cội trong sự tôn trọng sâu xa con người toàn diện, từ lúc một người được hoài thai đến lúc chết tự nhiên.
Một nền văn hóa chỉ có thể tự coi là cao quý khi đặt căn bản vào khả năng hiểu biết con người trong sự thật của con người và công nhận những quyền liên hệ tới sự thật về sự tồn tại của nó.”
Do đó, UNESCO phải xem xét để cho “mỗi nền văn hóa không thể tự bế” mà “làm cho người ta hiểu rằng mỗi nền văn hóa luôn luôn sống tác động với các nền văn hóa khác, và văn hóa là một biến cố hơn là một sự kiện đã đạt thành.”
Cuộc khủng hoảng kinh tế
Đức ông Follo đề cập đến một đoạn trong thông điệp “Caritas in Veritate (Bác ái trong Sự thật)” nói rằng, tính cách phức tạp và trầm trọng của tình hình kinh tế hiện nay “mời gọi người ta đảm nhiệm những trách nhiệm mới, những nhiệm vụ chúng ta được kêu gọi thực thi do hoàn cảnh của một thế giới cần phải tự đổi mới.”
Ngài nhấn mạnh rằng “điều quan trọng là phải ý thức sự kiện là nền kinh tế phải phục vụ con người. Chính con người và văn hóa mới là những đối tượng kinh tế phải phục vụ.”
“Văn hóa – đó là bước tiến của con người đi vào bản tính nhân loại hoàn toàn của mình – không phải là một thứ xa xỉ phẩm chỉ dành riêng cho những nền kinh tế phát đạt.”
Văn hóa được tìm thấy “nơi nào con người quan tâm đến sư thật và tìm kiếm sự thật.”
Do đó, ngài kêu gọi phải có sự tôn trọng nhiều hơn giữa các nền văn hóa với nhau, và trên hết cả, phải có sự tôn trọng con người, vì con người là chúa tể và chủ thể của văn hóa.”
Mặt khác ngài đề nghị phải có sự tái thẩm định giá trị của triết học, “bất hạnh thay thường quá nhiều lúc được coi như là những thứ kỷ luật vô dụng nhất, bởi vì là thứ tự do nhất trong các lợi ích riêng biệt và phe phái.”
“Thay vào đó, triết học phải là một thứ kỷ luật hữu ích và tối cần, bởi vì nó đặc biệt dùng để phục vụ con người và, do đó, phục vụ điều thiện hảo của toàn thể nhân loại.”
“Bằng cách thúc đẩy tất cả những gì góp phần vào sự lớn mạnh của phẩm giá con người, của trí tuệ và óc thông minh nơi con người, UNESCO sẽ trung thành với thiên hướng và sứ mạng cao cả của mình.”
Điều đó được khẳng định do Đức ông Francesco Follo, đại diện của Tòa thánh tại phiên họp khoáng đại lần thứ 35 của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) kết thúc vào ngày 23 tháng 10. Diễn từ của ngài đọc hôm 10 tháng 10 và được Tòa thánh công bố hôm nay.
Sau đây là những ý chính ngài đã phát biểu:
“Con người là gì? Đó là một câu hỏi to lớn và phức tạp mà mỗi nền văn hóa thực sự nhân bản phải tự đặt ra và phải trả lời.”
Câu trả lời cho vấn nạn đó, phải vượt quá mọi rào cản và “không thể khác hơn là con người trong sự thật của con người”, chẳng hạn như mỗi con người đều có quyền được sinh ra đời.
“Do đó, chúng ta hãy tránh đừng nói đến những quyền này mà không ý thức và không đề cập đến sự kiện là những quyền đó có căn cội trong sự tôn trọng sâu xa con người toàn diện, từ lúc một người được hoài thai đến lúc chết tự nhiên.
Một nền văn hóa chỉ có thể tự coi là cao quý khi đặt căn bản vào khả năng hiểu biết con người trong sự thật của con người và công nhận những quyền liên hệ tới sự thật về sự tồn tại của nó.”
Do đó, UNESCO phải xem xét để cho “mỗi nền văn hóa không thể tự bế” mà “làm cho người ta hiểu rằng mỗi nền văn hóa luôn luôn sống tác động với các nền văn hóa khác, và văn hóa là một biến cố hơn là một sự kiện đã đạt thành.”
Cuộc khủng hoảng kinh tế
Đức ông Follo đề cập đến một đoạn trong thông điệp “Caritas in Veritate (Bác ái trong Sự thật)” nói rằng, tính cách phức tạp và trầm trọng của tình hình kinh tế hiện nay “mời gọi người ta đảm nhiệm những trách nhiệm mới, những nhiệm vụ chúng ta được kêu gọi thực thi do hoàn cảnh của một thế giới cần phải tự đổi mới.”
Ngài nhấn mạnh rằng “điều quan trọng là phải ý thức sự kiện là nền kinh tế phải phục vụ con người. Chính con người và văn hóa mới là những đối tượng kinh tế phải phục vụ.”
“Văn hóa – đó là bước tiến của con người đi vào bản tính nhân loại hoàn toàn của mình – không phải là một thứ xa xỉ phẩm chỉ dành riêng cho những nền kinh tế phát đạt.”
Văn hóa được tìm thấy “nơi nào con người quan tâm đến sư thật và tìm kiếm sự thật.”
Do đó, ngài kêu gọi phải có sự tôn trọng nhiều hơn giữa các nền văn hóa với nhau, và trên hết cả, phải có sự tôn trọng con người, vì con người là chúa tể và chủ thể của văn hóa.”
Mặt khác ngài đề nghị phải có sự tái thẩm định giá trị của triết học, “bất hạnh thay thường quá nhiều lúc được coi như là những thứ kỷ luật vô dụng nhất, bởi vì là thứ tự do nhất trong các lợi ích riêng biệt và phe phái.”
“Thay vào đó, triết học phải là một thứ kỷ luật hữu ích và tối cần, bởi vì nó đặc biệt dùng để phục vụ con người và, do đó, phục vụ điều thiện hảo của toàn thể nhân loại.”
“Bằng cách thúc đẩy tất cả những gì góp phần vào sự lớn mạnh của phẩm giá con người, của trí tuệ và óc thông minh nơi con người, UNESCO sẽ trung thành với thiên hướng và sứ mạng cao cả của mình.”
Thư của các Giám Mục Công Giáo Virginia cho các tín hữu trong Giáo Phận, Tháng 10, 2009
Bùi Hữu Thư dịch
20:01 23/10/2009
Với cuộc bầu cử tổng quát sắp tới, dân Virginia sẽ lựa chọn Thống Đốc, Phó Thống Đốc, Chưởng Lý và dân biểu của Hạ Viện Tiểu Bang. Muốn trợ giúp người Công Giáo trong hai giáo phận trong việc hành xử quyền lợi và nhiệm vụ để có thể bỏ phiếu với một lương tâm đã được chuẩn bị, chúng tôi yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Virginia, đai diện cho chúng ta về các vấn đề chính sách công cộng, soạn thảo một số các tài liệu đầy đủ về việc hướng dẫn cử tri cho các giáo xứ chúng ta. Hội Đồng Giám Mục đã soạn thảo một loạt 5 bài về “Người Công Dân Trung Thành tại Virginia: Các ấn hành cho cuộc bầu cử năm 2009” (Faithful Citizenship in Virginia: Issues for the 2009 Elections) để nối kết các giáo huấn luân lý và xã hội của Giáo Hội với các vấn đề thời sự đang thường xuyên được mang ra thảo luận bởi ban hành pháp tiểu bang.
Xin bấm vào đây để xem lá thư của hai giám mục Paul S. Loverde Giáo Phận Arlington và Francis X. DiLorenzo, Giáo Phận Richmond về lương tâm người Công Giáo trước cuộc bầu cử Tiểu Bang Virginia ngày 2 tháng 11 sắp tới:
Thư của các Giám Mục Công Giáo Virginia cho các tín hữu trong Giáo Phận, Tháng 10, 2009
Xin bấm vào đây để xem lá thư của hai giám mục Paul S. Loverde Giáo Phận Arlington và Francis X. DiLorenzo, Giáo Phận Richmond về lương tâm người Công Giáo trước cuộc bầu cử Tiểu Bang Virginia ngày 2 tháng 11 sắp tới:
Thư của các Giám Mục Công Giáo Virginia cho các tín hữu trong Giáo Phận, Tháng 10, 2009
Hoa Kỳ có thêm thành viên trong Bộ Giám Mục tại giáo triều Vatican
Nguyễn Long Thao
21:40 23/10/2009
Trách nhiệm của Bộ Giám Mục là đệ trình các khuyến cáo lên ĐTC để Ngài bổ nhiệm một ứng viên nào đó vào chức vụ Giám Mục. Năm nay Đức TGM Raymond Burke 61 tuổi như vậy Ngài sẽ có ảnh hưởng quan trọng và lâu dài đến thành phần lãnh đạo của Giáo Hội trong tương lai vì cứ sau 5 năm, Ngài có thể được bổ nhiệm lại một lần cho tới khi Ngài 80 tuổi.
Đức TGM Raymond Burke cũng kiêm nhiệm thêm chức Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Vatican. Chức này tương đương với chức Bộ Trưởng tại Vatican.
Hiện nay Hoa Kỳ có 5 vị Giám Mục là thành viên của Bộ Giám Mục.
Đức Hồng Y Antonio Canizares Llovera, Bộ Trưởng bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cũng được ĐTC bổ nhiệm vào làm thành viên Bộ Giám Mục
Hàng trăm giáo sĩ Anh giáo họp hội nghị để nghiên cứu điều khoản mới của Đức Giáo hoàng
Trần Mạnh Trác
23:46 23/10/2009
LONDON, Anh quốc, ngày 23 tháng 10 năm 2009 / 12:22 (CNA). - Hàng trăm giáo sĩ Anh giáo truyền thống sẽ gặp nhau cuối tuần này tại London để thảo luận về việc hợp nhất với Giáo Hội Công Giáo trong khuôn khổ các ‘Hạt Tòng Nhân’ đã được ĐGH Benedict XVI hứa hẹn.
Theo báo Times Online thì khoảng 500 thành viên của nhóm Forward in Faith (Tiến tới trong Đức tin) sẽ tham dự cuộc họp. Nhiều người trong số họ đang chờ đợi một Tiến Trình rõ ràng(Code of Practice) từ Vatican để hiểu hơn về cấu trúc cuả tổ chức sẽ được thành lập theo Tông Hiến mới.
Chủ tịch nhóm Forward in Faith, Đức Giám mục giáo phận Fulham Anh quốc là John Broadhurst, đã tuyên bố ngày Thứ ba là người Công giáo Anh giáo (Anglican Catholics) đã "thường xuyên bày tỏ hy vọng và mong muốn nhiêt thành" để được hiệp thông đầy đủ với Roma trong khi vẫn được giữ lại "mọi khía cạnh thừa kế từ Anh giáo của họ (những khiá cạnh không trái với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo.)"
"Chúng tôi hân hoan rằng Đức Thánh Cha đã quyết định thiết lập một cấu trúc bên trong Giáo Hội để trả lời cho sự khao khát chân thành này. Forward in Faith luôn luôn cam kết tìm kiếm sự thống nhất trong sự thật và do đó nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến như là một điểm quyết định trong lịch sử của Phong trào Công giáo trong Giáo hội Anh."
ĐGM kết thúc thông điệp với cụm từ Latin "Ut sint unum", là lời cuả Chúa Giêsu trong Tin Mừng của thánh Gioan có nghĩa là "Xin cho chúng nên một", cụm từ này cũng là tiêu đề của ĐGH John Paul II trong tông thư về hiệp nhất năm 1995.
Một giám mục Episcopal ở Ft. Worth, Texas, là Jack Leo Iker, cũng bình luận về cấu trúc mới trong một thông báo hôm thứ ba.
"Nhiều người Công giáo Anh Giáo sẽ đón nhận biến cố này là một biến cố rất rộng lượng và sẽ chào mừng các điều khoản nhằm nâng cao việc mục vụ cho những người tìm kiếm tái hợp với Roma, những người Anh giáo muốn hiệp thông đầy đủ với toà Phêrô ước ao hàng giáo phẩm cuả họ được công nhận hợp lệ và có những điều khoản qui định sự liên hệ giữa người Công giáo La Mã và Anh giáo."
Tuy nhiên vị GM này nói thêm rằng mặc dù ưu điểm của đề xuất là việc duy trì "một số khía cạnh" của Anh giáo, nhưng không phải tất cả giáo dân Anh giáo tin rằng họ phải "trở về Roma" và chấp nhận lời dạy cuả Công giáo thì mới thực sự là Kitô hữu.
Đề xuất này được đưa ra đúng vào một thời gian khó khăn, Giám Mục Iker nói tiếp, cho biết rằng giáo phận của ngài đang bị kiện bởi giáo phái Episcopal tại Hoa Kỳ.
Giáo phận của ngài đã bỏ phiếu rời khỏi Giáo Hội Episcopal HK trong Tháng Mười Một 2008, và lựa chọn sát nhập vào một giáo phận tại tỉnh Cone miền Nam Mỹ cuả Anh giáo.
"Giáo phận cuả tôi rất có tinh thần chính thống, và chúng tôi càng ngày càng thấy khác biệt với lời dạy (mang tính cách xét lại) của giới lãnh đạo chính thức của Giáo hội Episcopal khi cuộc bỏ phiếu xảy ra".
Vị giám mục kết thúc tuyên bố bằng lời cảnh giác là không nên "vội vã" và cam kết sẽ tiếp tục đối thoại và cầu nguyện cho sự thống nhất Kitô giáo.
Cũng nên biết rằng người tiền nhiệm cuả giám mục Iker là GM Clarence C. Pope, Jr, đã trở về với Công giáo vào năm 2007.
Báo Times London cho biết đã có hơn 440 giáo sĩ đã bỏ Anh Giáo sau khi Hội Đồng tối cao Anh Giáo bỏ phiếu năm 1992 để chuyền chức linh mục cho phụ nữ. Một số sau đó đã trở về.
Đề xướng cuả Đức Giáo hoàng Benedict sẽ làm cho việc trở lại Công Giáo của họ dễ dàng hơn bằng cách cho phép Anh giáo giữ lại nhiều khía cạnh quan trọng của bản sắc của họ và cho phép họ thiết lập chủng viện.
Tuy nhiên, một số có thể đối mặt với những khó khăn tài chính. Tờ London Times cho biết rằng các linh mục Công giáo ở Anh chỉ kiếm được một phần ba số lương của giáo sĩ Anh giáo.
Những giáo sĩ Anh giáo đã bỏ Giáo hội Anh vào lúc hôi nghị 1992 đã nhận được một khoản bồi hoàn để bù đắp phần thiệt thòi, nhưng tổng giám mục Canterbury (Anh Giáo) cho biết là chưa có khoản bồi thường như thế trong thời gian này.
Các Giám mục Anh Giáo Andrew Burnham và Keith Newton, từng là các GM chủ xướng phong trào đại kết với Công Giáo, cũng khuyên không nên có những "quyết định vội vã."
Các ngài phân tích rằng có nhiều người Anh giáo muốn được ở bên trong một Cộng đồng Anh giáo, trong khi những người khác muốn "thu xếp một cách cá nhân."
"Và còn một nhóm nữa, họ tổ chức thành đoàn lữ hành, giống như dân Israel xưa, vượt sa mạc để tìm đất hứa”.
Hai vị giám mục đề nghị lấy ngày lễ thánh Phêrô, ngày 22 tháng 2, làm ngày cho các linh mục và giáo dân Anh giáo khởi sự việc "khám phá thêm" đề xướng của Đức Giáo hoàng Benedict.
Theo báo Times Online thì khoảng 500 thành viên của nhóm Forward in Faith (Tiến tới trong Đức tin) sẽ tham dự cuộc họp. Nhiều người trong số họ đang chờ đợi một Tiến Trình rõ ràng(Code of Practice) từ Vatican để hiểu hơn về cấu trúc cuả tổ chức sẽ được thành lập theo Tông Hiến mới.
Chủ tịch nhóm Forward in Faith, Đức Giám mục giáo phận Fulham Anh quốc là John Broadhurst, đã tuyên bố ngày Thứ ba là người Công giáo Anh giáo (Anglican Catholics) đã "thường xuyên bày tỏ hy vọng và mong muốn nhiêt thành" để được hiệp thông đầy đủ với Roma trong khi vẫn được giữ lại "mọi khía cạnh thừa kế từ Anh giáo của họ (những khiá cạnh không trái với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo.)"
"Chúng tôi hân hoan rằng Đức Thánh Cha đã quyết định thiết lập một cấu trúc bên trong Giáo Hội để trả lời cho sự khao khát chân thành này. Forward in Faith luôn luôn cam kết tìm kiếm sự thống nhất trong sự thật và do đó nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến như là một điểm quyết định trong lịch sử của Phong trào Công giáo trong Giáo hội Anh."
ĐGM kết thúc thông điệp với cụm từ Latin "Ut sint unum", là lời cuả Chúa Giêsu trong Tin Mừng của thánh Gioan có nghĩa là "Xin cho chúng nên một", cụm từ này cũng là tiêu đề của ĐGH John Paul II trong tông thư về hiệp nhất năm 1995.
Một giám mục Episcopal ở Ft. Worth, Texas, là Jack Leo Iker, cũng bình luận về cấu trúc mới trong một thông báo hôm thứ ba.
"Nhiều người Công giáo Anh Giáo sẽ đón nhận biến cố này là một biến cố rất rộng lượng và sẽ chào mừng các điều khoản nhằm nâng cao việc mục vụ cho những người tìm kiếm tái hợp với Roma, những người Anh giáo muốn hiệp thông đầy đủ với toà Phêrô ước ao hàng giáo phẩm cuả họ được công nhận hợp lệ và có những điều khoản qui định sự liên hệ giữa người Công giáo La Mã và Anh giáo."
Tuy nhiên vị GM này nói thêm rằng mặc dù ưu điểm của đề xuất là việc duy trì "một số khía cạnh" của Anh giáo, nhưng không phải tất cả giáo dân Anh giáo tin rằng họ phải "trở về Roma" và chấp nhận lời dạy cuả Công giáo thì mới thực sự là Kitô hữu.
Đề xuất này được đưa ra đúng vào một thời gian khó khăn, Giám Mục Iker nói tiếp, cho biết rằng giáo phận của ngài đang bị kiện bởi giáo phái Episcopal tại Hoa Kỳ.
Giáo phận của ngài đã bỏ phiếu rời khỏi Giáo Hội Episcopal HK trong Tháng Mười Một 2008, và lựa chọn sát nhập vào một giáo phận tại tỉnh Cone miền Nam Mỹ cuả Anh giáo.
"Giáo phận cuả tôi rất có tinh thần chính thống, và chúng tôi càng ngày càng thấy khác biệt với lời dạy (mang tính cách xét lại) của giới lãnh đạo chính thức của Giáo hội Episcopal khi cuộc bỏ phiếu xảy ra".
Vị giám mục kết thúc tuyên bố bằng lời cảnh giác là không nên "vội vã" và cam kết sẽ tiếp tục đối thoại và cầu nguyện cho sự thống nhất Kitô giáo.
Cũng nên biết rằng người tiền nhiệm cuả giám mục Iker là GM Clarence C. Pope, Jr, đã trở về với Công giáo vào năm 2007.
Báo Times London cho biết đã có hơn 440 giáo sĩ đã bỏ Anh Giáo sau khi Hội Đồng tối cao Anh Giáo bỏ phiếu năm 1992 để chuyền chức linh mục cho phụ nữ. Một số sau đó đã trở về.
Đề xướng cuả Đức Giáo hoàng Benedict sẽ làm cho việc trở lại Công Giáo của họ dễ dàng hơn bằng cách cho phép Anh giáo giữ lại nhiều khía cạnh quan trọng của bản sắc của họ và cho phép họ thiết lập chủng viện.
Tuy nhiên, một số có thể đối mặt với những khó khăn tài chính. Tờ London Times cho biết rằng các linh mục Công giáo ở Anh chỉ kiếm được một phần ba số lương của giáo sĩ Anh giáo.
Những giáo sĩ Anh giáo đã bỏ Giáo hội Anh vào lúc hôi nghị 1992 đã nhận được một khoản bồi hoàn để bù đắp phần thiệt thòi, nhưng tổng giám mục Canterbury (Anh Giáo) cho biết là chưa có khoản bồi thường như thế trong thời gian này.
Các Giám mục Anh Giáo Andrew Burnham và Keith Newton, từng là các GM chủ xướng phong trào đại kết với Công Giáo, cũng khuyên không nên có những "quyết định vội vã."
Các ngài phân tích rằng có nhiều người Anh giáo muốn được ở bên trong một Cộng đồng Anh giáo, trong khi những người khác muốn "thu xếp một cách cá nhân."
"Và còn một nhóm nữa, họ tổ chức thành đoàn lữ hành, giống như dân Israel xưa, vượt sa mạc để tìm đất hứa”.
Hai vị giám mục đề nghị lấy ngày lễ thánh Phêrô, ngày 22 tháng 2, làm ngày cho các linh mục và giáo dân Anh giáo khởi sự việc "khám phá thêm" đề xướng của Đức Giáo hoàng Benedict.
Anh giáo – lịch sử và một số điều khác biệt với Công giáo
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
23:54 23/10/2009
ANH GIÁO – lịch sử và một số điều khác biệt với Công giáo
I. LỊCH SỬ:
Giáo hội Công giáo được bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 ở Anh quốc, khi Đức Giáo hoàng Gregoriô Cả sai thánh Augustinô sang thuyết phục các tín hữu vùng Celtic tùng phục quyền bính người kế vị các tông đồ...
Danh xưng Anh giáo có nghĩa là “thuộc về Anh quốc”, và khởi đi từ khi hoàng đế Henry VIII ly khai với Giáo hội Roma, nhưng Giáo hội Anh giáo hiện diện khắp năm châu. Giáo Anh giáo đã lan tràn ra cả thế giới trong các nước thuộc địa của Anh và các nơi mà những nhà truyền giáo nói tiếng Anh đặt chân tới.
Mặc dù tách ly khỏi Giáo hội Roma nhưng giáo hội Anh giáo là do Giáo hội được lưu truyền từ các tông đồ cho tới năm 1536, Anh giáo dưới thời hoàng đế Henry VIII khi đức vua giải án và đóng cửa các tu viện Công giáo vào năm 1536 và ly khai khỏi quyền cai quản của Roma.
Có một đồng thuận, đặc biệt tại Hoa Kỳ rằng vua Henry VIII là người thành hình ra Anh giáo khi đức vua giận dữ vói Đức thánh cha vì ngài từ khước cho phép vua ly dị với hoàng hậu Catherine thành Aragon mà tái hôn lại.
Kèm theo những dồn nén khác như chính trị tôn giáo và nhiều yếu tố khác trước những lời giảng dậy của Đức Kitô cũng như các truyền thống tập tục mà nảy sinh ra nhiều giáo phái khác nhau ngay trong hàng ngũ Anh giáo.
Phong trào ‘Cải cách’ của Anh giáo được đặt căn trên hai nguyên tắc.
Trước hết, các nhà cải cách nhìn nhận mỗi giáo hội tại mỗi quốc gia được độc lập và lệ thuộc vào luật dân sự. Hoàng gia Anh là ‘vị cầm đầu tối cao của Giáo hội’ và giáo hội phủ nhận quyền bính của Đức giáo hoàng. Giáo hội Anh giáo tự trị về mọi hình thức phụng tự. Ngôn ngữ được xử dụng trong phụng vụ là ngôn ngữ bình dân để mọi người có thể hiểu. ĐTGM thành Canterbury, là giáo chủ cai quản như vị cầm đầu giữa các vị giám mục có quyền ngang hành với ngài trong các giáo hội địa phương, nên vai trò của giáo chủ Canterbury không giống như vai trò của ĐTC, chỉ tương tự ‘thượng phụ’ trong giáo hội Đông phương.
Điều thứ hai là dù giáo hội đã cải cách, nhưng vẫn giữ một sự liên tục từ các thánh tông đồ. Giáo hội Anh giáo có cuốn Cuốn Thánh Kinh của nhóm Cải Cách, một kinh tin kính; tin vào bí tích Thanh Tẩy và Thánh Thể. Các bí tích là những dấu chỉ hiển hiện giúp người tín hữu hiểu được sự tác động vô hình nhưng rất thực của Thiện Chúa. Anh giáo cũng khước từ một số những tín điều của Công giáo. Giáo hội Anh giáo xưa được cải tổ thành Anh giáo nhưng vẫn tự hào là Tông Truyền, Công Giáo, Cải Cách và Tin Lành.
Hiện nay theo số thống kê thì Anh giáo có khoảng 80 triệu tín đồ chia thành 44 miền và trải dài trên 160 quốc gia.
ĐTG Anh giáo John Hepworth đứng đầu giáo hội Anh giáo truyền thống với khoảng 400,000 tín hữu Anh giáo - Công giáo sẽ về hiệp nhất với Giáo hội Công giáo. Ngài cho hay lý do chính Anh giáo truyền thống tách ra khỏi Anh giáo vì lý do Anh giáo đã truyền chức cho nữ giới.
Ngoài ra cũng còn nhiều giáo hội Anh giáo địa phương khác sẽ về hiệp nhất với Công giáo. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi...
II. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG GIÁO VÀ ANH GIÁO:
Trong thời gian sắp tới chắc chắn ĐTC và Thánh bộ Đức tin và Phụng tự phải làm việc song song với giáo hội Anh giáo Truyền thống để điều chỉnh những cốt lõi của niềm tin...
Sau đây chúng ta đề ta một số những điểm khác biệt mà với thời gian hai giáo hội đã có nhiều khác biệt về thần học. Trong thế kỷ 20, hai giáo hội cũng đưa ra những qui định khác nhau đặc biệt về vấn đề liên quan tới đời sống luân lý. Sau đây là một số những khác biệt:
Công giáo tin có luyện ngục để được thanh tảy sau khi chết, còn Anh giáo thì không.
Công giáo tin rằng bánh và rượu sau khi truyền phép trở thành mình máu Chúa thật trong Thánh Thể, còn Anh giáo thì không.
Công giáo tin tưởng ĐTC có quyền trên tòan Giáo hội, còn ĐTGM Anh giáo George Cary cho rằng ngài không có vấn đề với tư tưởng một quyền tối thượng “phổ cập”, nhưng quyền đó phải được xét lại về bản chất và năng quyền.
Chỉ có Giáo hội Công giáo tin vào ơn bất khả ngộ của ĐTC. Ngài không sai lầm khi Ngài giảng dậy nhân danh quyền kế vị và tuyên phàn từ ngai tòa thánh Phêrô về các lãnh vực đức tin và luân lý.
ĐTC có quyền tối cao trong Giáo hội Công giáo La mã. Còn trong Anh giáo thì những quyết định cần có sự đồng thuận của tín hữu, của giáo sĩ và các giám mục.
Anh giáo không tin vào tìn điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Họ cũng không nhận là Đức Mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Họ cũng không tin sự đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ với Chúa Giêsu.
Trong Công giáo có rất ít các linh mục có gia đình, còn giám mục thì không được có gia đình.
Trong Công giáo phụ nữ không được quyền làm linh mục. ĐTC đã khẳng quyết về điều này và không còn bàn cãi nữa. Trái lại vào năm 2003, Anh giáo đã truyền chức cho hai linh mục nữ giới ở Hồng Kông và một trong hai vị đã được tấn phong giám mục. Sau đó nhiều giáo hội Anh giáo khác cũng đã truyền chức cho nữ giới.
Một số giáo hội Anh giáo đã chấp nhận cho nữ giới được tấn phong làm giám mục.
Công giáo thì không cho phép ly dị và tái hôn; nhưng Anh giáo thì được phép.
Trong Công giáo thì việc ngừa thai nhân tạo bị cấm, mặc dầu nhiều người xử dụng phương pháp này. Với Anh giáo thì đây là vấn đề riêng tư cá nhân chứ không còn là vấn đề của tôn giáo nữa.
Công giáo cấm phá thai còn Anh giáo thì cho với điều kiện...
Năm 2001, Giáo phận tân Westminster, ở Columbia thuộc giáo hội Anh giáo Canada bàu phiếu tán đồng cho phép làm đám cuới cho những người đồng tính luyến ái. Và tháng 1/2003-JAN, Rowan Williams được bàu làm TGM Canterbury, Ngài ủng hộ việc bình đẳng cho phép lập gia đình khác phái cũng như cùng phái. Cũng năm 2003 Đại hội của Giáo hội Episcopal ở Hoa kỳ tấn phong giám mục cho Gene Robinson làm GM giáo phận New Hampshire. Vị giám mục này đã ly dị vợ và hiện nay sống đồng tính luyến ái với một người đàn ông khác.
I. LỊCH SỬ:
Giáo hội Công giáo được bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 ở Anh quốc, khi Đức Giáo hoàng Gregoriô Cả sai thánh Augustinô sang thuyết phục các tín hữu vùng Celtic tùng phục quyền bính người kế vị các tông đồ...
Danh xưng Anh giáo có nghĩa là “thuộc về Anh quốc”, và khởi đi từ khi hoàng đế Henry VIII ly khai với Giáo hội Roma, nhưng Giáo hội Anh giáo hiện diện khắp năm châu. Giáo Anh giáo đã lan tràn ra cả thế giới trong các nước thuộc địa của Anh và các nơi mà những nhà truyền giáo nói tiếng Anh đặt chân tới.
Mặc dù tách ly khỏi Giáo hội Roma nhưng giáo hội Anh giáo là do Giáo hội được lưu truyền từ các tông đồ cho tới năm 1536, Anh giáo dưới thời hoàng đế Henry VIII khi đức vua giải án và đóng cửa các tu viện Công giáo vào năm 1536 và ly khai khỏi quyền cai quản của Roma.
Có một đồng thuận, đặc biệt tại Hoa Kỳ rằng vua Henry VIII là người thành hình ra Anh giáo khi đức vua giận dữ vói Đức thánh cha vì ngài từ khước cho phép vua ly dị với hoàng hậu Catherine thành Aragon mà tái hôn lại.
Kèm theo những dồn nén khác như chính trị tôn giáo và nhiều yếu tố khác trước những lời giảng dậy của Đức Kitô cũng như các truyền thống tập tục mà nảy sinh ra nhiều giáo phái khác nhau ngay trong hàng ngũ Anh giáo.
Phong trào ‘Cải cách’ của Anh giáo được đặt căn trên hai nguyên tắc.
Trước hết, các nhà cải cách nhìn nhận mỗi giáo hội tại mỗi quốc gia được độc lập và lệ thuộc vào luật dân sự. Hoàng gia Anh là ‘vị cầm đầu tối cao của Giáo hội’ và giáo hội phủ nhận quyền bính của Đức giáo hoàng. Giáo hội Anh giáo tự trị về mọi hình thức phụng tự. Ngôn ngữ được xử dụng trong phụng vụ là ngôn ngữ bình dân để mọi người có thể hiểu. ĐTGM thành Canterbury, là giáo chủ cai quản như vị cầm đầu giữa các vị giám mục có quyền ngang hành với ngài trong các giáo hội địa phương, nên vai trò của giáo chủ Canterbury không giống như vai trò của ĐTC, chỉ tương tự ‘thượng phụ’ trong giáo hội Đông phương.
Điều thứ hai là dù giáo hội đã cải cách, nhưng vẫn giữ một sự liên tục từ các thánh tông đồ. Giáo hội Anh giáo có cuốn Cuốn Thánh Kinh của nhóm Cải Cách, một kinh tin kính; tin vào bí tích Thanh Tẩy và Thánh Thể. Các bí tích là những dấu chỉ hiển hiện giúp người tín hữu hiểu được sự tác động vô hình nhưng rất thực của Thiện Chúa. Anh giáo cũng khước từ một số những tín điều của Công giáo. Giáo hội Anh giáo xưa được cải tổ thành Anh giáo nhưng vẫn tự hào là Tông Truyền, Công Giáo, Cải Cách và Tin Lành.
Hiện nay theo số thống kê thì Anh giáo có khoảng 80 triệu tín đồ chia thành 44 miền và trải dài trên 160 quốc gia.
ĐTG Anh giáo John Hepworth đứng đầu giáo hội Anh giáo truyền thống với khoảng 400,000 tín hữu Anh giáo - Công giáo sẽ về hiệp nhất với Giáo hội Công giáo. Ngài cho hay lý do chính Anh giáo truyền thống tách ra khỏi Anh giáo vì lý do Anh giáo đã truyền chức cho nữ giới.
Ngoài ra cũng còn nhiều giáo hội Anh giáo địa phương khác sẽ về hiệp nhất với Công giáo. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi...
II. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG GIÁO VÀ ANH GIÁO:
Trong thời gian sắp tới chắc chắn ĐTC và Thánh bộ Đức tin và Phụng tự phải làm việc song song với giáo hội Anh giáo Truyền thống để điều chỉnh những cốt lõi của niềm tin...
Sau đây chúng ta đề ta một số những điểm khác biệt mà với thời gian hai giáo hội đã có nhiều khác biệt về thần học. Trong thế kỷ 20, hai giáo hội cũng đưa ra những qui định khác nhau đặc biệt về vấn đề liên quan tới đời sống luân lý. Sau đây là một số những khác biệt:
Công giáo tin có luyện ngục để được thanh tảy sau khi chết, còn Anh giáo thì không.
Công giáo tin rằng bánh và rượu sau khi truyền phép trở thành mình máu Chúa thật trong Thánh Thể, còn Anh giáo thì không.
Công giáo tin tưởng ĐTC có quyền trên tòan Giáo hội, còn ĐTGM Anh giáo George Cary cho rằng ngài không có vấn đề với tư tưởng một quyền tối thượng “phổ cập”, nhưng quyền đó phải được xét lại về bản chất và năng quyền.
Chỉ có Giáo hội Công giáo tin vào ơn bất khả ngộ của ĐTC. Ngài không sai lầm khi Ngài giảng dậy nhân danh quyền kế vị và tuyên phàn từ ngai tòa thánh Phêrô về các lãnh vực đức tin và luân lý.
ĐTC có quyền tối cao trong Giáo hội Công giáo La mã. Còn trong Anh giáo thì những quyết định cần có sự đồng thuận của tín hữu, của giáo sĩ và các giám mục.
Anh giáo không tin vào tìn điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Họ cũng không nhận là Đức Mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Họ cũng không tin sự đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ với Chúa Giêsu.
Trong Công giáo có rất ít các linh mục có gia đình, còn giám mục thì không được có gia đình.
Trong Công giáo phụ nữ không được quyền làm linh mục. ĐTC đã khẳng quyết về điều này và không còn bàn cãi nữa. Trái lại vào năm 2003, Anh giáo đã truyền chức cho hai linh mục nữ giới ở Hồng Kông và một trong hai vị đã được tấn phong giám mục. Sau đó nhiều giáo hội Anh giáo khác cũng đã truyền chức cho nữ giới.
Một số giáo hội Anh giáo đã chấp nhận cho nữ giới được tấn phong làm giám mục.
Công giáo thì không cho phép ly dị và tái hôn; nhưng Anh giáo thì được phép.
Trong Công giáo thì việc ngừa thai nhân tạo bị cấm, mặc dầu nhiều người xử dụng phương pháp này. Với Anh giáo thì đây là vấn đề riêng tư cá nhân chứ không còn là vấn đề của tôn giáo nữa.
Công giáo cấm phá thai còn Anh giáo thì cho với điều kiện...
Năm 2001, Giáo phận tân Westminster, ở Columbia thuộc giáo hội Anh giáo Canada bàu phiếu tán đồng cho phép làm đám cuới cho những người đồng tính luyến ái. Và tháng 1/2003-JAN, Rowan Williams được bàu làm TGM Canterbury, Ngài ủng hộ việc bình đẳng cho phép lập gia đình khác phái cũng như cùng phái. Cũng năm 2003 Đại hội của Giáo hội Episcopal ở Hoa kỳ tấn phong giám mục cho Gene Robinson làm GM giáo phận New Hampshire. Vị giám mục này đã ly dị vợ và hiện nay sống đồng tính luyến ái với một người đàn ông khác.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bế giảng Khóa Tập Huấn và Đào tạo những giá trị và kĩ năng cho nhân viên Caritas Việt Nam
Nt Maria Nguyễn thị Tuyệt
00:55 23/10/2009
HUẾ - Sau những ngày làm việc hăng say của khóa tập huấn I do Ủy ban Bác Ái Xã Hội-Caritas Việt Nam tổ chức tại TTMV/TGP Huế, hôm nay 23/10/2009 là lễ Bế giảng.
Khóa đã trải qua hơn 3 ngày học tập với một chương trình rất đầy với các chủ đề: Bác ái, Tôn trọng và Hợp tác. Mỗi đề tài gồm có 8 tiết giảng giáo, trao đổi và sinh hoạt Nhóm. Việc giảng dạy với phương pháp đổi mới và sư phạm đã trao cho các tham dự viên nhiều kiến thức cập nhật, mở rộng, phong phú với một tầm nhìn mới. Khóa học cũng đào tạo cho các tham dự viên thêm chiều sâu nội tâm bằng những gợi ý cầu nguyện từ tối hôm trước; những suy tư trải nghiệm để từ đó tiến lên trong đời kitô hữu hay những rào cản nào con người thường vấp phải trong cuộc sống, và đưa ra những hướng giải quyết để thăng tiến vượt qua hầu mang lại lợi ích tốt nhất.
Mỗi ngày, thời khóa biểu đều có Thánh lễ, cầu nguyện, hay chia sẻ; để lớn lên trong tình yêu và đồng cảm với tội nhân, với người nghèo, các tham dự viên đã cùng nhau gẫm Đàng Thánh Giá do Mẹ Têrêxa Calcuta soạn, việc đạo đức nầy làm cho mỗi người được gắn bó với Chúa Giêsu, với những người bị bỏ rơi trong thế giới con người.
Những việc phục vụ trong chương trình Caritas qua khóa tập huấn nầy làm cho các tham dự viên cảm nhận được, đó là phục vụ trong đức ái. Thầy Đinh Minh Nhật, dòng Đaminh, đến từ Gialai-Kontum chia sẻ: “Đức ái cao trọng hơn cả, người phục vụ trước nhất phải có đức ái để: Biết tôn trọng và yêu mến tha nhân, biết cảm thông và chia sẻ buồn vui, đau đớn… biết nhận những thiếu sót của mình để sửa đổi, thăng tiến và biết học hỏi nơi Thầy Chí Thánh là Đức Kitô”.
Các “giá trị” học tập được Ban giảng huấn đề ra, mang lại cho các tham dự viên sự hiểu biết, sự nhận thức sâu rộng, kỷ năng tổ chức, hợp tác và phục vụ. Chị Nguyễn thị Diệu Huyền đến từ văn phòng Caritas Đà nằng nhận xét:”Thông qua các giá trị vừa học được, mở ra cho em một giải pháp mới cho những gì mình đã, đang và sẽ làm cho Caritas trong tương lai. Tất cả những điều đó rất quen thuộc hằng ngày, nhưng do không nhìn thấu đáo, không gạn lọc, không quan tâm, nên ít thành công. Nay nhờ ánh sáng nầy cho em nhận biết tinh yêu Thiên Chúa dẫn đến tình yêu tha nhân, sự nhiệt tình, những nghĩa cử thân ái… làm cho mọi người biết: hành vi bác ái của người công giáo là hành vi nhân linh và lòng yêu thương anh chị em như Chúa Giêsu yêu thương”. “ Yêu thương là đem hết khả năng để phục vụ các đối tượng thiếu may mắn, không phân biệt, không phê phán…nhưng biết lắng nghe, hợp tác hầu đem lại những thành quả tốt trong việc phục vụ” Anh Cao Ngô Huệ Nha trang nói.
Anh Trọng Phú Dung, giáo phận Qui Nhơn, nhận thấy:”Khóa học các lợi ích cho cá nhân: mở rộng kiến thức, mở rộng con tim yêu mến Thiên Chúa và việc phục vụ con người sẽ được nâng cao và thiết thực hơn. Với Giáo Hội: có điều kiện và cơ hội thực hiện sứ mạng của mình. Với tha nhân: được trợ giúp và kiện toàn về đời sống tinh thần và nhân phẩm.”
Chị Nguyễn thị Hiệp, Huế, chị đã phục vụ Mái Ấm Bình Minh, Tân Thủy từ 20 năm nay, chị bộc bạch: “Cám ơn Chúa, em đã được gởi đi học rất nhiều khóa. Nhưng đặc biệt khóa nầy em thấy rất bổ ích cho cả tinh thần lẫn vật chất. Các bài học rất phong phú, sung túc, mặc dầu thời gian học rất ngắn… Khóa nầy dạy cho em biết mình, biết người, để tôn trọng và phục vụ trong công việc em đang đảm trách”.
Trước khi bế giảng khóa, anh chị em tham dự viên cũng đã chân thành chia sẻ các ưu khuyết để rút kinh nghiệm; hầu hết các ý kiến nêu lên là khóa đã thành công trong cách giảng dạy của ban giảng huấn với các phương tiện hiện đại, truy cập thông tin, phương pháp thính thị nâng cao sự nhận thức và tập trung nơi các học viên. Khóa cũng nhận thấy rằng, sự thành công của khóa, một phần lớn cũng do được tiếp đón ân cần chu đáo nơi Trung Tâm Mục vụ/Giáo phận Huế, nơi ăn chốn ở đầy đủ tiện nghi, bầu khí thinh lặng thích hợp cho việc suy tư và học hỏi. Về tinh thần liên đới, mặc dầu các tham dự viên đến từ nhiều giáo phận, nhưng chỉ nửa ngày sau thì đã hòa đồng trong học tập, công tác, cũng như hăng say hợp tác trong các yêu cầu của giảng viên đề ra, và chan hòa tình huynh đệ chân thành.
Ngày bế giảng, Thầy Nguyễn văn Phước, dòng Đồng Công đến từ Giáo phận Đà nẳng, đại diện khóa học dâng lên Đức Tổng Giám Mục, Cha giám đốc TTMV/GP/Huế lòng tri ân, “TGP Huế đã thương yêu mở rộng lòng, mở rộng nhà đón tiếp chúng con, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất dể chúng con sống yêu thương và được hy vọng trở thành thành viên của Caritas Việt Nam”. Dâng lời cám ơn Cha Nguyễn Ngọc Sơn,Tổng thư Ký Caritas HĐGMVN, đã hết tình, dành thời gian mở khóa cho Miền Trung xa xôi; cám ơn ban giảng huấn, các nữ tu trong nhóm làm việc của Caritas VN, với tất cả sự nhiệt tình trao ban cho các khoá sinh những kiến thức cần thiết và kinh nghiệm bổ ích trong công tác.
Như một lời hứa với các Vị Ân nhân và với Cha Tổng thư ký Caritas VN, người sáng lập khóa học, học viên đại diện đã trích lời của một khuyết danh:
"Có thể ăn nửa bữa, Ngũ có thể ngũ nữa đêm,
Nhưng không thể đi nửa đường chân lý, yêu bằng nửa trái tim.”
Trong lời đáp chân tinh của Đức Tổng Giám Mục Huế, Ngài cũng chia sẽ cách đơn sơ trong thấu cảm, vui mừng và hy vọng. Theo Ngài, ngôi nhà xây bằng đá gạch thì vô hồn, nhưng trong những ngày nầy, anh chị em đến đây, đã thổi vào Ngôi nhà Trung Tâm Mục Vụ Huế hồn thiêng và Thần khí. Vì “ Ở đâu có hai ba người họp lại thì có Chúa ở giữa”. Anh chị em đã kéo Chúa đến đây, làm cho chúng tôi cảm nhận được sự sống Thần Linh đó, qua thánh lễ, kinh nguyện, lần hạt, gẫm Đàng Thánh Giá, điều đó đã đem đến sức sống cho chúng tôi…. Còn bể học thì mênh mông, mà học để yêu thương, để xây dựng con người, xã hội lại là vấn đề lớn; chắc chắn qua những bài học bổ ích đào tạo khả năng nghiệp vụ, đào tạo tâm hồn đạo đức, yêu thương, để anh chị em trở nên thông minh và sắc bén hơn trong phục vụ như lòng ước muốn…
Mỗi học viên, trong dịp bế giảng cũng nhận được một văn bằng chứng nhận đã học khóa I, khóa làm nền tảng cho các nhận thức sẽ mở trong tương lai.- Vì mới qua 3 giá trị trong tổng số 16 “giá trị và kỷ năng cần thiết để xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới.”
Khóa học khép lại nhưng cánh cửa khác đã rộng mở cho các tham dự viên để có tầm nhìn cao hơn, sâu hơn, xa hơn, rộng hơn và dài hơn trong nhãn quan mới, nhận thức mới về việc xây dựng nền nhân bản nhằm mục tiêu đổi mới, xây dựng mỗi người tín hữu thành hiện thân sống động của Đức Giêsu Kitô, Con người Mới, con người hoàn hảo, là hinh ảnh của Thiên Chúa Cha, phẩm giá tuyệt vời được đóng ấn nhờ Chúa Thánh Thần trong yêu thương, hiệp nhất và bình an.
Đó là mục tiêu mà Ủy ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt nam đang hết sức quan tâm đến các vấn đề xã hội Việt nam và quyết tâm liên kết với mọi thành phần trong xã hội để xây dựng và phát triển cộng đồng dân tộc phù hợp với những giá trị cao quý của gia đình nhân loại(bài học1).
Thánh lễ Tạ ơn cho khóa, Cha Nguyễn văn Đông, trưởng ban BAXH/GP Kontum đã nhắc nhở chúng tôi: làm công tác xã hội, đi cứu trợ thì có nhiều người làm; nhưng việc bác ái kitô giáo là phải có tinh thương, phải có Sự Thật, Bác ái trong Sự Thật, vì Thiên Chúa là Chúa của Tình thương và Sự Thật. Cha đã chào từ biệt chúng tôi: Chúc anh chị em ra đi gặt hái được nhiều Niềm vui trong lao nhọc của công tác Bác ái xã hội mà Chúa đã mời gọi chúng ta.
Trời Huế vào Đông mang theo chút se lạnh đầu mùa....Chúng tôi chia tay nhau trong lưu luyến, mến thương nồng ấm. …
Ngày 23/10/2009
Mỗi ngày, thời khóa biểu đều có Thánh lễ, cầu nguyện, hay chia sẻ; để lớn lên trong tình yêu và đồng cảm với tội nhân, với người nghèo, các tham dự viên đã cùng nhau gẫm Đàng Thánh Giá do Mẹ Têrêxa Calcuta soạn, việc đạo đức nầy làm cho mỗi người được gắn bó với Chúa Giêsu, với những người bị bỏ rơi trong thế giới con người.
Những việc phục vụ trong chương trình Caritas qua khóa tập huấn nầy làm cho các tham dự viên cảm nhận được, đó là phục vụ trong đức ái. Thầy Đinh Minh Nhật, dòng Đaminh, đến từ Gialai-Kontum chia sẻ: “Đức ái cao trọng hơn cả, người phục vụ trước nhất phải có đức ái để: Biết tôn trọng và yêu mến tha nhân, biết cảm thông và chia sẻ buồn vui, đau đớn… biết nhận những thiếu sót của mình để sửa đổi, thăng tiến và biết học hỏi nơi Thầy Chí Thánh là Đức Kitô”.
Các “giá trị” học tập được Ban giảng huấn đề ra, mang lại cho các tham dự viên sự hiểu biết, sự nhận thức sâu rộng, kỷ năng tổ chức, hợp tác và phục vụ. Chị Nguyễn thị Diệu Huyền đến từ văn phòng Caritas Đà nằng nhận xét:”Thông qua các giá trị vừa học được, mở ra cho em một giải pháp mới cho những gì mình đã, đang và sẽ làm cho Caritas trong tương lai. Tất cả những điều đó rất quen thuộc hằng ngày, nhưng do không nhìn thấu đáo, không gạn lọc, không quan tâm, nên ít thành công. Nay nhờ ánh sáng nầy cho em nhận biết tinh yêu Thiên Chúa dẫn đến tình yêu tha nhân, sự nhiệt tình, những nghĩa cử thân ái… làm cho mọi người biết: hành vi bác ái của người công giáo là hành vi nhân linh và lòng yêu thương anh chị em như Chúa Giêsu yêu thương”. “ Yêu thương là đem hết khả năng để phục vụ các đối tượng thiếu may mắn, không phân biệt, không phê phán…nhưng biết lắng nghe, hợp tác hầu đem lại những thành quả tốt trong việc phục vụ” Anh Cao Ngô Huệ Nha trang nói.
Anh Trọng Phú Dung, giáo phận Qui Nhơn, nhận thấy:”Khóa học các lợi ích cho cá nhân: mở rộng kiến thức, mở rộng con tim yêu mến Thiên Chúa và việc phục vụ con người sẽ được nâng cao và thiết thực hơn. Với Giáo Hội: có điều kiện và cơ hội thực hiện sứ mạng của mình. Với tha nhân: được trợ giúp và kiện toàn về đời sống tinh thần và nhân phẩm.”
Chị Nguyễn thị Hiệp, Huế, chị đã phục vụ Mái Ấm Bình Minh, Tân Thủy từ 20 năm nay, chị bộc bạch: “Cám ơn Chúa, em đã được gởi đi học rất nhiều khóa. Nhưng đặc biệt khóa nầy em thấy rất bổ ích cho cả tinh thần lẫn vật chất. Các bài học rất phong phú, sung túc, mặc dầu thời gian học rất ngắn… Khóa nầy dạy cho em biết mình, biết người, để tôn trọng và phục vụ trong công việc em đang đảm trách”.
Trước khi bế giảng khóa, anh chị em tham dự viên cũng đã chân thành chia sẻ các ưu khuyết để rút kinh nghiệm; hầu hết các ý kiến nêu lên là khóa đã thành công trong cách giảng dạy của ban giảng huấn với các phương tiện hiện đại, truy cập thông tin, phương pháp thính thị nâng cao sự nhận thức và tập trung nơi các học viên. Khóa cũng nhận thấy rằng, sự thành công của khóa, một phần lớn cũng do được tiếp đón ân cần chu đáo nơi Trung Tâm Mục vụ/Giáo phận Huế, nơi ăn chốn ở đầy đủ tiện nghi, bầu khí thinh lặng thích hợp cho việc suy tư và học hỏi. Về tinh thần liên đới, mặc dầu các tham dự viên đến từ nhiều giáo phận, nhưng chỉ nửa ngày sau thì đã hòa đồng trong học tập, công tác, cũng như hăng say hợp tác trong các yêu cầu của giảng viên đề ra, và chan hòa tình huynh đệ chân thành.
Ngày bế giảng, Thầy Nguyễn văn Phước, dòng Đồng Công đến từ Giáo phận Đà nẳng, đại diện khóa học dâng lên Đức Tổng Giám Mục, Cha giám đốc TTMV/GP/Huế lòng tri ân, “TGP Huế đã thương yêu mở rộng lòng, mở rộng nhà đón tiếp chúng con, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất dể chúng con sống yêu thương và được hy vọng trở thành thành viên của Caritas Việt Nam”. Dâng lời cám ơn Cha Nguyễn Ngọc Sơn,Tổng thư Ký Caritas HĐGMVN, đã hết tình, dành thời gian mở khóa cho Miền Trung xa xôi; cám ơn ban giảng huấn, các nữ tu trong nhóm làm việc của Caritas VN, với tất cả sự nhiệt tình trao ban cho các khoá sinh những kiến thức cần thiết và kinh nghiệm bổ ích trong công tác.
Như một lời hứa với các Vị Ân nhân và với Cha Tổng thư ký Caritas VN, người sáng lập khóa học, học viên đại diện đã trích lời của một khuyết danh:
"Có thể ăn nửa bữa, Ngũ có thể ngũ nữa đêm,
Nhưng không thể đi nửa đường chân lý, yêu bằng nửa trái tim.”
Trong lời đáp chân tinh của Đức Tổng Giám Mục Huế, Ngài cũng chia sẽ cách đơn sơ trong thấu cảm, vui mừng và hy vọng. Theo Ngài, ngôi nhà xây bằng đá gạch thì vô hồn, nhưng trong những ngày nầy, anh chị em đến đây, đã thổi vào Ngôi nhà Trung Tâm Mục Vụ Huế hồn thiêng và Thần khí. Vì “ Ở đâu có hai ba người họp lại thì có Chúa ở giữa”. Anh chị em đã kéo Chúa đến đây, làm cho chúng tôi cảm nhận được sự sống Thần Linh đó, qua thánh lễ, kinh nguyện, lần hạt, gẫm Đàng Thánh Giá, điều đó đã đem đến sức sống cho chúng tôi…. Còn bể học thì mênh mông, mà học để yêu thương, để xây dựng con người, xã hội lại là vấn đề lớn; chắc chắn qua những bài học bổ ích đào tạo khả năng nghiệp vụ, đào tạo tâm hồn đạo đức, yêu thương, để anh chị em trở nên thông minh và sắc bén hơn trong phục vụ như lòng ước muốn…
Mỗi học viên, trong dịp bế giảng cũng nhận được một văn bằng chứng nhận đã học khóa I, khóa làm nền tảng cho các nhận thức sẽ mở trong tương lai.- Vì mới qua 3 giá trị trong tổng số 16 “giá trị và kỷ năng cần thiết để xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới.”
Khóa học khép lại nhưng cánh cửa khác đã rộng mở cho các tham dự viên để có tầm nhìn cao hơn, sâu hơn, xa hơn, rộng hơn và dài hơn trong nhãn quan mới, nhận thức mới về việc xây dựng nền nhân bản nhằm mục tiêu đổi mới, xây dựng mỗi người tín hữu thành hiện thân sống động của Đức Giêsu Kitô, Con người Mới, con người hoàn hảo, là hinh ảnh của Thiên Chúa Cha, phẩm giá tuyệt vời được đóng ấn nhờ Chúa Thánh Thần trong yêu thương, hiệp nhất và bình an.
Đó là mục tiêu mà Ủy ban Bác ái Xã hội-Caritas Việt nam đang hết sức quan tâm đến các vấn đề xã hội Việt nam và quyết tâm liên kết với mọi thành phần trong xã hội để xây dựng và phát triển cộng đồng dân tộc phù hợp với những giá trị cao quý của gia đình nhân loại(bài học1).
Thánh lễ Tạ ơn cho khóa, Cha Nguyễn văn Đông, trưởng ban BAXH/GP Kontum đã nhắc nhở chúng tôi: làm công tác xã hội, đi cứu trợ thì có nhiều người làm; nhưng việc bác ái kitô giáo là phải có tinh thương, phải có Sự Thật, Bác ái trong Sự Thật, vì Thiên Chúa là Chúa của Tình thương và Sự Thật. Cha đã chào từ biệt chúng tôi: Chúc anh chị em ra đi gặt hái được nhiều Niềm vui trong lao nhọc của công tác Bác ái xã hội mà Chúa đã mời gọi chúng ta.
Trời Huế vào Đông mang theo chút se lạnh đầu mùa....Chúng tôi chia tay nhau trong lưu luyến, mến thương nồng ấm. …
Ngày 23/10/2009
Đà Nẵng: Chuyến đi cứu trợ nạn nhân bão lũ tại giáo xứ Hà Tân
Joseph Nguyễn Văn Hóa
10:11 23/10/2009
ĐÀ NẴNG - Hôm nay, 22/10/2009, Giáo xứ Ngọc Quang lại lên đường về Giáo xứ Hà Tân để viếng thăm, chia sẻ và cứu trợ bà con bị thiệt hại sau cơn bão số 9 (Ketsana). Tham gia đoàn cứu trợ đợt này đặc biệt có Cha GB. Nguyễn công Thủy (Quản xứ - Trưởng đoàn), Cha Christian (Cha Khách, người Philippines) cùng với anh chị em trong Ban Mục vụ và Ban Caritas của Giáo xứ.
Hình ảnh chuyến đi cứu trợ tại Hà Tân
Trước lúc khởi hành, chúng tôi nói với nhau rằng cơn bão lũ đã qua hơn 3 tuần rồi có lẽ mình không còn chứng kiến những cảnh khốc liệt và hậu quả thương tâm của trận bão lũ; thế nhưng ngược lại, trên đường đến Hà Tân, nhìn hai bên thấy lơ lững trên những ngọn cây và trụ điện treo bám những rơm rạ và cỏ khô - chứng tích của ngọn nước sông dâng cao, có nơi cao đến hơn 6m. Giáo xứ Hà Tân cách Đà Nẵng hơn 60 km về hướng tây nam, là Giáo xứ thuộc vùng núi của huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam. Vùng này trước năm 1975 có tên gọi là Thượng Đức, nơi chiến tranh khốc liệt đã từng xảy ra.
Chúng tôi đến Giáo xứ Hà Tân lúc 11giờ00 trưa. Cha Phaolô Ngô tấn Thu (Cha Quản xứ) và Ban Mục vụ cùng bà con giáo dân đã niềm nở đón tiếp. Điều đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là Ngôi nhà thờ cũ kỹ với dấu tích để lại của cơn lũ tràn qua. Nhà xứ thì nước dâng lên cao xấp xỉ 2m (các Cha đứng vào tường so người mình với mức nước dâng lên quá đầu khá cao). Bên cạnh nhà xứ có một chiếc ghe luôn sẵn sàng để ứng phó khi nguy cơ ngập lụt quá cao. Cảnh thương tâm khi nhìn vào những nhà giáo lý, đứng bên ngoài nhìn vào không ai có thể cho đó là nhà giáo lý vì quá đơn sơ nhếch nhác. Mặc dầu giáo xứ đã tốn nhiều công sức dọn dẹp, nhưng sân Nhà thờ còn ngổn ngang bùn đất - hậu quả của cơn lũ để lại. Chưa hết, từ phía trước Nhà thờ nhìn dòng sông Côn nước đỏ ngầu đang cuồn cuộn chảy, chúng tôi nghĩ rằng dường như nó đang còn thách thức sự kiên nhẫn của bà con nơi đây...
Cha xứ Hà Tân kể với chúng tôi trong những ngày ngập lụt, vì nước lũ dâng lên quá nhanh nên nhiều giáo dân không chuẩn bị kịp để tránh lũ đành phải leo lên nóc nhà, trên gác nơi cất lúa gạo tránh ngập nước, và rồi phải chịu nhịn đói một ngày một đêm chờ nước hạ bớt rồi mới xuống được. Chính Cha xứ Hà Tân cũng phải chịu đói một ngày đêm nằm trên gác, Cha kể thêm: Người dân sống vùng này phải chấp nhân sống chung với lũ, vào mùa mưa lũ đều bị ngập lụt, nhưng năm nay thì lũ lên quá nhanh và bị ngập sâu nên một số gia đình bị lũ cuốn trôi đi hết những vât dụng, lúa gạo thì bị ướt nên không còn gì để ăn.
Chúng tôi đến chia sẻ cứu trợ bà con Giáo xứ Hà Tân với 120 phần quà, gồm gạo và nước mắm. Gặp nói chuyện với các cụ già chúng tôi thật xót xa thương cảm cho những bà con sống nơi đây. Quanh năm, nơi đây phải cố gắng chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai cộng với sự thiếu thốn khó khăn triền miên không thể nào thoát ra, nó hiện lên trên khuôn mặt những cụ già nỗi niềm lo âu khắc khổ, các thanh niên vùng này phải đi làm ăn xa còn lại trong gia đình những cụ già và các em nhỏ. Làm sao để vơi đi những đói khát, thiếu thốn này. .! ?
Chia tay với Giáo xứ Hà Tân, chúng tôi đến thăm và trao chút quà nhỏ mọn - như là sự hiệp thông cùng với Giáo xứ Phú Hương, Giáo xứ Ái Nghĩa, Giáo xứ La Nang và Giáo xứ Vĩnh Điện. Đây cũng là những nơi bị ngập nặng và bị thiệt hại nhiều do bão lũ.
Ra về, mỗi thành viên trong đoàn chúng tôi ai cũng còn khắc khoải với những lo âu, những khó khăn mà nạn nhân bão lũ đang gánh chịu. Vẫn còn đó những mãnh đời cơ cực, vẫn còn đó những cụ già và các em thơ đang thiếu thốn… Hy vọng nỗi niềm khắc khoải ấy - khắc khoải của các nạn nhân được nhiều người hiệp ý cầu nguyện và hiệp thông chia sẻ.
Tưởng cũng nên biết: Giáo xứ Ngọc Quang chúng tôi nằm ven bờ biển Thanh Bình mặt hướng ra biển, nên khi cơn bão số 9 ập đến cũng đã bị thiệt hại nặng nề. Hiện tại Giáo xứ còn đang tiếp tục sửa chữa. Sau cơn bão, Cha xứ đã thông báo với giáo dân trong giáo xứ về thiệt hại cơn bão, đồng thời cũng kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Xin cảm tạ Ơn Chúa, cùng cám ơn bà con giáo dân và quý ân nhân đã tích cực đóng góp để Giáo xứ sửa sang cùng giúp đỡ cứu trợ những vùng bị bão lũ ngập nặng. Và thật vinh dự được đến chia ngọt sẽ bùi cùng bà con Giáo xứ Tam Thành với 120 phần quà, rồi nay lại được về với Giáo xứ Hà Tân. “Lá rách ít đùm Lá rách nhiều” đó là điều thật đáng quý, thật đáng trân trọng và đó là điều đã nằm trong tâm hồn những người con dân Việt chúng ta.
Hình ảnh chuyến đi cứu trợ tại Hà Tân
Chúng tôi đến Giáo xứ Hà Tân lúc 11giờ00 trưa. Cha Phaolô Ngô tấn Thu (Cha Quản xứ) và Ban Mục vụ cùng bà con giáo dân đã niềm nở đón tiếp. Điều đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là Ngôi nhà thờ cũ kỹ với dấu tích để lại của cơn lũ tràn qua. Nhà xứ thì nước dâng lên cao xấp xỉ 2m (các Cha đứng vào tường so người mình với mức nước dâng lên quá đầu khá cao). Bên cạnh nhà xứ có một chiếc ghe luôn sẵn sàng để ứng phó khi nguy cơ ngập lụt quá cao. Cảnh thương tâm khi nhìn vào những nhà giáo lý, đứng bên ngoài nhìn vào không ai có thể cho đó là nhà giáo lý vì quá đơn sơ nhếch nhác. Mặc dầu giáo xứ đã tốn nhiều công sức dọn dẹp, nhưng sân Nhà thờ còn ngổn ngang bùn đất - hậu quả của cơn lũ để lại. Chưa hết, từ phía trước Nhà thờ nhìn dòng sông Côn nước đỏ ngầu đang cuồn cuộn chảy, chúng tôi nghĩ rằng dường như nó đang còn thách thức sự kiên nhẫn của bà con nơi đây...
Cha xứ Hà Tân kể với chúng tôi trong những ngày ngập lụt, vì nước lũ dâng lên quá nhanh nên nhiều giáo dân không chuẩn bị kịp để tránh lũ đành phải leo lên nóc nhà, trên gác nơi cất lúa gạo tránh ngập nước, và rồi phải chịu nhịn đói một ngày một đêm chờ nước hạ bớt rồi mới xuống được. Chính Cha xứ Hà Tân cũng phải chịu đói một ngày đêm nằm trên gác, Cha kể thêm: Người dân sống vùng này phải chấp nhân sống chung với lũ, vào mùa mưa lũ đều bị ngập lụt, nhưng năm nay thì lũ lên quá nhanh và bị ngập sâu nên một số gia đình bị lũ cuốn trôi đi hết những vât dụng, lúa gạo thì bị ướt nên không còn gì để ăn.
Chia tay với Giáo xứ Hà Tân, chúng tôi đến thăm và trao chút quà nhỏ mọn - như là sự hiệp thông cùng với Giáo xứ Phú Hương, Giáo xứ Ái Nghĩa, Giáo xứ La Nang và Giáo xứ Vĩnh Điện. Đây cũng là những nơi bị ngập nặng và bị thiệt hại nhiều do bão lũ.
Ra về, mỗi thành viên trong đoàn chúng tôi ai cũng còn khắc khoải với những lo âu, những khó khăn mà nạn nhân bão lũ đang gánh chịu. Vẫn còn đó những mãnh đời cơ cực, vẫn còn đó những cụ già và các em thơ đang thiếu thốn… Hy vọng nỗi niềm khắc khoải ấy - khắc khoải của các nạn nhân được nhiều người hiệp ý cầu nguyện và hiệp thông chia sẻ.
Tưởng cũng nên biết: Giáo xứ Ngọc Quang chúng tôi nằm ven bờ biển Thanh Bình mặt hướng ra biển, nên khi cơn bão số 9 ập đến cũng đã bị thiệt hại nặng nề. Hiện tại Giáo xứ còn đang tiếp tục sửa chữa. Sau cơn bão, Cha xứ đã thông báo với giáo dân trong giáo xứ về thiệt hại cơn bão, đồng thời cũng kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Xin cảm tạ Ơn Chúa, cùng cám ơn bà con giáo dân và quý ân nhân đã tích cực đóng góp để Giáo xứ sửa sang cùng giúp đỡ cứu trợ những vùng bị bão lũ ngập nặng. Và thật vinh dự được đến chia ngọt sẽ bùi cùng bà con Giáo xứ Tam Thành với 120 phần quà, rồi nay lại được về với Giáo xứ Hà Tân. “Lá rách ít đùm Lá rách nhiều” đó là điều thật đáng quý, thật đáng trân trọng và đó là điều đã nằm trong tâm hồn những người con dân Việt chúng ta.
4000 Linh mục và 100.000 giáo dân sẽ dự Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện TGP Hà Nội
TGP Hà Nội
10:19 23/10/2009
HÀ NỘI - Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam đã tới gần. Lễ Khai Mạc Năm Thánh sẽ diễn ra tại Trung Tâm Các Thánh Tử Đạo Sở Kiện ngày 23 và 24 tháng 11 năm 2009. HĐGM Việt Nam đã giao cho 10 giáo phận Miền Bắc tổ chức lễ này, trong đó đơn vị chủ nhà và chủ động điều phối công việc tổ chức thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Ban tổ chức dự kiến sẽ có trên 4000 linh mục và nam nữ tu sỹ cùng khoảng 100 ngàn giáo dân từ khắp mọi miền trên quê hương Việt Nam và Hải Ngoại về tham dự.
Ý thức được công việc tổ chức đầy khó khăn này, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, trưởng ban tổ chức, đã thiết lập ban tổ chức và cùng triển khai tận lực suốt mấy tháng qua.
Để cho ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh của tòan quốc được tốt đẹp, ban truyền thông TGP Hà Nội cố gắng đưa lên website http://2010.tgphanoi.org những thông tin cần thiết để giúp cho việc tham dự Ngày Lễ của mọi thành phần Dân Chúa được thuận tiện và trang nghiêm.
Kính mong quý vị thông tri những thông tin này cho anh chị em nào sẽ về tham dự ngày Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010.
Ý thức được công việc tổ chức đầy khó khăn này, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, trưởng ban tổ chức, đã thiết lập ban tổ chức và cùng triển khai tận lực suốt mấy tháng qua.
Để cho ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh của tòan quốc được tốt đẹp, ban truyền thông TGP Hà Nội cố gắng đưa lên website http://2010.tgphanoi.org những thông tin cần thiết để giúp cho việc tham dự Ngày Lễ của mọi thành phần Dân Chúa được thuận tiện và trang nghiêm.
Kính mong quý vị thông tri những thông tin này cho anh chị em nào sẽ về tham dự ngày Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010.
Lần đầu tiên một cuộc hội thảo của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) được tổ chức tại Việt Nam
VP HĐGMVN
10:40 23/10/2009
WHĐ (23.10.2009) – Lần đầu tiên một cuộc hội thảo của Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) được tổ chức tại Việt Nam.
Cuộc hội thảo diễn ra từ 22 đến 26-10-2009 tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP.HCM.
Đây là cuộc hội thảo do Văn phòng Giáo dục và Đào tạo Đức tin (OEFF) trực thuộc FABC tổ chức, quy tụ hiệu trưởng các trường và giám đốc các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý Công giáo Á châu, với chủ đề: “Các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý tại Á châu như là nơi gặp gỡ cho việc huấn luyện niềm tin vào Thánh Thể”.
Tham dự Hội thảo có hơn 40 tham dự viên từ các Giáo Hội Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Macao, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Các đại biểu của Việt Nam gồm: Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TGP TP.HCM, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá TGP TP.HCM, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền, phó giám đốc Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM, linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, linh mục Phanxicô X. Bảo Lộc, Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM và hai bạn trẻ.
Theo nội dung đã được hoạch định từ Hội nghị tại Thái Lan vào tháng Năm 2008, Hội thảo lần này tại Việt Nam nhằm thúc đẩy việc huấn luyện niềm tin vào Thánh Thể trong các trường, các Trung tâm và Học viện Mục vụ - Giáo lý; hợp tác với nhau để hoàn thành vai trò giáo dục tại châu Á trong bối cảnh đa tôn giáo với những ảnh hưởng cũng như những thách đố của quá trình toàn cầu hóa.
Các tham dự viên sẽ thảo luận về bốn vấn đề cụ thể:
1. Tìm hiểu bản chất và và suy nghĩ về vai trò năng động của các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý trong một xã hội đa tôn giáo.
2. Khám phá một khuôn khổ làm việc chung cho các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý, nhằm phân tích tác động của toàn cầu hóa.
3. Đề nghị các chiến lược đổi mới, cách thức quản lý, giảng dạy và hoạt động xã hội của các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý.
4. Nhận định xem làm thế nào tinh thần của Bí tích Thánh Thể được sống tại các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý, trong những môi trường chính trị-xã hội khác nhau ở châu Á như dân chủ, cộng sản, xã hội chủ nghĩa và quân chủ.
Thánh lễ khai mạc đã được cử hành vào lúc 8g30 sáng nay, 23-10-2009 tại Nguyện đường của Trung tâm Mục vụ. Chủ tế là Đức cha Francis X. Osamu Mizobe, giám mục giáo phận Takamatsu (Nhật), chủ tịch Văn phòng Giáo dục và Tuyên úy sinh viên của FABC. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giảng lễ.
Sau đó Hội thảo đi ngay vào chương trình làm việc với bài tham luận đầu tiên của cha Alvin Fernando (Sri Lanka), giáo sư Kinh Thánh tại Chủng viện Kandy, Sri Lanka: “Tưởng niệm, yếu tố chính của bữa tiệc Thánh Thể.”
Bài tham luận thứ hai của Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn: “Giáo dục người Công giáo hay Kitô hữu sống mầu nhiệm Thánh Thể trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay.”
Hội thảo sẽ tiếp tục làm việc đến hết ngày Chúa nhật 25-10-2009.
(Nguồn: hdgmvietnam.org)
Đây là cuộc hội thảo do Văn phòng Giáo dục và Đào tạo Đức tin (OEFF) trực thuộc FABC tổ chức, quy tụ hiệu trưởng các trường và giám đốc các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý Công giáo Á châu, với chủ đề: “Các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý tại Á châu như là nơi gặp gỡ cho việc huấn luyện niềm tin vào Thánh Thể”.
Tham dự Hội thảo có hơn 40 tham dự viên từ các Giáo Hội Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào, Macao, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Các đại biểu của Việt Nam gồm: Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TGP TP.HCM, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá TGP TP.HCM, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền, phó giám đốc Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM, linh mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, linh mục Phanxicô X. Bảo Lộc, Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM và hai bạn trẻ.
Theo nội dung đã được hoạch định từ Hội nghị tại Thái Lan vào tháng Năm 2008, Hội thảo lần này tại Việt Nam nhằm thúc đẩy việc huấn luyện niềm tin vào Thánh Thể trong các trường, các Trung tâm và Học viện Mục vụ - Giáo lý; hợp tác với nhau để hoàn thành vai trò giáo dục tại châu Á trong bối cảnh đa tôn giáo với những ảnh hưởng cũng như những thách đố của quá trình toàn cầu hóa.
Các tham dự viên sẽ thảo luận về bốn vấn đề cụ thể:
1. Tìm hiểu bản chất và và suy nghĩ về vai trò năng động của các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý trong một xã hội đa tôn giáo.
2. Khám phá một khuôn khổ làm việc chung cho các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý, nhằm phân tích tác động của toàn cầu hóa.
3. Đề nghị các chiến lược đổi mới, cách thức quản lý, giảng dạy và hoạt động xã hội của các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý.
4. Nhận định xem làm thế nào tinh thần của Bí tích Thánh Thể được sống tại các trường Công giáo, các Trung tâm Mục vụ - Giáo lý, trong những môi trường chính trị-xã hội khác nhau ở châu Á như dân chủ, cộng sản, xã hội chủ nghĩa và quân chủ.
Thánh lễ khai mạc đã được cử hành vào lúc 8g30 sáng nay, 23-10-2009 tại Nguyện đường của Trung tâm Mục vụ. Chủ tế là Đức cha Francis X. Osamu Mizobe, giám mục giáo phận Takamatsu (Nhật), chủ tịch Văn phòng Giáo dục và Tuyên úy sinh viên của FABC. Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm giảng lễ.
Sau đó Hội thảo đi ngay vào chương trình làm việc với bài tham luận đầu tiên của cha Alvin Fernando (Sri Lanka), giáo sư Kinh Thánh tại Chủng viện Kandy, Sri Lanka: “Tưởng niệm, yếu tố chính của bữa tiệc Thánh Thể.”
Bài tham luận thứ hai của Đức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn: “Giáo dục người Công giáo hay Kitô hữu sống mầu nhiệm Thánh Thể trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay.”
Hội thảo sẽ tiếp tục làm việc đến hết ngày Chúa nhật 25-10-2009.
(Nguồn: hdgmvietnam.org)
200 em khiếm thính và thân nhân được đón tiếp tại giáo xứ Tân Phước Saigòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
11:09 23/10/2009
Hình ảnh sinh hoạt của các em khiếm thính tại Tân Phước
1. Huế (Mái ấm Nước Ngọt – Mái ấm Hy Vọng)
2. Đà Lạt
3. Nữ Tử Bác Ái (Láng Cát – Bình Giả – 42 Tú Xương)
4. Bà Rịa Vũng Tàu
200 em khiếm thính và thân nhân sẽ qua 1 đêm 23/10/2009 tại Giáo Xứ Tân Phước, sau đó các em được phát máy trợ thính tại Nhà Văn hóa Thanh niên bắt đầu vào lúc 7h00 vào ngày 24/10/2009.
Tổ chức từ thiện Starkey Hearing Foundation (Hoa Kỳ) và Ngô Mỹ Uyên Charity Foundation phối hợp tổ chức.
Ðại Hội Ðức Mẹ La Vang Lần Thứ XI Tại Tổng Giáo Phận Atlanta
Giuse Đặng Văn Kiếm
20:59 23/10/2009
ATLANTA, GEORGIA – Vào tuần lễ cuối tháng 10 từ 11 năm qua, Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Atlanta liên tục tổ chức mừng lễ Bổn Mạng Giáo xứ trong Ðại Hội Ðức Mẹ La Vang. Năm nay, tuần đại phúc diễn ra từ thứ Năm ngày 22 tháng 10 năm 2009 đến Chúa nhật 25 tháng 10 năm 2009, với nội dung chương trình như sau:
• Chủ đề: ”Đức Mẹ Maria Đồng Hành với Các Gia Đình.”
• Mục tiêu: Gia đình Công giáo nhìn vào mẫu gương Mẹ Maria để học hỏi, biến đổi và sống vui hạnh phúc.
• Hướng dẫn và giảng thuyết: Linh mục Phanxicô Xaviê Hồ Văn Mậu, SDD, Tu Hội Nhà Chúa, Tiến sĩ Tâm Lý và Mục Vụ, đã xuất bản hai sách tâm lý hướng dẫn gia đình, đến từ Pensacola, Florida.
Chương Trình Ðại Cương
Từ Thứ Hai (19 /10/2009) đến Thứ Tư (21/10/2009)
• Toàn thể Giáo xứ làm tuần tam nhật: liên kết qua việc đọc kinh Mân Côi Sống.
Thứ Năm (22/10/2009): lúc 7:00 giờ chiều tối
• Ngày Ðại Hòa Giải: có nhiều linh mục Việt và Mỹ đến giải tội
Thứ Sáu (23/10/2009): Ngày Hội thảo và Học tập
• 8:30 sáng: Thánh lễ “Mẹ Maria, mẫu gương đón nhận sự sống”.
• 9:30 sáng: Hội thảo “Gia đình Công giáo đối diện với thách đố”.
• 7:00 giờ chiều: Hội thảo “Đạo đức sinh học – Lòng chung thủy”.
+ Hội thảo giới trẻ và các em riêng.
Thứ Bảy (24/10/2009): Ngày Hội thảo và Cử hành
• 8:30 sáng: Thánh lễ “Đức Maria trong vai trò làm Mẹ và Người nữ”.
• 9:30 sáng: Hội thảo “Nới lỏng việc quan tâm con cái”.
+ Hội thảo giới trẻ và các em riêng.
• 10:30 sáng: Nghỉ giải lao
• 11:00 sáng: Hội thảo “Bản thân người trẻ, một thách đố”.
• 12:30PM: Nghỉ chuẩn bị
• 4:00 PM: Triệu tập toàn dân.
• 5:00 PM:
+ Nghi thức Rosary Rally tôn vinh Mẹ Maria
+ Ðón tiếp ÐTGM, quan khách và chào mừng
+ Tràng Kinh Mân Côi qua các ngôn ngữ
+ Vũ Khúc Dâng Hoa.
+ Cuộc cung nghinh thánh tượng Ðức Mẹ.
+ Thánh Lễ Ðại Trào “Đức Maria đồng hành với các gia đình”, do Ðức cha John F. Donoghue, nguyên Tổng Giám mục Atlanta, chủ tế.
• Tiếp tân.
• Ðại Nhạc Hội và Văn Nghệ: Hai ca sĩ Khánh Ly và Trịnh Lam từ California, các ca sĩ địa phương và ban văn nghệ giới trẻ của Giáo xứ sẽ giúp vui.
• Bế mạc các sinh hoạt vào khỏang 12 giờ đêm.
Chúa Nhật (25/10/2009): Ngày mừng lễ Bổn Mạng Giáo xứ Ðức Mẹ Việt Nam
• Thánh lễ duy nhất lúc 10g00 sáng tại Hội Trường, mọi người lãnh nhận phép lành Tòa Thánh của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI. Ai đi tham dự đại hội sẽ được lãnh nhận ơn đại xá. 6 Giáo Họ lập lại lời cam kết trước Tượng Mẹ Thánh Du Các Gia Ðình.
Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Tổng Giáo phận Atlanta hiện nay có gần 800 gia đình. Cha Chánh xứ là Đức ông Francis Phạm Văn Phương, và Phó xứ là cha Phêrô Vũ Ngọc Đức; có hai thầy Phó tế Vĩnh viễn phụ tá, đó là Pt. Phêrô Huỳnh Việt Hùng và Pt. Giuse Nguyễn Hòa Phú.
• Chủ đề: ”Đức Mẹ Maria Đồng Hành với Các Gia Đình.”
• Mục tiêu: Gia đình Công giáo nhìn vào mẫu gương Mẹ Maria để học hỏi, biến đổi và sống vui hạnh phúc.
• Hướng dẫn và giảng thuyết: Linh mục Phanxicô Xaviê Hồ Văn Mậu, SDD, Tu Hội Nhà Chúa, Tiến sĩ Tâm Lý và Mục Vụ, đã xuất bản hai sách tâm lý hướng dẫn gia đình, đến từ Pensacola, Florida.
Chương Trình Ðại Cương
Từ Thứ Hai (19 /10/2009) đến Thứ Tư (21/10/2009)
• Toàn thể Giáo xứ làm tuần tam nhật: liên kết qua việc đọc kinh Mân Côi Sống.
Thứ Năm (22/10/2009): lúc 7:00 giờ chiều tối
• Ngày Ðại Hòa Giải: có nhiều linh mục Việt và Mỹ đến giải tội
Thứ Sáu (23/10/2009): Ngày Hội thảo và Học tập
• 8:30 sáng: Thánh lễ “Mẹ Maria, mẫu gương đón nhận sự sống”.
• 9:30 sáng: Hội thảo “Gia đình Công giáo đối diện với thách đố”.
• 7:00 giờ chiều: Hội thảo “Đạo đức sinh học – Lòng chung thủy”.
+ Hội thảo giới trẻ và các em riêng.
Thứ Bảy (24/10/2009): Ngày Hội thảo và Cử hành
• 8:30 sáng: Thánh lễ “Đức Maria trong vai trò làm Mẹ và Người nữ”.
• 9:30 sáng: Hội thảo “Nới lỏng việc quan tâm con cái”.
+ Hội thảo giới trẻ và các em riêng.
• 10:30 sáng: Nghỉ giải lao
• 11:00 sáng: Hội thảo “Bản thân người trẻ, một thách đố”.
• 12:30PM: Nghỉ chuẩn bị
• 4:00 PM: Triệu tập toàn dân.
• 5:00 PM:
+ Nghi thức Rosary Rally tôn vinh Mẹ Maria
+ Ðón tiếp ÐTGM, quan khách và chào mừng
+ Tràng Kinh Mân Côi qua các ngôn ngữ
+ Vũ Khúc Dâng Hoa.
+ Cuộc cung nghinh thánh tượng Ðức Mẹ.
+ Thánh Lễ Ðại Trào “Đức Maria đồng hành với các gia đình”, do Ðức cha John F. Donoghue, nguyên Tổng Giám mục Atlanta, chủ tế.
• Tiếp tân.
• Ðại Nhạc Hội và Văn Nghệ: Hai ca sĩ Khánh Ly và Trịnh Lam từ California, các ca sĩ địa phương và ban văn nghệ giới trẻ của Giáo xứ sẽ giúp vui.
• Bế mạc các sinh hoạt vào khỏang 12 giờ đêm.
Chúa Nhật (25/10/2009): Ngày mừng lễ Bổn Mạng Giáo xứ Ðức Mẹ Việt Nam
• Thánh lễ duy nhất lúc 10g00 sáng tại Hội Trường, mọi người lãnh nhận phép lành Tòa Thánh của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI. Ai đi tham dự đại hội sẽ được lãnh nhận ơn đại xá. 6 Giáo Họ lập lại lời cam kết trước Tượng Mẹ Thánh Du Các Gia Ðình.
Giáo xứ Đức Mẹ Việt Nam tại Tổng Giáo phận Atlanta hiện nay có gần 800 gia đình. Cha Chánh xứ là Đức ông Francis Phạm Văn Phương, và Phó xứ là cha Phêrô Vũ Ngọc Đức; có hai thầy Phó tế Vĩnh viễn phụ tá, đó là Pt. Phêrô Huỳnh Việt Hùng và Pt. Giuse Nguyễn Hòa Phú.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Quốc hội thứ I của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
+GM. Lê Đắc Trọng
09:15 23/10/2009
Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Quốc hội thứ I của nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thế là chế độ mới có những chiếc áo hợp pháp: Chính phủ. Cơ quan lập pháp: Quốc hội. Đủ lông đủ cánh, song còn sợ những thế lực ở bên vặt lông, bẻ cánh. Đó là quân Tàu giải giáp quân Nhật ở Bắc, quân Anh giải giáp quân Nhật ở Nam, ngơười Pháp còn sót lại đã phỗng tay trên, họ đã đi được với quân Anh; nhơư trong vụ trao Nam Bộ Phủ cho Pháp. ở miền Bắc, quân Tàu bắt cá hai tay: cả Pháp, cả Việt Nam. Việt Nam thì cả Việt Minh cả Việt Cách. Đối với người Tàu, thì Việt Minh thi hành cái lối thông dụng của mọi thời đại, mà sau này người ta gọi là ‘lót tay’. Nghe đâu ông Lư Hán, ngươời đứng đầu quân giải giáp mà được ‘lót tay’ hay ‘cùm tay’ bằng những kilô vàng ròng thu được trong kỳ quyên góp được gọi là ‘tuần lễ vàng’.
Người Pháp vẫn lăm le trở lại Đông Dương. ở miền Nam, họ đã đi đôi, và đến chỗ thay thế quân Anh. ở miền Bắc, họ cũng chơi lối đó với quân Tàu, với sự đồng ý ngầm của Đồng Minh. Nói đúng hơn của Mỹ - Anh, vì các nươớc này vẫn chủ trươơng không để Cộng sản ngóc lên. ở chỗ này Việt Minh ta cũng khéo léo, biết rằng thế nào Pháp cũng đổ bộ lên được. Lúc này họ đang ở ngoài Vịnh Bắc Bộ, họ ngầm điều đình ở Pháp – tướng Leclair, tổng chỉ huy quân sự Thái Bình Dương và ông Santeny, nhà chính trị vẫn khéo léo đi với Cộng sản.
Hiệp ước “Vịnh Hạ Long” 3-3-1946 được ký kết. Hôm nay, các đơường phố Hà Nội trên các bức tường, đều dán những bích trương bản ký kết Hạ Long giữa ông Hồ Chí Minh và Pháp, ai nấy đều ngỡ ngàng và phẫn nộ: “Sao mà quay đầu nhanh chóng thế?” Từ đảo chính Nhật, Chính phủ Trần Trọng Kim, bao là nỗ lực quét sạch mọi tàn tích Pháp, cả những bức tượng đầm xòe, biểu tượng thần tự do, tơượng toàn quyền Paul Bert đều bị dân chúng buộc giây vào cổ lôi xuống, Các đài kỷ niệm Jean Dupuis, Tứ Dân ở vườn hoa Canh nông đều bị dẹp bỏ. Thế mà ngày nay, quân Pháp lại đường đường trở về bằng một hiệp định. Theo hiệp định: Quân đội Pháp sẽ đổ bộ và đóng ở bốn địa điểm trong vòng năm năm. Bốn địa điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Lạng Sơn.
Dân chúng phẫn nộ xé những bích trương cũng không cản nổi đươợc quân Pháp rầm rộ, lập tức kéo đến bốn địa điểm đó. Nhưng uy tín của Việt Minh, ông Hồ Chí Minh không thể không bị suy giảm, lung lay; nên lập tức ông Hồ Chí Minh cho triệu tập một cuộc mit-tinh trơước Nhà Hát Lớn Hà Nội, để trấn an dân chúng thơ ngây, bằng những lời lẽ cũng rất thơ ngây: “Hỡi quốc dân đồng bào, tôi xin hỏi, bây giờ để cho quân Pháp lên đóng ở bốn địa điểm đó, rồi hết năm năm, họ sẽ rút lui, ta không mất một viên đạn nào, hay là ta đứng lên đánh đuổi họ, chinh chiến với họ nhiều năm với nhiều tàn phá. Đàng nào hơn?”.
Một đám ngây ngô hoặc chân tay của họ, dĩ nhiên là hoan hô giải pháp thứ nhất. Một số lớn khác bực tức nhưng lặng lẽ, họ chưa quen hô ‘đả đảo’, ‘đả đảo’, vì chưa ai mớm cho họ - sự lặng lẽ đó bị phá tan bởi mấy tiếng nổ lựu đạn, do những người phẫn uất cực độ ném ra. Tôi biết một người ném hôm đó: Anh Tuyên, em cha Bằng, trước đây đã đi học mấy năm ở Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên, không biết có ai chết không.
Quân Pháp chỗm chệ ngồi trên bốn địa điểm ở Bắc Kỳ, quân Tàu chuẩn bị rút đi; Ông Vũ Hải Thần, lãnh tụ của Việt Cách - Quốc Dân Đảng mất chỗ dựa, lục tục rút lui vào bóng tối, cả ba nghị sĩ Quốc Dân Đảng dần dần không ai nghe nói đến.
Song nay, một cuộc đọ sức ngầm giữa Cộng sản Việt Minh và Mặt trận Quốc gia ló diện. Thường chỉ bằng những cuộc đối đầu tuyên truyền. Báo chí bên này nói thế này, bên kia lại khác. Bên nào cũng nói hay nói phải cho mình. Thỉnh thoảng tờ Thanh Niên Công Giáo Cứu Quốc được dán ở trước Nhà Thờ Lớn, bị xé liền; Báo tin tức của bác sỹ Phan Huy Đán, đứng đầu Đại Việt, tờ ‘Thiết thực’ được hâm mộ đặc biệt, vì phơi bày những thủ đoạn của Việt Minh Cộng sản, những dối trá của Việt Minh.
Ôn Nhu Hầu, có trụ sở của Quốc Dân Đảng, sau này bị Việt Minh cho là ổ tội ác, vì họ bảo đó là nơi thanh toán những chiến sĩ Cộng sản. Ôn Nhu Hầu được Việt Minh coi là điển hình tội lỗi của Quốc Dân Đảng.
Thế là chế độ mới có những chiếc áo hợp pháp: Chính phủ. Cơ quan lập pháp: Quốc hội. Đủ lông đủ cánh, song còn sợ những thế lực ở bên vặt lông, bẻ cánh. Đó là quân Tàu giải giáp quân Nhật ở Bắc, quân Anh giải giáp quân Nhật ở Nam, ngơười Pháp còn sót lại đã phỗng tay trên, họ đã đi được với quân Anh; nhơư trong vụ trao Nam Bộ Phủ cho Pháp. ở miền Bắc, quân Tàu bắt cá hai tay: cả Pháp, cả Việt Nam. Việt Nam thì cả Việt Minh cả Việt Cách. Đối với người Tàu, thì Việt Minh thi hành cái lối thông dụng của mọi thời đại, mà sau này người ta gọi là ‘lót tay’. Nghe đâu ông Lư Hán, ngươời đứng đầu quân giải giáp mà được ‘lót tay’ hay ‘cùm tay’ bằng những kilô vàng ròng thu được trong kỳ quyên góp được gọi là ‘tuần lễ vàng’.
Người Pháp vẫn lăm le trở lại Đông Dương. ở miền Nam, họ đã đi đôi, và đến chỗ thay thế quân Anh. ở miền Bắc, họ cũng chơi lối đó với quân Tàu, với sự đồng ý ngầm của Đồng Minh. Nói đúng hơn của Mỹ - Anh, vì các nươớc này vẫn chủ trươơng không để Cộng sản ngóc lên. ở chỗ này Việt Minh ta cũng khéo léo, biết rằng thế nào Pháp cũng đổ bộ lên được. Lúc này họ đang ở ngoài Vịnh Bắc Bộ, họ ngầm điều đình ở Pháp – tướng Leclair, tổng chỉ huy quân sự Thái Bình Dương và ông Santeny, nhà chính trị vẫn khéo léo đi với Cộng sản.
Hiệp ước “Vịnh Hạ Long” 3-3-1946 được ký kết. Hôm nay, các đơường phố Hà Nội trên các bức tường, đều dán những bích trương bản ký kết Hạ Long giữa ông Hồ Chí Minh và Pháp, ai nấy đều ngỡ ngàng và phẫn nộ: “Sao mà quay đầu nhanh chóng thế?” Từ đảo chính Nhật, Chính phủ Trần Trọng Kim, bao là nỗ lực quét sạch mọi tàn tích Pháp, cả những bức tượng đầm xòe, biểu tượng thần tự do, tơượng toàn quyền Paul Bert đều bị dân chúng buộc giây vào cổ lôi xuống, Các đài kỷ niệm Jean Dupuis, Tứ Dân ở vườn hoa Canh nông đều bị dẹp bỏ. Thế mà ngày nay, quân Pháp lại đường đường trở về bằng một hiệp định. Theo hiệp định: Quân đội Pháp sẽ đổ bộ và đóng ở bốn địa điểm trong vòng năm năm. Bốn địa điểm là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và Lạng Sơn.
Dân chúng phẫn nộ xé những bích trương cũng không cản nổi đươợc quân Pháp rầm rộ, lập tức kéo đến bốn địa điểm đó. Nhưng uy tín của Việt Minh, ông Hồ Chí Minh không thể không bị suy giảm, lung lay; nên lập tức ông Hồ Chí Minh cho triệu tập một cuộc mit-tinh trơước Nhà Hát Lớn Hà Nội, để trấn an dân chúng thơ ngây, bằng những lời lẽ cũng rất thơ ngây: “Hỡi quốc dân đồng bào, tôi xin hỏi, bây giờ để cho quân Pháp lên đóng ở bốn địa điểm đó, rồi hết năm năm, họ sẽ rút lui, ta không mất một viên đạn nào, hay là ta đứng lên đánh đuổi họ, chinh chiến với họ nhiều năm với nhiều tàn phá. Đàng nào hơn?”.
Một đám ngây ngô hoặc chân tay của họ, dĩ nhiên là hoan hô giải pháp thứ nhất. Một số lớn khác bực tức nhưng lặng lẽ, họ chưa quen hô ‘đả đảo’, ‘đả đảo’, vì chưa ai mớm cho họ - sự lặng lẽ đó bị phá tan bởi mấy tiếng nổ lựu đạn, do những người phẫn uất cực độ ném ra. Tôi biết một người ném hôm đó: Anh Tuyên, em cha Bằng, trước đây đã đi học mấy năm ở Tiểu Chủng Viện Hoàng Nguyên, không biết có ai chết không.
Quân Pháp chỗm chệ ngồi trên bốn địa điểm ở Bắc Kỳ, quân Tàu chuẩn bị rút đi; Ông Vũ Hải Thần, lãnh tụ của Việt Cách - Quốc Dân Đảng mất chỗ dựa, lục tục rút lui vào bóng tối, cả ba nghị sĩ Quốc Dân Đảng dần dần không ai nghe nói đến.
Song nay, một cuộc đọ sức ngầm giữa Cộng sản Việt Minh và Mặt trận Quốc gia ló diện. Thường chỉ bằng những cuộc đối đầu tuyên truyền. Báo chí bên này nói thế này, bên kia lại khác. Bên nào cũng nói hay nói phải cho mình. Thỉnh thoảng tờ Thanh Niên Công Giáo Cứu Quốc được dán ở trước Nhà Thờ Lớn, bị xé liền; Báo tin tức của bác sỹ Phan Huy Đán, đứng đầu Đại Việt, tờ ‘Thiết thực’ được hâm mộ đặc biệt, vì phơi bày những thủ đoạn của Việt Minh Cộng sản, những dối trá của Việt Minh.
Ôn Nhu Hầu, có trụ sở của Quốc Dân Đảng, sau này bị Việt Minh cho là ổ tội ác, vì họ bảo đó là nơi thanh toán những chiến sĩ Cộng sản. Ôn Nhu Hầu được Việt Minh coi là điển hình tội lỗi của Quốc Dân Đảng.
Cáo trạng ông Chủ tịch hay chuyện ly kỳ của đỉnh cao trí tuệ
Luật sư Lê Sáng
10:25 23/10/2009
Đỉnh cao trí tuệ là một danh-tính từ do người cộng sản tự chế ra. Họ dùng để chỉ chính họ. Vì trí tuệ là một tính từ-danh ngữ đã có từ trước người cộng sản, người ta vẫn dùng để chỉ khả năng nhận thức lý tính của con người đã đạt đến một trình độ nào đó (Phải là cao trên trung bình). Nếu người cộng sản chỉ dừng lại là có trí tuệ thôi, thì sợ rằng họ không hơn người (?) Cho nên họ gắn thêm tổ hợp từ đỉnh cao vào. Có trí tuệ đã là điều tốt. Trí tuệ này lại đứng hàng đầu, số 1, trên đỉnh. Nghĩa là trí tuệ của người cộng sản là tốt nhất.
Một trong cái tốt nhất, cái đỉnh cao trí tuệ vừa được hé lộ bằng ngôn từ cho bàn dân thiên hạ trên trường quốc tế được chiêm nghiệm: “Có người ví von, Việt Nam - Cu Ba như là Trời Đất sinh ra, một anh ở phía đông, một anh ở phía tây chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ” – Trích y nguyên lời Nguyễn Minh Triết UVBCTĐCSVN, chủ tịch nước CHXHCNVN phát ngôn ngày 03/10/2009 tai Cu Ba.
Xét trên nhãn quan duy vật biên chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì lời nói này của Nguyễn Minh Triết là rất “phản động” bởi thuyết duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này là tự có, không có ai sinh ra cả. Hơn nữa Trời và Đất là của chung, nếu cũng sinh ra hai ông cộng sản này, thì hoá ra những người cộng sản đỉnh cao trí tuệ lại chung dòng máu với đám người “tư bản bóc lột” “đế quốc sài lang” “Trí phú địa hào” “Tiểu tư sản hèn nhát” hay sao ???
Xét trên lập trường gia cấp, thì đây là biểu hiện của sự xa rời lập trường của giai cấp công nhân, vốn coi mọi giai tầng khác là “đồ bỏ đi” chỉ có giai cấp công nhân là lực lượng tiến bộ duy nhất có thể lãnh đạo được xã hội. Giai cấp công nhân là lực lượng “vô địch” – Không ! nhất quyết không có chuyện người cộng sản có cha mẹ là Trời Đất, không có chuyện người cộng sản chung dòng máu với bất cứ giai tầng người nào khác.
Xét ở góc độ hiện tình cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn phức tạp hiện nay, thì đây là biểu hiện của “tự diễn biến”. Chủ nghĩa cộng sản vô thần khoa học nhất quyết không thừa nhận có Thần có Thánh, có Trời có Đất vậy mà Nguyễn Minh Triết dám cả gan cổ võ cho chủ thuyết hữu Thần, lại còn ví von này nọ để né tránh trách nhiệm – Nham hiểm quá. Có thể Nguyên Minh Triết là “gián điệp của Vatican” ? Đang bí mật làm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bị “trệch ray” - Khởi đầu bằng việc cấy vào đầu óc người cộng sản “đỉnh cao trí tuệ” tư tưởng có Thượng Đế. Nguy hiểm quá ! khi xưa Gocbachop cũng bị tổng thống Regan cấy vào đầu tư tưởng có Thượng Đế … Rồi bắt đầu ông ta kéo sập cả hệ thống cộng sản ở Âu Châu … Đích thị Nguyễn Minh Triết đang làm cái tự diễn biến rồi …
Xét ở góc độ tinh thần “phê và tự phê” của cán bộ đảng viên cộng sản, thì đây là biểu hiện của sự thái hoá biến chất. Vừa không dám phê, vừa không tự phê. “Có người nói” - Người đó là ai, sao không tìm hiểu sao không vạch mặt chỉ tên nó ra. Mai mốt có thằng nó lật đổ chế độ cũng không biết tên biết mặt nó thì làm sao mà chống ??? Rồi cũng không biết mình thiếu xót mà tự phê, lại còn lấy cái thằng “không ai cả” ra mà viện dẫn ra đều tâm đắc lắm. Không có mảy may tinh thần phê và tự phê của đạo đức cộng sản chủ nghĩa - Hỏng !
Xét ở góc độ liêm sỉ, thì những lời nói này của Nguyễn Minh Triết rõ ràng là do ông ta phát ngôn ra. Lần đầu tiên người ta được nghe thấy, vậy mà ông ta lại đổ vấy cho một người không rõ tên tuổi địa chỉ đã nói ở đâu đó, vào một thời điểm nào đó ông ta cũng không biết… Quân tử thì phải nhất ngôn, phải trung ngôn. Đằng này ông Triết lại loạn ngôn, đã thế lại vừa nói vừa cười, mồm nói tay chỉ vung vít … không có lịch sự, không biết xấu hổ là gì – Các cụ dân tộc Việt ta xưa gọi là vô liêm sỉ.
Xét ở góc độ ngữ nghĩa ngôn từ thì hoà bình thế giới chưa bao giờ phụ thuộc vào phía đông hay phía tây. Đông hay tây là còn tuỳ thuộc vào vị trí gốc để định vị nữa. Hoà bình thế giới là một tình trạng chung của nhân loại, không phụ thuộc vào một vài cá nhân, một vài quốc gia… Lại càng không phụ thuộc vào ai ai đó canh giữ. Hãy mở mắt ra mà coi an ninh Mỹ còn thiếu vũ khí, phương tiện gì để canh giữ quốc gia đâu, vậy mà có vụ 11-9. Dù nó nổ ra trong một giây – Nhưng như thế có gọi là hoà bình được không ??? Mặt khác người cộng sản từng xuống tay giết hơn 100 triệu dân thường vô tội, tay không vũ khí. Trong đó cộng sản Việt Nam đóng góp không dưới 10 triệu, thậm chí csvn giết nhầm cả người đồng chí mình giết xong phải sửa sai bằng cách phong liệt sĩ (chiến sĩ cách mạng Dương Văn Đời). Nay ông Triết tự phong “chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới” – Nghe buồn nôn quá !
Xét ở góc độ thực tiễn lịch sử. Hôm nay lịch sử đã minh bạch, đã vạch mặt chỉ tên kẻ ngụy chân lý. Chủ thuyết cộng sản đã phá sản nhẵn tiền. Cả hệ thống cộng sản đã sụp đổ. Người cộng sản, chế độ cộng sản chưa bao giờ dám để người dân tự do tư tưởng, tự do lập hội lập đảng, tự do bầu cử một cách minh bạch dưới sự giám sát quốc tế … Vì làm như thế là tự sát. Cu Ba với tên độc tài Phi-Đen đầu thập niên 1990 còn ngang ngược tuyên bố này nọ, thậm chí còn kết án cả csvn là phản bội lý tưởng cộng sản chủ nghĩa … nay cũng phải “lánh mặt” để tên đàn em “đổi mới” xây dựng chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa … Dân thì đói khổ, khách sạn quốc tế phải đóng cửa vì thiếu giấy Toalet – Khách quốc tế không quen dùng các loại khác thay cho giấy Toalet. Vậy mà được ông Triết gọi là chiến sĩ bảo vệ hoà bình thế giới ??? Rõ ràng Nguyễn Minh Triết đã bắn súng lục vào lịch sử, đã ngửa mặt nhổ mước miếng.
Vài lời nhắn gửi. Gọi là cáo trạng ông chủ tịch chắc chưa sát lắm, vì chẳng có cáo buộc nào cho bằng chính những hành động lời nói của ông chủ tịch tự cáo buộc mình. Cho nên mới gọi là chuyện ly kỳ của “đỉnh cao trí tuệ”.
Một trong cái tốt nhất, cái đỉnh cao trí tuệ vừa được hé lộ bằng ngôn từ cho bàn dân thiên hạ trên trường quốc tế được chiêm nghiệm: “Có người ví von, Việt Nam - Cu Ba như là Trời Đất sinh ra, một anh ở phía đông, một anh ở phía tây chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ” – Trích y nguyên lời Nguyễn Minh Triết UVBCTĐCSVN, chủ tịch nước CHXHCNVN phát ngôn ngày 03/10/2009 tai Cu Ba.
Xét trên nhãn quan duy vật biên chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì lời nói này của Nguyễn Minh Triết là rất “phản động” bởi thuyết duy vật biện chứng đã chỉ ra rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này là tự có, không có ai sinh ra cả. Hơn nữa Trời và Đất là của chung, nếu cũng sinh ra hai ông cộng sản này, thì hoá ra những người cộng sản đỉnh cao trí tuệ lại chung dòng máu với đám người “tư bản bóc lột” “đế quốc sài lang” “Trí phú địa hào” “Tiểu tư sản hèn nhát” hay sao ???
Xét trên lập trường gia cấp, thì đây là biểu hiện của sự xa rời lập trường của giai cấp công nhân, vốn coi mọi giai tầng khác là “đồ bỏ đi” chỉ có giai cấp công nhân là lực lượng tiến bộ duy nhất có thể lãnh đạo được xã hội. Giai cấp công nhân là lực lượng “vô địch” – Không ! nhất quyết không có chuyện người cộng sản có cha mẹ là Trời Đất, không có chuyện người cộng sản chung dòng máu với bất cứ giai tầng người nào khác.
Xét ở góc độ hiện tình cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn phức tạp hiện nay, thì đây là biểu hiện của “tự diễn biến”. Chủ nghĩa cộng sản vô thần khoa học nhất quyết không thừa nhận có Thần có Thánh, có Trời có Đất vậy mà Nguyễn Minh Triết dám cả gan cổ võ cho chủ thuyết hữu Thần, lại còn ví von này nọ để né tránh trách nhiệm – Nham hiểm quá. Có thể Nguyên Minh Triết là “gián điệp của Vatican” ? Đang bí mật làm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bị “trệch ray” - Khởi đầu bằng việc cấy vào đầu óc người cộng sản “đỉnh cao trí tuệ” tư tưởng có Thượng Đế. Nguy hiểm quá ! khi xưa Gocbachop cũng bị tổng thống Regan cấy vào đầu tư tưởng có Thượng Đế … Rồi bắt đầu ông ta kéo sập cả hệ thống cộng sản ở Âu Châu … Đích thị Nguyễn Minh Triết đang làm cái tự diễn biến rồi …
Xét ở góc độ tinh thần “phê và tự phê” của cán bộ đảng viên cộng sản, thì đây là biểu hiện của sự thái hoá biến chất. Vừa không dám phê, vừa không tự phê. “Có người nói” - Người đó là ai, sao không tìm hiểu sao không vạch mặt chỉ tên nó ra. Mai mốt có thằng nó lật đổ chế độ cũng không biết tên biết mặt nó thì làm sao mà chống ??? Rồi cũng không biết mình thiếu xót mà tự phê, lại còn lấy cái thằng “không ai cả” ra mà viện dẫn ra đều tâm đắc lắm. Không có mảy may tinh thần phê và tự phê của đạo đức cộng sản chủ nghĩa - Hỏng !
Xét ở góc độ liêm sỉ, thì những lời nói này của Nguyễn Minh Triết rõ ràng là do ông ta phát ngôn ra. Lần đầu tiên người ta được nghe thấy, vậy mà ông ta lại đổ vấy cho một người không rõ tên tuổi địa chỉ đã nói ở đâu đó, vào một thời điểm nào đó ông ta cũng không biết… Quân tử thì phải nhất ngôn, phải trung ngôn. Đằng này ông Triết lại loạn ngôn, đã thế lại vừa nói vừa cười, mồm nói tay chỉ vung vít … không có lịch sự, không biết xấu hổ là gì – Các cụ dân tộc Việt ta xưa gọi là vô liêm sỉ.
Xét ở góc độ ngữ nghĩa ngôn từ thì hoà bình thế giới chưa bao giờ phụ thuộc vào phía đông hay phía tây. Đông hay tây là còn tuỳ thuộc vào vị trí gốc để định vị nữa. Hoà bình thế giới là một tình trạng chung của nhân loại, không phụ thuộc vào một vài cá nhân, một vài quốc gia… Lại càng không phụ thuộc vào ai ai đó canh giữ. Hãy mở mắt ra mà coi an ninh Mỹ còn thiếu vũ khí, phương tiện gì để canh giữ quốc gia đâu, vậy mà có vụ 11-9. Dù nó nổ ra trong một giây – Nhưng như thế có gọi là hoà bình được không ??? Mặt khác người cộng sản từng xuống tay giết hơn 100 triệu dân thường vô tội, tay không vũ khí. Trong đó cộng sản Việt Nam đóng góp không dưới 10 triệu, thậm chí csvn giết nhầm cả người đồng chí mình giết xong phải sửa sai bằng cách phong liệt sĩ (chiến sĩ cách mạng Dương Văn Đời). Nay ông Triết tự phong “chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới” – Nghe buồn nôn quá !
Xét ở góc độ thực tiễn lịch sử. Hôm nay lịch sử đã minh bạch, đã vạch mặt chỉ tên kẻ ngụy chân lý. Chủ thuyết cộng sản đã phá sản nhẵn tiền. Cả hệ thống cộng sản đã sụp đổ. Người cộng sản, chế độ cộng sản chưa bao giờ dám để người dân tự do tư tưởng, tự do lập hội lập đảng, tự do bầu cử một cách minh bạch dưới sự giám sát quốc tế … Vì làm như thế là tự sát. Cu Ba với tên độc tài Phi-Đen đầu thập niên 1990 còn ngang ngược tuyên bố này nọ, thậm chí còn kết án cả csvn là phản bội lý tưởng cộng sản chủ nghĩa … nay cũng phải “lánh mặt” để tên đàn em “đổi mới” xây dựng chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa … Dân thì đói khổ, khách sạn quốc tế phải đóng cửa vì thiếu giấy Toalet – Khách quốc tế không quen dùng các loại khác thay cho giấy Toalet. Vậy mà được ông Triết gọi là chiến sĩ bảo vệ hoà bình thế giới ??? Rõ ràng Nguyễn Minh Triết đã bắn súng lục vào lịch sử, đã ngửa mặt nhổ mước miếng.
Vài lời nhắn gửi. Gọi là cáo trạng ông chủ tịch chắc chưa sát lắm, vì chẳng có cáo buộc nào cho bằng chính những hành động lời nói của ông chủ tịch tự cáo buộc mình. Cho nên mới gọi là chuyện ly kỳ của “đỉnh cao trí tuệ”.
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Perpetual Help, Our Lady Of – Pluralism, Doctrinal
Nguyễn Trọng Đa
18:53 23/10/2009
Perpetual Help, Our Lady Of
Đền thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Là đền thánh trên đường Via Merulana ở Roma có bức ảnh Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi hay làm phép lạ. Bức ảnh đặt trên bàn thờ chính và được vẽ như một tranh tượng thánh. Hai thiên thần được vẽ như là thánh Michael (Mi-ca-en) và thánh Gabriel (Gáp-ri-en), hai vị như đang bay bên đầu Đức Trinh Nữ, cầm trong tay được che đậy các dụng cụ dùng trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, gồm Thánh giá, lưỡi đòng, miếng bọt biển. Một số người nghĩ rằng thánh sử Luca đã vẽ bức tranh này, nhưng đúng hơn đó là một nghệ sĩ Hi Lạp thuộc thế kỷ 13 hoặc 14. Lúc đầu bức tranh thuộc về một thương gia giàu có đảo Crete, sau đó tranh được đưa về Roma, và đưa vào nhà thờ thánh Mátthêu trong Thành Thánh sau khi được cung nghinh trên đường phố. Trong hơn 300 năm, khách hành hương các nơi đổ về nhà thờ này để ngắm ảnh tượng, nguồn của nhiều sự chữa lành bệnh. Năm 1812, Nhà thờ thánh Mátthêu bị bình địa và trong khỏang 54 năm, người ta không biết tượng được đặt ở đâu. Sau khi tranh tượng này được tìm thấy lại, Đức Giáo hoàng Piô IX trao tranh tượng cho các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, để đặt trong nhà thờ, nơi Đức Mẹ Maria được tôn kính lần đầu cách đặc biệt với tước hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Đền thánh quốc gia ở Mỹ tôn kính Đức Mẹ với tước hiệu này là ở Roxbury, bang Massachusetts.
Perpetual Vows
Khấn trọn, khấn trọng thể, khấn trọn đời. Thông thường đây là lần khấn sau cùng của một người trong một Dòng tu để sống đời trọn lành Kitô giáo, với các lời khấn khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Các lời khấn khác có thể được thêm vào, tùy theo hiến chương của Dòng. Cũng còn gọi là các lời khấn cuối cùng, mặc dầu một số Dòng tu cho tu sĩ khấn trọn ngay sau năm nhà tập, và một số Dòng không có lời khấn trọng thể, nhưng chỉ là khấn đơn, được nhắc lại theo định kỳ, tùy theo luật Dòng.
Phenomenon
Hiện tượng. Là điều gì có thể nhận biết bằng giác quan, hoặc quan sát ngay được, để phân biệt với bản tính hay bản thể mà lý trí phải kết luận. Trong thần học, hiện tượng là các sự kiện phi thường mà nguồn gốc có thể giải thích được bằng các luật tự nhiên chưa được biết, sự can thiệp của thiên thần hay ma quỷ, hoặc hành động nhiệm mầu của Chúa. (Từ nguyên Hi Lạp phainomenon, từ chữ phainesthai, xuất hiện.)
Philemon
Philemon, ông Phi-lê-môn. Là một người được thánh Phaolô giúp trở lại đạo, và là người có vinh dự nhận một thư riêng của thánh Tông đồ. Phaolô đã hóan cải một nô lệ chạy trốn tên là Onesimus (Ô-nê-xi-mô), sai người này trở về với chủ mình, cầm theo một lá thư tình cảm nồng ấm và van xin Philemon dủ lòng thương người nô lệ này. Thánh Phaolô còn nói là sẽ trả tiền mà người nô lệ đang mắc nợ ông nữa. Chính nhờ lời van xin thương cảm này mà ông Philemon không chỉ tha thứ cho Onesimus, nhưng còn trả tự do cho để làm anh em Kitô hữu của mình nữa (Plm 1-25). (Từ nguyên Hi Lạp phil_mon, yêu mến).
Philip
Philípphê. 1. tông đồ. Philípphê phải quen biết Phêrô và Anrê, bởi vì cả ba đều là người thành Bethsaida (Bết-xai-đa). Khi Chúa Giêsu gặp ngài, Chúa mời ngài đi theo Chúa. Philípphê có ấn tượng tốt ngay với Chúa. Ngài không chỉ tham gia nhóm của Chúa, mà còn thuyết phục Nathanael (Na-tha-na-en, được biết đến nhiều hơn với tên Batôlômêô, Bartholomew) đi theo Chúa nữa (Ga 1:43, 12:21). Thường trong danh sách các Tông đồ, Philípphê và Batôlômêô được ghi tên gần nhau. Có lẽ Philípphê phụ trách việc cung cấp lương thực, bởi vì chính Chúa Giêsu thảo luận với ngài về việc nuôi ăn đám đông ở Biển hồ Galilee (Ga-li-lê, Ga 6:5-7). Philípphê là người hiểu theo nghĩa đen mối quan hệ của Chúa Giêsu với Chúa Cha, vì Chúa Giêsu đã nói với ngài: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư?" (Ga 14:9). Sau khi Chúa chịu nạn chịu chết, ngài thuộc trong số các Tông đồ chờ đợi Chúa Thánh Thần đến (Cv 1:13); 2. người loan báo Tin Mừng. Philípphê là một trong nhóm Bảy người được các Tông đồ chọn để quản lý việc phân phát lương thực, và giúp đỡ các Kitô hữu nghèo, khi Giáo hội gia tăng về số lượng tín hữu. Các Tông đồ sợ rằng việc rao giảng và làm cho người khác trở lại có thể bị ảnh hưởng nhiều, nếu các ngài tiêu hao năng lượng vào các vấn đề lo việc ăn uống cho người khác (Cv 6:1-6). Chính Philípphê là một người rao giảng có khả năng và từng làm phép lạ, như được chứng minh khi ngài ở Samaria (Sa-ma-ri). Hai thí dụ về sự nhiệt thành và lợi khẩu của ngài được kể lại trong việc ngài hóan cải Simon (Si-môn), thầy phù thủy, và một viên thái giám người Ethiopia (Ê-thi-óp, Cv 8:4-40). Lần xuất hiện cuối cùng của ngài trong Kinh thánh là khi ngài giúp vui cho thánh Phaolô trong nhà ngài ở Caesarean (Xê-da-rê), trong chuyến truyền giáo thứ ba (Cv 21:8). (Từ nguyên Hi Lạp philippos, người yêu thích ngựa.)
Philippians
Thư gửi giáo đoàn Phi-líp-phê (Pl). Là một trong bốn thư của thánh Phaolô viết trong tù gửi các tín hữu. Đây là thư cám ơn lòng tốt của người Philippian (Phi-líp-phê) tại Macedonia (Ma-kê-đô-ni-a) đối với ngài. Đoạn thư có ý nghĩa nhất là đoạn thư khuyên sống khiêm nhượng, dựa vào gương Chúa Kitô, vì “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (2:6-7). Đây là sự giao tiếp từ con tim tới con tim của thánh Phaolô với dân của ngài, trong đó vị Tông đồ chân thành nói với họ rằng ngài yêu mến họ biết bao, và mong muốn họ được hạnh phúc, “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em" (4:4).
Philosopher Of Protestantism
Triết gia của Tin lành. Là Immanuel Kant (1724-1804), triết gia Đức đã phân tích một cách có hệ thống và vấn nạn về nền tảng của đức tin Lutheran, trong đó ông đã sống và đã chết. Khái niệm của ông về tôn giáo là phù hợp với thuyết tổng quát của ông về tri thức và thực tại. Chẳng hạn ông cho rằng các hiện tương tự chúng không là các vật, “chúng không là gì khác ngoài khái niệm, và không thể hiện hữu vượt ngoài tâm trí chúng ta,” do đó ông tin rằng mặc khải và Giáo hội chỉ là các “công cụ tình cờ.” Quyền tôn giáo tối hậu của con người chính là tâm trí của con người. “Tiếng nói nội tại của lý trí luôn là kẻ hướng dẫn an toàn nhất." Các ý tưởng của Kant di chuyển toàn bộ tiêu điểm của tư tưởng tự do Tin lành vào thế giới hiện đại, xa rời Kinh thánh để đi vào tính đa cảm và thuyết ý chí tín điều.
Philosophical Truth
Chân lý triết học. Là sự giải thích sau cùng theo lý trí của một sự việc. Nhất là lý do tại sao một biến cố lịch sử lại được xem là vượt quá trật tự tự nhiên của hiện tượng.
Philosophy
Triết học, triết lý. Nghĩa đen là sự yêu mến đức khôn ngoan. Là khoa học mà trong đó lý trí tự nhiên, tách rời mặc khải, tìm cách hiểu biết mọi điều nhờ sự hiểu các nguyên nhân đầu tiên của chúng. (Từ nguyên Hi Lạp philein, yêu mến + sophia, sự khôn ngoan: philosophus.)
Philosophy Of Life
Triết lý cuộc đời. Là thái độ nền tảng của một người đối với cuộc đời và vận mạng con người, và mục đích của xã hội con người.
Philosophy Of Man
Triết học con người. Là khoa học về bản tính con người, nghiên cứu sự hợp nhất cốt yếu của một con người như là một hữu thể có lý tính, và mục đích của con người trong thế giới, như là một cá nhân và một hữu thể xã hội.
Philosophy Of Religion
Triết học tôn giáo. Là khoa học về con người như người có tôn giáo. Nó có thể mang nhiều hình thức, tùy vào chủ thể được điều tra và cơ sở của sự điều tra. Do đó nó có thể nghiên cứu các tôn giáo lịch sử để xác định mẫu số chung của chúng, và tìm ra các khác biệt của chúng với nhau; hoặc nó có thể tìm cách thiết lập các nền tảng hữu lý của các tôn giáo lịch sử, nhằm xác định tính cách đáng tin của chúng; hoặc nó có thể thừa nhận giá trị của một tôn giáo đã cho, chẳng hạn Kitô giáo, và phân tích các giáo lý chính yếu và tập tục của tôn giáo này dựa trên nền tảng triết học.
Ph.M.
Ph. M., Philosophiae Magister--Thạc sĩ Triết học.
Phoenix
Chim phượng hoàng. Là một biểu tượng Phục sinh của Chúa Kitô. Là con chim huyền thoại, gốc ở Arabia, biết trước cái chết của mình và tự thiêu, và ba ngày sau phát sinh thành một con chim mới. Truyền thuyết dễ dàng lấy con chim phượng hoàng làm tượng trưng cho ba ngày của Chúa Kitô trong mồ trước ngày Phục sinh. Hoàng đế Constantine sử dụng biểu tượng này, bằng cách vẽ con phượng hoàng lên đồng tiền của đế quốc.
Photianism
Ly khai do Photius. Là cuộc ly khai gây ra do Photius (khoảng năm 815-97), Thượng phụ Constantinople, dọn đường cho cuộc Ly khai Đông Tây trong thế kỷ 13. Khi Ignatius, Thượng phụ đương nhiệm của Constantinople, khiển trách các thói xấu của Bardas, đồng nhiếp chính triều Hoàng đế Michael III, thượng phụ bị truất chức và Photius, một giáo dân, được truyền chức linh mục và tấn phong Giám mục để thay thế thượng phụ năm 857. Đức Giáo hòang Nicholas I ra vạ tuyệt thông cho Photius. Và Photius cáo buộc Roma là lạc giáo vì đưa cụm từ ngữ Filioque (và bởi Đức Chúa Con) vào Kinh Tin Kính. Khi Hoàng đế Michael băng hà, hoàng đế kế vị truất chức Photius và đưa Ignatius trở lại làm thượng phụ. Cả hai động thái đã bị kết án bởi Công đồng chung Constantinople IV (công đồng chung thứ tám), năm 869-70, là Công đồng chung đầu tiên không được Chính thống giáo Đông phương chấp nhận.
Physical Certitude
Sự chắc chắn thể lý. Là sự đồng ý chắc chắn liên quan đến các điều trong thiên nhiên vật lý, mà không loại trừ khả năng của một phép lạ, hoặc sự can thiệp tình cờ của một luật tự nhiên chưa được biết đến.
Physical Evil
Điều xấu thể lý. Là thiếu sự thiện hảo tự nhiên được con người ước muốn. Là thiếu sự thỏa mãn mà một tham muốn của con người ước ao, dù là tinh thần hay thể xác. Nói chung, nó có thể tương đương với sự đau khổ. Đó là sự mất mát hoặc sự thiếu cái mà con người mong muốn.
Physical Freedom
Tự do thể lý. Là thiếu sự bắt buộc hoặc bạo lực bề ngoài, vốn ép một người phải hành động hay không hành động theo một cách thức nào đó. Là thiếu áp lực thể lý để thúc ép làm một hành động nào đó. Tự do thể lý là tương đương với hành động tự phát.
Physical Miracle
Phép lạ vật lý. Là một sự việc do Chúa làm ra mà vượt quá các khả năng của tự nhiên vật lý và thân xác con người. Có hai loại phép lạ vật lý được biết đến trong thần học Công giáo: 1. là phép lạ chủ yếu siêu nhiên, chẳng hạn làm cho kẻ chết sống lại, mà chỉ quyền năng Chúa mới có thể làm được (phép lạ lớn); và 2. là phép lạ siêu nhiên cách tương đối, chẳng hạn chữa lành bệnh bất ngờ, mà các thiên thần có thể thực hiện theo ý Chúa quan phòng (phép lạ nhỏ).
Physiologus
Physiologus, Ngụ ngôn động vật. Là một bộ sưu tập các biểu tượng Kitô giáo, trong đó các chân lý tôn giáo được tượng trưng bằng các con vật. Một thí dụ nổi bật là con bồ nông nuôi sống con nhỏ của nó, bằng cách làm đổ máu chảy ra cho con uống, như Chúa Kitô cứu rỗi nhân loại bằng đổ máu mình ra. Các biểu tượng này là rất phổ biến trong thời Trung Cổ, và ảnh hưởng nhiều đến nghệ thuật Giáo hội và văn chương Trung cổ.
Piarists
Tu sĩ Dòng Calasanz, Dòng Piarist. Là một Dòng giáo sĩ, được thánh Giuse Calasanctius thành lập năm 1597. Danh từ Piarists phát sinh từ chữ cuối trong tên gọi chính thức của Dòng, đó là “Tu sĩ nghèo của Mẹ Thiên Chúa cho Trường học Tình thương, Congregatio Clericorum regularium pauperum Matris Dei scholarum piarum.” Họ bắt đầu mở trường tiểu học miễn phí, và kể từ đó việc tông đồ chính yếu của họ là dạy học. Tu hội được Đức Giáo hòang Phaolô V phê chuẩn là một Hội Dòng năm 1617, và tu sĩ Dòng có thêm lời khấn là tận hiến cho việc giáo dục giới trẻ.
Pietà
Pietà, tượng Sầu bi. Là một từ ngữ chung áp dụng cho các tượng điêu khắc trong nghệ thuật, diễn tả Chúa Kitô chịu chết. Trong tượng này thường có thêm Đức Mẹ. Trong số các nghệ sĩ bậc thầy làm hoặc vẽ tượng Pietà, nổi tiếng nhất là Bellini, Botticelli, Caravaggio, Dürer, Fra Angelico, Murillo, Raphael, Rubens, Titian, và Van Dyck. Tượng Sầu Bi nổi tiếng nhất là tượng do nghệ sĩ tài hoa Michelangelo thực hiện, và đặt trong Vương cung thánh đường thánh Phêrô tại Roma. (Từ nguyên Latinh pietas, đạo hạnh, đạo đức, sùng đạo.)
Pietism
Sùng tín, mộ đạo phái. Nói chung, là sự nhấn mạnh vào việc sở hữu cá nhân một chân lý tôn giáo, và đưa ra thành hành động luân lý và thiêng liêng, trái với sự đồng ý thuần túy một chân lý với tâm trí. Nhiều phong trào khác nhau trong Kitô giáo được gọi là sùng tín, với hàm ý rằng họ tỏ ra sống đạo bằng tình cảm nhiều hơn thực tế.
Piety
Lòng mộ đạo, đạo đức, hiếu thảo. Là sự tôn vinh và kính trọng đối với những người có trách nhiệm về sự hiện hữu hoặc tình trạng hạnh phúc của chúng ta. Như vậy, đó chính là Chúa là Đấng Sáng tạo nên chúng ta và là Đấng Nuôi nấng chúng ta, là cha mẹ, bà con thân thuộc, đất nước, sắc tộc hoặc dân tộc.
Pilaster
Trụ bổ tường. Trong kiến trúc nhà thờ, là một phần của trụ hay cột được gắn phần nào vào bức tường gần đó.
Pilate, Pontius
Quan Pontius Pilate, quan Phôn-xi-ô Phi-la-tô. Là quan tổng trấn Roma ở Judaea từ năm 26 đến năm 36, do Hòang đế Tiberius bổ nhiệm. Nhiều lần trong thời gian ông công tác, đã có nhiều cuộc biểu tình náo lọan do người Do Thái tổ chức, khi các tập truyền của họ bị vi phạm hoặc quyền lợi của họ bị xâm phạm. Các cuộc biểu tình này gây tức tối cho Hòang đế Tiberius, và quan Philatô nôn nóng xoa dịu người Do Thái, để người ta không báo cáo các vụ lộn xộn của họ về Roma nữa. Đây là tình hình chính trị, khi Philatô phải đối đầu với nhóm các tư tế tức giận và người Pharisee (Pha-ri-sêu) đến yêu cầu xử tử Chúa Kitô. Cả bốn thánh sử đều làm chứng rằng ông Philatô biết rõ ràng rằng người bị họ buộc tội là vô tội (Lc 23:4; Ga 18:38). Ông cố gắng làm mọi mưu mẹo với hy vọng rằng các cáo buộc sẽ giảm thiểu, và sự giận dữ của nhóm người ấy sẽ dịu đi. Ông đề nghị tha Chúa Kitô hay tha Barabbas (Ba-ra-ba). Nhưng rồi ông không thể bênh vực cho Chúa Giêsu được (Mt 27:15-26; Lc 23:14-16). Ông làm nghi thức rửa tay để nhấn mạnh quan điểm của ông về việc buộc tội, với hy vọng có thể làm đổi hướng sự quyết tâm của người Do thái. Nhưng cuối cùng ông đầu hàng và đồng ý để cho Chúa chịu đóng đinh (Mc 15:15), hơn là để cho Hòang đế bực tức và chiếc ghế cai trị của ông cũng sẽ bị đe dọa. (Từ nguyên Latinh Pontius Pilatus.)
Pilgrimage
Cuộc Hành hương. Là chuyến đi đến một nơi thánh, và chuyến đi được xem như là một hành vi sùng đạo. Mục đích cuộc hành hương có thể là đơn giản kính viếng một thánh nhân hay xin một ơn thiêng liêng, xin chữa lành phần xác hay làm một việc đền tội; để tạ ơn hay chu tòan một lời hứa. Từ thời Kitô giáo sơ khai, các cuộc hành hương là đi về Đất Thánh, và thời gian sau đó là đi đến Roma, nơi hai thánh Phêrô và Phaolô cùng nhiều Kitô hữu đã chịu tử vì đạo. Từ thế kỷ thứ tám, người ta bắt đầu đi hành hương đến nơi làm việc sám hối công khai. Kết quả là trong thời Trung Cổ, các cuộc hành hương được tổ chức ở tầm vóc lớn, và đã trở thành đối tượng của luật đặc biệt trong Giáo hội. Trong thời hiện đại, ngòai Roma và Đất Thánh, nhiều đền thánh nổi tiếng như Lộ Đức, Fátima, và Guadalupe thu hút hàng ngàn người hành hương mỗi năm của thế giới Công giáo.
Pilgrim Church
Giáo hội lữ hành. Là Giáo hội Công giáo trên trần gian này, hoặc là Giáo hội Chiến đấu. Giáo hội này được cho rằng đang hành hương tiến về Giáo hội Vinh Thắng trong vinh quang thiên đàng.
Pillar, The Holy
Cột Thánh. Là chiếc cột nơi Chúa chúng ta bị đánh roi nhiều trong cuộc Khổ nạn. Một phần của chiếc cột bằng đá porphia nguyên thủy được bảo tồn tại nhà thờ thánh Praxedes ở Roma, sau khi chiếc cột được đưa từ Jerusalem về khỏang năm 1223. Phần còn lại của thánh tích lớn này được gìn giữ ở nhà nguyện Phanxicô trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Jerusalem.
Pious Association
Hội đạo đức, tổ chức từ thiện. Trong luật Giáo hội, là một tổ chức gồm nhiều người, được Đấng bản quyền chấp thuận, chủ yếu lo các công tác bác ái vật chất và tinh thần. Nó thường có quy chế của một tu hội, trước khi các thành viên được phép tuyên khấn công khai nhân danh Giáo hội.
Pious Belief
Lòng tin đạo đức. Là một lập trường tín lý, mặc dầu không được định tín hoặc không là một phần của huấn quyền bình thường của Giáo hội, được chấp thuận trong đạo Công giáo Roma, và phù hợp với phần còn lại của đức tin và sự sống đạo.
Pious Union
Hiệp Hội đạo đức. Trong luật Giáo hội, là một hội của giáo dân, được tổ chức nhằm làm việc đạo đức hay từ thiện. Hiệp hội đầu tiên có quyền kết hợp các tổ chức tương tự lại. Hiệu quả cũng giống như sự sáp nhập một phụng hội vào một liên phụng hội. Tước hiệu “Hiệp hội Đầu Tiên” đôi khi được Tòa thánh ban cho như một dấu hiệu công nhận đặc biệt.
Piscina
Chậu thánh. Là cái chậu đựng nước, có đường ống dẫn xuống đất, để trút đổ nước không còn dùng cho mục đích thánh và không còn cần dùng nữa. Tên này cũng dành cho giếng rửa tội hay một bình chứa (cistern.) Một giếng thánh (sacrarium), đồng nghĩa với chậu thánh, chứa đựng nước đã rửa các bình thánh và giặt vải và khăn. Giếng thánh thường nằm trong phòng áo (phòng thánh) của một nhà thờ. (Từ nguyên Latinh piscis, con cá.)
Pity
Lòng từ tâm, trắc ẩn, từ bi. Sự buồn sầu nổi lên từ nỗi đau khổ hoặc sự bất hạnh của người khác. Sự từ tâm là kém hơn sự cảm thông, vốn chia sẻ vào cảm nghiệm của người khác. Đây là một hình thức của sự cảm thông hạ mình.
P.K.
P.K., Pridie Kalendas—ngày cuối tháng, ngày trước ngày đầu tháng
Placet
Placet, đồng ý, tán thành. Nghĩa đen là “vừa ý, vừa lòng”, áp dụng cho nhiều tình huống, khi sự phán đóan hoặc sự đồng ý của một người sẽ diễn tả hay ảnh hưởng đến lời dạy hoặc quyền tài phán của Giáo hội. Thường được hiểu như là phiếu thuận tại một Công đồng chung, và trong các quyết định của Roma liên quan đến vấn đề tranh cãi. Nó cũng quy chiếu đến nghĩa vụ theo luật của các sắc lệnh Giáo hòang lệ thuộc vào sự đồng ý của chính quyền Nhà nước, chẳng hạn trong các quốc gia Cộng sản. (Từ nguyên Latinh placet, it pleases.)
Placet Juxta Modum
Placet Juxta Modum, đồng ý với điều kiện. Nghĩa đen là “Không thỏa mãn hòan tòan." Đây là phiếu thuận đủ tư cách, mặc dầu không đồng ý hòan tòan, của một Giám mục tại một Công đồng tỉnh hay Công đồng chung.
Plague Medal
Ảnh đeo ngừa dịch bệnh. Là một ảnh đeo vào cổ để cầu xin Chúa che chở trong mùa dịch bệnh hoặc dịch hạch. Được phổ biến rộng rãi thời Trung Cổ, ảnh đeo ngừa dịch bệnh có ảnh thánh Roch hoặc thánh Sebastian, nhưng thường có ảnh Đức Trinh Nữ, hoặc một trong các đền thánh dâng kính Đức Mẹ. Khi sao chỗi là đối tượng của sự khiếp đảm, người ta đeo ảnh này để tránh khỏi tai ương có thể xảy đến; các ảnh đeo khác ghi nhớ những sự kiện quan trọng trong lịch sử của Giáo hội.
Plagues, Ten
Mười tai ương. Là mười tai ương được Chúa gửi xuống người Ai Cập để buộc Pharaoh (Pha-ra-ô) nước này phải trả tự do cho con cái Israel (Xh 7, 12). Bảy tai ương được thực hiện qua Moses (Mô-sê), hoặc qua Moses và Aaron (A-ha-ron), còn các tai ương thứ bốn, thứ năm và thứ mười được Chúa trực tiếp thực hiện. Mười tai ương đó là: nước biến thành máu, ếch nhái, muỗi, ruồi nhặng, ôn dịch, ung nhọt, mưa đá, châu chấu, cảnh tối tăm, các con đầu lòng của người Ai Cập sẽ phải chết.
Plain Chant
Bình ca. Đôi khi được gọi không chính xác là nhạc Gregorian, nhưng bình ca là một sự sửa đổi của nhạc Gregorian, được sử dụng nơi người Franks trong thế kỷ thứ chín. Nó là đồng âm và không có nhịp điệu, được viết lên thang âm với hàng nhạc có bốn dòng. Thang âm bình ca được giới hạn cho các quãng tự nhiên của giọng hát con người, và các giai điệu cũng phù hợp với tính cách tự nhiên của con người. Các đặc điểm của bình ca là thường tránh “một giọng nổi bật”; hai ca đòan có thể được dùng để luân phiên hát một giai điệu. Nét đẹp của bình ca phát sinh từ giai điệu trong trẻo, chất lượng giọng hát và nhịp điệu tinh tế.
Plain Song
Bình ca. Là một thánh ca, chẳng hạn nhạc Gregorian, có giai điệu đơn giản, không có nhạc đệm.
Planned Parenthood
Làm cha mẹ có kế họach. Là từ ngữ chung để chỉ việc ngừa thai, và khi ngừa thai thất bại, chỉ việc phá thai. Cũng là một chính sách có tổ chức của chính quyền, để bắt ép người ta, bằng các biện pháp chế tài kinh tế hoặc các trừng phạt khác, phải thực hiện ngừa thai hay phá thai, hoặc phải triệt sản.
Platonism
Học thuyết Platon. Là hệ thống tư tưởng được khởi xướng bởi triết gia Hi Lạp Plato (năm 427-347 trước Công nguyên), học trò của triết gia Socrates. Học thuyết Platon, trong ảnh hưởng lên Kitô giáo, có các đặc tính là xem thường tri thức giác quan và nghiên cứu kinh nghiệm, bằng cách nhớ về một thế giới khác tốt đẹp hơn, bằng quan điểm thuần túy tinh thần về cuộc đời, bằng phương pháp thảo luận hoặc đối thọai giữa người với người, để có được sự hiểu biết sâu xa hơn nhờ lý luận thuần túy, và nhất là bằng niềm tin vào tâm trí con người để đạt được chân lý tuyệt đối, và dựa vào nhãn quan nội tâm để định hướng đời sống luân lý của mình.
Pleasure
Lạc thú, khoái lạc. Là sự thỏa mãn đi kèm hoạt động của một cơ phận nào của thân xác. Tùy vào cơ phận sử dụng, có nhiều loại lạc thú khác nhau, hoặc nhục dục hoặc trí tuệ. Trong thực hành cả hai hình thức này không hề tách biệt nhau, bởi vì sự thỏa mãn thân xác ảnh hưởng đến phần lý trí của con người, và sự thỏa mãn trí tuệ có ảnh hưởng lên thân xác. Một số tác giả phân biệt giữa lạc thú và niềm vui, vì lạc thú là nói đến sự thỏa mãn ham muốn của xác thịt, chẳng hạn ăn uống và tình dục, còn niềm vui là nói đến việc sử dụng các khả năng lý trí, chẳng hạn suy nghĩ và yêu thương.
Plenary Council
Công đồng toàn miền, Công đồng quốc gia. Là hội nghị chính thức của các tổng giám mục và giám mục của một quốc gia hoặc một miền, dưới sự chủ tọa của một đặc sứ của Đức Giáo hòang, và vị này sẽ quyết định các vấn đề nào sẽ được cứu xét và phê chuẩn các sắc lệnh của Công đồng. Các sắc lệnh ràng buộc mọi tín hữu thuộc quyền tài phán của các giám mục dự Công đồng. Trong lịch sử Giáo hội, quyết định của một số Công đồng miền sau đó đã trở thành quyết định của Giáo hội phổ quát. (Từ nguyên Latinh plenus, đầy đủ.)
Plenary Indulgence
Ơn toàn xá, đại xá, ân xá tòan phần. Là một ân xá có thể xóa bỏ mọi hình phạt tạm do tội đã được tha. Không ai ngoài Chúa biết chắc chắn rằng khi nào một ơn đại xá được hưởng đầy đủ thật sự, bởi vì chỉ có Chúa biết liệu các sự dọn mình của người ấy đã xứng hợp hay không. Một quy định cho các điều kiện dọn mình này là “không còn sự dính bén nào với tội, kể cả tội nhẹ.” Nếu các điều kiện dọn mình ấy là chưa được trọn vẹn, ân xá chỉ là tiểu xá. Quy định này cũng áp dụng cho ba điều kiện ngoại tại cần thiết để được ơn toàn xá: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hòang. Nếu các điều kiện này không được thỏa mãn, một đại xá đã ban sẽ trở thành tiểu xá. Các điều kiện này có thể được thỏa mãn nhiều ngày trước hoặc sau khi thực thi một việc được quy định, mặc dầu việc rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hòang diễn ra cùng ngày với việc hưởng đại xá. Một đại xá chỉ có thể hưởng một lần trong một ngày mà thôi.
Plen. Ind.
Plen. Ind., Plenary indulgence, ơn tòan xá, đại xá, ân xá toàn phần.
Pleroma
Pleroma, đầy đủ, viên mãn, sung mãn. Là một từ ngữ Hi lạp được thánh Phaolô sử dụng theo nghĩa thông thường là “đầy đủ, viên mãn.” Từ ngữ có nghĩa là toàn bộ phúc lành đầy đủ được Chúa Kitô mang đến trần gian (Rm 15:29; Ep 1:23; 3:19). Từ ngữ cũng áp dụng cho sự viên mãn của thần tính trong Chúa Kitô (Cl 1:19), và Giáo hội như là tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô (Ep 4:13). (Từ nguyên Hi Lạp pler_ma, đầy đủ, viên mãn.)
Plough Monday
Thứ Hai sau lễ Hiển linh. Là ngày thứ Hai đầu tiên sau lễ Hiển Linh. Trước đây, tiền oi dâng trong ngày này được dùng cho các nhu cầu của Giáo hội, và người ta nhận được phúc lành cho cánh đồng được cày bừa trong thời gian này.
Pluralism, Doctrinal
Thuyết đa thức giáo lý. Là thuyết nói rằng một người Công giáo có thể giữ một lập trường tín lý cách hợp pháp, vốn không mâu thuẫn với những gì Giáo hội dạy, hoặc vì được định tín hoặc bởi quyền giáo huấn bình thường của Giáo hội. Điều này có nghĩa rằng các học thuyết mâu thuẫn trong đức tin và luân lý có thể được công bố bởi nhiều người khác nhau, cùng bình đẳng về lập trường tốt trong Giáo hội Công giáo. Thuyết đa thức giáo lý đã bị Công đồng chung Vatican I, năm 1869-70, lên án (Denzinger 3042, 3043).