Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/10: Ai sẽ được vào Thiên Đàng. Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
04:13 26/10/2021
PHÚC ÂM: Lc 13, 22-30
“Người ta sẽ từ đông sang tây đến dự tiệc trong nước Chúa”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu rảo qua các đô thị và làng mạc, vừa giảng dạy vừa đi về Giêrusalem. Có kẻ hỏi Người rằng: “Lạy Thầy, phải chăng chỉ có một số ít sẽ được cứu độ?” Nhưng Người phán cùng họ rằng: “Các ngươi hãy cố gắng vào qua cửa hẹp, vì Ta bảo các ngươi biết: nhiều người sẽ tìm vào mà không vào được. Khi chủ nhà đã vào đóng cửa lại, thì lúc đó các ngươi đứng ngoài mới gõ cửa mà rằng: “Thưa ngài, xin mở cửa cho chúng tôi”. Chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: “Ta không biết các ngươi từ đâu tới”. Bấy giờ các ngươi mới nói rằng: “Chúng tôi đã ăn uống trước mặt Ngài và Ngài đã giảng dạy giữa các công trường của chúng tôi”. Nhưng chủ sẽ trả lời các ngươi rằng: “Ta không biết các ngươi từ đâu mà tới, hỡi những kẻ làm điều gian ác, hãy lui ra khỏi mặt ta”. Khi các ngươi sẽ thấy Abraham, Isaac, Giacóp và tất cả các tiên tri ở trong nước Thiên Chúa, còn các ngươi bị loại ra ngoài, nơi đó các ngươi sẽ khóc lóc nghiến răng. Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa. Phải, có những người sau hết sẽ trở nên trước hết, và những người trước hết sẽ nên sau hết”.
Ðó là lời Chúa.
Trực Diện Vấn Đề
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:40 26/10/2021
Trực Diện Vấn Đề
Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXX TN – Lc 14,1-6
Chuyện kể như giai thoại về Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Angelo Giuseppe Roncalli). Thời gian còn là sứ thần Tòa Thánh tại Paris (1944-1953) trong một lần dự tiệc, người ta cố tình sắp xếp chỗ ngồi ăn của ngài Roncalli ngồi đối diện một mệnh phụ phu nhân mặc áo hở ngực hơi quá và trên cổ có đeo dây chuyền có tượng Chúa chuộc tội bằng vàng óng ánh khá lớn. Và họ chờ xem ngài Angelo Giuseppe Roncalli vốn được xem là trong sáng, hiền hòa và vui tươi sẽ phản ứng như thế nào. Họ dự đoán ngài sẽ lúng túng và ngượng đỏ mặt. Họ chưng hửng vì thấy ngài không tránh mặt mà thản nhiên nhìn và mĩm cười. Vị khách quan ngồi bên cạnh tò mò: “Sao ngài lại cười mĩm? – Ngài dí dỏm đáp ngay: “Vì tôi thấy mình là giám mục rồi mà còn phân vân về cảnh Chúa Giêsu chịu chết. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu chịu chết trên một ngọn đồi, còn ở đây tôi thấy Chúa chết ngay thung lũng giữa hai ngọn đồi. Cả phòng tiệc đều cười vui vẻ, chỉ có một mệnh phụ thì không mấy vui. Nhiều khi cũng cần có sự thẳng thắn, trực diện vấn đề mà người ta cố tình giăng ra.
Hầu chắc khi được vị thủ lãnh nhóm biệt phái mời dùng bữa trong ngày Sabbat, Chúa Giêsu không hề biết mưu kế của ông và dĩ nhiên có sự toa rập của nhiều người khác. Vào dùng bữa thì này có một người bị bệnh phù thũng người ta cho ngồi đối diện mà hầu chắc không phải là thực khách được mời. Tin mừng ghi: “họ cố dò xét Người”. Họ đang chờ phản ứng của Chúa Giêsu. Bấy lâu nay nghe tin đồn rằng Thầy Giêsu nhiều lần vi phạm lề luật, nhất là luật sạch nhơ và luật ngày lễ nghỉ (Sabbat). Giờ phải đưa Người vào thế bí để xem thực hư tin đồn ra sao. Họ đã kinh ngạc trước cung cách hành xử của Chúa Giêsu và lời giải thích của Người.
Sau khi đỡ người bị bệnh phù thũng lên và chữa lành, Chúa Giêsu nói với chủ nhà và thực khách hôm ấy: “Ai trong các ông có đứa con trai, hoặc con bò sa xuống giếng mà lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sabbat?” Tin Mừng ghi tiếp: “Và họ không thể đáp lại những lời đó”. Họ không thể đáp lại là phải vì họ vốn là những nhà thông luật thì phải nắm rõ mục đích ý nghĩa của việc giữ ngày lễ nghỉ.
Luật ngày lễ nghỉ là một trong những cách thế để dân Chúa xưa xác định mình thuộc về Thiên Chúa, Đấng tối cao. Không chỉ nhớ lại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, mà đã là loài thọ tạo thì phải hiện hữu, sống và hoạt động như Đấng Tạo Thành (x.St 1). Và dân Chúa còn phải nhớ xưa cha ông họ đi trong hoang mạc 40 năm ròng rã cũng đã giữ ngày Sabbat qua việc lượm manna trước ngày nghỉ, phần lương thực từ trời gấp đôi để dành cho hôm sau nghỉ ngơi (x.Xh 16). Giữ ngày sabbat cũng là tưởng nhớ việc Thiên Chúa giải thoát dân tộc ra khỏi ách nô lệ Ai Cập xưa đồng thời hướng đến thời của Đấng Thiên Sai sẽ đến.
Ý nghĩa của việc giữ ngày lễ nghỉ còn là dịp để dân tụ họp đọc, học hỏi Thánh Kinh, dâng lời tri ân cảm tạ lên Thiên Chúa, sống tình yêu hiệp nhất giữa các thành viên gia đình và với bà con xa gần qua việc mời khách dự tiệc trong ba bữa ăn khá thịnh soạn khởi đi từ chiều tối hôm trước ngày nghỉ lễ (theo Do Thái giáo một ngày bắt đầu từ chiều tối hôm trước, khi mặt trời lặn). Danh mục 39 việc không được làm trong ngày Sabbat như cày cấy, gieo hạt, thu hoạch, tuốt lúa, dệt tơ, nhuộm chỉ, giết mổ, nhóm lửa…là cốt để giải phóng cho tạo vật là loài vật, cây cỏ, đất đai… cũng được nghỉ ngơi.
“Ai trong các ông có đứa con trai, hoặc con bò sa xuống giếng mà lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sabbat?” Chúa Giêsu đã trực diện vấn đề ngay với những người đang dò xét mình. Và qua đó Người khẳng định rằng nhiều khi vì quá vụ luật mà người ta bỏ quên mục đích và ý nghĩa của luật. Khi kết nối con bò với con trai trong tình trạng sa xuống hố thì phải chăng Chúa Giêsu mặc nhiên trách cứ nhiều biệt phái thời bấy giờ vì quá câu nệ lề luật, câu nệ cách thế áp dụng lề luật mà họ đặt ra mà vô tình hay hữu ý đối xử với con người thua cả loài vật!
Dù rằng khi đối nhân xử thế thì cần có sự tế nhị. Tuy nhiên có nhiều trường hợp liên quan đến sự sống, phẩm giá của tha nhân, nhất là người nghèo, người kém phận thì chúng ta phải trực diện vấn đề, không được né tránh quanh co. Dĩ nhiên luôn có đó sự phật lòng và có cả sự phẫn nộ, giận ghét của những ai đó. Sự thường của rẻ thì của ôi. Không có sự gì tốt đẹp mà không phải trả giá. Quy luật như tất yếu thế thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thứ Sáu sau Chúa Nhật XXX TN – Lc 14,1-6
Chuyện kể như giai thoại về Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Angelo Giuseppe Roncalli). Thời gian còn là sứ thần Tòa Thánh tại Paris (1944-1953) trong một lần dự tiệc, người ta cố tình sắp xếp chỗ ngồi ăn của ngài Roncalli ngồi đối diện một mệnh phụ phu nhân mặc áo hở ngực hơi quá và trên cổ có đeo dây chuyền có tượng Chúa chuộc tội bằng vàng óng ánh khá lớn. Và họ chờ xem ngài Angelo Giuseppe Roncalli vốn được xem là trong sáng, hiền hòa và vui tươi sẽ phản ứng như thế nào. Họ dự đoán ngài sẽ lúng túng và ngượng đỏ mặt. Họ chưng hửng vì thấy ngài không tránh mặt mà thản nhiên nhìn và mĩm cười. Vị khách quan ngồi bên cạnh tò mò: “Sao ngài lại cười mĩm? – Ngài dí dỏm đáp ngay: “Vì tôi thấy mình là giám mục rồi mà còn phân vân về cảnh Chúa Giêsu chịu chết. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu chịu chết trên một ngọn đồi, còn ở đây tôi thấy Chúa chết ngay thung lũng giữa hai ngọn đồi. Cả phòng tiệc đều cười vui vẻ, chỉ có một mệnh phụ thì không mấy vui. Nhiều khi cũng cần có sự thẳng thắn, trực diện vấn đề mà người ta cố tình giăng ra.
Hầu chắc khi được vị thủ lãnh nhóm biệt phái mời dùng bữa trong ngày Sabbat, Chúa Giêsu không hề biết mưu kế của ông và dĩ nhiên có sự toa rập của nhiều người khác. Vào dùng bữa thì này có một người bị bệnh phù thũng người ta cho ngồi đối diện mà hầu chắc không phải là thực khách được mời. Tin mừng ghi: “họ cố dò xét Người”. Họ đang chờ phản ứng của Chúa Giêsu. Bấy lâu nay nghe tin đồn rằng Thầy Giêsu nhiều lần vi phạm lề luật, nhất là luật sạch nhơ và luật ngày lễ nghỉ (Sabbat). Giờ phải đưa Người vào thế bí để xem thực hư tin đồn ra sao. Họ đã kinh ngạc trước cung cách hành xử của Chúa Giêsu và lời giải thích của Người.
Sau khi đỡ người bị bệnh phù thũng lên và chữa lành, Chúa Giêsu nói với chủ nhà và thực khách hôm ấy: “Ai trong các ông có đứa con trai, hoặc con bò sa xuống giếng mà lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sabbat?” Tin Mừng ghi tiếp: “Và họ không thể đáp lại những lời đó”. Họ không thể đáp lại là phải vì họ vốn là những nhà thông luật thì phải nắm rõ mục đích ý nghĩa của việc giữ ngày lễ nghỉ.
Luật ngày lễ nghỉ là một trong những cách thế để dân Chúa xưa xác định mình thuộc về Thiên Chúa, Đấng tối cao. Không chỉ nhớ lại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, mà đã là loài thọ tạo thì phải hiện hữu, sống và hoạt động như Đấng Tạo Thành (x.St 1). Và dân Chúa còn phải nhớ xưa cha ông họ đi trong hoang mạc 40 năm ròng rã cũng đã giữ ngày Sabbat qua việc lượm manna trước ngày nghỉ, phần lương thực từ trời gấp đôi để dành cho hôm sau nghỉ ngơi (x.Xh 16). Giữ ngày sabbat cũng là tưởng nhớ việc Thiên Chúa giải thoát dân tộc ra khỏi ách nô lệ Ai Cập xưa đồng thời hướng đến thời của Đấng Thiên Sai sẽ đến.
Ý nghĩa của việc giữ ngày lễ nghỉ còn là dịp để dân tụ họp đọc, học hỏi Thánh Kinh, dâng lời tri ân cảm tạ lên Thiên Chúa, sống tình yêu hiệp nhất giữa các thành viên gia đình và với bà con xa gần qua việc mời khách dự tiệc trong ba bữa ăn khá thịnh soạn khởi đi từ chiều tối hôm trước ngày nghỉ lễ (theo Do Thái giáo một ngày bắt đầu từ chiều tối hôm trước, khi mặt trời lặn). Danh mục 39 việc không được làm trong ngày Sabbat như cày cấy, gieo hạt, thu hoạch, tuốt lúa, dệt tơ, nhuộm chỉ, giết mổ, nhóm lửa…là cốt để giải phóng cho tạo vật là loài vật, cây cỏ, đất đai… cũng được nghỉ ngơi.
“Ai trong các ông có đứa con trai, hoặc con bò sa xuống giếng mà lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sabbat?” Chúa Giêsu đã trực diện vấn đề ngay với những người đang dò xét mình. Và qua đó Người khẳng định rằng nhiều khi vì quá vụ luật mà người ta bỏ quên mục đích và ý nghĩa của luật. Khi kết nối con bò với con trai trong tình trạng sa xuống hố thì phải chăng Chúa Giêsu mặc nhiên trách cứ nhiều biệt phái thời bấy giờ vì quá câu nệ lề luật, câu nệ cách thế áp dụng lề luật mà họ đặt ra mà vô tình hay hữu ý đối xử với con người thua cả loài vật!
Dù rằng khi đối nhân xử thế thì cần có sự tế nhị. Tuy nhiên có nhiều trường hợp liên quan đến sự sống, phẩm giá của tha nhân, nhất là người nghèo, người kém phận thì chúng ta phải trực diện vấn đề, không được né tránh quanh co. Dĩ nhiên luôn có đó sự phật lòng và có cả sự phẫn nộ, giận ghét của những ai đó. Sự thường của rẻ thì của ôi. Không có sự gì tốt đẹp mà không phải trả giá. Quy luật như tất yếu thế thôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Điều răn trọng nhất
Lm. Thái Nguyên
13:45 26/10/2021
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN CN 31 TN B.
ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT
Chúa Nhật 31 Thường Niên năm B : Mc 12, 28-34
Suy niệm
Đức Giêsu đã tóm Luật Môsê trong động từ yêu mến. Trước tiên là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực, vì Ngài là căn cội và cùng đích của đời sống con người. Tình yêu không thể nài ép mà là nhận ra và đáp trả. Chính sự đáp trả này làm cho con người là người, là con cái của Thiên Chúa và là anh em với nhau. Vì vậy, điều răn đứng đầu gắn liền với điều răn thứ hai:“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Chính trong Chúa, ta nhận ra phẩm giá đích thực của một con người, dù đó là một thai nhi, một phạm nhân hay người mất trí. Chỉ trong Chúa, ta mới yêu thương đến cùng, vì nhận ra mỗi người là hình ảnh của Ðức Kitô đang sống.
Có một người kia sau khi ăn chay 70 tuần, thì xin Chúa cho mình hiểu ý nghĩa vài câu trong Kinh Thánh, nhưng Chúa không trả lời. Cuối cùng, người đó phải tìm đến với người anh em để xin giải thích. Khi người đó lên đường, Chúa gửi một thiên thần xuống nhắn nhủ rằng:“Bảy mươi tuần ăn chay của con cũng không làm cho con đến gần Chúa. Nhưng bây giờ con có lòng khiêm tốn đến với người anh em, nên ta được Chúa gởi đến để nói cho con ý nghĩa các lời thánh”.
Nhân danh lòng tin vào Chúa mà không mở lòng mình ra với tha nhân, phải chăng là một thứ kiêu ngạo thiêng liêng? Đó không phải là tin vào Chúa mà là tin vào sự thánh thiện của mình. Tiếng nói của Chúa trong ta không phải là tiếng nói duy nhất của Ngài, mà Ngài còn nói với ta qua sự khôn ngoan và nhãn quan thiêng liêng của người khác. Ta cần mở lòng ra để đón nhận những tư duy mới, các khả năng mới như một cách thức của Lời Chúa. Khép kín với bất cứ một cái gì, hay bất cứ ai, là khép kín khả năng có thể tái sinh chính mình.
Luật thánh Bênêđictô dạy, khi có ai gõ cửa thì phải nói: “Benedicite”, có nghĩa sâu xa rằng: cảm tạ Chúa vì có người đến làm phong phú lương tri của con, chỉ dẫn con cách suy nghĩ, cách sống, và làm cho con vượt ra khỏi thế giới chật hẹp của mình. Mỗi ngày ta cần mở lòng để đón tiếp một kinh nghiệm mới, một tư duy mới, một cái gì đó nơi người khác để khai sáng trí não mình.
Cũng có một giai thoại khác kể rằng, đêm nọ xuyên qua cửa sổ, một tu sĩ già bỗng nhìn thấy thiên thần đang ngồi ghi tên những ai yêu mến Chúa vào cuốn sách vàng. Ông hỏi thử xem có tên mình không. Thiên thần giở ra nhưng không thấy. Ông nài nỉ thiên thần: “Xin Ngài ghi tên tôi là người lúc nào cũng yêu mến tha nhân”. Thiên thần cũng chiều ý ông, thế là tên ông được ghi vào sổ vàng. Tối hôm sau, giữa ánh trăng sáng, thiên thần lại hiện ra và mở cuốn sổ vàng cho vị tu sĩ xem. Lần này, ông thấy tên của mình dẫn đầu trong danh sách những người yêu mến Chúa. Sau khi vị tu sĩ già qua đời, các anh em trong tu viện xem lại nhật ký của ông, thấy câu đầu tiên là câu trích dẫn từ thư 1Ga 4, 20: “Ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy”. Tiếp theo, ông ghi chú như sau: “Tôi đi tìm kiếm linh hồn tôi, nhưng tôi không thấy. Tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vượt khỏi tầm tay tôi. Tôi đi tìm người anh em tôi, tôi đã gặp Chúa và linh hồn tôi”.
Ta không thể gặp gỡ và yêu mến Thiên Chúa trong tâm tưởng hay trong ước muốn, mà là nơi chính tha nhân, nơi những hành động cụ thể trong những tương quan hằng ngày. Thiên Chúa và tha nhân hòa hợp làm một trong cõi lòng ta. Ta yêu tha nhân trong Chúa, và yêu Chúa nơi tha nhân. Cầu nguyện là đặt mình trong Chúa để có thể yêu tha nhân như chính mình. Tình yêu với Thiên Chúa đưa ta vào cuộc sống với anh em. Tình yêu thương anh em đòi ta chìm sâu trong Thiên Chúa, để kín múc nguồn sinh lực hầu tiếp tục hiến trao. Cuối cùng tình yêu ấy lại quay trở về với Thiên Chúa như cùng đích tối hậu của nó, và như vậy phát sinh sự “hợp nhất” toàn hảo, mà Đức Kitô đã ao ước thực hiện giữa Thiên Chúa với chính Ngài và các kẻ tin (Ga 17, 21). Đẹp biết bao vương quốc của Thiên Chúa, nơi chỉ có tình yêu chiếu rạng ngời, dành cho tất cả những ai đã một đời phấn đấu để hiến dâng.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Yêu Chúa lúc bình thường thì không khó,
nhưng yêu khi đời sóng gió thì không dễ,
nhất là khi gặp khốn khó ê chề,
khi sa cơ thất thế trở về tay không.
Nhưng con vẫn cứ cậy trông và hy vọng,
vì tin Chúa hằng khơi sâu mở rộng,
bằng ân ban và sự sống của Ngài.
Yêu mến Chúa xem ra là điều dễ,
vì dù sao Ngài cũng vẫn là tình yêu,
yêu tha nhân như chính mình mới khó,
nhất là khi bị phủ nhận khinh chê,
khi bị xử bất công, loại trừ và thay thế,
đó là những lúc con đau buồn vô kể,
nỗi thù hằn như khống chế tim con.
Nhưng khi bình tâm suy nghĩ lại,
con thấy những tổn thương cũng rất cần,
để con có kinh nghiệm sống tình thân,
vì nhiều lần con cũng xử vô nhân.
Tình yêu luôn mang tính hỗ tương,
cả trong đau thương và hạnh phúc,
nên yêu thương mà không chịu đau thương,
thì cuộc đời con quả là ảo tưởng.
Chúa đã sống tất cả mọi tình trường,
muốn cho con nhìn ngắm để noi gương,
trong an vui khiêm nhường mà tiến bước,
vì đời con là nhân chứng của tình thương.
Xin cho con sống con người mới,
bằng tình yêu mà Chúa đã gọi mời,
để bừng lên ánh sáng ở mọi nơi,
là tình yêu hợp nhất đến muôn đời. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:35 26/10/2021
46. Quá lưu luyến loài thụ tạo thì giống như người khi leo núi, tự mình kéo lên núi chiếc xe vô dụng, vừa rất nặng, rất chậm lại rất mạo hiểm, cuối cùng ngay cả bản thân mình cũng không đạt tới mục đích.
(Thánh John of the Cross)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:40 26/10/2021
94. TƯỚNG CỦA NGƯỜI QUYỀN QUÝ
Có một người quyền quý nọ, khi người khác nịnh hót nói tốt cho ông ta thì ông ta mặt mày tươi tỉnh; khi nói ông ta xấu thì ông ta cho là có tội.
Một ngày nọ, có một người coi tướng đến, nói:
- “Tướng của ngài có thể có vài nét đặc biệt: đầu nhỏ tai lớn,, mắt có các tuyến nhỏ đỏ, môi hở bày răng, giống như...” người quyền quý vội vàng hỏi:
- “Giống cái gì?”
Trả lời:
- “Giống như con thỏ”.
Người quyền quý tức thời nổi giận:
- “Bay đâu, đem con chó này trói lại, cho nó đói chết luôn”.
Một tên đầy tớ lặng lẽ khuyên người coi tướng:
- “Ông thật không thức thời vụ, lão gia nhà tôi thích lời nói tốt, chỉ cần nịnh hót ông ấy vài câu thì nhất định là có thưởng”.
Người coi tướng bèn nói với tên đầy tớ để ông ta coi tướng lại lần nữa, tên đầy tớ bèn nói với chủ nhân:
- “Tên coi tướng hồi nảy sợ oai hùm của ngài cho nên coi tướng sai, bây giờ muốn coi tướng lại”.
Người quyền quý bèn cho coi tướng lại, người coi tướng coi rất lâu rồi mới nói:
- “Xin ngài đem tôi trói lại, bởi vì tướng của ngài vẫn là con thỏ ạ”.
(Hi đàm lục)
Suy tư 94:
Con người ta, ai cũng thích người khác nói tốt nói hay cho mình, và không ai muốn người khác chê bai nói xấu mình cả, bởi vì ai cũng thích cái đẹp, đó là cái “thật” của con người; ai cũng thích cái đẹp cái hay, nhưng ít người muốn thực hiện cái đẹp cái hay ấy cho người khác, đó là cái “giả” của con người.
Ông coi tướng thà bị trói lại còn hơn là nói sai sự thật, đó là cái dũng của con người.
Cái dũng của người Ki-tô hữu thì không chỉ là biết nói sự thật, mà còn là biết nhìn nhận mình sai khi làm sai, và biết nói người khác đúng khi họ làm đúng, đó là cái dũng của người môn đệ Đức Chúa Giê-su, khi mà giữa xã hội này ai cũng muốn dùng quyền lực, tiền bạc, để bắt người khác tâng bốc mình, đề cao mình, nói tốt cho mình, trong khi bản thân mình chỉ là con số không !
Trước mặt Thiên Chúa thì thật và giả, trắng và đen, thánh thiện và tội lỗi, công bằng và thiên vị, thì phân biệt rất rõ ràng...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người quyền quý nọ, khi người khác nịnh hót nói tốt cho ông ta thì ông ta mặt mày tươi tỉnh; khi nói ông ta xấu thì ông ta cho là có tội.
Một ngày nọ, có một người coi tướng đến, nói:
- “Tướng của ngài có thể có vài nét đặc biệt: đầu nhỏ tai lớn,, mắt có các tuyến nhỏ đỏ, môi hở bày răng, giống như...” người quyền quý vội vàng hỏi:
- “Giống cái gì?”
Trả lời:
- “Giống như con thỏ”.
Người quyền quý tức thời nổi giận:
- “Bay đâu, đem con chó này trói lại, cho nó đói chết luôn”.
Một tên đầy tớ lặng lẽ khuyên người coi tướng:
- “Ông thật không thức thời vụ, lão gia nhà tôi thích lời nói tốt, chỉ cần nịnh hót ông ấy vài câu thì nhất định là có thưởng”.
Người coi tướng bèn nói với tên đầy tớ để ông ta coi tướng lại lần nữa, tên đầy tớ bèn nói với chủ nhân:
- “Tên coi tướng hồi nảy sợ oai hùm của ngài cho nên coi tướng sai, bây giờ muốn coi tướng lại”.
Người quyền quý bèn cho coi tướng lại, người coi tướng coi rất lâu rồi mới nói:
- “Xin ngài đem tôi trói lại, bởi vì tướng của ngài vẫn là con thỏ ạ”.
(Hi đàm lục)
Suy tư 94:
Con người ta, ai cũng thích người khác nói tốt nói hay cho mình, và không ai muốn người khác chê bai nói xấu mình cả, bởi vì ai cũng thích cái đẹp, đó là cái “thật” của con người; ai cũng thích cái đẹp cái hay, nhưng ít người muốn thực hiện cái đẹp cái hay ấy cho người khác, đó là cái “giả” của con người.
Ông coi tướng thà bị trói lại còn hơn là nói sai sự thật, đó là cái dũng của con người.
Cái dũng của người Ki-tô hữu thì không chỉ là biết nói sự thật, mà còn là biết nhìn nhận mình sai khi làm sai, và biết nói người khác đúng khi họ làm đúng, đó là cái dũng của người môn đệ Đức Chúa Giê-su, khi mà giữa xã hội này ai cũng muốn dùng quyền lực, tiền bạc, để bắt người khác tâng bốc mình, đề cao mình, nói tốt cho mình, trong khi bản thân mình chỉ là con số không !
Trước mặt Thiên Chúa thì thật và giả, trắng và đen, thánh thiện và tội lỗi, công bằng và thiên vị, thì phân biệt rất rõ ràng...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tóm Về Hai Điều Này Mà Nhớ
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
18:32 26/10/2021
CN 31 B
Tóm Về Hai Điều Này Mà Nhớ
Kinh Mười Điều Răn có câu kết: "Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà nhớ: Trước kính mến một Thiên Chúa trên hết mọi sự; Sau lại yêu người như mình ta vậy.Amen".
Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc trao đổi giữa nhóm tiến sĩ luật và Chúa Giêsu về hai điều răn trong Cựu Ước như sau:
Khi một người thông luật hỏi Chúa Giêsu: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?”. Chúa Giêsu trả lời: “Giới răn quan trọng nhất chính là: Thiên Chúa chúng ta là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn ấy”. Ông kinh sư hoàn toàn đồng ý với Người và còn thêm lời bình: “Đó là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Chúa Giêsu được một lần sảng khoái vì gặp một ông kinh sư thân thiện với mình, Người khích lệ: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!”. Tại sao lại không còn xa? Bởi vì, Nước Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu đang ở trước mặt ông!
Chúa Giêsu kết hợp hai điều răn trong Cựu Ước (Đnl 6,4-5 và Lv 19,18) thành một điều răn duy nhất là Yêu Thương. Chúa Giêsu đã nối kết giới răn mến Chúa trong kinh Shema ở sách Đệ nhị luật với giới răn yêu thương người thân cận trong sách Lêvi.Cái độc đáo trong câu trả lời của Chúa Giêsu chính là sự liên kết chặt chẽ hai giới luật này với nhau.
“Mến Chúa, yêu người” là nét độc đáo nhất của Kitô giáo. Hai giới luật tạo thành một toàn thể bất khả phân ly và là hai nguyên lý nền tảng của tất cả đạo đức học. Tin Mừng của Chúa Giêsu muốn loan truyền đến mọi người là tình yêu thương. Khi công bố giới luật yêu thương, Chúa Giêsu cũng nêu gương thực hiện giới luật ấy để chúng ta thấy sáng lên tình yêu cứu độ và gặp được những điểm nhấn mà bắt chước thực hành.
1. Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Thiên Chúa là chủ tể trời đất. Ngài dựng nên muôn loài muôn vật. Ngài là nguồn mạch sự sống và là cùng đích của muôn loài muôn vật.
Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái. Cho nên người tín hữu yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Thiên Chúa là quan trọng nhất của con người.
Thực tế ở đời có rất nhiều điều quan trọng, tuỳ ở hoàn cảnh và tuỳ ở từng người. Nhưng nếu điều gì cũng quan trọng nhất thì cuối cùng chẳng có gì là nhất cả, mọi sự đều tương đối. Mọi sự đều tương đối, nhưng mọi sự đều quan trọng, kể cả niềm tin tôn giáo, kể cả Chúa. Đó là não trạng của con người thời nay, là cám dỗ của thời đại.
Người tin Chúa và theo Chúa, cũng có người nghĩ như vậy: tiền quan trọng, mà Chúa cũng quan trọng. Có những người khá hơn, trên lý thuyết vẫn cho Chúa là quan trọng nhất, nhưng trong thực tế có những lúc tiền bạc, tình yêu và thành công ở đời cũng quan trọng như Chúa.
Nhiều người nghĩ rằng ở thế gian này không có gì là duy nhất, kể cả những điều loài người thường cho là cao quý như là chân thiện mỹ chẳng hạn. Có những điều đối với người này là chân lý, đối với người kia lại là sai lầm; đối với người này là tốt, đối người kia là không; đối với một số người là đẹp, đối với những người khác là xấu. Không có gì tuyệt đối ở trần gian. Cám dỗ tương đối hoá mọi sự là cám dỗ lớn nhất của thời đại chúng ta. Cám dỗ này rất nguy hiểm. Dễ sa ngã vì con người không muốn bị ràng buộc và hướng chiều về hưởng thụ.
Thế gian không có gì là duy nhất, không có gì là tuyệt đối.
Thiên Chúa là Siêu Việt, là Vĩnh Hằng. Mọi sự đều qua đi. Chỉ có Chúa mới là quan trọng nhất, chỉ có Chúa mới là Tuyệt Đối. Do đó chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của mình.
Chúa Giêsu đã lập lại lời kêu gọi đó, khi trả lời cho người thông luật muốn hỏi trong các giới răn điều nào quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất.
2. Yêu tha nhân như chính mình.
Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa. Còn hơn thế nữa, yêu tha nhân chính là yêu Chúa. Vì Chúa đã tự đồng hóa với con người, với những người bé nhỏ nhất trong xã hội. Điều này chính Chúa Giêsu đã công khai minh định: “Ta bảo thật, mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Thành ra hai giới răn chỉ là một. Đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một giới răn.Thánh Gioan quả quyết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Ðấng mà họ không thấy" (1Ga 4,20); "Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn ở trong bóng tối”(1Ga 2,9).
Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.
Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật.
Lề luật của Chúa cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc nệ luật.Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. Vì "Yêu mến là chu toàn lề luật" (Rm 13,10).
3. Việc làm của Đức tin là Đức ái.
Thánh Giacôbê nói một câu bất hủ: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). “Việc làm” mà Thánh Tông Đồ nói đến là thực hành bác ái. Thánh Phaolô ca ngợi đức mến: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).
Đức tin và Đức mến liên hệ mật thiết với nhau.
Đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Đức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. "Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy" (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Đó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Được đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi "trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ" (2 Pr 3,13; x. Kh 21,1). (x.Porta Fidei, Số 14).
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN nói về mối liên hệ đức tin và đức mến: Cách riêng, trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đức tin của người Công Giáo cần được thể hiện qua việc thực thi bác ái. Đức Tin và Đức Mến cần đến nhau và hỗ trợ cho nhau: “Chính đức Tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thôi thúc chúng ta chạy đến phục vụ Chúa mỗi khi Người trở thành người thân cận của chúng ta trên nẻo đường cuộc sống”. Được Lời Chúa soi sáng và tình yêu Chúa thấm nhập trong suy nghĩ cũng như hành động, chúng ta sẽ trở nên những chứng tá đáng tin trong xã hội ngày nay. (Số 7).
Dưới ánh sáng Lời Chúa Giêsu, tình yêu là mực thước đức tin, và đức tin là linh hồn của tình yêu. Chúng ta không còn có thể tách biệt đời sống tôn giáo ra khỏi việc phục vụ anh em, những người anh em cụ thể mà chúng ta gặp. Chúng ta không còn có thể tách biệt kinh nguyện, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong các bí tích, khỏi sự lắng nghe tha nhân, gần gũi cuộc sống của họ, nhất là những vết thương của họ.
Luật mới của Chúa Giêsu chính là mức độ hoàn hảo nhất của Mười Điều Răn. Đoạn cuối của kinh Mười Điều Răn: “Mười điều răn ấy tóm về hai nầy mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.”
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con: mến Chúa yêu người là điều răn quan trọng nhất, xin cho con biết sống và liên lỉ thực hành giới răn này trong đời sống thường ngày của con.
Tóm Về Hai Điều Này Mà Nhớ
Kinh Mười Điều Răn có câu kết: "Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà nhớ: Trước kính mến một Thiên Chúa trên hết mọi sự; Sau lại yêu người như mình ta vậy.Amen".
Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc trao đổi giữa nhóm tiến sĩ luật và Chúa Giêsu về hai điều răn trong Cựu Ước như sau:
Khi một người thông luật hỏi Chúa Giêsu: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?”. Chúa Giêsu trả lời: “Giới răn quan trọng nhất chính là: Thiên Chúa chúng ta là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và sức ngươi. Còn đây là giới răn thứ hai: ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn ấy”. Ông kinh sư hoàn toàn đồng ý với Người và còn thêm lời bình: “Đó là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”. Chúa Giêsu được một lần sảng khoái vì gặp một ông kinh sư thân thiện với mình, Người khích lệ: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!”. Tại sao lại không còn xa? Bởi vì, Nước Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu đang ở trước mặt ông!
Chúa Giêsu kết hợp hai điều răn trong Cựu Ước (Đnl 6,4-5 và Lv 19,18) thành một điều răn duy nhất là Yêu Thương. Chúa Giêsu đã nối kết giới răn mến Chúa trong kinh Shema ở sách Đệ nhị luật với giới răn yêu thương người thân cận trong sách Lêvi.Cái độc đáo trong câu trả lời của Chúa Giêsu chính là sự liên kết chặt chẽ hai giới luật này với nhau.
“Mến Chúa, yêu người” là nét độc đáo nhất của Kitô giáo. Hai giới luật tạo thành một toàn thể bất khả phân ly và là hai nguyên lý nền tảng của tất cả đạo đức học. Tin Mừng của Chúa Giêsu muốn loan truyền đến mọi người là tình yêu thương. Khi công bố giới luật yêu thương, Chúa Giêsu cũng nêu gương thực hiện giới luật ấy để chúng ta thấy sáng lên tình yêu cứu độ và gặp được những điểm nhấn mà bắt chước thực hành.
1. Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự.
Thiên Chúa là chủ tể trời đất. Ngài dựng nên muôn loài muôn vật. Ngài là nguồn mạch sự sống và là cùng đích của muôn loài muôn vật.
Thiên Chúa là Cha yêu thương tất cả con cái. Cho nên người tín hữu yêu mến Ngài trên hết mọi sự. Thiên Chúa là quan trọng nhất của con người.
Thực tế ở đời có rất nhiều điều quan trọng, tuỳ ở hoàn cảnh và tuỳ ở từng người. Nhưng nếu điều gì cũng quan trọng nhất thì cuối cùng chẳng có gì là nhất cả, mọi sự đều tương đối. Mọi sự đều tương đối, nhưng mọi sự đều quan trọng, kể cả niềm tin tôn giáo, kể cả Chúa. Đó là não trạng của con người thời nay, là cám dỗ của thời đại.
Người tin Chúa và theo Chúa, cũng có người nghĩ như vậy: tiền quan trọng, mà Chúa cũng quan trọng. Có những người khá hơn, trên lý thuyết vẫn cho Chúa là quan trọng nhất, nhưng trong thực tế có những lúc tiền bạc, tình yêu và thành công ở đời cũng quan trọng như Chúa.
Nhiều người nghĩ rằng ở thế gian này không có gì là duy nhất, kể cả những điều loài người thường cho là cao quý như là chân thiện mỹ chẳng hạn. Có những điều đối với người này là chân lý, đối với người kia lại là sai lầm; đối với người này là tốt, đối người kia là không; đối với một số người là đẹp, đối với những người khác là xấu. Không có gì tuyệt đối ở trần gian. Cám dỗ tương đối hoá mọi sự là cám dỗ lớn nhất của thời đại chúng ta. Cám dỗ này rất nguy hiểm. Dễ sa ngã vì con người không muốn bị ràng buộc và hướng chiều về hưởng thụ.
Thế gian không có gì là duy nhất, không có gì là tuyệt đối.
Thiên Chúa là Siêu Việt, là Vĩnh Hằng. Mọi sự đều qua đi. Chỉ có Chúa mới là quan trọng nhất, chỉ có Chúa mới là Tuyệt Đối. Do đó chúng ta được mời gọi yêu mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực của mình.
Chúa Giêsu đã lập lại lời kêu gọi đó, khi trả lời cho người thông luật muốn hỏi trong các giới răn điều nào quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa là điều quan trọng nhất.
2. Yêu tha nhân như chính mình.
Thiên Chúa là Đấng vô hình vô ảnh ta không thấy được. Ta nói yêu mến Thiên Chúa, điều đó khó mà kiểm chứng được. Nên Thiên Chúa đã ràng buộc điều răn mến Chúa vào điều răn yêu người. Yêu Chúa thì phải yêu tha nhân. Yêu tha nhân là bằng chứng yêu mến Chúa. Còn hơn thế nữa, yêu tha nhân chính là yêu Chúa. Vì Chúa đã tự đồng hóa với con người, với những người bé nhỏ nhất trong xã hội. Điều này chính Chúa Giêsu đã công khai minh định: “Ta bảo thật, mỗi lần các ngươi giúp đỡ một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Thành ra hai giới răn chỉ là một. Đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một giới răn.Thánh Gioan quả quyết: "Nếu ai nói: "Tôi yêu mến Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là một kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Ðấng mà họ không thấy" (1Ga 4,20); "Ai nói rằng mình ở trong ánh sáng mà lại ghét anh em mình, thì vẫn ở trong bóng tối”(1Ga 2,9).
Đối với Chúa Giêsu, tình yêu là giới răn đứng hàng đầu trong các giới răn. Mọi lề luật đều phải hướng đến tình yêu. Ai chu toàn tình yêu là chu toàn lề luật.
Lề luật của Chúa thật nhẹ nhàng vì lề luật chính là tình yêu. Nếu yêu mến Chúa và yêu mến anh em, ta sẽ thấy việc giữ luật không còn gì khó khăn nữa. Tình yêu sẽ làm cho ta cảm nếm sự ngọt ngào trong việc tuân giữ lề luật.
Lề luật của Chúa cô đọng trong một thái độ là yêu mến.Giữ luật mà quên yêu mến có thể dẫn đến óc nệ luật.Giữ luật phải trở nên phương thế để bày tỏ tình yêu. Vì "Yêu mến là chu toàn lề luật" (Rm 13,10).
3. Việc làm của Đức tin là Đức ái.
Thánh Giacôbê nói một câu bất hủ: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). “Việc làm” mà Thánh Tông Đồ nói đến là thực hành bác ái. Thánh Phaolô ca ngợi đức mến: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).
Đức tin và Đức mến liên hệ mật thiết với nhau.
Đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Đức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. "Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy" (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Đó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Được đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi "trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ" (2 Pr 3,13; x. Kh 21,1). (x.Porta Fidei, Số 14).
Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN nói về mối liên hệ đức tin và đức mến: Cách riêng, trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, đức tin của người Công Giáo cần được thể hiện qua việc thực thi bác ái. Đức Tin và Đức Mến cần đến nhau và hỗ trợ cho nhau: “Chính đức Tin giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thôi thúc chúng ta chạy đến phục vụ Chúa mỗi khi Người trở thành người thân cận của chúng ta trên nẻo đường cuộc sống”. Được Lời Chúa soi sáng và tình yêu Chúa thấm nhập trong suy nghĩ cũng như hành động, chúng ta sẽ trở nên những chứng tá đáng tin trong xã hội ngày nay. (Số 7).
Dưới ánh sáng Lời Chúa Giêsu, tình yêu là mực thước đức tin, và đức tin là linh hồn của tình yêu. Chúng ta không còn có thể tách biệt đời sống tôn giáo ra khỏi việc phục vụ anh em, những người anh em cụ thể mà chúng ta gặp. Chúng ta không còn có thể tách biệt kinh nguyện, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa trong các bí tích, khỏi sự lắng nghe tha nhân, gần gũi cuộc sống của họ, nhất là những vết thương của họ.
Luật mới của Chúa Giêsu chính là mức độ hoàn hảo nhất của Mười Điều Răn. Đoạn cuối của kinh Mười Điều Răn: “Mười điều răn ấy tóm về hai nầy mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.”
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con: mến Chúa yêu người là điều răn quan trọng nhất, xin cho con biết sống và liên lỉ thực hành giới răn này trong đời sống thường ngày của con.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công Giáo Myanmar lên tiếng báo động về tình hình đất nước
Thanh Quảng sdb
05:32 26/10/2021
Người Công Giáo Myanmar lên tiếng báo động về tình hình đất nước
Nhân ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Hồng Y Charles Bo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar, kêu gọi các tín hữu hãy cùng gióng lên tiếng nói báo động trước thời điểm thử thách của đất nước! Còn Giáo hội thì phải luôn thắp lên hy vọng giữa màn đêm u tối…
(Tin Vaticvan - Lisa Zengarini)
Đức Hồng Y Charles Bo của Giáo phận Yangon đã kêu gọi mọi người Công Giáo Myanmar hãy lên tiếng chống lại cái ác đang tàn phá đất nước, “không dùng hận thù mà dùng tình yêu”. ĐHY kêu gọi trong bài giảng lễ Chúa nhật Truyền giáo ngày 24 tháng 10 năm 2021.
Suy ngẫm về chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra cho năm nay 'Chúng ta không thể không nói hết về những gì chúng ta đã thấy và đã nghe' (Công vụ 4:20), Đức Hồng Y Bo nhận xét rằng đây là "thời điểm thử thách để nói" về đất nước Myanmar, nơi mà sự đàn áp tàn bạo của quân đội không ngừng leo thang trong suốt chín tháng qua, sau cuộc đảo chính quân đội vào ngày 1 tháng Hai năm 2020.
Im lặng là tội phạm
Trước tình trạng bạo lực tàn nhẫn nhắm vào Giáo hội, vào các nhà thờ, ĐHY kêu gọi các tín hữu hãy “lên tiếng phản đối những quyền lực mù quáng trước những nơi thiêng liêng”, như các thánh Tông đồ và các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai đã chống lại Đế quốc La Mã, khi ĐHY công bố “im lặng là tội ác, vì thời điểm này cái ác đang được trọng vọng”.
ĐHY nhắc đến cách Chúa Giêsu lên tiếng chống lại kẻ quyền thế, như lời ngài trả lời lúc bị một tên lính La Mã vả mặt Ngài, Chúa đã hỏi: ‘Nếu tôi nói sự thật, tại sao người lại đánh tôi?’. “Người lính đã đánh Chúa, vì Chúa in lặng... Đối diện với sự thật, một thái độ mạnh mẽ là im lặng!”, ĐHY nói Nhưng Philatô đã chọn “sự im lặng để đồng phạm với tội giết Chúa Giêsu”.
Nghe tiếng kêu của dân chúng
Chúa nhật Truyền giáo năm nay Giáo hội muốn lắng nghe, nhìn nhận và bước đi như một Giáo hội hòa đồng với dân chúng, Đức Hồng Y Yangon nhắc lại “con đường của Thập tự” mà người dân Myanmar đang gánh chịu từ cuộc đảo chính quân sự… ĐHY nói: “Chúng tôi đã nghe thấy tiếng kêu cầu thống thiết của những người dân vô tội như Chúa Giêsu mang bầm 5 vết thương, tương tự như Covid, xung đột và di cư, sự sụp đổ của nền kinh tế, thảm họa khí hậu và từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác dẫy đầy đang đè bẹp trên dân chúng Myanmar.
Đức Hồng Y Bo nhắc nhở rằng việc loan báo Tin Mừng Tình yêu của Chúa trên một đất nước đã chứng kiến “nhiều cái đau khổ vô nhân nhất” dành cho những người vô tội, như xưa Chúa đã gánh chịu và các môn sinh của Chúa cũng trải nghiệm trong khi thực thi và rao giảng tình yêu của Thầy mình. ĐHY nhấn mạnh: “Nếu chúng ta căm thù lại thì nào chúng ta có gì khác lạ với người thế!”
Nhưng không, các môn sinh của Chúa, cũng như các Kitô hữu đầu tiên sống đức tin giữa mọi nghịch cảnh và khó khăn… Chúng ta những người dân Myanmar cũng đang trải nghiệm trước nhiều bạo lực tàn bạo, chết chóc và nỗi khổ đang rình rập dân tộc; đặc biệt là giới trẻ!”
Đây cũng là lý do tại sao thông điệp năm nay cho Ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Giáo hội hãy nhóm lên niềm hy vọng: “Giáo hội thắp lên ánh sáng hy vọng giữa bóng tối. Đó là truyền giáo”.
Tiếp cận với kẻ thù của chúng ta
Vì vậy ĐHY nhấn mạnh “niềm hy vọng đó” chúng ta, đặc biệt những người dân Myanmar hôm nay phải thắp lên cho nhau và cho cả kẻ thù! “Giáo hội Myanmar cần phải tung cánh trên các con đường cao tốc, vào những khu rừng nơi những người di cư đang ẩn nấp, đến những ngôi làng xa xôi của những người nghèo đang lo lắng ẩn náu để bảo vệ con cái của họ khỏi cái chết tất tưởi... Và đến với cả những người đã chọn con đường tội ác! Đức Thánh Cha nói chúng ta ‘không được loại trừ ai’ bạn hữu cũng như kẻ thù”.
Ngừng bán vũ khí cho Myanmar
Đức Hồng Y Bo kết thúc bài giảng của mình bằng mạnh mẽ kêu gọi các cường quốc trên thế giới hãy ngừng bán vũ khí cho Myanmar: “Hãy tìm kiếm sức mạnh yêu thương phục vụ; lòng nhân ái”. ĐHY nói: “Tất cả chúng ta, những người Myanmar, hãy cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện, cho đất nước có thể nhìn thấy ngày hòa bình. Chúng ta hãy nuôi hy vọng Myanmar sẽ trỗi dậy trở về trạng thái yêu thương nhân ái, trong Karuna (lòng trắc ẩn) và Metta (Lòng nhân từ). Hãy cho chúng tôi niềm hy vọng về một quốc gia hòa bình, đó là thông điệp của chúng tôi nhân Ngày Truyền giáo tại đất nước này!”
Báo cáo của LHQ về quyền làm người ở Myanmar
Ngày 22/10/2021, LHQ đã quan ngại về tình hình nhân quyền ở Myanmar càng ngày càng tệ đi, khi có hàng nghìn binh sĩ di chuyển về phía bắc và tây bắc của đất nước, nơi mà các cuộc đụng độ với dân quân sắc tộc đang xảy ra. Chính quyền quân sự bác bỏ mọi lời đề nghị của LHQ và không ngừng "khuấy lên nhiều bạo lực" trong nước.
Kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, đất nước Myanmar đã rơi vào hỗn loạn khi quân đội không thể vô hiệu hóa vũ khí của các phe phái đối lập, những Lực lượng Phòng vệ Nhân dân tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Miến Điện.
Nhân ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Hồng Y Charles Bo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar, kêu gọi các tín hữu hãy cùng gióng lên tiếng nói báo động trước thời điểm thử thách của đất nước! Còn Giáo hội thì phải luôn thắp lên hy vọng giữa màn đêm u tối…
(Tin Vaticvan - Lisa Zengarini)
Đức Hồng Y Charles Bo của Giáo phận Yangon đã kêu gọi mọi người Công Giáo Myanmar hãy lên tiếng chống lại cái ác đang tàn phá đất nước, “không dùng hận thù mà dùng tình yêu”. ĐHY kêu gọi trong bài giảng lễ Chúa nhật Truyền giáo ngày 24 tháng 10 năm 2021.
Suy ngẫm về chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra cho năm nay 'Chúng ta không thể không nói hết về những gì chúng ta đã thấy và đã nghe' (Công vụ 4:20), Đức Hồng Y Bo nhận xét rằng đây là "thời điểm thử thách để nói" về đất nước Myanmar, nơi mà sự đàn áp tàn bạo của quân đội không ngừng leo thang trong suốt chín tháng qua, sau cuộc đảo chính quân đội vào ngày 1 tháng Hai năm 2020.
Im lặng là tội phạm
Trước tình trạng bạo lực tàn nhẫn nhắm vào Giáo hội, vào các nhà thờ, ĐHY kêu gọi các tín hữu hãy “lên tiếng phản đối những quyền lực mù quáng trước những nơi thiêng liêng”, như các thánh Tông đồ và các Kitô hữu thời Giáo hội sơ khai đã chống lại Đế quốc La Mã, khi ĐHY công bố “im lặng là tội ác, vì thời điểm này cái ác đang được trọng vọng”.
ĐHY nhắc đến cách Chúa Giêsu lên tiếng chống lại kẻ quyền thế, như lời ngài trả lời lúc bị một tên lính La Mã vả mặt Ngài, Chúa đã hỏi: ‘Nếu tôi nói sự thật, tại sao người lại đánh tôi?’. “Người lính đã đánh Chúa, vì Chúa in lặng... Đối diện với sự thật, một thái độ mạnh mẽ là im lặng!”, ĐHY nói Nhưng Philatô đã chọn “sự im lặng để đồng phạm với tội giết Chúa Giêsu”.
Nghe tiếng kêu của dân chúng
Chúa nhật Truyền giáo năm nay Giáo hội muốn lắng nghe, nhìn nhận và bước đi như một Giáo hội hòa đồng với dân chúng, Đức Hồng Y Yangon nhắc lại “con đường của Thập tự” mà người dân Myanmar đang gánh chịu từ cuộc đảo chính quân sự… ĐHY nói: “Chúng tôi đã nghe thấy tiếng kêu cầu thống thiết của những người dân vô tội như Chúa Giêsu mang bầm 5 vết thương, tương tự như Covid, xung đột và di cư, sự sụp đổ của nền kinh tế, thảm họa khí hậu và từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác dẫy đầy đang đè bẹp trên dân chúng Myanmar.
Đức Hồng Y Bo nhắc nhở rằng việc loan báo Tin Mừng Tình yêu của Chúa trên một đất nước đã chứng kiến “nhiều cái đau khổ vô nhân nhất” dành cho những người vô tội, như xưa Chúa đã gánh chịu và các môn sinh của Chúa cũng trải nghiệm trong khi thực thi và rao giảng tình yêu của Thầy mình. ĐHY nhấn mạnh: “Nếu chúng ta căm thù lại thì nào chúng ta có gì khác lạ với người thế!”
Nhưng không, các môn sinh của Chúa, cũng như các Kitô hữu đầu tiên sống đức tin giữa mọi nghịch cảnh và khó khăn… Chúng ta những người dân Myanmar cũng đang trải nghiệm trước nhiều bạo lực tàn bạo, chết chóc và nỗi khổ đang rình rập dân tộc; đặc biệt là giới trẻ!”
Đây cũng là lý do tại sao thông điệp năm nay cho Ngày Chúa nhật Truyền giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Giáo hội hãy nhóm lên niềm hy vọng: “Giáo hội thắp lên ánh sáng hy vọng giữa bóng tối. Đó là truyền giáo”.
Tiếp cận với kẻ thù của chúng ta
Vì vậy ĐHY nhấn mạnh “niềm hy vọng đó” chúng ta, đặc biệt những người dân Myanmar hôm nay phải thắp lên cho nhau và cho cả kẻ thù! “Giáo hội Myanmar cần phải tung cánh trên các con đường cao tốc, vào những khu rừng nơi những người di cư đang ẩn nấp, đến những ngôi làng xa xôi của những người nghèo đang lo lắng ẩn náu để bảo vệ con cái của họ khỏi cái chết tất tưởi... Và đến với cả những người đã chọn con đường tội ác! Đức Thánh Cha nói chúng ta ‘không được loại trừ ai’ bạn hữu cũng như kẻ thù”.
Ngừng bán vũ khí cho Myanmar
Đức Hồng Y Bo kết thúc bài giảng của mình bằng mạnh mẽ kêu gọi các cường quốc trên thế giới hãy ngừng bán vũ khí cho Myanmar: “Hãy tìm kiếm sức mạnh yêu thương phục vụ; lòng nhân ái”. ĐHY nói: “Tất cả chúng ta, những người Myanmar, hãy cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện, cho đất nước có thể nhìn thấy ngày hòa bình. Chúng ta hãy nuôi hy vọng Myanmar sẽ trỗi dậy trở về trạng thái yêu thương nhân ái, trong Karuna (lòng trắc ẩn) và Metta (Lòng nhân từ). Hãy cho chúng tôi niềm hy vọng về một quốc gia hòa bình, đó là thông điệp của chúng tôi nhân Ngày Truyền giáo tại đất nước này!”
Báo cáo của LHQ về quyền làm người ở Myanmar
Ngày 22/10/2021, LHQ đã quan ngại về tình hình nhân quyền ở Myanmar càng ngày càng tệ đi, khi có hàng nghìn binh sĩ di chuyển về phía bắc và tây bắc của đất nước, nơi mà các cuộc đụng độ với dân quân sắc tộc đang xảy ra. Chính quyền quân sự bác bỏ mọi lời đề nghị của LHQ và không ngừng "khuấy lên nhiều bạo lực" trong nước.
Kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 lật đổ chính phủ dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, đất nước Myanmar đã rơi vào hỗn loạn khi quân đội không thể vô hiệu hóa vũ khí của các phe phái đối lập, những Lực lượng Phòng vệ Nhân dân tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Miến Điện.
FBI chuẩn bị tung quân giải cứu các nhà truyền giáo, các Kitô Hữu Hoa Kỳ cầu nguyện cho an nguy của họ
Đặng Tự Do
06:49 26/10/2021
Kẻ cầm đầu đứng sau vụ bắt cóc 17 nhà truyền giáo ở Haiti đã đe dọa giết các con tin trừ khi nhận được số tiền chuộc lên đến hàng chục triệu Mỹ Kim, trong một video được đăng trực tuyến hôm thứ Năm. Trong khi đó, nhóm tổ chức chuyến đi truyền giáo đã kêu gọi cầu nguyện và ăn chay để các nhà truyền giáo được trả tự do an toàn.
Nhóm các nhà truyền giáo và các thành viên trong gia đình thuộc nhóm Christian Aid Ministries có trụ sở tại Ohio đã bị băng đảng 400 Mazowo bắt cóc vào thứ Bảy, ngày 16 tháng 10, khi họ đang làm việc tại một trại trẻ mồ côi ở Haiti.
Hôm thứ Năm, Christian Aid Ministries đã yêu cầu mọi người không chỉ cầu nguyện cho các con tin mà còn cho gia đình họ, chính phủ và cho chính những kẻ bắt cóc. Nhóm khuyến khích mọi người cầu nguyện và ăn chay để các con tin trở về an toàn.
“Hãy cầu nguyện cho những kẻ bắt cóc để họ sẽ cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Giêsu và hướng về Ngài. Chúng tôi xem đó là nhu cầu tối thượng của họ”, nhóm cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của mình.
Những người bị bắt cóc “đến từ Amish, Mennonite và các cộng đồng Anabaptist khác ở Wisconsin, Ohio, Michigan, Tennessee, Pennsylvania, Oregon và Ontario, Canada,” và đang tiếp tục “hỗ trợ nhau bằng những lời cầu nguyện và động viên trong thời gian khó khăn này,” nhóm cho biết.
Các con tin có độ tuổi từ 8 tháng đến 48 tuổi. Trong số 17 con tin, 16 người là công dân Mỹ; người còn lại là người Canada.
“Hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính phủ và các cơ quan chức năng — vì họ có liên quan đến vụ việc và nỗ lực giải phóng các con tin,” Christian Aid Ministries nói. “Chúng tôi đánh giá cao công việc liên tục và sự trợ giúp của những người có kiến thức và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ bắt cóc.”
Hôm thứ Năm, thủ lĩnh của băng đảng 400 Mawozo đã công bố một đoạn video nói rằng hắn sẽ giết con tin nếu yêu cầu của hắn không được đáp ứng. Băng đảng này yêu cầu 1 triệu Mỹ Kim tiền chuộc cho mỗi con tin.
“Tôi thề như sấm sét rằng nếu tôi không đạt được những gì tôi yêu cầu, tôi sẽ đặt một viên đạn vào đầu những người Mỹ này,” Wilson Joseph nói trong một video được đăng trên mạng xã hội. Theo Reuters, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đoạn video có vẻ là hợp pháp.
Christian Aid Ministries cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ không bình luận về video “cho đến khi những người trực tiếp liên quan đến việc giải phóng con tin xác định rằng các bình luận sẽ không gây nguy hiểm cho sự an toàn và tâm lý của nhân viên và các thành viên gia đình của chúng tôi.”
Băng đảng 400 Mawozo chịu trách nhiệm cho vụ bắt cóc gần đây nhất là cùng một băng nhóm tội phạm đứng sau vụ bắt cóc các linh mục và nữ tu Công Giáo ở Haiti vào tháng 4 năm 2021. Tất cả những người bị bắt cóc vào tháng Tư đã được thả trong vòng vài tuần; Theo một quan chức Haiti, số tiền chuộc chỉ được trả cho hai trong số các linh mục bị bắt cóc.
Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, Christian Aid Ministries nói rằng sáu ngày sau vụ bắt cóc, gia đình của các nạn nhân “đối mặt với sự không chắc chắn. Họ mong mỏi sự trở về của những người thân yêu của họ “.
Nhóm cũng giải thích lý do tại sao các nhà truyền giáo chọn phục vụ ở Haiti. Bắt cóc và các hành vi bạo lực đã trở nên phổ biến ở đất nước, với việc tổng thống Jovenel Moïse của đất nước bị ám sát tại nhà của ông vào tháng Bảy.
“Bạn có thể thắc mắc tại sao các nhà truyền giáo của chúng tôi lại chọn sống trong bối cảnh khó khăn và nguy hiểm, bất chấp những rủi ro rõ ràng. Trước khi lên đường đến Haiti, các nhà truyền giáo của chúng tôi hiện đang bị bắt làm con tin bày tỏ mong muốn trung thành phụng sự Thiên Chúa ở Haiti”, thông báo viết.
Chiến dịch quân sự của FBI nhằm giải cứu các con tin tại Haiti sẽ là thách đố lớn nhất về tình báo dưới thời ông Joe Biden.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố đáng kinh ngạc của Đức Hồng Y Tagle Âu Châu hiện trở thành một lãnh thổ truyền giáo
Đặng Tự Do
06:50 26/10/2021
Trong quá khứ, các nhà truyền giáo đều xuất thân từ Âu Châu, đem ánh sáng Tin Mừng đến các lục địa còn lại. Trong một diễn biến đáng kinh ngạc nhà lãnh đạo của Vatican về truyền giáo, và cũng là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Giáo hội tại Á Châu, nói rằng Âu Châu đang trở thành một “lãnh thổ truyền giáo”.
“Đức tin là một món quà từ Chúa Thánh Thần,” Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle nói hôm thứ Năm. “Liên quan đến việc truyền giáo, chúng tôi thực sự quan tâm, không chỉ đối với Âu Châu, mà còn đối với tất cả thế giới.”
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh trích dẫn lời Thánh Phaolô, “không ai có thể nhìn thấy Chúa Giêsu, không ai có thể tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu, nếu không có Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần cũng hoạt động qua các chứng nhân”.
Đức Tổng Giám Mục Tagle, của Phi Luật Tân, đã được Đức Bênêđíctô XVI tấn phong Hồng Y vào năm 2012, và hiện là người đứng đầu Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc của Vatican. Nói chuyện với các phóng viên trong buổi thuyết trình về Ngày Chúa Nhật Truyền giáo Thế giới, được cử hành vào cuối tuần vừa qua, vị giám mục lập luận rằng ngài không phải là một “chuyên gia” khi nói đến Giáo hội ở Âu Châu, và thay vào đó ngài đã chọn nói về lục địa quê hương của mình.
Ngài nói: “Á Châu là một thế giới của những sứ vụ truyền giáo, và bây giờ họ nói rằng Âu Châu cũng đang trở thành một lãnh thổ truyền giáo. Kinh nghiệm của chúng tôi ở Á Châu là, mặc dù Chúa Thánh Thần luôn là tác nhân chính trong việc truyền bá phúc âm hóa, chúng ta cũng cần những nhân chứng sống động. Những người qua đời sống chứng tá, qua các mối quan hệ đầy tình người, lòng trắc ẩn đối với người nghèo, sẽ loan báo Tin Mừng một cách sống động”.
Đức Hồng Y Tagle lập luận rằng chìa khóa để truyền giáo thành công là Chúa Thánh Thần, và sự thu hút mọi người đến với đức tin qua chứng tá cụ thể của cuộc sống chứng nhân. Nếu chúng ta bắt đầu với những khái niệm quá cao và quá kỹ thuật, một số người có thể không theo được. Bạn hay bắt đầu với các chứng tá tuyệt vời, và khi đó các chứng tá ấy sẽ mở ra cánh cửa đức tin”.
Đức Tổng Giám Mục Giampietro Dal Toso, Chủ tịch Hiệp hội Giáo Hoàng Truyền giáo và Phụ tá Thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, lưu ý rằng năm tới sẽ là một trong những thời điểm quan trọng đối với các nỗ lực truyền giáo của Giáo hội, vì năm 2022 sẽ đánh dấu kỷ niệm 400 năm thành lập Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và kỷ niệm 100 năm thành lập các Hiệp hội Truyền giáo Giáo Hoàng. Tuy nhiên, ngài đã chọn lễ phong chân phước cho Pauline Jaricot, sẽ diễn ra ở Lyon, Pháp, vào ngày 22 tháng Năm làm chủ đề chính trong bài thuyết trình.
Source:Crux
Các Giám mục của Lake Charles, Raleigh đưa ra tuyên bố về Thánh lễ Latinh
Đặng Tự Do
06:50 26/10/2021
Ba tháng sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes, liên quan đến các hạn chế của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các phụng vụ truyền thống, được công bố, các giám mục Hoa Kỳ đang tiếp tục việc thực hiện Tự Sắc này trong phạm vi giáo phận của các ngài.
Giám mục của Lake Charles tiếp tục cho phép các nghi lễ truyền thống được cung cấp tại giáo xứ nhà thờ chính tòa và tại giáo xứ thứ hai ở giáo phận Tây Nam Louisiana. Ngài đã cấp cho cả hai giáo xứ một sự miễn trừ theo giáo luật trước những hạn chế của tài liệu về các nghi lễ truyền thống được cử hành tại các nhà thờ giáo xứ.
“Với tư cách là mục tử và giám mục, tôi nhận thức được nhu cầu của đàn chiên và giải quyết nhu cầu của họ,” một lá thư từ Đức Cha Glen Provost được công bố trên trang web của giáo phận vào ngày 19 tháng 10. Đức Cha Provost lưu ý rằng giáo phận của ngài đã phải chịu đựng một số thiên tai trong năm ngoái, ngoài đại dịch COVID-19 đang diễn ra, và nhiều người trong giáo phận của ngài vẫn phải di dời khỏi nhà của họ.
Ngài nói: “Với những gánh nặng này và sự nhấn mạnh đến lòng thương xót được thể hiện bởi Đức Thánh Cha của chúng ta, tôi được nhắc nhở để giải quyết việc thực hiện này, nếu thích hợp, theo tinh thần tương tự và với việc áp dụng Điều luật 87”.
Điều 87 của Bộ Giáo luật quy định, “Một giám mục giáo phận, bất cứ khi nào nhận định rằng điều đó góp phần vào lợi ích thiêng liêng của họ, có thể miễn trừ các tín hữu khỏi các luật kỷ luật phổ quát và cụ thể được ban hành cho địa phận của mình hoặc các đối tượng của mình bởi thẩm quyền tối cao của Giáo Hội.”
Giáo phận đã tìm cách giải quyết nhu cầu của một số nhóm người Công Giáo nhất định, ngài nói, “chẳng hạn như sinh viên Đại học của chúng ta, cộng đồng người Tây Ban Nha và người khiếm thính.”
Ngài viết: “Mối quan tâm mục vụ của chúng tôi cũng mở rộng đến những người thờ phượng theo Sách lễ Rôma năm 1962, và những người đã làm như vậy kể từ khi thành lập Giáo phận”.
Giáo phận Lake Charles được thành lập vào ngày 29 tháng 1 năm 1980, gần một thập kỷ rưỡi sau khi Công đồng Vatican II bế mạc.
Trong Tự Sắc Traditionis Custodes của mình, được ban hành và có hiệu lực vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép cá nhân các giám mục cho phép cử hành các phụng vụ truyền thống trong giáo phận của các ngài. Trong số các điều khoản của văn kiện, các giám mục cho phép Thánh lễ Latinh Truyền thống phải chỉ định các địa điểm để cử hành Thánh lễ; các nghi lễ không thể được cung cấp tại “các nhà thờ giáo xứ”.
Trong một lá thư kèm theo tài liệu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn sự cần thiết phải thúc đẩy sự hiệp nhất trong Giáo hội. Ngài nói rằng ngài cảm thấy buồn vì việc cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống “thường được đặc trưng bởi sự từ chối không chỉ những cải cách về phụng vụ, mà cả chính các tuyên bố của Công đồng Vatican II, với những khẳng định vô căn cứ và không biện minh được, khi cho rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính'“.
Trong lá thư của mình, Giám mục Provost viết rằng ngài “không biết về bất kỳ ai trong cộng đồng này đã bày tỏ sự phản đối Công đồng Vatican II, hay phủ nhận tính hợp pháp của Công Đồng,” và “những người đã thảo luận với tôi về lòng sùng kính của họ đối với thánh lễ Latinh truyền thống đã nhấn mạnh vào tính hợp lệ của phụng vụ cải cách”.
Ngài nói, việc hạn chế thánh lễ Latinh trong giáo phận, “sẽ là một điều vô cùng cẩu thả, nếu không muốn nói là nhẫn tâm” vì những gì người Công Giáo trong giáo phận của ngài đã phải chịu đựng quá nhiều.
Đức Cha Provost nói: “Trong nhiều năm được đặc ân cử hành các Bí tích tại Giáo phận Lake Charles, tôi đã liên tục bị ấn tượng bởi lòng sùng kính dịu dàng của các tín hữu. Tôi cũng có thể nhận thức được nhu cầu của người dân khi họ đã bày tỏ với tôi. Cho dù trong các Thánh lễ theo nghi thức mới hơn hay cũ hơn, tôi biết rõ mọi người với mối quan tâm của họ”.
Ngài giải thích rằng những lo ngại này bao gồm các vấn đề tài chính, thất nghiệp, tử vong, bệnh tật và nhiều vấn đề khác.
“Họ lặng lẽ chịu đựng, không quảng cáo vấn đề của họ, tìm kiếm sự an ủi trong các nghi thức của Giáo hội, dù bằng tiếng bản ngữ hay tiếng Latinh. Nếu chúng ta, với tư cách là các mục tử, không thừa nhận những thực tế này và thay vào đó tiếp tục tham gia vào các cuộc tranh luận mà các tín hữu thấy không thể hiểu được, thì chúng ta thực sự có nguy cơ trở thành ‘thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng’ và chẳng còn liên quan gì đối với họ.”
Đầu tháng 10, Đức Cha Luis Zarama của Raleigh đã tuyên bố trong một lá thư gửi các linh mục rằng Thánh lễ Novus Ordo, hay “Nghi thức mới”, được “ưu tiên” trong giáo phận, bao gồm nửa phía đông của Bắc Carolina.
“Tôi mong các linh mục phục vụ tất cả các giáo xứ, giáo hạt, các cứ điểm và nhà nguyện sẽ cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ 2011 vào mỗi Chúa Nhật và các ngày trong tuần, như là cử hành chính trong ngày.” Ngài viết như trên trong một lá thư gửi các linh mục của giáo phận vào ngày 12 tháng 10.
Tuy nhiên, các Thánh lễ Latinh Chúa Nhật hàng tháng tại Nhà thờ Danh Thánh Chúa Giêsu ở Raleigh và Đền thờ Đức Maria ở Wilmington sẽ được tiếp tục, cũng như các Thánh lễ Latinh Chúa Nhật tại hai giáo xứ khác trong giáo phận. Tuy nhiên, ngài đã hạn chế thời gian trong ngày mà các thánh lễ Latinh có thể được cử hành vào các ngày Chúa Nhật.
Thánh lễ có thể bắt đầu không sớm hơn 1 giờ chiều, và các bản dịch cho các bài đọc thánh thư được chỉ định bằng bản ngữ phải được lấy từ Sách Lễ Rôma bản tu chính hoặc Kinh thánh Mỹ bản mới được được sửa đổi.
Các Thánh lễ Latinh các ngày trong tuần mà trước đây đã được cử hành tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Rocky Mount sẽ bị đình chỉ như một phần trong việc thực hiện Tự Sắc Traditionis Custodes.
Ngài viết: “Chỉ những linh mục đã từng nhận các chức vụ từ Giám Mục bản quyền mới được phép cử hành Thánh lễ Latinh theo Sách lễ Rôma năm 1962,” vì năng quyền được làm như vậy là một đặc ân cá nhân và không phải là đặc quyền dành cho giáo xứ hay cộng đồng tín ngưỡng cũng như bất kỳ người nào khác hay bất kỳ nhóm tín hữu nào”.
Những thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm 2022.
“Tôi hy vọng rằng hướng đi này có thể giúp chúng ta với tư cách là một gia đình trong Giáo phận tiếp tục phát triển trong sự thánh thiện qua mối quan hệ được đổi mới với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện và cuộc sống liêm chính của chúng ta, và bằng cách thúc đẩy sự đào tạo hơn nữa trong toàn Giáo phận của chúng ta về vẻ đẹp, thần học”.
Source:Catholic News Agency
Tiến Sĩ George Weigel: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những người Công Giáo xa đàn, và Hiệp Thông Thánh Thể
J.B. Đặng Minh An dịch
06:56 26/10/2021
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hôm 20 tháng 9, ông đã có một bài nhận định nhan đề “Pope Francis, ‘Estranged’ Catholics, and Holy Communion”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô, những người Công Giáo “xa đàn”, và Hiệp Thông Thánh Thể”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Chính xác. Và đó là thực tế chính yếu của Giáo Hội khi các nhà lãnh đạo chính trị Công Giáo cố tình thúc đẩy phá thai theo yêu cầu — giống như khi các quan chức Công Giáo từ chối chấm dứt tệ phân biệt đối xử đối với các trường học Công Giáo trong khu vực pháp lý của họ. Trong cả hai trường hợp, những người được đề cập, bằng hành động của họ phủ nhận một chân lý thiết yếu của đức tin Công Giáo: đó là phẩm giá bất khả nhượng của mỗi con người. Hành động của họ công khai tuyên bố rằng họ không hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội.
Đó là thực tế khách quan; nó không phải là một phán xét về lỗi lầm chủ quan hoặc tình trạng đạo đức của một công chức nhất định. Không một thừa tác viên Rước Lễ nào có thể biết chắc chắn rằng viên chức đó đang ở trong tình trạng mắc tội trọng khi người đó đến gần bàn thờ để lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Viên chức được đề cập có thể không được dạy giáo lý đến nơi đến chốn, hoặc thiếu hiểu biết một cách bất khả kháng, hoặc bị suy giảm khả năng nhận thức. Nhưng tình trạng đạo đức chủ quan của chính trị gia ủng hộ phá thai – liệu người này có đang trong tình trạng mắc trọng tội hay không - không phải là mấu chốt của vấn đề. Và vấn đề rước lễ của các chính trị gia Công Giáo thúc đẩy phá thai không nên được đóng khung trong những thuật ngữ đó.
Điều mà thừa tác viên bí tích Thánh Thể có thể biết, vì không thể nào mà lại không biết, đó là khi quan chức Công Giáo ấy quảng bá điều mà Đức Giáo Hoàng, trong cùng cuộc họp báo đó, gọi là “thảm sát” những đứa trẻ chưa chào đời, thì quan chức ấy, một cách khách quan, đang trong tình trạng xa lánh Giáo Hội một cách nghiêm trọng, bất kể tình trạng đạo đức cá nhân hay tình trạng giáo luật của người đó. Những người xa lánh Giáo Hội nghiêm trọng vẫn là thành viên của Giáo Hội vì lý do họ đã chịu phép Rửa Tội. Nhưng họ không nên hành động như thể họ đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.
Cuộc thảo luận này hầu như chỉ tập trung vào các giám mục, linh mục, và các thừa tác viên bí tích Thánh Thể từ chối trao Mình Thánh Chúa cho các chính trị gia ương ngạnh. Đó cũng là một tiêu điểm sai, ít nhất là lúc ban đầu. Những người không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội — những người, bằng những hành động công khai của mình, đã chứng tỏ họ khước từ một chân lý thiết yếu của đức tin Công Giáo — nên có sự liêm chính để đừng lên rước Thánh Thể. Gánh nặng giữ luật đầu tiên thuộc về những con người đó.
Tuy nhiên, công nhận điều này không có nghĩa là các mục tử không có nghĩa vụ; hoàn toàn ngược lại. Như Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã nói, nghĩa vụ đầu tiên của các mục tử là cố gắng giúp những người Công Giáo lạc đàn một cách khách quan này - những người “tạm thời bên ngoài cộng đồng,” như lời Đức Giáo Hoàng nói - hiểu được sự thật về hoàn cảnh của họ: rằng họ không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội và không nên hành động trong Thánh lễ như thể họ đang làm. Nếu sau khi có sự hướng dẫn thích hợp được thực hiện với lòng bác ái và sự minh bạch, mà người Công Giáo xa đàn một cách khách quan này vẫn tiếp tục, bằng những hành động công khai, bác bỏ một số chân lý xác định bản sắc một người Công Giáo, thì một mục tử có tinh thần trách nhiệm phải có nghĩa vụ hướng dẫn người đó không được lên Rước Lễ. Vì như các giám mục của Mỹ Châu Latinh, do vị giáo hoàng tương lai lãnh đạo, đã nói vào năm 2007, các quan chức công quyền khuyến khích “tội ác nghiêm trọng” chống lại sự sống “không thể rước lễ”.
Nói một cách cụ thể: Tôi không có cách nào biết liệu Tổng thống Biden, Chủ tịch Hạ Viện Pelosi, và các quan chức Công Giáo khác đang tích cực thúc đẩy việc phá thai có đang ở trong tình trạng mắc tội trọng hay không. Nhiều yếu tố liên quan đến việc phạm tội trọng. Điều tôi biết — bởi vì Tổng thống Biden, Chủ tịch Hạ viện Pelosi, và những quan chức Công Giáo tích cực cổ vũ cho việc phá thai theo yêu cầu đã nói với tôi như vậy bằng hành động của họ — là những con người này, về mặt khách quan, không ở trong tình trạng hiệp thông với Giáo Hội. Sự xa cách đó, mượn thuật ngữ của Đức Giáo Hoàng, là mức độ nghiêm trọng đến nỗi họ không nên bước lên Rước lễ.
Rước Thánh Thể không chỉ là một biểu hiện của lòng đạo đức cá nhân. Đó là một tuyên bố về sự hiệp thông trọn vẹn của một người với Giáo Hội. Làm rõ điều đó, bằng cách hướng dẫn nếu có thể và hành động kỷ luật nếu cần, là một nghĩa vụ mục vụ. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đó không phải là một hình phạt.” Đó cũng không phải là “vũ khí hóa” Bí tích Thánh Thể. Đó là lời kêu gọi người xa cách Giáo Hội hoán cải sâu sắc hơn cho Chúa Kitô. Đó là điều mà những mục tử tốt phải làm.
Source:First Things
Thủ tướng Modi sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20
Đặng Tự Do
17:01 26/10/2021
Trong một diễn biến quan trọng, Thủ tướng Narendra Modi dự kiến sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Vatican vào hôm thứ Sáu tới trước khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 kéo dài hai ngày ở Rôma.
Trong khi chính phủ kín tiếng về hành trình công du của Thủ tướng Modi, các nguồn tin thông thạo cho biết ông sẽ rời Ấn Độ sớm một ngày vào đêm 28 tháng 10 để gặp vị Giáo Hoàng 84 tuổi của quốc gia Thành phố Vatican để chào xã giao.
Theo chương trình chính thức, Thủ tướng Modi sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 từ ngày 30 đến 31 tháng 10 trước khi bay tới Glasgow ở Tô Cách Lan để tham dự hội nghị thượng đỉnh COP26 nhằm đưa ra chiến lược về cách đối phó với các thách thức do biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Modi cũng dự kiến sẽ tham dự các sự kiện quan trọng bên lề hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu với Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Ngoại trưởng Vương quốc Anh Elizabeth Truss, người hiện đang có chuyến thăm tới Ấn Độ, có thể sẽ chuyển thông điệp từ Thủ tướng Johnson tới Thủ tướng Modi. Thủ tướng Anh muốn ông Modi lưu lại Anh sau bài phát biểu của ông tại COP26 vào ngày 1/11.
Source:Hindu Times
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn thăm Congo, Hung Gia Lợi, Papua New Guinea và Đông Timor
Đặng Tự Do
17:01 26/10/2021
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài dự định có một số chuyến đi quốc tế vào năm 2022, khi ngài đẩy mạnh tiến độ các chuyến tông du đã bị chậm lại vì đại dịch COVID-19.
Phát biểu với Télam, hãng thông tấn quốc gia của Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn đến thăm “Congo và Hung Gia Lợi” vào năm tới, mặc dù ngài thừa nhận các ý tưởng vẫn chưa đạt đến giai đoạn lập kế hoạch.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dừng chân chưa đầy một ngày tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi vào ngày 12 tháng 9, để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế, trước khi thực hiện một chuyến thăm dài hơn tới Slovakia.
Vào tháng 3, ngài đã đến Iraq, chuyến đi quốc tế đầu tiên của ngài kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch coronavirus.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 10, Đức Giáo Hoàng nói rằng vào năm 2022, ngài muốn thực hiện các chuyến đi đến Papua New Guinea và Đông Timor, đã được lên kế hoạch vào cuối năm 2020 trước khi chúng bị hủy bỏ vì đại dịch.
Trong phần còn lại của năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng một chuyến đi đến Síp vẫn nằm trong chương trình của ngài. Một quan chức địa phương cho biết chuyến tông du sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 3 tháng 12.
“Cuối tuần đầu tiên của tháng 12, tôi sẽ đến Hy Lạp và Síp,” Đức Giáo Hoàng xác nhận với Télam, và lưu ý rằng chương trình nghị sự cuối cùng của chuyến đi vẫn đang được thảo luận.
Vatican chưa thông báo chính thức về chuyến đi. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào ngày 1 tháng 9, Đức Giáo Hoàng cho biết ông hy vọng sẽ đến thăm quốc đảo Síp ở phía đông Địa Trung Hải, có dân số khoảng 875,000 người, trong đó có khoảng 10,000 người Công Giáo.
Có tin đồn rằng chuyến đi cũng có thể bao gồm một chặng dừng chân trên đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm vào tháng 4 năm 2016, mang theo 12 người tị nạn trở lại Rôma cùng với ngài.
Nằm gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, Lesbos bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng người di cư vào Âu Châu và có một số trại tị nạn lớn. Năm 2020, hỏa hoạn bùng phát tại trại Moria quá đông đúc, khiến nhiều người di cư phải chạy trốn.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 1 tháng 9 với đài phát thanh COPE của Tây Ban Nha, Đức Phanxicô cũng đã cho biết rằng ngài hy vọng sẽ đến Glasgow, Tô Cách Lan để tham dự Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) vào đầu tháng 11.
Vatican chưa bao giờ chính thức xác nhận chuyến thăm, và vào đầu tháng này đã khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng sẽ không tham dự.
Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết hôm 8/10 rằng phái đoàn của Vatican tới COP26 sẽ do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, dẫn đầu.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bước sang tuổi 85 vào ngày 17 tháng 12 và trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng vào tháng 7, đã đến thăm 54 quốc gia trong suốt 8 năm rưỡi triều đại giáo hoàng của ngài.
Ngài đã đến thăm 11 quốc gia vào năm 2019 trước khi các chuyến đi của ngài bị tạm dừng vào năm 2020 do đại dịch. Chuyến đi 4 ngày đến Iraq vào tháng 3 năm 2021 là chuyến đi quốc tế đầu tiên của ngài sau 15 tháng tạm dừng.
Source:Catholic News Agency
Người Công Giáo cầu nguyện sau khi Alabama hành quyết tử tù
Đặng Tự Do
17:02 26/10/2021
Alabama đã xử tử tù nhân Willie B. Smith III vào tối thứ Năm, ngày 20 tháng 10, đánh dấu vụ hành quyết đầu tiên ở bang này kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Smith nhận một mũi tiêm gây chết người và được tuyên bố là đã chết lúc 9:47 tối
Smith, 52 tuổi, bị kết án tử hình năm 1992 vì tội giết Sharma Ruth Johnson năm 1991, một phụ nữ 22 tuổi đến từ Trussville, Alabama. Smith đã bắt cóc Johnson tại một máy ATM, cướp của cô và sau đó bắn cô đến chết theo kiểu hành quyết tại một nghĩa trang ở Birmingham.
Donald Carson, giám đốc truyền thông của Giáo phận Birmingham, nói với CNA ngày 22 tháng 10 rằng giáo phận “công nhận rằng Nhà nước phải bảo vệ những người vô tội khỏi những tên tội phạm bạo lực. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, chúng ta biết rằng có nhiều cách để làm như vậy ngoài việc xử tử ngay cả những người như ông Smith, bị kết án về tội ác ghê tởm nhất. Xã hội không thể dạy tôn trọng sự sống, tôn trọng phẩm giá của mỗi con người sống bằng cách lấy đi mạng sống. Thay vào đó, hình phạt tử hình làm giảm giá trị cuộc sống của con người và góp phần vào bầu không khí bạo lực trong cộng đồng của chúng ta”.
Tổ chức Công Giáo Vận động Mạng lưới, chuyên về việc chấm dứt án tử hình, đã tuyên bố trên Twitter hôm thứ Năm rằng các thành viên đã cầu nguyện cho Smith trước khi anh ta bị hành quyết.
“Lạy Chúa, Chúa kêu gọi chúng con trở thành một dân tộc của công lý và lòng thương xót. Chúng con biết việc hành quyết này không phải là ý muốn của Ngài,” nhóm nói.
Sau khi Smith bị hành quyết, nhóm đã tuyên bố trên Twitter: “Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện cho linh hồn của Willie Smith được yên nghỉ. Lạy Chúa, xin hướng dẫn chúng con khi chúng con làm việc, nhân danh Ngài, vì một thế giới đề cao và tôn vinh sự thánh khiết của tất cả cuộc sống con người”.
Trong phiên tòa xét xử Smith, một đoạn băng ghi lại cảnh anh ta khoe khoang về tội ác của mình với một trong những người bạn của anh ta đã được phát tại tòa án. Anh ta nói vào thời điểm đó rằng anh ta phải bắn chết Johnson sau khi bắt cóc cô, vì anh trai cô là một cảnh sát.
Một đồng phạm, một cô gái 17 tuổi sống với Smith vào thời điểm xảy ra vụ giết người, đã làm chứng chống lại anh ta tại phiên tòa xét xử để đổi lấy một bản án tù ngắn hơn.
Bản án tử hình của Smith đã gây tranh cãi trong nhiều năm do nhiều yếu tố. Vào năm 2013, các luật sư của anh ta tuyên bố rằng anh ta đã được bác sĩ cho sử dụng thuốc an thần trong thời gian xét xử, khiến anh ta không thể biểu lộ cảm xúc.
Vào năm 2019, họ cáo buộc rằng chỉ số IQ của anh ấy là 70, được coi là bị thiểu năng trí tuệ. Việc xử tử một người thiểu năng trí tuệ là vi hiến, nhưng cả Tòa phúc thẩm vòng 11 và Tòa án tối cao Hoa Kỳ đều bác bỏ kháng cáo này trong trường hợp của Smith.
Ban đầu, Smith được ấn định sẽ bị hành quyết vào ngày 11 tháng 2 năm 2021. Điều đó đã bị trì hoãn sau khi anh ta yêu cầu mục sư có mặt với anh ta trong những giây phút cuối cùng của mình. Tòa án Tối cao đã ra phán quyết có lợi cho anh ta, nói rằng việc nhà nước tước quyền cố vấn tinh thần trong khi hành quyết là vi hiến.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đa sắc dân tại giáo xứ St. Maria Goretti, San Jose rước kiệu Đức Mẹ
Thái Phạm
17:58 26/10/2021
Văn Hóa
Nhân tháng Mân Côi, đọc khảo luận duy nhất về Đức Mẹ, Thiếu Nữ Sion, của Ratzinger, chương II, tiếp
Vũ Văn An
18:35 26/10/2021
2. Không mắc tội Ađam
Giờ đây chúng ta xem xét hai phản chứng được nêu ra chống lại tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội. Phản chứng đầu tiên cho rằng việc giữ gìn khỏi tội nguyên tổ là một sự kiện (nếu có như thế). Tuy nhiên, các sự kiện không thể được diễn dịch bằng suy đoán, mà chỉ có thể được biết nhờ một truyền thống nào đó (mặc khải). Nhưng một truyền thông như thế về Đức Maria không hiện hữu. Thiên niên kỷ đầu tiên của Kitô giáo không biết gì về sự kiện này. Do đó, lời khẳng định về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã vượt khỏi ranh giới thích đáng của suy đoán. Phản chứng thứ hai cho rằng tuyên bố như vậy về Đức Maria đặt ra câu hỏi về tính phổ quát của ân sủng. Thần học thời Trung cổ phản bác câu hỏi này, và thần học Cải cách đã lên khung lại vấn đề một cách căn bản và sắc nét hơn khi nó định nghĩa ân sủng trong yếu tính như là việc công chính hóa tội nhân. Về điểm này, chỉ cần nhắc đến Karl Barth là đủ, có lẽ ông là đại diện ấn tượng nhất của niềm tin Thệ Phản trong thế kỷ của chúng ta. Trong bất cứ nền thần học nào muốn gán cho Đức Maria một loại vai trò độc lập nào đó trong lịch sử cứu độ, ông đều biện phân được nỗ lực "soi sáng" và đặt cơ sở cho phép lạ mặc khải "một cách hậu thiên, từ quan điểm của con người, từ tính tiếp thu của con người".
Do đó, việc chấp nhận Đức Maria trong mắt ông có nghĩa là ngài, "bất chấp các tội lỗi... ngài có thể phạm... vẫn được chấp nhận là người cưu mang chính Thiên Chúa vĩnh cửu". Về điểm này, Barth đứng vào hàng ngũ đối lập đúng nghĩa của Luther về lề luật và tin mừng: giữa Thiên Chúa và con người không có sự tương ứng (loại suy), mà chỉ có sự mâu thuẫn (biện chứng). Nơi nào hoạt động của Thiên Chúa được mô tả từ quan điểm tương ứng, ân sủng thuần túy, sự công chính hóa không do công lao của tội nhân, bị đặt thành nghi vấn.
Nhưng có phải như vậy không? Tu sĩ Dòng Phanxicô, B. Langemeyer, theo gương Công đồng Vatican II, đã nhấn mạnh đến loại hình học [typology] ("học thuyết tương ứng") liên kết Cựu ước và Tân ước trong một sự thống nhất nội tại của lời hứa và ứng nghiệm. Như một hình thức giải thích, loại hình học bao hàm loại suy, tính tương đồng trong khác biệt, tính thống nhất trong đa dạng. Các suy tư của chúng ta cho đến nay dựa vào sự hiểu biết sâu sắc này, vào sự khẳng định tính thống nhất sâu sắc nhất của các giao ước. Bây giờ chúng được minh họa trong một trường hợp cụ thể. Langemeyer khiến chúng ta chú ý đến sự kiện này là lời rao giảng về phán xét của các tiên tri (chứa đựng thời điểm gián đoạn) được đi kèm với việc nhắc đến số sống sót thánh thiện của Israel, những người sẽ được cứu vớt - một ý nghĩ được Thánh Phaolô đã nêu rõ trong Rôma 11: 6, coi điều đó được ứng nghiệm trong dân Israel Kitô giáo. "Số sống sót thánh thiện" [Holy Remnant] có nghĩa là sự liên tục không chỉ nằm trong ý muốn của Thiên Chúa còn sự hủy diệt và mâu thuẫn thì nằm trong lãnh vực lịch sử, mà còn nằm ở tính liên tục trong lịch sử: Lời Thiên Chúa không được nói ra cách vô ích.
Sẽ là điều vô lý khi nói đến một số sống sót, một cội rễ thánh thiện, nếu Giao ước Cũ đã dẫn đến sự bội giáo và tội lỗi. Trong trường hợp như thế, sẽ phải có một khởi đầu mới.
... Hoạt động của Thiên Chúa không chỉ tác động theo chiều dọc vào lịch sử từng đã có từ hoạt động trước đó của Người. Đức tin không từ trên trời rơi xuống. Nó được thai nghén qua chứng tá đức tin trong một cuộc gặp gỡ lịch sử hàng ngang.
... Nơi Đức Maria, dòng dõi máu huyết của dân được tuyển chọn hoàn toàn trùng khớp với niềm tin vào lời hứa ban cho dân tộc này. Kết quả là, không phải bởi thành quả của con người, nhưng bởi ân sủng của giao ước đã tác động trong lịch sử, mà ý nghĩa cứu độ do Cựu Ước theo kế hoạch của Thiên Chúa cuối cùng đã đạt được sự ứng nghiệm của nó, đó là sự thụ thai trong thể xác và tinh thần của Vương quốc cánh chung của Thiên Chúa mà Người muốn Israel làm trung gian cho các dân tộc trên trái đất.
Xin nhắc lại, số thánh thiện còn lại có nghĩa là lời Thiên Chúa thực sự sinh hoa kết quả, Thiên Chúa không phải là tác nhân duy nhất trong lịch sử, như thể lịch sử chỉ là lời độc thoại của Người, nhưng Người tìm được câu trả lời đích thực là một câu trả lời. Như số thánh thiện còn lại, Đức Maria biểu thị việc trong ngài, Giao ước Cũ và Mới thực sự là một. Ngài hoàn toàn là một người Do Thái, một người con của Israel, của Giao ước Cũ, và như thế, là một người con của giao ước trọn vẹn, hoàn toàn là một Kitô hữu: Mẹ của Ngôi Lời. Ngài là Giao ước mới trong Giao ước cũ; ngài là Giao ước Mới như là Giao ước cũ, như là Israel: vì vậy không ai có thể hiểu được sứ mệnh của ngài hoặc con người của ngài nếu sự thống nhất của Cựu ước và Tân ước sụp đổ. Bởi vì ngài hoàn toàn là câu trả lời, là thư tín [Entsprechung], nơi nào ân sủng xem ra ở thế đối lập và câu trả lời, câu trả lời đích thực của tạo vật, dường như bác bỏ ân sủng thì người ta không thể hiểu được ngài; vì lời nói nếu không bao giờ tới, nếu ân sủng mãi chỉ thuộc quyền sử dụng của Thiên Chúa mà không trở thành câu trả lời cho Người thì không hề là ân sủng, mà chỉ là một trò chơi vô ích. Yếu tính người phụ nữ đã được định nghĩa nơi Evà: là sự bổ sung hiện hữu hoàn toàn trong việc được rút ra từ người khác, và tuy nhiên vẫn là sự bổ sung của họ. Ở đây yếu tính này đạt đến đỉnh cao của nó: hoàn toàn được rút ra từ Thiên Chúa và đồng thời là sự bổ sung tạo vật hoàn chỉnh nhất— một tạo vật trở thành câu trả lời.
Nói điều này rồi, câu hỏi đầu tiên rõ ràng vẫn chưa được trả lời: người phản chứng của chúng ta trả lời, đồng ý, trong lĩnh vực suy nghĩ, đây có thể là một khẳng định có ý nghĩa, nhưng làm thế nào chúng ta được biện minh khi khẳng định rằng Đức Maria là "số sống sót thánh thiện" này? Há đây không phải là chuyện làm trò ma thuật lấy sự kiện ra từ một nguyên tắc? Để trả lời, người ta phải thấy rằng không thể áp dụng khái niệm "sự kiện" vào tội nguyên tổ, theo đúng nghĩa duy nghiệm [positivistic] của nó. Vì bản thân tội nguyên tổ không phải là một sự kiện theo nghĩa duy nghiệm, có thể quan sát được như sự kiện Goethe sinh ngày 28 tháng 8 năm 1749. Tội nguyên tổ là một "sự kiện", một thực tại, thuộc một loại khác, chỉ được biết đến qua loại hình học [typology]; bản văn căn bản, Thư Rôma 5, là một cách giải thích loại hình học về Cựu Ước. Người ta có thể nhận ra tội nguyên tổ trong loại hình Ađam, và việc ông tái xuất hiện vào những khúc ngoặt của lịch sử. Việc khẳng định về nó dựa trên sự đồng nhất loại hình học của mọi người riêng rẽ với con người nói chung, với con người trung bình, với con người từ khởi thủy trở đi. Tội nguyên tổ đã không được truyền đạt trong truyền thống (và được truyền tụng trước đó) ngay từ thuở đầu như một sự kiện. Nó đã được nhận diện theo cung cách thần học (phản ảnh) qua chú giải Kinh thánh theo lối loại hình. Việc bỏ sót sự thật này có lẽ là sai lầm chính của học thuyết tân kinh viện về tội nguyên tổ. Lúc sai lầm này được đưa ra, bất kể ở mức độ nào, cùng với sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về việc nhận diện loại hình, nó đã dẫn đến việc đặt nghi vấn về tội nguyên tổ, đến việc không được suy nghĩ hoặc nói về nó. Nếu như vậy, điều cũng rõ ràng là việc không vướng tội nguyên tổ không thể được truyền đạt như một sự kiện; nó chỉ được thần học thừa nhận, và không có cách kết luận nào khác.
Người ta không cần phải tìm kiếm quá xa để có được một sự nhận diện loại hình học làm cơ sở cho việc Đức Maria không vướng tội nguyên tổ. Thư gửi tín hữu Êphêsô mô tả Israel mới, cô dâu, là "thánh thiện", "vô nhiễm nguyên tội", "đẹp rực rỡ", "không tì vết, vết nhăn, hay những điều tương tự" (5:27). Thần học giáo phụ đã khai triển thêm hình ảnh Ecclesia immaculata [Giáo Hội Vô Nhiễm] trong những đoạn văn mang vẻ đẹp trữ tình. Thành thử, ngay từ khởi thủy đã có một học thuyết về Immaculata trong Kinh Thánh và nhất là nơi các Giáo Phụ cho dù nó liên quan tới Ecclesia immaculata. Ở đây, học thuyết Immaculata, giống như toàn bộ Thánh Mẫu Học sau này, trước tiên được dự ứng như giáo hội học. Hình ảnh Giáo hội, trinh nữ và là mẹ, được chuyển dịch sau đó sang Đức Maria, chứ không ngược lại. Như thế, nếu tín điều Vô nhiễm từ lúc Tượng Thai được chuyển dịch sang nhân vật cụ thể Maria, những khẳng định vốn trước nhất thuộc về phản đề Israel mới-cũ, và theo nghĩa này, là một giáo hội học được khai triển về mặt loại hình học, thì điều này có nghĩa là Đức Maria được trình bày như là khởi đầu và là tính cụ thể bản vị của Giáo hội. Nó bao hàm xác tín này là sự tái sinh của Israel cũ thành Israel mới, mà Thư gửi tín hữu Êphêsô đã nói tới, đạt được nơi Đức Maria một thành toàn cụ thể của nó. Nó công bố rằng Israel mới này (đồng thời là Israel cũ đích thực, số sống sót thánh thiện được ân sủng Thiên Chúa duy trì) không chỉ là một ý tưởng, mà còn là một con người. Thiên Chúa không hành động một cách trừu tượng hay bằng các khái niệm; loại hình mà Giáo hội học của Tân Ước và các Giáo phụ nói tới, hiện hữu như một con người. Ở điểm này, một câu hỏi khác có thể được nêu ra: rất tốt, Tân Ước quả có chứa một học thuyết về immaculata, tất cả những lời khẳng định đó về Đức Maria không mới mẻ đúng nghĩa, nhưng chỉ nhờ sự nhân cách hóa của chúng nơi Đức Maria. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể biện minh được việc nhân cách hóa loại hình ở điểm này chứ không ở bất cứ nơi nào khác? Câu trả lời không khó. Vì việc đồng nhất hóa loại hình học giữa Đức Maria và Israel, sự hiện diện của loại hình trong con người, hiện diện rõ ràng trong các trước tác của Thánh Luca — và, một cách khác, trong các trước tác của Thánh Gioan. Nó là một phần của khuôn khổ thần học Kinh thánh giống như cách giải thích có hệ thống về loại hình Ađam-Kitô vốn là một phần của học thuyết về tội nguyên tổ. Nhờ việc Thánh Luca cân bằng nữ tử Sion đích thực với Trinh nữ biết lắng nghe và tin tưởng, nó hiện diện trọn vẹn trong Tân Ước, một cách chủ yếu.
Vẫn còn một vấn đề cuối cùng: Kiểu nói "được giữ gìn khỏi tội nguyên tổ" thực sự có nghĩa gì? Karl Rahner đã ghi nhận một cách chính xác rằng vấn đề ở đây không thể là vấn đề thời gian (Đức Maria được công chính hóa sớm hơn những người khác). Sự chuyển dịch công chính hóa như vậy trở về chính hành động đi vào hiện hữu, sự đồng nhất hóa giữa việc sinh ra và việc tái sinh, giữa sự sống và ân sủng, phải có một ý nghĩa giá trị học [axiological] vượt quá dự ứng thời gian. Đến mức đó, câu hỏi nêu ra ở đây là về chính ý nghĩa của tội nguyên tổ; thực vậy, có lẽ chỉ bằng cách du nhập mạch (strand) loại hình thứ hai này, chúng ta mới có thể giải quyết được tình trạng rối bời tạo ra bởi cách chỉ duy nhất xem xét mạch giải thích Ađam. Có lẽ chỉ trên cơ sở này, chúng ta mới có thể tiến tới một giải pháp có ý nghĩa. Việc khẳng định Đức Maria không vướng tội nguyên tổ đã cắt bỏ mọi quan điểm duy tự nhiên [naturalistic]. Như thế, chúng ta có thể nói rằng tội nguyên tổ không phải là việc khẳng định tự nhiên vắng bóng nơi hoặc liên quan tới con người, nhưng là một tuyên bố về mối tương quan chỉ có thể được phát biểu một cách có ý nghĩa trong bối cảnh mối tương quan Thiên Chúa và con người. Bản chất của tội lỗi chỉ có thể được hiểu trong một nền nhân học tương quan, chứ không phải bằng cách nhìn vào một con người cô lập. Một nhân học như vậy càng cần thiết hơn trong trường hợp ân sủng. Do đó, chúng ta có thể mô tả tội nguyên tổ như một lời tuyên bố về sự đánh giá của Thiên Chúa đối với con người; đánh giá không phải như một điều ở bên ngoài, mà như việc mạc khải chính những tầng sâu bên trong hữu thể họ. Đó chính là sự sụp đổ về ý nghĩa con người, cả trong nguồn gốc của họ từ Thiên Chúa và trong chính bản thân họ, là sự mâu thuẫn giữa ý chí của Đấng Tạo hóa và hữu thể thực nghiệm của con người.
Sự mâu thuẫn giữa "điều là" của Thiên Chúa và "điều không là" của con người đã không có trong trường hợp Đức Maria, và do đó, phán xét của Thiên Chúa về ngài hoàn toàn là tiếng "Có" thuần túy, cũng như chính ngài trước mặt Người như một lời "Xin vâng" thuần túy. Sự tương ứng giữa tiếng “có” của Thiên Chúa với hữu thể của Đức Maria như lời “Xin vâng” là sự giải thoát khỏi tội nguyên tổ. Do đó, việc giữ gìn khỏi tội nguyên tổ không biểu thị một tài năng ngoại thường nào, một thành tích ngoại thường nào; trái lại, điều đó cho thấy Đức Maria không dành chỗ nào trong hiện hữu, kể cả sự sống lẫn ý chí, cho chính ngài như một sở hữu riêng: thay vào đó, chính trong việc hoàn toàn từ bỏ việc sở hữu bản thân, hiến mình cho Thiên Chúa, ngài tiến tới chỗ sở hữu thực sự chính mình. Ân sủng như một từ bỏ sở hữu trở thành sự đáp trả như một sở hữu làm của riêng. Như thế, từ một quan điểm khác nữa, mầu nhiệm người hiếm muộn mắn con [barren fruitfulness], nghịch lý của người mẹ son sẻ, mầu nhiệm đồng trinh một lần nữa trở nên dễ hiểu: từ bỏ sở hữu như thuộc về, như cứ điểm [locus] của sự sống mới.
Do đó, học thuyết về Immaculata cuối cùng phản ảnh sự xác tín của đức tin rằng thực sự có một Giáo hội thánh thiện — như một con người và trong một con người. Theo nghĩa này, nó phát biểu sự xác nhận niềm xác tín của Giáo hội về sự cứu rỗi. Bao gồm trong đó là nhận thức rằng giao ước của Thiên Chúa ở Israel không thất bại nhưng đã sản sinh ra mầm mống từ đó sẽ nở rộ Đấng Cứu Rỗi. Như thế, học thuyết Immaculata làm chứng rằng ân sủng của Thiên Chúa đủ mạnh mẽ để đánh thức một sự đáp trả, ân sủng và tự do, ân sủng và là chính mình, từ bỏ và hoàn thành chỉ là những mâu thuẫn biểu kiến; thực thế, điều này là điều kiện của điều kia và đem lại cho nó chính sự hiện hữu của nó.
Còn 1 kỳ: 3: Được Triệu về Trời cả Hồn lẫn Xác
VietCatholic TV
Hồi hộp: Mỹ đưa quân giải cứu các nhà truyền giáo bị bắc cóc. Nhận định đáng kinh ngạc của ĐHY Tagle
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:47 26/10/2021
1. FBI chuẩn bị tung quân giải cứu các nhà truyền giáo, các Kitô Hữu Hoa Kỳ cầu nguyện cho an nguy của họ
Kẻ cầm đầu đứng sau vụ bắt cóc 17 nhà truyền giáo ở Haiti đã đe dọa giết các con tin trừ khi nhận được số tiền chuộc lên đến hàng chục triệu Mỹ Kim, trong một video được đăng trực tuyến hôm thứ Năm. Trong khi đó, nhóm tổ chức chuyến đi truyền giáo đã kêu gọi cầu nguyện và ăn chay để các nhà truyền giáo được trả tự do an toàn.
Nhóm các nhà truyền giáo và các thành viên trong gia đình thuộc nhóm Christian Aid Ministries có trụ sở tại Ohio đã bị băng đảng 400 Mazowo bắt cóc vào thứ Bảy, ngày 16 tháng 10, khi họ đang làm việc tại một trại trẻ mồ côi ở Haiti.
Hôm thứ Năm, Christian Aid Ministries đã yêu cầu mọi người không chỉ cầu nguyện cho các con tin mà còn cho gia đình họ, chính phủ và cho chính những kẻ bắt cóc. Nhóm khuyến khích mọi người cầu nguyện và ăn chay để các con tin trở về an toàn.
“Hãy cầu nguyện cho những kẻ bắt cóc để họ sẽ cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Giêsu và hướng về Ngài. Chúng tôi xem đó là nhu cầu tối thượng của họ”, nhóm cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang web của mình.
Những người bị bắt cóc “đến từ Amish, Mennonite và các cộng đồng Anabaptist khác ở Wisconsin, Ohio, Michigan, Tennessee, Pennsylvania, Oregon và Ontario, Canada,” và đang tiếp tục “hỗ trợ nhau bằng những lời cầu nguyện và động viên trong thời gian khó khăn này,” nhóm cho biết.
Các con tin có độ tuổi từ 8 tháng đến 48 tuổi. Trong số 17 con tin, 16 người là công dân Mỹ; người còn lại là người Canada.
“Hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính phủ và các cơ quan chức năng — vì họ có liên quan đến vụ việc và nỗ lực giải phóng các con tin,” Christian Aid Ministries nói. “Chúng tôi đánh giá cao công việc liên tục và sự trợ giúp của những người có kiến thức và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ bắt cóc.”
Hôm thứ Năm, thủ lĩnh của băng đảng 400 Mawozo đã công bố một đoạn video nói rằng hắn sẽ giết con tin nếu yêu cầu của hắn không được đáp ứng. Băng đảng này yêu cầu 1 triệu Mỹ Kim tiền chuộc cho mỗi con tin.
“Tôi thề như sấm sét rằng nếu tôi không đạt được những gì tôi yêu cầu, tôi sẽ đặt một viên đạn vào đầu những người Mỹ này,” Wilson Joseph nói trong một video được đăng trên mạng xã hội. Theo Reuters, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đoạn video có vẻ là hợp pháp.
Christian Aid Ministries cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ không bình luận về video “cho đến khi những người trực tiếp liên quan đến việc giải phóng con tin xác định rằng các bình luận sẽ không gây nguy hiểm cho sự an toàn và tâm lý của nhân viên và các thành viên gia đình của chúng tôi.”
Băng đảng 400 Mawozo chịu trách nhiệm cho vụ bắt cóc gần đây nhất là cùng một băng nhóm tội phạm đứng sau vụ bắt cóc các linh mục và nữ tu Công Giáo ở Haiti vào tháng 4 năm 2021. Tất cả những người bị bắt cóc vào tháng Tư đã được thả trong vòng vài tuần; Theo một quan chức Haiti, số tiền chuộc chỉ được trả cho hai trong số các linh mục bị bắt cóc.
Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, Christian Aid Ministries nói rằng sáu ngày sau vụ bắt cóc, gia đình của các nạn nhân “đối mặt với sự không chắc chắn. Họ mong mỏi sự trở về của những người thân yêu của họ “.
Nhóm cũng giải thích lý do tại sao các nhà truyền giáo chọn phục vụ ở Haiti. Bắt cóc và các hành vi bạo lực đã trở nên phổ biến ở đất nước, với việc tổng thống Jovenel Moïse của đất nước bị ám sát tại nhà của ông vào tháng Bảy.
“Bạn có thể thắc mắc tại sao các nhà truyền giáo của chúng tôi lại chọn sống trong bối cảnh khó khăn và nguy hiểm, bất chấp những rủi ro rõ ràng. Trước khi lên đường đến Haiti, các nhà truyền giáo của chúng tôi hiện đang bị bắt làm con tin bày tỏ mong muốn trung thành phụng sự Thiên Chúa ở Haiti”, thông báo viết.
Chiến dịch quân sự của FBI nhằm giải cứu các con tin tại Haiti sẽ là thách đố lớn nhất về tình báo dưới thời ông Joe Biden.
Source:Catholic News Agency
2. Tuyên bố đáng kinh ngạc của Đức Hồng Y Tagle Âu Châu hiện trở thành một 'lãnh thổ truyền giáo'
Trong quá khứ, các nhà truyền giáo đều xuất thân từ Âu Châu, đem ánh sáng Tin Mừng đến các lục địa còn lại. Trong một diễn biến đáng kinh ngạc nhà lãnh đạo của Vatican về truyền giáo, và cũng là một trong những nhân vật quan trọng nhất của Giáo hội tại Á Châu, nói rằng Âu Châu đang trở thành một “lãnh thổ truyền giáo”.
“Đức tin là một món quà từ Chúa Thánh Thần,” Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle nói hôm thứ Năm. “Liên quan đến việc truyền giáo, chúng tôi thực sự quan tâm, không chỉ đối với Âu Châu, mà còn đối với tất cả thế giới.”
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh trích dẫn lời Thánh Phaolô, “không ai có thể nhìn thấy Chúa Giêsu, không ai có thể tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu, nếu không có Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần cũng hoạt động qua các chứng nhân”.
Đức Tổng Giám Mục Tagle, của Phi Luật Tân, đã được Đức Bênêđíctô XVI tấn phong Hồng Y vào năm 2012, và hiện là người đứng đầu Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc của Vatican. Nói chuyện với các phóng viên trong buổi thuyết trình về Ngày Chúa Nhật Truyền giáo Thế giới, được cử hành vào cuối tuần vừa qua, vị giám mục lập luận rằng ngài không phải là một “chuyên gia” khi nói đến Giáo hội ở Âu Châu, và thay vào đó ngài đã chọn nói về lục địa quê hương của mình.
Ngài nói: “Á Châu là một thế giới của những sứ vụ truyền giáo, và bây giờ họ nói rằng Âu Châu cũng đang trở thành một lãnh thổ truyền giáo. Kinh nghiệm của chúng tôi ở Á Châu là, mặc dù Chúa Thánh Thần luôn là tác nhân chính trong việc truyền bá phúc âm hóa, chúng ta cũng cần những nhân chứng sống động. Những người qua đời sống chứng tá, qua các mối quan hệ đầy tình người, lòng trắc ẩn đối với người nghèo, sẽ loan báo Tin Mừng một cách sống động”.
Đức Hồng Y Tagle lập luận rằng chìa khóa để truyền giáo thành công là Chúa Thánh Thần, và sự thu hút mọi người đến với đức tin qua chứng tá cụ thể của cuộc sống chứng nhân. Nếu chúng ta bắt đầu với những khái niệm quá cao và quá kỹ thuật, một số người có thể không theo được. Bạn hay bắt đầu với các chứng tá tuyệt vời, và khi đó các chứng tá ấy sẽ mở ra cánh cửa đức tin”.
Đức Tổng Giám Mục Giampietro Dal Toso, Chủ tịch Hiệp hội Giáo Hoàng Truyền giáo và Phụ tá Thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, lưu ý rằng năm tới sẽ là một trong những thời điểm quan trọng đối với các nỗ lực truyền giáo của Giáo hội, vì năm 2022 sẽ đánh dấu kỷ niệm 400 năm thành lập Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, và kỷ niệm 100 năm thành lập các Hiệp hội Truyền giáo Giáo Hoàng. Tuy nhiên, ngài đã chọn lễ phong chân phước cho Pauline Jaricot, sẽ diễn ra ở Lyon, Pháp, vào ngày 22 tháng Năm làm chủ đề chính trong bài thuyết trình.
Source:Crux
3. Các Giám mục của Lake Charles, Raleigh đưa ra tuyên bố về Thánh lễ Latinh
Ba tháng sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes, liên quan đến các hạn chế của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với các phụng vụ truyền thống, được công bố, các giám mục Hoa Kỳ đang tiếp tục việc thực hiện Tự Sắc này trong phạm vi giáo phận của các ngài.
Giám mục của Lake Charles tiếp tục cho phép các nghi lễ truyền thống được cung cấp tại giáo xứ nhà thờ chính tòa và tại giáo xứ thứ hai ở giáo phận Tây Nam Louisiana. Ngài đã cấp cho cả hai giáo xứ một sự miễn trừ theo giáo luật trước những hạn chế của tài liệu về các nghi lễ truyền thống được cử hành tại các nhà thờ giáo xứ.
“Với tư cách là mục tử và giám mục, tôi nhận thức được nhu cầu của đàn chiên và giải quyết nhu cầu của họ,” một lá thư từ Đức Cha Glen Provost được công bố trên trang web của giáo phận vào ngày 19 tháng 10. Đức Cha Provost lưu ý rằng giáo phận của ngài đã phải chịu đựng một số thiên tai trong năm ngoái, ngoài đại dịch COVID-19 đang diễn ra, và nhiều người trong giáo phận của ngài vẫn phải di dời khỏi nhà của họ.
Ngài nói: “Với những gánh nặng này và sự nhấn mạnh đến lòng thương xót được thể hiện bởi Đức Thánh Cha của chúng ta, tôi được nhắc nhở để giải quyết việc thực hiện này, nếu thích hợp, theo tinh thần tương tự và với việc áp dụng Điều luật 87”.
Điều 87 của Bộ Giáo luật quy định, “Một giám mục giáo phận, bất cứ khi nào nhận định rằng điều đó góp phần vào lợi ích thiêng liêng của họ, có thể miễn trừ các tín hữu khỏi các luật kỷ luật phổ quát và cụ thể được ban hành cho địa phận của mình hoặc các đối tượng của mình bởi thẩm quyền tối cao của Giáo Hội.”
Giáo phận đã tìm cách giải quyết nhu cầu của một số nhóm người Công Giáo nhất định, ngài nói, “chẳng hạn như sinh viên Đại học của chúng ta, cộng đồng người Tây Ban Nha và người khiếm thính.”
Ngài viết: “Mối quan tâm mục vụ của chúng tôi cũng mở rộng đến những người thờ phượng theo Sách lễ Rôma năm 1962, và những người đã làm như vậy kể từ khi thành lập Giáo phận”.
Giáo phận Lake Charles được thành lập vào ngày 29 tháng 1 năm 1980, gần một thập kỷ rưỡi sau khi Công đồng Vatican II bế mạc.
Trong Tự Sắc Traditionis Custodes của mình, được ban hành và có hiệu lực vào ngày 16 tháng 7 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép cá nhân các giám mục cho phép cử hành các phụng vụ truyền thống trong giáo phận của các ngài. Trong số các điều khoản của văn kiện, các giám mục cho phép Thánh lễ Latinh Truyền thống phải chỉ định các địa điểm để cử hành Thánh lễ; các nghi lễ không thể được cung cấp tại “các nhà thờ giáo xứ”.
Trong một lá thư kèm theo tài liệu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn sự cần thiết phải thúc đẩy sự hiệp nhất trong Giáo hội. Ngài nói rằng ngài cảm thấy buồn vì việc cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống “thường được đặc trưng bởi sự từ chối không chỉ những cải cách về phụng vụ, mà cả chính các tuyên bố của Công đồng Vatican II, với những khẳng định vô căn cứ và không biện minh được, khi cho rằng Công Đồng đã phản bội Truyền thống và 'Giáo hội chân chính'“.
Trong lá thư của mình, Giám mục Provost viết rằng ngài “không biết về bất kỳ ai trong cộng đồng này đã bày tỏ sự phản đối Công đồng Vatican II, hay phủ nhận tính hợp pháp của Công Đồng,” và “những người đã thảo luận với tôi về lòng sùng kính của họ đối với thánh lễ Latinh truyền thống đã nhấn mạnh vào tính hợp lệ của phụng vụ cải cách”.
Ngài nói, việc hạn chế thánh lễ Latinh trong giáo phận, “sẽ là một điều vô cùng cẩu thả, nếu không muốn nói là nhẫn tâm” vì những gì người Công Giáo trong giáo phận của ngài đã phải chịu đựng quá nhiều.
Đức Cha Provost nói: “Trong nhiều năm được đặc ân cử hành các Bí tích tại Giáo phận Lake Charles, tôi đã liên tục bị ấn tượng bởi lòng sùng kính dịu dàng của các tín hữu. Tôi cũng có thể nhận thức được nhu cầu của người dân khi họ đã bày tỏ với tôi. Cho dù trong các Thánh lễ theo nghi thức mới hơn hay cũ hơn, tôi biết rõ mọi người với mối quan tâm của họ”.
Ngài giải thích rằng những lo ngại này bao gồm các vấn đề tài chính, thất nghiệp, tử vong, bệnh tật và nhiều vấn đề khác.
“Họ lặng lẽ chịu đựng, không quảng cáo vấn đề của họ, tìm kiếm sự an ủi trong các nghi thức của Giáo hội, dù bằng tiếng bản ngữ hay tiếng Latinh. Nếu chúng ta, với tư cách là các mục tử, không thừa nhận những thực tế này và thay vào đó tiếp tục tham gia vào các cuộc tranh luận mà các tín hữu thấy không thể hiểu được, thì chúng ta thực sự có nguy cơ trở thành ‘thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng’ và chẳng còn liên quan gì đối với họ.”
Đầu tháng 10, Đức Cha Luis Zarama của Raleigh đã tuyên bố trong một lá thư gửi các linh mục rằng Thánh lễ Novus Ordo, hay “Nghi thức mới”, được “ưu tiên” trong giáo phận, bao gồm nửa phía đông của Bắc Carolina.
“Tôi mong các linh mục phục vụ tất cả các giáo xứ, giáo hạt, các cứ điểm và nhà nguyện sẽ cử hành Thánh lễ bằng Sách lễ 2011 vào mỗi Chúa Nhật và các ngày trong tuần, như là cử hành chính trong ngày.” Ngài viết như trên trong một lá thư gửi các linh mục của giáo phận vào ngày 12 tháng 10.
Tuy nhiên, các Thánh lễ Latinh Chúa Nhật hàng tháng tại Nhà thờ Danh Thánh Chúa Giêsu ở Raleigh và Đền thờ Đức Maria ở Wilmington sẽ được tiếp tục, cũng như các Thánh lễ Latinh Chúa Nhật tại hai giáo xứ khác trong giáo phận. Tuy nhiên, ngài đã hạn chế thời gian trong ngày mà các thánh lễ Latinh có thể được cử hành vào các ngày Chúa Nhật.
Thánh lễ có thể bắt đầu không sớm hơn 1 giờ chiều, và các bản dịch cho các bài đọc thánh thư được chỉ định bằng bản ngữ phải được lấy từ Sách Lễ Rôma bản tu chính hoặc Kinh thánh Mỹ bản mới được được sửa đổi.
Các Thánh lễ Latinh các ngày trong tuần mà trước đây đã được cử hành tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Rocky Mount sẽ bị đình chỉ như một phần trong việc thực hiện Tự Sắc Traditionis Custodes.
Ngài viết: “Chỉ những linh mục đã từng nhận các chức vụ từ Giám Mục bản quyền mới được phép cử hành Thánh lễ Latinh theo Sách lễ Rôma năm 1962,” vì năng quyền được làm như vậy là một đặc ân cá nhân và không phải là đặc quyền dành cho giáo xứ hay cộng đồng tín ngưỡng cũng như bất kỳ người nào khác hay bất kỳ nhóm tín hữu nào”.
Những thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng năm 2022.
“Tôi hy vọng rằng hướng đi này có thể giúp chúng ta với tư cách là một gia đình trong Giáo phận tiếp tục phát triển trong sự thánh thiện qua mối quan hệ được đổi mới với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện và cuộc sống liêm chính của chúng ta, và bằng cách thúc đẩy sự đào tạo hơn nữa trong toàn Giáo phận của chúng ta về vẻ đẹp, thần học”.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha muốn thăm Congo, Hung Gia Lợi, Papua New Guinea và Đông Timor. Việt Nam thì sao?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:00 26/10/2021
1. Thủ tướng Modi sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20
Trong một diễn biến quan trọng, Thủ tướng Narendra Modi dự kiến sẽ triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô, tại Vatican vào hôm thứ Sáu tới trước khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 kéo dài hai ngày ở Rôma.
Trong khi chính phủ kín tiếng về hành trình công du của Thủ tướng Modi, các nguồn tin thông thạo cho biết ông sẽ rời Ấn Độ sớm một ngày vào đêm 28 tháng 10 để gặp vị Giáo Hoàng 84 tuổi của quốc gia Thành phố Vatican để chào xã giao.
Theo chương trình chính thức, Thủ tướng Modi sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 từ ngày 30 đến 31 tháng 10 trước khi bay tới Glasgow ở Tô Cách Lan để tham dự hội nghị thượng đỉnh COP26 nhằm đưa ra chiến lược về cách đối phó với các thách thức do biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Modi cũng dự kiến sẽ tham dự các sự kiện quan trọng bên lề hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu với Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Ngoại trưởng Vương quốc Anh Elizabeth Truss, người hiện đang có chuyến thăm tới Ấn Độ, có thể sẽ chuyển thông điệp từ Thủ tướng Johnson tới Thủ tướng Modi. Thủ tướng Anh muốn ông Modi lưu lại Anh sau bài phát biểu của ông tại COP26 vào ngày 1/11.
Source:Hindu Times
2. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn thăm Congo, Hung Gia Lợi, Papua New Guinea và Đông Timor. Việt Nam thì sao?
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài dự định có một số chuyến đi quốc tế vào năm 2022, khi ngài đẩy mạnh tiến độ các chuyến tông du đã bị chậm lại vì đại dịch COVID-19.
Phát biểu với Télam, hãng thông tấn quốc gia của Á Căn Đình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài muốn đến thăm “Congo và Hung Gia Lợi” vào năm tới, mặc dù ngài thừa nhận các ý tưởng vẫn chưa đạt đến giai đoạn lập kế hoạch.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dừng chân chưa đầy một ngày tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi vào ngày 12 tháng 9, để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế, trước khi thực hiện một chuyến thăm dài hơn tới Slovakia.
Vào tháng 3, ngài đã đến Iraq, chuyến đi quốc tế đầu tiên của ngài kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch coronavirus.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng 10, Đức Giáo Hoàng nói rằng vào năm 2022, ngài muốn thực hiện các chuyến đi đến Papua New Guinea và Đông Timor, đã được lên kế hoạch vào cuối năm 2020 trước khi chúng bị hủy bỏ vì đại dịch.
Trong phần còn lại của năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng một chuyến đi đến Síp vẫn nằm trong chương trình của ngài. Một quan chức địa phương cho biết chuyến tông du sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 3 tháng 12.
“Cuối tuần đầu tiên của tháng 12, tôi sẽ đến Hy Lạp và Síp,” Đức Giáo Hoàng xác nhận với Télam, và lưu ý rằng chương trình nghị sự cuối cùng của chuyến đi vẫn đang được thảo luận.
Vatican chưa thông báo chính thức về chuyến đi. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào ngày 1 tháng 9, Đức Giáo Hoàng cho biết ông hy vọng sẽ đến thăm quốc đảo Síp ở phía đông Địa Trung Hải, có dân số khoảng 875,000 người, trong đó có khoảng 10,000 người Công Giáo.
Có tin đồn rằng chuyến đi cũng có thể bao gồm một chặng dừng chân trên đảo Lesbos của Hy Lạp, nơi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm vào tháng 4 năm 2016, mang theo 12 người tị nạn trở lại Rôma cùng với ngài.
Nằm gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, Lesbos bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng người di cư vào Âu Châu và có một số trại tị nạn lớn. Năm 2020, hỏa hoạn bùng phát tại trại Moria quá đông đúc, khiến nhiều người di cư phải chạy trốn.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 1 tháng 9 với đài phát thanh COPE của Tây Ban Nha, Đức Phanxicô cũng đã cho biết rằng ngài hy vọng sẽ đến Glasgow, Tô Cách Lan để tham dự Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) vào đầu tháng 11.
Vatican chưa bao giờ chính thức xác nhận chuyến thăm, và vào đầu tháng này đã khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng sẽ không tham dự.
Matteo Bruni, giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết hôm 8/10 rằng phái đoàn của Vatican tới COP26 sẽ do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, dẫn đầu.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bước sang tuổi 85 vào ngày 17 tháng 12 và trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng vào tháng 7, đã đến thăm 54 quốc gia trong suốt 8 năm rưỡi triều đại giáo hoàng của ngài.
Ngài đã đến thăm 11 quốc gia vào năm 2019 trước khi các chuyến đi của ngài bị tạm dừng vào năm 2020 do đại dịch. Chuyến đi 4 ngày đến Iraq vào tháng 3 năm 2021 là chuyến đi quốc tế đầu tiên của ngài sau 15 tháng tạm dừng.
Source:Catholic News Agency
3. Người Công Giáo cầu nguyện sau khi Alabama hành quyết tử tù
Alabama đã xử tử tù nhân Willie B. Smith III vào tối thứ Năm, ngày 20 tháng 10, đánh dấu vụ hành quyết đầu tiên ở bang này kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Smith nhận một mũi tiêm gây chết người và được tuyên bố là đã chết lúc 9:47 tối
Smith, 52 tuổi, bị kết án tử hình năm 1992 vì tội giết Sharma Ruth Johnson năm 1991, một phụ nữ 22 tuổi đến từ Trussville, Alabama. Smith đã bắt cóc Johnson tại một máy ATM, cướp của cô và sau đó bắn cô đến chết theo kiểu hành quyết tại một nghĩa trang ở Birmingham.
Donald Carson, giám đốc truyền thông của Giáo phận Birmingham, nói với CNA ngày 22 tháng 10 rằng giáo phận “công nhận rằng Nhà nước phải bảo vệ những người vô tội khỏi những tên tội phạm bạo lực. Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, chúng ta biết rằng có nhiều cách để làm như vậy ngoài việc xử tử ngay cả những người như ông Smith, bị kết án về tội ác ghê tởm nhất. Xã hội không thể dạy tôn trọng sự sống, tôn trọng phẩm giá của mỗi con người sống bằng cách lấy đi mạng sống. Thay vào đó, hình phạt tử hình làm giảm giá trị cuộc sống của con người và góp phần vào bầu không khí bạo lực trong cộng đồng của chúng ta”.
Tổ chức Công Giáo Vận động Mạng lưới, chuyên về việc chấm dứt án tử hình, đã tuyên bố trên Twitter hôm thứ Năm rằng các thành viên đã cầu nguyện cho Smith trước khi anh ta bị hành quyết.
“Lạy Chúa, Chúa kêu gọi chúng con trở thành một dân tộc của công lý và lòng thương xót. Chúng con biết việc hành quyết này không phải là ý muốn của Ngài,” nhóm nói.
Sau khi Smith bị hành quyết, nhóm đã tuyên bố trên Twitter: “Lạy Chúa, chúng con cầu nguyện cho linh hồn của Willie Smith được yên nghỉ. Lạy Chúa, xin hướng dẫn chúng con khi chúng con làm việc, nhân danh Ngài, vì một thế giới đề cao và tôn vinh sự thánh khiết của tất cả cuộc sống con người”.
Trong phiên tòa xét xử Smith, một đoạn băng ghi lại cảnh anh ta khoe khoang về tội ác của mình với một trong những người bạn của anh ta đã được phát tại tòa án. Anh ta nói vào thời điểm đó rằng anh ta phải bắn chết Johnson sau khi bắt cóc cô, vì anh trai cô là một cảnh sát.
Một đồng phạm, một cô gái 17 tuổi sống với Smith vào thời điểm xảy ra vụ giết người, đã làm chứng chống lại anh ta tại phiên tòa xét xử để đổi lấy một bản án tù ngắn hơn.
Bản án tử hình của Smith đã gây tranh cãi trong nhiều năm do nhiều yếu tố. Vào năm 2013, các luật sư của anh ta tuyên bố rằng anh ta đã được bác sĩ cho sử dụng thuốc an thần trong thời gian xét xử, khiến anh ta không thể biểu lộ cảm xúc.
Vào năm 2019, họ cáo buộc rằng chỉ số IQ của anh ấy là 70, được coi là bị thiểu năng trí tuệ. Việc xử tử một người thiểu năng trí tuệ là vi hiến, nhưng cả Tòa phúc thẩm vòng 11 và Tòa án tối cao Hoa Kỳ đều bác bỏ kháng cáo này trong trường hợp của Smith.
Ban đầu, Smith được ấn định sẽ bị hành quyết vào ngày 11 tháng 2 năm 2021. Điều đó đã bị trì hoãn sau khi anh ta yêu cầu mục sư có mặt với anh ta trong những giây phút cuối cùng của mình. Tòa án Tối cao đã ra phán quyết có lợi cho anh ta, nói rằng việc nhà nước tước quyền cố vấn tinh thần trong khi hành quyết là vi hiến.
Source:Catholic News Agency
Nghiêm trọng: Dân biểu mạ lỵ ĐGH Phanxicô với lời lẽ hạ cấp. Tuyên bố mạnh mẽ của HĐGM Brazil
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:18 26/10/2021
Một nhà lập pháp bang São Paulo đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng người Công Giáo ở Brazil sau một bài phát biểu trong đó ông ta xúc phạm một tổng giám mục, toàn thể các giám mục Brazil và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Frederico Braun D'Ávila, một nhà lập pháp bang São Paulo, người ủng hộ Tổng thống Jair Bolsonaro trong cơ quan lập pháp tiểu bang, đã tấn công Đức Tổng Giám Mục Orlando Brandes của Aparecida trong một phiên họp của cơ quan lập pháp này vào ngày 14 tháng 10.
Hai ngày trước đó, vào ngày lễ Đức Mẹ Aparecida, Đức Tổng Giám Mục Brandes đã chỉ trích lập trường ủng hộ súng của Bolsonaro và việc phổ biến tin giả trong nước. Phát biểu của Đức Tổng Giám Mục được đưa ra chỉ vài giờ trước khi tổng thống đến thăm Vương Cung Thánh Đường Aparecida.
Đáp lại những chỉ trích này của Đức Cha Brandes, D'Avila đã tấn công Đức Cha Brandes:
“Đồ vô tích sự, đồ ngu xuẩn, phải tùng phục một vị giáo hoàng vô tích sự không kém. Điều cuối cùng ông có thể làm là hãy lo chăm sóc tinh thần, sự khang an và sự thoải mái cho tâm hồn của mọi người”.
D'Ávila cũng chỉ trích Hội đồng Giám mục Quốc gia Brazil, gọi tắt là CNBB.
“Các ông nghĩ rằng các ông là ai khi sử dụng chiếc áo chùng và bàn thờ để làm chính trị? Những kẻ ấu dâm không biết xấu hổ, CNBB là một căn bệnh ung thư phải được trục xuất khỏi Brazil”, ông ta nói thêm.
D'Ávila, một nhà lãnh đạo lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và là thành viên của Đảng Tự do Xã hội trước đây của Bolsonaro, là người hết mực ủng hộ việc thiết lập lại chế độ quân chủ của Brazil, đã bị bãi bỏ vào năm 1889, và các giá trị bảo thủ.
Trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lập pháp tiểu bang, D'Ávila đã tham gia vào một số cuộc cãi vã với các đồng nghiệp cánh tả và cũng nổi tiếng với việc đề xuất các biện pháp gây tranh cãi.
Ví dụ, vào tháng 11 năm 2019, ông đã cố gắng thông qua một kiến nghị để chính thức vinh danh nhà cựu độc tài Chí Lợi Augusto Pinochet, người nổi tiếng với chế độ đẫm máu đã giết chết khoảng 40,000 người trong những năm 1970 và 1980.
CNBB đã phản ứng lại bài phát biểu mới nhất của D'Avila bằng một đoạn video của chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, là Đức Tổng Giám Mục Walmor Oliveira de Azevedo của Belo Horizonte.
Đức Cha De Azevedo nói rằng bài phát biểu của D'Ávila bị “ô nhiễm một cách điên cuồng bởi sự căm thù” và một “lập trường chống Công Giáo.”
“Chúng tôi yêu cầu tất cả công dân, đặc biệt là người Công Giáo, phải thận trọng và tránh bị thuyết phục bởi các chính trị gia muốn gieo rắc sự căm ghét và tấn Công Giáo hội,” Đức Tổng Giám Mục nói thêm.
CNBB cũng đã công bố một bức thư gửi đến chủ tịch của cơ quan lập pháp São Paulo, Carlão Pignatari, trong đó Hội Đồng Giám Mục tái khẳng định quyền “đưa ra các phán quyết đạo đức của mình đối với các thực tế xã hội khi các quyền cơ bản của con người, công ích và sự cứu rỗi con người yêu cầu phải làm như vậy. “
“Với tư cách là người bảo vệ Nhà nước pháp quyền và trung thành với nó, CNBB trân trọng hy vọng rằng nhà lập pháp uy tín này, áp dụng các biện pháp nội bộ hiệu quả, hợp pháp và trung thực để ngăn chặn sự thiếu tôn trọng thái quá, và phải đền bù tương xứng cho những hành vi này”.
Lá thư đã được đích thân Đức Cha Pedro Luiz Stringhini của Mogi das Cruzes đưa đến cho ông Pignatari vào ngày 18 tháng 10. Theo Stringhini, chủ tịch cơ quan lập pháp Tiểu bang “đã thay mặt cơ quan lập pháp São Paulo xin lỗi Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Tổng Giám Mục Orlando Brandes.”
Cùng ngày, D'Ávila cũng đưa ra lời xin lỗi, nói rằng anh đang bị căng thẳng sau khi trải qua một “âm mưu giết người” trong một vụ cướp vào ngày 12/10.
“Tôi thừa nhận rằng bài phát biểu của tôi không phù hợp và phóng đại […] đó là phản ứng đối với một số nhà lãnh đạo tôn giáo, những người vượt quá giới hạn của việc truyền bá đức tin và tâm linh để tuyên truyền chính trị. Tôi khẳng định lại lời xin lỗi vì những lời nói và sự phóng đại của mình”, anh ta nói.
Ông cũng tuyên bố rằng ông không có ý định thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, một “nhà lãnh đạo đáng kính và là quốc trưởng một quốc gia.”
“Bài phát biểu của tôi chỉ có ý định tách khỏi các ý tưởng và suy nghĩ của ngài. Việc đưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào bài diễn văn của tôi là một sai lầm, và tôi khiêm tốn xin lỗi tất cả những người Công Giáo ở Brazil và trên thế giới, vì tôi đã không tính đến hình tượng tâm linh mà ngài tượng trưng, ” D'Ávila nói thêm. D'Ávila là một người gốc Do Thái.
Ủy ban đạo đức của cơ quan lập pháp hiện đang nghiên cứu vụ việc. D'Ávila có thể bị đình chỉ hoặc thậm chí mất ghế.
Đức Cha Adriano Ciocca Vasino của Sao Felix do Araguaia nói với Crux rằng không may là nhiều người Công Giáo cuối cùng lại bị thuyết phục bởi những tuyên bố như D'Ávila.
“Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trên mạng xã hội. Kiểu nói chuyện đó không liên quan gì đến phúc âm của Chúa chúng ta,” ngài nói.
Đức Cha Vasino nói rằng “theo Quy tắc của Pháp luật, mọi người không thể tự do tấn công lẫn nhau” và những lời xúc phạm như vậy phải được kiềm chế bằng cách nào đó.
Ngài nói: “Tôi tin rằng nhà lập pháp của Tiểu bang này đã vi phạm quy tắc ứng xử được yêu cầu tối thiểu để cùng tồn tại một cách văn minh”.
Francisco Borba Ribeiro Neto, giám đốc Đại học Giáo hoàng của São Paulo về Đức tin và Văn hóa, nói rằng liên minh của Bolsonaro với những người theo Kitô Giáo bảo thủ ở Brazil - bao gồm cả những người theo đạo Công Giáo - đang gây tranh cãi, “vì đó là sự phủ nhận các giá trị Kitô giáo”.
Ông cho biết cuộc tranh cãi về nhận xét của D'Ávila là một ví dụ cho sự mâu thuẫn đó.
“Bolsonaro đặc biệt là phản đề của các giá trị cổ điển của Kitô Giáo. Thật đáng kinh ngạc và mâu thuẫn khi ông ấy đã trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa bảo thủ Kitô Giáo”, ông nói với Crux.
Source:Catholic News Agency