Phụng Vụ - Mục Vụ
Bí tích Hòa Giải: Biết mình tự do để sống tự do
Jean-Francois Pfister
09:28 27/10/2009
Ngày 18.12.1865, một luật giải phóng hoàn toàn tất cả mọi nô lệ ở Hoa Kỳ đã được ban hành và có hiệu lực tức thì. Nhưng tin tốt lành nầy chỉ lan ra chậm chạp trong các đồn điền miền Nam. Các ông chủ lớn giữ kín thông báo giải phóng nô lệ nầy càng lâu càng tốt. Trong khi chờ đợi để biết điều đó, Tom phải tiếp tục làm việc cho ông chủ mình,vốn hà khắc và độc ác, trong đồn điền trồng bông vải. Anh không có bất cứ quyền gì,bất kỳ sự tự do nào. Cuộc sống của anh chỉ là lao động vất vả,từ sáng tinh mơ cho đến chiều tà. Tom chỉ biết mình đã được giải phóng sau nhiều năm. Và anh còn phải ý thức những gỉ đã xảy đến.
Giải phóng nô lệ là một cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ. Đối với Kitô hữu,đó là sự giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi. Nảy sinh từ đó một sự gắn kết sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng Giải Phóng người ấy và một ước mong chân thành được đi theo Người. Thật là một nghịch lý: tự do đích thực là hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa Kitô!
Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu tuyên bố: “Nếu các con ở trong lời Thầy […],các con sẽ biết được chân lý và chân lý sẽ giải phóng các con, các con sẽ được tự do thật sự “(Ga 8,31-32.36).ĐÍCH THỰC (ontos) nghĩa là thật sự, hoàn toàn, tuyệt đối, đúng thật.
Hầu như tất cả các thư đều đề cập đến ơn cứu độ và những ngụ ý thiết thực. Chính Thánh Phaolô là người nói chính xác hơn về sự giải phóng ở trong thư gửi tín hữu Galata và Côlosê. Nhưng chíng trong thư gửi cho tín hữu Roma thì Thánh Phaolô mới triển khai sự cao cả của một ơn cứu độ trọn vẹn, một cách nghiêm nhặt và đầy nhiệt tình.
Bao lâu Tom còn chưa biết sự việc là mình đã được giải phóng khỏi ách nô lệ, thì thực tế anh ta chưa thể sống như một người tự do. Cũng vậy, tín hữu có thể không biết sự giải thoát mà ơn cứu độ mang đến cho mình.
1. BIẾT CHÚNG TA LÀI AI, ĐỂ SỒNG NHƯ THẾ.
1. 1 ĐƯỢC CÔNG CHÍNH HÓA
Sau khi đã tuyên bố rằng “người công chính sống nhờ đức tin của mình” (Rm 1,17), Thánh Phaolô chỉ cho thấy “không có bất cứ người công chính nào, dù chỉ là một người” (Rm 3,10), ”vì tất cả mọi người đều phạm tội và mất đi vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 3,23). Và Ngài viết thêm: ”Và họ được công chính hoá một cách nhưng không nhờ ân sủng Người, qua ơn cứu chuộc [chuộc lại] ở trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 3,24). Như thế Thiên Chúa đã chuộc lại người tín hữu bằng giá máu Chúa Kitô và quy sự công chính của Người cho kẻ nào tin vào Chúa Giêsu (Rm3, 25 – 26).
Chương 5 bắt đầu bằng chữ “do đó”: cuộc đời Kitô hữu, dưới nhiều khía cạnh, là một vấn đề suy lận lô-gic, một việc diễn dịch. Chương nầy đề cập đến kết quả của sự công chính hoá: bảo đảm ơn cứu độ (5,1 – 11), được nói rõ qua sự chúng ta liên kết với Chúa Giêsu Kitô (5,12 – 21). Bằng chứng lớn lao nhất của ơn cứu độ cuối cùng của chúng ta và sự bảo đảm cho ơn cứu độ nầy, là sự kết hợp của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta đã ở ‘trong Adam” (kết hợp với Adam),bnhưng nay chúng ta đang ở “trong Chúa Giêsu Kitô” (kết hợp với Người).
• Trong Adam, chúng ta đã bị kết án (5,18) vì là tội nhân (5,19)
• Trong Chúa Kitô, chúng ta được công chính hóa (5,18) vì được làm cho nên công chính (5,19)
Tình trạng mới mẻ mà Kitô hữu ở trong đó là kết quả của sự công chính hoá. Công chính hoá là một hành vi thuần ân sủng từ phía Thiên Chúa. Thánh Phaolô còn nói: ” Nơi nào tội lỗi tràn đầy, thì ân sủng chan chứa”
1. 2 ĐƯỢC TRUYỀN SỨC SỐNG
Phản ứng của một số tín hữu Roma như thể là muốn tiếp tục sống trong tội lỗi, để cho ân sủng cứ chan chứa (Rm 6,1). Thánh Tông đồ nói: Không phải vậy. Chúng ta đã chết cho tội lỗi: tội lỗi (ông chủ cũ) không còn quyền hành gì trên chúng ta nữal chúng ta đã thay đổi sự trị vì. Thực sống trong tội lỗi khi người ta đã chết trong đó, là một mâu thuẫn đạo đức và tinh thần. Thánh Phaolô tuyên bố trong thư gửi tín hữu Galata: ”Tôi đã chịu đóng đinh với Chúa Kitô; và nếu tôi sống, thì không còn phải là tôi sống, mà chính là Chúa Kitô sống trong tôi; nếu bây giờ tôi sống trong xác thịt [thân thể],là tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và đã phó mạng sống vì tôi” (Gl 2,20). Bằng nhiều ví dụ,Thánh Phaolô trình bày trong thư gửi tín hữu Roma chương 6 việc chúng ta cùng chết với Chúa Kitô và cùng sống lại với Người.
1.2.1 Được nhận phép rửa (6,3-4)
Vào thời các Thánh Tông Đồ,để nhuộm một tấm vải,người ta nhúng nó vào nước co` pha màu,nhận chòm nó hoàn toàn để nó ăn màu khi đem ra. Tiến trình nầy gọi là “nhúng xuống nước” (tiếng Hy lạp: baptismos). Chúng ta,Kitô hữu,đã được nhúng,được rửa tội,trong cái chết của Chúa Kitô. Câu 4 còn nói: ”được mai táng với Người trong phép rửa”.Nếu có mai táng,tất nhiên là đã có sự chết. Khi tấm vải là ăn màu,người ta đưa nó ra khỏi thùng nhuộm.Với chúng ta,Kitô hữu,như Chúa Kitô được đem từ sự chết về lại sự sống nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha,chúng ta cũng được sống một cuộc sống mới” (6,4).
1.2.2. Nên đồng dạng với Chúa Kitô (6,5)
“Bởi vì nếu chúng ta nên đồng dạng với Người nhờ được chết giống như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên đồng dạng với Chúa Kitô nhờ được giống như Người đã sống lại” (6,5). Câu nầy dùng thì tương lai, nhưng tất nhiên đó là một tương lai khởi đầu ngay từ bây giờ.
1. 3 CON NGƯỜI CŨ ĐÃ BỊ ĐÓNG ĐINH
“…Biết rằng con người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự với Người,hầu cho thân xác tội lỗi bị biến thành bất lực, để chúng ta không cóm làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rm 6,6). “Con người cũ’, đó là căn tính của tôi trong Adam, người bị mô tả trong Rm 5,12 – 21, là con người không được tái tạo. Con người cũ đã bị đóng đinh. Việc đóng đinh không phải là một kinh nghiệm thường ngày, nhưng là một biến cố đã qua, được diễn tả trong tiếng Hy Lạp bằng một hình thái ngữ pháp (thời bất định), phản ảnh một hành động đúng giờ. Ở đây hành động nầy ờ trong quá khứ. Con người cũ của chúng ta không phải liên tục ngày nào cũng đang bị đóng đinh, nhưng nó đã bị đóng đinh với Chúa Kitô (x. Gal 2,20). Con người cũ chỉ được nêu tên như thề ba lần trong các thư Thánh Phaolô (Rm 6,6; Col 3,9; Ep 4,22). Những câu nầy ở thời bất định và ngữ cảnh cho thấy chúng ở thì quá khứ. Người tín hữu nay là một tạo vật mới: ”Nếu ai ở trong Chúa Kitô, thì người ấy là một tạo vật mới. Những điều xưa cũ đã qua đi; nhưng những điều nầy [xưa cũ] đã trở nên mới mẻ” (2 Cor 5,17).“Thân xác tội lỗi” là cái yếu tố thuộc về chúng ta đã buộc chúng ta phạm tội. Yếu tố nầy đã bị hủy bỏ (hoặc tháo cởi), bị làm cho bất lực (katergeo). Trước khi được tái sinh, tôi bất lực trong việc không phạm tội. Sau khi được có sự sống mới, tôi có thể không phạm tội,khi tôi ý thức tôi là ai trong Chúa Kitô. Hơn thế, Thánh Phaolô tuyên bố: ”Như thế anh em hãy coi mình như đã chết cho tội lỗi và sống vì Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (6,11).
Cần phải phận biệt rõ ràng:
• Con người cũ: con người tôi đã từng là; căn tính trước đây của tôi
• Xác thịt: cách thức tôi sống thuở đầu, độc lập với Thiên Chúa, qua nó tôi đáp ứng các nhu cầu của chính mình bằng những phương tiện của riêng mình. Người tin không còn ở trong xác thịt nữa,(Rm 7,5; 8,8; Gl 5,24), nhưng xác thịt vẫn còn trong người ấy (Rm 8,5;Gl 5,16).
• Tội lỗi: sức mạnh xấu xa trong tôi,nhưng không phải là tôi. Tội lỗi vẫn ở trong thân thể của kẻ tin (Rm 6,12;7,17 – 20)
1. 4 CHÚA KITÔ SỰ SỐNG CHÚNG TA
Kitô hữu được chuyển vào trong sự sống Chúa Kitô khi được tái sinh. Kitô hữu nên “đồng dạng” với Người và nên kẻ được hưởng sự sống của Chúa Kitô. Một khi ở trong Người, tôi có thể hiễu rõ ràng rằng khi Chúa Kitô chết, thì tôi chết; khi Chúa Kitô bị mai táng, tôi bị mai táng; khi Chúa Kitô sống lại, tôi sống lại và bây giờ tôi sống sự sống của Người. Do đó Người Đấng Cứu Độ của chúng ta, Đấng đã chuộc chúng ta lại. Người là Chúa của chúng ta, Ông Chủ mới của chúng ta, nhưng Người còn là “sự sống chúng ta” (Cl 3,4).
2. SỐNG THẾ NÀO THEO CĂN TÍNH CỦA CHÚNG TA
2. 1 CHIẾN THẮNG TỘI LỖI
Chiến thắng tội lỗi,trước hết đó là chíến thắng của Chúa Kitô trên thập giá, chiến thắng của Người. Hãy nhớ lại rằng “Chúa Kitô đã tước hết những thế lực thống trị và những người cầm quyền và đã trao chúng cho mọi người nhìn cảnh tượng ấy một cách công khai, bằng việc chiến thắng chúng nhờ thập giá” (Cl 2,15).
Thánh Phaolô nói với tín hữu Galata: ” Hãy bước đi bằng Thần Khí Chúa và anh chị em sẽ không thực hiện những ước mong của xác thịt” (Gl 5,16). Những công trình của xác thịt thì rất nhiều: vô luân, cãi cọ, ghen tị, nóng giận,v..v…(x. Gl 5,19 – 21). Chúng ta cần nhớ lại chúng ta là ai trong Chúa Kitô và hành động từ sự việc nầy, nhờ sức mạnh của Người; cần nhớ rằng Người đã ban chiến thắng của Người cho chúng ta.
Không thể có chiến thắng mà không mặc lấy áo giáp đầy đủ của Thiên Chúa (Ep 6,10 – 18). Bốn động từ được dùng ở thì bất định (Aoriste) mệnh lệnh cách (phải làm ngay).
• “ Anh chị em hãy mặc lấy tất cả mọi khí giời của Thiên Chúa”…ngay tức khắc
• “hãy cầm lấy mọi khí giới của Thiên Chúa”…ngay tức khắc
• “Hãy đứng vững”…ngay tức khắc
• “Hãy đội cả mũ ơn cứu độ”…ngay tức khắc
Những mệnh lệnh tương tự,dưới cùng hình thức lời nói, được ban cho chúng ta trong thư gửi tín hữu Côlôsê 3,5 – 14: ”Hãy làm cho chết” (theo nghĩa đen: để cho chết;đừng cho ăn uống nữa); ’hãy từ bỏ”; “hãy mặc lấy”…ngay tức khắc.
Thánh Phaolô đưa ra một lời nhắn nhủ tương tự trong thư gửi tín hữu Roma: ”Hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chăm sóc cho xác thịt hòng thoả mãn các ham muốn” (Rm 13,14).
2. 2 NHỮNG XIẾNG XÍCH TRÓI BUỘC CHÚNG TA
Còn có những gì khác cản trở chúng ta sống theo căn tính của chúng ta trong Chúa Kitô không?Thánh Phaolô nói về những ‘pháo đài” trong 2 Cor 10,4. Chúng ta hết thảy có thể có những lãnh vực cuộc sống mà chúng ta giữa riêng cho mình. Một tội bi giấu,dưới hình thức ‘không tha thứ’,thù dai,thói quen xấu,v..v..;một điều gì đó mà chúng ta đã không bao giờ muốn buông ra, một lãnh vực cuộc sống của chúng ta ở tring bóng tối.
Đây lá lúc ngưng đọc và tự vấn trước Thiên Chúa: tôi phải bỏ gì, thả cái gì, tha thứ, xưng thú với Chúa và có thể xưng với một ai đó nữa? Sẽ thấy được giải phóng biết bao nếu mọi sự được đặt vào thứ tự!
Kể từ Rm 6,12,Thánh Tông Đồ chỉ cho thấy làm sao sống cuộc đời chiến thắng, cuộc đời kẻ được giải phóng khỏi ách nô lệ: trao ban chính mình (6,13). Hãy học thực hành nầy: Chúa Gie6su muốn chúng ta được giải phóng khỏi ách nô lệ,do vậy, nên tự do.
Chúng ta đã từng nô lệ cho tội lỗi (6,17); nay chúng ta được mời gọi nộp mình như nô lệ cho sự công chính để nên thánh thiện (6,19). Hãy để ý mối dây liên hệ giữa những gì chúng ta là và những gì chúng ta được mời gọi làm: trao nộp chính mình (6,13 – 19).
2. 3 ĐƯỢC TỰ DO
“như vậy nay không còn sự kết án nào đối với những người trong Chúa Giêsu Kitô. Quả thật, luật của Thần Khí sự sống trong Chúa Giêsu Kitô đã giải phóng tôi khỏi cách nô lệ của luật tội lỗi và sự chết” (Rm 8, 1 -2).
So sánh sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu: một trái bóng thổi đầy hơi chịu hai luật:
• Luật Archimède: đẩy trái bóng lên phía trên (=> luật của Thần Khí sự sống)
• Luật vạn vật hấp dẫn: đẩy trái bóng xuống phía dưới (=> luật của tội lỗi và sự chết)
Luật Archimède mạnh hơn luật hấp dẫn và trái bóng bay lên., Hãy nhớ là chúng ta ở dưới luật Thần Khí sự sống. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta ý thức điều đó để sống như những người đã thoát ách nô lệ.
2. 4 TẠI SAO CHÚNG TA VẪN CỨ PHẠM TỘI?
Nếu con người cũ của chúng ta không còn hiện hữu nữa, vậy thì ai là người vẫn còn phạm tội?
Chính là tôi. Vậy thì tôi là ai chứ? Tôi không còn là con người cũ nữa. Nó đã bị đóng đinh rồi. vậy thì tôi là ai? Tôi là một tạo vật mới đã mặc lấy con người mới (Ep 4,24;Cl 3,10).
Tôi là một người con của Thiên Chúa. Tôi được tái tạo. Tôi nên công chính,v..v…Kinh Thánh có một từ chính xác gặp lại 62 lần trong Tân Ước, để mô tả con người được tái tạo: chúng ta là những ‘thánh’. Nhưng chúng ta vẫn có thể đi trong bất hoà với những gì chúng ta đang là, nếu chúng ta không sống căn tính trong Chúa Kitô. Chúng ta còn xác thịt trong chúng ta và tội lỗi vẫn còn cư ngụ trong thân xác hay hư nát của chúng ta. Tuy vậy nay điều đó không còn xác định căn tính của chúng ta nữa.
KẾT LUẬN: CHÚNG TA ĐỪNG CHẤP NHẬN MỘT THÂN PHẬN NÀO KHÁC NỮA.
Chúa Giêsu ước muốn chúng ta sống lệ thuộc hoàn toàn vào Người. Người ước ao chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã chết và đã sống lại với Người. Người ao ước chúng ta nhớ lại chúng ta là ai trong Người: cùng một cây với Người. Hãy nhớ rằng chúng ta không còn là nô lệ cho tội lỗi nữa và hãy học trao hiến chính chúng nta cho Chúa Kitô. Bởi vì nay chúng ta được giải phóng khỏi nô lệ, hãy ý thức chúng ta tự do trong Chúa Kitô. Đây là một điều nguời hữu phải làm mãi mãi”.
(BTGH chuyển ngữ)
Giải phóng nô lệ là một cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ. Đối với Kitô hữu,đó là sự giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi. Nảy sinh từ đó một sự gắn kết sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng Giải Phóng người ấy và một ước mong chân thành được đi theo Người. Thật là một nghịch lý: tự do đích thực là hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa Kitô!
Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu tuyên bố: “Nếu các con ở trong lời Thầy […],các con sẽ biết được chân lý và chân lý sẽ giải phóng các con, các con sẽ được tự do thật sự “(Ga 8,31-32.36).ĐÍCH THỰC (ontos) nghĩa là thật sự, hoàn toàn, tuyệt đối, đúng thật.
Hầu như tất cả các thư đều đề cập đến ơn cứu độ và những ngụ ý thiết thực. Chính Thánh Phaolô là người nói chính xác hơn về sự giải phóng ở trong thư gửi tín hữu Galata và Côlosê. Nhưng chíng trong thư gửi cho tín hữu Roma thì Thánh Phaolô mới triển khai sự cao cả của một ơn cứu độ trọn vẹn, một cách nghiêm nhặt và đầy nhiệt tình.
Bao lâu Tom còn chưa biết sự việc là mình đã được giải phóng khỏi ách nô lệ, thì thực tế anh ta chưa thể sống như một người tự do. Cũng vậy, tín hữu có thể không biết sự giải thoát mà ơn cứu độ mang đến cho mình.
1. BIẾT CHÚNG TA LÀI AI, ĐỂ SỒNG NHƯ THẾ.
1. 1 ĐƯỢC CÔNG CHÍNH HÓA
Sau khi đã tuyên bố rằng “người công chính sống nhờ đức tin của mình” (Rm 1,17), Thánh Phaolô chỉ cho thấy “không có bất cứ người công chính nào, dù chỉ là một người” (Rm 3,10), ”vì tất cả mọi người đều phạm tội và mất đi vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 3,23). Và Ngài viết thêm: ”Và họ được công chính hoá một cách nhưng không nhờ ân sủng Người, qua ơn cứu chuộc [chuộc lại] ở trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 3,24). Như thế Thiên Chúa đã chuộc lại người tín hữu bằng giá máu Chúa Kitô và quy sự công chính của Người cho kẻ nào tin vào Chúa Giêsu (Rm3, 25 – 26).
Chương 5 bắt đầu bằng chữ “do đó”: cuộc đời Kitô hữu, dưới nhiều khía cạnh, là một vấn đề suy lận lô-gic, một việc diễn dịch. Chương nầy đề cập đến kết quả của sự công chính hoá: bảo đảm ơn cứu độ (5,1 – 11), được nói rõ qua sự chúng ta liên kết với Chúa Giêsu Kitô (5,12 – 21). Bằng chứng lớn lao nhất của ơn cứu độ cuối cùng của chúng ta và sự bảo đảm cho ơn cứu độ nầy, là sự kết hợp của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta đã ở ‘trong Adam” (kết hợp với Adam),bnhưng nay chúng ta đang ở “trong Chúa Giêsu Kitô” (kết hợp với Người).
• Trong Adam, chúng ta đã bị kết án (5,18) vì là tội nhân (5,19)
• Trong Chúa Kitô, chúng ta được công chính hóa (5,18) vì được làm cho nên công chính (5,19)
Tình trạng mới mẻ mà Kitô hữu ở trong đó là kết quả của sự công chính hoá. Công chính hoá là một hành vi thuần ân sủng từ phía Thiên Chúa. Thánh Phaolô còn nói: ” Nơi nào tội lỗi tràn đầy, thì ân sủng chan chứa”
1. 2 ĐƯỢC TRUYỀN SỨC SỐNG
Phản ứng của một số tín hữu Roma như thể là muốn tiếp tục sống trong tội lỗi, để cho ân sủng cứ chan chứa (Rm 6,1). Thánh Tông đồ nói: Không phải vậy. Chúng ta đã chết cho tội lỗi: tội lỗi (ông chủ cũ) không còn quyền hành gì trên chúng ta nữal chúng ta đã thay đổi sự trị vì. Thực sống trong tội lỗi khi người ta đã chết trong đó, là một mâu thuẫn đạo đức và tinh thần. Thánh Phaolô tuyên bố trong thư gửi tín hữu Galata: ”Tôi đã chịu đóng đinh với Chúa Kitô; và nếu tôi sống, thì không còn phải là tôi sống, mà chính là Chúa Kitô sống trong tôi; nếu bây giờ tôi sống trong xác thịt [thân thể],là tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và đã phó mạng sống vì tôi” (Gl 2,20). Bằng nhiều ví dụ,Thánh Phaolô trình bày trong thư gửi tín hữu Roma chương 6 việc chúng ta cùng chết với Chúa Kitô và cùng sống lại với Người.
1.2.1 Được nhận phép rửa (6,3-4)
Vào thời các Thánh Tông Đồ,để nhuộm một tấm vải,người ta nhúng nó vào nước co` pha màu,nhận chòm nó hoàn toàn để nó ăn màu khi đem ra. Tiến trình nầy gọi là “nhúng xuống nước” (tiếng Hy lạp: baptismos). Chúng ta,Kitô hữu,đã được nhúng,được rửa tội,trong cái chết của Chúa Kitô. Câu 4 còn nói: ”được mai táng với Người trong phép rửa”.Nếu có mai táng,tất nhiên là đã có sự chết. Khi tấm vải là ăn màu,người ta đưa nó ra khỏi thùng nhuộm.Với chúng ta,Kitô hữu,như Chúa Kitô được đem từ sự chết về lại sự sống nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha,chúng ta cũng được sống một cuộc sống mới” (6,4).
1.2.2. Nên đồng dạng với Chúa Kitô (6,5)
“Bởi vì nếu chúng ta nên đồng dạng với Người nhờ được chết giống như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên đồng dạng với Chúa Kitô nhờ được giống như Người đã sống lại” (6,5). Câu nầy dùng thì tương lai, nhưng tất nhiên đó là một tương lai khởi đầu ngay từ bây giờ.
1. 3 CON NGƯỜI CŨ ĐÃ BỊ ĐÓNG ĐINH
“…Biết rằng con người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự với Người,hầu cho thân xác tội lỗi bị biến thành bất lực, để chúng ta không cóm làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rm 6,6). “Con người cũ’, đó là căn tính của tôi trong Adam, người bị mô tả trong Rm 5,12 – 21, là con người không được tái tạo. Con người cũ đã bị đóng đinh. Việc đóng đinh không phải là một kinh nghiệm thường ngày, nhưng là một biến cố đã qua, được diễn tả trong tiếng Hy Lạp bằng một hình thái ngữ pháp (thời bất định), phản ảnh một hành động đúng giờ. Ở đây hành động nầy ờ trong quá khứ. Con người cũ của chúng ta không phải liên tục ngày nào cũng đang bị đóng đinh, nhưng nó đã bị đóng đinh với Chúa Kitô (x. Gal 2,20). Con người cũ chỉ được nêu tên như thề ba lần trong các thư Thánh Phaolô (Rm 6,6; Col 3,9; Ep 4,22). Những câu nầy ở thời bất định và ngữ cảnh cho thấy chúng ở thì quá khứ. Người tín hữu nay là một tạo vật mới: ”Nếu ai ở trong Chúa Kitô, thì người ấy là một tạo vật mới. Những điều xưa cũ đã qua đi; nhưng những điều nầy [xưa cũ] đã trở nên mới mẻ” (2 Cor 5,17).“Thân xác tội lỗi” là cái yếu tố thuộc về chúng ta đã buộc chúng ta phạm tội. Yếu tố nầy đã bị hủy bỏ (hoặc tháo cởi), bị làm cho bất lực (katergeo). Trước khi được tái sinh, tôi bất lực trong việc không phạm tội. Sau khi được có sự sống mới, tôi có thể không phạm tội,khi tôi ý thức tôi là ai trong Chúa Kitô. Hơn thế, Thánh Phaolô tuyên bố: ”Như thế anh em hãy coi mình như đã chết cho tội lỗi và sống vì Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (6,11).
Cần phải phận biệt rõ ràng:
• Con người cũ: con người tôi đã từng là; căn tính trước đây của tôi
• Xác thịt: cách thức tôi sống thuở đầu, độc lập với Thiên Chúa, qua nó tôi đáp ứng các nhu cầu của chính mình bằng những phương tiện của riêng mình. Người tin không còn ở trong xác thịt nữa,(Rm 7,5; 8,8; Gl 5,24), nhưng xác thịt vẫn còn trong người ấy (Rm 8,5;Gl 5,16).
• Tội lỗi: sức mạnh xấu xa trong tôi,nhưng không phải là tôi. Tội lỗi vẫn ở trong thân thể của kẻ tin (Rm 6,12;7,17 – 20)
1. 4 CHÚA KITÔ SỰ SỐNG CHÚNG TA
Kitô hữu được chuyển vào trong sự sống Chúa Kitô khi được tái sinh. Kitô hữu nên “đồng dạng” với Người và nên kẻ được hưởng sự sống của Chúa Kitô. Một khi ở trong Người, tôi có thể hiễu rõ ràng rằng khi Chúa Kitô chết, thì tôi chết; khi Chúa Kitô bị mai táng, tôi bị mai táng; khi Chúa Kitô sống lại, tôi sống lại và bây giờ tôi sống sự sống của Người. Do đó Người Đấng Cứu Độ của chúng ta, Đấng đã chuộc chúng ta lại. Người là Chúa của chúng ta, Ông Chủ mới của chúng ta, nhưng Người còn là “sự sống chúng ta” (Cl 3,4).
2. SỐNG THẾ NÀO THEO CĂN TÍNH CỦA CHÚNG TA
2. 1 CHIẾN THẮNG TỘI LỖI
Chiến thắng tội lỗi,trước hết đó là chíến thắng của Chúa Kitô trên thập giá, chiến thắng của Người. Hãy nhớ lại rằng “Chúa Kitô đã tước hết những thế lực thống trị và những người cầm quyền và đã trao chúng cho mọi người nhìn cảnh tượng ấy một cách công khai, bằng việc chiến thắng chúng nhờ thập giá” (Cl 2,15).
Thánh Phaolô nói với tín hữu Galata: ” Hãy bước đi bằng Thần Khí Chúa và anh chị em sẽ không thực hiện những ước mong của xác thịt” (Gl 5,16). Những công trình của xác thịt thì rất nhiều: vô luân, cãi cọ, ghen tị, nóng giận,v..v…(x. Gl 5,19 – 21). Chúng ta cần nhớ lại chúng ta là ai trong Chúa Kitô và hành động từ sự việc nầy, nhờ sức mạnh của Người; cần nhớ rằng Người đã ban chiến thắng của Người cho chúng ta.
Không thể có chiến thắng mà không mặc lấy áo giáp đầy đủ của Thiên Chúa (Ep 6,10 – 18). Bốn động từ được dùng ở thì bất định (Aoriste) mệnh lệnh cách (phải làm ngay).
• “ Anh chị em hãy mặc lấy tất cả mọi khí giời của Thiên Chúa”…ngay tức khắc
• “hãy cầm lấy mọi khí giới của Thiên Chúa”…ngay tức khắc
• “Hãy đứng vững”…ngay tức khắc
• “Hãy đội cả mũ ơn cứu độ”…ngay tức khắc
Những mệnh lệnh tương tự,dưới cùng hình thức lời nói, được ban cho chúng ta trong thư gửi tín hữu Côlôsê 3,5 – 14: ”Hãy làm cho chết” (theo nghĩa đen: để cho chết;đừng cho ăn uống nữa); ’hãy từ bỏ”; “hãy mặc lấy”…ngay tức khắc.
Thánh Phaolô đưa ra một lời nhắn nhủ tương tự trong thư gửi tín hữu Roma: ”Hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chăm sóc cho xác thịt hòng thoả mãn các ham muốn” (Rm 13,14).
2. 2 NHỮNG XIẾNG XÍCH TRÓI BUỘC CHÚNG TA
Còn có những gì khác cản trở chúng ta sống theo căn tính của chúng ta trong Chúa Kitô không?Thánh Phaolô nói về những ‘pháo đài” trong 2 Cor 10,4. Chúng ta hết thảy có thể có những lãnh vực cuộc sống mà chúng ta giữa riêng cho mình. Một tội bi giấu,dưới hình thức ‘không tha thứ’,thù dai,thói quen xấu,v..v..;một điều gì đó mà chúng ta đã không bao giờ muốn buông ra, một lãnh vực cuộc sống của chúng ta ở tring bóng tối.
Đây lá lúc ngưng đọc và tự vấn trước Thiên Chúa: tôi phải bỏ gì, thả cái gì, tha thứ, xưng thú với Chúa và có thể xưng với một ai đó nữa? Sẽ thấy được giải phóng biết bao nếu mọi sự được đặt vào thứ tự!
Kể từ Rm 6,12,Thánh Tông Đồ chỉ cho thấy làm sao sống cuộc đời chiến thắng, cuộc đời kẻ được giải phóng khỏi ách nô lệ: trao ban chính mình (6,13). Hãy học thực hành nầy: Chúa Gie6su muốn chúng ta được giải phóng khỏi ách nô lệ,do vậy, nên tự do.
Chúng ta đã từng nô lệ cho tội lỗi (6,17); nay chúng ta được mời gọi nộp mình như nô lệ cho sự công chính để nên thánh thiện (6,19). Hãy để ý mối dây liên hệ giữa những gì chúng ta là và những gì chúng ta được mời gọi làm: trao nộp chính mình (6,13 – 19).
2. 3 ĐƯỢC TỰ DO
“như vậy nay không còn sự kết án nào đối với những người trong Chúa Giêsu Kitô. Quả thật, luật của Thần Khí sự sống trong Chúa Giêsu Kitô đã giải phóng tôi khỏi cách nô lệ của luật tội lỗi và sự chết” (Rm 8, 1 -2).
So sánh sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu: một trái bóng thổi đầy hơi chịu hai luật:
• Luật Archimède: đẩy trái bóng lên phía trên (=> luật của Thần Khí sự sống)
• Luật vạn vật hấp dẫn: đẩy trái bóng xuống phía dưới (=> luật của tội lỗi và sự chết)
Luật Archimède mạnh hơn luật hấp dẫn và trái bóng bay lên., Hãy nhớ là chúng ta ở dưới luật Thần Khí sự sống. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta ý thức điều đó để sống như những người đã thoát ách nô lệ.
2. 4 TẠI SAO CHÚNG TA VẪN CỨ PHẠM TỘI?
Nếu con người cũ của chúng ta không còn hiện hữu nữa, vậy thì ai là người vẫn còn phạm tội?
Chính là tôi. Vậy thì tôi là ai chứ? Tôi không còn là con người cũ nữa. Nó đã bị đóng đinh rồi. vậy thì tôi là ai? Tôi là một tạo vật mới đã mặc lấy con người mới (Ep 4,24;Cl 3,10).
Tôi là một người con của Thiên Chúa. Tôi được tái tạo. Tôi nên công chính,v..v…Kinh Thánh có một từ chính xác gặp lại 62 lần trong Tân Ước, để mô tả con người được tái tạo: chúng ta là những ‘thánh’. Nhưng chúng ta vẫn có thể đi trong bất hoà với những gì chúng ta đang là, nếu chúng ta không sống căn tính trong Chúa Kitô. Chúng ta còn xác thịt trong chúng ta và tội lỗi vẫn còn cư ngụ trong thân xác hay hư nát của chúng ta. Tuy vậy nay điều đó không còn xác định căn tính của chúng ta nữa.
KẾT LUẬN: CHÚNG TA ĐỪNG CHẤP NHẬN MỘT THÂN PHẬN NÀO KHÁC NỮA.
Chúa Giêsu ước muốn chúng ta sống lệ thuộc hoàn toàn vào Người. Người ước ao chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã chết và đã sống lại với Người. Người ao ước chúng ta nhớ lại chúng ta là ai trong Người: cùng một cây với Người. Hãy nhớ rằng chúng ta không còn là nô lệ cho tội lỗi nữa và hãy học trao hiến chính chúng nta cho Chúa Kitô. Bởi vì nay chúng ta được giải phóng khỏi nô lệ, hãy ý thức chúng ta tự do trong Chúa Kitô. Đây là một điều nguời hữu phải làm mãi mãi”.
(BTGH chuyển ngữ)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:39 27/10/2009
CÁI CHẾT ĐÚNG CHỖ
Một viên phi công thuộc phi đội Thần Phong của Nhật Bản, một lòng quyết tâm vì tổ quốc mà tuẫn liệt, nhưng thật đáng tiếc cuộc chiến kết thúc quá nhanh, nên tâm nguyện muốn chết thật vinh dự của anh ta không thể thực hiện được.
Ngày tháng qua thật trầm lắng, anh ta mấy ngày không ăn không uống, không làm bất cứ việc gì.
Một hôm anh ta nghe nói có tên cường đạo nhảy vào tầng lầu hai của chung cư bắt một bà lão làm con tin, cảnh sát không dám gây ra những động thái sơ suất nào, bởi vì tên cường đạo có mang theo vũ khí, hơn nữa nó nổi tiếng là tàn bạo nguy hiểm.
Viên phi công đã giải ngũ ấy nhảy phắt tông lên lầu và yêu cầu thả con tin, đoản đao nhà binh loáng lên tên cường phỉ bị giết, nhưng anh ta cũng mang trọng thương trên mình và được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp, anh ta đã chết. Khi lâm chung, trên mặt anh ta xuất hiện nét tươi cười mãn nguyện, bày tỏ tâm nguyện muốn chết trong vinh dự, cuối cùng cũng đã thực hiện được.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người anh hùng thì luôn muốn chọn cho mình cái chết anh dũng da ngựa bọc thây, cái chết oanh liệt để lại tiếng thơm muôn thưở...
Có những cái chết làm cho người đời nguyền rủa, đó là cái chết của những kẻ bất lương, bán nhà bán nước; có những cái chết làm cho người đời thương nhớ, đó là cái chết của những người đã hy sinh cho tổ quốc; có những cái chết làm cho người đời mĩa mai, đó là cái chết của những người suốt đời nịnh bợ...
Nhưng có cái chết không những làm cho người đời mến thương, mà còn được Thiên Chúa ưu ái đón nhận vào trong nước thiên đàng của Ngài, đó là cái chết mà Chúa Giê-su đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15, 13) và chính Ngài đã thực hiện đúng như lời Ngài đã giảng dạy, Ngài đã chết trên thập giá để cho nhân loại được sống, Ngài đã hy sinh mạng sống mình để cho nhân loại mà Ngài yêu thương được sống muôn đời mai sau...
Làm người Ki-tô hữu thì luôn muốn sống như Chúa Giê-su yêu thương và phục vụ; làm người Ki-tô hữu thì muốn chết như các thánh tử đạo, là chết vì đức tin và vì yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô.
Chỉ có yêu thương chân thành thì mới có cái chết đúng chỗ của nó.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một viên phi công thuộc phi đội Thần Phong của Nhật Bản, một lòng quyết tâm vì tổ quốc mà tuẫn liệt, nhưng thật đáng tiếc cuộc chiến kết thúc quá nhanh, nên tâm nguyện muốn chết thật vinh dự của anh ta không thể thực hiện được.
Ngày tháng qua thật trầm lắng, anh ta mấy ngày không ăn không uống, không làm bất cứ việc gì.
Một hôm anh ta nghe nói có tên cường đạo nhảy vào tầng lầu hai của chung cư bắt một bà lão làm con tin, cảnh sát không dám gây ra những động thái sơ suất nào, bởi vì tên cường đạo có mang theo vũ khí, hơn nữa nó nổi tiếng là tàn bạo nguy hiểm.
Viên phi công đã giải ngũ ấy nhảy phắt tông lên lầu và yêu cầu thả con tin, đoản đao nhà binh loáng lên tên cường phỉ bị giết, nhưng anh ta cũng mang trọng thương trên mình và được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp, anh ta đã chết. Khi lâm chung, trên mặt anh ta xuất hiện nét tươi cười mãn nguyện, bày tỏ tâm nguyện muốn chết trong vinh dự, cuối cùng cũng đã thực hiện được.
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người anh hùng thì luôn muốn chọn cho mình cái chết anh dũng da ngựa bọc thây, cái chết oanh liệt để lại tiếng thơm muôn thưở...
Có những cái chết làm cho người đời nguyền rủa, đó là cái chết của những kẻ bất lương, bán nhà bán nước; có những cái chết làm cho người đời thương nhớ, đó là cái chết của những người đã hy sinh cho tổ quốc; có những cái chết làm cho người đời mĩa mai, đó là cái chết của những người suốt đời nịnh bợ...
Nhưng có cái chết không những làm cho người đời mến thương, mà còn được Thiên Chúa ưu ái đón nhận vào trong nước thiên đàng của Ngài, đó là cái chết mà Chúa Giê-su đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15, 13) và chính Ngài đã thực hiện đúng như lời Ngài đã giảng dạy, Ngài đã chết trên thập giá để cho nhân loại được sống, Ngài đã hy sinh mạng sống mình để cho nhân loại mà Ngài yêu thương được sống muôn đời mai sau...
Làm người Ki-tô hữu thì luôn muốn sống như Chúa Giê-su yêu thương và phục vụ; làm người Ki-tô hữu thì muốn chết như các thánh tử đạo, là chết vì đức tin và vì yêu mến Chúa Giê-su Ki-tô.
Chỉ có yêu thương chân thành thì mới có cái chết đúng chỗ của nó.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:40 27/10/2009
N2T |
92. Người khiêm tốn thường bằng lòng bị người cho là đê tiện, nhưng không muốn được người khác gọi mình là người khiêm tốn.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:41 27/10/2009
N2T |
264. Thích đọc sách cũng có nghĩa là đem ánh sáng ban mai êm ả trong cuộc sống, đổi thành thời khắc hưởng thụ cực lớn lao.
Đời Sống Tâm Linh #15: Đừng Để Rỉ Sét Ăn Mòn
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
17:27 27/10/2009
Đời Sống Tâm Linh # 15
ĐỪNG ĐỂ RỈ SÉT ĂN MÒN
Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc.(1Tm 6, 10)
* Chuyện kể: Ngày 15-06-1957, một chiếc xe hơi mới toanh bị chôn trong hầm bê tông dưới sân cỏ cơ quan hành chánh tại Tulsa.
Tháng 6-2007, chiếc xe được quật lên khi thành phố kỷ niệm 100 năm của bang Oklahoma. Viết trong tờ Tulsa World, Randy Krehbiel nói: “Bây giờ chúng ta biết điều mà 50 năm trong hố đã làm cho chiếc xe Plymouth Belvedere, bị nước ngấm xuống hầm đã biến chiếc xe một thời bóng loáng, thành đống sắt rỉ sét thật vô dụng.
Một chuyên gia về xe động cơ cải tiến, được thuê để khơi động máy tuyên bố: “chiếc xe hết hy vọng cứu vãn.”
* Một phút suy tư: Sự bất động tâm linh cũng ăn mòn linh hồn bạn giống như sự ẩm ướt hành động trên kim loại.
Hàng ngày bạn đừng làm việc như một cái máy theo công việc phải làm cho xong, để hưởng địa vị, lợi lộc mà không biến đổi, trưởng thành bên trong lẫn ngoài thì cũng giống như vậy. Lời Chúa đã thúc giục qua thánh Phaolô để ông khuyên nhủ người bảo trợ của ông là Ti-mô-thê như sau: “Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa..hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giầu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà. (1Tm 6, 11) - Phaolô muốn Ti-mô-thê và tôi đang có trách nhiệm điều khiển trong gia đình, cộng đoàn đã được Chúa trao phó phải sống trung thành với giáo lý mình đã được học hỏi, bằng cách sống mỗi ngày đổi mới và thánh thiện. Chỉ thị này không có ngày hết hạn. Kỷ luật đời sống tâm linh đòi hỏi bạn sự cải tiến không ngừng suốt đời. Nếu mục tiêu của tôi là nghỉ ngơi, hưởng thụ, thì rỉ sét sẽ kề cận ngay sau lưng tôi. – Oswarld Chambers nói: “Người trí thức làm việc với cường cộ cao nhất, khi cường độ được liên tục, càng làm việc, bạn càng có sức để làm. Bạn hãy làm việc chăm chỉ cho Chúa và hãy chùi sạch rỉ sét để đưa vào xử dụng với mức độ sáng bóng.” Đừng rỉ mòn !!
Năng lực của bạn có thể thay đổi theo tuổi tác; nhưng theo đuổi sống công bình như Chúa kêu gọi thì không bao giờ chấm dứt !
* Lời hay ý đẹp: Sự bất động Tâm Linh làm ăn mòn linh hồn.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
ĐỪNG ĐỂ RỈ SÉT ĂN MÒN
Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc.(1Tm 6, 10)
* Chuyện kể: Ngày 15-06-1957, một chiếc xe hơi mới toanh bị chôn trong hầm bê tông dưới sân cỏ cơ quan hành chánh tại Tulsa.
Tháng 6-2007, chiếc xe được quật lên khi thành phố kỷ niệm 100 năm của bang Oklahoma. Viết trong tờ Tulsa World, Randy Krehbiel nói: “Bây giờ chúng ta biết điều mà 50 năm trong hố đã làm cho chiếc xe Plymouth Belvedere, bị nước ngấm xuống hầm đã biến chiếc xe một thời bóng loáng, thành đống sắt rỉ sét thật vô dụng.
Một chuyên gia về xe động cơ cải tiến, được thuê để khơi động máy tuyên bố: “chiếc xe hết hy vọng cứu vãn.”
* Một phút suy tư: Sự bất động tâm linh cũng ăn mòn linh hồn bạn giống như sự ẩm ướt hành động trên kim loại.
Hàng ngày bạn đừng làm việc như một cái máy theo công việc phải làm cho xong, để hưởng địa vị, lợi lộc mà không biến đổi, trưởng thành bên trong lẫn ngoài thì cũng giống như vậy. Lời Chúa đã thúc giục qua thánh Phaolô để ông khuyên nhủ người bảo trợ của ông là Ti-mô-thê như sau: “Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa..hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giầu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà. (1Tm 6, 11) - Phaolô muốn Ti-mô-thê và tôi đang có trách nhiệm điều khiển trong gia đình, cộng đoàn đã được Chúa trao phó phải sống trung thành với giáo lý mình đã được học hỏi, bằng cách sống mỗi ngày đổi mới và thánh thiện. Chỉ thị này không có ngày hết hạn. Kỷ luật đời sống tâm linh đòi hỏi bạn sự cải tiến không ngừng suốt đời. Nếu mục tiêu của tôi là nghỉ ngơi, hưởng thụ, thì rỉ sét sẽ kề cận ngay sau lưng tôi. – Oswarld Chambers nói: “Người trí thức làm việc với cường cộ cao nhất, khi cường độ được liên tục, càng làm việc, bạn càng có sức để làm. Bạn hãy làm việc chăm chỉ cho Chúa và hãy chùi sạch rỉ sét để đưa vào xử dụng với mức độ sáng bóng.” Đừng rỉ mòn !!
Năng lực của bạn có thể thay đổi theo tuổi tác; nhưng theo đuổi sống công bình như Chúa kêu gọi thì không bao giờ chấm dứt !
* Lời hay ý đẹp: Sự bất động Tâm Linh làm ăn mòn linh hồn.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
CẢM NGHIỆM “ĐỜI ĐAN TU”
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
17:33 27/10/2009
CẢM NGHIỆM “ĐỜI ĐAN TU”
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Trong khóa tu nghiệp mùa thu năm 2009 tại Học viện Vatican II ở Menlo Park, Cali Hoa Kỳ; tôi được diễm phúc tham dự một tuần tĩnh tâm tại một đan viện Camaldolese Hermits ở Big Sur Cali. Trên con đường ngoằn ngoèo uốn khúc theo những rặng núi nối đuôi nhau dọc theo bờ biển Thái bình dương với những ghềnh đá cheo leo thơ mộng trong làn sóng bạc dập dờ biển khơi...
Đan viện Camaldoli Big Sur thành lập được 51 năm, nằm lưng chừng rặng núi ở độ cao khoảng 1000 mét nhìn xuống biển Thái Bình phẳng lặng và nhìn lên rặng núi 2000 mét cao vút ngút ngàn cây xanh bao bọc. Đan viện nằm giữa một vùng núi rừng 899 hécta sở hữu của dòng, do một ân nhân bán lại với gía vừa bán vừa tặng. Các tu sĩ của đan viện này là những ẩn sĩ sống theo luật dòng thánh Biển Đức của thế kỷ thứ VI nhưng đã được thánh Romualđô thế kỷ XI canh tân sửa lại. Các đan tu sống theo ba đặc sủng:
- Sống một đời ẩn sĩ trong lời kinh và suy niệm
- Tham gia giờ kinh cộng thể và làm việc trong đan viện
- Cổ súy lối sống chiêm niệm cho một thế giới ồn ào hưởng thụ...
Thời điểm mà 5 anh em linh mục trong học viện ghi danh tĩnh tâm ở đây có qúa nhiều người ghi danh nên tôi và một linh mục khác phải ở chung một phòng. Cuộc tĩnh tâm hoàn toàn thinh lặng không có người hướng dẫn hay linh hướng... nên hai người một phòng thì thật bất tiện, nếu không muốn nói tới việc tối ngủ mà người kia gáy gỗ! Từ cái xui đó lại có cái may, đó là ngày hôm sau cha đan viện phụ cho tôi dọn tới căn phòng của một đan sĩ trong khu vực lũy cấm.
Các đan sĩ mỗi người một căn hộ có tường rào chung quanh với một cái vườn nhỏ trước nhà.
Trong nhà kê một cái giường mộc mạc, một cái bàn làm việc, một cái bàn ăn với hai chiếc ghế, tại một góc nhỏ kê cái tủ lạnh con với một cái kệ nhỏ để đôi ba chén đĩa và mấy cái ly, trên cái bàn con đặt một cái bếp và một ấm điện nhỏ... Đặc biệt trong nhà có một khoảng trống nho nhỏ khoảng 2 mét dài, rộng 1 mét rưỡi đơn sơ, trên tường treo cây Thánh giá. Giữa đặt một cái ghế gỗ trên tấm thảm nệm. Trong căn phòng nhỏ này, người đan sĩ ngồi hay qùi phủ phục suy niệm và cầu nguyện riêng tư với Đức Kitô trên Thập gía!
Một sự thinh lặng sâu lắng không chỉ bề ngoài mà thẳm sâu trong nội tâm khi tôi sách cái vali nhỏ bước vào căn phòng... Tôi ý thức trước tôi không biết bao năm rồi và không biết bao nhiêu đan tu đã sống ẩn dật nơi đây? Tôi cảm nghiệm một sự thánh thiện của đan tu đã trải nghiệm nơi đây đang mời gọi tôi bước vào nếp sống đan tu, dù tôi không phải là một đan sĩ!
Ngày đầu tiên hôm nay, tôi đã được tiếng chuông đánh thức lúc hừng đông chưa mọc 5 giờ sáng, mời gọi các đan sĩ thức giấc đọc kinh ban mai... Tôi đã tham dự giờ kinh sáng, kinh chiều thật trọng thể với cộng đoàn đan sĩ. Họ hát thánh vịnh giọng trầm bổng, họ đọc lời Chúa chậm rãi như rót từng lời vào tâm hồn người nghe, họ phủ phục khi hát lời kinh vinh danh... Thánh lễ được cử hành rõ rệt gồm hai bàn tiệc: Lời Chúa được trang trọng công bố trong phòng dành cho việc đọc kinh và đi qua căn phòng kế bên cho phần bàn tiệc Thánh thể thật nồng ấm...
Lúc chiều buông, đêm đen u tịch ập xuống vạn vật, tâm hồn tôi trũi xuống trong lời kinh đêm! Và rồi cảnh trí bên ngoài, từng cơn gió rít của núi đồi làm căn nhà gỗ kêu răng rắc... Tôi ngồi ghi lại tâm tình ngày qua với cảm nghiệm đầy vơi khó quên tại đan viện. Tôi thích thú đọc vần thơ ngắn của thánh tổ phụ Romualđô viết về một điều luật ngắn nhắn gửi các đan sĩ Camaldolese:
Con hãy ngồi lặng trong căn phòng như con đang ngồi trên thiên quốc.
Hãy tạm gác cả trần gian lại sau lưng con và quên nó!
Hãy tập trung tâm trí như kẻ lưới chài trông chờ mẻ cá,
Con đường con theo là lời ca thánh – con chớ bao giờ để mất!
Nếu con mới tới đan viện,
Dù thiện chí dư tràn, con cũng sẽ không thể hoàn tất điều con mong muốn,
Hãy nắm bắt mọi cơ hội để hát những khúc ca thánh trong tâm hồn,
Ráng hiểu lời ca ấy bằng tâm trí của con.
Và nếu tâm trí con chu du đó đây theo lời ca, con hãy kệ nó bổng bay;
Hãy lặp lại và thả hồn con về lại cõi ấy theo lời ca lần nữa.
Hãy biết rằng trên cõi cao sang ấy con đang được sự hiện diện của Chúa bao bọc
Hãy dừng đứng lại như kẻ hạ thần phủ phục trước đức vua.
Hãy mở lòng con trọn vẹn và đợi chờ
Cho ân sủng Chúa trùm phủ
Dù miệng môi con không cảm không nhai không nuốt
Đó chính là cái mẹ hiền hiến tặng đứa con yêu.
Camaldoli 26/10/2009
St Romuald’s Brief Rule for Camaldolese Monks
Sit in your cell as in paradise
Put the whole world behin you and forget it.
Watch your thoughts like a good fisherman watching for fish,
The path you must follow is the Psalms – never leave it.
If you have just come to the monastery,
And in spite of your good will you cannot accomplish what you want,
Take every opportunity you can sing the Psalms in your hearts
And to understand them with your mind.
And if your mind wanders as you read, do not give up;
Hurry back and apply your mind to the words once more.
Realize above all that you are in God’s presence,
and stand there with the attitude of one who stands
before the emperor.
Empty yourself completely and sit waiting,
Content with the grace of God,
Like the chick who tastes nothing and eats nothing
But what his mother brings him.
Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
Trong khóa tu nghiệp mùa thu năm 2009 tại Học viện Vatican II ở Menlo Park, Cali Hoa Kỳ; tôi được diễm phúc tham dự một tuần tĩnh tâm tại một đan viện Camaldolese Hermits ở Big Sur Cali. Trên con đường ngoằn ngoèo uốn khúc theo những rặng núi nối đuôi nhau dọc theo bờ biển Thái bình dương với những ghềnh đá cheo leo thơ mộng trong làn sóng bạc dập dờ biển khơi...
Đan viện Camaldoli nhìn xuống biển Thái bình dương |
Đan viện Camaldoli Big Sur California USA |
Đan viện Camaldoli Big Sur thành lập được 51 năm, nằm lưng chừng rặng núi ở độ cao khoảng 1000 mét nhìn xuống biển Thái Bình phẳng lặng và nhìn lên rặng núi 2000 mét cao vút ngút ngàn cây xanh bao bọc. Đan viện nằm giữa một vùng núi rừng 899 hécta sở hữu của dòng, do một ân nhân bán lại với gía vừa bán vừa tặng. Các tu sĩ của đan viện này là những ẩn sĩ sống theo luật dòng thánh Biển Đức của thế kỷ thứ VI nhưng đã được thánh Romualđô thế kỷ XI canh tân sửa lại. Các đan tu sống theo ba đặc sủng:
- Sống một đời ẩn sĩ trong lời kinh và suy niệm
- Tham gia giờ kinh cộng thể và làm việc trong đan viện
- Cổ súy lối sống chiêm niệm cho một thế giới ồn ào hưởng thụ...
Thời điểm mà 5 anh em linh mục trong học viện ghi danh tĩnh tâm ở đây có qúa nhiều người ghi danh nên tôi và một linh mục khác phải ở chung một phòng. Cuộc tĩnh tâm hoàn toàn thinh lặng không có người hướng dẫn hay linh hướng... nên hai người một phòng thì thật bất tiện, nếu không muốn nói tới việc tối ngủ mà người kia gáy gỗ! Từ cái xui đó lại có cái may, đó là ngày hôm sau cha đan viện phụ cho tôi dọn tới căn phòng của một đan sĩ trong khu vực lũy cấm.
Các đan sĩ mỗi người một căn hộ có tường rào chung quanh với một cái vườn nhỏ trước nhà.
Đan viện Camaldoli: căn nhà của mỗi đan sĩ |
Đan viện Camaldoli: căn phòng cầu nguyện riêng trong phòng một đan sĩ |
Một sự thinh lặng sâu lắng không chỉ bề ngoài mà thẳm sâu trong nội tâm khi tôi sách cái vali nhỏ bước vào căn phòng... Tôi ý thức trước tôi không biết bao năm rồi và không biết bao nhiêu đan tu đã sống ẩn dật nơi đây? Tôi cảm nghiệm một sự thánh thiện của đan tu đã trải nghiệm nơi đây đang mời gọi tôi bước vào nếp sống đan tu, dù tôi không phải là một đan sĩ!
Ngày đầu tiên hôm nay, tôi đã được tiếng chuông đánh thức lúc hừng đông chưa mọc 5 giờ sáng, mời gọi các đan sĩ thức giấc đọc kinh ban mai... Tôi đã tham dự giờ kinh sáng, kinh chiều thật trọng thể với cộng đoàn đan sĩ. Họ hát thánh vịnh giọng trầm bổng, họ đọc lời Chúa chậm rãi như rót từng lời vào tâm hồn người nghe, họ phủ phục khi hát lời kinh vinh danh... Thánh lễ được cử hành rõ rệt gồm hai bàn tiệc: Lời Chúa được trang trọng công bố trong phòng dành cho việc đọc kinh và đi qua căn phòng kế bên cho phần bàn tiệc Thánh thể thật nồng ấm...
Lúc chiều buông, đêm đen u tịch ập xuống vạn vật, tâm hồn tôi trũi xuống trong lời kinh đêm! Và rồi cảnh trí bên ngoài, từng cơn gió rít của núi đồi làm căn nhà gỗ kêu răng rắc... Tôi ngồi ghi lại tâm tình ngày qua với cảm nghiệm đầy vơi khó quên tại đan viện. Tôi thích thú đọc vần thơ ngắn của thánh tổ phụ Romualđô viết về một điều luật ngắn nhắn gửi các đan sĩ Camaldolese:
Con hãy ngồi lặng trong căn phòng như con đang ngồi trên thiên quốc.
Hãy tạm gác cả trần gian lại sau lưng con và quên nó!
Hãy tập trung tâm trí như kẻ lưới chài trông chờ mẻ cá,
Con đường con theo là lời ca thánh – con chớ bao giờ để mất!
Nếu con mới tới đan viện,
Dù thiện chí dư tràn, con cũng sẽ không thể hoàn tất điều con mong muốn,
Hãy nắm bắt mọi cơ hội để hát những khúc ca thánh trong tâm hồn,
Ráng hiểu lời ca ấy bằng tâm trí của con.
Và nếu tâm trí con chu du đó đây theo lời ca, con hãy kệ nó bổng bay;
Hãy lặp lại và thả hồn con về lại cõi ấy theo lời ca lần nữa.
Hãy biết rằng trên cõi cao sang ấy con đang được sự hiện diện của Chúa bao bọc
Hãy dừng đứng lại như kẻ hạ thần phủ phục trước đức vua.
Hãy mở lòng con trọn vẹn và đợi chờ
Cho ân sủng Chúa trùm phủ
Dù miệng môi con không cảm không nhai không nuốt
Đó chính là cái mẹ hiền hiến tặng đứa con yêu.
Camaldoli 26/10/2009
St Romuald’s Brief Rule for Camaldolese Monks
Sit in your cell as in paradise
Put the whole world behin you and forget it.
Watch your thoughts like a good fisherman watching for fish,
The path you must follow is the Psalms – never leave it.
If you have just come to the monastery,
And in spite of your good will you cannot accomplish what you want,
Take every opportunity you can sing the Psalms in your hearts
And to understand them with your mind.
And if your mind wanders as you read, do not give up;
Hurry back and apply your mind to the words once more.
Realize above all that you are in God’s presence,
and stand there with the attitude of one who stands
before the emperor.
Empty yourself completely and sit waiting,
Content with the grace of God,
Like the chick who tastes nothing and eats nothing
But what his mother brings him.
Đừng để rỉ sét ăn mòn
Pt GB Nguyễn văn Định
09:18 27/10/2009
Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc (1Tm 6, 10)
Chuyện kể: Ngày 15-06-1957, một chiếc xe hơi mới toanh bị chôn trong hầm bê tông dưới sân cỏ cơ quan hành chánh tại Tulsa.
Tháng 6-2007, chiếc xe được quật lên khi thành phố kỷ niệm 100 năm của bang Oklahoma. Viết trong tờ Tulsa World, Randy Krehbiel nói: “Bây giờ chúng ta biết điều mà 50 năm trong hố đã làm cho chiếc xe Plymouth Belvedere, bị nước ngấm xuống hầm đã biến chiếc xe một thời bóng loáng, thành đống sắt rỉ sét thật vô dụng.
Một chuyên gia về xe động cơ cải tiến, được thuê để khơi động máy tuyên bố: “chiếc xe hết hy vọng cứu vãn.”
Một phút suy tư: Sự bất động tâm linh cũng ăn mòn linh hồn bạn giống như sự ẩm ướt hành động trên kim loại.
Hàng ngày bạn đừng làm việc như một cái máy theo công việc phải làm cho xong, để hưởng địa vị, lợi lộc mà không biến đổi, trưởng thành bên trong lẫn ngoài thì cũng giống như vậy. Lời Chúa đã thúc giục qua thánh Phaolô để ông khuyên nhủ người bảo trợ của ông là Ti-mô-thê như sau: “Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa..hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giầu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà. (1Tm 6, 11) - Phaolô muốn Ti-mô-thê và tôi đang có trách nhiệm điều khiển trong gia đình, cộng đoàn đã được Chúa trao phó phải sống trung thành với giáo lý mình đã được học hỏi, bằng cách sống mỗi ngày đổi mới và thánh thiện. Chỉ thị này không có ngày hết hạn. Kỷ luật đời sống tâm linh đòi hỏi bạn sự cải tiến không ngừng suốt đời. Nếu mục tiêu của tôi là nghỉ ngơi, hưởng thụ, thì rỉ sét sẽ kề cận ngay sau lưng tôi. – Oswarld Chambers nói: “Người trí thức làm việc với cường cộ cao nhất, khi cường độ được liên tục, càng làm việc, bạn càng có sức để làm. Bạn hãy làm việc chăm chỉ cho Chúa và hãy chùi sạch rỉ sét để đưa vào xử dụng với mức độ sáng bóng.” Đừng rỉ mòn !!
Năng lực của bạn có thể thay đổi theo tuổi tác; nhưng theo đuổi sống công bình như Chúa kêu gọi thì không bao giờ chấm dứt !
Lời hay ý đẹp: Sự bất động Tâm Linh làm ăn mòn linh hồn.
Chuyện kể: Ngày 15-06-1957, một chiếc xe hơi mới toanh bị chôn trong hầm bê tông dưới sân cỏ cơ quan hành chánh tại Tulsa.
Tháng 6-2007, chiếc xe được quật lên khi thành phố kỷ niệm 100 năm của bang Oklahoma. Viết trong tờ Tulsa World, Randy Krehbiel nói: “Bây giờ chúng ta biết điều mà 50 năm trong hố đã làm cho chiếc xe Plymouth Belvedere, bị nước ngấm xuống hầm đã biến chiếc xe một thời bóng loáng, thành đống sắt rỉ sét thật vô dụng.
Một chuyên gia về xe động cơ cải tiến, được thuê để khơi động máy tuyên bố: “chiếc xe hết hy vọng cứu vãn.”
Một phút suy tư: Sự bất động tâm linh cũng ăn mòn linh hồn bạn giống như sự ẩm ướt hành động trên kim loại.
Hàng ngày bạn đừng làm việc như một cái máy theo công việc phải làm cho xong, để hưởng địa vị, lợi lộc mà không biến đổi, trưởng thành bên trong lẫn ngoài thì cũng giống như vậy. Lời Chúa đã thúc giục qua thánh Phaolô để ông khuyên nhủ người bảo trợ của ông là Ti-mô-thê như sau: “Phần anh, hỡi người của Thiên Chúa..hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giầu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà. (1Tm 6, 11) - Phaolô muốn Ti-mô-thê và tôi đang có trách nhiệm điều khiển trong gia đình, cộng đoàn đã được Chúa trao phó phải sống trung thành với giáo lý mình đã được học hỏi, bằng cách sống mỗi ngày đổi mới và thánh thiện. Chỉ thị này không có ngày hết hạn. Kỷ luật đời sống tâm linh đòi hỏi bạn sự cải tiến không ngừng suốt đời. Nếu mục tiêu của tôi là nghỉ ngơi, hưởng thụ, thì rỉ sét sẽ kề cận ngay sau lưng tôi. – Oswarld Chambers nói: “Người trí thức làm việc với cường cộ cao nhất, khi cường độ được liên tục, càng làm việc, bạn càng có sức để làm. Bạn hãy làm việc chăm chỉ cho Chúa và hãy chùi sạch rỉ sét để đưa vào xử dụng với mức độ sáng bóng.” Đừng rỉ mòn !!
Năng lực của bạn có thể thay đổi theo tuổi tác; nhưng theo đuổi sống công bình như Chúa kêu gọi thì không bao giờ chấm dứt !
Lời hay ý đẹp: Sự bất động Tâm Linh làm ăn mòn linh hồn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nền kinh tế dân sự và tình liên đới huynh đệ
Linh Tiến Khải
17:29 27/10/2009
Phỏng vấn ông Stefano Zamagni, chuyên viên kinh tế, về nền kinh tế dân sự và nguyên tắc của tình huynh đệ liên đới
Sau hơn một năm bị khủng hoảng và thụt lùi trầm trọng, hệ thống kinh tế tài chánh xem ra bắt đầu sáng sủa hơn một chút. Nó đã cống hiến cho hàng lãnh đạo chính trị kinh tế xã hội dịp suy tư trở lại mô thức tài chánh kinh tế thịnh hành trong thế giới tư bản cho tới nay, đồng thời cũng giúp mọi người nhận ra sự giòn mỏng và các thiếu sót của nó. Từ đó nhiều chuyên viên kinh tế đã đề ra các mô thức mới, bằng cách trở về với một số nguyên tắc đã được trình bầy trong qúa khứ, điển hình như nguyên tắc tình huynh đệ và liên đới của nền kinh tế dân sự.
Trong thời gian qua hai chuyên viên kinh tế Luigino Bruni, giáo sư kinh tế đại học Milano Bicocca và giáo sư Stefano Zamagni, giáo sư kinh tế đại học Bologna trung bắc Italia, đã cho ấn hành cuốn ”Từ điển kinh tế dân sự” từ A tới Z. Cuốn sách này đang lôi kéo sự chú ý của các đại học Hoa Kỳ.
Sau đây chúng tôi xỉn gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Stefano Zamagni, giáo sư kinh tế, về nền kinh tế dân sự và nguyên tắc của tình huynh đệ liên đới.
Hỏi: Thưa giáo sư Zamagni, tại sao cuốn từ điển kinh tế này lại là một đóng góp đặc thù của các chuyên viên Italia?
Đáp: Lý do dễ hiểu bởi vì nền kinh tế dân sự là một sáng chế của Italia. Kiểu nói này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1754, khi vua Federico II của Napoli là Bartolomeo Intieri, giao cho đức viện phụ Antonio Genovesi, môn sinh của Giambattista Vico, ghế dậy môn ”Cơ khí và thương mại”, và viện phụ Genovesi bắt đầu dậy về kinh tế dân sự, cũng là tựa đề cuốn sách viện phụ cho xuất bản năm 1765.
Hỏi: Khi duyệt xét các sách kinh tế tiếng Ý cũng như tiếng ngoại quốc người ta ít tìm thấy từ ”dân sự”, tại sao vậy thưa giáo sư?
Đáp: Vì kiểu nói ”kinh tế dân sự” biến mất vào cuối thế kỷ thứ XVII. Nó đã được thay thế bằng kiểu nói ”kinh tế chính trị” của ông Adam Smith. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là ”Sự giầu có của các quốc gia”, xuất bản năm 1776. Nó không chỉ diễn tả việc thay đổi ý nghĩa mà cũng diễn tả sự thay đổi mô thức nữa.
Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa ”kinh tế dân sự” và ”kinh tế chính trị” hay không, vì cho tới nay nền kinh tế thống trị vẫn là nền kinh tế chính trị. Thế còn nền kinh tế dân sự thì đâu không thấy thưa giáo sư?
Đáp: Kinh tế chính trị dựa trên hai cột trụ chinh: đó là nguyên lý của sự trao đổi các vật tương xứng với nhau, từ đó phát xuất ra sự hữu hiệu; và nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc tái phân phối, để bảo đảm cho sự công bằng. Kinh tế dân sự còn thêm vào đó một nguyên tắc thứ ba nữa: đó là nguyên tắc của sự hỗ tương. Sự khác biệt nằm ở đây. Cần phải thực hiện tình huynh đệ giữa con người với nhau trong các tương quan trao đổi. Như thế kinh tế dân sự bao gồm cả kinh tế chính trị, nhưng không ngược lại. Và tư tưởng kinh tế Italia là điển hình như tư tưởng của ông Luigi Einaudi, là người đã luôn luôn duy trì lập trường này, khác với truyền thống của người Anglosaxon được hướng dẫn bằng khẩu hiệu ”làm ăn là làm ăn”.
Hỏi: Giáo huấn xã hội của Hội Thánh lấy lại truyền thống kinh tế này của Italia có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng thế. Giáo huấn xã hội của Hội Thánh không chống lại tư bản hay thị trường, như nhiều lần người ta vẫn thường nghe nói một cách sai lầm. Giáo huấn xã hội của Hội Thánh cũng không ủng hộ chế độ tập thể. Đúng hơn nó lựa chọn nguyên tắc của tình huynh đệ được lý thuyết hóa bởi nền kinh tế dân sự, và nhờ nó mà nền kinh tế dân sự thắng vượt được nền kinh tế chính trị, trong nghĩa nó hội nhập chứ không chống đối. Chính thông điệp ”Bác ái trong chân lý” trong đó từ chủ nghĩa tư bản không xuất hiện, lồng khung vào trong môi trường này và tái chiếm lại ý niệm về nền kinh tế dân sự. Và nó được coi như là cách mạng trong khung cảnh của cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế hiện nay, ngay trong lúc người ta bắt đầu thảo luận về chính các nền tảng của chủ nghĩa tư bản.
Hỏi: Giáo sư có nghĩ rằng tại thị trường chứng khoán Wall Street hay tại trường dậy kinh tế thuộc đai học Harvard hay Luân Đôn, có người sẵn sàng thảo luận trở lại khung ý niệm của thuyết kinh tế hay không?
Đáp: Trong các ngày này người ta đang thu thập các chữ ký do ông Paul Krugman, giải thưởng Nobel kinh tế phát động ngày mùng 3-9-2009 trên tờ New York thời báo. Ông Krugman cho rằng một trong những lý do gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế hiện nay trên thế giới đó là mô thức thống trị trong các nghiên cứu kinh tế. Đã có 1.550 chuyên viên kinh tế nổi tiếng toàn thế giới ký tên. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là sau cùng người ta nêu vấn nạn liên quan tới các hạn hẹp của mô thức đã cai trị lãnh vực kinh tế tài chánh từ thời Adam Smith cho tới nay.
Hỏi: Thế thì đâu là các hạn hẹp của mô thức tài chánh kinh tế đã thống trị thế giới cho tới nay thưa giáo sư?
Đáp: Hạn hẹp thứ nhất đó là nó đã tách rời nguyên tắc tương ứng khỏi hai nguyên tắc kia như đã trình bầy trên đây. Hạn hẹp thứ hai đó là sản xuất ra một mô thức trợ cấp xã hội không thể chịu đựng nổi nữa, vì nó áp dụng việc tái phân phối một cách vô danh, biến con người ta trở thành ”tùy thuộc”, ”được trợ giúp”, và trái lại đã không áp dụng sự tương ứng trợ giúp nhau là điều luôn luôn có tính cách bản vị giữa cá nhân với cá nhân. Sau cùng từ thời Adam Smith thị trường và dân chủ bị tách rời khỏi nhau. Ngày nay chúng ta biết rằng mô thức này không còn hoạt động được nữa: nền kinh tế dân sự chỉ hoạt động khi được lồng khung vào trong một môi trường dân chủ. Nghĩa là nền dân chủ không thể chỉ được áp dụng vào lãnh vực chính trị, mà phải được áp dụng vào trong cả lãnh vực kinh tế nữa. Và điều này cho phép diễn tả ra qua các sức mạnh sáng tạo của xã hội dân sự, chẳng hạn như các tổ chức không lợi nhuận và thế giới hợp tác xã. Tôi đang nghiên cứu ”thuyết của việc đầu tư hợp tác xã”, chính là để trao ban cho thế giới này chính phẩm giá của việc đầu tư tư bản. Đầu tư để sinh lợi hầu tương trợ lẫn nhau trong tình huynh đệ chia sẻ, chứ không phải để khai thác bóc lột nhau và chỉ nhắm tới lợi nhuận cá nhân, mà không kể gì tới phẩm giá con người và công ích.
Hỏi: Giáo sư đã tái chiếm lại ý niệm về nền kinh tế dân sự khi nào?
Đáp: Tôi đã tái chiếm lại ý niệm về nền kinh tế dân sự với ba nguyên tắc quân bình vào thập niên 1990, khi tôi bất ngờ tìm ra cuốn sách của viện phụ Antonio Genovesi, là viện phụ đã được vua Federico II của vương quốc Napoli là Bartolomeo Intieri giao cho nhiệm vụ dậy môn cơ khí và và thương mại, và viện phụ đã bắt đầu giảng các bài học về kinh tế dân sự.
Hỏi: Thế chúng ta có thể vẽ lại cây gia phả của nền kinh tế dân sự như thế nào thưa giáo sư?
Đáp: Có thể vẽ lại gia phả của nó như thế này: bắt đầu là viện phụ Genovesi, rồi tới Giacinto Dragonetti, sau đó là Ferdinanso Gallini, rồi tới Pietro Verri, tiếp đến là Giandomenico Romagnosi và Cesare Beccaria liên quan tới các nguồn gốc của nó. Vào thời mới sau này thì có Luigi Einaudi và giáo huấn xã hội của Hội Thánh Công Giáo, đặt để phẩm giá cao trọng của con người, được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa vào trung tâm mọi tổ chức và sinh hoạt chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa và tôn giáo. Tất cả đều phải nhắm tới chỗ phục vụ công ích và tạo dựng hạnh phúc cho con người.
Hỏi: Thế còn chỗ đứng của các triết gia, các người cha đỡ đầu cho nền kinh tế dân sự thì sao thưa giáo sư?
Đáp: Trước hết là thánh Agostino. Tiếp đến là các tu sĩ Phanxicô là những người đã sáng chế ra các ngân hàng dân sự đâu tiên, với Bonaventura da Bagnoregio. Rồi đến trường phái Kinh viên hai, đặc biệt là trường phái Salamanca bên Tây Ban Nha. Tiếp đến là kinh tế gia Vico, thầy đậy của viện phụ Genovesi. Vico là người đầu tiên dùng hình ảnh ám tỉ của ”bàn tay vô hình” để miêu tả thị trường, và với nó kinh tế gia Adam Smith trở thành nổi tiếng. Sau cùng là lòng vị tha và chủ nghĩa nhân vị với các triết gia Mounier và Maritain.
(Avvenire 3-10-2009)
Sau hơn một năm bị khủng hoảng và thụt lùi trầm trọng, hệ thống kinh tế tài chánh xem ra bắt đầu sáng sủa hơn một chút. Nó đã cống hiến cho hàng lãnh đạo chính trị kinh tế xã hội dịp suy tư trở lại mô thức tài chánh kinh tế thịnh hành trong thế giới tư bản cho tới nay, đồng thời cũng giúp mọi người nhận ra sự giòn mỏng và các thiếu sót của nó. Từ đó nhiều chuyên viên kinh tế đã đề ra các mô thức mới, bằng cách trở về với một số nguyên tắc đã được trình bầy trong qúa khứ, điển hình như nguyên tắc tình huynh đệ và liên đới của nền kinh tế dân sự.
Trong thời gian qua hai chuyên viên kinh tế Luigino Bruni, giáo sư kinh tế đại học Milano Bicocca và giáo sư Stefano Zamagni, giáo sư kinh tế đại học Bologna trung bắc Italia, đã cho ấn hành cuốn ”Từ điển kinh tế dân sự” từ A tới Z. Cuốn sách này đang lôi kéo sự chú ý của các đại học Hoa Kỳ.
Sau đây chúng tôi xỉn gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Stefano Zamagni, giáo sư kinh tế, về nền kinh tế dân sự và nguyên tắc của tình huynh đệ liên đới.
Hỏi: Thưa giáo sư Zamagni, tại sao cuốn từ điển kinh tế này lại là một đóng góp đặc thù của các chuyên viên Italia?
Đáp: Lý do dễ hiểu bởi vì nền kinh tế dân sự là một sáng chế của Italia. Kiểu nói này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1754, khi vua Federico II của Napoli là Bartolomeo Intieri, giao cho đức viện phụ Antonio Genovesi, môn sinh của Giambattista Vico, ghế dậy môn ”Cơ khí và thương mại”, và viện phụ Genovesi bắt đầu dậy về kinh tế dân sự, cũng là tựa đề cuốn sách viện phụ cho xuất bản năm 1765.
Hỏi: Khi duyệt xét các sách kinh tế tiếng Ý cũng như tiếng ngoại quốc người ta ít tìm thấy từ ”dân sự”, tại sao vậy thưa giáo sư?
Đáp: Vì kiểu nói ”kinh tế dân sự” biến mất vào cuối thế kỷ thứ XVII. Nó đã được thay thế bằng kiểu nói ”kinh tế chính trị” của ông Adam Smith. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là ”Sự giầu có của các quốc gia”, xuất bản năm 1776. Nó không chỉ diễn tả việc thay đổi ý nghĩa mà cũng diễn tả sự thay đổi mô thức nữa.
Hỏi: Có sự khác biệt nào giữa ”kinh tế dân sự” và ”kinh tế chính trị” hay không, vì cho tới nay nền kinh tế thống trị vẫn là nền kinh tế chính trị. Thế còn nền kinh tế dân sự thì đâu không thấy thưa giáo sư?
Đáp: Kinh tế chính trị dựa trên hai cột trụ chinh: đó là nguyên lý của sự trao đổi các vật tương xứng với nhau, từ đó phát xuất ra sự hữu hiệu; và nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc tái phân phối, để bảo đảm cho sự công bằng. Kinh tế dân sự còn thêm vào đó một nguyên tắc thứ ba nữa: đó là nguyên tắc của sự hỗ tương. Sự khác biệt nằm ở đây. Cần phải thực hiện tình huynh đệ giữa con người với nhau trong các tương quan trao đổi. Như thế kinh tế dân sự bao gồm cả kinh tế chính trị, nhưng không ngược lại. Và tư tưởng kinh tế Italia là điển hình như tư tưởng của ông Luigi Einaudi, là người đã luôn luôn duy trì lập trường này, khác với truyền thống của người Anglosaxon được hướng dẫn bằng khẩu hiệu ”làm ăn là làm ăn”.
Hỏi: Giáo huấn xã hội của Hội Thánh lấy lại truyền thống kinh tế này của Italia có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng thế. Giáo huấn xã hội của Hội Thánh không chống lại tư bản hay thị trường, như nhiều lần người ta vẫn thường nghe nói một cách sai lầm. Giáo huấn xã hội của Hội Thánh cũng không ủng hộ chế độ tập thể. Đúng hơn nó lựa chọn nguyên tắc của tình huynh đệ được lý thuyết hóa bởi nền kinh tế dân sự, và nhờ nó mà nền kinh tế dân sự thắng vượt được nền kinh tế chính trị, trong nghĩa nó hội nhập chứ không chống đối. Chính thông điệp ”Bác ái trong chân lý” trong đó từ chủ nghĩa tư bản không xuất hiện, lồng khung vào trong môi trường này và tái chiếm lại ý niệm về nền kinh tế dân sự. Và nó được coi như là cách mạng trong khung cảnh của cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế hiện nay, ngay trong lúc người ta bắt đầu thảo luận về chính các nền tảng của chủ nghĩa tư bản.
Hỏi: Giáo sư có nghĩ rằng tại thị trường chứng khoán Wall Street hay tại trường dậy kinh tế thuộc đai học Harvard hay Luân Đôn, có người sẵn sàng thảo luận trở lại khung ý niệm của thuyết kinh tế hay không?
Đáp: Trong các ngày này người ta đang thu thập các chữ ký do ông Paul Krugman, giải thưởng Nobel kinh tế phát động ngày mùng 3-9-2009 trên tờ New York thời báo. Ông Krugman cho rằng một trong những lý do gây ra cuộc khủng hoảng tài chánh kinh tế hiện nay trên thế giới đó là mô thức thống trị trong các nghiên cứu kinh tế. Đã có 1.550 chuyên viên kinh tế nổi tiếng toàn thế giới ký tên. Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là sau cùng người ta nêu vấn nạn liên quan tới các hạn hẹp của mô thức đã cai trị lãnh vực kinh tế tài chánh từ thời Adam Smith cho tới nay.
Hỏi: Thế thì đâu là các hạn hẹp của mô thức tài chánh kinh tế đã thống trị thế giới cho tới nay thưa giáo sư?
Đáp: Hạn hẹp thứ nhất đó là nó đã tách rời nguyên tắc tương ứng khỏi hai nguyên tắc kia như đã trình bầy trên đây. Hạn hẹp thứ hai đó là sản xuất ra một mô thức trợ cấp xã hội không thể chịu đựng nổi nữa, vì nó áp dụng việc tái phân phối một cách vô danh, biến con người ta trở thành ”tùy thuộc”, ”được trợ giúp”, và trái lại đã không áp dụng sự tương ứng trợ giúp nhau là điều luôn luôn có tính cách bản vị giữa cá nhân với cá nhân. Sau cùng từ thời Adam Smith thị trường và dân chủ bị tách rời khỏi nhau. Ngày nay chúng ta biết rằng mô thức này không còn hoạt động được nữa: nền kinh tế dân sự chỉ hoạt động khi được lồng khung vào trong một môi trường dân chủ. Nghĩa là nền dân chủ không thể chỉ được áp dụng vào lãnh vực chính trị, mà phải được áp dụng vào trong cả lãnh vực kinh tế nữa. Và điều này cho phép diễn tả ra qua các sức mạnh sáng tạo của xã hội dân sự, chẳng hạn như các tổ chức không lợi nhuận và thế giới hợp tác xã. Tôi đang nghiên cứu ”thuyết của việc đầu tư hợp tác xã”, chính là để trao ban cho thế giới này chính phẩm giá của việc đầu tư tư bản. Đầu tư để sinh lợi hầu tương trợ lẫn nhau trong tình huynh đệ chia sẻ, chứ không phải để khai thác bóc lột nhau và chỉ nhắm tới lợi nhuận cá nhân, mà không kể gì tới phẩm giá con người và công ích.
Hỏi: Giáo sư đã tái chiếm lại ý niệm về nền kinh tế dân sự khi nào?
Đáp: Tôi đã tái chiếm lại ý niệm về nền kinh tế dân sự với ba nguyên tắc quân bình vào thập niên 1990, khi tôi bất ngờ tìm ra cuốn sách của viện phụ Antonio Genovesi, là viện phụ đã được vua Federico II của vương quốc Napoli là Bartolomeo Intieri giao cho nhiệm vụ dậy môn cơ khí và và thương mại, và viện phụ đã bắt đầu giảng các bài học về kinh tế dân sự.
Hỏi: Thế chúng ta có thể vẽ lại cây gia phả của nền kinh tế dân sự như thế nào thưa giáo sư?
Đáp: Có thể vẽ lại gia phả của nó như thế này: bắt đầu là viện phụ Genovesi, rồi tới Giacinto Dragonetti, sau đó là Ferdinanso Gallini, rồi tới Pietro Verri, tiếp đến là Giandomenico Romagnosi và Cesare Beccaria liên quan tới các nguồn gốc của nó. Vào thời mới sau này thì có Luigi Einaudi và giáo huấn xã hội của Hội Thánh Công Giáo, đặt để phẩm giá cao trọng của con người, được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa vào trung tâm mọi tổ chức và sinh hoạt chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa và tôn giáo. Tất cả đều phải nhắm tới chỗ phục vụ công ích và tạo dựng hạnh phúc cho con người.
Hỏi: Thế còn chỗ đứng của các triết gia, các người cha đỡ đầu cho nền kinh tế dân sự thì sao thưa giáo sư?
Đáp: Trước hết là thánh Agostino. Tiếp đến là các tu sĩ Phanxicô là những người đã sáng chế ra các ngân hàng dân sự đâu tiên, với Bonaventura da Bagnoregio. Rồi đến trường phái Kinh viên hai, đặc biệt là trường phái Salamanca bên Tây Ban Nha. Tiếp đến là kinh tế gia Vico, thầy đậy của viện phụ Genovesi. Vico là người đầu tiên dùng hình ảnh ám tỉ của ”bàn tay vô hình” để miêu tả thị trường, và với nó kinh tế gia Adam Smith trở thành nổi tiếng. Sau cùng là lòng vị tha và chủ nghĩa nhân vị với các triết gia Mounier và Maritain.
(Avvenire 3-10-2009)
Đức Thánh Cha nói với Thượng Phụ Armenia: Chớ gì chúng ta tăng trưởng trong sự hiệp nhất
Bùi Hữu Thư
18:38 27/10/2009
Chúc Mừng Thượng Phụ Karekin II nhân dịp kỷ niệm đệ thập chu niên ngày ngài được bầu lên.
VATICAN, Ngày 27, tháng 10, 2009 (Zenit.org).- Mối tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tông Truyền Armenia đang hưởng thụ một thời kỳ có kết quả, và Đức Thánh Cha Benedict XVI hy vọng rằng cả hai giáo hội sẽ tiếp tục tăng trưởng trong sự hiệp nhất.
Đức Thánh Cha viết như vậy trong một điện văn gửi cho Thượng Phụ Tối Cao của tất cả mọi người Armenian là Karekin II, nhân dịp kỷ niệm đệ thập chu niên ngày ngài được bầu lên.
Trong điện văn, Đức Thánh Cha cám ơn Thượng phụ Karekin II về sự “cam kết cá nhân của ngài cho việc đối thoại, hợp tác và thân hữu giữa Giáo Hội Tông Truyền Armenia và Giáo Hội Công Giáo. Tôi cầu nguyện cho mối giao hữu đã được thiết lập giữa chúng ta có thể tiếp tục tăng trưởng trong những năm sắp tới."
Đức Thánh Cha viết, "Việc phục hồi sự tự do của Giáo Hội tại Armenia vào cuối thế kỷ vừa qua đã đem lại niềm hân hoan cho tất cả mọi Kitô hữu trên toàn thế giới.” Ngài cũng nhắc rằng, “trách vụ to lớn trong việc tái thiết cộng đồng giáo hội nằm trên vai của Thượng Phụ."
Từ năm 1915 đến 1922, Giới Trẻ Thổ Nhĩ Kỳ -- một phong trào giáo dân quốc gia nắm quyền bính tại Thổ Nhĩ Kỳ -- tru diệt các Kitô hữu Armenia vì các lý do chủng tộc và tôn giáo. Trong dân số 2 triệu 600 ngàn người Armenia đang sống vào lúc Đế Quốc Ottoman gần rẫy chết, thì có gần 1 triệu 400 ngàn người bị tiêu diệt.
Trong điện văn, Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm vui vì “sự triển nở của các chương trình mới về nền giáo dục Kitô cho giới trẻ, việc đào tạo các linh mục, việc thành lập các giáo xứ mới, việc xây cất các nhà thờ và trung tâm cộng đồng mới, cũng như việc cổ võ cho các giá trị Kitô giáo trong đời sống xã hội và văn hóa của quốc gia này."
Đức Thánh Cha Benedict XVI chấm dứt điện văn với lời nguyện: “Chớ gì chúng ta có thể luôn luôn trở nên hiệp nhất hơn trong mối liên kết thiêng liêng của đức tin, đức cậy và đức mến Kitô giáo."
Giáo Hội Tông Truyền Armenia là một trong sáu giáo hội Chính Thống Đông Phương xưa cổ. Các giáo hội khác gồm có Giáo Hội Chính Thống Coptic Ai Cập, Giáo Hội Chính Thống Syro ở Antioch, Giáo Hội Chính Thống tại Ethiopia, Giáo Hội Chính Thống tại Eritrea, và Giáo Hội Chính Thống Syro tại Malankar.
Các giáo hội này tách ra khỏi Rôma sau Công Đồng Thứ Tư Chalcedon năm 451, vì vấn đề mâu thuẫn trong việc Công Đồng chấp nhận ngôn ngữ Kitô Học về hai bản thể trong một ngôi vị.
Một bước tiến quyết định đã được thực hiện để vượt thắng sự chia rẽ này năm 1996, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I đồng ký một bản tuyên ngôn để giải trừ “nhiều sự hiểu nhầm phát xuất từ các mâu thuẫn và bất đồng ý kiến trong quá khứ."
VATICAN, Ngày 27, tháng 10, 2009 (Zenit.org).- Mối tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tông Truyền Armenia đang hưởng thụ một thời kỳ có kết quả, và Đức Thánh Cha Benedict XVI hy vọng rằng cả hai giáo hội sẽ tiếp tục tăng trưởng trong sự hiệp nhất.
Đức Thánh Cha viết như vậy trong một điện văn gửi cho Thượng Phụ Tối Cao của tất cả mọi người Armenian là Karekin II, nhân dịp kỷ niệm đệ thập chu niên ngày ngài được bầu lên.
Trong điện văn, Đức Thánh Cha cám ơn Thượng phụ Karekin II về sự “cam kết cá nhân của ngài cho việc đối thoại, hợp tác và thân hữu giữa Giáo Hội Tông Truyền Armenia và Giáo Hội Công Giáo. Tôi cầu nguyện cho mối giao hữu đã được thiết lập giữa chúng ta có thể tiếp tục tăng trưởng trong những năm sắp tới."
Đức Thánh Cha viết, "Việc phục hồi sự tự do của Giáo Hội tại Armenia vào cuối thế kỷ vừa qua đã đem lại niềm hân hoan cho tất cả mọi Kitô hữu trên toàn thế giới.” Ngài cũng nhắc rằng, “trách vụ to lớn trong việc tái thiết cộng đồng giáo hội nằm trên vai của Thượng Phụ."
Từ năm 1915 đến 1922, Giới Trẻ Thổ Nhĩ Kỳ -- một phong trào giáo dân quốc gia nắm quyền bính tại Thổ Nhĩ Kỳ -- tru diệt các Kitô hữu Armenia vì các lý do chủng tộc và tôn giáo. Trong dân số 2 triệu 600 ngàn người Armenia đang sống vào lúc Đế Quốc Ottoman gần rẫy chết, thì có gần 1 triệu 400 ngàn người bị tiêu diệt.
Trong điện văn, Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm vui vì “sự triển nở của các chương trình mới về nền giáo dục Kitô cho giới trẻ, việc đào tạo các linh mục, việc thành lập các giáo xứ mới, việc xây cất các nhà thờ và trung tâm cộng đồng mới, cũng như việc cổ võ cho các giá trị Kitô giáo trong đời sống xã hội và văn hóa của quốc gia này."
Đức Thánh Cha Benedict XVI chấm dứt điện văn với lời nguyện: “Chớ gì chúng ta có thể luôn luôn trở nên hiệp nhất hơn trong mối liên kết thiêng liêng của đức tin, đức cậy và đức mến Kitô giáo."
Giáo Hội Tông Truyền Armenia là một trong sáu giáo hội Chính Thống Đông Phương xưa cổ. Các giáo hội khác gồm có Giáo Hội Chính Thống Coptic Ai Cập, Giáo Hội Chính Thống Syro ở Antioch, Giáo Hội Chính Thống tại Ethiopia, Giáo Hội Chính Thống tại Eritrea, và Giáo Hội Chính Thống Syro tại Malankar.
Các giáo hội này tách ra khỏi Rôma sau Công Đồng Thứ Tư Chalcedon năm 451, vì vấn đề mâu thuẫn trong việc Công Đồng chấp nhận ngôn ngữ Kitô Học về hai bản thể trong một ngôi vị.
Một bước tiến quyết định đã được thực hiện để vượt thắng sự chia rẽ này năm 1996, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Thượng Phụ Karekin I đồng ký một bản tuyên ngôn để giải trừ “nhiều sự hiểu nhầm phát xuất từ các mâu thuẫn và bất đồng ý kiến trong quá khứ."
Các giám mục Công giáo Texas ra tuyên bố về cải tổ Y tế
Trần Mạnh Trác
20:24 27/10/2009
Đức Giám mục Kevin Farrell của Dallas và Đức Giám Mục Kevin Vann của Fort Worth Texas đã ra tuyên bố chung như sau về cải tổ y tế:
”Năm 2005, Hội Đồng GM Texas đã ban hành một tuyên bố mục vụ về nhu cầu cấp bách cuả việc cải cách chăm sóc sức khỏe. Ngày nay, khi cuộc tranh luận mở ra tại thủ đô của chúng ta, các Giám mục Texas một lần nữa cảm thấy là thích hợp để bày tỏ hy vọng rằng các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ làm việc cùng nhau để mang lại một cuộc cải cách y tế quốc gia chân thực.
Cải thiện hệ thống y tế quốc gia là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Đức GH Benedict XVI, trong thông điệp gởi tới Hội đồng cố vấn tông toà về Y tế, đã khẳng định trách nhiệm này, ngài nói rằng "trợ giúp người khác là một nhiệm vụ vì hai lý do: một là đáp ứng quyền cơ bản của con người và hai là vì sự chăm sóc cho một cá nhân đưa lại lợi ích cho tập thể. "
Đạo đức truyền thống Công Giáo dạy rằng mỗi con người, kể từ thời điểm thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, có một nhân phẩm bẩm sinh mà từ đó người đó sở đắc một số quyền và sự che chở cuả luật pháp, bao gồm quyền cơ bản là được sống và từ quyền sống, quyền được chăm sóc y tế với giá cả phải chăng.
Là các Giám mục Công giáo Texas, chúng tôi hy vọng rằng các dự luật một ngày nào đó sẽ được ban hành thành luật. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi rằng các đề xuất cải cách y tế hiện nay tại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ chưa đạt đủ mức độ bảo đảm các quyền cơ bản và sự che chở cuả luật pháp.
Cải cách y tế đích thực phải duy trì các chính sách công cộng đã có từ lâu đời về hạn chế kinh phí phá thai và tôn trọng lương tâm của các nhân viên y tế. Ngôn ngữ trong Tu Chính Án Capps, có trong một số dự luật, cũng không đảm bảo đầy đủ việc bảo vệ tất cả cuộc sống của con người. Hơn nữa, phí tổn cho chăm sóc sức khỏe trong những kế hoạch cải cách cũng không được áp đặt quá nhiều gánh nặng tài chính trên các cá nhân có thu nhập thấp và trung bình. Các biện pháp cũng phải được thực hiện để bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi thành phần trong xã hội, kể cả người nghèo, người già, và người nhập cư. Những người di dân hợp pháp và gia đình của họ phải được phép truy cập kịp thời vào chương trình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và một mạng lưới an toàn phải được duy trì đầy đủ cho những người không hội đủ điều kiện bảo hiểm.
Chăm sóc sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu ở Texas, vì tiểu bang chúng ta có con số cao nhất những người không có bảo hiểm trên toàn quốc. Chăm sóc sức khỏe cũng là một việc mục vụ cơ bản của Giáo Hội Công Giáo Texas. Tại Texas, Công giáo có 43 bệnh viện cấp tính, 8 nhà điều dưỡng và 17 tổ chức dịch vụ bao gồm hospice, săn sóc tại gia, trợ sinh, nhà dưỡng lão và các cơ sở cung cấp chăm sóc y tế có chất lượng cho hàng triệu người. Giáo Hội tự nó cũng là một tổ chức mua bảo hiểm y tế cho hàng nghìn nhân viên ở nhiều cơ quan. Giáo hội Công giáo tại Texas đóng góp cho vấn đề cải cách chăm sóc sức khỏe về cả hai phương diện nhận thức và kinh nghiệm hàng ngày.
Các Giám mục Công giáo Texas sẽ tiếp tục hỗ trợ những cải cách mà cuộc sống của mọi người được tôn trọng, và giá cả phải chăng. Chúng tôi sẽ là một đối tác trung thành trong việc thúc đẩy cải cách có tính cách sống chết này; nhưng nếu bản văn cuối cùng của pháp luật không bao gồm các ngôn ngữ được chấp nhận trên, chúng tôi sẽ phải phản đối nó mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện rằng các nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta sẽ đặt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương lên trước nhất, vì chỉ khi họ làm như vậy thì đất nước chúng ta mới đạt được những cải cách chăm sóc sức khỏe chính đáng.”
”Năm 2005, Hội Đồng GM Texas đã ban hành một tuyên bố mục vụ về nhu cầu cấp bách cuả việc cải cách chăm sóc sức khỏe. Ngày nay, khi cuộc tranh luận mở ra tại thủ đô của chúng ta, các Giám mục Texas một lần nữa cảm thấy là thích hợp để bày tỏ hy vọng rằng các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ làm việc cùng nhau để mang lại một cuộc cải cách y tế quốc gia chân thực.
Cải thiện hệ thống y tế quốc gia là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Đức GH Benedict XVI, trong thông điệp gởi tới Hội đồng cố vấn tông toà về Y tế, đã khẳng định trách nhiệm này, ngài nói rằng "trợ giúp người khác là một nhiệm vụ vì hai lý do: một là đáp ứng quyền cơ bản của con người và hai là vì sự chăm sóc cho một cá nhân đưa lại lợi ích cho tập thể. "
Đạo đức truyền thống Công Giáo dạy rằng mỗi con người, kể từ thời điểm thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, có một nhân phẩm bẩm sinh mà từ đó người đó sở đắc một số quyền và sự che chở cuả luật pháp, bao gồm quyền cơ bản là được sống và từ quyền sống, quyền được chăm sóc y tế với giá cả phải chăng.
Là các Giám mục Công giáo Texas, chúng tôi hy vọng rằng các dự luật một ngày nào đó sẽ được ban hành thành luật. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi rằng các đề xuất cải cách y tế hiện nay tại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ chưa đạt đủ mức độ bảo đảm các quyền cơ bản và sự che chở cuả luật pháp.
Cải cách y tế đích thực phải duy trì các chính sách công cộng đã có từ lâu đời về hạn chế kinh phí phá thai và tôn trọng lương tâm của các nhân viên y tế. Ngôn ngữ trong Tu Chính Án Capps, có trong một số dự luật, cũng không đảm bảo đầy đủ việc bảo vệ tất cả cuộc sống của con người. Hơn nữa, phí tổn cho chăm sóc sức khỏe trong những kế hoạch cải cách cũng không được áp đặt quá nhiều gánh nặng tài chính trên các cá nhân có thu nhập thấp và trung bình. Các biện pháp cũng phải được thực hiện để bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi thành phần trong xã hội, kể cả người nghèo, người già, và người nhập cư. Những người di dân hợp pháp và gia đình của họ phải được phép truy cập kịp thời vào chương trình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và một mạng lưới an toàn phải được duy trì đầy đủ cho những người không hội đủ điều kiện bảo hiểm.
Chăm sóc sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu ở Texas, vì tiểu bang chúng ta có con số cao nhất những người không có bảo hiểm trên toàn quốc. Chăm sóc sức khỏe cũng là một việc mục vụ cơ bản của Giáo Hội Công Giáo Texas. Tại Texas, Công giáo có 43 bệnh viện cấp tính, 8 nhà điều dưỡng và 17 tổ chức dịch vụ bao gồm hospice, săn sóc tại gia, trợ sinh, nhà dưỡng lão và các cơ sở cung cấp chăm sóc y tế có chất lượng cho hàng triệu người. Giáo Hội tự nó cũng là một tổ chức mua bảo hiểm y tế cho hàng nghìn nhân viên ở nhiều cơ quan. Giáo hội Công giáo tại Texas đóng góp cho vấn đề cải cách chăm sóc sức khỏe về cả hai phương diện nhận thức và kinh nghiệm hàng ngày.
Các Giám mục Công giáo Texas sẽ tiếp tục hỗ trợ những cải cách mà cuộc sống của mọi người được tôn trọng, và giá cả phải chăng. Chúng tôi sẽ là một đối tác trung thành trong việc thúc đẩy cải cách có tính cách sống chết này; nhưng nếu bản văn cuối cùng của pháp luật không bao gồm các ngôn ngữ được chấp nhận trên, chúng tôi sẽ phải phản đối nó mạnh mẽ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện rằng các nhà lãnh đạo quốc gia của chúng ta sẽ đặt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương lên trước nhất, vì chỉ khi họ làm như vậy thì đất nước chúng ta mới đạt được những cải cách chăm sóc sức khỏe chính đáng.”
Cung ứng Mục Vụ
Vũ Văn An
22:09 27/10/2009
Sáng kiến mới đây của Tòa Thánh nhằm làm dễ việc tín hữu Anh Giáo trở về hiệp thông trọn vẹn và hữu hình với Giáo Hội Công Giáo thực ra đã có nguồn gốc từ lâu. Theo tuyên bố chung của hai Đức TGM Williams của Anh Giáo và Nichols của Công Giáo, thì đó là thành quả của hơn 40 năm đối thoại giữa hai Giáo Hội. Nhưng cụ thể nhất, ai cũng thấy là từ năm 1980.
Thực vậy, năm1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định thành lập một cơ quan gọi là Cung Ứng Mục Vụ (Pastoral Provision) để chăm lo các cộng đồng Giáo Hội Giám Chức (Episcopal Church), tức ngành Anh Giáo tại Mỹ, đã rời bỏ Giáo Hội ấy về hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Cung Ứng Mục Vụ cho phép việc miễn áp dụng một số tập tục thông thường của Nghi Lễ Latinh trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Điều khoản này cho phép các giám mục giáo phận được thiết lập các giáo xứ Công Giáo Sử Dụng Anh Giáo (Anglican Use Catholic parishes), nghĩa là các giáo xứ được phép sử dụng một nền phụng vụ thích ứng từ Anh Giáo, dưới sự lãnh đạo của các cựu linh mục của Giáo Hội Giám Chức tại Hoa Kỳ. Các giáo xứ này hiện đặt tại các tiểu bang Massachusetts, Pennsylvania, South Carolina, Texas, và một số tiểu bang khác. Điều khoản này cũng cho phép các cựu linh mục Giám Chức có gia đình được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo, một ngoại lệ đối với luật linh mục độc thân.
Theo trang mạng của Cung Ứng Mục Vụ, thì việc thiết lập trên là để thỏa mãn lời yêu cầu của các linh mục và giáo dân Giáo Hội Giám Chức muốn được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Cơ quan Cung Ứng Mục Vụ được đặt dưới quyền tài phán của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thánh Bộ này cử Đại Diện để điều hợp công việc của cơ quan. Với dự liệu này, việc truyền chức linh mục cho các linh mục Giám Chức đã lập gia đình là điều có thể thực hiện được, phù hợp với thông điệp Sacerdotalis caelibatus, số 42 của Đức Phaolô VI. Nó cũng cho phép việc thiết lập các giáo xứ tòng nhân tại các giáo phận Hoa Kỳ để đáp ứng lời thỉnh cầu của các cựu tín hữu Giám Chức nhờ thế họ được duy trì một số yếu tố phụng vụ đặc trưng của truyền thống Anh Giáo. Nền phụng vụ đặc biệt này sau đó đã được Bộ Thờ Phượng Thánh và Ủy Ban Phụng Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận.
Cung Ứng Mục Vụ là một dịch vụ cung ứng cho các giám mục Hoa Kỳ, nhờ đó các cựu linh mục của Giáo Hội Giám Chức có đủ tư cách trở thành ứng viên thụ phong linh mục được huấn luyện về thần học, tu đức và mục vụ để đảm nhận thừa tác vụ trong Giáo Hội Công Giáo. Kể từ năm 1983, hơn 80 ứng viên đã được thụ phong linh mục tại các giáo phận Hoa Kỳ; 7 giáo xứ tòng nhân đã được thiết lập và Sách Thờ Phượng Thánh đã được phê chuẩn.
Theo Đức Ông William H. Stetson, thuộc tổ chức Opus Dei, tổng thư ký của Cung Ứng Mục Vụ, vị đại diện đầu tiên được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin bổ nhiệm để điều hợp cơ quan trên là Đức Cha Bernard Law, lúc đó là giám mục Springfield-Cape Girardeau, sau đó là Hồng Y TGM Boston. Đức HY Law lúc ấy là chủ tịch Uỷ Ban Đại Kết và Liên Tôn Sự Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa kỳ. Khi ngài qua Rôma phục vụ, thì Tòa Thánh đã đề cử Đức TGM John Myers của Newark thay thế.
Theo Đức Ông Stetson, ngay trước năm 1976, là năm Giáo Hội Giám Chức truyền chức linh mục cho nữ giới, nhiều giáo sĩ trong Giáo Hội này đã có ý định hợp nhất với Rôma rồi. Một trong số ấy là Kinh Sĩ Albert Dubois, người đã chính thức rời khỏi Giáo Hội Giám Chức ngay sau vụ truyền chức kia và thành lập ra The American Church Union. Năm 1977, Kinh Sĩ qua Rôma gặp Đức HY Franjo Seper, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và vị thư ký của ngài là chính Đức Hồng Y William Levada sau này. Kinh sĩ thỉnh cầu Đức HY Seper cứu xét việc truyền chức cho các cựu linh mục Giám Chức và thiết lập các giáo xứ riêng cho họ với các tập tục phụng vụ lấy từ truyền thống Anh Giáo.
Dù bác bỏ ý niệm về bất cứ hình thức “giáo phận nghi lễ” nào, nhưng phản ứng ban đầu của Thánh Bộ, xét trong căn bản, được coi là thuận lợi. Trước khi đạt tới quyết định dứt khoát, Đức Hồng Y Seper xin ý kiến của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, liên quan tới vấn đề cho phép các người đã có vợ được thụ phong linh mục. Trong kỳ họp hồi tháng 5 năm 1978, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đồng ý và thông báo cho Tòa Thánh biết việc đồng ý ấy. Thế rồi vấn đề bị dậm chân tại chỗ ở đấy vì Đức Phaolô VI qua đời hồi tháng 8 và sau đó Đức Gioan Phaolô I qua đời hồi tháng 9. Cuối cùng, mãi năm 1980, vấn đề mới được đệ trình cho Đức Gioan Phaolô II. Đức Tân Giáo Hoàng đồng ý ngay và thông báo tức khắc cho vị chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Ngay khi được cử nhiệm làm Đại Diện, Đức Cha Law bắt tay ngay vào việc soạn thảo diễn trình tuyển lựa các ứng viên linh mục trong số các cựu linh mục Giám Chức, theo đó, việc đầu tiên là thu lượm tín liệu từ ứng viên và giám mục bảo trợ về tư cách xứng đáng để được thụ phong. Các tín liệu này sau đó được đệ trình Tòa Thánh qua vị Đại Diện cơ quan. Cùng với tín liệu đó là lượng giá về học vấn và chứng nhận từng ứng viên do một ủy ban thần học được vị Đại Diện cử nhiệm. Thể thức trên đã được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chấp thuận, dẫn tới việc truyền chức cho hơn 80 cựu linh mục Giám Chức. Hiện nay, theo Đức Ông Stetson, vì những bất ổn trong Giáo Hội Giám Chức, con số những người muốn tham gia chương trình này mỗi ngày một lên cao.
Về phương diện phụng vụ, quyết định năm 1980 nói rõ rằng: “Nhóm có thể duy trì một số yếu tố trong nền phụng vụ Anh Giáo; những yếu tố này sẽ được một ủy ban do Thánh Bộ thiết lập cho mục đích này ấn định”. Năm 1983, ủy ban này đã được thiết lập với sự cộng tác của Thánh Bộ Bí Tích và Thờ Phượng Thánh. Chính uỷ ban này đã phê chuẩn Sách Thờ Phượng Thánh để dùng trong các giáo xứ và cộng đoàn thờ phượng của các tín hữu cựu Giám Chức. Cũng trong năm này, một ủy ban các luật gia giáo luật, trong đó có Đức HY Anthony Bevilacqua đã đưa ra các chỉ dẫn cho việc thiết lập các giáo xứ cũng như cộng đoàn thờ phượng tòng nhân cho tín hữu cựu Giám Chức. Như trên đã nói, hiện có 7 giáo xứ hay cộng đoàn kiểu trên tại nhiều vùng khác nhau của Hoa Kỳ.
Nhận định về hình thức sắp xếp này, Đức Ông Stetson nửa đùa nửa thật kể lại một truyện vui. Được hỏi có gì khác biệt giữa một linh mục Giám Chức và một linh mục Công Giáo, vị cựu linh mục Giám Chức bảo: “khác nhau khoảng 20 ngàn đôla”. Điều này tất nhiên, vì “lương” một linh mục Công Giáo làm sao đủ cho một linh mục có gia đình. Nhưng theo Đức Ông Stetson, đây cũng là một khía cạnh thực tiễn cần lưu tâm. Đức Ông Stetson cũng đề cập đến một thách thức nữa là con số giáo dân trong một giáo xứ. Các giáo xứ Giám Chức thường chỉ bao gồm chừng 200 gia đình, trái lại các giáo xứ Công Giáo thường bao gồm cả ngàn gia đình. Tuy các linh mục có gia đình thường không được phép chăm sóc các linh hồn theo phương thức bình thường trong khuôn khổ giáo xứ, nhưng số lượng công việc của ngài trong tư cách linh mục Công Giáo thường là lớn lao hơn, bất kể là làm tuyên úy bệnh viện hay tuyên úy các trường. Và việc ấy nhất định tác động lớn đối với cuộc sống hôn nhân. Bởi thế, chăm sóc mục vụ đối với các bà vợ giáo sĩ trở thành đề tài mới cho các giám mục giáo phận.
Một vấn đề tế nhị cũng đã được nhiều người nêu ra là phải chăng đây là một thăm dò để thử nghiệm việc nới rộng luật độc thân của các linh mục nói chung. Về việc này, điều cần nhớ là: cả Tòa Thánh lẫn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đều nhấn mạnh đây chỉ là một đáp ứng đối với lời thỉnh cầu của các cựu giáo sĩ và giáo dân Giám Chức như cách thế để họ duy trì phần nào gia tài Anh Giáo lâu đời của họ khi hiệp thông trọn vẹn với Tòa Phêrô. Nói cách khác đây là một ngoại lệ được ban chuẩn trên căn bản từng trường hợp một và được áp dụng riêng cho các cựu linh mục Giám Chức đủ tư cách được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo để phục vụ anh chị cựu Giám Chức của họ. Nó không hề được dùng làm cơ sở để biện hộ cho việc giữ độc thân nhiệm ý trong Giáo Hội Công Giáo. Các chứng tá của Giáo Hội Công Giáo Phương Đông gần đây cũng như thách đố trên đây về các giáo sĩ có gia đình đã đủ để chứng minh tính tiêu chuẩn của việc độc thân linh mục để phục vụ Nước Trời.
Sự khác nhau giữa Cung Ứng Mục Vụ và tông hiến tương lai
Ngày 26 tháng Mười vừa qua, Đức Ông Stetson đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn về động thái mới của Tòa Thánh. Nhân dịp này, Đức Ông Stetson cho hay: tòa bản quyền tòng nhân là một cấu trúc tài phán gồm một vị giáo chủ có quyền tài phán thông thường, một hàng giáo sĩ thuộc quyền, phụ giúp ngài trong công tác mục vụ, và một hàng ngũ giáo dân để chăm sóc. Theo Đức Ông, nó giống như tòa bản quyền cho quân đội với nhiệm vụ chăm sóc các nhân viên quân sự của một quốc gia, và gia đình họ. Ngài không thấy tòa bản quyền nào khác nữa.
Về sự khác nhau giữa Cung Ứng Mục Vụ và tông hiến tương lai, Đức Ông cho rằng Cung Ứng Mục Vụ không có nội dung giáo luật và không dự liệu việc thi hành quyền cai quản. Trái lại, tông hiến tương lai sẽ ấn định ra các qui phạm giáo luật ở cấp cao nhất, cho phép tạo ra một cơ cấu mới hợp giáo luật gọi là “các tòa bản quyền” tại mỗi quốc gia riêng biệt. Mỗi tòa bản quyền này đều sẽ có quyền cai quản (quyền tài phán) đối với người và sự việc. Hiện nay, các giáo xứ Sử Dụng Anh Giáo tại Hoa Kỳ là các giáo xứ tòng nhân của giáo phận nơi chúng hiện diện. Giữa các giáo xứ này không hề có mối liên hệ giáo luật nào mà chúng cũng không có liên hệ giáo luật nào đối với vị Đại Diện của cơ quan Cung Ứng Mục Vụ. Một khi toà bản quyền tòng nhân được thiết lập, các giáo xứ này sẽ trực thuộc nó. Chính vị đứng đầu tòa bản quyền tòng nhân sẽ thiết lập ra các giáo xứ hay các cộng đoàn thờ phượng mới theo yêu cầu của các tín hữu cựu Anh Giáo và với sự tham khảo với vị bản quyền địa phương nơi các tín hữu này sinh sống.
Về câu hỏi tại sao đã có Cung Ứng Mục Vụ rồi, mà còn phải đưa ra tông hiến mới, Đức Ông Stetson cho hay: Cung Ứng Mục Vụ chỉ là một diễn trình hành chánh để chuẩn bị cho các cựu linh mục Giám Chức đã có gia đình được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo theo lời yêu cầu của giám mục sở tại. Trong khi toà bản quyền mới sẽ có cơ cấu giáo luật tương tự như một giáo phận để chăm sóc mục vụ cho các tín hữu từ Giáo Hội Giám Chức trở về.
Được hỏi hình như cơ cấu giáo luật nói trên là để đáp ứng trực tiếp lời thỉnh cầu hai năm trước đây của Hiệp Thông Anh Giáo Truyền Thống (TAC), một Hiệp Thông hiện có tới 400,000 tín hữu khắp hoàn cầu, phải chăng các tín hữu này sẽ gia nhập Giáo Hội Công Giáo xuyên qua các tòa bản quyền tòng nhân này, Đức Ông cho hay: trên thực tế, TAC là một liên hiệp nhiều “giáo phận” rải rác khắp thế giới; nó bao gồm linh mục, tín hữu giáo dân và giám mục. Tự nó, TAC chưa bao giờ là thành phần của Hiệp Thông Anh Giáo dưới quyền Tổng Giám Mục Canterbury (Dr Rowan Williams). Điều gì sẽ xẩy tới cho các “giáo phận” ấy tại các quốc gia biệt lập sẽ tùy thuộc quyết định của hàng giáo phẩm Công Giáo tại quốc gia liên hệ và của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tại Châu Phi và Châu Á, các giáo phận này khá nhiều và đông hơn các lục địa khác.
Còn về diễn trình của các toà bản quyền tòng nhân, Đức Ông cho hay: vì tông hiến chưa được ban hành, nên chưa biết diễn trình hay thủ tục áp dụng sẽ như thế nào trong việc thiết lập một tòa bản quyền tòng nhân. Tuy nhiên, ngài đoán nó cũng giống như diễn trình đã được Cung Ứng Mục Vụ áp dụng suốt 27 năm qua tại Hoa Kỳ.
Cũng nên lưu ý: thông báo của Tòa Thánh có cho các tòa bản quyền tòng nhân có quyền có chủng sinh riêng, được đào tạo song song với các chủng sinh Công Giáo khác. Điều ấy có bao hàm khả thể kết hôn đối với chủng sinh cựu Anh Giáo không? Đức Ông Stetson một lần nữa xác định rằng chỉ những chủng sinh đã lập gia đình khi ngỏ ý trở về hiệp thông và chịu huấn luyện làm linh mục trong Giáo Hội Công Giáo mới tiếp tục cuộc sống hôn nhân. Còn các chủng sinh trong tương lai thì phải giữ độc thân.
Ngoài ra, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, các cựu tín hữu Anh Giáo được quyền duy trì truyền thống phụng vụ phong phú của họ (ngôn ngữ, âm nhạc, phẩm phục…) vốn có từ thế kỷ 16. Họ cũng được duy trì truyền thống sử dụng Thánh Kinh để giảng giải, lòng yêu kính các giáo phụ và cách phát biểu thần học bên ngoài truyền thống kinh viện Công Giáo.
Tại sao chỉ nhân nhượng các tín hữu Anh Giáo, mà không nhân nhượng các Kitô hữu khác như Luthêrô, Trưởng Lão… nếu họ muốn gia nhập Giáo Hội? Đức Ông cho rằng: Tín hữu Anh Giáo luôn chiếm vị trí đặc biệt trong thái độ của Giáo Hội Công Giáo La Mã đối với việc phá vỡ sự hợp nhất Kitô Giáo sau thế kỷ 16. Gáo Hội Anh Giáo luôn cố gắng duy trì thật nhiều các yếu tố của Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn là Thệ Phản. Giáo Hội Anh Giáo cũng duy trì được sự nhất trí cao hơn trong chính mình để có thể đối thoại với Rôma như một thực thể đơn nhất.
Thực vậy, năm1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định thành lập một cơ quan gọi là Cung Ứng Mục Vụ (Pastoral Provision) để chăm lo các cộng đồng Giáo Hội Giám Chức (Episcopal Church), tức ngành Anh Giáo tại Mỹ, đã rời bỏ Giáo Hội ấy về hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Cung Ứng Mục Vụ cho phép việc miễn áp dụng một số tập tục thông thường của Nghi Lễ Latinh trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Điều khoản này cho phép các giám mục giáo phận được thiết lập các giáo xứ Công Giáo Sử Dụng Anh Giáo (Anglican Use Catholic parishes), nghĩa là các giáo xứ được phép sử dụng một nền phụng vụ thích ứng từ Anh Giáo, dưới sự lãnh đạo của các cựu linh mục của Giáo Hội Giám Chức tại Hoa Kỳ. Các giáo xứ này hiện đặt tại các tiểu bang Massachusetts, Pennsylvania, South Carolina, Texas, và một số tiểu bang khác. Điều khoản này cũng cho phép các cựu linh mục Giám Chức có gia đình được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo, một ngoại lệ đối với luật linh mục độc thân.
Theo trang mạng của Cung Ứng Mục Vụ, thì việc thiết lập trên là để thỏa mãn lời yêu cầu của các linh mục và giáo dân Giáo Hội Giám Chức muốn được hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Cơ quan Cung Ứng Mục Vụ được đặt dưới quyền tài phán của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Thánh Bộ này cử Đại Diện để điều hợp công việc của cơ quan. Với dự liệu này, việc truyền chức linh mục cho các linh mục Giám Chức đã lập gia đình là điều có thể thực hiện được, phù hợp với thông điệp Sacerdotalis caelibatus, số 42 của Đức Phaolô VI. Nó cũng cho phép việc thiết lập các giáo xứ tòng nhân tại các giáo phận Hoa Kỳ để đáp ứng lời thỉnh cầu của các cựu tín hữu Giám Chức nhờ thế họ được duy trì một số yếu tố phụng vụ đặc trưng của truyền thống Anh Giáo. Nền phụng vụ đặc biệt này sau đó đã được Bộ Thờ Phượng Thánh và Ủy Ban Phụng Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ chấp thuận.
Cung Ứng Mục Vụ là một dịch vụ cung ứng cho các giám mục Hoa Kỳ, nhờ đó các cựu linh mục của Giáo Hội Giám Chức có đủ tư cách trở thành ứng viên thụ phong linh mục được huấn luyện về thần học, tu đức và mục vụ để đảm nhận thừa tác vụ trong Giáo Hội Công Giáo. Kể từ năm 1983, hơn 80 ứng viên đã được thụ phong linh mục tại các giáo phận Hoa Kỳ; 7 giáo xứ tòng nhân đã được thiết lập và Sách Thờ Phượng Thánh đã được phê chuẩn.
Theo Đức Ông William H. Stetson, thuộc tổ chức Opus Dei, tổng thư ký của Cung Ứng Mục Vụ, vị đại diện đầu tiên được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin bổ nhiệm để điều hợp cơ quan trên là Đức Cha Bernard Law, lúc đó là giám mục Springfield-Cape Girardeau, sau đó là Hồng Y TGM Boston. Đức HY Law lúc ấy là chủ tịch Uỷ Ban Đại Kết và Liên Tôn Sự Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa kỳ. Khi ngài qua Rôma phục vụ, thì Tòa Thánh đã đề cử Đức TGM John Myers của Newark thay thế.
Theo Đức Ông Stetson, ngay trước năm 1976, là năm Giáo Hội Giám Chức truyền chức linh mục cho nữ giới, nhiều giáo sĩ trong Giáo Hội này đã có ý định hợp nhất với Rôma rồi. Một trong số ấy là Kinh Sĩ Albert Dubois, người đã chính thức rời khỏi Giáo Hội Giám Chức ngay sau vụ truyền chức kia và thành lập ra The American Church Union. Năm 1977, Kinh Sĩ qua Rôma gặp Đức HY Franjo Seper, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và vị thư ký của ngài là chính Đức Hồng Y William Levada sau này. Kinh sĩ thỉnh cầu Đức HY Seper cứu xét việc truyền chức cho các cựu linh mục Giám Chức và thiết lập các giáo xứ riêng cho họ với các tập tục phụng vụ lấy từ truyền thống Anh Giáo.
Dù bác bỏ ý niệm về bất cứ hình thức “giáo phận nghi lễ” nào, nhưng phản ứng ban đầu của Thánh Bộ, xét trong căn bản, được coi là thuận lợi. Trước khi đạt tới quyết định dứt khoát, Đức Hồng Y Seper xin ý kiến của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, liên quan tới vấn đề cho phép các người đã có vợ được thụ phong linh mục. Trong kỳ họp hồi tháng 5 năm 1978, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đồng ý và thông báo cho Tòa Thánh biết việc đồng ý ấy. Thế rồi vấn đề bị dậm chân tại chỗ ở đấy vì Đức Phaolô VI qua đời hồi tháng 8 và sau đó Đức Gioan Phaolô I qua đời hồi tháng 9. Cuối cùng, mãi năm 1980, vấn đề mới được đệ trình cho Đức Gioan Phaolô II. Đức Tân Giáo Hoàng đồng ý ngay và thông báo tức khắc cho vị chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Ngay khi được cử nhiệm làm Đại Diện, Đức Cha Law bắt tay ngay vào việc soạn thảo diễn trình tuyển lựa các ứng viên linh mục trong số các cựu linh mục Giám Chức, theo đó, việc đầu tiên là thu lượm tín liệu từ ứng viên và giám mục bảo trợ về tư cách xứng đáng để được thụ phong. Các tín liệu này sau đó được đệ trình Tòa Thánh qua vị Đại Diện cơ quan. Cùng với tín liệu đó là lượng giá về học vấn và chứng nhận từng ứng viên do một ủy ban thần học được vị Đại Diện cử nhiệm. Thể thức trên đã được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin chấp thuận, dẫn tới việc truyền chức cho hơn 80 cựu linh mục Giám Chức. Hiện nay, theo Đức Ông Stetson, vì những bất ổn trong Giáo Hội Giám Chức, con số những người muốn tham gia chương trình này mỗi ngày một lên cao.
Về phương diện phụng vụ, quyết định năm 1980 nói rõ rằng: “Nhóm có thể duy trì một số yếu tố trong nền phụng vụ Anh Giáo; những yếu tố này sẽ được một ủy ban do Thánh Bộ thiết lập cho mục đích này ấn định”. Năm 1983, ủy ban này đã được thiết lập với sự cộng tác của Thánh Bộ Bí Tích và Thờ Phượng Thánh. Chính uỷ ban này đã phê chuẩn Sách Thờ Phượng Thánh để dùng trong các giáo xứ và cộng đoàn thờ phượng của các tín hữu cựu Giám Chức. Cũng trong năm này, một ủy ban các luật gia giáo luật, trong đó có Đức HY Anthony Bevilacqua đã đưa ra các chỉ dẫn cho việc thiết lập các giáo xứ cũng như cộng đoàn thờ phượng tòng nhân cho tín hữu cựu Giám Chức. Như trên đã nói, hiện có 7 giáo xứ hay cộng đoàn kiểu trên tại nhiều vùng khác nhau của Hoa Kỳ.
Nhận định về hình thức sắp xếp này, Đức Ông Stetson nửa đùa nửa thật kể lại một truyện vui. Được hỏi có gì khác biệt giữa một linh mục Giám Chức và một linh mục Công Giáo, vị cựu linh mục Giám Chức bảo: “khác nhau khoảng 20 ngàn đôla”. Điều này tất nhiên, vì “lương” một linh mục Công Giáo làm sao đủ cho một linh mục có gia đình. Nhưng theo Đức Ông Stetson, đây cũng là một khía cạnh thực tiễn cần lưu tâm. Đức Ông Stetson cũng đề cập đến một thách thức nữa là con số giáo dân trong một giáo xứ. Các giáo xứ Giám Chức thường chỉ bao gồm chừng 200 gia đình, trái lại các giáo xứ Công Giáo thường bao gồm cả ngàn gia đình. Tuy các linh mục có gia đình thường không được phép chăm sóc các linh hồn theo phương thức bình thường trong khuôn khổ giáo xứ, nhưng số lượng công việc của ngài trong tư cách linh mục Công Giáo thường là lớn lao hơn, bất kể là làm tuyên úy bệnh viện hay tuyên úy các trường. Và việc ấy nhất định tác động lớn đối với cuộc sống hôn nhân. Bởi thế, chăm sóc mục vụ đối với các bà vợ giáo sĩ trở thành đề tài mới cho các giám mục giáo phận.
Một vấn đề tế nhị cũng đã được nhiều người nêu ra là phải chăng đây là một thăm dò để thử nghiệm việc nới rộng luật độc thân của các linh mục nói chung. Về việc này, điều cần nhớ là: cả Tòa Thánh lẫn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đều nhấn mạnh đây chỉ là một đáp ứng đối với lời thỉnh cầu của các cựu giáo sĩ và giáo dân Giám Chức như cách thế để họ duy trì phần nào gia tài Anh Giáo lâu đời của họ khi hiệp thông trọn vẹn với Tòa Phêrô. Nói cách khác đây là một ngoại lệ được ban chuẩn trên căn bản từng trường hợp một và được áp dụng riêng cho các cựu linh mục Giám Chức đủ tư cách được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo để phục vụ anh chị cựu Giám Chức của họ. Nó không hề được dùng làm cơ sở để biện hộ cho việc giữ độc thân nhiệm ý trong Giáo Hội Công Giáo. Các chứng tá của Giáo Hội Công Giáo Phương Đông gần đây cũng như thách đố trên đây về các giáo sĩ có gia đình đã đủ để chứng minh tính tiêu chuẩn của việc độc thân linh mục để phục vụ Nước Trời.
Sự khác nhau giữa Cung Ứng Mục Vụ và tông hiến tương lai
Ngày 26 tháng Mười vừa qua, Đức Ông Stetson đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn về động thái mới của Tòa Thánh. Nhân dịp này, Đức Ông Stetson cho hay: tòa bản quyền tòng nhân là một cấu trúc tài phán gồm một vị giáo chủ có quyền tài phán thông thường, một hàng giáo sĩ thuộc quyền, phụ giúp ngài trong công tác mục vụ, và một hàng ngũ giáo dân để chăm sóc. Theo Đức Ông, nó giống như tòa bản quyền cho quân đội với nhiệm vụ chăm sóc các nhân viên quân sự của một quốc gia, và gia đình họ. Ngài không thấy tòa bản quyền nào khác nữa.
Về sự khác nhau giữa Cung Ứng Mục Vụ và tông hiến tương lai, Đức Ông cho rằng Cung Ứng Mục Vụ không có nội dung giáo luật và không dự liệu việc thi hành quyền cai quản. Trái lại, tông hiến tương lai sẽ ấn định ra các qui phạm giáo luật ở cấp cao nhất, cho phép tạo ra một cơ cấu mới hợp giáo luật gọi là “các tòa bản quyền” tại mỗi quốc gia riêng biệt. Mỗi tòa bản quyền này đều sẽ có quyền cai quản (quyền tài phán) đối với người và sự việc. Hiện nay, các giáo xứ Sử Dụng Anh Giáo tại Hoa Kỳ là các giáo xứ tòng nhân của giáo phận nơi chúng hiện diện. Giữa các giáo xứ này không hề có mối liên hệ giáo luật nào mà chúng cũng không có liên hệ giáo luật nào đối với vị Đại Diện của cơ quan Cung Ứng Mục Vụ. Một khi toà bản quyền tòng nhân được thiết lập, các giáo xứ này sẽ trực thuộc nó. Chính vị đứng đầu tòa bản quyền tòng nhân sẽ thiết lập ra các giáo xứ hay các cộng đoàn thờ phượng mới theo yêu cầu của các tín hữu cựu Anh Giáo và với sự tham khảo với vị bản quyền địa phương nơi các tín hữu này sinh sống.
Về câu hỏi tại sao đã có Cung Ứng Mục Vụ rồi, mà còn phải đưa ra tông hiến mới, Đức Ông Stetson cho hay: Cung Ứng Mục Vụ chỉ là một diễn trình hành chánh để chuẩn bị cho các cựu linh mục Giám Chức đã có gia đình được thụ phong linh mục trong Giáo Hội Công Giáo theo lời yêu cầu của giám mục sở tại. Trong khi toà bản quyền mới sẽ có cơ cấu giáo luật tương tự như một giáo phận để chăm sóc mục vụ cho các tín hữu từ Giáo Hội Giám Chức trở về.
Được hỏi hình như cơ cấu giáo luật nói trên là để đáp ứng trực tiếp lời thỉnh cầu hai năm trước đây của Hiệp Thông Anh Giáo Truyền Thống (TAC), một Hiệp Thông hiện có tới 400,000 tín hữu khắp hoàn cầu, phải chăng các tín hữu này sẽ gia nhập Giáo Hội Công Giáo xuyên qua các tòa bản quyền tòng nhân này, Đức Ông cho hay: trên thực tế, TAC là một liên hiệp nhiều “giáo phận” rải rác khắp thế giới; nó bao gồm linh mục, tín hữu giáo dân và giám mục. Tự nó, TAC chưa bao giờ là thành phần của Hiệp Thông Anh Giáo dưới quyền Tổng Giám Mục Canterbury (Dr Rowan Williams). Điều gì sẽ xẩy tới cho các “giáo phận” ấy tại các quốc gia biệt lập sẽ tùy thuộc quyết định của hàng giáo phẩm Công Giáo tại quốc gia liên hệ và của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin. Tại Châu Phi và Châu Á, các giáo phận này khá nhiều và đông hơn các lục địa khác.
Còn về diễn trình của các toà bản quyền tòng nhân, Đức Ông cho hay: vì tông hiến chưa được ban hành, nên chưa biết diễn trình hay thủ tục áp dụng sẽ như thế nào trong việc thiết lập một tòa bản quyền tòng nhân. Tuy nhiên, ngài đoán nó cũng giống như diễn trình đã được Cung Ứng Mục Vụ áp dụng suốt 27 năm qua tại Hoa Kỳ.
Cũng nên lưu ý: thông báo của Tòa Thánh có cho các tòa bản quyền tòng nhân có quyền có chủng sinh riêng, được đào tạo song song với các chủng sinh Công Giáo khác. Điều ấy có bao hàm khả thể kết hôn đối với chủng sinh cựu Anh Giáo không? Đức Ông Stetson một lần nữa xác định rằng chỉ những chủng sinh đã lập gia đình khi ngỏ ý trở về hiệp thông và chịu huấn luyện làm linh mục trong Giáo Hội Công Giáo mới tiếp tục cuộc sống hôn nhân. Còn các chủng sinh trong tương lai thì phải giữ độc thân.
Ngoài ra, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, các cựu tín hữu Anh Giáo được quyền duy trì truyền thống phụng vụ phong phú của họ (ngôn ngữ, âm nhạc, phẩm phục…) vốn có từ thế kỷ 16. Họ cũng được duy trì truyền thống sử dụng Thánh Kinh để giảng giải, lòng yêu kính các giáo phụ và cách phát biểu thần học bên ngoài truyền thống kinh viện Công Giáo.
Tại sao chỉ nhân nhượng các tín hữu Anh Giáo, mà không nhân nhượng các Kitô hữu khác như Luthêrô, Trưởng Lão… nếu họ muốn gia nhập Giáo Hội? Đức Ông cho rằng: Tín hữu Anh Giáo luôn chiếm vị trí đặc biệt trong thái độ của Giáo Hội Công Giáo La Mã đối với việc phá vỡ sự hợp nhất Kitô Giáo sau thế kỷ 16. Gáo Hội Anh Giáo luôn cố gắng duy trì thật nhiều các yếu tố của Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn là Thệ Phản. Giáo Hội Anh Giáo cũng duy trì được sự nhất trí cao hơn trong chính mình để có thể đối thoại với Rôma như một thực thể đơn nhất.
Top Stories
Finally Mass celebrated in Son La
Asia-News
07:51 27/10/2009
Local authorities had prevented all religious services, Christmas and Easter included, on the grounds that “there are no Catholics” in the province. About 500 faithful used to gather in private homes and basements. Police agents are present at the service, but only took pictures and taped those present, officially to report to their “superiors”.
Hanoi (AsiaNews) – At last, Mass was celebrate in Son La, a city in a mountain region in north-western Vietnam where for years the authorities had prevented priests form coming, even if only for Christmas or Easter. This time police let it happen, but took pictures and taped all those present, claiming that it needed the images to report to their ‘superiors”.
The situation in Son La has been more or less the same since 2004 when Bishop Anthony Vu Huy Chuong, from the Diocese of Hung Hoa, petitioned local authorities for a permit to have two Catholic priests celebrate Mass at least twice a year, at Christmas and Easter.
Then Patriotic Front Chief Nguyen The Thao rejected the request, arguing that “since there are no Catholics in Son La, there is no need for such services.”
Not only was Thao’s decision a clear violation of religious freedom, it was also a patent lie because out of a population of about a million, Son La Province has about 3,000 Catholics from 40 different ethnic groups. The Church has documentary evidence of the presence of 700 families as far back as 1985.
Since then, the anti-Christian campaign by the authorities in Son La reached the point where they even tried to get ethnic Hmong to go back to their old pagan religion.
The situation was such that a US delegation investigating religious freedom came to town back in May. On the 19th of that month, it actually met some of the “non-existent” Catholics who dared speak about abuses and the patent violation of their right to religious freedom in front of the authorities.
Last Saturday, Fr Nguyen Trung Thoai was able to celebrate Mass for Our Lady of the Rosary in a hall made available by a local Catholic, Trinh Xuân Thuy.
Unlike previous years, police did not prevent people from coming.
More than a hundred courageous worshippers gathered (pictured) for the flower giving ceremony, a Vietnamese tradition, and the Eucharist.
Son La Catholics now hope that in the future Mass will not be the exception to the rule, but a regular, weekly, occurrence.
They believe the authorities had a change of heart because of their perseverance and courage over the years, the support of many human rights organisations and the upcoming release of the much feared US report on religious freedom, which could weigh heavily on US aid and investments in Vietnam.
Hanoi (AsiaNews) – At last, Mass was celebrate in Son La, a city in a mountain region in north-western Vietnam where for years the authorities had prevented priests form coming, even if only for Christmas or Easter. This time police let it happen, but took pictures and taped all those present, claiming that it needed the images to report to their ‘superiors”.
The situation in Son La has been more or less the same since 2004 when Bishop Anthony Vu Huy Chuong, from the Diocese of Hung Hoa, petitioned local authorities for a permit to have two Catholic priests celebrate Mass at least twice a year, at Christmas and Easter.
Then Patriotic Front Chief Nguyen The Thao rejected the request, arguing that “since there are no Catholics in Son La, there is no need for such services.”
Not only was Thao’s decision a clear violation of religious freedom, it was also a patent lie because out of a population of about a million, Son La Province has about 3,000 Catholics from 40 different ethnic groups. The Church has documentary evidence of the presence of 700 families as far back as 1985.
Since then, the anti-Christian campaign by the authorities in Son La reached the point where they even tried to get ethnic Hmong to go back to their old pagan religion.
The situation was such that a US delegation investigating religious freedom came to town back in May. On the 19th of that month, it actually met some of the “non-existent” Catholics who dared speak about abuses and the patent violation of their right to religious freedom in front of the authorities.
Last Saturday, Fr Nguyen Trung Thoai was able to celebrate Mass for Our Lady of the Rosary in a hall made available by a local Catholic, Trinh Xuân Thuy.
Unlike previous years, police did not prevent people from coming.
More than a hundred courageous worshippers gathered (pictured) for the flower giving ceremony, a Vietnamese tradition, and the Eucharist.
Son La Catholics now hope that in the future Mass will not be the exception to the rule, but a regular, weekly, occurrence.
They believe the authorities had a change of heart because of their perseverance and courage over the years, the support of many human rights organisations and the upcoming release of the much feared US report on religious freedom, which could weigh heavily on US aid and investments in Vietnam.
Finalmente a Son La si è potuta celebrare una messa
Asia-News
07:54 27/10/2009
Le autorità locali avevano sempre impedito qualsiasi celebrazione religiosa, anche a Natale e Pasqua, sostenendo che in città “non ci sono cattolici”. I 500 fedeli si erano quindi dovuti riunire di nascosto in case private e scantinati. La polizia era presente alla messa, ma si è limitata a fotografare e filmare i presenti, ufficialmente per “riferire ai superiori”.
Hanoi (AsiaNews) – Finalmente si è potuta celebrare una messa a Son La, città della regione montagnosa del nordovest del Vietnam, le autorità della quale per anni hanno impedito persino l’arrivo di un sacerdote, anche a Natale o Pasqua. La polizia stavolta ha lasciato fare, ma ha fotografato e filmato tutti i presenti, sostenendo di avere bisogno delle immagini per fare rapporto “ai superiori”.
La situazione di Son La era andata avanti, più o meno allo stesso modo, da anni, da quando, nel 2004, il vescovo Anthony Vu Huy Chuong, della diocesi di Hung Hoa inviò una petizione alle autorità locali, chiedendo il permesso per i sacerdoti cattolici di celebrare messa almeno due volte l’anno, per Natale e Pasqua. L’allora capo del Fronte patriottico, Nguyen The Thao, respinse la petizione, con l’affermazione che “non essendoci attualmente fedeli a Son La, non c’è bisogno di tali servizi”. La dichiarazione di Thao era non solo una evidente violazione della libertà religiosa, ma anche una manifesta bugia, visto che in quel periodo a Son La c’erano almeno tremila cattolici - su poco più di un milione di abitanti - di 40 diverse etnie e la Chiesa ha documenti dell’esistenza, già nel 1985, di 700 famiglie cattoliche.
La lotta delle autorità di Son La era arrivata al punto di cercare di convincere alcuni cristiani di etnia Hmong a tornare alla loro vecchia religione pagana. Una situazione così eclatante da spingere una delegazione della Commissione statunitense per la libertà religiosa - che nel maggio scorso si è recata in Vietnam - a recarsi in città. Il 19 maggio ha così incontrato un gruppo di quei cattolici “inesistenti”, che, malgrado la presenza di esponenti delle autorità, hanno testimoniato le vessazioni subite e la palese violazione della libertà religiosa.
Così, il 24 ottobre, padre Nguyen Trung Thoai ha potuto celebrare messa per l festa di Nostra Signora del rosario, in una sala messa a disposizione da un cattolico locale, Trinh Xuân Thuy. A differenza degli anni passati, la polizia non gli ha impedito di arrivare. Oltre un centinaio di coraggiosi fedeli si sono riuniti (nella foto) per la cerimonia dell’offerta dei fiori, secondo una tradizione vietnamita, e per l’Eucaristia.
I fedeli di Son La ora sperano che la celebrazione della messa non sia in futuro un fatto straordinario, ma possa avvenire regolarmente ogni settimana. Essi attribuiscono il mutato atteggiamento delle autorità alla perseveranza e al coraggio dimostrati negli anni passati, al sostegno avuto da numerose organizzazioni per la tutela dei diritti umani e all’attesa della prossima pubblicazione del temuto rapporto americano sulla libertà religiosa. Che potrebbe pesare sugli aiuti e gli investimenti degli Stati Uniti in Vietnam.
Hanoi (AsiaNews) – Finalmente si è potuta celebrare una messa a Son La, città della regione montagnosa del nordovest del Vietnam, le autorità della quale per anni hanno impedito persino l’arrivo di un sacerdote, anche a Natale o Pasqua. La polizia stavolta ha lasciato fare, ma ha fotografato e filmato tutti i presenti, sostenendo di avere bisogno delle immagini per fare rapporto “ai superiori”.
La situazione di Son La era andata avanti, più o meno allo stesso modo, da anni, da quando, nel 2004, il vescovo Anthony Vu Huy Chuong, della diocesi di Hung Hoa inviò una petizione alle autorità locali, chiedendo il permesso per i sacerdoti cattolici di celebrare messa almeno due volte l’anno, per Natale e Pasqua. L’allora capo del Fronte patriottico, Nguyen The Thao, respinse la petizione, con l’affermazione che “non essendoci attualmente fedeli a Son La, non c’è bisogno di tali servizi”. La dichiarazione di Thao era non solo una evidente violazione della libertà religiosa, ma anche una manifesta bugia, visto che in quel periodo a Son La c’erano almeno tremila cattolici - su poco più di un milione di abitanti - di 40 diverse etnie e la Chiesa ha documenti dell’esistenza, già nel 1985, di 700 famiglie cattoliche.
La lotta delle autorità di Son La era arrivata al punto di cercare di convincere alcuni cristiani di etnia Hmong a tornare alla loro vecchia religione pagana. Una situazione così eclatante da spingere una delegazione della Commissione statunitense per la libertà religiosa - che nel maggio scorso si è recata in Vietnam - a recarsi in città. Il 19 maggio ha così incontrato un gruppo di quei cattolici “inesistenti”, che, malgrado la presenza di esponenti delle autorità, hanno testimoniato le vessazioni subite e la palese violazione della libertà religiosa.
Così, il 24 ottobre, padre Nguyen Trung Thoai ha potuto celebrare messa per l festa di Nostra Signora del rosario, in una sala messa a disposizione da un cattolico locale, Trinh Xuân Thuy. A differenza degli anni passati, la polizia non gli ha impedito di arrivare. Oltre un centinaio di coraggiosi fedeli si sono riuniti (nella foto) per la cerimonia dell’offerta dei fiori, secondo una tradizione vietnamita, e per l’Eucaristia.
I fedeli di Son La ora sperano che la celebrazione della messa non sia in futuro un fatto straordinario, ma possa avvenire regolarmente ogni settimana. Essi attribuiscono il mutato atteggiamento delle autorità alla perseveranza e al coraggio dimostrati negli anni passati, al sostegno avuto da numerose organizzazioni per la tutela dei diritti umani e all’attesa della prossima pubblicazione del temuto rapporto americano sulla libertà religiosa. Che potrebbe pesare sugli aiuti e gli investimenti degli Stati Uniti in Vietnam.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khấn trọng thể trong Dòng Thánh Phanxicô Thủ Đức
Vạn Thành
09:36 27/10/2009
THỦ ĐỨC - Sáng Chúa Nhật ngày 25/10/ tại Học viện Dòng Phanxicô Thủ Đức, Tỉnh Dòng Thánh Phanxicô Việt Nam đã long trọng cử hành Thánh Lễ tuyên khấn trọng thể cho 10 tu sĩ.
Chủ tế Thánh Lễ khấn là cha Giám tỉnh Phanxicô Xaviê Vũ Phan Long, cùng đồng tế có gần 50 linh mục, gồm các linh mục trong dòng, các linh mục giáo sư học viện, các linh mục thân nhân của các khấn sinh. Có khoảng 600 người tham dự thánh lễ, gồm gia đình của 10 khấn sinh, các tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân, bạn hữu và anh chị em giáo dân.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng và trang nghiêm với nghi thức khấn trọng thể của Dòng Phanxicô. Mọi người cùng hiệp thông để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các thầy.
Trong bài huấn từ, cha chủ tế đã nêu lên cho các thầy một viễn ảnh về sứ mạng của các thầy trong tương lai của Tỉnh Dòng, Giáo Hội và thế giới. Ngài cũng nêu lên những băn khoan về thế hệ tương lai. Qua đó, ngài chia sẻ với các thầy và cộng đoàn về ý nghĩa của Giao Ước và sự Thánh Thiện từ các bài đọc Thánh Kinh, trong tương quan với các lời khấn dòng, và mời gọi các thầy dấn bước trong tình hiệp nhất, yêu thương để xây dựng Hội Dòng và Hội Thánh theo tinh thần đơn sơ và khiêm nhường Phan Sinh.
Lễ nghi tuyên khấn tiếp tục với phần thẩm vấn các khấn sinh. Các thầy đã đến trước cha chủ sự và ngài đã nhân danh Hội Thánh và Dòng hỏi xem họ đã sẵn sàng dấn bước theo Chúa và theo đuổi đức ái hoàn hảo theo Luật và Hiến chương Dòng Phanxicô không. Kế đến, các thầy đã bày tỏ lòng sẵn sàng và cộng đoàn đã hát Kinh cầu Các Thánh và cầu nguyện cho các thầy. Sau đó, từng thầy một đã tiến lên, đặt tay mình trong tay cha chủ sự và đọc lời khấn hứa công khai của mình trước sự chứng kiến của mọi người hiện diện. Đây là cử chỉ nói lên sự dấn thân vĩnh viễn của các thầy trong Dòng Phanxicô.
Sau lời nguyện thánh hiến, các thầy đã đón nhận Thánh Giá từ cha chủ tế là huy hiệu tuyên khấn. Từ nay, Thánh Giá của Đức Giêsu Kitô trở thành lẽ sống của các thầy. Để mỗi lần nhìn Đấng Cứu Chuộc thế giới, các thầy cũng chiêm ngắm sự nghèo khó, khiên hạ và tình yêu vô biên của Ngài, hầu tận tình noi theo như thánh Phanxicô, tổ phụ của các thầy.
Cuối thánh lễ, một đại diện tân vĩnh khấn đã có đôi lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho các thầy hồng ân thánh hiến trong Dòng Phanxicô, và cảm ơn cha Giám tỉnh, quý cha – thầy trong Tỉnh Dòng, quý cha – thầy giáo sư nội và ngoại trú, quý linh mục đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân và toàn thể cộng đoàn. Các thầy cũng đã nói lời tri ân với cha mẹ về công ơn sinh thành và dưỡng dục của các ngài, nhất là đã dâng các thầy cho Chúa trong ơn gọi tu trì. Kể từ nay các thầy sẽ thuộc về một gia đình mới gia, đình thiêng liêng, các thầy sẽ có những người cha mẹ mới là các bề trên. Các thầy sẽ sống suốt đời cho Thiên Chúa và mọi người.
Sau thánh lễ, mọi người cùng chung vui với các tân khấn sinh và chia sẻ với nhau bữa tiệc ngọt đơn sơ rất Phan Sinh.
Được biết, 10 tân khấn sinh của Tỉnh Dòng Phanxicô lần này thuộc các lớp khác nhau: Có ba thầy đã tốt nghiệp thần học, một thầy đang mục vụ tại Giáo xứ Cư Thịnh (thuộc giáo phận Nha Trang), hai thầy khác thì đang phục vụ tại học viện. Các thầy còn lại đang theo học những năm cuối chương trình thần học tại học viện Phanxicô Thủ Đức. Trước ngày lễ khấn trọn, các thầy đã có thời gian một tháng rưỡi tĩnh tâm tại Manila, Philippin, với các tu sĩ Phanxicô thuộc các Tỉnh Dòng Đông Á và Đông Nam Á, trong chương trình hội nhập quốc tế chung của các Tỉnh Dòng Phanxicô Châu Á.
Tạ ơn Chúa đã chọn - gọi các thầy vĩnh viễn vào đời sống thánh hiến, để trở thành “men”, “muối” cho đời. Cầu chúc các thầy trong sứ mạng mới của đời dâng hiến được nhiều hồng ân của Thiên Chúa và sự trợ lực của mọi người, hầu mưu cầu lợi ích cho Thiên Chúa, Giáo hội và mọi người như những gì các thầy đã khấn hứa.
Thánh lễ diễn ra sốt sắng và trang nghiêm với nghi thức khấn trọng thể của Dòng Phanxicô. Mọi người cùng hiệp thông để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho các thầy.
Trong bài huấn từ, cha chủ tế đã nêu lên cho các thầy một viễn ảnh về sứ mạng của các thầy trong tương lai của Tỉnh Dòng, Giáo Hội và thế giới. Ngài cũng nêu lên những băn khoan về thế hệ tương lai. Qua đó, ngài chia sẻ với các thầy và cộng đoàn về ý nghĩa của Giao Ước và sự Thánh Thiện từ các bài đọc Thánh Kinh, trong tương quan với các lời khấn dòng, và mời gọi các thầy dấn bước trong tình hiệp nhất, yêu thương để xây dựng Hội Dòng và Hội Thánh theo tinh thần đơn sơ và khiêm nhường Phan Sinh.
Lễ nghi tuyên khấn tiếp tục với phần thẩm vấn các khấn sinh. Các thầy đã đến trước cha chủ sự và ngài đã nhân danh Hội Thánh và Dòng hỏi xem họ đã sẵn sàng dấn bước theo Chúa và theo đuổi đức ái hoàn hảo theo Luật và Hiến chương Dòng Phanxicô không. Kế đến, các thầy đã bày tỏ lòng sẵn sàng và cộng đoàn đã hát Kinh cầu Các Thánh và cầu nguyện cho các thầy. Sau đó, từng thầy một đã tiến lên, đặt tay mình trong tay cha chủ sự và đọc lời khấn hứa công khai của mình trước sự chứng kiến của mọi người hiện diện. Đây là cử chỉ nói lên sự dấn thân vĩnh viễn của các thầy trong Dòng Phanxicô.
Sau lời nguyện thánh hiến, các thầy đã đón nhận Thánh Giá từ cha chủ tế là huy hiệu tuyên khấn. Từ nay, Thánh Giá của Đức Giêsu Kitô trở thành lẽ sống của các thầy. Để mỗi lần nhìn Đấng Cứu Chuộc thế giới, các thầy cũng chiêm ngắm sự nghèo khó, khiên hạ và tình yêu vô biên của Ngài, hầu tận tình noi theo như thánh Phanxicô, tổ phụ của các thầy.
Cuối thánh lễ, một đại diện tân vĩnh khấn đã có đôi lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho các thầy hồng ân thánh hiến trong Dòng Phanxicô, và cảm ơn cha Giám tỉnh, quý cha – thầy trong Tỉnh Dòng, quý cha – thầy giáo sư nội và ngoại trú, quý linh mục đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân và toàn thể cộng đoàn. Các thầy cũng đã nói lời tri ân với cha mẹ về công ơn sinh thành và dưỡng dục của các ngài, nhất là đã dâng các thầy cho Chúa trong ơn gọi tu trì. Kể từ nay các thầy sẽ thuộc về một gia đình mới gia, đình thiêng liêng, các thầy sẽ có những người cha mẹ mới là các bề trên. Các thầy sẽ sống suốt đời cho Thiên Chúa và mọi người.
Sau thánh lễ, mọi người cùng chung vui với các tân khấn sinh và chia sẻ với nhau bữa tiệc ngọt đơn sơ rất Phan Sinh.
Được biết, 10 tân khấn sinh của Tỉnh Dòng Phanxicô lần này thuộc các lớp khác nhau: Có ba thầy đã tốt nghiệp thần học, một thầy đang mục vụ tại Giáo xứ Cư Thịnh (thuộc giáo phận Nha Trang), hai thầy khác thì đang phục vụ tại học viện. Các thầy còn lại đang theo học những năm cuối chương trình thần học tại học viện Phanxicô Thủ Đức. Trước ngày lễ khấn trọn, các thầy đã có thời gian một tháng rưỡi tĩnh tâm tại Manila, Philippin, với các tu sĩ Phanxicô thuộc các Tỉnh Dòng Đông Á và Đông Nam Á, trong chương trình hội nhập quốc tế chung của các Tỉnh Dòng Phanxicô Châu Á.
Tạ ơn Chúa đã chọn - gọi các thầy vĩnh viễn vào đời sống thánh hiến, để trở thành “men”, “muối” cho đời. Cầu chúc các thầy trong sứ mạng mới của đời dâng hiến được nhiều hồng ân của Thiên Chúa và sự trợ lực của mọi người, hầu mưu cầu lợi ích cho Thiên Chúa, Giáo hội và mọi người như những gì các thầy đã khấn hứa.
Sinh viên Hải Hà (Hải Phòng và Hà Tây) 11 năm hiệp nhất và phát triển
Paulus Lê Sơn
09:43 27/10/2009
HÀ NỘI - Trong hai ngày 24 – 25 tháng 10, Nhóm sinh viên Hải Hà (gồm sinh viên giáo phận Hải Phòng và sinh viên Hà Tây cũ) thuộc tổng hội sinh viên giáo tỉnh miền bắc. Được sự trợ giúp của các Đức cha, các cha và nhiều ân nhân đã vui mừng tổ chức lễ sinh nhật truyền thống lần thứ 11 của nhóm để tạ ơn Thiên Chúa trong một năm qua Người đã đồng hành cùng với nhóm và nhận sứ vụ mới Thiên Chúa trao phó cho nhóm trong năm tiếp theo. Lễ sinh nhật được tổ chức tại giáo xứ An Quí, giáo phận Hải Phòng.
Sinh nhật trong tình hiệp nhất
Trước khi đêm giao lưu văn nghệ diễn ra, nhóm đã được hiệp thông thánh lễ khai mạc tại thánh đường giáo xứ An Quí cùng với cộng đoàn giáo dân sở tại. Thánh lễ được cử hành do cha xứ G.B Nguyễn Quang Sách chính xứ chủ tế. Cùng đó là sự hiện diện đặc biệt của cha Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT Hà Nội cũng về chung chia niềm vui và chia sẻ lời Chúa cho nhóm. Những lời chia sẻ của cha thật ý nghĩa sâu sắc nhưng rất thời sự, với niềm tin vào Thiên Chúa, chúng ta có thể làm được mọi thứ, chiến thắng mọi sự khó khăn, khổ đau mà cuộc sống đem lại cho chúng ta. Vì niềm tin mãnh liệt mà anh người mù trong bài Tin Mừng đã được Thiên Chúa xót thương và chữa lành. Cũng vì xác tín niềm tin vào Thiên Chúa mà chính nơi giáo xứ An Quí với bao thăng trầm lịch sử khó khăn. Nhưng đến bây giờ ai về với giáo xứ An Quí cũng có thể cảm nhận rõ mồn một giáo xứ này đầy tràn ân sủng của Thiên Chúa. Điều này là minh chứng sống cho sinh viên học tập và noi theo. Tin vào Chúa, đó là giá trị cao cả và đích thực để cho chúng ta hoàn tất những việc làm trong thánh ý của Chúa. Hãy nhìn vào những giá trị về vật chất lân tinh thần của giáo xứ thì chúng ta sẽ tự cho bản thân một kết luận. Một giáo xứ “làng quê” nhưng vô cùng văn minh, đó là truyền thống giữ đạo và sống đạo trong những giai đoạn khó khăn. Đó là lưu truyền những nét đẹp của văn hóa Việt, nhìn những cô gái, các bà mẹ trong các hội đoàn mặc áo dài tha thướt đến nhà thờ mới đẹp làm sao. Còn rất nhiều điều tốt đẹp mà cha đã thấy được tại An Quí và Ngài muốn nhắc nhở cho sinh viên giới trẻ hãy học theo tấm gương về niềm tin vào Thiên Chúa của cộng đoàn giáo xứ.
Với chủ đề sinh nhật lần thứ 11 “xin cho chúng con nên một” nhóm đã tổ chức một lễ sinh nhật hoàng tráng, vui tươi, vô cùng linh thiêng và chứa chan tình yêu thương. Đêm 24, một bữa tiệc văn nghệ “cây nhà lá vườn”, tất cả các thành viên trong nhóm, ai cũng là họa sĩ, ai cũng là diễn viên, ai cũng là vũ công với những màn trình diễn vô cùng ấn tượng và đặc sắc của nhà Đạo. Tham gia đêm giao lưu văn nghệ có nhiều tiết mục đặc biệt hài hước và sinh động của nhiều nhóm sinh viên công giáo như sinh viên tại Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, … Đêm văn nghệ đã vượt ra khỏi không gian của giáo xứ, hàng ngàn người đã được thưởng thức một bữa tiệc tinh thần đầy tràn, từ già tới trẻ, tất cả như được sống trong bầu khí của tình yêu chan chứa. Sau khi kết thúc đêm giao lưu văn nghệ, sinh viên cùng cộng đoàn giáo xứ bước vào giờ cầu nguyện Taizé với chủ đề xin cho chúng con nên một và đặc biệt cầu nguyện cho Giáo hội được hiệp nhất nên một, cho xã hội, cho công lý và hòa bình được hiển trị trên quê hương đất Việt.
Bước đi và những thăng trầm của nhóm
Nhóm được thành lập dựa trên những khát khao của những sinh viên từ những thập niên 80, 90 thế kỷ trước. Dù trong những hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng những trí thức công giáo đã muốn kết hợp nên một, thành lập những nhóm hội để có thể giúp nhau nhiều hơn trong sự thăng tiến của đời sống sinh viên. Phải xa nhà, xa bố mẹ, rời xã những truyền thống đạo đức sống đạo của gia đình, làng quê. Vậy nên từ những thao thức các tri thức trẻ, sinh viên công giáo đã có những dấu hiệu manh nha thành lập các nhóm sinh viên. Có những anh chị cựu sinh viên từ thời đó đã chia sẻ. Khi đó để kết hợp được các sinh viên với nhau rất khó, vì thực ra nếu có cũng chỉ là âm thầm chứ đâu có được công khai mạnh mẽ như bây giờ. Lúc đó số lượng sinh viên cũng chưa được đông như bây giờ, vả lại cũng có nhiều khó khăn, có thể bị công an theo dõi, nhà trường làm khó dễ cho việc học tập. Có lần một nhóm sinh viên nhiều tỉnh kết hợp thành lập ở Hà Nội nhưng bị công an phát hiện và không thành công, rồi lại âm thầm về Hải Dương trong một chuyến tĩnh tâm. Dần từ đó nhóm đã cố công nuôi dưỡng và hướng dẫn những tân sinh viên mới. Những năm 80 có một nhóm sinh viên khoảng vài chục người đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau của giáo tỉnh miền bắc âm thầm đi khắp nơi để thổi lửa vào những nơi đang muốn thành lập. Mãi cho tới những năm cuối của thập niên 90 các nhóm sinh viên của các giáo phận mới chính thức thành lập và dần đi vào những hoạt động cụ thể trong công việc của sinh viên nhà đạo. Nhóm sinh viên Hải Hà cũng là một nhóm đã từng trải qua những khó khăn như vậy, với những mong muốn, khát khao có được một ngôi nhà chung cho sinh viên đang học tập tại Hà Nôi cùng nhận được ơn quan phòng của Chúa một cách đặc biệt. Tháng 10 năm 1998 nhóm đã được thành lập. Hiện tại với những việc làm cụ thể trong từng sự kiện, trong từng biến cố, như là; tiếp sức mùa thi, giúp đỡ những sinh viên khó khăn trong đời sống, hoạt động hội nhóm về học Kinh Thánh, chia sẻ lời Chúa hàng tuần, thánh lễ hàng tháng, hoạt động mạnh mẽ trong công việc bác ái, đi đến với nhiều những cơ sở từ thiện. Tiếng nói mạnh mẽ của giới tri thức trẻ đối với những biến cố của Giáo hội, và còn rất nhiều những việc mà nhóm đã làm, đang làm. Nhóm đang dần khẳng định được mình và là mái nhà chung của sinh viên đang học tập tại Hà Nội.
Trợ giúp mà nhóm luôn nhận được
Với câu sologan “Lạy Chúa, xin đồng hành cùng chúng con” mà nhóm đã chọn ngay từ buổi đầu thành lập. Một bạn trong nhóm đã tâm sự một cách hết sức xúc động “Nhóm Hải Hà có được như bây giờ tất cả đều nhờ ơn Chúa quan phòng, ngang qua các giám mục, linh mục và ân nhân xã gần” Qủa thật, Thiên Chúa luôn đồng hành với họ, nâng đỡ họ và nuôi dưỡng họ và rồi bây giờ họ đang thu lượm được những thành quả nhất định. Sự quan phòng của Thiên Chúa gửi đến cho nhóm qua bàn tay chăm lo của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thân yêu, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giáo phận Hải Phòng cùng rất nhiều linh mục tu sĩ.
Mấy năm gần đây đã có những ân nhân dõi theo và trợ lực giúp sức rất nhiều cho nhóm, đó là những con người thành đạt, những anh chị cựu sinh viên giờ là những doanh nhân. Họ cũng chính là những tấm gương sáng để cho các bạn sinh viên noi theo và học tập. Những con người trước đây cũng là sinh viên như họ bây giờ nhưng ở trong hoàn cảnh khó khăn rất nhiều như những họ đã phải trải qua. Vậy mà họ vẫn thành đạt, vẫn giữ được niềm tin vào Thiên Chúa. Mối dây liên kết trong mọi sự dẫn đến thành công chính là Thiên Chúa luôn đồng hành với họ. Cảm tạ và ca tụng hồng ân của Thiên Chúa, thánh lễ sinh nhật kỷ niệm 11 năm truyền thống của nhóm có sự hiện diện đông đủ của những của nhiều ân nhân.
Kết thúc bằng một thánh lễ đồng tế tạ ơn rất linh thiêng, cảm động và những lời hứa với Chúa bằng những việc làm cụ thể trong một năm tới. Sau cùng là nghi thức sai đi bằng việc đem ánh sáng đến cho mọi người. Đem Tin Mừng đến với anh chị em.
Nguyện xin cho nhóm sẽ mãi được đầy tràn ơn phù trợ của Thiên Chúa, xin Ngài hãy ban muôn hồng phúc cho nhóm sẽ được phát triển và bền vững với trụ móng là niềm tin vào Chúa. Xin Chúa hãy quan phòng và thánh hóa ngôi nhà chung của nhóm Sinh viên Công Giáo Hải Hà, hãy biến ngôi nhà này thành ngôi nhà của tình yêu, niềm tin và hi vọng. Chỉ có Chúa và trong Chúa, chúng con mới hoàn tất cuộc sống tốt đẹp theo thánh ý của Ngài ngang qua mỗi công việc nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Xin cho được như vậy, Amen!
Sinh nhật trong tình hiệp nhất
Trước khi đêm giao lưu văn nghệ diễn ra, nhóm đã được hiệp thông thánh lễ khai mạc tại thánh đường giáo xứ An Quí cùng với cộng đoàn giáo dân sở tại. Thánh lễ được cử hành do cha xứ G.B Nguyễn Quang Sách chính xứ chủ tế. Cùng đó là sự hiện diện đặc biệt của cha Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT Hà Nội cũng về chung chia niềm vui và chia sẻ lời Chúa cho nhóm. Những lời chia sẻ của cha thật ý nghĩa sâu sắc nhưng rất thời sự, với niềm tin vào Thiên Chúa, chúng ta có thể làm được mọi thứ, chiến thắng mọi sự khó khăn, khổ đau mà cuộc sống đem lại cho chúng ta. Vì niềm tin mãnh liệt mà anh người mù trong bài Tin Mừng đã được Thiên Chúa xót thương và chữa lành. Cũng vì xác tín niềm tin vào Thiên Chúa mà chính nơi giáo xứ An Quí với bao thăng trầm lịch sử khó khăn. Nhưng đến bây giờ ai về với giáo xứ An Quí cũng có thể cảm nhận rõ mồn một giáo xứ này đầy tràn ân sủng của Thiên Chúa. Điều này là minh chứng sống cho sinh viên học tập và noi theo. Tin vào Chúa, đó là giá trị cao cả và đích thực để cho chúng ta hoàn tất những việc làm trong thánh ý của Chúa. Hãy nhìn vào những giá trị về vật chất lân tinh thần của giáo xứ thì chúng ta sẽ tự cho bản thân một kết luận. Một giáo xứ “làng quê” nhưng vô cùng văn minh, đó là truyền thống giữ đạo và sống đạo trong những giai đoạn khó khăn. Đó là lưu truyền những nét đẹp của văn hóa Việt, nhìn những cô gái, các bà mẹ trong các hội đoàn mặc áo dài tha thướt đến nhà thờ mới đẹp làm sao. Còn rất nhiều điều tốt đẹp mà cha đã thấy được tại An Quí và Ngài muốn nhắc nhở cho sinh viên giới trẻ hãy học theo tấm gương về niềm tin vào Thiên Chúa của cộng đoàn giáo xứ.
Với chủ đề sinh nhật lần thứ 11 “xin cho chúng con nên một” nhóm đã tổ chức một lễ sinh nhật hoàng tráng, vui tươi, vô cùng linh thiêng và chứa chan tình yêu thương. Đêm 24, một bữa tiệc văn nghệ “cây nhà lá vườn”, tất cả các thành viên trong nhóm, ai cũng là họa sĩ, ai cũng là diễn viên, ai cũng là vũ công với những màn trình diễn vô cùng ấn tượng và đặc sắc của nhà Đạo. Tham gia đêm giao lưu văn nghệ có nhiều tiết mục đặc biệt hài hước và sinh động của nhiều nhóm sinh viên công giáo như sinh viên tại Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, … Đêm văn nghệ đã vượt ra khỏi không gian của giáo xứ, hàng ngàn người đã được thưởng thức một bữa tiệc tinh thần đầy tràn, từ già tới trẻ, tất cả như được sống trong bầu khí của tình yêu chan chứa. Sau khi kết thúc đêm giao lưu văn nghệ, sinh viên cùng cộng đoàn giáo xứ bước vào giờ cầu nguyện Taizé với chủ đề xin cho chúng con nên một và đặc biệt cầu nguyện cho Giáo hội được hiệp nhất nên một, cho xã hội, cho công lý và hòa bình được hiển trị trên quê hương đất Việt.
Bước đi và những thăng trầm của nhóm
Nhóm được thành lập dựa trên những khát khao của những sinh viên từ những thập niên 80, 90 thế kỷ trước. Dù trong những hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng những trí thức công giáo đã muốn kết hợp nên một, thành lập những nhóm hội để có thể giúp nhau nhiều hơn trong sự thăng tiến của đời sống sinh viên. Phải xa nhà, xa bố mẹ, rời xã những truyền thống đạo đức sống đạo của gia đình, làng quê. Vậy nên từ những thao thức các tri thức trẻ, sinh viên công giáo đã có những dấu hiệu manh nha thành lập các nhóm sinh viên. Có những anh chị cựu sinh viên từ thời đó đã chia sẻ. Khi đó để kết hợp được các sinh viên với nhau rất khó, vì thực ra nếu có cũng chỉ là âm thầm chứ đâu có được công khai mạnh mẽ như bây giờ. Lúc đó số lượng sinh viên cũng chưa được đông như bây giờ, vả lại cũng có nhiều khó khăn, có thể bị công an theo dõi, nhà trường làm khó dễ cho việc học tập. Có lần một nhóm sinh viên nhiều tỉnh kết hợp thành lập ở Hà Nội nhưng bị công an phát hiện và không thành công, rồi lại âm thầm về Hải Dương trong một chuyến tĩnh tâm. Dần từ đó nhóm đã cố công nuôi dưỡng và hướng dẫn những tân sinh viên mới. Những năm 80 có một nhóm sinh viên khoảng vài chục người đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau của giáo tỉnh miền bắc âm thầm đi khắp nơi để thổi lửa vào những nơi đang muốn thành lập. Mãi cho tới những năm cuối của thập niên 90 các nhóm sinh viên của các giáo phận mới chính thức thành lập và dần đi vào những hoạt động cụ thể trong công việc của sinh viên nhà đạo. Nhóm sinh viên Hải Hà cũng là một nhóm đã từng trải qua những khó khăn như vậy, với những mong muốn, khát khao có được một ngôi nhà chung cho sinh viên đang học tập tại Hà Nôi cùng nhận được ơn quan phòng của Chúa một cách đặc biệt. Tháng 10 năm 1998 nhóm đã được thành lập. Hiện tại với những việc làm cụ thể trong từng sự kiện, trong từng biến cố, như là; tiếp sức mùa thi, giúp đỡ những sinh viên khó khăn trong đời sống, hoạt động hội nhóm về học Kinh Thánh, chia sẻ lời Chúa hàng tuần, thánh lễ hàng tháng, hoạt động mạnh mẽ trong công việc bác ái, đi đến với nhiều những cơ sở từ thiện. Tiếng nói mạnh mẽ của giới tri thức trẻ đối với những biến cố của Giáo hội, và còn rất nhiều những việc mà nhóm đã làm, đang làm. Nhóm đang dần khẳng định được mình và là mái nhà chung của sinh viên đang học tập tại Hà Nội.
Trợ giúp mà nhóm luôn nhận được
Với câu sologan “Lạy Chúa, xin đồng hành cùng chúng con” mà nhóm đã chọn ngay từ buổi đầu thành lập. Một bạn trong nhóm đã tâm sự một cách hết sức xúc động “Nhóm Hải Hà có được như bây giờ tất cả đều nhờ ơn Chúa quan phòng, ngang qua các giám mục, linh mục và ân nhân xã gần” Qủa thật, Thiên Chúa luôn đồng hành với họ, nâng đỡ họ và nuôi dưỡng họ và rồi bây giờ họ đang thu lượm được những thành quả nhất định. Sự quan phòng của Thiên Chúa gửi đến cho nhóm qua bàn tay chăm lo của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thân yêu, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên giáo phận Hải Phòng cùng rất nhiều linh mục tu sĩ.
Mấy năm gần đây đã có những ân nhân dõi theo và trợ lực giúp sức rất nhiều cho nhóm, đó là những con người thành đạt, những anh chị cựu sinh viên giờ là những doanh nhân. Họ cũng chính là những tấm gương sáng để cho các bạn sinh viên noi theo và học tập. Những con người trước đây cũng là sinh viên như họ bây giờ nhưng ở trong hoàn cảnh khó khăn rất nhiều như những họ đã phải trải qua. Vậy mà họ vẫn thành đạt, vẫn giữ được niềm tin vào Thiên Chúa. Mối dây liên kết trong mọi sự dẫn đến thành công chính là Thiên Chúa luôn đồng hành với họ. Cảm tạ và ca tụng hồng ân của Thiên Chúa, thánh lễ sinh nhật kỷ niệm 11 năm truyền thống của nhóm có sự hiện diện đông đủ của những của nhiều ân nhân.
Kết thúc bằng một thánh lễ đồng tế tạ ơn rất linh thiêng, cảm động và những lời hứa với Chúa bằng những việc làm cụ thể trong một năm tới. Sau cùng là nghi thức sai đi bằng việc đem ánh sáng đến cho mọi người. Đem Tin Mừng đến với anh chị em.
Nguyện xin cho nhóm sẽ mãi được đầy tràn ơn phù trợ của Thiên Chúa, xin Ngài hãy ban muôn hồng phúc cho nhóm sẽ được phát triển và bền vững với trụ móng là niềm tin vào Chúa. Xin Chúa hãy quan phòng và thánh hóa ngôi nhà chung của nhóm Sinh viên Công Giáo Hải Hà, hãy biến ngôi nhà này thành ngôi nhà của tình yêu, niềm tin và hi vọng. Chỉ có Chúa và trong Chúa, chúng con mới hoàn tất cuộc sống tốt đẹp theo thánh ý của Ngài ngang qua mỗi công việc nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Xin cho được như vậy, Amen!
Những định hướng quý giá cho đời sinh viên
LM Đaminh Phan Hưng
09:52 27/10/2009
HUẾ - Chiều ngày25 tháng 10, sau khi tham dự thánh lễ ban sáng khai mạc Niên Học 2009-2010 của gần 800 Anh Chị em Sinh Viên tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Huế, khi nhìn những nụ cười tươi nở, những gương mặt trẻ trung tràn trào sức sống, với bao ước mơ, hoài bảo ủ ấp chan chứa trong tâm hồn, tôi chợt nghĩ phải viết đôi điều như một chút gì đó gợi ý với những người trẻ mến thương!
Họ là những sinh viên, là giới trẻ trí thức - giới trẻ tương lai của Đất Nước con Rồng cháu Tiên, tương lai của một Giáo Hội Việt Nam đang tiến vào Năm Thánh kỉ niệm 350 năm thành lập hai Giáo Phận Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong (x. Sắc Chỉ “Super Cathedram”, 9/9/1659, của Đức Thánh Cha Alexandre VII); và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam của 3 Giáo Tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn (x. Tông Hiến “Venerabilium Nostrorum”, 24/11/1960).
Họ tươi cưòi và lạc quan là phải rồi, bởi vì chủ đề của ngày khai giảng năm nay "Lạy Thầy, xin cho con được sáng" dựa vào bài Tin Mừng theo thánh Mát cô (10,51).
Một nhà văn, được mệnh danh là "nhà kể truyện sống động" (A.M Roguet), thuật lại biến cố anh mù Bactimê của thành phố Giêrikhô được Chúa Giêsu chữa sáng mắt. Anh mù này có lẽ cũng đã có nụ cười tươi nở trên môi như mấy anh chị sinh viên hôm nay, bởi vì Phúc Âm nói rỏ "anh nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi". Phải vui lắm mới có thể đi theo Chúa Giêsu trên con đường khổ giá của Người như Người từng tuyên bố: "Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta", và cũng phải lạc quan yêu đời lắm mới có thể giong ruổi theo Người trên hành trình "nghịch lý" của Tin Mừng: mất để được - chết để sống.
Sợ hãi, đau khổ, mới làm tắt nụ cười. Chỉ có sợ hãi mới làm cho con người không còn thấy được những khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống. Nụ cười và sự lạc quan luôn là nét nổi bật nơi những người có niềm tin.
Thành thử đưa ra những định hướng sống cách đúng đắn cho người trẻ hôm nay tìm thấy lại nụ cười, gặp lại đựợc niềm tin, chính là giúp họ tìm ra ánh sáng, thoát ra khỏi bao "mê hồn trận" của các ý thức hệ, của các xa lộ thông tin nhũng nhiễu giữa thực và hư, chân và giả, giữa hạnh phúc đích thực và hạnh phúc chóng qua, là giúp họ "nhìn thấy được và đi theo Chúa Giêsu trên con đường Người đi."
Những tâm tình chia sẻ của Đức Cha Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê văn Hồng trong Thánh Lễ Khai Giảng Niên Học của sinh viên hôm nay, thực đúng là một trong những định hướng lý tưởng cho giới trẻ, cho sinh viên hôm nay.
Ngay từ đầu Thánh Lễ, Đức Cha đã dõng dạc mời gọi anh chị em sinh viên khi trỏ về lại với mái trường đại học thân yêu, "thì không chỉ để tìm kiếm một số kiến thức hay một mãnh bằng, mà còn để trưởng thành, lớn lên trong mọi phương diện, từ tri thức, tâm lý, nhân bản và nhất là, lớn lên trong đời sống tâm linh đạo đức nữa". Lớn lên như một con người toàn diện, chứ không chỉ lớn lên cách què quặt hay khập khiễng với một mớ kiến thức nào đó mà thôi! Lớn lên để thành thành thân, mà cả thành nhân nữa.
Khởi đi từ một tiền đề có tính giáo dục của Kitô giáo như thế, Đức Cha đưa ra những nhận định rất sâu sắc về những bệnh mù trong xét đoán hay bệnh mù của tâm hồn, có khả năng làm con người còi cọc trong trưởng thành nhân cách và tâm linh.
Đức Cha nói: "Mù trong xét đoán, hay còn gọi là bệnh mù chủ quan, đó là khi chúng ta chỉ sáng mắt với người khác, nhưng lại tối mắt với chính mình. Sáng mắt để thấy cái rác trong mắt người anh em, nhưng lại mù để cố tình không thấy cái xà to tướng trong con mắt của chính mình. Thi sĩ La Fontaine viết một bài ngụ ngôn về hai cái bị: mỗi người chúng ta thường mang hai cái bị, một bị mang trước ngực, một bị sau lưng. Trong cái bị trước ngực, chúng ta bỏ vào đó tất cả những xấu xa tội lỗi, khuyết điểm của người khác, và chúng ta luôn sáng mắt với cái bị nầy để chỉ trích phê bình, để nói xấu anh chị em mình; còn cái bị sau lưng, chúng ta thường thu dấu tất cả cái xấu xa tội lỗi của mình và thường cố tình nhắm mắt để không thấy lỗi lầm của bản thân. Đó không phải là một bệnh mù sao? Bệnh mù chủ quan này là căn nguyên sinh ra không biết bao nhiêu tội lỗi khác trong đời sống đạo đức.
Bệnh mù thứ hai là bệnh mù tâm hồn: tội lỗi là một hình thức mù lòa. Tội lỗi làm cho chúng ta không ở trong ánh sáng tình thương của Chúa, tội lỗi che khuất lương tâm, để chúng ta không còn nhìn thấy đường lối và thánh ý của Chúa trong cuộc đời mình".
Nhận chân sự thật về căn bệnh mù lòa trầm kha của mình, thì không gì hơn là "phải khiêm tốn ý thức và xác tín rằng chúng ta đang mù, để rồi chạy đến với Chúa và cầu xin: Lạy Chúa, xin thương xót con, Lạy Chúa xin cho con được sáng mắt...Thấy Chúa trong anh chị em chúng con để yêu thương và kính trọng, để không phê phán một cách bất công. Thấy chính bản thân con, một con người tội lỗi với bao thiếu sót và lầm lỗi để sống khiêm tốn và thành tâm sửa đổi".
Và như một người cha nhân từ mà cũng rất thẳng thắn rõ ràng, Đức Cha vừa khẳng định vừa đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho những người trẻ hôm nay, những ngưòi vừa nhiệt thành quảng đại, mà cũng vừa rất dễ nhẹ dạ lầm đường lạc lối, đang phải đối đầu với những những thách đố của thời đại. Đức Cha nói:
"Trưởng thành toàn diện bao gồm cả đời sống thể chất, tình cảm, tâm lý, và tâm linh nữa. Thiếu một trong những yếu tố trên sẽ tạo ra khủng hoảng trong cuộc đời.
Một người công giáo trưởng thành phải có một niềm tin sắt đá vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, phải biết sống kết hiệp với Ngài bằng một đời sống cầu nguyện ý thức và sống động, như tâm sự của người con đối với Cha trên trời, đừng để thói quen và sự nhàm chán làm mất vẻ tươi trẻ và sinh động của tâm tình cầu nguyện.
Sự trưởng thành tâm linh còn phải được củng cố bằng tình yêu: yêu Chúa và yêu người như Chúa đòi hỏi. Trong môi trường học đường, các bạn có trăm ngàn cơ hội để phát triển sự trưởng thành toàn diện của mình.
Cuối cùng, một thái độ sống buông thả, thiếu đạo đức, vô trách nhiệm, ích kỷ và hưởng thụ sẽ bóp chết sự trưởng thành của các bạn. Trái lại, tinh thần kỷ luật, lòng đạo đức, ý thức trách nhiệm, quảng đại dấn thân, yêu thương và phục vụ là những hướng đi tích cực để các bạn phát triển toàn diện sự trưởng thành của người Kitô hữu"
Xin cám ơn Đức Cha đã đưa ra những định hướng thiết thực cho người trẻ hôm nay, và dĩ nhiên, những định hướng này sẽ là hành trang cho đời họ vui sống, nếu họ biết nghiền ngẫm và suy tư những điều hữu ích và quá "khó kiếm" này giữa giòng đời ô trọc hôm nay.
Có lẽ ở đây giòng thơ nhạc "Một chút" của tác giả Thông Vi Vu trong "Hạt giống tâm hồn" cũng gợi lên chút gì đó suy tư và hành động cho người trẻ hôm nay trong những bước tập tễnh khởi đầu chăng?
"Một chút những viên đá nhỏ, hợp thành ngọn núi lớn.
Một chút những bước chân đi xa về muôn lối.
Một chút những phút ủi an dịu xoa ngàn nỗi sầu.
Chỉ một chút khởi đầu tương lai sẽ đẹp mầu -
Một chút trong đời, chỉ một chút, chút xíu thôi.
Những chút chút bé nhỏ mà làm cho đời thêm mới.
Một chút trong đời trở thành một chút thật tuyệt vời.
Chắt chiu từng chút ấy cho đời này thêm sáng tươi".
Họ là những sinh viên, là giới trẻ trí thức - giới trẻ tương lai của Đất Nước con Rồng cháu Tiên, tương lai của một Giáo Hội Việt Nam đang tiến vào Năm Thánh kỉ niệm 350 năm thành lập hai Giáo Phận Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong (x. Sắc Chỉ “Super Cathedram”, 9/9/1659, của Đức Thánh Cha Alexandre VII); và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam của 3 Giáo Tỉnh Hà Nội, Huế, Sài Gòn (x. Tông Hiến “Venerabilium Nostrorum”, 24/11/1960).
Họ tươi cưòi và lạc quan là phải rồi, bởi vì chủ đề của ngày khai giảng năm nay "Lạy Thầy, xin cho con được sáng" dựa vào bài Tin Mừng theo thánh Mát cô (10,51).
Một nhà văn, được mệnh danh là "nhà kể truyện sống động" (A.M Roguet), thuật lại biến cố anh mù Bactimê của thành phố Giêrikhô được Chúa Giêsu chữa sáng mắt. Anh mù này có lẽ cũng đã có nụ cười tươi nở trên môi như mấy anh chị sinh viên hôm nay, bởi vì Phúc Âm nói rỏ "anh nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi". Phải vui lắm mới có thể đi theo Chúa Giêsu trên con đường khổ giá của Người như Người từng tuyên bố: "Ai muốn theo Ta, phải bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta", và cũng phải lạc quan yêu đời lắm mới có thể giong ruổi theo Người trên hành trình "nghịch lý" của Tin Mừng: mất để được - chết để sống.
Sợ hãi, đau khổ, mới làm tắt nụ cười. Chỉ có sợ hãi mới làm cho con người không còn thấy được những khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống. Nụ cười và sự lạc quan luôn là nét nổi bật nơi những người có niềm tin.
Thành thử đưa ra những định hướng sống cách đúng đắn cho người trẻ hôm nay tìm thấy lại nụ cười, gặp lại đựợc niềm tin, chính là giúp họ tìm ra ánh sáng, thoát ra khỏi bao "mê hồn trận" của các ý thức hệ, của các xa lộ thông tin nhũng nhiễu giữa thực và hư, chân và giả, giữa hạnh phúc đích thực và hạnh phúc chóng qua, là giúp họ "nhìn thấy được và đi theo Chúa Giêsu trên con đường Người đi."
Những tâm tình chia sẻ của Đức Cha Phụ Tá Phanxicô Xavie Lê văn Hồng trong Thánh Lễ Khai Giảng Niên Học của sinh viên hôm nay, thực đúng là một trong những định hướng lý tưởng cho giới trẻ, cho sinh viên hôm nay.
Ngay từ đầu Thánh Lễ, Đức Cha đã dõng dạc mời gọi anh chị em sinh viên khi trỏ về lại với mái trường đại học thân yêu, "thì không chỉ để tìm kiếm một số kiến thức hay một mãnh bằng, mà còn để trưởng thành, lớn lên trong mọi phương diện, từ tri thức, tâm lý, nhân bản và nhất là, lớn lên trong đời sống tâm linh đạo đức nữa". Lớn lên như một con người toàn diện, chứ không chỉ lớn lên cách què quặt hay khập khiễng với một mớ kiến thức nào đó mà thôi! Lớn lên để thành thành thân, mà cả thành nhân nữa.
Khởi đi từ một tiền đề có tính giáo dục của Kitô giáo như thế, Đức Cha đưa ra những nhận định rất sâu sắc về những bệnh mù trong xét đoán hay bệnh mù của tâm hồn, có khả năng làm con người còi cọc trong trưởng thành nhân cách và tâm linh.
Đức Cha nói: "Mù trong xét đoán, hay còn gọi là bệnh mù chủ quan, đó là khi chúng ta chỉ sáng mắt với người khác, nhưng lại tối mắt với chính mình. Sáng mắt để thấy cái rác trong mắt người anh em, nhưng lại mù để cố tình không thấy cái xà to tướng trong con mắt của chính mình. Thi sĩ La Fontaine viết một bài ngụ ngôn về hai cái bị: mỗi người chúng ta thường mang hai cái bị, một bị mang trước ngực, một bị sau lưng. Trong cái bị trước ngực, chúng ta bỏ vào đó tất cả những xấu xa tội lỗi, khuyết điểm của người khác, và chúng ta luôn sáng mắt với cái bị nầy để chỉ trích phê bình, để nói xấu anh chị em mình; còn cái bị sau lưng, chúng ta thường thu dấu tất cả cái xấu xa tội lỗi của mình và thường cố tình nhắm mắt để không thấy lỗi lầm của bản thân. Đó không phải là một bệnh mù sao? Bệnh mù chủ quan này là căn nguyên sinh ra không biết bao nhiêu tội lỗi khác trong đời sống đạo đức.
Bệnh mù thứ hai là bệnh mù tâm hồn: tội lỗi là một hình thức mù lòa. Tội lỗi làm cho chúng ta không ở trong ánh sáng tình thương của Chúa, tội lỗi che khuất lương tâm, để chúng ta không còn nhìn thấy đường lối và thánh ý của Chúa trong cuộc đời mình".
Nhận chân sự thật về căn bệnh mù lòa trầm kha của mình, thì không gì hơn là "phải khiêm tốn ý thức và xác tín rằng chúng ta đang mù, để rồi chạy đến với Chúa và cầu xin: Lạy Chúa, xin thương xót con, Lạy Chúa xin cho con được sáng mắt...Thấy Chúa trong anh chị em chúng con để yêu thương và kính trọng, để không phê phán một cách bất công. Thấy chính bản thân con, một con người tội lỗi với bao thiếu sót và lầm lỗi để sống khiêm tốn và thành tâm sửa đổi".
Và như một người cha nhân từ mà cũng rất thẳng thắn rõ ràng, Đức Cha vừa khẳng định vừa đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho những người trẻ hôm nay, những ngưòi vừa nhiệt thành quảng đại, mà cũng vừa rất dễ nhẹ dạ lầm đường lạc lối, đang phải đối đầu với những những thách đố của thời đại. Đức Cha nói:
"Trưởng thành toàn diện bao gồm cả đời sống thể chất, tình cảm, tâm lý, và tâm linh nữa. Thiếu một trong những yếu tố trên sẽ tạo ra khủng hoảng trong cuộc đời.
Một người công giáo trưởng thành phải có một niềm tin sắt đá vào tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, phải biết sống kết hiệp với Ngài bằng một đời sống cầu nguyện ý thức và sống động, như tâm sự của người con đối với Cha trên trời, đừng để thói quen và sự nhàm chán làm mất vẻ tươi trẻ và sinh động của tâm tình cầu nguyện.
Sự trưởng thành tâm linh còn phải được củng cố bằng tình yêu: yêu Chúa và yêu người như Chúa đòi hỏi. Trong môi trường học đường, các bạn có trăm ngàn cơ hội để phát triển sự trưởng thành toàn diện của mình.
Cuối cùng, một thái độ sống buông thả, thiếu đạo đức, vô trách nhiệm, ích kỷ và hưởng thụ sẽ bóp chết sự trưởng thành của các bạn. Trái lại, tinh thần kỷ luật, lòng đạo đức, ý thức trách nhiệm, quảng đại dấn thân, yêu thương và phục vụ là những hướng đi tích cực để các bạn phát triển toàn diện sự trưởng thành của người Kitô hữu"
Xin cám ơn Đức Cha đã đưa ra những định hướng thiết thực cho người trẻ hôm nay, và dĩ nhiên, những định hướng này sẽ là hành trang cho đời họ vui sống, nếu họ biết nghiền ngẫm và suy tư những điều hữu ích và quá "khó kiếm" này giữa giòng đời ô trọc hôm nay.
Có lẽ ở đây giòng thơ nhạc "Một chút" của tác giả Thông Vi Vu trong "Hạt giống tâm hồn" cũng gợi lên chút gì đó suy tư và hành động cho người trẻ hôm nay trong những bước tập tễnh khởi đầu chăng?
"Một chút những viên đá nhỏ, hợp thành ngọn núi lớn.
Một chút những bước chân đi xa về muôn lối.
Một chút những phút ủi an dịu xoa ngàn nỗi sầu.
Chỉ một chút khởi đầu tương lai sẽ đẹp mầu -
Một chút trong đời, chỉ một chút, chút xíu thôi.
Những chút chút bé nhỏ mà làm cho đời thêm mới.
Một chút trong đời trở thành một chút thật tuyệt vời.
Chắt chiu từng chút ấy cho đời này thêm sáng tươi".
Đại Lễ Cộng Đồng Công Giáo Các Sắc tộc tại TGP Sydney
Diệp Hải Dung
13:12 27/10/2009
SYDNEY - Tối thứ Ba 27/10/2009 Ca đoàn Monica Hội Các Bà Mẹ Công Giáo và Hội Đồng Mục Vụ đã đến nhà thờ Chính tòa St. Mary Sydney tham dự Thánh lễ đặc biệt dành cho các Sắc Tộc tại Sydney NSW do Tòa Giám Mục Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức với chủ đề “ For I was a stranger and you welcome me – Tôi là người khách lạ và anh đã đón tiếp tôi ”.
Hình ảnh Đại Lễ Sắc Tộc
Đúng 7 giờ khai mạc cuộc rước kỳ đoàn của các quốc gia từ cuối Thánh đường. Sắc Tộc Sudan (Phi Châu) dẫn đầu với các em thiếu niên trong điệu vũ truyền thống của dân tộc, kế đến sắc tộc Ba Lan, Việt Nam, Haiti, kỳ đoàn của các quốc gia, quý Cha, quý Giám Mục, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Giusepe Lazzarotto và Đức Hồng Y George Pell Tổng Giám Mục Giáo Phận Sydney tiến lên bàn thờ.
Sau bài đọc 1 của sắc tộc Tây Ban Nha trích sách Sáng Thế Ký (St. 18: 1-10) Nghi thức cung nghinh Phúc Âm rất trọng thể do sắc Tonga với những vũ điệu truyền thống dân tộc cung nghinh rước Phúc Âm từ cuối Thánh đường tiến lên cung thánh. Thánh lễ cử hành gồm 80 Linh Mục của các Sắc Tộc, 6 vị Giám Mục, Đức Khâm Sứ Toà Thánh và Đức Hồng Y George Pell cùng đồng tế. Trong bài giảng ĐHY George Pell đã nói về đất nước Úc Đại Lợi đón nhận nhiều sắc dân trên thế giới hội nhập vào xã hội Úc và phát huy nền Đa Văn Hóa. Đặc biệt là sắc tộc Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn tại Úc đã xây dựng đóng góp rất nhiều cho xã hội Úc thêm đa dạng và phong phú.
Sau đó là Lời Nguyện của các Sắc Tộc Á Rập, Phi Châu, Ý Đại Lợi, Ba Lan, Malta, Đại Hàn và Pháp dâng lên Thiên Chúa những Lời Nguyện của chính ngôn ngữ mình và nghi thức dâng Lễ Vật gồm các sắc tộc Tiệp Khắc, Ái Nhĩ Lan, Đại Hàn, Sudan, Úc Đại Lợi, Tô Cách Lan, Haiti. Trong khi đó Ca đoàn Monica sắc tộc Việt Nam hợp xướng nhạc khúc Lời Thiêng tạo bầu khí thêm mới lạ trang nghiêm và sốt sắng. Ca đoàn chính của Thánh lễ hôm nay do sắc tộc Phi Luật Tân đảm trách hát rất hay. Ngoài ra sau phần kết Lễ, Ca đoàn sắc tộc Malta và Ca đoàn Tây Ban Nha cũng hợp xướng đóng góp để buổi Lễ thêm long trọng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Giám Mục Joseph Grech thay mặt các sắc tộc ngỏ lời cám ơn Đức Hồng Y George Pell, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, quý Đức Giám Mục, quý Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu. Ngài ngỏ lời khen ngợi các cộng đồng sắc tộc đã đóng góp rất nhiều cho Giáo Hội và Xã Hội Úc Đại Lợi.
Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc vào lúc 8.30pm và các sắc tộc cùng gặp gỡ với nhau trong tình đoàn kết yêu thương. Đặc biệt sắc tộc Việt Nam với Áo Dài Khăn Đống truyền thống của Dân Tộc được các sắc tộc khác niềm nở chào hỏi thân mật. Ngoài ra được biết thêm cộng đồng sắc tộc Việt Nam do Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Thầy Phó tế Đặng Đình Nên hướng dẫn. Cha Dương Thanh Liêm giúp phần Phụng Vụ trên cung thánh.
Hình ảnh Đại Lễ Sắc Tộc
Sau bài đọc 1 của sắc tộc Tây Ban Nha trích sách Sáng Thế Ký (St. 18: 1-10) Nghi thức cung nghinh Phúc Âm rất trọng thể do sắc Tonga với những vũ điệu truyền thống dân tộc cung nghinh rước Phúc Âm từ cuối Thánh đường tiến lên cung thánh. Thánh lễ cử hành gồm 80 Linh Mục của các Sắc Tộc, 6 vị Giám Mục, Đức Khâm Sứ Toà Thánh và Đức Hồng Y George Pell cùng đồng tế. Trong bài giảng ĐHY George Pell đã nói về đất nước Úc Đại Lợi đón nhận nhiều sắc dân trên thế giới hội nhập vào xã hội Úc và phát huy nền Đa Văn Hóa. Đặc biệt là sắc tộc Cộng Đồng Việt Nam tỵ nạn tại Úc đã xây dựng đóng góp rất nhiều cho xã hội Úc thêm đa dạng và phong phú.
Sau đó là Lời Nguyện của các Sắc Tộc Á Rập, Phi Châu, Ý Đại Lợi, Ba Lan, Malta, Đại Hàn và Pháp dâng lên Thiên Chúa những Lời Nguyện của chính ngôn ngữ mình và nghi thức dâng Lễ Vật gồm các sắc tộc Tiệp Khắc, Ái Nhĩ Lan, Đại Hàn, Sudan, Úc Đại Lợi, Tô Cách Lan, Haiti. Trong khi đó Ca đoàn Monica sắc tộc Việt Nam hợp xướng nhạc khúc Lời Thiêng tạo bầu khí thêm mới lạ trang nghiêm và sốt sắng. Ca đoàn chính của Thánh lễ hôm nay do sắc tộc Phi Luật Tân đảm trách hát rất hay. Ngoài ra sau phần kết Lễ, Ca đoàn sắc tộc Malta và Ca đoàn Tây Ban Nha cũng hợp xướng đóng góp để buổi Lễ thêm long trọng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Giám Mục Joseph Grech thay mặt các sắc tộc ngỏ lời cám ơn Đức Hồng Y George Pell, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh, quý Đức Giám Mục, quý Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu. Ngài ngỏ lời khen ngợi các cộng đồng sắc tộc đã đóng góp rất nhiều cho Giáo Hội và Xã Hội Úc Đại Lợi.
Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc vào lúc 8.30pm và các sắc tộc cùng gặp gỡ với nhau trong tình đoàn kết yêu thương. Đặc biệt sắc tộc Việt Nam với Áo Dài Khăn Đống truyền thống của Dân Tộc được các sắc tộc khác niềm nở chào hỏi thân mật. Ngoài ra được biết thêm cộng đồng sắc tộc Việt Nam do Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Thầy Phó tế Đặng Đình Nên hướng dẫn. Cha Dương Thanh Liêm giúp phần Phụng Vụ trên cung thánh.
Cảm nghiệm "Đời đan tu"
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
17:38 27/10/2009
Trong khóa tu nghiệp mùa thu năm 2009 tại Học viện Vatican II ở Menlo Park, Cali Hoa Kỳ; tôi được diễm phúc tham dự một tuần tĩnh tâm tại một đan viện Camaldolese Hermits ở Big Sur Cali. Trên con đường ngoằn ngoèo uốn khúc theo những rặng núi nối đuôi nhau dọc theo bờ biển Thái bình dương với những ghềnh đá cheo leo thơ mộng trong làn sóng bạc dập dờ biển khơi...
Đan viện Camaldoli Big Sur thành lập được 51 năm, nằm lưng chừng rặng núi ở độ cao khoảng 1000 mét nhìn xuống biển Thái Bình phẳng lặng và nhìn lên rặng núi 2000 mét cao vút ngút ngàn cây xanh bao bọc. Đan viện nằm giữa một vùng núi rừng 899 hécta sở hữu của dòng, do một ân nhân bán lại với gía vừa bán vừa tặng. Các tu sĩ của đan viện này là những ẩn sĩ sống theo luật dòng thánh Biển Đức của thế kỷ thứ VI nhưng đã được thánh Romualđô thế kỷ XI canh tân sửa lại. Các đan tu sống theo ba đặc sủng:
- Sống một đời ẩn sĩ trong lời kinh và suy niệm
- Tham gia giờ kinh cộng thể và làm việc trong đan viện
- Cổ súy lối sống chiêm niệm cho một thế giới ồn ào hưởng thụ...
Thời điểm mà 5 anh em linh mục trong học viện ghi danh tĩnh tâm ở đây có qúa nhiều người ghi danh nên tôi và một linh mục khác phải ở chung một phòng. Cuộc tĩnh tâm hoàn toàn thinh lặng không có người hướng dẫn hay linh hướng... nên hai người một phòng thì thật bất tiện, nếu không muốn nói tới việc tối ngủ mà người kia gáy gỗ! Từ cái xui đó lại có cái may, đó là ngày hôm sau cha đan viện phụ cho tôi dọn tới căn phòng của một đan sĩ trong khu vực lũy cấm.
Các đan sĩ mỗi người một căn hộ có tường rào chung quanh với một cái vườn nhỏ trước nhà.
Trong nhà kê một cái giường mộc mạc, một cái bàn làm việc, một cái bàn ăn với hai chiếc ghế, tại một góc nhỏ kê cái tủ lạnh con với một cái kệ nhỏ để đôi ba chén đĩa và mấy cái ly, trên cái bàn con đặt một cái bếp và một ấm điện nhỏ... Đặc biệt trong nhà có một khoảng trống nho nhỏ khoảng 2 mét dài, rộng 1 mét rưỡi đơn sơ, trên tường treo cây Thánh giá. Giữa đặt một cái ghế gỗ trên tấm thảm nệm. Trong căn phòng nhỏ này, người đan sĩ ngồi hay qùi phủ phục suy niệm và cầu nguyện riêng tư với Đức Kitô trên Thập gía!
Một sự thinh lặng sâu lắng không chỉ bề ngoài mà thẳm sâu trong nội tâm khi tôi sách cái vali nhỏ bước vào căn phòng... Tôi ý thức trước tôi không biết bao năm rồi và không biết bao nhiêu đan tu đã sống ẩn dật nơi đây? Tôi cảm nghiệm một sự thánh thiện của đan tu đã trải nghiệm nơi đây đang mời gọi tôi bước vào nếp sống đan tu, dù tôi không phải là một đan sĩ!
Ngày đầu tiên hôm nay, tôi đã được tiếng chuông đánh thức lúc hừng đông chưa mọc 5 giờ sáng, mời gọi các đan sĩ thức giấc đọc kinh ban mai... Tôi đã tham dự giờ kinh sáng, kinh chiều thật trọng thể với cộng đoàn đan sĩ. Họ hát thánh vịnh giọng trầm bổng, họ đọc lời Chúa chậm rãi như rót từng lời vào tâm hồn người nghe, họ phủ phục khi hát lời kinh vinh danh... Thánh lễ được cử hành rõ rệt gồm hai bàn tiệc: Lời Chúa được trang trọng công bố trong phòng dành cho việc đọc kinh và đi qua căn phòng kế bên cho phần bàn tiệc Thánh thể thật nồng ấm...
Lúc chiều buông, đêm đen u tịch ập xuống vạn vật, tâm hồn tôi trũi xuống trong lời kinh đêm! Và rồi cảnh trí bên ngoài, từng cơn gió rít của núi đồi làm căn nhà gỗ kêu răng rắc... Tôi ngồi ghi lại tâm tình ngày qua với cảm nghiệm đầy vơi khó quên tại đan viện. Tôi thích thú đọc vần thơ ngắn của thánh tổ phụ Romualđô viết về một điều luật ngắn nhắn gửi các đan sĩ Camaldolese:
Con hãy ngồi lặng trong căn phòng như con đang ngồi trên thiên quốc.
Hãy tạm gác cả trần gian lại sau lưng con và quên nó!
Hãy tập trung tâm trí như kẻ lưới chài trông chờ mẻ cá,
Con đường con theo là lời ca thánh – con chớ bao giờ để mất!
Nếu con mới tới đan viện,
Dù thiện chí dư tràn, con cũng sẽ không thể hoàn tất điều con mong muốn,
Hãy nắm bắt mọi cơ hội để hát những khúc ca thánh trong tâm hồn,
Ráng hiểu lời ca ấy bằng tâm trí của con.
Và nếu tâm trí con chu du đó đây theo lời ca, con hãy kệ nó bổng bay;
Hãy lặp lại và thả hồn con về lại cõi ấy theo lời ca lần nữa.
Hãy biết rằng trên cõi cao sang ấy con đang được sự hiện diện của Chúa bao bọc
Hãy dừng đứng lại như kẻ hạ thần phủ phục trước đức vua.
Hãy mở lòng con trọn vẹn và đợi chờ
Cho ân sủng Chúa trùm phủ
Dù miệng môi con không cảm không nhai không nuốt
Đó chính là cái mẹ hiền hiến tặng đứa con yêu.
Camaldoli 26/10/2009
St Romuald’s Brief Rule for Camaldolese Monks
Sit in your cell as in paradise
Put the whole world behin you and forget it.
Watch your thoughts like a good fisherman watching for fish,
The path you must follow is the Psalms – never leave it.
If you have just come to the monastery,
And in spite of your good will you cannot accomplish what you want,
Take every opportunity you can sing the Psalms in your hearts
And to understand them with your mind.
And if your mind wanders as you read, do not give up;
Hurry back and apply your mind to the words once more.
Realize above all that you are in God’s presence,
and stand there with the attitude of one who stands
before the emperor.
Empty yourself completely and sit waiting,
Content with the grace of God,
Like the chick who tastes nothing and eats nothing
But what his mother brings him.
Đan viện Camaldoli nhìn xuống biển Thái bình dương |
Đan viện Camaldoli Big Sur California USA |
Đan viện Camaldoli Big Sur thành lập được 51 năm, nằm lưng chừng rặng núi ở độ cao khoảng 1000 mét nhìn xuống biển Thái Bình phẳng lặng và nhìn lên rặng núi 2000 mét cao vút ngút ngàn cây xanh bao bọc. Đan viện nằm giữa một vùng núi rừng 899 hécta sở hữu của dòng, do một ân nhân bán lại với gía vừa bán vừa tặng. Các tu sĩ của đan viện này là những ẩn sĩ sống theo luật dòng thánh Biển Đức của thế kỷ thứ VI nhưng đã được thánh Romualđô thế kỷ XI canh tân sửa lại. Các đan tu sống theo ba đặc sủng:
- Sống một đời ẩn sĩ trong lời kinh và suy niệm
- Tham gia giờ kinh cộng thể và làm việc trong đan viện
- Cổ súy lối sống chiêm niệm cho một thế giới ồn ào hưởng thụ...
Thời điểm mà 5 anh em linh mục trong học viện ghi danh tĩnh tâm ở đây có qúa nhiều người ghi danh nên tôi và một linh mục khác phải ở chung một phòng. Cuộc tĩnh tâm hoàn toàn thinh lặng không có người hướng dẫn hay linh hướng... nên hai người một phòng thì thật bất tiện, nếu không muốn nói tới việc tối ngủ mà người kia gáy gỗ! Từ cái xui đó lại có cái may, đó là ngày hôm sau cha đan viện phụ cho tôi dọn tới căn phòng của một đan sĩ trong khu vực lũy cấm.
Các đan sĩ mỗi người một căn hộ có tường rào chung quanh với một cái vườn nhỏ trước nhà.
Đan viện Camaldoli: căn nhà của mỗi đan sĩ |
Đan viện Camaldoli: căn phòng cầu nguyện riêng trong phòng một đan sĩ |
Một sự thinh lặng sâu lắng không chỉ bề ngoài mà thẳm sâu trong nội tâm khi tôi sách cái vali nhỏ bước vào căn phòng... Tôi ý thức trước tôi không biết bao năm rồi và không biết bao nhiêu đan tu đã sống ẩn dật nơi đây? Tôi cảm nghiệm một sự thánh thiện của đan tu đã trải nghiệm nơi đây đang mời gọi tôi bước vào nếp sống đan tu, dù tôi không phải là một đan sĩ!
Ngày đầu tiên hôm nay, tôi đã được tiếng chuông đánh thức lúc hừng đông chưa mọc 5 giờ sáng, mời gọi các đan sĩ thức giấc đọc kinh ban mai... Tôi đã tham dự giờ kinh sáng, kinh chiều thật trọng thể với cộng đoàn đan sĩ. Họ hát thánh vịnh giọng trầm bổng, họ đọc lời Chúa chậm rãi như rót từng lời vào tâm hồn người nghe, họ phủ phục khi hát lời kinh vinh danh... Thánh lễ được cử hành rõ rệt gồm hai bàn tiệc: Lời Chúa được trang trọng công bố trong phòng dành cho việc đọc kinh và đi qua căn phòng kế bên cho phần bàn tiệc Thánh thể thật nồng ấm...
Lúc chiều buông, đêm đen u tịch ập xuống vạn vật, tâm hồn tôi trũi xuống trong lời kinh đêm! Và rồi cảnh trí bên ngoài, từng cơn gió rít của núi đồi làm căn nhà gỗ kêu răng rắc... Tôi ngồi ghi lại tâm tình ngày qua với cảm nghiệm đầy vơi khó quên tại đan viện. Tôi thích thú đọc vần thơ ngắn của thánh tổ phụ Romualđô viết về một điều luật ngắn nhắn gửi các đan sĩ Camaldolese:
Con hãy ngồi lặng trong căn phòng như con đang ngồi trên thiên quốc.
Hãy tạm gác cả trần gian lại sau lưng con và quên nó!
Hãy tập trung tâm trí như kẻ lưới chài trông chờ mẻ cá,
Con đường con theo là lời ca thánh – con chớ bao giờ để mất!
Nếu con mới tới đan viện,
Dù thiện chí dư tràn, con cũng sẽ không thể hoàn tất điều con mong muốn,
Hãy nắm bắt mọi cơ hội để hát những khúc ca thánh trong tâm hồn,
Ráng hiểu lời ca ấy bằng tâm trí của con.
Và nếu tâm trí con chu du đó đây theo lời ca, con hãy kệ nó bổng bay;
Hãy lặp lại và thả hồn con về lại cõi ấy theo lời ca lần nữa.
Hãy biết rằng trên cõi cao sang ấy con đang được sự hiện diện của Chúa bao bọc
Hãy dừng đứng lại như kẻ hạ thần phủ phục trước đức vua.
Hãy mở lòng con trọn vẹn và đợi chờ
Cho ân sủng Chúa trùm phủ
Dù miệng môi con không cảm không nhai không nuốt
Đó chính là cái mẹ hiền hiến tặng đứa con yêu.
Camaldoli 26/10/2009
St Romuald’s Brief Rule for Camaldolese Monks
Sit in your cell as in paradise
Put the whole world behin you and forget it.
Watch your thoughts like a good fisherman watching for fish,
The path you must follow is the Psalms – never leave it.
If you have just come to the monastery,
And in spite of your good will you cannot accomplish what you want,
Take every opportunity you can sing the Psalms in your hearts
And to understand them with your mind.
And if your mind wanders as you read, do not give up;
Hurry back and apply your mind to the words once more.
Realize above all that you are in God’s presence,
and stand there with the attitude of one who stands
before the emperor.
Empty yourself completely and sit waiting,
Content with the grace of God,
Like the chick who tastes nothing and eats nothing
But what his mother brings him.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Tòa án nhân dân và những án tử hình
+GM. Lê Đắc Trọng
09:20 27/10/2009
Hồi ký: Toà án nhân dân và những án tử hình
Đội chỉ huấn luyện, chỉ bảo, thúc đẩy nhân dân. Đội bảo sao, án tội thế nào, nhân dân làm thế, thường là quá sợ hãi mà làm. Có làm theo chỉ là “bị” phát động, quá sợ hãi mà làm theo. Mọi việc đều do hình thức nhân dân thi hành. Đặc biệt có Toà án nhân dân, hằng ngày nhóm họp để xét xử những “tội phạm” đã bị đấu tố nhiều hoặc lên án.
Toà án nhân dân thành phần là các bần cố nông, một chữ không biết mà đứng làm quan toà, làm thẩm phán. Tôi biết một bà thẩm phán ở xứ Phú ốc, khi tôi lên làm lễ, cũng ra chào bà. Nhà bà ở gần ngay đường vào nhà thờ, toà án có khi họp phiên toà ngay nhà bà, chật chội phải chui rúc. Bà trạc gần 70, có cô con gái tiến bộ, lấy ông chủ tịch thôn ngoại giáo. Bà thật hiền lành, đạo đức, chữ nghĩa không biết, không biết ăn nói nữa. Tôi gặp bà, bà lễ phép chào tôi và chỉ cười, đúng là bà lão nhà quê, thế mà quyền sinh sát ở trong tay bà. Cũng may là làng Phú ốc chỉ có ba bốn người Công giáo bị quy lên địa chủ: Ông lang Thản, ông Chuân ngày xưa đi lính cho Pháp, ông Cố Nhụ (có hai linh mục Trinh và Thiện đi Nam) bà kế ở nhà, bị quy là địa chủ, ông Kiề u công nhân nhà máy dệt…
Có người làm việc cho nhà nước, cha mẹ anh em cũng vẫn bị quy tội như thường. Ông Chuân có con làm cán bộ, em làm hiệu trưởng trường Lục Quân, những người này hình như sợ liên quan, không dám thăm hỏi anh chị em gì cả. Chỉ có đám trẻ, gặp ông ở đường làng, ông để râu, đám trẻ đến giật râu ông và bảo: “Chào ông bà nông dân đi”. Ông Chuân cũng phải khoanh tay chào lũ trẻ: “Con chào Ông Bà nông dân ạ”. Các địa chủ khi gặp bất cứ người già hay trẻ, phải xưng hô là “con”, và thưa chào “ông” hay “bà nông dân”.
Như thế là uy thế của địa chủ đãbị hạ trong hội nghị, trong quần chúng. Cả cái tiếng địa chủ cũng do tuyên truyền, trở nên cái gì ác quái, ghê gớm, xấu xa trong đầu óc quần chúng. Phải công nhận cái tài nhồi sọ của Cộng sản.
Cùng bị hại với những người bị quy là địa chủ, còn có những người khác phải mang danh từ tội ác còn nặng nề hơn; đó là “bọn cường hào ác bá, bọn ác ôn”. Những người này là ai? Thường là những người làm việc dưới các chế độ khác như thời Pháp cai trị, hoặc thời quốc gia. Họ làm quan, là viên chức, như Chánh phó tổng, Chánh phó hương hội, Lý trưởng, Thơ ký, Thủ quỹ của hương hội. Thậm chí cả những người nào có uy tín trong quần chúng, những người nào có vẻ đạo mạo….
Quy thành địa chủ, thì phải theo tiêu chuẩn nào đó, như người đó có một số mẫu ruộng, hoặc nhà ngói gốc mít, ao cả ruộng liền, rồi thuê người làm hơn là làm lấy, như thế dễ dàng quy vào hạng bóc lột. Như vậy, việc quy lên địa chủ ở nông thôn Việt Nam, bị giới hạn nhiều, vì ít làng có nhiều người có ruộng liền ao cả. ở Việt Nam, chỉ có người có vài ba mẫu ruộng cũng bị coi là địa chủ; trong khi ở các nước khác, địa chủ là người có hàng trăm, nghìn mẫu ruộng.
Nhưng những người có uy tín, có thế lực, thậm chí được nhiều kính nể, thì tương đối nhiều hơn là con số địa chủ. Thậm chí ở xã hội ta, một xã hội có thể coi là phong kiến, những người làm việc hương lý có những hành vi tàn bạo, bất công, ức hiếp, hà lạm…con số không phải là nhỏ. Vả lại dân ta hiền lành, nên có nơi có người chẳng giữ chức vụ gì, nhưng vẫn có thể xưng hùng xưng bá, bắt nạt người khác với những hành vi tàn bạo, đốt nhà cướp của, cả làng khiếp sợ, không ai dám nho nhoe.
Tất cả những người có uy tín, hương chức có hành vi tàn ác, hoặc chỉ làm việc cho chế độ cũ (viên chức, lính tráng) đều bị quy là cường hào ác bá, ác ôn, và những nhân vật loại này còn nặng tội hơn là địa chủ, và đáng bị tiêu diệt hơn.
Thế còn những viên chức trong đạo thì sao? Cải cách ruộng đất làm ra vẻ rất tôn trọng tự do tín ngưỡng. Nhà thờ nhà xứ được bảo đảm, ngoài ra đều phải theo luật cải cách ruộng đất. Chẳng hạn nhà xứ nào có nhiều ruộng đất, cha xứ cũng phải đấu tố, xỉ vả như các người khác.
Tôi chỉ thấy có cha Thính ở Vĩnh Đà không bị đấu tố, vì ngài không dính dáng đến ruộng nương, không ăn nhờ vào ai, ngài còn tuyên bố: “Mỗi ngày tôi chỉ vài chiếc bánh đa và nước lã là đủ”.
Nhưng cha Thu, thư ký cho Đức Cha Tĩnh giáo phận Bùi Chu bị đổ cho cái tội “khoan đê”. Ngài cho lời vu khống đó là quá trẻ con, ai lại dùng chiếc khoan gỗ của thợ mộc mà khoan cho vỡ đê được. Thấy quá lố bịch ngài nhận cho xong. Thế mà thành tội thật và ngài bị đem ra xử bắn vì tội khoan đê. (cũng có người bị khép tội khoan đê như thế, người đó phải cầm cái khoan của thợ mộc, khoan vào đê, cán bộ chụp hình, làm chứng cớ tội phạm).
Hình phạt dành cho địa chủ, cường hào gian ác v.v… do Toà án nhân dân lên án. Nói đúng ra là cán bộ cải cách, chứ bà Thẩm Phán tên là Thậm ở Phú ốc nói một câu cũng không ra câu, thì lên án làm sao?
Án phạt trước hết là tịch thu nhà cửa ruộng đất. Người đó bị đuổi ra khỏi nhà, đi ở đâu thì đi. Họ dựng một cái lều ở đất hoang nào đó để độ thân, còn nhà cửa thì được chia cho ông bà nông dân, đặc biệt là bần cố nông loại nhất, nhà to thì chia cho hai ba người. Bên lương, họ không có 10 điều răn Chúa, họ dễ dàng đến ở. Trước đây ở các lều, các nhà lụp xụp, nay được mấy gian nhà ngói, làm gì mà không nhận.
Nhưng bà con Công giáo thì khác, cũng có người ép tình nhận, đến ở ít lâu, sau này có dịp trả lại. Có người không nhận, ít người vui vẻ nhận.
Khi hai ba người được một cái nhà, họ thường chia nhau, rỡ đi bán. Bán đi tiêu hết tiền, lại trở về cảnh sống nơi túp lều. Ông trùm Tứ, xứ Ba Trại có căn nhà lá ba gian, được chia cho hai người, lập tức họ chia đôi mỗi người được gian rưỡi, họ lấy cưa, cưa đôi gian giữa. Không biết rỡ về làm được gì, hoạ chăng dựng được túp lều?
Chú tôi ở Kim Lâm, tuy hai ông bà đã chết, hoặc đi Nam, có cô con gái lấy chồng cán bộ, anh Hân, cũng bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho hai người Công giáo, hai người chỉ lẫm lờ nhận, nhưng không dám ở bao giờ. Em tôi vẫn giữ mãi cho đến ngày không ở thì dâng cho họ giáo để làm nhà phòng. Cảnh nhà cửa bị tịch thu nó tương tự như thế.
Còn ao vườn ruộng đất? Dĩ nhiên là được đem chia cho nông dân hết, theo nguyên tắc chung. Đất đai là công thổ, tất cả là của nhà nước. Do đó mà ao vườn đất đai nhà thờ, nhà xứ, cũng được đem ra chia hết.
Còn bản thân những thành phần có tội với nhân dân thì sao? Từ khi cải cách được phát động, tối nào cũng họp bà con nông dân Đội cải cách nhờ chính sách “ba cùng” đãnắm bắt tình hình các hộ, đãchia ra từng thành phần: địa chủ, hay loại người tương tự, phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Chỉ có phú nông trở xuống mới được đi họp, và dĩ nhiên bần cố nông là nòng cốt, là lãnh đạo.
Ai mà không được đi họp, lo ngay ngáy. Số phận từ đây đãđược định đoạt, thành phần có tội, đáng bị loại trừ khỏi xã hội. Thành phần tuy đãđược đội ấn định, song để cho có vẻ “nhân dân” sẽ là các cuộc họp của nhân dân, bị vạch mặt rồi định đoạt số phận.
Có hai vòng họp, vòng họp thứ nhất thành phần xấu không được tham dự. Trong vòng họp này, bà con nông dân vạch mặt bọn “địa chủ, cường hào gian ác”. Ai cũng phải phát biểu, nói thật thì ít, bịa đặt vu khống thì nhiều, vừa nói vừa làm ra vẻ căm phẫn, vừa nói vừa xỉa xói.
Sau khi đãcho việc tố cáo là đủ, các cuộc họp chuyển sang vòng hai. Từ đây những người đãbị các cuộc hội họp tố, nay họ được triệu tập đến họp, để các thành viên khác đấu. Những cuộc đấu tố này chẳng khác gì những phiên toà lên án tội nhân. Những người bị tố trong các buổi họp trước đây, nay đãthành tội nhân mà nhân dân sẽ lên án.
Tội nhân bị tố nặng, như có nợ máu với nhân dân, có thể bị trói tay, quỳ hay ngồi trên đất ở giữa hội nghị. Những người đấu tố lần lượt kể tội. Phạm nhân bị cưỡng bức đó, chỉ còn một việc cúi đầu nhận tội. Nếu tỏ dấu thanh minh, sẽ bị coi là ngoan cố, tội càng nặng hơn, không ai được phép bào chữa. Chỉ tỏ vẻ thương cảm mà không tỏ vẻ phẫn uất, cũng rất nguy hiểm, có thể bị coi là liên quan, và chịu vạ lây. Con cái cũng không được tỏ bầy cảm tình đối với cha mẹ, còn phải đấu tố cha mẹ là khác, để may ra được ra khỏi thành phần.
Không phải người bị đấu tố nào cũng phải xử bắn, họ bị phân loại. Trên hết là địa chủ gian ác, bóc lột, có nhiều ruộng, lại bị tố cáo có những hành vi bóc lột, đánh đập người ở. ở bên Công giáo hạng này thì có ít, vì phần lớn những người giầu có, nhiều ruộng nhiều thóc, như ở Sơn Miêng, nhà giầu ở xứ Tâng (An Phú) Kẻ Vác… Họ hiểu thế nào là Cộng sản, đãmau chạy xa bay vào Nam từ năm 1954 rồi, một số đồng bào bên lương, đặc biệt là ở thành phố, cũng đãhiểu và cũng cao chạy xa bay.
Nhưng số lớn người bị bắn thường là những người bị quy cho là cường hào gian ác, ác bá, ác ôn… Đây là những chức việc trong xã trong huyện, hoặc là những người đãtham gia những đảng phái khác, như Quốc Dân Đảng, Đại Việt… Cả những người trong Đảng Cộng Sản bị nghi là tả khuynh, hữu khuynh, hay là những người có tư tưởng theo đường lối xét lại. Cả những người trung thành với Đảng, mà cá nhân có uy tín, nhưng lại có vẻ không trung thành với lãnh tụ, nói khác đi, không ăn cánh với cấp trên. Tất cả đều bị coi là nguy hiểm và cần tiêu diệt ngay từ trứng nước.
Tôi biết có hai người bị tội bắn: ở Báo Đáp, một người giầu có, xưa đãđi lính cho Pháp. Một người khác ở quê tôi, làm Chánh tổng lâu năm. Số người bị bắn, không mấy làng không có, có làng bị đến 2, 3 người, và con số ở miền Bắc lên tới hàng vạn, hàng vạn người.
Những người bị tử hình hầu hết là bị bắn, hoặc bị bắn ở cánh đồng, hoặc bị treo lên cành cây. Cuộc xử bắn diễn ra trước hàng vạn người, để có tính cách răn đe. “Sát nhất nhân, vạn nhân cụ”. Và đúng là thế, sự sợ hãi lên tới cực điểm, tựa như có đám mây đen bao phủ toàn dân. Phải triệt để khai thác tình trạng sợ hãi này. “Không được để lọt một thằng nào”. Hiệu lệnh là thế! “Thà giết nhầm 10 thằng còn hơn để lọt một thằng”.
Các địa chủ trung bình thường bị giam. Cùng với hàng địa chủ này một số lớn cũng bị giam, đó là những người đãcộng tác với chế độ ngày trước, hoặc đã đi lính và đã có cấp bậc, hoặc về hành chính, những trí thức xem ra không thiện cảm với chế độ mới, những người đảm nhiệm công việc trong tôn giáo mà có uy tín: như Chánh Trương, Trùm Trưởng, Quản giáo. Có cả nhưng Đảng viên Cộng Sản, cả trong Uỷ Ban Nhân Dân bị nghi ngờ là không trung thành. Gần tôi như ban hành giáo xứ Kẻ Báng (Xuân Bảng), nhất là Quản giáo bị bắt giam hầu hết. Xứ Tường Loan (Ba Trại) chưa được năm trăm nhân danh mà cũng mấy người bị bắt giam. Cả đến anh Trưởng Ban hát, và một thanh niên thường. Cũng ở xã đó, anh Chủ Tịch Uỷ Ban xã mà tôi mới trình giấy tháng trước, thì tháng sau nghe nói anh đãbị bắt giam.
Trong thời gian bị giam, thường là bị cưỡng ép làm giấy thú nhận đãcó những hành vi phá hoại: như bỏ trứng sâu vào lúa, phá hoại đê điều, đầu độc người nọ người kia, và ai cũng phải làm giấy nhận tội hết. Thời gian bị giam thường là năm, bảy tháng. Có nhiều người bị ngược đãi quá, hoặc bị bệnh nặng thì được tha về, và chỉ ít lâu sau thì chết.
Các địa chủ không có tội gì, ngoài việc có máu mặt hơn trong làng xóm, hoặc được người ta kính trọng hơn, có uy tín hơn một chút, thì chỉ bị phân biệt đối xử. Không còn quyền công dân, như là bầu cử, hội họp, không được làm chức vụ gì trong xã hội, cả trong tôn giáo. Nếu là người Công giáo, có đến nhà thờ cũng phải ngồi dưới, không được ngồi lên ghế trên. Con cái không được đi học, trừ đứa nào tiến bộ, cố gắng thoát ly ra khỏi giai cấp, bằng cách đứng với bần cố nông, hăng hái đấu tố giai cấp của bố mẹ, đi đến cả đấu tố cha mẹ, thì cũng được hưởng quyền lợi đôi chút của xã hội. Chứ không bao giờ tẩy xoá được cái danh hiệu “con địa chủ”, danh hiệu cha truyền con nối. Không được cả đến cái “vinh dự” đi bộ đội, vì còn bị nghi là không trung thành, bởi đãmang cái dòng máu đối nghịch truyền đời của giai cấp.
Có những cán bộ xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản, từ đầu cách mạng, đã hoàn toàn thoát ly và đã có thể giữ chức nọ kia, có thể lên chức. Nhưng khi cách mạng thành công, họ không được trọng dụng lắm, không lên chức nào, mà còn bị thất sủng là khác. Thường những Đảng viên cũng bị đưa ra đấu tố.
Những cán bộ như thế, trong thời gian hoạt động, nhất là trong thời gian cải cách, không được, nói đúng ra, không dám có một liên hệ gì đến gia đình. Có thể nói, cả đến tư tưởng cũng phải dứt khoát! Nếu không sẽ bị liệt vào hạng liên quan và bị đem ra xử lý. Không bị kết tội thì cũng bị hạ tầng công tác.
Tất cả những lãnh tụ, kể cả lãnh tụ vĩ đại nhất cũng đều xuất thân từ giai cấp địa chủ, hoặc tư sản. Ông Hồ Chí Minh, ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), ba anh em ông Lê Đức Thọ lý thuyết gia của Đảng, ông Võ Nguyên Giáp, ông Phạm Văn Đồng... đều là con cái địa chủ, hoặc là tư sản. Các ông ấy là những người sáng lập, cha đẻ ra Chủ nghĩa vô sản Việt Nam, thì các ông ấy đứng trên tất cả, ai làm gì được các ông! Các ông đặt ra cái thòng lọng, lại để cho cái thòng lọng thắt cổ mình làm sao?
Giả sử các ông ấy là nông dân thường, con nhà bần cố nông, thì làm gì có cơ hội mà ăn học. Đàng này, hầu hết các ông là học trò của trường Thành Trung (Carreau) Nam Định, trường Bưởi Hà Nội… Phải là địa chủ giầu có mới đủ tiền gửi con cái lên các trường đó, có ông còn được thực dân Pháp cho đi ăn học.
Xét cho cùng, thì giới bần cố nông phải biết ơn giới địa chủ, tư sản, đãphát động phong trào cải cách để họ nâng lên vai trò lãnh đạo.
Còn các nhà cải cách phát động phong trào, tô điểm mỹ miều cho các danh từ “thoát ly” mà họ mắc vào, chứ thực ra họ là những người “phản giai cấp”. Và công luận không bao giờ cho phép xoá đi cái danh hiệu con nhà “địa chủ”, mà họ đãdầy công bắt người ta bôi nhọ bằng đủ cái xấu. Gậy ông lại đập lưng ông là thế.
Toà án nhân dân thành phần là các bần cố nông, một chữ không biết mà đứng làm quan toà, làm thẩm phán. Tôi biết một bà thẩm phán ở xứ Phú ốc, khi tôi lên làm lễ, cũng ra chào bà. Nhà bà ở gần ngay đường vào nhà thờ, toà án có khi họp phiên toà ngay nhà bà, chật chội phải chui rúc. Bà trạc gần 70, có cô con gái tiến bộ, lấy ông chủ tịch thôn ngoại giáo. Bà thật hiền lành, đạo đức, chữ nghĩa không biết, không biết ăn nói nữa. Tôi gặp bà, bà lễ phép chào tôi và chỉ cười, đúng là bà lão nhà quê, thế mà quyền sinh sát ở trong tay bà. Cũng may là làng Phú ốc chỉ có ba bốn người Công giáo bị quy lên địa chủ: Ông lang Thản, ông Chuân ngày xưa đi lính cho Pháp, ông Cố Nhụ (có hai linh mục Trinh và Thiện đi Nam) bà kế ở nhà, bị quy là địa chủ, ông Kiề u công nhân nhà máy dệt…
Có người làm việc cho nhà nước, cha mẹ anh em cũng vẫn bị quy tội như thường. Ông Chuân có con làm cán bộ, em làm hiệu trưởng trường Lục Quân, những người này hình như sợ liên quan, không dám thăm hỏi anh chị em gì cả. Chỉ có đám trẻ, gặp ông ở đường làng, ông để râu, đám trẻ đến giật râu ông và bảo: “Chào ông bà nông dân đi”. Ông Chuân cũng phải khoanh tay chào lũ trẻ: “Con chào Ông Bà nông dân ạ”. Các địa chủ khi gặp bất cứ người già hay trẻ, phải xưng hô là “con”, và thưa chào “ông” hay “bà nông dân”.
Như thế là uy thế của địa chủ đãbị hạ trong hội nghị, trong quần chúng. Cả cái tiếng địa chủ cũng do tuyên truyền, trở nên cái gì ác quái, ghê gớm, xấu xa trong đầu óc quần chúng. Phải công nhận cái tài nhồi sọ của Cộng sản.
Cùng bị hại với những người bị quy là địa chủ, còn có những người khác phải mang danh từ tội ác còn nặng nề hơn; đó là “bọn cường hào ác bá, bọn ác ôn”. Những người này là ai? Thường là những người làm việc dưới các chế độ khác như thời Pháp cai trị, hoặc thời quốc gia. Họ làm quan, là viên chức, như Chánh phó tổng, Chánh phó hương hội, Lý trưởng, Thơ ký, Thủ quỹ của hương hội. Thậm chí cả những người nào có uy tín trong quần chúng, những người nào có vẻ đạo mạo….
Quy thành địa chủ, thì phải theo tiêu chuẩn nào đó, như người đó có một số mẫu ruộng, hoặc nhà ngói gốc mít, ao cả ruộng liền, rồi thuê người làm hơn là làm lấy, như thế dễ dàng quy vào hạng bóc lột. Như vậy, việc quy lên địa chủ ở nông thôn Việt Nam, bị giới hạn nhiều, vì ít làng có nhiều người có ruộng liền ao cả. ở Việt Nam, chỉ có người có vài ba mẫu ruộng cũng bị coi là địa chủ; trong khi ở các nước khác, địa chủ là người có hàng trăm, nghìn mẫu ruộng.
Nhưng những người có uy tín, có thế lực, thậm chí được nhiều kính nể, thì tương đối nhiều hơn là con số địa chủ. Thậm chí ở xã hội ta, một xã hội có thể coi là phong kiến, những người làm việc hương lý có những hành vi tàn bạo, bất công, ức hiếp, hà lạm…con số không phải là nhỏ. Vả lại dân ta hiền lành, nên có nơi có người chẳng giữ chức vụ gì, nhưng vẫn có thể xưng hùng xưng bá, bắt nạt người khác với những hành vi tàn bạo, đốt nhà cướp của, cả làng khiếp sợ, không ai dám nho nhoe.
Tất cả những người có uy tín, hương chức có hành vi tàn ác, hoặc chỉ làm việc cho chế độ cũ (viên chức, lính tráng) đều bị quy là cường hào ác bá, ác ôn, và những nhân vật loại này còn nặng tội hơn là địa chủ, và đáng bị tiêu diệt hơn.
Thế còn những viên chức trong đạo thì sao? Cải cách ruộng đất làm ra vẻ rất tôn trọng tự do tín ngưỡng. Nhà thờ nhà xứ được bảo đảm, ngoài ra đều phải theo luật cải cách ruộng đất. Chẳng hạn nhà xứ nào có nhiều ruộng đất, cha xứ cũng phải đấu tố, xỉ vả như các người khác.
Tôi chỉ thấy có cha Thính ở Vĩnh Đà không bị đấu tố, vì ngài không dính dáng đến ruộng nương, không ăn nhờ vào ai, ngài còn tuyên bố: “Mỗi ngày tôi chỉ vài chiếc bánh đa và nước lã là đủ”.
Nhưng cha Thu, thư ký cho Đức Cha Tĩnh giáo phận Bùi Chu bị đổ cho cái tội “khoan đê”. Ngài cho lời vu khống đó là quá trẻ con, ai lại dùng chiếc khoan gỗ của thợ mộc mà khoan cho vỡ đê được. Thấy quá lố bịch ngài nhận cho xong. Thế mà thành tội thật và ngài bị đem ra xử bắn vì tội khoan đê. (cũng có người bị khép tội khoan đê như thế, người đó phải cầm cái khoan của thợ mộc, khoan vào đê, cán bộ chụp hình, làm chứng cớ tội phạm).
Hình phạt dành cho địa chủ, cường hào gian ác v.v… do Toà án nhân dân lên án. Nói đúng ra là cán bộ cải cách, chứ bà Thẩm Phán tên là Thậm ở Phú ốc nói một câu cũng không ra câu, thì lên án làm sao?
Án phạt trước hết là tịch thu nhà cửa ruộng đất. Người đó bị đuổi ra khỏi nhà, đi ở đâu thì đi. Họ dựng một cái lều ở đất hoang nào đó để độ thân, còn nhà cửa thì được chia cho ông bà nông dân, đặc biệt là bần cố nông loại nhất, nhà to thì chia cho hai ba người. Bên lương, họ không có 10 điều răn Chúa, họ dễ dàng đến ở. Trước đây ở các lều, các nhà lụp xụp, nay được mấy gian nhà ngói, làm gì mà không nhận.
Nhưng bà con Công giáo thì khác, cũng có người ép tình nhận, đến ở ít lâu, sau này có dịp trả lại. Có người không nhận, ít người vui vẻ nhận.
Khi hai ba người được một cái nhà, họ thường chia nhau, rỡ đi bán. Bán đi tiêu hết tiền, lại trở về cảnh sống nơi túp lều. Ông trùm Tứ, xứ Ba Trại có căn nhà lá ba gian, được chia cho hai người, lập tức họ chia đôi mỗi người được gian rưỡi, họ lấy cưa, cưa đôi gian giữa. Không biết rỡ về làm được gì, hoạ chăng dựng được túp lều?
Chú tôi ở Kim Lâm, tuy hai ông bà đã chết, hoặc đi Nam, có cô con gái lấy chồng cán bộ, anh Hân, cũng bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho hai người Công giáo, hai người chỉ lẫm lờ nhận, nhưng không dám ở bao giờ. Em tôi vẫn giữ mãi cho đến ngày không ở thì dâng cho họ giáo để làm nhà phòng. Cảnh nhà cửa bị tịch thu nó tương tự như thế.
Còn ao vườn ruộng đất? Dĩ nhiên là được đem chia cho nông dân hết, theo nguyên tắc chung. Đất đai là công thổ, tất cả là của nhà nước. Do đó mà ao vườn đất đai nhà thờ, nhà xứ, cũng được đem ra chia hết.
Còn bản thân những thành phần có tội với nhân dân thì sao? Từ khi cải cách được phát động, tối nào cũng họp bà con nông dân Đội cải cách nhờ chính sách “ba cùng” đãnắm bắt tình hình các hộ, đãchia ra từng thành phần: địa chủ, hay loại người tương tự, phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Chỉ có phú nông trở xuống mới được đi họp, và dĩ nhiên bần cố nông là nòng cốt, là lãnh đạo.
Ai mà không được đi họp, lo ngay ngáy. Số phận từ đây đãđược định đoạt, thành phần có tội, đáng bị loại trừ khỏi xã hội. Thành phần tuy đãđược đội ấn định, song để cho có vẻ “nhân dân” sẽ là các cuộc họp của nhân dân, bị vạch mặt rồi định đoạt số phận.
Có hai vòng họp, vòng họp thứ nhất thành phần xấu không được tham dự. Trong vòng họp này, bà con nông dân vạch mặt bọn “địa chủ, cường hào gian ác”. Ai cũng phải phát biểu, nói thật thì ít, bịa đặt vu khống thì nhiều, vừa nói vừa làm ra vẻ căm phẫn, vừa nói vừa xỉa xói.
Sau khi đãcho việc tố cáo là đủ, các cuộc họp chuyển sang vòng hai. Từ đây những người đãbị các cuộc hội họp tố, nay họ được triệu tập đến họp, để các thành viên khác đấu. Những cuộc đấu tố này chẳng khác gì những phiên toà lên án tội nhân. Những người bị tố trong các buổi họp trước đây, nay đãthành tội nhân mà nhân dân sẽ lên án.
Tội nhân bị tố nặng, như có nợ máu với nhân dân, có thể bị trói tay, quỳ hay ngồi trên đất ở giữa hội nghị. Những người đấu tố lần lượt kể tội. Phạm nhân bị cưỡng bức đó, chỉ còn một việc cúi đầu nhận tội. Nếu tỏ dấu thanh minh, sẽ bị coi là ngoan cố, tội càng nặng hơn, không ai được phép bào chữa. Chỉ tỏ vẻ thương cảm mà không tỏ vẻ phẫn uất, cũng rất nguy hiểm, có thể bị coi là liên quan, và chịu vạ lây. Con cái cũng không được tỏ bầy cảm tình đối với cha mẹ, còn phải đấu tố cha mẹ là khác, để may ra được ra khỏi thành phần.
Không phải người bị đấu tố nào cũng phải xử bắn, họ bị phân loại. Trên hết là địa chủ gian ác, bóc lột, có nhiều ruộng, lại bị tố cáo có những hành vi bóc lột, đánh đập người ở. ở bên Công giáo hạng này thì có ít, vì phần lớn những người giầu có, nhiều ruộng nhiều thóc, như ở Sơn Miêng, nhà giầu ở xứ Tâng (An Phú) Kẻ Vác… Họ hiểu thế nào là Cộng sản, đãmau chạy xa bay vào Nam từ năm 1954 rồi, một số đồng bào bên lương, đặc biệt là ở thành phố, cũng đãhiểu và cũng cao chạy xa bay.
Nhưng số lớn người bị bắn thường là những người bị quy cho là cường hào gian ác, ác bá, ác ôn… Đây là những chức việc trong xã trong huyện, hoặc là những người đãtham gia những đảng phái khác, như Quốc Dân Đảng, Đại Việt… Cả những người trong Đảng Cộng Sản bị nghi là tả khuynh, hữu khuynh, hay là những người có tư tưởng theo đường lối xét lại. Cả những người trung thành với Đảng, mà cá nhân có uy tín, nhưng lại có vẻ không trung thành với lãnh tụ, nói khác đi, không ăn cánh với cấp trên. Tất cả đều bị coi là nguy hiểm và cần tiêu diệt ngay từ trứng nước.
Tôi biết có hai người bị tội bắn: ở Báo Đáp, một người giầu có, xưa đãđi lính cho Pháp. Một người khác ở quê tôi, làm Chánh tổng lâu năm. Số người bị bắn, không mấy làng không có, có làng bị đến 2, 3 người, và con số ở miền Bắc lên tới hàng vạn, hàng vạn người.
Những người bị tử hình hầu hết là bị bắn, hoặc bị bắn ở cánh đồng, hoặc bị treo lên cành cây. Cuộc xử bắn diễn ra trước hàng vạn người, để có tính cách răn đe. “Sát nhất nhân, vạn nhân cụ”. Và đúng là thế, sự sợ hãi lên tới cực điểm, tựa như có đám mây đen bao phủ toàn dân. Phải triệt để khai thác tình trạng sợ hãi này. “Không được để lọt một thằng nào”. Hiệu lệnh là thế! “Thà giết nhầm 10 thằng còn hơn để lọt một thằng”.
Các địa chủ trung bình thường bị giam. Cùng với hàng địa chủ này một số lớn cũng bị giam, đó là những người đãcộng tác với chế độ ngày trước, hoặc đã đi lính và đã có cấp bậc, hoặc về hành chính, những trí thức xem ra không thiện cảm với chế độ mới, những người đảm nhiệm công việc trong tôn giáo mà có uy tín: như Chánh Trương, Trùm Trưởng, Quản giáo. Có cả nhưng Đảng viên Cộng Sản, cả trong Uỷ Ban Nhân Dân bị nghi ngờ là không trung thành. Gần tôi như ban hành giáo xứ Kẻ Báng (Xuân Bảng), nhất là Quản giáo bị bắt giam hầu hết. Xứ Tường Loan (Ba Trại) chưa được năm trăm nhân danh mà cũng mấy người bị bắt giam. Cả đến anh Trưởng Ban hát, và một thanh niên thường. Cũng ở xã đó, anh Chủ Tịch Uỷ Ban xã mà tôi mới trình giấy tháng trước, thì tháng sau nghe nói anh đãbị bắt giam.
Trong thời gian bị giam, thường là bị cưỡng ép làm giấy thú nhận đãcó những hành vi phá hoại: như bỏ trứng sâu vào lúa, phá hoại đê điều, đầu độc người nọ người kia, và ai cũng phải làm giấy nhận tội hết. Thời gian bị giam thường là năm, bảy tháng. Có nhiều người bị ngược đãi quá, hoặc bị bệnh nặng thì được tha về, và chỉ ít lâu sau thì chết.
Các địa chủ không có tội gì, ngoài việc có máu mặt hơn trong làng xóm, hoặc được người ta kính trọng hơn, có uy tín hơn một chút, thì chỉ bị phân biệt đối xử. Không còn quyền công dân, như là bầu cử, hội họp, không được làm chức vụ gì trong xã hội, cả trong tôn giáo. Nếu là người Công giáo, có đến nhà thờ cũng phải ngồi dưới, không được ngồi lên ghế trên. Con cái không được đi học, trừ đứa nào tiến bộ, cố gắng thoát ly ra khỏi giai cấp, bằng cách đứng với bần cố nông, hăng hái đấu tố giai cấp của bố mẹ, đi đến cả đấu tố cha mẹ, thì cũng được hưởng quyền lợi đôi chút của xã hội. Chứ không bao giờ tẩy xoá được cái danh hiệu “con địa chủ”, danh hiệu cha truyền con nối. Không được cả đến cái “vinh dự” đi bộ đội, vì còn bị nghi là không trung thành, bởi đãmang cái dòng máu đối nghịch truyền đời của giai cấp.
Có những cán bộ xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản, từ đầu cách mạng, đã hoàn toàn thoát ly và đã có thể giữ chức nọ kia, có thể lên chức. Nhưng khi cách mạng thành công, họ không được trọng dụng lắm, không lên chức nào, mà còn bị thất sủng là khác. Thường những Đảng viên cũng bị đưa ra đấu tố.
Những cán bộ như thế, trong thời gian hoạt động, nhất là trong thời gian cải cách, không được, nói đúng ra, không dám có một liên hệ gì đến gia đình. Có thể nói, cả đến tư tưởng cũng phải dứt khoát! Nếu không sẽ bị liệt vào hạng liên quan và bị đem ra xử lý. Không bị kết tội thì cũng bị hạ tầng công tác.
Tất cả những lãnh tụ, kể cả lãnh tụ vĩ đại nhất cũng đều xuất thân từ giai cấp địa chủ, hoặc tư sản. Ông Hồ Chí Minh, ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), ba anh em ông Lê Đức Thọ lý thuyết gia của Đảng, ông Võ Nguyên Giáp, ông Phạm Văn Đồng... đều là con cái địa chủ, hoặc là tư sản. Các ông ấy là những người sáng lập, cha đẻ ra Chủ nghĩa vô sản Việt Nam, thì các ông ấy đứng trên tất cả, ai làm gì được các ông! Các ông đặt ra cái thòng lọng, lại để cho cái thòng lọng thắt cổ mình làm sao?
Giả sử các ông ấy là nông dân thường, con nhà bần cố nông, thì làm gì có cơ hội mà ăn học. Đàng này, hầu hết các ông là học trò của trường Thành Trung (Carreau) Nam Định, trường Bưởi Hà Nội… Phải là địa chủ giầu có mới đủ tiền gửi con cái lên các trường đó, có ông còn được thực dân Pháp cho đi ăn học.
Xét cho cùng, thì giới bần cố nông phải biết ơn giới địa chủ, tư sản, đãphát động phong trào cải cách để họ nâng lên vai trò lãnh đạo.
Còn các nhà cải cách phát động phong trào, tô điểm mỹ miều cho các danh từ “thoát ly” mà họ mắc vào, chứ thực ra họ là những người “phản giai cấp”. Và công luận không bao giờ cho phép xoá đi cái danh hiệu con nhà “địa chủ”, mà họ đãdầy công bắt người ta bôi nhọ bằng đủ cái xấu. Gậy ông lại đập lưng ông là thế.
Chứng và phản chứng
Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm
09:49 27/10/2009
Từ lâu lắm rồi, nhưng nhất là gần đây khi Giáo Hội Việt Nam sắp mở Năm Thánh mừng kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận tông toà đầu tiên Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659-2009) và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam (1960-2010), người công giáo chúng ta thường xuyên được nhắc nhở về nhiệm vụ loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Kitô. Chẳng hạn trong Thư mới nhất của Hội Đồng Giám Mục gửi cộng đồng Dân Chúa ngày 9-10-2009, có đoạn viết:
“Năm Thánh 2010 phải là động lực thúc đẩy chúng ta hăng say chia sẻ niềm vui đức tin với tất cả mọi người dân Việt. Để thực hiện được điều này, cần phải khơi dậy hồng ân đức tin dã lãnh nhận nhưng vì hoàn cảnh khách quan hoặc những yếu tố chủ quan, hồng ân có thể đã bị phai mờ, lãnh quên hay mai một. Ngoài ra, cần phải canh tân các phương thức truyền giáo nhằm đáp ứng những biến chuyển nhanh chóng của thời đại; tuy nhiên nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho kẻ khác” (số 5 đoạn 2).
“Làm chứng cho Tin Mừng” cũng đồng nghĩa với “làm chứng cho Chúa Kitô” bởi vì Tin Mừng là chính Chúa Kitô, Chúa Kitô chính là Tin Mừng. Chúng ta đã quá quen với những cách nói này. Nhưng làm chứng là gì?
Hình thức cao cả nhất của việc làm chứng là tử vì đạo, lấy chính mạng sống mình minh chứng cho tình yêu đối với Chúa hay cho chân lý của Tin Mừng. Trong huấn từ cho các Giám Mục Việt Nam ngày 27-6-2009 trong chuyến viếng thăm ad limina mùa hè năm nay, ĐTC Bênêđíctô đã nhắc tới loại làm chứng này trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: “Ơn huệ đức tin đã được tiếp nhận cách quảng đại, được sống và chứng nhận [chứng thực, làm chứng, témoigné] bởi đông đảo các Vị Tử Đạo, là những người muốn loan báo chân lý và tính phổ quát của niềm tin vào Thiên Chúa”.
Nhưng đó chỉ là một hình thức làm chứng, và là hình thức “tột cùng”, nói chung ít khi xảy ra. Hình thức phổ biến hơn cả, và cũng không dễ dàng, là sống chính cuộc sống bình thường của mình như một lời tuyên xưng, một lời minh chứng “thầm lặng”, theo cách nói của ĐGH Phaolô VI trong Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii nuntiandi, 1974). Ngài viết:
“Cứ xem một Kitô hữu hay một nhóm Kitô hữu đang sống giữa giữa cộng đồng những con người mà (biết) tỏ ra khả năng thông cảm với kẻ khác và đón nhận, thái độ chia sẻ cuộc đời và vận mệnh với kẻ khác, tình liên đới trong các nỗ lực chung nhằm tất cả những gì cao thượng và tốt lành. Cứ xem họ lại chiếu toả, một cách thật đơn sơ và hồn nhiên, niềm tin của họ vào những giá trị vượt xa những giá trị thông thường và lòng trông cậy vào những gì người ta không trông thấy, không dám mơ tưởng. Bằng cách làm chứng không lời như thế, những người Kitô hữu kia gợi lên những câu hỏi không tránh được trong tâm trí những ai nhìn thấy họ sống: Tại sao họ như thế? Tại sao họ sống như thế? Cái gì –hay ai- đang thôi thúc họ? Tại sao họ ở giữa chúng ta? Làm chứng như thế đã là loan báo Tin Mừng một cách thầm lặng mà rất mạnh mẽ và hiệu quả. Đó là cử chỉ khai mào cho việc Phúc Âm hoá” (số 21).
Một đoạn văn tuyệt vời đầy cảm hứng và gợi hứng! Nên lưu ý, ở đây Đức Thánh Cha nhắc tới hai loại giá trị mà người Kitô hữu phải theo đuổi. Một đàng là những giá trị “thông thường”, tức nhân bản hay “tự nhiên” chung cho hết thảy mọi người, dù tin hay không tin (Đức Thánh Cha nhắc tới liên đới, thông cảm, cộng tác vào việc chung, vv.); đàng khác là những giá trị mà đức tin mang tới cho ta, những giá trị Tin Mừng vượt xa những giá trị thông thường nhưng không ngược lại mà còn kiện toàn chúng. Nói cách khác, muốn cho cuộc sống chúng ta mang một giá trị làm chứng, có sức thuyết phục hay ít ra cũng gây được sự thắc mắc lành mạnh nơi người khác, Kitô hữu chúng ta phải nỗ lực làm những con người tốt và những môn đệ chân chính của Chúa Kitô.
Mấy lời dạy trên của Đức Phaolô VI còn lưu ý chúng ta về hai điểm nữa. Một là để loan báo Tin Mừng cho người chưa biết Chúa, người Kitô hữu không được sống xa cách, khép kín, tự cô lập mình thành một ốc đảo trong xã hội; nếu ta không cởi mở hoà mình với những người sống xung quanh, làm sao tạo được mối liên lạc và thiện cảm “tự nhiên”, mà nếu thiếu nó thì làm sao người ngoài chịu lắng nghe chúng ta và nhìn nhận tôn giáo chúng ta là hay là tốt được? Nói đơn giản hơn theo Phúc Âm, là muốn làm men làm muối cho đời thì phải nhập vào đời, miễn là vẫn giữ được nguyên chất chứ không để cho mình bị biến chất theo đời.
Điểm lưu ý thứ hai nằm trong câu: “Họ chiếu toả một cách thật đơn sơ và hồn nhiên niềm tin của họ”. Đức Thánh Cha muốn nói rằng người Kitô hữu làm chứng cho Chúa Kitô bằng cuộc sống mình khi họ để cho các giá trị Tin Mừng thấm nhập vào đời sống của mình cách tự nhiên và sâu xa đến độ họ chỉ sống bình thường mà vẫn có sức “chiếu tỏa” như một lời “loan báo”, nghĩa là họ không phải gồng mình lên, không phải cố tình cố ý dạy bảo ai hay làm gương sáng cho ai, lại càng không muốn tuyên truyền để lôi kéo ai về phía mình cả. Nói theo tục ngữ Việt Nam: hữu xạ tự nhiên hương. Một khi người ta có cảm tưởng mình là đối tượng cho ai đó chinh phục, họ sẽ có tâm lý tự vệ và cảnh giác trước mọi “ý đồ” truyền đạo… Còn nếu chúng ta sống tốt như một người tin theo Chúa Kitô phải sống một cách đơn sơ bình thường thì tác dụng có thể âm thầm nhưng chắc chắn và sâu đậm.
Ngoài ra, sống trong một môi trường văn hoá, xã hội, chính trị cụ thể, người làm chứng còn phải lưu ý tới và thực hiện những giá trị mà môi trường này đề cao hoặc đang cần hơn cả. Làm như thế là giống như phát ra những “tín hiệu” mà người chung quanh dễ dàng thâu nhận. Vì lý do đó, chúng ta thấy mấy năm qua, các Giám Mục Việt Nam thường xuyên cổ vũ nơi các tín hữu những đức tính liêm khiết, trung thực, công bằng, tôn trọng công ích, tôn trọng sự sống v.v., vì nói chung, đó là những điều còn thiếu trầm trọng trong xã hội ta hiện nay. Chính Đức Thánh Cha trong bài huấn từ tôi đã trích dẫn trên đây cũng nói với các Hội đồng Giám mục chúng ta:
“Trong lá Thư Mục vụ năm qua, Anh Em đã biểu lộ mối quan tâm đặc biệt đối với các tín hữu giáo dân khi làm cho rõ ràng vai trò của ơn gọi của họ trong phạm vi gia đình. Điều đáng ước mong là mỗi gia đình Công giáo, bằng cách dạy cho con cái biết sống đúng theo một lương tâm ngay thẳng, trong sự trung thực và trong chân lý, sẽ trở nên một trung tâm các giá trị và đức tính nhân bản, một trường dạy đức tin và tình yêu đối với Thiên Chúa. Còn phần họ, các giáo dân Công giáo phải dùng một cuộc sống dựa trên đức ái, sự lương thiện và lòng mến mộ công ích mà chứng tỏ rằng một người Công giáo tốt cũng là một công dân tốt”.
Vậy, thật là sai lầm khi giới hạn việc sống Tin Mừng và loan báo Tin Mừng vào những việc thuần tuý tôn giáo đạo đức hay những chương trình, những công việc ít nhiều quan trọng phải thực hiện với chủ đích truyền giáo rõ ràng, còn trong cuộc sống diễn ra thông thường, người ta không thấy có gì dính dáng tới “sự đạo” cả, thậm chí còn nhiều điều “phản chứng” thay vì “làm chứng”.
Một người bạn tôi kể: Ngày kia, giáo xứ của anh tổ chức đi hành hương tại một trung tâm cầu nguyện ở khá xa, phải đi rất sớm và về muộn. Sau gần một ngày cầu nguyện chung và riêng, khoảng chín giờ tối đoàn hành hương ra về, nhưng đi chưa được bao lâu thì xe bị hư, lái xe sửa chữa cả tiếng đồng hồ vẫn không đuợc, nên đã gọi điện thoại nhờ một xe bạn đến chở giúp. Xe vừa tới, chưa kịp mở cửa người ta đã ào ào chạy tới, chen chúc tranh giành, bít kín cửa xe, tiếng kêu la inh ỏi. Tài xế và phụ xe quát tháo bảo mọi người giữ trật tự để họ xếp chỗ cho. Không có kết quả, họ phải mạnh tay với mấy người đàn ông và thanh niên đang cố sức gạt cả những người già và phụ nữ ra để tìm đường lên xe trước. Vài người không nghe lại còn cự nự đòi đánh. Cuối cùng, trưởng đoàn hành hưởng phải can thiệp: “Bà con muốn về hay ở lại đây? Hãy lui ra, giữ trật tự để tôi và phụ xe cho từng người lên và xếp chỗ cho”.
Trên đường về, theo lời kể của một người ngồi hàng ghế trên hết, người ấy đã nghe tài xế lắc đầu nói một mình: “Lộn xộn chưa từng thấy, vậy mà họ mới cầu nguyện cả ngày với nhau!”
Hành động của đoàn người hành hương là một phản chứng, dù không lớn nhưng một cách nào đó, vẫn góp phần vô hiệu hoá lời rao giảng của các vị chủ chăn cũng như gương lành gương tốt của nhiều anh chị em đồng đạo nhiệt tình; nó cũng có thể góp phần đẩy nhiều người ngoài ra xa Hội Thánh, làm giảm lòng thiện cảm của những kẻ thiện chí muốn tìm hiểu Đạo Chúa.
Có một ví dụ nổi tiếng là trường hợp của Mahatma Gandhi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ đã tranh đấu bất bạo động đề dành độc lập cho đất nước từ tay người Anh. Trong thời gian sống và hoạt động tại Nam Phi (1893-1914), ông đã thấy tận mắt những cách cư xử bất công do chính sách Phân biệt Chủng tộc (Apartheit) của chính quyền người da trắng Nam Phi đối với người da đen và da màu nói chung, chính ông và đồng bào ông tại đó cũng chung một số phận bị khinh dể và hạ nhục. Chẳng hạn, lần kia ông ngồi trên toa xe lửa hạng nhất, có vé hẳn hòi, nhưng vẫn bị người soát vé yêu cầu phải xuống ngồi hạng ba. Lần khác, chủ một chiếc xe ngựa bắt ông phải xuống ngồi chỗ đặt chân để nhường chỗ trên cho một hành khách người Châu Âu. Là một luật sư, Gandhi đang tranh đấu cho quyền xã hội của mọi người. Vì thế ông luôn luôn từ chối chấp hành những đối xử kỳ thị và bất công như thế, kể cả có khi là một mệnh lệnh không hợp lý của nhà cầm quyền, và dĩ nhiên là ông thường bị hành hung hoặc giam cầm. Ngay từ thời đó, ông đã rất có thiện cảm với Kitô giáo, ông thích đọc Kinh Thánh và thán phục giáo lý cùng cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô đến nỗi đã nghĩ tới việc trở thành Kitô hữu. Ông đặc biệt thích Bài Giảng Trên Núi và tự nhủ mình sẽ có thể tìm thấy ở đó một giải pháp cho hệ thống đẳng cấp (castes) trong nước mình. Nhưng ngày nọ, ông bước vào một nhà thờ của người da trắng. Một người tiến đến gần và nói với ông: “Nơi này không dành cho người da màu”. Thế là hết. Ước muốn nhập đạo của ông tan biến khi ông ra khỏi ngôi thánh đường này.
Trong Năm Thánh sắp tới, có lẽ mỗi cộng đoàn Kitô hữu từ giáo phận xuống giáo xứ, tu viện và gia đình, và mỗi tín hữu giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ nên thường xuyên kiểm điểm đời sống mình về mặt phẩm chất Tin Mừng và sức chiếu toả truyền giáo, và hết sức loại trừ, nếu có, những bất nhất, những mâu thuẫn và do đó những phản chứng trong cuộc sống cá nhân cũng như tập thể.
“Năm Thánh 2010 phải là động lực thúc đẩy chúng ta hăng say chia sẻ niềm vui đức tin với tất cả mọi người dân Việt. Để thực hiện được điều này, cần phải khơi dậy hồng ân đức tin dã lãnh nhận nhưng vì hoàn cảnh khách quan hoặc những yếu tố chủ quan, hồng ân có thể đã bị phai mờ, lãnh quên hay mai một. Ngoài ra, cần phải canh tân các phương thức truyền giáo nhằm đáp ứng những biến chuyển nhanh chóng của thời đại; tuy nhiên nên nhớ rằng chứng tá đời sống vẫn luôn là cách thế cụ thể và thuyết phục nhất trong việc làm chứng cho Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho kẻ khác” (số 5 đoạn 2).
“Làm chứng cho Tin Mừng” cũng đồng nghĩa với “làm chứng cho Chúa Kitô” bởi vì Tin Mừng là chính Chúa Kitô, Chúa Kitô chính là Tin Mừng. Chúng ta đã quá quen với những cách nói này. Nhưng làm chứng là gì?
Hình thức cao cả nhất của việc làm chứng là tử vì đạo, lấy chính mạng sống mình minh chứng cho tình yêu đối với Chúa hay cho chân lý của Tin Mừng. Trong huấn từ cho các Giám Mục Việt Nam ngày 27-6-2009 trong chuyến viếng thăm ad limina mùa hè năm nay, ĐTC Bênêđíctô đã nhắc tới loại làm chứng này trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam: “Ơn huệ đức tin đã được tiếp nhận cách quảng đại, được sống và chứng nhận [chứng thực, làm chứng, témoigné] bởi đông đảo các Vị Tử Đạo, là những người muốn loan báo chân lý và tính phổ quát của niềm tin vào Thiên Chúa”.
Nhưng đó chỉ là một hình thức làm chứng, và là hình thức “tột cùng”, nói chung ít khi xảy ra. Hình thức phổ biến hơn cả, và cũng không dễ dàng, là sống chính cuộc sống bình thường của mình như một lời tuyên xưng, một lời minh chứng “thầm lặng”, theo cách nói của ĐGH Phaolô VI trong Tông huấn Loan báo Tin Mừng (Evangelii nuntiandi, 1974). Ngài viết:
“Cứ xem một Kitô hữu hay một nhóm Kitô hữu đang sống giữa giữa cộng đồng những con người mà (biết) tỏ ra khả năng thông cảm với kẻ khác và đón nhận, thái độ chia sẻ cuộc đời và vận mệnh với kẻ khác, tình liên đới trong các nỗ lực chung nhằm tất cả những gì cao thượng và tốt lành. Cứ xem họ lại chiếu toả, một cách thật đơn sơ và hồn nhiên, niềm tin của họ vào những giá trị vượt xa những giá trị thông thường và lòng trông cậy vào những gì người ta không trông thấy, không dám mơ tưởng. Bằng cách làm chứng không lời như thế, những người Kitô hữu kia gợi lên những câu hỏi không tránh được trong tâm trí những ai nhìn thấy họ sống: Tại sao họ như thế? Tại sao họ sống như thế? Cái gì –hay ai- đang thôi thúc họ? Tại sao họ ở giữa chúng ta? Làm chứng như thế đã là loan báo Tin Mừng một cách thầm lặng mà rất mạnh mẽ và hiệu quả. Đó là cử chỉ khai mào cho việc Phúc Âm hoá” (số 21).
Một đoạn văn tuyệt vời đầy cảm hứng và gợi hứng! Nên lưu ý, ở đây Đức Thánh Cha nhắc tới hai loại giá trị mà người Kitô hữu phải theo đuổi. Một đàng là những giá trị “thông thường”, tức nhân bản hay “tự nhiên” chung cho hết thảy mọi người, dù tin hay không tin (Đức Thánh Cha nhắc tới liên đới, thông cảm, cộng tác vào việc chung, vv.); đàng khác là những giá trị mà đức tin mang tới cho ta, những giá trị Tin Mừng vượt xa những giá trị thông thường nhưng không ngược lại mà còn kiện toàn chúng. Nói cách khác, muốn cho cuộc sống chúng ta mang một giá trị làm chứng, có sức thuyết phục hay ít ra cũng gây được sự thắc mắc lành mạnh nơi người khác, Kitô hữu chúng ta phải nỗ lực làm những con người tốt và những môn đệ chân chính của Chúa Kitô.
Mấy lời dạy trên của Đức Phaolô VI còn lưu ý chúng ta về hai điểm nữa. Một là để loan báo Tin Mừng cho người chưa biết Chúa, người Kitô hữu không được sống xa cách, khép kín, tự cô lập mình thành một ốc đảo trong xã hội; nếu ta không cởi mở hoà mình với những người sống xung quanh, làm sao tạo được mối liên lạc và thiện cảm “tự nhiên”, mà nếu thiếu nó thì làm sao người ngoài chịu lắng nghe chúng ta và nhìn nhận tôn giáo chúng ta là hay là tốt được? Nói đơn giản hơn theo Phúc Âm, là muốn làm men làm muối cho đời thì phải nhập vào đời, miễn là vẫn giữ được nguyên chất chứ không để cho mình bị biến chất theo đời.
Điểm lưu ý thứ hai nằm trong câu: “Họ chiếu toả một cách thật đơn sơ và hồn nhiên niềm tin của họ”. Đức Thánh Cha muốn nói rằng người Kitô hữu làm chứng cho Chúa Kitô bằng cuộc sống mình khi họ để cho các giá trị Tin Mừng thấm nhập vào đời sống của mình cách tự nhiên và sâu xa đến độ họ chỉ sống bình thường mà vẫn có sức “chiếu tỏa” như một lời “loan báo”, nghĩa là họ không phải gồng mình lên, không phải cố tình cố ý dạy bảo ai hay làm gương sáng cho ai, lại càng không muốn tuyên truyền để lôi kéo ai về phía mình cả. Nói theo tục ngữ Việt Nam: hữu xạ tự nhiên hương. Một khi người ta có cảm tưởng mình là đối tượng cho ai đó chinh phục, họ sẽ có tâm lý tự vệ và cảnh giác trước mọi “ý đồ” truyền đạo… Còn nếu chúng ta sống tốt như một người tin theo Chúa Kitô phải sống một cách đơn sơ bình thường thì tác dụng có thể âm thầm nhưng chắc chắn và sâu đậm.
Ngoài ra, sống trong một môi trường văn hoá, xã hội, chính trị cụ thể, người làm chứng còn phải lưu ý tới và thực hiện những giá trị mà môi trường này đề cao hoặc đang cần hơn cả. Làm như thế là giống như phát ra những “tín hiệu” mà người chung quanh dễ dàng thâu nhận. Vì lý do đó, chúng ta thấy mấy năm qua, các Giám Mục Việt Nam thường xuyên cổ vũ nơi các tín hữu những đức tính liêm khiết, trung thực, công bằng, tôn trọng công ích, tôn trọng sự sống v.v., vì nói chung, đó là những điều còn thiếu trầm trọng trong xã hội ta hiện nay. Chính Đức Thánh Cha trong bài huấn từ tôi đã trích dẫn trên đây cũng nói với các Hội đồng Giám mục chúng ta:
“Trong lá Thư Mục vụ năm qua, Anh Em đã biểu lộ mối quan tâm đặc biệt đối với các tín hữu giáo dân khi làm cho rõ ràng vai trò của ơn gọi của họ trong phạm vi gia đình. Điều đáng ước mong là mỗi gia đình Công giáo, bằng cách dạy cho con cái biết sống đúng theo một lương tâm ngay thẳng, trong sự trung thực và trong chân lý, sẽ trở nên một trung tâm các giá trị và đức tính nhân bản, một trường dạy đức tin và tình yêu đối với Thiên Chúa. Còn phần họ, các giáo dân Công giáo phải dùng một cuộc sống dựa trên đức ái, sự lương thiện và lòng mến mộ công ích mà chứng tỏ rằng một người Công giáo tốt cũng là một công dân tốt”.
Vậy, thật là sai lầm khi giới hạn việc sống Tin Mừng và loan báo Tin Mừng vào những việc thuần tuý tôn giáo đạo đức hay những chương trình, những công việc ít nhiều quan trọng phải thực hiện với chủ đích truyền giáo rõ ràng, còn trong cuộc sống diễn ra thông thường, người ta không thấy có gì dính dáng tới “sự đạo” cả, thậm chí còn nhiều điều “phản chứng” thay vì “làm chứng”.
Một người bạn tôi kể: Ngày kia, giáo xứ của anh tổ chức đi hành hương tại một trung tâm cầu nguyện ở khá xa, phải đi rất sớm và về muộn. Sau gần một ngày cầu nguyện chung và riêng, khoảng chín giờ tối đoàn hành hương ra về, nhưng đi chưa được bao lâu thì xe bị hư, lái xe sửa chữa cả tiếng đồng hồ vẫn không đuợc, nên đã gọi điện thoại nhờ một xe bạn đến chở giúp. Xe vừa tới, chưa kịp mở cửa người ta đã ào ào chạy tới, chen chúc tranh giành, bít kín cửa xe, tiếng kêu la inh ỏi. Tài xế và phụ xe quát tháo bảo mọi người giữ trật tự để họ xếp chỗ cho. Không có kết quả, họ phải mạnh tay với mấy người đàn ông và thanh niên đang cố sức gạt cả những người già và phụ nữ ra để tìm đường lên xe trước. Vài người không nghe lại còn cự nự đòi đánh. Cuối cùng, trưởng đoàn hành hưởng phải can thiệp: “Bà con muốn về hay ở lại đây? Hãy lui ra, giữ trật tự để tôi và phụ xe cho từng người lên và xếp chỗ cho”.
Trên đường về, theo lời kể của một người ngồi hàng ghế trên hết, người ấy đã nghe tài xế lắc đầu nói một mình: “Lộn xộn chưa từng thấy, vậy mà họ mới cầu nguyện cả ngày với nhau!”
Hành động của đoàn người hành hương là một phản chứng, dù không lớn nhưng một cách nào đó, vẫn góp phần vô hiệu hoá lời rao giảng của các vị chủ chăn cũng như gương lành gương tốt của nhiều anh chị em đồng đạo nhiệt tình; nó cũng có thể góp phần đẩy nhiều người ngoài ra xa Hội Thánh, làm giảm lòng thiện cảm của những kẻ thiện chí muốn tìm hiểu Đạo Chúa.
Có một ví dụ nổi tiếng là trường hợp của Mahatma Gandhi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ đã tranh đấu bất bạo động đề dành độc lập cho đất nước từ tay người Anh. Trong thời gian sống và hoạt động tại Nam Phi (1893-1914), ông đã thấy tận mắt những cách cư xử bất công do chính sách Phân biệt Chủng tộc (Apartheit) của chính quyền người da trắng Nam Phi đối với người da đen và da màu nói chung, chính ông và đồng bào ông tại đó cũng chung một số phận bị khinh dể và hạ nhục. Chẳng hạn, lần kia ông ngồi trên toa xe lửa hạng nhất, có vé hẳn hòi, nhưng vẫn bị người soát vé yêu cầu phải xuống ngồi hạng ba. Lần khác, chủ một chiếc xe ngựa bắt ông phải xuống ngồi chỗ đặt chân để nhường chỗ trên cho một hành khách người Châu Âu. Là một luật sư, Gandhi đang tranh đấu cho quyền xã hội của mọi người. Vì thế ông luôn luôn từ chối chấp hành những đối xử kỳ thị và bất công như thế, kể cả có khi là một mệnh lệnh không hợp lý của nhà cầm quyền, và dĩ nhiên là ông thường bị hành hung hoặc giam cầm. Ngay từ thời đó, ông đã rất có thiện cảm với Kitô giáo, ông thích đọc Kinh Thánh và thán phục giáo lý cùng cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô đến nỗi đã nghĩ tới việc trở thành Kitô hữu. Ông đặc biệt thích Bài Giảng Trên Núi và tự nhủ mình sẽ có thể tìm thấy ở đó một giải pháp cho hệ thống đẳng cấp (castes) trong nước mình. Nhưng ngày nọ, ông bước vào một nhà thờ của người da trắng. Một người tiến đến gần và nói với ông: “Nơi này không dành cho người da màu”. Thế là hết. Ước muốn nhập đạo của ông tan biến khi ông ra khỏi ngôi thánh đường này.
Trong Năm Thánh sắp tới, có lẽ mỗi cộng đoàn Kitô hữu từ giáo phận xuống giáo xứ, tu viện và gia đình, và mỗi tín hữu giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ nên thường xuyên kiểm điểm đời sống mình về mặt phẩm chất Tin Mừng và sức chiếu toả truyền giáo, và hết sức loại trừ, nếu có, những bất nhất, những mâu thuẫn và do đó những phản chứng trong cuộc sống cá nhân cũng như tập thể.
Văn Hóa
Truyện ngắn: Đám tang hồn ma
Nguyễn Trung Tây, SVD
00:58 27/10/2009
Truyện ngắn:
Đám tang hồn maĐám tang hồn ma, Ảnh NTTây |
...Người vừa nằm xuống, thiên hạ mới chuẩn bị việc hậu sự tang chế lo chôn cất. Nhưng Đám Tang Hồn Ma lại bàn về hai đám tang cho những người đã chết và được chôn cất từ lâu trong quá khứ… Những nhập nhằng giữa quá khứ và hiện tại có những lúc rối như tơ tằm. Và bởi nhập nhằng tơ vò, nhiều người không còn nhận ra đâu mới là sự thật và ánh sáng. Bởi thế, có người cầm đèn tắt sáng đi trong đêm đen mà vẫn cứ tưởng là mình đang đi giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng nếu được giúp đỡ bởi Trời và bởi người, tơ rối rồi cũng được gỡ cởi… Truyện ngắn Đám Tang Hồn Ma do đó xoáy mạnh vào khoa tâm lý cùng khả năng hóa giải những hệ lụy quá khứ của Trời cao...
Từ Trung Tâm Y Tế về tới nhà, Tâm mệt mỏi trong người, bụng ê ẩm nhói đau. Mất máu nhưng được vô nước biển liên tục, thêm tuổi ba mươi tràn đầy sinh lực, Tâm nằm dưỡng bệnh mấy ngày rồi đi làm lại. Chiều, nàng vẫn đi học. Hơn một tháng nữa, lớp Toán Điện chương trình Master sẽ chấm dứt. Ngày từng ngày trôi qua. Gần một tháng.
Tối hôm đó, Chúa Nhật, hài nhi hiện ra. Đứa bé khóc. Tiếng khóc đói sữa của trẻ sơ sinh bật sáng đêm đen. Tiếng khóc nỉ non gọi mẹ xé rách toang bóng tối dầy đặc của một buổi tối tháng Mười Một. Tiếng khóc vang vọng xô đẩy vành tai, xoáy tròn đâm thốc màng nhĩ. Tâm ngồi bật dậy, hốt hoảng nhìn quanh. Đầu giường, khuôn mặt đứa bé nhập nhòe độ sâu bóng tối. Nàng ngại ngùng bước tới. Nàng cầm bình sữa nóng ngập ngừng trao cho đứa nhỏ. Đứa bé cầm lấy, ngơ ngác nhìn, ném thẳng bình sữa vào mặt nàng. Nàng nghiêng mình né. Bình sữa xoáy tròn trên không trung, đập mạnh vào bức tường, vụn tan thành từng mảnh thủy tinh nho nhỏ sắc nhọn. Sữa trắng đổ mồ hôi loang lổ lăn dài những dòng máu đỏ. Máu đỏ tươi chảy xuống ngập tràn màu thảm xanh rêu. Máu đỏ đậm thè lưỡi liếm mép vải trải giường trắng toát. Máu đỏ đặc dâng cao, dâng cao, dâng cao ngất. Tâm nằm trên giường ngập ngụa trong biển máu. Máu đỏ ối ngập tới miệng. Tâm hét lên!
Nàng choàng dậy, mồ hôi ướt đẫm, bụng phía dưới đau nhói. Nàng trằn trọc cả đêm.
Sáng, 9 giờ, Tâm bước vô văn phòng sau một đêm chập chờn ác mộng. Nàng dí dỏm trả lời điện thoại, sắc giọng đưa ra những nhận xét trong buổi họp đầu tuần. Nhưng, tới giờ ăn trưa, nàng kiếu, nói hơi no, không đi ăn với đồng nghiệp. Chui ra xe, nàng ngủ một giấc. Tỉnh dậy, Tâm thấy khỏe hơn. Trước khi bước ra khỏi xe, nàng soi gương. Nàng lau khô hai dòng nước chảy dài bên khóe miệng. Nàng tô lại đôi môi nhợt nhạt màu son. Nàng xoa phấn hồng chung quanh quầng mắt thâm đen. Nhìn lại khuôn mặt một lần nữa, nàng yên tâm bước vào văn phòng. Chiều, 6 giờ, Tâm về tới nhà, mệt nhoài, nhưng vẫn cố gắng lái xe tới trường. Lớp học khá dài với những mạch điện chằng chịt rối tung. Tối, 10 giờ, Tâm về tới nhà, ăn một tô mì cay Nongshim. Ăn xong, không đánh răng, không xúc miệng, không bôi kem dưỡng da, nàng ngã người xuống mặt giường, chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ cọ xát thớ thịt cần cổ, mở rộng đôi môi, đóng chặt mi mắt. Nàng nghe tiếng ngáy ròn tan, tiếng thở ồ ề nặng nề nơi cuống họng.
Tối hôm sau, tối thứ Ba, ác mộng lại đến. Đứa bé lần này ngồi khóc ở đầu giường lâu hơn, hình như là một bé trai. Đứa nhỏ đứng dậy lần bước về phía nàng. Từng bước, từng bước đứa nhỏ bám mép giường lẫm chẫm đi tới, cánh tay ngắn ngủi mập mạp no căng sữa đập vào đùi, miệng cười toe toét thích thú. Bất ngờ đứa bé nhảy lên giường, phóng thẳng vào bụng Tâm.
Tâm hốt hoảng ngồi bật dậy nhìn xung quanh. Lưỡi khô ran, cổ đắng nghét. Bóng đêm bao phủ căn phòng. Nàng sờ soạng tìm kiếm ngọn đèn ngủ. Nàng nặng nhọc lê gót về nhà bếp, bụng nhói đau. Mở tủ lạnh tìm ly nước, ngồi xuống bàn ăn, nhìn về phía đầu giường, Tâm nhớ lại từng chi tiết của cơn ác mộng. Nàng nhìn ra ngoài, trời tối đen, đêm đen dầy đặc, đêm đen mịt mờ, đêm đen ma quái, đêm đen đe dọa. Bỏ ly nước trên bàn, nàng chui vào mền. Thò tay ra vặn tắt ngọn đèn, nàng đếm từ một. Giấc ngủ nặng nề kéo đến.
Tối hôm sau, tối thứ Tư, Tâm nhận ra hình dạng của hài nhi, một bé trai với mái tóc cắt ngắn sát gáy, mặt xương xương, mắt một mí, miệng cười móm xọm ngước lên nhìn Tâm u ơ hóng chuyện.
Tâm mở mắt ra. Mặt cô đẫm nước mắt! Tâm đã khóc từ bao giờ.
Cứ thế, nguyên một tuần lễ đêm đen nặng nề bao phủ với hài nhi hiện ra đều đặn trong giấc ngủ của Tâm.
Chiều thứ Sáu từ văn phòng Tâm lái xe về thẳng nhà chị gái. Nhìn Tâm, Hoa nghiêng đầu quan sát,
— Sao mặt mày xanh lè như người mới bị sẩy thai vậy?
Tâm buông mình rớt xuống ghế, thở dài sườn sượt. Hoa há hốc mồm kinh ngạc nghe Tâm kể chuyện,
— Tao đã nói với mày rồi, thằng Nhiên ti hí mắt lươn, hạng người đó làm sao mà tin cho được.
Tâm cúi mặt, kiên nhẫn chịu đựng. Hoa dịu giọng,
— Bây giờ tính sao?
Tâm thở dài,
— Em, em cũng không biết nữa.
Hoa dừng lại một phút, giọng thì thào,
— Hay là ngày mai mình đi lên chùa…
Tâm ngắt ngang,
— Để làm gì?
Hoa mắng em,
— Còn để làm gì? Lên chùa xin mấy thầy làm lễ cầu siêu cho oan hồn của nó chứ còn để làm gì... Dám nó chết vào giờ trùng, giờ hóa thành oan hồn rồi đó…
Tâm nhăn mặt,
— Chị, vớ vẩn. Thời buổi này mà còn tin vào những chuyện nhảm nhí, tào lao.
— Mày báng bổ thần thánh có bữa bị ông bà vật cho đáng đời.
Tâm cúi mặt nhìn xuống đất. Hoa nhìn ra khung cửa. Bên ngoài màn đêm buông mình chập chờn bao phủ không gian. Cột điện gỗ đứng khẳng khiu trơ trọi bên vệ đường hiu hắt buông tỏa ánh điện vàng vọt bệnh hoạn. Bên ngoài phòng khách, bà Thế đang ngồi coi phim Đại Hàn, giọng nữ chuyển âm bộ phim Hàn Quốc bỗng dưng hét to như đang bị ma đuổi. Bên trong căn phòng của Hoa, bóng tối tiếp tục bao phủ. Hoa thở dài,
— Thôi! Ở lại đây đi… Tối nay, ngủ lại đây với chị.
oOo
Nửa đêm về sáng, Hoa lay gọi Tâm,
— Tâm! Tâm!
Vẫn như tuần trước, đứa bé hiện ra, vẫn ngồi ở đầu giường khóc tỉ tê, vẫn với tiếng khóc của đứa con nít khát sữa, đứa nhỏ má đỏ au, nhạt nhòe nước mắt nước mũi. Nhận ra Tâm, đứa con trai giơ hai tay ra. Tâm cúi xuống, bế đứa nhỏ vào lòng. Đứa con dựa đầu vào vai Tâm tiếp tục khóc. Tâm bế con đi tới đi lui, tay vỗ nhè nhẹ vào lưng đứa bé. Tiếng khóc nhỏ dần nhỏ dần. Cúi xuống nhìn, nàng nhận ra mình ôm gọn trong lòng một bộ xương đang rữa thịt. Mùi hôi thối xông thẳng vào mũi. Tâm nghẹt thở. Nàng hét lên…
— Tâm! Tâm! Mày làm sao vậy?
Tâm mở mắt ra, ngồi bật dậy. Cổ họng khô ran. Lưỡi đắng nghét.
Nàng bước xuống giường, lần bước đi xuống nhà bếp. Tâm nhìn qua khung cửa. Bên ngoài trời tối đen như mực. Gió thổi khua động tàn lá cây bên khung cửa nghe xào xạc rờn rợn. Tâm nhớ lại khuôn mặt của đứa bé trong giấc mơ. Tâm biết đó chính là khuôn mặt của Nhiên…
…Nhiên, năm 75 mới được hai tuổi di tản sang Mỹ với bố mẹ. Nhiên mặt xương, mắt một mí, miệng móm. Mẹ mất sớm, Nhiên lớn lên với bố ở khu downtown ổ chuột của Boston. Nhiên gặp Tâm trong chương trình văn nghệ Tết do sinh viên Việt Nam đại học MIT tổ chức. Tâm vẫn không hiểu tại sao mình lại có thể yêu được Nhiên! Nhiên nhìn cũng bình thường như bao nhiêu người thanh niên khác, sợ nhiều khi còn tệ hơn. Tâm lại còn biết rõ Nhiên là một người sống với chủ thuyết lè phè. Nhiên ưa nhún vai nói,
— Mọi việc đều có thời, một thời để sinh ra và một thời để chết đi. Ai cũng chỉ sinh ra một lần, rồi chết đi. Vậy thì tội chi mình phải hành hạ thân xác cho nó khổ cái thân! Nhìn đi, bố anh Đại tá đó, thế mà năm 75 bỏ chạy, giờ trắng tay…
Tâm nhìn Nhiên muốn nói không tính toán lần sau có kẹt tiền, đừng chạy tới mượn em. Nhưng nhìn nụ cười móm xọm của Nhiên, Tâm lại mềm lòng như cọng bún,
— Em gặp bác sĩ ngày hôm qua. Bà ta nói em có thai...
Nhiên mặt xanh lét,
— Mấy tháng rồi?
— Hơn một tháng.
— Giờ tính sao?
Tâm ngồi xuống bên cạnh Nhiên, cười,
— Thì anh nói rồi đó. Mọi việc đều có thời. Một thời để bồ với nhau, và một thời để lấy nhau...
— Nhưng anh vẫn còn đang đi học …
Tâm tái mặt,
— Em đã nói với anh rồi tiền bạc cho đám cưới không phải là một vấn đề…
Tâm nuốt nước miếng, ngăn lại giọt nước mắt, đứng dậy bỏ đi,
— Em cho anh ba ngày. Anh về nhà suy nghĩ kỹ đi.
Ba ngày sau Tâm gọi lại lúc khuya. Giờ này Nhiên chắc đang ngồi coi TV, trận bóng rổ. Điện thoại reng ba tiếng. Không ai trả lời. Có lẽ Nhiên đang mắc kẹt trong nhà tắm.
Đợi thêm mười năm phút, Tâm hồi hộp gọi lại một lần nữa. bên kia đầu dây vẫn lặng câm im lìm.
Thêm ba mươi phút nữa, Tâm hờ hững gác điện thoại.
Nàng vô nhà tắm rửa mặt với nước lạnh. Nhìn khuôn mặt trong gương, Tâm xoa nắn những nét nhăn mờ mờ bắt đầu xuất hiện dưới khóe mắt. Tâm ứa nước mắt. Nàng khóc. Nước mắt ngắn dài chảy xuống gò má. Nàng trách mình dại khờ. Nàng thẫn thờ suy nghĩ về tương lai và bào thai trong bụng.
Tâm ra ngoài phòng khách nhấc điện thoại, nàng muốn gọi Nhiên thêm một lần nữa, nhưng cương quyết lắc đầu. Nghĩ tới chị Hoa, nàng muốn lái xe sang nhà mẹ. Nhớ tới bà Thế, Tâm ngần ngại.
Ông bà Thế có hai người con. Ông Thế chết khi Hoa hơn bẩy, Tâm được một tuổi. Khi lên sáu, Tâm vượt biên qua Mỹ với chú Hòa, em ruột của ông Thế. Thời gian sống với gia đình chú thím Hòa trên đảo Bidong, tối nào Tâm cũng khóc, đòi mẹ, đòi chị Hoa. Hai mươi năm sau, Tâm bảo lãnh bà Thế và Hoa qua Mỹ. Cùng thời gian đó, Tâm được đề cử làm Kỹ sư trưởng trong hãng điện tử Intel. Tâm nhớ lại nàng xôn xao hạnh phúc khi gặp lại mẹ và chị tại phi trường. Nàng tưởng giờ này ngập tràn hạnh phúc… Nhưng không ngờ, tự nhiên Tâm mất ngủ, tối trằn trọc, tinh thần bất ổn, mất khả năng tập trung, ăn không ngon, đầu lưỡi nhàn nhạt như người bị cúm. Bác sĩ gia đình nói nàng bình thường, đề nghị Tâm đi gặp bác sĩ tâm lý.
— Cô Tâm lập gia đình chưa?
— Chưa, em chưa…
— Cô sinh ở Việt Nam phải không?
— Dạ.
— Cô Tâm rời Việt Nam khi nào vậy?
Chỉ một câu hỏi đơn giản thế thôi mà tự nhiên Tâm khựng lại như vấp phải một tảng đá lớn. Nàng ngã chổng gọng trên đường, mắt mở lớn nhìn chòng chọc vào mặt bà bác sĩ tâm lý. Tâm bật khóc nức nở, nước mắt tuôn tràn lăn ra hai bên gò má, chảy thông thốc rớt xuống sàn.
Tâm nói...
Hồi đó bố của con Thúy sún mua cho nó con búp-bê mắt nhắm mắt mở. Bé Tâm chạy về nhà giật áo mẹ hỏi,
— Bố đâu rồi?
Bà Thế ngạc nhiên,
— Để làm gì?
— Để bố mua búp bê cho con.
Bà Thế lấy con búp bê của Hoa vứt bỏ trong tủ nhỏ bằng hai ngón tay đưa cho bé Tâm. Bé Tâm cầm búp bê ném thẳng vào góc nhà, ngồi khóc, đòi bố. Bà Thế ôm bé Tâm vào lòng nói,
— Cho bé Tâm về quê chơi với chú Hòa nhé.
Bé Tâm lắc đầu, đòi ở nhà với mẹ. Bà Thế nói,
— Ở dưới quê có nhiều búp bê mắt nhắm mắt mở, tóc vàng như tơ, tha hồ cho con chơi búp bê...
Ngày hôm sau bà Thế mang bé Tâm giao cho người em ruột của ông Thế ở dưới Rạch Giá. Sau một tuần lễ lang thang trên biển, thuyền tỵ nạn đặt chân tới trại tỵ nạn Bidong. Một năm sau, bé Tâm và gia đình chú Hòa đặt chân tới phi trường LA.
Hồi đó những lúc bé Tâm khóc đòi về nhà với mẹ với chị Hoa, chú Hòa hay dẫn bé Tâm đi mua những con búp bê mắt nhắm mắt mở thật to. Thím Hòa nhiều lần cằn nhằn, “Anh thương cháu còn hơn thương con!”.
Mười năm sau, xe vận tải cán nát xác chú Hòa trên xa lộ 101. Hôm đám tang, Tâm khóc gào khản đặc. Từ hôm đó, Tâm hay nhốt mình trong phòng học bài. Càng lớn Tâm càng trở nên lầm lì ít nói. Càng lớn Tâm càng học nhiều hơn. Cuối năm trung học, Tâm nhận được học bổng của trường đại học MIT. Tâm rời nhà của thím Hòa, mang theo tấm hình của chú Hòa mặt xương xuơng, mắt một mí, miệng móm xọm, cười tươi…
Bác sĩ đặt vấn đề,
— Tại sao cô Tâm lại nhớ tới khuôn mặt xương xương, đôi mắt một mí và cái miệng móm của chú Hòa vậy nhỉ?
Tâm dừng ngang lại những hàng nước mắt. Tự nhiên nước mắt bốc hơi cạn khô. Nàng ngỡ ngàng nhìn vào thinh không...
Bác sĩ đề nghị Tâm viết hồi ký...
Tâm về nhà, tối tối ngồi viết…
Hồi đó con Thúy sún cứ hay lêu lêu con Tâm ghẻ không có bố cho nên không có búp bê… Hồi đó mẹ đẩy ra khỏi vòng tay… Hồi đó chú Hòa chết đi bỏ lại một mình bơ vơ…
Càng viết, Tâm càng bồi hồi thổn thức, khóc to. Càng khóc, Tâm càng vơi bớt những muộn phiền chôn sâu. Cuối cùng nàng nổi lửa đốt cháy. Trong ngọn lửa tro tàn của những trang hồi ký, Tâm nhận ra chú Hòa miệng cười với Tâm, tay chú đưa ra con búp bê tóc vàng óng.
Trong ngọn lửa, Tâm cũng thấy thấp thoáng hình ảnh cô bé Tâm gầy còm đen thui ngồi khóc một mình bên bờ biển Bidong. Ngọn lửa cháy bùng thiêu đốt thổi khô những giọt nước mắt của người con gái…
Một tháng sau, đầu óc Tâm trở lại sắc bén linh hoạt như xưa.
Bác sĩ tâm lý nói,
— Xong một đám tang.
oOo
Sáng hôm sau, bình minh chiếu xiên xiên qua khung cửa đẩy bước chân vào nhà bếp kiếm tìm. Tâm thấy Hoa đang lui cui pha cà-phê.
— Mày tối hôm qua ngủ mớ, la hét om xòm!
Tâm nhìn quanh, nói khe khẽ,
— Chị ăn sáng xong, hai chị em mình đi lên chùa nhé. Chùa tên gì nhỉ? Em quên rồi…
Hoa dừng tay, quay một vòng, trợn mắt nhìn Tâm. Tâm cúi xuống, mặt ngượng ngùng. Hoa bước tới, đưa ly cà-phê cho Tâm,
— Chùa Quan Thế Âm. Uống cà-phê đi. Chị vô phòng thay áo dài. Năm phút thôi.
Tâm nói với theo,
— Chị có miếng vải trắng nào không?
— Vải trắng? Có, mà để làm gì?
Trên chùa Quan Thế Âm, Tâm xin sư trụ trì một lễ giải oan cho đứa con chưa chào đời. Từng tiếng mõ êm dịu gõ xuống, từng âm kinh bay cao lên quyện vào với hương trầm thơm thơ biến thành nước suối Cam Lồ của Phật Bà tưới xuống trần gian mát dịu lòng người,
Trong cõi nhân sinh,Hệ lụy chập chùng,Hồn thác hồn sinh,Thôi những muộn phiền,Bay lên Phật điện.
Quỳ trước điện Phật thơm ngát hương trầm, Tâm đầu quấn khăn tang trắng nhạt nhòa nước mắt để tang cho đứa con chưa bao giờ thấy mặt.
Tâm nói không phải mẹ muốn bỏ con, con trai của mẹ. Mẹ muốn gồng mình chịu đau mang con ra đời. Mẹ muốn con đỏ hoe khóc oe oe trong vòng tay mẹ. Mẹ muốn bế con trong tay. Mẹ nựng. Mẹ hôn. Mẹ bẹo đôi má mập mạp ửng đỏ sữa thơm. Mẹ muốn con khóc đòi mẹ những khi tròn miệng ngáp ngắn ngáp dài sau một giấc ngủ say. Mẹ muốn con khóc đòi thay tã mới. Mẹ muốn con mọc răng, ấm đầu nóng sốt; mẹ bồng con lên, mẹ bế trong lòng, đầu con gục vào vai mẹ, nước mắt nước mũi của con vương vãi trên cổ trên lưng áo của mẹ. Mẹ muốn con cười móm mém hở lợi u ơ nói chuyện. Mẹ muốn con bám ghế, bám giường lẫm chẫm đi, vừa đi con vừa toét miệng cười, bàn tay mập mạp ngắn ngủn đập đập đôi chân cong vòng mừng vui thích thú. Mẹ muốn con khoác áo vét thắt nơ khi con lên mười, mẹ chở con tới nhà hàng ăn tiệc cưới. Mẹ muốn nhìn thấy con vươn cao từng phân. Mẹ muốn ngắm nhìn con râu mọc lưa thưa trên mép bước vào đời. Mẹ muốn trong nhà nhộn nhịp tiếng chuông điện thoại của bạn con, bạn trai bạn gái. Mẹ muốn tất cả. Mẹ muốn được làm mẹ của con. Mẹ muốn con là con trai của mẹ. Bởi bố từ chối sự hiện diện của con. Mẹ thất vọng. Mẹ hụt một hơi thở. Mẹ đau nhói trái tim. Mẹ giận. Mẹ sợ dư luận. Mẹ trở thành ích kỷ. Mẹ quên đi con trai của mẹ. Và mẹ bỏ con như hồi xưa bà ngoại đẩy mẹ ra khỏi vòng tay, như ông Hòa chết đi bỏ lại mẹ mồ côi một mình. Lỗi tại mẹ! Tất cả tại mẹ!
Nhang thơm bay lên lung linh trước điện Phật. Trong làn nước mắt, Tâm thấy Đức Phật mở miệng cười với nàng, nụ cười từ bi, khoan dung, và độ lượng.
Boong! Boong! Boong!
oOo
Thứ Sáu cuối tuần, Tâm bước vào quán Apple Bees với mấy người bạn.
— Hello, Tâm?
Tâm nhoẻn miệng cười,
— Hello, Nhiên.
— Tâm lúc nào cũng đẹp rực rỡ như công chúa Diana.
Vừa nói Nhiên vừa ghé sát miệng vào tai của Tâm. Tâm nhìn Nhiên, khuôn mặt đó vẫn xương xương, đôi mắt đó vẫn một mí, cái miệng đó vẫn móm xọm. Tâm nhìn kỹ khuôn mặt một thời đã hớp hồn nàng, một thời nàng say rượu. Tâm lắc đầu. Tâm nghiêng người né tránh
…Hết rồi Nhiên ơi. Hết rồi một thời đắm say. Hết rồi một khoảng thời gian em mê mệt. Nhiên ơi! Cám ơn Nhiên cho những ngọt ngào một thuở. Cám ơn đã từ chối không cho em choàng khăn voan mặc áo dài trắng. Cám ơn đã cho em một cơ hội để em biết rằng em không yêu anh như em đã từng nghĩ rằng em yêu anh tha thiết. Cám ơn Nhiên đã tới quán tối nay để em gặp lại anh một lần nữa, để em biết rằng anh thôi làm bóng ma ám ảnh tâm hồn.
Nhiên ơi! Thôi hết rồi một thời đám tang hồn ma.
www.nguyentrungtay.com
Lời Cuối Cho Người
Vọng Sinh
08:22 27/10/2009
- Thôi chào nhé những ngày dài vui vẻ
- Nắng ban mai sưởi ấm mấy hàng me
- Chào hoàng hôn hắt hiu buồn nắng nhẹ
- Tiễn đưa ai buồn vương ánh vàng hoe.
- Thôi chào nhé con đường xưa xóm nhỏ
- Chiều Giáo Đường chuông đổ giục hồn ai
- Đường ta đi không sỏi đá nắng phai
- Cõi ta về… cõi sâu… sầu tê tái!
- Thôi chào nhé khung trời xanh cỏ dại
- Chợt thoáng hương đóa Hồng, Cúc, Lan, Mai…
- Thôi chào nhé cả Lan, Hồng, Mai, Cúc…
- Vạn bóng hình…vạn nỗi nhớ mong ai!
- Thôi chào nhé vòng tay nào êm ái…
- Muôn yêu thương mãi một kiếp nồng say.
- Giờ ta đi…người ở lại…đắng cay!
- Nuốt giọt đắng…mong gặp ngày sau tới.
- Chào mọi người tôi ra đi lần cuối
- Chút hành trang một gói nhỏ yêu thương
- Gói lớn hơn là căm ghét giận hờn
- Này người hỡi! Cho tôi lời: ”Xin lỗi”
- Chào mọi người tôi ra đi lần cuối
- Cả một đời mãi lặn lội ngược xuôi
- Kiếp đam mê say lợi thú rã rời
- Giờ còn lại được gì mang theo với ?
- Lạy Chúa Trời con tay trắng… trắng tay…!
- Bao u-mê con trót dại tháng ngày
- Này người hỡi cho tôi lời cầu nữa:
- Xin Chúa Trời thương nhận: Cõi Đời Đời.
Vọng Sinh: Nguyện xin Lòng Chúa nhân từ thứ tha yếu đuối đầy dư kiếp người.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Mai
Lê Ngọc Minh
09:20 27/10/2009
SỚM MAI
Ảnh của Lê Ngọc Minh
Trời không nắng cũng không mưa
Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ nhung
Em còn nhớ đến quê không
Bãi dâu vẫn đợi, con sông vẫn chờ.
Bâng khuâng câu chuyện tình o…
(Trích thơ của Hồ Dzếnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nhìn Thu Đến
Sr. Hoàng Yến Phạm
22:13 27/10/2009
NHÌN THU ĐẾN
Ảnh của Sr. Hoàng Yến Phạm (Carmelite of St. Joseph, Oklahoma)
Mới hai ngày trôi qua
Mà hôm nay cây lá
Thu về rồi đấy nhỉ
Tuyệt mỹ Chúa tạo thành.
(Sr. Hoàng Yến)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền