Ngày 27-10-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:11 27/10/2015
47. GIẨM LÊN GHẾ CẮN MŨI.
N2T

Giáp và Ất cùng cải lộn, Giáp cắn mất tiêu cái mũi của Ất, Ất liền đi tố cáo với quan huyện, quan huyện muốn trừng trị Giáp, Giáp lại nói là Ất cắn mũi mình.
Quan huyện hỏi:
- “Cái mũi thì nằm ở trên, cái miệng thì ở dưới, vậy thì miệng làm sao có thể cắn mũi được chứ ?”
Giáp nói:
- “Nó đứng trên ghế cao, quá đủ để cắn !”

(Tiếu lâm)
Suy tư 47:
Có một bà mẹ nói với tôi: “Con tui nó lớn rồi, nó khôn thì sống, nó dại thì chết, nó làm nó chịu, không mắc mớ gì đến tui cả”.
Bởi suy nghĩ như thế nên có những đứa con coi cha mẹ như đám bạn giang hồ, không lễ phép, không hiếu thảo, không vâng lời, và cuối cùng thì phạm pháp, ngồi tù; bởi có những suy nghĩ như thế nên có những bậc cha mẹ coi thường việc giáo dục con cái, khi con còn nhỏ thì nuông chiều quá mức, muốn gì được nấy, đến khi con trưởng thành thì không còn biết con sống ra sao, để nó tự do sinh hoạt, tốt xấu cũng mặc, cuối cùng thì con cũng vào nhà tù ở vì phạm pháp...
Cái mũi ở trên, cái miệng ở dưới thì không thể nào miệng cắn mũi được, nhưng miệng sẽ cắn được mũi, vì nó đứng trên ghế cao, đúng là câu trả lời rất tiếu lâm. Ghế cao chính là những sự nuông chiều của cha mẹ dành cho con cái; ghế cao chính là cha mẹ coi thường việc giáo dục con cái trong cách sống làm người Ki-tô hữu, và làm một người hữu ích cho xã hội...
Và cái ghế cao nhất để cho con cái hư mất chính là cha mẹ đã quên mất trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa: trách nhiệm dạy dỗ con cái theo tinh thần Phúc Âm.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:15 27/10/2015
N2T

32. Sau khi đem bản thân mình dâng hiến cho Thiên Chúa, thì không những anh được Thiên Chúa, mà còn được sự sống đời đời nữa.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tám mối phúc thật
Lm Jude Siciliano OP
17:58 27/10/2015
LỄ CHƯ THÁNH
Khải Huyền. 7: 2-4, 9-14; Tv. 23; I Gioan 3:1-3; Mátthêu 5:1-12 Tám mối phúc thật

TÁM MỐI PHÚC THẬT

Bài phúc âm hôm nay là phần khởi đầu bài Giảng trên núi. Câu mở đầu đã làm cho nhiều người suy nghĩ: bài giảng đó chú trọng về ai? Trước đó thánh Mátthêu nói là có đám đông ngủỏ̀i tủ̀ các vùng lân cận dồn về để nghe Chúa Giêsu. "Thấy đám đông, Đủ́c Giêsu lên núi. Ngủỏ̀i ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên". Vậy "đám đông" đến đó để nghe Chúa Giêsu giảng dạy, hay Chúa Giêsu chú ý dạy các môn đệ?

Nhủng, bài giảng chú trọng về các môn đệ, hay đám đông thì chẳng khác gì cả. Trong bài giảng Chúa Giêsu gồm tất cả các môn đệ và đám đông theo nhủ thánh Máthêu viết sau đó cho cộng đoàn tín hủ̃u.Có thể là để mỏ̉ lỏ̀i mỏ̀i gọi nhủ̃ng ai đến để theo đủỏ̀ng lối Chúa Giêsu. Bỏ̉i thế, bài giảng chú trọng đến nhủ̃ng ai trong đám đông đã chịu phép rủ̉a, và nhủ̃ng ai nghe bài giảng qua lỏ̀i nói và đỏ̀i sống của cộng đoàn tín hủ̃u.

Cha Fred Craddock trong "Bài giảng suốt năm phụ̣ng vụ A" thêm vào "và nói vỏ́i các ngủỏ̀i theo Chúa Giêsu trủỏ́c mặt đám đông giúp tất cả mọi ngủỏ̀i ngay thật về họ và nhủ̃ng việc họ dấn thân vào. Giáo hội là một cộng đoàn, chủ́ không phải lả một số ngủỏ̀i ẩn dật riêng biệt. Các buổi họp mỏ̉ rộng và chú ý đến thế giỏ́i".

Các mối phúc thật không phải là một lối kitô hủ̃u diễn tả các điều răn. Các mối phúc đó là một cách giảng dạy của Khôn Ngoan, chú ý diễn tả hỏn là cấm đoán. Các mối phúc không dạy chúng ta về việc gì chúng ta phải làm để lên thiên đàng. Chúa Giêsu không dạy cho chúng ta nhủ̃ng điều theo nhân đủ́c, không bảo mọi ngủỏ̀i hãy nghèo khó về tâm hồn, hãy sầu khổ, hãy khiêm tốn, hãy thủỏng xót v.v... Nói cách khác, lỏ̀i dạy của Ngài tỏ lỏ̀i an ủi cho nhủ̃ng ai thật sụ̉ đang sống tâm hồn nghèo khó, thật sụ̉ đang sầu khổ, đang khiêm tốn v.v.. Hay, các lỏ̀i dạy đó là "phúc lành trong ngày cánh chung". Thính giả Chúa Giêsu là ngủỏ̀i Do thái. Họ không còn sống nỏi tù đày, nhủng họ là nô lệ nỏi quê hủỏng họ, dủỏ́i một đế quốc quỷ dủ̉. Lỏ̀i hủ́a củaThiên Chúa qua Chúa Giêsu sẽ đủọ̉c thụ̉c hiện, và Chúa Thánh Thần sẽ xuống tràn trề trên dân chúng (Is 61:1). Chính Chúa Giêsu sẽ thụ̉c hiện nhủ̃ng gì diễn tả trong các mối phúc. Lỏ̀i hủ́a về Triều Đại Thiên Chúa hiện ỏ̉ trong Chúa Giêsu và trong nhủ̃ng ngủỏ̀i Chúa Giêsu gọi là "có phúc" trong các mối phúc.

Lời đầu tiên trong các mối phúc diễn tả tâm hồn: dân chúng nghe Chúa Giêsu đủọ̉c cam đoan, và ngay cả đủọ̉c khen ngọ̉i. Mặc dù họ sầu khổ, đau đỏ́n, họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i "có phúc". Họ không cần phải đọ̉i lỏ̀i khen ngọ̉i sau này, họ đã có phúc rồi. Họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo khó, ngủỏ̀i không có tiền của trong xã hội. Đây là lần đầu tiên có ngủỏ̀i gọi họ là ngủỏ̀i "có phúc". Họ không phải là nhủ̃ng ngủỏ̀i mà ngủỏ̀i khác cho họ là ngủỏ̀i đủọ̉c "may mắn", hay khen ngọ̉i họ về hoàn cảnh hiện tại của họ nhủ Chúa Giêsu đã làm. Thiên Chúa đã ban ỏn cho dân chúng, và Chúa Giêsu nhận định ỏn huệ đó khi Ngài chúc phúc cho họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i đang đủ́ng trủỏ́c mặt Ngài. Ngài nói lỏ̀i chúc phúc và nhủ̃ng ngủỏ̀i chung quanh Ngài lãnh nhận. "Phúc thay ai..."

Chúa Giêsu có dùng thì sai hay không? Ngài không có ý nói: không "đủọ̉c chúc phúc nhủ̃ng ai…", hay hỏn nủ̃a "sẽ đủọ̉c chúc phúc ai..."? Vậy thì tủỏng lai chẳng lẻ có ý nghĩa hỏn trong lỏ̀i chúc vì khi Chúa Giêsu nói vỏ́i dân chúng đang sống ngay trong nhủ̃ng hoàn cảnh đó, Chúa Giêsu gọi họ là: “ngủỏ̀i có phúc"? Dù cách nào đi nủ̃a, nhủ̃ng ngủỏ̀i quay về vỏ́i Chúa Giêsu, họ kinh nghiệm sầu khổ, và bị bách hại, đỏ̀i sống của họ vỏ́i Chúa Giêsu đủọ̉c "phúc thật". Điều đó không có nghĩa là các hoàn cảnh của họ đều ngay thật và công chính cho họ, hay là họ không thể chống lại sụ̉ dủ̉. Dù sao, nhủ̃ng ai tủỏng quan vỏ́i Chúa Giêsu chia sẻ đỏ̀i sống phúc thật là đỏ̀i sống của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là ngủỏ̀i có tâm hồn khó nghèo, thủỏng xót, khiêm tốn, trong sạch và xây dụ̉ng hoà bình. Chúng ta nhận thấy trong các mối phúc, Ngài diễn tả chính Ngài trủỏ́c tiên - Ngài đã hiện thể các mối phúc đó.

Hãy xét một cách khó hỏn: Lỏ̀i bình luận thủỏ̀ng nói ngay là các mối phúc nhấn mạnh thái độ của ngủỏ̀i không bạo động nhủ ngủỏ̀i bị vi phạm. Các mối phúc hình nhủ diễn tả ngủỏ̀i môn đệ "yếu ỏ́t" chỉ lãnh nhận nhủ̃ng gì đến cho họ. Họ không tỏ thái độ chống đối sụ̉ dử (thật ra họ là người "khiêm tốn" phải không?). Họ chỉ chỏ̀ đọ̉i phần thủỏ̉ng hủ́a hẹn trong tủỏng lai. Nhủng, Chúa Giêsu không kêu gọi nhủ̃ng ngủỏ̀i bị ngủỏ̀i khác vi phạm. Chúa Giêsu chúc phúc cho nhủ̃ng ngủỏ̀i vì theo Ngài mà bị đau khổ. "Phúc thay anh em vì Thầy mà bị ngủỏ̀i ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa".

Giả sủ̉ các mối phúc không diễn tả các đủ́c tính khác của các môn đệ. Giả sủ̉ chúng ta nhìn vào các môn đệ là một đoàn ngủỏ̀i theo Chúa Kitô. Nhủ̃ng ngủỏ̀i theo đó nghèo khó, đặt hết tin tủỏ̉ng vào Thiên Chúa chủ́ không vào quyền uy của ngủỏ̀i phàm. Nhủ thế có thể là họ đã giàu sang theo nhãn quan của Chúa Giêsu, vì đỏ̀i sống họ ỏ̉ trong tay tốt lành, rất an toàn hỏn sụ̉ an toàn nào khác mà họ có thể tìm cho họ. Rồi, họ tin tủỏ̉ng và nhìn vào Thên Chúa, đủọ̉c đầy dẫy lòng ham muốn xem mọi sụ̉ ngay thật.

Trong bài dịch nói là "…ai khát khao nên ngủỏ̀i công chính". Bài dịch khác lại nói là "…ai khát khao sụ̉ công chính". Sau đó thì họ đủọ̉c tả là "bị bách hại vì sống công chính". Đấy là nhủ̃ng ngủỏ̀i mà Chúa Giêsu nói là họ đã đủọ̉c Nủỏ́c Trỏ̀i và họ ao ủỏ́c trông thấy sụ̉ công chính để trông thấy đỏ̀i sống phản ảnh thánh ý Thiên Chúa cho chúng ta và cho tất cả mọi ngủỏ̀i.

Nhủ̃ng ngủỏ̀i có "tâm hồn nghèo khó" không ngồi yên nhìn lên mây cao. Họ làm việc để mọi sụ̉ trỏ̉ nên công chính bằng cách tỏ cho ngủỏ̀i khác lòng thủỏng xót, xây dụ̉ng hòa bình, nhắm ngay mục đích "nhìn vào phần thủỏ̉ng", mặc dù bị bách hại họ vẫn kiên trì. Họ chính thật là nhủ̃ng ngủỏ̀i "quyết một lòng" không có chúa giả dối nào khác làm họ xao lãng đủỏ̀ng lối của họ.

Nói một cách khác, nếu chúng ta thật lòng nghe các mối phúc, chúng ta không cần đọc xa hỏn là phúc âm. Đó là tin mủ̀ng phúc âm cho chúng ta. Chúa Giêsu "Thiên Chúa ỏ̉ vỏ́i chúng ta" đã hiện thể trong các mối phúc đó, và đã sống toàn vẹn các mối phúc. Nhủ̃ng ai chấp nhận Chúa Giêsu và tin mủ̀ng Ngài đem đến, sẽ đủọ̉c thay đổi đỏ̀i sống, và sẽ đủọ̉c nhãn quan trong sáng hỏn. Và bây giỏ̀ họ trông thấy mọi sụ̉ vỏ́i quan niệm khác: họ sẽ sống trong tủỏng quan tín nhệm vào Thiên Chúa mà họ biết là một ngủỏ̀i cha muốn lập nên một cộng đoàn mỏ́i .

Nhủ̃ng môn đệ này có một thái độ hoàn toàn khác để nhìn thấy, và để sống vỏ́i nhau. Họ sống vỏ́i nhủ̃ng luật lệ khác gọi là Triều Đại Thiên Chúa. Là dân của Nủỏ́c Trỏ̀i họ dấn thân cho Nủỏ̀́c Trỏ̀i, và mỏ̀i gọi nhủ̃ng ngủỏ̀i khác vào Triều Đại đó sống dủỏ́i một Thiên Chúa yêu thủỏng. Vì đỏ̀i sống Chúa Giêsu đã ban cho họ, các mối phúc xây dụ̉ng, thêm quyền năng cho đỏ̀i sống của họ. Bỏ̉i thế, cũng nhủ Chúa Giêsu, họ sẽ kinh nghiệm sỉ vả và bách hại. Đỏ̀i sống của họ không tránh khỏi đau khổ, nhủng họ đủọ̉c tiếp tục có sủ́c mạnh bỏ̉i Đấng ̣đã tuyên xủng họ là nhủ̃ng ngủỏ̀i "có phúc", và phúc đó đủọ̉c giủ̃ bền vủ̃ng cho họ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



FEAST OF ALL SAINTS -
Rev. 7: 2-4, 9-14; Psalm 24; I John 3:1-3; Matthew 5:1-12


Today’s gospel passage is at the beginning of the Sermon on the Mount. The opening line has been a quandary for interpreters: to whom is the Sermon addressed? Previously Matthew told us a crowd from all the regions around had gathered to hear Jesus (4:23-25). "When Jesus saw the crowds, he went up the mountain and after he had sat down, his disciples came to him." Were the "crowds" there to hear his teaching, or did he only intend to instruct his disciples?

What difference does it make to whom his message was addressed: the crowd, or his disciples? By including both crowds and disciples in his opening to the Sermon Matthew, writing for the later community of believers, may be keeping the invitation open to whomever chose to come and follow Jesus’ way. The Sermon is thus directed to those already among the baptized and those who hear the Sermon through the words and lives of the believing community.

Fred Craddock, in "Preaching through the Christian Year: A" (Philadelphia: Trinity Press, 1992, p.100) adds, "And speaking to his followers in the presence of the crowds keeps all of them honest about who they are and where their commitments are. The church is a community, but not a ghetto; meetings are open to, and aware of, the world."

The Beatitudes are not a Christian version of the Commandments. They are a form of Wisdom teaching, meant to describe, rather than to proscribe. The Beatitudes don’t instruct us on what we must do to get into heaven. Jesus is not giving us ethical indicatives, asking people to become poor in spirit, mourning, meek, merciful etc. Rather, they offer consolation to those who are in fact poor, mourning, meek etc. They are, in other words, an "eschatological blessing." Jesus’ audience is the people of Israel; no longer exiled in a foreign land, but slaves in their own land by an evil empire. In Jesus, God’s promises are about to be fulfilled and the Spirit is to be poured out on the people (Isaiah 61:1). Jesus himself fulfills the characteristics described in the Beatitudes. The promised reign of God is present in him and in those he declares "blessed" in the Beatitudes.

The first word of the beatitudes lays out their spirit; the people Jesus is addressing are being assured, even congratulated. Despite their pain and suffering, they are already "blessed." They don’t have to wait for some future congratulatory judgment, they have it already. These are the poor, the "no-accounts" of society. This is the first time anyone has ever called them "blessed." These are not the kind of people whom their contemporaries would consider "fortunate," or congratulate for their current state, the way Jesus is doing. God has gifted a people and Jesus affirms that gift when he blesses those before him. He says the blessing and those around him are the recipients of this blessing, "Blessed are they who...."

Did Jesus confuse his tenses? Did he mean to say, not "Blessed are they...," but rather, "Blessed will they be..."? Wouldn’t the future tense make more sense for reward because he is speaking to people who are presently in dire straits? He calls them "blessed." Somehow those who have turned to Jesus, though they experience suffering and even persecution, their life with Jesus is "blessed." That doesn’t mean things are right or just for them, or that evil should not be struggled against. Yet, those linked to Jesus share in the very life of blessedness that was his. He is the one who was poor in spirit, merciful, meek, single hearted and a peacemaker. One notices in these beatitudes that Jesus is first of all describing himself--- he enfleshes the beatitudes.

Let’s make this harder. The argument is often leveled that the beatitudes reinforce a passive and even a victim-mentality. They seem to describe "milk toast" disciples who simply take what comes their way, and offer no resistance to evil done them (after all they are "meek" aren’t they?). They are just holding out for some future promised reward. But Jesus is not calling people to be victims. He is blessing those who follow him and, as a consequence, suffer. "Blessed are you when they insult you and persecute you and utter every kind of evil against you falsely because of me."

Suppose the beatitudes don’t describe virtues of different types of disciples. Suppose, instead, we look at them as a unit, as descriptions of the follower of Christ. This follower, the poor one, has placed confidence and trust in God and not in any human power. Such a person would be already rich in Jesus’ eyes, for that one’s life is in good hands, more secure than any other security they might try to provide for themselves. Then, the one trusting and looking to God, is filled with a burning desire to see things right.

The translation from our Lectionary is, "...who hunger and thirst for holiness." However, another translation has it, "...who hunger and thirst for righteousness." Later they are described as "persecuted for holiness (righteousness) sake." These are people, Jesus says, who have the reign of God already and have a passion to see things set right, to see life here reflecting God’s will for us and all people.

These "poor in spirit" are not sitting on their hands looking to the clouds. They are working to set things right by showing others mercy, making peace, staying fixed with "their eye on the prize," despite the persecutions they must endure. They truly are "single hearted," having no false gods to distract them from their course.

In some ways, if we really heard the Beatitudes we would need to read no further in the gospels. They convey the whole gospel message for us. Jesus, "God with us," has enfleshed these beatitudes, and lived them to the fullness. Those who accept him and his message have their lives transformed and their vision cleared. Now they see things in another perspective; they live in a trusting relationship to a God they know to be a loving parent who wants to establish a new human community among them.

These disciples have a completely different way of seeing and living with one another; they live under a very different rule called, the reign of God. As citizens of this reign they dedicate themselves to it and invite others into the same reign, under the same loving God. Because of Jesus’ life given for them, the beatitudes shape and empower their way of life. Thus, like him, they experience insults and persecution. Their lives are not free of pain; but their strength to continue comes from the one who has declared them already "blessed" and holds their present blessedness secure for them.
 
Các Thánh Nam Nữ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:07 27/10/2015
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ
Kh 7, 2-4.9-14 1Ga 3, 1-3 Mt 5, 1-12a

CÁC THÁNH NAM NỮ

Hôm nay Giáo Hội mừng lễ các thánh nam nữ trên trời. Mừng lễ các thánh nam nữ trên trời để tôn vinh hằng hà sa số các vị thánh đang có mặt trên trời đang chiêm ngắm, chầu chực Chúa cùng với Mẹ Maria, thánh cả Giuse và các thiên thần. Họ là ai để Giáo Hội tôn vinh họ vào một ngày lễ chung, mở đầu tháng các Đẳng linh hồn ?

Đọc Sách Khải Huyền đoạn 7, chúng ta nhận ra ”…tôi thấy : kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế “ ( Kh 7, 9 ) và rồi Sách Khải Huyền viết tiếp :” Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao.Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền Thờ của Người, Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn “ ( Kh 7, 14-15 ). Sách Khải huyền diễn tả tất cả các thánh nam nữ là những người thuộc mọi lớp người, thuộc mọi chi tộc, tiếng nói, mầu da. Họ đã can đảm làm chứng cho Chúa bằng chính sống đời đạo đức, thánh thiện của mình. Họ đã lắng nghe lời Chúa, tuân hành thực thi lời Chúa. Đặc biệt đã sống đời sống bác ái, đời sống hòa thuận, yêu thương để làm chứng cho Chúa. Họ đã trung thành với Đức Kitô, đã quả cảm giặt áo mình trong máu của Con Chiên. Các thánh nam nữ có thể là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân thương trong gia đình, trong làng xóm, trong giáo xứ của chúng ta. Họ đã trung tín với Chúa đã đi con đường tám mối Phúc Thật mà Tin Mừng của thánh Matthêu thuật lại : họ đã có tinh thần nghèo khó, họ đã sống hiền lành, thánh thiện, đã sống lẽ công bình, sự công chính, họ đã bị bách hại vì Danh Chúa. Họ đã bước từng bước của tám mối phúc để kết hợp với Chúa và đến với Chúa.Các thánh nam nữ trên trời là những Đấng đã dám sống tám mối phúc, đã dám mạnh mẽ, can đảm để sống đời sống Kitô hữu của mình cách xứng đáng, nên Chúa thưởng công cho họ.

Các thánh nam nữ trên trời mà Giáo Hội mừng kính ngày 01.11 hằng năm, nhắc nhở cho chúng ta về lời mời gọi nên thánh của từng người chúng ta. Các thánh nam nữ nên thánh, tại sao chúng ta không nên thánh? Con đường nên thánh là con đường mọi người phải phấn đấu, quyết tâm đạt được. Chúa Giêsu đã vạch ra con đường để chúng ta nên thánh. Con đường đó là tám mối phúc thật. Không có một vị thánh nào nên thánh mà không bước trên con đường tám mối phúc. Bởi vì, tám mối phúc là tám chặng, tám nấc thang để những ai muốn nên thánh đều phải bước đi. Thiên Chúa là Đấng Công Chính , nên ai sống công chính thì được Chúa sinh ra ( 1 Ga 2, 29 ). Thánh Gioan trong thư thứ nhất đoạn 3, 1-3 đã viết :” Anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào : Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là Con Thiên Chúa-mà thật sự chúng ta là Con Thiên Chúa. Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người. Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là Con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào chúng ta sẽ thấy Người như vậy. Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Kitô thì làm cho minh nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch “. Các thánh nam nữ trên trời chúng ta mừng kính ngày nay là những Đấng đã trở nên thanh sạch nhờ tin vào Chúa Giêsu.

Mừng kính các thánh nam nữ trên trời nhắc nhở chúng ta về ơn gọi nên thánh của chúng ta. Mỗi người chúng ta đều được mời gọi nên thánh và chúng ta phải trở nên thánh. Bởi vì, như Sách Khải Huyền viết :” Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ “ ( Kh 7, 16 ). Khi được Thiên Chúa chiếm hữu, thuộc về Chúa, thì Ngài sẽ dẫn đưa con người, nghĩa là các người thánh tới nguồn nước trường sinh, tới thiên đàng là quê hương vĩnh cửu để muôn đời các thánh luôn thấy mặt Chúa, ở với Chúa, chiêm ngưỡng Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết tôn kính mến yêu các thánh, noi gương bắt chước các thánh để chúng con được trở nên thánh hầu muôn đời chúng con được thấy mặt Chúa, chiêm ngưỡng Chúa và sống với Chúa. Amen.
 
Lễ các thánh nam nữ
Lm. Anthony Trung Thành
21:42 27/10/2015
LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ

Trong suốt năm phụng vụ, Giáo Hội kính nhớ rất nhiều vị thánh. Đó là những vị đã được Giáo Hội tuyên phong lên bậc Hiển Thánh. Ngoài các vị có tên tuổi đó, còn có vô số vị chưa được tuyên phong Hiển Thánh. Hôm nay, Giáo Hội mừng kính tất cả các thánh nam nữ. Tức là những người đã hoàn thành nhiệm vụ trần gian này mà nay đã được hưởng mặt Chúa trên Thiên đàng. Nói theo ngôn ngữ bình dân, họ là những người đã được lên Thiên đàng. Các Ngài thuộc mọi cấp bậc, địa vị trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hôi. Các Ngài là những Giáo Hoàng, Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân. Các Ngài là vua chúa, là quân nhân, là bác sỹ, là giáo viên, là nông dân. Các Ngài là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè của chúng ta. Các Ngài là những người đã thực hiện tám mối phúc thật mà chúng ta nghe trong bài Tin mừng hôm nay : Tâm hồn nghèo khó ; Sống hiền lành ; Sống sầu khổ ; Khát khao nên người công chính ; Xót thương người ; Tâm hồn trong sạch ; Xây dựng hoà bình ; Bị bách hại vì sự công chính. Hay như sách Khải Huyền diễn tả: « Các Ngài là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên”(Kh 7,14). Các Ngài nên thánh bằng nhiều con đường khác nhau: Có những vị không bao giờ mắc một tội trọng nào, kể cả những tội nhẹ cố tình như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, thánh Louis Gonzaga. Có những vị đã mang một quá khứ đầy tội lỗi nhưng biết sám hối ăn năn trở về với Chúa và quyết tâm sửa đổi mình như kẻ trộm lành, thánh Phêrô, thánh Maria Mađalêna, thánh Augustinô. Có những vị đã đổ máu mình làm chứng cho niềm tin vào Thiên Chúa, như thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa và các thánh Tử đạo. Có những vị dứt khoát thà chết chứ không phạm tội mất lòng Chúa như thánh Maria Goretti. Có những vị tự nguyện chết thay cho người khác vì lòng bác ái yêu thương như Thánh Maximilianô Kolbe. Có những vị đã chu toàn bổn phận người cha người mẹ trong gia đình một cách xuất sắc như thánh Louis và Zélie, phụ mẫu của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Có những vị đã suốt đời hy sinh vì con vì chồng như thánh Monica. Có những vị chuyên làm việc bác ái, cứu giúp những người bị xã hội bỏ rơi như Mẹ Têrêxa Cacutta, thánh Vinhsơn Phaolô. Có những vị nên thánh bằng sụ hy sinh cầu nguyện trong bốn bức tường dòng kín như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Có những vị nên thánh bằng cách đi khắp nơi rao giảng Tin mừng như Thánh Phanxicô Xaviê…

Đã có một thời người ta nghĩ rằng, chỉ có các bậc “chân tu” như Giáo hoàng, Giám mục, linh mục, tu sỹ mới có bổn phận nên thánh. Đây là một quan niệm sai lầm. Nên thánh không là đặc quyền đặc lợi của riêng ai nhưng là bổn phận và quyền lợi của tất cả mọi người. « Hãy nên thánh vì Ta là Đấng Thánh »(1Pr 1,16). Trong bài huấn dụ ngày 19 tháng 11 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Để nên thánh, không nhất thiết phải là giám mục, linh mục, hay tu sĩ...Tất cả chúng ta được kêu gọi nên thánh!”.

Và Ngài đưa ra cách thế nên thánh của mọi bậc sống như sau: « Nếu là người thánh hiến, thì hãy nên thánh bằng cách vui sống sự tận hiến và sứ vụ của mình. Nếu bạn là người kết hôn, thì hãy nên thánh trong sự yêu thương và chăm sóc chồng hoặc vợ mình, như Chúa Kitô đã làm với Giáo Hội. Nếu bạn là tín hữu không kết hôn, thì hãy nên thánh bằng cách chu toàn công việc của mình trong sự lương thiện và khả năng chuyên môn và dành thời gian để phục vụ anh chị em mình. Bạn có thể nên thánh tại nơi bạn đang làm việc. Thiên Chúa ban cho bạn ơn nên thánh. Thiên Chúa hiệp thông với bạn. Mỗi ngày ta có thể nên thánh, nghĩa là cởi mở đón nhận ơn thánh, biến đổi chúng ta từ bên trong và dẫn đưa chúng ta đến sự thánh thiện. Nếu bạn là người cha mẹ hoặc là ông bà nội ngoại, thì hãy nên thánh bằng cách hăng say dạy cho các con các cháu biết và theo Chúa Giêsu. Và điều này đòi nhiều kiên nhẫn, để trở thành cha mẹ tốt, ông bà tốt, và việc nên thánh đến trong sự kiên nhẫn ấy, thực thi đức kiên nhẫn.

Bạn là giáo lý viên, là nhà giáo dục hay người thiện nguyện ư? Hãy nên thánh bằng cách trở thành dấu chỉ hữu hình về tình thương của Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài cạnh chúng ta”.

Như vậy, nên thánh trước tiên là chu toàn bổn phận. Bổn phận của người sống đời thánh hiến. Bổn phận của người sống độc thân. Bổn phận của người sống bậc gia đình. Bổn phận của người làm nghề giáo dục. Bổn phận nơi công việc hiện tại mình đang làm. Chính Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã khẳng định: “Bổn phận là ý Chúa trong giây phút hiện tại. Bổn phận là giấy vào Nước Trời”.

Người ta kể rằng: Có lần Thánh Antôn tu rừng xin tá túc ở trong một ngôi nhà của anh thợ đóng giày theo lệnh của Chúa. Hai vợ chồng dọn một bữa ăn và chuẩn bị chỗ ngủ cho thánh nhân. Ngài tá túc ở đó ba ngày, hỏi thăm về đời sống, công việc làm ăn. Nhờ những câu chuyện qua lại họ đã trở thành bạn thân với nhau. Sau đó Thánh Antôn từ giã họ trở về nhà, Chúa mới hỏi ngài:

- Con thấy người thợ giày như thế nào?

Thánh nhân thưa lại:

- Ông là một người đơn sơ. Vợ ông có thai và sắp sinh con. Họ có vẻ yêu nhau lắm. Ông ta có một cửa tiệm nhỏ để đóng giày và sửa giày. Ông làm việc hăng say. Gia đình ông sống đạm bạc với số tiền kiếm được nhưng luôn biết chia sẻ tiền bạc lương thực cho những người kém may mắn hơn ông. Ông và vợ ông tin tưởng mãnh liệt vào Chúa và cầu nguyện ít nhất mỗi ngày một lần. Họ có nhiều bạn thân và người thợ giày thì kể chuyện khôi hài luôn miệng.

Chúa lắng tai nghe thánh Antôn và cuối cùng Người phát biểu: Antôn, con là vị thánh sống, người thợ giày và vợ ông cũng là những vị thánh sống.

Câu chuyện trên dạy chúng ta bài học: Nên thánh bằng cách chu toàn bổn phận trong niềm vui và trong những công việc nhỏ nhặt hằng ngày. Biến những công việc hằng ngày thành món quà yêu thương cho những người xung quanh. Cũng trong bài huấn dụ trên, Đức Thánh Cha Phaxicô gợi ý cho chúng ta: ‘Một bà đi chợ để mua đồ ăn và thấy một bà láng giếng và họ bắt đầu nói chuyện, và rồi đến những điều nói hành nói xấu. Bà ấy nói: "Không, không, tôi không thể nói xấu một ai cả". Đó là một bước tiến về sự thánh thiện, điều ấy giúp bạn nên thánh hơn. Rồi về nhà, đứa con xin bạn nói chuyện một chút về những chuyện tưởng tượng. Bạn nói: "Ba mệt lắm, hôm nay ba đã làm việc nhiều lắm". Nhưng nếu bạn kiên nhẫn lắng nghe con, thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Rồi đến cuối ngày ai cũng mệt, nhưng nếu bạn nói: chúng ta hãy cầu nguyện! thì đó là một bước tiến đến sự thánh thiện. Chúa Nhật, chúng ta đi lễ và rước lễ, và thỉnh thoảng xưng tội, thanh tẩy chúng ta, đó là một bước tiến đến sự thánh thiện! Rồi lòng kính mến Đức Mẹ, tôi đọc kinh mân côi và cầu nguyện. Đó là một bước tiến đến sự thánh thiện... Có bao nhiêu bước tiến nho nhỏ để nên thánh. Mỗi bước tiến về sự thánh thiện, làm cho chúng ta trở thành những người tốt lành hơn, được giải thoát khỏi tính ích kỷ và thái độ khép kín vào mình, cởi mở đối với các anh chị em và những nhu cầu của họ’.

Tóm lại, ai cũng có thể nên thánh. Và có nhiều con đường nên thánh khác nhau. Nhưng trên hết phải biết chu toàn bổn phận của mình bằng những việc nhỏ nhặt hằng ngày: “Thợ nên thánh ở công xưởng, lính nên thánh ở bộ đội, bệnh nhân nên thánh ở bệnh viện, học sinh nên thánh ở học đường, nông phu nên thánh ở ruộng rẫy, linh mục nên thánh trong mục vụ, công chức nên thánh ở công sở. Mỗi bước tiến là một bước hy sinh trong bổn phận” (ĐHV 24). Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh, xin Chúa giúp chúng ta chu toàn bổn phận nên thánh của mình để ngày sau chúng ta được cùng các thánh ca ngợi Chúa trên thiên đàng. Amen

Lm. Anthony Trung Thành
 
Lễ các đẳng linh hồn
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:44 27/10/2015
CácTín Hữu Đã Ly Trần - Niềm Hoan Lạc Cùng Chư Thánh

LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN

Nếu như hôm qua, lời kinh, tiếng hát, các bài đọc, thánh ca phụng vụ lễ Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt quá những giới hạn của không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng các thánh, những người được coi là diễm phúc ở “đô thành thiên quốc, thành Giêrusalem trên trời là mẹ của chúng ta” (Tiền tụng lễ Các thánh). Thì hôm nay, mùng 02 tháng 11, màu sắc, âm thanh, phụng ca của ngày lễ hướng tâm hồn chúng ta về các thực tại mai hậu, tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời “ những người đã ra đi trước chúng ta với dấu ấn đức tin và nay đang nghỉ giấc bình an” (Kinh nguyện Thánh Thể số I), ở nơi luyện ngục, để dâng lễ cầu nguyện cho họ, xin Chúa cho ánh sáng hào quanh vĩnh cửu chiếu soi họ và đưa họ vào hưởng niềm hoan lạc cùng chư thánh mới thầm thía biết bao.
Hỏi : Luyện ngục là làm sao ?
Thưa : Luyện ngục là hình phạt người lành còn mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ(Sách Bổn Hà Nội tr. 21).
Chân lý Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng giữa Trời và Đất có một trung gian gọi là Luyện ngục, nơi ấy dành cho các tâm hồn chết khi mắc tội mọn hay là đền tội chưa đủ, cần phải được thanh tẩy để trở nên tinh tuyền, trong một mầu nhiệm đáng sợ thánh Gioan Thánh Giá gọi là “Lửa Tình Yêu”. Chúng ta lo lắng cho những người thân đã qua đời con đang bị giam cầm nơi luyện ngục, chịu khổ đau là phải. Việc những kẻ con sống cần phải làm là đọc kinh cầu nguyện, hy sinh, làm phúc, nhất là xin Lễ Misa cho những người ấy. Điều trên giúp chúng ta hiểu việc chúng ta phải làm cho họ. Dù đang sống cuộc sống dương gian, hay hưởng phúc thiên đàng hoặc đang thanh luyện nơi luyện ngục, tất cả mọi người đều liên đới với nhau trong Đức Kitô. Đó chính là ý nghĩa của tín điều các Thánh Thông Công mà chúng ta tuyên xưng và thực hành.
Đức tin được thể hiện
Một câu hỏi lớn. Hỏi :Các thánh thông công nghĩa là làm sao ?
Thưa. Các thánh ở trên trời cùng các linh hồn ở luyện ngục và các bổn đạo dưới đất đều thông công với nhau. Các bổn đạo tôn kính cầu xin các thánh, và các thánh cầu bầu cho các bổn đạo trước mặt Đức Chúa Trời. Các bổn đạo dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn ở luyện ngục, mà khi các linh hồn ấy đã được lên thiên đàng thì cùng cầu bầu cho các bổn đạo nữa. Các bổn đạo có lòng kính mến Đức Chúa Trời cùng thương yêu nhau thì chẳng những lập công cho mình mà lại làm ích cho kẻ khác nữa. (Sách Bổn Hà Nội tr. 39-40)
Những câu bổn căn bản trên giúp chúng ta hiểu tại sao Giáo Hội dành hẳn tháng 11 hàng năm để cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời. Vì niềm hy vọng Kitô giáo không bao giờ chỉ mang tính cách cá nhân, nhưng còn là hy vọng cho tha nhân nữa. Nên, cuộc sống của chúng ta được liên kết với nhau, và điều tốt hay điều xấu của người này liên quan tới người kia nữa. Thế nên, lời cầu nguyện của một người còn đang lữ hành trên dương thế có thể giúp đỡ một linh hồn khác đang được thanh luyện sau khi đã qua đời. Đó là lý do vì sao ngày hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, và đến viếng thăm mộ của họ. Vì chúng ta có trách nhiệm phải nhớ đến nhau, cầu nguyện, hy sinh, đền tội thay cho nhau.
Còn tin còn cầu nguyện, còn chia sẽ một Thánh Thể là còn nhớ đến nhau, thuộc về nhau. Tình yêu thương bác ái dành cho các linh hồn trong lúc này chính là lời cầu nguyện, Lễ Misa và sự hy sinh.
Khi cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, Giáo Hội hướng về Chúa Kitô phục sinh, Ðấng đã chết và sống lại để cho tất cả chúng được sống lại. Tin vào sự sống lại của thân xác là nhìn nhận rằng sẽ có một chung cục, một cùng đích cho mọi người.
Đức tin không giải thoát những kẻ tin khỏi sự khổ não phải chết, nhưng đức tin sẽ làm êm dịu với hy vọng : “Nếu có buồn sầu vì số phận phải chết… cũng sẽ được ủi an”. (Kinh Tiền Tụng lễ các linh hồn).
Cầu nguyện cho người quá cố, chúng ta không chỉ tưởng nhớ đến những người thân và các tín hữu Kitô. Nhưng còn được mời gọi để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả mọi người quá cố, dù tin hay không tin, dù thuộc về Giáo Hội hay ở ngoài Giáo Hội hữu hình. Với niềm xác tín, Chúa Kitô là trung gian duy nhất và là Đấng Cứu Độ duy nhất, tình thương của Thiên Chúa ôm trọn tất cả mọi người. Do đó những ai không do lỗi của họ mà không biết Tin Mừng của Chúa Kitô và Giáo Hội của Chúa, nhưng thành tâm tìm kiếm Chúa và hành động theo lương tâm của mình nhờ ơn Chúa thúc đẩy, mà thực thi ý muốn của Chúa, họ cũng thuộc về Chúa, cho dẫu chúng ta không thấy và do đó cũng có thể được phần rỗi đời đời. Chỉ một mình Chúa mới biết lòng tin của họ.
Đạo hiếu được thi hành
Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Ðông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người có hiếu, không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nhưng cách thể hiện tấm lòng cụ thể tùy theo trình độ văn minh và phong tục tập quán của mỗi dân tộc mà có những khác biệt.
Ở Việt Nam ta, với triết lý Á Đông vốn đề cao chữ hiếu. Có hai cách báo hiếu: khi cha mẹ còn sống, con cái phải chu cấp đầy đủ những nhu yếu vật chất để cha mẹ được an vui, khi cha mẹ qua đời, con cái phải phụng thờ và thực hiện những di chúc để lại.
Ðây là cơ hội quý báu để những người con hiếu thảo báo đáp phần nào công ơn trời bể của tổ tiên, ông bà, cha mẹ: “Cây có cội, nước có nguồn, Con người có tổ có tông : có cha có me, có ông có bà”.Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu, đạo làm người ấy.
Cũng như muôn tạo vật, con người cũng có cội, có nguồn, có tổ có tông. Họ là những “tiền nhân” đã ra đi trước chúng ta, để lại hậu duệ là chính chúng ta, với ước mong giòng giống của các ngài được trường tồn, đó chính là quy luật “bảo tồn sự sống” mà Thiên Chúa đã thiết lập.
Thảo kính cha mẹ phải phát xuất từ trái tim, thôi thúc lòng người hiếu thảo thấm thía ơn đức cao cả của mẹ cha:
Mẹ cha vất vả nuôi mình
Từ khi trứng nước công trình biết bao.
Làm con phải nhớ công lao,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. (Ca dao
Việc thảo kính cha mẹ không chỉ là việc: con cái trả ơn sinh thành mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng gắn liền với huyết thống, máu mủ, tình thân, hay là một qui định của xã hội mà là một điều răn của Chúa dạy : “Thứ bốn thảo kính cha mẹ”.
Thiên Chúa đã nâng điều răn thứ bốn lên ngang hàng với các điều răn khác ; điều đó chứng tỏ con cái phải hiếu kính đối với cha mẹ đến mức nào. Môisen đã nói “Hãy thảo kính cha mẹ và ai rủa cha mẹ, sẽ phải xử tử”(Mc, 7-13).
Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Bên Đông phương người ta đề cao chữ HIẾU và nâng lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
Cùng tột điều thiện, không gì hơn hiếu,
Cùng tột điều ác, không gì hơn bất hiếu(Kinh Nhẫn Nhục)
Không ai có thể phủ nhận được công ơn cha mẹ trong việc sinh thành và dưỡng dục con cái.Thiên Chúa đã dựng nên con người, nhưng không trực tiếp mà phải qua trung gian cha mẹ. Trước tiên, Thiên Chúa dựng nên ông Adam và bà Evà, rồi từ đó con cháu nối tiếp. Đúng là :Người ta có cố có ông,
Như cây có cội như sông có nguồn
Lý thuyết là như thế, nhưng trong ngày nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống và đã qua đời (theo sách giáo lý Tân định). Đồng thời, Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm(Ca dao)

Hướng về thực tại mai hậu
Khi cầu nguyện cho những anh chị em tin hữu đã qua đời, chúng ta không chỉ dừng lại nơi họ, cho họ, vì họ mà còn cho chúng ta nữa những người còn sống. Sự ra đi trước của họ, nhắc nhớ chúng ta về một cõi đi về mà ai ai trong chúng ta cũng phải về, đó là quê trời vinh phúc. Trong khi cầu nguyện cho anh chị em đã qua đời, chúng ta cũng xin Chúa làm cho đức tin vào Con Chúa đã sống lại từ cõi chết được lớn mạnh nơi chúng ta. Nhờ niềm tin vào sự sống đời sau, tin vào Đức Kitô là sự sống lại và là sự sống mà mỗi người chúng ta ngày nay luôn bước tới trong niền hy vọng. Cùng đích của người Kitô hữu là được trở về nhà Cha hưởng vinh phúc. Cùng đích này cũng giúp chúng ta sống cuộc sống hiện tại sao cho thật có ý nghĩa, thật có giá trị, không hổ thẹn là con cháu đáng quí của những người đã khuất, không hổ thẹn là người môn đệ của Đức Kitô, Đấng hằng sống. Hy vọng rằng qua đời này tất cả lại cùng đoàn viên trong nhà Cha trên Trời.
Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Chúa đời đời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài Liệu Làm Việc và Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng
Vũ Văn An
16:14 27/10/2015
Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng năm 2015, được các nghị phụ chấp thuận chiều thứ Bẩy 24 tháng Mười, 2015, là một cải thiện đồ xộ và đầy khích lệ so với Tài Liệu Làm Việc vốn được dùng làm cơ sở cho các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng. Sự khác nhau rất lớn giữa hai bản văn đã minh tả con đường Thượng Hội Đồng theo trong ba tuần lễ vừa qua quả là hữu hiệu.


Các điểm khác nhau đáng kể và các cải thiện đáng lưu ý

Trĩu nặng bởi xã hội học, mà lại là thứ xã hội học chẳng hay ho bao nhiêu, Tài Liệu Làm Việc, ở một số không ít điểm, khó được nhận diện như một tài liệu của Giáo Hội. Bản Tường Trình Sau Cùng rõ ràng là một bản văn của Giáo Hội, một sản phẩm của việc Giáo Hội suy gẫm về Lời Thiên Chúa, hiểu như lăng kính qua đó, Giáo Hội giải thích trải nghiệm hiện thời của mình.

Tài Liệu Làm Việc làm biếng “ăn” Thánh Kinh. Bản Tường Trình Sau Cùng rất phong phú về Thánh Kinh, thậm chí còn hùng biện nữa, rất xứng hợp là một cuộc hội họp Thượng Hội Đồng nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Công Đồng Vatican II và Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa, Dei Verbum.

Có lúc, Tài Liệu Làm Việc xem ra gần như bối rối đối với tín lý lâu đời của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân, về các điều kiện cần thiết để rước lễ cách xứng đáng, và về các nhân đức trong sạch và trung thành. Bản Tường Trình Sau Cùng tái khẳng định các tín lý của Giáo Hội về hôn nhân, rước lễ, và khả thể sống một cách hợp nhân đức trong thế giới hậu hiện đại. Và nó làm thế không hề cãi bướng, ngay cả lúc nó kêu gọi Giáo Hội phải công bố hữu hiệu hơn các chân lý nó mang theo như là di sản tiếp nhận được từ chính Chúa Giêsu, và phải chăm sóc mục vụ sốt sắng hơn đối với những người đang sống trong các hoàn cảnh hôn nhân và gia đình khó khăn.

Tài Liệu Làm Việc gần như im lặng về hồng phúc con cái. Bản Tường Trình Sau Cùng mô tả con cái như là một trong các hồng phúc lớn lao nhất, ca ngợi các gia đình lớn, thận trọng coi nặng các trẻ em có nhu cầu đặc biệt, và đề cao các chứng tá của các cặp vợ chồng hạnh phúc, đông con và của con cái họ trong vai trò tác nhân của phúc âm hóa.

Tài Liệu Làm Việc biến lương tâm và vai trò của nó trong đời sống luân lý thành một món thịt băm. Bản Tường Trình Sau Cùng thực hiện một việc tốt hơn nhiều là giải thích cái hiểu của Giáo Hội về lương tâm và mối liên hệ của nó với sự thật, bác bỏ ý niệm coi lương tâm như một thứ khả năng thả nổi của ý chí hành xử tương đương như quân bài “Tự Do Ra Khỏi Nhà Tù”.

Tài Liệu Làm Việc đầy những hàm hồ về thực hành mục vụ và mối liên hệ của nó với tín lý. Bản Tường Trình Sau Cùng, dù không hẳn là không có một số hàm hồ, nhưng nói rõ rằng việc chăm sóc mục vụ phải bắt đầu từ đáy cam kết lên tới giáo huấn lâu đời của Giáo Hội, và thực sự không hề có những điều như “Đạo Công Giáo theo giải pháp địa phương” cả trong các giải pháp vùng/quốc gia đối với các thách đố lẫn các giải pháp của từng giáo xứ. Giáo Hội vẫn mãi là Giáo Hội duy nhất.

Tài Liệu Làm Việc cũng gần như hàm hồ trong việc mô tả “gia đình”. Bản Tường Trình Sau Cùng nhấn mạnh rằng không hề có loại suy thích đáng nào giữa cái hiểu Công Giáo về “hôn nhân” và “gia đình” và các sắp xếp xã hội khác, bất kể tư cách luật pháp của chúng.

Trong Tài Liệu Làm Việc, lòng thương xót và sự thật dường như đôi khi căng thẳng với nhau. Bản Tường Trình Sau Cùng thì được khai triển về thần học nhiều hơn khi liên kết lòng thương xót và sự thật trong Thiên Chúa, nên chúng không thể tách biệt nhau trong tín lý và thực hành của Giáo Hội.

Tài Liệu Làm Việc kém cả về phương diện văn chương, đọc khó hiểu. Bản Tường Trình Sau Cùng khá hùng biện ở một số điểm, làm đời sống người đọc thêm phong phú, dù họ không đồng ý với một số cách phát biểu nào đó.

Tóm lại, Bản Tường Trình Sau Cùng, dù có một số khuyết điểm, đã đi rất xa, vượt quá Tài Liệu Làm Việc rất xa, thực hiện được điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng muốn Thượng Hội Đồng thực hiện: đề cao và cử hành viễn kiến Công Giáo về hôn nhân và gia đình làm câu trả lời đầy soi sáng cho cuộc khủng hoảng của những định chế này trong thế kỷ 21.

Những đoạn liên quan tới các người ly dị tái hôn và đồng tính

Trên đây là phân tích của George Weigel. Đối với ký giả Rocco Palmo, Thượng Hội Đồng đã kết thúc với việc thông qua trọn vẹn, từng đoạn, Bản Tường Trình Sau Cùng gồm 94 điều. Nhưng với số 177 phiếu cần để đạt đa số tuyệt đối cho từng đoạn, điều đáng lưu ý là ba đoạn sít sao đạt đa số tuyệt đối ấy chính là ba đoạn nói về những người ly dị tái hôn, nhất là việc cho phép họ lãnh các bí tích, và những người đồng tính luyến ái.

Trong số ba đoạn trên, đoạn 85, tức đoạn nói tới việc “biện phân mục vụ… có tính đến lương tâm đã được đào tạo của người ta”, chỉ đạt được 178 phiếu thuận, hơn đa số tuyệt đối có 1 phiếu, với 80 phiếu chống. Đoạn sau, tức đoạn nói tới việc bàn hỏi với một linh mục “ở tòa trong” để tìm ra “một phán đoán đúng đối với việc điều gì ngăn trở người ly dị tái hôn không được tham dự đầy đủ vào đời sống Giáo Hội” thì đạt được số phiếu 190 thuận / 64 chống.

Còn đoạn về người đồng tính luyến ái thì nói đến việc phải “đặc biệt chú ý tới việc đồng hành với các gia đình có người có khuynh hướng đồng tính” và nhân danh Giáo Hội, tái khẳng định rằng “mọi người, bất luận xu hướng tính dục, phải được tôn trọng vì phẩm giá của họ và được chào đón với lòng kính trọng”, trong khi vẫn duy trì ngôn ngữ năm 2003 của Bộ Tín Lý là ngôn ngữ dạy rằng “không hề có bất cứ nền tảng nào để bao gồm hay thiết lập một giá trị tương đương” giữa các cuộc kết hợp đồng tính và “phương án của Thiên Chúa về gia đình”. Đoạn này được thông qua với số phiếu 221 thuận / 37 chống.

Cũng nên biết Bản Tường Trình Sau Cùng đã được ủy ban soạn thảo gồm 10 vị giáo phẩm với những quan điểm dị biệt nhất trí thông qua một cách “không dè dặt” trước khi được đưa ra phiên khoáng đại của Thượng Hội Đồng.

Một điều cũng đáng lưu ý: Đức Giáo Hoàng Phanxicô chưa cho biết ý định của ngài đối với Bản Tường Trình Sau Cùng nay đã trở thành Bản Tường Trình của Thượng Hội Đồng. Nhưng trong bài diễn văn cuối cùng của ngài tại Phòng Hội của định chế này, ngài có kín đáo lồng vào một ghi chú thật dài (ghi chú số 8) cho biết quan điểm của ngài về chữ “Gia Đình”. Dùng các vần đầu (acrostic) của chữ tiếng Ý FAMIGLIA (gia đình), ngài viết:

“ Nhìn những vần đầu của chữ FAMIGLIA, ta có thể tóm lược được sứ mệnh của Giáo Hội như là bổn phận phải: Đào tạo (Forming) các thế hệ mới để họ cảm nghiệm được tình yêu một cách nghiêm túc, không phải như một tìm kiếm khoái lạc có tính cá nhân chủ nghĩa để rồi vứt bỏ đi, nhưng để một lần nữa tin vào tình yêu chân thực, sinh hoa trái và lâu bền như phương cách duy nhất thoát ra khỏi mình và cởi mở đón chào người khác, để lại sau lưng sự cô đơn, sống theo Thánh Ý Thiên Chúa, tìm được thành toàn, hiểu ra rằng hôn nhân là 'một cảm nghiệm mặc khải tình yêu Thiên Chúa, bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống, của mọi sự sống, bảo vệ tính duy nhất và tính bất khả tiêu của sợi dây hôn phối như là dấu chỉ ơn thánh Chúa và khả năng con người có thể yêu thương nghiêm túc' (Bài giảng Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng, 4 tháng Mười, 2015: L’Osservatore Romano, 5-6 tháng Mười 2015, tr. 7) và, hơn nữa, thăng tiến việc chuẩn bị hôn nhân như là phương thế cung cấp một cái hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa Kitô Giáo của bí tích hôn phối; Tiếp cận (Approaching) người khác, vì một Giáo Hội tự khép kín vào mình là một Giáo Hội chết, một Giáo Hội không để tường hào của mình lại phía sau để đi tìm, để ôm ấp và dẫn người khác tới với Chúa Kitô là một Giáo Hội phản bội chính sứ mệnh và ơn gọi của mình; Biểu lộ (Manifesting) và đem lòng thương xót của Thiên Chúa tới các gia đình đang cần tới; tới những người bị bỏ rơi, tới người già cả bị làm ngơ, tới các trẻ em đau khổ vì cha mẹ chia ly, tới các gia đình nghèo đang chật vật để sinh tồn, tới những người có tội đang gõ cửa nhà ta và những người thật xa mà tới, tới những người có khả năng cách khác (khuyết tật), tới tất cả những người đang mang thương tích trong linh hồn và ngoài thể xác, và tới những cặp vợ chồng đang tan nát vì sầu khổ, bệnh hoạn, chết chóc hay bách hại; Soi sáng (Illuminating) các lương tâm thường bị tấn công bởi những lực lượng có hại và tinh tế dám mưu toan thay thế Thiên Chúa Hóa Công, những lực lượng nhất thiết phải bị lột mặt nạ và chống cự trong khi vẫn tôn trọng phẩm giá mỗi người; Thu lượm (Gaining) và khiêm cung xây dựng lại lòng tin tưởng vào Giáo Hội, một lòng tin tưởng bị làm yếu đi rất nhiều vì tác phong và tội lỗi của con cái Giáo Hội, đáng buồn thay, tính phản chứng tá của các tai tiếng do một số giáo sĩ phạm trong Giáo Hội đã phá hoại tính khả tín và làm lu mờ vẻ sáng lạn trong các sứ điệp cứu rỗi của Giáo Hội; Lao công (Labouring) cách nhiệt tình để nâng đỡ và khích lệ nhiều gia đình mạnh mẽ và trung thành dù giữa các lao đao hàng ngày vẫn tiếp tục làm chứng lớn lao cho lòng trung thành đối với giáo huấn của Giáo Hội và các giới răn của Thiên Chúa; Sáng chế (Inventing) ra các chương trình đổi mới để chăm sóc gia đình đặt căn bản trên Tin Mừng và tôn trọng các dị biệt văn hóa, một chăm sóc mục vụ có khả năng thông truyền Tin Mừng một cách lôi cuốn và tích cực, giúp loại bỏ khỏi tâm hồn giới trẻ sự sợ hãi không dám thực hiện các cam kết dứt khoát, một chăm sóc mục vụ biết lưu ý cách đặc biệt tới trẻ em đang là nạn nhân thực sự của các gia đình đổ vỡ, một chăm sóc mục vụ biết canh tân và cung cấp được một sự chuẩn bị thích đáng để lãnh nhận bí tích hôn phối, hơn là có quá nhiều chương trình mà xem ra chỉ có hình thức hơn là huấn luyện để người ta cam kết suốt đời; Nhắm (Aiming) việc yêu thương vô điều kiện mọi gia đình, nhất là các gia đình đang trải nghiệm khó khăn, vì không gia đình nào nên cảm thấy mình cô đơn hay bị loại ra ngoài vòng tay yêu thương của Giáo Hội, và tai tiếng đích thực chính là nỗi sợ đối với tình yêu và không dám biểu lộ tình yêu ấy một cách cụ thể".

Các giám mục Đức và ba đoạn nói về ly dị tái hôn

Nói gì thì nói, điều rõ ràng là: không như Thượng Hội Đồng năm 2014, tất cả các điều khoản của bản dự thảo Tường Trình Sau Cùng do Ủy Ban Soạn Thảo của Thượng Hội Đồng năm 2015 đã được đa số tuyệt đối thông qua trọn vẹn.

Tuy nhiên, các điều nói về người ly dị tái hôn trong Bản Tường Trình Sau Cùng vẫn tiếp tục được bàn tán, ít nhất cho tới lúc nó được lồng vào hay bị loại bỏ dứt khoát hoặc được sửa đổi đáng kể bởi tông huấn hậu Thượng Hội Đồng của Đức Phanxicô trong Năm Thương Xót.

Thực vậy, theo George Weigel, chỉ trong vòng 90 phút sau khi Kinh Te Deum được hát lên trong ngày cuối cùng của Thượng Hội Đồng năm 2015, tranh cãi đã vỡ ra liên quan tới ý nghĩa của ba đoạn 84-86, ba đoạn có số phiếu chống cao nhất: 187/72, 178/80, 190/64, tuy không đủ 1/3 tổng số phiếu bầu để loại chúng ra khỏi Bản Tường Trình Sau Cùng.

Sau khi ba đoạn này được các nghị phụ Thượng Hội Đồng xem xét lần đầu tiên vào đêm thứ Năm, hàng tá tu chính đã được đề nghị. Nhiều tu chính đề nghị loại bỏ một, hai hay cả ba đoạn này vì bị coi là hàm hồ. Khoảng 20 gợi ý tương tự cũng đã được đưa ra tại phiên khoáng đại sáng thứ Sáu. Tất cả các đề nghị này đều không được ủy ban soạn thảo chấp thuận, nhưng ủy ban có lồng vào một chi tiết chủ yếu mà chúng tôi sẽ nhắc ở dưới đây.

Sau đây là bản dịch ba đoạn này, dựa vào bản tiếng Anh của George Weigel, nói là căn cứ vào bản gốc tiếng Ý của Phòng Báo Chí Tòa Thánh:

84. Những người đã rửa tội ly dị và tái hôn dân sự nên được hội nhập nhiều hơn vào các cộng đồng Kitô Giáo theo nhiều cách khác nhau bao nhiêu có thể, tránh mọi dịp gây gương xấu. Luận lý học của việc hội nhập này là chìa khóa cho việc đồng hành mục vụ với họ, không những để họ thấy họ vẫn thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, mà còn để họ có được một cảm nghiệm hân hoan và sinh hoa trái trong Nhiệm Thể ấy. Họ là người đã rửa tội, họ là anh chị em, các ơn phúc và đặc sủng của Chúa Thánh Thần tuôn vào trong họ vì lợi ích của mọi người. Sự tham dự của họ có thể được phát biểu trong nhiều việc phục vụ khác nhau trong Giáo Hội: nên Giáo Hội phải biện phân xem các hình thức nào trong số các hình thức loại trừ đang được áp dụng trong sinh hoạt phụng vụ, mục vụ, giáo dục và định chế có thể được bỏ qua. Không những họ không nên tự coi mình như bị tuyệt thông, mà họ còn cần được sống và lớn mạnh như các chi thể sống động của Giáo Hội, cảm nghiệm Giáo Hội như mẹ hiền cũng đang đồng hành với họ, săn sóc họ một cách âu yếm, và khích lệ họ trên đường đời và đường Tin Mừng.

Việc hội nhập này cũng cần thiết đối với việc săn sóc và giáo dục con cái họ, vốn là quan tâm quan trọng nhất. Đối với cộng đồng Kitô Giáo, săn sóc những người này không làm suy yếu đức tin của Giáo Hội và chứng tá của Giáo Hội đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân; đúng hơn, trong việc săn sóc này, Giáo Hội nói lên tình bác ái của mình cách thích đáng.

85. Thánh Gioan Phaolô II đã cho ta một tiêu chuẩn toàn bộ sẽ vẫn là căn bản cho việc đánh giá các hoàn cảnh này: “Các mục tử phải biết rằng, vì lợi ích của sự thật, các ngài buộc phải thi hành việc biện phân các hoàn cảnh một cách thận trọng. Thực vậy, có sự khác nhau giữa những người thành thực cố gắng muốn cứu cuộc hôn nhân thứ nhất của họ và bị bỏ rơi một cách bất công, và những người, qua lỗi lầm nặng nề của mình, đã hủy diệt một cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Sau cùng, có những người bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lợi ích dưỡng dục con cái, và những người, về phương diện chủ quan, đôi khi chắc chắn trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân trước và đã bị huỷ diệt một cách vô phương cứu chữa chưa bao giờ thành sự cả” [Familiaris Consortio 84]. Bởi thế, bổn phận của các linh mục là đồng hành với những người liên hệ trên con đường biện phân phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội và sự hướng dẫn của vị giám mục. Trong diễn trình này, điều hữu ích là thi hành việc xét lương tâm trong những thời khắc suy gẫm và thống hối. Người ly dị và tái hôn phải tự hỏi mình xem mình đã cư xử ra sao với con cái khi cuộc khủng hoảng bắt đầu xẩy ra với cuộc hôn nhân đầu; họ có thực hiện các cố gắng hòa giải hay không; tình huống người bạn đời bị bỏ rơi ra sao; các hậu quả của mối liên hệ mới như thế nào đối với những người khác trong gia đình và đối với cộng đồng tín hữu; và mẫu gương nào đã được dành cho các người trẻ đang chuẩn bị hôn nhân. Một suy gẫm thành thực có thể tăng cường niềm tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, một lòng thương xót không bị từ khước cho bất cứ ai.

Ngoài ra, điều không thể chối cãi được là: trong một số hoàn cảnh, “Việc quy lỗi và trách nhiệm về một hành động có thể được giảm bớt hay xóa bỏ” [Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1735] do nhiều điều kiện khác nhau. Thành thử, phán kết về một hoàn cảnh khách quan không nhất thiết dẫn tới một phán kết để “qui lỗi chủ quan” [Ủy Ban Giáo Hoàng về Các Bản Văn Luật Pháp, Tuyên Bố ngày 24 tháng Sáu, năm 2000, số 2a].

Trong một số hoàn cảnh, người ta rất khó có thể hành động khác đi. Cho nên, dù vẫn duy trì qui luật tổng quát, nhưng cần phải thừa nhận rằng trách nhiệm đối với một hành động hay một quyết đình nào đó không như nhau trong mọi trường hợp. Dù vẫn phải lưu ý tới việc đào tạo lương tâm thích đáng nơi người ta, nhưng việc đồng hành mục vụ phải dự liệu các hoàn cảnh này. Hậu quả của các hành vi không nhất thiết phải như nhau trong mọi trường hợp.

86. Diễn trình đồng hành và biện phân sẽ hướng dẫn các tín hữu này tới việc xét lương tâm đối với hoàn cảnh của họ trước mặt Thiên Chúa. Đàm đạo với một linh mục ở tòa trong sẽ góp phần vào việc đào tạo một phán đoán đúng về điều hiện đang ngăn cản khả thể được sống trọn vẹn hơn trong Giáo Hội và về các biện pháp có thể gây thuận lợi và phát huy việc phát triển này. Xét vì không hề có sự tiệm tiến trong lề luật [Familiaris Consortio số 34], việc biện phân này không thể nào không xét tới các đòi hỏi của Tin Mừng về chân lý và bác ái được Giáo Hội đề nghị. Để việc này có thể diễn ra, các điều kiện cần thiết về khiêm nhường, thận trọng, và kính yêu Giáo Hội và giáo huấn Giáo Hội phải được bảo đảm, trong việc thành thực tìm kiếm thánh ý Chúa và trong ước nguyện đạt tới một đáp trả hoàn thiện hơn đối với thánh ý này.

Một số nhận xét về ba đoạn nói về ly dị tái hôn

1. Khả thể rước lễ của những người ly dị và tái hôn dân sự không được nhắc tới trong ba đoạn trên cũng như trong toàn bộ Bản Tường Trình Sau Cùng.

2. Câu được in ngả và đậm trong đoạn 85 trên đây đã được lồng vào dự thảo soạn lại của Bản Tường Trình Sau Cùng sau khi đoạn này bị các nghị phụ chỉ trích, để xác nhận rằng giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân, và sự xứng đáng để được rước lễ, vẫn phải là nền tảng để từ đó việc đồng hành mục vụ và biện phân có thể diễn tiến. Cấu trúc của toàn câu này minh xác và nên minh xác rằng việc hướng dẫn mục vụ của vị giám mục (và nói rộng ra, việc làm của các linh mục) có trách nhiệm phải lưu ý tới giáo huấn nền tảng và lâu đời này.

3. Giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris Consortio số 84 là tiêu chuẩn có hiệu lực và toàn diện trong các hoàn cảnh cảnh mục vụ khó khăn và tế nhị này. Trong các sửa đổi (modi) đệ nạp sáng thứ Sáu, có đề nghị cho rằng trọn số 84 của Familiaris Consortio được trích dẫn đầy đủ trong Bản Tường Trình Sau Cùng; mọi hàm hồ đáng lẽ đã không còn nếu các sửa đổi này được chấp thuận. Nhưng nếu Familiaris Consortio số 84 quả thực là “tiêu chuẩn toàn diện” cho việc biện phân mục vụ và thiêng liêng trong các tình huống này, thì tính toàn diện này chắc chắn phải phải bao gồm cả mấy câu sau, vốn được viết liền ngay sau những câu được trích dẫn ở số 85 trên đây: “Tuy nhiên, Giáo Hội tái xác nhận thực hành của mình, một thực hành đặt căn bản trên Thánh Kinh, là không cho phép những người ly dị và tái hôn rước lễ. Họ không thể được phép như thế do sự kiện trạng thái và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được biểu hiện và được thể hiện bởi Phép Thánh Thể. Ngoài ra, còn một lý do mục vụ đặc biệt khác nữa: nếu những người này được phép rước lễ, các tín hữu sẽ bị dẫn vào sai lầm và lẫn lộn đối với giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân”.

4. Trong ba doạn trên và trong cả toàn bộ Bản Tường Trình Sau Cùng, không thấy gợi ý nào về việc “tín lý” có thể tách biệt khỏi “thực hành” trong vấn đề xứng đáng được rước lễ của những người ly dị và tái hôn dân sự.

5. Đề Xuất Kasper không xuất hiện trong ba đoạn trên hay trong Bản Tường Trình Sau Cùng vì các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã dứt khoát bác bỏ nó.

6. Bản Tường Trình Sau Cùng không ủng hộ “giải pháp Công Giáo Địa Phương” tức việc tản quyền trong các vấn đề này cho các hội đồng giám mục miền hay quốc gia hay cho các giám mục hoặc mục tử địa phương.

7. Bản Tường Trình Sau Cùng minh xác rằng “lương tâm”, hiểu cách đúng đắn, là một lương tâm được đào tạo đứng đắn, nghĩa là đào tạo trong và bởi sự thật; điều này có nghĩa: “lương tâm” không phải chỉ nói lên ý chí của một người. Lời tuyên bố về lương tâm tại các số 84-86 cần được đọc dưới sự soi sáng của điều vừa nói.

Tuy không như một số giới truyền thông cho rằng ba đoạn trên đã ngầm thừa nhận đề xuất của Đức Hồng Y Kasper, nhưng ít nhất ba đoạn đó nghiêng về phía quan điểm của các vị giám mục nói tiếng Đức.

Thực vậy, đọc kỹ bản tường trình phần thứ ba của họ (xem http://www.vietcatholic.net/News/Html/147851.htm), ta thấy cung giọng của nó gần như hoàn toàn được phản ảnh trong ba đoạn trên, kể cả cung cách trích dẫn, mà nhiều người cho là mập mờ, số 84 Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Familiaris consortio của Đức Gioan Phaolô II. Các luận điểm bênh vực giải pháp, cũng bị nhiều người cho là không rõ ràng, của cả hai bản đều có những điểm tương tự như nhau. Tinh thần hòa giải, thỏa hiệp để đạt đồng thuận hay nhất trí quả đã bàng bạc trong cả hai bản văn, ít nhất trong các đoạn nói về người ly dị và tái hôn dân sự.

Theo George Weigel, ngôn ngữ trong ba đoạn trên đôi lúc mập mờ, nhất là đối với những người cố ý muốn có sự mập mờ. Nhưng cứ luận lý học mà xét, thì đã trích Familiaris Consortio 84, người ta buộc phải chấp nhận trọn nội dung của nó. Và nếu như thế, thì ba đoạn trên không hẳn không tương hợp với tín lý cổ điển và kỷ luật bí tích hiện hành của Giáo Hội; thậm chí nó còn tăng cường tín lý và kỷ luật này khi thẳng thừng quả quyết rằng giáo huấn của Giáo Hội là nền tảng để từ đó việc đồng hành mục vụ chân thực có thể diễn ra.
 
Nhận định của Đức Hồng Y George Pell về bản Tường Trình Sau Cùng
VietCatholic Network
16:17 27/10/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình gồm tới 94 đoạn, rất dài cho một người giáo dân bình thường có thể nắm vững được. Vì thế, một số phương tiện truyền thông đã tung ra những giải thích sai lạc, đặc biệt là về 3 đoạn 84, 85 và 86 là những đoạn nói về những người ly dị tái hôn và những người đồng tính luyến ái.

Xin kính mời quý vị và anh chị em nghe giải thích của chính Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng Bộ Kinh Tế Tòa Thánh.

Điều mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm là những bí ẩn của sức sống Tin Mừng và tại sao một số miền đặc biệt là trong thế giới phương Tây, Giáo Hội Công Giáo đang trên đà suy giảm và trong một số trường hợp đã suy giảm rất nhanh. Chúng tôi muốn cố gắng ngăn chặn điều đó. Chúng tôi muốn cố gắng để tránh sự lặp lại những gì chúng ta có thể nhìn thấy trong lịch sử về sự tan rã của các cộng đoàn Kitô theo sau việc chấp nhận những tháo thứ quá cấp tiến đặc biệt là trong lãnh vực luân lý tính dục.

Trong 12 tháng qua, những gì chúng tôi đã đạt được là khá rõ ràng. Giáo Hội Công Giáo đã không đi theo chiều hướng đó.

Người ta hiểu sai văn bản một cách đáng kể.

Trước hết, không có tham chiếu nào trong đoạn 85 hoặc bất cứ nơi nào trong văn bản cho phép người ly dị và tái hôn được rước lễ. Đó là điều căn bản và trong đoạn 63 có một phần đầy đủ trình bày những hiểu biết đúng đắn về lương tâm. Lương tâm ngay thẳng cần được hình thành trong ánh sáng của Lời Chúa và sự phân định. Điều đáng khích lệ là đoạn 85 về những vấn đề mục vụ cụ thể đã được dựa trên giáo huấn đầy đủ của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tài liệu Familiaris Consortio và có một tham chiếu đến giáo huấn của Giáo Hội. Đôi lúc tôi nghĩ nó sẽ hữu ích khi có sự giải thích rõ ràng hơn; nhưng không có gì trong văn bản như hiện nay là lạc giáo, cấp tiến, hay sai về tín lý hoặc chủ trương những thực hành sai.

Tôi nghĩ rằng điều hoàn toàn cần thiết là chúng ta tiến về phía trước như một cộng đoàn hiệp thông, hiệp nhất xung quanh Chúa nhân lành, chứ không phải là xuyên tạc các giáo huấn của Thượng Hội Đồng này cho dù chúng ta có thích hay không thích nó hoặc muốn nó đi theo một cách khác. Chúng ta không nên phóng đại hoặc giảm bớt nó, nhưng chấp nhận nó một cách trung thực. Văn bản này là hoàn toàn phù hợp với giáo lý cơ bản và thực hành của Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng đưa ra nhiều tín hiệu cho thấy ngài lo lắng cho Giáo Hội có thể nói được một ngôn ngữ dễ hiểu. Ngài lo lắng để Giáo Hội có thể nói với tất cả các thành phần dân Chúa.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày 1 Emmaus VI: Khai mạc Đại Hội Linh Mục Việt Nam tại Atlanta
Lm Peter Võ Sơn
14:56 27/10/2015
Atlanta, Georgia: Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Emmaus VI với chủ đề “Tôi Trở Nên Mọi Sự Cho Mọi Người” (1Cor 9:22), đã chính thức khai mạc hôm nay Thứ Hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 tại Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, Tổng Giáo Phận Atlanta với Thánh Lễ Trọng Thể, được chủ sự bởi Đức Tổng Wilton Daniel Greogry, Tổng Giám Mục Atlanta, đồng tế với Ngài có: Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám Mục Phụ Tá Orange, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà Nẵng, Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Liên Đoàn, Đức Ông Francis Phạm Văn Phương, Trưởng Ban Tổ Chức Emmaus VI, quý Đức Ông và quý Cha.

Xem hình ảnh



Sau Thánh Lễ Trọng Thể là bữa cơm tối thân mật tại Hội Trường Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, và Giờ Huynh Đệ Emmaus.
 
Ngày 2 Emmaus VI: Đại hội Linh mục Việt Nam: Thuyết trình, Hội thảo, Cầu nguyện và Du ngoạn
Lm Trần Công Nghị
22:33 27/10/2015
ATLANTA - Chiều hôm qua ngày 26/10/2015 hơn 150 linh mục Việt nam qui tụ về khách sạn Sheraton ở Atlanta để sắp xếp phòng ngủ. Sau đó các linh mục về Hội trường giáo xứ Mẹ Việt Nam ở Atlanta để khai mạc Đại hội Linh mục Việt Nam (Emmaus VI) trong bầu khí huynh đệ thân thương và ấm cúng.



Sau một đêm yên nghỉ tại khách sạn, 7:00g sáng ngày 27/10 các linh mục đã được xe bus đón đến giáo xứ Mẹ Việt Nam do đức ông Phạm văn Phương làm chính xứ để dùng điểm tâm. Vừa bước vào khung viên nhà thờ thì hương vị phở Bắc đâu đây đã phản phất mùi thơm phức. Đúng vậy, các bàn ăn được trang bị trang trọng và trên đó để những đĩa rau thơm tươi ngát...



Xem hình ảnh Hội thảo, thánh lễ tại Gx Mẹ Việt Nam

Hình ảnh Tiệc mừng tại Gx Các Thánh Tử đạo VN Atlanta

Các linh mục tiếp tục ngồi vào bàn ăn thì một đội ngũ biết bao nhiêu các bà "Veronica" và các ông "Simeon" vui tươi bưng những bát phở đến cho mỗi linh mục. Đúng là phở bắc thực sự, nước trong, sợi bún trắng ngần, các thớ thịt tươi rói... hương vị thơm ngon, ăn mát lòng mát dạ, nhất là tình nghĩa linh mục huynh đệ đậm dà...

Lại nữa ai muốn dùng càphê thì đã có sẵn những máy tân kỳ để các vị bấm máy điều khiển loại cà phê nào, uống nặng hay nhẹ, nhiều hay ít thì tùy... có nghĩa là mấy cha già có bấm mãi thì càphê vẫn không không ra... vì máy quá tân kỳ. Rõ thật đức ông muốn chơi khăm người ta. Nếu không phải là người văn minh thì lại có bình càphê Mỹ ngoài kia kìa...

Dùng nước sáng xong thì các Cha ra ngoài Hội trường khang trang rộng rãi đọc Kinh Sáng. Với số đông các cha trên 150 vị cùng đọc kinh cùng hát với nhau trong bầu khí thân thương sốt sắng như vậy sao mà không làm mấy bà cụ tình nguyện làm bếp đứng ở cửa đang lau mước mắt. Tôi hỏi sao bà khóc vậy? - Thưa cha, chưa bao giờ con thấy các đông các cha đọc kinh sốt sắng và hát du dương cảm động như vậy...

Tiếp theo sau, Đức ông Phạm văn Phương giới thiệu Đức Cha Wilton Gregory, Tổng giám mục giáo phận Atlanta lên thuyết trình về đề tài "Linh mục là sứ giả của Đoàn kết và tình Huynh đệ". Trước khi vào phần thuyết trình đức TGM Gregory nói rằng Đức ông Phương giống như "Godfather" bố già của người Việt Nam tại đây. Ngài đã giúp định cư dân Việt Nam về trong giáo phận này.

ĐTGM Gregory nhấn mạnh vai trò mục tử của các Linh mục chỉ thực sự hữu dụng và mang lợi ích thiêng liêng cao qúi khi các ngài trở nên khí cụ trong việc mang lại tình đoàn kết cho con chiên của mình và nhất là xây dựng tình Huynh đệ giữa các anh em. (Chi tiết bài thuyết trình sẽ được VietCatholic đăng sau).

Sau bài thuyết trình là thánh lễ do Đức Cha Dominic Mai Thanh Lương chủ tế với mục đích là cầu nguyện cho 4 linh mục Việt nam tại Mỹ đã qua đời trong năm vừa qua và tất cả các linh mục cũa Liên đoàn đã tạ thế.

Trong phần giảng thuyết phải nói là Đức Cha Dominic thật sự xuất thần cả thể xác lẫn tinh thần... Sau khi nói về tại sao phải cầu nguyện cho các linh mục quá cố thì ngài kể vài câu truyện dí dỏm về các linh mục đã sống với ngài nay đã qua đời hay còn sống, và chia sẻ với anh em. Rồi ngài kết luận là thời gian vắn vỏi, các linh mục cần phải yêu thương hợp nhất gắn bó với nhau, nhất là về tham dự đại hội như thế này là bổ ích.

Về đây là đề vui cười, ăn uống no thỏa, có những giây phút tếu lâm thoải mái, cầu nguyện thiêng liêng, nhất là những cha đến tuổi già cần trẻ lại trong bầu khí tươi trẻ với nhau như thế này...

Bài giảng và chia sẻ của ĐC Lương hay đến nỗi một linh mục đã từng sống với ngài 45 năm nói rằng, đây là lần đầu tiên Đức Cha Lương giảng hay như vậy! Hơn thế mới 4 hôm trước ở bên Cali Đức Cha Lương đến thăm Hội Nhạc Sĩ còn phải 2 người chống đỡ hai bên, ngài phát biểu lời chào mừng hôm đó còn không ra tiếng, thế mà lạ thật, hôm nay ngài bưới đi vững chãi, tiếng nói đầy sung mãn, tâm hồn trẻ trung.

Động cơ nào làm ngài bừng sinh lên như vậy? Câu trả lời chỉ tìm thấy nơi tình huynh đệ giữa các anh em linh mục mà ra.

Trong bài giảng ĐC Lương cũng đã tiên báo trước là các cha sẽ nhớ bài giảng này của tôi mãi... thật đúng như vậy, bài giảng rất ví von, tếu lâm, hồn nhiên và thực tế.

Tôi không muốn diễn tả lại bài giảng này, Bí mật nhà nghề mà! Xin anh chị em hãy hỏi các linh mục đi tham dự Emmaus VI thì sẽ rõ. Tôi tạm đặt tên bài giảng này là bài giảng "Xỉa răng" nhé. Hãy hỏi các linh mục Emmaus xem xỉa răng mang ý nghĩa gì.

Sau cơm trưa các linh mục được 3 xe bus chở đi du ngoạn Atlanta tùy ý chọn: tham quan Trung tâm Tin CNN, thăm thế giới Coca-cola, thăm Stone Mountain hay Georgia Aquarium.

Chiều hôm nay sẽ có đại tiệc tại giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt nam do cha xứ và giáo dân ở đó khoản đãi.
 
Đại Hội Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp 2015
Phạm Bá Nha
18:15 27/10/2015
Đại Hội Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp 2015

Như thường lệ, năm nay đại hội tuyên úy VN tại Pháp họp từ 12 đến 16.10.2015, tại trung tâm Mục Vụ giáo phận Toulouse, 28 rue de L’aude, 31500 Toulouse. (1) Gọi là Maison du Christ-Roi (2). Năm nay họp có 27 thành viên : 6 nữ tu, 2 Phó Tế và 19 linh mục, đến từ khắp miền nước Pháp. Mỗi năm thay đổi địa điểm, để ‘‘noi theo lối sống cộng đoàn anh em’’ (x. 1 Tx. 4, 12). Và nhất là ‘‘Gặp gỡ Đức Kitô, để : Biến đổi cuộc đời mình. Đón nhận ơn tái sinh. Chân thành mình gặp mình. Nảy sinh tình đệ huynh’’. Năm ngoái ở Paray le Monial.

Ban điều hành là Cha Sang, soeur Elisabeth Nhàn, Cha Hòa, Cha Sơn cùng với cha Nghiêp tuyên úy địa phương, hợp nhau tổ chức. Chuẩn bị cả năm mới có ngày ‘‘gặp gỡ’’ vui vẻ hôm nay.

Từ lâu, chương trình họp vẫn chia ba ngày rõ rệt.
Chiều ngày đến (12.10.2015). Quên đường xa, quên cả việc nhà. Ai nấy tay bắt mặt mừng Anh em ta về cùng nhau ta quây quần... sum họp...cầm tay nhìn nhau. như anh em một nhà cùng nhau vui ca. Để cùng nhau mến Chúa, yêu người như ta ...chứng nhân rao giảng Tin Vui xa gần...

Nhiệm vụ hàng đầu đời tu là mỗi ngày đều tham dự Thánh lễ, kinh sáng- chiều và tối. Lời kinh tiếng hát nhịp nhàng (các tuyên úy), cung đàn (cha Hòa) luôn trên môi.
Thánh lễ là trọng tâm tỏ lòng con thảo kính yêu :
Tôi chỉ ước trông một điều
đêm ngày tôi khấn xin
là được vui sống trong nhà Chúa trọn đời.

Kinh đầu ngày ước mong : Xin cho chúng con cất tiếng ca tụng Chúa
Lạy Chúa, ai được vào ngự trong nhà Chúa.
được ở trên núi thánh của Ngài (TV 14, 1)
Kinh sáng, chiều, quyết tâm : Đường quanh co, chúng con xin uốn lại thật ngay
Chỗ gồ ghề, nguyện san cho phẳng
Lạy Chúa, kính xin Ngài đến và đừng trì hoãn.
Và tối đến, thiết tha xin cho chúng con nghỉ yên hàn trong tay Chúa.

Ba ngày họp quan trọng :

1. Ngày thứ nhất, cha Hà Quang Minh dựa theo hai thư chung của HĐGM VN, năm trước 2014 và 2015, áp dụng cho gia đình Công Giáo VN tại Pháp.

Thư năm 2014, Tân phúc Âm hóa trong gia đình. Để giáo huấn các giám mục chọn đời sống cộng đoàn tiên khởi, thời các Tông Đồ là gương mẫu : Dự lễ Bẻ Bánh, cầu nguyện và gom góp tài sản, sống chung (x. Cv ch.2)

Thư năm 2015, tiến hơn bước nữa : Tân Phúc Âm trong dân Chúa, giáo xứ. Giáo xứ rộng lớn , đa diện là phần tử trong Giáo Hội địa phương. Giáo dân VN xưa nay vẫn luôn gắn bó với thánh lễ, cầu nguyện và bác ái.

Qua kinh nghiệm mục vụ, và trao đổi, các tuyên úy nhận định : Tuy làm ăn vất và nhưng trong và ngoài nước, giáo dân VN vẫn giữ được căn tính người Công Giáo VN. Xây dựng giáo xứ và gia đình, hai công việc song song. Với nếp sống đạo hiện nay, hiểu biết giáo lý, Giáo Hội VN hứa hẹn có mùa lúa chín thật dồi dào tốt đẹp.

Cha Minh, đã có lần, trong đại hội tại Poitiers (2011) đã phác họa thực tế cộng đoàn VN tại Pháp, trải qua từ di dân, rồi định cư và đến chứng nhân phục vụ.

2. Ngày thứ hai, các tuyên úy trong đại hội hân hoan đón tiếp :
- Đức Cha Toulouse Robert Le Gall (dòng Bébédictins) : hân hạnh cá nhân và giáo phận, ngài mới biết có nhiều linh mục, tu sỹ trẻ thiết tha tới người VN trên đất Pháp. Hai nước từng trải qua thời lịch sử truyền giáo gắn bó lâu đời, không quên.

- Ông Christophe Emo, phụ trách ngoại kiều giáo phận Toulouse, cho hay đón tiếp người tỵ nạn không đơn thuần nhân đạo mà còn chính trị nữa. Bao nhiêu khu nhà HLM xây cất cho chương trình dân cư. Âu châu đang gặp khó khăn với phong trào di dân ồ ạt từ syrie...Ngày fête des Peuples hằng năm là dịp các sắc dân gặp nhau, vui vẻ, người nhà đón tiếp người đến.

- Và bà Jaklin Pavilla, phụ trách ngoại kiều Paris. Năm ngoái và năm nay bà đến, cũng với tư cách đại diện di dân của Pháp. Chinh bà cũng là di dân như người VN. Bao sắc dân khác trên đất Pháp. Nên bà cởi mở, gần gũi dễ ăn nói hơn. Trước khi vào đề, bà gửi tới mỗi tuyên úy hồ sơ và ‘tờ quảng cáo dán tường lớn’’ (Đức Phanxicô tươi cười bắt tay một anh da mầu) của Journée Mondiale du Migrant de du Réfugié lần 102, ngày 17.01. 2016, Chúa Nhật thứ II thường niên, tiệc cưới Cana. Phát động ngày này, trung ương dựa theo câu châm ngôn trong năm Thánh Lòng Thương xót ‘’ Con hãy có lòng thương xót như Chúa Cha. (Soyez, Miséricordieux comme votre Père est miséricordieux’’ (Lc 6, 36). Tài liệu cho biết, chính sách Mục Vụ Di Dân của Giáo Hội Công Giáo, có hệ thống tổ chức từ Roma, đến quốc gia và giáo phận.

Đề cập đến giúp đỡ người di dân, bà nói ‘Trước mặt Chúa không ai là người di dân’’. tất cả là con một Chúa. Paris có văn phòng SNPMPI. La Pastorale des Migrants, 58 av. de Breteuil, 7507 Paris.

Trưa, Đức Cha, hai vị phụ trách di dân và các tuyên úy vui mừng gặp anh chị em giáo dân VN tại Toulouse trong bữa cơm gặp gỡ thân thiện. Vui ơi là vui. Nhờ cha Nghiệp.

3. Ngày tự do : Nửa ngày sáng, đúc kết thành quả trong những ngày đại hội. Chiều thăm musée Aéronautique. Ngay khi vào cửa, hàng chữ lớn đập vào mắt du khách : Mỗi ngày mỗi nhanh và nhiều. Thích thú quan sát như ngồi trên máy bay tối tân chế tạo loại hành khách, đông khách, loại Airbus từ 1890, 1918, 1939, 1946, 1950 sản xuất A. 350, 1968 / A 300, 1980 / Concorde. Hiện nay A 380

Tối, mừng Kim Khánh 50 linh mục cùa Đ.Ô Vinh và Ngân Khánh 25 năm linh mục cùa cha Minh và cha Đào.
(50) Hai mươi năm qua. Tình Chúa thương bao la. Hòa khúc ca cảm tạ.
Bao giây phút trong đời là cánh hoa dâng lên Ngài như hướng khói đậm đà.

Sau một ngày làm việc, tối đến cùng nhau ôn lại những việc đã qua, trò truyện vui tươi.

Ba ngày họp Gần nhau : trao cho nhau yêu thương tình loài người. Tin yêu đừng gian dối. Ánh mắt nhân loại. Tình yêu thương cho nhau xây đắp trên tình người.

Ba ngày trôi mau. Những khuôn mặt mong gặp, ý kiến xây dựng thành trang sử tuyên úy đoàn viết để lại cho mai sau.

Mới ngày nào, chưa ấm chỗ, lại xa nhau. Hẹn gặp lại ở Nice cho năm sau (10-14. 10.2016) các tuyên úy viết thêm trang sử mới về Mục Vụ gia đình Công Giáo VN tại Pháp, theo Thượng Hội Đồng Giám Mục, kỳ 14, về gia đình. (Roma. 5-25.10. 2015)n

---------------

(1) Qua tờ Thông Tin ‘’FOI & Vie en Haute-Garonne’’ của địa phận Toulouse, có 128 linh mục, và 27 Phó Tế coi sóc 39 xứ đạo

(2) Trung tâm mục vụ Toulouse (Maison du Christ-Roi) có nhiều hội đoàn đặt văn phòng hội họp như : Khóa đào tạo và họp đình kỳ Phó Tế Vĩnh Viễn, Hướng Đạo, Secours Catholiques, Mục vụ gia đình. Khu hưu dưỡng các linh mục... Toulouse còn có RadioPrésence chung cho miền midi-Pyrénées. 4 rue des Feullants, 31300 Toulouse. Phát sóng cả ngày.
 
Lễ ra mắt tân Hội Đồng Giáo Xứ Bình Hải, Quy Nhơn
LM. Giuse Trương Đình Hiền
19:39 27/10/2015
(Lễ ra mắt Tân Hội Đồng Giáo Xứ Bình Hải)
(CN 30 TN B 25.10.2015)

Quảng Ngãi có khá nhiều bải biển đẹp. Đức Phổ có Châu Me, Sa Huỳnh, Mỹ Á…; Mộ Đức Có Đức Minh ; Tư Nghĩa có Thu Xà ; Sơn Tịnh có Mỹ Khê…; Bình Sơn có Phước Thiện…Có những vùng biển còn hoang sơ, ít người ; nhưng cũng có những nơi dân cư tập trung dày đặt.
Vùng biển Phước Thiện thuộc xã Bình Hải huyện Bình Sơn là một trong những địa bàn có mật độ dân cư đông đúc và hầu hết bám biển để sinh nhai.
Nếu chỉ có vậy, thì đâu có chuyện gì để bàn.
Không, nơi đây thật sự có nhiều chuyện để nói, để sẻ chia và cảm nhận, để trân trọng và bắt chước.
Trước hết, giáo họ biệt lập Bình Hải một địa bàn mục vụ có cộng đoàn giáo dân Công Giáo tập trung đông đảo nhất trong toàn tỉnh Quảng Ngãi. Có được kết quả nầy, trước hết phải ghi công cho quý cha, quý thầy Dòng Chúa Cứu Thế thuộc cộng đoàn Châu Ỗ, mà một trong những cây đại thụ đặt nền móng đầu tiên hôm nay vẫn còn đang sống và phục vụ tại một cộng đoàn cách đó không xa. Đó là cha G.B. Nguyễn Thế Thiệp, đang phụ trách giáo họ Bình Thạnh.
Cái đặc điểm thứ hai của của cộng đoàn nầy và cũng là điểm độc đáo có một không hai trên toàn thế giới, đó là : mặt tiền nhà thờ là một cái chợ. Mỗi khi đoàn rước chủ tế tiến vào nhà thờ để cử hành Thánh lễ phải đi qua những quày bán la liệt : nào là rau, cá, thịt, củ quả, nào là hàng tạp hóa, quần áo, bánh kẹo…Cũng may, cái chợ nầy là trung tâm thương mại của địa phương có lâu đời, hình thành trong thời buổi chiến tranh, khi nhà thờ trở nên hoang phế, và hoàn toàn không có liên hệ gì tới các dịch vụ tôn giáo ; chứ nếu không, chắc Chúa Giêsu lại phải mất công xuất hiện một lần nữa để thanh tẩy, như Ngài đã từng thanh tẩy đền thờ Giê-ru-sa-lem cách đây 2000 năm !
Đặc điểm thứ ba và cũng là điểm nhấn trong cảm nhận mục vụ về cộng đoàn giáo họ biệt lập Bình Hải đó chính là sự trẻ trung và năng động. Trẻ trung vì như đã nói, đây là cộng đoàn chính thức hình thành do công cuộc truyền giáo trong thập niên 60 của Dòng Chúa Cứu Thế. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận những cuộc gieo mầm đức tin từ xa xưa của các vị mục tử chăm sóc mục vụ trên địa bàn giáo xứ cựu trào Trung Tín. Nhưng để có được một cộng đoàn Bình Hải như hôm nay phải nói đó là do công của các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Nhờ được thừa hưởng sự chăm sóc mục vụ đầy năng động của “linh đạo truyền giáo Chúa Cứu Thế”, cùng với lòng nhiệt thành, quả cảm của những ngư dân luôn đối diện với mênh mông biển cả, nên tính năng động và sức trẻ của Bình Hải được biểu lộ cách rõ nét. Thánh lễ nào nhà thờ cũng đầy ắp các em thiếu nhi, giới trẻ. Và trong tổ chức điều hành mục vụ có tới một phần ba là cánh chị em phụ nữ.
Hình ảnh đó, ý nghĩa đó gần như được đong đầy trong Thánh lễ Chúa Nhật cuối cùng của tháng 10/2015. Chính trong Thánh lễ nầy, cộng đoàn Bình Hải làm việc tôn vinh Đức Mẹ cuối tháng Mân Côi và đồng thời, ra mắt Tân Hội Đồng Giáo Xứ nhiệm kỳ 2015-2019.
Thật là thích hợp, khi sứ điệp Phụng Vụ hôm nay được Lời Chúa chuyển tải trong ý nghĩa quan trọng nầy : Hãy đứng dậy lên đường, tiến về phía của ánh sáng. Quả thật, nhìn thái độ đức tin của cộng đoàn Bình Hải được biểu lộ qua tâm tình sốt sắng trong giờ tôn vinh Đức Mẹ, qua cung cách tham dự Phụng Vụ đầy tính cộng đồng, trang nghiêm sốt sắng, qua nét hân hoan và đầy ý thức trách nhiệm của các anh chị em trong Tân HĐGX, qua ánh mắt tươi vui, hồn nhiên và thánh thiện của đông đảo các thiếu nhi…chúng ta có thể nói được : Giáo họ biệt lập Bình Hải đang lên đường tiến về phía ánh sáng. Và cũng như Bình Hải, đang vất vả tiến về phía trước, phía của niềm tin yêu hy vọng, phải chấp nhận vứt bỏ lại nhiều thứ, mọi cộng đoàn trong Giáo Hội, nếu muốn vươn lên rực sáng, thì cũng phải chấp nhân vứt bỏ lại “cái áo choàng của anh chàng mù Bar-ti-mê”. Và tên gọi của “cái áo choàng” đó là gì chắc mọi người ai cũng biết !

Lm. Giuse Trương Đình Hiền
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Các ảnh tượng được tôn kính trong thánh lễ như thế nào
Nguyễn Trọng Đa
18:17 27/10/2015
Giải đáp phụng vụ: Các ảnh tượng được tôn kính trong Thánh lễ như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Các ảnh tượng có thể được tôn kính (xông hương, hôn, vv) trong Thánh Lễ không? Liệu một ảnh tượng đặc biệt, chẳng hạn như ảnh tượng của vị thánh trong ngày, bổn mạng của Giáo Hội, vv, có thể được đặt trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ không, và nó có thể được tôn kính công khai trong Thánh Lễ không? - M. P., Indianapolis, Indiana, Mỹ.


Đáp: Không có các quy định chi tiết về việc sử dụng ảnh tượng trong Thánh Lễ, nhưng Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 277, đã nói như sau về việc xông hương:

"277. Khi bỏ hương vào bình hương, vị tư tế làm dấu thánh giá chúc lành mà không đọc gì.

Trước và sau khi xông hương, cúi sâu chào những người hay những vật được xông hương, ngoại trừ bàn thờ và lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ.

Phải xông hương ba lần: Thánh Thể, di tích Thánh Giá và ảnh Chúa được trưng bày cho tôn kính công khai, lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ, thánh giá bàn thờ, sách Tin Mừng, nến phục sinh, vị tư tế và giáo dân.

Xông hương hai lần các di tích và ảnh các Thánh được trưng bày cho tôn kính công khai, và chỉ lúc đầu cuộc cử hành, khi xông hương bàn thờ.

Bàn thờ được xông hương bằng những cái lắc bình hương theo cách thức sau đây:

a. Nếu bàn thờ tách biệt vách tường, vị tư tế đi vòng chung quanh bàn thờ mà xông;

b. Nếu bàn thờ dính liền với vách tường, vị tư tế xông hương phía phải, rồi phía trái;

Nếu thánh giá đặt phía trên bàn thờ hay tại bàn thờ, thì xông hương thánh giá trước khi xông bàn thờ; trong những trường hợp khác, xông thánh giá khi đi ngang qua.

Vị tư tế xông hương lễ phẩm ba lần trước khi xông thánh giá và bàn thờ, hoặc xông theo hình thánh giá trên các lễ phẩm” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Do đó, mặc dù không nói minh nhiên, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma tiên liệu khả năng "các di tích và ảnh các Thánh được trưng bày cho tôn kính công khai” tại khu vực chung của cung thánh, để các ảnh tượng này có thể được xông hương một cách dễ dàng. Các ảnh tượng này có thể là thường xuyên, chẳng hạn như ảnh tượng Đức Mẹ, hoặc đặc biệt cho ngày lễ vị thánh, và do đó chỉ hiện diện trong ngày lễ mà thôi.

Địa điểm hợp lý cho các ảnh tượng tạm thời này có thể là nơi nào đó trong cung thánh, có thể gần giảng đài, ở vị trí thường dành cho cây nến Phục Sinh. Các ảnh tượng này không bao giờ được đặt trên bàn thờ tế lễ (xem Nghi lễ của Giám Mục, số 866 và 921), và cũng sẽ không thích hợp để đặt chúng ở phía trước bàn thờ.

Trong khi Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma cho phép việc đặt các ảnh tượng như vậy, các hướng dẫn của tài liệu "Built of Living Stones" của Hội Đồng Giám Mục Mỹ là kín đáo dè dặt hơn, mặc dầu không giải quyết cụ thể câu hỏi về sự hiện diện của ảnh tượng trong Thánh Lễ. Xin đọc:

"§ 137. Việc đặt các ảnh tượng có thể là một thách thức, đặc biệt khi một số truyền thống văn hóa là một phần của một cộng đồng giáo xứ, và mỗi truyền thống có cuộc sống đạo riêng và các sự thực hành riêng. Việc hạn chế về số lượng và sự nổi bật của các ảnh tượng là được khuyến khích, để giúp mọi người tập trung vào hành động phụng vụ được cử hành trong nhà thờ. Các hốc tường riêng cho các di tích và ảnh tượng có thể trưng bày nhiều kiểu ảnh tượng quanh năm. Một số giáo xứ dành một khu vực, như đền thờ cho một ảnh tượng được tôn kính vào một ngày nhất định hoặc cho một khoảng thời gian, chẳng hạn ảnh tượng của một vị thánh vào ngày lễ của Ngài.

"§ 138. Điều quan trọng là các ảnh tượng trong nhà thờ mô tả các thánh mà sự sùng mộ đang hiện hữu trong giáo xứ. Thật đặc biệt mong muốn rằng một ảnh tượng lớn của vị bổn mạng nhà thờ được trưng bày một cách thích hợp, cũng như ảnh tượng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, như là một sự sùng kính thích hợp cho vai trò duy nhất của Mẹ trong chương trình cứu độ. Khi thời gian trôi qua và kết quả thống kê thay đổi, các vị thánh từng là đối tượng của sự sùng kính bởi nhiều giáo hữu, có thể ở một thời điểm khác được tôn kính bởi chỉ một ít giáo hữu mà thôi. Khi điều này xảy ra, các ảnh tượng này có thể được cất đi, miễn là độ nhạy cảm được thể hiện đối với lòng đạo đức của các tín hữu và sự tác động vào nhà thờ".

Các hướng dẫn này là khá hợp lý cho tình hình tại Mỹ, nhưng chúng không loại trừ khả năng đặt một ảnh tượng của một vị thánh trong cung thánh. Tuy nhiên, một lựa chọn như thế thường sẽ được dành riêng cho các Thánh Lễ được cử hành ở mức trọng thể nào đó, chẳng hạn như ngày lễ bổn mạng của giáo xứ, giáo phận hay một quốc gia, hoặc một lời khẩn cầu Đức Mẹ (Guadalupe, Fatima, vv), hoặc một vị thánh mà giáo hữu của giáo xứ đặc biệt sùng kính.

Nó sẽ không áp dụng cho lễ các thánh khác, hay Thánh Lễ ít trang trọng.

Việc hôn kính các ảnh tượng ấy sẽ thường không tạo nên phần của việc cử hành Thánh Lễ, mặc dù ở một số nơi, sau khi Thánh lễ kết thúc, một di tích hoặc ảnh tượng có thể được đưa đến góc cung thánh, cho việc tôn kính cá nhân, chẳng hạn cho người ta hôn kính di tích. (Zenit.org 27-10-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tháng các linh hồn : Những ngôi nhà
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
21:46 27/10/2015
THÁNG CÁC LINH HỒN 2015: NHỮNG NGÔI NHÀ

Ngôi nhà gợi lên trong lòng chúng ta bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu kỉ niệm. Có những ngôi nhà to lớn sang trọng với đầy đủ tiện nghi nhưng những người sống trong đó vẫn cảm thấy cô đơn và thiếu vắng tình thương yêu. Có những ngôi nhà bé nhỏ tuềnh toàng nhưng tình yêu thương chan hòa giữa những người thân đã khiến ngôi nhà trở nên một mái ấm.

Thông thường một đời người từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời có thể sống trong nhiều ngôi nhà: nhà thừa kế, nhà “tình thương - tình nghĩa”, nhà sở hữu “chính chủ” hay nhà thuê trọ, ở mướn .... Tất cả đều là bến đỗ bình yên, là vỏ bọc an toàn cho con người. Nhưng vẫn có những người vì hoàn cảnh nào đó không có được một chỗ nương thân hay phải rứt ruột từ bỏ ngôi nhà của mình.

Những người tị nạn với những hình ảnh thương cảm nhất tại châu Âu vừa qua đã khiến toàn thế giới phải nao lòng. Họ không những phải từ bỏ nhà cửa, ruộng vườn để “chạy lấy người” mà còn bị tước mất quyền thuộc về cộng đoàn, quốc gia nơi họ đã “chôn nhau, cắt rốn”. Không có được một nơi để họ trú chân, được chăm nom, được yêu thương và chia sẻ.

Đồng cảm với tình trạng khốn khổ đó, trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 06 tháng Chín vừa qua. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn dòng tu, đan viện, đền thánh ở châu Âu, hãy tiếp nhận một gia đình tị nạn; đồng thời ngài nhấn mạnh Vatican và hai giáo xứ của Vatican cũng sẽ tham gia việc này.

Nhưng cả những người được coi là “vô gia cư” cũng có được ngôi nhà đầu tiên do Thiên Chúa an bài trong lòng mẹ. Tuy nhỏ hẹp, nhưng rất ấm áp và đầy đủ nghĩa tình. Nơi đó mỗi người không phải lo lắng đói no, ấm lạnh. Đó là nơi trú ngụ an toàn nhất, đầy đủ nhất trước khi bước vào những ngôi nhà khác trong cuộc trần gian buồn vui - sướng khổ.

Ai cũng có những kỷ niệm trong kí ức lúc thì đẹp lấp lánh như pha lê, lúc lại long lanh gợn buồn như những giọt nước mắt về ngôi nhà gắn bó suốt cuộc đời mình. Nơi đã từng nghe những tiếng khóc đầu đời, chứng kiến tuổi ấu thơ rồi trưởng thành bước vào đời; nụ cười hạnh phúc của ngày tân hôn hay những giọt nước mắt tiễn đưa người thân lần cuối.

Ngôi nhà là tổ ấm thân thương, nơi không có chỗ cho sự sợ hãi. Nơi mỗi người thật sự thoải mái, không phài bận tâm lo lắng vì mọi căng thẳng, áp lực của cuộc sống. Nơi mỗi người có thể sống thật với chính mình để trao đổi tình cảm chân tình với nhau và cũng là nơi người đi trước chuyển giao kinh nghiệm từng trải và khôn ngoan cho những người đi sau.

Ngôi nhà còn là cung thánh sống động, nơi đó người ta học biết những tương quan mang nghĩa “thánh thiêng”. Đẹp thay khi có những nghi thức nho nhỏ trước bữa ăn, giờ kinh nguyện khi đi ngủ và thức dậy. Chính những thói quen đơn sơ này đã trở thành những dấu ấn mà khi vượt ra khỏi hàng rào nhỏ bé của gia đình, mọi người lại cùng nhau hướng về ngôi nhà chung lớn hơn trong những tiếng chuông reo vui rộn rã.

Đó là Thánh đường giáo xứ, nơi mà khi mới chào đời tôi đã được người thân đưa đến nhận bí tích thanh tẩy. Cũng tại đây tôi đã được vỡ lòng về giáo lý, được nghe những tiếng cầu kinh, tiếng hát cùng tiếng đàn phong cầm trầm bổng; được cùng tham dự Thánh lễ, nhận lãnh các bí tích khai tâm. Nơi những người yêu nhau tìm đến kết giao trước mặt Thiên Chúa, nơi con người chào từ biệt lần cuối trước chuyến lữ hành miên viễn...

Ngôi nhà lớn nhất tuy không có hình tượng rõ rệt nhưng lại bao bọc toàn thể nhân loại chính là hành tinh xanh – trái đất của chúng ta. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong thông điệp Laudato si’ đã kêu gọi tất cả và từng người - cá nhân, gia đình, tập thể địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế - hãy đón nhận vẻ đẹp của “chị đất, mẹ đất” và có trách nhiệm dấn thân để “săn sóc ngôi nhà chung”. Ngài muốn gửi đến tất cả mọi người một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: ”Nhân loại còn có khả năng cộng tác để xây dựng một ngôi nhà chung”.

Chung cuộc, ai cũng sẽ phải chọn cho mình một ngôi nhà riêng. Có người chọn vài mét vuông đất tại nghĩa trang để ký gởi thân xác của mình. Có người dùng lửa để hóa thân trở lại kiếp tro bụi với hũ hài cốt bé nhỏ chỉ chiếm không gian vài chục xen-ti-mét trong nhà hài cốt, hoặc muốn được rải tro than mình hòa vào thiên nhiên trên núi hay dòng sông, biển cả.

Nhưng không ai biết được ngôi nhà cuối cùng đã lựa chọn trước có bảo bọc cho mình mãi mãi được không? “Nhất điền thiên vạn chủ”, nơi này hôm nay đang là nghĩa trang đìu hiu quạnh quẽ của người chết nhưng sau nhiều lần qui hoạch lại trở thành phố phường đông vui cho người sống. Hoặc thiên tai có thể quét sạch, san bằng những kiến trúc có kết cấu bền vững nhất huống chi là những nấm mồ liêu xiêu, bất ổn.

”Sinh quý tử quy – sống gửi thác về”, đời sống người Ki-tô hữu như một hành trình “hướng về nhà” và cái chết là được “về đến nhà”. Ngôi nhà này mới thực sự là ngôi nhà cuối cùng, là đích đến cho con người trong cuộc lữ hành trần thế. Vâng, chúng ta đang lữ hành đến ngày Sabbát vĩnh cửu, đến Giêrusalem mới, ngôi nhà chung ở trên trời.(Laudato si’)

Vậy ngay khi còn sống tạm ở cõi vật đổi sao dời này, hãy chuẩn bị cho ngày trở về nhà. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một chỗ trong ngôi nhà vĩnh cửu được xây dựng trên nền móng vững chắc không gì có thể lay chuyển nổi như lời Thánh Phao-lô đã xác tín: "không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giê-su Ki-tô." (1Cr 3,11).
 
Paraguay : Tháng Mân Côi với nhiều biến cố
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
22:32 27/10/2015
PARAGUAY – THÁNG MÂN CÔI VỚI NHIỀU BIẾN CỐ

Chuyện xứ người ở Paraguay

Tháng Mân Côi đã sắp kết thúc và Năm Phụng Vụ chỉ còn vài tuần nữa cũng qua đi. Năm nay thời tiết thay đổi khác lạ do biến đổi khí hậu và tháng 10 ở đây nắng mưa thất thường do hiện tượng “ El Niño” (Xc. https://vi.wikipedia.org/wiki/El_Ni%C3%B1o).Người ta thường nói người càng lớn tuổi thì thể lý cũng như tâm lý có phần mỏi mệt và nhiều điều rất muốn làm nhưng lại trì hoãn vì nhiều lý do, trong đó có lý do về sức khỏe luôn cản trở và nhiều khi cũng hay nổi cáu vu vơ. Trường hợp đó cũng khá đúng với tâm trạng của chúng tôi hiện giờ.

Có lẽ vì áp lực công việc ở trường học và giáo xứ nên nhiều khi không tập trung nhiều và hậu quả là xảy ra tai nạn cách đây gần 1 tháng mà đến giờ nghĩ lại vẫn còn ớn lạnh. Cũng may thân thể chỉ bị xây xát nhẹ và cánh tay trái phải bó bột gần 2 tuần, còn xe hơi thì bị hư hỏng nặng. Của đi thay người, trong cái rủi cũng có cái may vì chính Đức Mẹ luôn che chở trong những lần gặp nạn vì chúng tôi luôn để tượng Đức Mẹ Việt Nam phía trên Vô-lăng để Mẹ luôn phù trì che chở. Cảm ơn Mẹ Maria đã luôn giúp con vượt qua những khó khăn và thử thách hàng ngày.

Tháng 10 cũng là tháng có nhiều sinh hoạt thuần túy của các em học sinh và giáo viên nơi chúng tôi đang làm việc. Ở đây dù là quốc gia kém phát triển và không có nhiều giáo sư, tiến sĩ như ở Việt Nam, nhưng việc học rất chú trọng đến thực hành và phần lý thuyết các em không giỏi mấy. Nhìn thấy các em học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 trình bày những sản phẩm do chính các em làm ra mà mình thật khâm phục. Các em đi học đâu cần mang nhiều sách vở và các giáo viên ở đây thường đánh giá và cho điểm các em nếu em nào có nhiều sáng tạo. Việc đo lường hạnh kiểm không dựa trên việc các em tranh luậnvới thầy cô nếu các em có lý, cũng không dựa trên việc em nào cho quà cáp thầy cô nhiều thì được điểm cao và hạnh kiểm tốt vì ở đây không có việc dạy thêm, dạy kèm và nếu phát hiện tham nhũng trong nhà trường hay trong ngành giáo dục thì ở tù như chơi.

Một xã hội được xem là kém văn minh như Paraguay mà có những cải cách về giáo dục tích cự như thế khiến mình cảm thấy vui và có nhiều động lực để làm việc dù nhiều lúc công việc quá tải vì vừa làm việc hành chính vừa làm việc mục vụ. Rất may là nhà cầm quyền luôn ủng hộ và khuyến khích các nhà truyền giáo dấn thân hơn để làm thay đổi bộ mặt Paraguay.

Chuyện xứ tôi ở quê nhà Việt Nam

Ngày 7 tháng 10 năm 2015 nhằm lễ Đức Mẹ Mân Côi, khi vừa vào trang tin điện tử để đọc tin tức thì nhận được một tin nóng hổi của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam- Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô vừa bổ nhiệm hai tân giám mục cho hai Giáo phận Vĩnh Long (trống Tòa hơn 2 năm qua) và Kon Tum (do Đức Cha Mi-ca-e đương nhiệm đến tuổi nghỉ hưu)[http://vietcatholic.net/News/Html/144647.htm] . Thật là một tin vui cho quê nhà và vui hơn nữa khi vị Tân Giám Mục Kon Tum lại là cha chính xứ đương nhiệm của giáo xứ quê nhà mình.

Cũng hơi bất ngờ một tý khi nghe tin này dù rằng cũng nghe đồn đoán xa gần vị chính xứ của mình (http://vietcatholic.net/News/Html/145698.htm) sẽ được bổ nhiệm làm Giám mục của Giáo phận trong tương lai. Tuy nhiên khi đọc bản tiểu sử của hai vị tân giám mục thì thấy vị Tân Giám Mục của Giáo phận mình dù là tên “Vị” nhưng có một địa vị thật khiêm tốn. Suốt 25 năm trong sứ vụ linh mục cho đến giờ, ngài không hề làm Giáo sư chủng viện, hạt trưởng hay linh mục Tổng đại diện, chức vụ cao nhất ngài nhận lãnh là lần đầu tiên làm cha xứ của một giáo xứ khá lâu đời trong Giáo phận từ năm 2010 và 2 năm du học Pháp. Vậy mà Chúa đã chọn ngài giống như ngày xưa Chúa chọn Vua Đa-vít, đứa em út từ những anh em của ông (Xc. 1S 16).

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc và tự hỏi sao trong Giáo phận có nhiều linh mục bằng cấp và kinh nghiệm lại không được chọn? Quí vị nên nhớ một điều là trong Đạo Công Giáo, những người được chọn làm Linh mục, Giám mục, Hồng Y hay Giáo Hoàng không phải tự mình muốn là được mà phải do Ơn Chúa và sự chấp thuận của Giáo Hội.

Chúng tôi còn nhớ ngày còn ngồi ghế Học Viện Liên Dòng, một vị Giáo sứ Triết Dòng Đa-minh đã tâm sự rằng trong lớp tu của ngài có rất nhiều bạn đồng môn cao ráo, đẹp trai, đàn hay, hát giỏi, và vì thế trong các lễ trọng hay lễ khấn dòng, phong chức thì những chủng sinh này luôn được chọn như là bộ mặt của Dòng để tiếp khách hay đọc sách thánh và hát lễ... Còn ngài và những bạn đồng môn thấp bé và xấu xí khác thì chỉ được phân công lau chùi nhà cửa, giữ xe hay phụ giúp nhà bếp. Ngày đó ngài rất ghen tức với những anh bạn cùng lớp đẹp trai và tự nguyền rủa sao mình lại xấu xí đến thế! Nhưng rồi những người đẹp trai và tài giỏi ngày nào đã lần lượt xuất tu với những cô ca viên và những anh chàng được xem là “xấu trai” phải ở lại tiếp tục “phiên gác” và vẫn còn cho đến nay. Ngài hóm hỉnh kết luật rất triết lý : “"Vì kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít”(Xc. Mt 22,14).

Làm việc ở miền truyền giáo nên chúng tôi không lạ gì khi nghe tin một linh mục không bằng cấp được bổ nhiệm làm giám mục. Còn nhớ năm 2014 ở Paraguay, chúng tôi tham dự lễ phong chức Giám mục của một anh em Dòng Don Bosco người Paraguay. Ngài chỉ bằng tuổi chúng tôi và chỉ là một giáo viên bình thường của vùng truyền giáo. Vậy mà ngài được bổ nhiệm làm giám mục tông tòa vùng truyền giáo, nơi mà một giám mục lão thành ở đây nói đùa là bò nhiều hơn người và nếu có làm lễ thì phải chào là “Chúa ở cùng các người chăn bò và đàn bò” vì không ai muốn đi lễ. Và tháng 5 năm nay chúng tôi có dịp đến Thủ Đô của nước Argentina, quê hương của Đức Giáo Hoàng đương kim Phan-xi-cô để làm thông dịch cho một Tổng Tu Nghị, ở đó chúng tôi có nghe người dân nói Đức Thánh Cha vừa bổ nhiệm một số giám mục tại Tổng giáo phận ở Thủ Đô không có nhiều bằng cấp và kinh nghiệm, lúc đầu có nhiều đàm tiếu, nhưng khi các vị tân giám mục bắt đầu thi hành sứ vụ thì mọi lời càm ràm, chỉ trích trước đây đều biến thành những lời khen ngợi tích cực.

Chúc mừng “cha xứ” Tân Giám Mục của chúng con. Chúng con biết rằng ngài vẫn còn “sợ” khi phải nhận trọng trách này ở một Giáo phận truyền giáo với nhiều diễn tiến phức tạp khó lường mà các vị tiền nhiệm từng đương đầu. Chúng con sẽ luôn cầu nguyện cho ngài để ngài có thể lèo lái con tàu ở vùng đất Tây Nguyên nhiều bão tố. Rất muốn tham dự thánh lễ truyền chức của ngài vào ngày lễ thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e nhưng không phải muốn là được vì xa xôi quá. Con kính chúc ngài luôn được dồi dào sức khỏe và ơn khôn ngoan để hoàn thành trọng trách mà Giáo Hội trao phó cho ngài.

Vừa có được tin vui tại Giáo Phận nhà thì lại nhận được một tin hơi khó chịu khi Đức Giám Mục Giáo phận thông báo là kỳ Tĩnh Tâm Năm Linh Mục Giáo Phận phải bị hủy bỏ do sự can thiệp quá sâu của Ban Tôn Giáo tỉnh Kon Tum khi không cho phép một cha giảng phòng thuộc DCCT thuyết giảng (Xc. http://vietcatholic.info/Media/2015%20VT%20174%20tinh%20tam%20nam.pdf). Thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn cơ chế xin-cho một cách bất công và thiếu tôn trọng pháp luật như thế với một quốc gia có bốn ngàn năm văn hiến như Việt Nam mình thì thật là buồn. Ở bên xứ truyền giáo lạc hậu này chúng tôi chỉ cần báo cho chính quyền địa phương gần nhất ngày giờ các hoạt động mang tính xã hội của chúng tôi để họ gởi cảnh sát đến bảo vệ trật tự mà thôi. Ở đây không có chuyện xin-cho hay hạch sách dù chúng tôi là linh mục ngoại quốc. Cấp hành chính dân sự ngang với giám mục phải là những vị bộ trưởng hay thống đốc bang mới có tư cách đối thoại và trao đổi với các vị giám mục, trong khi ở Việt Nam mình thì phép vua thua lệ làng khi cấp trên cho phép bằng văn bản đàng hàng nhưng cấp dưới dù chỉ là một anh cán bộ xã lại hạch sách và nhũng nhiễu ngay cả giám mục. Một dân tộc văn minh cần có những cán bộ thông minh và biết tôn trọng các chức sắc tôn giáo và không nên can thiệp quá sâu vào nội bộ tôn giáo. Thiết nghĩ chúng ta nên ngồi lại với nhau để giải quyết những bất đồng, những thành kiến cố cựu để có thể làm cho nước mình ngày một tiến lên. Chúng tôi không muốn phê bình, trách móc ai nhưng chỉ muốn có một quốc gia phồn thịnh và những bất đồng chính kiến sớm được tháo gỡ qua đối thoại chân thành và cởi mở giữa các bên liên quan.

Mới ngày 24 tháng 10 vừa qua chúng tôi lại nhận được tin quá sốc cũng từ quê nhà khi người chị ruột thông báo là đứa con út của người anh gần nhà vừa tròn 25 tuổi bị hai cô gái đâm chết do sự qua quẹt nhẹ vào chập tối tại Sài Gòn (http://www.tintaynguyen.com/ban-be-khoc-thuong-chang-trai-que-kon-tum-bi-dam-chet-giua-vong-xoay/92697/). Cậu thanh niên này là bạn thân của đứa cháu tôi nên tôi biết cháu rất rõ ngay từ thuở bé. Thật tội nghiệp cho gia đình vì đứa con ngoan hiền bị chết thảm dưới bàn tay tàn độc của những cô gái trẻ thế hệ @ đã cướp đi sinh mạng của một thanh niên đầy hứa hẹn. Các cô gái trẻ ấy sẽ phải ngồi tù khi cảnh sát tìm được nhưng mạng sống của đứa con vô tội không còn nữa và cha mẹ của em sẽ đau đớn biết dường nào khi phải tiễn biệt em bất đắc dĩ. Các bạn trẻ thế hệ @ thân mến! Hãy sống cho có ý nghĩa và đừng manh động thiếu suy nghĩ mà để lại những hậu quả khôn lường cho những người vô tội. Quang ơi! Cha sẽ cầu nguyện cho con để con sớm được diện kiến Nhan Thánh Chúa và con nhớ cầu nguyện cho gia đình, nhất là cha mẹ tội nghiệp của con để họ có nghị lực vượt qua biến cố khủng khiếp này.

Vài ngày nữa là chúng tôi sẽ kỷ niệm ngày chịu chức linh mục. Nhìn lại cuộc đời tu trì hơn 20 năm qua và những năm thi hành sứ vụ linh mục tại xứ người chúng tôi cảm thấy tất cả là một hồng ân. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã luôn gìn giữ con dù con là một người bất tài, vô dụng và tội lỗi. Xin Chúa luôn ban ơn cho con và các anh em đồng môn của con dịp kỷ niệm thụ phong linh mục vào ngày 31 tháng 10 sắp tới được ơn khôn ngoan, bền đỗ và luôn là chiến sĩ can trường của Chúa trên mọi mặt trận truyền giáo. Xin Mẹ Maria luôn đồng hành với chúng con vì Mẹ là Mẹ của chúng con, Mẹ của các linh mục của Chúa.

Paraguay, ngày 26 tháng 10 năm 2015

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Sồi Già
Richard Drysdale
20:39 27/10/2015
CÂY SỒI GIÀ
Ảnh của Richard Drysdale
Cây Sồi già
chẳng cần hoa
vẫn cao xa.
(Trích thơ của Basho, Gs.LVVịnh phóng ngữ)