Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 29/10/2008
VÔ NGÔN
- “Học thức và sự thành khẩn của các con có chỗ nào hữu dụng ? Lẽ nào một con lừa ở trong thư viện sẽ biến thành thông minh ? Một con chuột ở trong nhà thờ thì sẽ biến thành thần thánh hay sao ?”
- “Vậy thì cái gì mới hữu dụng ?”
- “Tâm.”
- “Như thế nào mới có thể được nó ?”
Sư phụ im hơi lặng tiếng không lời. Nếu họ chưa biết quy y tâm tính của mình, lại không biết theo hướng thâm sâu của tâm linh để dò hỏi, thì ông ta còn có thể nói gì chứ ?
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người ta nói sống ở đời cần có một cái tâm: cái tâm thật thà, cái tâm yêu thương, cái tâm biết phân biệt phải trái, cái tâm biết động lòng trước những đau khổ của người khác, cá tâm biết đớn đau khi mình làm thiệt hại vu cáo anh em chị em...
Người không biết quy y trở về với cái tâm của mình, thì dù cho được bậc đại sư phụ dạy dỗ thì họ cũng không thể hiểu được đạo lý tuy cao siêu nhưng lại rất gần gủi của đạo bác ái yêu thương.
Có nhiều người học hỏi Kinh Thánh, nhưng có bao nhiêu người biết đem Lời Chúa để yêu thương tha nhân ? Có nhiều người tự hào mình có cái tâm trong sạch không hối lộ, không gian tham, nhưng có bao nhiêu người biết đưa tay ra giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh ?
Chúa Giê-su là Ngôi Lời của Chúa Cha chứ không phải là “vô ngôn”, nhưng Ngài sẵn sàng trở thành người “vô ngôn” trước mặt quan tổng trấn Phi-la-tô vì ông ta không hiểu chân lý là gì, tức là ông ta chưa quy y về nơi sâu thẳm của tâm hồn để nhận ra chân lý...
Khi đối diện đối chất với người chưa quy y về nơi thẳm sâu tâm hồn của họ, thì hãy trở thành kẻ “vô ngôn”, bởi vì dù nói ra thì họ cũng không hiểu chân lý là gì, và bởi vì tâm hồn của họ đã bị quyền hành, tiền bạc, danh vọng, dục vọng của thế gian che bít mất rồi.
N2T |
- “Học thức và sự thành khẩn của các con có chỗ nào hữu dụng ? Lẽ nào một con lừa ở trong thư viện sẽ biến thành thông minh ? Một con chuột ở trong nhà thờ thì sẽ biến thành thần thánh hay sao ?”
- “Vậy thì cái gì mới hữu dụng ?”
- “Tâm.”
- “Như thế nào mới có thể được nó ?”
Sư phụ im hơi lặng tiếng không lời. Nếu họ chưa biết quy y tâm tính của mình, lại không biết theo hướng thâm sâu của tâm linh để dò hỏi, thì ông ta còn có thể nói gì chứ ?
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Người ta nói sống ở đời cần có một cái tâm: cái tâm thật thà, cái tâm yêu thương, cái tâm biết phân biệt phải trái, cái tâm biết động lòng trước những đau khổ của người khác, cá tâm biết đớn đau khi mình làm thiệt hại vu cáo anh em chị em...
Người không biết quy y trở về với cái tâm của mình, thì dù cho được bậc đại sư phụ dạy dỗ thì họ cũng không thể hiểu được đạo lý tuy cao siêu nhưng lại rất gần gủi của đạo bác ái yêu thương.
Có nhiều người học hỏi Kinh Thánh, nhưng có bao nhiêu người biết đem Lời Chúa để yêu thương tha nhân ? Có nhiều người tự hào mình có cái tâm trong sạch không hối lộ, không gian tham, nhưng có bao nhiêu người biết đưa tay ra giúp đỡ người nghèo khó bất hạnh ?
Chúa Giê-su là Ngôi Lời của Chúa Cha chứ không phải là “vô ngôn”, nhưng Ngài sẵn sàng trở thành người “vô ngôn” trước mặt quan tổng trấn Phi-la-tô vì ông ta không hiểu chân lý là gì, tức là ông ta chưa quy y về nơi sâu thẳm của tâm hồn để nhận ra chân lý...
Khi đối diện đối chất với người chưa quy y về nơi thẳm sâu tâm hồn của họ, thì hãy trở thành kẻ “vô ngôn”, bởi vì dù nói ra thì họ cũng không hiểu chân lý là gì, và bởi vì tâm hồn của họ đã bị quyền hành, tiền bạc, danh vọng, dục vọng của thế gian che bít mất rồi.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 29/10/2008
N2T |
30. Cầu nguyện là lấy tâm tình khiêm tốn và đức mến nhiệt thành mà hướng lòng lên cùng Chúa.
(Thánh Augustinus)Lòng chung thủy trong hôn nhân Công Giáo
Vũ Văn An
20:56 29/10/2008
Lòng Chung Thủy Trong Hôn Nhân Công Giáo
Thật ra, hôn nhân nào cũng đòi phải có thủy chung như nhất, trước sau như một, nếu muốn thành công trong việc đem lại hạnh phúc cho hai vợ chồng nói riêng và cho gia đình nói chung.
Trong truyện Trinh Thử của Việt Nam, ta thấy Hồ Sinh khuyên răn chuột cái rằng:
“Ái ân là nghĩa nặng thay!
Vợ chồng há phải một ngày dám quên!”.
Trong ca dao, không thiếu những câu như
“Yêu anh cốt rã xương mòn,
yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh”
Ta hãy nghe một câu khác:
“Trăm năm chỉ quyết một chồng,
dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai.
Dẫu cho đá nát vàng phai,
trăm năm duyên nợ chẳng phai chút nào!”.
Nếu những câu trên có vẻ như chỉ nhắm vào phụ nữ, thì câu sau này chắc chắn nhắm vào cả nam lẫn nữ:
“Tay cầm đĩa muối sàn rau;
thủy chung như nhứt sang giầu mặc ai”.
Hay:
“Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,
nát Chùa Thiên Mụ, mới sai lời nguyền”.
Như vậy, ý niệm thủy chung bao gồm hai khía cạnh tương phản nhau: thay đổi và vững bền. Trước sau, đầu cuối đương nhiên để chỉ sự chuyển dịch, đổi thay. Sự chuyển dịch ấy được biểu tượng bằng những hình ảnh như “cốt rã xương mòn”, “thêu phụng vẽ rồng”, “đĩa muối sàn rau” và nhất là “cạn lạch Đồng Nai”, “nát chùa Thiên Mụ”. Vững bền được biểu thị bằng những từ ngữ “há một ngày dám quên”, “vẫn còn yêu anh”, “chỉ quyết một chồng”, “chẳng phai chút nào”.
Thủy chung không phải chỉ luẩn quẩn trong tâm tư hai người đính ước, tiền nhân ta cũng đã biết công thức hóa ý niệm thủy chung ấy bằng nghi lễ hẳn hòi. Thực thế, trong ngày thân nghinh hay ngày cưới, sau khi được rước về nhà chồng, cô dâu phải làm lễ gia tiên nhà chồng, làm lễ mừng bố mẹ và họ đương nhà chồng, rồi đi lễ các nhà thờ họ nhà chồng. Xong đâu đó mới trở lại nhà chồng để làm Lễ Tơ Hồng. Chính trong Lễ Tơ Hồng này, cô dâu chú rể uống chung một ly rượu, cho thấy từ nay hai người chỉ còn là một cho tới đầu bạc răng long; ngoài ra, họ còn ăn mỗi người một miếng trầu, têm chung một quả cau và một lá trầu không, và cùng ăn những đồ lễ khác có sẵn trên bàn thờ. Tuy nhiên, những nghi thức nhằm nói lên ý nghĩa kết hiệp như trên, chỉ được cử hành sau nghi thức tế ông tơ bà nguyệt, trong đó một vị túc nho đọc văn tế Tơ Hồng, để xin ông tơ bà nguyệt phù hộ cho đôi trẻ, được “sắt cầm nên nghĩa đá vàng, tơ tóc nên duyên tần tấn. Một nhà trong ấm ngoài êm, dây xích thằng xe thắm mối lương duyên, đôi lứa phận đẹp duyên ưa, nhịp cầu Thước, bắc vừa dòng Ngân thủy. Ba sinh trọn vẹn: loan phượng thuận hòa”… Bấy nhiêu vẫn chưa lấy làm đủ, văn tế còn xin thêm cho mười mươi rõ một: “Nhân nay việc hôn đã mãn: dám mong đức lớn phù trì, vẹn niềm chung thủy”.
Thế là chữ chung thủy được nghi thức hóa với ý nghĩa tôn giáo của nó trong văn hóa Việt Nam. Đạo Công Giáo cũng thế, và còn hơn thế nữa. Bởi vì trong nghi lễ hôn phối, không một ý niệm nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, hơn là ý niệm chung thủy. Ta biết nghi lễ này nay đã gần như không còn chỉ là Nghi Thức Hôn Phối mà thôi, mà luôn được hiểu như gồm cả Thánh Lễ Hôn Phối nữa. Thành thử vì thế, ý niệm này lại càng được nhắc đi nhắc lại nhiều hơn gấp bội, có lúc trực tiếp, có lúc dưới một biểu thức khác đồng nghĩa.
* Như trong Lời Cầu Nguyện đầu Lễ chẳng hạn, chủ tế đã bắt đầu cầu xin “Chúa thương nhận lời chúng con khẩn nguyện, mà tuôn đổ ơn phúc dồi dào, giúp anh chị yêu thương nhau cho TRỌN TÌNH VẸN NGHĨA”.
* Lời nguyện tiến lễ cũng cùng một ý ấy khi “xin Chúa an bài cho họ được Trăm Năm Hạnh Phúc”.
* Kinh tiền tụng Mẫu A cũng không quên nhắc tới ý niệm thủy chung: “Cha đã muốn kết hợp hai người nam nữ bằng hôn ước để họ SUỐT ĐỜI GẮN BÓ YÊU THƯƠNG”.
* Trong lời cầu cho đôi tân hôn, trước khi họ rước lễ, Giáo Hội cũng tha thiết cầu xin cho hai vợ chồng “được TRỌN TÌNH CHUNG THỦY VỚI NHAU” (Mẫu A) hay cho “anh A chu toàn một cách xứng đáng nhiệm vụ của một NGƯỜI CHỒNG CHUNG THỦY” (Mẫu B)
* Khỏi nói thì ở phần nghi thức hôn phối, phần phải có của bí tích hôn phối, ý niệm chung thủy được nhắc đến một cách long trọng, trực tiếp và nhiều lần hơn nữa.
* Ngay ở phần mở đầu nghi thức, chủ tế đã nhắc đến ý niệm này rồi, khi nhắn nhủ hai người rằng “Chúa…đã dùng một bí tích đặc biệt, làm cho mối tình của anh chị được cao đẹp vững bền, giúp anh chị VẸN NGHĨA THỦY CHUNG…”.
* Rồi trong phần tra vấn, xem đôi uyên ương có thật sự chín mùi về phương diện tâm lý hay chưa, khi hỏi họ về tự do kết hôn, chứ không bị ép buộc, và về hai mục đích chính của hôn nhân, ngài nhấn mạnh tới mục đích “yêu thương và kính trọng nhau SUỐT ĐỜI”.
* Đủ thấy, Giáo Hội chú trọng đến ý niệm chung thủy này biết chừng nào. Nó hẳn phải là điều quan yếu đối với thành bại, sống chết của hôn nhân. Nhưng đấy mới chỉ là mào đầu, do Đại diện Giáo Hội chủ sự, giống vai trò vị túc nho trong Lễ Tơ Hồng. Nhưng bí tích hôn phối của Công Giáo không phải là việc của người ngoài, mà là của chính hai người phối ngẫu, nên Giáo Hội buộc đôi uyên ương phải long trọng nói lên lời thề hứa chung thủy ấy.
* Ta hãy nghe hai anh chị thề hứa với nhau trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội: “Anh nhận em làm vợ và hứa giữ lòng CHUNG THỦY với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em SUỐT ĐỜI anh”. Người vợ cũng nói lên cùng một câu như thế, không thêm không bớt một chữ nào.
* Rồi sau khi nhận chiếc nhẫn mà linh mục vừa làm phép, và bảo họ “trao cho nhau làm biểu hiệu tình yêu và lòng chung thủy”, họ xỏ nhẫn vào tay nhau, vừa xỏ vừa long trọng tuyên hứa “xin em nhận chiếc nhẫn này làm biểu hiệu tình yêu CHUNG THỦY của anh, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Người vợ cũng làm y hệt như thế.
Như thế, lòng chung thủy của vợ chồng Công Giáo không phải chỉ là một ước mong, một thở than, một lời cầu chúc, một lời cầu xin, nhưng là một cam kết của chính hai vợ chồng, được minh nhiên, long trọng và công khai nói lên trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội, không mặc nhiên như trong văn tế Tơ Hồng, hay trong cử chỉ uống chung ly rượu và ăn miếng trầu, têm từ một trái cau và một lá trầu không.
Thực ra, lòng chung thủy của vợ chồng Công Giáo còn một dị điểm nữa, khá độc đáo. Khi nói tới chung thủy, người ta thường chỉ hiểu là chung thủy giữa hai con người, tức giữa chồng và vợ. Và nhiều người cho rằng chung thủy với hai con người này cũng đủ khó khăn lắm rồi, ít ai có thể thực hiện được vẹn toàn. Thực vậy, như trên đã nói, chung thủy bao giờ cũng bao hàm hai khía cạnh trái ngược nhau là thay đổi và vững bền. Đối với người công giáo, thay đổi được diễn tả qua công thức “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe”…lúc nào cũng một lòng yêu nhau và kính trọng nhau.
Thay đổi nào cũng có thể làm cho một trong hai người hay cả hai người ra khác. Bất kể đó là thay đổi từ xấu ra tốt hay từ tốt ra xấu. Một người ra khác đã đủ phiền phức. Cả hai cùng ra khác thì quả là một đe dọa. Mà một khi đã ra khác thì những cam kết ngày nào thế nào cũng bị xét lại, thế nào cũng bị đe dọa.
Đấy mới chỉ nói đến những thay đổi bề ngoài, thể lý, hữu hình, mà công thức trên hình như nhấn mạnh đến nhiều hơn. Nhưng ngày nay, người ta để ý nhiều đến những thay đổi từ từ, vô hình, nhưng rất chắc chắn và khó lòng cưỡng lại được, một thay đổi mà nếu thành hình rồi thì khó lòng thay đổi được. Đó là thay đổi trong nhân cách, thay đổi trong tâm tư, trong suy nghĩ, trong lối nhìn, nghĩa là thay đổi tâm lý. Người vợ 40, 50 tuổi có thể đã ra khác so với cùng bà vợ ấy cách nay 20,30 năm. Hồi ấy không những bà chấp nhận chồng mà còn chấp nhận mọi giấc mơ và việc làm của chồng, mọi quyết định và mục tiêu của chồng đều là quyết định và mục tiêu của bà và của gia đình. Bà không có bất cứ tham vọng và mộng ước gì. Nhưng 20, 30 năm trôi qua, lúc các con đã trưởng thành và lên đường rời khỏi gia đình, bà bỗng thấy mình phải có chỗ để sử dụng những năng lực nay các con không cần tới nữa. Và thế là tham vọng và mộng ước trước đây không bao giờ lởn vởn trong đầu, nay bỗng trào dâng lên như thác lũ. Nếu người chồng cứ dậm chân tại chỗ với cái nhìn cũ về người vợ, thì lòng chung thủy sẽ bị đe doạ. Giống như bất cứ ai, bà không đứng yên một chỗ, bản sắc bà vẫn tiếp tục tăng trưởng. Người chồng cũng thế, tâm tư ông không giống tâm tư 30, hay 40 năm về trước. Hồi mới lấy vợ, có thể cái nhìn về hôn nhân của ông hay về cuộc đời nói chung của ông không giống cái nhìn của ông về cùng những thực tại ấy lúc này. Ấy là chưa kể lúc ấy, ông dám lấy vợ vì do cha mẹ chọn lựa, bây giờ các cụ đã mãn phần cả, cái nhìn của ông về vợ có thể cũng đã ra khác.
Sự thay đổi tâm lý này hiện được các nhà huấn đạo hôn nhân ngày nay, kể cả hôn nhân Công Giáo, chú ý một cách khẩn trương vì nó muôn hình muôn vẻ, dấu mặt, dấu tên, âm thầm, khó nhận diện mà bước tiến thì chắc nịch và bất ngờ còn hơn kẻ trộm.
Tuy nhiên, lòng chung thủy Công Giáo không phải chỉ là giữa hai người mà là lòng chung thủy tay ba. Người thứ ba này chính là Thiên Chúa. Vợ chồng tôi tuyên thệ trung thành với tình yêu tức là với chính Người. Vợ chồng tôi vì thế, cả hai, vừa phải trung thành với nhau vừa phải trung thành với Thiên Chúa và cùng nhau trung thành với Người. Có điều cả Thiên Chúa nữa xem ra cũng không đứng yên, xem ra Người cũng thay đổi. Nói đúng ra, tự bản chất, Thiên Chúa không hề thay đổi, Người lúc nào cũng là Thiên Chúa tín trung, cũng vẫn là Đấng Thiên Chúa ấy từ thuở đời đời. Nhưng cái hiểu của ta, quan niệm của ta về Thiên Chúa thì có thay đổi, và sự thay đổi này, buồn thay, cũng là một trong những nguyên nhân tạo khủng hoảng cho lòng chung thủy của hai vợ chồng. Thiên Chúa ấy trước đây đối với tôi là Đấng đầy uy quyền, ra những lệnh truyền nghiêm khắc, tuyệt đối chắc nịch và rõ ràng, tôi chỉ cần vâng theo. Nhưng giờ đây, đối với tôi, Người rất có thể không còn là Đấng nghiêm khắc ra lệnh nữa, mà có tính cách của một người đồng hành, một partner, một người hùn hạp làm ăn, khuyên nhủ, mời gọi, đưa ra nhiều giải pháp để tôi chọn lựa, và hình như người tôn trọng tự do chọn lựa của tôi…Sự thay đổi này về Thiên Chúa trong tôi có thể sai, nhưng nó có đó và nó điều hướng cuộc sống tôi. Sự chọn lựa này mà đúng thì không sao, nhưng nếu sai thì dù là của một mình tôi hay là của cả hai vợ chồng tôi, kết quả cũng như nhau, nó sẽ dẫn tới hủy hoại lòng chung thủy vợ chồng.
Đúng như thế, những thay đổi trên đang đe dọa lòng chung thủy vợ chồng chứ không hẳn những vụ ái tình lăng nhăng. Trước đây, khi nói đến lòng chung thủy, người ta thường chỉ nghĩ đến lòng chung thủy tính dục và người ta chỉ lo lắng tìm cách hạn chế, giới hạn sự bất trung này. Dĩ nhiên, bất trung tính dục là một trong những bất trung đau đớn nhất, vì nó đụng chạm đến nhân cách, đến tự ái của người phối ngẫu. Nhưng nó không phải là bất trung duy nhất trong liên hệ luôn thay đổi của vợ chồng. Mặt khác rất có thể nó chỉ là phó sản của các thứ bất trung khác, cái bất trung do việc tôi không còn có thể chấp nhận được người vợ hay người chồng ngày nay nữa vì họ đã khác xa hồi mới cưới, không còn hiền lành chất phác, gọi dạ bảo vâng như ngày nào.Nên tôi phải đi tìm người khác hợp với tôi hơn, hiểu tôi hơn. Bởi thế, ngày nay, người ta coi sự thay đổi mới chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của lòng chung thủy. Mà thay đổi là chuyện thường tình ở đời, đôi khi còn là dấu hiệu của sự sống nữa, vì muốn sống, con người ta phải thay đổi. Vấn đề vì thế chỉ còn là cùng nhau chấp nhận các thay đổi ở nơi nhau, coi chúng không những như lẽ thường tình mà còn cần thiết nữa để phong phú hóa bản thân người phối ngẫu và do đó phong phú hóa chính mối liên hệ giữa hai người. Muốn thế, điều cần thiết là phải cởi mở, thổ lộ cho nhau các tâm tư tình cảm, các ý nghĩ của mình. Chính vì thế, các khóa dự bị hôn nhân Công giáo hiện nay cũng như các khóa thăng tiến hôn nhân trong Đạo nhất nhất đều chú trọng đến việc vợ chồng đối thoại với nhau. Có đối thoại, vợ chồng mới nhận ra những thay đổi ở nơi nhau để a) khích lệ các thay đổi tích cực, b) chấp nhận các thay đổi tất yếu, c) hạn chế các thay đổi tiêu cực và d) cùng cố gắng bắt kịp nhau để cùng tiến, cùng thay đổi một nhịp. cùng thay đổi một hướng. Lòng chung thủy của vợ chồng Công Giáo ngày nay hệ ở cố gắng ấy.
Thật ra, hôn nhân nào cũng đòi phải có thủy chung như nhất, trước sau như một, nếu muốn thành công trong việc đem lại hạnh phúc cho hai vợ chồng nói riêng và cho gia đình nói chung.
Trong truyện Trinh Thử của Việt Nam, ta thấy Hồ Sinh khuyên răn chuột cái rằng:
“Ái ân là nghĩa nặng thay!
Vợ chồng há phải một ngày dám quên!”.
Trong ca dao, không thiếu những câu như
“Yêu anh cốt rã xương mòn,
yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh”
Ta hãy nghe một câu khác:
“Trăm năm chỉ quyết một chồng,
dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai.
Dẫu cho đá nát vàng phai,
trăm năm duyên nợ chẳng phai chút nào!”.
Nếu những câu trên có vẻ như chỉ nhắm vào phụ nữ, thì câu sau này chắc chắn nhắm vào cả nam lẫn nữ:
“Tay cầm đĩa muối sàn rau;
thủy chung như nhứt sang giầu mặc ai”.
Hay:
“Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,
nát Chùa Thiên Mụ, mới sai lời nguyền”.
Như vậy, ý niệm thủy chung bao gồm hai khía cạnh tương phản nhau: thay đổi và vững bền. Trước sau, đầu cuối đương nhiên để chỉ sự chuyển dịch, đổi thay. Sự chuyển dịch ấy được biểu tượng bằng những hình ảnh như “cốt rã xương mòn”, “thêu phụng vẽ rồng”, “đĩa muối sàn rau” và nhất là “cạn lạch Đồng Nai”, “nát chùa Thiên Mụ”. Vững bền được biểu thị bằng những từ ngữ “há một ngày dám quên”, “vẫn còn yêu anh”, “chỉ quyết một chồng”, “chẳng phai chút nào”.
Thủy chung không phải chỉ luẩn quẩn trong tâm tư hai người đính ước, tiền nhân ta cũng đã biết công thức hóa ý niệm thủy chung ấy bằng nghi lễ hẳn hòi. Thực thế, trong ngày thân nghinh hay ngày cưới, sau khi được rước về nhà chồng, cô dâu phải làm lễ gia tiên nhà chồng, làm lễ mừng bố mẹ và họ đương nhà chồng, rồi đi lễ các nhà thờ họ nhà chồng. Xong đâu đó mới trở lại nhà chồng để làm Lễ Tơ Hồng. Chính trong Lễ Tơ Hồng này, cô dâu chú rể uống chung một ly rượu, cho thấy từ nay hai người chỉ còn là một cho tới đầu bạc răng long; ngoài ra, họ còn ăn mỗi người một miếng trầu, têm chung một quả cau và một lá trầu không, và cùng ăn những đồ lễ khác có sẵn trên bàn thờ. Tuy nhiên, những nghi thức nhằm nói lên ý nghĩa kết hiệp như trên, chỉ được cử hành sau nghi thức tế ông tơ bà nguyệt, trong đó một vị túc nho đọc văn tế Tơ Hồng, để xin ông tơ bà nguyệt phù hộ cho đôi trẻ, được “sắt cầm nên nghĩa đá vàng, tơ tóc nên duyên tần tấn. Một nhà trong ấm ngoài êm, dây xích thằng xe thắm mối lương duyên, đôi lứa phận đẹp duyên ưa, nhịp cầu Thước, bắc vừa dòng Ngân thủy. Ba sinh trọn vẹn: loan phượng thuận hòa”… Bấy nhiêu vẫn chưa lấy làm đủ, văn tế còn xin thêm cho mười mươi rõ một: “Nhân nay việc hôn đã mãn: dám mong đức lớn phù trì, vẹn niềm chung thủy”.
Thế là chữ chung thủy được nghi thức hóa với ý nghĩa tôn giáo của nó trong văn hóa Việt Nam. Đạo Công Giáo cũng thế, và còn hơn thế nữa. Bởi vì trong nghi lễ hôn phối, không một ý niệm nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, hơn là ý niệm chung thủy. Ta biết nghi lễ này nay đã gần như không còn chỉ là Nghi Thức Hôn Phối mà thôi, mà luôn được hiểu như gồm cả Thánh Lễ Hôn Phối nữa. Thành thử vì thế, ý niệm này lại càng được nhắc đi nhắc lại nhiều hơn gấp bội, có lúc trực tiếp, có lúc dưới một biểu thức khác đồng nghĩa.
* Như trong Lời Cầu Nguyện đầu Lễ chẳng hạn, chủ tế đã bắt đầu cầu xin “Chúa thương nhận lời chúng con khẩn nguyện, mà tuôn đổ ơn phúc dồi dào, giúp anh chị yêu thương nhau cho TRỌN TÌNH VẸN NGHĨA”.
* Lời nguyện tiến lễ cũng cùng một ý ấy khi “xin Chúa an bài cho họ được Trăm Năm Hạnh Phúc”.
* Kinh tiền tụng Mẫu A cũng không quên nhắc tới ý niệm thủy chung: “Cha đã muốn kết hợp hai người nam nữ bằng hôn ước để họ SUỐT ĐỜI GẮN BÓ YÊU THƯƠNG”.
* Trong lời cầu cho đôi tân hôn, trước khi họ rước lễ, Giáo Hội cũng tha thiết cầu xin cho hai vợ chồng “được TRỌN TÌNH CHUNG THỦY VỚI NHAU” (Mẫu A) hay cho “anh A chu toàn một cách xứng đáng nhiệm vụ của một NGƯỜI CHỒNG CHUNG THỦY” (Mẫu B)
* Khỏi nói thì ở phần nghi thức hôn phối, phần phải có của bí tích hôn phối, ý niệm chung thủy được nhắc đến một cách long trọng, trực tiếp và nhiều lần hơn nữa.
* Ngay ở phần mở đầu nghi thức, chủ tế đã nhắc đến ý niệm này rồi, khi nhắn nhủ hai người rằng “Chúa…đã dùng một bí tích đặc biệt, làm cho mối tình của anh chị được cao đẹp vững bền, giúp anh chị VẸN NGHĨA THỦY CHUNG…”.
* Rồi trong phần tra vấn, xem đôi uyên ương có thật sự chín mùi về phương diện tâm lý hay chưa, khi hỏi họ về tự do kết hôn, chứ không bị ép buộc, và về hai mục đích chính của hôn nhân, ngài nhấn mạnh tới mục đích “yêu thương và kính trọng nhau SUỐT ĐỜI”.
* Đủ thấy, Giáo Hội chú trọng đến ý niệm chung thủy này biết chừng nào. Nó hẳn phải là điều quan yếu đối với thành bại, sống chết của hôn nhân. Nhưng đấy mới chỉ là mào đầu, do Đại diện Giáo Hội chủ sự, giống vai trò vị túc nho trong Lễ Tơ Hồng. Nhưng bí tích hôn phối của Công Giáo không phải là việc của người ngoài, mà là của chính hai người phối ngẫu, nên Giáo Hội buộc đôi uyên ương phải long trọng nói lên lời thề hứa chung thủy ấy.
* Ta hãy nghe hai anh chị thề hứa với nhau trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội: “Anh nhận em làm vợ và hứa giữ lòng CHUNG THỦY với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em SUỐT ĐỜI anh”. Người vợ cũng nói lên cùng một câu như thế, không thêm không bớt một chữ nào.
* Rồi sau khi nhận chiếc nhẫn mà linh mục vừa làm phép, và bảo họ “trao cho nhau làm biểu hiệu tình yêu và lòng chung thủy”, họ xỏ nhẫn vào tay nhau, vừa xỏ vừa long trọng tuyên hứa “xin em nhận chiếc nhẫn này làm biểu hiệu tình yêu CHUNG THỦY của anh, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Người vợ cũng làm y hệt như thế.
Như thế, lòng chung thủy của vợ chồng Công Giáo không phải chỉ là một ước mong, một thở than, một lời cầu chúc, một lời cầu xin, nhưng là một cam kết của chính hai vợ chồng, được minh nhiên, long trọng và công khai nói lên trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội, không mặc nhiên như trong văn tế Tơ Hồng, hay trong cử chỉ uống chung ly rượu và ăn miếng trầu, têm từ một trái cau và một lá trầu không.
Thực ra, lòng chung thủy của vợ chồng Công Giáo còn một dị điểm nữa, khá độc đáo. Khi nói tới chung thủy, người ta thường chỉ hiểu là chung thủy giữa hai con người, tức giữa chồng và vợ. Và nhiều người cho rằng chung thủy với hai con người này cũng đủ khó khăn lắm rồi, ít ai có thể thực hiện được vẹn toàn. Thực vậy, như trên đã nói, chung thủy bao giờ cũng bao hàm hai khía cạnh trái ngược nhau là thay đổi và vững bền. Đối với người công giáo, thay đổi được diễn tả qua công thức “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khỏe”…lúc nào cũng một lòng yêu nhau và kính trọng nhau.
Thay đổi nào cũng có thể làm cho một trong hai người hay cả hai người ra khác. Bất kể đó là thay đổi từ xấu ra tốt hay từ tốt ra xấu. Một người ra khác đã đủ phiền phức. Cả hai cùng ra khác thì quả là một đe dọa. Mà một khi đã ra khác thì những cam kết ngày nào thế nào cũng bị xét lại, thế nào cũng bị đe dọa.
Đấy mới chỉ nói đến những thay đổi bề ngoài, thể lý, hữu hình, mà công thức trên hình như nhấn mạnh đến nhiều hơn. Nhưng ngày nay, người ta để ý nhiều đến những thay đổi từ từ, vô hình, nhưng rất chắc chắn và khó lòng cưỡng lại được, một thay đổi mà nếu thành hình rồi thì khó lòng thay đổi được. Đó là thay đổi trong nhân cách, thay đổi trong tâm tư, trong suy nghĩ, trong lối nhìn, nghĩa là thay đổi tâm lý. Người vợ 40, 50 tuổi có thể đã ra khác so với cùng bà vợ ấy cách nay 20,30 năm. Hồi ấy không những bà chấp nhận chồng mà còn chấp nhận mọi giấc mơ và việc làm của chồng, mọi quyết định và mục tiêu của chồng đều là quyết định và mục tiêu của bà và của gia đình. Bà không có bất cứ tham vọng và mộng ước gì. Nhưng 20, 30 năm trôi qua, lúc các con đã trưởng thành và lên đường rời khỏi gia đình, bà bỗng thấy mình phải có chỗ để sử dụng những năng lực nay các con không cần tới nữa. Và thế là tham vọng và mộng ước trước đây không bao giờ lởn vởn trong đầu, nay bỗng trào dâng lên như thác lũ. Nếu người chồng cứ dậm chân tại chỗ với cái nhìn cũ về người vợ, thì lòng chung thủy sẽ bị đe doạ. Giống như bất cứ ai, bà không đứng yên một chỗ, bản sắc bà vẫn tiếp tục tăng trưởng. Người chồng cũng thế, tâm tư ông không giống tâm tư 30, hay 40 năm về trước. Hồi mới lấy vợ, có thể cái nhìn về hôn nhân của ông hay về cuộc đời nói chung của ông không giống cái nhìn của ông về cùng những thực tại ấy lúc này. Ấy là chưa kể lúc ấy, ông dám lấy vợ vì do cha mẹ chọn lựa, bây giờ các cụ đã mãn phần cả, cái nhìn của ông về vợ có thể cũng đã ra khác.
Sự thay đổi tâm lý này hiện được các nhà huấn đạo hôn nhân ngày nay, kể cả hôn nhân Công Giáo, chú ý một cách khẩn trương vì nó muôn hình muôn vẻ, dấu mặt, dấu tên, âm thầm, khó nhận diện mà bước tiến thì chắc nịch và bất ngờ còn hơn kẻ trộm.
Tuy nhiên, lòng chung thủy Công Giáo không phải chỉ là giữa hai người mà là lòng chung thủy tay ba. Người thứ ba này chính là Thiên Chúa. Vợ chồng tôi tuyên thệ trung thành với tình yêu tức là với chính Người. Vợ chồng tôi vì thế, cả hai, vừa phải trung thành với nhau vừa phải trung thành với Thiên Chúa và cùng nhau trung thành với Người. Có điều cả Thiên Chúa nữa xem ra cũng không đứng yên, xem ra Người cũng thay đổi. Nói đúng ra, tự bản chất, Thiên Chúa không hề thay đổi, Người lúc nào cũng là Thiên Chúa tín trung, cũng vẫn là Đấng Thiên Chúa ấy từ thuở đời đời. Nhưng cái hiểu của ta, quan niệm của ta về Thiên Chúa thì có thay đổi, và sự thay đổi này, buồn thay, cũng là một trong những nguyên nhân tạo khủng hoảng cho lòng chung thủy của hai vợ chồng. Thiên Chúa ấy trước đây đối với tôi là Đấng đầy uy quyền, ra những lệnh truyền nghiêm khắc, tuyệt đối chắc nịch và rõ ràng, tôi chỉ cần vâng theo. Nhưng giờ đây, đối với tôi, Người rất có thể không còn là Đấng nghiêm khắc ra lệnh nữa, mà có tính cách của một người đồng hành, một partner, một người hùn hạp làm ăn, khuyên nhủ, mời gọi, đưa ra nhiều giải pháp để tôi chọn lựa, và hình như người tôn trọng tự do chọn lựa của tôi…Sự thay đổi này về Thiên Chúa trong tôi có thể sai, nhưng nó có đó và nó điều hướng cuộc sống tôi. Sự chọn lựa này mà đúng thì không sao, nhưng nếu sai thì dù là của một mình tôi hay là của cả hai vợ chồng tôi, kết quả cũng như nhau, nó sẽ dẫn tới hủy hoại lòng chung thủy vợ chồng.
Đúng như thế, những thay đổi trên đang đe dọa lòng chung thủy vợ chồng chứ không hẳn những vụ ái tình lăng nhăng. Trước đây, khi nói đến lòng chung thủy, người ta thường chỉ nghĩ đến lòng chung thủy tính dục và người ta chỉ lo lắng tìm cách hạn chế, giới hạn sự bất trung này. Dĩ nhiên, bất trung tính dục là một trong những bất trung đau đớn nhất, vì nó đụng chạm đến nhân cách, đến tự ái của người phối ngẫu. Nhưng nó không phải là bất trung duy nhất trong liên hệ luôn thay đổi của vợ chồng. Mặt khác rất có thể nó chỉ là phó sản của các thứ bất trung khác, cái bất trung do việc tôi không còn có thể chấp nhận được người vợ hay người chồng ngày nay nữa vì họ đã khác xa hồi mới cưới, không còn hiền lành chất phác, gọi dạ bảo vâng như ngày nào.Nên tôi phải đi tìm người khác hợp với tôi hơn, hiểu tôi hơn. Bởi thế, ngày nay, người ta coi sự thay đổi mới chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của lòng chung thủy. Mà thay đổi là chuyện thường tình ở đời, đôi khi còn là dấu hiệu của sự sống nữa, vì muốn sống, con người ta phải thay đổi. Vấn đề vì thế chỉ còn là cùng nhau chấp nhận các thay đổi ở nơi nhau, coi chúng không những như lẽ thường tình mà còn cần thiết nữa để phong phú hóa bản thân người phối ngẫu và do đó phong phú hóa chính mối liên hệ giữa hai người. Muốn thế, điều cần thiết là phải cởi mở, thổ lộ cho nhau các tâm tư tình cảm, các ý nghĩ của mình. Chính vì thế, các khóa dự bị hôn nhân Công giáo hiện nay cũng như các khóa thăng tiến hôn nhân trong Đạo nhất nhất đều chú trọng đến việc vợ chồng đối thoại với nhau. Có đối thoại, vợ chồng mới nhận ra những thay đổi ở nơi nhau để a) khích lệ các thay đổi tích cực, b) chấp nhận các thay đổi tất yếu, c) hạn chế các thay đổi tiêu cực và d) cùng cố gắng bắt kịp nhau để cùng tiến, cùng thay đổi một nhịp. cùng thay đổi một hướng. Lòng chung thủy của vợ chồng Công Giáo ngày nay hệ ở cố gắng ấy.
Ơn gọi nên thánh không dành riêng cho ai
Lm Giuse Nguyễn Thành Long
22:37 29/10/2008
ƠN GỌI NÊN THÁNH KHÔNG DÀNH RIÊNG CHO AI
Có lẽ trong suốt cả năm Phụng vụ không có thời điểm nào mà mầu nhiệm hiệp thông được Giáo Hội đề cao một cách sống động khác thường như là thời gian đầu tháng 11 này. Ngày hôm nay, Giáo hội hướng chúng ta về các thánh, tức là Giáo Hội chiến thắng. Ngày mai Giáo Hội hướng chúng ta về các đẳng linh hồn, tức là Giáo Hội đang thanh luyện. Hướng nhìn như thế để cho chúng ta, những người đang sống trong Giáo hội tại thế, tức là Giáo Hội chiến đấu, biết tìm cho mình một hướng đi, để mai sau chúng ta cũng đạt được vinh quang như các thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thế thì các thánh là những ai ?
1. Các thánh là những ai ?
Sách khải huyền cho ta câu trả lời: “Các ngài là những người từ đau khổ lớn lao mà đến và đã giặt áo mình trong máu con chiên”. Rõ ràng các thánh không phải là những con người của quá khứ, cũng không phải là những nhân vật thần thiêng, siêu phàm, bẩm sinh đã là thánh, càng không phải là những con người lập dị. Các ngài cũng là những con người như chúng ta, d gi? d?o, d s?ng d?o và đã phản chiếu được sự thánh thi?n của Thiên Chúa khi sống triệt để các mối phúc Chúa dạy, tức là “đã giặt áo mình trong máu con chiên”. Các ngài dám sống đức tin, dám dấn thân vì đức tin, dù có phải gặp “đau khổ lớn lao”. Các ngài có thể là những người thuộc gia đình, gia tộc của chúng ta; có khi là những người hàng xóm láng giềng của chúng ta nữa.
Nếu chúng ta được lên trời để thăm các thánh, chắc hẳn chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng của các ngài. Các Ngài thuộc đủ bậc đủ hạng (là Tông đồ, tử đạo, hiển tu, đồng trinh; là giáo hoàng, giám mục, linh mục, phó tế, giáo dân….), thuộc đủ màu da, tiếng nói, nghề nghiệp, tuổi tác, hoàn cảnh, giới tình (có thánh già, có thánh trẻ; có thánh nam, có thánh nữ. Có người còn thắc mắc không biết là có thánh Pêđê hay không)... Đại đa số các thánh là vô danh. Bởi chưng con số được Giáo hội tôn phong là rất ít. Còn con số chưa được tôn phong là vô cùng lớn: “Tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi nước mọi dân và mọi ngôn ngư” (Kh 7,9). Trong số đó chắc chắn là có những người thân yêu của chúng ta. Chúng ta hãnh diện vì có các ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Chúa.
2. Sứ điệp ngày Lễ Các Thánh muốn nói điều gì với chúng ta ?
Thiết tưởng ngày lễ Các Thánh muốn nói với chúng ta 2 điều:
- Thứ nhất, lời mời gọi nên thánh không dành riêng cho một ai, hay một nhóm người nào. Chúng ta thường nghĩ rằng nên thánh là chuyện cao siêu dành cho một thiểu số đặc biệt nào đó, như các đấng, các bậc trong Hội Thánh. Ơn gọi nên thánh không có chuyện độc quyền. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh và nên thánh là là bổn phận của hết mọi người chúng ta, như lời Chúa Giêsu đã d?y: “Anh em hãy nên thánh như Cha anh em trên trời là Đấng Thánh”
- Thứ hai, nên thánh là bổn phận của hết mọi người.
Vì sao ? Bởi vì tất cả những ai được lên thiên đàng thì đều là thánh, và dĩ nhiên trong hoả ngục chẳng có vị thánh nào ở đó cả. Mọi Kitô hữu dù sống trong chức phận nào, địa vị nào cũng được mời gọi sống thánh, sống thánh ngay giữa đời. Được lãnh nhận bí tích rửa tội, được làm con cái Chúa, con cái của Giáo hội. Mà con cái Chúa là con cái của sự sáng; con cái của sự sáng, nghĩa là phải trở nên thánh.
3. Cách thế nào để nên thánh ?
Tâm lý thường tình ai cũng muốn được phong thánh, nhưng lại sợ, lại ngại sống thánh. Thế nhưng, nên thánh không hệ tại ở nỗ lực sống luân lý, hay tuân giữ lề luật như quan niệm của những người Luật sĩ và Biệt phái Do thái.
Nên thánh là để cho tình yêu chi phối toàn bộ cuộc sống, là ra khỏi cái tôi hẹp hòi ích kỷ của mình để sống hết tình cho Thiên Chúa và sống hết mình cho tha nhân. Nên thánh là luôn lắng nghe tiếng Chúa và nỗ lực đáp trả trong từng giây phút hiện tại. Nên thánh là yêu mến cuộc sống mà Chúa đã tặng ban, là để cho Chúa yêu mình, nắm lấy tay mình dắt mình vào tình yêu diệu huyền của Ngài.
Tắt một lời, nên thánh hệ tại ở việc thuộc trọn về Chúa, kết hiệp với Chúa là Đấng Thánh, đồng thời trung thành sống giới răn của Ngài là mến Chúa và yêu người.
Vậy mừng lễ các thánh hôm nay, chúng ta hãy cầu xin với các ngài cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để chúng ta có thêm sức mạnh và lòng can đảm sống đức tin như các ngài đã sống, hầu mai sau cũng được hưởng vinh phúc với các ngài trên thiên quốc. Amen.
Có lẽ trong suốt cả năm Phụng vụ không có thời điểm nào mà mầu nhiệm hiệp thông được Giáo Hội đề cao một cách sống động khác thường như là thời gian đầu tháng 11 này. Ngày hôm nay, Giáo hội hướng chúng ta về các thánh, tức là Giáo Hội chiến thắng. Ngày mai Giáo Hội hướng chúng ta về các đẳng linh hồn, tức là Giáo Hội đang thanh luyện. Hướng nhìn như thế để cho chúng ta, những người đang sống trong Giáo hội tại thế, tức là Giáo Hội chiến đấu, biết tìm cho mình một hướng đi, để mai sau chúng ta cũng đạt được vinh quang như các thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay. Thế thì các thánh là những ai ?
1. Các thánh là những ai ?
Sách khải huyền cho ta câu trả lời: “Các ngài là những người từ đau khổ lớn lao mà đến và đã giặt áo mình trong máu con chiên”. Rõ ràng các thánh không phải là những con người của quá khứ, cũng không phải là những nhân vật thần thiêng, siêu phàm, bẩm sinh đã là thánh, càng không phải là những con người lập dị. Các ngài cũng là những con người như chúng ta, d gi? d?o, d s?ng d?o và đã phản chiếu được sự thánh thi?n của Thiên Chúa khi sống triệt để các mối phúc Chúa dạy, tức là “đã giặt áo mình trong máu con chiên”. Các ngài dám sống đức tin, dám dấn thân vì đức tin, dù có phải gặp “đau khổ lớn lao”. Các ngài có thể là những người thuộc gia đình, gia tộc của chúng ta; có khi là những người hàng xóm láng giềng của chúng ta nữa.
Nếu chúng ta được lên trời để thăm các thánh, chắc hẳn chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng của các ngài. Các Ngài thuộc đủ bậc đủ hạng (là Tông đồ, tử đạo, hiển tu, đồng trinh; là giáo hoàng, giám mục, linh mục, phó tế, giáo dân….), thuộc đủ màu da, tiếng nói, nghề nghiệp, tuổi tác, hoàn cảnh, giới tình (có thánh già, có thánh trẻ; có thánh nam, có thánh nữ. Có người còn thắc mắc không biết là có thánh Pêđê hay không)... Đại đa số các thánh là vô danh. Bởi chưng con số được Giáo hội tôn phong là rất ít. Còn con số chưa được tôn phong là vô cùng lớn: “Tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi nước mọi dân và mọi ngôn ngư” (Kh 7,9). Trong số đó chắc chắn là có những người thân yêu của chúng ta. Chúng ta hãnh diện vì có các ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Chúa.
2. Sứ điệp ngày Lễ Các Thánh muốn nói điều gì với chúng ta ?
Thiết tưởng ngày lễ Các Thánh muốn nói với chúng ta 2 điều:
- Thứ nhất, lời mời gọi nên thánh không dành riêng cho một ai, hay một nhóm người nào. Chúng ta thường nghĩ rằng nên thánh là chuyện cao siêu dành cho một thiểu số đặc biệt nào đó, như các đấng, các bậc trong Hội Thánh. Ơn gọi nên thánh không có chuyện độc quyền. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh và nên thánh là là bổn phận của hết mọi người chúng ta, như lời Chúa Giêsu đã d?y: “Anh em hãy nên thánh như Cha anh em trên trời là Đấng Thánh”
- Thứ hai, nên thánh là bổn phận của hết mọi người.
Vì sao ? Bởi vì tất cả những ai được lên thiên đàng thì đều là thánh, và dĩ nhiên trong hoả ngục chẳng có vị thánh nào ở đó cả. Mọi Kitô hữu dù sống trong chức phận nào, địa vị nào cũng được mời gọi sống thánh, sống thánh ngay giữa đời. Được lãnh nhận bí tích rửa tội, được làm con cái Chúa, con cái của Giáo hội. Mà con cái Chúa là con cái của sự sáng; con cái của sự sáng, nghĩa là phải trở nên thánh.
3. Cách thế nào để nên thánh ?
Tâm lý thường tình ai cũng muốn được phong thánh, nhưng lại sợ, lại ngại sống thánh. Thế nhưng, nên thánh không hệ tại ở nỗ lực sống luân lý, hay tuân giữ lề luật như quan niệm của những người Luật sĩ và Biệt phái Do thái.
Nên thánh là để cho tình yêu chi phối toàn bộ cuộc sống, là ra khỏi cái tôi hẹp hòi ích kỷ của mình để sống hết tình cho Thiên Chúa và sống hết mình cho tha nhân. Nên thánh là luôn lắng nghe tiếng Chúa và nỗ lực đáp trả trong từng giây phút hiện tại. Nên thánh là yêu mến cuộc sống mà Chúa đã tặng ban, là để cho Chúa yêu mình, nắm lấy tay mình dắt mình vào tình yêu diệu huyền của Ngài.
Tắt một lời, nên thánh hệ tại ở việc thuộc trọn về Chúa, kết hiệp với Chúa là Đấng Thánh, đồng thời trung thành sống giới răn của Ngài là mến Chúa và yêu người.
Vậy mừng lễ các thánh hôm nay, chúng ta hãy cầu xin với các ngài cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để chúng ta có thêm sức mạnh và lòng can đảm sống đức tin như các ngài đã sống, hầu mai sau cũng được hưởng vinh phúc với các ngài trên thiên quốc. Amen.
''Tôi sẽ cho họ sống lại''
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
23:18 29/10/2008
TÔI SẼ CHO HỌ SỐNG LẠI
(Gioan 6,35-40 – Cầu cho các tín hữu qua đời)
1.- Ngữ cảnh
Phân đoạn Ga 6,1-71 là Dấu lạ nuôi năm ngàn người ăn no do bánh hằng sống (trước lễ Vượt Qua). Sau truyện Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều (6,1-15) là diễn từ về Bánh ban sự sống, trong đó đề tài được xác định ở cc. 35 và 51: “Chính tôi là bánh…”.
2.-Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Khẳng định của Đức Giêsu (6,35);
2) Sự cần thiết phải tin vào Đức Giêsu (6,36-40).
Phân đoạn này có cấu trúc chuyển hóan:
a- c. 36: thấy mà không tin
b- c. 37: không loại ra những gì (ai) Chúa Cha đã ban
c- c. 38: Tôi đã từ trời đến
b’- c. 39: không để mất bất cứ điều gì (ai) Chúa Cha đã ban
a’- c. 40: thấy và tin
3.- Vài điểm chú giải
- Tôi là (egô eimi, 35): Tin Mừng Gioan nói đến công thức này nhiều lần. Trong tình trạng tuyệt đối, các công thức “Tôi là” (8,24.28.58; 13,19) được trực tiếp cảm hứng từ các công thức mà Thiên Chúa của Cựu Ước đã dùng để giúp người ta biết Ngài (Xh 3,14; Hs 1,9;…). Khi nói “Tôi là”, Đức Giêsu khẳng định Ngài là điều mà chính Thiên Chúa đã mạc khải ra về chính Người cho dân Do thái. Các khẳng định “Tôi là” giới thiệu Đức Giêsu như là giá trị sống vĩnh viễn. Ở đây, Ngài muốn nói rằng Ngài là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Ngài chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn.
Trong diễn từ về Bánh ban sự sống ở Ga 6, có ba công thức “Tôi là” (cc. 35.48-50.51). cả ba câu đều có kèm theo một lời mời tin vào Đức Giêsu, mời đến với Người hoặc đến ăn thứ bánh thiên giới này là chính bản thân Người. Những câu này giống với các phần triển khai của sách Châm ngôn ch. 8–9 và sách Huấn ca ch. 24, trong đó sự Khôn ngoan thần linh tự giới thiệu mình và mời người ta lắng nghe mình, đến với mình, ăn mình (x. Cn 8,32; Hc 24,18). Trong Ga 6, động từ “đến với” được nhắc lại nhiều lần: cc. 35.37.44.65; x. cả c. 67.
- bánh đem lại sự sống (35): Dịch sát là « bánh sự sống”, có nghĩa là « bánh ban sự sống”. “Sự sống » ở dạng tuyệt đối trong truyền thống Gioan có nghĩa là “sự sống đời đời”.
- Ai đến với tôi …; ai tin vào tôi... (35): hai chi câu này gợi đến Hc 24,21: «Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát ». Thoạt tiên, các lời của Đức Giêsu dường như phủ nhận Hc, thật ra ý nghĩa của hai bên giống nhau. Hc muốn nói rằng loài người sẽ không bao giờ có đủ Khôn ngoan nên sẽ ao ước có thêm; còn những lời Đức Giêsu có nghĩa là loài người sẽ không bao giờ đói khát bất cứ thứ gì ngoài mạc khải của Đức Giêsu. Dù sao, ý tưởng của lời Đức Giêsu nói vượt quá tầm mức của sách Hc. Cũng rất có thể tác giả Ga nghĩ đến Is 59,10.
- [đang] ban cho tôi (37): Ở c. 39: “đã ban cho tôi”. Hành động của Thiên Chúa không bị ràng buộc bởi các phạm trù chỉ thời gian. Ở 10,29, tác giả sẽ nói rằng các tín hữu được Chúa Cha ban cho Đức Giêsu (x. 18,9).
- ý tôi… ý Đấng đã sai tôi (38): Ta cũng gặp một sự đối lập tương tự ở trong các TMNL khi các sách này mô tả cơn hấp hối trong vườn (Mc 14,36; Lc 22,42).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Khẳng định của Đức Giêsu (35)
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều và Đức Giêsu di trên mặt nước rồi cuộc tranh luận về bánh, tác giả lôi kéo sự chú ý của chúng ta trở lại với Đức Giêsu với câu khẳng định: “Chính tôi là bánh đem lại sự sống”.
Thể theo sách Đnl, Môsê bảo dân Israel rằng Thiên Chúa đã nuôi dưỡng họ bằng manna để họ hiểu rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra” (Đnl 8,3). Qua dòng thời gian, dân Do-thái thường dùng manna và bánh như là những hình ảnh để ám chỉ Lời Chúa, Lề Luật và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa đã mời dân chúng: “Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!” (Cn 9,5). Sách Hc thì nói rằng: “Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát” (Hc 24,21; x. 15,3). Nhưng Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai phái (Ga 6,37-38), còn vượt xa hơn tất cả những ý tưởng đó. Cũng như Người đã hứa với người phụ nữ Samari rằng những ai uống nước hằng sống của Người thì sẽ không bao giờ khát nữa (x. Ga 4,14), nay, trong tư cách là Bánh đem lại sự sống, Người vượt xa bánh Lề luật và bánh khôn ngoan. “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (c. 35). Đấng là “bánh đem lại sự sống” đang nói rằng Người cao cả hơn chính trung tâm của lòng sùng mộ của người Do-thái, là Lề Luật.
* Cần phải tin vào Đức Giêsu (36-40)
Không có lạ gì khi người ta có thể thấy Đức Giêsu, nhưng không tin vào Người (c. 36). Được Đức Giêsu nuôi dưỡng cách lạ lùng và thậm chí muốn bắt Người làm ngôn sứ và vua là một chuyện, còn chấp nhận rằng Người vượt xa tất cả những gì ta đã tin lại là chuyện khác. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta muốn thi hành công việc của Thiên Chúa và muốn có bánh (cc. 28.34), nhưng muốn đến với Đức Giêsu để đạt những điều ấy, thì phải vận dụng cả con người mình. Riêng Đức Giêsu, rõ ràng Người không bận tâm đề cao chính mình; mục đích duy nhất của Người là làm ý muốn của Thiên Chúa, Đấng sai phái Người (c. 38). Và Người nói rõ: “Ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (c. 39; x. c. 37).
Bởi vì Đức Giêsu là Bánh đem lại sự sống, thấy Người và tin vào Người thì nhận được sự sống đời đời, là được Người quy tụ lại vào ngày sau hết để sống muôn đời.
+ Kết luận
Giống như bất cứ thứ quà tặng nào thật sự tự do, quà tặng sự sống đời đời phải được tự do đón nhận. Không ai có thể bắt ép người khác nhận món quà ấy bằng vũ lực. Bất cứ sự ép buộc nào từ phía người ban tặng cũng như sự từ khước của người nhận chắc chắn phủ nhận bản chất của quà tặng. Tuy nhiên, Đức Giêsu nói “tất cả những ai thấy người Con và tin vào Người Con”, tức là tin rằng Người là Đấng mạc khải Chúa Cha và Đấng thi hành ý muốn của Chúa Cha, thì có sự sống đời đời. Quà tặng thì vô điều kiện từ phía người ban tặng, nhưng có điều kiện từ phía người nhận, chính là vì nó là một quà tặng. Sự sống này hẳn sẽ không kéo dài muôn đời nếu không đưa tới sự sống lại “vào ngày sau hết”. Chính sự sống lại đưa sự sống ra khỏi quyền thống trị của sự chết (x. 1 Cr 15,26.55). Chính sự sống lại làm cho sự sống của kẻ tin, cả trước và sau khi chết, thành sự sống đời đời.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Chúng ta có nghe ra giọng điệu tha thiết của Đức Giêsu trong lời nói: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” chăng? Nếu nghĩ đến Bí tích Thánh Thể, chúng ta sẽ hiểu. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem đã nói: Khi chính Đức Kitô đã nói về bánh: ‘Này là Mình Thầy’, ai còn có thể lưỡng lự? Và khi Người khẳng định: “Này là máu Thầy”, ai còn có thể nghi ngờ? Thiên Chúa mà lại ban tặng chính thân mình Ngài cho chúng ta! Chỉ nguyên tư tưởng này không đủ làm cho lòng chúng ta rúng động hay sao?
2. Thái độ của con người đến với Thiên Chúa để nhận các quà tặng đôi khi cho thấy một sự khinh thường nghiêm trọng. Vì cần sự sống đời đời, con người mới đến với Thiên Chúa, biết rằng không một ai khác có thể ban tặng sự sống này; thế nhưng khi đến với Thiên Chúa, con người lại có thể tỏ ra một thái độ bất cần đến trịch thượng, rất xúc phạm, y như thể mình làm ơn cho Thiên Chúa khi đến nhận ân ban của Ngài. Chúng ta thử xét lại cái nhìn đức tin của chúng ta khi đi tham dự Thánh lễ, cung cách của chúng ta lên rước Mình Thánh và tâm tình của chúng ta sau khi đã rước Mình Thánh Chúa Kitô vào lòng. Có thật sự là đức tin sắc bén? Có thật sự là tấm lòng khao khát thiết tha? Và có thật là tâm tình biết ơn sâu sắc?
3. Nếu Đức Giêsu không để lại Mình Máu Thánh Người làm của ăn của uống cho nhân loại, thì không một ai có thể nghĩ ra được rằng Đức Giêsu nên làm như thế! Đấy là một sáng kiến tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa, để chuyển sự sống của Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Mỗi lần chúng ta nhận Mình Máu Thánh Chúa, linh hồn chúng ta nhận được sự sống của Thiên Chúa; chúng ta tập sống cuộc sống của thế vĩnh cửu; chúng ta trở nên chứng nhân của quyền năng sống lại của Chúa Giêsu. Đấy là cách thức tuyệt vời Thiên Chúa Ba Ngôi đã tạo ra để nhân loại đi dần về với Người. Điều quan trọng là tin như thế và cộng tác với Thiên Chúa để tập sống.
(Gioan 6,35-40 – Cầu cho các tín hữu qua đời)
1.- Ngữ cảnh
Phân đoạn Ga 6,1-71 là Dấu lạ nuôi năm ngàn người ăn no do bánh hằng sống (trước lễ Vượt Qua). Sau truyện Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều (6,1-15) là diễn từ về Bánh ban sự sống, trong đó đề tài được xác định ở cc. 35 và 51: “Chính tôi là bánh…”.
2.-Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Khẳng định của Đức Giêsu (6,35);
2) Sự cần thiết phải tin vào Đức Giêsu (6,36-40).
Phân đoạn này có cấu trúc chuyển hóan:
a- c. 36: thấy mà không tin
b- c. 37: không loại ra những gì (ai) Chúa Cha đã ban
c- c. 38: Tôi đã từ trời đến
b’- c. 39: không để mất bất cứ điều gì (ai) Chúa Cha đã ban
a’- c. 40: thấy và tin
3.- Vài điểm chú giải
- Tôi là (egô eimi, 35): Tin Mừng Gioan nói đến công thức này nhiều lần. Trong tình trạng tuyệt đối, các công thức “Tôi là” (8,24.28.58; 13,19) được trực tiếp cảm hứng từ các công thức mà Thiên Chúa của Cựu Ước đã dùng để giúp người ta biết Ngài (Xh 3,14; Hs 1,9;…). Khi nói “Tôi là”, Đức Giêsu khẳng định Ngài là điều mà chính Thiên Chúa đã mạc khải ra về chính Người cho dân Do thái. Các khẳng định “Tôi là” giới thiệu Đức Giêsu như là giá trị sống vĩnh viễn. Ở đây, Ngài muốn nói rằng Ngài là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Ngài chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn.
Trong diễn từ về Bánh ban sự sống ở Ga 6, có ba công thức “Tôi là” (cc. 35.48-50.51). cả ba câu đều có kèm theo một lời mời tin vào Đức Giêsu, mời đến với Người hoặc đến ăn thứ bánh thiên giới này là chính bản thân Người. Những câu này giống với các phần triển khai của sách Châm ngôn ch. 8–9 và sách Huấn ca ch. 24, trong đó sự Khôn ngoan thần linh tự giới thiệu mình và mời người ta lắng nghe mình, đến với mình, ăn mình (x. Cn 8,32; Hc 24,18). Trong Ga 6, động từ “đến với” được nhắc lại nhiều lần: cc. 35.37.44.65; x. cả c. 67.
- bánh đem lại sự sống (35): Dịch sát là « bánh sự sống”, có nghĩa là « bánh ban sự sống”. “Sự sống » ở dạng tuyệt đối trong truyền thống Gioan có nghĩa là “sự sống đời đời”.
- Ai đến với tôi …; ai tin vào tôi... (35): hai chi câu này gợi đến Hc 24,21: «Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát ». Thoạt tiên, các lời của Đức Giêsu dường như phủ nhận Hc, thật ra ý nghĩa của hai bên giống nhau. Hc muốn nói rằng loài người sẽ không bao giờ có đủ Khôn ngoan nên sẽ ao ước có thêm; còn những lời Đức Giêsu có nghĩa là loài người sẽ không bao giờ đói khát bất cứ thứ gì ngoài mạc khải của Đức Giêsu. Dù sao, ý tưởng của lời Đức Giêsu nói vượt quá tầm mức của sách Hc. Cũng rất có thể tác giả Ga nghĩ đến Is 59,10.
- [đang] ban cho tôi (37): Ở c. 39: “đã ban cho tôi”. Hành động của Thiên Chúa không bị ràng buộc bởi các phạm trù chỉ thời gian. Ở 10,29, tác giả sẽ nói rằng các tín hữu được Chúa Cha ban cho Đức Giêsu (x. 18,9).
- ý tôi… ý Đấng đã sai tôi (38): Ta cũng gặp một sự đối lập tương tự ở trong các TMNL khi các sách này mô tả cơn hấp hối trong vườn (Mc 14,36; Lc 22,42).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Khẳng định của Đức Giêsu (35)
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều và Đức Giêsu di trên mặt nước rồi cuộc tranh luận về bánh, tác giả lôi kéo sự chú ý của chúng ta trở lại với Đức Giêsu với câu khẳng định: “Chính tôi là bánh đem lại sự sống”.
Thể theo sách Đnl, Môsê bảo dân Israel rằng Thiên Chúa đã nuôi dưỡng họ bằng manna để họ hiểu rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra” (Đnl 8,3). Qua dòng thời gian, dân Do-thái thường dùng manna và bánh như là những hình ảnh để ám chỉ Lời Chúa, Lề Luật và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa đã mời dân chúng: “Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!” (Cn 9,5). Sách Hc thì nói rằng: “Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát” (Hc 24,21; x. 15,3). Nhưng Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai phái (Ga 6,37-38), còn vượt xa hơn tất cả những ý tưởng đó. Cũng như Người đã hứa với người phụ nữ Samari rằng những ai uống nước hằng sống của Người thì sẽ không bao giờ khát nữa (x. Ga 4,14), nay, trong tư cách là Bánh đem lại sự sống, Người vượt xa bánh Lề luật và bánh khôn ngoan. “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (c. 35). Đấng là “bánh đem lại sự sống” đang nói rằng Người cao cả hơn chính trung tâm của lòng sùng mộ của người Do-thái, là Lề Luật.
* Cần phải tin vào Đức Giêsu (36-40)
Không có lạ gì khi người ta có thể thấy Đức Giêsu, nhưng không tin vào Người (c. 36). Được Đức Giêsu nuôi dưỡng cách lạ lùng và thậm chí muốn bắt Người làm ngôn sứ và vua là một chuyện, còn chấp nhận rằng Người vượt xa tất cả những gì ta đã tin lại là chuyện khác. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta muốn thi hành công việc của Thiên Chúa và muốn có bánh (cc. 28.34), nhưng muốn đến với Đức Giêsu để đạt những điều ấy, thì phải vận dụng cả con người mình. Riêng Đức Giêsu, rõ ràng Người không bận tâm đề cao chính mình; mục đích duy nhất của Người là làm ý muốn của Thiên Chúa, Đấng sai phái Người (c. 38). Và Người nói rõ: “Ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (c. 39; x. c. 37).
Bởi vì Đức Giêsu là Bánh đem lại sự sống, thấy Người và tin vào Người thì nhận được sự sống đời đời, là được Người quy tụ lại vào ngày sau hết để sống muôn đời.
+ Kết luận
Giống như bất cứ thứ quà tặng nào thật sự tự do, quà tặng sự sống đời đời phải được tự do đón nhận. Không ai có thể bắt ép người khác nhận món quà ấy bằng vũ lực. Bất cứ sự ép buộc nào từ phía người ban tặng cũng như sự từ khước của người nhận chắc chắn phủ nhận bản chất của quà tặng. Tuy nhiên, Đức Giêsu nói “tất cả những ai thấy người Con và tin vào Người Con”, tức là tin rằng Người là Đấng mạc khải Chúa Cha và Đấng thi hành ý muốn của Chúa Cha, thì có sự sống đời đời. Quà tặng thì vô điều kiện từ phía người ban tặng, nhưng có điều kiện từ phía người nhận, chính là vì nó là một quà tặng. Sự sống này hẳn sẽ không kéo dài muôn đời nếu không đưa tới sự sống lại “vào ngày sau hết”. Chính sự sống lại đưa sự sống ra khỏi quyền thống trị của sự chết (x. 1 Cr 15,26.55). Chính sự sống lại làm cho sự sống của kẻ tin, cả trước và sau khi chết, thành sự sống đời đời.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Chúng ta có nghe ra giọng điệu tha thiết của Đức Giêsu trong lời nói: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” chăng? Nếu nghĩ đến Bí tích Thánh Thể, chúng ta sẽ hiểu. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem đã nói: Khi chính Đức Kitô đã nói về bánh: ‘Này là Mình Thầy’, ai còn có thể lưỡng lự? Và khi Người khẳng định: “Này là máu Thầy”, ai còn có thể nghi ngờ? Thiên Chúa mà lại ban tặng chính thân mình Ngài cho chúng ta! Chỉ nguyên tư tưởng này không đủ làm cho lòng chúng ta rúng động hay sao?
2. Thái độ của con người đến với Thiên Chúa để nhận các quà tặng đôi khi cho thấy một sự khinh thường nghiêm trọng. Vì cần sự sống đời đời, con người mới đến với Thiên Chúa, biết rằng không một ai khác có thể ban tặng sự sống này; thế nhưng khi đến với Thiên Chúa, con người lại có thể tỏ ra một thái độ bất cần đến trịch thượng, rất xúc phạm, y như thể mình làm ơn cho Thiên Chúa khi đến nhận ân ban của Ngài. Chúng ta thử xét lại cái nhìn đức tin của chúng ta khi đi tham dự Thánh lễ, cung cách của chúng ta lên rước Mình Thánh và tâm tình của chúng ta sau khi đã rước Mình Thánh Chúa Kitô vào lòng. Có thật sự là đức tin sắc bén? Có thật sự là tấm lòng khao khát thiết tha? Và có thật là tâm tình biết ơn sâu sắc?
3. Nếu Đức Giêsu không để lại Mình Máu Thánh Người làm của ăn của uống cho nhân loại, thì không một ai có thể nghĩ ra được rằng Đức Giêsu nên làm như thế! Đấy là một sáng kiến tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa, để chuyển sự sống của Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Mỗi lần chúng ta nhận Mình Máu Thánh Chúa, linh hồn chúng ta nhận được sự sống của Thiên Chúa; chúng ta tập sống cuộc sống của thế vĩnh cửu; chúng ta trở nên chứng nhân của quyền năng sống lại của Chúa Giêsu. Đấy là cách thức tuyệt vời Thiên Chúa Ba Ngôi đã tạo ra để nhân loại đi dần về với Người. Điều quan trọng là tin như thế và cộng tác với Thiên Chúa để tập sống.
''Tôi sẽ cho họ sống lại''
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
23:19 29/10/2008
TÔI SẼ CHO HỌ SỐNG LẠI
(Gioan 6,35-40 – Cầu cho các tín hữu qua đời)
1.- Ngữ cảnh
Phân đoạn Ga 6,1-71 là Dấu lạ nuôi năm ngàn người ăn no do bánh hằng sống (trước lễ Vượt Qua). Sau truyện Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều (6,1-15) là diễn từ về Bánh ban sự sống, trong đó đề tài được xác định ở cc. 35 và 51: “Chính tôi là bánh…”.
2.-Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Khẳng định của Đức Giêsu (6,35);
2) Sự cần thiết phải tin vào Đức Giêsu (6,36-40).
Phân đoạn này có cấu trúc chuyển hóan:
a- c. 36: thấy mà không tin
b- c. 37: không loại ra những gì (ai) Chúa Cha đã ban
c- c. 38: Tôi đã từ trời đến
b’- c. 39: không để mất bất cứ điều gì (ai) Chúa Cha đã ban
a’- c. 40: thấy và tin
3.- Vài điểm chú giải
- Tôi là (egô eimi, 35): Tin Mừng Gioan nói đến công thức này nhiều lần. Trong tình trạng tuyệt đối, các công thức “Tôi là” (8,24.28.58; 13,19) được trực tiếp cảm hứng từ các công thức mà Thiên Chúa của Cựu Ước đã dùng để giúp người ta biết Ngài (Xh 3,14; Hs 1,9;…). Khi nói “Tôi là”, Đức Giêsu khẳng định Ngài là điều mà chính Thiên Chúa đã mạc khải ra về chính Người cho dân Do thái. Các khẳng định “Tôi là” giới thiệu Đức Giêsu như là giá trị sống vĩnh viễn. Ở đây, Ngài muốn nói rằng Ngài là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Ngài chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn.
Trong diễn từ về Bánh ban sự sống ở Ga 6, có ba công thức “Tôi là” (cc. 35.48-50.51). cả ba câu đều có kèm theo một lời mời tin vào Đức Giêsu, mời đến với Người hoặc đến ăn thứ bánh thiên giới này là chính bản thân Người. Những câu này giống với các phần triển khai của sách Châm ngôn ch. 8–9 và sách Huấn ca ch. 24, trong đó sự Khôn ngoan thần linh tự giới thiệu mình và mời người ta lắng nghe mình, đến với mình, ăn mình (x. Cn 8,32; Hc 24,18). Trong Ga 6, động từ “đến với” được nhắc lại nhiều lần: cc. 35.37.44.65; x. cả c. 67.
- bánh đem lại sự sống (35): Dịch sát là « bánh sự sống”, có nghĩa là « bánh ban sự sống”. “Sự sống » ở dạng tuyệt đối trong truyền thống Gioan có nghĩa là “sự sống đời đời”.
- Ai đến với tôi …; ai tin vào tôi... (35): hai chi câu này gợi đến Hc 24,21: «Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát ». Thoạt tiên, các lời của Đức Giêsu dường như phủ nhận Hc, thật ra ý nghĩa của hai bên giống nhau. Hc muốn nói rằng loài người sẽ không bao giờ có đủ Khôn ngoan nên sẽ ao ước có thêm; còn những lời Đức Giêsu có nghĩa là loài người sẽ không bao giờ đói khát bất cứ thứ gì ngoài mạc khải của Đức Giêsu. Dù sao, ý tưởng của lời Đức Giêsu nói vượt quá tầm mức của sách Hc. Cũng rất có thể tác giả Ga nghĩ đến Is 59,10.
- [đang] ban cho tôi (37): Ở c. 39: “đã ban cho tôi”. Hành động của Thiên Chúa không bị ràng buộc bởi các phạm trù chỉ thời gian. Ở 10,29, tác giả sẽ nói rằng các tín hữu được Chúa Cha ban cho Đức Giêsu (x. 18,9).
- ý tôi… ý Đấng đã sai tôi (38): Ta cũng gặp một sự đối lập tương tự ở trong các TMNL khi các sách này mô tả cơn hấp hối trong vườn (Mc 14,36; Lc 22,42).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Khẳng định của Đức Giêsu (35)
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều và Đức Giêsu di trên mặt nước rồi cuộc tranh luận về bánh, tác giả lôi kéo sự chú ý của chúng ta trở lại với Đức Giêsu với câu khẳng định: “Chính tôi là bánh đem lại sự sống”.
Thể theo sách Đnl, Môsê bảo dân Israel rằng Thiên Chúa đã nuôi dưỡng họ bằng manna để họ hiểu rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra” (Đnl 8,3). Qua dòng thời gian, dân Do-thái thường dùng manna và bánh như là những hình ảnh để ám chỉ Lời Chúa, Lề Luật và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa đã mời dân chúng: “Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!” (Cn 9,5). Sách Hc thì nói rằng: “Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát” (Hc 24,21; x. 15,3). Nhưng Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai phái (Ga 6,37-38), còn vượt xa hơn tất cả những ý tưởng đó. Cũng như Người đã hứa với người phụ nữ Samari rằng những ai uống nước hằng sống của Người thì sẽ không bao giờ khát nữa (x. Ga 4,14), nay, trong tư cách là Bánh đem lại sự sống, Người vượt xa bánh Lề luật và bánh khôn ngoan. “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (c. 35). Đấng là “bánh đem lại sự sống” đang nói rằng Người cao cả hơn chính trung tâm của lòng sùng mộ của người Do-thái, là Lề Luật.
* Cần phải tin vào Đức Giêsu (36-40)
Không có lạ gì khi người ta có thể thấy Đức Giêsu, nhưng không tin vào Người (c. 36). Được Đức Giêsu nuôi dưỡng cách lạ lùng và thậm chí muốn bắt Người làm ngôn sứ và vua là một chuyện, còn chấp nhận rằng Người vượt xa tất cả những gì ta đã tin lại là chuyện khác. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta muốn thi hành công việc của Thiên Chúa và muốn có bánh (cc. 28.34), nhưng muốn đến với Đức Giêsu để đạt những điều ấy, thì phải vận dụng cả con người mình. Riêng Đức Giêsu, rõ ràng Người không bận tâm đề cao chính mình; mục đích duy nhất của Người là làm ý muốn của Thiên Chúa, Đấng sai phái Người (c. 38). Và Người nói rõ: “Ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (c. 39; x. c. 37).
Bởi vì Đức Giêsu là Bánh đem lại sự sống, thấy Người và tin vào Người thì nhận được sự sống đời đời, là được Người quy tụ lại vào ngày sau hết để sống muôn đời.
+ Kết luận
Giống như bất cứ thứ quà tặng nào thật sự tự do, quà tặng sự sống đời đời phải được tự do đón nhận. Không ai có thể bắt ép người khác nhận món quà ấy bằng vũ lực. Bất cứ sự ép buộc nào từ phía người ban tặng cũng như sự từ khước của người nhận chắc chắn phủ nhận bản chất của quà tặng. Tuy nhiên, Đức Giêsu nói “tất cả những ai thấy người Con và tin vào Người Con”, tức là tin rằng Người là Đấng mạc khải Chúa Cha và Đấng thi hành ý muốn của Chúa Cha, thì có sự sống đời đời. Quà tặng thì vô điều kiện từ phía người ban tặng, nhưng có điều kiện từ phía người nhận, chính là vì nó là một quà tặng. Sự sống này hẳn sẽ không kéo dài muôn đời nếu không đưa tới sự sống lại “vào ngày sau hết”. Chính sự sống lại đưa sự sống ra khỏi quyền thống trị của sự chết (x. 1 Cr 15,26.55). Chính sự sống lại làm cho sự sống của kẻ tin, cả trước và sau khi chết, thành sự sống đời đời.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Chúng ta có nghe ra giọng điệu tha thiết của Đức Giêsu trong lời nói: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” chăng? Nếu nghĩ đến Bí tích Thánh Thể, chúng ta sẽ hiểu. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem đã nói: Khi chính Đức Kitô đã nói về bánh: ‘Này là Mình Thầy’, ai còn có thể lưỡng lự? Và khi Người khẳng định: “Này là máu Thầy”, ai còn có thể nghi ngờ? Thiên Chúa mà lại ban tặng chính thân mình Ngài cho chúng ta! Chỉ nguyên tư tưởng này không đủ làm cho lòng chúng ta rúng động hay sao?
2. Thái độ của con người đến với Thiên Chúa để nhận các quà tặng đôi khi cho thấy một sự khinh thường nghiêm trọng. Vì cần sự sống đời đời, con người mới đến với Thiên Chúa, biết rằng không một ai khác có thể ban tặng sự sống này; thế nhưng khi đến với Thiên Chúa, con người lại có thể tỏ ra một thái độ bất cần đến trịch thượng, rất xúc phạm, y như thể mình làm ơn cho Thiên Chúa khi đến nhận ân ban của Ngài. Chúng ta thử xét lại cái nhìn đức tin của chúng ta khi đi tham dự Thánh lễ, cung cách của chúng ta lên rước Mình Thánh và tâm tình của chúng ta sau khi đã rước Mình Thánh Chúa Kitô vào lòng. Có thật sự là đức tin sắc bén? Có thật sự là tấm lòng khao khát thiết tha? Và có thật là tâm tình biết ơn sâu sắc?
3. Nếu Đức Giêsu không để lại Mình Máu Thánh Người làm của ăn của uống cho nhân loại, thì không một ai có thể nghĩ ra được rằng Đức Giêsu nên làm như thế! Đấy là một sáng kiến tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa, để chuyển sự sống của Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Mỗi lần chúng ta nhận Mình Máu Thánh Chúa, linh hồn chúng ta nhận được sự sống của Thiên Chúa; chúng ta tập sống cuộc sống của thế vĩnh cửu; chúng ta trở nên chứng nhân của quyền năng sống lại của Chúa Giêsu. Đấy là cách thức tuyệt vời Thiên Chúa Ba Ngôi đã tạo ra để nhân loại đi dần về với Người. Điều quan trọng là tin như thế và cộng tác với Thiên Chúa để tập sống.
(Gioan 6,35-40 – Cầu cho các tín hữu qua đời)
1.- Ngữ cảnh
Phân đoạn Ga 6,1-71 là Dấu lạ nuôi năm ngàn người ăn no do bánh hằng sống (trước lễ Vượt Qua). Sau truyện Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều (6,1-15) là diễn từ về Bánh ban sự sống, trong đó đề tài được xác định ở cc. 35 và 51: “Chính tôi là bánh…”.
2.-Bố cục
Bản văn có thể chia thành hai phần:
1) Khẳng định của Đức Giêsu (6,35);
2) Sự cần thiết phải tin vào Đức Giêsu (6,36-40).
Phân đoạn này có cấu trúc chuyển hóan:
a- c. 36: thấy mà không tin
b- c. 37: không loại ra những gì (ai) Chúa Cha đã ban
c- c. 38: Tôi đã từ trời đến
b’- c. 39: không để mất bất cứ điều gì (ai) Chúa Cha đã ban
a’- c. 40: thấy và tin
3.- Vài điểm chú giải
- Tôi là (egô eimi, 35): Tin Mừng Gioan nói đến công thức này nhiều lần. Trong tình trạng tuyệt đối, các công thức “Tôi là” (8,24.28.58; 13,19) được trực tiếp cảm hứng từ các công thức mà Thiên Chúa của Cựu Ước đã dùng để giúp người ta biết Ngài (Xh 3,14; Hs 1,9;…). Khi nói “Tôi là”, Đức Giêsu khẳng định Ngài là điều mà chính Thiên Chúa đã mạc khải ra về chính Người cho dân Do thái. Các khẳng định “Tôi là” giới thiệu Đức Giêsu như là giá trị sống vĩnh viễn. Ở đây, Ngài muốn nói rằng Ngài là thứ bánh vĩnh viễn, bánh cánh chung, bánh duy nhất còn quan trọng. Ngài chính là bánh đích thật ban sự sống viên mãn.
Trong diễn từ về Bánh ban sự sống ở Ga 6, có ba công thức “Tôi là” (cc. 35.48-50.51). cả ba câu đều có kèm theo một lời mời tin vào Đức Giêsu, mời đến với Người hoặc đến ăn thứ bánh thiên giới này là chính bản thân Người. Những câu này giống với các phần triển khai của sách Châm ngôn ch. 8–9 và sách Huấn ca ch. 24, trong đó sự Khôn ngoan thần linh tự giới thiệu mình và mời người ta lắng nghe mình, đến với mình, ăn mình (x. Cn 8,32; Hc 24,18). Trong Ga 6, động từ “đến với” được nhắc lại nhiều lần: cc. 35.37.44.65; x. cả c. 67.
- bánh đem lại sự sống (35): Dịch sát là « bánh sự sống”, có nghĩa là « bánh ban sự sống”. “Sự sống » ở dạng tuyệt đối trong truyền thống Gioan có nghĩa là “sự sống đời đời”.
- Ai đến với tôi …; ai tin vào tôi... (35): hai chi câu này gợi đến Hc 24,21: «Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát ». Thoạt tiên, các lời của Đức Giêsu dường như phủ nhận Hc, thật ra ý nghĩa của hai bên giống nhau. Hc muốn nói rằng loài người sẽ không bao giờ có đủ Khôn ngoan nên sẽ ao ước có thêm; còn những lời Đức Giêsu có nghĩa là loài người sẽ không bao giờ đói khát bất cứ thứ gì ngoài mạc khải của Đức Giêsu. Dù sao, ý tưởng của lời Đức Giêsu nói vượt quá tầm mức của sách Hc. Cũng rất có thể tác giả Ga nghĩ đến Is 59,10.
- [đang] ban cho tôi (37): Ở c. 39: “đã ban cho tôi”. Hành động của Thiên Chúa không bị ràng buộc bởi các phạm trù chỉ thời gian. Ở 10,29, tác giả sẽ nói rằng các tín hữu được Chúa Cha ban cho Đức Giêsu (x. 18,9).
- ý tôi… ý Đấng đã sai tôi (38): Ta cũng gặp một sự đối lập tương tự ở trong các TMNL khi các sách này mô tả cơn hấp hối trong vườn (Mc 14,36; Lc 22,42).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Khẳng định của Đức Giêsu (35)
Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều và Đức Giêsu di trên mặt nước rồi cuộc tranh luận về bánh, tác giả lôi kéo sự chú ý của chúng ta trở lại với Đức Giêsu với câu khẳng định: “Chính tôi là bánh đem lại sự sống”.
Thể theo sách Đnl, Môsê bảo dân Israel rằng Thiên Chúa đã nuôi dưỡng họ bằng manna để họ hiểu rằng “người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra” (Đnl 8,3). Qua dòng thời gian, dân Do-thái thường dùng manna và bánh như là những hình ảnh để ám chỉ Lời Chúa, Lề Luật và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa đã mời dân chúng: “Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta pha chế!” (Cn 9,5). Sách Hc thì nói rằng: “Ai ăn Ta sẽ còn đói, ai uống Ta sẽ còn khát” (Hc 24,21; x. 15,3). Nhưng Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai phái (Ga 6,37-38), còn vượt xa hơn tất cả những ý tưởng đó. Cũng như Người đã hứa với người phụ nữ Samari rằng những ai uống nước hằng sống của Người thì sẽ không bao giờ khát nữa (x. Ga 4,14), nay, trong tư cách là Bánh đem lại sự sống, Người vượt xa bánh Lề luật và bánh khôn ngoan. “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (c. 35). Đấng là “bánh đem lại sự sống” đang nói rằng Người cao cả hơn chính trung tâm của lòng sùng mộ của người Do-thái, là Lề Luật.
* Cần phải tin vào Đức Giêsu (36-40)
Không có lạ gì khi người ta có thể thấy Đức Giêsu, nhưng không tin vào Người (c. 36). Được Đức Giêsu nuôi dưỡng cách lạ lùng và thậm chí muốn bắt Người làm ngôn sứ và vua là một chuyện, còn chấp nhận rằng Người vượt xa tất cả những gì ta đã tin lại là chuyện khác. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta muốn thi hành công việc của Thiên Chúa và muốn có bánh (cc. 28.34), nhưng muốn đến với Đức Giêsu để đạt những điều ấy, thì phải vận dụng cả con người mình. Riêng Đức Giêsu, rõ ràng Người không bận tâm đề cao chính mình; mục đích duy nhất của Người là làm ý muốn của Thiên Chúa, Đấng sai phái Người (c. 38). Và Người nói rõ: “Ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (c. 39; x. c. 37).
Bởi vì Đức Giêsu là Bánh đem lại sự sống, thấy Người và tin vào Người thì nhận được sự sống đời đời, là được Người quy tụ lại vào ngày sau hết để sống muôn đời.
+ Kết luận
Giống như bất cứ thứ quà tặng nào thật sự tự do, quà tặng sự sống đời đời phải được tự do đón nhận. Không ai có thể bắt ép người khác nhận món quà ấy bằng vũ lực. Bất cứ sự ép buộc nào từ phía người ban tặng cũng như sự từ khước của người nhận chắc chắn phủ nhận bản chất của quà tặng. Tuy nhiên, Đức Giêsu nói “tất cả những ai thấy người Con và tin vào Người Con”, tức là tin rằng Người là Đấng mạc khải Chúa Cha và Đấng thi hành ý muốn của Chúa Cha, thì có sự sống đời đời. Quà tặng thì vô điều kiện từ phía người ban tặng, nhưng có điều kiện từ phía người nhận, chính là vì nó là một quà tặng. Sự sống này hẳn sẽ không kéo dài muôn đời nếu không đưa tới sự sống lại “vào ngày sau hết”. Chính sự sống lại đưa sự sống ra khỏi quyền thống trị của sự chết (x. 1 Cr 15,26.55). Chính sự sống lại làm cho sự sống của kẻ tin, cả trước và sau khi chết, thành sự sống đời đời.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Chúng ta có nghe ra giọng điệu tha thiết của Đức Giêsu trong lời nói: “Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” chăng? Nếu nghĩ đến Bí tích Thánh Thể, chúng ta sẽ hiểu. Thánh Cyrillô thành Giêrusalem đã nói: Khi chính Đức Kitô đã nói về bánh: ‘Này là Mình Thầy’, ai còn có thể lưỡng lự? Và khi Người khẳng định: “Này là máu Thầy”, ai còn có thể nghi ngờ? Thiên Chúa mà lại ban tặng chính thân mình Ngài cho chúng ta! Chỉ nguyên tư tưởng này không đủ làm cho lòng chúng ta rúng động hay sao?
2. Thái độ của con người đến với Thiên Chúa để nhận các quà tặng đôi khi cho thấy một sự khinh thường nghiêm trọng. Vì cần sự sống đời đời, con người mới đến với Thiên Chúa, biết rằng không một ai khác có thể ban tặng sự sống này; thế nhưng khi đến với Thiên Chúa, con người lại có thể tỏ ra một thái độ bất cần đến trịch thượng, rất xúc phạm, y như thể mình làm ơn cho Thiên Chúa khi đến nhận ân ban của Ngài. Chúng ta thử xét lại cái nhìn đức tin của chúng ta khi đi tham dự Thánh lễ, cung cách của chúng ta lên rước Mình Thánh và tâm tình của chúng ta sau khi đã rước Mình Thánh Chúa Kitô vào lòng. Có thật sự là đức tin sắc bén? Có thật sự là tấm lòng khao khát thiết tha? Và có thật là tâm tình biết ơn sâu sắc?
3. Nếu Đức Giêsu không để lại Mình Máu Thánh Người làm của ăn của uống cho nhân loại, thì không một ai có thể nghĩ ra được rằng Đức Giêsu nên làm như thế! Đấy là một sáng kiến tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa, để chuyển sự sống của Ngài vào trong tâm hồn chúng ta. Mỗi lần chúng ta nhận Mình Máu Thánh Chúa, linh hồn chúng ta nhận được sự sống của Thiên Chúa; chúng ta tập sống cuộc sống của thế vĩnh cửu; chúng ta trở nên chứng nhân của quyền năng sống lại của Chúa Giêsu. Đấy là cách thức tuyệt vời Thiên Chúa Ba Ngôi đã tạo ra để nhân loại đi dần về với Người. Điều quan trọng là tin như thế và cộng tác với Thiên Chúa để tập sống.
Nhạc bản: Ngợi Mừng Chư Thánh
Sơn Ca Linh
23:26 29/10/2008
Luyện ngục là nơi của Tình yêu
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
23:36 29/10/2008
Luyện ngục là nơi của Tình yêu
(Theo Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Cụ Jean Guitton)
“Nếu tôi vào Luyện ngục, tôi rất bằng lòng. Tôi sẽ làm như ba trẻ Do thái ở trong lò lửa, tôi vừa đi dạo trong lửa cháy vừa hát thánh ca của Tình yêu” (Têrêsa HàidồngGiêsu, Derniers).
"Nếu tôi biết Thiên Chúa dịu hiền biết bao với tôi" (idem)
“Đối với người bé nhỏ, phán xét sẽ rất dịu hiền” (idem).
Luận đề “một số ít được rỗi linh hồn”, thuyết tiền định của Jansenius, chủ thuyết vô hành (quiétisme: chủ trương sự toàn thiện cốt tại tình yêu của Thiên Chúa, không cần có hoạt động cộng tác của linh hồn) là những nhánh cây phát xuất từ cùng một gốc. Vì một số rất ít được may mắn cứu độ thì quả là tôi bị lỗ mất rồi.
Thuyết tiền định cho tôi ý tưởng ai được chọn là do một sắc lệnh thần linh không để ý tới các công trạng có thể cho phép tôi hy vọng rằng tôi có một chỗ giữa những kẻ được chọn do tiền định từ trước không ? Và nếu ở trong miền những người bị sa hỏa ngục thì thật hỡi ôi cho số phận của tôi. Thuyết “vô hành”, tôi cũng có thể dâng cho Chúa những dấu hiệu “dửng dưng” và “tình yêu thuần túy”.
Nơi thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, tất cả những hình ảnh này ít nhiều là bệnh tâm thần bị thánh nữ chăt hết tận gốc rễ. Thánh nữ nghĩ rằng đối với người có thiện tâm, phán xét sẽ êm dịu. Chị thánh nói theo ngôn ngữ của mình câu nói của các thiên thần: Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chị thánh không săn sóc được những người sa hỏa ngục, nhưng thái độ của Chị trong trường hợp tử tội Pranzini ngay khi xét số phận bên ngoài, anh ta bị phạt đời đời vì tội lỗi của anh ta nhưng phút cuối cùng có thể thay đổi hoàn toàn.
Kẻ viết tập này xin nói rõ: Pranzini can tội giết ba mạng người, anh bị tòa kêu án tử hình. Nơi anh ta không có một dấu hiệu gì ân hận, thống hối. Têrêxa cầu nguyện cho anh ta ăn năn trở lại và xin Chúa cho một dấu hiệu chứng tỏ lòng thống hối của anh ta. Bị đưa ra pháp trường, anh ta từ chối nói chuyện với linh mục, nhưng giây phút cuối cùng khi anh ta bị trói trên tấm ván, anh ta đã xin linh mục đứng kề bên cho anh hôn thánh giá ba lần.
Vậy, đối với một người bị sa hỏa ngục rõ ràng như vậy, linh hồn của một đứa trẻ đã thành công trong việc giúp người đó vượt qua sự chết đến sự sống trong một tích tắc. Têrêxa nghĩ rằng tất cả các linh hồn đều làm được như vậy. Một phép lạ bao giờ cũng chỉ là một cái nhìn tặng cho tâm hồn con người do hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa (hoạt động sáng tạo không ngừng dầu ta không thấy). Cũng vậy, phép lạ Chúa làm nhờ lời cầu nguyện của Têrêxa cho tội nhân bị án tử hình là một ánh sáng lóe ra cho Têrêxa để Chị nhận ra hoạt động phổ quát của ơn cứu độ.
Kinh nguyện biến lời cầu nguyện thành sức mạnh (vì tương quan nhân quả giữa lễ hy sinh khiêm nhường của Chị thánh đền thay cho tên tử tội cứng lòng và sự thống hối bất ngờ thấy được) có một tầm quan trọng căn bản trong các suy nghĩ của Chị thánh. Rất hiếm khi chúng ta có thể đạt được trọn vẹn lời hứa long trọng, được nhắc lại bảy lần trong bài diễn từ sau Tiệc ly: Anh em xin Cha Thầy điều gì nhân danh thầy, thầy sẽ ban cho (Gioan 16,23). Tuy nhiên, lời hứa này là một định luật của thế giới vô hình.
Thánh Têrêxa không làm hỏa ngục trống trơn. Chị thánh không chối bỏ sự khả thể ghê tởm của hình phạt hỏa ngục. Nhưng Chị thánh đã nghiệm thấy mầu nhiệm Các Thánh Thông Công trên một điểm trong một giây lát duy nhất.
Nhưng nếu thánh nữ không thất vọng việc cứu độ một tội nhân lớn thì làm sao không tin được việc cứu độ những người thiện chí mà thánh nữ gọi là những linh hồn bé nhỏ. Theo tư tưởng truyền thống thì không ai biết được mình đáng được thương hay ghét, thánh nữ thay thế (chứ không từ chối điều đó) một cái nhìn rất bảo đảm và rất thật khi nói: Không có ai biết mình là công chính hay tội nhân, nhưng Chúa Giêsu ban ơn cho ta thấy tận đáy lòng ta rằng chúng ta mến cái chết hơn là xúc phạm đến Chúa. Ngày kia, nơi Dòng nữ tu thánh Biển Đức, người ta đã nghe Chị thánh nói câu đầy nữ tính này: Nếu tôi là Đức Chúa Trời, tôi tin rằng tôi sẽ cứu rỗi tất cả (những em bé chết chưa chịu phép Thánh tẩy).
Bây giờ, tư tưởng nào của Chị thánh bị lung lay khi nói về sự bất cân bằng trong việc phân phát các ân sủng, ân huệ nghĩa là ân sủng ban cho người này nhiều, kẻ kia ít ?
Chỉ cần suy nghĩ về lịch sử các tâm hồn, về đời sống Giáo hội, những người thân cận của mình cũng nhận ra được (những điều Tin Mừng đã loan báo) Thiên Chúa là chủ các ân huệ, ân sủng của Ngài và Ngài ban cho người này nhiều hơn người khác. Đó là một mầu nhiệm, mầu nhiệm thần linh về sự không cân bằng trong việc phân phát ân huệ vô cùng. Thật vậy, yêu sách của những thợ làm việc bắt đầu từ giờ thứ nhất bị bác bỏ, phân biệt rõ: nơi Thiên Chúa đức công bằng như là một bổn phận và sự đại lượng là quy luật của Ngài. Thiên Chúa, sau khi xét xử công bằng, Ngài còn có thể sử dụng phương thế khác hay hơn.
Nhưng trong phương thế hay hơn, tôi không biết có cái gì làm tổn thương tới tình yêu. Người ta có thể không ghen tức một người anh một mình nhận lấy hết gia tài. Tuy nhiên, tình ruột thịt anh em làm sao hàn gắn được khi tài sản của cha mẹ không được chia sòng phẳng với nhau ?
Một triết gia Kitô giáo thế kỷ 19, Jules Lequier, đã biến suy tư vấn đề này thành trục trung tâm của tư tưởng ông. Một trong các tác phẩm sâu xa nhất của ông gọi là Abel và Abel (Abel anh(Cain nhận được ít ơn, Abel em nhận được nhiều ơn, người viết tập này thêm vào như vậy), ông chứng minh rằng hình như người nhận ít, thực tế ra đã nhận nhiều, vì “Thiên Chúa ban cho kẻ Ngài từ chối các ơn sủng phong phú hơn là cho kẻ Ngài chấp nhận” (Dieu fait avec ce qu'il refuse des dons plus riches qu' il n'en fait avec ce qu’ il donne). Đến nỗi giữa Abel đã nhận di sản và Abel đã không nhận di sản, họ tạo ra một cuộc thi đua về tình yêu và người này an ủi người kia.
Đối với tôi hình như cái nhìn sâu thẳm này có trong nhiều tư tưởng của thánh Têrêxa nói chung, nói riêng thì trong tư tưởng này (tế nhị bên ngoài thôi) nói về Đức Trinh Nữ Maria: “Mẹ có tất cả mà Mẹ lại thiếu vô cùng vì Mẹ không có bà mẹ ở trên trời để yêu mến”.
“Ôi Đức Maria, nếu con là Nữ Vương trên trời và nếu Mẹ là Têrêxa thì con muốn là Têrêxa để cho Mẹ là Nữ Vương trên trời” (tại vì con có Mẹ là Mẹ, còn Mẹ thì không có ai khác nữa làm mẹ của Mẹ, người viết thêm vào).
Người ta biết rằng Chị thánh viết câu này ba tuần trước khi chết và tôi sẽ bình phẩm sau đây.
Những ai thấu hiểu câu này chắc sẽ yêu mến điều kiện dưới trần của Chị thánh. Ở đây, chúng tôi còn tìm thấy ý tưởng của Chị Têrêxa (rất mới trong lịch sử tình cảm tôn giáo ở Tây phương) bất kể tấm thân mỏng manh, dễ bể của Chị, hoàn cảnh chết, đời sống đức tin đáng ao ước không cho phép viết như thế.
Nghĩ kỹ, điều đo là một tư tưởng thuộc loại này chứa trong ý tưởng về sáng tạo và nhất là ý tưởng nhập thể. Nhưng cần phải nhiều trang dài mới chứng minh được những hệ quả này.
Điều trổi vượt nơi Chị thánh chính là Chị lấy mất đi đặc tính hung dữ khỏi những hình phạt Luyện ngục giống như thánh Catêrin Gêne, Chị suy nghĩ lại những hình phạt đó trong tình yêu. Kỳ thực, tất cả các linh hồn ở Luyện ngục đang ở trong con đường có đời sống thần bí cao nhất, ở giữa những thử thách. Lửa của Luyện ngục là thứ lửa vui mừng, lửa của hỏa ngục là lửa của đau khổ.
Tình yêu (của Chúa) bao bọc chúng ta luôn luôn, do thái độ của chúng ta đối với tình yêu, chúng ta biến đổi tình yêu thành lửa hay thành ánh sáng. Các linh hồn ở Luyện tội tất nhiên là những nhà chiêm niệm, thu được một kinh nghiệm về Đêm tối, giống như các nhà thần bí lớn đã có kinh nghiệm đó, và ngay cả Đức Trinh Nữ Maria cũng có kinh nghiệm đó dầu Ngài không phạm tội nào. Khác với các nhà thần bí lớn nhất ở trên mặt đất còn đang trong cuộc chiến đấu và thấp thỏm về số phận cuối cùng của mình, các linh hồn ở Luyện ngục không còn thấp thỏm nữa vì đang ở trong “cánh tay của Thiên Chúa”. Những linh hồn đó đi đạo giữa “những ngọn lửa” như những đứa trẻ của tình yêu trong lò lửa. Và nếu sự chờ đợi được giải thoát (khỏi Luyện tội) là nỗi đau khổ cho các linh hồn thì sự chờ đợi càng ngày càng tăng thêm, ơn giải thoát càng ngày càng gần hơn (như kinh nghiệm một tù nhân chiến tranh của tôi cho tôi tin tưởng như vậy), vả lại, các linh hồn có một bảo đảm tuyệt đối chắc chắn là được sống đời đời và ở trên triền núi tốt đẹp. Các linh hồn không còn biết đến điều mà Đức Hồng Y Newman gọi là “tiếng đập rộn rịp” (the busy beat of time) trong bài thơ The Dream of Gerontius nói về Luyện ngục. Được giải thoát khỏi cái vỏ bọc sinh học và những nghĩa vụ xã hội, cả những chăm sóc thuộc bổn phận, các linh hồn hoàn toàn thuộc về Chúa, tất cả trong Chúa, tất cả cho Chúa. Rất có lý mà nghĩ rằng các linh hồn không còn muốn kỳ hạn được rút bớt vì các linh hồn chìm đắm trong tình yêu của Thánh ý Thiên Chúa. Thánh Catêrin Gênes (mà thánh Têrêxa không biết, nhưng Têrêxa nhận biết được mình trong ngài) nói rằng các linh hồn trong Luyện ngục ở trong tình trạng vui vẻ giữa những đau khổ của mình nếu họ quên mình đi và không tự dày vò mình bằng sự hối tiếc vô bổ vì bỏ qua đời sống thánh khi ở trần gian. Cũng thế, đúng như thánh Têrêxa suy nghĩ, ở trong hình phạt thanh tẩy, luyện ngục là tình trạng trung gian có một tầng chiều dày bình an và thanh thản. Và đối với chúng tôi là những “người nghèo tội lỗi”, không có hy vọng chút nào được nhận ngay vào thiên đàng hưởng Nhan Chúa, thì Luyện ngục là một niềm vui mừng vì biết được nơi Luyện ngục có cái điều mà tôi gọi là phát triển tinh ròng, chúng tôi sẽ ở trong tình trạng của một tình yêu thuần túy và được giải thoát khỏi ưu sầu. (Xin xem nguyên văn, Jean Guitton, Le génie de Thérèse de Lisieux, Edt Emmanuel, Paris 1995, Le Pourgatoire, lieu d'amour, trang 61-68).
(Bài của cụ Jean Guitton, LM Fx Nguyễn hùng Oánh dịch)
(Theo Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Cụ Jean Guitton)
“Nếu tôi vào Luyện ngục, tôi rất bằng lòng. Tôi sẽ làm như ba trẻ Do thái ở trong lò lửa, tôi vừa đi dạo trong lửa cháy vừa hát thánh ca của Tình yêu” (Têrêsa HàidồngGiêsu, Derniers).
"Nếu tôi biết Thiên Chúa dịu hiền biết bao với tôi" (idem)
“Đối với người bé nhỏ, phán xét sẽ rất dịu hiền” (idem).
Luận đề “một số ít được rỗi linh hồn”, thuyết tiền định của Jansenius, chủ thuyết vô hành (quiétisme: chủ trương sự toàn thiện cốt tại tình yêu của Thiên Chúa, không cần có hoạt động cộng tác của linh hồn) là những nhánh cây phát xuất từ cùng một gốc. Vì một số rất ít được may mắn cứu độ thì quả là tôi bị lỗ mất rồi.
Thuyết tiền định cho tôi ý tưởng ai được chọn là do một sắc lệnh thần linh không để ý tới các công trạng có thể cho phép tôi hy vọng rằng tôi có một chỗ giữa những kẻ được chọn do tiền định từ trước không ? Và nếu ở trong miền những người bị sa hỏa ngục thì thật hỡi ôi cho số phận của tôi. Thuyết “vô hành”, tôi cũng có thể dâng cho Chúa những dấu hiệu “dửng dưng” và “tình yêu thuần túy”.
Nơi thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, tất cả những hình ảnh này ít nhiều là bệnh tâm thần bị thánh nữ chăt hết tận gốc rễ. Thánh nữ nghĩ rằng đối với người có thiện tâm, phán xét sẽ êm dịu. Chị thánh nói theo ngôn ngữ của mình câu nói của các thiên thần: Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Chị thánh không săn sóc được những người sa hỏa ngục, nhưng thái độ của Chị trong trường hợp tử tội Pranzini ngay khi xét số phận bên ngoài, anh ta bị phạt đời đời vì tội lỗi của anh ta nhưng phút cuối cùng có thể thay đổi hoàn toàn.
Kẻ viết tập này xin nói rõ: Pranzini can tội giết ba mạng người, anh bị tòa kêu án tử hình. Nơi anh ta không có một dấu hiệu gì ân hận, thống hối. Têrêxa cầu nguyện cho anh ta ăn năn trở lại và xin Chúa cho một dấu hiệu chứng tỏ lòng thống hối của anh ta. Bị đưa ra pháp trường, anh ta từ chối nói chuyện với linh mục, nhưng giây phút cuối cùng khi anh ta bị trói trên tấm ván, anh ta đã xin linh mục đứng kề bên cho anh hôn thánh giá ba lần.
Vậy, đối với một người bị sa hỏa ngục rõ ràng như vậy, linh hồn của một đứa trẻ đã thành công trong việc giúp người đó vượt qua sự chết đến sự sống trong một tích tắc. Têrêxa nghĩ rằng tất cả các linh hồn đều làm được như vậy. Một phép lạ bao giờ cũng chỉ là một cái nhìn tặng cho tâm hồn con người do hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa (hoạt động sáng tạo không ngừng dầu ta không thấy). Cũng vậy, phép lạ Chúa làm nhờ lời cầu nguyện của Têrêxa cho tội nhân bị án tử hình là một ánh sáng lóe ra cho Têrêxa để Chị nhận ra hoạt động phổ quát của ơn cứu độ.
Kinh nguyện biến lời cầu nguyện thành sức mạnh (vì tương quan nhân quả giữa lễ hy sinh khiêm nhường của Chị thánh đền thay cho tên tử tội cứng lòng và sự thống hối bất ngờ thấy được) có một tầm quan trọng căn bản trong các suy nghĩ của Chị thánh. Rất hiếm khi chúng ta có thể đạt được trọn vẹn lời hứa long trọng, được nhắc lại bảy lần trong bài diễn từ sau Tiệc ly: Anh em xin Cha Thầy điều gì nhân danh thầy, thầy sẽ ban cho (Gioan 16,23). Tuy nhiên, lời hứa này là một định luật của thế giới vô hình.
Thánh Têrêxa không làm hỏa ngục trống trơn. Chị thánh không chối bỏ sự khả thể ghê tởm của hình phạt hỏa ngục. Nhưng Chị thánh đã nghiệm thấy mầu nhiệm Các Thánh Thông Công trên một điểm trong một giây lát duy nhất.
Nhưng nếu thánh nữ không thất vọng việc cứu độ một tội nhân lớn thì làm sao không tin được việc cứu độ những người thiện chí mà thánh nữ gọi là những linh hồn bé nhỏ. Theo tư tưởng truyền thống thì không ai biết được mình đáng được thương hay ghét, thánh nữ thay thế (chứ không từ chối điều đó) một cái nhìn rất bảo đảm và rất thật khi nói: Không có ai biết mình là công chính hay tội nhân, nhưng Chúa Giêsu ban ơn cho ta thấy tận đáy lòng ta rằng chúng ta mến cái chết hơn là xúc phạm đến Chúa. Ngày kia, nơi Dòng nữ tu thánh Biển Đức, người ta đã nghe Chị thánh nói câu đầy nữ tính này: Nếu tôi là Đức Chúa Trời, tôi tin rằng tôi sẽ cứu rỗi tất cả (những em bé chết chưa chịu phép Thánh tẩy).
Bây giờ, tư tưởng nào của Chị thánh bị lung lay khi nói về sự bất cân bằng trong việc phân phát các ân sủng, ân huệ nghĩa là ân sủng ban cho người này nhiều, kẻ kia ít ?
Chỉ cần suy nghĩ về lịch sử các tâm hồn, về đời sống Giáo hội, những người thân cận của mình cũng nhận ra được (những điều Tin Mừng đã loan báo) Thiên Chúa là chủ các ân huệ, ân sủng của Ngài và Ngài ban cho người này nhiều hơn người khác. Đó là một mầu nhiệm, mầu nhiệm thần linh về sự không cân bằng trong việc phân phát ân huệ vô cùng. Thật vậy, yêu sách của những thợ làm việc bắt đầu từ giờ thứ nhất bị bác bỏ, phân biệt rõ: nơi Thiên Chúa đức công bằng như là một bổn phận và sự đại lượng là quy luật của Ngài. Thiên Chúa, sau khi xét xử công bằng, Ngài còn có thể sử dụng phương thế khác hay hơn.
Nhưng trong phương thế hay hơn, tôi không biết có cái gì làm tổn thương tới tình yêu. Người ta có thể không ghen tức một người anh một mình nhận lấy hết gia tài. Tuy nhiên, tình ruột thịt anh em làm sao hàn gắn được khi tài sản của cha mẹ không được chia sòng phẳng với nhau ?
Một triết gia Kitô giáo thế kỷ 19, Jules Lequier, đã biến suy tư vấn đề này thành trục trung tâm của tư tưởng ông. Một trong các tác phẩm sâu xa nhất của ông gọi là Abel và Abel (Abel anh(Cain nhận được ít ơn, Abel em nhận được nhiều ơn, người viết tập này thêm vào như vậy), ông chứng minh rằng hình như người nhận ít, thực tế ra đã nhận nhiều, vì “Thiên Chúa ban cho kẻ Ngài từ chối các ơn sủng phong phú hơn là cho kẻ Ngài chấp nhận” (Dieu fait avec ce qu'il refuse des dons plus riches qu' il n'en fait avec ce qu’ il donne). Đến nỗi giữa Abel đã nhận di sản và Abel đã không nhận di sản, họ tạo ra một cuộc thi đua về tình yêu và người này an ủi người kia.
Đối với tôi hình như cái nhìn sâu thẳm này có trong nhiều tư tưởng của thánh Têrêxa nói chung, nói riêng thì trong tư tưởng này (tế nhị bên ngoài thôi) nói về Đức Trinh Nữ Maria: “Mẹ có tất cả mà Mẹ lại thiếu vô cùng vì Mẹ không có bà mẹ ở trên trời để yêu mến”.
“Ôi Đức Maria, nếu con là Nữ Vương trên trời và nếu Mẹ là Têrêxa thì con muốn là Têrêxa để cho Mẹ là Nữ Vương trên trời” (tại vì con có Mẹ là Mẹ, còn Mẹ thì không có ai khác nữa làm mẹ của Mẹ, người viết thêm vào).
Người ta biết rằng Chị thánh viết câu này ba tuần trước khi chết và tôi sẽ bình phẩm sau đây.
Những ai thấu hiểu câu này chắc sẽ yêu mến điều kiện dưới trần của Chị thánh. Ở đây, chúng tôi còn tìm thấy ý tưởng của Chị Têrêxa (rất mới trong lịch sử tình cảm tôn giáo ở Tây phương) bất kể tấm thân mỏng manh, dễ bể của Chị, hoàn cảnh chết, đời sống đức tin đáng ao ước không cho phép viết như thế.
Nghĩ kỹ, điều đo là một tư tưởng thuộc loại này chứa trong ý tưởng về sáng tạo và nhất là ý tưởng nhập thể. Nhưng cần phải nhiều trang dài mới chứng minh được những hệ quả này.
Điều trổi vượt nơi Chị thánh chính là Chị lấy mất đi đặc tính hung dữ khỏi những hình phạt Luyện ngục giống như thánh Catêrin Gêne, Chị suy nghĩ lại những hình phạt đó trong tình yêu. Kỳ thực, tất cả các linh hồn ở Luyện ngục đang ở trong con đường có đời sống thần bí cao nhất, ở giữa những thử thách. Lửa của Luyện ngục là thứ lửa vui mừng, lửa của hỏa ngục là lửa của đau khổ.
Tình yêu (của Chúa) bao bọc chúng ta luôn luôn, do thái độ của chúng ta đối với tình yêu, chúng ta biến đổi tình yêu thành lửa hay thành ánh sáng. Các linh hồn ở Luyện tội tất nhiên là những nhà chiêm niệm, thu được một kinh nghiệm về Đêm tối, giống như các nhà thần bí lớn đã có kinh nghiệm đó, và ngay cả Đức Trinh Nữ Maria cũng có kinh nghiệm đó dầu Ngài không phạm tội nào. Khác với các nhà thần bí lớn nhất ở trên mặt đất còn đang trong cuộc chiến đấu và thấp thỏm về số phận cuối cùng của mình, các linh hồn ở Luyện ngục không còn thấp thỏm nữa vì đang ở trong “cánh tay của Thiên Chúa”. Những linh hồn đó đi đạo giữa “những ngọn lửa” như những đứa trẻ của tình yêu trong lò lửa. Và nếu sự chờ đợi được giải thoát (khỏi Luyện tội) là nỗi đau khổ cho các linh hồn thì sự chờ đợi càng ngày càng tăng thêm, ơn giải thoát càng ngày càng gần hơn (như kinh nghiệm một tù nhân chiến tranh của tôi cho tôi tin tưởng như vậy), vả lại, các linh hồn có một bảo đảm tuyệt đối chắc chắn là được sống đời đời và ở trên triền núi tốt đẹp. Các linh hồn không còn biết đến điều mà Đức Hồng Y Newman gọi là “tiếng đập rộn rịp” (the busy beat of time) trong bài thơ The Dream of Gerontius nói về Luyện ngục. Được giải thoát khỏi cái vỏ bọc sinh học và những nghĩa vụ xã hội, cả những chăm sóc thuộc bổn phận, các linh hồn hoàn toàn thuộc về Chúa, tất cả trong Chúa, tất cả cho Chúa. Rất có lý mà nghĩ rằng các linh hồn không còn muốn kỳ hạn được rút bớt vì các linh hồn chìm đắm trong tình yêu của Thánh ý Thiên Chúa. Thánh Catêrin Gênes (mà thánh Têrêxa không biết, nhưng Têrêxa nhận biết được mình trong ngài) nói rằng các linh hồn trong Luyện ngục ở trong tình trạng vui vẻ giữa những đau khổ của mình nếu họ quên mình đi và không tự dày vò mình bằng sự hối tiếc vô bổ vì bỏ qua đời sống thánh khi ở trần gian. Cũng thế, đúng như thánh Têrêxa suy nghĩ, ở trong hình phạt thanh tẩy, luyện ngục là tình trạng trung gian có một tầng chiều dày bình an và thanh thản. Và đối với chúng tôi là những “người nghèo tội lỗi”, không có hy vọng chút nào được nhận ngay vào thiên đàng hưởng Nhan Chúa, thì Luyện ngục là một niềm vui mừng vì biết được nơi Luyện ngục có cái điều mà tôi gọi là phát triển tinh ròng, chúng tôi sẽ ở trong tình trạng của một tình yêu thuần túy và được giải thoát khỏi ưu sầu. (Xin xem nguyên văn, Jean Guitton, Le génie de Thérèse de Lisieux, Edt Emmanuel, Paris 1995, Le Pourgatoire, lieu d'amour, trang 61-68).
(Bài của cụ Jean Guitton, LM Fx Nguyễn hùng Oánh dịch)
Chuỗi Mân Côi Trong Đời Sống Chiêm Niệm: Phần VI: Ý Nghĩa Cuộc Đời Trong Chuỗi Hạt Mân Côi
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương
12:11 29/10/2008
CHUỖI MÂN CÔI TRONG ĐỜI SỐNG CHIÊM NIỆM
Việc lần hạt Mân Côi cuối cùng sẽ đưa ta đến chỗ đem chính mầu nhiệm cứu chuộc lồng vào đời sống thực của chúng ta, và đem đời sống ta tháp vào mầu nhiệm cứu chuộc nhờ sự trung gian của Đức Mẹ. Ta đặt tất cả vào trong tay Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ điểm tô bằng chính nhân đức và tình yêu của Trái Tim Đức Mẹ trước khi dâng lên Thiên Chúa. Và nhờ đó, Đức Mẹ ban xuống cho ta, cho Hội Thánh, cho nhân loại muôn vàn ơn phúc về mọi phương diện. Bức tượng Nữ Vương Hoà Bình, Đức Mẹ tay nâng một quả địa cầu có cắm cây Thánh Giá, đưa ngang tầm ngực, ngước mắt lên trời, nguyện cầu trong im lặng. Quả cầu ấy, theo chính lời giải thích của chính Thánh nữ Catherine Labouré là tượng trưng cho mỗi tâm hồn trong Hội Thánh và cả nhân loại được Đức Mẹ nâng lên ngang ngực như lồng vào Trái Tim Mẹ, như muốn đùm bọc cưu mang cả đất trời trong tình yêu của mình để đem lại cho tất cả một ý nghĩa cao sâu mà đằm thắm, hiền dịu tuyệt vời.
Ta có thể thấy rõ ý nghĩa ấy khi xét tất cả mọi sự dưới một khía cạnh quan trọng và cơ bản của trần gian này: thời gian tính. Thời gian tính đó là chiều kích làm cho cuộc đời này có một cái gì như mong manh tạm bợ, thậm chí có triết gia coi là hư ảo.
Lý trí cũng như cảm tình của bao triết gia, văn nhân nghệ sĩ cũng như của tất cả mọi người đều ưu tư khắc khoải trước dòng thời gian biền biệt trôi đi như lôi cuốn tất cả vào vực thẳm của hư vô. Ai trong chúng ta lại không có bâng khuâng nhớ nhung hay hối tiếc về quá khứ? Hay hồi hộp lo sợ, khát khao, nôn nóng chờ tương lai? Hay là chán chường hoặc đam mê bám víu vào hiện tại?
Sâu xa hơn nữa là những suy tư có tính cách hữu thể học. Quá khứ nay không còn nữa, vậy nó ở đâu? Phải chăng mọi sự đã qua là đã hoàn toàn bị hư vô hoá? Lòng trung nghĩa của Nhạc Phi, Nguyễn Trãi, chẳng lẽ lại là hư vô? Nhưng nếu còn thì ở đâu? Và tương lai? Lúc chưa có thì chẳng lẽ lại không là gì cả? Vì từ không làm sao ta có được? Mà nếu có thì ở đâu? Còn hiện tại thì chẳng qua là một chớp mắt chuồi từ cái chưa có (hay không có) của tương lai để rồi lại rơi vào cái không còn nữa của quá khứ. Thành ra phải chăng hiện tại có mà cũng như không? Tóm lại phải chăng tất cả chỉ là hư vô?
Thời gian như mạch nước ngầm, làm xói mòn sụp đổ tất cả, lôi cuốn vào hố thẳm của hư vô. Mọi sự vì vậy như chợt có chợt không, chẳng khác gì ảo ảnh.
Đó là cái nhìn tự nhiên, suy nghĩ tự nhiên của lý trí con người và cảm xúc tự nhiên của tình cảm con người. Thế nhưng lấy ánh sáng toả ra từ 15 sự VUI-THƯƠNG-MỪNG là 3 chu kỳ dọi lên 3 nhịp: hiện tại, quá khứ và tương lai, rồi đem lồng vào 3 nhân đức Tin-Cậy-Mến ta sẽ thấy Mầu nhiệm cứu độ chính là cái chìa khoá thần diệu giúp ta giải mở được cái kỳ bí của thời gian mà trí tuệ, tình cảm tự nhiên của con người như hoàn toàn bất lực. Mầu nhiệm cứu độ với 3 chu kỳ: VUI-THƯƠNG-MỪNG; thời gian với 3 nhịp: quá khứ, hiện tại, tương lai; tâm hồn tín hữu với 3 nhân đức: Tin-Cậy-Mến. Đó là thực tại, mỗi thực tại có 3 nhịp, như lồng vào nhau trong một thể liên hoàn, nhuần nhuyễn, kết hợp, tương nhập, tạo thành một cảnh vực của tâm linh, đem lại cho nhân sinh và vũ trụ cái ý nghĩa đích thực và sâu xa cao quý của nó.
1. HIỆN TẠI-VUI-TIN
Hiện tại đôi khi thật êm đềm, dường như không có vấn đề, nhưng nhiều khi lại khiến ta hoặc say mê cuồng nghiệt hoặc ngược lại muốn chạy trốn vì thấy ê chề mệt mỏi hay vì phải đối diện với những chọn lựa gay go. Nhưng mỗi giây phút hiện tại đều ngầm mang theo một lời mời gọi của Thiên Chúa, trước những vấn đề lớn nhỏ khác nhau, đặt ra trước sự chọn lựa giữa chối từ hay chấp nhận trong đức tin.
Mỗi chọn lựa trong hiện tại đều có ảnh hưởng quyết liệt trong tương lai (và cả trên quá khứ nữa). Có thể nói mỗi giây phút hiện tại là một cuộc truyền tin, mang lại ý Chúa mời gọi ta, nên ta phải biết lấy ánh sáng của 5 sự Vui hoặc lấy tâm tình và thái độ của Đức Mẹ đón nhận những gì xảy đến, cả những điều bề ngoài có vẻ không may mắn cũng thuận tình “xin vâng”. Bởi vì ta biết rằng trong căn bản, mọi sự xảy đến với ta đều hàm chứa ý Chúa nhiệm mầu. Mà ý Chúa bao giờ cũng tốt lành, là ân sủng phát xuất từ tình yêu sáng tạo và cứu độ. Vì với những ai yêu mến Thiên Chúa, thì Người đồng công cộng tác, biến mọi sự nên lành (Rm 8,28). Do đó, giờ nào, ngày nào, tháng nào, năm nào, thời đại nào thì “khi này” – giây phút hiện tại – cũng là ân sủng và việc gì xảy đến cho ta, cho nhân loại, cho vũ trụ cũng nằm trong kế độ tình yêu sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế Hội Thánh vẫn thường gọi tên các năm là năm “ân sủng”: năm ân sủng 1970, 1980, 1990…
2. QUÁ KHỨ-THƯƠNG-MẾN
Cái “khi nay” của giây phút hiện tại sẽ qua đi, làm cho ta tiếc nuối là vì do lòng tiếc nuối, bám víu, không muốn cho thời gian cướp đi chôn vào mồ quá khứ. Đó là chuyện thường tình. Thế nhưng, là Kitô hữu, ta sẽ nhớ đến tâm tình và thái độ của Đức Mẹ khi đứng dưới chân Thánh Giá. Bao nhiêu kỷ niệm êm đềm: Belem, Nazarét, 30 năm sống an vui ấm cúng tình Mẹ Con, tất cả giờ đây như bị xoá nhoà với cuộc tử nạn và táng xác. Quá khứ là nấm mồ chôn tất cả. Với một lòng mến thiết tha, ta kết hợp với Chúa và Đức Mẹ trên đường Thánh Giá trong 5 sự Thương, để cùng hiến dâng mọi sự lên Chúa Cha. Ta có níu kéo, bám giữ thì thời gian cũng cướp mất nhưng nếu ta hiến dâng, từ bỏ thì tất cả (kể cả tội lỗi) lại có thể biến thành của lễ, hiến dâng lên thờ phượng Chúa. Tất cả sẽ được tích trữ vào kho lẫm muôn đời sau khi được thanh lọc nhờ giá máu Chúa Giêsu và nước mắt của Đức Mẹ.
Nước mắt, mồ hôi và máu của con người đổ ra được hoà nhập với nước mắt, mồ hôi và máu của Con Chiên, sẽ trở nên mạch nước rửa sạch và nuôi dưỡng. Quá khứ là kho lẫm chuẩn bị cho tương lai, cái tương lai trần thế này và chính cái tương lai tuyệt đối mai sau.
3. TƯƠNG LAI-MỪNG-CẬY
Với chuỗi hạt Mân Côi, tương lai không còn là cái gì bấp bênh đe doạ, mà là con đường để hướng về, dẫn tới tương lai tuyệt đối, là Nước Trời vĩnh cửu, được phác hoạ tiên báo, dọn sẵn và bảo đảm qua 5 sự Mừng với hình ảnh Đức Mẹ vinh hiển. Trên bước đường tương lai ấy, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống để soi đường, mở lối cho những tâm hồn biết mở rộng, biết hướng về ngày mai trong đức cậy.
“Hãy vững lòng, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
“Thầy sẽ gửi Đấng an ủi đến cho các con” (Ga 16,7).
Nghĩa là Thầy sẽ gửi Thánh Thần đến dẫn dắt các con, đưa các con thuận buồm xuôi gió, đến bến bình an phúc lạc, mặc cho biển trần gian phong ba bão táp đến đâu.
Được lồng vào Mầu nhiệm cứu độ thời gian không còn là cái gì lơ lửng, chảy xuôi, đổ rơi vào vực thẳm hư vô, nhưng đã trở nên như một dải lụa mà từ muôn đời đã phát xuất từ Thiên Chúa hằng hữu, để cho ta thêu hoa dệt gấm từng giây phút, đón nhận trong tin cậy mến và rồi sau đó được cuốn lại đem vào kho lẫm muôn đời.
Thời gian chỉ là cái khung cửi Chúa lập ra để cho ta thêu dệt tấm lụa đời của ta theo những điều chỉ dẫn của Thiên Chúa, dưới sự dạy dỗ của Đức Mẹ. Mỗi giây phút là một mũi kim đường chỉ, tạo nên những hoa văn tuyệt diệu mà ngày chung thẩm sẽ được dàn trải ra dưới ánh sáng của mặt trời vĩnh cửu là chính Con Thiên Chúa. Và tấm lụa đời ta dệt nên sẽ là tấm áo cưới được bàn tay Đức Mẹ khoác lên linh hồn ta, trước khi Ngài dẫn ta vào dự tiệc liên hoan.
Cuộc đời của ta dù có vẻ tầm thường hay hẩm hiu gian khổ đến đâu đi nữa, nếu ta biết thông dự vào mầu nhiệm cứu độ được rút gọn nơi chuỗi hạt Mân Côi, nó sẽ như một vườn ươm để Thiên Chúa gieo vãi, là nơi là nơi mà hạt lúa đang hẩm nát đi để tiến tới mùa gặt huy hoàng. Ta cũng có thể ví cuộc đời như một cuộc hành hương, trẩy hội tiến về Thành thánh Giêrusalem muôn thuở. Lời kinh Kính Mừng khác nào như một khúc hành ca theo nhịp bước ta đi, dưới sự dìu dắt và phù trợ của Đức Mẹ. Khúc hành ca ấy căn bản là lời tán tạ của Đức Mẹ trong bài Magnificat khi Đức Mẹ còn mang Chúa Giêsu trong lòng băng tuyết của Ngài, cũng như Hội Thánh mang chứa tất cả con cái dân Chúa trong lòng để sinh ra trong Nước Trời muôn thuở, nơi cõi sống thực muôn đời.
Như vậy, ngoại trừ tội lỗi, tất cả sẽ được bao hàm, phục hồi, thâu gọn trong Đức Kitô (récapituler) qua bàn tay thâu lượm chắt chiu của Đức Mẹ. Từ một nụ hoa chớm nở, cho đến một con chim non, một con bê, một em bé chào đời, cho đến nền văn hoá khai sinh ló dạng. Không một sự sinh thành nào trong bình diện tốt đẹp của nó, mà không phảng phất hình bóng Hài Nhi sinh ra chào đời trong máng cỏ, dưới cái nhìn trìu mến tôn kính của Đức Mẹ; từ một con sâu bị chà đạp (Tv 21 có gợi lên hình ảnh con sâu bị chà đạp), đến những vụ án oan khiên qua tai nạn giai thông, những cuộc chiến tranh tàn khốc… cho đến những sự tiêu vong của các triều đại, của các nền văn hoá, không một cực nhọc, vất vả, tủi nhục, tan vỡ nào mà không in nét đau thương của Đấng chịu khổ hình Thập giá trên Núi Sọ và của Mẹ Ngài cùng đứng san chia uống cạn chén đắng trong chiều thứ sáu Tử nạn. Và cuối cùng, từ một niềm vui của một em bé làm đúng bài toán cộng, đến những thành tựu văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội trong những yếu tố tích cực của chúng, không một thành công nào, hay một thắng lợi công chính nào mà không được chiếu rạng trong sự rực rỡ huy hoàng của hình ảnh Đức Mẹ lên trời vinh hiển. Vả chăng những thành đạt ấy chỉ có ý nghĩa nếu được xây dựng trên mầu nhiệm Đức Mẹ lên trời, bằng không thì dù huy hoàng rực rỡ mấy cũng chẳng khác gì các tia chớp loé lên rồi vụt tắt trong đêm dày của vũ trụ hỗn mang theo quy luật sinh trụ dị diệt của muôn loài thụ tạo.
Thêm vào đó là hình ảnh Đức Nữ Vô Nhiễm trinh tuyết vẹn tuyền khác nào như đoá hoa sen vươn lên khỏi bùn nhơ tội lỗi của trần gian, trong đó có chính lòng ta còn hoen ố bụi trần, làm cho ta có nơi ngước mắt trông lên, để dần dần chúng ta cũng đượm màu trắng vô ngần và hương thơm ngào ngạt thoát khỏi ô uế, bùn lầy hôi tanh của thế tục cũng như chính lòng ta.
Hai tín điều mà Hội Thánh đã công bố: Vô Nhiễm và Mông Triệu quả là hợp thời như liều thuốc hồi sinh đem lại hy vọng cho một thế giới bên ngoài có vẻ hào nhoáng phồn vinh, nhưng bên trong thì thối tha mục rữa, hầu như tuyệt vọng không lối thoát. Hội Thánh như nêu cao lá cờ hy vọng, kêu gọi nhân loại tin tưởng vươn lên với niềm vui chiến thắng. Chẳng những Ngôi Hai làm người đã thoát khỏi nanh vuốt của nó mà một người phụ nữ thuần tuý như bất cứ con người nào trong hàng ngũ Ađam Eva, cũng đã thoát khỏi xiềng xích của nó là tội lỗi, nhờ ơn Vô Nhiễm; và thoát khỏi đau khổ chết chóc với ơn Mông Triệu.
Chuỗi hạt Mân Côi chỉ là nhắc lại mạc khải của Thiên Chúa, vén màn lên cho ta thấy ý nhiệm của tình yêu sáng tạo và cứu chuộc để ta biết rằng, xuyên qua vui buồn, sướng khổ, vinh nhục, thăng trầm của thế sự nhân tình, xuyên qua tiến hoá của vũ trụ, thực tại căn bản là Nước Trời đang được kiến tạo. Qua sự thuận tình của đón nhận của Đức Maria và được sự truyền tiếp của Hội Thánh, Ngôi Hai Thiên Chúa đã mang lấy nhục thể trở nên bào thai trong lòng Đức Mẹ cũng như trở nên của ăn nuôi sống trong Bí Tích Thánh Thể. Ngôi Hai đã ngụp lặn cùng đáy sâu của nhân loại là vũ trụ. Ngài đã dùng cây Thánh Giá kéo tất cả xoay ngược lại cái chiều xuống dốc do tội nguyên tổ gây ra, chuyển hướng kéo lên, đưa trở về trong lòng Thiên Chúa Cha từ ái, với sự hiệp thông của Thánh Thần và sự cộng tác của Đức Mẹ và tất cả những ai được chọn làm con Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, Đức Kitô thực hiện kế đồ phục hồi tất cả mọi sự trong chính mình Ngài là tảng đá góc tường của đền thờ Thiên Chúa là Hội Thánh. Cuối cùng vũ trụ sẽ được đi vào vinh hiển trong ngày mà Đức Kitô sẽ đặt mọi sự trong Thiên Chúa Cha từ ái.
Chúng ta sẽ thấy rằng cõi đời này là một cuộc xuất hành của dân Chúa, từng đội ngũ nối tiếp nhau vượt qua Biển Đỏ nhờ phép Rửa, đi qua sa mạc là trần gian để tiến vào Đất Hứa là Nước Trời. Trong đoàn hành hương, thay vì hòm bia Thiên Chúa chứa đựng manna, thì có bí tích Thánh Thể cùng đi, kèm theo hai ca đoàn: một bên là giờ kinh Phụng Vụ với 150 thánh vịnh, một bên là kinh Mân Côi với 150 kinh Kính Mừng. Hai ca đoàn ấy chủ yếu hợp lòng cùng Đức Mẹ dâng lên lời tán tạ Thiên Chúa qua bài tán tụng “Magnificat” trong giờ kinh Phụng Vụ ban chiều và đó cũng còn có thể xem là đường chỉ xuyên qua 150 hạt chuỗi kinh Mân Côi.
150 thánh vịnh là do Chúa Thánh Thần khởi hứng. Chuỗi hạt Mân Côi là do Đức Mẹ truyền ban. Cả hai hoà lại trong bài Magnificat, kết hợp với thánh lễ tạ ơn, mà dân riêng Chúa hằng ngày không ngớt dâng lên trước toà Thiên Chúa, chu toàn nhiệm vụ cốt yếu của thụ tạo đối với Đấng tạo dựng muôn trùng chí thánh, mà cũng là Chúa Cha vô cùng từ ái muôn đời đầy lòng thương xót; thờ lạy, cảm tạ, đền bồi, cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, để phá sạch tội phản loạn kiêu căng bạc tình của nguyên tổ. Nhờ đó mà mọi sự được tái lập trong trật tự hài hoà của ban nhạc tình yêu, xuất phát từ mầu nhiệm Ba Ngôi muôn đời dìu dắt bản thể. Nhờ bàn tay của Đức Mẹ nâng lên gần tầm Trái Tim Tân Khổ vẹn sạch, tất cả như một ống thu lôi đón hứng lấy lửa diêm sinh mà lẽ ra Thiên Chúa đã trút đổ xuống thành Sôđôma khổng lồ này là thế gian đang ngụp lặn trong hố sâu tội lỗi tràn ngập quá đầu…
Lần hạt Mân Côi là dám dấn thân vào đoàn quân chí nguyện của chiến dịch tình yêu, do Đức Mẹ là Nữ Vương trời đất hiệu triệu. Mẹ gọi chúng ta thưa “có con đây” và can trường tiến lên con đường hẹp của Thánh Giá là con đường dẫn vào Đất Hứa muôn đời vinh hiển, nơi mà hiện nay Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã đi vào, dọn chỗ cho ta, đến ngày cánh chung Chúa trở lại đón ta vào dự tiệc cưới Con Chiên hoan lạc muôn đời. Amen.
PHẦN VIII: MỘT VÍ DỤ GỢI Ý VỀ CÁCH NGẮM MỘT MẦU NHIỆM TRONG CHUỖI HẠT MÂN CÔI
Trong phần này, xin gợi ý một cách ngắm các mầu nhiệm để áp dụng.
Trước hết xin lưu ý rằng: trong việc chiêm niệm, điều quan trọng không phải là biết nhiều chuyện, nhưng là cảm mến Thiên Chúa cách sâu sắc. Việc rảo qua các hình ảnh này đến tâm tình kia một cách hời hợt không làm ta thoả lòng bằng việc đắm chìm trong một hình ảnh, một tâm tình có sức giúp ta cảm nhận và sống tình yêu Thiên Chúa. Chỉ cần một khía cạnh nào đó thôi. Có lẽ chỉ cần lấy một điều ấy làm trọng tâm cho đời sống tâm linh của mình cũng đủ.
Ví dụ: Suốt cuộc đời, Đức hồng y Bérulle, hình như giờ nguyện ngắm nào cũng chỉ có việc thờ lạy Ngôi Hai ngự trong lòng Trinh nữ Maria.
Pascal, có thể là suốt đời chỉ chiêm niệm Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Cây Dầu.
Gabriel Adolorata suốt đời như kết hợp với Trái Tim tân khổ của Đức Mẹ đứng dưới chân Thập Giá.
Magaritta à la Coque suốt đời thờ lạy Thánh Tâm Chúa bị lưỡi đòng đâm thâu qua.
Têrêsa Hài Đồng, hình như cuối đời thờ lạy Thánh nhan Chúa bị bầm nát.
Triết gia Bergson có lẽ đã luôn chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Mẹ vinh hiển lên trời.
Bernadette ở Lộ Đức hình như luôn chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Mẹ khi hiện ra, chắp hai tay ngang ngực, ngước mắt lên trời mà tự xưng: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Thánh Antôn Pađua có lẽ lúc nào cũng mang hình ảnh Chúa Hài Đồng trong tâm tưởng.
Charles de Foucauld cuối đời dường như luôn thông phần tham dự vào niềm vui vô tận của Chúa Giêsu Phục Sinh.
Nữ tu Génévilève Thánh Nhan, chị của Têrêsa Hài Đồng, sáng nào cũng sống cái tâm tư hoan lạc của Maria Magđala được Chúa Phục Sinh tỏ mình ra trong vườn, cạnh mồ thánh vào buổi sáng Chúa nhật Phục Sinh đầu tiên.
Cũng được biết, có một tín hữu, hầu như luôn luôn sống tâm tình của hai môn đệ Emmaus, vì như luôn có Chúa Giêsu Phục Sinh đồng hành trên mọi nẻo đường đời, nhất là vào hoàng hôn của mỗi ngày Chúa nhật…
Sau đây xin gợi ra một số ý nghĩ, cảm tình, có thể dùng khi chiêm niệm Mầu nhiệm thứ nhất trong năm sự Vui. Hy vọng những gợi ý đơn sơ này sẽ cho thấy được phần nào sự phong phú vô tận của việc lần hạt Mân Côi, với thái độ chiêm niệm, có nhiều điều gợi ý, nhưng như vừa nói thực ra mỗi người chỉ cần một điều nào đó thích hợp là đủ. Vậy lúc chiêm ngắm mầu nhiệm truyền tin, ta có thể chọn một trong những gợi ý sau đây:
1. Đồng hoá với vũ trụ, với nhân loại, như quy tụ lại trong lòng Đức Mẹ, khao khát chờ mong sự viếng thăm và ngự xuống của Thiên Chúa Ngôi Hai, như quả phụ vọng phu đứng chờ chồng. Thật vậy, cả vũ trụ có thể ví như người nữ vọng phu vắng bóng lang quân là Con Thiên Chúa, chờ ngày hôn phối thiêng liêng. Linh hồn cá nhân ta cũng vậy, Hội Thánh cũng vậy, nhân loại cũng vậy.
2. Đồng hoá với Đức Mẹ, dâng sự thuận tình tin tưởng, đón nhận lệnh truyền của Chúa, mở rộng tâm hồn cho Chúa Thánh Thần ngự xuống bao phủ. Có thể nói là để Ngài thực hiện một sự Nhập thể thiêng liêng của Ngôi Hai trong chính bản thân ta, để tiếp diễn chính cuộc đời của Chúa Giêsu qua đời ta.
3. Ta có thể xin cho ta và tất cả mọi người nhận rõ được ơn thiên triệu của mình, và được như Đức Mẹ biết thưa “xin vâng” và chu toàn trọn vẹn.
4. Ta có thể tự hạ mình thẳm sâu để thờ lạy sự khiêm nhường thẳm sâu của Thiên Chúa Ngôi Hai uy quyền toàn năng, hạ mình xuống làm một bào thai, bé hơn hạt cát nhỏ, trong lòng một Trinh Nữ nghèo khó.
5. Hợp ý với Đức Mẹ, ta thông công cùng toàn thể Hội Thánh, đại diện cho cả nhân loại và vũ trụ mà thờ lạy Thiên Chúa ngự trong lòng Đức Mẹ, như ta thường thờ lạy Thiên Chúa ngự trong Bí Tích Thánh Thể, trong Nhà Tạm. Đức Mẹ thường được xưng tụng là Hòm Bia Thiên Chúa là vì vậy.
6. Ta vui mừng hoan hỉ vì từ nay thụ tạo không còn bị côi cút cô quạnh, cách xa mặt Thiên Chúa nữa. Vì chính Thiên Chúa đã ngự xuống trần gian, cắm lều ở giữa chúng ta.
7. Kết hợp với Đức Mẹ mà dâng tất cả lên Thiên Chúa Cha, làm một với Chúa Giêsu cũng đang hiện diện trong lòng ta cách thiêng liêng như thực ngự trong lòng Đức Mẹ vậy.
8. Suy gẫm về tính cách mầu nhiệm âm thầm kín đáo của những việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm, đang làm và sẽ làm mà con mắt thế tục không hay biết gì, để thêm tin tưởng vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa trên đời ta, trên lịch sử của nhân loại, của Hội Thánh. Quả vậy, khi Ngôi Hai ngự xuống trần gian, ngoại trừ Đức Mẹ, không ai biết cả. Hiện nay và mãi mãi Chúa cũng làm những việc vô cùng kỳ diệu trong lĩnh vực siêu nhiên mà không ai hay biết.
Ví dụ: giữa lúc Đức Quốc Xã hoành hành, gần như sắp làm chủ cả thế giới, thì trong một lò hoả thiêu nào đó, nữ tu Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá được ơn hoả thiêu, thân xác biến thành tro, tung rải rơi rớt chẳng biết bay về đâu (sự hoả thiêu ấy, đúng là ƠN, bởi vì người nữ tu này đã được phép bề trên cho tuyên khấn dâng mình làm của lễ toàn thiêu để ngăn chặn làn sóng Đức Quốc Xã sắp uy hiếp khắp nhân loại và Hội Thánh). Sự hoả thiêu ấy là cả một sự bừng nở của một đoá hoa thiêng liêng tuyệt mỹ. Còn tác dụng của nó trên lịch sử Hội Thánh và lịch sử nhân loại lớn lao đến mức nào, thì có ai biết, ai lường cho được?
Chính trong lúc ta viết, ta đọc dòng chữ này, có thể Thiên Chúa cũng đang thực hiện những sự kỳ diệu như vậy, mà có ai biết ai hay? Suy gẫm về sự lặng lẽ âm thầm của mầu nhiệm Truyền Tin, ta sẽ có một cái nhìn khác hẳn về sử quan. Điều chi phối lên chiều sâu của lịch sử (lịch sử cứu độ cũng như lịch sử phàm trần) không phải là những biến cố rầm rộ lẫy lừng bên ngoài, chỉ bùng lên rồi xẹp xuống; song là những gì diễn ra ở trong thế giới sâu xa thầm kín của nội tâm các linh hồn, trong đó có linh hồn ta.
Xưa kia giữa trần gian, ai biết được cô thiếu nữ Maria tầm thường kia sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta cũng thế, dù là quét chợ, bán hàng rong, tê liệt, đui mù, cũng là con cái Thiên Chúa, là Đền Thánh, nơi Chúa ngự phần nào tương tự như “lòng Bà đầy ơn phúc”. Mỗi lần lên bàn thánh rước lễ trở về bàn quỳ, ta có thấy được sự cao trọng tuyệt vời đang xảy ra trong lòng ta không? Ý thức được điều ấy, ta sẽ thấy mọi của cải trần gian, danh vọng… sẽ là rơm rác tro bụi.
Ta trầm trồ khen ngợi, hãnh diện, kênh kiệu, vì loài người đã đặt chân lên cung trăng mà ta lại đui mù trước sự lạ vượt xa mọi sự lạ: một linh mục ở một nhà nguyện tồi tàn nào đó trong một vùng quê hẻo lánh nghèo nàn, chỉ có vài chục hộ giáo dân lao động, bữa đói, bữa no, thế mà mỗi buổi sáng, dưới ánh nến chập chờn khi ông cầm lấy miếng bánh nhỏ khẽ nói: “Này là Mình Ta” tức thì Ngôi Hai Thiên Chúa ngự xuống trên Bàn Thờ, chung quanh có chín phẩm Thiên Thần, các thánh Nam Nữ thờ lạy, tung hô (cung vàng điện ngọc, lâu đài, dinh thự, quyền bính trần gian có nghĩa lý gì so với cuộc thiết triều linh thánh ấy).
Trong lúc ta đang viết, đang đọc những dòng chữ vô duyên này, ai biết đâu Thiên Chúa đang cho những bào thai như Têrêsa Hài Đồng, như Đaminh Saviô thành hình. Ai biết đâu Ngài đang kết hợp những cặp vợ chồng như ông bà Louis Martin, ông bà Frédéric Ozanam, ông bà Jacques Maritain. Biết đâu trong lúc này ở một toà giải tội, nơi một góc xó trong một nguyện đường nào đó, một linh hồn tầm cỡ Charles de Foucauld đang nhận bí tích Giải Tội, mở đầu một cuộc đời thánh thiện, khơi chảy cả một truyền thống thiêng liêng hùng vĩ. Hoặc trên một giường bệnh nào đó, nơi một pháp trường nào đó, có những linh hồn đang trở về cùng Chúa ngay giây phút cuối đời, khi sắp trút hơi thở cuối cùng, như Fransini, như người trộm lành. Biết đâu trong giây phút này, cạnh một cột nhà thờ nào đó, có một Paul Claudel hay một André Frescard tò mò vào xem chầu Mình Thánh, nghe nhạc nghe giảng cho vui, bỗng nhiên nhìn nhận ra chân lý và được ơn trở lại. Nói rằng: “biết đâu” chỉ là một cách văn vẻ để nói “chắc hẳn là như thế”. Những điều kỳ diệu như vậy là do ơn Chúa, ơn Đức Mẹ, nhưng đồng thời cũng là do lời cầu nguyện âm thầm của bao linh hồn thánh thiện.
9. Nếu có ít nhiều xu hướng triết lý, ta có thể suy gẫm về giá trị của thân xác và vật chất (qua thân xác con người), về vấn đề trong tương quan giữa tinh thần và cơ thể (vì Ngôi Hai mặc lấy xác phàm).
10. Cầu nguyện cho bao người được thụ thai trong mỗi giây phút để tất cả được ơn cứu độ, đạt được cứu cánh tối hậu của kiếp người là trở nên con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô để hưởng hạnh phúc muôn đời.
11. Hợp lòng cùng Trái Tim Đức Mẹ mà yêu mến Chúa, và hợp cùng Thánh Tâm Chúa mà yêu thương Đức Mẹ. Cùng trong một nhịp với hai trái tim chí thánh ấy mà kính mến Thiên Chúa Cha, mà yêu thương mọi người, mà yêu thương cuộc đời. Vâng, yêu thương cuộc đời này vì đời này là vườn ươm gieo mầm sự sống siêu nhiên vĩnh cửu, đời này là một cuộc hành hương trẩy hội, tuy có vất vả gian khổ, nhưng cuối cùng sẽ đưa con người có thiện tâm đến chỗ thành tựu viên mãn trong Nước Trời muôn thuở.
12. Xin Đức Mẹ nhận chính mình ta vào trong lòng Mẹ như Mẹ đã nhận lấy Chúa Giêsu vậy…
Trên đây chỉ là gợi ra một vài hướng suy nghĩ để người đọc thấy rằng mỗi một mầu nhiệm tiềm ẩn bao nhiêu là ý nghĩa cao thâm, có thể là của ăn siêu nhiên vô cùng vô tận cho tâm hồn. Và như trên đã nói: chỉ một ý nghĩa cũng đã đủ cho tâm trí ta đào sâu mãi không cùng, khác nào như miệng ngậm đường phèn, như ong hút mật hoa, như diệp lục tố hút năng lượng mặt trời, như rễ cây hút nhựa sống từ lòng đất phì nhiêu.
Hơn nữa, cần nhắc lại rằng, như đã nói trên đây, chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho đúng. Chính Chúa Thánh Thần mới là chủ thể nguyện cầu đích thực. Tất cả những nỗ lực của chúng ta, trước là để bày tỏ thành tâm thiện chí, sau là để điều chỉnh khả năng tâm lý và tâm linh hầu thanh lọc dần những ý tưởng, cảm tình, hình ảnh, ước muốn uế tạp của thế gian và thay thế bằng những ý tưởng, cảm tình, hình ảnh, ước muốn phù hợp và thích ứng với Lời Chúa hơn. Công việc của ta khác nào như so lại dây đàn, còn nhạc sĩ chính là Chúa Thánh Thần sẽ trực tiếp linh ứng, tấu lên những ngón đàn kỳ diệu vượt quá tầm mức của bất cứ con người nào. Và Thánh Thần thì sẽ không biết từ đâu thổi đến và sẽ thổi đưa đi đâu. Rất có thể rồi sẽ như trường hợp của Têrêxa Hài Đồng chỉ nghe tiếng kêu của Chúa Giêsu: “TA KHÁT” là đủ để lấy quyết tâm trì chí dâng trọn tình yêu lên để làm dịu cơn khát tình yêu của Thiên Chúa như luôn nài nỉ van lơn xin ta bố thí cho Ngài một hớp nước hèn mọn của tình yêu ta. Hoặc sẽ như Giaxintha ở Fatima luôn luôn khắc khoải về số phận muôn đời của các linh hồn, nên luôn luôn hãm mình hy sinh để cầu xin Chúa ban ơn cứu vớt các linh hồn sắp bị hư mất đời đời…
Trong bàn tiệc thánh của 15 mầu nhiệm chuỗi Mân Côi, Chúa và Đức Mẹ đã dọn ra vô vàn sơn hào hải vị thiêng liêng, ta sẽ tuỳ vị trí, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ tâm tư, tuỳ ơn thiên triệu mà tha hồ lựa chọn, chỉ một món cũng đủ, miễn là ta sống tận tình, kiên trì, bền đỗ. Bởi vì tất cả chỉ là những dạng thức khác nhau của cùng một điều duy nhất: đó là YÊU MẾN.
An ủi Thánh Tâm, an ủi Mẫu Tâm, cầu nguyện cho các linh hồn, cầu cho Đức Giáo Hoàng, cầu cho hoà bình, cầu cho Chúa mau đến lại… chỉ là những nốt khác nhau của một bản nhạc duy nhất, do một nhạc sĩ duy nhất là Thần Linh Thánh Ái ở trong Ba Ngôi Thiên Chúa tình yêu. Do đó, mỗi khi đã tìm ta được món ăn thiêng liêng duy nhất dành riêng cho mỗi tâm hồn, ta chỉ còn quỳ gối, cúi đầu nhắm mắt lặng yên mà thờ lạy kính yêu, như trường hợp hai mẹ con Thánh Mônica và Thánh Augustinnô, hai chị em Têrêxa và Xêxilia Martin, hai chị em thiêng liêng Têrêxa Avila và Gioan Thánh Giá, hai người bạn Phanxicô và Clara sau khi trao đổi thiêng liêng, rồi cùng nhau im lặng, họ đã hầu như quên tất cả (nhất là quên hẳn chính mình) đi vào thế giới thần hiệp siêu nhiên chìm đắm, có thể nói gần như tan biến, mất hút vào trong trùng dương bát ngát của tình yêu Thiên Chúa chẳng khác gì như đã được nếm trước cái hương vị thần diệu của Nước Trời vĩnh cửu.
Tâm hồn sẽ cảm nghiệm được phần nào Lời Chúa hứa. Ta sẽ đến ở trong các con, tỏ mình cho các con, và tự đáy lòng các con sẽ vọt lên nguồn mạch nước trường sinh (Ga 14,23; 7,37-38). Dòng nước ân sủng làm cho vườn Thượng Uyển là chính tâm hồn ta trổ hoa, đậu quả, dâng lên rất đẹp mắt Thiên Chúa muôn trùng chí thánh sẽ tràn chảy tưới mát vườn nho của Thiên Chúa, làm cho bao mầm lúa đâm chồi, đơm hạt đi đến mùa gặt huy hoàng… và không những thế mà còn gián tiếp chi phối lên dòng lịch sử nhân loại kết quả phúc lợi thiêng liêng khó mà lường được. Lúc ấy, ta sẽ nhận định một cách hiện thực, sâu xa và kiên định đâu là sự bình an và niềm vui của Chúa ban, đâu là hạnh phúc thật. So với mối phúc thật ấy thì mọi sự trần gian: vui buồn, khoẻ mạnh, ốm đau, giàu nghèo, thành bại, thịnh suy, vinh nhục và cuối cùng cả sự sống, sự chết nữa, chỉ là hình bóng qua mau. Chỉ riêng có 15 sự trong chuỗi hạt Mân Côi mà Đức Mẹ ban cho ta, mời gọi ta ôn nhớ, ghi tạc, suy gẫm, thông dự, chung sống, mới là thực tại thực sự tồn tại muôn đời. Và lúc ấy ta mới thực sự nếm được cái vui mừng thật của Tin Mừng, và ta sẽ loan truyền đều ta thực sự nếm được ấy, trước hết bằng chứng tích của một cuộc sống thực tế hằng ngày với những vui, buồn, sướng, khổ, thăng trầm như mọi kiếp sống của anh chị em ta. Đó là điều chính yếu, ai cũng làm được và có nhiệm vụ phải làm như nhau. Rồi nếu quả là có ơn kêu gọi thì tuỳ nơi, tuỳ lúc, tuỳ người, tuỳ cách ta làm chứng nhân trong khiêm nhường, kín đáo, thận trọng, tế nhị, kiên trì, nhẫn nhục và nhất là trong yêu thương.
Nếu được vậy thì tâm hồn ta sẽ luôn phảng phất hình ảnh Đức Mẹ đồng hành, phù trợ khích lệ, an ủi, soi sáng. Lúc nào cũng như thầm vang lời chào mừng Mẹ và Con Mẹ, trong từng cái “khi nay” và suốt cuộc đời ta, cho đến “khi nay” cuối cùng là “giờ lâm tử”, đúng hơn là “phút sinh thì”, lúc ta sinh vào trong cõi sống muôn đời. Một cuộc đời như vậy là thực hiện được ý Cha trọn vẹn như lời của Chúa Giêsu và Đức Mẹ được trình bày thâu gọn qua chuỗi Mân Côi, miễn là ta sạch tội, thì cả cuộc đời, và ở đâu, lúc nào, làm gì, dù biến cố phủ phàng mấy đi nữa cũng được chung tâm tình với Đức Mẹ mà biến thành một bài “Magnificat” khởi đầu ở trần gian và tiếp tục nơi vinh phúc muôn đời không dứt “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa” vì lòng xót thương của Người tồn tại đến muôn đời. Amen.
VÀI LỜI MINH XÁC
Trên đây là những suy niệm thiêng liêng chủ yếu có tính cách “gợi ý”, “gợi cảm”, “tạo hình”, “đánh động tâm hồn”, nhằm hướng người tín hữu trong đời sống nội tâm và hành vi thực tế, chứ không phải là những “suy tư thần học chuyên môn”. Vì thế, những từ ngữ, những quảng diễn (chứ không phải là những diễn dịch lô-gíc chặt chẽ) chỉ có mức độ tương đối, nhằm tác dụng gợi ý, đánh động tâm linh, chứ không đem lại những phạm trù tư tưởng chính xác. Mục đích là giúp các tín hữu được thông dự và gần gũi vào những thực tại siêu nhiên, chứ không nhằm tạo thành một hệ thống tư duy thần học. Có thể nói, những trang trên đây thuộc về loại văn “tâm sự thiêng liêng” gần với văn nghệ hơn nghị luận.
1. Những từ ngữ “hiện diện”, “đồng hoá”, “hiện thực”, “tác động”, nói về Đức Mẹ Maria, chỉ có nghĩa biểu tượng để nhấn mạnh ơn siêu nhiên mà Thiên Chúa đặt vào tay Đấng thông ơn Thiên Chúa, chứ không có nghĩa “hữu thể học”, so sánh sự hiện diện của Đức Mẹ như tương tự sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể, chỉ là một cách nói gợi hình cho dễ hiểu, dễ cảm, giúp cho đời sống thiêng liêng được thêm phần sống động, sâu đậm, bền bỉ mong cho tâm hồn được thêm phần sốt sắng và vững chắc, chứ không phải là những khẳng định về tín lý.
2. Trái lại, những ý nghĩ thoạt nghe có thể hiểu như là hạ thấp quyền năng và vị thế của Mẹ Maria cũng vậy, đó chỉ là cách nói để nhấn mạnh tín điều “Nhập Thể”, thật sự “làm người” của Ngôi Hai, để giúp cho tâm hồn cảm nghiệm và sống sự gần gũi thân mật, thiết nghĩa của Tình Yêu Thiên Chúa qua sự chuyển tiếp của Đức Mẹ, theo hai chiều: trên xuống và dưới lên. Như vậy để thấy rằng Thiên Chúa đã yêu thương loài người tới mức tự hạ đến tột cùng. Sự “hạ thấp” ấy thực ra là một sự “nâng cao”. Tình yêu của Thiên Chúa đã cúi xuống trên phận hèn tôi tá như chính lời Đức Mẹ ngợi khen Thiên Chúa.
3. Chủ yếu những trang này không phủ nhận sự cần thiết phải cầu xin về các nhu cầu cần thiết ở trần gian, như cơm ăn, tài sản, tình duyên, sự nghiệp. Nó cũng khẳng định Đức Mẹ thường giúp đỡ con cái mình về các mặt ấy, và Đức Mẹ là người trăm phần trăm nếm đủ mùi cay đắng của cuộc đời trần thế của lớp người phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng chỉ muốn gợi ý rằng cần phân biệt đâu là chủ yếu, đâu là thứ yếu, thiết lập một nấc thang giá trị đúng đắn và quân bình, hướng thượng chứ không khinh hạ.
4. Nếu ở đây có nhấn mạnh đến phầm động tác chủ động của con người trong mầu nhiệm cứu độ, thì không phải là phủ nhận tính cách “nhưng không” (gratuit) của ân sủng, mà chỉ muốn nhắc lại ơn gọi của con người là những hữu thể có tự do được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Ngài, tức là những chủ thể có ngã vị, có tự do, được mời gọi trở nên cộng tác viên của Ngài, như thánh Augustinô đã nói: “Để tạo dựng nên con, Chúa không cần có con, nhưng để cứu độ con, Chúa cần có con cộng tác”. Thật ra nếu đọc kỹ sẽ thấy rằng, sự cộng tác được trình bày ở đây nhằm vào thái độ chuẩn bị sẵn sàng đón nhận ân sủng ban cho nhưng không, nhất là thái độ “thuận tình”, “phó thác” được biểu lộ trong hai chữ “XIN VÂNG” để cho chính tác động của Thiên Chúa được hoàn toàn có hiệu năng.
5. Trong việc cầu nguyện có một thứ tự trên dưới: thờ lạy, cảm tạ, đền tạ, cầu xin. Những trang này không có ý phủ nhận sự cần thiết của việc “cầu xin”, nhưng chỉ muốn thiết lập lại trật tự trên cho quân bình và trong những điều xin cũng muốn nhắc lại trật tự: xin cái gì cần thiết nhất (Chúa dạy đừng nói nhiều khi con cầu nguyện vì ta chưa xin Cha trên trời đã biết ta cần những gì. Chúa cũng bảo chỉ có một điều cần thiết thôi) và các sự khác sẽ ban thêm sau. Cần nhớ trật tự trước sau ấy.
6. Về các nhân vật chưa được Hội Thánh chính thức phong hiển thánh: bà Martin, ông bà Maritain, Giaxintha, Eve Lavallière, Bênêđicta de La Croix, Charles de Foucauld, Pascal… người viết chỉ nhắc đến như những bậc anh chị đi trước mà chúng ta có thể noi gương và rút ra những bài học bổ ích từ kinh nghiệm sống của các vị ấy như bất cứ tín hữu nào có ít nhiều dấu hiệu có một đời sống đạo đức cao sâu, thế thôi, chứ không phải đặt các vị ấy lên bàn thờ trước quyết định của Hội Thánh. Tuy nhiên hầu hết các vị ấy đều đã có sắc chỉ của Toà Thánh, hoặc của Giáo Hội địa phương bắt đầu việc điều nghiên tra cứu để đi đến việc tôn phong hiển thánh.
Dầu sao, tóm lại, những điều ghi chép trên đây chỉ có tính cách suy niệm riêng tư, và cảm nghiệm chủ quan cá nhân chứ không có cao vọng trình bày chân lý khách quan. Người viết ý thức rằng quyền thẩm định tối hậu và đánh giá khách quan là thuộc về những vị có thẩm quyền trong Hội Thánh phẩm trật do Thiên Chúa thiết lập để bảo toàn tín lý và chân lý chính thống của đạo Mạc Khải, mà người viết luôn một lòng tuân phục trong sự phục thiện hiếu thảo trung thành tuyệt đối.
THAY LỜI BẠT - CHIÊM NIỆM BÊN VỆ ĐƯỜNG
Ngày nay, nhiều giáo dân phàn nàn không có thì giờ cầu nguyện vì phải làm ăn vất vả. Nhiều linh mục tu sĩ than phiền không có thì giờ nguyện gẫm (thường không ít là nửa giờ trong mỗi ngày).
Có lẽ chuỗi hạt Mân Côi sẽ giúp giải quyết khó khăn thực tế ấy, và có thể ảnh hưởng đến đời sống nội tâm. Cái thuận lợi của chuỗi Mân Côi là lần hạt ở đâu cũng được. Cũng không cần phải đọc 50 kinh một lần, mà có thể chia ra 10 lần, 15 lần từ sáng đến chiều tối, mỗi lần 5 hoặc 10 phút là đủ, cộng lại có thể quá nửa giờ.
Ví dụ: sáng dậy, ai cấm vừa vo gạo, vừa bổ củi, vừa giặt đồ… vừa lần hạt. Không cần tay lần hạt, chỉ cần miệng đọc kinh thầm và ngắm. Lúc chờ xe bên vệ đường, lúc đi đến nơi làm việc, lúc nối đuôi mua hàng, thay vì đảo mắt nhìn quanh lơ láo, thay vì vểnh tai nghe chuyện tào lao, hoặc nôn nóng bực bội chuốc mệt vào lòng, lại bị giác quan lôi cuốn cám dỗ lăng nhăng, khiến lòng trí chạy theo chuyện đâu đâu. Thay vì lo buồn tức giận, mộng mơ, ước muốn vớ vẩn, chuốc lấy xốn xang và có nguy cơ sa ngã, thì hãy cầm trí và lần hạt. Ai cấm được, ai ngăn cản được, ai dòm ngó rình mò được.
Ta cũng biết rằng trong những trường hợp vì hoàn cảnh khách quan không sao giữ lễ chúa nhật được, thì lần hạt Mân Côi cũng là một cách tạm thay thế.
Trong bài thơ mở đầu tập này có câu: “Mẹ là Nguyện Đường mầu nhiệm”. Chuỗi hạt Mân Côi có thể ví như ngôi nhà nguyện nhỏ ta mang theo để ta có thể đi vào chiêm ngưỡng Thiên Chúa Tình Yêu, nơi nào lúc nào cũng được. Vả chăng Đức Mẹ thường được ví như Đền Thờ Thiên Chúa, là tháp ngà báu, là đền vàng, là lâu đài Đavít, là ngôi thánh đường cho ta ẩn náu mà cầu nguyện bất cứ nơi nào lúc nào.
Do đó dù bận rộn đến đâu, cộng lại cả ngày thế nào cũng được tối thiểu là nửa giờ cầu nguyện và nguyện gẫm. Có thể đó là cách thực hiện điều mà nhà bác học Jacques Maritain gọi là “chiêm niệm bên vệ đường”, là cách chiêm niệm dành cho con người thế kỷ 20, thế kỷ của “chụp giật”, “đua chen”, “hối hả”, “hấp tấp”, lôi cuốn mọi người như cơn lốc lôi cuốn lá rụng tả tơi vậy.
Điều quan trọng là ta có thực sự muốn và thực sự cố gắng không? Hay ta lại lười biếng rồi đổ thừa cho hoàn cảnh, cho cái này, cái nọ; theo kiểu Ađam đổ lỗi cho Eva, Eva lại đổ lỗi cho con rắn. Con người thường rất khéo đổ thừa để tự biện minh. Đừng bao giờ quên rằng trong những thế kỷ đầu của Hội Thánh, phần đông tín hữu thuộc giai cấp nô lệ, nghĩa là những người luôn luôn bị kìm kẹp, bị kiểm soát vô cùng chặt chẽ và lao động quần quật suốt ngày đêm dưới cặp mắt cú vọ của những tên đốc công giám sát cực kỳ dã man tàn ác, hở một giây là đánh đập tàn nhẫn. Thế mà các tín hữu ấy có một đời sống rất thánh thiện, hầu như luôn luôn kết hợp mật thiết với Chúa, và nhất là như luôn chờ đợi Chúa đến. Đời chúng ta vất vả so với đời các bậc cha ông ấy có thấm vào đâu. Nên biết như thế, nhớ như thế và tự suy gẫm kết luận ấy.
Tất nhiên ta cũng không quên rằng, đời người thợ mộc Giêsu thành Nagiarét và bà Mẹ là quả phụ Maria cũng không nhàn hạ tĩnh mịch lắm đâu. Chúa Giêsu thường lẩn trốn vào nơi vắng vẻ lúc ban đêm để cầu nguyện vì chắc hẳn ban ngày Ngài bận rộn lắm. Còn “hầu tước” Charles de Foucauld, nhà chiêm niệm vĩ đại của thế kỷ thì đã rời bỏ dòng kín khổ tu La Trape để sống đời Nagiarét giữa lòng đám quần chúng lao động nghèo hèn, vất vả đầu tắt mặt tối, lam lũ suốt ngày. Có khi còn làm cả ca đêm nữa. Đức Hồng Y Danielou có nói rằng thế kỷ 20 là thời đại mà Thánh Antôn ẩn tu rời bỏ (hoặc bị trục xuất khỏi) hoang địa, hạ sơn sống đời chiêm niệm giữa lòng quần chúng lao động giữa các đô thị công nghệ hoá đầy ắp tiếng động và tràn ngập xê dịch chớp nhoáng.
PHẦN VI: Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI TRONG CHUỖI HẠT MÂN CÔI
Việc lần hạt Mân Côi cuối cùng sẽ đưa ta đến chỗ đem chính mầu nhiệm cứu chuộc lồng vào đời sống thực của chúng ta, và đem đời sống ta tháp vào mầu nhiệm cứu chuộc nhờ sự trung gian của Đức Mẹ. Ta đặt tất cả vào trong tay Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ điểm tô bằng chính nhân đức và tình yêu của Trái Tim Đức Mẹ trước khi dâng lên Thiên Chúa. Và nhờ đó, Đức Mẹ ban xuống cho ta, cho Hội Thánh, cho nhân loại muôn vàn ơn phúc về mọi phương diện. Bức tượng Nữ Vương Hoà Bình, Đức Mẹ tay nâng một quả địa cầu có cắm cây Thánh Giá, đưa ngang tầm ngực, ngước mắt lên trời, nguyện cầu trong im lặng. Quả cầu ấy, theo chính lời giải thích của chính Thánh nữ Catherine Labouré là tượng trưng cho mỗi tâm hồn trong Hội Thánh và cả nhân loại được Đức Mẹ nâng lên ngang ngực như lồng vào Trái Tim Mẹ, như muốn đùm bọc cưu mang cả đất trời trong tình yêu của mình để đem lại cho tất cả một ý nghĩa cao sâu mà đằm thắm, hiền dịu tuyệt vời.
Ta có thể thấy rõ ý nghĩa ấy khi xét tất cả mọi sự dưới một khía cạnh quan trọng và cơ bản của trần gian này: thời gian tính. Thời gian tính đó là chiều kích làm cho cuộc đời này có một cái gì như mong manh tạm bợ, thậm chí có triết gia coi là hư ảo.
Lý trí cũng như cảm tình của bao triết gia, văn nhân nghệ sĩ cũng như của tất cả mọi người đều ưu tư khắc khoải trước dòng thời gian biền biệt trôi đi như lôi cuốn tất cả vào vực thẳm của hư vô. Ai trong chúng ta lại không có bâng khuâng nhớ nhung hay hối tiếc về quá khứ? Hay hồi hộp lo sợ, khát khao, nôn nóng chờ tương lai? Hay là chán chường hoặc đam mê bám víu vào hiện tại?
Sâu xa hơn nữa là những suy tư có tính cách hữu thể học. Quá khứ nay không còn nữa, vậy nó ở đâu? Phải chăng mọi sự đã qua là đã hoàn toàn bị hư vô hoá? Lòng trung nghĩa của Nhạc Phi, Nguyễn Trãi, chẳng lẽ lại là hư vô? Nhưng nếu còn thì ở đâu? Và tương lai? Lúc chưa có thì chẳng lẽ lại không là gì cả? Vì từ không làm sao ta có được? Mà nếu có thì ở đâu? Còn hiện tại thì chẳng qua là một chớp mắt chuồi từ cái chưa có (hay không có) của tương lai để rồi lại rơi vào cái không còn nữa của quá khứ. Thành ra phải chăng hiện tại có mà cũng như không? Tóm lại phải chăng tất cả chỉ là hư vô?
Thời gian như mạch nước ngầm, làm xói mòn sụp đổ tất cả, lôi cuốn vào hố thẳm của hư vô. Mọi sự vì vậy như chợt có chợt không, chẳng khác gì ảo ảnh.
Đó là cái nhìn tự nhiên, suy nghĩ tự nhiên của lý trí con người và cảm xúc tự nhiên của tình cảm con người. Thế nhưng lấy ánh sáng toả ra từ 15 sự VUI-THƯƠNG-MỪNG là 3 chu kỳ dọi lên 3 nhịp: hiện tại, quá khứ và tương lai, rồi đem lồng vào 3 nhân đức Tin-Cậy-Mến ta sẽ thấy Mầu nhiệm cứu độ chính là cái chìa khoá thần diệu giúp ta giải mở được cái kỳ bí của thời gian mà trí tuệ, tình cảm tự nhiên của con người như hoàn toàn bất lực. Mầu nhiệm cứu độ với 3 chu kỳ: VUI-THƯƠNG-MỪNG; thời gian với 3 nhịp: quá khứ, hiện tại, tương lai; tâm hồn tín hữu với 3 nhân đức: Tin-Cậy-Mến. Đó là thực tại, mỗi thực tại có 3 nhịp, như lồng vào nhau trong một thể liên hoàn, nhuần nhuyễn, kết hợp, tương nhập, tạo thành một cảnh vực của tâm linh, đem lại cho nhân sinh và vũ trụ cái ý nghĩa đích thực và sâu xa cao quý của nó.
1. HIỆN TẠI-VUI-TIN
Hiện tại đôi khi thật êm đềm, dường như không có vấn đề, nhưng nhiều khi lại khiến ta hoặc say mê cuồng nghiệt hoặc ngược lại muốn chạy trốn vì thấy ê chề mệt mỏi hay vì phải đối diện với những chọn lựa gay go. Nhưng mỗi giây phút hiện tại đều ngầm mang theo một lời mời gọi của Thiên Chúa, trước những vấn đề lớn nhỏ khác nhau, đặt ra trước sự chọn lựa giữa chối từ hay chấp nhận trong đức tin.
Mỗi chọn lựa trong hiện tại đều có ảnh hưởng quyết liệt trong tương lai (và cả trên quá khứ nữa). Có thể nói mỗi giây phút hiện tại là một cuộc truyền tin, mang lại ý Chúa mời gọi ta, nên ta phải biết lấy ánh sáng của 5 sự Vui hoặc lấy tâm tình và thái độ của Đức Mẹ đón nhận những gì xảy đến, cả những điều bề ngoài có vẻ không may mắn cũng thuận tình “xin vâng”. Bởi vì ta biết rằng trong căn bản, mọi sự xảy đến với ta đều hàm chứa ý Chúa nhiệm mầu. Mà ý Chúa bao giờ cũng tốt lành, là ân sủng phát xuất từ tình yêu sáng tạo và cứu độ. Vì với những ai yêu mến Thiên Chúa, thì Người đồng công cộng tác, biến mọi sự nên lành (Rm 8,28). Do đó, giờ nào, ngày nào, tháng nào, năm nào, thời đại nào thì “khi này” – giây phút hiện tại – cũng là ân sủng và việc gì xảy đến cho ta, cho nhân loại, cho vũ trụ cũng nằm trong kế độ tình yêu sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế Hội Thánh vẫn thường gọi tên các năm là năm “ân sủng”: năm ân sủng 1970, 1980, 1990…
2. QUÁ KHỨ-THƯƠNG-MẾN
Cái “khi nay” của giây phút hiện tại sẽ qua đi, làm cho ta tiếc nuối là vì do lòng tiếc nuối, bám víu, không muốn cho thời gian cướp đi chôn vào mồ quá khứ. Đó là chuyện thường tình. Thế nhưng, là Kitô hữu, ta sẽ nhớ đến tâm tình và thái độ của Đức Mẹ khi đứng dưới chân Thánh Giá. Bao nhiêu kỷ niệm êm đềm: Belem, Nazarét, 30 năm sống an vui ấm cúng tình Mẹ Con, tất cả giờ đây như bị xoá nhoà với cuộc tử nạn và táng xác. Quá khứ là nấm mồ chôn tất cả. Với một lòng mến thiết tha, ta kết hợp với Chúa và Đức Mẹ trên đường Thánh Giá trong 5 sự Thương, để cùng hiến dâng mọi sự lên Chúa Cha. Ta có níu kéo, bám giữ thì thời gian cũng cướp mất nhưng nếu ta hiến dâng, từ bỏ thì tất cả (kể cả tội lỗi) lại có thể biến thành của lễ, hiến dâng lên thờ phượng Chúa. Tất cả sẽ được tích trữ vào kho lẫm muôn đời sau khi được thanh lọc nhờ giá máu Chúa Giêsu và nước mắt của Đức Mẹ.
Nước mắt, mồ hôi và máu của con người đổ ra được hoà nhập với nước mắt, mồ hôi và máu của Con Chiên, sẽ trở nên mạch nước rửa sạch và nuôi dưỡng. Quá khứ là kho lẫm chuẩn bị cho tương lai, cái tương lai trần thế này và chính cái tương lai tuyệt đối mai sau.
3. TƯƠNG LAI-MỪNG-CẬY
Với chuỗi hạt Mân Côi, tương lai không còn là cái gì bấp bênh đe doạ, mà là con đường để hướng về, dẫn tới tương lai tuyệt đối, là Nước Trời vĩnh cửu, được phác hoạ tiên báo, dọn sẵn và bảo đảm qua 5 sự Mừng với hình ảnh Đức Mẹ vinh hiển. Trên bước đường tương lai ấy, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống để soi đường, mở lối cho những tâm hồn biết mở rộng, biết hướng về ngày mai trong đức cậy.
“Hãy vững lòng, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33).
“Thầy sẽ gửi Đấng an ủi đến cho các con” (Ga 16,7).
Nghĩa là Thầy sẽ gửi Thánh Thần đến dẫn dắt các con, đưa các con thuận buồm xuôi gió, đến bến bình an phúc lạc, mặc cho biển trần gian phong ba bão táp đến đâu.
Được lồng vào Mầu nhiệm cứu độ thời gian không còn là cái gì lơ lửng, chảy xuôi, đổ rơi vào vực thẳm hư vô, nhưng đã trở nên như một dải lụa mà từ muôn đời đã phát xuất từ Thiên Chúa hằng hữu, để cho ta thêu hoa dệt gấm từng giây phút, đón nhận trong tin cậy mến và rồi sau đó được cuốn lại đem vào kho lẫm muôn đời.
Thời gian chỉ là cái khung cửi Chúa lập ra để cho ta thêu dệt tấm lụa đời của ta theo những điều chỉ dẫn của Thiên Chúa, dưới sự dạy dỗ của Đức Mẹ. Mỗi giây phút là một mũi kim đường chỉ, tạo nên những hoa văn tuyệt diệu mà ngày chung thẩm sẽ được dàn trải ra dưới ánh sáng của mặt trời vĩnh cửu là chính Con Thiên Chúa. Và tấm lụa đời ta dệt nên sẽ là tấm áo cưới được bàn tay Đức Mẹ khoác lên linh hồn ta, trước khi Ngài dẫn ta vào dự tiệc liên hoan.
Cuộc đời của ta dù có vẻ tầm thường hay hẩm hiu gian khổ đến đâu đi nữa, nếu ta biết thông dự vào mầu nhiệm cứu độ được rút gọn nơi chuỗi hạt Mân Côi, nó sẽ như một vườn ươm để Thiên Chúa gieo vãi, là nơi là nơi mà hạt lúa đang hẩm nát đi để tiến tới mùa gặt huy hoàng. Ta cũng có thể ví cuộc đời như một cuộc hành hương, trẩy hội tiến về Thành thánh Giêrusalem muôn thuở. Lời kinh Kính Mừng khác nào như một khúc hành ca theo nhịp bước ta đi, dưới sự dìu dắt và phù trợ của Đức Mẹ. Khúc hành ca ấy căn bản là lời tán tạ của Đức Mẹ trong bài Magnificat khi Đức Mẹ còn mang Chúa Giêsu trong lòng băng tuyết của Ngài, cũng như Hội Thánh mang chứa tất cả con cái dân Chúa trong lòng để sinh ra trong Nước Trời muôn thuở, nơi cõi sống thực muôn đời.
Như vậy, ngoại trừ tội lỗi, tất cả sẽ được bao hàm, phục hồi, thâu gọn trong Đức Kitô (récapituler) qua bàn tay thâu lượm chắt chiu của Đức Mẹ. Từ một nụ hoa chớm nở, cho đến một con chim non, một con bê, một em bé chào đời, cho đến nền văn hoá khai sinh ló dạng. Không một sự sinh thành nào trong bình diện tốt đẹp của nó, mà không phảng phất hình bóng Hài Nhi sinh ra chào đời trong máng cỏ, dưới cái nhìn trìu mến tôn kính của Đức Mẹ; từ một con sâu bị chà đạp (Tv 21 có gợi lên hình ảnh con sâu bị chà đạp), đến những vụ án oan khiên qua tai nạn giai thông, những cuộc chiến tranh tàn khốc… cho đến những sự tiêu vong của các triều đại, của các nền văn hoá, không một cực nhọc, vất vả, tủi nhục, tan vỡ nào mà không in nét đau thương của Đấng chịu khổ hình Thập giá trên Núi Sọ và của Mẹ Ngài cùng đứng san chia uống cạn chén đắng trong chiều thứ sáu Tử nạn. Và cuối cùng, từ một niềm vui của một em bé làm đúng bài toán cộng, đến những thành tựu văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội trong những yếu tố tích cực của chúng, không một thành công nào, hay một thắng lợi công chính nào mà không được chiếu rạng trong sự rực rỡ huy hoàng của hình ảnh Đức Mẹ lên trời vinh hiển. Vả chăng những thành đạt ấy chỉ có ý nghĩa nếu được xây dựng trên mầu nhiệm Đức Mẹ lên trời, bằng không thì dù huy hoàng rực rỡ mấy cũng chẳng khác gì các tia chớp loé lên rồi vụt tắt trong đêm dày của vũ trụ hỗn mang theo quy luật sinh trụ dị diệt của muôn loài thụ tạo.
Thêm vào đó là hình ảnh Đức Nữ Vô Nhiễm trinh tuyết vẹn tuyền khác nào như đoá hoa sen vươn lên khỏi bùn nhơ tội lỗi của trần gian, trong đó có chính lòng ta còn hoen ố bụi trần, làm cho ta có nơi ngước mắt trông lên, để dần dần chúng ta cũng đượm màu trắng vô ngần và hương thơm ngào ngạt thoát khỏi ô uế, bùn lầy hôi tanh của thế tục cũng như chính lòng ta.
Hai tín điều mà Hội Thánh đã công bố: Vô Nhiễm và Mông Triệu quả là hợp thời như liều thuốc hồi sinh đem lại hy vọng cho một thế giới bên ngoài có vẻ hào nhoáng phồn vinh, nhưng bên trong thì thối tha mục rữa, hầu như tuyệt vọng không lối thoát. Hội Thánh như nêu cao lá cờ hy vọng, kêu gọi nhân loại tin tưởng vươn lên với niềm vui chiến thắng. Chẳng những Ngôi Hai làm người đã thoát khỏi nanh vuốt của nó mà một người phụ nữ thuần tuý như bất cứ con người nào trong hàng ngũ Ađam Eva, cũng đã thoát khỏi xiềng xích của nó là tội lỗi, nhờ ơn Vô Nhiễm; và thoát khỏi đau khổ chết chóc với ơn Mông Triệu.
Chuỗi hạt Mân Côi chỉ là nhắc lại mạc khải của Thiên Chúa, vén màn lên cho ta thấy ý nhiệm của tình yêu sáng tạo và cứu chuộc để ta biết rằng, xuyên qua vui buồn, sướng khổ, vinh nhục, thăng trầm của thế sự nhân tình, xuyên qua tiến hoá của vũ trụ, thực tại căn bản là Nước Trời đang được kiến tạo. Qua sự thuận tình của đón nhận của Đức Maria và được sự truyền tiếp của Hội Thánh, Ngôi Hai Thiên Chúa đã mang lấy nhục thể trở nên bào thai trong lòng Đức Mẹ cũng như trở nên của ăn nuôi sống trong Bí Tích Thánh Thể. Ngôi Hai đã ngụp lặn cùng đáy sâu của nhân loại là vũ trụ. Ngài đã dùng cây Thánh Giá kéo tất cả xoay ngược lại cái chiều xuống dốc do tội nguyên tổ gây ra, chuyển hướng kéo lên, đưa trở về trong lòng Thiên Chúa Cha từ ái, với sự hiệp thông của Thánh Thần và sự cộng tác của Đức Mẹ và tất cả những ai được chọn làm con Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, Đức Kitô thực hiện kế đồ phục hồi tất cả mọi sự trong chính mình Ngài là tảng đá góc tường của đền thờ Thiên Chúa là Hội Thánh. Cuối cùng vũ trụ sẽ được đi vào vinh hiển trong ngày mà Đức Kitô sẽ đặt mọi sự trong Thiên Chúa Cha từ ái.
Chúng ta sẽ thấy rằng cõi đời này là một cuộc xuất hành của dân Chúa, từng đội ngũ nối tiếp nhau vượt qua Biển Đỏ nhờ phép Rửa, đi qua sa mạc là trần gian để tiến vào Đất Hứa là Nước Trời. Trong đoàn hành hương, thay vì hòm bia Thiên Chúa chứa đựng manna, thì có bí tích Thánh Thể cùng đi, kèm theo hai ca đoàn: một bên là giờ kinh Phụng Vụ với 150 thánh vịnh, một bên là kinh Mân Côi với 150 kinh Kính Mừng. Hai ca đoàn ấy chủ yếu hợp lòng cùng Đức Mẹ dâng lên lời tán tạ Thiên Chúa qua bài tán tụng “Magnificat” trong giờ kinh Phụng Vụ ban chiều và đó cũng còn có thể xem là đường chỉ xuyên qua 150 hạt chuỗi kinh Mân Côi.
150 thánh vịnh là do Chúa Thánh Thần khởi hứng. Chuỗi hạt Mân Côi là do Đức Mẹ truyền ban. Cả hai hoà lại trong bài Magnificat, kết hợp với thánh lễ tạ ơn, mà dân riêng Chúa hằng ngày không ngớt dâng lên trước toà Thiên Chúa, chu toàn nhiệm vụ cốt yếu của thụ tạo đối với Đấng tạo dựng muôn trùng chí thánh, mà cũng là Chúa Cha vô cùng từ ái muôn đời đầy lòng thương xót; thờ lạy, cảm tạ, đền bồi, cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ, để phá sạch tội phản loạn kiêu căng bạc tình của nguyên tổ. Nhờ đó mà mọi sự được tái lập trong trật tự hài hoà của ban nhạc tình yêu, xuất phát từ mầu nhiệm Ba Ngôi muôn đời dìu dắt bản thể. Nhờ bàn tay của Đức Mẹ nâng lên gần tầm Trái Tim Tân Khổ vẹn sạch, tất cả như một ống thu lôi đón hứng lấy lửa diêm sinh mà lẽ ra Thiên Chúa đã trút đổ xuống thành Sôđôma khổng lồ này là thế gian đang ngụp lặn trong hố sâu tội lỗi tràn ngập quá đầu…
Lần hạt Mân Côi là dám dấn thân vào đoàn quân chí nguyện của chiến dịch tình yêu, do Đức Mẹ là Nữ Vương trời đất hiệu triệu. Mẹ gọi chúng ta thưa “có con đây” và can trường tiến lên con đường hẹp của Thánh Giá là con đường dẫn vào Đất Hứa muôn đời vinh hiển, nơi mà hiện nay Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã đi vào, dọn chỗ cho ta, đến ngày cánh chung Chúa trở lại đón ta vào dự tiệc cưới Con Chiên hoan lạc muôn đời. Amen.
PHẦN VIII: MỘT VÍ DỤ GỢI Ý VỀ CÁCH NGẮM MỘT MẦU NHIỆM TRONG CHUỖI HẠT MÂN CÔI
Trong phần này, xin gợi ý một cách ngắm các mầu nhiệm để áp dụng.
Trước hết xin lưu ý rằng: trong việc chiêm niệm, điều quan trọng không phải là biết nhiều chuyện, nhưng là cảm mến Thiên Chúa cách sâu sắc. Việc rảo qua các hình ảnh này đến tâm tình kia một cách hời hợt không làm ta thoả lòng bằng việc đắm chìm trong một hình ảnh, một tâm tình có sức giúp ta cảm nhận và sống tình yêu Thiên Chúa. Chỉ cần một khía cạnh nào đó thôi. Có lẽ chỉ cần lấy một điều ấy làm trọng tâm cho đời sống tâm linh của mình cũng đủ.
Ví dụ: Suốt cuộc đời, Đức hồng y Bérulle, hình như giờ nguyện ngắm nào cũng chỉ có việc thờ lạy Ngôi Hai ngự trong lòng Trinh nữ Maria.
Pascal, có thể là suốt đời chỉ chiêm niệm Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Cây Dầu.
Gabriel Adolorata suốt đời như kết hợp với Trái Tim tân khổ của Đức Mẹ đứng dưới chân Thập Giá.
Magaritta à la Coque suốt đời thờ lạy Thánh Tâm Chúa bị lưỡi đòng đâm thâu qua.
Têrêsa Hài Đồng, hình như cuối đời thờ lạy Thánh nhan Chúa bị bầm nát.
Triết gia Bergson có lẽ đã luôn chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Mẹ vinh hiển lên trời.
Bernadette ở Lộ Đức hình như luôn chiêm ngưỡng hình ảnh Đức Mẹ khi hiện ra, chắp hai tay ngang ngực, ngước mắt lên trời mà tự xưng: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.
Thánh Antôn Pađua có lẽ lúc nào cũng mang hình ảnh Chúa Hài Đồng trong tâm tưởng.
Charles de Foucauld cuối đời dường như luôn thông phần tham dự vào niềm vui vô tận của Chúa Giêsu Phục Sinh.
Nữ tu Génévilève Thánh Nhan, chị của Têrêsa Hài Đồng, sáng nào cũng sống cái tâm tư hoan lạc của Maria Magđala được Chúa Phục Sinh tỏ mình ra trong vườn, cạnh mồ thánh vào buổi sáng Chúa nhật Phục Sinh đầu tiên.
Cũng được biết, có một tín hữu, hầu như luôn luôn sống tâm tình của hai môn đệ Emmaus, vì như luôn có Chúa Giêsu Phục Sinh đồng hành trên mọi nẻo đường đời, nhất là vào hoàng hôn của mỗi ngày Chúa nhật…
Sau đây xin gợi ra một số ý nghĩ, cảm tình, có thể dùng khi chiêm niệm Mầu nhiệm thứ nhất trong năm sự Vui. Hy vọng những gợi ý đơn sơ này sẽ cho thấy được phần nào sự phong phú vô tận của việc lần hạt Mân Côi, với thái độ chiêm niệm, có nhiều điều gợi ý, nhưng như vừa nói thực ra mỗi người chỉ cần một điều nào đó thích hợp là đủ. Vậy lúc chiêm ngắm mầu nhiệm truyền tin, ta có thể chọn một trong những gợi ý sau đây:
1. Đồng hoá với vũ trụ, với nhân loại, như quy tụ lại trong lòng Đức Mẹ, khao khát chờ mong sự viếng thăm và ngự xuống của Thiên Chúa Ngôi Hai, như quả phụ vọng phu đứng chờ chồng. Thật vậy, cả vũ trụ có thể ví như người nữ vọng phu vắng bóng lang quân là Con Thiên Chúa, chờ ngày hôn phối thiêng liêng. Linh hồn cá nhân ta cũng vậy, Hội Thánh cũng vậy, nhân loại cũng vậy.
2. Đồng hoá với Đức Mẹ, dâng sự thuận tình tin tưởng, đón nhận lệnh truyền của Chúa, mở rộng tâm hồn cho Chúa Thánh Thần ngự xuống bao phủ. Có thể nói là để Ngài thực hiện một sự Nhập thể thiêng liêng của Ngôi Hai trong chính bản thân ta, để tiếp diễn chính cuộc đời của Chúa Giêsu qua đời ta.
3. Ta có thể xin cho ta và tất cả mọi người nhận rõ được ơn thiên triệu của mình, và được như Đức Mẹ biết thưa “xin vâng” và chu toàn trọn vẹn.
4. Ta có thể tự hạ mình thẳm sâu để thờ lạy sự khiêm nhường thẳm sâu của Thiên Chúa Ngôi Hai uy quyền toàn năng, hạ mình xuống làm một bào thai, bé hơn hạt cát nhỏ, trong lòng một Trinh Nữ nghèo khó.
5. Hợp ý với Đức Mẹ, ta thông công cùng toàn thể Hội Thánh, đại diện cho cả nhân loại và vũ trụ mà thờ lạy Thiên Chúa ngự trong lòng Đức Mẹ, như ta thường thờ lạy Thiên Chúa ngự trong Bí Tích Thánh Thể, trong Nhà Tạm. Đức Mẹ thường được xưng tụng là Hòm Bia Thiên Chúa là vì vậy.
6. Ta vui mừng hoan hỉ vì từ nay thụ tạo không còn bị côi cút cô quạnh, cách xa mặt Thiên Chúa nữa. Vì chính Thiên Chúa đã ngự xuống trần gian, cắm lều ở giữa chúng ta.
7. Kết hợp với Đức Mẹ mà dâng tất cả lên Thiên Chúa Cha, làm một với Chúa Giêsu cũng đang hiện diện trong lòng ta cách thiêng liêng như thực ngự trong lòng Đức Mẹ vậy.
8. Suy gẫm về tính cách mầu nhiệm âm thầm kín đáo của những việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm, đang làm và sẽ làm mà con mắt thế tục không hay biết gì, để thêm tin tưởng vào sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa trên đời ta, trên lịch sử của nhân loại, của Hội Thánh. Quả vậy, khi Ngôi Hai ngự xuống trần gian, ngoại trừ Đức Mẹ, không ai biết cả. Hiện nay và mãi mãi Chúa cũng làm những việc vô cùng kỳ diệu trong lĩnh vực siêu nhiên mà không ai hay biết.
Ví dụ: giữa lúc Đức Quốc Xã hoành hành, gần như sắp làm chủ cả thế giới, thì trong một lò hoả thiêu nào đó, nữ tu Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá được ơn hoả thiêu, thân xác biến thành tro, tung rải rơi rớt chẳng biết bay về đâu (sự hoả thiêu ấy, đúng là ƠN, bởi vì người nữ tu này đã được phép bề trên cho tuyên khấn dâng mình làm của lễ toàn thiêu để ngăn chặn làn sóng Đức Quốc Xã sắp uy hiếp khắp nhân loại và Hội Thánh). Sự hoả thiêu ấy là cả một sự bừng nở của một đoá hoa thiêng liêng tuyệt mỹ. Còn tác dụng của nó trên lịch sử Hội Thánh và lịch sử nhân loại lớn lao đến mức nào, thì có ai biết, ai lường cho được?
Chính trong lúc ta viết, ta đọc dòng chữ này, có thể Thiên Chúa cũng đang thực hiện những sự kỳ diệu như vậy, mà có ai biết ai hay? Suy gẫm về sự lặng lẽ âm thầm của mầu nhiệm Truyền Tin, ta sẽ có một cái nhìn khác hẳn về sử quan. Điều chi phối lên chiều sâu của lịch sử (lịch sử cứu độ cũng như lịch sử phàm trần) không phải là những biến cố rầm rộ lẫy lừng bên ngoài, chỉ bùng lên rồi xẹp xuống; song là những gì diễn ra ở trong thế giới sâu xa thầm kín của nội tâm các linh hồn, trong đó có linh hồn ta.
Xưa kia giữa trần gian, ai biết được cô thiếu nữ Maria tầm thường kia sẽ là Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta cũng thế, dù là quét chợ, bán hàng rong, tê liệt, đui mù, cũng là con cái Thiên Chúa, là Đền Thánh, nơi Chúa ngự phần nào tương tự như “lòng Bà đầy ơn phúc”. Mỗi lần lên bàn thánh rước lễ trở về bàn quỳ, ta có thấy được sự cao trọng tuyệt vời đang xảy ra trong lòng ta không? Ý thức được điều ấy, ta sẽ thấy mọi của cải trần gian, danh vọng… sẽ là rơm rác tro bụi.
Ta trầm trồ khen ngợi, hãnh diện, kênh kiệu, vì loài người đã đặt chân lên cung trăng mà ta lại đui mù trước sự lạ vượt xa mọi sự lạ: một linh mục ở một nhà nguyện tồi tàn nào đó trong một vùng quê hẻo lánh nghèo nàn, chỉ có vài chục hộ giáo dân lao động, bữa đói, bữa no, thế mà mỗi buổi sáng, dưới ánh nến chập chờn khi ông cầm lấy miếng bánh nhỏ khẽ nói: “Này là Mình Ta” tức thì Ngôi Hai Thiên Chúa ngự xuống trên Bàn Thờ, chung quanh có chín phẩm Thiên Thần, các thánh Nam Nữ thờ lạy, tung hô (cung vàng điện ngọc, lâu đài, dinh thự, quyền bính trần gian có nghĩa lý gì so với cuộc thiết triều linh thánh ấy).
Trong lúc ta đang viết, đang đọc những dòng chữ vô duyên này, ai biết đâu Thiên Chúa đang cho những bào thai như Têrêsa Hài Đồng, như Đaminh Saviô thành hình. Ai biết đâu Ngài đang kết hợp những cặp vợ chồng như ông bà Louis Martin, ông bà Frédéric Ozanam, ông bà Jacques Maritain. Biết đâu trong lúc này ở một toà giải tội, nơi một góc xó trong một nguyện đường nào đó, một linh hồn tầm cỡ Charles de Foucauld đang nhận bí tích Giải Tội, mở đầu một cuộc đời thánh thiện, khơi chảy cả một truyền thống thiêng liêng hùng vĩ. Hoặc trên một giường bệnh nào đó, nơi một pháp trường nào đó, có những linh hồn đang trở về cùng Chúa ngay giây phút cuối đời, khi sắp trút hơi thở cuối cùng, như Fransini, như người trộm lành. Biết đâu trong giây phút này, cạnh một cột nhà thờ nào đó, có một Paul Claudel hay một André Frescard tò mò vào xem chầu Mình Thánh, nghe nhạc nghe giảng cho vui, bỗng nhiên nhìn nhận ra chân lý và được ơn trở lại. Nói rằng: “biết đâu” chỉ là một cách văn vẻ để nói “chắc hẳn là như thế”. Những điều kỳ diệu như vậy là do ơn Chúa, ơn Đức Mẹ, nhưng đồng thời cũng là do lời cầu nguyện âm thầm của bao linh hồn thánh thiện.
9. Nếu có ít nhiều xu hướng triết lý, ta có thể suy gẫm về giá trị của thân xác và vật chất (qua thân xác con người), về vấn đề trong tương quan giữa tinh thần và cơ thể (vì Ngôi Hai mặc lấy xác phàm).
10. Cầu nguyện cho bao người được thụ thai trong mỗi giây phút để tất cả được ơn cứu độ, đạt được cứu cánh tối hậu của kiếp người là trở nên con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô để hưởng hạnh phúc muôn đời.
11. Hợp lòng cùng Trái Tim Đức Mẹ mà yêu mến Chúa, và hợp cùng Thánh Tâm Chúa mà yêu thương Đức Mẹ. Cùng trong một nhịp với hai trái tim chí thánh ấy mà kính mến Thiên Chúa Cha, mà yêu thương mọi người, mà yêu thương cuộc đời. Vâng, yêu thương cuộc đời này vì đời này là vườn ươm gieo mầm sự sống siêu nhiên vĩnh cửu, đời này là một cuộc hành hương trẩy hội, tuy có vất vả gian khổ, nhưng cuối cùng sẽ đưa con người có thiện tâm đến chỗ thành tựu viên mãn trong Nước Trời muôn thuở.
12. Xin Đức Mẹ nhận chính mình ta vào trong lòng Mẹ như Mẹ đã nhận lấy Chúa Giêsu vậy…
Trên đây chỉ là gợi ra một vài hướng suy nghĩ để người đọc thấy rằng mỗi một mầu nhiệm tiềm ẩn bao nhiêu là ý nghĩa cao thâm, có thể là của ăn siêu nhiên vô cùng vô tận cho tâm hồn. Và như trên đã nói: chỉ một ý nghĩa cũng đã đủ cho tâm trí ta đào sâu mãi không cùng, khác nào như miệng ngậm đường phèn, như ong hút mật hoa, như diệp lục tố hút năng lượng mặt trời, như rễ cây hút nhựa sống từ lòng đất phì nhiêu.
Hơn nữa, cần nhắc lại rằng, như đã nói trên đây, chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho đúng. Chính Chúa Thánh Thần mới là chủ thể nguyện cầu đích thực. Tất cả những nỗ lực của chúng ta, trước là để bày tỏ thành tâm thiện chí, sau là để điều chỉnh khả năng tâm lý và tâm linh hầu thanh lọc dần những ý tưởng, cảm tình, hình ảnh, ước muốn uế tạp của thế gian và thay thế bằng những ý tưởng, cảm tình, hình ảnh, ước muốn phù hợp và thích ứng với Lời Chúa hơn. Công việc của ta khác nào như so lại dây đàn, còn nhạc sĩ chính là Chúa Thánh Thần sẽ trực tiếp linh ứng, tấu lên những ngón đàn kỳ diệu vượt quá tầm mức của bất cứ con người nào. Và Thánh Thần thì sẽ không biết từ đâu thổi đến và sẽ thổi đưa đi đâu. Rất có thể rồi sẽ như trường hợp của Têrêxa Hài Đồng chỉ nghe tiếng kêu của Chúa Giêsu: “TA KHÁT” là đủ để lấy quyết tâm trì chí dâng trọn tình yêu lên để làm dịu cơn khát tình yêu của Thiên Chúa như luôn nài nỉ van lơn xin ta bố thí cho Ngài một hớp nước hèn mọn của tình yêu ta. Hoặc sẽ như Giaxintha ở Fatima luôn luôn khắc khoải về số phận muôn đời của các linh hồn, nên luôn luôn hãm mình hy sinh để cầu xin Chúa ban ơn cứu vớt các linh hồn sắp bị hư mất đời đời…
Trong bàn tiệc thánh của 15 mầu nhiệm chuỗi Mân Côi, Chúa và Đức Mẹ đã dọn ra vô vàn sơn hào hải vị thiêng liêng, ta sẽ tuỳ vị trí, tuỳ hoàn cảnh, tuỳ tâm tư, tuỳ ơn thiên triệu mà tha hồ lựa chọn, chỉ một món cũng đủ, miễn là ta sống tận tình, kiên trì, bền đỗ. Bởi vì tất cả chỉ là những dạng thức khác nhau của cùng một điều duy nhất: đó là YÊU MẾN.
An ủi Thánh Tâm, an ủi Mẫu Tâm, cầu nguyện cho các linh hồn, cầu cho Đức Giáo Hoàng, cầu cho hoà bình, cầu cho Chúa mau đến lại… chỉ là những nốt khác nhau của một bản nhạc duy nhất, do một nhạc sĩ duy nhất là Thần Linh Thánh Ái ở trong Ba Ngôi Thiên Chúa tình yêu. Do đó, mỗi khi đã tìm ta được món ăn thiêng liêng duy nhất dành riêng cho mỗi tâm hồn, ta chỉ còn quỳ gối, cúi đầu nhắm mắt lặng yên mà thờ lạy kính yêu, như trường hợp hai mẹ con Thánh Mônica và Thánh Augustinnô, hai chị em Têrêxa và Xêxilia Martin, hai chị em thiêng liêng Têrêxa Avila và Gioan Thánh Giá, hai người bạn Phanxicô và Clara sau khi trao đổi thiêng liêng, rồi cùng nhau im lặng, họ đã hầu như quên tất cả (nhất là quên hẳn chính mình) đi vào thế giới thần hiệp siêu nhiên chìm đắm, có thể nói gần như tan biến, mất hút vào trong trùng dương bát ngát của tình yêu Thiên Chúa chẳng khác gì như đã được nếm trước cái hương vị thần diệu của Nước Trời vĩnh cửu.
Tâm hồn sẽ cảm nghiệm được phần nào Lời Chúa hứa. Ta sẽ đến ở trong các con, tỏ mình cho các con, và tự đáy lòng các con sẽ vọt lên nguồn mạch nước trường sinh (Ga 14,23; 7,37-38). Dòng nước ân sủng làm cho vườn Thượng Uyển là chính tâm hồn ta trổ hoa, đậu quả, dâng lên rất đẹp mắt Thiên Chúa muôn trùng chí thánh sẽ tràn chảy tưới mát vườn nho của Thiên Chúa, làm cho bao mầm lúa đâm chồi, đơm hạt đi đến mùa gặt huy hoàng… và không những thế mà còn gián tiếp chi phối lên dòng lịch sử nhân loại kết quả phúc lợi thiêng liêng khó mà lường được. Lúc ấy, ta sẽ nhận định một cách hiện thực, sâu xa và kiên định đâu là sự bình an và niềm vui của Chúa ban, đâu là hạnh phúc thật. So với mối phúc thật ấy thì mọi sự trần gian: vui buồn, khoẻ mạnh, ốm đau, giàu nghèo, thành bại, thịnh suy, vinh nhục và cuối cùng cả sự sống, sự chết nữa, chỉ là hình bóng qua mau. Chỉ riêng có 15 sự trong chuỗi hạt Mân Côi mà Đức Mẹ ban cho ta, mời gọi ta ôn nhớ, ghi tạc, suy gẫm, thông dự, chung sống, mới là thực tại thực sự tồn tại muôn đời. Và lúc ấy ta mới thực sự nếm được cái vui mừng thật của Tin Mừng, và ta sẽ loan truyền đều ta thực sự nếm được ấy, trước hết bằng chứng tích của một cuộc sống thực tế hằng ngày với những vui, buồn, sướng, khổ, thăng trầm như mọi kiếp sống của anh chị em ta. Đó là điều chính yếu, ai cũng làm được và có nhiệm vụ phải làm như nhau. Rồi nếu quả là có ơn kêu gọi thì tuỳ nơi, tuỳ lúc, tuỳ người, tuỳ cách ta làm chứng nhân trong khiêm nhường, kín đáo, thận trọng, tế nhị, kiên trì, nhẫn nhục và nhất là trong yêu thương.
Nếu được vậy thì tâm hồn ta sẽ luôn phảng phất hình ảnh Đức Mẹ đồng hành, phù trợ khích lệ, an ủi, soi sáng. Lúc nào cũng như thầm vang lời chào mừng Mẹ và Con Mẹ, trong từng cái “khi nay” và suốt cuộc đời ta, cho đến “khi nay” cuối cùng là “giờ lâm tử”, đúng hơn là “phút sinh thì”, lúc ta sinh vào trong cõi sống muôn đời. Một cuộc đời như vậy là thực hiện được ý Cha trọn vẹn như lời của Chúa Giêsu và Đức Mẹ được trình bày thâu gọn qua chuỗi Mân Côi, miễn là ta sạch tội, thì cả cuộc đời, và ở đâu, lúc nào, làm gì, dù biến cố phủ phàng mấy đi nữa cũng được chung tâm tình với Đức Mẹ mà biến thành một bài “Magnificat” khởi đầu ở trần gian và tiếp tục nơi vinh phúc muôn đời không dứt “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa” vì lòng xót thương của Người tồn tại đến muôn đời. Amen.
VÀI LỜI MINH XÁC
Trên đây là những suy niệm thiêng liêng chủ yếu có tính cách “gợi ý”, “gợi cảm”, “tạo hình”, “đánh động tâm hồn”, nhằm hướng người tín hữu trong đời sống nội tâm và hành vi thực tế, chứ không phải là những “suy tư thần học chuyên môn”. Vì thế, những từ ngữ, những quảng diễn (chứ không phải là những diễn dịch lô-gíc chặt chẽ) chỉ có mức độ tương đối, nhằm tác dụng gợi ý, đánh động tâm linh, chứ không đem lại những phạm trù tư tưởng chính xác. Mục đích là giúp các tín hữu được thông dự và gần gũi vào những thực tại siêu nhiên, chứ không nhằm tạo thành một hệ thống tư duy thần học. Có thể nói, những trang trên đây thuộc về loại văn “tâm sự thiêng liêng” gần với văn nghệ hơn nghị luận.
1. Những từ ngữ “hiện diện”, “đồng hoá”, “hiện thực”, “tác động”, nói về Đức Mẹ Maria, chỉ có nghĩa biểu tượng để nhấn mạnh ơn siêu nhiên mà Thiên Chúa đặt vào tay Đấng thông ơn Thiên Chúa, chứ không có nghĩa “hữu thể học”, so sánh sự hiện diện của Đức Mẹ như tương tự sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể, chỉ là một cách nói gợi hình cho dễ hiểu, dễ cảm, giúp cho đời sống thiêng liêng được thêm phần sống động, sâu đậm, bền bỉ mong cho tâm hồn được thêm phần sốt sắng và vững chắc, chứ không phải là những khẳng định về tín lý.
2. Trái lại, những ý nghĩ thoạt nghe có thể hiểu như là hạ thấp quyền năng và vị thế của Mẹ Maria cũng vậy, đó chỉ là cách nói để nhấn mạnh tín điều “Nhập Thể”, thật sự “làm người” của Ngôi Hai, để giúp cho tâm hồn cảm nghiệm và sống sự gần gũi thân mật, thiết nghĩa của Tình Yêu Thiên Chúa qua sự chuyển tiếp của Đức Mẹ, theo hai chiều: trên xuống và dưới lên. Như vậy để thấy rằng Thiên Chúa đã yêu thương loài người tới mức tự hạ đến tột cùng. Sự “hạ thấp” ấy thực ra là một sự “nâng cao”. Tình yêu của Thiên Chúa đã cúi xuống trên phận hèn tôi tá như chính lời Đức Mẹ ngợi khen Thiên Chúa.
3. Chủ yếu những trang này không phủ nhận sự cần thiết phải cầu xin về các nhu cầu cần thiết ở trần gian, như cơm ăn, tài sản, tình duyên, sự nghiệp. Nó cũng khẳng định Đức Mẹ thường giúp đỡ con cái mình về các mặt ấy, và Đức Mẹ là người trăm phần trăm nếm đủ mùi cay đắng của cuộc đời trần thế của lớp người phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng chỉ muốn gợi ý rằng cần phân biệt đâu là chủ yếu, đâu là thứ yếu, thiết lập một nấc thang giá trị đúng đắn và quân bình, hướng thượng chứ không khinh hạ.
4. Nếu ở đây có nhấn mạnh đến phầm động tác chủ động của con người trong mầu nhiệm cứu độ, thì không phải là phủ nhận tính cách “nhưng không” (gratuit) của ân sủng, mà chỉ muốn nhắc lại ơn gọi của con người là những hữu thể có tự do được Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh Ngài, tức là những chủ thể có ngã vị, có tự do, được mời gọi trở nên cộng tác viên của Ngài, như thánh Augustinô đã nói: “Để tạo dựng nên con, Chúa không cần có con, nhưng để cứu độ con, Chúa cần có con cộng tác”. Thật ra nếu đọc kỹ sẽ thấy rằng, sự cộng tác được trình bày ở đây nhằm vào thái độ chuẩn bị sẵn sàng đón nhận ân sủng ban cho nhưng không, nhất là thái độ “thuận tình”, “phó thác” được biểu lộ trong hai chữ “XIN VÂNG” để cho chính tác động của Thiên Chúa được hoàn toàn có hiệu năng.
5. Trong việc cầu nguyện có một thứ tự trên dưới: thờ lạy, cảm tạ, đền tạ, cầu xin. Những trang này không có ý phủ nhận sự cần thiết của việc “cầu xin”, nhưng chỉ muốn thiết lập lại trật tự trên cho quân bình và trong những điều xin cũng muốn nhắc lại trật tự: xin cái gì cần thiết nhất (Chúa dạy đừng nói nhiều khi con cầu nguyện vì ta chưa xin Cha trên trời đã biết ta cần những gì. Chúa cũng bảo chỉ có một điều cần thiết thôi) và các sự khác sẽ ban thêm sau. Cần nhớ trật tự trước sau ấy.
6. Về các nhân vật chưa được Hội Thánh chính thức phong hiển thánh: bà Martin, ông bà Maritain, Giaxintha, Eve Lavallière, Bênêđicta de La Croix, Charles de Foucauld, Pascal… người viết chỉ nhắc đến như những bậc anh chị đi trước mà chúng ta có thể noi gương và rút ra những bài học bổ ích từ kinh nghiệm sống của các vị ấy như bất cứ tín hữu nào có ít nhiều dấu hiệu có một đời sống đạo đức cao sâu, thế thôi, chứ không phải đặt các vị ấy lên bàn thờ trước quyết định của Hội Thánh. Tuy nhiên hầu hết các vị ấy đều đã có sắc chỉ của Toà Thánh, hoặc của Giáo Hội địa phương bắt đầu việc điều nghiên tra cứu để đi đến việc tôn phong hiển thánh.
Dầu sao, tóm lại, những điều ghi chép trên đây chỉ có tính cách suy niệm riêng tư, và cảm nghiệm chủ quan cá nhân chứ không có cao vọng trình bày chân lý khách quan. Người viết ý thức rằng quyền thẩm định tối hậu và đánh giá khách quan là thuộc về những vị có thẩm quyền trong Hội Thánh phẩm trật do Thiên Chúa thiết lập để bảo toàn tín lý và chân lý chính thống của đạo Mạc Khải, mà người viết luôn một lòng tuân phục trong sự phục thiện hiếu thảo trung thành tuyệt đối.
THAY LỜI BẠT - CHIÊM NIỆM BÊN VỆ ĐƯỜNG
Ngày nay, nhiều giáo dân phàn nàn không có thì giờ cầu nguyện vì phải làm ăn vất vả. Nhiều linh mục tu sĩ than phiền không có thì giờ nguyện gẫm (thường không ít là nửa giờ trong mỗi ngày).
Có lẽ chuỗi hạt Mân Côi sẽ giúp giải quyết khó khăn thực tế ấy, và có thể ảnh hưởng đến đời sống nội tâm. Cái thuận lợi của chuỗi Mân Côi là lần hạt ở đâu cũng được. Cũng không cần phải đọc 50 kinh một lần, mà có thể chia ra 10 lần, 15 lần từ sáng đến chiều tối, mỗi lần 5 hoặc 10 phút là đủ, cộng lại có thể quá nửa giờ.
Ví dụ: sáng dậy, ai cấm vừa vo gạo, vừa bổ củi, vừa giặt đồ… vừa lần hạt. Không cần tay lần hạt, chỉ cần miệng đọc kinh thầm và ngắm. Lúc chờ xe bên vệ đường, lúc đi đến nơi làm việc, lúc nối đuôi mua hàng, thay vì đảo mắt nhìn quanh lơ láo, thay vì vểnh tai nghe chuyện tào lao, hoặc nôn nóng bực bội chuốc mệt vào lòng, lại bị giác quan lôi cuốn cám dỗ lăng nhăng, khiến lòng trí chạy theo chuyện đâu đâu. Thay vì lo buồn tức giận, mộng mơ, ước muốn vớ vẩn, chuốc lấy xốn xang và có nguy cơ sa ngã, thì hãy cầm trí và lần hạt. Ai cấm được, ai ngăn cản được, ai dòm ngó rình mò được.
Ta cũng biết rằng trong những trường hợp vì hoàn cảnh khách quan không sao giữ lễ chúa nhật được, thì lần hạt Mân Côi cũng là một cách tạm thay thế.
Trong bài thơ mở đầu tập này có câu: “Mẹ là Nguyện Đường mầu nhiệm”. Chuỗi hạt Mân Côi có thể ví như ngôi nhà nguyện nhỏ ta mang theo để ta có thể đi vào chiêm ngưỡng Thiên Chúa Tình Yêu, nơi nào lúc nào cũng được. Vả chăng Đức Mẹ thường được ví như Đền Thờ Thiên Chúa, là tháp ngà báu, là đền vàng, là lâu đài Đavít, là ngôi thánh đường cho ta ẩn náu mà cầu nguyện bất cứ nơi nào lúc nào.
Do đó dù bận rộn đến đâu, cộng lại cả ngày thế nào cũng được tối thiểu là nửa giờ cầu nguyện và nguyện gẫm. Có thể đó là cách thực hiện điều mà nhà bác học Jacques Maritain gọi là “chiêm niệm bên vệ đường”, là cách chiêm niệm dành cho con người thế kỷ 20, thế kỷ của “chụp giật”, “đua chen”, “hối hả”, “hấp tấp”, lôi cuốn mọi người như cơn lốc lôi cuốn lá rụng tả tơi vậy.
Điều quan trọng là ta có thực sự muốn và thực sự cố gắng không? Hay ta lại lười biếng rồi đổ thừa cho hoàn cảnh, cho cái này, cái nọ; theo kiểu Ađam đổ lỗi cho Eva, Eva lại đổ lỗi cho con rắn. Con người thường rất khéo đổ thừa để tự biện minh. Đừng bao giờ quên rằng trong những thế kỷ đầu của Hội Thánh, phần đông tín hữu thuộc giai cấp nô lệ, nghĩa là những người luôn luôn bị kìm kẹp, bị kiểm soát vô cùng chặt chẽ và lao động quần quật suốt ngày đêm dưới cặp mắt cú vọ của những tên đốc công giám sát cực kỳ dã man tàn ác, hở một giây là đánh đập tàn nhẫn. Thế mà các tín hữu ấy có một đời sống rất thánh thiện, hầu như luôn luôn kết hợp mật thiết với Chúa, và nhất là như luôn chờ đợi Chúa đến. Đời chúng ta vất vả so với đời các bậc cha ông ấy có thấm vào đâu. Nên biết như thế, nhớ như thế và tự suy gẫm kết luận ấy.
Tất nhiên ta cũng không quên rằng, đời người thợ mộc Giêsu thành Nagiarét và bà Mẹ là quả phụ Maria cũng không nhàn hạ tĩnh mịch lắm đâu. Chúa Giêsu thường lẩn trốn vào nơi vắng vẻ lúc ban đêm để cầu nguyện vì chắc hẳn ban ngày Ngài bận rộn lắm. Còn “hầu tước” Charles de Foucauld, nhà chiêm niệm vĩ đại của thế kỷ thì đã rời bỏ dòng kín khổ tu La Trape để sống đời Nagiarét giữa lòng đám quần chúng lao động nghèo hèn, vất vả đầu tắt mặt tối, lam lũ suốt ngày. Có khi còn làm cả ca đêm nữa. Đức Hồng Y Danielou có nói rằng thế kỷ 20 là thời đại mà Thánh Antôn ẩn tu rời bỏ (hoặc bị trục xuất khỏi) hoang địa, hạ sơn sống đời chiêm niệm giữa lòng quần chúng lao động giữa các đô thị công nghệ hoá đầy ắp tiếng động và tràn ngập xê dịch chớp nhoáng.
Sám hối
Thiênhương Vũ
18:01 29/10/2008
Sám Hối
Có những lúc tâm hồn xao xuyến qúa
Ánh tà dương rủ khuất nẻo đường về
Con lạc loài vào lối trận đê mê
Tim rướm máu như trong ngày tang chế.
Và lúc ấy con biết mình không thể
Khống chế lòng cơn cám dỗ trần gian
Nên phai nhòa lời Giao ước Thiên Đàng
Rất bội bạc giống như ngày bán Chúa.
Rồi sám hối con gục đầu tự hứa
Biết trần gian đầy khổ nạn lan tràn
Thâm cung lòng con bẻ khóa bình an
Niềm tâm sự như dày vò cuộc sống.
Nỗi sợ sệt là mồi ngon ma qủy
Cách thế trần khiến giấc ngủ không an
Juda ơi hãy trả lại Thiên Đàng
Nơi tâm thất con luôn lòng trân qúy.
Ở cuộc sống con là hai thái cực
Giữ yên bình con nắm chặt Tình Yêu
Rồi đôi khi trong trái gío trở chiều
Cơn đau khổ ập vào như gánh nặng.
Con đã sống những ngày không yên lặng
Gío bão lòng cuốn mất thuở tin yêu
Nắng vẫn hồng trong những buổi kinh chiều
Con đã lạnh như đời con nguội lạnh.
Đời rực sáng như hồng ân trao tặng
Thánh Lễ này con đang sống Đặc Ân
Người cứu con đã ở dưới thế trần
Là Thánh Thể mạch nguồn ơn sự sống.
Nụ cười ấy là chứng nhân lắng đọng
Của Tình Yêu con sám hối trong lòng
Tội nhân này đã sống cảnh long đong
Như hỏa ngục với xích xiềng cuộc sống.
Tạ ơn Trời cho con nguồn Ân Lộc
Bằng Tình Yêu chính Máu Thịt Cha ban
Nước mắt con hòa lẫn với cung đàn
Nơi Thánh Lễ Thiên Đàng trong trần thế.
(Hồng Ân trong Thánh Lễ là giữ được niềm vui
khi sám hối. Thân tặng ai đã biết hoặc không biết kinh nghiệm này
để sống dồi dào hơn trong Bí Tích Thánh Thể)
Có những lúc tâm hồn xao xuyến qúa
Ánh tà dương rủ khuất nẻo đường về
Con lạc loài vào lối trận đê mê
Tim rướm máu như trong ngày tang chế.
Và lúc ấy con biết mình không thể
Khống chế lòng cơn cám dỗ trần gian
Nên phai nhòa lời Giao ước Thiên Đàng
Rất bội bạc giống như ngày bán Chúa.
Rồi sám hối con gục đầu tự hứa
Biết trần gian đầy khổ nạn lan tràn
Thâm cung lòng con bẻ khóa bình an
Niềm tâm sự như dày vò cuộc sống.
Nỗi sợ sệt là mồi ngon ma qủy
Cách thế trần khiến giấc ngủ không an
Juda ơi hãy trả lại Thiên Đàng
Nơi tâm thất con luôn lòng trân qúy.
Ở cuộc sống con là hai thái cực
Giữ yên bình con nắm chặt Tình Yêu
Rồi đôi khi trong trái gío trở chiều
Cơn đau khổ ập vào như gánh nặng.
Con đã sống những ngày không yên lặng
Gío bão lòng cuốn mất thuở tin yêu
Nắng vẫn hồng trong những buổi kinh chiều
Con đã lạnh như đời con nguội lạnh.
Đời rực sáng như hồng ân trao tặng
Thánh Lễ này con đang sống Đặc Ân
Người cứu con đã ở dưới thế trần
Là Thánh Thể mạch nguồn ơn sự sống.
Nụ cười ấy là chứng nhân lắng đọng
Của Tình Yêu con sám hối trong lòng
Tội nhân này đã sống cảnh long đong
Như hỏa ngục với xích xiềng cuộc sống.
Tạ ơn Trời cho con nguồn Ân Lộc
Bằng Tình Yêu chính Máu Thịt Cha ban
Nước mắt con hòa lẫn với cung đàn
Nơi Thánh Lễ Thiên Đàng trong trần thế.
(Hồng Ân trong Thánh Lễ là giữ được niềm vui
khi sám hối. Thân tặng ai đã biết hoặc không biết kinh nghiệm này
để sống dồi dào hơn trong Bí Tích Thánh Thể)
Những người ''Phu Quét Lá'' mừng lễ ở Linh đài Đức Mẹ
Anmai, CSsR
18:06 29/10/2008
NHỮNG NGƯỜI “PHU QUÉT LÁ” MỪNG LỄ Ở LINH ĐÀI CỦA MẸ
Thời gian trôi nhanh quá, nhanh đến độ khi nhìn lại mái đầu của mình đã điểm bạc. Tóc trên đầu giờ muối đã nhiều hơn tiêu. Mới ngày nào chập chững vào Dòng Chúa Cứu Thế để tìm hiểu ơn gọi dưới cái thời bao cấp đầy gian khổ vậy mà nay đã làm người “phu quét lá” (theo ngôn ngữ thân thương của một giáo dân: linh mục như là người phu quét lá của Chúa) được 10 năm.
Dù bận rộn với không biết bao nhiêu là công việc, dù đường xa cách trở cộng với “trời mưa thúi đất” của Huế thương vẫn không ngăn cách được tình Chúa, tình Mẹ và tình người.
Tờ mờ sáng, hơn hai mươi anh em “phu quét lá” thuộc Dòng Chúa Cứu Thế và linh mục thân quen với gia đình tề tựu với nhau tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứư Giúp Huế để dâng lễ giỗ đầu cho ông cố Phêrô (thân phụ của Cha F.X Hoàng Minh Đức). Sau bữa điểm tâm gọn nhẹ, đoàn “phu quét lá” vội vã lên đường đến Đất Mẹ La Vang.
Hiện diện ở Linh Đài của Mẹ sáng hôm nay trong bầu khí yêu thương và đầm ấm. Hơn hai mươi “phu quét lá” họp nhau dưới chân Mẹ để tạ ơn 10 năm làm “phu quét lá” - làm vườn nho nhà Chúa - làm linh mục của Chúa của ba anh em: Giuse Lê Quang Uy, G.B. Hoàng Minh Đức và F.X Nguyễn Minh Đức.
Lãnh sứ vụ “phu quét lá” thật âm thầm và hôm nay mừng 10 năm sứ vụ cũng lặng lẽ.
Được nhận lãnh làm “phu quét lá” cũng nhờ muôn ơn lành và lời chuyển cầu của Mẹ nên 3 “phu quét lá” kỷ niệm 10 năm của mình cũng được cử hành dưới chân Mẹ - ngay linh Đài Mẹ La Vang. Còn gì đẹp bằng, hạnh phúc bằng, ấm cúng cho bằng cùng với Mẹ mừng lễ, cùng với Mẹ tri ân muôn ơn lành Chúa tuôn đổ trên những con người mọn hèn và yếu đuối.
Căn cốt của đời “phu quét lá” không phải là âm thầm hay chính thức nhưng là làm được gì, quét được gì, nhặt được bao nhiêu lá, dọn đường như thế nào để cho mọi người đến với Chúa mà thôi. Vì hoàn cảnh, vì thời cuộc mà một số anh em phải lãnh sứ vụ “quét lá” thật âm thầm nhưng không phải những người âm thầm làm việc không bằng những người chính thức. Nghĩ như thế thật là thiển cận và và nông cạn. Nhìn lại 10 năm để nhìn thấy tình thương, hồng ân mà Thiên Chúa đã đặt để trên cuộc đời của ba anh em linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thân thương.
Phu quét lá Giuse Lê Quang Uy vẫn ngày đêm miệt mài với những trang báo Ephata, Gospelnet, Halleluia … để đem Tin mừng đến với mọi người, vẫn cố gắng nối những vòng tay lớn ở khắp mọi nơi cho công cuộc Bảo Vệ Sự Sống, Bảo Vệ Công Lý, Quỹ Mổ Tim, Trợ giúp xe lăn, trợ giúp học bổng … Không ai có thể quên được hình ảnh của phu quét lá Giuse Uy đã, đang và sẽ dốc hết sức mình để làm điều gì đó có thể cho người nghèo, người bất hạnh và người bị bỏ rơi đầu đường cuối phố.
Phu quét lá F.X Hoàng Minh Đức đã dành phần lớn trong quãng đời 10 năm làm phu của mình để gắn bó với miền Duyên Hải Sài Thành. Từ một nơi chưa có gia đình nào theo đạo, Phu quét lá Minh Đức cùng với cha già đáng kính Stephanô Chân Tín đã dọn đường cho vài trăm người biết đường để đến với Chúa và theo Chúa. Xuống vùng biển mặn đói nghèo An Thới Đông xe nghe tiếng nói của giáo dân kể về hình ảnh người phu quét lá nhỏ nhắn nhưng đầy nhiệt huyết tông đồ.
Phu quét lá G.B. Nguyễn Minh Đức đã âm thầm lặng lẽ theo lời mời gọi của Bề Trên để âm thầm hiện diện ở vùng biển nghèo xứ Nghệ. Sự âm thầm, nhỏ bé đấy đã để lại trong tâm tình của người con xứ biển sự hiện diện khiêm hạ của Dòng Chúa Cứu Thế thân yêu. Ngày nay, tiếp nối với sứ mạng của phu quét lá G.B. ở vùng biển này một số anh em theo con đường của anh yêu tiếp tục quét lá dọn đường cho mọi người đến với Chúa dễ hơn. Sau những năm tháng âm thầm khai phá, nay phu quét lá G.B. Đức trở về vùng ngoại ô của Sài Thành để dọn đường quét lá cho những tâm hồn người trẻ tìm hiểu tận hiến cho nhà dòng.
Cả 3 chàng làm trong 3 công việc khác nhau, 3 lãnh vực khác nhau nhưng tất cả cũng chỉ với mục đích là dọn đường, là quét lá cho mọi người đến với Chúa mà thôi.
Mấy hôm nay khí trời Huế thương càng thương hơn trong những hạt mưa nặng hạt. Chẳng hiểu sao khi Thánh Lễ đồng tế tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ ở Linh Đài của Mẹ thì bầu trời quang đãng và ấm áp. Lễ vừa xong, hình lưu niệm vừa khép lại trong vài chiếc máy ảnh con con bỗng dưng ơn mưa móc lại trào tràn vùng đất Mẹ La Vang.
Nhìn lại 10 năm chặng đường quét lá ấy không phải là để huyênh hoang, không phải để tự cao tự đại, không phải để chờ được Nhà Nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng 3, không phải chờ Nhà Dòng tán thưởng mừng công nhưng nhìn lại chặng đường ấy để nhìn thấy muôn muôn vàn hồng ân ấy đến tự Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ La Vang - Mẹ Hằng Cứu Giúp. Muôn ơn lành đó đến tự tay của Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ nên hôm nay 3 anh em lại muốn trở về dưới chân Mẹ để tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ. Tạ ơn Chúa, cảm ơn mẹ xong, 3 anh em “phu quét” lá mừng lễ hôm nay cũng như anh em “phu quét lá” hiện diện trong Thánh Lễ sáng nay cũng không quên trao phó cuộc đời quét lá còn lại của mình trong vòng tay yêu thương của Chúa và Mẹ.
Nhìn lại 10 chặng đường quét lá để 3 anh em mừng lễ hôm nay cũng như anh em hiện diện trong Thánh Lễ ý thức thân phận yếu đuối, mỏng dòn của mình nhưng nhờ tình thương của Chúa mà anh em được xung công vào trong công trình Cứu Độ, công cuộc Loan báo Tin Mừng của Chúa.
Nhìn lại 10 năm chặng đường quét lá để những ai làm “phu quét lá” cho Chúa luôn ý thức thân phận nhỏ bé của mình. Chỉ có ơn Thánh của Chúa, lời chuyển cầu của Mẹ mà những “phu quét lá” mới đủ sức, đủ nghị lực để dầm mưa dãi nắng dọn dẹp những con đường sạch sẽ để đưa mọi người đến với Chúa.
Mừng lễ xong, ai nấy đều quay về với cộng đoàn, với giáo xứ để phục vụ Chúa trong ơn gọi thánh của Ngài đã trao phó. Nguyện xin Chúa, Mẹ Hằng Cứu Giúp - Mẹ La Vang, Cha Thánh Anphongsô và các thánh cùng các chân phước trong Dòng gìn giữ che chở không chỉ 3 anh em nhưng toàn Dòng trong tình thương của Chúa. Xin Chúa thương đổ muôn vàn ơn phúc xuống trên Dòng Thánh để mỗi anh em tu sĩ, linh mục thuộc Dòng Thánh hoàn thành sứ mạng “quét lá” mà Chúa đã mời gọi, trao phó.
Thời gian trôi nhanh quá, nhanh đến độ khi nhìn lại mái đầu của mình đã điểm bạc. Tóc trên đầu giờ muối đã nhiều hơn tiêu. Mới ngày nào chập chững vào Dòng Chúa Cứu Thế để tìm hiểu ơn gọi dưới cái thời bao cấp đầy gian khổ vậy mà nay đã làm người “phu quét lá” (theo ngôn ngữ thân thương của một giáo dân: linh mục như là người phu quét lá của Chúa) được 10 năm.
Dù bận rộn với không biết bao nhiêu là công việc, dù đường xa cách trở cộng với “trời mưa thúi đất” của Huế thương vẫn không ngăn cách được tình Chúa, tình Mẹ và tình người.
Tờ mờ sáng, hơn hai mươi anh em “phu quét lá” thuộc Dòng Chúa Cứu Thế và linh mục thân quen với gia đình tề tựu với nhau tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứư Giúp Huế để dâng lễ giỗ đầu cho ông cố Phêrô (thân phụ của Cha F.X Hoàng Minh Đức). Sau bữa điểm tâm gọn nhẹ, đoàn “phu quét lá” vội vã lên đường đến Đất Mẹ La Vang.
Hiện diện ở Linh Đài của Mẹ sáng hôm nay trong bầu khí yêu thương và đầm ấm. Hơn hai mươi “phu quét lá” họp nhau dưới chân Mẹ để tạ ơn 10 năm làm “phu quét lá” - làm vườn nho nhà Chúa - làm linh mục của Chúa của ba anh em: Giuse Lê Quang Uy, G.B. Hoàng Minh Đức và F.X Nguyễn Minh Đức.
Lãnh sứ vụ “phu quét lá” thật âm thầm và hôm nay mừng 10 năm sứ vụ cũng lặng lẽ.
Được nhận lãnh làm “phu quét lá” cũng nhờ muôn ơn lành và lời chuyển cầu của Mẹ nên 3 “phu quét lá” kỷ niệm 10 năm của mình cũng được cử hành dưới chân Mẹ - ngay linh Đài Mẹ La Vang. Còn gì đẹp bằng, hạnh phúc bằng, ấm cúng cho bằng cùng với Mẹ mừng lễ, cùng với Mẹ tri ân muôn ơn lành Chúa tuôn đổ trên những con người mọn hèn và yếu đuối.
Căn cốt của đời “phu quét lá” không phải là âm thầm hay chính thức nhưng là làm được gì, quét được gì, nhặt được bao nhiêu lá, dọn đường như thế nào để cho mọi người đến với Chúa mà thôi. Vì hoàn cảnh, vì thời cuộc mà một số anh em phải lãnh sứ vụ “quét lá” thật âm thầm nhưng không phải những người âm thầm làm việc không bằng những người chính thức. Nghĩ như thế thật là thiển cận và và nông cạn. Nhìn lại 10 năm để nhìn thấy tình thương, hồng ân mà Thiên Chúa đã đặt để trên cuộc đời của ba anh em linh mục Dòng Chúa Cứu Thế thân thương.
Phu quét lá Giuse Lê Quang Uy vẫn ngày đêm miệt mài với những trang báo Ephata, Gospelnet, Halleluia … để đem Tin mừng đến với mọi người, vẫn cố gắng nối những vòng tay lớn ở khắp mọi nơi cho công cuộc Bảo Vệ Sự Sống, Bảo Vệ Công Lý, Quỹ Mổ Tim, Trợ giúp xe lăn, trợ giúp học bổng … Không ai có thể quên được hình ảnh của phu quét lá Giuse Uy đã, đang và sẽ dốc hết sức mình để làm điều gì đó có thể cho người nghèo, người bất hạnh và người bị bỏ rơi đầu đường cuối phố.
Phu quét lá F.X Hoàng Minh Đức đã dành phần lớn trong quãng đời 10 năm làm phu của mình để gắn bó với miền Duyên Hải Sài Thành. Từ một nơi chưa có gia đình nào theo đạo, Phu quét lá Minh Đức cùng với cha già đáng kính Stephanô Chân Tín đã dọn đường cho vài trăm người biết đường để đến với Chúa và theo Chúa. Xuống vùng biển mặn đói nghèo An Thới Đông xe nghe tiếng nói của giáo dân kể về hình ảnh người phu quét lá nhỏ nhắn nhưng đầy nhiệt huyết tông đồ.
Phu quét lá G.B. Nguyễn Minh Đức đã âm thầm lặng lẽ theo lời mời gọi của Bề Trên để âm thầm hiện diện ở vùng biển nghèo xứ Nghệ. Sự âm thầm, nhỏ bé đấy đã để lại trong tâm tình của người con xứ biển sự hiện diện khiêm hạ của Dòng Chúa Cứu Thế thân yêu. Ngày nay, tiếp nối với sứ mạng của phu quét lá G.B. ở vùng biển này một số anh em theo con đường của anh yêu tiếp tục quét lá dọn đường cho mọi người đến với Chúa dễ hơn. Sau những năm tháng âm thầm khai phá, nay phu quét lá G.B. Đức trở về vùng ngoại ô của Sài Thành để dọn đường quét lá cho những tâm hồn người trẻ tìm hiểu tận hiến cho nhà dòng.
Cả 3 chàng làm trong 3 công việc khác nhau, 3 lãnh vực khác nhau nhưng tất cả cũng chỉ với mục đích là dọn đường, là quét lá cho mọi người đến với Chúa mà thôi.
Mấy hôm nay khí trời Huế thương càng thương hơn trong những hạt mưa nặng hạt. Chẳng hiểu sao khi Thánh Lễ đồng tế tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ ở Linh Đài của Mẹ thì bầu trời quang đãng và ấm áp. Lễ vừa xong, hình lưu niệm vừa khép lại trong vài chiếc máy ảnh con con bỗng dưng ơn mưa móc lại trào tràn vùng đất Mẹ La Vang.
Nhìn lại 10 năm chặng đường quét lá ấy không phải là để huyênh hoang, không phải để tự cao tự đại, không phải để chờ được Nhà Nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng 3, không phải chờ Nhà Dòng tán thưởng mừng công nhưng nhìn lại chặng đường ấy để nhìn thấy muôn muôn vàn hồng ân ấy đến tự Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ La Vang - Mẹ Hằng Cứu Giúp. Muôn ơn lành đó đến tự tay của Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ nên hôm nay 3 anh em lại muốn trở về dưới chân Mẹ để tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ. Tạ ơn Chúa, cảm ơn mẹ xong, 3 anh em “phu quét” lá mừng lễ hôm nay cũng như anh em “phu quét lá” hiện diện trong Thánh Lễ sáng nay cũng không quên trao phó cuộc đời quét lá còn lại của mình trong vòng tay yêu thương của Chúa và Mẹ.
Nhìn lại 10 chặng đường quét lá để 3 anh em mừng lễ hôm nay cũng như anh em hiện diện trong Thánh Lễ ý thức thân phận yếu đuối, mỏng dòn của mình nhưng nhờ tình thương của Chúa mà anh em được xung công vào trong công trình Cứu Độ, công cuộc Loan báo Tin Mừng của Chúa.
Nhìn lại 10 năm chặng đường quét lá để những ai làm “phu quét lá” cho Chúa luôn ý thức thân phận nhỏ bé của mình. Chỉ có ơn Thánh của Chúa, lời chuyển cầu của Mẹ mà những “phu quét lá” mới đủ sức, đủ nghị lực để dầm mưa dãi nắng dọn dẹp những con đường sạch sẽ để đưa mọi người đến với Chúa.
Mừng lễ xong, ai nấy đều quay về với cộng đoàn, với giáo xứ để phục vụ Chúa trong ơn gọi thánh của Ngài đã trao phó. Nguyện xin Chúa, Mẹ Hằng Cứu Giúp - Mẹ La Vang, Cha Thánh Anphongsô và các thánh cùng các chân phước trong Dòng gìn giữ che chở không chỉ 3 anh em nhưng toàn Dòng trong tình thương của Chúa. Xin Chúa thương đổ muôn vàn ơn phúc xuống trên Dòng Thánh để mỗi anh em tu sĩ, linh mục thuộc Dòng Thánh hoàn thành sứ mạng “quét lá” mà Chúa đã mời gọi, trao phó.
Lễ Các Đẳng Linh Hồn
Lm Giuse Nguyễn Thành Long
18:16 29/10/2008
Lễ Các Đẳng Linh Hồn
Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cách đặc biệt hướng về các đẳng Linh Hồn là những người đã ra đi trước chúng ta, trong đó có cha mẹ, ông bà tổ tiên nội ngoại, bạn bè của chúng ta,… v?i mục đích là tỏ tình liên đới với các ngài. Người công giáo có nhiều cách thức để tỏ tình liên đới đối với những người đã khuất. Chẳng hạn ở Philiphin, vào ngày lễ giỗ, đặc biệt là ngày lễ Các Đẳng, cả gia đình cùng ra nghia trang, ăn uống, sinh hoạt và sống bên mộ người thân trọn cả ngày. Ở Việt nam chúng ta, thì có tập tục trang hoàng bông hoa đèn nến nơi lăng mộ, viếng nghĩa trang, sửa sang bàn thờ, thắp nén hương, đơm hoa quả…. Đây là những cách thế biểu lộ nét nghĩa tình rất cao đẹp đối với những người đã khuất. Tuy nhiên cách thức có ý nghĩa nhất vẫn là dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho các ngài.
1. Khi chúng ta dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta trực tiếp bày tỏ tấm lòng mình:
- Thứ nhất là tấm lòng biết ơn. Biết ơn các ngài vì nhờ có các ngài mới có ta trên đời. Biết ơn các ngài vì nhờ các ngài chúng ta được thừa hưởng gia tài cao quý là đức tin vào đạo Chúa. Biết ơn các ngài vì nhờ các ngài mà chúng ta có được giáo xứ thân yêu này. Biết ơn các ngài vì đó cũng là lẽ thường của đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Thứ hai là tấm lòng thảo hiếu. Kitô hữu không phải là người bất hiếu vong ân như một thời bị hiểu lầm; trái lại chúng ta có một tháng để tỏ lòng hiếu thảo. Nếu bên Phật giáo chỉ có một ngày báo hiếu, đó là ngày lễ Vu lan, thì chúng ta có đến một tháng đế sống tình con thảo. Ngoài ra chúng ta còn có rất nhiều ngày khác nữa, các ngày lễ giỗ, ngày cầu hồn, ngày Mùng hai Tết …
- Thứ ba là tấm lòng bác ái. Bác ái Kitô giáo không chỉ được thể hiện đối với những người còn sống mà cả đối với những người đã qua đời. Đức bác ái thúc đẩy ta cầu nguyện và dâng những việc lành phúc đức cho tất cả các linh hồn bên kia thế giới. Lời cầu nguyện có thể rút bớt thời gian thanh luyện của các ngài nơi luyện ngục. Hãy dùng lời cầu nguyện và sự hy sinh để bày tỏ tình bác ái yêu thương đối với các ngài.
2. Ngoài ra, khi chúng ta dâng các việc lành và cầu nguyện cho những người đã khuất cũng là cách thế tuyên xưng niềm tin của mình:
- Trước hết là tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời. Đó là sự sống mà chính Đức Kitô đã khai mở cho chúng ta: “Ngài là hoa quả đầu mùa của người kẻ yên giấc”.
Nếu không tin vào sự sống mai sau thì chẳng ai cầu nguyện cho các linh hồn làm gì và cũng chẳng có lễ cầu hồn, như Thánh lễ ngày hôm nay. Nếu không tin vào sự phán xét cá nhân và sự thưởng phạt ngay sau khi chết, thì mọi lời cầu nguyện và nghĩa cử ta làm cho người chết đều trở nên vô nghĩa. Bởi thế bên Giáo hội Tin lành họ không có chuyện cầu hồn hay xin lễ cho các đẳng, vì họ không tin vào sự phán xét cá nhân, vào sự thưởng phạt ngay sau khi chết. Còn chúng ta khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống, sự thưởng phạt sau khi chết.
- Thứ đến là tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Đức Kitô đã nối kết chúng ta bằng mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô đã nối kết người còn sống và người đã chết một cách nhiệm mầu. Giáo hội lữ hành nơi trần thế và Giáo hội đang thanh luyện nơi luyện ngục có thể chuyển thông các công phúc cho nhau. Chính vì thế mà lời cầu nguyện và việc việc hy sinh của những người còn sống trở nên có giá trị vô cùng.
- Sau nữa là tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương. Có thể nói luyện ngục là nơi mà lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện rõ nét nhất. Thiên Chúa đã ban cho con người đặc ân được cộng tác vào công nghiệp của Đức Kitô để cứu độ mình và cứu độ anh chị em mình, dẫu mình tội lỗi bất xứng.
Tóm lại, khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn, lòng thảo hiếu, và lòng bác ái đối với các ngài; đồng thời cũng là cách thế chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời, vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công, và vào lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức được điều đó để chúng ta sống tốt bổn phận của mình đối với những người đã qua đời. Amen.
Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta cách đặc biệt hướng về các đẳng Linh Hồn là những người đã ra đi trước chúng ta, trong đó có cha mẹ, ông bà tổ tiên nội ngoại, bạn bè của chúng ta,… v?i mục đích là tỏ tình liên đới với các ngài. Người công giáo có nhiều cách thức để tỏ tình liên đới đối với những người đã khuất. Chẳng hạn ở Philiphin, vào ngày lễ giỗ, đặc biệt là ngày lễ Các Đẳng, cả gia đình cùng ra nghia trang, ăn uống, sinh hoạt và sống bên mộ người thân trọn cả ngày. Ở Việt nam chúng ta, thì có tập tục trang hoàng bông hoa đèn nến nơi lăng mộ, viếng nghĩa trang, sửa sang bàn thờ, thắp nén hương, đơm hoa quả…. Đây là những cách thế biểu lộ nét nghĩa tình rất cao đẹp đối với những người đã khuất. Tuy nhiên cách thức có ý nghĩa nhất vẫn là dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho các ngài.
1. Khi chúng ta dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta trực tiếp bày tỏ tấm lòng mình:
- Thứ nhất là tấm lòng biết ơn. Biết ơn các ngài vì nhờ có các ngài mới có ta trên đời. Biết ơn các ngài vì nhờ các ngài chúng ta được thừa hưởng gia tài cao quý là đức tin vào đạo Chúa. Biết ơn các ngài vì nhờ các ngài mà chúng ta có được giáo xứ thân yêu này. Biết ơn các ngài vì đó cũng là lẽ thường của đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Thứ hai là tấm lòng thảo hiếu. Kitô hữu không phải là người bất hiếu vong ân như một thời bị hiểu lầm; trái lại chúng ta có một tháng để tỏ lòng hiếu thảo. Nếu bên Phật giáo chỉ có một ngày báo hiếu, đó là ngày lễ Vu lan, thì chúng ta có đến một tháng đế sống tình con thảo. Ngoài ra chúng ta còn có rất nhiều ngày khác nữa, các ngày lễ giỗ, ngày cầu hồn, ngày Mùng hai Tết …
- Thứ ba là tấm lòng bác ái. Bác ái Kitô giáo không chỉ được thể hiện đối với những người còn sống mà cả đối với những người đã qua đời. Đức bác ái thúc đẩy ta cầu nguyện và dâng những việc lành phúc đức cho tất cả các linh hồn bên kia thế giới. Lời cầu nguyện có thể rút bớt thời gian thanh luyện của các ngài nơi luyện ngục. Hãy dùng lời cầu nguyện và sự hy sinh để bày tỏ tình bác ái yêu thương đối với các ngài.
2. Ngoài ra, khi chúng ta dâng các việc lành và cầu nguyện cho những người đã khuất cũng là cách thế tuyên xưng niềm tin của mình:
- Trước hết là tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời. Đó là sự sống mà chính Đức Kitô đã khai mở cho chúng ta: “Ngài là hoa quả đầu mùa của người kẻ yên giấc”.
Nếu không tin vào sự sống mai sau thì chẳng ai cầu nguyện cho các linh hồn làm gì và cũng chẳng có lễ cầu hồn, như Thánh lễ ngày hôm nay. Nếu không tin vào sự phán xét cá nhân và sự thưởng phạt ngay sau khi chết, thì mọi lời cầu nguyện và nghĩa cử ta làm cho người chết đều trở nên vô nghĩa. Bởi thế bên Giáo hội Tin lành họ không có chuyện cầu hồn hay xin lễ cho các đẳng, vì họ không tin vào sự phán xét cá nhân, vào sự thưởng phạt ngay sau khi chết. Còn chúng ta khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống, sự thưởng phạt sau khi chết.
- Thứ đến là tuyên xưng niềm tin vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Đức Kitô đã nối kết chúng ta bằng mầu nhiệm tình yêu của Ngài. Thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô đã nối kết người còn sống và người đã chết một cách nhiệm mầu. Giáo hội lữ hành nơi trần thế và Giáo hội đang thanh luyện nơi luyện ngục có thể chuyển thông các công phúc cho nhau. Chính vì thế mà lời cầu nguyện và việc việc hy sinh của những người còn sống trở nên có giá trị vô cùng.
- Sau nữa là tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương. Có thể nói luyện ngục là nơi mà lòng thương xót của Thiên Chúa được thể hiện rõ nét nhất. Thiên Chúa đã ban cho con người đặc ân được cộng tác vào công nghiệp của Đức Kitô để cứu độ mình và cứu độ anh chị em mình, dẫu mình tội lỗi bất xứng.
Tóm lại, khi dâng các việc lành phúc đức và cầu nguyện cho những người đã khuất là chúng ta trực tiếp bày tỏ lòng biết ơn, lòng thảo hiếu, và lòng bác ái đối với các ngài; đồng thời cũng là cách thế chúng ta gián tiếp tuyên xưng niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời, vào mầu nhiệm các thánh cùng thông công, và vào lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta luôn ý thức được điều đó để chúng ta sống tốt bổn phận của mình đối với những người đã qua đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Không hề có sự đối lập giữa con người và hành tinh
Nguyễn Quốc Tâm
18:21 29/10/2008
NEW YORK,ngày 28 tháng 10, năm 2008 – Tòa Thánh phát biểu: "Con người không phải là mối hiểm họa cho môi trường, nhưng họ chỉ là người quản lý".
Đức Tổng Giám Mục TGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như thế trước ủy ban thứ hai của kỳ họp thứ 63 tại đại hội đồng Liên HIệp Quốc.
Đức TGM nói: "Người ta thường nói rằng chúng ta phải bảo vệ môi trường. Thuật từ "bảo vệ" có thể khiến chúng ta hiểu sai thành việc nhìn thấy sự xung đột giữa thiên nhiên với con người. Trong diễn đàn này, chúng ta hãy nói về thuật từ "gìn giữ" hoặc là "che chở".
"Thật vậy, trong trường hợp này, từ gìn giữ hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn từ bảo vệ. Nó mang một cái nhìn tích cực nơi con người. Điều ấy có nghĩa là con người không bị xem là điều phiền toái hay là mối hiểm họa đối với môi trường, nhưng họ chỉ là người quản lý."
"Trong cảm thức này, không hề có sự đối lập giữa con người với môi trường, nhưng có sự gắn kết được thiết lập và không thể tách rời. Chính trong sự gắn kết này, môi trường có tác động vô cùng quan trọng đối sự tồn vong và phát triển của con người."
Trách nhiệm
Đức TGM đã cân nhắc nguyên tắc "trách nhiệm gìn giữ" khi Ngài bày tỏ sự quan tâm đến môi trường.
Ngài nói: "Việc áp dụng nguyên tắc này vào trong vấn đề môi trường và việc kết hợp nguyên tắc ấy với sự gìn giữ khí hậu trái đất sẽ thật sự đem lại cho cộng đồng thế giới một cơ hội để phản tỉnh trên nhiều khía cạnh vốn có thể góp phần đẩy mạnh sự phát triển con người đích thực".
Tòa Thánh trình bày ba điểm đối với những khía cạnh như thế.
Ngài nói: " Trách nhiệm gìn giữ khí hậu đòi hỏi chúng ta phải đào sâu thêm sự tương tác giữa an toàn thực phẩm và sự thay đổi khí hậu, tập trung vào vị thế trung tâm của con người, đặc biệt là nơi những vùng dân cư dễ bị tổn thương nhất, thường là những vùng nông thôn trong các quốc gia đang phát triển".
Đức TGM nói tiếp: "Thứ hai, trách nhiệm gìn giữ khí hậu nên được thiết lập trên căn bản là sự gắn kết giữa nguyên tắc phụ cấp và đoàn kết toàn cầu. Trong một thế giới liên kết chặt chẽ với nhau như ngày hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự bành trướng nhanh chóng của hàng loạt những thách đố trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ sự khủng hoảng lương thực tới sự xáo trộn về tài chính. Những sự khủng hoảng như thế đã dần hé mở nhiều tài nguyên và năng lực bị giới hạn trong các quốc gia để giải quyết những khủng hoảng một cách tương xứng và đã hé mở nhu cầu tăng dần đối với những hành động tập thể qua cộng đồng thế giới. "
"Thứ ba, cần phải ý thức rằng không thể xem vấn đề môi trường là không hề có dính dáng gì tới các vấn đề khác như năng lượng và kinh tế, công lý và hòa bình, các lợi ích quốc gia và sự đoàn kết quôc tế".
Tuy nhiên, Đức TGM Migliore khẳng định rằng xã hội ngày hôm nay không thể đáp lại trách nhiệm gìn giữ môi trường một cách tương xứng nếu nó không nghiêm chỉnh xem lại phong cách sống, lối tiêu thụ và sản xuất."
Ngài nói: "Do đó, có một nhu cầu cấp bách đòi hỏi việc giáo dục về trách nhiệm đối với sinh thái, dựa trên sự kiện là nhiều giá trị đạo đức, vốn là điều căn bản để xây dựng một xã hội thái bình, có liên hệ trực tiếp tới vấn đề môi trường. Trái lại, sự tương thuộc của nhiều thách đố mà thế giới đang đối mặt hôm nay thừa nhận nhu cầu cần có những giải pháp mang tính phối hợp dựa trên cái nhìn chặt chẽ về luân lý đối với thế giới".
Đức Tổng Giám Mục TGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã khẳng định như thế trước ủy ban thứ hai của kỳ họp thứ 63 tại đại hội đồng Liên HIệp Quốc.
Đức TGM nói: "Người ta thường nói rằng chúng ta phải bảo vệ môi trường. Thuật từ "bảo vệ" có thể khiến chúng ta hiểu sai thành việc nhìn thấy sự xung đột giữa thiên nhiên với con người. Trong diễn đàn này, chúng ta hãy nói về thuật từ "gìn giữ" hoặc là "che chở".
"Thật vậy, trong trường hợp này, từ gìn giữ hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn từ bảo vệ. Nó mang một cái nhìn tích cực nơi con người. Điều ấy có nghĩa là con người không bị xem là điều phiền toái hay là mối hiểm họa đối với môi trường, nhưng họ chỉ là người quản lý."
"Trong cảm thức này, không hề có sự đối lập giữa con người với môi trường, nhưng có sự gắn kết được thiết lập và không thể tách rời. Chính trong sự gắn kết này, môi trường có tác động vô cùng quan trọng đối sự tồn vong và phát triển của con người."
Trách nhiệm
Đức TGM đã cân nhắc nguyên tắc "trách nhiệm gìn giữ" khi Ngài bày tỏ sự quan tâm đến môi trường.
Ngài nói: "Việc áp dụng nguyên tắc này vào trong vấn đề môi trường và việc kết hợp nguyên tắc ấy với sự gìn giữ khí hậu trái đất sẽ thật sự đem lại cho cộng đồng thế giới một cơ hội để phản tỉnh trên nhiều khía cạnh vốn có thể góp phần đẩy mạnh sự phát triển con người đích thực".
Tòa Thánh trình bày ba điểm đối với những khía cạnh như thế.
Ngài nói: " Trách nhiệm gìn giữ khí hậu đòi hỏi chúng ta phải đào sâu thêm sự tương tác giữa an toàn thực phẩm và sự thay đổi khí hậu, tập trung vào vị thế trung tâm của con người, đặc biệt là nơi những vùng dân cư dễ bị tổn thương nhất, thường là những vùng nông thôn trong các quốc gia đang phát triển".
Đức TGM nói tiếp: "Thứ hai, trách nhiệm gìn giữ khí hậu nên được thiết lập trên căn bản là sự gắn kết giữa nguyên tắc phụ cấp và đoàn kết toàn cầu. Trong một thế giới liên kết chặt chẽ với nhau như ngày hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự bành trướng nhanh chóng của hàng loạt những thách đố trên nhiều lĩnh vực của đời sống con người, từ sự khủng hoảng lương thực tới sự xáo trộn về tài chính. Những sự khủng hoảng như thế đã dần hé mở nhiều tài nguyên và năng lực bị giới hạn trong các quốc gia để giải quyết những khủng hoảng một cách tương xứng và đã hé mở nhu cầu tăng dần đối với những hành động tập thể qua cộng đồng thế giới. "
"Thứ ba, cần phải ý thức rằng không thể xem vấn đề môi trường là không hề có dính dáng gì tới các vấn đề khác như năng lượng và kinh tế, công lý và hòa bình, các lợi ích quốc gia và sự đoàn kết quôc tế".
Tuy nhiên, Đức TGM Migliore khẳng định rằng xã hội ngày hôm nay không thể đáp lại trách nhiệm gìn giữ môi trường một cách tương xứng nếu nó không nghiêm chỉnh xem lại phong cách sống, lối tiêu thụ và sản xuất."
Ngài nói: "Do đó, có một nhu cầu cấp bách đòi hỏi việc giáo dục về trách nhiệm đối với sinh thái, dựa trên sự kiện là nhiều giá trị đạo đức, vốn là điều căn bản để xây dựng một xã hội thái bình, có liên hệ trực tiếp tới vấn đề môi trường. Trái lại, sự tương thuộc của nhiều thách đố mà thế giới đang đối mặt hôm nay thừa nhận nhu cầu cần có những giải pháp mang tính phối hợp dựa trên cái nhìn chặt chẽ về luân lý đối với thế giới".
Nền thần học Thập Giá của thánh Phaolô
Linh Tiến Khải
18:50 29/10/2008
Nền thần học Thập Giá của thánh Phaolô
Kinh nghiệm gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô bị đóng đanh và phục sinh đã khiến cho thánh Phaolô lấy Thập Giá làm nền tảng cho thần học và lời rao giảng của người. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 29-10-2008. Trong số các đoàn hành hương cũng có một nhóm Nam Hàn và một nhóm Việt Nam.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”Thần học thập giá của thánh Phaolô”. Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô chết và phục sinh trên đường đến thành Damasco đã khiến cho Phaolô từ người bắt bớ các kitô hữu trở thành tông đồ của Chúa, và tân hiến trọn cuộc sống cho các linh hồn. Nơi Chúa Kitô chịu đóng đanh Thiên Chúa biểu lộ tình yêu thương nhân thứ nhưng không của Ngài cho tất cả mọi người. Từ đó Phaolô kinh nghiệm được sự cứu rỗi là ”ơn thánh” tuôn trao từ thập giá, chứ không phải do công nghiệp của thánh nhân. Và “Tin mừng ơn thánh” trở thành kiểu duy nhất để hiểu thập giá như tiêu chuẩn cuộc sống mới của thánh nhân và là câu trả lời cho các người khác.
Đức Thánh Cha nói về thần học thập giá của thánh Phaolô như sau: Đối với thánh Phaolô Thập Giá có một quyền tối thượng nền tảng trong lịch sử nhân loại. Nó diễn tả điểm nòng cốt trong nền thần học của thánh nhân, vì nói tới Thập Giá có nghĩa là nói tới sự cứu rỗi như là ơn thánh ban cho mọi thụ tạo. Đề tài thập giá Chúa Kitô trở thành yếu tố chính và đầu tiên trong việc rao giảng của thánh Tông Đồ. Thí dụ rõ ràng nhất là trường hợp của giáo đoàn Côrintô. Trước một giáo đoàn có các chuyện lộn xộn và gây vấp phạm, cũng như các chia rẽ đe dọa sự hiệp nhất của Thân Mình Chúa Kitô, thánh Phaolô loan báo Chúa Kitô chịu đóng đanh. Sức mạnh của ngài không phải là ngôn ngữ thuyết phục, mà ngược lại là sự yếu đuối và run rẩy của người chỉ tín thác nơi ”quyền năng của Thiên Chúa” (x. 1 Cr 2,1-4). Ngoài tất cả những gì nó diễn tả, đối với sứ điệp thần học Thập Giá cũng là sự gây vấp phạm và điên dại: ”Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa... Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và người Hy lạp cho là điên rồ” (1 Cr 1,18-23).
Thánh Phaolô muốn lập lại cho tất cả chúng ta biết rằng Đấng Phục Sinh luôn luôn là Đấng đã bị đóng đanh. Sự vấp phạm và điên dại của Thập Giá là sự kiện ở nơi xem ra chỉ có thất bại, khổ đau và thua trận, thì chính nơi đó lại là tất cả quyền năng Tình Yêu Thương của Thiên Chúa, bởi vì Thập Giá diễn tả tình yêu thương, và tình yêu thương là quyền năng đích thật được mặc khải trong sự yếu đuối bề ngoài ấy. Đối với người Do thái Thập Giá là ”skandalos”, là bẫy sập hay hòn đá gây vấp ngã: xem ra nó cản ngăn lòng tin của tín hữu do thái đạo đức, không tìm thấy gì giống như thế trong Kinh Thánh. Với không ít lòng can đảm ở đây xem ra thánh Phaolô muốn nói rằng thế đứng liên hệ rất cao: đối với người Do thái Thập Giá đi ngược lại chính bản thể của Thiên Chúa, là Đấng tự tỏ hiện ra với các điềm thiêng dấu lạ. Như vậy chấp nhận thập giá của Chúa Kitô có nghĩa là hoán cải sâu đậm trong liện hệ với Thiên Chúa. Nếu đối với ngưới Do thái lý do khước từ Thập Giá là nơi sự Mặc Khải, nghĩa là lòng trung tín với Thiên Chúa của Cha Ông, thì đối với người Hy lạp, tiêu chuẩn phán đoán để chống lại Thập Giá là lý trí. Thật thế đối với họ, Thập Giá là ”moría” sự điên dại, dịch sát nghĩa là thức ăn ”nhạt nhẽo” vô vị, vì thế hơn là một sự sai lầm nó là sự phỉ báng lương tri con người.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói thánh Phaolô đã nhiều lần nếm kinh nghiêm cay đắng lời loan báo kitô bị khước từ và coi là nhạt nhẽo, vô vị, không đáng để cho cái luận lý của trí khôn chú ý. Người Hy lạp trông thấy sự toàn thiện nơi tinh thần, nơi tư tưởng tinh tuyền nên không thể chập nhấn sự kiện Thiên Chúa trở thành người, đắm chìm trong mọi hạn hẹp không gian và thời gian. Một vì Thiên Chúa chịu đóng đanh lại là điều càng không thế chấp nhận hơn nữa. Và chúng ta thấy cái luận lý này của người Hy lạp cũng là cái luận lý chung của thời đại chúng ta ngày nay. Ý niệm ”apátheia” thờ ơ, như là không có đam mê đối với Thiên Chúa làm sao có thể hiểu được một vì Thiên Cháu làm người, và thất bại rồi lại sống trong thân xác như là phục sinh? Khi nghe nói tới viêc người chết sống lại, người dân A thènes khinh dể nói với thánh Phaolô:” Chúng tôi sẽ nghe ông một lần khác vậy” (Cv 17,32). Đối với họ sự toàn thiện là được giải thoát khỏi nhà tù là thân xác, làm sao họ lại không coi việc lấy lại thân xác là một sai lầm được? Trong nền văn hóa cổ xưa xem ra không có chỗ cho sứ điệp của Thiên Chúa nhập thể. Toàn biến cố ”Đức Giêsu thành Nagiarét” xem là là chuyện hoàn toàn nhạt nhẽo, và chắc chắn Thập Giá là điểm biểu tượng nhất.
Rồi Đức Thánh Cha đã đưa ra câu hỏi sau đây: Mà tại sao thánh Phaolô lại biến điều này, biến lời của Thập Giá làm điểm nền tảng cho việc rao giảng của mình? Câu trả lời không khó: Thập Giá vén mở ”quyền năng của Thiên Chúa” (x. 1 Cr 1,24), khác với quyền năng của con người. Thật vậỵ Thập Giá vén mở cho thấy tình yêu thương của Thiên Chúa. Bao nhiêu thế kỷ sau thánh Phaolô, chúng ta thấy rằng trong lịch sử, Thập Giá đã thăng chứ không phải sự khôn ngoan đối chọi với Thập Giá. Đấng bị đóng đanh là sự khôn ngoan, vì thực sự Người cho thấy Thiên Chúa là ai, nghĩa là Người biểu lộ quyền năng của tình yêu đi tới Thập Giá để cứu rỗi con người. Thiên Chúa dùng các phương thế và dụng cụ thoạt nhìn đối với chúng ta chỉ là sự yếu đuối. Một đàng Thập Giá biểu lộ sự yếu đuối của con người, đàng khác nó biểu lộ quyền năng đích thực của Thiên Chúa, nghĩa là sự nhưng không của tình yêu: chính sự nhưng không hoàn toàn đó của tình yêu là sự khôn ngoan đích thực.
Chính thánh Phaolô đã sống kinh nghiệm đó trên da thịt mình và làm chứng cho điều đó trong nhiều chặng trên con đường cuộc sống thiêng liêng của ngài, đến trở thành điểm quy chiếu cho mọi môn đệ Chúa Giêsu: ”Người đã nói với tôi: ơn thánh của Ta đủ cho con: thật vậy quyền năng của Ta tỏ lộ tràn đầy trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9).; ”Thiên Chúa đã chọn những gì là yêu đuối trong thế giới để hạ nhục những kẽ hùng mạnh” (2 Cr 1,28). Thánh Tông Đồ đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô tới độ tuy sống trong biết bao nhiêu thử thách, ngài vẫn tin nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến thánh nhân và đã tận hiến chính mình cho tội lỗi của thánh nhân và của tất cả mọi người (x. Gl 1,4; 2,20).
Trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô thánh Phaolô đã cống hiến cho chúng ta một tổng kết thần học Thập Giá thật hay (2 Cr 5,14-21), trong đó tất cả đều được gói ghém trong hai khẳng định nền tảng: một đàng Chúa Kitô bị Thiên Chúa Cha đổi xử như kẻ có tội vì chúng ta, đã chết cho tất cả mọi người; đàng khác Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Ngài, và không bắt tội chúng ta. Từ ”thừa tác hòa giải” đó mọi nô lệ được cứu chuộc. Chúng ta cũng phải bước vào trong ”thừa tác hòa giải” ấy. Nó luôn luôn giả thiết việc khước từ sự cao cả của mình và lựa chọn sự điên dại của tình yêu. Thánh Phaolô đã khước từ cuộc sống của riêng mình bằng cách tận hiến mình cho thừa tác hòa giải, cho Thập Giá, là sự cứu rỗi của tất cả chúng ta. Chúng ta cũng phải biết làm như vậy: chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh trong sự khiêm hạ của tình yêu và tìm thấy sự khôn ngoan trong cái yếu đuối phải khước từ để bước vào trong sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng ta tất cả phải đào tạo cuộc sống mình theo sự khôn ngoan đích thật ấy: đó là không sống cho chính mình, mà sống trong lòng tin nơi Thiên Chúa mà chúng ta tất cả đều có thể nói rằng ”Người đã yêu thương tôi và đã hiến mạng vì tôi”.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Kinh nghiệm gặp gỡ đổi đời với Chúa Kitô bị đóng đanh và phục sinh đã khiến cho thánh Phaolô lấy Thập Giá làm nền tảng cho thần học và lời rao giảng của người. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 29-10-2008. Trong số các đoàn hành hương cũng có một nhóm Nam Hàn và một nhóm Việt Nam.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý ”Thần học thập giá của thánh Phaolô”. Kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô chết và phục sinh trên đường đến thành Damasco đã khiến cho Phaolô từ người bắt bớ các kitô hữu trở thành tông đồ của Chúa, và tân hiến trọn cuộc sống cho các linh hồn. Nơi Chúa Kitô chịu đóng đanh Thiên Chúa biểu lộ tình yêu thương nhân thứ nhưng không của Ngài cho tất cả mọi người. Từ đó Phaolô kinh nghiệm được sự cứu rỗi là ”ơn thánh” tuôn trao từ thập giá, chứ không phải do công nghiệp của thánh nhân. Và “Tin mừng ơn thánh” trở thành kiểu duy nhất để hiểu thập giá như tiêu chuẩn cuộc sống mới của thánh nhân và là câu trả lời cho các người khác.
Đức Thánh Cha nói về thần học thập giá của thánh Phaolô như sau: Đối với thánh Phaolô Thập Giá có một quyền tối thượng nền tảng trong lịch sử nhân loại. Nó diễn tả điểm nòng cốt trong nền thần học của thánh nhân, vì nói tới Thập Giá có nghĩa là nói tới sự cứu rỗi như là ơn thánh ban cho mọi thụ tạo. Đề tài thập giá Chúa Kitô trở thành yếu tố chính và đầu tiên trong việc rao giảng của thánh Tông Đồ. Thí dụ rõ ràng nhất là trường hợp của giáo đoàn Côrintô. Trước một giáo đoàn có các chuyện lộn xộn và gây vấp phạm, cũng như các chia rẽ đe dọa sự hiệp nhất của Thân Mình Chúa Kitô, thánh Phaolô loan báo Chúa Kitô chịu đóng đanh. Sức mạnh của ngài không phải là ngôn ngữ thuyết phục, mà ngược lại là sự yếu đuối và run rẩy của người chỉ tín thác nơi ”quyền năng của Thiên Chúa” (x. 1 Cr 2,1-4). Ngoài tất cả những gì nó diễn tả, đối với sứ điệp thần học Thập Giá cũng là sự gây vấp phạm và điên dại: ”Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa... Thiên Chúa đã muốn dùng lời rao giảng điên rồ để cứu những người tin. Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và người Hy lạp cho là điên rồ” (1 Cr 1,18-23).
Thánh Phaolô muốn lập lại cho tất cả chúng ta biết rằng Đấng Phục Sinh luôn luôn là Đấng đã bị đóng đanh. Sự vấp phạm và điên dại của Thập Giá là sự kiện ở nơi xem ra chỉ có thất bại, khổ đau và thua trận, thì chính nơi đó lại là tất cả quyền năng Tình Yêu Thương của Thiên Chúa, bởi vì Thập Giá diễn tả tình yêu thương, và tình yêu thương là quyền năng đích thật được mặc khải trong sự yếu đuối bề ngoài ấy. Đối với người Do thái Thập Giá là ”skandalos”, là bẫy sập hay hòn đá gây vấp ngã: xem ra nó cản ngăn lòng tin của tín hữu do thái đạo đức, không tìm thấy gì giống như thế trong Kinh Thánh. Với không ít lòng can đảm ở đây xem ra thánh Phaolô muốn nói rằng thế đứng liên hệ rất cao: đối với người Do thái Thập Giá đi ngược lại chính bản thể của Thiên Chúa, là Đấng tự tỏ hiện ra với các điềm thiêng dấu lạ. Như vậy chấp nhận thập giá của Chúa Kitô có nghĩa là hoán cải sâu đậm trong liện hệ với Thiên Chúa. Nếu đối với ngưới Do thái lý do khước từ Thập Giá là nơi sự Mặc Khải, nghĩa là lòng trung tín với Thiên Chúa của Cha Ông, thì đối với người Hy lạp, tiêu chuẩn phán đoán để chống lại Thập Giá là lý trí. Thật thế đối với họ, Thập Giá là ”moría” sự điên dại, dịch sát nghĩa là thức ăn ”nhạt nhẽo” vô vị, vì thế hơn là một sự sai lầm nó là sự phỉ báng lương tri con người.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói thánh Phaolô đã nhiều lần nếm kinh nghiêm cay đắng lời loan báo kitô bị khước từ và coi là nhạt nhẽo, vô vị, không đáng để cho cái luận lý của trí khôn chú ý. Người Hy lạp trông thấy sự toàn thiện nơi tinh thần, nơi tư tưởng tinh tuyền nên không thể chập nhấn sự kiện Thiên Chúa trở thành người, đắm chìm trong mọi hạn hẹp không gian và thời gian. Một vì Thiên Chúa chịu đóng đanh lại là điều càng không thế chấp nhận hơn nữa. Và chúng ta thấy cái luận lý này của người Hy lạp cũng là cái luận lý chung của thời đại chúng ta ngày nay. Ý niệm ”apátheia” thờ ơ, như là không có đam mê đối với Thiên Chúa làm sao có thể hiểu được một vì Thiên Cháu làm người, và thất bại rồi lại sống trong thân xác như là phục sinh? Khi nghe nói tới viêc người chết sống lại, người dân A thènes khinh dể nói với thánh Phaolô:” Chúng tôi sẽ nghe ông một lần khác vậy” (Cv 17,32). Đối với họ sự toàn thiện là được giải thoát khỏi nhà tù là thân xác, làm sao họ lại không coi việc lấy lại thân xác là một sai lầm được? Trong nền văn hóa cổ xưa xem ra không có chỗ cho sứ điệp của Thiên Chúa nhập thể. Toàn biến cố ”Đức Giêsu thành Nagiarét” xem là là chuyện hoàn toàn nhạt nhẽo, và chắc chắn Thập Giá là điểm biểu tượng nhất.
Rồi Đức Thánh Cha đã đưa ra câu hỏi sau đây: Mà tại sao thánh Phaolô lại biến điều này, biến lời của Thập Giá làm điểm nền tảng cho việc rao giảng của mình? Câu trả lời không khó: Thập Giá vén mở ”quyền năng của Thiên Chúa” (x. 1 Cr 1,24), khác với quyền năng của con người. Thật vậỵ Thập Giá vén mở cho thấy tình yêu thương của Thiên Chúa. Bao nhiêu thế kỷ sau thánh Phaolô, chúng ta thấy rằng trong lịch sử, Thập Giá đã thăng chứ không phải sự khôn ngoan đối chọi với Thập Giá. Đấng bị đóng đanh là sự khôn ngoan, vì thực sự Người cho thấy Thiên Chúa là ai, nghĩa là Người biểu lộ quyền năng của tình yêu đi tới Thập Giá để cứu rỗi con người. Thiên Chúa dùng các phương thế và dụng cụ thoạt nhìn đối với chúng ta chỉ là sự yếu đuối. Một đàng Thập Giá biểu lộ sự yếu đuối của con người, đàng khác nó biểu lộ quyền năng đích thực của Thiên Chúa, nghĩa là sự nhưng không của tình yêu: chính sự nhưng không hoàn toàn đó của tình yêu là sự khôn ngoan đích thực.
Chính thánh Phaolô đã sống kinh nghiệm đó trên da thịt mình và làm chứng cho điều đó trong nhiều chặng trên con đường cuộc sống thiêng liêng của ngài, đến trở thành điểm quy chiếu cho mọi môn đệ Chúa Giêsu: ”Người đã nói với tôi: ơn thánh của Ta đủ cho con: thật vậy quyền năng của Ta tỏ lộ tràn đầy trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9).; ”Thiên Chúa đã chọn những gì là yêu đuối trong thế giới để hạ nhục những kẽ hùng mạnh” (2 Cr 1,28). Thánh Tông Đồ đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô tới độ tuy sống trong biết bao nhiêu thử thách, ngài vẫn tin nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến thánh nhân và đã tận hiến chính mình cho tội lỗi của thánh nhân và của tất cả mọi người (x. Gl 1,4; 2,20).
Trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô thánh Phaolô đã cống hiến cho chúng ta một tổng kết thần học Thập Giá thật hay (2 Cr 5,14-21), trong đó tất cả đều được gói ghém trong hai khẳng định nền tảng: một đàng Chúa Kitô bị Thiên Chúa Cha đổi xử như kẻ có tội vì chúng ta, đã chết cho tất cả mọi người; đàng khác Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với Ngài, và không bắt tội chúng ta. Từ ”thừa tác hòa giải” đó mọi nô lệ được cứu chuộc. Chúng ta cũng phải bước vào trong ”thừa tác hòa giải” ấy. Nó luôn luôn giả thiết việc khước từ sự cao cả của mình và lựa chọn sự điên dại của tình yêu. Thánh Phaolô đã khước từ cuộc sống của riêng mình bằng cách tận hiến mình cho thừa tác hòa giải, cho Thập Giá, là sự cứu rỗi của tất cả chúng ta. Chúng ta cũng phải biết làm như vậy: chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh trong sự khiêm hạ của tình yêu và tìm thấy sự khôn ngoan trong cái yếu đuối phải khước từ để bước vào trong sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng ta tất cả phải đào tạo cuộc sống mình theo sự khôn ngoan đích thật ấy: đó là không sống cho chính mình, mà sống trong lòng tin nơi Thiên Chúa mà chúng ta tất cả đều có thể nói rằng ”Người đã yêu thương tôi và đã hiến mạng vì tôi”.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Hai vị linh mục Công Giáo bị sát hại tại Nga
Peter Trần Hoàn Chỉnh
22:35 29/10/2008
MOSCOW 29.10.2008 (CNA) – Hôm nay, các tín hữu Công Giáo Nga bị sốc khi hay biết hai vị linh mục Dòng Tên là cha Otto Messmer và cha Victor Betancourt đã bị đánh đập đến chết tại nhà ở Mátcơva.
Theo thông tin đăng tải trên trang web của Hội Đồng Giám Mục Nga, thi thể của hai cha đã được tìm thấy vào lúc 9 giờ tối ngày 28 tháng 10 tại căn nhà của Dòng Tên ở Mátcơva.
Theo thông tin từ Dòng Tên, một tu sĩ của Dòng sau khi không thấy sự xuất hiện của hai cha đã đi đến văn phòng của các ngài và phát hiện ra thi thể của hai vị. Sau đó tu sĩ này đã báo cho cảnh sát.
Cảnh sát đã khẳng định rằng mặc dù thi thể của hai cha được tìm thấy trong cùng một địa điểm, nhưng vụ giết người đã xảy ra ở hai thời điểm khác nhau. Cha Victor Betancourt Ruiz, 42 tuổi người Ecuador đã bị giết ngày 25 tháng 10 và cha Otto Messmer, 47 tuổi, Trưởng Miền Dòng Tên tại Nga đã bị giết hai ngày sau đó khi ngài trở về nhà sau một chuyến xuất ngoại. Hiện động cơ của vụ giết người chưa được làm rõ.
Bản tin của Hội đồng Giám mục đã loan tin về cái chết của hai vị linh mục và mô tả họ là “những mục tử nhiệt thành được giáo dân rất yêu quý”. Trong một lá thư gửi cho cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, cha Joaquín Alliende, chủ tịch của ACN đã bày tỏ sự đau xót đối với sự ra đi của hai cha. Ngài nhấn mạnh cả hai vị đều đã cộng tác một cách đắc lực với ACN. Cha cũng nói thêm rằng lòng khoan dung phải được thể hiện để minh chứng cho sự tận tụy quảng đại của hai cha trong việc phục vụ các tín hữu Công Giáo tại Nga.
ACN loan tin rằng vào thứ tư, Đức thượng phụ Chính Thống giáo Nga Alexey II đã bày tỏ lòng cảm thông của ngài đến Giáo Hội Công Giáo trong cuộc gặp với Đức Hồng Y Vingt-Trois, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp. Cũng tương tự, các vị đại diện của Hồi giáo tại Nga cũng đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đến Giáo hội và các vị cũng cảm thấy mất tinh thần sau những vụ giết người này.
Một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức hôm nay vào lúc 6 giờ tối (giờ địa phương) tại nhà thờ Chính tòa Công Giáo tại Mátcơva.
Cha Victor Betancourt Ruiz, S.J. (trái) và Cha Otto Messmer, S.J. |
Theo thông tin từ Dòng Tên, một tu sĩ của Dòng sau khi không thấy sự xuất hiện của hai cha đã đi đến văn phòng của các ngài và phát hiện ra thi thể của hai vị. Sau đó tu sĩ này đã báo cho cảnh sát.
Cảnh sát đã khẳng định rằng mặc dù thi thể của hai cha được tìm thấy trong cùng một địa điểm, nhưng vụ giết người đã xảy ra ở hai thời điểm khác nhau. Cha Victor Betancourt Ruiz, 42 tuổi người Ecuador đã bị giết ngày 25 tháng 10 và cha Otto Messmer, 47 tuổi, Trưởng Miền Dòng Tên tại Nga đã bị giết hai ngày sau đó khi ngài trở về nhà sau một chuyến xuất ngoại. Hiện động cơ của vụ giết người chưa được làm rõ.
Bản tin của Hội đồng Giám mục đã loan tin về cái chết của hai vị linh mục và mô tả họ là “những mục tử nhiệt thành được giáo dân rất yêu quý”. Trong một lá thư gửi cho cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, cha Joaquín Alliende, chủ tịch của ACN đã bày tỏ sự đau xót đối với sự ra đi của hai cha. Ngài nhấn mạnh cả hai vị đều đã cộng tác một cách đắc lực với ACN. Cha cũng nói thêm rằng lòng khoan dung phải được thể hiện để minh chứng cho sự tận tụy quảng đại của hai cha trong việc phục vụ các tín hữu Công Giáo tại Nga.
ACN loan tin rằng vào thứ tư, Đức thượng phụ Chính Thống giáo Nga Alexey II đã bày tỏ lòng cảm thông của ngài đến Giáo Hội Công Giáo trong cuộc gặp với Đức Hồng Y Vingt-Trois, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp. Cũng tương tự, các vị đại diện của Hồi giáo tại Nga cũng đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đến Giáo hội và các vị cũng cảm thấy mất tinh thần sau những vụ giết người này.
Một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức hôm nay vào lúc 6 giờ tối (giờ địa phương) tại nhà thờ Chính tòa Công Giáo tại Mátcơva.
Một người bạn của hai linh mục Dòng Tên bị sát hại ở Moscow bị sốc vì cái chết của hai vị
Peter Trần Hoàn Chỉnh
23:30 29/10/2008
Washington (CNS) – Một linh mục người Chilê là bạn của hai Giêsu hữu bị giết ở Moscow đã bày tỏ sự thương tiếc và bàng hoàng trước cái chết của hai người bạn mình.
Cha Tomas Garcia Huidobro, S.J. hiện đang học tập tại Washington nói với hãng thông tấn Công Giáo CNS rằng “mọi thứ thật quá kỳ lạ”. Ngài nói rằng “không gì có thể giải thích cho nguyên nhân gây ra cái chết của hai cha Otto Messmer,S.J. 47 tuổi và cha Victor Betancourt, S.J. 42 tuổi. Cha Garcia cũng lưu ý rằng hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Matxcơva thì rất bị hạn chế.
Được biết, cha Garcia đã sống ở Nga từ năm 1999 đến năm 2001, ngài cũng đã viếng thăm các cha ở đó suốt ba tháng hè. Ngài đã sống cùng với cha Betancourt trong một căn hộ bên ngoài Matxcơva trước khi cha Betancourt chuyển đến một căn hộ trong thành phố với cha Messmer vào cuối tháng 8.
Hai cha Messmer và Betancourt được phát hiện là đã chết vào cuối ngày 28 tháng 10 tại căn hộ ở thành phố. Cha Garcia nói rằng không có dấu hiệu cho thấy căn hộ đã bị cướp.
Cha Betancourt “rất yêu nước Nga. Ngài là một người giản dị… một người rất tốt”, ngài không bao giờ làm bất cứ điều gì khiêu khích ai để phải chết, cha Garcia nói.
Khi được hỏi rằng các 2 cha có phê bình gì về tình hình chính trị tại Nga hay không, cha Garcia đã trả lời không hề có, vì “họ yêu nước Nga, họ không bao giờ nói điều gì để chống lại nước Nga cả”.
Các linh mục tại Nga cũng rất cẩn thận trong mối quan hệ với Chính Thống Giáo Nga và “cố gắng không đụng chạm đến Giáo hội Chính Thống”. cha Garcia nói.
“Các linh mục Công Giáo đang phục vụ tại Nga chỉ đặt trọng tâm vào việc phục vụ các tín hữu Công Giáo”, một nhóm nhỏ những người nước ngoài mà thôi, cha Garcia nói tiếp.
Tại Rôma, Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, Phát ngôn viên Tòa Thánh kiêm Tổng Giám Đốc Đài Vatican nói trong một thông cáo gửi đến các ký giả ngày 29 tháng 10 rằng chính quyền nghi ngờ cha Betancourt đã bị giết trước ngày 26 tháng 10 kể từ khi ngài không xuất hiện để cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật như thường thấy. Còn cha Messmer có thể bị giết vào ngày 27 tháng 10 khi ngài trở về Matxcơva từ Đức vào buổi tối.
Thánh Lễ an táng cho hai cha đã được tổ chức tại Maxcơva do Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi cử hành vào tối ngày 29 tháng 10 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Matxcơva
Được biết, Cha Messmer là một công dân Nga sinh tại Kazakhastan. Ngài là Trưởng Miền độc lập của Dòng Tên tại Nga từ năm 2002. Cha Betancourt là công dân Ecuador, đã từng học tại Argentina, Đức và Rôma. Ngài phục vụ tại Nga từ năm 2001. Hai cha phục vụ tại Nhà thờ Thánh Louis của Pháp tại Moscow.
Cha Tomas Garcia Huidobro, S.J. hiện đang học tập tại Washington nói với hãng thông tấn Công Giáo CNS rằng “mọi thứ thật quá kỳ lạ”. Ngài nói rằng “không gì có thể giải thích cho nguyên nhân gây ra cái chết của hai cha Otto Messmer,S.J. 47 tuổi và cha Victor Betancourt, S.J. 42 tuổi. Cha Garcia cũng lưu ý rằng hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại Matxcơva thì rất bị hạn chế.
Được biết, cha Garcia đã sống ở Nga từ năm 1999 đến năm 2001, ngài cũng đã viếng thăm các cha ở đó suốt ba tháng hè. Ngài đã sống cùng với cha Betancourt trong một căn hộ bên ngoài Matxcơva trước khi cha Betancourt chuyển đến một căn hộ trong thành phố với cha Messmer vào cuối tháng 8.
Hai cha Messmer và Betancourt được phát hiện là đã chết vào cuối ngày 28 tháng 10 tại căn hộ ở thành phố. Cha Garcia nói rằng không có dấu hiệu cho thấy căn hộ đã bị cướp.
Cha Betancourt “rất yêu nước Nga. Ngài là một người giản dị… một người rất tốt”, ngài không bao giờ làm bất cứ điều gì khiêu khích ai để phải chết, cha Garcia nói.
Khi được hỏi rằng các 2 cha có phê bình gì về tình hình chính trị tại Nga hay không, cha Garcia đã trả lời không hề có, vì “họ yêu nước Nga, họ không bao giờ nói điều gì để chống lại nước Nga cả”.
Các linh mục tại Nga cũng rất cẩn thận trong mối quan hệ với Chính Thống Giáo Nga và “cố gắng không đụng chạm đến Giáo hội Chính Thống”. cha Garcia nói.
“Các linh mục Công Giáo đang phục vụ tại Nga chỉ đặt trọng tâm vào việc phục vụ các tín hữu Công Giáo”, một nhóm nhỏ những người nước ngoài mà thôi, cha Garcia nói tiếp.
Tại Rôma, Cha Federico Lombardi, Dòng Tên, Phát ngôn viên Tòa Thánh kiêm Tổng Giám Đốc Đài Vatican nói trong một thông cáo gửi đến các ký giả ngày 29 tháng 10 rằng chính quyền nghi ngờ cha Betancourt đã bị giết trước ngày 26 tháng 10 kể từ khi ngài không xuất hiện để cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật như thường thấy. Còn cha Messmer có thể bị giết vào ngày 27 tháng 10 khi ngài trở về Matxcơva từ Đức vào buổi tối.
Thánh Lễ an táng cho hai cha đã được tổ chức tại Maxcơva do Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi cử hành vào tối ngày 29 tháng 10 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Matxcơva
Được biết, Cha Messmer là một công dân Nga sinh tại Kazakhastan. Ngài là Trưởng Miền độc lập của Dòng Tên tại Nga từ năm 2002. Cha Betancourt là công dân Ecuador, đã từng học tại Argentina, Đức và Rôma. Ngài phục vụ tại Nga từ năm 2001. Hai cha phục vụ tại Nhà thờ Thánh Louis của Pháp tại Moscow.
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới có ích lợi gì?
Vũ Văn An
00:45 29/10/2008
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới có ích lợi gì?
Thượng Hội Đồng đến rồi Thượng Hội Đồng đi, đến nay đã là lần thứ 12 và ngay lúc THĐ này chưa chấm dứt thì đã có chuyện “bầu bán” một hội đồng gồm 15 vị giáo phẩm cao cấp đại diện mọi miền thế giới để chuẩn bị cho THĐ kế tiếp, dù chưa biết THĐ ấy khi nào họp và họp về vấn đề gì. Có người hỏi: Thượng Hội Đồng phải chăng cũng chỉ là một cuộc chạy đua marathon bằng lời giữa các bậc thức giả và mục tử năm châu? Nào có ích lợi chi? Như Nathanael ngày xưa khi được Philip kể về Chúa Giêsu thành Nadarét, đã “phang” một câu: “Có chi đáng giá phát xuất từ Nadarét đâu?”. Philip chỉ ôn tồn bảo: “Thì đến mà coi!”.
Thành tựu dĩ vãng
Các THĐ ít khi gây được hiệu quả trực tiếp, tức khắc đối với cuộc sống của tín hữu. Tuy nhiên, một số THĐ trong quá khứ được nhiều người ghi nhớ nhờ các đóng góp đáng kể cho Giáo Hội và thế giới.
Cha Thomas Rosica, CSB, một trong năm tùy viên báo chí của THĐ lần này, nhắc tới THĐ năm 1971, là THĐ đã bàn đến cả hai vấn đề: chức linh mục thừa tác và công lý trên thế giới. Về chủ đề thứ hai, các giám mục đã đưa ra lời tuyên bố hết sức sâu sắc như sau: “Đối với chúng tôi, hành động nhân danh công lý và tham gia vào việc biến cải thế giới chính là một chiều kích cấu thành sứ mệnh rao giảng Phúc Âm”. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, sau đó, đã ủng hộ ý niệm ấy khi minh xác rằng hành động vì công lý không phải là việc tùy tiện muốn làm hay không trong lối sống Kitô giáo của một thiểu số ưu tú.
Sau THĐ năm 1974 về phúc âm hóa, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành một tông huấn, được nhiều nghị phụ của THĐ lần này trích dẫn, nhấn mạnh tới trách nhiệm của mọi người Công Giáo phải truyền bá tin mừng. Ngài cũng khẳng định vai trò độc đáo của các nhà truyền giáo trong tghế giới hiện đại và thách đố đặc biệt phải bản vị hóa Phúc Âm bằng cách kính trọng các phong tục và niềm tin của địa phương.
Sau THĐ năm 1980 về gia đình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khuyến khích các gia đình hãy “trở nên điều các con vốn là”, tức một cộng đồng nhân vị dấn thân vào đối thoại và phục vụ Giáo Hội cũng như xã hội, qua hình ảnh của Công Đồng Vatican II coi gia đình như một giáo hội tại gia.
Sau THĐ năm 1988 về giáo dân, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng ca ngợi sự tham gia của hàng ngũ giáo dân vào sinh hoạt của Giáo Hội, không quên tái khẳng định ơn gọi đầu hết của họ là “lên men” cho xã hội.
Các hệ quả trực tiếp
Cha Thomas Rosica cho rằng trái với thái độ của những kẻ hoài nghi, hơn bất cứ THĐ nào trước đây, THĐ lần này sẽ có những hệ quả trực tiếp đối với người Công Giáo và các Kitô hữu khác. Cha dựa vào sứ điệp sau cùng của THĐ lần này để quả quyết việc đó.
Sứ điệp trên đã được toàn thể THĐ chấp thuận tại phiên khoáng đại thứ 21. Đây là một sứ điệp dài, do một học giả Thánh Kinh Ý là Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, soạn thảo. Ngài vốn là một nhân vật nổi tiếng của ngành truyền hình và hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa và Khảo Cổ Thánh. Theo cha Rosica, nội dung sứ điệp này đã được kết cấu chặt chẽ, có thể dùng làm tài liệu suy niệm sâu sắc về Thánh Kinh, tuy cần phải “được tháo gói” (unpacked). Sau đây là một số trích đoạn:
“Bốn điểm chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý của dân Chúa và chúng tôi xin đề cập tới bốn điểm này qua bốn hình ảnh sau đây: Tiếng Nói, Khuôn Mặt, Căn Nhà và Con Đường Lời Chúa.
“Tiếng Nói của Chúa…đã vang lên từ buổi nguyên thủy của sáng thế…làm xuất hiện các kỳ công của vũ trụ. Đó là một Tiếng Nói đã đi sâu vào lịch sử, một lịch sử vốn bị tội lỗi con người xé nát và đau thương cũng như chết chóc ám ảnh…Đó là một Tiếng Nói đã bước vào các trang Sách Thánh mà hiện ta đang đọc trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.
“Khuôn Mặt đây là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là Con Thiên Chúa vĩnh hằng và vô biên, nhưng cũng là con người hay chết, nối kết với một giai đoạn lịch sử, với một dân tộc, với một lãnh thổ”.
“Chính Người đã mạc khải cho ta ý nghĩa ‘đầy đủ và hợp nhất’ của Thánh Kinh, và nhờ thế, Kitô giáo là một tôn giáo đặt một con người làm trọng tâm của mình, đó chính là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mạc khải Chúa Cha. Chính Người đã giúp chúng ta hiểu: Thánh Kinh chính là ‘thân xác’”.
“Căn Nhà Lời Chúa…chính là Giáo Hội, một cơ chế, theo lời Thánh Luca, được chống đỡ bằng bốn cột trụ: “giảng giải” hay đọc và hiểu Thánh Kinh và công bố nó cho mọi người; “bẻ bánh” hay Thánh Thể, nguồn suối và đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội,…các tín hũu được mời gọi tới nuôi dưỡng mình trong phụng vụ Lời Chúa và Mình Máu Chúa; “cầu nguyện”…đọc Sách Thánh trong suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm sẽ dẫn ta tới gặp gỡ Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hằng sống; “hiệp thông huynh đệ”, vì muốn là Kitô hữu đích thực, ‘nghe lời Chúa’ không đủ mà còn phải ‘thực hành lời ấy nữa’”.
”Hình ảnh cuối cùng trong bản đồ thiêng liêng này là Con Đường trên đó Lời Thiên Chúa đang du hành… Lời Chúa phải chu du khắp các nẻo đường trên thế giới, mà ngày nay bao gồm cả những con đường truyền thông điện tử, truyền hình và gần như thực (virtual). Thánh Kinh phải đi vào các gia đình…trường học và mọi môi trường văn hóa… Sự phong phú có tính biểu tượng, thi ca và thuật truyện biến nó thành dấu chỉ của cái đẹp, đối với cả đức tin lẫn văn hóa, trong một thế giới thường bị sự xấu xa và bạo tàn làm cho méo mó”.
“Tuy nhiên, Thánh Kinh cũng cho thấy những hơi thở đau đớn từ đất vọng lên, thoát thành tiếng oán của người bị áp bức, tiếng than của người bị bỏ rơi. Mà đỉnh cao chính là thánh giá trên đó, Chúa Kitô, cô đơn và bị bỏ rơi, phải kinh qua thảm kịch đau đớn xé lòng và saucùng là cái chết. Chính nhờ có sự hiện diện này của Con Thiên Chúa, đêm đen của sự ác và sự chết bừng lên ánh sáng Phục Sinh và hy vọng vinh quang…Dọc các nẻo đường thế giới, ta thường gặp những người của các tôn giáo khác, những người đang lắng nghe và trung thành thực hành các giới luật trong các sách thánh của họ và đang cùng chúng ta xây dựng một thế giới hoà bình và đầy ánh sáng”.
Những Điều Ấm Lòng
Nhiều bài báo tường thuật khá méo mó về thủ tục đầu phiếu tại THĐ. Phải chứng kiến việc đầu phiếu thông qua các đề nghị cuối cùng, họ mới thấy tính hiệp đoàn (collegiality) trong Giáo Hội. Chỉ cần nhắc tới mức độ nhất trí hết sức cao cũng đã đủ, một mức độ mà các THĐ trước đây chưa bao giờ đạt được. Điều ấy khiến nhiều người thán phục tinh thần làm việc của các nghị phụ lần này.
Sự nhất trí trên cũng cho thấy sức làm việc tích cực của vị Tổng Phúc Trình Viên là Đức HY Marc Ouellet và nhóm của ngài trong việc tổng hợp 354 điều tu chính, đề nghị viết lại cũng như gợi ý thành 55 đề nghị sau cùng, được mang ra đầu phiếu và chấp thuận để đệ trình lên cho Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này sẽ giúp Đức Thánh Cha trong việc soạn thảo tông huấn hậu THĐ.
Trong cuộc họp báo trình bầy các đề nghị cuối cùng này, ĐHY Ouellet gọi THĐ là một hành trình, một cuộc gặp gỡ. Chúng ta như các môn đệ trên đường Emmaus, vừa bước đi vừa thảo luận nhiều điều liên quan tới các biến cố từng xẩy ra trước đó ở Giêrusalem. Tuy nhiên THĐ cũng đem lại những giây phút gặp gỡ kỳ thú, không phải gặp lời lẽ mà là gặp gỡ Ngôi Lời là chính Chúa Giêsu Kitô. Ta phải mang Người đến cho con người và cho thế giới.
Sau cuộc họp báo kéo dài một tiếng đồng hồ, Đức Hồng Y Marc Ouellet trở lại Đại Sảnh Đường Phaolô VI để dự tiệc chia tay do Đức Giáo Hoàng khoản đãi các nghị phụ, nhưng chỉ kịp ăn tráng miệng. Cuối bữa tiệc này, Đức GH ứng khẩu nói truyện với cử tọa. Ngài lên tiếng cám ơn mọi người từ hồng y, tổng giám mục, giám mục tới các chuyên viên, dự thính viên, đại biểu các giáo hội anh em đến các nhân viên kỹ thuật. Điều hết sức đặc biệt là Ngài cám ơn cả những nhân viên lo ẩm thực. Ngài nói: “ Cha cũng muốn cám ơn những người lo ẩm thực đã chuẩn bị bữa ăn trưa tuyệt diệu này và mọi người phục dịch. Cám ơn chúng con vì hồng ân này”. Ai bảo vị giáo hoàng “bác học” này thiếu ấm áp! Vị GH “bác học” này còn không quên “tếu” một câu làm ấm lòng rất nhiều, vâng rất nhiều nghị phụ, khi Ngài nhìn nhận mình đã “vi phạm nhân quyền” vì đã “tước đoạt” quyền nghỉ ngơi vào cuối tuần của các ngài (một số nghị phụ phải làm việc luôn các ngày cuối tuần!). Ngài hứa sẽ “sửa sai” trong các THĐ sắp tới. Khỏi nói, lời Ngài đã được mọi người vỗ tay vang dội.
Cũng nên nhắc lại điều ấm lòng nữa là trong THĐ lần này, câu truyện Emmaus được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đủ để chứng minh rằng học hỏi Thánh Kinh không phải chỉ là việc của trí mà thôi mà còn là việc của tâm nữa. Chỉ với trái tim hồi hộp và bừng cháy, ta mới đạt được đức tin. Emmaus là câu truyện có đủ hoài nghi lẫn hy vọng. Điều ấm lòng là người lữ hành với họ trên đường Emmaus đã nghiêm chỉnh tiếp nhận cả niềm hoài nghi lẫn hy vọng của họ để dệt thành niềm tin tìm lại! Bốn cột trụ của Giáo Hội đều có mặt trong câu truyện đầy chất biểu tượng này.
Một điều nữa cho thấy tính chất ấm áp của vị Giáo Hoàng từng bị nhiều người cho là lạnh lùng này.Trong bữa tiệc chia tay vừa nhắc ở trên, Đức HY George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đã dùng tiếng Ý, đại diện mọi người, đọc diễn văn chào mừng Đức Giáo Hoàng. Đức HY Pell nói dỡn rằng THĐ này ít hứng thú nhất vì là một THĐ có “nhiều thoả thuận và hiệp thông” nhất xưa nay. Đáp lời, Đức Giáo Hoàng cho hay Ngài không biết liệu THĐ này có phải là THĐ ít hay nhiều hứng thú nhất, nhưng nhất định là cảm kích nhất. Ngài giải thích: lý do vì khi nghe nhau nói về Lời Chúa, ta sẽ nghe Lời Chúa tốt hơn. Quả thế, Ngài quả quyết rằng các tham dự viên quả đã học được cách lắng nghe Lời Chúa tốt hơn, khám phá ra nhiều khả thể mới trong nó. Suy gẫm và suy niệm không bao giờ múc cạn hết kho tàng vô giá này.
55 đề nghị sau cùng
Như trên đã trình bầy, THĐ đã đúc kết mọi tham luận và tranh luận thành 55 đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này đã được đưa ra để 244 nghị phụ đầu phiếu thông qua. Muốn được thông qua, mỗi đề nghị phải được 2/3 đa số chấp thuận. Tất cả 55 đề nghị đều đã được đa số ấy thông qua vào trưa Thứ Bẩy vừa qua, cho thấy đây là một THĐ có mức nhất trí cao nhất kể từ khi Công Đồng Vatican II tái lập định chế này.
Phần một
Phần một bao gồm các đề nghị liên quan đến Lời Chúa trong đức tin của Giáo Hội. Các đề nghị ở phần này đưa ra các gợi ý để các cộng đoàn Kitô hữu hiểu và sống tốt hơn mối liên hệ của họ với Ngôi Lời, tức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ta có thể gặp trong lúc đọc và suy gẫm Sách Thánh.
Các gợi ý trên nhấn mạnh tới vai trò Chúa Thánh Thần, Giáo Hội và Thánh truyền, cũng như mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Kinh và Thánh Thể.
Có ba đề nghị trình bầy Lời Chúa như Lời hòa giải, Lời dấn thân vì người nghèo, và là căn bản của luật tự nhiên. Phần này cũng xem sét mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Phần hai
Phần hai (các đề nghị từ 14 tới 37) xem sét Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội. Trong đó, các ý tưởng cụ thể đã được đưa ra nhằm cải thiện việc giảng lễ (homilies), duyệt lại sách các bài đọc, cũng như cổ vũ cách đọc lời Chúa (lectio divina). Cũng ở phần này, có đề nghị thiết lập chức đọc sách cho phụ nữ. Phần này cũng kêu gọi việc phải vượt qua sự chia rẽ giữa các nhà chú giải và các nhà thần học hay giữa các nhà chú giải và các mục tử. Đề nghị số 37 có một giá trị lịch sử vì nó tiếp nhận phần đóng góp của Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople.
Phần ba
Các đề nghị từ 38 tới 54 đề cập tới Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội. Phần này nói đến mối liên hệ của Lời Chúa với nghệ thuật và văn hóa, cũng như việc dịch và phổ biến rộng rãi Thánh Kinh. Nó cũng đề cập tới việc truyền đạt Lời Chúa trong truyền thông cũng như lối đọc Thánh Kinh có tính cực đoan và hiện tượng giáo phái (sects). Nó cũng đưa ra các đề nghị liên quan tới đối thoại liên tôn, cổ vũ việc hành hương và nghiên cứu tại Đất Thánh, đối thoại với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, cũng như mối liên hệ giữa Lời Chúa và việc bảo vệ môi trường.
Đề nghị cuối cùng dành cho Đức Mẹ Maria, mời gọi cổ vũ việc đọc Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi, chiêm niệm Lời Chúa qua đôi mắt Mẹ Chúa Kitô.
Điều hết sức đặc biệt là theo truyền thống, các đề nghị của THĐ đuợc giữ bí mật, nhưng Đức Bênêđíctô XVI đã yêu cầu Văn Phòng Tổng Thư Ký của THĐ cho đăng tải bản dịch tạm, không chính thức bằng tiếng Ý cho công chúng đọc.
Lời Chúa là ưu tiên của Giáo Hội
Bài giảng trong Thánh Lễ kết thúc THĐ đã giải thích nghĩa cử trên của Đức Bênêđíctô XVI. Ngài cho hay: ưu tiên đối với Giáo Hội ngày nay trên hết là tự nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, để có thể đẩy mạnh việc tân phúc âm hóa.
Ngài cho hay các kết luận của THĐ phải được “đưa tới cho mọi cộng đoàn” sao cho “mọi người hiểu rõ nhu cầu phải biến lời đã nghe thành hành động yêu thương, vì chỉ nhờ cách ấy, việc công bố Lời Chúa mới khả tín, bất chấp các yếu đuối của con người”. Đức Thánh Cha nhiều lần nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối liên kết giữa việc nghe Lời Chúa và việc phúc âm hóa, như điểm căn bản trong chứng tá Kitô hữu giữa trần gian, nhất là với những người không tin.
Nhắc tới ý nghĩa bài Phúc Âm trong ngày, Đức Thánh Cha cho hay: “Viên mãn của Lề Luật, trong tư cách Lời Chúa, là tình yêu. Ai nghĩ rằng mình đã hiểu Thánh Kinh, hay ít nhất một phần của nó, mà không cố gắng dùng trí khôn để bồi đắp lòng yêu mến kép kính Chúa yêu người, thì trên thực tế chỉ chứng tỏ là họ còn xa lắm mới hiểu được ý nghĩa thâm sâu của nó”
Thượng Hội Đồng đến rồi Thượng Hội Đồng đi, đến nay đã là lần thứ 12 và ngay lúc THĐ này chưa chấm dứt thì đã có chuyện “bầu bán” một hội đồng gồm 15 vị giáo phẩm cao cấp đại diện mọi miền thế giới để chuẩn bị cho THĐ kế tiếp, dù chưa biết THĐ ấy khi nào họp và họp về vấn đề gì. Có người hỏi: Thượng Hội Đồng phải chăng cũng chỉ là một cuộc chạy đua marathon bằng lời giữa các bậc thức giả và mục tử năm châu? Nào có ích lợi chi? Như Nathanael ngày xưa khi được Philip kể về Chúa Giêsu thành Nadarét, đã “phang” một câu: “Có chi đáng giá phát xuất từ Nadarét đâu?”. Philip chỉ ôn tồn bảo: “Thì đến mà coi!”.
Thành tựu dĩ vãng
Các THĐ ít khi gây được hiệu quả trực tiếp, tức khắc đối với cuộc sống của tín hữu. Tuy nhiên, một số THĐ trong quá khứ được nhiều người ghi nhớ nhờ các đóng góp đáng kể cho Giáo Hội và thế giới.
Cha Thomas Rosica, CSB, một trong năm tùy viên báo chí của THĐ lần này, nhắc tới THĐ năm 1971, là THĐ đã bàn đến cả hai vấn đề: chức linh mục thừa tác và công lý trên thế giới. Về chủ đề thứ hai, các giám mục đã đưa ra lời tuyên bố hết sức sâu sắc như sau: “Đối với chúng tôi, hành động nhân danh công lý và tham gia vào việc biến cải thế giới chính là một chiều kích cấu thành sứ mệnh rao giảng Phúc Âm”. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, sau đó, đã ủng hộ ý niệm ấy khi minh xác rằng hành động vì công lý không phải là việc tùy tiện muốn làm hay không trong lối sống Kitô giáo của một thiểu số ưu tú.
Sau THĐ năm 1974 về phúc âm hóa, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành một tông huấn, được nhiều nghị phụ của THĐ lần này trích dẫn, nhấn mạnh tới trách nhiệm của mọi người Công Giáo phải truyền bá tin mừng. Ngài cũng khẳng định vai trò độc đáo của các nhà truyền giáo trong tghế giới hiện đại và thách đố đặc biệt phải bản vị hóa Phúc Âm bằng cách kính trọng các phong tục và niềm tin của địa phương.
Sau THĐ năm 1980 về gia đình, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khuyến khích các gia đình hãy “trở nên điều các con vốn là”, tức một cộng đồng nhân vị dấn thân vào đối thoại và phục vụ Giáo Hội cũng như xã hội, qua hình ảnh của Công Đồng Vatican II coi gia đình như một giáo hội tại gia.
Sau THĐ năm 1988 về giáo dân, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng ca ngợi sự tham gia của hàng ngũ giáo dân vào sinh hoạt của Giáo Hội, không quên tái khẳng định ơn gọi đầu hết của họ là “lên men” cho xã hội.
Các hệ quả trực tiếp
Cha Thomas Rosica cho rằng trái với thái độ của những kẻ hoài nghi, hơn bất cứ THĐ nào trước đây, THĐ lần này sẽ có những hệ quả trực tiếp đối với người Công Giáo và các Kitô hữu khác. Cha dựa vào sứ điệp sau cùng của THĐ lần này để quả quyết việc đó.
Sứ điệp trên đã được toàn thể THĐ chấp thuận tại phiên khoáng đại thứ 21. Đây là một sứ điệp dài, do một học giả Thánh Kinh Ý là Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi, soạn thảo. Ngài vốn là một nhân vật nổi tiếng của ngành truyền hình và hiện là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, Di Sản Văn Hóa và Khảo Cổ Thánh. Theo cha Rosica, nội dung sứ điệp này đã được kết cấu chặt chẽ, có thể dùng làm tài liệu suy niệm sâu sắc về Thánh Kinh, tuy cần phải “được tháo gói” (unpacked). Sau đây là một số trích đoạn:
“Bốn điểm chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý của dân Chúa và chúng tôi xin đề cập tới bốn điểm này qua bốn hình ảnh sau đây: Tiếng Nói, Khuôn Mặt, Căn Nhà và Con Đường Lời Chúa.
“Tiếng Nói của Chúa…đã vang lên từ buổi nguyên thủy của sáng thế…làm xuất hiện các kỳ công của vũ trụ. Đó là một Tiếng Nói đã đi sâu vào lịch sử, một lịch sử vốn bị tội lỗi con người xé nát và đau thương cũng như chết chóc ám ảnh…Đó là một Tiếng Nói đã bước vào các trang Sách Thánh mà hiện ta đang đọc trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.
“Khuôn Mặt đây là chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là Con Thiên Chúa vĩnh hằng và vô biên, nhưng cũng là con người hay chết, nối kết với một giai đoạn lịch sử, với một dân tộc, với một lãnh thổ”.
“Chính Người đã mạc khải cho ta ý nghĩa ‘đầy đủ và hợp nhất’ của Thánh Kinh, và nhờ thế, Kitô giáo là một tôn giáo đặt một con người làm trọng tâm của mình, đó chính là Chúa Giêsu Kitô, Đấng mạc khải Chúa Cha. Chính Người đã giúp chúng ta hiểu: Thánh Kinh chính là ‘thân xác’”.
“Căn Nhà Lời Chúa…chính là Giáo Hội, một cơ chế, theo lời Thánh Luca, được chống đỡ bằng bốn cột trụ: “giảng giải” hay đọc và hiểu Thánh Kinh và công bố nó cho mọi người; “bẻ bánh” hay Thánh Thể, nguồn suối và đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội,…các tín hũu được mời gọi tới nuôi dưỡng mình trong phụng vụ Lời Chúa và Mình Máu Chúa; “cầu nguyện”…đọc Sách Thánh trong suy gẫm, cầu nguyện và chiêm niệm sẽ dẫn ta tới gặp gỡ Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hằng sống; “hiệp thông huynh đệ”, vì muốn là Kitô hữu đích thực, ‘nghe lời Chúa’ không đủ mà còn phải ‘thực hành lời ấy nữa’”.
”Hình ảnh cuối cùng trong bản đồ thiêng liêng này là Con Đường trên đó Lời Thiên Chúa đang du hành… Lời Chúa phải chu du khắp các nẻo đường trên thế giới, mà ngày nay bao gồm cả những con đường truyền thông điện tử, truyền hình và gần như thực (virtual). Thánh Kinh phải đi vào các gia đình…trường học và mọi môi trường văn hóa… Sự phong phú có tính biểu tượng, thi ca và thuật truyện biến nó thành dấu chỉ của cái đẹp, đối với cả đức tin lẫn văn hóa, trong một thế giới thường bị sự xấu xa và bạo tàn làm cho méo mó”.
“Tuy nhiên, Thánh Kinh cũng cho thấy những hơi thở đau đớn từ đất vọng lên, thoát thành tiếng oán của người bị áp bức, tiếng than của người bị bỏ rơi. Mà đỉnh cao chính là thánh giá trên đó, Chúa Kitô, cô đơn và bị bỏ rơi, phải kinh qua thảm kịch đau đớn xé lòng và saucùng là cái chết. Chính nhờ có sự hiện diện này của Con Thiên Chúa, đêm đen của sự ác và sự chết bừng lên ánh sáng Phục Sinh và hy vọng vinh quang…Dọc các nẻo đường thế giới, ta thường gặp những người của các tôn giáo khác, những người đang lắng nghe và trung thành thực hành các giới luật trong các sách thánh của họ và đang cùng chúng ta xây dựng một thế giới hoà bình và đầy ánh sáng”.
Những Điều Ấm Lòng
Nhiều bài báo tường thuật khá méo mó về thủ tục đầu phiếu tại THĐ. Phải chứng kiến việc đầu phiếu thông qua các đề nghị cuối cùng, họ mới thấy tính hiệp đoàn (collegiality) trong Giáo Hội. Chỉ cần nhắc tới mức độ nhất trí hết sức cao cũng đã đủ, một mức độ mà các THĐ trước đây chưa bao giờ đạt được. Điều ấy khiến nhiều người thán phục tinh thần làm việc của các nghị phụ lần này.
Sự nhất trí trên cũng cho thấy sức làm việc tích cực của vị Tổng Phúc Trình Viên là Đức HY Marc Ouellet và nhóm của ngài trong việc tổng hợp 354 điều tu chính, đề nghị viết lại cũng như gợi ý thành 55 đề nghị sau cùng, được mang ra đầu phiếu và chấp thuận để đệ trình lên cho Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này sẽ giúp Đức Thánh Cha trong việc soạn thảo tông huấn hậu THĐ.
Trong cuộc họp báo trình bầy các đề nghị cuối cùng này, ĐHY Ouellet gọi THĐ là một hành trình, một cuộc gặp gỡ. Chúng ta như các môn đệ trên đường Emmaus, vừa bước đi vừa thảo luận nhiều điều liên quan tới các biến cố từng xẩy ra trước đó ở Giêrusalem. Tuy nhiên THĐ cũng đem lại những giây phút gặp gỡ kỳ thú, không phải gặp lời lẽ mà là gặp gỡ Ngôi Lời là chính Chúa Giêsu Kitô. Ta phải mang Người đến cho con người và cho thế giới.
Sau cuộc họp báo kéo dài một tiếng đồng hồ, Đức Hồng Y Marc Ouellet trở lại Đại Sảnh Đường Phaolô VI để dự tiệc chia tay do Đức Giáo Hoàng khoản đãi các nghị phụ, nhưng chỉ kịp ăn tráng miệng. Cuối bữa tiệc này, Đức GH ứng khẩu nói truyện với cử tọa. Ngài lên tiếng cám ơn mọi người từ hồng y, tổng giám mục, giám mục tới các chuyên viên, dự thính viên, đại biểu các giáo hội anh em đến các nhân viên kỹ thuật. Điều hết sức đặc biệt là Ngài cám ơn cả những nhân viên lo ẩm thực. Ngài nói: “ Cha cũng muốn cám ơn những người lo ẩm thực đã chuẩn bị bữa ăn trưa tuyệt diệu này và mọi người phục dịch. Cám ơn chúng con vì hồng ân này”. Ai bảo vị giáo hoàng “bác học” này thiếu ấm áp! Vị GH “bác học” này còn không quên “tếu” một câu làm ấm lòng rất nhiều, vâng rất nhiều nghị phụ, khi Ngài nhìn nhận mình đã “vi phạm nhân quyền” vì đã “tước đoạt” quyền nghỉ ngơi vào cuối tuần của các ngài (một số nghị phụ phải làm việc luôn các ngày cuối tuần!). Ngài hứa sẽ “sửa sai” trong các THĐ sắp tới. Khỏi nói, lời Ngài đã được mọi người vỗ tay vang dội.
Cũng nên nhắc lại điều ấm lòng nữa là trong THĐ lần này, câu truyện Emmaus được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đủ để chứng minh rằng học hỏi Thánh Kinh không phải chỉ là việc của trí mà thôi mà còn là việc của tâm nữa. Chỉ với trái tim hồi hộp và bừng cháy, ta mới đạt được đức tin. Emmaus là câu truyện có đủ hoài nghi lẫn hy vọng. Điều ấm lòng là người lữ hành với họ trên đường Emmaus đã nghiêm chỉnh tiếp nhận cả niềm hoài nghi lẫn hy vọng của họ để dệt thành niềm tin tìm lại! Bốn cột trụ của Giáo Hội đều có mặt trong câu truyện đầy chất biểu tượng này.
Một điều nữa cho thấy tính chất ấm áp của vị Giáo Hoàng từng bị nhiều người cho là lạnh lùng này.Trong bữa tiệc chia tay vừa nhắc ở trên, Đức HY George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, đã dùng tiếng Ý, đại diện mọi người, đọc diễn văn chào mừng Đức Giáo Hoàng. Đức HY Pell nói dỡn rằng THĐ này ít hứng thú nhất vì là một THĐ có “nhiều thoả thuận và hiệp thông” nhất xưa nay. Đáp lời, Đức Giáo Hoàng cho hay Ngài không biết liệu THĐ này có phải là THĐ ít hay nhiều hứng thú nhất, nhưng nhất định là cảm kích nhất. Ngài giải thích: lý do vì khi nghe nhau nói về Lời Chúa, ta sẽ nghe Lời Chúa tốt hơn. Quả thế, Ngài quả quyết rằng các tham dự viên quả đã học được cách lắng nghe Lời Chúa tốt hơn, khám phá ra nhiều khả thể mới trong nó. Suy gẫm và suy niệm không bao giờ múc cạn hết kho tàng vô giá này.
55 đề nghị sau cùng
Như trên đã trình bầy, THĐ đã đúc kết mọi tham luận và tranh luận thành 55 đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng. Các đề nghị này đã được đưa ra để 244 nghị phụ đầu phiếu thông qua. Muốn được thông qua, mỗi đề nghị phải được 2/3 đa số chấp thuận. Tất cả 55 đề nghị đều đã được đa số ấy thông qua vào trưa Thứ Bẩy vừa qua, cho thấy đây là một THĐ có mức nhất trí cao nhất kể từ khi Công Đồng Vatican II tái lập định chế này.
Phần một
Phần một bao gồm các đề nghị liên quan đến Lời Chúa trong đức tin của Giáo Hội. Các đề nghị ở phần này đưa ra các gợi ý để các cộng đoàn Kitô hữu hiểu và sống tốt hơn mối liên hệ của họ với Ngôi Lời, tức Chúa Giêsu Kitô, Đấng ta có thể gặp trong lúc đọc và suy gẫm Sách Thánh.
Các gợi ý trên nhấn mạnh tới vai trò Chúa Thánh Thần, Giáo Hội và Thánh truyền, cũng như mối liên hệ thân thiết giữa Thánh Kinh và Thánh Thể.
Có ba đề nghị trình bầy Lời Chúa như Lời hòa giải, Lời dấn thân vì người nghèo, và là căn bản của luật tự nhiên. Phần này cũng xem sét mối liên hệ giữa Cựu Ước và Tân Ước.
Phần hai
Phần hai (các đề nghị từ 14 tới 37) xem sét Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội. Trong đó, các ý tưởng cụ thể đã được đưa ra nhằm cải thiện việc giảng lễ (homilies), duyệt lại sách các bài đọc, cũng như cổ vũ cách đọc lời Chúa (lectio divina). Cũng ở phần này, có đề nghị thiết lập chức đọc sách cho phụ nữ. Phần này cũng kêu gọi việc phải vượt qua sự chia rẽ giữa các nhà chú giải và các nhà thần học hay giữa các nhà chú giải và các mục tử. Đề nghị số 37 có một giá trị lịch sử vì nó tiếp nhận phần đóng góp của Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople.
Phần ba
Các đề nghị từ 38 tới 54 đề cập tới Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội. Phần này nói đến mối liên hệ của Lời Chúa với nghệ thuật và văn hóa, cũng như việc dịch và phổ biến rộng rãi Thánh Kinh. Nó cũng đề cập tới việc truyền đạt Lời Chúa trong truyền thông cũng như lối đọc Thánh Kinh có tính cực đoan và hiện tượng giáo phái (sects). Nó cũng đưa ra các đề nghị liên quan tới đối thoại liên tôn, cổ vũ việc hành hương và nghiên cứu tại Đất Thánh, đối thoại với Do Thái Giáo và Hồi Giáo, cũng như mối liên hệ giữa Lời Chúa và việc bảo vệ môi trường.
Đề nghị cuối cùng dành cho Đức Mẹ Maria, mời gọi cổ vũ việc đọc Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi, chiêm niệm Lời Chúa qua đôi mắt Mẹ Chúa Kitô.
Điều hết sức đặc biệt là theo truyền thống, các đề nghị của THĐ đuợc giữ bí mật, nhưng Đức Bênêđíctô XVI đã yêu cầu Văn Phòng Tổng Thư Ký của THĐ cho đăng tải bản dịch tạm, không chính thức bằng tiếng Ý cho công chúng đọc.
Lời Chúa là ưu tiên của Giáo Hội
Bài giảng trong Thánh Lễ kết thúc THĐ đã giải thích nghĩa cử trên của Đức Bênêđíctô XVI. Ngài cho hay: ưu tiên đối với Giáo Hội ngày nay trên hết là tự nuôi dưỡng bằng Lời Chúa, để có thể đẩy mạnh việc tân phúc âm hóa.
Ngài cho hay các kết luận của THĐ phải được “đưa tới cho mọi cộng đoàn” sao cho “mọi người hiểu rõ nhu cầu phải biến lời đã nghe thành hành động yêu thương, vì chỉ nhờ cách ấy, việc công bố Lời Chúa mới khả tín, bất chấp các yếu đuối của con người”. Đức Thánh Cha nhiều lần nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối liên kết giữa việc nghe Lời Chúa và việc phúc âm hóa, như điểm căn bản trong chứng tá Kitô hữu giữa trần gian, nhất là với những người không tin.
Nhắc tới ý nghĩa bài Phúc Âm trong ngày, Đức Thánh Cha cho hay: “Viên mãn của Lề Luật, trong tư cách Lời Chúa, là tình yêu. Ai nghĩ rằng mình đã hiểu Thánh Kinh, hay ít nhất một phần của nó, mà không cố gắng dùng trí khôn để bồi đắp lòng yêu mến kép kính Chúa yêu người, thì trên thực tế chỉ chứng tỏ là họ còn xa lắm mới hiểu được ý nghĩa thâm sâu của nó”
Kitô hữu và người Ấn giáo: cùng nhau cổ võ phi bạo lực.
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:19 29/10/2008
Vatican (VIS) – Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn đã viết một sứ điệp gửi người Ấn giáo nhân dịp lễ Diwali, lễ hội ánh sáng, năm nay rơi vào ngày 28 tháng Mười. Sứ điệp được đặt tựa đề: “Kitô hữu và người Ấn giáo: Cùng nhau Cổ võ Phi bạo lực”.
Trong Sứ điệp được viết bằng Anh ngữ, Đức Hồng y đề nghị “cùng nhau xem xét làm thế nào chúng ta có thể sống hòa hợp trong xã hội ngày nay, để làm chứng cho sự thật, ánh sáng và hy vọng trong dịp cử hành lễ Diwali. Trong khi các tôn giáo thường bị đổ lỗi cho các khuyết tật xã hội, chúng tôi biết rằng đúng hơn đó là sự lôi kéo tôn giáo, trái với các niềm tin căn bản của tôn giáo, để sử dụng cho việc thực hiện rất nhiều hình thức bạo lực”
Sứ điệp viết thêm: “Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ Ngài yêu thương kẻ thù họ, cầu nguyện cho những người căm ghét mình... Trong truyền thống Ấn giáo, phi bạo lực là một trong những giáo huấn quan trọng. Mahatma Gandhi, vị cha già của Ấn Độ, được tôn trọng và hết sức yêu mến bởi nhiều thế hệ khác nhau trên khắp thế giới vì sự cống hiến hoàn toàn của ông để phục vụ nhân loại. Trong suốt quá trình đấu tranh cho tự do mình, ông nhận ra rằng ‘mắt đền mắt sớm làm toàn thế giới bị mù’. Trong suốt đời sống của mình, ông phát triển khái niệm ‘Ahimsa’ (phi bạo lực) giữa mọi người”; “Ông là một kiểu mẫu phi bạo lực và ông lãnh đạo bằng mẫu gương sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì sự từ chối tham gia vào bạo lực”.
Đức Hồng y cũng viết rằng: “Phi bạo lực không phải là chỉ một cuộc diễn tập tài tình mà còn là thái độ của một con người, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã khẳng định, ‘tin chắc vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa’, rằng ông không sợ giải quyết tội ác bằng vũ khí của tình yêu và sự thật một mình. Yêu thương kẻ thù của mình là cuộc cách mạng về tình yêu, một tình yêu rốt cuộc không cậy dựa vào tài lực con người, nhưng là quà tặng của Thiên Chúa”.
Giải thích về tính phi bạo lực trong các tôn giáo, sứ điệp viết: “ Phi bạo lực được nhiều tôn giáo khác nhau khuyến khích. Phi bạo lực là trọng tâm của các tín ngưỡng, là đường lối để thăng tiến sự thật, ánh sáng, tôn trọng lẫn nhau, tự do và hòa hợp. Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo kêu gọi duy trì sự thật được tìm thấy trong sự tôn trọng tôn giáo của chúng ta, hãy để chúng ta giúp nuôi dưỡng phi bạo lực trong các tín hữu chúng ta và ủng hộ nó trong các hành động của họ”.
Sứ điệp đi đến kết luận: “Chúng ta hãy làm tất cả những gì chúng ta có thể để thăng tiến tính thánh thiêng của sự sống con người, cổ võ lợi ích của người nghèo và khiêm nhường trong hợp tác giữa chúng ta thông qua đối thoại, để nuôi dưỡng phẩm giá con người, không phân biệt chủng tộc hay đẳng cấp, tín ngưỡng hay giai cấp. Là người Ấn giáo và Kitô hữu, nhất là trong tình hình hiện nay, hãy để chúng ta chiến thắng bằng tình yêu vô bờ bến với sự thuyết phục rằng phi bạo lực là đường lối duy nhất để xây dựng một xã hội toàn cầu động lòng trắc ẩn hơn nữa, công bằng hơn và chu đáo hơn nữa”.
Trong Sứ điệp được viết bằng Anh ngữ, Đức Hồng y đề nghị “cùng nhau xem xét làm thế nào chúng ta có thể sống hòa hợp trong xã hội ngày nay, để làm chứng cho sự thật, ánh sáng và hy vọng trong dịp cử hành lễ Diwali. Trong khi các tôn giáo thường bị đổ lỗi cho các khuyết tật xã hội, chúng tôi biết rằng đúng hơn đó là sự lôi kéo tôn giáo, trái với các niềm tin căn bản của tôn giáo, để sử dụng cho việc thực hiện rất nhiều hình thức bạo lực”
Sứ điệp viết thêm: “Trong Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ Ngài yêu thương kẻ thù họ, cầu nguyện cho những người căm ghét mình... Trong truyền thống Ấn giáo, phi bạo lực là một trong những giáo huấn quan trọng. Mahatma Gandhi, vị cha già của Ấn Độ, được tôn trọng và hết sức yêu mến bởi nhiều thế hệ khác nhau trên khắp thế giới vì sự cống hiến hoàn toàn của ông để phục vụ nhân loại. Trong suốt quá trình đấu tranh cho tự do mình, ông nhận ra rằng ‘mắt đền mắt sớm làm toàn thế giới bị mù’. Trong suốt đời sống của mình, ông phát triển khái niệm ‘Ahimsa’ (phi bạo lực) giữa mọi người”; “Ông là một kiểu mẫu phi bạo lực và ông lãnh đạo bằng mẫu gương sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì sự từ chối tham gia vào bạo lực”.
Đức Hồng y cũng viết rằng: “Phi bạo lực không phải là chỉ một cuộc diễn tập tài tình mà còn là thái độ của một con người, như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã khẳng định, ‘tin chắc vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa’, rằng ông không sợ giải quyết tội ác bằng vũ khí của tình yêu và sự thật một mình. Yêu thương kẻ thù của mình là cuộc cách mạng về tình yêu, một tình yêu rốt cuộc không cậy dựa vào tài lực con người, nhưng là quà tặng của Thiên Chúa”.
Giải thích về tính phi bạo lực trong các tôn giáo, sứ điệp viết: “ Phi bạo lực được nhiều tôn giáo khác nhau khuyến khích. Phi bạo lực là trọng tâm của các tín ngưỡng, là đường lối để thăng tiến sự thật, ánh sáng, tôn trọng lẫn nhau, tự do và hòa hợp. Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo kêu gọi duy trì sự thật được tìm thấy trong sự tôn trọng tôn giáo của chúng ta, hãy để chúng ta giúp nuôi dưỡng phi bạo lực trong các tín hữu chúng ta và ủng hộ nó trong các hành động của họ”.
Sứ điệp đi đến kết luận: “Chúng ta hãy làm tất cả những gì chúng ta có thể để thăng tiến tính thánh thiêng của sự sống con người, cổ võ lợi ích của người nghèo và khiêm nhường trong hợp tác giữa chúng ta thông qua đối thoại, để nuôi dưỡng phẩm giá con người, không phân biệt chủng tộc hay đẳng cấp, tín ngưỡng hay giai cấp. Là người Ấn giáo và Kitô hữu, nhất là trong tình hình hiện nay, hãy để chúng ta chiến thắng bằng tình yêu vô bờ bến với sự thuyết phục rằng phi bạo lực là đường lối duy nhất để xây dựng một xã hội toàn cầu động lòng trắc ẩn hơn nữa, công bằng hơn và chu đáo hơn nữa”.
Lời thỉnh cầu cho các Kitô hữu Đông phương
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:22 29/10/2008
VATICAN CITY, 25 OCT 2008 (VIS) – Chiều ngày 24/10/2008, các Thượng phụ và Tổng Giám Mục các Giáo Hội Công Giáo Đông phương đang tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục đã đưa ra lời thỉnh cầu gửi lên Đức Thánh Cha để “ủng hộ anh chị em chúng tôi ở Đông phương”, trong đó họ yêu cầu “xác nhận tất cả những nỗ lực đang được thực hiện để ủng hộ hoà bình, tự do, chân lý và tình yêu”.
Trong lời thỉnh cầu đăng trên các trang của tờ Quan sát viên Rôma ("Osservatore Romano"), các giám mục viết: “Con tim của chúng tôi đã bị đánh động bởi những đau khổ của rất nhiều con trai và con gái của chúng tôi ở Đông phương. Trẻ em và thanh thiếu niên, những người cực kỳ khó khăn vì lý do tuổi tác, sức khỏe hay những nhu cầu thiết yếu về vật chất và tinh thần; những gia đình bị lôi cuốn vào nỗi thất vọng về hiện tại và tương lai. Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của chúng tôi là phải lên tiếng về những hy vọng chính đáng của họ rằng tất cả mọi người có thể sớm được đảm bảo một đời sống xứng đáng, trong thành quả của sự chung sống trong xã hội”. “Hòa bình là công cuộc của công lý! Đây là một khẩn thiết mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng tôi kêu cầu vì hòa bình trong công lý, nơi đó tự do tôn giáo đích thực là một bảo đảm, và nhất là cho Thánh Địa, vốn là sinh quán của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, cho Lebanon, Iraq và Ấn Độ”.
Họ còn viết thêm: “Chúng tôi vẫn gần gũi với người đau khổ vì đức tin Kitô giáo của họ và tất cả các tín hữu bị ngăn trở vì tuyên xưng tôn giáo của họ. Chúng tôi tỏ lòng thành kính đối với các Kitô hữu đã phải mất mạng sống của họ vì lòng xác tín vào Chúa”.
Những lời thỉnh cầu thống thiết: “Trước mặt Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các nghị phụ, với sự khuyến khích trong tình huynh đệ của họ, chúng tôi đệ trình yêu cầu cấp bách này: đối với các Kitô hữu và tất cả những người Nam, người Nữ có lòng thiện chí, biểu lộ lòng tôn trọng và chấp nhận nhau trong cuộc sống hàng ngày, gần gũi với tất cả những người khó khăn, trong gia đình và bên ngoài; đối với các vị mục tử và các nhà lãnh đạo tôn giáo, thuyết phục và ủng hộ thái độ nâng đỡ và gia tăng các sáng kiến của sự hiểu biết, đối thoại và giúp đỡ lẫn nhau; đối với cộng đồng quốc tế và các chính trị gia, đảm bảo tự do tôn giáo đích thực trên bình diện lập pháp, bằng cách vượt thắng tất cả các phân biệt đối xử và giúp đỡ những người bị buộc phải lìa xa quê hương của mình vì các lý do tôn giáo”
Trong lời thỉnh cầu đăng trên các trang của tờ Quan sát viên Rôma ("Osservatore Romano"), các giám mục viết: “Con tim của chúng tôi đã bị đánh động bởi những đau khổ của rất nhiều con trai và con gái của chúng tôi ở Đông phương. Trẻ em và thanh thiếu niên, những người cực kỳ khó khăn vì lý do tuổi tác, sức khỏe hay những nhu cầu thiết yếu về vật chất và tinh thần; những gia đình bị lôi cuốn vào nỗi thất vọng về hiện tại và tương lai. Chúng tôi cảm thấy trách nhiệm của chúng tôi là phải lên tiếng về những hy vọng chính đáng của họ rằng tất cả mọi người có thể sớm được đảm bảo một đời sống xứng đáng, trong thành quả của sự chung sống trong xã hội”. “Hòa bình là công cuộc của công lý! Đây là một khẩn thiết mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng tôi kêu cầu vì hòa bình trong công lý, nơi đó tự do tôn giáo đích thực là một bảo đảm, và nhất là cho Thánh Địa, vốn là sinh quán của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, cho Lebanon, Iraq và Ấn Độ”.
Họ còn viết thêm: “Chúng tôi vẫn gần gũi với người đau khổ vì đức tin Kitô giáo của họ và tất cả các tín hữu bị ngăn trở vì tuyên xưng tôn giáo của họ. Chúng tôi tỏ lòng thành kính đối với các Kitô hữu đã phải mất mạng sống của họ vì lòng xác tín vào Chúa”.
Những lời thỉnh cầu thống thiết: “Trước mặt Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các nghị phụ, với sự khuyến khích trong tình huynh đệ của họ, chúng tôi đệ trình yêu cầu cấp bách này: đối với các Kitô hữu và tất cả những người Nam, người Nữ có lòng thiện chí, biểu lộ lòng tôn trọng và chấp nhận nhau trong cuộc sống hàng ngày, gần gũi với tất cả những người khó khăn, trong gia đình và bên ngoài; đối với các vị mục tử và các nhà lãnh đạo tôn giáo, thuyết phục và ủng hộ thái độ nâng đỡ và gia tăng các sáng kiến của sự hiểu biết, đối thoại và giúp đỡ lẫn nhau; đối với cộng đồng quốc tế và các chính trị gia, đảm bảo tự do tôn giáo đích thực trên bình diện lập pháp, bằng cách vượt thắng tất cả các phân biệt đối xử và giúp đỡ những người bị buộc phải lìa xa quê hương của mình vì các lý do tôn giáo”
Cuộc đấu tranh cho Quyền Tự Do Tôn Giáo tại nhiều nơi trên thế giới
Nguyễn Quốc Tâm
23:32 29/10/2008
NEW YORK, ngày 29 tháng 10, năm 2009. – Tòa Thánh phát biểu: “Đã sáu mươi năm trôi qua kể từ ngày bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền được thông qua, nhưng quyền tự do căn bản nhất về tự do tôn giáo vẫn chưa được thực thi”.
Đức Tổng Giám Mục TGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, nói với Ủy ban thứ ba của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng quyền tự do suy nghĩ, quyền tự do lương tâm và quyền tự do tôn giáo phải luôn tiếp tục đối diện với những thách đố và vi phạm nghiêm trọng tại một số nơi trên thế giới”.
Ngài tiếp tục: “Tín đồ các tôn giáo đang vị bách hại tại nhiều nơi trên thế giới. Những vụ tấn công được trang bị vũ khí gần đây nhằm chống lại các Kitô hữu tại Ấn Độ, Iraq và một số nơi khác trên thế giới đang gây nên rất nhiều lo ngại. Các vụ tân công ấy đã giết chết nhiều người và phá huỷ nhiều cơ sở tôn giáo, xã hội và nhân đạo”.
“Họ có ý nói rằng chính cá nhân các tín đồ và những nhóm tôn giáo là những người phải mang lấy hậu quả nghiêm trọng của việc vi phạm quyền căn bản này chứ không hề có ảnh hưởng đến khía cạnh lãnh thổ và tôn giáo”
Người đại diện Tòa Thánh nói rằng những vụ tấn công cũng đã “lôi kéo sự chú ý của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp, nhằm đẩy mạnh sự cần thiết phải có nỗ lực đúng lúc và có sự phối hợp nhằm bảo đảm quyền tự do căn bản về tôn giáo trong bất kỳ quốc gia nào cũng được bảo vệ và thăng tiến.”
Đức TGM nói rằng để đảm bảo có được sự chung sống và hợp tác hòa bình, thì quyền tự do thực hành niềm tin phải được chính phủ và các cơ sở xã hội như trường học và cộng đồng tôn giáo chấp thuận.
“Tinh thần thật sự đối với hệ thống nhân quyền cùng với một ý thức căn bản về nó và sự tôn trọng nhân phẩm mỗi người đòi hỏi các chính phủ, các cộng đồng tôn giáo và toàn thể xã hội dân sự phải tuân thủ cam kết này và nghiêm chỉnh hành động.”
Đức TGM Migliore cũng lên án những tội ác như phá hủy các nơi thờ tự và những cơ sở giáo dục có đức tin, những cơ sở xã hội và nhân đạo với lời biện minh là nhằm chống lại việc lôi kéo tín đồ
Ngài nói rằng những hành động này thực sự “bắt nguồn từ hệ tư tưởng trào lưu chính thống vốn quan tâm và thù nghịch với bất cứ lực lượng xã hội nào hoạt động nhằm trao quyền hành động cho người nghèo qua việc thăng tiến và bảo vệ nhân phẩm và tự do của họ”
Sự phỉ báng
Xét về những tội phạm đầy tính căm thù, Đức TGM nhắc nhở hội nghị: “Ý niệm về sự phỉ báng tôn giáo nảy sinh từ niềm tin cho rằng những ý tưởng và hình thức tôn giáo nào đó xứng đáng được nhà nước bảo vệ để đảm bảo sự nhạy cảm của những người trung thành với tôn giáo của họ không bị xúc phạm.”
“Trong một xã hội đa văn hóa và liên hệ với nhau, những biện pháp phù hợp phải được thực thi nhằm bảo đảm sự tôn trọng đối với các truyền thống văn hóa khác nhau.”
Ngài nói tiếp: “Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay, ý niệm về sự phỉ báng tôn giáo đang có nguy cơ đánh mất trọng tâm vào một quyền căn bản của cá nhân và nhóm và hướng đến sự bảo vệ các cơ sở, biểu tượng và ý tưởng.”
Đức TGM Migliore cảnh báo rằng khuynh hướng này có thể làm đảo ngược mục đích nguyên thủy và do đó “ủng hộ những bộ luật lên án tử đối với những nhóm tôn giáo thiểu số và dập tắt cuộc đối thoại hợp pháp giữa những người có niềm tin và văn hóa khác nhau.”
Ngài khẳng định: “Đoàn đại biểu của tôi hết lòng ủng hộ sự cần thiết phải bảo vệ các tín đồ khỏi những lời nói và hành động đi ngược lại với niềm tin của họ. Chúng tôi nghĩ rằng sự bảo vệ như thế sẽ mang lại hiệu quả cao nhất bằng việc thực thi có hiệu quả quyền cá nhân và cộng đồng đối với quyền tự do tôn giáo như đã được đề cập rõ ràng trong bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, trong công ước quốc tế về dân sự, trong quyền văn hóa và chính trị, và trong bản tuyên ngôn loại trừ mọi hình thức bất khoan nhượng và kỳ thị dựa trên tôn giáo và tín ngưỡng.”
Đức TGM kết thúc bằng việc phát biểu rằng trách nhiệm cơ bản của Liên Hiệp Quốc khi xem xét vấn đề tự do tôn giáo là tranh luận, làm sáng tỏ và trợ giúp các chính phủ thực thi trọn vẹn quyền tự do tôn giáo ở mọi cấp độ như đã được khẳng định trong những tài liệu có liên quan của Liên Hiệp Quốc.”
Đức Tổng Giám Mục TGM Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, nói với Ủy ban thứ ba của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng quyền tự do suy nghĩ, quyền tự do lương tâm và quyền tự do tôn giáo phải luôn tiếp tục đối diện với những thách đố và vi phạm nghiêm trọng tại một số nơi trên thế giới”.
Ngài tiếp tục: “Tín đồ các tôn giáo đang vị bách hại tại nhiều nơi trên thế giới. Những vụ tấn công được trang bị vũ khí gần đây nhằm chống lại các Kitô hữu tại Ấn Độ, Iraq và một số nơi khác trên thế giới đang gây nên rất nhiều lo ngại. Các vụ tân công ấy đã giết chết nhiều người và phá huỷ nhiều cơ sở tôn giáo, xã hội và nhân đạo”.
“Họ có ý nói rằng chính cá nhân các tín đồ và những nhóm tôn giáo là những người phải mang lấy hậu quả nghiêm trọng của việc vi phạm quyền căn bản này chứ không hề có ảnh hưởng đến khía cạnh lãnh thổ và tôn giáo”
Người đại diện Tòa Thánh nói rằng những vụ tấn công cũng đã “lôi kéo sự chú ý của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp, nhằm đẩy mạnh sự cần thiết phải có nỗ lực đúng lúc và có sự phối hợp nhằm bảo đảm quyền tự do căn bản về tôn giáo trong bất kỳ quốc gia nào cũng được bảo vệ và thăng tiến.”
Đức TGM nói rằng để đảm bảo có được sự chung sống và hợp tác hòa bình, thì quyền tự do thực hành niềm tin phải được chính phủ và các cơ sở xã hội như trường học và cộng đồng tôn giáo chấp thuận.
“Tinh thần thật sự đối với hệ thống nhân quyền cùng với một ý thức căn bản về nó và sự tôn trọng nhân phẩm mỗi người đòi hỏi các chính phủ, các cộng đồng tôn giáo và toàn thể xã hội dân sự phải tuân thủ cam kết này và nghiêm chỉnh hành động.”
Đức TGM Migliore cũng lên án những tội ác như phá hủy các nơi thờ tự và những cơ sở giáo dục có đức tin, những cơ sở xã hội và nhân đạo với lời biện minh là nhằm chống lại việc lôi kéo tín đồ
Ngài nói rằng những hành động này thực sự “bắt nguồn từ hệ tư tưởng trào lưu chính thống vốn quan tâm và thù nghịch với bất cứ lực lượng xã hội nào hoạt động nhằm trao quyền hành động cho người nghèo qua việc thăng tiến và bảo vệ nhân phẩm và tự do của họ”
Sự phỉ báng
Xét về những tội phạm đầy tính căm thù, Đức TGM nhắc nhở hội nghị: “Ý niệm về sự phỉ báng tôn giáo nảy sinh từ niềm tin cho rằng những ý tưởng và hình thức tôn giáo nào đó xứng đáng được nhà nước bảo vệ để đảm bảo sự nhạy cảm của những người trung thành với tôn giáo của họ không bị xúc phạm.”
“Trong một xã hội đa văn hóa và liên hệ với nhau, những biện pháp phù hợp phải được thực thi nhằm bảo đảm sự tôn trọng đối với các truyền thống văn hóa khác nhau.”
Ngài nói tiếp: “Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hiện nay, ý niệm về sự phỉ báng tôn giáo đang có nguy cơ đánh mất trọng tâm vào một quyền căn bản của cá nhân và nhóm và hướng đến sự bảo vệ các cơ sở, biểu tượng và ý tưởng.”
Đức TGM Migliore cảnh báo rằng khuynh hướng này có thể làm đảo ngược mục đích nguyên thủy và do đó “ủng hộ những bộ luật lên án tử đối với những nhóm tôn giáo thiểu số và dập tắt cuộc đối thoại hợp pháp giữa những người có niềm tin và văn hóa khác nhau.”
Ngài khẳng định: “Đoàn đại biểu của tôi hết lòng ủng hộ sự cần thiết phải bảo vệ các tín đồ khỏi những lời nói và hành động đi ngược lại với niềm tin của họ. Chúng tôi nghĩ rằng sự bảo vệ như thế sẽ mang lại hiệu quả cao nhất bằng việc thực thi có hiệu quả quyền cá nhân và cộng đồng đối với quyền tự do tôn giáo như đã được đề cập rõ ràng trong bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, trong công ước quốc tế về dân sự, trong quyền văn hóa và chính trị, và trong bản tuyên ngôn loại trừ mọi hình thức bất khoan nhượng và kỳ thị dựa trên tôn giáo và tín ngưỡng.”
Đức TGM kết thúc bằng việc phát biểu rằng trách nhiệm cơ bản của Liên Hiệp Quốc khi xem xét vấn đề tự do tôn giáo là tranh luận, làm sáng tỏ và trợ giúp các chính phủ thực thi trọn vẹn quyền tự do tôn giáo ở mọi cấp độ như đã được khẳng định trong những tài liệu có liên quan của Liên Hiệp Quốc.”
Tìm thấy hai linh mục Dòng Tên ở Nga bị giết chết cách tàn nhẫn trong căn hộ
Nguyễn Quốc Tâm
18:17 29/10/2008
VATICAN CITY (CNS) - Hai linh mục Dòng Tên đã bị giết chết cách tàn nhẫn tại Moscow sau khi bị tấn công bằng các vật cùn.
Người ta tìm thấy hai Cha Otto Messmer, 47 tuổi, và Victor Betancourt, 42tuổi, chết trong căn hộ ở Moscow.
Hội đồng giám mục Nga đã kịch liệt phản đối ”những kẻ phạm tội ác ghê tởm này” và tin rằng chính quyền Nga nhất định sẽ tìm ra bọn tội phạm.
Hội đồng giám mục nói: “Tên sát nhân đang ở trong tình trạng tội lỗi xấu xa, đáng kinh tởm và bất cứ ai phạm tội đều phải chịu trừng phạt”, trong bài phát biểu gởi tới đài phát thanh Vatican.
Họ nói rằng họ rất hy vọng thủ phạm sẽ bị vạch mặt, toà án và xã hội Nga sẽ công bố “một phán quyết có mục tiêu mang tính pháp lý và luân lý” đối với những kẻ phạm tội ác.
Trong một bức thư ngắn gửi đến cho các ký giả ở văn phòng báo chí ở Vatican – cơ quan đầu não của đài phát thanh Vatican – linh mục Dòng Tên Federico Lombardi nói cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ việc.
Cha cho biết vụ án mạng đã đựợc tiến hành bằng “những vật cùn”
Ngài nói chính quyền nghi là Cha Betancourt đã bị giết chết trước ngày 26 tháng 10 vì Cha đã không xuất hiện để dâng lễ Chủ nhật vào ngày hôm ấy.
Cha Lombardi cho biết là Cha Messmer có thể đã bị giết chết ngày 27 tháng 10 vì Cha đã quay lại Moscow từ Đức vào đêm hôm ấy.
Một Giêsu hữu khác vì lo lắng không thấy hoặc không nghe tin tức gì về hai linh mục nên đã đi vào căn hộ của họ vào ngày 28 tháng 10 và trông thấy họ đã chết.
Cha bề trên tổng quyền Dòng Tên Adolfo Nicolas đã kêu gọi các Giêsu hữu cầu nguyện cho hai người anh em của họ ở Nga và kêu gọi chấm dứt bạo động.
Lễ an táng sẽ do Đức Giám Mục Moscow cử hành và đêm 29 tháng 10 tại vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Cha Messmer là một công dân Nga sinh ra ở Kazakhstan. Ngài là vị trưởng miền độc lập Dòng Tên tại Nga từ năm 2002.
Cha Betancourt là một công dân Êcuađo, từng đi học ở Argentina, Đức và Rome và đã làm làm việc tại Nga từ năm 2001
Hai linh mục đã cùng nhau làm việc tại nhà thờ thánh Louis de France ở Moscow.
Người ta tìm thấy hai Cha Otto Messmer, 47 tuổi, và Victor Betancourt, 42tuổi, chết trong căn hộ ở Moscow.
Hội đồng giám mục Nga đã kịch liệt phản đối ”những kẻ phạm tội ác ghê tởm này” và tin rằng chính quyền Nga nhất định sẽ tìm ra bọn tội phạm.
Hội đồng giám mục nói: “Tên sát nhân đang ở trong tình trạng tội lỗi xấu xa, đáng kinh tởm và bất cứ ai phạm tội đều phải chịu trừng phạt”, trong bài phát biểu gởi tới đài phát thanh Vatican.
Họ nói rằng họ rất hy vọng thủ phạm sẽ bị vạch mặt, toà án và xã hội Nga sẽ công bố “một phán quyết có mục tiêu mang tính pháp lý và luân lý” đối với những kẻ phạm tội ác.
Trong một bức thư ngắn gửi đến cho các ký giả ở văn phòng báo chí ở Vatican – cơ quan đầu não của đài phát thanh Vatican – linh mục Dòng Tên Federico Lombardi nói cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ việc.
Cha cho biết vụ án mạng đã đựợc tiến hành bằng “những vật cùn”
Ngài nói chính quyền nghi là Cha Betancourt đã bị giết chết trước ngày 26 tháng 10 vì Cha đã không xuất hiện để dâng lễ Chủ nhật vào ngày hôm ấy.
Cha Lombardi cho biết là Cha Messmer có thể đã bị giết chết ngày 27 tháng 10 vì Cha đã quay lại Moscow từ Đức vào đêm hôm ấy.
Một Giêsu hữu khác vì lo lắng không thấy hoặc không nghe tin tức gì về hai linh mục nên đã đi vào căn hộ của họ vào ngày 28 tháng 10 và trông thấy họ đã chết.
Cha bề trên tổng quyền Dòng Tên Adolfo Nicolas đã kêu gọi các Giêsu hữu cầu nguyện cho hai người anh em của họ ở Nga và kêu gọi chấm dứt bạo động.
Lễ an táng sẽ do Đức Giám Mục Moscow cử hành và đêm 29 tháng 10 tại vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Cha Messmer là một công dân Nga sinh ra ở Kazakhstan. Ngài là vị trưởng miền độc lập Dòng Tên tại Nga từ năm 2002.
Cha Betancourt là một công dân Êcuađo, từng đi học ở Argentina, Đức và Rome và đã làm làm việc tại Nga từ năm 2001
Hai linh mục đã cùng nhau làm việc tại nhà thờ thánh Louis de France ở Moscow.
Top Stories
Le Dalaï Lama annonce qu’il a perdu tout espoir de négociation avec la Chine sur la question de l'autonomie du Tibet
Eglises d’Asie
17:59 29/10/2008
Le Dalaï Lama annonce qu’il a perdu tout espoir de négociation avec la Chine sur la question de l'autonomie du Tibet
Le 25 octobre dernier, depuis Dharamsala en Inde (1), le dalaï lama a, pour la première fois, exprimé son découragement vis à vis du gouvernement chinois: « J’ai sincèrement poursuivi, depuis longtemps, mon approche de la ‘ voie médiane ’ en ce qui concerne les rapports avec la Chine mais cela n’a donné lieu à aucune réponse positive de la part des Chinois. En ce qui me concerne, j’abandonne … » Ces propos recueillis par Le Monde (2), confirment les difficultés grandissantes entre les autorités de Pékin et le chef spirituel bouddhiste, exacerbées par les violences qui ont eu lieu au Tibet au printemps dernier et par les critiques essuyées par le gouvernement chinois de la part de la communauté internationale lors des Jeux Olympiques.
Cette déclaration intervient alors qu’une nouvelle rencontre, dont le lieu et la date n'étaient pas encore fixés, était prévue entre les autorités chinoises et le dalaï lama, après une réunion particulièrement désastreuse en juillet dernier où il était clairement apparu « que le gouvernement chinois ne souhaitait tout simplement pas régler la question. »
Le dalaï lama, âgé aujourd'hui de 73 ans, considère qu’il ne peut plus poursuivre ces négociations « sans espoir », qui ont commencé avec Pékin en 2002. Il envisage de réunir la communauté tibétaine en exil début novembre, afin de discuter de l’avenir et d’un éventuel changement de politique envers le gouvernement chinois.
Tenzin Taklha, son plus proche conseiller, l'a confirmé à l’AFP: « du fait de l’absence de réponse des Chinois, nous devons être réalistes, il n’y a pas d’espoir. Mais le mouvement tibétain restera non violent. C’est une dimension non négociable sur laquelle tout le monde est d’accord. »
En réponse à la déclaration du chef spirituel des Tibétains qui révèle un changement radical d’attitude, le gouvernement chinois a annoncé sobrement mercredi 29 octobre qu’il établirait des pourparlers avec les représentants du dalaï lama « dans un avenir proche », selon l’AFP.
En effet, alors que dans la région tibétaine annexée par la Chine en 1951, la répression continue, la déclaration du chef religieux bouddhiste risque de mettre à nouveau le feu aux poudres. Pour de nombreux Tibétains, l’aveu par le dalaï lama de l’échec de sa stratégie de médiation pourrait sous-entendre qu’il n’envisage plus de demander l’autonomie du Tibet mais son indépendance.
(1) Le gouvernement tibétain en exil est réfugié dans le nord de l’Inde à Dharamsala depuis 1959
(2) Le Monde, 27 octobre 2008
(Source: Eglises d’Asie, 29 octobre 2008)
Le 25 octobre dernier, depuis Dharamsala en Inde (1), le dalaï lama a, pour la première fois, exprimé son découragement vis à vis du gouvernement chinois: « J’ai sincèrement poursuivi, depuis longtemps, mon approche de la ‘ voie médiane ’ en ce qui concerne les rapports avec la Chine mais cela n’a donné lieu à aucune réponse positive de la part des Chinois. En ce qui me concerne, j’abandonne … » Ces propos recueillis par Le Monde (2), confirment les difficultés grandissantes entre les autorités de Pékin et le chef spirituel bouddhiste, exacerbées par les violences qui ont eu lieu au Tibet au printemps dernier et par les critiques essuyées par le gouvernement chinois de la part de la communauté internationale lors des Jeux Olympiques.
Cette déclaration intervient alors qu’une nouvelle rencontre, dont le lieu et la date n'étaient pas encore fixés, était prévue entre les autorités chinoises et le dalaï lama, après une réunion particulièrement désastreuse en juillet dernier où il était clairement apparu « que le gouvernement chinois ne souhaitait tout simplement pas régler la question. »
Le dalaï lama, âgé aujourd'hui de 73 ans, considère qu’il ne peut plus poursuivre ces négociations « sans espoir », qui ont commencé avec Pékin en 2002. Il envisage de réunir la communauté tibétaine en exil début novembre, afin de discuter de l’avenir et d’un éventuel changement de politique envers le gouvernement chinois.
Tenzin Taklha, son plus proche conseiller, l'a confirmé à l’AFP: « du fait de l’absence de réponse des Chinois, nous devons être réalistes, il n’y a pas d’espoir. Mais le mouvement tibétain restera non violent. C’est une dimension non négociable sur laquelle tout le monde est d’accord. »
En réponse à la déclaration du chef spirituel des Tibétains qui révèle un changement radical d’attitude, le gouvernement chinois a annoncé sobrement mercredi 29 octobre qu’il établirait des pourparlers avec les représentants du dalaï lama « dans un avenir proche », selon l’AFP.
En effet, alors que dans la région tibétaine annexée par la Chine en 1951, la répression continue, la déclaration du chef religieux bouddhiste risque de mettre à nouveau le feu aux poudres. Pour de nombreux Tibétains, l’aveu par le dalaï lama de l’échec de sa stratégie de médiation pourrait sous-entendre qu’il n’envisage plus de demander l’autonomie du Tibet mais son indépendance.
(1) Le gouvernement tibétain en exil est réfugié dans le nord de l’Inde à Dharamsala depuis 1959
(2) Le Monde, 27 octobre 2008
(Source: Eglises d’Asie, 29 octobre 2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dục đã trở thành một phương tiện để kiếm tiền, bần cùng hóa đất nước
Thương Hoàng
10:25 29/10/2008
Giáo dục đã trở thành một phương tiện để kiếm tiền, bần cùng hóa đất nước
Sài Gòn (AsiaNews) - Giáo dục ở Việt Nam đã trở thành một hệ thống để kiếm tiền: không có tự do tư tưởng trong các trường học và trường đại học, và chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận, chứ không chú trọng đào tạo giới trẻ, và điều này làm bần cùng hóa đất nước.
Tất cả mọi người bị phụ thuộc và bị dẫn dắt bởi các chính sách của Đảng Cộng Sản, vì vậy mà hệ thống giáo dục được dùng để đóng vai trò quan trọng cho việc bảo vệ chế độ. Hệ thống giáo dục suy đồi và tạo ra “sản phẩm dzỏm” cho đất nước. Nó thậm chí tạo ra những kẻ nói láo, những kẻ đang xâm hại đến đất nước.
Nhiều trường học và đại học dân lập, và ngay cả các trường đại học nhà nước, đang biến giáo dục trở thành một cơ sở thương mại. Những người đứng đầu các cơ quan giáo dục đang tìm kiếm lợi nhuận, và đang bỏ quên hoặc thậm chí đang coi thường các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam. Họ đang mất dần truyền thống giáo dục sinh viên. Một giáo sư kinh tế của Viện Kế toán và Quản trị kinh doanh tại Sài Gòn cho hay: “Chúng tôi được thuê như là những giáo sư ‘thực dụng’, chứ không phải như là những người ‘giỏi’. Có thể chúng tôi giảng dạy và bán kiến thức vì lợi nhuận của họ. Họ càng có nhiều sinh viên thì họ càng có nhiều tiền. Các vị đứng đầu các đơn vị giáo dục có thể làm việc cho thành phố vì họ có 'ô dù’ từ chính quyền địa phương, và làm việc cho các văn phòng công an của thành phố. Vì vậy, họ cho ra đời những sinh viên không được giáo dục tốt. Ngay cả sinh viên ngành quản trị kinh doanh và các chương trình tiến sĩ quản trị kinh doanh không cần phải viết luận văn và luận án khi nghiên cứu trong các khóa đào tạo”.
Chính quyền địa phương đang ăn hối lộ từ hệ thống giáo dục. Họ đã cho phép các văn phòng giáo dục biến công việc của mình trở thành cơ sở thương mại. Công cuộc giáo dục của họ là làm kinh doanh và kiếm tiền. Giáo viên và học sinh không được tự do tư duy: tất cả mọi thứ đều phụ thuộc và và bị dẫn dắt bởi các viên chức chính quyền, bởi các “cán bộ giáo dục”. Thân, một giáo viên Anh ngữ tại Trường Đại Học Mở Tp.HCM cho Tin Tức Á Châu hay: “Bây giờ các trường đại học cạnh tranh với nhau. Vì vậy, các trường đại học chạy theo quảng cáo và tiếp thị bằng sự thiếu trung thực. Hệ thống giáo dục của Việt Nam từ nhà trẻ đến đại học với những người làm kinh doanh trong giáo dục, làm quảng cáo bằng cách sử dụng từ ngữ lừa dối. Trước 1975, các trường Công Giáo như đại học, trung học phổ thông và thậm chí cả các trường tiểu học không bao giờ làm những việc giả dối như thế. Rõ ràng là giáo dục đã bị sa sút và ‘làm thành chuyện nhức nhối’ cho xã hội, với nhiều hiện tượng xấu như bằng giả, học vẹt, học lý thuyết nhưng không thực hành, học tư duy bằng hệ tư tưởng một chiều”.
Tất cả những điều này làm bần cùng hoá đất nước, với sự nghèo nàn về kinh tế, đạo đức, và giáo dục, cũng như không cho phép tự do tư tưởng.
Sài Gòn (AsiaNews) - Giáo dục ở Việt Nam đã trở thành một hệ thống để kiếm tiền: không có tự do tư tưởng trong các trường học và trường đại học, và chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận, chứ không chú trọng đào tạo giới trẻ, và điều này làm bần cùng hóa đất nước.
Tất cả mọi người bị phụ thuộc và bị dẫn dắt bởi các chính sách của Đảng Cộng Sản, vì vậy mà hệ thống giáo dục được dùng để đóng vai trò quan trọng cho việc bảo vệ chế độ. Hệ thống giáo dục suy đồi và tạo ra “sản phẩm dzỏm” cho đất nước. Nó thậm chí tạo ra những kẻ nói láo, những kẻ đang xâm hại đến đất nước.
Nhiều trường học và đại học dân lập, và ngay cả các trường đại học nhà nước, đang biến giáo dục trở thành một cơ sở thương mại. Những người đứng đầu các cơ quan giáo dục đang tìm kiếm lợi nhuận, và đang bỏ quên hoặc thậm chí đang coi thường các giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam. Họ đang mất dần truyền thống giáo dục sinh viên. Một giáo sư kinh tế của Viện Kế toán và Quản trị kinh doanh tại Sài Gòn cho hay: “Chúng tôi được thuê như là những giáo sư ‘thực dụng’, chứ không phải như là những người ‘giỏi’. Có thể chúng tôi giảng dạy và bán kiến thức vì lợi nhuận của họ. Họ càng có nhiều sinh viên thì họ càng có nhiều tiền. Các vị đứng đầu các đơn vị giáo dục có thể làm việc cho thành phố vì họ có 'ô dù’ từ chính quyền địa phương, và làm việc cho các văn phòng công an của thành phố. Vì vậy, họ cho ra đời những sinh viên không được giáo dục tốt. Ngay cả sinh viên ngành quản trị kinh doanh và các chương trình tiến sĩ quản trị kinh doanh không cần phải viết luận văn và luận án khi nghiên cứu trong các khóa đào tạo”.
Chính quyền địa phương đang ăn hối lộ từ hệ thống giáo dục. Họ đã cho phép các văn phòng giáo dục biến công việc của mình trở thành cơ sở thương mại. Công cuộc giáo dục của họ là làm kinh doanh và kiếm tiền. Giáo viên và học sinh không được tự do tư duy: tất cả mọi thứ đều phụ thuộc và và bị dẫn dắt bởi các viên chức chính quyền, bởi các “cán bộ giáo dục”. Thân, một giáo viên Anh ngữ tại Trường Đại Học Mở Tp.HCM cho Tin Tức Á Châu hay: “Bây giờ các trường đại học cạnh tranh với nhau. Vì vậy, các trường đại học chạy theo quảng cáo và tiếp thị bằng sự thiếu trung thực. Hệ thống giáo dục của Việt Nam từ nhà trẻ đến đại học với những người làm kinh doanh trong giáo dục, làm quảng cáo bằng cách sử dụng từ ngữ lừa dối. Trước 1975, các trường Công Giáo như đại học, trung học phổ thông và thậm chí cả các trường tiểu học không bao giờ làm những việc giả dối như thế. Rõ ràng là giáo dục đã bị sa sút và ‘làm thành chuyện nhức nhối’ cho xã hội, với nhiều hiện tượng xấu như bằng giả, học vẹt, học lý thuyết nhưng không thực hành, học tư duy bằng hệ tư tưởng một chiều”.
Tất cả những điều này làm bần cùng hoá đất nước, với sự nghèo nàn về kinh tế, đạo đức, và giáo dục, cũng như không cho phép tự do tư tưởng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngọn lửa Thái Hà
Đinh văn Tiến Hùng
18:19 29/10/2008
NGỌN LỬA THÁI- HÀ
Từ ngọn lửa Thái-hà,
Với lời nguyện thiết tha
Bừng lên trong đêm tối
Lan toả khắp gần xa.
Nơi thờ kính tôn nghiêm,
Sớm tối các con chiên,
Tâm thanh lời cầu nguyện,
Cho Dân Nước bình yên.
Nhưng cũng từ nơi đây,
Giáo dân bị đọa đầy,
Dưới Cộng quyền đàn áp,
Giữa lang sói trùng vây.
Ngàn ngọn lửa bùng lên,
Soi tỏ giữa màn đêm,
Bọn ác nhân quỉ quyệt,
Đang say máu cuồng điên.
Giáo đường thành công viên,
Ác quỉ đuổi bày chiên,
Độc tài là Đảng trị,
Áp bức lũ bạo quyền.
Hiên ngang Vị Chủ Chăn
Lãnh đạo toàn giáo dân
Bảo: ’Các con đừng sợ !
Hãy vững mạnh Niềm tin.’
Từ ngọn lửa Tình yêu,
Kinh Hoà Bình sớm chiều,
Âm thanh đang vang vọng,
Lan rộng khắp Năm Châu.
Từ ngọn lửa Thái-hà,
Với lời nguyện thiết tha
Bừng lên trong đêm tối
Lan toả khắp gần xa.
Nơi thờ kính tôn nghiêm,
Sớm tối các con chiên,
Tâm thanh lời cầu nguyện,
Cho Dân Nước bình yên.
Nhưng cũng từ nơi đây,
Giáo dân bị đọa đầy,
Dưới Cộng quyền đàn áp,
Giữa lang sói trùng vây.
Ngàn ngọn lửa bùng lên,
Soi tỏ giữa màn đêm,
Bọn ác nhân quỉ quyệt,
Đang say máu cuồng điên.
Giáo đường thành công viên,
Ác quỉ đuổi bày chiên,
Độc tài là Đảng trị,
Áp bức lũ bạo quyền.
Hiên ngang Vị Chủ Chăn
Lãnh đạo toàn giáo dân
Bảo: ’Các con đừng sợ !
Hãy vững mạnh Niềm tin.’
Từ ngọn lửa Tình yêu,
Kinh Hoà Bình sớm chiều,
Âm thanh đang vang vọng,
Lan rộng khắp Năm Châu.
Tự do ngôn luận hay phát biểu và tự do hội họp
LS Trần Lê Nguyên
18:43 29/10/2008
TỰ DO NGÔN LUẬN HAY PHÁT BIỂU VÀ TỰ DO HỘI HỌP
Tự do Ngôn Luận hayTự Do Phát Biểu là một trong những quyền căn bản tự nhiên do Thượng Đế ban cho con người được hưởng, không phải do cá nhân, tổ chức hay Chế Độ Chính Trị nào ban phát cho người dân.
Sử gia danh tiếng Léonard Lévy đã nói «Các cá nhân có thể tự do trong khi chính phủ của họ không có”.
Ý nghĩa của câu nói trên đã trở thành nguyên tắc tổng quát Pháp Lý của tất cả các bộ luật trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị: «người dân đựơc làm tầt cả những gì mà Luật Pháp không cấm, trái lại, Chính Quyền chỉ được làm những gì mà Luật Pháp cho phép”. Nguyên tắc này nhằm hạn chế quyền lực Nhà Nước để bảo vệ các quyền tự do căn bản của người dân.
CÁC QUY ĐINH TRONG LUẬT PHÁP
Các quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu và Quyền Hội Họp và các quyền khác được minh thi trong Hiến Pháp XHCH Việt Nam được ban hành năm 1992.
Điều 69
«Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” .
Điều 12
«Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.
VẬY TƯ DO NGÔN LUẬN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Điều 19 Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền Universal Declaration of Human Rights công bố ngày 10/12/1948, sau này năm 1976 đươc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và có tên mới Hiến Chương Quiốc Tế Về Nhân Quyền, minh thị:
“mọi người có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ bien tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia “. Và:
Điều 19 Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 International Covenant on Civil and Political Rights
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Tóm lại Quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu bao gồm:
- Quyền Tự do nói và viết;
- Quyền không bị ai can thiệp ( chính quyền các cấp ) vì những quan niệm của mình khi viết hay phát biểu;
- Quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông (sách báo, phim ảnh nghệ thuật, truyền thanh truyền hình, các mạng internet vv.) bất kể biên giới quốc gia;
Quyền này có thể bị giới hạn vì nhu cầu Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác và Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Đàng khác, Quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu phải được liên kết với Quyền Hội Họp, Lập Hội và Quyền Tụ Do Báo Chí.
Điều 21 của Công Ước trên:
Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.
Các Quốc gia, đặc biệt Việt Nam, đã ký kết gia nhập Tồ Chức Liện Hiệp Quốc và đã ký và công nhận các: Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền công bố ngày 10/12/1948, Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 và Bản Hiến Chương Liên Hiếp Quốc, có nhiệm vụ phải tôn trọng các điểu khoản qui định trong các văn kiện Quốc Tế này vơí lý do sau đây:
PHẢI GIẢI THÍCH, DIỂN GIẢI THẾ NÀO CÁC QUYỀN TỰ DO NÊU TRÊN?
1- Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền CÂM ĐOÁN:
Điều 30:
“Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này”.
2- Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966, CẤM ĐOÁN:
Điều 5
1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.
2. Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.
Theo Thông lệ Quốc Tế: chỉ trong trường hợp chiến tranh, bạo động vũ trang hay bệnh dịch lan tràn,các quyền tự do căn bản của người dân mói bị hạn chế trong thời điểm không gian và thời gian nhất định do một đạo luật đặc biệt do Quốc Hội biểu quyết.
Ví dụ Luật Đặc Biệt Quốc Hội Hoa Kỳ cho phép hạn chế quyền và bắt giam giữ để điếu tra các công dân Nhật nghi làm gián điệp trong thế chiến thứ Hai 1945.
Ví dụ Luật Biện Pháp Chiến Tranh Quốc Hội Canada năm 1970 hạn chế quyền biểu tình, hội họp và cho phép điều động quân đội, cảnh sát tạm giử điều tra các nghi can tham dư vào việc bạo động đốt phá, bắt cóc một viên chức ngoại giao Anh và một tổng trưởng Québec.
LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆC CHẾ TÀI CÁC VI PHẠM CÁC QUYỀN TỤ DO
Các quốc gia trên thế giới, trừ vài nuớc theo Xã Hội Chủ Nghĩa, đều có các Toà Án xét xử về những vi phạm nhân quyền và Tối Cao Pháp Viện kiểm soát về tính cách vi hiến và vi luật các đạo luật và các hành vi của nhà cầm quyền không có căn bản pháp luật.
Xin đơn cử vài quốc gia tiêu biểu liên quan tới bảo vệ nhân quyền.
Hoa Kỳ: Luật nhân quyền của Hoa Kỳ được mệnh danh là Bill of Rights gồm 27 điều luật đương thông qua dưới hình thức Tu Chính Hiến Pháp của Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Điều 1:
“Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và yên cầu chính phủ sửa chữa những điều gây tranh chấp” .
Điều quan trọng của điều luật này nhằm bảo vệ các quyền tự do căn bản của công dân đôí vơí chính quyền các cấp của Tiểu Bang cũng như Liên Bang có thể thông qua các đạo luật nhằm giơí hạn các quyền tự do của người dân nói trên.
Có người cho rằng các quyền trên có tính cách gần như tuyệt đối. Nhưng thực ra chỉ là tương đối với việc hành sử giữa các tư nhân với nhau lý do vì tương quan dân sự.
Ngoài các Toà Án Hành Chánh xét xử sơ thẩm về những vi phạm nhân quyền, Các Toá Án thường của Tiểu Bang cũng như Các Toà Án Liêng Bang Hoa Kỳ đều xét xử những vi phạm nhân quyền tùy theo thẩm quyền và chưc năng của toà án quy định theo pháp luật.
Toà án chung thẩm là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
CANADA:
Năm 1976, Canada đã ký và công nhận 3 thoả ước quốc tế: Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền thông qua ngày 1976 của Liên Hiệp Quốc, mà khởi thủy là Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948, Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 và Nguyên Tăc Hành Sử Tùy Tiện liên quan tới Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị (1).
Trên phương diện Hiếp Pháp, Canada đã lồng trong Hiến Pháp của mình những quyền căn bản của công dân được mệnh danh là Hiến Chương Canada về Nhân Quyền.
Điều 3:
“Mọi người là chủ thể các quyền tự do căn bản như quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội”.
Điều quan trọng là Hiến Chương Canada về Nhân Quyền có giá tri vượt trội trên các Pháp Luật bình thường khác ngoại trư trường hợp một Bộ Luật mới minh thi một điều khoản biệt lệ NONOBSTANT hiến định cho phép.
Ví dụ Luật vế Biện Pháp Chiến Tranh năm 1970 cấm biểu tình nhằm chống lại bạo loạn vũ trang do các phần tử Cộng Sản Mac-Xít chủ động.
Trên phương diện định chế đẻ bảo đảm và thăng tiến các quyền tự do căn bản về nhân quyên, Quốc Hội Canada đã thông qua một Đạo Luật về Nhân Quyền (L.R.C.1985, ch. H-6) nhằm bổ túc các luật về nhân quyền và chi tiết hoá các hành vi vi phạm nhân quyền, các biện pháp thăng tiến và tạo bình đẳng trong xã hội.
Tại Canada có Toà Án Tài Phán có tên Ủy Ban Canada về Nhân Quyền, cũng như các Toà Án về Nhân Quyền và Tối Cao Pháp Viện là Toá Án cuối cùng để kiểm soát tính hợp hiến và hợp pháp của các luật lệ và các phán quyết các toà án cấp dưới.
Tại Các Tỉnh Bang Canada cũng có các luật về nhân quyền cũng như các cơ quan tài phán vế các vi phạm nhân quyền theo quy định lãnh vực thẩm quyên chuyên biệt của các Tỉnh Bang.
Ví dụ Tỉnh bang Québec có Hiến Chương Nhân quyền riêng ( Charte québécoise des droits et des libertés), Cơ Quan Bảo Vệ Công Dân ( Protecteur des ciyoyens) và Ủy Ban Nhân Quyền(Commission des droits et des libertés)
CỘNG ĐỒNG ÂU CHÂU
Các quốc gia trong Cộng Đồng Au Châu đã ký một thỏa ước có tên Thoả Ước nhằm Tôn Trong Nhân Quyền Và Các Quyền Tự Do Căn Bản mà nguồn gôc căn bản là Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948, đồng thời thiết lập một Toà án Âu Châu Về Nhân Quyền.
Điều 9 của Thoả Ước: tụ do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Điều 10: tự do phát biểu.
Điều 11: tự do hội họp và tự do lập hội.
Điều 19 thiết lập Toà án Âu Châu Về Nhân Quyền có qui chế thường trưc.
Đặc biệt Toà Án có thẩm quyền xét xử các đơn kiện của cá nhân, hội đoàn hay của một nhóm người, nạn nhân của các vi phạm về nhân quyền đã được Thỏa Ước này công nhân. (Điều 34).
BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA BẢN TUYÊN NGÔN PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN
Luật quốc tế, xa xưa trước đây được coi như một công việc nội bộ ( jus inter gentes) chỉ liên quan tới công dân một quốc gia, thì ngày nay trở thành luật toàn cầu mà trong đó những nguyên tắc áp dụng không những cho các quốc gia mà còn áp dụng cho các tổ chức quốc tế và các cá nhân.
Các nguyên tắc này dựa trên hai công ước: Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948 và Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966.
Liên Hiệp Quốc đã dùng các nguyên tắc trên để giải thích các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc liên quan tơí nhân quyền.
Ví dụ: trong thâp niên 70, Liên Hiệp Quốc đã dựa trên Bản Tuyên Ngôn để lên án Nam Mỹ ( apartheid) về kỳ thị chủng tộc.
Sau đó là các vụ truy tố các lãnh tụ cựu Tổng Thống Milosevic, và một số tướng lãnh trong vu thảm sát hàng ngàn dân thương tại Yougoslavie ( Tòa Án Hính Sự Quốc Tế Yougoslavie); Vụ Toá án Hình Sự Quốc Tế Rewanda xét xử tội diệt chủng; Vụ dẫn dộ và xét xử cựu TT Pinochet của xứ Argentina tại Anh rồi Y pha Nho (Espagne,); vụ tru tố các lãnh tụ Khe-Me đỏ của xứ Kampuchea (Cam Bốt) vv…
Do vâỵ những nguyên tắc và tiêu chuần về nhân quyền là phổ quát áp dụng cho mọi quốc gia trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị hay đặc thù văn hóa, xã hội.
Một quốc gia không thể viện cớ sự khác biệt về đặc thu văn hoá, xã hội để tự cho mình cái quyền miễn trừ việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Một nghiên cứu quốc tế có tên Worldwide Governance Indicator do Ngân Hàng Thế giới tài trợ kết luận rằng quyền tự do ngôn luận và các tiến trình kiểm chứng được rất có ảnh hưởng tối phẩm chất (quality) của nhà cai tri đất nước.
ĐỂ KẾT LUẬN, chúng tôi xin trích vài thông tin mới nhất ghi lại của Đài Tự Do Á Châu RFA về việc tôn trọng pháp luật và nhân quyền tại Việt Nam L(2)
- Bài diễn văn ngày 11 tháng chín của Bộ Trưởng Jack Straw, trong khi đề cập đến khái niệm “dân chủ,” “nhân quyền” và “quyền tự do công dân,” nói rằng ông “hy vọng là trong vòng bốn mươi năm nữa, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên trường quốc tế, trong vai trò một lực đẩy tiến bộ mang lại sự thay đổi xã hội cũng như phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng luật pháp và tôn trọng nhân quyền. ” ;
- Trong khi đó, bản thăm dò của Tổ Chức Tư Vấn Các Rủi Ro Kinh Tế và Chính Trị, gọi tắt là PERC, xếp Việt Nam đứng kế cuối trong bảng xếp hạng các thể chế tư pháp khu vực Châu Á.
Nguyên do?
- Theo tạp chí The Economic Times, thì Tổ Chức PERC nói rằng đối với trường hợp Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ 2 quốc gia này thiếu tự do chính trị; cụ thể là Đảng Cộng Sản ở cả 2 quốc gia này “nằm trên luật pháp. ”
- Cách đây không lâu, vụ 4 viên chức công ty PCI của Nhật Bản hối lộ cho một quan chức Việt Nam cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về Luật và khả năng thực thi Luật tại Việt Nam;
Vụ hối lộ này được phía Nhật Bản điều tra, bắt nguồn từ những nghi vấn xung quanh việc vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.
- Một luật sư hành nghề tại Việt Nam, là ông Nguyễn Vân Nam, nói rằng luật Việt Nam bất khả ứng dụng trong trường hợp này.
“Đạo luật thực sự có hiệu quả nhất để trị những hành vi này là luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Thế nhưng, luật Việt Nam, trong phần chống cạnh tranh không lành mạnh, lại không hề nêu hành động hối lộ hay tham nhũng như thế này như là hành động cạnh tranh không lành mạnh.”
- “Tôi làm việc tại Việt Nam năm 1997-1998, theo tôi được biết từ đó đến nay cũng không có thay đổi nhiều. Tôi nhận thấy chính phủ ban hành rất nhiều luật, nhưng vấn đề là họ không theo luật. Có luật mà không theo luật thì cũng như là không có luật.” LS Nhân Vũ. Hết trích dẫn
- Việt nam bị xếp hạng thứ 168/173 về tự do báo chí (2007-2008) theo Tổ Chức Ký gỉa Không Biên Giới;
- Quốc Hội Âu Châu ra Nghị Quyết đòi Viện Nam phải thực thi nhân quyền;
- Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ông KolBergman phản đối bản án dành cho hai nhà báo VN Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên;
- Và việc mới đây việc hành xử vụng về và không có căn bản pháp luật của Chính Quyền Hà Nội đối với tu sĩ va giáo dân xứ Thái Hà liên quan tới khu bất đông sản số 178 Nguyễn Lương Băng cũng như việc cắt xén bài phát biển của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quanh Kiệt và xuyên tạc nhằm hạ uy tín và thanh danh của Ngài, đã làm cả cộng đồng thế giới ngỡ ngàng và gây nên phản ứng giận dữ giây chuyền trên khắp thế giớí.
Nhừng thông tin kể trên, chắc chắn là Chính Quyền Việt nam cũng như moị người Việt Nam không vui chút nào và còn cảm thấy bị xúc phạm ! ! !
Câu hỏi đặt ra là chúng ta có dám chấp nhận sự thật phũ phàng để tìm các phương thế ĐẠI ĐOÀN KẾT các thành phần dân tộc đế cùng nhau xây dựng mốt quốc gia văn minh phú cường, được thế giới nể trọng hay chúng ta vẫn giữ cách suy tư và cách hành xử cũ kỹ của những thập niên 50 thuộc thế kỷ 20, để áp dụng cho thế kỷ 21 !?
Notes: (1) Nguyên Tăc Hành Sử Tùy Tiện liên quan tới Công Ước Quốc Tế thông qua ngày 16/12/1966 về những quyền dân sự và chính trị, điều 2: Ngoại trừ qui định tại điều 1, các cá nhân cho răng mình là nạn nhân những vi phạm nào đó những quyền được ghi trong Thoả Ức này và sau khi đã dùng tất cả các tố quyền có sẵn nội địa, có thể thông báo bằng văn bản để Ủy Ban cứu xét.
(2) Trích Đài RFA ngày 21/9/2008
Tự do Ngôn Luận hayTự Do Phát Biểu là một trong những quyền căn bản tự nhiên do Thượng Đế ban cho con người được hưởng, không phải do cá nhân, tổ chức hay Chế Độ Chính Trị nào ban phát cho người dân.
Sử gia danh tiếng Léonard Lévy đã nói «Các cá nhân có thể tự do trong khi chính phủ của họ không có”.
Ý nghĩa của câu nói trên đã trở thành nguyên tắc tổng quát Pháp Lý của tất cả các bộ luật trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị: «người dân đựơc làm tầt cả những gì mà Luật Pháp không cấm, trái lại, Chính Quyền chỉ được làm những gì mà Luật Pháp cho phép”. Nguyên tắc này nhằm hạn chế quyền lực Nhà Nước để bảo vệ các quyền tự do căn bản của người dân.
CÁC QUY ĐINH TRONG LUẬT PHÁP
Các quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu và Quyền Hội Họp và các quyền khác được minh thi trong Hiến Pháp XHCH Việt Nam được ban hành năm 1992.
Điều 69
«Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” .
Điều 12
«Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”.
VẬY TƯ DO NGÔN LUẬN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
Điều 19 Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền Universal Declaration of Human Rights công bố ngày 10/12/1948, sau này năm 1976 đươc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và có tên mới Hiến Chương Quiốc Tế Về Nhân Quyền, minh thị:
“mọi người có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ bien tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia “. Và:
Điều 19 Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 International Covenant on Civil and Political Rights
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Tóm lại Quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu bao gồm:
- Quyền Tự do nói và viết;
- Quyền không bị ai can thiệp ( chính quyền các cấp ) vì những quan niệm của mình khi viết hay phát biểu;
- Quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông (sách báo, phim ảnh nghệ thuật, truyền thanh truyền hình, các mạng internet vv.) bất kể biên giới quốc gia;
Quyền này có thể bị giới hạn vì nhu cầu Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác và Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Đàng khác, Quyền Tự do Ngôn Luận hay Tự Do Phát Biểu phải được liên kết với Quyền Hội Họp, Lập Hội và Quyền Tụ Do Báo Chí.
Điều 21 của Công Ước trên:
Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.
Các Quốc gia, đặc biệt Việt Nam, đã ký kết gia nhập Tồ Chức Liện Hiệp Quốc và đã ký và công nhận các: Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền công bố ngày 10/12/1948, Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 và Bản Hiến Chương Liên Hiếp Quốc, có nhiệm vụ phải tôn trọng các điểu khoản qui định trong các văn kiện Quốc Tế này vơí lý do sau đây:
PHẢI GIẢI THÍCH, DIỂN GIẢI THẾ NÀO CÁC QUYỀN TỰ DO NÊU TRÊN?
1- Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền CÂM ĐOÁN:
Điều 30:
“Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này”.
2- Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966, CẤM ĐOÁN:
Điều 5
1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.
2. Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.
Theo Thông lệ Quốc Tế: chỉ trong trường hợp chiến tranh, bạo động vũ trang hay bệnh dịch lan tràn,các quyền tự do căn bản của người dân mói bị hạn chế trong thời điểm không gian và thời gian nhất định do một đạo luật đặc biệt do Quốc Hội biểu quyết.
Ví dụ Luật Đặc Biệt Quốc Hội Hoa Kỳ cho phép hạn chế quyền và bắt giam giữ để điếu tra các công dân Nhật nghi làm gián điệp trong thế chiến thứ Hai 1945.
Ví dụ Luật Biện Pháp Chiến Tranh Quốc Hội Canada năm 1970 hạn chế quyền biểu tình, hội họp và cho phép điều động quân đội, cảnh sát tạm giử điều tra các nghi can tham dư vào việc bạo động đốt phá, bắt cóc một viên chức ngoại giao Anh và một tổng trưởng Québec.
LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆC CHẾ TÀI CÁC VI PHẠM CÁC QUYỀN TỤ DO
Các quốc gia trên thế giới, trừ vài nuớc theo Xã Hội Chủ Nghĩa, đều có các Toà Án xét xử về những vi phạm nhân quyền và Tối Cao Pháp Viện kiểm soát về tính cách vi hiến và vi luật các đạo luật và các hành vi của nhà cầm quyền không có căn bản pháp luật.
Xin đơn cử vài quốc gia tiêu biểu liên quan tới bảo vệ nhân quyền.
Hoa Kỳ: Luật nhân quyền của Hoa Kỳ được mệnh danh là Bill of Rights gồm 27 điều luật đương thông qua dưới hình thức Tu Chính Hiến Pháp của Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Điều 1:
“Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và yên cầu chính phủ sửa chữa những điều gây tranh chấp” .
Điều quan trọng của điều luật này nhằm bảo vệ các quyền tự do căn bản của công dân đôí vơí chính quyền các cấp của Tiểu Bang cũng như Liên Bang có thể thông qua các đạo luật nhằm giơí hạn các quyền tự do của người dân nói trên.
Có người cho rằng các quyền trên có tính cách gần như tuyệt đối. Nhưng thực ra chỉ là tương đối với việc hành sử giữa các tư nhân với nhau lý do vì tương quan dân sự.
Ngoài các Toà Án Hành Chánh xét xử sơ thẩm về những vi phạm nhân quyền, Các Toá Án thường của Tiểu Bang cũng như Các Toà Án Liêng Bang Hoa Kỳ đều xét xử những vi phạm nhân quyền tùy theo thẩm quyền và chưc năng của toà án quy định theo pháp luật.
Toà án chung thẩm là Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
CANADA:
Năm 1976, Canada đã ký và công nhận 3 thoả ước quốc tế: Hiến Chương Quốc Tế về Nhân Quyền thông qua ngày 1976 của Liên Hiệp Quốc, mà khởi thủy là Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948, Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị ban hành năm 1966 và Nguyên Tăc Hành Sử Tùy Tiện liên quan tới Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị (1).
Trên phương diện Hiếp Pháp, Canada đã lồng trong Hiến Pháp của mình những quyền căn bản của công dân được mệnh danh là Hiến Chương Canada về Nhân Quyền.
Điều 3:
“Mọi người là chủ thể các quyền tự do căn bản như quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do phát biểu, tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội”.
Điều quan trọng là Hiến Chương Canada về Nhân Quyền có giá tri vượt trội trên các Pháp Luật bình thường khác ngoại trư trường hợp một Bộ Luật mới minh thi một điều khoản biệt lệ NONOBSTANT hiến định cho phép.
Ví dụ Luật vế Biện Pháp Chiến Tranh năm 1970 cấm biểu tình nhằm chống lại bạo loạn vũ trang do các phần tử Cộng Sản Mac-Xít chủ động.
Trên phương diện định chế đẻ bảo đảm và thăng tiến các quyền tự do căn bản về nhân quyên, Quốc Hội Canada đã thông qua một Đạo Luật về Nhân Quyền (L.R.C.1985, ch. H-6) nhằm bổ túc các luật về nhân quyền và chi tiết hoá các hành vi vi phạm nhân quyền, các biện pháp thăng tiến và tạo bình đẳng trong xã hội.
Tại Canada có Toà Án Tài Phán có tên Ủy Ban Canada về Nhân Quyền, cũng như các Toà Án về Nhân Quyền và Tối Cao Pháp Viện là Toá Án cuối cùng để kiểm soát tính hợp hiến và hợp pháp của các luật lệ và các phán quyết các toà án cấp dưới.
Tại Các Tỉnh Bang Canada cũng có các luật về nhân quyền cũng như các cơ quan tài phán vế các vi phạm nhân quyền theo quy định lãnh vực thẩm quyên chuyên biệt của các Tỉnh Bang.
Ví dụ Tỉnh bang Québec có Hiến Chương Nhân quyền riêng ( Charte québécoise des droits et des libertés), Cơ Quan Bảo Vệ Công Dân ( Protecteur des ciyoyens) và Ủy Ban Nhân Quyền(Commission des droits et des libertés)
CỘNG ĐỒNG ÂU CHÂU
Các quốc gia trong Cộng Đồng Au Châu đã ký một thỏa ước có tên Thoả Ước nhằm Tôn Trong Nhân Quyền Và Các Quyền Tự Do Căn Bản mà nguồn gôc căn bản là Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948, đồng thời thiết lập một Toà án Âu Châu Về Nhân Quyền.
Điều 9 của Thoả Ước: tụ do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
Điều 10: tự do phát biểu.
Điều 11: tự do hội họp và tự do lập hội.
Điều 19 thiết lập Toà án Âu Châu Về Nhân Quyền có qui chế thường trưc.
Đặc biệt Toà Án có thẩm quyền xét xử các đơn kiện của cá nhân, hội đoàn hay của một nhóm người, nạn nhân của các vi phạm về nhân quyền đã được Thỏa Ước này công nhân. (Điều 34).
BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA BẢN TUYÊN NGÔN PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN
Luật quốc tế, xa xưa trước đây được coi như một công việc nội bộ ( jus inter gentes) chỉ liên quan tới công dân một quốc gia, thì ngày nay trở thành luật toàn cầu mà trong đó những nguyên tắc áp dụng không những cho các quốc gia mà còn áp dụng cho các tổ chức quốc tế và các cá nhân.
Các nguyên tắc này dựa trên hai công ước: Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ngày 10/12/1948 và Công Ước Quốc Tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966.
Liên Hiệp Quốc đã dùng các nguyên tắc trên để giải thích các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc liên quan tơí nhân quyền.
Ví dụ: trong thâp niên 70, Liên Hiệp Quốc đã dựa trên Bản Tuyên Ngôn để lên án Nam Mỹ ( apartheid) về kỳ thị chủng tộc.
Sau đó là các vụ truy tố các lãnh tụ cựu Tổng Thống Milosevic, và một số tướng lãnh trong vu thảm sát hàng ngàn dân thương tại Yougoslavie ( Tòa Án Hính Sự Quốc Tế Yougoslavie); Vụ Toá án Hình Sự Quốc Tế Rewanda xét xử tội diệt chủng; Vụ dẫn dộ và xét xử cựu TT Pinochet của xứ Argentina tại Anh rồi Y pha Nho (Espagne,); vụ tru tố các lãnh tụ Khe-Me đỏ của xứ Kampuchea (Cam Bốt) vv…
Do vâỵ những nguyên tắc và tiêu chuần về nhân quyền là phổ quát áp dụng cho mọi quốc gia trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị hay đặc thù văn hóa, xã hội.
Một quốc gia không thể viện cớ sự khác biệt về đặc thu văn hoá, xã hội để tự cho mình cái quyền miễn trừ việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Một nghiên cứu quốc tế có tên Worldwide Governance Indicator do Ngân Hàng Thế giới tài trợ kết luận rằng quyền tự do ngôn luận và các tiến trình kiểm chứng được rất có ảnh hưởng tối phẩm chất (quality) của nhà cai tri đất nước.
ĐỂ KẾT LUẬN, chúng tôi xin trích vài thông tin mới nhất ghi lại của Đài Tự Do Á Châu RFA về việc tôn trọng pháp luật và nhân quyền tại Việt Nam L(2)
- Bài diễn văn ngày 11 tháng chín của Bộ Trưởng Jack Straw, trong khi đề cập đến khái niệm “dân chủ,” “nhân quyền” và “quyền tự do công dân,” nói rằng ông “hy vọng là trong vòng bốn mươi năm nữa, Việt Nam có thể khẳng định vị trí trên trường quốc tế, trong vai trò một lực đẩy tiến bộ mang lại sự thay đổi xã hội cũng như phát triển kinh tế, dựa trên nền tảng luật pháp và tôn trọng nhân quyền. ” ;
- Trong khi đó, bản thăm dò của Tổ Chức Tư Vấn Các Rủi Ro Kinh Tế và Chính Trị, gọi tắt là PERC, xếp Việt Nam đứng kế cuối trong bảng xếp hạng các thể chế tư pháp khu vực Châu Á.
Nguyên do?
- Theo tạp chí The Economic Times, thì Tổ Chức PERC nói rằng đối với trường hợp Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ 2 quốc gia này thiếu tự do chính trị; cụ thể là Đảng Cộng Sản ở cả 2 quốc gia này “nằm trên luật pháp. ”
- Cách đây không lâu, vụ 4 viên chức công ty PCI của Nhật Bản hối lộ cho một quan chức Việt Nam cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về Luật và khả năng thực thi Luật tại Việt Nam;
Vụ hối lộ này được phía Nhật Bản điều tra, bắt nguồn từ những nghi vấn xung quanh việc vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản.
- Một luật sư hành nghề tại Việt Nam, là ông Nguyễn Vân Nam, nói rằng luật Việt Nam bất khả ứng dụng trong trường hợp này.
“Đạo luật thực sự có hiệu quả nhất để trị những hành vi này là luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Thế nhưng, luật Việt Nam, trong phần chống cạnh tranh không lành mạnh, lại không hề nêu hành động hối lộ hay tham nhũng như thế này như là hành động cạnh tranh không lành mạnh.”
- “Tôi làm việc tại Việt Nam năm 1997-1998, theo tôi được biết từ đó đến nay cũng không có thay đổi nhiều. Tôi nhận thấy chính phủ ban hành rất nhiều luật, nhưng vấn đề là họ không theo luật. Có luật mà không theo luật thì cũng như là không có luật.” LS Nhân Vũ. Hết trích dẫn
- Việt nam bị xếp hạng thứ 168/173 về tự do báo chí (2007-2008) theo Tổ Chức Ký gỉa Không Biên Giới;
- Quốc Hội Âu Châu ra Nghị Quyết đòi Viện Nam phải thực thi nhân quyền;
- Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, ông KolBergman phản đối bản án dành cho hai nhà báo VN Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn văn Hải của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên;
- Và việc mới đây việc hành xử vụng về và không có căn bản pháp luật của Chính Quyền Hà Nội đối với tu sĩ va giáo dân xứ Thái Hà liên quan tới khu bất đông sản số 178 Nguyễn Lương Băng cũng như việc cắt xén bài phát biển của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quanh Kiệt và xuyên tạc nhằm hạ uy tín và thanh danh của Ngài, đã làm cả cộng đồng thế giới ngỡ ngàng và gây nên phản ứng giận dữ giây chuyền trên khắp thế giớí.
Nhừng thông tin kể trên, chắc chắn là Chính Quyền Việt nam cũng như moị người Việt Nam không vui chút nào và còn cảm thấy bị xúc phạm ! ! !
Câu hỏi đặt ra là chúng ta có dám chấp nhận sự thật phũ phàng để tìm các phương thế ĐẠI ĐOÀN KẾT các thành phần dân tộc đế cùng nhau xây dựng mốt quốc gia văn minh phú cường, được thế giới nể trọng hay chúng ta vẫn giữ cách suy tư và cách hành xử cũ kỹ của những thập niên 50 thuộc thế kỷ 20, để áp dụng cho thế kỷ 21 !?
Notes: (1) Nguyên Tăc Hành Sử Tùy Tiện liên quan tới Công Ước Quốc Tế thông qua ngày 16/12/1966 về những quyền dân sự và chính trị, điều 2: Ngoại trừ qui định tại điều 1, các cá nhân cho răng mình là nạn nhân những vi phạm nào đó những quyền được ghi trong Thoả Ức này và sau khi đã dùng tất cả các tố quyền có sẵn nội địa, có thể thông báo bằng văn bản để Ủy Ban cứu xét.
(2) Trích Đài RFA ngày 21/9/2008
Cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ
John Minh
18:47 29/10/2008
ISTANBUL, Thổ nhĩ kỳ - Nhân chuyến đi hành hương theo chân thánh Phaolô tại Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn chúng tôi có dịp ghé lại Istanbul hôm Chúa Nhật Truyền Giáo 19-10-2008.
Khoảng 9.30 sáng, đoàn chúng tôi rời khách sạn để đến Vương Cung Thánh Ðường Thánh Linh dâng lễ. Khi đến nơi, nhà thờ đang có thánh lễ với khá đông người tham dự. Chúng tôi ngạc nhiên vì Thánh Lễ bằng tiếng Pháp, nhưng không có giờ để thăm hỏi vì Thánh Lễ đã bắt đầu. Ðoàn chúng tôi được dành cho một gian nhà nguyện nhỏ bên cạnh, và chúng tôi phải chuẩn bị dâng lễ để sau đó còn tiếp tục cuộc hành hương.
Khi đang ở trong phòng mặc áo, tôi có thể theo dõi được một chút Thánh Lễ trong gian chính của nhà thờ. Ðến phần lời nguyện giáo dân, tôi không thể tin vào tai mình khi cộng đoàn được kêu gọi cầu nguyện cho Việt Nam, và cho các Kitô hữu đang bị bách hại hay đau khổ ở trên thế giới. Tự nhiên tôi cảm động muốn rơi nước mắt khi thấy ở một đất nước với chín mươi chín phần trăm dân số theo Hồi Giáo này, chỉ có chưa đầy nửa phần trăm theo Kiô giáo, mà người ta lại biết đến và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thân yêu của tôi. Thú thật tôi chưa bao giờ cảm thấy một cách sâu sắc tình người, và tính phổ quát của Giáo Hội Công Giáo đến như vậy.
Sau khi dâng thánh lễ cho đoàn hành hương xong, tôi xuống cuối nhà thờ lấy tờ sinh hoạt giáo đoàn và thấy tên vị Giám Mục bản quyền là Ðức Cha Louis Pelatre. Giờ đây khi xem thêm thông tin thì tôi biết ngài sinh tại Pháp. Tôi không rõ Thánh lễ hôm đó do ngài dâng, hay một linh mục nào đó cũng dẫn đoàn hành hương như tôi, đến dâng lễ ở Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Linh. Dù ai đi nữa, tình liên đới giữa những người cùng tin vào Ðức Kitô, và tấm lòng của con người đang ao ước công lý, tự do, và nhân quyền cho quê hương Việt Nam của tôi, được biểu hiện giữa lòng một thành phố lớn và đa số dân chúng theo Hồi Giáo như Istanbul, cũng là một sự khích lệ lớn lao cho các tín hữu Công Giáo, và chắc chắn đồng bào Việt Nam cũng xin chân thành ghi ơn.
Khoảng 9.30 sáng, đoàn chúng tôi rời khách sạn để đến Vương Cung Thánh Ðường Thánh Linh dâng lễ. Khi đến nơi, nhà thờ đang có thánh lễ với khá đông người tham dự. Chúng tôi ngạc nhiên vì Thánh Lễ bằng tiếng Pháp, nhưng không có giờ để thăm hỏi vì Thánh Lễ đã bắt đầu. Ðoàn chúng tôi được dành cho một gian nhà nguyện nhỏ bên cạnh, và chúng tôi phải chuẩn bị dâng lễ để sau đó còn tiếp tục cuộc hành hương.
Khi đang ở trong phòng mặc áo, tôi có thể theo dõi được một chút Thánh Lễ trong gian chính của nhà thờ. Ðến phần lời nguyện giáo dân, tôi không thể tin vào tai mình khi cộng đoàn được kêu gọi cầu nguyện cho Việt Nam, và cho các Kitô hữu đang bị bách hại hay đau khổ ở trên thế giới. Tự nhiên tôi cảm động muốn rơi nước mắt khi thấy ở một đất nước với chín mươi chín phần trăm dân số theo Hồi Giáo này, chỉ có chưa đầy nửa phần trăm theo Kiô giáo, mà người ta lại biết đến và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thân yêu của tôi. Thú thật tôi chưa bao giờ cảm thấy một cách sâu sắc tình người, và tính phổ quát của Giáo Hội Công Giáo đến như vậy.
Sau khi dâng thánh lễ cho đoàn hành hương xong, tôi xuống cuối nhà thờ lấy tờ sinh hoạt giáo đoàn và thấy tên vị Giám Mục bản quyền là Ðức Cha Louis Pelatre. Giờ đây khi xem thêm thông tin thì tôi biết ngài sinh tại Pháp. Tôi không rõ Thánh lễ hôm đó do ngài dâng, hay một linh mục nào đó cũng dẫn đoàn hành hương như tôi, đến dâng lễ ở Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Linh. Dù ai đi nữa, tình liên đới giữa những người cùng tin vào Ðức Kitô, và tấm lòng của con người đang ao ước công lý, tự do, và nhân quyền cho quê hương Việt Nam của tôi, được biểu hiện giữa lòng một thành phố lớn và đa số dân chúng theo Hồi Giáo như Istanbul, cũng là một sự khích lệ lớn lao cho các tín hữu Công Giáo, và chắc chắn đồng bào Việt Nam cũng xin chân thành ghi ơn.
Thông cáo về diễn tiến vụ án liên quan tới các giáo dân cầu nguyện vì Công lý ở Gx Thái Hà
LM Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR
22:05 29/10/2008
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội
180/2 Nguyễn Lương Bằng
Đống Đa, Hà Nội
Đống Đa, Hà Nội Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2008
THÔNG CÁO
VỀ DIỄN TIẾN VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NẠN NHÂN
VÌ CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT Ở GIÁO XỨ THÁI HÀ
Kính gửi: Quý ông bà anh chị em giáo dân và toàn thể những người yêu công lý
Trong những tháng vừa qua, hàng chục nghìn giáo dân đã tham gia làm chứng cho chân lý và bảo vệ công lý tại Giáo xứ Thái Hà.
Ngày 27/8/2008, Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án hình sự số 524 với tội đanh “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng”.
Những ngày này, rất nhiều người ỏ khắp nơi hỏi chúng tôi về vấn đề các nạn nhân đang bị giam giữ và/họăc truy tố. Chúng tôi xin thông cáo như sau:
Từ ngày 28/8/2008 đến ngày 24/9/2008 có nhiều người đã bị Công an triệu tập đi làm việc tại trụ sở công an, trong số đó, có 8 giáo dân sau đây đã bị khởi, bị bắt giam hoặc đang được tại ngọai và vẫn đang bị truy tố:
1. Bà Ngô Thị Dung, sinh năm 1954, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, bị khởi tố và có lệnh bắt giam ngày 28/8/2008 về tội “hủy hoại tài sản công cộng”. Ngày 24/9/2008 bà trình diện và đã bị công an bắt giam. Hiện nay bà vẫn đang bị giam giữ tại Trại tạm giam CA Hà Nội.
2. Anh Thái Thanh Hải, sinh năm 1987, cư trú tại 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc Gx Thái Hà, TGP Hà Nội, bị khởi tố và bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 28/8 về tội “gây rối trật tự công cộng”. Anh đã bị triệu tập lên trụ sở CAQ Đống Đa làm việc nhiều lần.
3. Anh Nguyễn Đắc Hùng, sinh năm 1958, thường trú tại Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc Gx Tình Lam, Giáo phận Hưng Hoá. Ngày 9/9/2008, anh bị khởi tố và có lệnh bắt giam về tội “gây rối trật tự công cộng”. Sau đó anh ra trình diện và bị bắt giam. Ngày 8/10/2008 anh đã được tại ngọai.
4. Bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1947, địa chỉ số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngày 28/8/2008 bà bị khởi tố và bị bắt giam về tội “hủy hoại tài sản công cộng”. Ngày 28/9/2008 bà được tại ngọai.
5. Ông Lê Quang Kiện, sinh năm 1945, hiện ở tại số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Hàng Bột, Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngày 28/8/2008, ông bị khởi tố và bị bắt giam về tội “hủy hoại tài sản công cộng”. Ngày 8/10/2008 ông đã được tại ngọai.
6. Ông Giuse Phạm Trí Năng, sinh năm 1959, thường trú tại Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội, thuộc Gx Thường Lệ, giáo phận Bắc Ninh, bị khởi tố và bị bắt giam ngày 16/9/2008 về tội “gây rối trật tự công cộng”. Ngày 28/9/2008 ông được tại ngọai.
7. Bà Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1962, quê ở Sơn Hà, Phú Xuyên, Hà Tây, thuộc Gx Hà Thao, sống tại Gx Mường Cắt, Hoà Bình, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngày 28/8/2008 bà bị khởi tố và bị bắt giam về tội “gây rối trật tự công cộng”. Hiện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam CA Hà Nội.
8. Bà Nguyễn Thị Việt, sinh năm 1949, nhà A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội. Từ ngày 28/8/2008, bà đã bị triệu tập lên trụ sở CAQ Đống Đa làm việc với tội danh “hủy họai tài sản gấp nhiều lần về tội, “hủy hoại tài sản công cộng”. Tiếp theo, đến ngày 5/9/3008 bà lại bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân trên đây cho biết: Ban đầu các nạn nhân nhận được giấy triệu tập, hoặc bị bắt lên trụ sở công an làm việc với tội danh “hủy họai tài sản công cộng”.
Sau khi làm việc mấy ngày với các giáo dân trên đây, thì cơ quan công an ra quyết định chỉ khởi tố 3 người tội “hủy họai tài sản công cộng”, 5 người còn lại bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 20/10/2008, bản kết luận điều tra số 609/ĐTHS của Cơ quan CSĐT- CAQ Đống Đa cho biết từ ngày 15/10/2008, Cơ quan này đã ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với tội danh “hủy họai tài sản” và ra quyết định khởi tố bị can 3 giáo dân từ tội “ hủy họai tài sản” sang tội danh “gây rối trật tự công cộng”.
Luật sư Lê Trần Luật, người bảo vệ cho các bị can, cho chúng tôi biết: Ngày 27/10/2008, có cáo trạng của Viện Kiểm sát. Ngày 27/10/008, Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa thụ lý vụ án. Ngày 28/10/2008 TAND quận Đống Đa ra quyết định số 10/HSST-QĐ liên quan đến vụ án.
Theo quyết định trên, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa đã đề nghị tách hai tội danh “hủy họai tài sản công cộng” và “gây rối trật tự công cộng”, đồng thời sau khi nghiên cứu hồ sơ, Tòa án cũng cho rằng có dấu hiệu “bỏ lọt tội”. Từ đó, Tòa án đã quyết định trả hồ sơ về Cơ quan Cảnh sát Điều tra CAQ Đống Đa.
Cho đến nay (29/10/2008), tiến trình khởi tố, triệu tập/bắt giam và truy tố trên đây của các cơ quan bảo vệ pháp luật có nhiều điều bất thường khiến chúng tôi ngỡ ngàng. Quyết định sau cùng của Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa càng khiến chúng tôi ngỡ ngàng hơn nữa, vì chưa xét xử mà Tòa án đã “định” là có 2 tội và đã “bỏ lọt tội”.
Giáo xứ Thái Hà chúng tôi luôn xác tín rằng 8 giáo dân đang bị truy tố bất công trên đây không làm điều gì vi phạm pháp luật. Chúng tôi tiếp tục yêu cầu các cơ quan liên hệ trả tự do cho các giáo dân đang bị bắt giữ và/ hoặc bị truy tố bất công trên đây.
Kính xin toàn thể quý ông bà anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho 8 nạn nhân vì công lý và sự thật trên đây.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR
Phát ngôn viên của Giáo xứ Thái Hà
Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội
180/2 Nguyễn Lương Bằng
Đống Đa, Hà Nội
Đống Đa, Hà Nội Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2008
THÔNG CÁO
VỀ DIỄN TIẾN VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NẠN NHÂN
VÌ CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT Ở GIÁO XỨ THÁI HÀ
Kính gửi: Quý ông bà anh chị em giáo dân và toàn thể những người yêu công lý
Trong những tháng vừa qua, hàng chục nghìn giáo dân đã tham gia làm chứng cho chân lý và bảo vệ công lý tại Giáo xứ Thái Hà.
Ngày 27/8/2008, Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án hình sự số 524 với tội đanh “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng”.
Những ngày này, rất nhiều người ỏ khắp nơi hỏi chúng tôi về vấn đề các nạn nhân đang bị giam giữ và/họăc truy tố. Chúng tôi xin thông cáo như sau:
Từ ngày 28/8/2008 đến ngày 24/9/2008 có nhiều người đã bị Công an triệu tập đi làm việc tại trụ sở công an, trong số đó, có 8 giáo dân sau đây đã bị khởi, bị bắt giam hoặc đang được tại ngọai và vẫn đang bị truy tố:
1. Bà Ngô Thị Dung, sinh năm 1954, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội, bị khởi tố và có lệnh bắt giam ngày 28/8/2008 về tội “hủy hoại tài sản công cộng”. Ngày 24/9/2008 bà trình diện và đã bị công an bắt giam. Hiện nay bà vẫn đang bị giam giữ tại Trại tạm giam CA Hà Nội.
2. Anh Thái Thanh Hải, sinh năm 1987, cư trú tại 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc Gx Thái Hà, TGP Hà Nội, bị khởi tố và bị cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 28/8 về tội “gây rối trật tự công cộng”. Anh đã bị triệu tập lên trụ sở CAQ Đống Đa làm việc nhiều lần.
3. Anh Nguyễn Đắc Hùng, sinh năm 1958, thường trú tại Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc Gx Tình Lam, Giáo phận Hưng Hoá. Ngày 9/9/2008, anh bị khởi tố và có lệnh bắt giam về tội “gây rối trật tự công cộng”. Sau đó anh ra trình diện và bị bắt giam. Ngày 8/10/2008 anh đã được tại ngọai.
4. Bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1947, địa chỉ số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngày 28/8/2008 bà bị khởi tố và bị bắt giam về tội “hủy hoại tài sản công cộng”. Ngày 28/9/2008 bà được tại ngọai.
5. Ông Lê Quang Kiện, sinh năm 1945, hiện ở tại số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Hàng Bột, Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngày 28/8/2008, ông bị khởi tố và bị bắt giam về tội “hủy hoại tài sản công cộng”. Ngày 8/10/2008 ông đã được tại ngọai.
6. Ông Giuse Phạm Trí Năng, sinh năm 1959, thường trú tại Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội, thuộc Gx Thường Lệ, giáo phận Bắc Ninh, bị khởi tố và bị bắt giam ngày 16/9/2008 về tội “gây rối trật tự công cộng”. Ngày 28/9/2008 ông được tại ngọai.
7. Bà Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1962, quê ở Sơn Hà, Phú Xuyên, Hà Tây, thuộc Gx Hà Thao, sống tại Gx Mường Cắt, Hoà Bình, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngày 28/8/2008 bà bị khởi tố và bị bắt giam về tội “gây rối trật tự công cộng”. Hiện đang bị giam giữ tại Trại tạm giam CA Hà Nội.
8. Bà Nguyễn Thị Việt, sinh năm 1949, nhà A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Gp Hà Nội. Từ ngày 28/8/2008, bà đã bị triệu tập lên trụ sở CAQ Đống Đa làm việc với tội danh “hủy họai tài sản gấp nhiều lần về tội, “hủy hoại tài sản công cộng”. Tiếp theo, đến ngày 5/9/3008 bà lại bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng” và bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân trên đây cho biết: Ban đầu các nạn nhân nhận được giấy triệu tập, hoặc bị bắt lên trụ sở công an làm việc với tội danh “hủy họai tài sản công cộng”.
Sau khi làm việc mấy ngày với các giáo dân trên đây, thì cơ quan công an ra quyết định chỉ khởi tố 3 người tội “hủy họai tài sản công cộng”, 5 người còn lại bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 20/10/2008, bản kết luận điều tra số 609/ĐTHS của Cơ quan CSĐT- CAQ Đống Đa cho biết từ ngày 15/10/2008, Cơ quan này đã ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với tội danh “hủy họai tài sản” và ra quyết định khởi tố bị can 3 giáo dân từ tội “ hủy họai tài sản” sang tội danh “gây rối trật tự công cộng”.
Luật sư Lê Trần Luật, người bảo vệ cho các bị can, cho chúng tôi biết: Ngày 27/10/2008, có cáo trạng của Viện Kiểm sát. Ngày 27/10/008, Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa thụ lý vụ án. Ngày 28/10/2008 TAND quận Đống Đa ra quyết định số 10/HSST-QĐ liên quan đến vụ án.
Theo quyết định trên, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa đã đề nghị tách hai tội danh “hủy họai tài sản công cộng” và “gây rối trật tự công cộng”, đồng thời sau khi nghiên cứu hồ sơ, Tòa án cũng cho rằng có dấu hiệu “bỏ lọt tội”. Từ đó, Tòa án đã quyết định trả hồ sơ về Cơ quan Cảnh sát Điều tra CAQ Đống Đa.
Cho đến nay (29/10/2008), tiến trình khởi tố, triệu tập/bắt giam và truy tố trên đây của các cơ quan bảo vệ pháp luật có nhiều điều bất thường khiến chúng tôi ngỡ ngàng. Quyết định sau cùng của Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa càng khiến chúng tôi ngỡ ngàng hơn nữa, vì chưa xét xử mà Tòa án đã “định” là có 2 tội và đã “bỏ lọt tội”.
Giáo xứ Thái Hà chúng tôi luôn xác tín rằng 8 giáo dân đang bị truy tố bất công trên đây không làm điều gì vi phạm pháp luật. Chúng tôi tiếp tục yêu cầu các cơ quan liên hệ trả tự do cho các giáo dân đang bị bắt giữ và/ hoặc bị truy tố bất công trên đây.
Kính xin toàn thể quý ông bà anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho 8 nạn nhân vì công lý và sự thật trên đây.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn.
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR
Phát ngôn viên của Giáo xứ Thái Hà
Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội
Tòa án CSVN tiếp tục dùng luật rừng đối với giáo dân Thái Hà
Xuân Văn
22:07 29/10/2008
HÀ NỘI - Như tin đã đưa, ngày 24/10/2008, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) quận Đống Đa đã công bố bản cáo trạng và truy tố một số giáo dân Thái Hà ra toà về tội gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên, ngày 28/10/2008 Toà án nhân dân quận Đống Đa đã trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân quận với lý do: Toà xét thấy cơ quan điều tra đã bỏ sót tội và đề nghị truy tố thêm tội “huỷ hoại tài sản”!
Điều làm cho nhiều người ngạc nhiên đó là Toà án nhân dân quận Đống Đa chưa cần xét xử mà đã biết là “còn sót tội”. Theo luật định, thì toà án chỉ xét xử dựa theo bản cáo trạng của VKSND, và chỉ sau khi xét xử, nếu thấy Viện Kiểm Sát và cơ quan điều tra bỏ sót tội thì mới ra công văn đề nghị trả hồ sơ và điều tra lại. Không biết toà án nhân dân quận Đống Đa đã xử vụ này khi nào mà đã trả hồ sơ đề nghị ghép thêm tội?!!!
Như vậy, tính đến thời điểm này, chính quyền cộng sản đã thay đi đổi lại tội danh của những giáo dân vô tội ở Thái Hà tới ba bốn lần. Cụ thể:
Được biết, chiều ngày 30/10/2008 các giáo dân nói trên lại bị triệu tập lên cơ quan công an điều tra quận Đống Đa để bị hỏi cung.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy từ một số vị lãnh đạo cộng sản, vụ án đầy oan khiên này cũng sẽ được xét xử nhanh như ăn cướp trong một vài ngày gần đây nhằm che giấu dư luận.
Tuy nhiên, ngày 28/10/2008 Toà án nhân dân quận Đống Đa đã trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân quận với lý do: Toà xét thấy cơ quan điều tra đã bỏ sót tội và đề nghị truy tố thêm tội “huỷ hoại tài sản”!
Điều làm cho nhiều người ngạc nhiên đó là Toà án nhân dân quận Đống Đa chưa cần xét xử mà đã biết là “còn sót tội”. Theo luật định, thì toà án chỉ xét xử dựa theo bản cáo trạng của VKSND, và chỉ sau khi xét xử, nếu thấy Viện Kiểm Sát và cơ quan điều tra bỏ sót tội thì mới ra công văn đề nghị trả hồ sơ và điều tra lại. Không biết toà án nhân dân quận Đống Đa đã xử vụ này khi nào mà đã trả hồ sơ đề nghị ghép thêm tội?!!!
Như vậy, tính đến thời điểm này, chính quyền cộng sản đã thay đi đổi lại tội danh của những giáo dân vô tội ở Thái Hà tới ba bốn lần. Cụ thể:
- - Ngày 28/8 cảnh sát bắt giữ 4 giáo dân Thái Hà với tội danh hủy hoại tài sản cộng cộng. Sau đó, cảnh sát điều tra xét thấy việc hủy hoại tài sản chưa có đủ yếu tố cấu thành tội, nên quyết định không truy tố 4 giáo dân này về tội hủy hoại tài sản, nhưng truy tố về tội gây rối trật tự công cộng.
- - Từ ngày 05 đến ngày 17/9/2008 cảnh sát điều tra quận Đống Đa tiếp tục bắt giữ thêm 4 người khác nữa về tội gấy rối trật tự công cộng.
- - Ngày 15/10/2008, cảnh sát điều tra ra quyết định dứt khoát hủy tội danh phá hoại tài sản đối với 4 giáo dân bị bắt giữ dịp đầu và chỉ quy kết cho họ tội danh gây rối trật tự công cộng.
- - Ngày 20/10/2008 cơ quan điều tra công bố kết quả điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa.
- - Ngày 24/10/2008 Viện kiểm sát ra cao trạng buộc tội gây rối trật tự công cộng cho 8 giáo dân Thái Hà.
- - Ngày 27/10/2008 Viện kiểm sát chuyển cáo trạng sang Tòa án nhân dân quận.
- - Ngày 28/10/2008 Tòa án nhân dân quận Đống Đa làm một chuyện động trời, bất chấp pháp luật: Chưa cần xét xử nhưng đã biết là có “sót tội”, nên trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Được biết, chiều ngày 30/10/2008 các giáo dân nói trên lại bị triệu tập lên cơ quan công an điều tra quận Đống Đa để bị hỏi cung.
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy từ một số vị lãnh đạo cộng sản, vụ án đầy oan khiên này cũng sẽ được xét xử nhanh như ăn cướp trong một vài ngày gần đây nhằm che giấu dư luận.
Thảo Khấu và Hào Kiệt
Thơ Bút Trẻ
01:32 29/10/2008
Thơ Bút Trẻ
THẢO KHẤU và HÀO KIỆT
Quyết tâm bảo vệ Đức Tổng Kiệt
Tiếng nói Lương Tri Thời Đại
Hà Nội thối! một anh Thao (thảo)
Túng kế vén mỏ ào ào… mắm tôm.
Hà Nội thú! một anh Thao (thảo)
Khấu là đầu gấu ngoạm vào người ngay.
Hà Nội nhổ! một anh Thao (thảo)
Khấu đầu sứ Hán, ngoại giao… hợp lề.
Thảo Khấu uy tín? Tiếm danh!
Hào Kiệt giành lại vì Dân Tộc này.
Thảo Khấu giòng dõi cờ đen
Hào Kiệt tiếng thét từ Tiền Nhân ta.
Thảo Khấu cúi! Hán công công
Hào Kiệt đứng! ngọn tầm vông vươn trời.
Thảo Khấu, Hưởng lẹ chuồn Nhanh
Hào Kiệt là Nghĩa, là Lý, là Nhân… truyền đời.
Thảo Khấu uy tín đười ươi
Hào Kiệt uy Vũ chín mươi triệu Hùng
Thảo Khấu ngu tối man di
Hào Kiệt chói sáng Lương Tri Loài Người.
Bút Trẻ, 23.10.08
THẢO KHẤU và HÀO KIỆT
Quyết tâm bảo vệ Đức Tổng Kiệt
Tiếng nói Lương Tri Thời Đại
Hà Nội thối! một anh Thao (thảo)
Túng kế vén mỏ ào ào… mắm tôm.
Hà Nội thú! một anh Thao (thảo)
Khấu là đầu gấu ngoạm vào người ngay.
Hà Nội nhổ! một anh Thao (thảo)
Khấu đầu sứ Hán, ngoại giao… hợp lề.
Thảo Khấu uy tín? Tiếm danh!
Hào Kiệt giành lại vì Dân Tộc này.
Thảo Khấu giòng dõi cờ đen
Hào Kiệt tiếng thét từ Tiền Nhân ta.
Thảo Khấu cúi! Hán công công
Hào Kiệt đứng! ngọn tầm vông vươn trời.
Thảo Khấu, Hưởng lẹ chuồn Nhanh
Hào Kiệt là Nghĩa, là Lý, là Nhân… truyền đời.
Thảo Khấu uy tín đười ươi
Hào Kiệt uy Vũ chín mươi triệu Hùng
Thảo Khấu ngu tối man di
Hào Kiệt chói sáng Lương Tri Loài Người.
Bút Trẻ, 23.10.08
Truy tố giáo dân Thái Hà: Kẻ thấp cổ bé miệng bị đàn áp
Ngày Mới
18:08 29/10/2008
Truy tố giáo dân Thái Hà: Kẻ thấp cổ bé miệng bị đàn áp
Chính quyền Hà Nội bãi bỏ tội danh “phá huỷ tài sản” đối với tám giáo dân Thái Hà để truy tố họ tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Rất nhiều bài viết đã phân tích sự vô lý, bất công khi truy tố những giáo dân này dù với bất cứ với tội danh nào. Thiết nghĩ không gì có thể giải thích thoả đáng cho hành vi của chính quyền Hà Nội qua câu nói mà người Cán bộ điều tra trả lời cho một trong số tám người bị truy tố:“Đàn gà hàng ngàn con thả ngoài vườn, vồ phải con nào, con ấy chết”.
Sự thật trên khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng đã dồn chính quyền Hà Nội vào bước đường cùng nên họ hành động liều lĩnh. Chính quyền coi người dân như đàn gà, nhà cầm quyền như người chủ nên chúng muốn bắt ai tuỳ thích, bắt không cần chứng cứ, không biết tội danh thế nào.
Hành trình đi tìm công bằng trên mảnh đất của Giáo xứ Thái Hà đã diễn ra từ lâu nhưng việc cầu nguyện bên khu đất bắt đầu từ đầu năm 2008. Đầu năm 2008 hàng trăm giáo dân tập trung cầu nguyện tại khu đất để phản đối Công ty may Chiến Thắng chia lô khu đất bán cho tư nhân lấy tiền chia chác. Việc cầu nguyện đó được duy trì không ngắt quãng từ đó cho đến cuối tháng 9/2008.
Việc cầu nguyện trên khu đất bùng nổ vào giữa tháng 8/2008 cho đến khi chính quyền Hà Nội biến khu đất thành vườn hoa công cộng. Trong thời gian này mỗi ngày có tới hàng ngàn người cầu nguyện trên khu đất. Đông đảo bà con giáo dân từ các tỉnh lân cận Hà Nội cũng kéo về. Không chỉ giáo dân, các Linh mục, Giám mục Miền Bắc cũng tới để nói lên tinh thần hiệp thông với giáo dân Thái Hà và bày tỏ quan điểm với nhà cầm quyền Hà Nội.
Bà con giáo dân ở xa cũng như các Linh mục, Giám mục ở những giáo phận khác không chỉ tới Thái Hà một lần nhưng có người đến rất nhiều lần. Đặc biệt như vị Giám mục Thái Bình Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang tới Thái Hà 2-3 lần để cầu nguyện dâng lễ hiệp thông. Ngài còn treo lên bức tường rào của khu đất Chuỗi tràng hạt quý được Đức Thánh Cha làm phép và can đảm bầy tỏ “nguyện vọng được đi tù” với mọi người.
Tới đây người ta tự hỏi tại sao chỉ có tám giáo dân kia phạm tội “gây rối trật tự” mà không phải tất cả những ai đã đến Thái Hà cầu nguyện? Tại sao như anh Nguyễn Đắc Hùng chỉ đến Thái Hà cầu nguyện có một lần lại bị truy tố phạm tội, trong khi nhiều người khác tới đó nhiều lần hơn anh ta? Có phải những người này hiền lành chất phát, họ không thể lên tiếng, biện minh cho mình nên chính quyền có thể dễ dàng truy tố họ? Còn nhiều, rất nhiều câu hỏi khác chứng tỏ tính chất vô lý, bất công khi chính quyền Hà Nội khởi tố tám giáo dân Thái Hà.
Như vậy, thực chất tám giáo dân Thái Hà chẳng có tội lỗi gì. Phá huỷ tài sản người khác thì không phải, gây mất trật tự lại càng vô lý. Thiết nghĩ những người này nếu có tội chăng thì chỉ là tội: “vô phúc chậm chân, bị chính quyền để mắt tới”. Họ đại diện cho những con người nghèo, người thấp cổ bé miệng trên đất nước đang bị chính quyền đàn áp mà không có khả năng hay cơ hội để lên tiếng.
Chính quyền Hà Nội bãi bỏ tội danh “phá huỷ tài sản” đối với tám giáo dân Thái Hà để truy tố họ tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Rất nhiều bài viết đã phân tích sự vô lý, bất công khi truy tố những giáo dân này dù với bất cứ với tội danh nào. Thiết nghĩ không gì có thể giải thích thoả đáng cho hành vi của chính quyền Hà Nội qua câu nói mà người Cán bộ điều tra trả lời cho một trong số tám người bị truy tố:“Đàn gà hàng ngàn con thả ngoài vườn, vồ phải con nào, con ấy chết”.
Sự thật trên khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng đã dồn chính quyền Hà Nội vào bước đường cùng nên họ hành động liều lĩnh. Chính quyền coi người dân như đàn gà, nhà cầm quyền như người chủ nên chúng muốn bắt ai tuỳ thích, bắt không cần chứng cứ, không biết tội danh thế nào.
Hành trình đi tìm công bằng trên mảnh đất của Giáo xứ Thái Hà đã diễn ra từ lâu nhưng việc cầu nguyện bên khu đất bắt đầu từ đầu năm 2008. Đầu năm 2008 hàng trăm giáo dân tập trung cầu nguyện tại khu đất để phản đối Công ty may Chiến Thắng chia lô khu đất bán cho tư nhân lấy tiền chia chác. Việc cầu nguyện đó được duy trì không ngắt quãng từ đó cho đến cuối tháng 9/2008.
Việc cầu nguyện trên khu đất bùng nổ vào giữa tháng 8/2008 cho đến khi chính quyền Hà Nội biến khu đất thành vườn hoa công cộng. Trong thời gian này mỗi ngày có tới hàng ngàn người cầu nguyện trên khu đất. Đông đảo bà con giáo dân từ các tỉnh lân cận Hà Nội cũng kéo về. Không chỉ giáo dân, các Linh mục, Giám mục Miền Bắc cũng tới để nói lên tinh thần hiệp thông với giáo dân Thái Hà và bày tỏ quan điểm với nhà cầm quyền Hà Nội.
Bà con giáo dân ở xa cũng như các Linh mục, Giám mục ở những giáo phận khác không chỉ tới Thái Hà một lần nhưng có người đến rất nhiều lần. Đặc biệt như vị Giám mục Thái Bình Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang tới Thái Hà 2-3 lần để cầu nguyện dâng lễ hiệp thông. Ngài còn treo lên bức tường rào của khu đất Chuỗi tràng hạt quý được Đức Thánh Cha làm phép và can đảm bầy tỏ “nguyện vọng được đi tù” với mọi người.
Tới đây người ta tự hỏi tại sao chỉ có tám giáo dân kia phạm tội “gây rối trật tự” mà không phải tất cả những ai đã đến Thái Hà cầu nguyện? Tại sao như anh Nguyễn Đắc Hùng chỉ đến Thái Hà cầu nguyện có một lần lại bị truy tố phạm tội, trong khi nhiều người khác tới đó nhiều lần hơn anh ta? Có phải những người này hiền lành chất phát, họ không thể lên tiếng, biện minh cho mình nên chính quyền có thể dễ dàng truy tố họ? Còn nhiều, rất nhiều câu hỏi khác chứng tỏ tính chất vô lý, bất công khi chính quyền Hà Nội khởi tố tám giáo dân Thái Hà.
Như vậy, thực chất tám giáo dân Thái Hà chẳng có tội lỗi gì. Phá huỷ tài sản người khác thì không phải, gây mất trật tự lại càng vô lý. Thiết nghĩ những người này nếu có tội chăng thì chỉ là tội: “vô phúc chậm chân, bị chính quyền để mắt tới”. Họ đại diện cho những con người nghèo, người thấp cổ bé miệng trên đất nước đang bị chính quyền đàn áp mà không có khả năng hay cơ hội để lên tiếng.
Đêm thắp nến Cầu nguyện tại Giaó xứ Đức Mẹ La Vang Tucson Arizona
Trần Trung
22:31 29/10/2008
Đêm thắp nến Cầu nguyện tại Giaó xứ Đức Mẹ La Vang Tucson Arizona
"Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời...
Hành trang con mang theo là khát vọng tìm chân lý,
Hành trang con mang theo là khát vọng tìm công bằng..."
TUCSON, Arizona - Đó là những lời mở đầu của Anh Trần Trung, Chủ Tịch Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang (GXĐMLV), chào đón quý quan khách xa gần, quý đồng hương trong Cộng Đồng Việt Nam tại Tucson, Arizona và toàn thể quý ông bà và anh chị em trong giáo xứ đã đến tham dự Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà vào lúc 7giờ30 tối Thứ Bẩy, ngày 25 tháng 10 năm 2008.
Xem hình ảnh thắp nến
Trước khi bắt đầu buổi thắp nến cầu nguyện, anh Chủ Tịch tóm lượt một số dự kiện lịch sử về Toà Khâm Sứ Hà Nội và Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) tại Giáo Xứ Thái Hà. Bên cạnh đó, cũng được chiếu lên những hình ảnh của những buổi cầu nguyện khác tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.
Kế đến, Cha Chánh Xứ (GXĐMLV) tại Tucson, Lm. Đaminh Nguyễn Đình Trung, C.Ss.R. thuộc DCCT Việt Nam Hải Ngoại và Lm. Phạm Châu Jimmy, C.Ss.R., DCCT Mỹ, Tỉnh Dòng Denver chủ sự đêm nguyện cầu.
Cha Chánh Xứ mời gọi mọi người hiệp thông với người Việt Nam tha hương nói chung và người Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới nói riêng để hướng về quê nhà – cùng hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam và DCCT đang đấu tranh đòi lại nhân quyền và công lý cho dân tộc Việt Nam, cụ thể là mảnh đất thuộc Tòa Khâm Sứ và của Giáo Xứ Thái Hà đã bị nhà cầm quyền Việt Nam chiếm đoạt từ nhiều thập niên qua. Chính vì thế, những Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Công Lý đã và đang được thắp lên ở nhiều nơi trên thế giới. GXĐMLV tại Tucson, Arizona cũng không ngoại lệ. Đêm nay đứng trước linh tượng ĐMLV, chúng ta cũng dâng lên Mẹ đoá hương và lời kinh để cầu xin Mẹ đoái thương Đất Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Cha Chánh Xứ bầy tỏ quan niệm của giáo xứ và nói rõ ý nghĩa của Đêm Thắp Nến Nguyện Cầu này, cha Chủ Sự làm phép lửa, và từ đó ánh sáng Chúa Kitô được truyền đến cho tất cả mọi người tham dự. Ánh sáng được thắp lên trong màn trời tăm tối. Sau đó, cha Chủ Sự công bố Lời Chúa và chia sẽ sứ điệp Tin Mừng. Cha mời gọi mỗi người đem ánh sáng của Chúa Kitô thắp sáng thế giới ta đang sống. Bài chia sẻ của cha thật súc tích và cảm động. Cha đưa mọi người vào tâm tình cầu nguyện và hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam.
Tiếp đến, đại diện các hội đoàn lần lượt dâng lên Mẹ lời cầu xin khẩn thiết của mình và nguyện xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
Để tôn vinh và để Trái Tim Mẹ toàn thắng, những lời Kính Mân Khôi được cất lên vang trời. Sau mỗi chục Kinh Mân Khôi, mọi người cùng hát những bài thánh ca thân quen về Đức Mẹ: “Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam…” Lời ca dâng Mẹ đánh động lòng người; thật bồi hồi xao xuyến thương về quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta mang cùng một tâm thức, một khắt khoải: “Bao giờ, đến bao giờ nước mình mới thật sự được bình an, công lý được ngự trị và dân Việt tìm được tự do và hạnh phúc?”
Như những buổi thắp nến cầu nguyện ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa và Mẹ. Chúng ta xin Chúa thay đổi lòng người để người biết yêu thương người. Xin Chúa hướng dẫn những người đang cầm quyền tại Việt Nam để họ biết tôn trọng công lý và hoà bình, ngõ hầu đem lại một xã hội công bằng và hạnh phúc cho mọi người dân Việt.
Sau buổi cầu kinh, hai cha đồng ban phép lành và cầu chúc mọi người ra về trong an lành của Thiên Chúa. Kế đến anh Chủ Tịch đọc lá thư Hiệp Thông và xin mọi người đồng ký tên để hiệp thông với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ĐGM Ngô Quang Kiệt, DCCT Việt Nam, Giáo Dân Hà Nội và Thái Hà.
Dẫu trời đã về khuya, người người vẫn tha thiết nguyện cầu:
Xin hãy thắp nên một ngọn đèn
Xin hãy khấn nguyện một lời kinh
Để cho quê hương mình được sớm
Tự do, công lý và an bình.
"Lạy Chúa, chúng con về từ bốn phương trời...
Hành trang con mang theo là khát vọng tìm chân lý,
Hành trang con mang theo là khát vọng tìm công bằng..."
TUCSON, Arizona - Đó là những lời mở đầu của Anh Trần Trung, Chủ Tịch Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang (GXĐMLV), chào đón quý quan khách xa gần, quý đồng hương trong Cộng Đồng Việt Nam tại Tucson, Arizona và toàn thể quý ông bà và anh chị em trong giáo xứ đã đến tham dự Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội và Giáo Xứ Thái Hà vào lúc 7giờ30 tối Thứ Bẩy, ngày 25 tháng 10 năm 2008.
Xem hình ảnh thắp nến
Trước khi bắt đầu buổi thắp nến cầu nguyện, anh Chủ Tịch tóm lượt một số dự kiện lịch sử về Toà Khâm Sứ Hà Nội và Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) tại Giáo Xứ Thái Hà. Bên cạnh đó, cũng được chiếu lên những hình ảnh của những buổi cầu nguyện khác tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.
Kế đến, Cha Chánh Xứ (GXĐMLV) tại Tucson, Lm. Đaminh Nguyễn Đình Trung, C.Ss.R. thuộc DCCT Việt Nam Hải Ngoại và Lm. Phạm Châu Jimmy, C.Ss.R., DCCT Mỹ, Tỉnh Dòng Denver chủ sự đêm nguyện cầu.
Cha Chánh Xứ mời gọi mọi người hiệp thông với người Việt Nam tha hương nói chung và người Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới nói riêng để hướng về quê nhà – cùng hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam và DCCT đang đấu tranh đòi lại nhân quyền và công lý cho dân tộc Việt Nam, cụ thể là mảnh đất thuộc Tòa Khâm Sứ và của Giáo Xứ Thái Hà đã bị nhà cầm quyền Việt Nam chiếm đoạt từ nhiều thập niên qua. Chính vì thế, những Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho Công Lý đã và đang được thắp lên ở nhiều nơi trên thế giới. GXĐMLV tại Tucson, Arizona cũng không ngoại lệ. Đêm nay đứng trước linh tượng ĐMLV, chúng ta cũng dâng lên Mẹ đoá hương và lời kinh để cầu xin Mẹ đoái thương Đất Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Cha Chánh Xứ bầy tỏ quan niệm của giáo xứ và nói rõ ý nghĩa của Đêm Thắp Nến Nguyện Cầu này, cha Chủ Sự làm phép lửa, và từ đó ánh sáng Chúa Kitô được truyền đến cho tất cả mọi người tham dự. Ánh sáng được thắp lên trong màn trời tăm tối. Sau đó, cha Chủ Sự công bố Lời Chúa và chia sẽ sứ điệp Tin Mừng. Cha mời gọi mỗi người đem ánh sáng của Chúa Kitô thắp sáng thế giới ta đang sống. Bài chia sẻ của cha thật súc tích và cảm động. Cha đưa mọi người vào tâm tình cầu nguyện và hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam.
Tiếp đến, đại diện các hội đoàn lần lượt dâng lên Mẹ lời cầu xin khẩn thiết của mình và nguyện xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
Để tôn vinh và để Trái Tim Mẹ toàn thắng, những lời Kính Mân Khôi được cất lên vang trời. Sau mỗi chục Kinh Mân Khôi, mọi người cùng hát những bài thánh ca thân quen về Đức Mẹ: “Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam…” Lời ca dâng Mẹ đánh động lòng người; thật bồi hồi xao xuyến thương về quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta mang cùng một tâm thức, một khắt khoải: “Bao giờ, đến bao giờ nước mình mới thật sự được bình an, công lý được ngự trị và dân Việt tìm được tự do và hạnh phúc?”
Như những buổi thắp nến cầu nguyện ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta luôn tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa và Mẹ. Chúng ta xin Chúa thay đổi lòng người để người biết yêu thương người. Xin Chúa hướng dẫn những người đang cầm quyền tại Việt Nam để họ biết tôn trọng công lý và hoà bình, ngõ hầu đem lại một xã hội công bằng và hạnh phúc cho mọi người dân Việt.
Sau buổi cầu kinh, hai cha đồng ban phép lành và cầu chúc mọi người ra về trong an lành của Thiên Chúa. Kế đến anh Chủ Tịch đọc lá thư Hiệp Thông và xin mọi người đồng ký tên để hiệp thông với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ĐGM Ngô Quang Kiệt, DCCT Việt Nam, Giáo Dân Hà Nội và Thái Hà.
Dẫu trời đã về khuya, người người vẫn tha thiết nguyện cầu:
Xin hãy thắp nên một ngọn đèn
Xin hãy khấn nguyện một lời kinh
Để cho quê hương mình được sớm
Tự do, công lý và an bình.
Cáo ''cáo trạng''
An Dân
23:28 29/10/2008
CÁO “CÁO TRẠNG”
Ngày 24/10/2008 vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân Quận Đống Đa đã công bố bản Cáo trạng liên quan tới các “bị oan” là giáo dân giáo xứ Thái Hà. Bản cáo trạng gồm 16 trang. Nội dung bản cáo trạng mơ hồ, chung chung, thiếu cơ sở và nhất là phản ánh một thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, áp đặt, không phản ánh đúng bản chất sự việc.
Sự lúng túng của cơ quan công quyền
Ngay phần đầu bản cáo trạng, theo các căn cứ mà Viện Kiểm sát đưa ra, người đọc dễ dàng nhận thấy sự lúng túng của cơ quan bảo vệ pháp luật. Các quyết định về tội danh liên tục thay đổi. Thực tế, như một số cán bộ điều tra cho biết họ chỉ muốn kết thúc thật nhanh vụ án, bởi cứ kéo dài vụ án thì lương tâm họ không được yên ổn. Họ biết các giáo dân vô tội, nhưng vì miếng cơm manh áo, họ đành phải làm một việc mà như họ nói, họ không được thoải mái chút nào.
Những ai theo dõi sát vụ án sẽ thấy đây là một vụ án được tiến hành trong một thời gian kỷ lục và tội danh thay đổi liên tục. Các bước tố tụng tiến hành vội vã, không theo bất cứ qui định nào.
Theo thông tin từ phía nhà thờ Thái Hà, ngày 15/10/2008 Cơ quan Điều tra quận Đống Đa chính thức ra quyết định huỷ bỏ tội “phá huỷ tài sản”.
Do đó, đây chắc chắn là một vụ án oan sai.
Sự thiếu trung thực của bản Cáo trạng
Phần kết quả điều tra thể hiện tại bản cáo trạng phản ánh một thái độ làm việc thiếu trung thực, áp đặt, bóp méo sự thật, nâng cao quan điểm, thiếu sơ sở pháp lý.
Nhiều sự thật liên quan tới khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng đã bị Cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát cố tình bỏ qua.
Bản cáo trạng đã không nêu đầy đủ những tình tiết, qua đó, có thể khẳng định các bị can vô tội.
Việc chính quyền cưỡng chiếm khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng bất chấp sự thật và công lý đã không được nêu lên.
Việc công ty May Chiến Thắng phá huỷ các tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà hiện hữu trên khu đất, không được quan tâm cứu xét.
Việc Công ty May Chiến Thắng, dưới sự bảo kê của một số đơn vị cá nhân, bán chác khu đất nhằm tư túi đã không được cơ quan điều tra nói tới.
Việc chính quyền thành phố Hà Nội vội vã xua quân, gồm cảnh sát và chó nghiệp vụ canh chừng cho công nhân thi công công viên cây xanh, bất chấp các qui định pháp luật liên quan tới Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Giao thông đã được Cơ quan Điều tra chiếu cố cố tình bỏ qua.
Bản cáo trạng này thực chất chỉ là những luận điệu đã được đăng trên các Báo Hà nội mới, An ninh Thủ Đô, Công an Nhân dân - những tờ báo mà gần đây đã bị công luận lên án vì sự thiếu trung thực, về tính cách nô bộc của các tờ báo này. Giống như nội dung của các tờ báo, bản cáo trạng các giáo dân Thái Hà tiếp tục những màn vu khống, một chiều, không tôn trọng sự thật khách quan, cố tình bóp méo sự thật, nhằm che đậy những bất công và nhằm phục vụ cho một nhóm quyền lợi đang thao túng xã hội.
Phần luận tội các bị can chung chung, thiếu và yếu về cơ sở pháp lý, không đủ cơ sở để kết tội người giáo dân.
Vấn đề cốt lõi của vụ án là vấn đề khiếu kiện đất đai, trong đó nhà thờ Thái Hà đòi lại quyền sử dụng đất đã bị nhà nước cưỡng chiếm bất hợp pháp không theo bất cứ chủ trương, chính sách nào. Nhà nước thay vì tôn trọng luật pháp đã bất chấp pháp luật dùng mọi thủ đoạn để hợp pháp hoá khu đất. Thực tế, việc khiếu kiện quyền sử dụng đất vẫn chưa kết thúc. Do đó, những hành vi của người giáo dân không thể bị truy cứu hình sự. Nếu có phải bị truy cứu hình sự, thì cơ quan bảo vệ pháp luật phải truy cứu hình sự UBND thành phố Hà Nội đã bất chấp pháp luật cướp đoạt các cơ sở thờ tự tôn giáo và phải chứng minh cho được tính hợp pháp của việc Nhà nước đã quản lý khu đất này cách hợp pháp. Cho tới giờ này, chính quyền vẫn chưa thể chứng minh và sẽ chẳng bao giờ có thể chứng minh được rằng nhà nước đã quản lý khu đất này đúng luật.
Việc khép các giáo dân Thái Hà vào tội “gây rối trật tự công cộng” càng không có cơ sở để kết án. Vấn đề là họ đã gây rối thế nào, gây với ai, biên bản xử phạt hành vi gây rối… Do đó, không thể khép người giáo dân vào tội gây rối. Theo như bản cáo trạng, cơ quan điều tra đã cố tình áp đặt và coi việc cầu nguyện là một hành vi gấy rối. Đây là một sự áp đặt thiếu cơ sở bởi cầu nguyện thì không phải hành vi gây rối. Nếu cầu nguyện bị khép vào tội gây rối thì mọi người dân công giáo sẽ phải nói như Đức Giám mục Thái Bình: “Chào các bạn tôi đi tù”.
Tất cả những sự kiện này cho thấy Cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát Đống Đa đã không có sự độc lập trong qua trình tố tụng. Tất cả đã được cấp trên sắp đặt, chỉ đạo. Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ có một nhiệm vụ làm nô bộc cho Đảng Cộng sản, cho một nhóm quyền lợi cá nhân.
Cần phải mạnh mẽ lên lên tiếng cho công lý và sự thật
Vụ án oan dành cho các giáo dân Thái Hà sắp sửa được đưa ra xét xử. Mặc dù chưa xử nhưng bản án đã được Toà án Nhân dân Quận Đống Đa tuyên án khi trả lại hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra với yêu cầu điều tra bổ sung vì có dấu hiệu bỏ sót tội.
Giống như vụ xử các nhà báo chống tham nhũng, vụ xử các giáo dân Thái Hà không phải do ngành tư pháp xử nhưng do “Ban tư tưởng Văn hoá” xét xử. Do đó, có một điều chắc chắn rằng một lần nữa công lý và sự thật sẽ bị chà đạp. Những công dân Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - những người yêu chuộng công lý và sự thật, sẽ phải ra trước vành móng ngựa vì tội “dám yêu nước hơn yêu Đảng”, dám tố cáo sự bất công, sự bất nhân của chế độ chuyên chính vô sản. Những người giáo dân - những chiến sĩ đấu tranh không vì quyền lợi cá nhân, nhưng vì lý tưởng vô sản thực sự, sẽ bị những người cộng sản giả hiệu bịt miệng bằng một bản án oan sai, bất chấp nhân tâm con người và dư luận xã hội.
Vì thế, hơn bao giờ hết, đã đến lúc, mọi người có lương tri phải cùng nhau lên tiếng cho công lý và sự thật, để đẩy lùi những bất công trong xã hội, để cùng nhau xây dựng một xã hội Việt Nam hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu và nhất là để người dân thấp cổ bé miệng không phải chịu oan ức, chịu cảnh tù đầy bất công.
Án đã tuyên, nhưng công lý và sự thật sẽ không thể bị cầm tù.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2008
Ngày 24/10/2008 vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân Quận Đống Đa đã công bố bản Cáo trạng liên quan tới các “bị oan” là giáo dân giáo xứ Thái Hà. Bản cáo trạng gồm 16 trang. Nội dung bản cáo trạng mơ hồ, chung chung, thiếu cơ sở và nhất là phản ánh một thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, áp đặt, không phản ánh đúng bản chất sự việc.
Sự lúng túng của cơ quan công quyền
Ngay phần đầu bản cáo trạng, theo các căn cứ mà Viện Kiểm sát đưa ra, người đọc dễ dàng nhận thấy sự lúng túng của cơ quan bảo vệ pháp luật. Các quyết định về tội danh liên tục thay đổi. Thực tế, như một số cán bộ điều tra cho biết họ chỉ muốn kết thúc thật nhanh vụ án, bởi cứ kéo dài vụ án thì lương tâm họ không được yên ổn. Họ biết các giáo dân vô tội, nhưng vì miếng cơm manh áo, họ đành phải làm một việc mà như họ nói, họ không được thoải mái chút nào.
Những ai theo dõi sát vụ án sẽ thấy đây là một vụ án được tiến hành trong một thời gian kỷ lục và tội danh thay đổi liên tục. Các bước tố tụng tiến hành vội vã, không theo bất cứ qui định nào.
Theo thông tin từ phía nhà thờ Thái Hà, ngày 15/10/2008 Cơ quan Điều tra quận Đống Đa chính thức ra quyết định huỷ bỏ tội “phá huỷ tài sản”.
- Ngày 20/10/2008, Cơ quan điều tra công bố kết quả điều tra và chuyển hồ sơ qua Viện Kiểm sát.
- Ngày 24/10/2008, Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng.
- Ngày 27/10/2008, Viện Kiểm sát chuyển Cáo trạng qua Toà án.
- Ngày 28/10/2008, Toà án quận Đống Đa trả hồ sơ cho Cơ quan Điều tra yêu cầu điều tra bổ sung vì Toà án thấy Cơ quan điều tra đã bỏ sót tội và đề nghị thêm vào cáo trạng tội “Huỷ hoại tài sản” mà Cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát đã huỷ trước đó ngày 15/10/2008.
Do đó, đây chắc chắn là một vụ án oan sai.
Sự thiếu trung thực của bản Cáo trạng
Phần kết quả điều tra thể hiện tại bản cáo trạng phản ánh một thái độ làm việc thiếu trung thực, áp đặt, bóp méo sự thật, nâng cao quan điểm, thiếu sơ sở pháp lý.
Nhiều sự thật liên quan tới khu đất 178 phố Nguyễn Lương Bằng đã bị Cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát cố tình bỏ qua.
Bản cáo trạng đã không nêu đầy đủ những tình tiết, qua đó, có thể khẳng định các bị can vô tội.
Việc chính quyền cưỡng chiếm khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng bất chấp sự thật và công lý đã không được nêu lên.
Việc công ty May Chiến Thắng phá huỷ các tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà hiện hữu trên khu đất, không được quan tâm cứu xét.
Việc Công ty May Chiến Thắng, dưới sự bảo kê của một số đơn vị cá nhân, bán chác khu đất nhằm tư túi đã không được cơ quan điều tra nói tới.
Việc chính quyền thành phố Hà Nội vội vã xua quân, gồm cảnh sát và chó nghiệp vụ canh chừng cho công nhân thi công công viên cây xanh, bất chấp các qui định pháp luật liên quan tới Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Giao thông đã được Cơ quan Điều tra chiếu cố cố tình bỏ qua.
Bản cáo trạng này thực chất chỉ là những luận điệu đã được đăng trên các Báo Hà nội mới, An ninh Thủ Đô, Công an Nhân dân - những tờ báo mà gần đây đã bị công luận lên án vì sự thiếu trung thực, về tính cách nô bộc của các tờ báo này. Giống như nội dung của các tờ báo, bản cáo trạng các giáo dân Thái Hà tiếp tục những màn vu khống, một chiều, không tôn trọng sự thật khách quan, cố tình bóp méo sự thật, nhằm che đậy những bất công và nhằm phục vụ cho một nhóm quyền lợi đang thao túng xã hội.
Phần luận tội các bị can chung chung, thiếu và yếu về cơ sở pháp lý, không đủ cơ sở để kết tội người giáo dân.
Vấn đề cốt lõi của vụ án là vấn đề khiếu kiện đất đai, trong đó nhà thờ Thái Hà đòi lại quyền sử dụng đất đã bị nhà nước cưỡng chiếm bất hợp pháp không theo bất cứ chủ trương, chính sách nào. Nhà nước thay vì tôn trọng luật pháp đã bất chấp pháp luật dùng mọi thủ đoạn để hợp pháp hoá khu đất. Thực tế, việc khiếu kiện quyền sử dụng đất vẫn chưa kết thúc. Do đó, những hành vi của người giáo dân không thể bị truy cứu hình sự. Nếu có phải bị truy cứu hình sự, thì cơ quan bảo vệ pháp luật phải truy cứu hình sự UBND thành phố Hà Nội đã bất chấp pháp luật cướp đoạt các cơ sở thờ tự tôn giáo và phải chứng minh cho được tính hợp pháp của việc Nhà nước đã quản lý khu đất này cách hợp pháp. Cho tới giờ này, chính quyền vẫn chưa thể chứng minh và sẽ chẳng bao giờ có thể chứng minh được rằng nhà nước đã quản lý khu đất này đúng luật.
Việc khép các giáo dân Thái Hà vào tội “gây rối trật tự công cộng” càng không có cơ sở để kết án. Vấn đề là họ đã gây rối thế nào, gây với ai, biên bản xử phạt hành vi gây rối… Do đó, không thể khép người giáo dân vào tội gây rối. Theo như bản cáo trạng, cơ quan điều tra đã cố tình áp đặt và coi việc cầu nguyện là một hành vi gấy rối. Đây là một sự áp đặt thiếu cơ sở bởi cầu nguyện thì không phải hành vi gây rối. Nếu cầu nguyện bị khép vào tội gây rối thì mọi người dân công giáo sẽ phải nói như Đức Giám mục Thái Bình: “Chào các bạn tôi đi tù”.
Tất cả những sự kiện này cho thấy Cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát Đống Đa đã không có sự độc lập trong qua trình tố tụng. Tất cả đã được cấp trên sắp đặt, chỉ đạo. Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ có một nhiệm vụ làm nô bộc cho Đảng Cộng sản, cho một nhóm quyền lợi cá nhân.
Cần phải mạnh mẽ lên lên tiếng cho công lý và sự thật
Vụ án oan dành cho các giáo dân Thái Hà sắp sửa được đưa ra xét xử. Mặc dù chưa xử nhưng bản án đã được Toà án Nhân dân Quận Đống Đa tuyên án khi trả lại hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra với yêu cầu điều tra bổ sung vì có dấu hiệu bỏ sót tội.
Giống như vụ xử các nhà báo chống tham nhũng, vụ xử các giáo dân Thái Hà không phải do ngành tư pháp xử nhưng do “Ban tư tưởng Văn hoá” xét xử. Do đó, có một điều chắc chắn rằng một lần nữa công lý và sự thật sẽ bị chà đạp. Những công dân Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - những người yêu chuộng công lý và sự thật, sẽ phải ra trước vành móng ngựa vì tội “dám yêu nước hơn yêu Đảng”, dám tố cáo sự bất công, sự bất nhân của chế độ chuyên chính vô sản. Những người giáo dân - những chiến sĩ đấu tranh không vì quyền lợi cá nhân, nhưng vì lý tưởng vô sản thực sự, sẽ bị những người cộng sản giả hiệu bịt miệng bằng một bản án oan sai, bất chấp nhân tâm con người và dư luận xã hội.
Vì thế, hơn bao giờ hết, đã đến lúc, mọi người có lương tri phải cùng nhau lên tiếng cho công lý và sự thật, để đẩy lùi những bất công trong xã hội, để cùng nhau xây dựng một xã hội Việt Nam hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu và nhất là để người dân thấp cổ bé miệng không phải chịu oan ức, chịu cảnh tù đầy bất công.
Án đã tuyên, nhưng công lý và sự thật sẽ không thể bị cầm tù.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2008
Bản nhạc: Đúng Sai
Song Mộc
18:13 29/10/2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Hồng Y Egan: Việc ủng hộ nạn phá thai sánh ngang tầm với chủ nghĩa quốc xã
Nguyễn Quốc Tâm
01:42 29/10/2008
NEW YORK, 28.10.2008 (CNN) -. Trong một bài báo với những lời phát biểu mạnh mẽ được đăng bên cạnh bức ảnh đầy cảm động của một đứa bé chưa được sinh ra đời, Đức Hồng y Edward Egan, Tổng Giám Mục (TGM) New York, đã so sánh sự phá thai tự nguyện với lập luận mà Adolf Hitler và Joseph Stalin đã dùng để tiến hành các vụ thảm sát.
Đức Hồng Y bắt đầu bài báo cho số ra mới nhất của tờ báo địa phận, tờ “Người Công Giáo New York” bằng cách giải thích rẳng “bức ảnh trên trang này là bức ảnh của một hữu thể chưa hề bị đụng chạm đến. Nó đã và đang nằm trong bụng mẹ được khoảng 20 tuần tuổi. Xin mọi người hãy cùng tôi xem xét bức ảnh này cách cẩn thận”.
Đức Hồng Y hỏi: “Anh chị em có thực sự tin rằng đây là một con người không?”
“Nếu câu trả lời của anh chị em là có, nghĩa là anh chị em tin rằng chính quyền trong một xã hội văn minh buộc lòng phải bảo vệ con người vô tội này nếu có người nào có ý định giết nó, thì tôi cũng đề nghị - thậm chí nhấn mạnh rằng chẳng có nhiều điều nữa để nói về vấn đề phá thai trong xã hội của chúng ta. Điều ấy đã không đúng, và không thể được dung thứ”.
Đức TGM New York tiếp tục nói:”Tại sao tôi không đi ngay vào việc định nghĩa ‘con người’, ‘ngôi vị’, ‘sự sống’ và những điều còn lại?”
“Tôi xin trả lời, sở dĩ có điều ấy là do tôi có một tinh thần sáng suốt và được phú bẩm một cặp mắt tinh tường. Tôi tin rằng cặp mắt ấy sẽ trở nên tồi tệ nếu bị đất cát rơi vào. Tôi đã nhìn vào bức tranh, và tôi không hề có tí mảy may nghi ngờ nào về điều tôi thấy và về nghĩa vụ của một xã hội văn minh nếu điều tôi thấy đang có nguy cơ bị tiêu diệt bởi những người muốn tiêu diệt nó, hoặc chính xác hơn, bởi những người ‘chọn lựa’ tiêu diệt nó.
Sau khi trình chiều một đọan phim gần đây nhằm miêu tả nhân tính của các bào thai trong bụng mẹ, Đức TGM New York nói rằng: “Nếu anh chị em có thể tự chứng thực rằng những hữu thể này là thứ gì đó khác với những con người sống động và vô tội, thí dụ, ‘tập hợp các mô’, thì anh chị em đang gặp phải vấn nạn mang tính căn bản hơn nhiều việc đơn thuần chống lại tính sai trái của việc phá thai. Xin lỗi anh chị em, đây là việc tự lừa dối mình trong cách thức cực đoan nhất”.
Đức TGM tiếp tục nói: “Adolf Hitler đã tự thuyết phục chính mình và thuyết phục nhân dân rằng người Do Thái và những người đồng tính luyến ái không phải là con người. Joseph Stalin cũng đã làm y như vậy khi xem người Cô-dăc và người Nga là những người quý tộc. Và điều này đã xảy ra mặc dù Hitler và nhân dân của ông ta đã nhìn người Do Thái lẫn những người đồng tính luyến ái với con mắt của họ, cũng như Stalin và nhân dân ông ta đã nhìn người Co-dắc lẫn người Nga với chính con mắt của họ.”
“Đã đến lúc chấm dứt việc đánh trống lãng cho rẳng chúng ta không hề hay biết quốc gia chúng ta đang cho phép và chấp thuận làm điều gì. Đấy chính là việc giết chết hơn 1,600.000 trẻ em vô tội ngay trong bụng mẹ hằng năm. Chúng ta biết quá rõ việc tiêu diệt một con người vô tội hoặc thứ mà không thể chứng minh được là khác với con người vô tội là sai lầm như việc hiểu sai.” Ngài nói thêm.
Đức Hồng Y viết: “Xin anh chị em hãy nhìn lại bức ảnh một lần nữa. Nhìn và quyết định với sự thành thật và nghiêm chỉnh để xem Thiên Chúa muốn tôi và anh chị em làm gì khi sự ghê tởm của nạn phá thai được hợp pháp hóa đang tiếp tục ăn mòn danh dự của của quốc gia chúng ta. Hãy nhìn và đừng tự miễn trách nếu anh chị em từ chối hành động”.
Đức Hồng Y bắt đầu bài báo cho số ra mới nhất của tờ báo địa phận, tờ “Người Công Giáo New York” bằng cách giải thích rẳng “bức ảnh trên trang này là bức ảnh của một hữu thể chưa hề bị đụng chạm đến. Nó đã và đang nằm trong bụng mẹ được khoảng 20 tuần tuổi. Xin mọi người hãy cùng tôi xem xét bức ảnh này cách cẩn thận”.
Đức Hồng Y hỏi: “Anh chị em có thực sự tin rằng đây là một con người không?”
“Nếu câu trả lời của anh chị em là có, nghĩa là anh chị em tin rằng chính quyền trong một xã hội văn minh buộc lòng phải bảo vệ con người vô tội này nếu có người nào có ý định giết nó, thì tôi cũng đề nghị - thậm chí nhấn mạnh rằng chẳng có nhiều điều nữa để nói về vấn đề phá thai trong xã hội của chúng ta. Điều ấy đã không đúng, và không thể được dung thứ”.
Đức TGM New York tiếp tục nói:”Tại sao tôi không đi ngay vào việc định nghĩa ‘con người’, ‘ngôi vị’, ‘sự sống’ và những điều còn lại?”
“Tôi xin trả lời, sở dĩ có điều ấy là do tôi có một tinh thần sáng suốt và được phú bẩm một cặp mắt tinh tường. Tôi tin rằng cặp mắt ấy sẽ trở nên tồi tệ nếu bị đất cát rơi vào. Tôi đã nhìn vào bức tranh, và tôi không hề có tí mảy may nghi ngờ nào về điều tôi thấy và về nghĩa vụ của một xã hội văn minh nếu điều tôi thấy đang có nguy cơ bị tiêu diệt bởi những người muốn tiêu diệt nó, hoặc chính xác hơn, bởi những người ‘chọn lựa’ tiêu diệt nó.
Sau khi trình chiều một đọan phim gần đây nhằm miêu tả nhân tính của các bào thai trong bụng mẹ, Đức TGM New York nói rằng: “Nếu anh chị em có thể tự chứng thực rằng những hữu thể này là thứ gì đó khác với những con người sống động và vô tội, thí dụ, ‘tập hợp các mô’, thì anh chị em đang gặp phải vấn nạn mang tính căn bản hơn nhiều việc đơn thuần chống lại tính sai trái của việc phá thai. Xin lỗi anh chị em, đây là việc tự lừa dối mình trong cách thức cực đoan nhất”.
Đức TGM tiếp tục nói: “Adolf Hitler đã tự thuyết phục chính mình và thuyết phục nhân dân rằng người Do Thái và những người đồng tính luyến ái không phải là con người. Joseph Stalin cũng đã làm y như vậy khi xem người Cô-dăc và người Nga là những người quý tộc. Và điều này đã xảy ra mặc dù Hitler và nhân dân của ông ta đã nhìn người Do Thái lẫn những người đồng tính luyến ái với con mắt của họ, cũng như Stalin và nhân dân ông ta đã nhìn người Co-dắc lẫn người Nga với chính con mắt của họ.”
“Đã đến lúc chấm dứt việc đánh trống lãng cho rẳng chúng ta không hề hay biết quốc gia chúng ta đang cho phép và chấp thuận làm điều gì. Đấy chính là việc giết chết hơn 1,600.000 trẻ em vô tội ngay trong bụng mẹ hằng năm. Chúng ta biết quá rõ việc tiêu diệt một con người vô tội hoặc thứ mà không thể chứng minh được là khác với con người vô tội là sai lầm như việc hiểu sai.” Ngài nói thêm.
Đức Hồng Y viết: “Xin anh chị em hãy nhìn lại bức ảnh một lần nữa. Nhìn và quyết định với sự thành thật và nghiêm chỉnh để xem Thiên Chúa muốn tôi và anh chị em làm gì khi sự ghê tởm của nạn phá thai được hợp pháp hóa đang tiếp tục ăn mòn danh dự của của quốc gia chúng ta. Hãy nhìn và đừng tự miễn trách nếu anh chị em từ chối hành động”.
Giám Mục Mỹ: cử tri cần được nghe nói về vấn đề đời sống
Bùi Hữu Thư
22:58 29/10/2008
Giám Mục Mỹ: cử tri cần được nghe nói về vấn đề đời sống.
Đức Tổng Giám Mục Gomez coi đó là “Các Ưu Tư Chính Yếu”
SAN ANTONIO, Texas, ngày 29, tháng 10, 2008 (Zenit.org).- Đức Tổng Giám Mục San Antonio nói, đời sống và gia đình không phải là những “vấn đề tôn giáo,” nhưng thực ra có liên hệ đến “các vấn nạn căn bản của văn minh nhân loại.” Và do đó, các cử tri cần được hướng dẫn về các điều này.
Đức Tổng Giám Mục José Gomez khẳng định điều này trong một bài được đăng hôm nay trên báo San Antonio Express News. Ngài ghi nhận là bản hướng dẫn cho cử tri được đăng trên báo này đã bỏ quên không đăng tải quan điểm cuả các ứng viên về việc duy trì đời sống và định nghĩa của hôn nhân.
Ngài viết, "Các vần đề văn hóa đời sống, và tôi muốn bao gồm thêm vào đó việc duy trì định nghĩa căn bản của gia đình nhân loại, thường bị dẹp qua một bên vì bị coi là các vấn đề hoàn toàn có tính cách tôn giáo. Việc phân định như vậy không chính xác. Các vấn đề này đụng chạm đến những ưu tư căn bản nhất của nền văn minh nhân loại. Giáo huấn luân lý vững mạnh về nền tảng của các vần đề này không thể khiến cho chúng bị coi như không đủ tư cách để xứng đáng được công chúng thảo luận nghiêm chỉnh, và cũng không được từ bỏ ảnh hưởng của chúng đến lợi ích chung.”
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói ngài cảm thấy “rất tiếc khi một cá nhân đề cao việc phá thai như một vấn đề quan trọng, thì có một mối ưu tư là họ sẽ mau chóng bị mệnh danh là một cử tri ‘chỉ có một vấn đề.’”
Ngài viết, "Trong khi cách giải thích này có thể bảo vệ chúng ta khỏi phải đối chất với vấn đề luân lý trầm trọng là tiêu diệt một đời sống vô tội, bất lực, và cũng tránh được thực tại là việc phá thai là một vấn nạn ảnh hưởng đến tất cả mọi thành phần của xã hội chúng ta. Vấn đề này biểu thị cho quyền chính yếu được đảm bảo bởi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập --- đó là quyền sống. Trừ khi chúng ta bảo vệ quyền căn bản này của mỗi con người, trong tất cả mọi giai đoạn của đời sống, không còn vấn đề nào khác hay quyền tự do nào khác được coi là đáng kể."
Đức Tổng Giám Mục giải thích, “Giáo Hội không có ý muốn bảo giáo dân phải bầu cho ai. Chúng ta có trách vụ là tiếng nói cho những kẻ vô tội, bất lực, cho chính đời sống vào thời điểm chính trị xáo trộn này.
"Chúng ta không thể bỏ qua các vần đề này, có nhiều điều không thể ‘thảo luận.’ Nếu quốc gia của chúng ta để mất đi sự kính trọng đời sống và ‘các giá trị chân chính của gia đình’ thì đã đánh mất thẩm quyền luân lý để lãnh đạo thế giới.”
Bầu cử tại Hoa Kỳ .... qua một Lời Tâm Sự lần sau chót...
Anthony Lê
11:55 29/10/2008
Bầu cử tại Hoa Kỳ.... qua một Lời Tâm Sự sau chót...
Từ Một Nơi Rất Xa... Xa Lắm..... và Hiểm Nguy..... Lắm!
Nangarhar (Afganistan).- Mấy tuần qua nhiều đêm trằn trọc thức trắng, với nhiều rất nhiều nổi ưu tư và lo lắng cho vận mệnh của Quốc Gia nơi quê nhà yên bình không tiếng súng, không hiểu tại sao tôi lại cứ mãi băng khoăn và thổn thức đến như vậy....
Lòng, Trí tôi cứ mãi thốt lên câu hát có trong Sách Thánh Vịnh: "For You, O Lord, my Soul in Stillness Wait, Truly my Hope is In You!" (Đối với Ngài, Ôi Lạy Chúa, hồn con cứ mãi tĩnh mịch Đợi Chờ, vì niềm Hy Vọng thật sự của con chỉ có ở nơi Ngài mà thôi!).
Chính câu hát này đã giúp tôi có thêm sức mạnh và sự can trường để tiến lên, để xông pha trước mọi nguy hiểm, để phó mặc tất cả mọi khổ đau của thể xác, mọi nổi quằng quại và khắc khoải của Lương Tâm, của Lòng, Trí... Tôn tín thác vào Ngài, vì chính Ngài chính là điểm tựa của đời tôi.
Chắc có lẽ, khi đọc qua những bài viết của tôi nói về Cuộc Bầu Cử lần này, Quý Vị phần nào cũng hiểu được tấm lòng của người xa xứ, cũng như có không ít Quý Vị sẽ phải thắc mắc: Tại làm sao mà tôi lại yêu mến đất nước Hoa Kỳ này đến thế?
** Thưa, tôi yêu mến Đất Nước Hoa Kỳ này, bởi vì.....
(1) Đất nước này đã cưu mang và đón chào tôi, đã chấp cánh cho những ước mơ tuổi thơ của tôi, và đã giúp tôi có cơ hội để leo tới tột đỉnh của vinh quang, và của tri thức nhân loại.
(2) Đất nước này đã dạy cho tôi biết bao nhiêu bài học quý giá về cách làm người, và về cách sống như là một con người đúng nghĩa nhất. Đất nước này không phũ phàng vùi dập tôi, không phũ phàng áp chế tôi, và không phũ phàng chà đạp lên nhân phẩm làm người của riêng tôi.
(3) Qua đất nước này, tôi nhận biết được Thiên Chúa, tôi có được cơ hội để sờ mó và đụng chạm đến dung mạo của Ngài, để rồi cùng Ngài đau khổ, và cùng vác Thập Giá với Ngài, qua những công việc và sứ vụ nhỏ nhẹn nhất và tầm thường nhất của đời thường.
(4) Đất nước này đã giúp cho tôi biết phân biệt và nhìn nhận ra đâu là Thiện và đâu là Ác, đâu là Sự Thật và đâu chính là Sự Giả Dối, Lọc Lừa lẫn Điêu Ngoa, không giống như chính đất nước đã sinh thành ra tôi. Đất nước này không hề cho tôi ăn "bánh vẽ," và "thịt lừa" để rồi khủng bố và làm lung lạc tinh thần của tôi.
(5) Đất nước này đã đón nhận tôi, mặc cho hình hài tôi có xấu xí, có kinh tởm, có nghèo đói, có cô quạnh, có buồn tủi và đớn đau, có hôi hám,.... để rồi đón nhận tôi như là một Công Dân chính thức của đất nước này.
** Và cũng chính vì những "nghĩa ân" khó mà có thể "trao trả lại" đó nên tôi đã....
(a) Hiến trọn tuổi thanh niên để phục vụ, để cầm súng, và để bảo vệ cho những lý tưởng chánh nghĩa mà đất nước này đang cố reo rắc và đem đến cho mọi nhân loại khổ đau, đang phải sống trong sự hận thù của sắc tộc, trong sự chia rẻ của biết bao nhiêu ý thức hệ, và trong sự đàn áp của các chế độ độc tài trên khắp cùng bờ cõi trái đất.
(b) Ngày lẫn đêm, cứ mãi nguyện cầu cho đất nước này, để xin Thiên Chúa và Mẹ Maria gìn giữ, che chở, tác động, và thánh hóa mọi con tim chai cứng và đông lạnh của nhân loại, để tất cả cùng nhận biết và chia sẽ các giá trị Chân-Thiện-Mỹ của Thiên Chúa dành cho đất nước này.
(c) Với sự hiểu biết và kiến thức, lẫn kinh nghiệm "nhỏ bé" thực tế từ trong chính môi trường sống của riêng mình, tôi viết và chia sẽ hết tất cả những gì mà Thiên Chúa đã mạc khải cho tôi biết, những gì mà Ngài đã nói trong tiềm thức, trong tâm trí, trong Lương Tâm tội lỗi; trong giấc mơ hãi hùng cũng như êm dịu nơi sương gió với đầy cát bụi; trong giấc ngủ giữa đêm tối đặc thù của sự ác và hiểm nguy; trong những lần nghĩ suy bất chợt và thoáng qua; trong sự tĩnh lặng của con tim lẫn lòng trí; trong những lúc tôi đau khổ và quằn quại với những tàn tích đớn đau của cuộc chiến cũ; trong những lúc hiếm hoi khi tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên; trong những lúc nói chuyện và chia sẽ với các sĩ quan chỉ huy cùng cấp và những cuộc hàn huyên tâm tình với các binh sĩ trẻ dưới quyền; vân vân.... trong tất cả mọi lúc và mọi nơi, tôi cứ mãi để con tim, lòng trí và Lương Tâm của mình tĩnh lặng, để đợi chờ phán chỉ của Thiên Chúa; rồi từ đó, tôi viết những suy tưởng đó ra thành lời, để rồi chuyển chúng đến nơi tâm hồn và con tim của Quý Vị.
(d) Vì "Ăn quả, phải nhớ kẻ trồng cây" và "Ăn cây nào, phải rào cây nấy" nên tôi cứ viết và sẽ viết, viết mãi, để hiện thể thánh ý của Thiên Chúa, để góp phần nho nhỏ trong việc "đáp trả" lại cho đất nước này những gì thuộc về Sự Thật và Chân Lý. Mỗi lần làm gì, tôi luôn vấn tự Lương Tâm và tiềm thức của riêng mình rằng: "Thiên Chúa sẽ phải phán xử tôi như thế nào trước hành động mà tôi sẽ và sắp làm?" Vì cứ mãi lưu ý đến đời sống mai hậu, nên tôi không thể nào im hơi lặng tiếng, trước sự gian dối, lừa đảo, trước những luận điệu và lời nói hoa mỹ, của những kẻ nhắm thời cơ để trục lợi, để tàn phá, và hủy diệt đi cả Lương Tâm, tương lai, và tiền đồ tươi sáng của đất nước này trước các giá trị về Đạo Đức và Luân Lý làm người, và về tính Luân Lý và Đạo Đức của những giảng dạy Kitô Giáo.
(e) Tôi không thể nào cứ để cho đất nước bị suy tàn, bị rớt xuống vực thẳm, để rồi cứ đứng mãi đó mà nhìn, rồi la hét hoặc khóc thét lên, hay phải thốt lên rằng: "Tất cả đều do thánh ý Chúa," một cách suồng sã, thiếu trách nhiệm và vô Lương Tâm đến vậy được!
Tôi phải cầu nguyện; tôi phải sống đúng với những gì mà Thiên Chúa đã giảng dạy cho tôi biết qua Giáo Hội, qua các Cha Cố, và các Soeurs/Thầy; tôi phải hy sinh hãm mình; tôi phải trở thành Muối và Ánh Sáng cho người khác; tôi phải giáo dục chính bản thân tôi trước; tôi phải loan truyền Sự Thật của Ngài đến cho tất cả mọi người ngay trong chính gia đình của tôi trước đã, rồi đến cộng đồng sắc tộc, và sau đó là cho cả nhân loại lỗi lầm; vân vân....... thì khi đó, điều cuối cùng mà tôi sẽ thốt lên chính là:
"Lạy Chúa, về phần mình, con đã làm hết tất cả rồi, con đã thức trắng nhiều đêm rồi, con đã mặc cho mọi hiểm nguy, con đã cố để làm sáng tỏ những gì mà Ngài đã dạy dỗ cho con biết rồi, con đã viết ra rất nhiều rồi, con đã làm hết sức mình rồi, con không còn biết phải làm thêm điều gì nữa,.... Lạy Chúa,.... phần còn lại là do ở nơi Chúa, ở Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần, để hoán chuyển trái tim của nhân loại,.... Chúa còn đợi mong gì nơi con nữa, Chúa còn muốn con làm thêm điều gì nữa.... Lạy Chúa,.... xin hãy nói cho con biết đi, đừng để con phải đau khổ, đừng để cho Lương Tâm con cứ mãi dày vò như thế nữa,.... Lạy Chúa, Chúa biết con yếu đuối và luôn phải cậy trông vào chính Ngài mà?..... "
thì khi đó tôi mới có đủ can đảm thốt lên một cách mạnh bạo mà không cảm thấy thẹn hổ với Lương Tâm và lòng trí của mình rằng: "Tất Cả Đều Do Thánh Ý Thiên Chúa"! Và đó cũng là cách yêu nước và cách đền đáp của tôi cho đất nước này!
(f) Nếu trong chính môi trường gia đình của riêng tôi mà tôi không biết cách chia sẽ và tranh luận với những người thân trong gia đình tôi về giá trị của Sự Thật, về giá trị của Tin Mừng, về những giảng dạy không hề thay đổi của Giáo Hội Công Giáo, của Đức Tin Kitô Giáo về những nền tảng thuộc về Luân Lý và Đạo Đức, nếu cả gia đình tôi không cùng nhất trí hành động với nhau, thì thử hỏi: tôi có làm trọn sứ vụ giáo dục, sứ vụ là sứ giả của Tin Mừng, của Đức Tin,.... mà Thiên Chúa đã trao phó cho tôi, trong tư cách là một người Cha, người Mẹ, người Chị, người Anh, người Em, vân vân....của tôi không?
Phải chăng tôi đã quên mất ảnh hưởng dây chuyền mà Thiên Chúa đã giảng dạy cho tôi biết hay sao: nếu tôi biết rằng con cái tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ cho ma quỷ, cho sự dữ, cho sự gian ác; mà tôi không hề và chẳng màng gì đến cả việc đánh thức "Lương Tâm" của chúng, mà cứ luôn miệng nói rằng: "Chúng là giới trẻ, chúng theo học với bè bạn, nên chúng bỏ phiếu như vậy!" (theo tôi đó là câu trả lời cùn, chứng tỏ người đó không biết cách giáo dục con cái), vân vân......, thì tội lỗi - trong ngày Phán Xét Cánh Chung sau này - không phải là ở chúng, mà là ở chính bản thân của tôi, trong tư cách là người Cha, người Mẹ, người lãnh đạo tinh thần của cộng đoàn, vân vân.... Có bao giờ chúng ta vấn tự Lương Tâm của chúng ta theo chiều hướng đó chưa?
Hãy nhớ rằng, trong loạt bài viết về Bầu Cử của tôi, tôi cũng có viết ra phiên bản bằng Anh Ngữ, là muốn nhắm đến cho các thế hệ trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, cũng như giới độc giả bản xứ, để giúp cho các bạn trẻ ấy nắm bắt được Sự Thật và những giảng dạy tông truyền của Giáo Hội về các giá trị Đạo Đức và Luân Lý nền tảng!
Không chỉ có tôi mới có thể hay được hồng phúc để đón nhận "ơn huệ cứu rỗi" của Thiên Chúa ngay bây giờ và cả vào đời sau không thôi, mà tôi còn phải có trách nhiệm về Luân Lý và Đạo Đức, để đánh động Lương Tâm của những người khác nữa, để họ cũng được ơn huệ đó như tôi, vì tôi với họ, suy cho cùng chính là anh-chị-em trong một Đại Gia Đình có cùng Một Cha ở trên trời. Tôi không thể là một hòn đảo nho nhỏ lẻ loi được, mà tôi thuộc về cộng đồng nhân loại, và vì thuộc về cộng đồng nhân loại, nên tôi phải có trách nhiệm để trở thành Muối ướp cho dòng đời chua mặn, và Ánh Sáng cho sự tăm tối, điêu tàn, hủy diệt,....
Tôi, trong tư cách là Bác Sĩ, là Kỹ Sư, là thành viên của Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, là hội viên của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, là lãnh đạo của Nhóm Thanh Thiếu Niên Thánh Thể, các Nhóm Hướng Đạo Sinh Nam/Nữ, là Luật Sư, là Nhà Kinh Doanh, vân vân... .. tôi đã làm được gì cho Thiên Chúa, và cho đất nước này, khi tương lai của nó đang sắp bị diệt vong? Tôi đã dùng "ơn huệ" mà Thiên Chúa mỗi ngày trao ban cho tôi để làm gì? Không lẽ, để "báo thù" hay "lấy ân" rồi lại "trả oán" cho Quốc Gia này sao?
Tại sao tôi lại quá dửng dưng và phũ phàng đến như vậy trước vận mệnh của Đất Nước tôi?!
(g) Và sau cùng hết, trong riêng môi trường sống của tôi, tôi phải làm hết sức mình, để đánh động "Lương Tâm" của các binh sĩ trẻ của tôi, của các cấp chỉ huy của tôi, của những người mà tôi gặp gỡ, vân vân...... tôi cố lèo lái cuộc nói chuyện thường nhật với họ, để rồi hướng họ đến sự chú ý của Lương Tâm, và của những giảng dạy Kitô Giáo; còn đối với Quý Vị độc giả, tôi cũng mong Quý Vị hãy làm tương tự như vậy, nếu bạn bè và giới tiếp xúc của chúng ta là những người bản xứ, trong riêng từng hoàn cảnh và từng môi trường của chúng ta, để cùng nhau chắp nối và dựng xây nên một nền Văn Hóa Sự Sống, một nền Văn Minh Tình Thương và Lòng Nhân Ái, cho tất cả mọi chúng sinh; và đó cũng chính là cách chúng ta cùng đền đáp, báo ân, báo nghĩa lại cho đất nước này!
Xin đừng đọc những bài viết của tôi trong trạng thái bị động, trong sự im lặng lãng quên, trong sự tị hiềm ganh ghét,.... mà hãy đọc chúng bằng cặp mắt của Đức Tin, của Lương Tri nhân loại, của Lương Tâm Kitô Giáo, và bằng chính những hành động hết sức cụ thể, để chúng ta cùng nhau - từng bước một, làm chuyển rung cả một Thế Giới này, để cho Danh Thiên Chúa được Cả Sáng và Nước Thiên Chúa được Ngự Đến bây giờ và mãi mãi!
(h) Nước Mỹ bị suy vong, thì làm sao mà dân Việt khốn cùng ở quê nhà của chúng ta, có ngày nhìn thấy được Ánh Sáng của sự Tự Do và Công Lý Chánh Nghĩa cho được? Những lúc suy thoái, những lúc mà Sự Dữ bành trướng, tràn về và lấn áp nhân loại, lại là những lúc mà chúng ta cần đến Thiên Chúa hơn bao giờ hết, đừng vọng tưởng nghĩ rằng: những lời hứa sáo rỗng sẽ biến cho đất nước Hoa Kỳ này tươi đẹp hơn, chúng ta đã một lần mất nước, đã phải bỏ chạy tìm đường tự do, thì đừng để phải mất nước Hoa Kỳ thêm một lần nữa, vì lần mất nước này, sẽ là lần diệt vong thảm sầu nhất trong lịch sử!
Một con én khó làm nên nổi một Mùa Xuân tươi thắm, thế nhưng, với nhiều sự cộng tác hổ trợ của những người dám yêu chuông Sự Thật và Chánh Nghĩa, cộng với sự chúc lành của Thiên Chúa, thì Mùa Xuân sẽ đến, rồi phải đến một ngày không xa....
"Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó. Từ nay, Ta sẽ ghé mắt nhìn và lắng tai nghe lời cầu nguyện dâng lên ở nơi đây, vì Ta đã chọn và thánh hoá nhà này, để muôn đời Danh Ta ngự tại đây; Ta sẽ để mắt nhìn và để lòng ưa thích nơi này mãi mãi" (II Sử Biên Niên 7:14).
"Father, yours is the morning and yours is the evening. Let the Sun of Justice, Jesus Christ, shine for ever in our hearts and draw us to that Light where You live in Radiant Glory. We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son who lives and reigns with You in the Unity of the Holy Spirit, one God for ever and ever."
Nguyện cho bình an của Thiên Chúa sẽ ở mãi với chúng ta!
Mùa Khói Lửa
Tháng 10/2008
Từ Một Nơi Rất Xa... Xa Lắm..... và Hiểm Nguy..... Lắm!
Lòng, Trí tôi cứ mãi thốt lên câu hát có trong Sách Thánh Vịnh: "For You, O Lord, my Soul in Stillness Wait, Truly my Hope is In You!" (Đối với Ngài, Ôi Lạy Chúa, hồn con cứ mãi tĩnh mịch Đợi Chờ, vì niềm Hy Vọng thật sự của con chỉ có ở nơi Ngài mà thôi!).
Chính câu hát này đã giúp tôi có thêm sức mạnh và sự can trường để tiến lên, để xông pha trước mọi nguy hiểm, để phó mặc tất cả mọi khổ đau của thể xác, mọi nổi quằng quại và khắc khoải của Lương Tâm, của Lòng, Trí... Tôn tín thác vào Ngài, vì chính Ngài chính là điểm tựa của đời tôi.
Chắc có lẽ, khi đọc qua những bài viết của tôi nói về Cuộc Bầu Cử lần này, Quý Vị phần nào cũng hiểu được tấm lòng của người xa xứ, cũng như có không ít Quý Vị sẽ phải thắc mắc: Tại làm sao mà tôi lại yêu mến đất nước Hoa Kỳ này đến thế?
** Thưa, tôi yêu mến Đất Nước Hoa Kỳ này, bởi vì.....
(1) Đất nước này đã cưu mang và đón chào tôi, đã chấp cánh cho những ước mơ tuổi thơ của tôi, và đã giúp tôi có cơ hội để leo tới tột đỉnh của vinh quang, và của tri thức nhân loại.
(2) Đất nước này đã dạy cho tôi biết bao nhiêu bài học quý giá về cách làm người, và về cách sống như là một con người đúng nghĩa nhất. Đất nước này không phũ phàng vùi dập tôi, không phũ phàng áp chế tôi, và không phũ phàng chà đạp lên nhân phẩm làm người của riêng tôi.
(3) Qua đất nước này, tôi nhận biết được Thiên Chúa, tôi có được cơ hội để sờ mó và đụng chạm đến dung mạo của Ngài, để rồi cùng Ngài đau khổ, và cùng vác Thập Giá với Ngài, qua những công việc và sứ vụ nhỏ nhẹn nhất và tầm thường nhất của đời thường.
(4) Đất nước này đã giúp cho tôi biết phân biệt và nhìn nhận ra đâu là Thiện và đâu là Ác, đâu là Sự Thật và đâu chính là Sự Giả Dối, Lọc Lừa lẫn Điêu Ngoa, không giống như chính đất nước đã sinh thành ra tôi. Đất nước này không hề cho tôi ăn "bánh vẽ," và "thịt lừa" để rồi khủng bố và làm lung lạc tinh thần của tôi.
(5) Đất nước này đã đón nhận tôi, mặc cho hình hài tôi có xấu xí, có kinh tởm, có nghèo đói, có cô quạnh, có buồn tủi và đớn đau, có hôi hám,.... để rồi đón nhận tôi như là một Công Dân chính thức của đất nước này.
Đại Bàng Cũng Phải Than Khóc Cho Quốc Gia, thì Thử Hỏi Lương Tâm Nhân Loại được Đặt Để ở đâu? |
(a) Hiến trọn tuổi thanh niên để phục vụ, để cầm súng, và để bảo vệ cho những lý tưởng chánh nghĩa mà đất nước này đang cố reo rắc và đem đến cho mọi nhân loại khổ đau, đang phải sống trong sự hận thù của sắc tộc, trong sự chia rẻ của biết bao nhiêu ý thức hệ, và trong sự đàn áp của các chế độ độc tài trên khắp cùng bờ cõi trái đất.
(b) Ngày lẫn đêm, cứ mãi nguyện cầu cho đất nước này, để xin Thiên Chúa và Mẹ Maria gìn giữ, che chở, tác động, và thánh hóa mọi con tim chai cứng và đông lạnh của nhân loại, để tất cả cùng nhận biết và chia sẽ các giá trị Chân-Thiện-Mỹ của Thiên Chúa dành cho đất nước này.
(c) Với sự hiểu biết và kiến thức, lẫn kinh nghiệm "nhỏ bé" thực tế từ trong chính môi trường sống của riêng mình, tôi viết và chia sẽ hết tất cả những gì mà Thiên Chúa đã mạc khải cho tôi biết, những gì mà Ngài đã nói trong tiềm thức, trong tâm trí, trong Lương Tâm tội lỗi; trong giấc mơ hãi hùng cũng như êm dịu nơi sương gió với đầy cát bụi; trong giấc ngủ giữa đêm tối đặc thù của sự ác và hiểm nguy; trong những lần nghĩ suy bất chợt và thoáng qua; trong sự tĩnh lặng của con tim lẫn lòng trí; trong những lúc tôi đau khổ và quằn quại với những tàn tích đớn đau của cuộc chiến cũ; trong những lúc hiếm hoi khi tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên; trong những lúc nói chuyện và chia sẽ với các sĩ quan chỉ huy cùng cấp và những cuộc hàn huyên tâm tình với các binh sĩ trẻ dưới quyền; vân vân.... trong tất cả mọi lúc và mọi nơi, tôi cứ mãi để con tim, lòng trí và Lương Tâm của mình tĩnh lặng, để đợi chờ phán chỉ của Thiên Chúa; rồi từ đó, tôi viết những suy tưởng đó ra thành lời, để rồi chuyển chúng đến nơi tâm hồn và con tim của Quý Vị.
(d) Vì "Ăn quả, phải nhớ kẻ trồng cây" và "Ăn cây nào, phải rào cây nấy" nên tôi cứ viết và sẽ viết, viết mãi, để hiện thể thánh ý của Thiên Chúa, để góp phần nho nhỏ trong việc "đáp trả" lại cho đất nước này những gì thuộc về Sự Thật và Chân Lý. Mỗi lần làm gì, tôi luôn vấn tự Lương Tâm và tiềm thức của riêng mình rằng: "Thiên Chúa sẽ phải phán xử tôi như thế nào trước hành động mà tôi sẽ và sắp làm?" Vì cứ mãi lưu ý đến đời sống mai hậu, nên tôi không thể nào im hơi lặng tiếng, trước sự gian dối, lừa đảo, trước những luận điệu và lời nói hoa mỹ, của những kẻ nhắm thời cơ để trục lợi, để tàn phá, và hủy diệt đi cả Lương Tâm, tương lai, và tiền đồ tươi sáng của đất nước này trước các giá trị về Đạo Đức và Luân Lý làm người, và về tính Luân Lý và Đạo Đức của những giảng dạy Kitô Giáo.
(e) Tôi không thể nào cứ để cho đất nước bị suy tàn, bị rớt xuống vực thẳm, để rồi cứ đứng mãi đó mà nhìn, rồi la hét hoặc khóc thét lên, hay phải thốt lên rằng: "Tất cả đều do thánh ý Chúa," một cách suồng sã, thiếu trách nhiệm và vô Lương Tâm đến vậy được!
Tôi phải cầu nguyện; tôi phải sống đúng với những gì mà Thiên Chúa đã giảng dạy cho tôi biết qua Giáo Hội, qua các Cha Cố, và các Soeurs/Thầy; tôi phải hy sinh hãm mình; tôi phải trở thành Muối và Ánh Sáng cho người khác; tôi phải giáo dục chính bản thân tôi trước; tôi phải loan truyền Sự Thật của Ngài đến cho tất cả mọi người ngay trong chính gia đình của tôi trước đã, rồi đến cộng đồng sắc tộc, và sau đó là cho cả nhân loại lỗi lầm; vân vân....... thì khi đó, điều cuối cùng mà tôi sẽ thốt lên chính là:
"Lạy Chúa, về phần mình, con đã làm hết tất cả rồi, con đã thức trắng nhiều đêm rồi, con đã mặc cho mọi hiểm nguy, con đã cố để làm sáng tỏ những gì mà Ngài đã dạy dỗ cho con biết rồi, con đã viết ra rất nhiều rồi, con đã làm hết sức mình rồi, con không còn biết phải làm thêm điều gì nữa,.... Lạy Chúa,.... phần còn lại là do ở nơi Chúa, ở Sức Mạnh của Chúa Thánh Thần, để hoán chuyển trái tim của nhân loại,.... Chúa còn đợi mong gì nơi con nữa, Chúa còn muốn con làm thêm điều gì nữa.... Lạy Chúa,.... xin hãy nói cho con biết đi, đừng để con phải đau khổ, đừng để cho Lương Tâm con cứ mãi dày vò như thế nữa,.... Lạy Chúa, Chúa biết con yếu đuối và luôn phải cậy trông vào chính Ngài mà?..... "
thì khi đó tôi mới có đủ can đảm thốt lên một cách mạnh bạo mà không cảm thấy thẹn hổ với Lương Tâm và lòng trí của mình rằng: "Tất Cả Đều Do Thánh Ý Thiên Chúa"! Và đó cũng là cách yêu nước và cách đền đáp của tôi cho đất nước này!
(f) Nếu trong chính môi trường gia đình của riêng tôi mà tôi không biết cách chia sẽ và tranh luận với những người thân trong gia đình tôi về giá trị của Sự Thật, về giá trị của Tin Mừng, về những giảng dạy không hề thay đổi của Giáo Hội Công Giáo, của Đức Tin Kitô Giáo về những nền tảng thuộc về Luân Lý và Đạo Đức, nếu cả gia đình tôi không cùng nhất trí hành động với nhau, thì thử hỏi: tôi có làm trọn sứ vụ giáo dục, sứ vụ là sứ giả của Tin Mừng, của Đức Tin,.... mà Thiên Chúa đã trao phó cho tôi, trong tư cách là một người Cha, người Mẹ, người Chị, người Anh, người Em, vân vân....của tôi không?
Phải chăng tôi đã quên mất ảnh hưởng dây chuyền mà Thiên Chúa đã giảng dạy cho tôi biết hay sao: nếu tôi biết rằng con cái tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ cho ma quỷ, cho sự dữ, cho sự gian ác; mà tôi không hề và chẳng màng gì đến cả việc đánh thức "Lương Tâm" của chúng, mà cứ luôn miệng nói rằng: "Chúng là giới trẻ, chúng theo học với bè bạn, nên chúng bỏ phiếu như vậy!" (theo tôi đó là câu trả lời cùn, chứng tỏ người đó không biết cách giáo dục con cái), vân vân......, thì tội lỗi - trong ngày Phán Xét Cánh Chung sau này - không phải là ở chúng, mà là ở chính bản thân của tôi, trong tư cách là người Cha, người Mẹ, người lãnh đạo tinh thần của cộng đoàn, vân vân.... Có bao giờ chúng ta vấn tự Lương Tâm của chúng ta theo chiều hướng đó chưa?
Hãy nhớ rằng, trong loạt bài viết về Bầu Cử của tôi, tôi cũng có viết ra phiên bản bằng Anh Ngữ, là muốn nhắm đến cho các thế hệ trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, cũng như giới độc giả bản xứ, để giúp cho các bạn trẻ ấy nắm bắt được Sự Thật và những giảng dạy tông truyền của Giáo Hội về các giá trị Đạo Đức và Luân Lý nền tảng!
Không chỉ có tôi mới có thể hay được hồng phúc để đón nhận "ơn huệ cứu rỗi" của Thiên Chúa ngay bây giờ và cả vào đời sau không thôi, mà tôi còn phải có trách nhiệm về Luân Lý và Đạo Đức, để đánh động Lương Tâm của những người khác nữa, để họ cũng được ơn huệ đó như tôi, vì tôi với họ, suy cho cùng chính là anh-chị-em trong một Đại Gia Đình có cùng Một Cha ở trên trời. Tôi không thể là một hòn đảo nho nhỏ lẻ loi được, mà tôi thuộc về cộng đồng nhân loại, và vì thuộc về cộng đồng nhân loại, nên tôi phải có trách nhiệm để trở thành Muối ướp cho dòng đời chua mặn, và Ánh Sáng cho sự tăm tối, điêu tàn, hủy diệt,....
Tôi, trong tư cách là Bác Sĩ, là Kỹ Sư, là thành viên của Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, là hội viên của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, là lãnh đạo của Nhóm Thanh Thiếu Niên Thánh Thể, các Nhóm Hướng Đạo Sinh Nam/Nữ, là Luật Sư, là Nhà Kinh Doanh, vân vân... .. tôi đã làm được gì cho Thiên Chúa, và cho đất nước này, khi tương lai của nó đang sắp bị diệt vong? Tôi đã dùng "ơn huệ" mà Thiên Chúa mỗi ngày trao ban cho tôi để làm gì? Không lẽ, để "báo thù" hay "lấy ân" rồi lại "trả oán" cho Quốc Gia này sao?
Tại sao tôi lại quá dửng dưng và phũ phàng đến như vậy trước vận mệnh của Đất Nước tôi?!
Xin đừng đọc những bài viết của tôi trong trạng thái bị động, trong sự im lặng lãng quên, trong sự tị hiềm ganh ghét,.... mà hãy đọc chúng bằng cặp mắt của Đức Tin, của Lương Tri nhân loại, của Lương Tâm Kitô Giáo, và bằng chính những hành động hết sức cụ thể, để chúng ta cùng nhau - từng bước một, làm chuyển rung cả một Thế Giới này, để cho Danh Thiên Chúa được Cả Sáng và Nước Thiên Chúa được Ngự Đến bây giờ và mãi mãi!
(h) Nước Mỹ bị suy vong, thì làm sao mà dân Việt khốn cùng ở quê nhà của chúng ta, có ngày nhìn thấy được Ánh Sáng của sự Tự Do và Công Lý Chánh Nghĩa cho được? Những lúc suy thoái, những lúc mà Sự Dữ bành trướng, tràn về và lấn áp nhân loại, lại là những lúc mà chúng ta cần đến Thiên Chúa hơn bao giờ hết, đừng vọng tưởng nghĩ rằng: những lời hứa sáo rỗng sẽ biến cho đất nước Hoa Kỳ này tươi đẹp hơn, chúng ta đã một lần mất nước, đã phải bỏ chạy tìm đường tự do, thì đừng để phải mất nước Hoa Kỳ thêm một lần nữa, vì lần mất nước này, sẽ là lần diệt vong thảm sầu nhất trong lịch sử!
Một con én khó làm nên nổi một Mùa Xuân tươi thắm, thế nhưng, với nhiều sự cộng tác hổ trợ của những người dám yêu chuông Sự Thật và Chánh Nghĩa, cộng với sự chúc lành của Thiên Chúa, thì Mùa Xuân sẽ đến, rồi phải đến một ngày không xa....
"Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó. Từ nay, Ta sẽ ghé mắt nhìn và lắng tai nghe lời cầu nguyện dâng lên ở nơi đây, vì Ta đã chọn và thánh hoá nhà này, để muôn đời Danh Ta ngự tại đây; Ta sẽ để mắt nhìn và để lòng ưa thích nơi này mãi mãi" (II Sử Biên Niên 7:14).
"Father, yours is the morning and yours is the evening. Let the Sun of Justice, Jesus Christ, shine for ever in our hearts and draw us to that Light where You live in Radiant Glory. We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son who lives and reigns with You in the Unity of the Holy Spirit, one God for ever and ever."
Nguyện cho bình an của Thiên Chúa sẽ ở mãi với chúng ta!
Mùa Khói Lửa
Tháng 10/2008
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đường Thu Xưa
Lê Trị
00:15 29/10/2008
CON ĐƯỜNG THU XƯA
Ảnh của Lê Trị
Lặng thinh hứng lá rụng đầy hai vai
Đường xưa in những dấu hài
Giẫm trên lá. Vỡ. Một thời yêu nhau
(Trích thơ cv)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền