Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:09 29/10/2022
20. Phàm nơi nào có yêu thương và trí huệ thì không sợ hãi, cũng không phải là không có trí thức.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:11 29/10/2022
37. TÂM HỒN TRẺ THƠ
Mất đi tâm hồn trẻ thơ là một chuyện cực kỳ buồn, bởi vì đồng thời bạn cũng mất đi tâm lý mới mẻ và hiếu kỳ, tinh thần mạo hiểm và liều lĩnh.
Và, phấn khởi vui vẻ đi theo cái mới vừa phát hiện mà đi, kích thích và khoái cảm vì do thử nghiệm cái mới mà đến.
Cái quan trọng nhất là khi bạn bạn mất đi tâm hồn trẻ thơ thì mất đi một loại vui vẻ của sự đơn thuần ấy.
Suy tư 37:
Vui vẻ của trẻ thơ làm cho lòng dạ người lớn mát mẻ; nụ cười của trẻ thơ làm cho cuộc sống của người lớn thấy hạnh phúc hơn, bởi vì Nước Trời là của những ai giống như các em vậy.
Người Ki-tô hữu đều biết rằng, tâm hồn trẻ thơ và tâm hồn khiêm tốn thì giống nhau:
- Trẻ thơ luôn tin tưởng vào cha mẹ chúng nó, người khiêm tốn thì luôn tin tưởng vào Thiên Chúa.
- Đi đâu mà có cha mẹ đi theo thì trẻ em “cóc sợ” ai, người khiêm tốn luôn trông cậy vào Chúa, nên không sợ hãi gì.
- Dù ở trong ngục tù nhưng có cha mẹ thì trẻ em vẫn vui vẻ như thường, người khiêm tốn dù gặp thử thách đau khổ vẫn luôn vui vẻ, vì có Chúa ở với họ.v.v…
Cho nên, nếu mất đi sự khiêm tốn, thì cũng có thể nói là mất đi tinh thần trẻ thơ vậy.
Ai hiểu được thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mất đi tâm hồn trẻ thơ là một chuyện cực kỳ buồn, bởi vì đồng thời bạn cũng mất đi tâm lý mới mẻ và hiếu kỳ, tinh thần mạo hiểm và liều lĩnh.
Và, phấn khởi vui vẻ đi theo cái mới vừa phát hiện mà đi, kích thích và khoái cảm vì do thử nghiệm cái mới mà đến.
Cái quan trọng nhất là khi bạn bạn mất đi tâm hồn trẻ thơ thì mất đi một loại vui vẻ của sự đơn thuần ấy.
Suy tư 37:
Vui vẻ của trẻ thơ làm cho lòng dạ người lớn mát mẻ; nụ cười của trẻ thơ làm cho cuộc sống của người lớn thấy hạnh phúc hơn, bởi vì Nước Trời là của những ai giống như các em vậy.
Người Ki-tô hữu đều biết rằng, tâm hồn trẻ thơ và tâm hồn khiêm tốn thì giống nhau:
- Trẻ thơ luôn tin tưởng vào cha mẹ chúng nó, người khiêm tốn thì luôn tin tưởng vào Thiên Chúa.
- Đi đâu mà có cha mẹ đi theo thì trẻ em “cóc sợ” ai, người khiêm tốn luôn trông cậy vào Chúa, nên không sợ hãi gì.
- Dù ở trong ngục tù nhưng có cha mẹ thì trẻ em vẫn vui vẻ như thường, người khiêm tốn dù gặp thử thách đau khổ vẫn luôn vui vẻ, vì có Chúa ở với họ.v.v…
Cho nên, nếu mất đi sự khiêm tốn, thì cũng có thể nói là mất đi tinh thần trẻ thơ vậy.
Ai hiểu được thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 31 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:14 29/10/2022
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 19, 1-10
“Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”
Bạn thân mến,
Ơn cứu độ đã đến với ông Gia-kêu cách dễ dàng hơn ông ta tưởng, và làm ngạc nhiên những người Do Thái khác, vì ông ta là một quan thu thuế được coi là người tội lỗi. Đức Chúa Giê-su, Đấng đến thế gian để tìm kiếm những người tội lỗi đi lạc đường chân lý, và Ngài đến để chữa lành những tâm hồn dập nát đau khổ vì những bon chen của cuộc đời, vì những bất công và thù hận của con người...
Bài Tin mừng hôm nay có hai việc mà chúng ta cần phải suy nghĩ và khắc sâu trong lòng:
Một là, Đức Chúa Giê-su đã thưởng công bội hậu cách bất ngờ cho ông Gia-kêu, đó là đến thăm ông và dùng cơm với ông, một phần thưởng quá to lớn và bất ngờ đối với ông Gia-kêu –một người được coi là người tội lỗi- và gia đình của ông, hành động này của Đức Chúa Giê-su đã làm đảo lộn những suy nghĩ của những người Do Thái đồng thời với Ngài tự gọi mình là người công chính hơn những gái điếm và thu thuế...
Giữa đám đông chen chúc nhau đi theo Đức Chúa Giê-su, một Gia-kêu lùn tịt đã không thể nào nhìn cho được người mà bấy lâu nay mình đã nghe tiếng, ý tưởng này đã thôi thúc ông bỏ ngay buổi làm việc va quyết tâm đi để nhìn thấy mặt của Đức Chúa Giê-su cho bằng được...
Giữa hàng trăm người đi theo mình, Đức Chúa Giê-su chỉ chọn một nhà thu thuế Gia-kêu để vào nghỉ ngơi và dùng bữa với ông, không phải ngẫu nhiên mà Ngài thấy ông Gia-kêu, cũng không phải nhờ các môn đệ mách bảo để Ngài biết ông ta, nhưng chỉ có Đấng thấu suốt tâm hồn mới nhìn thấy tâm tình của ông Gia-kêu tội nghiệp mong muốn thấy mặt Ngài, và lòng nhân hậu xót thương của Ngài đã khiến Ngài làm một hành động bất ngờ cho Gia-kêu và ngạc nhiên cho những người theo Ngài: “Này ông Gia-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !”(Lc 19, 5b) .
Hai là, Đức Chúa Giê-su đến để tìm kiếm và cứu những gì đã mất, đây là một tin vui cho chúng ta những con người tội lỗi, đây cũng là một lời phán xét cho chúng ta là những người tự coi mình là công chính hơn tha nhân, để rồi kết án và đoán xét anh chị em mình...
Ông Gia-kêu đột nhiên thay đổi lối suy nghĩ và cách sống của mình khi được Đức Chúa Giê-su vào nhà mình, ông nói với Ngài: “Thưa Ngài, đây là phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ái cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19, 8) . Tình thương của Đức Chúa Giê-su đã làm ông Gia-kêu thay đổi cuộc sống: biết chia sẻ với người nghèo những gì mình có, biết đền bù thiệt hại cho người khác do mình gây ra, mà những suy nghĩ và thái độ này trước đây chưa bao giờ ông Gia-kêu nghĩ đến...
Những người tội lỗi sẽ không thể tự mình làm lại cuộc đời, nhưng phải cậy nhờ ơn Thiên Chúa và quyết tâm của mình, nhưng chính thái độ thờ ơ vì thành kiến, kiêu ngạo vì thành tích của chúng ta là những nhân tố tích cực làm cho người anh em không thể đứng lên để làm lại cuộc đời của họ, Đức Chúa Giê-su đã làm một cuộc cách mạng đổi mới cách nhìn của chúng ta với tha nhân, đó là tất cả mọi người đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa chứ không phải chỉ có người tội lỗi mà thôi.
Suy nghĩ như thế, chúng ta mới có thể thay đổi cách nhìn của mình với người khác, nhất là với những người mà chúng ta cho là tội lỗi trong cuộc sống hôm nay.
Bạn thân mến,
Mỗi người trong chúng ta là một Gia-kêu lùn, tức là cũng đầy dẫy những tội lỗi, cho nên chúng ta không thể làm quan tòa phán xét tội của người anh em, bởi vì chỉ có Thiên Chúa là Đấng phán xét mà thôi.
Do đó, một, chúng ta học gương của Gia-kêu biết trãi rộng lòng mình ra với tha nhân khi đã được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi; hai, chúng ta noi gương của Đức Chúa Giê-su biết chia sẻ với những anh em đã ngã xuống (sống trong tội) mà chưa thể đứng lên vì nhiều lý do, để qua chúng ta, những anh em ấy mạnh dạn vứt bỏ những xấu xa của quá khứ, mà đứng lên đồng hành với mọi người trong ánh sáng của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Lc 19, 1-10
“Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”
Bạn thân mến,
Ơn cứu độ đã đến với ông Gia-kêu cách dễ dàng hơn ông ta tưởng, và làm ngạc nhiên những người Do Thái khác, vì ông ta là một quan thu thuế được coi là người tội lỗi. Đức Chúa Giê-su, Đấng đến thế gian để tìm kiếm những người tội lỗi đi lạc đường chân lý, và Ngài đến để chữa lành những tâm hồn dập nát đau khổ vì những bon chen của cuộc đời, vì những bất công và thù hận của con người...
Bài Tin mừng hôm nay có hai việc mà chúng ta cần phải suy nghĩ và khắc sâu trong lòng:
Một là, Đức Chúa Giê-su đã thưởng công bội hậu cách bất ngờ cho ông Gia-kêu, đó là đến thăm ông và dùng cơm với ông, một phần thưởng quá to lớn và bất ngờ đối với ông Gia-kêu –một người được coi là người tội lỗi- và gia đình của ông, hành động này của Đức Chúa Giê-su đã làm đảo lộn những suy nghĩ của những người Do Thái đồng thời với Ngài tự gọi mình là người công chính hơn những gái điếm và thu thuế...
Giữa đám đông chen chúc nhau đi theo Đức Chúa Giê-su, một Gia-kêu lùn tịt đã không thể nào nhìn cho được người mà bấy lâu nay mình đã nghe tiếng, ý tưởng này đã thôi thúc ông bỏ ngay buổi làm việc va quyết tâm đi để nhìn thấy mặt của Đức Chúa Giê-su cho bằng được...
Giữa hàng trăm người đi theo mình, Đức Chúa Giê-su chỉ chọn một nhà thu thuế Gia-kêu để vào nghỉ ngơi và dùng bữa với ông, không phải ngẫu nhiên mà Ngài thấy ông Gia-kêu, cũng không phải nhờ các môn đệ mách bảo để Ngài biết ông ta, nhưng chỉ có Đấng thấu suốt tâm hồn mới nhìn thấy tâm tình của ông Gia-kêu tội nghiệp mong muốn thấy mặt Ngài, và lòng nhân hậu xót thương của Ngài đã khiến Ngài làm một hành động bất ngờ cho Gia-kêu và ngạc nhiên cho những người theo Ngài: “Này ông Gia-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !”(Lc 19, 5b) .
Hai là, Đức Chúa Giê-su đến để tìm kiếm và cứu những gì đã mất, đây là một tin vui cho chúng ta những con người tội lỗi, đây cũng là một lời phán xét cho chúng ta là những người tự coi mình là công chính hơn tha nhân, để rồi kết án và đoán xét anh chị em mình...
Ông Gia-kêu đột nhiên thay đổi lối suy nghĩ và cách sống của mình khi được Đức Chúa Giê-su vào nhà mình, ông nói với Ngài: “Thưa Ngài, đây là phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ái cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19, 8) . Tình thương của Đức Chúa Giê-su đã làm ông Gia-kêu thay đổi cuộc sống: biết chia sẻ với người nghèo những gì mình có, biết đền bù thiệt hại cho người khác do mình gây ra, mà những suy nghĩ và thái độ này trước đây chưa bao giờ ông Gia-kêu nghĩ đến...
Những người tội lỗi sẽ không thể tự mình làm lại cuộc đời, nhưng phải cậy nhờ ơn Thiên Chúa và quyết tâm của mình, nhưng chính thái độ thờ ơ vì thành kiến, kiêu ngạo vì thành tích của chúng ta là những nhân tố tích cực làm cho người anh em không thể đứng lên để làm lại cuộc đời của họ, Đức Chúa Giê-su đã làm một cuộc cách mạng đổi mới cách nhìn của chúng ta với tha nhân, đó là tất cả mọi người đều cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa chứ không phải chỉ có người tội lỗi mà thôi.
Suy nghĩ như thế, chúng ta mới có thể thay đổi cách nhìn của mình với người khác, nhất là với những người mà chúng ta cho là tội lỗi trong cuộc sống hôm nay.
Bạn thân mến,
Mỗi người trong chúng ta là một Gia-kêu lùn, tức là cũng đầy dẫy những tội lỗi, cho nên chúng ta không thể làm quan tòa phán xét tội của người anh em, bởi vì chỉ có Thiên Chúa là Đấng phán xét mà thôi.
Do đó, một, chúng ta học gương của Gia-kêu biết trãi rộng lòng mình ra với tha nhân khi đã được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi; hai, chúng ta noi gương của Đức Chúa Giê-su biết chia sẻ với những anh em đã ngã xuống (sống trong tội) mà chưa thể đứng lên vì nhiều lý do, để qua chúng ta, những anh em ấy mạnh dạn vứt bỏ những xấu xa của quá khứ, mà đứng lên đồng hành với mọi người trong ánh sáng của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ 31 Mùa Thường Niên 30/10 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:54 29/10/2022
BÀI ĐỌC 1 Kn 11:22-12:2
Bài trích sách Khôn ngoan.
Lạy Chúa, trước Thánh Nhan, toàn thể vũ trụ ví tựa hạt cát trên bàn cân, tựa giọt sương mai rơi trên mặt đất.
Nhưng Chúa xót thương hết mọi người vì Chúa làm được hết mọi sự.
Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.
Quả thế, Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra, vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên.
Nếu như Ngài không muốn, làm sao một vật tồn tại nổi?
Nếu như Ngài không cho hiện hữu, làm sao nó có thể được duy trì?
Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống, Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa.
Quả vậy, lạy Đức Chúa, sinh khí bất diệt của Ngài ở trong muôn loài muôn vật.
Vì thế, những ai sa ngã, Chúa sửa dạy từ từ.
Chúa cảnh cáo họ, nhắc cho họ nhớ họ đã phạm tội gì, để họ bỏ điều ác mà tin vào Chúa.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 2Tx 1:11-2:2
Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.
Thưa anh em, lúc nào chúng tôi cũng cầu nguyện cho anh em: xin Thiên Chúa chúng ta làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi, và xin Người dùng quyền năng mà hoàn thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin. Như vậy, danh của Chúa chúng ta là Đức Giê-su, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của Thiên Chúa chúng ta và của Chúa Giê-su Ki-tô.
Thưa anh em, về ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm và tập hợp chúng ta về với Người, tôi xin anh em điều này: nếu có ai bảo rằng chúng tôi đã được thần khí mặc khải, hoặc đã nói, đã viết thư quả quyết rằng ngày của Chúa gần đến, thì anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 3:16
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời.
Alleluia. Alleluia. Alleluia.
TIN MỪNG Lc 19:1-10
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, Đức Giê-su vào Giê-ri-khô, đi ngang qua thành phố ấy. Ở đó có một người tên là Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó.
Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!”
Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”
Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.”
Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất.”
Đó là Lời Chúa.
Gặp Gỡ Và Biến Đổi
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
09:02 29/10/2022
Gặp Gỡ Và Biến Đổi
(Suy niệm Chúa nhật 31 TNC, Lc 19,1-10)
Lời tự sự của Gia-kêu
Chào mọi người, tôi biệt danh là Gia-kêu. Người ta xem tôi là lão đại gia, kẻ giàu có, hơn nữa tôi là kẻ có quyền vì tôi là người đứng đầu trong nhóm người thu thuế. Nhiều khi tôi cũng cảm thấy hạnh diện, nở mày nở mặt lắm. Thế nhưng, tôi suy nghĩ lại và cảm thấy mình bị cô lập giữa đám đông. Người ta cho tôi là kẻ giàu có và có quyền thế, nhưng tôi tự cảm thấy mình là kẻ nghèo nàn và thất bại. Tôi có thể sung sướng mỗi lần thu tiền nhưng đối với con mắt của những người Do Thái thì tôi là kẻ bán nước, kẻ phản quốc, kẻ trộm cướp, kẻ đáng bị nguyền rủa, kẻ ô uế, kẻ phải loại trừ,…Tại sao vậy? Như mọi người biết làm nghề thu thuế lúc bấy giờ là cộng tác với đế quốc Rô-ma để thu tiền hay nói cách khác bóc lột dân Do Thái của tôi. Tôi bị mang danh là ‘cọng rắn cắn gà nhà’ hay ‘rước voi về giày mả tổ’! Đối với họ, tội của tôi to lớn lắm, nên tôi luôn nhận lấy những ánh mắt khinh bỉ và xem thường. Tôi đau buồn và chán nản lắm mọi người ơi. Dù nhìn bề ngoài thì tôi có đầy dư tiền bạc, dư của cải, nhưng tâm hồn tôi, lương tâm tôi và cả con người tôi dường như trống vắng và thiếu thốn đủ bề. Tôi phải làm sao đây? Phải chăng bỏ nghề hái ra tiền này? Cũng có thể bỏ nhưng tôi sẽ được gì? Ai sẽ giúp tôi ngay lúc này đây?
Mọi người biết không? Trong khi đang chiến đấu với những tư tưởng giày vò lương tâm, tôi đã nghe biết về một người có tên là Giê-su. Nghe nói Ngài là bậc Thầy nổi tiếng và có lòng thương xót và hay cứu giúp mọi người: Ngài làm cho kẻ què đi được, kẻ điếc nghe được, kẻ mù được sáng, kẻ câm nói được, kẻ bệnh tật được chữa lành và ngay cả kẻ chết cũng được cho sống lại. Đặc biệt hôm nay, tôi nghe tin Ngài sắp vào thành Giê-ri-cô, nơi tôi đang hiện diện. Tôi ao ước và háo hức mong gặp thấy Ngài để xem Ngài là ai và là người như thế nào?.
Nhưng thấy Ngài không phải chuyện dễ vì mọi người rất đông đều quấn quýt và tìm cách sờ vào Ngài, hơn nữa, với đám đông đó tôi làm sao có thể thấy được Ngài vì tôi quá lùn. Cản trở này ăn thua gì, vì người ta hay bảo nhau: “nhất lẻ nhì lùn” cơ mà. Ở đây lẻ không có, chỉ tôi lùn, chắc tôi nhất rồi! Nói vậy, lùn là phải thông minh phải không? Biết mình lùn giữa đám đông, tôi phải có cách để tìm gặp cho được Đức Giê-su chứ. Nghĩ vậy, tôi liền chạy lại và trèo lên một cây sung bên đường mà Đức Giê-su sẽ đi qua. Từ trên cây sung, tôi sẽ thoải mái nhìn thấy Ngài và đám đông không thể cản trở tôi.
Các bạn biết không, thật sự tôi nhìn Ngài rất rõ. Tôi cảm thấy rạo rực trong lòng và thấy bình an khi trông thấy Ngài. Bỗng, tôi nghe được một tiếng gọi từ trong đám đông, hình như đó là lời của Ngài, Đức Giê-su Ki-tô. Ngài đã nhìn thấy tôi và tôi nhìn thấy Ngài. Hai ánh mắt nhìn nhau. Tiếng kêu của Ngài: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !” (Lc 19, 5). Tiếng kêu đó làm cả hàng nghìn con mắt hướng về tôi. Tôi ngại ngùng quá nhưng rất đỗi vui mừng vì Ngài đã đoái thương đến tôi là kẻ bị loại trừ, là kẻ tội lỗi. Tôi vinh dự quá và vội vàng tụt xuống để mau dẫn Ngài và một số anh em về nhà tôi để được đón tiếp.
Mọi người thấy không? Tôi vui quá chừng luôn! Các bạn đồng nghiệp của tôi cũng được mời vào gặp Đức Giê-su. Người Do Thái loại trừ và xem chúng tôi là kẻ tội lỗi và ô uế, nhưng Ngài thì không. Ngài đã đích thân gọi tên tôi, vào nhà tôi, ăn uống đồng bàn với tôi. Ngài đã cho tôi thêm nghị lực sống và thực sự tôi đã được tôn trọng. Giờ này đối với tôi, Ngài là nguồn sống và bình an nhất. Mọi của cải tôi có lúc này so với sự hiện hữu của Ngài chẳng là gì cả. Cho nên, tôi đã không màng tới của cải vật chất nữa. Tôi đã mạnh mồm và quyết định ngay khi tôi lên tiếng với Ngài:“Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.(cc. 8). Theo luật, tôi chỉ cần đền gấp 2 mà thôi, nhưng niềm vui gặp được Đức Ki-tô làm cho cõi lòng của tôi vui sướng và hạnh phúc. Điều đó thôi thúc tôi phải cho đi tất cả và trao ban những gì tôi có cho mọi người, nhất là đối với người nghèo. Tôi không kiềm chế được nước mắt lúc này mọi người ạ.
Người đời, cụ thể người Do Thái đã xa cách và loại trừ tôi, nhưng nhờ Đức Giê-su, mà tôi nói riêng và các bạn đồng nghiệp của tôi nói chung đã được phục hồi nhân phẩm, được gặp gỡ, được biến đổi và được tràn đầy niềm vui. Không những được Đức Giê-su gặp gỡ và tha thứ, tôi còn được đón nhận ơn cứu độ khi Ngài tuyên bố thẳng thắn: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”. (cc.9-10). Quả thật, gặp gỡ Đức Giê-su, tôi đã trở nên con người có giá trị và nguồn ơn cứu độ không khó đối với tôi.
Các bạn thân mến của tôi, qua đây tôi muốn nhắn gửi các bạn đôi lời tâm sự nhé: thật sự ai trong chúng ta mà chẳng có tội, có lỗi. Ai trong chúng ta ít nhất một lần đã sa ngã và phạm tội cách này hay cách khác. Tuy nhiên, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa tình yêu, Người đại lượng và nhân hậu vô cùng. Người là Thiên Chúa vô hình nhưng chúng ta bắt gặp Người hữu hình ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời làm người. Đức Giê-su, hình ảnh của Thiên Chúa hữu hình đến thế gian để tìm và cứu chữa con người tội lỗi của chúng ta. Vì thế, để đón nhận được sự hiện diện của Đức Giê-su vào nhà mình, vào tâm hồn mình, thiết tưởng chúng ta phải ý thức cái ‘lùn’ của mình, nghĩa là con người yếu đuối bất toàn của mình trước mắt Chúa để Chúa dễ dàng trông thấy, đón nhận và bước vào trong cõi lòng nhằm ban ơn cứu độ cho chúng ta. Và, một khi đã được Chúa ngự vào lòng, vào tâm hồn, chắc chắn chúng ta sẽ được biến đổi để trở nên con người của sự sẻ chia, trao ban và gặp gỡ anh chị em đồng loại, nhất là đối với những hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật, già cả neo đơn và loại trừ. Thật là đúng, khi chúng ta nói với nhau:
“Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình.
Gặp gỡ Đức Ki-tô đón nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Ki-tô chân thành mình gặp mình
Gặp gỡ Đức Ki-tô nảy sinh tình đệ huynh.” (Linh mục Giuse Tiến Lộc)
Xin kính chào các bạn và mong gặp các bạn trên Nước Trời nhé vì tất cả chúng ta đều là con cháu tổ phụ Ap-ra-ham! Các bạn cố gắng gặp gỡ Đức Ki-tô thường xuyên và liên tục nhé. Ký tên, Gia-kêu, bạn của các bạn.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật 31 TNC, Lc 19,1-10)
Lời tự sự của Gia-kêu
Chào mọi người, tôi biệt danh là Gia-kêu. Người ta xem tôi là lão đại gia, kẻ giàu có, hơn nữa tôi là kẻ có quyền vì tôi là người đứng đầu trong nhóm người thu thuế. Nhiều khi tôi cũng cảm thấy hạnh diện, nở mày nở mặt lắm. Thế nhưng, tôi suy nghĩ lại và cảm thấy mình bị cô lập giữa đám đông. Người ta cho tôi là kẻ giàu có và có quyền thế, nhưng tôi tự cảm thấy mình là kẻ nghèo nàn và thất bại. Tôi có thể sung sướng mỗi lần thu tiền nhưng đối với con mắt của những người Do Thái thì tôi là kẻ bán nước, kẻ phản quốc, kẻ trộm cướp, kẻ đáng bị nguyền rủa, kẻ ô uế, kẻ phải loại trừ,…Tại sao vậy? Như mọi người biết làm nghề thu thuế lúc bấy giờ là cộng tác với đế quốc Rô-ma để thu tiền hay nói cách khác bóc lột dân Do Thái của tôi. Tôi bị mang danh là ‘cọng rắn cắn gà nhà’ hay ‘rước voi về giày mả tổ’! Đối với họ, tội của tôi to lớn lắm, nên tôi luôn nhận lấy những ánh mắt khinh bỉ và xem thường. Tôi đau buồn và chán nản lắm mọi người ơi. Dù nhìn bề ngoài thì tôi có đầy dư tiền bạc, dư của cải, nhưng tâm hồn tôi, lương tâm tôi và cả con người tôi dường như trống vắng và thiếu thốn đủ bề. Tôi phải làm sao đây? Phải chăng bỏ nghề hái ra tiền này? Cũng có thể bỏ nhưng tôi sẽ được gì? Ai sẽ giúp tôi ngay lúc này đây?
Mọi người biết không? Trong khi đang chiến đấu với những tư tưởng giày vò lương tâm, tôi đã nghe biết về một người có tên là Giê-su. Nghe nói Ngài là bậc Thầy nổi tiếng và có lòng thương xót và hay cứu giúp mọi người: Ngài làm cho kẻ què đi được, kẻ điếc nghe được, kẻ mù được sáng, kẻ câm nói được, kẻ bệnh tật được chữa lành và ngay cả kẻ chết cũng được cho sống lại. Đặc biệt hôm nay, tôi nghe tin Ngài sắp vào thành Giê-ri-cô, nơi tôi đang hiện diện. Tôi ao ước và háo hức mong gặp thấy Ngài để xem Ngài là ai và là người như thế nào?.
Nhưng thấy Ngài không phải chuyện dễ vì mọi người rất đông đều quấn quýt và tìm cách sờ vào Ngài, hơn nữa, với đám đông đó tôi làm sao có thể thấy được Ngài vì tôi quá lùn. Cản trở này ăn thua gì, vì người ta hay bảo nhau: “nhất lẻ nhì lùn” cơ mà. Ở đây lẻ không có, chỉ tôi lùn, chắc tôi nhất rồi! Nói vậy, lùn là phải thông minh phải không? Biết mình lùn giữa đám đông, tôi phải có cách để tìm gặp cho được Đức Giê-su chứ. Nghĩ vậy, tôi liền chạy lại và trèo lên một cây sung bên đường mà Đức Giê-su sẽ đi qua. Từ trên cây sung, tôi sẽ thoải mái nhìn thấy Ngài và đám đông không thể cản trở tôi.
Các bạn biết không, thật sự tôi nhìn Ngài rất rõ. Tôi cảm thấy rạo rực trong lòng và thấy bình an khi trông thấy Ngài. Bỗng, tôi nghe được một tiếng gọi từ trong đám đông, hình như đó là lời của Ngài, Đức Giê-su Ki-tô. Ngài đã nhìn thấy tôi và tôi nhìn thấy Ngài. Hai ánh mắt nhìn nhau. Tiếng kêu của Ngài: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông !” (Lc 19, 5). Tiếng kêu đó làm cả hàng nghìn con mắt hướng về tôi. Tôi ngại ngùng quá nhưng rất đỗi vui mừng vì Ngài đã đoái thương đến tôi là kẻ bị loại trừ, là kẻ tội lỗi. Tôi vinh dự quá và vội vàng tụt xuống để mau dẫn Ngài và một số anh em về nhà tôi để được đón tiếp.
Mọi người thấy không? Tôi vui quá chừng luôn! Các bạn đồng nghiệp của tôi cũng được mời vào gặp Đức Giê-su. Người Do Thái loại trừ và xem chúng tôi là kẻ tội lỗi và ô uế, nhưng Ngài thì không. Ngài đã đích thân gọi tên tôi, vào nhà tôi, ăn uống đồng bàn với tôi. Ngài đã cho tôi thêm nghị lực sống và thực sự tôi đã được tôn trọng. Giờ này đối với tôi, Ngài là nguồn sống và bình an nhất. Mọi của cải tôi có lúc này so với sự hiện hữu của Ngài chẳng là gì cả. Cho nên, tôi đã không màng tới của cải vật chất nữa. Tôi đã mạnh mồm và quyết định ngay khi tôi lên tiếng với Ngài:“Thưa Ngài, tôi xin lấy phân nửa tài sản của tôi mà cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”.(cc. 8). Theo luật, tôi chỉ cần đền gấp 2 mà thôi, nhưng niềm vui gặp được Đức Ki-tô làm cho cõi lòng của tôi vui sướng và hạnh phúc. Điều đó thôi thúc tôi phải cho đi tất cả và trao ban những gì tôi có cho mọi người, nhất là đối với người nghèo. Tôi không kiềm chế được nước mắt lúc này mọi người ạ.
Người đời, cụ thể người Do Thái đã xa cách và loại trừ tôi, nhưng nhờ Đức Giê-su, mà tôi nói riêng và các bạn đồng nghiệp của tôi nói chung đã được phục hồi nhân phẩm, được gặp gỡ, được biến đổi và được tràn đầy niềm vui. Không những được Đức Giê-su gặp gỡ và tha thứ, tôi còn được đón nhận ơn cứu độ khi Ngài tuyên bố thẳng thắn: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”. (cc.9-10). Quả thật, gặp gỡ Đức Giê-su, tôi đã trở nên con người có giá trị và nguồn ơn cứu độ không khó đối với tôi.
Các bạn thân mến của tôi, qua đây tôi muốn nhắn gửi các bạn đôi lời tâm sự nhé: thật sự ai trong chúng ta mà chẳng có tội, có lỗi. Ai trong chúng ta ít nhất một lần đã sa ngã và phạm tội cách này hay cách khác. Tuy nhiên, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa tình yêu, Người đại lượng và nhân hậu vô cùng. Người là Thiên Chúa vô hình nhưng chúng ta bắt gặp Người hữu hình ngang qua Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời làm người. Đức Giê-su, hình ảnh của Thiên Chúa hữu hình đến thế gian để tìm và cứu chữa con người tội lỗi của chúng ta. Vì thế, để đón nhận được sự hiện diện của Đức Giê-su vào nhà mình, vào tâm hồn mình, thiết tưởng chúng ta phải ý thức cái ‘lùn’ của mình, nghĩa là con người yếu đuối bất toàn của mình trước mắt Chúa để Chúa dễ dàng trông thấy, đón nhận và bước vào trong cõi lòng nhằm ban ơn cứu độ cho chúng ta. Và, một khi đã được Chúa ngự vào lòng, vào tâm hồn, chắc chắn chúng ta sẽ được biến đổi để trở nên con người của sự sẻ chia, trao ban và gặp gỡ anh chị em đồng loại, nhất là đối với những hoàn cảnh nghèo khổ, bệnh tật, già cả neo đơn và loại trừ. Thật là đúng, khi chúng ta nói với nhau:
“Gặp gỡ Đức Ki-tô biến đổi cuộc đời mình.
Gặp gỡ Đức Ki-tô đón nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Ki-tô chân thành mình gặp mình
Gặp gỡ Đức Ki-tô nảy sinh tình đệ huynh.” (Linh mục Giuse Tiến Lộc)
Xin kính chào các bạn và mong gặp các bạn trên Nước Trời nhé vì tất cả chúng ta đều là con cháu tổ phụ Ap-ra-ham! Các bạn cố gắng gặp gỡ Đức Ki-tô thường xuyên và liên tục nhé. Ký tên, Gia-kêu, bạn của các bạn.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Con Chiên Lạc Vướng Trên Cành Sung
Lm Giuse Trương Đình Hiền
09:06 29/10/2022
Con Chiên Lạc Vướng Trên Cành Sung
(Chúa Nhật 31 TN C 2022)
Người ta vẫn nói “mắt là cửa sổ tâm hồn”. Một tâm hồn đẹp sẽ cho ánh mắt thấy mọi sự chung quanh, vạn vật bên ngoài đều đẹp; một tâm hồn hiền lành bao dung sẽ có ánh mắt đầy nhân ái từ bi; một tâm hồn thiện lương hy vọng, sẽ nhìn con người trong trong kính trọng tin yêu… Vì thế, thật may mắn cho những ai, những con người, đặc biệt, những con người thấp cổ bé miệng, những con người bị xã hội dè bỉu loại trừ, bị những người chung quanh lên án, ghét bỏ… lại gặp được “ánh mắt của những tâm hồn nhân ái thiện lương” ! Vâng, nếu may mắn gặp được những “ánh mắt và tâm hồn” cao quý đó, chắc chắn những thân phận “lùn và thấp” đó sẽ có cơ hội để ngẩng cao đầu !
Nếu trong cái xã hội đa đoan hổn tạp nầy con người khó tìm được những “ánh mắt” và “tâm hồn” cao quý có sức mạnh biến đổi cả một cuộc đời, thì Lời Chúa, đặc biệt, trong Chúa Nhật 31 TN C hôm nay, lại mách bảo cho chúng ta rằng: Thiên Chúa không ngừng đưa mắt nhìn chúng ta bằng cái nhìn từ bi nhân ái để khoan dung tha thứ, bằng sự trân trọng và tin tưởng đợi chờ để hoán cải trở nên thiện lương, bằng ánh mắt dịu hiền cảm thông để dễ dàng giao lưu gặp gỡ…
Từ những ngàn năm trước của một thời Cựu ước xa xăm, các Tổ phụ, Tiên tri, các bậc hiền nhân đã hát lên: “Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa…” (Tv 144,2). Riêng những lời trong Sách Khôn ngoan của Bài đọc 1, một trong những đoạn hiếm hoi của mặc khải Cựu ước khi trình bày dung mạo yêu thương của Thiên Chúa: “Chúa thương xót mọi loài, … và nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người để họ ăn năn sám hối. Chúa yêu thương mọi tạo vật, và không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa đã tác thành: vì nếu Chúa ghét bỏ một vật gì, thì Người đâu có tác tạo nó.…”. Vâng, Thiên Chúa của chúng ta không bao giờ là một “Ông Trời già khắc nghiệt, ưa bắt nạt, khủng bố…”, mà là một “Thiên Chúa giàu lòng nhân ái”, một Thiên Chúa đã mạnh mẽ đoan quyết rằng: “Cho dù có người mẹ nào không thương con dạ nó mang, thì Ta, Ta vẫn không hề quên ngươi” (Is 49,15); một Thiên Chúa “từ từ sửa phạt những kẻ lầm lạc, khuyên răn và dạy bảo những kẻ phạm lỗi, để họ từ bỏ tội ác mà tin theo Chúa” (Kn 12,1).
Thế nhưng, phải đợi cho đến khi thời gian viên mãn (Gl 4,4), khi Thiên Chúa phán dạy không phải qua môi miệng “các tiên tri, nhưng qua chính Người Con Một” (Dt 1,1-2), hay cụ thể hơn, khi “Người Con Một” đó đã đến và “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14), “đã đến nơi nhà chúng ta” (Ga 1, 11), thì con người mới thực sự đối diện, gặp gỡ, và bị thu hút trước “ánh mắt nhân từ”, trước “cái nhìn yêu thương”, trước tấm lòng “độ lượng bao dung” của Thiên Chúa.
Qua trích đoạn Tin Mừng được công bố hôm nay, gần như Thánh sử Luca đã cho chúng ta “cái nhìn toàn cảnh” về các nội dung ý nghĩa trên:
- Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành…: Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, Giêricô là biểu tượng của “thế giới loài người”, là cõi trần ai, là nơi thung lũng nước mắt, và cũng là nơi của kẻ ngoại đạo, của người tội lỗi. Phải chăng, chỉ bằng mấy từ mang tính dụ ngôn đó, thánh sử Luca muốn nói rằng: sáng kiến cứu độ, tình yêu tha thứ, luôn bắt nguồn từ Thiên Chúa, một Thiên Chúa đích thân và không bao giờ mệt mỏi dấn thân vào thế giới đa đoan để tìm kiếm những thân phận lạc loài tội lỗi. Chính Đức Kitô cũng đã minh họa rõ nét chân lý nầy trong dụ ngôn “Con chiên bị mất” (Lc 15, 4-7). Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xác quyết chân lý nầy trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin Mừng): “Xin cho tôi lặp lại điều này một lần nữa: Chúa không bao giờ thấy mệt khi tha thứ cho chúng ta; … Đức Kitô đã làm gương: … Ngài không ngừng vác chúng ta lên vai trở lại. Không ai có thể lấy mất của chúng ta cái nhân phẩm Ngài đã ban cho chúng ta do lòng thương vô biên của Ngài.” (EG Số 3).
- Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: “Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi”: Trong Tin Mừng, có biết bao nhiêu người đã gặp “cái nhìn đầy yêu thương của Chúa Giêsu”: cái nhìn dành cho chàng Lêvi đang đếm tiền ở bàn thu thuế; cái nhìn dành cho anh chàng mù ở Giêricô; cái nhìn dành cho người phụ nữ tội lỗi sám hối; cái nhìn dành cho người thiếu phụ bị bắt phạm tội ngoại tình; cái nhìn dành cho Phêrô đang hổ thẹn tan nát sau những lời chối bỏ Thầy… Vâng, sau “cái nhìn” đó là một cuộc “hành trình hoán cải” của hy vọng và niềm vui, của con người “giã từ quá khứ” “Giakêu, xuống mau đi” và của Thiên Chúa đang “hiện diện đợi chờ gặp gỡ” “Ta phải lưu lại nhà ngươi”. Và điều quan trọng, “cái nhìn nầy”, cuộc hoán cải nầy, niềm vui gặp gỡ nầy… không là chuyện của quá khứ mà là của hôm nay, bây giờ, bởi vì Chúa Kitô đang sống: “Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và là tuổi trẻ đẹp nhất của thế giới này. Tất cả những gì Người chạm đến đều trở nên tươi trẻ, mới mẻ, tràn đầy sức sống. Thế nên, lời đầu tiên cha muốn nói với mỗi Kitô hữu trẻ là: Chúa Kitô đang sống và Người muốn con cũng được sống!” (ĐGH PHANXICÔ, Tông huấn Christus Vivit só 1).
Nhưng cuộc hạnh ngộ của niềm tin không chỉ đọng lại nơi “bữa tiệc vui tại nhà Giakêu” mà phải đi tới, phải tiến về phía trước, phía của đổi đời, của cuộc cách mạng nội tâm, cuộc “thay da đổi thịt” đời sống… như Giakêu: “Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người… Ông đứng lên thưa với Chúa rằng: “Tôi xin lấy phân nữa tài sản của tôi mà cho người ngèo; và nếu đã hiệt hại ai, tôi xin đền gấp bốn”. Với hiện trạng nầy, từ một tên ty trưởng thuế vụ giàu có, giữ chặt hầu bao, kiên cố kho lẫm…, Giakêu đã trở nên gần như “trắng tay” khi sẻ chia bác ái và thực thi công bình. Vâng, ông đã chọn “con đường của Tám Mối phúc”!
Và chính cuộc đổi đời đó đã đưa Giakêu vào một vị trí mới, một sự hàn gắn mối tương quan người với người, một cuộc hiệp thông huynh đệ, một đại gia đình không còn chỗ cho đố kỵ rẻ khinh, mà tất cả sẽ là “anh em trong Đức Kitô”, là con cái trong đại gia đình của Thiên Chúa như chính Đức Kitô hôm nay đã khẳng quyết: “bởi người nầy cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham” (Lc 19,10).
Từ cuộc tìm kiếm, khám phá Đức Kitô khá ngộ nghĩnh và hồn nhiên đầy tính trẻ con của Giakêu (ngồi lắt lẻo trên cây), cho tới quyết tâm “sẻ chia cho người nghèo” và “đền bù thiệt hại” cho anh em…, quả thật con đường gặp gỡ Thiên Chúa và hoán cải của Giakêu luôn là mô hình mẫu cho muôn thế hệ Kitô hữu chúng ta ! Một niềm tin vững vàng như thế không cho phép chúng ta dao động, lo lắng trước bất cứ biến cố nào, tin đồn thất thiệt nào hay những thử thách gian truân nào như lời khuyến dụ trong Bài đọc 2, thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Thêxalônica: “xin anh em chớ vội để mình bị giao động tinh thần, và đừng hoảng sợ…” (2 Tx 1,11-2,2). Bởi vì, cũng như Giakêu, cuộc sống mới, con đường mới, không còn lệ thuộc hay được bảo đảm do của cải vật chất, do quyền thế giàu sang, nhưng do ân sủng của Thiên Chúa: “Người dùng quyền phép mà kiện toàn những ý định ngay lành do lòng tốt của anh em và công việc của lòng tin anh em, để danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người, do ân sủng của Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô.”.
Và như thế, câu chuyện “con chiên lạc vướng trên cành sung” ngày nào vẫn luôn mang tính thời sự cho mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng ta hôm nay. Ước gì, tất cả chúng ta, mọi gia đình Kitô hữu chúng ta, hôm nay nhận được ánh nhìn của Đức Kitô và được nghe vọng về lời thân thương của chính Ngài: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà nầy … Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất”. Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 31 TN C 2022)
Người ta vẫn nói “mắt là cửa sổ tâm hồn”. Một tâm hồn đẹp sẽ cho ánh mắt thấy mọi sự chung quanh, vạn vật bên ngoài đều đẹp; một tâm hồn hiền lành bao dung sẽ có ánh mắt đầy nhân ái từ bi; một tâm hồn thiện lương hy vọng, sẽ nhìn con người trong trong kính trọng tin yêu… Vì thế, thật may mắn cho những ai, những con người, đặc biệt, những con người thấp cổ bé miệng, những con người bị xã hội dè bỉu loại trừ, bị những người chung quanh lên án, ghét bỏ… lại gặp được “ánh mắt của những tâm hồn nhân ái thiện lương” ! Vâng, nếu may mắn gặp được những “ánh mắt và tâm hồn” cao quý đó, chắc chắn những thân phận “lùn và thấp” đó sẽ có cơ hội để ngẩng cao đầu !
Nếu trong cái xã hội đa đoan hổn tạp nầy con người khó tìm được những “ánh mắt” và “tâm hồn” cao quý có sức mạnh biến đổi cả một cuộc đời, thì Lời Chúa, đặc biệt, trong Chúa Nhật 31 TN C hôm nay, lại mách bảo cho chúng ta rằng: Thiên Chúa không ngừng đưa mắt nhìn chúng ta bằng cái nhìn từ bi nhân ái để khoan dung tha thứ, bằng sự trân trọng và tin tưởng đợi chờ để hoán cải trở nên thiện lương, bằng ánh mắt dịu hiền cảm thông để dễ dàng giao lưu gặp gỡ…
Từ những ngàn năm trước của một thời Cựu ước xa xăm, các Tổ phụ, Tiên tri, các bậc hiền nhân đã hát lên: “Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa…” (Tv 144,2). Riêng những lời trong Sách Khôn ngoan của Bài đọc 1, một trong những đoạn hiếm hoi của mặc khải Cựu ước khi trình bày dung mạo yêu thương của Thiên Chúa: “Chúa thương xót mọi loài, … và nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi loài người để họ ăn năn sám hối. Chúa yêu thương mọi tạo vật, và không ghét bỏ bất cứ vật gì Chúa đã tác thành: vì nếu Chúa ghét bỏ một vật gì, thì Người đâu có tác tạo nó.…”. Vâng, Thiên Chúa của chúng ta không bao giờ là một “Ông Trời già khắc nghiệt, ưa bắt nạt, khủng bố…”, mà là một “Thiên Chúa giàu lòng nhân ái”, một Thiên Chúa đã mạnh mẽ đoan quyết rằng: “Cho dù có người mẹ nào không thương con dạ nó mang, thì Ta, Ta vẫn không hề quên ngươi” (Is 49,15); một Thiên Chúa “từ từ sửa phạt những kẻ lầm lạc, khuyên răn và dạy bảo những kẻ phạm lỗi, để họ từ bỏ tội ác mà tin theo Chúa” (Kn 12,1).
Thế nhưng, phải đợi cho đến khi thời gian viên mãn (Gl 4,4), khi Thiên Chúa phán dạy không phải qua môi miệng “các tiên tri, nhưng qua chính Người Con Một” (Dt 1,1-2), hay cụ thể hơn, khi “Người Con Một” đó đã đến và “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14), “đã đến nơi nhà chúng ta” (Ga 1, 11), thì con người mới thực sự đối diện, gặp gỡ, và bị thu hút trước “ánh mắt nhân từ”, trước “cái nhìn yêu thương”, trước tấm lòng “độ lượng bao dung” của Thiên Chúa.
Qua trích đoạn Tin Mừng được công bố hôm nay, gần như Thánh sử Luca đã cho chúng ta “cái nhìn toàn cảnh” về các nội dung ý nghĩa trên:
- Chúa Giêsu vào Giêricô và đi ngang qua thành…: Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, Giêricô là biểu tượng của “thế giới loài người”, là cõi trần ai, là nơi thung lũng nước mắt, và cũng là nơi của kẻ ngoại đạo, của người tội lỗi. Phải chăng, chỉ bằng mấy từ mang tính dụ ngôn đó, thánh sử Luca muốn nói rằng: sáng kiến cứu độ, tình yêu tha thứ, luôn bắt nguồn từ Thiên Chúa, một Thiên Chúa đích thân và không bao giờ mệt mỏi dấn thân vào thế giới đa đoan để tìm kiếm những thân phận lạc loài tội lỗi. Chính Đức Kitô cũng đã minh họa rõ nét chân lý nầy trong dụ ngôn “Con chiên bị mất” (Lc 15, 4-7). Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã xác quyết chân lý nầy trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin Mừng): “Xin cho tôi lặp lại điều này một lần nữa: Chúa không bao giờ thấy mệt khi tha thứ cho chúng ta; … Đức Kitô đã làm gương: … Ngài không ngừng vác chúng ta lên vai trở lại. Không ai có thể lấy mất của chúng ta cái nhân phẩm Ngài đã ban cho chúng ta do lòng thương vô biên của Ngài.” (EG Số 3).
- Khi vừa đến nơi, Chúa Giêsu nhìn lên và trông thấy ông ấy, nên Người bảo ông rằng: “Hỡi Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Ta phải lưu lại tại nhà ngươi”: Trong Tin Mừng, có biết bao nhiêu người đã gặp “cái nhìn đầy yêu thương của Chúa Giêsu”: cái nhìn dành cho chàng Lêvi đang đếm tiền ở bàn thu thuế; cái nhìn dành cho anh chàng mù ở Giêricô; cái nhìn dành cho người phụ nữ tội lỗi sám hối; cái nhìn dành cho người thiếu phụ bị bắt phạm tội ngoại tình; cái nhìn dành cho Phêrô đang hổ thẹn tan nát sau những lời chối bỏ Thầy… Vâng, sau “cái nhìn” đó là một cuộc “hành trình hoán cải” của hy vọng và niềm vui, của con người “giã từ quá khứ” “Giakêu, xuống mau đi” và của Thiên Chúa đang “hiện diện đợi chờ gặp gỡ” “Ta phải lưu lại nhà ngươi”. Và điều quan trọng, “cái nhìn nầy”, cuộc hoán cải nầy, niềm vui gặp gỡ nầy… không là chuyện của quá khứ mà là của hôm nay, bây giờ, bởi vì Chúa Kitô đang sống: “Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và là tuổi trẻ đẹp nhất của thế giới này. Tất cả những gì Người chạm đến đều trở nên tươi trẻ, mới mẻ, tràn đầy sức sống. Thế nên, lời đầu tiên cha muốn nói với mỗi Kitô hữu trẻ là: Chúa Kitô đang sống và Người muốn con cũng được sống!” (ĐGH PHANXICÔ, Tông huấn Christus Vivit só 1).
Nhưng cuộc hạnh ngộ của niềm tin không chỉ đọng lại nơi “bữa tiệc vui tại nhà Giakêu” mà phải đi tới, phải tiến về phía trước, phía của đổi đời, của cuộc cách mạng nội tâm, cuộc “thay da đổi thịt” đời sống… như Giakêu: “Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người… Ông đứng lên thưa với Chúa rằng: “Tôi xin lấy phân nữa tài sản của tôi mà cho người ngèo; và nếu đã hiệt hại ai, tôi xin đền gấp bốn”. Với hiện trạng nầy, từ một tên ty trưởng thuế vụ giàu có, giữ chặt hầu bao, kiên cố kho lẫm…, Giakêu đã trở nên gần như “trắng tay” khi sẻ chia bác ái và thực thi công bình. Vâng, ông đã chọn “con đường của Tám Mối phúc”!
Và chính cuộc đổi đời đó đã đưa Giakêu vào một vị trí mới, một sự hàn gắn mối tương quan người với người, một cuộc hiệp thông huynh đệ, một đại gia đình không còn chỗ cho đố kỵ rẻ khinh, mà tất cả sẽ là “anh em trong Đức Kitô”, là con cái trong đại gia đình của Thiên Chúa như chính Đức Kitô hôm nay đã khẳng quyết: “bởi người nầy cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham” (Lc 19,10).
Từ cuộc tìm kiếm, khám phá Đức Kitô khá ngộ nghĩnh và hồn nhiên đầy tính trẻ con của Giakêu (ngồi lắt lẻo trên cây), cho tới quyết tâm “sẻ chia cho người nghèo” và “đền bù thiệt hại” cho anh em…, quả thật con đường gặp gỡ Thiên Chúa và hoán cải của Giakêu luôn là mô hình mẫu cho muôn thế hệ Kitô hữu chúng ta ! Một niềm tin vững vàng như thế không cho phép chúng ta dao động, lo lắng trước bất cứ biến cố nào, tin đồn thất thiệt nào hay những thử thách gian truân nào như lời khuyến dụ trong Bài đọc 2, thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Thêxalônica: “xin anh em chớ vội để mình bị giao động tinh thần, và đừng hoảng sợ…” (2 Tx 1,11-2,2). Bởi vì, cũng như Giakêu, cuộc sống mới, con đường mới, không còn lệ thuộc hay được bảo đảm do của cải vật chất, do quyền thế giàu sang, nhưng do ân sủng của Thiên Chúa: “Người dùng quyền phép mà kiện toàn những ý định ngay lành do lòng tốt của anh em và công việc của lòng tin anh em, để danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, được vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người, do ân sủng của Thiên Chúa, Chúa chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô.”.
Và như thế, câu chuyện “con chiên lạc vướng trên cành sung” ngày nào vẫn luôn mang tính thời sự cho mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng ta hôm nay. Ước gì, tất cả chúng ta, mọi gia đình Kitô hữu chúng ta, hôm nay nhận được ánh nhìn của Đức Kitô và được nghe vọng về lời thân thương của chính Ngài: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà nầy … Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất”. Amen.
Trương Đình Hiền
CN 31C : Lùn chưa chắc đã thấp
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
12:27 29/10/2022
CN 31C : Lùn chưa chắc đã thấp
“Nhất lé nhì lùn.” Người Việt ta hay nói vậy. Vì không phải là người Việt, nên không chắc Chúa Giêsu đã biết câu cảnh báo này : Đừng chơi nhà thằng lé, đừng ghé nhà thằng lùn. Có lẽ Chúa không biết câu ấy thật nên hôm nay Chúa không những đã ghé, mà còn ở lại ăn cơm, nơi nhà một người rất lùn, tên là Giakêu. Ông lùn nhưng ông không thấp. Lùn chưa chắc đã thấp. Bởi :
1. Giakêu lùn nhưng có một quyết tâm cao.
Quyết tâm cao được thể hiện bằng cách :
-Leo lên cây cao : Để gặp Chúa, người ta phải biết vượt cao hơn cái trần tục của mình. Leo cao, bao giờ cũng đòi phải cố gắng. Ông leo cao để tìm Chúa. Và rồi ông gặp được Chúa thật. Vì vừa ngay lúc ấy, Chúa đến nơi, và Người nhìn lên, bốn mắt gặp nhau, Chúa đọc được cái khát vọng trong lòng ông Giakêu. Chúa thương thiện chí của ông. Chúa cảm động trước cố gắng của ông. Và rồi Chúa gọi ông xuống. Chúa chưa vào nhà ông, nhưng Chúa đã cho ông vào lòng Chúa rồi. Ông vẫn còn ngồi trên cây, nhưng Chúa đã đưa ông vào trong trái tim Chúa rồi. Chưa ai như Chúa, chủ nhà chưa mời mà Chúa đã tự mời mình vào nhà người ta.“Này Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại trong nhà ông.”
Quyết tâm cao khác của Giakêu, đó là :
-Quyết mở hầu bao : Và khi gặp Chúa rồi, ắt hẳn ông phải có một quyết tâm cực cao, ông mới mở nổi hầu bao cắt đi những đồng tiền liền khúc ruột.
Khi Chúa Giê-su nói với ông rằng hôm nay Ngài sẽ đến nhà ông, và khi ông đã khám phá ra rằng mình đã gặp được một người bạn mới rất tuyệt diệu, lập tức ông có một quyết định. Ông đã quyết định đem nửa phần gia tài mình phân phát cho người nghèo, và nửa phần còn lại ông cũng không giữ riêng cho ông, song ông sẽ dùng để đền bù cho tất cả những gian lận mà ông tự thú đã phạm.
Trong việc đền trả này ông lại còn đi xa hơn điều luật pháp đòi hỏi.
-Chỉ khi nào trộm (cướp thì đúng hơn) là một hành động bạo lực và dụng tâm gây tàn hại, bấy giờ mới buộc phải đền gấp bốn (x. Xh 22,1).
-Nếu chỉ là việc trộm cắp thường và nguyên vật không thể hoàn trả, thì phải tính gấp đôi mà đền (x. Xh 22,4.7).
-Nếu bị can tự thú và tình nguyện hoàn trả thì chỉ phải trả theo giá nguyên vật, cộng thêm một phần năm nữa thôi (x. Ds 5,7).
Giakêu nhất định làm nhiều hơn điều luật pháp đòi hỏi. Bằng hành động, ông tỏ ra đã được biến cải.
Giáo sĩ Boreham có kể một chuyện đáng ghi. Trong một buổi họp kia, khi vài ba bà đứng lên làm chứng ơn phước đã được ban, có một bà ngồi câm lặng buồn rầu. Người ta mời bà làm chứng thì bà từ chối. Khi hỏi lý do, bà trả lời : "Trong số những bà vừa đứng lên làm chứng đó có bốn bà nợ tiền tôi mà tôi và gia đình tôi đang đói lắm vì không có tiền mua thức ăn." Lời chứng sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu không được bảo đảm bằng hành động thực tế xác nhận cho sự thành thực của lời nói. Chúa Giê-su không đòi sự thay đổi trong lời nói, nhưng Ngài đòi hỏi sự thay đổi trong đời sống.
Giakêu Lùn chưa chắc đã thấp, vì Giakêu có quyết tâm cao
Và Giakêu Lùn chưa chắc đã thấp bởi lẽ Giakêu vẫn cao vì không bị đè nặng.
2. Giakêu lùn nhưng vẫn cao vì không bị đè nặng
Người ta nói tập tạ thì lùn, vì bị tạ đè lên người. Nhưng vẫn có những người không tập tạ, mà vẫn lùn, không sao cao lên được, vì bị đè bởi những gánh nặng : gánh nặng tội lỗi, gánh nặng tài sản.
-gánh nặng tội lỗi, đè bẹp con người làm con người cứ đi trong tầng thấp không sao ngẩng cao lên được.
-gánh nặng tài sản, của cải: tưởng ở lầu cao, ăn cao lương mĩ vị, nhưng mấy khi họ được thanh thản vươn cao, bởi lúc nào cũng ưu tư lo lắng, làm sao giữ được tiền, làm sao cho tiền sinh lợi. Còn Giakêu, của cải không đè bẹp ông làm ông thấp, bởi ông trở thành cao cả, vì ông đã biết sống có tình người.
“Tôi xin lấy nửa gia tài của tôi mà cho người nghèo.”
Rất lạ. Việc đầu tiên lại là nghĩ đến người nghèo? Phải chăng, dưới ánh sáng của Chúa, ông đã chợt nhận ra rằng : suốt những tháng năm qua, ông đã là kẻ ích kỷ, đóng khung. Ông đã không hề biết đến “tình người”. Sống mà không biết đến người khác, là tự huỷ cái tính đồng loại của mình. Ông chỉ là một kẻ ích kỷ. Kẻ ích kỷ là kẻ cô đơn nhất trong cuộc đời. Bởi không bao giờ, người ích kỷ có một chỗ đứng trong con tim người khác.
Bây giờ ông Giakêu muốn trở lại, hội nhập lại với cộng đồng, ông muốn san sẻ, ông muốn mình thành kẻ hữu ích cho cuộc đời.
“Và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.”
Trước đây, hẳn với nghề nghiệp thu thuế của mình, nhiều lúc ông đã là kẻ gian tham, nhưng sao những lúc ấy, ông vẫn thấy cứ tỉnh bơ. Giờ này gặp được Chúa, ông đã thấy những bất công ấy là tội ác. Ông nghiệm ra rằng : Sự gian dối luôn là một gánh nặng, đè trĩu linh hồn con người. Chỉ có sự công bằng, bác ái mới làm hồn con người thanh thản và bình an, và bay cao.
Ông trở thành cao cả, bởi tâm hồn ông bây giờ thênh thang, trắng trong, không bận vướng, tựa Nguyễn Công Trứ : “nợ tang bồng trăng trắng vỗ tay reo.” Chiều cao thân xác Giakêu vẫn thấp, nhưng chiều cao linh hồn ông giờ đã ngất cao khi ông chia của cải cho người thấp bé.
Bởi vậy, lùn chưa chắc đã thấp.
Chúng ta nếu không muốn lùn vì bị đè nặng bởi tội lỗi và của cải thì hãy noi gương Giakêu rộng tay phân phát, nhất là cho đồng bào bị bão lụt miền Trung mà chúng ta quyên góp hôm nay. Rộng tay làm phúc cũng được tha thứ tội khiên nữa chứ không phải chơi. Thánh Phêrô viết như vậy trong thư thứ nhất : "Anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi" (I Pr 4,8). Thực ra Phêrô trích từ sách Châm Ngôn : "Ghen ghét sinh cãi vã, tình yêu khỏa lấp mọi lỗi lầm" (Cn 10, 12). Mà không cần sách Châm Ngôn, hay Thư Phêrô, chúng ta được chính Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay : Hôm nay nhà này (Giakêu) được ơn cứu độ. Giakêu dùng của cải làm việc bác ái, vừa trút được gánh nặng tội lỗi vừa không bị của cải đè đầu, nên Giakêu lùn mà vẫn cao. Hãy noi gương Giakêu, là ta không bị đè nặng bởi tội, không bị đè bẹp bởi tiền, ta hiên ngang vươn cao tới Chúa. Lùn chưa chắc đã thấp, nhưng như Giakêu lùn mà vươn cao tới tận trời xanh, nơi có Chúa ngự trị. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy ý của Lm Đaminh Thiêm, và Lm Hàm)
“Nhất lé nhì lùn.” Người Việt ta hay nói vậy. Vì không phải là người Việt, nên không chắc Chúa Giêsu đã biết câu cảnh báo này : Đừng chơi nhà thằng lé, đừng ghé nhà thằng lùn. Có lẽ Chúa không biết câu ấy thật nên hôm nay Chúa không những đã ghé, mà còn ở lại ăn cơm, nơi nhà một người rất lùn, tên là Giakêu. Ông lùn nhưng ông không thấp. Lùn chưa chắc đã thấp. Bởi :
1. Giakêu lùn nhưng có một quyết tâm cao.
Quyết tâm cao được thể hiện bằng cách :
-Leo lên cây cao : Để gặp Chúa, người ta phải biết vượt cao hơn cái trần tục của mình. Leo cao, bao giờ cũng đòi phải cố gắng. Ông leo cao để tìm Chúa. Và rồi ông gặp được Chúa thật. Vì vừa ngay lúc ấy, Chúa đến nơi, và Người nhìn lên, bốn mắt gặp nhau, Chúa đọc được cái khát vọng trong lòng ông Giakêu. Chúa thương thiện chí của ông. Chúa cảm động trước cố gắng của ông. Và rồi Chúa gọi ông xuống. Chúa chưa vào nhà ông, nhưng Chúa đã cho ông vào lòng Chúa rồi. Ông vẫn còn ngồi trên cây, nhưng Chúa đã đưa ông vào trong trái tim Chúa rồi. Chưa ai như Chúa, chủ nhà chưa mời mà Chúa đã tự mời mình vào nhà người ta.“Này Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại trong nhà ông.”
Quyết tâm cao khác của Giakêu, đó là :
-Quyết mở hầu bao : Và khi gặp Chúa rồi, ắt hẳn ông phải có một quyết tâm cực cao, ông mới mở nổi hầu bao cắt đi những đồng tiền liền khúc ruột.
Khi Chúa Giê-su nói với ông rằng hôm nay Ngài sẽ đến nhà ông, và khi ông đã khám phá ra rằng mình đã gặp được một người bạn mới rất tuyệt diệu, lập tức ông có một quyết định. Ông đã quyết định đem nửa phần gia tài mình phân phát cho người nghèo, và nửa phần còn lại ông cũng không giữ riêng cho ông, song ông sẽ dùng để đền bù cho tất cả những gian lận mà ông tự thú đã phạm.
Trong việc đền trả này ông lại còn đi xa hơn điều luật pháp đòi hỏi.
-Chỉ khi nào trộm (cướp thì đúng hơn) là một hành động bạo lực và dụng tâm gây tàn hại, bấy giờ mới buộc phải đền gấp bốn (x. Xh 22,1).
-Nếu chỉ là việc trộm cắp thường và nguyên vật không thể hoàn trả, thì phải tính gấp đôi mà đền (x. Xh 22,4.7).
-Nếu bị can tự thú và tình nguyện hoàn trả thì chỉ phải trả theo giá nguyên vật, cộng thêm một phần năm nữa thôi (x. Ds 5,7).
Giakêu nhất định làm nhiều hơn điều luật pháp đòi hỏi. Bằng hành động, ông tỏ ra đã được biến cải.
Giáo sĩ Boreham có kể một chuyện đáng ghi. Trong một buổi họp kia, khi vài ba bà đứng lên làm chứng ơn phước đã được ban, có một bà ngồi câm lặng buồn rầu. Người ta mời bà làm chứng thì bà từ chối. Khi hỏi lý do, bà trả lời : "Trong số những bà vừa đứng lên làm chứng đó có bốn bà nợ tiền tôi mà tôi và gia đình tôi đang đói lắm vì không có tiền mua thức ăn." Lời chứng sẽ hoàn toàn vô giá trị nếu không được bảo đảm bằng hành động thực tế xác nhận cho sự thành thực của lời nói. Chúa Giê-su không đòi sự thay đổi trong lời nói, nhưng Ngài đòi hỏi sự thay đổi trong đời sống.
Giakêu Lùn chưa chắc đã thấp, vì Giakêu có quyết tâm cao
Và Giakêu Lùn chưa chắc đã thấp bởi lẽ Giakêu vẫn cao vì không bị đè nặng.
2. Giakêu lùn nhưng vẫn cao vì không bị đè nặng
Người ta nói tập tạ thì lùn, vì bị tạ đè lên người. Nhưng vẫn có những người không tập tạ, mà vẫn lùn, không sao cao lên được, vì bị đè bởi những gánh nặng : gánh nặng tội lỗi, gánh nặng tài sản.
-gánh nặng tội lỗi, đè bẹp con người làm con người cứ đi trong tầng thấp không sao ngẩng cao lên được.
-gánh nặng tài sản, của cải: tưởng ở lầu cao, ăn cao lương mĩ vị, nhưng mấy khi họ được thanh thản vươn cao, bởi lúc nào cũng ưu tư lo lắng, làm sao giữ được tiền, làm sao cho tiền sinh lợi. Còn Giakêu, của cải không đè bẹp ông làm ông thấp, bởi ông trở thành cao cả, vì ông đã biết sống có tình người.
“Tôi xin lấy nửa gia tài của tôi mà cho người nghèo.”
Rất lạ. Việc đầu tiên lại là nghĩ đến người nghèo? Phải chăng, dưới ánh sáng của Chúa, ông đã chợt nhận ra rằng : suốt những tháng năm qua, ông đã là kẻ ích kỷ, đóng khung. Ông đã không hề biết đến “tình người”. Sống mà không biết đến người khác, là tự huỷ cái tính đồng loại của mình. Ông chỉ là một kẻ ích kỷ. Kẻ ích kỷ là kẻ cô đơn nhất trong cuộc đời. Bởi không bao giờ, người ích kỷ có một chỗ đứng trong con tim người khác.
Bây giờ ông Giakêu muốn trở lại, hội nhập lại với cộng đồng, ông muốn san sẻ, ông muốn mình thành kẻ hữu ích cho cuộc đời.
“Và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.”
Trước đây, hẳn với nghề nghiệp thu thuế của mình, nhiều lúc ông đã là kẻ gian tham, nhưng sao những lúc ấy, ông vẫn thấy cứ tỉnh bơ. Giờ này gặp được Chúa, ông đã thấy những bất công ấy là tội ác. Ông nghiệm ra rằng : Sự gian dối luôn là một gánh nặng, đè trĩu linh hồn con người. Chỉ có sự công bằng, bác ái mới làm hồn con người thanh thản và bình an, và bay cao.
Ông trở thành cao cả, bởi tâm hồn ông bây giờ thênh thang, trắng trong, không bận vướng, tựa Nguyễn Công Trứ : “nợ tang bồng trăng trắng vỗ tay reo.” Chiều cao thân xác Giakêu vẫn thấp, nhưng chiều cao linh hồn ông giờ đã ngất cao khi ông chia của cải cho người thấp bé.
Bởi vậy, lùn chưa chắc đã thấp.
Chúng ta nếu không muốn lùn vì bị đè nặng bởi tội lỗi và của cải thì hãy noi gương Giakêu rộng tay phân phát, nhất là cho đồng bào bị bão lụt miền Trung mà chúng ta quyên góp hôm nay. Rộng tay làm phúc cũng được tha thứ tội khiên nữa chứ không phải chơi. Thánh Phêrô viết như vậy trong thư thứ nhất : "Anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi" (I Pr 4,8). Thực ra Phêrô trích từ sách Châm Ngôn : "Ghen ghét sinh cãi vã, tình yêu khỏa lấp mọi lỗi lầm" (Cn 10, 12). Mà không cần sách Châm Ngôn, hay Thư Phêrô, chúng ta được chính Chúa Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay : Hôm nay nhà này (Giakêu) được ơn cứu độ. Giakêu dùng của cải làm việc bác ái, vừa trút được gánh nặng tội lỗi vừa không bị của cải đè đầu, nên Giakêu lùn mà vẫn cao. Hãy noi gương Giakêu, là ta không bị đè nặng bởi tội, không bị đè bẹp bởi tiền, ta hiên ngang vươn cao tới Chúa. Lùn chưa chắc đã thấp, nhưng như Giakêu lùn mà vươn cao tới tận trời xanh, nơi có Chúa ngự trị. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy ý của Lm Đaminh Thiêm, và Lm Hàm)
Xuống mau đi!
Lm. Minh Anh
23:37 29/10/2022
“XUỐNG MAU ĐI!”
“Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn hối cải ăn năn”.
Với Giakêu, Đức Cha Michel Aupetit, đặt hai câu hỏi và ngài có câu trả lời khá thú vị. Ai leo lên cây? Khỉ! Ai leo xuống cây? Người! Dẫu đó là một mô tả giản lược về sự tiến hoá, nhưng nó vẫn nói lên một điều gì đó hối thúc bạn “Xuống mau đi!” để bạn có thể gặp ‘Một Ai đó’ mà người ấy có thể biến đổi trái tim bạn, linh hồn bạn; ‘một Ai đó’ sẽ khiến niềm vui của bạn phải vỡ oà.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay man mát một niềm vui; đúng hơn, vỡ oà niềm vui khi một lần nữa, Thiên Chúa tỏ ra rất từ bi nhân hậu. Bài đọc Khôn Ngoan nói, “Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi”. Cụ thể, trong Tin Mừng hôm nay, Giakêu, ông không còn leo lên cây như ‘khỉ’; nhưng nghe lời gọi “Xuống mau đi!” của Chúa Giêsu, ông leo xuống để làm ‘người’.
Đó là một Thiên Chúa mà trước mặt Ngài, “Cả vũ trụ ví như hạt cát trên bàn cân”. Vậy mà Đấng uy quyền phép tắc đó lại là Đấng “nhắm mắt làm ngơ trước tội lỗi và quá khứ của Giakêu, một con người, một sinh linh, một linh hồn vốn đã hư mất. Chúa Giêsu đã tìm thấy và cứu thoát ông. Tin Mừng kể chuyện Ngài đi qua Giêricô và kìa, Giakêu đang tìm cách nhìn xem Ngài. Khổ nỗi, ông thấp bé! Vì thế, hồn nhiên như một trẻ thơ, Giakêu trèo lên một cây sung; Ngài dừng lại, gọi ông, “Giakêu, xuống mau đi vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!”. “Xuống mau đi” vì tôi đã quá vất vả, nay mới tìm được ông! “Xuống mau đi” vì tôi không cần phải đi đâu xa nữa, tôi đã tìm được người tôi tìm! “Xuống mau đi” vì người ta khinh dể ông bao nhiêu, tôi trân quý ông bấy nhiêu! “Xuống mau đi” vì tôi đang đói, không phải đói một bữa ăn nhưng đói linh hồn ông! Những lời “Xuống mau đi” ấy là một hối thúc dịu dàng, một đề nghị bất chợt, một thỉnh cầu đến kinh ngạc. Trước ánh mắt ấy, trước lời gọi ấy, Giakêu tưởng như mơ… ông vội vàng leo xuống.
Sự kiện Tin Mừng hôm nay có một ý nghĩa lịch sử rất thú vị. Theo Thánh Kinh, Giêricô là thành đã bị phá huỷ thời Giosuê và không được xây dựng lại, sử sách gọi nó là “Thành Bị Lãng Quên”. Vậy mà Chúa Giêsu vẫn tiến vào và đi qua nó. Về mặt địa lý, thành này thấp hơn mực biển; về mặt xã hội, thành hoang phế này chỉ dành cho tiện dân, không đáng sống. Ấy thế, Chúa Giêsu vẫn đi vào, Ngài không sợ đến với tầng lớp thấp nhất, ty tiện nhất mà đại diện là Giakêu. Giakêu, một người thu thuế giàu có bởi việc bóc lột đồng hương. Trong mắt dân, Giakêu là người xấu xa, không thể được cứu thoát. Vậy mà, điều đó không có trong cái nhìn của Chúa Giêsu, Ngài gọi ông bằng tên, “Giakêu”, nghĩa là “Thiên Chúa nhớ đến”. Thú vị thay, trong thành bị lãng quên, Thiên Chúa nhớ đến một người tội lỗi; Ngài đã gọi ông, “Xuống mau đi” và ông nghe theo!
Anh Chị em,
“Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi!”. Nhờ đó, ánh mắt gặp được cái nhìn, cõi lòng gặp được con tim. Giakêu không chỉ nhìn thấy dáng vẻ bên ngoài của con người có tên Giêsu nhưng qua Giêsu, ông còn nhìn thấy cả một chân trời mới, chân trời diệu vợi từ ái xót thương của Thiên Chúa. Thấy được lòng Chúa, Giakêu xé nát lòng mình; gặp được khả năng tha thứ của Chúa, Giakêu tìm được khả năng hoán cải bản thân. Ông cảm nghiệm được sự tan chảy của con tim, tim bằng đá nay thành tim thịt, tim đã chết nay thành tim sống; như sa mạc khô khốc đón cơn mưa đầu mùa, linh hồn băng giá nay cháy lửa yêu thương. Ở đây không có sợ hãi, bởi sợ hãi không làm phát sinh hoán cải. Chúa Giêsu đã đến gần ông một cách nhân ái vì chỉ có tim mới thay được tim, chỉ có lòng mới đổi được lòng. Giakêu đứng lên tuyên bố, “Lạy Ngài, tôi xin bố thí nửa phần của cải tôi cho kẻ khó, và nếu tôi có làm thiệt hại cho ai điều gì, tôi xin đền gấp bốn”, ông vừa xưng thú vừa làm việc đền tội. Chớ gì hôm nay, bạn và tôi nghe được lời gọi “Xuống mau đi!” của Chúa Giêsu và làm theo như Giakêu; niềm vui ắt cũng vỡ oà!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi ngày Chúa gọi con “Xuống mau đi” nhưng con chỉ muốn lờ đi để tiếp tục làm ‘khỉ’. Xin biến đổi trái tim con, sự cứng cỏi của con, hầu con cũng có thể vỡ oà niềm vui!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bổ Nhiệm Giám Mục Giáo Phận Thái Bình
Lm. Đào Nguyên Vũ
09:39 29/10/2022
Bổ Nhiệm Giám Mục Giáo Phận Thái Bình
WHĐ (29.10.2022) - Hôm nay, ngày 29 tháng 10 năm 2022, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính toà giáo phận Thái Bình; đồng thời, bổ nhiệm Cha Đaminh Đặng Văn Cầu, linh mục thuộc giáo phận Thái Bình, làm Giám mục chính tòa giáo phận Thái Bình.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
Tiểu sử Linh mục Đaminh Đặng Văn Cầu
- Sinh ngày 17/7/1962 tại giáo xứ Lương Đống, xã Đông Giang (nay là xã Hà Giang), huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thuộc giáo phận Thái Bình
- 1971 – 1982: Tu học tại Tiểu Chủng viện Mỹ Đức
- 1982 – 1989: Giúp việc tại Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 1989 – 1995: Học tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- Ngày 9/3/1996: Được truyền chức linh mục tại giáo phận Thái Bình
- 1996 – 2000: Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 2000 – 2005: Du học tại Institut Catholique de Paris, nước Pháp; tốt nghiệp học vị Cao học Mục vụ Huấn giáo
- 2006 – 2009: Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 2009 – 2014: Chánh xứ giáo xứ Văn Lăng, giáo phận Thái Bình
- 2014 – 2017: Đại diện Giám mục miền Hưng Yên kiêm Hạt trưởng giáo hạt Đông Hưng Yên, Chánh xứ giáo xứ Cao Xá, thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, giáo phận Thái Bình
- Từ năm 2017 đến nay: Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Tâm, giáo phận Thái Bình
WHĐ (29.10.2022) - Hôm nay, ngày 29 tháng 10 năm 2022, Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam thông báo:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận cho Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ từ nhiệm sứ vụ Giám mục Chính toà giáo phận Thái Bình; đồng thời, bổ nhiệm Cha Đaminh Đặng Văn Cầu, linh mục thuộc giáo phận Thái Bình, làm Giám mục chính tòa giáo phận Thái Bình.
Cha Đaminh Đặng Văn Cầu đang đảm trách chức vụ Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Tâm, giáo phận Thái Bình.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ
Tiểu sử Linh mục Đaminh Đặng Văn Cầu
- Sinh ngày 17/7/1962 tại giáo xứ Lương Đống, xã Đông Giang (nay là xã Hà Giang), huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thuộc giáo phận Thái Bình
- 1971 – 1982: Tu học tại Tiểu Chủng viện Mỹ Đức
- 1982 – 1989: Giúp việc tại Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 1989 – 1995: Học tại Đại Chủng viện thánh Giuse Hà Nội
- Ngày 9/3/1996: Được truyền chức linh mục tại giáo phận Thái Bình
- 1996 – 2000: Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 2000 – 2005: Du học tại Institut Catholique de Paris, nước Pháp; tốt nghiệp học vị Cao học Mục vụ Huấn giáo
- 2006 – 2009: Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Thái Bình
- 2009 – 2014: Chánh xứ giáo xứ Văn Lăng, giáo phận Thái Bình
- 2014 – 2017: Đại diện Giám mục miền Hưng Yên kiêm Hạt trưởng giáo hạt Đông Hưng Yên, Chánh xứ giáo xứ Cao Xá, thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, giáo phận Thái Bình
- Từ năm 2017 đến nay: Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Tâm, giáo phận Thái Bình
Văn Hóa
Ánh Mắt Từ Cội Sung
Sơn Ca Linh
09:15 29/10/2022
(Hay trang nhật ký muộn màng của Giakê: Lc 19,1-10)
Thầy Giêsu ơi !
Sau khi Thầy ra đi, tôi mới giật mình nghĩ lại:
Cả cuộc đời tôi thật ra chỉ có được một ngày !
Ngày gặp được ánh mắt của Thầy,
Từ nơi chỗ chạc ba trên cây sung lắt lẻo.
Thoạt đầu tôi cứ tưởng,
Thầy nhìn lên tôi để mà trêu ghẹo,
Như bao ánh mắt đã từng xỉa xói khinh chê,
Cái phường thu thuế, tội lỗi ê chề,
Luôn chỉ là tên mạt hạng bầy hầy
Đứng bên lề cuộc sống.
Đã bao năm,
Đôi mắt tôi bị che khuất khỏi trời cao biển rộng,
Tôi “lùn”, bởi cái bờ rào chết tiệt của đám đông.
Tôi “thấp”, vì một thằng thu thuế, giàu có cuồng ngông,
Làm sao có thể ngẩng đầu lên,
Để thấy được ánh mắt và bàn tay khoan dung tha thứ !
Nhưng có ngờ đâu,
Giữa một Giê-ri-cô hoang đàng, vô đạo,
Giữa những con người mạt hạng tối tăm,
Thầy đã “đi ngang qua”, đã đến tận, viếng thăm,
Rồi còn hơn nữa,
Đã ở lại cùng râm ran chén tạc chén thù đại tiệc.
Trái tim tôi,
từ độ ấy đã vui mừng khôn kể xiết,
Tôi là ai mà có được niềm vinh dự quá lớn lao,
Niềm vui và hạnh phúc dâng trào,
Khi cảm được Lời Ngài:
“Hôm nay nhà nầy cũng có ơn cứu độ” !
Thì ra,
Chính “hôm nay” tôi thật tình mới ngộ,
Mới hiểu tận tình: Thiên Chúa chính là tình yêu.
Đã bao năm nắng sớm mưa chiều,
Ánh mắt khoan dung vẫn đi tìm, vẫn miệt mài sục sạo.
Ngài phải tìm cho được,
Những kẻ như tôi, những đứa con hoang lỗi tội,
Để đem về trong mái ấm nhà Cha.
Vâng, cuộc gặp gỡ với Ngài,
Đã dệt nên một khúc tình ca,
Để tôi sẽ không quên và ngâm hoài cho đến chết.
Những gì tôi đã hứa tôi xin một lần cả quyết,
Làm lại cuộc đời bằng khó nghèo, bác ái, sẻ chia.
Viết lại chuyện nầy,
trang nhật ký đời tôi, tên thu thuế Giakê,
Để lại cho đời,
Và cho ai đó như tôi mà tin yêu hy vọng.
Thầy Giêsu ơi !
“Ánh mắt từ cội sung” sao mà thâm trọng !
Kỷ niệm nầy rồi mãi chẳng phôi phai !
Sơn Ca Linh (Viết từ 2016)
VietCatholic TV
Pháo binh và Không Quân Ukraine đồng loạt tấn công. 9 tăng, 14 thiết giáp, cả tiểu đoàn Nga tử trận
VietCatholic Media
03:19 29/10/2022
1. Thảm bại mới nhất của quân Nga tại thành phố ma: cả Tiểu đoàn tử trận cùng 8 xe tăng và 11 thiết giáp
Thành phố ma là danh từ các phương tiện truyền thông địa phương của Ukraine dùng để chỉ thành phố Bahkmut nơi một số lượng quân Nga tử trận nhiều đến mức các phóng viên ghi nhận là một nghĩa trang mênh mông xác lính Nga. Trong bài phát biểu trước quốc dân đồng bào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông lấy làm lạ trước “sự điên cuồng” của người Nga khi cứ đâm đầu vào chỗ chết như thế.
Trong bản báo cáo sáng thứ Bẩy 29 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày thứ Sáu, quân Nga đã mở một cuộc tấn công khác vào thành phố này từ nửa đêm ngày thứ Năm. Giao tranh ác liệt đã diễn ra giữa hai bên. Phía Ukraine có ưu thế về không quân trong khi quân Nga và tay sai có ưu thế pháo binh. Kết quả sơ khởi đến cuối ngày, khoảng 200 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến. Quân Nga rút lui để lại xác đồng đội cùng xác của 8 xe tăng và 11 thiết giáp.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tính chung trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến ngày 28 tháng 10 năm 2022, 69,700 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Bên cạnh đó, tổng thiệt hại chiến đấu của đối phương còn bao gồm 2,640 xe tăng, 5,378 xe chiến đấu bọc thép, 1,698 hệ thống pháo, 379 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 192 hệ thống tác chiến phòng không, 272 máy bay, 251 trực thăng, 4,088 phương tiện xe chuyển quân và nhiên liệu, 16 tàu chiến, 1,401 máy bay không người lái, 151 đơn vị thiết bị đặc biệt. Tổng cộng 351 hỏa tiễn hành trình của đối phương đã bị bắn hạ.
Lực lượng không quân Ukraine mở 24 cuộc tấn công vào các vị trí của đối phương
Trong ngày qua, lực lượng không quân Ukraine đã thực hiện 24 cuộc tấn công vào các vị trí của đối phương, đánh trúng 20 kho đạn và thiết bị quân sự và 4 vị trí hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga.
Ngoài ra, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của Ukraine đã tấn công một sở chỉ huy của Nga, sáu địa điểm tập trung binh sĩ, đạn dược và thiết bị quân sự, bốn kho đạn và các mục tiêu quân sự quan trọng khác.
Trên hướng Kakhovka, hôm 27 tháng 10, Thủy Quân Lục Chiến Ukraine đã phá hủy một kho đạn và một xe tăng của lực lượng Nga.
“Pháo binh của Bộ Tư lệnh Lực lượng Hải quân đã gây sát thương bằng hỏa lực cho đối phương, phá hủy một xe tăng và một kho đạn. Một trong những chiếc thuyền đã phá hủy một máy bay không người lái tấn công Shahed 136.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lên tiếng chống lại “sự điên cuồng” của Nga trong nỗ lực chiếm Bakhmut, khi các cuộc đụng độ gia tăng ở thị trấn phía đông trong bối cảnh Kyiv đang phản công ở Kherson.
Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu video hàng đêm gởi quốc dân đồng bào, đề cập đến thị trấn chiến lược ở vùng Donbas, miền đông Ukraine.
Bakhmut đã bị quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắm tới trong nhiều tháng, nhưng không đạt được nhiều thành công.
Zelenskiy nói: “Ngày qua ngày, trong nhiều tháng, họ dồn mọi người đến chỗ chết, tập trung các cuộc tấn công bằng pháo ở mức cao nhất”.
Các cuộc tấn công tiếp tục xảy ra ở Bakhmut cũng diễn ra trong bối cảnh Ukraine được dự đoán sẽ tấn công mạnh ở khu vực Kherson. Các quan sát viên cho rằng người Nga muốn chiếm Bakhmut bằng mọi giá bất kể thương vong để gỡ gạc uy tín cho Putin.
2. Quân đội Ukraine phá hủy kho đạn và nhà chứa máy bay của quân xâm lược Nga ở miền nam đất nước
Trong bản báo cáo sáng thứ Bẩy 29 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết, tại khu vực phía Nam các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh đã thực hiện khoảng 130 nhiệm vụ khai hỏa. Tổn thất của Nga lên tới: 44 binh sĩ, một xe tăng, hai súng cối và ba xe bọc thép chiến đấu.
Bộ Chỉ huy cho biết: “Hai kho đạn và một nhà chứa máy bay với trang thiết bị của đối phương đã bị phá hủy trong khu vực ngoại ô quận Beryslav”.
Kể từ ngày 28 tháng 10, những kẻ xâm lược tiếp tục pháo kích vào các vị trí của lực lượng Ukraine, sử dụng các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, trọng pháo và súng cối. Ngoài ra, họ còn pháo kích, các cộng đồng trong Quận Bashtanka của vùng Mykolaiv; Quận Beryslav của vùng Kherson; và Huyện Nikopol của vùng Dnipropetrovsk.
Không có báo cáo thương vong do kết quả của các cuộc tấn công của kẻ thù.
Máy bay địch tấn công sáu lần trong ngày qua. Đáp lại, không quân Ukraine đã thực hiện 16 cuộc oanh kích vào các khu vực tập trung nhân lực, trang thiết bị và vũ khí của đối phương.
Ngoài ra, phát ngôn nhân xác nhận một nỗ lực tuyệt vọng của quân Nga nhằm chạy di tản sang bờ Đông sông Dnipro đã kết thúc trong thảm hoạ. Các thiết bị quân sự của Nga trên một xà lan cùng với các binh sĩ đã chìm dưới dòng nước.
Theo dữ liệu của Bộ Chỉ Huy Tác Chiến Phía Nam, có 11 tàu chiến của Nga đang hoạt động dọc theo bờ biển của bán đảo Crimea tạm thời bị chiếm đóng trên Hắc Hải.
Đặc biệt, Nga vẫn triển khai 4 tàu sân bay mang hỏa tiễn hành trình bao gồm 2 tàu ngầm và 2 tàu nổi. 24 hỏa tiễn của đối phương đã sẵn sàng để phóng vào Ukraine. Ngoài ra, có hai tàu đổ bộ lớn trên biển.
Bộ Chỉ Huy Tác Chiến Phía Nam cảnh báo dân chúng rằng:
“Quân xâm lược Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh vào các đối tượng dân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng, và mối đe dọa và máy bay không người lái kamikaze đang được triển khai với số lượng lớn vẫn còn nguyên. Vì vậy, đừng để mình gặp nguy hiểm, hãy tỉnh táo, nhận biết và cẩn thận. Bảo đảm phản hồi các tín hiệu cảnh báo không kích. Hãy chăm lo cho cuộc sống của chính bạn và cuộc sống của những người thân yêu của bạn.”
Trong một báo cáo trước đó, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine ghi nhận trong hai ngày, Nga đã phóng hơn 30 máy bay không người lái kamikaze vào lãnh thổ Ukraine.
3. Putin nói rằng những điều chỉnh về quân sự là cần thiết sau khi Bộ trưởng Quốc phòng thông báo đạt được mục tiêu huy động
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp hôm thứ Sáu rằng lệnh động viên bán phần ở Nga đã hoàn thành và mục tiêu 300,000 công dân đã đạt được, và không cần có kế hoạch huy động bổ sung nào ở phía trước.
“Hôm nay việc gọi nhập ngũ các công dân được điều động đã xong. Nhiệm vụ do tổng thống đặt ra - là huy động 300,000 người - đã hoàn thành. Không có nhiệm vụ bổ sung nào được lên kế hoạch,” Shoigu nói với Putin trong cuộc họp trên truyền hình.
Trong bài phát biểu của mình, Shoigu cũng nói với Putin rằng trong số những người được điều động, 82,000 tân binh đã ở trong khu vực xung đột, và 218,000 tân binh vẫn đang được đào tạo.
Putin là người duy nhất ở Nga có thể chính thức kết thúc việc huy động quân ở nước này bằng cách ban hành một sắc lệnh.
Putin nói với Shoigu rằng “cần phải điều chỉnh tất cả các thành phần của Lực lượng Vũ trang” cho cái mà Nga gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
“Dựa trên kinh nghiệm tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt, chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ và thực hiện các điều chỉnh đối với tất cả các thành phần của Lực lượng vũ trang, bao gồm cả Lực lượng lục quân,” Putin nói với Shoigu và yêu cầu Bộ Quốc phòng tìm hiểu chi tiết.
“Hãy đồng ý rằng vào tháng 12 tại hội đồng thường niên sau tất cả công việc này, tôi nhắc lại một lần nữa, kể cả ở cấp chuyên gia, bạn sẽ báo cáo các đề xuất có thể được chấp nhận,” Putin nói.
4. Zelenskiy nói rằng quân đội được huy động của Nga được đào tạo và trang bị kém
Hôm thứ Sáu 28 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Vladimir Putin rằng lệnh động viên bán phần ở Nga đã hoàn thành, mục tiêu 300,000 công dân đã đạt được, 82,000 tân binh đã ở trong khu vực xung đột, và 218,000 tân binh vẫn đang được đào tạo.
Đáp lại diễn biến này, trong video gởi quốc dân đồng bào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết đội quân mới của Putin chưa chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến.
Ông nói: “Hôm nay kẻ thù báo cáo về việc hoàn thành việc huy động của họ, và về sự không cần thiết của làn sóng mới triển khai công dân Nga ra mặt trận. Chúng ta cảm thấy hoàn toàn ngược lại ở chiến tuyến. Nga đang cố gắng gia tăng áp lực lên các vị trí của chúng ta bằng cách sử dụng những người được huy động, nhưng họ được huấn luyện và trang bị quá kém, sử dụng vũ khí một cách thô thiển, điều đó cho thấy rằng Nga có thể sẽ sớm cần đến một làn sóng mới những người tham chiến.”
Lệnh huy động của Putin đã có một khởi đầu khó khăn và gây tranh cãi ở Nga, làm dấy lên các cuộc phản đối và lo ngại từ các nhóm nhân quyền rằng các dân tộc thiểu số bị bắt lính một cách không cân xứng.
Các phương tiện truyền thông Nga cho biết gần một phần ba các quan chức Mạc Tư Khoa trong văn phòng thị trưởng được cho là đã bỏ trốn khỏi Nga trong vòng một tháng, tham gia vào một cuộc di cư ồ ạt của những người Nga tìm cách trốn thoát khỏi việc bị gọi nhập ngũ theo lệnh động viên bán phần của Tổng thống Vladimir Putin.
Các nhân viên nam rời khỏi một số bộ phận lớn nhất, bao gồm nhà ở và dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và các chuyên gia điện toán, hãng tin địa phương Nestka đưa tin, trích dẫn các nguồn thạo tin.
Nhiều quan chức trong số này được cho là đã ra đi mà không chính thức từ chức và cũng chẳng thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan, trong khi những người khác bỏ trốn mà không mang theo đồ đạc cá nhân của họ.
“Họ ra đi, để lại mọi thứ ở nơi làm việc thậm chí không rửa ly uống trà và cà phê của mình,” một nguồn tin nói với hãng tin.
5. Thị trưởng Kyiv cho biết việc sửa chữa cơ sở hạ tầng điện có thể mất từ 2 đến 3 tuần
Thủ đô Ukraine sẽ mất ít nhất 2-3 tuần để sửa chữa hệ thống điện bị hư hỏng do các cuộc tấn công của Nga, Thị trưởng Kyiv Vitaliy Klitschko cho biết hôm thứ Sáu khi việc cắt điện khẩn cấp đã được thực hiện trong thành phố.
Ông cho biết trên kênh Telegram chính thức của mình: “Nếu không có tai nạn khẩn cấp nào xảy ra, các chuyên gia của công ty điện lực Ukrenergo hy vọng sẽ khắc phục được những trở ngại do các cuộc tấn công của những kẻ man rợ Nga vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trong vòng 2-3 tuần.
Nguồn cung cấp điện tạm thời bị cắt trên tất cả các quận của Kyiv “do lượng điện thiếu hụt đáng kể - từ 20 đến 50% - hiện nay”, Klitschko nói thêm.
Ông kêu gọi người dân và doanh nghiệp giảm tiêu thụ điện để tránh tình trạng mất điện có thể tồi tệ hơn.
6. Đạn dược cho các hệ thống hỏa tiễn được bao gồm trong khoản hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 275 triệu Mỹ Kim của Mỹ cho Ukraine
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, nói với các phóng viên trong một cuộc họp ngắn tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Sáu rằng Ngũ Giác Đài đã công bố khoản hỗ trợ an ninh bổ sung 275 triệu Mỹ Kim cho Ukraine thông qua quyền rút tiền của tổng thống. Gói này bao gồm đạn bổ sung cho các hệ thống hỏa tiễn pháo cơ động cao, hay còn gọi là HIMARS, là vũ khí quan trọng giúp Ukraine chống lại Nga trong cuộc xung đột đang diễn ra.
Gói này cũng bao gồm “500 viên đạn pháo 155 dẫn đường chính xác; 2.000 viên đạn 155ly của hệ thống mìn chống thiết giáp điều khiển từ xa, hơn 1,300 hệ thống chống thiết giáp, 125 Humvee, vũ khí nhỏ và hơn 2.75 triệu viên đạn vũ khí nhỏ và bốn ăng ten liên lạc vệ tinh,
Chuẩn tướng Pat Ryde cho biết gói này là gói rút vốn thuộc thẩm quyền của tổng thống lần thứ 24.
Ông cho biết thêm, Mỹ đã cam kết “hỗ trợ an ninh hơn 18.5 tỷ đô la cho Ukraine” kể từ khi bắt đầu chính quyền Biden.
Chuẩn tướng Pat Ryde cũng nói rằng một chương trình đào tạo của Bộ Quốc phòng cho người Ukraine để vận hành Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, gọi tắt là NASAMS “sẽ sớm kết thúc”.
“Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ sẵn sàng để giao cho Ukraine,” ông nói.
7. Gần một phần ba số quan chức Mạc Tư Khoa đã bỏ chạy khỏi Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Nearly One Third of Moscow Officials Have Fled Russia”, nghĩa là “Gần một phần ba số quan chức Mạc Tư Khoa đã bỏ chạy khỏi Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Gần một phần ba các quan chức Mạc Tư Khoa trong văn phòng thị trưởng được cho là đã bỏ trốn khỏi Nga trong vòng một tháng, tham gia vào một cuộc di cư ồ ạt của những người Nga tìm cách trốn thoát khỏi việc bị gọi nhập ngũ theo lệnh động viên bán phần của Tổng thống Vladimir Putin.
Các nhân viên nam rời khỏi một số bộ phận lớn nhất, bao gồm nhà ở và dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và các chuyên gia điện toán, hãng tin địa phương Nestka đưa tin, trích dẫn các nguồn thạo tin.
Nhiều quan chức trong số này được cho là đã ra đi mà không chính thức từ chức và cũng chẳng thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan, trong khi những người khác bỏ trốn mà không mang theo đồ đạc cá nhân của họ.
“Họ ra đi, để lại mọi thứ ở nơi làm việc thậm chí không rửa ly uống trà và cà phê của mình,” một nguồn tin nói với hãng tin.
Vào ngày 21 tháng 9, ông Putin tuyên bố rằng có tới 300,000 quân dự bị sẽ được triệu tập để tham chiến ở Ukraine. Trong hai tuần sau sắc lệnh của Putin, hơn 370,000 công dân đã chạy sang các nước láng giềng, bao gồm Georgia, Phần Lan, Kazakstan và Mông Cổ để tránh bị nhập ngũ.
Tin tức về việc bỏ chạy khỏi Mạc Tư Khoa cũng được đưa ra chưa đầy hai tuần kể từ khi các quan chức chính phủ nghỉ việc hàng loạt sau khi một đồng nghiệp nhập ngũ qua đời ở Ukraine.
Nhà báo người Nga Roman Super, trích dẫn các nguồn tin của Điện Cẩm Linh, cho biết trên kênh Telegram của mình hôm 14/10 rằng các nhân viên chính phủ bắt đầu gửi đơn từ chức của họ sau cái chết của Aleksey Martynov, người đứng đầu một sở trong chính quyền thành phố Mạc Tư Khoa.
Martynov, 28 tuổi, được cho là nhập ngũ vào ngày 23 tháng 9 mặc dù không có kinh nghiệm chiến đấu. Anh ta bị giết vào ngày 10 tháng 10 khi đang chiến đấu ở Ukraine.
“Chúng tôi có một cuộc di cư hàng loạt — nhân viên ra đi, để lại những mẩu giấy ghi chú trên bàn làm việc. Dân kỹ thuật điện toán, nhà quảng cáo, nhà tiếp thị, người làm công tác công chúng sự vụ và các công chức bình thường. Một cuộc di cư hàng loạt thực sự,” một nguồn tin chính phủ nói với Super.
“Hãy để tôi nhắc bạn rằng ngày hôm qua, người ta đã biết về cái chết của một nhân viên bị gọi nhập ngũ trong chính quyền Mạc Tư Khoa, Aleksey Martynov,” Super viết.
Natalya Loseva, phó giám đốc biên tập tại RT, một đài truyền hình nhà nước Nga, cho biết trên kênh Telegram của mình rằng Martynov đã bị giết ở Ukraine chỉ vài ngày sau khi gia nhập quân đội của Putin.
“Thời trẻ, anh ấy phục vụ trong Trung đoàn Semyonovsky,” Loseva nói trong một tuyên bố trên Telegram. “Anh ấy không có kinh nghiệm chiến đấu. Về cơ bản anh ta đã được đưa ra mặt trận sau vài ngày. Anh ấy đã anh dũng hy sinh vào ngày 10 tháng 10.”
Theo Meduza, một hãng thông tấn độc lập bằng tiếng Nga có trụ sở tại Latvia, Trung đoàn Semyonovsky bảo đảm an ninh cho Tổng thống Nga và Điện Cẩm Linh.
Nhà báo Nga nổi tiếng và cựu ứng cử viên tổng thống Ksenia Sobchak cũng đã trốn khỏi Nga đến Lithuania, khi cảnh sát đột kích nhà của cô ở Mạc Tư Khoa vào sáng thứ Tư, cơ quan tình báo ở Vilnius cho biết.
Theo hãng thông tấn nhà nước Nga TASS, các cơ quan an ninh đã được lệnh bắt giữ người phụ nữ 40 tuổi như một nghi phạm trong cùng một vụ án hình sự cùng với giám đốc truyền thông của cô, là Kirill Sukhanov.
Sobchak vẫn chưa đưa ra bình luận về vụ việc cũng như nơi ở của cô ấy.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để đưa ra bình luận.
Điên rồ: Vợ xô đẩy chồng vào cửa tử lại cười tươi như hoa. 33 LM Chính Thống làm gián điệp cho Nga
VietCatholic Media
05:01 29/10/2022
1. Vợ xô đẩy chồng vào cửa tử lại cười tươi như hoa gây tranh cãi trong xã hội Nga
Ký giả Katie Davis của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “DEATH DO US PART Russian conscript dad whose wife MADE him join war is killed in first battle days after joining Putin’s rag-tag army”, nghĩa là “Sự chết thực sự chia lìa chúng tôi. Người cha bị động viên sau khi bị vợ buộc tham gia vào đội quân hoảng loạn của Putin bị giết ngay trong trận đầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một lính nghĩa vụ Nga, người bị chính vợ mình đẩy ra chiến trường đã bị giết chỉ vài ngày sau khi đến Ukraine.
Ilya Korolev, 29 tuổi, cha của hai đứa trẻ, đã bị gọi nhập ngũ trong đợt điều động một phần của Putin vào tháng trước khi nhà độc tài tuyệt vọng cố vực dậy các nỗ lực xâm lược.
Bạo chúa yêu cầu thêm hàng nghìn lính nghĩa vụ được di chuyển đến Ukraine khi Mạc Tư Khoa tiếp tục mất vị thế trên chiến trường.
Một trong số 300,000 người dự bị đã tham gia chiến tranh vào cuối tháng 9 là Korolev, người đang làm công việc bốc xếp tại một nhà máy đóng gói thịt.
Nhưng chỉ vài ngày sau khi gia nhập đội quân giẻ rách của Putin, anh đã bị giết trong một nhiệm vụ chiến đấu ở vùng Kherson.
Người góa phụ của anh, Anastasia Koroleva đã kể rằng cô ấy là người đã khiến anh phải ra đi như thế nào khi cô thúc giục anh “đừng trở thành một kẻ hèn nhát”.
Cô ấy nói với E1 RU: “Chúng tôi không mấy hiểu toàn bộ tình huống này. Nó dường như không liên quan đến chúng tôi”.
“Nhưng sau đó anh ấy có giấy triệu tập nhập ngũ. Anh ấy rất lo lắng và sợ hãi”.
“Nhưng chính tôi đã nói với anh ấy rằng: 'Hãy đi đi, đừng hèn nhát, anh sẽ bảo vệ tôi và con cái của chúng ta.”
Anastasia cho biết chồng cô ra đi vào ngày 27 tháng 9 và được đưa đến một đơn vị huấn luyện trước khi được gửi đến vùng Rostov.
Họ được hứa hẹn một tháng huấn luyện, nhưng trong vòng một tuần đã phải lao vào trận chiến.
Anastasia cho biết cô đã nói với các con của họ, sáu và hai tuổi, rằng bố của chúng đang đi công tác.
Cô ấy nói rằng cô ấy đã phải đấu tranh để nói với các con về cái chết của Korolev
Anastasia nói thêm: “Tôi không ngờ điều đó lại xảy ra với mình, và thậm chí nhanh đến vậy”.
“Tôi chỉ là không có tâm tình nói cho bọn trẻ biết, bọn họ còn rất nhỏ. Ilya yêu trẻ con rất nhiều, bằng cả trái tim của mình”.
Một đại diện của văn phòng tuyển mộ nhập ngũ của quân đội cho biết Korolev đã chết sau khi hứng chịu “hỏa lực quân sự dữ dội” ở vùng Kherson.
Cách thức Anastasia kể lại toàn bộ thảm kịch của gia đình cô đã gây ra các tranh cãi trên mạng xã hội. Cô cười tươi như hoa khiến nhiều người khen ngợi cô là người có lòng yêu nước và câu chuyện của cô xứng đáng được đưa lên truyền hình nhà nước như một tấm gương sáng cho các bà vợ Nga. Tuy nhiên, cũng có những người khó tính nghi ngại rằng với cái chết của người chồng, người góa phụ còn quá trẻ, mới 24 tuổi đời, xuân xanh phơi phới, đang bước vào một ngưỡng cửa mới tràn ngập những hy vọng. Cô sẽ có một chiếc xe hơi Lada đời mới từ món tiền bồi thường bất ngờ. Còn trẻ và có tiền, cô ấy sẽ có nhiều lựa chọn thật tốt, tốt hơn rất nhiều so với anh chồng cũ công nhân bốc xếp. Người goá phụ trẻ cười tươi là đúng rồi.
Putin điều hàng nghìn binh sĩ bổ sung vào Ukraine khi binh sĩ của ông mất nhiều vùng lãnh thổ ở Ukraine.
Nga đã mất khoảng 1 tỷ Mỹ Kim trang thiết bị quân sự nhanh như chớp, nước này đã chứng kiến các xe tăng và đạn dược bị các tiểu đoàn bỏ lại khi bỏ chạy trước các cuộc phản công của quân Ukraine.
Diễn biến này xảy ra sau khi quân đội Nga ra lệnh cho hàng nghìn dân thường chạy trốn khi Ukraine chuẩn bị một cuộc tấn công mới nhằm chiếm lại một thành phố quan trọng.
Có tới 60,000 người dự định sẽ rời bỏ Kherson trong những ngày tới khi các tướng lĩnh của Putin nói rằng tình hình là “căng thẳng” và “khó khăn”.
Các lực lượng Ukraine đang tiến dọc theo bờ tây của Dnipro trong nỗ lực tái chiếm thành phố và bao vây hàng nghìn quân Nga.
Thành phố này là quan trọng vì nó cung cấp đường giao nhau cho tiếp tế, quân đội và dân thường, nước uống cho miền nam Ukraine và bán đảo Crimea đã sáp nhập, và nguồn điện từ một nhà máy thủy điện.
Ngày càng có nhiều lo ngại Nga đang âm mưu cho nổ đập Kakhovka để gây ngập lụt thành phố.
Source:The Sun
2. Cơ quan an ninh Ukraine bắt giữ 33 linh mục Chính Thống Giáo hoạt động tình báo cho Nga
Cơ quan An ninh Ukraine nhận thấy tất cả các mối đe dọa trong hoạt động của Giáo hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, xuất phát từ ảnh hưởng của Thượng Phụ Kirill đối với Giáo Hội này. Do đó, cơ quan này đang nỗ lực hết sức để chống lại những mối đe dọa đó.
Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, Vasyl Maliuk, cho biết:
“Nếu tính theo khoảng thời gian kể từ đầu cuộc chiến, chúng tôi đã mở 23 vụ tố tụng hình sự nhắm vào những nhân vật như vậy. Chúng tôi đã có 33 nghi phạm bị buộc tội – trong trang phục giáo sĩ họ thu thập tin tức tình báo và chuyển cho đối phương.”
Theo người đứng đầu cơ quan đặc nhiệm Ukraine, môi trường này là một lĩnh vực lý tưởng cho hoạt động của các thủ lĩnh mạng HUMINT của đối phương. “Đó là lý do tại sao chúng tôi đang thực hiện một số công việc theo hướng này”.
Maliuk nhớ lại việc giam giữ một “giáo sĩ” ở vùng Vinnytsia, “người này là bạn học ở trường đại học với Thượng Phụ Kirill và người đã thường xuyên liên lạc với FSB.”
Các lực lượng thực thi pháp luật ở vùng Donetsk đã buộc tội cộng tác với quân xâm lược đối với linh mục chánh xứ Kazan ở làng Yarova, thuộc giáo phận Horlivka của Giáo hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
3. Phải chăng tiến bộ về Trung Hoa của Tòa Thánh đang đi giật lùi?
Như mọi người đã biết, Tòa Thánh, cuối tuần qua, đã thông báo thỏa thuận tạm thời giữa mình và Trung Hoa đã được gia hạn thêm hai năm nữa và ca ngợi “nhiều thành tựu nho nhỏ” đã được thực hiện. Tuy nhiên, Ed Condon của The Pillar tỏ ra hoài nghi trong bài “Is the Vatican’s China ‘progress’ going backwards?”, nghĩa là “Phải chăng tiến bộ về Trung Hoa của Tòa Thánh đang đi giật lùi?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Hôm thứ Bảy, Tòa Thánh đã thông báo về việc gia hạn hai năm thỏa thuận “tạm thời” với chính phủ Trung Quốc, được ký kết lần đầu tiên vào năm 2018, và được gia hạn một lần vào hai năm trước đây.
Thỏa thuận nhằm bình thường hóa việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc và bảo đảm sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo - với khoảng từ 6 đến 12 triệu thành viên - ở nước này.
Về phần mình, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hôm thứ Bảy lập luận rằng thỏa thuận này là “thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của Giáo hội” ở Trung Quốc - một chủ đề thường xuyên được lặp lại khi ngài bênh vực thỏa thuận song phương.
Nhưng trong khi vị Hồng Y khẳng định thỏa thuận này là một điều thiết yếu thực dụng, thì những câu hỏi về tính hiệu quả của nó vẫn đang chồng chất lên nhau. Và những người ủng hộ nhân quyền cho rằng sự can dự với Đảng Cộng sản Trung Quốc đang làm mất uy tín tinh thần của Tòa thánh.
Việc gia hạn thỏa thuận vào thứ Bảy - trong bối cảnh có một số biến cố chính trị thú vị tại Đại hội Đảng Cộng sản - có thể sẽ dẫn đến một loạt chỉ trích từ những nhà phê bình gay gắt nhất đối với thỏa thuận.
Thỏa thuận song phương năm 2018 giữa Tòa thánh và Trung Quốc trao cho cả chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc một vai trò trong việc bổ nhiệm giám mục cho các giáo phận đại lục, và nhằm đưa các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc - bộ máy Công Giáo được nhà nước bảo trợ ở Trung Quốc - vào hiệp thông với Rôma.
Thỏa thuận cũng nhằm cho phép các giám mục và linh mục của Giáo hội hầm trú Trung Quốc ra công khai và tự do thừa tác.
Phát biểu qua phương tiện truyền thông chính thức của Vatican ngày 22 tháng 10, Đức Hồng Y Parolin nói rằng thỏa thuận này tiếp cận vấn đề “tế nhị và quan trọng” trong việc bổ nhiệm các giám mục cho Trung Quốc dựa trên “những đặc điểm cụ thể của lịch sử và xã hội Trung Quốc”.
Đức Hồng Y Parolin ca ngợi “ba kết quả chính” từ thỏa thuận cho đến nay.
Ngài nói, điều đầu tiên là thành tựu của sự thống nhất chính thức rất đẹp đẽ của Giáo hội ở Trung Quốc, và sự hiệp thông của nó với Rôma.
Đức Hồng Y nói, “Đối với các tín hữu bình thường, có thể nhìn thấy điều này hàng ngày trong Thánh lễ do bất cứ linh mục Trung Quốc nào cử hành”. Ngài nói thêm rằng ngày nay ở Trung Quốc, “Đức Giáo Hoàng được nhắc đến một cách rõ ràng trong lời cầu nguyện Thánh Thể, một điều mà nhiều năm trước đây không thể tưởng tượng được vì những hạn chế của nhà cầm quyền”.
Tất nhiên, quyền tự do của các linh mục trong việc công khai cử hành Thánh lễ là một dấu hiệu hữu hình của sự hiệp thông giữa các giáo sĩ địa phương, Đức Thánh Cha Phanxicô và phần còn lại của Giáo hội trên toàn thế giới.
Nhưng nó không diễn ra mà không phải trả giá cho “cuộc sống hàng ngày” của Giáo hội địa phương.
Các hạn chế của khu vực cấm các vị thành niên - những người dưới 18 tuổi - tham dự các buổi lễ tôn giáo, khiến việc rửa tội cho trẻ sơ sinh ở nhiều nơi thực tế trở thành một tội ác.
Đức Hồng Y Parolin cũng cho biết các điều khoản của thỏa thuận có nghĩa là “sáu giám mục ‘hầm trú’ cũng đã thành công trong việc đăng ký, và do đó đã làm chức vụ của họ trở thành chính thức, được các định chế công công nhận là giám mục.”
Trong khi hàng chục giáo phận đại lục vẫn chưa có giám mục, Đức Hồng Y thừa nhận sáu trường hợp đó có thể được một số người coi là “thành tựu nhỏ”, nhưng ngài nói, “đối với những người xem xét lịch sử bằng con mắt đức tin, chúng là những bước quan trọng”.
Mặc dù việc nhà cầm quyền Cộng sản chấp nhận sáu giám mục trước đây vốn hầm trú có lẽ là một tiến bộ, nhưng nhận xét của Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh không tính đến những giám mục Công Giáo từ chối gia nhập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, vốn đòi hỏi các ngài phải tuyên thệ chấp nhận tính tối thượng của lý thuyết và thẩm quyền của Đảng Cộng sản trên giáo huấn và phẩm trật của Giáo hội.
Nhiều giám mục trong số đó đã bị đuổi khỏi nhà, bị bắt hoặc phải ẩn trốn. Và ở một số vùng của đất nước, các thẩm quyền của Đảng Cộng sản địa phương tiếp tục ra lệnh san ủi các tòa nhà và đền thờ Công Giáo.
Vị Hồng Y cũng tuyên bố rằng “không có thêm vụ tấn phong giám mục bất hợp pháp nào nữa” kể từ khi thỏa thuận được ký kết vào năm 2018.
Đức Hồng Y Parolin giải thích, cơ chế bổ nhiệm các giám mục mới của thỏa thuận đã “để dành cho Đức Giáo Hoàng tiếng nói cuối cùng và quyết định” trong các cuộc bổ nhiệm giám mục.
Đó là điểm đáng lưu ý. Sự chấp thuận cuối cùng của Đức Giáo Hoàng đối với các ứng viên giám mục là một điểm quan trọng của thỏa thuận đối với Tòa thánh, vì ý nghĩa thần học của việc bổ nhiệm các giám mục. Nhưng những sự kiện trong những năm gần đây cho thấy chính phủ Trung Quốc đã hành xử với một cách hiểu hoàn toàn khác hẳn.
Trước thỏa thuận năm 2018, Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc thường xuyên bổ nhiệm và lo việc thánh hiến các giám mục cho các giáo phận của “Giáo hội bù nhìn” Cộng sản ly giáo - chấm dứt thông lệ đó là mối quan tâm hàng đầu đối với Vatican vào năm 2018.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Parolin rằng không có cuộc thánh hiến bất hợp pháp mới nào là đúng, vì Rôma đã công nhận tất cả các bổ nhiệm mới kể từ năm 2018. Nhưng tuyên bố này là chính xác, và không hoàn toàn y hệt như việc nói rằng tất cả các bổ nhiệm giám mục gần đây đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê chuẩn trước.
Trong khi Đức Hồng Y trích dẫn việc nhậm chức của sáu giám mục theo các tiêu chuẩn của thỏa thuận, hai trong số các giám mục gần đây nhất dường như đã diễn ra mà Vatican không hề hay biết về họ.
Năm 2020 và 2021, Giám mục Tôma Trần Thiên Hạo (Chen Tianhao, 陈天皓) và Giám mục Phanxicô Thôi Khánh Kỳ (Cui Qingqi, 崔庆琪) đã nhậm chức trong các giáo phận tương ứng của họ, với sự sắp xếp và công bố của chính quyền Trung Quốc, mà không có bất cứ thông báo nào rằng họ đã được lựa chọn và phê duyệt bởi Tòa thánh, và các cuộc cử nhiệm họ không xuất hiện trong bản tin hàng ngày về các cuộc bổ nhiệm do văn phòng báo chí Vatican phát hành.
Thay vào đó, trong cả hai trường hợp, Vatican đã chỉ xác nhận các cuộc cử nhiệm vài ngày sau đó, sau khi giới truyền thông lên tiếng hỏi, đồng thời nhấn mạnh rằng cả hai trường hợp đều đã có thông báo và sự chấp thuận trước.
Vào thời điểm đó, các viên chức cao cấp của Vatican gần gũi với diễn trình đã nói khác với trình thuật chính thức về vụ việc.
Một người nói với The Pillar rằng “Rôma không thông báo các cuộc cử nhiệm trước vì không ai biết” chúng sắp diễn ra.
Để làm cho vấn đề rõ ràng hơn, Bắc Kinh đã trực tiếp nói về ý nghĩa của quy trình đối với họ: Các Quy định do chính phủ Trung Quốc ban hành năm ngoái đã vạch ra một diễn trình bổ nhiệm các giám mục trong đó Vatican hoàn toàn không được nhắc đến.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 8, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng thỏa thuận đang tiến triển tốt đẹp: “Đó là một diễn trình chậm chạp, nhưng các bước tiến về phía trước luôn được thực hiện”.
Nhưng nếu việc các giám mục Trung Quốc được bổ nhiệm đơn phương trong nhiệm kỳ thứ ba của thỏa thuận giữa Vatican-Trung Quốc trở thành một thực hành tiêu chuẩn, thì hầu hết các nhà quan sát sẽ kết luận rằng thay vì thực hiện các bước về phía trước, thỏa thuận đã đi thụt lùi - với việc Trung Quốc thực thi cùng mức độ kiểm soát đối với các cuộc bổ nhiệm như họ đã làm trước đây - khi Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc bị Vatican coi là ly giáo - nhưng nay được Rôma công khai chấp nhận.
Những người bênh vực thỏa thuận, và việc Vatican tiếp tục bắt tay nhiều hơn với Trung Quốc, có thể cho thấy sự nhấn mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng đối thoại với chính quyền Cộng sản là điều cần thiết để cải thiện tình trạng của người Công Giáo Trung Quốc trong dài hạn và để tạo không gian cho việc truyền giảng Tin Mừng ở Trung Quốc.
Ngài nói vào tháng 8 rằng quan điểm của Trung Quốc là “phong phú” nhưng đòi hỏi “sự kiên nhẫn vô tận”.
Đức Phanxicô cũng đẩy lùi những lời chỉ trích đối với chính phủ Trung Quốc, cho rằng việc gọi Bắc Kinh là phi dân chủ là điều không công bằng: Ngài nói, “Xếp loại Trung Quốc là phi dân chủ, tôi không đồng tình với điều đó, bởi vì đó là một quốc gia phức tạp”.
Quả thực, dù Trung Quốc có thể phức tạp, nhưng thực tại dường như nó đang trở nên kém dân chủ hơn trong lúc Vatican tiếp tục cuộc đối thoại của mình.
Tuần trước, viên chức điều hành mới của Hồng Kông, John Lee, đã hứa sẽ có những cuộc đàn áp mới đối với quyền tự do dân sự trong lãnh thổ, nơi giám mục cũ của nó, Đức Hồng Y Joseph Zen vẫn đang bị xét xử.
Và vào thứ Bảy, cùng ngày Vatican thông báo về việc gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc, Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 đang đi đến kết thúc chính thức - với việc Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba được nhiều người coi là sẽ củng cố nhiệm kỳ tổng thống của ông suốt đời.
Ngay sau khi máy quay phim được phép vào hội trường, người tiền nhiệm của ông Tập, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đã bị kéo ra khỏi ghế bên cạnh ông Tập tại bàn hàng đầu của ban điều hành đảng và trước báo giới, được nhẹ nhàng dẫn ra khỏi hội trường, bất chấp sự phản đối của ông.
Cảnh tượng đã gây xôn xao khắp thế giới.
Nhiều giả thuyết khác nhau đã được gợi ý về lý do tại sao ông Hồ bị dẫn ra khỏi hội trường – đi từ một loại lo ngại về y tế, cho đến những gợi ý cho rằng ông có thể đã công khai phản đối nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập trong chức vụ, hoặc thậm chí khả thể ông Tập loại bỏ người tiền nhiệm của mình trong tầm nhìn trọn vẹn của cả thế giới để siết chặt vòng tay của ông đối với đảng.
Với việc biên đạo chặt chẽ các sự kiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các nhà phân tích đồng thuận rằng ông Hồ đã bị loại bỏ công khai theo chỉ thị trước của ông Tập, với ý định để việc này được nhìn thấy.
Dù lý do gì khiến ông Hồ bị dẫn ra khỏi hội trường vào hôm thứ Bảy, thì sự đồng thuận vẫn là một minh chứng có tính toán về việc nắm toàn quyền của ông Tập. Đối với hầu hết các nhà phân tích, đặt trong bối cảnh đó, việc Vatican nhấn mạnh rằng các giao dịch của họ với chế độ là một bước đi chầm chậm để đạt được tiến độ, dường như đã đi ngược lại với sự kiện trên thực tế.
Đây là một khởi đầu có điềm không tốt cho nhiệm kỳ thứ ba của thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.
Lính Chechnya khét tiếng độc ác, vừa dại dột tung hình lên TikTok, Ukraine lần ra, cả đơn vị tử trận
VietCatholic Media
15:18 29/10/2022
1. Dại dột tiết lộ vị trí trên TikTok, cả đơn vị Chechnya tử trận
Ramzan Kadyrov, thủ lĩnh của Chechnya cho biết một đơn vị Chechnya đang chiến đấu ở khu vực Kherson, miền nam Ukraine trong tuần này đã bị tổn thất đáng kể.
“Vào đầu tuần này, một trong những đơn vị Chechnya đã bị pháo kích. Điều này đã xảy ra ở vùng Kherson. 23 binh sĩ thiệt mạng và 58 người bị thương,” ông ta nói.
Cộng hòa Chechnya là một khu vực ở Bắc Caucasus của Nga. Kadyrov, một đồng minh nổi bật của Tổng thống Nga Putin, đã gửi nhiều binh sĩ của mình đến chiến đấu cho Mạc Tư Khoa ở Ukraine. Ông ta đặc biệt theo dõi tình hình chiến sự trong thời gian gần đây vì trong một lúc ngông cuồng, ông ta đã gởi chính đứa con mới 14 tuổi của mình sang Ukraine chiến đấu.
Hành động gởi con mới 14 tuổi sang Ukraine chiến đấu dường như để đáp lại các chỉ trích cho rằng Ramzan Kadyrov đang lợi dụng cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine để thanh lọc chủng tộc. Cụ thể là ông ta bị chỉ trích là đã gởi sang Ukraine một số lượng lớn binh sĩ Chechnya từ các vùng nổi tiếng là không thần phục sự lãnh đạo của mình.
Phát biểu trước các thành viên chính quyền, ông ta nói, “Nếu bạn được định sẵn để rơi vào một cuộc thánh chiến, thì đây là một vinh dự và một niềm vui lớn đối với mỗi người Hồi giáo chân chính.”
Serhii Khlan, một cố vấn của thống đốc Ukraine ở vùng Kherson nói rằng các chiến binh Chechnya đã bị bắn trúng đạn pháo khi họ băng qua sông Dnepro đến bờ đông. “Họ đã chết vì ngu dại, khi tiết lộ vị trí của họ trên các mạng xã hội như TikTok.”
2. Ukraine đã bắn rơi hơn 300 máy bay không người lái do Iran sản xuất, quan chức quân sự cho biết
Uraine đã bắn hạ hơn 300 máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất mà Mạc Tư Khoa đang sử dụng để làm tê liệt cơ sở hạ tầng quan trọng kể từ ngày 13/9, theo Yurii Ihnat, phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Ukraine và các đồng minh phương Tây đã cáo buộc Nga có được máy bay không người lái từ Iran khi nước này phải vật lộn để bổ sung kho vũ khí cho chính mình. Iran đã phủ nhận việc gửi máy bay không người lái cho Nga.
Trong một cuộc họp báo với các nhà báo hôm thứ Sáu, Ihnat cho biết Mạc Tư Khoa đang “thay đổi chiến thuật vì không còn đủ hỏa tiễn. Họ sắp hết hỏa tiễn Iskander. Các loại hỏa tiễn khác cũng khan hiếm”.
Ông nói thêm: “Họ chỉ đánh vào cơ sở hạ tầng quan trọng và cơ sở hạ tầng năng lượng gần đây. Điều đó cho thấy họ không có khả năng quan tâm đến các đối tượng quân sự.”
Chiến dịch không kích của Nga nhằm vào các nhà máy điện Ukraine và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác đã dựa vào các máy bay không người lái tấn công, được thiết kế để lao vào mục tiêu và phát nổ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hơn một phần ba ngành năng lượng của đất nước ông đã bị “phá hủy” trong tháng qua.
Các máy bay không người lái thường được phóng vào đầu giờ sáng để tránh bị hệ thống radar của Ukraine phát hiện và quan trọng hơn là gây thương vong tối đa cho dân thường, Ihnat nói.
Mỹ, Pháp và Anh cho biết việc chuyển giao vũ khí từ Iran cho Nga sẽ vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
3. Kherson “căng thẳng” vì nhiều binh sĩ Nga trên đường phố hơn người dân địa phương, quan chức Ukraine cho biết
Một quan chức thành phố nói với Ukraine TV hôm thứ Sáu rằng tình hình ở thành phố Kherson phía nam do Nga chiếm đóng đang “căng thẳng”, với việc Nga đồn trú một số lượng lớn binh lính Nga.
Halyna Luhova, một thành viên của hội đồng thành phố Kherson cho biết: “Những người ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng mà tôi giao tiếp nói rằng có nhiều binh sĩ Nga trên đường phố hơn là cư dân địa phương.
Bộ Quốc phòng Anh trong bản cập nhật tình báo hàng ngày hôm thứ Sáu cho biết “có khả năng” “quân dự bị được huy động” đã được cử đến để tăng viện cho quân đội Nga ở thủ đô khu vực và bờ tây sông Dnepro.
Serhii Khlan, cố vấn của thống đốc vùng Kherson, nói với truyền hình Ukraine rằng lực lượng chiếm đóng đã cướp phá các doanh nghiệp địa phương và dân thường ở lại thành phố buộc phải tự cung tự cấp.
“Thật là khó khăn cho người dân trong thành phố, vì bờ tây đang bị quân Nga chiếm đóng và giao tranh diễn ra ác liệt, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp. Nông dân và các doanh nghiệp nhỏ giúp người dân thành phố tồn tại,” ông nói.
Yuriy Sobolevskyi, một thành viên của hội đồng khu vực Kherson, đã đăng những bức ảnh trên tài khoản Telegram của mình vào thứ Sáu mà anh nói cho thấy các kệ hàng gần như trống rỗng trong các cửa hàng tạp hóa của khu vực bị chiếm đóng.
4. Thống đốc khu vực Luhansk cho biết: Cuộc tiến công của Ukraine ở Luhansk “không diễn ra nhanh như chúng tôi mong muốn”
Thống đốc Serhiy Hayday cho biết trên đài truyền hình Ukraine hôm thứ Sáu rằng, cuộc tiến quân của lực lượng bộ binh Ukraine ở khu vực phía đông Luhansk đang bị chậm lại do thời tiết, do sự xuất hiện của “hàng nghìn” quân dự bị được huy động, và do sự kháng cự quyết liệt của Nga.
Hayday nói: “Quá trình tiến quân của quân đội Ukraine về phía trước không diễn ra nhanh như chúng tôi mong muốn. “Quân đội Nga đã có một thời gian để phục hồi lực lượng dự trữ. Chúng tôi thấy rất nhiều tân binh được huy động là những người bị kết án phải ở đó để làm bia đỡ đạn, cũng như rất nhiều thiết bị. Người Nga đã có thời gian để chuẩn bị công sự và khai thác các khu vực rộng lớn”.
Luhansk là một trong 4 khu vực của Ukraine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đã sáp nhập vào tháng trước.
Hayday cho biết Điện Cẩm Linh đã triển khai “hàng nghìn” quân dự bị được huy động để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine. “Có rất nhiều tân binh được điều động ở khu vực Luhansk - thực tế là hàng nghìn người như thế. Đã có vài nghìn người xung quanh Bakhmut, nhưng họ chết hàng loạt. Những người bị huy động tiến lên để xác định vị trí của chúng tôi. Họ không đột phá nổi, nhưng họ vẫn là những người có thể bóp cò và vì vậy đạn sẽ được bắn về hướng của chúng tôi”.
Ông nói một cách mỉa mai rằng “Thời hạn sử dụng trung bình của một tân binh được huy động là khoảng hai tuần”. Nói cách khác, từ khi họ vào Ukraine cho tới khi tử trận là khoảng hai tuần.
Hayday tuyên bố rằng quân đội Ukraine vẫn đang tiến về phía trước từ 1 đến 3 km mỗi ngày trên một số khu vực của chiến tuyến, bất chấp thời tiết khắc nghiệt “không góp phần vào cuộc tiến công của Ukraine”.
Ông nói “những trận chiến ác liệt nhất” diễn ra xung quanh Bilohorivka và Svatove, và những ngôi làng do Ukraine chiếm lại vẫn đang bị người Nga nã pháo.
5. Ngoại trưởng Ukraine yêu cầu Iran ngừng cung cấp vũ khí cho Nga chống lại Ukraine
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết ông đã nói chuyện với Ngoại trưởng Iran hôm thứ Sáu và yêu cầu Iran ngừng cung cấp vũ khí cho Nga.
“Hôm nay, tôi đã nhận được cuộc gọi từ Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir Abdollahian, trong đó tôi yêu cầu Iran ngay lập tức ngừng vận chuyển vũ khí sang Nga được sử dụng để giết dân thường và phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine”, Kuleba nói.
Iran đã nhiều lần phủ nhận việc họ gửi vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine. CNN đã không thấy một tuyên bố nào về bài viết này của ngoại trưởng Iran về chủ đề này.
Ukraine cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã bắn hạ hơn 300 máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất mà Mạc Tư Khoa đang sử dụng để làm tê liệt cơ sở hạ tầng, theo Yurii Ihnat, phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Mỹ, Pháp và Anh cho biết việc chuyển giao vũ khí từ Iran cho Nga sẽ vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
CNN lần đầu tiên đưa tin vào tháng 8 rằng Mỹ tin rằng các quan chức Nga đã bắt đầu đào tạo về máy bay không người lái ở Iran trong mùa hè.
Trong một video được công bố hôm thứ Sáu, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói chuyện với tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều về việc đánh bại người Nga ở khu vực phía nam Kherson, một trong những lãnh thổ mà Mạc Tư Khoa tuyên bố đã sáp nhập. Điểm đặc biệt là Ông Zelenskiy đứng bên cạnh các máy bay không người lái của Iran hầu như còn nguyên vẹn như các bằng chứng cho thấy Ukraine có trong tay những tang vật cụ thể.
Ngoại trưởng Iran liên tục đưa ra cùng một câu nói đã được ông ta lặp đi, lặp lại nhiều lần: “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
6. Sau khi thăm Ukraine, chứng kiến tận mắt những đau khổ của người dân, Tổng thống Đức đổi thái độ, lên án Putin và dự đoán “những năm khó khăn” sắp tới trong bài phát biểu hiếm hoi
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier từng là Ngoại trưởng nước này từ năm 2005 đến 2009, và sau đó từ năm 2013 đến 2017. Ông cũng đồng thời là Phó Thủ tướng Đức từ năm 2007 đến 2009. Ông được biết đến là người cổ vũ cho liên minh kinh tế giữa Đức và Nga đến mức Ukraine đã không hoan nghênh ông đến thăm Kyiv hồi tháng Tư vừa qua.
Ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, Steinmeier bày tỏ sự hối tiếc về lập trường trước đó của mình đối với Nga, nói rằng nhiều năm ủng hộ đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của ông là một sai lầm rõ ràng. Ông kêu gọi một tòa án tội ác chiến tranh chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov. Steinmeier nói rằng ông “đã tin tưởng một cách sai lầm rằng Vladimir Putin sẽ không gây ra một sự tàn phá hoàn toàn về kinh tế, chính trị và đạo đức đối với đất nước của ông ta vì sự cuồng nhiệt đế quốc.”
Ông đã đến thăm Ukraine hôm thứ Ba 25 tháng 10. Trong chuyến viếng thăm này ông tận mắt chứng kiến cuộc tấn công của người Nga đã gây ra những đau khổ như thế nào cho người dân Ukraine. Ông đã lên án các bước leo thang gần đây của Nga và hứa sẽ giao vũ khí kịp thời cho Kyiv.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có một diễn văn vào hôm thứ Sáu, một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng thế giới phải đối mặt với “thập kỷ nguy hiểm nhất” kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine “cũng đã đẩy chúng tôi ở Đức vào một thời điểm khác, vào một sự bất an mà chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã vượt qua: một thời điểm được đánh dấu bởi chiến tranh, bạo lực và chạy trốn, bởi những lo ngại về việc mở rộng chiến tranh thành cháy rừng ở Âu Châu,” Steinmeier nói trong một bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình quốc gia.
Steinmeier cảnh báo: “Những năm khó khăn hơn, những năm khó khăn sẽ đến,” Steinmeier cảnh báo.
“Khi chúng ta nhìn vào nước Nga ngày nay, không có chỗ cho những giấc mơ cũ,” Steinmeier nói, đề cập đến tầm nhìn của cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev về một “ngôi nhà chung Âu Châu”.
Steinmeier, người thuộc phe Dân chủ Xã hội của Đức từ lâu đã tranh cãi về mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Mạc Tư Khoa, nói rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã gây ra một “sự đứt gãy nghiêm trọng” trong quan hệ của Đức với Mạc Tư Khoa.
Ông nói: “Các quốc gia của chúng ta đang chống lại nhau ngày nay.”
Steinmeier, người có vai trò là người đứng đầu nhà nước Đức chủ yếu là có tính nghi lễ, đã nói trong bài phát biểu trước quốc gia rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm cá nhân về tình trạng hỗn loạn ở Âu Châu.
Ông nói: “Trong nỗi ám ảnh giấc mơ đế quốc của mình, Tổng thống Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế.”
Steinmeier đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kyiv vào thứ Ba, nơi ông hứa hẹn Đức sẽ hỗ trợ Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng không. Đây là chuyến thăm thời chiến đầu tiên của Steinmeier tới Ukraine sau hai lần thất bại vào tháng 4, khi ông không được mời vì liên kết với Nga và tuần trước khi chuyến thăm của ông bị hủy vì lý do an ninh.
7. Chắt gái của Khrushchev nhận định: Nga đang chuẩn bị cho 'Điều gì đó rất thảm khốc'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Preparing for 'Something Disastrous': Khrushchev Great-Granddaughter”, nghĩa là “Chắt gái của Khrushchev nhận định: Nga đang chuẩn bị cho 'Điều gì đó rất thảm khốc'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Người dân Nga đang chuẩn bị cho “một điều gì đó rất thảm khốc”. Chắt gái của cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đưa ra lập trường trên khi nỗi lo sợ tiếp tục gia tăng về những gì Tổng thống Vladimir Putin có thể làm tiếp theo trong cuộc chiến ở Ukraine.
Nina Khrushcheva, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại The New School ở New York, nói với chương trình Today của BBC Radio 4 hôm thứ Sáu rằng sự lo lắng của người Nga khi chờ đợi các bước tiếp theo của Putin là “có thể cảm nhận được”. Cô ấy hiện đang ở Nga và nói rằng các cuộc trò chuyện gần đây về khả năng triển khai vũ khí hạt nhân đang thúc đẩy người dân sẵn sàng đối phó với khả năng xảy ra như vậy.
Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, nhu cầu về thuốc kali iodua đã tăng vọt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, gọi tắt là CDC, iốt kali có thể giúp ngăn chặn việc tuyến giáp hấp thụ iốt phóng xạ. Iốt phóng xạ có thể được thải ra môi trường trong một số trường hợp khẩn cấp do bức xạ và xâm nhập vào cơ thể qua đường thở hoặc đường ăn uống.
Các hãng thông tấn địa phương của Nga cũng đưa tin nhu cầu về hầm trú bom cá nhân ngày càng gia tăng.
“Xã hội đang trở nên tuyệt vọng hơn,” Khrushcheva nói. Cô ấy nói thêm rằng người Nga đang “tê cứng trong tuyệt vọng” vì họ không biết ngày mai sẽ ra sao.
Những lo ngại về hạt nhân đã lan truyền kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng Hai, nhưng Putin đã tăng cường những lo ngại đó khi ông nói trong một bài phát biểu vào tháng trước rằng ông sẵn sàng đáp trả những gì ông cho là “tống tiền hạt nhân” từ phương Tây bằng cách sử dụng vũ khí của đất nước ông. Ngoài ra, sau khi Nga gần đây cáo buộc Ukraine lên kế hoạch triển khai “bom bẩn” trên lãnh thổ của mình và sau đó đổ lỗi cho Nga, các nhà lãnh đạo phương Tây đã bác bỏ cáo buộc và cảnh báo rằng chế độ của Putin có thể cố gắng sử dụng nó “như một cái cớ để leo thang”.
Và hôm thứ Tư, Putin đã giám sát các cuộc tập trận với các lực lượng hạt nhân chiến lược của ông, bao gồm việc phóng hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Yars có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Bất chấp những hàm ý từ những lời lẽ và hành động gần đây của Putin, Tổng thống Nga hôm thứ Năm nói rằng “không cần thiết” về mặt chính trị hoặc quân sự đối với việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Điện Cẩm Linh nói với Newsweek trong một tuyên bố hôm thứ Sáu rằng các cuộc đàm phán hạt nhân “không phải được làm nóng từ phía Nga, mà là bởi Mỹ và Âu Châu.”
Tuy nhiên, người Nga vẫn chưa thể loại bỏ nỗi sợ hãi và lo lắng của họ, theo Khrushcheva. Bà nói trên BBC Radio 4's Today rằng Putin “có thể sẵn sàng chiến tranh” trong một ám chỉ rõ ràng về sự leo thang hơn nữa của cuộc xung đột ở Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và Khrushcheva để đưa ra bình luận.
Truyền thống đẹp các nước trong Tháng Các Đẳng Linh Hồn. Giáo Hội tại Canada tiếp tục bị tấn công
VietCatholic Media
18:03 29/10/2022
1. Ở Canada, tội ác căm thù người Công Giáo tăng 260% vào năm 2021
Cục Thống kê Canada đã thu thập số liệu của họ từ các vụ việc được cảnh sát ghi lại. Theo dữ liệu, có 155 tội phạm được thúc đẩy bởi thành kiến chống Công Giáo vào năm 2021, tăng so với chỉ 43 vụ trong năm trước đó. Mức tăng 260% này thể hiện sự gia tăng lớn nhất về tội phạm gây ra đối với bất kỳ nhóm nào, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng tình dục.
Tuy nhiên, các cộng đồng Do Thái phải chịu gánh nặng của tội ác thù hận ở Canada nặng nề nhất, với 487 vụ việc được ghi nhận. Tội ác căm thù người Do Thái cũng tăng 47% từ năm 2020 đến năm 2021. Mặc dù con số này đang gây khó khăn theo đúng nghĩa của nó, nhưng số liệu thống kê cho thấy tội phạm có động cơ chống Công Giáo có thể vượt qua số lượng tội phạm chống người Do Thái chỉ trong một vài năm, nếu các con số vẫn như cũ.
Nhìn chung, tội phạm dựa trên lòng căm thù ở Canada đã tăng gần như trên diện rộng vào năm 2021. Chỉ có ba nhóm chủng tộc - người “Da trắng”, người “Da đen” và các nhóm bản địa - đã giảm số lượng tội phạm gây ra chống lại họ. Trong số các nhóm dân tộc, người Ả Rập và Tây Á có tỷ lệ tội phạm thù hận gia tăng nhiều nhất, ở mức 46%.
Trong khi Cơ quan Thống kê Canada không đưa ra lời giải thích nào cho số liệu của họ, BC Catholic suy đoán rằng các báo cáo về các ngôi mộ tập thể tại các trường học dân cư có thể đã thúc đẩy sự gia tăng của tội phạm thù hận nhắm vào các nhà thờ, cá nhân và tài sản Công Giáo. Họ viết:
“Các con số này tương ứng với các vụ đốt phá, phá hoại và các mối đe dọa nhắm vào các cơ sở Công Giáo vào mùa hè năm ngoái sau các bản tin gây bức xúc về sự tồn tại của những ngôi mộ có thể xảy ra tại một nghĩa trang bỏ hoang liền kề với trường nội trú dành cho người bản địa Kamloops trước đây.”
Hơn nữa, BC Catholic nhận thấy rằng các phương tiện truyền thông chính thống đưa tin về báo cáo Thống kê Canada còn rất ít. Họ lưu ý rằng ngay cả những tờ báo đã đưa ra những con số được trình bày trong báo cáo - bao gồm Canadian Press, Canadian Broadcasting Corporation, National Post, và Globe and Mail - cũng không đề cập đến sự gia tăng đáng báo động về tội ác thù hận nhắm vào người Công Giáo.
Source:Aleteia
2. Truyền thống trong tháng Các Đẳng Linh Hồn
Tháng 11 là tháng Giáo Hội dành đặc biệt để cầu nguyện cho linh hồn của những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta. Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết trong quá khứ, có nhiều truyền thống đáng quý mà ngày nay không còn được tuân giữ, vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn, trong các ngôi nhà ở Ái Nhĩ Lan, cửa không được khóa để những người ra đi có thể cảm thấy được chào đón trở lại vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn và sẽ tìm một chỗ cho họ tại bàn ăn tối. Phong tục đã biến mất một cách đáng buồn, vì nếu để cửa mở như thế thì có khác gì là mời trộm cắp vào nhà.
Tuy thế, có một số truyền thống đẹp vẫn còn diễn ra trên khắp thế giới.
Tại Đức
Trong thời gian này, theo truyền thống dân gian, các gia đình người Đức cất tất cả các con dao vào một nơi an toàn, để khi linh hồn về thăm nhà không bị dao đâm.
Tại Ba lan
Người Công Giáo Ba Lan sẽ đến thăm những ngôi mộ của người thân mang theo những bó hoa cúc và một ngọn nến. Đối với người Ba Lan, hoa cúc là biểu tượng của sự bất tử - và ngọn nến tượng trưng cho sự hiện diện của Chúa bên cạnh người thân yêu của họ. Cảnh nghĩa trang của Ba Lan vào dịp này là một cảnh rất đẹp đáng để chiêm ngưỡng.
Tại Phi Luật Tân
Thời điểm này trong năm sẽ chứng kiến các nghĩa trang Phi Luật Tân đầy ắp người. Nhiều gia đình sẽ dành nhiều thời gian bên phần mộ của người thân: ăn uống, trò chuyện, cầu nguyện, cũng như dọn dẹp và trang trí phần mộ. Đây là dịp để gia đình dành thời gian bên nhau, và có một cảm giác vui mừng khi mọi người tưởng nhớ những người đã ra đi.
Tại Ái Nhĩ Lan
Mặc dù nhiều truyền thống trong quá khứ không còn được tuân giữ, nhưng người Ái Nhĩ Lan vẫn dành thời gian của họ để cầu nguyện và đi lễ để tôn vinh những người bạn và thành viên gia đình đã khuất của họ. Một số gia đình vẫn sẽ thắp một ngọn nến trong nhà của họ, đặc biệt là trong phòng có người thân qua đời.
Tại Mễ Tây Cơ
Người Mễ Tây Cơ kỷ niệm Ngày Các Đẳng Linh Hồn kết hợp với Dia de los Muertos, hay “Ngày của người chết”. Giống như ở nhiều quốc gia Công Giáo, các gia đình sẽ dành thời gian bên mộ những người thân yêu, nhưng họ cũng sẽ lập một bàn thờ tại nhà với thức ăn, hoa và hộp hình sọ người đựng đường để tôn vinh những người đã qua đời.
Tại Áo
Trong các vùng của Áo, các gia đình dọn dẹp ngôi nhà của họ sạch đẹp và ấm áp, và sẽ để một chiếc bánh trên bàn để mời những người thân yêu đã khuất của họ.
Tại Malta
Người Công Giáo Malta theo truyền thống có món heo quay vào bữa tối Ngày Các Đẳng Linh Hồn. Điều này bắt nguồn từ một phong tục, dân làng đeo chuông cho một con heo và cho nó đi lang thang trên đường phố. Người dân địa phương sẽ cho nó ăn, sau đó nó sẽ bị giết thịt vào ngày hôm đó để nuôi người nghèo.
Tại Ý
Ý có nhiều truyền thống, nhưng nổi bật trong nhiều vùng là việc cung cấp các món ngọt riêng cho người đã khuất – tiếng Ý gọi là dolci dei morti, “kẹo cho người chết”. Họ cũng làm những chiếc bánh quy màu trắng có hình xương, chúng là một cách buồn vui lẫn lộn để tưởng nhớ những người thân yêu.
3. Sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Truyền thống cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước:
Sách Macabêô quyển thứ hai ghi lại như sau:
“Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,43-46).
Giáo Hội từ những thế kỷ đầu, cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
Thánh Augustinô, thế kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.”
Các dòng tu đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng Cluny, vào giữa thế kỷ XI (1048) đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho những người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh. Sáng kiến này được Giáo Hội đưa vào lịch Phụng vụ Rôma.
Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết.
Vì thế, Giáo Hội dùng cả tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, được bắt đầu bằng Lễ Các Đẳng Linh Hồn vào ngày 2 tháng 11. Nhiều nơi trên thế giới vẫn gọi tháng 11 là tháng cầu cho các đẳng linh hồn.
Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng, con người sau khi chết sẽ xảy ra ba tình trạng; lên Thiên Đàng, xuống Hoả Ngục hay vào Luyện Ngục.
Khi một người sống theo luân lý Công Giáo, luôn kính sợ Thiên Chúa và sống theo giới răn của Ngài. Thiên Đàng là phần thưởng Thiên Chúa dành cho họ vì công trạng và sự mong ước khi họ còn sống. Thiên Đàng là hạnh phúc bất diệt, là sự sống đời đời và là sự hiệp thông trọn hảo với Thiên Chúa, các Thiên Thần, và các Thánh.
Khi còn sống những ai đã từ chối ân sủng của Thiên Chúa, những ai biết tỏ tường điều tốt xấu nhưng vẫn phạm tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân để chọn điều xấu thì hỏa ngục là nơi dành cho họ.
Sách Giáo Lý Công Giáo định nghĩa Luyện Ngục là nơi dành cho “những người chết trong ân sủng và tình thân nghĩa với Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào hưởng niềm vui thiên đàng” (số 1030).
Có một điều là những linh hồn nơi luyện hình không thể cầu nguyện cho chính họ, và họ phải cậy nhờ hoàn toàn vào lòng thương xót và lời cầu nguyện của những người đang còn sống.
Ngay từ thuở đầu, Giáo Hội luôn cầu nguyện cho những người qua đời, đặc biệt trong Thánh Lễ và các phụng vụ chung. Tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể đều có phần cầu nguyện cho các linh hồn. Chẳng hạn, Kinh Nguyện Thánh Thể ghi rằng: “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.”
Cha Piô năm dấu thánh kể câu chuyện sau cho thấy sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Một buổi tối lúc cầu nguyện một mình nơi nhà nguyện bỗng tôi trông thấy một thầy trẻ tuổi đứng nơi bàn thờ chính. Thầy có vẻ như đang lau chùi các chân nến và sửa lại các bình hoa. Lúc ấy là giờ ăn tối. Tôi đinh ninh người lo bàn thánh chính là thầy Leone nên tôi tiến lại gần và nói:
- Thầy Leone à, đang giờ ăn tối, thầy xuống phòng ăn đi, chứ đâu phải giờ lau bụi và sửa soạn bàn thánh!
Nhưng một giọng nói - không phải của thầy Leone - trả lời:
- Con không phải thầy Leone!
Tôi hỏi lại:
- Vậy thầy là ai?
Tiếng nói trả lời:
- Con là tu sĩ cùng dòng với Cha và từng là tập sinh sống ở Tu Viện này. Đức vâng lời dạy con phải luôn luôn giữ gìn bàn thánh thật sạch và thật ngăn nắp. Đáng tiếc, con thường bê trễ trong bổn phận và thiếu lòng tôn kính đối Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm. Chính vì tội thiếu tôn thờ cách trầm trọng này mà cho đến nay con vẫn còn bị hình phạt trong Lửa Luyện Hình. Nhưng giờ đây Thiên Chúa Từ Nhân, trong lòng thương xót vô biên của Ngài, cho phép con hiện về với Cha. Chính Cha là người có thể thu ngắn thời gian con phải chịu giam cầm trong Lửa Luyện Ngục. Xin Cha vui lòng giúp con.
Tôi nghĩ mình quả thật quảng đại đối với Linh Hồn đang đau khổ nơi Lửa Luyện Tội khi nhanh nhẹn hứa rằng: “Anh sẽ chỉ còn ở trong Lửa Luyện Tội cho đến sáng mai lúc dâng Thánh Lễ”. Nào ngờ Linh Hồn này thét lên: “Thật là tàn nhẫn!”. Thét xong câu đó Linh Hồn biến đi. Tiếng than khóc kinh khiếp của Linh Hồn như lưỡi gươm đâm xuyên trái tim tôi. Tôi thật đau đớn và mãi mãi như nghe tiếng thét vang vọng bên tai. Tôi, nhờ sự ủy quyền đặc biệt của Thiên Chúa, có thể giúp Linh Hồn đi thẳng về Trời, trái lại, tôi đã kết án giam giữ Linh Hồn ở lại trong Lửa Luyện Ngục thêm một đêm nữa cho tới sáng mai!
Biến cố rất lớn: Nga cáo buộc Ukraine, Anh và Mỹ tham gia trong cuộc đại tấn công Crimea, suốt 5 giờ
VietCatholic Media
21:41 29/10/2022
1. Cảnh tượng hoảng loạn trong vụ tấn công Crimea hôm thứ Bẩy
Sevastopol ở Crimea do Mạc Tư Khoa sáp nhập, đã bị tấn công nhiều lần trong những tháng gần đây, thành phố này đóng vai trò là trụ sở của hạm đội và là trung tâm hậu cần cho các hoạt động ở Ukraine. Tuy nhiên, cuộc tấn công hôm thứ Bẩy 29 tháng 10 có lẽ là cuộc tấn công cường tập lớn nhất của Ukraine.
Cuộc tấn công liên tục của Ukraine bắt đầu lúc 4h30 sáng và kéo dài ít nhất 5 giờ đồng hồ. Những tiếng nổ long trời làm rung rinh thành phố cùng với những tiếng nổ lớn là những tiếng trực thăng, và những tiếng súng nhỏ hơn, cùng với tiếng loa phóng thanh kêu gọi dân chúng bình tĩnh. Tất cả tạo thành một bầu không khí chiến tranh cao độ như thể quân Ukraine đang đến rất gần.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, đã tức giận cáo buộc 'các chuyên gia' của Anh, những người mà họ cho là có trụ sở tại thành phố Ochakiv, miền nam Ukraine, đã giúp chuẩn bị và huấn luyện Kyiv để thực hiện cuộc tấn công. Igor Konashenkov cũng cáo buộc Mỹ theo dõi từ trên máy bay và chỉ đạo cuộc tấn công, mặc dù ông ta không đưa ra được bằng chứng nào.
Trong một trường hợp khác liên quan đến Vương quốc Anh - nước mà Mạc Tư Khoa coi là một trong những quốc gia không thân thiện nhất với phương Tây - Nga cho biết cùng một đơn vị của Anh đã tham gia vào các vụ nổ trên đường ống dẫn khí Nord Stream vào tháng trước. Một tuyên bố bị các quan chức Anh bác bỏ.
Các cảnh quay do Mạc Tư Khoa công bố cho thấy quân đội Nga trên tàu bắn điên cuồng vào những chiếc ngư lôi điều khiển từ xa đang bơi dưới nước, đôi khi cũng được gọi là máy bay không người lái dưới nước, khi nó chạy về phía tàu khu trục Đô đốc Makarov, được dùng để thay thế tàu Moskva làm soái hạm của Hạm đội Hắc Hải.
Các loại súng phòng không của Nga, kể cả các vũ khí thông thường cũng được nhắm lên bầu trời để cố gắng bắn rớt các máy bay không người lái của Ukraine đang tấn công vào một nhà máy nhiệt điện và bộ chỉ huy của Hạm Đội Hắc Hải.
Trên mặt biển, những chiếc ngư lôi điều khiển từ xa của Ukraine có thể được nhìn thấy đang chạy đua đến cảng hải quân quan trọng Sevastopol - là thành phố lớn nhất ở Crimea - trong khi quân đội Nga trên tàu và trên các trực thăng đang hoảng sợ tìm cách tiêu diệt những chiếc ngư lôi này.
Đoạn phim kinh hoàng được quay bằng một camera từ máy bay không người lái cho thấy những vũ khí dưới nước đang lướt qua sóng và né những viên đạn có thể nhìn thấy đang xuyên qua mặt biển.
Những chiếc trực thăng sau đó có thể được nhìn thấy đang lao vào bắn khi những người Nga tuyệt vọng cố gắng đáp trả cuộc tấn công của những chiếc ngư lôi điều khiển từ xa đang bơi dưới nước. Các trực thăng Nga đã phải dùng đến cả hỏa tiễn để tấn công những chiếc ngư lôi.
Các ngư lôi điều khiển từ xa trước đó đã được suy đoán là có liên quan đến vụ nổ cầu Kerch ở Crimea vào ngày 8 tháng 10 - một ngày sau sinh nhật của Vladimir Putin. Để đối phó với vụ nổ cầu, Putin đã tung ra một loạt các cuộc tấn công hỏa tiễn trên khắp Ukraine, đặc biệt là tấn công các trung tâm dân sự.
Điện Cẩm Linh cũng đã đổ lỗi cho một chiếc Global Hawk (RQ-4B) của Mỹ 'bay từ Ý' đã bay trên bầu trời Hắc Hải, theo dõi phản ứng của Nga, và chỉ đạo cuộc tấn công của Ukraine.
Tất cả các dịch vụ phà chở khách đã bị đình chỉ tại cảng chiến lược là Sở chỉ huy của Hạm đội Hắc Hải của Putin.
Cuộc tấn công này đánh dấu những gì có thể là cuộc tấn công táo bạo nhất cho đến nay của Ukraine vào các tài sản hải quân của Nga ở Sevastopol.
Đầu tuần này, Razvozhayev nói rằng một máy bay không người lái đã tấn công một nhà máy nhiệt điện gần Sevastopol.
Hạm đội Nga đóng tại cảng cũng đã bị máy bay không người lái tấn công hồi tháng Bảy.
Cuộc tấn công diễn ra khi Nga dường như đã từ bỏ việc tấn công Ukraine và buộc phải phòng thủ sau khi quân đội của Putin bị quân đội của Kyiv tấn công.
Tình báo Anh hôm qua cho biết, các đơn vị Nga được huấn luyện kém và thiếu quân số đã ngừng tiến công trên hầu hết chiến tuyến trong sáu tuần qua.
2. Bộ Quốc Phòng Anh phản đối cáo buộc Anh trực tiếp chỉ huy vụ tấn công Crimea
Vladimir Putin đã rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc do quốc tế làm trung gian sau khi 'bịa ra câu chuyện' rằng Hải quân Anh cho nổ đường ống cung cấp khí đốt Nordstream và tấn công tàu Nga bằng máy bay không người lái tự sát gần Crimea.
Hôm thứ Bẩy 29 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, cáo buộc Tổng thống Nga bịa đặt những câu chuyện để 'làm giảm giá trị của việc giải quyết thảm họa đối với cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine', đồng thời nói thêm rằng Điện Cẩm Linh đang 'rao bán những tuyên bố sai trái với quy mô hoành tráng' sau khi các vụ nổ lớn làm rung chuyển một cảng quan trọng của Crimea.
Nga đã tuyên bố chấm dứt 'hành lang ngũ cốc' để trả đũa sau khi tuyên bố rằng các tàu mà lực lượng Ukraine nhắm tới có liên quan đến thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc.
Nhưng quyết định chấm dứt thỏa thuận của Nga được đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng Putin đang tìm kiếm một cái cớ để rút lui và đẩy các nước thế giới thứ ba vào nạn đói như một phần trong nỗ lực gia tăng cuộc xâm lược đang chùn bước của ông ta. Nga gần đây cũng đã chỉ trích thỏa thuận, nói rằng xuất khẩu ngũ cốc của chính họ đã bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ông Wallace nhấn mạnh rằng: “Để ngăn cản việc giải quyết thảm họa của họ đối với cuộc xâm lược trái phép vào Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga đang sử dụng các tuyên bố sai sự thật ở quy mô hoành tráng. Câu chuyện bịa ra này nói lên rất nhiều về những tranh luận đang diễn ra bên trong Chính phủ Nga hơn là về phương Tây.”
Thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian để mở khóa xuất khẩu ngũ cốc được ký kết giữa Nga và Ukraine vào tháng 7 là rất quan trọng để xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do cuộc xâm lược của Nga gây ra.
Thỏa thuận đã cho phép xuất khẩu hơn 9 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine và sẽ được gia hạn vào ngày 19 tháng 11.
Trong một tuyên bố trước đó, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết: “Trước hành động khủng bố do chế độ Kyiv thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia Anh chống lại các tàu của hạm đội Hắc Hải và các tàu dân sự liên quan đến an ninh của các hành lang ngũ cốc, Nga đình chỉ việc tham gia thực hiện thỏa thuận xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine.”
Điện Cẩm Linh hiện đã yêu cầu một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào thứ Hai sau vụ tấn công.
3. Phản ứng của bọn cầm quyền tay sai Nga tại Crimea
Mikhail Razvozhayev, thống đốc Sevastopol do Mạc Tư Khoa dựng lên, cho biết vụ tấn công bằng ngư lôi điều khiển từ xa dưới nước là vụ tấn công 'quy mô lớn nhất' mà bán đảo từng chứng kiến. Các dịch vụ của thành phố đang trong tình trạng 'báo động', nhưng ông khẳng định không có 'cơ sở hạ tầng dân sự' nào bị hư hại.
Chính quyền thành phố cho biết bến cảng 'tạm thời đóng cửa' đối với tàu thuyền và phà, đồng thời khuyến cáo mọi người “đừng hoảng sợ”.
Các cuộc tấn công vào Crimea, được Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 2014, đã gia tăng trong những tuần gần đây, khi Kyiv thúc đẩy một cuộc phản công ở phía nam để chiếm lại lãnh thổ do Mạc Tư Khoa nắm giữ trong nhiều tháng.
Các nhà chức trách do Mạc Tư Khoa thành lập ở Kherson, ngay phía bắc Crimea, đã tuyên bố sẽ biến thành phố này thành một pháo đài, chuẩn bị cho một cuộc tấn công không thể tránh khỏi.
Razvozhayev cho biết một nhà máy nhiệt điện đã bị tấn công ở Balaklava, trong khu vực Sevastopol. Ông khẳng định chỉ có thiệt hại nhỏ và không có thương vong.
Các tàu chiến ở Hắc Hải của Nga buộc phải chiến đấu với lực lượng Kyiv trong một cuộc tấn công mà Bộ Quốc phòng Nga coi là 'cuộc tấn công khủng bố'. Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng họ đã phá hủy 9 máy bay không người lái trên không và 7 chiếc ngư lôi điều khiển từ xa bơi dưới nước.
Mikhail Razvozhayev, Thống đốc Sevastopol của Nga, cho biết vụ tấn công vào đầu giờ sáng không gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng thành phố nhưng sau đó Bộ Quốc phòng thừa nhận rằng ít nhất một tàu bị thiệt hại nhẹ.
Razvozhayev nói: 'Không có thiệt hại nào được báo cáo trong thành phố. Tình hình đang trong tầm kiểm soát. Tất cả các dịch vụ phản ứng nhanh đều ở trạng thái sẵn sàng. '
Ông nói thêm, một ký túc xá sinh viên tại một trường cao đẳng nghệ thuật gần cảng đã chứng kiến 'một ô cửa sổ bị nổ tung' nhưng 'không gây hại gì'.
Razvozhayev cầu xin người dân địa phương không đăng đoạn phim về các cuộc tấn công, tuyên bố rằng nó có thể hỗ trợ chế độ Kyiv.
“Một yêu cầu lớn là dừng viết những gì bạn đã thấy và nghe được. Và không tải video lên. Mọi người cần phải hiểu rõ rằng những dữ liệu đó là rất cần thiết đối với phát xít Ukraine để hiểu được cách bố trí phòng thủ thành phố của chúng ta.”
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản việc cư dân báo cáo về những vụ nổ xảy ra.
Một người cho biết: “Sáng nay thức dậy thấy có tiếng nổ. Chưa bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì như vậy trước đây. Tiếng nổ mạnh đến nỗi các cửa sổ trong căn hộ rung chuyển”.
Người dân cho rằng những vụ nổ lớn đã làm 'rung chuyển' nhà cửa của họ trong khi khói đen bốc lên từ khu vực bến tàu.
Mặc dù Ukraine chưa xác nhận các cuộc tấn công này, nhưng các nguồn tin của Kyiv khẳng định rằng một số tàu Nga thuộc hạm đội đã bị nổ tung, trong đó có soái hạm Đô đốc Makarov.
Trước khi Nga dừng thỏa thuận ngũ cốc, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga nói: 'Cần nhấn mạnh rằng các tàu của Hạm đội Hắc Hải bị tấn công khủng bố có liên quan đến việc bảo đảm an ninh của' hành lang ngũ cốc 'như một phần của sáng kiến quốc tế để xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ các cảng của Ukraine. '
Anh phản bác mạnh mẽ những tuyên bố cho rằng nước này có liên quan trong cuộc tấn công, và nhấn mạnh rằng 'Bộ Quốc phòng Nga đang dùng đến việc rao bán những tuyên bố sai sự thật ở quy mô hoành tráng.'