Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:41 30/10/2015
N2T |
35. Linh hồn ơi, mày không biết hay sao, ai có Đức Chúa Giê-su thì có đầy đủ cha mẹ và các bạn hữu. Tại sao phải đi theo người chết chứ, mày phải đi theo người sống, và để người chết chôn kẻ chết.
(Thánh John Chrysostom)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tấm lòng của bà góa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:17 30/10/2015
Chúa Nhật XXXII THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 12, 38-44
TẤM LÒNG CỦA BÀ GÓA
Các bài đọc Chúa Nhật 32 thường niên, năm B nói đến tấm lòng của bà góa Sarepta và bà góa trong Tin Mừng của thánh Máccô đã bỏ tiền vào thùng tiền của đền thờ Giêrusalem, đã được Chúa ca ngợi là bà đã quảng đại bỏ vào thùng tiền hết cả tài sản của mình với tất cả lòng cậy trông yêu mến Chúa, xây dựng đền thờ. Chúa Giêsu đã cùng với các môn đệ vào đền thờ Giêrusalem, Chúa để ý quan sát những người dâng cúng bỏ tiền vào thùng.Và câu chuyện hôm nay là bài học Chúa dạy con người, loài người ở muôn thời kỳ, ở muôn thế hệ.
Bài đọc thứ nhất cho thấy bà góa ở Sarépta đã quảng đại với ngôn sứ Êlia như thế nào! Dù cả gia đình của bà chỉ còn một chút bột, một ít dầu để làm bánh hầu mẹ con ăn bữa cuối cùng rồi chết. Gia đình của bà thật nghèo, nhưng tấm lòng của bà thật bao la, rộng lượng. Bà đã nhường tấm bánh nhỏ bé vô cùng quý giá,đáng lẽ bà con bà được dùng để ngôn sứ Êlia, người của Thiên Chúa ăn cho đỡ đói. Cử chỉ và hành động của bà góa này đã gặp được lòng quảng đại của Thiên Chúa : Ngài đã làm phép lạ cho hũ bột của nhà bà không bao giờ cạn suốt mùa hạn hán, dầu trong bình không bao giờ vơi.Hình ảnh của bà góa Sarépta gợi lên hình ảnh của bà góa mà thánh Máccô thuật lại đoạn Tin Mừng Mc 12, 38-44. Bà góa này nghèo thật, bà chỉ có hai đồng Lenta…Đồng Lenta nghĩa là đồng xu, đồng tiền nhỏ nhất mà những người nghèo khó thường có. Bà góa này đã có tấm lòng tốt. Bà đã dâng cúng, đã bỏ vào thùng tiền đền thờ phần cuối cùng gia tài bà dùng để sinh sống. Chúa Giêsu đã ghi nhận tấm lòng quảng đại của bà góa này. Bà đã cho của cải mình với tình yêu thương. Cho nhiều tỏ dấu yêu thương nhiều. Cho tất cả là dấu hiệu yêu thương vô bờ bến. Bà góa này không phải chỉ cho phần dư thừa bà dành dụm, mà bà đã cho chính nguồn sống của bà. Bà góa này đã dâng cho đền thờ với tất cả tình thương, quảng đại và cho với tất cả sự vui vẻ của mình.
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa không chú trọng đến giá trị kinh tế của hai đồng xu của bà góa bỏ vào thùng tiền. Hai đồng xu làm sao so sánh được với những đồng tiền lớn của những người giầu có. Chúa Giêsu chú tâm và khen ngợi tấm lòng cao thượng, rộng rãi và quảng đại của bà góa. Hai đồng xu là của độ thân, nuôi sống bà góa. Giá trị của bà góa là đã cho trong vui vẻ, cho cách âm thầm, khiêm nhượng của bà. Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta Ngài không quan tâm đến lễ vật, của dâng, nhưng Ngài để ý đến cách dâng và tấm lòng của bà góa. Hữu ư trung xuất hình ư ngoại. Lòng có mới trào ra bên ngoài. Tấm lòng tốt, tấm lòng ngay chính sẽ nói lên giá trị của con người. Một việc làm tốt với ý ngay lành sẽ mang lại kết quả tốt lành cho ta. Một việc làm bác ái, một việc tốt có thể trở nên xấu, nếu con người làm để khoe khoang, kiêu hãnh và muốn được đề cao. Do đó, Chúa Giêsu đã dạy :” Đừng để tay trái biết việc tay phải làm “. Chúa muốn nói rằng việc làm có giá trị là do tấm lòng chứ không phải là hình thức bên ngoài…Chúa đã làm gương cho nhân loại, cho mọi người khi Ngài quì xuống rửa chân cho các môn đệ. Điều này nói lên sự khiêm nhượng của Chúa. Ngài đến để phục vụ, chứ không phải để được hầu hạ…Chúa đã trao hiến chính bản thân mình trên thập giá để cứu độ nhân loại bởi vì Ngài yêu thương nhân loại, yêu thương con người đến hy sinh chính mạng sống của mình. Ngài là Vị thượng tế cao cả đền thay tội lỗi cho nhân loại. Chính vì thế, Ngài đã quảng đại, hy sinh trao hiến thân mình làm của ăn của uống cho nhân loại.
Gương bà góa đã dâng cho Chúa tất cả của ăn của uống nuôi sống bản thân của mình là bài học quí giá cho mọi người. Bà góa đã không tiếc xót ngay cả mạng sống của mình để hiến dâng cho Thiên Chúa. Chúa đã ghi nhận tấm lòng của bà và cách dâng cúng, thái độ dâng cúng của bà cho Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một con tim mới, để chúng con biết yêu thương anh chị em của chúng con và chúng con sẵn sàng góp công, góp sức, góp của để xây dựng cộng đoàn và để xây dựng Nhà Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bà góa ở Sarépta đã làm gì cho ngôn sứ Êlia ?
2.Chúa ghi nhận gì nơi tấm lòng của bà góa trong Tin Mừng hôm nay ?
3.Bà góa Sarépta quảng đại đã gặp được gì nơi Thiên Chúa ?
4.Của cải, vật chất và tấm lòng điều nào cần hơn ?
5.Bà góa Sarépta và bà góa trong Tin Mừng của thánh Máccô dạy cho ta điều gì ?
Mc 12, 38-44
TẤM LÒNG CỦA BÀ GÓA
Các bài đọc Chúa Nhật 32 thường niên, năm B nói đến tấm lòng của bà góa Sarepta và bà góa trong Tin Mừng của thánh Máccô đã bỏ tiền vào thùng tiền của đền thờ Giêrusalem, đã được Chúa ca ngợi là bà đã quảng đại bỏ vào thùng tiền hết cả tài sản của mình với tất cả lòng cậy trông yêu mến Chúa, xây dựng đền thờ. Chúa Giêsu đã cùng với các môn đệ vào đền thờ Giêrusalem, Chúa để ý quan sát những người dâng cúng bỏ tiền vào thùng.Và câu chuyện hôm nay là bài học Chúa dạy con người, loài người ở muôn thời kỳ, ở muôn thế hệ.
Bài đọc thứ nhất cho thấy bà góa ở Sarépta đã quảng đại với ngôn sứ Êlia như thế nào! Dù cả gia đình của bà chỉ còn một chút bột, một ít dầu để làm bánh hầu mẹ con ăn bữa cuối cùng rồi chết. Gia đình của bà thật nghèo, nhưng tấm lòng của bà thật bao la, rộng lượng. Bà đã nhường tấm bánh nhỏ bé vô cùng quý giá,đáng lẽ bà con bà được dùng để ngôn sứ Êlia, người của Thiên Chúa ăn cho đỡ đói. Cử chỉ và hành động của bà góa này đã gặp được lòng quảng đại của Thiên Chúa : Ngài đã làm phép lạ cho hũ bột của nhà bà không bao giờ cạn suốt mùa hạn hán, dầu trong bình không bao giờ vơi.Hình ảnh của bà góa Sarépta gợi lên hình ảnh của bà góa mà thánh Máccô thuật lại đoạn Tin Mừng Mc 12, 38-44. Bà góa này nghèo thật, bà chỉ có hai đồng Lenta…Đồng Lenta nghĩa là đồng xu, đồng tiền nhỏ nhất mà những người nghèo khó thường có. Bà góa này đã có tấm lòng tốt. Bà đã dâng cúng, đã bỏ vào thùng tiền đền thờ phần cuối cùng gia tài bà dùng để sinh sống. Chúa Giêsu đã ghi nhận tấm lòng quảng đại của bà góa này. Bà đã cho của cải mình với tình yêu thương. Cho nhiều tỏ dấu yêu thương nhiều. Cho tất cả là dấu hiệu yêu thương vô bờ bến. Bà góa này không phải chỉ cho phần dư thừa bà dành dụm, mà bà đã cho chính nguồn sống của bà. Bà góa này đã dâng cho đền thờ với tất cả tình thương, quảng đại và cho với tất cả sự vui vẻ của mình.
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa không chú trọng đến giá trị kinh tế của hai đồng xu của bà góa bỏ vào thùng tiền. Hai đồng xu làm sao so sánh được với những đồng tiền lớn của những người giầu có. Chúa Giêsu chú tâm và khen ngợi tấm lòng cao thượng, rộng rãi và quảng đại của bà góa. Hai đồng xu là của độ thân, nuôi sống bà góa. Giá trị của bà góa là đã cho trong vui vẻ, cho cách âm thầm, khiêm nhượng của bà. Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta Ngài không quan tâm đến lễ vật, của dâng, nhưng Ngài để ý đến cách dâng và tấm lòng của bà góa. Hữu ư trung xuất hình ư ngoại. Lòng có mới trào ra bên ngoài. Tấm lòng tốt, tấm lòng ngay chính sẽ nói lên giá trị của con người. Một việc làm tốt với ý ngay lành sẽ mang lại kết quả tốt lành cho ta. Một việc làm bác ái, một việc tốt có thể trở nên xấu, nếu con người làm để khoe khoang, kiêu hãnh và muốn được đề cao. Do đó, Chúa Giêsu đã dạy :” Đừng để tay trái biết việc tay phải làm “. Chúa muốn nói rằng việc làm có giá trị là do tấm lòng chứ không phải là hình thức bên ngoài…Chúa đã làm gương cho nhân loại, cho mọi người khi Ngài quì xuống rửa chân cho các môn đệ. Điều này nói lên sự khiêm nhượng của Chúa. Ngài đến để phục vụ, chứ không phải để được hầu hạ…Chúa đã trao hiến chính bản thân mình trên thập giá để cứu độ nhân loại bởi vì Ngài yêu thương nhân loại, yêu thương con người đến hy sinh chính mạng sống của mình. Ngài là Vị thượng tế cao cả đền thay tội lỗi cho nhân loại. Chính vì thế, Ngài đã quảng đại, hy sinh trao hiến thân mình làm của ăn của uống cho nhân loại.
Gương bà góa đã dâng cho Chúa tất cả của ăn của uống nuôi sống bản thân của mình là bài học quí giá cho mọi người. Bà góa đã không tiếc xót ngay cả mạng sống của mình để hiến dâng cho Thiên Chúa. Chúa đã ghi nhận tấm lòng của bà và cách dâng cúng, thái độ dâng cúng của bà cho Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một con tim mới, để chúng con biết yêu thương anh chị em của chúng con và chúng con sẵn sàng góp công, góp sức, góp của để xây dựng cộng đoàn và để xây dựng Nhà Chúa. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Bà góa ở Sarépta đã làm gì cho ngôn sứ Êlia ?
2.Chúa ghi nhận gì nơi tấm lòng của bà góa trong Tin Mừng hôm nay ?
3.Bà góa Sarépta quảng đại đã gặp được gì nơi Thiên Chúa ?
4.Của cải, vật chất và tấm lòng điều nào cần hơn ?
5.Bà góa Sarépta và bà góa trong Tin Mừng của thánh Máccô dạy cho ta điều gì ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:39 30/10/2015
50. SAO CHÉP SỚ TÂU.
Thời Đông Hán Hoàn hoàng đế, có một người được thái thú nha môn thu dụng làm quan viên, nhưng hoàn toàn không có tài năng gì cả.
Ngày thứ nhất nhận nhiệm vụ, thái thú bèn nói anh ta viết một tờ sớ tâu, anh ta hấp tấp cuống quýt, đành phải đi nhờ người viết hộ, người được nhờ viết hộ cũng không biết viết, liền nói với anh ta:
- “Trước đây có người tên Cát Long là tay cao thủ viết sớ tâu, anh tìm sao chép lại một bản không phải là báo cáo công tác đó sao ?”
Người ấy liền tìm ra một bản viết sớ tâu của Cát Long, sao chép lại, không sai không sót chữ nào, cuối cùng ngay cả tên Cát Long cũng chép lại bên trên. Thái thú coi qua dở khóc dở cười, bèn bãi miễn anh ta.
(Tiếu lâm)
Suy tư 50:
Thời nay có khối người ăn cắp sao chép bản quyền của người khác, nhưng họ khôn ngoan hơn người thời xưa, có nghĩa là họ không sao chép nguyên văn tên tác giả, mà chỉ sao chép nội dung, cốt truyện mà thôi, nhưng vẫn cứ bị nhà báo các nhà báo phát hiện làm rùm beng, bị kiện cho...sói đầu, có khi bị bồi thường và bị đi tù.
Có một sự sao chép lại bản quyền của người khác mà không sợ bị kiện ra tòa, không sợ bị người ta lên án, đó là sao chép lại cuộc sống của Đức Chúa Giê-su và các thánh nam nữ. Đức Chúa Giê-su là bản gốc của yêu thương, của khiêm tốn, Ngài mời gọi chúng ta hãy sao chép của Ngài: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường...” Các thánh nam nữ đã chép lại bản sao ấy, và các ngài đã được hạnh phúc, được sự sống đời đời.
Sao chép sự hiền lành của Đức Chúa Giê-su để chúng ta sống có tình nghĩa bà con lối xóm hơn; sao chép học hỏi sự khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, để chúng ta dễ dàng thông cảm những khuyết điểm của người khác hơn; và sao chép lại cuộc sống đầy yêu thương của Đức Chúa Giê-su là để chúng ta không còn phân biệt ai là kẻ thù của tôi, và ai là người anh em của tôi, vì tất cả đều là anh chị em với nhau trong Đức Chúa Giê-su.
Người Ki-tô hữu là người, trước hết, được quyền sao chép bản gốc ấy, nhưng nếu tôi không sao chép để sống như Đức Chúa Giê-su, thì dân thành Sô-đô-ma mới- thời đại ngày nay- sẽ lên án tôi trước mặt Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Thời Đông Hán Hoàn hoàng đế, có một người được thái thú nha môn thu dụng làm quan viên, nhưng hoàn toàn không có tài năng gì cả.
Ngày thứ nhất nhận nhiệm vụ, thái thú bèn nói anh ta viết một tờ sớ tâu, anh ta hấp tấp cuống quýt, đành phải đi nhờ người viết hộ, người được nhờ viết hộ cũng không biết viết, liền nói với anh ta:
- “Trước đây có người tên Cát Long là tay cao thủ viết sớ tâu, anh tìm sao chép lại một bản không phải là báo cáo công tác đó sao ?”
Người ấy liền tìm ra một bản viết sớ tâu của Cát Long, sao chép lại, không sai không sót chữ nào, cuối cùng ngay cả tên Cát Long cũng chép lại bên trên. Thái thú coi qua dở khóc dở cười, bèn bãi miễn anh ta.
(Tiếu lâm)
Suy tư 50:
Thời nay có khối người ăn cắp sao chép bản quyền của người khác, nhưng họ khôn ngoan hơn người thời xưa, có nghĩa là họ không sao chép nguyên văn tên tác giả, mà chỉ sao chép nội dung, cốt truyện mà thôi, nhưng vẫn cứ bị nhà báo các nhà báo phát hiện làm rùm beng, bị kiện cho...sói đầu, có khi bị bồi thường và bị đi tù.
Có một sự sao chép lại bản quyền của người khác mà không sợ bị kiện ra tòa, không sợ bị người ta lên án, đó là sao chép lại cuộc sống của Đức Chúa Giê-su và các thánh nam nữ. Đức Chúa Giê-su là bản gốc của yêu thương, của khiêm tốn, Ngài mời gọi chúng ta hãy sao chép của Ngài: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường...” Các thánh nam nữ đã chép lại bản sao ấy, và các ngài đã được hạnh phúc, được sự sống đời đời.
Sao chép sự hiền lành của Đức Chúa Giê-su để chúng ta sống có tình nghĩa bà con lối xóm hơn; sao chép học hỏi sự khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su, để chúng ta dễ dàng thông cảm những khuyết điểm của người khác hơn; và sao chép lại cuộc sống đầy yêu thương của Đức Chúa Giê-su là để chúng ta không còn phân biệt ai là kẻ thù của tôi, và ai là người anh em của tôi, vì tất cả đều là anh chị em với nhau trong Đức Chúa Giê-su.
Người Ki-tô hữu là người, trước hết, được quyền sao chép bản gốc ấy, nhưng nếu tôi không sao chép để sống như Đức Chúa Giê-su, thì dân thành Sô-đô-ma mới- thời đại ngày nay- sẽ lên án tôi trước mặt Thiên Chúa vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hậu Thượng Hội Đồng: một vòng nhận định của các nghị phụ
Vũ Văn An
00:06 30/10/2015
Khách quan mà nhìn, Thượng Hội Đồng năm 2015 về gia đình quả là một biến cố được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Đó là nhận định hậu Thượng Hội Đồng của một số nghị phụ.
Lòng thương xót và sự thật
Ngay trước ngày họp cuối cùng của Thượng Hội Đồng, Đức Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia, Hoa Kỳ, đã có cái nhìn tổng quát và rất tích cực về Thượng Hội Đồng. Trong một cuộc phỏng vấn trên liên mạng của tờ National Catholic Register, ngài cho biết “Xét chung, đây là một trải nghiệm rất tốt đẹp, rất thân ái. Bên trong Thượng Hội Đồng, nó thân ái hơn những người ở bên ngoài tưởng tượng nhiều. Có một số vấn đề và dị biệt nghiêm trọng nơi các nghị phụ Thượng Hội Đồng, như về bản chất của lương tâm và vấn đề rước lễ của người ly dị và tái hôn chẳng hạn… Thủ tục thì mới mẻ. Có một số trục trặc và hàm hồ. Các bản dịch có vấn đề. Tôi nghĩ nhiều nghị phụ muốn thấy Ủy Ban soạn thảo bản văn cuối cùng trong tương lai sẽ được bầu hơn là chỉ định. Nhưng cho tới nay, trải nghiệm này rất tích cực, và tôi tin Bản Tường Trình Sau Cùng sẽ khá hơn bản Tài Liệu Làm Việc rất nhiều”.
Về ngôn ngữ cần có để chuyển tải Tin Mừng Gia Đình, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ngôn ngữ này càng thổi phồng, ta càng cần ái ngại về ý nghĩa thực sự của các từ ngữ và điều người ta cố tình mập mờ. “Khi các giám mục lên tiếng, ta cần nói đơn giản và rõ ràng như là nội dung lời dậy đòi hỏi. Ta cũng cần trung thực; không lẩn thánh, không hàm hồ. Hiển nhiên, lời lẽ của ta cần được khuôn định bởi đức ái, dè dặt và trọng kính người ta, và cả bởi sự thật nữa. Đây là hồng phúc vĩ đại nhất mà Kitô Giáo có thể đem tặng thế giới. Sẽ không có lòng thương xót đích thực nếu không có sự thật”.
Ngài cũng đánh giá cao phẩm chất các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng. “Đem các giám mục lại với nhau sẽ không có nghĩa lý gì, trừ khi bạn muốn các ngài lên tiếng một cách thành thực. Và thẳng thắn là đức tính luôn được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cao… Giáo Hội có thể dùng nhiều đức tính này ở mọi bình diện: trung thực thảo luận, luôn trong tinh thần bác ái và kính trọng. Nhất là hai chữ cuối: bác ái và kính trọng cần hơn là những lời lẽ nghe ra đạo đức mà thực sự giả hình chỉ nhằm tiêu diệt các suy nghĩ của người mình không thích”.
Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của Ái Nhĩ Lan cũng vậy, ngay trước ngày Thượng Hội Đồng kết thúc, đã nói với đại diện Đài Phát Thanh Vatican rằng: Ngài rất ngưỡng phục cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo khung cho một nghệ thuật lắng nghe đầy chăm chú đối với các vị giám mục suốt trong ba tuần lễ hội họp. Theo ngài, sức mạnh của Thượng Hội Đồng nằm ở chỗ biết lắng nghe nhau và tại Phòng Thượng Hội Đồng cũng như trong các nhóm nhỏ, có nhiều ý kiến mạnh mẽ “nhưng cũng có việc lắng nghe nhau một cách kính trọng”, mưu cầu hiệp lực và đồng quy…
Không nhằm qui luật tổng quát
Về lại giáo phận của mình, Đức Cha Jean-Luc Brunin, giám mục giáo phận La Havre, Pháp, trong một cuộc phỏng vấn của tờ La Croix, cho hay: “Tham dự Thượng Hội Đồng đòi hỏi một việc đầu tư bản thân nhất quán: cần phải biện phân giữa các giám mục sống trong các bối cảnh khác nhau, phải cố gắng hiểu điều các ngài nói khởi đi từ chính kinh nghiệm mục vụ của các ngài. Cũng cần phải lên hình thức cho các đề nghị tiên tiến. Nhưng đây quả là một kinh nghiệm phong phú trong việc biện phân ở bình diện Giáo Hội hoàn cầu. Điều này khích lệ tôi diễn tiến trong tính năng động này, luôn chú ý tới các tình huống cụ thể của các gia đình. Như Đức Thánh Cha đã nói với chúng tôi, chúng tôi không thể vùi đầu vào cát mà phải chào đón thực tại sống của các gia đình và đồng hành với họ”.
Đức Cha Brunin nói thêm: “cần phải nhấn mạnh rằng chúng tôi không được mời gọi đưa ra các qui luật tổng quát mà được mời gọi cùng đi với người ta trong cuộc hành trình bản thân của họ trong đó, các tín hữu tìm hiểu điều Thiên Chúa muốn họ sống. Người ta không thể quyết định kỳ hạn của con đường trước khi đi hết con đường ấy”.
Nói về hành trình biện phân của những người ly dị và tái hôn, Đức Cha giải thích thêm: “kết quả của con đường biện phân như thế không hẳn là quyền được rước lễ mà là quyết định đáp trả điều Chúa Kitô kêu gọi họ sống”.
Trả lời một câu hỏi cho rằng kết quả mà Thượng Hội Đồng đạt được là một kết quả khiến người ta ngã lòng, vì nó thật khó hiểu: xét từng trường hợp một là thế nào; sau một năm chờ đợi, đáng lẽ Đức Giáo Hoàng phải đã đưa ra được một quyết định dứt khoát mới đúng chứ, Đức Cha Brunin cho hay: “Xem ra ông ngã lòng vì sự kiện: viễn tượng được mở ra là một viễn tượng về một cuộc hành trình có tính đến tình huống bản thân của người ta. Tuy nhiên, lời mời gọi của Chúa Giêsu và cuộc gặp gỡ với Người luôn có tính bản thân… nghĩa là từng trường hợp một. Chúa Giêsu không bao giờ nhận cho đăng ký làm môn đệ dựa vào một khuôn khổ duy nhất, Người kêu gọi từng người một và những người này lên đường với tính khí của họ, với lịch sử bản thân của họ. Nhờ quan tâm chiêm niệm phương cách hành động của Chúa Giêsu, Thượng Hội Đồng đã nhấn mạnh rằng điều chủ yếu là lưu tâm tới đường đời của mỗi người, tới các tình huống cụ thể, tới các bối cảnh đặc thù. Tôi giúp ông dấn thân vào một cuộc gặp gỡ với một ai đó, người này sẽ đồng hành với ông trên con đường biện phân để khám ra điều Thiên Chúa muốn kêu gọi ông, Người mời gọi ông hội nhập nhiều hơn vào cộng đồng các môn đệ của Người ra sao”.
Nói thêm về Thượng Hội Đồng nói chung, Đức Cha Brunin cho biết: “Trong ba tuần lễ, chúng tôi đã sống một trải nghiệm đầy say mê thú vị. Chúng tôi không ở đó để bênh vực các chủ trương lập trường, để lôi kéo người khác theo quan điểm của mình. Chúng tôi ở đó với nhau để biện phân điều Chúa Thánh Thần mời gọi Giáo Hội đồng hành với những con người và những gia đình trong sự đa dạng của hoàn cảnh nơi họ. Chúng tôi đã làm việc đó trong tư cách các mục tử của một Giáo Hội đặc thù, người đem tới cuộc sống, niềm vui, các khó khăn và các đau khổ của các gia đình trong giáo phận chúng tôi. Chính nhờ vậy, từ từ, ý tưởng con đường biện phân và đồng hành đã phát sinh. Thái độ mục vụ này bám rễ sâu trong “sư phạm Thiên Chúa” từng được nêu lên từ phiên đầu của Thượng Hội Đồng. Sau cùng, chính trong nền thân học ơn thánh, mà Thượng Hội Đồng đã đặt căn bản cho các đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng. Diễn tiến này đã nối liền với tính thượng hội đồng mà Đức Thánh Cha vốn mời gọi Giáo Hội ở mọi bình diện dự phần, từ giáo xứ tới Thượng Hội Đồng giám mục, xuyên qua các giáo phận và các hội đồng giám mục”.
Báo La Croix còn thuật lại nhận định của Đức Cha Laurent Ulrich, Tổng Giám Mục Lille, Pháp, về Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng. Ngài hoan nghinh “sự thống nhất tốt đẹp trong quan niệm” và viễn kiến “thực tiễn, mà không bi quan”. Theo ngài, bản văn này mở cho các gia đình một con đường hy vọng, một con đường trên đó các gia đình có thể gặp gỡ Chúa Kitô, và biểu lộ các khả năng sống theo Thần Khí ngay trong các yếu đuối mỏng dòn của họ: họ mang quanh họ một phần ánh sáng của Người.
Một diễn trình
Tờ báo này cũng nhắc tới Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn, một trong các vị thuộc ủy ban soạn thảo Bản Tường Trình Sau Cùng. Viện Phụ Schröder, một nghị phụ tại Thượng Hội Đồng năm 2015, cũng nhắc tới vị Hồng Y này, người mà Viện Phụ coi là nhiều kinh nghiệm nhất về Thượng Hội Đồng, và có cách tiếp cận hết sức quân bình đối với nhiều sự việc, thường khích lệ các điều hợp viên lèo lái các nhóm đi theo hướng đúng.
Trong cuộc phỏng vấn của David Gibson, thuộc Religion News Service ngày 28 tháng Mười, 2015, Đức Hồng Y Wuerl cho rằng với Thượng Hội Đồng 2015, Giáo Hội Công Giáo đã chuyển từ chủ nghĩa duy luật qua lòng thương xót và khung tham chiếu từ nay sẽ là: Tin Mừng thực sự đã nói gì về vấn đề này?
Theo ngài, điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô cố gắng làm trong hai năm qua với hai Thượng Hội Đồng liên tiếp về gia đình chính là kêu gọi một diễn trình (process) chứ không hẳn một Thượng Hội Đồng: một cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề Giáo Hội đang băn khoăn (chữ ngài dùng mạnh hơn: struggling), một cuộc thảo luận mà bạn sẽ không nên đóng cửa trong tương lai.
Đã đành là Giáo Hội có một giáo huấn rõ ràng về gia đình và Giáo Hội luôn công bố giáo huấn ấy, nhưng giáo huấn ấy cũng bao gồm cả lòng thương xót của Thiên Chúa và sự chăm sóc từng cá nhân tín hữu nữa. Hai yếu tố của cùng một thực tại này là điều Đức Giáo Hoàng đề cao và làm cho hiển thị một cách chưa từng thấy. Nếu bạn không thể phục vụ con người ở trạng huống hiện tại của họ, là bạn không chu toàn giáo huấn này.
Ý niệm diễn trình hay đồng hành trên nổi bật đến nỗi theo Đức Hồng Y Wuerl, không nhất thiết Đức Giáo Hoàng phải ban hành tông huấn hậu thượng hội đồng dựa vào Bản Tường Trình Sau Cùng, mặc dù ngài có thể sẽ làm thế, như nhận định gần đây của Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và của Cha Nicolas, Bề Trên Cả Dòng Tên. Đức Hồng Y Wuerl cho hay: các bài học rút ra từ Thượng Hội Đồng 2015 không hẳn phải là các văn kiện, mà trước hết là “Đây là cách anh chị em thảo luận sự việc trong Giáo Hội: cởi mở”. Thứ hai, cố gắng sống giáo huấn trong bối cảnh hiện bạn đang hiện diện và đừng ngã lòng nếu bạn không sống nó cách hoàn hảo, đừng coi bạn không phải là thành phần trong Giáo Hội nếu bạn không sống giáo huấn ấy cách hoàn hảo.
Công trình Chúa Thánh Thần
Báo Lacroix sau đó nhắc tới Đức Cha Mark Coleridge, Tổng Giám Mục Brisbane, người mà họ coi là hoạt bát nhất tại Thượng Hội Đồng năm 2015. Vị tổng giám mục này ngỡ ngàng trước “lối nhìn có tính khải huyền của một số nghị phụ quá hăng say trong việc chống lại bất cứ ý tưởng nào nhằm cho phép người ly dị tái hôn rước lễ hay phương thức nào nhân ái và thương cảm hơn đối với người đồng tính”. Ngài viết: “đối với một số vị, Thượng Hội Đồng giống như bãi chiến trường Armaguedon, cuộc quyết đấu cuối cùng giữa con cái ánh sáng và con cái bóng tối. Cuộc quyết đấu giữa thiện và ác, giữa đen và trắng, chứ không gì khác”. Tóm lại, là viễn kiến nhị phân mà kết cục là đặt sự đối nghịch giữa “sự thật và lòng thương xót”, “Giáo Hội và thế giới”, “tín lý và mục vụ”. Dù thế, vị tổng giám mục của Úc này vẫn thấy “một điều gì đó lớn hơn”, “công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng là tác nhân hàng đầu của Thượng Hội Đồng”. Nhất là khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng. “Vị giáo hoàng này không có chút gì của một người ý thức hệ, ngài ghét ý thức hệ. Ngài có một cảm thức sắc bén về chính trị, nhưng ngài không chơi trò chơi chính trị. Ngài biết có những xác tín và lập trường khác nhau, nhưng ngài nâng ngài lên trên các dị biệt”.
Báo Lacroix cũng phỏng vấn Đức Hồng Y Oscar Maradiaga, phối trí viên của hội đồng chín Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vị Hồng Y này cho rằng sau Thượng Hội Đồng năm 2015, Giáo Hội sẽ Samaritanô (nhân ái) nhiều hơn và ngài cho rằng Thượng Hội Đồng lần tới nên bàn về tính thượng hội đồng, tính hợp đoàn và việc tản quyền trong Giáo Hội.
Ngài nói rằng ngài rất hãnh diện “vì chúng tôi đã vẫn hợp nhất, bất chấp các dị biệt văn hóa, các lối suy nghĩ khác nhau, các nhận thức thực tại đôi khi cách nhau tới 180 độ của chúng tôi. Các vị giám mục phần lớn làm việc tại các văn phòng, với ít kinh nghiệm mục vụ đoàn chiên, là những vị duy luật nhiều nhất. Nhưng các dị biệt này vẫn không ngăn cản được việc chấp nhận các đường hướng chỉ đạo chung nhằm cải thiện nền mục vụ gia đình. Ngay Liên Hiệp Quốc cũng không có được khả năng này bởi vì chính trị tụ họp họ lại chứ không phải đức tin”.
Nói về những điều mới mẻ do Thượng Hội Đồng này đem tới, Đức Hồng Y Maradiaga cho hay: có thể là tự do phát biểu, phát biểu thành thực và tinh thần hợp đoàn cũng như tản quyền.
Cung kính
Tạp chí America thì phỏng vấn Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, Anh. Ngài cho rằng các chữ “đồng hành”, “biện phân” và “cung kính lắng nghe” trong Bản Tường Trình Sau Cùng là những chữ “tuyệt đối chủ yếu”, cho thấy Giáo Hội đặt “lòng thương xót của Thiên Chúa trong cái hiểu trọn vẹn của nó vào trong trái tim mình”, một Giáo Hội trong đó, “lòng thương xót vĩ đại của Thiên Chúa trở nên có thực chất đối với đời người”.
Một kiểu nói rất hay nữa là kiểu nói ví gia đình là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu thế thì trước gia đình ta phải hành xử một cách tôn kính.
Nhận định về ba đoạn của Bản Tường Trình Sau Cùng nói về ly dị tái hôn bị số phiếu chống cao, Đức Hồng Y Nichols cho rằng: động lực của số phiếu chống cao này là sự sợ hãi lo lắng, nên trong diễn từ cuối cùng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên họ: “can đảm lên, hãy đứng dậy, đừng sợ!”.
Đức Hồng Y Nichols nhắc lại bầu khí cởi mở tại Thượng Hội Đồng. Ngài còn nhớ câu phát biểu thời danh của Đức Hồng Y Schonborn: “xin qúy vị thận trọng khi nói về người ly dị vì cha mẹ tôi là những người ly dị. Xin qúy vị suy nghĩ cách nói về vấn đề này, vì chúng ta nói về chính đời sống ta, về đời sống các người của chính ta”.
Đức Giáo Hoàng bảo đảm sự hợp nhất
Tạp chí America cũng phỏng vấn Viện Phụ Jeremias Schröder, một trong các nghị phụ của Thượng Hội Đồng năm 2015. Viện Phụ năm nay 50 tuổi, thuộc Dòng Biển Đức Truyền Giáo tại St. Ottilien. Hiện dòng có 1,000 thành viên, rải rác trên 20 quốc gia. Theo Viện Phụ, Thượng Hội Đồng cần một viễn ảnh lịch sử, vì mối liên hệ của Giáo Hội với thời hiện đại và lịch sử của nó là “những vấn đề bao trùm” của Thượng Hội Đồng.
Viện Phụ cho rằng “những điều hiện nay ta coi là chân lý trường cửu thực ra đã chỉ được lên công thức tại Công Đồng Trent, và đây là điều nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng không hiểu… Là các tu sĩ Biển Đức, chúng tôi lớn lên với một cảm thức lịch sử, mọi điều chúng tôi có đều được lên khuôn trong lịch sử, nhưng cảm thức này không có trong Thượng Hội Đồng”.
Tuy nhiên, Viện Phụ cho hay các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã tiến lại “gần nhau hơn nhiều”, không nhất thiết về lập trường mà là về “cách phát biểu”. “Các ngài nhìn vào mắt nhau. Chúng tôi ngồi sát cạnh nhau, đụng cùi chỏ nhau là thường, trong những căn phòng nhỏ xíu”.
Các dị biệt lớn lao thường liên hệ tới tín lý, cảm thức đức tin và việc sử dụng ngôn ngữ. Và điều này “củng cố điều Đức Giáo Hoàng nói vào hôm thứ Bẩy: rằng con đường của Thượng Hội Đồng đạt tới đỉnh cao của nó nơi Giám Mục Rôma. Ngài là người bảo đảm sự hợp nhất của ta”.
Cám ơn mẹ
Đài Phát Thánh Vatican thì phỏng vấn Đức Cha Charles Palmer Buckle, Tổng Giám Mục Accra của Ghana về trải nghiệm của ngài trong ba tuần dự Thượng Hội Đồng năm 2015. Ngài cho biết: Thượng Hội Đồng đã làm ngài hiểu thấu tầm quan trọng của gia đình.
Ngài bảo: “tôi muốn chạy về nhà ôm lấy mẹ tôi, năm nay đã 88 tuổi, nhẩy nhót vòng vòng với ngài mà nói: ‘mẹ ơi, con cám ơn mẹ và thầy’. Thầy tôi qua đời đã 30 năm nay. Mẹ tôi thì còn sống. Tôi muốn cám ơn mẹ. Tôi muốn hôn tay mẹ mà nói: cám ơn mẹ… vì thầy tôi và mẹ tôi đã dưỡng dục chúng tôi trong cảnh đơn sơ. Thầy tôi chỉ là một dược sĩ; mẹ tôi là bà nội trợ. Và cha có biết chúng tôi bao nhiêu người không?... Mười hai người con: bẩy trai, năm gái, tất cả đều được giáo dục đàng hoàng; cao nhất có thể đạt tới”.
Điều còn kỳ diệu hơn, theo Đức Tổng Giám Mục Buckle là cha mẹ ngài đã giữ cho anh chị em ngài và các con các cháu đông đúc của họ đoàn kết với nhau cho tới tận nay: “nhờ đức tin của thầy mẹ tôi, tất cả chúng tôi vẫn đoàn kết với nhau”.
Trọn vòng Emmau
Thiển nghĩ nhận định cảm động nhất về Thượng Hội Đồng năm 2015 phải dành cho Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York. Thực vậy, vừa về tới tổng giáo phận của mình ngày 26 tháng Mười, 2015, Đức Hồng Y tải lên blog của ngài www.cardinaldolan.org một bài chia sẻ, trong đó ngài nói tới ba ơn phúc và hai thách đố.
Ơn phúc đầu tiên là được thấy Đức Thánh Cha hàng ngày, không hẳn để được lắng nghe ngài mà là được ngài hết sức lắng nghe. Ngài yêu cầu các nghị phụ nói tự do và dành giờ lắng nghe từng vị! Ơn phúc thứ hai là Giáo Hội hoàn vũ: tại Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y được gặp các giám mục anh em, các đại biểu đại kết, các thần học gia và các cặp vợ chồng khắp thế giới, tính hoàn vũ thật là hiển hiện. Bài học là: ta thuộc về Giáo Hội, nhưng ta không là toàn bộ Giáo Hội, thành thử khi Thượng Hội Đồng trở tới trở lui với một số vấn đề tranh cãi “thì cần nhớ rằng… ta phải nhìn quá bên kia những quan tâm hẹp hòi của mình”.
Ơn phúc thứ ba: chứng tá đời sống gia đình Công Giáo. Chắc chắn, có những bất đồng tại Thượng Hội Đồng, nhưng không có bất đồng nào về tầm quan trọng có tính yếu tính tuyệt đối của gia đình, tính trung tâm của nó trong kế hoạch cứu rỗi của ta. Thượng Hội Đồng nhắc ta nhớ: ta cần cám ơn thầy mẹ ta trước nhất, như Đức Tổng Giám Mục Buckle muốn làm trên đây. Đức Hồng Y Dolan tâm sự: Nghe các cặp vợ chồng kể lại chứng từ của họ, ngài cảm thấy phải cám ơn các gia đình trong tổng giáo phận New York vì lòng “đại lượng sống ơn gọi làm môn đệ của Chúa trong phép hôn phối thánh thiện, như những người cha người mẹ, như các phụ huynh và con em, như các ông bà, người đỡ đầu, như cô cậu chú dì, và như anh chị em!"
Còn về hai thách đố, thì thách đố đầu tiên là đi trọn con đường hay hành trình Emmau. Ai cũng đã thuộc lòng câu truyện Chúa đồng hành với hai môn đệ đang ngã lòng trên đường Emmau tiến vào đêm tối và nhờ cuộc đồng hành này, họ mở mắt ra và quyết chí đi ngược trở về ánh sáng phục sinh của Giêrusalem!
Phương thức đồng hành nói trên của Chúa Giêsu đã được Đức Hồng Y Thomas Christopher Collins của Toronto trình bầy tại Thượng Hội Đồng và được Đức Hồng Y Dolan tóm tắt như sau: Chúa Giêsu đến gần. Người đồng hành với họ một cách đầy yêu thương. Người hỏi họ cho biết tình huống của họ. Người lắng nghe trải nghiệm của họ. Người phê phán sai lầm của họ. Người dạy họ sự thật của Thánh Kinh. Người tự mặc khải trong Phép Thánh Thể. Nhờ đó, Người phục hồi niềm hy vọng của họ và dẫn họ trở về (Giêrusalem)!
Các môn đệ đi hướng sai, Chúa Giêsu đã dẫn họ đi ngược lại đúng hướng! Một vòng Emmau tròn trịa. Một số góp ý trong Thượng Hội Đồng chỉ có nửa vòng Emmau, cái nửa vòng thất vọng đưa người ta vào bóng đêm. Cái nửa vòng chỉ đồng hành mà không trở lại. Cái nửa vòng chỉ có hỏi và lắng nghe, vô tình giam hãm người ta mãi xa ơn cứu rỗi. Nếu chỉ phê phán thì chỉ tổ gây thêm đau khổ cho người đang đau khổ. Nếu chỉ dạy sự thật khách quan của Thánh Kinh, thì ta đâu có chỉ cho người ta thấy làm thế nào nó là tin vui cho từng linh hồn cá thể. Nếu ta mang người ta tới Thánh Thể mà trước đó không chuẩn bị để họ hoán cải hồi tâm, thì làm sao họ được mạc khải của Chúa Giêu biến cải!
Đã đành là không dễ, nhưng thách đố có bao giờ dễ dàng. Nói tóm lại sứ mệnh của ta là:đến gần, đồng hành, hỏi, lắng nghe, phê phán sai lầm, dạy sự thật của Tin Mừng, tỏ bầy Chúa Kitô, phụ chồi hy vọng, làm người ta hóan cải, trờ lại với Giáo Hội.
Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng, theo Đức Hồng Y Dolan, đã bao trùm tất cả các bước ấy trong các đề nghị của mình.
Thách đố thứ hai: Phòng Trên Lầu. Chúa hiện ra với các môn đệ vẫn ở lại Phòng Trên Lầu! Họ chẳng tốt lành gì, cũng nhát đảm, mất tinh thần, đầy hoài nghi, bất trắc, nhưng họ không trốn chạy vào đêm tối như hai môn đệ Emmau, họ tiếp tục ở lại Phòng Trên Lầu, là nơi họ nên ở lại, với nhau, chờ được xác nhận tin vui do Maria Mađalêna mang tới rằng Thầy đã sống lại thật rồi!
Đức Hồng Y Dolan viết rằng không phải ai ai cũng lên đường đi Emmau, bước vào đêm đen. Có những người vẫn anh hùng ở lại với “tiểu Giáo Hội”, dù với cửa kín then cài vì sợ bị lộ là môn đệ của người bị đóng đính! Chúa Giêsu đã đồng hành với họ và Giáo Hội cũng phải đồng hành với họ.
Những người trên ngày nay bị coi là tân thiểu số, dù họ đông vô kể, tân thiểu số đối với nền văn hóa đương thịnh. Các nghị phụ cũng như các quan sát viên tại Thượng Hội Đồng nhấn mạnh: họ là những người độc thân, những người bị lôi cuốn bởi người đồng phái, những người ly dị, những người góa vợ góa chồng, những người mới tới một quốc gia mới lạ, những ngừơi khuyết tật, những người già cả, quanh quẩn trong nhà, các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo.
Riêng Đức Hồng Y Dolan thì thêm: họ là những cặp vợ chồng cậy nhờ ơn thánh và lòng thương xót của Chúa luôn cố gắng sống nhân đức và trung thành: trì chí qua các thử thách, vì coi hôn nhân là chuyện vĩnh viễn; là các thanh niên nam nữ quyết định không chung sống với nhau trước khi cưới nhau; người đồng tính nam nữ muốn sống trong sạch…
Những người như trên đáng được ta khích lệ và nâng đỡ. Nhưng ngược lại họ cũng khích lệ ta và nâng đỡ ta bằng chứng tá sống của họ.
Lòng thương xót và sự thật
Ngay trước ngày họp cuối cùng của Thượng Hội Đồng, Đức Tổng Giám Mục Chaput của Philadelphia, Hoa Kỳ, đã có cái nhìn tổng quát và rất tích cực về Thượng Hội Đồng. Trong một cuộc phỏng vấn trên liên mạng của tờ National Catholic Register, ngài cho biết “Xét chung, đây là một trải nghiệm rất tốt đẹp, rất thân ái. Bên trong Thượng Hội Đồng, nó thân ái hơn những người ở bên ngoài tưởng tượng nhiều. Có một số vấn đề và dị biệt nghiêm trọng nơi các nghị phụ Thượng Hội Đồng, như về bản chất của lương tâm và vấn đề rước lễ của người ly dị và tái hôn chẳng hạn… Thủ tục thì mới mẻ. Có một số trục trặc và hàm hồ. Các bản dịch có vấn đề. Tôi nghĩ nhiều nghị phụ muốn thấy Ủy Ban soạn thảo bản văn cuối cùng trong tương lai sẽ được bầu hơn là chỉ định. Nhưng cho tới nay, trải nghiệm này rất tích cực, và tôi tin Bản Tường Trình Sau Cùng sẽ khá hơn bản Tài Liệu Làm Việc rất nhiều”.
Về ngôn ngữ cần có để chuyển tải Tin Mừng Gia Đình, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho rằng ngôn ngữ này càng thổi phồng, ta càng cần ái ngại về ý nghĩa thực sự của các từ ngữ và điều người ta cố tình mập mờ. “Khi các giám mục lên tiếng, ta cần nói đơn giản và rõ ràng như là nội dung lời dậy đòi hỏi. Ta cũng cần trung thực; không lẩn thánh, không hàm hồ. Hiển nhiên, lời lẽ của ta cần được khuôn định bởi đức ái, dè dặt và trọng kính người ta, và cả bởi sự thật nữa. Đây là hồng phúc vĩ đại nhất mà Kitô Giáo có thể đem tặng thế giới. Sẽ không có lòng thương xót đích thực nếu không có sự thật”.
Ngài cũng đánh giá cao phẩm chất các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng. “Đem các giám mục lại với nhau sẽ không có nghĩa lý gì, trừ khi bạn muốn các ngài lên tiếng một cách thành thực. Và thẳng thắn là đức tính luôn được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cao… Giáo Hội có thể dùng nhiều đức tính này ở mọi bình diện: trung thực thảo luận, luôn trong tinh thần bác ái và kính trọng. Nhất là hai chữ cuối: bác ái và kính trọng cần hơn là những lời lẽ nghe ra đạo đức mà thực sự giả hình chỉ nhằm tiêu diệt các suy nghĩ của người mình không thích”.
Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin của Ái Nhĩ Lan cũng vậy, ngay trước ngày Thượng Hội Đồng kết thúc, đã nói với đại diện Đài Phát Thanh Vatican rằng: Ngài rất ngưỡng phục cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo khung cho một nghệ thuật lắng nghe đầy chăm chú đối với các vị giám mục suốt trong ba tuần lễ hội họp. Theo ngài, sức mạnh của Thượng Hội Đồng nằm ở chỗ biết lắng nghe nhau và tại Phòng Thượng Hội Đồng cũng như trong các nhóm nhỏ, có nhiều ý kiến mạnh mẽ “nhưng cũng có việc lắng nghe nhau một cách kính trọng”, mưu cầu hiệp lực và đồng quy…
Không nhằm qui luật tổng quát
Về lại giáo phận của mình, Đức Cha Jean-Luc Brunin, giám mục giáo phận La Havre, Pháp, trong một cuộc phỏng vấn của tờ La Croix, cho hay: “Tham dự Thượng Hội Đồng đòi hỏi một việc đầu tư bản thân nhất quán: cần phải biện phân giữa các giám mục sống trong các bối cảnh khác nhau, phải cố gắng hiểu điều các ngài nói khởi đi từ chính kinh nghiệm mục vụ của các ngài. Cũng cần phải lên hình thức cho các đề nghị tiên tiến. Nhưng đây quả là một kinh nghiệm phong phú trong việc biện phân ở bình diện Giáo Hội hoàn cầu. Điều này khích lệ tôi diễn tiến trong tính năng động này, luôn chú ý tới các tình huống cụ thể của các gia đình. Như Đức Thánh Cha đã nói với chúng tôi, chúng tôi không thể vùi đầu vào cát mà phải chào đón thực tại sống của các gia đình và đồng hành với họ”.
Đức Cha Brunin nói thêm: “cần phải nhấn mạnh rằng chúng tôi không được mời gọi đưa ra các qui luật tổng quát mà được mời gọi cùng đi với người ta trong cuộc hành trình bản thân của họ trong đó, các tín hữu tìm hiểu điều Thiên Chúa muốn họ sống. Người ta không thể quyết định kỳ hạn của con đường trước khi đi hết con đường ấy”.
Nói về hành trình biện phân của những người ly dị và tái hôn, Đức Cha giải thích thêm: “kết quả của con đường biện phân như thế không hẳn là quyền được rước lễ mà là quyết định đáp trả điều Chúa Kitô kêu gọi họ sống”.
Trả lời một câu hỏi cho rằng kết quả mà Thượng Hội Đồng đạt được là một kết quả khiến người ta ngã lòng, vì nó thật khó hiểu: xét từng trường hợp một là thế nào; sau một năm chờ đợi, đáng lẽ Đức Giáo Hoàng phải đã đưa ra được một quyết định dứt khoát mới đúng chứ, Đức Cha Brunin cho hay: “Xem ra ông ngã lòng vì sự kiện: viễn tượng được mở ra là một viễn tượng về một cuộc hành trình có tính đến tình huống bản thân của người ta. Tuy nhiên, lời mời gọi của Chúa Giêsu và cuộc gặp gỡ với Người luôn có tính bản thân… nghĩa là từng trường hợp một. Chúa Giêsu không bao giờ nhận cho đăng ký làm môn đệ dựa vào một khuôn khổ duy nhất, Người kêu gọi từng người một và những người này lên đường với tính khí của họ, với lịch sử bản thân của họ. Nhờ quan tâm chiêm niệm phương cách hành động của Chúa Giêsu, Thượng Hội Đồng đã nhấn mạnh rằng điều chủ yếu là lưu tâm tới đường đời của mỗi người, tới các tình huống cụ thể, tới các bối cảnh đặc thù. Tôi giúp ông dấn thân vào một cuộc gặp gỡ với một ai đó, người này sẽ đồng hành với ông trên con đường biện phân để khám ra điều Thiên Chúa muốn kêu gọi ông, Người mời gọi ông hội nhập nhiều hơn vào cộng đồng các môn đệ của Người ra sao”.
Nói thêm về Thượng Hội Đồng nói chung, Đức Cha Brunin cho biết: “Trong ba tuần lễ, chúng tôi đã sống một trải nghiệm đầy say mê thú vị. Chúng tôi không ở đó để bênh vực các chủ trương lập trường, để lôi kéo người khác theo quan điểm của mình. Chúng tôi ở đó với nhau để biện phân điều Chúa Thánh Thần mời gọi Giáo Hội đồng hành với những con người và những gia đình trong sự đa dạng của hoàn cảnh nơi họ. Chúng tôi đã làm việc đó trong tư cách các mục tử của một Giáo Hội đặc thù, người đem tới cuộc sống, niềm vui, các khó khăn và các đau khổ của các gia đình trong giáo phận chúng tôi. Chính nhờ vậy, từ từ, ý tưởng con đường biện phân và đồng hành đã phát sinh. Thái độ mục vụ này bám rễ sâu trong “sư phạm Thiên Chúa” từng được nêu lên từ phiên đầu của Thượng Hội Đồng. Sau cùng, chính trong nền thân học ơn thánh, mà Thượng Hội Đồng đã đặt căn bản cho các đề nghị trình lên Đức Giáo Hoàng. Diễn tiến này đã nối liền với tính thượng hội đồng mà Đức Thánh Cha vốn mời gọi Giáo Hội ở mọi bình diện dự phần, từ giáo xứ tới Thượng Hội Đồng giám mục, xuyên qua các giáo phận và các hội đồng giám mục”.
Báo La Croix còn thuật lại nhận định của Đức Cha Laurent Ulrich, Tổng Giám Mục Lille, Pháp, về Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng. Ngài hoan nghinh “sự thống nhất tốt đẹp trong quan niệm” và viễn kiến “thực tiễn, mà không bi quan”. Theo ngài, bản văn này mở cho các gia đình một con đường hy vọng, một con đường trên đó các gia đình có thể gặp gỡ Chúa Kitô, và biểu lộ các khả năng sống theo Thần Khí ngay trong các yếu đuối mỏng dòn của họ: họ mang quanh họ một phần ánh sáng của Người.
Một diễn trình
Tờ báo này cũng nhắc tới Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn, một trong các vị thuộc ủy ban soạn thảo Bản Tường Trình Sau Cùng. Viện Phụ Schröder, một nghị phụ tại Thượng Hội Đồng năm 2015, cũng nhắc tới vị Hồng Y này, người mà Viện Phụ coi là nhiều kinh nghiệm nhất về Thượng Hội Đồng, và có cách tiếp cận hết sức quân bình đối với nhiều sự việc, thường khích lệ các điều hợp viên lèo lái các nhóm đi theo hướng đúng.
Trong cuộc phỏng vấn của David Gibson, thuộc Religion News Service ngày 28 tháng Mười, 2015, Đức Hồng Y Wuerl cho rằng với Thượng Hội Đồng 2015, Giáo Hội Công Giáo đã chuyển từ chủ nghĩa duy luật qua lòng thương xót và khung tham chiếu từ nay sẽ là: Tin Mừng thực sự đã nói gì về vấn đề này?
Theo ngài, điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô cố gắng làm trong hai năm qua với hai Thượng Hội Đồng liên tiếp về gia đình chính là kêu gọi một diễn trình (process) chứ không hẳn một Thượng Hội Đồng: một cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề Giáo Hội đang băn khoăn (chữ ngài dùng mạnh hơn: struggling), một cuộc thảo luận mà bạn sẽ không nên đóng cửa trong tương lai.
Đã đành là Giáo Hội có một giáo huấn rõ ràng về gia đình và Giáo Hội luôn công bố giáo huấn ấy, nhưng giáo huấn ấy cũng bao gồm cả lòng thương xót của Thiên Chúa và sự chăm sóc từng cá nhân tín hữu nữa. Hai yếu tố của cùng một thực tại này là điều Đức Giáo Hoàng đề cao và làm cho hiển thị một cách chưa từng thấy. Nếu bạn không thể phục vụ con người ở trạng huống hiện tại của họ, là bạn không chu toàn giáo huấn này.
Ý niệm diễn trình hay đồng hành trên nổi bật đến nỗi theo Đức Hồng Y Wuerl, không nhất thiết Đức Giáo Hoàng phải ban hành tông huấn hậu thượng hội đồng dựa vào Bản Tường Trình Sau Cùng, mặc dù ngài có thể sẽ làm thế, như nhận định gần đây của Đức Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và của Cha Nicolas, Bề Trên Cả Dòng Tên. Đức Hồng Y Wuerl cho hay: các bài học rút ra từ Thượng Hội Đồng 2015 không hẳn phải là các văn kiện, mà trước hết là “Đây là cách anh chị em thảo luận sự việc trong Giáo Hội: cởi mở”. Thứ hai, cố gắng sống giáo huấn trong bối cảnh hiện bạn đang hiện diện và đừng ngã lòng nếu bạn không sống nó cách hoàn hảo, đừng coi bạn không phải là thành phần trong Giáo Hội nếu bạn không sống giáo huấn ấy cách hoàn hảo.
Công trình Chúa Thánh Thần
Báo Lacroix sau đó nhắc tới Đức Cha Mark Coleridge, Tổng Giám Mục Brisbane, người mà họ coi là hoạt bát nhất tại Thượng Hội Đồng năm 2015. Vị tổng giám mục này ngỡ ngàng trước “lối nhìn có tính khải huyền của một số nghị phụ quá hăng say trong việc chống lại bất cứ ý tưởng nào nhằm cho phép người ly dị tái hôn rước lễ hay phương thức nào nhân ái và thương cảm hơn đối với người đồng tính”. Ngài viết: “đối với một số vị, Thượng Hội Đồng giống như bãi chiến trường Armaguedon, cuộc quyết đấu cuối cùng giữa con cái ánh sáng và con cái bóng tối. Cuộc quyết đấu giữa thiện và ác, giữa đen và trắng, chứ không gì khác”. Tóm lại, là viễn kiến nhị phân mà kết cục là đặt sự đối nghịch giữa “sự thật và lòng thương xót”, “Giáo Hội và thế giới”, “tín lý và mục vụ”. Dù thế, vị tổng giám mục của Úc này vẫn thấy “một điều gì đó lớn hơn”, “công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng là tác nhân hàng đầu của Thượng Hội Đồng”. Nhất là khi Đức Giáo Hoàng lên tiếng. “Vị giáo hoàng này không có chút gì của một người ý thức hệ, ngài ghét ý thức hệ. Ngài có một cảm thức sắc bén về chính trị, nhưng ngài không chơi trò chơi chính trị. Ngài biết có những xác tín và lập trường khác nhau, nhưng ngài nâng ngài lên trên các dị biệt”.
Báo Lacroix cũng phỏng vấn Đức Hồng Y Oscar Maradiaga, phối trí viên của hội đồng chín Hồng Y cố vấn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vị Hồng Y này cho rằng sau Thượng Hội Đồng năm 2015, Giáo Hội sẽ Samaritanô (nhân ái) nhiều hơn và ngài cho rằng Thượng Hội Đồng lần tới nên bàn về tính thượng hội đồng, tính hợp đoàn và việc tản quyền trong Giáo Hội.
Ngài nói rằng ngài rất hãnh diện “vì chúng tôi đã vẫn hợp nhất, bất chấp các dị biệt văn hóa, các lối suy nghĩ khác nhau, các nhận thức thực tại đôi khi cách nhau tới 180 độ của chúng tôi. Các vị giám mục phần lớn làm việc tại các văn phòng, với ít kinh nghiệm mục vụ đoàn chiên, là những vị duy luật nhiều nhất. Nhưng các dị biệt này vẫn không ngăn cản được việc chấp nhận các đường hướng chỉ đạo chung nhằm cải thiện nền mục vụ gia đình. Ngay Liên Hiệp Quốc cũng không có được khả năng này bởi vì chính trị tụ họp họ lại chứ không phải đức tin”.
Nói về những điều mới mẻ do Thượng Hội Đồng này đem tới, Đức Hồng Y Maradiaga cho hay: có thể là tự do phát biểu, phát biểu thành thực và tinh thần hợp đoàn cũng như tản quyền.
Cung kính
Tạp chí America thì phỏng vấn Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, Anh. Ngài cho rằng các chữ “đồng hành”, “biện phân” và “cung kính lắng nghe” trong Bản Tường Trình Sau Cùng là những chữ “tuyệt đối chủ yếu”, cho thấy Giáo Hội đặt “lòng thương xót của Thiên Chúa trong cái hiểu trọn vẹn của nó vào trong trái tim mình”, một Giáo Hội trong đó, “lòng thương xót vĩ đại của Thiên Chúa trở nên có thực chất đối với đời người”.
Một kiểu nói rất hay nữa là kiểu nói ví gia đình là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu thế thì trước gia đình ta phải hành xử một cách tôn kính.
Nhận định về ba đoạn của Bản Tường Trình Sau Cùng nói về ly dị tái hôn bị số phiếu chống cao, Đức Hồng Y Nichols cho rằng: động lực của số phiếu chống cao này là sự sợ hãi lo lắng, nên trong diễn từ cuối cùng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên họ: “can đảm lên, hãy đứng dậy, đừng sợ!”.
Đức Hồng Y Nichols nhắc lại bầu khí cởi mở tại Thượng Hội Đồng. Ngài còn nhớ câu phát biểu thời danh của Đức Hồng Y Schonborn: “xin qúy vị thận trọng khi nói về người ly dị vì cha mẹ tôi là những người ly dị. Xin qúy vị suy nghĩ cách nói về vấn đề này, vì chúng ta nói về chính đời sống ta, về đời sống các người của chính ta”.
Đức Giáo Hoàng bảo đảm sự hợp nhất
Tạp chí America cũng phỏng vấn Viện Phụ Jeremias Schröder, một trong các nghị phụ của Thượng Hội Đồng năm 2015. Viện Phụ năm nay 50 tuổi, thuộc Dòng Biển Đức Truyền Giáo tại St. Ottilien. Hiện dòng có 1,000 thành viên, rải rác trên 20 quốc gia. Theo Viện Phụ, Thượng Hội Đồng cần một viễn ảnh lịch sử, vì mối liên hệ của Giáo Hội với thời hiện đại và lịch sử của nó là “những vấn đề bao trùm” của Thượng Hội Đồng.
Viện Phụ cho rằng “những điều hiện nay ta coi là chân lý trường cửu thực ra đã chỉ được lên công thức tại Công Đồng Trent, và đây là điều nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng không hiểu… Là các tu sĩ Biển Đức, chúng tôi lớn lên với một cảm thức lịch sử, mọi điều chúng tôi có đều được lên khuôn trong lịch sử, nhưng cảm thức này không có trong Thượng Hội Đồng”.
Tuy nhiên, Viện Phụ cho hay các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã tiến lại “gần nhau hơn nhiều”, không nhất thiết về lập trường mà là về “cách phát biểu”. “Các ngài nhìn vào mắt nhau. Chúng tôi ngồi sát cạnh nhau, đụng cùi chỏ nhau là thường, trong những căn phòng nhỏ xíu”.
Các dị biệt lớn lao thường liên hệ tới tín lý, cảm thức đức tin và việc sử dụng ngôn ngữ. Và điều này “củng cố điều Đức Giáo Hoàng nói vào hôm thứ Bẩy: rằng con đường của Thượng Hội Đồng đạt tới đỉnh cao của nó nơi Giám Mục Rôma. Ngài là người bảo đảm sự hợp nhất của ta”.
Cám ơn mẹ
Đài Phát Thánh Vatican thì phỏng vấn Đức Cha Charles Palmer Buckle, Tổng Giám Mục Accra của Ghana về trải nghiệm của ngài trong ba tuần dự Thượng Hội Đồng năm 2015. Ngài cho biết: Thượng Hội Đồng đã làm ngài hiểu thấu tầm quan trọng của gia đình.
Ngài bảo: “tôi muốn chạy về nhà ôm lấy mẹ tôi, năm nay đã 88 tuổi, nhẩy nhót vòng vòng với ngài mà nói: ‘mẹ ơi, con cám ơn mẹ và thầy’. Thầy tôi qua đời đã 30 năm nay. Mẹ tôi thì còn sống. Tôi muốn cám ơn mẹ. Tôi muốn hôn tay mẹ mà nói: cám ơn mẹ… vì thầy tôi và mẹ tôi đã dưỡng dục chúng tôi trong cảnh đơn sơ. Thầy tôi chỉ là một dược sĩ; mẹ tôi là bà nội trợ. Và cha có biết chúng tôi bao nhiêu người không?... Mười hai người con: bẩy trai, năm gái, tất cả đều được giáo dục đàng hoàng; cao nhất có thể đạt tới”.
Điều còn kỳ diệu hơn, theo Đức Tổng Giám Mục Buckle là cha mẹ ngài đã giữ cho anh chị em ngài và các con các cháu đông đúc của họ đoàn kết với nhau cho tới tận nay: “nhờ đức tin của thầy mẹ tôi, tất cả chúng tôi vẫn đoàn kết với nhau”.
Trọn vòng Emmau
Thiển nghĩ nhận định cảm động nhất về Thượng Hội Đồng năm 2015 phải dành cho Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York. Thực vậy, vừa về tới tổng giáo phận của mình ngày 26 tháng Mười, 2015, Đức Hồng Y tải lên blog của ngài www.cardinaldolan.org một bài chia sẻ, trong đó ngài nói tới ba ơn phúc và hai thách đố.
Ơn phúc đầu tiên là được thấy Đức Thánh Cha hàng ngày, không hẳn để được lắng nghe ngài mà là được ngài hết sức lắng nghe. Ngài yêu cầu các nghị phụ nói tự do và dành giờ lắng nghe từng vị! Ơn phúc thứ hai là Giáo Hội hoàn vũ: tại Thượng Hội Đồng, Đức Hồng Y được gặp các giám mục anh em, các đại biểu đại kết, các thần học gia và các cặp vợ chồng khắp thế giới, tính hoàn vũ thật là hiển hiện. Bài học là: ta thuộc về Giáo Hội, nhưng ta không là toàn bộ Giáo Hội, thành thử khi Thượng Hội Đồng trở tới trở lui với một số vấn đề tranh cãi “thì cần nhớ rằng… ta phải nhìn quá bên kia những quan tâm hẹp hòi của mình”.
Ơn phúc thứ ba: chứng tá đời sống gia đình Công Giáo. Chắc chắn, có những bất đồng tại Thượng Hội Đồng, nhưng không có bất đồng nào về tầm quan trọng có tính yếu tính tuyệt đối của gia đình, tính trung tâm của nó trong kế hoạch cứu rỗi của ta. Thượng Hội Đồng nhắc ta nhớ: ta cần cám ơn thầy mẹ ta trước nhất, như Đức Tổng Giám Mục Buckle muốn làm trên đây. Đức Hồng Y Dolan tâm sự: Nghe các cặp vợ chồng kể lại chứng từ của họ, ngài cảm thấy phải cám ơn các gia đình trong tổng giáo phận New York vì lòng “đại lượng sống ơn gọi làm môn đệ của Chúa trong phép hôn phối thánh thiện, như những người cha người mẹ, như các phụ huynh và con em, như các ông bà, người đỡ đầu, như cô cậu chú dì, và như anh chị em!"
Còn về hai thách đố, thì thách đố đầu tiên là đi trọn con đường hay hành trình Emmau. Ai cũng đã thuộc lòng câu truyện Chúa đồng hành với hai môn đệ đang ngã lòng trên đường Emmau tiến vào đêm tối và nhờ cuộc đồng hành này, họ mở mắt ra và quyết chí đi ngược trở về ánh sáng phục sinh của Giêrusalem!
Phương thức đồng hành nói trên của Chúa Giêsu đã được Đức Hồng Y Thomas Christopher Collins của Toronto trình bầy tại Thượng Hội Đồng và được Đức Hồng Y Dolan tóm tắt như sau: Chúa Giêsu đến gần. Người đồng hành với họ một cách đầy yêu thương. Người hỏi họ cho biết tình huống của họ. Người lắng nghe trải nghiệm của họ. Người phê phán sai lầm của họ. Người dạy họ sự thật của Thánh Kinh. Người tự mặc khải trong Phép Thánh Thể. Nhờ đó, Người phục hồi niềm hy vọng của họ và dẫn họ trở về (Giêrusalem)!
Các môn đệ đi hướng sai, Chúa Giêsu đã dẫn họ đi ngược lại đúng hướng! Một vòng Emmau tròn trịa. Một số góp ý trong Thượng Hội Đồng chỉ có nửa vòng Emmau, cái nửa vòng thất vọng đưa người ta vào bóng đêm. Cái nửa vòng chỉ đồng hành mà không trở lại. Cái nửa vòng chỉ có hỏi và lắng nghe, vô tình giam hãm người ta mãi xa ơn cứu rỗi. Nếu chỉ phê phán thì chỉ tổ gây thêm đau khổ cho người đang đau khổ. Nếu chỉ dạy sự thật khách quan của Thánh Kinh, thì ta đâu có chỉ cho người ta thấy làm thế nào nó là tin vui cho từng linh hồn cá thể. Nếu ta mang người ta tới Thánh Thể mà trước đó không chuẩn bị để họ hoán cải hồi tâm, thì làm sao họ được mạc khải của Chúa Giêu biến cải!
Đã đành là không dễ, nhưng thách đố có bao giờ dễ dàng. Nói tóm lại sứ mệnh của ta là:đến gần, đồng hành, hỏi, lắng nghe, phê phán sai lầm, dạy sự thật của Tin Mừng, tỏ bầy Chúa Kitô, phụ chồi hy vọng, làm người ta hóan cải, trờ lại với Giáo Hội.
Bản Tường Trình Sau Cùng của Thượng Hội Đồng, theo Đức Hồng Y Dolan, đã bao trùm tất cả các bước ấy trong các đề nghị của mình.
Thách đố thứ hai: Phòng Trên Lầu. Chúa hiện ra với các môn đệ vẫn ở lại Phòng Trên Lầu! Họ chẳng tốt lành gì, cũng nhát đảm, mất tinh thần, đầy hoài nghi, bất trắc, nhưng họ không trốn chạy vào đêm tối như hai môn đệ Emmau, họ tiếp tục ở lại Phòng Trên Lầu, là nơi họ nên ở lại, với nhau, chờ được xác nhận tin vui do Maria Mađalêna mang tới rằng Thầy đã sống lại thật rồi!
Đức Hồng Y Dolan viết rằng không phải ai ai cũng lên đường đi Emmau, bước vào đêm đen. Có những người vẫn anh hùng ở lại với “tiểu Giáo Hội”, dù với cửa kín then cài vì sợ bị lộ là môn đệ của người bị đóng đính! Chúa Giêsu đã đồng hành với họ và Giáo Hội cũng phải đồng hành với họ.
Những người trên ngày nay bị coi là tân thiểu số, dù họ đông vô kể, tân thiểu số đối với nền văn hóa đương thịnh. Các nghị phụ cũng như các quan sát viên tại Thượng Hội Đồng nhấn mạnh: họ là những người độc thân, những người bị lôi cuốn bởi người đồng phái, những người ly dị, những người góa vợ góa chồng, những người mới tới một quốc gia mới lạ, những ngừơi khuyết tật, những người già cả, quanh quẩn trong nhà, các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo.
Riêng Đức Hồng Y Dolan thì thêm: họ là những cặp vợ chồng cậy nhờ ơn thánh và lòng thương xót của Chúa luôn cố gắng sống nhân đức và trung thành: trì chí qua các thử thách, vì coi hôn nhân là chuyện vĩnh viễn; là các thanh niên nam nữ quyết định không chung sống với nhau trước khi cưới nhau; người đồng tính nam nữ muốn sống trong sạch…
Những người như trên đáng được ta khích lệ và nâng đỡ. Nhưng ngược lại họ cũng khích lệ ta và nâng đỡ ta bằng chứng tá sống của họ.
''Xin hãy cầu nguyện cho nhau: vì chúng ta đều là anh chị em!”
Bùi Hữu Thư
07:10 30/10/2015
Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô về các tôn giáo
Rome, ngày 28 tháng 10, 2015
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên bảo: "Xin hãy cầu nguyện cho nhau: vì chúng ta đều là anh chị em!”
Thật vậy, trong buổi triều kiến chung Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn gửi tới “cử toạ liên tôn ngày thứ tư 28 tháng 10 tại quảng trường Thánh Phêrô, nhân dịp kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn của Công Đồng Nostra Ætate ,Thánh Gioan Phaolô II đã mong muốn về các mối tương quan liên tôn giữa Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo khác. Đây cũng là ngày kế cận với ngày 27 tháng 10, 1986, là ngày kỷ niệm 29 năm cuộc gặp gỡ liên tôn cho hoà bình tại Assisi.
Đức Thánh Cha nhắc đến Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và mười điểm trong Nostra aetate, cũng như cuộc tiếp xúc của Thánh Gioan Phaolô II tại Casablanca (Maroc) với giới trẻ Hồi giáo, ngày 19 tháng 8, 1985, và cuộc Gặp gỡ đầu tiên giữa các tôn giáo cho hoà bình tại Assisi, ngày 27 tháng 10 năm 1986.
Đức Thánh Cha đã ghi nhận “sự biến cải” của các mối tương quan với người Do Thái khi ngài nói: “Sự biến cải thực sự được nhận biết qua năm mươi năm về mối tương quan giữa người Công Giáo với người Do Thái, đã gây ra được một lòng tri ân đặc biệt đối với Thiên Chúa. Sự thờ ơ và chống đối đã được biến cải thành sự hợp tác và thân ái. Từ những kẻ thù nghịch và xa lạ, chúng ta đã trở nên bạn hữu và anh em.”
Muốn xua đuổi cám dỗ của chủ nghĩa nền tảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị mọi người hãy “coi xét các giá trị tích cực hiện hữu của các tôn giáo như là các mối nguồn hy vọng.”
Nói về Năm Thánh, ngài đề nghị: “Năm Thánh ngoại thường của Lòng Thương Xót đang chờ đợi chúng ta, đây là một cơ hội thích hợp để chúng ta cùng cộng tác trong cánh đồng của các công trình bác ái.”
Và trên hết, ngài đề nghị chìa khóa của việc cầu nguyện: “Các anh chị em thân mến, đối với tương lai của đối thoại liên tôn, điều tiên quyết chúng ta phải làm là cầu nguyện. Và cầu nguyện cho nhau: vì chúng ta đều là anh chị em! Không có Thiên Chúa, thì không có thể làm gì được; với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể xẩy ra!”
Rome, ngày 28 tháng 10, 2015
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên bảo: "Xin hãy cầu nguyện cho nhau: vì chúng ta đều là anh chị em!”
Thật vậy, trong buổi triều kiến chung Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn gửi tới “cử toạ liên tôn ngày thứ tư 28 tháng 10 tại quảng trường Thánh Phêrô, nhân dịp kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn của Công Đồng Nostra Ætate ,Thánh Gioan Phaolô II đã mong muốn về các mối tương quan liên tôn giữa Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo khác. Đây cũng là ngày kế cận với ngày 27 tháng 10, 1986, là ngày kỷ niệm 29 năm cuộc gặp gỡ liên tôn cho hoà bình tại Assisi.
Đức Thánh Cha nhắc đến Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và mười điểm trong Nostra aetate, cũng như cuộc tiếp xúc của Thánh Gioan Phaolô II tại Casablanca (Maroc) với giới trẻ Hồi giáo, ngày 19 tháng 8, 1985, và cuộc Gặp gỡ đầu tiên giữa các tôn giáo cho hoà bình tại Assisi, ngày 27 tháng 10 năm 1986.
Đức Thánh Cha đã ghi nhận “sự biến cải” của các mối tương quan với người Do Thái khi ngài nói: “Sự biến cải thực sự được nhận biết qua năm mươi năm về mối tương quan giữa người Công Giáo với người Do Thái, đã gây ra được một lòng tri ân đặc biệt đối với Thiên Chúa. Sự thờ ơ và chống đối đã được biến cải thành sự hợp tác và thân ái. Từ những kẻ thù nghịch và xa lạ, chúng ta đã trở nên bạn hữu và anh em.”
Muốn xua đuổi cám dỗ của chủ nghĩa nền tảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị mọi người hãy “coi xét các giá trị tích cực hiện hữu của các tôn giáo như là các mối nguồn hy vọng.”
Nói về Năm Thánh, ngài đề nghị: “Năm Thánh ngoại thường của Lòng Thương Xót đang chờ đợi chúng ta, đây là một cơ hội thích hợp để chúng ta cùng cộng tác trong cánh đồng của các công trình bác ái.”
Và trên hết, ngài đề nghị chìa khóa của việc cầu nguyện: “Các anh chị em thân mến, đối với tương lai của đối thoại liên tôn, điều tiên quyết chúng ta phải làm là cầu nguyện. Và cầu nguyện cho nhau: vì chúng ta đều là anh chị em! Không có Thiên Chúa, thì không có thể làm gì được; với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể xẩy ra!”
Một nền tảng mới cho việc giảng dậy giáo lý Công Giáo
Bùi Hữu Thư
07:13 30/10/2015
Kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn của Công Đồng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoan nghênh việc tạo dựng Fondation Gravissimum educationis với mục đích cổ võ cho việc giảng dậy giáo lý Công Giáo trên toàn cầu.
Ngài đã đề cập đến đề tài này trong một lá thư gửi cho Bộ Giáo Dục Công Giáo ngày thứ tư 28 tháng 10 vừa qua.
Fondation Gravissimum educationis mang tiêu đề của tuyên ngôn về giáo dục Công Giáo do Công Đồng Vatican II phổ biến ngày 28 tháng 10, 1965, năm mươi năm trước đây.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Fondation Gravissimum educationis có mục đích khoa học và văn hóa” và có sứ mệnh “cổ võ cho nền giáo dục Công Giáo trên toàn cầu.
Ngài nhắc đến dẫn nhập của tuyên ngôn Gravissimum educationis năm 1965 và nhấn mạnh “tầm quan trọng tối cao của giáo dục trong đời sống con người và ảnh hưởng luôn luôn gia tăng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội tân thời.”
Lá thư của Đức Thánh Cha tiếp: “Sứ mệnh của giáo dục được liên kết mật thiết với việc thi hành ‘mệnh lệnh’ Giáo Hội đã tiếp nhận từ “Đấng Tạo Dựng thiêng liêng, là Đấng loan báo mầu nhiệm của sự cứu độ cho tất cả mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô.”
Fondation Gravissimum Educationis đáp ứng được những đòi hỏi của Giáo Luật và Hình Luật của Thánh Đô Vatican và Toà Thánh là thẩm phán.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoan nghênh việc tạo dựng Fondation Gravissimum educationis với mục đích cổ võ cho việc giảng dậy giáo lý Công Giáo trên toàn cầu.
Ngài đã đề cập đến đề tài này trong một lá thư gửi cho Bộ Giáo Dục Công Giáo ngày thứ tư 28 tháng 10 vừa qua.
Fondation Gravissimum educationis mang tiêu đề của tuyên ngôn về giáo dục Công Giáo do Công Đồng Vatican II phổ biến ngày 28 tháng 10, 1965, năm mươi năm trước đây.
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: “Fondation Gravissimum educationis có mục đích khoa học và văn hóa” và có sứ mệnh “cổ võ cho nền giáo dục Công Giáo trên toàn cầu.
Ngài nhắc đến dẫn nhập của tuyên ngôn Gravissimum educationis năm 1965 và nhấn mạnh “tầm quan trọng tối cao của giáo dục trong đời sống con người và ảnh hưởng luôn luôn gia tăng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội tân thời.”
Lá thư của Đức Thánh Cha tiếp: “Sứ mệnh của giáo dục được liên kết mật thiết với việc thi hành ‘mệnh lệnh’ Giáo Hội đã tiếp nhận từ “Đấng Tạo Dựng thiêng liêng, là Đấng loan báo mầu nhiệm của sự cứu độ cho tất cả mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô.”
Fondation Gravissimum Educationis đáp ứng được những đòi hỏi của Giáo Luật và Hình Luật của Thánh Đô Vatican và Toà Thánh là thẩm phán.
Tổng giáo phận St. Louis cảnh giác về việc trực tiếp truyền hình một buổi trừ tà
Đặng Tự Do
17:33 30/10/2015
Tổng giáo phận St. Louis, Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ Năm 29 tháng 10 rằng buổi trừ tà được truyền hình trực tiếp ngày 30 tháng 10 hoàn toàn không được phép của tổng giáo phận hay của Tòa Thánh. Thông cáo cho biết thêm là người tự xưng là “Giám Mục” thực hiện nghi thức trừ tà từng là một chủng sinh Công Giáo nhưng đã theo một ly giáo gọi là “Giáo Hội Công Giáo Cổ”; và cảnh báo rằng nghi thức trừ tà không thể là một cái gì đó có thể đem ra làm trò tiêu khiển.
Destination America, một chương trình cáp truyền hình tại Hoa Kỳ, đã thực hiện một chương trình truyền hình trực tiếp buổi trừ tà tại một căn nhà tại St. Louis hôm thứ Sáu 30 tháng 10. Năm 1949, một thanh niên được biết với tên là “Roland Doe” bị quỷ nhập khi sống tại căn nhà này. Đây là bối cảnh của tác phẩm “The Exorcist” của nhà văn William Peter Blatty, đã được dựng thành phim và đoạt giải Oscar năm 1973.
Destination America quảng cáo rầm rộ rằng từ đó đến nay, căn nhà này vẫn chưa được trừ tà; và do đó ma quỷ vẫn còn lộng hành trong căn nhà đó. Cho nên, họ muốn tổ chức một buổi trừ tà không phải cho một người cụ thể nào nhưng là cho ngôi nhà này. Người thực hiện nghi thức trừ tà là James Long, từng là một chủng sinh Công Giáo thuộc tổng giáo phận St. Louis, nhưng nay tuyên bố mình là “Giám Mục” lãnh đạo “Giáo Hội Công Giáo Cổ” trong vùng.
Trong tuyên bố của tổng giáo phận, Đức Cha Robert Hermann, là Giám Mục Phụ Tá, cho biết trong bản tuyên bố:
“Những người liên quan đến chương trình này và tuyên bố mình là giáo sĩ Công Giáo, thực ra không có liên hệ gì với tổng giáo phận St. Loius; họ cũng chẳng được phép của Tòa Thánh”
Đức Cha Robert cũng cảnh cáo rằng “Chúng ta không thể đùa với Satan và hy vọng thắng được nó”. Ngài cũng than phiền việc đài truyền hình này “tầm thường hóa một nghi thức cổ kính của Giáo Hội Công Giáo cũng như coi thường những nguy hiểm thực sự của ma quỷ”
James Long, tự xưng "Giám Mục" |
Destination America, một chương trình cáp truyền hình tại Hoa Kỳ, đã thực hiện một chương trình truyền hình trực tiếp buổi trừ tà tại một căn nhà tại St. Louis hôm thứ Sáu 30 tháng 10. Năm 1949, một thanh niên được biết với tên là “Roland Doe” bị quỷ nhập khi sống tại căn nhà này. Đây là bối cảnh của tác phẩm “The Exorcist” của nhà văn William Peter Blatty, đã được dựng thành phim và đoạt giải Oscar năm 1973.
Destination America quảng cáo rầm rộ rằng từ đó đến nay, căn nhà này vẫn chưa được trừ tà; và do đó ma quỷ vẫn còn lộng hành trong căn nhà đó. Cho nên, họ muốn tổ chức một buổi trừ tà không phải cho một người cụ thể nào nhưng là cho ngôi nhà này. Người thực hiện nghi thức trừ tà là James Long, từng là một chủng sinh Công Giáo thuộc tổng giáo phận St. Louis, nhưng nay tuyên bố mình là “Giám Mục” lãnh đạo “Giáo Hội Công Giáo Cổ” trong vùng.
Trong tuyên bố của tổng giáo phận, Đức Cha Robert Hermann, là Giám Mục Phụ Tá, cho biết trong bản tuyên bố:
“Những người liên quan đến chương trình này và tuyên bố mình là giáo sĩ Công Giáo, thực ra không có liên hệ gì với tổng giáo phận St. Loius; họ cũng chẳng được phép của Tòa Thánh”
Đức Cha Robert cũng cảnh cáo rằng “Chúng ta không thể đùa với Satan và hy vọng thắng được nó”. Ngài cũng than phiền việc đài truyền hình này “tầm thường hóa một nghi thức cổ kính của Giáo Hội Công Giáo cũng như coi thường những nguy hiểm thực sự của ma quỷ”
Đóng phim kiếm ăn thôi, họ chẳng sợ gì đâu |
Sách mới của Đức Thánh Cha Phanxicô được xuất bản vào đầu tháng Giêng 2016
Đặng Tự Do
17:51 30/10/2015
Một cuốn sách mới của Đức Thánh Cha Phanxicô từ một cuộc phỏng vấn dài với nhà báo người Ý Andrea Tornielli sẽ được công bố vào đầu tháng Giêng năm 2016.
Trong cuốn sách, có tựa đề “The Name of God is Mercy” - Danh Thiên Chúa là Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha nói về chủ đề của Năm Thánh Từ Bi bắt đầu từ 8 tháng 12 năm nay và kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm tới, 2016.
Random House, là nhà xuất bản sẽ công bố phiên bản tiếng Anh của cuốn sách, cho biết cuốn ách "nhắm đến tất cả mọi người, bên trong và cả bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, những người tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống, một con đường hòa bình và hòa giải, chữa lành các vết thương về thể chất và tinh thần."
Trong cuốn sách, có tựa đề “The Name of God is Mercy” - Danh Thiên Chúa là Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha nói về chủ đề của Năm Thánh Từ Bi bắt đầu từ 8 tháng 12 năm nay và kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm tới, 2016.
Random House, là nhà xuất bản sẽ công bố phiên bản tiếng Anh của cuốn sách, cho biết cuốn ách "nhắm đến tất cả mọi người, bên trong và cả bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, những người tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống, một con đường hòa bình và hòa giải, chữa lành các vết thương về thể chất và tinh thần."
Bài giảng tại Santa Marta: Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta như người cha thứ tha cho người con chứ không như quan tòa ân xá cho bị cáo
Đặng Tự Do
23:38 30/10/2015
Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta như người cha ôm đứa con hoang đàng vào lòng, chứ không như một quan tòa ngất ngưởng trên cao ân xá cho một bị cáo đứng bên dưới. Chính vì thế, các linh mục cần biết hành xử như một người cha thương cảm và dự phần vào đời sống của đàn chiên do mình coi sóc, chứ không phải như một quan tòa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Tây Ban Nha sáng thứ Sáu 30 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta.
Trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô là lòng từ bi của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể nhân loại và cách thế Ngài đã sai Con Một của Ngài đến trong thế gian để “chữa lành, tái tạo và làm mới” nhân loại.
“Thật thú vị là trong dụ ngôn người con hoang đàng mà tất cả chúng ta đều biết, người cha – tức là hình ảnh của Thiên Chúa rộng lòng tha thứ - khi thấy đứa con trai của mình từ đằng xa thì ông chạnh lòng thương cảm. Lòng thương cảm của Thiên Chúa không phải là cảm giác thương hại, tuyệt nhiên không phải như thế”.
Đức Thánh Cha giải thích như sau:
“Tôi có thể cảm thấy thiệt là tội nghiệp trước cái chết của một con chó”, nhưng lòng từ bi của Thiên Chúa khác hoàn toàn, nó có nghĩa là “sự đồng cảm với vấn đề của người khác, đồng cảm với hoàn cảnh của người đó.”
“Chúa Giêsu chữa lành con người nhưng Ngài không phải là một thầy lang. Không phải như thế! Ngài chữa lành con người như là một dấu chỉ về lòng từ bi của Thiên Chúa, để cứu người đó, để mang những con chiên lạc về cùng một đàn chiên, để mang đồng tiền bị đánh rơi trở lại ví tiền của người phụ nữ. Thiên Chúa có lòng từ bi. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như một người Cha. Ngài làm điều này với mỗi người chúng ta. Và khi Thiên Chúa tha thứ, Ngài tha thứ như một người Cha chứ không giống như một quan tòa, là người đọc to các phán quyết và nói rằng: ‘tha bổng vì thiếu bằng chứng’. Ngài tha thứ cho chúng ta từ bên trong trái tim của Ngài. Ngài tha thứ cho một người bởi vì Ngài yêu người đó.”
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Chúa Giêsu đã được gửi đến thế gian để đem tin vui “để giải thoát những người bị áp bức” và “để tiến vào tâm hồn của mỗi người chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự dữ”
“Đây là những gì một linh mục thực hiện. Ngài cảm thấy đồng cảm với người khác và trở thành người dự phần trong cuộc sống của người dân vì ngài là một linh mục, như Chúa Giêsu là một linh mục. Đã bao nhiêu lần chúng ta đi xưng tội và chúng ta phê bình những linh mục không quan tâm đến những gì đang xảy ra với những người trong cộng đoàn của mình, không quan tâm gì đến họ. Ngài không phải là một linh mục tốt lành! Một linh mục tốt là một trong những người biết cảm thương”.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, một linh mục tốt phải là người dự phần vào tất cả các vấn đề của con người.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha lên tiếng ca ngợi Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan. Đức Hồng Y có mặt trong Thánh Lễ để đồng tế với Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 60 năm linh mục.
Thay mặt cho Hội Thánh, Đức Thánh Cha ca ngợi công việc của Đức Hồng Y về những đóng góp to lớn ngài mang lại cho Giáo Hội trong vai trò chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ cho nhân viên y tế.
Trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô là lòng từ bi của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể nhân loại và cách thế Ngài đã sai Con Một của Ngài đến trong thế gian để “chữa lành, tái tạo và làm mới” nhân loại.
“Thật thú vị là trong dụ ngôn người con hoang đàng mà tất cả chúng ta đều biết, người cha – tức là hình ảnh của Thiên Chúa rộng lòng tha thứ - khi thấy đứa con trai của mình từ đằng xa thì ông chạnh lòng thương cảm. Lòng thương cảm của Thiên Chúa không phải là cảm giác thương hại, tuyệt nhiên không phải như thế”.
Đức Thánh Cha giải thích như sau:
“Tôi có thể cảm thấy thiệt là tội nghiệp trước cái chết của một con chó”, nhưng lòng từ bi của Thiên Chúa khác hoàn toàn, nó có nghĩa là “sự đồng cảm với vấn đề của người khác, đồng cảm với hoàn cảnh của người đó.”
“Chúa Giêsu chữa lành con người nhưng Ngài không phải là một thầy lang. Không phải như thế! Ngài chữa lành con người như là một dấu chỉ về lòng từ bi của Thiên Chúa, để cứu người đó, để mang những con chiên lạc về cùng một đàn chiên, để mang đồng tiền bị đánh rơi trở lại ví tiền của người phụ nữ. Thiên Chúa có lòng từ bi. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như một người Cha. Ngài làm điều này với mỗi người chúng ta. Và khi Thiên Chúa tha thứ, Ngài tha thứ như một người Cha chứ không giống như một quan tòa, là người đọc to các phán quyết và nói rằng: ‘tha bổng vì thiếu bằng chứng’. Ngài tha thứ cho chúng ta từ bên trong trái tim của Ngài. Ngài tha thứ cho một người bởi vì Ngài yêu người đó.”
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Chúa Giêsu đã được gửi đến thế gian để đem tin vui “để giải thoát những người bị áp bức” và “để tiến vào tâm hồn của mỗi người chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự dữ”
“Đây là những gì một linh mục thực hiện. Ngài cảm thấy đồng cảm với người khác và trở thành người dự phần trong cuộc sống của người dân vì ngài là một linh mục, như Chúa Giêsu là một linh mục. Đã bao nhiêu lần chúng ta đi xưng tội và chúng ta phê bình những linh mục không quan tâm đến những gì đang xảy ra với những người trong cộng đoàn của mình, không quan tâm gì đến họ. Ngài không phải là một linh mục tốt lành! Một linh mục tốt là một trong những người biết cảm thương”.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, một linh mục tốt phải là người dự phần vào tất cả các vấn đề của con người.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha lên tiếng ca ngợi Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan. Đức Hồng Y có mặt trong Thánh Lễ để đồng tế với Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 60 năm linh mục.
Thay mặt cho Hội Thánh, Đức Thánh Cha ca ngợi công việc của Đức Hồng Y về những đóng góp to lớn ngài mang lại cho Giáo Hội trong vai trò chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ cho nhân viên y tế.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội thiếu nhi Thánh Thể giáo hạt Phú Thọ Sàigòn
Martino Lê Hoàng Vũ
09:08 30/10/2015
Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể Hiệp đoàn Mân Côi- Giáo hạt Phú Thọ
Sáng nay, Chúa Nhật 25.10.2015,tại nhà thờ Giáo xứ Phú Bình đã diễn ra ngày đại hội TNTT Hiệp đoàn Mân Côi - giáo hạt Phú Thọ, Sài gòn mừng bổn mạng Đức Mẹ Mân Côi.
Khoảng 10 giờ,chương trình sinh hoạt của đại hội được bắt đầu với Nghi thức chào cờ và những tiếng trống khai mạc của cha Phanxicô Assisi Lê Hoàng Lâm,đặc trách TNTT Giáo hạt Phú Thọ phụ tá giáo xứ Tân Phước,bên cạnh đó có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình,cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ Tân Phước,cha Giuse Huỳnh Thanh Phương chánh xứ Thánh Phaolô Quận 10, cha Giuse Đỗ Quang Khả chánh xứ Thánh Giuse cùng với các Huynh trưởng trong Liên đoàn TNTT Anrê Phú Yên Tổng Giáo phận Sài Gòn, quý sr trợ úy và các Đoàn trưởng.
Xem Hình
Cũng trong phần khai mạc, cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình,nơi được chọn tổ chức đại hội năm nay đã chia sẻ niềm vui khi được đón tiếp các em thiếu nhi từ các giáo xứ trong hạt Phú Thọ về tham dự đại hội hôm nay.Dù năm nay 78 tuổi, cha vẫn như đang trở về tuổi thơ, vui tươi phấn chấn trong một bầu không khí thân tình cởi mở.Hôm nay có khoảng hơn 1100 em thiếu nhi và Huynh Trưởng của 12 giáo xứ ngồi đầy nhà thờ.Cha cũng cho biết : Để chuẩn bị cho ngày đại hội,quý ông trong HĐMVGX và ban thiện chí đã giải phóng mặt bằng cho thông thoáng trên một phần đất mới được nhà nước trả lại cho giáo xứ.Giáo xứ đã làm thêm tường rào và cổng phụ thứ ba,nhờ đó các em thiếu nhi có đủ chỗ sinh hoạt vui chơi ngoài trời trong khuôn viên của nhà thờ với diện tích khoảng trên 2000 m2.
Sau phần khai mạc,các em múa vũ điệu bài hát “Em vui sống đạo”làm thắt chặt thêm tình bạn thân thiết của các em thiếu nhi trong Chúa Giêsu Thánh Thể.
Kết thúc phần khai mạc,các em được chia ra các đội,mỗi đội một góc sân nhà thờ, cùng chơi những trò chơi vận động.Các trò chơi giúp các em hiểu được thế nào là tình đồng đôi,chơi chung với nhau, cùng tiến,cùng khám phá và nô đùa thỏa thích.
Trong giờ nghỉ trưa,các anh chị Huynh Trưởng lo phần phần ăn cho thiếu nhi giáo xứ mình.
Các phần tiếp theo của đại hội là :Đố vui Thánh Kinh và Văn nghệ diễn ra bên trong nhà thờ.Các em nói lên những hiểu biết của mình về các câu chuyện,các sự kiện, nhân vật,những bài học cụ thể.Phần văn nghệ các giáo xứ đều có những tiết mục với những hình thức như : Kịch – Hát – Vũ – Nhảy hiện đại, để diễn tả cuộc sống thường ngày và đời sống đức tin của thiếu nhi trong bối cảnh xã hội hôm nay.
Phần cuối của đại hội là những phút giây các em được lắng đọng bên Chúa Giêsu Thánh Thể.Sau những gặp gỡ,chia sẻ và vui chơi với nhau,các em đến bên Chúa Giêsu Thánh Thể,cầu nguyện với Ngài, thủ thỉ tâm sự, cùng tri ân cảm tạ Chúa đã ban cho ngày hội thật tốt đẹp.Các em cũng được mời gọi đến với Mẹ Maria Mân côi,bổn mạng của TNTT Hiệp đoàn Phú Thọ,để xin Mẹ dạy cho các em biết sống ngoan ngoãn. vâng lời cha mẹ và người trên,trở thành những thiếu nhi chăm chỉ siêng năng học hỏi giáo lý,tích cực tham dự thánh lễ, và học “xin vâng” với Mẹ hằng ngày.
Tạ ơn Chúa đã ban cho các em thiếu nhi giáo hạt Phú Thọ một ngày thật vui tươi, như diễn tả chính cuộc đời hồn nhiên trong trắng của các em luôn được Chúa Giêsu yêu thương chúc lành.
Martino Lê Hoàng Vũ
Sáng nay, Chúa Nhật 25.10.2015,tại nhà thờ Giáo xứ Phú Bình đã diễn ra ngày đại hội TNTT Hiệp đoàn Mân Côi - giáo hạt Phú Thọ, Sài gòn mừng bổn mạng Đức Mẹ Mân Côi.
Khoảng 10 giờ,chương trình sinh hoạt của đại hội được bắt đầu với Nghi thức chào cờ và những tiếng trống khai mạc của cha Phanxicô Assisi Lê Hoàng Lâm,đặc trách TNTT Giáo hạt Phú Thọ phụ tá giáo xứ Tân Phước,bên cạnh đó có sự hiện diện của cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình,cha Giuse Vũ Minh Danh chánh xứ Tân Phước,cha Giuse Huỳnh Thanh Phương chánh xứ Thánh Phaolô Quận 10, cha Giuse Đỗ Quang Khả chánh xứ Thánh Giuse cùng với các Huynh trưởng trong Liên đoàn TNTT Anrê Phú Yên Tổng Giáo phận Sài Gòn, quý sr trợ úy và các Đoàn trưởng.
Xem Hình
Cũng trong phần khai mạc, cha Giuse Nguyễn Văn Niệm chánh xứ Phú Bình,nơi được chọn tổ chức đại hội năm nay đã chia sẻ niềm vui khi được đón tiếp các em thiếu nhi từ các giáo xứ trong hạt Phú Thọ về tham dự đại hội hôm nay.Dù năm nay 78 tuổi, cha vẫn như đang trở về tuổi thơ, vui tươi phấn chấn trong một bầu không khí thân tình cởi mở.Hôm nay có khoảng hơn 1100 em thiếu nhi và Huynh Trưởng của 12 giáo xứ ngồi đầy nhà thờ.Cha cũng cho biết : Để chuẩn bị cho ngày đại hội,quý ông trong HĐMVGX và ban thiện chí đã giải phóng mặt bằng cho thông thoáng trên một phần đất mới được nhà nước trả lại cho giáo xứ.Giáo xứ đã làm thêm tường rào và cổng phụ thứ ba,nhờ đó các em thiếu nhi có đủ chỗ sinh hoạt vui chơi ngoài trời trong khuôn viên của nhà thờ với diện tích khoảng trên 2000 m2.
Sau phần khai mạc,các em múa vũ điệu bài hát “Em vui sống đạo”làm thắt chặt thêm tình bạn thân thiết của các em thiếu nhi trong Chúa Giêsu Thánh Thể.
Kết thúc phần khai mạc,các em được chia ra các đội,mỗi đội một góc sân nhà thờ, cùng chơi những trò chơi vận động.Các trò chơi giúp các em hiểu được thế nào là tình đồng đôi,chơi chung với nhau, cùng tiến,cùng khám phá và nô đùa thỏa thích.
Trong giờ nghỉ trưa,các anh chị Huynh Trưởng lo phần phần ăn cho thiếu nhi giáo xứ mình.
Các phần tiếp theo của đại hội là :Đố vui Thánh Kinh và Văn nghệ diễn ra bên trong nhà thờ.Các em nói lên những hiểu biết của mình về các câu chuyện,các sự kiện, nhân vật,những bài học cụ thể.Phần văn nghệ các giáo xứ đều có những tiết mục với những hình thức như : Kịch – Hát – Vũ – Nhảy hiện đại, để diễn tả cuộc sống thường ngày và đời sống đức tin của thiếu nhi trong bối cảnh xã hội hôm nay.
Phần cuối của đại hội là những phút giây các em được lắng đọng bên Chúa Giêsu Thánh Thể.Sau những gặp gỡ,chia sẻ và vui chơi với nhau,các em đến bên Chúa Giêsu Thánh Thể,cầu nguyện với Ngài, thủ thỉ tâm sự, cùng tri ân cảm tạ Chúa đã ban cho ngày hội thật tốt đẹp.Các em cũng được mời gọi đến với Mẹ Maria Mân côi,bổn mạng của TNTT Hiệp đoàn Phú Thọ,để xin Mẹ dạy cho các em biết sống ngoan ngoãn. vâng lời cha mẹ và người trên,trở thành những thiếu nhi chăm chỉ siêng năng học hỏi giáo lý,tích cực tham dự thánh lễ, và học “xin vâng” với Mẹ hằng ngày.
Tạ ơn Chúa đã ban cho các em thiếu nhi giáo hạt Phú Thọ một ngày thật vui tươi, như diễn tả chính cuộc đời hồn nhiên trong trắng của các em luôn được Chúa Giêsu yêu thương chúc lành.
Martino Lê Hoàng Vũ
Anh em linh mục khoá III ĐCV Sàigòn họp lớp
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
18:43 30/10/2015
ANH EM LINH MỤC KHÓA III ĐCV SÀI GÒN HỌP LỚP
Năm nay, 48 anh Linh mục Khóa 3 ĐCV Thánh Giuse Sài gòn hội ngộ tại Bãi dâu Vũng tàu từ ngày 28-29/10. Chúng tôi đang phục từ 7 Giáo phận, sau một năm gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, hỏi han chia sẻ, cười đùa hồn nhiên, rạng rỡ niềm vui. Thật đầm ấm tình huynh đệ “Ngọt ngào tốt đẹp biết bao. Anh em vui sướng sum vầy bên nhau”.
Xem Hình
Khóa III nhập học tháng 10/1993, với 61 anh em của 5 Giáo phận: Sài gòn (20), Mỹ tho (10), Phú cường (8), Đà lạt (5), Xuân lộc (13), Phan thiết (5). Sau 3 năm có thêm 2 Thầy Giáo phận Sài gòn (Nguyễn Kim Điền, Nguyễn Thanh Hiền) và năm cuối có thêm 4 Thầy Sài gòn (Nguyễn Duy Lạn, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Cường, Mai Phát Đạt). Mãn khóa tháng 7/1999 với 66 anh em. Có 2 anh em chuyển hướng khi còn là chủng sinh, có 3 người anh em đã qua đời, nay còn 62 linh mục đang phục vụ trong 7 Giáo phận và một số nơi khác.
Chúng tôi thật vui mừng được Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ là giáo sư phụng vụ và thần học luân lý chuyên biệt, gởi lời thăm hỏi và tặng quà.
Cha linh hướng Fx Nguyễn Hữu Tấn gởi thư chúc mừng.
Cao Thái, ngày 29.10.2015
Kính cha Gioan,
Kính gửi quý cha thuộc khoá 3 năm 1993, tôi được cha Gioan Lê Quang Việt vừa giảng tĩnh tâm cuối tuần tại Cộng đoàn Bác ái Cao Thái nơi tôi đã phục vụ và giờ đây đang nghỉ hưu với số tuổi sắp đến 91 (1925-2015). Cha cho biết quý cha thuộc 7 giáo phận họp lớp ở Bãi Dâu. Tôi xin có lời chào mừng quý Cha và cầu nguyện cho quý cha làm việc chung mang lại nhiều hoa trái.
Nguyện cầu Chúa gia cố nơi quý cha tinh thần “đồng lao cộng tác” cho Chúa vì Chúa và vì các linh hồn.
Nguyện chúc
Lm. Fx Nguyễn Hữu Tấn
Linh phụ cố vấn CĐBA Cao Thái
Khóa III đóng góp khá nhiều nhân sự cho các ủy ban của HĐGMVN và các Đại chủng viện.Một số anh em là Giáo sư ngoại trú các ĐCV, các học viện dòng tu, có anh là Hạt trưởng, có anh làm việc tại các Tòa Giám mục, các Trung tâm mục vụ và cũng có anh đang phục vụ tại các vùng biên giới. Đông đảo nhất vẫn là Linh mục quản xứ miệt mài trên mọi nẻo đường truyền giáo. Có những anh xây Nhà thờ bế thế. Có anh đang xây nhà giáo lý mục vụ và cũng có anh đang nhiệt thành cộng tác xây công trình lớn của giáo phận…Có anh coi xứ mười mấy ngàn giáo dân và cũng có anh coi xứ mấy trăm giáo dân vùng sâu vùng xa.
Gặp gỡ nhau, anh em ôn lại chuyện một thời “dùi mài kinh sử”, hàn huyên những câu chuyện mục vụ, những thao thức của Giáo Hội. Cùng đọc kinh nguyện, dâng thánh lễ. Nhắc nhớ những kỷ niệm một thưở học trò thật vui vẻ và trong sáng. Tắm biển thư giãn, những bữa cơm đầm ấm tình huynh đệ, rôm rã câu chuyện gởi trao. Ai cũng thấy hồn nhiên như năm nào dù có anh đã U 60 rồi.
Họp lớp là một cơ hội tốt để gia tăng tình hiệp nhất, lòng nhiệt thành sứ vụ Linh mục. Họp lớp luôn để lại nhiều kỷ niệm đẹp về tình huynh đệ, nhiều kinh nghiệm mục vụ và nhiều dấu ấn thiêng liêng.
Dành thời gian để gặp gỡ nhau, ai cũng rạng rỡ niềm vui. Khuôn mặt vui tươi là dấu chỉ của sự thánh thiện, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Những hoa trái của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an...(Gal 5,22-23). Niềm vui khởi đi từ trong tâm hồn. Bác ái, hoan lạc và bình an chiếu toả qua đôi mắt, khuôn mặt và đời sống hàng ngày. Vẻ mặt của một Linh mục hạnh phúc là dụng cụ tốt nhất diễn tả ơn gọi theo Chúa Kitô để chia sẻ niềm vui của Người.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết: “Niềm vui là sự tham dự thiêng liêng vào niềm vui vừa nhân loại vừa thần linh, một niềm vui không thể dò thấu được, nó có nơi lòng của Đức Kitô vinh hiển... Ở đây nó tuôn trào từ việc cử hành cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô”.(x. Tông huấn Gaudete in Domino).
- Niềm vui được coi là đồng nghĩa với đức tin: "... tôi sẽ ở lại bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em" (Pl 1, 25).
- Niềm vui nối kết chặt chẽ với sự bình an: "Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17).
- Niềm vui gắn liền với tình yêu Thiên Chúa: "Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến Người… Anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang"(1Pr 8).
Sự thánh thiện không phải là một vấn đề khắc khổ, nhưng là loan báo niềm vui.Đức Maria lòng đầy niềm vui đã hát bài ca cảm tạ: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi" (Lc 1, 46-47).
Lớp chúng tôi vui mừng và đến chia sẻ niềm vui với người anh em mới xây xong nhà thờ. Lúc 5 giờ chiều ngày 29.10, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc dâng thánh lễ tạ ơn, làm phép bàn thờ và Cung hiến Nhà thờ Chợ Cầu do linh mục Giuse Trần Thanh Công quản xứ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.
Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Năm nay, 48 anh Linh mục Khóa 3 ĐCV Thánh Giuse Sài gòn hội ngộ tại Bãi dâu Vũng tàu từ ngày 28-29/10. Chúng tôi đang phục từ 7 Giáo phận, sau một năm gặp lại nhau tay bắt mặt mừng, hỏi han chia sẻ, cười đùa hồn nhiên, rạng rỡ niềm vui. Thật đầm ấm tình huynh đệ “Ngọt ngào tốt đẹp biết bao. Anh em vui sướng sum vầy bên nhau”.
Xem Hình
Khóa III nhập học tháng 10/1993, với 61 anh em của 5 Giáo phận: Sài gòn (20), Mỹ tho (10), Phú cường (8), Đà lạt (5), Xuân lộc (13), Phan thiết (5). Sau 3 năm có thêm 2 Thầy Giáo phận Sài gòn (Nguyễn Kim Điền, Nguyễn Thanh Hiền) và năm cuối có thêm 4 Thầy Sài gòn (Nguyễn Duy Lạn, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn Cường, Mai Phát Đạt). Mãn khóa tháng 7/1999 với 66 anh em. Có 2 anh em chuyển hướng khi còn là chủng sinh, có 3 người anh em đã qua đời, nay còn 62 linh mục đang phục vụ trong 7 Giáo phận và một số nơi khác.
Chúng tôi thật vui mừng được Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ là giáo sư phụng vụ và thần học luân lý chuyên biệt, gởi lời thăm hỏi và tặng quà.
Cha linh hướng Fx Nguyễn Hữu Tấn gởi thư chúc mừng.
Cao Thái, ngày 29.10.2015
Kính cha Gioan,
Kính gửi quý cha thuộc khoá 3 năm 1993, tôi được cha Gioan Lê Quang Việt vừa giảng tĩnh tâm cuối tuần tại Cộng đoàn Bác ái Cao Thái nơi tôi đã phục vụ và giờ đây đang nghỉ hưu với số tuổi sắp đến 91 (1925-2015). Cha cho biết quý cha thuộc 7 giáo phận họp lớp ở Bãi Dâu. Tôi xin có lời chào mừng quý Cha và cầu nguyện cho quý cha làm việc chung mang lại nhiều hoa trái.
Nguyện cầu Chúa gia cố nơi quý cha tinh thần “đồng lao cộng tác” cho Chúa vì Chúa và vì các linh hồn.
Nguyện chúc
Lm. Fx Nguyễn Hữu Tấn
Linh phụ cố vấn CĐBA Cao Thái
Khóa III đóng góp khá nhiều nhân sự cho các ủy ban của HĐGMVN và các Đại chủng viện.Một số anh em là Giáo sư ngoại trú các ĐCV, các học viện dòng tu, có anh là Hạt trưởng, có anh làm việc tại các Tòa Giám mục, các Trung tâm mục vụ và cũng có anh đang phục vụ tại các vùng biên giới. Đông đảo nhất vẫn là Linh mục quản xứ miệt mài trên mọi nẻo đường truyền giáo. Có những anh xây Nhà thờ bế thế. Có anh đang xây nhà giáo lý mục vụ và cũng có anh đang nhiệt thành cộng tác xây công trình lớn của giáo phận…Có anh coi xứ mười mấy ngàn giáo dân và cũng có anh coi xứ mấy trăm giáo dân vùng sâu vùng xa.
Gặp gỡ nhau, anh em ôn lại chuyện một thời “dùi mài kinh sử”, hàn huyên những câu chuyện mục vụ, những thao thức của Giáo Hội. Cùng đọc kinh nguyện, dâng thánh lễ. Nhắc nhớ những kỷ niệm một thưở học trò thật vui vẻ và trong sáng. Tắm biển thư giãn, những bữa cơm đầm ấm tình huynh đệ, rôm rã câu chuyện gởi trao. Ai cũng thấy hồn nhiên như năm nào dù có anh đã U 60 rồi.
Họp lớp là một cơ hội tốt để gia tăng tình hiệp nhất, lòng nhiệt thành sứ vụ Linh mục. Họp lớp luôn để lại nhiều kỷ niệm đẹp về tình huynh đệ, nhiều kinh nghiệm mục vụ và nhiều dấu ấn thiêng liêng.
Dành thời gian để gặp gỡ nhau, ai cũng rạng rỡ niềm vui. Khuôn mặt vui tươi là dấu chỉ của sự thánh thiện, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Những hoa trái của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an...(Gal 5,22-23). Niềm vui khởi đi từ trong tâm hồn. Bác ái, hoan lạc và bình an chiếu toả qua đôi mắt, khuôn mặt và đời sống hàng ngày. Vẻ mặt của một Linh mục hạnh phúc là dụng cụ tốt nhất diễn tả ơn gọi theo Chúa Kitô để chia sẻ niềm vui của Người.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết: “Niềm vui là sự tham dự thiêng liêng vào niềm vui vừa nhân loại vừa thần linh, một niềm vui không thể dò thấu được, nó có nơi lòng của Đức Kitô vinh hiển... Ở đây nó tuôn trào từ việc cử hành cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô”.(x. Tông huấn Gaudete in Domino).
- Niềm vui được coi là đồng nghĩa với đức tin: "... tôi sẽ ở lại bên cạnh tất cả anh em để giúp anh em tấn tới và được hưởng niềm vui đức tin mang lại cho anh em" (Pl 1, 25).
- Niềm vui nối kết chặt chẽ với sự bình an: "Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là sự công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần" (Rm 14,17).
- Niềm vui gắn liền với tình yêu Thiên Chúa: "Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến Người… Anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang"(1Pr 8).
Sự thánh thiện không phải là một vấn đề khắc khổ, nhưng là loan báo niềm vui.Đức Maria lòng đầy niềm vui đã hát bài ca cảm tạ: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng, vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi" (Lc 1, 46-47).
Lớp chúng tôi vui mừng và đến chia sẻ niềm vui với người anh em mới xây xong nhà thờ. Lúc 5 giờ chiều ngày 29.10, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc dâng thánh lễ tạ ơn, làm phép bàn thờ và Cung hiến Nhà thờ Chợ Cầu do linh mục Giuse Trần Thanh Công quản xứ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho anh em linh mục chúng con được yêu mến Chúa ngày mỗi nhiều hơn. Xin cho anh em chúng con chút linh hồn nghệ sĩ để thấy không buổi chiều nào có hai màu mây giống nhau. Mỗi bình minh là một độc đáo, mỗi thánh lễ là một ơn cứu độ được thông phần vào hiến tế của Chúa.
Những ngày chúng con đang sống, và những ngày đang tới với chúng con phải là những ngày đẹp hơn và hạnh phúc hơn, vì lòng thương xót của Chúa cứ theo dòng thời gian mà ban xuống cho anh em chúng con trên mọi nẻo đường phục vụ. Xin cho anh em chúng con luôn nhớ cầu nguyện cho nhau được sống xứng đáng hồng ân linh mục mà Chúa đã thương ban. Amen
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kính mừng các Thánh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
14:35 30/10/2015
Kính mừng các Thánh
Trong suốt năm, hầu như hằng ngày đều lễ mừng kính nhớ riêng một hay nhiều Vị Thánh với tên tuổi cùng lịch sử đời họ. Dẫu thế cũng không sao mừng kính hết cả các Thánh trong Giáo Hội được. Vì thế, Giáo Hội dành một ngày để mừng kính chung tất cả mọi Vị Thánh.
Chúa Giêsu Kito sống lại và niềm tin người chết được sống lại, là trung tâm ý nghĩa đạo đức thần học của lễ mừng kính chung các Vị Thánh.
Theo đức tin Công gíao các Thánh là những người sống trong Cộng đoàn với Chúa và họ họp thành Giáo Hội trên trời. Suy nghĩ này cũng là động lực tinh thần giúp thúc đẩy người tín hữu Chúa Kitô đang còn trên đường lữ hành trần gian, trong đời sống cố công gắng sức sống theo phúc âm của Chúa và con đường thánh thiện.
Ngày lễ mừng kính chung các Thánh có nguồn gốc lịch sử từ thế kỷ thứ tư. Vào thời điểm lúc đó các Vị Thánh Tử đạo thuở Giáo Hội ban đầu được mừng kính .
Ngày 13. 05.609 đền thờ Pantheon ở Roma, đền thờ của người ngoại giáo Roma kính các vị Thần, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bonifatius IV. được biến đổi thành thánh đường kính Đức Mẹ và các Thánh trong Giáo Hội Công Giáo Roma
Năm 731 Đức Giáo Hoàng Gregor III. khánh thành trong vương cung thánh đường Thánh Phero một nhà nguyện kính chung tất cả mọi Vị Thánh, và ấn định ngày 01.11. hằng năm là ngày lễ kính chung các Thánh.
Đức Giro hoàng Gregor IV. năm 839 truyền ngày lễ này mừng trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hội Chính Thống mừng kính chung các Thánh vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Năm 2006 Đức gíao hoàng Benedictô XVI. đã có suy tư về ngày lễ này: „ Vào ngày lễ mừng kính các Vị Thánh, chúng ta hướng mắt nhìn với tâm tình lòng biết ơn lên đoàn thể to lớn các tín hữu Chúa Kitô, mà giờ đây đang tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa trên trời. Chúng ta được kêu gọi đi theo con đường tám mối phúc thật của Chúa Kitô. Con đường này dẫn đưa chúng ta về quê hương vĩnh cửu. Các Vị Thánh giúp chúng ta trên con đường này qua đời sống gương mẫu và lời thay nguyện giúp của họ.“
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong suốt năm, hầu như hằng ngày đều lễ mừng kính nhớ riêng một hay nhiều Vị Thánh với tên tuổi cùng lịch sử đời họ. Dẫu thế cũng không sao mừng kính hết cả các Thánh trong Giáo Hội được. Vì thế, Giáo Hội dành một ngày để mừng kính chung tất cả mọi Vị Thánh.
Chúa Giêsu Kito sống lại và niềm tin người chết được sống lại, là trung tâm ý nghĩa đạo đức thần học của lễ mừng kính chung các Vị Thánh.
Theo đức tin Công gíao các Thánh là những người sống trong Cộng đoàn với Chúa và họ họp thành Giáo Hội trên trời. Suy nghĩ này cũng là động lực tinh thần giúp thúc đẩy người tín hữu Chúa Kitô đang còn trên đường lữ hành trần gian, trong đời sống cố công gắng sức sống theo phúc âm của Chúa và con đường thánh thiện.
Ngày lễ mừng kính chung các Thánh có nguồn gốc lịch sử từ thế kỷ thứ tư. Vào thời điểm lúc đó các Vị Thánh Tử đạo thuở Giáo Hội ban đầu được mừng kính .
Ngày 13. 05.609 đền thờ Pantheon ở Roma, đền thờ của người ngoại giáo Roma kính các vị Thần, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bonifatius IV. được biến đổi thành thánh đường kính Đức Mẹ và các Thánh trong Giáo Hội Công Giáo Roma
Năm 731 Đức Giáo Hoàng Gregor III. khánh thành trong vương cung thánh đường Thánh Phero một nhà nguyện kính chung tất cả mọi Vị Thánh, và ấn định ngày 01.11. hằng năm là ngày lễ kính chung các Thánh.
Đức Giro hoàng Gregor IV. năm 839 truyền ngày lễ này mừng trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hội Chính Thống mừng kính chung các Thánh vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Năm 2006 Đức gíao hoàng Benedictô XVI. đã có suy tư về ngày lễ này: „ Vào ngày lễ mừng kính các Vị Thánh, chúng ta hướng mắt nhìn với tâm tình lòng biết ơn lên đoàn thể to lớn các tín hữu Chúa Kitô, mà giờ đây đang tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa trên trời. Chúng ta được kêu gọi đi theo con đường tám mối phúc thật của Chúa Kitô. Con đường này dẫn đưa chúng ta về quê hương vĩnh cửu. Các Vị Thánh giúp chúng ta trên con đường này qua đời sống gương mẫu và lời thay nguyện giúp của họ.“
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Suy tư bài Văn Tế Các Đẳng của LM Gioakim Đặng Đức Tuấn
Nguyễn Văn Nghệ
08:31 30/10/2015
THÁNG MƯỜI MỘT CÙNG SUY TƯ BÀI VĂN TẾ CÁC ĐẲNG
Con người ta sau khi từ giã cõi trần, thân xác trả về lòng đất, hồn thiêng về với Chúa, nếu chết trong ơn nghĩa của Người. Nhưng thử hỏi mấy ai đặng “ cầm mình vẹn sạch trước mặt Chúa”? Bợn nhơ dầu nhỏ hơn hạt bụi cũng không được đưa vào Thiên Đường mà phải thanh luyện nơi chốn luyện hình cho đến khi tinh ròng . Lúc ấy không còn thì giờ lập công . Với tín điều các Thánh thông công, Thiên Chúa ban cho chúng ta- những người còn đang sống trên trần gian- được giúp đỡ các linh hồn ấy bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh. Kinh Nguyện Thánh Thể trong mỗi Thánh lễ đều có lời cầu cho các tín hữu đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa và đặc biệt tháng 11 trong năm, Giáo Hội dành riêng để cầu cho các tín hữu đã qua đời. Với tâm tình cầu cho các tín hữu đã qua đời, nhiều thế hệ đã sáng tác các bài văn tế. Trong tác phẩm “ Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam” do Linh mục Hòa Tâm Võ Ngọc Nhã và Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ hợp trứ từ trang 339 – 342 có bài “Văn tế các đẳng”. Và theo tác giả là “bài văn tế do linh mục Đặng Đức Tuấn biên soạn cách đây hơn trăm năm”. Nội dung bài văn tế các đẳng ngoài việc thương xót những người đã chểnh mảng việc phần hồn và phải vào chốn luyện hình, tác giả còn có ước vọng khuyến cáo cảnh tỉnh những người đang còn sống nơi chốn dương gian.
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn sinh năm Bính Dần (1806) và mất năm Giáp Tuất (1874), cho nên bài Văn tế các đẳng được sáng tác cách nay khoảng 150 năm . Trong bài Văn tế các đẳng dùng nhiều điển tích và dùng nhiều thổ ngữ vùng Bình Định. Bài Văn tế có tất cả 32 liên.
Nhân chi sơ tính bổn thiện.
Các đẳng cũng là con cái Thiên Chúa:
“Tay Chúa dựng hình,
Tính thiêng gởi xác.
Di luân tài mạng chịu thiên tư,
Lí dục thị phi đầy địa bộ”
Con người ta ai cùng đều “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, nhưng rồi “Thế gian vật dục hôn minh/ Tánh đạo lìa bỏ ,tư tình đắm sa” (Thế gian vật dục hôn minh: ở cõi trần thế, con người hay bị vật dục cám dỗ làm cho tối tăm cái trí sáng suốt mà trời đã phú cho mình).Những người không làm chủ được cái tâm của mình thường bỏ mất lương tri , lạc xa thiên lí :
“ Cũng bởi phui pha riêng nết, biển châu trần nhiều kẻ phải linh đinh,
Vì còn lặn lội cõi phàm, điều phải trái dễ ai không vương vít.
Dầu thấu lẽ tử sinh dạ đán, kiếp làm người là một giấc mơ màng,
Bởi đeo lòng tài sắc công danh, cơn xử thế mắc lắm điều bội bạc.”
Chúng sinh mải mê trong cuộc sống mưu sinh
Tác giả diễn tả cảnh sinh hoạt của Thập loại chúng sinh theo suy nghĩ của mình là các hạng người: Võ, văn, sĩ, nông, công, thương , y, tiều, ngư, mục. Thập loại chúng sinh cứ mãi mê dành trọn thời giờ vào việc mưu sinh, coi thế gian tạm bợ này là quê hương vĩnh cửu, họ không dành chút thời giờ để lo cho tâm hồn, để tạo cho họ con đường về thiên đường:
“Võ xôn xao trên đàng cung mã, lừng lẫy đền Lân ,trướng hổ, giặc tam cừu luống chịu chốn trường xu.
Văn ngâm nga dưới cuộc cầm thơ, xinh xoang cửa tướng sân triều, kinh Thập giới lại để mình thua thiệt.
Sĩ lóng nhóng dưới màn Đổng Tử, cặm cụi kinh Lân sử Mã, chữ kí quy không tỏ nghĩa mầu.
Nông tắc hò trên ruông Hữu Sằn, xung xăng cuốc nguyệt cày mây, đất phước địa biếng gieo giống tốt.
Công xăm xúi trổ rồng chạm phượng, lơ lửng quên rìu Tạo Hóa, mực tu thân còn lắm lúc quanh co.
Thương khắc khe bán quỉ mua hùm, lao xao tan chợ La Phù, của vô giá lại để mình thua sút.
Y lo lắng đầu thang án mạch, thóc thách cứu dân độ thế, bịnh lòng mê chứng tỏ thiệt hư.
Tiều lân la trên động dưới đèo, thẩn thơ bóng đá cội tùng, đàng rừng rậm ngỡ là nơi quê vức.
Ngư ngoi ngót sông Tần biển Sở, ao ước lòng tôm dạ cá, quên Bê lem gió sóc lạnh lùng.
Mục nghêu ngao cõi Thuấn trời Nghiêu, ngẩn ngơ dấu ngựa chân trâu, lửng máng cỏ đêm trường giá rét.”
Trai gái thì mãi vui chơi, chẳng còn nhớ Chúa , nhớ Cha đọc kinh cầu nguyện gì cả:
“ Trai nghề này nghiệp nọ ngơ ngao,
Gái nẻo nớ đàng tê tí tót.
Giòn giã tiếng cười, tiếng hát, vườn Giết xưa không nhớ giọt mồ hôi.
Trau tria nét mặc nét ăn, núi Ca nọ quên hình Thánh giá.
Cuộc sinh nhai nhiều lúc trở trăn,
Bề tâm tánh lại thêm điều mê muội.
Rượu nghĩa lộc say người đạo lí, xình xoàng nghiêng bầu hồng hữu, chén dấm chua nào nhớ khúc nôi
Trà tuyết mai hiệp khách đông tây, phui pha cạn chén châu tùng, thuở giờ ngọ biếng lời khao khát.
Trai trằn trọc người thanh kiểng tốt, vườn Kim Cốc mãng hẹn hò mai trước, hổ nhìn khoanh gai nhọn thấu đầu.
Gái vuốt ve sắc nước hương trời, kiểng Võ Lăng còn gắm ghé bướm ong, thẹn liếc ngọn roi tua đánh cật.”
Tuổi còn trẻ, đời còn dài vội gì tu tỉnh
Lắm người tỏ ra hời hợt, do dự biếng nhác đối với việc tu hành đạo đức, họ lần khân, trễ nãi, hẹn rày hẹn mai, rốt cuộc cái chết đến bất ngờ, họ đành thua thiệt, mất của quí giá là con đường trở về thiên quốc:
“ Sự gấp rút nay ba mai bốn, ngơ ngáo quên lời giảng, lời khuyên.
Lửa mến lòng tin nóng một lạnh mười, khấp khởi dựa câu kinh câu sách.
Nghe nói việc lập công đền tội, tính thờ ơ còn lỉnh lảng chưa thông.
Nghe đến điều ép xác hãm mình, lòng áy náy những sụt sùi chẳng quyết.
Cuộc vui chơi mong chớp cánh giương vi
Đàng đạo đức những dùn chơn ngại bước”
Cậy vào tuổi đang xuân ,sức đang khỏe nên hẹn rày hẹn mai rồi sẽ tu tỉnh:
“ Mới phàn nàn toan cải cách niềm xưa,
Lại lẩn khuất mà nghe theo lỗi trước.
Cũng đã biết đời sau can hệ, phỏng lúc vội vàng xảy đến, biết mượn ai giúp đỡ việc hồn,
Song lạ chi thế sự lao xao, gặp khi trắc trở không dè, vương đến lụy tại nề phần xác.
Trước chẳng phải sau cùng chẳng phải, những dần dà mà bóng xế hoa rơi,
Nay chưa xong mai vẫn chưa xong, còn thủng thỉnh để trăng tàn sao lạc!
Luống nghĩ tối qua sáng lại, lải rải rày mai sẽ tính, cõi người ta còn rộng rãi trăm năm,
Nào hay tháng hết năm cùng, phui pha trận gió vô tình, rung then máy bỗng tan tành một lát!”
Anh em hãy sẳn sàng (Mt 24, 44)
Chính Chúa Giê su nhắc nhở : “ anh em hãy sẳn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì con người sẽ đến”:
“ Cung đài xa mã, khói tả mây bay.
Tài sắc công danh, biển khô đá vỡ.
Một phen từ biệt cõi trần,
Muôn kiếp khôn trông trở lại!”
Thiên Chúa là vị thẩm phán chí công, tùy theo công trạng của mỗi người khi còn sống mà Ngài xét xử:
“Tòa thẩm phán, mảy lông thu chẳng lọt, thánh thần còn khép nép, người phàm trần khôn trông lẽ siêu thăng
Cân thăng bằng tra tội phước rất nghiêm, trời đất thảy kinh hoàng, ơn Cứu Thế mới khỏi phần vĩnh phạt!
Phải chi có lẽ thế cho, dầu bạc vàng ngàn cân không nỡ tiếc
Song bởi phép công đoán định, cậy đinh thương năm dấu để nhờ ơn”
Đã vào chốn luyện hình thì hết thế lập công, chỉ còn ngóng trông ơn Cứu độ của Thiên Chúa qua thánh lễ Mi sa và lời cầu bàu của Mẹ Maria cứu giúp “ Mẹ , Mẹ ơi! Hãy đoái thương, lòng từ bi hãy chiếu soi hết mọi linh hồn”:
“ Giọt nước mắt nhơn tình lau chẳng ráo, cám thương vì hết thế lập công,
Lễ Mi sa xin Chúa đoái công cao, thứ phần phạt về nơi tiêu sái.
Lạy Đức Mẹ muôn phần thương xót, cứu ra khỏi lửa nồng nàng,
Nước Thiên Đàng ngàn dặm cao xa, xin dắt tới cõi trời an lạc!”
Tháng 11 là tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời , chúng ta cùng hiệp lời cầu : “ Xin Chúa cũng nhớ đến những người đã chết trong bình an của Đức Ki tô, và tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ” (Kinh Nguyện Thánh thể IV).
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Giáo phận Nha Trang
Con người ta sau khi từ giã cõi trần, thân xác trả về lòng đất, hồn thiêng về với Chúa, nếu chết trong ơn nghĩa của Người. Nhưng thử hỏi mấy ai đặng “ cầm mình vẹn sạch trước mặt Chúa”? Bợn nhơ dầu nhỏ hơn hạt bụi cũng không được đưa vào Thiên Đường mà phải thanh luyện nơi chốn luyện hình cho đến khi tinh ròng . Lúc ấy không còn thì giờ lập công . Với tín điều các Thánh thông công, Thiên Chúa ban cho chúng ta- những người còn đang sống trên trần gian- được giúp đỡ các linh hồn ấy bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh. Kinh Nguyện Thánh Thể trong mỗi Thánh lễ đều có lời cầu cho các tín hữu đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa và đặc biệt tháng 11 trong năm, Giáo Hội dành riêng để cầu cho các tín hữu đã qua đời. Với tâm tình cầu cho các tín hữu đã qua đời, nhiều thế hệ đã sáng tác các bài văn tế. Trong tác phẩm “ Đặng Đức Tuấn tinh hoa Công Giáo ái quốc Việt Nam” do Linh mục Hòa Tâm Võ Ngọc Nhã và Giáo sư Lam Giang Nguyễn Quang Trứ hợp trứ từ trang 339 – 342 có bài “Văn tế các đẳng”. Và theo tác giả là “bài văn tế do linh mục Đặng Đức Tuấn biên soạn cách đây hơn trăm năm”. Nội dung bài văn tế các đẳng ngoài việc thương xót những người đã chểnh mảng việc phần hồn và phải vào chốn luyện hình, tác giả còn có ước vọng khuyến cáo cảnh tỉnh những người đang còn sống nơi chốn dương gian.
Linh mục Gioakim Đặng Đức Tuấn sinh năm Bính Dần (1806) và mất năm Giáp Tuất (1874), cho nên bài Văn tế các đẳng được sáng tác cách nay khoảng 150 năm . Trong bài Văn tế các đẳng dùng nhiều điển tích và dùng nhiều thổ ngữ vùng Bình Định. Bài Văn tế có tất cả 32 liên.
Nhân chi sơ tính bổn thiện.
Các đẳng cũng là con cái Thiên Chúa:
“Tay Chúa dựng hình,
Tính thiêng gởi xác.
Di luân tài mạng chịu thiên tư,
Lí dục thị phi đầy địa bộ”
Con người ta ai cùng đều “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, nhưng rồi “Thế gian vật dục hôn minh/ Tánh đạo lìa bỏ ,tư tình đắm sa” (Thế gian vật dục hôn minh: ở cõi trần thế, con người hay bị vật dục cám dỗ làm cho tối tăm cái trí sáng suốt mà trời đã phú cho mình).Những người không làm chủ được cái tâm của mình thường bỏ mất lương tri , lạc xa thiên lí :
“ Cũng bởi phui pha riêng nết, biển châu trần nhiều kẻ phải linh đinh,
Vì còn lặn lội cõi phàm, điều phải trái dễ ai không vương vít.
Dầu thấu lẽ tử sinh dạ đán, kiếp làm người là một giấc mơ màng,
Bởi đeo lòng tài sắc công danh, cơn xử thế mắc lắm điều bội bạc.”
Chúng sinh mải mê trong cuộc sống mưu sinh
Tác giả diễn tả cảnh sinh hoạt của Thập loại chúng sinh theo suy nghĩ của mình là các hạng người: Võ, văn, sĩ, nông, công, thương , y, tiều, ngư, mục. Thập loại chúng sinh cứ mãi mê dành trọn thời giờ vào việc mưu sinh, coi thế gian tạm bợ này là quê hương vĩnh cửu, họ không dành chút thời giờ để lo cho tâm hồn, để tạo cho họ con đường về thiên đường:
“Võ xôn xao trên đàng cung mã, lừng lẫy đền Lân ,trướng hổ, giặc tam cừu luống chịu chốn trường xu.
Văn ngâm nga dưới cuộc cầm thơ, xinh xoang cửa tướng sân triều, kinh Thập giới lại để mình thua thiệt.
Sĩ lóng nhóng dưới màn Đổng Tử, cặm cụi kinh Lân sử Mã, chữ kí quy không tỏ nghĩa mầu.
Nông tắc hò trên ruông Hữu Sằn, xung xăng cuốc nguyệt cày mây, đất phước địa biếng gieo giống tốt.
Công xăm xúi trổ rồng chạm phượng, lơ lửng quên rìu Tạo Hóa, mực tu thân còn lắm lúc quanh co.
Thương khắc khe bán quỉ mua hùm, lao xao tan chợ La Phù, của vô giá lại để mình thua sút.
Y lo lắng đầu thang án mạch, thóc thách cứu dân độ thế, bịnh lòng mê chứng tỏ thiệt hư.
Tiều lân la trên động dưới đèo, thẩn thơ bóng đá cội tùng, đàng rừng rậm ngỡ là nơi quê vức.
Ngư ngoi ngót sông Tần biển Sở, ao ước lòng tôm dạ cá, quên Bê lem gió sóc lạnh lùng.
Mục nghêu ngao cõi Thuấn trời Nghiêu, ngẩn ngơ dấu ngựa chân trâu, lửng máng cỏ đêm trường giá rét.”
Trai gái thì mãi vui chơi, chẳng còn nhớ Chúa , nhớ Cha đọc kinh cầu nguyện gì cả:
“ Trai nghề này nghiệp nọ ngơ ngao,
Gái nẻo nớ đàng tê tí tót.
Giòn giã tiếng cười, tiếng hát, vườn Giết xưa không nhớ giọt mồ hôi.
Trau tria nét mặc nét ăn, núi Ca nọ quên hình Thánh giá.
Cuộc sinh nhai nhiều lúc trở trăn,
Bề tâm tánh lại thêm điều mê muội.
Rượu nghĩa lộc say người đạo lí, xình xoàng nghiêng bầu hồng hữu, chén dấm chua nào nhớ khúc nôi
Trà tuyết mai hiệp khách đông tây, phui pha cạn chén châu tùng, thuở giờ ngọ biếng lời khao khát.
Trai trằn trọc người thanh kiểng tốt, vườn Kim Cốc mãng hẹn hò mai trước, hổ nhìn khoanh gai nhọn thấu đầu.
Gái vuốt ve sắc nước hương trời, kiểng Võ Lăng còn gắm ghé bướm ong, thẹn liếc ngọn roi tua đánh cật.”
Tuổi còn trẻ, đời còn dài vội gì tu tỉnh
Lắm người tỏ ra hời hợt, do dự biếng nhác đối với việc tu hành đạo đức, họ lần khân, trễ nãi, hẹn rày hẹn mai, rốt cuộc cái chết đến bất ngờ, họ đành thua thiệt, mất của quí giá là con đường trở về thiên quốc:
“ Sự gấp rút nay ba mai bốn, ngơ ngáo quên lời giảng, lời khuyên.
Lửa mến lòng tin nóng một lạnh mười, khấp khởi dựa câu kinh câu sách.
Nghe nói việc lập công đền tội, tính thờ ơ còn lỉnh lảng chưa thông.
Nghe đến điều ép xác hãm mình, lòng áy náy những sụt sùi chẳng quyết.
Cuộc vui chơi mong chớp cánh giương vi
Đàng đạo đức những dùn chơn ngại bước”
Cậy vào tuổi đang xuân ,sức đang khỏe nên hẹn rày hẹn mai rồi sẽ tu tỉnh:
“ Mới phàn nàn toan cải cách niềm xưa,
Lại lẩn khuất mà nghe theo lỗi trước.
Cũng đã biết đời sau can hệ, phỏng lúc vội vàng xảy đến, biết mượn ai giúp đỡ việc hồn,
Song lạ chi thế sự lao xao, gặp khi trắc trở không dè, vương đến lụy tại nề phần xác.
Trước chẳng phải sau cùng chẳng phải, những dần dà mà bóng xế hoa rơi,
Nay chưa xong mai vẫn chưa xong, còn thủng thỉnh để trăng tàn sao lạc!
Luống nghĩ tối qua sáng lại, lải rải rày mai sẽ tính, cõi người ta còn rộng rãi trăm năm,
Nào hay tháng hết năm cùng, phui pha trận gió vô tình, rung then máy bỗng tan tành một lát!”
Anh em hãy sẳn sàng (Mt 24, 44)
Chính Chúa Giê su nhắc nhở : “ anh em hãy sẳn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì con người sẽ đến”:
“ Cung đài xa mã, khói tả mây bay.
Tài sắc công danh, biển khô đá vỡ.
Một phen từ biệt cõi trần,
Muôn kiếp khôn trông trở lại!”
Thiên Chúa là vị thẩm phán chí công, tùy theo công trạng của mỗi người khi còn sống mà Ngài xét xử:
“Tòa thẩm phán, mảy lông thu chẳng lọt, thánh thần còn khép nép, người phàm trần khôn trông lẽ siêu thăng
Cân thăng bằng tra tội phước rất nghiêm, trời đất thảy kinh hoàng, ơn Cứu Thế mới khỏi phần vĩnh phạt!
Phải chi có lẽ thế cho, dầu bạc vàng ngàn cân không nỡ tiếc
Song bởi phép công đoán định, cậy đinh thương năm dấu để nhờ ơn”
Đã vào chốn luyện hình thì hết thế lập công, chỉ còn ngóng trông ơn Cứu độ của Thiên Chúa qua thánh lễ Mi sa và lời cầu bàu của Mẹ Maria cứu giúp “ Mẹ , Mẹ ơi! Hãy đoái thương, lòng từ bi hãy chiếu soi hết mọi linh hồn”:
“ Giọt nước mắt nhơn tình lau chẳng ráo, cám thương vì hết thế lập công,
Lễ Mi sa xin Chúa đoái công cao, thứ phần phạt về nơi tiêu sái.
Lạy Đức Mẹ muôn phần thương xót, cứu ra khỏi lửa nồng nàng,
Nước Thiên Đàng ngàn dặm cao xa, xin dắt tới cõi trời an lạc!”
Tháng 11 là tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời , chúng ta cùng hiệp lời cầu : “ Xin Chúa cũng nhớ đến những người đã chết trong bình an của Đức Ki tô, và tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Chúa biết lòng tin của họ” (Kinh Nguyện Thánh thể IV).
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Giáo phận Nha Trang
Chương trình hoan ca - Diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh 2015
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:46 30/10/2015
CHƯƠNG TRÌNH HOAN CA – DIỄN NGUYỆN MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2015
GIÁO XỨ QUẢNG NGÃI
CHỦ ĐỀ : Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU (1 Ga 4,8)
(Thương Xót – Cậy trông – Tân Phúc âm hóa xã hội)
PHẦN I : ỔN ĐỊNH CỘNG ĐOÀN, KINH KHAI MẠC
1. Hiệu triệu cộng đoàn tập trung ổn định.
-Xin mời cộng đoàn chúng ta ổn định để đón tiếp quý cha, quý nữ tu, quý chức trong Hội đồng Chức Việc vào lễ đài để bắt đầu chương trình mừng Chúa Giáng Sinh năm 2015.
-Xin trân trọng kính chào và kính mới tất cả bà con cô bác không có chung niềm tin Công Giáo có mặt trong khuôn viên thánh đường nầy hãy cùng chung chia niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi trong tinh thần huynh đệ - đồng bào, và nhất là, trong ý nghĩa thiêng liêng và phổ quát của những người con cùng một Cha Chung là Thiên Chúa, trong một đại gia đình xuất phát từ Đấng Toàn Năng và là Vị Thượng Đế giàu lòng thương xót.
2. Giới thiệu khái quát ý nghĩa cuộc họp mừng Đêm Thánh Giáng Sinh.
Kính thưa cộng đoàn và toàn thể quý vị,
Đêm nay, Giáng Sinh một lần nữa lại về với chúng ta. Giáng Sinh – Noel, với hết mọi người trên hành tinh nầy đó là một lễ hội vừa đong đầy một niềm vui sâu lắng lại vừa chuyển tải một sứ điệp chan chứa yêu thương và hòa bình.
Đối với cộng đoàn Công Giáo trên khắp trái đất, ý nghĩa của Giáng Sinh năm nay, 2015, càng được diễn tả đậm nét trong một Năm Thánh Đặc biệt vừa mới được “khai trương” : Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ diễn ra trong suốt thời gian từ 8/12/2015 cho đến ngày 20/11/2016.
Đây chính một Năm, mà theo ngôn ngữ của ĐTC Phanxicô, Vị đương kim Giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo, là để con người cảm nhận được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và từ đó, trở nên anh em với nhau :
“Lòng Thương Xót chính là hành vi cuối cùng và chung cuộc mà với nó, Thiên Chúa sẽ gặp gỡ chúng ta. Lòng Thương Xót chính là quy luật nền tảng mà nó được bảo quản trong con tim của bất cứ một con người nào, và xác định cái nhìn khi một người nhìn ngắm một cách chân thành đối với người anh em và chị em của mình, tức những người mà họ gặp gỡ trên hành trình cuộc sống. Lòng Thương Xót chính là con đường mà nó gắn kết Thiên Chúa và con người lại với nhau, vì Lòng Thương Xót mở con tim ra cho niềm hy vọng trước việc chúng ta sẽ vẫn được yêu thương mãi mãi, bất chấp sự giới hạn vì tội lỗi của chúng ta.”
Mặc dầu đối với chúng tôi, những người tin và Chúa Giêsu-Kitô, thì cử hành đêm nay là một hành vi thờ phượng cốt yếu của niềm tin – niềm tin vào huyền nhiệm “Nhập Thể làm người” của Con Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô, Đấng sáng lập nên Ki-tô giáo, thì cuộc gặp gỡ thân tình đêm nay của tất cả chúng ta lại chính là một biểu hiện rõ nét của tình tự đồng bào, của sự hiệp thông huynh đệ, của tinh thần từ bi-bác ái và của những con tim rộng lượng sẻ chia…
Chính trong những ý nghĩa sâu xa của niềm tin và đầy tính nhân bản nầy, mọi người chúng ta giờ đây đã sẵn sàng cho Đêm cử hành Lễ Giáng Sinh 2015. Và để bắt đầu cho chương trình Khai mạc long trọng nầy, xin kính mời toàn thể cộng đoàn cùng sốt sắng trong tâm tình cầu nguyện với lời nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn và thánh hóa ; đồng thời, cùng chung lời kinh Truyền Tin để sống lại tâm tình “xin vâng” của Đức Trinh Nữ Maria trong biến cố Ngôi Hai nhập thể.
3. Cộng đoàn hát kinh khai mạc (Cầu xin CTT). Kinh Truyền Tin.
PHẦN II : HOAN CA - DIỄN NGUYỆN GIÁNG SINH :
MỤC A : CHÀO CHÚC GIÁNG SINH
Lời dẫn : Và giờ đây, để biểu lộ niềm hân hoan được chào đón toàn thể quý vị đang hiện diện và chung chia niềm vui Giáng Sinh, cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi xin trân trọng chào mừng bằng các tiết mục : vũ trống Noel, hoạt vũ “hoan ca Giáng Sinh” và đồng diễn “Đâu có tình yêu thương”.
1- Vũ trống Noel :
2- Hoạt vũ chào chúc Giáng Sinh : Một ca khúc GS quen thuộc, sinh động
3- Đồng diễn : Đâu có tình yêu thương.
Lời dẫn : Kính thưa quý vị,
Chúng ta vừa chào chúc nhau bằng những tiếng trống rộn rã, bằng khúc nhạc Giáng Sinh tươi vui, và nhất là, bằng tâm tình huynh đệ yêu thương qua bài thánh ca “đi qua cùng năm tháng” của nhạc sĩ linh mục Vinh Hạnh “Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời”. Giờ đây, để chính thức Khai mạc cho Đêm hoan ca – Diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh 2015, đồng thời xác định nội dung cũng như ý nghĩa trọng tâm cho chương trình đặc biệt nầy, chúng con xin trân trọng kính mời cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền, kiêm Hạt trưởng giáo hạt Công Giáo Quảng Ngãi, lên trước lễ đài ban huấn từ Khai Mạc.
4. DIỄN TỪ KHAI MẠC ĐÊM HOAN CA DIỄN NGUYỆN GIÁNG SINH 2015
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Kính thưa : Toàn thể cộng đoàn Phụng Vụ cùng bà con cô bác,
Đặc biệt : các bạn trẻ và các cháu thiếu nhi rất thân yêu,
Nếu tôi không lầm, có lẽ mỗi một người chúng ta, đều mang theo trong đời một kỷ niệm rất thân thương nào đó, đặc biệt, một kỷ niệm về một Mùa Noel. Phải chăng vì thế, mà nhạc sỹ Nguyễn Vũ đã thay cho chúng ta dệt lên một khúc hát với những ca từ sâu lắng luôn níu kéo chúng ta trở về với khung trời kỷ niệm của mỗi độ Giáng Sinh về :
Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau…
Thế nhưng hôm nay, giờ này, Giáng Sinh không còn là kỷ niệm của quá khứ, của “năm nào” xa lắc xa lơ, mà là một hiện thực, một “bây giờ” với tất cả không gian và thời gian : không gian chính là ngôi nhà thờ Quảng Ngãi thân yêu nầy và thời gian chính là đêm hôm nay, đêm thứ Năm 24.12.2015.
Và vì thế, chúng ta có thể xin phép nhạc sĩ Nguyễn Vũ để hát với nhau không phải “Noel năm nào” mà là “Noel năm nầy chúng mình có nhau”.
Vâng, lại một lần nữa lễ Giáng Sinh đã cho “chúng mình có nhau”, đã mang “chúng mình đến với nhau” và chắc chắn đã biến “chúng mình thành những kẻ thương nhau, yêu nhau”.
Và lạ lùng thay, ý nghĩa nầy, nội dung nầy lại chính là điều cốt yếu, là chân lý nền tảng của lễ Giáng Sinh, của một huyền nhiệm, mà người Kitô hữu trân trọng gọi tên là “Mầu Nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể”, hay “Mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người”.
Thật vậy, mục tiêu và động lực duy nhất của việc “Thiên Chúa làm người” đó chính là tình yêu : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một” (Ga 3,16), và “Người Con Một” đó cũng đã xác định mục đích yêu thương của mình khi nhập thể làm người : “Ta đến để chiên Ta được sống và sống phong phú” (Ga 10,10), “Người mục tử tốt lành sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đàn chiên” (Ga 10,11)…; đồng thời, Ngài cũng mời gọi mọi người hãy yêu thương nhau : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 15,12), “anh em hãy rửa chân cho nhau” (Ga 13,14), “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6,36) “Không có tình yêu nào cao cả cho bằng kẻ dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15,13)…
Vâng, kể từ khi Con Thiên Chúa “mang khuôn mặt của con người”, thì mọi người đều được gọi mời và biến đổi để “mang khuôn mặt của Thiên Chúa” , để thực sự trở nên “ảnh hình của Thiên Chúa”, hình ảnh mà tội lỗi đã làm cho méo mó, biến dạng. Và một khi đã “mang khuôn mặt của Thiên Chúa, tất cả nhân loại đều trở thành anh em với nhau, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, quan điểm”
Tất cả những ý nghĩa trên đây lại được đong đầy và nhấn mạnh một cách đặc biệt trong năm 2016, là Năm Thánh ngoại thường của Giáo Hội Công Giáo, năm được đặt tên là “Năm Thánh Lòng Thương Xót”, và đã được long trọng khai diễn vào ngày 8/12 vừa qua.
Đây là một thời gian đặc biệt để mọi người tín hữu chiêm ngưỡng và cảm nhận thực sự dung mạo đầy thương xót của Thiên Chúa rồi từ đó “ra đi” trở nên những “Tông Đồ” rao giảng và làm chứng tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Điều nầy đã được Giáo Hội Công Giáo coi như căn tính và sứ mệnh cốt yếu của mình và một lần nữa được Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô tái nhấn mạnh trong Tông Sắc “Dung nhan lòng thương xót” :
“Giáo Hội được ủy thác công bố lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang đập của Tin Mừng, là điều phải tìm được cách thấm nhập trái tim và tâm trí của mỗi người. … Ngôn ngữ và những cử chỉ của Giáo Hội phải chuyển tải lòng thương xót, để chạm vào con tim của tất cả mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa để tìm ra con đường dẫn đến Chúa Cha.
Chân lý đầu tiên của Giáo Hội là tình yêu của Chúa Kitô. Giáo Hội biến mình thành một người đầy tớ của tình yêu này và làm trung gian của tình yêu ấy cho tất cả mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa để tìm ra con đường dẫn đến Cúa Cha…
Do đó, bất cứ nơi nào Giáo Hội hiện diện, lòng thương xót của Chúa Cha phải là hiển nhiên.”
Để sẻ chia với nhau và giúp nhau cảm nhận một đôi điều trong những ý nghĩa và nội dung phong phú đó qua bối cảnh của Đêm mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi đã chọn chủ đề Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU cho đêm hoan ca-diễn nguyện nầy.
Và như thế, tôi xin long trọng tuyên bố đêm hoan ca – diễn nguyện “Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU” bắt đầu.
MỤC B : CHƯƠNG TRÌNH HOAN CA – DIỄN NGUYỆN GIÁNG SINH
I/. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU
Lời dẫn : Kính thưa quý vị, có một điều mà chắc chắn hầu hết mọi người trên trái đất nầy, từ những nhà trí thức lừng danh như các nhà bác học Einstein, Pascal, Louis Pasteur…cho đến những bộ lạc vẫn còn ăn lông ở lổ, từ những người cùng đinh mạt hạng hay những nhà lãnh đạo uy quyền trên thế giới như tổng thống Nga Putin hay Tổng thống Mỹ Obama…gần như tất cả đều tin rằng : Có một Đấng Thượng Đế toàn năng, có một Vị Tạo Hóa.
Riêng Kitô giáo, qua niềm tin vào chính lời Mặc Khải của Thượng Đế toàn năng đã tin rằng : Vị Thượng Đế toàn năng đó lại mang một dung mạo đầy lòng thương xót. Thánh sử Tông Đồ Gioan đã cô đọng tất cả nội dung và ý nghĩa của chân lý nầy bằng một định nghĩa chắc nịch : Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8). Chân lý đó đã bàng bạc trong từng trang Thánh Kinh, đã hiển hiện qua Thánh Truyền, qua giáo lý, kinh nguyện và các cử hành Phụng Vụ của Dân Chúa suốt qua bao ngàn năm, mà trong Năm Lòng Thương Xót nầy, một lần nữa được toàn dân Công Giáo tiếp tục đào sâu và học hỏi, cảm nhận và thể hiện, như lời khuyến dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Sắc “Dung mạo lòng Thương Xót” :
“Trong suốt lịch sử của nhân loại, Thiên Chúa sẽ luôn luôn là Đấng hiện diện, gần gũi, quan phòng, thánh thiện và thương xót….
Tóm lại, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không phải là một ý tưởng trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể, qua đó, Ngài mạc khải Tình Yêu của Ngài như của một người cha hay một người mẹ, rung động đến tận những sâu thẳm của tình yêu dành cho con cái mình. Không cường điệu chút nào khi nói rằng đây là một tình yêu “nội tại”. Nó tuôn ra từ những sâu thẳm cách tự nhiên, đầy dịu dàng và từ bi, thứ tha và thương xót”
Để cảm nhận chân lý huyền diệu nầy, chúng ta cùng lắng đọng qua hai ca khúc “Tình Yêu Thiên Chúa” và “Chúa chăn nuôi tôi” được thể hiện sau đây qua những giọng ca và điệu múa của cộng đoàn giáo dân giáo xứ Quảng Ngãi.
5. Hát múa “tình yêu Thiên Chúa” (Nguyễn Duy)
6. Vũ khúc : Chúa chăn nuôi tôi (Phanxicô)
II/. Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU QUA ĐỨC GIÊSU – KITÔ
Lời dẫn : Thế nhưng, để loài người chúng ta nhận ra và thật sự cảm nhận được dung mạo đích thực của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là tình yêu, một Thượng Đế giàu lòng thương xót, thì Thiên Chúa đã có một “sáng kiến lạ lùng” : đích thân đến với loài người qua Người Con Một và là Ngôi Hai Thiên Chúa. Và đó lại là một kế hoạch hoàn toàn chỉ vì tình yêu : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3,16), và đây chính là mặc khải tối hậu của Thiên Chúa về chính bản thân mình và chương trình cứu độ đầy yêu thương của Ngài. Bởi chưng, như chính Đức Giêsu-Kitô, Vì Thiên Chúa nhập thể-làm người đã từng xác nhận : “Không ai thấy Chúa Cha, trừ Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha” (Ga 6,46), hoặc : “Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi” (Ga 7,29), hoặc : “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
Mầu nhiệm Giáng Sinh, vì thế, là một dấu chỉ cụ thể đầu tiên để chỉ cho con người nhận ra dung mạo đích thực của Thiên Chúa, không phải một Thiên Chúa “trên các tầng mây” cách xa nghìn trùng, nhưng là một “Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Emmanuel”, một Thiên Chúa của lòng thương xót như chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái xác nhận trong tông sắc “Dung mạo lòng thương xót” :
“Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời nầy có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm đức tin Kitô. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nới Đức Giêsu thành Nagiarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài…
Chúa Giêsu thành Nagiarét, qua lời nói, hành động, và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Và giờ đây có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng hơn để cùng cảm nhận chân lý nầy khi được hòa mình vào trong nhạc cảnh “Bước Ngài đi qua”, một khúc ca về Chúa Giêsu Nhập Thể - Giáng Sinh của linh mục nhạc sĩ Hoàng Đức, được trình bày bởi………………….cùng vũ khúc “Hình tường Ngài trong tôi” với tốp múa ………………………sau đây :
7. Nhạc cảnh : Bước Ngài đi qua (Hoàng Đức)
8. Vũ khúc : Hình tượng Ngài trong tôi
Lời dẫn : Qua trình thuật của các Tin Mừng, quả thật, chúng ta đã tìm thấy Đức Giêsu Kitô chính “là khuôn mặt của lòng thương xót của Chúa Cha” ; và đó là điều một lần nữa được ĐTC Phanxicô nêu bật trong tông sắc “Dung mạo của lòng thương xót” :
“Sứ vụ của Chúa Giêsu được Chúa Cha trao phó là mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa trong sự viên mãn của tình yêu ấy. "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4: 8,16)
Vâng Ngài đã chạnh lòng thương cảm sâu xa đối với đám dân nghèo khố rách áo ôm bơ vơ và đói mệt (Mt 9,36), Ngài ra tay chữa lành những kẻ ốm đau tật bệnh (Mt 14,14), Ngài cảm thông trước nổi đau của bà mẹ Naim mất đứa con trai (Lc 7,15), Ngài trả lại niềm tin yêu hy vọng cho những cuộc đời tội lỗi như chàng thu thuế Matthêô, như cô gái làng chơi Mai-đệ-liên, hay như tên trộm tử tội bị đóng đinh bên cạnh Ngài…Giáo lý của Ngài là một Tin Mừng giải thoát và là một sứ điệp trình bày rõ nét dung mạo yêu thương của Thiên Chúa, đặc biệt qua các dụ ngôn Tin Mừng về tình yêu tha thứ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận trong tông sắc “Dung mạo lòng thương xót” :
“Trong dụ ngôn về lòng thương xót, Chúa Giêsu tiết lộ bản tính của Thiên Chúa như một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi Ngài đã tha thứ kẻ sai phạm và vượt qua sự từ khước với lòng trắc ẩn và thương xót. …
Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta tìm thấy cốt lõi của Tin Mừng và đức tin của chúng ta, vì lòng thương xót được trình bày như là một lực vượt qua tất cả mọi thứ, làm đầy trái tim với tình yêu và mang lại ủi an qua sự tha thứ.”
Và giờ đây, chúng ta hãy cùng các bạn trẻ sống lại dụ ngôn nầy bằng những hình tượng cụ thể trong khung cảnh đời thường nơi xã hội chúng ta hôm nay :
9. Hoạt cảnh : Người cha nhân hậu (hay Vòng tay cha đón đợi)
HOẠT CẢNH VÒNG TAY CHA ĐÓN ĐỢI
(Dựa theo một phần trong kịch thơ Tráng Sĩ Lang Thang của Sơn ca Linh)
Giới thiệu tổng thể :
Hoạt cảnh gồm có 2 màn : Màn 1 : Cảnh người con thứ ăn chơi trác táng và rơi xuống kiếp lầm than. Màn 2 : Trở về nhà cha và gặp được vòng tay cha đón đợi.
MÀN 1 : NGƯỜI CON SA ĐỌA
Lời dẫn (Trong hậu trường) : Tin mừng Thánh Luca kể rằng : Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pharisieeu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : “Ông nầy đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Đức Giêsu kể cho họ dụ ngôn nầy :
“Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với ch rằng : “Thưa cha, xin cha cho con phần tài sản con được hưởng.” và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đảng, phung phí tài sản của mình…”. Và đây, cuộc hành trình của người con thứ đó…
Sân khấu : Cảnh một nhà hàng, hay một quán nhậu…
Nhân vật :
-Người con hoang.
-Cô ca sĩ và vài nhạc công.
-Một số khách nhậu (bốn người)
-(có thể thêm một toán ca vũ nữ để hợp diễn khi cô ca sĩ hát).
(Ca sĩ: Hát bài “ta đi lang thang”, hoặc “cát bụi”, hoặc một bài tình ca...trong khi đó các vũ nữ trình diễn cử điệu, khách nhậu chú ý thưởng thức... Hát xong, mọi người vỗ tay tán thưởng. Chỉ một mình Người con hoang hoàn toàn lãnh đạm, ngồi nhấp rượu và ngà ngà say... Cô ca sĩ đi tới bàn Người con hoang, vẻ hơi tức giận...)
Cô ca sĩ :
Chàng ơi sao hôm nay giữa hội vui,
Mà riêng chàng mang cả bầu trời sầu oán.
Tiếng ca của em và rượu nồng chếnh choáng,
Chưa đốt hết nỗi buồn, trăn trở hay sao?
Người con hoang : (Giọng lè nhè)
Cám ơn cô nhưng hãy để ta yên nào.
Nếu được xin làm ơn hát tiếp.
Hát tiếp đi, ôi giọng ca ngọt ngào tha thiết,
Dìu hồn ta vào quên lãng say mơ... (nhấp rượu)
Cô ca sĩ :
Ồ được lắm chứ.
Nhưng ở đây chưa có bao giờ,
Tiếng hát của em được cất lên không công hay làm phúc.
Đời bây giờ : mọi sự “tiền trao cháo múc”
Tương quan con người là :
Danh lợi, tiền tình, lạc thú xa hoa mà !
Người con hoang :
Thật vậy sao cô ?
Không lẽ mọi người đến đây,
Chỉ để tìm lạc thú xa hoa, bạc tiền danh lợi ?
Cô ca sĩ :
Và còn để như chàng,
Đốt cháy cuộc đời trong men rượu đau thương,
Trong hưởng thụ tận cùng,
Trong phù phiếm kiêu căng...
Nói tóm lại đến đây để mà sống.
Người con hoang :
Nếu đó là tất cả
Điều ở đây người ta kiếm trông ngóng.
Thì cuộc đời nơi này
Chẳng qua là một nơi rác rưởi hôi tanh.
Cô ca sĩ :
Ông nói sao ? Ông là cái thá gì,
Mà dám bảo nơi đây là rác rưởi hôi tanh.
Nếu tôi không lầm,
ông chỉ là một tên du đãng nổi trôi.
Hầu bao cạn, cù lần và tay trắng.
Nếu không tiền xin hãy cút đi và im lặng
Đừng lên mặt “Thầy đồ lên lớp với người ta”.
Người con hoang : (Lè nhè)
Ồ, không ! xin lỗi cô.
Những lời trên tôi nào muốn buông ra.
Nhưng “tửu nhập ngôn xuất”...
Hà... hà... hà cô thông cảm.
À , mà này cô,
làm ơn cho tôi hỏi một câu mạo phạm
Từ lâu ở nơi này cô có nghe, có gặp,
Một người phú hộ có hai đứa con trai nhà ở đầu làng ?
Cô ca sĩ : (Chưng hững, ngạc nhiên quay sang hỏi các khách nhậu)
Ê này các bạn, ở đây có ai biết hay quen
Một ông phú hộ ở đầu làng có hai đứa con trai ?
Khách 1 :
Tay phú hộ ở xóm trên hả ?
Một lảo già tiều tụy,
Nghe đâu đã gần đất xa trời !
Khách 2 :
Lảo nầy tui biêt rõ à nghen.
Mấy năm nay, không hiểu sao, nhà đóng cử cài then,
Chả ai biêt lão vẫn còn hay quy tiên về chín suối !
Khách 3 :
Không, theo tôi,
Nghe nói mấy năm trước, lảo buồn đứt ruột.
Vì có một thằng con nghịch tử bỏ đi hoang.
Khách 4 :
Ồ, chắc đúng tên nầy đây
Tên công tử đã một thời giàu sang nhung lụa
Mà chắc hôm nay túi đã cạn tiền,
Định mò về chốn cũ để giả khùng giả điên,
Và dỡ quẻ “chà đồ nhôm” để hòng kiếm chút cháo !
(Cả bọn cười ồ) ... đúng đúng câu trả lời hết sẩy.
Người con hoang : (Tức giận, loạng quạng rút túi tiền đập xuống bàn).
Hầu bao tao vẫn còn đây
Không phải đủ chỉ để kiếm chút cháo,
Mà còn có thể mua đứt các ngươi,
Như nuốt một ly rượu xoàng tẻ nhạt
Để các ngươi làm trò mua vui trong chốc lát
Giải cho ta cơn vạn cổ thành sầu (kha.. kha.. kha..)
Khách nhậu : (Cả bọn tức giận đứng lên, xô ngã bàn ghế...Cô ca sĩ chạy vào trong...)
A thằng này láo thật.
Tụi ông sẽ cho mày biết tay,
Đã say thì cho mày say luôn..
Người con hoang : (Đứng dậy, nhưng tư thế chếnh choáng)
Chấp cả bọn bây
Những con thiêu thân vô công rỗi nghề
Sống quay cuồng trong lạc thú đam mê
Chỉ biết kiếm tìm bạc tiền danh lợi.
Còn ý nghĩa cuối cùng của kiếp nhân sinh
Không bao giờ để tâm nghĩ tới...
Khách nhậu : (Nhào vô tấn công, cảnh tượng náo loạn... Người con hoang bị đánh nhừ tử vì say. Bọn khách lấy gươm lấy mũ, lấy tiền, lột áo...)
Khách 1 :
Đây là câu trả lời dành cho mi.
Gia tài của cha mi là đây.
Khách 2 :
Tao nghe rằng nhà cha mi giàu có
Hãy trở về mà chôm chỉa nghe con !.
(Cả bọn cười ồ, quán trống trơn chỉ còn tiếng nhạc buồn...)
Người con hoang : (Một mình nằm lê lết, lồm cồm ngồi dậy...)
Ôi, cha ơi, xin cha hãy cứu con,
Tấm thân nầy đã rã rượi hoang tàn
Hết chỗ dung thân hết đường sinh sống.
Con biết nhà ta chẳng bao giờ thiếu cơm, thiếu mắm,
Và biết lòng cha luôn quảng đại bao dung.
Cha ơi, con muốn trở về,con muốn đứng lên,
Xin cha hãy mở rộng vòng tay yêu thương tha thứ…!
(Nhạc: nổi lên nhẹ nhẹ, người con đi vô...)
MÀN 2 : VÒNG TAY CHA ĐÓN ĐỢI
Lời dẫn (Trong hội trường) : Chúa Giêsu kể tiếp dụ ngôn : Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ : “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người : “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin cha coi con như một người làm công cho cha vậy.” Thế rồi anh ta đứng lên đi vè cùng cha.
Và đây, đoạn kết cuộc hành trình của người con hoang.
Sân khấu : Cảnh một căn nhà
Nhân vật :
-Người cha già.
-Người con hoang.
-Hai gia nhân phục dịch
-Đoàn gia nhân múa trong tiệc vui.
Người cha :
ÔI, đã bao năm trường,
Ta mỏi mòn ngóng tin con trở lại.
Tóc bạc da mồi, không biết còn sống được bao năm.
Để gặp con ta trước khi nhắm mắt lặng câm,
Cho linh hồn thảnh thơi miền cực lạc…
Gia nhân 1 :
Ông chủ ơi, hình như có ai ở ngoài đầu ngõ,
Cứ thập thò như bọn kẻ cắp lang thang.
Gia nhân 2 :
Thôi để con ra nhận diện rõ ràng
Sẽ đuổi đi thẳng thừng cho khuất mắt.
Người cha :
Không, không, cứ dẫn ta ra để xem cho rõ mặt,
Biết đâu, biết đâu…chừng là cậu của chúng mầy,
Là thằng ba ta ngóng đợi lâu nay,
Là đứa con trai bao năm rồi ta miệt mài trông ngóng.
Gia nhân 1 :
Ô kìa, cậu ba đó ông ơi
Gia nhân 2 :
Có phải không, sao ăn mặc như thân tàn ma dại !
Người cha : (Chạy đến ôm lấy người con)
Ôi, trời đất quỷ thần, mắt ta có mờ không đấy,
Con trai ta đây mà, làm sao ra nông nổi thế nầy con !
Người con hoang :
Cha ơi, cha ơi. Con đã lỗi phạm đến trời và đến cha,
Con không xứng đáng được làm con cha nữa…
Người cha :
Không, con không nói một lời nào nữa,
Nào gia nhân, mau mau đem quần áo đẹp ra đây,
Lấy đôi giày sang ta cất kỷ bấy lâu nay,
Mang cả nhẫn vàng để ta đeo cho con trai ta hằng yêu quý.
Và hạ con bê béo cùng mở tiệc ăn mừng.
Vâng, phải mừng vui rộn rã tưng bừng,
Vì con ta đã chết mà nay đang trở về sống lại,
Tưởng chừng như đã mất
nhưng nay tìm lại được ! Phải ăn mừng thôi !
Sau đó người cha dìu con trai đi vào bên trong bàn tiệc, đoàn vũ công gia nhân tiến ra, cả nhà cùng múa bài “Con Xin Trở về” (Sơn Ca Linh.
10. Vũ khúc : Con xin trở về (Sơn Ca Linh)
Lời dẫn : Sự mặc khải dung mạo yêu thương của Thiên Chúa đã đạt tới đỉnh cao nhất đó chính là tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu trên thánh giá. Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông sắc “Dung mạo lòng thương xót” đã nhận xét về chân lý nầy như sau :
“Cùng trong một bối cảnh của lòng thương xót như thế, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc thương khó và cái chết của Ngài, với ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Ngài sẽ thành toàn trên thập tự giá.”
Vũ khúc “Tình yêu Thánh giá” sẽ cho chúng ta một cảm nhận sâu sắc về tình yêu Thiên Chúa qua cuộc hy sinh chết trên thánh giá của Chúa Giêsu cách đây gần 2000 năm.
11. Vũ khúc (hoặc hát múa phụ họa) : Tình yêu thánh giá (Đỗ Vy Hạ)
III/. CHỨNG NHÂN CỦA Thiên Chúa TÌNH YÊU
Lời dẫn : Chúng ta vừa nghe những gia điệu ngọt ngào cùng những ca từ thật sâu lắng :
“Giêsu con đã biết rồi, cuộc đời chỉ hạnh phúc, những khi nào yêu mến, trong tim người tìm đến với nhau hy sinh cho nhau.”
Phải chăng đó cũng chính tiếng gọi mời của huyền nhiệm Giáng Sinh. Bởi chưng, mỗi năm một lần, khi họp nhau cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh là một lần chúng ta tái chiêm ngưỡng dung mạo của Thiên Chúa qua Hài Nhi Giêsu trong hang lừa máng cỏ ; để từ nơi không gian đầy ắp yêu thương, hòa bình, khiêm hạ và khó nghèo nầy, chúng ta từng bước theo chân Ngài dấn thân trên mọi nẻ đường cuộc sống, trở nên nhân chứng của tình yêu như Lời Ngài nhắn gởi : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm nầy : là anh em có lòng thương yêu nhau.” (Ga 13,35)
12. Hát múa : Chứng nhân tình yêu.
Lời dẫn (kết) 1 : Kính thưa quý vị,
Trong cái se lạnh của những ngày Đông Chí, chúng ta có được những phút giây cùng ngồi bên nhau để cùng sẻ chia và cảm nhận những tình tự về Chúa Giêsu Đâng mà hôm nay cả nhân loại mừng ngày sinh nhật của Ngài, quả thật, chúng ta có thể lặp lại lời nhạc của Nguyên Vũ được cải biên mà linh mục chánh xứ đã nói ngay phút đầu khai mạc : Noel năm nầy chúng mình có nhau. Nhưng rồi chút nữa đây, mỗi người trong chúng ta lại tiêp tục tiến bước trên con đường của riêng mình đã chọn. Cho dù chọn con đường nào thì tiêu đích vẫn phải hướng ta đi về phía trước, phía của chân, thiện, mỹ, phía của hạnh phúc đầy tràn và yêu thương ngập lối.
Riêng với chúng tôi, những người Kitô hữu, chúng tôi xin chọn con đường Giêsu. Chính Ngài là “Đường, Sự Thật và Sự Sống” sẽ dẫn lối đưa đường cho những ai tin theo Ngài đi trên con đường chính lộ và sẽ dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng ; và cũng chính trên con đường Giêsu nầy, mọi người sẽ gặp nhau và sẽ trở thành anh em của nhau. Bởi vì Ngài chính là con đường của tình yêu và là tình yêu trọn hảo nhất để nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài mà tất cả chúng ta được đoàn tụ trong Vương Quốc Tình Yêu, được trở thành anh em con cùng một Cha là Thiên Chúa toàn năng và là Đấng giàu lòng thương xót, Đấng mà hôm nay chúng ta long trọng tung hô rằng : Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU.
Và như thế, xin kính mời toàn thể mọi người cùng đứng lên đồng diễn bài XIN CHON CON ĐƯỜNG GIÊSU, như một lời chúc tốt đẹp nhất dành cho nhau trong mùa Giáng Sinh 2015 nầy.
13. Đồng diễn : Con đường Giêsu (Lửa hồng)
Lời dẫn (kết) 2 : Và để tất cả những gì diễn ra trong giờ hoan ca diễn nguyện còn đọng lại trong tâm hồn mỗi người và trở thành một động lực để chúng ta cùng lên đường lên đường thắp sáng niềm tin yêu trên mọi nẻo đường cuộc sống, một cuộc sống đang sắp sửa mở ra với năm dương lịch 2016, xin mời cộng đoàn cùng đứng lên đọc chung lời Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót :
14. Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã dạy chúng con phải thương xót như Cha trên trời,
và cho chúng con biết: ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha.
Xin tỏ cho chúng con thấy nhan thánh Chúa và chúng con sẽ được cứu thoát.
Ánh mắt yêu thương của Chúa đã cứu Giakêu và Matthêu khỏi vòng nô lệ tiền bạc;
đã giúp người đàn bà ngoại tình và Mađalêna không còn kiếm tìm hạnh phúc nơi thụ tạo;
đã khiến Phêrô khóc lóc vì trót phản bội Chúa,
và đã hứa Thiên Đàng cho người trộm cướp có lòng ăn năn.
Xin cho chúng con biết lắng nghe,
như chính Chúa đang gửi đến mỗi người chúng con,
những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria: “Nếu chị biết nhận ra ơn Chúa!”
Chúa là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình,
gương mặt của Thiên Chúa đang đem lòng xót thương và tha thứ
mà biểu lộ uy quyền trên mọi sự:
xin cho Hội Thánh được nên gương mặt hữu hình của Chúa nơi trần gian,
gương mặt của Chúa sống lại hiển vinh.
Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa cũng phải khoác lên người sự yếu đuối
để biết đồng cảm với những người đang sống trong u mê và lầm lạc:
xin cho mọi người đến với các thừa tác viên
đều thấy mình được Thiên Chúa tìm kiếm, yêu thương và tha thứ.
Xin Chúa hãy gửi Thánh Thần đến và xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,
để Năm Thánh Lòng Thương Xót này trở thành năm được Chúa ban ân sủng,
để Hội Thánh Chúa được thêm lòng nhiệt thành mang Tin Mừng đến với người nghèo,
loan báo tự do cho những người bị giam cầm và áp bức,
và cho người mù lại được nhìn thấy.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót,
chúng con nguyện xin Chúa
là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
đến muôn thuở muôn đời.
Amen.
GIÁO XỨ QUẢNG NGÃI
CHỦ ĐỀ : Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU (1 Ga 4,8)
(Thương Xót – Cậy trông – Tân Phúc âm hóa xã hội)
PHẦN I : ỔN ĐỊNH CỘNG ĐOÀN, KINH KHAI MẠC
1. Hiệu triệu cộng đoàn tập trung ổn định.
-Xin mời cộng đoàn chúng ta ổn định để đón tiếp quý cha, quý nữ tu, quý chức trong Hội đồng Chức Việc vào lễ đài để bắt đầu chương trình mừng Chúa Giáng Sinh năm 2015.
-Xin trân trọng kính chào và kính mới tất cả bà con cô bác không có chung niềm tin Công Giáo có mặt trong khuôn viên thánh đường nầy hãy cùng chung chia niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi trong tinh thần huynh đệ - đồng bào, và nhất là, trong ý nghĩa thiêng liêng và phổ quát của những người con cùng một Cha Chung là Thiên Chúa, trong một đại gia đình xuất phát từ Đấng Toàn Năng và là Vị Thượng Đế giàu lòng thương xót.
2. Giới thiệu khái quát ý nghĩa cuộc họp mừng Đêm Thánh Giáng Sinh.
Kính thưa cộng đoàn và toàn thể quý vị,
Đêm nay, Giáng Sinh một lần nữa lại về với chúng ta. Giáng Sinh – Noel, với hết mọi người trên hành tinh nầy đó là một lễ hội vừa đong đầy một niềm vui sâu lắng lại vừa chuyển tải một sứ điệp chan chứa yêu thương và hòa bình.
Đối với cộng đoàn Công Giáo trên khắp trái đất, ý nghĩa của Giáng Sinh năm nay, 2015, càng được diễn tả đậm nét trong một Năm Thánh Đặc biệt vừa mới được “khai trương” : Năm Thánh Lòng Thương Xót sẽ diễn ra trong suốt thời gian từ 8/12/2015 cho đến ngày 20/11/2016.
Đây chính một Năm, mà theo ngôn ngữ của ĐTC Phanxicô, Vị đương kim Giáo hoàng của Giáo Hội Công Giáo, là để con người cảm nhận được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và từ đó, trở nên anh em với nhau :
“Lòng Thương Xót chính là hành vi cuối cùng và chung cuộc mà với nó, Thiên Chúa sẽ gặp gỡ chúng ta. Lòng Thương Xót chính là quy luật nền tảng mà nó được bảo quản trong con tim của bất cứ một con người nào, và xác định cái nhìn khi một người nhìn ngắm một cách chân thành đối với người anh em và chị em của mình, tức những người mà họ gặp gỡ trên hành trình cuộc sống. Lòng Thương Xót chính là con đường mà nó gắn kết Thiên Chúa và con người lại với nhau, vì Lòng Thương Xót mở con tim ra cho niềm hy vọng trước việc chúng ta sẽ vẫn được yêu thương mãi mãi, bất chấp sự giới hạn vì tội lỗi của chúng ta.”
Mặc dầu đối với chúng tôi, những người tin và Chúa Giêsu-Kitô, thì cử hành đêm nay là một hành vi thờ phượng cốt yếu của niềm tin – niềm tin vào huyền nhiệm “Nhập Thể làm người” của Con Thiên Chúa – Đức Giê-su Ki-tô, Đấng sáng lập nên Ki-tô giáo, thì cuộc gặp gỡ thân tình đêm nay của tất cả chúng ta lại chính là một biểu hiện rõ nét của tình tự đồng bào, của sự hiệp thông huynh đệ, của tinh thần từ bi-bác ái và của những con tim rộng lượng sẻ chia…
Chính trong những ý nghĩa sâu xa của niềm tin và đầy tính nhân bản nầy, mọi người chúng ta giờ đây đã sẵn sàng cho Đêm cử hành Lễ Giáng Sinh 2015. Và để bắt đầu cho chương trình Khai mạc long trọng nầy, xin kính mời toàn thể cộng đoàn cùng sốt sắng trong tâm tình cầu nguyện với lời nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn và thánh hóa ; đồng thời, cùng chung lời kinh Truyền Tin để sống lại tâm tình “xin vâng” của Đức Trinh Nữ Maria trong biến cố Ngôi Hai nhập thể.
3. Cộng đoàn hát kinh khai mạc (Cầu xin CTT). Kinh Truyền Tin.
PHẦN II : HOAN CA - DIỄN NGUYỆN GIÁNG SINH :
MỤC A : CHÀO CHÚC GIÁNG SINH
Lời dẫn : Và giờ đây, để biểu lộ niềm hân hoan được chào đón toàn thể quý vị đang hiện diện và chung chia niềm vui Giáng Sinh, cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi xin trân trọng chào mừng bằng các tiết mục : vũ trống Noel, hoạt vũ “hoan ca Giáng Sinh” và đồng diễn “Đâu có tình yêu thương”.
1- Vũ trống Noel :
2- Hoạt vũ chào chúc Giáng Sinh : Một ca khúc GS quen thuộc, sinh động
3- Đồng diễn : Đâu có tình yêu thương.
Lời dẫn : Kính thưa quý vị,
Chúng ta vừa chào chúc nhau bằng những tiếng trống rộn rã, bằng khúc nhạc Giáng Sinh tươi vui, và nhất là, bằng tâm tình huynh đệ yêu thương qua bài thánh ca “đi qua cùng năm tháng” của nhạc sĩ linh mục Vinh Hạnh “Đâu có tình yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời”. Giờ đây, để chính thức Khai mạc cho Đêm hoan ca – Diễn nguyện mừng Chúa Giáng Sinh 2015, đồng thời xác định nội dung cũng như ý nghĩa trọng tâm cho chương trình đặc biệt nầy, chúng con xin trân trọng kính mời cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền, kiêm Hạt trưởng giáo hạt Công Giáo Quảng Ngãi, lên trước lễ đài ban huấn từ Khai Mạc.
4. DIỄN TỪ KHAI MẠC ĐÊM HOAN CA DIỄN NGUYỆN GIÁNG SINH 2015
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Kính thưa : Toàn thể cộng đoàn Phụng Vụ cùng bà con cô bác,
Đặc biệt : các bạn trẻ và các cháu thiếu nhi rất thân yêu,
Nếu tôi không lầm, có lẽ mỗi một người chúng ta, đều mang theo trong đời một kỷ niệm rất thân thương nào đó, đặc biệt, một kỷ niệm về một Mùa Noel. Phải chăng vì thế, mà nhạc sỹ Nguyễn Vũ đã thay cho chúng ta dệt lên một khúc hát với những ca từ sâu lắng luôn níu kéo chúng ta trở về với khung trời kỷ niệm của mỗi độ Giáng Sinh về :
Bài thánh ca đó còn nhớ không em
Noel năm nào chúng mình có nhau…
Thế nhưng hôm nay, giờ này, Giáng Sinh không còn là kỷ niệm của quá khứ, của “năm nào” xa lắc xa lơ, mà là một hiện thực, một “bây giờ” với tất cả không gian và thời gian : không gian chính là ngôi nhà thờ Quảng Ngãi thân yêu nầy và thời gian chính là đêm hôm nay, đêm thứ Năm 24.12.2015.
Và vì thế, chúng ta có thể xin phép nhạc sĩ Nguyễn Vũ để hát với nhau không phải “Noel năm nào” mà là “Noel năm nầy chúng mình có nhau”.
Vâng, lại một lần nữa lễ Giáng Sinh đã cho “chúng mình có nhau”, đã mang “chúng mình đến với nhau” và chắc chắn đã biến “chúng mình thành những kẻ thương nhau, yêu nhau”.
Và lạ lùng thay, ý nghĩa nầy, nội dung nầy lại chính là điều cốt yếu, là chân lý nền tảng của lễ Giáng Sinh, của một huyền nhiệm, mà người Kitô hữu trân trọng gọi tên là “Mầu Nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể”, hay “Mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người”.
Thật vậy, mục tiêu và động lực duy nhất của việc “Thiên Chúa làm người” đó chính là tình yêu : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một” (Ga 3,16), và “Người Con Một” đó cũng đã xác định mục đích yêu thương của mình khi nhập thể làm người : “Ta đến để chiên Ta được sống và sống phong phú” (Ga 10,10), “Người mục tử tốt lành sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đàn chiên” (Ga 10,11)…; đồng thời, Ngài cũng mời gọi mọi người hãy yêu thương nhau : “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 15,12), “anh em hãy rửa chân cho nhau” (Ga 13,14), “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” (Lc 6,36) “Không có tình yêu nào cao cả cho bằng kẻ dám hy sinh mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15,13)…
Vâng, kể từ khi Con Thiên Chúa “mang khuôn mặt của con người”, thì mọi người đều được gọi mời và biến đổi để “mang khuôn mặt của Thiên Chúa” , để thực sự trở nên “ảnh hình của Thiên Chúa”, hình ảnh mà tội lỗi đã làm cho méo mó, biến dạng. Và một khi đã “mang khuôn mặt của Thiên Chúa, tất cả nhân loại đều trở thành anh em với nhau, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, quan điểm”
Tất cả những ý nghĩa trên đây lại được đong đầy và nhấn mạnh một cách đặc biệt trong năm 2016, là Năm Thánh ngoại thường của Giáo Hội Công Giáo, năm được đặt tên là “Năm Thánh Lòng Thương Xót”, và đã được long trọng khai diễn vào ngày 8/12 vừa qua.
Đây là một thời gian đặc biệt để mọi người tín hữu chiêm ngưỡng và cảm nhận thực sự dung mạo đầy thương xót của Thiên Chúa rồi từ đó “ra đi” trở nên những “Tông Đồ” rao giảng và làm chứng tình yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người. Điều nầy đã được Giáo Hội Công Giáo coi như căn tính và sứ mệnh cốt yếu của mình và một lần nữa được Đức đương kim Giáo hoàng Phanxicô tái nhấn mạnh trong Tông Sắc “Dung nhan lòng thương xót” :
“Giáo Hội được ủy thác công bố lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang đập của Tin Mừng, là điều phải tìm được cách thấm nhập trái tim và tâm trí của mỗi người. … Ngôn ngữ và những cử chỉ của Giáo Hội phải chuyển tải lòng thương xót, để chạm vào con tim của tất cả mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa để tìm ra con đường dẫn đến Chúa Cha.
Chân lý đầu tiên của Giáo Hội là tình yêu của Chúa Kitô. Giáo Hội biến mình thành một người đầy tớ của tình yêu này và làm trung gian của tình yêu ấy cho tất cả mọi người và truyền cảm hứng cho họ một lần nữa để tìm ra con đường dẫn đến Cúa Cha…
Do đó, bất cứ nơi nào Giáo Hội hiện diện, lòng thương xót của Chúa Cha phải là hiển nhiên.”
Để sẻ chia với nhau và giúp nhau cảm nhận một đôi điều trong những ý nghĩa và nội dung phong phú đó qua bối cảnh của Đêm mừng Chúa Giáng Sinh, cộng đoàn giáo xứ Quảng Ngãi đã chọn chủ đề Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU cho đêm hoan ca-diễn nguyện nầy.
Và như thế, tôi xin long trọng tuyên bố đêm hoan ca – diễn nguyện “Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU” bắt đầu.
MỤC B : CHƯƠNG TRÌNH HOAN CA – DIỄN NGUYỆN GIÁNG SINH
I/. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU
Lời dẫn : Kính thưa quý vị, có một điều mà chắc chắn hầu hết mọi người trên trái đất nầy, từ những nhà trí thức lừng danh như các nhà bác học Einstein, Pascal, Louis Pasteur…cho đến những bộ lạc vẫn còn ăn lông ở lổ, từ những người cùng đinh mạt hạng hay những nhà lãnh đạo uy quyền trên thế giới như tổng thống Nga Putin hay Tổng thống Mỹ Obama…gần như tất cả đều tin rằng : Có một Đấng Thượng Đế toàn năng, có một Vị Tạo Hóa.
Riêng Kitô giáo, qua niềm tin vào chính lời Mặc Khải của Thượng Đế toàn năng đã tin rằng : Vị Thượng Đế toàn năng đó lại mang một dung mạo đầy lòng thương xót. Thánh sử Tông Đồ Gioan đã cô đọng tất cả nội dung và ý nghĩa của chân lý nầy bằng một định nghĩa chắc nịch : Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8). Chân lý đó đã bàng bạc trong từng trang Thánh Kinh, đã hiển hiện qua Thánh Truyền, qua giáo lý, kinh nguyện và các cử hành Phụng Vụ của Dân Chúa suốt qua bao ngàn năm, mà trong Năm Lòng Thương Xót nầy, một lần nữa được toàn dân Công Giáo tiếp tục đào sâu và học hỏi, cảm nhận và thể hiện, như lời khuyến dụ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông Sắc “Dung mạo lòng Thương Xót” :
“Trong suốt lịch sử của nhân loại, Thiên Chúa sẽ luôn luôn là Đấng hiện diện, gần gũi, quan phòng, thánh thiện và thương xót….
Tóm lại, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa không phải là một ý tưởng trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể, qua đó, Ngài mạc khải Tình Yêu của Ngài như của một người cha hay một người mẹ, rung động đến tận những sâu thẳm của tình yêu dành cho con cái mình. Không cường điệu chút nào khi nói rằng đây là một tình yêu “nội tại”. Nó tuôn ra từ những sâu thẳm cách tự nhiên, đầy dịu dàng và từ bi, thứ tha và thương xót”
Để cảm nhận chân lý huyền diệu nầy, chúng ta cùng lắng đọng qua hai ca khúc “Tình Yêu Thiên Chúa” và “Chúa chăn nuôi tôi” được thể hiện sau đây qua những giọng ca và điệu múa của cộng đoàn giáo dân giáo xứ Quảng Ngãi.
5. Hát múa “tình yêu Thiên Chúa” (Nguyễn Duy)
6. Vũ khúc : Chúa chăn nuôi tôi (Phanxicô)
II/. Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU QUA ĐỨC GIÊSU – KITÔ
Lời dẫn : Thế nhưng, để loài người chúng ta nhận ra và thật sự cảm nhận được dung mạo đích thực của Thiên Chúa, một Thiên Chúa là tình yêu, một Thượng Đế giàu lòng thương xót, thì Thiên Chúa đã có một “sáng kiến lạ lùng” : đích thân đến với loài người qua Người Con Một và là Ngôi Hai Thiên Chúa. Và đó lại là một kế hoạch hoàn toàn chỉ vì tình yêu : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3,16), và đây chính là mặc khải tối hậu của Thiên Chúa về chính bản thân mình và chương trình cứu độ đầy yêu thương của Ngài. Bởi chưng, như chính Đức Giêsu-Kitô, Vì Thiên Chúa nhập thể-làm người đã từng xác nhận : “Không ai thấy Chúa Cha, trừ Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha” (Ga 6,46), hoặc : “Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi” (Ga 7,29), hoặc : “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
Mầu nhiệm Giáng Sinh, vì thế, là một dấu chỉ cụ thể đầu tiên để chỉ cho con người nhận ra dung mạo đích thực của Thiên Chúa, không phải một Thiên Chúa “trên các tầng mây” cách xa nghìn trùng, nhưng là một “Thiên Chúa ở cùng chúng ta - Emmanuel”, một Thiên Chúa của lòng thương xót như chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã tái xác nhận trong tông sắc “Dung mạo lòng thương xót” :
“Chúa Giêsu Kitô là khuôn mặt của lòng thương xót Chúa Cha. Những lời nầy có thể tổng hợp sâu sắc mầu nhiệm đức tin Kitô. Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nới Đức Giêsu thành Nagiarét, và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài…
Chúa Giêsu thành Nagiarét, qua lời nói, hành động, và toàn bộ con người của Ngài đã thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa.”
Và giờ đây có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng hơn để cùng cảm nhận chân lý nầy khi được hòa mình vào trong nhạc cảnh “Bước Ngài đi qua”, một khúc ca về Chúa Giêsu Nhập Thể - Giáng Sinh của linh mục nhạc sĩ Hoàng Đức, được trình bày bởi………………….cùng vũ khúc “Hình tường Ngài trong tôi” với tốp múa ………………………sau đây :
7. Nhạc cảnh : Bước Ngài đi qua (Hoàng Đức)
8. Vũ khúc : Hình tượng Ngài trong tôi
Lời dẫn : Qua trình thuật của các Tin Mừng, quả thật, chúng ta đã tìm thấy Đức Giêsu Kitô chính “là khuôn mặt của lòng thương xót của Chúa Cha” ; và đó là điều một lần nữa được ĐTC Phanxicô nêu bật trong tông sắc “Dung mạo của lòng thương xót” :
“Sứ vụ của Chúa Giêsu được Chúa Cha trao phó là mạc khải mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa trong sự viên mãn của tình yêu ấy. "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4: 8,16)
Vâng Ngài đã chạnh lòng thương cảm sâu xa đối với đám dân nghèo khố rách áo ôm bơ vơ và đói mệt (Mt 9,36), Ngài ra tay chữa lành những kẻ ốm đau tật bệnh (Mt 14,14), Ngài cảm thông trước nổi đau của bà mẹ Naim mất đứa con trai (Lc 7,15), Ngài trả lại niềm tin yêu hy vọng cho những cuộc đời tội lỗi như chàng thu thuế Matthêô, như cô gái làng chơi Mai-đệ-liên, hay như tên trộm tử tội bị đóng đinh bên cạnh Ngài…Giáo lý của Ngài là một Tin Mừng giải thoát và là một sứ điệp trình bày rõ nét dung mạo yêu thương của Thiên Chúa, đặc biệt qua các dụ ngôn Tin Mừng về tình yêu tha thứ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận trong tông sắc “Dung mạo lòng thương xót” :
“Trong dụ ngôn về lòng thương xót, Chúa Giêsu tiết lộ bản tính của Thiên Chúa như một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi Ngài đã tha thứ kẻ sai phạm và vượt qua sự từ khước với lòng trắc ẩn và thương xót. …
Nơi những dụ ngôn ấy, chúng ta tìm thấy cốt lõi của Tin Mừng và đức tin của chúng ta, vì lòng thương xót được trình bày như là một lực vượt qua tất cả mọi thứ, làm đầy trái tim với tình yêu và mang lại ủi an qua sự tha thứ.”
Và giờ đây, chúng ta hãy cùng các bạn trẻ sống lại dụ ngôn nầy bằng những hình tượng cụ thể trong khung cảnh đời thường nơi xã hội chúng ta hôm nay :
9. Hoạt cảnh : Người cha nhân hậu (hay Vòng tay cha đón đợi)
HOẠT CẢNH VÒNG TAY CHA ĐÓN ĐỢI
(Dựa theo một phần trong kịch thơ Tráng Sĩ Lang Thang của Sơn ca Linh)
Giới thiệu tổng thể :
Hoạt cảnh gồm có 2 màn : Màn 1 : Cảnh người con thứ ăn chơi trác táng và rơi xuống kiếp lầm than. Màn 2 : Trở về nhà cha và gặp được vòng tay cha đón đợi.
MÀN 1 : NGƯỜI CON SA ĐỌA
Lời dẫn (Trong hậu trường) : Tin mừng Thánh Luca kể rằng : Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pharisieeu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : “Ông nầy đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. Đức Giêsu kể cho họ dụ ngôn nầy :
“Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với ch rằng : “Thưa cha, xin cha cho con phần tài sản con được hưởng.” và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đảng, phung phí tài sản của mình…”. Và đây, cuộc hành trình của người con thứ đó…
Sân khấu : Cảnh một nhà hàng, hay một quán nhậu…
Nhân vật :
-Người con hoang.
-Cô ca sĩ và vài nhạc công.
-Một số khách nhậu (bốn người)
-(có thể thêm một toán ca vũ nữ để hợp diễn khi cô ca sĩ hát).
(Ca sĩ: Hát bài “ta đi lang thang”, hoặc “cát bụi”, hoặc một bài tình ca...trong khi đó các vũ nữ trình diễn cử điệu, khách nhậu chú ý thưởng thức... Hát xong, mọi người vỗ tay tán thưởng. Chỉ một mình Người con hoang hoàn toàn lãnh đạm, ngồi nhấp rượu và ngà ngà say... Cô ca sĩ đi tới bàn Người con hoang, vẻ hơi tức giận...)
Cô ca sĩ :
Chàng ơi sao hôm nay giữa hội vui,
Mà riêng chàng mang cả bầu trời sầu oán.
Tiếng ca của em và rượu nồng chếnh choáng,
Chưa đốt hết nỗi buồn, trăn trở hay sao?
Người con hoang : (Giọng lè nhè)
Cám ơn cô nhưng hãy để ta yên nào.
Nếu được xin làm ơn hát tiếp.
Hát tiếp đi, ôi giọng ca ngọt ngào tha thiết,
Dìu hồn ta vào quên lãng say mơ... (nhấp rượu)
Cô ca sĩ :
Ồ được lắm chứ.
Nhưng ở đây chưa có bao giờ,
Tiếng hát của em được cất lên không công hay làm phúc.
Đời bây giờ : mọi sự “tiền trao cháo múc”
Tương quan con người là :
Danh lợi, tiền tình, lạc thú xa hoa mà !
Người con hoang :
Thật vậy sao cô ?
Không lẽ mọi người đến đây,
Chỉ để tìm lạc thú xa hoa, bạc tiền danh lợi ?
Cô ca sĩ :
Và còn để như chàng,
Đốt cháy cuộc đời trong men rượu đau thương,
Trong hưởng thụ tận cùng,
Trong phù phiếm kiêu căng...
Nói tóm lại đến đây để mà sống.
Người con hoang :
Nếu đó là tất cả
Điều ở đây người ta kiếm trông ngóng.
Thì cuộc đời nơi này
Chẳng qua là một nơi rác rưởi hôi tanh.
Cô ca sĩ :
Ông nói sao ? Ông là cái thá gì,
Mà dám bảo nơi đây là rác rưởi hôi tanh.
Nếu tôi không lầm,
ông chỉ là một tên du đãng nổi trôi.
Hầu bao cạn, cù lần và tay trắng.
Nếu không tiền xin hãy cút đi và im lặng
Đừng lên mặt “Thầy đồ lên lớp với người ta”.
Người con hoang : (Lè nhè)
Ồ, không ! xin lỗi cô.
Những lời trên tôi nào muốn buông ra.
Nhưng “tửu nhập ngôn xuất”...
Hà... hà... hà cô thông cảm.
À , mà này cô,
làm ơn cho tôi hỏi một câu mạo phạm
Từ lâu ở nơi này cô có nghe, có gặp,
Một người phú hộ có hai đứa con trai nhà ở đầu làng ?
Cô ca sĩ : (Chưng hững, ngạc nhiên quay sang hỏi các khách nhậu)
Ê này các bạn, ở đây có ai biết hay quen
Một ông phú hộ ở đầu làng có hai đứa con trai ?
Khách 1 :
Tay phú hộ ở xóm trên hả ?
Một lảo già tiều tụy,
Nghe đâu đã gần đất xa trời !
Khách 2 :
Lảo nầy tui biêt rõ à nghen.
Mấy năm nay, không hiểu sao, nhà đóng cử cài then,
Chả ai biêt lão vẫn còn hay quy tiên về chín suối !
Khách 3 :
Không, theo tôi,
Nghe nói mấy năm trước, lảo buồn đứt ruột.
Vì có một thằng con nghịch tử bỏ đi hoang.
Khách 4 :
Ồ, chắc đúng tên nầy đây
Tên công tử đã một thời giàu sang nhung lụa
Mà chắc hôm nay túi đã cạn tiền,
Định mò về chốn cũ để giả khùng giả điên,
Và dỡ quẻ “chà đồ nhôm” để hòng kiếm chút cháo !
(Cả bọn cười ồ) ... đúng đúng câu trả lời hết sẩy.
Người con hoang : (Tức giận, loạng quạng rút túi tiền đập xuống bàn).
Hầu bao tao vẫn còn đây
Không phải đủ chỉ để kiếm chút cháo,
Mà còn có thể mua đứt các ngươi,
Như nuốt một ly rượu xoàng tẻ nhạt
Để các ngươi làm trò mua vui trong chốc lát
Giải cho ta cơn vạn cổ thành sầu (kha.. kha.. kha..)
Khách nhậu : (Cả bọn tức giận đứng lên, xô ngã bàn ghế...Cô ca sĩ chạy vào trong...)
A thằng này láo thật.
Tụi ông sẽ cho mày biết tay,
Đã say thì cho mày say luôn..
Người con hoang : (Đứng dậy, nhưng tư thế chếnh choáng)
Chấp cả bọn bây
Những con thiêu thân vô công rỗi nghề
Sống quay cuồng trong lạc thú đam mê
Chỉ biết kiếm tìm bạc tiền danh lợi.
Còn ý nghĩa cuối cùng của kiếp nhân sinh
Không bao giờ để tâm nghĩ tới...
Khách nhậu : (Nhào vô tấn công, cảnh tượng náo loạn... Người con hoang bị đánh nhừ tử vì say. Bọn khách lấy gươm lấy mũ, lấy tiền, lột áo...)
Khách 1 :
Đây là câu trả lời dành cho mi.
Gia tài của cha mi là đây.
Khách 2 :
Tao nghe rằng nhà cha mi giàu có
Hãy trở về mà chôm chỉa nghe con !.
(Cả bọn cười ồ, quán trống trơn chỉ còn tiếng nhạc buồn...)
Người con hoang : (Một mình nằm lê lết, lồm cồm ngồi dậy...)
Ôi, cha ơi, xin cha hãy cứu con,
Tấm thân nầy đã rã rượi hoang tàn
Hết chỗ dung thân hết đường sinh sống.
Con biết nhà ta chẳng bao giờ thiếu cơm, thiếu mắm,
Và biết lòng cha luôn quảng đại bao dung.
Cha ơi, con muốn trở về,con muốn đứng lên,
Xin cha hãy mở rộng vòng tay yêu thương tha thứ…!
(Nhạc: nổi lên nhẹ nhẹ, người con đi vô...)
MÀN 2 : VÒNG TAY CHA ĐÓN ĐỢI
Lời dẫn (Trong hội trường) : Chúa Giêsu kể tiếp dụ ngôn : Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ : “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người : “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin cha coi con như một người làm công cho cha vậy.” Thế rồi anh ta đứng lên đi vè cùng cha.
Và đây, đoạn kết cuộc hành trình của người con hoang.
Sân khấu : Cảnh một căn nhà
Nhân vật :
-Người cha già.
-Người con hoang.
-Hai gia nhân phục dịch
-Đoàn gia nhân múa trong tiệc vui.
Người cha :
ÔI, đã bao năm trường,
Ta mỏi mòn ngóng tin con trở lại.
Tóc bạc da mồi, không biết còn sống được bao năm.
Để gặp con ta trước khi nhắm mắt lặng câm,
Cho linh hồn thảnh thơi miền cực lạc…
Gia nhân 1 :
Ông chủ ơi, hình như có ai ở ngoài đầu ngõ,
Cứ thập thò như bọn kẻ cắp lang thang.
Gia nhân 2 :
Thôi để con ra nhận diện rõ ràng
Sẽ đuổi đi thẳng thừng cho khuất mắt.
Người cha :
Không, không, cứ dẫn ta ra để xem cho rõ mặt,
Biết đâu, biết đâu…chừng là cậu của chúng mầy,
Là thằng ba ta ngóng đợi lâu nay,
Là đứa con trai bao năm rồi ta miệt mài trông ngóng.
Gia nhân 1 :
Ô kìa, cậu ba đó ông ơi
Gia nhân 2 :
Có phải không, sao ăn mặc như thân tàn ma dại !
Người cha : (Chạy đến ôm lấy người con)
Ôi, trời đất quỷ thần, mắt ta có mờ không đấy,
Con trai ta đây mà, làm sao ra nông nổi thế nầy con !
Người con hoang :
Cha ơi, cha ơi. Con đã lỗi phạm đến trời và đến cha,
Con không xứng đáng được làm con cha nữa…
Người cha :
Không, con không nói một lời nào nữa,
Nào gia nhân, mau mau đem quần áo đẹp ra đây,
Lấy đôi giày sang ta cất kỷ bấy lâu nay,
Mang cả nhẫn vàng để ta đeo cho con trai ta hằng yêu quý.
Và hạ con bê béo cùng mở tiệc ăn mừng.
Vâng, phải mừng vui rộn rã tưng bừng,
Vì con ta đã chết mà nay đang trở về sống lại,
Tưởng chừng như đã mất
nhưng nay tìm lại được ! Phải ăn mừng thôi !
Sau đó người cha dìu con trai đi vào bên trong bàn tiệc, đoàn vũ công gia nhân tiến ra, cả nhà cùng múa bài “Con Xin Trở về” (Sơn Ca Linh.
10. Vũ khúc : Con xin trở về (Sơn Ca Linh)
Lời dẫn : Sự mặc khải dung mạo yêu thương của Thiên Chúa đã đạt tới đỉnh cao nhất đó chính là tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu trên thánh giá. Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông sắc “Dung mạo lòng thương xót” đã nhận xét về chân lý nầy như sau :
“Cùng trong một bối cảnh của lòng thương xót như thế, Chúa Giêsu đã bước vào cuộc thương khó và cái chết của Ngài, với ý thức về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Ngài sẽ thành toàn trên thập tự giá.”
Vũ khúc “Tình yêu Thánh giá” sẽ cho chúng ta một cảm nhận sâu sắc về tình yêu Thiên Chúa qua cuộc hy sinh chết trên thánh giá của Chúa Giêsu cách đây gần 2000 năm.
11. Vũ khúc (hoặc hát múa phụ họa) : Tình yêu thánh giá (Đỗ Vy Hạ)
III/. CHỨNG NHÂN CỦA Thiên Chúa TÌNH YÊU
Lời dẫn : Chúng ta vừa nghe những gia điệu ngọt ngào cùng những ca từ thật sâu lắng :
“Giêsu con đã biết rồi, cuộc đời chỉ hạnh phúc, những khi nào yêu mến, trong tim người tìm đến với nhau hy sinh cho nhau.”
Phải chăng đó cũng chính tiếng gọi mời của huyền nhiệm Giáng Sinh. Bởi chưng, mỗi năm một lần, khi họp nhau cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh là một lần chúng ta tái chiêm ngưỡng dung mạo của Thiên Chúa qua Hài Nhi Giêsu trong hang lừa máng cỏ ; để từ nơi không gian đầy ắp yêu thương, hòa bình, khiêm hạ và khó nghèo nầy, chúng ta từng bước theo chân Ngài dấn thân trên mọi nẻ đường cuộc sống, trở nên nhân chứng của tình yêu như Lời Ngài nhắn gởi : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm nầy : là anh em có lòng thương yêu nhau.” (Ga 13,35)
12. Hát múa : Chứng nhân tình yêu.
Lời dẫn (kết) 1 : Kính thưa quý vị,
Trong cái se lạnh của những ngày Đông Chí, chúng ta có được những phút giây cùng ngồi bên nhau để cùng sẻ chia và cảm nhận những tình tự về Chúa Giêsu Đâng mà hôm nay cả nhân loại mừng ngày sinh nhật của Ngài, quả thật, chúng ta có thể lặp lại lời nhạc của Nguyên Vũ được cải biên mà linh mục chánh xứ đã nói ngay phút đầu khai mạc : Noel năm nầy chúng mình có nhau. Nhưng rồi chút nữa đây, mỗi người trong chúng ta lại tiêp tục tiến bước trên con đường của riêng mình đã chọn. Cho dù chọn con đường nào thì tiêu đích vẫn phải hướng ta đi về phía trước, phía của chân, thiện, mỹ, phía của hạnh phúc đầy tràn và yêu thương ngập lối.
Riêng với chúng tôi, những người Kitô hữu, chúng tôi xin chọn con đường Giêsu. Chính Ngài là “Đường, Sự Thật và Sự Sống” sẽ dẫn lối đưa đường cho những ai tin theo Ngài đi trên con đường chính lộ và sẽ dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng ; và cũng chính trên con đường Giêsu nầy, mọi người sẽ gặp nhau và sẽ trở thành anh em của nhau. Bởi vì Ngài chính là con đường của tình yêu và là tình yêu trọn hảo nhất để nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài mà tất cả chúng ta được đoàn tụ trong Vương Quốc Tình Yêu, được trở thành anh em con cùng một Cha là Thiên Chúa toàn năng và là Đấng giàu lòng thương xót, Đấng mà hôm nay chúng ta long trọng tung hô rằng : Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU.
Và như thế, xin kính mời toàn thể mọi người cùng đứng lên đồng diễn bài XIN CHON CON ĐƯỜNG GIÊSU, như một lời chúc tốt đẹp nhất dành cho nhau trong mùa Giáng Sinh 2015 nầy.
13. Đồng diễn : Con đường Giêsu (Lửa hồng)
Lời dẫn (kết) 2 : Và để tất cả những gì diễn ra trong giờ hoan ca diễn nguyện còn đọng lại trong tâm hồn mỗi người và trở thành một động lực để chúng ta cùng lên đường lên đường thắp sáng niềm tin yêu trên mọi nẻo đường cuộc sống, một cuộc sống đang sắp sửa mở ra với năm dương lịch 2016, xin mời cộng đoàn cùng đứng lên đọc chung lời Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót :
14. Kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã dạy chúng con phải thương xót như Cha trên trời,
và cho chúng con biết: ai thấy Chúa là thấy Chúa Cha.
Xin tỏ cho chúng con thấy nhan thánh Chúa và chúng con sẽ được cứu thoát.
Ánh mắt yêu thương của Chúa đã cứu Giakêu và Matthêu khỏi vòng nô lệ tiền bạc;
đã giúp người đàn bà ngoại tình và Mađalêna không còn kiếm tìm hạnh phúc nơi thụ tạo;
đã khiến Phêrô khóc lóc vì trót phản bội Chúa,
và đã hứa Thiên Đàng cho người trộm cướp có lòng ăn năn.
Xin cho chúng con biết lắng nghe,
như chính Chúa đang gửi đến mỗi người chúng con,
những lời Chúa đã nói với người phụ nữ Samaria: “Nếu chị biết nhận ra ơn Chúa!”
Chúa là gương mặt hữu hình của Chúa Cha vô hình,
gương mặt của Thiên Chúa đang đem lòng xót thương và tha thứ
mà biểu lộ uy quyền trên mọi sự:
xin cho Hội Thánh được nên gương mặt hữu hình của Chúa nơi trần gian,
gương mặt của Chúa sống lại hiển vinh.
Chúa đã muốn các thừa tác viên của Chúa cũng phải khoác lên người sự yếu đuối
để biết đồng cảm với những người đang sống trong u mê và lầm lạc:
xin cho mọi người đến với các thừa tác viên
đều thấy mình được Thiên Chúa tìm kiếm, yêu thương và tha thứ.
Xin Chúa hãy gửi Thánh Thần đến và xức dầu thánh hiến mỗi người chúng con,
để Năm Thánh Lòng Thương Xót này trở thành năm được Chúa ban ân sủng,
để Hội Thánh Chúa được thêm lòng nhiệt thành mang Tin Mừng đến với người nghèo,
loan báo tự do cho những người bị giam cầm và áp bức,
và cho người mù lại được nhìn thấy.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót,
chúng con nguyện xin Chúa
là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
đến muôn thuở muôn đời.
Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tưởng Nhớ
Tấn Đạt
20:31 30/10/2015
Ảnh của Tấn Đạt
Lễ các Thánh
cầu cho những người đã qua đời.