Phụng Vụ - Mục Vụ
Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
LM. Matthêu Vũ Khởi Phụng CSsr
15:47 01/11/2009
Phù Vân và Vô Thường
Nguyễn Trung Tây, SVD
16:39 01/11/2009
Phù Vân và Vô Thường
Phù vân và Vô Thường, Ảnh NTT |
Phù vân!Phù vân! Đại phù vân!Vô thường!Vô thường! Đại vô thường!
Tháng Mười Một, tháng của mùa thu và của chớm đông. Lá vàng và tuyết trắng nhắc nhở những người còn đang đi trên mặt đất về những người đã nằm xuống trở về với cát bụi. Tháng Mười Một, tháng của các linh hồn thổi gió lạnh buốt nhắc nhở nhân sinh về cuộc sống phù du vô thường. Phù du vô thường nhắc nhở người Kitô hữu câu chuyện nổi tiếng của ông Job trong dòng lịch sử Cựu Ước, một câu chuyện có lẽ vẫn còn làm nhiều người lắc đầu ngán ngẩm cho cuộc sống nhân sinh. Từ một người giàu có, nhà cao cửa rộng, thóc lúa đầy kho, ruộng đồng thẳng cánh, con đàn cháu đống, gia nhân rộn ràng, nhưng chỉ qua một đêm, tự nhiên ông Job thức dậy nhận ra tay mình tay trắng, đúng là bừng con mắt dậy, thấy mình trắng tay.
Đúng như thế, theo như tác giả Sách Ông Job, vào một buổi sáng không dự liệu, không tiên đoán, không ai ngờ, tin dữ liên tiếp đập trống khua chiêng gõ cửa nhà người giàu có khét tiếng của phương Đông. Ông phú hộ Job mở hai cánh cửa ra chỉ để ngỡ ngàng nhận được bao nhiêu hung tin. Dư thừa như lá vàng héo khô mùa thu, như tuyết trắng bay bay mùa đông, hung tin thay phiên nhau mở miệng hét to, gào lớn, báo tin bẩy người con trai, ba người con gái, và tất cả gia nhân cũng như gia súc của người giàu có giờ này đã hoàn toàn tan biến thành tro bụi. Hung tin mở máy phóng thanh ồn ào thông báo cho ông Job biết trộm cướp, lửa trời, và cuồng phong nắm tay nhau ném đá giật sập nhà cửa ruộng nương và giết chết hết tất cả đầy tớ cùng mười người con thân yêu của ông Job. Chỉ trong vòng một khoảng thời gian rất ngắn, tất cả vật chất sung mãn tràn đầy trong nhà một người giàu có bỗng dưng trở nên trống vắng thiếu thốn trắng tay, đúng như Sách Giảng Viên đã từng nói,
Phù vân nối tiếp phù vân.Tất cả chỉ là phù vân (Giảng Viên 1:2).
Phù vân là hơi nước tụ họp gặp mặt nhau trên bầu trời. Từ những dòng sông ngòi cong mình uốn khúc và ngũ đại dương bao la xanh đậm, hơi nước nho nhỏ bốc cao lơ lửng ngập ngừng. Hơi nước của sông gặp gỡ hơi nước của biển. Cả hai cộng lại hóa ra tơ trời. Ngàn vạn sợi tơ của trời đan kết lụa là dệt ra mây trắng lững lờ trôi nổi bồng bềnh. Mây trời nối tiếp mây trời, lang thang nối tiếp lang thang. Mặt trời bình minh phương Đông vươn cao ném tung xuống cõi trần gian hơi nóng. Hơi nóng tỏa nhiệt đốt cháy mây trời, tẩy xóa phù vân. Phù vân biến thành vô thường. Vô thường tiếp nối phù vân. Phù vân nối tiếp vô thường chầm chậm loãng tan biến mất. Có đó rồi mất đó. Mất đó rồi lại hiện ra. Hiện ra rồi lại biến mất, y như hơi nước, y như tơ trời, y như phù vân, y như vô thường, y như cuộc sống nhân sinh thoáng hiện thoáng mất.
Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!
Những chú khủng long T-Rex của 65 triệu năm về trước đang cúi đầu gầm gừ nhai xé thịt tươi đỏ máu của đồng loại cũng đâu ngờ thiên tai đang rớt xuống trên đầu. Chỉ trong thoáng chốc, vẩn thạch từ không gian đâm sầm vào mặt quả địa cầu xanh lơ. Lửa đỏ từ trời rớt xuống. Cát bụi trở về cát bụi. Trời và đất khoác lên mầu áo tối đen. Tối đen thổi tắt ánh sáng mặt trời. Tối đen buông màn giăng mắc che phủ địa cầu. Khủng long T-Rex biến mất nhường chỗ cho con người thấp nhỏ đứng lên trên hai bàn chân. Giờ này khủng long và những chú T-Rex chỉ còn lại xương khô hóa thạch sừng sững vươn cao đe dọa trong Viện Bảo Tàng. Những chú khủng long to lớn, sức mạnh đập xuống tan đá vụn sỏi tưởng chừng như là trường tồn vĩnh cửu rồi cũng biến dạng hóa thành cát bụi. Khi vẩn thạch của vũ trụ ghé vào viếng thăm, triệu triệu ngôi mộ lăng tẩm của khủng long ngổn ngang gò đống trải rộng thênh thang khắp mặt địa cầu.
Cuộc sống nguyên thủy đã là phù phiếm. Bản chất của nhân sinh là hoang đường. Tất cả mọi người đều đã được sinh ra trong tro bụi. Và rồi, một ngày nào đó, chúng ta nhắm mắt lại trở về với bụi tro. Khi nằm xuống, không ai trong chúng ta mang theo được bất cứ một thứ gì về bên kia thế giới, ngoại trừ đôi tay trắng. Tài sản bao nhiêu năm ký cóp chắt chiu để dành, vàng bạc hột xoàn kim cương một hộp, con cái sanh ra đầy nhà, nhà cửa chung cư chập chùng xếp lớp của bao nhiêu năm trả góp, tính toán chi li từng đồng, hà tiện dành dụm từng xu, nhịn miệng bóp bụng từng tô phở rồi cũng chẳng mang theo được. Khi quay về với cát bụi, chúng ta biến tan vào trong hư vô tịch mịch y như phù vân trên trời. Khi chúng ta nằm xuống, tay trắng lại hoàn trắng tay. Tất cả đều trở nên vô thường, có đó rồi mất đó, đúng như con trai của Vua Đavít đã từng nói,
Mọi chuyện đều có lúc,Mọi việc đều có thời.Một thời để sinh ra và một thời để chết đi (Giảng Viên 3:1-2).
Ngày xưa có một ông phú hộ rất thành công trên thương trường. Ông làm ăn ngày càng phát đạt, lúa thóc đầy kho, nhiều tiền nhiều của. Một hôm hứng chí với những thành quả mình đã đạt được, người nhà giàu mở miệng nói,
— Bây giờ phải làm chi đây để mà hưởng thụ, ăn chơi sung sướng? Thôi, thì mình sẽ làm như thế này. Việc đầu tiên là sẽ phá những kho thóc cũ đi, xây dựng những kho thóc mới, lớn hơn, đẹp hơn, huy hoàng hơn. Và rồi ta sẽ nói, “Hồn ta ơi, hãy vui lên, hãy hưởng thụ”.
Nhưng Trời Cao nói với ông phú hộ,
— Ngốc ơi là ngốc! Đêm nay ta sẽ lấy mạng của nhà ngươi đi, thì nhà ngươi làm được cái chi với tất cả những tài sản thóc lúa trong vựa?
Câu chuyện vừa rồi không phải là câu chuyện cổ học tinh hoa, nhưng là câu chuyện của Tin Mừng trong Luca 12:13-21, ý muốn diễn giải và trình bày tính chất phù vân và vô thường của cuộc sống.
Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã từng than thở về nét phù vân và vô thường của cuộc đời qua câu truyện của tố nga Đạm Tiên, một người con gái đẹp, khi còn sống, người người tấp nập ghé nhà thăm viếng nâng niu đóa quốc sắc thiên hương. Nhưng rồi, cuối cùng cành hoa vàng ngọc cũng nằm xuống. Ngàn vàng một đóa hoa quỳnh bị vùi dập bên đường, trở thành nấm mộ hoang cỏ dại, để rồi đúng ngày
Thanh Minh trong tiết tháng ba,Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,
Hai nàng Kiều cùng đi qua. Thấy ngôi mộ bỏ hoang trống vắng,
Sè sè nắm đất bên đường,Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh,
Thúy Kiều mới hỏi em trai là Vương Quan,
Rằng: “Sao trong tiết Thanh Minh,Mà đây hương khói vắng tanh thế này?"
Ý Thúy Kiều muốn nói hôm nay là ngày tảo mộ mà tại sao ngôi mộ này lại hương khói lạnh tanh không nhang không khói y như một ngôi mộ hoang? Vương Quan mới nói với nàng Kiều là người này hồi xưa đẹp nổi tiếng, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc, quay đầu liếc nhìn một cái thành quách nghiêng ngả, quay đầu liếc nhìn thêm một lần nữa, quốc gia suy tàn. Nhưng rất tiếc, người hoa chết sớm. Bởi không thân nhân, không thân thích, không họ hàng, cho nên thân xác của hoa lý hoa quỳnh bị chôn vùi nông cạn bên vệ đường. Để rồi tới ngày hôm nay, ngày của tảo mộ, hội của đạp cỏ xanh, không ai nhìn ngó, không ai thương tiếc cắm cho một cây nhang để linh hồn ở dưới cõi tuyền đài bớt tẻ lạnh. Lắng nghe câu chuyện của người con gái năm xưa, Thúy Kiều đầm đìa những hạt lệ châu sa, vung tay viết lên gốc cây hai bài thơ than ngắn thở dài, ơi sao cuộc sống quá là phù vân.
Đó là nói chuyện hồi xưa. Còn chuyện bây giờ, câu chuyện của thiên niên kỷ thứ ba. Hoa Kỳ, một quốc gia giầu có, một cường quốc trên thế giới. Để đạt được tới địa vị siêu cường của ngày hôm nay, người Hoa Kỳ ai ai cũng phải làm việc không ngừng nghỉ. Không ai trên vùng đất hứa có thể thoát khỏi bàn tay sắt bọc nhung êm của vòng quay làm việc tại thiên đàng hạ giới Hiệp Chủng Quốc. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hoa Kỳ, gia đình Việt Nam sống trên vùng đất mới cũng bị cuốn hút vào trong guồng máy khổng lồ của siêu cường. Cứ sáng sáng tôi mở mắt ra, đề máy xe, chạy vào trong những siêu xa lộ. Tôi chạy riết, chạy riết, mà vẫn không biết khi nào sẽ phải tách ra khỏi dòng xe cộ ngược xuôi. Gia đình Việt Nam, khi mới đặt chân trên vùng đất mới, ai cũng cần phải có một cái nhà. Để đạt được căn nhà mơ ước, bố mẹ làm ngày 8 tiếng. Hết 8 tiếng tôi làm thêm 2 tiếng. 2 tiếng cộng lại hóa ra 4 tiếng. 4 tiếng cộng lại hóa ra 8 tiếng của ngày thứ Bẩy cuối tuần. Thứ Bẩy đóng lại mở ra Chúa Nhật, lại thêm 8 tiếng. Sau nhà là TV. Sau TV là bộ ghế sa-lông bằng da. Nhà có rồi, mình cũng cần một cái xe hơi đắt tiền nằm trong nhà để xe chứ. Cứ thế, cuộc sống cuốn hút tôi xoáy sâu cuộn tròn vào trong cơn lốc, quên mất đi cuộc sống này ngắn ngủi và tạm bợ, phù vân và vô thường.
Bởi những cám dỗ của vật chất, tôi cứ như những người mất trí nhớ. Sáng sớm tôi mở máy xe lên xa lộ, đạp ga chạy không ngừng nghỉ, chạy tới, chạy miết, chạy quên luôn cái ngã rẽ xa lộ mà mình phải lái ra, cái ngã rẽ đó dẫn tôi về lại căn nhà thân thương của mình, nơi đó có cha có mẹ, có vợ có chồng, có con đang ngồi mong chờ ngóng đợi. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, thiên niên kỷ thứ ba lại ngập tràn bóng dáng của những thiếu phụ Nam Xương. Đêm đêm bóng dáng của bà Vũ thị Thiết lại chập chờn thoáng ẩn thoáng hiện trên vách tường. Bởi những xa lộ không có ngõ ra, tiếng than thở của thiếu niên Trương Đản trên vùng đất mới vẫn còn vang vọng đâu đây,
— Bố đâu rồi? Mẹ đâu rồi? Con không cần tiền và quần áo đẹp. Con cần bố. Con cần mẹ.
Bạn thân,Cuộc sống này nguyên thủy đã là phù phiếm, đã là phù vân, đã là vô thường. Nhưng tạ ơn Chúa và tạ ơn cho niềm tin, chỉ có trong Thiên Chúa, con người mới sống trường sinh, sống vĩnh viễn, sống tràn đầy, và sống sung mãn. Tháng Mười Một trong niên lịch phụng vụ nhắc nhở bạn và tôi về những linh hồn Kitô hữu đã nằm xuống; những linh hồn của ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cháu, và họ hàng; những linh hồn không bao giờ tan mất bởi họ nằm xuống trong niềm tin vào Thiên Chúa.
Vào buổi sáng Phục Sinh đầu tiên của nhân loại, Đức Kitô Phục Sinh đã sống lại, Đức Kitô đã chiến thắng tử thần và lẽ vô thường của cõi nhân sinh. Bởi vì Ngài sống lại trong vinh hiển, Đức Giêsu Phục Sinh đã thay đổi lại thân phận phù vân của con người. Bởi niềm tin vào Đức Kitô, linh hồn của những người tín hữu đã nằm xuống sẽ không bao giờ tan biến vào trong cõi hư vô như phù vân. Và cũng bởi niềm tin, bạn và tôi cũng không sống một đời sống vô thường, bởi vì chúng ta có một niềm tin sắt son vào một Đức Kitô Phục Sinh.
Vào một ngày kia, ông Job bừng con mắt dậy thấy mình trắng tay. Ngày hôm sau, ghẻ lở viếng thăm, thân xác héo tàn. Nhưng người giàu có của phương Đông năm xưa vẫn không mất niềm tin, nhưng vẫn tiếp tục tin tưởng vào sự quan phòng của Giavê Thiên Chúa. Và đúng như vậy, cuối cùng Thiên Chúa lại ban cho người trắng tay dư thừa ân sủng trời cao và ân phúc trần thế, bởi niềm tin của chính ông ta vào một Thiên Chúa quan phòng.
Lời NguyệnLạy Chúa, cuộc sống này vô thường và phù vân. Nhưng tạ ơn Chúa đã ban cho con niềm tin vào Chúa. Và bởi niềm tin vào Chúa, tháng Mười Một của các linh hồn, của lá thu vàng và tuyết đông trắng, của phù vân và vô thường không làm con thất vọng và muộn phiền, nhưng càng thêm tin tưởng vào bàn tay quyền năng, nhân diện từ bi, và tình yêu khoan dung của một Thiên Chúa chậm bất bình, tràn đầy vị tha.
www.nguyentrungtay.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:54 01/11/2009
CON VOI CỦA NGƯỜI TU HÀNH
Có một lần, con voi của quốc vương Ấn Độ nổi khùng, chạy xồng xộc vào các thôn làng phá hoại rất nhiều thứ, không một ai dám không chế lại hành động của nó, bởi vì đó là con voi của quốc vương.
Có một vị tu hành đang chuẩn bị rời khỏi thôn làng, người dân trong thôn vội vàng khuyên không nên đi, bởi vì có một vài người nhìn thấy con voi đang hại người bên ngoài thôn, vị tu hành nghe vậy thì rất vui ! Có thể đó là thời cơ phát huy trí tuệ, bởi vì ông ta vừa mới nghe một đoạn huấn thị từ nơi đại sư dạy ông ta nhận ra Phật tính trong mọi sự.
- “Các ngươi thật là một đám người dung tục, lẽ nào không có thể nhìn sâu vào bất cứ mọi việc sao ? Các ngươi chưa hề nghe qua tất cả mọi sự đều có Phật tính sao ? Người nhận được Phật tính trong tất cả mọi sự, thì đều nhận được sự bảo hộ của Phật. Đừng cản tôi, tôi không hề sợ con voi ấy.”
Dân trong thôn biết và người như thế có bàn bạc thì cũng không thông, nên để ông ta đi. Ông ta rời khỏi thôn làng chưa đầy hai bước đường, con voi xông đến vòi cuốn lên, sau đó ném một cái, người này tông vào một cành cây khô, đau quá kêu lên một tiếng. Thật số mạng ông ta còn lớn, vì thị vệ của nhà vua đã cấp thời chạy đến chế phục con voi.
Dưỡng thương được hơn mấy tháng, người tu hành ấy lại có thể đi bốn phương. Trước tiên ông ta đi tìm vị đại sư của mình, và nói:
- “Huấn thị của ngài không chính xác, ngài muốn tôi nhận ra Phật tính trong mọi sự, kết quả thì ngài coi tôi đây nè, nó phát sinh ra như thế này.”
Vị đại sư nói:
- “Kỳ thật, tại sao ngươi không nhận ra Phật tính nơi người trong thôn làng ?”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người Ki-tô hữu không đi tìm Chúa Giê-su nơi tha nhân, nhưng luôn nhìn thấy Ngài trong tất cả mọi người: người nghèo, người giàu, người đau khổ, người hạnh phúc, người có học, người không học.v.v...tất cả đều là hình ảnh của Chúa Giê-su, bởi vì Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là anh cả của đàn em là chúng ta. (Cl 1, 15)Cho nên họ sẽ không ngại ngùng khi thục thi đức ái với hết mọi người mà không phân biệt một ai, không phân biệt giai cấp hoặc tôn giáo.
Người Ki-tô hữu cũng nhìn thấy Chúa Giê-su trong vũ trụ vạn vật, bởi vì như thánh Phao-lô tông đồ dạy rằng trong Chúa Giê-su mà muôn vật trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình, được tạo thành (Cl 1, 16)do đó mà họ luôn chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống, để làm đẹp vũ trụ này, để làm cho xã hội nơi họ đang sống thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su...
Đại sư dạy cho người tu hành biết là nơi mỗi con người đều có Phật tính, nhưng người tu hành lại đi tìm Phật tính nơi con voi hung dữ, và kết quả là suýt mất mạng vì con voi...
Trước hết hãy nhìn thấy Chúa Giê-su nơi người anh em chị em chung quanh mình để yêu thương và phục vụ, bởi vì nếu không nhìn thấy Ngài nơi anh chị em của mình, thì cũng không thể nào nói yêu thương họ cách chân tình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một lần, con voi của quốc vương Ấn Độ nổi khùng, chạy xồng xộc vào các thôn làng phá hoại rất nhiều thứ, không một ai dám không chế lại hành động của nó, bởi vì đó là con voi của quốc vương.
Có một vị tu hành đang chuẩn bị rời khỏi thôn làng, người dân trong thôn vội vàng khuyên không nên đi, bởi vì có một vài người nhìn thấy con voi đang hại người bên ngoài thôn, vị tu hành nghe vậy thì rất vui ! Có thể đó là thời cơ phát huy trí tuệ, bởi vì ông ta vừa mới nghe một đoạn huấn thị từ nơi đại sư dạy ông ta nhận ra Phật tính trong mọi sự.
- “Các ngươi thật là một đám người dung tục, lẽ nào không có thể nhìn sâu vào bất cứ mọi việc sao ? Các ngươi chưa hề nghe qua tất cả mọi sự đều có Phật tính sao ? Người nhận được Phật tính trong tất cả mọi sự, thì đều nhận được sự bảo hộ của Phật. Đừng cản tôi, tôi không hề sợ con voi ấy.”
Dân trong thôn biết và người như thế có bàn bạc thì cũng không thông, nên để ông ta đi. Ông ta rời khỏi thôn làng chưa đầy hai bước đường, con voi xông đến vòi cuốn lên, sau đó ném một cái, người này tông vào một cành cây khô, đau quá kêu lên một tiếng. Thật số mạng ông ta còn lớn, vì thị vệ của nhà vua đã cấp thời chạy đến chế phục con voi.
Dưỡng thương được hơn mấy tháng, người tu hành ấy lại có thể đi bốn phương. Trước tiên ông ta đi tìm vị đại sư của mình, và nói:
- “Huấn thị của ngài không chính xác, ngài muốn tôi nhận ra Phật tính trong mọi sự, kết quả thì ngài coi tôi đây nè, nó phát sinh ra như thế này.”
Vị đại sư nói:
- “Kỳ thật, tại sao ngươi không nhận ra Phật tính nơi người trong thôn làng ?”
(Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người Ki-tô hữu không đi tìm Chúa Giê-su nơi tha nhân, nhưng luôn nhìn thấy Ngài trong tất cả mọi người: người nghèo, người giàu, người đau khổ, người hạnh phúc, người có học, người không học.v.v...tất cả đều là hình ảnh của Chúa Giê-su, bởi vì Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là anh cả của đàn em là chúng ta. (Cl 1, 15)Cho nên họ sẽ không ngại ngùng khi thục thi đức ái với hết mọi người mà không phân biệt một ai, không phân biệt giai cấp hoặc tôn giáo.
Người Ki-tô hữu cũng nhìn thấy Chúa Giê-su trong vũ trụ vạn vật, bởi vì như thánh Phao-lô tông đồ dạy rằng trong Chúa Giê-su mà muôn vật trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình, được tạo thành (Cl 1, 16)do đó mà họ luôn chu toàn bổn phận của mình trong cuộc sống, để làm đẹp vũ trụ này, để làm cho xã hội nơi họ đang sống thấm nhuần tinh thần Phúc Âm của Chúa Giê-su...
Đại sư dạy cho người tu hành biết là nơi mỗi con người đều có Phật tính, nhưng người tu hành lại đi tìm Phật tính nơi con voi hung dữ, và kết quả là suýt mất mạng vì con voi...
Trước hết hãy nhìn thấy Chúa Giê-su nơi người anh em chị em chung quanh mình để yêu thương và phục vụ, bởi vì nếu không nhìn thấy Ngài nơi anh chị em của mình, thì cũng không thể nào nói yêu thương họ cách chân tình.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:55 01/11/2009
N2T |
97. Sự phối hợp giữa đức khiêm tốn và đồng trinh thật là tuyệt luân, linh hồn đều có cả hai, trong đó mức độ vui lòng Thiên Chúa vang lên tuyệt vời phi phàm. Bởi vì đức khiêm tốn làm cho sự đồng trinh thêm rực rỡ, và trinh khiết thì làm cho đức khiêm tốn đẹp đẽ gấp bội.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:57 01/11/2009
N2T |
269. Có thể theo đuổi bất cứ việc gì, nhưng không miễn cưỡng theo đuổi.
Tin vào sự sống lại
Lm Giacôbê Tạ Chúc
19:44 01/11/2009
Dưới đáy một hồ nước nước sâu, giữa vũng nước đục và bùn đen. Có mấy con ấu trùng bàn bạc với nhau. Chúng băn khoăn tự hỏi, tại sao trong bọn chúng, tất cả những ai lên khỏi mặt nước trước đều không quay trở lại? Chúng đồng ý với nhau, rồi đây ai trong bọn trèo lên trên mặt nước trước, sẽ trở lại để kể cho chúng bạn nghe, về thế giới bên trên mặt hồ.
Ít lâu sau, một chú ấu trùng cảm thấy như có một động cơ nào thúc đẩy từ bên trong và nó bị thu hút bởi hơi ấm từ bên trên. Nó bắt đầu leo lên và hy vọng một cuộc thám hiểm thú vị. Nó nghĩ bụng, phen này mình sẽ giữ lời hứa là trở lại để kể cho chúng bạn nghe những gì mà mình đã trông thấy, phía bên trên mặt hồ. Vừa ló đầu ra khỏi mặt nước, mắt nó liền hoa lên với những sự ngạc nhiên mới lạ. Ánh sáng của mặt trời, hơi ấm cùa không khí, vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa. Thiên nhiên làm cho nó sửng sốt đến ngây ngất. Chẳng mấy chốc, nó thấy một cái gì là lạ chạy dài trong cơ thể, một sự chuyển động dần sang trạng thái đổi thay. Và từ trên thân thể mềm nhũn của con ấu trùng, một đôi cánh với sắc màu sặc sỡ mọc lên. Con ấu trùng đã thay hình đổi dạng. Nó trở thành một chú chuồn chuồn bay lượn trên mặt hồ. Và từ trên mặt hồ, nó muốn trở lại với chúng bạn, những con ấu trùng sinh sống phía dưới mặt hồ. Nhưng trong một phút chốc, nó chợt nhận ra rằng: sẽ rất vô ích khi quay đầu trở lại, vì chúng bạn sẽ không còn nhận ra nó nữa: ấu trùng đã biến thành con chuồn chuồn.
Có một ca khúc viết rằng: “ Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay”, vâng một sự thay đổi để trở thành tạo vật mới trong vinh phúc Phục sinh. Những ngọn nến lung linh hòa với khói hương quyện trong sương mai, hay hoàng hôn ban chiều, trong các nghĩa trang tháng các linh hồn, một lời cầu xin với Đấng Phục sinh cho những anh chị em đã ly trần. Thật là một ý nghĩa cao đẹp với chúng ta và cho những ai hằng ước mong một cuộc sống vĩnh hằng.
Ít lâu sau, một chú ấu trùng cảm thấy như có một động cơ nào thúc đẩy từ bên trong và nó bị thu hút bởi hơi ấm từ bên trên. Nó bắt đầu leo lên và hy vọng một cuộc thám hiểm thú vị. Nó nghĩ bụng, phen này mình sẽ giữ lời hứa là trở lại để kể cho chúng bạn nghe những gì mà mình đã trông thấy, phía bên trên mặt hồ. Vừa ló đầu ra khỏi mặt nước, mắt nó liền hoa lên với những sự ngạc nhiên mới lạ. Ánh sáng của mặt trời, hơi ấm cùa không khí, vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa. Thiên nhiên làm cho nó sửng sốt đến ngây ngất. Chẳng mấy chốc, nó thấy một cái gì là lạ chạy dài trong cơ thể, một sự chuyển động dần sang trạng thái đổi thay. Và từ trên thân thể mềm nhũn của con ấu trùng, một đôi cánh với sắc màu sặc sỡ mọc lên. Con ấu trùng đã thay hình đổi dạng. Nó trở thành một chú chuồn chuồn bay lượn trên mặt hồ. Và từ trên mặt hồ, nó muốn trở lại với chúng bạn, những con ấu trùng sinh sống phía dưới mặt hồ. Nhưng trong một phút chốc, nó chợt nhận ra rằng: sẽ rất vô ích khi quay đầu trở lại, vì chúng bạn sẽ không còn nhận ra nó nữa: ấu trùng đã biến thành con chuồn chuồn.
Có một ca khúc viết rằng: “ Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay”, vâng một sự thay đổi để trở thành tạo vật mới trong vinh phúc Phục sinh. Những ngọn nến lung linh hòa với khói hương quyện trong sương mai, hay hoàng hôn ban chiều, trong các nghĩa trang tháng các linh hồn, một lời cầu xin với Đấng Phục sinh cho những anh chị em đã ly trần. Thật là một ý nghĩa cao đẹp với chúng ta và cho những ai hằng ước mong một cuộc sống vĩnh hằng.
Tháng các linh hồn: nghĩ đến cuộc sống đời sau
Lại Thế Lãng
21:17 01/11/2009
Không có ai tránh khỏi cái chết nhưng ai cũng sợ chết. Đối với người vô thần thì chết là hết nhưng đối với người có niềm tin tôn giáo thì chết chưa phải là hết mà còn có cuộc sống khác sau cái chết. Người Kitô hữu tin rằng khi con người chết thì chỉ có thân xác là tiêu tan còn linh hồn thì bất tử. Chết chỉ là chấm dứt cuộc sống trần gian để bước vào cuộc sống vĩnh hằng. Sách Giáo lý Công giáo nói rọ linh hồn sau khi lìa khỏi xác sẽ phải ra trước tòa phán xét để rồi sẽ được lên Thiên đàng, phải vào thanh luyện ở luyện ngục hoặc là phải trầm luân đời đời trong lửa hỏa ngục. Biết vậy nhưng dường như chẳng mấy ai thực sự quan tâm đến cuộc sống đời sau.
Tôi thích câu chuyện hai người con trong một bài suy niệm mà tôi đã đọc. Đây không phải là câu chuyện về hai anh em trong dụ ngôn “Người con hoang đàng” được kể trong Kinh thánh. Cũng không phải là chuyện có thật mà chỉ là một câu chuyện tưởng tượng. Tuy câu chuyện chẳng có gì hấp dẫn nhưng tôi thích vì tôi thấy ở trong câu chuyện đó có dáng dấp của rất nhiều người trong đó có cả tôi nữa.
Chuyện kể rằng gia đình kia có hai người con. Một người được cha mẹ quan tâm đặc biệt, được chăm sóc từng ly từng tí, được chiều chuộng đủ điều, muốn gì được nấy. Cha mẹ sẵn sàng thỏa mãn mọi đòi hỏi của người con này cho dù biết là có hại. Trong khi đó thì người con kia bị bỏ rơi, không được đoái hoài tới. Người con đáng thương này vẫn hiện diện trong gia đình nhưng đã bị lãng quên như thể anh ta không hề có mặt ở trên đời.
Câu chuyện có lẽ đã khiến chúng ta bất mãn về cách đối xử không công bằng với con cái. Làm cha làm mẹ mà phân biệt đối xử với con cái như vậy là qúa bất công, không thể chấp nhận được. Con nào cũng là con sao lại thiên lệch, bên trọng bên khinh. Thật đáng bị lên án. Thế nhưng câu chuyện cũng là một lời cảnh cáo đối với chúng ta. Là vì chính chúng ta cũng đã có những hành động bất công chẳng khác gì cảnh bất công đã xẩy ra trong gia đình nói trên. Đúng như vậy. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có hai đứa con: đứa con thể xác và đứa con linh hồn. Chúng ta có đối xử công bằng đối với hai đứa con này không?
Tôi nghĩ rằng không. Chúng ta đã qúa lo lắng cho thân xác, qúa chú tâm đến đời sống vật chất nhưng lại thờ ơ việc linh hồn. Chúng ta đã bỏ hết thời gian và tâm trí cho tiền tài, danh vọng, tài năng, sắc đẹp … để không còn thì giờ đến nhà thờ, để làm việc lành phúc đức. Chúng ta chỉ giữ đạo chứ không sống đạo. Chúng ta chỉ là con chiên ngoan đạo tuân giữ luật Chúa ở trong nhà thờ còn khi ra khỏi nhà thờ thì khác. Nhiều khi chỉ vì một mối lợi nào đó chúng ta sẵn sàng đi ngược lại giới răn của Chúa và lề luật của Giáo hội. Chúng ta chỉ nghĩ đến mình, chỉ biết thu vén cho mình mà không hề quan tâm đến luật bác ái, yêu thương.
Cuộc sống thể xác của con người, như ai cũng biết, có kéo dài lắm thì cũng chỉ được hơn 100 năm là cùng. Trong khi đó đời sống của linh hồn, đưới con mắt đức tin, là đời sống bất tận,bất diệt. Mỗi người được Chúa cho sống ở trần gian một thời gian dài ngắn khác nhau. Thời gian này không phải chỉ để lo cho thân xác, cho công việc ở thế gian này mà còn phải là thời gian chuẩn bị cho cuộc sống đời đời. Phải sống như lời Chúa dạy. Thờ phượng Chúa, yêu thương đồng loại; làm lánh lánh dữ; giúp đỡ người nghèo khó; bênh đỡ kẻ cô thế; phải đặt những thứ có gía trị vĩnh cửu lên trên những gì mau qua chóng hết.
Khi cuộc sống trần thế đã mãn người Kitô hữu đều biết linh hồn sẽ đi đến những nơi nào. Những linh hồn được lên Thiên đàng thì hạnh phúc rồi. Những linh hồn phải sa hỏa ngục đời đời thì không nói đến nữa. Hãy nghĩ đến những linh hồn ở luyện ngục là nơi vẫn còn có hy vọng được giải thoát. Nhưng đã trễ rồi họ không còn thì giờ và cũng chẳng còn có thể làm được gì để tự cứu mình. Họ chỉ còn biết trông chờ vào những người còn sống. Nhưng những người còn sống có nghĩ đến họ không?
Cuộc sống bận rộn của xãhội ngày nay khiến người ta không còn thì giờ để nghĩ đến những gì xa hơn là cuộc sống bon chen trước mặt. Thêm vào đó cái khuynh hướng tư nhiên “Xa mặt cách lòng” khiến cho những người đã qua đời dễ bị lãng quên. Việc cầu nguyện, xin lễ cho người qúa cố sẽ thưa thớt dần và đến một lúc nào đó người còn sống có thể sẽ chẳng còn một ấn tượng gì về những người đã khuất nói gì đến việc cầu nguyện cho.
Phải chăng vì vậy mà Giáo hội đã dành tháng 11 để nhắc nhở giáo hữu nhớ đến và cầu nguyện cho những người đã khuất. Và phải chăng đây cũng là dịp để người giáo hữu suy gẫm về thân phận mỏng dòn của kiếp người như lời hát trong bản “Hỡi người hãy nhớ” của linh mục Kim Long:
“Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro.
Một mai người sẽ trở về bụi tro.
Ôi thân phận của con người tựa bông hoa nở tươi.
Một làn gió nhẹ lung lay cũng biến tan sắc màu”.
Nay người mai ta. Một ngày nào đó mỗi người chúng ta sẽ nằm trong quan tài, sẽ xuống mồ và đến lúc đó chúng ta cũng lại ở trong số các linh hồn trông chờ vào lời cầu nguyện từ những người còn sống.
Mỗi dịp tháng các linh hồn đến chúng ta thường được chỉ bảo những phương cách hữu hiệu để cứu giúp các linh hồn nơi luyện ngục. Những phương cách đó là: lần hạt Mân côi, xin lễ, tham dự thánh lễ, rước lễ, chầu Thánh Thể, thực hành việc bác ái từ thiện, hy sinh hãm mình v.v. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn thì các linh hồn cũng cầu nguyện lại cho chúng ta.
Tôi nhớ năm ngoái cũng vào khoảng thời gian này, tháng các linh hồn, tôi nhận được một email từ một đứa cháu ở Việt Nam. Cháu kể với tôi về giấc mơ của đứa em. Theo giấc mơ này thì đứa em gái thấy nó đi đến một nơi rất tối tăm và ở đây nó gặp được bố cháu. Cháu kể tiếp bố cháu đã nói với đứa em phải rán sống sao cho tốt, cho đẹp lòng Chúa để khi chết đi được lên thẳng Thiên đàng mà không phải xuống nơi này âm u và đau khổ lắm. Bố cháu còn nói bố bây giờ hối hận nhưng đã muộn rồi. Bố chỉ còn trông chờ vào lời cầu nguyện của mấy mẹ con con mà thôi. Cháu cho biết khi nghe đứa em kể lại giấc mơ nước mắt cháu đã tuôn tràn vì thương bố. Đọc email của cháu tôi cũng thấy xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của đứa con gái đối với người cha qúa cố.
Cháu còn kể lể thêm với tôi trước khi chết bố cháu đã phải chịu đau đớn hơn một tháng trời trên giường bệnh. Lúc chết cũng trần truồng như Chúa (vì bệnh nặng nhà thương không cho mặc quần áo mà chỉ phủ lên người một tấm chăn mỏng). Cháu có vẻ tin tưởng hoàn toàn vào giấc mơ của đứa em khi kể tiếp cháu tưởng bố cháu chịu như thế là đã đền tội rồi và bố cháu đã được lên Thiên đàng. Vậy mà không ngờ bố cháu vẫn đang chịu đau khổ dưới luyện ngục.
Cháu cũng cho tôi biết trong suốt ba năm qua, từ khi bố cháu qua đời cháu đã không ngừng cầu nguyện cho bố cháu nhưng cháu thú nhận nhiều lúc cháu không thể nào tập trung khi đọc kinh. Cháu hỏi tôi có phải vì vậy mà bố cháu chưa được lên Thiên đàng?
Trong email hồi âm cho cháu tôi có góp ý với cháu về giấc mơ của đứa em. Có thể đó chỉ là một giấc mơ bình thường như bao nhiêu giấc mơ khác nhưng cũng có thể đó là một cách Chúa cho phép bố cháu được tỏ bày với gia đình để xin gia đình cầu nguyện thêm. Nhưng cho dù chỉ là một giấc mơ bình thường thì gia tăng cầu nguyện cho bố cháu vẫn là việc nên làm. Tôi cũng góp ý với cháu việc đọc kinh thì chẳng thà đọc ít mà tập trung, miệng đọc tâm suy còn hơn đọc nhiều mà lo ra, miệng thì đọc mà tâm trí lại để ở nơi khác.
Có nhiều người cũng nghĩ như cháu cho việc chịu đau đớn trong thời gian bệnh họan là dịp đền tội. Khi còn ở Việt Nam có lần đi dự thánh lễ an táng tôi cũng đã nghe cha giảng đại khái ông cụ nọ, bà cụ kia đã phải chịu đau đớn trong một thời gian dài trên giường bệnh đã đền tội để được Chúa cho lên Thiên đàng. Tôi không tin tưởng lắm. Tôi nghĩ còn tùy thái độ của người bệnh có chấp nhận những đau đớn thể xác như là sẵn sàng vâng theo Thánh y Chúa và có đón nhận những đau đớn đó với ý để đền tội hay không? Khi chịu đau đớn thể xác, đau khổ tinh thần, gặp nghịch cảnh hay những điều trái ý v.v. mà sẵn sàng đón nhận vì lòng mến Chúa thì những sự hãm mình đó sẽ trở nên công phúc. Ngược lại nếu than vãn, oán trách, buồn bực v.v. thì chưa chắc đã có tác dụng trong việc đền tôi.
Thánh nữ Têrêsa nói “Nhặt một cây kim vì tình yêu có thể hoán cải một tâm hồn”. Câu nói này cho thấy một việc làm nhỏ có thể có hiệu qủa lớn nhưng phải làm vì tình yêu, vì lòng mến và phải nhắm tới việc đền tôi cho mình hay đền thay cho người khác và cầu nguyện cho họ. Trong cuộc sống mỗi người chúng ta có biết bao nhiêu cơ hội để sinh công phúc, làm lợi cho việc rỗi linh hồn ở đời sau. Vấn đề là chúng ta có biết tận dụng những cơ hội đó hay không ?
Vermont tháng các linh hồn.
Tôi thích câu chuyện hai người con trong một bài suy niệm mà tôi đã đọc. Đây không phải là câu chuyện về hai anh em trong dụ ngôn “Người con hoang đàng” được kể trong Kinh thánh. Cũng không phải là chuyện có thật mà chỉ là một câu chuyện tưởng tượng. Tuy câu chuyện chẳng có gì hấp dẫn nhưng tôi thích vì tôi thấy ở trong câu chuyện đó có dáng dấp của rất nhiều người trong đó có cả tôi nữa.
Chuyện kể rằng gia đình kia có hai người con. Một người được cha mẹ quan tâm đặc biệt, được chăm sóc từng ly từng tí, được chiều chuộng đủ điều, muốn gì được nấy. Cha mẹ sẵn sàng thỏa mãn mọi đòi hỏi của người con này cho dù biết là có hại. Trong khi đó thì người con kia bị bỏ rơi, không được đoái hoài tới. Người con đáng thương này vẫn hiện diện trong gia đình nhưng đã bị lãng quên như thể anh ta không hề có mặt ở trên đời.
Câu chuyện có lẽ đã khiến chúng ta bất mãn về cách đối xử không công bằng với con cái. Làm cha làm mẹ mà phân biệt đối xử với con cái như vậy là qúa bất công, không thể chấp nhận được. Con nào cũng là con sao lại thiên lệch, bên trọng bên khinh. Thật đáng bị lên án. Thế nhưng câu chuyện cũng là một lời cảnh cáo đối với chúng ta. Là vì chính chúng ta cũng đã có những hành động bất công chẳng khác gì cảnh bất công đã xẩy ra trong gia đình nói trên. Đúng như vậy. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có hai đứa con: đứa con thể xác và đứa con linh hồn. Chúng ta có đối xử công bằng đối với hai đứa con này không?
Tôi nghĩ rằng không. Chúng ta đã qúa lo lắng cho thân xác, qúa chú tâm đến đời sống vật chất nhưng lại thờ ơ việc linh hồn. Chúng ta đã bỏ hết thời gian và tâm trí cho tiền tài, danh vọng, tài năng, sắc đẹp … để không còn thì giờ đến nhà thờ, để làm việc lành phúc đức. Chúng ta chỉ giữ đạo chứ không sống đạo. Chúng ta chỉ là con chiên ngoan đạo tuân giữ luật Chúa ở trong nhà thờ còn khi ra khỏi nhà thờ thì khác. Nhiều khi chỉ vì một mối lợi nào đó chúng ta sẵn sàng đi ngược lại giới răn của Chúa và lề luật của Giáo hội. Chúng ta chỉ nghĩ đến mình, chỉ biết thu vén cho mình mà không hề quan tâm đến luật bác ái, yêu thương.
Cuộc sống thể xác của con người, như ai cũng biết, có kéo dài lắm thì cũng chỉ được hơn 100 năm là cùng. Trong khi đó đời sống của linh hồn, đưới con mắt đức tin, là đời sống bất tận,bất diệt. Mỗi người được Chúa cho sống ở trần gian một thời gian dài ngắn khác nhau. Thời gian này không phải chỉ để lo cho thân xác, cho công việc ở thế gian này mà còn phải là thời gian chuẩn bị cho cuộc sống đời đời. Phải sống như lời Chúa dạy. Thờ phượng Chúa, yêu thương đồng loại; làm lánh lánh dữ; giúp đỡ người nghèo khó; bênh đỡ kẻ cô thế; phải đặt những thứ có gía trị vĩnh cửu lên trên những gì mau qua chóng hết.
Khi cuộc sống trần thế đã mãn người Kitô hữu đều biết linh hồn sẽ đi đến những nơi nào. Những linh hồn được lên Thiên đàng thì hạnh phúc rồi. Những linh hồn phải sa hỏa ngục đời đời thì không nói đến nữa. Hãy nghĩ đến những linh hồn ở luyện ngục là nơi vẫn còn có hy vọng được giải thoát. Nhưng đã trễ rồi họ không còn thì giờ và cũng chẳng còn có thể làm được gì để tự cứu mình. Họ chỉ còn biết trông chờ vào những người còn sống. Nhưng những người còn sống có nghĩ đến họ không?
Cuộc sống bận rộn của xãhội ngày nay khiến người ta không còn thì giờ để nghĩ đến những gì xa hơn là cuộc sống bon chen trước mặt. Thêm vào đó cái khuynh hướng tư nhiên “Xa mặt cách lòng” khiến cho những người đã qua đời dễ bị lãng quên. Việc cầu nguyện, xin lễ cho người qúa cố sẽ thưa thớt dần và đến một lúc nào đó người còn sống có thể sẽ chẳng còn một ấn tượng gì về những người đã khuất nói gì đến việc cầu nguyện cho.
Phải chăng vì vậy mà Giáo hội đã dành tháng 11 để nhắc nhở giáo hữu nhớ đến và cầu nguyện cho những người đã khuất. Và phải chăng đây cũng là dịp để người giáo hữu suy gẫm về thân phận mỏng dòn của kiếp người như lời hát trong bản “Hỡi người hãy nhớ” của linh mục Kim Long:
“Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro.
Một mai người sẽ trở về bụi tro.
Ôi thân phận của con người tựa bông hoa nở tươi.
Một làn gió nhẹ lung lay cũng biến tan sắc màu”.
Nay người mai ta. Một ngày nào đó mỗi người chúng ta sẽ nằm trong quan tài, sẽ xuống mồ và đến lúc đó chúng ta cũng lại ở trong số các linh hồn trông chờ vào lời cầu nguyện từ những người còn sống.
Mỗi dịp tháng các linh hồn đến chúng ta thường được chỉ bảo những phương cách hữu hiệu để cứu giúp các linh hồn nơi luyện ngục. Những phương cách đó là: lần hạt Mân côi, xin lễ, tham dự thánh lễ, rước lễ, chầu Thánh Thể, thực hành việc bác ái từ thiện, hy sinh hãm mình v.v. Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn thì các linh hồn cũng cầu nguyện lại cho chúng ta.
Tôi nhớ năm ngoái cũng vào khoảng thời gian này, tháng các linh hồn, tôi nhận được một email từ một đứa cháu ở Việt Nam. Cháu kể với tôi về giấc mơ của đứa em. Theo giấc mơ này thì đứa em gái thấy nó đi đến một nơi rất tối tăm và ở đây nó gặp được bố cháu. Cháu kể tiếp bố cháu đã nói với đứa em phải rán sống sao cho tốt, cho đẹp lòng Chúa để khi chết đi được lên thẳng Thiên đàng mà không phải xuống nơi này âm u và đau khổ lắm. Bố cháu còn nói bố bây giờ hối hận nhưng đã muộn rồi. Bố chỉ còn trông chờ vào lời cầu nguyện của mấy mẹ con con mà thôi. Cháu cho biết khi nghe đứa em kể lại giấc mơ nước mắt cháu đã tuôn tràn vì thương bố. Đọc email của cháu tôi cũng thấy xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của đứa con gái đối với người cha qúa cố.
Cháu còn kể lể thêm với tôi trước khi chết bố cháu đã phải chịu đau đớn hơn một tháng trời trên giường bệnh. Lúc chết cũng trần truồng như Chúa (vì bệnh nặng nhà thương không cho mặc quần áo mà chỉ phủ lên người một tấm chăn mỏng). Cháu có vẻ tin tưởng hoàn toàn vào giấc mơ của đứa em khi kể tiếp cháu tưởng bố cháu chịu như thế là đã đền tội rồi và bố cháu đã được lên Thiên đàng. Vậy mà không ngờ bố cháu vẫn đang chịu đau khổ dưới luyện ngục.
Cháu cũng cho tôi biết trong suốt ba năm qua, từ khi bố cháu qua đời cháu đã không ngừng cầu nguyện cho bố cháu nhưng cháu thú nhận nhiều lúc cháu không thể nào tập trung khi đọc kinh. Cháu hỏi tôi có phải vì vậy mà bố cháu chưa được lên Thiên đàng?
Trong email hồi âm cho cháu tôi có góp ý với cháu về giấc mơ của đứa em. Có thể đó chỉ là một giấc mơ bình thường như bao nhiêu giấc mơ khác nhưng cũng có thể đó là một cách Chúa cho phép bố cháu được tỏ bày với gia đình để xin gia đình cầu nguyện thêm. Nhưng cho dù chỉ là một giấc mơ bình thường thì gia tăng cầu nguyện cho bố cháu vẫn là việc nên làm. Tôi cũng góp ý với cháu việc đọc kinh thì chẳng thà đọc ít mà tập trung, miệng đọc tâm suy còn hơn đọc nhiều mà lo ra, miệng thì đọc mà tâm trí lại để ở nơi khác.
Có nhiều người cũng nghĩ như cháu cho việc chịu đau đớn trong thời gian bệnh họan là dịp đền tội. Khi còn ở Việt Nam có lần đi dự thánh lễ an táng tôi cũng đã nghe cha giảng đại khái ông cụ nọ, bà cụ kia đã phải chịu đau đớn trong một thời gian dài trên giường bệnh đã đền tội để được Chúa cho lên Thiên đàng. Tôi không tin tưởng lắm. Tôi nghĩ còn tùy thái độ của người bệnh có chấp nhận những đau đớn thể xác như là sẵn sàng vâng theo Thánh y Chúa và có đón nhận những đau đớn đó với ý để đền tội hay không? Khi chịu đau đớn thể xác, đau khổ tinh thần, gặp nghịch cảnh hay những điều trái ý v.v. mà sẵn sàng đón nhận vì lòng mến Chúa thì những sự hãm mình đó sẽ trở nên công phúc. Ngược lại nếu than vãn, oán trách, buồn bực v.v. thì chưa chắc đã có tác dụng trong việc đền tôi.
Thánh nữ Têrêsa nói “Nhặt một cây kim vì tình yêu có thể hoán cải một tâm hồn”. Câu nói này cho thấy một việc làm nhỏ có thể có hiệu qủa lớn nhưng phải làm vì tình yêu, vì lòng mến và phải nhắm tới việc đền tôi cho mình hay đền thay cho người khác và cầu nguyện cho họ. Trong cuộc sống mỗi người chúng ta có biết bao nhiêu cơ hội để sinh công phúc, làm lợi cho việc rỗi linh hồn ở đời sau. Vấn đề là chúng ta có biết tận dụng những cơ hội đó hay không ?
Vermont tháng các linh hồn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cựu đối thủ Chiến Tranh Lạnh cùng dự lễ kỷ niệm 20 năm tường Berlin sụp đổ
Người-Việt
10:40 01/11/2009
BERLIN (AP) - Ba vị cựu lãnh đạo của Cuộc Chiến Tranh Lạnh, George H. W. Bush, Helmut Kohl, và Mikhail Gorbachev, cùng có mặt tại Berlin hôm 31 Tháng Mười, để đánh dấu ngày đầu tiên cho một loạt lễ kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin, mà cách đây 20 năm còn chia đôi thành phố này.
Hình bên: Các cựu thủ lãnh thế giới của 20 năm trước, từ trái: Cựu Chủ Tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush và cựu Thủ Tướng Ðức Helmut Kohl ngồi xe lăn, trong ngày đầu tiên của một loạt lễ hội đánh dấu 20 năm tường Berlin sụp đổ. (Hình: AP Photo/Herbert Knosowski)
Cả ba vị cựu lãnh đạo trên, vào khoảng thời gian đó đều là lãnh đạo của Hoa Kỳ, của Cộng Hòa Liên Bang Ðức và của Liên Xô, và mỗi người trong trách nhiệm của mình, đã đóng góp vào sự sụp đổ của bức tường Berlin và từ đó đã đưa đến sự tái thống nhất nước Ðức vào Tháng Mười Một 1989, mà từ diễn tiến đó đã đưa đến sự kết thúc luôn của cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Cựu Thủ Tướng Kohl, 79 tuổi, từng lãnh đạo nước Ðức được tái thống nhất, trong các năm từ 1982 đến 1998, nay phải đi xe lăn, và phát biểu có phần khó khăn, tuyên bố:
“Chúng tôi, người Ðức, không có bao nhiêu điều để hãnh diện về lịch sử của chúng tôi. Nhưng chúng tôi có tất cả các lý do để được hãnh diện về sự tái thống nhất nước Ðức.”
Cựu Tổng Thống Bush, 85 tuổi, lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1989-1993, cũng lên phát biểu trong buổi lễ đầy cảm động này, không quên nhắc lại hàng chục ngàn người dân Ðông Ðức đã không hề run sợ trước các sự đàn áp của chế độ Cộng Sản Ðông Ðức, mà xuống đường trong nhiều tháng liền đòi hỏi sự đổi mới của đất nước, dẫn đến sự sụp đổ luôn của bức tường Berlin.
Cựu Tổng Thống Bush cũng nói tiếp:
“Thật là một niềm vui khi được có mặt tại nơi đây cùng với các bạn lãnh đạo cũ của chúng tôi,” và nhân đó ông đã nhiều lần ôm cựu Chủ Tịch Gorbachev và cựu Thủ Tướng Kohl, trong buổi lễ kéo dài hai tiếng đồng hồ, được tổ chức tại rạp hát Friedrich Strasse, nằm về phía Ðông của Bức Tường cũ.”
“Ðiều đáng nhấn mạnh ở đây, là các diễn tiến lịch sử mà chúng ta đang kỷ niệm ở đây bằng sự hiện diện của chúng ta, đã không hề được dàn xếp tại Bonn, Moscow hay Washington, mà từ trong các trái tim và khối óc của các người đã bị mất các quyền thiêng liêng của họ quá lâu rồi.”
Cựu Tổng Thống Bush, nay phải di chuyển bằng một chiếc gậy trống, tỏ ra vui mừng khi gặp lại được các nhà lãnh đạo cũ, phát biểu tiếp như sau:
“Bức tường không thể nào xóa nhòa được giấc mơ của chúng ta, đó là một nước Ðức duy nhất, một nước Ðức tự do và một nước Ðức hiên ngang.”
Cựu Chủ Tịch Liên Xô Gorbachev, 78 tuổi, từng được giải Nobel Hòa Bình vì sự đóng góp của ông vào việc kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh cùng với năm Bức Tường sụp đổ, tuyên bố rằng hai sự kiện trên đã đứng đầu một thập niên của sự xích lại giữa hai khối “mà những người anh hùng chính là dân chúng”.
Vị chủ tịch cuối cùng của Liên Xô nhấn mạnh tiếp:
“Không có ai trong ba chúng ta muốn giành lấy các thành quả của các thế hệ tiền nhiệm”, sau khi ngợi khen việc Tổng Thống Bush đã giữ vững tay chèo của đất nước Hoa Kỳ, trong suốt thời kỳ lịch sử đó.
Khoảng 1,800 khách mời, trong đó có ba vị cựu lãnh đạo trên, còn có thủ tướng Ðức vừa tái cử Angela Merkel, các cựu thủ tướng Hungary Miklos Nemeth và Balan Tadeus Mazowiecki, cùng hàng chục vị đại sứ, đã tham dự lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức Tường Berlin này, nằm trong lễ kỷ niệm kéo dài một tuần lễ cho đến ngày 9 Tháng Mười Một. (L.T.)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=103487&z=157)
Cả ba vị cựu lãnh đạo trên, vào khoảng thời gian đó đều là lãnh đạo của Hoa Kỳ, của Cộng Hòa Liên Bang Ðức và của Liên Xô, và mỗi người trong trách nhiệm của mình, đã đóng góp vào sự sụp đổ của bức tường Berlin và từ đó đã đưa đến sự tái thống nhất nước Ðức vào Tháng Mười Một 1989, mà từ diễn tiến đó đã đưa đến sự kết thúc luôn của cuộc Chiến Tranh Lạnh.
Cựu Thủ Tướng Kohl, 79 tuổi, từng lãnh đạo nước Ðức được tái thống nhất, trong các năm từ 1982 đến 1998, nay phải đi xe lăn, và phát biểu có phần khó khăn, tuyên bố:
“Chúng tôi, người Ðức, không có bao nhiêu điều để hãnh diện về lịch sử của chúng tôi. Nhưng chúng tôi có tất cả các lý do để được hãnh diện về sự tái thống nhất nước Ðức.”
Cựu Tổng Thống Bush, 85 tuổi, lãnh đạo Hoa Kỳ từ năm 1989-1993, cũng lên phát biểu trong buổi lễ đầy cảm động này, không quên nhắc lại hàng chục ngàn người dân Ðông Ðức đã không hề run sợ trước các sự đàn áp của chế độ Cộng Sản Ðông Ðức, mà xuống đường trong nhiều tháng liền đòi hỏi sự đổi mới của đất nước, dẫn đến sự sụp đổ luôn của bức tường Berlin.
Cựu Tổng Thống Bush cũng nói tiếp:
“Thật là một niềm vui khi được có mặt tại nơi đây cùng với các bạn lãnh đạo cũ của chúng tôi,” và nhân đó ông đã nhiều lần ôm cựu Chủ Tịch Gorbachev và cựu Thủ Tướng Kohl, trong buổi lễ kéo dài hai tiếng đồng hồ, được tổ chức tại rạp hát Friedrich Strasse, nằm về phía Ðông của Bức Tường cũ.”
“Ðiều đáng nhấn mạnh ở đây, là các diễn tiến lịch sử mà chúng ta đang kỷ niệm ở đây bằng sự hiện diện của chúng ta, đã không hề được dàn xếp tại Bonn, Moscow hay Washington, mà từ trong các trái tim và khối óc của các người đã bị mất các quyền thiêng liêng của họ quá lâu rồi.”
Cựu Tổng Thống Bush, nay phải di chuyển bằng một chiếc gậy trống, tỏ ra vui mừng khi gặp lại được các nhà lãnh đạo cũ, phát biểu tiếp như sau:
“Bức tường không thể nào xóa nhòa được giấc mơ của chúng ta, đó là một nước Ðức duy nhất, một nước Ðức tự do và một nước Ðức hiên ngang.”
Cựu Chủ Tịch Liên Xô Gorbachev, 78 tuổi, từng được giải Nobel Hòa Bình vì sự đóng góp của ông vào việc kết thúc cuộc Chiến Tranh Lạnh cùng với năm Bức Tường sụp đổ, tuyên bố rằng hai sự kiện trên đã đứng đầu một thập niên của sự xích lại giữa hai khối “mà những người anh hùng chính là dân chúng”.
Vị chủ tịch cuối cùng của Liên Xô nhấn mạnh tiếp:
“Không có ai trong ba chúng ta muốn giành lấy các thành quả của các thế hệ tiền nhiệm”, sau khi ngợi khen việc Tổng Thống Bush đã giữ vững tay chèo của đất nước Hoa Kỳ, trong suốt thời kỳ lịch sử đó.
Khoảng 1,800 khách mời, trong đó có ba vị cựu lãnh đạo trên, còn có thủ tướng Ðức vừa tái cử Angela Merkel, các cựu thủ tướng Hungary Miklos Nemeth và Balan Tadeus Mazowiecki, cùng hàng chục vị đại sứ, đã tham dự lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức Tường Berlin này, nằm trong lễ kỷ niệm kéo dài một tuần lễ cho đến ngày 9 Tháng Mười Một. (L.T.)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=103487&z=157)
ĐTC: Lễ Các Thánh - lễ hội trường cửu của cộng đoàn thiên quốc
Bình Hòa
20:34 01/11/2009
Kinh Truyền tin lễ Các Thánh
Từ thế kỷ thừ IV, các giáo hội Đông phương đã dành chúa nhựt sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống để mừng tất cả các thánh tử đạo, ra như để chúc tụng Thiên Chúa vì hồng ân mà Thánh Linh đã ban cho Giáo hội qua những kẻ đã làm chứng cho Tin mừng. Lễ này được du nhập sang các Giáo hội Tây phương, đặc biệt kể từ khi đức thánh cha Bonifaxiô IV cung hiến ngôi đền Pantheon, kính các thần linh của các dân tộc thuộc lãnh thổ đế quốc Rôma, cho Đức Maria nữ vương các thánh tử đạo. Biến cố này diễn ra cách đây 1400 năm, vào ngày 13 tháng 5 năm 609. Về sau lễ này được dời sang ngày 1 tháng 11 có lẽ do ảnh hưởng của đan sĩ Alcuinô, người Anh, và được mở rộng cho toàn thể các thánh. Phụng vụ lễ các thánh không chỉ nhắc nhớ tất cả tín hữu về ơn gọi nên thánh, nhưng còn tuyên xưng sự thông hiệp giữa các thánh, theo đó, các thánh trên trời chuyển cầu cho những tín hữu trên trần gian bằng gương lành và lời cầu nguyện; và các tín hữu lữ hành cũng hiệp thông với các người qua đời trong lời cầu nguyện và hành vi đức ái, đồng thời nuôi dưỡng niềm hy vọng sẽ được cùng nhau chia sẻ hạnh phúc trong nhà Cha. Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua đã ôn lại đạo lý căn bản đó. Sau khi ban phép lành Toà thánh, ngài nhắc đến kỷ niệm 10 năm ký kết Tuyên ngôn giữa Giáo hội Công giáo và Liên đoàn Luther về ơn công chính hoá, đánh dấu một chặng quan trọng trong nỗ lực đối thoại đại kết. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Chúa nhựt hôm nay trùng hợp với lễ kính Tất cả các thánh. Lễ này mời gọi Hội thánh lữ hành trên trần thế hãy nếm hưởng lễ hội trường cửu của cộng đoàn thiên quốc, và hâm nóng niềm hy vọng vào cuộc sống bất diệt. Năm nay là kỷ niệm 1400 năm đền thờ Pantheon, vốn là một trong những di tích cổ điển và thời danh nhất của đế quốc Rôma, được dành làm nơi thờ tự Kitô giáo và được cung hiến cho đức Trinh nữ Maria và các thánh tử đạo, dưới tước hiệu “Sancta Maria ad Martyres”. Như vậy ngôi đền dâng các thần linh ngoại giáo trở thành nơi kính nhớ những kẻ được sách Khải huyền mệnh danh như là “đến từ cảnh gian truân cùng khổ và đã giặt tấm áo của mình được nên trong trắng trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Về sau, việc mừng kính các thánh tử đạo được mở rộng đến tất cả các thánh, “một đoàn người đông đảo không thể nào đếm xuể, thuộc mọi dân mọi nước, mọi chủng tộc và ngôn ngữ” (Kh 7,9), như thánh Gioan đã mô tả. Trong năm dành cho các linh mục, tôi muốn nhắc nhớ cách riêng các thánh linh mục, gồm những vị đã được tôn phong và được giới thiệu làm mẫu gương cho các nhân đức tâm linh và mục vụ, cũng như những vị (với con số đông gấp bội) mà duy chỉ một mình Chúa biết. Mỗi người trong chúng ta còn lưu giữ hình ảnh của vài linh mục đã từng giúp đỡ chúng ta được lớn lên trong đức tin, và cho chúng ta được cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa nhân lành.
Ngày mai được dành để Kính nhớ tất cả các tín hữu đã qua đời. Tôi muốn mời anh chị em hãy sống cơ hội này với tinh thần đích thực của Kitô giáo, nghĩa là trong ánh sáng phát xuât từ Mầu nhiệm Vượt qua. Đức Kitô đã chết và sống lại; Người đã mở lối vào nhà Cha, vào Vương quốc sự sống và bình an. Ai đi theo đức Giêsu ở đời này thì được Người tiếp đón vào nơi mà Người đã đi trước. Vì thế khi chúng ta đi viếng thăm nghĩa trang, chúng ta hãy nhớ rằng, trong các ngôi mộ, chỉ còn các thi hài của những người thân đang chờ đợi ngày phục sinh. Linh hồn của họ, như Kinh thánh đã nói, đang “nằm trong tay của Chúa” (Kn 3,1). Bởi vậy cách thức thích hợp nhất và hữu hiệu nhất để tôn kính họ là cầu nguyện cho họ, dâng hiến các hành vi nhân đức tin cậy mến để cầu cho họ. Kết hiệp với hy lễ Thánh Thể, chúng ta có thể chuyển cầu cho họ được cứu rỗi, và được hưởng sự thông hiệp sung mãn với Chúa, đang khi trông đợi sẽ được xum họp với nhau để vui hưởng mãi mãi Đấng là Tinh Yêu đã dựng nên ta và cứu chuộc ta.
Các bạn thân mến, sự hiệp thông các thánh quả là đẹp và an ủi biết mấy. Đó là một thực tại mang lại một chiều kích mới mẻ cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Chúng ta họp thành một đoàn ngũ tinh thần dựa trên tình liên đới khăng khít: điều lành mà mỗi người thực hiện thì mang lại ích lợi cho tất cả mọi người, và đối lại, hạnh phúc chung của mọi người thì phản chiếu ở nơi từng người. Đó là một mầu nhiệm mà chúng ta đã cảm nghiệm phần nào ở trên đời này, trong gia đình, trong tình bằng hữu, đặc biệt là trong cộng đoàn tinh thần của Giáo hội. Xin Mẹ Maria rất thánh giúp chúng ta bước đi mau lẹ trong đường thánh thiện và tỏ ra là Mẹ từ bi đối với các linh hồn của những kẻ qua đời.
Từ thế kỷ thừ IV, các giáo hội Đông phương đã dành chúa nhựt sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống để mừng tất cả các thánh tử đạo, ra như để chúc tụng Thiên Chúa vì hồng ân mà Thánh Linh đã ban cho Giáo hội qua những kẻ đã làm chứng cho Tin mừng. Lễ này được du nhập sang các Giáo hội Tây phương, đặc biệt kể từ khi đức thánh cha Bonifaxiô IV cung hiến ngôi đền Pantheon, kính các thần linh của các dân tộc thuộc lãnh thổ đế quốc Rôma, cho Đức Maria nữ vương các thánh tử đạo. Biến cố này diễn ra cách đây 1400 năm, vào ngày 13 tháng 5 năm 609. Về sau lễ này được dời sang ngày 1 tháng 11 có lẽ do ảnh hưởng của đan sĩ Alcuinô, người Anh, và được mở rộng cho toàn thể các thánh. Phụng vụ lễ các thánh không chỉ nhắc nhớ tất cả tín hữu về ơn gọi nên thánh, nhưng còn tuyên xưng sự thông hiệp giữa các thánh, theo đó, các thánh trên trời chuyển cầu cho những tín hữu trên trần gian bằng gương lành và lời cầu nguyện; và các tín hữu lữ hành cũng hiệp thông với các người qua đời trong lời cầu nguyện và hành vi đức ái, đồng thời nuôi dưỡng niềm hy vọng sẽ được cùng nhau chia sẻ hạnh phúc trong nhà Cha. Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt hôm qua đã ôn lại đạo lý căn bản đó. Sau khi ban phép lành Toà thánh, ngài nhắc đến kỷ niệm 10 năm ký kết Tuyên ngôn giữa Giáo hội Công giáo và Liên đoàn Luther về ơn công chính hoá, đánh dấu một chặng quan trọng trong nỗ lực đối thoại đại kết. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ
Anh chị em thân mến
Chúa nhựt hôm nay trùng hợp với lễ kính Tất cả các thánh. Lễ này mời gọi Hội thánh lữ hành trên trần thế hãy nếm hưởng lễ hội trường cửu của cộng đoàn thiên quốc, và hâm nóng niềm hy vọng vào cuộc sống bất diệt. Năm nay là kỷ niệm 1400 năm đền thờ Pantheon, vốn là một trong những di tích cổ điển và thời danh nhất của đế quốc Rôma, được dành làm nơi thờ tự Kitô giáo và được cung hiến cho đức Trinh nữ Maria và các thánh tử đạo, dưới tước hiệu “Sancta Maria ad Martyres”. Như vậy ngôi đền dâng các thần linh ngoại giáo trở thành nơi kính nhớ những kẻ được sách Khải huyền mệnh danh như là “đến từ cảnh gian truân cùng khổ và đã giặt tấm áo của mình được nên trong trắng trong máu của Con Chiên” (Kh 7,14). Về sau, việc mừng kính các thánh tử đạo được mở rộng đến tất cả các thánh, “một đoàn người đông đảo không thể nào đếm xuể, thuộc mọi dân mọi nước, mọi chủng tộc và ngôn ngữ” (Kh 7,9), như thánh Gioan đã mô tả. Trong năm dành cho các linh mục, tôi muốn nhắc nhớ cách riêng các thánh linh mục, gồm những vị đã được tôn phong và được giới thiệu làm mẫu gương cho các nhân đức tâm linh và mục vụ, cũng như những vị (với con số đông gấp bội) mà duy chỉ một mình Chúa biết. Mỗi người trong chúng ta còn lưu giữ hình ảnh của vài linh mục đã từng giúp đỡ chúng ta được lớn lên trong đức tin, và cho chúng ta được cảm thấy sự gần gũi của Thiên Chúa nhân lành.
Ngày mai được dành để Kính nhớ tất cả các tín hữu đã qua đời. Tôi muốn mời anh chị em hãy sống cơ hội này với tinh thần đích thực của Kitô giáo, nghĩa là trong ánh sáng phát xuât từ Mầu nhiệm Vượt qua. Đức Kitô đã chết và sống lại; Người đã mở lối vào nhà Cha, vào Vương quốc sự sống và bình an. Ai đi theo đức Giêsu ở đời này thì được Người tiếp đón vào nơi mà Người đã đi trước. Vì thế khi chúng ta đi viếng thăm nghĩa trang, chúng ta hãy nhớ rằng, trong các ngôi mộ, chỉ còn các thi hài của những người thân đang chờ đợi ngày phục sinh. Linh hồn của họ, như Kinh thánh đã nói, đang “nằm trong tay của Chúa” (Kn 3,1). Bởi vậy cách thức thích hợp nhất và hữu hiệu nhất để tôn kính họ là cầu nguyện cho họ, dâng hiến các hành vi nhân đức tin cậy mến để cầu cho họ. Kết hiệp với hy lễ Thánh Thể, chúng ta có thể chuyển cầu cho họ được cứu rỗi, và được hưởng sự thông hiệp sung mãn với Chúa, đang khi trông đợi sẽ được xum họp với nhau để vui hưởng mãi mãi Đấng là Tinh Yêu đã dựng nên ta và cứu chuộc ta.
Các bạn thân mến, sự hiệp thông các thánh quả là đẹp và an ủi biết mấy. Đó là một thực tại mang lại một chiều kích mới mẻ cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta không bị bỏ rơi một mình. Chúng ta họp thành một đoàn ngũ tinh thần dựa trên tình liên đới khăng khít: điều lành mà mỗi người thực hiện thì mang lại ích lợi cho tất cả mọi người, và đối lại, hạnh phúc chung của mọi người thì phản chiếu ở nơi từng người. Đó là một mầu nhiệm mà chúng ta đã cảm nghiệm phần nào ở trên đời này, trong gia đình, trong tình bằng hữu, đặc biệt là trong cộng đoàn tinh thần của Giáo hội. Xin Mẹ Maria rất thánh giúp chúng ta bước đi mau lẹ trong đường thánh thiện và tỏ ra là Mẹ từ bi đối với các linh hồn của những kẻ qua đời.
Top Stories
''Abandon the communist ideology'', scholars tell Vietnam government
J.B. An Dang
04:39 01/11/2009
As preparations for the 11th National Congress of Vietnamese Communist Party are underway, more and more voices asking for the abandon of the communist ideology start to come out emphasizing particularly in the renunciation of the extreme Marxist-Leninist view on Religion.
The Vietnamese Communist Party holds a national congress once every five years to draw up a socio-political blueprint and make leadership changes. Since the collapse of the Communist bloc in Eastern Europe, the Communist Party has found itself struggling harder and harder to silence more and more voices from various sectors in society asking for the abandon of the outdated communist ideology.
Advance preparations for the 11th congress, due to take place in January 2011, are already in progress with state-run newspapers being flooded with articles calling for “the perservance in communism”; and court trial calendars being filled up with more names of dissidents in an orchestrating strategy of intimidation. On the other hand, there are more articles from intellectuals including numerous members of the Party being published on the Internet urging the government to break up its ties with the ideology.
Protest against “the perservance in communism”
The public protest against “the perservance in communism” could be observed in an unprecedented move in September when scholars of a development strategy institute decided to stop all activities and self disband in protest of recent Governmental Decree # 97 prohibiting all forms of public opposition and disagreement with the government policies.
Established in 2004 and composing of prominent economists, many of whom have served in the government and are Communist Party members, Vietnam Institute of Development Studies (IDS) is considered the think tank of Vietnam and has played a crucial role in advising the Vietnamese government to navigate the country into a more market-oriented economy during the last five years.
Scholars in IDS have constantly been challenging the communist-oriented policies of the government, urging the authorities for more political and economic reforms in order to reintegrate Vietnam into the international community after almost a century being isolated from it, and being plunged into the darkness of communism.
Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung immediately denounced the self disband of IDS, asking for probing into the scholars' political motives, while threatening legal actions against them.
Also, in early October, Vietnam jailed six people for advocating democracy after imposing similar sentences to three others earlier in the previous week in a choreographed move to deter dissents in the run up to the 11th congress.
On Oct. 8, another dissident, Mrs. Tran Khai Thanh Thuy, a novelist and journalist, was attacked by police agents and later arrested for her criticism against the government policies.
An ideology causing so much bloodshed and troubles
Despite all dangers awaiting them, more voices against the communist ideology are still being raised. In an article published on VietCatholic News, Dr. Nguyen Thanh Giang, living in Hanoi, an outspoken critic against the communist ideology, argues that economic reforms to move the country into a more market-oriented economy are not enough. Vietnam needs to break entirely its ties with the “evil communist ideology”, he reckons.
Citing history of the world and Vietnam, he boldly identifies communism as the responsible party for millions of deaths in Russia, China and other countries, also for hundred thousands of deaths of farmers during the course of major land reforms between 1955-1957 (of which Vietnam government admitted that 172,008 Vietnamese were killed but the real number still remains unknown). Furthermore, the communist ideology should be blamed for the deaths of 1.1 million North Vietnamese soldiers and 2 million civilians in the Vietnam War, during which 559,200 North Vietnamese soldiers were wounded, not to mention the missing of 300,000 others, and the huge human cost in terms of fatalities of people in South Vietnam.
When assessing the current situation, Dr. Nguyen argues that communism can even damage the country more when it moves to the market-oriented economy yet communist principles are still being applied.
In the light of recent conflicts with religious communities in Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly and Bat Nha, the communist principle of land collective ownership can serve as a typical example. Vietnam follows the Communist system of land ownership. All land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people. Local officials, with so much power in their hands, have taken advantages of this principle to rob land from peasants and religious communities.
As land values increase at an impressive rate, corruption gets more and more pervasive, local authorities get bolder and bolder in seeking illegitimate, personal gain. They have come up with unfeasible projects just to have an excuse to confiscate farmland from peasants or buy it at a very low cost. Once the owners have been kicked off their land, state officials resell it at higher prices, or build hotels, restaurants, and night clubs as financial resources for government officials.
The letter of Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum sent to the government leaders of Vietnam in September last year confirms the situation. In his letter, the prelate warned the top leaders that “numerous of the weak and the poor have pleaded for years for the requisition of their properties but all in vain, as the authorities do not listen but persecute them instead!”
Stop promoting negative Marxist-Leninist view on Religion
Since the introduction of communist ideology into Vietnam, the Communist Party has continuously promoted its extremely negative and hostile Marxist-Leninist view on religion. Faithful of religions have now and then been considered undesirable, untrustworthy, hostile, or even dangerous for the regime. This makes religious communities vulnerable preys of local authorities.
In his pastoral letter dated Oct. 28, 2009 to the priests, religious, and lay people in his diocese Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long pointed out a cheap trick of local government to rob lots of land in this diocese. It began with the government 's accusation made against the sisters of the Congregation of St Paul of Chartres in Vinh Long who were running an orphan house, charging them of “training youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country” to justify the officials' plan to seize their properties. The officials then tried to sell the land for foreign investors for millions of U.S. dollars. When the congregation and the diocese protested, it demolished the monastery and built a public square. The same stories had happened exactly at the Hanoi nunciature, Thai Ha and other places.
Regarding recent conflicts between the government and religious communities, Dr. Nguyen warns that “keep being plunged in communism; we can only make innocent communities like those in Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly, and Bat Nha the enemies of the regime.”
Glimmering signs of hope
Vietnam government promotes a very hostile view against religion, especially Catholicism. Text books at all levels of educations publicly attack Catholicism. However, extremely negative viewpoints against religion have seemed to fade away with the process of reintegration the country to the international community. Recently, right in the education environment, one can see encouraging signs of open and tolerant towards religions among intellectuals.
On Oct. 29, at the University of Social Studies and Human Science in Hanoi, there was a conference on the theme “Religious Culture in the context of Globalization” in which Catholic priests and scholars had chances to present Catholic viewpoints on many issues of the society in Vietnam.
From now to the 11th National Congress of Vietnamese Communist Party, one can expect to see more and more bold challenges to “the perservance in communism” and more and more crackdowns against the voices for democracy and freedom in Vietnam.
The Vietnamese Communist Party holds a national congress once every five years to draw up a socio-political blueprint and make leadership changes. Since the collapse of the Communist bloc in Eastern Europe, the Communist Party has found itself struggling harder and harder to silence more and more voices from various sectors in society asking for the abandon of the outdated communist ideology.
Advance preparations for the 11th congress, due to take place in January 2011, are already in progress with state-run newspapers being flooded with articles calling for “the perservance in communism”; and court trial calendars being filled up with more names of dissidents in an orchestrating strategy of intimidation. On the other hand, there are more articles from intellectuals including numerous members of the Party being published on the Internet urging the government to break up its ties with the ideology.
Protest against “the perservance in communism”
The public protest against “the perservance in communism” could be observed in an unprecedented move in September when scholars of a development strategy institute decided to stop all activities and self disband in protest of recent Governmental Decree # 97 prohibiting all forms of public opposition and disagreement with the government policies.
Established in 2004 and composing of prominent economists, many of whom have served in the government and are Communist Party members, Vietnam Institute of Development Studies (IDS) is considered the think tank of Vietnam and has played a crucial role in advising the Vietnamese government to navigate the country into a more market-oriented economy during the last five years.
Scholars in IDS have constantly been challenging the communist-oriented policies of the government, urging the authorities for more political and economic reforms in order to reintegrate Vietnam into the international community after almost a century being isolated from it, and being plunged into the darkness of communism.
Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung immediately denounced the self disband of IDS, asking for probing into the scholars' political motives, while threatening legal actions against them.
Also, in early October, Vietnam jailed six people for advocating democracy after imposing similar sentences to three others earlier in the previous week in a choreographed move to deter dissents in the run up to the 11th congress.
On Oct. 8, another dissident, Mrs. Tran Khai Thanh Thuy, a novelist and journalist, was attacked by police agents and later arrested for her criticism against the government policies.
An ideology causing so much bloodshed and troubles
Despite all dangers awaiting them, more voices against the communist ideology are still being raised. In an article published on VietCatholic News, Dr. Nguyen Thanh Giang, living in Hanoi, an outspoken critic against the communist ideology, argues that economic reforms to move the country into a more market-oriented economy are not enough. Vietnam needs to break entirely its ties with the “evil communist ideology”, he reckons.
Citing history of the world and Vietnam, he boldly identifies communism as the responsible party for millions of deaths in Russia, China and other countries, also for hundred thousands of deaths of farmers during the course of major land reforms between 1955-1957 (of which Vietnam government admitted that 172,008 Vietnamese were killed but the real number still remains unknown). Furthermore, the communist ideology should be blamed for the deaths of 1.1 million North Vietnamese soldiers and 2 million civilians in the Vietnam War, during which 559,200 North Vietnamese soldiers were wounded, not to mention the missing of 300,000 others, and the huge human cost in terms of fatalities of people in South Vietnam.
When assessing the current situation, Dr. Nguyen argues that communism can even damage the country more when it moves to the market-oriented economy yet communist principles are still being applied.
In the light of recent conflicts with religious communities in Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly and Bat Nha, the communist principle of land collective ownership can serve as a typical example. Vietnam follows the Communist system of land ownership. All land belongs to the people and is managed by the State on behalf of the people. Local officials, with so much power in their hands, have taken advantages of this principle to rob land from peasants and religious communities.
As land values increase at an impressive rate, corruption gets more and more pervasive, local authorities get bolder and bolder in seeking illegitimate, personal gain. They have come up with unfeasible projects just to have an excuse to confiscate farmland from peasants or buy it at a very low cost. Once the owners have been kicked off their land, state officials resell it at higher prices, or build hotels, restaurants, and night clubs as financial resources for government officials.
The letter of Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum sent to the government leaders of Vietnam in September last year confirms the situation. In his letter, the prelate warned the top leaders that “numerous of the weak and the poor have pleaded for years for the requisition of their properties but all in vain, as the authorities do not listen but persecute them instead!”
Stop promoting negative Marxist-Leninist view on Religion
Since the introduction of communist ideology into Vietnam, the Communist Party has continuously promoted its extremely negative and hostile Marxist-Leninist view on religion. Faithful of religions have now and then been considered undesirable, untrustworthy, hostile, or even dangerous for the regime. This makes religious communities vulnerable preys of local authorities.
In his pastoral letter dated Oct. 28, 2009 to the priests, religious, and lay people in his diocese Bishop Thomas Nguyen Van Tan of Vinh Long pointed out a cheap trick of local government to rob lots of land in this diocese. It began with the government 's accusation made against the sisters of the Congregation of St Paul of Chartres in Vinh Long who were running an orphan house, charging them of “training youth to be an anti-revolution force to oppose the liberation of the country” to justify the officials' plan to seize their properties. The officials then tried to sell the land for foreign investors for millions of U.S. dollars. When the congregation and the diocese protested, it demolished the monastery and built a public square. The same stories had happened exactly at the Hanoi nunciature, Thai Ha and other places.
Regarding recent conflicts between the government and religious communities, Dr. Nguyen warns that “keep being plunged in communism; we can only make innocent communities like those in Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly, and Bat Nha the enemies of the regime.”
Glimmering signs of hope
Vietnam government promotes a very hostile view against religion, especially Catholicism. Text books at all levels of educations publicly attack Catholicism. However, extremely negative viewpoints against religion have seemed to fade away with the process of reintegration the country to the international community. Recently, right in the education environment, one can see encouraging signs of open and tolerant towards religions among intellectuals.
On Oct. 29, at the University of Social Studies and Human Science in Hanoi, there was a conference on the theme “Religious Culture in the context of Globalization” in which Catholic priests and scholars had chances to present Catholic viewpoints on many issues of the society in Vietnam.
From now to the 11th National Congress of Vietnamese Communist Party, one can expect to see more and more bold challenges to “the perservance in communism” and more and more crackdowns against the voices for democracy and freedom in Vietnam.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ca đoàn Martine Giáo xứ Martine De Porres, Melbourne, mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
06:12 01/11/2009
MELBOURNE - Vào lúc 5 giờ chiều Chuá nhật Ngày 1 Tháng 11Năm 2009, tại Thánh đường Giáo xứ Thánh Martine De Porres, vùng Avondale Heights, Melbourne, Lễ Các Thánh và Đặc biệt cũng là dịp lễ để giáo xứ mừng kính Thánh Martine gần kề, Thánh Martino là bổn mạng giáo xứ và cũng là bổn mạng Ca đoàn Việt Nam cuả Giáo xứ Thánh Martino.
Hình ảnh ca đoàn mừng lễ
Đặc biệt thánh lễ hôm nay có sự đồng tế cuả Cha Chánh xứ Tony Kerin, linh mục Nguyễn Trung Tây và Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên úy Cộng đoàn Công giáo Việt Nam khu vực Miền Tây. Mở đầu linh mục chủ tế đã ngỏ lời chúc mừng ca đoàn qua gương thánh nhân bổn mạng ca đoàn, đã dùng lời ca tiếng hát để ngợi khen và vinh danh Chuá qua các thánh lễ tiếng Việt.
Ca đoàn Martine được thành lập Năm 2005, là một trong những ca đoàn lớn cuả giáo xứ Martine nói riêng, và cũng là ca đoàn lớn trong khu vực Miền tây nói chung, quy tụ được rất nhiều ca viên thâm niên, với những giọng ca điêu luyện, nhiều kinh nghiệm xuất thân từ nhiều ca đoàn lớn trong khu vực tham gia, và nhất là ca trưởng Lộc. Nhờ đó mà ca đoàn có những lời ca vững vàng, và thật du dương với những bài thánh ca ngợi khen Thiên Chuá.
Mừng lễ bổn mạng cuả mình, ca đoàn Martine đã có dịp phô diễn các bài thánh ca trong thánh lễ rất xuất sắc, tiếng đàn, tiếng ca nhịp nhàng đưa buổi lễ thêm phần long trọng hơn.
Trong bài chia sẻ sau Phúc âm. Linh mục Nguyễn Trung Tây đã bày tỏ niềm vui mừng vì có 2 lần được tham dự thánh lễ mừng bổn mạng Ca đoàn Martino. Trong dịp này, cha đã chia sẻ sứ vụ truyền giáo mà ca đoàn đang góp công rất lớn, khi dùng lời ca tiếng hát để hết lòng phục vụ, biến lời Chuá thành lời vàng, lời bạc đưa đến cho các giáo hữu những phút giây lắng chìm vào lời Chuá, để hoà nhập và tới gần với Thiên Chuá hơn.
Ngài nói đây cũng là một cách mà ca đoàn và các ca viên đã thể hiện, biến lời Chuá qua những lời ca thành những hạt giống ngọc ngà gieo trên những thưả đất khô khan thành những cánh đồng xanh tươi mầu mỡ, vì trong đời sống đạo nơi xứ người, mà thời gian rất hạn chế cho các giáo hữu đến với Chuá. Ngài cũng nói tới sự hy sinh phục vụ cuả mọi người đã dành nhiều thời gian quý báu cho công việc tập tành và ca hát phục vụ các thánh lễ.
Sau các nghi thức kết lễ, ông Tân đại diện cho Ban mục vụ Giáo xứ Thánh Martine De Porres đã lên ngỏ lời cám ơn ca đoàn đã phục vụ giáo xứ trong suốt thời gian qua, và đã có chút quà gửi tặng ca đoàn. Rồi tới cha chánh xứ Tony người Úc cũng lên chúc mừng ca đoàn nhân dịp ca đoàn mừng kính bổn mạng.
Cuối buổi lễ, Đại diện ca đoàn đã lên nhận quà cuả cộng đoàn, cùng cám ơn toàn thể quan khách và giáo dân trong giáo xứ, anh cũng nói: Cám ơn một số vị trong ca đoàn, mặc dù đã lâu vì một số lý do riêng, không còn phục vụ trong ca đoàn, nhưng nhân dịp lễ bổn mạng, cũng đã trở lại để cùng ca đoàn mừng bổn mạng, góp lời ca, tiếng đàn để ca tụng và vinh danh Thiên Chuá và phục vụ cộng đoàn.
Sau thánh lễ, ca đoàn đã mời mọi người cùng ở lại dùng bưã tiệc trà chung vui cùng ca đoàn, nhân dịp ca đoàn mừng lễ bổn mạng tại cuối nhà thờ, trong tình thân ái cuả những người con một Chuá.
Hình ảnh ca đoàn mừng lễ
Đặc biệt thánh lễ hôm nay có sự đồng tế cuả Cha Chánh xứ Tony Kerin, linh mục Nguyễn Trung Tây và Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên úy Cộng đoàn Công giáo Việt Nam khu vực Miền Tây. Mở đầu linh mục chủ tế đã ngỏ lời chúc mừng ca đoàn qua gương thánh nhân bổn mạng ca đoàn, đã dùng lời ca tiếng hát để ngợi khen và vinh danh Chuá qua các thánh lễ tiếng Việt.
Ca đoàn Martine được thành lập Năm 2005, là một trong những ca đoàn lớn cuả giáo xứ Martine nói riêng, và cũng là ca đoàn lớn trong khu vực Miền tây nói chung, quy tụ được rất nhiều ca viên thâm niên, với những giọng ca điêu luyện, nhiều kinh nghiệm xuất thân từ nhiều ca đoàn lớn trong khu vực tham gia, và nhất là ca trưởng Lộc. Nhờ đó mà ca đoàn có những lời ca vững vàng, và thật du dương với những bài thánh ca ngợi khen Thiên Chuá.
Mừng lễ bổn mạng cuả mình, ca đoàn Martine đã có dịp phô diễn các bài thánh ca trong thánh lễ rất xuất sắc, tiếng đàn, tiếng ca nhịp nhàng đưa buổi lễ thêm phần long trọng hơn.
Trong bài chia sẻ sau Phúc âm. Linh mục Nguyễn Trung Tây đã bày tỏ niềm vui mừng vì có 2 lần được tham dự thánh lễ mừng bổn mạng Ca đoàn Martino. Trong dịp này, cha đã chia sẻ sứ vụ truyền giáo mà ca đoàn đang góp công rất lớn, khi dùng lời ca tiếng hát để hết lòng phục vụ, biến lời Chuá thành lời vàng, lời bạc đưa đến cho các giáo hữu những phút giây lắng chìm vào lời Chuá, để hoà nhập và tới gần với Thiên Chuá hơn.
Ngài nói đây cũng là một cách mà ca đoàn và các ca viên đã thể hiện, biến lời Chuá qua những lời ca thành những hạt giống ngọc ngà gieo trên những thưả đất khô khan thành những cánh đồng xanh tươi mầu mỡ, vì trong đời sống đạo nơi xứ người, mà thời gian rất hạn chế cho các giáo hữu đến với Chuá. Ngài cũng nói tới sự hy sinh phục vụ cuả mọi người đã dành nhiều thời gian quý báu cho công việc tập tành và ca hát phục vụ các thánh lễ.
Sau các nghi thức kết lễ, ông Tân đại diện cho Ban mục vụ Giáo xứ Thánh Martine De Porres đã lên ngỏ lời cám ơn ca đoàn đã phục vụ giáo xứ trong suốt thời gian qua, và đã có chút quà gửi tặng ca đoàn. Rồi tới cha chánh xứ Tony người Úc cũng lên chúc mừng ca đoàn nhân dịp ca đoàn mừng kính bổn mạng.
Cuối buổi lễ, Đại diện ca đoàn đã lên nhận quà cuả cộng đoàn, cùng cám ơn toàn thể quan khách và giáo dân trong giáo xứ, anh cũng nói: Cám ơn một số vị trong ca đoàn, mặc dù đã lâu vì một số lý do riêng, không còn phục vụ trong ca đoàn, nhưng nhân dịp lễ bổn mạng, cũng đã trở lại để cùng ca đoàn mừng bổn mạng, góp lời ca, tiếng đàn để ca tụng và vinh danh Thiên Chuá và phục vụ cộng đoàn.
Sau thánh lễ, ca đoàn đã mời mọi người cùng ở lại dùng bưã tiệc trà chung vui cùng ca đoàn, nhân dịp ca đoàn mừng lễ bổn mạng tại cuối nhà thờ, trong tình thân ái cuả những người con một Chuá.
Giáo xứ Đại Lộ Hố Nai đón Cha tân chánh xứ
Giuse Khổng Hữu Nguồn
06:21 01/11/2009
HỐ NAI - Sáng thứ Bẩy 31/10/2009 giáo xứ Đại Lộ, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, tổ chức đón cha tân chánh xứ. Thay mặt Đức cha giáo phận, cha Đaminh Trần Xuân Thảo, quản hạt Hố Nai chủ sự nghi thức nhận xứ của linh mục tân chánh xứ Gioan B. Phan Kế Sự.
Hình ảnh giáo dân mừng Cha xứ mới
Đến dâng lễ đồng tế có Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở 2 Xuân Lộc, cha Tổng đại diện giáo phận Bà Rịa Vũng Tầu Paulo Nguyễn Hữu Thời, ngài là cha nghĩa phụ của cha Gioan B. tân chánh xứ Đại Lộ, và gần 40 cha trong ngoài hạt Hố Nai.
Tham dự lễ có đông các chủng sinh, quý Tu Sĩ nam nữ, quý thân nhân cha tân chánh xứ, quý ban hành giáo: Hải Sơn, Lợi Hà, Cây Gáo, Bình Lâm, và 17 xứ trong hạt, đại diện các gia đình, các thành phần trong giáo xứ Đại Lộ.
Cũng như nhiều xứ đạo khác trong vùng Hố Nai, năm 1954 một số đông bà con giáo xứ Đại Lộ ngoài Bắc theo tiếng gọi của vị chủ chăn của mình là cha Giuse Đoàn Kim Điện cùng cha già Giuse Hoàng Văn Chuẩn là cha nghĩa phụ của cha Giuse Điện, di cư vào Nam đến lập nghiệp tại cây số 8, quốc lộ 1, thành phố Biên Hòa.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, giáo xứ Đại Lộ đến nay có năm đời cha chánh xứ, và một cha quản nhiệm coi sóc: Cha cố Giuse Đoàn Kim Điện, cha Laurenso Phạm Thanh Xuân, cha cố Gioan B. Nguyễn Thanh Hải, cha Toma Nguyễn Văn Thân, cha quản nhiệm Vinhsơn Trần Hải Ninh, cha tân chánh xứ Gioan B.Phan Kế Sự.
Giáo xứ Đại Lộ là một xứ đạo nhỏ, có sáu trăm gia đình công giáo, gần ba nghìn nhân danh. Mặt tiền của giáo xứ rộng khoảng hơn mười mét, nhưng chiều sâu khoảng hơn hai cây số, giáo xứ chia làm bốn Họ đạo: Truyền Tin, Vô Nhiễm, Fatima, và La Vang. Nhìn chung cuộc sống của người dân xứ đạo vẫn còn nghèo, công việc chủ yếu là công nhân, buôn bán tạp hóa gia đình.
Nghi thức nhận xứ và Thánh Lễ Tạ ơn diễn ra trong bầu khí tháng Mân Côi thật là sốt sáng, những bài hát về Đức Mẹ nghe du dương thân thương trìu mến, ai nấy cũng vui mừng hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ, cho cha tân chánh xứ Đại Lộ.
Trước khi kết lễ cha quản hạt Hố Nai ân cần nhắc nhở cộng đoàn giáo xứ “ Hãy đoàn kết, đoàn kết và vâng phục đấng đã được sai đến để phục vụ đoàn chiên ”.
Hình ảnh giáo dân mừng Cha xứ mới
Tham dự lễ có đông các chủng sinh, quý Tu Sĩ nam nữ, quý thân nhân cha tân chánh xứ, quý ban hành giáo: Hải Sơn, Lợi Hà, Cây Gáo, Bình Lâm, và 17 xứ trong hạt, đại diện các gia đình, các thành phần trong giáo xứ Đại Lộ.
Cũng như nhiều xứ đạo khác trong vùng Hố Nai, năm 1954 một số đông bà con giáo xứ Đại Lộ ngoài Bắc theo tiếng gọi của vị chủ chăn của mình là cha Giuse Đoàn Kim Điện cùng cha già Giuse Hoàng Văn Chuẩn là cha nghĩa phụ của cha Giuse Điện, di cư vào Nam đến lập nghiệp tại cây số 8, quốc lộ 1, thành phố Biên Hòa.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, giáo xứ Đại Lộ đến nay có năm đời cha chánh xứ, và một cha quản nhiệm coi sóc: Cha cố Giuse Đoàn Kim Điện, cha Laurenso Phạm Thanh Xuân, cha cố Gioan B. Nguyễn Thanh Hải, cha Toma Nguyễn Văn Thân, cha quản nhiệm Vinhsơn Trần Hải Ninh, cha tân chánh xứ Gioan B.Phan Kế Sự.
Giáo xứ Đại Lộ là một xứ đạo nhỏ, có sáu trăm gia đình công giáo, gần ba nghìn nhân danh. Mặt tiền của giáo xứ rộng khoảng hơn mười mét, nhưng chiều sâu khoảng hơn hai cây số, giáo xứ chia làm bốn Họ đạo: Truyền Tin, Vô Nhiễm, Fatima, và La Vang. Nhìn chung cuộc sống của người dân xứ đạo vẫn còn nghèo, công việc chủ yếu là công nhân, buôn bán tạp hóa gia đình.
Nghi thức nhận xứ và Thánh Lễ Tạ ơn diễn ra trong bầu khí tháng Mân Côi thật là sốt sáng, những bài hát về Đức Mẹ nghe du dương thân thương trìu mến, ai nấy cũng vui mừng hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ, cho cha tân chánh xứ Đại Lộ.
Trước khi kết lễ cha quản hạt Hố Nai ân cần nhắc nhở cộng đoàn giáo xứ “ Hãy đoàn kết, đoàn kết và vâng phục đấng đã được sai đến để phục vụ đoàn chiên ”.
Thánh lễ mừng Các Thánh Nam Nữ tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
06:48 01/11/2009
HÀ NỘI - Hôm nay, ngày 1 tháng 11, Phụng vụ Giáo Hội cho chúng ta mừng kính trọng thể các Thánh nam nữ của Thiên Chúa. Đây là một đại lễ, một niềm hân hoan cho toàn thể dân Chúa.
Thánh lễ mừng kính các Thánh được cử hành trọng thể tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội vào lúc 9h00 sáng do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự, cùng với Đức cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha giáo đại chủng viện và quý cha trong miền Hà nội.
Đã thành thông lệ, cứ vào mỗi dịp đại lễ, bà con giáo dân trong nội thành Hà nội lại quy tụ về Nhà thờ Chính Tòa một cách đông đảo để tham dự Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục chủ sự. Hôm nay, ngôi nhà thờ cổ kính càng thêm ấm cúng bởi sự tham dự của hàng trăm nam nữ tu sĩ, chủng sinh.
Một đoàn rước trang trọng gồm 150 chủng sinh và quý Cha, quý Đức Cha từ nhà nguyện của Tòa Tổng Giám mục tiến vào cung lòng nhà thờ Chính Tòa, nơi hàng ngàn bà con giáo dân đang dọn lòng chuẩn bị tham dự thánh lễ. Muôn tấm lòng cùng hướng về Trời cao để cùng chư Thần Thánh cảm tạ, ngợi khen Thiên Chúa và cầu nguyện với các Ngài. Đó cũng chính là những tâm tình mà Đức Tổng Giám mục Giuse gửi gắm tới cộng đoàn phụng vụ trong khi mở đầu thánh lễ, Ngài nói: “Hôm nay chúng ta phấn khởi hân hoan, long trọng mừng lễ kính các Thánh nam nữ ở trên Trời. Cộng đoàn chúng ta hôm nay tham dự đông đảo, nhưng có lẽ chúng ta thấy còn đông đảo hơn nữa, vì, trong Đức Tin chúng ta hiệp thông cùng với tất cả các Thánh, các Thiên Thần trên Thiên Đàng để cùng cất vang lời ca tụng Thiên Chúa. Mừng lễ hôm nay, chúng ta vừa hãnh diện, vừa hy vọng, vừa mong mỏi được hiệp đoàn cùng các Thánh. Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay đã chỉ cho chúng ta thấy con đường đích thực để nên Thánh, để kết hiệp trọn vẹn với Chúa”.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, Đức Tổng Giám mục đã quảng diễn về hình ảnh của các Thánh, về con đường dẫn đến sự thánh thiện theo con đường Tám mối phúc thật và tình trạng hạnh phúc của sự thánh thiện. Ngài chia sẻ: “Hình ảnh của sự Thánh thiện, sách Khải Huyền tường thuật lại, trước hết, đó là các vị bất tử. Thế giới vật chất này rồi sẽ qua đi, sẽ đến ngày tất cả mọi sự đều bị hủy diệt, thế nhưng trước khi hủy diệt tất cả thì Chúa đã sai các Thiên Thần đến đóng ấn vào những người mà Chúa tuyển chọn, họ sẽ không bị hủy diệt, sẽ bất tử để hưởng hạnh phúc bên Chúa. Các vị này “mặc những áo trắng dài và cầm nhành lá vạn tuế, đứng bên ngai Con Chiên mà ca hát chúc tụng Thiên Chúa”. Thật là một hình ảnh đẹp và tràn đầy hạnh phúc! Nhờ đó cũng thôi thúc chúng ta mong mỏi được gia nhập vào đoàn cùng với các Thánh.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy chúng ta con đường dẫn tới sự Thánh Thiện. Các vị Thánh mặc áo trắng, “họ đã giặt áo của mình trong máu Con Chiên, đã từ đau khổ lớn lao mà đến”. Bụi bặm không những làm nhơ uế mà nó còn chôn vùi con người. Đó chính là hình ảnh của tội lỗi làm vương bấn chiếc áo trắng là tượng trưng cho tâm hồn trong sạch, nếu để bụi trần gian bám vào thì con người bị nhơ uế, dần chôn vùi. Muốn vượt lên, thoát khỏi lớp bụi đó, người ta phải phấn đấu hằng ngày. Cuộc phấn đấu đó được Chúa Giêsu dạy chúng ta qua con đường Tám Mối Phúc Thật để giúp ta hằng ngày gột rửa cho sạch tấm áo linh hồn của mình khỏi những ham mê xác thịt, danh vọng chức quyền,những ti tiện nhỏ nhen. Danh, lợi, thú, tham, sân, si là những lớp bụi làm vấy bẩn tâm hồn, quật ngã, chôn vùi con người đến chốn diệt vong. Phải phấn đấu, phải tẩy sạch nó hằng ngày thì con người mới có thể giữ mãi tấm áo trắng tinh tuyền, và nhờ đó chiến thắng được chính ma quỷ, xác thịt, thế gian. Ma quỷ, xác thịt hay thế gian chẳng thể làm gì chúng ta nếu chúng ta không thỏa hiệp với nó, cho nên cuộc chiến với chính mình mới là cuộc chiến gay go nhất. Con đường này, chính Chúa Giêsu đã đi, đã thực thi một cách trọn vẹn… Chúa mời gọi chúng ta hãy đi vào con đường của Người. Các Thánh không những đi theo con đường của Chúa mà còn nhờ sức mạnh của Chúa mà chiến thắng, trông cậy vào ơn cứu độ của Chúa bởi các Ngài đã nói “chúng ta được cứu độ là nhờ Con Chiên”.
Khi đã chiến thắng, người ta được hưởng hạnh phúc với Chúa. Hạnh phúc đó được diễn tả trong thư của Thánh Gioan chúng ta lắng nghe hôm nay. Hạnh phúc của chúng ta là được làm con Thiên Chúa, được trở lên giống như Ngài. Cuộc phấn đấu của các Thánh: từ bỏ tất cả những ham muốn, những vật chất… đời này để được cuộc sống trường cửu đời sau, bỏ tất cả để được chính Chúa là nguồn mạch phong phú ở trên Trời dưới đất này… và từ đó có thể chiếu tỏa vinh quang của Thiên Chúa”.
Kết thúc bài giảng, Đức Tổng Giám mục Giuse đã mời gọi cộng đoàn phụng vụ hôm nay: “Mừng lễ các Thánh hôm nay, chúng ta được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa, được chiêm ngưỡng vinh quang của các Thánh đã được chia sẻ vinh quang của Chúa, chúng ta cũng mong ước được chia sẻ vinh quang của Chúa. Chúng ta là dòng dõi của các Thánh, là con cháu của các Thánh, định mệnh của chúng ta là nên Thánh vì chính Chúa Giêsu đã nói “Các con hãy nên Thánh, vì Ta là đấng Thánh”, “các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên Trời là đấng hoàn thiện”. Chúng ta hãy tẩy sạch lòng mình, hãy chiến thắng chính mình bằng con đường Tám mối phúc thật, như thế chúng ta sẽ được mặc tấm áo trắng tinh tuyền, được cầm cành vạn tuế, được gia nhập hàng ngũ đông đảo các vị Thánh trên Thiên Quốc để ca tụng Chúa. Chúng ta hãy tin rằng “tất cả những điều đó, chúng tôi có thể làm được hết, trong Đức Giêsu Kitô – Đấng đã ban sức mạnh cho tôi” như lời Thánh Phaolô đã xác tín”.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, bà con giáo dân cùng tiến ra quảng trường, đứng hai bên đường đoàn rước đi qua để chào thăm, chúc mừng và nhận phép lành của Đức Tổng Giám mục Giuse. Ngài phấn khởi chào thăm mọi người và chúc lành cho mọi người, đặc biệt là các trẻ em.
Thánh lễ mừng kính các Thánh được cử hành trọng thể tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội vào lúc 9h00 sáng do Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự, cùng với Đức cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha giáo đại chủng viện và quý cha trong miền Hà nội.
Đã thành thông lệ, cứ vào mỗi dịp đại lễ, bà con giáo dân trong nội thành Hà nội lại quy tụ về Nhà thờ Chính Tòa một cách đông đảo để tham dự Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục chủ sự. Hôm nay, ngôi nhà thờ cổ kính càng thêm ấm cúng bởi sự tham dự của hàng trăm nam nữ tu sĩ, chủng sinh.
Một đoàn rước trang trọng gồm 150 chủng sinh và quý Cha, quý Đức Cha từ nhà nguyện của Tòa Tổng Giám mục tiến vào cung lòng nhà thờ Chính Tòa, nơi hàng ngàn bà con giáo dân đang dọn lòng chuẩn bị tham dự thánh lễ. Muôn tấm lòng cùng hướng về Trời cao để cùng chư Thần Thánh cảm tạ, ngợi khen Thiên Chúa và cầu nguyện với các Ngài. Đó cũng chính là những tâm tình mà Đức Tổng Giám mục Giuse gửi gắm tới cộng đoàn phụng vụ trong khi mở đầu thánh lễ, Ngài nói: “Hôm nay chúng ta phấn khởi hân hoan, long trọng mừng lễ kính các Thánh nam nữ ở trên Trời. Cộng đoàn chúng ta hôm nay tham dự đông đảo, nhưng có lẽ chúng ta thấy còn đông đảo hơn nữa, vì, trong Đức Tin chúng ta hiệp thông cùng với tất cả các Thánh, các Thiên Thần trên Thiên Đàng để cùng cất vang lời ca tụng Thiên Chúa. Mừng lễ hôm nay, chúng ta vừa hãnh diện, vừa hy vọng, vừa mong mỏi được hiệp đoàn cùng các Thánh. Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay đã chỉ cho chúng ta thấy con đường đích thực để nên Thánh, để kết hiệp trọn vẹn với Chúa”.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, Đức Tổng Giám mục đã quảng diễn về hình ảnh của các Thánh, về con đường dẫn đến sự thánh thiện theo con đường Tám mối phúc thật và tình trạng hạnh phúc của sự thánh thiện. Ngài chia sẻ: “Hình ảnh của sự Thánh thiện, sách Khải Huyền tường thuật lại, trước hết, đó là các vị bất tử. Thế giới vật chất này rồi sẽ qua đi, sẽ đến ngày tất cả mọi sự đều bị hủy diệt, thế nhưng trước khi hủy diệt tất cả thì Chúa đã sai các Thiên Thần đến đóng ấn vào những người mà Chúa tuyển chọn, họ sẽ không bị hủy diệt, sẽ bất tử để hưởng hạnh phúc bên Chúa. Các vị này “mặc những áo trắng dài và cầm nhành lá vạn tuế, đứng bên ngai Con Chiên mà ca hát chúc tụng Thiên Chúa”. Thật là một hình ảnh đẹp và tràn đầy hạnh phúc! Nhờ đó cũng thôi thúc chúng ta mong mỏi được gia nhập vào đoàn cùng với các Thánh.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy chúng ta con đường dẫn tới sự Thánh Thiện. Các vị Thánh mặc áo trắng, “họ đã giặt áo của mình trong máu Con Chiên, đã từ đau khổ lớn lao mà đến”. Bụi bặm không những làm nhơ uế mà nó còn chôn vùi con người. Đó chính là hình ảnh của tội lỗi làm vương bấn chiếc áo trắng là tượng trưng cho tâm hồn trong sạch, nếu để bụi trần gian bám vào thì con người bị nhơ uế, dần chôn vùi. Muốn vượt lên, thoát khỏi lớp bụi đó, người ta phải phấn đấu hằng ngày. Cuộc phấn đấu đó được Chúa Giêsu dạy chúng ta qua con đường Tám Mối Phúc Thật để giúp ta hằng ngày gột rửa cho sạch tấm áo linh hồn của mình khỏi những ham mê xác thịt, danh vọng chức quyền,những ti tiện nhỏ nhen. Danh, lợi, thú, tham, sân, si là những lớp bụi làm vấy bẩn tâm hồn, quật ngã, chôn vùi con người đến chốn diệt vong. Phải phấn đấu, phải tẩy sạch nó hằng ngày thì con người mới có thể giữ mãi tấm áo trắng tinh tuyền, và nhờ đó chiến thắng được chính ma quỷ, xác thịt, thế gian. Ma quỷ, xác thịt hay thế gian chẳng thể làm gì chúng ta nếu chúng ta không thỏa hiệp với nó, cho nên cuộc chiến với chính mình mới là cuộc chiến gay go nhất. Con đường này, chính Chúa Giêsu đã đi, đã thực thi một cách trọn vẹn… Chúa mời gọi chúng ta hãy đi vào con đường của Người. Các Thánh không những đi theo con đường của Chúa mà còn nhờ sức mạnh của Chúa mà chiến thắng, trông cậy vào ơn cứu độ của Chúa bởi các Ngài đã nói “chúng ta được cứu độ là nhờ Con Chiên”.
Khi đã chiến thắng, người ta được hưởng hạnh phúc với Chúa. Hạnh phúc đó được diễn tả trong thư của Thánh Gioan chúng ta lắng nghe hôm nay. Hạnh phúc của chúng ta là được làm con Thiên Chúa, được trở lên giống như Ngài. Cuộc phấn đấu của các Thánh: từ bỏ tất cả những ham muốn, những vật chất… đời này để được cuộc sống trường cửu đời sau, bỏ tất cả để được chính Chúa là nguồn mạch phong phú ở trên Trời dưới đất này… và từ đó có thể chiếu tỏa vinh quang của Thiên Chúa”.
Kết thúc bài giảng, Đức Tổng Giám mục Giuse đã mời gọi cộng đoàn phụng vụ hôm nay: “Mừng lễ các Thánh hôm nay, chúng ta được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa, được chiêm ngưỡng vinh quang của các Thánh đã được chia sẻ vinh quang của Chúa, chúng ta cũng mong ước được chia sẻ vinh quang của Chúa. Chúng ta là dòng dõi của các Thánh, là con cháu của các Thánh, định mệnh của chúng ta là nên Thánh vì chính Chúa Giêsu đã nói “Các con hãy nên Thánh, vì Ta là đấng Thánh”, “các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên Trời là đấng hoàn thiện”. Chúng ta hãy tẩy sạch lòng mình, hãy chiến thắng chính mình bằng con đường Tám mối phúc thật, như thế chúng ta sẽ được mặc tấm áo trắng tinh tuyền, được cầm cành vạn tuế, được gia nhập hàng ngũ đông đảo các vị Thánh trên Thiên Quốc để ca tụng Chúa. Chúng ta hãy tin rằng “tất cả những điều đó, chúng tôi có thể làm được hết, trong Đức Giêsu Kitô – Đấng đã ban sức mạnh cho tôi” như lời Thánh Phaolô đã xác tín”.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, bà con giáo dân cùng tiến ra quảng trường, đứng hai bên đường đoàn rước đi qua để chào thăm, chúc mừng và nhận phép lành của Đức Tổng Giám mục Giuse. Ngài phấn khởi chào thăm mọi người và chúc lành cho mọi người, đặc biệt là các trẻ em.
Thánh lễ Tạ Ơn và trao bằng tưởng lệ tại Giáo xứ Tân Phước
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
11:15 01/11/2009
SAIGÒN - Trong ngày đại lễ mừng các Thánh nam, nữ hôm nay, Chúa nhật đầu tháng 11, Giáo xứ Tân Phước thuộc Tổng Giáo phận Sàigòn hân hoan đón Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm về dâng Thánh Lễ đồng tế tạ ơn và cầu nguyện cho tân Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ nhiệm kì thứ ba 2009 -2013. Cùng đồng tế còn có cha Hạt trưởng hạt Phú Thọ và một số cha khách.
Hình ảnh buổi lễ hôm nay
Trong bài giảng Đức cha dí dỏm ví von khi gọi tất cả các tín hữu đang hiện diện là các vị Thánh nam nữ nhưng hơi nhiều tội lỗi. Ngài dẫn chứng sự nên thánh bằng việc hoán cải và quay về của các vị Thánh cả Phêrô, Phaolô, Thánh vương Davit…Ngài mời gọi mọi người nên Thánh và sống thánh trong mọi bổn phận, mọi hành động trong cuộc sống thường nhật. Trong mỗi gia đình, các thành viên hãy trở nên những cha thánh, mẹ thánh, con thánh.. Đặc biệt ngài cầu chúc quý vị tân chức đã hăng hái tham gia việc tông đồ qua việc phục vụ các công tác Giáo xứ hãy nên thánh qua việc tông đồ mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi, giúp Giáo xứ ngày càng thêm sốt mến và đoàn kết thân ái.
Đức Cha đã chủ sự việc Tuyên hứa dấn thân phục vụ của tân ban mục vụ. Ngài cũng trao ủy nhiệm thư như trao trách vụ cao cả cho từng người. Trong dịp này Ngài cũng trao bằng tưởng lệ như ghi nhận và cám ơn sự đóng góp của các qúy chức trong nhiệm kì vừa qua. Sau Thánh Lễ Ngài cùng tham dự bữa cơm thân mật chia vui với qúy chức tân, cựu.
“Đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi, đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường…”. Lời ca của ca đoàn cùng dân Chúa vang lên như một lời cầu nguyện mong chúc tân ban thường vụ luôn vững bước dấn thân trên bước đường phụng sự.
Hình ảnh buổi lễ hôm nay
Đức Cha đã chủ sự việc Tuyên hứa dấn thân phục vụ của tân ban mục vụ. Ngài cũng trao ủy nhiệm thư như trao trách vụ cao cả cho từng người. Trong dịp này Ngài cũng trao bằng tưởng lệ như ghi nhận và cám ơn sự đóng góp của các qúy chức trong nhiệm kì vừa qua. Sau Thánh Lễ Ngài cùng tham dự bữa cơm thân mật chia vui với qúy chức tân, cựu.
“Đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi, đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường…”. Lời ca của ca đoàn cùng dân Chúa vang lên như một lời cầu nguyện mong chúc tân ban thường vụ luôn vững bước dấn thân trên bước đường phụng sự.
Sa Mạc huấn luyện huynh trưởng thiếu nhi Thánh Thể tại hạt Thủ Thiêm
Nguyễn Xuân
13:36 01/11/2009
SA MẠC HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG CẤP I – ĐỢT 1
VƯƠN LÊN 41 - Ngày 30-31/10/2009
Vào lúc 17g30 tại Giáo xứ Thánh Cẩm – Hạt Thủ Thiêm, Sa mạc Vươn lên 41 do Liên đoàn Anrê Phú Yên Giáo phận Tp HCM tổ chức đã chính thức khai mạc, qui tụ 64 sa mạc sinh. Các bạn nầy đang theo học khóa đào tạo Giáo lý viên của Giáo phận. Ngoài ra, Sa mạc cũng tiếp đón 4 sa mạc sinh ở Trà Vinh, một ở Bảo Lộc và một ở Giáo phận Vinh.
Xem hình khóa huấn luyện thiếu nhi bấm vào đây
Vào sa mạc là lúc các bạn tạm xa cuộc sống với những lo toan bận rộn: việc học, việc gia đình, tâm hồn được lắng đọng, yên tĩnh để “nghỉ ngơi một chút” để được Chúa huấn luyện.
Nơi đây, qua việc lắng nghe Lời Chúa, các bạn được soi sáng, nâng đỡ. Khi kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể, trong Thánh lễ, trong giờ Chầu, qua các giây phút Sưởi Thánh Thể, các bạn tìm thấy được sự bình an, tăng thêm tình yêu và sức mạnh cho đời sống đức tin, giúp cho việc tông đồ hiệu quả hơn.
Thật vậy, để thực hiện những lý thuyết được truyền đạt qua các bài khóa: Ơn gọi và sứ mạng người Huynh trưởng, Đời sống đạo đức của người Huynh trưởng …Huynh trưởng cần phải có đời sống đạo đức cao luôn kếp hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Để có thễ dẫn các em đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, giúp các em sống mối tương quan với Chúa, Huynh trưởng phải là gương mẫu cho các em
Để có thể tái tạo những Khung cảnh Thánh kinh, theo Phương pháp giáo dục siêu nhiên và tự nhiên nhiên của phong trào, Huynh trưởng phải Học và Sống Lời Chúa.
Qua hai ngày sa mạc, các bạn đã biểu hiện tinh thần đồng đội và học tập cao trong các bài khóa lý thuyết cũng như thực hành. Tiếng hò reo cổ vũ trong các trò chơi, những bước chân nhịp nhàng, rộn ràng của các vũ điệu đã làm vang động khung trời giáo xứ Thánh Cẩm…
Trong giờ cầu nguyện kết thúc sa mạc, các bạn sống lại khung cảnh ngày xưa Dân Chúa đi trong sa mạc cùng ăn một thức ăn linh thiêng, cùng uống nước chảy từ tảng đá linh thiêng là Đức Ki tô thế mà phần đông đã không đẹp lòng Thiên Chúa, đã quị ngã trong sa mạc.(1.Co10,1-5 ). Bài học quá khứ của It-ra-ên sẽ nhắc các huynh trưởng luôn tín thác vào Chúa. Huynh trưởng đã chọn lựa theo Chúa thì phải trung kiên theo Chúa suốt đời. Huynh trưởng sẽ là những bông hoa Hướng dương luôn hương về Mặt Trời Công Chính là Chúa.
Sau khi cung nghinh Thánh Giá, các Huynh trưởng nói lên quyết tâm “Cùng với Giêsu vác thập giá mình vào lòng đời. ”
Vũ điệu và Bài hát “Một ngày là Huynh trưởng suốt đời ta là Huynh trưởng” đã khép lại đợt một của sa mạc. Hẹn gặp lại nhau trong đợt hai của sa mạc.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Huynh Trưởng Tối Cao luôn đồng hành với các bạn.
VƯƠN LÊN 41 - Ngày 30-31/10/2009
Vào lúc 17g30 tại Giáo xứ Thánh Cẩm – Hạt Thủ Thiêm, Sa mạc Vươn lên 41 do Liên đoàn Anrê Phú Yên Giáo phận Tp HCM tổ chức đã chính thức khai mạc, qui tụ 64 sa mạc sinh. Các bạn nầy đang theo học khóa đào tạo Giáo lý viên của Giáo phận. Ngoài ra, Sa mạc cũng tiếp đón 4 sa mạc sinh ở Trà Vinh, một ở Bảo Lộc và một ở Giáo phận Vinh.
Xem hình khóa huấn luyện thiếu nhi bấm vào đây
Vào sa mạc là lúc các bạn tạm xa cuộc sống với những lo toan bận rộn: việc học, việc gia đình, tâm hồn được lắng đọng, yên tĩnh để “nghỉ ngơi một chút” để được Chúa huấn luyện.
Nơi đây, qua việc lắng nghe Lời Chúa, các bạn được soi sáng, nâng đỡ. Khi kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể, trong Thánh lễ, trong giờ Chầu, qua các giây phút Sưởi Thánh Thể, các bạn tìm thấy được sự bình an, tăng thêm tình yêu và sức mạnh cho đời sống đức tin, giúp cho việc tông đồ hiệu quả hơn.
Thật vậy, để thực hiện những lý thuyết được truyền đạt qua các bài khóa: Ơn gọi và sứ mạng người Huynh trưởng, Đời sống đạo đức của người Huynh trưởng …Huynh trưởng cần phải có đời sống đạo đức cao luôn kếp hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Để có thễ dẫn các em đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, giúp các em sống mối tương quan với Chúa, Huynh trưởng phải là gương mẫu cho các em
Để có thể tái tạo những Khung cảnh Thánh kinh, theo Phương pháp giáo dục siêu nhiên và tự nhiên nhiên của phong trào, Huynh trưởng phải Học và Sống Lời Chúa.
Qua hai ngày sa mạc, các bạn đã biểu hiện tinh thần đồng đội và học tập cao trong các bài khóa lý thuyết cũng như thực hành. Tiếng hò reo cổ vũ trong các trò chơi, những bước chân nhịp nhàng, rộn ràng của các vũ điệu đã làm vang động khung trời giáo xứ Thánh Cẩm…
Trong giờ cầu nguyện kết thúc sa mạc, các bạn sống lại khung cảnh ngày xưa Dân Chúa đi trong sa mạc cùng ăn một thức ăn linh thiêng, cùng uống nước chảy từ tảng đá linh thiêng là Đức Ki tô thế mà phần đông đã không đẹp lòng Thiên Chúa, đã quị ngã trong sa mạc.(1.Co10,1-5 ). Bài học quá khứ của It-ra-ên sẽ nhắc các huynh trưởng luôn tín thác vào Chúa. Huynh trưởng đã chọn lựa theo Chúa thì phải trung kiên theo Chúa suốt đời. Huynh trưởng sẽ là những bông hoa Hướng dương luôn hương về Mặt Trời Công Chính là Chúa.
Sau khi cung nghinh Thánh Giá, các Huynh trưởng nói lên quyết tâm “Cùng với Giêsu vác thập giá mình vào lòng đời. ”
Vũ điệu và Bài hát “Một ngày là Huynh trưởng suốt đời ta là Huynh trưởng” đã khép lại đợt một của sa mạc. Hẹn gặp lại nhau trong đợt hai của sa mạc.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Huynh Trưởng Tối Cao luôn đồng hành với các bạn.
Quan Điểm của Ông Ngô Đình Nhu về Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu
16:19 01/11/2009
Tư liệu về Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét:
Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tím được một lãnh tụ cao quí như vậy.[1].
Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam.
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan dến chủ đề của bài viết này. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình.
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất.
Ví tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.
Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa.
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.
Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.
Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.
Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.
Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.
Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết qảu nhất.
Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.
Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202 -204).
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
Chính Sách Ngoại Giao
Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy. Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam.
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam. Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
Chính sách chống ngoại xâm.
Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam. So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam, và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.
Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn.
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng.
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.
Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.
Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.
Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân.
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam. Vì những lý do trình bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.
Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt.
Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:
Biện pháp ngoại giao.
Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.
Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “ Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)
Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).
Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới
Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge là bạn của ông.[7]
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ?
Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris, họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó, từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945, và khốc liệt nhất, vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam.
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính tri sâu sắc, một chinh sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
Biện Pháp Quân Sự
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đinh bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa !
Biện Pháp Chính Trị
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được.
Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu
Melbourne, 1. 11. 2009
Ghi chú:
[1] Linh Muc De Jaegher, Cố vấn thân cận của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Tưởng Giới Thach, đàm luận với tác giả tại Sàigòn vào 6. 1966.
[2]. Sách được xuất bản mang tên Tùng Phong, Chính Đê Việt Nam, Saigon-Việt Nam, 2009
[3] Xin xem các diễn văn này trong La Voix de la Juste Cause, Recueils Des Principaux Discours et Meassages du President Ngo Dinh Diem, June 1954 – Juillet 1963, Saigon, Service de la Press de la Presidence de la Republique du Vietnam, 1963. Các diễn văn này thường được ông Phạm Đình Khiêm dịch ra Việt ngữ và Gs. Tôn Thất Thiện ra Anh ngữ.
[4] Có lẽ vì đánh máy sai, nên trong ấn bản in là vĩ tuyến 17, thực tế lá vĩ tuyến 16, chú thich của người viết.
[5] Nước Úc trong bản ngân sách 2009-2010, đã gia tăng hơn 6.6.tỉ bạc (từ 19.8 tỉ lên 26.4 tỉ), để gia tăng khả năng không lực và hải quân nhằm bảo vệ lãnh thổ. Điều này khiến chính quyền Nam Dương phải quan ngại, sau đó chính phủ Úc đã phải lên tiếng trấn an.
Còn Thái Lan trong bản ngân sách 2008, ngân sách dành cho Bộ Quốc Phòng đã tăng lên tới 4.5 tỉ US dollars, đă quan mặt cà Nam Dương và Mã Lai về chi phí quốc phòng.
Tân Gia Ba trong bản ngân sách 2009, họ cũng đã dành đến 34% cho ngân sách quốc phòng. Nhưng từ lâu Tân Gia Ba, có lẽ, đã thấy trước được hiểm họa xăm lăng của Trung Quốc, nên họ đã có những thỏa hiệp liên kết quân sự với Hoa Kỳ từ năm 1990 với thỏa hiệp MOU và đến 2005 họ đã ký hiêp ước Hợp Tác Quân Sự với Hoa Kỳ. Nam Dương đã để chi phí quốc phòng vào hàng ưu tiên thứ 3 trong bản ngân sách 2008 với ngân khoản là 3.3 tỉ US dollars.
Còn Mã Lai, muc tiêu của ngân sách 2008, dành ưu tiên cho phúc lợi toàn dân, nên chi phí quốc phòng phải bị cắt giảm tối đa, nhưng riêng chi phí dành cho Không Lực Mã Lai, không bị cắt giảm mà lại còn được gia tăng từ 1,482 tỉ Mã kim lên đến 1,613 tỉ Mã kim để gia tăng khả năng phòng thủ quốc gia.
[6] Giáo sư Bửu Hội là một phật tử và thân mẫu của giáo sư là Sư Cô Diệu Huệ, lúc đó Giáo sư được Tổng Thống Diệm cử làm trưởng phái đoàn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc từ tháng 9. 1963, đặc trách về cuộc Khủng Hoảng Phật Giáo.
[7] Theo sự tiết lộ cùa Bà Swarna L. Ganawardene, con gái cùa Sir Senerat, trong thư gởi cho Bà Anne Blair, (một đồng nghiệp của người viết tại Đại Học Monash trước đây), vào tháng 11. 1989. Và cũng có thể xem thêm Điện văn số 2444 từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi cho Tòa Đại Sứ Mỹ Saigon, ngày 11. 12. 1963 dưới tiêu đề Gunawardene’s killing the debate. xem Anne Blair, Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad, New Haven, Yale university Press, 1995, tr. 78
Khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát, Cố Tổng Thống Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhận xét:
Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề trong việc vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp… Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tím được một lãnh tụ cao quí như vậy.[1].
Nhưng khi đọc xong tác phẩm Chính Đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu[2], tôi nghĩ cần phải thêm vào lời nhận xét đó, Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm hay nhiều hơn nữa mới tìm được một nhà lãnh đạo có viễn kiến chính trị sâu sắc như ông Nhu..
Thực vậy, đối với cá nhân người viết, sau hơn 30 năm giảng dạy và nghiên cứu về các vấn đề chính trị Việt Nam tại một số các viện đại học, các viện nghiên cứu, các bảo tàng viện và thư viện tại Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ và Âu châu.. người viết được các đồng nghiệp và các chuyên gia quốc tế về Việt Nam đã dành cho một chút cảm tình và nễ trọng về kiến thức chuyên môn và sự khổ công đọc sách. Tuy nhiên, với tất cả sự thận trọng cần thiết của một người nghiên cứu lịch sử, người viết phải thành thật công nhận rằng, trong tất cả những sách nghiên cứu mà người viết đã có dịp đọc trong hơn 30 năm qua vì sở thích hay vì nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu đòi buộc phải đọc bằng Việt, Pháp và Anh ngữ, chưa có một tác phẩm nào, thể hiện một sự tổng hợp bao quát và rất giá trị về các vấn đề chính trị thế giới trong hơn 200 năm qua, để rồi sau đó đưa ra những viễn kiến chính trị vô cùng sâu sắc để làm Kim Chỉ Nam Phát Triển cho Việt Nam cũng như các Quốc Gia Chậm Tiến trên thế giới, như tác phẩm này của ông Nhu. Có lẽ phải nói đây là một đóng góp quí báu vào kho tàng tư tưởng chính trị thế giới. Và giả dụ rằng, nếu có thể sống thêm 100 năm nữa để đọc sách, người viết nghĩ rằng không thể nào có được một óc tổng hợp bao quát, đứng đắn và một viễn kiến chính trị sâu sắc thần kỳ như tác giả của quyển Chinh Đề Việt Nam.
Vì tác phẩm nguyên bản bằng Pháp ngữ, và người viết tin rằng dịch giả đã rất xuất sắc trong khi chuyễn ngữ, vì ấn bản Việt ngữ đã diễn tả một cách hết sức lưu loát những khía cạnh sâu sắc và phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, những người đã quen tiếp cận với lối hành văn của ông Nhu qua các diễn văn mà Ông đã soạn thảo cho Tổng Thống Diệm trong suốt 9 năm của nền Đệ Nhất Cộng Hòa,[3] chắc chắn sẽ thấy rằng cách hành văn trau chuốt, chính xác, nghiêm túc, sắc bén và chặt chẻ của ông Nhu mà bản dịch không thể nào thể hiện được.
Tuy nhiên, người viết muốn độc giả trực tiếp tiếp cận, một phần nào, với cách luận giải và trình bày độc đáo của ông Nhu về các vấn đề chính trị Việt Nam và quốc tế, nên người viết đã quyết định trích nguyên văn những phần trong Chính Đề Việt Nam liên quan dến chủ đề của bài viết này. Và người viết sẽ hạn chế tối đa phần đưa ra những diễn giải và nhận xét riêng tư của mình.
Về nội dung tác phẩm, có lẽ phần cuốn hút được sự ngưỡng mộ nhất của người viết là, trước đây gần nữa thế kỷ, ông Nhu đã nhận xét Liên Sô sẽ tự giải thể để làm hòa với Tây Phương và Trung Cộng sẽ thất bại trong việc sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để phát triển kinh tế, cũng như Âu Châu sẽ tập hợp lạii với nhau trong một khối thống nhất như Khối Liên Hiệp Âu Châu ngày nay. Nhưng điều hấp dẫn hơn nữa, ông Nhu đã không đưa ra những lời tiên đoán như một người thầy bói hay một chiêm tinh gia, trái lại, ông đã đưa ra những phán đoán của mình, sau khi đã phân tích và tổng hợp các dữ kiện lich sử và các biến cố chính trị thế giới, một cách khoa học, khách quan và vô tư. Chính vì vậy, người viết nghĩ rằng tập sách này sẽ có một mãnh lực vô cùng hấp dẫn đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam và các quốc gia chậm tiến Á Phi, nếu họ thực sự mong muốn xây dựng và phát triển đất nước, theo một đường lối khoa hoc, thực tiển và hợp lý nhất.
Ví tác phẩm bao quát nhiều vấn đề lớn lao liên quan đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của Nhật Bản, Liên sô, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. và cả trường hợp của Trung Cộng nữa. Đó là những đề tài quá lớn cho bài viết này. Do đó, người viết nghĩ rằng, vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay là vấn đề Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải, các hải đảo Hoàng Sa & Trường Sa cùng vùng Cao Nguyên Trung Phần. Chúng ta thử tìm xem, gần 50 năm trước đây, ông Nhu đã tiên đoán hiểm họa này ra sao, đã kiểm điểm lại chinh sách ngoại giao sai lầm của chúng ta như thế nào và phương sách nào phải theo đuổi để chống lại Trung Cộng, để chúng ta có thể thấy được kiến thức uyên bác của một chính trị gia và cũng là một học giả lỗi lạc của thời đại chúng ta.
Sự Thiển Cận Của Nhà Cầm quyền Hà Nội.
Sự xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam có tính cách trường kỳ, nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội vì thiển cận và vì quyền lợi hẹp hòi của Đảng Cộng Sản và cũng có thể vì quyền lợi cá nhân ích kỷ của những vị lãnh đạo, đã không ý thức hiểm họa xâm lăng khiếp hải đó của Trung Quốc, họ đã xem nhẹ quyền lợi của quốc gia, dân tộc, đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, đánh mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, là khai thác những mâu thuẫn giữa hai khối Tây Phương và Liên Sô sau Thế Chiến Thứ Hai, để khôi phục độc lập và nhận viện trợ của cả hai khối để phát triển dân tộc…như Ấn Độ. Trái lại, việc cam tâm làm chư hầu cho Trung Cộng và Liên Sô đã đưa Việt Nam vào cuộc chiến tranh với Tây Phương một cách vô nghĩa và phi lý, và đã đem lai một hậu quả vô cùng khủng khiếp cho cả dân tộc, đó là sự hủy diệt toàn bộ sinh lực của quốc gia, cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất và sinh mang của người Việt, trong suốt hơn 30 năm… Nhưng còn tệ hại hơn nữa, là sự nhận viện trợ đó từ Trung Cộng đã là tiền đề để rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam ngày nay.
Từ những năm đầu của thập niên 1960, ông Nhu đã nhìn thấu suốt được hiểm họa xâm lăng truyền kiếp đó như sau:
Trong lịch sử bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ. Bên kia, Việt Nam lúc nào cũng nỗ lực mang xương máu ra để bảo vệ nền độc lập của mình. Tất cả các sự kiện, xảy ra giữa hai quốc gia, đều do sự khác nhau của hai quan niệm trên.
Ngay năm 981, nghĩa là vừa ba năm sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam, Tống triều thừa lúc nội chính Việt Nam có biến, vì Đinh Tiên Hoàng vừa mất, và sự kế vị không giải quyết được, gởi sang Việt Nam hai đạo quân, do đường thuỷ và đường bộ, để đặt lại nền thống trị của Trung Hoa.
Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng, điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa, suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.
Trong 900 năm, từ năm 939 đến năm 1840, khi Tây phương tấn công vào xã hội Đông Á làm cho những mâu thuẫn, nội bộ của xã hội này, tạm ngưng hoạt động, Trung Hoa đã bảy lần toan chiếm lại nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần nhà Nguyên, một lần nhà Minh và một lần nhà Thanh. Một hành động liên tục như vậy, nhất định có nghĩa là tất cả các triều đại Trung Hoa đều theo đuổi một chính sách, đặt lại nền thống trị trên lãnh thổ Việt Nam. Chính sách này do một điều kiện địa dư và kinh tế ấn định: lưu vực sông Hồng Hà là đướng thoát ra biển thiên nhiên của các tỉnh Tây Nam của Trung Hoa, và ngược lại cũng là con đường xâm nhập cho các đạo quân chinh phục vào nội địa Trung Hoa. Đã như vậy thì, ngay bây giờ, ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải hết nước Việt Nam, thì ít ra cũng Bắc phần. Cũng chỉ vì lý do này mà, năm 1883, Lý Hồng Chương, thừa lúc Tự Đức cầu viện để chống Pháp, đã, thay vì gởi quân sang giúp một nước cùng một văn hóa để chống ngoại xâm, và thay vì cứu viện một thuộc quốc mà Trung Hoa đáng lý ra có nhiệm vụ bảo vệ, lại thương thuyết một kế hoạch chia cắt Việt Nam với Pháp, Trung Hoa dành cho mình các phần đất gồm các vùng bao bọc lưu vực sông Hồng Hà để lấy đường ra biển. Và ngay Chính phủ Tưởng Giới Thạch năm 1945, dành phần giải giới quân đội Nhật Bản từ vĩ tuyến 16 trở lên phía Bắc[4], cũng vì lý do trên.
Xem thế đủ biết rằng, đối với dân tộc chúng ta họa xâm lăng là một mối đe dọa thường xuyên. (tr. 166)
Do đó, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Sùng Bái Chủ Nghĩa Cộng Sản là một Sai Lầm Nghiêm Trọng
Trong khi Liên Sô và Trung Cộng xem chủ nghĩa Cộng Sản như là phương tiện tranh đấu để qui tụ các nước nhược tiểu Á Phi vào đồng minh với họ, chống lại sự bao vây của Tây Phương nhằm giúp họ phát triển kinh tế của đất nước họ, thì Cộng Sản Việt Nam sùng bái chủ nghĩa Cộng Sản như là một chân lý để cải tạo xã hội và xây dựng đất nước. Chính vì sự thiếu sáng suốt của nhà cầm quyến Hà Nội đã khiến Việt Nam phải bị chia cắt làm 2 miền vào năm 1954, mất đi cơ hội ngàn năm một thuở, để xây dựng đất nước và củng cố độc lập để chống ngoại xâm.
Ông Nhu đã luận giải nan đề đó như sau:
Nhưng chúng ta cũng còn nhớ rằng Nga Sô sở dĩ liên kết với các thuộc địa của Tây phương là bởi vì Nga Sô cần có đồng minh trong công cuộc chiến đấu trường kỳ và vĩ đại với Tây phương, mà mục đích trước hết và trên hết, là phát triển dân tộc Nga. Tính cách thiêng liêng giữa các đồng chí của lý tưởng cách mạng xã hội thế giới chỉ là một tín hiệu tập hợp qui tụ kẻ thù của Tây phương vào một mặt trận phục vụ một chiến lược tranh đấu của dân tộc Nga. Ngày nay, mục đích phát triển của Nga đã đạt. Sự thay thế các giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn của Nga Sô bằng những giá trị tiêu chuẩn, di sản của văn minh nhân loại, như chúng ta đã thấy trong một đoạn trên, là một bằng cớ hùng biện nhất, soi sáng lập trường của Nga. Trung Cộng tố cáo Nga phản bội chủ nghĩa Các-Mác Lê-Nin vì những sự kiện trên. Trung Cộng lại muốn thay thế Nga, nhân danh chủ nghĩa Các-Mác Lê Nin hô hào qui tụ các nước kém mở mang, để phục vụ công cuộc phát triển cho dân tộc Trung Hoa. Ngày nào mục đích phát triển đã đạt, thì cuộc đồng minh mới này do Trung Cộng đề xướng cũng không còn hiệu lực đối với Trung Cộng, cũng như cuộc đồng minh trước đây do Nga đề xướng, ngày nay, không còn hiệu lực đối với Nga. Và mục đích cuối cùng của cuộc tranh đấu vẫn là mục đích dân tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo Á Đông mà quốc gia cũng đã bị Đế quốc thống trị, đã đủ sáng suốt để nhìn thấu thâm ý chiến lược của Nga Sô. Gandhi và Nehru, từ chối sự đồng minh với Cộng Sản vì lý do trên.(tr. 201)
Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thư lại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga Sô và Trung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt.
Như thế thì, giả sử mà người Pháp có thật sự thi hành một chính sách trả thuộc địa, như người Anh, đối với Việt Nam, thì các nhà lãnh đạo miền Bắc cũng chưa chắc đã đưa chúng ta ra được ngoài vòng chi phối trực tiếp của hai khối để khai thác mâu thuẫn mà phát triển dân tộc.
Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.
Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối.
Tóm lại nguyên nhân sâu xa của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam ngày nay là chính sách thuộc địa của Pháp và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga Sô và Trung Cộng của các nhà lãnh đạo miền Bắc.
Trong thực tế, sự phân chia đã nảy mầm khi hai quốc gia Tây phương Anh và Mỹ, để dọn đường cho một giải pháp chấm dứt sự bế tắc của Pháp ở Việt Nam, nhìn nhận và bắt dầu viện trợ cho quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, viện trợ quân sự và kinh tế đều qua tay chính phủ Pháp. Và một phần lớn, đã được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp trong công cuộc tái thiết nước Pháp đã bị chiến tranh tàn phá. Thời gian qua, xét kỹ thì thời kỳ này lại là thời kỳ mà những thủ đoạn chính trị của Pháp ở xứ này mang đến nhiều kết qảu nhất.
Bên khối Cộng Sản, Nga và Trung Cộng cũng nhìn nhận Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và cũng bắt đầu viện trợ.
Từ đây, chiến cuộc Việt Nam, biến thành một chiến trường quân sự và địa phương của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương. Những mâu thuẫn giữa Nga Sô và Tây phương mà, đúng lý ra, phải được dùng để phát triển dân tộc, lại trở thành những khí giới gieo rắc sự chết cho toàn dân. Những yếu tố của một cơ hội phát triển đã biến thành những khí cụ của một tai họa.
Đồng thời, điều này vô cùng quan trọng cho chúng ta, sự chi phối của Trung Hoa, và sau lưng sự chi phối, sự đe dọa xâm lăng của Trung Hoa, mà chúng ta đã biết là vô cùng nặng nề, một cách liên tục, cho chúng ta trong hơn tám trăm năm, tạm thời đình chỉ trong gần một thế kỷ Pháp thuộc, đã bắt đầu hoạt động trở lại dưới các hình thức viện trợ và cố vấn quân sự cho quân đội của Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam.
Chúng ta thừa hiểu rằng sự phát triển của Tàu, là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh hiện nay của các nhà lãnh đạo Trung Cộng, cũng như sự phát triển của Nga là mục đích trước và trên hết trong mọi cuộc Đồng Minh trước đây của các nhà lãnh đạo Nga. (tr. 202 -204).
Nhưng Hà Nội còn phạm những lỗi lầm nghiệm trong hơn nữa, khi quyết định dụng võ lưc để thôn tính miền Nam, đã dẫn tới việc trực tiếp đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, khiến miền Bắc đã khánh tận và kệt quệ trong cuộc chiến tranh chống Pháp càng lún sâu trong cảnh tượng hoàn toàn đỗ nát và hoang tàn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà ngày nay, qua hành động gần như van nài của Hà Nội để xin lập lại bang giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, ai còn chút lương tri bình thường cũng thấy rằng cuộc chiến đó là hoàn toàn vô lý và xuẫn động, mà nguy hiểm hơn nữa là trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng tự do xâm lăng Việt Nam, vì Mỹ đã không còn hiện diện ở miền Nam, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212)
Chính Sách Ngoại Giao
Có lẽ, trong quá khứ, chúng ta quá sùng bái văn hóa Khổng Mạnh và quá lệ thuộc về chính trị đối với các Hoàng Đế Trung Quốc, nên chúng ta đã không xây dựng được một đường lối ngoại giao khoáng đạt như Nhật Bản để có thể cứu nguy cho đất nước, khi dân tộc bị nạn ngoại xâm. Ông Nhu đã kiểm điểm sự thất bại nặng nể của chính sách ngoại giao của các vua chúa ngày xưa qua những dòng dưới đây:
Họa xâm lăng đe dọa dân tộc chúng ta đến nỗi, trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi một tâm lý thuộc quốc.
Hai lần Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ tìm cách đả phá không khí lệ thuộc đó. Nhưng mặc dầu những chiến công lừng lẫy và tài ngoại giao rất khéo, hai nhà lãnh đạo trứ danh của dân tộc vẫn phải khuất phục trước thực tế.
Tâm lý thuộc quốc đè nặng, chẳng những trên sự bang giao, giữa chúng ta và Trung Hoa, lại còn lan tràn sang lĩnh vực bang giao giữa chúng ta và các nước láng giềng. Nếu, đối với Trung Hoa, chúng ta là thuộc quốc, thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc. Tâm lý đó làm cho sự bang giao, giữa chúng ta và các nước láng giềng, lúc nào cũng gay go. Đã đành rằng công cuộc Nam tiến của chúng ta, là một công trình mà dân tộc đã thực hiện được. Nhưng chúng ta còn thiếu tài liệu để cho các sử gia có thể xét đoán xem, nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc phong phú hơn thì, có lẽ sự bành trướng của chúng ta sẽ không một chiều như vậy. Ví dụ, một câu hỏi mà chúng ta không thể tránh được: chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển? Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta phong phú hơn, và không bó hẹp vào một đường lối duy nhất, có lẽ sự bành trướng của dân tộc chúng ta, đã sớm phát ra nhiều ngõ, và sinh lực của chúng ta không phải chỉ dồn vào mỗi một công cuộc Nam tiến. Nước chúng ta ở vào giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Với một chính sách ngoại giao khoáng đạt hơn, sự liên lạc quốc tế của chúng ta có lẽ đã rộng rãi hơn, và do đó, vị trí của chúng ta sẽ, đương nhiên, được củng cố bằng những biện pháp dồi dào và hữu hiệu hơn.
Nhưng thực tế là vậy đó. Họa xâm lăng của Trung Hoa đè nặng vào đời sống của dân tộc chúng ta, đến nỗi, tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta đều bị ám ảnh bởi sự đe dọa đó. Và, để đối phó lại, họ chỉ có hai con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Sở dĩ, khi bị Tây phương tấn công, mà các nhà lãnh đạo Triều Nguyễn của chúng ta lúc bấy giờ, không có đủ khả năng quan niệm một cuộc ngoại giao rộng rãi, để khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương, là vì các nhà lãnh đạo của chúng ta không lúc nào vùng vẫy, đả phá nỗi không khí tâm lý thuộc quốc đã đời đời đè nặng lên lịch sử ngoại giao của chúng ta. Hành động ngoại giao duy nhất lúc bấy giờ là gởi sứ bộ sang cầu cứu với Trung Hoa. Chúng ta đã biết Trung Hoa đã hưởng ứng như thế nào lời kêu gọi của nhà Nguyễn. Nhưng Trung Hoa cũng đang bị đe dọa như chúng ta, nếu không có lẽ Trung Hoa đã lại thừa cơ hội mà đặt lại nền thống trị ở Việt Nam.
Các sứ bộ của chúng ta gởi sang Pháp lại cũng với mục đích điều đình, thần phục với Pháp như chúng ta quen điều đình, thần phục với Trung Hoa, chớ không phải với mục đích đương nhiên phải có của một hành động ngoại giao, là khai thác các mâu thuẫn để mưu lợi cho mình.
Vì thế cho nên, nếu chúng ta có cho rằng, công cuộc Nam tiến thành công là một kết quả của chính sách ngoại giao một chiều như trên đã trình bày, thì cân nhắc kết quả đó với những sự thất bại mà cũng chính sách ngoại giao đó đã mang đến cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử, thì có lẽ những sự thất bại nặng hơn nhiều.
Sự bành trướng của chúng ta đã thâu hẹp lại và chỉ theo có một chiều, bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta.
Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ.
Trong chín trăm năm, từ ngày lập quốc, chúng ta đã bị ngoại xâm tám lần, bảy lần do Trung Hoa và một lần do Tây phương. Chúng ta đẩy lui được sáu lần, chỉ có lần thứ sáu nhà Minh đặt lại nền thống trị, trong hai mươi năm, và lần thứ tám đế quốc Pháp xâm chiếm toàn lãnh thổ và thống trị chúng ta trong hơn tám mươi năm.
Vì vậy cho nên, chốngngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của Việt Nam. Chính trị cổ truyền, của các triều đại Việt Nam không được quan niệm rộng rãi nên, nếu có phân nửa kết quả đối với sự xâm lăng của Trung Hoa thì lại hướng chúng ta vào một chính sách chật hẹp về ngoại giao. Do đó tất cả sinh lực phát triển của dân tộc, thay vì mở cho chúng ta được nhiều đường sống, lại được dốc hết vào một cuộc chiến đấu tiêu hao chỉ để tranh giành đất dung thân. Một mặt khác, chính sách ngoại giao chật hẹp đã đưa chúng ta vào một thế cô lập cho nên lúc hữu sự, các nhà lãnh đạo của chúng ta không đương đầu nổi với sóng gió, và lưu lại nhiều hậu quả tai hại cho nhiều thế hệ.
Chính sách chống ngoại xâm.
Cái họa ngoại xâm đối với chúng ta hiển nhiên và liên tục như vậy. Vì sao những biện pháp cổ truyền, của các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đây, thành công phân nửa, trong công cuộc chống ngoại xâm Trung Hoa, nhưng thất bại trong công cuộc chống ngoại xâm Tây phương?
Trước hết, các biện pháp cổ truyền đã đặt vấn đề ngoại xâm của Trung Hoa là một vấn đề chỉ liên quan đến hai nước: Trung Hoa và Việt Nam. So sánh hai khối Trung Hoa và Việt Nam, và như thế, đương đầu phải là mục đích đương nhiên, thì chúng ta đã thất bại rồi. Những sự thần phục và triều cống chỉ là những biện pháp hoãn binh. Và vấn đề chống ngoại xâm chưa bao giờ được các triều đại Việt Nam đặt thành một chính sách đương nhiên và nguyên tắc, đối với một nước nhỏ, như nước chúng ta. Vì thế cho nên, những biện pháp cần được áp dụng, như biện pháp ngoại giao, đã không hề được sử dụng khi Tây phương xâm chiếm nước ta.
Lý do thứ hai, là công cuộc chống ngoại xâm chỉ được chuẩn bị trên lĩnh vực quân sự. Nhưng, nếu chúng ta không thể phủ nhận tính cách cần thiết và thành quả của các biện pháp quân sự trong các chiến trận chống các triều đại Trung Hoa: nhà Tống, nhà Nguyên cũng như nhà Minh, nhà Thanh, chúng ta phải nhìn nhận rằng nỗ lực quân sự của chúng ta rất là giới hạn. Và ngày nay, độc lập rồi, thì nỗ lực quân sự của chúng ta chắc chắn cũng rất là giới hạn.
Như vậy, đối với một nước nhỏ, trong một công cuộc chống ngoại xâm, biện pháp quân sự không thể làm sao đủ được. Trên kia, chúng ta có đề cập đến những biện pháp ngoại giao, đặt trên căn bản khai thác mâu thuẫn giữa các cường quốc để bảo vệ độc lập cho chúng ta.
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Nếu ý thức quốc gia và dân tộc được ăn sâu vào tâm não của toàn dân, và độc lập và tự do được mọi người mến chuộng, thì các cường quốc xâm lăng, dầu có đánh tan được tất cả các đạo quân của chúng ta và có thắng chúng ta trong các cuộc ngoại giao đi nữa, cũng không làm sao diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.
Nhưng ý chí quật cường đó đến cao độ, mà không người lãnh đạo thì cũng không làm gì được đối với kẻ xâm lăng. Vì vậy cho nên, đồng thời với những biện pháp quần chúng nói trên, cần phải áp dụng những biện pháp giáo dục, làm cho mỗi người dân đều quen biết với vấn đề lãnh đạo, và, điều này còn chính yếu hơn nữa, làm cho số người thấu triệt vấn đề lãnh đạo quốc gia càng đông bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Bởi vì, có như thế, những người lãnh đạo mới không bao giờ bị tiêu diệt hết được. Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng.
Nhân đề cập đến vấn đề chống xâm lăng trên đây, lý luận đã dẫn dắt chúng ta đến một vấn đề vô cùng quan trọng.
Trước tiên chúng ta nhận thức rằng đối với một nước nhỏ như chúng ta, họa xâm lăng là một đe dọa thường xuyên.
Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả các biện pháp quân sự và ngoại giao, về phương diện hữu hiệu và chủ động, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, và mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Sự thể đã như vậy, thì đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển dễ đặt để, và dễ sử dụng như một khí cụ.
Bản chất của môt chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn băn của quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền.
Hơn nữa, giả sử mà chính thể chuyên chế hay độc tài chưa tiêu diệt được hẳn tinh thần tự do và độc lập trong ý thức của mọi người, thì, tự nó, một chính thể chuyên chế hay độc tài cũng là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm. Bởi vì, dưới một chế độ như vậy, nhân dân bị áp bức, sẽ đâm ra oán ghét người lãnh đạo họ, và hướng về, bất cứ ai đánh đổ người họ oán ghét, như là hướng về một người giải phóng, mặc dầu đó là một kẻ xâm lăng. Lịch sử xưa nay của các quốc gia trên thế giới đều xác nhận điều này: Chỉ có những dân tộc sống tự do mới chống được ngoại xâm.
Riêng về dân tộc chúng ta, chắc chắn rằng sự kháng cự của chúng ta đối với sự xâm lăng của Tây phương sẽ mãnh liệt hơn bội phần nếu trước đó, nhà Nguyễn, thay vì lên án tất cả những người bàn về quốc sự, đã nuôi dưỡng được tinh thần tự do và độc lập của mỗi người và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc trong nhân dân.
Ngược lại, mấy lần dân tộc thắng được ngoại xâm, từ nhà Trần đánh đuổi Mông Cổ, đến nhà Lê đánh quân Minh và Quang Trung chiến thắng Mãn Thanh, đều nhờ ở chỗ các nhà lãnh đạo đã khêu gợi được ý chí tự do và độc lập của toàn dân.
Và vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta đã nêu ra trên kia là vấn đề chính thể của nước Việt Nam. Vì những lý do trình bày trên đây, chính thể thích nghi cho dân tộc chúng ta, không phải định đoạt do một sự lựa chọn căn cứ trên những lý thuyết chính trị, hay là những nguyên nhân triết lý, mà sẽ được qui định một cách rõ rệt bởi hoàn cảnh địa dư và lịch sử của chúng ta, cùng với trình độ phát triển của dân tộc.
Nếu bây giờ chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải như thế nào, thì ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài được. Đó là một thái độ rất rõ rệt.
Tóm lại theo ông Nhu, muốn thoát khỏi hiểm họa xăm lăng của Trung Hoa, chúng ta phải theo đuổi 3 biện pháp sau đây:
Biện pháp ngoại giao.
Việt Nam cần phải có một sách lược ngoại khôn khéo, biết khai thác những mâu thuẩn giữa các cường quốc, các thế lực của các liên minh khu vực như khối ASEAN, khối Liện Hiêp Âu Châu…vì ngày nay theo khuynh hướng toàn cầu hóa của thế giới, thì ảnh hưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới cỏn có một tác động quyết định tới sự sồng còn đối với Trung Cộng, hơn là 30 hay 40 chục năm trước đây.
Ngày nay, sự mâu thuẩn và tranh chấp giữa các cường quốc không còn gay cấn như thời chiến tranh lạnh, nhưng một quốc gia như Trung Cộng với một dân số hơn 1.3 tỉ người, chiếm tỉ lệ 19.64% dân số thế giới, đang vươn vai đứng dậy với tham vọng làm một cường quốc bá chủ Á Châu. Đó không những là một đe dọa riêng rẽ cho khu vực Á Châu Thái Bình Dương mà còn là một hiểm họa chung cho cả thế giới nữa. Trước đây gần 50 năm, ông Nhu cũng đã đề cập đến vấn đề này,
Không phải tình cờ mà ông Paul Reynaud, cựu Thủ Tướng Pháp trong cuộc viếng thăm nước Nga đã long trọng tuyên bố với Thủ Tướng Krutchev. “ Nếu các ông tiếp tục viện trợ cho nước Tàu, trong vài mươi năm nữa, một tỷ dân Trung Hoa sẽ đè bẹp các ông và Âu Châu”. (Tr. 157)
Trong tháng 9. 2009 vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội, đã cử Tướng Phùng Quang Thanh, sang Tân Gia Ba để ký Hiệp Ước Hợp Tác Quốc Phòng, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đến Úc Châu, và Phó Thủ Tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, bí mật thảo luận về vấn đề an ninh lãnh thổ, phải chăng là thái độ nước đến chân mới nhảy, như hai phái đoàn của các vua chúa Triều Nguyễn ngày xưa, chúng ta thử nghe ông Nhu biện giải:
Sau khi Trung Hoa bị tấn công, thì lúc bấy giờ phản ứng của chúng ta là vội vã gửi hai phái bộ sang Pháp và Anh, mà không có một sự chuẩn bị ngoại giao nào cả. Lối gởi phái bộ như vậy là lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay. Và sự gởi hai phái bộ sang Pháp và Anh, theo lối gởi phái bộ sang Tàu xưa nay, lại càng làm cho chúng ta nhận thức, một cách rõ rệt hơn nữa, quan niệm ngoại giao của chúng ta lúc bấy giờ mang nặng ‘tâm lý thuộc quốc’ [đối với Tàu], đến mức độ nào.(tr. 181).
Lẽ ra, các nhà lãnh đạo Hà Nội phải tích cực hơn, phải khôn khéo hơn, nếu không dám công khai, thì ít ra cũng phải bí mật, vận động giới truyền thông thế giới, cảnh báo và vận động dư luận thế giới, trước hết là các quốc gia ở vùng Đông Nam Á Châu, rồi đến Nga Sô, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia Á Phi biết về hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng. Điều rõ ràng nhất hiện nay, là các quốc gia trong vùng như Úc, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Duong9 và Mã Lai Á [5], đều gia tăng ngân sách cho tài niên 2009 về Không lực và Hải quận gấp bội, nhằm đối đầu với âm mưu bành trướng của Trung Cộng. Nghĩa là các quốc gia này đều bắt đầu lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Cộng, nhưng chưa có một vận động quốc tế nào nhằm qui tụ những nỗ lực này thành cụ thể và tích cực để ngăn chặn sự bành trướng đó. Việt Nam là nạn nhân trước hết và trực tiếp của nguy cơ này, phải biết dồn hết nỗ lực về mặt trận ngoại giao, phải vận động, công khai hoặc bí mật, tất cả các quốc gia trên thế giới nhận thức sâu sắc được mối hiểm họa nghiêm trọng này và khi tạo được sự đồng thuận của đa số… Việt Nam vận động đưa vấn đề này ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, dù biết rằng hiện nay Trung Cộng là 1 trong 5 hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An có quyền phủ quyết, mọi nghị quyết của Đại Hội Đồng. Nhưng vấn đề chủ yếu của Việt Nam là chính thức công khai đưa ra trước Liên Hiệp quốc một hiểm họa thực sự nghiêm trọng của toàn thế giới, để kiếm tim một hổ trợ quốc tế tích cực nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lăng từ Trung Cộng. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải biết vận động và nỗ lực đưa vấn đề này ra trước Tòa Án Quốc Tế ở The Hague (International Court of Justice at The Hague). Mục đích không phải là tìm kiếm một phán quyết của tòa án này cho vần đề tranh chấp, nhưng trọng điểm của nỗ lực này là tạo nên sự chú tâm theo dỏi của dư luân quốc tế về một hiểm họa chung của thế giới
Chúng ta còn nhớ, khi muốn lật đỗ chinh quyền Ngô Đình Diệm, Nhóm chống Tổng Thống Diệm trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã vận dộng các quốc gia Á Phi đưa vấn đề được báo chí Hoa Kỳ thời đó gọi là Đàn Áp Phật Giáo và Vi Phạm Nhân Quyền tại Việt Nam, ra trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuẩn bị dư luận trước ở các quốc gia Á Phi cho việc thay đổi chính phủ tại miền Nam, trước khi âm mưu tổ chức đảo chánh ở Sài Gòn, để khỏi gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tại các quốc gia đó đối với chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhưng ông Nhu và Gs. Bửu Hội[6] đã phá vỡ âm mưu này bằng cách chính thức mời Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn đến Việt Nam điều tra tại chổ, trước khi đưa vấn đề này ra thảo luận tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Rồi khi phái đoàn này đến Việt Nam điều tra và hoàn thành một bản phúc trinh dày gần 300 trang, với kết luận là không có đàn áp Phật Giáo tại Việt Nam, thì Bộ Ngoai Giao Hoa trở nên lúng túng, sợ rằng nếu đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hiệp Quốc sẽ làm giảm uy tín của Hoa kỳ và tạo cơ hội cho Trung Cộng tấn công Hoa kỳ đã xen vào nội bộ của Việt Nam và đã tổ chức đảo chánh ở Saigon, nên cử Cabot Lodge vào đầu tháng 12. 1963, liên lạc với Sir Senerat Gunaewardene của Tích Lan, là trưởng phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc lúc đó, đừng đưa bản phúc trình này ra thảo luận tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc nữa, và Sir Senerat đã đồng ý làm điều đó như một ân huệ cá nhân của ông dành cho Lodge (Gunawardene agreed to do so as a personal favor to Lodge), vì trước đây khi làm Đại Sứ Hoa kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Lodge là bạn của ông.[7]
Như vậy, chúng ta thấy đối với một cường quốc như Hoa Kỳ, họ cỏn biết vận dụng Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị của họ. Tại sao Việt Nam đứng trước một hiểm họa đe dọa sinh tử đến vận mạng của cả dân tộc, chúng ta lại không vận động để tìm hậu thuẩn của thế giới để bảo vệ nền độc lập của chúng ta ?
Nhưng thực tế, chúng ta rất đau lòng, khi thấy, các nhà lãnh đạo Hà Nội, về phương diện ngoại giao, đã đánh mất rất nhiều cơ hội lịch sử quí báu, để khôi phục độc lập cho dân tộc và phát triển quốc gia. Đó là cơ hội của những năm 1945, 1954, 1973 và 1975. Thực vậy, nếu ngày xưa các vua chúa Triều Nguyễn, vì quá tin tưởng vào văn hóa Trung Hoa đã trở nên tự tôn và thiển cận, thì ngày nay các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng quá sùng bái chế độ Cộng Sản và quá tin tưởng vào lý luận giai cấp đấu tranh, đã trở nên mù quáng, xem mọi người đều là kẻ thù, nên chưa bao giờ họ có thể đề ra một chính sách ngoại giao khoáng đạt và lương hảo, còn về phương diện quốc nội họ cũng không có đủ cởi mở, để thực tâm mời những thành phần khác biệt chính kiến, thành lập một chính phủ đoàn kết để phất triển quốc gia. Trái lại, họ chỉ có những thủ đoạn chính trị gian trá và xão quyệt để lừa dối đối phương, để rồi cuối cùng là tiêu diệt đối phương. Điều này chứng tỏ hết sức rõ rệt khi nhìn về lịch sử Việt Nam Cận và Hiên Đại. Năm 1946, Cộng Sản dùng chiêu bài chính phủ Liên Hiệp, để tiêu diệt phe Quốc Gia, rồi năm 1954, ký hiệp định Genevea, chưa ráo mực, họ đã vi pham hiệp định này, bằng cách gài lại hơn 70,000 cán bộ tại miền Nam với âm mưu khuynh đảo chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1973, một lần nữa, họ đã lừa phỉnh để tiêu diệt phe quốc gia dưới chiêu bài mới là Hòa Hợp và Hòa Giải Dân tộc. Còn đối với quốc tế, khi ký hiệp định Paris, họ long trọng cam kết để nhân dân Miền Nam hoàn toàn tự do quyết định vận mạng của mình. Ngay sau đó, khi người Mỹ, theo đúng cam kết của hiệp định này, rút khỏi miền Nam, thì họ đem quân xóa sỗ chinh phủ Sài Gòn…Với một những phương cách gọi là liên hiệp, hợp tác và một lịch sử bang giao đầy phản trắc và gian trá như vậy, ai còn có thể tin tưởng vào Hà Nội để hợp tác hữu nghị. Do dó, từ ngày cướp chính quyến tại Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 đến nay, các nhà lãnh đạo miền Bắc bị đuôi mù bởi lý thuyết Mác-Lênin và Mao Trach Đông, theo đuổi một chế độ độc tài phi nhân, tàn sát và thủ tiêu các thành phần bất đồng chính kiến, đầy đọa toàn dân trong cảnh nghèo đói, thất học, thù hận và bắn giết lẫn nhau. Còn về phương diên quốc tế, vì thiếu hiểu biết và chỉ biết quyền lợi của phe nhóm, nên họ đã liên kết với Trung Cộng và Liên Sô, để đưa toàn thể dân tộc vào một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm. Đó là một cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt nhất trong lich sử nhân loại. Thực vậy, lâu dài nhất vì cuộc Thế Chiến I, chỉ có 4 năm, từ 1914-1918, Thế Chiền 2, chỉ có 6 năm, từ 1939-1945, và khốc liệt nhất, vì số bom đạn được sử dụng trong chiến trường Việt Nam gấp 2.5 số bom đạn dùng trong Thế Chiến 2. Nhưng điều tệ hại hơn nữa, khi nhận viện trợ từ Trung Cộng để đánh Mỹ cũng là lúc họ đã thực sự rước họa xâm lăng từ phương Bắc vào Việt Nam.
Đối với những nhà lãnh đạo có một não trạng bệnh hoạn như vậy làm sao có được một viễn kiến chính tri sâu sắc, một chinh sách ngoại giao khoáng đạt và biết khai thác những mâu thuẩn quốc tế để kiếm tìm nhũng đồng minh hữu hiệu, để rồi cùng với sự hỗ trợ tích cực của toàn dân trong nước, nhằm tạo thành một sức mạnh dũng mãnh để chống lại hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng
Biện Pháp Quân Sự
Hiện nay, Việt Nam có một đội quân khoảng 450,000 người. Đây là một lực lượng quân sự lớn nhất so với các quốc gia tại Đông Nam Á hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra liệu quân nhân dưới cờ còn có tinh thần để hy sinh và chấp nhận gian khổ để chiến đấu nữa hay không? Khi chính họ chứng kiến những thực trạng xã hội quá phũ phàng trước mắt, trong khi các lãnh tụ của họ tìm mọi cách để vơ vét tài sản quốc gia cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, còn tuyệt đại đa số dân chúng, trong đó có cả các gia đinh bộ đội Cộng Sản, bị bóc lột, sống trong cảnh khốn cùng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ trước tới nay, nghĩa là còn cơ cực hơn thời Thực Dân Pháp đô hộ đất nước chúng ta. Nhưng sau hết và mấu chốt hơn hết, vẫn là vấn đề các nhà lãnh đạo Hà Nội có còn ý chí để chiến đấu nhằm bảo vệ tổ quốc chống lại họa ngoại xâm nữa hay không? Chúng ta hơi bi quan, khi nghe lời bình luận của Carl. Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Dantroon của Úc. có lẽ bây giờ các nhà lãnh đạo Hà Nội đã trở nên quá giàu có, họ muốn được yên thân để bảo vệ tài sản và gia đình của họ hơn.. cho nên việc mất thêm một vài hải đảo xa xôi như Hoàng Sa và Trường Sa, mất thêm một ít lãnh thổ và lãnh hải ở phía Bắc không còn là vấn đề quan trọng với họ nữa !
Biện Pháp Chính Trị
Đó là nuôi dưỡng tinh thần độc lập, tự cường, tự chủ cùng ý thức quốc gia và dân tộc. Ông Nhu đã biện giải vấn đề này như sau:
Tuy nhiên biện pháp cần thiết nhất, hữu hiệu nhất và hoàn toàn thuộc chủ động của chúng ta, là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, và phát huy ý thức quốc gia và dân tộc. Đồng thời, áp dụng một chính sách cai trị khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt.
Và sau cùng ông Nhu đã đi đến kết luận, muốn thắng hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng một chính thể chuyên chế hay độc tài như Hà Nội hiện nay, không thể nào thành công được.
Trong khi đó, chúng ta đều biết rằng hiện nay thế giới đang chứng kiến những thay đổi khốc liệt nhất, đặc biệt là trong lãnh vực tin học và khoa học kỹ thuật, còn trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, như Tổng Thống Obama, cũng kêu gọi, một sự hợp tác và hòa giải giữa các quốc gia, để đẩy lùi bóng tối của chiến tranh và nghèo đói, nhằm kiến tạo một kỷ nguyên hữu nghị, hợp tác, hòa bình và thịnh vượng cho toàn thế giới, thì các nhà lãnh đạo của Hà Nội vẫn giữ nguyên bản chất của Cộng Sản là độc quyền lãnh đạo, độc tài toàn trị và để cũng cố chính quyền chuyên chế, họ thẳng tay đàn áp đối lập, các giáo hội tôn giáo chân chính, áp dụng chính sách đầy đọa người dân trong cảnh nghéo đói, chậm tiến và thất học… để trong nước không còn ai có thể chống đối lại họ được.
Với những kiểm điểm sơ lược trên đây, chúng ta đều thấy trước rằng, nếu dân tộc chúng ta không còn cơ may để thay đổi thành phần lãnh đạo tại Bắc Bộ Phủ, thi vấn đề Việt Nam nội thuộc nước Tàu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tiến Sĩ Phạm Văn Lưu
Melbourne, 1. 11. 2009
Ghi chú:
[1] Linh Muc De Jaegher, Cố vấn thân cận của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Tưởng Giới Thach, đàm luận với tác giả tại Sàigòn vào 6. 1966.
[2]. Sách được xuất bản mang tên Tùng Phong, Chính Đê Việt Nam, Saigon-Việt Nam, 2009
[3] Xin xem các diễn văn này trong La Voix de la Juste Cause, Recueils Des Principaux Discours et Meassages du President Ngo Dinh Diem, June 1954 – Juillet 1963, Saigon, Service de la Press de la Presidence de la Republique du Vietnam, 1963. Các diễn văn này thường được ông Phạm Đình Khiêm dịch ra Việt ngữ và Gs. Tôn Thất Thiện ra Anh ngữ.
[4] Có lẽ vì đánh máy sai, nên trong ấn bản in là vĩ tuyến 17, thực tế lá vĩ tuyến 16, chú thich của người viết.
[5] Nước Úc trong bản ngân sách 2009-2010, đã gia tăng hơn 6.6.tỉ bạc (từ 19.8 tỉ lên 26.4 tỉ), để gia tăng khả năng không lực và hải quân nhằm bảo vệ lãnh thổ. Điều này khiến chính quyền Nam Dương phải quan ngại, sau đó chính phủ Úc đã phải lên tiếng trấn an.
Còn Thái Lan trong bản ngân sách 2008, ngân sách dành cho Bộ Quốc Phòng đã tăng lên tới 4.5 tỉ US dollars, đă quan mặt cà Nam Dương và Mã Lai về chi phí quốc phòng.
Tân Gia Ba trong bản ngân sách 2009, họ cũng đã dành đến 34% cho ngân sách quốc phòng. Nhưng từ lâu Tân Gia Ba, có lẽ, đã thấy trước được hiểm họa xăm lăng của Trung Quốc, nên họ đã có những thỏa hiệp liên kết quân sự với Hoa Kỳ từ năm 1990 với thỏa hiệp MOU và đến 2005 họ đã ký hiêp ước Hợp Tác Quân Sự với Hoa Kỳ. Nam Dương đã để chi phí quốc phòng vào hàng ưu tiên thứ 3 trong bản ngân sách 2008 với ngân khoản là 3.3 tỉ US dollars.
Còn Mã Lai, muc tiêu của ngân sách 2008, dành ưu tiên cho phúc lợi toàn dân, nên chi phí quốc phòng phải bị cắt giảm tối đa, nhưng riêng chi phí dành cho Không Lực Mã Lai, không bị cắt giảm mà lại còn được gia tăng từ 1,482 tỉ Mã kim lên đến 1,613 tỉ Mã kim để gia tăng khả năng phòng thủ quốc gia.
[6] Giáo sư Bửu Hội là một phật tử và thân mẫu của giáo sư là Sư Cô Diệu Huệ, lúc đó Giáo sư được Tổng Thống Diệm cử làm trưởng phái đoàn đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc từ tháng 9. 1963, đặc trách về cuộc Khủng Hoảng Phật Giáo.
[7] Theo sự tiết lộ cùa Bà Swarna L. Ganawardene, con gái cùa Sir Senerat, trong thư gởi cho Bà Anne Blair, (một đồng nghiệp của người viết tại Đại Học Monash trước đây), vào tháng 11. 1989. Và cũng có thể xem thêm Điện văn số 2444 từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gởi cho Tòa Đại Sứ Mỹ Saigon, ngày 11. 12. 1963 dưới tiêu đề Gunawardene’s killing the debate. xem Anne Blair, Lodge in Vietnam, A Patriot Abroad, New Haven, Yale university Press, 1995, tr. 78
Xin cho Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm chúng con nên MỘT
Joachim Nguyễn Văn Trạch
17:20 01/11/2009
Xin cho Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm chúng con nên MỘT
Trong dịp tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế đến thăm Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Giáo Phận Sacramento, California vào Chúa Nhật ngày 25 tháng 10 năm 2009 vừa qua đã đánh dấu một bước tiến sơ khởi đến hợp nhất liên kết các Đoàn Liên Minh Thánh Tâm (LMTT) trong một số giáo phận miền Bắc California thành một khối.
Theo nội quy của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm, trang 214, thì các địa phận có LMTT tập trung lại thành Liên Địa Phận LMTT, hoặc gọi cách ngắn gọn là Liên Miền. Các Liên Miền họp lại thành Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm cấp quốc gia. Riêng tại Hoa Kỳ, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đang có tiến trình bổ nhiệm một vị tổng tuyên uý tiên khởi cho phong trào. Việc liên kết cấp miền và cấp quốc gia chẳng những giúp LMTT thăng tiến các hoạt động tâm linh, xã hội, đồng phục, huy hiệu mà thôi nhưng còn tạo nên một tâp hợp, ít nhất về phương diện nhân sự, đáng kể hổ trợ các việc quyên góp, tổ chức những thánh lễ, đón rước các đấng bậc đến thăm các miền, hoặc toàn quốc của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Thành Phần Tham Dự: Đại diện tham dự kỳ khởi đầu này đến từ Giáo Phận San Jose gồm có Liên Đoàn LMTT Giáo Phận San Jose; đoàn LMTT Gíáo Xứ Việt Nam St. Patrick; đoàn LMTT Giáo Xứ St. Maria Goretti;
đoàn LMTT Giáo Xứ Chúa Ba Ngôi; đoàn LMTT Giáo Xứ Christ the King. Giáo Phận Stockton có đại diện của Đoàn LMTT Stockton. Giáo Phận Sacramento có trên 20 đại diện đoàn LMTT Giáo Xứ Các Thánh TĐVN tham dự. Lần họp sắp tới dự định có thêm các đại diện của các đoàn LMTT Giáo Phận Oakland, San Leandro và Hayward cùng tham dự. (Xin được thêm vào đây là anh em Liên Đoàn LMTT Giáo Phận Orange và LMTT các giáo phận miền Nam California cũng đang sắp có cuộc gặp gỡ tương tự.)
Cuộc Họp và Bữa Ăn Thân Mật: Sau cuộc cung nghinh tượng Mẹ và thánh lễ Chúa Nhật, anh em có cuộc họp trong 2 phòng học số 9 và 10 để giới thiệu làm quen và gợi ý lên việc liên kết các đoàn thành Liên Đoàn, Liên Miền và đề nghị việc thành lập Phong Trào LMTT cấp quốc gia tại Hoa Kỳ. Một cách đặc biệt, trong suốt buổi họp và bữa ăn thân mật đều có sự hiện hiện của cha cựu quản nhiệm Jude Nguyễn Ngọc Ban, cha quản nhiệm PhilipTrần Bình Khả, cha phụ tá Charles Phạm Đức Sinh và thày Thày Sáu, cũng là một đoàn viên LMTT. (Chúng con đặc biệt cám ơn lòng ưu ái của cha cựu quản nhiệm Jude Nguyễn Ngọc Ban mặc dù còn đau yếu cha vẫn cố gắng có mặt và ban phép lành cho buổi sum họp của chúng con.)
Nhìn Lại Những Năm Đã Qua: Trong bữa ăn trưa thịnh soạn do đoàn LMTT sở tại khoản đãi, anh em đã trao đổi các băn khoăn khi thấy phong trào của mình chưa được hoàn chỉnh về phương diện hệ thống tổ chức. Mặt khác, anh em nhận thấy phong trào đang triển nở mạnh mẽ ở các nơi cũng như có nhiều thay đổi mới mạnh mẽ về hình thức. Xin tóm lược lại các câu chuyện riêng tư của anh em sau đây về chấp nhận thay đổi, thủ bản, đoàn kỳ, đồng phục, dấu hiêu, huy hiệu và các PT LMTT ngành Hoa Kỳ và Gianãđại:
Đổi Mới: Thay đổi là chuyện thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Bởi vậy, những đổi mới trong Phong Trào LMTT cũng là chuyện dễ hiểu. Đổi mới được chấp nhận bởi một số người nhưng lại không hợp với một số người khác. Những điều mới mẻ này được hoan nghênh ở đoàn này nhưng lại không hợp với đoàn khác. Điều đáng lưu ý là những đổi mới này sẽ dần dà biến đổi các sinh hoạt và sắc thái của phong trào.
Thủ bản: Thủ bản nguyên thủy được xuất bản lần đầu tiên tại Montréal, Quebec, Canada năm
1888. Thủ bản LMTT Việt Nam được dịch ra từ cuốn thủ bản nguyên thủy do Cha Dòng Chúa
Cứu Thế Đào Hữu Thọ, CSsR, Giám Đốc tiên khởi Phong Trào LMTT Việt Nam, xuất bản tháng 6 năm 1961. Sau năm 1975 đến nay, thủ bản LMTT Việt Nam đã được in “copied” lại nhiều lần để đáp ứng nhu cầu của các đoàn LMTT khắp nơi tại Hoa Kỳ.
Thủ bản mới: Hai cuốn thủ bản mới: một của Liên Đoàn LMTT giáo phận Galveston- Houston, và cuốn thứ hai của Liên Đoàn LMTT giáo phận Orange Hai cuốn thủ bản này được biên soạn lại cho hợp thời, hợp chốn và dễ dọc dể hiểu hơn.
Đoàn Kỳ (Cờ) “Flag”: Cờ là một biểu tượng được làm bằng vải. Hầu hết các đoàn vẫn dùng cờ làm biểu tượng, chỉ có một số đoàn đang dùng phướn “banner” như thường thấy nơi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hoặc Legio Maria trong những cuộc rước. Theo nhận xét của một số đoàn viên thì LMTT chỉ dùng cờ mà chưa bao giờ dùng phướn “banner” cho đến nay.
Đồng phục: Trong nội quy không nói đến đồng phục. Tuy nhiên, hồi xưa ở Việt Nam, các đoàn đều mặc áo “sơ mi” Trắng, không “cà vạt” (một vài nơi thắt “cà vạt” Xanh đậm.) Hiện nay ở vài nơi tại Hoa Kỳ vẫn còn thắt “cà vạt” Xanh đậm)
Đồng phục ở Mỹ: Mỗi đoàn đều tự ý quyết định về đồng phục cho đoàn mình. Thông thường là: Đồng phục mùa Hè: Áo “sơ mi” Trắng, “cà vạt” Đỏ hoặc Xanh đậm. Đồng phục mùa Đông: Áo “vét” màu đậm, “cà vạt” Đỏ hoặc Xanh đậm.
Nơi mang dấu hiệu trên đồng phục: Trong thủ bản không đề cập đến nơi gắn dấu hiệu! Ở Việt Nam, đoàn viên thường đeo dấu hiệu trên áo “sơ mi” Trắng nơi phần trên túi áo trái. Lý do thực tế là trời nóng không mặc được áo “vét”, hơn nữa vì kinh tế eo hẹp nên hầu như không có đoàn nào có đồng phục áo “vét” và thắt “cà vạt” Ở Hoa Kỳ, có đoàn mang dấu hiệu trên “cà vạt”, đoàn khác mang dấu hiệu trên mép áo, đoàn khác nữa trang trọng đặt dấu hiệu trên một bảng nhựa có khắc chữ LMTT bằng chữ Việt phần trên, chữ Mỹ phần dưới và mang trên túi áo trái nơi trái tim mình.
Đoàn ca: Có đoàn đã thay thế bài đoàn ca nguyên thủy bằng bài Tâm Ca Liên Minh Thánh Tâm của Lm Nhạc sĩ Văn Chi và phê bình đoàn ca nguyên thủy có lời ca và cung điệu “quân đội” qúa không còn hợp thời nữa!
Ở Mỹ có LMTT không? The League of the Sacred Heart Hoa Kỳ ( LMTT Hoa Kỳ): là tổ chức gần gũi nhất, giống nhất với Phong Trào LMTT ngành Việt Nam. Tình đến khoảng năm 1955, LMTT Hoa Kỳ có khoảng chừng 6 triệu hội viên do các cha Dòng Tên (SJ) linh hướng. Trong 6 triệu hội viên gồm có cả nam và nữ. Cho đến nay, không biết Phong Trào LMTT Hoa Kỳ còn bao nhiêu hội viên.
Còn Gianãđại thì sao? Mặc dù là nơi xuất phát Phong Trào LMTT; anh em cũng chỉ tìm thấy một tổ chức giống như ở Hoa Kỳ. Có ai biết cách tìm ra các văn kiện xa xưa của Phong Trào LMTT nguyên thuỷ; xin vui lòng góp ý.
Đến cuối bữa ăn trưa, anh em cùng đồng ý rằng: Thay đổi cho hợp với môi trường xã hội là điều tốt và cần thiết. Trong giai đoạn này, đề nghị mỗi đoàn viên hãy tìm hiểu hơn là có thái độ không chấp nhận những đổi mới ở các đoàn khác. Tuy nhiên, đã là đoàn thì phải có sự đồng nhất. Muốn đồng nhất thì cần có một tổ chức cấp cao nhất: cấp quốc gia. Từ đó, đổi mới sẽ là thay đổi của cả Phong Trào mà không phải của mỗi địa phương riêng rẽ nữa. Cho đến khi có được một tổ chức cấp quốc gia, thiết tưởng mỗi đoàn viên đều phải cầu nguyện nhiều với Thánh Tâm Chúa, hầu lãnh hội Thánh ý của Ngài. Thêm vào đó, mỗi đoàn viên—cách này hay cách khác—đạo đạt ý nguyện của mình lên cha tuyên úy của đoàn mình, để công việc mau được xúc tiến. Trong tầm nhìn khoảng 10 năm sắp tới, một là chỉ có một Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Việt Nam đồng nhất tại Hoa Kỳ, hoặc là mỗi đoàn sẽ là một “phong trào” của địa phương của mình. Vậy, Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ là MỘT hay không là do lòng ước muốn và trách nhiệm của mỗi đoàn viên.
Nhân dịp Mẹ đến thăm Giáo Xứ CT TDVN giáo phận Sacramento, chúng con xin học nơi lời Mẹ dậy: “Ngài bảo gì; các con cứ làm theo” (Joh 2:5) Ở bữa tiệc cưới Cana, Các người giúp việc đã kín nước vào chum như Chúa bảo. Chúa đã làm phép cho nước hóa nên rượu (Joh 2:1-11). Vậy, anh em LMTT chúng con xin cầu nguyện và làm những gì Chúa phán để Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm chúng con sẽ nên MỘT
Đoàn viên Joachim Nguyễn Văn Trạch
Theo nội quy của Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm, trang 214, thì các địa phận có LMTT tập trung lại thành Liên Địa Phận LMTT, hoặc gọi cách ngắn gọn là Liên Miền. Các Liên Miền họp lại thành Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm cấp quốc gia. Riêng tại Hoa Kỳ, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đang có tiến trình bổ nhiệm một vị tổng tuyên uý tiên khởi cho phong trào. Việc liên kết cấp miền và cấp quốc gia chẳng những giúp LMTT thăng tiến các hoạt động tâm linh, xã hội, đồng phục, huy hiệu mà thôi nhưng còn tạo nên một tâp hợp, ít nhất về phương diện nhân sự, đáng kể hổ trợ các việc quyên góp, tổ chức những thánh lễ, đón rước các đấng bậc đến thăm các miền, hoặc toàn quốc của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Thành Phần Tham Dự: Đại diện tham dự kỳ khởi đầu này đến từ Giáo Phận San Jose gồm có Liên Đoàn LMTT Giáo Phận San Jose; đoàn LMTT Gíáo Xứ Việt Nam St. Patrick; đoàn LMTT Giáo Xứ St. Maria Goretti;
Cuộc Họp và Bữa Ăn Thân Mật: Sau cuộc cung nghinh tượng Mẹ và thánh lễ Chúa Nhật, anh em có cuộc họp trong 2 phòng học số 9 và 10 để giới thiệu làm quen và gợi ý lên việc liên kết các đoàn thành Liên Đoàn, Liên Miền và đề nghị việc thành lập Phong Trào LMTT cấp quốc gia tại Hoa Kỳ. Một cách đặc biệt, trong suốt buổi họp và bữa ăn thân mật đều có sự hiện hiện của cha cựu quản nhiệm Jude Nguyễn Ngọc Ban, cha quản nhiệm PhilipTrần Bình Khả, cha phụ tá Charles Phạm Đức Sinh và thày Thày Sáu, cũng là một đoàn viên LMTT. (Chúng con đặc biệt cám ơn lòng ưu ái của cha cựu quản nhiệm Jude Nguyễn Ngọc Ban mặc dù còn đau yếu cha vẫn cố gắng có mặt và ban phép lành cho buổi sum họp của chúng con.)
Đổi Mới: Thay đổi là chuyện thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Bởi vậy, những đổi mới trong Phong Trào LMTT cũng là chuyện dễ hiểu. Đổi mới được chấp nhận bởi một số người nhưng lại không hợp với một số người khác. Những điều mới mẻ này được hoan nghênh ở đoàn này nhưng lại không hợp với đoàn khác. Điều đáng lưu ý là những đổi mới này sẽ dần dà biến đổi các sinh hoạt và sắc thái của phong trào.
Thủ bản: Thủ bản nguyên thủy được xuất bản lần đầu tiên tại Montréal, Quebec, Canada năm
1888. Thủ bản LMTT Việt Nam được dịch ra từ cuốn thủ bản nguyên thủy do Cha Dòng Chúa
Thủ bản mới: Hai cuốn thủ bản mới: một của Liên Đoàn LMTT giáo phận Galveston- Houston, và cuốn thứ hai của Liên Đoàn LMTT giáo phận Orange Hai cuốn thủ bản này được biên soạn lại cho hợp thời, hợp chốn và dễ dọc dể hiểu hơn.
Đoàn Kỳ (Cờ) “Flag”: Cờ là một biểu tượng được làm bằng vải. Hầu hết các đoàn vẫn dùng cờ làm biểu tượng, chỉ có một số đoàn đang dùng phướn “banner” như thường thấy nơi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hoặc Legio Maria trong những cuộc rước. Theo nhận xét của một số đoàn viên thì LMTT chỉ dùng cờ mà chưa bao giờ dùng phướn “banner” cho đến nay.
Đồng phục: Trong nội quy không nói đến đồng phục. Tuy nhiên, hồi xưa ở Việt Nam, các đoàn đều mặc áo “sơ mi” Trắng, không “cà vạt” (một vài nơi thắt “cà vạt” Xanh đậm.) Hiện nay ở vài nơi tại Hoa Kỳ vẫn còn thắt “cà vạt” Xanh đậm)
Đồng phục ở Mỹ: Mỗi đoàn đều tự ý quyết định về đồng phục cho đoàn mình. Thông thường là: Đồng phục mùa Hè: Áo “sơ mi” Trắng, “cà vạt” Đỏ hoặc Xanh đậm. Đồng phục mùa Đông: Áo “vét” màu đậm, “cà vạt” Đỏ hoặc Xanh đậm.
Đoàn ca: Có đoàn đã thay thế bài đoàn ca nguyên thủy bằng bài Tâm Ca Liên Minh Thánh Tâm của Lm Nhạc sĩ Văn Chi và phê bình đoàn ca nguyên thủy có lời ca và cung điệu “quân đội” qúa không còn hợp thời nữa!
Ở Mỹ có LMTT không? The League of the Sacred Heart Hoa Kỳ ( LMTT Hoa Kỳ): là tổ chức gần gũi nhất, giống nhất với Phong Trào LMTT ngành Việt Nam. Tình đến khoảng năm 1955, LMTT Hoa Kỳ có khoảng chừng 6 triệu hội viên do các cha Dòng Tên (SJ) linh hướng. Trong 6 triệu hội viên gồm có cả nam và nữ. Cho đến nay, không biết Phong Trào LMTT Hoa Kỳ còn bao nhiêu hội viên.
Còn Gianãđại thì sao? Mặc dù là nơi xuất phát Phong Trào LMTT; anh em cũng chỉ tìm thấy một tổ chức giống như ở Hoa Kỳ. Có ai biết cách tìm ra các văn kiện xa xưa của Phong Trào LMTT nguyên thuỷ; xin vui lòng góp ý.
Đến cuối bữa ăn trưa, anh em cùng đồng ý rằng: Thay đổi cho hợp với môi trường xã hội là điều tốt và cần thiết. Trong giai đoạn này, đề nghị mỗi đoàn viên hãy tìm hiểu hơn là có thái độ không chấp nhận những đổi mới ở các đoàn khác. Tuy nhiên, đã là đoàn thì phải có sự đồng nhất. Muốn đồng nhất thì cần có một tổ chức cấp cao nhất: cấp quốc gia. Từ đó, đổi mới sẽ là thay đổi của cả Phong Trào mà không phải của mỗi địa phương riêng rẽ nữa. Cho đến khi có được một tổ chức cấp quốc gia, thiết tưởng mỗi đoàn viên đều phải cầu nguyện nhiều với Thánh Tâm Chúa, hầu lãnh hội Thánh ý của Ngài. Thêm vào đó, mỗi đoàn viên—cách này hay cách khác—đạo đạt ý nguyện của mình lên cha tuyên úy của đoàn mình, để công việc mau được xúc tiến. Trong tầm nhìn khoảng 10 năm sắp tới, một là chỉ có một Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Việt Nam đồng nhất tại Hoa Kỳ, hoặc là mỗi đoàn sẽ là một “phong trào” của địa phương của mình. Vậy, Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ là MỘT hay không là do lòng ước muốn và trách nhiệm của mỗi đoàn viên.
Nhân dịp Mẹ đến thăm Giáo Xứ CT TDVN giáo phận Sacramento, chúng con xin học nơi lời Mẹ dậy: “Ngài bảo gì; các con cứ làm theo” (Joh 2:5) Ở bữa tiệc cưới Cana, Các người giúp việc đã kín nước vào chum như Chúa bảo. Chúa đã làm phép cho nước hóa nên rượu (Joh 2:1-11). Vậy, anh em LMTT chúng con xin cầu nguyện và làm những gì Chúa phán để Phong Trào Liên Minh Thánh Tâm chúng con sẽ nên MỘT
Đoàn viên Joachim Nguyễn Văn Trạch
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho gửi thư phản đối việc khởi công xây dựng quảng trường thành phố Vĩnh Long
Nữ tu Huỳnh Thị Bích Ngọc
05:41 01/11/2009
Chính quyền Vĩnh Long: từ kế hoạch khách sạn tới mở công viên trên đất tu viện Dòng Thánh Phaolô
Lý Hành Giả
06:27 01/11/2009
VĨNH LONG - Như tin đã đưa, ngày 10-09-2009, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Long (MTTQVL) đã mời Nữ tu Huỳnh Thị Bích Ngọc, bề trên Tỉnh dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho đến làm việc tại Văn phòng Ủy ban MTTQVL.
Trong buổi làm việc này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã giấu mặt, chỉ cử một Phó chủ tịch của cái gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc làm việc với các nữ tu.
Tất nhiên các nữ tu vẫn tỏ rõ thiện chí khi đến văn phòng Ủy ban MTTQ gặp phó chủ tịch.
Ông phó chủ tịch của cái ủy ban kia tên là Lê Văn Thế đã thực hiện công việc được sai bảo của “chủ” mình là Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Gặp các nữ tu, ông phó chủ tịch, dù chỉ là kẻ được sai bảo, cũng đã có cách nói năng, truyền đạt y hệt chủ mình.
Ông đã ra lệnh cho các nữ tu phải thực hiện 4 điều:
(1)Việc chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long và bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định giải quyết phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh là đúng với quy định của pháp luật.
(2) Phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh sẽ khởi công xây dựng Quảng trường Thành phố và Công viên cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long.
(3) Những gì lãnh đạo hứa hỗ trợ Dòng Thánh Phaolô vẫn tiếp tục thực hiện khi Dòng có dự án và đề nghị.
(4) Khi công trình Quảng trường thành phố và công viên cây xanh được khởi công, đề nghị quý Dì (nữ tu) không nên đến hiện trường ngăn cản. Vì ngăn cản là vi phạm pháp luật.
Như vậy, sau khi đã thất bại trong việc xây khách sạn trên đất Tu viện Dòng Thánh Phaolô do sự phản đối và kiên trì đòi công lý và sự thật của các nữ tu, chính quyền Vĩnh Long đã buộc lòng phải chuyển thành “Công trình Quảng trường thành phố và Công viên cây xanh”.
Từ kế hoạch xây khách sạn đến cái gọi là “Công trình Quảng trường thành phố và Công viên cây xanh”, chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã lộ rõ bộ mặt ăn cướp, muốn chiếm đoạt tài sản của Dòng Thánh Phaolô, một tài sản hoàn toàn hợp pháp mà từ năm 1871 đến nay (138 năm) mọi người Vĩnh Long đều biết rõ (ngoại trừ nhà cầm quyền Vĩnh Long và Bộ Xây dựng ở Hà Nội).
Điều đáng nói, chọn giải pháp “Công trình Quảng trường thành phố và Công viên cây xanh”, chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã học theo cách của chính quyền Hà Nội khi giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ và Nhà thờ Thái Hà. Nhưng chính quyền Vĩnh Long đã không khôn ngoan. Đúng hơn, phải nói: “khôn” mà không “ngoan”.
Khôn, vì đỡ phải đau đầu nghĩ giải pháp mới. Chỉ việc ăn theo Hà Nội.
Nhưng không ngoan, vì lòi ra rất nhiều cái đuôi.
Cái đuôi đầu tiên là vụ ăn cướp Tu viện Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long vào năm 1977. Năm đó, đưa lý do “các nữ tu đã đào tạo lớp trẻ bất hạnh (mồ côi) trở thành lực lượng chống đối chính phủ cách mạng”, nhà cầm quyền Vĩnh Long đã đưa công an vào chiếm tu viện, bắt giữ một số nữ tu và đuổi các nữ tu còn lại ra khỏi tu viện.
Cái đuôi thứ hai là hợp pháp hóa việc ăn cướp bằng Quyết định 88 của bộ Xây dựng. Quyết định này đẩy các nữ tu vào tình cảnh mất trắng tay tài sản tại số 3 Tô Thị Huỳnh.
Cái đuôi thứ ba là biến tài sản ăn cướp được thành điểm kinh doanh làm giàu. Chính quyền Vĩnh Long đã đồng ý cho Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn-Vĩnh Long khai thác tài sản của Dòng bằng cách xây khách sạn. Ngày 19-05-2008, tỉnh Vĩnh Long định khởi công xây dựng khách sạn trên đất tu viện.
Cái đuôi thứ tư là khoác cho của ăn cướp được chiếc áo “lợi ích công cộng”: Tháng 12-2008, tỉnh Vĩnh Long thay đổi kế hoạch không xây khách sạn nữa mà mở công viên với lý do được nêu lên trong bản tin của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long: địa chỉ http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600.
Xin trích nguyên văn bản tin của tác giả HỒNG THƯ:
“Hôm qua (12/12/2008), Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Đấu đã chủ trì buổi họp báo công bố việc chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất tọa lạc tại số 3, đường Tô Thị Huỳnh, Phường 1, TX Vĩnh Long. Dự họp có các ngành tỉnh và TX Vĩnh Long, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh, đại diện nữ tu Dòng Thánh Phao Lô và các cơ quan báo chỉ tỉnh.
Phần đất tại số 3, Tô Thị Huỳnh trước đây thuộc khu vực Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long cũ. Để phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh của nhân dân trong tỉnh trong điều kiện bệnh viện cũ đã xuống cấp trầm trọng phải tháo dỡ, BVĐK được xây dựng mới tại vị trí khác. Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai, phần đất nói trên đã được quy hoạch xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ- khách sạn (4 sao). Song, do ảnh hưởng biến động giá cả vật tư thời gian qua, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn- Vĩnh Long đã đề nghị tỉnh cho chuyển đổi sang vị trí khác phù hợp với điều kiện của công ty và yêu cầu này đã được tỉnh chấp thuận.
Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, được sự thống nhất của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có công văn báo cáo xin ý kiến Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh, Phường 1 sang xây dựng quảng trường, công viên, với tên gọi dự kiến: Quảng trường thành phố Vĩnh Long. Đề nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Dự kiến Quảng trường thành phố Vĩnh Long sẽ được xây dựng đẹp, ngoài một phần diện tích trồng cây xanh tạo mỹ quan, phần còn lại phục vụ các hoạt động lễ hội của tỉnh và nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho nhân dân. Hiện tỉnh đang tiến hành các bước chuẩn bị để công trình được triển khai thực hiện”.
Rồi ngày 10-09-2009 vừa qua, tỉnh Vĩnh Long mời các nữ tu đến văn phòng MTTQ truyền đạt ý chí, quyết tâm mở công viên và ra lệnh cho các nữ tu không được cản trở, nếu cản trở là vi phạm pháp luật. Sự kiện này, một lần nữa khơi lên trong dư luận sự tố cáo chính quyền tỉnh Vĩnh Long ngoan cố, không nghe theo sự thật, chống lại sự thật.
Đó là sự thật lịch sử về tài sản số 3 Tô Thị Huỳnh là của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long.
Phủ nhận sự thật về tài sản của các nữ tu, nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long đang loay hoay trong những giải pháp đối phó.
Càng tìm cách đối phó, càng lộ rõ hành vi ăn cướp và thói quen sống trong gian trá mà thôi!
Trong buổi làm việc này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã giấu mặt, chỉ cử một Phó chủ tịch của cái gọi là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc làm việc với các nữ tu.
Tất nhiên các nữ tu vẫn tỏ rõ thiện chí khi đến văn phòng Ủy ban MTTQ gặp phó chủ tịch.
Ông phó chủ tịch của cái ủy ban kia tên là Lê Văn Thế đã thực hiện công việc được sai bảo của “chủ” mình là Tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Gặp các nữ tu, ông phó chủ tịch, dù chỉ là kẻ được sai bảo, cũng đã có cách nói năng, truyền đạt y hệt chủ mình.
Ông đã ra lệnh cho các nữ tu phải thực hiện 4 điều:
(1)Việc chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long và bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định giải quyết phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh là đúng với quy định của pháp luật.
(2) Phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh sẽ khởi công xây dựng Quảng trường Thành phố và Công viên cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long.
(3) Những gì lãnh đạo hứa hỗ trợ Dòng Thánh Phaolô vẫn tiếp tục thực hiện khi Dòng có dự án và đề nghị.
(4) Khi công trình Quảng trường thành phố và công viên cây xanh được khởi công, đề nghị quý Dì (nữ tu) không nên đến hiện trường ngăn cản. Vì ngăn cản là vi phạm pháp luật.
Như vậy, sau khi đã thất bại trong việc xây khách sạn trên đất Tu viện Dòng Thánh Phaolô do sự phản đối và kiên trì đòi công lý và sự thật của các nữ tu, chính quyền Vĩnh Long đã buộc lòng phải chuyển thành “Công trình Quảng trường thành phố và Công viên cây xanh”.
Từ kế hoạch xây khách sạn đến cái gọi là “Công trình Quảng trường thành phố và Công viên cây xanh”, chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã lộ rõ bộ mặt ăn cướp, muốn chiếm đoạt tài sản của Dòng Thánh Phaolô, một tài sản hoàn toàn hợp pháp mà từ năm 1871 đến nay (138 năm) mọi người Vĩnh Long đều biết rõ (ngoại trừ nhà cầm quyền Vĩnh Long và Bộ Xây dựng ở Hà Nội).
Điều đáng nói, chọn giải pháp “Công trình Quảng trường thành phố và Công viên cây xanh”, chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã học theo cách của chính quyền Hà Nội khi giải quyết vụ Tòa Khâm Sứ và Nhà thờ Thái Hà. Nhưng chính quyền Vĩnh Long đã không khôn ngoan. Đúng hơn, phải nói: “khôn” mà không “ngoan”.
Khôn, vì đỡ phải đau đầu nghĩ giải pháp mới. Chỉ việc ăn theo Hà Nội.
Nhưng không ngoan, vì lòi ra rất nhiều cái đuôi.
Cái đuôi đầu tiên là vụ ăn cướp Tu viện Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long vào năm 1977. Năm đó, đưa lý do “các nữ tu đã đào tạo lớp trẻ bất hạnh (mồ côi) trở thành lực lượng chống đối chính phủ cách mạng”, nhà cầm quyền Vĩnh Long đã đưa công an vào chiếm tu viện, bắt giữ một số nữ tu và đuổi các nữ tu còn lại ra khỏi tu viện.
Cái đuôi thứ hai là hợp pháp hóa việc ăn cướp bằng Quyết định 88 của bộ Xây dựng. Quyết định này đẩy các nữ tu vào tình cảnh mất trắng tay tài sản tại số 3 Tô Thị Huỳnh.
Cái đuôi thứ ba là biến tài sản ăn cướp được thành điểm kinh doanh làm giàu. Chính quyền Vĩnh Long đã đồng ý cho Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn-Vĩnh Long khai thác tài sản của Dòng bằng cách xây khách sạn. Ngày 19-05-2008, tỉnh Vĩnh Long định khởi công xây dựng khách sạn trên đất tu viện.
Cái đuôi thứ tư là khoác cho của ăn cướp được chiếc áo “lợi ích công cộng”: Tháng 12-2008, tỉnh Vĩnh Long thay đổi kế hoạch không xây khách sạn nữa mà mở công viên với lý do được nêu lên trong bản tin của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long: địa chỉ http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600.
Xin trích nguyên văn bản tin của tác giả HỒNG THƯ:
“Hôm qua (12/12/2008), Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Đấu đã chủ trì buổi họp báo công bố việc chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất tọa lạc tại số 3, đường Tô Thị Huỳnh, Phường 1, TX Vĩnh Long. Dự họp có các ngành tỉnh và TX Vĩnh Long, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh, đại diện nữ tu Dòng Thánh Phao Lô và các cơ quan báo chỉ tỉnh.
Phần đất tại số 3, Tô Thị Huỳnh trước đây thuộc khu vực Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long cũ. Để phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh của nhân dân trong tỉnh trong điều kiện bệnh viện cũ đã xuống cấp trầm trọng phải tháo dỡ, BVĐK được xây dựng mới tại vị trí khác. Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai, phần đất nói trên đã được quy hoạch xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ- khách sạn (4 sao). Song, do ảnh hưởng biến động giá cả vật tư thời gian qua, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn- Vĩnh Long đã đề nghị tỉnh cho chuyển đổi sang vị trí khác phù hợp với điều kiện của công ty và yêu cầu này đã được tỉnh chấp thuận.
Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, được sự thống nhất của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có công văn báo cáo xin ý kiến Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh, Phường 1 sang xây dựng quảng trường, công viên, với tên gọi dự kiến: Quảng trường thành phố Vĩnh Long. Đề nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Dự kiến Quảng trường thành phố Vĩnh Long sẽ được xây dựng đẹp, ngoài một phần diện tích trồng cây xanh tạo mỹ quan, phần còn lại phục vụ các hoạt động lễ hội của tỉnh và nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho nhân dân. Hiện tỉnh đang tiến hành các bước chuẩn bị để công trình được triển khai thực hiện”.
Rồi ngày 10-09-2009 vừa qua, tỉnh Vĩnh Long mời các nữ tu đến văn phòng MTTQ truyền đạt ý chí, quyết tâm mở công viên và ra lệnh cho các nữ tu không được cản trở, nếu cản trở là vi phạm pháp luật. Sự kiện này, một lần nữa khơi lên trong dư luận sự tố cáo chính quyền tỉnh Vĩnh Long ngoan cố, không nghe theo sự thật, chống lại sự thật.
Đó là sự thật lịch sử về tài sản số 3 Tô Thị Huỳnh là của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Vĩnh Long.
Phủ nhận sự thật về tài sản của các nữ tu, nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Long đang loay hoay trong những giải pháp đối phó.
Càng tìm cách đối phó, càng lộ rõ hành vi ăn cướp và thói quen sống trong gian trá mà thôi!
Sự dối trá của chính quyền tỉnh Vĩnh Long khi cướp đất tu viện Dòng Thánh Phaolô
Lý Hành Giả
06:41 01/11/2009
VĨNH LONG - Ngày 10-09-2009, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Long (MTTQVL) đã mời Nữ tu Huỳnh Thị Bích Ngọc, bề trên Tỉnh dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho đến làm việc tại Văn phòng Ủy ban.
Tại buổi làm việc này, ông phó chủ tịch MTTQ, lấy danh nghĩa thay mặt Ban thường trực MTTQ tỉnh, nhưng thực chất là làm cái công việc của UBND tỉnh giao phó.
Ông phó chủ tịch, khi truyền đạt những nội dung do UBND ra lệnh, đã cho biết “Phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh sẽ khởi công xây dựng Quảng trường Thành phố và Công viên cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long” (Trích Thông báo số 06/TB-MTTQ-BTT ngày 10-09-2009 của UBMTTQ).
Như vậy, theo điều ông phó chủ tịch được nêu trên đây, phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh vốn nằm trong “quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long” .
Chúng tôi đã vào các địa chỉ trên internet của chính phủ VN liên quan đến các văn bản pháp luật (vpb.gov.vn) và tỉnh Vĩnh Long, để tìm hiểu về nghị quyết được ông PCT MTTQ nhắc đến: Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long, cũng như về sự khẳng định của ông PCT cũng là của UBND tỉnh Vĩnh Long về phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh: “vốn nằm trong “quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP” .
Chúng tôi đã tìm được tại địa chỉ http://www.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=361 Kế hoạch thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP:
Kế hoạch thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án
Đồng thời tại địa chỉ http://www.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=358 là Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP:
Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Tỉnh Vĩnh Long
Diện tích, cơ cấu các loại đất đến năm 2010 của kế hoạch 5 năm giai đoạn (2006 – 2010)
Như vậy, nội dung liên quan đến tài sản của Dòng Thánh Phaolô không hề có trong Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long, như Phó chủ tịch MTTQ tỉnh Vĩnh Long, đại diện chính quyền, nói với Bề trên và các nữ tu Dòng Thánh Phaolô và linh mục Dương Văn Thạnh, cha sở Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long, trong cuộc gặp ngày 10-09-2009.
Những thông tin chính thức, từ chính quyền trung ương đến địa phương tỉnh Vĩnh Long, về quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Long cho thấy: (1) Đất đai ở Vĩnh Long cũng như trên toàn cõi Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, thuộc sở hữu nhà nước, vì thế nhà nước toàn quyền sử dụng quỹ đất. (2) Trong kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long, có dự kiến (theo bảng trích dẫn trên) thu hồi 1ha của tôn giáo. (3) Qua hai bảng trích trên, không thấy kế hoạch cụ thể của việc thu hồi đất của cá nhân, tập thể, tổ chức…, kể cả phần đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh của Dòng Thánh Phaolô.
Từ đó dư luận đặt vấn đề liên quan đến phát biểu của phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Vĩnh Long, cũng là quan điểm của giới lãnh đạo tỉnh: “Phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh sẽ khởi công xây dựng Quảng trường Thành phố và Công viên cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long” :
(1) Chính quyền trung ương (thủ tướng, bộ trưởng bộ Xây dựng, bộ trưởng bộ Tài nguyên – Môi trường) có được tỉnh Vĩnh Long báo cáo về việc quy hoạch đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh thành Quảng trường thành phố và Công viên?
(2) Về việc chính quyền tỉnh Vĩnh Long, theo lời ông PCT MTTQ, quy hoạch đất số 3 Tô Thị Huỳnh là Quảng trường & Công viên: tại sao trước đó lại công bố (qua báo chí Vĩnh Long) cho Công ty Du lịch Sài Gòn xây dựng khách sạn? Phải chăng đây chỉ là sự tùy tiện, thiếu kế hoạch hay chính là kết quả của sự đổ bể một “kế hoạch” làm ăn mang tính “mafia” giữa chính quyền Vĩnh Long và nhà tư bản đầu tư Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn?
(3) Tại sao phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh còn đang trong quá trình khiếu nại (tức còn đang tranh chấp về quyền sử dụng), chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã đơn phương và tự ý quy hoạch, không hề có bàn bạc với phía khiếu nại (Dòng Thánh Phaolô) và kể cả với Bộ chủ quản là Bộ Tài nguyên & Môi trường và bộ Xây dựng (nếu có, tại sao không trưng dẫn cho các nữ tu)? Do đó, đọc Quyết định số 88 của bộ Xây dựng, (cũng nên đọc bản tin của tỉnh Vĩnh Long tại địa chỉ:
http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600 ,
mọi người đều thấy rõ không hề có sự trình báo của Chính quyền Vĩnh Long đối với Bộ Xây dưng về quy hoạch này. Như vậy, rõ ràng Bộ Xây dựng vừa không quản lý được tỉnh, vừa về hùa với tỉnh để để áp đặt một quyết định vô lý như cái Quyết định số 88 kia (về QĐ88, tôi đã từng chứng minh tính phi pháp của nó).
(4) Từ đó cho thấy rõ ràng có sự bất nhất trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh:
• Khi chiếm đất của các nữ tu thì nói đây là đất được sử dụng để đào tạo lực lượng chống phá cách mạng (QĐ 1958 của tỉnh Vĩnh Long).
• Khi cần hợp thức hóa việc “cướp đất” thì nói đã trình Chính phủ dự kiến quy hoạch.
• Khi cần che đậy hành vi vụ lợi (xây khách sạn), thì bảo đã có quyền sử dụng đất từ QĐ 1958 (mà thực chất là một quyết định dối trá, vu khống, ngậm máu phun người).
• Khi không còn che đậy được mọi mưu đồ, chính quyền Vĩnh Long đã chuyển qua lừa bịp nhân dân Vĩnh Long, bằng cách nói sẽ mở Quảng trường & Công viên để “làm đẹp quê hương Vĩnh Long”. Trong khi đó nhân dân Vĩnh Long cần được chính quyền sống đẹp bằng Sự thật & Đạo lý, chứ không phải bằng quảng trường và công viên!
Tóm lại, qua những phân tích trên, càng thấy rõ cách chính quyền Vĩnh Long đối phó với nhân dân (cụ thể là các công dân nữ tu) là cách hành xử của kẻ cướp đầy mưu mô xảo quyệt vậy!
Tại buổi làm việc này, ông phó chủ tịch MTTQ, lấy danh nghĩa thay mặt Ban thường trực MTTQ tỉnh, nhưng thực chất là làm cái công việc của UBND tỉnh giao phó.
Ông phó chủ tịch, khi truyền đạt những nội dung do UBND ra lệnh, đã cho biết “Phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh sẽ khởi công xây dựng Quảng trường Thành phố và Công viên cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long” (Trích Thông báo số 06/TB-MTTQ-BTT ngày 10-09-2009 của UBMTTQ).
Như vậy, theo điều ông phó chủ tịch được nêu trên đây, phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh vốn nằm trong “quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long” .
Chúng tôi đã vào các địa chỉ trên internet của chính phủ VN liên quan đến các văn bản pháp luật (vpb.gov.vn) và tỉnh Vĩnh Long, để tìm hiểu về nghị quyết được ông PCT MTTQ nhắc đến: Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long, cũng như về sự khẳng định của ông PCT cũng là của UBND tỉnh Vĩnh Long về phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh: “vốn nằm trong “quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP” .
Chúng tôi đã tìm được tại địa chỉ http://www.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=361 Kế hoạch thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP:
Kế hoạch thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án
Đồng thời tại địa chỉ http://www.vinhlong.gov.vn/Default.aspx?tabid=358 là Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP:
Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Tỉnh Vĩnh Long
Diện tích, cơ cấu các loại đất đến năm 2010 của kế hoạch 5 năm giai đoạn (2006 – 2010)
Như vậy, nội dung liên quan đến tài sản của Dòng Thánh Phaolô không hề có trong Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long, như Phó chủ tịch MTTQ tỉnh Vĩnh Long, đại diện chính quyền, nói với Bề trên và các nữ tu Dòng Thánh Phaolô và linh mục Dương Văn Thạnh, cha sở Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long, trong cuộc gặp ngày 10-09-2009.
Những thông tin chính thức, từ chính quyền trung ương đến địa phương tỉnh Vĩnh Long, về quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Long cho thấy: (1) Đất đai ở Vĩnh Long cũng như trên toàn cõi Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, thuộc sở hữu nhà nước, vì thế nhà nước toàn quyền sử dụng quỹ đất. (2) Trong kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long, có dự kiến (theo bảng trích dẫn trên) thu hồi 1ha của tôn giáo. (3) Qua hai bảng trích trên, không thấy kế hoạch cụ thể của việc thu hồi đất của cá nhân, tập thể, tổ chức…, kể cả phần đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh của Dòng Thánh Phaolô.
Từ đó dư luận đặt vấn đề liên quan đến phát biểu của phó Chủ tịch MTTQ tỉnh Vĩnh Long, cũng là quan điểm của giới lãnh đạo tỉnh: “Phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh sẽ khởi công xây dựng Quảng trường Thành phố và Công viên cây xanh theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Long được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17/11/2006 v/v xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2010 của tỉnh Vĩnh Long” :
(1) Chính quyền trung ương (thủ tướng, bộ trưởng bộ Xây dựng, bộ trưởng bộ Tài nguyên – Môi trường) có được tỉnh Vĩnh Long báo cáo về việc quy hoạch đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh thành Quảng trường thành phố và Công viên?
(2) Về việc chính quyền tỉnh Vĩnh Long, theo lời ông PCT MTTQ, quy hoạch đất số 3 Tô Thị Huỳnh là Quảng trường & Công viên: tại sao trước đó lại công bố (qua báo chí Vĩnh Long) cho Công ty Du lịch Sài Gòn xây dựng khách sạn? Phải chăng đây chỉ là sự tùy tiện, thiếu kế hoạch hay chính là kết quả của sự đổ bể một “kế hoạch” làm ăn mang tính “mafia” giữa chính quyền Vĩnh Long và nhà tư bản đầu tư Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn?
(3) Tại sao phần đất số 3 Tô Thị Huỳnh còn đang trong quá trình khiếu nại (tức còn đang tranh chấp về quyền sử dụng), chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã đơn phương và tự ý quy hoạch, không hề có bàn bạc với phía khiếu nại (Dòng Thánh Phaolô) và kể cả với Bộ chủ quản là Bộ Tài nguyên & Môi trường và bộ Xây dựng (nếu có, tại sao không trưng dẫn cho các nữ tu)? Do đó, đọc Quyết định số 88 của bộ Xây dựng, (cũng nên đọc bản tin của tỉnh Vĩnh Long tại địa chỉ:
http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600 ,
mọi người đều thấy rõ không hề có sự trình báo của Chính quyền Vĩnh Long đối với Bộ Xây dưng về quy hoạch này. Như vậy, rõ ràng Bộ Xây dựng vừa không quản lý được tỉnh, vừa về hùa với tỉnh để để áp đặt một quyết định vô lý như cái Quyết định số 88 kia (về QĐ88, tôi đã từng chứng minh tính phi pháp của nó).
(4) Từ đó cho thấy rõ ràng có sự bất nhất trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh:
• Khi chiếm đất của các nữ tu thì nói đây là đất được sử dụng để đào tạo lực lượng chống phá cách mạng (QĐ 1958 của tỉnh Vĩnh Long).
• Khi cần hợp thức hóa việc “cướp đất” thì nói đã trình Chính phủ dự kiến quy hoạch.
• Khi cần che đậy hành vi vụ lợi (xây khách sạn), thì bảo đã có quyền sử dụng đất từ QĐ 1958 (mà thực chất là một quyết định dối trá, vu khống, ngậm máu phun người).
• Khi không còn che đậy được mọi mưu đồ, chính quyền Vĩnh Long đã chuyển qua lừa bịp nhân dân Vĩnh Long, bằng cách nói sẽ mở Quảng trường & Công viên để “làm đẹp quê hương Vĩnh Long”. Trong khi đó nhân dân Vĩnh Long cần được chính quyền sống đẹp bằng Sự thật & Đạo lý, chứ không phải bằng quảng trường và công viên!
Tóm lại, qua những phân tích trên, càng thấy rõ cách chính quyền Vĩnh Long đối phó với nhân dân (cụ thể là các công dân nữ tu) là cách hành xử của kẻ cướp đầy mưu mô xảo quyệt vậy!
Báo chí Vĩnh Long làm tay sai cho chính quyền cướp tu viện Dòng Thánh Phaolô như thế nào?
Lý Hành Giả
06:45 01/11/2009
Năm 1977, sau khi tiến hành vây ráp, lục soát tu viện, bắt các nữ tu Dòng Thánh Phaolô, chính quyền lúc đó đã ngày ngày phát trên loa phóng thanh khắp thị xã luận điệu tuyên truyền: “Chính quyền cách mạng đã xóa sổ nơi đào tạo bọn phản cách mạng (ý nói tu viện của các nữ tu Dòng Thánh Phaolô)”.
Còn nay, đã sang thế kỷ XXI, vẫn thói gian trá cũ, nhưng phương tiện hiện đại hơn (truyền thanh, truyền hình, báo in và báo mạng), các “nhà báo cách mạng” Vĩnh Long lại tiếp tục sống và viết theo bản chất không hề thay đổi của mình.
Xin được nói về báo chí Vĩnh Long đưa tin và tuyên truyền cho chính quyền tỉnh Vĩnh Long trong việc cướp đất của các nữ tu.
Khi báo Vĩnh Long, cơ quan ngôn luận của đảng bộ Vĩnh Long, đưa tin về dự án xây khách sạn (4 sao) tại số 3 Tô Thị Huỳnh, thì hết lời ca ngợi, coi đây là một chủ trương đúng đắn của tỉnh Vĩnh Long, nhằm “phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai” .
Còn khi đưa tin về việc hủy bỏ kế hoạch xây khách sạn, thay vào đó là thực hiện công trình “Quảng trường thành phố”, thì đánh giá là “Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh” .
Xin trích lại bài báo tôi đã trích tại địa chỉ của báo điện tử của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long; http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600:
“Hôm qua (12/12/2008), Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Đấu đã chủ trì buổi họp báo công bố việc chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất tọa lạc tại số 3, đường Tô Thị Huỳnh, Phường 1, TX Vĩnh Long. Dự họp có các ngành tỉnh và TX Vĩnh Long, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh, đại diện nữ tu Dòng Thánh Phao Lô và các cơ quan báo chỉ tỉnh.
Phần đất tại số 3, Tô Thị Huỳnh trước đây thuộc khu vực Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long cũ. Để phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh của nhân dân trong tỉnh trong điều kiện bệnh viện cũ đã xuống cấp trầm trọng phải tháo dỡ, BVĐK được xây dựng mới tại vị trí khác. Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai, phần đất nói trên đã được quy hoạch xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ- khách sạn (4 sao). Song, do ảnh hưởng biến động giá cả vật tư thời gian qua, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn- Vĩnh Long đã đề nghị tỉnh cho chuyển đổi sang vị trí khác phù hợp với điều kiện của công ty và yêu cầu này đã được tỉnh chấp thuận.
Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, được sự thống nhất của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có công văn báo cáo xin ý kiến Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh, Phường 1 sang xây dựng quảng trường, công viên, với tên gọi dự kiến: Quảng trường thành phố Vĩnh Long. Đề nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Dự kiến Quảng trường thành phố Vĩnh Long sẽ được xây dựng đẹp, ngoài một phần diện tích trồng cây xanh tạo mỹ quan, phần còn lại phục vụ các hoạt động lễ hội của tỉnh và nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho nhân dân. Hiện tỉnh đang tiến hành các bước chuẩn bị để công trình được triển khai thực hiện”.
Qua “lưỡi không xương” của một cây bút, có thể rút ra một số nhận xét về báo chí “tay sai”:
(1) Chỉ nói theo chính quyền, không quan tâm đến ý dân.
(2) Chỉ tuân theo lệnh chính quyền, bất chấp sự thật.
(3) Chỉ đi theo một con đường là làm đẹp lòng ý chính quyền, mặc kệ dân tình.
Độc giả không cần đọc kỹ, chỉ lướt qua cũng đủ nhận ra thực chất tay sai của kẻ làm báo ở Vĩnh Long (qua vụ việc Dòng Thánh Phaolô) và các nơi khác (qua rất nhiều sự kiện đạo đời).
Chỉ nói theo chính quyền, không quan tâm đến ý dân, nên tác giả bài báo mới viết: “Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai, phần đất nói trên đã được quy hoạch xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ- khách sạn (4 sao). Song, do ảnh hưởng biến động giá cả vật tư thời gian qua, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn- Vĩnh Long đã đề nghị tỉnh cho chuyển đổi sang vị trí khác phù hợp với điều kiện của công ty và yêu cầu này đã được tỉnh chấp thuận” (bài đã dẫn).
Chỉ tuân theo lệnh chính quyền, bất chấp sự thật, nên mới cả gan viết: “Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, được sự thống nhất của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có công văn báo cáo xin ý kiến Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh, Phường 1 sang xây dựng quảng trường, công viên, với tên gọi dự kiến: Quảng trường thành phố Vĩnh Long. Đề nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận” (bài đã dẫn).
Chỉ đi theo một con đường là làm đẹp lòng ý chính quyền, mặc kệ dân tình, nên mới “hào hứng” một cách quá trớn khi viết: “Dự kiến Quảng trường thành phố Vĩnh Long sẽ được xây dựng đẹp, ngoài một phần diện tích trồng cây xanh tạo mỹ quan, phần còn lại phục vụ các hoạt động lễ hội của tỉnh và nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho nhân dân”.
Chính vì đẻ ra loại cầm bút như vậy, nên mới chuốc lấy thảm cảnh dân trí sa sút, dân tình điêu đứng, dân sinh bị bỏ mặc và dân quyền không được tôn trọng vậy!
Còn nay, đã sang thế kỷ XXI, vẫn thói gian trá cũ, nhưng phương tiện hiện đại hơn (truyền thanh, truyền hình, báo in và báo mạng), các “nhà báo cách mạng” Vĩnh Long lại tiếp tục sống và viết theo bản chất không hề thay đổi của mình.
Xin được nói về báo chí Vĩnh Long đưa tin và tuyên truyền cho chính quyền tỉnh Vĩnh Long trong việc cướp đất của các nữ tu.
Khi báo Vĩnh Long, cơ quan ngôn luận của đảng bộ Vĩnh Long, đưa tin về dự án xây khách sạn (4 sao) tại số 3 Tô Thị Huỳnh, thì hết lời ca ngợi, coi đây là một chủ trương đúng đắn của tỉnh Vĩnh Long, nhằm “phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai” .
Còn khi đưa tin về việc hủy bỏ kế hoạch xây khách sạn, thay vào đó là thực hiện công trình “Quảng trường thành phố”, thì đánh giá là “Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh” .
Xin trích lại bài báo tôi đã trích tại địa chỉ của báo điện tử của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long; http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?CID=1001&ID=15600:
“Hôm qua (12/12/2008), Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Phạm Văn Đấu đã chủ trì buổi họp báo công bố việc chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất tọa lạc tại số 3, đường Tô Thị Huỳnh, Phường 1, TX Vĩnh Long. Dự họp có các ngành tỉnh và TX Vĩnh Long, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh, đại diện nữ tu Dòng Thánh Phao Lô và các cơ quan báo chỉ tỉnh.
Phần đất tại số 3, Tô Thị Huỳnh trước đây thuộc khu vực Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long cũ. Để phục vụ cho công tác khám và điều trị bệnh của nhân dân trong tỉnh trong điều kiện bệnh viện cũ đã xuống cấp trầm trọng phải tháo dỡ, BVĐK được xây dựng mới tại vị trí khác. Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai, phần đất nói trên đã được quy hoạch xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ- khách sạn (4 sao). Song, do ảnh hưởng biến động giá cả vật tư thời gian qua, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn- Vĩnh Long đã đề nghị tỉnh cho chuyển đổi sang vị trí khác phù hợp với điều kiện của công ty và yêu cầu này đã được tỉnh chấp thuận.
Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, được sự thống nhất của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có công văn báo cáo xin ý kiến Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh, Phường 1 sang xây dựng quảng trường, công viên, với tên gọi dự kiến: Quảng trường thành phố Vĩnh Long. Đề nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Dự kiến Quảng trường thành phố Vĩnh Long sẽ được xây dựng đẹp, ngoài một phần diện tích trồng cây xanh tạo mỹ quan, phần còn lại phục vụ các hoạt động lễ hội của tỉnh và nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho nhân dân. Hiện tỉnh đang tiến hành các bước chuẩn bị để công trình được triển khai thực hiện”.
Qua “lưỡi không xương” của một cây bút, có thể rút ra một số nhận xét về báo chí “tay sai”:
(1) Chỉ nói theo chính quyền, không quan tâm đến ý dân.
(2) Chỉ tuân theo lệnh chính quyền, bất chấp sự thật.
(3) Chỉ đi theo một con đường là làm đẹp lòng ý chính quyền, mặc kệ dân tình.
Độc giả không cần đọc kỹ, chỉ lướt qua cũng đủ nhận ra thực chất tay sai của kẻ làm báo ở Vĩnh Long (qua vụ việc Dòng Thánh Phaolô) và các nơi khác (qua rất nhiều sự kiện đạo đời).
Chỉ nói theo chính quyền, không quan tâm đến ý dân, nên tác giả bài báo mới viết: “Nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà và đặc biệt phát triển cơ sở hạ tầng lên thành phố Vĩnh Long trong tương lai, phần đất nói trên đã được quy hoạch xây dựng Trung tâm thương mại- dịch vụ- khách sạn (4 sao). Song, do ảnh hưởng biến động giá cả vật tư thời gian qua, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn- Vĩnh Long đã đề nghị tỉnh cho chuyển đổi sang vị trí khác phù hợp với điều kiện của công ty và yêu cầu này đã được tỉnh chấp thuận” (bài đã dẫn).
Chỉ tuân theo lệnh chính quyền, bất chấp sự thật, nên mới cả gan viết: “Đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, được sự thống nhất của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có công văn báo cáo xin ý kiến Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất tại số 3 Tô Thị Huỳnh, Phường 1 sang xây dựng quảng trường, công viên, với tên gọi dự kiến: Quảng trường thành phố Vĩnh Long. Đề nghị này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận” (bài đã dẫn).
Chỉ đi theo một con đường là làm đẹp lòng ý chính quyền, mặc kệ dân tình, nên mới “hào hứng” một cách quá trớn khi viết: “Dự kiến Quảng trường thành phố Vĩnh Long sẽ được xây dựng đẹp, ngoài một phần diện tích trồng cây xanh tạo mỹ quan, phần còn lại phục vụ các hoạt động lễ hội của tỉnh và nhu cầu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho nhân dân”.
Chính vì đẻ ra loại cầm bút như vậy, nên mới chuốc lấy thảm cảnh dân trí sa sút, dân tình điêu đứng, dân sinh bị bỏ mặc và dân quyền không được tôn trọng vậy!
Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Phong trào cải cách ruộng đất khựng lại
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
08:29 01/11/2009
Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Phong trào cải cách ruộng đất khựng lại
Phong trào cải cách đang vùn vụt tiến tới, đỉnh ngọn lửa đấu tranh đang ngùn ngụt bốc lên như hoả diệm sơn, thì đùng một cái nó khựng lại. Nguyên nhân tại đâu ?
Nhà nước thì gọi giai đoạn này là “sửa sai”. Nói đến sửa sai thì tất nhiên có sai lầm. Có sai lầm không? Đảng thì không thể sai lầm được. Nhưng Đảng đã khéo dự phòng, chọn “con dê gánh tội” đó là ông Trường Chinh. Ông là nhân vật bí ẩn, trước nay có ra trước công chúng bao giờ? Ai biết mặt ông, mà chỉ biết tên. Tha hồ mà đổ tội cho ông. Ông chẳng sao cả, vì ông đúng như một nhân vật “vô hình vô tượng”.
Sai ở chỗ nào? “Nhất Đội nhì Trời”. Mọi khi đúng sai, tốt xấu là do ông Trời phân định. Bây giờ Đội ở trên cả ông Trời, thì Đội còn có khả năng phân định giỏi hơn ông Trời chứ?
Có một cái sức bí nhiệm không ai lường được, như những cơn sóng ngầm trong lòng quần chúng, làm vỡ đê điều lúc nào không biết. Nó như thanh gươm hai lưỡi, chém người khác, rồi lại quay lại chém người sử dụng nó, một cách bất ngờ. Bởi đó mà có những nhà độc tài, những nhà cầm quyền hét ra lửa, bị quật ngã lúc nào không biết.
Phong trào cải cách đang quay mũi dùi căm thù vào địch thù của giai cấp vô sản, thì không hiểu tại sao mũi dùi căm thù lại quay trở lại chĩa vào những người đang lái nó. Những anh Đội nhất Trời nhì hôm nào còn dương oai tác quái, hùng hổ hơn Trời. Con Trời mà miệng thét ra lửa, thế mà nay bỗng dưng biến đâu mất, như những bóng ma không ai còn trông thấy, những anh cốt cán hôm nào mặt còn rắn như đanh, tay cứng như sắt, nay cũng nhũn như con chi chi. Sức mạnh nào đã làm thay đổi đến thế?
Đó chỉ là quy luật tự nhiên: ác giả ác báo. Nhưng nhà nước đã đưa ra phương thế để chữa cháy: Chính sách “sửa sai”, đó là gáo nước lạnh đổ vào nồi nước sôi. Họ khiêm tốn nhận có sai thật!
Đây là những sai lầm: một số người đưa lên địa chủ một cách vô lý, phải hạ thành phần cho họ. Một số khác bị tịch thu nhà cửa bừa bãi, rồi chia cho người khác, phải trả lại như cũ, đại loại sửa sai là thế.
Nhưng các trường hợp sai sót con số chẳng là bao đối với những đảo lộn long trời lở đất và những cái sửa lại đó không đáng kể đối với một xã hội đã bị thương tổn đến gốc rễ.
Nhưng các lỗi lầm, theo thái độ quần chúng, xem ra không phải là về việc nhận định không đúng về ai là địa chủ, hoặc tịch thu nhầm về ruộng đất. Những sai lầm phải được xem xét theo thái độ hờn ghét của quần chúng chĩa mũi dùi vào ai.
Không hiểu tại sao khi vừa nghe nói có việc sửa sai, thì bọn cán bộ cải cách biến đâu hết. Họ là những ân nhân của người không có ruộng cầy, và những người này phải biết ơn những kẻ đã đem lại ruộng cầy cho mình, và đáng lẽ phải có một cuộc đại liên hoan, mừng cải cách ruộng đất thành công mới phải chứ?
Phong trào cải cách đang vùn vụt tiến tới, đỉnh ngọn lửa đấu tranh đang ngùn ngụt bốc lên như hoả diệm sơn, thì đùng một cái nó khựng lại. Nguyên nhân tại đâu ?
Nhà nước thì gọi giai đoạn này là “sửa sai”. Nói đến sửa sai thì tất nhiên có sai lầm. Có sai lầm không? Đảng thì không thể sai lầm được. Nhưng Đảng đã khéo dự phòng, chọn “con dê gánh tội” đó là ông Trường Chinh. Ông là nhân vật bí ẩn, trước nay có ra trước công chúng bao giờ? Ai biết mặt ông, mà chỉ biết tên. Tha hồ mà đổ tội cho ông. Ông chẳng sao cả, vì ông đúng như một nhân vật “vô hình vô tượng”.
Sai ở chỗ nào? “Nhất Đội nhì Trời”. Mọi khi đúng sai, tốt xấu là do ông Trời phân định. Bây giờ Đội ở trên cả ông Trời, thì Đội còn có khả năng phân định giỏi hơn ông Trời chứ?
Có một cái sức bí nhiệm không ai lường được, như những cơn sóng ngầm trong lòng quần chúng, làm vỡ đê điều lúc nào không biết. Nó như thanh gươm hai lưỡi, chém người khác, rồi lại quay lại chém người sử dụng nó, một cách bất ngờ. Bởi đó mà có những nhà độc tài, những nhà cầm quyền hét ra lửa, bị quật ngã lúc nào không biết.
Phong trào cải cách đang quay mũi dùi căm thù vào địch thù của giai cấp vô sản, thì không hiểu tại sao mũi dùi căm thù lại quay trở lại chĩa vào những người đang lái nó. Những anh Đội nhất Trời nhì hôm nào còn dương oai tác quái, hùng hổ hơn Trời. Con Trời mà miệng thét ra lửa, thế mà nay bỗng dưng biến đâu mất, như những bóng ma không ai còn trông thấy, những anh cốt cán hôm nào mặt còn rắn như đanh, tay cứng như sắt, nay cũng nhũn như con chi chi. Sức mạnh nào đã làm thay đổi đến thế?
Đó chỉ là quy luật tự nhiên: ác giả ác báo. Nhưng nhà nước đã đưa ra phương thế để chữa cháy: Chính sách “sửa sai”, đó là gáo nước lạnh đổ vào nồi nước sôi. Họ khiêm tốn nhận có sai thật!
Đây là những sai lầm: một số người đưa lên địa chủ một cách vô lý, phải hạ thành phần cho họ. Một số khác bị tịch thu nhà cửa bừa bãi, rồi chia cho người khác, phải trả lại như cũ, đại loại sửa sai là thế.
Nhưng các trường hợp sai sót con số chẳng là bao đối với những đảo lộn long trời lở đất và những cái sửa lại đó không đáng kể đối với một xã hội đã bị thương tổn đến gốc rễ.
Nhưng các lỗi lầm, theo thái độ quần chúng, xem ra không phải là về việc nhận định không đúng về ai là địa chủ, hoặc tịch thu nhầm về ruộng đất. Những sai lầm phải được xem xét theo thái độ hờn ghét của quần chúng chĩa mũi dùi vào ai.
Không hiểu tại sao khi vừa nghe nói có việc sửa sai, thì bọn cán bộ cải cách biến đâu hết. Họ là những ân nhân của người không có ruộng cầy, và những người này phải biết ơn những kẻ đã đem lại ruộng cầy cho mình, và đáng lẽ phải có một cuộc đại liên hoan, mừng cải cách ruộng đất thành công mới phải chứ?
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giới Thiệu Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Bullsbrook Tây Úc Đại Lợi
Nguyễn Công Tánh
05:04 01/11/2009
Ngày 25 tháng 10 năm 2009 vừa qua, sau Thánh Lễ Chúa Nhật trong tuần, gần 100 thành viên Hội Cao Niên của CĐCGVNTU đã lên đường đi hành hương và du ngoạn địa linh Bullsbrook cách thủ đô Perth khoảng 42 cây số về hướng Đông-Bắc tiểu Bang Tây Úc. Trong đoàn hành hương có sự hiện diện của vị linh mục phó quản nhiệm Cộng Đoàn đi theo để chăm lo việc dâng lễ và hướng dẫn đọc kinh cầu nguyện tại hiện trường thăm viếng.
Nhân dịp nầy, tưởng cũng nên biết sơ qua về địa linh Bullsbrook cùng với lý do tại sao nơi nầy trở thành một trọng điểm hành hương của những người Công Giáo thuộc đủ mọi sắc tộc ở Tây Úc cùng với rất nhiều du khách đến từ các nước khác nhau trên thế giới.
- Địa danh Bullsbrook:
Đây là một thị xã thuộc vùng phụ cận của thành phố Perth-tiểu bang Tây Úc và thuộc phạm vi của thành phố Swan Valley. Trị sở cuả thị xã Bullsbrook cũ ngày xưa nằm chếch về hướng tây so với trị sở mới của thị xã Bullsbrook hiện nay thì cách xa trạm xe lửa của thị xã Midland vào khoảng 17 cây số về hướng Tây-Nam. Thị xã Bullsbrook cũng là nơi đặt căn cứ huấn luyện không lực hoàng gia Úc RAAF.
- Thánh Đường Đức Mẹ Đồng Trinh ở Bullsbrook:
Thánh đường nầy được xây dựng bởi một Hội Đoàn Công Giáo của các tín hữu người Ý có tên gọi ngắn gọn là SACRI (Schiere Arditi di Cristo Re Immortale -les troupes vaillantes du Christ - Roi immortel. Tạm dịch: Hội Dũng Binh Của Vua Ki Tô Hằng Sống) và được đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Perth Foley cử hành lễ dâng hiến lên Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội vào năm 1987.
- Nơi tọa lạc Thánh Đường Đức Mẹ Đồng Trinh ở Bullsbrook có điều gì lạ hay đặc biệt?
Vào năm 1978, một du khách người Ý có tên là Bruno Cornachiola đến Perth để xin đức Tổng Giám mục địa phận Perth cho thành lập một hội đoàn trong giáo dân người Ý có tên là Hội SACRI và được đức Tổng Giám mục Goody chấp thuận.
Mục tiêu hoạt động của hội SACRI nầy là thực hành những lời nhắn nhủ của Đức Mẹ hiện ra vào ngày 12 tháng 04 năm 1947 tại một hang đá nơi vùng đất Tree Fontane-Roma ở nước Ý: người đời cần phải cầu nguyện, dọn lòng trong sạch, quy hướng về nguồn mạch tinh tuyền của Lời Chúa (Thánh Kinh/Bible), suy gẳm sâu sắc hơn về đức tin và chân lý của người Công Giáo.
Theo Bruno thì, kèm theo những lời chuyển đạt cho người đời, Mẹ Maria Đồng Trinh cũng đã giao phó cho Bruno một trách vụ như sau:
"You must create a foundation in order to teach Catechism and the truth about the Church because a time will come in which the church will be forgotten. The people will no longer walk in the way of truth, but you my children, will make it so that the Catechism will be taught in the houses, in the squares, in the families, in the shops every where. The truth about the saving grace of my Son."
(Tạm dịch: "Con phải tạo dựng một cơ sở để giảng dạy Sách phần (giáo lý) và sự thật về Giáo Hội vì chưng đến lúc Giáo Hội sẽ bị quên lãng. Người đời sẽ không còn bước theo con đường sự thật, tuy nhiên, các người đây (ngoài Bruno, 3 đứa con của đương sự cũng có mặt trong lần hiện ra nầy của đức Mẹ ở Tre Fontane) là con cái của ta sẽ thực hiện tạo dựng cơ sở đó để truyền dạy giáo lý tại nhà, nơi các công trường, trong gia đình, ngoài các hàng quán khắp nơi. Chân lý về hồng ân cứu độ của Con Ta."
Dĩ nhiên là những lời nhắn gửi nầy nhất định phải do chính Bruno Cornachiola kể và được ghi lại. Tuy nhiên, cho đến nay, trong nhiều bài viết khác về Đức Mẹ hiện ra ở Tre Fontane không thấy đề cặp đến chi tiết về việc thành lập hiệp hội SACRIvà những dòng chữ nêu trên được sao chép lại từ một bản tin của hiệp hội SACRI ở Tây Úc và với mọi sự dè dặt cần thiết, người đọc tùy nghi suy định phán đoán thực hư.
Một tập sách nhỏ bìa màu xanh da trời có hình đức Mẹ Tre Fontane với tựa sách Tre Fontane and Bulls-Brook kể lại một câu chuyện đã đưa đẩy Bruno lặn lội từ nước Ý đến Tây Úc như sau:
Bà Maria Rosa Lambardo nói với chồng là ông Dominico cùng với người con trai là Vince trước khi họ rời Perth/Tây Úc vào năm 1974 để đi du lịch ra nước ngoài như sau: "Khi tới Rôma, nếu có thì giờ thì ông và con hãy đến vùng Tre Fontane (Tam Tuyền) để thăm viếng ông Bruno Cornacchiola." Họ đã nghe đồn rằng Đức Bà đã hiện ra nhiều lần với một người cộng sản nhiệt thành tên là Bruno tại vùng Tre Fontane ngoại ô thành phố Rôma nhưng họ chỉ được biết rất ít mà cũng không mấy quan tâm về tin đồn đó. Ngay chính bản thân bà Maria Rosa Lambardo cũng chẳng biết gì hơn nhưng vì một lý do thúc bách nào đó khiến bà phải yêu cầu chồng con của mình đi tìm gặp ông Bruno. Con trai bà ta phản đối, cho rằng không đủ thì giờ vì có nhiều việc cần phải làm nhất là họ phải chuẩn bị du ngoạn Mỹ quốc dù rằng anh ta rất muốn làm đẹp lòng bà mẹ đang đau nặng. Bà Lambardo không hề xao xuyến và nói tiếp: " Hãy nhớ đó, khi đến Rôma nếu mấy người nếu cảm thấy hài lòng thì hãy đến viếng vùng Tre Fontane và gặp mặt ông Bruno. Còn nếu không hài lòng thì thôi, cứ việc quên đi." Người con trai của bà ta quên ngay lập tức.
Dominico và Vince trên đường quay trở về Úc sau khi chấm dứt chương trình du lịch Mỹ Quốc. Máy bay phải ghé lại phi trường Rôma để chờ đợi chuyến bay chuyển tiếp từ Rôma về Úc. Trong khi chờ chuyến bay, hai người lên một chiếc xe Taxi để du ngoạn vòng quanh thành phố Rôma. Khi xe chạy ngang qua thánh đường St. Paul, Vince chợt nhớ lại lời khẩn cầu của mẹ mình. Đương sự liền dọ hỏi người tài xế về linh địa Tre Fontane rồi yêu cầu bác tài xề chở hai cha con đến hang đá nơi mà Đức Mẹ đã hiện ra với ông Bruno và 3 đứa con của ông ta. Vince rất bồi hồi xúc động và dù thời gian rất ít, anh đến hỏi thăm một linh mục địa phận để tỏ ý muốn được gặp mặt ông Bruno. Vị linh mục rất phân vân và e ngại nhưng cuối cùng cũng ghi địa chỉ của ông Bruno cho họ. Khi họ đến nơi thì một vị linh mục sở tại dẫn họ tới trước mặt một người đàn ông có bộ râu quay nón đang tô điểm một hóc đá để đặt một pho tượng. Người đàn ông trầm lặng và dễ mến nầy chính là ông Bruno. Họ tự giới thiệu và cho ông Bruno biết lý do vì sao họ đến tìm gặp ông ta. Vào giờ phút nầy thì bà Maria Labardo đang nằm trong bệnh viện Perth/Tây Úc vì một cơn bạo bệnh. Ông Bruno đoan chắc rằng họ sẽ gặp lại bà Maria khi họ trở về Perth. Riêng Dominico thì mang một chứng đau nhức ở đôi chân và cũng được Bruno cho biết rằng chứng đau nhức nầy sẽ được thuyên giảm trên đường bay trở về nước Úc. Cuộc thăm viếng chấm dứt, Vince nói lời từ biệt nhưng Bruno lại lên tiếng rằng ông ta sẽ còn gặp lại họ nữa và nói rằng đây chỉ là một sự tạm biệt mà thôi. Vince rất hoang mang, vì nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ còn có ý định trở lại Tree Fontane trong tương lai, nhưng anh vẫn giữ yên lặng vì không còn đủ thời gian ở lại để bàn bạc thêm với Bruno. Chứng đau nhức của Dominico thuyên giảm thấy rõ khi máy bay đáp xuốn phi trường Singapore và chỉ mấy ngày sau khi về đến Perth thì vợ của Dominico là bà Maria Rosa được xuất viện trở về nhà.
Vì sự tin tưởng thành khẩn của bà Maria Rosa mẹ của Vince, ông Bruno đã tới Tây Úc không phải chỉ có một lần mà là hai lần nhưng tiếc thay mẹ của Vince không thể kéo dài cuộc sống để diện kiến với Bruno. Việc ông Bruno đến Tây Úc đã tạo ra một hậu quả rất sâu sắc. Một tờ báo địa phương ở Bulls-Brook có tên là The Babbling Brook, số tháng 05 năm 1983 đã viết vể hậu quả từ cuộc viếng thăm Tây Úc của ông Bruno như sau:
Từ hơn 3 năm qua, đã có rất nhiều khách đến viếng thăm địa chỉ số 1 đường Chittering ở Bullsbrook. Hằng tháng, tấp nập các tín hữu Công Giáo và cả những người không Công Giáo cũng đã tới đây để cầu nguyện trước một hang đá nhân tạo mới được xây cất từ vài năm gần đây. Mỗi năm hai lần, mỗi lần vào khoảng 1,000 người đến tựu họp ở đó để cầu nguyện.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1947: tháng 04 năm đó Đức Mẹ Đồng Trinh đã hiện ra với một công nhân lái xe lửa cư ngụ ở vùng Tre Fontena, gần tỉnh thành Rôma. Người đàn ông nầy không có gì gọi là kỳ bí hay có một hình dáng của một đấng thánh nhân. Thực sự thì ông ta là một tên phóng đảng trụy lạc rất thù ghét Đức Mẹ Đồng Trinh. Tuy nhiên Đức Mẹ hiện ra đã làm cuộc đời của ông thay đổi hoàn toàn và trở thành một tín hữu công giáo rất sùng kính Mẹ Maria Đồng Trinh. Qua lời dạy bảo của Đức Mẹ Tre Fontane, ông Bruno đã chủ động đứng ra thành lập hội đoàn SACRI (Hội Dũng Binh của Đức Kitô Vương) tại nhiều nơi trên thế giới với mục đích là Tôn vinh và truyền rao lời dạy bảo của Đức Mẹ Tre Fontane. Khi hiện ra với Bruno, Đức Mẹ tự xưng là Mẹ Đồng Trinh Thiên Khải (Virgin of the Revelation).
Công tác truyền bá và tôn vinh Đức Mẹ Đồng Trinh Thiên Khải tiến hành thuận lợi tại nước Úc nhờ sự hào phóng của một gia đình chủ nông trại đã dâng hiến khu đất số 1 đường Chittering ở thị trấn Bullsbrook/ Tây Úc cho Hội đoàn SCRI. Khu đất nầy rộng lớn đến 5 mẫu Tây (5 acres) và hội đã cho xây dựng ngay một hang đá nhỏ trên khu đất đó để đặt tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Thiên Khải Tre Fontane. Hang đá nhỏ nầy vẫn còn tồn tại cho đến nay. Số người đến chiêm bái hang Đức Mẹ càng ngày càng đông cho nên Hội SACRI đã cố gắng xây cất một nhà thờ cạnh kề hang Đức Mẹ để đáp ứng nhu cầu của dân chúng đến nơi nầy đọc kinh cầu nguyện và xem lễ. Trong hang Đức Mẹ ở Bullsbrook hiện có lưu giữ một số đất và sỏi đá lấy từ vùng hang đá Tre Fontane.
Sự thành công xây cất hang đá và nhà thờ tôn vinh Đức Mẹ Đồng Trinh Tre Fontane chắc hẳn là bắt nguồn từ một số sự việc lạ lùng đã xảy ra kể từ khi khánh thành hang đá Đức Mẹ ở Bullsbrook: Sự lạ thứ nhứt là ngày khánh thành trùng hợp với lễ kỹ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra với Bruno và 3 đứa con của ông ta nơi hang đá Tre Fontane bên Ý. Trong ngày lễ kỷ niệm nầy, những tín hữu ở bên Ý đã thấy hiện tượng mặt trời nơi Đức Mẹ hiện ra như đang vui mừng nhảy múa chói chan và đã được tất cả báo chí ở Rô Ma đăng tin. Điều lạ lùng thứ hai là đã có hơn 50 mười phái đoàn hành hương vào mùa mưa ở Tây Úc nhưng chưa bao giờ các nhóm người hành hương trong mùa nầy bị đứng dưới mưa để đọc kinh cầu nguyện nơi hang đá Đức Mẹ ở Bullsbrook. Chuyện lạ thứ ba là nguồn nước giếng ở vùng nầy thường rất hôi tanh và chỉ dùng để tưới cây, làm vườn, trồng trọt chứ không thể uống được nhưng rồi hình như có một uy lực mầu nhiệm nào đó tác động, giếng nước trước hang Đức Mẹ trở thành nguồn nước uống được và đã có nhiều người tới đây hành hương đồn rằng sau khi đã uống nước đó thì nhiều bệnh đau nhức đã được thuyên giảm hoặc được chửa lành. Ngoài ra nhiều người cũng nói rằng họ cầu xin Đức Mẹ nơi đây và đã được nhậm lời.
Từ ngày đặt chân đến Tây Úc đến nay, các tín hữu Công Giáo Việt Nam thường chỉ nghe nói một cách rất mơ hồ về hang đá Đức Mẹ ở Bullsbrook thậm chí có nguồn tin cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra và thực hiện nhiều phép lạ ở đó. Ngoài ra, đa số các tín hữu thường không được hướng dẫn tại sao lại đi hành hương ở Bullsbrook mà không phải ở một chỗ nào khác.
Nhân dịp nầy, tưởng cũng nên biết sơ qua về địa linh Bullsbrook cùng với lý do tại sao nơi nầy trở thành một trọng điểm hành hương của những người Công Giáo thuộc đủ mọi sắc tộc ở Tây Úc cùng với rất nhiều du khách đến từ các nước khác nhau trên thế giới.
- Địa danh Bullsbrook:
Đây là một thị xã thuộc vùng phụ cận của thành phố Perth-tiểu bang Tây Úc và thuộc phạm vi của thành phố Swan Valley. Trị sở cuả thị xã Bullsbrook cũ ngày xưa nằm chếch về hướng tây so với trị sở mới của thị xã Bullsbrook hiện nay thì cách xa trạm xe lửa của thị xã Midland vào khoảng 17 cây số về hướng Tây-Nam. Thị xã Bullsbrook cũng là nơi đặt căn cứ huấn luyện không lực hoàng gia Úc RAAF.
- Thánh Đường Đức Mẹ Đồng Trinh ở Bullsbrook:
Thánh đường nầy được xây dựng bởi một Hội Đoàn Công Giáo của các tín hữu người Ý có tên gọi ngắn gọn là SACRI (Schiere Arditi di Cristo Re Immortale -les troupes vaillantes du Christ - Roi immortel. Tạm dịch: Hội Dũng Binh Của Vua Ki Tô Hằng Sống) và được đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Perth Foley cử hành lễ dâng hiến lên Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội vào năm 1987.
- Nơi tọa lạc Thánh Đường Đức Mẹ Đồng Trinh ở Bullsbrook có điều gì lạ hay đặc biệt?
Vào năm 1978, một du khách người Ý có tên là Bruno Cornachiola đến Perth để xin đức Tổng Giám mục địa phận Perth cho thành lập một hội đoàn trong giáo dân người Ý có tên là Hội SACRI và được đức Tổng Giám mục Goody chấp thuận.
Mục tiêu hoạt động của hội SACRI nầy là thực hành những lời nhắn nhủ của Đức Mẹ hiện ra vào ngày 12 tháng 04 năm 1947 tại một hang đá nơi vùng đất Tree Fontane-Roma ở nước Ý: người đời cần phải cầu nguyện, dọn lòng trong sạch, quy hướng về nguồn mạch tinh tuyền của Lời Chúa (Thánh Kinh/Bible), suy gẳm sâu sắc hơn về đức tin và chân lý của người Công Giáo.
Theo Bruno thì, kèm theo những lời chuyển đạt cho người đời, Mẹ Maria Đồng Trinh cũng đã giao phó cho Bruno một trách vụ như sau:
"You must create a foundation in order to teach Catechism and the truth about the Church because a time will come in which the church will be forgotten. The people will no longer walk in the way of truth, but you my children, will make it so that the Catechism will be taught in the houses, in the squares, in the families, in the shops every where. The truth about the saving grace of my Son."
(Tạm dịch: "Con phải tạo dựng một cơ sở để giảng dạy Sách phần (giáo lý) và sự thật về Giáo Hội vì chưng đến lúc Giáo Hội sẽ bị quên lãng. Người đời sẽ không còn bước theo con đường sự thật, tuy nhiên, các người đây (ngoài Bruno, 3 đứa con của đương sự cũng có mặt trong lần hiện ra nầy của đức Mẹ ở Tre Fontane) là con cái của ta sẽ thực hiện tạo dựng cơ sở đó để truyền dạy giáo lý tại nhà, nơi các công trường, trong gia đình, ngoài các hàng quán khắp nơi. Chân lý về hồng ân cứu độ của Con Ta."
Dĩ nhiên là những lời nhắn gửi nầy nhất định phải do chính Bruno Cornachiola kể và được ghi lại. Tuy nhiên, cho đến nay, trong nhiều bài viết khác về Đức Mẹ hiện ra ở Tre Fontane không thấy đề cặp đến chi tiết về việc thành lập hiệp hội SACRIvà những dòng chữ nêu trên được sao chép lại từ một bản tin của hiệp hội SACRI ở Tây Úc và với mọi sự dè dặt cần thiết, người đọc tùy nghi suy định phán đoán thực hư.
Hang đá Tre Fotane ở ngoại vi thành phố Rôma/ Ý Đại Lợi |
Bà Maria Rosa Lambardo nói với chồng là ông Dominico cùng với người con trai là Vince trước khi họ rời Perth/Tây Úc vào năm 1974 để đi du lịch ra nước ngoài như sau: "Khi tới Rôma, nếu có thì giờ thì ông và con hãy đến vùng Tre Fontane (Tam Tuyền) để thăm viếng ông Bruno Cornacchiola." Họ đã nghe đồn rằng Đức Bà đã hiện ra nhiều lần với một người cộng sản nhiệt thành tên là Bruno tại vùng Tre Fontane ngoại ô thành phố Rôma nhưng họ chỉ được biết rất ít mà cũng không mấy quan tâm về tin đồn đó. Ngay chính bản thân bà Maria Rosa Lambardo cũng chẳng biết gì hơn nhưng vì một lý do thúc bách nào đó khiến bà phải yêu cầu chồng con của mình đi tìm gặp ông Bruno. Con trai bà ta phản đối, cho rằng không đủ thì giờ vì có nhiều việc cần phải làm nhất là họ phải chuẩn bị du ngoạn Mỹ quốc dù rằng anh ta rất muốn làm đẹp lòng bà mẹ đang đau nặng. Bà Lambardo không hề xao xuyến và nói tiếp: " Hãy nhớ đó, khi đến Rôma nếu mấy người nếu cảm thấy hài lòng thì hãy đến viếng vùng Tre Fontane và gặp mặt ông Bruno. Còn nếu không hài lòng thì thôi, cứ việc quên đi." Người con trai của bà ta quên ngay lập tức.
Vì sự tin tưởng thành khẩn của bà Maria Rosa mẹ của Vince, ông Bruno đã tới Tây Úc không phải chỉ có một lần mà là hai lần nhưng tiếc thay mẹ của Vince không thể kéo dài cuộc sống để diện kiến với Bruno. Việc ông Bruno đến Tây Úc đã tạo ra một hậu quả rất sâu sắc. Một tờ báo địa phương ở Bulls-Brook có tên là The Babbling Brook, số tháng 05 năm 1983 đã viết vể hậu quả từ cuộc viếng thăm Tây Úc của ông Bruno như sau:
Từ hơn 3 năm qua, đã có rất nhiều khách đến viếng thăm địa chỉ số 1 đường Chittering ở Bullsbrook. Hằng tháng, tấp nập các tín hữu Công Giáo và cả những người không Công Giáo cũng đã tới đây để cầu nguyện trước một hang đá nhân tạo mới được xây cất từ vài năm gần đây. Mỗi năm hai lần, mỗi lần vào khoảng 1,000 người đến tựu họp ở đó để cầu nguyện.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 1947: tháng 04 năm đó Đức Mẹ Đồng Trinh đã hiện ra với một công nhân lái xe lửa cư ngụ ở vùng Tre Fontena, gần tỉnh thành Rôma. Người đàn ông nầy không có gì gọi là kỳ bí hay có một hình dáng của một đấng thánh nhân. Thực sự thì ông ta là một tên phóng đảng trụy lạc rất thù ghét Đức Mẹ Đồng Trinh. Tuy nhiên Đức Mẹ hiện ra đã làm cuộc đời của ông thay đổi hoàn toàn và trở thành một tín hữu công giáo rất sùng kính Mẹ Maria Đồng Trinh. Qua lời dạy bảo của Đức Mẹ Tre Fontane, ông Bruno đã chủ động đứng ra thành lập hội đoàn SACRI (Hội Dũng Binh của Đức Kitô Vương) tại nhiều nơi trên thế giới với mục đích là Tôn vinh và truyền rao lời dạy bảo của Đức Mẹ Tre Fontane. Khi hiện ra với Bruno, Đức Mẹ tự xưng là Mẹ Đồng Trinh Thiên Khải (Virgin of the Revelation).
Công tác truyền bá và tôn vinh Đức Mẹ Đồng Trinh Thiên Khải tiến hành thuận lợi tại nước Úc nhờ sự hào phóng của một gia đình chủ nông trại đã dâng hiến khu đất số 1 đường Chittering ở thị trấn Bullsbrook/ Tây Úc cho Hội đoàn SCRI. Khu đất nầy rộng lớn đến 5 mẫu Tây (5 acres) và hội đã cho xây dựng ngay một hang đá nhỏ trên khu đất đó để đặt tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Thiên Khải Tre Fontane. Hang đá nhỏ nầy vẫn còn tồn tại cho đến nay. Số người đến chiêm bái hang Đức Mẹ càng ngày càng đông cho nên Hội SACRI đã cố gắng xây cất một nhà thờ cạnh kề hang Đức Mẹ để đáp ứng nhu cầu của dân chúng đến nơi nầy đọc kinh cầu nguyện và xem lễ. Trong hang Đức Mẹ ở Bullsbrook hiện có lưu giữ một số đất và sỏi đá lấy từ vùng hang đá Tre Fontane.
Sự thành công xây cất hang đá và nhà thờ tôn vinh Đức Mẹ Đồng Trinh Tre Fontane chắc hẳn là bắt nguồn từ một số sự việc lạ lùng đã xảy ra kể từ khi khánh thành hang đá Đức Mẹ ở Bullsbrook: Sự lạ thứ nhứt là ngày khánh thành trùng hợp với lễ kỹ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra với Bruno và 3 đứa con của ông ta nơi hang đá Tre Fontane bên Ý. Trong ngày lễ kỷ niệm nầy, những tín hữu ở bên Ý đã thấy hiện tượng mặt trời nơi Đức Mẹ hiện ra như đang vui mừng nhảy múa chói chan và đã được tất cả báo chí ở Rô Ma đăng tin. Điều lạ lùng thứ hai là đã có hơn 50 mười phái đoàn hành hương vào mùa mưa ở Tây Úc nhưng chưa bao giờ các nhóm người hành hương trong mùa nầy bị đứng dưới mưa để đọc kinh cầu nguyện nơi hang đá Đức Mẹ ở Bullsbrook. Chuyện lạ thứ ba là nguồn nước giếng ở vùng nầy thường rất hôi tanh và chỉ dùng để tưới cây, làm vườn, trồng trọt chứ không thể uống được nhưng rồi hình như có một uy lực mầu nhiệm nào đó tác động, giếng nước trước hang Đức Mẹ trở thành nguồn nước uống được và đã có nhiều người tới đây hành hương đồn rằng sau khi đã uống nước đó thì nhiều bệnh đau nhức đã được thuyên giảm hoặc được chửa lành. Ngoài ra nhiều người cũng nói rằng họ cầu xin Đức Mẹ nơi đây và đã được nhậm lời.
Từ ngày đặt chân đến Tây Úc đến nay, các tín hữu Công Giáo Việt Nam thường chỉ nghe nói một cách rất mơ hồ về hang đá Đức Mẹ ở Bullsbrook thậm chí có nguồn tin cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra và thực hiện nhiều phép lạ ở đó. Ngoài ra, đa số các tín hữu thường không được hướng dẫn tại sao lại đi hành hương ở Bullsbrook mà không phải ở một chỗ nào khác.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sương Mai Bên Sông
Lê Trị
23:08 01/11/2009
SƯƠNG MAI BÊN SÔNG
Ảnh của Lê Trị
Sương lan mờ, bờ sông tưởng gần nhau,
Sương lan mờ, và hồn tôi nghe đau
Sương bạc lấp cả một trời trắng sữa,
Sương mông lung như giữa khoảng giang hà..
(Trích thơ của Xuân Diệu)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Poss - Precept
Nguyễn Trọng Đa
05:14 01/11/2009
Poss
Poss, Possessor, possessio--Sở hữu chủ, sự sở hữu.
Possession, Demonic
Quỷ ám, quỷ nhập. Là việc ma quỷ kiểm sát từ bên trong các hành động của thân xác trong một con người. Sự tự do của linh hồn nạn nhân không bị ảnh hưởng. Việc quỷ ám có thể là liên tục hay là đứt đoạn, và nạn nhân không phạm tội do ma quỷ kiểm sóat. Có sự trừ quỷ chính thức do Giáo hội đặt ra cho người bị quỷ ám. Việc trừ quỷ công khai phải được giáo quyền cho phép.
Possessive Instinct
Bản năng chiếm hữu. Là xu hướng tự nhiên về quyền lực, hoặc xu hướng thống trị đối tượng yêu thương. Cần có sự thúc đẩy cơ bản để thăng hoa bản năng này bằng ơn Chúa, để con người phát triển trong sự khiêm hạ, vốn kiểm soát xu hướng về quyền lực, và trong đức ái, vốn tìm sự hy sinh cho người mình yêu mến.
Possible
Khả hữu, có thể. Là điều gì có thể là hoặc có thể hiện hữu. Trong số nhiều, các khả hữu là yếu tính của mọi vật được xem xét như là đối tượng sự hiểu biết của Chúa. (Từ nguyên Latinh possibilis, cái gì có thể hiện hữu hoặc được làm.)
Postcommunion
Lời nguyện hiệp lễ. Là lời kinh phụng vụ của Linh mục trong Thánh lễ sau khi tín hữu đã rước lễ. Trong kinh nguyện này, linh mục xin cho việc cử hành mầu nhiệm thánh mang lại các hiệu quả cần có. Những người tham dự thánh lễ cùng hiệp ý với lời kinh bằng cách đáp Amen.
Postconciliar
Hậu Công đồng. Là từ ngữ dùng để mô tả thời kỳ sau Công đồng chung Vatican II (1962-65). Từ ngữ phản ảnh sự phát triển trong giáo lý Công giáo, phụng vụ và luật Giáo hội, đã được Công đống chung cho phép, và được các phẩm trật Giáo hội thi hành.
Post Litteras Apostolicas
Thông báo Post Litteras Apostolicas. Thông báo của Thánh Bộ Giáo lý Đức Tin về sửa đổi quan niệm của Giáo hội cho các sách cấm. Văn kiện này đặt trách nhiệm tránh các văn hóa phẩm có thể gây hại cho đức tin và luân lý vào lương tâm của mỗi Kitô hữu, và vào các hướng dẫn của Giám mục. Nhưng luật cũ của Giáo hội, được cụ thể hóa trong sách Danh mục Sách cấm và trong các biện pháp cấm thích hợp, đã bị hủy bỏ (ngày 14-6-1966).
Postulant
Thỉnh sinh. Là một người đi bước đầu trong đời tu trì, trước khi vào nhà Tập và mặc áo Dòng. Mục đích của thời kỳ thỉnh sinh là học hỏi về đời sống tu trì, và tìm hiểu Dòng tu mà mình muốn gia nhập qua cảm nghiệm cá nhân. Thời kỳ này giúp thỉnh sinh quen biết hơn với các bề trên của cộng đoàn, và sống nhân đức để đủ điều kiện cho việc được nhận vào thời kỳ tập viện. Thời kỳ thỉnh sinh có thể thay đổi, nhưng thường là không quá sáu tháng. (Từ nguyên Latinh postulatum, một điều được xin; postulatio, thỉnh nguyện, cầu bầu.)
Postulate
Định đề, nguyên lý cơ bản. Là một nguyên tắc hay một sự việc vốn được xem là đúng sự thật, và được lấy làm cơ sở cho hành động hoặc lý luận. Trong triết học của triết gia Immanuel Kant, đây là một trong các giả định cho lý luận thực tiễn. Sự hiện hữu của Chúa được thừa nhận để bảo đảm một trật tự luân lý trong thế giới, và sự bất tử của linh hồn được thừa nhận, để cho sự trọn lành luân lý được tiếp tục sau khi một người đã lìa cõi thế. Nhưng trong hệ thống của Kant, đó là các định đề thuần túy; chúng được cho là vượt quá sự chứng minh theo lý trí.
Postulation
Thỉnh nguyện. Là sự đề nghị cho việc bổ nhiệm một ứng viên có khả năng cao vào một chức vụ, mà thông thường ứng viên ấy không được bầu chọn, do ngăn trở theo giáo luật. Luật Giáo hội nhìn nhận việc này như là một phương pháp bổ nhiệm hợp pháp.
Potency
Cường lực, tiềm năng, thế lực. Là khả năng của một hữu thể để hiện hữu, hành động hoặc đón nhận. Là tiềm năng hoặc khả năng hoàn thiện, hoặc đổi thay. Mọi thụ tạo đều là trong tiềm năng, bởi vì chỉ có Chúa là Hiện thể Thuần túy và không hề thay đổi. (Từ nguyên Latinh potens, sức mạnh; potentia, sức mạnh, khả năng hiện hữu hoặc trở thành hay làm điều gì.)
Poverty Evangelical
Sự nghèo khó Phúc Âm. Là một lời khuyên Kitô giáo, qua đó một người tự nguyện từ bỏ quyền sở hữu tài sản vật chất.
Poverty Of Dispossession
Sự nghèo khó do từ bỏ của cải. Là sự từ bỏ hoàn toàn quyền sở hữu và quyền thủ đắc của cải vật chất. Nền tảng Kinh thánh cho đức nghèo này là tuyên bố của Chúa Kitô với người thanh niên giàu có: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi" (Mt 19:21).
Poverty Of Sharing
Sự nghèo khó trong chia sẻ. Là sự hy sinh tự nguyện tài sản của mình vì lợi ích chung của một cộng đoàn. Mọi phương tiện sinh sống và hoạt động đã được cộng đoàn cung cấp. Được thực thi trong Giáo hội từ thời các thánh Tông đồ, sự nghèo khó trong chia sẻ này đã được thánh Luca mô tả như là một trong các hiệu quả của việc nhận lãnh Chúa Thánh Thần: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu" (Cv 2:44-45).
Power
Sức mạnh, sức lực, quyền lực, năng quyền. Nói chung, là khả năng làm hoặc thực hiện một chuyện gì. Cũng còn gọi là nguyên lý của hiệu quả, được áp dụng cho Chúa và các thụ tạo. Một cách đặc biệt hơn, quyền sáng tạo là nguyên lý trực tiếp, qua đó một bản tính được ra lệnh một cách trực tiếp, cốt yếu và thường xuyên, làm một chức năng đã định hoặc một hoạt động đặc biệt. (Từ nguyên Latinh posse, có thể; potentia, sức mạnh, khả năng hiện hữu, hoặc trở nên, hoặc làm việc gì.)
Power Of Jurisdiction
Thẩm quyền tài phán. Là quyền luân lý để cai trị tín hữu trong Giáo hội Công giáo. Cũng gọi là quyền cai trị (potestas regiminis), vốn do Chúa định là thuộc về Giáo hội được Chúa Kitô thành lập. Quyền này bao gồm quyền ở tòa ngòai (được biết công khai) và tòa trong (vấn đề riêng tư của lương tâm), dù là thuộc bí tích hay là không bí tích.
Power Of The Keys
Quyền chìa khóa. Là quyền của Giáo hội được Chúa Kitô ban cho thánh Phêrô và các đấng kế vị Phêrô. Do quyền này, Đức Giáo hòang có quyền tài phán phổ quát và độc lập trên toàn thể các giáo đoàn và mọi tín hữu. Từ ngữ phát sinh từ lời hứa của Chúa Kitô với thánh Phêrô là sẽ trao cho Phêrô Chìa Khóa Nước Trời (Mt 16:19). Tuy nhiên, một cách thông thường hơn, từ ngữ nhắc đến việc Giáo hội thực thi quyền tha tội hay không tha tội trong bí tích Xá giải.
Powers
Uy thần, quyền thần. Là những thiên thần thuộc bậc thấp nhất của phẩm trật thứ hai trong các phẩm thiên thần. Các ngài được gọi là quyền thần (potestates), bởi vì các ngài có một hiệu năng đặc biệt trong việc cản trở các cuộc tấn công của ma quỷ vào con người.
Powers Of Evil
Quyền lực sự dữ. Là Satan và các thiên thần sa ngã, đã được Chúa sáng tạo và vô hình, được Chúa cho phép cám dỗ con người phạm tội, và thỉnh thoảng được Chúa dùng để trừng phạt con người, ở trần gian, vì đã phạm tội. Từ ngữ này cũng áp dụng cho những ai xa rời Chúa, và do đó là các dụng cụ sẵn sàng của ma quỷ để dẫn đưa người khác phạm tội nữa.
Powers Of The Soul
Quyền của linh hồn. Linh hồn có các quyền ghi nhớ, hiểu biết và ý chí tự do. Các quyền này thường được nói đến trong các trước tác của Giáo phụ, các ngài so sánh Ba Ngôi Thiên Chúa trong một bản tính Thiên Chúa với sự hiện diện của ba quyền trên đây trong một linh hồn.
Pp
Pp, Papa--Đức Giáo hòang; Pp, pontificum--của Giáo hòang.
P.P.
P.P., Parochus—cha xứ, cha quản xứ (từ ngữ được dùng chủ yếu tại Ireland).
Pp. Aa.
Pp. Aa, Patres amplissimi—các Hồng y.
P.P.P.
P.P.P., Propriâ pecuniâ posuit—xây dựng bằng chính tiền của Ngài.
Pr
Pr, Proprium—riêng, phần riêng.
P.R.
P.R., Permanens rector--Viện trưởng thường trực.
Practical Doubt
Hoài nghi thực tế. Là sự không đoan chắc của trí tuệ liên quan đến một chuỗi hoạt động thận trọng, hoặc sự đúng đắn luân lý của việc gì sẽ được làm ngay bây giờ. Nó đối nghịch với hoài nghi thuần túy suy đoán (a merely speculative doubt.) (Từ nguyên Latinh practicus, họat động, công hiệu, thực tế: dubitatio, nghi ngờ, ngần ngại, do dự.)
Praef
Praef, Praefatio—Kinh Tiền tụng của Thánh lễ.
Pragmatism
Chủ nghĩa thực dụng. Là một chủ nghĩa cho rằng mọi chân lý có các hệ quả thực tế, vốn là trắc nghiệm cho tính chất đúng sự thật. Thuyết này được liên kết với triết gia Mỹ William James, người đã định nghĩa sự thật “chỉ là mưu chước trong cách chúng ta suy tư.” Trong từ ngữ tôn giáo, đó là sự gì biện minh một niềm tin hay một nghi thức, chính là khả năng thỏa mãn các nhu cầu tâm lý và tạo ra các giá trị hữu ích cho xã hội.
Praise
Khen ngợi, ca ngợi, tán tụng, ca tụng. Là nói tốt vế các đức tính tốt hay việc tốt của một người. Nó hàm chứa sự nhận thức về điều xuất sắc của người khác, sự đồng ý bên trong, và diễn tả ra bên ngòai sự đồng ý về điều được ca ngợi. Nói cách chặt chẽ, ca ngợi là nhắc đến hoạt động, nhất là sự thánh thiện trong Chúa và lối sống nhân đức nơi người ta. Nhưng từ ngữ cũng áp dụng cho tính tình hay bản tính của một người mà hành động của người này là đáng khen ngợi.
Praises Of God
Kinh ngợi khen Thiên Chúa Tối cao của thánh Phanxicô Átxidi. Là trang giấy gốc ghi các lời ngợi khen Thiên Chúa được lưu giữ hiện nay trong một hòm thánh tích ở Vương cung thánh đường thánh Phanxicô tại Átxidi (Assisi, Ý.) Các lời ngợi khen này minh họa đỉnh cao thần nghiệm mà thánh Phanxicô đã đạt được, vào lúc Ngài được ghi Năm dấu thánh của Chúa. Kinh này đọc: “Ngài là Thiên Chúa thánh thiện, duy mình Ngài làm nên những kỳ công (Tv 76,15)./ Ngài mạnh mẽ, Ngài vĩ đại (x. Tv 85,10), Ngài cao cả, Ngài là Vua toàn năng, lạy Cha chí thánh (Ga 17,11), Ngài là Vua thống trị trời đất (x. Mt 11,25)./ Ngài là Ba Ngôi và là Một Thiên Chúa, là Thần trên mọi chư thần (x. Tv 135,2). Ngài là sự thiện, làm phát sinh mọi sự thiện, là sự thiện tuyệt đỉnh, là Thiên Chúa hằng sống và chân thật (x. 1Tx 1,9)./ Ngài là tình yêu, là bác ái; Ngài là hiện thân của sự khôn ngoan, của đức khiêm nhường và của lòng nhẫn nại (Tv 70,5). Ngài tuyệt đẹp, Ngài nhân từ, Ngài là nơi nương tựa an toàn, Ngài là chốn nghỉ ngơi, Ngài là niềm vui, Ngài là niềm hy vọng và hân hoan, Ngài là sự công chính và tiết độ. Ngài là tất cả kho tàng sung mãn của chúng con./ Ngài tuyệt đẹp, Ngài nhân từ, Ngài là Đấng che chở (Tv 30,5), gìn giữ và bảo vệ chúng con, Ngài là sức mạnh, Ngài là sự mát mẻ. Chúng con trông cậy Ngài./ Chúng con tin tưởng Ngài, Chúng con yêu mến Ngài. Ngài là tất cả sự dịu ngọt và là sự sống đời đời của chúng con, Ngài là Đức Chúa lớn lao và kỳ diệu là Thiên Chúa toàn năng, là Đấng Cứu tinh nhân hậu.”
Prayer
Cầu nguyện. Là sự đáp trả tự nguyện cho sự nhận thức có Chúa hiện diện. Sự đáp trả này có thể là nhận biết sự cao cả của Chúa và sự lệ thuộc hoàn toàn của con người vào Chúa (thờ lạy), hoặc tạ ơn Chúa về ơn lành ban cho mình và cho người khác (tạ ơn), hoặc lo buồn vì tội đã phạm và xin Chúa tha thứ (đền tội), hoặc xin các ơn cần thiết (cầu xin), hoặc xin lòng mến Chúa, là Đấng trọn lành (yêu thương).
Prayer, Constant
Cầu nguyện liên lỉ. Là một tập tục Kitô giáo, được thánh Phaolô cổ vũ, “Hãy cầu nguyện không ngừng" (I Tx 5:17), nhờ đó một người luôn sống kết hiệp với Chúa. Còn gọi là sự cầu nguyện của con tim, vì không cần nhận thức có Chúa hiện diện. Nó hàm ý rằng con người là luôn sẵn sàng làm theo ý chúa.
Prayer Book
Sách kinh. Là một cẩm nang có các kinh nguyện để tín hữu làm việc đạo đức riêng tư, hoặc dùng chung cho một cộng đoàn tu trì hay một phụng hội. Sách kinh Công giáo không giống như “Sách kinh cầu nguyện chung của Anh giáo”, bởi vì các sách phụng vụ Công giáo về cầu nguyện và thánh ca là hòan toàn khác với sách kinh thông thường, vốn chứa đựng nhiểu kinh được phép đọc, bài suy niệm hoặc bài đọc giúp suy tư.
Prayer During The Day
Kinh trưa. Là kinh giờ Ba của Kinh Nhật tụng, cũng còn gọi là “Giờ giữa.” Giờ kinh này có ba thánh vịnh, một bài đọc ngắn, và kinh nguyện thay đổi theo thời gian trong ngày mà Kinh được đọc.
Prayer Of Christ
Lễ Chúa Kitô cầu nguyện trong Vườn. Trước đây là một lễ phụng vụ, vào ngày thứ ba sau chủ nhật Bảy Mươi, tưởng nhớ lời cầu nguyện thống khổ của Chúa Kitô trong Vườn Cây Dầu.
Prayer Of Quiet
Cầu nguyện trong an tịnh. Là sự nghỉ ngơi an lành nội tâm nhờ đó linh hồn được quyến rủ bởi sự hiện diện của Chúa. Đây là kết quả của tình yêu chiêm ngắm, và là hoa quả của ơn khôn ngoan. Trong lúc cầu nguyện trong an tịnh, tâm trí được soi sáng đặc biệt bởi ơn Chúa và niềm vui thiêng liêng xâm chiếm trọn con người ấy. Mặc dầu các khả năng bậc thấp và giác quan vẫn tự do thực hiện các họat động tự nhiên của chúng, Chúa được cảm nhận một cách được che khuất trong phần tinh tế nhất của linh hồn như là Thực tại Vĩ đại. Lúc đầu sự cầu nguyện này thường là ngắn. Với ảnh hưởng của ơn Chúa, thời gian sẽ kéo dài hơn và có thể trở nên thường xuyên nữa.
Prayer Of Recollection
Cầu nguyện hồi tâm. Còn được gọi là cầu nguyện đơn sơ, trong đó linh hồn gom lại các khả năng khác nhau, để tập trung tâm trí và ý chí vào Chúa
Prayer Of Simplicity
Cầu nguyện đơn sơ. Là sự suy niệm được thay thế bởi sự cầu nguyện tinh tuyền và thân thiết hơn, bao gồm trong một cái nhìn đơn sơ hoặc tư duy yêu thương về Chúa, hoặc về một trong các ưu phẩm của Chúa, hoặc về một mầu nhiệm của đức tin Kitô giáo. Lý luận được đặt qua một bên, và linh hồn thanh thản tham dự vào các họat động của Chúa Thánh Thần với các tình cảm yêu thương.
Prayer Of The Faithful
Lời nguyện tín hữu. Là Lời cầu xin chung hoặc Lời cầu thốt ra. Trong lời kinh này, tín hữu thực thi chức năng tư tế của mình, bằng cách cầu nguyện cho toàn nhân lọai. Lời nguyện tín hữu thường được thực hiện ở nơi nào có đông tín hữu dự thánh lễ. Chuỗi các ý cầu nguyện thường là: các nhu cầu của Giáo hội, chính quyền, sự cứu độ của tòan thế giới, những người bị áp bức bằng nhiều cách, và cộng đòan địa phương. Vào các dịp đặc biệt, các ý cầu nguyện có thể điều chỉnh sao cho thích hợp. Vị linh mục có chức năng chủ sự cho phần phụng vụ này bằng lời mở đầu và phần kết thúc Lời nguyện tín hữu, với một người phụ tá đọc các ý cầu xin, và cộng đòan đáp trả bằng lời cầu khẩn phù hợp.
Prayer Of Union
Cầu nguyện hợp nhất. Là một sự kết hiệp thân mật nhất của linh hồn với Chúa, kèm theo sự hiện diện của Chúa với linh hồn, và một sự ngưng trệ mọi khả năng bên trong. Với việc cầu nguyện này, không có sự chia trí nào bởi vì linh hồn hoàn tòan thấm nhập vào Chúa. Không có sự mỏi mệt, dù việc kết hiệp kéo dài bao lâu chăng nữa, bởi vì không nỗ lực cá nhân nào được thực hiện cả, mà chỉ là sự cảm nghiệm lạ thường của niềm vui sướng. Linh hồn sẽ có lòng nhiệt thành say mê để tôn vinh Chúa; sự dứt bỏ hòan tòan mọi điều thụ tạo; sự quy phục trọn vẹn cho ý Chúa; và lòng yêu mến lớn với tha nhân.
Prayers Over The People
Lời nguyện trên Dân Chúa. Là lời khẩn nguyện đặc biệt, “tùy vào sự nhận định của Linh mục,” vào cuối Thánh lễ hoặc sau Phụng vụ giờ Kinh, Thần Tụng, và cử hành Bí tích. Lời nguyện này diễn ra trước khi Linh mục ban phép lành cuối lễ, và có nhiều công thức để đọc.
Prb. Presbit.
Prb. Presbit., Presbyter-linh mục.
Preacher Apostolic
Nhà thuyết giáo phủ Giáo hòang. Là một giám chức của Văn phòng Quản gia Giáo hòang, có nhiệm vụ là giảng Lời Chúa cho Đức Giáo hòang và giáo triều, bốn lần trong mùa Vọng và mỗi tuần một lần trong mùa Chay. Một giáo sĩ thuộc Dòng Phanxicô Lúp Dài đã giữ chức vụ này từ năm 1753, khi Đức Giáo hoàng Biển Đức XIV ban chức vụ này cho Dòng.
Preaching
Giảng Lời Chúa. Là việc giảng công khai một chủ đề tôn giáo của người có quyền giảng này. Như thế việc giảng Lời Chúa có thể áp dụng đúng cho các Giám mục, Linh mục, Phó tế trong việc thực thi sứ vụ rao giảng Lời Chúa của các ngài. Nói về linh mục, Công đồng chung Vatican II đặt sứ vụ này là sứ vụ số một trong các sứ vụ của hàng linh mục, là người “rao giảng Tin Mừng, chăn dắt tín hữu và cử hành việc thờ phượng Thiên Chúa" (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, Lumen Gentium III, 28).
Pre-Adamites
Tiền Adam. Là thuyết cho rằng đã có một lòai người, nhưng đã tuyệt chủng trước khi ông Adam và bà Eve xuất hiện. Là một giả thuyết thuần túy, nó được một số người nêu ra trong một nỗ lực để tránh xung khắc hiển nhiên, giữa trình thuật Kinh thánh về con người trước khi sa ngã và các suy đoán về tiến hóa.
Preambles Of Faith
Khai đọan đức tin, bước dẫn nhập đức tin. Là các tiền đề chính của lý trí, mà hành vi đức tin lệ thuộc vào đó như là nền tảng rất có lý. Có ba tiền đề chính: 1. sự hiện hữu của Chúa; 2. quyền uy của Chúa, hoặc Chúa có quyền được con người tin, bởi vì Chúa biết mọi sự và là Đấng chân thật hoàn toàn; và 3. sự kiện là Chúa đã thật sự tỏ lộ mặc khải, vốn được chứng minh bằng các phép lạ hoặc các lời sứ ngôn, được thực hiện trong chứng từ của một ngôn sứ (hoặc Chúa Kitô) phát ngôn nhân danh Chúa. (Từ nguyên Latinh praeambulus, đi trước: prae, trước mặt + ambulare, đi.)
Prebend
Bổng lộc. Tiền thu nhập cho một kinh sĩ, được trích từ nguồn thu nhập của một nhà thờ. Theo luật Giáo hội, nếu tiền thu nhập là không đủ, một giám mục có thể trích từ các nguồn khác để bù vào số tiền thiếu hụt.
Precedence
Quyền ưu tiên, quyền ưu vị, quyền ưu trạch. Là sự sắp xếp đúng cách của Giáo hội cho các cá nhân tùy theo cấp bậc, chức vụ, hoặc thâm niên, cho bất cứ mục đích gì mà họ được sắp xếp. Quyền ưu trạch theo giáo luật được xác định bởi quyền của một người trên một người khác, thứ bậc của họ trong phẩm trật có quyền tài phán và trong thứ bậc của chức thánh, sau đó là ưu tiên về thăng chức và tuổi lớn hơn. Khi quyền ưu vị không liên quan đến các cá nhân, thứ tự sẽ là: giáo sĩ triều, giáo sĩ Dòng, tu sĩ không phải là giáo sĩ, và giáo dân—nam giới trước nữ giới. Đức Giáo hòang luôn có vị trí số một trong bất cứ khía cạnh nào của quyền ưu vị. Trong một cuộc rước, người giữ vị trí danh dự đi sau cùng.
Precept
Mệnh lệnh, giới luật, châm ngôn, huấn chỉ. Là một lệnh của Chúa hoặc của một người có quyền hợp pháp cho một người hoặc một công việc đặc biệt. Một mệnh lệnh được phân biệt với toàn bộ các luật, như bất cứ luật đặc biệt hoặc lệnh nào dưới luật. Các mệnh lệnh khẳng định ra lệnh cho một người phải hành động, hoặc phải làm việc gì đó. Còn các mệnh lệnh phủ định cấm một hành động nào đó. (Từ nguyên Latinh praeceptum, luật, châm ngôn.)