Ngày 02-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chân thành
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
05:28 02/11/2017
Chúa Nhật 31 Thường Niên A

Chân thành , nguyên ngữ Latinh là: Sincerus, a, um.

Sincera có một lịch sử. Ngày xưa, người La mã thấy cột đá cẩm thạch nào không được nhẵn, có lỗ, sứt mẻ, họ lấy sáp ong nhét vào những lỗ đó, rồi đánh cho thực trơn láng. Cũng giống như phụ nữ lấy phấn sáp thoa vào mặt để che những vết nhăn. Những cột cẩm thạch nào không có sáp ong, là dấu tuyền vẹn, và gọi là: Sine cera; Sine: không, cera: sáp ong. Qua các thời đại, hai tiếng này ghép lại thành một là “sincera”, và có nghĩa là không phấn sáp, không giả tạo, nhưng thành thực, chân thành.

Tình thương giữa con người với nhau cần phải sinecera: không phấn sáp, không giả tạo, nhưng tự nhiên và chân thành.

Ngày xưa, Nữ Hoàng Saba nghe biết về sự khôn ngoan của Salomon nên đã gởi đến Nhà Vua hai bó hoa để thử xem sự khôn ngoan của ông tới đâu. Đó là một bó hoa thật và một bó hoa giả rất giống nhau. Vua đặt hai bó hoa lên bàn và liền mở cửa để cho bầy ong bướm bay vào. Thế là đàn ong bướm liền sà ngay xuống những bông hoa thật. Những bông hoa giả có sắc mà chẳng có hương, có hình dáng mà không có sự sống.

Những kẻ giả hình nói thì nhiều mà làm thì chẳng bao nhiêu, thậm chí nói suông mà không thực hành, dung túng cho mình, nghiêm khắc với kẻ khác.

Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu vạch trần sự giả hình của các Kinh sư, Pharisiêu.

- Giả hình: vì họ nói mà không làm

- Thích thống trị: Vì họ bó những gãnh nặng lên vai người khác, còn chính họ thì không buồn động động ngón tay vào.

- Thích khoe khoang: Vì họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy.

- Thích hám danh: Vì họ ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi nơi cộng cộng, được thiên hạ gọi là Rápbi.

Nghe Đức Giêsu mô tả khuôn mặt kẻ giả hình, xét mình ai cũng thấy dáng dấp của mình trong đó. Nếu không háo danh thì cũng khoa trương, nếu không kể công thì cũng thích được trọng vọng, nếu không ích kỷ cũng nói nhiều làm ít…

Những người Pharisiêu tự cho mình là đạo đức, là bậc thầy dạy dỗ dân chúng về cách sống đạo. Nhưng Đức Giêsu đã nhìn thấy trong lối sống đạo của họ có những biểu hiện lệch lạc, giả hình làm hoen ố đạo thật. Nhân đó, Người đưa ra mấy chỉ dẫn thiết thực cho đời sống đạo:

- Chỉ dẫn 1: Lời nói đi đôi với việc làm :

Giữa lời nói và việc làm thường có một khoảng cách rất lớn như giữa lý thuyết với thực hành, giữa ước mơ với hiện thực, giữa lý tưởng với thực tại. Nói thì dễ nhưng làm thì khó nên người ta để rơi vào thói nói nhiều, làm ít hoặc chỉ nói suông mà không làm hoặc còn tệ hơn khi việc làm mâu thuẫn với lời nói như người Pharisiêu “ nói mà không làm”. Trong những trường hợp ấy, nói về Đạo trở thành phản chứng làm cho người nghe khó chấp nhận Đạo.

Khi phê phán thái độ của người Pharisiêu, Đức Giêsu muốn dạy chúng ta đừng nói nhiều nhưng hãy làm. Chính việc làm minh chứng Đạo thật, việc làm mới có sức thuyết phục. Lý thuyết dù có hay đến đâu nếu không thực hiện được thì cũng vô ích. Người ta thích câu tục ngữ "Đừng nghe những gì người ta nói mà hãy nhìn kỹ những gì người ta làm".

- Chỉ dẫn 2: Hãy làm một cách khiêm tốn.

Người Pharisiêu làm gì cũng muốn phô trương, muốn tỏ ra mình đạo đức, họ đeo lề luật trên trán, trên tay. Đeo rồi sợ người khác không nhìn thấy, họ phải đeo những hộp kinh thật lớn, may những tua áo thật dài để cho mọi người biết họ yêu mến lề luật, giữ đạo cặn kẽ. Thói phô trương biến thành tự phụ, tự mãn, hợm hĩnh. Cho nên những người Pharisiêu luôn ưa ngồi chỗ nhất trong đám tiệc, ưa được chào hỏi nơi công cộng.

Khi phê phán người Pharisiêu, Đức Giêsu muốn cho các môn đệ hãy thực hành đạo trong kín đáo: Khi làm việc lành phúc đức, anh em chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Khi bố thí đừng để tay trái biết việc tay phải làm (Mt 6,3). Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo.(Mt 6,6) (x. Chia sẻ Tin Mừng năm A, ĐGM Giuse Ngô Quang Kiệt).

Âm thầm làm việc đạo đức là dấu chỉ lòng mến Chúa chân thực. Lòng mến chân thực dẫn đến thái độ khiêm tốn, biết kính trọng ngươi khác, biết luôn phục vụ anh em.
Lời chỉ dẫn trên đây của Đức Giêsu giúp chúng ta sống chân thành và khiêm tốn. Người chân thành khiêm tốn chỉ sống những gì họ nói và chỉ nói những gì họ làm. Người chân thành khiêm tốn không nói láo, không giả hình, không tự cao cho mình hơn kẻ khác, không phê bình, không chỉ trích.

Ứng xử trong các mối quan hệ phải chân thành. Còn gì thất vọng cho bằng khi thấy những cử chỉ, thái độ, lời nói có vẻ lịch sự, bác ái nhưng thực tế lại giả tạo, xã giao miễn cưỡng, một thứ nguỵ tạo giả hình. Trước mặt niềm nở sau lưng nói hành nói xấu, gièm pha. Lối sống của Pharisiêu vẫn còn nhiều lắm trong đời sống thực tế hàng ngày. Sự giả hình, giả dối đã thành ra như thông lệ, từ lãnh vực tình yêu đến lãnh vực văn hoá, kinh tế, tôn giáo, chính trị, người ta vẫn thường dùng cái bên ngoài mà lừa đảo nhau. Vì vậy cần phải sống chân thành, tín nhiệm, tin tưởng nhau.
Kinh nghiệm cho thấy một người không chân thành thì khó được tín nhiệm “một lần bất tín, vạn sự bất tin”.

Trong bài đọc 1, Tiên tri Malakhi trách mắng nghiêm khắc những tư tế Do Thái làm việc cẩu thả, biếng nhác và giả dối trong khi thi hành tác vụ của mình. Sau khi đi lưu đày về, đền thờ đã được tái thiết, nền phụng tự đã được thiết lập lại, nhưng sự nhiệt thành của những ngày đầu tiên đã bị biến mất. Nhiều tư tế không còn lưu tâm đến trách nhiệm của mình, bỏ bê công việc tôn vinh danh Chúa, làm gương mù gương xấu khiến cho nhiều người đi sai đường lối Chúa và hủy bỏ giao ước. Họ không còn được dân chúng tín nhiệm vì họ không chân thành trong sứ vụ hàng ngày của mình.
Thánh Phaolô trong bài đọc 2 nhắc lại với giáo đoàn Thessalonica tình yêu vô vị lợi, tình yêu dâng hiến mà ngài đã ân cần dành cho họ, như một người mẹ dành cho con cái mình. Ngài đã giảng dạy lời Chúa cho họ; họ đã đền đáp ngài cũng tràn đầy tình yêu. Thánh Phaolô sống chân thành với cộng đoàn, ngài đã không ngần ngại và vui mừng được trao ban cho họ chính cả mạng sống của mình. Đáp lại, mọi người đã sống trung thành với Lời Chúa. Lời Chúa đã phát huy tác dụng nơi cộng đoàn này, đã sinh hoa trái tốt đẹp nơi cuộc sống của mỗi người.

Thư Mục vụ tháng 10 năm 2017 của ĐGM Giáo phận Long xuyên, nói đến “Tin Mừng về sự Tín Nhiệm”:

Xã hội ngày nay, cụ thể tại Việt Nam, đang bị khủng hoảng về sự tín nhiệm. Cuộc khủng hoảng này đang tàn phá các tương quan trong mọi lãnh vực nhân sinh, tương quan trong gia đình giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau; tương quan trong gia tộc giữa thế hệ cha ông và con cháu; tương quan trong trường học giữa thầy và trò, giữa bạn học với nhau; tương quan trong bệnh viện giữa lương y và bệnh nhân; tương quan tại hàng quán giữa người bán và kẻ mua; tương quan trong các xí nghiệp nhà máy giữa những người thuộc giai cấp làm chủ và giai cấp công nhân; tương quan trong các công sở giữa những người hành sử quyền bính và dân chúng. Sự khủng hoàng này cũng có những dấu hiệu đang hiện diện trong các cộng đoàn Kitô hữu của giáo phận. Biểu hiện của sự khủng hoảng tín nhiệm này là thái độ nghi ngờ lẫn nhau và đối phó ngay cả với những người thân. Kết quả là sự cô đơn và ích kỷ, bất hạnh và thất vọng đến tuyệt vọng. Kết quả nữa là một cộng đồng bất an, bất ổn và nỗi loạn…

Giáo phận được mời gọi lần chuỗi Mân Côi để suy tư, cầu nguyện, và xin ơn biến đổi, với nền tu đức đi ra ngoại biên để loan báo Tin Mừng, Tin Mừng về một cộng đoàn như gia đình của Thiên Chúa, trong đó mọi người bày tỏ yêu thương và tín nhiệm…

Giáo phận xin đặt trọn niềm tín thác vào Chúa, và sống tín nhiệm lẫn nhau, theo gương Mẹ Fatima để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, Tin Mừng về sự tín nhiệm. (x.giaophanlongxuyen.org).

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống “Tin Mừng tín nhiệm”, sống chân thành với chính mình, với người khác, với Thiên Chúa. Tư tưởng đi đôi với lời nói. Lời nói đi đôi với việc làm. Cả ba lãnh vực tư tưởng, lời nói, việc làm đều phải diễn tả sự trung thực và chân thành. Như bông hoa thật đẹp đầy màu sắc toả hương thơm, những người chân thành khiêm nhường toả hương thơm qua việc làm. Những điều mà các vị ngôn sứ vĩ đại đã nói ra thường hay bị lãng quên, nhưng những hành động mà các vị Thánh nhân, anh hùng thực hiện luôn được hậu thế ghi nhớ mãi. Hãy soi đời mình vào tấm gương Chúa Giêsu, để tìm cho mình một phong cách sống đẹp chân thành.
 
Bất nhất
Lm Vũdình Tường
05:28 02/11/2017
Bất nhất dùng để diễn tả trái nghịch giữa lời nói và việc làm, hôm trước tuyên bố thế này, hôm sau hành động ngược với điều đã tuyên bố. Tự mâu thuẫn, trước sau không hài hoà. Mâu thuẫn trong giáo dục là điều đại kị bởi mâu thuẫn làm mất lòng tin và một khi không còn lòng tin thì việc giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề. Bất nhất trong lời nói và hành động không thể viện lí do sai lầm hay bất toàn của con người. Lời nói trái với hành động là việc làm có chủ tâm, có dụng í, cố í hành động ngược điều mình nói để đạt được điều muốn đạt. Dùng lời ngon ngọt, dụ dỗ người khác vào tròng để thủ lợi. Lợi dụng lòng tin, lạm dụng tình bạn, lòng yêu nước mong đạt âm mưu, tìm lợi cho cá nhân hay phe nhóm là hành động bất nhân. Dù biện hộ hay đến đâu cũng là che đậy gian trá, mất đạo đức, phong cách của con người.

Đức Kitô lên tiếng kịch liệt đả kích nhóm Biệt Phái và nhóm lãnh đạo Đền Thờ khi những người này dậy một điều nhưng thực hành một nẻo. Đức Kitô tố cáo họ chất những gánh nặng lên vai, lên cổ người khác còn chính họ lại không thực hiện những điều đó. Họ tìm cách chạy trốn trách nhiệm bằng cách tạo ra những luật lệ cho người khác còn họ thì không bị ràng buộc bởi luật lệ đó. Họ có khả năng làm cho cuộc sống nhẹ nhàng hơn nhưng họ không làm điều đó trái lại còn làm cho cuộc sống thêm phức tạp với luật lệ bọ ban hành. Những luật lệ khắt khe này không hề giúp người ta sống tốt hơn, đạo đức hơn hay yêu tha nhân hơn mà chỉ có mục đích là tăng lợi ích cho nhà lãnh đạo. Đức Kitô tố cáo bởi họ thiếu chân thành trong đường lối lãnh đạo, gian trá, lường gạt kẻ dưới quyền mong tìm ích lợi riêng cho phe nhóm. Họ lợi dụng lòng tin của đám đông và lợi dụng danh nghĩa Chúa để làm điều sai trái. Họ mặc những chiếc áo rộng lớn và buộc người khác chào hỏi nơi công cộng và được ca tụng trước đám đông. Ăn trên, ngồi trên được hầu hạ cách đặc biệt như thế chính họ tách rời khỏi đám đông, tự phong cho mình vào hàng lãnh đạo, giai cấp cao trong xã hội và phải được trọng vọng. Từ địa vị đó họ tạo ra những luật lệ có lợi cho giai cấp trưởng giả, cao sang mà toàn dân phải phục tùng. Họ lí luận giỏi, nghe rất hợp tình, hợp lí và từ đó mọi người đều phải tục tùng. Lí luận hợp lí, mạch lạc không phải luôn đúng, hợp giáo huấn của Đức Kitô. Dù không đúng với giáo huấn của Đức Kitô nhưng con người cũng không còn cách nào tốt hơn để phản bác nên đành chấp nhận lí luận hợp lí nhất làm mẫu mực sống.

Được đám đông ca tụng cách tự nhiên là điều tốt và đáng hãnh diện nhưng nếu tìm cách che đậy hoặc cố tình tạo nên hào quang cho người khác ca tụng là điều không xứng đáng. Đức Kitô cho biết được đám đông nhận biết và yêu mến chính là âm thầm, khiêm nhường làm việc bác ái, từ thiện, hành động yêu thương tha thứ, cảm thông phát xuất từ trong tâm khảm con người là điều Đức Kitô kêu gọi các Kitô hữu sống và thực hành. Giáo huấn của Ngài chính là hướng lương tâm con người về đàng lành, hướng hành động con người về điều thiện và hướng cách suy nghĩ của con người về đường đạo đức. Ngài tóm gọn giáo huấn đó qua câu: Kẻ lớn trong các ngươi phải phục vụ các anh chị em khác.

Không ai tránh khỏi lầm lỗi nhưng lầm lỗi thường là do thiếu cẩn trọng hoặc do thiếu sót của con người nhưng cố tình sai phạm là việc làm có chủ trương, cố í mà không thể viện vào lầm lỗi bình thường. Sai trái giúp ta nhận rõ căn tính mình hơn và nếu thành tâm học hỏi người đó học cầu tiến từ sai lầm của mình. Trong khi cố tình sai trái hay che đậy và chạy tội, tự biện hộ nên không học được gì lại làm mất tư cách chính mình.

Khuyến khích đám đông làm những điều các Biệt Phái dậy nhưng đừng bắt chước lối sống của họ. Đức Kitô phân biệt rõ ràng giữa lầm lỗi và con người là hai điều khác nhau. Người ta hay coi lỗi của người khác là con người đó và từ đó từ chối cộng tác với người đó. Đức Kitô phân biệt con người không phải là lỗi họ làm mà lỗi chỉ là một phần trong lối sống, cách hành xử hay suy nghĩ của người đó.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Suy Niệm Chúa Nhật XXXI Thường Niên-A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:21 02/11/2017
Ngôn Hành Như Nhất

Kính … Thời Đức Giêsu, những người Pharisêu tự cho mình là đạo đức, là bậc thầy dạy dỗ dân chúng về cách sống đạo. Nhưng Đức Giêsu nhìn thấy trong lối sống đạo của họ có những biểu hiện lệch lạc làm hoen ố đạo thật. Nhân đó Người đưa ra mấy chỉ dẫn thiết thực cho đời sống đạo.

Đừng nói, hãy làm. Giữa lời nói và việc làm thường có một khoảng cách rất lớn như giữa lý thuyết với thực hành, giữa ước mơ với hiện thực, giữa lý tưởng với thực tại. Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Nên người ta dễ rơi vào thói nói nhiều làm ít, hoặc chỉ nói suông mà không làm, hoặc còn tệ hơn thế khi việc làm mâu thuẫn với lời nói. Như trường hợp những người Pharisêu : Họ sống vẻ bề ngoài: “Họ làm tất cả các công việc đều có ý cho người ta thấy” (Mt 23,5). Và hơn nữa, ngôn hành của họ thật bất nhất “vì họ nói mà không làm” (Mt 23,3), họ trở nên nô lệ cho sự lừa dối của chính mình bằng cách chỉ tìm kiếm lời khen và sự ngưỡng mộ của người khác. Thành thử ra, những lời họ dạy về đạo trở thành phản chứng, làm cho người nghe khó chấp nhận. Khi phê phán thái độ của người Pharisêu, Đức Giêsu muốn dạy ta đừng nói nhiều, nhưng hãy làm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Ngôn hành phải như nhất, đừng có dạy người ta sống một đàng, mình sống một nẻo.

Đấy là thái độ của người Pharisiêu. Cũng tựa như chúng ta đang sống trong Giáo Hội luôn thưa với Chúa rằng : Lạy Chúa, con tin, con thờ lạy và yêu mến Chúa, nhưng trong thực tế lại không thực hành Lời Chúa dạy. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Nhiều người cho rằng : Cứ đọc nhiều kinh, xem nhiều sách Đạo, hay nói về Chúa, về Đạo một cách thông thạo, như thế là người đạo đức. Không phải thế, Đức Giêsu nói : “Không phải mọi kẻ nói với Thầy : Lạy Chúa, lạy Chúa là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21). Người đạo đức thật không phải là người đọc nhiều kinh, nhưng là người sống theo những kinh mình đọc.

Nếu đem những kinh chúng ta đọc hàng ngày đối chiếu với cách ta sống, thật xa vời. Cụ thể như Kinh Kính Mến ta đọc : “Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng hết sưc, trên hết mọi sự…” Kính mến Chúa trên hết mọi sự là coi Chúa hơn của cải, hơn người thân, hơn chính mình, thà chết chẳng thà phạm tội mất lòng Chúa. Thế mà, trong đời sống, chỉ vì một chút lợi lộc khiến ta liều mình làm điều mất lòng Chúa. Như thế có phải là người kính mến Chúa trên hết mọi sự không? Ta đọc tiếp : “Vì Chúa thì con thương yêu người ta như mình con vây”. Yêu người như mình, nghĩa là ta muốn mình sao thì muốn cho người khác làm vậy. Ta muốn người khác giúp đỡ ta mà ta không bao giờ giúp ai, ta không muốn ai nói xấu ta, mà ta cứ nói xấu người khác. Như vậy, mà nói là thương yêu người ta như mình ta vậy, đó là nói dối.

Còn Kinh Lạy Cha : “Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Mỗi lần đọc câu ấy, ta như nói với Chúa rằng : Lạy Chúa, con tha thứ cho anh chị em con rồi, xin Chúa cũng tha thứ cho con. Ngoài miệng nói thế, nhưng trong lòng vẫn còn chấp lỗi nhưng kẻ làm mất lòng ta. Như vậy, lời kinh ta đọc không đi đôi với đời sống và việc làm ta làm.

Người ta thường nói con đường xa nhất là từ con đường từ miệng tới tay. Từ tư tưởng đến lời nói và tới việc làm là cả một con đường dài xa tắp. Một người dù có nói hay mấy chăng nữa mà không đem ra thực hành thì cũng như một bông hoa không bao giờ kết trái. Chúng ta vẫn nói : “Ăn vóc học hay”, ăn để mà học, học để biết, biết để mà làm. Nhưng thực thế trong xã hội, chúng ta thấy có những người biết mà không làm, hoặc nói thì rất hay nhưng lại không chịu làm.

Bài Tin Mừng nhắc nhở ta nhìn lại lời nói và việc làm của chúng ta có đi đôi với nhau không? Chúng ta phê bình, yêu cầu người khác phải sửa sai, nhưng chính mình lại không tự sửa sai. Trong phạm vi gia đình, thật không gì tai hại cho bằng nói mà không làm. Chúng ta bảo con cái phải biết nhường nhịn, tha thứ cho nhau, nhưng mình lại cứ ăn thua đủ, không ai nhường ai. Chúng ta dạy con cái sống thành thật, nhưng mình lại quanh co, gian dối với người khác. Nếu sống như vậy, chúng ta hãy coi chừng, Chúa sẽ cảnh cáo chúng ta, người khác sẽ vào thiên đàng, còn chúng ta thì sao?

Người môn đệ Chúa Giêsu không như thế, trái lại: "Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi" (Mt 23,11). Và chúng ta chỉ có một Cha, còn tất cả đều là anh em với nhau. Tin Mừng nói rõ cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể tách rời chiều dọc (Cha) chiều ngang (chúng ta) hoặc, như Chúa Nhật tuần trước, "ngươi phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi (... ). Và yêu tha nhân như chính mình ngươi"(Mt 22,37,39).

Vậy, chúng ta hãy để cho tình yêu Thiên Chúa tái tạo và thành luyện con tim chúng ta, làm cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, để chúng ta không còn sống cho mình, sống lý thuyết suông nữa mà sống cho tình yêu: mến Chúa yêu người, sống ngôn hành như nhất. Một đới sống như thế chắc chắn sẽ mang lại hoa trái tốt lành như lòng Chúa mong ước.

Xin Mẹ Maria dạy chúng ta biết sống và thực hành Lời Chúa như Mẹ. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Suy Niệm Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
09:23 02/11/2017
Sau một loạt đụng độ giữa nhóm Luật sĩ và Biệt phái với Đức Giêsu, hôm nay Ngài nhắc nhở thái độ của các môn đệ và dân chúng đối với họ như thế nào?

1. Làm và tuân giữ theo lời nói của họ

Đức Giêsu luôn tôn trọng những người lãnh đạo thời bấy giờ, nhất là những người lãnh đạo về mặt tôn giáo như các Luật sĩ và Biệt phái. Ngài tôn trọng quyền giáo huấn của họ, vì họ “ngồi trên tòa MôiSen”, nghĩa là họ là những người kế vị MôiSen, họ có quyền giải thích luật MôiSen, họ được trao phó quyền để dạy dỗ dân chúng. Vì thế, Ngài bảo các môn đệ và dân chúng nghe theo lời dạy dỗ của họ: “Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ”(x. Mt 23,2-3).

2. Đừng noi theo hành vi của họ

Tuy vậy, Đức Giêsu lại khuyên các môn đệ và dân chúng “đừng noi theo hành vi của họ”(x. Mt 23, 2-3). Bời vì: “Họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’.” (x. Mt 23,3-7).

Họ nói mà không làm: “Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử”(Mt 23,4). Bó nặng ở đây chính là luật lệ. Lúc đầu Thiên Chúa chỉ ban truyền cho Môsen Thập điều. Qua thời gian họ đã thêm thắt lên tới 613 điều, đến nỗi không biết điều nào là chính điều nào là phụ. Trong các điều luật đó, họ đưa ra nhiều thứ luật lệ hết sức vô lý. Họ không tuân giữ nhưng họ lại bắt ép dân chúng tuân giữ. Tương tự như trong xã hội chúng ta đang sống: Nhà nước sinh ra nhiều luật lệ nhưng chỉ áp đặt cho thường dân, còn quan chức thì dung túng. Chẳng hạn: Hai thiếu niên cướp bánh mỳ thì bị đưa ra xét xử, còn quan chức tham nhũng cả hàng nghìn tỉ đồng thì lại chỉ bị kỷ luật.

Họ hám danh tranh lợi: “Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo”(Mt 23,5).

*Nới rộng thẻ kinh: Nguyên việc đeo thẻ kinh không xấu mà trái lại còn rất tốt, vì người Do thái thường làm như thế để nhắc nhở mình nhớ đến luật Chúa. Nhưng cái không tốt và trở thành thói xấu nơi những người Luật sĩ và Biệt phái là vì họ cố ý làm thẻ kinh rộng hơn, dài hơn, thậm chí là nét chữ đậm hơn không phải nhắc nhở họ tuân giữ luật mà để cho người ta thấy họ đạo đức.

*May dài tua áo: Việc mang tua áo nhắc nhở người Do Thái nhớ đến các giới răn. Vì thế, người Do thái mang tua áo không phải là xấu. Chính Đức Giêsu cũng mang tua áo. Nhưng tại sao nơi những người Biệt phái và Luật sĩ lại trở thành xấu? Bởi vì họ tăng kích thước dài hơn bình thường nhằm mục đích để khoe mình đạo đức.

Họ muốn được tôn trọng và ưu đại nơi công cộng: “Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là ‘Thầy’.” (Mt 23,6-7). Người Việt Nam chúng ta tôn trọng những vị cao tuổi và những người có địa vị trong xã hội và Giáo hội. Cho nên, mỗi khi có đám tiệc hay hội họp, người ta thường dựa vào tuổi tác và địa vị để sắp xếp chỗ ngồi. Còn khi ra đường gặp nhau thì người dưới có bổn phận phải chào hỏi người trên. Phong tục này rất nhân văn. Ở Do thái cũng tương tự như vậy. Nhưng, tại sao Đức Giêsu lại lên án những người Luật sĩ và Biệt phái? Bởi vì: Họ muốn được chỗ nhất; Họ muốn được chào hỏi; Họ muốn được người ta xưng hô là Thầy. Động từ “muốn” ở đây diễn tả sự thiếu khiêm tốn của họ. Chức vụ họ có được là nhờ cộng đoàn, nhờ Thiên Chúa ban cho. Họ có trách nhiệm dùng chức vụ để phục vụ chứ không phải để bắt người khác tôn trọng mình. Vì thế, Đức Giêsu đã lên ái thói xấu hay khoe khoang, muốn được người ta tôn trọng và ưu đại nơi công cộng của họ.

Ngoài những thói xấu trên đây, Đức Giêsu đã từng lên án nhiều thói xấu khác của các Luật sĩ và Biệt phái, nhất là thói giả hình. Ngài ví họ “giống như mồ mả tô vôi” (x. Mt 23,27).

3. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta:

Thứ nhất, tôn trọng và lắng nghe các vị lãnh đạo: Trước những vị lãnh đạo được trao quyền chính thức trong đạo ngoài đời, chúng ta phải tôn trọng, lắng nghe và thực hành theo những lời dạy bảo của họ. Các vị lãnh đạo đó có thể là Đức Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh mục, Bề trên cộng đoàn, cha mẹ, chính quyền hợp pháp…Vì khi họ dạy bảo nhân danh chức vụ thì đó là tiếng nói của Thiên Chúa. Chúng ta lắng nghe và thực hành lời họ dạy bảo là chúng ta đang làm theo ý Chúa.

Thứ hai, hãy sống thành thật: Giả hình, gian dối không chỉ là thái độ của các luật sĩ và biệt phái ngày xưa mà nó còn len lỏi vào các môi trường sống của chúng ta ngày hôm nay. Thật vậy, ngày hôm nay sự giả hình, gian dối len lỏi vào trong mọi lãnh vực của xã hội và giáo hội. Thậm chí, sự gian dối giả hình có mặt ngay chính nơi các trường học. Một kết quả điều tra không gây bất ngờ nhưng khiến nhiều người lo lắng: Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp I (Tiểu học) là 22%, cấp II (THCS) là 50%, cấp III (THPT) là 64% còn ở sinh viên là 80%. Vì thế, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải sống trung thực trước mặt Chúa cũng như trước mặt mọi người: “Có thì nói có, không thì nói không còn gian dối là do ma quỷ mà ra.”(Mt 5,37).

Thứ ba, lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau: Đức Giêsu đã tố cáo các Luật sĩ và Biệt phái : “nói mà không làm.” Nhưng nếu Đức Giêsu sống trong thời đại chúng ta, chắc chắn Ngài cũng tố cáo thái độ nói mà không làm của nhiều người trong chúng ta, nhất là các vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội. Sự thất hứa của vị chủ tịch Hà nội đối với nhân dân Đồng Tâm cách đây không lâu là một bằng chứng. Cho nên, sứ điệp Lời Chúa hôm nay còn mời gọi chúng ta ngôn hành phải đồng nhất, lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau.

Thứ tư, phải sống khiêm nhường: Chức vụ trong đạo ngoài đời là do Chúa và những người khác ủy thác. Hãy dùng chức vụ đó để phục vụ những người thuộc về mình trong khiêm tốn, chứ không phải bắt người khác phục vụ hay tôn trọng mình. Hãy sống khiêm nhường, tránh xa kiêu ngạo. Vì Chúa thích kẻ khiêm nhường và ghét kẻ kiêu ngạo. Ngài đã từng nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Mt 23,12).

Lạy Chúa, xin cho các vị lãnh đạo trong Giáo hội cũng như ngoài xã hội luôn biết lánh xa những lỗi lầm khuyết điểm của các Luật sĩ và Biệt phái ngày xưa là : hám danh, tranh lợi, khắt khe với mọi người. Đồng thời, xin Chúa giúp họ noi theo vị Lãnh đạo tối cao là Đức Giêsu, không chỉ hướng dẫn dân chúng bằng lời nói mà còn bằng cả cuộc sống gương mẫu của mình trong tinh thần phục vụ và hy sinh. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Chúa Nhật XXXI Thường niên (A)
Lm Jude Siciliano OP
15:06 02/11/2017
Malakhi 1: 14b–2:2b, 8-10; Ps 130; 1 Thêsalonica. 2: 7b–9, 13; Máttthêu 23: 1-12

Điều gì đã làm cho Thiên Chúa thịnh nộ? Bài trích sách ngôn sứ Malakhi chỉ có một giọng đanh thép. Chúng ta có thể muốn bỏ không đọc bài sách đó. Hình như bài đó nói rằng dân chúng cứ nghĩ là Thiên Chúa là Đấng cứng rắn và sẵn sàng trừng phạt dân chúng. Bạn có nghe Thiên Chúa nói gì qua lời ngôn sứ không? "Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai họa..." "Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh và ra hèn mạt trước mặt toàn dân". Tuy vậy nếu đọc kỹ đoạn sách, chúng ta có thể có ý nghĩ khác là Thiên Chúa thịnh nộ như thế là điều có lý.

Chúng ta không biết ông Malakhi là ai. Theo tiếng Do thái tên của ông ta có nghĩa là "Sứ giả của Chúa". Điều quan trọng không phải là ngôn sứ là ai, nhưng là ông ta đã nói gì, và điều ông ta nói đã xét xử với lý do. Ông Malakhi nói lời của Thiên Chúa cho các thầy Lêvi, kinh sư và Pha ri sêu là nhưng vị lãnh đạo tôn giáo của dân chúng.

Ông Malakhi viết ngay sau khi dân Ísrael bị lưu đày trở về, vào lối thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Hãy nhớ vua Cyrus xứ Ba Tư đã cho dân Ísrael ra khỏi nơi lưu đày, và còn ra lệnh cho họ xây dựng lại Đền Thờ của họ ở Giêrusalem. Đền Thờ đã được xây dựng và Dâng hiến sẵn sàng để cho dân chúng đến thờ phượng. Tuy Đền Thờ đã được Dâng hiến nhưng dân chúng lại không tham dự lễ nghi. Việc thờ phượng của họ không chân thành tôn thờ Thiên Chúa. Các hiến vật tế lễ phải được trong sạch như Đền Thờ và dân chúng thì lại không đáng. Các con vật bị bệnh hoạn, hay bị chặt bỏ phần nào trong đám chiên bò. Các thầy Lêvi và kinh sư đáng lẽ phải dẫn dắt dân chúng thờ phượng Thiên Chúa một cách trong sạch, nhưng họ lại không làm.

Vì thế ông Malakhi rất tức giận trong việc ông ta buộc tội các vị lãnh đạo tôn giáo của dân Israel. Vì họ không dạy dỗ dân chúng mà họ phải chỉ dẫn và để dân chúng đi khác đường "Nhưng các ngươi đã đi lệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường thi hành Luật dạy". Sự bỏ bê tắc trách của các thầy Lêvi và kinh sư trong trách vụ của họ khiến tạo nên một cộng đoàn không đồng nhất, và sự liên kết giửa dân chúng đối với Thiên Chúa sinh ra mờ nhạt.

Đọc lời ông Malakhi buộc tội các thầy Lêvi và kinh sư và các người phụ tá của họ trong Đền Thờ, thật là một điều khó, làm cho chúng ta nhờ đến một thời rất khó khăn trong lịch sử dân Israel. Nhưng, những lời đó cũng nói đến những người tha hóa của các phẩm trật trong giáo hội chúng ta hiện nay. Các vị linh mục phạm tội về xác thjt và lợi dụng các trẻ em đã được vài giám mục phụ trách họ che chở cho họ. Vậy lời nói của Thiên Chúa qua ông Malakhi có thể nói gì về những chuyện này?

Lời của ngôn sứ kết thúc với lời nhắc nhở chúng ta nên chấp nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng chúng ta, và là một người Cha đầy lòng yêu thương chúng ta. Ông Malakhi cũng kêu gọi tất cả chúng ta hãy sám hối và bỏ qua những điều ngăn cách chúng ta với Thiên Chúa: như việc thờ phượng không hết lòng; không để ý đến sự an toàn về đời sống thiêng liêng của kẻ khác là những người mà chúng ta có trách nhiệm giáo dục; làm nhũng việc tốt và chăm sóc riêng biệt cho các người có phẩm trật, hay cho giáo dân như là việc chúng ta cần phải làm vì địa vị của họ trong cộng đoàn giáo hội.

Điều đáng an ủi để nghe lời vị ngôn sứ tức giận là việc Thiên Chúa thương yêu chúng ta vô ngần. Đức Thiên Chúa đó không muốn nói lời giận dử để thu hút chúng ta chú ý đến đường ngay nẽo chính và việc phụng vụ trong sạch. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm phần nào vào việc hướng dẫn, dạy dỗ người khác về đức tin của chúng ta, nhất là với những người còn trẻ. Theo ánh sáng lời tức giận của Thiên Chúa chúng ta phải tỉnh thức và xét mình chúng ta xem chúng ta đã thi hành trách nhiệm của chúng ta như thế nào, và chúng ta đã nên gương mẫu gì cho các người khác.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu không chống đối các vị lãnh đạo tôn giáo. Ở chỗ khác Ngài có lời chống đối. Trái lại, hôm nay Ngài lên tiếng nói với đám đông quần chúng về việc hăm dọa các vị lãnh đạo. Tuy vậy chúng ta vẫn nghe lời nhiệt tình của ông Malakhi trong lời Chúa Giêsu. Cũng như ông Malakhi, Chúa Giêsu trách các lãnh đạo tôn giáo lúc đó là các kinh sư và Pharisêu. Họ là những người được may mắn ngồi trên "tòa ông Môsê" mà giảng dạy và điều khiển, lãnh đạo. Nhưng, đời sống của họ không đi đôi với lời họ dạy dỗ. Nên Chúa Giêsu nói với các thính giả của Ngài là nên nghe những lời các lãnh đạo dạy, nhưng không nên làm theo họ.

Trong lời chỉ trích của Chúa Giêsu, Ngài nói rõ ra 2 điểm mà các kinh sư và Pharisêu sai lầm là: họ trút bó những gánh nặng nói về chi tiết các lề luật tôn giáo mà chất lên vai người dân buộc dân chúng phải thực hiện, nhưng chính họ thì lại không buồn động tay vào. Họ cho là họ có thể nói thay mặt Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa nói là họ chứng tỏ những đòi hỏi khô cứng - không như Chúa Giêsu giảng dạy và chứng tỏ trong việc làm của Ngài với lòng thương xót và lòng tha thứ.

Chúa Giêsu cũng chỉ trích thói đạo đức giã, và điều họ thích là được khen ngợi. Hãy tưởng tượng những người đó đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài dể người ta để ý đến họ. Hãy tưởng tượng họ vào các đám tiệc, ngồi chỗ nhất, và ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Nơi hội đường họ ngồi những hàng ghế danh dự như tỏ ra họ là những người thánh thiện, luôn cận kề bên Thiên Chúa vì họ ngồi hàng ghế đầu gần cuộn Kinh Thánh.

Chúa Giêsu khuyên dân chúng theo Ngài nên tránh những chức tước quan trọng, Họ nên xem họ đồng đều với nhau như anh chị em với nhau. Chúa Giêsu cũng nói những điều như vậy suốt trong Phúc âm. Hãy nhớ "người cuối sẽ là người đứng nhất, và người đứng nhất sẽ là người cuối cùng". Điều đó có nghĩa gì cho chúng ta trong trường hợp này? Những người trong chúng ta có phần việc lãnh đạo sẽ đối xử thế nào trong cộng đoàn nếu không bị sa vào cử chỉ của người Pharisêu trong lúc chúng ta dạy dỗ, ngồi trước và điều khiển phụng vụ hay sao? "Người lớn nhất trong anh em phải là người tôi tớ".

Chúng ta không hơn gì những người Chúa Giêsu lên án. Chúng ta không tự khen chúng ta được do chúng ta đã vượt lên trên những sai lầm của người dân bình thường hay chống đối và thách thức Chúa Giê su vì Ngài tuân giữ những điều họ bỏ qua.

Chúa Giêsu thử thách các vị lãnh đạo trong Giáo hội không chỉ nói về hàng giáo phẩm. Trong các giáo xứ và các địa phận, ngày càng tăng thêm giáo dân có trách nhiệm về chức việc. Đấy là điều phải, vì khi chúng ta chịu phép rửa tội, chúng ta được gọi là linh mục phổ quát, ngôn sứ và vương đế. Bất kỳ việc chỉ đạo nào chúng ta lãnh nhận đều do bởi việc phục vụ Chúa Giêsu đã giao phó cho chúng ta. "Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên ".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


31st Sunđay In Ordinary Time (A)
Malachi 1: 14b–2:2b, 8-10; Ps 131; 1 Thess. 2: 7b–9, 13; Matthew 23: 1-12


What has gotten God so riled up? The first reading, from the prophet Malachi, has an ominous tone. One is tempted to drop or skip over the reading, it sounds so fearsome. It seems to confirm people’s stereotype of an angry God ready to come down hard on people. Did you hear what God said through the prophet? "I will send a curse upon you…." "I, therefore have made you contemptible and base before all the people." However, a closer look at the reading might sway us to think that God is quite justified being so angry.

We are not sure who Malachi was, his name means "my messenger" in Hebrew. The emphasis isn’t on who the prophet was, but what he had to say. And what he says is very condemning, with reason. Malachi addresses the Word of God specifically to the priests, the religious leaders of the people.

Malachi wrote soon after the Israelites returned from exile, around the sixth century BCE. Remember that the Persian king, Cyrus, had not only freed the Israelites, but ordered the rebuilding of their Temple in Jerusalem. It was built, rededicated and made ready for worship. Though the Temple was dedicated to God, people were not. Their worship was perfunctory. Animals for sacrifice, which were supposed to be pure, to match the purity of the Temple and the integrity of the people, were often the least valuable, sick and maimed ones from the flocks and herds. The priests were supposed to lead the people in a pure worship of God, but they did not.

That is why Malachi is so upset in his indictment of Israel’s religious leaders. Because of their disregard the people, whom they were supposed to lead in God’s ways, had gone astray. "You have turned aside from the way and have caused many to falter by your instruction." The priests’ scandalous neglect of their holy mission resulted in a disintegrated community whose bonds with God were seriously weakened.

It’s difficult to read Malachi’s condemnation of the priests and their assistants in the Temple, the Levites. It stirs up a memory of a painful time in Israel’s history. But it also speaks to recent clerical scandals in our own church. Priests, who not only committed sexual sins and abuse of the young, were protected by some of the very bishops under whom they served. What would the mouthpiece of God, Malachi, say about all this?

The prophecy ends with a reminder and a call to acknowledge God as our Creator and loving Parent. Malachi also calls all of us to reform and put aside what separates us from God: halfhearted and perfunctory worship; indifference to the spiritual well-being of others who may be in our charge; any privilege for special treatment ordained, or lay, may feel is our due because of our status in the church community.

What is comforting to hear in this fiery prophet is the obvious passion of our God, who loves us so intensely, that God is moved to speak harshly to get our attention and call us to right ways and pure worship. All of us have some responsibility to lead and instruct others, especially the young, about our faith. In the light of God’s passionate outburst we must wake up and examine how well we are fulfilling our responsibilities and what kind of example we are setting for others.

In today’s gospel Jesus doesn’t confront the religious leaders, he does that elsewhere. Instead, he speaks a warning about them to the crowds and his disciples. Still, we can hear the same passion and intensity of Malachi in Jesus’ words. Like Malachi, he denounces the religious caste of his day, the scribes and Pharisees. They were the privileged ones who sat on the "chair of Moses" – positions of religious instruction and leadership. But their lives did not measure up to their teachings, so Jesus tells his hearers to listen to their teaching, but not to follow their example.

In his criticism Jesus even spells out two of the practices of the scribes and Pharisees. Their elaborate and detailed interpretation of the religious law put burdens on the people, which they did not follow themselves. Nor did they do anything to relieve the burden they put on people’s shoulders. They claimed the authority of their office, implying they spoke on God’s behalf, but the God they said they represented was harsh and demanding – not the God Jesus preached and showed by his acts of compassion and forgiveness.

Jesus also criticized their hypocrisy and love of praise. Just picture these self-satisfied men wearing larger-than-necessary religious ornamentation, which drew attention to their status and so-called devotion. Imagine them entering a festive meal, expecting the first places at table and walking through the market place greeted with deference by the "common folk." In the places of prayer, the synagogues, they also expected seats of honor, as if to say they were holier, intimates of God, because they sat up front close to the sacred scrolls.

Jesus eschews honorific titles among his followers. They were to consider themselves equal to one another, all sisters and brothers. He says similar things throughout the gospel. Remember, "The last shall be first and the first last." What would that mean in our own settings? How would those of us in roles of leadership practice our responsibilities to the community, without falling into a pharisaical mentality while we teach, sit up front and lead worship? "The greatest among you must be the servant."

We are not better than those Jesus condemns, we can’t congratulate ourselves for rising above the flaws of the religious folk who constantly confronted and challenged Jesus for not observing the customs they themselves ignored.

Jesus’ challenge to the leaders in the church is not only addressed to the ordained. More and more, in our parishes and diocesan offices, we see ministerial responsibility being fulfilled by the laity, which is appropriate since, by our baptism, we are identified priest, prophet and royalty. Whatever the form our leadership takes we carry within us the mantra of service Jesus has given us: "Whoever exalts self will be humbled, but whoever humbles self will be exalted."
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 31 Mùa Quanh Năm A. 5.11.2017
Lm Francis Lý văn Ca
15:19 02/11/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hai ông bà nguyên tổ của nhân loại đã muốn mình bằng Thượng Đế, từ đó tội lỗi đã nhập vào thế gian. Chúa Kitô khi xuống thế làm người, Ngài đã đem lại cho nhân loại mẫu gương sống khiêm hạ: Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng.
Chủ đề của các bài đọc hôm nay, Giáo Hội muốn trình bày cho cộng đoàn dân Chúa về đức khiêm nhường, khiêm tốn hay khiêm nhu đều có thể hiểu được cùng một ý nghĩa. Chúa Kitô muốn chúng ta dành hết mọi vinh hiển cho một mình Thiên Chúa, Ngài là Cha là vị Thầy duy nhất xứng đáng mọi lời ngợi ca.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Malakia chỉ cho chúng ta một con đường để gặp gỡ Chúa nơi anh em là tôn trọng họ và đồng thời tuân giữ lề luật của Chúa.

TRƯỚC BÀI II:
Đời sống của người làm tông đồ là phục vụ và rao giảng lời Chúa cho anh chị em. Ngoài ra, đời sống đó còn thể hiện qua những hy sinh nhỏ bé trong đời sống thường nhật.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Từ sự kiêu căng, con người đã đi xa dần Thiên Chúa. Khởi đầu sự khiêm hạ Chúa Giêsu đã kéo nhân loại về với Cha Ngài. Chúng ta nghe tư tưởng của thánh sử Matthêô về sự khiêm hạ của Đức Kitô qua bài Tin Mừng sau đây.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta chỉ có một Cha trên trời, chúng ta cầu xin Ngài những ơn cần thiết sau đây cho đại gia đình nhân loại:

1. Chúng ta cầu nguyện cho những Thừa Tác Viên chính thức của Bí Tích Thánh Thể, là những Linh mục của Chúa, luôn thấm nhuần tinh thần khiêm hạ của Thầy Chí Thánh Giêsu, để có thể phục vụ cộng đoàn dân Chúa trong mọi nghịch cảnh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa ban cho chúng ta tinh thần khiêm hạ, đến với anh chị em không cần mời gọi, phục vụ anh chị em không cần báo đáp. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta luôn ý thức trong cuộc sống: Từ hư vô chúng ta đã được sinh dựng nên có, do chương trình quan phòng kỳ diệu của Chúa. Xin cho chúng ta luôn làm cho đời được hoàn hảo theo thánh ý Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Qua lời chuyển cầu của Hiền Mẫu Maria, các thánh Tử Đạo của Quê Hương xin Chúa ban muôn ơn lành cho quê hương và Giáo Hội Mẹ nơi quê nhà được muôn điều may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta nhớ đến những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho tâm hồn chúng con luôn được bình an, tâm tình như trẻ thơ, sống phó thác nơi Mẹ hiền, nơi sự quan phòng của Cha trên trời, để chúng con luôn vui sống, hăng say trong phục vụ, chuyên cần tìm gặp Chúa nơi anh chị em đồng loại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH cử hành thánh lễ tại nghiã trang của các binh sĩ Hoa Kỳ tại Ý.
Nguyễn Long Thao
10:47 02/11/2017
Albano Laziale, Ý.- Trong ngày lễ Các Linh Hồn, 2 tháng 11 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến viếng nghiã trang ở Nettuno và dâng lễ cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.

Bà Melanie Resto Giám Đốc Quản Trị nghiã trang phát biểu “Đức Thánh Cha đến đây để cầu nguyện cho các chiến sĩ và các nạn nhân đã chết vì chiến tranh.

Bà nói thêm: “Chúng tôi rất ngạc nhiên vì Đức Thánh Cha đã chọn nghiã trang này và đó thực sự là một điều hãnh diện cho chúng tôi”.

Được biết nghiã trang này được đặt tên là The Sicily-Rome American Cemetery, tức Nghiã Trang Hoa Kỳ taị Sicily – Rome vì các người được chôn cất ở đây là các binh sĩ Hoa Kỳ đã tử trận trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến khi họ đổ bộ lên đất Ý để giải phóng thành phố Sicily

Nghiã trang được thành lập năm 1956, nơi chôn cất 7860 binh sĩ. Trong nhà nguyện nghiã trang còn có danh sách 3095 binh sĩ mất tích trong chiến tranh.

Nghiã trang mở cửa quanh năm trừ hai ngày lễ Giáng Sinh và Tết. Nghiã trang có người hướng dẫn thân nhân tại Hoa Kỳ muốn viếng mộ người thân

Các Đức Giáo Hoàng tiền nhiệm thường cử hành thánh lễ cầu cho các linh hồn tại nghĩa trang Verano hay Prima Porta trong thành phố Rome.

Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đã đển cử hành thánh lễ cầu cho các linh hồn tại nghiã trang dành cho các binh sĩ Hoa Kỳ

Nguyễn Long Thao
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Melbourne 2017
Trần Văn Minh
16:43 02/11/2017
Melbourne, và lúc 19 giờ Ngày 2/11/2017. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Hoan Thiện Vùng Keyborough Victoria. Thánh Lễ đồng tế cầu cho các Tín hữu đã qua đời, và đặc biệt tưởng nhớ đến Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên xây dựng nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, đã được tổ chức thật trọng thể tại lễ đài khu tưởng niệm của trung tâm.

Xem hình

Thánh lễ do Linh mục Vũ Ngọc Tuyển Quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng với quý Linh mục Đặng Nhật Trường phụ tá quản nhiệm và Linh mục Vàng Dòng Thánh Thể đồng tế. Thời tiết của buổi tối, nhiệt độ xuống dần, trời không gió, không mưa, nhưng cái lạnh se se đã khiến nhiều người co ro trong tiết lạnh của Melbourne về chiều cỡ 11 độ C.

Với con số tham dự trên dưới một ngàn người ngồi chật trong căn nhà bạt kín và một nhà bạt mái che. Chúng tôi nhận thấy đại diện của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria bà Nguyễn Phượng Vỹ. Ông Nguyễn Ngọc Trúc và Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne. Đại diên Hội Cựu Quân nhân và đại diện các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa qua những mầu mũ. Ông Phạm Văn Lưu đại diện nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm Tiểu Bang Victoria.

Số người tham dự đại diện cho đủ các thế hệ Việt Nam, từ các cụ biết ít nhiều về vị Cố Tổng Thống, cho đến các thế hệ trẻ hơn như con, cháu chỉ biết Ngài qua nghe kể, hoặc đọc các tài liệu lịch sử viết về cố Ngô Tổng Thống.

Bàn thờ tọa lạc ngay vị trí trung tâm, trước bức tường tưởng niệm, nơi đựng tro cốt của những vị đã ra đi trước của cộng đoàn. Hai bên bàn thờ chính, có hai bàn thờ phụ. Một bên là bàn thờ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm với hương, hoa trang trọng. Một bên là bàn thờ để tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời bao gồm các quân, cán, chính và đồng bào đã bỏ mình vì bảo vệ Miền Nam Tự Do.

Trước khi cử hành Thánh Lễ Cầu cho các tín hữu. Ban tổ chức đã có nghi thức thắp nến tưởng niệm và thắp hương trước bàn thờ vị Cố Tổng Thống nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.

Sau thánh lễ, Ông Phạm Văn Lưu đại diện Nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm đã lên cám ơn quý cha đồng tế. Quý vị đại diện các cơ quan, đoàn thể trong cộng đồng, đã vì lòng quý mến Ngô Tổng Thống, đã không quản ngại xa xôi, lạnh lẽo, từ khắp nơi trong mọi vùng của tiểu bang về dâng lễ và cầu nguyện cho Linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và bào đệ. Mặc dù thời gian đã qua đi 54 năm. Nhưng mọi người vẫn nhớ đến Ngài, một vị Tổng Thống mà lịch sử đã chứng minh, tài đức và lòng yêu nước, vì dân tộc mà bị bách hại.

Tiếp theo, Ông Trương Văn Phát, đại diện cho ban mục vụ cộng đồng, đại diện cho Ban mục vụ Cộng đoàn Công Giáo Trung tâm Hoan Thiện cũng lên để cám ơn quý cha, quý vị đại diện các cơ quan đoàn thể đã đến trung tâm để hiệp dâng thánh lễ tưởng niệm Ngô Tổng Thống. Và ông cũng nói, đây là niềm vinh dự của Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Hoan Thiện đã được thay mặt cộng đồng dâng lễ cầu cho Ngô Tổng Thống lần đầu tiên.

Linh mục Vũ Ngọc Tuyển, Quản nhiệm cộng đoàn đã tuyên bố, nếu được cộng đồng đồng ý. Hằng năm, Cộng đoàn Hoan Thiện sẽ rất vinh dự được dâng lễ giỗ cho cố Tổng Thống cũng tại địa điểm này. Mọi người đều vỗ tay đồng ý.

Được biết, các năm trước, lễ giỗ Ngô Tổng Thống được tổ chức tại Nhà thờ Our Lady vùng Maidstone, và Saint John vùng Ciffton Hill Melbourne. Các buổi lễ được tổ chức vào các buổi trưa Thứ Bảy để đồng bào dễ dàng tham dự. Đây là lễ giỗ Ngô Tổng Thống đầu tiên vào ngày thường và vào giờ tối. Do đó, đã hạn chế người ở xa không đến dự được.

Cuối cùng, mọi người lên dâng hương để kính nhớ Ngô Tổng Thống trước bàn thờ của Ngài, trước khi chia tay ra về, trời cũng bắt đầu lạnh hơn.
 
Thánh Lễ Cầu Cho Các Linh Hồn Tại Nghĩa Trang Giáo Sĩ Tổng Giáo Phận Huế
Trương Trí
18:28 02/11/2017
Sáng ngày 2 tháng 11, trời bổng dưng nắng ráo sau những ngày mưa dầm. Tại nghĩa trang Thiên Thai cũng như nghĩa trang Giáo sĩ thuộc Tổng Giáo Huế có rất đông người đi thăm viếng mộ của ông bà, cha mẹ, anh em và con cháu. Những bó hoa tươi, những nén hương trầm thơm ngát tỏa lan mù mịt trên ngọn đồi Thiên Thai.

Xem Hình

Sau khi viếng mộ, mọi người lại quây quần trước phần mộ Đức Giám Mục Allys, một vị Giám mục có rất nhiều công lao trong việc phát triển Giáo phận Huế. Ngài đã chuyển Tòa Giám mục từ Kim Long về vị trí bây giờ và thiết lập nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ Chính tòa của Giáo phận. Dòng Thánh Tâm phụ trách việc dựng rạp và dù cũng như âm thanh để chuẩn bị cho Thánh lễ sáng hôm nay đề phòng trời mưa lớn.

Cộng đoàn cùng nhau đọc chuỗi kinh Lòng Chúa Thương xót cầu nguyện cho các Linh hồn.

Đúng 8giờ30, Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Huế chủ tê, cùng đồng tế có cha Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh và đông đảo linh mục hạt Thành phố Huế và tòa Tổng Giám mục.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế nhắn nhủ đến cộng đoàn: Hôm qua, mùng 1 tháng 11, lễ các Thánh Nam Nữ, chúng ta được mời gọi nhìn lên trời để hân hoan chia sẻ niềm vui với các Thánh đang được hưởng Nhan Chúa trên thiên đàng, đó là “vui với người vui”. Và hôm nay, mùng 2 tháng 11 và suốt cả tháng này, Giáo hội lại mời gọi chúng ta “khóc với người khóc”.Tưởng nhớ đến anh chị em chúng ta đã qua đời đang còn thanh luyện trong luyện ngục, chờ ngày về quê hương vĩnh cửu trên trời. Hiện tại các linh hồn ấy không lập công nghiệp cho mình đền tội được nữa, nhưng chỉ mong chờ Long Thương xót của Chúa và các việc lành phúc đức sự hy sinh cầu nguyện của những người còn sống ở trần gian dâng lên Thiên Chúa, để xin lòng thương xót của Chúa tha thứ và sớm đưa họ về hưởng phúc Thiên đàng. Hôm nay, chúng ta quy tụ về nghĩa trang Thiên Thai này, nơi đây: Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và rất đông giáo dân đã được chon cất và chờ ngày sống lại. Để tưởng nhớ và ghi ơn các ngài, và cầu nguyện cho các ngài được rút ngắn thời gian thanh luyện để sớm hưởng Nhan Thánh Chúa trên trời. Đó cũng chính là nghĩa vụ, là bác ái, là công bằng, chúng ta cầu xin Chúa nhờ công nghiệp Đức Kito trên Bàn thờ, xin sớm đưa các ngài về hưởng nhan Chúa.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục chia sẻ: Khi mỗi người chúng ta chết đi thì phải ra trình diện trước Chúa để được phán xét riêng. Nếu linh hồn ấy trong tình trạng sạch mọi tội lỗi và đã đền tội đủ khi còn sống thì được về Thiên đàng hưởng hạn phúc muôn đời; những người chết trong tình trạng mắc tội trọng và ngoan cố không thống hối ăn năn trở lại sẽ bị phạt trong Hỏa ngục; và trường hợp thứ ba nếu linh hồn ấy còn mắc các tội nhẹ hoặc chưa đền đủ các hình phạt khi còn sống thì phải thanh luyện một thời gian trong Luyện ngục chờ ngày xứng đáng trở về Trời với Chúa. Từ đó, người ta phân biệt Giáo hội khải hoàn trên Trời, Giáo hội thanh luyện trong Luyện ngục và Giáo hội đang sống trên trần gian này. Cả ba thành phần đó: Các Thánh trên trời, các linh hồn đang được thanh luyện và những người còn sống vẫn đang hiệp thông cầu bầu cho nhau. Người ta gọi đó là “Mầu nhiệm các Thánh thông công” mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Sống Mầu nhiệm các Thánh thông công chính là sống tinh thần liên đới, hiệp thông và giúp đỡ lẫn nhau để kiện toàn sự thánh thiện của Giáo hội. Các thánh trên trời cầu bầu cùng Chúa cho các linh hồn trong luyện ngục và những người còn sống trên trần gian này. Và các linh hồn trong luyện ngục khi được về trời cũng sẽ cầu bầu lại cho chúng ta. Một vòng tròn để giúp đỡ nhau sống trong tình yêu của Thiên Chúa. Đức Tổng nhấn mạnh cho mọi người thấu hiểu việc dọn sạch tâm hồn trước khi chết là rất quan trọng mà nhiều người không biết đến. Khi còn sống, chúng ta cần cầu nguyện sao cho được chết lành trong ơn nghĩa Chúa. Vì khi đã chết đi và ở trong Luyện ngục thì sẽ không còn đền tội được nữa.

Sau Thánh lễ, linh mục Tổng Đại diện Anton Dương Quỳnh thay mặt Cộng đoàn dân Chúa chia sẻ: Hôm nay giữa đồi núi thanh vắng này, chúng ta hiện diện để hiệp cùng Đức Tổng Phanxico Xavie dâng Thánh lễ cầu nguyện cho quí Đức Cha, quí Cha và những người đã qua đời, những con người đã cống hiến cuộc đời mình cho Giáo hội mà chúng ta luôn tưởng nhớ và tri ân. Chúng ta không chỉ hướng về các ngôi mộ trong khuôn viên này mà còn hướng lòng về với những ngôi mộ của các tu sĩ nam nữ và giáo dân quanh đây và cả trên toàn thế giới để hiệp thong lời cầu nguyện cho nhau. Chúng con xin cảm ơn Đức Tổng đã truyền đạt cho chúng con sứ điệp các linh hồn.

Cuối cùng, Cha Micae Phạm Ngọc Hải, phụ trách Phụng vụ Giáo phận mời gọi Cộng đoàn hiệp dâng lời kinh Tin Kính và kinh Lạy Cha trước khi lãnh nhận Phép lành của Đức Tổng Giám Mục chủ tế để được lãnh nhận ơn Đại xá và nhường lại cho các linh hồn.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục, các linh mục và cộng đoàn đi đến các phần mộ thắp lên nén hương để tưởng nhớ các ngài.

Trương Trí
 
Giáo xứ Phú Bình, Sàigòn : Cầu nguyện cho các linh hồn
Martinô Lê Hoàng Vũ
19:33 02/11/2017
Chiều nay, 2.11.2017,lúc 18 g tại nhà an nghỉ thuộc Giáo xứ Phú Bình đã diễn ra thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn,tưởng nhớ quý linh mục,những người thân của cộng đoàn giáo xứ đã ra đi về với Chúa.

Cộng đoàn thăm dự thánh lễ chiều nay rất đông đảo,còn có những anh chị em từ các giáo xứ khác có người thân đang lưu giữ hài cốt tại giáo xứ Phú Bình

Xem Hình

Trong bầu khí gia đình giáo xứ, thánh lễ do cha chánh xứ Phú Bình Gioan B. Trần Văn Trí chủ tế,cùng hai cha nguyên chánh xứ,cha Giuse Nguyễn Văn Niệm,cha Giuse Vương Sĩ Tuấn,cha Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh phó xứ Bình Thuận hạt Tân Sơn Nhì,hai cha người nhà của giáo xứ Phú Bình,cha Gioan B. Nguyễn Quang Tuyến và cha Phaolô Nguyễn Như Hiếu.

Cha Phaolô Nguyễn Như Hiếu đã chia sẻ theo bài Tin Mừng thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu cho Lagiarô chết bốn ngày được sống lại.Những lời Đức Giêsu đã nói với chị Mácta nhắc nhở chúng ta về cuộc sống mai hậu.Cuộc sống con người là sống gửi thác về.Chết là trở về với Chúa,Ngài là cội nguồn của mọi sự,đó là ta trở về quê hương đích thực.Cuộc sống ở đời này là tạm bợ chóng qua,cho nên chúng ta đừng bám víu của cải vật chất.Chúa là sự sống,người ban tặng cho chúng ta sự sống,nếu chúng ta tin vào Ngài.Chúng ta cầu nguyện cho những người đã khuất để xin Chúa cứu thoát những linh hồn đang bị giam hãm trong luyện ngục.Trên một phần mộ ai đó đã ghi rằng : “Quên lãng những người đã khuất ta làm cho người đó chết thêm một lần nữa.”

Vì cũng là một bác sĩ cha Phaolô chia sẻ những hồng ân Chúa ban cho nhiều người qua việc chữa lành cho họ bệnh tật thể lý,nhưng điều Chúa chữa lành quan trọng nhất vẫn là Chúa ban cho họ đức tin,ơn được nhận biết Chúa,trở lại đạo Công Giáo.

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giặc Cờ Đỏ Và Những Cái Đầu Mạt Vận
Phạm Trần
09:19 02/11/2017
Nạn giặc cờ đỏ ra đời với quy mô lớn cuối tháng 10/2017 ở Việt Nam đã làm cho chế độ thời mạt vận hiện ra rõ nét hơn.

Có tên chính thức là “Liên Minh Cờ Đỏ” , các Hội cờ đỏ đến từ Hà Nội và nhiều vùng trong nước đã tổ chức buổi ra mắt vào ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Với chiêu bài “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là giáo dân Công Giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Qủang Bình, Qủang Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016.

Nhưng đa số dân Nghệ An sống ven biển làm nghề nước mắm và muối biển nên thảm họa Formosa cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Nhiều gia đình đã điêu đứng vì nợ nần chồng chất, mất nghề và thất nghiệp kéo dài nhưng không được nhà nước coi là nạn nhân trực tiếp của Formosa.

Vì vậy mà hai Linh mục Công Giáo Nguyễn Đình Thục của Giáo xứ Song Ngọc và Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên đã lãnh đạo các nạn nhân giáo dân đi khiếu kiện và xuống đường đòi công lý và bồi thường nhưng chưa được giải quyết.

Đảng và chính phủ Việt Nam đã nhận 500 triệu dollars bồi thường từ Formosa Đài Loan, nhưng số tiền này chỉ được coi như muối bỏ biển nếu so với thảm họa môi trường để lại lầu dài cho biển và nhân dân miền Trung.

Cũng nên biết, Việt Nam chưa bao giờ cải chính tin Formosa Đài Loan tuy đứng tên đầu tư, nhưng có các Công ty lớn của Trung Hoa đứng sau cung cấp thiết bị và nguyên liệu và hàng ngàn công nhân cho nhà máy để cùng khai thác.

Như vậy, “bàn tay của Bắc Kinh” có trách nhiệm gì trong biến cố gây ra thảm họa môi trường cho miền Trung không, hay khoản tiền bồi thường 500 triệu dollars đã được mặc cả nên phiá Việt Nam đã tìm mọi biện pháp đề chống các cuộc biều tình đòi bồi thường của dân Hà Tĩnh và vùng phụ cận?

NƯỚC BIỂN VÀ CON CÁ

Bởi vì theo các nhà khoa học Việt Nam thì:” Phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi như trước.” (theo VietNamNet, ngày 04/07/2016)

Trong khi đó thì Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã gây hoang mang cho dân khi đơn phương công bố:”Kết quả quan trắc, giám sát cho thấy môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và khu vực bãi tắm, thể thao dưới nước...” (Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 13/07/2017)

Nhưng báo chí Việt Nam lại đưa tin :”Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi Formosa năm 2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu 4 tỉnh miền Trung là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tiếp tục không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ (khoảng 30 cây số) , cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn thực phẩm và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.” (theo Tríthức VN, ngày 18/05/2017)

Hồi tháng 9 năm 2016, nhà nước cho dân biết:”Tất cả hải sản như: cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.”

Tin này cũng lưu ý :”Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.” (theo báo Người Lao Động, ngày 21/09/2016)

Nhưng khác với “tầng đáy” dễ nhận ra, “tầng nổi”, nếu so với mặt nước thì “sâu” bao nhiêu mét, và làm sao mà bảo đảm cá không bị nhiễm độc do vận chuyển của nước từ dưới lên trên ?

Vì vậy mà người dân vẫn chưa tin vào cái miệng “không bảo đảm” của các chuyên gia nhà nước. Cũng do các tin trái ngược nhau của nhà nước đưa ra sau hơn một năm xẩy ra sự cố Formosa cho thấy Chính phủ đã rất lúng túng và không có khả năng giải quyết cuộc khủng hỏang ô nhiễm môi trường ở miền Trung.

Một điều khó hiểu khác là không biết do ai mách nước hay bị đe dọa mà Chính phủ Việt Nam đã từ chối mọi đề nghị tình nguyện giúp đỡ của các chuyên gia Hoa Kỳ và của cả Liên Hiệp Quốc để giải quyết thảm họa Formosa .

Có ít nhất 5 triệu người dân nạn nhận của Formosa đang tiếp tục cuộc sống khó khăn mà không biết kêu cứu nơi nào.

Vì vậy mà các nạn nhận của Formosa ở miền Trung nói chung và tại Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng đã bất chấp gian khổ hay đàn áp để tiếp tục biểu tình tự phát đòi bồi thường thiệt hại và đi khiếu kiện.

Các cơ quan chính quyền và báo đài nhà nước ở địa phương đã không ngừng nói xấu, xuyên tạc và đe dọa người dân và các Linh mục lãnh đạo và hướng dẫn dân đấu tranh đòi công lý. Thậm chí chính quyên còn mạ lỵ các linh mục đấu tranh là “tay sai của các thế lực thù địch” để hành động chống đảng, nhà nước và nhân dân !

Nhưng các Linh mục và giáo dân vẫn không nao núng trước bạo quyền. Đặc biệt Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo phận Vinh cũng đã bác bỏ yêu cầu của Chính quyền đòi thuyên chuyển các Linh mục tranh đấu ra khỏi Giáo phận Vinh.

Thế là “giặc cở đỏ” có đảng bảo kê được thành lập để giúp đảng khủng bố nhân dân và các Linh mục Công Giáo. Đám Thanh niên, Thanh nữ này, không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà nhiều phần chắc còn là đòan viên của Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã cam tâm làm tay sai để được phúc lợi .

Hành động của “những con thiêu thân” màu đỏ này là để tiếp nối các cuộc đàn áp bạo hành của Công an và Công an đội lốt côn đồ chống các cuộc biểu tình bất bạo động của dân đòi bồi thường công bằng và đòi công lý cho các nạn nhân bị đán áp dã man ở Quảng Bình và Hà Tĩnh từ hơn một năm qua.

Những kẻ dự buổi ra mắt của giặc cờ đỏ ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã mặc áo đỏ vẽ sao vàng trước ngực, trán thắt băng đỏ và cầm cở Đỏ Sao Vàng của Cộng sản Việt Nam, tuần hành trong tiếng nhạc “đỏ” rồi tập hợp ăn uống và nghe những người thuộc hàng lãnh đạo, phát biểu kích động đám đông tham gia điều mà họ gọi là “phản đối các đối tượng phản động”.

Trong Bản tin ngày 30/10/2017, BBC tiếng Việt cho biết những kẻ cờ đỏ đã :”Mang theo loa phóng thanh và phát các bản nhạc 'đỏ' khá ồn ào. Giữa tiếng ồn ào huyên náo, một người đàn ông cầm loa phát biểu và gọi một số giáo sỹ địa phương là "quạ đen".

Người này phùng mang, trợn mắt nói với đám đông:"Từ tháng 4/2016, bọn cha cố quạ đen Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đã lừa bịp giáo dân, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước…Chúng xuyên tạc nỗ lực khắc phục hậu quả môi trường của Đảng và Nhà nước."

Ăn nói lỗ mãng và thiếu văn hoá như thế chỉ có thể phát ra từ cửa miệng những con người được đảng CSVN nuôi ăn. Và những tiếng reo hò phụ họa như điên cuồng của những thanh niên, thanh nữ cờ đỏ tại buổi ra mắt ấy không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà chúng còn là đám người được gọi là “dự bị” hay “hạt giống đỏ” đã bị tẩy não và nhiễm độc bởi đảng cầm quyền.

HỘI CỜ ĐỎ TỪ ĐÂU RA ?

Vậy Hội cờ đỏ từ đâu ra ?

Theo một bài viết phổ biến rộng rãi ngày 2710-2017 của Paulus Lê Sơn, một nhà báo độc lập thì những tội ác gây ra bởi giặc cờ đỏ đã diễn ra như thế này:”Hội cờ đỏ họp ở Sơn Hải vào cuối tháng 4/2017, ngay sau đó diễn ra vụ đàn áp họ Văn Thai, họp ở Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp Giáo xứ Đông Kiều.”

“Chúng chọn thời điểm đêm tối mới ra tay đàn áp giáo dân, chúng ném đá vào nhà, lên cả mái tôn, và ném vào người kết hợp với tiếng la hò inh ỏi. Chúng tạo ra một bầu khí bạo lực và hoảng loạn, chúng cầm gậy gộc và đánh đập Giáo dân. Sau trận phá hoại đó, chúng đã để lại nhiều hậu quả là nhiều gia đình ở Giáo họ Văn Thai bị phá hoại tài sản, thiệt hại rất nặng nề về tài sản như xe máy, quạt điện, tủ, bàn, ghế, loa máy, đồ cổ, máy giặt.

Tất cả các hành động của chúng dưới con mắt của công an có mặt ở hiện trường mà không dẹp loạn.”

Theo bài viết khác của Tác gỉa Tâm Ngọc với tựa đề ” Thảm họa đỏ đổ về Nhà thờ khủng bố” phổ biến trên Bauxite Việt Nam ngày 30/10/017 thì:”Hơn một năm qua, hội cờ đỏ đã liên tục khủng bố các cá nhân, tổ chức tôn giáo từ Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An. Những việc họ làm là hắt mắm tôm, tạt sơn vào các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức thành nhóm kéo vào tấn công nhà thờ và Linh mục Nguyễn Duy Tân tại giáo xứ Thọ Hòa ngày 04.9.2017.

Riêng tại Nghệ An, hội cờ đỏ đã tấn công nhiều lần vào các giáo họ, giáo xứ như Văn Thai gây ra sự tổn thất nặng nề vào cuối tháng 4/2017, Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp giáo xứ Đông Kiều.”

Nêu ra bằng chứng như thế rồi Tâm Ngọc hỏi nhà nước:”Câu hỏi đặt ra là tại sao hội cờ đỏ đã có những hành động manh động, nguy hiểm gây ra tổn thất về vật chất, tinh thần và tính mạng cho con người mà không bị pháp luật xử lý, thậm chí lại được các cấp chính quyền dung dưỡng và sắp đặt cho các cuộc tụ họp. Phải chăng hội này như là một cánh tay nối dài và là chiến lược hữu hiệu của chính quyền nhằm đàn áp và trả thù những ai lên tiếng chống lại bất công tại Việt Nam?”

Tất nhiên, nếu không được đảng và công an bảo kê nuôi ăn, chi phí trang phục, cờ xí, biểu ngữ, chỗ ở, di chuyển và tiền túi thì có ai vô công rỗi nghề đi làm chuyện ruồi bu kiến đậu này ?

Nhưng mặt trái và sau lưng của giặc cờ đỏ là gì ? Đây là dấu hiệu khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng của Lãnh đạo và đảng cầm quyền. Một sự rạn nứt và lung lay đền tận gốc rễ của cái nền nhà đang “ tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”.

Bởi vì nếu đảng còn mạnh, nội bộ có đòan kết và cán bộ, đảng viên thống nhất một lòng một dạ để tiếp tục “qúa độ” lên Xã hội Chủ nghĩa như Lãnh đạo vẫn khoe khoang thì đâu đến nỗi phải dùng đến lũ con nít chỉ biết ham chơi, chít chat với nhau trên mạng để làm “cuộc cách mạng cờ đỏ” cứu đảng ?

Hay là cơn hồng thủy tan hàng đã đến với đảng CSVN trong thời mạt vận nên Việt Nam mới là nước duy nhất còn than vay khóc mướn cho sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga (1917 – 2017), trong khi ở Nga thì không ai còn muốn moi cái xác chết ấy lên cho ô nhiễm không gian.

Dân tộc Nga và nhân dân các nước Cộng sản Đông Âu đã tẩy uế Chủ nghĩa Cộng sản từ 1989 đến 1991 -/-

Phạm Trần

(11/017)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Trong Trời Mây
Nguyễn Bá Khanh
09:27 02/11/2017
THẬP GIÁ TRONG TRỜI MÂY
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Thập giá ê chề nhục nhã thay!
Đau thương, tủi hổ với chua cay
Giêsu tuân phục theo Thiên Ý
Nhân thế thoát ly khỏi đọa đày
Thập giá trở nên Ơn Cứu Độ
Khổ đau chợt hóa Suối Thiên Thai
Suy tôn Thánh giá, con cung kính
Cảm tạ Hồng ân mãi đắm say.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)