Phụng Vụ - Mục Vụ
Cần biết: Mỗi ngày trong 8 ngày đầu của tháng 11, các tín hữu có thể nhận được ơn toàn xá nhường cho các linh hồn
Lệ Hằng, F.M.A
07:12 02/11/2018
Người Công Giáo có thể nhận được ơn toàn xá và nhường lại cho các tín hữu đã qua đời trong tám ngày đầu tiên của tháng Mười Một.
Ấn bản mới nhất của Enchiridion Indulgentiarum (Cẩm nang về ơn xá) cho chúng ta biết cách thức như sau:
Khoản 29:
1. Một ơn toàn xá, chỉ áp dụng cho các linh hồn trong luyện ngục, được trao cho các tín hữu nào:
a) Thăm viếng một nghĩa trang và cầu nguyện với lòng mộ mến, dù chỉ trong trí thôi cũng đủ, cho người quá cố vào mỗi ngày, bất kỳ ngày nào từ mùng 1 đến mùng 8 tháng 11.
b) Viếng một nhà thờ hoặc một nhà nguyện và đọc một kinh Lạy Cha, và một Kinh Tin Kính vào ngày lễ các linh hồn (hoặc, theo quyết định của đấng bản quyền, vào ngày Chúa Nhật trước hoặc sau đó, hoặc vào ngày lễ trọng kính các thánh nam nữ.)
Người Công Giáo cũng có thể được hưởng ơn xá trong suốt thời gian còn lại của một năm trong các trường hợp sau:
2. Một ơn tiểu xá, chỉ áp dụng cho các linh hồn trong luyện ngục, được trao cho những tín hữu
a) Thăm viếng một nghĩa trang với lòng mộ mến và cầu nguyện, dù chỉ trong trí thôi cũng đủ, cho người quá cố,
b) Sốt sắng đọc kinh sáng hay kinh tối từ sách Nghi thức cho kẻ Chết hoặc lời cầu nguyện An nghỉ Muôn đời
Lời cầu nguyện “An nghỉ Muôn đời”, hay “Requiem aeternam” là:
“Lạy Chúa xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.”
Các điều kiện để được hưởng ân xá là:
- Làm các việc đã dạy ở trên trong khi ở trạng thái có ân nghĩa với Chúa
- Xưng tội trong vòng 20 ngày
- Rước lễ
- Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng
- Không vướng mắc tội lỗi, dù là tội nhẹ, dục lòng yêu mến Chúa và xa lánh tội lỗi.
Source: Catholic Herald How to gain a plenary indulgence for the souls in purgatory
Ấn bản mới nhất của Enchiridion Indulgentiarum (Cẩm nang về ơn xá) cho chúng ta biết cách thức như sau:
Khoản 29:
1. Một ơn toàn xá, chỉ áp dụng cho các linh hồn trong luyện ngục, được trao cho các tín hữu nào:
a) Thăm viếng một nghĩa trang và cầu nguyện với lòng mộ mến, dù chỉ trong trí thôi cũng đủ, cho người quá cố vào mỗi ngày, bất kỳ ngày nào từ mùng 1 đến mùng 8 tháng 11.
b) Viếng một nhà thờ hoặc một nhà nguyện và đọc một kinh Lạy Cha, và một Kinh Tin Kính vào ngày lễ các linh hồn (hoặc, theo quyết định của đấng bản quyền, vào ngày Chúa Nhật trước hoặc sau đó, hoặc vào ngày lễ trọng kính các thánh nam nữ.)
Người Công Giáo cũng có thể được hưởng ơn xá trong suốt thời gian còn lại của một năm trong các trường hợp sau:
2. Một ơn tiểu xá, chỉ áp dụng cho các linh hồn trong luyện ngục, được trao cho những tín hữu
a) Thăm viếng một nghĩa trang với lòng mộ mến và cầu nguyện, dù chỉ trong trí thôi cũng đủ, cho người quá cố,
b) Sốt sắng đọc kinh sáng hay kinh tối từ sách Nghi thức cho kẻ Chết hoặc lời cầu nguyện An nghỉ Muôn đời
Lời cầu nguyện “An nghỉ Muôn đời”, hay “Requiem aeternam” là:
“Lạy Chúa xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.”
Các điều kiện để được hưởng ân xá là:
- Làm các việc đã dạy ở trên trong khi ở trạng thái có ân nghĩa với Chúa
- Xưng tội trong vòng 20 ngày
- Rước lễ
- Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng
- Không vướng mắc tội lỗi, dù là tội nhẹ, dục lòng yêu mến Chúa và xa lánh tội lỗi.
Source: Catholic Herald How to gain a plenary indulgence for the souls in purgatory
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:15 02/11/2018
14. A LƯU QUÉT NHÀ
A Lưu là thư đồng trong nhà của thái thượng Châu Nguyên Tố.
Một hôm, Châu Nguyên Tố dặn nó quét nhà nhưng nó cầm chổi đùa giỡn rất lâu, ngay cả phòng ngủ cũng không quét.
Chủ nhân tức khí mắng nó, nó lại nổi giận ngược lại, đem cái chổi vứt trên đất nói:
- “Ông biết quét nhà, tại sao lại làm phiền tôi ?”
(A Lưu truyện)
Suy tư 14:
Hoạch hoẹ người khác là bản tính của người kiêu căng, chỉ tay năm ngón là người thích quyền hành, ưa chơi trội là người thích khoe khoang, và thích ném đá giấu tay là kẻ tiểu nhân.
Có những người Ki-tô hữu đã xử sự -như a Lưu- với Thiên Chúa khi họ cầu nguyện: “Sao Chúa không thương con nên để con phải gặp chuyện này chuyện nọ ?”, hoặc là: “Sao Chúa biết hết mọi sự mà không thấy con đang nghèo rớt mồng tơi đây hay sao...?”...
Đã nhiều lần tôi đã cầu nguyện và đòi hỏi như thế với Thiên Chúa, nhưng khi anh em cần tôi giúp đỡ thì tôi lại lên mặt “ta đây” để hoạch hoẹ trước khi nhận lời giúp đỡ; đã nhiều lần tôi đã buồn bã thổn thức trước bàn thờ Chúa và Đức Mẹ vì hoàn cảnh gia đình, bản thân gặp khó khăn, nhưng tôi lại làm ngơ dửng dưng trước những giọt nước mắt đau khổ của tha nhân khi họ cầu cứu tôi giúp đỡ...
Biết mà không làm là thái độ của ông chủ, nhưng chúng ta không phải là ông chủ nên đó là thái độ của người kiêu căng vì muốn anh em phải quỵ luỵ mình.
Thiên Chúa cũng sẽ đối xử như thế với chúng ta nếu chúng ta không có lòng nhâ ái với tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
A Lưu là thư đồng trong nhà của thái thượng Châu Nguyên Tố.
Một hôm, Châu Nguyên Tố dặn nó quét nhà nhưng nó cầm chổi đùa giỡn rất lâu, ngay cả phòng ngủ cũng không quét.
Chủ nhân tức khí mắng nó, nó lại nổi giận ngược lại, đem cái chổi vứt trên đất nói:
- “Ông biết quét nhà, tại sao lại làm phiền tôi ?”
(A Lưu truyện)
Suy tư 14:
Hoạch hoẹ người khác là bản tính của người kiêu căng, chỉ tay năm ngón là người thích quyền hành, ưa chơi trội là người thích khoe khoang, và thích ném đá giấu tay là kẻ tiểu nhân.
Có những người Ki-tô hữu đã xử sự -như a Lưu- với Thiên Chúa khi họ cầu nguyện: “Sao Chúa không thương con nên để con phải gặp chuyện này chuyện nọ ?”, hoặc là: “Sao Chúa biết hết mọi sự mà không thấy con đang nghèo rớt mồng tơi đây hay sao...?”...
Đã nhiều lần tôi đã cầu nguyện và đòi hỏi như thế với Thiên Chúa, nhưng khi anh em cần tôi giúp đỡ thì tôi lại lên mặt “ta đây” để hoạch hoẹ trước khi nhận lời giúp đỡ; đã nhiều lần tôi đã buồn bã thổn thức trước bàn thờ Chúa và Đức Mẹ vì hoàn cảnh gia đình, bản thân gặp khó khăn, nhưng tôi lại làm ngơ dửng dưng trước những giọt nước mắt đau khổ của tha nhân khi họ cầu cứu tôi giúp đỡ...
Biết mà không làm là thái độ của ông chủ, nhưng chúng ta không phải là ông chủ nên đó là thái độ của người kiêu căng vì muốn anh em phải quỵ luỵ mình.
Thiên Chúa cũng sẽ đối xử như thế với chúng ta nếu chúng ta không có lòng nhâ ái với tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 31 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:16 02/11/2018
Chúa Nhật 31 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mc 12, 28b-34.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngươi phải yêu người thân cận.”
Bạn thân mến,
Mỗi người trong chúng ta đều thuộc nằm lòng Mười điều răn của Đức Chúa Trời, bạn và tôi cũng thuộc làu như ăn cháo Sáu điều răn của Hội Thánh, và quan trọng hơn là bạn và tôi cũng như các người Ki-tô hữu khác, vẫn thường dùng giới răn của Thiên Chúa và của Hội Thánh để xét mình trước khi xưng tội, nhưng rồi mấy ai trong chúng ta nhớ và thực hành kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình !
Mọi lề luật và giới răn đều quy về Thiên Chúa và hướng đến con người, đó chính là yêu thương, và đó cũng chính là “cái ách nhẹ nhàng” mà Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người môn đệ của Ngài phải mang trong cuộc sống.
Có cái ách của con trâu mới có những luống cày thẳng tắp. Người Ki-tô hữu được lề luật Thiên Chúa và giới răn của Hội Thánh hướng dẫn trong sự soi sáng của Thánh Thần, nên đời sống của họ phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa đến những người chung quanh. Họ tuân giữ và thực hành lề luật cách nhẹ nhàng bởi vì họ đã xác tín được rằng: tất cả mọi lề luật đều làm cho họ trở nên con cái của Thiên Chúa và là anh em với nhau.
Kính mến Thiên Chúa thì là điều tự nhiên ai cũng biết và có bổn phận phải tuân giữ, nhưng yêu người là điều rất khó đối với con người ta, khó là vì chính những con người ấy đã bách hại người tin vào Chúa, họ đã giết chết và đã ghen ghét những người có niềm tin vào Đức Ki-tô, bây giờ lại phải yêu thương họ, đúng là một điều rất khó và trái với “truyền thống” của những người Pha-ri-siêu, các thầy thông luật và những người chỉ giữ luật Chúa bằng môi bằng miệng. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã mời gọi bạn và tôi hãy kính mến Thiên Chúa và yêu thương anh em...
Thánh Gioan tông đồ đã nói với bạn và tôi rằng:
“Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.”
Có người thuộc nằm lòng tinh thần và lề luật của Thiên Chúa, nhưng lại cố chấp thực hành lề luật theo từng nét chữ, để rồi họ trở nên xa lạ với tha nhân và cô độc trong tâm hồn; có người coi lề luật chỉ là cái gông nặng nề mà họ phải mang, cho nên họ vẫn luôn thấy đau khổ khi yêu thương những kẻ ghét mình...
Bạn thân mến,
Mười điều răn của Thiên Chúa chỉ tóm gọn trong hai điều này: một là kính mến Thiên Chúa, hai là yêu người như chính mình. Cả hai chỉ là một, bởi vì khi bạn và tôi kính mến Thiên Chúa thì đồng thời cũng phải yêu thương tha nhân, và ngược lại khi chúng ta yêu người thì cũng phải kính mến Thiên Chúa.
Chúng ta thường đi tham dự thánh lễ và đón nhận các bí tích để bày tỏ lòng kính mến Thiên Chúa, nhưng có lẽ chúng ta rất ít khi nhìn đến người anh em chị em chung quanh chúng ta đang cần chúng ta giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần...
Xin Chúa ban cho bạn và tôi có một tâm hồn nhiệt tình yêu mến Chúa, và tấm lòng quãng đại với tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mc 12, 28b-34.
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngươi phải yêu người thân cận.”
Bạn thân mến,
Mỗi người trong chúng ta đều thuộc nằm lòng Mười điều răn của Đức Chúa Trời, bạn và tôi cũng thuộc làu như ăn cháo Sáu điều răn của Hội Thánh, và quan trọng hơn là bạn và tôi cũng như các người Ki-tô hữu khác, vẫn thường dùng giới răn của Thiên Chúa và của Hội Thánh để xét mình trước khi xưng tội, nhưng rồi mấy ai trong chúng ta nhớ và thực hành kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình !
Mọi lề luật và giới răn đều quy về Thiên Chúa và hướng đến con người, đó chính là yêu thương, và đó cũng chính là “cái ách nhẹ nhàng” mà Đức Chúa Giê-su muốn mỗi người môn đệ của Ngài phải mang trong cuộc sống.
Có cái ách của con trâu mới có những luống cày thẳng tắp. Người Ki-tô hữu được lề luật Thiên Chúa và giới răn của Hội Thánh hướng dẫn trong sự soi sáng của Thánh Thần, nên đời sống của họ phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa đến những người chung quanh. Họ tuân giữ và thực hành lề luật cách nhẹ nhàng bởi vì họ đã xác tín được rằng: tất cả mọi lề luật đều làm cho họ trở nên con cái của Thiên Chúa và là anh em với nhau.
Kính mến Thiên Chúa thì là điều tự nhiên ai cũng biết và có bổn phận phải tuân giữ, nhưng yêu người là điều rất khó đối với con người ta, khó là vì chính những con người ấy đã bách hại người tin vào Chúa, họ đã giết chết và đã ghen ghét những người có niềm tin vào Đức Ki-tô, bây giờ lại phải yêu thương họ, đúng là một điều rất khó và trái với “truyền thống” của những người Pha-ri-siêu, các thầy thông luật và những người chỉ giữ luật Chúa bằng môi bằng miệng. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã mời gọi bạn và tôi hãy kính mến Thiên Chúa và yêu thương anh em...
Thánh Gioan tông đồ đã nói với bạn và tôi rằng:
“Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu.”
Có người thuộc nằm lòng tinh thần và lề luật của Thiên Chúa, nhưng lại cố chấp thực hành lề luật theo từng nét chữ, để rồi họ trở nên xa lạ với tha nhân và cô độc trong tâm hồn; có người coi lề luật chỉ là cái gông nặng nề mà họ phải mang, cho nên họ vẫn luôn thấy đau khổ khi yêu thương những kẻ ghét mình...
Bạn thân mến,
Mười điều răn của Thiên Chúa chỉ tóm gọn trong hai điều này: một là kính mến Thiên Chúa, hai là yêu người như chính mình. Cả hai chỉ là một, bởi vì khi bạn và tôi kính mến Thiên Chúa thì đồng thời cũng phải yêu thương tha nhân, và ngược lại khi chúng ta yêu người thì cũng phải kính mến Thiên Chúa.
Chúng ta thường đi tham dự thánh lễ và đón nhận các bí tích để bày tỏ lòng kính mến Thiên Chúa, nhưng có lẽ chúng ta rất ít khi nhìn đến người anh em chị em chung quanh chúng ta đang cần chúng ta giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần...
Xin Chúa ban cho bạn và tôi có một tâm hồn nhiệt tình yêu mến Chúa, và tấm lòng quãng đại với tha nhân.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:19 02/11/2018
62. Thiên Chúa đem giới răn thứ nhất cao diệu nhất đứng đầu mười giới răn, làm phương hướng chung cuộc của người thế chúng ta, chỉ là muốn chúng ta nâng cao tâm hồn, ngẩng cao mắt để nhìn xem hướng chung cuộc của chúng ta cao xa như thế nào, bèn nghĩ đến đức hạnh của mình không thể yếu kém, ngõ hầu cố gắng tiến lên phía trước, không thể an lòng nơi những thành công nhỏ nhặt.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mến Chúa yêu người, giới răn quan trọng nhất
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:34 02/11/2018
Mến Chúa yêu người, giới răn quan trọng nhất
CN 31 QN B (Đnl 6,2-6; Hr 7,23-28; Mc 12,28b-34)
Trong luật Môsê, có rất nhiều điều luật, trong 613 điều luật, có 248 điều buộc làm và có 365 điều cấm làm. Giữa một “rừng luật” như thế, nhiều lúc người ta không biết điều răn nào là quan trọng nhất. Đây là lý do tại sao người thông luật đến hỏi Chúa Giêsu: “Trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?”
Để hiểu được bối cảnh bài Tin Mừng, trước hết chúng ta cần biết rằng vào thời Chúa Giêsu, trong Do Thái giáo, có hai khuynh hướng đối nghịch nhau. Một khuynh hướng muốn nhân rộng các khoản luật và quy định tỉ mỉ mọi chi tiết của đời sống. Khuynh hướng khác lại muốn rút ra từ “đống luật” điều chính yếu và quan trọng mà Thiên Chúa muốn hơn là quá chú trọng đến các chi tiết luật và những điều thứ yếu. Người thông luật này thuộc khuynh hướng thứ hai.
Chúa Giêsu dùng cơ hội này để cống hiến một sự mới mẻ khi tóm tắt mọi lề luật vào trong hai giới răn: “Mến Chúa, yêu người, như là cốt lõi của lề luật.”
1- Mến Chúa, giới răn quan trọng nhất
Trước hết, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi của người thông luật: “Nghe đây, hỡi Ítraen, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12,29-30).
Đối với người Do Thái, câu trả lời này không có gì mới mẻ cả, bởi lẽ, những điều này được nói ở trong Cựu Ước mà họ rất quen thuộc. Cụ thể, trong sách Đệ Nhị Luật mà bài đọc I trích dẫn nói về giới răn này: “Nghe đây, hỡi Ítraen! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Đnl 6,4). Ở đây, Chúa Giêsu vừa kế thừa vừa kiện toàn luật Cựu Ước khi nhắc lại điều quan trọng và chính yếu của lề luật.
Vậy thì “người phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” có nghĩa là gì?
Trong Mátthêu, từ có từ “hết” được lặp lại ba lần, còn trong Máccô, từ “hết” được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh rằng con người phải yêu mến Thiên Chúa với toàn vẹn và trọn vẹn con người mình. Nghĩa là yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi một sự dấn thân toàn bộ và trọn vẹn con người: cả con tim, tâm hồn, lý trí và cả thể lý chúng ta. Đây là giới răn quan trọng nhất. Điều này có nghĩa Thiên Chúa phải ở chỗ quan trọng nhất, vị trí số một trong cuộc đời tôi. Vì thế, mọi chọn lựa, suy nghĩ, tâm tư tình cảm và hành động của tôi phải được chi phối từ hệ giá trị này.
Như thế, Chúa Giêsu muốn thiết lập lại tương quan nền tảng thứ nhất của con người với Thiên Chúa. Theo đó, con người hiện hữu nhờ Thiên Chúa. Con người được tạo dựng để yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa. Con người chỉ tìm được ý nghĩa và hạnh phúc cuộc sống khi sống kết hợp và yêu mến Người. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi đó là điều răn quan trọng nhất.
2- Yêu người, giới răn thứ hai
Kitô giáo không phải là một tôn giáo “duy thiên” hay “duy linh” mà là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Con người không chỉ có tương quan chiều dọc với Thiên Chúa, nhưng còn có tương quan chiều ngang với tha nhân. Con người sống là sống bởi, sống với, sống vì tha nhân.
Chúa Giêsu tóm tắt đạo lý này trong giới răn thứ hai: “Người phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác trọng hơn các điều răn đó” (Mc 12,31). Đây chính là sự mới mẻ mà Chúa Giêsu mang đến. Người tóm tắt mọi lề luật vào trong hai giới răn. Người liên kết giới răn thứ nhất với giới răn thứ hai lại với nhau. Theo Chúa, người ta không thể đối lập Thiên Chúa với con người, cũng không thể đối lập con người với Thiên Chúa. Cũng không có sự mâu thuẫn giữa hai tình yêu. Yêu mến Thiên Chúa thì phải yêu thương tha nhân. Yêu thương tha nhân là bằng chứng yêu mến Thiên Chúa, và hơn thế nữa, yêu thương tha nhân là yêu mến Thiên Chúa (x. Mt 25,45; 1 Ga 4,20). Và mọi tội chống lại con người là chống lại Thiên Chúa.
Nhưng chúng ta cần phải phân tích giới răn thứ hai với cụm từ “yêu người thân cận như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý chữ “như chính mình” làm tiêu chuẩn đo lường cho tình yêu đối với tha nhân. Theo tiêu chuẩn này, nơi khác Chúa Giêsu nói: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Bởi lẽ, ai cũng mong muốn và làm điều tốt, điều lành cho mình; không ai muốn làm những điều xấu cho mình (trừ người điên)… Chẳng hạn, không ai trong chúng ta lại muốn mình đau khổ, thất bại và gặp tai họa, nhưng ai cũng muốn mình được bình an, thành công và hạnh phúc; ai cũng muốn được người khác tôn trọng, đối xử công bằng và quý mến mình. Từ đó, chúng ta hãy mong muốn và làm cho người khác những điều tương tự như thế.
Như vậy, yêu mến Thiên Chúa hướng chúng ta tới việc yêu mến tha nhân như chính mình và ai yêu thương là chu toàn lề luật.
3- Những mẫu gương mến Chúa yêu người
Tuy nhiên, mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình là hai điều rất khó khăn. Để thực thi điều đó, chúng ta cần ơn Chúa giúp. Vì với ơn Chúa giúp, mọi sự đều có thể. Chúng ta còn phải cố gắng không ngừng để vượt lên những rào cản là tính ích kỷ, kiêu ngạo và quy ngã. Vì thế, nhiều lúc chúng ta cảm thấy mến Chúa thì dễ hơn yêu người; nhiều lúc mến Chúa và yêu người là điều không thể. Khó khăn lắm!
Chúng ta tìm thấy những mẫu gương sáng chói soi sáng và giúp chúng ta sống. Xin kể ra đây một số gương mặt nổi bật.
Trước hết, phải kể đến mẫu gương Chúa Giêsu. Người đã sống trọn lý tưởng mến Chúa và yêu người một cách hoàn hảo. Người hoàn toàn vâng phục Chúa Cha và đã hiến thân chịu chết vì loài người. Người không chỉ yêu những kẻ yêu thương mình, mà còn yêu thương cả những kẻ thù địch với mình.
Thứ đến là mẫu gương của cha Maximilianô Maria Kolbe, ngài là một sĩ dòng Phanxicô, người Ba Lan. Ngài bị bắt và bị nhốt ở trại trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Cuối tháng 7 năm 1941, có ba tù nhân trốn khỏi trại, khiến phó chỉ huy trại bắt 10 người đàn ông chết thay bằng cách bỏ đói trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Một trong những người bị chọn có Franciszek Gajowniczek, anh này kêu lên: “Tôi còn vợ tôi! con tôi nữa!” Kolbe động lòng thương và tình nguyện chết thay cho anh này. Đó là nghĩa cử thể hiện cách tuyệt hảo về lòng mến Chúa và yêu người.
Mẫu gương cuối cùng có thể kể ra đây đó là Mẹ Têrêxa Calcutta. Mẹ là một nữ tu người gốc Albani, nhưng vì được thúc đẩy bởi tình yêu Chúa và lý tưởng phục vụ tha nhân, Mẹ đã sang Ấn Độ để hiến trọn cuộc đời phục vụ người nghèo, đặc biệt là người bất hạnh nhất. Mẹ đã lập dòng Thừa Sai Bác Ái để cùng với các nữ tu chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối ở Ấn Độ và nay khắp nơi trên thế giới đều có sự hiện diện của dòng này. Sứ mạng của Mẹ và dòng này là phục vụ Chúa trong người nghèo. Mẹ đã được cả thế giới biết đến với lòng kính trọng như là biểu tượng của lòng bác ái Kitô giáo đương thời. Mẹ đã sống trọn vẹn hai giới răn mến Chúa và yêu người cách tuyệt hảo noi gương Chúa Giêsu.
Và trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều vị thánh khác, nhiều con người và các tổ chức, dòng tu đã dân thân phục vụ con người theo tinh thần của Phúc Âm. Đó chính là những mẫu gương sáng chói của việc thực thi giới răn mến Chúa yêu người.
Noi gương các ngài, chúng ta được mời gọi sống triệt để hơn hai giới răn quan trọng và chính yếu này trong đời sống hằng ngày, là mến Chúa và yêu người. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận, thì đó là bằng chứng chúng ta đang sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta chỉ chọn một trong hai, hoặc đối lập chúng, thì chúng ta đã quên điều chính yếu mà Chúa Giêsu hôm nay giới thiệu và nối kết, vì mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Kitô giáo chúng ta. Amen!
CN 31 QN B (Đnl 6,2-6; Hr 7,23-28; Mc 12,28b-34)
Trong luật Môsê, có rất nhiều điều luật, trong 613 điều luật, có 248 điều buộc làm và có 365 điều cấm làm. Giữa một “rừng luật” như thế, nhiều lúc người ta không biết điều răn nào là quan trọng nhất. Đây là lý do tại sao người thông luật đến hỏi Chúa Giêsu: “Trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?”
Để hiểu được bối cảnh bài Tin Mừng, trước hết chúng ta cần biết rằng vào thời Chúa Giêsu, trong Do Thái giáo, có hai khuynh hướng đối nghịch nhau. Một khuynh hướng muốn nhân rộng các khoản luật và quy định tỉ mỉ mọi chi tiết của đời sống. Khuynh hướng khác lại muốn rút ra từ “đống luật” điều chính yếu và quan trọng mà Thiên Chúa muốn hơn là quá chú trọng đến các chi tiết luật và những điều thứ yếu. Người thông luật này thuộc khuynh hướng thứ hai.
Chúa Giêsu dùng cơ hội này để cống hiến một sự mới mẻ khi tóm tắt mọi lề luật vào trong hai giới răn: “Mến Chúa, yêu người, như là cốt lõi của lề luật.”
1- Mến Chúa, giới răn quan trọng nhất
Trước hết, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi của người thông luật: “Nghe đây, hỡi Ítraen, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” (Mc 12,29-30).
Đối với người Do Thái, câu trả lời này không có gì mới mẻ cả, bởi lẽ, những điều này được nói ở trong Cựu Ước mà họ rất quen thuộc. Cụ thể, trong sách Đệ Nhị Luật mà bài đọc I trích dẫn nói về giới răn này: “Nghe đây, hỡi Ítraen! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em” (Đnl 6,4). Ở đây, Chúa Giêsu vừa kế thừa vừa kiện toàn luật Cựu Ước khi nhắc lại điều quan trọng và chính yếu của lề luật.
Vậy thì “người phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi” có nghĩa là gì?
Trong Mátthêu, từ có từ “hết” được lặp lại ba lần, còn trong Máccô, từ “hết” được lặp lại bốn lần để nhấn mạnh rằng con người phải yêu mến Thiên Chúa với toàn vẹn và trọn vẹn con người mình. Nghĩa là yêu mến Thiên Chúa đòi hỏi một sự dấn thân toàn bộ và trọn vẹn con người: cả con tim, tâm hồn, lý trí và cả thể lý chúng ta. Đây là giới răn quan trọng nhất. Điều này có nghĩa Thiên Chúa phải ở chỗ quan trọng nhất, vị trí số một trong cuộc đời tôi. Vì thế, mọi chọn lựa, suy nghĩ, tâm tư tình cảm và hành động của tôi phải được chi phối từ hệ giá trị này.
Như thế, Chúa Giêsu muốn thiết lập lại tương quan nền tảng thứ nhất của con người với Thiên Chúa. Theo đó, con người hiện hữu nhờ Thiên Chúa. Con người được tạo dựng để yêu mến và phụng thờ Thiên Chúa. Con người chỉ tìm được ý nghĩa và hạnh phúc cuộc sống khi sống kết hợp và yêu mến Người. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu gọi đó là điều răn quan trọng nhất.
2- Yêu người, giới răn thứ hai
Kitô giáo không phải là một tôn giáo “duy thiên” hay “duy linh” mà là một tôn giáo nhập thể và nhập thế. Con người không chỉ có tương quan chiều dọc với Thiên Chúa, nhưng còn có tương quan chiều ngang với tha nhân. Con người sống là sống bởi, sống với, sống vì tha nhân.
Chúa Giêsu tóm tắt đạo lý này trong giới răn thứ hai: “Người phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác trọng hơn các điều răn đó” (Mc 12,31). Đây chính là sự mới mẻ mà Chúa Giêsu mang đến. Người tóm tắt mọi lề luật vào trong hai giới răn. Người liên kết giới răn thứ nhất với giới răn thứ hai lại với nhau. Theo Chúa, người ta không thể đối lập Thiên Chúa với con người, cũng không thể đối lập con người với Thiên Chúa. Cũng không có sự mâu thuẫn giữa hai tình yêu. Yêu mến Thiên Chúa thì phải yêu thương tha nhân. Yêu thương tha nhân là bằng chứng yêu mến Thiên Chúa, và hơn thế nữa, yêu thương tha nhân là yêu mến Thiên Chúa (x. Mt 25,45; 1 Ga 4,20). Và mọi tội chống lại con người là chống lại Thiên Chúa.
Nhưng chúng ta cần phải phân tích giới răn thứ hai với cụm từ “yêu người thân cận như chính mình.” Ở đây, chúng ta để ý chữ “như chính mình” làm tiêu chuẩn đo lường cho tình yêu đối với tha nhân. Theo tiêu chuẩn này, nơi khác Chúa Giêsu nói: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12). Bởi lẽ, ai cũng mong muốn và làm điều tốt, điều lành cho mình; không ai muốn làm những điều xấu cho mình (trừ người điên)… Chẳng hạn, không ai trong chúng ta lại muốn mình đau khổ, thất bại và gặp tai họa, nhưng ai cũng muốn mình được bình an, thành công và hạnh phúc; ai cũng muốn được người khác tôn trọng, đối xử công bằng và quý mến mình. Từ đó, chúng ta hãy mong muốn và làm cho người khác những điều tương tự như thế.
Như vậy, yêu mến Thiên Chúa hướng chúng ta tới việc yêu mến tha nhân như chính mình và ai yêu thương là chu toàn lề luật.
3- Những mẫu gương mến Chúa yêu người
Tuy nhiên, mến Chúa trên hết mọi sự và yêu người như chính mình là hai điều rất khó khăn. Để thực thi điều đó, chúng ta cần ơn Chúa giúp. Vì với ơn Chúa giúp, mọi sự đều có thể. Chúng ta còn phải cố gắng không ngừng để vượt lên những rào cản là tính ích kỷ, kiêu ngạo và quy ngã. Vì thế, nhiều lúc chúng ta cảm thấy mến Chúa thì dễ hơn yêu người; nhiều lúc mến Chúa và yêu người là điều không thể. Khó khăn lắm!
Chúng ta tìm thấy những mẫu gương sáng chói soi sáng và giúp chúng ta sống. Xin kể ra đây một số gương mặt nổi bật.
Trước hết, phải kể đến mẫu gương Chúa Giêsu. Người đã sống trọn lý tưởng mến Chúa và yêu người một cách hoàn hảo. Người hoàn toàn vâng phục Chúa Cha và đã hiến thân chịu chết vì loài người. Người không chỉ yêu những kẻ yêu thương mình, mà còn yêu thương cả những kẻ thù địch với mình.
Thứ đến là mẫu gương của cha Maximilianô Maria Kolbe, ngài là một sĩ dòng Phanxicô, người Ba Lan. Ngài bị bắt và bị nhốt ở trại trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã. Cuối tháng 7 năm 1941, có ba tù nhân trốn khỏi trại, khiến phó chỉ huy trại bắt 10 người đàn ông chết thay bằng cách bỏ đói trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Một trong những người bị chọn có Franciszek Gajowniczek, anh này kêu lên: “Tôi còn vợ tôi! con tôi nữa!” Kolbe động lòng thương và tình nguyện chết thay cho anh này. Đó là nghĩa cử thể hiện cách tuyệt hảo về lòng mến Chúa và yêu người.
Mẫu gương cuối cùng có thể kể ra đây đó là Mẹ Têrêxa Calcutta. Mẹ là một nữ tu người gốc Albani, nhưng vì được thúc đẩy bởi tình yêu Chúa và lý tưởng phục vụ tha nhân, Mẹ đã sang Ấn Độ để hiến trọn cuộc đời phục vụ người nghèo, đặc biệt là người bất hạnh nhất. Mẹ đã lập dòng Thừa Sai Bác Ái để cùng với các nữ tu chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối ở Ấn Độ và nay khắp nơi trên thế giới đều có sự hiện diện của dòng này. Sứ mạng của Mẹ và dòng này là phục vụ Chúa trong người nghèo. Mẹ đã được cả thế giới biết đến với lòng kính trọng như là biểu tượng của lòng bác ái Kitô giáo đương thời. Mẹ đã sống trọn vẹn hai giới răn mến Chúa và yêu người cách tuyệt hảo noi gương Chúa Giêsu.
Và trong lịch sử Giáo Hội, có rất nhiều vị thánh khác, nhiều con người và các tổ chức, dòng tu đã dân thân phục vụ con người theo tinh thần của Phúc Âm. Đó chính là những mẫu gương sáng chói của việc thực thi giới răn mến Chúa yêu người.
Noi gương các ngài, chúng ta được mời gọi sống triệt để hơn hai giới răn quan trọng và chính yếu này trong đời sống hằng ngày, là mến Chúa và yêu người. Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận, thì đó là bằng chứng chúng ta đang sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu. Nhưng ngược lại, nếu chúng ta chỉ chọn một trong hai, hoặc đối lập chúng, thì chúng ta đã quên điều chính yếu mà Chúa Giêsu hôm nay giới thiệu và nối kết, vì mến Chúa và yêu người là cốt lõi của Kitô giáo chúng ta. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tiến sĩ Samuel Gregg: Giáo Hội tại phương Tây đang chìm dần trong chủ nghĩa duy cảm
Đặng Tự Do
03:59 02/11/2018
Tiến sĩ Samuel Gregg là Giám đốc viện nghiên cứu Acton. Ông đã viết và thuyết trình về nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế chính trị, lịch sử kinh tế, đạo đức và tài chính, và lý thuyết luật tự nhiên. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm Becoming Europe (2013) và For God and Profit: How Banking and Finance Can Serve the Common Good (2016).
Hôm 29 tháng 10, tờ The Catholic World Report đã đăng một bài báo của ông báo động về tác hại của chủ nghĩa duy cảm trong việc giảng dạy đức tin Công Giáo và các giáo huấn của Giáo Hội.
Nguyên bản tiếng Anh: A Church drowning in sentimentalism
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Một Giáo Hội đang chết đuối trong chủ nghĩa duy cảm.
Tiến sĩ Samuel Gregg
Bất cứ khi nào tôi hướng dẫn các cuộc hội thảo sau đại học, tôi luôn đặt ra một quy tắc cho những người tham gia. Họ được tự do nói những gì họ nghĩ, nhưng họ không thể bắt đầu bất kỳ câu nào với những từ như “Tôi cảm thấy rằng... ” Họ cũng không được phép đặt ra những câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ “Bạn không cảm thấy rằng... sao? Các biểu hiện khó hiểu xuất hiện ngay lập tức trên khuôn mặt của một số sinh viên. Lúc đó, tôi thông báo cho họ biết rằng tôi không thể quan tâm đến cảm xúc của họ về chủ đề đang được bàn đến.
Vào thời điểm đó, ít nhất phải nói rằng có một sự kinh ngạc. Nhưng trước khi bất cứ ai có thể nghĩ đến việc “nổi nóng”, tôi nói liền, “Có lẽ các bạn đang tự hỏi tại sao tôi lại không quan tâm đến cảm xúc của các bạn về chủ đề của chúng ta. Vâng, tôi muốn biết các bạn nghĩ gì về chủ đề này. Nhưng chúng ta không ở đây để biểu lộ cảm xúc với nhau. Chúng ta ở đây để cùng nhau suy nghĩ một cách nghiêm túc.”
Những nét mặt bối rối biến mất. Sinh viên bắt đầu nắm bắt được rằng một cuộc thảo luận luận lý không thể là một cuộc trao đổi cảm xúc lẫn cho nhau. Và điều đó không chỉ đúng với các sinh viên mà còn đúng với cả Giáo hội nữa.
Đạo Công Giáo luôn đánh giá cao giá trị của lý trí. Khi nói về lý trí, tôi không chỉ muốn nói đến khoa học là điều cho phép chúng ta tiếp cận với những bí mật của thiên nhiên. Tôi muốn đề cập cả đến lý trí là điều cho phép chúng ta biết cách sử dụng thông tin của khoa học một cách đúng đắn; cũng như các nguyên tắc luận lý cho chúng ta biết rằng 2 lần 2 không bao giờ có thể bằng 5; và năng lực độc đáo của chúng ta để nhận biết chân lý đạo đức; cũng như sự khôn ngoan giúp chúng ta hiểu và giải thích sách Khải Huyền.
Đó là quan điểm của Công Giáo về lý trí, mà đôi khi sự nhấn mạnh thái quá có thể rơi vào chủ nghĩa duy lý, như trường hợp của nhiều nhà thần học trong vòng hai mươi năm trước cuộc Cải cách Tin Lành mà hai Thánh Thomas More và John Fisher đã phê phán và coi đó là nét đặc trưng của họ. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy lý không phải là vấn đề đối với Kitô giáo ở các nước phương Tây ngày nay. Chúng ta đang đối diện với một thử thách ngược lại, mà tôi gọi là “Affectus per solam” – “Duy cảm”.
Chủ nghĩa duy cảm đang bao trùm bầu khí hiện nay trong khắp Giáo hội phương Tây. Nó tác động không chỉ đến thế giới quan mà còn ngay cả đến chính đức tin của nhiều người Công Giáo. Cốt lõi của chủ nghĩa duy cảm đang lan nhanh này là một sự đề cao cảm xúc, đi kèm với một sự đánh giá thấp vai trò của lý trí, và hệ quả là sự trẻ con hóa đức tin Kitô.
Các triệu chứng của chủ nghĩa duy cảm là gì? Thưa, thứ nhất là việc sử dụng rộng rãi trong giảng dạy và thuyết giảng hàng ngày một thứ ngôn ngữ có nhiều đặc điểm trị liệu hơn là những từ ngữ được chính Chúa Kitô và các Thánh Tông Đồ sử dụng. Những từ như “tội lỗi” đang phai mờ dần và được thay thế bằng “nỗi đau”, “niềm hối tiếc” hoặc “những sai lầm đáng buồn.”
Cũng thế, chủ nghĩa duy cảm xuất đầu lộ diện khi những người bảo vệ luân lý đạo đức về tính dục và đạo đức y khoa của Công Giáo bị phê phán rằng quan điểm của họ là “giáo điều” và “gây tổn thương” người khác. Chân lý dường như không nên được nói ra, ngay cả một cách nhẹ nhàng, nếu nó làm thương tổn cảm xúc người khác. Nếu điều đó là đúng, Chúa Giêsu có lẽ nên kiềm chế đừng nói thẳng cho người phụ nữ Samaritanô biết sự thật về lịch sử hôn nhân của bà.
Chủ nghĩa duy cảm cũng làm chúng ta mù loà trước sự thật rằng có - như đã từng được xác nhận bởi chính Chúa Kitô - một nơi được gọi là Hỏa Ngục cho những người chết không ăn năn. Chủ nghĩa duy cảm đơn giản là tránh né chủ đề này. Hỏa ngục không phải là một vấn đề có thể coi nhẹ, nhưng bạn hãy tự hỏi mình câu hỏi này: Lần cuối cùng bạn nghe thấy ai đó nhắc đến trong một Thánh Lễ về khả năng rằng bất kỳ ai trong chúng ta chung cuộc có thể phải tách biệt khỏi Thiên Chúa vĩnh viễn là lúc nào?
Trên hết, chủ nghĩa duy cảm thể hiện rõ nhất trong những trình bày về Chúa Giêsu Kitô. Chúa Kitô, Đấng mà giáo lý nhiệm nhặt của Ngài gây sốc cho chính những môn đệ mình, và cũng là Đấng từ chối bất kỳ nhượng bộ nào đối với tội lỗi bất cứ khi nào Ngài nói về tình yêu bị sụp đổ thành một giáo sĩ cấp tiến dễ chịu. Chúa Giêsu dễ dãi này không bao giờ dám đòi buộc chúng ta phải biến đổi cuộc sống mình bằng cách đón nhận trọn vẹn sự thật. Thay vào đó, lời Ngài được tái chế thành những hợp chất như “mọi người đều có sự thật riêng của họ,” “hãy làm bất cứ điều gì cảm thấy tốt nhất,” “hãy thành thật với chính mình”, “giữ vững lập trường của bạn”, “tôi là ai mà phán xét người ta” và vân vân. Và chớ có sợ: Chúa Giêsu này hứa thiên đàng, hay bất cứ thứ gì, cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, đó không phải là Chúa Kitô đã được mạc khải trong Kinh Thánh. Như Đức Joseph Ratzinger đã viết trong cuốn sách của ngài năm 1991 “Hãy hướng nhìn lên Chúa Kitô”
Một Chúa Giêsu đồng ý với tất cả mọi thứ và mọi người, một Chúa Giêsu không có cơn thịnh nộ thánh thiện của mình, không có những đòi buộc nghiêm khắc về sự thật và tình yêu đích thực không phải là Chúa Giêsu thực sự như Kinh Thánh mạc khải nhưng là một bức tranh biếm họa thê thảm. Một quan niệm về “phúc âm”, trong đó không có sự nghiêm túc về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa không liên quan gì đến Phúc Âm Kinh Thánh.
Từ “nghiêm túc” ở đây thật là quan trọng. Chủ nghĩa duy cảm lây nhiễm trong phần lớn Giáo hội chủ yếu đang làm suy thoái hấp lực và sự minh bạch của đức tin Kitô. Điều đó đặc biệt đúng đối với phần rỗi của các linh hồn. Thiên Chúa được mạc khải trọn vẹn nơi Chúa Kitô là Đấng giàu lòng xót thương nhưng Ngài cũng công minh và rất rõ ràng về kỳ vọng của Ngài đối với chúng ta bởi vì Ngài coi trọng chúng ta. Khốn cho chúng ta nếu chúng ta không đáp lại thịnh tình này.
Làm thế nào mà phần lớn Giáo Hội lại đang chìm vào một thái độ bi quan của chủ nghĩa duy cảm? Dưới đây là ba nguyên nhân chính.
Đầu tiên, thế giới phương Tây đang chết đuối trong chủ nghĩa duy cảm. Giống như tất cả những người khác, người Công Giáo không miễn nhiễm với văn hóa mà chúng ta đang sống. Nếu bạn muốn tìm thấy bằng chứng về chủ nghĩa duy cảm phương Tây, chỉ cần bật trình duyệt web của bạn trên computer lên. Bạn sẽ sớm nhận thấy chủ nghĩa xúc cảm thống trị tuyệt đối trong nền văn hóa, truyền thông, chính trị và trong các đại học. Trong thế giới này, đạo đức là sự a dua của bạn đối với các nguyên nhân cụ thể đang làm số đông thổn thức. Điều quan trọng là mức độ “nhiệt thành” (lưu ý ngôn ngữ) trong sự hùa theo của bạn, và mức độ đúng đắn về mặt chính trị của nguyên nhân đó – chứ không phải liệu chính nguyên nhân ấy có hợp lý để ủng hộ hay không.
Thứ hai, hãy xem xét cách mà nhiều người Công Giáo hiểu về đức tin ngày nay. Đối với nhiều người, đức tin có vẻ là một “đức tin cảm giác”. Ý tôi muốn nói ở đây là tầm quan trọng của đức tin Kitô được đánh giá chủ yếu trên cảm giác rằng đức tin ấy mang lại những gì cho tôi, cho phúc lợi của tôi và những mối quan tâm của tôi. Nhưng hãy đoán xem? Tôi, bản thân tôi, và tôi không phải là trọng tâm của đức tin Công Giáo.
Trên tất cả, đạo Công Giáo là một niềm tin lịch sử. Nó liên quan đến việc chúng ta quyết định rằng chúng ta tin tưởng vào những người đã từng chứng kiến cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, những người đã truyền lại cho chúng ta những gì họ nhìn thấy bằng các văn bản và các truyền thống bất thành văn, và những người mà chúng ta kết luận rằng đã nói sự thật về những gì họ nhìn thấy. Điều đó bao gồm các phép lạ và Phục Sinh chứng thực bản tính Thiên Chúa của Chúa Kitô. Người Công Giáo không coi đây là “những câu chuyện”. Là một người Công Giáo có nghĩa là khẳng định rằng những điều ấy thực sự đã xảy ra và rằng Chúa Kitô đã thành lập một Giáo hội với trách nhiệm rao giảng điều này cho đến tận cùng trái đất.
Đức tin Công Giáo, do đó, không phải là về tôi và cảm giác của tôi. Đức tin Công Giáo là chữ T viết hoa trong chữ Truth (Chân lý). Sự viên mãn và ơn cứu rỗi của con người, do đó, liên quan đến việc tự do và nhất quán lựa chọn tuân thủ theo sự thật đó, chứ không phải là Chân lý phải phụ thuộc vào cảm xúc của tôi. Nếu đạo Công Giáo không phải là về Chân lý, thì theo đạo để làm gì?
Thứ ba, sự phổ biến của chủ nghĩa duy cảm trong Giáo hội là từ những nỗ lực làm hạ giảm và làm méo mó luật tự nhiên kể từ sau Công Đồng Vatican II. Suy tư về luật tự nhiên diễn ra một cách đa dạng trong toàn thế giới Công Giáo trong nhiều thập niên trước những năm 1960. Nhưng nó đã phải chịu một hiện tượng nhật thực trong phần lớn Giáo hội sau đó. Một phần là vì luật tự nhiên là phần thiết yếu trong thông điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người). Vì thế, nhiều thần học gia [có khuynh hướng bài bác thông điệp này] đã quyết định loại bỏ nội dung thiết yếu của bất cứ điều gì làm cơ sở cho Humanae Vitae.
Khi luận lý luật tự nhiên được phục hồi trong các miền của Giáo hội từ những năm 1980 trở về sau, chúng ta phải trả giá cho việc đặt ra ngoài lề luật tự nhiên. Và cái giá phải trả là thế này: một khi bạn gạt lý trí sang vùng ngoại vi của đức tin tôn giáo, bạn bắt đầu tưởng tượng rằng đức tin cách nào đó là độc lập với lý trí; hoặc đức tin cách nào đó vốn thù địch với lý trí; hoặc niềm tin tôn giáo của bạn không đòi hỏi sự giải thích cho người khác. Kết quả cuối cùng là sự suy giảm mối quan tâm về sự hợp lý của đức tin. Điều đó chắc chắn kết thúc trong đầm lầy của chủ nghĩa duy cảm.
Những lý do khác cho lực kéo của chủ nghĩa duy cảm trong Giáo hội ngày nay có thể thấy nơi sự biến mất của môn luận lý học trong các giáo trình giáo dục, thái độ phụ thuộc thái quá vào tâm lý học và xã hội học của một số giáo sĩ được đào tạo trong những năm 1970, và những khuynh hướng xem các hoạt động của Chúa Thánh Thần như một điều gì đó có thể mâu thuẫn với giáo huấn của Chúa Kitô, những nghi thức Phụng Vụ tự quy chiếu theo kiểu Disney… Đó là một danh sách dài.
Giải pháp không phải là hạ cấp tầm quan trọng của những cảm xúc như tình yêu, niềm vui giận dữ, và sợ hãi nơi mọi người. Chúng ta không phải là người máy. Cảm xúc là những khía cạnh trung tâm của bản chất con người chúng ta. Thay vào đó, những cảm xúc của con người cần phải được tích hợp vào một sự mạch lạc của đức tin Kitô giáo, lý trí con người, hành động con người và sự phát triển của con người – là những gì được thực hiện với kỹ năng tuyệt vời của những nhân vật trong quá khứ như Thánh Aquinas và những nhà tư tưởng đương đại như thần học gia luân lý quá cố Servais Pinckaers. Sau đó, chúng ta cần phải sống cuộc sống của chúng ta cho phù hợp.
Vượt thắng chủ nghĩa duy cảm không phải là điều dễ dàng. Nó đơn giản là một phần của không khí chúng ta hít thở ở phương Tây. Hơn thế nữa, một số những người chịu trách nhiệm nhất ngày hôm nay trong việc hình thành đức tin Công Giáo nơi nhân loại dường như đã tiêm nhiễm một cách mẫn cảm với chủ nghĩa duy cảm. Nhưng trừ khi chúng ta nêu đích danh và tranh luận về chủ nghĩa duy cảm không kiềm chế hiện nay đang làm tổn hại đến chứng tá của Giáo Hội đối với Chân Lý, chúng ta có nguy cơ giản lược chính mình thành một thứ chủ nghĩa phi chính phủ trong tương lai gần. Nghĩa là, thành một điều hoàn toàn không còn liên quan nữa.
Source: Catholic World Report - A Church drowning in sentimentalism
Hôm 29 tháng 10, tờ The Catholic World Report đã đăng một bài báo của ông báo động về tác hại của chủ nghĩa duy cảm trong việc giảng dạy đức tin Công Giáo và các giáo huấn của Giáo Hội.
Nguyên bản tiếng Anh: A Church drowning in sentimentalism
Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Một Giáo Hội đang chết đuối trong chủ nghĩa duy cảm.
Tiến sĩ Samuel Gregg
Bất cứ khi nào tôi hướng dẫn các cuộc hội thảo sau đại học, tôi luôn đặt ra một quy tắc cho những người tham gia. Họ được tự do nói những gì họ nghĩ, nhưng họ không thể bắt đầu bất kỳ câu nào với những từ như “Tôi cảm thấy rằng... ” Họ cũng không được phép đặt ra những câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ “Bạn không cảm thấy rằng... sao? Các biểu hiện khó hiểu xuất hiện ngay lập tức trên khuôn mặt của một số sinh viên. Lúc đó, tôi thông báo cho họ biết rằng tôi không thể quan tâm đến cảm xúc của họ về chủ đề đang được bàn đến.
Vào thời điểm đó, ít nhất phải nói rằng có một sự kinh ngạc. Nhưng trước khi bất cứ ai có thể nghĩ đến việc “nổi nóng”, tôi nói liền, “Có lẽ các bạn đang tự hỏi tại sao tôi lại không quan tâm đến cảm xúc của các bạn về chủ đề của chúng ta. Vâng, tôi muốn biết các bạn nghĩ gì về chủ đề này. Nhưng chúng ta không ở đây để biểu lộ cảm xúc với nhau. Chúng ta ở đây để cùng nhau suy nghĩ một cách nghiêm túc.”
Những nét mặt bối rối biến mất. Sinh viên bắt đầu nắm bắt được rằng một cuộc thảo luận luận lý không thể là một cuộc trao đổi cảm xúc lẫn cho nhau. Và điều đó không chỉ đúng với các sinh viên mà còn đúng với cả Giáo hội nữa.
Đạo Công Giáo luôn đánh giá cao giá trị của lý trí. Khi nói về lý trí, tôi không chỉ muốn nói đến khoa học là điều cho phép chúng ta tiếp cận với những bí mật của thiên nhiên. Tôi muốn đề cập cả đến lý trí là điều cho phép chúng ta biết cách sử dụng thông tin của khoa học một cách đúng đắn; cũng như các nguyên tắc luận lý cho chúng ta biết rằng 2 lần 2 không bao giờ có thể bằng 5; và năng lực độc đáo của chúng ta để nhận biết chân lý đạo đức; cũng như sự khôn ngoan giúp chúng ta hiểu và giải thích sách Khải Huyền.
Đó là quan điểm của Công Giáo về lý trí, mà đôi khi sự nhấn mạnh thái quá có thể rơi vào chủ nghĩa duy lý, như trường hợp của nhiều nhà thần học trong vòng hai mươi năm trước cuộc Cải cách Tin Lành mà hai Thánh Thomas More và John Fisher đã phê phán và coi đó là nét đặc trưng của họ. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy lý không phải là vấn đề đối với Kitô giáo ở các nước phương Tây ngày nay. Chúng ta đang đối diện với một thử thách ngược lại, mà tôi gọi là “Affectus per solam” – “Duy cảm”.
Chủ nghĩa duy cảm đang bao trùm bầu khí hiện nay trong khắp Giáo hội phương Tây. Nó tác động không chỉ đến thế giới quan mà còn ngay cả đến chính đức tin của nhiều người Công Giáo. Cốt lõi của chủ nghĩa duy cảm đang lan nhanh này là một sự đề cao cảm xúc, đi kèm với một sự đánh giá thấp vai trò của lý trí, và hệ quả là sự trẻ con hóa đức tin Kitô.
Các triệu chứng của chủ nghĩa duy cảm là gì? Thưa, thứ nhất là việc sử dụng rộng rãi trong giảng dạy và thuyết giảng hàng ngày một thứ ngôn ngữ có nhiều đặc điểm trị liệu hơn là những từ ngữ được chính Chúa Kitô và các Thánh Tông Đồ sử dụng. Những từ như “tội lỗi” đang phai mờ dần và được thay thế bằng “nỗi đau”, “niềm hối tiếc” hoặc “những sai lầm đáng buồn.”
Cũng thế, chủ nghĩa duy cảm xuất đầu lộ diện khi những người bảo vệ luân lý đạo đức về tính dục và đạo đức y khoa của Công Giáo bị phê phán rằng quan điểm của họ là “giáo điều” và “gây tổn thương” người khác. Chân lý dường như không nên được nói ra, ngay cả một cách nhẹ nhàng, nếu nó làm thương tổn cảm xúc người khác. Nếu điều đó là đúng, Chúa Giêsu có lẽ nên kiềm chế đừng nói thẳng cho người phụ nữ Samaritanô biết sự thật về lịch sử hôn nhân của bà.
Chủ nghĩa duy cảm cũng làm chúng ta mù loà trước sự thật rằng có - như đã từng được xác nhận bởi chính Chúa Kitô - một nơi được gọi là Hỏa Ngục cho những người chết không ăn năn. Chủ nghĩa duy cảm đơn giản là tránh né chủ đề này. Hỏa ngục không phải là một vấn đề có thể coi nhẹ, nhưng bạn hãy tự hỏi mình câu hỏi này: Lần cuối cùng bạn nghe thấy ai đó nhắc đến trong một Thánh Lễ về khả năng rằng bất kỳ ai trong chúng ta chung cuộc có thể phải tách biệt khỏi Thiên Chúa vĩnh viễn là lúc nào?
Trên hết, chủ nghĩa duy cảm thể hiện rõ nhất trong những trình bày về Chúa Giêsu Kitô. Chúa Kitô, Đấng mà giáo lý nhiệm nhặt của Ngài gây sốc cho chính những môn đệ mình, và cũng là Đấng từ chối bất kỳ nhượng bộ nào đối với tội lỗi bất cứ khi nào Ngài nói về tình yêu bị sụp đổ thành một giáo sĩ cấp tiến dễ chịu. Chúa Giêsu dễ dãi này không bao giờ dám đòi buộc chúng ta phải biến đổi cuộc sống mình bằng cách đón nhận trọn vẹn sự thật. Thay vào đó, lời Ngài được tái chế thành những hợp chất như “mọi người đều có sự thật riêng của họ,” “hãy làm bất cứ điều gì cảm thấy tốt nhất,” “hãy thành thật với chính mình”, “giữ vững lập trường của bạn”, “tôi là ai mà phán xét người ta” và vân vân. Và chớ có sợ: Chúa Giêsu này hứa thiên đàng, hay bất cứ thứ gì, cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, đó không phải là Chúa Kitô đã được mạc khải trong Kinh Thánh. Như Đức Joseph Ratzinger đã viết trong cuốn sách của ngài năm 1991 “Hãy hướng nhìn lên Chúa Kitô”
Một Chúa Giêsu đồng ý với tất cả mọi thứ và mọi người, một Chúa Giêsu không có cơn thịnh nộ thánh thiện của mình, không có những đòi buộc nghiêm khắc về sự thật và tình yêu đích thực không phải là Chúa Giêsu thực sự như Kinh Thánh mạc khải nhưng là một bức tranh biếm họa thê thảm. Một quan niệm về “phúc âm”, trong đó không có sự nghiêm túc về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa không liên quan gì đến Phúc Âm Kinh Thánh.
Từ “nghiêm túc” ở đây thật là quan trọng. Chủ nghĩa duy cảm lây nhiễm trong phần lớn Giáo hội chủ yếu đang làm suy thoái hấp lực và sự minh bạch của đức tin Kitô. Điều đó đặc biệt đúng đối với phần rỗi của các linh hồn. Thiên Chúa được mạc khải trọn vẹn nơi Chúa Kitô là Đấng giàu lòng xót thương nhưng Ngài cũng công minh và rất rõ ràng về kỳ vọng của Ngài đối với chúng ta bởi vì Ngài coi trọng chúng ta. Khốn cho chúng ta nếu chúng ta không đáp lại thịnh tình này.
Làm thế nào mà phần lớn Giáo Hội lại đang chìm vào một thái độ bi quan của chủ nghĩa duy cảm? Dưới đây là ba nguyên nhân chính.
Đầu tiên, thế giới phương Tây đang chết đuối trong chủ nghĩa duy cảm. Giống như tất cả những người khác, người Công Giáo không miễn nhiễm với văn hóa mà chúng ta đang sống. Nếu bạn muốn tìm thấy bằng chứng về chủ nghĩa duy cảm phương Tây, chỉ cần bật trình duyệt web của bạn trên computer lên. Bạn sẽ sớm nhận thấy chủ nghĩa xúc cảm thống trị tuyệt đối trong nền văn hóa, truyền thông, chính trị và trong các đại học. Trong thế giới này, đạo đức là sự a dua của bạn đối với các nguyên nhân cụ thể đang làm số đông thổn thức. Điều quan trọng là mức độ “nhiệt thành” (lưu ý ngôn ngữ) trong sự hùa theo của bạn, và mức độ đúng đắn về mặt chính trị của nguyên nhân đó – chứ không phải liệu chính nguyên nhân ấy có hợp lý để ủng hộ hay không.
Thứ hai, hãy xem xét cách mà nhiều người Công Giáo hiểu về đức tin ngày nay. Đối với nhiều người, đức tin có vẻ là một “đức tin cảm giác”. Ý tôi muốn nói ở đây là tầm quan trọng của đức tin Kitô được đánh giá chủ yếu trên cảm giác rằng đức tin ấy mang lại những gì cho tôi, cho phúc lợi của tôi và những mối quan tâm của tôi. Nhưng hãy đoán xem? Tôi, bản thân tôi, và tôi không phải là trọng tâm của đức tin Công Giáo.
Trên tất cả, đạo Công Giáo là một niềm tin lịch sử. Nó liên quan đến việc chúng ta quyết định rằng chúng ta tin tưởng vào những người đã từng chứng kiến cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, những người đã truyền lại cho chúng ta những gì họ nhìn thấy bằng các văn bản và các truyền thống bất thành văn, và những người mà chúng ta kết luận rằng đã nói sự thật về những gì họ nhìn thấy. Điều đó bao gồm các phép lạ và Phục Sinh chứng thực bản tính Thiên Chúa của Chúa Kitô. Người Công Giáo không coi đây là “những câu chuyện”. Là một người Công Giáo có nghĩa là khẳng định rằng những điều ấy thực sự đã xảy ra và rằng Chúa Kitô đã thành lập một Giáo hội với trách nhiệm rao giảng điều này cho đến tận cùng trái đất.
Đức tin Công Giáo, do đó, không phải là về tôi và cảm giác của tôi. Đức tin Công Giáo là chữ T viết hoa trong chữ Truth (Chân lý). Sự viên mãn và ơn cứu rỗi của con người, do đó, liên quan đến việc tự do và nhất quán lựa chọn tuân thủ theo sự thật đó, chứ không phải là Chân lý phải phụ thuộc vào cảm xúc của tôi. Nếu đạo Công Giáo không phải là về Chân lý, thì theo đạo để làm gì?
Thứ ba, sự phổ biến của chủ nghĩa duy cảm trong Giáo hội là từ những nỗ lực làm hạ giảm và làm méo mó luật tự nhiên kể từ sau Công Đồng Vatican II. Suy tư về luật tự nhiên diễn ra một cách đa dạng trong toàn thế giới Công Giáo trong nhiều thập niên trước những năm 1960. Nhưng nó đã phải chịu một hiện tượng nhật thực trong phần lớn Giáo hội sau đó. Một phần là vì luật tự nhiên là phần thiết yếu trong thông điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người). Vì thế, nhiều thần học gia [có khuynh hướng bài bác thông điệp này] đã quyết định loại bỏ nội dung thiết yếu của bất cứ điều gì làm cơ sở cho Humanae Vitae.
Khi luận lý luật tự nhiên được phục hồi trong các miền của Giáo hội từ những năm 1980 trở về sau, chúng ta phải trả giá cho việc đặt ra ngoài lề luật tự nhiên. Và cái giá phải trả là thế này: một khi bạn gạt lý trí sang vùng ngoại vi của đức tin tôn giáo, bạn bắt đầu tưởng tượng rằng đức tin cách nào đó là độc lập với lý trí; hoặc đức tin cách nào đó vốn thù địch với lý trí; hoặc niềm tin tôn giáo của bạn không đòi hỏi sự giải thích cho người khác. Kết quả cuối cùng là sự suy giảm mối quan tâm về sự hợp lý của đức tin. Điều đó chắc chắn kết thúc trong đầm lầy của chủ nghĩa duy cảm.
Những lý do khác cho lực kéo của chủ nghĩa duy cảm trong Giáo hội ngày nay có thể thấy nơi sự biến mất của môn luận lý học trong các giáo trình giáo dục, thái độ phụ thuộc thái quá vào tâm lý học và xã hội học của một số giáo sĩ được đào tạo trong những năm 1970, và những khuynh hướng xem các hoạt động của Chúa Thánh Thần như một điều gì đó có thể mâu thuẫn với giáo huấn của Chúa Kitô, những nghi thức Phụng Vụ tự quy chiếu theo kiểu Disney… Đó là một danh sách dài.
Giải pháp không phải là hạ cấp tầm quan trọng của những cảm xúc như tình yêu, niềm vui giận dữ, và sợ hãi nơi mọi người. Chúng ta không phải là người máy. Cảm xúc là những khía cạnh trung tâm của bản chất con người chúng ta. Thay vào đó, những cảm xúc của con người cần phải được tích hợp vào một sự mạch lạc của đức tin Kitô giáo, lý trí con người, hành động con người và sự phát triển của con người – là những gì được thực hiện với kỹ năng tuyệt vời của những nhân vật trong quá khứ như Thánh Aquinas và những nhà tư tưởng đương đại như thần học gia luân lý quá cố Servais Pinckaers. Sau đó, chúng ta cần phải sống cuộc sống của chúng ta cho phù hợp.
Vượt thắng chủ nghĩa duy cảm không phải là điều dễ dàng. Nó đơn giản là một phần của không khí chúng ta hít thở ở phương Tây. Hơn thế nữa, một số những người chịu trách nhiệm nhất ngày hôm nay trong việc hình thành đức tin Công Giáo nơi nhân loại dường như đã tiêm nhiễm một cách mẫn cảm với chủ nghĩa duy cảm. Nhưng trừ khi chúng ta nêu đích danh và tranh luận về chủ nghĩa duy cảm không kiềm chế hiện nay đang làm tổn hại đến chứng tá của Giáo Hội đối với Chân Lý, chúng ta có nguy cơ giản lược chính mình thành một thứ chủ nghĩa phi chính phủ trong tương lai gần. Nghĩa là, thành một điều hoàn toàn không còn liên quan nữa.
Source: Catholic World Report - A Church drowning in sentimentalism
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ cầu cho các đẳng linh hồn tại nghĩa trang Laurentino
J.B. Đặng Minh An dịch
17:11 02/11/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm nghĩa trang Laurentino, một khu vực rộng 67 mẫu Anh ở vùng ngoại ô phía nam của Rôma, cách Vatican 13 km.
Khi đến nơi vào lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã viếng thăm “Vườn thiên thần” là một khu vực rộng 600 mét vuông dành riêng cho việc chôn cất các thai nhi chết khi chưa chào đời. Ngài đã cầu nguyện ở nơi có hai bức tượng bằng đá cẩm thạch tạc hình các thiên thần, biểu tượng của sự ngây thơ và tinh khiết.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại bàn thờ Chúa Giêsu Phục Sinh, được khánh thành vào năm 2012. Khu vực này hình tròn với diện tích 220 mét vuông, và có 140 chỗ ngồi. Trước bàn thờ là một sân rộng 120 mét vuông.
Đức Hồng Y Camillo Ruini, quản nhiệm Rôma, đã thánh hiến nghĩa trang Laurentino vào ngày 9 tháng 3 năm 2002. Trong triều đại Giáo Hoàng của ngài, đây là nghĩa trang thứ tư mà Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm vào những ngày lễ các đẳng linh hồn 2 tháng 11.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phụng vụ ngày hôm nay rất thực tế, rất là cụ thể. Phụng vụ ngày hôm nay là một phần của ba chiều kích cuộc đời mà ngay cả trẻ em cũng hiểu: đó là quá khứ, tương lai, và hiện tại.
Hôm nay là một ngày tưởng nhớ về quá khứ, một ngày để nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta, những người đã cũng đồng hành với chúng ta, và những người đã ban cho chúng ta sự sống. Hãy ghi nhớ, hãy ghi khắc trong lòng. Ký ức là điều làm cho một dân tộc mạnh mẽ vì nó cảm thấy mình có căn cội trong cuộc hành trình, được bắt nguồn từ một lịch sử, và có nguồn gốc sâu xa từ một dân tộc. Ký ức làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta không cô đơn, chúng ta là một dân tộc: một dân tộc có lịch sử, đã trôi qua; và có sự sống. Ký ức giúp chúng ta nhớ đến nhiều người đã chia sẻ cuộc lữ hành trần thế với chúng ta, và đó là lý do tại sao tôi đang hiện diện nơi đây [chỉ ra những ngôi mộ xung quanh]. Không phải dễ để có thể nhớ hết mọi chuyện. Nhiều lần chúng ta phải cố gắng mới quay trở lại được với ý nghĩ về những gì đã xảy ra trong cuộc đời ta, với gia đình ta, và với dân tộc ta. .. Hôm nay là một ngày tưởng niệm, ngày mà ký ức đưa chúng ta đến tận những gốc rễ: đến nguồn cội của ta và dân tộc ta.
Và hôm nay cũng là một ngày của hy vọng: bài đọc hai cho chúng ta thấy những gì đang chờ đợi chúng ta. Một trời mới, đất mới và thành thánh Giêrusalem mới. Vẻ đẹp là hình ảnh Giáo Hội thường dùng để làm cho chúng ta hiểu những gì đang chờ đợi chúng ta: “Và tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang” (x. Khải huyền 21: 2). Vẻ đẹp đang chờ chúng ta. .. Trí nhớ và hy vọng, hy vọng được gặp gỡ, hy vọng đến được nơi Tình yêu đã tạo dựng nên chúng ta, nơi Tình yêu đang chờ đợi chúng ta: là tình yêu của Chúa Cha.
Và giữa ký ức và hy vọng, có chiều kích thứ ba, đó là con đường chúng ta phải làm và là điều chúng ta đang làm. Và làm thế nào để làm con đường này mà không gây ra những lầm lỗi? Đâu là những ánh sáng giúp tôi không phạm những sai lầm? Đâu là “máy định hướng” mà chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, để chúng ta không mắc những lầm lỗi? Đó là Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Những Mối Phúc này - hiền lành, có tâm hồn nghèo khó, khát khao nên người công chính, xót thương người, có lòng thanh sạch - là những ánh sáng đồng hành cùng chúng ta để chúng ta không phạm sai lầm: đây là hiện tại của chúng ta.
Trong nghĩa trang này có ba chiều kích của cuộc sống: ký ức, chúng ta có thể thấy ở đây [chỉ ra những ngôi mộ]; hy vọng, là điều chúng ta sẽ cử hành trong đức tin ngay bây giờ, chứ không phải trong một viễn kiến tương lai; và những ánh sáng mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng để hướng dẫn chúng ta trên cuộc lữ hành trần thế để chúng ta không mắc những lầm lỗi: đó là Tám Mối Phúc Thật.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để đừng bao giờ đánh mất ký ức, đừng bao giờ che dấu ký ức của chúng ta - ký ức của cá nhân, của gia đình, của dân tộc; và xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hy vọng, hy vọng là hồng ân Chúa ban cho ta để ta biết làm sao trông cậy, làm sao nhìn đến chân trời, chứ đừng mãi đóng kín trước một bức tường. Hãy luôn nhìn đến chân trời và hy vọng. Và xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để nhận ra đâu là những ánh sáng sẽ đồng hành cùng chúng ta trên con đường để đừng mắc sai lầm, và nhờ thế chúng ta đến được nơi những người đi trước đang chờ đợi chúng ta với tình thương mến dạt dào.
Source: Libreria Editrice Vatican SANTA MESSA IN COMMEMORAZIONE DI TUTTI I FEDELI DEFUNTI OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Cimitero Laurentino Venerdì, 2 novembre 2018
Khi đến nơi vào lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã viếng thăm “Vườn thiên thần” là một khu vực rộng 600 mét vuông dành riêng cho việc chôn cất các thai nhi chết khi chưa chào đời. Ngài đã cầu nguyện ở nơi có hai bức tượng bằng đá cẩm thạch tạc hình các thiên thần, biểu tượng của sự ngây thơ và tinh khiết.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại bàn thờ Chúa Giêsu Phục Sinh, được khánh thành vào năm 2012. Khu vực này hình tròn với diện tích 220 mét vuông, và có 140 chỗ ngồi. Trước bàn thờ là một sân rộng 120 mét vuông.
Đức Hồng Y Camillo Ruini, quản nhiệm Rôma, đã thánh hiến nghĩa trang Laurentino vào ngày 9 tháng 3 năm 2002. Trong triều đại Giáo Hoàng của ngài, đây là nghĩa trang thứ tư mà Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm vào những ngày lễ các đẳng linh hồn 2 tháng 11.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phụng vụ ngày hôm nay rất thực tế, rất là cụ thể. Phụng vụ ngày hôm nay là một phần của ba chiều kích cuộc đời mà ngay cả trẻ em cũng hiểu: đó là quá khứ, tương lai, và hiện tại.
Hôm nay là một ngày tưởng nhớ về quá khứ, một ngày để nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta, những người đã cũng đồng hành với chúng ta, và những người đã ban cho chúng ta sự sống. Hãy ghi nhớ, hãy ghi khắc trong lòng. Ký ức là điều làm cho một dân tộc mạnh mẽ vì nó cảm thấy mình có căn cội trong cuộc hành trình, được bắt nguồn từ một lịch sử, và có nguồn gốc sâu xa từ một dân tộc. Ký ức làm cho chúng ta hiểu rằng chúng ta không cô đơn, chúng ta là một dân tộc: một dân tộc có lịch sử, đã trôi qua; và có sự sống. Ký ức giúp chúng ta nhớ đến nhiều người đã chia sẻ cuộc lữ hành trần thế với chúng ta, và đó là lý do tại sao tôi đang hiện diện nơi đây [chỉ ra những ngôi mộ xung quanh]. Không phải dễ để có thể nhớ hết mọi chuyện. Nhiều lần chúng ta phải cố gắng mới quay trở lại được với ý nghĩ về những gì đã xảy ra trong cuộc đời ta, với gia đình ta, và với dân tộc ta. .. Hôm nay là một ngày tưởng niệm, ngày mà ký ức đưa chúng ta đến tận những gốc rễ: đến nguồn cội của ta và dân tộc ta.
Và hôm nay cũng là một ngày của hy vọng: bài đọc hai cho chúng ta thấy những gì đang chờ đợi chúng ta. Một trời mới, đất mới và thành thánh Giêrusalem mới. Vẻ đẹp là hình ảnh Giáo Hội thường dùng để làm cho chúng ta hiểu những gì đang chờ đợi chúng ta: “Và tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang” (x. Khải huyền 21: 2). Vẻ đẹp đang chờ chúng ta. .. Trí nhớ và hy vọng, hy vọng được gặp gỡ, hy vọng đến được nơi Tình yêu đã tạo dựng nên chúng ta, nơi Tình yêu đang chờ đợi chúng ta: là tình yêu của Chúa Cha.
Và giữa ký ức và hy vọng, có chiều kích thứ ba, đó là con đường chúng ta phải làm và là điều chúng ta đang làm. Và làm thế nào để làm con đường này mà không gây ra những lầm lỗi? Đâu là những ánh sáng giúp tôi không phạm những sai lầm? Đâu là “máy định hướng” mà chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, để chúng ta không mắc những lầm lỗi? Đó là Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Những Mối Phúc này - hiền lành, có tâm hồn nghèo khó, khát khao nên người công chính, xót thương người, có lòng thanh sạch - là những ánh sáng đồng hành cùng chúng ta để chúng ta không phạm sai lầm: đây là hiện tại của chúng ta.
Trong nghĩa trang này có ba chiều kích của cuộc sống: ký ức, chúng ta có thể thấy ở đây [chỉ ra những ngôi mộ]; hy vọng, là điều chúng ta sẽ cử hành trong đức tin ngay bây giờ, chứ không phải trong một viễn kiến tương lai; và những ánh sáng mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng để hướng dẫn chúng ta trên cuộc lữ hành trần thế để chúng ta không mắc những lầm lỗi: đó là Tám Mối Phúc Thật.
Hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để đừng bao giờ đánh mất ký ức, đừng bao giờ che dấu ký ức của chúng ta - ký ức của cá nhân, của gia đình, của dân tộc; và xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hy vọng, hy vọng là hồng ân Chúa ban cho ta để ta biết làm sao trông cậy, làm sao nhìn đến chân trời, chứ đừng mãi đóng kín trước một bức tường. Hãy luôn nhìn đến chân trời và hy vọng. Và xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để nhận ra đâu là những ánh sáng sẽ đồng hành cùng chúng ta trên con đường để đừng mắc sai lầm, và nhờ thế chúng ta đến được nơi những người đi trước đang chờ đợi chúng ta với tình thương mến dạt dào.
Source: Libreria Editrice Vatican SANTA MESSA IN COMMEMORAZIONE DI TUTTI I FEDELI DEFUNTI OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Cimitero Laurentino Venerdì, 2 novembre 2018
Top Stories
Rencontre avec Mgr Hung Vi: «Notre premier problème, c’est la pauvreté»
Eglises d'Asie
09:42 02/11/2018
01/11/2018 -- Ordonné prêtre en 1990 pour le diocèse de Nha Trang, au centre du Vietnam, Mgr Aloysius Nguyen Hung Vi a été responsable des candidats au grand séminaire de Kontum, qui se préparaient à Saigon. En 2006, il est parti étudier en France. Le 7 octobre 2015, il a été nommé par le pape François évêque de Kontum. Rencontre.
Au centre du pays, vivant dans un climat adouci par l’altitude des Hauts Plateaux, Kontum et plus largement la région de Pleiku abritent une population nombreuse, issue des minorités ethniques montagnardes. Historiquement, la cohabitation a toujours été difficile entre ces peuples et les « Kinhs », les Vietnamiens. Plus pauvres, moins éduquées, d’origine animiste, les minorités ont adopté massivement la foi chrétienne. Près de 18 % de la population totale (1,83 million d’habitants) est catholique. Soit environ 320 000 fidèles, dont 230 000 montagnards, répartis en 800 villages de quatre ethnies différentes et 100 000 Kinh (Viets). Répartis en 116 paroisses, 163 prêtres (80 diocésains dont six montagnards et 73 religieux) y exercent leur ministère, avec 90 religieux et 533 religieuses.
Comment se porte votre diocèse ?
Mgr Aloysius Nguyen HUNG VI : Notre premier problème, c’est la pauvreté. Dans cette lutte, nous ne pouvons pas faire tout ce que nous voulons. Le gouvernement met un frein aux aides que nous pouvons apporter. Nous n’animons qu’un petit nombre d’internats, d’orphelinats. Nous ne pouvons pas faire plus. Avec la Caritas diocésaine, nous avons trois ambulances, qui peuvent aller chercher les malades dans les montagnes.
Quelle relation avez-vous avec les autorités ?
Ces dernières années, ça va. On peut se parler. Certes, les autorités veulent nous contrôler. Il nous faut demander des permissions avant d’agir, ou prévenir avant d’agir. Mais on ne doit pas demander la permission pour tout. Globalement, on peut travailler. Ici, nous ne faisons pas de politique. Ce n’est pas notre domaine.
Quelles sont vos priorités ?
Notre priorité, c’est la formation. De 1975 à 1991, où a eu lieu pour la première fois une ordination, nous avons un véritable trou : nos prêtres sont soit âgés, soit très jeunes. Il nous manque des prêtres mûrs ! Notre autre priorité, ce sont les constructions. Il nous manque des salles de réunion, des lieux de rencontres. De nombreuses églises ont été détruites par la guerre. Il nous a fallu recréer des paroisses. Acquérir des terrains, c’est difficile pour l’Église. Parfois, il faut passer par un fidèle, qui achète avec l’argent d’un prêtre, puis l’offre à l’Église. Même si nos fidèles sont généreux, notre diocèse est l’un des plus pauvres. Mon souci pour l’avenir, c’est que trop de paroissiens restent sans prêtres. Il nous manque encore beaucoup de prêtres. Certains sont en charge de deux à trois paroisses, avec beaucoup de villages.
Quelles sont les fondations de votre diocèse ?
Ici, en raison de l’influence du confucianisme, les valeurs familiales sont très importantes, les liens familiaux très étroits. Certes, en ville, les familles sont de moins en moins nombreuses, et les vocations diminuent. Et puis nous sommes très reconnaissants aux missionnaires français des MEP, qui ont été très présents auprès des montagnards. Sans oublier nos martyrs, le P. Minh et le P. Bonnet qui ont été tués en temps de guerre alors qu’ils allaient célébrer la messe.
(Eglises d'Asie - le 01/11/2018 / Frédéric Mounier)
Comment se porte votre diocèse ?
Mgr Aloysius Nguyen HUNG VI : Notre premier problème, c’est la pauvreté. Dans cette lutte, nous ne pouvons pas faire tout ce que nous voulons. Le gouvernement met un frein aux aides que nous pouvons apporter. Nous n’animons qu’un petit nombre d’internats, d’orphelinats. Nous ne pouvons pas faire plus. Avec la Caritas diocésaine, nous avons trois ambulances, qui peuvent aller chercher les malades dans les montagnes.
Quelle relation avez-vous avec les autorités ?
Ces dernières années, ça va. On peut se parler. Certes, les autorités veulent nous contrôler. Il nous faut demander des permissions avant d’agir, ou prévenir avant d’agir. Mais on ne doit pas demander la permission pour tout. Globalement, on peut travailler. Ici, nous ne faisons pas de politique. Ce n’est pas notre domaine.
Quelles sont vos priorités ?
Notre priorité, c’est la formation. De 1975 à 1991, où a eu lieu pour la première fois une ordination, nous avons un véritable trou : nos prêtres sont soit âgés, soit très jeunes. Il nous manque des prêtres mûrs ! Notre autre priorité, ce sont les constructions. Il nous manque des salles de réunion, des lieux de rencontres. De nombreuses églises ont été détruites par la guerre. Il nous a fallu recréer des paroisses. Acquérir des terrains, c’est difficile pour l’Église. Parfois, il faut passer par un fidèle, qui achète avec l’argent d’un prêtre, puis l’offre à l’Église. Même si nos fidèles sont généreux, notre diocèse est l’un des plus pauvres. Mon souci pour l’avenir, c’est que trop de paroissiens restent sans prêtres. Il nous manque encore beaucoup de prêtres. Certains sont en charge de deux à trois paroisses, avec beaucoup de villages.
Quelles sont les fondations de votre diocèse ?
Ici, en raison de l’influence du confucianisme, les valeurs familiales sont très importantes, les liens familiaux très étroits. Certes, en ville, les familles sont de moins en moins nombreuses, et les vocations diminuent. Et puis nous sommes très reconnaissants aux missionnaires français des MEP, qui ont été très présents auprès des montagnards. Sans oublier nos martyrs, le P. Minh et le P. Bonnet qui ont été tués en temps de guerre alors qu’ils allaient célébrer la messe.
(Eglises d'Asie - le 01/11/2018 / Frédéric Mounier)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa xứ Tân Việt mừng bổn mạng
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:55 02/11/2018
“ Chúng ta hãy dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa vì ơn cứu độ đến cùng Thiên Chúa , ơn gọi của người Ki tô hữu chúng ta là sống theo ý Chúa , sống trọn vẹn mối phúc hiền lành, nhu hòa … Đó là lời chia sẽ của Cha chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ trong thánh lễ trọng thể kính các Thánh nam nữ bổn mạng và kỷ niệm 9 năm thành lập Cộng đoàn Lòng Thương xót Chúa diễn ra lúc 15g ngày thứ sáu 1/11/2018 tại giáo xứ Tân việt hạt Tân sơn nhì .
Lúc 14g30 toàn thể cộng đoàn cùng sốt sáng lần chuỗi lòng thương xót, để cầu nguyện cho gia đình , giáo xứ và toàn thế giới.
Xem Hình
Đầu lễ ,cha chủ tế nói: Hôm nay Giáo hội mừng kính các Thánh Nam Nữ là bổn mạng và kỷ niệm 9 năm thành lập Cộng đoàn LTX Chúa giáo xứ Tân việt. Trong niềm vui này chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành Chuá đã ban xuống cho mỗi người chúng ta.
Chia sẻ Tin Mừng , cha chủ tế nói : Chúng ta hãy dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa vì ơn cứu độ đến cùng Thiên Chúa,ơn gọi của người Ki Tô hữu chúng ta là sống theo ý Chúa, sống trọn vẹn mối phúc hiền lành, nhu hòa , và thậm chí bị bách hại vì chính đạo , chỉ có con đường theo Chúa , con đường vác thập giá mình , từ bỏ chính mình mà theo Chúa thì chúng ta mới mong được sống trên thiên đàng với các Ngài.
Lòng đạo đức của mỗi người chúng ta không chỉ dừng những tấm ảnh bên ngoài mà chúng ta đồng thời phài siêng năng cầu nguyện với các Ngài , năng chạy đến với Chúa ,kín múc ân sủng của Chúa, ân sủng của lòng Thương xót Chúa.
Ngài kết luận Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta cho cộng đoàn LTX suốt 9 năm qua và xin cho mỗi gia đình chúng ta luôn biết sống quảng đại ,yêu thương nhau để mọi người nhận biết tình yêu thương từ lòng thương xót Chúa.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ .
Mừng kính các Thánh Nam nữ bổn mang và kỷ niệm 9 năm thành lập Cộng đoàn LTX Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa , vì mỗi buổi chiều suốt 9 năm qua , Chúa đã cho cộng đoàn chúng con được hưởng bầu khi yêu thương thánh thiện khi đến với ngôi thánh đường, cảm nhận được tình yêu bao la từ lòng thương xót của Chúa.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Lúc 14g30 toàn thể cộng đoàn cùng sốt sáng lần chuỗi lòng thương xót, để cầu nguyện cho gia đình , giáo xứ và toàn thế giới.
Xem Hình
Đầu lễ ,cha chủ tế nói: Hôm nay Giáo hội mừng kính các Thánh Nam Nữ là bổn mạng và kỷ niệm 9 năm thành lập Cộng đoàn LTX Chúa giáo xứ Tân việt. Trong niềm vui này chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành Chuá đã ban xuống cho mỗi người chúng ta.
Chia sẻ Tin Mừng , cha chủ tế nói : Chúng ta hãy dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa vì ơn cứu độ đến cùng Thiên Chúa,ơn gọi của người Ki Tô hữu chúng ta là sống theo ý Chúa, sống trọn vẹn mối phúc hiền lành, nhu hòa , và thậm chí bị bách hại vì chính đạo , chỉ có con đường theo Chúa , con đường vác thập giá mình , từ bỏ chính mình mà theo Chúa thì chúng ta mới mong được sống trên thiên đàng với các Ngài.
Lòng đạo đức của mỗi người chúng ta không chỉ dừng những tấm ảnh bên ngoài mà chúng ta đồng thời phài siêng năng cầu nguyện với các Ngài , năng chạy đến với Chúa ,kín múc ân sủng của Chúa, ân sủng của lòng Thương xót Chúa.
Ngài kết luận Chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã ban cho chúng ta cho cộng đoàn LTX suốt 9 năm qua và xin cho mỗi gia đình chúng ta luôn biết sống quảng đại ,yêu thương nhau để mọi người nhận biết tình yêu thương từ lòng thương xót Chúa.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ .
Mừng kính các Thánh Nam nữ bổn mang và kỷ niệm 9 năm thành lập Cộng đoàn LTX Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa , vì mỗi buổi chiều suốt 9 năm qua , Chúa đã cho cộng đoàn chúng con được hưởng bầu khi yêu thương thánh thiện khi đến với ngôi thánh đường, cảm nhận được tình yêu bao la từ lòng thương xót của Chúa.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Giáo xứ Tây Ninh: Thánh Lễ Cầu Cho Các đẳng Linh hồn
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
09:46 02/11/2018
Hằng năm, cứ vào những ngày đầu tháng 11, khi tiết trời vào thu, hàng cây thay lá, Giáo Hội lại nhắc chúng ta nhớ đến cùng đích đời đời của mỗi người là Nước Trời. Như lời bài hát: “Cuộc sống này chỉ thay đổi mà không mất đi. ”
Giáo Hội dành riêng tháng 11 để dạy mỗi người bày tỏ lòng thảo hiếu, biết ơn Ông bà tổ tiên, đồng thời nhắc các tín hữu chuẩn bị cho ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Kính nhớ ông bà tổ tiên là nét đẹp trong văn hoá Việt Nam. Việc bày tỏ lòng thảo hiếu không chỉ là văn hoá mà còn là Đạo hiếu, Đạo làm người. Phận làm con, chúng ta không thể kể hết, không thể đo đếm được công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha: “Công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
< ahref='http://www.flickr.com/photos/137123395@N05/sets/72157702973298994/>Xem Hình
Theo truyền thống tốt đẹp của Người Công Giáo, cứ vào ngày mùng 2 tháng 11 hằng năm, Giáo xứ Tây Ninh đều tổ chức viếng Đất Thánh long trọng. Năm nay cuộc “hội ngộ” giữa kẻ sống và người đã khuất ở Đất Thánh Giáo xứ tại Ấp Bình Trung, xã Bình Minh, Tp Tây Ninh để dâng Thánh Lễ và viếng mộ chung cầu nguyện cho Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ. Dù rằng 16g30 Thánh lễ mới bắt đầu, nhưng ngay đầu giờ chiều Bà con đã có mặt tại Đất thánh trong đó có rất nhiều người là con cháu xa xứ lâu ngày mới trở về quê hương để thăm viếng Ông bà đang yên nghĩ tại đây. Thánh lễ hôm nay do Cha Gioan Võ Hoàn Sinh Chánh xứ chủ sự thánh lễ.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ mọi người tham dự đã quy tụ xung quang Lễ đài Dâng lên Mẹ Maria Nữ vương các đẳng linh hồn năm mươi sự thương khó của Chúa.
Lòng người như chùng xuống khi bước vào cổng Đất Thánh, bởi vì tất cả lo toan, bon chen cuộc đời đều được để lại sau lưng. Tâm hồn mọi người đều hướng về những người đang yên nghỉ nơi đây. Không gian thật ấm cúng khiến cộng đoàn cảm thấy gần gũi hơn với những người thân yêu đã ra đi, và lắng đọng tâm hồn tìm về với Chúa suối nguồn bình an. Bởi thế, trước đó, từ nhiều ngày qua, bà con giáo dân đều dành thời gian đến phần mộ của tổ tiên để chăm sóc, lau chùi, quét dọn sạch sẽ, trang hoàng lại cho ngôi mộ của người quá cố cho tươm tất, đẹp hơn.
Bà con tham dự Thánh lễ hôm nay rất đông đảo, có thể nói mọi người con dù đi làm ăn ở xa, học hành ở xa,… họ cũng tranh thủ về tham dự Thánh Lễ tại Đất Thánh nhân ngày hôm nay và viếng mộ Ông bà của mình. Điều đó cho thấy, người giáo dân Công Giáo nói chung và giáo dân Tây Ninh nói riêng rất hiếu kính đối với Ông bà tổ tiên, yêu mến sâu sắc người quá cố và trọng kính Thiên Chúa.Thánh Lễ hôm nay nhắc nhớ chúng ta sống thảo hiếu, sống trọn tình với người còn sống cũng như những người đã khuất. Chắc chắn đứng bên phần mộ người thân đã ra đi, những hình ảnh, những ký ức của người thân sẽ lại trở về với mỗi người.
Thường khi nói đến đất thánh, nghĩa trang, nghĩa địa… tùy theo thói quen gọi tên của mỗi địa phương, người ta nghĩ ngay đến một không gian lạnh lẽo, hoang vu, gây cảm giác sợ sệt và người ta luôn muốn tránh né nơi ấy. Thế nhưng nếu tham dự thánh lễ của người người Công Giáo tại các đất thánh dành cho người đã qua đời, nhất là trong những ngày tháng 11 này, chắc chắn những cảm nhận sẽ hoàn toàn ngược lại.
Hôm nay tại đất thánh Tây Ninh, khung cảnh vẫn là những nấm mộ hàng hàng lớp lớp nhưng những người sống cảm thấy gần gũi và thân thương với những người đã chết. Không phải số người đông đảo có mặt tại đất thánh này xua đi cái lạnh lẽo như người ta vốn nghĩ, nhưng quan trọng nhất là chính niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chính niềm tin vào mầu nhiệm các thánh thông công trong giáo hội, niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại đã làm cho người sống và người chết gần nhau hơn.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, quý Cha và Cộng đoàn sốt sắng đọc một kinh Lạy Cha, một Kinh Tin Kính cầu nguyện cho các linh hồn. Quý Ban phụ trách Âm thanh, Ánh sáng, Phụng vụ, giữ xe…cùng Quý Dì cộng đoàn Mến Thánh Giá Chợ Quán Tây Ninh rất vất vả lo chu toàn phận sự phục vụ cộng đoàn thật tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc trong với Phép lành cuối lễ của Linh mục chủ tế với Ơn Đại xá nhường lại cho các đẳng linh hồn.
Trước khi ra về nhiều người lại tranh thủ đến gặp người thân, để đọc thêm đôi câu kinh, tâm sự một đôi lời thân ái … Ước mong sao, người Kitô hữu, người Công Giáo hãy sống sao cho mỗi lần tháng 11 về, mỗi lần ra thăm mộ, mỗi người không phải áy náy hối hận, không còn những giọt nước mắt muộn màng. Muốn vậy thì ngay bây giờ, xin mọi người hãy sống với nhau cho tròn đầy: Thảo hiếu với Mẹ Cha, hiền hòa với nhau trong gia đình, hài hòa với mọi người và phải lo cho sự ra đi lần cuối của mình nữa.
Xin Chúa cho mỗi người chúng con, đừng quên cùng đích cuộc đời của mình nhưng luôn biết chuẩn bị sẵn sàng cho ngày trở về, để khi ngày ấy đến, chúng ta thanh thản ra đi mà không phải hối tiếc.
Nguyện xin Thiên Chúa đoái thương và cho các linh hồn mau được hưởng nhan thánh Chúa !
Và để tạo điều kiện cho các Đẳng lãnh nhận thêm nhiều Ơn Đại xá qua việc thăm viếng Đất thánh của thân nhân các đẳng, trong tuần Cha Chánh xứ sẽ dâng thánh lễ tại Đất Thánh từ chiều thứ hai đến chiều thứ sáu, bắt đầu lúc 16g30 hàng ngày trong tuần.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường.
Thánh Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Tại Nghĩa Trang Các Giáo Sĩ Tại Huế
Trương Cao Minh Trí
09:52 02/11/2018
Tháng 11 được các tín hữu Công Giáo dành để cầu nguyện cho những người thân, bạn hữu đã qua đời, đặc biệt là tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đồng thời, thời gian này cũng là lúc để mỗi người chúng ta tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục của các bậc tiền nhân, sống mầu nhiệm các thánh thông công, làm mới lại mối giây liên lạc với các vị qua việc đọc kinh, tham dự thánh lễ, viếng nghĩa trang... Với ý nghĩa đó, sáng ngày 2 tháng 11, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện cho các Đức Giám Mục, Linh mục đã qua đời tại nghĩa trang các giáo sĩ (Thiên Thai, TP. Huế). Cùng đồng tế với Ngài còn có Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Huế, linh mục Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh và các linh mục trong địa phận.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắc nhở mỗi người chúng ta nhớ về công ơn sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có đôi khi vì thân phận hữu hạn và bất toàn, chúng ta đã thiếu vuông tròn trong bổn phận hiếu kính với các ngài. Đồng thời cái chết của họ cũng là bài học để mỗi người chúng ta nhận ra thân phận yếu đuối của con người, từ đó sống tinh thần phục vụ, yêu thương tha nhân để mai sau không phải hối tiếc khi đứng trước Tòa Phán Xét.
Trong bài giảng lễ hôm nay, linh mục Đaminh Phan Hưng chia sẻ: Tháng 11 là tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời, đồng thời cũng là tháng đền ơn đáp nghĩa, tháng của sự vuông tròn chữ hiếu đối với các bậc tiền nhân như ông bà, cha mẹ, đặc biệt là các Đức Giám Mục, Linh mục, các tu sĩ nam nữ. Khi nhìn những nấm mồ quanh đây, chúng ta lại nhớ về những lời vang vọng của Chúa trên đồi Bát Phúc năm xưa, và bây giờ những lời đó lại vang dội lại trên đồi núi Thiên Thai này. Các bậc tiền nhân của chúng ta đã một thời sống chết cho cái bản Hiến chương Nước Trời này. Là con cháu, chúng ta phải nốt gót cha ông để sống theo cái chân lý của trời cao. Đồi cao, núi cao , Thiên Chúa có vẻ thích đồi núi để gửi trao sứ điệp. Tám mối phúc thật được công bố trên đồi Bát Phúc đã mở ra cái chân trời bát ngát bao la, đem lại một cuộc sống rộng mở, tự do, đầy hứng khởi của Thần Khí. Người nghèo, người đói khát, người khóc lóc, người hiền lành, người trong sạch, người công chính, người bị bách hại được tuyên bố là có phúc thật sự. Bởi vì họ được Thiên Chúa thương yêu, đi vào cái quỹ đạo của Thiên Chúa, đi vào cái logic nghịch lý của Người, những ai thua sẽ trở thành thắng, mất lại được và chết lại sống. Cho nên đúng là phải nhấc lòng nhấc trí lên cao, phải ái mộ những sự trên trời thì mới thấy Tám mối phúc thật vốn không phải là những thứ hạnh phúc giả, rẻ tiền, dễ dãi như kiểu mì ăn liền mà đó là thứ hạnh phúc đòi hỏi phải trả giá rất đắt, có khi phải trả giá bằng cả một cuộc đời. Mọi thứ trên trần gian đều không đáng để cậy dựa vào, chỉ có Bát phúc mới là phúc thật. Đứng trước nấm mồ của các Đức Giám Mục, Linh mục, bao nam nữ tu sĩ, bao anh chị em giáo dân đồng đạo trên ngọn đồi Thiên Thai cũng như ở các nghĩa trang trên khắp Tổng Giáo phận nhà. Nhìn nấm mộ của các Ngài, chúng ta là con cháu được mời gọi học chuyện của người xưa, học những điều kỳ diệu mà Chúa đã làm nơi các Ngài, học cái cách gạn đục khơi trong khi chọn cách sống theo bài giảng trên núi Bát phúc, học cái lối vận hành nơi các Ngài, khởi đi từ cuộc Vượt qua, đi từ bóng tối đến ánh sáng, đi từ sự chết đến sự sống và sống rất phong nhiên. Khi còn sống các Ngài đã hạnh phúc vì có Chúa là tất cả. Và nay khi đã qua đời thì các Ngài có Chúa là nguồn sung mãn, là phúc thật ở trên quê trời. Kết thúc bài giảng, cha Đaminh đã thay lời cộng đoàn có mặt ở Thiên Thai tạ ơn Chúa vì đã ban cho tất cả chúng ta những bậc tiền nhân gương mẫu, tạ ơn Chúa vì đã ban các Ngài cho chúng ta. Ngài cũng gửi lời tri ân đến các bậc tiền bối đã đổ máu đào, mồ hôi, nước mắt để xây dựng giáo hội, giáo phận và đem lại cho chúng ta một di sản lớn lao, vô giá. Ơn sâu nghĩa nặng biết bao, con cháu nguyện không làm hổ thẹn các bậc cha ông.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh cùng Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và các linh muc đồng tế dâng hoa và hương lên mộ phần của Cố Đức Giám Mục Eugene Maria Joseph Allys cũng như là các linh mục đã qua đời.
Trương Cao Minh Trí
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắc nhở mỗi người chúng ta nhớ về công ơn sinh thành và dưỡng dục của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có đôi khi vì thân phận hữu hạn và bất toàn, chúng ta đã thiếu vuông tròn trong bổn phận hiếu kính với các ngài. Đồng thời cái chết của họ cũng là bài học để mỗi người chúng ta nhận ra thân phận yếu đuối của con người, từ đó sống tinh thần phục vụ, yêu thương tha nhân để mai sau không phải hối tiếc khi đứng trước Tòa Phán Xét.
Trong bài giảng lễ hôm nay, linh mục Đaminh Phan Hưng chia sẻ: Tháng 11 là tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời, đồng thời cũng là tháng đền ơn đáp nghĩa, tháng của sự vuông tròn chữ hiếu đối với các bậc tiền nhân như ông bà, cha mẹ, đặc biệt là các Đức Giám Mục, Linh mục, các tu sĩ nam nữ. Khi nhìn những nấm mồ quanh đây, chúng ta lại nhớ về những lời vang vọng của Chúa trên đồi Bát Phúc năm xưa, và bây giờ những lời đó lại vang dội lại trên đồi núi Thiên Thai này. Các bậc tiền nhân của chúng ta đã một thời sống chết cho cái bản Hiến chương Nước Trời này. Là con cháu, chúng ta phải nốt gót cha ông để sống theo cái chân lý của trời cao. Đồi cao, núi cao , Thiên Chúa có vẻ thích đồi núi để gửi trao sứ điệp. Tám mối phúc thật được công bố trên đồi Bát Phúc đã mở ra cái chân trời bát ngát bao la, đem lại một cuộc sống rộng mở, tự do, đầy hứng khởi của Thần Khí. Người nghèo, người đói khát, người khóc lóc, người hiền lành, người trong sạch, người công chính, người bị bách hại được tuyên bố là có phúc thật sự. Bởi vì họ được Thiên Chúa thương yêu, đi vào cái quỹ đạo của Thiên Chúa, đi vào cái logic nghịch lý của Người, những ai thua sẽ trở thành thắng, mất lại được và chết lại sống. Cho nên đúng là phải nhấc lòng nhấc trí lên cao, phải ái mộ những sự trên trời thì mới thấy Tám mối phúc thật vốn không phải là những thứ hạnh phúc giả, rẻ tiền, dễ dãi như kiểu mì ăn liền mà đó là thứ hạnh phúc đòi hỏi phải trả giá rất đắt, có khi phải trả giá bằng cả một cuộc đời. Mọi thứ trên trần gian đều không đáng để cậy dựa vào, chỉ có Bát phúc mới là phúc thật. Đứng trước nấm mồ của các Đức Giám Mục, Linh mục, bao nam nữ tu sĩ, bao anh chị em giáo dân đồng đạo trên ngọn đồi Thiên Thai cũng như ở các nghĩa trang trên khắp Tổng Giáo phận nhà. Nhìn nấm mộ của các Ngài, chúng ta là con cháu được mời gọi học chuyện của người xưa, học những điều kỳ diệu mà Chúa đã làm nơi các Ngài, học cái cách gạn đục khơi trong khi chọn cách sống theo bài giảng trên núi Bát phúc, học cái lối vận hành nơi các Ngài, khởi đi từ cuộc Vượt qua, đi từ bóng tối đến ánh sáng, đi từ sự chết đến sự sống và sống rất phong nhiên. Khi còn sống các Ngài đã hạnh phúc vì có Chúa là tất cả. Và nay khi đã qua đời thì các Ngài có Chúa là nguồn sung mãn, là phúc thật ở trên quê trời. Kết thúc bài giảng, cha Đaminh đã thay lời cộng đoàn có mặt ở Thiên Thai tạ ơn Chúa vì đã ban cho tất cả chúng ta những bậc tiền nhân gương mẫu, tạ ơn Chúa vì đã ban các Ngài cho chúng ta. Ngài cũng gửi lời tri ân đến các bậc tiền bối đã đổ máu đào, mồ hôi, nước mắt để xây dựng giáo hội, giáo phận và đem lại cho chúng ta một di sản lớn lao, vô giá. Ơn sâu nghĩa nặng biết bao, con cháu nguyện không làm hổ thẹn các bậc cha ông.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh cùng Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng và các linh muc đồng tế dâng hoa và hương lên mộ phần của Cố Đức Giám Mục Eugene Maria Joseph Allys cũng như là các linh mục đã qua đời.
Trương Cao Minh Trí
Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Bào Đệ tại Melbourne
Trần Văn Minh
15:51 02/11/2018
Melbourne, vào lúc 7:30 tối 2/11/2018. Tại Nhà thờ Thánh Giuse số 46 Otter St. Vùng Collingwood. Cộng đoàn Công Giáo Thánh Gioan Hoan cùng Cộng đồng Công Giáo TGP Melbourne đã tổ chức dâng Thánh lễ đồng tế lễ giỗ cầu nguyện cho Cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Bào đệ là Ông Cố vấn Giacobe Ngô Đình Nhu.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Peter Hoàng Kim Huy Chánh xứ Đức Mẹ Thánh Giá Phương Nam chủ tế và Linh mục Phạm Minh Ước SJ đồng tế. Ca đoàn Cung Chiều phụ trách Thánh Ca và phụng vụ lời Chúa qua các bài đọc và đáp ca. Đông đảo đồng bào không kể tôn giáo đã đến dâng lễ và thắp hương. Phía quan khách chúng tôi nhận thấy có: Bà Phượng Vỹ đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria. Ông Nguyễn Ngọc Trúc Đại diện Công đồng Công Giáo Việt Nam. Ông Hoàng Chính Đan đại diện cho Hội Cựu Quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và các hội đoàn đoàn thể trong cộng đồng.
Trước khi cử hành thánh lễ, hai vị linh mục đã đến thắp hương trước di ảnh của Cố Tổng thống đặt trên khu bên trái bàn thờ, được trang trí tuy đơn sơ nhưng thật trang trọng, với cờ Úc Việt và cờ Hội thánh.
Linh mục Hoàng Kim Huy ngỏ lời trước toàn thể mọi người rằng: Mấy lúc gần đây, dư luận đã rộ lên tìm về tiểu sử của Ngô Tổng Thống. Phải chăng, những tấm gương sống, qua việc điều hành đất nước, những phát biểu mang tính cách tiên tri của Ngài. Nhất là xã hội hiện nay đang đi xuống ở mọi lãnh vực! Đã khiến người ta nhớ đến một vị anh hùng hy sinh vì quốc gia, dân tộc của lịch sử cận đại mà tiếc nuối.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng Ngày Lễ Các Linh Hồn, và cũng là ngày giỗ của Cố Tổng Thống. Linh mục Phạm Minh Ước đã nói về cuộc đời của Ngô Tổng Thống. Những sử liệu đã được bạch hóa, không có những điều mà báo chí đã cố tình bôi nhọ, viết sai lệch để hướng dư luận về một vị tổng thống với nhiều lỗi lầm. Và thời gian đã chứng minh về lòng yêu nước, yêu dân tộc, không muốn bị đô hộ và bị thuộc hạ thảm sát.
Cuối lễ, trước khi mọi người lên dâng hương, một đoạn phim nói về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của Ngô Tổng Thống đã được chiếu lại trên màn ảnh cho mọi người cùng coi. Tiếp đến, ông Trần Ngọc Cẩn đã cám ơn và mời mọi người lên dâng hương trước di ảnh của Cố Tổng Thống. Và mời mọi người ghé hội trường để uống trà hàn huyên.
Xem hình
Thánh lễ do Linh mục Peter Hoàng Kim Huy Chánh xứ Đức Mẹ Thánh Giá Phương Nam chủ tế và Linh mục Phạm Minh Ước SJ đồng tế. Ca đoàn Cung Chiều phụ trách Thánh Ca và phụng vụ lời Chúa qua các bài đọc và đáp ca. Đông đảo đồng bào không kể tôn giáo đã đến dâng lễ và thắp hương. Phía quan khách chúng tôi nhận thấy có: Bà Phượng Vỹ đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria. Ông Nguyễn Ngọc Trúc Đại diện Công đồng Công Giáo Việt Nam. Ông Hoàng Chính Đan đại diện cho Hội Cựu Quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và các hội đoàn đoàn thể trong cộng đồng.
Trước khi cử hành thánh lễ, hai vị linh mục đã đến thắp hương trước di ảnh của Cố Tổng thống đặt trên khu bên trái bàn thờ, được trang trí tuy đơn sơ nhưng thật trang trọng, với cờ Úc Việt và cờ Hội thánh.
Linh mục Hoàng Kim Huy ngỏ lời trước toàn thể mọi người rằng: Mấy lúc gần đây, dư luận đã rộ lên tìm về tiểu sử của Ngô Tổng Thống. Phải chăng, những tấm gương sống, qua việc điều hành đất nước, những phát biểu mang tính cách tiên tri của Ngài. Nhất là xã hội hiện nay đang đi xuống ở mọi lãnh vực! Đã khiến người ta nhớ đến một vị anh hùng hy sinh vì quốc gia, dân tộc của lịch sử cận đại mà tiếc nuối.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng Ngày Lễ Các Linh Hồn, và cũng là ngày giỗ của Cố Tổng Thống. Linh mục Phạm Minh Ước đã nói về cuộc đời của Ngô Tổng Thống. Những sử liệu đã được bạch hóa, không có những điều mà báo chí đã cố tình bôi nhọ, viết sai lệch để hướng dư luận về một vị tổng thống với nhiều lỗi lầm. Và thời gian đã chứng minh về lòng yêu nước, yêu dân tộc, không muốn bị đô hộ và bị thuộc hạ thảm sát.
Cuối lễ, trước khi mọi người lên dâng hương, một đoạn phim nói về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời của Ngô Tổng Thống đã được chiếu lại trên màn ảnh cho mọi người cùng coi. Tiếp đến, ông Trần Ngọc Cẩn đã cám ơn và mời mọi người lên dâng hương trước di ảnh của Cố Tổng Thống. Và mời mọi người ghé hội trường để uống trà hàn huyên.
Văn Hóa
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của Raissa Maritain, Lời Nói Đầu của Jacques Maritain
Vũ Văn An
18:48 02/11/2018
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha
Raissa Maritain
Nguyên Bản Tiếng Pháp “Notes sur le Pater”
do Nhà Desclée de Brouwer, Paris, France, ấn hành năm 1962
Lời Nói Đầu Của Jacques Maritain
Trong một buổi hội ngộ ở Kolbsheim, cách nay 10 năm, chúng tôi có thảo luận với một nhóm bạn bè các tựa sách để cho vào một bộ sưu tập mới. Lúc đó, Raissa tình cờ nói ở một lúc nào đó trong câu chuyện đàm đạo: “Há chúng ta không nên có một cuốn sách về cầu nguyện, đại khái như Chiêm Niệm Trên Khắp Nẻo Đường Thế Giới ư?” Nghe thấy thế, Louis Gardet phát biểu đây chính là điều đang cần và Raissa nên viết cuốn đó. Sau đó, nàng luôn nghĩ đến dự án này, một dự án nàng không thể thực hiện vì thử thách bệnh tật, với những đau đớn không ngừng, luôn tàn phá con người nhỏ bé của chúng ta. Nhưng mỗi lần có thể, nàng đều ghi xuống các ý nghĩ chuẩn bị cho cuốn Chiêm Niệm Trên Khắp Nẻo Đường Thế Giới, những ý nghĩ xuất hiện với nàng trong lúc cầu nguyện và một số đã gây dấu ấn đặc biệt sâu sắc lên tâm trí nàng.
Những ghi chú trên, những ghi chú mà đôi khi nàng viết đi viết lại dưới dạng bản thảo và là các ghi chú nàng có ý định làm việc tới lui để hoàn tất, nhưng than ôi, chúng đã rơi vào tay tôi để chép lại và xếp đặt cho có thứ tự. Các ý tưởng tạo thành phần thứ nhất của cuốn sách đã được gom lại với nhau dưới tựa đề Các Ghi Chú Về Kinh Lạy Cha. Tôi tin việc công bố chúng riêng ra là điều thích đáng vì chúng quả đủ để tạo thành một toàn bộ. Tôi xác tín rằng chúng sẽ giúp những ai thích suy niệm bước sâu hơn vào kho tàng bất tận của lời cầu nguyện hết sức hoàn hảo mà chính Chúa Kitô đã dạy chúng ta và là lời cầu nguyện trên hết mọi lời cầu nguyện khác.
Để phù hợp với ý nguyện minh nhiên của Raissa -- về việc này, chúng tôi luôn trình cho nhau những điều chúng tôi viết – tôi đã lãnh trách nhiệm bổ túc công trình của nàng ở những chỗ cần thiết. Có khi là vấn đề sự việc rõ ràng đã được hàm ngụ trong các thể tài nàng có ý định bàn tới và chỉ còn thiếu khai triển mà thôi – nhất là những sự việc nàng nói với tôi trong nhiều dịp và là những sự việc tôi nhớ rất chính xác: trong những trường hợp như thế, tôi chỉ đơn giản hoà nhập chúng vào bản văn (1), vì chắc mẩm là mình phát biểu đúng ý nghĩ của nàng.
Có khi là vấn đề sự việc dường như do các suy tư của nàng gây ra nhưng không được chúng tôi thảo luận bằng lời một cách minh nhiên, hoặc chúng không được hàm ngụ rõ ràng trong kế hoạch của nàng như tôi được biết: trong những trường hợp như thế, tôi sử dụng một dấu hiệu in ấn đặc biệt để ghi chú rằng các thêm thắt này không có phần đóng góp của nàng, dù tôi chỉ đưa vào với ý nghĩ có lẽ nàng chấp thuận.
Ước mong, tôi hy vọng thế, không lúc nào trong diễn trình của công trình này, tôi đi ra ngoài sự giúp đỡ và gợi hứng của nàng.
JACQUES MARITAIN
Fraternité, Toulouse, 1961
(1) Cũng thế, đối với tôi, xem ra vô ích khi phải phân biệt các trích dẫn trong các ghi chú của nàng và các ghi chú tôi thêm vào (mặc dù các trích dẫn của nàng, khác với các trích dẫn khác, quả có đóng một vai trò trong việc chuyển dịch các suy tư của nàng).
Kỳ sau: Chương I: Kinh Lạy Cha
Raissa Maritain
Nguyên Bản Tiếng Pháp “Notes sur le Pater”
do Nhà Desclée de Brouwer, Paris, France, ấn hành năm 1962
Lời Nói Đầu Của Jacques Maritain
Trong một buổi hội ngộ ở Kolbsheim, cách nay 10 năm, chúng tôi có thảo luận với một nhóm bạn bè các tựa sách để cho vào một bộ sưu tập mới. Lúc đó, Raissa tình cờ nói ở một lúc nào đó trong câu chuyện đàm đạo: “Há chúng ta không nên có một cuốn sách về cầu nguyện, đại khái như Chiêm Niệm Trên Khắp Nẻo Đường Thế Giới ư?” Nghe thấy thế, Louis Gardet phát biểu đây chính là điều đang cần và Raissa nên viết cuốn đó. Sau đó, nàng luôn nghĩ đến dự án này, một dự án nàng không thể thực hiện vì thử thách bệnh tật, với những đau đớn không ngừng, luôn tàn phá con người nhỏ bé của chúng ta. Nhưng mỗi lần có thể, nàng đều ghi xuống các ý nghĩ chuẩn bị cho cuốn Chiêm Niệm Trên Khắp Nẻo Đường Thế Giới, những ý nghĩ xuất hiện với nàng trong lúc cầu nguyện và một số đã gây dấu ấn đặc biệt sâu sắc lên tâm trí nàng.
Những ghi chú trên, những ghi chú mà đôi khi nàng viết đi viết lại dưới dạng bản thảo và là các ghi chú nàng có ý định làm việc tới lui để hoàn tất, nhưng than ôi, chúng đã rơi vào tay tôi để chép lại và xếp đặt cho có thứ tự. Các ý tưởng tạo thành phần thứ nhất của cuốn sách đã được gom lại với nhau dưới tựa đề Các Ghi Chú Về Kinh Lạy Cha. Tôi tin việc công bố chúng riêng ra là điều thích đáng vì chúng quả đủ để tạo thành một toàn bộ. Tôi xác tín rằng chúng sẽ giúp những ai thích suy niệm bước sâu hơn vào kho tàng bất tận của lời cầu nguyện hết sức hoàn hảo mà chính Chúa Kitô đã dạy chúng ta và là lời cầu nguyện trên hết mọi lời cầu nguyện khác.
Để phù hợp với ý nguyện minh nhiên của Raissa -- về việc này, chúng tôi luôn trình cho nhau những điều chúng tôi viết – tôi đã lãnh trách nhiệm bổ túc công trình của nàng ở những chỗ cần thiết. Có khi là vấn đề sự việc rõ ràng đã được hàm ngụ trong các thể tài nàng có ý định bàn tới và chỉ còn thiếu khai triển mà thôi – nhất là những sự việc nàng nói với tôi trong nhiều dịp và là những sự việc tôi nhớ rất chính xác: trong những trường hợp như thế, tôi chỉ đơn giản hoà nhập chúng vào bản văn (1), vì chắc mẩm là mình phát biểu đúng ý nghĩ của nàng.
Có khi là vấn đề sự việc dường như do các suy tư của nàng gây ra nhưng không được chúng tôi thảo luận bằng lời một cách minh nhiên, hoặc chúng không được hàm ngụ rõ ràng trong kế hoạch của nàng như tôi được biết: trong những trường hợp như thế, tôi sử dụng một dấu hiệu in ấn đặc biệt để ghi chú rằng các thêm thắt này không có phần đóng góp của nàng, dù tôi chỉ đưa vào với ý nghĩ có lẽ nàng chấp thuận.
Ước mong, tôi hy vọng thế, không lúc nào trong diễn trình của công trình này, tôi đi ra ngoài sự giúp đỡ và gợi hứng của nàng.
JACQUES MARITAIN
Fraternité, Toulouse, 1961
(1) Cũng thế, đối với tôi, xem ra vô ích khi phải phân biệt các trích dẫn trong các ghi chú của nàng và các ghi chú tôi thêm vào (mặc dù các trích dẫn của nàng, khác với các trích dẫn khác, quả có đóng một vai trò trong việc chuyển dịch các suy tư của nàng).
Kỳ sau: Chương I: Kinh Lạy Cha