Phụng Vụ - Mục Vụ
Không được xét đoán
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
13:06 04/11/2008
KHÔNG ĐƯỢC XÉT ĐOÁN
Bà Maria Agatha Simma chào đời ngày 5-2-1915 tại Sonntag, nước Áo, trong gia đình Công Giáo nghèo thật nghèo. Bà có lòng yêu thương cách riêng các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Vì thế, THIÊN CHÚA chọn bà làm vị tông đồ giúp đỡ các Linh Hồn. Chúa cho phép các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình hiện về xin bà cầu nguyện hoặc làm việc đền bù phạt tạ thay cho các ngài.
Thế nhưng chứng từ sau đây của bà Maria Agatha Simma mang sắc thái đặc thù. Đó là giáo huấn:
- Không nên xét đoán và kết án người khác. Chỉ THIÊN CHÚA là Vị Thẩm Phán duy nhất có toàn quyền và là Đấng Chí Công.
Năm 1954, một người đàn ông đến gặp tôi và hỏi về số phận của hai người quá cố trong làng. Ông nói:
- Tôi nóng lòng muốn biết câu trả lời của bà ra sao về số phận của hai người này?
Tôi hỏi tại sao thì ông chỉ im lặng. Năm ấy - 1954 - là Năm Thánh Mẫu (mừng 100 năm công bố tín điều Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội 1854-1954) nên tôi lãnh nhiều hồng phúc liên lạc với các Đẳng Linh Hồn, cũng như nhiều Linh Hồn được đặc ân hiện về với tôi. Một tháng sau, tôi có thể trả lời cho thắc mắc của ông. Tôi nói:
- Bà S. đã được giải thoát khỏi Lửa Luyện Hình, trong khi ông H. vẫn còn nằm sâu trong đáy Luyện Ngục!
Nghe vậy, ông lắc đầu không tin và nói:
- Chuyện không thể xảy ra như thế! Bà S. bị chết nơi nhà thương vì cuộc phá thai không thành. Vậy mà bà đã ra khỏi Lửa Luyện Tội ư? Trong khi ông H. là người luôn đến nhà thờ thật sớm và ra về thật trễ, vậy mà vẫn còn nằm nơi chót cùng của Luyện Ngục sao? Không thể được!
Tôi hơi lúng túng nên nói với ông:
- Năm nay (1954) là Năm Thánh Mẫu. Tôi nhận được rất nhiều giải đáp cho các trường hợp khác nhau. Có lẽ vì thế mà tôi lẫn lộn các tên tuổi và các trường hợp chăng? Thôi được, xin ông ráng đợi, tôi sẽ kiểm chứng.
Tôi lập lại câu hỏi và các Linh Hồn trả lời cho tôi y như lần trước. Tôi liền thông báo cho người đàn ông biết. Nhưng ông vẫn một mực không tin nơi câu trả lời của tôi. Ông là người cùng làng với ông H. và bà S. Và gần một nửa dân làng xôn xao về câu trả lời của tôi, khi họ được biết:
- Bà S. chết vì phá thai nhưng đã được lên Thiên Đàng, trong khi ông H. - nổi tiếng đạo đức, siêng năng tham dự Thánh Lễ - lại còn ở dưới đáy Luyện Ngục!
Nhưng tôi đành chịu, không biết phản ứng ra sao. Bởi vì, sự thật luôn luôn là sự thật. Tôi không thể nói ngược lại những gì tôi được tỏ lộ cho biết là đúng.
Thời gian ngắn sau đó, một phụ nữ cùng làng với ông H. và bà S. đến gặp tôi và nói:
Tôi biết rõ ông H. và bà S. Cả làng gần như xôn xao về câu trả lời của bà. Phần tôi, trái lại, tôi hoàn toàn đồng ý với bà. Tôi có thể quả quyết với bà rằng: tôi biết rõ bà S. như thể bà là em gái tôi. Bà S. rất yếu về mặt tâm lý - đúng như thế - nhưng bà đã phải đau khổ quá nhiều. Điều này một phần đến từ di truyền. Bà ta chết vì đã phá thai - đúng như vậy - nhưng vị Linh Mục được mời đến giúp bà trong giờ sau hết làm chứng rằng:
- Tôi ước ao được chết trong tâm tình ăn năn thống hối thật lòng, y như người phụ nữ này!
Bà S. được ơn chết lành trong tay THIÊN CHÚA và được an táng đàng hoàng như các tín hữu Công Giáo khác trong làng.. Trong khi ông H. quả thật là ông đến nhà thờ trước mọi người và ra về sau mọi người, nhưng ông không ngừng chỉ trích chê bai mọi người. Điều làm tôi khó chịu chính là: vào ngày an táng bà S., ông H. tỏ ra bất bình nhất. Ông trề môi khinh bỉ nói:
- Cái thứ đàn bà bị chết vì phá thai như vậy, không xứng đáng được chôn nơi nghĩa trang Công Giáo của làng!
Nghe người phụ nữ cùng làng với bà S. và ông H. nói như thế, tôi thật an tâm vì biết mình không sai lầm. Tôi nói với bà:
- Nhờ lời bà, bây giờ tôi thấy vấn đề rõ ràng hơn. THIÊN CHÚA muốn cho chúng ta không kết án bất cứ ai. Ông H. đã nghiêm khắc kết án bà S. nhưng THIÊN CHÚA đã tỏ lòng nhân từ với ông, vì ông không bị trầm luân đời đời trong lửa hỏa ngục. Bởi vì,
Thật vô cùng nguy hiểm khi chúng ta cả lòng dám kết án người khác! Chỉ duy nhất THIÊN CHÚA là Đấng Chí Công Rất Thánh mới có quyền thưởng hay phạt con người mà thôi!
Chúng ta không được phép tuyên án bất cứ ai. Giả sử có 20 người phạm cùng một hành động, nhìn từ bên ngoài: thế nhưng lầm lỗi của mỗi người lại khác xa nhau. Bởi vì, phải lưu ý đến nhiều yếu tố khác nhau trước khi kết án. Chẳng hạn như: nền giáo dục, đặc tính di truyền, tầm hiểu biết, tình trạng sức khoẻ, nhân cách và ảnh hưởng ngoại tại. Nói tắt một lời, không bao giờ chúng ta có thể xét đoán, tuyên án kết tội!
... ”Anh chị em hãy đón nhận người yếu Đức Tin và đừng tranh luận với họ. Có người tin mình ăn được mọi thứ, có người vì yếu chỉ ăn rau. Người ăn đừng có khinh kẻ không ăn, còn kẻ không ăn cũng đừng xét đoán người ăn, vì THIÊN CHÚA đã đón nhận người ấy. Bạn là ai mà xét đoán người nhà của kẻ khác? Nó đứng hay nó ngã, đó là việc của chủ nó. Nhưng nó sẽ đứng, vì THIÊN CHÚA có khả năng làm cho nó đứng. . Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa; vì Đức GIÊSU KITÔ đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết. Thế mà bạn, sao bạn lại xét đoán người anh em? Và bạn nữa, sao bạn lại khinh dể người anh em? Quả thế, tất cả chúng ta sẽ phải ra trước Tòa THIÊN CHÚA, vì có lời chép rằng: ”THIÊN CHÚA phán: Ta lấy sự sống Ta mà thề: mọi người sẽ quỳ gối thờ lạy Ta, và mọi miệng lưỡi phải xưng tụng THIÊN CHÚA” Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt THIÊN CHÚA” (Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Roma 14,1-12).
(Maria Simma, ”Les Âmes du Purgatoire m'ont dit”, Editions du Parvis, 1990, trang 61-63)
Bà Maria Agatha Simma chào đời ngày 5-2-1915 tại Sonntag, nước Áo, trong gia đình Công Giáo nghèo thật nghèo. Bà có lòng yêu thương cách riêng các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Vì thế, THIÊN CHÚA chọn bà làm vị tông đồ giúp đỡ các Linh Hồn. Chúa cho phép các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình hiện về xin bà cầu nguyện hoặc làm việc đền bù phạt tạ thay cho các ngài.
Thế nhưng chứng từ sau đây của bà Maria Agatha Simma mang sắc thái đặc thù. Đó là giáo huấn:
- Không nên xét đoán và kết án người khác. Chỉ THIÊN CHÚA là Vị Thẩm Phán duy nhất có toàn quyền và là Đấng Chí Công.
Năm 1954, một người đàn ông đến gặp tôi và hỏi về số phận của hai người quá cố trong làng. Ông nói:
- Tôi nóng lòng muốn biết câu trả lời của bà ra sao về số phận của hai người này?
Tôi hỏi tại sao thì ông chỉ im lặng. Năm ấy - 1954 - là Năm Thánh Mẫu (mừng 100 năm công bố tín điều Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội 1854-1954) nên tôi lãnh nhiều hồng phúc liên lạc với các Đẳng Linh Hồn, cũng như nhiều Linh Hồn được đặc ân hiện về với tôi. Một tháng sau, tôi có thể trả lời cho thắc mắc của ông. Tôi nói:
- Bà S. đã được giải thoát khỏi Lửa Luyện Hình, trong khi ông H. vẫn còn nằm sâu trong đáy Luyện Ngục!
Nghe vậy, ông lắc đầu không tin và nói:
- Chuyện không thể xảy ra như thế! Bà S. bị chết nơi nhà thương vì cuộc phá thai không thành. Vậy mà bà đã ra khỏi Lửa Luyện Tội ư? Trong khi ông H. là người luôn đến nhà thờ thật sớm và ra về thật trễ, vậy mà vẫn còn nằm nơi chót cùng của Luyện Ngục sao? Không thể được!
Tôi hơi lúng túng nên nói với ông:
- Năm nay (1954) là Năm Thánh Mẫu. Tôi nhận được rất nhiều giải đáp cho các trường hợp khác nhau. Có lẽ vì thế mà tôi lẫn lộn các tên tuổi và các trường hợp chăng? Thôi được, xin ông ráng đợi, tôi sẽ kiểm chứng.
Tôi lập lại câu hỏi và các Linh Hồn trả lời cho tôi y như lần trước. Tôi liền thông báo cho người đàn ông biết. Nhưng ông vẫn một mực không tin nơi câu trả lời của tôi. Ông là người cùng làng với ông H. và bà S. Và gần một nửa dân làng xôn xao về câu trả lời của tôi, khi họ được biết:
- Bà S. chết vì phá thai nhưng đã được lên Thiên Đàng, trong khi ông H. - nổi tiếng đạo đức, siêng năng tham dự Thánh Lễ - lại còn ở dưới đáy Luyện Ngục!
Nhưng tôi đành chịu, không biết phản ứng ra sao. Bởi vì, sự thật luôn luôn là sự thật. Tôi không thể nói ngược lại những gì tôi được tỏ lộ cho biết là đúng.
Thời gian ngắn sau đó, một phụ nữ cùng làng với ông H. và bà S. đến gặp tôi và nói:
Tôi biết rõ ông H. và bà S. Cả làng gần như xôn xao về câu trả lời của bà. Phần tôi, trái lại, tôi hoàn toàn đồng ý với bà. Tôi có thể quả quyết với bà rằng: tôi biết rõ bà S. như thể bà là em gái tôi. Bà S. rất yếu về mặt tâm lý - đúng như thế - nhưng bà đã phải đau khổ quá nhiều. Điều này một phần đến từ di truyền. Bà ta chết vì đã phá thai - đúng như vậy - nhưng vị Linh Mục được mời đến giúp bà trong giờ sau hết làm chứng rằng:
- Tôi ước ao được chết trong tâm tình ăn năn thống hối thật lòng, y như người phụ nữ này!
Bà S. được ơn chết lành trong tay THIÊN CHÚA và được an táng đàng hoàng như các tín hữu Công Giáo khác trong làng.. Trong khi ông H. quả thật là ông đến nhà thờ trước mọi người và ra về sau mọi người, nhưng ông không ngừng chỉ trích chê bai mọi người. Điều làm tôi khó chịu chính là: vào ngày an táng bà S., ông H. tỏ ra bất bình nhất. Ông trề môi khinh bỉ nói:
- Cái thứ đàn bà bị chết vì phá thai như vậy, không xứng đáng được chôn nơi nghĩa trang Công Giáo của làng!
Nghe người phụ nữ cùng làng với bà S. và ông H. nói như thế, tôi thật an tâm vì biết mình không sai lầm. Tôi nói với bà:
- Nhờ lời bà, bây giờ tôi thấy vấn đề rõ ràng hơn. THIÊN CHÚA muốn cho chúng ta không kết án bất cứ ai. Ông H. đã nghiêm khắc kết án bà S. nhưng THIÊN CHÚA đã tỏ lòng nhân từ với ông, vì ông không bị trầm luân đời đời trong lửa hỏa ngục. Bởi vì,
Thật vô cùng nguy hiểm khi chúng ta cả lòng dám kết án người khác! Chỉ duy nhất THIÊN CHÚA là Đấng Chí Công Rất Thánh mới có quyền thưởng hay phạt con người mà thôi!
Chúng ta không được phép tuyên án bất cứ ai. Giả sử có 20 người phạm cùng một hành động, nhìn từ bên ngoài: thế nhưng lầm lỗi của mỗi người lại khác xa nhau. Bởi vì, phải lưu ý đến nhiều yếu tố khác nhau trước khi kết án. Chẳng hạn như: nền giáo dục, đặc tính di truyền, tầm hiểu biết, tình trạng sức khoẻ, nhân cách và ảnh hưởng ngoại tại. Nói tắt một lời, không bao giờ chúng ta có thể xét đoán, tuyên án kết tội!
... ”Anh chị em hãy đón nhận người yếu Đức Tin và đừng tranh luận với họ. Có người tin mình ăn được mọi thứ, có người vì yếu chỉ ăn rau. Người ăn đừng có khinh kẻ không ăn, còn kẻ không ăn cũng đừng xét đoán người ăn, vì THIÊN CHÚA đã đón nhận người ấy. Bạn là ai mà xét đoán người nhà của kẻ khác? Nó đứng hay nó ngã, đó là việc của chủ nó. Nhưng nó sẽ đứng, vì THIÊN CHÚA có khả năng làm cho nó đứng. . Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa; vì Đức GIÊSU KITÔ đã chết và sống lại chính là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết. Thế mà bạn, sao bạn lại xét đoán người anh em? Và bạn nữa, sao bạn lại khinh dể người anh em? Quả thế, tất cả chúng ta sẽ phải ra trước Tòa THIÊN CHÚA, vì có lời chép rằng: ”THIÊN CHÚA phán: Ta lấy sự sống Ta mà thề: mọi người sẽ quỳ gối thờ lạy Ta, và mọi miệng lưỡi phải xưng tụng THIÊN CHÚA” Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ phải trả lời về chính mình trước mặt THIÊN CHÚA” (Thư Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Roma 14,1-12).
(Maria Simma, ”Les Âmes du Purgatoire m'ont dit”, Editions du Parvis, 1990, trang 61-63)
Khấn cầu cho các đẳng linh hồn nơi luyện ngục
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
13:08 04/11/2008
KHẨN CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC
Linh Mục Jean de Charlier (1363-1429) - Jean de Gerson - thần học gia nổi tiếng nhân đức người Pháp. Cha từng làm Chưởng Ấn Đại Học Paris và là nhà đại thần bí cũng như đại giảng thuyết vào thế kỷ 15.
Trong một tác phẩm, Cha kể lại câu chuyện một bà Mẹ quá cố bị đứa con trai bỏ quên không cầu nguyện. THIÊN CHÚA Nhân Lành cho phép bà hiện về để xin con cầu nguyện cho bà sớm ra khỏi Lửa Luyện Hình, đồng thời khuyến khích con trai sống thánh thiện để được ơn chết lành.
Bà nói với con: ”Con ơi! Hỡi con dấu yêu! Xin con nhớ đến người Mẹ đáng thương đang chịu đau khổ trong Lửa Luyện Ngục. Con hãy nghĩ đến những cực hình mà Phép Công Thẳng THIÊN CHÚA bắt Mẹ phải đền bù vì tội lỗi Mẹ đã phạm khi còn sống. Nỗi đau đớn không nguôi lớn nhất chính là sự dằn vặt, lòng hối tiếc vì đã yêu mến quá ít THIÊN CHÚA là Đấng đã ban cho Mẹ không biết bao nhiêu ơn lành. Con biết không! Mẹ đã cả gan xúc phạm đến THIÊN CHÚA Cao Cả / Chí Tôn / Chí Thánh / Chí Công / Chí Sáng. THIÊN CHÚA là CHA rất đỗi dịu hiền quảng đại vô biên luôn luôn thi thố muôn ơn lành cho con cái! A! Tư tưởng này đè bẹp và giết Mẹ từng giây từng phút. Nó là con sâu rúc rỉa giống như lưỡi dao đâm thủng trái tim nhưng không làm cho chết, trái lại, cứ liên lĩ hành hạ ngày đêm khiến Mẹ đổ nước mắt bằng máu! Tuy nhiên Mẹ bị bắt buộc phải vừa đấm ngực ăn năn vừa cất tiếng kêu lên rằng: Lạy THIÊN CHÚA của con, Chúa thật là Đấng Công Thẳng và Nghiêm Minh. Nếu con phải chịu đau khổ cách dữ dằn như thế này là vì lỗi của con, lỗi của con mọi đàng! Vậy thì, hỡi con trai của Mẹ, nếu con còn yêu Mẹ, xin con hãy xót thương Mẹ, xin con hãy rút khỏi Mẹ lưỡi dao đâm và giải thoát Mẹ khỏi bị con sâu rúc rỉa và hãy mở cho Mẹ cửa trời. Sau cùng Mẹ xin con thêm một điều này nữa, hỡi con trai yêu dấu của Mẹ: con hãy phụng thờ THIÊN CHÚA cách chu đáo hơn Mẹ, để đến giờ chết, con được trọn lòng thống hối ăn năn”.
Trung thành với lời Mẹ khuyên, người con trai cầu nguyện thật nhiều cho hiền mẫu và đã sống thật thánh thiện. Đến phiên mình, chàng qua đời trong ơn nghĩa cùng THIÊN CHÚA.
.. Câu chuyện thứ hai cũng trong mối liên hệ Mẹ/Con nhưng bối cảnh đảo ngược. Chuyện do Linh Mục Thomas de Catimpré (1186-1243) kể. Cha Thomas de Catimpré là Kinh Sĩ trưởng nhà thờ Chính Tòa thành Liège, thuộc vương quốc Bỉ. Cha nói:
Trong gia tộc tôi có người Dì tuổi đã cao. Dì vừa mất đứa con trai dấu yêu, đứa con mà Dì đặt rất nhiều hy vọng sẽ chăm sóc phụng dưỡng Dì trong tuổi già. Bỗng đứa con lâm trọng bệnh và qua đời. Dì khóc lóc thảm thiết, khóc ròng rã ngày đêm, không ai an ủi được. Khóc đến độ gần như bị mù.
Thấy không thể nào đưa Dì trở về với lý luận và cuộc sống bình thường, tôi cổ động mọi người thân trong gia đình cùng hợp ý làm Tuần Cửu Nhật xin THIÊN CHÚA sáng soi cho Dì. Và THIÊN CHÚA Nhân Lành đã nhận lời.
Dì nằm mơ thấy trên đường đi có một nhóm bạn trẻ ăn mặc trang sức thật lộng lẫy. Dì chăm chú nhìn xem con trai Dì có trong nhóm không. Tìm hoài
kiếm mãi Dì mới thấy con mình đang lê-thê lết-thết nơi hàng cuối cùng. Chàng thanh niên mệt nhọc bước đi dưới sức chĩu nặng của bộ áo ướt sũng nước. Vừa ngạc nhiên vừa lo lắng, Dì cất tiếng hỏi:
- Ủa, con ơi, sao con lại ở mãi đàng sau, xa thật xa nhóm người lộng lẫy kia?
Chàng thanh niên đáp:
- Ồ, Mẹ biết không, con trễ tràng trên đường đi là vì những giọt nước mắt vô tích sự của Mẹ, những giọt nước mắt làm ướt đẫm áo con khiến nó trở nên thật nặng nề. Vậy xin hãy Mẹ ngưng khóc, vì những giọt nước mắt của Mẹ không mang lại ích lợi gì cho con. Nếu Mẹ muốn làm dứt hẳn đau khổ của con trên bước đường tiến về Thiên Quốc thì xin Mẹ hãy cầu nguyện thật nhiều, hãy bố thí cho người nghèo và xin dâng nhiều Thánh Lễ cầu cho con. Chính với các việc lành phúc đức này mà Mẹ giải thoát con khỏi chốn Luyện Hình và đưa con vào cuộc sống hạnh phúc muôn đời!
Giật mình thức giấc, Dì ngưng hẳn nước mắt khóc than. Ngay ngày hôm sau, Dì thi hành các điều con trai quá cố yêu dấu xin để mau mau giải thoát con khỏi Lửa Luyện Ngục.
... Câu chuyện thứ ba do nữ tu Marie de la Croix người Pháp kể lại. Chị qua đời trong hương thơm thánh thiện ngày 11-5-1917. 46 năm trước đó, một nữ tu cùng Dòng - Chị Marie Gabrielle - qua đời lúc mới 36 tuổi ngày 22-2-1871. Cả hai Chị sống trong một Tu Viện thuộc hạt Manche, Tây Bắc Pháp. Từ Luyện Ngục Chị Marie Gabrielle về nói chuyện với Chị Marie de la Croix từ năm 1874 đến năm 1890. Lúc sinh thời, Chị Marie Gabrielle coi thường tu luật và những lời bảo ban nhắc nhở do tình bác ái huynh đệ của Chị Marie de la Croix.
Xin trích thuật lời giải thích của Chị Marie Gabrielle về Ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2-11:
- Vào ngày Lễ Các Đẳng nhiều Linh Hồn được bỏ nơi đền tội để về Thiên Đàng và nhờ một Hồng Ân của THIÊN CHÚA, chỉ có ngày đó tất cả mọi Linh Hồn đang đau khổ - không trừ ai - kể cả những Linh Hồn bị giam trong Đại Luyện Ngục, đều được dự phần vào các kinh nguyện công khai của Thánh Giáo Hội. Nhưng mỗi Linh Hồn được bớt khổ nhiều hay ít tùy theo công nghiệp của họ. Kẻ được nhiều, người được ít, nhưng ai ai cũng cảm thấy hiệu quả của ơn phi thường này. Do Phép Công Thẳng của THIÊN CHÚA, nhiều Linh Hồn đau khổ đáng thương chỉ nhận được duy có sự giảm khổ này suốt trong những năm dài đăng đẳng mà họ phải giam trong Lửa Luyện Ngục. Không phải là ngày Lễ Các Đẳng có nhiều Linh Hồn được lên Thiên Đàng hơn cả, nhưng chính là Đêm Lễ Chúa Giáng Sinh 25-12.
Tháng 11 - Tháng Các Đẳng Linh Hồn - đã bắt đầu, xin các tín hữu Công Giáo nhớ cầu nguyện cho mọi người đã qua đời. Xin THIÊN CHÚA Nhân Lành sớm đưa các Linh Hồn vào nơi an nghỉ đời đời.
... ”Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn Lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Ngài. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông” (Thánh Vịnh 130 1-6).
(Abbé Berlioux, ”Un Mois avec nos amies les Âmes du Purgatoire”, 1880, 6ème Édition 2004, trang 13+51)
Linh Mục Jean de Charlier (1363-1429) - Jean de Gerson - thần học gia nổi tiếng nhân đức người Pháp. Cha từng làm Chưởng Ấn Đại Học Paris và là nhà đại thần bí cũng như đại giảng thuyết vào thế kỷ 15.
Trong một tác phẩm, Cha kể lại câu chuyện một bà Mẹ quá cố bị đứa con trai bỏ quên không cầu nguyện. THIÊN CHÚA Nhân Lành cho phép bà hiện về để xin con cầu nguyện cho bà sớm ra khỏi Lửa Luyện Hình, đồng thời khuyến khích con trai sống thánh thiện để được ơn chết lành.
Bà nói với con: ”Con ơi! Hỡi con dấu yêu! Xin con nhớ đến người Mẹ đáng thương đang chịu đau khổ trong Lửa Luyện Ngục. Con hãy nghĩ đến những cực hình mà Phép Công Thẳng THIÊN CHÚA bắt Mẹ phải đền bù vì tội lỗi Mẹ đã phạm khi còn sống. Nỗi đau đớn không nguôi lớn nhất chính là sự dằn vặt, lòng hối tiếc vì đã yêu mến quá ít THIÊN CHÚA là Đấng đã ban cho Mẹ không biết bao nhiêu ơn lành. Con biết không! Mẹ đã cả gan xúc phạm đến THIÊN CHÚA Cao Cả / Chí Tôn / Chí Thánh / Chí Công / Chí Sáng. THIÊN CHÚA là CHA rất đỗi dịu hiền quảng đại vô biên luôn luôn thi thố muôn ơn lành cho con cái! A! Tư tưởng này đè bẹp và giết Mẹ từng giây từng phút. Nó là con sâu rúc rỉa giống như lưỡi dao đâm thủng trái tim nhưng không làm cho chết, trái lại, cứ liên lĩ hành hạ ngày đêm khiến Mẹ đổ nước mắt bằng máu! Tuy nhiên Mẹ bị bắt buộc phải vừa đấm ngực ăn năn vừa cất tiếng kêu lên rằng: Lạy THIÊN CHÚA của con, Chúa thật là Đấng Công Thẳng và Nghiêm Minh. Nếu con phải chịu đau khổ cách dữ dằn như thế này là vì lỗi của con, lỗi của con mọi đàng! Vậy thì, hỡi con trai của Mẹ, nếu con còn yêu Mẹ, xin con hãy xót thương Mẹ, xin con hãy rút khỏi Mẹ lưỡi dao đâm và giải thoát Mẹ khỏi bị con sâu rúc rỉa và hãy mở cho Mẹ cửa trời. Sau cùng Mẹ xin con thêm một điều này nữa, hỡi con trai yêu dấu của Mẹ: con hãy phụng thờ THIÊN CHÚA cách chu đáo hơn Mẹ, để đến giờ chết, con được trọn lòng thống hối ăn năn”.
Trung thành với lời Mẹ khuyên, người con trai cầu nguyện thật nhiều cho hiền mẫu và đã sống thật thánh thiện. Đến phiên mình, chàng qua đời trong ơn nghĩa cùng THIÊN CHÚA.
.. Câu chuyện thứ hai cũng trong mối liên hệ Mẹ/Con nhưng bối cảnh đảo ngược. Chuyện do Linh Mục Thomas de Catimpré (1186-1243) kể. Cha Thomas de Catimpré là Kinh Sĩ trưởng nhà thờ Chính Tòa thành Liège, thuộc vương quốc Bỉ. Cha nói:
Trong gia tộc tôi có người Dì tuổi đã cao. Dì vừa mất đứa con trai dấu yêu, đứa con mà Dì đặt rất nhiều hy vọng sẽ chăm sóc phụng dưỡng Dì trong tuổi già. Bỗng đứa con lâm trọng bệnh và qua đời. Dì khóc lóc thảm thiết, khóc ròng rã ngày đêm, không ai an ủi được. Khóc đến độ gần như bị mù.
Thấy không thể nào đưa Dì trở về với lý luận và cuộc sống bình thường, tôi cổ động mọi người thân trong gia đình cùng hợp ý làm Tuần Cửu Nhật xin THIÊN CHÚA sáng soi cho Dì. Và THIÊN CHÚA Nhân Lành đã nhận lời.
Dì nằm mơ thấy trên đường đi có một nhóm bạn trẻ ăn mặc trang sức thật lộng lẫy. Dì chăm chú nhìn xem con trai Dì có trong nhóm không. Tìm hoài
kiếm mãi Dì mới thấy con mình đang lê-thê lết-thết nơi hàng cuối cùng. Chàng thanh niên mệt nhọc bước đi dưới sức chĩu nặng của bộ áo ướt sũng nước. Vừa ngạc nhiên vừa lo lắng, Dì cất tiếng hỏi:
- Ủa, con ơi, sao con lại ở mãi đàng sau, xa thật xa nhóm người lộng lẫy kia?
Chàng thanh niên đáp:
- Ồ, Mẹ biết không, con trễ tràng trên đường đi là vì những giọt nước mắt vô tích sự của Mẹ, những giọt nước mắt làm ướt đẫm áo con khiến nó trở nên thật nặng nề. Vậy xin hãy Mẹ ngưng khóc, vì những giọt nước mắt của Mẹ không mang lại ích lợi gì cho con. Nếu Mẹ muốn làm dứt hẳn đau khổ của con trên bước đường tiến về Thiên Quốc thì xin Mẹ hãy cầu nguyện thật nhiều, hãy bố thí cho người nghèo và xin dâng nhiều Thánh Lễ cầu cho con. Chính với các việc lành phúc đức này mà Mẹ giải thoát con khỏi chốn Luyện Hình và đưa con vào cuộc sống hạnh phúc muôn đời!
Giật mình thức giấc, Dì ngưng hẳn nước mắt khóc than. Ngay ngày hôm sau, Dì thi hành các điều con trai quá cố yêu dấu xin để mau mau giải thoát con khỏi Lửa Luyện Ngục.
... Câu chuyện thứ ba do nữ tu Marie de la Croix người Pháp kể lại. Chị qua đời trong hương thơm thánh thiện ngày 11-5-1917. 46 năm trước đó, một nữ tu cùng Dòng - Chị Marie Gabrielle - qua đời lúc mới 36 tuổi ngày 22-2-1871. Cả hai Chị sống trong một Tu Viện thuộc hạt Manche, Tây Bắc Pháp. Từ Luyện Ngục Chị Marie Gabrielle về nói chuyện với Chị Marie de la Croix từ năm 1874 đến năm 1890. Lúc sinh thời, Chị Marie Gabrielle coi thường tu luật và những lời bảo ban nhắc nhở do tình bác ái huynh đệ của Chị Marie de la Croix.
Xin trích thuật lời giải thích của Chị Marie Gabrielle về Ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2-11:
- Vào ngày Lễ Các Đẳng nhiều Linh Hồn được bỏ nơi đền tội để về Thiên Đàng và nhờ một Hồng Ân của THIÊN CHÚA, chỉ có ngày đó tất cả mọi Linh Hồn đang đau khổ - không trừ ai - kể cả những Linh Hồn bị giam trong Đại Luyện Ngục, đều được dự phần vào các kinh nguyện công khai của Thánh Giáo Hội. Nhưng mỗi Linh Hồn được bớt khổ nhiều hay ít tùy theo công nghiệp của họ. Kẻ được nhiều, người được ít, nhưng ai ai cũng cảm thấy hiệu quả của ơn phi thường này. Do Phép Công Thẳng của THIÊN CHÚA, nhiều Linh Hồn đau khổ đáng thương chỉ nhận được duy có sự giảm khổ này suốt trong những năm dài đăng đẳng mà họ phải giam trong Lửa Luyện Ngục. Không phải là ngày Lễ Các Đẳng có nhiều Linh Hồn được lên Thiên Đàng hơn cả, nhưng chính là Đêm Lễ Chúa Giáng Sinh 25-12.
Tháng 11 - Tháng Các Đẳng Linh Hồn - đã bắt đầu, xin các tín hữu Công Giáo nhớ cầu nguyện cho mọi người đã qua đời. Xin THIÊN CHÚA Nhân Lành sớm đưa các Linh Hồn vào nơi an nghỉ đời đời.
... ”Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn Lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Ngài. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông” (Thánh Vịnh 130 1-6).
(Abbé Berlioux, ”Un Mois avec nos amies les Âmes du Purgatoire”, 1880, 6ème Édition 2004, trang 13+51)
Thần học và thực hành mục vụ trong các thư của Thánh Phaolô
Vũ Văn An
17:52 04/11/2008
Thần học và thực hành mục vụ trong các thư của Thánh Phaolô
Nhà hùng biện trẻ tuổi, trên nẻo đường Rôma tìm kiếm danh vọng, bỗng một ngày nghe như có tiếng nói thôi thúc “Tolle, lege; tolle, lege” (hãy cầm lấy mà đọc; hãy cầm lấy mà đọc). Thế là chàng cầm lấy và đọc Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, và đời chàng hoàn toàn biến đổi, mang theo cả một biến đổi lớn lao cho nền thần học Phương Tây. Chàng tuổi trẻ đó chính là Augustinô. Khoảng mười thế kỷ sau, một đan sĩ Dòng Augustinô người Đức, lúc ấy đang bị khủng hoảng, cũng đọc cùng một thư ấy và cho biết cảm tưởng như sau: “Thời gian ấy tôi như đang điên loạn, với một lương tâm bất ổn. Rồi, nhờ lòng xót thương của Chúa và suy niệm thư ấy ngày đêm, tôi chú ý tới ngữ cảnh… Tôi bắt đầu hiểu sự công chính của Chúa như một điều nhờ đó người công chính sống bằng ơn Chúa, nghĩa là, bằng đức tin” (Martin Luther nói về Thư Rôma).
Thánh Têrêxa thành Avila cũng đã được Thánh Phaolô an ủi rất nhiều khi suy niệm về các thử thách thiêng liêng của mình: “Nhưng lúc đang ở trong nhà nguyện, lòng buồn sầu khôn tả, và chẳng biết chuyện gì sẽ xẫy tới cho mình, tôi đọc được những lời sau đây của Thánh Phaolô từ một cuốn sách, một cuốn sách mà dường như chính Chúa đặt vào tay tôi, những lời ấy nói rằng Chúa là Đấng rất trung thành và không bao giờ để kẻ yêu Chúa bị ma qủy lừa dối”. Phần Jerome Nadal (1507-1580), khi bình luận về Hiến Pháp mới của Dòng Tên, đã viết rằng: “Đối với chúng tôi, Thánh Phaolô đã mang lại cho đời chúng tôi một khuôn thước”.
Ngày 24 tháng Năm năm 1738, chàng thanh niên tên John Wesley đi tham dự buổi gặp mặt tại đường Aldersgate, Luân Đôn, nơi người ta học hỏi lời nói đầu của Luther về Thư gửi tín hữu Rôma. Chàng nhớ lại: “khoảng 9 giờ kém 15, khi Ngài [Thánh Phaolô] đang mô tả sự thay đổi mà Thiên Chúa thực hiện trong tâm hồn Ngài qua đức tin vào Chúa Kitô, tôi bỗng cảm thấy trái tim tôi ấm áp lạ thường. Tôi thấy tôi tin tưởng nơi Chúa Kitô, một mình Chúa Kitô mà thôi…”
Ấy thế mà Friedrich Nietzsche lại gọi Thánh Phaolô là “dysangelist” (kẻ loan báo hung tín), còn George Bernard Shaw thì mô tả Ngài như “một áp đặt ma quái lên Đức Giêsu”. Ngài cũng đã từng bị bêu riếu là Kitô hữu đầu hết chủ trương ghét đàn bà, một người bênh vực chế độ nô lệ và là một tên bỏ đạo chống lại đồng bào Do Thái của mình. Xem như thế, Thánh Phaolô có thể có nhiều khuôn mặt khác nhau, tùy người nhìn. Đối với Kitô hữu chúng ta, Ngài vừa là tông đồ, nhà truyền giáo, thần học gia vừa là nhà tử đạo. Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy một số nét liên quan tới nền thần học và thực hành mục vụ của Thánh Phaolô.
Nền tảng thần học mục vụ
Ơn gọi tiên tri làm tông đồ dân ngoại. Người ta vẫn gọi kinh nghiệm đổi đời của Thánh Phaolô là một cuộc “trở lại”. Gọi như thế không chỉnh lắm, bởi Ngài luôn cho mình thuộc gia tài các đại tiên tri của Israel. Tại Galatia, khi giáp mặt với những kẻ rao giảng “một phúc âm khác”, Thánh Phaolô vặn lại như sau: “Phúc Âm do tôi rao giảng không có nguồn gốc loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay đã dạy cho tôi Phúc Âm ấy, nhưng là chính Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải” (Gl 1:11-12). Sau đó, Ngài tạ ơn Chúa “Đấng đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong bụng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Phúc Âm về Con của Người cho các dân ngoại (Gl 1:15-16). Giống tiên tri Giêrêmia xưa kia từng viết tương tự: “Ta biết ngươi trước khi Ta tượng hình ngươi trong bụng mẹ, ta đã thánh hiến ngươi trước khi ngươi sinh ra, Ta cử ngươi làm tiên tri các dân tộc” (1:5). Tựu chung, cuộc đổi đời trên bắt rễ sâu trong kinh nghiệm ân sủng và tình yêu: “Tôi sống nhờ đức tin và Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2:20). Thánh Phaolô hết sức hân hoan trong bản sắc mới này của mình, “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Chúa Giêus Kitô, Chúa của tôi” (Pl 3:8).
Bản sắc và gia tài Do Thái Giáo. Lý do mạnh hơn để bác bỏ việc dùng từ ngữ “trở lại” để chỉ biến cố Thánh Phaolô II gặp gỡ Chúa Kitô trên đường Đa-mát-cô là: từ ngữ ấy hàm nghĩa một chuyển dịch từ tôn giáo này qua tôn giáo khác. Ở đây, ta thấy Thánh Phaolô luôn nghĩ mình là một người Do Thái Giáo, và là một người Do Thái Giáo biết nhìn nhận Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại như là Đấng Được Xức Dầu mà dân tộc ngài vẫn hằng mong đợi, dân tộc mà ngài yêu mến đến độ “giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Chúa Kitô, thì tôi cũng cam lòng. Họ là người Ít-ra-en, được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Chúa Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Rm 9:3-5). Trái với lối giải thích trước đây cho rằng cái ách nặng nề của lề luật đã khiến Thánh Phaolô hoàn toàn phó mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, chính Thánh Nhân tuyên bố mình là “một người Biệt Phái trung thành tuân giữ lề luật” và là người “công chính dựa căn bản trên lề luật, chẳng hề sai phạm” (Pl 3:5-6). Và dù được giáo dục trong nền văn hóa Hy Lạp, nhưng Thánh Phaolô không bao giờ trích dẫn một văn nhân Hy Lạp nào; trái lại Sách Thánh Do Thái Giáo đã cung cấp nền tảng vững chắc cho các tư duy thông sáng của ngài.
Kinh nghiệm sống của ngài về biến cố Chúa Kitô. Mạc khải của Thánh Phaolô chính là ‘biến cố Chúa Kitô’, hay ý nghĩa cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu và ơn phúc Chúa Thánh Thần cùng với sự hiện diện và sức mạnh sinh động của Chúa Kitô trong cộng đoàn (Pl 3:7-16; 2Cor 1:1-11; và 2Cor 10-12, nhất là 12:1-10). Thánh nhân đã họa lại trong đời mình nguyên mẫu biến cố này. Sau khi trích thánh thi tiên khởi của Kitô giáo trong thư Philiphê 2:5-11, rằng Chúa Giêsu “không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ…đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên thánh giá, nhưng đã được Thiên Chúa siêu tôn và tặng ban danh hiệu (bản sắc mới) trổi vượt trên mọi danh hiệu”, Thánh Phaolô tiếp tục mô tả chính việc trút bỏ mình của ngài, hay địa vị và đặc ân của ngài trong Do Thái Giáo, một trút bỏ được ngài coi chẳng mất mát gì so với việc được biết Chúa Kitô và sức mạnh phục sinh của Người (Pl 3:4-11). Viết cho một nhóm phe phái ở Côrintô, Thánh nhân kể lại một kinh nghiệm “chết” lúc ngài “thất vọng tưởng không còn sống nữa” chỉ để hiểu ra rằng “ta không nên tin tưởng ở ta mà phải tin tưởng nơi Chúa, Đấng đã làm kẻ chết sống lại” (2Cor 1:8-9).
Một đời sống cầu nguyện. Thánh Phaolô bắt đầu các lá thư của ngài bằng lời cầu nguyện có tính Do Thái Giáo nhất, tức lời tạ ơn, và thường hay kết thúc bằng một lời chúc phúc. Thư gửi Philêmôn, bức thư ngắn nhất, khá điển hình về phương diện này: “Tôi luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa, khi nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, bởi được nghe nói về lòng mến và lòng tin của anh đối với Chúa Giêsu: lòng mến và lòng tin ấy có ích cho mọi người trong dân thánh”. Gần như mọi hình thức cầu nguyện đều có âm vang trong thư này: cảm tạ Chúa, xin ơn cho cộng đoàn, chúc tụng và vinh danh Thiên Chúa. Cầu nguyện liên kết ngài với các cộng đoàn: ngài luôn nói tới việc ngài cầu nguyện cho họ và yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài. Khi bị các vị siêu tông đồ thách thức, ngài mới miễn cưỡng nói tới kinh nghiệm thần bí được đưa lên trời (2 Cor 12:3-4), và ngài cho hay: “Chúng ta không biết phải cầu nguyện sao cho phải phép, nhưng Chúa Thánh Thần đã cầu bầu cho ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả” (Rm 8:26). Không có cái nhìn nào về cầu nguyện, coi nó như sự hiện diện lâu dài của Thiên Chúa trong mọi sự, được coi là sâu sắc hơn niềm tin sâu xa của Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20).
Các truyền thống truyền lại cho các cộng đoàn của ngài. Dù hết sức năng động và dù sẵn sàng đứng lên thách thức các lãnh tụ của Giáo hội như Phêrô bao nhiêu, khi cảm thấy Phúc Âm bị đe dọa, Thánh Phaolô luôn dựa vào các truyền thống cộng đoàn từng được truyền lại cho ngài. Lúc bắt đầu suy niệm lâu dài về ý nghĩa Phục Sinh, ngài cho hay mình chỉ “truyền lại điều đã tiếp nhận” đó là tuyên xưng cái chết, việc chôn cất, việc sống lại và hiện ra của Chúa Giêsu (1Cor 15:3-7). Ngài chỉ trích điều ngài cho là một chế nhạo đối với Bữa Tiệc Ly của Chúa khi một số người ăn phần ăn ngon của mình trước khi các anh em nghèo hơn tới nơi, vì như thế là nhục mạ “những người không có”. Sau đó, ngài nhắc lại các lời lẽ Chúa Giêsu thốt ra “trong đêm bị phản bội”, cho thấy ý nghĩa sâu sắc nhất của Bữa Tiệc Ly là hiến mình cho người khác…Dù nhận rằng mình không biết Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt, nhưng Thánh Phaolô vẫn nại đến việc Người cấm ly dị (1Cor 7:10) và diễn giải giáo huấn của Người về việc giao hòa (Rm 12:14-17).
Lòng trung thành bền bỉ của Thánh Phaolô đối với truyền thống không phải chỉ trong giáo huấn và phụng vụ mà thôi, mà còn cả trong thực hành nữa, chủ yếu trong quan tâm đối với người nghèo thể hiện trong thoả thuận với các vị “cột trụ”: “Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm” (Gl 2:10). Trong các cuộc hành trình truyền giáo, ngài vẫn liên tục gây qũy cho anh em nghèo tại Giêrusalem, và việc ngài bị bắt và bị điệu tới Rôma cũng là kết quả việc ngài cố gắng chuyển giao số tiền quyên góp tới Giêrusalem.
Thần Học Mục Vụ Trong Thực Hành
Nơi Thánh Phaolô, rõ ràng không có phân cách giữa niềm tin và thực hành. Chỉ cần nhìn qua cách ngài hành xử qua lại với một số cộng đoàn cũng đủ để thách thức thừa tác mục vụ ngày nay. Thánh Phaolô đặt việc công bố Phúc Âm lên hàng đầu. Ngài “được dành riêng cho Phúc Âm” (Rm 1:1) và được ơn gọi “làm người phục vụ Chúa Giêsu Kitô giữa các Dân Ngoại, trong thừa tác linh mục rao giảng Phúc Âm” (Rm 15:16); ngài được sai đi không phải để rửa tội mà là để công bố Phúc Âm như là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cor 1:17-20), và ngài bằng lòng chịu bất cứ sự gì hơn là làm trở ngại Phúc Âm của Chúa Kitô (1Cor 9:12). Trọn bản thân Thánh Phaolô được trao hiến cho việc công bố này. Ngài nói với tín hữu Têxalônica: “Chúng tôi đã qúy mến anh em đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả bản thân của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi”. Thánh Phaolô minh hoạ điều đó bằng hình ảnh mẹ hiền ấp ủ con thơ và hình ảnh người cha nhân hậu (1 Tx 2:7-8, 11).
Ngày nay, đối với nhiều người đàn ông đàn bà thuộc đủ mọi tầng lớp đang dấn thân vào các hình thức thừa tác vụ, Thánh Phaolô quả là gương mẫu của việc hợp tác đầy hiệu quả, hỗ tương và thân ái. Timôtê là người cùng đứng tên trên nhiều thư quan trọng và là sứ giả thường xuyên của thánh nhân (giống như Titô); thánh nhân hay nhắc tới ông như anh em và mô tả lòng tận tụy của ông đối với thánh nhân như lòng tận tụy của người con đối với cha mình (Pl 2:22). Cặp vợ chồng Aquila và Priscilla (gọi là Prisca trong 1 Cor 16:19 và Rm 16:3) đón thánh nhân tới Côrintô, cộng tác với ngài ở Êphêsô và có mặt tại Rôma khi ngài viết thư cho giáo hội tại đó. Phoebe, một phó tế thuộc giáo hội ở Cenchreae, gần Côrintô, đã mang thư của Thánh Phaolô tới Rôma. Thánh nhân không những cậy nhờ các cộng sự viên của mình, ngài còn hân hoan vì công việc của người khác nữa, như Kê-pha hay Apôlô, những người hình như đang cạnh tranh với ngài: “Thật vậy, chúng ta là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên” (1Cor 3:9).
Đức tin của Thánh Phaolô dựa trên nền tảng vững chắc của Phúc Âm, một nền tảng phá tung hết mọi rào cản giữa người Do Thái và người Hy Lạp, giữa nô lệ và người tự do, giữa nam và nữ (Gl 3:28). Để có thể công bố Phúc Âm, thánh nhân đã du hành qua nhiều lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau, luôn luôn thích ứng việc công bố của mình vào hoàn cảnh khác nhau của người nghe, để mình trở nên “mọi sự cho mọi người…vì Phúc Âm” (1Cor 9:22-23). Ngài khẳng định việc ngài tự do ăn thịt đã cúng cho ngầu thần, vì mặc dù “người ta cho là có những thần ở trên trời hay ở dưới đất”, nhưng ngẫu thần chỉ là những tượng trưng trống rỗng, “đối với chúng ta chỉ có một Thiên Chúa mà thôi” (1Cor 8:5-6). Nhưng nếu việc đó gây gương mù gương xấu cho anh em, thì ngài sẽ không bao giờ ăn như thế nữa (1Cor 8:13). Thực hành truyền giáo của Thánh Phaolô quả là ngọn hải đăng cho chúng ta trong một cảnh giới văn hóa đang thay đổi nhanh chóng nơi giáo hội ngày nay.
Thánh Phaolô chưa bao giờ có ý định đưa ra các bài bình luận về sách Torah hay suy tư có hệ thống về biến cố Chúa Kitô. Nền “thần học” của ngài là một nền thần học đáp ứng, xuất hiện trong cuộc đối thoại với các vấn đề và hoàn cảnh khó khăn đang hiện hữu ngay bên trong các cộng đoàn đôi khi nát như tương của ngài. Người nhà của bà Chloe (1Cor 1:11) thông báo cho ngài hay các vấn nạn đang xẩy ra tại Côrintô. Và thế là có các lá thư bàn đến đủ vấn đề: chia rẽ trong cộng đoàn, biện minh cho các thực hành tính dục lạ kỳ, tranh chấp luật pháp và hôn nhân chẳng xây dựng chút nào, tranh chấp giữa kẻ yếu và kẻ mạnh liên quan đến các luật lệ về nghi lễ, vác vấn đề về phụng vụ và các khó khăn không hiểu được việc Phục Sinh. Ngài viết cho cộng đoàn ở Philiphê vì ở đó đang có cuộc tranh chấp giữa hai phụ nữ hàng đầu là bà Euodia và bà Syntyche (Pl 4:2). Ngay trong thư gửi tín hữu Rôma, một thư có tính thần học hơn mọi thư khác, các chương cuối cùng cũng đã được đưa ra để đối phó với các chia rẽ trầm trọng trong cộng đoàn. Nếu không có các tranh chấp ấy, có lẽ không bao giờ ta biết được truyền thống Thánh Thể của 1Cor 11:23-26 cũng như thánh thi Philiphê (2:5-11). Ngay các cuộc tấn công cay đắng của các địch thủ cũng đã là cơ hội để Thánh Phaolô suy nghĩ hết sức sâu sắc về ý nghĩa của Chúa Kitô trong cuộc sống mình: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” và “vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cor 12:9-10). Thánh Phaolô đào sâu các kinh nghiệm của mình, đào sâu gia tài và các truyền thống của giáo hội, nhưng luôn tìm cách tổng hợp nhuần nhuyễn các kinh nghiệm ấy vào nền thần học mục vụ luôn biến hóa của ngài. Nhưng trên hết, đóng góp lớn lao của ngài chính là tài lãnh đạo bằng thuyết phục. Nhờ thời gian được huấn luyện tại Tarsus, một trung tâm hùng biện thời xưa, Thánh Phaolô biết sử dụng nhiều lối biện luận khác nhau để đi vào thế giới người nghe. Các thư của ngài cho thấy truyền thống psychagogia (linh hướng) thời xưa. Ngài không bao giờ dùng tới uy quyền. Thay vào đó, ngài đưa ra các hệ luận trong quan điểm và thực hành của người khác giúp họ nhìn ra điểm trái ngược giữa quan điểm hay thực hành của họ và kinh nghiệm chung của họ về biến cố Chúa Kitô, qua phép rửa và cuộc sống cộng đoàn. Phương pháp sư phạm đầy kiên nhẫn của ngài là mẫu mực cho giáo hội chúng ta ngày nay, lúc uy quyền thường hay được viện dẫn.
Theo cha John R. Donahue, S.J., giáo sư nghiên cứu thần học tại Cao Đẳng Loyola ở Baltimore, Md.
Nhà hùng biện trẻ tuổi, trên nẻo đường Rôma tìm kiếm danh vọng, bỗng một ngày nghe như có tiếng nói thôi thúc “Tolle, lege; tolle, lege” (hãy cầm lấy mà đọc; hãy cầm lấy mà đọc). Thế là chàng cầm lấy và đọc Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, và đời chàng hoàn toàn biến đổi, mang theo cả một biến đổi lớn lao cho nền thần học Phương Tây. Chàng tuổi trẻ đó chính là Augustinô. Khoảng mười thế kỷ sau, một đan sĩ Dòng Augustinô người Đức, lúc ấy đang bị khủng hoảng, cũng đọc cùng một thư ấy và cho biết cảm tưởng như sau: “Thời gian ấy tôi như đang điên loạn, với một lương tâm bất ổn. Rồi, nhờ lòng xót thương của Chúa và suy niệm thư ấy ngày đêm, tôi chú ý tới ngữ cảnh… Tôi bắt đầu hiểu sự công chính của Chúa như một điều nhờ đó người công chính sống bằng ơn Chúa, nghĩa là, bằng đức tin” (Martin Luther nói về Thư Rôma).
Thánh Têrêxa thành Avila cũng đã được Thánh Phaolô an ủi rất nhiều khi suy niệm về các thử thách thiêng liêng của mình: “Nhưng lúc đang ở trong nhà nguyện, lòng buồn sầu khôn tả, và chẳng biết chuyện gì sẽ xẫy tới cho mình, tôi đọc được những lời sau đây của Thánh Phaolô từ một cuốn sách, một cuốn sách mà dường như chính Chúa đặt vào tay tôi, những lời ấy nói rằng Chúa là Đấng rất trung thành và không bao giờ để kẻ yêu Chúa bị ma qủy lừa dối”. Phần Jerome Nadal (1507-1580), khi bình luận về Hiến Pháp mới của Dòng Tên, đã viết rằng: “Đối với chúng tôi, Thánh Phaolô đã mang lại cho đời chúng tôi một khuôn thước”.
Ngày 24 tháng Năm năm 1738, chàng thanh niên tên John Wesley đi tham dự buổi gặp mặt tại đường Aldersgate, Luân Đôn, nơi người ta học hỏi lời nói đầu của Luther về Thư gửi tín hữu Rôma. Chàng nhớ lại: “khoảng 9 giờ kém 15, khi Ngài [Thánh Phaolô] đang mô tả sự thay đổi mà Thiên Chúa thực hiện trong tâm hồn Ngài qua đức tin vào Chúa Kitô, tôi bỗng cảm thấy trái tim tôi ấm áp lạ thường. Tôi thấy tôi tin tưởng nơi Chúa Kitô, một mình Chúa Kitô mà thôi…”
Ấy thế mà Friedrich Nietzsche lại gọi Thánh Phaolô là “dysangelist” (kẻ loan báo hung tín), còn George Bernard Shaw thì mô tả Ngài như “một áp đặt ma quái lên Đức Giêsu”. Ngài cũng đã từng bị bêu riếu là Kitô hữu đầu hết chủ trương ghét đàn bà, một người bênh vực chế độ nô lệ và là một tên bỏ đạo chống lại đồng bào Do Thái của mình. Xem như thế, Thánh Phaolô có thể có nhiều khuôn mặt khác nhau, tùy người nhìn. Đối với Kitô hữu chúng ta, Ngài vừa là tông đồ, nhà truyền giáo, thần học gia vừa là nhà tử đạo. Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy một số nét liên quan tới nền thần học và thực hành mục vụ của Thánh Phaolô.
Nền tảng thần học mục vụ
Ơn gọi tiên tri làm tông đồ dân ngoại. Người ta vẫn gọi kinh nghiệm đổi đời của Thánh Phaolô là một cuộc “trở lại”. Gọi như thế không chỉnh lắm, bởi Ngài luôn cho mình thuộc gia tài các đại tiên tri của Israel. Tại Galatia, khi giáp mặt với những kẻ rao giảng “một phúc âm khác”, Thánh Phaolô vặn lại như sau: “Phúc Âm do tôi rao giảng không có nguồn gốc loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay đã dạy cho tôi Phúc Âm ấy, nhưng là chính Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải” (Gl 1:11-12). Sau đó, Ngài tạ ơn Chúa “Đấng đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong bụng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Phúc Âm về Con của Người cho các dân ngoại (Gl 1:15-16). Giống tiên tri Giêrêmia xưa kia từng viết tương tự: “Ta biết ngươi trước khi Ta tượng hình ngươi trong bụng mẹ, ta đã thánh hiến ngươi trước khi ngươi sinh ra, Ta cử ngươi làm tiên tri các dân tộc” (1:5). Tựu chung, cuộc đổi đời trên bắt rễ sâu trong kinh nghiệm ân sủng và tình yêu: “Tôi sống nhờ đức tin và Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2:20). Thánh Phaolô hết sức hân hoan trong bản sắc mới này của mình, “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Chúa Giêus Kitô, Chúa của tôi” (Pl 3:8).
Bản sắc và gia tài Do Thái Giáo. Lý do mạnh hơn để bác bỏ việc dùng từ ngữ “trở lại” để chỉ biến cố Thánh Phaolô II gặp gỡ Chúa Kitô trên đường Đa-mát-cô là: từ ngữ ấy hàm nghĩa một chuyển dịch từ tôn giáo này qua tôn giáo khác. Ở đây, ta thấy Thánh Phaolô luôn nghĩ mình là một người Do Thái Giáo, và là một người Do Thái Giáo biết nhìn nhận Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại như là Đấng Được Xức Dầu mà dân tộc ngài vẫn hằng mong đợi, dân tộc mà ngài yêu mến đến độ “giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Chúa Kitô, thì tôi cũng cam lòng. Họ là người Ít-ra-en, được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Chúa Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Rm 9:3-5). Trái với lối giải thích trước đây cho rằng cái ách nặng nề của lề luật đã khiến Thánh Phaolô hoàn toàn phó mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, chính Thánh Nhân tuyên bố mình là “một người Biệt Phái trung thành tuân giữ lề luật” và là người “công chính dựa căn bản trên lề luật, chẳng hề sai phạm” (Pl 3:5-6). Và dù được giáo dục trong nền văn hóa Hy Lạp, nhưng Thánh Phaolô không bao giờ trích dẫn một văn nhân Hy Lạp nào; trái lại Sách Thánh Do Thái Giáo đã cung cấp nền tảng vững chắc cho các tư duy thông sáng của ngài.
Kinh nghiệm sống của ngài về biến cố Chúa Kitô. Mạc khải của Thánh Phaolô chính là ‘biến cố Chúa Kitô’, hay ý nghĩa cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu và ơn phúc Chúa Thánh Thần cùng với sự hiện diện và sức mạnh sinh động của Chúa Kitô trong cộng đoàn (Pl 3:7-16; 2Cor 1:1-11; và 2Cor 10-12, nhất là 12:1-10). Thánh nhân đã họa lại trong đời mình nguyên mẫu biến cố này. Sau khi trích thánh thi tiên khởi của Kitô giáo trong thư Philiphê 2:5-11, rằng Chúa Giêsu “không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ…đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên thánh giá, nhưng đã được Thiên Chúa siêu tôn và tặng ban danh hiệu (bản sắc mới) trổi vượt trên mọi danh hiệu”, Thánh Phaolô tiếp tục mô tả chính việc trút bỏ mình của ngài, hay địa vị và đặc ân của ngài trong Do Thái Giáo, một trút bỏ được ngài coi chẳng mất mát gì so với việc được biết Chúa Kitô và sức mạnh phục sinh của Người (Pl 3:4-11). Viết cho một nhóm phe phái ở Côrintô, Thánh nhân kể lại một kinh nghiệm “chết” lúc ngài “thất vọng tưởng không còn sống nữa” chỉ để hiểu ra rằng “ta không nên tin tưởng ở ta mà phải tin tưởng nơi Chúa, Đấng đã làm kẻ chết sống lại” (2Cor 1:8-9).
Một đời sống cầu nguyện. Thánh Phaolô bắt đầu các lá thư của ngài bằng lời cầu nguyện có tính Do Thái Giáo nhất, tức lời tạ ơn, và thường hay kết thúc bằng một lời chúc phúc. Thư gửi Philêmôn, bức thư ngắn nhất, khá điển hình về phương diện này: “Tôi luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa, khi nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, bởi được nghe nói về lòng mến và lòng tin của anh đối với Chúa Giêsu: lòng mến và lòng tin ấy có ích cho mọi người trong dân thánh”. Gần như mọi hình thức cầu nguyện đều có âm vang trong thư này: cảm tạ Chúa, xin ơn cho cộng đoàn, chúc tụng và vinh danh Thiên Chúa. Cầu nguyện liên kết ngài với các cộng đoàn: ngài luôn nói tới việc ngài cầu nguyện cho họ và yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài. Khi bị các vị siêu tông đồ thách thức, ngài mới miễn cưỡng nói tới kinh nghiệm thần bí được đưa lên trời (2 Cor 12:3-4), và ngài cho hay: “Chúng ta không biết phải cầu nguyện sao cho phải phép, nhưng Chúa Thánh Thần đã cầu bầu cho ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả” (Rm 8:26). Không có cái nhìn nào về cầu nguyện, coi nó như sự hiện diện lâu dài của Thiên Chúa trong mọi sự, được coi là sâu sắc hơn niềm tin sâu xa của Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20).
Các truyền thống truyền lại cho các cộng đoàn của ngài. Dù hết sức năng động và dù sẵn sàng đứng lên thách thức các lãnh tụ của Giáo hội như Phêrô bao nhiêu, khi cảm thấy Phúc Âm bị đe dọa, Thánh Phaolô luôn dựa vào các truyền thống cộng đoàn từng được truyền lại cho ngài. Lúc bắt đầu suy niệm lâu dài về ý nghĩa Phục Sinh, ngài cho hay mình chỉ “truyền lại điều đã tiếp nhận” đó là tuyên xưng cái chết, việc chôn cất, việc sống lại và hiện ra của Chúa Giêsu (1Cor 15:3-7). Ngài chỉ trích điều ngài cho là một chế nhạo đối với Bữa Tiệc Ly của Chúa khi một số người ăn phần ăn ngon của mình trước khi các anh em nghèo hơn tới nơi, vì như thế là nhục mạ “những người không có”. Sau đó, ngài nhắc lại các lời lẽ Chúa Giêsu thốt ra “trong đêm bị phản bội”, cho thấy ý nghĩa sâu sắc nhất của Bữa Tiệc Ly là hiến mình cho người khác…Dù nhận rằng mình không biết Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt, nhưng Thánh Phaolô vẫn nại đến việc Người cấm ly dị (1Cor 7:10) và diễn giải giáo huấn của Người về việc giao hòa (Rm 12:14-17).
Lòng trung thành bền bỉ của Thánh Phaolô đối với truyền thống không phải chỉ trong giáo huấn và phụng vụ mà thôi, mà còn cả trong thực hành nữa, chủ yếu trong quan tâm đối với người nghèo thể hiện trong thoả thuận với các vị “cột trụ”: “Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm” (Gl 2:10). Trong các cuộc hành trình truyền giáo, ngài vẫn liên tục gây qũy cho anh em nghèo tại Giêrusalem, và việc ngài bị bắt và bị điệu tới Rôma cũng là kết quả việc ngài cố gắng chuyển giao số tiền quyên góp tới Giêrusalem.
Thần Học Mục Vụ Trong Thực Hành
Nơi Thánh Phaolô, rõ ràng không có phân cách giữa niềm tin và thực hành. Chỉ cần nhìn qua cách ngài hành xử qua lại với một số cộng đoàn cũng đủ để thách thức thừa tác mục vụ ngày nay. Thánh Phaolô đặt việc công bố Phúc Âm lên hàng đầu. Ngài “được dành riêng cho Phúc Âm” (Rm 1:1) và được ơn gọi “làm người phục vụ Chúa Giêsu Kitô giữa các Dân Ngoại, trong thừa tác linh mục rao giảng Phúc Âm” (Rm 15:16); ngài được sai đi không phải để rửa tội mà là để công bố Phúc Âm như là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cor 1:17-20), và ngài bằng lòng chịu bất cứ sự gì hơn là làm trở ngại Phúc Âm của Chúa Kitô (1Cor 9:12). Trọn bản thân Thánh Phaolô được trao hiến cho việc công bố này. Ngài nói với tín hữu Têxalônica: “Chúng tôi đã qúy mến anh em đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả bản thân của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi”. Thánh Phaolô minh hoạ điều đó bằng hình ảnh mẹ hiền ấp ủ con thơ và hình ảnh người cha nhân hậu (1 Tx 2:7-8, 11).
Ngày nay, đối với nhiều người đàn ông đàn bà thuộc đủ mọi tầng lớp đang dấn thân vào các hình thức thừa tác vụ, Thánh Phaolô quả là gương mẫu của việc hợp tác đầy hiệu quả, hỗ tương và thân ái. Timôtê là người cùng đứng tên trên nhiều thư quan trọng và là sứ giả thường xuyên của thánh nhân (giống như Titô); thánh nhân hay nhắc tới ông như anh em và mô tả lòng tận tụy của ông đối với thánh nhân như lòng tận tụy của người con đối với cha mình (Pl 2:22). Cặp vợ chồng Aquila và Priscilla (gọi là Prisca trong 1 Cor 16:19 và Rm 16:3) đón thánh nhân tới Côrintô, cộng tác với ngài ở Êphêsô và có mặt tại Rôma khi ngài viết thư cho giáo hội tại đó. Phoebe, một phó tế thuộc giáo hội ở Cenchreae, gần Côrintô, đã mang thư của Thánh Phaolô tới Rôma. Thánh nhân không những cậy nhờ các cộng sự viên của mình, ngài còn hân hoan vì công việc của người khác nữa, như Kê-pha hay Apôlô, những người hình như đang cạnh tranh với ngài: “Thật vậy, chúng ta là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên” (1Cor 3:9).
Đức tin của Thánh Phaolô dựa trên nền tảng vững chắc của Phúc Âm, một nền tảng phá tung hết mọi rào cản giữa người Do Thái và người Hy Lạp, giữa nô lệ và người tự do, giữa nam và nữ (Gl 3:28). Để có thể công bố Phúc Âm, thánh nhân đã du hành qua nhiều lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau, luôn luôn thích ứng việc công bố của mình vào hoàn cảnh khác nhau của người nghe, để mình trở nên “mọi sự cho mọi người…vì Phúc Âm” (1Cor 9:22-23). Ngài khẳng định việc ngài tự do ăn thịt đã cúng cho ngầu thần, vì mặc dù “người ta cho là có những thần ở trên trời hay ở dưới đất”, nhưng ngẫu thần chỉ là những tượng trưng trống rỗng, “đối với chúng ta chỉ có một Thiên Chúa mà thôi” (1Cor 8:5-6). Nhưng nếu việc đó gây gương mù gương xấu cho anh em, thì ngài sẽ không bao giờ ăn như thế nữa (1Cor 8:13). Thực hành truyền giáo của Thánh Phaolô quả là ngọn hải đăng cho chúng ta trong một cảnh giới văn hóa đang thay đổi nhanh chóng nơi giáo hội ngày nay.
Thánh Phaolô chưa bao giờ có ý định đưa ra các bài bình luận về sách Torah hay suy tư có hệ thống về biến cố Chúa Kitô. Nền “thần học” của ngài là một nền thần học đáp ứng, xuất hiện trong cuộc đối thoại với các vấn đề và hoàn cảnh khó khăn đang hiện hữu ngay bên trong các cộng đoàn đôi khi nát như tương của ngài. Người nhà của bà Chloe (1Cor 1:11) thông báo cho ngài hay các vấn nạn đang xẩy ra tại Côrintô. Và thế là có các lá thư bàn đến đủ vấn đề: chia rẽ trong cộng đoàn, biện minh cho các thực hành tính dục lạ kỳ, tranh chấp luật pháp và hôn nhân chẳng xây dựng chút nào, tranh chấp giữa kẻ yếu và kẻ mạnh liên quan đến các luật lệ về nghi lễ, vác vấn đề về phụng vụ và các khó khăn không hiểu được việc Phục Sinh. Ngài viết cho cộng đoàn ở Philiphê vì ở đó đang có cuộc tranh chấp giữa hai phụ nữ hàng đầu là bà Euodia và bà Syntyche (Pl 4:2). Ngay trong thư gửi tín hữu Rôma, một thư có tính thần học hơn mọi thư khác, các chương cuối cùng cũng đã được đưa ra để đối phó với các chia rẽ trầm trọng trong cộng đoàn. Nếu không có các tranh chấp ấy, có lẽ không bao giờ ta biết được truyền thống Thánh Thể của 1Cor 11:23-26 cũng như thánh thi Philiphê (2:5-11). Ngay các cuộc tấn công cay đắng của các địch thủ cũng đã là cơ hội để Thánh Phaolô suy nghĩ hết sức sâu sắc về ý nghĩa của Chúa Kitô trong cuộc sống mình: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” và “vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cor 12:9-10). Thánh Phaolô đào sâu các kinh nghiệm của mình, đào sâu gia tài và các truyền thống của giáo hội, nhưng luôn tìm cách tổng hợp nhuần nhuyễn các kinh nghiệm ấy vào nền thần học mục vụ luôn biến hóa của ngài. Nhưng trên hết, đóng góp lớn lao của ngài chính là tài lãnh đạo bằng thuyết phục. Nhờ thời gian được huấn luyện tại Tarsus, một trung tâm hùng biện thời xưa, Thánh Phaolô biết sử dụng nhiều lối biện luận khác nhau để đi vào thế giới người nghe. Các thư của ngài cho thấy truyền thống psychagogia (linh hướng) thời xưa. Ngài không bao giờ dùng tới uy quyền. Thay vào đó, ngài đưa ra các hệ luận trong quan điểm và thực hành của người khác giúp họ nhìn ra điểm trái ngược giữa quan điểm hay thực hành của họ và kinh nghiệm chung của họ về biến cố Chúa Kitô, qua phép rửa và cuộc sống cộng đoàn. Phương pháp sư phạm đầy kiên nhẫn của ngài là mẫu mực cho giáo hội chúng ta ngày nay, lúc uy quyền thường hay được viện dẫn.
Theo cha John R. Donahue, S.J., giáo sư nghiên cứu thần học tại Cao Đẳng Loyola ở Baltimore, Md.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 04/11/2008
NGƯỜI VÔ THẦN LUẬN
Vì để cho các đệ tử vui vẻ hứng thú, sư phụ muốn một cái áo lót làm quà cho ngày sinh nhật của mình. Các đệ tử lập tức đi mua tiến dâng những loại vải hảo hạng, thợ may trong thôn cũng đến để đo áo cho ông ta, và lấy tên Thiên Chúa để bảo đảm là nội trong một tuần sẽ may xong cái áo.
Thời hạn một tuần đã đến, sư phụ rất vui vẻ đợi áo mới của mình, đệ tử phi nhanh ngựa đến nhà thợ may lấy áo, thợ may nói: “Chuyện này có kéo dài chút xíu, nhưng vì danh Thiên Chúa, bảo đảm là ngày mai sẽ may xong.”
Ngày hôm sau, người thợ may lại nói: “Thành thật xin lỗi, vẫn may chưa xong. Ngày mai ngài lại đến xem sao, nếu Thiên Chúa muốn thì ngày mai nhất định sẽ làm xong.”
Lại qua thêm ngày nữa, sư phụ nói: “Con đi hỏi ông ta xem, nếu Thiên Chúa không quan tâm đến chuyện này, thì ông ta cần bao nhiêu ngày mới may xong cái áo ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay, có một vài người Ki-tô hữu thường nhân danh Chúa Giê-su để thề hứa, để bảo đảm cho lời nói của mình nặng ký hơn, nhưng vẫn không thể giữ được lời hứa của mình, tại sao vậy? Thưa là vì họ thích tỏ cho mọi người biết họ là người có đạo, là người thường hay kêu danh thánh Chúa Giê-su khi gặp khó khăn khốn khó.
Nếu Thiên Chúa không màng đến chuyện thế gian, thì thế gian đã ra tro bụi; nếu Thiên Chúa không quan tâm đến con người, thì con người không còn tồn tại trên thế gian này, dù một tíc tắc thời gian. Nhưng Thiên Chúa luôn quan tâm đến những gì mà Ngài tạo dựng, nhất là con người, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Có người lấy tên Chúa để bảo đảm lời nói và hành động của mình, nhưng không hề thực hiện, bởi vì họ chỉ biết Chúa qua sách vở mà không biết Chúa từng giây phút hiện diện trong vũ trụ này; có người thường lấy danh Chúa để nhạo báng người tin vào Chúa, họ chỉ biết Thiên Chúa là sản phẩm của con người, mà không biết rằng chính mình là sản phẩm của Thiên Chúa, chỉ một cơn gió thoảng qua là có thể cướp mất mạng sống của mình...
Cẩn thận đấy, đừng lấy tên Chúa ra để hổ trợ cho lời nói việc làm của mình; đừng lấy tên Chúa ra để nhạo báng, bởi vì Thiên Chúa có thật một trăm phần trăm, Ngài hiện hữu từng giây phút trong cuộc đời của bạn đấy.
N2T |
Vì để cho các đệ tử vui vẻ hứng thú, sư phụ muốn một cái áo lót làm quà cho ngày sinh nhật của mình. Các đệ tử lập tức đi mua tiến dâng những loại vải hảo hạng, thợ may trong thôn cũng đến để đo áo cho ông ta, và lấy tên Thiên Chúa để bảo đảm là nội trong một tuần sẽ may xong cái áo.
Thời hạn một tuần đã đến, sư phụ rất vui vẻ đợi áo mới của mình, đệ tử phi nhanh ngựa đến nhà thợ may lấy áo, thợ may nói: “Chuyện này có kéo dài chút xíu, nhưng vì danh Thiên Chúa, bảo đảm là ngày mai sẽ may xong.”
Ngày hôm sau, người thợ may lại nói: “Thành thật xin lỗi, vẫn may chưa xong. Ngày mai ngài lại đến xem sao, nếu Thiên Chúa muốn thì ngày mai nhất định sẽ làm xong.”
Lại qua thêm ngày nữa, sư phụ nói: “Con đi hỏi ông ta xem, nếu Thiên Chúa không quan tâm đến chuyện này, thì ông ta cần bao nhiêu ngày mới may xong cái áo ?”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Thời nay, có một vài người Ki-tô hữu thường nhân danh Chúa Giê-su để thề hứa, để bảo đảm cho lời nói của mình nặng ký hơn, nhưng vẫn không thể giữ được lời hứa của mình, tại sao vậy? Thưa là vì họ thích tỏ cho mọi người biết họ là người có đạo, là người thường hay kêu danh thánh Chúa Giê-su khi gặp khó khăn khốn khó.
Nếu Thiên Chúa không màng đến chuyện thế gian, thì thế gian đã ra tro bụi; nếu Thiên Chúa không quan tâm đến con người, thì con người không còn tồn tại trên thế gian này, dù một tíc tắc thời gian. Nhưng Thiên Chúa luôn quan tâm đến những gì mà Ngài tạo dựng, nhất là con người, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Có người lấy tên Chúa để bảo đảm lời nói và hành động của mình, nhưng không hề thực hiện, bởi vì họ chỉ biết Chúa qua sách vở mà không biết Chúa từng giây phút hiện diện trong vũ trụ này; có người thường lấy danh Chúa để nhạo báng người tin vào Chúa, họ chỉ biết Thiên Chúa là sản phẩm của con người, mà không biết rằng chính mình là sản phẩm của Thiên Chúa, chỉ một cơn gió thoảng qua là có thể cướp mất mạng sống của mình...
Cẩn thận đấy, đừng lấy tên Chúa ra để hổ trợ cho lời nói việc làm của mình; đừng lấy tên Chúa ra để nhạo báng, bởi vì Thiên Chúa có thật một trăm phần trăm, Ngài hiện hữu từng giây phút trong cuộc đời của bạn đấy.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 04/11/2008
N2T |
35. Cầu nguyện trong nước mắt, đúng là công việc tốt để rữa sạch linh hồn của con người; nhưng cầu nguyện xong thì cần phải nhớ tất cả nguyên nhân của việc rơi nước mắt.
(Thánh Nilus the Elder)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh lên tiếng bênh vực những người di dân
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:08 04/11/2008
Manila (AsiaNews) - Tất cả những người di dân, cho dù vì lý do gì và tình trạng của họ như thế nào, cũng phải được tôn trọng đầy đủ về mặt nhân quyền, vì đây cũng là cách duy nhất mà nhân loại hoàn toàn có thể được hưởng lợi từ sự di chuyển của họ từ nuớc này sang nước khác. Đây là phát biểu của Đức Cha Agostino Marchetto, thư ký của Hội đồng Hoàng về Chăm sóc Mục vụ cho người Di dân và Lưu động, ngài là người dẫn đầu phái đoàn Tòa Thánh tham dự Diễn đàn Quốc tế lần thứ hai về Di trú và Phát triển được tổ chức ở Manila từ ngày 27 đến 30 tháng Mười.
Ngài cho hay: “Tất cả những người di dân, bất kể tình trạng của họ như thế nào, cũng có quyền được hưởng nhân quyền và [.. . ] cần phải được đặc biệt quan tâm nhằm tránh phân biệt đối xử và để bảo vệ những người di dân dễ bị tổn thương như phụ nữ, các trẻ vị thành niên không người thân ở cùng, người già và người khuyết tật”
Ngài nhắc nhở: “Những hiệp ước đã tồn tại vốn bao gồm một cam kết mạnh mẽ để bảo vệ những người tị nạn, những người thiếu quốc tịch, những công nhân di dân lao động và các thành viên trong các gia đình là nạn nhân của buôn lậu và buôn người. Đây là những điều khoản đa phương chủ chốt nhằm đảm bảo sự tôn trọng các quyền và những tự do cơ bản của người di dân, tất cả điều này - và đây là một trong những mục đích của diễn đàn chúng ta - liên quan đến sự phát triển. Trong thực tế, làm sao để những người di dân, nam hay nữ, có thể đóng góp khả năng của họ tốt nhất để phát triển thật sự nếu hoàn cảnh của họ không được nhân đạo?”
Trích dẫn từ diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phát biểu trước Liên Hiệp Quốc hôm 18 tháng Tư năm nay, trong đó Đức Thánh Cha lưu ý: “tương lai sẽ phải được xây dựng dựa trên nhân quyền”, Đức Cha Marchetto cho hay rằng: "bất kỳ hình thức di dân tạm bợ và xoay vòng nào cũng không bao giờ được xem như là cái cớ để né tránh sự tôn trọng đầy đủ các quyền của người di dân, và nhất là quyền đoàn tụ gia đình, họ phải được ghi nhận những đóng góp của mình vào sự phát triển cả bằng công việc của họ và bằng các biện pháp dành dụm tiền của họ gửi về nhà. Thất bại trong lĩnh vực này sẽ dẫn đến thiếu sót trong các chính sách hội nhập và hợp tác ở nước đến, cũng như các chính phát triển sách quốc gia ở nước họ ra đi”
Đức Cha cũng giải thích thêm: “Phát triển là một từ chủ chốt trong các cuộc họp của chúng ta, nhưng trong ảnh hưởng của nó, chúng ta thường thấy sự nghèo khổ. Phân biệt đối xử, bạo lực, sự hạn chế cá nhân và tự do tập thể là những thực tại đang được phổ biến cả đối với di dân và nghèo khổ. Cả hai đang có liên quan đến, trong số các khía cạnh khác, những nhóm khép kín đang định hình, vốn ngăn trở sự gặp gỡ và đối thoại, và cướp đi của người dân sự làm phong phú và trao đổi lẫn nhau, sự hội nhập và nhân nhượng lẫn nhau, sự hiểu biết và đem lại lợi ích chung”
Đức Cha Marchetto nhấn mạnh rằng trách nhiệm thuộc về các nhà chức trách chính quyền. Chính phủ của các quốc gia nơi ra đi phải cung cấp việc làm và các công ăn việc làm tốt hơn trong khi chính phủ nơi đến phải công nhận rằng “đoàn tụ gia đình là cách tốt nhất để thúc đẩy sự hoà nhập của những di dân nhập cư và để loại bỏ nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề có liên quan đến an ninh và trật tự công cộng”
Ngài cho hay: “Tất cả những người di dân, bất kể tình trạng của họ như thế nào, cũng có quyền được hưởng nhân quyền và [.. . ] cần phải được đặc biệt quan tâm nhằm tránh phân biệt đối xử và để bảo vệ những người di dân dễ bị tổn thương như phụ nữ, các trẻ vị thành niên không người thân ở cùng, người già và người khuyết tật”
Ngài nhắc nhở: “Những hiệp ước đã tồn tại vốn bao gồm một cam kết mạnh mẽ để bảo vệ những người tị nạn, những người thiếu quốc tịch, những công nhân di dân lao động và các thành viên trong các gia đình là nạn nhân của buôn lậu và buôn người. Đây là những điều khoản đa phương chủ chốt nhằm đảm bảo sự tôn trọng các quyền và những tự do cơ bản của người di dân, tất cả điều này - và đây là một trong những mục đích của diễn đàn chúng ta - liên quan đến sự phát triển. Trong thực tế, làm sao để những người di dân, nam hay nữ, có thể đóng góp khả năng của họ tốt nhất để phát triển thật sự nếu hoàn cảnh của họ không được nhân đạo?”
Trích dẫn từ diễn văn của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phát biểu trước Liên Hiệp Quốc hôm 18 tháng Tư năm nay, trong đó Đức Thánh Cha lưu ý: “tương lai sẽ phải được xây dựng dựa trên nhân quyền”, Đức Cha Marchetto cho hay rằng: "bất kỳ hình thức di dân tạm bợ và xoay vòng nào cũng không bao giờ được xem như là cái cớ để né tránh sự tôn trọng đầy đủ các quyền của người di dân, và nhất là quyền đoàn tụ gia đình, họ phải được ghi nhận những đóng góp của mình vào sự phát triển cả bằng công việc của họ và bằng các biện pháp dành dụm tiền của họ gửi về nhà. Thất bại trong lĩnh vực này sẽ dẫn đến thiếu sót trong các chính sách hội nhập và hợp tác ở nước đến, cũng như các chính phát triển sách quốc gia ở nước họ ra đi”
Đức Cha cũng giải thích thêm: “Phát triển là một từ chủ chốt trong các cuộc họp của chúng ta, nhưng trong ảnh hưởng của nó, chúng ta thường thấy sự nghèo khổ. Phân biệt đối xử, bạo lực, sự hạn chế cá nhân và tự do tập thể là những thực tại đang được phổ biến cả đối với di dân và nghèo khổ. Cả hai đang có liên quan đến, trong số các khía cạnh khác, những nhóm khép kín đang định hình, vốn ngăn trở sự gặp gỡ và đối thoại, và cướp đi của người dân sự làm phong phú và trao đổi lẫn nhau, sự hội nhập và nhân nhượng lẫn nhau, sự hiểu biết và đem lại lợi ích chung”
Đức Cha Marchetto nhấn mạnh rằng trách nhiệm thuộc về các nhà chức trách chính quyền. Chính phủ của các quốc gia nơi ra đi phải cung cấp việc làm và các công ăn việc làm tốt hơn trong khi chính phủ nơi đến phải công nhận rằng “đoàn tụ gia đình là cách tốt nhất để thúc đẩy sự hoà nhập của những di dân nhập cư và để loại bỏ nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề có liên quan đến an ninh và trật tự công cộng”
Giám đốc Liên tôn giáo vụ của Do thái gặp Đức giáo hoàng
Phụng Nghi
09:12 04/11/2008
(Thông cáo báo chí)
Roma (AJC) – Giáo trưởng David Rosen, giám đốc quốc tế về liên tôn giáo vụ của Ủy ban Do thái giáo Hoa kỳ (American Jewish Committee - AJC) đã hướng dẫn một phái đoàn Do thái giáo quốc tế đến gặp Đức giáo hoàng Bênêđictô tại Vatican để thảo luận về các vấn đề thiết yếu hiện nay trong các mối liên lạc Công giáo – Do thái giáo. Việc tôn phong hiển thánh cho giáo hoàng Piô XII và việc mở văn khố Vatican lưu trữ những tài liệu trong thời gian thế chiến II là hai vấn đề đứng đầu nghị trình.
Đức giáo hoàng nói với một trong các tham dự viên trong phái đoàn rằng ngài sẽ “thận trọng xem xét lại vấn đề trì hoãn” tiến trình tuyên thánh cho giáo hoàng Piô XII. Đó là lời tường thuật của Giáo trưởng Rosen, trưởng phái đoàn, trong cương vị là chủ tịch Ủy ban Do thái giáo Quốc tế về Tham vấn Liên tôn giáo (International Jewish Committee for Interreligious Consultations (IJCIC). Trong khi một viên chức tại Vatican sau đó cho biết rằng lời tuyên bố của Đức giáo hoàng không phải là một lời cam kết, Giáo trưởng Rosen nói cuộc trao đổi ý kiến với Đức giáo hoàng Bênêđictô thật cởi mở và nồng nhiệt: “Điều Đức giáo hoàng nói chứng tỏ ngài hiểu rõ những vấn đề phức tạp và nhậy cảm của dân tộc Do thái.”
Giáo trưởng Rosen, khi đàm đạo với Đức giáo hoàng nhân danh cộng đồng Do thái quốc tế, đã thúc giục việc mở văn khố của Tòa thánh.
Công nhận rằng một số tín hữu Kitô giáo đã cứu nhiều người Do thái trong cuộc tàn sát tập thể Holocaust, Rosen lặp lại: “Chúng tôi trân trọng kêu gọi để cho các học giả được phép tiếp cận đầy đủ và rõ rệt các văn kiện lưu trữ về thời kỳ đó, hầu cho các định giá về hành động và chính sách trong thời gian đau thương này có được tính khả tín đáng có cả trong hai cộng đồng chúng ta và cả bên ngoài nữa.”
Rosen, người đầu tiên được Đức giáo hoàng Bênêđictô phong tước Trưởng Hiệp sĩ Giáo hoàng và cũng là người Do thái duy nhất, vị giáo trưởng Do thái duy nhất được Tòa thánh Vatican ban danh dự đó, đã bày tỏ tình đoàn kết đồng cảm với những người Kitô giáo đang chịu những bạo lực và bách hại tàn khốc ở nhiều nơi trên thế giới. Đức giáo hoàng cũng bày tỏ lòng tri ân sâu xa về cảm tình đó của ông.”
AJC hy vọng rằng bất cứ quyết định nào liên quan đến việc tuyên thánh cho Đức giáo hoàng Piô XII cũng sẽ đợi cho đến khi văn khố được mở ra trọn vẹn và được các học giả độc lập xem xét.
Roma (AJC) – Giáo trưởng David Rosen, giám đốc quốc tế về liên tôn giáo vụ của Ủy ban Do thái giáo Hoa kỳ (American Jewish Committee - AJC) đã hướng dẫn một phái đoàn Do thái giáo quốc tế đến gặp Đức giáo hoàng Bênêđictô tại Vatican để thảo luận về các vấn đề thiết yếu hiện nay trong các mối liên lạc Công giáo – Do thái giáo. Việc tôn phong hiển thánh cho giáo hoàng Piô XII và việc mở văn khố Vatican lưu trữ những tài liệu trong thời gian thế chiến II là hai vấn đề đứng đầu nghị trình.
Đức giáo hoàng nói với một trong các tham dự viên trong phái đoàn rằng ngài sẽ “thận trọng xem xét lại vấn đề trì hoãn” tiến trình tuyên thánh cho giáo hoàng Piô XII. Đó là lời tường thuật của Giáo trưởng Rosen, trưởng phái đoàn, trong cương vị là chủ tịch Ủy ban Do thái giáo Quốc tế về Tham vấn Liên tôn giáo (International Jewish Committee for Interreligious Consultations (IJCIC). Trong khi một viên chức tại Vatican sau đó cho biết rằng lời tuyên bố của Đức giáo hoàng không phải là một lời cam kết, Giáo trưởng Rosen nói cuộc trao đổi ý kiến với Đức giáo hoàng Bênêđictô thật cởi mở và nồng nhiệt: “Điều Đức giáo hoàng nói chứng tỏ ngài hiểu rõ những vấn đề phức tạp và nhậy cảm của dân tộc Do thái.”
Giáo trưởng Rosen, khi đàm đạo với Đức giáo hoàng nhân danh cộng đồng Do thái quốc tế, đã thúc giục việc mở văn khố của Tòa thánh.
Công nhận rằng một số tín hữu Kitô giáo đã cứu nhiều người Do thái trong cuộc tàn sát tập thể Holocaust, Rosen lặp lại: “Chúng tôi trân trọng kêu gọi để cho các học giả được phép tiếp cận đầy đủ và rõ rệt các văn kiện lưu trữ về thời kỳ đó, hầu cho các định giá về hành động và chính sách trong thời gian đau thương này có được tính khả tín đáng có cả trong hai cộng đồng chúng ta và cả bên ngoài nữa.”
Rosen, người đầu tiên được Đức giáo hoàng Bênêđictô phong tước Trưởng Hiệp sĩ Giáo hoàng và cũng là người Do thái duy nhất, vị giáo trưởng Do thái duy nhất được Tòa thánh Vatican ban danh dự đó, đã bày tỏ tình đoàn kết đồng cảm với những người Kitô giáo đang chịu những bạo lực và bách hại tàn khốc ở nhiều nơi trên thế giới. Đức giáo hoàng cũng bày tỏ lòng tri ân sâu xa về cảm tình đó của ông.”
AJC hy vọng rằng bất cứ quyết định nào liên quan đến việc tuyên thánh cho Đức giáo hoàng Piô XII cũng sẽ đợi cho đến khi văn khố được mở ra trọn vẹn và được các học giả độc lập xem xét.
Người Kitô giáo và Hồi giáo tái tục đối thoại
Phụng Nghi
12:53 04/11/2008
Beirut (AsiaNews) – Từ ngày 4 đến 6 tháng 11, 25 học giả Công giáo và 25 người Hồi giáo sẽ gặp nhau tại Vatican để nghiên cứu khả năng có thể cộng tác giữa hai tôn giáo lớn nhất trên thế giới (Hồi giáo có 1.4 tỉ tín đồ, Công giáo có 1.18 tỉ). Những người đại diện của hơn 1/3 nhân loại trên hành tinh này sẽ gặp nhau với chủ đề “Yêu kính Thiên Chúa và yêu thương người lân cận”. Ngày đầu tiên họ sẽ đề cập đến các chủ đề thần học–tâm linh; ngày thứ hai họ sẽ chuyển qua “phẩm giá con người”, khảo sát những vấn đề liên quan đến các quyền của con người, tự do tôn giáo, tôn trọng tôn giáo, có thể đề cập đến sự tự do truyền đạo và cải đạo.
Chủ đề chung đã nổi bật lên từ hai năm vừa qua, nhưng không phải là không gặp phải khó khăn. Sau bài diễn từ ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Regensburg, thế giới Hồi giáo phản ứng lại bằng bạo lực và bác bỏ đề nghị của Đức giáo hoàng muốn công nhận rằng sự liên hệ với Thiên Chúa đòi hỏi lý trí và loại trừ bạo lực. Nhiều phản ứng gây ra là do không hiểu biết gì về bài diễn từ, và vì thường chỉ làm quen với những gì được các cơ quan thông tấn và các tờ báo tường thuật lại (thường với ý đồ xuyên tạc).
Nhờ ở bài diễn từ Regensburg, 38 học giả Hồi giáo đã gửi một lá thư phản hồi đầu tiên (đề ngày 13 tháng 10 năm 2006) và một năm sau lại gửi lá thư thứ hai (do 138 học giả ký tên, về sau tăng thành 275 người) để tìm kiếm thế đứng chung trong sự hợp tác giữa người Kitô giáo và Hồi giáo.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2007, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI phúc đáp lá thư của 138 người bằng cách mở ra khả năng hợp tác về nhiều lãnh vực. Ngày 12 tháng 12 năm 2007, một lá thư của Hoàng tử Jordan là Ghazi bin Muhammad bin Talal gửi cho Hồng y Bertone, thỏa thuận sự hợp tác đó. Từ ngày 4 đến 5 tháng 3, các nhân vật của giáo triều Vatican và của thế giới Hồi giáo đã gặp nhau để qui định các thủ tục và nội dung cuộc đối thoại này. Vào lúc kết thúc, hai phía loan báo thiết lập diễn đàn Công giáo–Hồi giáo “nhằm phát triển đối thoại giữa người Công giáo và Hồi giáo”. Chính diễn đàn này là cuộc họp lần đầu tiên tại Roma từ ngày 4 đến 6 tháng 11 năm nay. Ngày mùng 6, cả nhóm sẽ có cuộc triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Một tham dự viên cuộc họp là Lm Samir Khalil Samir đưa ra bản phân tích sau đây:
Cuộc gặp gỡ giữa các chuyên gia Hồi giáo và Công giáo trong tháng 11 này là bước khởi đầu, và là một điều tích cực, chỉ vì quan niệm: đối thoại thì tốt đẹp hơn là lãnh đạm và im lặng ở cả hai phía. Trong những năm vừa qua, đã có một sự thay đổi quan trọng. Trước hết những lá thư của các học giả Hồi giáo đã yêu cầu một cuộc đối thoại có tính cách đặc thù, đó là về thần học. Nhưng như thế có nguy cơ không đem lại kết quả gì. Đức thánh cha và Hồng y Tauran đã nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại phải bao gồm những vấn đề trong cuộc sống thường ngày và các quyền của lương tâm. Một trong các tham dự viên Hồi giáo là Tariq Ramadan đồng ý ở điểm này.
Người Kitô giáo và Hồi giáo bị trở ngại do chủ thuyết cơ bản
Mối liên lạc giữa người Kitô giáo và Hồi giáo đã trải qua một lich sử đầy sôi động. Trong những năm 1960, sau công đồng Vatican II, đã có một thôi thúc mạnh mẽ từ phía Công giáo. Cũng đã có sự cởi mở đáng kể và thành thật từ phía người Hồi giáo. Thế rồi hai sự việc xảy ra:
a- với thời gian, cuộc đối thoại bị tắt ngấm nếu không được hỗ trợ bởi một cơ cấu thường trực. Cuộc đối thoại với Chính thống giáo và với các giáo phái Kitô khác đều thường xuyên: vì chúng ta gặp gỡ mỗi năm, lại còn có các ủy ban hỗn hợp… Mặt khác, đối với Hồi giáo, điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh; đôi khi các nhà lãnh đạo muốn đối thoại, lúc khác họ lại không muốn….
b- lý do thứ hai là trong thập niện 1970, làn sóng các phong trào theo chủ thuyết cơ bản bắt đầu nổi lên, mà chính thế giới Hồi giáo là kẻ đầu tiên phải chịu thiệt thòi. Sự phát triển này ngăn cản mọi sự, vì lập trường của nó là chối bỏ người khác (1). Lập trường của phái Salafis, về nhiều điểm, chống lại đà canh tân và chống phương Tây là nơi phát sinh ra nó; sự kiện này dẫn tới việc giảm thiểu các cuộc đối thoại.
Điều đáng chú ý là sự tái tục cuộc đối thoại này chính là nhờ ở bài diễn từ tại Regensburg. Và điều này cũng được một số chuyên viên Hồi giáo công nhận (2). Bài diễn từ của Đức giáo hoàng là khởi đầu của một phong trào mới chủ trương suy xét lại. Nếu nó gây ra được một phản ứng tích cực là vì ngài nói lên sự thật, và không hận thù. Điều này khẳng định rằng nếu không có sự chân thực trong đối thoại sẽ không có kết quả gì.
Con đường đi tới
Khoảng 50 người sẽ tham gia diễn đàn này, số người hai bên đồng đều, tuy tên tuổi chưa được công bố. nhưng đã có thể phác họa một vài viễn ảnh cho việc mở đầu một sự cộng tác. Tôi thiết nghĩ rằng chúng ta có thể bước tới nhiều bước. Nhưng phải đối diện với nhiều điểm hiểu lầm và va chạm bằng sự điềm đạm và lòng thành thực.
Nếu chúng ta nói về tín lý, chúng ta phải nói rõ lập trường Kitô giáo về đạo Hồi, về Kinh Koran và về cá nhân của Mohammed, tìm hiểu lập trường của họ và cho họ biết những điều chúng ta tin và lý do tại sao tin như thế. Về phía Hồi giáo, điều quan trọng là họ cũng phải nói rõ sự quan trọng của đức tin chúng ta nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, sự nhập thể của Lời, sự hợp nhất của Thiên Chúa, v.v. nhằm tránh đưa ra những cáo buộc sai lạc. Nhưng nếu những lời cáo buộc là đúng, chúng ta phải sửa đổi.
Ở phương Tây, đã có điều gây tranh cãi là việc mở các trường học và thánh thất Hồi giáo. Nhưng đây không phải là vấn đề liên quan đến cuộc đối thoại Hồi giáo–Kitô gíiáo. Việc cấm đoán là do quốc gia thế tục, và không nhằm mục đích bảo vệ người Công giáo. Vấn đề ở đây là thỏa thuận xem nơi thờ phượng phải như thế nào, không được lầm với chỗ để chiến đấu hoặc tranh đấu. Nhà nước phải làm sáng tỏ các đặc tính của những nơi đó và nếu ai vi phạm các luật lệ ấy nhà nước phải có quyền tước bỏ quyền lợi này.
Điều này cũng đúng khi áp dụng vào các trường học. Ở nước Pháp, chẳng hạn, có những luật lệ nhà nước đặt ra để công nhận một trường học, kể cả truờng Hồi giáo. Những qui lệ như thế bây giờ phải làm sáng tỏ ra. Từ trước đến nay, nhu cầu đối với vấn đề này chưa cảm thấy được bởi vì đã có một nền tảng chung rõ rệt. Nhưng bây giờ, với xã hội đa nguyên và toàn cầu hóa của chúng ta, cần phải có sự minh bạch. Chẳng hạn, quốc gia phải xác định xem nhà nước có được cấp đất để xây cất nơi thờ phượng hay không; có được cầu nguyện trên đường phố hay không …
Tôi không biết cuộc đối thoại này sẽ có kết quả như thế nào: số người tham dự khá đông (tổng số hơn 50) mang đến nguy cơ là những cuộc thảo luận sẽ không sâu và có hiệu quả.
Tự do tôn giáo
Cả hai tôn giáo đều tự cho là mang thông điệp về chân lý, và được kêu gọi rao truyền chân lý đó trong sứ mạng của mình. Nhưng những phương cách thực hiện điều đó phải được minh định. Cách dùng các phương pháp bất xứng, hoặc bị cấm, phải được loại trừ ra. Người Hồi giáo chẳng hạn, kết án người Kitô giáo thực thi việc chiêu dụ bằng cách “làm ơn” cho người nghèo để đổi lại yêu cầu họ theo đạo. Nhưng ngăn chận sáng kiến tiến tới trong khi cho phép một tôn giáo được bành trướng, là điều bất công. Cái ý tưởng được đề cao trong thế giới Hồi giáo: “sự thật có mọi quyền hạn, giả dối không có quyền gì” cũng là điều bất công. Căn cứ vào điều này, khả năng bành trướng của những tôn giáo không phải Hồi giáo bị loại trừ xét theo thực tiễn (3). Liên quan đến vấn đề này là sự khinh thị đối với người bỏ đạo – như xảy ra với vụ rửa tội cho Magdi Cristiano Allam – người bị coi như kẻ phản bội chứ không phải kẻ đi tìm chân lý. Mở trường học cũng là điều quan trọng đối với cả hai tôn giáo và vì thế quyền này phải được bảo vệ, không được chê bai coi như là để tuyên truyền chiêu dụ vào đạo.
Kết luận
Cảm tưởng của tôi cho rằng cuộc đối thoại này có thể có kết quả nếu tôn trọng ba chiều kích:
Phải được khởi đầu, và tiếp tục trong nhiều năm;
Lúc kết thúc, cụ thể, và các tài liệu phải được soạn thảo và phổ biến càng rộng rãi càng tốt;
Uy thế tối đa phải được dành cho các tài liệu này. Về phía Công giáo điều đó thật dễ ràng: chỉ cần một vị hồng y hay một vị có thẩm quyền nào khác ký tên là đủ. Về phía Hồi giáo, phải có sự thoả thuận của các nhân vật tôn giáo và các nhà chính trị đạo Hồi. Các luật lệ hạn chế tự do tôn giáo là do các chính phủ Hồi giáo ban hành, chứ không phải do các học giả Hồi giáo. Mỗi thành viên viên tham dự cuộc đối thoại này, khi trở về nước phải tiếp xúc với chính phủ mình và các tổ chức Hồi giáo khác. Hơn nữa, các quyết định tùy thuộc vào quốc gia, nên được “Tổ chức Hôi đồng Hồi giáo” bỏ phiếu chấp thuận, vì nếu điều này không thể thực hiện được sẽ làm nản chí. Uy thế của tài liệu là điều quan trọng.
Nhưng nhu cầu đầu tiên và khẩn thiết nhất là tự do tôn giáo: đó là quyền của mỗi tôn giáo được rao giảng và truyền bá qua các phương tiện chính đáng và hợp pháp, không bằng những phương tiện bất hợp pháp, điều này phải được liệt kê ra. Đây là một nguyên lý tinh thần – bởi vì nó chạm tới phẩm giá con người – và cũng còn là một nguyên lý thần học, bởi vì nó chạm tới nguyên lý con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được tự do và do đó có tự do phạm phải lỗi lầm. Tôi hy vọng rằng cuộc họp này mau chóng sẽ có kết quả là một bản tài liệu chung về tự do tôn giáo.
-------------------------------------
(1) Về quan điểm này, điều đáng nói là đối thoại không có nghĩa là “đặt niềm tin của mình sang một bên”. Những người Công giáo chúng ta, ngay khi chúng ta tin rằng Giáo hội Công giáo mang chân lý, nhưng cũng tin rằng có những hạt giống của Lời, của chân lý, trong các lập trường, các vị thế khác nữa.
(2) Xin coi Tarik Ramadan: “Sau khi gây ra một làn sóng chấn động, những lời của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Regensburg hai năm trước chắc chắn đã có những hậu quả tích cực nhiều hơn là tiêu cực về lâu về dài. Chắc không gây tranh cãi, là cuộc hội nghị này đề ra việc xem xét lại bản chất trách nhiệm của cả người Kitô giáo và Hồi giáo ở phương Tây. (Il Riformista, October 31, 2008.)
(3) Hàng ngày trong thế giới Hồi giáo chúng ta thấy đức tin đạo Hồi được rao truyền (trên đài phát thanh, đài truyền hình, trên báo chí, bằng loa phóng thanh phát ra từ các đền thờ), nhưng người Kitô giáo lại không được đeo một tượng thánh giá, vì “gieo rắc điều giả dối” là điều bị cấm đoán.
Chủ đề chung đã nổi bật lên từ hai năm vừa qua, nhưng không phải là không gặp phải khó khăn. Sau bài diễn từ ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Regensburg, thế giới Hồi giáo phản ứng lại bằng bạo lực và bác bỏ đề nghị của Đức giáo hoàng muốn công nhận rằng sự liên hệ với Thiên Chúa đòi hỏi lý trí và loại trừ bạo lực. Nhiều phản ứng gây ra là do không hiểu biết gì về bài diễn từ, và vì thường chỉ làm quen với những gì được các cơ quan thông tấn và các tờ báo tường thuật lại (thường với ý đồ xuyên tạc).
Nhờ ở bài diễn từ Regensburg, 38 học giả Hồi giáo đã gửi một lá thư phản hồi đầu tiên (đề ngày 13 tháng 10 năm 2006) và một năm sau lại gửi lá thư thứ hai (do 138 học giả ký tên, về sau tăng thành 275 người) để tìm kiếm thế đứng chung trong sự hợp tác giữa người Kitô giáo và Hồi giáo.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2007, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI phúc đáp lá thư của 138 người bằng cách mở ra khả năng hợp tác về nhiều lãnh vực. Ngày 12 tháng 12 năm 2007, một lá thư của Hoàng tử Jordan là Ghazi bin Muhammad bin Talal gửi cho Hồng y Bertone, thỏa thuận sự hợp tác đó. Từ ngày 4 đến 5 tháng 3, các nhân vật của giáo triều Vatican và của thế giới Hồi giáo đã gặp nhau để qui định các thủ tục và nội dung cuộc đối thoại này. Vào lúc kết thúc, hai phía loan báo thiết lập diễn đàn Công giáo–Hồi giáo “nhằm phát triển đối thoại giữa người Công giáo và Hồi giáo”. Chính diễn đàn này là cuộc họp lần đầu tiên tại Roma từ ngày 4 đến 6 tháng 11 năm nay. Ngày mùng 6, cả nhóm sẽ có cuộc triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Một tham dự viên cuộc họp là Lm Samir Khalil Samir đưa ra bản phân tích sau đây:
Cuộc gặp gỡ giữa các chuyên gia Hồi giáo và Công giáo trong tháng 11 này là bước khởi đầu, và là một điều tích cực, chỉ vì quan niệm: đối thoại thì tốt đẹp hơn là lãnh đạm và im lặng ở cả hai phía. Trong những năm vừa qua, đã có một sự thay đổi quan trọng. Trước hết những lá thư của các học giả Hồi giáo đã yêu cầu một cuộc đối thoại có tính cách đặc thù, đó là về thần học. Nhưng như thế có nguy cơ không đem lại kết quả gì. Đức thánh cha và Hồng y Tauran đã nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại phải bao gồm những vấn đề trong cuộc sống thường ngày và các quyền của lương tâm. Một trong các tham dự viên Hồi giáo là Tariq Ramadan đồng ý ở điểm này.
Người Kitô giáo và Hồi giáo bị trở ngại do chủ thuyết cơ bản
Mối liên lạc giữa người Kitô giáo và Hồi giáo đã trải qua một lich sử đầy sôi động. Trong những năm 1960, sau công đồng Vatican II, đã có một thôi thúc mạnh mẽ từ phía Công giáo. Cũng đã có sự cởi mở đáng kể và thành thật từ phía người Hồi giáo. Thế rồi hai sự việc xảy ra:
a- với thời gian, cuộc đối thoại bị tắt ngấm nếu không được hỗ trợ bởi một cơ cấu thường trực. Cuộc đối thoại với Chính thống giáo và với các giáo phái Kitô khác đều thường xuyên: vì chúng ta gặp gỡ mỗi năm, lại còn có các ủy ban hỗn hợp… Mặt khác, đối với Hồi giáo, điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh; đôi khi các nhà lãnh đạo muốn đối thoại, lúc khác họ lại không muốn….
b- lý do thứ hai là trong thập niện 1970, làn sóng các phong trào theo chủ thuyết cơ bản bắt đầu nổi lên, mà chính thế giới Hồi giáo là kẻ đầu tiên phải chịu thiệt thòi. Sự phát triển này ngăn cản mọi sự, vì lập trường của nó là chối bỏ người khác (1). Lập trường của phái Salafis, về nhiều điểm, chống lại đà canh tân và chống phương Tây là nơi phát sinh ra nó; sự kiện này dẫn tới việc giảm thiểu các cuộc đối thoại.
Điều đáng chú ý là sự tái tục cuộc đối thoại này chính là nhờ ở bài diễn từ tại Regensburg. Và điều này cũng được một số chuyên viên Hồi giáo công nhận (2). Bài diễn từ của Đức giáo hoàng là khởi đầu của một phong trào mới chủ trương suy xét lại. Nếu nó gây ra được một phản ứng tích cực là vì ngài nói lên sự thật, và không hận thù. Điều này khẳng định rằng nếu không có sự chân thực trong đối thoại sẽ không có kết quả gì.
Con đường đi tới
Khoảng 50 người sẽ tham gia diễn đàn này, số người hai bên đồng đều, tuy tên tuổi chưa được công bố. nhưng đã có thể phác họa một vài viễn ảnh cho việc mở đầu một sự cộng tác. Tôi thiết nghĩ rằng chúng ta có thể bước tới nhiều bước. Nhưng phải đối diện với nhiều điểm hiểu lầm và va chạm bằng sự điềm đạm và lòng thành thực.
Nếu chúng ta nói về tín lý, chúng ta phải nói rõ lập trường Kitô giáo về đạo Hồi, về Kinh Koran và về cá nhân của Mohammed, tìm hiểu lập trường của họ và cho họ biết những điều chúng ta tin và lý do tại sao tin như thế. Về phía Hồi giáo, điều quan trọng là họ cũng phải nói rõ sự quan trọng của đức tin chúng ta nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, sự nhập thể của Lời, sự hợp nhất của Thiên Chúa, v.v. nhằm tránh đưa ra những cáo buộc sai lạc. Nhưng nếu những lời cáo buộc là đúng, chúng ta phải sửa đổi.
Ở phương Tây, đã có điều gây tranh cãi là việc mở các trường học và thánh thất Hồi giáo. Nhưng đây không phải là vấn đề liên quan đến cuộc đối thoại Hồi giáo–Kitô gíiáo. Việc cấm đoán là do quốc gia thế tục, và không nhằm mục đích bảo vệ người Công giáo. Vấn đề ở đây là thỏa thuận xem nơi thờ phượng phải như thế nào, không được lầm với chỗ để chiến đấu hoặc tranh đấu. Nhà nước phải làm sáng tỏ các đặc tính của những nơi đó và nếu ai vi phạm các luật lệ ấy nhà nước phải có quyền tước bỏ quyền lợi này.
Điều này cũng đúng khi áp dụng vào các trường học. Ở nước Pháp, chẳng hạn, có những luật lệ nhà nước đặt ra để công nhận một trường học, kể cả truờng Hồi giáo. Những qui lệ như thế bây giờ phải làm sáng tỏ ra. Từ trước đến nay, nhu cầu đối với vấn đề này chưa cảm thấy được bởi vì đã có một nền tảng chung rõ rệt. Nhưng bây giờ, với xã hội đa nguyên và toàn cầu hóa của chúng ta, cần phải có sự minh bạch. Chẳng hạn, quốc gia phải xác định xem nhà nước có được cấp đất để xây cất nơi thờ phượng hay không; có được cầu nguyện trên đường phố hay không …
Tôi không biết cuộc đối thoại này sẽ có kết quả như thế nào: số người tham dự khá đông (tổng số hơn 50) mang đến nguy cơ là những cuộc thảo luận sẽ không sâu và có hiệu quả.
Tự do tôn giáo
Cả hai tôn giáo đều tự cho là mang thông điệp về chân lý, và được kêu gọi rao truyền chân lý đó trong sứ mạng của mình. Nhưng những phương cách thực hiện điều đó phải được minh định. Cách dùng các phương pháp bất xứng, hoặc bị cấm, phải được loại trừ ra. Người Hồi giáo chẳng hạn, kết án người Kitô giáo thực thi việc chiêu dụ bằng cách “làm ơn” cho người nghèo để đổi lại yêu cầu họ theo đạo. Nhưng ngăn chận sáng kiến tiến tới trong khi cho phép một tôn giáo được bành trướng, là điều bất công. Cái ý tưởng được đề cao trong thế giới Hồi giáo: “sự thật có mọi quyền hạn, giả dối không có quyền gì” cũng là điều bất công. Căn cứ vào điều này, khả năng bành trướng của những tôn giáo không phải Hồi giáo bị loại trừ xét theo thực tiễn (3). Liên quan đến vấn đề này là sự khinh thị đối với người bỏ đạo – như xảy ra với vụ rửa tội cho Magdi Cristiano Allam – người bị coi như kẻ phản bội chứ không phải kẻ đi tìm chân lý. Mở trường học cũng là điều quan trọng đối với cả hai tôn giáo và vì thế quyền này phải được bảo vệ, không được chê bai coi như là để tuyên truyền chiêu dụ vào đạo.
Kết luận
Cảm tưởng của tôi cho rằng cuộc đối thoại này có thể có kết quả nếu tôn trọng ba chiều kích:
Phải được khởi đầu, và tiếp tục trong nhiều năm;
Lúc kết thúc, cụ thể, và các tài liệu phải được soạn thảo và phổ biến càng rộng rãi càng tốt;
Uy thế tối đa phải được dành cho các tài liệu này. Về phía Công giáo điều đó thật dễ ràng: chỉ cần một vị hồng y hay một vị có thẩm quyền nào khác ký tên là đủ. Về phía Hồi giáo, phải có sự thoả thuận của các nhân vật tôn giáo và các nhà chính trị đạo Hồi. Các luật lệ hạn chế tự do tôn giáo là do các chính phủ Hồi giáo ban hành, chứ không phải do các học giả Hồi giáo. Mỗi thành viên viên tham dự cuộc đối thoại này, khi trở về nước phải tiếp xúc với chính phủ mình và các tổ chức Hồi giáo khác. Hơn nữa, các quyết định tùy thuộc vào quốc gia, nên được “Tổ chức Hôi đồng Hồi giáo” bỏ phiếu chấp thuận, vì nếu điều này không thể thực hiện được sẽ làm nản chí. Uy thế của tài liệu là điều quan trọng.
Nhưng nhu cầu đầu tiên và khẩn thiết nhất là tự do tôn giáo: đó là quyền của mỗi tôn giáo được rao giảng và truyền bá qua các phương tiện chính đáng và hợp pháp, không bằng những phương tiện bất hợp pháp, điều này phải được liệt kê ra. Đây là một nguyên lý tinh thần – bởi vì nó chạm tới phẩm giá con người – và cũng còn là một nguyên lý thần học, bởi vì nó chạm tới nguyên lý con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được tự do và do đó có tự do phạm phải lỗi lầm. Tôi hy vọng rằng cuộc họp này mau chóng sẽ có kết quả là một bản tài liệu chung về tự do tôn giáo.
-------------------------------------
(1) Về quan điểm này, điều đáng nói là đối thoại không có nghĩa là “đặt niềm tin của mình sang một bên”. Những người Công giáo chúng ta, ngay khi chúng ta tin rằng Giáo hội Công giáo mang chân lý, nhưng cũng tin rằng có những hạt giống của Lời, của chân lý, trong các lập trường, các vị thế khác nữa.
(2) Xin coi Tarik Ramadan: “Sau khi gây ra một làn sóng chấn động, những lời của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Regensburg hai năm trước chắc chắn đã có những hậu quả tích cực nhiều hơn là tiêu cực về lâu về dài. Chắc không gây tranh cãi, là cuộc hội nghị này đề ra việc xem xét lại bản chất trách nhiệm của cả người Kitô giáo và Hồi giáo ở phương Tây. (Il Riformista, October 31, 2008.)
(3) Hàng ngày trong thế giới Hồi giáo chúng ta thấy đức tin đạo Hồi được rao truyền (trên đài phát thanh, đài truyền hình, trên báo chí, bằng loa phóng thanh phát ra từ các đền thờ), nhưng người Kitô giáo lại không được đeo một tượng thánh giá, vì “gieo rắc điều giả dối” là điều bị cấm đoán.
Cung cấp lương thực và nước uống cho các bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật là bỗn phận luân lý
Linh Tiến Khải
13:10 04/11/2008
Cung cấp lương thực và nước uống cho các bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật là bỗn phận luân lý
Một số nhận định của bà Maria Elena Villa, Chủ tịch hiệp hội Cầu vồng 92, về bổn phận cung cấp lương thực và nước uống cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật
Ngày 30-10-2008 hiệp hội Khoa học và Sự sống Giarre Riposto thuộc tỉnh Catania, trên đảo Sicilia nam Italia, đã cùng giới chức địa phương tổ chức một cuộc hội thảo nhằm minh giải một số từ thường dùng trong cuộc sống như: làm cho chết êm dịu, cố bám víu vào việc chữa trị bằng mọi cách, ngưng việc trị liệu vv... Bác sĩ Angelo Rito, Chủ tịch hiệp hội Khoa Học và Sự sống cho biết cuộc hội luận muốn đi từ việc phân tích ý niệm về trợ tử hay làm cho chết êm dịu, để đi tới trường hợp cụ thể được báo chí và truyền hình Italia nói tới nhiều từ một năm qua. Đó là trường hợp của cô Eluana Englaro, đang sống trong tình trạng thực vật, sau khi bị tai nạn lưu thông ngày 18 tháng giêng năm 1992 tức cách đây 16 năm.
Từ năm 1999 thân phụ cô, ông Beppino Englaro, yêu cầu ngưng việc trị liệu để cho cô chết, và ngày mùng 9-7-2008 Tòa kháng án Milano đã cho phép ông Englaro rút ống cung cấp lương thực và nước uống cho Eluana. Đáng lý ra phán quyết đã được thi hành trong thời gian 90 ngày, nhưng biến cố này đã gây ra nhiều phản ứng của các giới chức tôn giáo, các tổ chức bảo vệ sự sống, các chuyên viên luân lý đạo đức cũng như pháp luật và giới chức chính trị. Lý do là vì trong bất cứ tình trạng nào, bệnh nhân vẫn là một bản vị phải được tôn trọng và có quyền được chữa trị và săn sóc. Việc cung cấp thực phẩm và nước uống là một bổn phận thánh thiêng phải chu toàn đối với tất cả mọi người không phân biệt ai. Vì thế không ai có quyền quyết định sự sống hay cái chết của một người khác. Hiệp hội khoa học và sự sống đã ra thông cáo kịch liệt phản đối quyết định nói trên của tòa án Milano, vì nó cho thấy người ta hợp thức hóa việc giết chết một bản vị con người bằng cách không cung cấp cho nó các điều tối thiểu nhất là thực phẩm và nước uống. Xã hội của những người khỏe mạnh từ chối săn sóc một người trong điều kiện rất yếu đuối giòn mỏng tùy thuộc người khác, và kết án họ phải chết đói chết khát. Phán quyết của tòa án Milano có thể mở màn cho một nền văn hóa lệch lạc lấy sự tự lập nền tảng làm tiêu chuẩn cho cả nơi không thể có sự tự lập. Phán quyết này lệch lạc vì coi một người trong tình trạng thưc vật chỉ là một sự sống sinh học, mà quên rằng khi có sự sống sinh học thì đó vẫn luôn luôn là một sự sống con người.
Hiệp Hội Y Khoa và Con Người cũng đã mạnh mẽ phê bình phán quyết sai trái của tòa án Milano và khẳng định rằng nhiệm vụ của thẩm phán không phải là thiết định các tiêu chuẩn bệnh xá có thể dựa trên đó để tuyên bố rằng một bệnh nhân không thể chữa trị được nữa.
Trong y khoa ý kiến không thể phục hồi của bất cứ điều kiện bệnh lý nào không phải là tiêu chuẩn tự đủ để xin thôi việc chữa trị. Do đó ngưng cung cấp thực phẩm và nước uống cho một bệnh nhân trong các điều kiện ổn định, tuy bị hôn mê từ nhiều năm nhưng không có dấu chỉ cho thấy tình trạng bệnh lý tồi tệ thêm hay sắp chết, thì là giết người êm dịu.
Bác sĩ Adrian M. Owen, phó giám đốc phân bộ Khoa Học Nhận Biết Não Bộ của đại học Cambridge Anh quốc cho biết các bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật như Eluana tuy không thể phản ứng nhưng vẫn ý thức. Họ nhận thức được những gì xảy ra trong môi trường chung quanh. Bác sĩ Owen chuyện nghiên cứu tình trạng các bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật qua kỹ thuật đo từ trường hoạt động não bộ, và là tác giả của 160 bài viết trên các nguyệt san y khoa thế giới. Cuộc nghiên cứu năm 2006 có tựa đề ”Kiểm sát ý thức trong tình trạng thực vật”, trong đó bác sĩ Owen cùng với bác sĩ Martin Colemann và chuyên viên não bộ người Bỉ Steven Laureys so sánh ý thức của một người khỏe mạnh và một bệnh nhân trong tình trạng thực vật và chứng minh cho thấy bệnh nhân sống tình trạng thực vật không chỉ có ý thức đối với những gì xảy ra chung quanh, mà còn có thể hiểu các lời người khác nói với họ. Từ năm 2006 tới nay nhóm bác sĩ nói trên đã áp dụng phương pháp đo từ trường hoạt động của não bộ của 17 bệnh nhân sống trong tình trang thực vật, bắt đầu là một thiếu nữ 23 tuổi bị tai nạn y như trường hợp của Eluana.
Thật ra đã có trường hợp người bị hôn mê tỉnh dậy sau nhiều năm sống trong tình trạng thực vật. Điển hình nhất là trường hợp của anh Terry Wallis, thợ máy tại Arkansas, bị hôn mê sau tai nạn xe hơi xảy ra ngày 13 tháng 7 năm 1984, và đã tỉnh lại sau 19 năm sống trong tình trạng thực vật ngày 11 tháng 6 năm 2003. Hôm đó cô ý tá đưa bà mẹ anh vào thăm anh và hỏi thuộc lòng anh có biết ai đây không anh trả lời ”mẹ”.
Phán quyết của tòa án Milano liên quan tới vụ cô Eluana đã khiến cho các đảng phái chính trị Italia phò hay chống việc trợ tự đều phản đối. Họ đòi phải đem vấn đề ra quốc hội thảo luận và bỏ phiếu làm thành luật, viện cớ rằng Italia chưa có luật cho phép giết người êm dịu, nên phán quyết của tòa tổng biện lý Milano không có hiệu lực.
Ngày 11 tháng 11 tới đây Tòa Thượng Thẩm Italia sẽ đưa ra phán quyết định đoạt chung kết về vụ này. Trong khi các nữ tu săn sóc Eluana từ 14 năm qua trong nhà thương do các chị điều khiển tại Lecco, cho biết các chị sẽ không bao giờ rút ống chuyền thực phẩm và nước cho Eluana. Nếu thân phụ của chị muốn làm điều đó thì đến đón chị về. Các chị nói rằng nếu ông coi con gái của ông đã chết rồi, thì cứ để Eluana sống với các chị, vì Eluana giờ đây là thành phần trong cộng đoàn các nữ tu làm việc tại nhà thương.
Liên quan tới cuộc thảo luận ngày 30-10-2008 tại Catania trên đảo Sicilia, bác sĩ Rito nói: ”Chúng tôi không muốn chỉ thảo luận một cách triết lý và trừu tượng, nhưng muốn chứng minh cho thấy các quyết định vội vã của luật lệ Italia có thể đưa tới các hậu qủa nào, như đã xảy ra tại vài nước Âu châu”.
Hiệp hội Khoa Học và Sự Sống quy tụ các thành viên thuộc nhiều chuyên viên và các giáo sư cộng tác trong chương trình thăng tiến sự sống và bảo vệ các quyền con người, bắt đầu bằng quyền sống của các bệnh nhân hôn mê hay trong tình trạng thực vật. Họ có quyền được cung cấp thực phẩm và thuốc men. Năm 2007 hiệp hội đã tổ chức các buổi hội thảo về đề tài luân lý sinh học tại các trường học để gây ý thức cho các học sinh đối với các vần đề phẩm giá con người và cuộc sống.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Maria Elena Villa, Chủ tịch hiệp hội Cầu Vồng 92, về bổn phận cung cấp lương thực và nước uống cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật.
Hiệp hội Cầu Vồng 92 là một hiệp hội có trụ sở tại Roma, nhắm mục đích phục hồi người bị hôn mê, và là một trong số các hiệp hội thuộc Mạng Lưới bênh vực các bệnh nhân bị chấn thương não sọ và phải rơi vào tình trạng hôn mê hay thực vật. Mục đích của các hiệp hội này là làm sao để các gia đình có thể săn sóc người thân của họ bị rơi vào tình trạng này. Nó theo cùng đường hướng với sứ điệp cho Ngày Sự Sống 2009 của Hội Đồng Giám Mục Italia. Trong đó các Giám Mục mạnh mẽ chống lại việc giết người êm dịu và khẳng định rằng sự sống con người là một thiện ích không thể bị xúc phạm và không thể bị định đoạt thế nào cũng được. Vì thế không bao giờ được hợp thức hóa hay dễ dãi đối với việc bỏ săn sóc các bệnh nhân cũng như bám víu vào việc chữa trị bằng mọi cách.
Hỏi: Thưa bà Villa xin bà giải thích chương trình của hiệp hội Cầu Vồng 92. Nó là chương trình gì vậy?
Đáp: Chúng tôi đang cộng tác với nhà thương thánh Raffaele ở Roma để thực hiện một “nhà” trong đó các thân nhân của một bệnh nhân ở trong tình trạng thực vật có thể được chuẩn bị trên bình diện cụ thể và tâm lý để săn sóc người thân của họ tại gia. Chúng tôi tin rằng đem các bệnh nhân đó về săn sóc trong gia đình là điều có thể làm được.
Hỏi: Các hiệu qủa của việc đưa bệnh nhân về săn sóc tại nhà như thế nào thưa bà và nó rất tốn phí có đúng thế không?
Đáp: Các hiệu qủa rất nhiều và khác nhau. Chúng ta biết là tại Italia các cơ cấu loại này không có nhiều và thường khi chúng khiến cho các bênh nhân và người thân của họ lang thang khắp nơi trong nước Italia để tìm nơi tiếp nhận họ. Điều này cũng có nghĩa là cuộc sống của họ bị đảo lộn, lại rất tốn kém và tạo ra các vấn đề kinh tế. Và đương nhiên nó cũng có nghĩa là phải giải tỏa các giường của các phòng hồi sinh và nơi ở dành cho người già. Bất đắc dĩ phải làm như thế, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời quan trọng nhưng không thích hợp.
Vì việc săn sóc một bệnh nhân tại gia đình như thế rất tốn phí nên trong dự án thực hiện tại Roma này chúng tôi sẽ lôi cuốn các hiệp hội y tế địa phương cộng tác với Trung tâm chuyển tiếp để yểm trợ việc săn sóc các bệnh nhân tại gia với các chuyên viên cũng như các dụng cụ thích hợp. Chúng tôi xác tín rằng sự đầu tư vào việc đào tạo có thể là một trợ giúp lớn cho các gia đình có các bệnh nhân não bộ tiết kiệm các chi phí. Và đây là cơ cấu đầu tiên loại này tại Italia. Ngày 12 tháng 12 năm nay chúng tôi cũng sẽ tổ chức một đại hội tại nhà thương San Raffaele tỉnh Velletri để thảo luận về dự án này và các vấn đề của những người ở trong tình trạng thực vật.
Hỏi: Thưa bà, hiệp hội Cầu Vồng 92 còn có các sinh hoạt nào khác nữa không?
Đáp: Từ năm 1999 tới nay cùng với Ngân Qũy Thánh Nữ Lucia tại Roma chúng tôi còn có ”Nhà Dago” là một cơ cấu tiếp đón các bệnh nhân ra khỏi tình trạng hôn mê và một người thân của họ sau khi ra khỏi nhà thương để giúp họ hồi phục và tái hội nhập cuộc sống gia đình, cuộc sống xã hội cũng như cuộc sống nghề nghiệp. Trong cơ cấu này có một nhóm các chuyên viên đa nghành làm việc nhằm mục đích thăng tiến các khả năng và tiềm lực còn lại của một bệnh nhân đã ra khỏi tình trạng hôn mê.
Hỏi: Trong các tháng qủa bà và các thành viên hiệp hội Cầu Vồng 92 đã sống các tin tức liên quan tới trường hợp của cô Eluana Englaro như thế nào?
Đáp: Như qúy vị có thể tưởng tượng được. Chúng tôi đã theo dõi và đã sống kinh nghệm này một cách rất đau khổ. Bởi vì hằng ngày chúng tôi tiếp xúc với các anh chị em phải sống trong các tình trạng tương tự như cô Eluana, và chúng tôi rất lo sợ. Chúng tôi rất hiểu và tôn trọng nỗi đớn đau và âu lo của thân phụ của cô là ông Beppino Englaro, nhưng chúng tôi tự hỏi các lựa chọn của ông quyết định không chuyền thực phẩm và nước cho Eluana nữa và để cho cô chết, vì thiếu thực phẩm và nước, các quyết định đó sẽ có các âm hưởng tiệu cực nào trên những gia đình có thân nhân ở trong cùng tình trạng như vậy. Nếu người ta cho rằng người sống trong tình trạng thực vật không phải là sự sống nữa, thì một số các bệnh nhân mà chúng tôi trợ giúp cũng cảm thấy được phép xin như thân phụ của cô Eluana. Nhưng chúng ta có chắc đó là phương thế duy nhất không?
Hỏi: Như vậy thì phải theo con đường nào thưa bà Villa?
Đáp: Cần phải gây ý thức cho dư luận công cộng và xã hội biết và nói rằng các bệnh nhân ở trong tình trạng thực vật là các bản vị con người với tất cả mọi quyền lợi, tuy não bộ của họ thôi hoạt động, nhưng họ vẫn duy trì nguyên vẹn tất cả các nhiệm vụ sinh động khác. Nếu người ta phủ nhận họ là bản vị con người có quyền được nuôi dưỡng, thì mọi công việc chúng tôi làm đều tan thành mây khói. Như chúng ta cho các trẻ em ăn uống vì chúng không thể tự ăn uống được, thì các bệnh nhân ở trong tình trạng thực vật cũng thế, vì thế cần phải cung cấp thực phẩm và nước uống cho họ, vì họ không tự ăn uống được. Nếu không thì các bệnh nhân trong tình trạng thực vật sẽ chết đói chết khát và phải vô cùng đau đớn.
Hỏi: Trên đây chúng ta đã nói là khó mà có thể tìm ra một cơ cấu tiếp nhận một bệnh nhân loại này, vì thế nên hiệp hội Cầu Vồng 92 mới đưa ra chương trình đào tạo thân nhận để cóp thể đem bệnh nhân về nhà săn sóc...
Đáp: Vâng, chắc chắn là như thế. Tôi tin rằng các nữ tu đang săn sóc cho cô Eluana tại tỉnh Lecco từ biết bao nhiêu năm nay đang làm một việc trợ giúp rất tốt, và không dễ tìm ra một nơi như thế tại các tỉnh khác của Italia. Có biết bao nhiệu gia đình phải lo lắng cho người thân của họ ở trong tình trạng này, mà không nhận được sự trợ giúp nào. Vì thế cô Eluana đã may mắn tìm được một nơi trong đó cô được săn sóc với nhiều tình thương mến như vậy.
(Avvenire 16-10-2008)
Một số nhận định của bà Maria Elena Villa, Chủ tịch hiệp hội Cầu vồng 92, về bổn phận cung cấp lương thực và nước uống cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật
Ngày 30-10-2008 hiệp hội Khoa học và Sự sống Giarre Riposto thuộc tỉnh Catania, trên đảo Sicilia nam Italia, đã cùng giới chức địa phương tổ chức một cuộc hội thảo nhằm minh giải một số từ thường dùng trong cuộc sống như: làm cho chết êm dịu, cố bám víu vào việc chữa trị bằng mọi cách, ngưng việc trị liệu vv... Bác sĩ Angelo Rito, Chủ tịch hiệp hội Khoa Học và Sự sống cho biết cuộc hội luận muốn đi từ việc phân tích ý niệm về trợ tử hay làm cho chết êm dịu, để đi tới trường hợp cụ thể được báo chí và truyền hình Italia nói tới nhiều từ một năm qua. Đó là trường hợp của cô Eluana Englaro, đang sống trong tình trạng thực vật, sau khi bị tai nạn lưu thông ngày 18 tháng giêng năm 1992 tức cách đây 16 năm.
Từ năm 1999 thân phụ cô, ông Beppino Englaro, yêu cầu ngưng việc trị liệu để cho cô chết, và ngày mùng 9-7-2008 Tòa kháng án Milano đã cho phép ông Englaro rút ống cung cấp lương thực và nước uống cho Eluana. Đáng lý ra phán quyết đã được thi hành trong thời gian 90 ngày, nhưng biến cố này đã gây ra nhiều phản ứng của các giới chức tôn giáo, các tổ chức bảo vệ sự sống, các chuyên viên luân lý đạo đức cũng như pháp luật và giới chức chính trị. Lý do là vì trong bất cứ tình trạng nào, bệnh nhân vẫn là một bản vị phải được tôn trọng và có quyền được chữa trị và săn sóc. Việc cung cấp thực phẩm và nước uống là một bổn phận thánh thiêng phải chu toàn đối với tất cả mọi người không phân biệt ai. Vì thế không ai có quyền quyết định sự sống hay cái chết của một người khác. Hiệp hội khoa học và sự sống đã ra thông cáo kịch liệt phản đối quyết định nói trên của tòa án Milano, vì nó cho thấy người ta hợp thức hóa việc giết chết một bản vị con người bằng cách không cung cấp cho nó các điều tối thiểu nhất là thực phẩm và nước uống. Xã hội của những người khỏe mạnh từ chối săn sóc một người trong điều kiện rất yếu đuối giòn mỏng tùy thuộc người khác, và kết án họ phải chết đói chết khát. Phán quyết của tòa án Milano có thể mở màn cho một nền văn hóa lệch lạc lấy sự tự lập nền tảng làm tiêu chuẩn cho cả nơi không thể có sự tự lập. Phán quyết này lệch lạc vì coi một người trong tình trạng thưc vật chỉ là một sự sống sinh học, mà quên rằng khi có sự sống sinh học thì đó vẫn luôn luôn là một sự sống con người.
Hiệp Hội Y Khoa và Con Người cũng đã mạnh mẽ phê bình phán quyết sai trái của tòa án Milano và khẳng định rằng nhiệm vụ của thẩm phán không phải là thiết định các tiêu chuẩn bệnh xá có thể dựa trên đó để tuyên bố rằng một bệnh nhân không thể chữa trị được nữa.
Trong y khoa ý kiến không thể phục hồi của bất cứ điều kiện bệnh lý nào không phải là tiêu chuẩn tự đủ để xin thôi việc chữa trị. Do đó ngưng cung cấp thực phẩm và nước uống cho một bệnh nhân trong các điều kiện ổn định, tuy bị hôn mê từ nhiều năm nhưng không có dấu chỉ cho thấy tình trạng bệnh lý tồi tệ thêm hay sắp chết, thì là giết người êm dịu.
Bác sĩ Adrian M. Owen, phó giám đốc phân bộ Khoa Học Nhận Biết Não Bộ của đại học Cambridge Anh quốc cho biết các bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật như Eluana tuy không thể phản ứng nhưng vẫn ý thức. Họ nhận thức được những gì xảy ra trong môi trường chung quanh. Bác sĩ Owen chuyện nghiên cứu tình trạng các bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật qua kỹ thuật đo từ trường hoạt động não bộ, và là tác giả của 160 bài viết trên các nguyệt san y khoa thế giới. Cuộc nghiên cứu năm 2006 có tựa đề ”Kiểm sát ý thức trong tình trạng thực vật”, trong đó bác sĩ Owen cùng với bác sĩ Martin Colemann và chuyên viên não bộ người Bỉ Steven Laureys so sánh ý thức của một người khỏe mạnh và một bệnh nhân trong tình trạng thực vật và chứng minh cho thấy bệnh nhân sống tình trạng thực vật không chỉ có ý thức đối với những gì xảy ra chung quanh, mà còn có thể hiểu các lời người khác nói với họ. Từ năm 2006 tới nay nhóm bác sĩ nói trên đã áp dụng phương pháp đo từ trường hoạt động của não bộ của 17 bệnh nhân sống trong tình trang thực vật, bắt đầu là một thiếu nữ 23 tuổi bị tai nạn y như trường hợp của Eluana.
Thật ra đã có trường hợp người bị hôn mê tỉnh dậy sau nhiều năm sống trong tình trạng thực vật. Điển hình nhất là trường hợp của anh Terry Wallis, thợ máy tại Arkansas, bị hôn mê sau tai nạn xe hơi xảy ra ngày 13 tháng 7 năm 1984, và đã tỉnh lại sau 19 năm sống trong tình trạng thực vật ngày 11 tháng 6 năm 2003. Hôm đó cô ý tá đưa bà mẹ anh vào thăm anh và hỏi thuộc lòng anh có biết ai đây không anh trả lời ”mẹ”.
Phán quyết của tòa án Milano liên quan tới vụ cô Eluana đã khiến cho các đảng phái chính trị Italia phò hay chống việc trợ tự đều phản đối. Họ đòi phải đem vấn đề ra quốc hội thảo luận và bỏ phiếu làm thành luật, viện cớ rằng Italia chưa có luật cho phép giết người êm dịu, nên phán quyết của tòa tổng biện lý Milano không có hiệu lực.
Ngày 11 tháng 11 tới đây Tòa Thượng Thẩm Italia sẽ đưa ra phán quyết định đoạt chung kết về vụ này. Trong khi các nữ tu săn sóc Eluana từ 14 năm qua trong nhà thương do các chị điều khiển tại Lecco, cho biết các chị sẽ không bao giờ rút ống chuyền thực phẩm và nước cho Eluana. Nếu thân phụ của chị muốn làm điều đó thì đến đón chị về. Các chị nói rằng nếu ông coi con gái của ông đã chết rồi, thì cứ để Eluana sống với các chị, vì Eluana giờ đây là thành phần trong cộng đoàn các nữ tu làm việc tại nhà thương.
Liên quan tới cuộc thảo luận ngày 30-10-2008 tại Catania trên đảo Sicilia, bác sĩ Rito nói: ”Chúng tôi không muốn chỉ thảo luận một cách triết lý và trừu tượng, nhưng muốn chứng minh cho thấy các quyết định vội vã của luật lệ Italia có thể đưa tới các hậu qủa nào, như đã xảy ra tại vài nước Âu châu”.
Hiệp hội Khoa Học và Sự Sống quy tụ các thành viên thuộc nhiều chuyên viên và các giáo sư cộng tác trong chương trình thăng tiến sự sống và bảo vệ các quyền con người, bắt đầu bằng quyền sống của các bệnh nhân hôn mê hay trong tình trạng thực vật. Họ có quyền được cung cấp thực phẩm và thuốc men. Năm 2007 hiệp hội đã tổ chức các buổi hội thảo về đề tài luân lý sinh học tại các trường học để gây ý thức cho các học sinh đối với các vần đề phẩm giá con người và cuộc sống.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Maria Elena Villa, Chủ tịch hiệp hội Cầu Vồng 92, về bổn phận cung cấp lương thực và nước uống cho các bệnh nhân trong tình trạng thực vật.
Hiệp hội Cầu Vồng 92 là một hiệp hội có trụ sở tại Roma, nhắm mục đích phục hồi người bị hôn mê, và là một trong số các hiệp hội thuộc Mạng Lưới bênh vực các bệnh nhân bị chấn thương não sọ và phải rơi vào tình trạng hôn mê hay thực vật. Mục đích của các hiệp hội này là làm sao để các gia đình có thể săn sóc người thân của họ bị rơi vào tình trạng này. Nó theo cùng đường hướng với sứ điệp cho Ngày Sự Sống 2009 của Hội Đồng Giám Mục Italia. Trong đó các Giám Mục mạnh mẽ chống lại việc giết người êm dịu và khẳng định rằng sự sống con người là một thiện ích không thể bị xúc phạm và không thể bị định đoạt thế nào cũng được. Vì thế không bao giờ được hợp thức hóa hay dễ dãi đối với việc bỏ săn sóc các bệnh nhân cũng như bám víu vào việc chữa trị bằng mọi cách.
Hỏi: Thưa bà Villa xin bà giải thích chương trình của hiệp hội Cầu Vồng 92. Nó là chương trình gì vậy?
Đáp: Chúng tôi đang cộng tác với nhà thương thánh Raffaele ở Roma để thực hiện một “nhà” trong đó các thân nhân của một bệnh nhân ở trong tình trạng thực vật có thể được chuẩn bị trên bình diện cụ thể và tâm lý để săn sóc người thân của họ tại gia. Chúng tôi tin rằng đem các bệnh nhân đó về săn sóc trong gia đình là điều có thể làm được.
Hỏi: Các hiệu qủa của việc đưa bệnh nhân về săn sóc tại nhà như thế nào thưa bà và nó rất tốn phí có đúng thế không?
Đáp: Các hiệu qủa rất nhiều và khác nhau. Chúng ta biết là tại Italia các cơ cấu loại này không có nhiều và thường khi chúng khiến cho các bênh nhân và người thân của họ lang thang khắp nơi trong nước Italia để tìm nơi tiếp nhận họ. Điều này cũng có nghĩa là cuộc sống của họ bị đảo lộn, lại rất tốn kém và tạo ra các vấn đề kinh tế. Và đương nhiên nó cũng có nghĩa là phải giải tỏa các giường của các phòng hồi sinh và nơi ở dành cho người già. Bất đắc dĩ phải làm như thế, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời quan trọng nhưng không thích hợp.
Vì việc săn sóc một bệnh nhân tại gia đình như thế rất tốn phí nên trong dự án thực hiện tại Roma này chúng tôi sẽ lôi cuốn các hiệp hội y tế địa phương cộng tác với Trung tâm chuyển tiếp để yểm trợ việc săn sóc các bệnh nhân tại gia với các chuyên viên cũng như các dụng cụ thích hợp. Chúng tôi xác tín rằng sự đầu tư vào việc đào tạo có thể là một trợ giúp lớn cho các gia đình có các bệnh nhân não bộ tiết kiệm các chi phí. Và đây là cơ cấu đầu tiên loại này tại Italia. Ngày 12 tháng 12 năm nay chúng tôi cũng sẽ tổ chức một đại hội tại nhà thương San Raffaele tỉnh Velletri để thảo luận về dự án này và các vấn đề của những người ở trong tình trạng thực vật.
Hỏi: Thưa bà, hiệp hội Cầu Vồng 92 còn có các sinh hoạt nào khác nữa không?
Đáp: Từ năm 1999 tới nay cùng với Ngân Qũy Thánh Nữ Lucia tại Roma chúng tôi còn có ”Nhà Dago” là một cơ cấu tiếp đón các bệnh nhân ra khỏi tình trạng hôn mê và một người thân của họ sau khi ra khỏi nhà thương để giúp họ hồi phục và tái hội nhập cuộc sống gia đình, cuộc sống xã hội cũng như cuộc sống nghề nghiệp. Trong cơ cấu này có một nhóm các chuyên viên đa nghành làm việc nhằm mục đích thăng tiến các khả năng và tiềm lực còn lại của một bệnh nhân đã ra khỏi tình trạng hôn mê.
Hỏi: Trong các tháng qủa bà và các thành viên hiệp hội Cầu Vồng 92 đã sống các tin tức liên quan tới trường hợp của cô Eluana Englaro như thế nào?
Đáp: Như qúy vị có thể tưởng tượng được. Chúng tôi đã theo dõi và đã sống kinh nghệm này một cách rất đau khổ. Bởi vì hằng ngày chúng tôi tiếp xúc với các anh chị em phải sống trong các tình trạng tương tự như cô Eluana, và chúng tôi rất lo sợ. Chúng tôi rất hiểu và tôn trọng nỗi đớn đau và âu lo của thân phụ của cô là ông Beppino Englaro, nhưng chúng tôi tự hỏi các lựa chọn của ông quyết định không chuyền thực phẩm và nước cho Eluana nữa và để cho cô chết, vì thiếu thực phẩm và nước, các quyết định đó sẽ có các âm hưởng tiệu cực nào trên những gia đình có thân nhân ở trong cùng tình trạng như vậy. Nếu người ta cho rằng người sống trong tình trạng thực vật không phải là sự sống nữa, thì một số các bệnh nhân mà chúng tôi trợ giúp cũng cảm thấy được phép xin như thân phụ của cô Eluana. Nhưng chúng ta có chắc đó là phương thế duy nhất không?
Hỏi: Như vậy thì phải theo con đường nào thưa bà Villa?
Đáp: Cần phải gây ý thức cho dư luận công cộng và xã hội biết và nói rằng các bệnh nhân ở trong tình trạng thực vật là các bản vị con người với tất cả mọi quyền lợi, tuy não bộ của họ thôi hoạt động, nhưng họ vẫn duy trì nguyên vẹn tất cả các nhiệm vụ sinh động khác. Nếu người ta phủ nhận họ là bản vị con người có quyền được nuôi dưỡng, thì mọi công việc chúng tôi làm đều tan thành mây khói. Như chúng ta cho các trẻ em ăn uống vì chúng không thể tự ăn uống được, thì các bệnh nhân ở trong tình trạng thực vật cũng thế, vì thế cần phải cung cấp thực phẩm và nước uống cho họ, vì họ không tự ăn uống được. Nếu không thì các bệnh nhân trong tình trạng thực vật sẽ chết đói chết khát và phải vô cùng đau đớn.
Hỏi: Trên đây chúng ta đã nói là khó mà có thể tìm ra một cơ cấu tiếp nhận một bệnh nhân loại này, vì thế nên hiệp hội Cầu Vồng 92 mới đưa ra chương trình đào tạo thân nhận để cóp thể đem bệnh nhân về nhà săn sóc...
Đáp: Vâng, chắc chắn là như thế. Tôi tin rằng các nữ tu đang săn sóc cho cô Eluana tại tỉnh Lecco từ biết bao nhiêu năm nay đang làm một việc trợ giúp rất tốt, và không dễ tìm ra một nơi như thế tại các tỉnh khác của Italia. Có biết bao nhiệu gia đình phải lo lắng cho người thân của họ ở trong tình trạng này, mà không nhận được sự trợ giúp nào. Vì thế cô Eluana đã may mắn tìm được một nơi trong đó cô được săn sóc với nhiều tình thương mến như vậy.
(Avvenire 16-10-2008)
Quốc gia thứ 177 thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh
LM Trần Đức Anh, OP
13:11 04/11/2008
VATICAN -. Hôm 4-11-2008, Tòa Thánh và Cộng hòa Botswana đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. Đây là quốc gia thứ 177 lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Thông cáo của Tòa Thánh nói rằng: ”Tòa Thánh và Cộng hòa Botswana mong muốn thăng tiến các quan hệ thân hữu và phát triển sự cộng tác quốc tế, nên đã quyết định cùng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau trên cấp bậc Sứ Thần về phía Tòa Thánh và Đại Sứ về phía Botswana, theo những gì đã được Hiệp Ước Vienne về quan hệ ngoại giao ngày 18-4-1961 đã qui định.”
Cũng ngày 4-11-2008, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Pretoria, thủ đô Nam Phi, đại diện Tòa Thánh và Botswana đã trao đổi công hàm ngoại giao và ký kết thông cáo về việc lập quan hệ ngoại giao.
Botswana là một cộng hòa được độc lập và theo tổng thống chế từ cuối tháng 9 năm 1966 trong khối Thịnh Vượng Chung. Quốc gia này rộng hơn 581 ngàn cây số vuông trong đó 70% là sa mạc Kalahari, trong khi miền tây bắc là bình nguyên Okavango lớn nhất thế giới. Botswana có nhiều mỏ kim cương giúp nước này phát triển kinh tế thuộc hàng thịnh vượng nhất Phi châu.
Nhờ sự ổn định về chính trị, an bình xã hội và chính sách thuế khóa quan tâm tới dân chúng, cũng như việc quản lý công quĩ khôn ngoan, Botswana được coi là một trong những quốc gia ổn định nhất Phi Châu.
Dân số Botswana hiện nay là 1 triệu 586 ngàn người, trong đó có hơn 37% bị nhiễm HIV-Aids. Năm nay chính phủ nước này dành 80 triệu Euro tương đương với 1 phần 4 ngân sách quốc gia để chống bệnh Aids.
Giáo Hội Công Giáo tại Botswana chỉ là một đoàn chiên bé nhỏ, chỉ hiện diện tại đây từ năm 1928 do các cha dòng thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) và hiện chiếm 5% dân số toàn quốc, tức là 84 ngàn tín hữu thuộc giáo phận thủ đô Gaborone và địa phận đại diện tông tòa Francistown, với tổng cộng 38 giáo xứ, 27 linh mục triều, 40 LM dòng, 4 tu huynh và 77 nữ tu, 300 giáo lý viên. Phần lớn dân Botswana theo Tin Lành và 20% không có tôn giáo.
Sau Montenegro và các Tiểu vương quốc Arập hiệp nhất, Botswana là quốc gia thứ 3 lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh dưới triều đại ĐTC Biển Đức 16. (SD 4-11-2008)
Thông cáo của Tòa Thánh nói rằng: ”Tòa Thánh và Cộng hòa Botswana mong muốn thăng tiến các quan hệ thân hữu và phát triển sự cộng tác quốc tế, nên đã quyết định cùng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau trên cấp bậc Sứ Thần về phía Tòa Thánh và Đại Sứ về phía Botswana, theo những gì đã được Hiệp Ước Vienne về quan hệ ngoại giao ngày 18-4-1961 đã qui định.”
Cũng ngày 4-11-2008, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Pretoria, thủ đô Nam Phi, đại diện Tòa Thánh và Botswana đã trao đổi công hàm ngoại giao và ký kết thông cáo về việc lập quan hệ ngoại giao.
Botswana là một cộng hòa được độc lập và theo tổng thống chế từ cuối tháng 9 năm 1966 trong khối Thịnh Vượng Chung. Quốc gia này rộng hơn 581 ngàn cây số vuông trong đó 70% là sa mạc Kalahari, trong khi miền tây bắc là bình nguyên Okavango lớn nhất thế giới. Botswana có nhiều mỏ kim cương giúp nước này phát triển kinh tế thuộc hàng thịnh vượng nhất Phi châu.
Nhờ sự ổn định về chính trị, an bình xã hội và chính sách thuế khóa quan tâm tới dân chúng, cũng như việc quản lý công quĩ khôn ngoan, Botswana được coi là một trong những quốc gia ổn định nhất Phi Châu.
Dân số Botswana hiện nay là 1 triệu 586 ngàn người, trong đó có hơn 37% bị nhiễm HIV-Aids. Năm nay chính phủ nước này dành 80 triệu Euro tương đương với 1 phần 4 ngân sách quốc gia để chống bệnh Aids.
Giáo Hội Công Giáo tại Botswana chỉ là một đoàn chiên bé nhỏ, chỉ hiện diện tại đây từ năm 1928 do các cha dòng thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) và hiện chiếm 5% dân số toàn quốc, tức là 84 ngàn tín hữu thuộc giáo phận thủ đô Gaborone và địa phận đại diện tông tòa Francistown, với tổng cộng 38 giáo xứ, 27 linh mục triều, 40 LM dòng, 4 tu huynh và 77 nữ tu, 300 giáo lý viên. Phần lớn dân Botswana theo Tin Lành và 20% không có tôn giáo.
Sau Montenegro và các Tiểu vương quốc Arập hiệp nhất, Botswana là quốc gia thứ 3 lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh dưới triều đại ĐTC Biển Đức 16. (SD 4-11-2008)
Top Stories
IBD Poll: McCain Only 2 Points Behind
IBD Poll
08:35 04/11/2008
IBD Poll: McCain Only 2 Points Behind
Sunday, November 2, 2008 4:46 PM
John McCain is trailing presidential rival Barack Obama by just two points heading into Election Day, according to a new tracking poll released Sunday by Investors Business Daily.
Overall, McCain trails Obama by 2.1 percentage points 46.7 percent to 44.6 percent, with 8.7 percent not sure in the tracking poll released Sunday by IBD and its polling partner, the TechnoMetrica Institute of Policy and Politics (TIPP).
The latest numbers continue a tightening trend that shows McCain steadily gaining while Obama's support around 47 percent of respondents is holding firm.
Independents who'd been leaning to Obama shifted to McCain to leave that key group a tossup, according to the IBD pollsters. McCain also pulled even in the Midwest, and moved back strongly into the lead with men. He is padding his gains among Protestants and Catholics, and is favored for the first time by high school graduates.
The newest poll shows that McCain has made steady gains in the West, up from 37 percent of respondents to 44 percent. He still leads Obama in the South, 50 percent to 45 percent, and he is tied in the Midwest, 45 percent to 45 percent, with 12 percent still not sure.
In terms of age group, McCain still is virtually tied with Obama with respondents in the categories between 25 years of age and 64. Some 9 percent are still undecided. He leads among voters 65 and over by 2 points, 45 percent to 43 percent. Obama has a commanding lead only among the young respondents, those 18 to 24. But that group's reliability on Election Day varies tremendously.
Among party faithful, the poll shows that McCain is holding onto Republicans by an overwhelming margin he has 89 percent locked up and is winning now among self-described independents, 45 to 43 percent.
McCain also has a 15-point lead over Obama among voters who earn at least $75,000 a year, and now holds a 54 percent to 40 percent edge among male voters, up from a 4-point lead just several weeks ago.
The poll has a margin of error of plus or minus 3.4 percent. IBD said its polling partner, TIPP, has been the most accurate pollster during the 2004 election season.
Sunday, November 2, 2008 4:46 PM
John McCain is trailing presidential rival Barack Obama by just two points heading into Election Day, according to a new tracking poll released Sunday by Investors Business Daily.
Overall, McCain trails Obama by 2.1 percentage points 46.7 percent to 44.6 percent, with 8.7 percent not sure in the tracking poll released Sunday by IBD and its polling partner, the TechnoMetrica Institute of Policy and Politics (TIPP).
The latest numbers continue a tightening trend that shows McCain steadily gaining while Obama's support around 47 percent of respondents is holding firm.
Independents who'd been leaning to Obama shifted to McCain to leave that key group a tossup, according to the IBD pollsters. McCain also pulled even in the Midwest, and moved back strongly into the lead with men. He is padding his gains among Protestants and Catholics, and is favored for the first time by high school graduates.
The newest poll shows that McCain has made steady gains in the West, up from 37 percent of respondents to 44 percent. He still leads Obama in the South, 50 percent to 45 percent, and he is tied in the Midwest, 45 percent to 45 percent, with 12 percent still not sure.
In terms of age group, McCain still is virtually tied with Obama with respondents in the categories between 25 years of age and 64. Some 9 percent are still undecided. He leads among voters 65 and over by 2 points, 45 percent to 43 percent. Obama has a commanding lead only among the young respondents, those 18 to 24. But that group's reliability on Election Day varies tremendously.
Among party faithful, the poll shows that McCain is holding onto Republicans by an overwhelming margin he has 89 percent locked up and is winning now among self-described independents, 45 to 43 percent.
McCain also has a 15-point lead over Obama among voters who earn at least $75,000 a year, and now holds a 54 percent to 40 percent edge among male voters, up from a 4-point lead just several weeks ago.
The poll has a margin of error of plus or minus 3.4 percent. IBD said its polling partner, TIPP, has been the most accurate pollster during the 2004 election season.
Chine: A Tianjin, l’Eglise catholique place des encarts publicitaires dans des quotidiens
Eglises d'Asie
11:05 04/11/2008
Chine: A Tianjin, l’Eglise catholique place des encarts publicitaires dans des quotidiens
A Tianjin, grande ville portuaire située à 150 km de Pékin, l’Eglise catholique a choisi d’innover en se faisant connaître par des publicités sur le thème « Venez et voyez », publiées dans différents journaux locaux. C’est le P. Léo Zhang Liang, curé de la cathédrale Saint-Joseph, connue localement sous le nom de Xikai, qui est à l’origine de cette nouvelle forme d’évangélisation. Il a déclaré à l’agence Ucanews (1), qu’à sa connaissance, c’était la première fois en Chine qu’une paroisse faisait ce type de publicité, allant jusqu’à donner les horaires de catéchisme. L’idée, dit-il, lui a été soufflée par un laïc, qui, de la même manière, avait fait de la publicité pour sa maison de retraite.
C’est un apostolat cependant qui coûte cher: le plus petit encart, qui fait 3 cm de large sur 1 cm de haut, vaut 1 000 yuans (soit environ 115 euros) pour une insertion chaque semaine pendant six mois. Mais depuis que l’information a commencé à paraître en août dernier dans quatre tabloïds quotidiens locaux, la cathédrale reçoit environ une vingtaine d’appels téléphoniques par jour pour demander des renseignements sur l’Eglise catholique ou les cours de catéchisme, se réjouit le P. Zhang.
La première publicité a été insérée juste avant le 15 août, l’Assomption étant une fête particulièrement célébrée par l’Eglise de Chine. « Une rencontre avec Xikai », titrait le texte sans aucune allusion à la religion, comme il était conseillé de le faire pendant toute la durée des Jeux olympiques, du 8 au 24 août. Le texte devenait ensuite plus explicite: « Voulez-vous en savoir plus sur le catholicisme ? ». Le P. Zhang raconte que certains journalistes travaillant dans les quotidiens qui avaient inséré les publicités sont, depuis, devenus catéchumènes.
L’actuelle cathédrale, un imposant bâtiment qui est aussi connu sous le nom de « l’église française », a été construite entre 1914 et 1917. Elle se trouve aujourd’hui au cœur d’un quartier très commerçant du centre ville. A l’initiative de son curé, elle reste « portes ouvertes » de 5 heures du matin à 20 h. A l’entrée, de grands panneaux reprennent en chinois l’invitation du Christ: « Venez et voyez ». Chaque jour, des dizaines de personnes visitent la cathédrale et, le 1er octobre dernier, fête nationale en Chine, ils furent plus de 5 000 visiteurs.
Les paroissiens ont confié à Ucanews qu’ils réfléchissaient déjà à d’autres moyens d’évangélisation, comme des sacs réutilisables sur lesquels seraient imprimés les mots « Dieu t’aime ». Avec 30 000 catholiques, la paroisse de Xikai la plus importante du diocèse de Tianjin. L’année dernière, elle a enregistré pas moins de 706 baptêmes d’adultes.
(1) Ucanews, 24 octobre 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 4 novembre 2008)
A Tianjin, grande ville portuaire située à 150 km de Pékin, l’Eglise catholique a choisi d’innover en se faisant connaître par des publicités sur le thème « Venez et voyez », publiées dans différents journaux locaux. C’est le P. Léo Zhang Liang, curé de la cathédrale Saint-Joseph, connue localement sous le nom de Xikai, qui est à l’origine de cette nouvelle forme d’évangélisation. Il a déclaré à l’agence Ucanews (1), qu’à sa connaissance, c’était la première fois en Chine qu’une paroisse faisait ce type de publicité, allant jusqu’à donner les horaires de catéchisme. L’idée, dit-il, lui a été soufflée par un laïc, qui, de la même manière, avait fait de la publicité pour sa maison de retraite.
C’est un apostolat cependant qui coûte cher: le plus petit encart, qui fait 3 cm de large sur 1 cm de haut, vaut 1 000 yuans (soit environ 115 euros) pour une insertion chaque semaine pendant six mois. Mais depuis que l’information a commencé à paraître en août dernier dans quatre tabloïds quotidiens locaux, la cathédrale reçoit environ une vingtaine d’appels téléphoniques par jour pour demander des renseignements sur l’Eglise catholique ou les cours de catéchisme, se réjouit le P. Zhang.
La première publicité a été insérée juste avant le 15 août, l’Assomption étant une fête particulièrement célébrée par l’Eglise de Chine. « Une rencontre avec Xikai », titrait le texte sans aucune allusion à la religion, comme il était conseillé de le faire pendant toute la durée des Jeux olympiques, du 8 au 24 août. Le texte devenait ensuite plus explicite: « Voulez-vous en savoir plus sur le catholicisme ? ». Le P. Zhang raconte que certains journalistes travaillant dans les quotidiens qui avaient inséré les publicités sont, depuis, devenus catéchumènes.
L’actuelle cathédrale, un imposant bâtiment qui est aussi connu sous le nom de « l’église française », a été construite entre 1914 et 1917. Elle se trouve aujourd’hui au cœur d’un quartier très commerçant du centre ville. A l’initiative de son curé, elle reste « portes ouvertes » de 5 heures du matin à 20 h. A l’entrée, de grands panneaux reprennent en chinois l’invitation du Christ: « Venez et voyez ». Chaque jour, des dizaines de personnes visitent la cathédrale et, le 1er octobre dernier, fête nationale en Chine, ils furent plus de 5 000 visiteurs.
Les paroissiens ont confié à Ucanews qu’ils réfléchissaient déjà à d’autres moyens d’évangélisation, comme des sacs réutilisables sur lesquels seraient imprimés les mots « Dieu t’aime ». Avec 30 000 catholiques, la paroisse de Xikai la plus importante du diocèse de Tianjin. L’année dernière, elle a enregistré pas moins de 706 baptêmes d’adultes.
(1) Ucanews, 24 octobre 2008.
(Source: Eglises d'Asie, 4 novembre 2008)
Catholics, Muslims open landmark talks at Vatican
Tom Heneghan
11:12 04/11/2008
VATICAN CITY (Reuters) – Senior Vatican and Islamic scholars launched their first Catholic-Muslim Forum on Tuesday to improve relations between the world's two largest faiths.
The three-day meeting comes two years after Pope Benedict angered the Muslim world with a speech implying Islam was violent and irrational. In response, 138 Muslim scholars invited Christian churches to a new dialogue to foster mutual respect through a better understanding of each other's beliefs.
In their manifesto, "A Common Word," the Muslims argued that both faiths shared the core principles of love of God and neighbor. The talks focus on what this means for the religions and how it can foster harmony between them.
The meeting, including an audience with Pope Benedict, is the group's third conference with Christians after talks with United States Protestants in July and Anglicans last month.
The session began with a moment of silence so that the Roman Catholic and Muslim groups, each comprising 28 delegates and advisors, could say their own prayers for its success.
"It was a very cordial atmosphere," one delegate said, asking not to be named because the meeting was closed.
After introductory remarks by delegation leaders Cardinal Jean-Louis Tauran and Bosnian Grand Mufti Mustafa Ceric, a Catholic and a Muslim scholar delivered lectures on how their faiths understand the concept of love of God.
Tauran, head of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, told the French Catholic daily La Croix on Monday that the Forum "represents a new chapter in a long history" of often strained relations.
A Muslim delegate, Swiss philosopher Tariq Ramadan, wrote in the British daily Guardian that dialogue was "far more vital and imperative than our rivalries over the number of believers, our contradictory claims about proselytism, and sterile competition over exclusive possession of the truth."
Christianity is the world's largest religion with 2 billion followers, just over half of them Catholic. Islam is next with 1.3 billion believers.
NEW URGENCY
The Common Word meeting takes place one week before Saudi King Abdullah visits the United Nations to promote a parallel interfaith dialogue that he launched last summer.
These and other meetings reflect a new urgency among Muslims in recent years, since the September 11 attacks, the "clash of civilisations" theory and Pope Benedict's Regensburg speech showed a widening gap between the two faiths.
The Vatican was at first cool to the Common Word initiative, arguing that talks among theologians had little meaning if they did not lead to greater respect for religious liberty in Muslim countries, where some Christian minorities face oppression.
"We can only have a real dialogue if all believers have equal rights everywhere, which is not the case in some Muslim countries," said one Catholic delegate who requested anonymity.
The agenda for the closed talks reflects the different views of the two delegations. Tuesday's talks centered on theological issues proposed by the Muslims, while Wednesday's meeting will focus on religious freedom issues the Vatican wants to raise.
The Vatican delegation includes bishops from minority Christian communities in Iraq, Syria and Pakistan. Among the Muslims are converts from the United States, Canada and Britain. There are three Catholic and two Muslim women participating.
The delegations will have an audience with Pope Benedict on Thursday and hold a public discussion that afternoon, their only session open to the media.
The Catholic-Muslim Forum is due to meet every two years, alternately in Rome and in a Muslim country.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20081104/ts_nm/us_religion_dialogue_1)
The three-day meeting comes two years after Pope Benedict angered the Muslim world with a speech implying Islam was violent and irrational. In response, 138 Muslim scholars invited Christian churches to a new dialogue to foster mutual respect through a better understanding of each other's beliefs.
Công giáo và Hồi giáo đối thoại |
The meeting, including an audience with Pope Benedict, is the group's third conference with Christians after talks with United States Protestants in July and Anglicans last month.
The session began with a moment of silence so that the Roman Catholic and Muslim groups, each comprising 28 delegates and advisors, could say their own prayers for its success.
"It was a very cordial atmosphere," one delegate said, asking not to be named because the meeting was closed.
After introductory remarks by delegation leaders Cardinal Jean-Louis Tauran and Bosnian Grand Mufti Mustafa Ceric, a Catholic and a Muslim scholar delivered lectures on how their faiths understand the concept of love of God.
Tauran, head of the Pontifical Council for Interreligious Dialogue, told the French Catholic daily La Croix on Monday that the Forum "represents a new chapter in a long history" of often strained relations.
A Muslim delegate, Swiss philosopher Tariq Ramadan, wrote in the British daily Guardian that dialogue was "far more vital and imperative than our rivalries over the number of believers, our contradictory claims about proselytism, and sterile competition over exclusive possession of the truth."
Christianity is the world's largest religion with 2 billion followers, just over half of them Catholic. Islam is next with 1.3 billion believers.
NEW URGENCY
The Common Word meeting takes place one week before Saudi King Abdullah visits the United Nations to promote a parallel interfaith dialogue that he launched last summer.
These and other meetings reflect a new urgency among Muslims in recent years, since the September 11 attacks, the "clash of civilisations" theory and Pope Benedict's Regensburg speech showed a widening gap between the two faiths.
The Vatican was at first cool to the Common Word initiative, arguing that talks among theologians had little meaning if they did not lead to greater respect for religious liberty in Muslim countries, where some Christian minorities face oppression.
"We can only have a real dialogue if all believers have equal rights everywhere, which is not the case in some Muslim countries," said one Catholic delegate who requested anonymity.
The agenda for the closed talks reflects the different views of the two delegations. Tuesday's talks centered on theological issues proposed by the Muslims, while Wednesday's meeting will focus on religious freedom issues the Vatican wants to raise.
The Vatican delegation includes bishops from minority Christian communities in Iraq, Syria and Pakistan. Among the Muslims are converts from the United States, Canada and Britain. There are three Catholic and two Muslim women participating.
The delegations will have an audience with Pope Benedict on Thursday and hold a public discussion that afternoon, their only session open to the media.
The Catholic-Muslim Forum is due to meet every two years, alternately in Rome and in a Muslim country.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20081104/ts_nm/us_religion_dialogue_1)
Tin Giáo Hội Việt Nam
LM Nguyễn Khắc Hy và Lương Tâm Công Giáo trước cuộc bầu cử
Bùi Hữu Thư
11:22 04/11/2008
LM Nguyễn Khắc Hy và Lương Tâm Công Giáo trước cuộc bầu cử
Arlington, VA, ngày 2, tháng 11, 2008: Chúa nhật 2 tháng 11 vừa qua, cha Nguyễn Khắc Hy đã thuyết trình về đề tài Lương Tâm Công Giáo trước cuộc bầu cử tại Giáo xứ CTTĐVN Arlington VA, trước khoảng 300 cử tọa. Cha đã trình bầy các vấn đề về lương tâm trong sáng, tín lý và giáo huấn của Giáo Hội. Cha đã nhấn mạnh về hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Đi bầu là một trách nhiệm, một bổn phận. Phải bầu cho ai bảo vệ mạng sống con người. Không thể vì không thấy có người xứng đáng nên không đi bầu. Nhờ sự hướng dẫn rõ ràng của cha nhiều người đã thay đổi quyết định của họ về việc đi bầu hay không đi bầu và bầu cho ai. Có vài người đã ngỏ ý rất tiếc cha đã đến với giáo xứ hơi trễ. Cha cho hay đó là tại cha bận công tác, và lỗi tại cha, "mea culpa, mea maxima culpa!!!" cha xứ Vượng có yêu cầu cha đến trước ngày bầu cử hai tuần. Ông Đỗ Hùng là người quay phim và thực hiện hai video dưới đây:
http://video.yahoo.com/watch/3855963/10520905 và phần giải đáp thắc mắc: http://video.yahoo.com/watch/3858891/10526710
Arlington, VA, ngày 2, tháng 11, 2008: Chúa nhật 2 tháng 11 vừa qua, cha Nguyễn Khắc Hy đã thuyết trình về đề tài Lương Tâm Công Giáo trước cuộc bầu cử tại Giáo xứ CTTĐVN Arlington VA, trước khoảng 300 cử tọa. Cha đã trình bầy các vấn đề về lương tâm trong sáng, tín lý và giáo huấn của Giáo Hội. Cha đã nhấn mạnh về hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Đi bầu là một trách nhiệm, một bổn phận. Phải bầu cho ai bảo vệ mạng sống con người. Không thể vì không thấy có người xứng đáng nên không đi bầu. Nhờ sự hướng dẫn rõ ràng của cha nhiều người đã thay đổi quyết định của họ về việc đi bầu hay không đi bầu và bầu cho ai. Có vài người đã ngỏ ý rất tiếc cha đã đến với giáo xứ hơi trễ. Cha cho hay đó là tại cha bận công tác, và lỗi tại cha, "mea culpa, mea maxima culpa!!!" cha xứ Vượng có yêu cầu cha đến trước ngày bầu cử hai tuần. Ông Đỗ Hùng là người quay phim và thực hiện hai video dưới đây:
http://video.yahoo.com/watch/3855963/10520905 và phần giải đáp thắc mắc: http://video.yahoo.com/watch/3858891/10526710
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đầy tớ làm gì cho chủ?
Bảo Trung
09:13 04/11/2008
Đầy tớ làm gì cho chủ?
Lời nói của ông Phạm Quang Nghị về việc 'ỷ lại' làm người dân Hà Nội phản ứng. Phát ngôn của ông Bí thư Thành ủy Hà Nội đang được người dân thủ đô bàn tán trong những ngày họ tự học cách sống chung với lũ.
Theo báo điện tử VietnamNet, ông Phạm Quang Nghị tuyên bố sau chuyến thị sát khu vực ngoại thành: "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."
Đầy tớ của dân?
Lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết ông Nghị cùng tất cả các quan chức đều là "đầy tớ của dân", như cách họ vẫn tự nhận từ xưa đến nay. Cũng dĩ nhiên, một nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào, chính thể nào cũng để phục vụ người dân. Nhà nước hoạt động bằng tiền thuế của nhân dân.
Vậy thì vì lẽ gì trong suốt 2 ngày 31.10 và 1.11 các "đầy tớ" này lại không có bất kỳ động thái nào để hỗ trợ cho người dân Hà Nội đang ngập ngụa với nước lụt? Trong khi truyền thông đã đưa tin có 17 người đã chết và số tiền thiệt hại, chưa đầy đủ, đã trên 3.000 tỷ đồng.
Ông Nghị nói rằng trong sáng ngày 1.11 lãnh đạo thành phố phải họp về vấn đề tôn giáo. Lụt "chỉ" làm người 17 người dân chết còn vấn đề tôn giáo lại ảnh hưởng đến chế độ, có lẽ vì vậy mà cuộc họp phải được tiến hành dù hàng triệu cư dân thủ đô đang lặn ngụp trong "biển" nước.
Ông Nghị nói rằng ông đi thị sát "bằng ô tô", điều này khiến người ta nghi ngờ rằng ông đã không đến những điểm ngập sâu nhất, nơi dân chúng đang khổ sở nhất.
Não trạng lãnh đạo
Với những hình ảnh tràn ngập trên các tờ báo mô tả người dân chèo xuồng đi mua mì gói, di chuyển đồ đạt trong mực nước ngang thắt lưng, dùng bè chuối, xe ngựa để đưa người và tài sản đi di tản...thì không thể nói rằng họ đang "trông chờ, ỷ lại nhà nước" mà không tự thân vận động để tránh lũ.
Dân chưa lên tiếng phàn nàn về trách nhiệm của chính quyền sau những chậm trễ thì ông Bí thư lại chê trách họ "ỷ lại".
Giữa lúc đồng bào của ông Bí thư đang lặn ngụp, thật vô cảm khi ông phát biểu như vậy. Vả chăng, người dân vẫn có quyền "ỷ lại" nhà nước vì họ đã trả tiền (thuế) để được Nhà nước chăm sóc.
Và, Nhà nước nên tự hào nếu được dân ỷ lại, điều này thể hiện lòng tin của người dân đối với khả năng xử lý khủng hoảng của các cơ quan công quyền. Thật thiếu sòng phẳng khi người dân chưa lên tiếng phàn nàn về trách nhiệm của chính quyền sau những chậm trễ thì ông Bí thư lại chê trách họ "ỷ lại".
Với lời phát biểu này đã thể hiện một não trạng của vài người cầm quyền tại Việt Nam, họ tự đặt mình đứng trên nhân dân, dù khi được hỏi đến, ngay lập tức, những người này sẽ khẳng định mình vẫn là "đầy tớ nhân dân".
Bảo Trung
Sau đây là ý kiến của độc giả trên Diễn đàn BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
Dinh Van, Hà Lội: Là người dân Hà nội, tôi kính mong ông bí thư Nghị ra sức đốc thúc tiến độ của hoàn thành dự án tàu điện ngầm nội đô trước năm 2010. Các ông "đầy tớ" sẽ có dịp báo công, tư túi khẳm. Người dân sẽ có thêm 1 cống chứa nước thải hiện đại... Đắc cử ba bốn lợi, ông bí thư Nghị ạ!
nguyen le: Qua trận lụt lịch sử này mới thấy cần xây dựng lại không phải hệ thống cống, đê điều của Hà nội hay bất cứ thànbh phố nào khác của VN, mà điều cần hơn là nhận định khách quan và xây dựng lại hệ thống những con người quản lý có trách nhiệm đối với cộng động, với nhân dân. Không thể ăn xài tiền thuế của dân rồi đến lúc cần lại bảo người dân "ỷ lại", chưa thấy ở đâu trên thế giới lại có quái trạng thế này.
LH: Các bác quan chức nhà nước trốn mưa lũ trong nhà cao cửa rộng, không lên tiếng thì tốt hơn là mở miệng ra nghe không lọt tai được! Vẫn là những câu khẩu hiệu suông học thuộc lòng, nói rập khuôn y hệt nhau! Làm chưa ra gì đã tưởng mình ra cái gì rồi cho nên cứ say sưa "ngủ quên trên chiến thắng", ru ngủ người dân bằng các phương tiện truyền thông một chiều.
Tuấn Anh: Qua trận lũ lần này chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề xây dựng hệ thống thoát nước của Hà Nội. Rõ ràng là hệ thống thoát nước của chúng ta hiện nay không xứng tầm với cơ sở hạ tầng của một thủ đô. Vậy phải chăng nhà nước ta đã không có sự đầu tư đích đáng cho vấn đề này hay sự đầu tư đó đã đi đâu? Hy vọng sẽ có câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng.
Hưng: Là một người dân Hà Nội tôi rất buồn khi mà mưa lũ xảy ra mà chính quyền TP quan tâm rất chậm trễ, phải tới mất 2 ngày hôm sau thì mới có thấy tiếng nói phát ngôn của chính quyền. Thật chẳng ra sao, một câu phát biểu thông cảm cũng không có mà lại bảo "dân ỷ vào nhà nước, ỷ vào trên". Lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo, quản lý của nhà nước đang bị xói mòn đi. Các ngài đi thị sát, kiểm tra tình hình bão lũ thì có xe đưa đón tận nơi, có thuyền máy để chạy, có người che ô. Còn chúng tôi người dân khổ cực phải lội nước bì bõm tới đầu gối. Thử hỏi trong các năm qua thành phố đã đầu tư gì, phát triển cái gì mà để cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp, ngày càng ô nhiễm. Lòng tin đã xói mòn.
CVM: Ông Phạm Quang Nghị đã nói rất đúng, có thể do bận nhiều công việc nên ông chưa nói hết những điều cần nói. Đã khiến dư luận hiểu nhầm và người dân bất bình với ông. Giả sử ông Nghị đừng kiệm lời mà nói đủ câu như sau "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm. Sắp tới chúng tôi sẽ trả lại những quyền tự do cơ bản cho Dân dể Dân biết, Dân bầu những người có năng lực quản lý tốt hơn, thì Hà Nội sẽ không bị ngập lụt nữa", như vậy Dân sẽ vui mừng và biết ơn ông lắm lắm!
Chí Cường: Vì tình quê hương mà tôi ở VN nhưng càng ngày tôi càng chán và thất vọng với tình hình trong nước hết vụ này đén vụ khác. Tôi không hiểu ông bí thư thành uỷ HN trình độ như thế nào mà ông phát biểu như vậy. Là người tự trọng ông hãy xin lỗi người dân chúng tôi.
Lệ Chi: Ông Phạm Quang Nghị vẫn được biết là người rất mạnh tay trong kỉ luật cán bộ, cho nên ông mạnh mồm với dân cũng không có gì lạ. Nhà ông Nghị đâu có ngập trong nước, ông đâu phải ăn mì cầm hơi. Ông thật xứng đáng là "công bộc trung thành"của người dân.
Nam: Dân ta vốn cần cù, hiền lành và chịu khó, khi có giặc cả nước đồng lòng không tiếc máu suơng. Có những chiến sĩ vô danh vẫn còn nằm đó không có nén hương, những cảm tử quân hy sinh sương máu cho dân tộc. Những nông dân ngày đêm mưa nắng cần cù lao động mang lại của cải cho xã hội có nghĩa vụ với nhà nước. Trong trận lụt nguời dân vẫn phải tự lo, tự cứu mình thế mà chính quyền vẫn tự cho là đầy tớ của dân?
Công lý: Thật nực cười cho ông bí thư Hà Nội, chết có 17 người mà ông còn kêu là dân ỷ lại. Nếu dân ỷ lại, thì chắc chờ ông đến thì chỉ còn có nước là thắp hương thôi. Lãnh đạo như tổng thống Bush khi sảy ra bão katrina còn đứng ra xin lỗi nhân dân mặc dù cơn bão đó là bất khả kháng. Đằng này, ông Nghị lại đi chỉ trích nhân dân. Ông thử nghĩ xem, hàng nghìn tỷ đồng cho công trình thuỷ lợi thủ đô đã được thực chi bao nhiêu. Liệu ông có thống kê, trước và sau khi công trình triển khai, có bao nhiêu quan chức làm nhà, tậu xe sịn và tiêu tiền như ném rác. Thật thương cho người dân nghèo Việt Nam.
Toàn: Một nhà nước cầm quyền được bầu lên bởi những người cầm quyền. Nhà nước phải phục vụ chính mình đã thì mới đến người dân. Họ tốn bao nhiêu tiền mới có được một "vị trí" vì vậy khi lên thì phải làm sao củng cố vị trí đó và gỡ lại những gì mình đã bỏ ra! Việc Hà Nội bị ngập bây giờ và sau này sẽ không thể cải thiện được.
Dragon: Qua đợt lũ lụt này cho thấy qua bao nhiêu năm nhưng công tác phòng chống lũ lụt, thiên tai của Hà nội vẫn không tiến bộ được tí nào. Thế mà các quan cứ mở miệng ra là thành tích này nọ, cái gì cũng tốt. Không chỉ ở Hà nội mà ở các địa phương khác cũng vậy. Tôi nghĩ, các quan ở cấp thoát nước Hà nội và các quan cấp trên đó nên công khai xin lỗi nhân dân, sau đó nên từ chức càng sớm càng tốt vì sự yếu kém của mình.
Đức Phú: Mới có mưa một trận mà tôi là người làm ăn xa nhà đi mua mỳ tôm cũng không có. Và cũng chẳng thể nào mạo hiểm mà lội bì bõm giữa biển nước mà không biết có cái nắp cống nào được mở ra mà không có người trông.
Dân nói: Tôi công nhận, trong việc ngập úng Hà Nội lần này, trách nhiệm rất lớn thuộc về các cơ quan lãnh đạo của Thành phố Hà Nội. Sức ứng phó kịp thời quá yếu, để đến gần 3 ngày sau, nước ngập trắng thì mới thấy lãnh đạo của Thành Uỷ, của UBND thành phố mới xuất hiện, còn chưa kể đến lãnh đạo từ UBND Quận và Phường thì người dân không thấy đâu. Ông Bí thư thành uỷ có phát biểu người dân ỷ lại Nhà nước quá nhiều là hoàn toàn ko đúng. Trong trận đại hồng thuỷ này, chắc chắn người dân ý thức được rằng hãy cứu mình trước, trước khi trời cứu, thưa ông. Rõ ràng, sức chiến đấu với thiên tai của các vị lãnh đạo Thủ Đô từ lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội, đến lãnh đạo thành phố lần này là quá yếu.
Lời nói của ông Phạm Quang Nghị về việc 'ỷ lại' làm người dân Hà Nội phản ứng. Phát ngôn của ông Bí thư Thành ủy Hà Nội đang được người dân thủ đô bàn tán trong những ngày họ tự học cách sống chung với lũ.
Theo báo điện tử VietnamNet, ông Phạm Quang Nghị tuyên bố sau chuyến thị sát khu vực ngoại thành: "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."
Đầy tớ của dân?
Lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết ông Nghị cùng tất cả các quan chức đều là "đầy tớ của dân", như cách họ vẫn tự nhận từ xưa đến nay. Cũng dĩ nhiên, một nhà nước ở bất kỳ quốc gia nào, chính thể nào cũng để phục vụ người dân. Nhà nước hoạt động bằng tiền thuế của nhân dân.
Vậy thì vì lẽ gì trong suốt 2 ngày 31.10 và 1.11 các "đầy tớ" này lại không có bất kỳ động thái nào để hỗ trợ cho người dân Hà Nội đang ngập ngụa với nước lụt? Trong khi truyền thông đã đưa tin có 17 người đã chết và số tiền thiệt hại, chưa đầy đủ, đã trên 3.000 tỷ đồng.
Ông Nghị nói rằng trong sáng ngày 1.11 lãnh đạo thành phố phải họp về vấn đề tôn giáo. Lụt "chỉ" làm người 17 người dân chết còn vấn đề tôn giáo lại ảnh hưởng đến chế độ, có lẽ vì vậy mà cuộc họp phải được tiến hành dù hàng triệu cư dân thủ đô đang lặn ngụp trong "biển" nước.
Ông Nghị nói rằng ông đi thị sát "bằng ô tô", điều này khiến người ta nghi ngờ rằng ông đã không đến những điểm ngập sâu nhất, nơi dân chúng đang khổ sở nhất.
Não trạng lãnh đạo
Với những hình ảnh tràn ngập trên các tờ báo mô tả người dân chèo xuồng đi mua mì gói, di chuyển đồ đạt trong mực nước ngang thắt lưng, dùng bè chuối, xe ngựa để đưa người và tài sản đi di tản...thì không thể nói rằng họ đang "trông chờ, ỷ lại nhà nước" mà không tự thân vận động để tránh lũ.
Dân chưa lên tiếng phàn nàn về trách nhiệm của chính quyền sau những chậm trễ thì ông Bí thư lại chê trách họ "ỷ lại".
Giữa lúc đồng bào của ông Bí thư đang lặn ngụp, thật vô cảm khi ông phát biểu như vậy. Vả chăng, người dân vẫn có quyền "ỷ lại" nhà nước vì họ đã trả tiền (thuế) để được Nhà nước chăm sóc.
Và, Nhà nước nên tự hào nếu được dân ỷ lại, điều này thể hiện lòng tin của người dân đối với khả năng xử lý khủng hoảng của các cơ quan công quyền. Thật thiếu sòng phẳng khi người dân chưa lên tiếng phàn nàn về trách nhiệm của chính quyền sau những chậm trễ thì ông Bí thư lại chê trách họ "ỷ lại".
Với lời phát biểu này đã thể hiện một não trạng của vài người cầm quyền tại Việt Nam, họ tự đặt mình đứng trên nhân dân, dù khi được hỏi đến, ngay lập tức, những người này sẽ khẳng định mình vẫn là "đầy tớ nhân dân".
Bảo Trung
Sau đây là ý kiến của độc giả trên Diễn đàn BBC http://www.bbc.co.uk/vietnamese/
Dinh Van, Hà Lội: Là người dân Hà nội, tôi kính mong ông bí thư Nghị ra sức đốc thúc tiến độ của hoàn thành dự án tàu điện ngầm nội đô trước năm 2010. Các ông "đầy tớ" sẽ có dịp báo công, tư túi khẳm. Người dân sẽ có thêm 1 cống chứa nước thải hiện đại... Đắc cử ba bốn lợi, ông bí thư Nghị ạ!
nguyen le: Qua trận lụt lịch sử này mới thấy cần xây dựng lại không phải hệ thống cống, đê điều của Hà nội hay bất cứ thànbh phố nào khác của VN, mà điều cần hơn là nhận định khách quan và xây dựng lại hệ thống những con người quản lý có trách nhiệm đối với cộng động, với nhân dân. Không thể ăn xài tiền thuế của dân rồi đến lúc cần lại bảo người dân "ỷ lại", chưa thấy ở đâu trên thế giới lại có quái trạng thế này.
LH: Các bác quan chức nhà nước trốn mưa lũ trong nhà cao cửa rộng, không lên tiếng thì tốt hơn là mở miệng ra nghe không lọt tai được! Vẫn là những câu khẩu hiệu suông học thuộc lòng, nói rập khuôn y hệt nhau! Làm chưa ra gì đã tưởng mình ra cái gì rồi cho nên cứ say sưa "ngủ quên trên chiến thắng", ru ngủ người dân bằng các phương tiện truyền thông một chiều.
Tuấn Anh: Qua trận lũ lần này chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan về vấn đề xây dựng hệ thống thoát nước của Hà Nội. Rõ ràng là hệ thống thoát nước của chúng ta hiện nay không xứng tầm với cơ sở hạ tầng của một thủ đô. Vậy phải chăng nhà nước ta đã không có sự đầu tư đích đáng cho vấn đề này hay sự đầu tư đó đã đi đâu? Hy vọng sẽ có câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng.
Hưng: Là một người dân Hà Nội tôi rất buồn khi mà mưa lũ xảy ra mà chính quyền TP quan tâm rất chậm trễ, phải tới mất 2 ngày hôm sau thì mới có thấy tiếng nói phát ngôn của chính quyền. Thật chẳng ra sao, một câu phát biểu thông cảm cũng không có mà lại bảo "dân ỷ vào nhà nước, ỷ vào trên". Lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo, quản lý của nhà nước đang bị xói mòn đi. Các ngài đi thị sát, kiểm tra tình hình bão lũ thì có xe đưa đón tận nơi, có thuyền máy để chạy, có người che ô. Còn chúng tôi người dân khổ cực phải lội nước bì bõm tới đầu gối. Thử hỏi trong các năm qua thành phố đã đầu tư gì, phát triển cái gì mà để cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp, ngày càng ô nhiễm. Lòng tin đã xói mòn.
CVM: Ông Phạm Quang Nghị đã nói rất đúng, có thể do bận nhiều công việc nên ông chưa nói hết những điều cần nói. Đã khiến dư luận hiểu nhầm và người dân bất bình với ông. Giả sử ông Nghị đừng kiệm lời mà nói đủ câu như sau "Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm. Sắp tới chúng tôi sẽ trả lại những quyền tự do cơ bản cho Dân dể Dân biết, Dân bầu những người có năng lực quản lý tốt hơn, thì Hà Nội sẽ không bị ngập lụt nữa", như vậy Dân sẽ vui mừng và biết ơn ông lắm lắm!
Chí Cường: Vì tình quê hương mà tôi ở VN nhưng càng ngày tôi càng chán và thất vọng với tình hình trong nước hết vụ này đén vụ khác. Tôi không hiểu ông bí thư thành uỷ HN trình độ như thế nào mà ông phát biểu như vậy. Là người tự trọng ông hãy xin lỗi người dân chúng tôi.
Lệ Chi: Ông Phạm Quang Nghị vẫn được biết là người rất mạnh tay trong kỉ luật cán bộ, cho nên ông mạnh mồm với dân cũng không có gì lạ. Nhà ông Nghị đâu có ngập trong nước, ông đâu phải ăn mì cầm hơi. Ông thật xứng đáng là "công bộc trung thành"của người dân.
Nam: Dân ta vốn cần cù, hiền lành và chịu khó, khi có giặc cả nước đồng lòng không tiếc máu suơng. Có những chiến sĩ vô danh vẫn còn nằm đó không có nén hương, những cảm tử quân hy sinh sương máu cho dân tộc. Những nông dân ngày đêm mưa nắng cần cù lao động mang lại của cải cho xã hội có nghĩa vụ với nhà nước. Trong trận lụt nguời dân vẫn phải tự lo, tự cứu mình thế mà chính quyền vẫn tự cho là đầy tớ của dân?
Công lý: Thật nực cười cho ông bí thư Hà Nội, chết có 17 người mà ông còn kêu là dân ỷ lại. Nếu dân ỷ lại, thì chắc chờ ông đến thì chỉ còn có nước là thắp hương thôi. Lãnh đạo như tổng thống Bush khi sảy ra bão katrina còn đứng ra xin lỗi nhân dân mặc dù cơn bão đó là bất khả kháng. Đằng này, ông Nghị lại đi chỉ trích nhân dân. Ông thử nghĩ xem, hàng nghìn tỷ đồng cho công trình thuỷ lợi thủ đô đã được thực chi bao nhiêu. Liệu ông có thống kê, trước và sau khi công trình triển khai, có bao nhiêu quan chức làm nhà, tậu xe sịn và tiêu tiền như ném rác. Thật thương cho người dân nghèo Việt Nam.
Toàn: Một nhà nước cầm quyền được bầu lên bởi những người cầm quyền. Nhà nước phải phục vụ chính mình đã thì mới đến người dân. Họ tốn bao nhiêu tiền mới có được một "vị trí" vì vậy khi lên thì phải làm sao củng cố vị trí đó và gỡ lại những gì mình đã bỏ ra! Việc Hà Nội bị ngập bây giờ và sau này sẽ không thể cải thiện được.
Dragon: Qua đợt lũ lụt này cho thấy qua bao nhiêu năm nhưng công tác phòng chống lũ lụt, thiên tai của Hà nội vẫn không tiến bộ được tí nào. Thế mà các quan cứ mở miệng ra là thành tích này nọ, cái gì cũng tốt. Không chỉ ở Hà nội mà ở các địa phương khác cũng vậy. Tôi nghĩ, các quan ở cấp thoát nước Hà nội và các quan cấp trên đó nên công khai xin lỗi nhân dân, sau đó nên từ chức càng sớm càng tốt vì sự yếu kém của mình.
Đức Phú: Mới có mưa một trận mà tôi là người làm ăn xa nhà đi mua mỳ tôm cũng không có. Và cũng chẳng thể nào mạo hiểm mà lội bì bõm giữa biển nước mà không biết có cái nắp cống nào được mở ra mà không có người trông.
Dân nói: Tôi công nhận, trong việc ngập úng Hà Nội lần này, trách nhiệm rất lớn thuộc về các cơ quan lãnh đạo của Thành phố Hà Nội. Sức ứng phó kịp thời quá yếu, để đến gần 3 ngày sau, nước ngập trắng thì mới thấy lãnh đạo của Thành Uỷ, của UBND thành phố mới xuất hiện, còn chưa kể đến lãnh đạo từ UBND Quận và Phường thì người dân không thấy đâu. Ông Bí thư thành uỷ có phát biểu người dân ỷ lại Nhà nước quá nhiều là hoàn toàn ko đúng. Trong trận đại hồng thuỷ này, chắc chắn người dân ý thức được rằng hãy cứu mình trước, trước khi trời cứu, thưa ông. Rõ ràng, sức chiến đấu với thiên tai của các vị lãnh đạo Thủ Đô từ lãnh đạo Thành uỷ Hà Nội, đến lãnh đạo thành phố lần này là quá yếu.
Nhà dột từ nóc: Lãnh đạo làm gì để cứu nước lụt
BBC
11:22 04/11/2008
Nhà dột từ nóc: Lãnh đạo làm gì để cứu nước lụt
Chính quyền Việt Nam đã ra các quyết định huy động nguồn lực để “khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ” nhưng động thái của các lãnh đạo cao nhất vẫn không đủ đáp ứng mong đợi.
Đặc biệt, các tin về nguy cơ vỡ đê được nêu ra nhưng chưa thấy chính quyền có một phương án cứu hộ đồng bộ, liên kết nhiều vùng dân cư trong trường hợp việc xấu xảy ra.
Đối phó thiếu kế hoạch
Bài học các nước cho thấy sự lãnh đạo kiên quyết, rõ rệt và thể hiện ý chí cá nhân của các chính khách là hết sức cần thiết.
Thủ tướng Trung Quốc ông Ôn Gia Bảo đã lên máy bay lập tức đến thăm nạn nhân động đất Tứ Xuyên khi vụ việc xảy ra.
Trong hình tình nghiêm trọng và lan rộng như trận lụt thế kỷ này, một chính quyền bình thường cần nhanh chóng cho tạm ngưng công việc ở các công sở, trường học và huy động gấp quân đội vào giải toả hậu quả thiên tai.
Nhưng có vẻ như chính quyền trung ương để cho Hà Nội tự xoay xở nhiều ngày với một vấn đề tưởng như chỉ mang tính địa phương.
Chỉ cho tới khi tình hình trở nên nghiêm trọng quá mức tưởng tượng, với số người thiệt mạng tăng cao thì trung ương mới có động tĩnh.
Tới 3/11, báo chí Việt Nam mới đưa tin cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi công điện yêu cầu tập trung mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ.
Cùng ngày, có tin nói Bộ trưởng Cao Đức Phát nói “Hà Nội chậm chạp trong giúp dân”, trái ngược với phát biểu của ông Phạm Quang Nghị rằng thành phố không “lúng túng, chậm chạp”.
Cho tới chiều 4/11, trên các báo mạng không thấy sự hiện diện của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay các phát biểu dứt khoát của họ trước tình trạng khẩn cấp.
Dư luận quốc tế nếu đọc trang tiếng Anh điện tử của báo Đảng, tờ Nhân Dân, sẽ chỉ thấy bài cao nhất hôm 4/11 đưa tin TBT Nông Đức Mạnh ca ngợi Công đoàn Việt Nam nhân Đại hội 10 của tổ chức này.
Bài về số 64 nạn nhân lụt chỉ đứng thứ ba trên tờ báo này.
Trong khi đó, các cơ quan ngoại giao nước ngoài và các công ty du lịch đều phải trả lời câu hỏi của công dân nước họ về khả năng có đến Hà Nội theo nghị trình nữa hay không vì tình trạng úng lụt và nguy cơ mắc bệnh dịch.
Trách nhiệm của Hà Nội
Nếu trung ương là như thế, chính quyền Hà Nội cũng bị động trước thiên tai vì để tâm vào chuyện chính trị nội bộ như tôn giáo.
Dư âm của vụ Thái Hà và việc xây gấp gáp hai công viên trong tranh chấp với giáo dân vẫn còn đó.
Ngày 1/11 chính quyền Hà Nội, theo lời Bí thư Phạm Quang Nghị còn bận họp “tổng kết vấn đề tôn giáo”.
Sáng hôm qua 1/11, thành phố họp tổng kết vấn đề tôn giáo, chiều tôi đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành, hôm nay đi ra ngoại thành: Bí thư Phạm Quang Nghị
Trả lời VNN ông nói chỉ đến chiều hôm đó ông mới “đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành” và đến hôm sau mới “đi ra ngoại thành”.
Hoạt động mang tính đối phó này đặt ra câu hỏi về tầm nhìn của các lãnh đạo thủ đô.
Cũng chỉ sức ép dư luận và yêu cầu của chính quyền trung ương mới khiến Hà Nội bố trí xe cộ chở người qua các điểm ngập lụt ở lối vào thành phố sau khi giá chuyên chở chợ đen đã lên tới mức không chịu nổi.
Cũng có tin một số nơi xảy ra tình trạng hôi của, cướp giật.
Tất cả cho thấy cả thành phố, và cao hơn là trung ương không có một phương án tổng thể để phục hồi sinh hoạt cho dân chúng hoặc đề phòng tình hình diễn biến tệ hơn.
Nếu những ngày tới có thêm mưa lớn khiến vỡ đê thì hậu quả ngập lụt Hà Nội, Hà Đông và mưa lũ các tỉnh phía Bắc dễ biến thành cuộc khủng hoảng lớn cho Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam đã ra các quyết định huy động nguồn lực để “khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ” nhưng động thái của các lãnh đạo cao nhất vẫn không đủ đáp ứng mong đợi.
Đặc biệt, các tin về nguy cơ vỡ đê được nêu ra nhưng chưa thấy chính quyền có một phương án cứu hộ đồng bộ, liên kết nhiều vùng dân cư trong trường hợp việc xấu xảy ra.
Đối phó thiếu kế hoạch
Bài học các nước cho thấy sự lãnh đạo kiên quyết, rõ rệt và thể hiện ý chí cá nhân của các chính khách là hết sức cần thiết.
Thủ tướng Trung Quốc ông Ôn Gia Bảo đã lên máy bay lập tức đến thăm nạn nhân động đất Tứ Xuyên khi vụ việc xảy ra.
Trong hình tình nghiêm trọng và lan rộng như trận lụt thế kỷ này, một chính quyền bình thường cần nhanh chóng cho tạm ngưng công việc ở các công sở, trường học và huy động gấp quân đội vào giải toả hậu quả thiên tai.
Nhưng có vẻ như chính quyền trung ương để cho Hà Nội tự xoay xở nhiều ngày với một vấn đề tưởng như chỉ mang tính địa phương.
Chỉ cho tới khi tình hình trở nên nghiêm trọng quá mức tưởng tượng, với số người thiệt mạng tăng cao thì trung ương mới có động tĩnh.
Tới 3/11, báo chí Việt Nam mới đưa tin cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi công điện yêu cầu tập trung mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ.
Cùng ngày, có tin nói Bộ trưởng Cao Đức Phát nói “Hà Nội chậm chạp trong giúp dân”, trái ngược với phát biểu của ông Phạm Quang Nghị rằng thành phố không “lúng túng, chậm chạp”.
Cho tới chiều 4/11, trên các báo mạng không thấy sự hiện diện của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết hay các phát biểu dứt khoát của họ trước tình trạng khẩn cấp.
Dư luận quốc tế nếu đọc trang tiếng Anh điện tử của báo Đảng, tờ Nhân Dân, sẽ chỉ thấy bài cao nhất hôm 4/11 đưa tin TBT Nông Đức Mạnh ca ngợi Công đoàn Việt Nam nhân Đại hội 10 của tổ chức này.
Bài về số 64 nạn nhân lụt chỉ đứng thứ ba trên tờ báo này.
Trong khi đó, các cơ quan ngoại giao nước ngoài và các công ty du lịch đều phải trả lời câu hỏi của công dân nước họ về khả năng có đến Hà Nội theo nghị trình nữa hay không vì tình trạng úng lụt và nguy cơ mắc bệnh dịch.
Trách nhiệm của Hà Nội
Nếu trung ương là như thế, chính quyền Hà Nội cũng bị động trước thiên tai vì để tâm vào chuyện chính trị nội bộ như tôn giáo.
Dư âm của vụ Thái Hà và việc xây gấp gáp hai công viên trong tranh chấp với giáo dân vẫn còn đó.
Ngày 1/11 chính quyền Hà Nội, theo lời Bí thư Phạm Quang Nghị còn bận họp “tổng kết vấn đề tôn giáo”.
Sáng hôm qua 1/11, thành phố họp tổng kết vấn đề tôn giáo, chiều tôi đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành, hôm nay đi ra ngoại thành: Bí thư Phạm Quang Nghị
Trả lời VNN ông nói chỉ đến chiều hôm đó ông mới “đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành” và đến hôm sau mới “đi ra ngoại thành”.
Hoạt động mang tính đối phó này đặt ra câu hỏi về tầm nhìn của các lãnh đạo thủ đô.
Cũng chỉ sức ép dư luận và yêu cầu của chính quyền trung ương mới khiến Hà Nội bố trí xe cộ chở người qua các điểm ngập lụt ở lối vào thành phố sau khi giá chuyên chở chợ đen đã lên tới mức không chịu nổi.
Cũng có tin một số nơi xảy ra tình trạng hôi của, cướp giật.
Tất cả cho thấy cả thành phố, và cao hơn là trung ương không có một phương án tổng thể để phục hồi sinh hoạt cho dân chúng hoặc đề phòng tình hình diễn biến tệ hơn.
Nếu những ngày tới có thêm mưa lớn khiến vỡ đê thì hậu quả ngập lụt Hà Nội, Hà Đông và mưa lũ các tỉnh phía Bắc dễ biến thành cuộc khủng hoảng lớn cho Việt Nam.
Ý kiến dân chúng đối với chính quyền về vụ lũ lụt ở Hà Nội
BBC
14:40 04/11/2008
Khoa, USA
Cứu lụt mà nhanh như xây Công Viên thì dân nhờ biết mấy !!! Khi sự việc xảy ra thì mới biết được Đảng lo cho dân như thế nào ??? Nếu có cũng chỉ là trên Báo Chí mà thôi. Dậy mà đi...dọn dẹp hỡi...Hà Nội ơi.
Tuong Tu
Ở các nước văn minh, dân chủ, khi người dân bị hoạn nạn, dù lớn hay nhỏ, nhất là khi có người chết, chính quyền lên tiếng ngay lập tức và điều động lực lượng giúp nhân dân ngay. Song song với nhà nước, các tổ chức phi chính phủ hoạt động tích cực và nhiều khi hiệu quả và nhanh hơn cả chính quyền. Ở VN ta, chết tới 17 người, dân lam lũ đến 3-4 ngày Thủ tướng mới lên tiếng, còn Bí thư Hà Nội thì bận họp về vấn đề... tôn giáo! Chính phủ thì như thế, mà các tổ chức xã hội hoặc không được thành lập, dù chỉ trong lĩnh vực nhân đạo hay chống tham nhũng, mọi thứ đều phải chịu sự kiểm soát của chính quyền... Đúng là cười ra nước mắt. Khốn khổ dân tôi, khi hoạn nạn thì phải tự mà "lo", cứ để đảng và nước "no"!
Phan Hoa, Sài Gòn
Qua đây dân Hà Nội và cả nước mới thật sự thấy rõ bản chất của nhà nước Cộng sản Hà Nội. Tại sao chỉ sau 1 đêm đã cấp tốc xây xong công viên ở vụ Thái Hà??? Còn ngập lụt làm tê liệt thành phố Hà Nội thì phản ứng quá chậm chạp, không điều động khẩn cấp giúp đỡ người dân kịp thời, trong khi đó Mạnh ôm đoàn viên cười toe toét ở Đại Hội Công Đoàn 10.
PPT, Việt Nam
Thực ra có hai trận lụt cùng xảy ra lúc này. Một là trận lụt do trời làm mưa mà chính quyền Hà Nội chẳng những tỏ rõ tính vô trách nhiệm mà cả sự vô lương tâm. Hai là trận lụt dâng lên bởi lòng người vốn đang đánh mất niềm tin vào đảng Cộng Sản. Trận lụt lòng người khả dĩ ánh hưởng đến vị thế chính trị của Đảng nên họ chấp nhận bỏ mặc người dân trong đói, trong rét và cả chết chóc để lo bảo vệ quyền lợi riêng mình. Trên thực tế vấn đề an sinh trong bất cứ xã hội cộng sản nào cũng bị coi nhẹ. Chỉ khổ nỗi ở Việt Nam, 33 năm sau chiến tranh mà "gia tài của Mẹ" vẫn là... "một nước Việt buồn"!.
Người Hà Nội
Là người sống tại Hà Nội những ngày này, được chứng kiến nhiều cảnh éo le mà người dân đang phải chịu đựng mà không có bóng dáng chính quyền. Chỉ có một câu để chỉ việc này đó là " Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi" - tôi vừa đóng góp tiền phòng chống lụt bão tuần trước. ..
Ph.Linh
Sau 24 năm Hà Nội gặp lại "trận mưa lịch sử" mà để lại hậu quả nghiêm trọng hơn (mức độ ngập nước sâu hơn, rộng hơn, số người thiệt mạng nhiều hơn). Điều đó đồng nghĩa với việc 24 năm qua hàng tỷ đô la đầu tư cho Hà Nội nạo vét sông hồ, đắp đê chống lũ, xây dựng các công trình ngầm thoát nước... đem vứt xuống sông, xuống biển. Điều đó cũng có nghĩa là mấy khóa lãnh đạo thành phố trong những năm đó chẳng làm được tích sự gì cho công cuộc phát triên cơ sở hạ tầng thủ đô.Họ chỉ khoác lác và lừa dối nhân dân mà thôi.
Thiết nghĩ rằng nhân sự kiện lũ lụt gây ngập úng này cần phải đánh giá, xem xét lại toàn bộ tình hình cung cấp và cách thức sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các đô thị lớn trong phạm vi cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Sớm khắc phục ngay tình trạng được coi là "tiền mất, tật mang" như hiện nay. Cũng cần sớm thay đổi cách thức đánh giá, lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp thành phố để họ thực sự trở thành người"đầy tớ" trung thành, phục vụ nhân dân tận tâm hơn.
Anh Hai miền Trung, Sài Gòn
Chuyện bình thường thôi mà. Cán bộ bận họp, lo ăn nhậu, du hí nước ngoài... cấp dưới thì trình độ quá yếu kém không giải quyết được việc cứ lúng ta lúng túng như gà mắc đẻ. Cán bộ Việt Nam có thói quen chỉ đạo, không thích làm vì làm sẽ lộ cái ngu dốt sợ người ta biết mình ngu...nên việc ngập lụt dân cứ chịu dài dài..
Ocean007, Hà Nội
Quả thật tình hình Hà Nội trong những ngày ngập lụt vừa rồi thật tồi tệ. Mọi thứ gần như tê liệt trong những ngày mưa lụt vừa qua. Nhiều người chỉ cách nhà có vài trăm mét mà không thể về được chỉ vì nước ngập quá lớn. Lợi dụng việc này một số kẻ đã trục lợi bất chính. Trong tình hình như vậy mà vẫn không thấy chính quyền có biện pháp tức thời để giải quyết vấn đề. Rồi những ngày hậu lụt giá cả mọi thứ hàng hóa tăng vọt dù không thực sự khan hiếm làm khổ người dân. Không hiểu chính quyền sẽ có biện pháp gì để chống đỡ những tình huống tương tự sau này?
Hà Nội
Tôi thấy ông bí thư Hà Nội phát biểu thiệt hết biết! Lãnh đạo mà như thế này thì dân cứ đói khổ dài dài.
Nguyễn Hoàng, SG
Không có đất nước nào trên thế giới này mà những "đầy tớ" của nhân dân sướng và có nhiều quyền lực như ở Việt Nam. Bọn người này mặc kệ cho chủ chết, cùng khổ mà không fải chịu trách nhiệm gì. Làm "đầy tớ" như ở Việt Nam thật sung sướng biết nhường nào!
Quang
Thế kỷ 21 rồi mà sao BBC còn ấu trĩ quá, cứ chõ mỏ vào nhà người ta hoài làm chi rứa? Nè các anh có tốt lành không hay các anh là lũ tham tàn, giết người không gớm tay rồi giả nhân nghĩa vậy? Lịch sử loài người sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu, không bao giờ tha thứ cho thứ tự do bắn giết nhân dân châu Á. Máu và nước mắt các dân tộc châu Á thấm đẩm từng trang sử. Các anh có quyền gì dạy chúng tôi đây?!
Thu Ba, Hà Nội
Họ đang nghĩ mưu để đổ lỗi cho nhau, phân cấp rồi mà, đảng, nhà nước, chính phủ và Quốc Hội ở ngay Hà Nội (các ông nghị đang họp) chắc bị mù hay bị điếc mà đến bây giờ vẫn ngồi im hay định lẩn trách nhiệm. Trung Quốc vụ sữa nhiễm độc đích thân chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến giải quyết và đi một loạt, bão Katrina ở Mỹ do thiên tai bất khả kháng đích thân Tổng thống Mỹ xin lỗi dân chưa làm tròn trách nhiệm. Việt Nam đổ tại thiên tai may không có gió bão nếu không thì không còn chỗ để mà tổng kết, biểu dương.
Trang, SG
Trận mưa lụt vừa qua ở Hà Nội đã cho thấy Nhà Nước và đảng CS không quan tâm gì đến người dân. Đến bây giờ ông Thủ Tướng ngồi trong biệt thự ấm cúng đưa ra một công diện chỉ đạo cấp dưới khắc phục hậu qủa. Xin mời ngài Thủ Tướng "xem dân cho biết sự tình". Nếu có đi thị sát thì cũng xin ngài đi bằng trực thăng và bay lượn một vòng quanh thủ đô để được tận mắt chứng kiến cảnh khổ của người dân và chớ có đi "ô tô" như ngài Phạm Quang nghị kẻo ướt áo.
TTT Đồng Nai
Đồng bào Thủ đô yên tâm đi, VTV1 có đọc thông báo khẩn của Phó Thủ Tướng đối phó ứng cứu và trợ giúp. ..1 triệu VND cho 1 người bị thương & 2 Triệu cho người chết hôm qua rồi (sau lũ cả tuần). Còn Thủ Tướng sẽ tới thăm ngay thôi mà. CP VN đang xem vấn đề Tôn giáo (để cho thế giới thấy) quan trọng hơn giúp dân chống lũ.
Ẩn Danh
Khi người dân trong tình thế hết sức cấp bách, không biết các đầy tớ của dân đang làm gì? Có lẽ họ bận chăm chút vị thế cá nhân, chăm chút cho quyền lực mà ngày ngày đang sinh sôi lợi tức trên cuộc sống đồng bào mình. Gia đình, con cái, của cải đã định cư an toàn ở nước ngoài rồi đâu có gì phải lo lắng. Chuyện lũ lụt kia là của thiên hạ và họ phải biết tự lo. Đừng đòi hỏi các "kế hoạch" khi mà ghế đang "nóng". Phải tranh thủ "gặt" nhanh kẻo không còn cơ hội.
Mà, kế hoạch, nếu có cũng chẳng ra ngô, ra khoai. Muốn có kế hoạch tốt phải có "tâm", có "tầm". Cái này thì "cán bộ" ta thiếu thốn trầm trọng. Đừng chờ ai phát biểu này, nọ. Thời buổi này ai cũng sợ hai chữ "nhạy cảm". Muốn nói phải nhìn tới, lui. Phải giữ chặt con tim và sống bằng cái đầu "đa nhân cách". Riết rồi họ trở nên "vô cảm" và tạo ra xã hội "đồng vô cảm" với nhau. Chỉ tội cho đất nước nghèo, hèn, người "dân thường" mãi cơ cực.
Tuấn, Hà Nội
TQ khi có động đất ngay lập tức lực lượng quân đội được huy động không chút do dự. Hà Nội cho đến khi có người chết vẫn không thấy bóng anh bộ đội nào, thậm chí mấy chú CSGT có mặt thường xuyên để bắt mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ v.v.. cũng bỗng ít lạ thường. Đáng lẽ ra các anh bộ đội phải giúp dân di chuyển, đưa đồ vào cho dân. Thì đằng này các vị lãnh đạo không đả động gì, dẫn đến tình trạng dịch vụ giá ngút trời nảy nở, giá cả thị trường tăng cao. Sau đợt lũ này sẽ còn nhiều vấn đề nữa chứ không đơn giản là nước đâu, các vị lãnh đạo ạ!
Thanh, HN
Họ có làm gì đâu mà các ông bảo họ chậm chạp? Vụ Đại hồng thủy này, họ hoàn toàn bỏ mặc dân. Các ông cứ xem VNN mà xem.
Hoi lam gi, Hà Nội
Nhận xét rất công bằng. Lãnh đạo Hà Nội thì chỉ biết giải thích việc đã rồi. Còn hướng khắc phục và giải quyết lâu dài thì chịu. Tầm nhìn xa không qua tờ đô la.
Cuu Long, Việt Nam
Tôi xem qua tivi thấy ở Hà Nội chạy lụt quá khổ sở và lúng túng hơn ở Đồng bằng sông cửu long và các tỉnh miền Trung. ở Hà Nội không thấy máy bay cứu trợ, thị sát như những nơi khác trong những ngày đỉnh lụt.Có lẽ trong trường hợp này người này ỷ lại người khác, ngành này chờ ngành kia nên mới như vậy.
Brutmonte, UK
Ngập lụt HN, mưa, lụt thiệt hại đã qua nhiều ngày, hôm nay mới thấy chính quyền ra thông báo này, chỉ thị nọ, đối phó để mà 'đối phó' và để rồi sẽ không ai chụi trách nhiệm và kết luận tại...ông trời? và rút kinh nghiệm, vốn đã quen thuộc. Quốc Hội VN đang họp cần nên thảo luận thực tế này, trách nhiêm ai chịu? hơn là bàn chuyện 'vĩ mô'.
Cứu lụt mà nhanh như xây Công Viên thì dân nhờ biết mấy !!! Khi sự việc xảy ra thì mới biết được Đảng lo cho dân như thế nào ??? Nếu có cũng chỉ là trên Báo Chí mà thôi. Dậy mà đi...dọn dẹp hỡi...Hà Nội ơi.
Tuong Tu
Ở các nước văn minh, dân chủ, khi người dân bị hoạn nạn, dù lớn hay nhỏ, nhất là khi có người chết, chính quyền lên tiếng ngay lập tức và điều động lực lượng giúp nhân dân ngay. Song song với nhà nước, các tổ chức phi chính phủ hoạt động tích cực và nhiều khi hiệu quả và nhanh hơn cả chính quyền. Ở VN ta, chết tới 17 người, dân lam lũ đến 3-4 ngày Thủ tướng mới lên tiếng, còn Bí thư Hà Nội thì bận họp về vấn đề... tôn giáo! Chính phủ thì như thế, mà các tổ chức xã hội hoặc không được thành lập, dù chỉ trong lĩnh vực nhân đạo hay chống tham nhũng, mọi thứ đều phải chịu sự kiểm soát của chính quyền... Đúng là cười ra nước mắt. Khốn khổ dân tôi, khi hoạn nạn thì phải tự mà "lo", cứ để đảng và nước "no"!
Phan Hoa, Sài Gòn
Qua đây dân Hà Nội và cả nước mới thật sự thấy rõ bản chất của nhà nước Cộng sản Hà Nội. Tại sao chỉ sau 1 đêm đã cấp tốc xây xong công viên ở vụ Thái Hà??? Còn ngập lụt làm tê liệt thành phố Hà Nội thì phản ứng quá chậm chạp, không điều động khẩn cấp giúp đỡ người dân kịp thời, trong khi đó Mạnh ôm đoàn viên cười toe toét ở Đại Hội Công Đoàn 10.
PPT, Việt Nam
Thực ra có hai trận lụt cùng xảy ra lúc này. Một là trận lụt do trời làm mưa mà chính quyền Hà Nội chẳng những tỏ rõ tính vô trách nhiệm mà cả sự vô lương tâm. Hai là trận lụt dâng lên bởi lòng người vốn đang đánh mất niềm tin vào đảng Cộng Sản. Trận lụt lòng người khả dĩ ánh hưởng đến vị thế chính trị của Đảng nên họ chấp nhận bỏ mặc người dân trong đói, trong rét và cả chết chóc để lo bảo vệ quyền lợi riêng mình. Trên thực tế vấn đề an sinh trong bất cứ xã hội cộng sản nào cũng bị coi nhẹ. Chỉ khổ nỗi ở Việt Nam, 33 năm sau chiến tranh mà "gia tài của Mẹ" vẫn là... "một nước Việt buồn"!.
Người Hà Nội
Là người sống tại Hà Nội những ngày này, được chứng kiến nhiều cảnh éo le mà người dân đang phải chịu đựng mà không có bóng dáng chính quyền. Chỉ có một câu để chỉ việc này đó là " Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi" - tôi vừa đóng góp tiền phòng chống lụt bão tuần trước. ..
Ph.Linh
Sau 24 năm Hà Nội gặp lại "trận mưa lịch sử" mà để lại hậu quả nghiêm trọng hơn (mức độ ngập nước sâu hơn, rộng hơn, số người thiệt mạng nhiều hơn). Điều đó đồng nghĩa với việc 24 năm qua hàng tỷ đô la đầu tư cho Hà Nội nạo vét sông hồ, đắp đê chống lũ, xây dựng các công trình ngầm thoát nước... đem vứt xuống sông, xuống biển. Điều đó cũng có nghĩa là mấy khóa lãnh đạo thành phố trong những năm đó chẳng làm được tích sự gì cho công cuộc phát triên cơ sở hạ tầng thủ đô.Họ chỉ khoác lác và lừa dối nhân dân mà thôi.
Thiết nghĩ rằng nhân sự kiện lũ lụt gây ngập úng này cần phải đánh giá, xem xét lại toàn bộ tình hình cung cấp và cách thức sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các đô thị lớn trong phạm vi cả nước nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Sớm khắc phục ngay tình trạng được coi là "tiền mất, tật mang" như hiện nay. Cũng cần sớm thay đổi cách thức đánh giá, lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp thành phố để họ thực sự trở thành người"đầy tớ" trung thành, phục vụ nhân dân tận tâm hơn.
Anh Hai miền Trung, Sài Gòn
Chuyện bình thường thôi mà. Cán bộ bận họp, lo ăn nhậu, du hí nước ngoài... cấp dưới thì trình độ quá yếu kém không giải quyết được việc cứ lúng ta lúng túng như gà mắc đẻ. Cán bộ Việt Nam có thói quen chỉ đạo, không thích làm vì làm sẽ lộ cái ngu dốt sợ người ta biết mình ngu...nên việc ngập lụt dân cứ chịu dài dài..
Ocean007, Hà Nội
Quả thật tình hình Hà Nội trong những ngày ngập lụt vừa rồi thật tồi tệ. Mọi thứ gần như tê liệt trong những ngày mưa lụt vừa qua. Nhiều người chỉ cách nhà có vài trăm mét mà không thể về được chỉ vì nước ngập quá lớn. Lợi dụng việc này một số kẻ đã trục lợi bất chính. Trong tình hình như vậy mà vẫn không thấy chính quyền có biện pháp tức thời để giải quyết vấn đề. Rồi những ngày hậu lụt giá cả mọi thứ hàng hóa tăng vọt dù không thực sự khan hiếm làm khổ người dân. Không hiểu chính quyền sẽ có biện pháp gì để chống đỡ những tình huống tương tự sau này?
Hà Nội
Tôi thấy ông bí thư Hà Nội phát biểu thiệt hết biết! Lãnh đạo mà như thế này thì dân cứ đói khổ dài dài.
Nguyễn Hoàng, SG
Không có đất nước nào trên thế giới này mà những "đầy tớ" của nhân dân sướng và có nhiều quyền lực như ở Việt Nam. Bọn người này mặc kệ cho chủ chết, cùng khổ mà không fải chịu trách nhiệm gì. Làm "đầy tớ" như ở Việt Nam thật sung sướng biết nhường nào!
Quang
Thế kỷ 21 rồi mà sao BBC còn ấu trĩ quá, cứ chõ mỏ vào nhà người ta hoài làm chi rứa? Nè các anh có tốt lành không hay các anh là lũ tham tàn, giết người không gớm tay rồi giả nhân nghĩa vậy? Lịch sử loài người sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu, không bao giờ tha thứ cho thứ tự do bắn giết nhân dân châu Á. Máu và nước mắt các dân tộc châu Á thấm đẩm từng trang sử. Các anh có quyền gì dạy chúng tôi đây?!
Thu Ba, Hà Nội
Họ đang nghĩ mưu để đổ lỗi cho nhau, phân cấp rồi mà, đảng, nhà nước, chính phủ và Quốc Hội ở ngay Hà Nội (các ông nghị đang họp) chắc bị mù hay bị điếc mà đến bây giờ vẫn ngồi im hay định lẩn trách nhiệm. Trung Quốc vụ sữa nhiễm độc đích thân chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến giải quyết và đi một loạt, bão Katrina ở Mỹ do thiên tai bất khả kháng đích thân Tổng thống Mỹ xin lỗi dân chưa làm tròn trách nhiệm. Việt Nam đổ tại thiên tai may không có gió bão nếu không thì không còn chỗ để mà tổng kết, biểu dương.
Trang, SG
Trận mưa lụt vừa qua ở Hà Nội đã cho thấy Nhà Nước và đảng CS không quan tâm gì đến người dân. Đến bây giờ ông Thủ Tướng ngồi trong biệt thự ấm cúng đưa ra một công diện chỉ đạo cấp dưới khắc phục hậu qủa. Xin mời ngài Thủ Tướng "xem dân cho biết sự tình". Nếu có đi thị sát thì cũng xin ngài đi bằng trực thăng và bay lượn một vòng quanh thủ đô để được tận mắt chứng kiến cảnh khổ của người dân và chớ có đi "ô tô" như ngài Phạm Quang nghị kẻo ướt áo.
TTT Đồng Nai
Đồng bào Thủ đô yên tâm đi, VTV1 có đọc thông báo khẩn của Phó Thủ Tướng đối phó ứng cứu và trợ giúp. ..1 triệu VND cho 1 người bị thương & 2 Triệu cho người chết hôm qua rồi (sau lũ cả tuần). Còn Thủ Tướng sẽ tới thăm ngay thôi mà. CP VN đang xem vấn đề Tôn giáo (để cho thế giới thấy) quan trọng hơn giúp dân chống lũ.
Ẩn Danh
Khi người dân trong tình thế hết sức cấp bách, không biết các đầy tớ của dân đang làm gì? Có lẽ họ bận chăm chút vị thế cá nhân, chăm chút cho quyền lực mà ngày ngày đang sinh sôi lợi tức trên cuộc sống đồng bào mình. Gia đình, con cái, của cải đã định cư an toàn ở nước ngoài rồi đâu có gì phải lo lắng. Chuyện lũ lụt kia là của thiên hạ và họ phải biết tự lo. Đừng đòi hỏi các "kế hoạch" khi mà ghế đang "nóng". Phải tranh thủ "gặt" nhanh kẻo không còn cơ hội.
Mà, kế hoạch, nếu có cũng chẳng ra ngô, ra khoai. Muốn có kế hoạch tốt phải có "tâm", có "tầm". Cái này thì "cán bộ" ta thiếu thốn trầm trọng. Đừng chờ ai phát biểu này, nọ. Thời buổi này ai cũng sợ hai chữ "nhạy cảm". Muốn nói phải nhìn tới, lui. Phải giữ chặt con tim và sống bằng cái đầu "đa nhân cách". Riết rồi họ trở nên "vô cảm" và tạo ra xã hội "đồng vô cảm" với nhau. Chỉ tội cho đất nước nghèo, hèn, người "dân thường" mãi cơ cực.
Tuấn, Hà Nội
TQ khi có động đất ngay lập tức lực lượng quân đội được huy động không chút do dự. Hà Nội cho đến khi có người chết vẫn không thấy bóng anh bộ đội nào, thậm chí mấy chú CSGT có mặt thường xuyên để bắt mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ v.v.. cũng bỗng ít lạ thường. Đáng lẽ ra các anh bộ đội phải giúp dân di chuyển, đưa đồ vào cho dân. Thì đằng này các vị lãnh đạo không đả động gì, dẫn đến tình trạng dịch vụ giá ngút trời nảy nở, giá cả thị trường tăng cao. Sau đợt lũ này sẽ còn nhiều vấn đề nữa chứ không đơn giản là nước đâu, các vị lãnh đạo ạ!
Thanh, HN
Họ có làm gì đâu mà các ông bảo họ chậm chạp? Vụ Đại hồng thủy này, họ hoàn toàn bỏ mặc dân. Các ông cứ xem VNN mà xem.
Hoi lam gi, Hà Nội
Nhận xét rất công bằng. Lãnh đạo Hà Nội thì chỉ biết giải thích việc đã rồi. Còn hướng khắc phục và giải quyết lâu dài thì chịu. Tầm nhìn xa không qua tờ đô la.
Cuu Long, Việt Nam
Tôi xem qua tivi thấy ở Hà Nội chạy lụt quá khổ sở và lúng túng hơn ở Đồng bằng sông cửu long và các tỉnh miền Trung. ở Hà Nội không thấy máy bay cứu trợ, thị sát như những nơi khác trong những ngày đỉnh lụt.Có lẽ trong trường hợp này người này ỷ lại người khác, ngành này chờ ngành kia nên mới như vậy.
Brutmonte, UK
Ngập lụt HN, mưa, lụt thiệt hại đã qua nhiều ngày, hôm nay mới thấy chính quyền ra thông báo này, chỉ thị nọ, đối phó để mà 'đối phó' và để rồi sẽ không ai chụi trách nhiệm và kết luận tại...ông trời? và rút kinh nghiệm, vốn đã quen thuộc. Quốc Hội VN đang họp cần nên thảo luận thực tế này, trách nhiêm ai chịu? hơn là bàn chuyện 'vĩ mô'.
Cán bộ thoát - Nước không thoát
Dân Hà Nội
20:13 04/11/2008
CÁN BỘ THOÁT- NƯỚC KHÔNG THOÁT
Hà Thành mưa nước ngập nhanh
Công ty thoát nước loanh quanh mấy ngày
Cấp trên thì đứng khoanh tay
Mặc cho dân chết, dân xoay tìm đường
Trưởng ban chống lụt can trường
Nước lên cao quá thì nhường cho dân
Công an, cảnh sát, quân nhân
Không còn thấy bóng gót chân chú nào
Chưa mưa thì đã xôn xao
Thi nhau chạy chốn nơi nào ai hay
Thế mà trong có mấy ngày
Ra quân cướp đất biết tay anh hùng.
Hà Thành mưa nước ngập nhanh
Công ty thoát nước loanh quanh mấy ngày
Cấp trên thì đứng khoanh tay
Mặc cho dân chết, dân xoay tìm đường
Trưởng ban chống lụt can trường
Nước lên cao quá thì nhường cho dân
Công an, cảnh sát, quân nhân
Không còn thấy bóng gót chân chú nào
Chưa mưa thì đã xôn xao
Thi nhau chạy chốn nơi nào ai hay
Thế mà trong có mấy ngày
Ra quân cướp đất biết tay anh hùng.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bài phản tỉnh của David Letterman
David Letterman
08:33 04/11/2008
BÀI PHẢN TỈNH CỦA DAVID LETTERMAN
David Letterman nổi tiếng là tay phản chiến, ủng hộ Ðảng Dân Chủ, chuyên đánh phá và trù dập TT Bush, đảng Cộng Hòa, dữ dội và tàn nhẫn nhất ở trên đài truyền hình TV của ông ta. Ấy thế mà vừa rồi ông ta cũng đã thốt lên tự tận đáy lòng, nhìn nhận sự thật và đưa ra sự thật về chính trị cũng như hành động của đám truyền thông thiên tả, phản chiến, và tham tiền tại nước Hoa Kỳ này đối với TT Bush, và Liên Danh Mccain/Palin trong cuộc tranh cử Tổng Thống 2008. Trước nguy cơ của lịch sử Hoa Kỳ trong cuộc bầu chọn người lãnh đạo tối cao, DAVID LETTERMAN đã tỉnh ngộ và viết bài tự phán cùng nhắn nhủ sau đây:
'Như đa số quý vị biết đó: tôi đâu phải là người ái mộ tổng thống Bush, chưa từng ái mộ bao giờ, nhưng chúng ta không bàn về ông Bush mà bàn về chính người Mỹ chúng mình: thật là quá quắt! '
'Bữa nọ tôi đang đọc tờ Newsweek thì gặp bài thăm dò và thấy những điều quả là khó tin. Những gì tờ báo cung cấp hẳn là thật chứ, phải không quý vị?
Bản thăm dò của tờ Newsweek xác định là 67% người Mỹ không hài lòng về đường lối của chính phủ và 69% người Mỹ không hài lòng về chính sách của tổng thống. Chủ yếu là 2/3 số công dân xứ này không hài lòng và muốn thay đổi. Là đứa cù lần hết mức, tôi chợt nghĩ, 'Chúng mình không hài lòng cái gì chứ?'
Biết rồi, biết rồi mà. Thế còn cái ông tổng thống xua quân ra trận mà chẳng tính đến ngày đem quân về thì sao? Cái ông thổ tả chỉ được 31% dân chúng ủng hộ ấy mà? Chính cái ông này dẫn đất nước vào những ngày 911 đen tối đó! Cái ông giảm thuế hòng cứu nguy kinh tế suy thoái ấy mà. Phải chăng đó là anh chàng bị gán đủ thứ tên rút từ sách vở, vì cứ liên miên bảo vệ những hạng người hư đốn, vô ơn bạc nghĩa để chúng sống an toàn mà không bị bọn khủng bố tấn công? Có phải anh chàng tổng tư lệnh một đội quân toàn là tình nguyện ra trận bảo vệ quý vị và bản thân tôi không?
Quý vị có nghe tin tức hay xem hội luận về anh chàng tổng thống đó tệ hại đến mức nào không? Tin tức có làm phật lòng quý vị khiến quý vị nản đến nỗi chẳng thiết nhìn quanh xem xét hết thảy những điều thiện ích mà phấn khởi được chăng? Cứ nghĩ mà xem... có phải quý vị tức cái anh tổng thống thọi quý vị đau nhói một cái HAY chẳng qua là vì "truyền thông truyền hình" bảo quý vị là anh ấy ngày ngày chả thiết vỗ về nỗi buồn vô ơn bạc nghĩa của quý vị chăng?
Đúng thế chứ sao! Binh sĩ sang Iraq và Afghanistan đều là tình nguyện, và lắm phen họ hy sinh tính mạng cho cuộc sống tự do của quý vị.
Đất nước này hiện nay không có nạn cưỡng bách tòng quân. Lính mình đâu có bị bắt ra trận. Họ có quyền chối từ tác chiến để rốt cuộc được "tổng" giải ngũ, giải ngũ "trong vinh dự vo ve" hay có gọi là tồi tệ nhất thì cũng giải ngũ "chẳng vinh dự gì" sau những ngày trong quân ngũ.
Sự thật như vậy mà sao đầu óc 69% người Mỹ này lại phừng phừng bực mình như thế?
Muốn gì thì cứ nói, nhưng hãy trách thuyền thông truyền hình ấy. Đích danh con nòng nọc rồi. Truyền thông truyền hình sở trường về chuyện trời sập mà. Ai cũng trố mắt vào cảnh xe đụng máu me bầy nhầy, hỏi mấy ai thiết ngó mấy đứa bé bán nước chanh trên góc phố? Truyền thông truyền hình biết tỏng tòng tong cho nên phì ra cái gì chỉ là để thu lợi cho mấy tổng công ty đó thôi.
Cái gì bắt mắt công chúng là làm liền, mà hễ bị chỉ trích thì lại bởi-thế-tại-vì "biện minh" hành động. Cứ xem họ thả dàn cho O.J. Simpson viết sách trần tình mình chẳng chủ mưu cái chuyện giết vợ thì biết, ấy thế mà hắn giết, hắn giết có phương pháp mà... Đúng là khùng!
Tắt truyền hình đi, đốt Newsweek đi, và nắm tờ New York Times lót cứt chim trong lồng mà cảm ơn tất cả những người đã chịu đau thương để cho chúng ta đất nước này với hằng hà sa số điều tốt hơn là xấu. Chúng ta là một trong những dân tộc có phúc nhất trần đời. Ngày ngày hãy cảm ơn Thượng Đế vài lần, hay ít nhất cũng âm thầm mang ơn và cảm nhận mới được.
Bão bùng, hỏa hoạn ngút trời, đất truồi, lụt lội, sấm chớp ào ào xé nát khắp nẻo đất nước Hoa Kỳ, rồi cúm chim cúm gà đe dọa, khủng bố cận bên, chúng ta có chắc là đã đến lúc loại bỏ Thượng Đế ra khỏi Lời Nguyện Trung Thành của mình chăng?
(Nguồn: David Letterman, Date: Saturday, November 1, 2008)
David Letterman nổi tiếng là tay phản chiến, ủng hộ Ðảng Dân Chủ, chuyên đánh phá và trù dập TT Bush, đảng Cộng Hòa, dữ dội và tàn nhẫn nhất ở trên đài truyền hình TV của ông ta. Ấy thế mà vừa rồi ông ta cũng đã thốt lên tự tận đáy lòng, nhìn nhận sự thật và đưa ra sự thật về chính trị cũng như hành động của đám truyền thông thiên tả, phản chiến, và tham tiền tại nước Hoa Kỳ này đối với TT Bush, và Liên Danh Mccain/Palin trong cuộc tranh cử Tổng Thống 2008. Trước nguy cơ của lịch sử Hoa Kỳ trong cuộc bầu chọn người lãnh đạo tối cao, DAVID LETTERMAN đã tỉnh ngộ và viết bài tự phán cùng nhắn nhủ sau đây:
'Như đa số quý vị biết đó: tôi đâu phải là người ái mộ tổng thống Bush, chưa từng ái mộ bao giờ, nhưng chúng ta không bàn về ông Bush mà bàn về chính người Mỹ chúng mình: thật là quá quắt! '
'Bữa nọ tôi đang đọc tờ Newsweek thì gặp bài thăm dò và thấy những điều quả là khó tin. Những gì tờ báo cung cấp hẳn là thật chứ, phải không quý vị?
Bản thăm dò của tờ Newsweek xác định là 67% người Mỹ không hài lòng về đường lối của chính phủ và 69% người Mỹ không hài lòng về chính sách của tổng thống. Chủ yếu là 2/3 số công dân xứ này không hài lòng và muốn thay đổi. Là đứa cù lần hết mức, tôi chợt nghĩ, 'Chúng mình không hài lòng cái gì chứ?'
- A. Phải chăng vì mình có điện, nước xài đủ 24 giờ mỗi ngày và suốt 7 ngày mỗi tuần?
- B. Hoặc không hài lòng vì mùa hè có máy lạnh và mùa đông có máy sưởi?
- C. Hay 95.4% những người không hài lòng đều có công ăn việc làm?
- D. Và họ đầy đủ khả năng bất cứ lúc nào cũng có thể đi chợ mua thức ăn ê hề, hơn là lâm cảnh dân chúng Darfur phải chịu trong năm vừa qua?
- E. Hoặc giả vì chúng mình có khả năng lái xe nhỏ hay xe vận tải suốt từ bờ tây sang bờ đông nước Mỹ mà chẳng phải xuất trình thẻ căn cước mỗi khi qua một tiểu bang.
- F. Hay vì có hằng trăm khách sạn an toàn và sạch sẽ mà mình có thể ngơi nghỉ dọc đường xa?
- G. Chắc cũng có đến mấy ngàn tiệm ăn sơn hào hải vị đến từ khắp nơi trên thế giới chào mời chúng ta là những kẻ chẳng hài lòng.
- H. Hay lỡ khi xe đụng, các nhân viên cứu cấp tới ngay, giúp đỡ mọi sự, thậm chí còn dùng trực thăng tải thương chúng ta đến bệnh viện.
- I. Quý vị cũng có thể thuộc nhóm 70% số người Mỹ có một căn nhà.
- J. Và quý vị bực mình vì nếu chẳng may hỏa hoạn xảy ra, thì đám nhân viên cứu hỏa cấp kỳ xuất hiện với những thiết bị hiện đại để dập tắt lửa, cứu sống quý vị lẫn gia đình và tài sản của quý vị.
- K. Hoặc giả, khi đang chễm chệ ngồi nhà bỗng có kẻ trộm hay đứa nào vớ vẩn cả gan đột nhập thì cảnh sát đeo súng, mặc áo giáp sẽ đến bảo vệ quý vị khỏi bị thương tích hoặc thương vong.
- L. Và đây là cảnh một khu dân cư không bị đặt bom hoặc bị kẻ có súng có dao hiếp dâm và cướp của: 90% trẻ em có cả điện thoại cầm tay lẫn máy vi tính.
- M. Nói chi đến những loại tự do triệt để mà quý vị có về mặt tôn giáo, xã hội và chính trị mà thế giới ghen tị với chúng ta.
Biết rồi, biết rồi mà. Thế còn cái ông tổng thống xua quân ra trận mà chẳng tính đến ngày đem quân về thì sao? Cái ông thổ tả chỉ được 31% dân chúng ủng hộ ấy mà? Chính cái ông này dẫn đất nước vào những ngày 911 đen tối đó! Cái ông giảm thuế hòng cứu nguy kinh tế suy thoái ấy mà. Phải chăng đó là anh chàng bị gán đủ thứ tên rút từ sách vở, vì cứ liên miên bảo vệ những hạng người hư đốn, vô ơn bạc nghĩa để chúng sống an toàn mà không bị bọn khủng bố tấn công? Có phải anh chàng tổng tư lệnh một đội quân toàn là tình nguyện ra trận bảo vệ quý vị và bản thân tôi không?
Quý vị có nghe tin tức hay xem hội luận về anh chàng tổng thống đó tệ hại đến mức nào không? Tin tức có làm phật lòng quý vị khiến quý vị nản đến nỗi chẳng thiết nhìn quanh xem xét hết thảy những điều thiện ích mà phấn khởi được chăng? Cứ nghĩ mà xem... có phải quý vị tức cái anh tổng thống thọi quý vị đau nhói một cái HAY chẳng qua là vì "truyền thông truyền hình" bảo quý vị là anh ấy ngày ngày chả thiết vỗ về nỗi buồn vô ơn bạc nghĩa của quý vị chăng?
Đúng thế chứ sao! Binh sĩ sang Iraq và Afghanistan đều là tình nguyện, và lắm phen họ hy sinh tính mạng cho cuộc sống tự do của quý vị.
Đất nước này hiện nay không có nạn cưỡng bách tòng quân. Lính mình đâu có bị bắt ra trận. Họ có quyền chối từ tác chiến để rốt cuộc được "tổng" giải ngũ, giải ngũ "trong vinh dự vo ve" hay có gọi là tồi tệ nhất thì cũng giải ngũ "chẳng vinh dự gì" sau những ngày trong quân ngũ.
Sự thật như vậy mà sao đầu óc 69% người Mỹ này lại phừng phừng bực mình như thế?
Muốn gì thì cứ nói, nhưng hãy trách thuyền thông truyền hình ấy. Đích danh con nòng nọc rồi. Truyền thông truyền hình sở trường về chuyện trời sập mà. Ai cũng trố mắt vào cảnh xe đụng máu me bầy nhầy, hỏi mấy ai thiết ngó mấy đứa bé bán nước chanh trên góc phố? Truyền thông truyền hình biết tỏng tòng tong cho nên phì ra cái gì chỉ là để thu lợi cho mấy tổng công ty đó thôi.
Cái gì bắt mắt công chúng là làm liền, mà hễ bị chỉ trích thì lại bởi-thế-tại-vì "biện minh" hành động. Cứ xem họ thả dàn cho O.J. Simpson viết sách trần tình mình chẳng chủ mưu cái chuyện giết vợ thì biết, ấy thế mà hắn giết, hắn giết có phương pháp mà... Đúng là khùng!
Tắt truyền hình đi, đốt Newsweek đi, và nắm tờ New York Times lót cứt chim trong lồng mà cảm ơn tất cả những người đã chịu đau thương để cho chúng ta đất nước này với hằng hà sa số điều tốt hơn là xấu. Chúng ta là một trong những dân tộc có phúc nhất trần đời. Ngày ngày hãy cảm ơn Thượng Đế vài lần, hay ít nhất cũng âm thầm mang ơn và cảm nhận mới được.
Bão bùng, hỏa hoạn ngút trời, đất truồi, lụt lội, sấm chớp ào ào xé nát khắp nẻo đất nước Hoa Kỳ, rồi cúm chim cúm gà đe dọa, khủng bố cận bên, chúng ta có chắc là đã đến lúc loại bỏ Thượng Đế ra khỏi Lời Nguyện Trung Thành của mình chăng?
(Nguồn: David Letterman, Date: Saturday, November 1, 2008)
Thông Báo
Giới thiệu Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam năm 2009
LM Bùi Thượng Lưu
09:44 04/11/2008
Thư Giới Thiệu
NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO VIỆT NAM 2009
Lịch Treo Tường
Kính quý cha, quý tu sĩ nam nữ,
Kính quý vị đại diện cộng đoàn,
Kính quý vị đại diện và cổ cộng viên Dân Chúa,
Đầu thư, con xin được chân thành kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị đại diện cộng đoàn dư đầy phúc đức và quý vị đại diện và cổ cộng viên Dân Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Mẹ La Vang.
Xin hết lòng cảm tạ quý cha và quý vị đã tận tình nâng đỡ phổ biến sâu rộng cuốn Niên Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2008 (Lịch Treo Tường) tới các gia đình Công giáo trong cộng đoàn.
Với lá thư này, con xin được giới thiệu NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO VIỆT NĂM 2009 (Kỷ Sửu) Lịch treo tường (khổ lớn như năm 2008) với chủ đề: Công Lý Hòa Bình cho Việt Nam:
Tờ bìa chính: Hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong biến cố Thái Hà – Tòa Khâm Sứ.
Các trang trong: 12 hình về GHVN theo chủ đề Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam (với ý cầu nguyện chung và ý truyền giáo của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI).
12 tháng lịch: với những Chúa Nhật và Lễ Trọng quanh năm, cũng như ngày lễ của các Thánh.
Giá bán lẻ: 5 Euro (trực tiếp ở cộng đoàn) + 2 Euro cước phí bưu điện (các nước Âu Châu) nếu đặt mua từ Tòa Soạn.
Ngoài Âu Châu: 5Euro + 2 Euro (đường thủy) và +5 Euro (Airmail)
Giá đặc biệt dành cho các cộng đoàn: đặt 50 lịch trừ 10%, đặt 100 lịch trừ 15%.
Các cộng đoàn ngoài Âu Châu, xin liên lạc trực tiếp với tòa soạn: Info@danchua.de
Chúng con ước mong được đón nhận những ý kiến xây dựng của tất cả quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý vị đại diện, để Niên Lịch (treo tường) Năm Thánh 2010 nhân dịp kỷ niệm 350 Tông Tòa và 50 năm Chính Tòa được hoàn hảo hơn.
Hy vọng rằng cuốn Niên Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2009 (Lịch treo tường) sẽ được quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý vị đại diện nâng đỡ và giúp quảng bá tới các gia đình Công giáo trong cộng đoàn. Chúng con xin gửi kèm theo đây thư đặt lịch.
Xin hết lòng ghi ân.
Kính thư
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
PS: Dự định phát hành vào trung tuần tháng 11.2008
THƯ ĐẶT MUA
Niên Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2009 (Kỷ Sửu)
Lịch Treo Tường
Quý danh hoặc Cộng Đoàn:..........................................................................................
.......................................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tel, Fax, E-mail:. ...................................................................................................
Xin đặt mua. ...................cuốn Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2009 (Kỷ Sửu) Lịch Treo Tường
Giá bán: * Mua lẻ: 5 Euro (+2 Euro cước phí bưu điện trong Âu Châu)
Ngoài Âu Châu: 5Euro + 2 Euro (đường thủy) và +5 Euro (Airmail)
• Mua trực tiếp tại các Cộng Đoàn: 5 Euro
• Mua từ 50 cuốn được bớt 10%
• Mua từ 100 cuốn được bớt 15%
• Các cộng đoàn ngoài Âu Châu, xin liên lạc trực tiếp với tòa soạn: Info@danchua.de
Ngày..........................................
Ký tên
NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO VIỆT NAM 2009
Lịch Treo Tường
Kính quý cha, quý tu sĩ nam nữ,
Kính quý vị đại diện cộng đoàn,
Kính quý vị đại diện và cổ cộng viên Dân Chúa,
Đầu thư, con xin được chân thành kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý vị đại diện cộng đoàn dư đầy phúc đức và quý vị đại diện và cổ cộng viên Dân Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Đức Mẹ La Vang.
Xin hết lòng cảm tạ quý cha và quý vị đã tận tình nâng đỡ phổ biến sâu rộng cuốn Niên Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2008 (Lịch Treo Tường) tới các gia đình Công giáo trong cộng đoàn.
Với lá thư này, con xin được giới thiệu NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ CÔNG GIÁO VIỆT NĂM 2009 (Kỷ Sửu) Lịch treo tường (khổ lớn như năm 2008) với chủ đề: Công Lý Hòa Bình cho Việt Nam:
Tờ bìa chính: Hình Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong biến cố Thái Hà – Tòa Khâm Sứ.
Các trang trong: 12 hình về GHVN theo chủ đề Công Lý và Hòa Bình cho Việt Nam (với ý cầu nguyện chung và ý truyền giáo của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI).
12 tháng lịch: với những Chúa Nhật và Lễ Trọng quanh năm, cũng như ngày lễ của các Thánh.
Giá bán lẻ: 5 Euro (trực tiếp ở cộng đoàn) + 2 Euro cước phí bưu điện (các nước Âu Châu) nếu đặt mua từ Tòa Soạn.
Ngoài Âu Châu: 5Euro + 2 Euro (đường thủy) và +5 Euro (Airmail)
Giá đặc biệt dành cho các cộng đoàn: đặt 50 lịch trừ 10%, đặt 100 lịch trừ 15%.
Các cộng đoàn ngoài Âu Châu, xin liên lạc trực tiếp với tòa soạn: Info@danchua.de
Chúng con ước mong được đón nhận những ý kiến xây dựng của tất cả quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý vị đại diện, để Niên Lịch (treo tường) Năm Thánh 2010 nhân dịp kỷ niệm 350 Tông Tòa và 50 năm Chính Tòa được hoàn hảo hơn.
Hy vọng rằng cuốn Niên Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2009 (Lịch treo tường) sẽ được quý cha, quý tu sĩ nam nữ và quý vị đại diện nâng đỡ và giúp quảng bá tới các gia đình Công giáo trong cộng đoàn. Chúng con xin gửi kèm theo đây thư đặt lịch.
Xin hết lòng ghi ân.
Kính thư
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
PS: Dự định phát hành vào trung tuần tháng 11.2008
THƯ ĐẶT MUA
Niên Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2009 (Kỷ Sửu)
Lịch Treo Tường
Quý danh hoặc Cộng Đoàn:..........................................................................................
.......................................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tel, Fax, E-mail:. ...................................................................................................
Xin đặt mua. ...................cuốn Lịch Phụng Vụ Công Giáo Việt Nam 2009 (Kỷ Sửu) Lịch Treo Tường
Giá bán: * Mua lẻ: 5 Euro (+2 Euro cước phí bưu điện trong Âu Châu)
Ngoài Âu Châu: 5Euro + 2 Euro (đường thủy) và +5 Euro (Airmail)
• Mua trực tiếp tại các Cộng Đoàn: 5 Euro
• Mua từ 50 cuốn được bớt 10%
• Mua từ 100 cuốn được bớt 15%
• Các cộng đoàn ngoài Âu Châu, xin liên lạc trực tiếp với tòa soạn: Info@danchua.de
Ngày..........................................
Ký tên
Văn Hóa
Góp phần giải thích từ SINH THÌ trong kinh sách Công Giáo
Nguyễn Long Thao
10:18 04/11/2008
Góp phần giải thích từ Sinh Thì trong kinh sách Công Giáo.
Trong kinh sách Công Giáo, có một từ ngữ gây nhiều thắc mắc trong giới học giả. Đó là từ Sinh Thì vì người Công Giáo hiểu trái ngược với ý nghĩa thông thường. Người Công Giáo hiểu Sinh Thì là lúc chết, trong khi nghĩa thông thường Sinh Thì là lúc sống.
Từ Sinh Thì xuất hiện rất sớm trong các văn bản Công Giáo. Các Thánh Truyện là tác phẩm được soạn vào năm 1646 có ít nhất là 20 lần tác giả đã dùng từ Sinh Thì và theo Philipphê Bỉnh trong Truyện Annam Đàng Ngoài Chí Đàng Trong, tác giả sách này là một vị Hòa Thượng theo đạo Công Giáo. Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu được sáng tác từ thời cha Đắc Lộ, cũng có từ Sinh Thì. Ngắm thứ 13 có đoạn: “Đoạn thì gục đầu xuống bên Đức Mẹ đứng, như giã Đức Mẹ vậy mà linh hồn cực trọng ấy ra khỏi xác liền Sinh Thì.” Vậy từ Sinh Thì theo nghĩa thông thường của dân gian khác với ý nghĩa của người Công Giáo thế nào?
Hầu hết các từ điển tiếng Việt như Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức, Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Đại Từ Điển Tiếng Việt do Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1999, không có từ Sinh Thì, chỉ có từ Sinh Thời, Sinh Tiền và Sênh Tiền. Cả ba từ đó đều có nghĩa là lúc còn sống của một người nay đã qua đời.
Trong khi đó, các từ điển do người Công Giáo viết như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, Tự Điển Pigneau de Béhaine cuối thế kỷ XVIII, Từ điển của Génibrel cuối thế kỷ XIX, Dictionarium Anamitico –Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 và trong nhiều văn bản Công giáo khác như Thánh Giáo Yếu Lý, Kinh Cầu Bảo Đàng Cho Kẻ Rình Sinh Thì, Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, đều có từ Sinh Thì và được hiểu là chết.
Tại sao lại có sự mâu thuẫn này trong khi Sinh Thời chỉ là tiếng đọc trại của Sinh Thì và lý giải làm sao để người Công Giáo hiểu Sinh Thì là lúc chết.
Trước hết hãy giải thích ý nghĩa Sinh Thì theo nghĩa thông thường. Sinh 生 là tiếng Hán Việt như sinh kế, dưỡng sinh, sinh sống. Về mặt chữ Nôm, từ Sinh trong Hán Việt cũng như Sinh trong tiếng Nôm đều viết giống nhau và có nghĩa gần như nhau. Trong tiếng Nôm từ Sinh có các nghĩa (1) Đẻ: mẹ sinh con. (2) Ra đời. (3) Kiếp sống (4) Tạo ra. Từ Thì 時 còn đọc là Thời như thời gian. Như vậy Sinh Thì hay Sinh Thời theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là lúc đang sống.
Còn các từ điển do người Công Giáo viết, từ Sinh Thì được định nghĩa như sau?
1. Tự Điển Việt Bồ La của A. de Rhodes giải thích từ Sinh Thì:
-sinh: lên (ascendo: is)
-sinh thì: giờ lên (ascensus hora)
-đã sinh thì: đã chết (iam mortuus est).
Alexandre de Rhodes còn chú thích thêm: "Chúng tôi mượn cách nói đó của người bên lương để chỉ ý nghĩa sự chết của người Kitô hữu như đi lên với Thiên Chúa."
2. Từ điển Dictionarium Anamitico Latinum của Đức Giám Mục Taberd xuất bản năm 1838, trang 444, giải thích Sinh Thì là Fato Concedere nghĩa là chết.
3. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của ấn bản 1895-1896 trang 912 định nghĩa Sinh Thì: chết.
4. Trong các kinh sách của người Công Giáo, từ Sinh Thì nếu được đặt trong ngữ cảnh bản văn, phải hiểu đó là một động từ và có nghĩa là chết. Ví dụ: trong Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, ngắm thứ 15 có đoạn: “Khi xác Chúa Giêsu còn trên Thánh Giá thì có một người các quan lấy đòng mà đâm cạnh nương long Đức Chúa Giêsu phải trái tim, bấy giờ máu cùng nước chảy ra, song le, khi ấy xác Đức Chúa Giêsu chẳng có đau vì đã sinh thì”.
Tại sao các vị thừa sai đã dùng từ Sinh Thì để chỉ ý nghĩa chết?
Giải thích vấn nạn này, trước hết ta phải trở về với phong tục của người Trung Hoa cũng như Việt Nam. Khi một người chết, người ta tránh nói từ Chết mà dùng từ Qua Đời, Tạ Thế, hay Quá Vãng. Trong Anh ngữ cũng vậy, thay vì từ To Die: chết người ta sùng từ To Pass Away: chết. Đối với các bậc vua chúa, người Trung Hoa cũng như Việt Nam không nói từ Chết, hay Qua Đời mà dùng từ Thăng Hà hay Băng Hà. Sách Lễ Ký có câu: Thiên tử tử viết băng, chư hầu viết hoăng 天子死曰崩, 諸侯曰薨 (Khúc lễ hạ). Dịch nghĩa: Vua chết gọi là "băng", vua chư hầu chết gọi là "hoăng". Trong văn chương Phật Giáo, người ta cũng dùng chữ Thăng để chỉ ý nghĩa chết. Người Phật Giáo thường dùng cụm từ: Cầu cho hương hồn được Siêu Thăng Tịnh Độ hay Siêu Sinh Tịnh Độ có nghĩa là cầu cho linh hồn người chết được thoát khỏi cuộc sống trần thế, tới cõi cực lạc. Như vậy người Việt Nam đã dùng từ Thăng: đi lên, bay lên để chỉ sự chết.
Vậy Thăng Hà và Băng Hà là gì? Thăng 升: từ Hán Việt có nghĩa là lên, đi lên, bay lên. Hà 遐: xa, phương xa. Vậy nguyên nghĩa Thăng Hà là bay lên phương xa. Theo từ điển Hán Việt của cụ Thiều Chửu, Thăng Hà có ba nghĩa: (1) bay lên trời. (2) vua chết. (3) xa lánh trần tục. Còn Băng Hà thì Băng 崩 có 4 nghĩa: (1) Lở, sạt, sụp. (2) Hủy hoại. (3) Mất, diệt vong. (4) Chết. Theo từ điển của cụ Thiều Chửu, hay các từ điển Hán Việt khác, Thăng Hà hay Băng Hà: đều có nghĩa là vua chết. Tại sao người Đông Phương lại quan niệm chết là Thăng tức bay lên cao. Người Đông Phương quan niệm Sinh Ký Tử Quy: Sống là tạm bợ, chết là đi về: về Thiên Giới, về Cõi Trên. Do vậy người Việt cũng như người Tàu quan niệm khi chết hồn lìa khỏi xác gọi là hồn Thăng. Trong tín ngưỡng đồng bóng của dân gian, người ta cũng dùng từ Hồn Thăng. Hồn Thăng tức hồn đi ra khỏi xác người lên đồng. Quan niệm này chính cha Alexandre de Rhodes cũng xác nhận khi Ngài chú thích: "Chúng tôi mượn cách nói đó của người bên lương để chỉ ý nghĩa sự chết của người Ki tô hữu như đi lên với Thiên Chúa."
Nhưng tại sao các Linh Mục thừa sai lại không dùng từ Thăng mà lại dùng từ Sinh để chỉ sự chết, khiến gây ra rắc rối về ý nghĩa? Nếu xét về cách đọc của người Việt, tức giọng Hán Việt, thì từ Sinh 生 và Thăng 升 hoàn toàn đọc khác nhau. Nhưng nếu theo cách đọc của người Tàu, tức giọng Bắc Kinh, hai từ này đọc giống nhau. Từ Sinh 生và Thăng 升 đều được đọc là Sheng tức Sinh trong tiếng Việt. Hai từ này, nói theo kiểu xưa, là đồng âm dị nghĩa. Như vậy, ta có thể kết luận rằng Thăng Thì = Sinh Thì = Giờ Chết = Hồn ra khỏi xác.
Vấn nạn đặt ra là tại sao trong kinh sách viết cho người Công Giáo Việt, các nhà truyền giáo không dùng từ Thăng mà lại lắt léo mượn cách đọc của người Tàu đọc chữ Thăng là Sheng tức Sinh để chỉ sự chết?
Chưa có câu trả lời cho vấn đề này mà chỉ có những suy luận: Có thể trong thời gian đầu, các giáo sĩ trước khi đến Việt Nam truyền giáo thường phải kinh qua Trung Quốc nên họ đã có thói quen đọc Thăng thành "sheng" tức Sinh. Do vậy, khi đến Việt Nam và khi phải sáng tác kinh sách cho người Việt, các ngài đã dùng từ Sinh Thì để chỉ giờ chết của chúa Kitô. Về phía giáo dân, hay các linh mục bản xứ, chắc hẳn thời đó cũng có nhiều vị uyên thông chữ nghĩa, thấy từ Sinh Thì không được ổn cho lắm, nhưng vì vốn có có tâm lý tôn trọng bề trên nên họ đã không phản đối. Do vậy, ngày nay người Công Giáo Việt Nam có riêng từ Sinh Thì để chỉ lúc linh hồn lìa khỏi xác, tức là chết..
Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là tại sao khi diễn tả sự chết của Chúa Kitô trên Thánh Giá các nhà thừa sai không dùng các từ ngữ đơn giản và dễ hiểu như Viên Tịch, Tử, Qua Đời, Chết mà lại dùng từ Thăng. Câu trả lời là các Ngài đã triệt để áp dụng tinh thần hội nhập văn hóa trong vấn đề diễn tả sự chết. Như đã nói trên, người Tàu cũng như người Việt dùng từ Thăng Hà hay Băng Hà để chỉ vua Chúa chết. Đối với Chúa Kitô, người Công Giáo coi Ngài là Chúa Cả, là Vua Trên Hết Các Vua, nên các nhà truyền giáo đã gọi việc Chúa chết là Thăng. Và có lẽ các Ngài đã phải quanh co đọc Thăng là Sheng tức Sinh để tránh việc bắt chước tín ngưỡng đồng bóng đã dùng chữ Hồn Thăng. Thời xưa, những gì có dính líu đến các tín ngưỡng không phải của Công Giáo đều không được chấp nhận. Cụ thể như việc thờ cúng tổ tiên.
Cũng có lối giải thích khác cho rằng chết đúng là thời gian sống, là Sinh Thì, hiểu theo nghĩa thần học Công Giáo: chết là khởi đầu cho cuộc sống mới mà ngôn ngữ thần học gọi cách lạc quan ngày chết là ngày giờ sinh ra: Dies Natalis để được sống trên cõi trường sinh. Tư tưởng đó được diễn tả trong bài hát Kinh Hòa Bình của Linh Mục nhạc sĩ Kim Long Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời, hoặc câu Kinh Thánh: Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.(Gioan 12,24)
Góp ý xin gửi qua e mail: thaonguyen918@yahoo.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thú Đi Câu - Going Fishing
Nguyễn Đức Cung
00:28 04/11/2008
THÚ ĐI CÂU – Going Fishing!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Vẫn hơn bàn giấy cu ki một ngày!
The worst day of fishing is better than a good day at work!
(American proverb – nđc phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền