Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ơn toàn xá nhân kỷ niệm 800 năm Dòng Đa Minh được châu phê
Christophoro Nykiel
11:45 04/11/2015
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO
Sắc lệnhsố 16/15/1
Kính đệ Đức Thánh Cha,
Tu sĩ Bruno Cadoré, Tổng Quyền Dòng Anh Em Giảng Thuyết, bày tỏ lòng tôn kính sâu xa của riêng mình cũng như của toàn thể Gia đình Đa Minh, trình lên Đức Thánh Cha sự việc: Đức Giáo Hoàng Hônôriô III đã ban hành hai sắc lệnh: “Religiosam vitam”(Đời sống tu trì) ngày 22 tháng 12 năm 1216 và “Gratiarum omnium largitori” (Mở rộng mọi ân sủng) ngày 21 tháng Giêng năm 2017,châu phê việc thành lập Dòng Anh Em Giảng Thuyết, theo tu luật thánh Augustinô.
Kỷ niệm 800 năm ngày đón nhận hai sắc lệnh nói trên sẽ được cử hành trọng thể trong các nguyện đường thuộc Gia Đình Đa Minh, từ ngày 07 tháng 11 năm 2015 (Lễ các Thánh Dòng Giảng Thuyết) cho đến ngày 21 tháng Giêng năm 2017 là ngày kỷ niệm 800 năm sắc lệnh thứ hai được ban hành. Các thành viên thuộc Gia Đình Đa Minh cũng như các tín hữu khác sẽ được hưởng cách dễ dàng hơn những hoa trái thiêng liêng dồi dào bởi Ơn Toàn Xác ủa Năm Thánh, như vị Tổng quyền Dòng đã thỉnh nguyện.
Ngày 08 tháng 08 năm 2015
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, do ủy nhiệm đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô, vui lòng cho phép mở NămThánh cùng ban Ơn Toàn Xá, theo những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), cho các tín hữu thật lòng sám hối và đượcđ ức ái thúc đẩy mà cử hành Năm Thánh; Ơn Toàn Xá có thể lãnh nhận mỗi ngày một lầnv à có thể dành cho các linh hồn nơi luyện ngục, khitín hữu hiệp lòng với các mục đích thiêng liêng của Năm Thánh Lòng Thương Xót:
a/ Sốt sắng tham dự các cuộc cử hành mừng Năm Thánh;
b/ Hành hương viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện thuộc Gia Đình Đa Minh, viếng Thánh Thể trong một quãng thời gian tương xứng, kết thúc bằng kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, kinh Năm Thánh, và khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria bằng kinh Mân Côi.
Những thành viên Gia Đình Đa Minh, vì đau yếu hoặc vì lý do hệ trọng không thể tham dự các cử hành Năm Thánh, vẫn có thể lãnh nhận trọn vẹn Ơn Toàn Xá, miễn là xa lánh tội lỗi, có ý hướng thi hành ba điều kiện thông thường, tham dự cách thiêng liêng vào các nghi lễ thánh, cùng với lời cầu nguyện và đau khổ hay nghịch cảnh của đời sống mình, làm của lễ dâng lên Thiên Chúa nhờ Đức Maria.
Vậy, để việc đạt được ơn tha thứ do quyền tháo cởi của Giáo Hội trở nên dễ dàng hơn nhờ vào đức ái mục tử, Tòa Ân Giải Tối Cao tha thiết yêu cầu cáclin hmục Dòng thánh Đa Minh, hãy sẵn lòng cử hành bí tích sám hối tại các địa điểm của Năm Thanh như đã được chỉ định cho họ, và hãy trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân.
Sắc lệnh này có hiệu lực trong Năm Thánh, bất chấp mọi điều trái ngược.
Hồng Y Mauro Placenza
Chánh ánTòa Ân Giải Tối Cao
(ấn ký)
Linh mục Christophoro Nykiel
Chánh văn phòng
(đã ký)
Sắc lệnhsố 16/15/1
Kính đệ Đức Thánh Cha,
Tu sĩ Bruno Cadoré, Tổng Quyền Dòng Anh Em Giảng Thuyết, bày tỏ lòng tôn kính sâu xa của riêng mình cũng như của toàn thể Gia đình Đa Minh, trình lên Đức Thánh Cha sự việc: Đức Giáo Hoàng Hônôriô III đã ban hành hai sắc lệnh: “Religiosam vitam”(Đời sống tu trì) ngày 22 tháng 12 năm 1216 và “Gratiarum omnium largitori” (Mở rộng mọi ân sủng) ngày 21 tháng Giêng năm 2017,châu phê việc thành lập Dòng Anh Em Giảng Thuyết, theo tu luật thánh Augustinô.
Kỷ niệm 800 năm ngày đón nhận hai sắc lệnh nói trên sẽ được cử hành trọng thể trong các nguyện đường thuộc Gia Đình Đa Minh, từ ngày 07 tháng 11 năm 2015 (Lễ các Thánh Dòng Giảng Thuyết) cho đến ngày 21 tháng Giêng năm 2017 là ngày kỷ niệm 800 năm sắc lệnh thứ hai được ban hành. Các thành viên thuộc Gia Đình Đa Minh cũng như các tín hữu khác sẽ được hưởng cách dễ dàng hơn những hoa trái thiêng liêng dồi dào bởi Ơn Toàn Xác ủa Năm Thánh, như vị Tổng quyền Dòng đã thỉnh nguyện.
Ngày 08 tháng 08 năm 2015
TÒA ÂN GIẢI TỐI CAO, do ủy nhiệm đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô, vui lòng cho phép mở NămThánh cùng ban Ơn Toàn Xá, theo những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), cho các tín hữu thật lòng sám hối và đượcđ ức ái thúc đẩy mà cử hành Năm Thánh; Ơn Toàn Xá có thể lãnh nhận mỗi ngày một lầnv à có thể dành cho các linh hồn nơi luyện ngục, khitín hữu hiệp lòng với các mục đích thiêng liêng của Năm Thánh Lòng Thương Xót:
a/ Sốt sắng tham dự các cuộc cử hành mừng Năm Thánh;
b/ Hành hương viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện thuộc Gia Đình Đa Minh, viếng Thánh Thể trong một quãng thời gian tương xứng, kết thúc bằng kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, kinh Năm Thánh, và khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria bằng kinh Mân Côi.
Những thành viên Gia Đình Đa Minh, vì đau yếu hoặc vì lý do hệ trọng không thể tham dự các cử hành Năm Thánh, vẫn có thể lãnh nhận trọn vẹn Ơn Toàn Xá, miễn là xa lánh tội lỗi, có ý hướng thi hành ba điều kiện thông thường, tham dự cách thiêng liêng vào các nghi lễ thánh, cùng với lời cầu nguyện và đau khổ hay nghịch cảnh của đời sống mình, làm của lễ dâng lên Thiên Chúa nhờ Đức Maria.
Vậy, để việc đạt được ơn tha thứ do quyền tháo cởi của Giáo Hội trở nên dễ dàng hơn nhờ vào đức ái mục tử, Tòa Ân Giải Tối Cao tha thiết yêu cầu cáclin hmục Dòng thánh Đa Minh, hãy sẵn lòng cử hành bí tích sám hối tại các địa điểm của Năm Thanh như đã được chỉ định cho họ, và hãy trao Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân.
Sắc lệnh này có hiệu lực trong Năm Thánh, bất chấp mọi điều trái ngược.
Hồng Y Mauro Placenza
Chánh ánTòa Ân Giải Tối Cao
(ấn ký)
Linh mục Christophoro Nykiel
Chánh văn phòng
(đã ký)
Gia đình là thao trường, nơi mọi người được huấn luyện để biết hy sinh và biết tha thứ
Bùi Hữu Thư
14:27 04/11/2015
Vatican City, Ngày 04 tháng 11, 2015 (ZENIT.org)
Đức Thánh Cha Phanxicô nói gia đình là thao trường tuyệt vời để học biết cách cho đi và tha thứ.
Trong buổi triều kiến chung ngày hôm nay tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói ngài muốn nhấn mạnh về điều này khi ngài suy tư về tầm quan trọng của gia đình là nơi mọi thành viên học biết giá trị của sự tha thứ. Ngài nhắc nhớ mọi người hiện diện là hằng ngày, phải thi hành lời Kinh Lạy Cha, phải xin Chúa tha tội cho chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để tha thứ cho kẻ khác.
Đức Thánh Cha nhắc đến Thượng Hội Đồng Giám Mục mới đây, khi các thành viên suy tư về ơn gọi và sứ mệnh của gia đình. Ngài ghi nhận, đây không phải là lúc để duyệt xét các kết luận của Thượng Hội Đồng, mà là cần phải suy niệm nhiều hơn. Tuy nhiên ngài cũng muốn nhấn mạnh sự kiện Thượng Hội Đồng đã làm tái sinh niềm hy vọng vào ơn gọi của gia đình về việc tha thứ cho nhau và tận hiến cho nhau.
Nói về gia đình như một “thao trường”, Đức Thánh Cha giải thích: “Nếu không tự cho đi và nếu không tha thứ, thì tình yêu sẽ không tồn tại và sẽ mất đi!”
Đức Thánh Cha nhắc đến Kinh Lạy Cha nói về sự tha thứ những lỗi lầm: “Người ta không thể sống mà không tha thứ, hay ít ra cũng thể sống tốt đẹp, nhất là trong gia đình.”
Không thể chấm dứt một ngày bằng chiến tranh lạnh
Đức Thánh Cha công nhận: Vì chúng ta có tính tự kiêu và mỏng dòn, đôi khi chúng ta lầm lỗi. Tuy nhiên ngài nhấn mạnh, vì thế chúng ta cần phải chữa lành các vết thương lòng và không nên chờ đợi quá lâu trước khi giảng hòa.
Ngài khuyên, trước khi một ngày qua đi, vợ chồng cần phải làm hòa, cha mẹ và con cái, các người thân yêu nội ngọai cũng thế. Khi chúng ta học biết cách xin lỗi, các vết thương sẽ được hàn gắn, hôn nhân được tăng cường, và gia đình được bền vững hơn.
Đức Thánh Cha cũng nhắc là không cần phải dài giòng khi nói lên lời xin lỗi, chỉ cần một sự vuốt ve cũng có thể giúp cho mọi sự được yên lành như cũ. Điều quan trọng là: “Không bao giờ được để cho một ngày qua đi trong chiến tranh lạnh! Các bạn có hiểu không?”
Đức Thánh Cha nói, tha thứ có thể rất khó khăn, nhưng những gì cần thiết cho sự trưởng thành của các cá nhân, là khả năng công nhận những thiếu sót của chúng ta và hàn gắn những mối tương quan bị rạn nứt. Ngài ghi nhận là chúng ta khởi sự học biết đức tính tha thứ ngay trong gia đình.
Gia đình trợ giúp cho xã hội
Đức Thánh Cha nói: “Thực tập tha thứ không những cứu cho gia đình khỏi bị phân tán, mà còn giúp gia đình hỗ trợ cho xã hội bớt xấu xa và độc ác.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tha thứ làm cho gia đình vững mạnh trong tình yêu và đức tính tha thứ là “một đá tảng vững chắc” trên đó chúng ta xây dựng đời sống chúng ta và là một dấu chỉ hùng hồn của người môn đệ Chúa Kitô và cho sự vâng lời Thánh Ý Chúa Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng bằng việc cầu nguyện cho Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp khởi sự từ ngày 8 tháng 12, 2015 đến ngáy 20 tháng 11, 2016, sẽ khuyến khích các gia đình khắp mọi nơi tái khám phá quyền năng của sự tha thứ, và giúp cho Giáo Hội, như một đại gia đình, có thể tuyên dương quyền năng của tình yêu giảng hòa của Thiên Chúa đang họat động trong thế giới chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói gia đình là thao trường tuyệt vời để học biết cách cho đi và tha thứ.
Trong buổi triều kiến chung ngày hôm nay tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói ngài muốn nhấn mạnh về điều này khi ngài suy tư về tầm quan trọng của gia đình là nơi mọi thành viên học biết giá trị của sự tha thứ. Ngài nhắc nhớ mọi người hiện diện là hằng ngày, phải thi hành lời Kinh Lạy Cha, phải xin Chúa tha tội cho chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để tha thứ cho kẻ khác.
Đức Thánh Cha nhắc đến Thượng Hội Đồng Giám Mục mới đây, khi các thành viên suy tư về ơn gọi và sứ mệnh của gia đình. Ngài ghi nhận, đây không phải là lúc để duyệt xét các kết luận của Thượng Hội Đồng, mà là cần phải suy niệm nhiều hơn. Tuy nhiên ngài cũng muốn nhấn mạnh sự kiện Thượng Hội Đồng đã làm tái sinh niềm hy vọng vào ơn gọi của gia đình về việc tha thứ cho nhau và tận hiến cho nhau.
Nói về gia đình như một “thao trường”, Đức Thánh Cha giải thích: “Nếu không tự cho đi và nếu không tha thứ, thì tình yêu sẽ không tồn tại và sẽ mất đi!”
Đức Thánh Cha nhắc đến Kinh Lạy Cha nói về sự tha thứ những lỗi lầm: “Người ta không thể sống mà không tha thứ, hay ít ra cũng thể sống tốt đẹp, nhất là trong gia đình.”
Không thể chấm dứt một ngày bằng chiến tranh lạnh
Đức Thánh Cha công nhận: Vì chúng ta có tính tự kiêu và mỏng dòn, đôi khi chúng ta lầm lỗi. Tuy nhiên ngài nhấn mạnh, vì thế chúng ta cần phải chữa lành các vết thương lòng và không nên chờ đợi quá lâu trước khi giảng hòa.
Ngài khuyên, trước khi một ngày qua đi, vợ chồng cần phải làm hòa, cha mẹ và con cái, các người thân yêu nội ngọai cũng thế. Khi chúng ta học biết cách xin lỗi, các vết thương sẽ được hàn gắn, hôn nhân được tăng cường, và gia đình được bền vững hơn.
Đức Thánh Cha cũng nhắc là không cần phải dài giòng khi nói lên lời xin lỗi, chỉ cần một sự vuốt ve cũng có thể giúp cho mọi sự được yên lành như cũ. Điều quan trọng là: “Không bao giờ được để cho một ngày qua đi trong chiến tranh lạnh! Các bạn có hiểu không?”
Đức Thánh Cha nói, tha thứ có thể rất khó khăn, nhưng những gì cần thiết cho sự trưởng thành của các cá nhân, là khả năng công nhận những thiếu sót của chúng ta và hàn gắn những mối tương quan bị rạn nứt. Ngài ghi nhận là chúng ta khởi sự học biết đức tính tha thứ ngay trong gia đình.
Gia đình trợ giúp cho xã hội
Đức Thánh Cha nói: “Thực tập tha thứ không những cứu cho gia đình khỏi bị phân tán, mà còn giúp gia đình hỗ trợ cho xã hội bớt xấu xa và độc ác.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tha thứ làm cho gia đình vững mạnh trong tình yêu và đức tính tha thứ là “một đá tảng vững chắc” trên đó chúng ta xây dựng đời sống chúng ta và là một dấu chỉ hùng hồn của người môn đệ Chúa Kitô và cho sự vâng lời Thánh Ý Chúa Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng bằng việc cầu nguyện cho Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp khởi sự từ ngày 8 tháng 12, 2015 đến ngáy 20 tháng 11, 2016, sẽ khuyến khích các gia đình khắp mọi nơi tái khám phá quyền năng của sự tha thứ, và giúp cho Giáo Hội, như một đại gia đình, có thể tuyên dương quyền năng của tình yêu giảng hòa của Thiên Chúa đang họat động trong thế giới chúng ta.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Viếng đất thánh giáo xứ Búng, GP Phú Cường
Nguyễn Phượng
09:29 04/11/2015
THÁNG 11 CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN- ĐẤT THÁNH BÚNG ngày 1-2/11/2015
"XIN CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN ĐƯỢC NGHỈ YÊN MUÔN ĐỜI" Lời cầu nguyện với bao nỗi xúc động dâng trào nơi tâm hồn mỗi người khi nhớ về ông bà, cha mẹ, những người thân yêu đã về cùng Chúa. Với tâm tình thân thương ấy, tiếng hát của ca đoàn Thánh Gia, đem lòng mọi người hướng về nhà nguyện nhỏ, đang cử hành Thánh lễ Đêm Canh thức Cầu cho Các đẳng Linh hồn, lúc 19g, ngày 1-1-2015 tại Đất Thánh Họ Đạo Búng, với số tín hữu 2000 người.
Xem Hình
Từ đàng xa, đường lên dốc đã thấy một đồi ánh sáng, lung linh ấm áp, những mộ phần nhỏ bé sáng lên bởi những ngọn nến nhỏ, do gia đình mình đến viếng. Cha Tôma Phạm văn Đông- cha phó Họ đạo Búng đã nhấn mạnh trong bài giảng lễ: "Các con hãy nên trọn lành, như Cha các con là Đấng trọn lành" Mỗi vị Thánh nên Thánh khác nhau, vì cuộc sống và hoàn cảnh riêng của mỗi người, nhưng có một mẫu số chung là tình yêu của Đức KiTô. Vì tình yêu mà Thiên Chúa sinh ra nơi hang đá Bêlem khó nghèo, đi rao giảng, chữa lành bệnh tật, và đã chịu chết để cứu độ chúng ta, vì yêu. Bí quyết nên Thánh không chỉ dừng lại ở việc bố thí, ăn chay, mà trong những việc hy sinh bé nhỏ hằng ngày nếu chúng ta làm với một tình yêu, và nhường công đức lại cho Các Đẳng Linh hồn".
Đất Thánh Búng đã có hơn 200 năm, song song với khoảng thời gian thành lập họ đạo, bởi con người có sinh thì có tử. Những bậc tiền nhân quyết một lòng sống chết vì đạo Công Giáo, đã qua đời và chôn cất tại đây. 200 năm với bao thế hệ đã ra đi, một thời hoang sơ khởi lập, với bao khó khăn trong cuộc sống, nhưng niềm tin vào Đấng KiTô Phục sinh của nhóm Tín hữu đầu tiên, đã làm nên một Giáo xứ Búng hùng mạnh với truyền thống đạo đức tốt đạo, đẹp đời. Dẫu cho đô thị hóa khắp thôn làng, nhưng ai đã đi xa, vẫn luôn muốn quay về Đất Thánh Búng, thăm mả mồ ông bà tổ tiên, bên hai hàng cây xanh mát với quang cảnh ngày nao. Những nén hương trầm thoang thoảng trong gió đêm, mang theo một thời kỷ niệm, đan xen những vui buồn, nhớ thương, trang trọng một niềm thành kính.
Nơi đây có những ngôi mộ viết bằng tiếng Pháp, tiếng Nôm theo dòng lịch sử. Đêm canh thức năm nào cũng rất đông, ấm lòng. Đạo hiếu của người sau đối với tiền nhân thật sáng tỏ, tốt đẹp biết bao!
Sáng ngày 2-11-2015, Thánh lễ Cầu cho Các Đẳng Linh Hồn do cha sở Micae Lê văn Khâm chủ tế, hai cha phó Giuse Lê Anh Hùng và Tôma Phạm văn Đông cùng đồng tế. Lời cha sở Micae như vang vọng trong tâm hồn mỗi người: "Trong số những người đã nằm đây, có những linh hồn vì một lý do nào đó chưa đẹp lòng Chúa, đang rất cần lời cầu nguyện, những việc lành phúc đức, những Thánh lễ từ những người còn sống khẩn cầu, cho các linh hồn sớm mau hưởng thánh nhan Chúa; và khi đã lên Thiên đàng, các linh hồn sẵn sàng cầu bàu cùng Chúa cho chúng ta. Phép thông công của người Công Giáo xác tín niềm tin kiên vững vào sự sống đời sau, một sự sống vĩnh cửu. . ."
Mỗi thánh lễ, sau 1 giờ đồng hồ đã kết thúc- Thánh lễ kết hiệp cùng cuộc khổ nạn Chúa KiTô hiến tế trên Thập giá, bấy nhiêu tấm bánh được bẻ ra ban phát để cứu chuộc mỗi người- nhưng cuộc đời của mỗi ngưởi là Thánh lễ nối dài trong sự cho đi, bác ái, và hy sinh.
Tháng 11 về, trong sự nhớ thương cha mẹ, ông bà, các tín hữu thắp nến cắm lên mộ phần, đọc một kinh Lạy cha, kinh Tin Kính:
Xin cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên Các Linh hồn.
Nguyễn Phượng
"XIN CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN ĐƯỢC NGHỈ YÊN MUÔN ĐỜI" Lời cầu nguyện với bao nỗi xúc động dâng trào nơi tâm hồn mỗi người khi nhớ về ông bà, cha mẹ, những người thân yêu đã về cùng Chúa. Với tâm tình thân thương ấy, tiếng hát của ca đoàn Thánh Gia, đem lòng mọi người hướng về nhà nguyện nhỏ, đang cử hành Thánh lễ Đêm Canh thức Cầu cho Các đẳng Linh hồn, lúc 19g, ngày 1-1-2015 tại Đất Thánh Họ Đạo Búng, với số tín hữu 2000 người.
Xem Hình
Từ đàng xa, đường lên dốc đã thấy một đồi ánh sáng, lung linh ấm áp, những mộ phần nhỏ bé sáng lên bởi những ngọn nến nhỏ, do gia đình mình đến viếng. Cha Tôma Phạm văn Đông- cha phó Họ đạo Búng đã nhấn mạnh trong bài giảng lễ: "Các con hãy nên trọn lành, như Cha các con là Đấng trọn lành" Mỗi vị Thánh nên Thánh khác nhau, vì cuộc sống và hoàn cảnh riêng của mỗi người, nhưng có một mẫu số chung là tình yêu của Đức KiTô. Vì tình yêu mà Thiên Chúa sinh ra nơi hang đá Bêlem khó nghèo, đi rao giảng, chữa lành bệnh tật, và đã chịu chết để cứu độ chúng ta, vì yêu. Bí quyết nên Thánh không chỉ dừng lại ở việc bố thí, ăn chay, mà trong những việc hy sinh bé nhỏ hằng ngày nếu chúng ta làm với một tình yêu, và nhường công đức lại cho Các Đẳng Linh hồn".
Đất Thánh Búng đã có hơn 200 năm, song song với khoảng thời gian thành lập họ đạo, bởi con người có sinh thì có tử. Những bậc tiền nhân quyết một lòng sống chết vì đạo Công Giáo, đã qua đời và chôn cất tại đây. 200 năm với bao thế hệ đã ra đi, một thời hoang sơ khởi lập, với bao khó khăn trong cuộc sống, nhưng niềm tin vào Đấng KiTô Phục sinh của nhóm Tín hữu đầu tiên, đã làm nên một Giáo xứ Búng hùng mạnh với truyền thống đạo đức tốt đạo, đẹp đời. Dẫu cho đô thị hóa khắp thôn làng, nhưng ai đã đi xa, vẫn luôn muốn quay về Đất Thánh Búng, thăm mả mồ ông bà tổ tiên, bên hai hàng cây xanh mát với quang cảnh ngày nao. Những nén hương trầm thoang thoảng trong gió đêm, mang theo một thời kỷ niệm, đan xen những vui buồn, nhớ thương, trang trọng một niềm thành kính.
Nơi đây có những ngôi mộ viết bằng tiếng Pháp, tiếng Nôm theo dòng lịch sử. Đêm canh thức năm nào cũng rất đông, ấm lòng. Đạo hiếu của người sau đối với tiền nhân thật sáng tỏ, tốt đẹp biết bao!
Sáng ngày 2-11-2015, Thánh lễ Cầu cho Các Đẳng Linh Hồn do cha sở Micae Lê văn Khâm chủ tế, hai cha phó Giuse Lê Anh Hùng và Tôma Phạm văn Đông cùng đồng tế. Lời cha sở Micae như vang vọng trong tâm hồn mỗi người: "Trong số những người đã nằm đây, có những linh hồn vì một lý do nào đó chưa đẹp lòng Chúa, đang rất cần lời cầu nguyện, những việc lành phúc đức, những Thánh lễ từ những người còn sống khẩn cầu, cho các linh hồn sớm mau hưởng thánh nhan Chúa; và khi đã lên Thiên đàng, các linh hồn sẵn sàng cầu bàu cùng Chúa cho chúng ta. Phép thông công của người Công Giáo xác tín niềm tin kiên vững vào sự sống đời sau, một sự sống vĩnh cửu. . ."
Mỗi thánh lễ, sau 1 giờ đồng hồ đã kết thúc- Thánh lễ kết hiệp cùng cuộc khổ nạn Chúa KiTô hiến tế trên Thập giá, bấy nhiêu tấm bánh được bẻ ra ban phát để cứu chuộc mỗi người- nhưng cuộc đời của mỗi ngưởi là Thánh lễ nối dài trong sự cho đi, bác ái, và hy sinh.
Tháng 11 về, trong sự nhớ thương cha mẹ, ông bà, các tín hữu thắp nến cắm lên mộ phần, đọc một kinh Lạy cha, kinh Tin Kính:
Xin cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên Các Linh hồn.
Nguyễn Phượng
Tưởng Nhớ và Tri Ân tổ tiên, ông bà tại nghiã trang xứ Cao Xá, Tây Ninh
Dom. Trần Hoàng Thái
19:34 04/11/2015
Nghĩa trang Giáo xứ Cao Xá 2/11/2015.- Vào lúc 16g30 ngày 02/11/2015, tại nghĩa trang giáo xứ Cao Xá, diễn ra chương trình ca nhạc với chủ đề ''TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN''. Chương trình có sự góp mặt của nhóm nghệ sĩ Công Giáo ''TRÁI TIM YÊU THƯƠNG'' thuộc Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và MC Vân Anh - Nhà báo ở Hà Nội.
Xem Hình
Đây là lần đầu tiên Giáo xứ Cao Xá tổ chức chương trình văn nghệ “Tưởng Nhớ và Tri Ân” ông bà cha mẹ đã qua đời hoặc được an táng tại đất thánh giáo xứ Cao Xá. Chương trình này đã gợi mở cho cộng đoàn tâm tình thiếu thảo trong tháng 11. “Không có gì tốt cho bằng chúng ta tri ân tất cả những vị đã sống với chúng ta trong một gia đình và đã làm việc với chúng ta trong giáo xứ hay bất kỳ một đoàn thể nào”, đó là lời phát biểu để khai mạc của cha Gioan Baotixita Trần Quang Hiển - Chánh xứ Giáo xứ Cao Xá. Chương trình được diễn ra trong khoảng 60 phút với nhiều bài hát về ông bà tổ tiên.
Sau chương trình ca nhạc, cũng tại đây cha Gioan Baotixita Trần Quang Hiển đã chủ sự Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời. Hiện diện trong Thánh lễ còn có sự đồng tế của cha Bartolomeo Nguyễn Hoàng Tuấn - Phó Giáo xứ Cao Xá, cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh - Chánh xứ Giáo xứ Thánh Tuân, cha Phaolô Trần Thanh Danh - Chánh xứ Giáo xứ Vinh Sơn, cha Vinh Sơn Nguyễn Tuấn Dương - Chánh xứ Giáo xứ Mỹ Khánh, ngài cũng là người trong giáo xứ Cao Xá. Tham dự Thánh lễ còn có 2 thầy phó tế, tham quý Soeur và hơn 2.000 giáo dân trong ba giáo xứ Cao Xá, Thánh Tuân và Vinh Sơn.
Trong bài giảng, cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh có nhắc đến những người đã khuất và mời gọi mọi người hãy cùng nhau cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ và tổ tiên sớm được hưởng tôn nhan thánh Chúa. Mặc dù cơn mưa bao trùm bầu trời, nhưng mọi người vẫn tham dự Thánh lễ cách sốt mến.
Dom. Trần Hoàng Thái - Ban Truyền Thông Giáo Phận
Xem Hình
Đây là lần đầu tiên Giáo xứ Cao Xá tổ chức chương trình văn nghệ “Tưởng Nhớ và Tri Ân” ông bà cha mẹ đã qua đời hoặc được an táng tại đất thánh giáo xứ Cao Xá. Chương trình này đã gợi mở cho cộng đoàn tâm tình thiếu thảo trong tháng 11. “Không có gì tốt cho bằng chúng ta tri ân tất cả những vị đã sống với chúng ta trong một gia đình và đã làm việc với chúng ta trong giáo xứ hay bất kỳ một đoàn thể nào”, đó là lời phát biểu để khai mạc của cha Gioan Baotixita Trần Quang Hiển - Chánh xứ Giáo xứ Cao Xá. Chương trình được diễn ra trong khoảng 60 phút với nhiều bài hát về ông bà tổ tiên.
Sau chương trình ca nhạc, cũng tại đây cha Gioan Baotixita Trần Quang Hiển đã chủ sự Thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời. Hiện diện trong Thánh lễ còn có sự đồng tế của cha Bartolomeo Nguyễn Hoàng Tuấn - Phó Giáo xứ Cao Xá, cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh - Chánh xứ Giáo xứ Thánh Tuân, cha Phaolô Trần Thanh Danh - Chánh xứ Giáo xứ Vinh Sơn, cha Vinh Sơn Nguyễn Tuấn Dương - Chánh xứ Giáo xứ Mỹ Khánh, ngài cũng là người trong giáo xứ Cao Xá. Tham dự Thánh lễ còn có 2 thầy phó tế, tham quý Soeur và hơn 2.000 giáo dân trong ba giáo xứ Cao Xá, Thánh Tuân và Vinh Sơn.
Trong bài giảng, cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh có nhắc đến những người đã khuất và mời gọi mọi người hãy cùng nhau cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ và tổ tiên sớm được hưởng tôn nhan thánh Chúa. Mặc dù cơn mưa bao trùm bầu trời, nhưng mọi người vẫn tham dự Thánh lễ cách sốt mến.
Dom. Trần Hoàng Thái - Ban Truyền Thông Giáo Phận
Giáo điểm Vạn Phúc thuộc giáo xứ Bố Sơn khánh thành nhà nguyện
GB. Thịnh - Tín
21:25 04/11/2015
Giáo điểm Vạn Phúc(Gx. Bố Sơn) khánh thành nhà nguyện.
Sáng ngày 03.11.2015, Giáo điểm Vạn Phúc hân hoan chào đón Đức Cha Phaolo Maria Cao Đình Thuyên, quý cha hạt Giáo hạt Chính tòa Xã Đoài, quý cha quê hương về dâng Thánh lễ Tạ ơn và làm phép nhà nguyện của Giáo điểm. Thánh lễ tạ ơn được Đức Cha Phaolô Maria cử hành lúc 8h00, với sự tham dự của 5 linh mục đồng tế, các quý tu sĩ, quý ân nhân và nhiều giáo dân trong vùng.
Vạn Phúc là giáo điểm mới được tách ra từ Giáo họ Vạn Tằng – Giáo xứ Bố Sơn(nằm trên địa bàn xã Nghi Vạn – Nghi Lộc) từ đầu năm 2015, hầu hết là các gia đình trẻ thuộc Giáo họ Vạn Tằng ra riêng định cư. Qua những thăng trầm lịch sử, mảnh đất bên kia Kênh Nhà Lê thủa khai sinh là một vùng đất cằn cỗi, được nhà nước quy hoạch làm lò gạch dưới tên gọi Lò gạch Ba Hai, sau khi giải thể, nhà nước cấp đất cho các hộ dân trong Giáo họ Vạn Tằng làm đất ở, đất vườn sinh sống. Năm 1995, có 32 hộ cư ngụ. Từ năm 2001- 2012, 32 hộ dân cùng hai linh mục quản xứ thời điểm ấy là cha Gioan Nguyễn Phương Hướng và cha Giuse Nguyễn Viết Nam đã tiến hành xây dựng một nhà nguyện nhỏ đơn sơ để thờ phượng. Đến nay, giáo điểm đã có gần 150 nhân danh với nhà cửa kiên cố và sinh hoạt cuộc sống thường nhật tại đây. Với đặc trưng của một giáo điểm ở địa thế biệt lập, Giáo điểm Vạn Phúc thường xuyên bị cô lập khi mùa mưa ập tới, việc sinh hoạt tôn giáo và thờ phượng gặp rất nhiều khó khăn khi phải vượt lũ qua bên kia sông để về tham dự các sinh hoạt chung với Giáo họ Vạn Tằng. Nhằm đáp ứng nhu cầu thờ phượng Thiên Chúa tại Giáo điểm Vạn Phúc, Cha xứ Toma Aquinô Hoàng Trọng Hiếu đã khởi động kiến thiết sửa chữa, thành lập và cùng giáo dân Giáo điểm Vạn Phúc, Giáo họ Vạn Tằng tiến hành xây dựng nhà nguyện bán kiên cố cho Giáo điểm Vạn Phúc từ đầu năm 2015.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô Maria đã mượn lời của Thánh Phao-lô mà chỉ dạy: “Đền thờ của Thiên Chúa chính là anh em - Ngôi Thánh đường được xây dựng bằng gạch đá, xi măng, rơm cỏ không quan trọng bằng được xây dựng từ những viên đá Kitô hữu. Đó mới là ngôi Đền Thờ không bị thời gian bào mòn, không bị chiến tranh phá hủy. Đền thờ Chúa chỉ vững chắc khi được xây dựng bằng chính đức tin và đức ái của mỗi người giáo dân chúng ta. Chỉ có như vậy mới làm cho chúng ta liên kết với nhau trong một gia đình Hội Thánh và cùng quy tụ về Ngôi nhà của Chúa để dâng lời tán tụng và ca ngợi vị Cha chung.”
Thánh lễ Tạ ơn đã đánh dấu một mốc son trong lịch sử xây dựng của Giáo điểm Vạn Phúc – Giáo xứ Bố Sơn. Để rồi mong rằng từ đó, đời sống Đức Tin cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày của mỗi người trong Giáo điểm càng ngày càng thăng tiến hơn. Thế hệ tiên khởi đầu tiên hôm nay xây dựng một ngôi nguyện đường nhỏ sẽ là niềm tự hào trên một trang sử mới ở vùng đất Lò gạch Ba Hai cũ cằn cỗi trở nên thắm đượm Đức Tin Kitô cho thế hệ mai sau.
GB. Thịnh - Tín
Vạn Phúc là giáo điểm mới được tách ra từ Giáo họ Vạn Tằng – Giáo xứ Bố Sơn(nằm trên địa bàn xã Nghi Vạn – Nghi Lộc) từ đầu năm 2015, hầu hết là các gia đình trẻ thuộc Giáo họ Vạn Tằng ra riêng định cư. Qua những thăng trầm lịch sử, mảnh đất bên kia Kênh Nhà Lê thủa khai sinh là một vùng đất cằn cỗi, được nhà nước quy hoạch làm lò gạch dưới tên gọi Lò gạch Ba Hai, sau khi giải thể, nhà nước cấp đất cho các hộ dân trong Giáo họ Vạn Tằng làm đất ở, đất vườn sinh sống. Năm 1995, có 32 hộ cư ngụ. Từ năm 2001- 2012, 32 hộ dân cùng hai linh mục quản xứ thời điểm ấy là cha Gioan Nguyễn Phương Hướng và cha Giuse Nguyễn Viết Nam đã tiến hành xây dựng một nhà nguyện nhỏ đơn sơ để thờ phượng. Đến nay, giáo điểm đã có gần 150 nhân danh với nhà cửa kiên cố và sinh hoạt cuộc sống thường nhật tại đây. Với đặc trưng của một giáo điểm ở địa thế biệt lập, Giáo điểm Vạn Phúc thường xuyên bị cô lập khi mùa mưa ập tới, việc sinh hoạt tôn giáo và thờ phượng gặp rất nhiều khó khăn khi phải vượt lũ qua bên kia sông để về tham dự các sinh hoạt chung với Giáo họ Vạn Tằng. Nhằm đáp ứng nhu cầu thờ phượng Thiên Chúa tại Giáo điểm Vạn Phúc, Cha xứ Toma Aquinô Hoàng Trọng Hiếu đã khởi động kiến thiết sửa chữa, thành lập và cùng giáo dân Giáo điểm Vạn Phúc, Giáo họ Vạn Tằng tiến hành xây dựng nhà nguyện bán kiên cố cho Giáo điểm Vạn Phúc từ đầu năm 2015.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô Maria đã mượn lời của Thánh Phao-lô mà chỉ dạy: “Đền thờ của Thiên Chúa chính là anh em - Ngôi Thánh đường được xây dựng bằng gạch đá, xi măng, rơm cỏ không quan trọng bằng được xây dựng từ những viên đá Kitô hữu. Đó mới là ngôi Đền Thờ không bị thời gian bào mòn, không bị chiến tranh phá hủy. Đền thờ Chúa chỉ vững chắc khi được xây dựng bằng chính đức tin và đức ái của mỗi người giáo dân chúng ta. Chỉ có như vậy mới làm cho chúng ta liên kết với nhau trong một gia đình Hội Thánh và cùng quy tụ về Ngôi nhà của Chúa để dâng lời tán tụng và ca ngợi vị Cha chung.”
Thánh lễ Tạ ơn đã đánh dấu một mốc son trong lịch sử xây dựng của Giáo điểm Vạn Phúc – Giáo xứ Bố Sơn. Để rồi mong rằng từ đó, đời sống Đức Tin cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày của mỗi người trong Giáo điểm càng ngày càng thăng tiến hơn. Thế hệ tiên khởi đầu tiên hôm nay xây dựng một ngôi nguyện đường nhỏ sẽ là niềm tự hào trên một trang sử mới ở vùng đất Lò gạch Ba Hai cũ cằn cỗi trở nên thắm đượm Đức Tin Kitô cho thế hệ mai sau.
GB. Thịnh - Tín
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giờ Chầu
Nguyễn Bá Khanh
21:43 04/11/2015
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Tình thương của Chúa bao la
Để Mình Máu Thánh nuôi ta hàng ngày
Xác không lương thực hao gầy
Đời không tình Chúa đắng cay u sầu
(Trích thơ của Trương Hoàng)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 29/10 – 04/11/2015: Ý nghĩa việc cầu nguyện cho những người đã qua đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:38 04/11/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
“Thiên Chúa chỉ biết yêu thương chứ không hề kết án. Tình yêu thương chính là ‘điểm yếu’ của Ngài và là sự chiến thắng của chúng ta.” Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 29 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta.
Khởi đi từ thư của thánh Phaolô Tông đồ gởi giáo đoàn Rôma, Đức Thánh Cha diễn giải rằng: “Kitô hữu là những người chiến thắng vì nếu có ‘Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?’. Nếu Thiên Chúa cứu độ chúng ta, ai còn dám kết án chúng ta? Dường như sức mạnh của sự vinh thắng này là ân ban mà mỗi tín hữu nắm trong tay như một tài sản quý giá. Bởi thế, hầu như mỗi Kitô hữu đều có thể thốt lên: ‘Chiến thắng. Chúng ta đã toàn thắng. Chúng ta là những nhà vô địch.’ Tuy nhiên, sự chiến thắng này cũng mang một nghĩa khác. Chúng ta chiến thắng không phải vì chúng ta có thể chiếm hữu được sự chiến thắng nhưng bởi một lý do khác. Chính lý do khác ấy khiến chúng ta chiến thắng, hay ít là nếu chúng ta không muốn chối từ, chúng ta sẽ luôn luôn chiến thắng. Đây chính là điều mà thánh Phaolô tuyên bố: ‘Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô, Chúa chúng ta.’
Như vậy, ý nghĩa thứ hai: không phải là chúng ta toàn thắng trên kẻ thù hay trên tội lỗi nhưng là chúng ta được gắn chặt vào tình yêu của Thiên Chúa đến nỗi không một ai, không một sức mạnh nào và không điều gì có thể tách chúng ra ra khỏi tình yêu này. Thánh Phaolô đã nhìn thấy trong ân sủng của sự vinh thắng ấy một điều hết sức sâu xa: đó chính là hồng ân được tạo dựng lại, hồng ân được tái sinh trong Đức Giêsu Kitô. Như thế, thánh Phaolô đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu khôn tả.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Con người có thể chối từ ân ban vì thói hư danh, kiêu căng ngạo mạn hay vì tội lỗi của mình. Nhưng ân ban chính là tình yêu của Thiên Chúa, một Thiên Chúa không thể tách rời khỏi con người. Và đây chính là điều ‘không thể’ của Thiên Chúa. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa toàn năng, có thể làm được mọi sự. Nhưng ít là có một chuyện Ngài không làm được, đó là xa lìa, bỏ rơi chúng ta. Trong bài Tin Mừng, hình ảnh Đức Giêsu khóc thương cho thành Giê-ru-sa-lem giúp chúng ta hiểu hơn về tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khóc. Ngài khóc thương thành Giê-ru-sa-lem và việc thương khóc này biểu lộ trọn vẹn sự ‘không thể’ của Thiên Chúa: Thiên Chúa không thể không yêu thương, Ngài không thể bỏ rơi chúng ta.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Đức Giêsu khóc thương Giê-ru-sa-lem vì họ đã giết các ngôn sứ rao giảng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa ngỏ lời với thành Giê-ru-sa-lem và với mỗi người chúng ta: ‘Đã bao lần ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu.’ Đây thực sự là một hình ảnh hết sức dịu dàng dễ thương: ‘Đã bao lần ta muốn trao cho các ngươi sự êm ái và tình yêu ngọt ngào của Ta, giống như gà mẹ ấp ủ đàn con, nhưng các ngươi đã từ chối.’ Khi hiểu và cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa, thánh Phaolô đã nói: ‘Tôi tin chắc rằng cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa.’
Thiên Chúa không thể không yêu thương! Và đây là một sự bảo đảm chắc chắn cho chúng ta. Chúng ta có thể chối từ tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta có thể từ chối giống như người trộm lành chối từ tình yêu của Thiên Chúa cho đến tận những giây phút cuối đời. Nhưng trên thánh giá, Thiên Chúa vẫn kiên trì chờ đợi anh với một tình yêu thương tha thứ. Ngay cả một người có tội lỗi nhất, có ngạo mạn hay ăn nói phạm thượng nhất, Thiên Chúa vẫn yêu thương bằng một sự dịu dàng và nhân hậu của người cha. Tình yêu ấy giống như thánh Phao-lo đã xác tín, như Tin mừng đã thuật lại và như Đức Giêsu đã nói: ‘như gà mẹ ấp ủ đàn con’. Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, là Tạo Hóa có thể làm được mọi sự nhưng Ngài lại khóc. Sự khóc thương của Đức Giêsu đối với thành Giê-ru-sa-lem, trong những giọt nước mắt ấy, chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa khóc thương chúng ta khi chúng ta lạc xa đường lối Ngài; Thiên Chúa khóc thương mỗi người chúng ta; Thiên Chúa khóc thương những kẻ tội lỗi đã làm ra bao nhiêu chuyện gian ác, xấu xa cho người khác…Đứng trước tất cả những điều ấy, Thiên Chúa không hề kết án nhưng Ngài chỉ khóc và chờ đợi. Ngài đã khóc vì yêu thương!”
2. Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta như người cha thứ tha cho người con chứ không như quan tòa ân xá cho bị cáo
Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta như người cha ôm đứa con hoang đàng vào lòng, chứ không như một quan tòa ngất ngưởng trên cao ân xá cho một bị cáo đứng bên dưới. Chính vì thế, các linh mục cần biết hành xử như một người cha thương cảm và dự phần vào đời sống của đàn chiên do mình coi sóc, chứ không phải như một quan tòa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ bằng tiếng Tây Ban Nha sáng thứ Sáu 30 tháng 10 tại nhà nguyện Santa Marta.
Trọng tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô là lòng từ bi của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể nhân loại và cách thế Ngài đã sai Con Một của Ngài đến trong thế gian để “chữa lành, tái tạo và làm mới” nhân loại.
“Thật thú vị là trong dụ ngôn người con hoang đàng mà tất cả chúng ta đều biết, người cha – tức là hình ảnh của Thiên Chúa rộng lòng tha thứ - khi thấy đứa con trai của mình từ đằng xa thì ông chạnh lòng thương cảm. Lòng thương cảm của Thiên Chúa không phải là cảm giác thương hại, tuyệt nhiên không phải như thế”.
Đức Thánh Cha giải thích như sau:
“Tôi có thể cảm thấy thiệt là tội nghiệp trước cái chết của một con chó”, nhưng lòng từ bi của Thiên Chúa khác hoàn toàn, nó có nghĩa là “sự đồng cảm với vấn đề của người khác, đồng cảm với hoàn cảnh của người đó.”
“Chúa Giêsu chữa lành con người nhưng Ngài không phải là một thầy lang. Không phải như thế! Ngài chữa lành con người như là một dấu chỉ về lòng từ bi của Thiên Chúa, để cứu người đó, để mang những con chiên lạc về cùng một đàn chiên, để mang đồng tiền bị đánh rơi trở lại ví tiền của người phụ nữ. Thiên Chúa có lòng từ bi. Thiên Chúa yêu thương chúng ta như một người Cha. Ngài làm điều này với mỗi người chúng ta. Và khi Thiên Chúa tha thứ, Ngài tha thứ như một người Cha chứ không giống như một quan tòa, là người đọc to các phán quyết và nói rằng: ‘tha bổng vì thiếu bằng chứng’. Ngài tha thứ cho chúng ta từ bên trong trái tim của Ngài. Ngài tha thứ cho một người bởi vì Ngài yêu người đó.”
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng Chúa Giêsu đã được gửi đến thế gian để đem tin vui “để giải thoát những người bị áp bức” và “để tiến vào tâm hồn của mỗi người chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự dữ”
“Đây là những gì một linh mục thực hiện. Ngài cảm thấy đồng cảm với người khác và trở thành người dự phần trong cuộc sống của người dân vì ngài là một linh mục, như Chúa Giêsu là một linh mục. Đã bao nhiêu lần chúng ta đi xưng tội và chúng ta phê bình những linh mục không quan tâm đến những gì đang xảy ra với những người trong cộng đoàn của mình, không quan tâm gì đến họ. Ngài không phải là một linh mục tốt lành! Một linh mục tốt là một trong những người biết cảm thương”.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, một linh mục tốt phải là người dự phần vào tất cả các vấn đề của con người.
Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha lên tiếng ca ngợi Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan. Đức Hồng Y có mặt trong Thánh Lễ để đồng tế với Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 60 năm linh mục.
Thay mặt cho Hội Thánh, Đức Thánh Cha ca ngợi công việc của Đức Hồng Y về những đóng góp to lớn ngài mang lại cho Giáo Hội trong vai trò chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ cho nhân viên y tế.
3. Lễ các đẳng linh hồn
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ngay từ thời tiên khởi, Giáo Hội đã khuyến khích chúng ta cầu nguyện cho người chết như một nghĩa cử bác ái. Thánh Augustinô viết, “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.” Đến đầu thời Trung Cổ, nhờ các Dòng ẩn tu có thói quen cầu nguyện cho các tu sĩ đã qua đời hàng năm một nghi thức phụng vụ cầu cho người chết đã được thiết lập.
Vào giữa thế kỷ 11, Thánh Odilo, Tu Viện Trưởng Dòng Cluny, ra lệnh rằng mọi tu viện Dòng Cluny phải cầu nguyện đặc biệt và hát kinh Nhật Tụng cầu cho người chết vào ngày 2 tháng Mười Một, ngay sau lễ Các Thánh. Truyền thống này được lan rộng và sau cùng được Giáo Hội chấp nhận đưa vào niên lịch Công Giáo La Mã.
Thánh Monica đã nhắn nhủ con ngài là Augustino như sau: “Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ khi tới bàn tiệc thánh”.
Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã được nghe nhiều lời van xin tương tự phát ra từ môi miệng của những người thân của chúng ta, trước khi từ giã cõi đời... Nhưng xa mặt cách lòng, nhiều người trong chúng ta lãng quên những lời van xin thống thiết ấy.
Cần được thương, cần được nhớ: đó là khát vọng tự nhiên của con người. Không ai muốn là một hoang đảo cô đơn. Dưới cái nhìn Ðức Tin, lời van xin kẻ khác cầu nguyện cho, còn chứng tỏ một lòng khiêm tốn, một thái độ chấp nhận cái giới hạn mỏng manh bất lực của mình.
Ðể giúp chúng ta có dịp đáp lại thỉnh cầu của những người đã đi vào thế giới bên kia và để thể hiện mối tình thông hiệp “các thánh thông công”, Giáo Hội ngay từ buổi đầu kỷ nguyên Kitô đã cổ động việc tưởng nhớ cầu nguyện cho những người quá cố. Những thế kỷ gần đây đã dành tháng 11 hằng năm cho việc đạo đức ấy. Hai ngày lễ mừng kính các thánh và cầu cho các linh hồn được ấn định vào hai ngày mùng một và mùng hai đầu tháng với những kinh nguyện rất ý nghĩa, nhắc chúng ta về sự hiệp thông trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II trong hiến chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết như sau: “Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...”.
Quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ, hay ngậm ngùi đốt lên một ngọn bạch lạp tại một nghĩa trang nào, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động khi nghĩ đến những người chết và chính cái chết. Chúng ta đang đứng giữa biên giới vô hình của sự sống và sự chết. Và một cách vô cùng huyền nhiệm và sống động, những người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi dây liên kết thâm sâu, thắm thiết... Cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng ta nữa. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Chính Tình Yêu đã làm cho những người đã chết được sống và cũng chính Tình Yêu liên kết chúng tư với những người chết. Vâng, chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người được bất tử. Chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người liên kết với những người đã chết. Chỉ có Tình Yêu mới mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cầu cho người thân yêu là một phương cách cắt bỏ sự chia lìa với người chết. Qua lời cầu nguyện, chúng ta cùng đứng với những người thân yêu, dù còn sống hay đã ra đi trước chúng ta, để dâng lời cầu xin lên Thiên Chúa.
Mỗi lần chúng ta hy sinh cho một người nào đó, mỗi lần chúng ta săn sóc một người đau yếu, an ủi một người đau khổ, bênh vực một người cô thế, hay cùng với những người khác dấn thân để canh tân cuộc sống... Chúng ta đang tiến dần đến sự bất tử.
4. 50 năm Tuyên ngôn Nostra Aetate
Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần hôm thứ Tư 28 tháng 10, Đức Thánh Cha đã tạm gác loạt bài giáo lý về gia đình, để nói về Tuyên ngôn Nostra Aetate, nghĩa là “Thời đại chúng ta”, của Công đồng chung Vatican 2 về tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo không Kitô, nhân dịp kỷ niệm đúng 50 năm công bố tuyên ngôn này. Đức Thánh Cha nói:
“Trong các buổi tiếp kiến chung thường có những người hoặc nhóm thuộc các tôn giáo khác; nhưng hôm nay, sự hiện diện này thật là đặc biệt để cùng nhau kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn Nostra aetate của Công đồng chung Vatican 2 về quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo ngoài Kitô. Đề tài này rất được Đức Chân phước Giáo Hoàng Phaolô 6 quan tâm: ngay từ lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào năm trước khi bế mạc Công Đồng, ngài đã thành lập Văn phòng về những người không Kitô, nay là Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn. Vì thế tôi bày tỏ lòng biết ơn và nồng nhiệt chào đón những người và các nhóm thuộc các tôn giáo khác, hôm nay đã muốn có mặt tại đây, đặc biệt là những người đến từ xa.
Công đồng chung Vatican 2 là một thời kỳ đặc biệt suy tư, đối thoại và cầu nguyện để đổi mới cái nhìn của Giáo Hội Công Giáo về chính mình và thế giới. Đó là một sự đọc các dấu chỉ thời đại để nhắm đến một sự canh tân, theo hai chiều hướng trung thành: trung thành với truyền thống Giáo Hội và trung thành với lịch sử con người nam nữ thời nay. Thực vậy, Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong sự sáng tạo và trong lịch sử, Chúa đã nói qua các ngôn sứ và sau cùng trong Con của Ngài nhập thể làm người (Xc Dt 1,1), Chúa ngỏ lời với tâm trí mỗi người đang tìm kiếm chân lý và những con đường để thực thi chân lý.
Sứ điệp của Tuyên ngôn Nostra aetate vẫn luôn có tính chất thời sự. Chúng ta gợi lại đây vắn tắt vài điểm:
- Sự gia tăng lệ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc (Xc n.1);
- Sự tìm kiếm của con người một ý nghĩa cuộc sống, đau khổ, sự chết, những vấn nạn này luôn tháp tùng hành trình của chúng ta (Xc. n.1);
- Nguồn gốc chung và vận mạng chung của nhân loại (Xc. n.1);
- Đặc tính có một không hai của gia đình nhân loại (Xc n.1);
- Các tôn giáo như một sự tìm kiếm Thiên Chúa hoặc Đấng Tuyệt Đối, giữa lòng các chủng tộc và văn hóa khác nhau (Xc n.1);
- Cái nhìn từ ái và quan tâm của Giáo Hội về các tôn giáo: Giáo Hội không loại bỏ những gì là tốt đẹp và chân thực trong các tôn giáo ấy (Xc n.2);
- Với lòng quí mến, Giáo Hội nhìn tín đồ của mọi tôn giáo, đánh giá cao sự dấn thân tinh thần và luân lý của họ (Xc. n.3)
- Giáo Hội cởi mở đối thoại với tất cả mọi người, đồng thời trung thành với các chân lý mà Giáo Hội tin, bắt đầu từ chân lý theo đó ơn cứu độ được cống hiến cho tất cả mọi người có nguồn gốc nơi Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất, và Chúa Thánh Linh đang hoạt động, như nguồn mạch an bình và yêu thương.
Tiếp tục bài huấn giáo, Đức Thánh Cha nhận xét rằng:
“Có bao nhiêu biến cố, sáng kiến và các quan hệ chính thức hoặc cá nhân với các tôn giáo không Kitô trong 50 năm qua, và khó lòng nhắc đến tất cả nơi đây. Một biến cố đặc biệt ý nghĩa là cuộc gặp gỡ tại Assisi ngày 27-10 năm 1986. Cuộc gặp gỡ này do Thánh Gioan Phaolô 2 mong muốn và cổ võ, một năm trước ngày đó, tức là cách đây 30 năm, Người đã ngỏ lời với các bạn trẻ Hồi giáo ở thành phố Casablanca (Maroc) và cầu mong rằng tất cả những người tin nơi Thiên Chúa thăng tiến tình thân hữu và sự hiệp nhất giữa con người và các dân tộc (19-8-1985). Ngọn lửa được đốt lên ở Assisi, đã lan tỏa ra toàn thế giới và tạo thành một dấu chỉ hy vọng trường kỳ.
Chúng ta đặc biệt cảm tạ Thiên Chúa vì sự biến đổi thực sự trong 50 năm qua trong quan hệ giữa các tín hữu Kitô và Do thái. Sự dửng dưng và chống đối đã biến thành sự cộng tác và thiện cảm. Từ kẻ thù và xa lạ, chúng ta đã trở thành bạn hữu và anh chị em với nhau. Công đồng, qua tuyên ngôn Nostra aetate, đã vạch ra con đường: đồng ý tái khám phá các căn cội Do thái của Kitô giáo; chống lại mọi hình thức bài Do thái và lên án mọi thứ lăng mạ, kỳ thị và bách hại từ đó mà ra. Sự hiểu biết, tôn trọng và quí chuộng nhau trở thành con đường, nếu có giá trị đối với quan hệ với người Do thái, thì cũng có giá trị cho quan hệ đối với các tôn giáo khác. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người Hồi giáo, như Công Đồng nhắc nhớ, họ là “những người thờ lạy Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và lập hữu, từ bi và toàn năng, sáng tạo trời đất, và là Đấng nói với con người” (Nostra aetare, 5). Họ là con cháu tổ phụ Abraham, tôn kính Đức Giêsu như vị ngôn sứ, tôn kính Đức Mẹ Maria, chờ đợi ngày phán xét, và thực hành kinh nguyện, làm phúc và chay tịnh (Xc ibid.).
“Cuộc đối thoại mà chúng ta đang cần chỉ có thể là cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng, và như thế mới mang lại thành quả. Sự tôn trọng lẫn nhau là điều kiện, và đồng thời là mục đích của cuộc đối thoại liên tôn: tôn trọng quyền sống của người khác, quyền được toàn vẹn về thể lý, các quyền tự do cơ bản, nghĩa là tự do lương tâm, tự do tư tưởng, ngôn luận và tôn giáo.
Thế giới nhìn các tín hữu chúng ta, khuyên nhủ chúng ta cộng tác với nhau và những người nam nữ thiện chí, không tuyên xưng một tôn giáo nào, họ yêu cầu chúng ta những câu trả lời hữu hiệu về nhiều vấn đề: hòa bình, nghèo đói, lầm than đang đè nặng trên hằng triệu người, cuộc khủng hoảng môi trường, bạo lực, đặc biệt là bạo lực người ta phạm nhân danh tôn giáo, nạn tham ô, sa đọa luân lý, những cuộc khủng gia đình, kinh tế, tài chánh, nhất là khủng hoảng hy vọng. Các tín hữu chúng ta không có công thức cho những vấn đề đó, nhưng chúng ta có một nguồn lực rất lớn, đó là kinh nguyện, Kinh nguyện là kho tàng của chúng ta, từ đó chúng ta kín múc theo các truyền thống liên hệ, để xin những hồng ân mà nhân loại khao khát.
Vì bạo lực và khủng bố, có sự lan tràn một thái độ nghi kỵ hoặc thậm chí lên án cả các tôn giáo. Trong thực tế, mặc dù không có tôn giáo nào được miễn nhiễm khỏi nguy cơ có những sai trái duy căn hoặc cực đoan hoặc nơi các cá nhân và nhóm (Xc Diễn văn tại Quốc hội Mỹ 24-9-2015), nhưng cần nhìn các giá trị tích cực mà các tôn giáo đang sống và đề nghị, và các giá trị ấy là nguồn mạch hy vọng. Vấn đề ở đây là hướng cái nhìn lên cao để đi xa hơn. Cuộc đối thoại dựa trên sự tôn trọng tín thác có thể gieo những hạt giống sự thiện, nó sẽ nảy mầm thân hữu và cộng tác trong bao nhiêu lãnh vực, và nhất là trong việc phục vụ người nghèo, người bé mọn, người già, trong việc tiếp đón người di dân, trong sự quan tâm đến những người bị gạt bỏ. Chúng ta có thể đồng hành, chăm sóc nhau và thiên nhiên. Cùng nhau chúng ta có thể chúc tụng Đấng Tạo Hóa vì đã ban cho chúng ta mảnh vườn thế giới để vun trồng và giữ gìn như một công ích, và chúng ta có thể thực hiện những dự án chung để bài trừ nghèo đói và đảm bảo cho mỗi người nam nữ những điều kiện sống xứng đáng.
Năm Thánh Đặc biệt về lòng thương xót đang đến gần, đó là cơ hội thuận tiện để cùng nhau làm việc trong lãnh vực bác ái. Và trong lãnh vực này, điều đáng kể nhất chính là sự cảm thương, chúng ta có thể liên kết với bao nhiêu người không cảm thấy mình là tín hữu hoặc những người đang tìm kiếm Thiên Chúa và chân lý, những người đặt ở trung tâm khuôn mặt của người khác, đặc biệt khuôn mặt của người anh chị em túng thiếu. Nhưng lòng từ bi thương xót mà chúng ta được kêu gọi thi hành bao gồm toàn thể công trình sáng tạo, mà Thiên Chúa ủy thác cho chúng ta canh giữ, và không phải để bóc lột khai thác, và càng không phải để phá hủy. Chúng ta phải luôn luôn quyết tam để lại một thế giới tốt đẹp như chúng ta đã thấy (Xc Thông điệp Laudato sì, 194). khởi hành từ môi trường chúng ta đang sống, từ những cử chỉ bé nhỏ trong đời sống thường nhật của chúng ta.
Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:
“Anh chị em thân mến, về tương lai cuộc đối thoại liên tôn, điều đầu tiên mà chúng ta phải làm là cầu nguyện. Nếu không có Chúa, không gì có thể; với Chúa, tất cả đều trở nên có thể! Ước gì kinh nguyện của chúng ta hoàn toàn tuân theo thánh ý Chúa, Đấng mong muốn rằng tất cả mọi người nhìn nhận nhau là anh chị em với nhau và sống với nhau như vậy, họp thành một đại gia đình nhân loại trong sự hòa hợp những khác biệt”.
5. Chúng ta đã được ‘đóng ấn’ của Cha trên trời
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 01-11, lễ các thánh nam nữ, với hàng chục ngàn khách hành hương; Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người chú ý cách đặc biệt đến các vị thánh ‘gần ngay bên cửa’. Họ là những người sống sát bên chúng ta và là những gương mẫu sống động để ta noi gương bắt chước. Đức Thánh Cha cũng kêu gọi hòa bình ở Trung Phi khi một làn sóng bạo lực mới lại xảy ra giữa các sắc tộc và giữa các tôn giáo tại đây.
“Anh chị em thân mến, chào anh chị em và mừng lễ với anh chị em!
Trong phụng vụ ngày hôm nay, lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta cảm thấy cách đặc biệt sống động về thực tại mầu nhiệm các thánh thông công, một gia đình rộng lớn, được kết dệt nên từ tất cả mọi thành viên trong Giáo Hội, bao gồm cả những người người đang còn lữ thứ hành hương trên thế trần và cả những ai – số này đông hơn – đã qua đời và đang tiến bước về Thiên Quốc. Tất cả chúng ta, tất cả, tất cả. Điều này được gọi là “mầu nhiệm các thánh thông công”, một cộng đoàn của tất cả những ai đã được rửa tội.
Phân tích bài trích sách Khải huyền trong Phụng Vụ lễ các thánh Nam Nữ, Đức Thánh Cha nói:
Bài trích sách Khải huyền gợi nhắc cho chúng ta một đặc tính thiết yếu của các thánh như sau: Họ là những người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Họ được mô tả là một đoàn người đông đảo đã được ‘tuyển chọn’, mình mặc áo trắng và trên trán được đóng ‘ấn của Thiên Chúa’ (Kh 7, 2-4.9-14). Ngang qua những chi tiết đặc biệt này và với ngôn ngữ loại suy, tác giả sách Khải huyền muốn nhấn mạnh rằng các thánh là những người thuộc về Thiên Chúa cách hoàn toàn và độc nhất. Họ thuộc quyền sở hữu và là gia sản của Thiên Chúa. Vậy dấu ấn của Thiên Chúa trên cuộc đời của một người hay trên chính người đó có nghĩa là gì? Thánh Gioan Tông đồ của giải thích: Điều ấy có ý nghĩa là trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta thực sự được trở nên con cái của Thiên Chúa (1 Ga 3, 1-3).
Nhưng chúng ta có ý thức về hồng ân lớn lao là được làm con cái của Thiên Chúa không? Trong Bí Tích Rửa Tội, chúng ta có nhớ là đã được ‘đóng ấn’ của Cha trên trời và chúng ta trở thành con của Ngài không? Nói cách đơn giản, chúng ta được mang họ của Thiên Chúa. Tên họ của chúng ta là Thiên Chúa, vì chúng ta là con của Ngài. Chính điều này cho thấy gốc rễ của ơn gọi nên thánh. Các thánh chúng ta kính nhớ ngày hôm nay chính là những người đã sống trong ân sủng của Bí Tích Thánh Tẩy, đã gìn giữ hoàn toàn nguyên vẹn ‘dấu ấn’ khi biết hành xử và sống như con cái của Thiên Chúa, đồng thời cố gắng noi gương bắt chước Đức Giêsu; và bây giờ các ngài đã đi đến đích, vì cuối cùng ‘Thiên Chúa như thế nào, các ngài đã được chiêm ngưỡng Người như vậy.’
Đặc tính thứ hai, các thánh là những gương mẫu để chúng ta noi theo. Hãy cẩn thận, không chỉ những vị đã được phong thánh; nhưng các thánh còn là tất cả những người, với ơn Chúa giúp, đã cố gắng thực hành Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày. Trong số đó, có những người chẳng hề được phong thánh. Nhưng họ là những vị thánh ‘gần ngay bên cửa nhà’ chúng ta. Và trong số đó, có những người chúng ra đã gặp gỡ, có những người còn là thành viên trong gia đình của chúng ta, là bạn bè hoặc là những người ta quen biết. Chúng ta phải biết ơn họ, và trên hết chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa là Đấng đã ban họ cho chúng ta, đã cho chúng ta có cơ hội được ở gần, được gặp gỡ như là những mẫu gương sống động, và chúng ta đã được thấm nhiễm bởi cách sống và cái chết của họ trong niềm tin tưởng vào Đức Giêsu Kitô và vào Tin Mừng. Có bao nhiêu người tốt lành chúng ta biết trong cuộc đời mà khi gặp gỡ hay trò truyện, chúng ta đã thốt lên: ‘Ôi, người này quả thật là thánh.’Vâng! Chúng ta thốt ra điều ấy hết sức tự nhiên và bộc phát, vì quả thật, có những vị thánh sát bên chúng ta, sống gần gũi với chúng ta mà không nhất thiết phải được tuyên thánh.
Việc noi gương bắt chước những cử chỉ yêu thương và nhân ái của các vị thánh cũng giống như là để kéo dài mãi sự hiện diện của họ trên thế giới này. Và thật sự, những cử chỉ Tin Mừng ấy là thứ duy nhất để chống lại sự hủy diệt của cái chết: một hành động dễ thương, một sự giúp đỡ quảng đại, bỏ thời gian để ân cần lắng nghe, đi thăm viếng, một lời nói tốt lành, một nụ cười dễ mến…v.v. Trong mắt của chúng ta, những cử chỉ này dường như chẳng có gì quan trọng; nhưng trong mắt Thiên Chúa, chúng lại trường tồn, vĩnh cửu, vì tình yêu và lòng thương xót mạnh hơn sự chết.
Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các thánh, giúp chúng ta tin tưởng hơn vào ân sủng của Thiên Chúa để chúng ta bước đi với lòng nhiệt huyết trên con đường nên thánh. Chúng ta hãy phó thác nơi Mẹ những cố gắng dấn thân hằng ngày của chúng ta. Với Mẹ, chúng ta cũng cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời, trong niềm hy vọng một ngày kia tất cả chúng ta được gặp lại nhau trong sự hiệp thông vinh quang vĩnh cửu trên thiên quốc.”
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 29/10 – 04/11/2015: Mùa tưởng nhớ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:00 04/11/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cũng như các năm trước đây, chiều Chúa Nhật 1 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến nghĩa trang Verano của thành phố Rôma để cử hành Lễ Các Thánh Nam Nữ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Tám Mối Phúc Chúa Giêsu đã giảng dạy cho đám đông quây quần chung quanh ngài trên sườn một đồi quanh hồ Galilê.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng chúng ta có thể tự hỏi làm sao những tâm hồn nghèo khó, hay những kẻ than khóc lại được chúc phúc và thấy hạnh phúc? Bởi vì những ai mà con tim không còn vướng bận những lo lắng thế gian và những ai biết chia sẻ những nỗi buồn và nỗi đau của người khác, là những người sẽ được chào đón vào Nước Trời và sẽ được cảm nghiệm sự dịu dàng và an ủi của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ.
Suy tư về mối phúc, “Phúc thay ai hiền lành”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định rằng thường khi chúng ta hành động hoàn toàn ngược lại, cáu gắt, than phiền và to tiếng thay vì theo con đường kiên nhẫn và khiêm nhường của Thiên Chúa. Giống như cha mẹ là người có sự kiên nhẫn vô tận đối với con cái của mình, Chúa Giêsu đã chọn con đường hiền lành, chịu lưu đày và bách hại, chịu người ta vu cáo và thậm chí chấp nhận cái chết trên thập giá vì chúng ta.
Đức Thánh Cha diễn giải tiếp rằng “Phúc cho những kẻ đói khát sự công bình” vì họ sẽ được nhìn thấy công lý của Thiên Chúa được thể hiện viên mãn. “Phúc thay ai xót thương” nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều là những con người tội lỗi và mỗi người chúng ta cần được tha thứ, và vì thế chúng ta cũng phải tỏ lòng thương xót và tha thứ cho người khác.
Cuối cùng Đức Thánh Cha nói về mối phúc “Phúc cho ai kiến tạo hoà bình”. Chúa Giêsu nói rằng những người kiên nhẫn làm việc để xây dựng hòa bình và hòa giải là những người tìm thấy hạnh phúc thật sự, không giống như những kẻ lừa đảo, tung tin đồn, hoặc lợi dụng những người khác.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn để có tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn, ân sủng để biết hiền lành và biết khóc trước những khổ đau của người khác, ân sủng để dấn thân cho công lý và hòa bình, và trên tất cả, ơn thánh để cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa và có thể trở thành khí cụ của lòng thương xót của Ngài cho những người khác.
Nghĩa trang rộng lớn Verano được hình thành từ gia đình Verani là một gia đình thế giá trong thời Đế quốc La Mã. Nơi đây đã là một nghĩa trang kể từ thời kỳ đó. Kiến trúc sư Ý Giuseppe Valadier đã tạo nên những nét hùng vĩ và đầy ấn tượng của nghĩa trang này.
Nghĩa trang Verano đã được thánh hiến vào năm 1835 và các công trình vẫn được tiếp tục xây dựng trong suốt triều đại giáo hoàng Gregôriô thứ 16 và Piô 9 dưới sự giám sát của các kiến trúc sư Virginius, và Ernestus Immanuel là người đã thiết kế một mái che bốn mặt lớn tại lối vào.
Tuy nhiên mái che này đã bị lực lượng Đồng Minh thả bom nhầm vào năm 1943 và công việc phục hồi sau đó đã được thực hiện như ta có thể thấy ngày hôm nay khi vào nghĩa trang này với ba lối vào lớn và bốn bức tượng đá cẩm thạch hùng vĩ mô tả việc chiêm niệm, hy vọng, lòng bác ái và sự im lặng.
Năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặc biệt nhắc tới vụ đánh bom nghĩa trang Verano và vùng lân cận San Lorenzo của Rôma trong bài giảng của ngài khi lên án sự tàn phá các kỳ công sáng tạo, sự sống và các nền văn hóa đang diễn ra trong thế giới ngày nay và cầu xin Chúa giúp đỡ ngăn chặn cơn sốt điên dại hướng tới sự hủy diệt này.
Điều thú vị là nghĩa trang cũng có một đài tưởng niệm những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
2. Đức Thánh Cha viếng mộ các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm
Theo truyền thống, chiều Thứ Hai 2 tháng 11, Lễ Các Đẳng Linh Hồn, cùng với một số Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm khu hầm mộ của Vatican ngay dưới bàn thờ chính trong Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của ngài.
Đầu tiên, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước mộ của Thánh Phêrô trước khi đến viếng mộ Đức Giáo Hoàng Bênêdictô thứ 15, Đức Piô 11, Đức Piô 12, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
3. Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành lễ cầu hồn cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời trong năm 2015
Sáng thứ Ba 3 tháng 11, Đức Thánh Cha và các vị Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma đã cử hành Thánh Lễ tưởng nhớ đến tất cả các Hồng Y và Giám Mục đã qua đời trong năm qua.
Trong Thánh Lễ, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu đức tin của chúng ta được tràn đầy niềm vui nơi chân lý và sự sống đời đời.
Hôm nay chúng ta lặp lại truyền thống dâng lễ hy sinh đền tạ cho các anh em Hồng Y và Giám Mục của chúng ta, những người đã ra đi trước chúng ta trong thời gian mười hai tháng qua.
Có 12 Hồng Y, 1 Thượng Phụ và 99 GM qua đời trong vòng 12 tháng qua. Trong số các vị có một người Việt Nam là Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, nguyên GM giáo phận Phan Thiết, qua đời ngày 6 tháng 5 năm nay, hưởng thọ 88 tuổi, sau 62 năm làm Linh mục và 41 năm làm Giám Mục.
Lời cầu nguyện của chúng ta được phong phú hóa bởi những tình cảm, những kỷ niệm, và lòng biết ơn đối với chứng tá của những người chúng ta đã được hân hạnh quen biết, những người mà cùng với họ chúng ta đã chung vai phục vụ Giáo Hội. Nhiều gương mặt của các vị giờ đây tái hiện trước mắt chúng ta, và tất cả các vị đang được Cha trên trời của chúng ta nhìn đến với ánh mắt yêu thương và thương xót.
Đồng tế với ĐTC có 40 Hồng Y và 30 GM trước sự hiện diện của khoảng 1 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người noi gương phục vụ yêu thương của Chúa Giêsu. Ngài nói với cộng đoàn rằng:
“Thiên Chúa đã phục vụ chúng ta trước. Chúa Giêsu là Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (Xc Mc 10,45). Vì thế, các thừa tác viên của Ngài chỉ có thể là những mục tử sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Ai phục vụ và trao ban, dường như là kẻ bị mất mát trước mắt thế giới. Nhưng trong thực tế, chính khi mất mạng sống, là lúc tìm lại được nó. Vì một cuộc sống cởi bỏ chính mình, mất mạng trong tình yêu thương, là một cuộc sống noi theo gương Chúa Kitô, Đấng đã chiến thắng sự chết và mang lại sự sống cho trần thế. Ai phục vụ, thì cứu thoát. Trái lại, ai không sống để phục vụ, thì sống chẳng ích gì”.
Đức Thánh Cha đã nhắc đến bài Tin Mừng trong đó Chúa Kitô được ví như con rắn được treo lên trong sa mạc, theo hình ảnh con rắn đồng được ông Môisê, theo lệnh của Chúa, treo lên để những ai bị rắn độc cắn, nhìn lên con rắn đồng thì được chữa lành.
Đức Thánh Cha nói: “Một con rắn cứu thoát khỏi các con rắn. Lý luận đó được lặp lại trong thập giá mà Chúa Giêsu ám chỉ đến khi đàm đạo với ông Nicôđêmô. Cái chết của Ngài cứu chúng ta khỏi cái chết của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nhận xét tiếp rằng “Cách thức này của Thiên Chúa, cứu chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta và tự hủy mình, có nhiều điều để dạy chúng ta. Chúng ta chờ đợi một chiến thắng huy hoàng của Thiên Chúa; trái lại Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một chiến thắng rất khiêm hạ. Khi bị treo trên thập giá, Chúa để cho sự ác và sự chết hăng say chống lại Ngài trong khi Ngài tiếp tục yêu thương. Đối với chúng ta, thật là khó chấp nhận thực tại này. Đó là một mầu nhiệm, nhưng bí quyết của mầu nhiệm này, của sự khiêm hạ lạ thường ấy hoàn toàn hệ tại sức mạnh của tình thương..
Đức Thánh Cha giải thích rằng “Chúa Giêsu đã biến thập giá thành một chiếc cầu dẫn đến sự sống. Cả chúng ta cũng có thể chiến thắng với Ngài, nếu chúng ta chọn lựa tình thương phục vụ và khiêm tốn, và chiến thắng vĩnh cửu. Đó là một tình thương không khiển trách và áp đặt, nhưng biết tín thác và kiên nhẫn chờ đợi, vì như sách Ai Ca đã nhắc nhở chúng ta, thật là tốt “khi chờ đợi ơn cứu độ của Chúa trong thinh lặng”
Đức Thánh Cha đã dâng lời nguyện xin Đức Mẹ cầu bầu cho các vị Hồng Y và Giám Mục được hưởng niềm vui nơi thành Jerusalem mới, hiệp cùng với tất cả các tín hữu mà các ngài đã phục vụ trên dương thế.
4. Kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn “Nostra aetate”
Trong buổi tiếp kiến chung sáng ngày 28 tháng 10, Đức Thánh Cha đã cùng với 40 ngàn tín hữu và đại diện các tôn giáo kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn “Nostra aetate” (Thời đại chúng ta) của Công đồng chung Vatican 2 về quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với các tôn giáo ngoài Kitô.
Bầu trời u ám, và trước đó có mưa, nên Đức Thánh Cha đã chào thăm trước các anh chị em bệnh nhân và những người tháp tùng họ, tụ tập tại Đại thính đường Phaolô 6, rồi ngài tiến ra quảng trường, tiến qua các lối đi để chào thăm đông đảo các tín hữu khác.
Lên tới bục cao ở thềm Đền thờ, Đức Thánh Cha đặc biệt dừng lại chào thăm Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, người Pháp, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, và Đức Hồng Y Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên lạc với Do thái giáo. Hai vị đã lần lượt giới thiệu lên Đức Thánh Cha các tham dự viên thuộc nhiều tôn giáo khác nhau, đang tham dự Hội nghị quốc tế tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma nhân dịp kỷ niệm 50 năm Tuyên ngôn Nostra aetare của Công đồng chung Vatican 2. Trong số các tham dự viên có phái đoàn của tổ chức 'Hội đồng Do thái thế giới' (World Jewish Congress).
Tiếp đến, mọi người đã nghe đọc một đoạn trong tuyên ngôn Nostra aetare bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
5. Vatican xác nhận cuộc đàm phán mới với Bắc Kinh
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã xác nhận báo cáo về các cuộc đàm phán mới giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Quốc.
Đức Hồng Y Pietro Parolin nói với các phóng viên hôm 29 tháng 10 rằng một phái đoàn của Vatican đã đến Bắc Kinh hồi đầu tháng này. Ngài cho rằng sự phát triển này là “rất tích cực”.
Đức Hồng Y nói:
“Đây là một phần của một quá trình nhằm vào bình thường hóa quan hệ”. Đức Hồng Y từ chối suy đoán về kết quả của cuộc gặp gỡ ngoại giao này, nhưng cho biết: “Thực tế không thể phủ nhận được là chúng tôi đang có thể nói chuyện với nhau. Bản thân điều đó đã rất có ý nghĩa”.
Như chúng tôi đã đưa tin, vòng đàm phán thứ hai Trung Quốc-Vatican đã được tổ chức từ 11 tháng 10 tại Bắc Kinh. Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh một cuộc đàn áp tôn giáo quy mô lớn đang diễn ra ở Trung Quốc, trong đó nhà cầm quyền trung ương tìm cách thúc đẩy chính sách “Trung Hoa hóa” về tôn giáo ở nước này. Nhà nước tìm cách hạn chế, nếu không thể loại bỏ hoàn toàn, những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Các báo cáo từ tỉnh Tứ Xuyên cho biết nhà cầm quyền Trung quốc đã buộc các linh mục phải viết một “bản tự kiểm” giải thích về sự hiểu biết của các ngài đối với chính sách Trung Hoa hóa và làm thế nào để vận dụng chính sách này trong các hoạt động mục vụ của họ.
Phái đoàn Vatican đã rời Trung Quốc hôm 14 tháng 10. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã từng tham dự cuộc đàm phán vòng thứ nhất tại Trung Quốc vào năm 2009 khi ngài còn là thứ trưởng ngoại giao của Vatican.
6. Cộng hòa Trung Phi: Đức Tổng Giám Mục nói “Tôi không hề bị bắt cóc”
Một biến cố bi đát vừa xảy ra có thể ảnh hưởng đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô sang Cộng hòa Trung Phi dự trù vào ngày 29 tháng 11 tới đây.
Các phương tiện truyền thông tường thuật hôm 27 tháng 10 là Đức Cha Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi đã bị bắt cóc khi ngài đến thăm đền thờ Hồi giáo trung ương Koudougou ở Bangui để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Tuy nhiên, hôm 28 tháng 10, ngài cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc biết như sau:
“Chúng tôi chỉ bị đe dọa bằng lời nói, nhưng nói rằng chúng tôi đã bị bắt cóc, theo báo cáo của một số phương tiện truyền thông, là không đúng sự thật”
Ngày 26 tháng 10, Đức Cha Nzapalainga, cùng với một phái đoàn của Vatican, đã đến Nhà thờ Hồi giáo Trung ương cách tòa Tổng Giám Mục khoảng 5 Km, để chuẩn bị cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Cộng hòa Trung Phi trong hai ngày 29 và 30 tháng Mười Một.
Đức Cha Nzapalainga cho Fides biết: “Khi phái đoàn đến nơi, một nhóm người trẻ tuổi đe dọa chúng tôi. Các Imam và những người khác có mặt ở đó đã lên án vụ việc, và xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Tôi đã ra một tuyên bố trong đó tôi cho rằng những người đe dọa chúng tôi là con cái của tôi và như một người cha tôi phải tha thứ cho họ. Thật không may, sự cố này bị thổi phồng quá đáng và một vài điều không chính xác đã được viết ra. Tuy nhiên, một số người Hồi giáo đã gọi điện cho tôi thể hiện sự cảm thông, gần gũi, và nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đang chờ đợi chuyến thăm của Đức Thánh Cha”.
Chặng cuối cùng trong chuyến viếng thăm 3 nước Phi Châu của Đức Thánh Cha Phanxicô là tại Cộng hòa Trung Phi. Đây được kể là chuyến tông du nguy hiểm nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô từ trước cho đến nay.
Sáng Chúa Nhật 29 tháng 11, lúc 09:15, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ phi trường Entebbe của Uganda. Ngài sẽ đến sân bay quốc tế M'poko của Bangui lúc 10 giờ sáng và được tổng thống Catherine Samba-Panza, là tổng thống lâm thời của Cộng hòa Trung Phi đón tiếp tại phi trường. Tuy nhiên, nghi lễ đón tiếp chính thức sẽ diễn ra lúc 11 giờ tại dinh tổng thống, là nơi ngài sẽ có bài nói chuyện với các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn.
Theo dự trù, lúc 12:15, Đức Thánh Cha sẽ thăm một trại tị nạn của thủ đô Bangui trước khi gặp gỡ với các Giám Mục của Cộng hòa Trung Phi.
Buổi chiều, lúc 16 giờ, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với cộng đồng Tin Lành tại trụ sở của Khoa Thần học Tin Lành Bangui.
Lúc 17 giờ, Đức Thánh Cha sẽ dâng Thánh Lễ với các linh mục, các tu sĩ nam nữ, giáo lý viên, và giới trẻ tại nhà thờ chính tòa thủ đô.
Lúc 19 giờ, Đức Thánh Cha sẽ ngồi tòa giải tội cho một số người trẻ, trước khi chủ sự buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình ở phía trước nhà thờ.
Sáng thứ Hai, 30 tháng 11, lúc 08:15, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với cộng đồng Hồi giáo tại nhà thờ Hồi giáo Trung ương Koudougou ở Bangui
Lúc 09:30, ngài dâng Thánh Lễ tại sân vận động Barthélémy Boganda.
Lúc 12:15, ngài sẽ khởi hành về Rôma tại sân bay quốc tế M'poko của thủ đô Bangui.
Dự kiến lúc 18:45 chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ về đến phi trường Ciampino của Rôma.
7. Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích Đài Radio Maria
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích Đài Radio Maria tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng và cổ võ lòng tôn sùng Đức Mẹ.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 29 tháng 10, dành cho 300 người gồm ban giám đốc, các ký giả và nhân viên của đài, nhân dịp họ tựu về Roma, để suy tư về đề tài “đoàn sủng của Radio Maria”.
Đức Thánh Cha ca ngợi sự kiện Radio Maria được thành lập tại Italia và nay đã đang hoạt động tại 70 nước trên thế giới với nhiều tiếng nói khác nhau, mỗi ngày có hơn 30 triệu thính giả. Đài hoàn toàn tín thác nơi Chúa Quan Phòng và cho đến nay không hề bị thiếu các phương tiện tài chánh để hoạt động, tân trang máy móc. Đài có sự cộng tác của hàng ngàn người thiện nguyện.
Đức Thánh Cha nói:
“Tôi mời gọi anh chị em hãy kiên trì trong quyết tâm của mình, quyết tâm này trở thành một sứ vụ đích thực, trong niềm trung thành với Tin Mừng và huấn quyền của Hội Thánh, lắng nghe xã hội và con người, nhất là những người nghèo túng và bị gạt ra ngoài lề, để có thể trở thành một điểm tham chiếu và nâng đỡ cho các thính giả.
Đức Thánh Cha cũng khích lệ các cộng tác viên của Radio Maria vun trồng mảnh vườn nội tâm của mình, là kinh nguyện, lắng nghe Lời Chúa, đọc những sách tốt để đào sâu đức tin, nói khác đi là làm sao để chính anh chị em trở thành điều mà anh chị em đề nghị với các thính giả qua các chương trình của anh chị em”.
8. Đức Thánh Cha bày tỏ tình liên đới với nhân dân Pakistan và Afghanistan
Trong buổi tiếp kiến chung 40 ngàn tín hữu hành hương, sáng ngày 28 tháng 10, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự gần gũi với các nạn nhân động đất ở Pakistan và Afghanistan và nói:
“Chúng ta gần gũi với nhân dân Pakistan và Afghanistan bị động đất nặng nề, làm cho nhiều trở thành nạn nhân và thiệt hại lớn lao. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người quá cố và thân nhân cảu họ, cho tất cả những người bị thương và không còn nhà cửa, khẩn cầu Thiên Chúa ơn an ủi cho những người đang chịu đau khổ và ban ơn can đảm trong nghịch cảnh. Ước gì không thiếu tình liên đới cụ thể của chúng ta với các anh chị em ấy.”
Hôm trước đó, ngày 27 tháng 10, trong điện văn nhân danh Đức Thánh Cha gửi đến Đức Tổng Giám Mục Ghaleb Bader, Sứ thần Tòa Thánh tại Pakistan, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ tình liên đới sâu xa với tất cả những người bị thương tổn vì thiên tai này và ngài cầu nguyện cho những người bị thiệt mạng, bị thương và những người mất tích. Đức Thánh Cha cũng chúc lành cho thân nhân các nạn nhân, chính quyền dân sự và những người tham gia việc cứu cấp.
Trận động đất đã xảy ra hôm thứ Hai 26 tháng 10. Thống kê sơ khởi cho biết có hơn 300 người chết. Tổ chức Caritas Italia tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động cứu trợ của Caritas Pakistan và Ấn độ để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất. Tại Afghanistan, Caritas Italia liên kết với các tổ chức quốc tế và dân sự đã cộng tác từ lâu, để tiến hành công tác cứu trợ.
Tình trạng rất trầm trọng. Động đất xảy ra ở độ 7.5 theo thước Richter. Đó là vùng núi và rất khó lui tới, khí hậu lạnh và và có nguy cơ đất lở. Dầu vậy các vị hữu trách của Caritas Pakistan và các nhóm địa phương khác đã liên kết với nhau trong công tác cứu trợ.
Cách đây 10 năm, vào tháng 10 năm 2005, miền bắc Pakistan cũng bị động đất dữ dội, thiên tai này trải dài qua miền Trung Á, từ Kabul cho đến Ấn độ, làm cho 73 ngàn người chết và cả một vùng bị tàn phá khiến cho 3 triệu người không còn gia cư.
9. Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 vị tuyên úy quân đội
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các vị tuyên úy quân đội tìm ra những phương thế thích hợp để săn sóc các vết thương tinh thần do chiến tranh và xung đột gây ra cho các binh sĩ và gia đình họ.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây sáng 26 tháng 10, khi tiếp kiến 100 vị tuyên úy quân đội đến từ các nước tham dự khóa huấn luyện về công pháp quốc tế nhân đạo do Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, Bộ Giám Mục và hội Đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn tổ chức.
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng trong khóa huấn luyện này, các vị tuyên úy suy tư và trao đổi kinh nghiệm về sứ mạng tháp tùng các quân nhân và gia đình họ, góp phần phòng ngừa những vi phạm công pháp về nhân đạo và với mục đích giảm bớt những đau khổ mà chiến tranh gây ra, nơi các nạn nhân, và cả nơi những người chống lại chiến tranh nữa. Thực vậy, nhiều quân nhân, sau các cuộc hành quân trở về, kể cả các sứ vụ hòa bình, họ thường mang những vết thương trong tâm hồn mà chiến tranh để lại nơi họ”.
Đức Thánh Cha nói:
“Anh em có thể đổ trên các vết thương tinh thần của những người ấy dầu thơm của Lời Chúá, thoa dịu những đau khổ và đổ tràn niềm hy vọng; Anh em có thể cống hiến cho họ ơn Thánh Thể và Hòa giải, nuôi dưỡng và hồi sinh tâm hồn bị thương tổn”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói với các vị tuyên úy quân đội rằng “Trong thời kỳ hiện nay, chúng ta đang sống một thứ “thế chiến thứ ba từng mảnh”, anh em được kêu gọi nuôi dưỡng nơi các quân nhân và gia đình họ chiều kích tinh thần và luân lý đạo đức, giúp họ đương đầu với những khó khăn và những vấn nạn tiềm ẩn trong việc phục vụ đặc biệt đối với tổ quốc và nhân loại.. Ngay cả giữa những tình cảnh xâu xé vì chiến tranh, chúng ta không bao giờ được quên rằng “mỗi người có đặc tính thánh thiêng vô cùng”.
10. Các nhà lãnh đạo Do Thái hoan nghênh những lời Đức Giáo Hoàng chống nạn bài người Do Thái
Trong buổi tiếp kiến chung sáng ngày 28 tháng 10 với hơn 100 nhà lãnh đạo Do Thái, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “tấn công người Do Thái là một hình thức của chủ nghĩa bài Do Thái, và một cuộc tấn công thẳng vào quốc gia Israel cũng là một hình thức của chủ nghĩa bài Do Thái”.
Hội đồng Do thái thế giới đã lên tiếng hoan nghênh lập trường này của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
“Có thể có những bất đồng chính trị giữa chính phủ các nước và có thể có những tranh cãi về các vấn đề chính trị, nhưng nhà nước Israel có mọi quyền để tồn tại trong an ninh và thịnh vượng”
Điểm qua những tiến bộ trong quan hệ Do Thái-Công Giáo trong năm thập kỷ qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng “Sự dửng dưng và đối lập đã được biến đổi thành hợp tác và cảm thông. Kẻ thù và những người xa lạ đã trở thành bạn bè và anh em.”
Ronald Lauder, chủ tịch Hội đồng Do thái thế giới nói:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô không chỉ đơn giản đưa ra các tuyên bố. Ngài truyền cảm hứng cho mọi người với sự ấm áp và lòng từ bi của mình. Sự hỗ trợ rõ ràng và dứt khoát của ngài dành cho những người Do Thái là rất quan trọng đối với chúng tôi.”
11. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Lituania
Hôm 20 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến tổng thống Dalia Grybauskaite của nước Cộng hòa Lithuania. Sau cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha, tổng thống đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh.
Trong các cuộc thảo luận thân mật hai vị đã bày tỏ sự đánh giá cao với những đóng góp tích cực của Giáo Hội Công Giáo cho xã hội Lithuania. Hai vị cũng đã thảo luận về một số chủ đề quan tâm chung, chẳng hạn như việc hội nhập châu Âu, sự cần thiết phải đoàn kết hơn nữa giữa các quốc gia để đối phó với những thách thức hiện nay, việc tiếp nhận người di cư ở châu Âu, hòa bình và an ninh ở cấp khu vực và quốc tế, các cuộc xung đột ở Ukraine , và tình hình ở Trung Đông, với tham chiếu đặc biệt tới Syria và Thánh Địa.
12. Tổng giáo phận St. Louis cảnh giác về việc trực tiếp truyền hình một buổi trừ tà
Tổng giáo phận St. Louis, Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ Năm 29 tháng 10 rằng buổi trừ tà được truyền hình trực tiếp ngày 30 tháng 10 hoàn toàn không được phép của tổng giáo phận hay của Tòa Thánh. Thông cáo cho biết thêm là người tự xưng là “Giám Mục” thực hiện nghi thức trừ tà từng là một chủng sinh Công Giáo nhưng đã theo một ly giáo gọi là “Giáo Hội Công Giáo Cổ”; và cảnh báo rằng nghi thức trừ tà không thể là một cái gì đó có thể đem ra làm trò tiêu khiển.
Destination America, một chương trình cáp truyền hình tại Hoa Kỳ, đã thực hiện một chương trình truyền hình trực tiếp buổi trừ tà tại một căn nhà tại St. Louis hôm thứ Sáu 30 tháng 10. Năm 1949, một thanh niên được biết với tên là “Roland Doe” bị quỷ nhập khi sống tại căn nhà này. Đây là bối cảnh của tác phẩm “The Exorcist” của nhà văn William Peter Blatty, đã được dựng thành phim và đoạt giải Oscar năm 1973.
Destination America quảng cáo rầm rộ rằng từ đó đến nay, căn nhà này vẫn chưa được trừ tà; và do đó ma quỷ vẫn còn lộng hành trong căn nhà đó. Cho nên, họ muốn tổ chức một buổi trừ tà không phải cho một người cụ thể nào nhưng là cho ngôi nhà này. Người thực hiện nghi thức trừ tà là James Long, từng là một chủng sinh Công Giáo thuộc tổng giáo phận St. Louis, nhưng nay tuyên bố mình là “Giám Mục” lãnh đạo “Giáo Hội Công Giáo Cổ” trong vùng.
Trong tuyên bố của tổng giáo phận, Đức Cha Robert Hermann, là Giám Mục Phụ Tá, cho biết trong bản tuyên bố:
“Những người liên quan đến chương trình này và tuyên bố mình là giáo sĩ Công Giáo, thực ra không có liên hệ gì với tổng giáo phận St. Loius; họ cũng chẳng được phép của Tòa Thánh”
Đức Cha Robert cũng cảnh cáo rằng “Chúng ta không thể đùa với Satan và hy vọng thắng được nó”. Ngài cũng than phiền việc đài truyền hình này “tầm thường hóa một nghi thức cổ kính của Giáo Hội Công Giáo cũng như coi thường những nguy hiểm thực sự của ma quỷ”
13. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu mong cho tấm gương của chân phước Oscar Romero khích lệ nhân dân El Salvdor canh tân sự loan báo Tin Mừng.
Ngài bày tỏ mong ước trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 30 tháng 10, dành cho phái đoàn 500 tín hữu El Salvador về Roma hành hương và cám ơn Đức Thánh Cha vì đã cho phép tiến hành lễ phong chân phước cho Đức cố Tổng Giám Mục Oscar Romero tử đạo, ngày 23-5 năm nay tại thủ đô San Salvdor, nơi vị chân phước là chủ chăn và đã bị sát hại ngày 24-3 năm 1980 trong lúc cử hành thánh lễ. Phái đoàn do các Giám Mục El Salvador hướng dẫn, cùng với nhiều linh mục, tu sĩ.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhắc nhở mọi người về vai trò của vị tử đạo: “Vị tử đạo không phải là người ở lại trong quá khứ, một hình ảnh đẹp chúng ta trang trí ở các đền thờ, và chúng ta tưởng nhớ một cách nào đó. Không phải vậy, vị tử đạo là một người anh, người chị tiếp tục tháp tùng chúng ta trong mầu nhiệm hiệp thông các thánh, và hiệp với Chúa Kitô, cảm thông cuộc lữ hành của chúng ta trên mặt đất, những đau khổ và lo âu của chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng:
“Chỉ còn vài tuần nữa là khai mạc Năm Thánh đặc biệt lòng Chúa Thương Xót, ước gì tấm gương của Đức Tổng Giám Mục Romealo là một khích lệ cho đất nước El Salvador yêu quí để canh tân việc loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, loan truyền Tin Mừng ấy để mọi người nhận biết, để tình yêu thương xót của Chúa Cứu Thế tràn đầy mọi tâm hồn và cuộc sống của những người dân tốt lành”.
Đức Thánh Cha cũng nói rằng ngài đón nhận những tâm tình của chân phước Tổng Giám Mục Romero làm của ngài, mong ước cho El Salvador sớm được thấy thời điểm hạnh phúc trong đó không còn thảm trạng đau khổ kinh khủng của nhiều anh chị em chúng ta vì oán thù, bạo lực và bất công. Xin Chúa đổ tràn lòng thương xót và từ nhân, cùng với dòng ơn thánh, biến đổi con tim của mọi người và đất nước tươi đẹp của anh chị em...”
Đức Cha José Luis Escovar Ales, Tổng Giám Mục San Salvador, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục El Salvador, cho biết ngài cùng với tất cả các Giám Mục và ngoại trưởng Hugo Martinez của El Salvador hướng dẫn phái đoàn 500 tín hữu về Roma hành hương, đồng thời bày tỏ ước nguyện được Đức Thánh Cha đến viếng thăm El Salvodar và phong hiển thánh cho chân phước Oscar Romero.
Theo giáo luật, để vị chân phước được phong hiển thánh, cần phải có một phép lạ được chứng thực. Giáo quyền El Salvador đã gửi về Bộ phong thánh ở Roma hồ sơ 3 vụ khỏi bệnh lạ lùng, để xin cứu xét và công nhận đó là phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chân phước Romero.
Đức Tổng Giám Mục Escobar gọi Đức Cha Romero là “vị tử đạo của Mỹ Châu”, Đức Tổng Giám Mục đã bị đạo quân tử thần sát hại trong lúc dâng thánh lễ tại nhà nguyện của một nhà thương dành cho các bệnh nhân ung thư ở vùng thủ đô San Salvador. Tội ác ấy mở đầu cuộc nội chiến dài 12 năm làm cho 75 ngàn người chết, hơn 12 ngàn người bị mất tích.
14. Sách mới của Đức Thánh Cha Phanxicô được xuất bản vào đầu tháng Giêng 2016
Một cuốn sách mới của Đức Thánh Cha Phanxicô từ một cuộc phỏng vấn dài với nhà báo người Ý Andrea Tornielli sẽ được công bố vào đầu tháng Giêng năm 2016.
Trong cuốn sách, có tựa đề “The Name of God is Mercy” - Danh Thiên Chúa là Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha nói về chủ đề của Năm Thánh Từ Bi bắt đầu từ 8 tháng 12 năm nay và kết thúc vào ngày 20 tháng 11 năm tới, 2016.
Random House, là nhà xuất bản sẽ công bố phiên bản tiếng Anh của cuốn sách, cho biết cuốn ách “nhắm đến tất cả mọi người, bên trong và cả bên ngoài Giáo Hội Công Giáo, những người tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống, một con đường hòa bình và hòa giải, chữa lành các vết thương về thể chất và tinh thần.”
15. Đức Thánh Cha tiếp 7000 chủ xí nghiệp
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tín hữu Công Giáo chủ nhân xí nghiệp và doanh nhân trở thành các thừa sai giáo dân trong môi trường hoạt động của mình.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 31-10-2015, dành cho 7 ngàn người thuộc Liên hiệp Kitô các chủ xí nghiệp và doanh nhân. Tổ chức này được thành lập với mục đích thăng tiến công ích. Trong ý hướng này Hiệp hội đề cao tầm quan trọng của việc huấn luyện theo tinh thần Kitô và đào sâu Giáo huấn xã hội của Hội Thánh.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nói: “Trong tư cách là một hiệp hội thuộc Giáo Hội, được các Giám Mục nhìn nhận, anh chị em được kêu gọi sống lòng trung thành với các giáo huấn Tin Mừng và đạo lý xã hội Công Giáo trong gia đình, nơi làm việc và trong xã hội. Chứng tá này rất quan trọng. Vì thế tôi khuyến khích anh chị em sống ơn gọi làm chủ xí nghiệp trong tinh thần thừa sai giáo dân”.
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi “các chủ xí nghiệp Công Giáo nỗ lực kiến tạo những quan hệ huynh đệ giữa những người điều khiển và các công nhân, tạo điều kiện cho tinh thần đồng trách nhiệm và sự cộng tác để mưu ích chung. Điều có giá trị quyết định là đặc biệt quan tâm đến chất lượng đời sống lao động của những nhân viên thuco quyền, họ là nguồn tài nguyên quí giá nhất của một xí nghiệp, đặc biệt là thăng tiến sự hòa hợp giữa công việc và gia đình. Tôi nghĩ đến các nữ nhân công: thách đố ở đây là bảo vệ đồng thời quyền có một công việc hoàn toàn được công nhận và chức phận làm mẹ và sự hiện diện của họ trong gia đình.. Quá nhiều khi phụ nữ bị sa thải vì mang thai, trong khi lẽ ra phải giữ ho lại”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Ơn gọi trở thành những thừa sai về chiều kích xã hội của Tin Mừng trong một thế giới khó khăn và phức tạp của công việc, kinh tế và xí nghiệp, cũng bao gồm sự cởi mở và gần gũi theo tinh thần Tin Mừng với những tình cảnh nghèo đói và mong manh. Cả trong lãnh vực này, vấn đề là có một thái độ, một lối sống để tiến hành những chương trình thăng tiến và trợ giúp, gia tăng những công việc cụ thể để chia sẻ và liên đới mà anh chị em đang hỗ trợ ở nhiều nơi tại Italia. Đây sẽ là cách thức anh chị em thi hành ơn sủng của Năm Thánh Lòng Thương Xót”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Nếu chỉ giúp đỡ, làm một chút điều từ thiện mà thôi thì vẫn chưa đủ. Điều cần thiết là hướng hoạt động kinh tế theo chiều hướng Tin Mừng, nghĩa là phục vụ con người và công ích. Trong viễn tượng này, anh chị em được kêu gọi cộng tác để làm tăng trưởng tinh thần xí nghiệp phụ đới, để đương đầu với các thách đố về luân lý đạo đức và thị trường, trước tiên là thách đố kiến tạo công ăn việc làm”
16. Súng nổ suốt ngày đêm tại thủ đô Bangui, liệu Đức Thánh Cha có nên đến thăm?
Theo dự trù, lúc 07:45 sáng thứ Tư 25 tháng 11, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ phi trường Fiumicino của Rôma để bay đến Nairobi, Kenya. Lúc 17:00 cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quốc tế Jomo Kenyatta ở Nairobi. Ngài sẽ tông du Kenya cho đến chiều thứ Sáu trước khi bay sang Uganda.
Sau đó, Lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 29 tháng 11, ngài sẽ ra sân bay Entebbe để lên đường sang Bangui, thủ đô Cộng Hòa Trung Phi là chặng cuối trong chuyến tông du 3 nước Phi Châu. Tuy nhiên, tình trạng an ninh tại Cộng hòa Trung Phi đang xấu đi một cách đáng lo ngại khiến người ta tự hỏi liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có nên đến thăm nước này không?
Sau vài tháng lắng đọng, tháng Chín vừa qua, đột nhiên có hai người Hồi Giáo bị giết chết ngay tại thủ đô Bangui. Bạo lực lập tức bùng lên làm hàng chục người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trước khi một lực lượng quốc tế khôi phục lại được trật tự.
Đầu tháng Mười, đột nhiên lại có hai người Hồi Giáo bị giết chết. Bạo động lại nổ ra làm 4 Kitô hữu bị giết và khoảng 20 người bị thương tại Bangui trong một cuộc tấn trả thù cho cái chết của hai người Hồi giáo này. Vụ bạo động đã khiến cuộc bầu cử Quốc Hội lập hiến và cuộc bầu cử tổng thống được dự trù vào ngày 4 tháng 10 và 18 tháng 10 phải dời đến 6 và 13 tháng 12.
Hôm thứ Năm 29 tháng 10, tổng thống lâm thời Samba Penza đã sa thải hai vị Bộ trưởng quốc phòng và an ninh công cộng vì tình trạng bất ổn kéo dài.
Đêm thứ Bẩy 31 tháng 10, giao tranh dữ dội đã xảy ra tại các quận có đông người Kitô hữu tại thủ đô Bangui. Phát ngôn viên chính phủ cho biết:
“Một số ngôi nhà bị đốt cháy và tiếng súng hạng nặng vang lên tại các quận Kitô Giáo đang bị bao vây bởi những người Hồi giáo vũ trang.” Ông nói thêm: “Chưa rõ có bao nhiêu người bị thiệt mạng.”
Các nhân chứng cho biết hàng trăm người bỏ chạy khỏi thủ đô Bangui. “Đàn ông, phụ nữ và trẻ em chạy tứ tán”.
Một nhà ngoại giao cho biết một số đơn vị của Liên Hiệp Quốc và các lực lượng Pháp đã can thiệp nhằm giải cứu các Kitô hữu và bảo vệ cho một tu viện dòng Comboni nơi dân chúng chạy loạn đang tá túc.
Nữ tổng thống lâm thời Samba Penza cho biết chính phủ của bà hiện chỉ còn biết trông cậy vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và binh lính Pháp để “ngăn chặn bạo lực hiện nay và đặc biệt là để bảo vệ những người cảm thấy bị bỏ rơi.”
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày Lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11, kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Anh chị em thân mến, những biến cố đau thương trong những ngày gần đây làm cho tình hình ở nước Cộng hòa Trung Phi trở nên căng thẳng hơn và làm dấy lên trong tôi một sự quan tâm rất lớn. Tôi tha thiết kêu gọi các bên liên quan chấm dứt tình trạng bạo lực đang diễn ra tại đây. Tôi đặc biệt hiệp thông cách thiêng liêng với các cha Dòng Thánh Comboni thuộc giáo xứ Đức Mẹ Fatima ở Bangui, đã đón nhận một số lượng lớn những người tị nạn. Tôi muốn diễn tả tình hữu nghị đoàn kết của tôi đối với Giáo Hội, với các tôn giáo khác và tất cả mọi người ở Trung Phi. Chúng ta hãy cố gắng hết sức để vượt qua sự chia cắt và quay trở về con đường hòa bình. Và để diễn tả sự liên đới thân mật của toàn thể Giáo Hội với Cộng hòa Trung phi, chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong đất nước ấy, tuy đang chịu những đau đớn, khổ cực của chiến tranh bao lực; nhưng luôn cố gắng trở nên chứng tá của lòng thương xót và sự hòa giải. Chúa Nhật ngày 29 tháng 11, tôi dự định sẽ mở Cửa Thánh của thánh đường ở Bangui, và tôi hy vọng sẽ thực hiện được điều đó trong cuộc viếng thăm mục vụ sắp tới ở Trung Phi.”
Trong quá khứ các vị Giáo Hoàng đôi khi đã phải hủy bỏ các chuyến tông du vì tình trạng an ninh ở các nước sở tại. Năm 1979, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phải hủy bỏ chuyến tông du tới Ái Nhĩ Lan sau khi Lord Louis Mountbatten bị ám sát chết hôm 27 tháng 8 năm 1979, chỉ không đầy một tháng trước chuyến viếng thăm của ngài. Năm 1994, ngài cũng phải hủy bỏ chuyến tông du Bosnia vì tình hình an ninh trong chiến tranh Bosnia. Khi ngài đến Sarajevo vào ngày 13 tháng Tư 1997, người ta khám phá kịp thời một quả bom được đặt trên lộ trình của ngài.