Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôi tin có cuộc sống mai sau
Lm. Đan Vinh
09:32 04/11/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C
2Mcb 7,1-2.9-14 ; 2Tx 2,16-3,5 ; Lc 20,27-38.
TÔI TIN CÓ CUỘC SỐNG MAI HẬU
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 20,27-38
(27) Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: “Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gây dựng một dòng giống cho anh hay em mình”. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ? (34) Đức Giêsu đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.
2. Ý CHÍNH: Những người phái Xa-đốc không tin có sự sống lại sau này, nên khi nghe Đức Giêsu giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy qua một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em nhà kia theo luật Thế Huynh của Môsê đã tiếp nối nhau lấy cùng một người đàn bà và đều chết mà không có con. Từ đó họ đặt vấn đề: Nếu có chuyện kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Đức Giêsu đã dùng Kinh Thánh để chứng minh có cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này, và còn cho biết cuộc sống ấy như thế nào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 27-28: + Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc: Đây là một số người thuộc hàng tư tế phục vụ Đền thờ, là những người không tin có sự sống lại cũng như không tin có đời sau, đang khi người Pharisêu thì tin kẻ chết sẽ sống lai (x. Cv 23,8), dựa vào lời sấm của ngôn sứ Đa-ni-en như sau: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ. Những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.” (x. Đn 12,2-3). Còn Đức Giêsu luôn khẳng định giáo lý về mầu nhiệm kẻ chết sống lại đối lập với phái Xa-đốc, nên phái này đã đến nêu thắc mắc nhằm phi bác giáo lý kẻ chết sống lại của Đức Giêsu và các người Biệt phái. + Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều Luật này...: Nhằm chế diễu giáo lý về sự sống lại, nhóm Xa-đốc đã trưng ra điều luật “Thế huynh” của Môsê nội dung như sau: Nếu người anh lấy vợ mà chết không con, thì em trai của anh ta phải lấy bà chị dâu làm vợ. Đứa con sinh ra đầu tiên sẽ được Luật pháp công nhận là con của người anh đã chết, để cho người anh có con cái nối dòng (x. Đnl 25,5).
- C 29-33: + Vậy nhà kia có bảy anh em trai...: Nhóm này đưa ra câu chuyện giả định chưa từng xảy ra. Sai lầm của nhóm Xa-đốc là đã quan niệm rằng khi sống lại thì người ta cũng sẽ sống y như khi còn sống ở trần gian. Nghĩa là hai người đã là vợ chồng thì khi sống lại sẽ vẫn sống đời vợ chồng với nhau.
- C 34-36: + Con cái đời này cưới vợ lấy chồng: “Con cái đời này” là những người thuộc về trần gian. Câu này có nghĩa là: Vì sự sống của con người ở trần gian có sinh có tử, nên người ta cần phải lấy vợ lấy chồng để sinh con cái nối dòng. + “Nhưng những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết”: Câu này chỉ nhấn mạnh đến việc kẻ lành sống lại để được hưởng vinh quang, và không đề cập đến số phận của kẻ dữ. Thực ra không chỉ những người được Thiên Chúa tuyển chọn và xét xứng đáng mới được sống lại, nhưng là tất cả mọi người: tội lỗi cũng như công chính, đều được sống lại, như thánh Phaolô đã đề cập trong sách Công Vụ như sau: “Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này là: người lành kẻ dữ sẽ sống lại” (Cv 24,15; x Ga 5,28-29; Mt 25,34-45). + Thì không cưới vợ, cũng chẳng lấy chồng: Họ không dựng vợ gả chồng, một là vì thân xác sẽ được siêu hóa không bao giờ chết và nên giống như các thiên thần; Hai là vì họ trở nên con cái của Thiên Chúa, hay con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và được sự sống mới từ nơi Thiên Chúa (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).
- C 37-38: + Còn vấn đề kẻ chết trỗi dậy...: Đức Giêsu đã dựa vào Thánh kinh để chứng minh có sự sống lại của những kẻ đã chết. Người nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành: Khi hiện ra với Môsê trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp (x. Xh 3,6). + Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các Tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp dù đã chết, nhưng qua câu nói với Môsê, Thiên Chúa cho biết các vị ấy hiện vẫn đang sống với Chúa.
4. CÂU HỎI: 1)Trong hai nhóm Pharisêu và Xa-đốc, nhóm nào tin xác lòai người ngày tận thế sẽ sống lại, nhóm nào không tin ? 2)Luật “Thế huynh” của Môsê quy định thế nào về việc kết hôn giữa em trai với chị dâu ? 3)Phải chăng chỉ những người lành thánh mới được sống lại vào ngày tận thế, còn những kẻ tội lỗi sẽ chết luôn và không bao giờ sống lại ? 4)Đức Giêsu đã dựa vào bằng chứng nào để khẳng định mọi người sẽ sống lại trong ngày tận thế ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÁI CHẾT:
ĐÊ-VÍT MA-CỚT (David Marcus) là một viên sĩ quan của quân đội Ítraen đã chết trận vào tháng 6 năm 1948. Người ta đã tìm thấy một cuốn nhật ký, trong đó ông đã ghi lại cảm nghĩ của ông về cái chết có thể xảy ra với ông như sau:
“Tôi đang đứng trên một bến cảng ở bờ biển. Trước mặt tôi là một con tàu vừa trương buồm chuẩn bị ra khơi. Con tàu trông mới hùng vĩ và đẹp làm sao ! Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một vệt trắng ở đường chân trời. Lúc đó, có một người bạn đứng cạnh tôi nói to lên rằng: “Xem kìa, con tàu đã biến mất rồi !”. Nhưng thực ra nó đâu có biến mất. Nó vẫn còn ở đó với chiếc buồm màu trắng và thân tàu to lớn đúng như kích thước khi tôi nhìn thấy nó đậu ở bến cảng. Hiện giờ nó đang trên đường đi đến một nơi đã định trước. Kích thước con tàu chỉ nhỏ dần đi trong mắt của tôi và cuối cùng đã biến mất khỏi tầm nhìn hạn hẹp của tôi mà thôi. Rồi ít ngày sau, con tàu đó sẽ tới một bến cảng mới. Tại nơi nó sắp cập bến lại vang lên tiếng nói đầy vui mừng của những người đang chờ đón người thân: “Ồ con tàu chúng ta chờ đợi đã đến rồi kìa !”. Con tàu đó chính là hình ảnh cái chết của mỗi người chúng ta”.
2) CẢM NGHIỆM VỀ THẾ GIỚI MAI SAU:
Từ sau khi quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản, bác sĩ TA-KA-SHI NA-GAI (1908-1951) đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhờ sự tận tâm và tấm lòng hy sinh cao cả phục vụ các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ nguyên tử của ông. Sau khi ông chết, người ta đã tìm thấy mấy dòng tâm sự ông để lại, cho biết lý do tại sao từ một người vô thần ông đã trở thành một người tín hữu có đức tin mạnh vào Thiên Chúa như sau:
“Trong kỳ nghỉ Xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường của mẹ tôi khi ấy chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng mở mắt nhìn tôi thở hắt ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương yêu tôi đến cùng. Cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ ràng: Sau khi chết, bà vẫn luôn ở bên tôi là Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn vào trong cặp mắt đó. Tôi, một con người vốn không tin có linh hồn, tự nhiên đã cảm thấy linh hồn mẹ tôi đang có đó; linh hồn mẹ tôi khi chết đã lìa khỏi thân xác nhưng vẫn tồn tại mãi mãi”. Rồi Na-gai viết thêm : ”Từ đó, con người của tôi đã thay đổi hẳn: Dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể khiến tôi tin rằng con người mẹ tôi đã hoàn toàn bị tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên đã mở ra và nhìn thấy thế giới siêu hình”.
3) CẬN TỬ - KINH NGHIỆM HỒI SINH SAU CÁI CHẾT LÂM SÀNG:
Ngày nay người phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử: Có một số người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã được bác sĩ xác nhận là đã chết lâm sàng và thi thể của họ được đưa vào nhà xác. Nhưng sau đó một thời gian họ đã được hồi sinh.
Năm 1982, George Gallup ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ và 23 triệu người trên toàn thế giới đã trải qua kinh nghiệm nầy. Những năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ rất chú ý đến hiện tượng nầy. Họ đã phỏng vấn 1 370 người trải qua kinh nghiệm cận tử. Trong những điều các người này thuật lại, có mấy điểm chung như sau:
- Có một cuộc sống khác ở "cõi bên kia" và cuộc sống đó hạnh phúc hơn cuộc sống đời này.
- Điều đặc biệt là sau khi "chết đi sống lại", không ai trong họ còn sợ chết nữa. Họ cũng không còn ham kiếm tìm tiền bạc danh vọng lạc thú nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người.
Bác sĩ George Rodonaia, tiến sĩ ngành thần kinh học, cũng đã trải qua một kinh nghiệm cận tử đã được ghi nhận. Vào năm 1976, ông bị tai nạn ô tô. Khi được đưa đến bệnh viện thì các bác sĩ nơi đây xác nhận ông đã chết. Sau đó ông được đưa vào nhà xác trong ba ngày chờ khám nghiệm. khi bác sĩ tiến hành giải phẩu phần bụng, ông đã tự nhiên hồi sinh và đã thuật lại trải nghiệm về cuộc sống bên kia. Ông cho biết chính biến cố nầy khiến ông đổi đời.
Trước khi trải qua kinh nghiệm cận tử, ông vừa là bác sĩ vừa là một nhà thần kinh học vô thần. Vậy mà sau lần chết đi sống lại đó, ông đã theo học môn tâm lý học tôn giáo và được nhận bằng tiến sĩ tâm lý học tôn giáo. Sau đó ông trở thành tín đồ Kitô thuộc Giáo Hội Chính Thống Đông Phương. Hiện nay, ông làm mục sư phục vụ tại một nhà thờ bang Texas Hoa Kỳ.
4) NGƯỜI SẼ NẰM TRONG QUAN TÀI NÀY LÀ BẠN:
Một linh mục nọ tổ chức tại giáo xứ một lễ an táng khá đặc biệt. Ngài báo trước từ lâu để đông đảo mọi người đến tham dự. Giữa nhà thờ ngài đặt một cỗ quan tài. Theo truyền thống của giáo xứ, trước khi tiễn đưa thi hài người chết ra phần mộ, quan tài được mở nắp để từng người đến tiễn biệt người quá cố lần cuối cùng. Nhưng lần này khi mọi người lần lượt đến nhìn vào quan tài để xem người chết nằm trong đó là ai, nhưng họ không nhìn thấy gì, ngoài một tấm gương lớn trong quan tài, phản chiếu chính khuôn mặt của họ, kèm theo dòng chữ: ”Mai ngày người sẽ nằm trong quan tài này chính là bạn”.
5) NẾU THỰC SỰ KHÔNG CÓ CUỘC SỐNG MAI HẬU THÌ AI SẼ BỊ THIỆT?
Một lần kia một triết gia vô thần tên là Voltaire đã gặp triết gia có đức tin Pascal và nói rằng : “Ông bạn tin linh hồn bất tử và có sự sống lại đời sau để rồi trong cuộc sống hiện tại, ông bạn phải sống khắc khổ và đạo hạnh, bản thân phải chịu thua thiệt, mà với người khác phải chịu thua thiệt... Vậy nếu thực sự không có đời sau thì ông bạn sẽ là kẻ thật ngu dại !”
Triết gia Pascal liền trả lời: “Ông bạn nói rất đúng. Do không tin linh hồn bất tử và không tin có cuộc sống đời sau, nên ông sẽ hưởng thụ cuộc sống sa đọa đời này! Nhưng nếu thực sự có cuộc sống đời sau thì sao? Ông là kẻ dại dột và ngu xuẩn nhất! Vì tôi cùng lắm cũng chỉ bị thiệt thòi tạm thời mấy chục năm đời này. Còn ông, ông sẽ bị mất cuộc sống hạnh phúc muôn đời”.
3. SUY NIỆM:
Thực tế cho thấy con người ta ai cũng đều phải chết ! Chết là giai đoạn cuối cùng trong bốn giai đoạn cuộc sống của mỗi người chúng ta là: Sinh- lão- bệnh- tử. Nhưng chết là gì và sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu ? Ta phải làm gì để được sống lại trong hạnh phúc vĩnh hằng đời sau ?
1) Chết là gì và chết rồi con người sẽ đi đâu ?:
- Chết là khi linh hồn lìa ra khỏi xác. Hầu hết nhân loại đều tin: chết không phải là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng là trải qua một cuộc biến đổi từ cuộc sống vật chất trần gian sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau, được diễn tả qua câu: ”Sinh ký tử qui” - sống chỉ là ở tạm, chết mới là đi về. Nhưng đi về đâu ? Thưa là đi về với cội nguồn, về cõi vĩnh hằng với Đấng tạo thành nên mình.
- Riêng đối với các tín hữu là những người tin vào Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai và đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người thì chết là trải qua cuộc biến đổi với Đức Giêsu như lời thánh Phaolô dạy: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Thánh Au-gút-ti-nô cũng nói lên niềm khát mong được nghỉ yên trong Chúa ở đời sau qua lời cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con vẫn luôn khắc khoải mãi cho đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Còn thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu lúc sắp chết cũng đã nói với các chị em đứng chung quanh về niềm tin của mình vào một cuộc sống vĩnh hằng như sau: ”Em không chết đâu, em sắp đi vào cõi sống”.
2) Hai lập trường đối lập về mầu nhiệm kẻ chết sống lại:
- Trong thời Đức Giêsu, các người Biệt phái (Pharisêu) tin rằng: ngoài cuộc sống đời này còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau. Còn phái Xa-đốc gồm các tư tế Đền thờ đã không tin có cuộc sống ở đời sau như vậy. Do đó khi nghe Đức Giêsu giảng về sự kẻ chết sống lại, họ đã phi bác bằng việc đặt ra một câu chuyện giả tưởng như sau: Nhà kia có bảy anh em trai, người thứ nhất lấy vợ rồi chết mà không có con. Theo luật “Thế huynh” của Môsê, người thứ hai phải lấy người vợ góa đó, nhưng rồi người này cũng chết không con. Tới người thứ ba, tư, năm, sáu, bảy đều lần lượt lấy người vợ góa đó và cũng đều chết mà không để lại một người con nào. Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em? Mục đích của phái Xa-đốc khi đưa ra câu chuyện này là để chứng minh niềm tin vào sự sống lại là vô lý. Vì nếu còn có một cuộc sống ở đời sau như vậy thì chẳng lẽ người đàn bà ấy lại là vợ của cả bảy anh em nhà đó hay sao ?
- Để trả lời, trước hết Đức Giêsu cho biết tình trạng người ta sau khi sống lại sẽ không cưới vợ lấy chồng. Cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thanh khiết như "các thiên thần". Họ sẽ trở thành "con cái của Thiên Chúa" (Lc 20,34-36). Tiếp đến Đức Giêsu xác nhận sự kẻ chết sống lại là điều chắc chắn vì dựa trên Lời Chúa trong Thánh Kinh: Khi hiện ra với ông Môsê trong bụi gai cháy mãi không tàn, Đức Chúa đã tự xưng mình như sau: “Ta là Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp” (Xh 3,6). Câu này hàm ý Thiên Chúa là Đấng hằng sống và điều khiển thế giới người sống. Các tổ phụ dân Do Thái dù đã chết nhưng linh hồn các ngài vẫn đang sống bên Đức Chúa.
3) Niềm tin của người tín hữu về cuộc sống đời sau:
Khi đọc kinh Tin kính, các tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm này như sau: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Thánh Phaolô cũng đã khẳng định về một cuộc sống mới trong Đức Kitô: ”Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi , thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,19-20). Cuộc sống của chúng ta nơi trần gian là cuộc hành trình về quê trời. Cuộc sống ấy sẽ ra sao tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta trên trần gian theo nguyên tắc: “gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy”.
4) Thể hiện đức tin vào mầu nhiệm này thế nào?:
- Một là không nên sợ chết: Những người không có đức tin sẽ rất sợ chết vì cho rằng chết đi là hết. Nếu người tín hữu sợ chết là tự mâu thuẫn với niềm tin của mình về một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại về cái chết anh dũng của Phó tế Tê-pha-nô tử đạo như sau: “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” (Cv 7,55-56).
- Hai là phải chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu: Nếu một người chỉ lo kiếm tiền rồi khi có tiền lại tìm cách hưởng thụ các nhu cầu vật chất thể xác do nó mang lại thì sẽ chỉ gặt hái được thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Muốn đạt được hạnh phúc lâu dài cần phải có đức tin và sống phù hợp với đức tin ấy như câu ngạn ngữ tây phương sau đây:
“Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một ngày, hãy mua cho mình một một bộ quần áo mới.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một tuần, hãy giết thịt một con heo.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một năm, hãy kết hôn với người mình yêu.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một đời, hãy sống một cuộc sống lương thiện.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc muôn đời, hãy sống như một tín hữu tốt lành”.
Người tín hữu tốt sẽ luôn sống giới răn mến Chúa yêu người theo lời Chúa dạy trong “Tám Mối Phúc Thật” (x. Mt 5,3-12). Thánh Phaolô cũng cho biết có sự thưởng phạt người lành kẻ dữ trong ngày tận thế: ”Ngày đó Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm” (Rm 2,6).
- Ba là năng cầu nguyện cho các người thân qua đời: Hằng năm, Hội thánh dành riêng tháng Mười Một để khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho ông bà cha mẹ đã qua đời. Đây cũng là cơ hội tốt giúp chúng ta suy nghĩ về bốn sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Chính sự chết dạy cho chúng ta biết phải sống thế nào. Niềm tin vào Thiên đàng hay hỏa ngục sẽ giúp chúng ta tránh những đam mê thứ hạnh phúc giả tạo đời này và động viên chúng ta can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải để đền tội và đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” để về quê trời đời sau. Trong tháng này, khi làm các việc lành cầu nguyện cho các linh hồn là chúng ta thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại và cuộc sống vĩnh hằng đời sau.
4. THẢO LUẬN: Ngày nay nhiều người chỉ biết đi tìm thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua trong những thú vui nhục dục và những đam mê bất chính. Bạn sẽ làm gì giúp bạn bè và người thân nhận ra tình trạng sa đọa của họ để mau hồi tâm sám hối và bắt đầu một cuộc sống bác ái yêu thương và khiêm nhường phục vụ, để tuyên xưng đức tin cụ thể vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Khi đọc kinh Tin kính, tuy miệng con tuyên xưng mầu nhiệm kẻ chết sống lại và tin có sự sống đời sau, nhưng trong thực hành, con lại thường lỗi đức công bình khi có cơ hội, gây ra bao thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, mà không nghĩ đến việc con sẽ phải đền trả khi ra trước tòa Chúa phán xét sau này. Dường như đức tin của con mới chỉ là thứ đức tin lý thuyết và không đủ mạnh để ngăn cản con khỏi sống ích kỷ và tội lỗi. Trong Tin mừng hôm nay, Chính Chúa đã khẳng định rằng: Thân xác lòai người sau này sẽ sống lại. Khi ấy người ta sẽ không còn cưới vợ lấy chồng, không còn bon chen kiếm sống như khi sống ở trần gian, nhưng mọi người sẽ trở nên giống như các thiên thần của Thiên Chúa và sẽ được sống trong hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA, con muốn rằng: ngay từ bây giờ con sẽ thuộc trọn về Chúa. Con xin dâng lên Chúa tất cả tâm tư, cùng những niềm vui nỗi buồn và những ước vọng của con. Xin Chúa thương nhận và ban xuống dồi dào hồng ân cứu độ cho con. Xin cho con luôn phó thác cuộc sống trong tay Chúa và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, với niềm tin rằng chúng đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
2Mcb 7,1-2.9-14 ; 2Tx 2,16-3,5 ; Lc 20,27-38.
TÔI TIN CÓ CUỘC SỐNG MAI HẬU
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 20,27-38
(27) Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. (28) Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: “Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gây dựng một dòng giống cho anh hay em mình”. (29) Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. (30) Người thứ hai, (31) rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. (32) Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. (33) Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ? (34) Đức Giêsu đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, (35) chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. (36) Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (37) Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. (38) Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.
2. Ý CHÍNH: Những người phái Xa-đốc không tin có sự sống lại sau này, nên khi nghe Đức Giêsu giảng về mầu nhiệm kẻ chết sống lại, họ đã tìm cách phi bác giáo lý ấy qua một câu chuyện giả tưởng về bảy anh em nhà kia theo luật Thế Huynh của Môsê đã tiếp nối nhau lấy cùng một người đàn bà và đều chết mà không có con. Từ đó họ đặt vấn đề: Nếu có chuyện kẻ chết sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Đức Giêsu đã dùng Kinh Thánh để chứng minh có cuộc sống vĩnh hằng sau đời tạm này, và còn cho biết cuộc sống ấy như thế nào.
3. CHÚ THÍCH:
- C 27-28: + Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc: Đây là một số người thuộc hàng tư tế phục vụ Đền thờ, là những người không tin có sự sống lại cũng như không tin có đời sau, đang khi người Pharisêu thì tin kẻ chết sẽ sống lai (x. Cv 23,8), dựa vào lời sấm của ngôn sứ Đa-ni-en như sau: “Trong số những kẻ an nghỉ trong bụi đất, nhiều người sẽ trỗi dậy: người thì để hưởng phúc trường sinh, kẻ thì để chịu ô nhục và bị ghê tởm muôn đời. Các hiền sĩ sẽ chói lọi như bầu trời rực rỡ. Những ai làm cho người người nên công chính, sẽ chiếu sáng muôn đời như những vì sao.” (x. Đn 12,2-3). Còn Đức Giêsu luôn khẳng định giáo lý về mầu nhiệm kẻ chết sống lại đối lập với phái Xa-đốc, nên phái này đã đến nêu thắc mắc nhằm phi bác giáo lý kẻ chết sống lại của Đức Giêsu và các người Biệt phái. + Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều Luật này...: Nhằm chế diễu giáo lý về sự sống lại, nhóm Xa-đốc đã trưng ra điều luật “Thế huynh” của Môsê nội dung như sau: Nếu người anh lấy vợ mà chết không con, thì em trai của anh ta phải lấy bà chị dâu làm vợ. Đứa con sinh ra đầu tiên sẽ được Luật pháp công nhận là con của người anh đã chết, để cho người anh có con cái nối dòng (x. Đnl 25,5).
- C 29-33: + Vậy nhà kia có bảy anh em trai...: Nhóm này đưa ra câu chuyện giả định chưa từng xảy ra. Sai lầm của nhóm Xa-đốc là đã quan niệm rằng khi sống lại thì người ta cũng sẽ sống y như khi còn sống ở trần gian. Nghĩa là hai người đã là vợ chồng thì khi sống lại sẽ vẫn sống đời vợ chồng với nhau.
- C 34-36: + Con cái đời này cưới vợ lấy chồng: “Con cái đời này” là những người thuộc về trần gian. Câu này có nghĩa là: Vì sự sống của con người ở trần gian có sinh có tử, nên người ta cần phải lấy vợ lấy chồng để sinh con cái nối dòng. + “Nhưng những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết”: Câu này chỉ nhấn mạnh đến việc kẻ lành sống lại để được hưởng vinh quang, và không đề cập đến số phận của kẻ dữ. Thực ra không chỉ những người được Thiên Chúa tuyển chọn và xét xứng đáng mới được sống lại, nhưng là tất cả mọi người: tội lỗi cũng như công chính, đều được sống lại, như thánh Phaolô đã đề cập trong sách Công Vụ như sau: “Tôi đặt nơi Thiên Chúa niềm hy vọng này là: người lành kẻ dữ sẽ sống lại” (Cv 24,15; x Ga 5,28-29; Mt 25,34-45). + Thì không cưới vợ, cũng chẳng lấy chồng: Họ không dựng vợ gả chồng, một là vì thân xác sẽ được siêu hóa không bao giờ chết và nên giống như các thiên thần; Hai là vì họ trở nên con cái của Thiên Chúa, hay con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và được sự sống mới từ nơi Thiên Chúa (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).
- C 37-38: + Còn vấn đề kẻ chết trỗi dậy...: Đức Giêsu đã dựa vào Thánh kinh để chứng minh có sự sống lại của những kẻ đã chết. Người nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành: Khi hiện ra với Môsê trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác và Thiên Chúa của Gia-cóp (x. Xh 3,6). + Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các Tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp dù đã chết, nhưng qua câu nói với Môsê, Thiên Chúa cho biết các vị ấy hiện vẫn đang sống với Chúa.
4. CÂU HỎI: 1)Trong hai nhóm Pharisêu và Xa-đốc, nhóm nào tin xác lòai người ngày tận thế sẽ sống lại, nhóm nào không tin ? 2)Luật “Thế huynh” của Môsê quy định thế nào về việc kết hôn giữa em trai với chị dâu ? 3)Phải chăng chỉ những người lành thánh mới được sống lại vào ngày tận thế, còn những kẻ tội lỗi sẽ chết luôn và không bao giờ sống lại ? 4)Đức Giêsu đã dựa vào bằng chứng nào để khẳng định mọi người sẽ sống lại trong ngày tận thế ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống” (Lc 20,38).
2. CÂU CHUYỆN:
1) HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÁI CHẾT:
ĐÊ-VÍT MA-CỚT (David Marcus) là một viên sĩ quan của quân đội Ítraen đã chết trận vào tháng 6 năm 1948. Người ta đã tìm thấy một cuốn nhật ký, trong đó ông đã ghi lại cảm nghĩ của ông về cái chết có thể xảy ra với ông như sau:
“Tôi đang đứng trên một bến cảng ở bờ biển. Trước mặt tôi là một con tàu vừa trương buồm chuẩn bị ra khơi. Con tàu trông mới hùng vĩ và đẹp làm sao ! Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một vệt trắng ở đường chân trời. Lúc đó, có một người bạn đứng cạnh tôi nói to lên rằng: “Xem kìa, con tàu đã biến mất rồi !”. Nhưng thực ra nó đâu có biến mất. Nó vẫn còn ở đó với chiếc buồm màu trắng và thân tàu to lớn đúng như kích thước khi tôi nhìn thấy nó đậu ở bến cảng. Hiện giờ nó đang trên đường đi đến một nơi đã định trước. Kích thước con tàu chỉ nhỏ dần đi trong mắt của tôi và cuối cùng đã biến mất khỏi tầm nhìn hạn hẹp của tôi mà thôi. Rồi ít ngày sau, con tàu đó sẽ tới một bến cảng mới. Tại nơi nó sắp cập bến lại vang lên tiếng nói đầy vui mừng của những người đang chờ đón người thân: “Ồ con tàu chúng ta chờ đợi đã đến rồi kìa !”. Con tàu đó chính là hình ảnh cái chết của mỗi người chúng ta”.
2) CẢM NGHIỆM VỀ THẾ GIỚI MAI SAU:
Từ sau khi quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản, bác sĩ TA-KA-SHI NA-GAI (1908-1951) đã trở thành một nhân vật nổi tiếng nhờ sự tận tâm và tấm lòng hy sinh cao cả phục vụ các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ nguyên tử của ông. Sau khi ông chết, người ta đã tìm thấy mấy dòng tâm sự ông để lại, cho biết lý do tại sao từ một người vô thần ông đã trở thành một người tín hữu có đức tin mạnh vào Thiên Chúa như sau:
“Trong kỳ nghỉ Xuân, lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường của mẹ tôi khi ấy chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng mở mắt nhìn tôi thở hắt ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương yêu tôi đến cùng. Cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ ràng: Sau khi chết, bà vẫn luôn ở bên tôi là Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn vào trong cặp mắt đó. Tôi, một con người vốn không tin có linh hồn, tự nhiên đã cảm thấy linh hồn mẹ tôi đang có đó; linh hồn mẹ tôi khi chết đã lìa khỏi thân xác nhưng vẫn tồn tại mãi mãi”. Rồi Na-gai viết thêm : ”Từ đó, con người của tôi đã thay đổi hẳn: Dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể khiến tôi tin rằng con người mẹ tôi đã hoàn toàn bị tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên đã mở ra và nhìn thấy thế giới siêu hình”.
3) CẬN TỬ - KINH NGHIỆM HỒI SINH SAU CÁI CHẾT LÂM SÀNG:
Ngày nay người phương Tây ngày càng quan tâm đến kinh nghiệm cận tử: Có một số người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã được bác sĩ xác nhận là đã chết lâm sàng và thi thể của họ được đưa vào nhà xác. Nhưng sau đó một thời gian họ đã được hồi sinh.
Năm 1982, George Gallup ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ và 23 triệu người trên toàn thế giới đã trải qua kinh nghiệm nầy. Những năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ rất chú ý đến hiện tượng nầy. Họ đã phỏng vấn 1 370 người trải qua kinh nghiệm cận tử. Trong những điều các người này thuật lại, có mấy điểm chung như sau:
- Có một cuộc sống khác ở "cõi bên kia" và cuộc sống đó hạnh phúc hơn cuộc sống đời này.
- Điều đặc biệt là sau khi "chết đi sống lại", không ai trong họ còn sợ chết nữa. Họ cũng không còn ham kiếm tìm tiền bạc danh vọng lạc thú nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người.
Bác sĩ George Rodonaia, tiến sĩ ngành thần kinh học, cũng đã trải qua một kinh nghiệm cận tử đã được ghi nhận. Vào năm 1976, ông bị tai nạn ô tô. Khi được đưa đến bệnh viện thì các bác sĩ nơi đây xác nhận ông đã chết. Sau đó ông được đưa vào nhà xác trong ba ngày chờ khám nghiệm. khi bác sĩ tiến hành giải phẩu phần bụng, ông đã tự nhiên hồi sinh và đã thuật lại trải nghiệm về cuộc sống bên kia. Ông cho biết chính biến cố nầy khiến ông đổi đời.
Trước khi trải qua kinh nghiệm cận tử, ông vừa là bác sĩ vừa là một nhà thần kinh học vô thần. Vậy mà sau lần chết đi sống lại đó, ông đã theo học môn tâm lý học tôn giáo và được nhận bằng tiến sĩ tâm lý học tôn giáo. Sau đó ông trở thành tín đồ Kitô thuộc Giáo Hội Chính Thống Đông Phương. Hiện nay, ông làm mục sư phục vụ tại một nhà thờ bang Texas Hoa Kỳ.
4) NGƯỜI SẼ NẰM TRONG QUAN TÀI NÀY LÀ BẠN:
Một linh mục nọ tổ chức tại giáo xứ một lễ an táng khá đặc biệt. Ngài báo trước từ lâu để đông đảo mọi người đến tham dự. Giữa nhà thờ ngài đặt một cỗ quan tài. Theo truyền thống của giáo xứ, trước khi tiễn đưa thi hài người chết ra phần mộ, quan tài được mở nắp để từng người đến tiễn biệt người quá cố lần cuối cùng. Nhưng lần này khi mọi người lần lượt đến nhìn vào quan tài để xem người chết nằm trong đó là ai, nhưng họ không nhìn thấy gì, ngoài một tấm gương lớn trong quan tài, phản chiếu chính khuôn mặt của họ, kèm theo dòng chữ: ”Mai ngày người sẽ nằm trong quan tài này chính là bạn”.
5) NẾU THỰC SỰ KHÔNG CÓ CUỘC SỐNG MAI HẬU THÌ AI SẼ BỊ THIỆT?
Một lần kia một triết gia vô thần tên là Voltaire đã gặp triết gia có đức tin Pascal và nói rằng : “Ông bạn tin linh hồn bất tử và có sự sống lại đời sau để rồi trong cuộc sống hiện tại, ông bạn phải sống khắc khổ và đạo hạnh, bản thân phải chịu thua thiệt, mà với người khác phải chịu thua thiệt... Vậy nếu thực sự không có đời sau thì ông bạn sẽ là kẻ thật ngu dại !”
Triết gia Pascal liền trả lời: “Ông bạn nói rất đúng. Do không tin linh hồn bất tử và không tin có cuộc sống đời sau, nên ông sẽ hưởng thụ cuộc sống sa đọa đời này! Nhưng nếu thực sự có cuộc sống đời sau thì sao? Ông là kẻ dại dột và ngu xuẩn nhất! Vì tôi cùng lắm cũng chỉ bị thiệt thòi tạm thời mấy chục năm đời này. Còn ông, ông sẽ bị mất cuộc sống hạnh phúc muôn đời”.
3. SUY NIỆM:
Thực tế cho thấy con người ta ai cũng đều phải chết ! Chết là giai đoạn cuối cùng trong bốn giai đoạn cuộc sống của mỗi người chúng ta là: Sinh- lão- bệnh- tử. Nhưng chết là gì và sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu ? Ta phải làm gì để được sống lại trong hạnh phúc vĩnh hằng đời sau ?
1) Chết là gì và chết rồi con người sẽ đi đâu ?:
- Chết là khi linh hồn lìa ra khỏi xác. Hầu hết nhân loại đều tin: chết không phải là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng là trải qua một cuộc biến đổi từ cuộc sống vật chất trần gian sang cuộc sống vĩnh cửu đời sau, được diễn tả qua câu: ”Sinh ký tử qui” - sống chỉ là ở tạm, chết mới là đi về. Nhưng đi về đâu ? Thưa là đi về với cội nguồn, về cõi vĩnh hằng với Đấng tạo thành nên mình.
- Riêng đối với các tín hữu là những người tin vào Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai và đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người thì chết là trải qua cuộc biến đổi với Đức Giêsu như lời thánh Phaolô dạy: “Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người” (2 Tm 2,11). Thánh Au-gút-ti-nô cũng nói lên niềm khát mong được nghỉ yên trong Chúa ở đời sau qua lời cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con vẫn luôn khắc khoải mãi cho đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Còn thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu lúc sắp chết cũng đã nói với các chị em đứng chung quanh về niềm tin của mình vào một cuộc sống vĩnh hằng như sau: ”Em không chết đâu, em sắp đi vào cõi sống”.
2) Hai lập trường đối lập về mầu nhiệm kẻ chết sống lại:
- Trong thời Đức Giêsu, các người Biệt phái (Pharisêu) tin rằng: ngoài cuộc sống đời này còn một cuộc sống vĩnh hằng ở đời sau. Còn phái Xa-đốc gồm các tư tế Đền thờ đã không tin có cuộc sống ở đời sau như vậy. Do đó khi nghe Đức Giêsu giảng về sự kẻ chết sống lại, họ đã phi bác bằng việc đặt ra một câu chuyện giả tưởng như sau: Nhà kia có bảy anh em trai, người thứ nhất lấy vợ rồi chết mà không có con. Theo luật “Thế huynh” của Môsê, người thứ hai phải lấy người vợ góa đó, nhưng rồi người này cũng chết không con. Tới người thứ ba, tư, năm, sáu, bảy đều lần lượt lấy người vợ góa đó và cũng đều chết mà không để lại một người con nào. Vậy nếu có sự sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em? Mục đích của phái Xa-đốc khi đưa ra câu chuyện này là để chứng minh niềm tin vào sự sống lại là vô lý. Vì nếu còn có một cuộc sống ở đời sau như vậy thì chẳng lẽ người đàn bà ấy lại là vợ của cả bảy anh em nhà đó hay sao ?
- Để trả lời, trước hết Đức Giêsu cho biết tình trạng người ta sau khi sống lại sẽ không cưới vợ lấy chồng. Cuộc sống của họ sẽ hoàn toàn thanh khiết như "các thiên thần". Họ sẽ trở thành "con cái của Thiên Chúa" (Lc 20,34-36). Tiếp đến Đức Giêsu xác nhận sự kẻ chết sống lại là điều chắc chắn vì dựa trên Lời Chúa trong Thánh Kinh: Khi hiện ra với ông Môsê trong bụi gai cháy mãi không tàn, Đức Chúa đã tự xưng mình như sau: “Ta là Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, I-sa-ác và Gia-cóp” (Xh 3,6). Câu này hàm ý Thiên Chúa là Đấng hằng sống và điều khiển thế giới người sống. Các tổ phụ dân Do Thái dù đã chết nhưng linh hồn các ngài vẫn đang sống bên Đức Chúa.
3) Niềm tin của người tín hữu về cuộc sống đời sau:
Khi đọc kinh Tin kính, các tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm này như sau: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Thánh Phaolô cũng đã khẳng định về một cuộc sống mới trong Đức Kitô: ”Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi , thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1 Cr 15,19-20). Cuộc sống của chúng ta nơi trần gian là cuộc hành trình về quê trời. Cuộc sống ấy sẽ ra sao tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta trên trần gian theo nguyên tắc: “gieo giống nào thì sẽ gặt giống ấy”.
4) Thể hiện đức tin vào mầu nhiệm này thế nào?:
- Một là không nên sợ chết: Những người không có đức tin sẽ rất sợ chết vì cho rằng chết đi là hết. Nếu người tín hữu sợ chết là tự mâu thuẫn với niềm tin của mình về một cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết. Sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại về cái chết anh dũng của Phó tế Tê-pha-nô tử đạo như sau: “Được đầy ơn Thánh Thần, ông đăm đăm nhìn trời thấy vinh quang Thiên Chúa, và thấy Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông nói: “Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa” (Cv 7,55-56).
- Hai là phải chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu: Nếu một người chỉ lo kiếm tiền rồi khi có tiền lại tìm cách hưởng thụ các nhu cầu vật chất thể xác do nó mang lại thì sẽ chỉ gặt hái được thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Muốn đạt được hạnh phúc lâu dài cần phải có đức tin và sống phù hợp với đức tin ấy như câu ngạn ngữ tây phương sau đây:
“Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một ngày, hãy mua cho mình một một bộ quần áo mới.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một tuần, hãy giết thịt một con heo.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một năm, hãy kết hôn với người mình yêu.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc một đời, hãy sống một cuộc sống lương thiện.
Nếu bạn muốn được hưởng hạnh phúc muôn đời, hãy sống như một tín hữu tốt lành”.
Người tín hữu tốt sẽ luôn sống giới răn mến Chúa yêu người theo lời Chúa dạy trong “Tám Mối Phúc Thật” (x. Mt 5,3-12). Thánh Phaolô cũng cho biết có sự thưởng phạt người lành kẻ dữ trong ngày tận thế: ”Ngày đó Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm” (Rm 2,6).
- Ba là năng cầu nguyện cho các người thân qua đời: Hằng năm, Hội thánh dành riêng tháng Mười Một để khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho ông bà cha mẹ đã qua đời. Đây cũng là cơ hội tốt giúp chúng ta suy nghĩ về bốn sự sau là: sự chết, sự phán xét, thiên đàng và hỏa ngục. Chính sự chết dạy cho chúng ta biết phải sống thế nào. Niềm tin vào Thiên đàng hay hỏa ngục sẽ giúp chúng ta tránh những đam mê thứ hạnh phúc giả tạo đời này và động viên chúng ta can đảm chịu đựng những đau khổ gặp phải để đền tội và đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” để về quê trời đời sau. Trong tháng này, khi làm các việc lành cầu nguyện cho các linh hồn là chúng ta thể hiện niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại và cuộc sống vĩnh hằng đời sau.
4. THẢO LUẬN: Ngày nay nhiều người chỉ biết đi tìm thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua trong những thú vui nhục dục và những đam mê bất chính. Bạn sẽ làm gì giúp bạn bè và người thân nhận ra tình trạng sa đọa của họ để mau hồi tâm sám hối và bắt đầu một cuộc sống bác ái yêu thương và khiêm nhường phục vụ, để tuyên xưng đức tin cụ thể vào cuộc sống vĩnh hằng đời sau?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊSU. Khi đọc kinh Tin kính, tuy miệng con tuyên xưng mầu nhiệm kẻ chết sống lại và tin có sự sống đời sau, nhưng trong thực hành, con lại thường lỗi đức công bình khi có cơ hội, gây ra bao thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân, mà không nghĩ đến việc con sẽ phải đền trả khi ra trước tòa Chúa phán xét sau này. Dường như đức tin của con mới chỉ là thứ đức tin lý thuyết và không đủ mạnh để ngăn cản con khỏi sống ích kỷ và tội lỗi. Trong Tin mừng hôm nay, Chính Chúa đã khẳng định rằng: Thân xác lòai người sau này sẽ sống lại. Khi ấy người ta sẽ không còn cưới vợ lấy chồng, không còn bon chen kiếm sống như khi sống ở trần gian, nhưng mọi người sẽ trở nên giống như các thiên thần của Thiên Chúa và sẽ được sống trong hạnh phúc muôn đời.
- LẠY CHÚA, con muốn rằng: ngay từ bây giờ con sẽ thuộc trọn về Chúa. Con xin dâng lên Chúa tất cả tâm tư, cùng những niềm vui nỗi buồn và những ước vọng của con. Xin Chúa thương nhận và ban xuống dồi dào hồng ân cứu độ cho con. Xin cho con luôn phó thác cuộc sống trong tay Chúa và sẵn sàng đón nhận mọi thử thách, với niềm tin rằng chúng đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục San Diego khuyên các linh mục nên tránh ủng hộ hay kết án các ứng viên tổng thống
Đặng Tự Do
15:25 04/11/2016
Đức Giám Mục Robert McElroy của San Diego, California, đã khuyên tất cả các linh mục trong giáo phận của ngài hãy kiềm chế và tránh đừng ủng hộ hay lên án các ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử năm nay được diễn ra vào ngày thứ Ba 8 tháng 11.
Đức Cha McElroy đã đưa ra thông báo sau khi đảng Dân Chủ Mỹ phản ứng trước các báo cáo theo đó một bản tin giáo xứ trong giáo phận San Diego nói rằng người Công Giáo sẽ phạm một tội nghiêm trọng nếu họ bỏ phiếu cho Hillary Clinton.
Ngài viết:
“Hãy để tôi nhấn mạnh một lần nữa, là trong khi chúng ta có một vai trò đạo đức trong việc giải thích cách thức giáo huấn Công Giáo liên quan thế nào đến các chính sách công cộng nhất định, chúng ta không nên ủng hộ các ứng cử viên cụ thể. Không nên dùng các phương tiện truyền thông giáo xứ hoặc các bản tin để ủng hộ các ứng cử viên hoặc các đảng phái bằng những ngôn ngữ được che đậy về việc chọn lựa các ứng viên, hay tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”.
Đức Giám Mục McElroy nhắc nhở các linh mục rằng hoạt động chính trị đảng phái có thể gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội. Ngài nhắc các linh mục rằng mọi tài liệu liên quan đến chính trị của các giáo xứ nên được chấp thuận bởi giáo phận, các giám mục Công Giáo tại California, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Đức Cha McElroy đã đưa ra thông báo sau khi đảng Dân Chủ Mỹ phản ứng trước các báo cáo theo đó một bản tin giáo xứ trong giáo phận San Diego nói rằng người Công Giáo sẽ phạm một tội nghiêm trọng nếu họ bỏ phiếu cho Hillary Clinton.
Ngài viết:
“Hãy để tôi nhấn mạnh một lần nữa, là trong khi chúng ta có một vai trò đạo đức trong việc giải thích cách thức giáo huấn Công Giáo liên quan thế nào đến các chính sách công cộng nhất định, chúng ta không nên ủng hộ các ứng cử viên cụ thể. Không nên dùng các phương tiện truyền thông giáo xứ hoặc các bản tin để ủng hộ các ứng cử viên hoặc các đảng phái bằng những ngôn ngữ được che đậy về việc chọn lựa các ứng viên, hay tham gia vào các hoạt động chính trị đảng phái”.
Đức Giám Mục McElroy nhắc nhở các linh mục rằng hoạt động chính trị đảng phái có thể gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội. Ngài nhắc các linh mục rằng mọi tài liệu liên quan đến chính trị của các giáo xứ nên được chấp thuận bởi giáo phận, các giám mục Công Giáo tại California, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Indonesia: Hồi giáo biểu tình rầm rộ chống lại viên thống đốc Tin Lành
Đặng Tự Do
15:35 04/11/2016
Ông Basuki Tjahaja Purnama, sinh năm 1966, đã trở thành Thống đốc Jakarta thứ 17 vào năm 2014. Ông là người Kitô hữu đầu tiên giữ chức vụ này, và bây giờ đang tranh cử cho một nhiệm kỳ mới.
Một số người Hồi giáo đã phản đối vai trò của ông, với lý luận rằng người Hồi giáo không nên thuộc thẩm quyền của một kẻ “vô đạo” Cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 04 tháng 11 dường như để minh họa sức mạnh ngày càng gia tăng của các lực lượng Hồi giáo vũ trang ở Indonesia, là đất nước có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới, nhưng cũng là một đất nước có một lịch sử lâu dài về sự hợp tác giữa các tôn giáo.
Các cuộc biểu tình chống Purnama cũng được thúc đẩy bởi lý do ông là người gốc Trung Hoa. Người Indonesia thường căm ghét người Trung Hoa.
Đặc phái viên Vatican tại Liên Hiệp Quốc ca ngợi Li Băng, Jordani chấp nhận người tị nạn
Đặng Tự Do
15:47 04/11/2016
Phát biểu hôm 04 tháng 11 trong một phiên họp của Liên Hợp Quốc về công tác nhân đạo với những người tị nạn Palestine, đại diện của Vatican đã ca ngợi Li Băng và Jordani về “sự hợp tác lâu dài của họ” trong công tác nhân đạo này, và nói rằng cả hai nước đều cần sự giúp đỡ của quốc tế trong việc đối phó với dòng người tị nạn.
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nhận xét rằng Li Băng và Jordani, bất chấp tài nguyên hạn chế của mình, đã mở rộng vòng tay với nhiều người tị nạn Palestine trong quá khứ và hiện nay đang “anh dũng, cùng với một số nước khác trong khu vực, đón tiếp dòng người tị nạn từ Iraq và Syria.”
Đức Tổng Giám Mục báo cáo rằng có hơn 5 triệu người Palestine là những người hiện đang cần hỗ trợ nhân đạo. Tổng hợp vấn đề, ngài cho biết, những người tị nạn là những nạn nhân của các “tội ác đáng ghê tởm”, cố ý nhắm mục tiêu vào các trại tị nạn ở Syria. Đáng tiếc là “không có nhiều hy vọng là tất cả những hành vi man rợ chống lại dân thường và những người tị nạn Palestine sẽ sớm được kết thúc.”
Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza nhận xét rằng Li Băng và Jordani, bất chấp tài nguyên hạn chế của mình, đã mở rộng vòng tay với nhiều người tị nạn Palestine trong quá khứ và hiện nay đang “anh dũng, cùng với một số nước khác trong khu vực, đón tiếp dòng người tị nạn từ Iraq và Syria.”
Đức Tổng Giám Mục báo cáo rằng có hơn 5 triệu người Palestine là những người hiện đang cần hỗ trợ nhân đạo. Tổng hợp vấn đề, ngài cho biết, những người tị nạn là những nạn nhân của các “tội ác đáng ghê tởm”, cố ý nhắm mục tiêu vào các trại tị nạn ở Syria. Đáng tiếc là “không có nhiều hy vọng là tất cả những hành vi man rợ chống lại dân thường và những người tị nạn Palestine sẽ sớm được kết thúc.”
Tòa án Nigeria tha bổng các can phạm đã ăn quịt lại còn đánh chết một phụ nữ Công Giáo
Đặng Tự Do
16:01 04/11/2016
Giáo phận Kano đã bày tỏ sự buồn phiền của mình trước một phán quyết của Toà Thượng Thẩm Kano, Nigeria tha bổng cho 5 bị can đã đánh chết một phụ nữ Công Giáo.
Bridget Patience Agbahime, là một phụ nữ Công Giáo bán hàng rong trên đường phố Kano, đã bị đánh đến chết vào tháng Sáu sau khi một người thanh niên trẻ ăn quịt của cô rồi hô hoán lên là cô đã xúc phạm tiên tri Muhammad.
Mặc dù những người chung quanh phủ nhận cáo buộc này, 4 người đàn ông khác cùng với người ăn quịt đã xông vào đánh cô đến chết.
Giáo phận Kano nằm ở phía Bắc Nigeria có 198,000 người Công Giáo chiếm tỉ lệ 1.8% trong tổng số 11,184,000 dân đa số theo Hồi Giáo.
Bridget Patience Agbahime, là một phụ nữ Công Giáo bán hàng rong trên đường phố Kano, đã bị đánh đến chết vào tháng Sáu sau khi một người thanh niên trẻ ăn quịt của cô rồi hô hoán lên là cô đã xúc phạm tiên tri Muhammad.
Mặc dù những người chung quanh phủ nhận cáo buộc này, 4 người đàn ông khác cùng với người ăn quịt đã xông vào đánh cô đến chết.
Giáo phận Kano nằm ở phía Bắc Nigeria có 198,000 người Công Giáo chiếm tỉ lệ 1.8% trong tổng số 11,184,000 dân đa số theo Hồi Giáo.
Tin Vui: Hầu hết các khu vực Kitô Giáo trong thành Mosul đã được giải phóng
Đặng Tự Do
16:57 04/11/2016
Lực lượng đặc biệt của Iraq cho biết họ đã chiếm lại được thêm sáu quận phía đông thành phố Mosul vào hôm thứ Sáu 4 tháng 11. Bất chấp lời hô hào của trùm khủng bố Baghdadi ra lệnh cho các chiến binh thánh chiến không được rút lui, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tiếp tục rút chạy khỏi phần phía Đông sông Tigris.
Sáu quận được giải phóng hôm thứ Sáu là Malayeen, Samah, Khadra, Karkukli, Quds và Karama.
Các vùng được giải phóng cho đến nay chỉ là một phần nhỏ của thành phố Mosul, là một thành phố bao la được chia thành hàng chục khu dân cư và công nghiệp, và là quê hương của 2 triệu người trước khi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm vào tháng 6 năm 2014.
Các vùng được giải phóng thuộc về phần phía Đông của thành phố Mosul, trong khu vực có đa số dân là người Công Giáo nghi lễ Canđê. Theo thông tấn xã Assyrian International, hầu hết các khu vực Kitô Giáo trong thành Mosul đã được giải phóng. Hơn 300 ngôi nhà thờ trong các khu vực này bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đốt phá và cướp bóc. Hầu hết đều bị đặt bom khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS rút chạy.
Cuộc chiến tại Mosul là hoạt động quân sự lớn nhất tại Iraq kể từ cuộc xâm lược của Mỹ vào năm 2003, và có khả năng quyết định số phận của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” được hình thành tại Mosul vào tháng 8 năm 2014.
Chiến cuộc được xem là dễ dàng với quân Iraq trong các khu vực Kitô Giáo nơi vẫn được xem là “khu nhà giàu” trong thành phố Mosul. Nơi đây nhà cửa ít và đường phố rộng rãi. Khu vực phía tây của sông Tigris, nơi đa số dân là Hồi giáo Sunni, được kể là cam go hơn nhiều. Nhà cửa trong khu vực phía Tây đông đúc, nhỏ hẹp, chằng chịt các đường hẻm. Đây cũng là nơi có lẽ quân khủng bố Hồi Giáo IS được sự ủng hộ nhiều hơn. Liên Hiệp Quốc cho biết quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyển mộ một số đông trẻ con trong khu vực này tham gia chiến đấu chống lại các lực lượng liên quân.
Trong một bài phát biểu được đưa ra hôm thứ Năm 3 tháng 11, trùm khủng bố Baghdadi hô hào các chiến binh thánh chiến không được rút lui trong cuộc “chiến tranh tổng lực” chống lại các lực lượng đang dàn trận chống phá Nhà nước Hồi giáo. Y nói các chiến binh thánh chiến phải trung thành với các chỉ huy của họ.
Baghdadi đang trốn ở đâu là một đề tài được nói đến nhiều trong những ngày qua. Tờ The Independent trích thuật nguồn tin của tình báo Kurd nói Baghdadi đang trốn trong thành Mosul. Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh là ông Boris Johnson nói tình báo của Vương quốc Anh tin rằng hắn đã bỏ trốn khỏi Mosul, và đang trốn trong khu vực Baaj, 130 km về phía tây Mosul.
Sáu quận được giải phóng hôm thứ Sáu là Malayeen, Samah, Khadra, Karkukli, Quds và Karama.
Các vùng được giải phóng cho đến nay chỉ là một phần nhỏ của thành phố Mosul, là một thành phố bao la được chia thành hàng chục khu dân cư và công nghiệp, và là quê hương của 2 triệu người trước khi bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm vào tháng 6 năm 2014.
Các vùng được giải phóng thuộc về phần phía Đông của thành phố Mosul, trong khu vực có đa số dân là người Công Giáo nghi lễ Canđê. Theo thông tấn xã Assyrian International, hầu hết các khu vực Kitô Giáo trong thành Mosul đã được giải phóng. Hơn 300 ngôi nhà thờ trong các khu vực này bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đốt phá và cướp bóc. Hầu hết đều bị đặt bom khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS rút chạy.
Cuộc chiến tại Mosul là hoạt động quân sự lớn nhất tại Iraq kể từ cuộc xâm lược của Mỹ vào năm 2003, và có khả năng quyết định số phận của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” được hình thành tại Mosul vào tháng 8 năm 2014.
Chiến cuộc được xem là dễ dàng với quân Iraq trong các khu vực Kitô Giáo nơi vẫn được xem là “khu nhà giàu” trong thành phố Mosul. Nơi đây nhà cửa ít và đường phố rộng rãi. Khu vực phía tây của sông Tigris, nơi đa số dân là Hồi giáo Sunni, được kể là cam go hơn nhiều. Nhà cửa trong khu vực phía Tây đông đúc, nhỏ hẹp, chằng chịt các đường hẻm. Đây cũng là nơi có lẽ quân khủng bố Hồi Giáo IS được sự ủng hộ nhiều hơn. Liên Hiệp Quốc cho biết quân khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyển mộ một số đông trẻ con trong khu vực này tham gia chiến đấu chống lại các lực lượng liên quân.
Trong một bài phát biểu được đưa ra hôm thứ Năm 3 tháng 11, trùm khủng bố Baghdadi hô hào các chiến binh thánh chiến không được rút lui trong cuộc “chiến tranh tổng lực” chống lại các lực lượng đang dàn trận chống phá Nhà nước Hồi giáo. Y nói các chiến binh thánh chiến phải trung thành với các chỉ huy của họ.
Baghdadi đang trốn ở đâu là một đề tài được nói đến nhiều trong những ngày qua. Tờ The Independent trích thuật nguồn tin của tình báo Kurd nói Baghdadi đang trốn trong thành Mosul. Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh là ông Boris Johnson nói tình báo của Vương quốc Anh tin rằng hắn đã bỏ trốn khỏi Mosul, và đang trốn trong khu vực Baaj, 130 km về phía tây Mosul.
Bế mạc Năm Thánh : 1000 tù nhân trên thế giới về Vatican dự lễ
Nguyễn Long Thao
17:01 04/11/2016
Bế mạc Năm Thánh : 1000 tù nhân trên thế giới về Vatican dự lễ
Nhân dịp bế mạc Năm Thánh, cuối tuần này, 1000 tù nhân, có cả người bị tù chung thân, cùng với 3000 thân nhân của họ sẽ tham dự một thánh lễ tại Tòa Thánh Vatican do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế. Tham dự thánh lễ cũng có thêm nhân viên cai quản nhà tù và các thiện nguyện viên.
Theo lịch trình thì vào ngày thứ Bảy 5 tháng 11 năm 2016, các tù nhân sẽ xưng tội và bước qua “Cửa Thánh” tại đền thờ Thánh Phêrô trong dịp Năm Thánh để xin ơn tha thứ tội lỗi.
Vào ngày Chúa Nhật 6 tháng 11 các tù nhân và thân nhân, các viên chức cai quan nhà tù và các thiện nguyện viên sẽ tham dự thánh lễ do ĐGH chủ tế. ĐGH Phanxicô lúc ở Á Căn Đình hay ở Ý, Ngài thường hay gặp gỡ và thăm hỏi các tù nhân, nhưng đây là lần đầu tiên Ngài gặp gỡ một số đông các tù nhân như thế ngay tại Tòa Thánh Vatican.
Các tù nhân đến từ 12 quốc gia như Anh Quốc, Ý Đại Lợi, Latvia, Madagascar, Mã Lai Á, Mễ Tây Cơ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Nam Phi, Thụy Điển, Bồ Đào Nha
Giới chức Tòa Thánh Vatican cho biết các tù nhân này, một số đang dưới thời quản chế, tù tại gia, hay tù chung thân đều được nhân viên an ninh nước sở tại hộ tống đến Vatican
Trong thánh lễ, các tù nhân được nghe một số chứng từ của tù nhân như một tù nhân đã trở lại đạo kể về chuyện anh đã sát hại một người và đã được người anh của nạn nhân đang đứng bên cạnh anh ở đây tha tội cho anh.
Điểm đặc biệt là các ca viên hát trong thánh lễ này là các tù nhân ở trại tù Bologna, nước Ý và bánh lễ dùng trong lễ này là do các tù nhân trong trại giam ở Milan làm.
Theo tin của Tòa Thánh thì vào tuần tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ cử hành một thánh lễ tương tự như tuần này, nhưng dành cho những người vô gia cư vào dịp bế mạc Năm Thánh.
“Cửa Thánh” sẽ được đóng lại vào ngày 13 tháng 11 năm nay và Đức Thánh Cha sẽ chính thức công bố bế mạc Năm Thánh vào ngày 20 tháng 11 năm 2016
Nhân dịp bế mạc Năm Thánh, cuối tuần này, 1000 tù nhân, có cả người bị tù chung thân, cùng với 3000 thân nhân của họ sẽ tham dự một thánh lễ tại Tòa Thánh Vatican do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế. Tham dự thánh lễ cũng có thêm nhân viên cai quản nhà tù và các thiện nguyện viên.
Theo lịch trình thì vào ngày thứ Bảy 5 tháng 11 năm 2016, các tù nhân sẽ xưng tội và bước qua “Cửa Thánh” tại đền thờ Thánh Phêrô trong dịp Năm Thánh để xin ơn tha thứ tội lỗi.
Vào ngày Chúa Nhật 6 tháng 11 các tù nhân và thân nhân, các viên chức cai quan nhà tù và các thiện nguyện viên sẽ tham dự thánh lễ do ĐGH chủ tế. ĐGH Phanxicô lúc ở Á Căn Đình hay ở Ý, Ngài thường hay gặp gỡ và thăm hỏi các tù nhân, nhưng đây là lần đầu tiên Ngài gặp gỡ một số đông các tù nhân như thế ngay tại Tòa Thánh Vatican.
Các tù nhân đến từ 12 quốc gia như Anh Quốc, Ý Đại Lợi, Latvia, Madagascar, Mã Lai Á, Mễ Tây Cơ, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Nam Phi, Thụy Điển, Bồ Đào Nha
Giới chức Tòa Thánh Vatican cho biết các tù nhân này, một số đang dưới thời quản chế, tù tại gia, hay tù chung thân đều được nhân viên an ninh nước sở tại hộ tống đến Vatican
Trong thánh lễ, các tù nhân được nghe một số chứng từ của tù nhân như một tù nhân đã trở lại đạo kể về chuyện anh đã sát hại một người và đã được người anh của nạn nhân đang đứng bên cạnh anh ở đây tha tội cho anh.
Điểm đặc biệt là các ca viên hát trong thánh lễ này là các tù nhân ở trại tù Bologna, nước Ý và bánh lễ dùng trong lễ này là do các tù nhân trong trại giam ở Milan làm.
Theo tin của Tòa Thánh thì vào tuần tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng sẽ cử hành một thánh lễ tương tự như tuần này, nhưng dành cho những người vô gia cư vào dịp bế mạc Năm Thánh.
“Cửa Thánh” sẽ được đóng lại vào ngày 13 tháng 11 năm nay và Đức Thánh Cha sẽ chính thức công bố bế mạc Năm Thánh vào ngày 20 tháng 11 năm 2016
Liên Hiệp Quốc âu lo về tình trạng dân chúng Mosul trong vùng lửa đạn
Đặng Tự Do
17:16 04/11/2016
Hiện vẫn đang có gần 1.5 triệu người sống trong thành Mosul, là những người có nguy cơ bị kẹt trong một cuộc chiến đô thị tàn bạo. Liên Hiệp Quốc cho biết như trên và cảnh báo về tiềm năng của một cuộc khủng hoảng nhân đạo những người tị nạn chiến cuộc. Trong khi đó, các quan chức Iraq cáo buộc quân khủng bố Hồi Giáo IS đang bắt nhiều thường dân làm bia đỡ đạn.
Phát ngôn viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc là ông Ravina Shamdasani nói hôm thứ Sáu 5 tháng 11 là một ngày trước đó bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã giết chết hàng trăm người, trong đó có 50 chiến binh thánh chiến đào ngũ và 180 người là cựu nhân viên chính phủ Iraq.
Ông Ravina Shamdasani cho biết thêm là “Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã vận chuyển 1,600 người từ thị trấn Hammam al-Alil, trong khu vực Tal Afar ở phía tây Mosul, vào trong thành Mosul làm bia đỡ đạn chống lại các cuộc không kích, và nói với người dân trong vùng phải giao cho quân khủng bố Hồi Giáo IS các bé trai trên 9 tuổi để xung vào hàng ngũ các chiến binh thánh chiến”.
Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc nói số người phải di dời từ khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Mosul đã tăng lên 30,000. Chỉ riêng trong ngày thứ Sáu 4 tháng 11, 8,000 người đã chạy trốn khỏi các khu vực giao tranh. Hầu hết những người mới đến đến là từ quận Kokjali, nơi quân đội Iraq đã chiếm lại được vào hôm thứ Ba 1 tháng 11.
Các con số người tị nạn này không bao gồm hàng ngàn người dân các thôn làng bị quân khủng bố Hồi Giáo IS buộc phải vào thành Mosul làm bia đỡ đạn cho chúng.
Cư dân Mosul, nói với Reuters qua điện thoại, là quân chiến binh thánh chiến Hồi Giáo IS đã triển khai các bệ phóng tên lửa và súng cối ngay trong các khu dân cư, cả trên mái nhà của họ. Không quân Mỹ trong một trường hợp thương tâm đã tấn công vào một dàn phóng tên lửa của IS khiến cho một gia đình 6 người sống lân cận bị chết thảm.
Phát ngôn viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc là ông Ravina Shamdasani nói hôm thứ Sáu 5 tháng 11 là một ngày trước đó bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã giết chết hàng trăm người, trong đó có 50 chiến binh thánh chiến đào ngũ và 180 người là cựu nhân viên chính phủ Iraq.
Ông Ravina Shamdasani cho biết thêm là “Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã vận chuyển 1,600 người từ thị trấn Hammam al-Alil, trong khu vực Tal Afar ở phía tây Mosul, vào trong thành Mosul làm bia đỡ đạn chống lại các cuộc không kích, và nói với người dân trong vùng phải giao cho quân khủng bố Hồi Giáo IS các bé trai trên 9 tuổi để xung vào hàng ngũ các chiến binh thánh chiến”.
Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc nói số người phải di dời từ khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Mosul đã tăng lên 30,000. Chỉ riêng trong ngày thứ Sáu 4 tháng 11, 8,000 người đã chạy trốn khỏi các khu vực giao tranh. Hầu hết những người mới đến đến là từ quận Kokjali, nơi quân đội Iraq đã chiếm lại được vào hôm thứ Ba 1 tháng 11.
Các con số người tị nạn này không bao gồm hàng ngàn người dân các thôn làng bị quân khủng bố Hồi Giáo IS buộc phải vào thành Mosul làm bia đỡ đạn cho chúng.
Cư dân Mosul, nói với Reuters qua điện thoại, là quân chiến binh thánh chiến Hồi Giáo IS đã triển khai các bệ phóng tên lửa và súng cối ngay trong các khu dân cư, cả trên mái nhà của họ. Không quân Mỹ trong một trường hợp thương tâm đã tấn công vào một dàn phóng tên lửa của IS khiến cho một gia đình 6 người sống lân cận bị chết thảm.
Chuyện đau buồn: Đánh nhau ngay tại Bức Tường Than Khóc
Đặng Tự Do
18:36 04/11/2016
Neshot HaKotel, tiếng Anh gọi là Women of the Wall, nghĩa là nhóm Phụ nữ giành quyền bình đẳng tại Bức tường Than Khóc, là nhóm nữ quyền Do Thái muốn giành được quyền cầu nguyện tại Bức tường Than Khóc, hay còn gọi là Kotel, theo cách của họ bao gồm ca hát, nhảy múa, rước và đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn thường dành riêng cho nam giới.
Các giáo sĩ Do Thái tại Bức tường Than Khóc quy định rằng nam nữ không được cầu nguyện chung mà phải đứng tại các khu vực dành riêng tách biệt với nhau. Các giáo sĩ Do Thái cũng cấm không cho phụ nữ được mặc các phẩm phục tôn giáo và không được chạm đến sách Torah.
Phong trào Neshot HaKotel thường tổ chức các buổi cầu nguyện mỗi tháng một lần với các ý chỉ đặc biệt cho phụ nữ. Để lôi cuốn nhiều người tham gia, ban đầu họ chấp nhận quy định nam nữ không được đứng chung cầu nguyện với nhau. Nhưng việc họ ca hát, nhảy múa, đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn khiến cho nhiều người Do Thái bảo thủ và cực đoan bất bình. Nhiều cuộc biểu tình cuả cả hai bên nổ ra và nhiều người bị bắt.
Tháng Năm năm 2013, một thẩm phán phê bình Tòa Án Tối Cao Israel cấm phụ nữ không được rước sách Torah và không được mặc phẩm phục shawls là không có cơ sở. Đầu tháng Giêng năm nay, Hội Đồng Nội Các Israel chuẩn y một kế hoạch thành lập một khu vực tại Bức tường Than Khóc nơi nam nữ có thể đứng chung. Khu vực này cũng không thuộc thẩm quyền tài phán của Hội Đồng Giáo Sĩ Do Thái.
Tuy nhiên kế hoạch này gặp những chống đối dữ dội. Một số đảng trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Benjamin Netanyahu đe doạ rút lui nếu kế hoạch này được thực hiện.
Do đó, các cãi vã lại tiếp tục diễn ra mỗi tháng một lần khi các phụ nữ nhóm Neshot HaKotel đến đây cầu nguyện. Tuy nhiên, đây có lẽ là lần đầu tiên các tranh cãi đã bùng nổ thành một vụ thượng cẳng tay, hạ cẳng chân.
Hướng dẫn của các Giám Mục tiểu bang Virginia về việc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ
Bùi Hữu Thư
09:54 04/11/2016
Hướng dẫn của các Giám Mục Virginia về việc bầu cử
Bổn Phận Công Dân của người Công Giáo và là con cái của Thiên Chúa
Thông tư cùa Đức Giám Mục Francis DiLorenzo và Paul Loverde, Tháng 10, 2016
Chỉ còn vài ngày nữa trước ngày bầu cử 8 tháng 11, chúng ta cần nhớ lời Đức Thánh Cha Phanxicô nới với các chính trị gia và tín hữu, vài tuần trước cuộc bầu cử năm 2015.
Nhắm vào lời Chúa trong Phúc Âm, Đức Thánh Cha khuyên nhủ “toàn thể dân chúng Hoa Kỳ” – các giới chức và cử tri như nhau – là phải theo “hướng dẫn rõ ràng” của Luật Vàng (MT 7:12), hướng dẫn chúng ta “đối xử với tha nhân bằng cùng lòng ưu ái và thương cảm như chúng ta muốn được đối xử như vậy.” Ngài cũng nói, “Các bạn được mời gọi để bảo vệ và duy trì phẩm giá của các đồng bào trong việc theo đuổi không mỏi mệt và đòi hỏi của lợi ích chung, vì đây là mục tiêu chính yếu của mọi chính trị.”
Điều này có nghĩa là vào ngày bầu cử và trong suốt năm – dủ cho những tranh luận chính trị xung quanh chúng ta không được lịch sự - bổn phận công dân của chúng ta là phải tham gia vào thể thức chính trị.
Như các giám mục Hoa Kỳ bạn đã nhấn mạnh, “Bổn phận [họat động cho một xã hội công chính và có trật tự] thiết yếu hơn bao giờ hết trong môi trường chính trị hiện đại, nơi người Công Giáo có thể cảm thấy chán nản về chính trị,cho rằng không có đảng phái nào và quá ít ứng viên hoàn toàn chia sẻ sự cam kết rõ ràng của Giáo Hội đối với đời sống và phẩm giá của tất cả mọi con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Tuy nhiên, đây không phải là lúc chúng ta rút lui hay nản chí, mà là lúc phải tái thiết việc tham gia.” (Tạo Dựng Lương Tâm cho Công Dân Trung Thánh, Số 16. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 2015)
Nền tảng của “sự tái thiết tham gia” này là một lương tâm đã được tu chỉnh kỹ càng – một lương tâm đã được tu luyện bằng kinh nguyện, các Bí Tích, học hỏi và nhận định các vấn đề chính yếu và đức tính của các ứng viên, và cuối cùng bằng những nguyên tắc hướng dẫn của đức tin chúng ta.
Bốn nguyên tắc của giáo huấn Công Giáo về xã hội hướng dẫn chúng ta: Duy trì phẩm giá cố hữu của mọi con người, cố gắng cải thiện lợi ích chung, và kết hợp các nguyên tắc về hỗ trợ và liên đới. Muốn biết thêm về các nguyên tắc này xin vào trang: www.vacatholic.org và www.faithfulcitizenship.org .
Giáo huấn của Giáo Hội dậy chúng ta là phẩm giá của một con người là cốt lõi của giáo huấn Công Giáo về luân lý và xã hội, và là nền tảng của một viễn ảnh về luân lý cho xã hội. Phẩm giá này mời gọi chúng ta chống lại mọi họat động đóng góp cho điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “một nên văn hóa vứt đi”. Như các giám mục Hoa Kỳ đã ghi nhận: “Bất cứ chính trị nào về phẩm gía con người cũng phải đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng về kỳ thị chủng tộc, nạn nghèo khó, đói khát, thất nghiệp, giáo dục, nhà cửa, và y tế.
. . . Nếu ta hiểu rằng con người là “đền thờ của Thánh Thần” – ngôi nhà sống động của Thiên Chúa – thì các vấn đề này sẽ nằm đúng chỗ của các cột kèo chính của ngôi nhà này. “Mọi sự tấn công đối với đời sống con người, như là phá thai, an lạc tử là phá hủy nền móng của ngôi nhà này.” (Sống Phúc Âm của Sự Sống, Số. 22, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 1998)
Trong khi chúng ta cân nhắc các vần đề, cần công nhận rằng tất cả các vấn đề đều có một tầm quan trọng về luân lý như nhau. Bổn phận luân lý của chúng ta là chống lại các chính sách cổ võ cho các hành động độc ác phải có tầm quan trọng trước hết về lương tâm và hành động của chúng ta. Các hành động độc ác là những gì chúng ta không bao giờ được làm vì không phù hợp với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Kể cả việc phá thai (xẩy ra trên một triệu lần hàng năm tại Hoa Kỳ), trợ tử, tạo sinh vô tính, các nghiên cứu phá hủy các phôi thai, sát nhân, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, tấn công những người thường dân vô tội trong các cuộc chiến tranh khủng bố, và tái định nghĩa hôn nhân.
Trong khi chúng ta suy nghĩ về các hành động độc ác cố hữu, chúng ta đặc biệt ghi nhận hai lãnh vực dễ hiểu nhầm đã xuất hiện trong mùa bầu cử này.
Lãnh vực đầu tiên là một người có thể “chính thức” chống đối việc phá thai, nhưng lại yểm trợ cho các đạo luật cho phép việc này. Đây là một sự hiểu nhầm căn bản cả về luật thiên nhiên lẫn giáo huấn của Giáo Hội. Lợi ích chung và bác ái Công Giáo buộc chúng ta phải họat động đề lật đổ - thay vì hỗ trợ hay đồng ý cho – các đạo luật bất công. Nguyên tắc căn bản của sự bình đẳng khẳng định rằng tất cả mọi con người đều có quyền sống. Phá thai tước đọat quyền này đối với tất cả một hạng người, vì vậy cho phép có sự bát công và đối nghịch với quan niệm nền tảng của sự bình đẳng. Thực vậy, “Đây là một lỗi lầm có hậu quả quan trọng khi coi việc hủy diệt các sự sống con người vô tội như chỉ là một vấn đề lựa chọn cá nhân. Một hệ thống luật pháp vi phạm quyền sống căn bản dựa trên sự lựa chọn cá nhân hoàn toàn sai lạc.” (FC, No. 22)
Lãnh vực thứ hai là cơ cấu của hôn nhân. Đáp lại luân điệu rằng cơ cấu này có the được tái định nghĩa, hay là Giáo Hội có ngày có thể thay đổi giáo huấn về hôn nhân, chúng tôi khẳng định rằng hôn nhân chỉ có thể là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Đây không chỉ là học thuyết của bất cứ tôn giáo nào, mà là sự thấu hiểu bản chất căn bản của nhân lọai chúng ta.
Sự làm sáng tỏ này cần thiết khi chúng ta xem xét việc bỏ phiếu và làm thế nào để cỏ võ cho ích lợi chung. Lựa chọn để bỏ phiếu cách nào thường khi rất khó khăn. Như đã ghi nhận, các vấn đề đều quan trọng, nhưng không hẳn là tất cả đều quan trọng như nhau; và bổn phận tiên quyết của chúng ta là phải bảo vệ cho quyền sống trên đó tất cả các quyền khác phải dựa vào. Đức tin bảo chúng ta phải nhận định cẩn thận sự cam kết, đức tính, sự công chính, và khả năng tạo ảnh hưởng trên một vấn đề quan trọng của mỗi ứng viên.
Gia trang của Hội Đồng Giám Mục Virginia www.vacatholic.org cung cấp các tài liệu trợ giúp các cử tri trong khi họ chuẩn bị đi bầu, kể cả một so sánh giữa hai ứng viên của hai đảng phài chính về lập trường của họ về mỗi vấn đề; một danh sách của các ứng viên của một đảng thứ ba; một hướng dẫn bầu cử các dân biểu; và Bốn Nguyên Tắc của Giáo Huấn Công Giáo về Xã Hội.
Ngay cả trong các cuộc bầu cử khó khăn, người Công Giáo được mời gọi để làm sáng tỏ và đem sự xử thế lịch sự vào môi trường công cộng/ Chúng tôi kết hiệp trong cầu nguyện và suy niệm, để với sự khôn ngoan và thông hiểu chúng ta có thể lựa chọn các vị lãnh đạo với một lương tâm đã được tạo dựng đúng đắn.
Đức Giám Mục Francis DiLorenzo và Paul Loverde,
Quản giáo Giáo Phận Arlington và Giám mục Richmond
Bổn Phận Công Dân của người Công Giáo và là con cái của Thiên Chúa
Thông tư cùa Đức Giám Mục Francis DiLorenzo và Paul Loverde, Tháng 10, 2016
Chỉ còn vài ngày nữa trước ngày bầu cử 8 tháng 11, chúng ta cần nhớ lời Đức Thánh Cha Phanxicô nới với các chính trị gia và tín hữu, vài tuần trước cuộc bầu cử năm 2015.
Nhắm vào lời Chúa trong Phúc Âm, Đức Thánh Cha khuyên nhủ “toàn thể dân chúng Hoa Kỳ” – các giới chức và cử tri như nhau – là phải theo “hướng dẫn rõ ràng” của Luật Vàng (MT 7:12), hướng dẫn chúng ta “đối xử với tha nhân bằng cùng lòng ưu ái và thương cảm như chúng ta muốn được đối xử như vậy.” Ngài cũng nói, “Các bạn được mời gọi để bảo vệ và duy trì phẩm giá của các đồng bào trong việc theo đuổi không mỏi mệt và đòi hỏi của lợi ích chung, vì đây là mục tiêu chính yếu của mọi chính trị.”
Điều này có nghĩa là vào ngày bầu cử và trong suốt năm – dủ cho những tranh luận chính trị xung quanh chúng ta không được lịch sự - bổn phận công dân của chúng ta là phải tham gia vào thể thức chính trị.
Như các giám mục Hoa Kỳ bạn đã nhấn mạnh, “Bổn phận [họat động cho một xã hội công chính và có trật tự] thiết yếu hơn bao giờ hết trong môi trường chính trị hiện đại, nơi người Công Giáo có thể cảm thấy chán nản về chính trị,cho rằng không có đảng phái nào và quá ít ứng viên hoàn toàn chia sẻ sự cam kết rõ ràng của Giáo Hội đối với đời sống và phẩm giá của tất cả mọi con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Tuy nhiên, đây không phải là lúc chúng ta rút lui hay nản chí, mà là lúc phải tái thiết việc tham gia.” (Tạo Dựng Lương Tâm cho Công Dân Trung Thánh, Số 16. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 2015)
Nền tảng của “sự tái thiết tham gia” này là một lương tâm đã được tu chỉnh kỹ càng – một lương tâm đã được tu luyện bằng kinh nguyện, các Bí Tích, học hỏi và nhận định các vấn đề chính yếu và đức tính của các ứng viên, và cuối cùng bằng những nguyên tắc hướng dẫn của đức tin chúng ta.
Bốn nguyên tắc của giáo huấn Công Giáo về xã hội hướng dẫn chúng ta: Duy trì phẩm giá cố hữu của mọi con người, cố gắng cải thiện lợi ích chung, và kết hợp các nguyên tắc về hỗ trợ và liên đới. Muốn biết thêm về các nguyên tắc này xin vào trang: www.vacatholic.org và www.faithfulcitizenship.org .
Giáo huấn của Giáo Hội dậy chúng ta là phẩm giá của một con người là cốt lõi của giáo huấn Công Giáo về luân lý và xã hội, và là nền tảng của một viễn ảnh về luân lý cho xã hội. Phẩm giá này mời gọi chúng ta chống lại mọi họat động đóng góp cho điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “một nên văn hóa vứt đi”. Như các giám mục Hoa Kỳ đã ghi nhận: “Bất cứ chính trị nào về phẩm gía con người cũng phải đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng về kỳ thị chủng tộc, nạn nghèo khó, đói khát, thất nghiệp, giáo dục, nhà cửa, và y tế.
. . . Nếu ta hiểu rằng con người là “đền thờ của Thánh Thần” – ngôi nhà sống động của Thiên Chúa – thì các vấn đề này sẽ nằm đúng chỗ của các cột kèo chính của ngôi nhà này. “Mọi sự tấn công đối với đời sống con người, như là phá thai, an lạc tử là phá hủy nền móng của ngôi nhà này.” (Sống Phúc Âm của Sự Sống, Số. 22, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, 1998)
Trong khi chúng ta cân nhắc các vần đề, cần công nhận rằng tất cả các vấn đề đều có một tầm quan trọng về luân lý như nhau. Bổn phận luân lý của chúng ta là chống lại các chính sách cổ võ cho các hành động độc ác phải có tầm quan trọng trước hết về lương tâm và hành động của chúng ta. Các hành động độc ác là những gì chúng ta không bao giờ được làm vì không phù hợp với tình yêu Thiên Chúa và tha nhân. Kể cả việc phá thai (xẩy ra trên một triệu lần hàng năm tại Hoa Kỳ), trợ tử, tạo sinh vô tính, các nghiên cứu phá hủy các phôi thai, sát nhân, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, tấn công những người thường dân vô tội trong các cuộc chiến tranh khủng bố, và tái định nghĩa hôn nhân.
Trong khi chúng ta suy nghĩ về các hành động độc ác cố hữu, chúng ta đặc biệt ghi nhận hai lãnh vực dễ hiểu nhầm đã xuất hiện trong mùa bầu cử này.
Lãnh vực đầu tiên là một người có thể “chính thức” chống đối việc phá thai, nhưng lại yểm trợ cho các đạo luật cho phép việc này. Đây là một sự hiểu nhầm căn bản cả về luật thiên nhiên lẫn giáo huấn của Giáo Hội. Lợi ích chung và bác ái Công Giáo buộc chúng ta phải họat động đề lật đổ - thay vì hỗ trợ hay đồng ý cho – các đạo luật bất công. Nguyên tắc căn bản của sự bình đẳng khẳng định rằng tất cả mọi con người đều có quyền sống. Phá thai tước đọat quyền này đối với tất cả một hạng người, vì vậy cho phép có sự bát công và đối nghịch với quan niệm nền tảng của sự bình đẳng. Thực vậy, “Đây là một lỗi lầm có hậu quả quan trọng khi coi việc hủy diệt các sự sống con người vô tội như chỉ là một vấn đề lựa chọn cá nhân. Một hệ thống luật pháp vi phạm quyền sống căn bản dựa trên sự lựa chọn cá nhân hoàn toàn sai lạc.” (FC, No. 22)
Lãnh vực thứ hai là cơ cấu của hôn nhân. Đáp lại luân điệu rằng cơ cấu này có the được tái định nghĩa, hay là Giáo Hội có ngày có thể thay đổi giáo huấn về hôn nhân, chúng tôi khẳng định rằng hôn nhân chỉ có thể là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Đây không chỉ là học thuyết của bất cứ tôn giáo nào, mà là sự thấu hiểu bản chất căn bản của nhân lọai chúng ta.
Sự làm sáng tỏ này cần thiết khi chúng ta xem xét việc bỏ phiếu và làm thế nào để cỏ võ cho ích lợi chung. Lựa chọn để bỏ phiếu cách nào thường khi rất khó khăn. Như đã ghi nhận, các vấn đề đều quan trọng, nhưng không hẳn là tất cả đều quan trọng như nhau; và bổn phận tiên quyết của chúng ta là phải bảo vệ cho quyền sống trên đó tất cả các quyền khác phải dựa vào. Đức tin bảo chúng ta phải nhận định cẩn thận sự cam kết, đức tính, sự công chính, và khả năng tạo ảnh hưởng trên một vấn đề quan trọng của mỗi ứng viên.
Gia trang của Hội Đồng Giám Mục Virginia www.vacatholic.org cung cấp các tài liệu trợ giúp các cử tri trong khi họ chuẩn bị đi bầu, kể cả một so sánh giữa hai ứng viên của hai đảng phài chính về lập trường của họ về mỗi vấn đề; một danh sách của các ứng viên của một đảng thứ ba; một hướng dẫn bầu cử các dân biểu; và Bốn Nguyên Tắc của Giáo Huấn Công Giáo về Xã Hội.
Ngay cả trong các cuộc bầu cử khó khăn, người Công Giáo được mời gọi để làm sáng tỏ và đem sự xử thế lịch sự vào môi trường công cộng/ Chúng tôi kết hiệp trong cầu nguyện và suy niệm, để với sự khôn ngoan và thông hiểu chúng ta có thể lựa chọn các vị lãnh đạo với một lương tâm đã được tạo dựng đúng đắn.
Đức Giám Mục Francis DiLorenzo và Paul Loverde,
Quản giáo Giáo Phận Arlington và Giám mục Richmond
Đức Tổng Giám mục Los Angeles: Muốn nước Mỹ mạnh hơn? Hãy trở nên thánh
Hồng Thủy
14:43 04/11/2016
Los Angeles, California - “Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa,” đó là những lời Đức Tổng Giám mục Jose Gomez của Los Angeles vài ngày trước kỳ bầu cử tổng thống Hoa kỳ.
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa kỳ năm nay được xem là một kỳ bầu cử gây nhiều tranh cãi, nhưng đối với Đức tổng Gomez, kết quả không quan trọng, vì “Chúa Giêsu Kitô vẫn là Vua” mới quan trọng đối với ngài. Ngài nói: “Các chính trị gia đến rồi đi; các quốc gia nổi lên rồi sụp đổ; các đế quốc cũng biến mất – điều còn lại và tiếp tục chính là Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập trên tảng đá Thánh Phêrô. Không quan trọng ai sẽ thắng vào thứ 3 tới và ai sẽ thất bại, chúng ta được gọi theo Chúa Giêsu Kitô như con cái Thiên Chúa và các môn đệ truyền giáo. Hãy trung thành với Chúa Kitô và xây dựng vương quốc của Chúa ở đây trên trái đất này.”
Đức Tổng nhấn mạnh đến 2 “dấu chỉ của các thời đại” có thể giúp suy tư về thực tại của Hoa kỳ. Thứ nhất là các dấu chỉ của nước Mỹ hậu Kitô giáo trong đó tính tục hóa đang tăng lên trong xã hội Mỹ và sự chống lại tự do tôn giáo. Ngài nói đến sự kiện là các giới lãnh đạo, những người đang điều hành và hình thành hướng đi của xã hội, bị tục hóa mạnh mẽ và thù địch với tôn giáo, với những giá trị tôn giáo và các truyền thống văn hóa. Thứ hai là “cuộc khủng hoảng của con người”. Ngài lưu ý là xã hội đang mất đi ý thức về con người; học thuyết về giống và hôn nhân đồng tính là thứ chủ nghĩa nhân văn sai lầm đang được cổ võ ở Hoa kỳ sẽ đưa thứ nhân văn chỉ nghĩa sai lầm đi vào con đường nguy hiểm.
Đức Tổng cũng đề cập đến việc đối xử tàn tệ với những người bị gạt bên lề xã hội, trong đó có các người di dân, vô gia cư và nhập cư; xã hội đang trở nên dửng dưng và không thông cảm cho những người xung quanh họ. Ngài nói: “Chúng ta đang trở thành một xã hội thiếu lòng thương xót, bởi vì chúng ta không còn nhận thấy sự thánh thiêng và phẩm giá của con người.”
Trước những thực tại này, Đức Tổng nhận định rằng không phải vị tổng thống kế tiếp sẽ thay đổi cách thế xã hội đối xử với tôn giáo hay con người, nhưng ngài tin là các cá nhân sẽ có ảnh hưởng trên tương lai hơn là một đảng phái chính trị, vì “chúng ta không phục hồi giá trị tôn giáo ‘từ trên’ bởi vì căn tính của mỗi con người được đặt nơi Chúa Kitô chứ không phải liên kết chính trị của họ.
Đức Tổng xác định chỉ có một điều có thể thay đổi thế giới: lời mời gọi nên thánh. Ngài nói: “Nếu chúng ta muốn nước Mỹ mạnh hơn, thì chúng ta cần những người nam nữ như các bạn và tôi, những người cam kết phục vụ Chúa và sống đức tin của họ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn sống trong một xã hội cổ võ nhân đưc và công lý và nhân phẩm – nếu chúng là muốn các lãnh đạo suy tư các giá trị này – chúng ta cần trở thành các lãnh đạo và các vai trong gương mẫu trong xã hội chúng ta.”
Thay vì thất vọng tại các phòng bỏ phiếu, Đức Tổng khuyến khích xây dựng luân lý và tu đức giữa các cá nhân vì canh tân cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến canh tân văn hóa dù cho ai sẽ thắng cử. Ngài đưa ra những ví dụ cụ thể cho việc canh tân: củng cố kinh nguyện cá nhân và mối liên hệ với Chúa, xây dựng mối liên hệ chung trong các hôn nhân và các gia đình và làm chúng cho Giáo Hội qua sự cảm thông và thương xót.”
Ngài kết luận: “Đất nước chúng ta và thế giới chúng ta sẽ được đổi mới, không phải bởi các chính trị gia nhưng là bởi các thánh…. Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa. Không quan trọng ai là tổng thống, Chúa Giêsu vẫn là Vua và chúng ta vẫn được gọi nên thánh và đổi mới thế giới này theo hình ảnh của Vương quốc Người.” (CNA 03/11/2016)
Đức Tổng nhấn mạnh đến 2 “dấu chỉ của các thời đại” có thể giúp suy tư về thực tại của Hoa kỳ. Thứ nhất là các dấu chỉ của nước Mỹ hậu Kitô giáo trong đó tính tục hóa đang tăng lên trong xã hội Mỹ và sự chống lại tự do tôn giáo. Ngài nói đến sự kiện là các giới lãnh đạo, những người đang điều hành và hình thành hướng đi của xã hội, bị tục hóa mạnh mẽ và thù địch với tôn giáo, với những giá trị tôn giáo và các truyền thống văn hóa. Thứ hai là “cuộc khủng hoảng của con người”. Ngài lưu ý là xã hội đang mất đi ý thức về con người; học thuyết về giống và hôn nhân đồng tính là thứ chủ nghĩa nhân văn sai lầm đang được cổ võ ở Hoa kỳ sẽ đưa thứ nhân văn chỉ nghĩa sai lầm đi vào con đường nguy hiểm.
Đức Tổng cũng đề cập đến việc đối xử tàn tệ với những người bị gạt bên lề xã hội, trong đó có các người di dân, vô gia cư và nhập cư; xã hội đang trở nên dửng dưng và không thông cảm cho những người xung quanh họ. Ngài nói: “Chúng ta đang trở thành một xã hội thiếu lòng thương xót, bởi vì chúng ta không còn nhận thấy sự thánh thiêng và phẩm giá của con người.”
Trước những thực tại này, Đức Tổng nhận định rằng không phải vị tổng thống kế tiếp sẽ thay đổi cách thế xã hội đối xử với tôn giáo hay con người, nhưng ngài tin là các cá nhân sẽ có ảnh hưởng trên tương lai hơn là một đảng phái chính trị, vì “chúng ta không phục hồi giá trị tôn giáo ‘từ trên’ bởi vì căn tính của mỗi con người được đặt nơi Chúa Kitô chứ không phải liên kết chính trị của họ.
Đức Tổng xác định chỉ có một điều có thể thay đổi thế giới: lời mời gọi nên thánh. Ngài nói: “Nếu chúng ta muốn nước Mỹ mạnh hơn, thì chúng ta cần những người nam nữ như các bạn và tôi, những người cam kết phục vụ Chúa và sống đức tin của họ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nếu chúng ta muốn sống trong một xã hội cổ võ nhân đưc và công lý và nhân phẩm – nếu chúng là muốn các lãnh đạo suy tư các giá trị này – chúng ta cần trở thành các lãnh đạo và các vai trong gương mẫu trong xã hội chúng ta.”
Thay vì thất vọng tại các phòng bỏ phiếu, Đức Tổng khuyến khích xây dựng luân lý và tu đức giữa các cá nhân vì canh tân cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến canh tân văn hóa dù cho ai sẽ thắng cử. Ngài đưa ra những ví dụ cụ thể cho việc canh tân: củng cố kinh nguyện cá nhân và mối liên hệ với Chúa, xây dựng mối liên hệ chung trong các hôn nhân và các gia đình và làm chúng cho Giáo Hội qua sự cảm thông và thương xót.”
Ngài kết luận: “Đất nước chúng ta và thế giới chúng ta sẽ được đổi mới, không phải bởi các chính trị gia nhưng là bởi các thánh…. Nếu chúng ta muốn một nước Mỹ mạnh hơn, chúng ta cần trở thành những vị thánh vĩ đại hơn, nhờ ơn Chúa. Không quan trọng ai là tổng thống, Chúa Giêsu vẫn là Vua và chúng ta vẫn được gọi nên thánh và đổi mới thế giới này theo hình ảnh của Vương quốc Người.” (CNA 03/11/2016)
Đức Thánh Cha chủ sự lễ cầu nguyện cho các Hồng Y, Giám Mục
Lm. Trần Đức Anh OP
14:42 04/11/2016
VATICAN. Trưa ngày 4-11-2016, ĐTC đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho các Hồng Y và GM qua đời trong 12 tháng qua.
Đồng tế với ĐTC có gần 60 Hồng Y và Giám Mục hiện diện ở Roma, trước sự tham dự của gần 1 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến các hoạt động của các vị chủ chăn đoàn chiên của Chúa Kitô đã tận tụy phục vụ và hy sinh vì phần rối những người đã được ủy thác cho các vị chăm sóc, đã thánh hóa họ nhờ các bí tích và dìu dắt họ trên con đường cứu độ. ”Đầy quyền năng của Chúa Thánh Linh, các vị chủ chăn ấy đã loan báo Tin Mừng, và với tình phụ tử, đã cố gắng thương yêu tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người vô phương thế tự về và những người cần được trợ giúp”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Qua sứ vụ, các vị chủ chăn ấy đã in vào tâm hồn các tín hữu chân lý đầy sức an ủi, theo đó ”ơn thánh và lòng thương xót của Chúa dành cho những người được Ngài tuyển chọn” (Kn 3,9), Nhân danh Thiên Chúa từ bi và tha thứ, đôi tay các vị đã chúc phúc và xá giải, những lời của các vị đã an ủi và lau khô nước mắt, sự hiện diện của các vị đã làm chứng một cách hùng hồn rằng lòng từ nhân của Thiên Chúa thật là vô tận và lòng thương xót của Chúa thật là vô biên. Một số vị chủ chăn ấy đã được kêu gọi làm chứng tá cho Tin Mừng đến mức độ anh hùng, chịu đựng những u sầu nặng nề”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Dưới ánh sáng mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, cái chết của các vị là bước vào cuộc sống sung mãn. Và dưới ánh sáng ấy chúng ta cảm thấy càng được gần gũi với những người anh em quá cố của chúng ta: cái chết có vẻ phân ly chúng ta với các vị, nhưng quyền năng của Chúa Kitô và Thần Khí của Ngài liên kết chúng ta với các vị ấy càng sâu xa hơn nữa. Chúng ta tiếp tục cảm thấy các vị ở cạnh trong sự hiệp thông của các thánh” (SD 4-11-2016)
Trong bài giảng, ĐTC nhắc đến các hoạt động của các vị chủ chăn đoàn chiên của Chúa Kitô đã tận tụy phục vụ và hy sinh vì phần rối những người đã được ủy thác cho các vị chăm sóc, đã thánh hóa họ nhờ các bí tích và dìu dắt họ trên con đường cứu độ. ”Đầy quyền năng của Chúa Thánh Linh, các vị chủ chăn ấy đã loan báo Tin Mừng, và với tình phụ tử, đã cố gắng thương yêu tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người vô phương thế tự về và những người cần được trợ giúp”.
ĐTC cũng nói rằng: ”Qua sứ vụ, các vị chủ chăn ấy đã in vào tâm hồn các tín hữu chân lý đầy sức an ủi, theo đó ”ơn thánh và lòng thương xót của Chúa dành cho những người được Ngài tuyển chọn” (Kn 3,9), Nhân danh Thiên Chúa từ bi và tha thứ, đôi tay các vị đã chúc phúc và xá giải, những lời của các vị đã an ủi và lau khô nước mắt, sự hiện diện của các vị đã làm chứng một cách hùng hồn rằng lòng từ nhân của Thiên Chúa thật là vô tận và lòng thương xót của Chúa thật là vô biên. Một số vị chủ chăn ấy đã được kêu gọi làm chứng tá cho Tin Mừng đến mức độ anh hùng, chịu đựng những u sầu nặng nề”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Dưới ánh sáng mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô, cái chết của các vị là bước vào cuộc sống sung mãn. Và dưới ánh sáng ấy chúng ta cảm thấy càng được gần gũi với những người anh em quá cố của chúng ta: cái chết có vẻ phân ly chúng ta với các vị, nhưng quyền năng của Chúa Kitô và Thần Khí của Ngài liên kết chúng ta với các vị ấy càng sâu xa hơn nữa. Chúng ta tiếp tục cảm thấy các vị ở cạnh trong sự hiệp thông của các thánh” (SD 4-11-2016)
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân thỉnh cầu Tòa Thánh đừng “đầu hàng” Bắc Kinh
Đặng Tự Do
15:06 04/11/2016
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng, đã cảnh báo mạnh mẽ chống lại một thỏa thuận đang được đề xuất, mà ngài lo ngại rằng, sẽ khiến cho chính phủ Trung Quốc có thể kiểm soát và thao túng Giáo Hội Công Giáo.
Giữa lúc có nhiều báo cáo cho thấy một hiệp ước giữa Roma và Bắc Kinh đang sắp xảy ra, trong đó Tòa Thánh sẽ chấp nhận các vị giám mục đã được “tấn phong” bởi bọn cầm quyền Trung Quốc mà không cần sự chuẩn y của Vatican, Đức Giám Mục về hưu của Hương Cảng cảnh báo rằng một thỏa thuận như thế có thể khiến cho Giáo Hội trở nên “hoàn toàn tùng phục một nhà nước vô thần.”
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân bày tỏ lo ngại rằng Vatican đã sẵn sàng nhượng bộ những nguyên tắc quan trọng “với hy vọng đạt được một thỏa thuận.”
Đức Hồng Y cũng thẳng thừng bày tỏ mối nghi ngại về mong muốn rõ rệt của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đạt được một hiệp ước. “Tôi xin lỗi phải nói rằng dù rất thiện chí, nhưng đôi khi ngài đã làm nhiều điều vô lý”.
Ngài giải thích như sau: “Đức Thánh Cha Phanxicô không có kiến thức thực sự về cộng sản,” Theo Đức Hồng Y, lớn lên tại Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng đã thấy cộng sản như là một đối tượng bị bách hại, chứ không phải là những kẻ khủng bố. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Giáo Hội đã phải chịu đựng sự khủng bố của cộng sản.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Vatican được tin là sẽ công nhận hầu hết các giám mục được tấn phong bởi chế độ Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ công nhận quyền của Tòa Thánh bổ nhiệm các giám mục mới. Tuy nhiên, những giám mục sẽ được chọn từ một danh sách do Hội Công Giáo Yêu nước đưa ra. Theo Đức Hồng Y, nếu điều này xảy ra, bọn cầm quyền Trung Quốc có thể kiểm soát các bổ nhiệm Giám Mục và chỉ giới thiệu các ứng viên nào sẵn sàng công nhận uy quyền của chính phủ. Ngoài ra, những thỏa thuận này không đề cập đến tình trạng của các giám mục “thầm lặng” và các linh mục hiện đang chịu sự sách nhiễu của chính phủ, nhiều người đang bị bắt giữ.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nhìn nhận rằng hầu hết các giám mục của Giáo Hội Công Giáo “chính thức” được công nhận bởi Bắc Kinh “rất trung thành với Giáo Hội.” Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng họ là những “con rối” của chế độ Bắc Kinh. Đức Hồng Y nói: “Tôi thà rằng không có những giám mục như thế thì hơn”.
Trong một diễn biến liên quan, một linh mục Trung Quốc viết blog dưới một cái tên giả, cũng đưa ra một lý luận tương tự. Ngài viết:
“Nhiều người nói rằng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Vatican đã đạt được với giá phải trả của Giáo Hội thầm lặng. Trong thực tế, nếu Đức Giáo Hoàng ban cho Bắc Kinh quyền bổ nhiệm giám mục, thì toàn bộ Giáo Hội tại Trung Quốc bị hy sinh. ‘Vì lợi ích của Giáo Hội tại Trung Quốc’ mà chính Giáo Hội tại Trung Quốc bị hy sinh, trao quyền bính thiêng liêng của mình cho một chính phủ vô thần. Tôi không nghĩ rằng Vatican có thể chọn một bước tiến thiếu nghiêm túc như vậy!”
Trong quá trình đàm phán với cộng sản Trung quốc, hiển nhiên là Tòa Thánh không thể công bố hết những chi tiết các thỏa thuận với Bắc Kinh. Điều đó là có thể hiểu được. Tuy nhiên, rõ ràng là những lo ngại của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân và Giáo Hội thầm lặng tại Trung Quốc xuất phát từ một thực tế không thể phủ nhận được là các vị này không hề được hỏi ý kiến bất chấp những kinh nghiệm phong phú của các vị về cộng sản, và về đất nước của chính họ.
Giữa lúc có nhiều báo cáo cho thấy một hiệp ước giữa Roma và Bắc Kinh đang sắp xảy ra, trong đó Tòa Thánh sẽ chấp nhận các vị giám mục đã được “tấn phong” bởi bọn cầm quyền Trung Quốc mà không cần sự chuẩn y của Vatican, Đức Giám Mục về hưu của Hương Cảng cảnh báo rằng một thỏa thuận như thế có thể khiến cho Giáo Hội trở nên “hoàn toàn tùng phục một nhà nước vô thần.”
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân bày tỏ lo ngại rằng Vatican đã sẵn sàng nhượng bộ những nguyên tắc quan trọng “với hy vọng đạt được một thỏa thuận.”
Đức Hồng Y cũng thẳng thừng bày tỏ mối nghi ngại về mong muốn rõ rệt của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đạt được một hiệp ước. “Tôi xin lỗi phải nói rằng dù rất thiện chí, nhưng đôi khi ngài đã làm nhiều điều vô lý”.
Ngài giải thích như sau: “Đức Thánh Cha Phanxicô không có kiến thức thực sự về cộng sản,” Theo Đức Hồng Y, lớn lên tại Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng đã thấy cộng sản như là một đối tượng bị bách hại, chứ không phải là những kẻ khủng bố. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Giáo Hội đã phải chịu đựng sự khủng bố của cộng sản.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Vatican được tin là sẽ công nhận hầu hết các giám mục được tấn phong bởi chế độ Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh sẽ công nhận quyền của Tòa Thánh bổ nhiệm các giám mục mới. Tuy nhiên, những giám mục sẽ được chọn từ một danh sách do Hội Công Giáo Yêu nước đưa ra. Theo Đức Hồng Y, nếu điều này xảy ra, bọn cầm quyền Trung Quốc có thể kiểm soát các bổ nhiệm Giám Mục và chỉ giới thiệu các ứng viên nào sẵn sàng công nhận uy quyền của chính phủ. Ngoài ra, những thỏa thuận này không đề cập đến tình trạng của các giám mục “thầm lặng” và các linh mục hiện đang chịu sự sách nhiễu của chính phủ, nhiều người đang bị bắt giữ.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nhìn nhận rằng hầu hết các giám mục của Giáo Hội Công Giáo “chính thức” được công nhận bởi Bắc Kinh “rất trung thành với Giáo Hội.” Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng họ là những “con rối” của chế độ Bắc Kinh. Đức Hồng Y nói: “Tôi thà rằng không có những giám mục như thế thì hơn”.
Trong một diễn biến liên quan, một linh mục Trung Quốc viết blog dưới một cái tên giả, cũng đưa ra một lý luận tương tự. Ngài viết:
“Nhiều người nói rằng các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Vatican đã đạt được với giá phải trả của Giáo Hội thầm lặng. Trong thực tế, nếu Đức Giáo Hoàng ban cho Bắc Kinh quyền bổ nhiệm giám mục, thì toàn bộ Giáo Hội tại Trung Quốc bị hy sinh. ‘Vì lợi ích của Giáo Hội tại Trung Quốc’ mà chính Giáo Hội tại Trung Quốc bị hy sinh, trao quyền bính thiêng liêng của mình cho một chính phủ vô thần. Tôi không nghĩ rằng Vatican có thể chọn một bước tiến thiếu nghiêm túc như vậy!”
Trong quá trình đàm phán với cộng sản Trung quốc, hiển nhiên là Tòa Thánh không thể công bố hết những chi tiết các thỏa thuận với Bắc Kinh. Điều đó là có thể hiểu được. Tuy nhiên, rõ ràng là những lo ngại của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân và Giáo Hội thầm lặng tại Trung Quốc xuất phát từ một thực tế không thể phủ nhận được là các vị này không hề được hỏi ý kiến bất chấp những kinh nghiệm phong phú của các vị về cộng sản, và về đất nước của chính họ.
Đức Thánh Cha đau buồn vì tất cả các nhà thờ trong vùng Norcia bị động đất tàn phá hoàn toàn
Đặng Tự Do
19:20 04/11/2016
Tất cả các nhà thờ ở Norcia (tiếng Ý gọi là Nursia), nơi sinh của Thánh Biển Đức, đã bị phá hủy bởi các trận động đất ngày 30 tháng 10. Cả ngôi nhà thờ kính thánh Biển Đức từ thời Trung Cổ cũng bị san bằng.
Các tu sĩ Biển Đức ở Norcia cho biết
“Tất cả các nhà thờ ở Norcia bị san thành bình địa. Tất cả, không sót một ngôi nhà thờ nào. Mái nhà sụp xuống nền nhà thờ. Nhưng thật là một phép lạ vì không trường hợp tử vong nào.”
Sau khi về lại Vatican sau chuyến tông du Thụy Điển, vào tối thứ tư, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện cho Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Spoleto-Norcia, là Đức Cha Renato Boccardo, để bày tỏ sự gần gũi của ngài với dân chúng trong thung lũng Valnerina, được hình thành bởi sông Nera, chảy từ vùng Marche của Ý vào vùng Umbria. Thung lũng này là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các trận động đất từ 26 đến 30 tháng Mười.
Đức Tổng Giám Mục đang ở Norcia trong chuyến viếng thăm của tổng thống Italia Sergio Mattarella. Tổng thống đã đi thị sát các vùng bị thiệt hại nặng nhất bởi các trận động đất.
Đức Tổng Giám mục Boccardo cho biết ngài giải thích cho Đức Thánh Cha về “những khó khăn và nỗi sợ hãi của người dân giờ đây đang lâm vào tình cảnh vô gia cư và không cảm thấy an toàn. Trong hai tháng đầy những trận động đất, chúng tôi chịu nhiều mất mát to lớn các di sản đức tin và nghệ thuật trong thung lũng của chúng tôi.”
Ông nói thêm đó Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với ông những lời cầu nguyện và ban phép lành cho người dân chịu ảnh hưởng.
“Đức Giáo Hoàng cho biết ngài rất buồn bởi sự sụp đổ rất nhiều tòa nhà thiêng liêng, biểu tượng đức tin và bản sắc của người dân”, Đức Tổng Giám mục Boccardo nói.
Các tu sĩ Biển Đức ở Norcia cho biết
“Tất cả các nhà thờ ở Norcia bị san thành bình địa. Tất cả, không sót một ngôi nhà thờ nào. Mái nhà sụp xuống nền nhà thờ. Nhưng thật là một phép lạ vì không trường hợp tử vong nào.”
Sau khi về lại Vatican sau chuyến tông du Thụy Điển, vào tối thứ tư, Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện cho Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Spoleto-Norcia, là Đức Cha Renato Boccardo, để bày tỏ sự gần gũi của ngài với dân chúng trong thung lũng Valnerina, được hình thành bởi sông Nera, chảy từ vùng Marche của Ý vào vùng Umbria. Thung lũng này là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các trận động đất từ 26 đến 30 tháng Mười.
Đức Tổng Giám Mục đang ở Norcia trong chuyến viếng thăm của tổng thống Italia Sergio Mattarella. Tổng thống đã đi thị sát các vùng bị thiệt hại nặng nhất bởi các trận động đất.
Đức Tổng Giám mục Boccardo cho biết ngài giải thích cho Đức Thánh Cha về “những khó khăn và nỗi sợ hãi của người dân giờ đây đang lâm vào tình cảnh vô gia cư và không cảm thấy an toàn. Trong hai tháng đầy những trận động đất, chúng tôi chịu nhiều mất mát to lớn các di sản đức tin và nghệ thuật trong thung lũng của chúng tôi.”
Ông nói thêm đó Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với ông những lời cầu nguyện và ban phép lành cho người dân chịu ảnh hưởng.
“Đức Giáo Hoàng cho biết ngài rất buồn bởi sự sụp đổ rất nhiều tòa nhà thiêng liêng, biểu tượng đức tin và bản sắc của người dân”, Đức Tổng Giám mục Boccardo nói.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục Đã Qua Đời.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
09:48 04/11/2016
Giáo Phận Phan Thiết: Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục Đã Qua Đời.
Hàng năm, theo truyền thống, lúc 8g15 ngày hôm nay 4.11.2016, Linh mục đoàn Phan thiết đến kính viếng Nghĩa trang Linh mục thuộc Giáo xứ Vinh an và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các ngài.
Xem Hình
Từ nghĩa trang, đoàn rước tiến vào Nhà thờ hiệp dâng thánh lễ.
Cha G.Vianney Dương Nguyên Kha, Thư ký TGM đọc danh sách các linh mục đã qua đời. Cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, Tổng Đại Diện chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và 40 Linh mục đã qua đời. Linh mục đoàn, các tu sĩ, thân nhân và bà con giáo dân hiệp thông cầu nguyện.
“Ngày đầu tháng 11 dẫn bước chân chúng ta đến với nghĩa trang các linh mục giáo phận. Đây là một hành vi đậm tính nhận văn, người thế hệ sau tưởng nhớ đến những người thuộc về thế hệ trước. Nhất là những người đi trước ấy đã để lại những dấu ấn mục vụ tại giáo phận. Tưởng nhớ đến công ơn của các ngài và đồng thời đây cũng là một hành vi giàu ý nghĩa thiêng trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Mỗi một người còn sống, cách riêng các linh mục đồng tế, nhớ đến những linh mục đã ra đi, vừa là để nhận biết những hồng ân các ngài đã thực hiện trong giáo phận vừa để chung lời cầu nguyện với tất cả mọi người cho phần rỗi thiêng liêng của các ngài. Sứ mệnh các ngài đã chu toàn, nhưng số mệnh của các ngài như thế nào thì xin phó dâng trong tình thương của Thiên Chúa. Chính vì thế, lời cầu nguyện của cộng đoàn phụng vụ dành cho các linh mục đã ra đi là một phần rất quý giá hiệp chung trong truyền thống tốt lành của giáo phận nhớ đến các linh mục đã qua đời. Tất cả được hiệp thông trong cùng một lời kinh. Xin Chúa đón nhận các đấng vào trong hạnh phúc đời đời và xin các đấng chuyển cầu cho nhịp sống mục vụ của giáo phận” (Đức Cha Giuse).
Cha Tổng Đại Diện giảng lễ. Từ Phúc âm Ga 17,20-26, ngài gợi lên những suy niệm về “Cuộc sống bất diệt trong Thiên Chúa”.
Kính thưa quí Cha Hạt Trưởng, quý Cha, quý Thầy Phó Tế, quý Tu sĩ Nam Nữ và cộng đoàn.
Cùng đích cuộc sống của mỗi tín hữu Công Giáo, là cuộc sống lại với Chúa Ki-tô Phục Sinh và sống đời đời trong Thiên Chúa, trong Nước Thiên Chúa.
Trong khi mỗi con người được sinh ra và lớn lên, chưa xác định được con đường mình đi, chưa xác tín được ý nghĩa thiêng thánh quí giá này, lòng ước muốn hay khao khát chưa kịp vươn tới ý nghĩa cao trọng này, cuộc sống quí giá này, thì Thiên Chúa, qua Đức Giê-su Ki-tô đã khao khát, đã ước muốn, và đã biến khao khát, biến ước muốn ấy thành sự thực là Ơn Cứu rỗi cho nhân loại.
Vâng, khi được sinh ra trong cõi đời để làm người, rồi lớn lên theo thời gian, ai cũng hồn nhiên mong ước một tương lai huy hoàng, xán lạn, ai cũng hồn nhiên khao khát một cuộc sống trần gian hạnh phúc, được mấy người sớm hiểu ra cái cùng đích đích thực của cuộc đời, để hướng lòng khao khát của mình đến cuộc sống ở đời sau.
Hội Thánh Công Giáo được thiết lập và nhận lấy sứ vụ của Đức Giê-su Ki-tô, là chuyển thông cho thế giới, cho nhân loại niềm khao khát của Thiên Chúa, và làm cho nhân loại được sống trong niềm khát khao thánh thiện này là: “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”.
Vâng, để cho nhân loại “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”, Chúa Giê-su đã thiết lập Hội Thánh Người trên nền tảng các Tông Đồ như là một cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến. Qua các Tông Đồ, những kẻ tin đến được với chính Đức Giêsu, và Chúa Giê-su mang lại cho họ sự sống bất diệt.
Linh mục của Thiên Chúa, của Giáo Hội Chúa Giê-su, là người được vinh dự chia sẻ chính sứ vụ của các tông đồ của Người, và còn hơn thế nữa, chia sẻ chính Con Người và Sự Nghiệp của Đức Giê-su Ki-tô. Bởi thế, có thể mạnh dạn mà xác tín rằng; còn linh mục là còn Hội Thánh Chúa.
Chúa Giê-su yêu thương các linh mục, và có thể nói, Người đã ban cho các linh mục hồng ân “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt” ngay ở đời này, để nhờ các Ngài, nhờ lời rao giảng của các Ngài, nhờ cuộc sống Phục Sinh của các Ngài, mà cả và nhân loại cũng được ơn cao trọng ấy, là: “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”.
Trang Tin Mừng hôm nay tỏ rõ ước muốn thánh thiện của Chúa Giê-su Ki-tô dành cho các linh mục, khi Ngài ngước mắt lên trời mà khẩn thiết nguyện xin với Chúa Cha:
Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.
Các linh mục: là những người mà Thiên Chúa Cha đã ban cho Chúa Giê-su để nối dài công cuộc cứu rỗi nhân loại.
Các linh mục: là những người mà Chúa Giê-su khao khát lòng họ luôn kết hiệp mật thiết với Ngài, để Ngài ở đâu, thì linh mục cũng ở đó với Ngài.
Thiết thực hơn nữa, các linh mục là người mà Chúa Giê-su khao khát lòng họ hân hoan cùng Ngài đón nhận đau thương của hy tế thập giá và vinh dự, vinh quang của phục sinh, không phải ngày mai, mà ngay trong cuộc sống này.
Và còn hơn thế nữa, ước muốn thánh thiện của Chúa Giê-su còn thôi thúc Ngài nguyện xin với Chúa Cha ban hồng phúc “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt” cho đoàn chiên của các linh mục nữa:
Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta.
Chúa Giê-su Ki-tô đã tha thiết nguyện xin Chúa Cha ban cho tất cả các tín hữu được cứu rỗi, được ơn sống lại, được sống đời đời bất diệt trong Thiên Chúa vì họ đã nhờ Lời các Linh Mục mà tin vào Ngài, vì họ đã nhờ vào đời sống hiến tế, khó nghèo, trong sạch, tận tụy hy sinh, khiêm nhường phục vụ hết mình, của các Linh Mục, mà tin vào Thập giá và sự Phục Sinh của Ngài.
Kính thưa quí Cha và cộng đoàn,
Lòng yêu thương và ước muốn, khao khát thánh thiện xuất phát từ Thiên Chúa Cha, qua Chúa Giê-su như dòng suối tuôn tràn xuống đến các Tông Đồ, đến các Linh Mục rồi đến đoàn chiên Chúa và nhân loại… là để cho hết thảy nhân loại được ơn cứu rỗi, chính là “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”.
Như thế đó, con người và sứ vụ của linh mục thật quan trọng đối với phần rỗi của các linh hồn biết bao, nếu không nói là, các linh mục luôn là những người mắc nợ các linh hồn món nợ hồng ân “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”, mà món nợ ấy, phải hoàn trả trong suốt cuộc đời mình, cho thỏa lòng khát khao của Thiên Chúa, thỏa lòng khao khát của Đức Giê-su Ki-tô, Con của Ngài.
Khi hướng lòng về các linh mục trong giáo phận đã qua đời,
- Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa đã ban cho nhân loại những Đức Ki-tô khác, nối tiếp công cuộc cứu rỗi của Chúa Ki-tô đã chết và đã sống lại, để nhờ những Đức Ki-tô khác này, mà con người “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”
- Chúng ta cùng nguyện xin Chúa tha thứ những lầm lỗi do bản tính yếu hèn nơi con người của các linh mục; xin Chúa rút ngắn thời gian luyện hình của các Ngài, và ban cho các Ngài được sống muôn đời trong Thiên Chúa, trong Nước Thiên Chúa
- Đồng thời, xin anh chị em cũng cầu nguyện cho hết thảy anh em linh mục chúng tôi đang còn sống đây, được nên một với Đức Giê-su, một con người, một trái tim, một hy tế, một khát khao cứu rỗi các linh hồn.
Lạy Chúa, xin tha thứ cho các linh mục đã qua đời, xin ban thưởng niềm vui trường sinh, và xin ban cho chúng con xứng đáng là những linh mục mang lại cho đoàn chiên hồng ân “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”. A men.
Sau thánh lễ Linh mục đoàn tĩnh tâm quý. Cha Tổng Đại Diện thông báo: Chúa Nhật 32 thường niên,Lễ bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa tại các Giáo Hạt; Lúc 7 giờ sáng ngày 13.11.2016, tại Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao và 4 giờ chiều 13.11, tại Nhà thờ Chính tòa; Quý cha mang lễ phục đỏ, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Giáo Hội dành tháng 11 cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nên tháng 11 là tháng của niềm hy vọng Phục sinh. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống của mình.Và mỗi khi đặt bó hoa tươi trên phần mộ người thân yêu, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh.Quả thật: sự sống thay đổi chứ không mất đi. Chết là cửa để bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Chuyến đi đời đời ấy lại tùy thuộc vào những tích chứa, những công phúc đã lập trong cuộc sống tại thế này.
Các linh mục, sau một đời hiến dâng phục vụ đã về với Chúa, đi vào cõi hằng sống. Xin Chúa mở lòng khoan dung nhân hậu cho các tôi tớ tốt lành và trung tín được lãnh gia nghiệp phần thưởng Chúa đã dành sẵn cho từ thuở đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Hàng năm, theo truyền thống, lúc 8g15 ngày hôm nay 4.11.2016, Linh mục đoàn Phan thiết đến kính viếng Nghĩa trang Linh mục thuộc Giáo xứ Vinh an và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các ngài.
Xem Hình
Từ nghĩa trang, đoàn rước tiến vào Nhà thờ hiệp dâng thánh lễ.
Cha G.Vianney Dương Nguyên Kha, Thư ký TGM đọc danh sách các linh mục đã qua đời. Cha Phêrô Nguyễn Xuân Anh, Tổng Đại Diện chủ sự thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và 40 Linh mục đã qua đời. Linh mục đoàn, các tu sĩ, thân nhân và bà con giáo dân hiệp thông cầu nguyện.
“Ngày đầu tháng 11 dẫn bước chân chúng ta đến với nghĩa trang các linh mục giáo phận. Đây là một hành vi đậm tính nhận văn, người thế hệ sau tưởng nhớ đến những người thuộc về thế hệ trước. Nhất là những người đi trước ấy đã để lại những dấu ấn mục vụ tại giáo phận. Tưởng nhớ đến công ơn của các ngài và đồng thời đây cũng là một hành vi giàu ý nghĩa thiêng trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Mỗi một người còn sống, cách riêng các linh mục đồng tế, nhớ đến những linh mục đã ra đi, vừa là để nhận biết những hồng ân các ngài đã thực hiện trong giáo phận vừa để chung lời cầu nguyện với tất cả mọi người cho phần rỗi thiêng liêng của các ngài. Sứ mệnh các ngài đã chu toàn, nhưng số mệnh của các ngài như thế nào thì xin phó dâng trong tình thương của Thiên Chúa. Chính vì thế, lời cầu nguyện của cộng đoàn phụng vụ dành cho các linh mục đã ra đi là một phần rất quý giá hiệp chung trong truyền thống tốt lành của giáo phận nhớ đến các linh mục đã qua đời. Tất cả được hiệp thông trong cùng một lời kinh. Xin Chúa đón nhận các đấng vào trong hạnh phúc đời đời và xin các đấng chuyển cầu cho nhịp sống mục vụ của giáo phận” (Đức Cha Giuse).
Cha Tổng Đại Diện giảng lễ. Từ Phúc âm Ga 17,20-26, ngài gợi lên những suy niệm về “Cuộc sống bất diệt trong Thiên Chúa”.
Kính thưa quí Cha Hạt Trưởng, quý Cha, quý Thầy Phó Tế, quý Tu sĩ Nam Nữ và cộng đoàn.
Cùng đích cuộc sống của mỗi tín hữu Công Giáo, là cuộc sống lại với Chúa Ki-tô Phục Sinh và sống đời đời trong Thiên Chúa, trong Nước Thiên Chúa.
Trong khi mỗi con người được sinh ra và lớn lên, chưa xác định được con đường mình đi, chưa xác tín được ý nghĩa thiêng thánh quí giá này, lòng ước muốn hay khao khát chưa kịp vươn tới ý nghĩa cao trọng này, cuộc sống quí giá này, thì Thiên Chúa, qua Đức Giê-su Ki-tô đã khao khát, đã ước muốn, và đã biến khao khát, biến ước muốn ấy thành sự thực là Ơn Cứu rỗi cho nhân loại.
Vâng, khi được sinh ra trong cõi đời để làm người, rồi lớn lên theo thời gian, ai cũng hồn nhiên mong ước một tương lai huy hoàng, xán lạn, ai cũng hồn nhiên khao khát một cuộc sống trần gian hạnh phúc, được mấy người sớm hiểu ra cái cùng đích đích thực của cuộc đời, để hướng lòng khao khát của mình đến cuộc sống ở đời sau.
Hội Thánh Công Giáo được thiết lập và nhận lấy sứ vụ của Đức Giê-su Ki-tô, là chuyển thông cho thế giới, cho nhân loại niềm khao khát của Thiên Chúa, và làm cho nhân loại được sống trong niềm khát khao thánh thiện này là: “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”.
Vâng, để cho nhân loại “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”, Chúa Giê-su đã thiết lập Hội Thánh Người trên nền tảng các Tông Đồ như là một cộng đoàn đức tin, đức cậy và đức mến. Qua các Tông Đồ, những kẻ tin đến được với chính Đức Giêsu, và Chúa Giê-su mang lại cho họ sự sống bất diệt.
Linh mục của Thiên Chúa, của Giáo Hội Chúa Giê-su, là người được vinh dự chia sẻ chính sứ vụ của các tông đồ của Người, và còn hơn thế nữa, chia sẻ chính Con Người và Sự Nghiệp của Đức Giê-su Ki-tô. Bởi thế, có thể mạnh dạn mà xác tín rằng; còn linh mục là còn Hội Thánh Chúa.
Chúa Giê-su yêu thương các linh mục, và có thể nói, Người đã ban cho các linh mục hồng ân “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt” ngay ở đời này, để nhờ các Ngài, nhờ lời rao giảng của các Ngài, nhờ cuộc sống Phục Sinh của các Ngài, mà cả và nhân loại cũng được ơn cao trọng ấy, là: “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”.
Trang Tin Mừng hôm nay tỏ rõ ước muốn thánh thiện của Chúa Giê-su Ki-tô dành cho các linh mục, khi Ngài ngước mắt lên trời mà khẩn thiết nguyện xin với Chúa Cha:
Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành.
Các linh mục: là những người mà Thiên Chúa Cha đã ban cho Chúa Giê-su để nối dài công cuộc cứu rỗi nhân loại.
Các linh mục: là những người mà Chúa Giê-su khao khát lòng họ luôn kết hiệp mật thiết với Ngài, để Ngài ở đâu, thì linh mục cũng ở đó với Ngài.
Thiết thực hơn nữa, các linh mục là người mà Chúa Giê-su khao khát lòng họ hân hoan cùng Ngài đón nhận đau thương của hy tế thập giá và vinh dự, vinh quang của phục sinh, không phải ngày mai, mà ngay trong cuộc sống này.
Và còn hơn thế nữa, ước muốn thánh thiện của Chúa Giê-su còn thôi thúc Ngài nguyện xin với Chúa Cha ban hồng phúc “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt” cho đoàn chiên của các linh mục nữa:
Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta.
Chúa Giê-su Ki-tô đã tha thiết nguyện xin Chúa Cha ban cho tất cả các tín hữu được cứu rỗi, được ơn sống lại, được sống đời đời bất diệt trong Thiên Chúa vì họ đã nhờ Lời các Linh Mục mà tin vào Ngài, vì họ đã nhờ vào đời sống hiến tế, khó nghèo, trong sạch, tận tụy hy sinh, khiêm nhường phục vụ hết mình, của các Linh Mục, mà tin vào Thập giá và sự Phục Sinh của Ngài.
Kính thưa quí Cha và cộng đoàn,
Lòng yêu thương và ước muốn, khao khát thánh thiện xuất phát từ Thiên Chúa Cha, qua Chúa Giê-su như dòng suối tuôn tràn xuống đến các Tông Đồ, đến các Linh Mục rồi đến đoàn chiên Chúa và nhân loại… là để cho hết thảy nhân loại được ơn cứu rỗi, chính là “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”.
Như thế đó, con người và sứ vụ của linh mục thật quan trọng đối với phần rỗi của các linh hồn biết bao, nếu không nói là, các linh mục luôn là những người mắc nợ các linh hồn món nợ hồng ân “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”, mà món nợ ấy, phải hoàn trả trong suốt cuộc đời mình, cho thỏa lòng khát khao của Thiên Chúa, thỏa lòng khao khát của Đức Giê-su Ki-tô, Con của Ngài.
Khi hướng lòng về các linh mục trong giáo phận đã qua đời,
- Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì Chúa đã ban cho nhân loại những Đức Ki-tô khác, nối tiếp công cuộc cứu rỗi của Chúa Ki-tô đã chết và đã sống lại, để nhờ những Đức Ki-tô khác này, mà con người “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”
- Chúng ta cùng nguyện xin Chúa tha thứ những lầm lỗi do bản tính yếu hèn nơi con người của các linh mục; xin Chúa rút ngắn thời gian luyện hình của các Ngài, và ban cho các Ngài được sống muôn đời trong Thiên Chúa, trong Nước Thiên Chúa
- Đồng thời, xin anh chị em cũng cầu nguyện cho hết thảy anh em linh mục chúng tôi đang còn sống đây, được nên một với Đức Giê-su, một con người, một trái tim, một hy tế, một khát khao cứu rỗi các linh hồn.
Lạy Chúa, xin tha thứ cho các linh mục đã qua đời, xin ban thưởng niềm vui trường sinh, và xin ban cho chúng con xứng đáng là những linh mục mang lại cho đoàn chiên hồng ân “được sống với Thiên Chúa trong cuộc sống bất diệt”. A men.
Sau thánh lễ Linh mục đoàn tĩnh tâm quý. Cha Tổng Đại Diện thông báo: Chúa Nhật 32 thường niên,Lễ bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa tại các Giáo Hạt; Lúc 7 giờ sáng ngày 13.11.2016, tại Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao và 4 giờ chiều 13.11, tại Nhà thờ Chính tòa; Quý cha mang lễ phục đỏ, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Giáo Hội dành tháng 11 cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nên tháng 11 là tháng của niềm hy vọng Phục sinh. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống của mình.Và mỗi khi đặt bó hoa tươi trên phần mộ người thân yêu, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh.Quả thật: sự sống thay đổi chứ không mất đi. Chết là cửa để bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Chuyến đi đời đời ấy lại tùy thuộc vào những tích chứa, những công phúc đã lập trong cuộc sống tại thế này.
Các linh mục, sau một đời hiến dâng phục vụ đã về với Chúa, đi vào cõi hằng sống. Xin Chúa mở lòng khoan dung nhân hậu cho các tôi tớ tốt lành và trung tín được lãnh gia nghiệp phần thưởng Chúa đã dành sẵn cho từ thuở đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tin Vui: Huân Chương Cây Kim Vàng Của Đức Tặng Cho Một Người Công Giáo Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản
Trầm Hương Thơ
20:23 04/11/2016
Tin Vui: Huân Chương Cây Kim Vàng Của Đức Tặng Cho Một Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản
Ông Vincent Nguyễn văn Ri thuyển nhân đầu tiên nhận Ân thưởng Bốn Huân Chương cao qúy trong 35 năm sống tại Đức.
Ông Vincent Nguyễn văn Rị thuyền nhân đầu tiên nhận Ân thưởng Bốn Huân Chương trong 35 năm sống tại Đức. Đây không chỉ là là niềm hãnh diện riếng chó cá nhận ông nhưng còn cho gia đình dòng họ và tất cả những thuyền nhân tỵ nạn cộng sản tại Đức và trên toàn thế.
Và hôm nay ngày 3.11.2016. tại tòa Đô Chánh MG. Ông Nguyễn văn Rị được trao tặng huân chương cây kim vàng và bằng tưởng lục của thành phố Mönchengladbach.
Đây là một sự hãnh diện chung đặc biệt cho hội NVTNCS MG cũng như niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt tỵ nan cộng sản tại Cộng hoà liên bang Đức.
Vâng, cách đây mấy tuần ông Vicent Nguyễn Văn Rị được thơ của thành phố do ông Thị Trưởng ấn ký báo cho biết ông được thành phố Mönchengladbach báo tin vui đã bình chọn ông là công dân xuất sắc trong nhưng công việc của xã hội của mấy chục năm qua, và đưa tới quyết định trao giải "Cây Kim Vàng". Ông có báo tin vui này cho tôi và mong rằng tôi cùng có mặt trong ngày này tại sảnh đường thành phố Mönchengladbach nơi tổ chức lễ vinh danh vào ngày 03.11.2016. để cùng chung niềm vui này, vì anh em chúng tôi đã cùng làm việc tông đồ trong Liên Đoàn Công Giáo, trong vùng, trong các hội đoàn với nhau mấy mươi năm qua.
Hai nhạc công vĩ cầm chuyên nghiệp được mời đến để giúp vui xen kẽ trước và sau những phát biểu của ông thị trưởng và vinh danh sáu người đặc biệt hôm nay.
Đúng 12giờ trưa nay 03.11.2016 ông Thị trưởng thành phố Mönchengladbach chào mừng tất cả qúy quan khách, các chính trị gia thay mặt các đảng chính trị lớn của thành phố, và đặc biệt là 6 người được tưởng thưởng vinh danh hôm nay gồm 2 người đuợc huân chương của Tổng Thống CHLBĐ. và 4 người được tưởng thưởng vinh danh Cây Kim Vàng trong đó có một người Đức gốc Việt Nam TNcs duy nhất là ông Vicent Nguyễn Văn Rị.
Ông Thị Trưởng Thành Phố đọc hồ sơ từng người một trước khi mời lên để gắn huân chương.
Những thành tích gì đã làm trong mấy mươi năm qua. Có người bốn năm mươi năm đã cống hiến bền bỉ xây dựng cho những công việc của thành phố đem lại bao nhiêu kết qủa. Có người chuyên về hoạt động từ thiện v.v...
Phần nói về ông Vicent Nguyễn Văn Rị là một thuyền nhân Tỵ Nạn cộng sản, đến Đức năm 1981 đã có nghề nghiệp và
không những hội nhập tốt vào xã hội tốt, ông còn hoạt động không ngừng nghỉ trong suốt 35 năm qua về văn hóa, xã hội, đặc biệt là vấn đề từ thiện từ thiện tại CHLB Đức và chó tất cả những nơi đâu có thể.
Gia đình ông có 7 trai và 1 gái. 5 người con lớn đã tốt nghiệp đại học và đã có công ăn việc làm tốt, 3 người kết út và út đang học đại học sắp xong. Nhìn một gia đình như vậy thì chúng ta thấy sao?
Đây là một sự thành công trong cuộc sống cả về gia đình lẫn ngoài xã hội. Mong rằng xã hội chúng ta đang sống trong thời hiện tại sẽ có nhiều gia đình như thế. Cha mẹ sống đạo tốt và sinh hoạt hội đoàn, từ thiện và các con cùng cộng tác thì sẽ có một xã hội tốt, mà xã hội tốt thì sẽ có một đất nước tốt, đất nước tốt là một đất nước lý tưởng và thành công.
Ông hội trưởng Vicent Nguyễn Văn Rị 48 năm phục vụ công việc tông đồ Giáo Dân, và 35 năm Hội nhập tại Thành Phố Mönchengladbach không ngừng nghỉ.
Đây là một thành phố dân số khoảng 3 trăm ngàn, nằm ở hướng tây của nước Đức thuộc tiểu bang Nordrheinwesfallen với 20 triệu dân trong toàn tiểu bang. Đây cũng là tiểu bang đông dân nhất nước Đức.
Cũng xin được nhắc lại: Đây là huân chương cao qúy thứ tư ông được ân thưởng trong vòng 11 năm.
- Ngày 27.09.2005 nhận huân chương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban tặng Huân Chương và bằng Hiệp Sĩ „Pro Ecclesia et Pontifice“.
- Ngày 12.05.2010 nhận huân chương „Verdienst orden Bundes Republik Deutschland“ và bằng tưởng lục của Tổng Thống Cộng Hoà Liên Bang Đức do chính ông Horst Köhler Tổng Thống CHLBĐ trao. Và thư chúc mừng của bà thủ tướng Liên bang Dr. Angela Merkel.
- Ngày 7.11.2013 Thủ hiến tiểu bang Nordrhein-Westfalen tặng huân chương“Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen“.
Ông được chính phủ tiểu bang NRW đông dân cư nhất nước Đức ca. 20 triệu dân bình chọn là một trong 7 người đã có những thành tích hội nhập và những đóng góp tích cực cho xã hội và trao huân chương và bằng tưởng lục.
-Thư chúc mừng Prof.Dr.Maria Böhmer,CDU Staatsministerin bei der Bundeskanzlerin.
-Thư Chúc mừng Dr.Philipp Rösler cựu Phó thủ Tướng Đức gốc Việt.
-Thư chúc mừng Dr.Günter Krings CDU nghị sĩ Quốc hội LB Đức, CT Đảng CDU tại MG, thứ trưởng Bộ nội Vụ CHLB Đức.
Theo tôi biết thì đây chắc có lẽ là người duy nhất ở Đức và có lẽ cả ở những nước khác có một người hoạt động tông đồ mà được đầy đủ cả bốn huân chương cả đạo lẫn đời như vậy.
Đây là một trường hợp rất đặc biệt làm rạng danh cho thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản, và vẻ vang cho cộng đồng người Việt năm Châu.
Trầm Hương Thơ.
ghi nhanh. 03.11.2016
Ông Vincent Nguyễn văn Ri thuyển nhân đầu tiên nhận Ân thưởng Bốn Huân Chương cao qúy trong 35 năm sống tại Đức.
Và hôm nay ngày 3.11.2016. tại tòa Đô Chánh MG. Ông Nguyễn văn Rị được trao tặng huân chương cây kim vàng và bằng tưởng lục của thành phố Mönchengladbach.
Đây là một sự hãnh diện chung đặc biệt cho hội NVTNCS MG cũng như niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt tỵ nan cộng sản tại Cộng hoà liên bang Đức.
Vâng, cách đây mấy tuần ông Vicent Nguyễn Văn Rị được thơ của thành phố do ông Thị Trưởng ấn ký báo cho biết ông được thành phố Mönchengladbach báo tin vui đã bình chọn ông là công dân xuất sắc trong nhưng công việc của xã hội của mấy chục năm qua, và đưa tới quyết định trao giải "Cây Kim Vàng". Ông có báo tin vui này cho tôi và mong rằng tôi cùng có mặt trong ngày này tại sảnh đường thành phố Mönchengladbach nơi tổ chức lễ vinh danh vào ngày 03.11.2016. để cùng chung niềm vui này, vì anh em chúng tôi đã cùng làm việc tông đồ trong Liên Đoàn Công Giáo, trong vùng, trong các hội đoàn với nhau mấy mươi năm qua.
Hai nhạc công vĩ cầm chuyên nghiệp được mời đến để giúp vui xen kẽ trước và sau những phát biểu của ông thị trưởng và vinh danh sáu người đặc biệt hôm nay.
Đúng 12giờ trưa nay 03.11.2016 ông Thị trưởng thành phố Mönchengladbach chào mừng tất cả qúy quan khách, các chính trị gia thay mặt các đảng chính trị lớn của thành phố, và đặc biệt là 6 người được tưởng thưởng vinh danh hôm nay gồm 2 người đuợc huân chương của Tổng Thống CHLBĐ. và 4 người được tưởng thưởng vinh danh Cây Kim Vàng trong đó có một người Đức gốc Việt Nam TNcs duy nhất là ông Vicent Nguyễn Văn Rị.
Ông Thị Trưởng Thành Phố đọc hồ sơ từng người một trước khi mời lên để gắn huân chương.
Phần nói về ông Vicent Nguyễn Văn Rị là một thuyền nhân Tỵ Nạn cộng sản, đến Đức năm 1981 đã có nghề nghiệp và
không những hội nhập tốt vào xã hội tốt, ông còn hoạt động không ngừng nghỉ trong suốt 35 năm qua về văn hóa, xã hội, đặc biệt là vấn đề từ thiện từ thiện tại CHLB Đức và chó tất cả những nơi đâu có thể.
Gia đình ông có 7 trai và 1 gái. 5 người con lớn đã tốt nghiệp đại học và đã có công ăn việc làm tốt, 3 người kết út và út đang học đại học sắp xong. Nhìn một gia đình như vậy thì chúng ta thấy sao?
Đây là một sự thành công trong cuộc sống cả về gia đình lẫn ngoài xã hội. Mong rằng xã hội chúng ta đang sống trong thời hiện tại sẽ có nhiều gia đình như thế. Cha mẹ sống đạo tốt và sinh hoạt hội đoàn, từ thiện và các con cùng cộng tác thì sẽ có một xã hội tốt, mà xã hội tốt thì sẽ có một đất nước tốt, đất nước tốt là một đất nước lý tưởng và thành công.
Ông hội trưởng Vicent Nguyễn Văn Rị 48 năm phục vụ công việc tông đồ Giáo Dân, và 35 năm Hội nhập tại Thành Phố Mönchengladbach không ngừng nghỉ.
Đây là một thành phố dân số khoảng 3 trăm ngàn, nằm ở hướng tây của nước Đức thuộc tiểu bang Nordrheinwesfallen với 20 triệu dân trong toàn tiểu bang. Đây cũng là tiểu bang đông dân nhất nước Đức.
Cũng xin được nhắc lại: Đây là huân chương cao qúy thứ tư ông được ân thưởng trong vòng 11 năm.
- Ngày 27.09.2005 nhận huân chương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban tặng Huân Chương và bằng Hiệp Sĩ „Pro Ecclesia et Pontifice“.
- Ngày 7.11.2013 Thủ hiến tiểu bang Nordrhein-Westfalen tặng huân chương“Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen“.
Ông được chính phủ tiểu bang NRW đông dân cư nhất nước Đức ca. 20 triệu dân bình chọn là một trong 7 người đã có những thành tích hội nhập và những đóng góp tích cực cho xã hội và trao huân chương và bằng tưởng lục.
-Thư chúc mừng Prof.Dr.Maria Böhmer,CDU Staatsministerin bei der Bundeskanzlerin.
-Thư Chúc mừng Dr.Philipp Rösler cựu Phó thủ Tướng Đức gốc Việt.
-Thư chúc mừng Dr.Günter Krings CDU nghị sĩ Quốc hội LB Đức, CT Đảng CDU tại MG, thứ trưởng Bộ nội Vụ CHLB Đức.
Theo tôi biết thì đây chắc có lẽ là người duy nhất ở Đức và có lẽ cả ở những nước khác có một người hoạt động tông đồ mà được đầy đủ cả bốn huân chương cả đạo lẫn đời như vậy.
Đây là một trường hợp rất đặc biệt làm rạng danh cho thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản, và vẻ vang cho cộng đồng người Việt năm Châu.
Trầm Hương Thơ.
ghi nhanh. 03.11.2016
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Công giáo có nên hỏa thiêu xác của thân nhân đã qua đời không?
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
18:33 04/11/2016
NGƯỜI Công Giáo CÓ NÊN HỎA THIÊU XÁC (cremation) CỦA THÂN NHÂN ĐÃ QUA ĐỜI KHÔNG?
Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn, xin cha giải thích rõ là có nên thiêu xác người chết không, vì Giáo Hội đã cho phép hỏa táng?
Trả lời: Đúng Giáo Hội đã cho phép hỏa táng (cremation) xác chết miễn là việc này không có nghĩa là phủ nhận niềm tin “xác loài người ngày sau sống lại”như ta đọc trong kinh Tin Kính.
Sở dĩ có việc cấm hỏa thiêu xác người chết là vì trước kia có bè rối kia (heretics ) đã chống lại niềm tin của Giáo Hội về sự sống lại của kẻ chết, nên đã hô hào đốt xác chết để thách đố xem Giáo Hội còn lấy gì mà tin xác kẻ chết sẽ sống lại được nữa. Vì thế Giáo Hội đã cấm thiêu xác kẻ chết để không mắc mưu bè rối kia.
Nhưng sau này bè rối đó đã tan rã , nên từ sau Công Đồng Vaticanô II , Giáo Hội lại cho phép hỏa táng, miễn là việc này không có nghĩa chối bỏ niềm tin về sự sống lại của những ai đã chết trong thân xác con người. (x. SGLGHCG, số 2301, giáo luật số 1176,& 3)
Tuy nhiên, theo truyền thống rất xa xưa trong xã hội loài người, đặc biệt là người Do Thái, thì mồ mả (tombs) và nghĩa trang (cemetery ) là nơi an nghỉ của những người đã chết chờ ngày sống lại và việc chôn xác kẻ chết là một việc đạo đức rất quan trọng đối với người Do Thái từ thời các Tổ Phụ (Patriarch) của họ như ta đoc thấy trong Kinh Thánh Cựu Ước sau đây :
Trước hết, Sách Sáng Thế Ký, chương 23 nói về việc xây mồ mả cho các tổ Phụ Do Thái.
Đây là nghĩa vụ rất quan trọng đối với thân nhân những người đã chết.Cụ thế, khi bà Sara, vợ ông Abraham, thọ được 127 năm và qua đời tại Kiriatharba, thuộc đất của dân Canaan, ông đã nài xin con cái ông Khết (Hittites) như sau:
“Tôi là người ngoại kiều và là người khách ở giữa các ông. Xin các ông thương cho tôi một miếng đất riêng là phần mộ ở giữa các ông để tôi đem người chết của tôi đi chôn.” (St 23:4)
Và đáp lời xin của ông Abraham, con cháu ông Khết (Hittites =cư dân ở đất Canaan, không phải là người Do Thái) đã hoan hỉ đáp lời ông như sau:
“Thưa ngài, xin nghe chúng tôi nói: Ngài là một vị đầu mục của Thiên Chúa ở giữa chúng tôi., xin cứ chôn người chết của ngài trong ngôi mộ tốt nhất của chúng tôi. Không ai trong chúng tôi sẽ từ chối không cho ngài chôn người chết của ngài trong mộ của chúng tôi đâu.” (St , 23:6)
Đối với dân Do Thái thời bấy giờ, chỉ có những kẻ vô đạo, làm điều gian ác mới bị từ chối cho chôn xác trong mồ và đây là một bất hạnh to lớn dành cho bọn người này Đó là tai họa Thiên Chúa đã phạt dòng dõi vua Jeroboam, người cai trị Israel sau Triều đại David. Vì Jeroboam làm nhiều điều đôc dữ, mất lòng Thiên Chúa, khiến Người nổi giận và đe dọa giáng tai họa xuống nhà Jeroboam qua miệng ngôn sứ Ahijah nói với vợ của vua Jeroboam như sau:
“Ta sẽ tiêu diệt khỏi nhà ấy mọi đàn ông con trai,tự do hay nô lệ trong dân Israel... Kẻ nào thuộc về nhà Jeroboam mà chết trong thành thì sẽ bị chó ăn thịt; người chết ngoài đồng sẽ bị sẽ bị chim trời rỉa thây” (1 Vua 14:10-11).
Nghĩa là không được chôn cất trong mồ mả, trừ A-vi-gia (Abijah) hoàng tử con vua Jeroboam đang lâm trọng bệnh và chết sau đó .Nhưng vì là người biết kính sợ Thiên Chúa, nên sau khi chết, A-vi-gia đã được toàn dân Israel khóc thương tiếc và “được chôn trong mồ, bởi vì trong cả nhà Jeroboam, nó là người còn có một chút gì là đẹp lòng Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel.” (Sđd 14:13).
Như thế, được chôn xác trong mồ là một vinh phúc cho dân Do Thái thời đó và cho đến nay.Tuyệt đối không có vấn đề thiêu xác kẻ chết vì bất sứ lý do nào.Chỉ có tai họa hay trừng đối với những kẻ sống vô đạo, làm điều gian ác, trái nghịch với đường lối của Thiên Chúa khi không tuân giữ những thánh chỉ của Người.
Chỉ những kẻ này mới không được chôn trong mồ sau khi chết, như Ngôn sứ Giê-rê-mia đã cảnh cáo vua Giơ-hô-gia-kim, (Jehoiakim) con vua Gio-si-gia (Josiah) vua xứ Judah, kẻ đã cai trị dân cách bạo tàn, không đẹp lòng Chúa, nên sau khi chết sẽ không được chôn cất xứng đáng mà sẽ bị quăng xác ra đường như một con vật :
“Nó sẽ được chôn cất như một con lừa. Người ta sẽ lôi, sẽ quẳng nó tận bên ngoài cổng thành Giêrusalem.”(Gr 22:19)
Tóm lại, chỉ những kẻ bị lên án khi còn sống mà không ăn năn hối cải thì khi chết sẽ không được chôn cất trong mồ như các bằng chứng Kinh Thánh trên đây. Nhưng việc chôn xác kẻ chết là một truyền thống lâu đời của Dân Do Thái. Cụ thể, ông Tôbia là người chuyên đi chôn xác kẻ chết như ta đọc thấy trong Sách Tobia sau đây :
“Nếu ai thấy trong số đồng bào tôi chết và bị quăng thây ra phía sau tường thành Ni-ni-vê thì tôi chôn cất người đó. Nếu có ai bị vua Xan-khê rip (Sennacherib) giết chết trên đường vua chậy trốn khỏi Giu-đê, trong những ngày Vua Trời trừng phạt vua về những lời phạm thượng đã thốt ra, thì tôi cũng chôn cất. Quả vậy, trong cơn thịnh nộ, vua đã giết chết nhiều người trong con cái Israel ,còn tôi cứ đi lấy trộm xác họ mà chôn.” (Tb 1 :17-18)
Chính nhờ những việc lành đạo đức và bác ái trên của ông mà Thiên Chúa đã thưởng công cho Tôbia khi sai Sứ Thần Ra-pha-en đến dẫn con ông đi tìm được mật cá để chữa cho ông khỏi bị mù lòa vì phân chim rơi trúng mắt, khi ông đang nằm nghi ngoài sân, bên bờ tường. .Ngoai ra, Sứ Thần Ra-pha-en còn dẫn Tobia con đến gặp Sara để cưới làm vợ hiền
Khi Chúa Giêsu đến trong trần gian, Người cũng không thay đổi truyền thống chôn xác kẻ chết, của người Do Thái. Và chính Chúa cũng đã chuẩn bị cho việc mai táng Người, khi Chúa đến nhà ông Simon để dùng bữa với nhiều người khác ở đây. Dịp này có một phụ nữ mang dầu thơm đến đế xức cho Chúa và Chúa đã nói với mọi người có mặt trong nhà như sau:
“… Điều gì làm được thì cô đã làm:cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi để chuẩn bị ngày mai táng.” (Mc 14 :8)
Và sau khi chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã được mai táng trong mồ đá .Nhưng vì nghèo khó, Chúa đã không thể mua cho mình một phần mộ sẵn, nên các môn đệ của Chúa đã phải mượn ngôi mộ trống của ông Giuse để cho Chúa nằm tạm trong 3 ngày chờ ngày Phục Sinh. (Mt 27:57-61; Lc 23:50-55; Ga 19:38-42
Như vậy, từ thời Cựu đến Tân Ước, truyền thống chôn xác kẻ chết đã được duy trì để cho xác kẻ chết được yên nghỉ trong mồ ngoài nghĩa trang chờ ngày được sống lại, kết hợp với linh hồn
để được vui hưởng hạnh phúc Nước Trời, nơi dành cho những ai khi còn sống đã quyết tâm yêu mến Chúa và sống theo đường lối của Người, từ bỏ tội lỗi và thực thi công bình,bác ái.
Giáo Hội từ lâu đời đã có nghi thức an táng cũng như làm phép nghĩa trang làm nơi an nghỉ cho những người quá cố chờ ngày được sống lại. Hàng năm, vào tháng 11, Giáo Hội khuyên khích các tín hữu viếng nghĩa trang và được ân xá (indulgences) nhưng phải dành ân xá này để xin ơn tha thứ cho những linh hồn mà xác đang an nghỉ ở nơi đây.
Vậy, nếu cứ thiêu xác kẻ chết và đem tro tàn về nhà hay gửi ở các nhà thờ, nhà nguyện thì dần dần các nghĩa trang sẽ không còn là nơi an nghỉ của các thân xác con người chờ ngày sống lại nữa Và đến tháng các linh hồn, thân nhân cũng không còn nơi để viếng xác người thân đã qua đời nữa, vì đã được hỏa thiêu và để tro tàn ở nơi nào rồi.. Mặt khác, Nhà thờ , nhà nguyện là nơi thờ phượng và cử hành các bí tích và nghi thức phụng vụ thánh, không phải là nghĩa trang để cất giữ tro tàn của người chết. Tư gia lại càng không phải là nghĩa trang nữa. Ấy là chưa nói đến một dịch vụ mới nẩy sinh do việc gửi tro người chết tại nhà thờ. Đó là vấn đề phí tổn của việc giữ các hộp tro kia.. Hiện nay có nơi người ta phải trả 2000 (hai ngàn) mỹ kim cho mỗi hộp tro muốn gửi ở nhà thờ nhận giữ các hộp tro này.Nhưng thử hỏi, các nơi nhận giữ tro của người hỏa thiêu có giữ mãi mãi các hộp tro này không, hay một ngày nào đó cơ sở thờ phượng phải đóng cửa vì lý do riêng nào đó. (nhà thờ Mỹ nào không đủ tiền để chi phí hoặc ít giáo dân tham dự sẽ được xáp nhập vào giáo xứ khác=consolidation of parishes) như vậy ai sẽ quản lý các hộp tro kia?
Nhưng nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn ở tư gia hay cả ở nhà thờ (nhiều nhà thờ Mỹ đã bị hỏa hoạn) thì đem các hộp tro kia đi đâu để tránh hỏa hoạn? Và nếu không kịp di chuyển đi, thì các hộp tro kia sẽ thành tro bụi thêm một lần nữa và thân nhân sẽ không thể nào tìm ra “tro”của thân nhân mình trong đống tro tàn chung đó được. Nhưng xưa nay, chưa hề xảy ra việc nghĩa trang bị hỏa hoạn. Có chăng là một số nghĩa trang bị tàn phá trong chiến tranh hay bị kẻ gian “đào mả” để lấy trộm quí kim chôn cất, chứ không lấy xác của người chết làm gì.
Đó là những là điều bất tiện phải suy nghĩ liên quan đến vấn đề hỏa táng người chết. Đành rằng Giáo Hội cho phép, tuy nhiên giáo luật vẫn đưa ra lời khuyến cáo sau đây:
“Giáo Hội tha thiết khuyên nhủ nên duy trì phong tục đạo đức chôn cất thi hài người quá cố . (giáo luật số 1176, triệt 3)
Mới đây, Thánh Bộ Giáo lý Đưc tin của Tòa Thánh vừa ra thông cáo khuyến khích việc chôn cất kẻ chết theo truyền thống đã có lâu đời trong Giáo Hộ., Và dù cho phép việc thiêu xác, nhưng việc này phải được làm với hai điều kiện sau đây:
1- Thiêu xác không có nghĩa là chối bỏ niêm tin xác (hay tro người chết) sẽ sống lại làm một với linh hồn trong ngày phán sét chung để cả hồn xác được vào Thiên Đàng hưởng phúc vĩnh cửu vởi Chúa, hay phải xa Chúa đời đời trong nơi gọi là hỏa ngục.
2- Nếu thiêu xác thì phải giữ tro trong nơi thờ phượng chứ không được đem trải ra ngoài sông , hồ hay biển như những người không có đức tin đang làm.
Tóm lại, dù chôn hay thiêu xác thì phải làm trong niềm tin “xác loài người ngày sau sống lại”như ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính đọc các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng.
Như vậy, người ta có nên hỏa táng xác người thân hay nên tiếp tục đem chôn cất ngoài nghĩa trang như Thánh Bộ vừa long trọng khuyến cáo?
Ở Mỹ thì không sợ nghĩa trang hết chỗ chôn,vì đất trống còn rất nhiều.
Riêng tôi, tôi không chọn hỏa táng cho mình cũng như cho thân nhân sau khi chết. Ai muốn hỏa táng thì tùy chọn lựa của người đó, xin miễn phê bình.
Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn, xin cha giải thích rõ là có nên thiêu xác người chết không, vì Giáo Hội đã cho phép hỏa táng?
Trả lời: Đúng Giáo Hội đã cho phép hỏa táng (cremation) xác chết miễn là việc này không có nghĩa là phủ nhận niềm tin “xác loài người ngày sau sống lại”như ta đọc trong kinh Tin Kính.
Sở dĩ có việc cấm hỏa thiêu xác người chết là vì trước kia có bè rối kia (heretics ) đã chống lại niềm tin của Giáo Hội về sự sống lại của kẻ chết, nên đã hô hào đốt xác chết để thách đố xem Giáo Hội còn lấy gì mà tin xác kẻ chết sẽ sống lại được nữa. Vì thế Giáo Hội đã cấm thiêu xác kẻ chết để không mắc mưu bè rối kia.
Nhưng sau này bè rối đó đã tan rã , nên từ sau Công Đồng Vaticanô II , Giáo Hội lại cho phép hỏa táng, miễn là việc này không có nghĩa chối bỏ niềm tin về sự sống lại của những ai đã chết trong thân xác con người. (x. SGLGHCG, số 2301, giáo luật số 1176,& 3)
Tuy nhiên, theo truyền thống rất xa xưa trong xã hội loài người, đặc biệt là người Do Thái, thì mồ mả (tombs) và nghĩa trang (cemetery ) là nơi an nghỉ của những người đã chết chờ ngày sống lại và việc chôn xác kẻ chết là một việc đạo đức rất quan trọng đối với người Do Thái từ thời các Tổ Phụ (Patriarch) của họ như ta đoc thấy trong Kinh Thánh Cựu Ước sau đây :
Trước hết, Sách Sáng Thế Ký, chương 23 nói về việc xây mồ mả cho các tổ Phụ Do Thái.
Đây là nghĩa vụ rất quan trọng đối với thân nhân những người đã chết.Cụ thế, khi bà Sara, vợ ông Abraham, thọ được 127 năm và qua đời tại Kiriatharba, thuộc đất của dân Canaan, ông đã nài xin con cái ông Khết (Hittites) như sau:
“Tôi là người ngoại kiều và là người khách ở giữa các ông. Xin các ông thương cho tôi một miếng đất riêng là phần mộ ở giữa các ông để tôi đem người chết của tôi đi chôn.” (St 23:4)
Và đáp lời xin của ông Abraham, con cháu ông Khết (Hittites =cư dân ở đất Canaan, không phải là người Do Thái) đã hoan hỉ đáp lời ông như sau:
“Thưa ngài, xin nghe chúng tôi nói: Ngài là một vị đầu mục của Thiên Chúa ở giữa chúng tôi., xin cứ chôn người chết của ngài trong ngôi mộ tốt nhất của chúng tôi. Không ai trong chúng tôi sẽ từ chối không cho ngài chôn người chết của ngài trong mộ của chúng tôi đâu.” (St , 23:6)
Đối với dân Do Thái thời bấy giờ, chỉ có những kẻ vô đạo, làm điều gian ác mới bị từ chối cho chôn xác trong mồ và đây là một bất hạnh to lớn dành cho bọn người này Đó là tai họa Thiên Chúa đã phạt dòng dõi vua Jeroboam, người cai trị Israel sau Triều đại David. Vì Jeroboam làm nhiều điều đôc dữ, mất lòng Thiên Chúa, khiến Người nổi giận và đe dọa giáng tai họa xuống nhà Jeroboam qua miệng ngôn sứ Ahijah nói với vợ của vua Jeroboam như sau:
“Ta sẽ tiêu diệt khỏi nhà ấy mọi đàn ông con trai,tự do hay nô lệ trong dân Israel... Kẻ nào thuộc về nhà Jeroboam mà chết trong thành thì sẽ bị chó ăn thịt; người chết ngoài đồng sẽ bị sẽ bị chim trời rỉa thây” (1 Vua 14:10-11).
Nghĩa là không được chôn cất trong mồ mả, trừ A-vi-gia (Abijah) hoàng tử con vua Jeroboam đang lâm trọng bệnh và chết sau đó .Nhưng vì là người biết kính sợ Thiên Chúa, nên sau khi chết, A-vi-gia đã được toàn dân Israel khóc thương tiếc và “được chôn trong mồ, bởi vì trong cả nhà Jeroboam, nó là người còn có một chút gì là đẹp lòng Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel.” (Sđd 14:13).
Như thế, được chôn xác trong mồ là một vinh phúc cho dân Do Thái thời đó và cho đến nay.Tuyệt đối không có vấn đề thiêu xác kẻ chết vì bất sứ lý do nào.Chỉ có tai họa hay trừng đối với những kẻ sống vô đạo, làm điều gian ác, trái nghịch với đường lối của Thiên Chúa khi không tuân giữ những thánh chỉ của Người.
Chỉ những kẻ này mới không được chôn trong mồ sau khi chết, như Ngôn sứ Giê-rê-mia đã cảnh cáo vua Giơ-hô-gia-kim, (Jehoiakim) con vua Gio-si-gia (Josiah) vua xứ Judah, kẻ đã cai trị dân cách bạo tàn, không đẹp lòng Chúa, nên sau khi chết sẽ không được chôn cất xứng đáng mà sẽ bị quăng xác ra đường như một con vật :
“Nó sẽ được chôn cất như một con lừa. Người ta sẽ lôi, sẽ quẳng nó tận bên ngoài cổng thành Giêrusalem.”(Gr 22:19)
Tóm lại, chỉ những kẻ bị lên án khi còn sống mà không ăn năn hối cải thì khi chết sẽ không được chôn cất trong mồ như các bằng chứng Kinh Thánh trên đây. Nhưng việc chôn xác kẻ chết là một truyền thống lâu đời của Dân Do Thái. Cụ thể, ông Tôbia là người chuyên đi chôn xác kẻ chết như ta đọc thấy trong Sách Tobia sau đây :
“Nếu ai thấy trong số đồng bào tôi chết và bị quăng thây ra phía sau tường thành Ni-ni-vê thì tôi chôn cất người đó. Nếu có ai bị vua Xan-khê rip (Sennacherib) giết chết trên đường vua chậy trốn khỏi Giu-đê, trong những ngày Vua Trời trừng phạt vua về những lời phạm thượng đã thốt ra, thì tôi cũng chôn cất. Quả vậy, trong cơn thịnh nộ, vua đã giết chết nhiều người trong con cái Israel ,còn tôi cứ đi lấy trộm xác họ mà chôn.” (Tb 1 :17-18)
Chính nhờ những việc lành đạo đức và bác ái trên của ông mà Thiên Chúa đã thưởng công cho Tôbia khi sai Sứ Thần Ra-pha-en đến dẫn con ông đi tìm được mật cá để chữa cho ông khỏi bị mù lòa vì phân chim rơi trúng mắt, khi ông đang nằm nghi ngoài sân, bên bờ tường. .Ngoai ra, Sứ Thần Ra-pha-en còn dẫn Tobia con đến gặp Sara để cưới làm vợ hiền
Khi Chúa Giêsu đến trong trần gian, Người cũng không thay đổi truyền thống chôn xác kẻ chết, của người Do Thái. Và chính Chúa cũng đã chuẩn bị cho việc mai táng Người, khi Chúa đến nhà ông Simon để dùng bữa với nhiều người khác ở đây. Dịp này có một phụ nữ mang dầu thơm đến đế xức cho Chúa và Chúa đã nói với mọi người có mặt trong nhà như sau:
“… Điều gì làm được thì cô đã làm:cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi để chuẩn bị ngày mai táng.” (Mc 14 :8)
Và sau khi chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã được mai táng trong mồ đá .Nhưng vì nghèo khó, Chúa đã không thể mua cho mình một phần mộ sẵn, nên các môn đệ của Chúa đã phải mượn ngôi mộ trống của ông Giuse để cho Chúa nằm tạm trong 3 ngày chờ ngày Phục Sinh. (Mt 27:57-61; Lc 23:50-55; Ga 19:38-42
Như vậy, từ thời Cựu đến Tân Ước, truyền thống chôn xác kẻ chết đã được duy trì để cho xác kẻ chết được yên nghỉ trong mồ ngoài nghĩa trang chờ ngày được sống lại, kết hợp với linh hồn
để được vui hưởng hạnh phúc Nước Trời, nơi dành cho những ai khi còn sống đã quyết tâm yêu mến Chúa và sống theo đường lối của Người, từ bỏ tội lỗi và thực thi công bình,bác ái.
Giáo Hội từ lâu đời đã có nghi thức an táng cũng như làm phép nghĩa trang làm nơi an nghỉ cho những người quá cố chờ ngày được sống lại. Hàng năm, vào tháng 11, Giáo Hội khuyên khích các tín hữu viếng nghĩa trang và được ân xá (indulgences) nhưng phải dành ân xá này để xin ơn tha thứ cho những linh hồn mà xác đang an nghỉ ở nơi đây.
Vậy, nếu cứ thiêu xác kẻ chết và đem tro tàn về nhà hay gửi ở các nhà thờ, nhà nguyện thì dần dần các nghĩa trang sẽ không còn là nơi an nghỉ của các thân xác con người chờ ngày sống lại nữa Và đến tháng các linh hồn, thân nhân cũng không còn nơi để viếng xác người thân đã qua đời nữa, vì đã được hỏa thiêu và để tro tàn ở nơi nào rồi.. Mặt khác, Nhà thờ , nhà nguyện là nơi thờ phượng và cử hành các bí tích và nghi thức phụng vụ thánh, không phải là nghĩa trang để cất giữ tro tàn của người chết. Tư gia lại càng không phải là nghĩa trang nữa. Ấy là chưa nói đến một dịch vụ mới nẩy sinh do việc gửi tro người chết tại nhà thờ. Đó là vấn đề phí tổn của việc giữ các hộp tro kia.. Hiện nay có nơi người ta phải trả 2000 (hai ngàn) mỹ kim cho mỗi hộp tro muốn gửi ở nhà thờ nhận giữ các hộp tro này.Nhưng thử hỏi, các nơi nhận giữ tro của người hỏa thiêu có giữ mãi mãi các hộp tro này không, hay một ngày nào đó cơ sở thờ phượng phải đóng cửa vì lý do riêng nào đó. (nhà thờ Mỹ nào không đủ tiền để chi phí hoặc ít giáo dân tham dự sẽ được xáp nhập vào giáo xứ khác=consolidation of parishes) như vậy ai sẽ quản lý các hộp tro kia?
Nhưng nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn ở tư gia hay cả ở nhà thờ (nhiều nhà thờ Mỹ đã bị hỏa hoạn) thì đem các hộp tro kia đi đâu để tránh hỏa hoạn? Và nếu không kịp di chuyển đi, thì các hộp tro kia sẽ thành tro bụi thêm một lần nữa và thân nhân sẽ không thể nào tìm ra “tro”của thân nhân mình trong đống tro tàn chung đó được. Nhưng xưa nay, chưa hề xảy ra việc nghĩa trang bị hỏa hoạn. Có chăng là một số nghĩa trang bị tàn phá trong chiến tranh hay bị kẻ gian “đào mả” để lấy trộm quí kim chôn cất, chứ không lấy xác của người chết làm gì.
Đó là những là điều bất tiện phải suy nghĩ liên quan đến vấn đề hỏa táng người chết. Đành rằng Giáo Hội cho phép, tuy nhiên giáo luật vẫn đưa ra lời khuyến cáo sau đây:
“Giáo Hội tha thiết khuyên nhủ nên duy trì phong tục đạo đức chôn cất thi hài người quá cố . (giáo luật số 1176, triệt 3)
Mới đây, Thánh Bộ Giáo lý Đưc tin của Tòa Thánh vừa ra thông cáo khuyến khích việc chôn cất kẻ chết theo truyền thống đã có lâu đời trong Giáo Hộ., Và dù cho phép việc thiêu xác, nhưng việc này phải được làm với hai điều kiện sau đây:
1- Thiêu xác không có nghĩa là chối bỏ niêm tin xác (hay tro người chết) sẽ sống lại làm một với linh hồn trong ngày phán sét chung để cả hồn xác được vào Thiên Đàng hưởng phúc vĩnh cửu vởi Chúa, hay phải xa Chúa đời đời trong nơi gọi là hỏa ngục.
2- Nếu thiêu xác thì phải giữ tro trong nơi thờ phượng chứ không được đem trải ra ngoài sông , hồ hay biển như những người không có đức tin đang làm.
Tóm lại, dù chôn hay thiêu xác thì phải làm trong niềm tin “xác loài người ngày sau sống lại”như ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính đọc các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng.
Như vậy, người ta có nên hỏa táng xác người thân hay nên tiếp tục đem chôn cất ngoài nghĩa trang như Thánh Bộ vừa long trọng khuyến cáo?
Ở Mỹ thì không sợ nghĩa trang hết chỗ chôn,vì đất trống còn rất nhiều.
Riêng tôi, tôi không chọn hỏa táng cho mình cũng như cho thân nhân sau khi chết. Ai muốn hỏa táng thì tùy chọn lựa của người đó, xin miễn phê bình.
Từ Tranh Chấp Tới Hiệp Thông, Kỷ Niệm 500 Năm Phong Trào Cải Cách(6)
Vũ Văn An
20:12 04/11/2016
Phép Thánh Thể
Cái hiểu của Luther về Bữa Tiệc Ly của Chúa
140. Đối với người Luthêrô cũng như đối với người Công Giáo, Bữa Tiệc Ly của Chúa là một hồng phúc quý giá trong đó các Kitô hữu tìm được của nuôi dưỡng và sự an ủi cho chính họ, và là nơi Giáo Hội luôn được tụ họp và bồi đắp. Do đó, các tranh cãi về bí tích này gây ra nhiều đau buồn.
141. Luther hiểu bí tích Tiệc Ly của Chúa như một testamentum (chúc thư), tức lời hứa của một người sắp chết, như những lời thiết lập (bí tích) bằng tiếng La Tinh đã cho thấy. Thoạt đầu, Luther coi lời hứa của Chúa Kitô (testamentum) như ơn thánh đầy hứa hẹn và là sự tha thứ tội lỗi, nhưng, trong cuộc tranh luận với Huldrych Zwingli, ông nhấn mạnh rằng ông tin Chúa Kitô, Đấng tự hiến mình, cả mình và máu, thực sự đang hiện diện. Đức tin không làm cho Chúa Kitô hiện diện; nhưng chính Chúa Kitô tự ban mình, cả mình và máu của Người, cho người rước lễ, bất chấp họ có tin hay không tin điều này. Do đó, việc chống đối của Luther với học lý đương thời không phải là việc ông phủ nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô, nhưng đúng hơn là việc ông quan tâm phải hiểu sự "thay đổi" trong Bữa Tiệc Ly của Chúa ra sao.
Sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô
142. Công Đồng Lateran thứ tư (năm 1215) sử dụng động từ transubstantiare (thay đổi bản thể), một đông từ ngụ hàm một phân biệt giữa bản thể (substance) và tùy thể (accident) (46). Mặc dù đối với Luther, đây là một giải thích khả hữu đối với điều xảy ra tại Bữa Tiệc Ly của Chúa, nhưng ông không thể thấy làm cách nào để lối giải thích triết học này có thể có tính bắt buộc đối với mọi Kitô hữu. Dù sao, Luther cũng đã mạnh mẽ nhấn mạnh sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích này.
143. Luther hiểu mình và máu Chúa Kitô hiện diện "trong, với, và dưới" các hình bánh và rượu. Có một sự hoán đổi các đặc tính (communicatio idiomatum) giữa mình, máu Chúa Kitô và bánh, rượu. Việc này tạo ra một kết hợp bí tích giữa bánh và mình Chúa Kitô, và giữa rượu và máu của Chúa Kitô. Loại kết hợp mới này, được hình thành nhờ sự chia sẻ các đặc tính, tương tự như sự kết hợp của hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại nơi Chúa Kitô. Luther cũng so sánh sự kết hợp bí tích này với sự kết hợp của sắt và lửa trong một cục sắt đang bốc lửa.
144. Như một hệ quả trong cái hiểu của ông về các lời thiết lập ra bí tích này ("hết thẩy các con hãy uống" (Mt 26:27), Luther chỉ trích thói quen cấm giáo dân rước lễ dưới cả hai hình bánh và rượu. Ông không cho rằng giáo dân lúc đó chỉ rước một nửa Chúa Kitô, nhưng khẳng định rằng họ thực sự rước trọn bộ hoặc toàn thể Chúa Kitô dưới một trong hai hình. Tuy nhiên, Luther phủ nhận rằng Giáo Hội có quyền rút hình rượu khỏi các giáo dân vì những lời thiết lập ra bí tích rất rõ ràng về điều này. Người Công Giáo nhắc nhở người Luthêrô rằng các lý do mục vụ là động lực chính cho việc đưa ra thói quen rước lễ dưới một hình.
145. Luther hiểu Bữa Tiệc Ly của Chúa còn là một sự kiện có tính cộng đoàn, một bữa ăn thực sự, trong đó các lễ phẩm (elements) đã được chúc phúc nhằm là để tiêu thụ, chứ không bảo quản, sau khi cử hành. Ông kêu gọi phải tiêu thụ mọi lễ phẩm để câu hỏi về khoảng thời gian Chúa Kitô hiện diện sẽ không bị ai đặt ra nữa (47).
Hy tế Thánh Thể
146. Phản đối chính của Luther đối với học lý Thánh Thể Công Giáo nhằm chống lại việc hiểu Thánh Lễ như một lễ hy sinh. Thần học về bí tích Thánh Thể như một cuộc tưởng niệm thực sự (anamnesis, Realgedächtnis), trong đó, lễ hy sinh độc nhất và một lần vĩnh viễn đã đủ của Chúa Kitô (Dt 9: 1-10: 18) tự làm cho nó hiện diện trước sự tham dự của các tín hữu, đã không còn được hiểu một cách đầy đủ vào cuối thời trung cổ nữa. Do đó, nhiều người coi việc cử hành Thánh Lễ là một sự hy sinh khác thêm vào lễ hy sinh duy nhất của Chúa Kitô. Theo một học thuyết bắt nguồn từ Duns Scotus, việc nhân thừa Thánh Lễ được người ta nghĩ là để thực hiện việc nhân thừa ơn thánh và để áp dụng ơn thánh này vào những con người cá thể. Đó là lý do tại sao vào thời Luther, hàng ngàn thánh lễ tư riêng đã được cử hành hàng năm tại nhà thờ lâu đài Wittenberg.
147. Luther nhấn mạnh rằng, theo các lời lẽ thiết lập ra bí tích, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Kitô tự ban chính mình Người cho những ai đón nhận Người và, như một thông ban, Chúa Kitô chỉ có thể được nhận lãnh bằng đức tin chứ không được dâng lên. Nếu Chúa Kitô được dâng lên Thiên Chúa, thì cấu trúc bên trong và hướng của bí tích Thánh Thể sẽ bị đảo ngược. Dưới mắt Luther, hiểu bí tích Thánh Thể như lễ hy sinh hẳn có nghĩa nó là một việc làm tốt được chúng ta thực hiện và dâng lên Thiên Chúa. Nhưng ông lập luận rằng cũng như chúng ta không thể chịu phép rửa thay cho một người khác thế nào, thì chúng ta cũng không thể tham dự bí tích Thánh Thể thay mặt và vì lợi ích của người khác. Thay vì nhận lãnh món quà quý giá nhất là chính Chúa Kitô và là món quà Người cung cấp cho chúng ta, chúng ta lại cố gắng dâng một điều gì đó lên Thiên Chúa, do đó chuyển hóa một món quà của Thiên Chúa thành một việc làm tốt.
148. Tuy nhiên, Luther vẫn nhìn thấy một yếu tố hy sinh trong Thánh Lễ, hy lễ tạ ơn và ngợi khen. Nó quả là một hy lễ ở điểm khi tạ ơn, người ta thừa nhận rằng mình cần món quà này và tình trạng của mình sẽ chỉ thay đổi bằng cách lãnh nhận nó. Như vậy, việc tiếp nhận thật sự bằng đức tin chứa một chiều hướng tích cực mà ta không nên đánh giá thấp.
Các quan tâm của Công Giáo về bí tích Thánh Thể
149. Về phía Công Giáo, việc Luther bác bỏ khái niệm "biến đổi bản thể" nêu ra nhiều mối nghi ngờ: không biết học lý về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô có được hoàn toàn khẳng định trong nền thần học của ông hay không. Mặc dù Công Đồng Trent thừa nhận rằng chúng ta khó có thể diễn tả bằng lời cách hiện diện của Người và phân biệt học lý về sự hoán đổi các yếu tố theo lối giải thích kỹ thuật của Công Đồng, tuy nhiên, Công Đồng vẫn tuyên bố: "Giáo Hội Công Giáo thánh thiện đã thích đáng và đúng đắn gọi sự hoán đổi này là biến đổi bản thể"(48). Theo quan điểm Công Giáo, khái niệm này dường như là đảm bảo tốt nhất đối với việc duy trì sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong các hình bánh và rượu, và bảo đảm bảo rằng thực tại trọn vẹn của Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong từng mỗi hình này. Khi người Công Giáo nhấn mạnh đến sự biến đổi của chính các yếu tố thụ tạo, họ muốn làm nổi bật quyền lực sáng tạo của Thiên Chúa, một quyền lực tạo ra tạo vật mới giữa tạo vật cũ.
150. Dù Công Đồng Trent bảo vệ tập tục thờ lạy Phép Cực Thánh, nhưng nó khởi đầu bằng cách quả quyết rằng mục đích chính của bí tích Thánh Thể là việc hiệp lễ của các tín hữu. Bí tích Thánh Thể đã được Chúa Kitô thiết lập để được tiêu thụ như là của ăn tinh thần (49).
151. Vì đánh mất khái niệm nhất quán là tưởng niệm, kết cục, người Công Giáo đã phải đương đầu với nỗi khó khăn không tìm được các phạm trù thỏa đáng để phát biểu đặc tính hy sinh của thánh lễ. Gắn kết với một truyền thống có từ thời các giáo phụ, người Công Giáo không muốn từ bỏ việc xác định thánh lễ là một lễ hy sinh thực sự cho dù họ phải loay hoay với việc khẳng định tính đồng nhất của hy lễ thánh thể này với lễ hy sinh duy nhất của Chúa Kitô. Sự đổi mới của thần học bí tích và phụng vụ như đã được nêu rõ tại Công Đồng Vatican II là điều cần thiết để khôi phục lại khái niệm tưởng niệm (anamnesis) (SC 47; LG 3).
152. Trong cuộc đối thoại đại kết của họ, người Luthêrô và người Công Giáo đều hưởng lợi ích từ các hiểu biết thông sáng của phong trào phụng vụ và các hiểu biết thông sáng mới của thần học. Nhờ lấy lại được khái niệm anamnesis, cả hai bên đều được dẫn tới một cái hiểu tốt hơn về việc làm thế nào bí tích Thánh Thể, hiểu như một lễ tưởng niệm, thực sự đã làm cho các biến cố cứu độ, nhất là lễ hy sinh của Chúa Kitô, trở thành hiện diện. Người Công Giáo có thể đánh giá nhiều hình thức hiện diện của Chúa Kitô trong phụng vụ Thánh Thể, như sự hiện diện của Người trong lời Người nói và trong cộng đoàn (SC 7). Dưới ánh sáng mầu nhiệm khôn tả của bí tích Thánh Thể, người Công Giáo đã học được cách biết đánh giá lại các biểu thức đa dạng của đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích. Người Luthêrô đã thủ đắc được một nhận thức mới mẻ đối với các lý do khiến họ phải cư xử một cách cung kính với những yếu tố thánh sau khi cử hành.
Cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo về Thánh Thể
153. Các câu hỏi về thực tại tính của việc Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa không phải là một vấn đề tranh cãi giữa người Công Giáo và người Luthêrô. Cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo về Thánh Thể có thể được diễn tả như sau: "Truyền thống Luthêrô khẳng định truyền thống Công Giáo, một truyền thống cho rằng các yếu tố được truyền phép không đơn giản vẫn còn là bánh và rượu mà đúng hơn, bởi quyền năng của lời sáng tạo, chúng được ban cho như là Mình và Máu Chúa Kitô. Theo nghĩa này, người Luthêrô cũng có lúc nói tới sự thay đổi, như truyền thống Hy Lạp" (Eucharist 51) (50). Cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô "đều cùng bác bỏ cách hiện diện có tính không gian hay tự nhiên, và bác bỏ cái hiểu bí tích như chỉ có tính tưởng niệm hay nghĩa bóng" (Eucharist 16) (51).
Cái hiểu chung về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô
154. Người Luthêrô và người Công Giáo có thể cùng nhau khẳng định sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bữa Ăn của Chúa: "Trong Bí Tích Bữa Ăn của Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, hiện diện trọn vẹn và hoàn toàn, trong Mình và Máu Người, dưới các hình bánh mì và rượu nho" (Eucharist 16). Tuyên bố chung này khẳng định mọi yếu tố chủ yếu của đức tin vào sự hiện diện Thánh Thể của Chúa Giêsu Kitô mà không chấp nhận thuật ngữ biến thể có tính khái niệm. Do đó, người Công Giáo và người Luthêrô hiểu rằng "Chúa cao quang hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa với cả mình và máu, được Người phú ban, với cả thiên tính và nhân tính của Người, qua lời hứa, trong bánh và rượu được cung cấp cho bữa ăn, qua quyền năng của Chúa Thánh Thần để được cộng đoàn lãnh nhận” (52).
155. Thêm vào vấn đề hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô và việc hiểu nó theo nghĩa thần học, ta còn thấy vấn đề khoảng thời gian kéo dài của sự hiện diện này và cả vấn đề thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trong bí tích này sau khi cử hành. "Các khác biệt liên quan đến thời gian kéo dài của sự hiện diện Thánh Thể cũng xuất hiện trong thực hành phụng vụ. Các Kitô hữu Công Giáo và Luthêrô cùng tuyên xưng rằng sự hiện diện Thánh Thể của Chúa Giêsu Kitô qui hướng về việc lãnh nhận bằng đức tin, nhưng nó không chỉ giới hạn ở lúc lãnh nhận, và không tùy thuộc vào đức tin của người lãnh nhận, bất kể đức tin này liên hệ mật thiết ra sao với nó"(Eucharist 52).
156. Văn kiện The Eucharist yêu cầu người Luthêrô xử sự một cách tôn kính đối với các yếu tố Thánh Thể còn dư lại sau khi đã cử hành Bữa Ăn của Chúa. Đồng thời, văn kiện này cũng cảnh báo người Công Giáo phải thận trọng để thói quen thờ lạy Thánh Thể "không mâu thuẫn với xác tín chung về đặc tính bữa ăn của Thánh Thể" (Eucharist 55) (53).
Hội tụ trong việc hiểu lễ hy sinh Thánh Thể
157. Về vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà cải cách, tức lễ hy sinh Thánh Thể, cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô tuyên bố nguyên tắc cơ bản sau đây: "Các Kitô hữu Công Giáo và Luthêrô cùng nhìn nhận rằng trong Bữa Ăn của Chúa, Chúa Giêsu Kitô 'hiện diện như là Đấng chịu đóng đinh, chết vì tội lỗi chúng ta, và đã sống lại vì sự công chính hóa của chúng ta, như là một lễ hy sinh một lần vĩnh viễn vì tội lỗi của thế giới'. Lễ hy sinh này không thể được tiếp nối, cũng không được lặp đi lặp lại, cũng không được thay thế, và cũng không được bổ túc; nhưng đúng hơn, nó luôn có thể và nên trở thành hữu hiệu một lần nữa giữa cộng đoàn. Có nhiều cách giải thích khác nhau giữa chúng ta về bản chất và tầm mức của tính hiệu quả này" (Eucharist 56).
158. Khái niệm anamnesis (tưởng niệm) đã giúp giải quyết vấn đề gây tranh cãi: làm thế nào đặt lễ hy sinh một lần vĩnh viễn đầy đủ của Chúa Giêsu Kitô vào mối liên hệ đúng đắn với Bữa Ăn của Chúa: "Qua việc tưởng nhớ trong thờ phượng các hành vi cứu độ của Thiên Chúa, những hành vi này tự trở thành hiện diện nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, và cộng đoàn cử hành được liên kết với những người nam nữ trước đây từng cảm nghiệm được các hành vi cứu độ này. Đây là ý nghĩa, trong đó lệnh truyền của Chúa Kitô tại Bữa Tiệc Ly có ý muốn nói: Theo chính lời Người nói, trong khi công bố cái chết cứu độ của Người, và trong việc lặp lại các hành vi của Người tại bữa Tiệc Ly, sự 'tưởng nhớ' đã bước vào hiện hữu, trong đó lời nói và việc cứu độ của Chúa Giêsu trở thành hiện diện"(54).
159. Thành tựu có tính quyết định là: vượt qua sự phân rẽ sacrificium (sự hy sinh của Chúa Giêsu Kitô) ra khỏi sacramentum (bí tích). Nếu Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa, thì cuộc sống, sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh của Người cũng thực sự hiện diện cùng với thân xác của Người, để Bữa Ăn của Chúa là "việc thực sự làm cho biến cố trên thập giá trở thành hiện diện" ( 55). Không phải chỉ là hiệu quả của biến cố trên thập giá mà chính biến cố ấy hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa, ấy thế nhưng chính bữa ăn thì không phải là một sự lặp lại hoặc là một sự bổ túc cho biến cố thập giá. Biến cố duy nhất này chỉ hiện điện theo mô thức bí tích (sacramental modality). Tuy nhiên, hình thức phụng vụ của bữa ăn thánh thiện này phải loại bỏ mọi điều có thể tạo ra ấn tượng lặp lại hoặc bổ túc cho lễ hy sinh trên thập giá. Nếu ta luôn coi trọng cái hiểu Bữa Ăn của Chúa như một sự tưởng niệm thực sự, thì các khác biệt trong việc hiểu lễ hy sinh Thánh Thể đều có thể được cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô chấp nhận.
Rước lễ cả hai hình và chức vụ thừa tác viên Thánh Thể
160. Kể từ thời Cải Cách, việc giáo dân uống chén thánh là một thực hành đặc trưng trong các buổi thờ phượng của người Luthêrô. Do đó, trong một thời gian dài, thực hành này rõ ràng phân biệt Bữa Ăn của Chúa của người Luthêrô khỏi thực hành của người Công Giáo chỉ cho giáo dân rước lễ dưới hình bánh mà thôi. Ngày nay, nguyên tắc có thể được nêu như sau: "Người Công Giáo và người Luthêrô đang có cùng một xác tín rằng bánh và rượu thuộc về hình thức hoàn chỉnh của Thánh Thể" (Eucharist 64). Tuy nhiên, nhiều khác biệt vẫn còn trong việc thực hành Bữa Ăn của Chúa.
161. Vì vấn đề chủ tọa việc cử hành Thánh Thể có tầm quan trọng cao về đại kết, nên sự cần thiết phải có thừa tác viên do Giáo Hội bổ nhiệm là nét chung quan trọng đã được cuộc đối thoại nhận ra: "Các Kitô hữu Công Giáo và Luthêrô xác tín rằng việc cử hành Thánh Thể đòi có sự lãnh đạo của một thừa tác viên do Giáo Hội bổ nhiệm" (Eucharist 65). Tuy nhiên, người Công Giáo và người Luthêrô vẫn hiểu thừa tác vụ này cách khác nhau.
Kỳ sau: Chương IV (tiếp theo): Thừa tác vụ
Cái hiểu của Luther về Bữa Tiệc Ly của Chúa
140. Đối với người Luthêrô cũng như đối với người Công Giáo, Bữa Tiệc Ly của Chúa là một hồng phúc quý giá trong đó các Kitô hữu tìm được của nuôi dưỡng và sự an ủi cho chính họ, và là nơi Giáo Hội luôn được tụ họp và bồi đắp. Do đó, các tranh cãi về bí tích này gây ra nhiều đau buồn.
141. Luther hiểu bí tích Tiệc Ly của Chúa như một testamentum (chúc thư), tức lời hứa của một người sắp chết, như những lời thiết lập (bí tích) bằng tiếng La Tinh đã cho thấy. Thoạt đầu, Luther coi lời hứa của Chúa Kitô (testamentum) như ơn thánh đầy hứa hẹn và là sự tha thứ tội lỗi, nhưng, trong cuộc tranh luận với Huldrych Zwingli, ông nhấn mạnh rằng ông tin Chúa Kitô, Đấng tự hiến mình, cả mình và máu, thực sự đang hiện diện. Đức tin không làm cho Chúa Kitô hiện diện; nhưng chính Chúa Kitô tự ban mình, cả mình và máu của Người, cho người rước lễ, bất chấp họ có tin hay không tin điều này. Do đó, việc chống đối của Luther với học lý đương thời không phải là việc ông phủ nhận sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô, nhưng đúng hơn là việc ông quan tâm phải hiểu sự "thay đổi" trong Bữa Tiệc Ly của Chúa ra sao.
Sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô
142. Công Đồng Lateran thứ tư (năm 1215) sử dụng động từ transubstantiare (thay đổi bản thể), một đông từ ngụ hàm một phân biệt giữa bản thể (substance) và tùy thể (accident) (46). Mặc dù đối với Luther, đây là một giải thích khả hữu đối với điều xảy ra tại Bữa Tiệc Ly của Chúa, nhưng ông không thể thấy làm cách nào để lối giải thích triết học này có thể có tính bắt buộc đối với mọi Kitô hữu. Dù sao, Luther cũng đã mạnh mẽ nhấn mạnh sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích này.
143. Luther hiểu mình và máu Chúa Kitô hiện diện "trong, với, và dưới" các hình bánh và rượu. Có một sự hoán đổi các đặc tính (communicatio idiomatum) giữa mình, máu Chúa Kitô và bánh, rượu. Việc này tạo ra một kết hợp bí tích giữa bánh và mình Chúa Kitô, và giữa rượu và máu của Chúa Kitô. Loại kết hợp mới này, được hình thành nhờ sự chia sẻ các đặc tính, tương tự như sự kết hợp của hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại nơi Chúa Kitô. Luther cũng so sánh sự kết hợp bí tích này với sự kết hợp của sắt và lửa trong một cục sắt đang bốc lửa.
144. Như một hệ quả trong cái hiểu của ông về các lời thiết lập ra bí tích này ("hết thẩy các con hãy uống" (Mt 26:27), Luther chỉ trích thói quen cấm giáo dân rước lễ dưới cả hai hình bánh và rượu. Ông không cho rằng giáo dân lúc đó chỉ rước một nửa Chúa Kitô, nhưng khẳng định rằng họ thực sự rước trọn bộ hoặc toàn thể Chúa Kitô dưới một trong hai hình. Tuy nhiên, Luther phủ nhận rằng Giáo Hội có quyền rút hình rượu khỏi các giáo dân vì những lời thiết lập ra bí tích rất rõ ràng về điều này. Người Công Giáo nhắc nhở người Luthêrô rằng các lý do mục vụ là động lực chính cho việc đưa ra thói quen rước lễ dưới một hình.
145. Luther hiểu Bữa Tiệc Ly của Chúa còn là một sự kiện có tính cộng đoàn, một bữa ăn thực sự, trong đó các lễ phẩm (elements) đã được chúc phúc nhằm là để tiêu thụ, chứ không bảo quản, sau khi cử hành. Ông kêu gọi phải tiêu thụ mọi lễ phẩm để câu hỏi về khoảng thời gian Chúa Kitô hiện diện sẽ không bị ai đặt ra nữa (47).
Hy tế Thánh Thể
146. Phản đối chính của Luther đối với học lý Thánh Thể Công Giáo nhằm chống lại việc hiểu Thánh Lễ như một lễ hy sinh. Thần học về bí tích Thánh Thể như một cuộc tưởng niệm thực sự (anamnesis, Realgedächtnis), trong đó, lễ hy sinh độc nhất và một lần vĩnh viễn đã đủ của Chúa Kitô (Dt 9: 1-10: 18) tự làm cho nó hiện diện trước sự tham dự của các tín hữu, đã không còn được hiểu một cách đầy đủ vào cuối thời trung cổ nữa. Do đó, nhiều người coi việc cử hành Thánh Lễ là một sự hy sinh khác thêm vào lễ hy sinh duy nhất của Chúa Kitô. Theo một học thuyết bắt nguồn từ Duns Scotus, việc nhân thừa Thánh Lễ được người ta nghĩ là để thực hiện việc nhân thừa ơn thánh và để áp dụng ơn thánh này vào những con người cá thể. Đó là lý do tại sao vào thời Luther, hàng ngàn thánh lễ tư riêng đã được cử hành hàng năm tại nhà thờ lâu đài Wittenberg.
147. Luther nhấn mạnh rằng, theo các lời lẽ thiết lập ra bí tích, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Kitô tự ban chính mình Người cho những ai đón nhận Người và, như một thông ban, Chúa Kitô chỉ có thể được nhận lãnh bằng đức tin chứ không được dâng lên. Nếu Chúa Kitô được dâng lên Thiên Chúa, thì cấu trúc bên trong và hướng của bí tích Thánh Thể sẽ bị đảo ngược. Dưới mắt Luther, hiểu bí tích Thánh Thể như lễ hy sinh hẳn có nghĩa nó là một việc làm tốt được chúng ta thực hiện và dâng lên Thiên Chúa. Nhưng ông lập luận rằng cũng như chúng ta không thể chịu phép rửa thay cho một người khác thế nào, thì chúng ta cũng không thể tham dự bí tích Thánh Thể thay mặt và vì lợi ích của người khác. Thay vì nhận lãnh món quà quý giá nhất là chính Chúa Kitô và là món quà Người cung cấp cho chúng ta, chúng ta lại cố gắng dâng một điều gì đó lên Thiên Chúa, do đó chuyển hóa một món quà của Thiên Chúa thành một việc làm tốt.
148. Tuy nhiên, Luther vẫn nhìn thấy một yếu tố hy sinh trong Thánh Lễ, hy lễ tạ ơn và ngợi khen. Nó quả là một hy lễ ở điểm khi tạ ơn, người ta thừa nhận rằng mình cần món quà này và tình trạng của mình sẽ chỉ thay đổi bằng cách lãnh nhận nó. Như vậy, việc tiếp nhận thật sự bằng đức tin chứa một chiều hướng tích cực mà ta không nên đánh giá thấp.
Các quan tâm của Công Giáo về bí tích Thánh Thể
149. Về phía Công Giáo, việc Luther bác bỏ khái niệm "biến đổi bản thể" nêu ra nhiều mối nghi ngờ: không biết học lý về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô có được hoàn toàn khẳng định trong nền thần học của ông hay không. Mặc dù Công Đồng Trent thừa nhận rằng chúng ta khó có thể diễn tả bằng lời cách hiện diện của Người và phân biệt học lý về sự hoán đổi các yếu tố theo lối giải thích kỹ thuật của Công Đồng, tuy nhiên, Công Đồng vẫn tuyên bố: "Giáo Hội Công Giáo thánh thiện đã thích đáng và đúng đắn gọi sự hoán đổi này là biến đổi bản thể"(48). Theo quan điểm Công Giáo, khái niệm này dường như là đảm bảo tốt nhất đối với việc duy trì sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong các hình bánh và rượu, và bảo đảm bảo rằng thực tại trọn vẹn của Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong từng mỗi hình này. Khi người Công Giáo nhấn mạnh đến sự biến đổi của chính các yếu tố thụ tạo, họ muốn làm nổi bật quyền lực sáng tạo của Thiên Chúa, một quyền lực tạo ra tạo vật mới giữa tạo vật cũ.
150. Dù Công Đồng Trent bảo vệ tập tục thờ lạy Phép Cực Thánh, nhưng nó khởi đầu bằng cách quả quyết rằng mục đích chính của bí tích Thánh Thể là việc hiệp lễ của các tín hữu. Bí tích Thánh Thể đã được Chúa Kitô thiết lập để được tiêu thụ như là của ăn tinh thần (49).
151. Vì đánh mất khái niệm nhất quán là tưởng niệm, kết cục, người Công Giáo đã phải đương đầu với nỗi khó khăn không tìm được các phạm trù thỏa đáng để phát biểu đặc tính hy sinh của thánh lễ. Gắn kết với một truyền thống có từ thời các giáo phụ, người Công Giáo không muốn từ bỏ việc xác định thánh lễ là một lễ hy sinh thực sự cho dù họ phải loay hoay với việc khẳng định tính đồng nhất của hy lễ thánh thể này với lễ hy sinh duy nhất của Chúa Kitô. Sự đổi mới của thần học bí tích và phụng vụ như đã được nêu rõ tại Công Đồng Vatican II là điều cần thiết để khôi phục lại khái niệm tưởng niệm (anamnesis) (SC 47; LG 3).
152. Trong cuộc đối thoại đại kết của họ, người Luthêrô và người Công Giáo đều hưởng lợi ích từ các hiểu biết thông sáng của phong trào phụng vụ và các hiểu biết thông sáng mới của thần học. Nhờ lấy lại được khái niệm anamnesis, cả hai bên đều được dẫn tới một cái hiểu tốt hơn về việc làm thế nào bí tích Thánh Thể, hiểu như một lễ tưởng niệm, thực sự đã làm cho các biến cố cứu độ, nhất là lễ hy sinh của Chúa Kitô, trở thành hiện diện. Người Công Giáo có thể đánh giá nhiều hình thức hiện diện của Chúa Kitô trong phụng vụ Thánh Thể, như sự hiện diện của Người trong lời Người nói và trong cộng đoàn (SC 7). Dưới ánh sáng mầu nhiệm khôn tả của bí tích Thánh Thể, người Công Giáo đã học được cách biết đánh giá lại các biểu thức đa dạng của đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích. Người Luthêrô đã thủ đắc được một nhận thức mới mẻ đối với các lý do khiến họ phải cư xử một cách cung kính với những yếu tố thánh sau khi cử hành.
Cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo về Thánh Thể
153. Các câu hỏi về thực tại tính của việc Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa không phải là một vấn đề tranh cãi giữa người Công Giáo và người Luthêrô. Cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo về Thánh Thể có thể được diễn tả như sau: "Truyền thống Luthêrô khẳng định truyền thống Công Giáo, một truyền thống cho rằng các yếu tố được truyền phép không đơn giản vẫn còn là bánh và rượu mà đúng hơn, bởi quyền năng của lời sáng tạo, chúng được ban cho như là Mình và Máu Chúa Kitô. Theo nghĩa này, người Luthêrô cũng có lúc nói tới sự thay đổi, như truyền thống Hy Lạp" (Eucharist 51) (50). Cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô "đều cùng bác bỏ cách hiện diện có tính không gian hay tự nhiên, và bác bỏ cái hiểu bí tích như chỉ có tính tưởng niệm hay nghĩa bóng" (Eucharist 16) (51).
Cái hiểu chung về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô
154. Người Luthêrô và người Công Giáo có thể cùng nhau khẳng định sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bữa Ăn của Chúa: "Trong Bí Tích Bữa Ăn của Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, hiện diện trọn vẹn và hoàn toàn, trong Mình và Máu Người, dưới các hình bánh mì và rượu nho" (Eucharist 16). Tuyên bố chung này khẳng định mọi yếu tố chủ yếu của đức tin vào sự hiện diện Thánh Thể của Chúa Giêsu Kitô mà không chấp nhận thuật ngữ biến thể có tính khái niệm. Do đó, người Công Giáo và người Luthêrô hiểu rằng "Chúa cao quang hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa với cả mình và máu, được Người phú ban, với cả thiên tính và nhân tính của Người, qua lời hứa, trong bánh và rượu được cung cấp cho bữa ăn, qua quyền năng của Chúa Thánh Thần để được cộng đoàn lãnh nhận” (52).
155. Thêm vào vấn đề hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô và việc hiểu nó theo nghĩa thần học, ta còn thấy vấn đề khoảng thời gian kéo dài của sự hiện diện này và cả vấn đề thờ lạy Chúa Kitô hiện diện trong bí tích này sau khi cử hành. "Các khác biệt liên quan đến thời gian kéo dài của sự hiện diện Thánh Thể cũng xuất hiện trong thực hành phụng vụ. Các Kitô hữu Công Giáo và Luthêrô cùng tuyên xưng rằng sự hiện diện Thánh Thể của Chúa Giêsu Kitô qui hướng về việc lãnh nhận bằng đức tin, nhưng nó không chỉ giới hạn ở lúc lãnh nhận, và không tùy thuộc vào đức tin của người lãnh nhận, bất kể đức tin này liên hệ mật thiết ra sao với nó"(Eucharist 52).
156. Văn kiện The Eucharist yêu cầu người Luthêrô xử sự một cách tôn kính đối với các yếu tố Thánh Thể còn dư lại sau khi đã cử hành Bữa Ăn của Chúa. Đồng thời, văn kiện này cũng cảnh báo người Công Giáo phải thận trọng để thói quen thờ lạy Thánh Thể "không mâu thuẫn với xác tín chung về đặc tính bữa ăn của Thánh Thể" (Eucharist 55) (53).
Hội tụ trong việc hiểu lễ hy sinh Thánh Thể
157. Về vấn đề hết sức quan trọng đối với các nhà cải cách, tức lễ hy sinh Thánh Thể, cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô tuyên bố nguyên tắc cơ bản sau đây: "Các Kitô hữu Công Giáo và Luthêrô cùng nhìn nhận rằng trong Bữa Ăn của Chúa, Chúa Giêsu Kitô 'hiện diện như là Đấng chịu đóng đinh, chết vì tội lỗi chúng ta, và đã sống lại vì sự công chính hóa của chúng ta, như là một lễ hy sinh một lần vĩnh viễn vì tội lỗi của thế giới'. Lễ hy sinh này không thể được tiếp nối, cũng không được lặp đi lặp lại, cũng không được thay thế, và cũng không được bổ túc; nhưng đúng hơn, nó luôn có thể và nên trở thành hữu hiệu một lần nữa giữa cộng đoàn. Có nhiều cách giải thích khác nhau giữa chúng ta về bản chất và tầm mức của tính hiệu quả này" (Eucharist 56).
158. Khái niệm anamnesis (tưởng niệm) đã giúp giải quyết vấn đề gây tranh cãi: làm thế nào đặt lễ hy sinh một lần vĩnh viễn đầy đủ của Chúa Giêsu Kitô vào mối liên hệ đúng đắn với Bữa Ăn của Chúa: "Qua việc tưởng nhớ trong thờ phượng các hành vi cứu độ của Thiên Chúa, những hành vi này tự trở thành hiện diện nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, và cộng đoàn cử hành được liên kết với những người nam nữ trước đây từng cảm nghiệm được các hành vi cứu độ này. Đây là ý nghĩa, trong đó lệnh truyền của Chúa Kitô tại Bữa Tiệc Ly có ý muốn nói: Theo chính lời Người nói, trong khi công bố cái chết cứu độ của Người, và trong việc lặp lại các hành vi của Người tại bữa Tiệc Ly, sự 'tưởng nhớ' đã bước vào hiện hữu, trong đó lời nói và việc cứu độ của Chúa Giêsu trở thành hiện diện"(54).
159. Thành tựu có tính quyết định là: vượt qua sự phân rẽ sacrificium (sự hy sinh của Chúa Giêsu Kitô) ra khỏi sacramentum (bí tích). Nếu Chúa Giêsu Kitô thực sự hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa, thì cuộc sống, sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh của Người cũng thực sự hiện diện cùng với thân xác của Người, để Bữa Ăn của Chúa là "việc thực sự làm cho biến cố trên thập giá trở thành hiện diện" ( 55). Không phải chỉ là hiệu quả của biến cố trên thập giá mà chính biến cố ấy hiện diện trong Bữa Ăn của Chúa, ấy thế nhưng chính bữa ăn thì không phải là một sự lặp lại hoặc là một sự bổ túc cho biến cố thập giá. Biến cố duy nhất này chỉ hiện điện theo mô thức bí tích (sacramental modality). Tuy nhiên, hình thức phụng vụ của bữa ăn thánh thiện này phải loại bỏ mọi điều có thể tạo ra ấn tượng lặp lại hoặc bổ túc cho lễ hy sinh trên thập giá. Nếu ta luôn coi trọng cái hiểu Bữa Ăn của Chúa như một sự tưởng niệm thực sự, thì các khác biệt trong việc hiểu lễ hy sinh Thánh Thể đều có thể được cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô chấp nhận.
Rước lễ cả hai hình và chức vụ thừa tác viên Thánh Thể
160. Kể từ thời Cải Cách, việc giáo dân uống chén thánh là một thực hành đặc trưng trong các buổi thờ phượng của người Luthêrô. Do đó, trong một thời gian dài, thực hành này rõ ràng phân biệt Bữa Ăn của Chúa của người Luthêrô khỏi thực hành của người Công Giáo chỉ cho giáo dân rước lễ dưới hình bánh mà thôi. Ngày nay, nguyên tắc có thể được nêu như sau: "Người Công Giáo và người Luthêrô đang có cùng một xác tín rằng bánh và rượu thuộc về hình thức hoàn chỉnh của Thánh Thể" (Eucharist 64). Tuy nhiên, nhiều khác biệt vẫn còn trong việc thực hành Bữa Ăn của Chúa.
161. Vì vấn đề chủ tọa việc cử hành Thánh Thể có tầm quan trọng cao về đại kết, nên sự cần thiết phải có thừa tác viên do Giáo Hội bổ nhiệm là nét chung quan trọng đã được cuộc đối thoại nhận ra: "Các Kitô hữu Công Giáo và Luthêrô xác tín rằng việc cử hành Thánh Thể đòi có sự lãnh đạo của một thừa tác viên do Giáo Hội bổ nhiệm" (Eucharist 65). Tuy nhiên, người Công Giáo và người Luthêrô vẫn hiểu thừa tác vụ này cách khác nhau.
Kỳ sau: Chương IV (tiếp theo): Thừa tác vụ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chốn Vĩnh Cửu
Nguyễn Đức Cung
20:15 04/11/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bâng khuâng tháng Mười Một
Tha thiết quyện trầm hương
Chạnh nhớ người đã khuất
Vời vợi niềm nhớ thương…
Đời người bao lầm lỗi
Luôn cần Chúa thứ tha
Sạch trong từ sám hối
Nhờ Bửu Huyết Giêsu
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)