Tin mừng : Mt 23, 1-12.
“Họ nói mà không làm”.
Bạn thân mến,
Lời Chúa như con dao hai lưỡi, một lưỡi nên cớ vấp phạm cho người kiêu căng và làm cho chết, một lưỡi là sức mạnh làm cho người khiêm tốn được sống.
1. Lời Chúa làm cho người kiêu ngạo chết.
Đức Đức Chúa Giê-su nói: “Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một cha là Cha trên trời”, tự câu nói này của Ngài đã là lưỡi dao nên cớ vấp phạm cho người kiêu ngạo thích lấy trí thông minh của con người và tự ái của mình để giải thích Lời Chúa.
Có nhiều người thích dùng câu này để phản bác lại tất cả những ai gọi các linh mục là cha, nếu là người lương dân không biết đến phẩm trật của giáo hội, không biết đến tính cách cao quý vốn có của chức linh mục trong giáo hội thì họ thắc mắc cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu họ được giải thích rằng linh mục là “cha” vì ngài là người đã dùng bí tích Rửa Tội để làm cho người giáo hữu được sinh ra trong ơn thánh và trở nên con cái của Cha trên trời, thì chắc là họ cũng vui vẻ mà tin theo và gọi các linh mục là cha như người công giáo vậy. Nếu vì tranh luận để hiểu biết thêm sâu xa về câu Lời Chúa trên đây thì cứ tranh luận trong tình anh em, nhưng nếu cứ vịn vào câu Lời Chúa này để phỉ báng nhau, hạ bệ nhau, trong khi tự thâm tâm mình biết rõ gọi linh mục là cha thì không tội vạ gì cả, chỉ là tình cảm sâu đậm vốn có của nền văn hóa “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam, nên các giáo hữu kính trọng các linh mục trong giáo hội, cũng như bá tánh tôn trọng và gọi các vị quan quyền trần thế là “gia gia” mà thôi, thì câu Lời Chúa này sẽ làm cho mình phải chết trong sự kiêu ngạo vốn có của mình vậy.
2. Lời Chúa làm cho người khiêm tốn được sống.
Lời Chúa sẽ là con dao mổ xẻ tâm hồn, để vứt bỏ những gì có phương hại đến sức khỏe của đời sống tâm linh, nó làm cho chúng ta đau nhức nhối, nhưng sau cơn đau thì lại lành mạnh.
Đọc và suy gẫm Lời Chúa rồi lấy tâm tình khiêm tốn để sống Lời Chúa (chứ không phải dùng Lời Chúa để hù dọa lẫn nhau), là thái độ của người khiêm tốn biết chấp nhận để Lời Chúa mổ xẻ những tính hư tật xấu của mình, và đó là điều quý báu nhất của người có đức tin: họ tin rằng Lời Chúa mà mình đọc đây đang trở thành tia X quang rọi đến tâm can để họ nhìn thấy những khuyết điểm của mình để mà sửa đổi…
Bạn thân mến,
Là con cái của Giáo Hội được sinh ra trong bí tích Rửa Tội bởi các linh mục của Đức Chúa Giê-su, chúng ta vẫn luôn xác tín rằng chức thừa tác linh mục là do Đức Đức Chúa Giê-su lập ra rất cao trọng và tất cả các linh mục đều đáng được mọi người tôn trọng.
Chúng ta nhớ luôn cầu nguyện cho các linh mục của Đức Chúa Giê-su, bởi vì có những mục tử của giáo hội không trở nên là mục tử tốt lành, chính họ đã làm cho đoàn chiên tan nghé rẽ đàn vì những thói kiêu căng và lối sống xa hoa ích kỷ của mình…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
BÀI ĐỌC 1 Ml 1:14b-2:2b,8-10
Bài trích sách ngôn sứ Ma-la-khi.
Đức Chúa các đạo binh phán: Chính Ta là Đức Vua cao cả, và danh Ta được kính sợ giữa chư dân.
Và giờ đây, hỡi các tư tế, đây là lệnh truyền dành cho các ngươi: Nếu các ngươi không nghe và không lưu tâm tôn vinh Danh Ta, -Đức Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ khiến các ngươi mắc tai hoạ, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai hoạ. Nhưng các ngươi, các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy. Các ngươi đã huỷ hoại giao ước với Lê-vi, -Đức Chúa các đạo binh phán-. Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh và ra hèn mạt trước mặt toàn dân, vì các ngươi không tuân giữ đường lối Ta, và hay nể vì khi áp dụng Luật.
Tất cả chúng ta chẳng có cùng một cha sao? Chẳng phải cùng một Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta sao? Thế mà sao chúng ta lại bội phản nhau mà vi phạm giao ước của cha ông chúng ta?
Đó là lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Tx 2:7b-9,13
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.
Thưa anh em, khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ. Chúng tôi đã quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi. Thưa anh em, hẳn anh em còn nhớ nỗi khó nhọc vất vả của chúng tôi: đêm ngày chúng tôi đã làm việc để khỏi thành gánh nặng cho một người nào trong anh em, suốt thời gian chúng tôi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em.
Bởi thế, về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín hữu.
Đó là lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 23:9b,10b
Alleluia. Alleluia.
Anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời; anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Ki-tô.
Alleluia.
TIN MỪNG Mt 23:1-12
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng: “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi chỗ danh dự trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được người ta gọi là thầy.
“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người chỉ đạo, vì anh em chỉ có một vị chỉ đạo, là Đấng Ki-tô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”
Đó là lời Chúa.
“Người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ!”.
Tang lễ của các vua Áo đã từng diễn ra tại nhà thờ St. Stephen, Vienna, với một nghi lễ rất lạ thường. Linh cữu đến, cửa nhà thờ khoá. Một viên quan lấy búa gõ. Có tiếng vọng ra, “Ai muốn vào?”; “Hoàng đế!”. Tiếng trả lời, “Tôi không biết người ấy!”. Gõ lần thứ hai, “Ai muốn vào?”; quan tuyên bố, “Hoàng đế tối cao!”; tiếng vọng ra, “Tôi không biết người ấy!”. Cuối cùng, lần gõ thứ ba, “Ai muốn vào?”; lần này câu trả lời là, “Một tội nhân đáng thương!”; “Hãy vào!”. Sau đó, cửa rộng mở và tang lễ hoàng gia bắt đầu.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nói đến những con người quên mất mình là “những tội nhân đáng thương!”. Đó là những lãnh đạo tôn giáo: các kinh sư, biệt phái; qua họ, Chúa Giêsu phác hoạ một ‘chân dung không đáng có’ cho người lãnh đạo mọi thời!
Chúa Giêsu không ngần ngại phơi trần, họ là những con người sống một cuộc sống hời hợt và nông cạn, “Họ làm mọi việc cốt cho thiên hạ thấy”; họ là những kẻ đạo đức giả, vì “Họ nói mà không làm”; họ trở thành nô lệ cho sự lừa dối của chính mình bằng cách chỉ tìm kiếm sự tán thành hoặc ngưỡng mộ của người khác. Tự bản thân họ chẳng là gì ngoài sự phù phiếm thảm hại, tự hào, lố bịch, trống rỗng và ngu ngốc. Đó là một ‘chân dung không đáng có’ nơi người môn đệ Giêsu dù họ ở đấng bậc nào, mọi nơi, mọi thời!
Từ tạo thiên lập địa, cám dỗ kiêu ngạo thường xuyên ấy vẫn tiếp tục diễn ra; con rắn xưa vẫn thì thầm bên tai chúng ta, “Khi các ngươi ăn nó, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như thần, biết điều thiện, điều ác”. Và chúng ta tiếp tục hãnh tiến với nhiều danh hiệu khoa trương. Chúng ta thường xuyên chiếm giữ một nơi không phải của mình. Đó là thái độ của người Pharisêu, thái độ mà ngôn sứ Malakia trong bài đọc thứ nhất đã nói tiên tri, “Các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo!”.
Thay vì mặc lấy một ‘chân dung không đáng có’ như thế, tính cách người môn đệ Giêsu phải hoàn toàn ngược lại, “Người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ!”. Bài đọc thứ hai cho thấy Phaolô, một lãnh đạo mẫu mực, “Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ”; “Chúng tôi quý mến anh em, đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả mạng sống mình nữa!”. Bấy giờ, bình an sẽ trào dâng, niềm vui sẽ ùa về. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu lắng, “Hồn con xin Chúa giữ gìn, nép mình bên Chúa an bình thảnh thơi!”.
Anh Chị em,
“Người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ!”. Augustinô nói, “Chúng ta là những người lãnh đạo và là những tôi tớ phục vụ. Chúng ta có thể chủ trì, nhưng chỉ khi chúng ta phục vụ!”. Đức Phanxicô thì nói, “Điều cần thiết là sẵn sàng đánh mất chính mình vì lợi ích người khác thay vì bóc lột họ; phục vụ họ thay vì đàn áp họ vì lợi ích của mình. ‘Người khác’ ở đây - dù là một con người, một dân tộc hay một quốc gia - phải được nhìn nhận, không chỉ như một loại công cụ… mà là ‘người anh em’, một ‘người cần trợ giúp!’”. Bạn và tôi cần trở thành những lãnh đạo phục vụ trong một cộng đồng phục vụ: Giáo Hội là một cộng đồng phục vụ. Vì “Thước đo của một Kitô hữu chân chính không phải là anh ta có bao nhiêu người phục vụ mà là anh ta phục vụ bao nhiêu người!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con khoe mẽ về bất cứ điều gì của riêng mình ngoài tội lỗi. Cho biết dõi theo Chúa, nên giống Chúa, một chân dung đáng mơ ước!”, Amen.
(Tgp. Huế)
PHẦN III: DỆT CÁC MỐI DÂY NỐI KẾT, XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
14. Phương thức đồng nghị cho việc đào tạo
Các điểm hội tụ
a) Mọi người đã được rửa tội đều được kêu gọi quan tâm đến việc đào tạo của mình như một sự đáp lại những hồng ân của Chúa, sử dụng những tài năng họ đã nhận được để sinh hoa trái và phục vụ mọi người. Thời gian Chúa dành cho việc đào tạo các môn đệ của Người cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo này của Giáo hội. Điều này thường xảy ra ở hậu cảnh nhưng lại mang tính quyết định cho sứ mệnh. Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn và khích lệ đến tất cả những người đang tham gia vào công việc này và mời họ chào đón những định hướng mới liên quan đến việc đào tạo xuất phát từ hành trình đồng nghị của Giáo hội.
b) Cách thức Chúa Giêsu huấn luyện các môn đệ là mẫu mực chúng ta cần noi theo. Người không chỉ đơn thuần truyền đạt giáo huấn mà còn chia sẻ cuộc sống của Người với họ. Qua gương cầu nguyện của chính mình, Người đã khiến họ yêu cầu: 'Xin dạy chúng con cầu nguyện'. Bằng cách cho đám đông ăn uống, Người dạy họ đừng xua đuổi người nghèo khó. Khi đi lên Giêrusalem, Người đã chỉ đường đến Thập Giá. Nhờ Tin Mừng, chúng ta biết rằng việc đào tạo không chỉ hoặc chủ yếu là củng cố các khả năng của chính chúng ta; đó là sự chuyển đổi sang ‘luận lý’ Vương quốc, một luận lý có thể làm cho cả những thất bại và sai phạm thành hữu hiệu.
c) Dân Thánh của Thiên Chúa không những chỉ là đối tượng mà trước hết và trên hết, còn là chủ thể đồng trách nhiệm trong việc đào tạo. Thực vậy, việc đào tạo đầu tiên diễn ra trong gia đình. Chính ở đây chúng ta thường nhận được lời tuyên xưng đức tin đầu tiên bằng ngôn ngữ – thực ra là bằng thổ ngữ – của cha mẹ và ông bà chúng ta. Do đó, những người thực hiện thừa tác vụ trong Giáo hội phải đan xen sự đóng góp của mình với sự khôn ngoan của toàn thể Dân trung thành của Thiên Chúa trong một sự hợp tác không thể thiếu đối với cộng đồng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của việc đào tạo được hiểu theo nghĩa đồng nghị.
d) Trong việc khai tâm Kitô giáo, chúng ta tìm thấy sự hướng dẫn phải lèo lái con đường đào tạo của mình ra sao. Tại tâm điểm của việc đào tạo Kitô giáo là đào sâu kerygma [giáo lý sơ truyền], tức là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng ban cho chúng ta hồng ân sự sống mới. Luận lý dự tòng nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân được kêu gọi nên thánh. Đây là lý do tại sao chúng ta tham gia vào một hành trình hướng tới sự hoán cải bản thân mà Bí tích Hòa giải mang đến sự thành toàn. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta nuôi dưỡng ước muốn nên thánh, được sự ủng hộ của đông đảo nhân chứng.
e) Các lĩnh vực trong đó, việc đào tạo dân Chúa diễn ra, thì rất nhiều. Ngoài việc đào tạo thần học, Phiên Họp còn yêu cầu đào tạo những kỹ năng chuyên biệt: thực hành đồng trách nhiệm, lắng nghe và phân định; tiến hành đối thoại đại kết và liên tôn, phục vụ những người nghèo nhất và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta; tham gia với tư cách là "những nhà truyền giáo kỹ thuật số", tạo điều kiện thuận lợi cho các diễn trình phân định, Đàm luận trong Thánh Thần, xây dựng sự đồng thuận và giải quyết xung đột. Cũng cần đặc biệt chú ý đến việc đào tạo giáo lý cho trẻ em và thanh thiếu niên, việc đào tạo này cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng.
f) Việc đào tạo cho một Giáo hội đồng nghị cần phải được thực hiện một cách đồng nghị: toàn thể dân Chúa được đào tạo cùng nhau khi họ cùng nhau hành trình. Cần phải vượt qua tư duy ‘ủy quyền’ trong rất nhiều lĩnh vực của mục vụ. Việc đào tạo theo nguyên tắc đồng nghị có nghĩa là giúp dân Chúa sống trọn vẹn ơn gọi rửa tội của họ, trong gia đình, nơi làm việc, trong các lĩnh vực giáo hội, xã hội và trí thức. Nó có nghĩa là giúp mỗi người có thể tham gia tích cực vào sứ mệnh của Giáo hội tùy theo đặc sủng và ơn gọi của mình.
Các vấn đề để xem xét
g) Chúng tôi khuyên nên thực hiện công việc về mối liên hệ và giáo dục giới tính để đồng hành với những người trẻ khi họ trưởng thành trong bản sắc bản vị và giới tính, đồng thời hỗ trợ sự trưởng thành của những người được kêu gọi sống độc thân và khiết tịnh thánh hiến. Việc đào tạo trong những lĩnh vực này là sự trợ giúp cần thiết cho mọi giai đoạn của cuộc sống.
h) Điều quan trọng là phải đào sâu cuộc đối thoại giữa các khoa học nhân văn, đặc biệt là tâm lý học và thần học, để hiểu được kinh nghiệm con người không chỉ đặt các phương pháp tiếp cận này cạnh nhau mà còn tích hợp chúng thành một tổng hợp trưởng thành hơn.
i) dân Chúa cần được đại diện rộng rãi trong các chương trình đào tạo thừa tác vụ thụ phong, như đã được yêu cầu bởi các Thượng Hội đồng trước đây. Do đó, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng các chương trình đào tạo, đặc biệt chú ý đến việc làm thế nào chúng ta có thể cổ vũ sự đóng góp của phụ nữ và các gia đình vào đó.
j) Các Hội đồng Giám mục được khuyến khích làm việc cùng nhau ở bình diện khu vực để tạo ra một nền văn hóa đào tạo và học tập suốt đời, sử dụng mọi nguồn lực sẵn có, bao gồm cả việc phát triển các lựa chọn kỹ thuật số.
Các đề nghị
k) Dưới ánh sáng của tính đồng nghị, chúng tôi đề nghị nên ưu tiên cung cấp các chương trình được thiết kế và nhằm mục đích đào tạo chung cho toàn thể dân Chúa (giáo dân, các thừa tác viên thánh hiến và thụ phong). Các giáo phận nên nỗ lực khuyến khích những dự án này trong vòng các Giáo Hội địa phương. Chúng tôi khuyến khích các Hội đồng Giám mục cùng nhau làm việc ở cấp khu vực để tạo ra một nền văn hóa đào tạo liên tục, sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có, bao gồm cả việc phát triển các lựa chọn kỹ thuật số.
l) Một loạt thành viên của dân Chúa cần được đại diện trong các chương trình đào tạo cho các thừa tác vụ thụ phong, như đã được yêu cầu bởi các Thượng Hội đồng trước đây. Sự tham gia của phụ nữ có tầm quan trọng đặc biệt.
m) Cần phải áp dụng các tiêu chuẩn và diễn trình thích hợp để lựa chọn ứng viên cho mục vụ thụ phong nhằm bảo đảm đáp ứng được các yêu cầu về chương trình giáo dục cho các chủng sinh.
n) Việc đào tạo các thừa tác viên thụ phong phải được thiết kế theo cách phù hợp với Giáo hội đồng nghị trong các bối cảnh địa phương khác nhau. Trước khi dấn thân vào những con đường chuyên biệt, các ứng viên phải có một kinh nghiệm quan trọng, dù là ban đầu, về cuộc sống trong một cộng đoàn Kitô giáo. Việc đào tạo không nên tạo ra một môi trường nhân tạo tách biệt khỏi cuộc sống bình thường của các tín hữu. Bằng cách bảo vệ những yêu cầu của việc đào tạo mục vụ, chúng ta có thể nuôi dưỡng tinh thần phục vụ dân Chúa đích thực trong việc rao giảng, cử hành các bí tích và thực thi bác ái. Điều này có thể đòi hỏi phải duyệt lại văn kiện Ratio Fundamentalis dành cho các linh mục và phó tế vĩnh viễn.
o) Để chuẩn bị cho kỳ họp tiếp theo của Phiên Họp, cần tiến hành tham khảo ý kiến của những người chịu trách nhiệm về việc đào tạo linh mục ban đầu và liên tục để đánh giá tiến trình đồng nghị đang được tiếp nhận như thế nào và đề xuất những thay đổi nhằm cổ vũ việc thực thi thẩm quyền trong một phong cách phù hợp với một Giáo hội đồng nghị.
15. Sự phân định của Giáo Hội và những câu hỏi bỏ ngỏ
Các điểm hội tụ
a) Trải nghiệm Đàm luận trong Chúa Thánh Thần đã làm phong phú thêm cho tất cả những người tham gia. Phong cách thông đạt của chúng tôi, dành ưu tiên cho quyền tự do bày tỏ quan điểm và lắng nghe lẫn nhau, đã được đánh giá rất cao. Nó tránh cho chúng tôi tiến quá nhanh đến một cuộc tranh luận dựa trên việc nhắc lại quan điểm của chính mình mà trước nhất không lắng nghe lý luận ủng hộ quan điểm của người khác.
b) Cách tiếp cận căn bản này tạo ra một bối cảnh cho phép xem xét cẩn thận các vấn đề đang gây tranh cãi trong Giáo hội, chẳng hạn như các tác động nhân học của công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo, bất bạo động và tự vệ hợp pháp, các vấn đề liên quan đến mục vụ và các vấn đề liên quan đến tình dục và “tính thân xác” [bodiliness], trong số những điều khác.
c) Để phát triển sự phân định đích thực của Giáo hội trong các lĩnh vực này và các lĩnh vực khác, cần phải tiếp cận những vấn đề này dưới ánh sáng Lời Chúa và giáo huấn của Giáo hội, được thông tri và suy gẫm đúng đắn. Để tránh lặp lại những công thức trống rỗng, chúng ta cần tạo cơ hội cho một cuộc đối thoại liên quan đến khoa học nhân văn và xã hội, cũng như suy tư triết học và thần học.
d) Ở tâm điểm của nhiều vấn đề gây tranh cãi này là câu hỏi về mối liên hệ giữa tình yêu và sự thật và tác động của điều này đối với nhiều vấn đề gây tranh cãi. Mối liên hệ này, trước khi được coi là một thách đố, thực ra phải được coi là một ân sủng được mạc khải nơi Chúa Kitô. Vì Chúa Giêsu đã làm nên trọn lời hứa trong các Thánh vịnh: “Tình yêu và sự thật sẽ gặp nhau, công lý và hòa bình sẽ ôm nhau. Sự thật sẽ nảy mầm từ đất và công lý sẽ đến từ trời” (Tv 85:11-12).
e) Một số đoạn Tin Mừng tiết lộ rằng Chúa Giêsu gặp gỡ mọi người trong câu chuyện và hoàn cảnh bản thân độc đáo của họ. Người không bao giờ bắt đầu từ quan điểm của những thành kiến hay nhãn hiệu, nhưng từ tính xác thực của mối liên hệ mà Người hết lòng cam kết, thậm chí phải trả giá bằng việc trải nghiệm hiểu lầm và bị từ chối. Chúa Giêsu luôn lắng nghe tiếng kêu cứu của những người đang cần giúp đỡ, ngay cả trong những tình huống trong đó nó chưa được bày tỏ. Người thực hiện những cử chỉ thể hiện tình yêu thương và khôi phục sự tự tin; Người biến cuộc sống mới thành hiện thực với sự hiện diện của Người: những người gặp Người đều biến đổi. Điều này xảy ra bởi vì sự thật mà Chúa Giêsu là người mang theo không phải là một ý tưởng, mà là chính sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta; và tình yêu mà với nó Người hành động không chỉ là cảm xúc mà còn là công lý của Vương quốc làm thay đổi lịch sử.
f) Chúng ta chỉ có thể hỗ trợ người khác nếu bản thân chúng ta đang tiến hành cuộc hoán cải, cả bản thân lẫn cộng đồng. Khó khăn chúng ta gặp phải trong việc chuyển dịch tầm nhìn Tin Mừng rõ ràng của Chúa Giêsu thành những lựa chọn mục vụ là một dấu hiệu cho thấy cuộc đấu tranh của chúng ta để sống theo Tin Mừng. Nếu chúng ta sử dụng tín lý một cách gay gắt và với thái độ phán xét, chúng ta phản bội Tin Mừng; nếu chúng ta thực hành lòng thương xót ‘rẻ tiền’, chúng ta không truyền đạt được tình yêu của Thiên Chúa. Sự thống nhất giữa chân lý và tình yêu bao hàm việc chịu đựng những khó khăn của người khác, thậm chí biến chúng thành của mình, như xảy ra giữa anh chị em. Tuy nhiên, sự hiệp nhất này chỉ có thể đạt được bằng cách kiên nhẫn đi theo con đường đồng hành.
g) Một số vấn đề, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến các vấn đề về bản sắc và tính dục, việc kết thúc sự sống, các tình huống hôn nhân phức tạp và các vấn đề đạo đức liên quan đến trí tuệ nhân tạo, đang gây tranh cãi không chỉ trong xã hội mà còn trong Giáo hội, bởi vì chúng đặt ra những câu hỏi mới. Đôi khi các phạm trù nhân học mà chúng ta đã khai triển không thể nắm bắt được tính phức tạp của các yếu tố nảy sinh từ kinh nghiệm hoặc kiến thức trong khoa học và đòi hỏi độ chính xác cao hơn và nghiên cứu thêm. Điều quan trọng là dành thời gian cần thiết cho việc suy gẫm này và đầu tư năng lực tốt nhất của chúng ta vào đó, không nhượng bộ trước những phán đoán đơn giản làm tổn thương các cá nhân và Thân thể Giáo hội. Giáo huấn của Giáo hội đã cung cấp một cảm thức định hướng về nhiều vấn đề này, nhưng rõ ràng giáo huấn này vẫn đòi hỏi phải chuyển dịch thành thực hành mục vụ. Ngay cả khi cần phải làm sáng tỏ thêm, các hành động của Chúa Giêsu, hòa nhập vào lời cầu nguyện và sự hoán cải tâm hồn, chỉ cho chúng ta con đường phía trước.
Các vấn đề để xem xét
h) Cần phải tiếp tục suy tư theo Giáo hội về sự đan xen nguyên thủy giữa tình yêu và sự thật bắt nguồn từ mạc khải Kitô học, nhằm hướng tới một thực hành Giáo hội trung thành với những nguồn gốc này.
i) Chúng tôi khuyến khích các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau kết hợp kiến thức với linh đạo bản thân của họ để những gì họ cống hiến là một sự phục vụ thực sự cho Giáo hội. Trong bối cảnh này, điều tính đồng nghị muốn nói là sự sẵn sàng cùng nhau suy nghĩ trong việc phục vụ sứ mệnh và trong những môi trường đa dạng, nhưng với cảm thức chung về mục đích.
j) Chúng tôi nhận thấy nhu cầu suy gẫm về các điều kiện cho phép nghiên cứu thần học và văn hóa lấy kinh nghiệm hàng ngày của Dân Thánh Thiên Chúa làm điểm khởi đầu và đặt mình vào việc phục vụ dân thánh.
Các đề nghị
k) Chúng tôi đề nghị nên khai triển các sáng kiến giúp sự phân định chung về các vấn đề tín lý, mục vụ và đạo đức gây tranh cãi, dưới ánh sáng Lời Chúa, giáo huấn của Giáo hội, suy tư thần học và đánh giá cao kinh nghiệm đồng nghị. Điều này có thể được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận đào sâu giữa các chuyên gia có kỹ năng và kiến thức nền tảng đa dạng, trong một khung cảnh định chế bảo vệ tính bảo mật và thúc đẩy thảo luận thẳng thắn. Khi thích hợp, nó cũng cần có sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vấn đề đang được xem xét. Những sáng kiến như vậy cần được triển khai trước Kỳ họp tiếp theo của Phiên Họp.
16. Hướng tới một Giáo hội lắng nghe và đồng hành
Các điểm hội tụ
a) Trong hai năm đầu tiên của hành trình Thượng Hội đồng, kể cả trong Phiên Họp của chúng tôi, lắng nghe là từ ngữ diễn tả rõ nhất kinh nghiệm của chúng tôi. Đây là sự lắng nghe cho và nhận. Lắng nghe là một thực tại sâu sắc của con người, một động lực có đi có lại, trong đó mỗi người đóng góp vào hành trình của người khác đồng thời nhận được sự đóng góp vào hành trình của chính mình.
b) Nhiều người tham gia vào tiến trình đồng nghị ở cấp địa phương, và đặc biệt là những người phải chịu các hình thức bị gạt ra ngoài lề xã hội trong Giáo hội hoặc trong xã hội, đã vô cùng ngạc nhiên trước lời mời lên tiếng và được lắng nghe trong Giáo hội và bởi Giáo hội. Được lắng nghe sâu sắc là một trải nghiệm khẳng định và công nhận phẩm giá, đồng thời là một cách mạnh mẽ để mời gọi mọi người và cộng đồng.
c) Đặt Chúa Giêsu vào trung tâm đời sống chúng ta đòi hỏi một mức độ từ bỏ chính mình. Theo quan điểm này, cung cấp một đôi tai biết lắng nghe có nghĩa là sẵn lòng “làm cho mình không còn là trung tâm” để nhường chỗ cho người khác. Chúng ta đã trải nghiệm điều này trong tính năng động của những cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần. Đó là một thao tác khổ hạnh đòi hỏi mỗi người phải nhận ra những giới hạn của mình và tính một mặt trong quan điểm của mình. Vì điều này, nó mở ra khả thể lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần Thiên Chúa nói với những người ở bên ngoài biên giới của cộng đồng giáo hội, và có thể khởi đầu một hành trình thay đổi và hoán cải.
d) Việc lắng nghe có một ý nghĩa Kitô học; nó có nghĩa là chấp nhận thái độ của Chúa Giêsu đối với những ai Người gặp gỡ (x. Pl. 2:6-11). Nó cũng có giá trị giáo hội, vì chính Giáo hội đang lắng nghe qua hành động của những người đã được rửa tội, những người hành động không chỉ nhân danh họ mà còn nhân danh cộng đồng.
e) Giáo hội đã gặp nhiều người và nhóm trong tiến trình Thượng Hội đồng yêu cầu được lắng nghe và đồng hành. Trước hết, chúng tôi đề cập đến những người trẻ, những người yêu cầu được lắng nghe và đồng hành đã gây được tiếng vang mạnh mẽ trong Thượng Hội đồng dành riêng cho họ (2018) và trong Phiên Họp này, đồng thời khẳng định sự cần thiết phải có một lựa chọn ưu tiên dành cho giới trẻ.
f) Giáo hội cần đặc biệt chú ý và nhạy cảm lắng nghe tiếng nói của các nạn nhân và những người sống sót sau khi bị lạm dụng tình dục, tinh thần, kinh tế, định chế, quyền lực và lương tâm bởi các giáo sĩ hoặc những người được cử nhiệm trong Giáo hội. Lắng nghe đích thực là yếu tố căn bản của con đường chữa lành, sám hối, công lý và hòa giải.
g) Phiên Họp bày tỏ sự gần gũi và hỗ trợ đối với tất cả những người chấp nhận việc ở một mình như một lựa chọn được thực hiện theo cách trung thành với Truyền thống và Huấn quyền của Giáo hội về hôn nhân và đạo đức tình dục, những điều mà họ nhìn nhận là nguồn sống. Các cộng đồng Kitô hữu được mời gọi đến gần họ, lắng nghe họ và đồng hành cùng họ trong cam kết của họ.
h) Theo những cách khác nhau, những người cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội hoặc bị loại khỏi Giáo hội vì tình trạng hôn nhân, căn tính hoặc giới tính của họ cũng yêu cầu được lắng nghe và đồng hành. Có một cảm giác sâu sắc về tình yêu, lòng thương xót và lòng cảm thương trong Phiên Họp dành cho những người đang bị Giáo hội làm tổn thương hoặc bỏ rơi, những người muốn có một nơi gọi là “nhà”, nơi họ có thể cảm thấy an toàn, được lắng nghe và tôn trọng mà không sợ hãi cảm thấy bị phán xét. Lắng nghe là điều kiện tiên quyết để cùng nhau bước đi tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa. Phiên Họp nhắc lại rằng các Kitô hữu phải luôn thể hiện sự tôn trọng phẩm giá của mỗi người.
i) Những người phải chịu nhiều hình thức nghèo đói, loại trừ và bị gạt ra ngoài lề xã hội bất bình đẳng của chúng ta cũng hướng về Giáo hội để tìm kiếm tình yêu, sự lắng nghe và đồng hành. Việc lắng nghe này cho phép Giáo hội hiểu được thực tại của tình trạng nghèo đói và bị gạt ra ngoài lề xã hội, đồng thời xích lại gần những người đau khổ. Điều quan trọng là nó cũng giúp Giáo hội được truyền giảng Tin Mừng bởi những người đau khổ. Việc lắng nghe họ cho phép Giáo hội hiểu được quan điểm của họ và đặt mình đứng về phía họ một cách cụ thể và được họ truyền giảng Tin Mừng. Chúng tôi cảm ơn và khuyến khích tất cả những người đang tham gia phục vụ lắng nghe và đồng hành với những người đang ở trong tù. Đặc biệt, họ cần cảm nghiệm được tình yêu thương xót của Chúa và không cảm thấy bị cô lập khỏi cộng đồng. Nhân danh Giáo hội, họ nhận ra lời Chúa “Thầy ở tù và các con đã đến thăm Thầy” (Mt 25:36).
j) Nhiều người trải nghiệm tình trạng cô đơn đôi khi gần như bị bỏ rơi. Người già và người bệnh thường vô hình trong xã hội. Chúng tôi khuyến khích các giáo xứ và cộng đồng Kitô hữu gần gũi và lắng nghe họ. Những việc thương xót lấy cảm hứng từ những lời Tin Mừng “Ta đau ốm và các con đã đến thăm Ta” (Mt 25:39) có một ý nghĩa sâu sắc đối với những người liên quan và cổ vũ những mối dây liên kết cộng đồng rộng lớn hơn.
k) Cuối cùng, Giáo hội muốn lắng nghe tất cả mọi người, không chỉ những người có thể dễ dàng lên tiếng nhất. Ở một số vùng, vì lý do văn hóa và xã hội, các thành viên của một số nhóm nhất định, chẳng hạn như giới trẻ, phụ nữ và các nhóm thiểu số, có thể cảm thấy khó khăn hơn trong việc tự phát biểu một cách tự do ở các không gian công cộng hoặc giáo hội. Sống dưới những chế độ áp bức, độc tài cũng làm xói mòn sự tự do này. Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi việc thực thi thẩm quyền trong cộng đồng Kitô hữu trở nên áp bức hơn là giải phóng.
Các vấn đề để xem xét
l) Lắng nghe đòi hỏi sự chấp nhận vô điều kiện. Nó không có nghĩa là thỏa hiệp với việc rao giảng Tin Mừng hoặc tán thành bất cứ ý kiến hoặc quan điểm nào được đề nghị. Chúa Giêsu đã mở ra những chân trời và những con đường mới cho những người mà Người lắng nghe vô điều kiện, và để chia sẻ Tin Mừng cứu độ với những người chúng ta gặp gỡ, chúng ta cũng được mời gọi làm như vậy.
m) Rải rác rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, các cộng đồng Kitô hữu nhỏ thúc đẩy các thực hành lắng nghe của, và giữa, những người đã được rửa tội. Chúng ta được mời gọi nâng cao tiềm năng của họ, đặc biệt bằng cách khám phá cách họ có thể thích nghi với bối cảnh đô thị.
Các đề nghị
n) Điều cần phải thay đổi để những người cảm thấy bị loại trừ cảm nghiệm được Giáo hội chào đón nhiều hơn? Lắng nghe và đồng hành là một hình thức hành động của Giáo hội, không chỉ là hành động của các cá nhân. Do đó, chúng phải tìm được một vị trí trong kế hoạch mục vụ thông thường và cơ cấu hoạt động của các cộng đồng Kitô giáo ở các bình diện khác nhau, tận dụng tối đa sự đồng hành thiêng liêng. Một Giáo hội đồng nghị cần phải là một Giáo hội biết lắng nghe và cam kết này phải được chuyển dịch thành thực hành.
o) Chúng ta không bắt đầu công việc này từ số không. Nhiều định chế và cơ cấu thực hiện nhiệm vụ lắng nghe quý giá, bao gồm công việc đồng hành của Caritas với những người nghèo nhất, giữa những người di cư và tị nạn, cũng như nhiều bối cảnh đồng hành khác liên quan đến đời sống thánh hiến hoặc các hiệp hội giáo dân. Việc kết nối công việc của họ một cách toàn diện hơn với cộng đồng Giáo hội địa phương giúp công việc này được coi là một phần đời sống của toàn thể cộng đồng chứ không phải là một nhiệm vụ được ủy quyền.
p) Những người thực hiện công việc phục vụ lắng nghe và đồng hành, dưới nhiều hình thức khác nhau, cần được đào tạo đầy đủ, có tính đến kinh nghiệm của những người mà họ tiếp xúc. Họ cũng cần cảm thấy được cộng đồng hỗ trợ. Về phần mình, các cộng đoàn phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc phục vụ này được thực hiện thay mặt họ và nhận được hoa trái của việc lắng nghe này. Chúng tôi đề nghị thành lập một thừa tác vụ lắng nghe và đồng hành để tạo nên sự nổi bật hơn cho dịch vụ này. Nó phải đặt nền tảng trên bí tích rửa tội và thích ứng với những bối cảnh khác nhau. Cách thức thực hiện mục vụ này phải thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
q) SECAM (Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar) được khuyến khích thúc đẩy sự phân định thần học và mục vụ về vấn đề đa thê và sự đồng hành của những người trong các kết hợp đa thê đang đến với đức tin.
17. Sứ mệnh trong môi trường kỹ thuật số
Các điểm hội tụ
a).Văn hóa kỹ thuật số là sự thay đổi nền tảng trong cách chúng ta quan niệm về thực tại và do đó liên quan đến bản thân, đến nhau, đến môi trường xung quanh và thậm chí đến Thiên Chúa. Môi trường kỹ thuật số thay đổi diễn trình học tập cũng như tri nhận của chúng ta về thời gian, không gian, cơ thể, mối liên hệ liên bản vị và quả thực phần lớn cách suy nghĩ của chúng ta. Thuyết nhị nguyên giữa thực và ảo không mô tả đầy đủ thực tại và trải nghiệm của người ta, đặc biệt là những người trẻ tuổi nhất, những người được gọi là “người bản địa kỹ thuật số”.
b) Do đó, văn hóa kỹ thuật số không hẳn là một lĩnh vực truyền giáo khác biệt cho bằng là một chiều kích quan trọng của chứng tá Giáo hội trong nền văn hóa đương thời. Đây là lý do tại sao nó có ý nghĩa đặc biệt trong một Giáo hội đồng nghị.
c) Các nhà truyền giáo luôn cùng với Chúa Kitô đến những biên giới mới, trong khi Chúa Thánh Thần thúc đẩy và đi trước họ. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp cận nền văn hóa ngày nay ở mọi không gian nơi mọi người tìm kiếm ý nghĩa và tình yêu, bao gồm cả những không gian họ bước vào thông qua điện thoại di động và máy tính bảng [tablet].
d) Chúng ta không thể truyền bá văn hóa kỹ thuật số nếu trước tiên không hiểu nó. Những người trẻ, trong đó có các chủng sinh, linh mục trẻ, các nam nữ tu sĩ trẻ, những người thường có kinh nghiệm sâu sắc và trực tiếp về nó, là những người phù hợp nhất để thực hiện sứ mệnh của Giáo hội trong môi trường kỹ thuật số, cũng như đồng hành cùng những người khác của cộng đồng, bao gồm cả các mục tử, trong việc trở nên quen thuộc hơn với các động lực của nó.
e) Trong tiến trình Thượng Hội đồng, các sáng kiến của “Thượng hội đồng kỹ thuật số” (“Dự án Giáo hội lắng nghe bạn”) cho thấy tiềm năng của môi trường kỹ thuật số được tiếp cận theo nguyên tắc truyền giáo, tính sáng tạo và lòng quảng đại của những người tham gia vào nó, và tầm quan trọng của việc cung cấp cho họ sự huấn luyện, đồng hành và các cơ hội để thảo luận và cộng tác ngang hàng.
Các vấn đề để xem xét
f) Internet ngày càng hiện diện trong cuộc sống của trẻ em và gia đình. Mặc dù nó có tiềm năng to lớn để cải thiện cuộc sống của con người nhưng nó cũng có thể gây tai hại và tổn thương, chẳng hạn như thông qua đe dọa, thông tin sai lệch, bóc lột tình dục và gây nghiện. Cấp thiết phải xem xét làm thế nào cộng đồng Kitô giáo có thể hỗ trợ các gia đình trong việc bảo đảm sao cho không gian trực tuyến không chỉ an toàn mà còn mang lại sự sống thiêng liêng.
g) Có nhiều sáng kiến trực tuyến có giá trị và hữu ích liên quan đến Giáo hội nhằm cung cấp việc dạy giáo lý và đào tạo đức tin tuyệt vời. Thật không may, cũng có những trang web đề cập đến các vấn đề liên quan đến đức tin một cách hời hợt, phân cực và thậm chí đầy thù hận. Với tư cách là một Giáo hội và những cá nhân truyền giáo kỹ thuật số, chúng ta có nhiệm vụ tự hỏi làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm sao cho sự hiện diện trực tuyến của chúng ta tạo thành một trải nghiệm lớn mạnh cho những người mà chúng ta giao tiếp.
h) Các sáng kiến tông đồ trực tuyến có tầm với và phạm vi vượt xa các ranh giới lãnh thổ được hiểu theo lối truyền thống. Điều này đặt ra những câu hỏi quan trọng về việc phải qui định chúng ra sao và cơ quan giáo hội nào chịu trách nhiệm giám sát chúng.
i) Chúng ta cũng phải xem xét những hệ luận của biên giới truyền giáo kỹ thuật số mới đối với việc đổi mới các cơ cấu giáo xứ và giáo phận hiện có. Trong một thế giới ngày càng kỹ thuật số, làm thế nào để chúng ta tránh bị mắc kẹt trong một lối suy nghĩ chỉ tìm cách bảo tồn những gì chúng ta đang làm và thay vào đó giải phóng những nguồn năng lực mới cho những hình thức truyền giáo mới?
j) Đại dịch COVID-19 đã kích thích một loạt các sáng kiến mục vụ trực tuyến sáng tạo nhằm làm giảm tác động của trải nghiệm bị cô lập và cô đơn mà đặc biệt là những người già và các thành viên cộng đồng dễ bị tổn thương phải trải qua. Các định chế giáo dục Công Giáo cũng sử dụng các diễn đàn trực tuyến một cách hiệu quả để tiếp tục đào tạo và dạy giáo lý trong thời gian phong tỏa. Chúng ta cần đánh giá xem kinh nghiệm này đã dạy chúng ta điều gì và những lợi ích lâu dài nào có thể mang lại cho sứ mệnh của Giáo hội trong môi trường kỹ thuật số.
k) Trong khi người trẻ tìm kiếm cái đẹp, nhiều người trẻ đã từ bỏ không gian vật chất của Giáo hội, những không gian mà chúng tôi tiếp tục cố gắng mời gọi họ tham dự, thay vào đó họ ưa thích những không gian trực tuyến hơn. Điều này có ý nghĩa đối với cách chúng ta cố gắng thu hút họ và tìm cách đào tạo và dạy giáo lý cho họ. Đây là điều cần xem xét theo viễn ảnh mục vụ.
Các đề nghị
l) Chúng ta cần cung cấp cơ hội để thừa nhận, đào tạo và đồng hành với những người đã làm việc như những nhà truyền giáo kỹ thuật số, đồng thời tạo điều kiện nối mạng giữa họ.
m) Điều quan trọng là tạo ra mạng lưới hợp tác của những người gây ảnh hưởng [influenc-ers], bao gồm những người thuộc các tôn giáo khác hoặc những người thực sự không có đức tin, nhưng muốn cộng tác vì những mục đích chung nhằm thúc đẩy phẩm giá con người, công lý và chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta.
18. Cơ cấu tham gia
Các điểm hội tụ
a) Với tư cách là thành viên của Dân trung thành Thiên Chúa, tất cả những người đã được rửa tội đều đồng trách nhiệm truyền giáo, mỗi người tùy theo ơn gọi, năng lực và kinh nghiệm của mình. Vì vậy, tất cả đều góp phần hình dung và biện phân những bước nhằm cải cách các cộng đồng Kitô giáo và toàn thể Giáo hội. Bằng cách này, Giáo hội trải nghiệm “niềm vui ngọt ngào và an ủi của việc truyền giáo”. Mục đích của tính đồng nghị, trong việc thành lập và hoạt động của cơ chế mà nó thành hình chính là sứ mệnh. Đồng trách nhiệm là vì sứ mệnh: điều này chứng tỏ rằng chúng ta thực sự tụ họp nhân danh Chúa Giêsu, điều này giải phóng các cơ quan tham gia khỏi những giới hạn quan liêu và những luận lý quyền lực trần thế, và làm cho việc tụ họp trở nên hữu hiệu.
b) Dưới ánh sáng giáo huấn gần đây của Giáo hội (đặc biệt là Lumen gentium và Evangelii gaudium), tính đồng trách nhiệm này của mọi người trong sứ mệnh phải là tiêu chuẩn làm nền tảng cho việc lên cơ cấu các cộng đồng Kitô hữu và toàn thể giáo hội địa phương với tất cả các hoạt động phục vụ của nó, trong tất cả các tổ chức của nó, trong mỗi cơ quan mục vụ của nó (x. 1 Cr 12:4-31). Việc thừa nhận đúng đắn sứ mệnh truyền giáo của giáo dân trong thế giới không thể trở thành cái cớ để giao phó việc chăm sóc cộng đồng Kitô giáo cho riêng các giám mục và linh mục.
c) Thẩm quyền tuyệt hảo là Lời Chúa, thẩm quyền này phải truyền cảm hứng cho mọi cuộc họp của các cơ quan tham gia, mọi cuộc tham vấn và mọi tiến trình đưa ra quyết định. Để điều này xảy ra, điều cần thiết là, ở mọi bình diện, cuộc tụ họp phải rút ra được ý nghĩa và sức mạnh từ Bí tích Thánh Thể và diễn ra dưới ánh sáng của Lời Chúa được lắng nghe và chia sẻ trong lời cầu nguyện.
d) Thành phần của các hội đồng khác nhau nhằm phân định và đưa ra quyết định của cộng đồng truyền giáo đồng nghị phải tạo điều kiện cho sự hiện diện của những người nam nữ có khuynh hướng tông đồ, được phân biệt không phải bởi sự hiện diện thường xuyên của họ trong nhà thờ, mà bởi một chứng tá Tin Mừng đích thực trong cuộc sống bình thường. dân Chúa càng truyền giáo hơn khi họ có thể làm cho tiếng nói của những người đã sống sứ mệnh bằng cách sống trong thế giới và các vùng ngoại vi của nó vang vọng trong chính họ, kể cả trong các cơ chế tham gia.
Các vấn đề để xem xét
e) Dựa trên những gì chúng ta đã chia sẻ, điều quan trọng là phải hỏi làm thế nào chúng ta có thể cổ vũ việc tham gia vào các hội đồng khác nhau khi nhiều người cảm thấy họ không thích hợp với nhiệm vụ. Tính đồng nghị lớn mạnh khi mỗi thành viên tham gia vào các diễn trình và đưa ra quyết định cho sứ mệnh của Giáo hội. Theo nghĩa này, chúng ta được khuyến khích bởi nhiều cộng đồng Kitô hữu nhỏ trong các Giáo hội mới xuất hiện, những cộng đồng sống gần gũi hàng ngày, xung quanh Lời Chúa và Bí tích Thánh Thể.
f) Trong Amoris Laetitia [Niềm vui Yêu thương], Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ủy thác cho Giáo hội việc thực hiện những thay đổi về thành phần của các cơ quan tham gia, nhiệm vụ này không thể bị trì hoãn thêm nữa. Sự tham gia của những người nam nữ đã được rửa tội sống trong những tình huống phức tạp của mối quan hệ yêu thương “có thể được phát biểu trong các hoạt động phục vụ khác nhau của Giáo hội, điều này nhất thiết đòi hỏi phải biện phân được những hình thức loại trừ nào hiện đang được thực hiện trong khuôn khổ phụng vụ, mục vụ, giáo dục và thể chế, để có thể vượt quac” (299). Sự phân định này cũng liên quan đến việc họ bị loại khỏi các cơ quan tham gia cộng đồng giáo xứ và giáo phận như đã trải qua ở một số Giáo Hội địa phương.
g) Từ góc độ tính độc đáo của sự hiệp thông giáo hội: làm thế nào chúng ta có thể đan xen các khía cạnh tham vấn và tham nghị của tính đồng nghị? Với sự đa dạng của các hồng ân đặc sủng và thừa tác vụ của dân Chúa, làm thế nào chúng ta có thể tích hợp các nhiệm vụ cố vấn, biện phân và quyết định trong các cơ quan tham gia khác nhau.
Các đề nghị
h) Dựa trên sự hiểu biết về dân Chúa như chủ thể tích cực của sứ mệnh truyền giáo, chúng tôi đề nghị ra luật lệ cho tính bắt buộc của các Hội đồng Mục vụ trong các cộng đồng Kitô giáo và các giáo hội địa phương. Cũng nên củng cố các cơ quan tham gia, với sự hiện diện thích hợp của giáo dân, thừa nhận vai trò mà họ có thể đảm nhận trong việc biện phân các quyết định do quyền phép rửa của họ.
i) Các cơ quan tham gia đại diện cho điển hình đầu tiên trong đó người ta trải nghiệm được tính giải trình của những người thực hiện trách nhiệm. Mặc dù chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ sự dấn thân của họ, nhưng ngược lại, họ được mời thực hành nền văn hóa giải trình trước cộng đồng mà họ là đại diện.
19. Gom nhóm các Giáo Hội bên trong hiệp thông toàn thể Giáo Hội
Các điểm hội tụ
a) Chúa Thánh Thần phân phát dồi dào các hồng ân của Người vì ích chung, và vì thế chúng ta tin chắc rằng mỗi Giáo hội, trong sự hiệp thông của toàn thể Giáo hội, đều có nhiều điều để cống hiến. Khi nhìn Giáo Hội như Thân Mình Chúa Kitô, chúng ta dễ hiểu hơn rằng các chi thể khác nhau phụ thuộc lẫn nhau và có cùng một sự sống: “nếu một chi thể đau khổ, thì mọi chi thể cùng đau khổ; và nếu một chi thể được tôn vinh, thì mọi chi thể đều vui mừng vì điều đó” (1 Cr 12:26). Do đó, chúng ta muốn phát triển những thái độ tâm linh nảy sinh từ quan điểm này: khiêm tốn và rộng lượng, tôn trọng và chia sẻ. Điều quan trọng nữa là sự sẵn sàng phát triển sự hiểu biết lẫn nhau và chuẩn bị những cơ cấu cần thiết để việc trao đổi những kho tàng thiêng liêng, tinh thần môn đệ truyền giáo và của cải vật chất có thể trở thành một thực tại cụ thể.
b) Vấn đề về việc gom nhóm các giáo hội địa phương đã được chứng minh là nền tảng cho việc thực thi đầy đủ tính đồng nghị trong Giáo hội. Để trả lời câu hỏi làm thế nào để cấu hình các điển hình đồng nghị và tính hợp đoàn bao gồm các nhóm giáo hội địa phương, Phiên Họp đã đồng ý về tầm quan trọng của việc phân định giáo hội được thực hiện bởi các Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Châu lục để tiến hành đúng đắn giai đoạn đầu tiên của tiến trình thượng hội đồng.
c) Tiến trình thượng hội đồng đã cho thấy các cơ quan được cung cấp bởi Bộ Giáo luật và Bộ Giáo luật dành cho các Giáo hội Đông phương thực thi chức năng của mình một cách hiệu quả hơn ra sao khi các cơ quan này được hiểu từ các giáo hội địa phương. Sự kiện Giáo hội (Ecclesia tota=Giáo Hội toàn thể) là sự hiệp thông của các Giáo hội đòi hỏi mỗi giám mục, một cách trực tiếp và ràng buộc hơn, phải thực thi nhiệm vụ chăm sóc tất cả các Giáo hội (sollicitudo omnium Ecclesiarum) như một khía cạnh cấu thành thừa tác vụ của ngài trong tư cách mục tử của một giáo hội.
d) Các Hội đồng Giám mục từng đóng một vai trò quyết định trong giai đoạn đầu của diễn trình Thượng Hội Đồng. Diễn trình này đưa ra nhu cầu về tính đồng nghị và tính hợp đoàn ở bình diện lục địa. Các cơ quan hoạt động ở các bình diện này góp phần thực hiện tính đồng nghị, tôn trọng các thực tại địa phương và diễn trình hội nhập văn hóa. Phiên họp bày tỏ sự tin tưởng rằng bằng những phương tiện này, nguy cơ độc dạng và tập quyền trong việc cai quản Giáo hội sẽ được khắc phục.
Các vấn đề để xem xét
e) Trước khi thành lập các cơ cấu giáo hội mới, chúng ta cần củng cố và đem lại sức sống mới cho những cơ cấu hiện có. Cũng cần phải nghiên cứu về mặt giáo hội học và giáo luật về những hệ luận của cuộc cải cách liên quan đến các nhóm Giáo hội, để chúng có thể đảm nhận tính chất đồng nghị đầy đủ hơn.
f) Xem xét các thực hành đồng nghị của Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ nhất, chúng tôi đề xuất một nghiên cứu thăm dò việc làm thế nào để phục hồi các định chế cổ xưa theo trật tự giáo luật hiện tại và hài hòa chúng với các tổ chức mới được thành lập, chẳng hạn như các Hội đồng Giám mục.
g) Bản chất tín lý và pháp lý của các Hội đồng Giám mục cần được nghiên cứu thêm, thừa nhận khả năng hành động tập thể, bao gồm các câu hỏi về tín lý nảy sinh ở địa phương, từ đó mở lại việc suy gẫm về Tự sắc Apostolos suos.
h) Liệu các điều luật đề cập đến các hội đồng đặc thù (toàn thể và cấp tỉnh) có thể được sửa đổi để tăng cường sự tham gia của Dân Thiên Chúa, theo gương miễn chuẩn đã đạt được trong Hội đồng Toàn thể gần đây của Úc không?
Các đề nghị
i) Trong số các cơ cấu đã được quy định trong Bộ Giáo Luật, giáo tỉnh hoặc tòa giáo đô cần được phục hồi và củng cố như một nơi hiệp thông cho các giáo hội địa phương trong lãnh thổ của họ.
j) Các thẩm quyền liên hệ nên thực thi tính đồng nghị ở cấp khu vực, quốc gia và lục địa phù hợp với những hiểu biết sâu sắc từng xuất hiện liên quan đến các nhóm Giáo hội.
k) Khi cần thiết, chúng tôi đề nghị thành lập các tỉnh giáo hội quốc tế để mang lại lợi ích cho các giám mục không thuộc bất cứ Hội đồng Giám mục nào và để thúc đẩy sự hiệp thông giữa các Giáo hội xuyên biên giới quốc gia.
l) Tại các quốc gia theo Nghi lễ Latinh, trong đó cũng có phẩm trật của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, chúng tôi đề nghị đưa các Giám mục Đông phương vào các Hội đồng Giám mục quốc gia, giữ nguyên quyền tự trị về mặt cai quản vốn do Bộ luật riêng của họ thiết lập.
m) Cần xây dựng một cấu hình giáo luật cho các Hội đồng Châu lục, trong khi vẫn tôn trọng tính đặc thù của mỗi châu lục, lưu ý đến sự tham gia của các Hội đồng Giám mục và của các Giáo hội, với các đại biểu của riêng họ, những người làm cho tính đa dạng của dân Chúa trở thành hiện diện.
20. Thượng Hội đồng Giám mục và các Phiên Họp Giáo hội
Các điểm hội tụ
a) Ngay cả khi cảm nghiệm “cùng nhau bước đi” gây mệt mỏi, Phiên Họp vẫn cảm nhận được niềm vui Tin Mừng được là Dân Thiên Chúa. Nhìn chung, những kinh nghiệm mới liên quan đến giai đoạn này của hành trình thượng hội đồng đã được hoan nghênh. Những kinh nghiệm rõ ràng nhất bao gồm việc chuyển việc cử hành Thượng Hội đồng từ một sự kiện sang một diễn trình (như được chỉ ra bởi tông hiến Episcopalis communio); sự hiện diện của các thành viên khác, cả nam lẫn nữ, bên cạnh các giám mục; sự hiện diện tích cực của các đại biểu huynh đệ; tĩnh tâm chuẩn bị cho Phiên Hop; việc cử hành Bí tích Thánh Thể tại Nhà thờ Thánh Phêrô; bầu không khí cầu nguyện và phương pháp Đàm luận trong Chúa Thánh Thần; và chính sự sắp xếp Phiên Họp tại Hội trường Phaolô VI.
b) Phiên họp của Thượng Hội đồng Giám mục, trong khi vẫn duy trì đặc tính Giám mục nổi bật của nó, nhân dịp này, đã làm cho hữu hình mối liên kết nội tại giữa chiều kích đồng nghị của đời sống Giáo hội (sự tham gia của tất cả mọi người), chiều kích hợp đoàn (sự chăm sóc của các giám mục cho toàn thể Giáo hội), và chiều kích tối thượng (sự phục vụ của Giám mục Rôma, người bảo đảm sự hiệp thông).
c) Tiến trình thượng hội đồng đã và đang là thời gian ân sủng khích lệ chúng ta. Thiên Chúa đang ban cho chúng ta cơ hội trải nghiệm một nền văn hóa đồng nghị mới, có khả năng hướng dẫn đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Tuy nhiên, chúng tôi nhắc lại rằng việc tạo ra các cơ cấu đồng trách nhiệm là chưa đủ nếu thiếu sự hoán cải bản thân sang tính đồng nghị truyền giáo. Các tiến trình đồng nghị không làm giảm bớt trách nhiệm bản thân của những người được kêu gọi tham gia vào nó ở mọi bình diện của Giáo hội do thừa tác vụ và các đặc sủng của họ, mà đúng hơn là hãy khuyến dụ nó nhiều hơn.
Các vấn đề để xem xét
d) Sự hiện diện của các thành viên không phải là giám mục trong tư cách nhân chứng cho cuộc hành trình của thượng hội đồng đã được đánh giá cao. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ về ảnh hưởng của sự hiện diện của họ trong tư cách thành viên chính thức đối với đặc tính giám mục của Phiên Họp. Một số người nhìn thấy nguy cơ sợ rằng nhiệm vụ chuyên biệt của các giám mục sẽ không được hiểu một cách thỏa đáng. Các tiêu chuẩn mà các thành viên không phải giám mục được kêu gọi tham gia Phiên Họp cũng sẽ cần phải được làm rõ.
e) Các kinh nghiệm như Phiên Họp Giáo hội Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê Đầu tiên vào tháng 11 năm 2021, các Cơ Chế dân Chúa ở Ba Tây và Công đồng Toàn thể Úc Châu đã được báo cáo. Vẫn còn phải nhận diện và đào sâu việc làm hế nào hội nhập tính đồng nghị và tính hợp đoàn trong tương lai, phân biệt (không có sự tách biệt quá mức) sự đóng góp của tất cả các thành viên dân Chúa vào việc xây dựng các quyết định và nhiệm vụ chuyên biệt của các giám mục. Việc khớp nối tính đồng nghị, tính hợp đoàn và tính ưu việt không nên được giải thích theo hình thức tĩnh tại hoặc tuyến tính mà theo tính tuần hoàn năng động, theo tính đồng trách nhiệm dị biệt hóa.
f) Trong khi ở bình diện khu vực, có thể nghĩ đến các bước kế tiếp nhau (một Phiên Họp Giáo hội, sau đó là Phiên Họp Giám mục), được coi là thích hợp để làm rõ việc điều này được đề nghị ra sao liên quan đến toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Một số người tin rằng công thức được thông qua tại Phiên Họp này đáp ứng được nhu cầu này; những người khác đề nghị rằng một Phiên Họp Giám mục sẽ tiếp nối một Phiên Họp Giáo hội để kết thúc việc phân định. Tuy nhiên, những người khác lại thích dành vai trò thành viên của Thượng hội đồng cho các Giám mục.
g) Sự đóng góp cho công việc của Phiên Họp và các diễn trình của Giáo hội đồng nghị, được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc các ngành khác nhau, đặc biệt là các nhà thần học và giáo luật, cũng có điều gì đó để cống hiến.
h) Cũng cần phải suy nghĩ về sự tương tác giữa diễn trình đồng nghị, Internet và các phương tiện truyền thông.
Các đề nghị
i) Các tiến trình đồng nghị ở mọi bình diện của Giáo hội cần được đánh giá.
j) Cần phải đánh giá những thành quả của Kỳ họp đầu tiên của Phiên Họp Toàn Thể thường lệ lần thứ XVI của Thượng hội đồng Giám mục.
DIỄN TIẾN DỌC HÀNH TRÌNH
“Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được?” (Mc 4:30)
Lời Chúa chiếm ưu tiên hơn lời của Giáo hội. Lời của các môn đệ, ngay cả của Thượng Hội đồng, chỉ là tiếng vang của những gì chính Chúa nói.
Chúa Giêsu đã chọn nói bằng dụ ngôn để loan báo Nước Thiên Chúa. Người tìm được những hình ảnh nói về mầu nhiệm Thiên Chúa trong những trải nghiệm đời thường của con người: thế giới tự nhiên, nơi làm việc, những yếu tố đời thường. Bằng cách này, Người cho chúng ta biết rằng Nước Thiên Chúa vượt trên chúng ta nhưng vẫn không xa cách chúng ta. Hoặc chúng ta nhìn thấy Triều đại của Thiên Chúa trong mọi sự của thế gian này, hoặc chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy nó.
Chúa Giêsu nhìn thấy vận mệnh của chính mình được tượng trưng trong một hạt giống rơi xuống đất, một thứ không có giá trị hay ý nghĩa nào sẽ bị mục nát, nhưng lại sở hữu năng động tính của sự sống, một năng động tính không thể ngăn cản, không thể đoán trước được, đó là Lễ Vượt Qua. Đây là một năng động tính nhằm mang lại sự sống; trở thành bánh cho nhiều người; bánh được định sẵn để trở thành Bí tích Thánh Thể.
Ngày nay, trong một nền văn hóa mà con người đấu tranh giành quyền thống trị với nhau và trở nên ám ảnh với những gì hữu hình, Giáo hội được mời gọi lặp lại những lời của Chúa Giêsu, làm cho những lời đó trở lại sự sống với tất cả tiềm năng của chúng.
“Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được?” Câu hỏi của Chúa chúng ta soi sáng công việc đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Vấn đề không phải là phân tán bản thân ra nhiều mặt trận, giản lược mọi sự thành luận lý hiệu năng và chủ nghĩa thủ tục. Đúng hơn, đây là vấn đề nắm bắt, trong số rất nhiều từ ngữ và đề nghị của Tường Trình này, những gì trông như một hạt giống nhỏ, nhưng lại mang trong mình tương lai, và tưởng tượng làm thế nào để đưa nó đến mảnh đất giúp nó lớn lên và trưởng thành vì lợi ích của nhiều người. “Việc này xảy ra thế nào được?”, Đức Maria tự hỏi ở Nadarét (Lc 1:34) sau khi nghe Lời Chúa. Chỉ có một câu trả lời: hãy ở lại dưới bóng Chúa Thánh Thần và để cho quyền năng của Người bao bọc mình.
Khi chúng ta hướng tới giai đoạn từ nay đến Kỳ họp thứ hai, chúng ta hãy tạ ơn Chúa vì cuộc hành trình cho đến nay và vì những ân sủng mà Người đã chúc phúc cho cuộc hành trình này. Chúng ta phó thác giai đoạn tiếp theo cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, một dấu chỉ của niềm hy vọng và niềm an ủi chắc chắn cho Dân trung thành của Thiên Chúa khi họ tiếp tục cuộc hành trình của mình, cũng như cho cuộc hành trình của hai Thánh Tông đồ Simon và Giuđa, mà chúng ta mừng lễ hôm nay. Tất cả chúng ta đều được mời chào đón hạt giống nhỏ mà Tường trình Tổng hợp này đại diện.
Adsumus Sancte Spiritus! (Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con có mặt!)
Rôma, ngày 28 tháng 10 năm 2023, Lễ Các Thánh Simon và Giuđa, tông đồ
MỤC LỤC
Một Giáo hội đồng nghị trong sứ mạng
GIỚI THIỆU
PHẦN I - GƯƠNG MẶT CỦA GIÁO HỘI ĐỒNG NGHỊ
1. Tính đồng nghị: Kinh nghiệm và sự hiểu biết
2. Được Chúa Ba Ngôi tập hợp và sai đi
3. Gia nhập Cộng đồng Đức tin: Khai tâm Kitô giáo
4. Những người nghèo khổ, những nhân vật chính trong hành trình của Giáo hội
5. Một Giáo Hội “từ mọi chi tộc, ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia”
6. Các Giáo Hội Đông Phương và Truyền Thống Giáo Hội Latinh
7. Trên Con Đường Hướng Tới Sự Hiệp Nhất Kitô Giáo
PHẦN II- TẤT CẢ CÁC MÔN ĐỒ, TẤT CẢ CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO
8. Giáo Hội là Sứ Mệnh
9. Phụ nữ trong Đời sống và Sứ mệnh của Giáo hội
10. Đời sống thánh hiến, các hiệp hội và phong trào giáo dân: một dấu chỉ đặc sủng
11. Các phó tế và linh mục trong Giáo hội đồng nghị
12. Giám Mục hiệp thông với Giáo Hội
13. Giám mục Rôma trong Giám mục đoàn
PHẦN III – DỆT CÁC MỐI LIÊN KẾT, XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
14. Cách tiếp cận đồng nghị đối với việc đào tạo
15. Sự phân định của Giáo Hội và những câu hỏi bỏ ngỏ
16. Hướng tới một Giáo hội lắng nghe và đồng hành
17. Sứ mệnh trong môi trường kỹ thuật số
18. Cơ cấu tham gia
19. Gom nhóm các Giáo hội trong sự hiệp thông của toàn thể Giáo hội
20. Thượng Hội đồng Giám mục và các Hội đồng Giáo hội.
DIỄN TIẾN DỌC THEO HÀNH TRÌNH
Ngoại trưởng Vatican, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher đã nói chuyện qua điện thoại với Ngoại trưởng Iran vào sáng thứ Hai về cuộc chiến tranh Israel-Hamas đang diễn ra.
Vatican cho biết cuộc trò chuyện vào ngày 30 tháng 10, diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng Iran có thể mở rộng xung đột trong khu vực. Cuộc đối thoại này đã được yêu cầu bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran, Hossein Amir-Abdollahian.
“Trong cuộc trò chuyện, Đức Tổng Giám mục Gallagher bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Tòa Thánh đối với những gì đang xảy ra ở Israel và Palestine, đồng thời nhắc lại sự cần thiết tuyệt đối để tránh làm lan rộng xung đột và đi đến giải pháp hai nhà nước tại Thánh Địa cho một nền hòa bình ổn định và lâu dài ở Trung Đông. “, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh Matteo Bruni cho biết trong một thông cáo báo chí.
Đầu tháng này, Amir-Abdollahian đã cảnh báo về tình trạng leo thang hơn nữa ở Trung Đông nếu Israel không ngừng tấn công vào Gaza.
Ngoại trưởng Iran nói với Al Jazeera hôm 15/10 rằng nếu “các biện pháp nhằm ngăn chặn ngay lập tức các cuộc tấn công của Israel” thất bại, “rất có thể nhiều mặt trận khác sẽ được mở ra và ngày càng trở nên có khả năng xảy ra hơn.”
Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, cho biết hôm Chúa Nhật rằng cuộc tấn công của Israel ở Gaza đã “vượt qua ranh giới đỏ” và “có thể buộc mọi người phải hành động”, CNN đưa tin.
“Washington yêu cầu chúng tôi không làm bất cứ điều gì, nhưng họ vẫn tiếp tục hỗ trợ rộng rãi cho Israel,” Raisi cảnh báo.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói với CBS hôm Chúa Nhật rằng các quan chức đang nhận thấy “nguy cơ cao về cuộc xung đột này sẽ lan sang các khu vực khác trong khu vực”.
Sự thù địch của Iran đối với Israel đã có từ hơn 40 năm trước, với một cuộc xung đột ủy nhiệm đã được tiến hành giữa hai quốc gia Trung Đông trong nhiều thập kỷ.
Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã đạt tới số người chết chưa từng có trong lịch sử bạo lực giữa Israel và Palestine.
Theo chính quyền Israel, vụ tấn công ngày 7/10 của tổ chức chính trị và quân sự Hồi giáo Sunni Hamas đã giết chết 1.400 người, chủ yếu là dân thường.
Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas kiểm soát, chiến dịch phản công của Israel sau vụ tấn công đã khiến hơn 8.000 người Palestine thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ vị thành niên.
Tòa Thánh ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho Israel và Palestine.
Vào ngày 27 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tổ chức buổi cầu nguyện chầu Thánh Thể cầu nguyện cho hòa bình giữa cuộc chiến tranh Israel-Hamas đang diễn ra ở Thánh địa.
Kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria là Nữ hoàng Hòa bình và Mẹ của Lòng thương xót, Đức Giáo hoàng cầu xin Mẹ “cầu bầu cho thế giới của chúng ta đang gặp nguy hiểm và hỗn loạn” và “hãy hoán cải những người châm ngòi và xúi giục xung đột”.
Source:Catholic News Agency
Các giám mục Hoa Kỳ gần đây đã nhắc lại lời kêu gọi hòa bình ở Thánh địa khi cuộc chiến Israel-Hamas bước sang tháng thứ hai và thương vong của cuộc xung đột tiếp tục gia tăng.
“Cuộc chiến ở Thánh địa đang diễn ra trong thời gian thực trước mắt chúng ta với thương vong ngày càng gia tăng, thảm họa nhân đạo ngày càng gia tăng cùng với khả năng leo thang bạo lực trong khu vực và quốc tế,” Đức Cha Rockford David J. Malloy, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, cho biết trong một tuyên bố.
Đức Cha Malloy cho biết cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10, trong đó nhóm khủng bố đã pháo kích vào Israel và xâm phạm biên giới Israel bằng lực lượng bộ binh, “phải bị lên án”. Các cuộc tấn công đã khiến hơn 1.300 người thiệt mạng và nhanh chóng dẫn đến việc Israel tuyên chiến với Hamas.
Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas kiểm soát, hơn 8.000 người Palestine sau đó đã thiệt mạng ở Gaza trong bối cảnh chiến tranh.
Đức Cha Malloy nói: “Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi thả con tin và bảo vệ dân thường”.
Ngài nói: “Đồng thời, chúng tôi khẳng định những nỗ lực liên tục nhằm cho phép tiếp cận nhân đạo, bao gồm hành lang cho những người đang tìm kiếm sự an toàn và kêu gọi Quốc hội hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ”. “Như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở thế giới, 'Chiến tranh luôn là một thất bại; đó là sự hủy hoại tình huynh đệ của con người.'“
Các nhóm viện trợ quốc tế đã kêu gọi mở các hành lang nhân đạo đến Gaza để cung cấp các vật phẩm cứu sinh cho dân thường ở đó, cảnh báo về một thảm họa nhân đạo sắp xảy ra khi nguồn cung cấp nước uống ngày càng cạn kiệt và nguồn cung cấp y tế ngày càng khan hiếm.
Đức Cha Malloy trong tuyên bố của mình cho biết các giám mục “tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân bị vướng vào vòng bạo lực này cũng như các tác nhân trong khu vực và quốc tế đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột”.
Ngài nói: “Chúng ta không được mệt mỏi khi dâng lời cầu nguyện và hỗ trợ cho hòa bình và công lý cho tất cả những người liên quan”. “Một giải pháp lâu dài tôn trọng các quyền, nhu cầu và nguyện vọng của cả người Israel và người Palestine vẫn là điều cần thiết cho những mục đích này.”
“Là những Kitô hữu, chúng ta nhìn lên Chúa và hiệp nhất những lời cầu nguyện của chúng ta với những lời cầu nguyện của Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, là Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, người trong bức thư gần đây gửi cho đàn chiên của mình đã nhắc lại những lời của Chúa Kitô: Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian (Ga 16:33)”
Đức Giám mục cũng đề cập đến tài liệu Nostra Aetate ( “Trong thời đại của chúng ta”) của Công đồng Vatican II trong tuyên bố của ngài.
Đức Cha Malloy nói: “Với những nỗi tức giận đang bùng cháy trong cộng đồng của chúng ta, trực tuyến và trên toàn thế giới, chúng ta phải đề phòng mọi xu hướng gieo rắc hận thù chống lại người khác hoặc tín ngưỡng khác”.
“Như Công đồng Vatican II dạy, 'Giáo hội khiển trách, như một điều xa lạ với tâm trí của Chúa Kitô, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào chống lại con người hoặc quấy rối họ vì chủng tộc, màu da, điều kiện sống hoặc tôn giáo của họ.'“
Source:Catholic News Agency
Khi cuộc xung đột Israel-Hamas bước sang tuần thứ ba, Giáo hội Công giáo ở Giêrusalem tiếp tục dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho hòa bình.
Thứ Sáu, ngày 27 tháng 10, trong bối cảnh ngày cầu nguyện, ăn chay và sám hối vì hòa bình do Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi, các tu sĩ dòng Phanxicô đã trở lại cử hành Đàng Thánh Giá trên Via Dolorosa sau khi được tổ chức tại một địa điểm bên trong nhà thờ suốt hai tuần qua vì lý do an ninh.
Cuộc rước là dấu hiệu duy nhất của sự sống ở Giêrusalem nơi không có khách du lịch và người hành hương và được lực lượng an ninh tuần tra bảo vệ.
Sự kiện này quy tụ mọi người trong Giáo hội địa phương để cùng lên tiếng - một tiếng nói hòa bình, bất chấp những cảm xúc đa dạng trong cộng đồng Kitô giáo địa phương.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, đã có mặt. Cách đây vài ngày, ngài đã viết một lá thư cho giáo phận của mình kêu gọi mọi Kitô hữu hãy có “can đảm yêu thương và hòa bình” bất chấp “sự ác đang tàn phá thế giới”.
Đức Thượng Phụ viết: “Chúng ta muốn chiến thắng thế giới, hãy vác trên mình cây thánh giá đó, cũng là của chúng ta, được làm bằng đau đớn và tình yêu, bằng sự thật và sợ hãi, bằng bất công và hồng ân, bằng tiếng kêu than và sự tha thứ”.
Trong bối cảnh liên tục có tiếng gầm rú của chiến đấu cơ và cái nóng oi ả ban ngày, các Kitô hữu ở Giêrusalem đã cùng nhau bước đi trên Via Dolorosa, vạch ra con đường hòa bình.
Vào tối thứ Sáu, các tu sĩ dòng Phanxicô tụ tập để cầu nguyện trong giây phút tại Nhà thờ Đấng Cứu Thế ở Giêrusalem trước bức ảnh “Ecce Homo” của Arcabas, đặt trước bàn thờ. Những người tham gia đọc các đoạn Kinh thánh, hát thánh ca và cầu nguyện những lời mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2002, vài tháng sau vụ tấn công 11/9. Đoạn nổi tiếng của thông điệp đó nổi bật: “Không có hòa bình nếu không có công lý, không có công lý nếu không có sự tha thứ”.
Một trong những khoảnh khắc gợi cảm nhất là khi mỗi người có mặt đặt những hạt hương vào lò than để hương thơm của lời cầu nguyện bay lên trời thay vì khói của hỏa tiễn và bom tiếp tục tàn phá Thánh Địa.
Sau khi công bố các mối phúc, bề trên dòng Phanxicô Thánh Địa, Cha Francesco Patton, đã phát biểu ngắn gọn.
“Sự tha thứ là điều khiến chúng ta trở thành Kitô hữu. Đức Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta rằng cần phải nói về sự tha thứ ngay cả trong những bối cảnh bị chi phối bởi cảm giác cay đắng và hận thù. Chúng ta hãy cầu xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng ta để đón nhận sự tha thứ, hòa giải và hòa bình, và qua lời cầu nguyện của chúng ta, hạt giống này cũng có thể được gieo vào lòng những người sống trên mảnh đất này, những người có quyền đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến thế giới, cuộc sống của người khác và trái tim của toàn thế giới.”
Trước phép lành cuối cùng, một ngọn nến được thắp lên từ ngọn nến Phục sinh, và ánh sáng được truyền từ người này sang người khác như một biểu tượng cho ánh sáng của Chúa Kitô và ngọn lửa của Chúa Thánh Thần soi sáng con đường của chúng ta, mà mỗi người cam kết mang theo và truyền bá trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Source:Catholic News Agency
Cha Roger J. Landry là một linh mục trong Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York. Ngài nguyên là linh mục của Giáo phận Fall River, Massachusetts, và từng là cha chính xứ của Giáo xứ St. Bernadette ở Fall River, Massachusetts, và trước đó là chính xứ St. Anthony Padua ở New Bedford, Massachusetts.
Cha Landry cũng là một nhà văn. Ngài viết cho nhiều tờ báo Công Giáo, bao gồm National Catholic Register và The Anchor, là tờ báo hàng tuần của Giáo phận Fall River, mà ngài là chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 2005 đến 2012.
Ngài vừa có bài viết nhan đề “Responding Morally as Catholics to the Crisis in the Holy Land”, nghĩa là “Phản ứng hợp đạo đức với tư cách là người Công Giáo đối với cuộc khủng hoảng ở Thánh địa”.
Có thể hiểu được rằng những người bị ảnh hưởng trực tiếp, cũng như nhiều người khác trên khắp thế giới - bất chấp thực tế lịch sử và chính trị phức tạp liên quan - đã hình thành những quan điểm đạo đức cứng rắn về tình hình và đã chọn phe, xác định người tốt phải được bảo vệ và kẻ xấu phải bị lên án và phản đối. Tuy nhiên, những định kiến như vậy đã làm mù quáng một số người trước những đánh giá đạo đức khá rõ ràng về những gì đã xảy ra trong và xung quanh Gaza vào tháng trước.
Các cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào ngày 7 tháng 10, xâm chiếm các kibbutzim, tức là các cộng đồng Do Thái, vào ngày Sabát của người Do Thái, tàn sát các gia đình tại nhà của họ, sát hại hàng loạt thanh thiếu niên tại các bữa tiệc, xâm hại phụ nữ một cách tàn bạo, hành quyết máu lạnh trẻ em và người già, giết chết hơn 1.400 người, bắt cóc và diễn hành 220 người khác như những chiến lợi phẩm bị hạ nhục, chẳng đáng là gì ngoài sự trừng phạt nặng nề nhất.
Đó là những gì Tòa Thánh đã tuyên bố tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 24 tháng 10, khi Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, thay mặt Đức Thánh Cha, tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo “bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất lên án một cách dứt khoát cuộc tấn công khủng bố do Hamas thực hiện cùng với các nhóm vũ trang khác vào ngày 7 tháng 10 chống lại người dân Israel. Hàng ngàn người bị giết và bị thương một cách dã man. … Những tội ác này thể hiện sự coi thường hoàn toàn đối với mạng sống con người và không thể biện minh được.”
Một lời tố cáo mạnh mẽ tương tự đã được Đức Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa đưa ra. Trong một bức thư ngỏ gửi các Kitô hữu ở Thánh địa cùng ngày, bất chấp những mối nguy hiểm rõ ràng đối với các Kitô hữu ở Gaza đang sống dưới sự chỉ đạo của Hamas, ngài viết: “Lương tâm và nghĩa vụ đạo đức của tôi đòi hỏi tôi phải nói rõ rằng những gì xảy ra vào ngày 7 tháng 10 ở miền nam Israel là sai trái” không có cách nào được phép và chúng tôi không thể không lên án nó. Không có lý do gì cho sự tàn bạo như vậy. Việc sử dụng bạo lực không dẫn đến hòa bình. Sự sống của mỗi con người đều có phẩm giá bình đẳng trước Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên tất cả chúng ta theo hình ảnh của Ngài.”
Tuy nhiên, sự rõ ràng về mặt đạo đức đó không được nhiều người ở Hoa Kỳ chia sẻ, kể cả ở các trường đại học ưu tú và ở nhiều thành phố lớn khác nhau, nơi các cuộc mít tinh, biểu tình, tuyên bố và các hình thức thể hiện ủng hộ khác, phần nào đáng kinh ngạc, đã tìm cách biện minh cho các cuộc tấn công của Hamas.. Ví dụ, một ngày sau các cuộc tấn công, 31 tổ chức sinh viên tại Harvard đã ký một tuyên bố chung tuyên bố rằng “chế độ Israel phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi bạo lực đang diễn ra”, minh oan cho hành động tàn bạo của Hamas là “sự trả thù chế độ thực dân” chống lại một “chế độ phân biệt chủng tộc”. Đối với họ, việc phản đối nhà nước Israel là mục đích biện minh cho bất kỳ phương tiện tàn bạo và giết người nào mà Hamas muốn sử dụng.
Trong các cuộc biểu tình khác, đám đông đã hô vang khẩu hiệu “Từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do”, kêu gọi trục xuất người Do Thái và người Israel trên thực tế khỏi Sông Jordan đến Địa Trung Hải - nói cách khác, hoàn toàn khỏi Thánh Địa. Người Công Giáo không thể không lên án những câu thần chú tà ác như vậy, khi người Israel phải gánh chịu nỗi đau chôn cất 1.400 người thân và cầu nguyện cho 220 thành viên gia đình họ bị bắt cóc.
Tuy nhiên, đoàn kết với nhà nước Israel khi nước này tìm cách loại bỏ những kẻ khủng bố Hamas vì sợ Hamas sẽ thực hiện các cuộc tấn công kinh hoàng hơn nữa vào những người vô tội, không có nghĩa là đồng ý rằng Israel có toàn quyền về mặt đạo đức để làm bất cứ điều gì họ cho là phù hợp.
Mục đích tốt đẹp của việc tiêu diệt một mạng lưới khủng bố - điều tương tự đã khiến cuộc sống của những cư dân bình thường ở Gaza, bao gồm cả các Kitô Hữu, trở nên khó khăn hơn nhiều - không biện minh cho bất kỳ mọi biện pháp, như ném bom không ngừng vào cơ sở hạ tầng dân sự bất kể thương vong dân thường, ngay cả khi Hamas phải gánh chịu hậu quả cuối cùng và trách nhiệm về việc sử dụng một cách vô đạo đức những thứ đó trong bệnh viện, trường học, đền thờ Hồi giáo và các khu nhà ở làm lá chắn. Nó cũng không biện minh cho một “cuộc bao vây tổng thể” nhằm cắt nước, thực phẩm, điện, thuốc men, năng lượng và thông tin liên lạc tới tất cả người dân trong khu vực.
Kể từ sự tàn bạo của Hamas, hơn 8.000 người ở Gaza đã thiệt mạng do sự trả thù của Israel.
Trong tuyên bố thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô tại Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Caccia nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng “trách nhiệm hình sự đối với các hành động khủng bố luôn thuộc về cá nhân và không bao giờ có thể quy cho toàn bộ một quốc gia hay một dân tộc. Quyền tự vệ trong mọi cuộc xung đột phải luôn tuân thủ luật nhân đạo quốc tế,” là điều đã bị vi phạm bởi các cuộc bao vây và đánh bom tổng lực khi có thể thấy trước thương vong dân sự sẽ là rất cao.
Đức Hồng Y Pizzaballa viết cùng ngày trong lá thư của mình: “Vòng bạo lực mới này đã khiến hơn 5.000 người thiệt mạng ở Gaza, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, hàng chục ngàn người bị thương, các khu dân cư bị san bằng, thiếu thuốc men, thiếu nước và các nhu yếu phẩm cơ bản cho hơn hai triệu người. Đây là những bi kịch không thể hiểu được và chúng ta có nhiệm vụ phải tố cáo và lên án một cách không thương tiếc. Cuộc oanh tạc dữ dội liên tục giáng xuống Gaza trong nhiều ngày sẽ chỉ gây ra thêm nhiều cái chết và sự tàn phá, đồng thời sẽ chỉ làm tăng thêm sự hận thù và oán giận. Nó sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào mà còn tạo ra những vấn đề mới.”
Sự vô đạo đức này cũng là điều mà người Công Giáo phải mạnh mẽ lên án.
Nhưng người Công Giáo phải làm nhiều hơn là phục vụ việc tố cáo những hành vi chà đạp các nguyên tắc đạo đức cơ bản của cả hai bên.
Điều đầu tiên người Công Giáo phải luôn làm là cầu nguyện và chuyển cầu. Đó là lý do tại sao vào ngày 17 và 27 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu tất cả người Công Giáo cầu nguyện, ăn chay và đền tội cho hòa bình ở Thánh địa. Tuy nhiên, người Công Giáo không cần đợi Đức Giáo Hoàng yêu cầu. Lời cầu nguyện cho hoàn cảnh này cần phải trở thành lời cầu xin liên tục của Nhiệm Thể Chúa Kitô và Hiền Thê của Hoàng Tử Hòa Bình, nơi mà mảnh đất Ngài xuống thế làm người lại một lần nữa chìm trong máu.
Thứ hai, người Công Giáo được kêu gọi yêu thương người lân cận. Người Do Thái đang bị Hamas tấn công không chỉ ở Israel. Thật là một thời điểm khó khăn để trở thành một người Do Thái ở Mỹ, trong các trường đại học và ở một số thành phố, nơi tình hình đã bật đèn xanh cho những lời nói và hành động chống Do Thái lan rộng. Chúng ta cần liên hệ và cho họ biết rằng chúng ta không chỉ cầu nguyện mà còn ở đó để hỗ trợ và bảo vệ họ. Tình đoàn kết tương tự phải được dành cho người Palestine và đặc biệt là người Gaza ở Mỹ, khi họ phải chịu đựng với nỗi lo lắng rõ ràng trước sự tàn phá của Gaza và cái chết đáng sợ của các thành viên trong gia đình và bạn bè. Là người Công Giáo, ở cấp độ cá nhân, chúng ta phải yêu mến cả hai.
Thứ ba, trong hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta phải ủng hộ chính nghĩa hòa bình, thông qua việc khuyến khích sự trong sáng về mặt đạo đức, phản đối tuyên truyền, thúc đẩy sự tha thứ và ủng hộ các giải pháp chính trị khả thi. Trước mắt, phải có hành lang nhân đạo, giải phóng con tin và tuân thủ các nguyên tắc luật pháp quốc tế trong chiến tranh. Về lâu dài, Tòa Thánh tiếp tục mạnh mẽ thúc đẩy “giải pháp hai nhà nước”, thừa nhận rằng đó là giải pháp khả thi nhất để tìm cách chấm dứt chu kỳ bạo lực và đạt được những nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước. Nếu không có giải pháp hai nhà nước như vậy thì rất có thể phe cấp tiến nhất của cả hai bên sẽ thúc đẩy việc thực hiện nguyện vọng của mình thông qua việc loại bỏ bên kia.
Trong sương mù chiến tranh, ánh sáng Tin Mừng là cần thiết hơn bao giờ hết. Đã đến lúc người Công Giáo, ở mọi cấp độ, phải cống hiến và sống đúng với Tin Mừng.
Source:National Catholic Register
Robert W. Shaffern, giáo sư lịch sử thời trung cổ tại Đại học Scranton, trên The Catholic Thing ngày 4 tháng 11, nhận định rằng sau vụ thảm sát hơn 1,200 công dân Israel của những kẻ khủng bố Hamas, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã xâm chiếm Dải Ga-za. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt Hamas, một tổ chức có mục tiêu rõ ràng là tiêu diệt nhà nước Do Thái. Vì Thánh địa có liên quan nên những diễn biến này cũng là mối quan tâm sống còn đối với người Công Giáo, những người cần biết điều gì đó về bối cảnh và lịch sử của cuộc xung đột Ả Rập/Israel, vốn có lịch sử lâu đời hơn nhiều so với chính nhà nước Israel.
Những người biện hộ cho người Palestine luôn cho rằng cuộc xung đột là do Liên hiệp quốc thành lập nhà nước Do Thái vào năm 1947, một sự kiện được người Palestine gọi là Nakba - “thảm họa”. Lập trường của họ là với sự thành lập của Israel, người Palestine đã mất đất đai của họ và những vùng đất đó phải được trả lại cho chủ sở hữu của chúng trước năm 1947.
Tuy nhiên, đây có vẻ hơi khó hiểu vì nhiều hoạt động chuyển nhượng tài sản đã diễn ra trong thời gian đó. Trong một số trường hợp, chủ sở hữu “ban đầu” có thể rõ ràng. Những trường hợp khác có thể khó định vị; thế hệ chạy trốn khỏi Israel gần như đã chết.
Quá trình hiện đại hóa bắt đầu ở Palestine trước Thế chiến thứ hai, và nhiều fellahin (nông dân trồng trọt) Ả Rập đã rời bỏ vùng nông thôn để đến với điều kiện khá tồi tàn ở các thành phố, đặc biệt là Haifa. Nhiều người Ả Rập đã rời Israel sau khi thành lập nhà nước Do Thái. Họ rời đi vì từ chối sống ở một quốc gia có sự cai trị của người Do Thái, điều mà họ tin rằng luật Hồi giáo không được phép.
Từ thời cuối của Đế quốc La Mã cho đến thế kỷ 19, sự hiện diện của người Do Thái ở Pal-estine rất ít. Người Do Thái đã bị trục xuất sau khi người La Mã dẹp tan cuộc nổi dậy của họ và phá hủy Giêrusalem vào năm 70 sau Công nguyên. Nhưng trong nhiều thập niên, lệnh cấm người Do Thái trong khu vực thường bị phớt lờ và không được thực thi, và người Do Thái đã quay trở lại quê hương tổ tiên của họ.
Sự hiện diện của người Do Thái ở Palestine đã gặp trở ngại nặng nề hơn với điều gọi là cuộc nổi dậy của Bar Kochba (132-5 sau Công Nguyên) chống lại chính quyền La Mã. Người Do Thái một lần nữa bị cấm cư trú tại Giuđêa và lần này Hoàng đế Hadrian quyết tâm xóa bỏ di sản Do Thái ở Giuđêa và Giêrusalem. Về cơ bản, ông tuyên bố Giêrusalem là một thành phố ngoại giáo và đổi tên thành Aelia Capitolina - một thành phố kính dâng thần Jupiter.
Hadrian đã xây dựng nhiều ngôi đền ngoại giáo trong thành phố (một ngôi đền trên địa điểm đoếi Canvariô). Sự đàn áp của La Mã kéo dài trong hai thế kỷ tiếp theo, và nhiều người Do Thái rời Giuđêa, đặc biệt là đến Babylon và Ả Rập (thành phố Medina, nơi Muhammad chạy trốn khỏi Mecca, có dân số Do Thái lớn).
Nhiều người Do Thái tiếp tục cư trú tại Galillê, nơi đã trở thành trung tâm văn hóa Do Thái trong thời trung cổ và đầu các thế kỷ cận đại. Tuy nhiên, trong suốt thời Trung cổ, Giuđêa là nơi có dân số thưa thớt. Thiên tai và nghèo đói đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm sự thịnh vượng và an ninh ở nơi khác. Những nông dân trồng trọt nghèo khổ, chiếm đại đa số dân số, sống ở hầu hết các huyện nông thôn vắng vẻ. Các nhóm thiểu số Kitô giáo và Do Thái có xu hướng cư trú ở các thị trấn.
Trong suốt thời trung cổ và đầu thời hiện đại, một số tiếng nói của người Do Thái kêu gọi quay trở lại Israel. Không ai có tác động lâu dài trước Theodor Herzl (1860-1904), một thần dân của Đế quốc Áo-Hung. Herzl tin rằng sự đồng hóa của người Do Thái vào Châu Âu theo Kitô giáo là một điều viển vông, và người Do Thái, giống như các dân tộc khác, cần một quê hương của riêng họ.
Nhiều người ngoại giáo đồng ý với ông, và vì vậy từ những năm 1880, việc khôi phục nhà nước Do Thái ở Giuđêa đã có đà đẩy lớn. Việc di cư của người Do Thái trở lại Is-rael ngày càng tăng. Tuy nhiên, người Do Thái vẫn là thiểu số tập trung ở Galilê và Giêrusalem, nơi họ trở thành đa số vào năm 1896.
Cuộc di cư của người Do Thái đến Giuđêa đã khiến người Ả Rập lo lắng. Người Ả Rập cũng phẫn nộ với những nỗ lực của Anh trong việc hỗ trợ người Do Thái di cư. Năm 1917, trong khi một chiến dịch quân sự đẩy quân Ottoman ra khỏi Giuđêa và Syria, quốc hội Anh đã thông qua Tuyên bố Balfour, một tuyên bố biến việc khôi phục quê hương Do Thái trở thành chính sách chính thức của Vương quốc Anh.
Với sự sụp đổ của Đế chế Ottoman sau Thế chiến thứ nhất, người Anh và người Pháp đã thành lập các ủy trị, trong đó người Pháp cai trị Syria và người Anh cai trị Palestine và Iraq. Các ủy trị có nhiệm vụ chuẩn bị cho những khu vực này giành được độc lập cuối cùng. Người Anh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư của người Do Thái đến Palestine. Người Ả Rập phản đối nhưng bị bác bỏ.
Năm 1920, họ tấn công người Do Thái ở Giêrusalem trong điều được gọi là cuộc bạo loạn Nebi Musa (được đặt tên cho lễ hội vào thời điểm đó trong năm). Sự thất vọng của họ lại bùng phát trong cuộc nổi dậy của người Ả Rập năm 1936-1939 chống lại chế độ ủy trị. Với sự hỗ trợ của người Do Thái, người Anh đã đánh bại người Ả Rập.
Người Ả Rập sau đó đóng vai trò là đồng minh của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, vì cả người Ả Rập và người Hồi giáo đều tìm cách tiêu diệt người Do Thái ở cả Châu Âu và Palestine, điều này chỉ có thể xảy ra nếu Đức chiến thắng.
Sau chiến tranh, người Anh trở nên có thiện cảm hơn với người Ả Rập chống lại sự di cư của người Do Thái đến Israel và cố gắng hết sức để ngăn chặn người Do Thái định cư ở đó. Nhưng người Do Thái trên khắp thế giới đã giúp những người di cư tránh được “lệnh cấm vận” của Anh.
Haganah, một tổ chức Do Thái ngầm được thành lập vào năm 1920, đã hỗ trợ việc đưa người Do Thái vào Israel. Đến năm 1947, người Anh đã nhượng lại phần lớn quyền kiểm soát Israel cho Haganah, góp phần không nhỏ vào việc thành lập nhà nước Isra-el và được Liên hiệp quốc cũng như hầu hết các chính phủ khác ở Tây Âu và Bắc Mỹ công nhận.
Chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ nhất nổ ra ngay sau đó.
Rõ ràng, sự căm ghét mà người Ả Rập mang lại đối với người Do Thái còn lâu đời hơn nhiều so với việc thành lập nhà nước Israel. Sự căm ghét đó ban đầu không phải là phản ứng đối với việc chiếm đoạt đất đai mà là phản ứng của chính sự hiện diện của điều được người Ả Rập cho là có quá nhiều người Do Thái ở Palestine. Và chính phủ của đất nước này rõ ràng là người Do Thái - một sự sỉ nhục trong mắt nhiều người Hồi giáo, những người mà tôn giáo của họ chỉ ra lệnh khoan dung đối với những nhóm cúi đầu trước thẩm quyền Hồi giáo.
Truyền thống Hồi giáo cũng cho rằng bất cứ khu vực nào trở thành người Hồi giáo thì phải tiếp tục là người Hồi giáo. Vì vậy, Israel cũng bất hợp pháp trên cơ sở đó. Hơn nữa, bất cứ sự kiện nào là “thảm họa” rõ ràng phải được đảo ngược.
Các sự kiện trong vài tuần qua có nguồn gốc sâu xa trong quá khứ.
Lúc 03 giờ 30 chiều thứ Bảy, ngày 04.11.2023. Nhóm Duy trì và Phát huy tinh thần Việt Nam Cộng Hòa- Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ Giỗ lần thứ 60 Cố TT Ngô Đình Diệm và Nghi thức Tưởng Niệm các: Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia dân tộc, tại Hội trường Thánh GH John Paul II, giáo xứ Holy Family, thuộc TGP Adelaide, vùng Parafield Gardens, tiểu bang Nam Úc.
Chủ tế Thánh Lễ do Linh mục Phêrô Trần Trọng Mỹ phó xứ nhà thờ chính toà Saint Francis Xavier TGP Adelaide cử hành.
Đến tham dự có Đại Diện Hội Đồng Quản Trị CĐNV Tự Do Nam Úc, Đại diện các Tôn Giáo và các hội đoàn, đoàn thể trong Cộng Đồng.
Sau Thánh Lễ Giỗ. Các chiến hữu cựu QN/QLVNCH và quý phu nhân đã rước di ảnh cố TT Ngô Đình Diệm lên đặt trên bàn thờ hương án.
Nghi thức chào cờ VNCH & Úc và phút niệm cho các tử sĩ đã hy sinh trong chiến cuộc, bảo vệ độc lập, tư do, dân chủ VNCH, do các chiến hữu cựu Quân Nhân/QL/VNCH đảm trách.
XEM VIDEO
XEM PHOTOS
Kế đến là phần chiếu dương ảnh cuộc đời và sự nghiệp của Cố TT Ngô Đình Diệm, sau đó là phần dâng nhang cầu nguyện của đại diện các tôn giáo và mọi cùng sắp hàng thắp nến đi lên đặt trên bàn thờ hương án Cố TT Diệm một cách cung kính.
Trước khi kết thúc nghi lễ. Cả hội trường cùng đồng ca các bài hát hùng ca đấu tranh, được sáng tác trước 1975 ca tụng gương anh dũng hy sinh của các: Quân, dân, cán, chính VNCH đã cho lý tưởng: Độc lập, Tự Do, Dân Chủ.
Buổi lễ diễn tiến thật trang trọng và tốt đẹp, như ước muốn
Kết thúc, mọi người cùng tham dự tiệc giỗ, hưởng lộc của cố Tổng Thống, do BTC khoản đãi
Truyền Thông Viet-Adelaide Tv
ĐÂU CÓ MÙA GÍANG SINH
Ngày 11.12.2018, tổ chức UNICEF LHQ công bố hiện tình trẻ em trên thế giới. Đây là ‘’danh sách đen’’. Lướt qua, chúng ta cảm thấy các em này từ nhỏ đã nhuốm, trải qua biết bao cực nhọc đau khổ, ‘‘Đâu Có Mùa Giáng Sinh”. Danh sách cho biết:
- 50 triệu trẻ em sinh ra không có tên tuổi và không quốc tịch vì không được khai báo
- 11 triệu trẻ em chết trước 5 tuổi, vì có các bện có loại thuốc chích ngừa
- 120 triệu trẻ em bỏ học vì nhiều lý do khác nhau
- 100 triệu trẻ em và vị thành niên sống lang thang trên vỉa hè thành phố.
- 2 triệu trẻ em chết và 6 triệu trẻ em bị thương tích vì chiến tranh đó đây
- 300 ngàn trẻ em bị buộc gia nhập quân đội chiến đấu.
- 14 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mồ côi vì cha mẹ chết vì chiến tranh hay bị bệnh liệt kháng.
- 211 triệu trẻ em từ 5 đến 17 tuổi bị khai thác bóc lột lao động nặng nhọc. Trong hầm đá, quặng mỏ (Mỹ châu Latinh), xưởng dệt thảm, khâu bóng đá, bị chủ xích vào máy dệt, trả nợ thay cho cha mẹ (Ấn Độ, Bacladesh, Pakistan). Các em làm việc, ăn ngủ tại chỗ.
- 1 triệu 200 ngàn trẻ em bị liên lụy trong dịch vụ buôn bán trẻ em mãi dâm. Có tổ chức lời hàng triệu Mỹ kim / năm. Bên Mỹ châu Latinh có nạn giết, bán bộ phận trẻ em bụi đời.
- Hàng triệu trẻ em bị cha mẹ người thân bạo hành, mang thương tích suốt đời.
(ns HN 312, 12. 2018, tr.27)
Diễn văn trước giáo triều 22.12.2018, trong 40 phút, ĐGH Phanxicô đề cập tới :
- Việc Chúa giáng sinh là ánh sáng liên kết : Lần đầu Chúa đến trong khiêm nhường, lần thứ hai, Chúa đến trong vinh quang. Củng cố niềm tin, đừng thất vọng.
- Chúa sinh ra trong bất ổn chính trị và tôn giáo, tranh đấu căng thẳng, và u ám. Chúa sinh ra cho sự chờ đợi của một số người. Số đông từ chối.
Trong diễn văn này, hướng về các trẻ em, nạn nhân nhiều hình thức khác nhau trên thế giới, ĐGH nói, chúng ta quan tâm đến trẻ em hàng ngày thiếu nước, thức ăn và thuốc men. Các em thiếu thốn nghèo đói cùng cực. Bạo lực nhắm vào những người dễ bị tổn thương, trẻ em và phụ nữ. Những cuộc chiến tranh tuyên bố hay không. Tất cả những người bị tra tấn bất công trong xã hội.
Chúng ta đang trải nghiệm một thời tử đạo, khốc liệt tàn bạo hơn thời Roma. Một Néron mới đàn áp tín hữu. Nhóm cực đoan mới nhắm vào nhà thờ, nơi thờ phượng, các thừa tác viên và các thành viên tín hữu. Các phe đảng, nhóm mới cũ, nuôi dưỡng hận thù với Chúa Kitô với Giáo Hội. Có biết bao Kitô hữu đang gánh chịu sự bách hại nặng nề, đẩy ra bên lề, kỳ thị bấy công. Họ chấp nhận cái chết hơn bác bỏ Chúa Giêsu.
ĐGH chủ sự chầu tạ ơn Te Deum, 31.12.1918, tại Đền Thánh Phêrô. Trong bài giảng, ĐGH nói : Chúa sinh ra để giải thoát, đưa chúng ra ra khỏi tình trạng nô lệ và đem trở lại phẩm giá xứng đáng con Thiên Chúa. Trong Roma có tới hơn 10. 000 vô gia cư, nam nữ trẻ em. Cuộc sống của họ rất phức tạp gặp nhiều khó khăn, vất vưởng lay lứt trên vỉa hè công viên bến xa… Chúa chào đời để biểu lộ tình yêu dành cho người bé mọn, người nghèo và qua đó gieo rắc Nước Trời trên thế giới. (Vietcatholic News 31.12.2018)
Trong Tông Huấn ‘’Vui Mừng Hoan Hỷ’’(Gaudate et Exultate, 19.3.2018) ĐGH đặc biệt kêu gọi nghĩ đến những người xấu số trong xã hội hôm nay.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ được Thiên Chúa ủi an
Thế giới nói với chúng ta điều ngược lại : giải trí, thú vui, tiêu khiển và thoát ly thực tế mới.
Làm cho cuộc sống dễ chịu. Người thế gian ngoảnh mặt trước vấn đề đau ốm, buồn phiền gia đình hay chung quanh. Thế giới không muốn khóc lóc, đúng hơn, họ không quan tâm đến những tình cảnh đau thương, tìm cách phủ lấp hoặc che giấu các hoàn cảnh ấy. Người ta tốn nhiều công sức để chạy trốn đau khổ và tưởng rằng có thể che giấu được thực tại, nhưng thực tế cuộc sống không bao giờ vắng bóng thập giá (Tông Huấn số 75)
Một người biết nhìn các sự vật đúng như sự thật của chúng, biết cảm nhận những đau khổ và muộn phiền, thì mới có thể chạm đến chiều sâu của đời sống và tìm được hạnh phúc chân thật. Người ấy được Chúa Giêsu an ủi chứ không phải thế gian. Người như thế, không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những hoàn cảnh đau thương. Như thể họ khám phá ra ý nghĩa đau khổ cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người đau khổ, cảm thông nỗi thống khổ của người ta mà mang lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận tha nhân là xương thịt của chính mình mà không sợ đến gần, Chúa Giêsu an ủi chứ không phải thế gian. Người như thế, không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những hoàn cảnh đau thương. Như thế họ khám phá ra ý nghĩa cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người đau khổ cảm thông nhữn nỗi thống khổ của người ta và mang lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận nơi tha nhân là thịt và xương của mình và không sợ đến gần. Thậm chí chạm vào các vết thương của họ. Họ cảm thương người khác đến nỗi mọi khoảng cách đều không còn. Như thế, người ấy có thể lời khuyên của Thánh Phaolo6 : Hãy khóc với người khóc (Rm 12, 15)
Biết khóc với người khác : Đó là sự thánh thiện (số 76)
Tìm lại mùa Giáng Sinh. Ngoài lời kêu gọi trên của ĐGH, trong một thế giới và xã hội như thế chúng ta phải làm gì cho những người xấu số bên cạnh mà chúng ta gặp. Xin đọc và suy nghĩ những mẩu tin và truyện sau :
1. ĐGH nêu gương : Ngày 10.12. 2018, ĐGH cắt băng khánh thành phòng khám bệnh y khoa cho những người ăn xin chung quanh đền thờ Thánh Phêrô. Phòng mang tên : Phòng Khám Bệnh, Mẹ Lòng Thương Xót. Phòng ở ngay hàng cột tay trái công trường Thánh Phêrô. Ngày 18.12.2018, ĐGH đến dùng cơm trưa với người vô gia cư do Hội Bóng Đá Ý tổ chức tại câu lạc bộ Bóng Dá. Trong bữa tiệc, ĐGH phát biểu : Belem nghĩa là ‘‘nhà bánh’’. Trong ‘’ngôi nhà’’ này, Chúa muốn gặp gỡ nhân loại. Ngài biết chúng ta cần lương thực để sống. Từ máng cỏ Belem đến phòng tiệc ly ở Giêrusalem. Chúa đã trở thành lương thực trên bàn thờ hàng ngày. Ngài gõ cửa nhà để vào cùng ăn với chúng ta. (x. Kh.3,20)
2. Nhật ký của nữ y tá (+ 2014) kể lại : Hôm ấy, 11.11. 1999, khoảng 8g, trại tôi nhiều việc, bận rộn. Một cụ khoảng 80 tuổi bước vào, và xin cắt chỉ khâu ở ngón tay. Ông nói ông vội vì có hẹn vào lúc 9g. Tôi mời ông ngồi vì phải hơn 1 giờ nữa mới có nngười giúp ông. Tôi thấy ông nhìn đồng hồ vì lúc đó ông bận gì, nên tôi quyết định khám vết thương. Khi khám tôi thấy vết thương ăn da non, thế là tôi nói với bác sỹ khác cắt chỉ, còn tôi săn sóc vết thương cho ông. Tôi hỏi, phải chăng ông hẹn với bác sỹ khác. Ông nói sáng nay ông vội đến nhà dưỡng lão để ăn sáng với vợ. Bà bị alzheimer. Ông vỗ nhẹ vai tôi và nói : Bà không nhận ra tôi, nhưng tôi biết bà là ai.
Khi ông đi rồi, tôi không cầm nổi nước mắt, còn hai cánh tay nổi da gà. Tôi nghĩ rằng đây là tình yêu tôi muốn có trong đời : Tình yêu chân thật, không thân xác, không lãng mạn. Chân thật là chấp nhận tất cả. Trong những chuyện bông đùa email thỉnh thoảng cũng có thông điệp, hôm nay tôi muốn nói : Những người hạnh phúc nhất là người biết tổ chức những gì mình có. ‘’Sống không phải thoát khỏi trận bão, mà nhảy múa dưới cơn mưa’’.
3. Các nước không cho Chúa Hài Đồng sinh ra. Hai lý do là ý thức cộng sản và chủ nghĩa Hồi Giáo cực doan, hình như bị cấm mừng lễ Giáng Sinh. Đó là các nước :
- Brunei : Nước có 5765 csv, 420.000 dân, 62% là Hồi Giáo. Chỉ được có thể mừng lễ Giáng Sinh trong gia đình. Từ 2015, có lệnh phạt tù từ 5 năm hay tiền, những ai công khai, lớn tiếng mừng Lễ Giáng Sinh. Có video phổ biến cấm người Hồi Giáo tham dự các lễ nghi của Kitô giáo, như dùng thánh giá, thắp đèn cầy, trang hoàng cây Noel, ăn uống vào đêm Noel
- Somalie : Từ 2015, vua Hồi Giáo ra lệnh cấm mừng lễ Giáng Sinh : Tất cả Giáng Sinh và Năm mới là đi ngược lại văn hóa Hồi Giáo và làm hại đức tin cộng đồng Hồi giáo.
- Tadjikistan : Từ 2013, nhà cầm quyền cấm TV chiếu phim Noel. Trường học không được trưng cây Noel và nhận quà Noel. Cấm đốt pháo bông, bữa ăn và gây qũi dịp Năm mới.
- Arabie Saoudite : Nước cai trị nghiêm nhặt nhất theo Hồi Giáo. Cấm mừng lễ Giáng Sinh. Nên có đụng độ giữa nhóm cởi mở và cực đoan. Noel 2015, trong bệnh viện công cho phép người không Hồi Giáo mừng lễ Giáng Sinh, thì nhóm Hồi Giáo quyết liệt chống.
- Bắc Hàn : Từ 1950, cộng sản đến, tất cả sinh hoạt thờ phượng bị cấm. Tổ chức bảo vệ nhân quyền ước lượng 50.000 đến 70.000 tín hữu trong các nhà tù. Năm 2016, nhà độc tài Kim Jong-Un không những cấm mừng lễ Giáng Sinh đêm 24.12, mà phải mừng sinh nhật bà nội ông là bà Kim Jong-Suk (1949-1919), người đánh bại Nhật và trở thành vợ nhà độc tài đầu tiên Kim II Sung, Bắc Hàn. Bà là ‘’mẹ thánh cuả cách mạng’’.
- Trung Quốc : Có bán ‘vật dụng, cảnh trí ’’ trang hoàng Giáng Sinh, nhắm thu lợi nhuận thương mại kinh tế. Đa số dân chúng coi dịp cuối Năm như ‘’lễ hội theo mùa’’ hay ‘‘nét văn hóa hiện đại, theo tây phương’’, là kẻ thù dân tộc. Dưới mắt dân chúng, mừng Giáng Sinh với con mắt dè dặt, thù nghịch. Năm 2014, viện Khoa học Xã Hội phát hành sách có phần ‘các vấn đề gay go nhất’’ : ý tưởng dân chủ du nhập từ tây phương, quyền bá chủ tây phương, phát tán tin tức trên internet, sự tăng trưởng tôn giáo. Nhóm 10 sinh viên Tiến sỹ công bố bài báo tố cáo ‘sùng bái Noel’’ kêu gọi dân chúng ‘tẩy chay Noel’’. Họ cho ‘‘đây là bước tiến mới Kitô hóa’’ đất nước họ.
(ns HN, số 312, 12. 2018, ttr.58-59)
4. Truyện ‘’Cô bé bán diêm’’ (La Petite Fille Aux Allumettes, viết 1845) của văn hào Đan Mạch, Hans Christian Andersen (1805-1875), nhiều người biết : Vào buổi tối mùa thu, khu phố Copenhagnen, Đan Mạch. Trước mặt độ 10 bước, Andersen nghe tiếng khàn khàn vọng ra của cô bé, khoảng 10 tuổi, run rẩy ngồi co ro ngồi trên thềm nhà cao ráo, ánh đèn trong nhà hắt ra. Andersan bước tới, ái ngại, cất tiếng :
- Tối lắm rồi, sao cháu chưa về nhà ngủ?
Cô bé nhích mép : Chú ơi ! Mua hộ cháu bao diêm !
Rồi chỉ tay vào túi vải bên cạnh, em khẩn nài : Cả ngày, cháu chẳng bán được gì. Và chả ai bố thí cho cháu đồng nào. Cô bé rớm rớm nước mắt, thân hình tiều tụy, ốm yếu run lên khi gió lạnh thổi qua.
Sát đến gần, Andersen động lòng, khẽ vuốt mái tóc dài xoắn từng búp trên lưng cô bé : Gia đình cháu đâu cả? Không ai lo cho cháu?
Cô bé buồn, lắc đầu, bùi ngùi kể : Những năm xưa, khi còn sống trong căn nhà xinh đẹp. Từ khi bà em mất, gia sản lụi bại. Gia đình chui rúc trong xó hẹp tối tăm. Nhìn Anderson với vẻ cầu khẩn : Không có tiền, em đâu dám về nhà, sợ ba đánh chết. Thật, em có người cha khắc nghiệt. Hai cha con chen nhau ở trên gác xép tồi tàn, gió rét vẫn chui vào dù bít kín kẽ vách. Về nhà không ích gì.
Lúc này cô bé mang đôi giầy vải mòn của mẹ để lại.
Anderson yên ủi : Cháu đừng lo. Rồi móc túi, đặt một số tiền vào tay bé bỏng của em : Còn bấy nhiêu cho cháu hết. Về nhà mau, kẻo chết cóng.
Đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng : Ôi, lạy Chúa. Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất. Với món tiền này bố con cháu sẽ có nhiều bữa no.
Cô bé đăm chiêu : Chú cho hết, thì tiền đâu chú sống. Hở chú?
Chàng mỉm cười, nụ cười hiền dịu : Cháu khéo lo? Chú còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa. Đầu Năm chú trở lại sẽ tặng cháu món quà đặc biệt.
- Ồ, thích quá. Còn cháu, sẽ tặng chú một món quà. À mà tên chú là gì?
- Chú là Anderson. Có bao giờ nghe đến tên ấy chưa?
- Tên chú quen lắm. Có phải chú là thợ mộc, thợ may, hay bác sỹ?
- Không phải. Thế này. Chàng đưa ngón tay vẽ vào không khí…
- A, cô bé reo lên : Cháu hiểu, chú làm nghề bán bút?
Sau đó, Anderson đi du lịch. Một năm sau. Anderson trở lại. Dò hỏi thăm Cô bé bán diêm, thì chủ hiệu quần áo cho biết cô đã chết cóng, lúc nào ở góc giữa 2 ngôi nhà. Ngồi bên cạnh những bao diêm, có 1 bao đã đốt nhẵn. (bđd. Ttr.76-77)
Cuối bài, cũng là cuối Năm, cùng đọc thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa) xin Chúa giải phóng, mở cửa cho những ai tin tưởng nơi Ngài.
Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng. Tuyên xưng Ngài là Đức Chúa. Chúa là Cha, Đấng trường tồn vạn đại. Hoàn vụ này kính cẩn suy tôn. Trước nhan Chúa các tổng thần phủ phục. Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, đều cảm tạ và cung chúc tôn thờ. Chẳng khi ngừng vang dạy tung hô. Thánh! Thánh! Chí Thánh. Chúa tể càn khôn là Đấng Thánh. Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. Bậc tông đồ đồng thành ca ngợi Chúa. Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. Đoàn tử đạo quang huy hùng dung. Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài. Và trải rộng khắp nơi trần thế. Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng. Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng. Và Con Một Ngài chí tôn chí ái. Cùng Thánh Thần. Đấng an ủi yêu thương.
Lạy Đức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống. Ngài là Chúa hiển vinh. Đã chẳng nề mặc lấy xác phàm, nơi cung lòng Trinh Nữ. Hầu giải phóng nhân loại lầm than. Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần. Mở cửa cho những ai tin tưởng. Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha. Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi. Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh. Phúc miên trường vui hưởng vinh quang. Amen.
1. Bộ Tổng Tư Lệnh Nga ở miền Nam Kherson bị trúng hỏa tiễn, vẫn chưa rõ tình trạng của Tướng Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Dnipro Problems Just Got Worse”, nghĩa là “Vấn đề Dnipro của Nga ngày càng tồi tệ hơn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho biết lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào Bộ Tổng Tư Lệnh Nga ở miền Nam Kherson trong khu vực bị tạm chiếm một phần vào hôm thứ Tư.
Phân tích mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Năm đã bình luận về diễn biến này, được nhiều kênh Telegram đưa tin, bao gồm cả Operativno ZSU liên kết với quân đội Ukraine.
“Các chỉ huy Nga của Nhóm Lực lượng Dnipro ngày hôm nay đã không gặp may mắn lắm”, Operativno ZSU cho biết hôm thứ Tư, đồng thời báo cáo rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào trụ sở và “thứ gì đó đã bay lên nhiều lần”.
Nga tuyên bố vào tháng 9 năm 2022 rằng họ sẽ sáp nhập Kherson và khu vực phía nam Zaporizhzhia, cùng với các khu vực phía đông Donetsk và Luhansk. Tuy nhiên, các khu vực này không hoàn toàn do lực lượng của Mạc Tư Khoa kiểm soát và nỗ lực phản công đang diễn ra của Kyiv đang tập trung vào việc giành lại các vùng lãnh thổ.
Các quan chức tình báo Anh đánh giá vào tháng 4 rằng Nhóm Lực lượng Dnipro có khả năng được triển khai để bảo vệ khu vực Kherson.
Tuần trước, các báo cáo chiến trường cho thấy quân đội Kyiv đang giữ vững vị trí của họ ở bờ đông sông Dnipro do Nga kiểm soát.
ISW hôm thứ Năm cho biết hãng truyền thông đối lập Astrahad của Nga đưa tin rằng 4 hỏa tiễn của Ukraine đã tấn công trung tâm giải trí “Aura” gần Strilkove, nơi là trụ sở của Nhóm Lực lượng Dnipro của Nga.
Astra đưa tin vào khoảng 12 giờ trưa hôm thứ Tư, một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào căn cứ đã giết chết ít nhất hai sĩ quan Nga và làm bị thương ba người khác.
Cơ quan truyền thông này lưu ý rằng nhóm lực lượng gần đây do Đại tướng Mikhail Teplinsky chỉ huy và không rõ liệu Teplinsky có bị thương trong vụ tấn công hay không.
Vụ việc cũng được kênh VChK-OGPU của Nga đưa tin, nơi có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga và kênh Mạc Tư Khoa Laundry Telegram.
Các quan chức Ukraine và Nga vẫn chưa bình luận về thông tin này.
Teplinksy, chỉ huy binh chủng Nhảy Dù Nga, được bổ nhiệm làm chỉ huy nhóm quân sự Dnipro trong tuần này, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.
Báo Nga Izvestia đưa tin riêng rằng ông đã thay thế Thượng tướng Oleg Makarevich.
Tài khoản Telegram Romanov Light nói rằng Makarevich đã bị cách chức vì “sự khác biệt giữa tình hình thực tế ở Kherson và các báo cáo của ông ấy”. Nó nói thêm rằng việc bổ nhiệm Teplinsky là “tin tốt cho chúng tôi và tin xấu cho đối thủ của chúng tôi,” vì ông ấy là một nhân vật được các blogger Nga yêu thích.
ISW hôm thứ Năm cho biết lực lượng Ukraine được tường trình đã duy trì vị trí của mình và đang tiếp tục các hoạt động tấn công ở bờ đông của tỉnh Kherson.
2. Medvedev dự đoán Thế chiến III sẽ bắt đầu với Ba Lan
Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.
Các quan sát viên cho rằng các phát biểu hiếu chiến mà ông ta đưa ra là để lấy lòng Putin, và bảo đảm với Putin rằng ông ta sẽ kế thừa trung thành đường lối của Putin. Medvedev được Valery Gerasimov và Sergei Shoigu ủng hộ. Tuy nhiên, bản thân Putin đánh giá thấp Medvedev, và đó là lý do Medvedev không giữ được chức thủ tướng.
Đối với các nhà quan sát ở Kyiv, cường độ các phát biểu của Medvedev là một hàn thử biểu đo lường mức độ đấu tranh nội bộ ở Điện Cẩm Linh.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Official Has New Prediction for How World War III Will Start”, nghĩa là “Quan chức Nga có dự đoán mới về việc Thế chiến III sẽ bắt đầu như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, hôm thứ Năm cảnh báo những hành động gần đây của Ba Lan có thể khiến nước này đối đầu trực tiếp với Nga và Belarus, và có thể dẫn đến bùng nổ Thế chiến III.
Medvedev, người từng giữ chức tổng thống Nga từ năm 2008-2012, đã đưa ra nhận xét này với tờ báo Rossiyskaya Gazeta của Nga.
Những tuyên bố mang tính khiêu khích không phải là điều bất thường đối với Medvedev, người nổi lên như một trong những người ở Điện Cẩm Linh chỉ trích mạnh mẽ nhất các đồng minh của Ukraine. Ông đã nhiều lần công khai tuyên bố rằng Nga có thể tấn công các thành viên NATO vì đã hỗ trợ Ukraine. Vào tháng 12 năm 2022, ông còn đi xa hơn khi gọi các đồng minh phương Tây của Ukraine là “mục tiêu quân sự hợp pháp”. Gần đây hơn, hồi tháng trước ông nói rằng Nga sẵn sàng tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp với các nước thành viên NATO.
Theo bài báo Rossiyskaya Gazeta của Medvedev, viện trợ của Ba Lan cho Ukraine có thể khiến xung đột leo thang thành chiến tranh toàn cầu.
Medvedev nói rằng: “Việc Ba Lan tăng cường quân sự và sự hiện diện quân sự của Ba Lan ở Ukraine có thể gây ra một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Warsaw với Belarus và Nga”. “Trong trường hợp này, nhóm đồng minh sẽ đưa ra phản ứng thích hợp để ngăn chặn các mối đe dọa xuất phát từ tham vọng xấu xa của chính quyền Ba Lan.”
Ông nói tiếp: “Những hành động liều lĩnh của Ba Lan, nếu được các đồng minh NATO hỗ trợ một cách hấp tấp, có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm sâu rộng cho toàn thế giới. Và khi đó Ba Lan sẽ hoàn thành vai trò 'linh cẩu của Âu Châu' đã gây ra Thế chiến thứ ba”.
Medvedev cũng cáo buộc Ba Lan có động cơ thầm kín trong việc ủng hộ Ukraine, tuyên bố nước này “chỉ nỗ lực vì một điều – đó là bảo đảm sự thống trị hoàn toàn của mình trong khu vực bằng cách thiết lập quyền kiểm soát các quốc gia nằm giữa Warsaw và Mạc Tư Khoa”.
Ông cũng đưa ra lịch sử ngắn gọn về mối quan hệ Nga-Ba Lan trong nhiều năm trước khi tiếp tục chê bai “tham vọng xấu xa” của các nhà lãnh đạo ở Warsaw cũng như tuyên bố các thành viên của Liên minh Âu Châu nuôi dưỡng “lòng căm thù khó che giấu” đối với Ba Lan.
Quan chức Nga viết: “Giờ đây, các quốc gia hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu coi chính quyền Ba Lan là những kẻ mới nổi độc hại, ích kỷ sử dụng tất cả các thể chế của mình chỉ cho mục đích ích kỷ của riêng họ mà không đóng góp gì cho kho bạc Âu Châu”.
“Có thể giả định rằng cuối cùng điều này sẽ góp phần gây bất ổn cho chính cấu trúc Liên Hiệp Âu Châu, dẫn đến một cuộc đối đầu toàn diện trong gia đình Âu Châu 'thân thiện' và thậm chí là sự sụp đổ của Liên minh Âu Châu do lỗi của Ba Lan.”
3. Tại sao máy bay không người lái Bayraktar đáng sợ của Ukraine đang trở nên lỗi thời
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Why Ukraine's Once-Feared Bayraktar Drones Are Becoming Obsolete”, nghĩa là “Tại sao máy bay không người lái Bayraktar đáng sợ của Ukraine đang trở nên lỗi thời.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ không được lực lượng Ukraine ưa chuộng nữa khi cuộc chiến giành quyền thống trị không phận đang diễn ra nhanh chóng trên tiền tuyến ở miền đông và miền nam Ukraine.
TB2, do nhà sản xuất quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Baykar sản xuất, đã nhanh chóng gây ấn tượng trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến. Máy bay không người lái có độ cao trung bình, độ bền lâu bay trên chiến trường với vai trò vừa là tài sản giám sát vừa là máy bay không người lái tấn công, và nó trở thành biểu tượng của cuộc chiến không người lái của Ukraine trong những tuần đầu xung đột.
Nhưng sự biến mất đột ngột của nó khi cuộc xung đột leo thang đã khiến nhiều người thắc mắc và đặt câu hỏi về tính hữu dụng liên tục của nó đối với các lực lượng hiểu biết về máy bay không người lái của Ukraine.
Các nhà phân tích và thành viên quân đội Ukraine cho biết, TB2 đã lợi dụng sự vô tổ chức của Nga khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Nhưng khi Mạc Tư Khoa bắt kịp, TB2 đã mất đi yếu tố bất ngờ mà họ có thể tận dụng.
Theo chuyên gia về máy bay không người lái ở Anh, Steve Wright, TB2 và các mẫu máy bay không người lái tương tự được thiết kế chủ yếu để quan sát và chỉ đạo các loại vũ khí tấn công khác. Ông nói với Newsweek rằng việc sửa đổi TB2 để bổ sung khả năng tấn công đã mang lại “một số chiến thắng sớm” cho Ukraine trong vùng không phận chưa có bất kỳ khả năng phòng không nghiêm chỉnh nào.
Wright nói: “Các lực lượng Nga hiện đã nhận ra những điểm yếu của mình một cách khôn ngoan và họ đang bị buộc phải quay trở lại với các nhiệm vụ cốt lõi kém hấp dẫn hơn là hỗ trợ các lực lượng và vũ khí khác”.
Ukraine đang ngày càng gặp khó khăn trong việc sử dụng máy bay không người lái một cách hiệu quả trên chiến trường, các nguồn tin Ukraine cũng cho biết.
Andriy Pidlisnyi, chỉ huy một trong các tiểu đoàn trinh sát của Ukraine, cho biết: “Chúng rất hữu ích khi bắt đầu một cuộc chiến toàn diện”. Nhưng giờ đây khi Nga đã tăng cường lực lượng phòng không, Kyiv triển khai các máy bay TB2 từng được dùng rộng rãi trước đây chủ yếu để trinh sát, ông nói với Newsweek.
Dường như đây là cảm giác được chia sẻ giữa những người khác trong lực lượng vũ trang Ukraine. Đại tá Ukraine Volodymyr Valiukh nói với Defense News: “Đối với TB2, tôi không muốn dùng từ vô dụng, nhưng thật khó để tìm ra tình huống nào có thể sử dụng chúng”.
Valiush nói với tạp chí vào cuối tháng 10: “Chúng tôi vô cùng biết ơn những chiếc TB2, khi bắt đầu cuộc chiến, chúng đã được triển khai nhiều hơn bây giờ”.
Theo Samuel Bendett thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân có trụ sở tại Hoa Kỳ, lỗ hổng của TB2 trước các hệ thống phòng không tiên tiến hơn đã thể hiện rõ trước khi bùng nổ chiến tranh toàn diện ở Ukraine. Ông nói với Newsweek rằng TB2 có thể vẫn được sử dụng như một cách để thu thập thông tin tình báo và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát cũng như “hướng dẫn cho các máy bay không người lái khác”.
Giám đốc điều hành Baykar Haluk Bayraktar nói với Defense News: “Hiện tại, Bayraktar TB2 chủ yếu được sử dụng để thực hiện các chuyến bay hàng ngày nhằm theo dõi các mục tiêu, điều này có thể có giá trị tương đương với việc tấn công”.
Theo Oryx, một cơ quan tình báo nguồn mở của Hà Lan, từ tháng 2 năm 2022 đến đầu tháng trước, Ukraine đã mất 24 chiếc Bayraktar TB2 đã được xác nhận. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì con số này chỉ bao gồm những tổn thất được xác minh bằng mắt.
Nhưng TB2 chỉ là một mẫu trong kho các thiết bị không người lái khổng lồ của Ukraine. Cuộc chiến Ukraine đã chứng kiến sự tăng tốc trong phát triển công nghệ máy bay không người lái, với việc cả Kyiv và Mạc Tư Khoa tập trung nguồn lực vào việc sản xuất và cải tiến nhanh chóng các phương tiện bay không người lái, phương tiện mặt đất và đội thuyền không người lái của hải quân.
Kyiv đã xây dựng một “đội quân máy bay không người lái” và vua máy bay không người lái của nước này, Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số Mykhailo Fedorov, đã nói rằng đất nước này đang trên con đường trở thành “nước dẫn đầu thế giới về sản xuất máy bay không người lái”.
“Tôi không nghi ngờ gì về việc Ukraine đang chiến thắng trong cuộc xung đột máy bay không người lái,” Wright nói với Newsweek vào đầu tháng 8.
Nhưng Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, cho biết khoảng cách giữa đội máy bay không người lái của Nga và Ukraine đang thu hẹp.
Cô nói với Newsweek vào tháng 8: “Nga có phần tụt hậu về máy bay không người lái, nhưng nước này đang dần bắt kịp.
4. Mỹ vừa công bố gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 425 triệu Mỹ Kim cho Ukraine bao gồm phòng không, đạn pháo và vũ khí chống tăng.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 425 triệu Mỹ Kim cho Ukraine sẽ bao gồm phòng không, đạn pháo và vũ khí chống tăng. gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 425 triệu Mỹ Kim cho Ukraine bao gồm phòng không, đạn pháo và vũ khí chống tăng.
Các thiết bị đó, bao gồm cả đạn dược của vũ khí nhỏ, đạn dược phá hủy và các vật dụng khác, là một phần của thiết bị trị giá 125 triệu Mỹ Kim được lấy từ kho quân sự hiện có. Gói này cũng bao gồm 300 triệu Mỹ Kim vũ khí dẫn đường bằng laser để chống lại máy bay không người lái, sẽ được tài trợ thông qua sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, gọi tắt là USAI.
Điều đó có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện ngay trên chiến trường vì đạn dược cần được mua từ ngành công nghiệp quốc phòng hoặc các đối tác, thay vì lấy từ kho dự trữ của Mỹ. Ông cho biết nguồn tài trợ của USAI được cung cấp theo một nghị quyết tiếp tục được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 9 để tài trợ tạm thời cho chính phủ.
Nhưng hiện tại nó đã không còn nữa - gói này “làm cạn kiệt số tiền còn lại của USAI hiện có để hỗ trợ Ukraine”.
Tướng Kirby cũng đưa ra quan điểm về viện trợ cho Ukraine, nói rằng đây là “một khoản đầu tư thông minh cho an ninh quốc gia của chúng ta”. “Nó giúp ngăn chặn một cuộc xung đột lớn hơn trong khu vực và ngăn chặn sự xâm lược tiềm tàng ở nơi khác, đồng thời củng cố cơ sở công nghiệp quốc phòng của chúng ta và tạo ra việc làm có tay nghề cao cho người dân Mỹ”.
Cho đến nay, Mỹ là nhà tài trợ an ninh lớn nhất cho Ukraine, cam kết hơn 44,2 tỷ Mỹ Kim kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Tuy nhiên, một số thành viên Quốc Hội phản đối việc tiếp tục hỗ trợ cho Kyiv, khiến tương lai viện trợ của Mỹ cho Ukraine có thể bấp bênh.
5. Putin tìm cách gây chia rẽ giữa Quốc Hội Hoa Kỳ và Ukraine
Vladimir Putin tuyên bố rằng một số vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine đang tìm đường đến Trung Đông thông qua thị trường vũ khí bất hợp pháp và được bán cho Taliban.
“Bây giờ họ nói: vũ khí đang được đưa vào Trung Đông từ Ukraine. Tất nhiên là chúng được bán vì chúng đang được bán”, Putin nói. “Và chúng đang bị bán cho Taliban và từ đó họ đi đi bất cứ đâu.”
Hôm 15 Tháng Mười, tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh, Margarita Simonyan, đã đưa ra cáo buộc cho rằng quân Ukraine bán các vũ khí được Hoa Kỳ và phương Tây viện trợ. Tuy nhiên, lập luận của cô ta thiếu thuyết phục. Có lẽ vì thế Putin muốn tự mình tung tin này trong bối cảnh đang có những tranh cãi tại Quốc Hội Hoa Kỳ liên quan đến viện trợ cho Kyiv.
Ukraine cho biết họ kiểm soát chặt chẽ mọi loại vũ khí được cung cấp cho mình, nhưng một số quan chức an ninh phương Tây đã nêu quan ngại và Mỹ đã yêu cầu Ukraine làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề tham nhũng rộng lớn hơn. Tạp chí Time đưa tin trong tuần này rằng, “trong những tháng gần đây, vấn đề tham nhũng đã khiến mối quan hệ của Zelenskiy với nhiều đồng minh của ông trở nên căng thẳng”.
Diễn biến này xảy ra sau khi nhà lãnh đạo Interpol, Jürgen Stock, vào tháng 6 năm 2022 cảnh báo rằng một số vũ khí tối tân được gửi đến Ukraine có thể rơi vào tay các nhóm tội phạm có tổ chức.
Tuy nhiên, một báo cáo về cuộc chiến Ukraine và buôn bán vũ khí bất hợp pháp của Sáng kiến Toàn cầu Chống Tội phạm có Tổ chức xuyên quốc gia cho biết vào tháng 3 rằng “hiện tại không có dòng vũ khí đáng kể nào thoát ra khỏi khu vực xung đột Ukraine.
“Tuy nhiên, mọi tiền lệ đều cho thấy rằng, nếu mối đe dọa không được giải quyết một cách chủ động và giàu trí sáng tạo, khi cuộc chiến hiện tại kết thúc, chiến trường của Ukraine có thể và sẽ trở thành kho vũ khí mới của tình trạng vô chính phủ, trang bị vũ khí cho tất cả mọi người từ quân nổi dậy ở Phi Châu cho đến bọn xã hội đen trên đường phố Âu Châu.” báo cáo cho biết.
6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Các hoạt động trong những tuần gần đây chứng kiến sự tiếp tục của một xu hướng đã được xác định từ đầu cuộc chiến: khi các yếu tố khác ngang bằng, cán cân tác chiến trên bộ nhìn chung có lợi cho lực lượng phòng thủ.
Ở phía nam, cuộc tiến công của Ukraine vẫn tương đối ổn định giữa hai tuyến chính với các vị trí phòng thủ được chuẩn bị tốt của Nga. Xung quanh thị trấn Avdiivka của Donbas, một cuộc tấn công quy mô lớn của Nga đã tấn công vào hệ thống phòng thủ vững chắc của Ukraine.
Yếu tố chính dẫn đến hiện tượng này rất có thể là do việc gạt ra ngoài lề một cách tương đối sức mạnh không quân chiến thuật: cả hai bên đều duy trì hệ thống phòng không đáng tin cậy, ngăn chặn các chiến đấu cơ hỗ trợ trên không hiệu quả cho các cuộc tấn công.
Trên hết, quy mô địa lý của cuộc xung đột đã cản trở các cuộc tấn công: cả hai bên đều phải vật lộn để tập hợp các lực lượng tấn công sẵn có và có khả năng đột phá vì hầu hết quân được huy động của họ đều cần thiết để giữ vững đường giới tuyến dài 1.200 km.
7. Zelenskiy cân nhắc cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân
Ngoại trưởng Ukraine cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đang xem xét “những ưu và nhược điểm” của việc tổ chức bầu cử tổng thống vào mùa xuân tới.
“Chúng tôi sẽ không đóng trang này. Tổng thống Ukraine đang xem xét và cân nhắc những ưu và nhược điểm khác nhau”, Dmytro Kuleba nói trong một cuộc họp ngắn, đồng thời nói thêm rằng việc tổ chức bầu cử trong cuộc chiến với Nga sẽ kéo theo những thách thức “chưa từng có”.
Vào tháng 8, Zelenskiy, đáp lại lời kêu gọi của một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ về việc công bố cuộc bầu cử vào năm 2024, nói rằng việc bỏ phiếu có thể diễn ra trong thời chiến nếu các đối tác chia sẻ chi phí, các nhà lập pháp chấp thuận và mọi người đều đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại.
Ông nói: “Logic là nếu bạn đang bảo vệ nền dân chủ thì bạn phải nghĩ đến việc bảo vệ này ngay cả trong thời kỳ chiến tranh”. “Bầu cử là một trong những biện pháp bảo vệ. Nhưng có một lý do khiến luật pháp cấm bầu cử trong thời chiến – đó là rất khó để tổ chức chúng.”
Năm 2019, cựu diễn viên hài không có kinh nghiệm chính trị nào ngoài vai tổng thống trong phim truyền hình khi giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine.
8. Cố vấn của Meloni nghỉ việc vì cuộc gọi điện thoại giả danh
Theo Thủ tướng, cố vấn ngoại giao của thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã từ chức, nhận trách nhiệm về thất bại trong cuộc gọi điện thoại giả danh.
Đầu tuần này, văn phòng của Meloni cho biết cô đã nói chuyện qua điện thoại với một diễn viên hài người Nga, là người đã đóng giả thành công vai trò quan chức cao cấp của Liên minh Phi Châu.
Trong cuộc gọi diễn ra vào tháng 9, Meloni nói về “sự mệt mỏi” quốc tế với cuộc chiến ở Ukraine và phàn nàn rằng Ý nhận được rất ít sự hỗ trợ từ các đối tác Âu Châu trong việc giải quyết vấn đề di cư.
Cuộc phản công của Ukraine không diễn ra như mong đợi… Nó không làm thay đổi số phận của cuộc xung đột và mọi người đều hiểu rằng cuộc xung đột có thể kéo dài nhiều năm nếu chúng ta không tìm ra giải pháp. Người Ukraine đang làm những gì họ phải làm và chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ họ.
“Vấn đề này đã không được giải quyết tốt, tất cả chúng tôi đều xin lỗi, tùy viên giao tế của phủ thủ tướng Ý Francesco Talo đã nhận trách nhiệm về việc đó,” Meloni nói và thông báo rằng trợ lý của cô đã nghỉ việc.
9. Vừa đấm vừa xoa: Mạc Tư Khoa nói Nga có ý định tuân thủ lệnh cấm thử hạt nhân
Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga dự định duy trì lệnh cấm thử hạt nhân mặc dù đã rút lại việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện.
Một tuyên bố của Bộ cho biết: “Chúng tôi dự định giữ nguyên lệnh cấm đã được đưa ra hơn 30 năm trước”.
Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, gọi tắt là INF, năm 1987 với Nga vào năm 2019 sau khi tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa đang vi phạm hiệp định, một cáo buộc mà Điện Cẩm Linh phủ nhận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất với Mỹ và một số thành viên NATO Tây Âu rằng nên tạm dừng phát triển các loại hỏa tiễn mà trước đây bị hiệp ước INF cấm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, người dẫn đầu các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí, cho biết Mỹ đang “tiến nhanh” tới việc triển khai các hỏa tiễn như vậy ở cả Á Châu và Âu Châu.
Ryabkov nói với tờ Kommersant: “Theo đó, lệnh cấm của chúng tôi, được tổng thống Liên bang Nga công bố, trước những diễn biến như vậy, tất nhiên là không thể được duy trì”. “Người Mỹ nghĩ điều đó không thành vấn đề. Chúng tôi tin rằng họ đang giáng một đòn mạnh mẽ mới vào sự ổn định toàn cầu và an ninh của các khu vực tương ứng.”
Mỹ công khai đổ lỗi cho việc Nga phát triển hỏa tiễn hành trình phóng từ mặt đất 9M729, được NATO gọi là SSC-8, là lý do khiến nước này rời khỏi hiệp ước INF.
10. Bộ Nông nghiệp cho biết đến hôm nay, Ukraine đã thu hoạch hơn 67 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu từ vụ thu hoạch mới năm 2023.
Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết 47,2 triệu tấn ngũ cốc và khoảng 20 triệu tấn hạt có dầu đã được thu hoạch. Vụ thu hoạch năm nay kết thúc vào cuối năm, tùy thuộc vào thời tiết. Khối lượng bao gồm 22,4 triệu tấn lúa mì, 5,9 triệu tấn lúa mạch, 398.200 tấn đậu Hà Lan, 17,1 triệu tấn ngô và các đóng góp nhỏ hơn từ các loại ngũ cốc khác. Bộ cũng cho biết nông dân đã thu hoạch được 4 triệu tấn hạt cải dầu và 11,3 triệu tấn hạt hướng dương.
Theo một dự báo, vụ thu hoạch ngũ cốc năm nay có thể giảm xuống thành 44,3 triệu tấn so với mức 53,1 triệu tấn vào năm 2022 do diện tích gieo trồng ít hơn vì cuộc xâm lược của Nga. Đồng thời, tổng sản lượng hạt có dầu dự kiến sẽ tăng lên 19,2 triệu tấn so với 18,2 triệu tấn vào năm 2022 do diện tích gieo trồng lớn hơn cho các loại cây trồng sinh lợi hơn. Nếu dự báo đúng, sản lượng sẽ tăng thêm tới 62,5 triệu tấn - cho thấy vụ thu hoạch năm nay sẽ phục hồi.
11. Đồng minh hàng đầu của Putin thừa nhận Nga đang cạn kiệt các nhà khoa học
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Is Running Out of Scientists, Top Putin Ally Admits”, nghĩa là “Đồng minh hàng đầu của Putin thừa nhận Nga đang cạn kiệt các nhà khoa học”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tuần này, một quan chức an ninh hàng đầu của Nga, Nikolai Patrushev, cho biết số lượng các nhà khoa học ở Nga đã giảm khoảng 25% trong hai thập kỷ qua và điều này đang cản trở khả năng nước này đạt được “độc lập về công nghệ”.
“Trở ngại nghiêm trọng để đạt được sự độc lập về công nghệ là tình trạng thiếu nhân lực khoa học, kỹ thuật và lao động có trình độ. Tổng số nhân sự tham gia nghiên cứu và phát triển ở Nga đã giảm 1/4 trong 20 năm qua “, Patrushev cho biết tại một hội nghị ở thành phố Tomsk, Siberia.
Một số lượng lớn các nhà khoa học và học thuật được cho là đã rời khỏi đất nước sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, và một lần nữa sau khi ông tuyên bố huy động một phần dân số vào mùa thu năm ngoái.
Hàng trăm ngàn người Nga đã trốn qua biên giới sang các nước láng giềng, bao gồm Georgia, Phần Lan, Kazakhstan và Mông Cổ để tránh bị bắt đi lính.
Vào tháng 5, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Valentin Parmon, được hãng thông tấn nhà nước Interfax dẫn lời nói rằng Nga đã mất khoảng 50.000 nhà khoa học trong 5 năm qua và chưa có quốc gia nào khác chứng kiến sự sụt giảm nhanh như vậy về số lượng nhà khoa học.
Novaya Gazeta, một tờ báo độc lập của Nga, vào tháng 8 đã xác định ít nhất 270 giảng viên của các trường đại học hàng đầu ở Mạc Tư Khoa và St. Petersburg đã rời khỏi đất nước kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu. Con số này bao gồm 195 nhà khoa học Nga, số còn lại thuộc các quốc tịch khác.
Tờ báo đưa tin, một nửa số nhà khoa học Nga đã rời khỏi đất nước đã công khai phản đối việc Putin xâm lược Ukraine, ký một bức thư ngỏ phản đối chiến tranh.
Novaya Gazeta nói thêm rằng ước tính của họ rất thận trọng và nó chỉ bao gồm những trường hợp có thể được xác minh thông qua các nguồn công khai.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào tháng 9 năm 2022, vài ngày sau sắc lệnh huy động một phần của Putin, rằng Nga có thể đang phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” và thiếu hụt lao động trong bối cảnh người dân phải di cư ồ ạt.
Một báo cáo tình báo cho biết: “Khi kết hợp với những người dự bị đang được huy động, tác động kinh tế trong nước của việc giảm nguồn lao động và sự gia tăng tình trạng 'chảy máu chất xám' có thể sẽ ngày càng trở nên đáng kể”.
Vấn đề các nhà khoa học hàng đầu rời khỏi đất nước đã là vấn đề đối với Nga trong nhiều năm, đến mức cựu tổng thống Dmitry Medvedev vào năm 2010 đã nói rằng phải có hành động ngăn chặn họ tìm kiếm việc làm ở nơi khác.
Vào thời điểm đó, Medvedev nói: “Chỉ có một cách để chống lại điều này là tạo điều kiện bình thường cho công việc và phát triển”. “Chúng ta cần phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh, nhưng chúng ta không nên sợ hãi và nói rằng mọi người đã rời đi và thế là xong.”
Để khuyến khích các nhà khoa học sáng giá nhất của đất nước ở lại Nga, Medvedev nói: “Chúng ta cần thực hiện những nỗ lực nghiêm chỉnh, nhưng không có lựa chọn nào khác. Chúng ta không thể hạ bức màn sắt để ngăn tình trạng chảy máu chất xám”.
Nhận xét của Parmon về vấn đề này năm nay giống với nhận xét của Medvedev. Ông cho biết cần phải bơm vốn vào ngành này và tăng lương.
1. Ai sẽ vào luyện ngục sau khi qua đời?
Nhân tháng các linh hồn, tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cảnh báo rằng, ngày nay không mấy người chú ý xin lễ hay đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn. Lý do chủ yếu là có những lý thuyết bác bỏ luyện ngục. Họ cho rằng niềm tin về luyện ngục không xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người vô hạn.
Tuy nhiên, anh chị em hãy cẩn thận, trong thư Thứ Hai gởi Timôthêô, Thánh Phaolô đã cảnh cáo:
“Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường.” (Thơ 2 gởi Timôthêô 4: 1-4)
Luyện ngục là trạng thái ở thế giới bên kia chuẩn bị linh hồn cho niềm vui Thiên đàng. Người Công Giáo tin rằng luyện ngục tồn tại và là một trạng thái ở thế giới bên kia chuẩn bị cho các linh hồn bước vào hạnh phúc thiên đàng của cuộc sống vĩnh cửu.
Ai đi vào luyện ngục?
Luyện ngục không dành cho tất cả những người chết, mà chỉ dành cho những linh hồn cần được thanh luyện và chuẩn bị thêm cho Thiên đàng.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo mục 1030 và 1031 cho biết như sau
Những người chết trong ân sủng và tình thân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào hưởng niềm vui thiên đàng.
Hội Thánh gọi sự thanh luyện cuối cùng này của những người được chọn là Luyện ngục, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt. Hội Thánh công bố đạo lý đức tin liên quan đến luyện ngục, chủ yếu trong các Công đồng Florentinô và Triđentinô. Truyền thống của Hội Thánh, dựa trên một số bản văn của Thánh Kinh, nói đến lửa thanh luyện:
“Đối với một số tội nhẹ, phải tin là trước phán xét chung có lửa thanh luyện, theo điều Đấng là Chân lý đã nói rằng nếu ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần, người đó sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau (Mt 12:32). Trong lời đó, chúng ta có thể hiểu là một số tội có thể được tha ở đời này, còn một số tội có thể được tha ở đời sau.”
Bách khoa toàn thư Công Giáo đưa ra một định nghĩa tương tự, gọi luyện ngục là “một nơi hoặc tình trạng trừng phạt tạm thời dành cho những người từ bỏ cuộc sống này trong ân sủng của Thiên Chúa, nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những lỗi nhẹ hoặc chưa đền bù đầy đủ do sự vi phạm của mình”.
Về cơ bản, trạng thái này dành riêng cho những người muốn vào cổng Thiên đường nhưng vẫn còn chút gắn bó với những thứ trần thế.
Một số người đã sử dụng ví dụ sau. Khi chịu phép rửa tội, chúng ta được ban cho một chiếc áo trắng và khi chết, chúng ta phải dâng lên Thiên Chúa chiếc áo trắng đó không tì vết. Tuy nhiên, nếu chiếc áo đó vẫn còn một vài vết bẩn thì cần phải giặt sạch. Trong ví dụ này, luyện ngục được xem giống như một nơi giặt giũ, nơi bạn đến để tẩy sạch bộ quần áo màu trắng đó.
Những linh hồn nào có thể mặc bộ áo trắng không tì vết hay nhăn nheo đó thì có thể vào Thiên đàng ngay lập tức.
Mặt khác, những linh hồn không muốn đến trước sự hiện diện của Thiên Chúa và tự nguyện khước từ Ngài thì không được phép vào luyện ngục và tự do lựa chọn đi vào Địa ngục.
Luyện ngục không phải là nơi mọi người đều đến, nhưng nó tồn tại nhờ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng ta một trạng thái để vượt qua, nơi chúng ta có thể được thanh tẩy trước khi đạt đến vinh quang Thiên Đàng.
2. Putin phản ứng trước các cáo buộc cho rằng quân Nga đang tận diệt đạo Công Giáo ở các lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm.
Các giám mục Công Giáo Ukraine nghi lễ Latinh và Đông phương tại Ukraine và trên thế giới đã có cuộc thảo luận với chủ đề “Niềm tin dưới lửa trong cuộc chiến của Nga với Ukraine” do Viện Hòa bình Hoa Kỳ tổ chức tại Washington, DC, từ hôm thứ Hai 30 Tháng Mười.
Các Giám Mục đã cáo buộc Nga cướp bóc và bắt bớ các linh mục Công Giáo trong các lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm. Cho đến nay, khắp tất cả các lãnh thổ bị Nga tạm chiếm không còn một giáo xứ nào hoạt động, không còn một linh mục nào hoạt động.
Đáp lại trước các chỉ trích này, Tass đưa tin hôm Thứ Sáu, Vladimir Putin cho biết Nga đang bảo vệ văn hóa và lịch sử của mình tại các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine mà nước này tuyên bố đã sáp nhập từ cuối năm ngoái.
Putin nói:
“Tại sao chúng ta lại tôn kính Alexander Nevsky như một vị thánh? Chính vì sự lựa chọn này - ngài đã nghĩ đến việc bảo tồn người dân Nga, và sau đó là tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ đất nước rộng lớn của chúng ta. Theo nhiều cách, điều tương tự đang xảy ra ngày nay khi chúng ta nói rằng chúng ta bảo vệ các giá trị đạo đức, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của chúng ta, bao gồm cả việc giúp đỡ anh chị em của chúng ta ở Donbass và Novorossiya làm điều này.”
Novorossiya là tên lịch sử của vùng đất phía nam Ukraine bao gồm Crimea. Alexander Yaroslavich Nevsky sinh ngày 13 Tháng Năm, 1221, và qua đời ngày 14 Tháng Mười Một, 1263, là một nhân vật quan trọng của thế kỷ 13 trong lịch sử nước Nga. Ông được Chính Thống Giáo phong thánh vào năm 1547, và được xem là người có hoài bão mở rộng Chính Thống Giáo.
3. Biến cố gây hoang mang nghiêm trọng cho Chính Thống Giáo Nga: Linh mục phạm một tội ác quá sức kinh khủng
Tiến Trình Công Nghị Đức đang hô hào loại bỏ luật độc thân linh mục. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng sẽ có nhiều vấn đề khác phát sinh.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Priest 'Dismembers' Wife, Hides Head in Freezer”, nghĩa là “Linh mục chặt xác vợ rồi giấu đầu vào tủ đông lạnh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một linh mục người Nga đến từ Cộng hòa Tatarstan đã bị giam giữ vì nghi ngờ sát hại vợ mình.
Linh mục Chính thống Nga Mikhail Zubarev, phục vụ tại giáo xứ Nizhnekamsk, thuộc giáo phận Kazan, đã bị treo chén, chờ một cuộc điều tra đang diễn ra, cơ quan báo chí của Giáo phận Kazan cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư. Giáo phận cho biết thêm vụ việc xảy ra vào ngày 31/10 vừa qua.
Tuyên bố của giáo phận viết: “Linh mục Mikhail Zubarev đã bị cấm thi hành các thừa tác vụ, sau khi phạm một tội ác khủng khiếp: đó là giết vợ”. Giáo phận nói thêm rằng ông ta đang bị giam giữ và các cơ quan thực thi pháp luật đang điều tra vấn đề.
Tờ báo trực tuyến Mash của Nga thân với Điện Cẩm Linh cho biết Zubarev đã “đâm vợ rồi chặt xác cô ấy” rồi giấu đầu trong tủ đông lạnh nơi con cái họ đã tìm thấy”.
“Cho đến nay, phiên bản chính là thế này: giáo sĩ đã giết vợ mình vì ghen tuông,” Mash nói thêm trên kênh Telegram của mình.
Các cơ quan thực thi pháp luật Nga chưa đưa ra tuyên bố nào về vụ việc.
Giáo phận cho biết, trong những tháng gần đây, đã có “những điều kỳ lạ đáng chú ý” về sức khỏe của Zubarev, “gây ra nghi ngờ về sức khỏe tâm thần của ông ấy”.
Tuyên bố viết: “Ông ta coi thường các Phụng Vụ Thánh và cư xử không đúng mực với giáo dân và các giáo sĩ”. “Không phải là ông ta xúc phạm ai cả…Chỉ đơn giản là ông ta có thái độ phục vụ thiếu tôn trọng mà thôi.” Các linh mục khác cũng làm chứng về hành vi không phù hợp của ông.
Zubarev chuyển đến Tatarstan vào năm 2014, theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, trích dẫn Giáo phận Kazan. Ông đã phục vụ trong giáo phận Murmansk một thời gian dài. Zubarev sau đó đã cố tình không tiết lộ lịch sử sức khỏe tâm thần cá nhân của mình khi chuyển đến từ Murmansk.
Giáo phận Kazan cho biết: “Khi anh ta chuyển đi... hồ sơ cá nhân của ông ấy không có chi tiết, và ông ấy đã giấu giếm các giáo sĩ việc ông ấy đã ghi danh tại một cơ sở y tế, nơi cung cấp trợ giúp chuyên nghiệp cho những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Murmansk, nơi ông ấy sinh ra và lớn lên”
Tuyên bố cho biết thêm: “Chúng tôi đã biết được điều này ngày hôm qua từ các cơ quan điều tra”.
Giáo phận Kazan gửi lời chia buồn tới người thân của người vợ đã qua đời của Zubarev.
1. Tình hình đáng bi quan ở Avdiivka sau khi Nga tung thêm quân bất kể thương vong
Trong 24 giờ qua, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine báo cáo rằng Nga đã chịu tổn thất lên đến 850 quân, 24 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 36 hệ thống pháo, chủ yếu là chung quanh thị trấn Avdiivka. Tuy nhiên, khó khăn là bất chấp các tổn thất về nhân mạng và khí tài chiến tranh, quân Nga vẫn tiếp tục kéo đến.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Map Shows Russia Closing In on Avdiivka at 'Critical Time' for Kyiv”, nghĩa là “Bản đồ Ukraine cho thấy Nga đang tiến gần Avdiivka vào 'Thời điểm quan trọng' đối với Kyiv.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một bản đồ chiến tranh mới cho thấy các lực lượng Nga đang áp sát thị trấn Avdiivka của Donetsk, là điều được một nhà báo Ukraine mô tả là “thời điểm quan trọng” đối với Kyiv.
Nhà báo Ukraine Yury Butusov cho biết trong một bài đăng trên kênh Telegram hôm thứ Năm rằng có “mối đe dọa thực sự” rằng Ukraine có thể mất Avdiivka sau khi lực lượng Nga được cho là đã vượt qua được tuyến hỏa xa và giành được chỗ đứng gần thị trấn.
Vào tháng 10, Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn vào thị trấn tiền tuyến, vốn là mục tiêu xâm lược của lực lượng Mạc Tư Khoa kể từ năm 2014 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập trái phép bán đảo phía nam Crimea từ Ukraine.
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 10, Nga đã điều động hàng nghìn binh sĩ, xe tăng và xe thiết giáp nhằm chiếm giữ thị trấn, nơi được coi là cửa ngõ vào thành phố Donetsk.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã mô tả tình hình xung quanh Avdiivka là “đặc biệt khó khăn”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố một bản đồ mới hôm thứ Năm cho thấy những bước tiến của Nga xung quanh Avdiivka.
Viện nghiên cứu này cho biết một nguồn tin của Nga hôm 2/11 tuyên bố rằng lực lượng Nga đã tiến gần Krasnohorivka, Sieverne và miền nam Avdiivka.
Butusov báo cáo rằng quân đội Nga đã vượt qua tuyến hỏa xa gần làng Stepove và bắt đầu các hoạt động tấn công gần thị trấn, ở phía bắc Avdiivka. Ông cho biết bộ binh Nga đã cố thủ phía sau tuyến hỏa xa và đang chuẩn bị tấn công một nhà máy chiến lược ở Avdiivka. Nếu nhà máy này thất thủ, thị trấn Avdiivka có thể bị chiếm.
“Các cuộc tấn công của Nga tiếp tục diễn ra ở phía nam Avdiivka, nơi họ đang mở rộng bước đột phá trong khu vực mỏ cát gần làng Opytne”. “Ở đây mối đe dọa cũng đang gia tăng.”
Tuy nhiên, nhà báo cho biết quân đội Ukraine đang thành công trong các hoạt động chiến đấu tại chính thị trấn Avdiivka.
“Lữ đoàn cơ giới 110 đã khéo léo đẩy lùi mọi cuộc tấn công của Nga, khôi phục hoàn toàn một số vị trí mà quân xâm lược đã chiếm được trong các cuộc tấn công lớn từ ngày 10 đến 19/10, thậm chí còn cải thiện được vị trí của mình ở một số hướng. Hiện tại không có mối đe dọa sắp xảy ra về việc đối phương tiến vào thị trấn”, ông nói.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một báo cáo tình báo trước đó rằng cuộc tấn công của Nga nhằm chiếm giữ Avdiivka đã góp phần làm “thương vong của Nga tăng 90%” theo các số liệu được các quan chức quân đội Ukraine ghi nhận.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 4 Tháng Mười, Lữ Đoàn pháo binh 55 cho biết họ bắn gần như liên tục để hỗ trợ hỏa lực cho quân phòng thủ Ukraine tại thị trấn Avdiivka. Bất kể thương vong cao, quân Nga vẫn xông lên.
Lữ đoàn 55 là một trong 14 lữ đoàn pháo binh biệt lập của quân đội Ukraine. Lữ đoàn được trang bị nhiều loại súng, bao gồm cả súng Giatsint-B và Msta-B của Liên Xô cũ, cùng với ít nhất 10 khẩu pháo tự hành Caesar mà các đồng minh NATO của Ukraine tặng.
2. Cái bẫy khổng lồ - Tình báo Ukraine cho biết: Những người Nga mừng rỡ hân hoan trước tin đồn Putin qua đời sẽ bị trừng phạt
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Who Rejoiced at Putin Death Rumors Will Be Punished: Ukraine Intel”, nghĩa là “Tình báo Ukraine cho biết: Những người Nga mừng rỡ hân hoan trước tin đồn Putin qua đời sẽ bị trừng phạt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo tình báo Ukraine, chính quyền Nga đã theo dõi chặt chẽ phản ứng của công chúng trước những báo cáo giả mạo về cái chết của Vladimir Putin và có thể trừng phạt những người bày tỏ sự mừng rỡ hân hoan trước cái chết của tổng thống Nga.
Andrii Yusov, đại diện Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, đã trình bày những hiểu biết của tình báo Kyiv trước những tuyên bố nổi lên vào tuần trước rằng Putin đã chết sau một cơn ngừng tim và những người thân cận của ông đang lên kế hoạch sử dụng các thế thân để thay thế ông ta.
Tin đồn xuất hiện sau một bài đăng trên Telegram của kênh General SVR của Nga. Kênh này cho biết họ có thông tin nội bộ của Điện Cẩm Linh theo đó Putin đã qua đời tại tư dinh ở Valdai vào ngày 26/10, và biến cố đó đang làm dấy lên cuộc đảo chính ở Nga.
Trong những gì có thể có cốt truyện mượn từ bộ phim năm 2017 có nhan đề “Cái chết của Stalin”, nhằm châm biếm sự lưỡng lự trong nội bộ của cựu lãnh đạo Liên Xô khi nhà độc tài cộng sản qua đời năm 1953, bài đăng cho biết các nhân viên y tế đã “bị giam trong phòng tử thi cùng với Putin”
Theo trang điều tra Agentstvo của Nga, những tin đồn về cái chết được cho là của Putin đã lan truyền trên mạng, dẫn đến việc người Nga sử dụng cụm từ tìm kiếm “Putin đã chết, Putin đột quỵ và Putin đang hấp hối” tăng đột biến. Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov cuối cùng đã gọi các báo cáo này là một trò lừa bịp, và Putin đã xuất hiện trước công chúng kể từ đó.
Yusov nói với chương trình trò chuyện Ukrainska Pravda rằng các cơ quan mật vụ Nga đã “chụp ảnh, chụp màn hình theo đúng nghĩa đen, tất cả các phản ứng của công chúng” đối với các báo cáo trực tuyến, chẳng hạn như các bình luận và các lượt thích.
Yusov cho biết trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu: “Sớm thôi, ai đó có thể sẽ đến tận tư gia để giải quyết một số người đặt biểu tượng cảm xúc mặt cười dưới thông điệp về cái chết của Putin.
Yusov nói thêm: “Chúng ta phải hiểu rằng đây là câu chuyện của Nga, một chiến dịch của Nga”. Ông nhắc lại quan điểm mà ông đã đưa ra trong cùng chương trình hai ngày trước đó rằng tin đồn về cái chết của Putin đã được các nhà tuyên truyền Nga tung ra để thử phản ứng của người dân bình thường.
Trong các bài đăng hàng ngày, General SVR đã mô tả các thỏa thuận sau cái chết được cho là của Putin và hôm thứ Sáu, nói rằng nhà lãnh đạo Hội đồng An ninh Nga, Nikolai Patrushev, đang lên kế hoạch làm việc với thi thể của tổng thống.
General SVR viết hôm thứ Sáu: “Một buổi lễ tưởng niệm người quá cố Vladimir Putin đã được lên kế hoạch vào ngày mai”. “Vòng trong trước đây sẽ tập hợp lại. Một bữa tối thịnh soạn đã được đặt.”
Đã có rất nhiều tin đồn kể từ khi Putin bắt đầu cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine về tình trạng sức khỏe kém của Putin, với việc Điện Cẩm Linh liên tục nói rằng tổng thống Nga đang trong tình trạng tốt.
Oleksii Danilov, thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, cho biết các báo cáo về cái chết của Putin là một phần trong quá trình chuẩn bị của ông cho chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2024.
Trong một cuộc phỏng vấn cho tạp chí Focus của Ukraine, Danilov nói rằng cái chết của Putin sẽ không đủ để mang lại sự thay đổi ở Nga: “Nếu ai đó nghĩ rằng cái chết của Putin sẽ chấm dứt mọi thứ, chúng tôi không nghĩ vậy. Lãnh thổ nước Nga hiện đại đang tràn ngập sự vô nhân đạo.”
3. Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu đổ bộ 'Minsk' của Nga không còn khả năng sửa chữa
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Satellite Photos Show Russia's 'Minsk' Landing Ship Stripped Down”, nghĩa là “Hình ảnh vệ tinh Crimea cho thấy tàu đổ bộ 'Minsk' của Nga bị tháo dỡ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy tàu đổ bộ lớp Minsk Ropucha của Nga đã bị tháo dỡ, vài tuần sau khi nó bị tấn công bằng hỏa tiễn hành trình của Ukraine nhằm vào Hạm đội Hắc Hải của Nga tại cảng Sevastopol, ở Crimea bị Nga sáp nhập trái phép.
Tàu đổ bộ Minsk và tầu ngầm Rostov-on-Don lớp Kilo đã bị tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái vào xưởng đóng tàu Sevastopol vào ngày 13/9 khi chúng đang tiến hành sửa chữa hoặc bảo trì ở ụ tàu. Kyiv cho biết các cuộc tấn công là một phần của các biện pháp chuẩn bị cho nỗ lực giải phóng Crimea.
Hình ảnh vệ tinh được chia sẻ bởi nhà nghiên cứu MT Anderson của OSINT trên X, trước đây gọi là Twitter, cho thấy quân xâm lược Nga đã dỡ bỏ Minsk, cung cấp thêm bằng chứng cho thấy nó đã bị hư hỏng đến mức không thể sửa chữa.
Các cuộc tấn công ở Crimea, trung tâm hậu cần trung tâm của Nga cho các lực lượng của nước này ở miền nam Ukraine, đã trở nên thường xuyên trong những tháng gần đây, với các cuộc tấn công tập trung vào các mục tiêu quân sự nhằm làm suy yếu khả năng phòng thủ của Mạc Tư Khoa và cản trở Nga vận chuyển thiết bị, vũ khí và quân đội từ đất liền Nga vào bán đảo Crimea.
Các chuyên gia thân cận với Bộ Quốc phòng Ukraine trước đây đã nói với Newsweek rằng Kyiv đang bắt tay vào chiến lược “phi quân sự hóa” Hạm đội Hắc Hải như một phần trong các bước hướng tới giải phóng Crimea, nơi đã bị Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Giữa chuỗi các cuộc tấn công, Nga dường như đang di chuyển hạm đội khỏi cảng Sevastopol ở Crimea, các hình ảnh vệ tinh công bố tháng trước cho thấy.
Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, nói với Newsweek vào tháng trước rằng Ukraine đang tiến hành một cuộc tấn công “đa miền” để giải phóng bán đảo, bao gồm việc tấn công Cầu eo biển Kerch nối Crimea với đất liền của Nga.
Tướng Hodges nói: “Tất cả điều này là một phần khiến Crimea không thể trụ được, không thể sử dụng được đối với quân đội Nga, cho đến khi người Ukraine có đủ sức mạnh chiến đấu để họ thực sự có thể giải phóng bán đảo”.
Tuần này, một đoạn phim được lan truyền trên mạng cho thấy một trong những tàu chống ngầm của Nga thuộc Hạm đội Hắc Hải bị bao phủ trong khói. Nếu thiệt hại của con tàu được xác nhận, đây sẽ là một đòn nữa giáng vào hải quân của Putin trên bán đảo.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm cho biết Nga đang “dần mất quyền kiểm soát” đối với Hắc Hải và nước này đang “rút lui về phần phía đông của vùng biển”.
4. Mỹ lặng lẽ tặng Ukraine phương tiện đặc biệt để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga: ABV
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The United States Quietly Gave Ukraine the Assault Breacher, a Special Vehicle For Breaking Through Russian Defenses”, nghĩa là “Mỹ lặng lẽ tặng Ukraine xe thiết giáp tấn công đột phá, là phương tiện đặc biệt để xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Hoa Kỳ đã âm thầm tặng cho Ukraine ít nhất một — và có thể là một số — xe thiết giáp mạnh nhất của nước này.
Ngày 3 tháng 11 là Ngày Lực lượng Hỏa tiễn, Pháo binh và Lực lượng Kỹ thuật ở Ukraine. Những bức ảnh chính thức từ lễ kỷ niệm ngày của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho thấy một loạt thiết bị kỹ thuật chiến đấu gây ấn tượng mạnh.
Trong các thiết bị được nhìn thấy, có một chiếc Assault Breacher do Mỹ sản xuất: đó là một phương tiện rà phá mìn và chướng ngại vật nặng 55 tấn với thân bọc thép của xe tăng M-1, một phụ kiện lưỡi cày hoặc máy ủi do Anh sản xuất và các bệ phóng các dây nổ để dọn dẹp mìn.
Kíp lái hai người của chiếc Assault Breacher trị giá 4 triệu đô la có thể đào và kích nổ an toàn các quả mìn được chôn dưới đất, lấp hào và đào các hào chống tăng—và sau đó đánh dấu, bằng những lá cờ nhỏ, làn đường an toàn cho xe tăng và phương tiện chiến đấu tăng tốc vượt qua các bãi mìn. Và kíp lái có thể làm tất cả những điều này mà không cần rời khỏi sự bảo vệ của chiếc xe thiết giáp dày đặc.
Có nhiều loại phương tiện kỹ thuật có thể tiến hành rà phá bom mìn. Khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm 2022, các kỹ sư Ukraine đã sở hữu những phương tiện do Liên Xô chế tạo có khả năng phá mìn.
Và khi chiến tranh bước sang năm thứ hai, khi các lực lượng Ukraine chuẩn bị tấn công khắp miền nam Ukraine, các đồng minh của Kyiv đã quyên góp nhiều phương tiện vượt các bãi mìn hơn, bao gồm cả những mẫu xe tốt nhất của Phần Lan, Na Uy và Nam Hàn.
Tuy nhiên, American Assault Breacher lại vắng mặt trong danh sách chính thức các thiết bị được cam kết. Trong khi người Mỹ quyên góp cho Ukraine những lô hàng lớn gồm các phương tiện kỹ thuật và hỗ trợ, họ dường như đã bỏ qua Assault Breacher. Điều này xảy ra mặc dù lục quân Hoa Kỳ gần đây đã nhận được hàng loạt xe thiết giáp tấn công cũ của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, tất cả đều vượt quá yêu cầu của Quân đội.
Assault Breacher, hay ABV, là một trong những phương tiện phá mìn được bảo vệ tốt nhất và linh hoạt nhất. Đó là một phương tiện có thể thực hiện cùng một công việc mà lẽ ra có thể yêu cầu bốn, năm hoặc sáu phương tiện kém linh hoạt hơn như máy rà phá bom mìn, máy ủi và máy xúc.
“Các chỉ huy trên thực địa nói rằng ABV cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn so với các thiết bị họ đang sử dụng hoặc đã và đang sử dụng — và nó làm giảm số lượng phương tiện tại thời điểm tấn công”
Hạ sĩ Jonathan Murray, một thợ cơ khí thuộc nhóm ABV Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, cho biết phương tiện này có thể rà phá bãi mìn nhanh gấp 10 lần so với những gì các kỹ sư công binh có thể làm bằng các phương tiện khác.
Không thông báo cụ thể, người Mỹ đã vận chuyển ít nhất một và có thể là sáu chiếc Assault Breacher của một đại đội Thủy Quân Lục Chiến tới Ukraine. Có khả năng Tòa Bạch Ốc đã gộp các phương tiện phá mìn vào danh mục mơ hồ “thiết bị rà phá bom mìn” trong các thông báo định kỳ về viện trợ quân sự cho Ukraine.
Sự cần thiết là rõ ràng. Trong khi các lực lượng Ukraine hồi tháng 9 đã chọc thủng tuyến công sự ngoài cùng của Nga ở tỉnh Zaporizhzhia, thì có các tuyến phòng thủ cấp hai và cấp ba sâu hơn bên trong lãnh thổ Ukraine bị Nga tạm chiếm. Và ở các khu vực khác của mặt trận dài 600 dặm, lực lượng Ukraine vẫn phải chọc thủng tuyến đầu tiên gồm mìn, hào và chướng ngại vật chống tăng.
Không rõ lữ đoàn Ukraine nào đã sở hữu Assault Breachers, nhưng rõ ràng lữ đoàn nào cũng cần chúng.
Lữ đoàn cơ giới số 47 của quân đội Ukraine, nơi vận hành nhiều phương tiện hạng nặng tốt nhất do phương Tây sản xuất của Ukraine, đã bắt đầu cuộc phản công ở phía nam vào đầu tháng 6 với tất cả sáu phương tiện vượt mìn Leopard 2R mà Phần Lan tặng cho Ukraine.
Nhưng Lữ đoàn 47 đã mất ba chiếc Leopard 2R trong một nỗ lực thất bại nhằm chọc thủng một bãi mìn dày đặc phía nam Mala Tokmachka ở Zaporizhzhia vào ngày 9 tháng 6. Mặc dù thỉnh thoảng có người nhìn thấy những chiếc Leopard 2R còn sống sót, nhưng có thể những chiếc xe cũ của Phần Lan đang trở nên lỗi thời, không thể hỗ trợ được khi số lượng của chúng giảm dần về 0.
Assault Breacher có tất cả các đặc tính của một chiếc Leopard 2R—máy cày và áo giáp dày—nhưng cũng được bổ sung thêm các bệ phóng tích hợp để phóng điện có thể kích nổ các bãi mìn từ cách xa hàng trăm thước.
Nếu Lữ đoàn 47 đổi vài chiếc Leopard 2R cuối cùng của mình lấy Assault Breachers, Lữ đoàn này sẽ khôi phục — và bổ sung — khả năng vượt qua các bãi mìn dưới áo giáp mà họ đã sử dụng hồi tháng 6.
5. Boris Johnson khuyên Ukraine đánh tới cùng, không hoà đàm gì cả
Trước các tin đồn về một cuộc đàm phán sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thả nổi ý tưởng này, Ukrainska Pravda cho biết cựu Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã vận động Tổng thống Ukraine Vladimir Zelenskiy chống lại ý tưởng đó.
Ukrainska Pravda cho biết cựu Thủ tướng Vương Quốc Anh chia sẻ niềm tin rằng Ukraine sẽ giành chiến thắng, và sẽ được hỗ trợ quân sự phù hợp. Ông kêu gọi chống lại bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga nhưng nhấn mạnh rằng đây là quyết định của chính phủ Ukraine.
Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson, thường xuyên xuất hiện ở thủ đô gần như không báo trước, đã mang đến hai thông điệp đơn giản.
“Thứ nhất, Putin là tội phạm chiến tranh, nên gây áp lực chứ không nên đàm phán. Và thứ hai là ngay cả khi Ukraine sẵn sàng ký một số thỏa thuận về bảo đảm với Putin thì người Nga cũng không sẵn sàng và dễ dàng phản bội những hòa ước”.
Nó xảy ra sau khi một cựu thủ tướng Israel Naftali Bennett cho rằng có một đề xuất về một thỏa thuận được cho là nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Theo ông các nhà đàm phán Nga và Ukraine dường như đã tạm thời đồng ý về nội dung của một thỏa thuận tạm thời theo đó Nga sẽ rút khỏi các vị trí của mình về lại các giới tuyến như ngày 23 tháng 2, 2022 khi nước này kiểm soát một phần Donbass, và toàn bộ Crimea, và đổi lại, Ukraine sẽ hứa không tìm kiếm tư cách thành viên NATO và thay vào đó nhận được sự bảo đảm an ninh từ một số quốc gia.
6. Nam Hàn giúp Ba Lan mua vũ khí của nước này
Sau khi đạt các giới hạn theo luật định về cho vay xuất nhập khẩu, Nam Hàn đang tập hợp các ngân hàng địa phương để giúp Ba Lan mua số vũ khí trị giá 22 tỷ Mỹ Kim trong thương vụ bán vũ khí lớn nhất Hán Thành, 5 người quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters.
Theo Bộ Quốc phòng nước này, xuất khẩu quốc phòng của Nam Hàn đạt tổng trị giá khoảng 17 tỷ Mỹ Kim vào năm 2022, tăng so với 7,25 tỷ Mỹ Kim một năm trước đó, do cuộc chiến ở Ukraine đã mở ra cơ hội cho xuất khẩu vũ khí của Hán Thành.
Thỏa thuận vũ khí năm 2022 với Ba Lan đã giúp Hán Thành trở thành một nước đóng vai trò lớn trong xuất khẩu vũ khí toàn cầu, phần lớn do Mỹ và Nga thống trị. Hán Thành cũng đang tìm kiếm mối quan hệ an ninh sâu sắc hơn ở Âu Châu, một tham vọng vào thời điểm lý tưởng đối với Ba Lan, nước giáp biên giới Ukraine, khi nước này tăng cường nhập khẩu vũ khí trong bối cảnh căng thẳng với Nga.
Một quan chức chính phủ Nam Hàn giấu tên cho biết: “Năm ngân hàng địa phương đang xem xét khoản vay hợp vốn như một biện pháp hỗ trợ” để giúp Ba Lan tài trợ cho việc mua hệ thống pháo hỏa tiễn và chiến binh của Nam Hàn.
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Hán Thành đang nỗ lực loại bỏ các rào cản tài chính của Ba Lan để giúp hai nước đạt được thỏa thuận vũ khí lớn nhất từ trước đến nay của Nam Hàn, ước tính trị giá khoảng 30 nghìn tỷ won hay 22,72 tỷ Mỹ Kim.
7. Giám đốc tình báo Serbia thân Nga từ chức để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu
Giám đốc tình báo Serbia, người đã thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và đang bị Mỹ trừng phạt, đã từ chức hôm thứ Sáu 3 Tháng Mười Một, sau chưa đầy một năm đảm nhiệm chức vụ này, với lý do ông muốn tránh các lệnh cấm vận tiếp theo có thể xảy ra đối với quốc gia Balkan này.
Giám đốc tình báo Serbia
Vào tháng 7, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với, cáo buộc anh ta liên quan đến vận chuyển vũ khí bất hợp pháp, buôn bán ma túy và lạm dụng chức vụ công. Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết Vulin đã sử dụng quyền lực công của mình để giúp một đại lý vũ khí Serbia bị Mỹ trừng phạt vận chuyển các chuyến hàng vũ khí bất hợp pháp qua biên giới Serbia. Theo chính quyền Mỹ, Vulin cũng bị cáo buộc liên quan đến đường dây buôn bán ma túy.
Vulin trở thành giám đốc cơ quan tình báo BIA của Serbia vào tháng 12 năm 2022. Cộng sự thân cận của tổng thống theo chủ nghĩa dân túy Serbia, Aleksandar Vučić, trước đây từng giữ chức cảnh sát trưởng và quân đội, theo AP.
Vulin được biết đến với việc ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ với Nga thay vì phương Tây và thúc đẩy khái niệm “Thế giới Serbia” - một bản sao của “Thế giới Nga” do Vladimir Putin ủng hộ – sẽ bao gồm tất cả những người dân tộc Serb sống ở các quốc gia lân cận.
Vučić cho biết lý do thực sự khiến Vulin phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ là do lập trường của anh ta đối với Nga chứ không phải các cáo buộc tham nhũng.
Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu đang lấy đầu của tôi làm điều kiện tiên quyết để không áp đặt lệnh trừng phạt đối với Serbia. Tôi sẽ không cho phép mình trở thành nguyên nhân gây ra sự tống tiền và gây áp lực lên Serbia và thế giới Serbia. Đó là lý do tại sao tôi nộp đơn từ chức.
Việc tôi từ chức sẽ không thay đổi chính sách của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đối với Serbia, nhưng nó sẽ làm chậm lại các yêu cầu và hành vi tống tiền mới,” Vulin nói và nói thêm rằng ông sẽ không ngừng tin tưởng vào “tính tất yếu của sự thống nhất của người Serb và sự hình thành” của một thế giới Serbia.
Vào tháng 8 năm 2022, Vulin đến thăm Mạc Tư Khoa trong chuyến thăm hiếm hoi của một quan chức chính phủ Âu Châu tới thủ đô Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Chuyến đi nhấn mạnh việc Belgrade từ chối tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga vì cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
8. Von der Leyen cam kết Liên Hiệp Âu Châu sẽ sát cánh bên Ukraine 'khi nào còn cần thiết'
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ sát cánh bên Ukraine “khi nào còn có thể”.
Cô cho biết như trên khi đến thăm Kyiv vào hôm Thứ Bẩy, 4 Tháng Mười Một: “Tôi ở đây để thảo luận về con đường gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine. Sự hỗ trợ tài chính của Liên Hiệp Âu Châu để xây dựng lại Ukraine thành một nền dân chủ thịnh vượng, hiện đại.”
Von der Leyen cho biết thêm rằng chuyến thăm thứ sáu của cô tới Ukraine kể từ cuộc xâm lược của Nga cũng sẽ liên quan đến các cuộc thảo luận xung quanh gói trừng phạt mới của Liên Hiệp Âu Châu đối với Nga, bao gồm lệnh cấm kim cương của Nga.
Cô đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy và các quan chức cao cấp khác của Ukraine tại Kyiv, trong bối cảnh lo ngại rằng Liên Hiệp Âu Châu và Mỹ có thể đã mất nhiệt tình cung cấp nguồn tài trợ dài hạn cho đất nước để duy trì hoạt động phản công.
Tờ Financial Times đưa tin rằng thông điệp mà cô muốn gửi qua tất cả những điều này là Brussels sẽ tiếp tục ưu tiên cho công cuộc bảo vệ đất nước của Ukraine đồng thời ủng hộ khát vọng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của nước này.
Von der Leyen nói với các phóng viên: “Tất nhiên chủ đề mở rộng sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự cũng như hỗ trợ tài chính và quân sự của chúng tôi”. “Thông điệp quan trọng nhất là trấn an rằng chúng tôi luôn sát cánh bên Ukraine cho đến chừng nào cần thiết.”
9. Nga trả đũa Bulgaria
Reuters đưa tin, trong một động thái trả đũa, Nga đã tước giấy chứng nhận của một phóng viên Bulgaria thường trú tại Mạc Tư Khoa làm việc cho đài phát thanh quốc gia Bulgaria và trục xuất anh ta sau khi Sofia đuổi một nhà báo Nga vì lý do an ninh quốc gia.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi việc trục xuất Alexander Gatsak là “một động thái bất hợp pháp khác của NATO chống lại các nhà báo Nga”.
Mối quan hệ giữa Bulgaria và Nga ngày càng căng thẳng kể từ khi Bulgaria trục xuất 70 nhà ngoại giao Nga vào năm ngoái
10. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tổn thất của Nga trong 3 tuần qua. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Trong ba tuần qua, Nga có thể đã mất khoảng 200 xe thiết giáp trong các cuộc tấn công vào thị trấn Avdiivka của Donbas.
Điều này có thể là do sự kết hợp giữa hiệu quả tương đối của các loại vũ khí chống thiết giáp cầm tay hiện đại của Ukraine, mìn, đạn dược thả từ máy bay không người lái và hệ thống pháo binh chính xác.
Để đáp lại, các lực lượng Nga rất có thể đã chuyển sang tiến hành các cuộc tấn công dựa trên bộ binh trong khu vực này. Lực lượng Ukraine phải đối mặt với những thách thức chiến thuật tương tự như lực lượng tấn công suốt mùa hè.
Giống như các cuộc tấn công trước đây của Nga, các cuộc tấn công ở Avdiivka thường có đặc điểm là tiến công trên bãi đất trống, dẫn đến tổn thất cao. Hoàn toàn có thể là Nga đã phải chịu thương vong hàng nghìn người xung quanh thị trấn kể từ đầu tháng 10 năm 2023.
Giới lãnh đạo Nga tiếp tục thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận tổn thất nặng nề về nhân sự để giành được lãnh thổ.
11. Điện Cẩm Linh bác bỏ gói trừng phạt mới của Mỹ, nói rằng Nga đã học được cách “vượt qua” những rào cản kinh tế như vậy kể từ khi xung đột Ukraine bắt đầu.
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu, đã trừng phạt một số công ty năng lượng và tài chính của Nga cũng như các cá nhân và công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mà Washington cho rằng đang hỗ trợ cuộc tấn công của Nga chống lại Ukraine.
“Tất nhiên, các lệnh trừng phạt tạo ra thêm nhiều vấn đề. Nhưng tôi nhắc lại một lần nữa, chúng tôi đã thích nghi với các lệnh trừng phạt... Chúng tôi đã học được cách vượt qua chúng”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói.
Việc tăng mạnh chi tiêu quân sự và chuyển hướng xuất khẩu năng lượng quan trọng sang Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp Mạc Tư Khoa tránh được những hy vọng ban đầu của phương Tây rằng các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào tình trạng sụp đổ kinh tế.
Tuy nhiên, hàng trăm công ty phương Tây đã rời khỏi Nga, đồng tiền biến động và lạm phát cao tiếp tục gây lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách Nga.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao nước này Maria Zakharova đã bác bỏ vòng trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Nga. Trên truyền hình nhà nước, bà ta nói: “Đây là sự tiếp nối của chính sách tạo ra điều mà họ gọi là một thất bại chiến lược đối với chúng ta. Họ sẽ phải chờ đợi trong vô vọng mãi mãi trước khi điều đó xảy ra.”
Hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhắm vào khả năng về năng lượng trong tương lai của Nga, việc trốn tránh các lệnh trừng phạt và sản xuất máy bay không người lái cảm tử.
Chính quyền Tổng thống Biden đã bổ sung hàng chục công ty Nga vào danh sách đen thương mại, đồng thời tuyên bố trấn áp hành vi trốn tránh lệnh trừng phạt ở Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
1. Ngoại trưởng Vatican và Ngoại trưởng Iran thảo luận về cuộc chiến Israel-Hamas giữa nguy cơ xung đột rộng hơn
Ngoại trưởng Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher đã nói chuyện qua điện thoại với Ngoại trưởng Iran vào sáng thứ Hai về cuộc chiến tranh Israel-Hamas đang diễn ra.
Vatican cho biết cuộc trò chuyện vào ngày 30 tháng 10, diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng Iran có thể mở rộng xung đột trong khu vực. Cuộc đối thoại này đã được yêu cầu bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran, Hossein Amir-Abdollahian.
“Trong cuộc trò chuyện, Đức Tổng Giám Mục Gallagher bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của Tòa Thánh đối với những gì đang xảy ra ở Israel và Palestine, đồng thời nhắc lại sự cần thiết tuyệt đối để tránh làm lan rộng xung đột và đi đến giải pháp hai nhà nước tại Thánh Địa cho một nền hòa bình ổn định và lâu dài ở Trung Đông. “, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh Matteo Bruni cho biết trong một thông cáo báo chí.
Đầu tháng này, Amir-Abdollahian đã cảnh báo về tình trạng leo thang hơn nữa ở Trung Đông nếu Israel không ngừng tấn công vào Gaza.
Ngoại trưởng Iran nói với Al Jazeera hôm 15/10 rằng nếu “các biện pháp nhằm ngăn chặn ngay lập tức các cuộc tấn công của Israel” thất bại, “rất có thể nhiều mặt trận khác sẽ được mở ra và ngày càng trở nên có khả năng xảy ra hơn.”
Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, cho biết hôm Chúa Nhật rằng cuộc tấn công của Israel ở Gaza đã “vượt qua ranh giới đỏ” và “có thể buộc mọi người phải hành động”, CNN đưa tin.
“Washington yêu cầu chúng tôi không làm bất cứ điều gì, nhưng họ vẫn tiếp tục hỗ trợ rộng rãi cho Israel,” Raisi cảnh báo.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói với CBS hôm Chúa Nhật rằng các quan chức đang nhận thấy “nguy cơ cao về cuộc xung đột này sẽ lan sang các khu vực khác trong khu vực”.
Sự thù địch của Iran đối với Israel đã có từ hơn 40 năm trước, với một cuộc xung đột ủy nhiệm đã được tiến hành giữa hai quốc gia Trung Đông trong nhiều thập kỷ.
Cuộc chiến giữa Israel và Hamas đã đạt tới số người chết chưa từng có trong lịch sử bạo lực giữa Israel và Palestine.
Theo chính quyền Israel, vụ tấn công ngày 7/10 của tổ chức chính trị và quân sự Hồi giáo Sunni Hamas đã giết chết 1.400 người, chủ yếu là dân thường.
Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas kiểm soát, chiến dịch phản công của Israel sau vụ tấn công đã khiến hơn 8.000 người Palestine thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ vị thành niên.
Tòa Thánh ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho Israel và Palestine.
Vào ngày 27 tháng 10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tổ chức buổi cầu nguyện chầu Thánh Thể cầu nguyện cho hòa bình giữa cuộc chiến tranh Israel-Hamas đang diễn ra ở Thánh địa.
Kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria là Nữ hoàng Hòa bình và Mẹ của Lòng thương xót, Đức Giáo Hoàng cầu xin Mẹ “cầu bầu cho thế giới của chúng ta đang gặp nguy hiểm và hỗn loạn” và “hãy hoán cải những người châm ngòi và xúi giục xung đột”.
Source:Catholic News Agency
2. Các Giám mục Hoa Kỳ nhắc lại lời kêu gọi hòa bình ở Thánh Địa
Các giám mục Hoa Kỳ gần đây đã nhắc lại lời kêu gọi hòa bình ở Thánh địa khi cuộc chiến Israel-Hamas bước sang tháng thứ hai và thương vong của cuộc xung đột tiếp tục gia tăng.
“Cuộc chiến ở Thánh địa đang diễn ra trong thời gian thực trước mắt chúng ta với thương vong ngày càng gia tăng, thảm họa nhân đạo ngày càng gia tăng cùng với khả năng leo thang bạo lực trong khu vực và quốc tế,” Đức Cha Rockford David J. Malloy, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, cho biết trong một tuyên bố.
Đức Cha Malloy cho biết cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10, trong đó nhóm khủng bố đã pháo kích vào Israel và xâm phạm biên giới Israel bằng lực lượng bộ binh, “phải bị lên án”. Các cuộc tấn công đã khiến hơn 1.300 người thiệt mạng và nhanh chóng dẫn đến việc Israel tuyên chiến với Hamas.
Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas kiểm soát, hơn 8.000 người Palestine sau đó đã thiệt mạng ở Gaza trong bối cảnh chiến tranh.
Đức Cha Malloy nói: “Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi thả con tin và bảo vệ dân thường”.
Ngài nói: “Đồng thời, chúng tôi khẳng định những nỗ lực liên tục nhằm cho phép tiếp cận nhân đạo, bao gồm hành lang cho những người đang tìm kiếm sự an toàn và kêu gọi Quốc hội hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ”. “Như Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở thế giới, 'Chiến tranh luôn là một thất bại; đó là sự hủy hoại tình huynh đệ của con người.'“
Các nhóm viện trợ quốc tế đã kêu gọi mở các hành lang nhân đạo đến Gaza để cung cấp các vật phẩm cứu sinh cho dân thường ở đó, cảnh báo về một thảm họa nhân đạo sắp xảy ra khi nguồn cung cấp nước uống ngày càng cạn kiệt và nguồn cung cấp y tế ngày càng khan hiếm.
Đức Cha Malloy trong tuyên bố của mình cho biết các giám mục “tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân bị vướng vào vòng bạo lực này cũng như các tác nhân trong khu vực và quốc tế đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột”.
Ngài nói: “Chúng ta không được mệt mỏi khi dâng lời cầu nguyện và hỗ trợ cho hòa bình và công lý cho tất cả những người liên quan”. “Một giải pháp lâu dài tôn trọng các quyền, nhu cầu và nguyện vọng của cả người Israel và người Palestine vẫn là điều cần thiết cho những mục đích này.”
“Là những Kitô hữu, chúng ta nhìn lên Chúa và hiệp nhất những lời cầu nguyện của chúng ta với những lời cầu nguyện của Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, là Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, người trong bức thư gần đây gửi cho đàn chiên của mình đã nhắc lại những lời của Chúa Kitô: Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian (Ga 16:33)”
Đức Giám Mục cũng đề cập đến tài liệu Nostra Aetate ( “Trong thời đại của chúng ta”) của Công đồng Vatican II trong tuyên bố của ngài.
Đức Cha Malloy nói: “Với những nỗi tức giận đang bùng cháy trong cộng đồng của chúng ta, trực tuyến và trên toàn thế giới, chúng ta phải đề phòng mọi xu hướng gieo rắc hận thù chống lại người khác hoặc tín ngưỡng khác”.
“Như Công đồng Vatican II dạy, 'Giáo hội khiển trách, như một điều xa lạ với tâm trí của Chúa Kitô, bất kỳ sự phân biệt đối xử nào chống lại con người hoặc quấy rối họ vì chủng tộc, màu da, điều kiện sống hoặc tôn giáo của họ.'“
Source:Catholic News Agency
3. 'Đàng Thánh Giá' của các tu sĩ dòng Phanxicô tiếp tục trên Via Dolorosa ở Giêrusalem
Khi cuộc xung đột Israel-Hamas bước sang tuần thứ ba, Giáo Hội Công Giáo ở Giêrusalem tiếp tục dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho hòa bình.
Thứ Sáu, ngày 27 tháng 10, trong bối cảnh ngày cầu nguyện, ăn chay và sám hối vì hòa bình do Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi, các tu sĩ dòng Phanxicô đã trở lại cử hành Đàng Thánh Giá trên Via Dolorosa sau khi được tổ chức tại một địa điểm bên trong nhà thờ suốt hai tuần qua vì lý do an ninh.
Cuộc rước là dấu hiệu duy nhất của sự sống ở Giêrusalem nơi không có khách du lịch và người hành hương và được lực lượng an ninh tuần tra bảo vệ.
Sự kiện này quy tụ mọi người trong Giáo hội địa phương để cùng lên tiếng - một tiếng nói hòa bình, bất chấp những cảm xúc đa dạng trong cộng đồng Kitô giáo địa phương.
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, đã có mặt. Cách đây vài ngày, ngài đã viết một lá thư cho giáo phận của mình kêu gọi mọi Kitô hữu hãy có “can đảm yêu thương và hòa bình” bất chấp “sự ác đang tàn phá thế giới”.
Đức Thượng Phụ viết: “Chúng ta muốn chiến thắng thế giới, hãy vác trên mình cây thánh giá đó, cũng là của chúng ta, được làm bằng đau đớn và tình yêu, bằng sự thật và sợ hãi, bằng bất công và hồng ân, bằng tiếng kêu than và sự tha thứ”.
Trong bối cảnh liên tục có tiếng gầm rú của chiến đấu cơ và cái nóng oi ả ban ngày, các Kitô hữu ở Giêrusalem đã cùng nhau bước đi trên Via Dolorosa, vạch ra con đường hòa bình.
Vào tối thứ Sáu, các tu sĩ dòng Phanxicô tụ tập để cầu nguyện trong giây phút tại Nhà thờ Đấng Cứu Thế ở Giêrusalem trước bức ảnh “Ecce Homo” của Arcabas, đặt trước bàn thờ. Những người tham gia đọc các đoạn Kinh thánh, hát thánh ca và cầu nguyện những lời mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2002, vài tháng sau vụ tấn công 11/9. Đoạn nổi tiếng của thông điệp đó nổi bật: “Không có hòa bình nếu không có công lý, không có công lý nếu không có sự tha thứ”.
Một trong những khoảnh khắc gợi cảm nhất là khi mỗi người có mặt đặt những hạt hương vào lò than để hương thơm của lời cầu nguyện bay lên trời thay vì khói của hỏa tiễn và bom tiếp tục tàn phá Thánh Địa.
Sau khi công bố các mối phúc, bề trên dòng Phanxicô Thánh Địa, Cha Francesco Patton, đã phát biểu ngắn gọn.
“Sự tha thứ là điều khiến chúng ta trở thành Kitô hữu. Đức Gioan Phaolô II nhắc nhở chúng ta rằng cần phải nói về sự tha thứ ngay cả trong những bối cảnh bị chi phối bởi cảm giác cay đắng và hận thù. Chúng ta hãy cầu xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng ta để đón nhận sự tha thứ, hòa giải và hòa bình, và qua lời cầu nguyện của chúng ta, hạt giống này cũng có thể được gieo vào lòng những người sống trên mảnh đất này, những người có quyền đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến thế giới, cuộc sống của người khác và trái tim của toàn thế giới.”
Trước phép lành cuối cùng, một ngọn nến được thắp lên từ ngọn nến Phục sinh, và ánh sáng được truyền từ người này sang người khác như một biểu tượng cho ánh sáng của Chúa Kitô và ngọn lửa của Chúa Thánh Thần soi sáng con đường của chúng ta, mà mỗi người cam kết mang theo và truyền bá trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Source:Catholic News Agency