Phụng Vụ - Mục Vụ
Chết để được sống lại
PM.Cao Huy Hoàng
00:36 05/11/2010
Chúa Nhật Thứ 32 Mùa Thường Niên, Năm C
Xác tín có đời sau
Câu chuyện của người Mẹ và 7 bảy anh em trong sách 2 Macabe 7,1-2.9-14 đã gửi đến cho chúng ta những xác tín về sự sống lại, về đời sau. Niềm xác tín ấy được soi sáng bởi Thánh Linh và cũng chính niềm xác tín quan trọng ấy đã giữ họ trung thành với Lề Luật của Thiên Chúa, qua truyền dạy của Moise: Không ăn thịt heo. Không phải họ không quí trọng thân xác, nhưng họ được linh hứng cho biết thân xác nầy được Chúa ban cho và dù có mất đi dưới tay người phàm họ cũng sẽ lấy lại được. Họ “sẵn sàng thà chết hơn là vi phạm luật của cha ông” (c.2). Họ xác tín “Vua Vũ Trụ sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (c.9). Đối với họ, sự sống và tất cả những gì thuộc về sự sống ở đời nầy đều là của Chúa ban, và dù có mất đi, họ vẫn đặt hy vọng nhờ Thiên Chúa họ sẽ lấy lại được (c.11). Họ thà chết trong khi dựa vào Lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại (c.14).
Điểm ưu việt của đoạn sách nầy là: niềm xác tín Phục sinh vào thời kỳ Tin Mừng và Tin Mừng Phục sinh chưa xuất hiện. Một cõi sống ở đời sau có thể nói là còn mơ hồ trong tâm tưởng loài người, thì bảy anh em đã tuyên tín về sự sống lại trước mặt vua chúa quan quyền thế gian. Dấu ấn mạc khải do Thánh Linh thật rõ nét và sống động đến nỗi người đời sau, những người đã tiếp nhận ánh sáng Tin mừng Chúa Giêsu và Tin Mừng Phục Sinh của Ngài, phải ngẫm nghĩ mà tự hổ thẹn về cách đón nhận và cách tuyên xưng niềm tin của mình.
Đức tin không lý luận
Không chỉ các người thuộc nhóm Sađốc, thời Chúa Giêsu, mà cả loài người, cả chúng ta nữa, cho đến hôm nay vẫn thích dùng cái lý trí nhỏ bé của mình mà suy luận về những mầu nhiệm cao siêu thuộc về Thiên Chúa, trong đó có Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô và sự sống lại của thân xác chúng ta. Từ cái suy luận duy lý trí nảy sinh những ảo tưởng về một thực tại thuộc phạm vi Đức Tin. “ Vậy, trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy anh em đều lấy nàng làm vợ”.(Lc 20,33). Một suy luận hoàn toàn con người thì còn gì là mầu nhiệm.
Câu tuyên tín “Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại” bắt đầu bằng hai từ “Tôi tin”, cho thấy rằng lý trí của tôi không nhất thiết phải tham gia gì thêm nữa. Không phải là một đức tin mù quáng, nhưng là sự hy sinh của lý trí một cách chính đáng, để niềm tin của tôi không bị chao đảo lung lay hay thay đổi, vì với lòng khiêm tốn, tôi biết lý trí của tôi không thể làm điều vượt qua khả năng của lý trí.
Cơn cám dỗ về đức tin là một cơn cám dỗ nguy hiểm nhất, do bởi thần kiêu ngạo dữ tợn nhất, luôn thúc bách lý trí ta lý luận không phải để chấp thuận, mà tìm mọi cách để từ chối, phản bác.
Nhóm Sađốc đã bị sập bẫy của Satan khi dùng những lý luận để bảo thủ cho mình cái chủ trương không có sự sống lại, không có đời sau. Những lý luận chỉ dựa trên những gì có thể thấy được, có thể sờ đụng, có thể trải nghiệm thực tiễn. Họ hiểu sự sống lại và đoàn viên trong Nước Thiên Chúa như là một thế giới khác với thế giới hôm nay, nhưng giống y như thế giới hôm nay về mọi sinh hoạt con người.
Chúa Giêsu nói: “Con cái đời nầy cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì họ được ngang hàng với các thiên thần” (Lc 20,34-36)
Tôi nghĩ lời giải thích của Chúa Giêsu là một định tín. Chỉ có Đức Tin mới thấu đạt được, chứ không dễ chấp nhận theo lý luận con người. Không thể lấy một thực tại hữu hình, mà so sánh mới một thực tại vô hình; không thể lấy một sự đã trải nghiệm thực tiến đem so sánh với sự chưa trải nghiệm, mà sự chưa trải nghiệm ấy lại thuộc về tương lai của mỗi người, của nhân loại.
Con đường dẫn đến cái chết để phục sinh
Người tín hữu hôm nay có một ưu thế hơn anh em nhà Macabê vì nền tảng niềm tin “xác loài người sẽ sống lại” được đặt vào “sự phục sinh của Chúa Giêsu”.
Chính vì tôi tin Chúa Giêsu Phục Sinh mà tôi cũng tin tôi sẽ được sống lại với người. Tôi không nhất thiết phải dùng lý trí con người, suy luận, tưởng tượng hay hình dung sự sống lại ấy thế nào, sinh hoạt như thế nào. Tôi chỉ cần biết một điều là để được Phục sinh với Chúa Giêsu, để sống lại như Ngài, tôi phải đi theo con đường của Ngài: “con đường dẫn đến cái chết để phục sinh”. Vì nếu không đi theo con đường của Ngài, tôi sẽ lao vào “con đường dẫn tới cái chết không phục sinh”.
Vậy con đường của Chúa Giêsu là con đường khiêm hạ, con đường từ bỏ, con đường yêu thương phục vụ cho đến chết. Có thể tôi chưa thấy một người bằng xương bằng thịt phục sinh trở về để tôi hỏi người ấy về sinh hoạt của thế giới bên kia, nhưng tôi có thể thấy chung quanh tôi có những người sống trọn vẹn cho Thiên Chúa theo đường hướng của Chúa Giêsu khi họ từ bỏ tất cả cho vinh danh Chúa. Họ có thể chia sẻ cho tôi những cảm nghiệm về sự sống đời sau mà họ đang có ngay ở đời nầy. Vâng chính họ đang sống trước mầu nhiệm phục sinh ngay ở dương gian nầy khi họ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và theo ý định của Ngài qua việc kết hiệp với Chúa Giêsu và đi theo con đường Chúa Giêsu đã vạch ra, “con đường dẫn đến cái chết để phục sinh”.
Lời Chúa hôm nay cho tôi thêm một cơ hội xác tín điều tôi vẫn tuyên xưng: “tôi tin xác loài người sẽ sống lại”, “ tôi tin một cuộc sống đời đời” và còn là cơ hội nhắc nhớ tôi không những phải hy sinh cái lý trí nhỏ bé của mình mà còn phải biết tránh “con đường dẫn tới cái chết không phục sinh” để đi vào con đường của Chúa Giêsu, con đường từ bỏ, hy sinh, yêu thương, phục vụ… “con đường dẫn đến cái chết để phục sinh”.
Lạy Chúa, xin cho con yêu mến và tín thác hoàn toàn vào Chúa, xin cho con khát khao sống sự sống của Chúa, để không còn phải thắc mắc nào khác hơn là con luôn tự hỏi: “ Tôi có từ bỏ mọi sự để hoàn toàn thuộc về Chúa khi còn ở dương gian này hay chưa?”.
Xác tín có đời sau
Câu chuyện của người Mẹ và 7 bảy anh em trong sách 2 Macabe 7,1-2.9-14 đã gửi đến cho chúng ta những xác tín về sự sống lại, về đời sau. Niềm xác tín ấy được soi sáng bởi Thánh Linh và cũng chính niềm xác tín quan trọng ấy đã giữ họ trung thành với Lề Luật của Thiên Chúa, qua truyền dạy của Moise: Không ăn thịt heo. Không phải họ không quí trọng thân xác, nhưng họ được linh hứng cho biết thân xác nầy được Chúa ban cho và dù có mất đi dưới tay người phàm họ cũng sẽ lấy lại được. Họ “sẵn sàng thà chết hơn là vi phạm luật của cha ông” (c.2). Họ xác tín “Vua Vũ Trụ sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (c.9). Đối với họ, sự sống và tất cả những gì thuộc về sự sống ở đời nầy đều là của Chúa ban, và dù có mất đi, họ vẫn đặt hy vọng nhờ Thiên Chúa họ sẽ lấy lại được (c.11). Họ thà chết trong khi dựa vào Lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại (c.14).
Điểm ưu việt của đoạn sách nầy là: niềm xác tín Phục sinh vào thời kỳ Tin Mừng và Tin Mừng Phục sinh chưa xuất hiện. Một cõi sống ở đời sau có thể nói là còn mơ hồ trong tâm tưởng loài người, thì bảy anh em đã tuyên tín về sự sống lại trước mặt vua chúa quan quyền thế gian. Dấu ấn mạc khải do Thánh Linh thật rõ nét và sống động đến nỗi người đời sau, những người đã tiếp nhận ánh sáng Tin mừng Chúa Giêsu và Tin Mừng Phục Sinh của Ngài, phải ngẫm nghĩ mà tự hổ thẹn về cách đón nhận và cách tuyên xưng niềm tin của mình.
Đức tin không lý luận
Không chỉ các người thuộc nhóm Sađốc, thời Chúa Giêsu, mà cả loài người, cả chúng ta nữa, cho đến hôm nay vẫn thích dùng cái lý trí nhỏ bé của mình mà suy luận về những mầu nhiệm cao siêu thuộc về Thiên Chúa, trong đó có Mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô và sự sống lại của thân xác chúng ta. Từ cái suy luận duy lý trí nảy sinh những ảo tưởng về một thực tại thuộc phạm vi Đức Tin. “ Vậy, trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy anh em đều lấy nàng làm vợ”.(Lc 20,33). Một suy luận hoàn toàn con người thì còn gì là mầu nhiệm.
Câu tuyên tín “Tôi tin xác loài người ngày sau sẽ sống lại” bắt đầu bằng hai từ “Tôi tin”, cho thấy rằng lý trí của tôi không nhất thiết phải tham gia gì thêm nữa. Không phải là một đức tin mù quáng, nhưng là sự hy sinh của lý trí một cách chính đáng, để niềm tin của tôi không bị chao đảo lung lay hay thay đổi, vì với lòng khiêm tốn, tôi biết lý trí của tôi không thể làm điều vượt qua khả năng của lý trí.
Cơn cám dỗ về đức tin là một cơn cám dỗ nguy hiểm nhất, do bởi thần kiêu ngạo dữ tợn nhất, luôn thúc bách lý trí ta lý luận không phải để chấp thuận, mà tìm mọi cách để từ chối, phản bác.
Nhóm Sađốc đã bị sập bẫy của Satan khi dùng những lý luận để bảo thủ cho mình cái chủ trương không có sự sống lại, không có đời sau. Những lý luận chỉ dựa trên những gì có thể thấy được, có thể sờ đụng, có thể trải nghiệm thực tiễn. Họ hiểu sự sống lại và đoàn viên trong Nước Thiên Chúa như là một thế giới khác với thế giới hôm nay, nhưng giống y như thế giới hôm nay về mọi sinh hoạt con người.
Chúa Giêsu nói: “Con cái đời nầy cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì họ được ngang hàng với các thiên thần” (Lc 20,34-36)
Tôi nghĩ lời giải thích của Chúa Giêsu là một định tín. Chỉ có Đức Tin mới thấu đạt được, chứ không dễ chấp nhận theo lý luận con người. Không thể lấy một thực tại hữu hình, mà so sánh mới một thực tại vô hình; không thể lấy một sự đã trải nghiệm thực tiến đem so sánh với sự chưa trải nghiệm, mà sự chưa trải nghiệm ấy lại thuộc về tương lai của mỗi người, của nhân loại.
Con đường dẫn đến cái chết để phục sinh
Người tín hữu hôm nay có một ưu thế hơn anh em nhà Macabê vì nền tảng niềm tin “xác loài người sẽ sống lại” được đặt vào “sự phục sinh của Chúa Giêsu”.
Chính vì tôi tin Chúa Giêsu Phục Sinh mà tôi cũng tin tôi sẽ được sống lại với người. Tôi không nhất thiết phải dùng lý trí con người, suy luận, tưởng tượng hay hình dung sự sống lại ấy thế nào, sinh hoạt như thế nào. Tôi chỉ cần biết một điều là để được Phục sinh với Chúa Giêsu, để sống lại như Ngài, tôi phải đi theo con đường của Ngài: “con đường dẫn đến cái chết để phục sinh”. Vì nếu không đi theo con đường của Ngài, tôi sẽ lao vào “con đường dẫn tới cái chết không phục sinh”.
Vậy con đường của Chúa Giêsu là con đường khiêm hạ, con đường từ bỏ, con đường yêu thương phục vụ cho đến chết. Có thể tôi chưa thấy một người bằng xương bằng thịt phục sinh trở về để tôi hỏi người ấy về sinh hoạt của thế giới bên kia, nhưng tôi có thể thấy chung quanh tôi có những người sống trọn vẹn cho Thiên Chúa theo đường hướng của Chúa Giêsu khi họ từ bỏ tất cả cho vinh danh Chúa. Họ có thể chia sẻ cho tôi những cảm nghiệm về sự sống đời sau mà họ đang có ngay ở đời nầy. Vâng chính họ đang sống trước mầu nhiệm phục sinh ngay ở dương gian nầy khi họ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và theo ý định của Ngài qua việc kết hiệp với Chúa Giêsu và đi theo con đường Chúa Giêsu đã vạch ra, “con đường dẫn đến cái chết để phục sinh”.
Lời Chúa hôm nay cho tôi thêm một cơ hội xác tín điều tôi vẫn tuyên xưng: “tôi tin xác loài người sẽ sống lại”, “ tôi tin một cuộc sống đời đời” và còn là cơ hội nhắc nhớ tôi không những phải hy sinh cái lý trí nhỏ bé của mình mà còn phải biết tránh “con đường dẫn tới cái chết không phục sinh” để đi vào con đường của Chúa Giêsu, con đường từ bỏ, hy sinh, yêu thương, phục vụ… “con đường dẫn đến cái chết để phục sinh”.
Lạy Chúa, xin cho con yêu mến và tín thác hoàn toàn vào Chúa, xin cho con khát khao sống sự sống của Chúa, để không còn phải thắc mắc nào khác hơn là con luôn tự hỏi: “ Tôi có từ bỏ mọi sự để hoàn toàn thuộc về Chúa khi còn ở dương gian này hay chưa?”.
Niềm tin đời sau
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:34 05/11/2010
Chúa Nhật Thứ 32 Mùa Thường Niên, Năm C
Ðức Cha Fulton J. Sheen trong tác phẩm "Trên đỉnh caoThập Giá" đã kể rằng: Sau khi bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi Ðịa Ðàng và gánh chịu hình phạt lao dịch, A-đam đã phải vất vả khổ cực tìm kiếm của ăn. Một lần kia, trên đường ra nương rẫy, A-đam vấp phải thân xác bất động của A-ben. A-đam nâng dậy vác con lên vai đưa về nhà đặt trong vòng tay E-và. Ông Bà lay gọi nhưng A-ben không đáp trả. Trước đây A-ben là đứa con ngoan, lanh lợi, không có trầm lặng như vậy. Ông Bà nâng tay A-ben lên, bàn tay lại rơi xuống đất bất động, trước đây A-ben không hề như thế. Ông Bà nhìn vào đôi mắt của con: lạnh lùng, trắng dã, vô tư một cách bí mật, trước đây đôi mắt của A-ben có vô tình như vậy bao giờ đâu. Ông Bà kinh ngạc, nỗi kinh ngạc tăng dần lên. Thế rồi hai Ông Bà chợt nhớ lời Thiên Chúa: "Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ phải chết".
Cái chết của A-ben là cái chết đầu tiên của nhân loại. Khi Nguyên tổ phạm tội, Ðịa Ðàng đã đóng ngõ cài then. Ðau khổ và sự chết đã tràn vào thế giới và chảy dọc theo thời gian. Thiên Chúa đã sinh ra sự sống, nhưng tội lỗi đã khởi phát ra sự chết. Sống và chết là hai thái cực đối chọi nhau. Sự sống và sự chết đều là kỳ công của Thiên Chúa. Con người không thể làm ra được sự sống cũng không tài nào cản ngăn được sự chết. Thế giới càng văn minh thì Tử Thần càng xuất hiện dưới muôn hình vạn trạng khác nhau. Có cái chết êm đềm thư thái, có cái chết đau đớn khốn khổ, muốn chết không được, muốn sống không yên. Càng chạy trốn Tử Thần, thì Tử Thần càng đến gần. Càng tránh đau đớn thì đau đớn càng nhiều.
Ở mọi thời đại, cái chết vẫn là một mầu nhiệm thách thức lý trí con người. Tại sao con người lại phải chết ? Chết là gì ? Ðó luôn luôn là những câu hỏi làm xao xuyến tâm não con người trong mọi không gian và thời gian. Sự chết là một đề tài suy niệm phong phú. Mỗi tôn giáo, mỗi con người nhìn và hiểu một cách tuỳ theo quan niệm của mình, tuỳ theo niềm tin, tuỳ theo chọn lựa và thái độ cuộc sống.
Ðối với Ki-tô giáo chúng ta, Thiên Chúa là Chúa của sự sống, ý định của Người là thông ban sự sống chứ không phải sự chết. Vậy sự chết bởi đâu mà có ? Kinh Thánh trả lời rằng: sự chết là hậu quả của tội lỗi ( Rm 5, 12; 6, 23 ). Nhưng Thiên Chúa, "vì quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để những ai tin vào Người Con ấy sẽ không phải chết nhưng được sống muôn đời" ( Ga 3, 16 ) và lời tuyên bố của Chúa Giê-su trước khi làm cho La-da-rô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất: “Thầy là sự sống lại và là sự sống”. Lời mặc khải này có nhiều người tin vào Chúa, nhưng cũng không ít người nghi ngờ, không tin.
Bài Phúc Âm hôm nay kể về phái Xa-đốc không tin có sự sống lại, họ đặt ra những vấn nạn vô lý để chất vấn Chúa Giê-su. Họ trích sách Ðệ nhị luật 25, 5-6 để hỏi Người: Nhà kia có 7 anh em trai. Người anh cả cưới vợ rồi chết không con. Theo luật Mô-sê, người em phải lấy chị goá để có con nối dõi, và cả 7 anh em đều chết không con. Khi sống lại, chị goá đó vợ sẽ là của ai ?
Những câu trả lởi của Chúa Giê-su đã vén mở phần nào bức màn đời sau. Ðời sau khác đời này. Người ta không lấy vợ gả chồng, không cần con nối dõi, nhưng sống như các thiên thần, chỉ lo phụng sự và ca ngợi Chúa. Ðời sau không còn bóng dáng của Thần Chết. Con người thoát khỏi quy luật thông thường của lẽ tử sinh. Toàn bộ con người cả xác lẫn hồn được sống lại. Thân xác tuy đã tan thành tro bụi theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi cách kỳ diệu để chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với linh hồn. Bởi vì: “Ðức Chúa là Thiên Chúa của Tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, đối với Người tất cả đều đang sống”.
Qua mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh sắp tới, Ðức Giê-su sẽ hoàn tất mạc khải này. Ðức Giê-su đã chiến thắng sự chết bằng chính cái chết trên Thập Giá và Người đã sống lại để trao ban sự sống mới, sự sống của Ðấng Phục Sinh. Chính bởi sự yêu mến, vâng phục và dâng hiến nên cái chết của Chúa Ki-tô là một sự chiến thắng, bẻ gãy mũi nhọn của thần chết ( 1 Cr 15, 14 ). Thánh Phê-rô đã nói một cách sâu sắc: "Tội lỗi của chúng ta, chính Ðức Ki-tô đã mang vào thân thể, mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội lỗi, chúng ta được sống cuộc đời công chính" ( 1 Pr 2, 24 ).
Vì Ðức Giê-su đã thắng được những xao xuyến, thắng được những tuyệt vọng, nên Người đã biến cái hố thẳm hay biển cả mênh mông ngàn trùng xa cách giữa con người và Thiên Chúa thành biển cả tình thương liên kết hiệp nhất Thiên Chúa và loài người. Ðức Ki-tô đã trở nên con đường giao hoà và Thập Giá Ðức Ki-tô đã trở thành như chiếc thang nối liền trời và đất, kết hợp Thiên Chúa và loài người. Yếu tính sự chết đã được biến đổi. Sự chết không còn là tang tóc nữa mà đã trở thành Lễ Vượt Qua để tiến tới Vinh Quang Thiên Quốc. Từ nay Ðức Giê-su không còn lệ thuộc vào thân xác vật chất nữa, những gì thuộc về thân xác vật chất đều đã chết trên Thập Giá. Chúa Ki-tô đã được Thần Khí hoá ( Rm 8, 11; 1 Pr 3, 18 ), và sự sống của Người thuộc về Thiên Chúa ( Rm 6, 10 )
Niềm tin vào Ðức Giê-su, Ðấng đã chết và sống lại là niềm tin cao cả nhất. Khi trái tim một người Ki-tô hữu ngừng đập thì chuông Nhà Thờ vang lên báo tin cho mọi người biết linh hồn một người đã được Chúa gọi về. Nghe chuông báo tử, mọi người đến tang gia để thăm viếng, phân ưu, đọc kinh cầu nguyện, tham dự nghi thức tẩm liệm, cùng đưa người chết đến Nhà Thờ. Linh cửu được đặt ngay trước Nhà Tạm của Chúa Giê-su. Cây nến Phục Sinh tượng trưng cho sự sống lại của Chúa và của những ai theo Ngài được thắp sáng lên đặt cạnh quan tài. Thánh Lễ được cử hành để hiệp thông cầu nguyện cho người chết, nói lên việc Giáo Hội trân trọng với cả xác chết. Ðại diện cho Giáo Hội là Linh Mục tiễn đưa người quá cố từ Nhà Thờ đến Ðất Thánh, làm phép huyệt để thánh hoá nơi người chết an nghỉ và nói lên niềm hy vọng tuyệt vời: "Chúng ta gởi thân xác người thân yêu ở lại đây, đợi ngày sống lại gặp nhau trên Thiên Ðàng."
Sự chết và sự sống lại của Chúa Ki-tô không những đã chuộc lại được cho con người những gì nó đã mất vì tội lỗi, nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Bởi vì nhờ sự chết và sống lại của Người mà nhịp cầu liên kết giữa Thiên Chúa và con người được nối lại và một tương quan mới được thiết lập, đó là tương quan Cha Con. Nhờ cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Ki-tô, con người được tha thứ, được gội rửa sạch tội lỗi, khỏi án chết đời đời và trở nên con cái Thiên Chúa. Từ nay con người được gọi Thiên Chúa là Áp-ba, Cha ơi ( Rm 8, 15 ).
Tin và sống trong ân tình của Chúa Ki-tô chính là chiến thắng sự chết, chính là đã mang trong mình mầm sống của sự sống đời đời: "Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết" ( Ga 11, 26; 1 Ga 3, 14 ). Không bao giờ chết chính là không bao giờ mất sự hiện hữu trong tương quan với Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người. Niềm tin vào sự sống mai sau đem lại cho chúng ta niềm vui và hy vọng. Niềm tin ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi sinh hoạt của chúng ta hôm nay. Niềm tin đó thôi thúc chúng ta sống theo Tin Mừng Chúa Giê-su. Niềm hy vọng ấy thôi thúc chúng ta hy sinh cầu nguyện nhiều hơn, siêng năng dâng lễ, làm việc lành phúc đức nhiều hơn trong tháng 11 nầy để cầu cho những người thân yêu và các tín hữu đã ra đi trước chúng ta được về quê trời vui hưởng hạnh phúc ngàn thu.
Thiên Chúa dựng nên con người để con người được hưởng hạnh phúc đời này và cả đời sau. Sống là một cuộc hành trình tiến về đời sau. Đừng mải mê với những hạnh phúc mau qua, những lạc thú chóng tàn mà quên đi cùng đích cuộc đời là gặp được Chúa. Hạnh phúc duy nhất và cũng là quan tâm duy nhất của người sống đời sau là được ở gần Chúa để phụng thờ Người.
Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và chúng con còn khắc khoải mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa (Thánh Augustinô). Amen
Ðức Cha Fulton J. Sheen trong tác phẩm "Trên đỉnh caoThập Giá" đã kể rằng: Sau khi bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi Ðịa Ðàng và gánh chịu hình phạt lao dịch, A-đam đã phải vất vả khổ cực tìm kiếm của ăn. Một lần kia, trên đường ra nương rẫy, A-đam vấp phải thân xác bất động của A-ben. A-đam nâng dậy vác con lên vai đưa về nhà đặt trong vòng tay E-và. Ông Bà lay gọi nhưng A-ben không đáp trả. Trước đây A-ben là đứa con ngoan, lanh lợi, không có trầm lặng như vậy. Ông Bà nâng tay A-ben lên, bàn tay lại rơi xuống đất bất động, trước đây A-ben không hề như thế. Ông Bà nhìn vào đôi mắt của con: lạnh lùng, trắng dã, vô tư một cách bí mật, trước đây đôi mắt của A-ben có vô tình như vậy bao giờ đâu. Ông Bà kinh ngạc, nỗi kinh ngạc tăng dần lên. Thế rồi hai Ông Bà chợt nhớ lời Thiên Chúa: "Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ phải chết".
Cái chết của A-ben là cái chết đầu tiên của nhân loại. Khi Nguyên tổ phạm tội, Ðịa Ðàng đã đóng ngõ cài then. Ðau khổ và sự chết đã tràn vào thế giới và chảy dọc theo thời gian. Thiên Chúa đã sinh ra sự sống, nhưng tội lỗi đã khởi phát ra sự chết. Sống và chết là hai thái cực đối chọi nhau. Sự sống và sự chết đều là kỳ công của Thiên Chúa. Con người không thể làm ra được sự sống cũng không tài nào cản ngăn được sự chết. Thế giới càng văn minh thì Tử Thần càng xuất hiện dưới muôn hình vạn trạng khác nhau. Có cái chết êm đềm thư thái, có cái chết đau đớn khốn khổ, muốn chết không được, muốn sống không yên. Càng chạy trốn Tử Thần, thì Tử Thần càng đến gần. Càng tránh đau đớn thì đau đớn càng nhiều.
Ở mọi thời đại, cái chết vẫn là một mầu nhiệm thách thức lý trí con người. Tại sao con người lại phải chết ? Chết là gì ? Ðó luôn luôn là những câu hỏi làm xao xuyến tâm não con người trong mọi không gian và thời gian. Sự chết là một đề tài suy niệm phong phú. Mỗi tôn giáo, mỗi con người nhìn và hiểu một cách tuỳ theo quan niệm của mình, tuỳ theo niềm tin, tuỳ theo chọn lựa và thái độ cuộc sống.
Ðối với Ki-tô giáo chúng ta, Thiên Chúa là Chúa của sự sống, ý định của Người là thông ban sự sống chứ không phải sự chết. Vậy sự chết bởi đâu mà có ? Kinh Thánh trả lời rằng: sự chết là hậu quả của tội lỗi ( Rm 5, 12; 6, 23 ). Nhưng Thiên Chúa, "vì quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài để những ai tin vào Người Con ấy sẽ không phải chết nhưng được sống muôn đời" ( Ga 3, 16 ) và lời tuyên bố của Chúa Giê-su trước khi làm cho La-da-rô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất: “Thầy là sự sống lại và là sự sống”. Lời mặc khải này có nhiều người tin vào Chúa, nhưng cũng không ít người nghi ngờ, không tin.
Bài Phúc Âm hôm nay kể về phái Xa-đốc không tin có sự sống lại, họ đặt ra những vấn nạn vô lý để chất vấn Chúa Giê-su. Họ trích sách Ðệ nhị luật 25, 5-6 để hỏi Người: Nhà kia có 7 anh em trai. Người anh cả cưới vợ rồi chết không con. Theo luật Mô-sê, người em phải lấy chị goá để có con nối dõi, và cả 7 anh em đều chết không con. Khi sống lại, chị goá đó vợ sẽ là của ai ?
Những câu trả lởi của Chúa Giê-su đã vén mở phần nào bức màn đời sau. Ðời sau khác đời này. Người ta không lấy vợ gả chồng, không cần con nối dõi, nhưng sống như các thiên thần, chỉ lo phụng sự và ca ngợi Chúa. Ðời sau không còn bóng dáng của Thần Chết. Con người thoát khỏi quy luật thông thường của lẽ tử sinh. Toàn bộ con người cả xác lẫn hồn được sống lại. Thân xác tuy đã tan thành tro bụi theo thời gian, nhưng sẽ được biến đổi cách kỳ diệu để chung hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với linh hồn. Bởi vì: “Ðức Chúa là Thiên Chúa của Tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, đối với Người tất cả đều đang sống”.
Qua mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh sắp tới, Ðức Giê-su sẽ hoàn tất mạc khải này. Ðức Giê-su đã chiến thắng sự chết bằng chính cái chết trên Thập Giá và Người đã sống lại để trao ban sự sống mới, sự sống của Ðấng Phục Sinh. Chính bởi sự yêu mến, vâng phục và dâng hiến nên cái chết của Chúa Ki-tô là một sự chiến thắng, bẻ gãy mũi nhọn của thần chết ( 1 Cr 15, 14 ). Thánh Phê-rô đã nói một cách sâu sắc: "Tội lỗi của chúng ta, chính Ðức Ki-tô đã mang vào thân thể, mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội lỗi, chúng ta được sống cuộc đời công chính" ( 1 Pr 2, 24 ).
Vì Ðức Giê-su đã thắng được những xao xuyến, thắng được những tuyệt vọng, nên Người đã biến cái hố thẳm hay biển cả mênh mông ngàn trùng xa cách giữa con người và Thiên Chúa thành biển cả tình thương liên kết hiệp nhất Thiên Chúa và loài người. Ðức Ki-tô đã trở nên con đường giao hoà và Thập Giá Ðức Ki-tô đã trở thành như chiếc thang nối liền trời và đất, kết hợp Thiên Chúa và loài người. Yếu tính sự chết đã được biến đổi. Sự chết không còn là tang tóc nữa mà đã trở thành Lễ Vượt Qua để tiến tới Vinh Quang Thiên Quốc. Từ nay Ðức Giê-su không còn lệ thuộc vào thân xác vật chất nữa, những gì thuộc về thân xác vật chất đều đã chết trên Thập Giá. Chúa Ki-tô đã được Thần Khí hoá ( Rm 8, 11; 1 Pr 3, 18 ), và sự sống của Người thuộc về Thiên Chúa ( Rm 6, 10 )
Niềm tin vào Ðức Giê-su, Ðấng đã chết và sống lại là niềm tin cao cả nhất. Khi trái tim một người Ki-tô hữu ngừng đập thì chuông Nhà Thờ vang lên báo tin cho mọi người biết linh hồn một người đã được Chúa gọi về. Nghe chuông báo tử, mọi người đến tang gia để thăm viếng, phân ưu, đọc kinh cầu nguyện, tham dự nghi thức tẩm liệm, cùng đưa người chết đến Nhà Thờ. Linh cửu được đặt ngay trước Nhà Tạm của Chúa Giê-su. Cây nến Phục Sinh tượng trưng cho sự sống lại của Chúa và của những ai theo Ngài được thắp sáng lên đặt cạnh quan tài. Thánh Lễ được cử hành để hiệp thông cầu nguyện cho người chết, nói lên việc Giáo Hội trân trọng với cả xác chết. Ðại diện cho Giáo Hội là Linh Mục tiễn đưa người quá cố từ Nhà Thờ đến Ðất Thánh, làm phép huyệt để thánh hoá nơi người chết an nghỉ và nói lên niềm hy vọng tuyệt vời: "Chúng ta gởi thân xác người thân yêu ở lại đây, đợi ngày sống lại gặp nhau trên Thiên Ðàng."
Sự chết và sự sống lại của Chúa Ki-tô không những đã chuộc lại được cho con người những gì nó đã mất vì tội lỗi, nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Bởi vì nhờ sự chết và sống lại của Người mà nhịp cầu liên kết giữa Thiên Chúa và con người được nối lại và một tương quan mới được thiết lập, đó là tương quan Cha Con. Nhờ cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Ki-tô, con người được tha thứ, được gội rửa sạch tội lỗi, khỏi án chết đời đời và trở nên con cái Thiên Chúa. Từ nay con người được gọi Thiên Chúa là Áp-ba, Cha ơi ( Rm 8, 15 ).
Tin và sống trong ân tình của Chúa Ki-tô chính là chiến thắng sự chết, chính là đã mang trong mình mầm sống của sự sống đời đời: "Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết" ( Ga 11, 26; 1 Ga 3, 14 ). Không bao giờ chết chính là không bao giờ mất sự hiện hữu trong tương quan với Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người. Niềm tin vào sự sống mai sau đem lại cho chúng ta niềm vui và hy vọng. Niềm tin ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi sinh hoạt của chúng ta hôm nay. Niềm tin đó thôi thúc chúng ta sống theo Tin Mừng Chúa Giê-su. Niềm hy vọng ấy thôi thúc chúng ta hy sinh cầu nguyện nhiều hơn, siêng năng dâng lễ, làm việc lành phúc đức nhiều hơn trong tháng 11 nầy để cầu cho những người thân yêu và các tín hữu đã ra đi trước chúng ta được về quê trời vui hưởng hạnh phúc ngàn thu.
Thiên Chúa dựng nên con người để con người được hưởng hạnh phúc đời này và cả đời sau. Sống là một cuộc hành trình tiến về đời sau. Đừng mải mê với những hạnh phúc mau qua, những lạc thú chóng tàn mà quên đi cùng đích cuộc đời là gặp được Chúa. Hạnh phúc duy nhất và cũng là quan tâm duy nhất của người sống đời sau là được ở gần Chúa để phụng thờ Người.
Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con cho Chúa, và chúng con còn khắc khoải mãi cho đến khi được an nghỉ trong Chúa (Thánh Augustinô). Amen
Chết là về cõi sống
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
07:40 05/11/2010
Khi nhìn về kiếp nhân sinh thật mong manh và vắn vỏi, nhạc sĩ Trinh Công sơn đã từng thốt lên:
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn.
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
Dẫu biết rằng cuộc đời này chỉ là quán trọ nhưng quán trọ cuộc đời này thật hấp dẫn, hấp dẫn đến nỗi ai cũng muốn níu kéo thời gian nơi quán trọ. Thế nhưng cho dù có bám víu, có cố công vun trồng những tiện nghi thật đầy đủ cho quán trọ cuộc đời này, rồi cũng có ngày phải từ giả tất cả để ra đi.
Vâng, thưa anh chị em, là người ai trong chúng ta cũng phải chết. Sự chết đó là định luật tất yếu của đời người. Có người chết vì bệnh tật, vì thiên tai, vì tai nạn. Có người chết khi tuổi đời còn rất trẻ và cũng có người chết khi tuổi đời đã vượt quá “thất thập cổ lai hy”. Sự chết dường như là mẫu số chung cho tất cả những con người đang sống trên mặt đất. Nhưng cái chết luôn luôn là bất ngờ, con người không bao giờ biết mình sẽ chết ngày nào và ở nơi nào?
Đôi khi chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa không cho mình biết trước ngày giờ mình sẽ ra đi để mình chuẩn bị đầy đủ hành trang về với Chúa? Để mình dẹp bỏ mọi công danh sự nghiệp, mọi danh lợi thú cho tâm hồn thanh thản bình an. Có lẽ Chúa không muốn điều đó. Vì Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người, Chúa chỉ đòi hỏi chúng ta: Hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào chủ sẽ về, và cũng không biết khi nào kẻ trộm đến. Chúa đòi chúng ta phải tỉnh thức, phải nỗ lực làm tròn bổn phận mà Chúa đã trao phó. Tựa như một trận đá banh, nếu biết trước tỷ số, trận bóng sẽ nhàm chán và các cầu thủ sẽ thiếu trách nhiệm với bổn phận của mình trên sân cỏ. Một trận bóng chỉ đẹp khi mà các cầu thủ đều phải tỉnh thức, phải nỗ lực làm tròn trách nhiệm và chu toàn tốt vị trị được trao. Cuộc đời con người cũng vậy. Không biết lúc nào mình sẽ phải ra khỏi sân cỏ cuộc đời, nhưng chúng ta phải sống đầy đủ trách nhiệm của mình thì cuộc đời đó mới đẹp, mới xứng đáng được lãnh thưởng ân phúc mà Chúa sẽ trao ban cho ai tín trung với ngài.
Thế nhưng, trong niềm tin kytô giáo, chúng ta tin rằng bên kia sự chết đó là ánh binh của sự phục sinh, của sự sống vĩnh cửu bên Chúa. Sự chết không phải là hết. Chết là chuyển đổi sự sống thêm sung mãn hơn. Đó là sự sống trong Thiên Chúa hằng sống. Hơn nữa, Thiên Chúa tạo dựng con người không phải để chết mà là để sống đời đời. Cái chết thể xác chỉ là hậu quả của tội Adam. Nhưng Chúa Giê-su khi mang kiếp người Ngài đã phục sinh để kéo mọi người lên cùng Chúa. Ngài đi qua cái chết để vực dậy con người khỏi cái chết trầm luân bởi lạc xa tình Chúa nay được sống trong ân nghĩa Chúa.
Lời Chúa hôm nay khẳng định có sự sống đời sau. Sự sống đó không còn lệ thuộc bởi việc dựng vợ gả chồng vì con người đã tham dự vào sự sống bất diệt của Đấng hằng sống. Sự sống đó cũng không còn lệ thuộc bởi vật chất, hay bởi danh lợi thú vì con người không còn cảm thấy thiếu thốn mà đã đạt đến sự sung mãn trong sự sống thần linh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa hằng sống và con người là hoạ ảnh của Thiên Chúa, nên con người cũng được thừa hưởng sự sống thần linh của Chúa. Đây chính là niềm vui, là sự khích lệ cho cuộc đời chúng ta. Đau khổ cuộc đời này sẽ qua. Những khốn khó trần gian sẽ qua đi. Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ. Sự sống thần linh mới là vĩnh cửu. Cuộc sống đó không còn những tranh chấp của danh lợi thú, không còn những khổ đau của thiếu thốn, không còn nước mắt của dòng đời bể khổ mà chỉ còn hạnh phúc viên mãn bên Chúa mà thôi.
Nguyện xin Chúa là Đấng hằng sống luôn nâng đỡ phù trì chúng ta trong tình thương quan phòng của Chúa. Amen
Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn.
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời
Dẫu biết rằng cuộc đời này chỉ là quán trọ nhưng quán trọ cuộc đời này thật hấp dẫn, hấp dẫn đến nỗi ai cũng muốn níu kéo thời gian nơi quán trọ. Thế nhưng cho dù có bám víu, có cố công vun trồng những tiện nghi thật đầy đủ cho quán trọ cuộc đời này, rồi cũng có ngày phải từ giả tất cả để ra đi.
Vâng, thưa anh chị em, là người ai trong chúng ta cũng phải chết. Sự chết đó là định luật tất yếu của đời người. Có người chết vì bệnh tật, vì thiên tai, vì tai nạn. Có người chết khi tuổi đời còn rất trẻ và cũng có người chết khi tuổi đời đã vượt quá “thất thập cổ lai hy”. Sự chết dường như là mẫu số chung cho tất cả những con người đang sống trên mặt đất. Nhưng cái chết luôn luôn là bất ngờ, con người không bao giờ biết mình sẽ chết ngày nào và ở nơi nào?
Đôi khi chúng ta tự hỏi: Tại sao Chúa không cho mình biết trước ngày giờ mình sẽ ra đi để mình chuẩn bị đầy đủ hành trang về với Chúa? Để mình dẹp bỏ mọi công danh sự nghiệp, mọi danh lợi thú cho tâm hồn thanh thản bình an. Có lẽ Chúa không muốn điều đó. Vì Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người, Chúa chỉ đòi hỏi chúng ta: Hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào chủ sẽ về, và cũng không biết khi nào kẻ trộm đến. Chúa đòi chúng ta phải tỉnh thức, phải nỗ lực làm tròn bổn phận mà Chúa đã trao phó. Tựa như một trận đá banh, nếu biết trước tỷ số, trận bóng sẽ nhàm chán và các cầu thủ sẽ thiếu trách nhiệm với bổn phận của mình trên sân cỏ. Một trận bóng chỉ đẹp khi mà các cầu thủ đều phải tỉnh thức, phải nỗ lực làm tròn trách nhiệm và chu toàn tốt vị trị được trao. Cuộc đời con người cũng vậy. Không biết lúc nào mình sẽ phải ra khỏi sân cỏ cuộc đời, nhưng chúng ta phải sống đầy đủ trách nhiệm của mình thì cuộc đời đó mới đẹp, mới xứng đáng được lãnh thưởng ân phúc mà Chúa sẽ trao ban cho ai tín trung với ngài.
Thế nhưng, trong niềm tin kytô giáo, chúng ta tin rằng bên kia sự chết đó là ánh binh của sự phục sinh, của sự sống vĩnh cửu bên Chúa. Sự chết không phải là hết. Chết là chuyển đổi sự sống thêm sung mãn hơn. Đó là sự sống trong Thiên Chúa hằng sống. Hơn nữa, Thiên Chúa tạo dựng con người không phải để chết mà là để sống đời đời. Cái chết thể xác chỉ là hậu quả của tội Adam. Nhưng Chúa Giê-su khi mang kiếp người Ngài đã phục sinh để kéo mọi người lên cùng Chúa. Ngài đi qua cái chết để vực dậy con người khỏi cái chết trầm luân bởi lạc xa tình Chúa nay được sống trong ân nghĩa Chúa.
Lời Chúa hôm nay khẳng định có sự sống đời sau. Sự sống đó không còn lệ thuộc bởi việc dựng vợ gả chồng vì con người đã tham dự vào sự sống bất diệt của Đấng hằng sống. Sự sống đó cũng không còn lệ thuộc bởi vật chất, hay bởi danh lợi thú vì con người không còn cảm thấy thiếu thốn mà đã đạt đến sự sung mãn trong sự sống thần linh của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa hằng sống và con người là hoạ ảnh của Thiên Chúa, nên con người cũng được thừa hưởng sự sống thần linh của Chúa. Đây chính là niềm vui, là sự khích lệ cho cuộc đời chúng ta. Đau khổ cuộc đời này sẽ qua. Những khốn khó trần gian sẽ qua đi. Cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ. Sự sống thần linh mới là vĩnh cửu. Cuộc sống đó không còn những tranh chấp của danh lợi thú, không còn những khổ đau của thiếu thốn, không còn nước mắt của dòng đời bể khổ mà chỉ còn hạnh phúc viên mãn bên Chúa mà thôi.
Nguyện xin Chúa là Đấng hằng sống luôn nâng đỡ phù trì chúng ta trong tình thương quan phòng của Chúa. Amen
Thiên Chúa mời gọi chúng ta lớn lên thế nào: Sáu Giai Đoạn Phát Triển Đức Tin
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:11 05/11/2010
Với một vẻ quan tâm ra mặt và sự lo âu rung động lộ ra trong giọng nói, Frank nhìn vào người bạn 42 tuổi ngồi đối diện. Anh chưa gặp lại Tom trong bảy năm qua. Sau hai giờ đồng hồ nói chuyện anh cố tìm đúng từ ngữ để nói: “Tom, tôi không biết phải nói thế nào, và cũng không muốn làm bạn đau lòng … nhưng bạn đã thay đổi! bạn không còn là cùng một người mà tôi biết trước đây. Có vẻ bạn không còn tin những điều ngày xưa bạn đã tin!”. Tom bình tĩnh trả lời: “Phải, cám ơn bạn. Tôi cho đó là một lời khen. Và tôi hy vọng là tôi tiếp tục thay đổi cùng lớn lên trong điều tôi tin suốt đời.”
Frank và Tom tiêu biểu cho hai quan niệm rất khác nhau về tuổi trưởng thành và ĐứcTin. Theo quan điểm của Frank, niềm tin tôn giáo phải bất di dịch và không xáo trộn. Theo Tom thì niềm tin cũng giống như tất cả mọi bình diện của đời sống người trưởng thành là luôn tiến hóa.
Đức Tin của chúng ta có được thay đổi trong đời sống trưởng thành của mình không? Hầu hết người trưởng thành thời nay trả lời là “Có”. Theo thăm dò của cơ quan Gallup năm 1985 thì 65% người trưởng thành tin rằng niềm tin của một người phải thay đổi trong cuộc đời như thân xác và trí khôn người ta thay đổi. Đây chắc chắn là quan niệm của đa số các vị linh hướng và cố vấn ngày nay. Nhưng còn có một vài vấn đề chưa được giải quyết. Niềm tin thay đổi thế nào? Làm sao chúng ta biết rằng mình mất Đức Tin hay thực sự đang lớn lên trong Đức Tin? Niềm tin mà chúng ta học và thực hành khi còn trẻ có đủ để giúp chúng ta đương đầu với những thách đố mà chúng ta gặp sau này trong cuộc đời không? Những giai đoạn thông thường nhất mà hầu hết chúng ta có thể phải trải qua là gì? Những dấu chỉ của Đức Tin trưởng thành là những gì?
Nguồn Gốc của Đức Tin
Chúng ta có thể bắt đầu tìm kiếm vài câu trả lời cho những vấn nạn này bằng cách nhìn nhận rằng, trước hết, Đức Tin theo nghĩa rộng nhất là cách chúng ta hiểu Thiên Chúa và các hoạt động của Thiên Chúa trong đời sống con người. Cũng như sự hiểu biết của chúng ta về chính mình, xã hội và thế giới của chúng ta không tránh được những thay đổi khi chúng ta tiếp tục sống trên đời, thì sự hiểu biết của chúng ta về sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong cuộc đời con người cũng có thể thay đổi. Đức Tin không lớn lên trong chân không nhưng lớn lên từ vườn ương cây của kinh nghiệm cuộc đời chúng ta.
Nó có thể được hình thành bởi đủ loại kinh nghiệm cá nhân: bởi tình yêu và sự sửa dạy của cha mẹ, của giáo huấn mà chúng ta nhận được từ nhà trường hay nhà thờ, từ những lời cầu nguyện được Thiên Chúa nhận lời hay không nhận lời, từ những niềm vui bất ngờ hay những thất bại quặn lòng, từ những cuộc thảo luận và những bất đồng ý kiến với bạn bè hay đồng nghiệp.
Và kinh nghiệm, hơn hết những điều khác, thường báo hiệu một sự chuyển hướng hay thay đổi về Đức Tin là kinh nghiệm về xung khắc (va chạm) hay bối rối. Xung khắc có thể xảy ra vì một lời cầu nguyện không được trả lời rõ ràng, hay vì vỡ mộng đối với một khuôn mặt quyền thế được kính trọng, hoặc bởi một cuộc hôn nhân hay tình bạn chí thân bị đổ vỡ, hoặc bởi gặp một người mà niềm tin và giá trị của họ xem ra quá khác biệt với chúng ta. Trong mỗi trường hợp, giây phút xung khắc và bối rối thách đố chúng ta để xét lại một quan điểm trước kia về Thiên Chúa.
Chúng ta không nhạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu có lần bảo những người theo Người: “Các con tưởng Thầy đến để thiết lập hòa bình trên thế gian? Trái lại: Thầy đến để tạo xung đột và chia rẽ” (Lc 12:51). Xung đột và bối rối thường là con đường dẫn đến một Đức Tin đầy đủ hơn. Những kinh nghiệm như thế có thể cho chúng ta biết rằng Đức Tin trước kia của chúng ta chưa đủ để đương đầu với những bình diện mới của cuộc đời. Rằng Đức Tin trước đây phải được điều chỉnh lại, như Đức Tin quá dựa vào Lề Luật của Thánh Phaolô trước khi trở lại từ đạo Do Thái bị xung khắc với và được điều chỉnh bởi cuộc gặp gỡ các Kitô đầu tiên.
Cũng thế, sự thiếu khả năng của niềm tin trước đây của chúng ta giúp chúng ta đối phó hay hiểu ý nghĩa của một vài kinh nghiệm trong đời có thể báo hiệu cho chúng ta rằng cần phải thay đổi niềm tin. Tôi nhớ lại chuyện một người cha trong một gia đình mà đức tin của ông thay đổi hầu như hoàn toàn sau khi đứa con trai của ông bị tai nạn xe hơi. Ông đã hỏi đi hỏi lại: “Làm sao mà Thiên Chúa lại để điều này xảy ra?” Việc không nhận được câu trả lời ngay làm cho ông nhận ra Thiên Chúa hiện diện trên thế gian như thế nào. Hoặc, có một học sinh Công Giáo ở trung học đệ nhị cấp đã theo học một trường đại học Tin Lành nhỏ và bỗng nhiên thấy rằng mình không có câu trả lời cho các câu hỏi mà các bạn cùng ở nội trú đưa ra. Các câu trả lời cũ xem ra không thuyết phục được ai – ngay cả chính em! Nhờ tìm kiếm sâu xa hơn và thắc mắc đưa em đến một trình độ Đức Tin mới hơn.
Các nhà nghiên cứu được hướng dẫn bởi công trình quan trọng của Giáo Sư James Fowler của Đại Học Emory đã bỏ ra gần 20 năm để phỏng vấn về đời sống Đức Tin của nhiều người cả nam lẫn nữ. Gần đây họ đã xác định được ít ra là sáu giai đoạn khác nhau về Đức Tin mà người ta dường như tỏ ra. Trong mỗi trường hợp, việc tiến đến giai đoạn sau xảy ra khi một kinh nghiệm nào đó trong cuộc đời mời gọi một người đi đến một sự hiểu biết mới về Thiên Chúa. Giai đoạn mới của Đức Tin này truyền vào đời sống một sự hiểu biết đầy đủ hơn và giúp người ấy có những quyết định có trách nhiệm hơn và thật sự bác ái hơn.
Giờ đây chúng ta sẵn sàng xem xét kỹ hơn về những giai đoạn của Đức Tin này. Chúng ta sẽ chú tâm đến những điểm đáng lưu ý nhất của mỗi giai đoạn cũng như những loại kinh nghiệm thường báo hiệu việc di chuyển sang một giai đoạn mới của Đức Tin. Xin nhớ rằng chúng ta thực sự không nhìn vào một “bản đồ” cung cấp cho chúng ta những chi tiết về con đường thẳng nhất và chắc chắn nhất để kết hợp với Thiên Chúa. Đây thực ra chỉ là sự diễn tả những “dấu chỉ đường” mà nhiều người đã gặp trên cuộc hành trình Đức Tin của họ. Biết tìm dấu chỉ đường nào có thể giúp bạn chuẩn bị cho những đoạn đường khó khăn hơn của cuộc hành trình và có thể hướng dẫn bạn đi qua một vài khúc quănh bất ngờ của cuộc đời. Nhận ra một vài mốc hay bảng chỉ cây số trên đường có thể đảm bảo rằng bạn đang tiến bước trên hướng đi mà bạn muốn đi. Và việc nhận ra có những giai đoạn khác nhau của cuộc hành trình có thể giúp bạn hiểu, tôn trọng và giúp đỡ những người đồng hành với bạn.
1. Đức Tin Tưởng Tượng
Đức Tin của một em bè thường thì rất giàu tưởng tượng cho đến khi em lên bảy tuổi. Trí óc các em đầy những hình ảnh về Thiên Chúa, về thế giới và những gì sau đó, nhưng những hình ảnh này đôi khi trái ngược nhau. Thiên Chúa có thể là hình ảnh một ông (nội hay ông ngoại) luôn yêu thương, luôn hiện diện ở đâu đó trên trời, hay có thể là một người cha hay người mẹ quá đòi hỏi dường như không thể làm hài lòng được. Ở giai đoạn này, Đức Tin của một em bé thường thì “lành mạnh” nếu đầu óc các em chứa đầy những hình ảnh tích cực, là những hình ảnh của một thế giới như một nơi thân mật và đón chào các em, và Thiên Chúa như một phụ huynh yêu thương và đáng tin cậy. Điều này đúng cho khi nói về một em bé năm tuổi cho rằng “Thiên Chúa có thể đi vòng quanh thế giới trong một ngày. Và Ngài cũng có thể làm điều xấu cho em!” Nhưng không hiển nhiên lắm khi một em khác nói: “Quỷ đi lên từ lỗ nẻ và bắt em khi em làm điều xấu!”
Những hình ảnh về Thiên Chúa có thể làm cho một em bé sợ hãi, cảm thấy tội lỗi và lo lắng là những điều thật sự nguy hiểm cho Đức Tin ở giai đoạn này. Có một số hình ảnh tàn hại về Thiên Chúa và thế giới có thể tiếp tục ám ảnh các em khi trưởng thành và tạo cho các em một Đức Tin có một khuôn quá tỉ mỉ, lo lắng và bi quan. Nhưng, khi đứa trẻ đạt đến “tuổi biết lý luận” khoảng bảy tuổi, ước ao muốn biết các sự việc thật sự ra sao làm giảm việc các em chỉ lệ thuộc vào trí tưởng tượng. Bây giờ một em bé muốn biết nhiều hơn về thế giới thật sự ra sao và sự vật được sắp đặt thích hợp với nhau thế nào. Đứa trẻ sẵn sàng cho thế giới của những câu truyện và một giai đoạn mới của Đức Tin.
2. Đức Tin Từ Chương
Các trẻ em trong những năm đầu đi học thường rất thích nghe truyện. Cho nên không mấy ngạc nhiên việc học những câu truyện về tôn giáo trong một gia đình hay một nhóm ở nhà thờ cung cấp cho các trẻ em ở tuổi này một hinh ảnh về Thiên Chúa rõ ràng và kiên định hơn. Đặc biệt là các câu truyện về Thánh Kinh vẫn là phương pháp thích hợp cho việc giáo dục về tôn giáo. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở tuổi này tất cả mọi câu truyện trong Thánh Kinh đều được hiểu cách từ chương. Thí dụ, câu truyện ông Ađam và bà Evà, ông Noe và trận Đại Hồng Thủy, ông Môsê và Mười Điều Răn, Chúa Giêsu chịu đóng đanh và Thánh Phaolô trở lại tất cả đều được đọc như nhau – như là có thật về cả văn chương lẫn lịch sử. Trong khi Đức Tin từ chương thích hợp với trẻ em ở giai đoạn này, những người lớn mà Đức Tin vẫn còn từ chương trong cuộc đời sau đó đôi khi có thể tỏ ra chống trí thức hoặc không đồng ý với những ý nghĩa sâu xa hơn của Thánh Kinh và của chính đời sống.
Điểm chính yếu về đức tin từ chương là một quan điểm về Thiên Chúa như Đấng thưởng những điều lành và phạt những điều dữ. Người ta cho rằng Thiên Chúa hành động như một phụ huynh yêu và khen chúng ta khi chúng ta ngoan, nhưng cũng sửa trị chúng ta khi chúng ta sai lỗi. Như thế Đức Tin đưa đến việc thương lượng với Thiên Chúa: “Nếu tôi làm điều Thiên Chúa mong muốn tôi làm, tôi có thể trông cậy rằng Ngài sẽ giúp tôi để trả lại”. Tôi nhớ khi còn học tiểu học tôi thường hứa đọc thêm mười kinh Lạy Cha và Kính Mừng nếu Thiên Chúa giúp tôi làm được bài thi hay thắng một trận baseball. Và thường thì được! Thiên Chúa giữ lời! Nhưng dần dần tôi nhận ra tôi không thể luôn luôn đoán được việc của Thiên Chúa và Ngài không đáng tin cậy như tôi nghĩ. Sự đổ vỡ của quan niệm quá từ chương coi Thiên Chúa là vị trọng tài tối cao của hạnh phúc và khốn khổ đưa chúng ta đến một sự hiểu biết mới về Thiên Chúa và một giai đoạn mới của Đức Tin.
Nhưng vẫn có những người lớn sống hầu hết cuộc đời họ bằng một Đức Tin từ chương. Cách đây mấy năm, có một khoa học gia thông thái đã về hưu làm cho tôi ngạc nhiên với ý kiến: “Về phần Đức Tin, tôi thà giữ những gì tôi học được ở lớp ba”. Thật vậy, ông vẫn tiếp tục coi Thiên Chúa như một quan tòa ban phát sự may mắn hay sự rủi ro tùy theo cách cư xử của mỗi người. Nhưng Đức Tin này tỏ ra quá chênh lệch với đời sống của một khoa học gia. Ông ta tiếp tục trách mình vì việc không may xảy ra cho một đứa con trai nghiện rượu và một đứa con gái bị trục trặc về tình cảm. Chắc ông phải làm điều gì sai! Nếu không thì tại sao Thiên Chúa lại để việc ấy xảy ra? Một Đức Tin mọc rễ quá sâu trong việc thương lượng với Thiên Chúa thường hiếm khi tỏ ra đủ để giải quyết những phức tạp của đời sống người lớn.
3. Đức Tin theo Nhóm
Bởi vì theo tự nhiên hầu hết người trẻ thường đánh giá cao tầm quan trọng của tình bạn, nên các em thường coi Thiên Chúa như một Đấng đối xử với các em như một đồng bạn đáng tin cậy. Đồng thời các người trẻ thường có khuynh hướng bắt chước những vị anh hùng mà các em kính phục hoặc những khuôn mặt quyền thế đáng kính. Tầm quan trọng mỗi ngày một gia tăng của các đồng bạn và những vị anh hùng cùng những khuôn mặt có quyền thế đáng quý làm cho Đức Tin trong những năm niên thiếu hay những năm đầu tiên của tuổi trưởng thành rất bị nhóm ảnh hưởng.
Kết quả là một đặc điểm chính của Đức Tin ở giai đoạn này, là nó được hình thành phần lớn bởi những mong muốn, giá trị và những sự hiểu biết của những nhóm quan trọng mà chúng ta thuộc về. Nhóm quan trọng có thể là gia đình, cộng đồng giáo xứ, nhóm bạn bè hay đồng nghiệp. Việc đồng hóa nhiều với một nhóm thường làm cho chúng ta ý thức hơn về những trách nhiệm của cộng đồng. Một người trẻ đã diễn tả khá hay về Đức Tin ở giai đoạn này như sau: “Đức Tin của tôi đã luôn luôn giúp tôi đi đúng đường trong cuộc đời và nhắc nhở cho tôi điều Thiên Chúa mong mỏi nơi tôi”.
Một đặc điểm nữa của Đức Tin ở giai đoạn này là nó vẫn chưa bị các em thắc mắc. Tin tưởng vào quyền bính và sự đáng tin cậy của nhóm làm cho các em không thắc mắc gì cả. Điển hình là lời phát biểu dưới đây trong một cuộc phỏng vấn về Đức Tin: “Cha tôi là một người Công Giáo tốt, đi Lễ hằng ngày, giữ Mười Điều Răn và nói tôi cùng anh tôi cũng làm như thế…. Ông nói rằng mỗi khi chúng tôi thắc mắc phải hành động ra sao, chúng tôi cứ theo đúng giáo huấn của Hội Thánh. Thắc mắc chỉ làm cho chúng tôi gặp khó khăn”. Trong khi Đức Tin theo nhóm cho chúng ta một sự rõ ràng và kiên định, nó cũng có nguy cơ làm cho người ta không muốn gánh lấy trách nhiệm cá nhân. Đến cực đoan, nó đưa đến một niềm tin mù quáng trong việc bảo vệ nhóm của mình. “Đúng hay sai cũng là quê hương tôi!” “Hội Thánh của tôi là Hội Thánh chân chính!” Đồng thời cách hành đạo bởi vì “mọi người khác đều làm như thế” cuối cùng trở thành máy móc và không hồn.
Đối với nhiều người trưởng thành, một số kinh nghiệm nào đó sớm hay muộn cũng buộc người ta phải thắc mắc về niềm tin trước kia. Có thể là kinh nghiệm nhìn thấy những ý kiến trái ngược hay xung khắc giữa các vị thầy dạy về tôn giáo, các linh mục hay các giám mục. Hoặc vì không thể chấp nhận hay hiểu một số giáo huấn của Hội Thánh hoặc một sự thay đổi trong cách thực hành của Hội Thánh. Công Đồng Vatican II đã gây ra nhiều thắc mắc cho rất nhiều người Công Giáo. Thắc mắc kiểu này, dù rắc rối cách mấy đi nữa, thường là dấu chỉ của việc phát sinh ra một giai đoạn mới và thách đố hơn về Đức Tin.
4. Đức Tin Cá Nhân
Theo thăm dò của cơ quan Gallup nhắc đến ở trên, ba phần tư người trưởng thành ở Hoa Kỳ bây giờ tin rằng niềm tin được thêm mạnh nhờ thắc mắc về những điều đã tin trước đây. Rõ ràng là nhiều người trưởng thành đang ý thức rằng việc giữ một số niềm tin nào đó hay làm một số thực hành tôn giáo chỉ “vì cha mẹ tôi đã làm, hay thầy cô tôi đã dạy, hoặc các đấng có thẩm quyền trong Hội Thánh bảo tôi phải làm thế, hay những người khác đều làm như thế” là điều không đủ. Một ước muốn chịu trách nhiệm về những điều tôi tin và giá trị mà tôi sống là dấu chỉ một Đức Tin cá nhân (nhưng không riêng tư!) ít lệ thuộc vào những mong ước của nhóm. Sự hiểu biết của tôi về Thiên Chúa giờ đây được uốn nắn nhiều hơn bởi kinh nghiệm của đời sống cá nhân của tôi. Những niềm tin trước kia bây giờ được phân tích và có thể phải thay đổi, canh tân, đào sâu, hoặc nếu thấy sai lầm, thì phải loại bỏ.
Việc chuyển sang một Đức Tin cá nhân “của tôi” này thường hiếm khi xảy ra mà không có một sự căng thẳng hay tranh đấu quan trọng. Thánh Têrêxa thành Avila đã tìm thấy cuộc hành trình riêng của bà từ một Đức Tin theo tập quán qua một Đức Tin có tính cách cá nhân hơn là một kinh nghiệm đau thương. Để diễn tả kinh nghiệm này bà đã viết, “Đôi khi tôi đã bị sự xáo trộn của ý tưởng này đè nén cách khủng khiếp”. Bà đã ghi nhận cách khôn ngoan rằng khi ấy sự hiện diện của những nghi ngờ và thắc mắc có thể đưa người ta đến chỗ cảm thấy rằng mình mất Đức Tin.
Thường thì điều ngược lại cũng đúng. Thiên Chúa có thể hướng dẫn họ tìm hiểu ý nghĩa của niềm tin trước kia của họ. Như trường hợp của một phụ nữ 43 tuổi nói rằng cách đây bốn năm bà thường đi xưng tội ít ra là hai tuần một lần. Bà biết rằng điều đó trở thành một thông lệ đối với bà, nhưng bà không dám bỏ xưng tội vì sợ có điều chẳng lành sẽ xảy ra cho bà. Nhưng nhờ sự lớn mạnh của lòng biết ơn Thiên Chúa vì tình yêu không ngừng Ngài dành cho bà và sẵn sàng tha thứ cho bà, bà đã có can đảm thay đổi thói quen này, Kết quả là như bà nói: “Bây giờ tôi ít đi xưng tội thường xuyên hơn, nhưng dường như việc việc xưng tội có ý nghĩa nhiều hơn đối với tôi”.
Đối với một số người sự chuyển đổi sang Đức Tin cá nhân có nghĩa là họ phải sẵn lòng chịu đựng sự đau khổ phải làm những gì không vừa lòng bạn bè, các phần tử trong gia đình và những nhà lãnh đạo Hội Thánh. Đối với một sinh viên đại học nó có nghĩa là phải chịu bạn bè chế nhạo vì chọn làm theo giá trị Kitô giáo trước những việc thực hành về tính dục của các bạn cùng nội trú trong đại học. Đối với những phụ nữ Công Giáo trẻ nó có nghĩa là mở rộng ý thức của cô về các giáo hội Kitô giáo khác bằng cách tham gia những buổi phụng tự của Tin Lành một thời gian – trong khi làm cho cha mẹ cô lo âu. Đối với những người khác, nó đưa đến tiến trình đau thương trong việc thấy mình không thể chấp nhận một giáo huấn nào đó của Hội Thánh.
Những quyết định như thế có thể là cần thiết nếu người ta muốn phát huy một lương tâm trưởng thành và lãnh nhận trách nhiệm đối với những giá trị mà họ chọn để đi theo. Cách sống đầy Đức Tin giờ đây có nghĩa là chấp nhận rằng ngay cả những luật lệ, phong tục, và hướng dẫn hữu dụng nhất đôi khi cũng giới hạn khả năng của họ trong việc chỉ cho người ta một cách cư xử tốt nhất. Lệ thuộc vào Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương và chúc phúc cho chúng ta bằng hồng ân lý trí con người giờ đây giúp người ta có thể hành động càng ngày càng theo những phán đoán và quyết định ngay thẳng nhất của mình. Tuy nhiên vẫn còn những người tiếp tục đi tìm những câu trả lời cho những vấn nạn phức tạp hơn của cuộc đời thường đưa đến việc khám phá ra một nguồn mạch của sự khôn ngoan đôi khi nằm ngoài cả lý lẽ cá nhân.
5. Đức Tin Thần Bí
Đừng để từ “thần bí” làm bạn trì hoãn. Nó chỉ có nghĩa là hiệp thông với Thiên Chúa. Tiêu chuẩn của giai đoạn đầy đủ này của một Đức Tin trưởng thành không là gì khác hơn một kinh nghiệm mà các nhà thần bí Kitô giáo thường diễn tả - là cảm nghiệm rằng Thiên Chúa đang ngự trong chúng ta. Thánh Phaolô làm chứng cho Đức Tin thần bí này khi ngài nói, “Đời sống mà giờ đây tôi sống không phài của tôi; mà Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20). Ngài mời người khác đến Đức Tin bằng cách nhắc nhở cho họ, “Anh em đang sống trong tinh thần vì Thần Khí của Thiên Chúa ngự trong anh em” (Rom 8:9). Đối với hầu hết mọi người ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa trong lòng này được bắt đầu bằng một ao ước hay một ước muốn mãnh liệt thành một người hoàn hảo hay sống một cuộc đời càng có ý nghĩa càng tốt.
Thomas Merton, tác giả dòng Trappist, đã diễn tả ao ước này bằng những lời sau, “Khi tôi đã tìm thấy con người thật của tôi, tôi đã tìm thấy Thiên Chúa”. Sự khao khát trong lòng để là tất cả những gì mà Thiên Chúa mời gọi người ta thành, dẫn con người ở giai đoạn này đến việc lắng nghe một cách chăm chú hơn những tư tưởng, những cảm giác và những ước muốn sâu xa nhất của mình. Họ bắt đầu nghe theo lời nhắc nhở của Thánh Phaolô rằng Thiên Chúa thường nói với chúng ta qua “những tiếng rên siết trong lòng mà không thể diễn tả bằng lời” (Rom 8:26). Một nữ tu ở tuổi ngũ tuần nhận thức được cái nhìn này của Đức Tin khi chị nói, “Tôi tin rằng bằng cách lắng nghe phần sâu thẳm nhất của tôi thì hoàn toàn giống như nghe Thiên Chúa. Ở điểm đó, chúng tôi là một”.
Ở giai đoạn này ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa ở nội tâm đưa người ta đến việc trở nên ý thức hơn rằng Thiên Chúa cũng ngự trong tha nhân. Kết quả là người ta bắt đầu xem những người với những niềm tin, màu da và chủng tộc khác nhau như anh chị em với nhau. Điển hình là một vị thất tuần đã nói, “Tôi đã học kính trọng bất cứ ai. Tôi có thể ngồi xuống nói chuyện với một người Hồi Giáo hay Do Thái hoặc Ả rập hay bất cứ ai, và nếu họ bắt đầu nói về tôn giáo theo cách của họ, tôi có thể thực sự hoàn toàn thích hợp trí khôn của tôi với của họ, xem trí khôn họ đi về đâu, và hiểu những tư tưởng của họ”. Đối thoại liên tôn giờ đây không còn là một đe dọa mà là một dịp cho những hiểu biết mới. Việc nhận ra tình huynh đệ hay tình tỉ muội của mỗi người cũng làm cho người ta thêm dấn thân trong việc xây dựng hạnh phúc cho tất cả nhân loại.
Chẳng mấy ngạc nhiên khi Đức Tin thần bí có ảnh hưởng mạnh đối với liên hệ của một người với những cơ sở tôn giáo. Ý thức cao về quyền tuyệt đối của Chúa Thánh Thần làm cho người ta ít lệ thuộc hơn vào quyền bính có giới hạn của những nhóm ngưới. Nhửng người trưởng thanh sống một Đức Tin thần bí chân chính khám phá ra một trác1h nhiệm mới để thách đố và cố gắng làm cho chính các cơ chế (giáo hội, chính quyền, các nhóm dân sự) mà họ là phần tử được nên tốt hơn. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng khám phá ra rằng họ có thể cần ngay cả một mức độ Đức Tin cao hơn để sống theo những lý tưởng của họ.
6. Đức Tin Hy Sinh
Thỉnh thoảng lịch sử cung cấp cho chúng ta những gương sáng củă những người đẵ đồng cảm quá sức với hạnh phúc của tha nhân và đã dân thân cho những giá trị của chân lý và công lý đến nỗi có khả năng yêu thương vô vị lợi vượt xa hầu hết chúng ta. Chúa Giêsu, ông Ganđi, bà Dorothy Day, TGM Oscar Romero là những gương Đức Tin hy sinh này. Những người như thế biểu lộ một quyết tâm tận gốc và không thay đổi để thực thi Thánh Ý Thiên Chúa mà không nhượng bộ vì quan tâm đến địa vị hay an toàn cá nhân. Trong vài trường hợp lòng sẵn sàng hy sinh mạng sống cho tha nhân đã đưa đến tử vì đạo. Đối với những người ít nổi danh hơn, nó đưa đến một sự hiến thân liên tục để giúp tha nhân lớn lên và thăng tiến xã hội nói chung.
Vở kịch được nhiều người ưa thích của Robert Bolt, Một Người của Mọi Mùa (A Man of All Seasons) trình bày cuộc đời chính trị và cái chết của Thánh Thomas More và miêu tả rất đúng những đặc điểm của một Đức Tin Hy Sinh chân chính. Thánh Thomas More chống lại việc Vua henry VIII tự nhận là thủ lãnh cũa Giáo Hội ở nước Anh và bày tỏ Đức Tin đã làm ngài hứng khởi bằng những lời cuối cùng thời danh, “Tôi chết như một tôi tớ tốt của nhà Vua, nhưng trước hết như một tôi tớ của Thiên Chúa”. Đối với một người có Đức Tin như thế, nhờ làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, được phân biệt cách cẩn thận, thì không còn gì để nhượng bộ. Quyết tâm theo những giá trị của chân lý, công lý và đức ái của một người trở nên hoàn toàn hy sinh.
Đức Tin nào đúng cho bạn?
Vậy bạn hay tôi phải có giai đoạn hay mức độ Đức Tin nào? Chúng ta có nên tìm cách đạt được mức độ “cao nhất không”? Tất cả chúng ta có nên hy vọng đạt đến Đức Tin hoàn toàn hy sinh không? Chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều có khuynh hướng coi đó là một lý tưởng. Nhưng có ai dám cả gan bảo bạn rằng bạn phải ở gai đoạn nào của cuộc hành trình của bạn? Nhất địng rằng bạn phải đạt được mức độ hoàn toàn trưởng thành ngay bây giờ chẳng khác gì cố gắng nắm một nụ hoa mà kéo lên để nó nở hoa hoàn toàn. Một cố gắng như thế phải là tàn bạo và thiếu xây dựng. Và nó coi thường chân lý là mọi sự đều có mùa của nó.
Đức Tin vẫn luôn luôn là quà tặng của Thiên Chúa. Cái mức chính xác mà chúng ta được Thiên Chúa mời gọi đi đến phần lớn tùy thuộc vào những kinh nghiệm của cuộc đời chúng ta. Thiên Chúa yêu thương chúng ta ở mỗi bước phát triển của chúng ta, phê chuẩn chúng ta ở mức độ mà chúng ta đang đứng và khi đúng thời sẽ mời chúng ta đến đời sống đầy đủ hơn. Lời mời gọi này có thể đến dưới hình thức không bằng lòng cách dai dẳng với cách stống của chúng ta hoặc qua những sự đè nén không ngừng của những hồ nghi và thắc mắc. Nó có thể được nói lên trong khi chúng ta tìm kiếm những giải pháp tồt đẹp hơn cho những khó khăn trong cuộc đời.
Khi mà chúng ta ý thức hơn rằng Đức Tin phát triển từng bước, chúng ta cũng đi đến những kết luận cụ thể. Thí dụ chúng ta có thể cần phải học kiên nhẫn và nhìn nhận rằng có những điều ngoài tầm kiểm soát của chúng ta: nó có thể chỉ cần thời gian, hay thử đi thử lại, để đi tử giai đoạn này đến giai đoạn khác. Chúng ta cần phải tin tưởng rằng Thiên Chúa ở trong tiến trình lớn lên trong Đức Tin của chúng ta, là một tiến trình thường thì kh mấy bằng phẳng. Cho nên việc chúng ta có thể cảm thấy xung đột, sợ hãi và nghi ngờ hay đương đầu với những câu hỏi hóc búa là điều bình thường. Điều này còn có thể là dấu hiệu báo cho chúng ta phải tìm đến người khác để được giúp đỡ hay hướng dẫn, và đó đã là dấu chỉ của sự tăng trưởng.
Sau cùng, tiến trình từng giai đoạn của Đức Tin dạy chúng ta rằng thay đổi không phải là điều xấu. Đó là chất liệu của đời sống con người, là ý nghĩa của hoán cải, là con đường của Nước Chúa đang đến – giống như hạt cải bé nhỏ, theo mức độ dần dần trở thành một cây lớn. Việc sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, đón nhận lời mời gọi liên tục của Chúa Thánh Thần, có thể là hồng ân của Thiên Chúa mà chúng ta cần nhất.
LM Richard J. Sweeney
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 05/11/2010
RỒNG GIỮA NGƯỜI
Thời đại nhà Tấn có một người tên là Tống Tiệm, phẩm đức cao, học vấn giỏi, thích an tịnh, không thích giao du với người khác; thích dạy học trò, nhưng lại không thích làm quan, do đó mà ẩn cư ở trong Nam Sơn thuộc đất Tửu Tuyền.
Thái thú của Tửu Tuyền là Mã Cập rất ngưỡng mộ ông ta, đã đi thăm hỏi ông ta nhiều lần, nhưng Tống Tiệm đều từ chối tiếp ông ta. Thế là Mã Cập cảm khái nói: “Ngưỡng mộ danh ông ta từ lâu, nhưng không thấy được con người của ông ta; công đức đáng kính đáng phục, nhưng lại không nhìn thấy dáng vẻ của ông ta, bây giờ ta mới biết tiên sinh là rồng giữa người”.
Rồng là một con vật của truyền thuyết, không người nào có thể nhìn thấy dáng vẻ của nó, cho nên Mã Cập đem Tống Tiệm ví dụ như rồng giữa người.
Do đó mà người đời sau lấy câu “rồng giữa người” để ám chỉ đến những ẩn sĩ hoặc hào kiệt sống giữa người mà không biết.
(Tấn thư, Tống Tiệm truyện)
Suy tư:
Có những người vô tài bất tướng nhưng muốn được người khác biết đến mình, thế là họ tung tiền ra để nhờ cò mòi làm mối cho người khác biết danh tiếng của mình, nhưng tiền mất tật mang, chẳng ai biết họ là ai, mà có biết chăng nữa thì cũng bĩu môi chê bai mà thôi, vì họ không có tài cũng không có đức.
Có những ca sĩ nghệ sĩ vì muốn người khác biết đến mình, muốn được nổi tiếng, thế là chụp hình trần truồng, làm một vài hành động lập dị để báo chí đăng tải, lên truyền hình, thế nhưng khi người ta coi những hình ảnh lố lăng ấy thì lại chửi họ là thứ ca sĩ mất nết…
Có những vị đạo đức thánh thiện không muốn người đời biết đến mình, nên vào trong rừng sâu hay các hang động để ẩn mình trò chuyện với Thiên Chúa, thế nhưng người ta cũng biết được và đi đến học hỏi noi gương của các ngài, thế mới biết hương thơm thánh thiện thì bay xa vượt cả không gian đại dương.
Hương thơm thánh thiện dù không quảng cáo, không cò mồi, thì nó vẫn cứ bay xa ngàn dặm và được mọi người biết đến; cuộc sống lăng loan, tội lỗi, hưởng thụ thì ai nghe biết cũng lắc đầu chê bai.
Thế mới biết lành thánh thì chinh phục hơn là sự dữ, đạo đức thì bình an hơn tội lỗi, phục vụ thì cao quý hơn hưởng thụ.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời đại nhà Tấn có một người tên là Tống Tiệm, phẩm đức cao, học vấn giỏi, thích an tịnh, không thích giao du với người khác; thích dạy học trò, nhưng lại không thích làm quan, do đó mà ẩn cư ở trong Nam Sơn thuộc đất Tửu Tuyền.
Thái thú của Tửu Tuyền là Mã Cập rất ngưỡng mộ ông ta, đã đi thăm hỏi ông ta nhiều lần, nhưng Tống Tiệm đều từ chối tiếp ông ta. Thế là Mã Cập cảm khái nói: “Ngưỡng mộ danh ông ta từ lâu, nhưng không thấy được con người của ông ta; công đức đáng kính đáng phục, nhưng lại không nhìn thấy dáng vẻ của ông ta, bây giờ ta mới biết tiên sinh là rồng giữa người”.
Rồng là một con vật của truyền thuyết, không người nào có thể nhìn thấy dáng vẻ của nó, cho nên Mã Cập đem Tống Tiệm ví dụ như rồng giữa người.
Do đó mà người đời sau lấy câu “rồng giữa người” để ám chỉ đến những ẩn sĩ hoặc hào kiệt sống giữa người mà không biết.
(Tấn thư, Tống Tiệm truyện)
Suy tư:
Có những người vô tài bất tướng nhưng muốn được người khác biết đến mình, thế là họ tung tiền ra để nhờ cò mòi làm mối cho người khác biết danh tiếng của mình, nhưng tiền mất tật mang, chẳng ai biết họ là ai, mà có biết chăng nữa thì cũng bĩu môi chê bai mà thôi, vì họ không có tài cũng không có đức.
Có những ca sĩ nghệ sĩ vì muốn người khác biết đến mình, muốn được nổi tiếng, thế là chụp hình trần truồng, làm một vài hành động lập dị để báo chí đăng tải, lên truyền hình, thế nhưng khi người ta coi những hình ảnh lố lăng ấy thì lại chửi họ là thứ ca sĩ mất nết…
Có những vị đạo đức thánh thiện không muốn người đời biết đến mình, nên vào trong rừng sâu hay các hang động để ẩn mình trò chuyện với Thiên Chúa, thế nhưng người ta cũng biết được và đi đến học hỏi noi gương của các ngài, thế mới biết hương thơm thánh thiện thì bay xa vượt cả không gian đại dương.
Hương thơm thánh thiện dù không quảng cáo, không cò mồi, thì nó vẫn cứ bay xa ngàn dặm và được mọi người biết đến; cuộc sống lăng loan, tội lỗi, hưởng thụ thì ai nghe biết cũng lắc đầu chê bai.
Thế mới biết lành thánh thì chinh phục hơn là sự dữ, đạo đức thì bình an hơn tội lỗi, phục vụ thì cao quý hơn hưởng thụ.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 32 TN C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 05/11/2010
CHỦ NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 20, 27-38
“Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su đã mặc khải cho chúng ta một điều: Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống. Đó là một mặc khải vui mừng và hy vọng cho nhân loại và cho bạn và tôi –những người Ki-tô hữu- tin vào sự sống đời sau.
Thiên Chúa là sự sống
Thiên Chúa của người sống, cũng có nghĩa là Ngài là chủ sự sống của mọi loài tạo vật, chính Ngài đã tạo dựng và đem sự sống vào trần gian với tất cả sự cao quý của nó. Từ một cõi hoang vu hổn độn, Thiên Chúa đã làm cho trái đất trở nên tốt lành bởi những mầm sống của thảo mộc, của thú vật và của con người.
Những người thuộc nhóm Xa-đốc đã không tin có sự sống lại nên đã đến hỏi Chúa Giê-su, và Chúa Giê-su đã trả lời rất minh bạch cho họ nghe rồi Ngài kết luận: đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống.
Một cánh rừng xanh tươi tốt đẹp đang bị cày phá vì ích kỷ của con người, một bông hoa đang nở chưa đến lúc tàn, thì bị con người thô bạo ngắt đi đem về thưởng thức một mình, một sự sống đang hình thành trong bụng mẹ đã bị chính mẹ và ba nó giết đi vì họ muốn sống ích kỷ hưởng thụ.v.v… cây cỏ cũng có sự sống của loài cây cỏ, thú vật cũng có sự sống của loài thú vật, con người cũng có sự sống của con người, tất cả sự sống này đều được Thiên Chúa ban cho, để vạn vật muôn loài chia sẻ tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa đang thực hiện giữa loài người trong vũ trụ này.
Con người ta vì một lý do duy nhất là ích kỷ để hưởng thụ, nên đã tàn phá rừng làm hại môi trường, và trong một ngày –trên thế giới- đã giết hàng trăm ngàn thai nhi đang còn trong bụng mẹ, con số này nhiều hơn cả chiến tranh hạt nhân bùng nổ…
Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, nên tất cả những gì được xuất phát từ văn hoá sự chết đều trở thành kẻ đối đầu với Thiên Chúa, văn hoá sự chết là hưởng thụ ích kỷ, là cổ võ phá thai, là sống vô luân và loan truyền cuộc sống vô luân hưởng thụ này cho người khác. Họ quên mất rằng Thiên Chúa là chủ sự sống và mỗi một con người trên thế gian này đều có bổn phận góp tay với Ngài để bảo vệ sự sống, dù sự sống này đang tiến triển để hình thành con người, hoặc chưa hình thành đang ở trong bụng mẹ nó…
Chúa Giê-su, Đấng tái sinh con người
Sự chết đã nhập vào thế gian do tội lỗi, đó là lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và như thế chúng ta cũng có thể khẳng định rằng: ma quỷ là kẻ đã gieo rắc văn hoá sự chết vào trong thế gian, với những đam mê dục vọng và thích lối sống hưởng thụ ích kỷ.
Chúa Giê-su –Đấng Thiên Chúa làm người- đã rành mạch tuyên bố: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa…” (Lc 20, 34-36). Những người được sống đời sau là ai, đó là những người đã được Máu Con Chiên là Chúa Giê-su rửa sạch, là những người tin vào Chúa Giê-su là Đấng cứu độ, là những người biết trân trọng và biết loan truyền văn hoá sự sống của Thiên Chúa cho tha nhân, bởi vì Thiên Chúa thì làm cho sống, còn ma quỷ thì làm cho chết, và ai thuộc về Chúa Giê-su thì sẽ được sự sống đời đời, đó là chân lý và là nền tảng của văn hoá sự sống.
Bạn thân mến,
Có hôm qua, hôm nay và ngày mai;
có năm ngoái, năm nay và sang năm;
có quá khứ, hiện tại và tương lai;
thì đương nhiên cũng có đời trước, đời nay và đời sau.
Đời sau là sự sống lại với Thiên Chúa để hưởng hạnh phúc bất diệt, hoặc là để chết đời đời trong hoả ngục với ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Lc 20, 27-38
“Đức Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống”.
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su đã mặc khải cho chúng ta một điều: Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của người sống. Đó là một mặc khải vui mừng và hy vọng cho nhân loại và cho bạn và tôi –những người Ki-tô hữu- tin vào sự sống đời sau.
Thiên Chúa là sự sống
Thiên Chúa của người sống, cũng có nghĩa là Ngài là chủ sự sống của mọi loài tạo vật, chính Ngài đã tạo dựng và đem sự sống vào trần gian với tất cả sự cao quý của nó. Từ một cõi hoang vu hổn độn, Thiên Chúa đã làm cho trái đất trở nên tốt lành bởi những mầm sống của thảo mộc, của thú vật và của con người.
Những người thuộc nhóm Xa-đốc đã không tin có sự sống lại nên đã đến hỏi Chúa Giê-su, và Chúa Giê-su đã trả lời rất minh bạch cho họ nghe rồi Ngài kết luận: đối với Thiên Chúa tất cả đều đang sống.
Một cánh rừng xanh tươi tốt đẹp đang bị cày phá vì ích kỷ của con người, một bông hoa đang nở chưa đến lúc tàn, thì bị con người thô bạo ngắt đi đem về thưởng thức một mình, một sự sống đang hình thành trong bụng mẹ đã bị chính mẹ và ba nó giết đi vì họ muốn sống ích kỷ hưởng thụ.v.v… cây cỏ cũng có sự sống của loài cây cỏ, thú vật cũng có sự sống của loài thú vật, con người cũng có sự sống của con người, tất cả sự sống này đều được Thiên Chúa ban cho, để vạn vật muôn loài chia sẻ tình yêu và vinh quang của Thiên Chúa đang thực hiện giữa loài người trong vũ trụ này.
Con người ta vì một lý do duy nhất là ích kỷ để hưởng thụ, nên đã tàn phá rừng làm hại môi trường, và trong một ngày –trên thế giới- đã giết hàng trăm ngàn thai nhi đang còn trong bụng mẹ, con số này nhiều hơn cả chiến tranh hạt nhân bùng nổ…
Thiên Chúa là nguồn gốc của sự sống, nên tất cả những gì được xuất phát từ văn hoá sự chết đều trở thành kẻ đối đầu với Thiên Chúa, văn hoá sự chết là hưởng thụ ích kỷ, là cổ võ phá thai, là sống vô luân và loan truyền cuộc sống vô luân hưởng thụ này cho người khác. Họ quên mất rằng Thiên Chúa là chủ sự sống và mỗi một con người trên thế gian này đều có bổn phận góp tay với Ngài để bảo vệ sự sống, dù sự sống này đang tiến triển để hình thành con người, hoặc chưa hình thành đang ở trong bụng mẹ nó…
Chúa Giê-su, Đấng tái sinh con người
Sự chết đã nhập vào thế gian do tội lỗi, đó là lời dạy của thánh Phao-lô tông đồ, và như thế chúng ta cũng có thể khẳng định rằng: ma quỷ là kẻ đã gieo rắc văn hoá sự chết vào trong thế gian, với những đam mê dục vọng và thích lối sống hưởng thụ ích kỷ.
Chúa Giê-su –Đấng Thiên Chúa làm người- đã rành mạch tuyên bố: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không chết nữa…” (Lc 20, 34-36). Những người được sống đời sau là ai, đó là những người đã được Máu Con Chiên là Chúa Giê-su rửa sạch, là những người tin vào Chúa Giê-su là Đấng cứu độ, là những người biết trân trọng và biết loan truyền văn hoá sự sống của Thiên Chúa cho tha nhân, bởi vì Thiên Chúa thì làm cho sống, còn ma quỷ thì làm cho chết, và ai thuộc về Chúa Giê-su thì sẽ được sự sống đời đời, đó là chân lý và là nền tảng của văn hoá sự sống.
Bạn thân mến,
Có hôm qua, hôm nay và ngày mai;
có năm ngoái, năm nay và sang năm;
có quá khứ, hiện tại và tương lai;
thì đương nhiên cũng có đời trước, đời nay và đời sau.
Đời sau là sự sống lại với Thiên Chúa để hưởng hạnh phúc bất diệt, hoặc là để chết đời đời trong hoả ngục với ma quỷ.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 05/11/2010
MIỄN LÀ
Chị -khoảng 32-36 tuổi- đi hợp tác làm ô sin (ở đợ) tại Taiwan, nói tỉnh bơ với đám bạn về người chồng ở nhà (Hải Dương- VN) của mình:
- “Có lần tớ gọi về, thì tớ biết nó đang nằm ngủ với con mẹ nào đó, tớ nói với nó: Mày làm gì kệ mày, ngủ với con nào tao không biết, nhưng khi tao về mà nó có bầu là mày đừng có trách tao”.
Chị tiếp: “Tớ còn nói với nó: còn tao ở bên này ngủ với thằng nào thì kệ tao, miễn là tao không đem cái bầu về là được...”
Đám bạn cùng làm ô sin cười òa lên.
Vì tiền, vì hoàn cảnh mà có bao nhiêu người vợ đi hợp tác lao động có suy nghĩ như thế ?
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chị -khoảng 32-36 tuổi- đi hợp tác làm ô sin (ở đợ) tại Taiwan, nói tỉnh bơ với đám bạn về người chồng ở nhà (Hải Dương- VN) của mình:
- “Có lần tớ gọi về, thì tớ biết nó đang nằm ngủ với con mẹ nào đó, tớ nói với nó: Mày làm gì kệ mày, ngủ với con nào tao không biết, nhưng khi tao về mà nó có bầu là mày đừng có trách tao”.
Chị tiếp: “Tớ còn nói với nó: còn tao ở bên này ngủ với thằng nào thì kệ tao, miễn là tao không đem cái bầu về là được...”
Đám bạn cùng làm ô sin cười òa lên.
Vì tiền, vì hoàn cảnh mà có bao nhiêu người vợ đi hợp tác lao động có suy nghĩ như thế ?
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 05/11/2010
N2T |
22. Linh hồn nhiệt thành, trong thanh tịnh mới được tiến bộ, mới có thể thấu triệt mầu nhiệm của Thánh Kinh.
(sách Gương Chúa Giê-su)Pharisiêu hay Xađốc
Lm Vũđình Tường
19:10 05/11/2010
Thắc mắc con người ở đâu ra là câu hỏi cổ xưa. Xin tạm chia làm hai ý tưởng chính.
Nhóm Pharisiêu tin là có sự sống lại. Nhóm Xađốc tin chết là hết, không còn chi.
Nhóm Pharisiêu tin như người Kitô hữu tin. Chúa lấy bùn đất tạo thành con người. Sau khi tạo thành con người Chúa ban cho bùn đất đó sự sống. Bùn đất trở nên linh thánh vì có Thần Khí Chúa. Bùn đất đó thoát khỏi thối nát vì nhận ơn cứu độ, sự sống trường sinh do chính Chúa Kitô trao ban. Vì thế sau khi qua đời con người nhận ơn cứu độ, sống trong nhà Chúa.
Nhóm Xađốc thiên về vật chất giải thích con người bởi vật chất tạo thành vì thế sau khi chết đi người đó biến thành tro bụi, trở về với vật chất mà không còn gì sót lại.
Cả hai ý tưởng đều tin con người có nguồn gốc từ vật chất nhưng kết thúc khác nhau ngàn trùng.
Nhóm thiên về vật chất, Xađốc, chấp nhận làm thân cát bụi. Chết là hết. Chấm dứt.
Nhóm thiên về Thiên Chúa, Pharisiêu, hướng thiên, hướng về trời cao là Thiên Chúa hằng sống. Tin có sự sống lại sau khi chết. Tin chết không phải là hết, chấm dứt, mà là sinh vào chốn trường sinh. Chết chỉ là đổi thay, tái sinh trong Chúa để được sống muôn đời.
Điều ngạc nhiên nhóm chủ trương dùng thuyết biến hoá làm căn bản lại chấp nhận dừng chân. Biến hoá đến loài vượn, rồi con người là dừng bước, bế tắc, không biến hoá nữa. Kitô hữu tin con người có nguồn gốc từ vật chất, bùn đất nhưng không tự biến hoá mà do Chúa biến đổi bùn đất thành con người và ban cho linh hồn, ơn cứu độ, sự sống trường sinh.
Khiêm nhường
Kitô hữu chấp nhận con người nhỏ bé tôn thờ Thiên Chúa bao la. Con cá chẳng thể nào hiểu được đại dương. Chim trời không thể nào hiểu được bầu trời. Con người là chi mà hiểu được Thượng Đế. Vì thế chấp nhận tôn thờ Thiên Chúa, khiêm nhường, tự thú mình nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp, tôn thờ Thiên Chúa.
Điều này không có nghĩa là người ta ngừng học hỏi về Thiên Chúa. Không phải thế. Cá vẫn tiếp tục bơi trong đại dương; chim trời vẫn có những chiều tung cánh và con người vẫn tiếp tục học hỏi, tìm hiểu biết thêm về Thiên Chúa. Dù không đi hết chân trời góc biển, chim trời vẫn sống nhờ bầu trời; cá biển vẫn bơi lội, tung tăng trong nước. Con người dù không biết hết về Chúa nhưng không chối Chúa vì chối Ngài chính là chối cái nguồn gốc tốt đẹp của mình. Chấp nhận có nguồn gốc do Chúa tạo thành chính là đón nhận tình yêu Chúa dành riêng cho con người. Con người có nguồn gốc, sự sống từ tình yêu vì lí do đó thánh Gioan nói
Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy 1Gioan 4,16
Thánh Gioan còn xác tín chúng ta là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương (Colosê 3,12). Sống hoà thuận, yêu thương nhau chính là sống theo đường lối Chúa. Sống theo đường lối này được Chúa cho biết
Họ sẽ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Chúa, vì là con cái sự sống lại. Luca 20,36
Hữu thần
Những ai tin có thần thánh trong thế giới vô hình, mặc dù không nhìn thấy nhưng cảm nghiệm được. Tin có thần thiêng không phải là tin viển vông mà tin nơi đó có tổ tiên, ông bà, cha bác, thân thích, thân hữu ra đi trước. Việc cầu nguyện cho họ, liên kết cuộc sống hiện tại với cuộc sống vô hình là cách báo hiếu, giãi bày tâm tình. Việc thắp hương nhang, trưng bày hình ảnh người quá cố, nhớ đến kỳ công, thành tích người đó đạt được có ý nghĩa liên kết, nhớ ơn. Cầu xin vong linh anh hùng này, tử sĩ nọ hay thiết lập đền đài, nghĩa trang vì chúng ta tin chết không phải là là hết, mà là về thế giới bên kia.
Chết là hết. Chết là chấm dứt không còn chi. Làm sao giải thích thoả đáng việc vái lậy nắm xương khô, trân trọng trưng di ảnh, than khóc trước lăng mộ nếu tin chết là hết, không còn gì thì cần chi phải làm các việc tưởng nhớ, ghi ơn. Hành động gây hiểu lầm với giáo điều truyền đạt hay hành động biểu tỏ niềm tin thầm kín. Tin dù nhiều hay ít cũng là tin. Phải chăng đây là bản chất nguyên thuỷ của con người. Người ta có thể coi thường thần thánh và không thể thực sự chối bỏ thế giới thần thiêng. Nếu có chỉ là lí thuyết hơn là thực tế.
Sống trường sinh
Đức Kitô soi sáng cho biết hạnh phúc đời sau ra sao khi Ngài nói cuộc sống đó được sánh ngang với các thiên thần vì họ là con cái Chúa, con cái sự sống lại. Theo Ngài sau cuộc đời này là sự sống trường sinh vì Ngài là Chúa của sự sống, chủ sự sống. Ngài ban sự sống và cầm giữ sự sống. Những ai sống trong Ngài sẽ không bị diệt vong. Đây không phải là giáo điều mà là thực tế do chính Ngài ban. Đức Kitô không nói suông nhưng chính Ngài đã sống lại từ cõi chết và vì thế Ngài sẽ không bao giờ chết nữa. Ai liên kết với Ngài sẽ sống muôn đời.
Trong nước Chúa sẽ đầy nguồn vui, hoan lạc nên con người không cần chi, thiết tha chi, ngoài tình yêu Chúa chan hoà. Ngài là nguồn sống, nguồn hạnh phúc bất diệt, đầy yêu thương. Chính Ngài biến đổi tình trạng hư nát, giới hạn của ta thành bất diệt. Trí óc nhỏ nhoi chẳng thể nào hiểu việc Chúa làm.
Nhóm Pharisiêu tin là có sự sống lại. Nhóm Xađốc tin chết là hết, không còn chi.
Nhóm Pharisiêu tin như người Kitô hữu tin. Chúa lấy bùn đất tạo thành con người. Sau khi tạo thành con người Chúa ban cho bùn đất đó sự sống. Bùn đất trở nên linh thánh vì có Thần Khí Chúa. Bùn đất đó thoát khỏi thối nát vì nhận ơn cứu độ, sự sống trường sinh do chính Chúa Kitô trao ban. Vì thế sau khi qua đời con người nhận ơn cứu độ, sống trong nhà Chúa.
Nhóm Xađốc thiên về vật chất giải thích con người bởi vật chất tạo thành vì thế sau khi chết đi người đó biến thành tro bụi, trở về với vật chất mà không còn gì sót lại.
Cả hai ý tưởng đều tin con người có nguồn gốc từ vật chất nhưng kết thúc khác nhau ngàn trùng.
Nhóm thiên về vật chất, Xađốc, chấp nhận làm thân cát bụi. Chết là hết. Chấm dứt.
Nhóm thiên về Thiên Chúa, Pharisiêu, hướng thiên, hướng về trời cao là Thiên Chúa hằng sống. Tin có sự sống lại sau khi chết. Tin chết không phải là hết, chấm dứt, mà là sinh vào chốn trường sinh. Chết chỉ là đổi thay, tái sinh trong Chúa để được sống muôn đời.
Điều ngạc nhiên nhóm chủ trương dùng thuyết biến hoá làm căn bản lại chấp nhận dừng chân. Biến hoá đến loài vượn, rồi con người là dừng bước, bế tắc, không biến hoá nữa. Kitô hữu tin con người có nguồn gốc từ vật chất, bùn đất nhưng không tự biến hoá mà do Chúa biến đổi bùn đất thành con người và ban cho linh hồn, ơn cứu độ, sự sống trường sinh.
Khiêm nhường
Kitô hữu chấp nhận con người nhỏ bé tôn thờ Thiên Chúa bao la. Con cá chẳng thể nào hiểu được đại dương. Chim trời không thể nào hiểu được bầu trời. Con người là chi mà hiểu được Thượng Đế. Vì thế chấp nhận tôn thờ Thiên Chúa, khiêm nhường, tự thú mình nhỏ bé, hiểu biết hạn hẹp, tôn thờ Thiên Chúa.
Điều này không có nghĩa là người ta ngừng học hỏi về Thiên Chúa. Không phải thế. Cá vẫn tiếp tục bơi trong đại dương; chim trời vẫn có những chiều tung cánh và con người vẫn tiếp tục học hỏi, tìm hiểu biết thêm về Thiên Chúa. Dù không đi hết chân trời góc biển, chim trời vẫn sống nhờ bầu trời; cá biển vẫn bơi lội, tung tăng trong nước. Con người dù không biết hết về Chúa nhưng không chối Chúa vì chối Ngài chính là chối cái nguồn gốc tốt đẹp của mình. Chấp nhận có nguồn gốc do Chúa tạo thành chính là đón nhận tình yêu Chúa dành riêng cho con người. Con người có nguồn gốc, sự sống từ tình yêu vì lí do đó thánh Gioan nói
Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy 1Gioan 4,16
Thánh Gioan còn xác tín chúng ta là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương (Colosê 3,12). Sống hoà thuận, yêu thương nhau chính là sống theo đường lối Chúa. Sống theo đường lối này được Chúa cho biết
Họ sẽ không chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Chúa, vì là con cái sự sống lại. Luca 20,36
Hữu thần
Những ai tin có thần thánh trong thế giới vô hình, mặc dù không nhìn thấy nhưng cảm nghiệm được. Tin có thần thiêng không phải là tin viển vông mà tin nơi đó có tổ tiên, ông bà, cha bác, thân thích, thân hữu ra đi trước. Việc cầu nguyện cho họ, liên kết cuộc sống hiện tại với cuộc sống vô hình là cách báo hiếu, giãi bày tâm tình. Việc thắp hương nhang, trưng bày hình ảnh người quá cố, nhớ đến kỳ công, thành tích người đó đạt được có ý nghĩa liên kết, nhớ ơn. Cầu xin vong linh anh hùng này, tử sĩ nọ hay thiết lập đền đài, nghĩa trang vì chúng ta tin chết không phải là là hết, mà là về thế giới bên kia.
Chết là hết. Chết là chấm dứt không còn chi. Làm sao giải thích thoả đáng việc vái lậy nắm xương khô, trân trọng trưng di ảnh, than khóc trước lăng mộ nếu tin chết là hết, không còn gì thì cần chi phải làm các việc tưởng nhớ, ghi ơn. Hành động gây hiểu lầm với giáo điều truyền đạt hay hành động biểu tỏ niềm tin thầm kín. Tin dù nhiều hay ít cũng là tin. Phải chăng đây là bản chất nguyên thuỷ của con người. Người ta có thể coi thường thần thánh và không thể thực sự chối bỏ thế giới thần thiêng. Nếu có chỉ là lí thuyết hơn là thực tế.
Sống trường sinh
Đức Kitô soi sáng cho biết hạnh phúc đời sau ra sao khi Ngài nói cuộc sống đó được sánh ngang với các thiên thần vì họ là con cái Chúa, con cái sự sống lại. Theo Ngài sau cuộc đời này là sự sống trường sinh vì Ngài là Chúa của sự sống, chủ sự sống. Ngài ban sự sống và cầm giữ sự sống. Những ai sống trong Ngài sẽ không bị diệt vong. Đây không phải là giáo điều mà là thực tế do chính Ngài ban. Đức Kitô không nói suông nhưng chính Ngài đã sống lại từ cõi chết và vì thế Ngài sẽ không bao giờ chết nữa. Ai liên kết với Ngài sẽ sống muôn đời.
Trong nước Chúa sẽ đầy nguồn vui, hoan lạc nên con người không cần chi, thiết tha chi, ngoài tình yêu Chúa chan hoà. Ngài là nguồn sống, nguồn hạnh phúc bất diệt, đầy yêu thương. Chính Ngài biến đổi tình trạng hư nát, giới hạn của ta thành bất diệt. Trí óc nhỏ nhoi chẳng thể nào hiểu việc Chúa làm.
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
19:17 05/11/2010
“Anh hát cho em bài tình ca thiết tha”
Anh hát cho em dù lòng nghe xót xa
Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ
Thương dáng em cười nhớ nụ mắt bờ môi”
(Ngô Thụy Miên – Bài Tình Ca Cho Em)
(Rm 1: 10)
Hát cho em. Hát bài nào, mà chẳng được. Bài nào, thì lời lẽ/ý từ vẫn cứ là bài tình ca, rất thiết tha. Cho Em. Và, cho Anh. Bởi, có ca hay có hát, vẫn là hát/là ca, một bài tình. Tình tự. Ý tứ. Vẫn là tình ý, của đôi ta. Những người vẫn sống Đạo. Trong đời.
Hát cho em, là hát những lời lẽ, rất đậm đà từ muôn trước. Thuở có em và có anh, cứ nhớ thương/thương nhớ, suốt bốn mùa, như nghệ sĩ họ Ngô từng gợi ý, rất như sau:
“Anh nhớ năm xưa mùa xuân em đến thăm
Em nói yêu anh rồi tình qua rất nhanh
Một ngày chợt đến bỗng tình như đã lỡ
Một ngày chợt đến bỗng đời như tan vỡ.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Đời vỡ tan, chẳng vì mùa xuân chợt đến. Rất nhanh. Vẫn rành rành, một thứ tình. Tình lỡ. Vỡ tan, chẳng vì đời mình có tình có tiết, rất đêm đông. Giá lạnh. Và, nghệ sĩ nhà mình lại hát tiếp:
“Ai đã yêu em những đêm buồn giá lạnh
Và ai âu yếm hát những lời thiết tha trìu mến
Ai đã nâng niu đón đưa ngày tháng dài
Giờ đâu còn nữa ngày vui đã hết tình ta đã chết.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Thật ra, nghệ sĩ nhà mình dù có “nâng niu, đón ngày tháng dài”. Hoặc, “âu yếm, lời thiết tha”, đi nữa. Cuối cùng thì, người cũng như tôi, ta vẫn hát. Hát cho Em. Cho Anh. Lời cung chúc, như sau:
“Anh chúc cho em đời yên vui đắm say
Anh chúc cho em dù lòng nghe đắng cay
Một ngày nào đó dẫu tình ta đã lỡ
Một ngày nào đó ta vẫn yêu mãi người thôi...”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Nói cho cùng, người đời thời nay hay nhà Đạo thời này dù tình tự có lỡ dở/vỡ tan, ta cứ hát lời tụng chúc, râm ran nhiều ý. Những hoan ca, bình ca. Rất thánh, như dạo nào. Bởi, những gì bạn và tôi, ta hát bản nhạc “tình” rất nghe quen, ở nhà thờ. Là, thánh nhạc/nhạc thánh. Tức, nhạc của chư thánh nhà Đạo, vẫn là giòng nhạc an lành, nên cổ võ. Nói, là nói thế, chứ hẳn bạn cũng như tôi, ta đang có trong đầu rất nhiều ý/từ, hầu đâu kết thành nhạc bản, có lời ca/ý nhạc, rất cho Em. Cho Hội thánh. Cho, các thánh nhân trong Đạo. Cũng vui tươi, như dạo trước.
Thánh nhạc phải vui tươi chứ không thẫn thờ/thờ ơ/lơ mơ như các “cụ” nhà mình vẫn phẩm bình. Linh tinh. Nói nôm na chẳng qua nói thật, thì: từ lâu, ta vẫn quan niệm “hát là nguyện cầu những hai lần”. Nguyện cầu rất chuyên chăm. Thầm thĩ, nhưng tuyệt nhiên không rầu rĩ, dù là ý nhạc hoặc lời ca. Như nhân sĩ nhà Đạo hôm đó dám lân la đến gần mà hỏi trước những câu sâu sắc. Đậm đặc.
Và hôm nay, nhân sĩ nhà Đạo lại cũng hỏi đôi câu không lan man nhiều chiều kích. Nên, bần đạo lại mời bầu bạn/anh em mình thử xét xem có nên để hồn linh thiêng không bối rối. Ưu tư. Nguyện cầu. Như câu hỏi mà đấng bậc rất giỏi ở Sydney, từng đối đáp rất chuẩn, như sau:
“Tôi có thói quen nguyện cầu, chuyên chăm. Xuyên suốt. Nhưng vừa rồi, tôi lại cứ bận tâm mãi một thắc mắc, là: sao mỗi lần cầu nguyện hăng say như thế, tôi cứ để đầu óc, trí tuệ đi đâu đó chốn ưu tư. Mộng tưởng. Dễ đi lạc. Đến độ, tôi tự hỏi: ta có được phép nguyện cầu trong tư thế, dễ lo ra như thế không? Hôm nay, câu hỏi của tôi, là: cầu nguyện theo cách ấy, có đúng phép? Nếu không, ta nên làm gì để điều chỉnh cung cách nguyện cầu cho phải lẽ? Tôi xin ghi ơn, nếu ngài ban phát cho lời giải thích. Thật là cảm kích. (Một bổn đạo dễ thương chỉ biết hỏi, mà không dám ký tên)
Thật ra thì, câu hỏi nào cũng cần lời đáp hết. Và, câu hỏi ở trên nay được chuyển đến đấng bậc vị vọng rất chuyên gia, thuộc huyện nhà Sydney, đức ngài linh mục John Flader, như sau:
“Tước nhất, tôi muốn nói với chị/với anh là: anh/chị không phải là người đầu tiên/duy nhất đặt câu trên, tôi vẫn gặp. Cầu nguyện, có sốt sắng nhưng vẫn lo ra/chia trí là cung cách mọi người đều đã gặp.
Hẳn, anh chị cũng như tôi, ta đều nghe kể về truyện thánh Bê-Na-Đô, có lần cưỡi ngựa về quê thăm dân cho biết sự tình, lại gặp ngay anh nông gia nọ chuyện trò hỏi han về cách thức nguyện cầu. Nông gia dám quả quyết là: ông cầu nguyện rất nhiều, mà chẳng bao giờ bị lo ra, chia trí hết. Thánh Bê-Na-Đô nghe vậy, bèn nói: “Vẫn biết là bạn nghĩ sao nói vậy, nhưng tôi đây vẫn đoan chắc một điều này: có là thánh nhân đi nữa, ai cũng lo ra chia trí, khi nguyện cầu. Làm sao tránh khỏi chuyện ấy!” Nghe vậy, nông gia cương quyết bảo: chẳng khi nào tôi lại đổ đốn đến thế.
Liền ngay đó, thánh Bê-Na-Đô bèn đưa ra một đề nghị: “Này bạn, nếu anh đọc kinh Lạy Cha mà không lo ra chút nào, thì tôi đây sẽ tặng anh con ngựa này.” Nghe ông thánh nói, nông gia bèn chấp nhận ngay. Tức thì đọc kinh thầm thĩ. Đọc được có vài câu thôi, anh lại hỏi: “Ấy nhưng mà, ngài có tặng tôi cả cái yên ngựa, nữa đấy chứ?”
Chẳng cần tra cứu coi xem truyện kể trên hư thực/thực hư ra sao, mọi sự đã rõ: thánh Bê-Na-Đô quả quyết: ta chẳng thể nào thoát khỏi chuyện phân tâm/chia trí, hết.
Điều quan trọng, là: ta cần phân biệt trạng thái phân tâm có chủ đích hoặc bất đắc dĩ hay không, thế thôi. Phân tâm bất đắc dĩ, là có ý bảo rằng: việc xảy đến ngoài ý muốn, của mọi người. Phân tâm/chia trí là trạng thái thấy có tư tưởng nào đó chợt đến trong trí óc mình. Nó đến, cả khi ta nguyện cầu, dâng lễ hoặc tham dự nghi thức, rất đạo đức. Không thể tránh được những sự việc như thế. Dù nó xảy đến với ta đi nữa, việc ấy cũng đâu là tội theo nghĩa đạo đức. Luân lý.
Cố ý phân tâm/chia trí, là chuyện khác. Việc này, do ta chấp thuận để nó ngự trị trong ta hoặc do ta tìm đến. Tức: chọn lựa để suy tư nhận thức, khi nó đến. Cố ý phân tâm, là quyết tâm làm việc gì đó sai trái, chống lại luân lý/đạo đức. Nhất thứ, chuyện ấy cốt là để xa rời tương quan ta có, với Chúa.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đề nghị giúp ta giải quyết chuyện phân tâm/chia trí như sau: “Khởi sự làm sao để ta đánh gục việc chia trí, hầu không rơi vào bẫy cạm của nó. Tức, cần thiết là quay lưng lại tâm can của mình. Bởi, phân tâm/chia trí cho thấy những gì ta có xu hướng dễ dính phần. Và, khiêm tốn mà cảnh giác trước mặt Chúa để đánh thức lòng mình biết yêu Ngài và có như thế mới giúp mình cương quyết dâng lên Ngài trọn vẹn tâm can đã thanh lọc của ta. Ở đó, luôn phấn đấu/chọn lựa người làm chủ ngõ hầu giúp ta biết mà phục vụ.” GLHTCG 2729)
Cụm từ “Đánh gục mọi chia trí”, có nghĩa là tập trung tư tưởng lên đó, rồi phân tách xem tại sao những thứ đó lại có? Khi nó xuất hiện như thế, có phải vì ta đã làm việc gì sai trái, không? Hoặc, ta còn yếu kém, sao đó? Đây là tình trạng không lành mạnh, dễ đưa ta vào “bẫy cạm của thử thách” bởi khi đó, đầu óc ta đang tập trung vào những chuyện khiến ta phân tâm/chia trí thay vì hướng đầu óc về với Chúa, thôi. Câu trả lời đơn giản là cố tạo cho ta khoảnh khắc ngắn trong hành xử, để rồi nó sẽ đưa ta trở về với trọng tâm chủ đề, mình nguyện cầu.
Như sách Giáo Lý Hội thánh từng khuyên dạy, phân tâm/chia trí có đó là để xem tâm can ta đang có hướng chiều về chuyện gì. Đề cao cảnh giác, ngõ hầu tỏ cho ta thấy rằng mình thường hay dính bén đến những sự/việc trần thế, thay vì tập trung vào Chúa. Chuyện ra như thế, đơn giản để đem ta về với hành xử có chút buồn sầu, để rồi ta sẽ quyết tâm tập trung thương yêu Chúa. Quyết dâng lên Ngài trọn tâm can, để con tim chân chính đã thanh lọc của ta sẽ không còn dính bén vào những sự việc như thế.
Một cách nữa để giúp ta tránh được chuyện phân tâm/chia trí là hãy ngừng một chút trước khi bắt đầu nguyện cầu. Làm như thế, để mình khiêm nhượng cầu Chúa giúp mình tập trung chuyện trò với Ngài, bằng cả con tim, trí óc giúp mình trọn vẹn chỉ hướng về Ngài, mà thôi.
Nếu nguyện cầu bằng tâm tưởng, hoặc nói chuyện với Chúa bằng ngôn từ riêng tư, có lẽ cũng nên dùng kinh/sách nào đó hầu tập trung trí óc vào một chủ đề nguyện cầu. Thánh nữ Têrêxa thành Avila từng nói: Bà làm việc nàysuốt 18 năm trường khi thấy linh đạo của mình khô khan, khó tập trung.
Thánh nữ có lần viết: “Vào những năm như thế, ngoại trừ khi rước lễ, chẳng khi nào tôi dám nguyện cầu mà lại không cần đến kinh/sách. Tôi vẫn sợ, là mình sẽ dấn sâu vào chuyện nguyện cầu mà không có cách gì giúp mình chống chọi cả một lô kẻ thù. Kinh/sách, là bạn đồng hành như khiên/mộc giúp tôi tránh những cú đập/đánh của các tư tưởng đang nổ bùng. Làm như thế, tôi thấy mình được ủi an. Thư giãn.” (x. Sự Sống, 4)
Điều hệ trọng, là: hãy bền đỗ trong động thái nguyện cầu. Nguyện và cầu, cả khi mình bị chia trí. Thánh AnPhongsô Đệ Ligôri có viết trong cuốn “Khảo Luận Nguyện Cầu”, rằng: “Nếu bạn thấy mình bị phân tâm/chia trí khi nguyện cầu, thì hãy biết cho rằng lời nguyện cầu của bạn cũng đã làm cho ác thần/sự dữ phải phiền lòng, không ít”.
Thành thử, để trả lời cho những ai quả quyết rằng mình chẳng bao giờ biết lần chuỗi Mân Côi vì không thể cầm lòng cầm trí được lâu giờ, vẫn luôn luôn chia trí, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 có nói: “Chuỗi Mân Côi tệ nhất là chuỗi tràng mà chẳng ai buồn cầu nguyện bằng chuỗi kinh như thế.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly ngày 19/9/2010, tr. 16)
Nói theo kiểu bài bản, rất đạo mạo như “nhà Đạo”, thì như thế. Nói trong tư thế, của “người thường ở huyện”, có lẽ cũng nên chọn cung cách nào đó dễ thích hợp. Thích và hợp, với lòng người vẫn là chuyện quan trọng. Lòng người, là lòng của người dân đen lèn quèn, không kiểu cách. Như bần đạo, rất bần và không mấy đạo đức. Tức, bầy tôi rất lôi thôi, đang ngồi viết. Ở đây. Lúc này.
Hỏi rằng: nên chọn kiểu cách nào dễ thích nghi/thích hợp với lòng mình hơn cả, có lẽ bần đạo sẽ chọn kiểu và cách của “phó thường dân Đông bộ”, rất Đông phương. Chọn thế, có nghĩa: khi nguyện và cầu, ta cũng nên nguyện chứ đừng cầu. Tức, đừng quá chú trọng đến các chữ “cầu” như: trong “cầu xin”, “cầu cạnh”, “cầu khẩn”, hoặc “cầu cứu”. Cũng đừng “cầu kinh” ê a suốt ngày/nhiều buổi, để đạt cho bằng được điều gì khiến mình toại ý sở nguyện, giống như lời chúc của các cụ nhà ta vào dịp Tết Nguyên Đán. Sinh nhật. Bổn mạng.
Đừng “cầu”, mà chỉ “nguyện”, tức: chỉ mong đạt “ý sở cầu”. Mong thuận ý Chúa. Để rồi ý của Ngài thành hiện thực. Mong, là mong sao dân con Đạo Chúa luôn hiệp thông/hiệp ý và hiệp lòng mà yêu nhau, như người một nhà. Như thế, đã mãn nguyện. Như thế, đã mãn một ý nguyện từ Chúa và từ các người con rất lành và rất thánh, của Chúa.
Về nguyện cầu, mỗi người theo mỗi cách. Có cách của người già/người trẻ, lớn/bé, gái/trai. Có kiểu Đông/Tây, rất khác biệt. Có người tìm đến Thánh Thể ở Nhà Tạm, để nguyện cầu. Có người tìm chốn tịch liêu/im ắng, lặng thinh. Có vị, tìm vào lời ca hài hoà cùng thần thánh trên trời/dưới đất. Kiểu này hay cách nọ, đều diễn tả một điều, là: thể hiện tình thương yêu Chúa dặn dò, hôm Tạ Từ. Kiểu nào cũng hay. Cách nào cũng tốt. Miễn thực hiện điều Chúa muốn. Chúa dặn, đều rất đặng.
Nói cho cùng, nguyện cầu là sống và làm như thánh nhân hàng đầu Hội thánh, đà chứng xác:
“Tôi hằng nhớ đến anh em mỗi khi cầu nguyện,
xin được thuận buồm xuôi gió
-nếu là thánh ý Chúa- mà đến với anh em
những mong cùng ước được giáp mặt anh em
ngõ hầu cùng anh em chia sẻ ơn thần
làm anh em thêm phấn chấn vững vàng,
nghĩa là để ta chia sẻ niềm ủi an
do cùng một lòng tin,
nơi anh em cũng như nơi tôi.”
(Rô 1: 10-12)
Xem như thế, thì cùng nhau ta sẻ san “ơn thần thánh”, cho phấn chấn. Sẻ và san niềm ủi an, do cùng lòng tin ta vẫn có, với nhau. Đó, mới đích thực là động thái hiệp thông trong tương quan ta có với nhau. Với Chúa.
Nguyện cầu như thế, là để Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, mãi mãi hiển hiện với ta. Và với người. Ở đời này vào những ngày rất thánh thiêng. Linh đạo.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ cầu và cứ nguyện.
Để, người anh người chị trong Hội thánh
mãi luôn được như thế.
“Nhưng không chết người trai khói lửa”,
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng.
Má tôi ngồi bên mộ con, đầy bóng tối.
(dẫn từ thơ Hữu Loan)
Lc 20: 27-38
Nhà thơ trong đời, lâu nay vẫn cứ than và khóc người gái nhỏ hậu phương, rày đã chết. Bè Sađốc khi xưa chẳng khóc chẳng than, vẫn râm ran gạn hỏi Chúa đôi câu để bắt bẻ, về sự sống sau khi chết. Sự sống sau khi chết, là đề tài nóng bỏng được thánh Luca kể ở trình thuật, hôm nay.
Trình thuật thánh sử kể, là kể về tâm tưởng của những người không tin vào sự sống, sau khi chết. Về, cảm nhận niềm tin yêu rất khác nhau. Khác, cả về cung cách diễn tả ý tưởng và niềm tin của mình, con dân nhà Đạo vốn chịu ảnh hưởng sách Khải Huyền, vẫn diễn tả đó là chốn ấm êm thiên đường, nơi người người gập mình quỳ lạy và đàn ca chúc tụng Chúa suốt đời người.
Thế nhưng, những hình ảnh ấy nay không còn thích hợp. Cũng chẳng giúp ích được người thời đại. Vì thế, có lẽ ta cũng nên hợp cùng tác giả sách chiêm niệm có tựa đề: “Mây mù phủ khuất nhận thức”, qua đó, tác giả bảo: ta chỉ biết Chúa khi nhận ra rằng mình chẳng hiểu gì về Ngài; hoặc cung cách Ngài bầy tỏ sự thật trong cuộc sống. Cũng vậy, ta chẳng thể nào hiểu được chính đời mình, mỗi khi giáp mặt cuộc sống có Chúa.
Trình thuật trước đó cho thấy Đức Giêsu hết bị đám Kinh sư/Biệt Phái dồn vào tư thế khó xử khi họ hỏi Ngài về việc đóng thuế cho César. Nay lại đến bè Sađốc quấy nhiễu. Sađốc là nhóm bè bị đám Biệt phái rất coi rẻ, vẫn cứ lân la với giới cầm quyền La Mã. Bọn họ là đám người chuyên ăn trên ngồi chốc rất quan liêu. Chuyên dò xét cộng đồng Do thái. Họ chỉ muốn ở vị trí cao sang Thượng Tế như Anna, Caipha.
Về lề luật, nhóm bè Sađốc vẫn tự cho mình là người hào phóng. Tuy niềm tin đi Đạo của họ, lại có phần cổ lỗ. Bảo thủ. Về Kinh Sách, nhóm bè này chủ trương chỉ chấp nhận mỗi Ngũ Thư, tức 5 cuốn sách đầu của kinh thánh gồm: Khởi nguyên, Xuất Hành, Lê vi, Dân số và Đệ Nhị luật. Ngoài các sách này ra, họ không chấp nhận mọi sách nào khác. Không những thế, họ còn đặt vấn đề khách quan của cách sách ấy. Vì thế, họ chẳng tin vào chuyện xác thân người phàm sẽ sống lại, sau khi chết. Chẳng tin thần thánh, lẫn thần linh thiên giới.
Đoạn sách được nhóm trích dẫn làm vấn nạn hỏi han Chúa, là sách Đệ Nhị Luật phối hợp với sách Ruth là sách mà họ chối bỏ tính sâu sắc và trung thực. Tất cả, được dùng làm ví dụ để xác chứng là họ vẫn câu nệ vào luật lệ. Chuyện 7 anh em lấy chung một vợ, được họ sử dụng để bẫy gài Chúa xem Ngài nói người vợ kia thuộc về ai, khi sống lại. Riêng họ, có một hay 7 chồng cũng chẳng thành vấn đề. Bởi, họ đâu có tin vào tương lai mai ngày, rày đã chết.
Thế nhưng, nếu Đức Giêsu tin vào sự sống ở đời sau, thì làm sao Ngài có thể trả lời câu hỏi ấy. Nếu bảo người kia là vợ của 7 ông chồng, thì há nào Chúa chấp nhận tệ đa phu/đa thê? Cuối cùng, chắc Ngài cũng phải kết luận rằng: chẳng có gì gọi sống lại, trong mai ngày, hết.
Với Chúa, việc ai là chồng của chị nọ, đâu là vấn đề. Bởi, cuộc sống mai ngày là trạng thái không giống trước. Tất cả, đều sống kết hiệp với Chúa. Với nhau. Khi còn ở đời này, người người vẫn được dạy: sống ở Nước Trời đời này, là sống có tương quan hoàn toàn mới. Với mọi người. Ở đó, người người sống có tình có nghĩa như trong gia đình mới. Ở đó, không có chuyện hỏi han: anh từ đâu tới? Chị thuộc sắc tộc nào? Tất cả là anh/là chị cùng chung một gia đình, của Chúa. Rất hoà hợp.
Ở đoạn khác, khi có người bảo: Mẹ và anh/em Ngài đang tìm Ngài, Chúa bèn hướng về các vị đang ngồi nghe, và Ngài bảo: “Nhìn này! Đây là mẹ Tôi. Này là anh em Tôi!” (Mc 3: 33-35). Đời sau cũng thế. Gia đình mình cũng đâu khác. Tương quan giữa người với người, sẽ không theo máu huyết. Sắc tộc. Hoặc, giai cấp. Tất cả, không còn thích hợp với Nước Trời, dù đời này hay đời sau. Nên, câu mà nhóm Sađốc định bẫy gài Chúa, chẳng có nghĩa gì ngoài một luận giải. Rất ngụy biện.
Lời Chúa nói: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ ai được xét đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, sẽ không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Họ không thể chết, vì ngang hàng với thiên thần. Họ là con cái Chúa, và là con cái sự sống lại.” (Lc 20: 34-36)
Viết như thế, thánh Luca muốn hướng người đọc về với những gì xảy ra trong Hội thánh tiên khởi. Các thánh tuy có gia đình, vẫn tình nguyện sống đời đơn chiếc để giải thoát chính mình, hầu lo cho Nước Trời. Sự việc ấy, là tương quan rất thánh với Nước Trời, thời vĩnh cửu.
Đối đáp lại bè Sađốc, Chúa sử dụng chính sách “gậy ông đập lưng ông”. Bè Sađốc dùng luật Môsê để bẫy Chúa, thì Ngài dùng Cựu Ước để nói: chính Môsê cho thấy những người đã chết nay quay về với cuộc sống. Đó là đoạn Xuất hành cho thấy Môsê đang đối diện bụi gai cháy bừng, có Lời Chúa.
Ở đoạn này, Môsê hỏi Danh Tánh Chúa, bèn được bảo: “Ngươi nói với con cái Israel thế này: Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Chúa của Abraham, Isaac, Giacóp, sai tôi đến với anh em. Đó là Danh Ta cho đến muôn thuở. Là Danh Hiệu, các ngươi dùng mà kêu cầu Ta từ đời này đến đời kia." (Xh 3: 13-15)
Nếu Chúa quả quyết rằng: Ngài không là Thiên Chúa của kẻ sống, thì sao Ngài nói được Ngài chính là Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp một khi các vị không còn sống nữa? Và, nhóm bè Sađốc đành im lặng, chịu thua. Không còn lên mặt trích dẫn lề luật để cật vấn Chúa, nữa.
Bài đọc 1 trích sách Macabê kể về Antiôkhô IV vị vua độc tài, tàn bạo chỉ muốn dân mình theo văn hoá Hy Lạp, thôi. Để được thế, ông cấm cản mọi tập tục Do Thái, và vấy bẩn Đền thờ của họ. Kết quả là, ông gặp nhiều chống đối, từ mọi phía. Kể về ông, nay kinh thánh nói về tinh thần bất khuất của bà goá có 7 người con bị hãm hại, kiên quyết không chối bỏ niềm tin. Không ăn thịt uế tạp, cốt để chiều lòng vua.
Mục đích của truyện kể, là để nói: có những giá trị trong đời sống, còn quý hơn cả sự sống ở cõi đất. Và, đấng bậc lành thánh quyết nhận cái chết để bảo vệ giá trị ấy. Sự hy sinh của các thánh tử đạo tuy được coi là cái giá các ngài phải trả, nhưng các ngài lại nhận được phần thưởng quý giá khác, tức: gia nhập sự sống mới. Không sợ chết. Bởi thế nên, người con thứ tư nói: “Tôi thà chết vì tay người đời khi dựa vào Lời Chúa đã hứa để hy vọng được Ngài cho sống lại. Còn ông, ông sẽ không đuợc sống lại, để hưởng sự sống.” (Mcb 7: 14)
Sự sống người Công giáo, cũng đặt nền tảng trên niềm hy vọng một ngày kia được kết hiệp với Chúa. Đấng, là điểm xuất phát hết mọi sự, để rồi tất cả cũng sẽ quay về với Ngài. Đó, là ý nghĩa của thư thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Rôma, khi thánh nhân quả quyết: “Chúng ta biết: cho đến giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng rên siết trong lòng, cũng lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng trông đợi Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.” (Rm 8: 22)
Niềm hy vọng mà thánh Phaolô nói, vẫn dựa trên niềm tin sắt đá. Vào sự tin tưởng nơi tình thương yêu của Thiên Chúa, vốn là nguồn gốc và đích điểm của sự sống. Đó không chỉ là hy vọng bình thường, mỗi ngày. Nhưng là hy vọng dẫn đến niềm tin vững chắc, rằng: một ngày kia, ta sẽ kinh nghiệm sống đời hiện tại, chưa kịp bắt.
Bài đọc hôm nay dẫn người nghe đi dần vào kết cục của năm Phụng vụ, khiến ta suy về đích điểm của mọi vật. Đích điểm chấm dứt sự sống của mỗi cá thể, như Kinh Tiền Tụng lễ An táng từng nhắc nhở: “Lạy Chúa, chúng con biết là sự sống của mọi người sẽ đổi thay, chứ không chấm dứt. Và khi thân xác chúng con ở đời này nằm xuống, chúng con sẽ đạt được chỗ đứng vững vàng, trên thiên quốc.”
Với lời cầu này, người còn sống biết mình phải làm gì khi đang sống những ngày còn lại, ở cõi đời. Sống, là hy vọng vào sự sống lại, đang trườn tới.
Hiểu như thế, ta hãy cất lên lời ca chúc tụng Đức Chúa của Sự sống và Sống lại, mà hát rằng:
“Allêluia! Lời Chúa dẫn soi con đường đi.
Allêluia! Lời Chúa khác chi như giòng suối.
Allêluia! Lời Chúa bánh thiêng ban nguồn sống.
Ohúc cho người vui nghe yêu mến gẫm suy Lời luôn.”
(Thành Tâm – Tung Hô Lời Chúa)
Vâng. Cứ thế mà tung hô. Chúc tụng. Cứ thế để cho Lời Chúa sáng soi muôn người, rồi ra ta sẽ hiểu được sự sống trong hiện tại. Và, cả sự sống lại trong tương lai. Mai ngày.
Lm Phan Đỗ thục Linh
Mai Tá diễn dịch
Anh hát cho em dù lòng nghe xót xa
Một lần gặp gỡ đã là bao thương nhớ
Thương dáng em cười nhớ nụ mắt bờ môi”
(Ngô Thụy Miên – Bài Tình Ca Cho Em)
(Rm 1: 10)
Hát cho em. Hát bài nào, mà chẳng được. Bài nào, thì lời lẽ/ý từ vẫn cứ là bài tình ca, rất thiết tha. Cho Em. Và, cho Anh. Bởi, có ca hay có hát, vẫn là hát/là ca, một bài tình. Tình tự. Ý tứ. Vẫn là tình ý, của đôi ta. Những người vẫn sống Đạo. Trong đời.
Hát cho em, là hát những lời lẽ, rất đậm đà từ muôn trước. Thuở có em và có anh, cứ nhớ thương/thương nhớ, suốt bốn mùa, như nghệ sĩ họ Ngô từng gợi ý, rất như sau:
“Anh nhớ năm xưa mùa xuân em đến thăm
Em nói yêu anh rồi tình qua rất nhanh
Một ngày chợt đến bỗng tình như đã lỡ
Một ngày chợt đến bỗng đời như tan vỡ.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Đời vỡ tan, chẳng vì mùa xuân chợt đến. Rất nhanh. Vẫn rành rành, một thứ tình. Tình lỡ. Vỡ tan, chẳng vì đời mình có tình có tiết, rất đêm đông. Giá lạnh. Và, nghệ sĩ nhà mình lại hát tiếp:
“Ai đã yêu em những đêm buồn giá lạnh
Và ai âu yếm hát những lời thiết tha trìu mến
Ai đã nâng niu đón đưa ngày tháng dài
Giờ đâu còn nữa ngày vui đã hết tình ta đã chết.”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Thật ra, nghệ sĩ nhà mình dù có “nâng niu, đón ngày tháng dài”. Hoặc, “âu yếm, lời thiết tha”, đi nữa. Cuối cùng thì, người cũng như tôi, ta vẫn hát. Hát cho Em. Cho Anh. Lời cung chúc, như sau:
“Anh chúc cho em đời yên vui đắm say
Anh chúc cho em dù lòng nghe đắng cay
Một ngày nào đó dẫu tình ta đã lỡ
Một ngày nào đó ta vẫn yêu mãi người thôi...”
(Ngô Thụy Miên – bđd)
Nói cho cùng, người đời thời nay hay nhà Đạo thời này dù tình tự có lỡ dở/vỡ tan, ta cứ hát lời tụng chúc, râm ran nhiều ý. Những hoan ca, bình ca. Rất thánh, như dạo nào. Bởi, những gì bạn và tôi, ta hát bản nhạc “tình” rất nghe quen, ở nhà thờ. Là, thánh nhạc/nhạc thánh. Tức, nhạc của chư thánh nhà Đạo, vẫn là giòng nhạc an lành, nên cổ võ. Nói, là nói thế, chứ hẳn bạn cũng như tôi, ta đang có trong đầu rất nhiều ý/từ, hầu đâu kết thành nhạc bản, có lời ca/ý nhạc, rất cho Em. Cho Hội thánh. Cho, các thánh nhân trong Đạo. Cũng vui tươi, như dạo trước.
Thánh nhạc phải vui tươi chứ không thẫn thờ/thờ ơ/lơ mơ như các “cụ” nhà mình vẫn phẩm bình. Linh tinh. Nói nôm na chẳng qua nói thật, thì: từ lâu, ta vẫn quan niệm “hát là nguyện cầu những hai lần”. Nguyện cầu rất chuyên chăm. Thầm thĩ, nhưng tuyệt nhiên không rầu rĩ, dù là ý nhạc hoặc lời ca. Như nhân sĩ nhà Đạo hôm đó dám lân la đến gần mà hỏi trước những câu sâu sắc. Đậm đặc.
Và hôm nay, nhân sĩ nhà Đạo lại cũng hỏi đôi câu không lan man nhiều chiều kích. Nên, bần đạo lại mời bầu bạn/anh em mình thử xét xem có nên để hồn linh thiêng không bối rối. Ưu tư. Nguyện cầu. Như câu hỏi mà đấng bậc rất giỏi ở Sydney, từng đối đáp rất chuẩn, như sau:
“Tôi có thói quen nguyện cầu, chuyên chăm. Xuyên suốt. Nhưng vừa rồi, tôi lại cứ bận tâm mãi một thắc mắc, là: sao mỗi lần cầu nguyện hăng say như thế, tôi cứ để đầu óc, trí tuệ đi đâu đó chốn ưu tư. Mộng tưởng. Dễ đi lạc. Đến độ, tôi tự hỏi: ta có được phép nguyện cầu trong tư thế, dễ lo ra như thế không? Hôm nay, câu hỏi của tôi, là: cầu nguyện theo cách ấy, có đúng phép? Nếu không, ta nên làm gì để điều chỉnh cung cách nguyện cầu cho phải lẽ? Tôi xin ghi ơn, nếu ngài ban phát cho lời giải thích. Thật là cảm kích. (Một bổn đạo dễ thương chỉ biết hỏi, mà không dám ký tên)
Thật ra thì, câu hỏi nào cũng cần lời đáp hết. Và, câu hỏi ở trên nay được chuyển đến đấng bậc vị vọng rất chuyên gia, thuộc huyện nhà Sydney, đức ngài linh mục John Flader, như sau:
“Tước nhất, tôi muốn nói với chị/với anh là: anh/chị không phải là người đầu tiên/duy nhất đặt câu trên, tôi vẫn gặp. Cầu nguyện, có sốt sắng nhưng vẫn lo ra/chia trí là cung cách mọi người đều đã gặp.
Hẳn, anh chị cũng như tôi, ta đều nghe kể về truyện thánh Bê-Na-Đô, có lần cưỡi ngựa về quê thăm dân cho biết sự tình, lại gặp ngay anh nông gia nọ chuyện trò hỏi han về cách thức nguyện cầu. Nông gia dám quả quyết là: ông cầu nguyện rất nhiều, mà chẳng bao giờ bị lo ra, chia trí hết. Thánh Bê-Na-Đô nghe vậy, bèn nói: “Vẫn biết là bạn nghĩ sao nói vậy, nhưng tôi đây vẫn đoan chắc một điều này: có là thánh nhân đi nữa, ai cũng lo ra chia trí, khi nguyện cầu. Làm sao tránh khỏi chuyện ấy!” Nghe vậy, nông gia cương quyết bảo: chẳng khi nào tôi lại đổ đốn đến thế.
Liền ngay đó, thánh Bê-Na-Đô bèn đưa ra một đề nghị: “Này bạn, nếu anh đọc kinh Lạy Cha mà không lo ra chút nào, thì tôi đây sẽ tặng anh con ngựa này.” Nghe ông thánh nói, nông gia bèn chấp nhận ngay. Tức thì đọc kinh thầm thĩ. Đọc được có vài câu thôi, anh lại hỏi: “Ấy nhưng mà, ngài có tặng tôi cả cái yên ngựa, nữa đấy chứ?”
Chẳng cần tra cứu coi xem truyện kể trên hư thực/thực hư ra sao, mọi sự đã rõ: thánh Bê-Na-Đô quả quyết: ta chẳng thể nào thoát khỏi chuyện phân tâm/chia trí, hết.
Điều quan trọng, là: ta cần phân biệt trạng thái phân tâm có chủ đích hoặc bất đắc dĩ hay không, thế thôi. Phân tâm bất đắc dĩ, là có ý bảo rằng: việc xảy đến ngoài ý muốn, của mọi người. Phân tâm/chia trí là trạng thái thấy có tư tưởng nào đó chợt đến trong trí óc mình. Nó đến, cả khi ta nguyện cầu, dâng lễ hoặc tham dự nghi thức, rất đạo đức. Không thể tránh được những sự việc như thế. Dù nó xảy đến với ta đi nữa, việc ấy cũng đâu là tội theo nghĩa đạo đức. Luân lý.
Cố ý phân tâm/chia trí, là chuyện khác. Việc này, do ta chấp thuận để nó ngự trị trong ta hoặc do ta tìm đến. Tức: chọn lựa để suy tư nhận thức, khi nó đến. Cố ý phân tâm, là quyết tâm làm việc gì đó sai trái, chống lại luân lý/đạo đức. Nhất thứ, chuyện ấy cốt là để xa rời tương quan ta có, với Chúa.
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đề nghị giúp ta giải quyết chuyện phân tâm/chia trí như sau: “Khởi sự làm sao để ta đánh gục việc chia trí, hầu không rơi vào bẫy cạm của nó. Tức, cần thiết là quay lưng lại tâm can của mình. Bởi, phân tâm/chia trí cho thấy những gì ta có xu hướng dễ dính phần. Và, khiêm tốn mà cảnh giác trước mặt Chúa để đánh thức lòng mình biết yêu Ngài và có như thế mới giúp mình cương quyết dâng lên Ngài trọn vẹn tâm can đã thanh lọc của ta. Ở đó, luôn phấn đấu/chọn lựa người làm chủ ngõ hầu giúp ta biết mà phục vụ.” GLHTCG 2729)
Cụm từ “Đánh gục mọi chia trí”, có nghĩa là tập trung tư tưởng lên đó, rồi phân tách xem tại sao những thứ đó lại có? Khi nó xuất hiện như thế, có phải vì ta đã làm việc gì sai trái, không? Hoặc, ta còn yếu kém, sao đó? Đây là tình trạng không lành mạnh, dễ đưa ta vào “bẫy cạm của thử thách” bởi khi đó, đầu óc ta đang tập trung vào những chuyện khiến ta phân tâm/chia trí thay vì hướng đầu óc về với Chúa, thôi. Câu trả lời đơn giản là cố tạo cho ta khoảnh khắc ngắn trong hành xử, để rồi nó sẽ đưa ta trở về với trọng tâm chủ đề, mình nguyện cầu.
Như sách Giáo Lý Hội thánh từng khuyên dạy, phân tâm/chia trí có đó là để xem tâm can ta đang có hướng chiều về chuyện gì. Đề cao cảnh giác, ngõ hầu tỏ cho ta thấy rằng mình thường hay dính bén đến những sự/việc trần thế, thay vì tập trung vào Chúa. Chuyện ra như thế, đơn giản để đem ta về với hành xử có chút buồn sầu, để rồi ta sẽ quyết tâm tập trung thương yêu Chúa. Quyết dâng lên Ngài trọn tâm can, để con tim chân chính đã thanh lọc của ta sẽ không còn dính bén vào những sự việc như thế.
Một cách nữa để giúp ta tránh được chuyện phân tâm/chia trí là hãy ngừng một chút trước khi bắt đầu nguyện cầu. Làm như thế, để mình khiêm nhượng cầu Chúa giúp mình tập trung chuyện trò với Ngài, bằng cả con tim, trí óc giúp mình trọn vẹn chỉ hướng về Ngài, mà thôi.
Nếu nguyện cầu bằng tâm tưởng, hoặc nói chuyện với Chúa bằng ngôn từ riêng tư, có lẽ cũng nên dùng kinh/sách nào đó hầu tập trung trí óc vào một chủ đề nguyện cầu. Thánh nữ Têrêxa thành Avila từng nói: Bà làm việc nàysuốt 18 năm trường khi thấy linh đạo của mình khô khan, khó tập trung.
Thánh nữ có lần viết: “Vào những năm như thế, ngoại trừ khi rước lễ, chẳng khi nào tôi dám nguyện cầu mà lại không cần đến kinh/sách. Tôi vẫn sợ, là mình sẽ dấn sâu vào chuyện nguyện cầu mà không có cách gì giúp mình chống chọi cả một lô kẻ thù. Kinh/sách, là bạn đồng hành như khiên/mộc giúp tôi tránh những cú đập/đánh của các tư tưởng đang nổ bùng. Làm như thế, tôi thấy mình được ủi an. Thư giãn.” (x. Sự Sống, 4)
Điều hệ trọng, là: hãy bền đỗ trong động thái nguyện cầu. Nguyện và cầu, cả khi mình bị chia trí. Thánh AnPhongsô Đệ Ligôri có viết trong cuốn “Khảo Luận Nguyện Cầu”, rằng: “Nếu bạn thấy mình bị phân tâm/chia trí khi nguyện cầu, thì hãy biết cho rằng lời nguyện cầu của bạn cũng đã làm cho ác thần/sự dữ phải phiền lòng, không ít”.
Thành thử, để trả lời cho những ai quả quyết rằng mình chẳng bao giờ biết lần chuỗi Mân Côi vì không thể cầm lòng cầm trí được lâu giờ, vẫn luôn luôn chia trí, Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 có nói: “Chuỗi Mân Côi tệ nhất là chuỗi tràng mà chẳng ai buồn cầu nguyện bằng chuỗi kinh như thế.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly ngày 19/9/2010, tr. 16)
Nói theo kiểu bài bản, rất đạo mạo như “nhà Đạo”, thì như thế. Nói trong tư thế, của “người thường ở huyện”, có lẽ cũng nên chọn cung cách nào đó dễ thích hợp. Thích và hợp, với lòng người vẫn là chuyện quan trọng. Lòng người, là lòng của người dân đen lèn quèn, không kiểu cách. Như bần đạo, rất bần và không mấy đạo đức. Tức, bầy tôi rất lôi thôi, đang ngồi viết. Ở đây. Lúc này.
Hỏi rằng: nên chọn kiểu cách nào dễ thích nghi/thích hợp với lòng mình hơn cả, có lẽ bần đạo sẽ chọn kiểu và cách của “phó thường dân Đông bộ”, rất Đông phương. Chọn thế, có nghĩa: khi nguyện và cầu, ta cũng nên nguyện chứ đừng cầu. Tức, đừng quá chú trọng đến các chữ “cầu” như: trong “cầu xin”, “cầu cạnh”, “cầu khẩn”, hoặc “cầu cứu”. Cũng đừng “cầu kinh” ê a suốt ngày/nhiều buổi, để đạt cho bằng được điều gì khiến mình toại ý sở nguyện, giống như lời chúc của các cụ nhà ta vào dịp Tết Nguyên Đán. Sinh nhật. Bổn mạng.
Đừng “cầu”, mà chỉ “nguyện”, tức: chỉ mong đạt “ý sở cầu”. Mong thuận ý Chúa. Để rồi ý của Ngài thành hiện thực. Mong, là mong sao dân con Đạo Chúa luôn hiệp thông/hiệp ý và hiệp lòng mà yêu nhau, như người một nhà. Như thế, đã mãn nguyện. Như thế, đã mãn một ý nguyện từ Chúa và từ các người con rất lành và rất thánh, của Chúa.
Về nguyện cầu, mỗi người theo mỗi cách. Có cách của người già/người trẻ, lớn/bé, gái/trai. Có kiểu Đông/Tây, rất khác biệt. Có người tìm đến Thánh Thể ở Nhà Tạm, để nguyện cầu. Có người tìm chốn tịch liêu/im ắng, lặng thinh. Có vị, tìm vào lời ca hài hoà cùng thần thánh trên trời/dưới đất. Kiểu này hay cách nọ, đều diễn tả một điều, là: thể hiện tình thương yêu Chúa dặn dò, hôm Tạ Từ. Kiểu nào cũng hay. Cách nào cũng tốt. Miễn thực hiện điều Chúa muốn. Chúa dặn, đều rất đặng.
Nói cho cùng, nguyện cầu là sống và làm như thánh nhân hàng đầu Hội thánh, đà chứng xác:
“Tôi hằng nhớ đến anh em mỗi khi cầu nguyện,
xin được thuận buồm xuôi gió
-nếu là thánh ý Chúa- mà đến với anh em
những mong cùng ước được giáp mặt anh em
ngõ hầu cùng anh em chia sẻ ơn thần
làm anh em thêm phấn chấn vững vàng,
nghĩa là để ta chia sẻ niềm ủi an
do cùng một lòng tin,
nơi anh em cũng như nơi tôi.”
(Rô 1: 10-12)
Xem như thế, thì cùng nhau ta sẻ san “ơn thần thánh”, cho phấn chấn. Sẻ và san niềm ủi an, do cùng lòng tin ta vẫn có, với nhau. Đó, mới đích thực là động thái hiệp thông trong tương quan ta có với nhau. Với Chúa.
Nguyện cầu như thế, là để Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, mãi mãi hiển hiện với ta. Và với người. Ở đời này vào những ngày rất thánh thiêng. Linh đạo.
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn cứ cầu và cứ nguyện.
Để, người anh người chị trong Hội thánh
mãi luôn được như thế.
“Nhưng không chết người trai khói lửa”,
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng.
Má tôi ngồi bên mộ con, đầy bóng tối.
(dẫn từ thơ Hữu Loan)
Lc 20: 27-38
Nhà thơ trong đời, lâu nay vẫn cứ than và khóc người gái nhỏ hậu phương, rày đã chết. Bè Sađốc khi xưa chẳng khóc chẳng than, vẫn râm ran gạn hỏi Chúa đôi câu để bắt bẻ, về sự sống sau khi chết. Sự sống sau khi chết, là đề tài nóng bỏng được thánh Luca kể ở trình thuật, hôm nay.
Trình thuật thánh sử kể, là kể về tâm tưởng của những người không tin vào sự sống, sau khi chết. Về, cảm nhận niềm tin yêu rất khác nhau. Khác, cả về cung cách diễn tả ý tưởng và niềm tin của mình, con dân nhà Đạo vốn chịu ảnh hưởng sách Khải Huyền, vẫn diễn tả đó là chốn ấm êm thiên đường, nơi người người gập mình quỳ lạy và đàn ca chúc tụng Chúa suốt đời người.
Thế nhưng, những hình ảnh ấy nay không còn thích hợp. Cũng chẳng giúp ích được người thời đại. Vì thế, có lẽ ta cũng nên hợp cùng tác giả sách chiêm niệm có tựa đề: “Mây mù phủ khuất nhận thức”, qua đó, tác giả bảo: ta chỉ biết Chúa khi nhận ra rằng mình chẳng hiểu gì về Ngài; hoặc cung cách Ngài bầy tỏ sự thật trong cuộc sống. Cũng vậy, ta chẳng thể nào hiểu được chính đời mình, mỗi khi giáp mặt cuộc sống có Chúa.
Trình thuật trước đó cho thấy Đức Giêsu hết bị đám Kinh sư/Biệt Phái dồn vào tư thế khó xử khi họ hỏi Ngài về việc đóng thuế cho César. Nay lại đến bè Sađốc quấy nhiễu. Sađốc là nhóm bè bị đám Biệt phái rất coi rẻ, vẫn cứ lân la với giới cầm quyền La Mã. Bọn họ là đám người chuyên ăn trên ngồi chốc rất quan liêu. Chuyên dò xét cộng đồng Do thái. Họ chỉ muốn ở vị trí cao sang Thượng Tế như Anna, Caipha.
Về lề luật, nhóm bè Sađốc vẫn tự cho mình là người hào phóng. Tuy niềm tin đi Đạo của họ, lại có phần cổ lỗ. Bảo thủ. Về Kinh Sách, nhóm bè này chủ trương chỉ chấp nhận mỗi Ngũ Thư, tức 5 cuốn sách đầu của kinh thánh gồm: Khởi nguyên, Xuất Hành, Lê vi, Dân số và Đệ Nhị luật. Ngoài các sách này ra, họ không chấp nhận mọi sách nào khác. Không những thế, họ còn đặt vấn đề khách quan của cách sách ấy. Vì thế, họ chẳng tin vào chuyện xác thân người phàm sẽ sống lại, sau khi chết. Chẳng tin thần thánh, lẫn thần linh thiên giới.
Đoạn sách được nhóm trích dẫn làm vấn nạn hỏi han Chúa, là sách Đệ Nhị Luật phối hợp với sách Ruth là sách mà họ chối bỏ tính sâu sắc và trung thực. Tất cả, được dùng làm ví dụ để xác chứng là họ vẫn câu nệ vào luật lệ. Chuyện 7 anh em lấy chung một vợ, được họ sử dụng để bẫy gài Chúa xem Ngài nói người vợ kia thuộc về ai, khi sống lại. Riêng họ, có một hay 7 chồng cũng chẳng thành vấn đề. Bởi, họ đâu có tin vào tương lai mai ngày, rày đã chết.
Thế nhưng, nếu Đức Giêsu tin vào sự sống ở đời sau, thì làm sao Ngài có thể trả lời câu hỏi ấy. Nếu bảo người kia là vợ của 7 ông chồng, thì há nào Chúa chấp nhận tệ đa phu/đa thê? Cuối cùng, chắc Ngài cũng phải kết luận rằng: chẳng có gì gọi sống lại, trong mai ngày, hết.
Với Chúa, việc ai là chồng của chị nọ, đâu là vấn đề. Bởi, cuộc sống mai ngày là trạng thái không giống trước. Tất cả, đều sống kết hiệp với Chúa. Với nhau. Khi còn ở đời này, người người vẫn được dạy: sống ở Nước Trời đời này, là sống có tương quan hoàn toàn mới. Với mọi người. Ở đó, người người sống có tình có nghĩa như trong gia đình mới. Ở đó, không có chuyện hỏi han: anh từ đâu tới? Chị thuộc sắc tộc nào? Tất cả là anh/là chị cùng chung một gia đình, của Chúa. Rất hoà hợp.
Ở đoạn khác, khi có người bảo: Mẹ và anh/em Ngài đang tìm Ngài, Chúa bèn hướng về các vị đang ngồi nghe, và Ngài bảo: “Nhìn này! Đây là mẹ Tôi. Này là anh em Tôi!” (Mc 3: 33-35). Đời sau cũng thế. Gia đình mình cũng đâu khác. Tương quan giữa người với người, sẽ không theo máu huyết. Sắc tộc. Hoặc, giai cấp. Tất cả, không còn thích hợp với Nước Trời, dù đời này hay đời sau. Nên, câu mà nhóm Sađốc định bẫy gài Chúa, chẳng có nghĩa gì ngoài một luận giải. Rất ngụy biện.
Lời Chúa nói: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ ai được xét đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, sẽ không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Họ không thể chết, vì ngang hàng với thiên thần. Họ là con cái Chúa, và là con cái sự sống lại.” (Lc 20: 34-36)
Viết như thế, thánh Luca muốn hướng người đọc về với những gì xảy ra trong Hội thánh tiên khởi. Các thánh tuy có gia đình, vẫn tình nguyện sống đời đơn chiếc để giải thoát chính mình, hầu lo cho Nước Trời. Sự việc ấy, là tương quan rất thánh với Nước Trời, thời vĩnh cửu.
Đối đáp lại bè Sađốc, Chúa sử dụng chính sách “gậy ông đập lưng ông”. Bè Sađốc dùng luật Môsê để bẫy Chúa, thì Ngài dùng Cựu Ước để nói: chính Môsê cho thấy những người đã chết nay quay về với cuộc sống. Đó là đoạn Xuất hành cho thấy Môsê đang đối diện bụi gai cháy bừng, có Lời Chúa.
Ở đoạn này, Môsê hỏi Danh Tánh Chúa, bèn được bảo: “Ngươi nói với con cái Israel thế này: Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Chúa của Abraham, Isaac, Giacóp, sai tôi đến với anh em. Đó là Danh Ta cho đến muôn thuở. Là Danh Hiệu, các ngươi dùng mà kêu cầu Ta từ đời này đến đời kia." (Xh 3: 13-15)
Nếu Chúa quả quyết rằng: Ngài không là Thiên Chúa của kẻ sống, thì sao Ngài nói được Ngài chính là Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp một khi các vị không còn sống nữa? Và, nhóm bè Sađốc đành im lặng, chịu thua. Không còn lên mặt trích dẫn lề luật để cật vấn Chúa, nữa.
Bài đọc 1 trích sách Macabê kể về Antiôkhô IV vị vua độc tài, tàn bạo chỉ muốn dân mình theo văn hoá Hy Lạp, thôi. Để được thế, ông cấm cản mọi tập tục Do Thái, và vấy bẩn Đền thờ của họ. Kết quả là, ông gặp nhiều chống đối, từ mọi phía. Kể về ông, nay kinh thánh nói về tinh thần bất khuất của bà goá có 7 người con bị hãm hại, kiên quyết không chối bỏ niềm tin. Không ăn thịt uế tạp, cốt để chiều lòng vua.
Mục đích của truyện kể, là để nói: có những giá trị trong đời sống, còn quý hơn cả sự sống ở cõi đất. Và, đấng bậc lành thánh quyết nhận cái chết để bảo vệ giá trị ấy. Sự hy sinh của các thánh tử đạo tuy được coi là cái giá các ngài phải trả, nhưng các ngài lại nhận được phần thưởng quý giá khác, tức: gia nhập sự sống mới. Không sợ chết. Bởi thế nên, người con thứ tư nói: “Tôi thà chết vì tay người đời khi dựa vào Lời Chúa đã hứa để hy vọng được Ngài cho sống lại. Còn ông, ông sẽ không đuợc sống lại, để hưởng sự sống.” (Mcb 7: 14)
Sự sống người Công giáo, cũng đặt nền tảng trên niềm hy vọng một ngày kia được kết hiệp với Chúa. Đấng, là điểm xuất phát hết mọi sự, để rồi tất cả cũng sẽ quay về với Ngài. Đó, là ý nghĩa của thư thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Rôma, khi thánh nhân quả quyết: “Chúng ta biết: cho đến giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng rên siết trong lòng, cũng lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng trông đợi Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.” (Rm 8: 22)
Niềm hy vọng mà thánh Phaolô nói, vẫn dựa trên niềm tin sắt đá. Vào sự tin tưởng nơi tình thương yêu của Thiên Chúa, vốn là nguồn gốc và đích điểm của sự sống. Đó không chỉ là hy vọng bình thường, mỗi ngày. Nhưng là hy vọng dẫn đến niềm tin vững chắc, rằng: một ngày kia, ta sẽ kinh nghiệm sống đời hiện tại, chưa kịp bắt.
Bài đọc hôm nay dẫn người nghe đi dần vào kết cục của năm Phụng vụ, khiến ta suy về đích điểm của mọi vật. Đích điểm chấm dứt sự sống của mỗi cá thể, như Kinh Tiền Tụng lễ An táng từng nhắc nhở: “Lạy Chúa, chúng con biết là sự sống của mọi người sẽ đổi thay, chứ không chấm dứt. Và khi thân xác chúng con ở đời này nằm xuống, chúng con sẽ đạt được chỗ đứng vững vàng, trên thiên quốc.”
Với lời cầu này, người còn sống biết mình phải làm gì khi đang sống những ngày còn lại, ở cõi đời. Sống, là hy vọng vào sự sống lại, đang trườn tới.
Hiểu như thế, ta hãy cất lên lời ca chúc tụng Đức Chúa của Sự sống và Sống lại, mà hát rằng:
“Allêluia! Lời Chúa dẫn soi con đường đi.
Allêluia! Lời Chúa khác chi như giòng suối.
Allêluia! Lời Chúa bánh thiêng ban nguồn sống.
Ohúc cho người vui nghe yêu mến gẫm suy Lời luôn.”
(Thành Tâm – Tung Hô Lời Chúa)
Vâng. Cứ thế mà tung hô. Chúc tụng. Cứ thế để cho Lời Chúa sáng soi muôn người, rồi ra ta sẽ hiểu được sự sống trong hiện tại. Và, cả sự sống lại trong tương lai. Mai ngày.
Lm Phan Đỗ thục Linh
Mai Tá diễn dịch
Cuộc sống mai hậu
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
19:35 05/11/2010
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Chết là một qui luật phổ biến: mọi người đều phải chết. Người Việt nam chúng ta tin rằng, trong tình trạng bình thường, cuộc đời của mỗi người phải trải qua 4 giai đọan: sinh, lão, bệnh, tử. Chết là giai đọan kết thúc cuộc đời. Nhưng chết rồi sẽ ra sao ? Đi về đâu ? Hay là đi vào hư vô ? Người Việt chúng ta tin rằng chết là trở về cội nguồn vì “Sinh ký tử qui” (Hòai Nam Tử): Sống là gửi, là nhờ, chết mới là về !
Trong thời Đức Giêsu, người ta cũng tin như thế, nhất là với nhóm biệt phái. Nhưng nhóm Sađucêu là những tư tế thiên về chính trị và vật chất thì không tin như thế. Họ không tin có sự sống lại và sự sống đời sau. Do đó họ đã cố bịa ra một câu chuyện kỳ cục để gài Đức Giêsu vào thế bí và để cho mọi người thấy rằng sống lại là một chuyện lố bịch. Nhưng dựa vào Kinh Thánh, Đức Giêsu đã chứng minh cho họ là có sự sống lại và có đời sau; đồng thời cũng cho họ biết là đời sống mai hậu khác với đời sống ở trần gian này, không còn cưới vợ gả chồng nữa, người lành sống lại giống như các thiên thần luôn lo việc phụng thờ và ca ngợi Thiên Chúa trong hạnh phúc vinh quang.
Chúng ta vẫn tuyên xưng niềm tin ấy khi đọc kinh Tin kính: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Lời thánh Phaolô nhắn gửi cho tín hữu Côrintô càng làm cho chúng ta xác tín: ”Nếu chết là hết, thì quả thật chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong thiên ha”(x. 1Cr 15,19). Cuộc sống của chúng ta ở trần gian này là cuộc hành trình đi về nguồn cội là quê trời, nơi mà Đức Giêsu đã nói: ”Để con ở đâu thì chúng cũng ở nơi đó với Con”. Cuộc sống mai hậu của chúng ta sẽ như thế nào thì tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta ở trần gian này vì “gieo giống nào thì gặt giống nấy”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: 2Mcb 7,1-2.9-14
Khi cuộc bách hại khốc liệt xẩy ra vào thế kỷ II thời vua Antiochus, dân Do thái đã có những vị tử đạo. Câu chuyện kể về một bà mẹ với 7 người con thà chịu chết chứ không chịu bỏ đạo Chúa đã chứng tỏ niềm tin ngày càng gia tăng rằng sau khi chết, mỗi người vẫn còn tiếp tục sống. Lần đầu tiên các vị tử đạo của Cựu ước đã khẳng định xác kẻ lành sẽ được phục sinh. Sở dĩ những thanh niên này can đảm chối từ sự sống trần thế, là vì họ tin chắc rằng Thiên Chúa đủ quyền năng để phục sinh họ vĩnh viễn.
Giá trị câu chuyện ở chỗ cho thấy sự phục sinh không là một ý tưởng. Đó là niềm hy vọng cho những ai chịu mất mạng. Hồng ân đáp lại sự dâng hiến. Ai không bao giờ cho sẽ không mong lãnh nhận được điều gì. Tư tưởng này liên kết với Tin mừng hôm nay.
+ Bài đọc 2: 2Tx 2,16-3,5
Tiếp theo đoạn thư của Chúa nhật tuần trước, thánh Phaolô khuyên tín hữu Thessalonica hãy kiên tâm bền chí. Khó khăn không thiếu, nhưng phương tiện để vượt qua cũng nhiều, đó là lòng trung tín chân thật dựa trên Lời Chúa và những hướng dẫn của ngài.
Sau đó, ngài xin họ cầu nguyện cho việc truyền giáo của ngài được thành công, dù gặp nhiều chông gai. Ngài phục vụ Lời Chúa và mong Lời Chúa được hoàn thành cũng như được “tôn vinh” nơi lời đáp xin vâng của những người được Lời Chúa kêu gọi.
+ Bài Tin mừng: Lc 20,27-38
Nhóm Sađucêu thiên về chính trị có quan điểm khác với nhóm biệt phái và luật sĩ. Họ không tin có cuộc sống đời sau. Họ không công nhận điều gì ngoài những điều Thiên Chúa đã mạc khải cho Maisen. Họ bác bỏ sự sống lại và cho rằng đó chỉ là truyền thống hoàn toàn của con người. Họ tưởng rằng cuộc sống mai hậu nếu có thì cũng chỉ như cuộc sống ở đời này, cũng cưới vợ gả chồng, sinh con cái và hưởng thụ tất cả lạc thú như ở đời này. Nên họ đưa ra cho Đức Giêsu một vấn nạn khó giải quyết.
Để trả lời cho họ, Đức Giêsu vừa xác nhận có sự sống đời sau, vừa cho họ biết ý nghĩa về cuộc sống ấy:
- Trong cuộc sống mai hậu, người ta sẽ bất tử, không còn vấn đề truyền sinh, nên không còn cưới vợ gả chồng nữa.
- Trong ngày sống lại, người ta sẽ giống như các thiên thần để hưởng hạnh phúc bên Chúa.
Đức Giêsu cho chúng ta hiểu rằng ngôn ngữ loài người không đủ sức diễn tả tình trạng cụ thể của người được phục sinh. Câu hỏi của nhóm Sađcêu vì thế không đáng phải ghi nhớ.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Cuộc sống mai hậu của chúng ta
I. MỘT VẤN NẠN ĐƯỢC ĐẶT RA
1. Thân thế nhóm Sađucêu
Trong thời Đức Giêsu, có ba nhóm rất có thế lực và chi phối đời sống tôn giáo cũng như xã hội Do thái. Ba nhóm ây là luật sĩ, biệt phái và Sađucêu. Nhóm luật sĩ và biệt phái là những người đạo đức chuyên lo việc học hỏi Thánh Kinh và giữ luật một cách tỉ mỉ. Họ chuyên lo việc đạo chứ không quan tâm đến chính trị. Tuy thế, họ là những người giả hình và hay chống đối Đức Giêsu. Nhiều lần Ngài đã phải thẳng thắn vạch trần bộ mặt giả dối của họ.
Còn nhóm thứ ba là Sađucêu. Đây là một nhóm tư tế cao cấp trong Do thái giáo. Họ có quyền cả về sinh hoạt tôn giáo và chính trị Do thái từ trước thời Đức Kitô. Họ chỉ chấp nhận Ngũ Kinh, coi Maisen là vị tiên tri vĩ đại và hoài nghi các tiên tri khác. Họ không tin linh hồn bất tử và sự sống lại (họ trái ngược và kình địch với nhóm biệt phái) vì hai lý do: một là họ bảo giáo lý về sự sống đời sau không có trong Thánh Kinh (đối với họ chỉ có luật Maisen thôi), hai là họ nghĩ rằng: quyền năng của Thiên Chúa không vượt qua con người.
2. Một cái bẫy được giương ra
Với trí khôn minh mẫn và trào phúng, họ cố làm cho câu chuyện sống lại trở nên lố bịch và buồn cười, họ đã nại đến thế giá ông Maisen mà Đức Giêsu không thể không nhìn nhận (Đnl 23,5) để bịa ra câu chuyện về sự sống lại.
Theo luật Maisen, luật mà Thánh Kinh gọi là luật Levirat (Dt 25, 5-10), khi có người anh em trong gia đình chết mà không có con, người anh em còn sống phải lấy chị dâu hay em dâu góa để gây dòng họ cho anh em mình. Đứa con đầu tiên sinh ra do sự phối ngẫu này được xem như là con đẻ của người anh xấu số, được phép nhân danh người quá cố để tiếp tục sống trong cộng đoàn Israel. Theo phái Sađucêu, việc áp dụng luật như vậy, nhất thiết chứng minh rằng không có sự sống lại. Họ hỏi Đức Giêsu: Nếu một người đàn bà theo luật Levirat lấy liên tiếp 7 anh em mà không có con thì khi sống lại bà là vợ ai ?
Thực ra, trong thực tế không có trường hợp nào xẩy ra như vậy; nhưng ở đây chỗ quá đáng của 7 anh em có mục đích cho ta thấy việc sống lại là một việc không thể tin được.
Cái sai lầm của những người Sađucêu đặt ra câu chuyện này là ở chỗ quan niệm có tính cách vật chất về sự sống lại. Họ nghĩ đời sống trần gian này thế nào, thì khi sống lại ở đời sau cũng vậy: Đời này dựng vợ gả chồng thì đời sau cũng chồng nào vợ nấy.
II. MỘT GIẢI ĐÁP ĐƯỢC THỰC HIỆN
Đức Giêsu đã trả lời bằng cách bác bỏ quan niệm sai lầm về sự sống lại mà phái Sađucêu chế giễu. Ngài chứng minh rằng: ”Con cái đời này cưới vợ gả chồng”, sự sống tại trần thế có cưới vợ gả chồng vì lẽ đời sống con người có sinh có tử, và vì có tử nên con người cần phải dựng vợ gả chồng để truyền sinh và nối dõi.
Trong đời sống mai hậu họ không còn cưới vợ gả chồng vì hai lý do: một là vì họ sẽ không thể chết được nữa, và họ được ngang hàng với các thiên thần; hai là vì họ trở nên con cái Thiên Chúa, và là con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và sự sống mới từ nơi Thiên Chúa.
* “Quả thật, họ không thể chết nữa”, vì được ngang hàng với các thiên thần: khi sống đời đời, người ta sẽ không còn lo lắng việc đời nữa, ngoài việc phụng sự và ngợi khen Thiên Chúa, giống như nhiệm vụ của các thiên thần.
* “Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại”: Kiểu nói của người Sêmít này có nghĩa là một khi được Thiên Chúa nhận là con cái thì họ cũng được thừa hưởng thế giới mới và sự sống mới nhờ việc sống lại (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).
Còn nói về việc kẻ chết sống lại thì Đức Giêsu dựa vào Thánh Kinh để chứng minh có sự sống lại. Ngài nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành mà nhóm Sađucêu công nhận để chứng minh chân lý ấy: khi hiện ra với Maisen trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác và Thiên Chúa của Giacóp (x. Xh 3,6). Mà Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các tổ phụ Abraham, Isaác và Giacóp dù đã qua đời, nhưng câu nói của Thiên Chúa với Maisen có hàm ý là các vị ấy hiện vẫn còn sống. Vì Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống đang điều khiển lịch sử loài người. Ngài không thể là Thiên Chúa của những kẻ chết, mà phải là của những kẻ sống. Con người gồm cả hồn lẫn xác, nên không những linh hồn con người thiêng liêng không bao giờ chết được, mà cả thân xác con người, dù có hóa thành bụi đất, thì nhờ quyền năng của Thiên Chúa Hằng Sống, cũng sẽ được sống lại trong ngày tận thế (x. Ga 11,23-26).
III. CUỘC SỐNG ĐỜI NAY VÀ MAI HẬU
1. Chết là một qui luật phổ biến
Có biết bao vĩ nhân thế giới, biết bao anh hùng cái thế đã qua đi mà chỉ còn trong sử sách. Ngay Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của Trung hoa xưa đã truyền lệnh cho các thầy thuốc tìm ra thuốc trường sinh cho nhà vua mà đành chịu bó tay. Ông đã chết như mọi người. Kinh nghiệm này đã được Văn Thiên Trường nói lên như một khẳng định:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”: từ xưa đến nay ai mà không chết ? Đúng vậy. Đời người ngắn ngủi lắm. Thi sĩ Cao Bá Quát cũng nói lên kinh nghiệm đó trong mấy vần thơ:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
Thi sĩ nghĩ rằng đời người vắn vỏi lắm, dài nhất là 3 vạn 6 ngàn ngày, nghĩa là 100 năm, sau đó thì ai cũng chết, mà chết là hết tất cả, cho nên còn sống bao lâu thì hãy lo ăn chơi, hưởng thụ, uống rượu “tiêu khiển một vài chung lếu láo”.
2. Nhưng chết là gì ?
Có nhiều cách định nghĩa về cái chết nhưng không định nghĩa nào thấy thỏa đáng. Chúng ta chỉ biết rằng con người kết thúc cuộc đời này khi linh hồn lìa khỏi xác. Chỉ khi nào linh hồn lìa khỏi xác thì mới là chết thật.
Chết là một sự chuyển đổi chứ không phải là một mất mát, đi vào ngõ cụt hay đi vào hư vô.
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu trước khi sinh thì đã nói với chị em đang đứng chung quanh: ”Em không chết đâu, em đi vào cõi sống”.
Ngay cả những người ngoại giáo từ ngày xưa đã tin như thế, nên Hòai Nam Tử đã nói: ”Sinh ký tử qui”: sống là sống gửi, còn chết mới là về. Về đâu ? Đi về cội nguồn, đi về một kiếp khác chứ không phải đi vào hư vô.
Cũng trong niềm tin đó, thi sĩ Nguyễn Du trong “Đoạn trường tân thanh” đã khẳng định: ”Thác là thể phách còn là tinh anh”.
Lời than thở của thánh Augustinô đã nói lên nỗi khát khao của con người được an nghỉ trong Chúa sau khi lìa cõi đời này: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong Chúa”.
Truyện: Đại tá David Marcus
Đại tá David Marcus bị chết trong trận chiến ở Israel tháng 6 năm 1948. Trong bóp của ông, người ta thấy một tấm thẻ ghi lại những lời thi vị hóa cái chết như sau:
“Tôi đang đứng trên bờ biển. Bên cạnh tôi một con tầu đang trương buồm trắng phất phơ trong gió sớm hướng về đại dương. Con tầu trông thật đẹp và mạnh mẽ. Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một dải mây trắng nơi trời và nước hòa lẫn với nhau. Lúc đó có người đứng cạnh tôi thốt lên: ”Kìa, con tầu biến mất rồi” ! – Biến đi đâu ? – Biến khỏi tầm mắt tôi, thế thôi ! Nó vẫn là cột buồm, là vỏ tầu rộng lớn như lúc nó rời cạnh tôi và cũng vẫn đủ khả năng mang hàng hóa tươi sống đến nơi đã định. Kích thước con tầu chỉ giảm đi trong ánh nhìn của tôi chứ không phải nơi chính nó. Và ngay lúc đó tiếng người cạnh tôi vang lên: ”Kìa ! Nó biến mất rồi”! thì lại có nhiều tiếng khác ở chân trời đàng kia vang lên đầy hoan hỉ: ”Kìa ! Nó đến rồi”! Và đó chính là lúc chết (M. Link).
3. Kiếp sống mai hậu
Nhiều người tự nghĩ: nếu cuộc sống chỉ có đời này, và chết là hết, thì liệu những việc tôi đang làm đây có ý nghĩa gì không ? Và nói như thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Corintô: “Nếu chết là hết, thì quả thực chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ” (x. Cr 15,19). Quả thật, nếu không có niềm tin vào sự sống lại, không có niềm tin vào sự phán xét công minh và yêu thương của Thiên Chúa sau khi chết, có lẽ không ai trong chúng ta ngu dại gì mà sống ngay thẳng, thành thật; và cũng chẳng có ai dù đủ kiên trì để chịu đựng những thử thách, bất công, hoặc cũng chẳng ai dại gì mà đi chia sẻ, giúp đỡ người khác nếu điều đó không có lợi cho mình.
Tiền nhân chúng ta tin tưởng: ”Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”: Có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt. Điều này rất hợp với tự nhiên, bởi vì kinh nghiệm đã cho thấy nhiều người ngay lành gặp phải rủi ro trong khi những người tội lỗi gặp nhiều may mắn, nếu không có thưởng phạt đời sau, thì sao cho hợp lẽ công bằng ?
Mấy năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ đã rất chú ý đến hiện tượng mà họ gọi là “kinh nghiệm cận tử”(near death experience): nhiều người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã ngất đi trong một thời gian khá dài. Về mặt thể lý, coi như họ đã chết. Nhưng sau đó họ sống lại. Các bác sĩ đã phỏng vấn 1370 người ấy. Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau:
- Cuộc sống ở “cõi bên kia” hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.
- Sau khi “chết đi sống lại”, không ai còn sợ chết nữa, không ai muốn kiếm tiền bạc danh vọng lạc thú gì nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người (Tóm bài của Willie Hoffsuemmer).
Chúng ta chưa ai có kinh nghiệm về cuộc sống mai hậu nên không thể hiểu được và cũng không diễn tả được, nhưng chúng ta hãy tin vào Lời Chúa. Đức Giêsu cho chúng ta biết trật tự, cách tổ chức, sinh hoạt, cách thế hiện hữu trong cuộc sống mai hậu không giống như cuộc sống đời này. Không thể lấy kinh nghiệm hiện hữu của cuộc sống này để áp dụng vào việc suy đoán cách hiện hữu của cuộc sống mai hậu. Đối với cuộc sống mai hậu, con người không hề có một kinh nghiệm nào và cũng không có một từ ngữ nào tương xứng để diễn tả. Thánh Phaolô có nói về sự siêu nghiệm ấy như sau: ”Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được”(1Cr 2,9).
Đức Giêsu đã khẳng định: Đời sống của các kẻ sống lại được hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống, là đời sống hoàn toàn mới lạ so với đời sống trần gian này. Đời sống đó không có kiểu mẫu nào ở đời này cả. Đó là một cuộc sống không thể nào tưởng tượng ra nổi, một cuộc sống hoàn toàn được biến đổi, một cuộc sống của những người “con Thiên Chúa”, những “người được hưởng ơn phục sinh”: ”Họ giống như các thiên thần”.
Truyện: Bác sĩ Paul Nagai
Chết không phải là hết. Paul Nagai, từ sau quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, đã trở thành con người bất hủ, vì sự tận tụy và tấm lòng hy sinh vô bờ bến của ông đối với các nạn nhân.
Chính ông đã để lại mấy dòng tâm sự làm cho ta biết tại sao ông từ vô thần đã trở thành con người có tin tưởng.
“Trong kỳ nghỉ xuân – lời ông - lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường mẹ tôi, người chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng nhìn tôi, mà thở ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương tôi đến cùng, cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ rệt: dầu sao khi người khuất núi, người vẫn còn luôn luôn ở bên Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn trong con mắt đó, tôi con người đã không tin có linh hồn và tự nhiên tôi cảm thấy: linh hồn mẹ tôi có; linh hồn mẹ tôi lìa khỏi xác nhưng còn tồn tại mãi mãi”.
Sau đó ông thêm rằng: ”Con người tôi đã đổi hẳn, dầu tôi làm hết sức cũng không thể làm cho tôi tin phục rằng cái đã gọi là mẹ tôi đã bị hoàn toàn tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên mở ra nhìn thấy cái thế giới siêu hình” (Văn Quy, Đi về đâu, tr 7-8).
4. Tin vào sự sống lại
Chúng ta rất phấn khởi và đầy tin tưởng khi đọc lời tung hô Alleluia: ”Vạn tuế Đức Kitô, Đấng đầu tiên từ cõi chết sống lại. Người vinh hiển quyền năng. Vạn vạn tuế”. Người là đầu thân thể đã sống lại để cho chi thể được sống lại với Người.
Mỗi khi chúng ta đọc kinh Tin kính, chúng ta vẫn tuyên xưng: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Chúng ta tuyên xưng như thế và chúng ta tin điều đó dễ dàng. Chứ thực ra vấn đề này không dễ dàng cả vào thời Đức Giêsu lẫn ở thời nay.
Người Kitô hữu tin rằng không chỉ có linh hồn tham dự vào cuộc sống mai hậu, mà cả thân xác cũng sẽ sống lại sau khi hư nát một thời gian, để tham dự vào sự sống thần linh và vĩnh cửu đời sau. Thân xác ấy sẽ được biến đổi để phù hợp với cách hiện hữu mới ấy. Niềm tin vào sự sống lại được xây dựng trên nền tảng sự sống lại của Đức Kitô, mà các tông đồ là những người đã thấy tận mắt, đã sẵn sàng chịu đau khổ và chết để làm chứng. “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”(Cv 2,32; 10,41).Đây là một trong những niềm tin căn bản nhất của người Kitô hữu, đến nỗi có thể nói ai không tin vào sự sống lại thì không phải là Kitô hữu.
Tin vào sự sống lại không phải là niềm tin vu vơ, phản khoa học, nhưng ngược lại chính các nhà khoa học thượng thặng lại tin nhận điều đó. Ông Eymieu đã công bố bản thống kê 432 nhà bác học thế kỷ 19 thì có 367 vị tin có Thiên Chúa và sự sống lại. Bác sĩ Dennaert người Đức cho biết trong số 300 nhà bác học lỗi lạc nhất ở 4 thế kỷ vừa qua có 242 vị tin, 38 vị không rõ lập trường, 20 vị không tin và dửng dưng (Văn Quy, Đi về đâu, tr 39).
Truyện: Con bọ nước
Một nhà sản xuất và giám đốc của một hãng phim lớn, ông Cecil B. DeMille vừa có nhiều năng khiếu về nghệ thuật, lại có đời sống nội tâm sâu xa nữa. Ông nhận xét sự chia sẻ của mình với bạn bè như sau:
“Trong khi đi thuyền canô trên hồ Maine, ông chú ý thấy một bầy con bọ nước cánh cứng ngay dưới mặt nước. Một con trong bầy ngoi lên trên mặt nước và từ từ bò lên mạn thuyền canô. Sau cùng, nó phấn đấu leo lên được bên trên thuyền, bám vào thành gỗ và lăn ra chết. DeMille đã quên bẵng đi con bọ nước này cho đến mấy tiếng đồng hồ sau đó ông lại chú ý thấy một con bọ nước khác. Trong ánh mặt trời ấm áp, cái vỏ cứng bên ngoài của nó đã trở nên khô và dòn. Chăm chú theo dõi, ông thấy cái vỏ của nó đã vỡ đôi ra, và từ bên trong nổi ra một hình thức mới, một con chuồn chuồn, cất cánh bay lên không gian với mầu sắc tráng lệ lóng lánh trong ánh mặt trời. Chỉ trong một thoáng, con chuồn chuồn đã bay được xa hơn là con bọ nước bò đi chậm chạp trong nhiều ngày. Nó bay lượn vòng quanh, phóng lên, lao xuống, chập chờn trên mặt nước.
DeMille chú ý thấy cái bóng của nó in hình trên mặt hồ. Con bọ ở dưới nước cũng có thể nhìn thấy điều đó, nhưng bây giờ người đồng loại của chúng trước đây đã hiện hữu trong một tình trạng vượt xa sự hiểu biết của chúng. Còn con bọ nước vẫn đang sống trong thế giới nhỏ bé và giới hạn, trong khi người anh chị em bà con của nó đã có được tất cả sự tự do giữa trái đất và bầu trời.
Khi nói với bạn bè của ông điều đã nhìn thấy, DeMille đã kết luận với câu hỏi gợi ý như sau: ”Có thể nào Thượng Đế vĩ đại của vũ trụ làm điều đó cho con bọ nước, lại không làm cho con người sao”(Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa…, tr 367-368).
5. Chuẩn bị cho đời mai hậu
Chúa dựng nên con người để hưởng hạnh phúc, nhưng không phải chỉ là hạnh phúc tạm bợ đời này, mà là hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. Sống là một cuộc hành trình tiến về đời sau, về với Đấng hằng đợi chờ và yêu thương ta mãi mãi. Đừng mải mê với những hạnh phúc mau qua, những lạc thú bên đường mà quên cùng đích cuộc đời là phải gặp được Chúa. Có những kẻ sống như thể mình không bao giờ phải chết, họ ung dung hưởng thụ những lạc thú trần tục. Họ đã chết ngay khi còn đang sống. Có những kẻ sống như thể chỉ có đời này, tự điển sống của họ không có từ “đời sau”. Họ đang sống mà như đã chết.
Cuộc đời này tuy ngắn ngủi, nhưng lại rất quan trọng: nó ảnh hưởng một cách quyết định đến cách thế hiện hữu của ta trong cuộc sống mai hậu. Một người sống đầy tình người, đầy yêu thương ở đời này chắc chắn tình trạng đời sau sẽ khác hẳn với người đời này sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình. Đời này là nhân, đời sau là quả: nhân nào sinh quả nấy, cây nào sinh trái nấy, “Cây tốt thì sinh trái tốt, cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, cũng như cây xấu không thể sinh trái tốt”(Mt 7,17-18). Người làm tốt sẽ được thưởng, người làm điều xấu sẽ bị phạt như thư Rôma và sách Khải huyền viết: ”Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm”(Rm 2,6; Kh 2,23).
Nói đến nguyên tắc “gieo gì thì gặt nấy”, phương Tây có một câu ngạn ngữ rất hay:
Nếu bạn muốn hạnh phúc một ngày, hãy mua một cái áo mới.
Nếu bạn muốn hạnh phúc một tuần, hãy làm thịt một con heo.
Nếu bạn muốn hạnh phúc một năm, hãy cưới vợ lấy chồng.
Nếu bạn muốn hạnh phúc một đời, hãy làm người sống tử tế.
Nếu bạn muốn hạnh phúc muôn đời, hãy làm người có đạo tốt.
Để kết luận, chúng ta tự hỏi: Tôi sẽ chọn cho mình cách sống nào ? Sống để chiếm lấy vĩnh cửu hay là chỉ những kẻ chọn lấy đời này và đánh mất đời sau ? Đời sau vẫn cứ là huyền nhiệm lớn không thể tả. Chẳng ai biết thiên đàng, hỏa ngục như thế nào. Người ta chụp được rất nhiều hình ảnh lạ mắt, nhưng chưa từng có ai lấy được hình ảnh của thiên đàng hay hỏa ngục. Vì không thể tìm được chân dung, người tín hữu nói riêng và loài người nói chung, dễ bị cuốn hút vào những cái thấy được của cuộc đời này, bám chặt vào nó đến nỗi có lúc đã trở nên tội lỗi và lún sâu vào tội lỗi.
Chúng ta hãy tâm niệm rằng Sống là để chết. Ta biết mình đang đi về đời sau để gặp Đấng mà mình tin yêu suốt đời. Vì thế, cái chết không làm cho chúng ta bi quan, ngược lại, cái chết dạy ta biết cách sống. Ta hãy sống như sẽ chết, để khi chết, ta trở về nguồn cội đích thật của mình là quê hương vĩnh cửu. Nơi đó Chúa đang chờ để ban hạnh phúc muôn đời cho kẻ đã “xét đáng được dự phần đời sau” là chính chúng ta.
+++
A. DẪN NHẬP
Chết là một qui luật phổ biến: mọi người đều phải chết. Người Việt nam chúng ta tin rằng, trong tình trạng bình thường, cuộc đời của mỗi người phải trải qua 4 giai đọan: sinh, lão, bệnh, tử. Chết là giai đọan kết thúc cuộc đời. Nhưng chết rồi sẽ ra sao ? Đi về đâu ? Hay là đi vào hư vô ? Người Việt chúng ta tin rằng chết là trở về cội nguồn vì “Sinh ký tử qui” (Hòai Nam Tử): Sống là gửi, là nhờ, chết mới là về !
Trong thời Đức Giêsu, người ta cũng tin như thế, nhất là với nhóm biệt phái. Nhưng nhóm Sađucêu là những tư tế thiên về chính trị và vật chất thì không tin như thế. Họ không tin có sự sống lại và sự sống đời sau. Do đó họ đã cố bịa ra một câu chuyện kỳ cục để gài Đức Giêsu vào thế bí và để cho mọi người thấy rằng sống lại là một chuyện lố bịch. Nhưng dựa vào Kinh Thánh, Đức Giêsu đã chứng minh cho họ là có sự sống lại và có đời sau; đồng thời cũng cho họ biết là đời sống mai hậu khác với đời sống ở trần gian này, không còn cưới vợ gả chồng nữa, người lành sống lại giống như các thiên thần luôn lo việc phụng thờ và ca ngợi Thiên Chúa trong hạnh phúc vinh quang.
Chúng ta vẫn tuyên xưng niềm tin ấy khi đọc kinh Tin kính: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Lời thánh Phaolô nhắn gửi cho tín hữu Côrintô càng làm cho chúng ta xác tín: ”Nếu chết là hết, thì quả thật chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong thiên ha”(x. 1Cr 15,19). Cuộc sống của chúng ta ở trần gian này là cuộc hành trình đi về nguồn cội là quê trời, nơi mà Đức Giêsu đã nói: ”Để con ở đâu thì chúng cũng ở nơi đó với Con”. Cuộc sống mai hậu của chúng ta sẽ như thế nào thì tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại của chúng ta ở trần gian này vì “gieo giống nào thì gặt giống nấy”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: 2Mcb 7,1-2.9-14
Khi cuộc bách hại khốc liệt xẩy ra vào thế kỷ II thời vua Antiochus, dân Do thái đã có những vị tử đạo. Câu chuyện kể về một bà mẹ với 7 người con thà chịu chết chứ không chịu bỏ đạo Chúa đã chứng tỏ niềm tin ngày càng gia tăng rằng sau khi chết, mỗi người vẫn còn tiếp tục sống. Lần đầu tiên các vị tử đạo của Cựu ước đã khẳng định xác kẻ lành sẽ được phục sinh. Sở dĩ những thanh niên này can đảm chối từ sự sống trần thế, là vì họ tin chắc rằng Thiên Chúa đủ quyền năng để phục sinh họ vĩnh viễn.
Giá trị câu chuyện ở chỗ cho thấy sự phục sinh không là một ý tưởng. Đó là niềm hy vọng cho những ai chịu mất mạng. Hồng ân đáp lại sự dâng hiến. Ai không bao giờ cho sẽ không mong lãnh nhận được điều gì. Tư tưởng này liên kết với Tin mừng hôm nay.
+ Bài đọc 2: 2Tx 2,16-3,5
Tiếp theo đoạn thư của Chúa nhật tuần trước, thánh Phaolô khuyên tín hữu Thessalonica hãy kiên tâm bền chí. Khó khăn không thiếu, nhưng phương tiện để vượt qua cũng nhiều, đó là lòng trung tín chân thật dựa trên Lời Chúa và những hướng dẫn của ngài.
Sau đó, ngài xin họ cầu nguyện cho việc truyền giáo của ngài được thành công, dù gặp nhiều chông gai. Ngài phục vụ Lời Chúa và mong Lời Chúa được hoàn thành cũng như được “tôn vinh” nơi lời đáp xin vâng của những người được Lời Chúa kêu gọi.
+ Bài Tin mừng: Lc 20,27-38
Nhóm Sađucêu thiên về chính trị có quan điểm khác với nhóm biệt phái và luật sĩ. Họ không tin có cuộc sống đời sau. Họ không công nhận điều gì ngoài những điều Thiên Chúa đã mạc khải cho Maisen. Họ bác bỏ sự sống lại và cho rằng đó chỉ là truyền thống hoàn toàn của con người. Họ tưởng rằng cuộc sống mai hậu nếu có thì cũng chỉ như cuộc sống ở đời này, cũng cưới vợ gả chồng, sinh con cái và hưởng thụ tất cả lạc thú như ở đời này. Nên họ đưa ra cho Đức Giêsu một vấn nạn khó giải quyết.
Để trả lời cho họ, Đức Giêsu vừa xác nhận có sự sống đời sau, vừa cho họ biết ý nghĩa về cuộc sống ấy:
- Trong cuộc sống mai hậu, người ta sẽ bất tử, không còn vấn đề truyền sinh, nên không còn cưới vợ gả chồng nữa.
- Trong ngày sống lại, người ta sẽ giống như các thiên thần để hưởng hạnh phúc bên Chúa.
Đức Giêsu cho chúng ta hiểu rằng ngôn ngữ loài người không đủ sức diễn tả tình trạng cụ thể của người được phục sinh. Câu hỏi của nhóm Sađcêu vì thế không đáng phải ghi nhớ.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Cuộc sống mai hậu của chúng ta
I. MỘT VẤN NẠN ĐƯỢC ĐẶT RA
1. Thân thế nhóm Sađucêu
Trong thời Đức Giêsu, có ba nhóm rất có thế lực và chi phối đời sống tôn giáo cũng như xã hội Do thái. Ba nhóm ây là luật sĩ, biệt phái và Sađucêu. Nhóm luật sĩ và biệt phái là những người đạo đức chuyên lo việc học hỏi Thánh Kinh và giữ luật một cách tỉ mỉ. Họ chuyên lo việc đạo chứ không quan tâm đến chính trị. Tuy thế, họ là những người giả hình và hay chống đối Đức Giêsu. Nhiều lần Ngài đã phải thẳng thắn vạch trần bộ mặt giả dối của họ.
Còn nhóm thứ ba là Sađucêu. Đây là một nhóm tư tế cao cấp trong Do thái giáo. Họ có quyền cả về sinh hoạt tôn giáo và chính trị Do thái từ trước thời Đức Kitô. Họ chỉ chấp nhận Ngũ Kinh, coi Maisen là vị tiên tri vĩ đại và hoài nghi các tiên tri khác. Họ không tin linh hồn bất tử và sự sống lại (họ trái ngược và kình địch với nhóm biệt phái) vì hai lý do: một là họ bảo giáo lý về sự sống đời sau không có trong Thánh Kinh (đối với họ chỉ có luật Maisen thôi), hai là họ nghĩ rằng: quyền năng của Thiên Chúa không vượt qua con người.
2. Một cái bẫy được giương ra
Với trí khôn minh mẫn và trào phúng, họ cố làm cho câu chuyện sống lại trở nên lố bịch và buồn cười, họ đã nại đến thế giá ông Maisen mà Đức Giêsu không thể không nhìn nhận (Đnl 23,5) để bịa ra câu chuyện về sự sống lại.
Theo luật Maisen, luật mà Thánh Kinh gọi là luật Levirat (Dt 25, 5-10), khi có người anh em trong gia đình chết mà không có con, người anh em còn sống phải lấy chị dâu hay em dâu góa để gây dòng họ cho anh em mình. Đứa con đầu tiên sinh ra do sự phối ngẫu này được xem như là con đẻ của người anh xấu số, được phép nhân danh người quá cố để tiếp tục sống trong cộng đoàn Israel. Theo phái Sađucêu, việc áp dụng luật như vậy, nhất thiết chứng minh rằng không có sự sống lại. Họ hỏi Đức Giêsu: Nếu một người đàn bà theo luật Levirat lấy liên tiếp 7 anh em mà không có con thì khi sống lại bà là vợ ai ?
Thực ra, trong thực tế không có trường hợp nào xẩy ra như vậy; nhưng ở đây chỗ quá đáng của 7 anh em có mục đích cho ta thấy việc sống lại là một việc không thể tin được.
Cái sai lầm của những người Sađucêu đặt ra câu chuyện này là ở chỗ quan niệm có tính cách vật chất về sự sống lại. Họ nghĩ đời sống trần gian này thế nào, thì khi sống lại ở đời sau cũng vậy: Đời này dựng vợ gả chồng thì đời sau cũng chồng nào vợ nấy.
II. MỘT GIẢI ĐÁP ĐƯỢC THỰC HIỆN
Đức Giêsu đã trả lời bằng cách bác bỏ quan niệm sai lầm về sự sống lại mà phái Sađucêu chế giễu. Ngài chứng minh rằng: ”Con cái đời này cưới vợ gả chồng”, sự sống tại trần thế có cưới vợ gả chồng vì lẽ đời sống con người có sinh có tử, và vì có tử nên con người cần phải dựng vợ gả chồng để truyền sinh và nối dõi.
Trong đời sống mai hậu họ không còn cưới vợ gả chồng vì hai lý do: một là vì họ sẽ không thể chết được nữa, và họ được ngang hàng với các thiên thần; hai là vì họ trở nên con cái Thiên Chúa, và là con cái của sự sống lại, nghĩa là được thừa hưởng một thế giới mới và sự sống mới từ nơi Thiên Chúa.
* “Quả thật, họ không thể chết nữa”, vì được ngang hàng với các thiên thần: khi sống đời đời, người ta sẽ không còn lo lắng việc đời nữa, ngoài việc phụng sự và ngợi khen Thiên Chúa, giống như nhiệm vụ của các thiên thần.
* “Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại”: Kiểu nói của người Sêmít này có nghĩa là một khi được Thiên Chúa nhận là con cái thì họ cũng được thừa hưởng thế giới mới và sự sống mới nhờ việc sống lại (x. Ep 1,5; Rm 8,18-21).
Còn nói về việc kẻ chết sống lại thì Đức Giêsu dựa vào Thánh Kinh để chứng minh có sự sống lại. Ngài nêu ra một đoạn trong sách Xuất hành mà nhóm Sađucêu công nhận để chứng minh chân lý ấy: khi hiện ra với Maisen trong bụi gai đang cháy, Thiên Chúa đã tự xưng là Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác và Thiên Chúa của Giacóp (x. Xh 3,6). Mà Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống: Các tổ phụ Abraham, Isaác và Giacóp dù đã qua đời, nhưng câu nói của Thiên Chúa với Maisen có hàm ý là các vị ấy hiện vẫn còn sống. Vì Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống đang điều khiển lịch sử loài người. Ngài không thể là Thiên Chúa của những kẻ chết, mà phải là của những kẻ sống. Con người gồm cả hồn lẫn xác, nên không những linh hồn con người thiêng liêng không bao giờ chết được, mà cả thân xác con người, dù có hóa thành bụi đất, thì nhờ quyền năng của Thiên Chúa Hằng Sống, cũng sẽ được sống lại trong ngày tận thế (x. Ga 11,23-26).
III. CUỘC SỐNG ĐỜI NAY VÀ MAI HẬU
1. Chết là một qui luật phổ biến
Có biết bao vĩ nhân thế giới, biết bao anh hùng cái thế đã qua đi mà chỉ còn trong sử sách. Ngay Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của Trung hoa xưa đã truyền lệnh cho các thầy thuốc tìm ra thuốc trường sinh cho nhà vua mà đành chịu bó tay. Ông đã chết như mọi người. Kinh nghiệm này đã được Văn Thiên Trường nói lên như một khẳng định:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”: từ xưa đến nay ai mà không chết ? Đúng vậy. Đời người ngắn ngủi lắm. Thi sĩ Cao Bá Quát cũng nói lên kinh nghiệm đó trong mấy vần thơ:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy,
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
Thi sĩ nghĩ rằng đời người vắn vỏi lắm, dài nhất là 3 vạn 6 ngàn ngày, nghĩa là 100 năm, sau đó thì ai cũng chết, mà chết là hết tất cả, cho nên còn sống bao lâu thì hãy lo ăn chơi, hưởng thụ, uống rượu “tiêu khiển một vài chung lếu láo”.
2. Nhưng chết là gì ?
Có nhiều cách định nghĩa về cái chết nhưng không định nghĩa nào thấy thỏa đáng. Chúng ta chỉ biết rằng con người kết thúc cuộc đời này khi linh hồn lìa khỏi xác. Chỉ khi nào linh hồn lìa khỏi xác thì mới là chết thật.
Chết là một sự chuyển đổi chứ không phải là một mất mát, đi vào ngõ cụt hay đi vào hư vô.
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu trước khi sinh thì đã nói với chị em đang đứng chung quanh: ”Em không chết đâu, em đi vào cõi sống”.
Ngay cả những người ngoại giáo từ ngày xưa đã tin như thế, nên Hòai Nam Tử đã nói: ”Sinh ký tử qui”: sống là sống gửi, còn chết mới là về. Về đâu ? Đi về cội nguồn, đi về một kiếp khác chứ không phải đi vào hư vô.
Cũng trong niềm tin đó, thi sĩ Nguyễn Du trong “Đoạn trường tân thanh” đã khẳng định: ”Thác là thể phách còn là tinh anh”.
Lời than thở của thánh Augustinô đã nói lên nỗi khát khao của con người được an nghỉ trong Chúa sau khi lìa cõi đời này: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, nên hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được an nghỉ trong Chúa”.
Truyện: Đại tá David Marcus
Đại tá David Marcus bị chết trong trận chiến ở Israel tháng 6 năm 1948. Trong bóp của ông, người ta thấy một tấm thẻ ghi lại những lời thi vị hóa cái chết như sau:
“Tôi đang đứng trên bờ biển. Bên cạnh tôi một con tầu đang trương buồm trắng phất phơ trong gió sớm hướng về đại dương. Con tầu trông thật đẹp và mạnh mẽ. Tôi đứng nhìn theo nó cho đến khi nó chỉ còn là một dải mây trắng nơi trời và nước hòa lẫn với nhau. Lúc đó có người đứng cạnh tôi thốt lên: ”Kìa, con tầu biến mất rồi” ! – Biến đi đâu ? – Biến khỏi tầm mắt tôi, thế thôi ! Nó vẫn là cột buồm, là vỏ tầu rộng lớn như lúc nó rời cạnh tôi và cũng vẫn đủ khả năng mang hàng hóa tươi sống đến nơi đã định. Kích thước con tầu chỉ giảm đi trong ánh nhìn của tôi chứ không phải nơi chính nó. Và ngay lúc đó tiếng người cạnh tôi vang lên: ”Kìa ! Nó biến mất rồi”! thì lại có nhiều tiếng khác ở chân trời đàng kia vang lên đầy hoan hỉ: ”Kìa ! Nó đến rồi”! Và đó chính là lúc chết (M. Link).
3. Kiếp sống mai hậu
Nhiều người tự nghĩ: nếu cuộc sống chỉ có đời này, và chết là hết, thì liệu những việc tôi đang làm đây có ý nghĩa gì không ? Và nói như thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Corintô: “Nếu chết là hết, thì quả thực chúng ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ” (x. Cr 15,19). Quả thật, nếu không có niềm tin vào sự sống lại, không có niềm tin vào sự phán xét công minh và yêu thương của Thiên Chúa sau khi chết, có lẽ không ai trong chúng ta ngu dại gì mà sống ngay thẳng, thành thật; và cũng chẳng có ai dù đủ kiên trì để chịu đựng những thử thách, bất công, hoặc cũng chẳng ai dại gì mà đi chia sẻ, giúp đỡ người khác nếu điều đó không có lợi cho mình.
Tiền nhân chúng ta tin tưởng: ”Hữu công tắc thưởng, hữu tội tắc trừng”: Có công thì được thưởng, có tội thì phải phạt. Điều này rất hợp với tự nhiên, bởi vì kinh nghiệm đã cho thấy nhiều người ngay lành gặp phải rủi ro trong khi những người tội lỗi gặp nhiều may mắn, nếu không có thưởng phạt đời sau, thì sao cho hợp lẽ công bằng ?
Mấy năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ đã rất chú ý đến hiện tượng mà họ gọi là “kinh nghiệm cận tử”(near death experience): nhiều người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã ngất đi trong một thời gian khá dài. Về mặt thể lý, coi như họ đã chết. Nhưng sau đó họ sống lại. Các bác sĩ đã phỏng vấn 1370 người ấy. Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau:
- Cuộc sống ở “cõi bên kia” hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.
- Sau khi “chết đi sống lại”, không ai còn sợ chết nữa, không ai muốn kiếm tiền bạc danh vọng lạc thú gì nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người (Tóm bài của Willie Hoffsuemmer).
Chúng ta chưa ai có kinh nghiệm về cuộc sống mai hậu nên không thể hiểu được và cũng không diễn tả được, nhưng chúng ta hãy tin vào Lời Chúa. Đức Giêsu cho chúng ta biết trật tự, cách tổ chức, sinh hoạt, cách thế hiện hữu trong cuộc sống mai hậu không giống như cuộc sống đời này. Không thể lấy kinh nghiệm hiện hữu của cuộc sống này để áp dụng vào việc suy đoán cách hiện hữu của cuộc sống mai hậu. Đối với cuộc sống mai hậu, con người không hề có một kinh nghiệm nào và cũng không có một từ ngữ nào tương xứng để diễn tả. Thánh Phaolô có nói về sự siêu nghiệm ấy như sau: ”Điều mà Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người là điều mà mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ được”(1Cr 2,9).
Đức Giêsu đã khẳng định: Đời sống của các kẻ sống lại được hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống, là đời sống hoàn toàn mới lạ so với đời sống trần gian này. Đời sống đó không có kiểu mẫu nào ở đời này cả. Đó là một cuộc sống không thể nào tưởng tượng ra nổi, một cuộc sống hoàn toàn được biến đổi, một cuộc sống của những người “con Thiên Chúa”, những “người được hưởng ơn phục sinh”: ”Họ giống như các thiên thần”.
Truyện: Bác sĩ Paul Nagai
Chết không phải là hết. Paul Nagai, từ sau quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, đã trở thành con người bất hủ, vì sự tận tụy và tấm lòng hy sinh vô bờ bến của ông đối với các nạn nhân.
Chính ông đã để lại mấy dòng tâm sự làm cho ta biết tại sao ông từ vô thần đã trở thành con người có tin tưởng.
“Trong kỳ nghỉ xuân – lời ông - lúc đó tôi học hết năm thứ hai đại học y khoa, mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả chạy đến đầu giường mẹ tôi, người chỉ còn một chút hơi thở. Mẹ tôi trừng trừng nhìn tôi, mà thở ra. Cái nhìn cuối cùng của cặp mắt bà mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và đã thương tôi đến cùng, cặp mắt này nói cho tôi một cách rõ rệt: dầu sao khi người khuất núi, người vẫn còn luôn luôn ở bên Takashi yêu dấu của bà. Tôi nhìn trong con mắt đó, tôi con người đã không tin có linh hồn và tự nhiên tôi cảm thấy: linh hồn mẹ tôi có; linh hồn mẹ tôi lìa khỏi xác nhưng còn tồn tại mãi mãi”.
Sau đó ông thêm rằng: ”Con người tôi đã đổi hẳn, dầu tôi làm hết sức cũng không thể làm cho tôi tin phục rằng cái đã gọi là mẹ tôi đã bị hoàn toàn tiêu diệt… Con mắt tôi lần đầu tiên mở ra nhìn thấy cái thế giới siêu hình” (Văn Quy, Đi về đâu, tr 7-8).
4. Tin vào sự sống lại
Chúng ta rất phấn khởi và đầy tin tưởng khi đọc lời tung hô Alleluia: ”Vạn tuế Đức Kitô, Đấng đầu tiên từ cõi chết sống lại. Người vinh hiển quyền năng. Vạn vạn tuế”. Người là đầu thân thể đã sống lại để cho chi thể được sống lại với Người.
Mỗi khi chúng ta đọc kinh Tin kính, chúng ta vẫn tuyên xưng: ”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”. Chúng ta tuyên xưng như thế và chúng ta tin điều đó dễ dàng. Chứ thực ra vấn đề này không dễ dàng cả vào thời Đức Giêsu lẫn ở thời nay.
Người Kitô hữu tin rằng không chỉ có linh hồn tham dự vào cuộc sống mai hậu, mà cả thân xác cũng sẽ sống lại sau khi hư nát một thời gian, để tham dự vào sự sống thần linh và vĩnh cửu đời sau. Thân xác ấy sẽ được biến đổi để phù hợp với cách hiện hữu mới ấy. Niềm tin vào sự sống lại được xây dựng trên nền tảng sự sống lại của Đức Kitô, mà các tông đồ là những người đã thấy tận mắt, đã sẵn sàng chịu đau khổ và chết để làm chứng. “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng”(Cv 2,32; 10,41).Đây là một trong những niềm tin căn bản nhất của người Kitô hữu, đến nỗi có thể nói ai không tin vào sự sống lại thì không phải là Kitô hữu.
Tin vào sự sống lại không phải là niềm tin vu vơ, phản khoa học, nhưng ngược lại chính các nhà khoa học thượng thặng lại tin nhận điều đó. Ông Eymieu đã công bố bản thống kê 432 nhà bác học thế kỷ 19 thì có 367 vị tin có Thiên Chúa và sự sống lại. Bác sĩ Dennaert người Đức cho biết trong số 300 nhà bác học lỗi lạc nhất ở 4 thế kỷ vừa qua có 242 vị tin, 38 vị không rõ lập trường, 20 vị không tin và dửng dưng (Văn Quy, Đi về đâu, tr 39).
Truyện: Con bọ nước
Một nhà sản xuất và giám đốc của một hãng phim lớn, ông Cecil B. DeMille vừa có nhiều năng khiếu về nghệ thuật, lại có đời sống nội tâm sâu xa nữa. Ông nhận xét sự chia sẻ của mình với bạn bè như sau:
“Trong khi đi thuyền canô trên hồ Maine, ông chú ý thấy một bầy con bọ nước cánh cứng ngay dưới mặt nước. Một con trong bầy ngoi lên trên mặt nước và từ từ bò lên mạn thuyền canô. Sau cùng, nó phấn đấu leo lên được bên trên thuyền, bám vào thành gỗ và lăn ra chết. DeMille đã quên bẵng đi con bọ nước này cho đến mấy tiếng đồng hồ sau đó ông lại chú ý thấy một con bọ nước khác. Trong ánh mặt trời ấm áp, cái vỏ cứng bên ngoài của nó đã trở nên khô và dòn. Chăm chú theo dõi, ông thấy cái vỏ của nó đã vỡ đôi ra, và từ bên trong nổi ra một hình thức mới, một con chuồn chuồn, cất cánh bay lên không gian với mầu sắc tráng lệ lóng lánh trong ánh mặt trời. Chỉ trong một thoáng, con chuồn chuồn đã bay được xa hơn là con bọ nước bò đi chậm chạp trong nhiều ngày. Nó bay lượn vòng quanh, phóng lên, lao xuống, chập chờn trên mặt nước.
DeMille chú ý thấy cái bóng của nó in hình trên mặt hồ. Con bọ ở dưới nước cũng có thể nhìn thấy điều đó, nhưng bây giờ người đồng loại của chúng trước đây đã hiện hữu trong một tình trạng vượt xa sự hiểu biết của chúng. Còn con bọ nước vẫn đang sống trong thế giới nhỏ bé và giới hạn, trong khi người anh chị em bà con của nó đã có được tất cả sự tự do giữa trái đất và bầu trời.
Khi nói với bạn bè của ông điều đã nhìn thấy, DeMille đã kết luận với câu hỏi gợi ý như sau: ”Có thể nào Thượng Đế vĩ đại của vũ trụ làm điều đó cho con bọ nước, lại không làm cho con người sao”(Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa…, tr 367-368).
5. Chuẩn bị cho đời mai hậu
Chúa dựng nên con người để hưởng hạnh phúc, nhưng không phải chỉ là hạnh phúc tạm bợ đời này, mà là hạnh phúc vĩnh hằng đời sau. Sống là một cuộc hành trình tiến về đời sau, về với Đấng hằng đợi chờ và yêu thương ta mãi mãi. Đừng mải mê với những hạnh phúc mau qua, những lạc thú bên đường mà quên cùng đích cuộc đời là phải gặp được Chúa. Có những kẻ sống như thể mình không bao giờ phải chết, họ ung dung hưởng thụ những lạc thú trần tục. Họ đã chết ngay khi còn đang sống. Có những kẻ sống như thể chỉ có đời này, tự điển sống của họ không có từ “đời sau”. Họ đang sống mà như đã chết.
Cuộc đời này tuy ngắn ngủi, nhưng lại rất quan trọng: nó ảnh hưởng một cách quyết định đến cách thế hiện hữu của ta trong cuộc sống mai hậu. Một người sống đầy tình người, đầy yêu thương ở đời này chắc chắn tình trạng đời sau sẽ khác hẳn với người đời này sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình. Đời này là nhân, đời sau là quả: nhân nào sinh quả nấy, cây nào sinh trái nấy, “Cây tốt thì sinh trái tốt, cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, cũng như cây xấu không thể sinh trái tốt”(Mt 7,17-18). Người làm tốt sẽ được thưởng, người làm điều xấu sẽ bị phạt như thư Rôma và sách Khải huyền viết: ”Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm”(Rm 2,6; Kh 2,23).
Nói đến nguyên tắc “gieo gì thì gặt nấy”, phương Tây có một câu ngạn ngữ rất hay:
Nếu bạn muốn hạnh phúc một ngày, hãy mua một cái áo mới.
Nếu bạn muốn hạnh phúc một tuần, hãy làm thịt một con heo.
Nếu bạn muốn hạnh phúc một năm, hãy cưới vợ lấy chồng.
Nếu bạn muốn hạnh phúc một đời, hãy làm người sống tử tế.
Nếu bạn muốn hạnh phúc muôn đời, hãy làm người có đạo tốt.
Để kết luận, chúng ta tự hỏi: Tôi sẽ chọn cho mình cách sống nào ? Sống để chiếm lấy vĩnh cửu hay là chỉ những kẻ chọn lấy đời này và đánh mất đời sau ? Đời sau vẫn cứ là huyền nhiệm lớn không thể tả. Chẳng ai biết thiên đàng, hỏa ngục như thế nào. Người ta chụp được rất nhiều hình ảnh lạ mắt, nhưng chưa từng có ai lấy được hình ảnh của thiên đàng hay hỏa ngục. Vì không thể tìm được chân dung, người tín hữu nói riêng và loài người nói chung, dễ bị cuốn hút vào những cái thấy được của cuộc đời này, bám chặt vào nó đến nỗi có lúc đã trở nên tội lỗi và lún sâu vào tội lỗi.
Chúng ta hãy tâm niệm rằng Sống là để chết. Ta biết mình đang đi về đời sau để gặp Đấng mà mình tin yêu suốt đời. Vì thế, cái chết không làm cho chúng ta bi quan, ngược lại, cái chết dạy ta biết cách sống. Ta hãy sống như sẽ chết, để khi chết, ta trở về nguồn cội đích thật của mình là quê hương vĩnh cửu. Nơi đó Chúa đang chờ để ban hạnh phúc muôn đời cho kẻ đã “xét đáng được dự phần đời sau” là chính chúng ta.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Lm Phêrô Hồng Phúc
21:19 05/11/2010
TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI
Trong góc độ thần học, việc tin kẻ chết sống lại còn khó hơn tin vào chính Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã chứng kiến chuyện này, khi thuyết giảng trước hội đồng A-rê-ô-pa-gô của Hy Lạp. Mọi người chăm chú nghe Phaolô thuyết trình về một vị Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại và sự sống trái đất, nhưng khi nói về Đức Kitô từ cõi chết sống lại thì họ nhạo cười và nói: “Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy”. (x. Cv 17, 22-33)
Thời Chúa Giêsu, phái Xa-đốc có thể nói là tiêu biểu cho phần đông thế giới xưa và nay không tin có sự sống lại. Chính vì thế họ đặt ra câu chuyện giả tưởng một thiếu phụ lấy tới bảy anh em trai làm chồng mà vẫn không có con thừa tự. Khi sống lại, ai sẽ là chồng chính thức của thiếu phụ này? Câu hỏi cố ý gài Chúa Giêsu vào tình huống phức tạp phải giải quyết sau khi có sự sống lại. Phái Xa-đốc đợi chờ nơi Chúa Giêsu một thái độ lúng túng phải đối mặt với vấn đề khó kiểm chứng, nhưng bất ngờ họ nhận được bài học, và chúng ta cũng nhờ đó được hé mở về sự sống đời sau: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật họ không thể chết nữa vì được ngang hàng với các Thiên Thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” (Lc 20, 34-36).
Xu hướng tự nhiên của con người là độ trượt dốc vì vết thương của tội nguyên tổ. Do đó các tín ngưỡng dân gian thường nghĩ đến cảnh “Dương sao âm vậy” và cúng hương hoa, đốt tiền mã cho ông bà “hưởng”. Cứ như con người còn tiếc nuối mùi vị dương gian ! Ngược lại, Chúa Giêsu nâng con người lên bậc thần thánh khi tuyên bố rõ: “Họ không thể chết nữa vì được ngang hàng với các Thiên Thần”. Đó là sự thăng hoa cần thiết để trả lại cho con người ân sủng khi tạo dựng. Ân sủng mà Thánh vịnh đã nhắc tới: “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân.” (Tv 8, 6-7)
Ý thức được thân phận cao trọng như vậy, con người phải sống xứng đáng hơn với những ân huệ Thiên Chúa ban. Bẩy anh em thời Macabêô đã dám hiến mạng sống chính vì niềm hy vọng lại được Thiên Chúa ban cho sống lại. Bởi vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, tất cả đều đang sống. (Lc 20, 38). Khi người ta chỉ nghĩ một chiều về sự chết thì thế giới không có niềm hy vọng. Cuộc sống trở nên gấp gáp vì hưởng thụ, vì đấu tranh để sinh tồn. Phía sau nấm mồ là chấm hết thì mọi sự đều tan rã như người ta đã chứng kiến việc nhặt từng nắm xương tàn khi cải táng. Chết là vĩnh biệt thì cuộc sống nhuốm màu tang và sau màu tang là bóng tối vĩnh cửu bao trùm. Trong bóng tối dày đặc ấy, mọi khám phá và hiểu biết của con người là vô nghĩa. Đến đây ta mới thấy chỉ có ánh sáng cứu độ mới xuyên qua được màn tối vĩnh cửu ấy. Niềm hy vọng chỉ thắp sáng từ Lời hằng sống và chỉ có ánh sáng Phục Sinh “Xua đuổi hết tội khiên, tẩy trừ vết nhơ, người có tội nên sạch trong, kẻ ưu phiền vui sướng hân hoan. Phá tan hận thù oán ghét, đem lại hoà thuận đồng tâm, khuất phục mọi quyền bính thế gian.” (Exultet).
Phái Xa-đốc cùng thế giới những người không tin vào sự sống lại là không tin vào chính cuộc đời mình, là không dám đối diện với sự thật. Họ tưởng mình là thực tế mà thực tế là họ ảo tưởng. Ru mình qua giấc ngủ để thoát cơn đói dày vò thì cơn đói càng dằn vặt ngay sau khi thức giấc, nhất là khi cơn đói ấy là cơn đói chân lý và sự sống đời đời. Còn những người biết tuyên xưng qua kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy” sẽ được thấy Chúa nâng lên ngang hàng với các Thiên Thần. Khi đó họ biết mình đã được phục hồi ân huệ đã mất do tội nguyên tổ, trở về tình trạng làm con Thiên Chúa và rạng rỡ ánh sáng cứu độ trong Đức Giêsu Kitô. Một lần nữa, ta thấy sự nguy hại của pháiậi-đốc không tin vào sự sống lại và hiểu vì sao qua mọi thời đại, Thiên Chúa vẫn luôn nhấn mạnh: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống” (Lc 20, 38).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Thế gian đã bị cắt ngang vì sự chết
là hậu quả của tội nguyên tổ.
Nhưng Chúa đã cho chúng con nhận lại sự sống phục sinh
để được gia nhập hàng ngũ các thần thánh trên trời.
Xin cho chúng con sống xứng đáng với ân huệ Chúa ban
để ơn cứu độ trao lại cho chúng con ánh sáng chân lý
và sự sống vĩnh cửu.
Xin xua tan mọi cám dỗ và sự dữ trên thế giới này
để ơn cứu độ chan hoà trên mặt đất
và Nước tình yêu Chúa hiển trị đến từng tâm hồn.
Xin cho chúng con luôn tuyên tín bằng cả đời sống:
“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại,
Tôi tin hằng sống vậy Amen.”
Trong góc độ thần học, việc tin kẻ chết sống lại còn khó hơn tin vào chính Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã chứng kiến chuyện này, khi thuyết giảng trước hội đồng A-rê-ô-pa-gô của Hy Lạp. Mọi người chăm chú nghe Phaolô thuyết trình về một vị Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại và sự sống trái đất, nhưng khi nói về Đức Kitô từ cõi chết sống lại thì họ nhạo cười và nói: “Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy”. (x. Cv 17, 22-33)
Thời Chúa Giêsu, phái Xa-đốc có thể nói là tiêu biểu cho phần đông thế giới xưa và nay không tin có sự sống lại. Chính vì thế họ đặt ra câu chuyện giả tưởng một thiếu phụ lấy tới bảy anh em trai làm chồng mà vẫn không có con thừa tự. Khi sống lại, ai sẽ là chồng chính thức của thiếu phụ này? Câu hỏi cố ý gài Chúa Giêsu vào tình huống phức tạp phải giải quyết sau khi có sự sống lại. Phái Xa-đốc đợi chờ nơi Chúa Giêsu một thái độ lúng túng phải đối mặt với vấn đề khó kiểm chứng, nhưng bất ngờ họ nhận được bài học, và chúng ta cũng nhờ đó được hé mở về sự sống đời sau: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật họ không thể chết nữa vì được ngang hàng với các Thiên Thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” (Lc 20, 34-36).
Xu hướng tự nhiên của con người là độ trượt dốc vì vết thương của tội nguyên tổ. Do đó các tín ngưỡng dân gian thường nghĩ đến cảnh “Dương sao âm vậy” và cúng hương hoa, đốt tiền mã cho ông bà “hưởng”. Cứ như con người còn tiếc nuối mùi vị dương gian ! Ngược lại, Chúa Giêsu nâng con người lên bậc thần thánh khi tuyên bố rõ: “Họ không thể chết nữa vì được ngang hàng với các Thiên Thần”. Đó là sự thăng hoa cần thiết để trả lại cho con người ân sủng khi tạo dựng. Ân sủng mà Thánh vịnh đã nhắc tới: “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân.” (Tv 8, 6-7)
Ý thức được thân phận cao trọng như vậy, con người phải sống xứng đáng hơn với những ân huệ Thiên Chúa ban. Bẩy anh em thời Macabêô đã dám hiến mạng sống chính vì niềm hy vọng lại được Thiên Chúa ban cho sống lại. Bởi vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, tất cả đều đang sống. (Lc 20, 38). Khi người ta chỉ nghĩ một chiều về sự chết thì thế giới không có niềm hy vọng. Cuộc sống trở nên gấp gáp vì hưởng thụ, vì đấu tranh để sinh tồn. Phía sau nấm mồ là chấm hết thì mọi sự đều tan rã như người ta đã chứng kiến việc nhặt từng nắm xương tàn khi cải táng. Chết là vĩnh biệt thì cuộc sống nhuốm màu tang và sau màu tang là bóng tối vĩnh cửu bao trùm. Trong bóng tối dày đặc ấy, mọi khám phá và hiểu biết của con người là vô nghĩa. Đến đây ta mới thấy chỉ có ánh sáng cứu độ mới xuyên qua được màn tối vĩnh cửu ấy. Niềm hy vọng chỉ thắp sáng từ Lời hằng sống và chỉ có ánh sáng Phục Sinh “Xua đuổi hết tội khiên, tẩy trừ vết nhơ, người có tội nên sạch trong, kẻ ưu phiền vui sướng hân hoan. Phá tan hận thù oán ghét, đem lại hoà thuận đồng tâm, khuất phục mọi quyền bính thế gian.” (Exultet).
Phái Xa-đốc cùng thế giới những người không tin vào sự sống lại là không tin vào chính cuộc đời mình, là không dám đối diện với sự thật. Họ tưởng mình là thực tế mà thực tế là họ ảo tưởng. Ru mình qua giấc ngủ để thoát cơn đói dày vò thì cơn đói càng dằn vặt ngay sau khi thức giấc, nhất là khi cơn đói ấy là cơn đói chân lý và sự sống đời đời. Còn những người biết tuyên xưng qua kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy” sẽ được thấy Chúa nâng lên ngang hàng với các Thiên Thần. Khi đó họ biết mình đã được phục hồi ân huệ đã mất do tội nguyên tổ, trở về tình trạng làm con Thiên Chúa và rạng rỡ ánh sáng cứu độ trong Đức Giêsu Kitô. Một lần nữa, ta thấy sự nguy hại của pháiậi-đốc không tin vào sự sống lại và hiểu vì sao qua mọi thời đại, Thiên Chúa vẫn luôn nhấn mạnh: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống” (Lc 20, 38).
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Thế gian đã bị cắt ngang vì sự chết
là hậu quả của tội nguyên tổ.
Nhưng Chúa đã cho chúng con nhận lại sự sống phục sinh
để được gia nhập hàng ngũ các thần thánh trên trời.
Xin cho chúng con sống xứng đáng với ân huệ Chúa ban
để ơn cứu độ trao lại cho chúng con ánh sáng chân lý
và sự sống vĩnh cửu.
Xin xua tan mọi cám dỗ và sự dữ trên thế giới này
để ơn cứu độ chan hoà trên mặt đất
và Nước tình yêu Chúa hiển trị đến từng tâm hồn.
Xin cho chúng con luôn tuyên tín bằng cả đời sống:
“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại,
Tôi tin hằng sống vậy Amen.”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Việc hoán cải của các linh mục cần thiết cho sự canh tân đáng tin của Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
10:08 05/11/2010
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: Việc hoán cải và thanh tẩy, đặc biệt đối với các linh mục, là những bước quan trọng trong thể thức canh tân Giáo Hội một cách trung thực và đáng tin cậy.
Ngài nói: Cộng đồng Giáo Hội hôm nay đang trải qua “nhiều thử thách và đau khổ, và cho thấy có nhu cầu phải thanh tẩy và cải tổ.”
Đức Thánh Cha nhận xét như vậy trong một điện văn nhân dịp kỷ niệm 400 năm việc phong thánh Thánh Carôlô Bôrômêô (Charles Borromeo). Một bản sao của điện văn được gửi cho Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi ở Milan, được phổ biến cho giới báo chí ngày 4 tháng 11, là ngày lễ nhớ Thánh Carôlô.
Đức Thánh Cha Benedict nhắc lại về Thánh Carôlô, tổng giám mục Milan, là người có ảnh hưởng lớn đối với phong trào chống cải cách của Giáo Hội.
Ngài nói: vào thời đó, cộng đồng Giáo Hội phải gánh chịu những sự phân tán nặng nề, “những mơ hồ bối rối về giáo lý, đức tin và tông truyền làm cho sự trong sáng bị lu mờ, và còn có những gương xấu của các thừa tác viên có chức thánh nữa.”
Đức Thánh Cha nói: "Thánh Carôlô không những chỉ tự giới hạn mình trong việc than phiền và lên án” những vấn nạn này, hay chỉ hy vọng là những người khác sẽ thay đổi. Nhưng ngài bắt đầu bằng việc tự cải tổ đời mình, từ bỏ mọi của cải và sự sung túc, để dấn thân vào cuộc đời mình bằng kinh nguyện, sám hối và tận hiến cho giáo dân của ngài.”
Đức Thánh Cha Benedict nói: "Ngài biết rằng một sự canh cải thật sự và đáng tin phải bắt đầu bằng các cha xứ” nếu muốn có ảnh hưởng tốt đẹp và lâu bền đối với dân Chúa.”
Ngài nói: trong mọi thời điểm của lịch sử, trách vụ căn bản và cấp bách của Giáo Hội là làm sao cho mọi thành viên hoán cải và đến gần Chúa hơn.
Thánh Carôlô Bôrômêô là một mẫu gương thích hợp của một người, qua sự hoán cải cá nhân và cộng đoàn, đã có thể “hoàn cải các trái tim” qua quyền năng của kinh nguyện và việc sám hối.
Đức Thánh Cha kêu gọi tất các các linh mục và thầy phó tế hãy biến chuyển đời sống mình thành “một hành trình can đảm tiến tới việc nên thánh và không sợ hãi niềm hân hoan tràn trề của tình yêu tin cậy của Chúa Kitô.”
Ngài nói: Cộng đồng Giáo Hội hôm nay đang trải qua “nhiều thử thách và đau khổ, và cho thấy có nhu cầu phải thanh tẩy và cải tổ.”
Đức Thánh Cha nhận xét như vậy trong một điện văn nhân dịp kỷ niệm 400 năm việc phong thánh Thánh Carôlô Bôrômêô (Charles Borromeo). Một bản sao của điện văn được gửi cho Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi ở Milan, được phổ biến cho giới báo chí ngày 4 tháng 11, là ngày lễ nhớ Thánh Carôlô.
Đức Thánh Cha Benedict nhắc lại về Thánh Carôlô, tổng giám mục Milan, là người có ảnh hưởng lớn đối với phong trào chống cải cách của Giáo Hội.
Ngài nói: vào thời đó, cộng đồng Giáo Hội phải gánh chịu những sự phân tán nặng nề, “những mơ hồ bối rối về giáo lý, đức tin và tông truyền làm cho sự trong sáng bị lu mờ, và còn có những gương xấu của các thừa tác viên có chức thánh nữa.”
Đức Thánh Cha nói: "Thánh Carôlô không những chỉ tự giới hạn mình trong việc than phiền và lên án” những vấn nạn này, hay chỉ hy vọng là những người khác sẽ thay đổi. Nhưng ngài bắt đầu bằng việc tự cải tổ đời mình, từ bỏ mọi của cải và sự sung túc, để dấn thân vào cuộc đời mình bằng kinh nguyện, sám hối và tận hiến cho giáo dân của ngài.”
Đức Thánh Cha Benedict nói: "Ngài biết rằng một sự canh cải thật sự và đáng tin phải bắt đầu bằng các cha xứ” nếu muốn có ảnh hưởng tốt đẹp và lâu bền đối với dân Chúa.”
Ngài nói: trong mọi thời điểm của lịch sử, trách vụ căn bản và cấp bách của Giáo Hội là làm sao cho mọi thành viên hoán cải và đến gần Chúa hơn.
Thánh Carôlô Bôrômêô là một mẫu gương thích hợp của một người, qua sự hoán cải cá nhân và cộng đoàn, đã có thể “hoàn cải các trái tim” qua quyền năng của kinh nguyện và việc sám hối.
Đức Thánh Cha kêu gọi tất các các linh mục và thầy phó tế hãy biến chuyển đời sống mình thành “một hành trình can đảm tiến tới việc nên thánh và không sợ hãi niềm hân hoan tràn trề của tình yêu tin cậy của Chúa Kitô.”
Trò hề bầu cử dưới chế độ độc tài
Linh Tiến Khải
10:59 05/11/2010
Trong các ngày 7-11 tháng 11 này người đân Myanmar sẽ đi đầu phiếu. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm sống dưới chế độ độc tài quân phiệt, người dân Myanmar lại đi bỏ phiếu. Trong lần đầu phiếu năm 1990 đảng “Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ” do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã thắng cử lớn, nhưng các tướng lãnh quân đội hủy bỏ kết qủa cuộc bầu cử, dùng bạo lực lên nắm quyền, và áp đặt chính sách cai trị độc tài của họ. Họ đề nghị bà ra nước ngoài sinh sống, nhưng bà Aung San Suu Kyi từ chối, vì bà muốn ở lại để tranh đấu bất bạo động góp phần thăng tiến dân chủ, bênh vực các quyền con người và phát triển quốc gia. Năm 1991 khi được giải thưởng Nobel Hòa Bình, bà đã dùng tiền thưởng để xây dựng cả một hệ thống y tế và giáo dục cho người dân Myanmar. Nhưng bà bị chính quyền quân phiệt độc tài quản thúc. Năm 2003 bà bị ám sát hụt, cũng kể từ đó sức khỏe của bà ngày càng suy yếu, đến phải giải phẫu và vào nhà thương điều trị nhiều lần.
Đáng lý ra ngày 21 tháng 5 năm 2009 bà hết hạn tù quản thúc, nhưng ngày mùng 3 tháng 5, ông John William Yethaw, một tín hữu Mormon người Mỹ đã thành công bơi qua hồ Inya cho tới nhà bà nằm bên kia bờ hồ. Viện cớ bà vi phạm luật quản thúc tiếp đón người lạ, chính quyền quân phiệt kết án bà thêm 18 tháng quản thúc tại gia nữa. Thật ra mục đích chính là để loại bà khỏi cuộc bầu cử năm 2010. Hơn ai hết, giới lãnh đạo quân phiệt độc tài qúa biết rằng nếu để cho bà được tư do tham gia bầu cử, họ sẽ bị thảm bại một lần nữa, vì người dân đã chán ngấy cung cách cai trị độc tài sắt máu của họ rồi.
Thế là trong 21 năm qua bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia hơn 15 năm, và từ năm 2003 tới nay bà đã không hề được tự do, nhưng vẫn luôn luôn khiến cho các tướng lãnh cầm quyền lo sợ.
Nhân cuộc bỏ phiếu trong những ngày này, hồi trung tuần tháng 10 vừa qua Hội Đồng Giám Mục Myanmar và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô Myanmar đã gửi cho kitô hữu toàn nước, cũng như cho tướng Than Shwe lãnh đạo Hội đồng quân quản, một sứ điệp kêu gọi tinh thần trách nhiệm, bỏ phiếu cho các ứng cử viên biết thăng tiến công bằng, tự do, bình đẳng, hòa bình và phát triển. Ghi nhận sự kiện Hội đồng quân quản luôn nói tới ”các cuộc bầu cử tự do”, giới lãnh đạo Kitô giáo cầu mong chúng diễn ra trong tinh thần dân chủ thực sự, mà không có các đe dọa, cưỡng bách, tống tiền, và gian dối lừa đảo. Các vị lãnh đạo các tôn giáo tái khẳng định nhiệm vụ chỉ cho mọi người thấy con đường của công lý, tự do và hiệp nhất, chống lại mọi gian dối và bất công.
Thật ra, từ nhiều tuần qua, chính quyền quân đội Yangoon đã tuyên bố không cho các nhà báo và các quan sát viên quốc tế nước ngoài tới Myanmar. Các nhà báo quốc nội làm việc cho báo chi ngoại quốc sẽ được máy bay của chinh chính quyền chở thẳng tới 18 địa điểm đầu phiếu kiểu mẫu, do chính quyền lựa chọn kỹ lưỡng trước để làm phóng sự và thông tin tức. Việc kiểm phiếu và công bố kết qủa sẽ nằm trong tay Ủy ban trung ương bầu cử của chính quyền.
Tin tức từ Myanmar cho biết nhà nước Yangoon đã ngăn chặn việc bỏ phiếu của 12 làng thuộc 6 quận cử tri, trong bamg có thiểu số chủng tộc Kayah sinh sống. Hồi tháng 9 vừa qua chính quyền đã đưa ra quyết định tương tự trong các bang khác nơi có các chủng tộc thiểu số Kachin, Kayin, Mon và Shan sinh sống. Nghĩa là chính quyền loại bỏ toàn bộ lá phiếu của các nhóm thiểu số vẫn ủng hộ bà Aung San Suu Kyi.
Hôm mùng 5 tháng 11 vừa qua hai dảng đối lập là ”Dân Chủ” và ”Sức Mạnh Quốc Gia Dân Chủ” đã tố cáo đảng ”Hiệp nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh quân đội nắm quyền là đã thu thập lá phiếu một cách bất hợp pháp, trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, cũng như tìm cách hối lộ, mua chuộc và đe dọa cử tri. Tại tỉnh Dawei, miền đông nam, chính quyền đang tìm cách chiếm được 20.000 trên tổng số 40.000 lá phiếu.
Trên danh sách có tới 37 đảng phái chính tri chính thức tham dự cuộc đầu phiếu, nhưng thực ra chỉ có 2 đảng tranh cử là đảng ”Hiệp Nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh và đảng ”Hiệp Nhất Quốc Gia” của các người trung thành với tướng Ne Win. Với khoản Hiến Pháp thiết định dành cho đảng cầm quyền 25 ghế quốc hội, và với khả năng phân phối qùa cáp như các thứ kiếng mắt, điện thoại di động, để mua lá phiếu, với các thẻ căn cước giả, và hằng trăm cách thế gian lận cũng như các đe dọa và cưỡng bách cử tri, người ta biết thế nào Thủ tướng U Thien Sein cũng sẽ đắc cử, và quyền bính vẫn nằm trong tay Hội đồng quân nhân lãnh đạo. Vì thế nói cho cùng cuộc bầu cử chỉ là một trò hề dưới chế độ độc tài mà thôi, cũng giống như các trò hề bầu cử tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam
Đáng lý ra ngày 21 tháng 5 năm 2009 bà hết hạn tù quản thúc, nhưng ngày mùng 3 tháng 5, ông John William Yethaw, một tín hữu Mormon người Mỹ đã thành công bơi qua hồ Inya cho tới nhà bà nằm bên kia bờ hồ. Viện cớ bà vi phạm luật quản thúc tiếp đón người lạ, chính quyền quân phiệt kết án bà thêm 18 tháng quản thúc tại gia nữa. Thật ra mục đích chính là để loại bà khỏi cuộc bầu cử năm 2010. Hơn ai hết, giới lãnh đạo quân phiệt độc tài qúa biết rằng nếu để cho bà được tư do tham gia bầu cử, họ sẽ bị thảm bại một lần nữa, vì người dân đã chán ngấy cung cách cai trị độc tài sắt máu của họ rồi.
Thế là trong 21 năm qua bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia hơn 15 năm, và từ năm 2003 tới nay bà đã không hề được tự do, nhưng vẫn luôn luôn khiến cho các tướng lãnh cầm quyền lo sợ.
Nhân cuộc bỏ phiếu trong những ngày này, hồi trung tuần tháng 10 vừa qua Hội Đồng Giám Mục Myanmar và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô Myanmar đã gửi cho kitô hữu toàn nước, cũng như cho tướng Than Shwe lãnh đạo Hội đồng quân quản, một sứ điệp kêu gọi tinh thần trách nhiệm, bỏ phiếu cho các ứng cử viên biết thăng tiến công bằng, tự do, bình đẳng, hòa bình và phát triển. Ghi nhận sự kiện Hội đồng quân quản luôn nói tới ”các cuộc bầu cử tự do”, giới lãnh đạo Kitô giáo cầu mong chúng diễn ra trong tinh thần dân chủ thực sự, mà không có các đe dọa, cưỡng bách, tống tiền, và gian dối lừa đảo. Các vị lãnh đạo các tôn giáo tái khẳng định nhiệm vụ chỉ cho mọi người thấy con đường của công lý, tự do và hiệp nhất, chống lại mọi gian dối và bất công.
Thật ra, từ nhiều tuần qua, chính quyền quân đội Yangoon đã tuyên bố không cho các nhà báo và các quan sát viên quốc tế nước ngoài tới Myanmar. Các nhà báo quốc nội làm việc cho báo chi ngoại quốc sẽ được máy bay của chinh chính quyền chở thẳng tới 18 địa điểm đầu phiếu kiểu mẫu, do chính quyền lựa chọn kỹ lưỡng trước để làm phóng sự và thông tin tức. Việc kiểm phiếu và công bố kết qủa sẽ nằm trong tay Ủy ban trung ương bầu cử của chính quyền.
Tin tức từ Myanmar cho biết nhà nước Yangoon đã ngăn chặn việc bỏ phiếu của 12 làng thuộc 6 quận cử tri, trong bamg có thiểu số chủng tộc Kayah sinh sống. Hồi tháng 9 vừa qua chính quyền đã đưa ra quyết định tương tự trong các bang khác nơi có các chủng tộc thiểu số Kachin, Kayin, Mon và Shan sinh sống. Nghĩa là chính quyền loại bỏ toàn bộ lá phiếu của các nhóm thiểu số vẫn ủng hộ bà Aung San Suu Kyi.
Hôm mùng 5 tháng 11 vừa qua hai dảng đối lập là ”Dân Chủ” và ”Sức Mạnh Quốc Gia Dân Chủ” đã tố cáo đảng ”Hiệp nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh quân đội nắm quyền là đã thu thập lá phiếu một cách bất hợp pháp, trước khi cuộc bầu cử bắt đầu, cũng như tìm cách hối lộ, mua chuộc và đe dọa cử tri. Tại tỉnh Dawei, miền đông nam, chính quyền đang tìm cách chiếm được 20.000 trên tổng số 40.000 lá phiếu.
Trên danh sách có tới 37 đảng phái chính tri chính thức tham dự cuộc đầu phiếu, nhưng thực ra chỉ có 2 đảng tranh cử là đảng ”Hiệp Nhất Liên Đới và Phát Triển” của các tướng lãnh và đảng ”Hiệp Nhất Quốc Gia” của các người trung thành với tướng Ne Win. Với khoản Hiến Pháp thiết định dành cho đảng cầm quyền 25 ghế quốc hội, và với khả năng phân phối qùa cáp như các thứ kiếng mắt, điện thoại di động, để mua lá phiếu, với các thẻ căn cước giả, và hằng trăm cách thế gian lận cũng như các đe dọa và cưỡng bách cử tri, người ta biết thế nào Thủ tướng U Thien Sein cũng sẽ đắc cử, và quyền bính vẫn nằm trong tay Hội đồng quân nhân lãnh đạo. Vì thế nói cho cùng cuộc bầu cử chỉ là một trò hề dưới chế độ độc tài mà thôi, cũng giống như các trò hề bầu cử tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam
Top Stories
Lawyer Cu Huy Ha Vu arrested
M&C News
08:09 05/11/2010
Hanoi - A prominent lawyer who had sued Vietnam's prime minister over environmental issues was arrested Friday, the lawyer's uncle said.
Cu Huy Ha Vu was arrested at a hotel in Ho Chi Minh City early morning, his uncle Cu Huy Chu told the German Press Agency dpa.
Police said Vu was arrested for having sexual relations with a prostitute, Chu said.
Police officials refused to confirm the arrest.
In 2009, Vu sued Prime Minister Nguyen Tan Dung in a bid to stop controversial Chinese-run bauxite mines in Vietnam's Central Highlands, but the suit was dismissed.
Last month, the lawyer again sued the prime minister over a decree that bars groups from filing petitions or complaints with the government.
Vu's father, Cu Huy Can, was a confidant of national leader Ho Chi Minh and the first agriculture minister of independent Vietnam. His mother's brother, Xuan Dieu, is one of the country's most famous poets.
Chu, another uncle, taught at the Ho Chi Minh Political Academy, the training ground for government leaders, now known as the Diplomatic Academy.
Chu said he believed the prostitution charges were an 'excuse', and that his nephew had been arrested for criticizing the prime minister.
Hiring a prostitute is considered a minor offense in Vietnam, and Vu would face only a fine if charged and convicted.
Cu Huy Ha Vu was arrested at a hotel in Ho Chi Minh City early morning, his uncle Cu Huy Chu told the German Press Agency dpa.
Police said Vu was arrested for having sexual relations with a prostitute, Chu said.
Police officials refused to confirm the arrest.
In 2009, Vu sued Prime Minister Nguyen Tan Dung in a bid to stop controversial Chinese-run bauxite mines in Vietnam's Central Highlands, but the suit was dismissed.
Last month, the lawyer again sued the prime minister over a decree that bars groups from filing petitions or complaints with the government.
Vu's father, Cu Huy Can, was a confidant of national leader Ho Chi Minh and the first agriculture minister of independent Vietnam. His mother's brother, Xuan Dieu, is one of the country's most famous poets.
Chu, another uncle, taught at the Ho Chi Minh Political Academy, the training ground for government leaders, now known as the Diplomatic Academy.
Chu said he believed the prostitution charges were an 'excuse', and that his nephew had been arrested for criticizing the prime minister.
Hiring a prostitute is considered a minor offense in Vietnam, and Vu would face only a fine if charged and convicted.
Giant Jesus statue rises above Polish countryside
Gareth Jones
14:27 05/11/2010
SWIEBODZIN, Poland (Reuters Life!) - A statue of Jesus Christ that its builders say will be the largest in the world is fast rising from a Polish cabbage field and local officials hope it will become a beacon for tourists.
The crowned head of a statue of Jesus being built stands in Swiebodzin, 110 km (68 miles) west of Poznan, western Poland, November 4, 2010.
The builders expect to attach the arms, head and crown to the robed torso in coming days, weather and cranes permitting, completing a project conceived by local Catholic priest Sylwester Zawadzki and paid for by private donations.
Standing on an artificial mound, the plaster and fibre glass statue will stand some 52 metres (57 yards) when completed, taller than the famous statue of Christ the Redeemer with outstretched arms that gazes over Rio de Janeiro in Brazil, Polish officials say.
The actual statue will measure 33 metres -- Zawadzki has said this reflects the fact that Jesus died at 33, according to Christian tradition -- and weigh 440 tonnes.
"I'm happy because this project will bring publicity to our town, not only in Poland but also from the global media. Other countries are showing a lot of interest," said Dariusz Bekisz, mayor of Swiebodzin, a town of about 21,000 people in western Poland some 100 km (60 miles) from the German border.
"More people will visit Swiebodzin and leave their money. Some will come for spiritual reasons, others out of curiosity," he said, adding no public money had been used in the project.
"The priest, Father Zawadzki, is a man of action who always, throughout his life, has built and created... In the future we're going to have to think about bringing the carnival to Swiebodzin too, just as in Rio," he joked.
Zawadzki is avoiding media for the time-being and Polish church leaders could not immediately be reached for comment. But the editor of Poland's Catholic Information Agency (KAI) sounded a sceptical note.
"Everybody has a right to do what they want. Swiebodzin's Jesus project doesn't touch my religious sensitivity. These kinds of monuments don't have much to do with spirituality," editor Tomasz Krolak said.
Local townspeople seemed bemused by the whole affair. "Building Jesus is an interesting idea, but I'm afraid we can't beat Rio. I don't treat this 100 percent seriously," said local resident Piotr Pinio.
Poland remains one of the most religiously observant countries in Europe and its churches are regularly packed on Sundays, especially in the countryside and smaller towns.
The builders expect to attach the arms, head and crown to the robed torso in coming days, weather and cranes permitting, completing a project conceived by local Catholic priest Sylwester Zawadzki and paid for by private donations.
Standing on an artificial mound, the plaster and fibre glass statue will stand some 52 metres (57 yards) when completed, taller than the famous statue of Christ the Redeemer with outstretched arms that gazes over Rio de Janeiro in Brazil, Polish officials say.
The actual statue will measure 33 metres -- Zawadzki has said this reflects the fact that Jesus died at 33, according to Christian tradition -- and weigh 440 tonnes.
"I'm happy because this project will bring publicity to our town, not only in Poland but also from the global media. Other countries are showing a lot of interest," said Dariusz Bekisz, mayor of Swiebodzin, a town of about 21,000 people in western Poland some 100 km (60 miles) from the German border.
"More people will visit Swiebodzin and leave their money. Some will come for spiritual reasons, others out of curiosity," he said, adding no public money had been used in the project.
"The priest, Father Zawadzki, is a man of action who always, throughout his life, has built and created... In the future we're going to have to think about bringing the carnival to Swiebodzin too, just as in Rio," he joked.
Zawadzki is avoiding media for the time-being and Polish church leaders could not immediately be reached for comment. But the editor of Poland's Catholic Information Agency (KAI) sounded a sceptical note.
"Everybody has a right to do what they want. Swiebodzin's Jesus project doesn't touch my religious sensitivity. These kinds of monuments don't have much to do with spirituality," editor Tomasz Krolak said.
Local townspeople seemed bemused by the whole affair. "Building Jesus is an interesting idea, but I'm afraid we can't beat Rio. I don't treat this 100 percent seriously," said local resident Piotr Pinio.
Poland remains one of the most religiously observant countries in Europe and its churches are regularly packed on Sundays, especially in the countryside and smaller towns.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ nhận nhiệm vụ chính thức của Cha Tân Giám Tỉnh Dòng Tên Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J.
Ánh Sao Xanh
08:11 05/11/2010
Vào lúc 10g00 sáng nay, 05.11.2010, tại nhà nguyện của Học Viện Thánh Giuse Dòng Tên Thủ Đức, Cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Tân Giám Tỉnh Dòng Tên, đã chủ sự thánh lễ đồng tế mừng kính các Thánh và các Chân Phước Dòng Tên, đồng thời cũng là thánh lễ chính thức nhận nhiệm vụ Giám Tỉnh Dòng Tên trước sự hiện diện đông đủ của anh em trong Tỉnh Dòng Việt Nam.
Trong bài giảng thánh lễ, cha chia sẻ mối quan tâm của mình cũng như của hầu hết các bề trên các Dòng tu mà cha có dịp nghe khi tham dự trong hai ngày Hội Nghị Thường Niên Năm Thánh 2010 do Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ vào ngày 26 và 27.10.2010 vừa qua. Đó là tình trạng “mất lửa” nơi đời sống của nhiều tu sĩ hiện nay. Khi mất lửa yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân, người tu sĩ cũng chẳng còn sức sống nội tâm để trở nên khí cụ trong tay Chúa sử dụng để đem lại hoa trái thiêng liêng nơi các tâm hồn. Nhiệm vụ hàng đầu của bề trên là chăm lo cho các tu sĩ sống kết hiệp sâu xa với Chúa trong đời cầu nguyện để kín múc sức sống của Chúa Giêsu, để ngọn lửa mà Ngài đem đến trần gian (x. Lc 12, 49) được bừng cháy lên trong tâm hồn mỗi người. Từ một ngọn lửa, sẽ làm bùng lên nhiều ngọn lửa khác để thắp sáng thế giới hôm nay, một thế giới còn nhiều tăm tối tội lỗi.
Cuối thánh lễ, Cha Giuse Phạm Thanh Liêm cũng đã thay mặt toàn thể anh em trong Tỉnh Dòng cám ơn Cha Tôma Vũ Quang Trung, vị Giám Tỉnh tiền nhiệm đã tận tâm lãnh đạo Dòng từ ngày 19.03.2003, đã đưa Dòng Tên Việt Nam từ một Miền sống âm thầm cho đến một Tỉnh Dòng đầy sức sống và đang phát triển mạnh để phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam cũng như trong nhiều sứ vụ truyền giáo quốc tế như hiện nay.
Thánh lễ đã kết thúc trong lời kinh Dâng Hiến Dòng, dâng nhiệm kỳ mới của Cha Tân Giám Tỉnh Giuse cho Trái Tim yêu thương của Chúa Giêsu để được Thánh Tâm Chúa nâng đỡ, chở che Tỉnh Dòng, đồng thời ban sức mạnh và ánh sáng của Chúa Thánh Thần, giúp Cha Giuse dẫn dắt anh em trong Dòng thi hành sứ mạng phục vụ để tôn vinh Danh Thánh Chúa hơn nữa trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam và thế giới hôm nay.
05.11.2010
Trong bài giảng thánh lễ, cha chia sẻ mối quan tâm của mình cũng như của hầu hết các bề trên các Dòng tu mà cha có dịp nghe khi tham dự trong hai ngày Hội Nghị Thường Niên Năm Thánh 2010 do Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ vào ngày 26 và 27.10.2010 vừa qua. Đó là tình trạng “mất lửa” nơi đời sống của nhiều tu sĩ hiện nay. Khi mất lửa yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân, người tu sĩ cũng chẳng còn sức sống nội tâm để trở nên khí cụ trong tay Chúa sử dụng để đem lại hoa trái thiêng liêng nơi các tâm hồn. Nhiệm vụ hàng đầu của bề trên là chăm lo cho các tu sĩ sống kết hiệp sâu xa với Chúa trong đời cầu nguyện để kín múc sức sống của Chúa Giêsu, để ngọn lửa mà Ngài đem đến trần gian (x. Lc 12, 49) được bừng cháy lên trong tâm hồn mỗi người. Từ một ngọn lửa, sẽ làm bùng lên nhiều ngọn lửa khác để thắp sáng thế giới hôm nay, một thế giới còn nhiều tăm tối tội lỗi.
Cuối thánh lễ, Cha Giuse Phạm Thanh Liêm cũng đã thay mặt toàn thể anh em trong Tỉnh Dòng cám ơn Cha Tôma Vũ Quang Trung, vị Giám Tỉnh tiền nhiệm đã tận tâm lãnh đạo Dòng từ ngày 19.03.2003, đã đưa Dòng Tên Việt Nam từ một Miền sống âm thầm cho đến một Tỉnh Dòng đầy sức sống và đang phát triển mạnh để phục vụ Giáo Hội tại Việt Nam cũng như trong nhiều sứ vụ truyền giáo quốc tế như hiện nay.
Thánh lễ đã kết thúc trong lời kinh Dâng Hiến Dòng, dâng nhiệm kỳ mới của Cha Tân Giám Tỉnh Giuse cho Trái Tim yêu thương của Chúa Giêsu để được Thánh Tâm Chúa nâng đỡ, chở che Tỉnh Dòng, đồng thời ban sức mạnh và ánh sáng của Chúa Thánh Thần, giúp Cha Giuse dẫn dắt anh em trong Dòng thi hành sứ mạng phục vụ để tôn vinh Danh Thánh Chúa hơn nữa trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam và thế giới hôm nay.
05.11.2010
Lễ cầu cho các Đẳng linh hồn tại Giáo xứ Chính Toà Phủ Cam
Trương Trí
08:18 05/11/2010
Hằng năm, cứ đến ngày lễ Các Đẳng Linh hồn, hầu như giáo xứ nào cũng tổ chức trọng thể cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục. Trước đây, khi những khu nghĩa trang đất thánh của các giáo xứ chưa bị quy hoạch, mỗi giáo xứ đều có tổ chức làm cỏ, dọn dẹp vệ sinh thật khang trang để mừng lễ. Sau thánh lễ ban sáng tại nhà thờ, từng đoàn người quần là áo lượt đi viếng mộ người thân và cả những ngôi mộ không người chăm sóc đều khói hương nghi ngút. Có nhiều giáo xứ tổ chức thánh lễ long trọng ngay tại tại nghĩa trang với rất đông người tham dự.
Xem hình ảnh
Ngày nay, chỉ còn lại một số ít giáo xứ còn “Đất Thánh” riêng, nên hầu như thánh lễ tại nghĩa trang không còn, nhưng việc viếng mộ và thánh lễ tại nhà thờ vẫn long trọng.
Sáng ngày 02.11, giáo xứ chính tòa Phủ Cam Huế tổ chức trọng thể thánh lễ đồng tế do cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh và hai cha phó Bênêdictô Ngô Văn Hài và Giuse Lê Văn Hồng chủ sự, với đông đảo giáo dân tham dự cầu nguyện cho các vị ân nhân, những người con của giáo xứ đã an giấc trong Chúa sớm được hưởng phúc Thiên Đàng.
Mở đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ: “ Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ ngơi và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy…” đã nói lên đầy đủ tinh thần hiệp thông cầu nguyện. Và cũmg như lời cha phó xứ chủ tế Bênêđictô Ngô Văn Hài chia sẽ ý lễ: Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời gồm Tổ tiên, Ồng bà cha mẹ, và những người đã khuất.
Sau thánh lễ, các cha đồng tế, Hội đồng giáo xứ cùng cộng đoàn đã đến dâng hoa và niệm hương viếng mộ Đức Tổng Giám mục Philipphê bên trong nhà thờ. Vị mục tử đã suốt hơn 20 năm gắn bó với đàn chiên, và đã can trường trong những giờ phút cam go nhất của giáo phận.
Đúng 8 giờ, dưới cơn mưa tầm tả, các cha quản xứ và phó xứ cùng đại diện giáo xứ đã đi viếng mộ gia đình cụ thượng thư Ngô Đình Khả cách nhà thờ Phủ Cam chừng 200m, ( là Thân sinh của cố Đức Tổng Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục và cố tổng thống Ngô Đình Diệm, và là ông ngoại của Đức Cố Hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận ).Tại đây, mọi người lần lượt dâng hoa và niệm hương trước mộ, bùi ngùi tưởng nhớ đến những con người thánh thiện đã sản sinh những con cháu dâng mình cho Chúa, phục vụ giáo hội và đóng góp nhiều công sức cho giáo hội.
Sau đó đoàn đã đi viếng mộ Đức cha Allys, người đã thiết lập giáo xứ chính tòa Phủ Cam và gầy dựng giáo xứ vững mạnh khi còn là cha sở Phủ Cam. Cộng đoàn đã dâng hoa và niệm hương trước ngôi mộ khang trang mà giáo xứ luôn thành kính và tri ân đối với một con người có tầm nhìn sâu sắc về địa thế, nhân văn cũng như tiềm tàng một cộng đoàn nhiệt tình năng nổ để giúp sức cho giáo phận sau này. Đoàn cũng đã viếng mộ và thắp hương trên mộ các linh mục đã dâng hiến cuộc đời cho sứ vụ mục tử.
Cũng trong dịp lễ này, các hội dòng nam nữ cũng đã đi viếng mộ các tiền nhân. Những ngôi mộ được dọn dẹp sạch sẽ và rải những cành hoa tươi thắm.
Tiếp đó là viếng đền Thánh Phaolô Bường tại Phường Đúc, là người con của giáo xứ mà HĐGX đã nhận làm bổn mạng. Chính nơi đây, Ngài đã chấp nhận cái chết để minh chứng cho Đức Tin. Dòng máu của Ngài đổ xuống để vun tưới cho thế hệ con cháu sau này.
Cộng đoàn tiếp tục về nhà Lưu niệm Cố Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, người con ưu tú của giáo xứ mà giáo hội đã mở án phong Chân phước vào ngày 22.10 vừa qua tại Rôma.
Với một tâm tình “Uống nước nhớ nguồn”, một đạo lý tốt đẹp mà tất cả mọi người đều ghi nhớ, cầu nguyện cho các bậc tiền nhân, những ân nhân đã đóng góp của cải và công sức gầy dựng giáo xứ, những người con của giáo xứ sớm được hưởng vinh phúc trên trời.
Kết thúc chương trình, cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh đã cảm ơn cộng đoàn nhiệt tâm với những người đã khuất, ngài đã ban phép lành cho mọi người trước khi ra về.
Xem hình ảnh
Ngày nay, chỉ còn lại một số ít giáo xứ còn “Đất Thánh” riêng, nên hầu như thánh lễ tại nghĩa trang không còn, nhưng việc viếng mộ và thánh lễ tại nhà thờ vẫn long trọng.
Sáng ngày 02.11, giáo xứ chính tòa Phủ Cam Huế tổ chức trọng thể thánh lễ đồng tế do cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh và hai cha phó Bênêdictô Ngô Văn Hài và Giuse Lê Văn Hồng chủ sự, với đông đảo giáo dân tham dự cầu nguyện cho các vị ân nhân, những người con của giáo xứ đã an giấc trong Chúa sớm được hưởng phúc Thiên Đàng.
Mở đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ: “ Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ ngơi và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy…” đã nói lên đầy đủ tinh thần hiệp thông cầu nguyện. Và cũmg như lời cha phó xứ chủ tế Bênêđictô Ngô Văn Hài chia sẽ ý lễ: Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời gồm Tổ tiên, Ồng bà cha mẹ, và những người đã khuất.
Sau thánh lễ, các cha đồng tế, Hội đồng giáo xứ cùng cộng đoàn đã đến dâng hoa và niệm hương viếng mộ Đức Tổng Giám mục Philipphê bên trong nhà thờ. Vị mục tử đã suốt hơn 20 năm gắn bó với đàn chiên, và đã can trường trong những giờ phút cam go nhất của giáo phận.
Đúng 8 giờ, dưới cơn mưa tầm tả, các cha quản xứ và phó xứ cùng đại diện giáo xứ đã đi viếng mộ gia đình cụ thượng thư Ngô Đình Khả cách nhà thờ Phủ Cam chừng 200m, ( là Thân sinh của cố Đức Tổng Giám mục Phêrô Mactinô Ngô Đình Thục và cố tổng thống Ngô Đình Diệm, và là ông ngoại của Đức Cố Hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận ).Tại đây, mọi người lần lượt dâng hoa và niệm hương trước mộ, bùi ngùi tưởng nhớ đến những con người thánh thiện đã sản sinh những con cháu dâng mình cho Chúa, phục vụ giáo hội và đóng góp nhiều công sức cho giáo hội.
Sau đó đoàn đã đi viếng mộ Đức cha Allys, người đã thiết lập giáo xứ chính tòa Phủ Cam và gầy dựng giáo xứ vững mạnh khi còn là cha sở Phủ Cam. Cộng đoàn đã dâng hoa và niệm hương trước ngôi mộ khang trang mà giáo xứ luôn thành kính và tri ân đối với một con người có tầm nhìn sâu sắc về địa thế, nhân văn cũng như tiềm tàng một cộng đoàn nhiệt tình năng nổ để giúp sức cho giáo phận sau này. Đoàn cũng đã viếng mộ và thắp hương trên mộ các linh mục đã dâng hiến cuộc đời cho sứ vụ mục tử.
Cũng trong dịp lễ này, các hội dòng nam nữ cũng đã đi viếng mộ các tiền nhân. Những ngôi mộ được dọn dẹp sạch sẽ và rải những cành hoa tươi thắm.
Tiếp đó là viếng đền Thánh Phaolô Bường tại Phường Đúc, là người con của giáo xứ mà HĐGX đã nhận làm bổn mạng. Chính nơi đây, Ngài đã chấp nhận cái chết để minh chứng cho Đức Tin. Dòng máu của Ngài đổ xuống để vun tưới cho thế hệ con cháu sau này.
Cộng đoàn tiếp tục về nhà Lưu niệm Cố Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận, người con ưu tú của giáo xứ mà giáo hội đã mở án phong Chân phước vào ngày 22.10 vừa qua tại Rôma.
Với một tâm tình “Uống nước nhớ nguồn”, một đạo lý tốt đẹp mà tất cả mọi người đều ghi nhớ, cầu nguyện cho các bậc tiền nhân, những ân nhân đã đóng góp của cải và công sức gầy dựng giáo xứ, những người con của giáo xứ sớm được hưởng vinh phúc trên trời.
Kết thúc chương trình, cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh đã cảm ơn cộng đoàn nhiệt tâm với những người đã khuất, ngài đã ban phép lành cho mọi người trước khi ra về.
Kính Bốn Thánh Tử Đao Hải Dương
Giuse Khổng Hữu Nguồn
19:57 05/11/2010
Ngày Khai Mạc và Lễ Tam Nhật
Chiều thứ Sáu 05.11.2010, ngày khai mạc Lễ tam nhật mừng kính bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương được tổ chức long trọng tại Trung Tâm Thánh Thể - Đền Kính Bốn Thánh Tử Đạo Hải Dương, Hạt Hố Nai, Giáo Phận Xuân Lộc.
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản giám mục Ban Mê Thuột chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có cha Bề trên Dòng Thánh Thể, cha chủ tịch liên tu sĩ giáo phận Xuân Lộc, cha xứ Ninh Cường, Bùi Chu, Miền Bắc, và gần 30 cha dòng Thánh Thể và Đaminh.
Tham dự lễ có rất đông quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn các giáo xứ gần xa.
Nơi cộng đoàn bé nhỏ giáo xứ Hải Dương được hưởng nhờ rất nhiều ân phúc của Chúa qua những tấm lòng hăng say nhiệt thành của quý cha, quý tu sĩ Dòng Thánh Thể, mọi sinh hoạt phụng vụ thật khởi sắc, những tương giao đạo đời rất tốt đẹp.
Sau màn khởi động của đội Nam nhạc thuộc giáo xứ Tam Hải, đúng 18 giờ đoàn đồng tế cùng kiệu rước Xương Thánh từ trong Tu Viện Thánh Thể tiến ra lễ đài, đi giữa cộng đoàn lòng tràn ngập niềm vui hân hoan, cả cộng đoàn cùng với ca đoàn cất cao bài ca “Đây bài ca ngàn trùng, dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng, từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu…”
Trước khi bước vào lễ thánh cha bề trên đại diện Dòng Thánh Thể ngỏ lời chào Đức cha, quý cha, quý tu sĩ, và cộng đoàn phụng vụ, lời ngỏ vừa kết thúc cộng đoàn vỗ tràng pháo tay vang dội, nói lên niềm vui hiệp nhất đầy cảm mến yêu thương.
Nhân dịp này Đức cha làm phép thánh hóa hai bức tượng, Thánh Micae bổn mạng giáo xứ Hải Dương, Tượng Lòng Thương xót Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn:
“Trọng kính cha bề trên dòng Thánh Thể, kính thưa quý cha trong hạt, quý cha Dòng, quý cha, quý chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ, và toàn thể anh chị em thân mến!
Chiều hôm nay toàn thể cộng đoàn chúng ta, gồm anh chị em thuộc giáo xứ Hải Dương, những tín hũu thuộc gốc giáo phận Hải Phòng, và những anh chị em thân hữu của giáo xứ, cùng vui mừng cảm tạ Chúa trong tuần tam nhật mừng kính bốn thánh tử đạo Hải Dương là Thánh Giám mục Gieronimo Liêm, Thánh Giám mục Valentino Vinh, Thánh Giám mục Phero Bình, và Thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang, và cả bốn vị thánh tử đạo đều thuộc dòng Đaminh và ba trong số các ngài là những người truyền giáo Tây Ban Nha.
Như anh chị em đã biết, dù các vị tử đạo được sinh ra trên vùng đất nào trên thế giới, dù cho các ngài nói bằng ngôn ngữ nào, thỉ sự việc các ngài dám chấp nhận đến làm việc trên quê hương Việt Nam, yêu mến tiếng nói và con người Việt Nam, sẵn sang đổ máu làm chứng lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu mến các tín hữu Việt Nam, thì các ngài đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng của người Kito hữu Việt Nam qua mọi thời đại, và các ngài đã được Giáo Hội hoàn vũ đưa vào danh sách 117 vị thánh tử đạo Việt Nam.
Vui mừng kính bốn thánh tử đạo Hải Dương hôm nay, nhắc cho chúng ta rằng, ngày xưa vùng đất Hải Dương đã có công vun trồng và nuôi dưỡng các vị tử đạo, đã đón nhận những người giảng dậy và gương sống đạo đức cũng như những giọt máu tử đạo của các ngài, vùng đất đó đã tạo nên một cộng đoàn tín hữu đông đảo, giáo dục đức tin theo tinh thần quảng đại của các ngài, thì ngày nay những người Kito hữu gốc Hải Phòng sống ở mọi nơi trên toàn thế giới cũng luôn là những Kito hữu đạo đức như cha ông ngày xưa, và luôn nhiệt thành xây dựng giáo hội tại nơi mình sinh sống.
Trong tâm tình thống hối mọi tội lổi, xin Chúa tha thứ để xứng đáng cử hành Mầu Nhiệm Thánh”.
Trong bài giảng, Đức cha khuyến khích mọi người sống theo tinh thần: Từ bỏ - Chấp nhận – Theo Chúa như gương các thánh tử đạo. Ngài cũng ân cần nhắc nhở mọi người khi theo Chúa hãy sống tươi vui, từ trong các tương giao giữa mọi người trong gia đình, làng xóm, xứ đạo, xã hôi … Để xứng đáng là chứng nhân của Chúa KiTo giữa lòng thế giới hôm nay.
Trước khi kết thúc thánh lễ, một lần nữa cha bề trên dòng Thánh Thể dâng lời càm ơn Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn.
Sau phép lành cuối lễ, cộng đoàn kính viếng Trung Tâm Thánh Thể, hôn kính xương Thánh và thưởng thức chương trình Hoạt cảnh Diễn nguyện nhân ngày mừng kỷ niệm 200 năm sinh nhật cha thánh Phero Giulia-no Eymard tổ phụ dòng Thánh Thể.
Chúng con xin được tiếp tục tường thuật chương trình Lễ Tam Nhật, kính mong quý cha cùng quý vị theo dõi hiệp thông cầu nguyện.
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản giám mục Ban Mê Thuột chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế có cha Bề trên Dòng Thánh Thể, cha chủ tịch liên tu sĩ giáo phận Xuân Lộc, cha xứ Ninh Cường, Bùi Chu, Miền Bắc, và gần 30 cha dòng Thánh Thể và Đaminh.
Tham dự lễ có rất đông quý tu sĩ nam nữ, quý cộng đoàn các giáo xứ gần xa.
Nơi cộng đoàn bé nhỏ giáo xứ Hải Dương được hưởng nhờ rất nhiều ân phúc của Chúa qua những tấm lòng hăng say nhiệt thành của quý cha, quý tu sĩ Dòng Thánh Thể, mọi sinh hoạt phụng vụ thật khởi sắc, những tương giao đạo đời rất tốt đẹp.
Sau màn khởi động của đội Nam nhạc thuộc giáo xứ Tam Hải, đúng 18 giờ đoàn đồng tế cùng kiệu rước Xương Thánh từ trong Tu Viện Thánh Thể tiến ra lễ đài, đi giữa cộng đoàn lòng tràn ngập niềm vui hân hoan, cả cộng đoàn cùng với ca đoàn cất cao bài ca “Đây bài ca ngàn trùng, dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng, từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu…”
Nhân dịp này Đức cha làm phép thánh hóa hai bức tượng, Thánh Micae bổn mạng giáo xứ Hải Dương, Tượng Lòng Thương xót Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn:
“Trọng kính cha bề trên dòng Thánh Thể, kính thưa quý cha trong hạt, quý cha Dòng, quý cha, quý chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ, và toàn thể anh chị em thân mến!
Chiều hôm nay toàn thể cộng đoàn chúng ta, gồm anh chị em thuộc giáo xứ Hải Dương, những tín hũu thuộc gốc giáo phận Hải Phòng, và những anh chị em thân hữu của giáo xứ, cùng vui mừng cảm tạ Chúa trong tuần tam nhật mừng kính bốn thánh tử đạo Hải Dương là Thánh Giám mục Gieronimo Liêm, Thánh Giám mục Valentino Vinh, Thánh Giám mục Phero Bình, và Thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang, và cả bốn vị thánh tử đạo đều thuộc dòng Đaminh và ba trong số các ngài là những người truyền giáo Tây Ban Nha.
Vui mừng kính bốn thánh tử đạo Hải Dương hôm nay, nhắc cho chúng ta rằng, ngày xưa vùng đất Hải Dương đã có công vun trồng và nuôi dưỡng các vị tử đạo, đã đón nhận những người giảng dậy và gương sống đạo đức cũng như những giọt máu tử đạo của các ngài, vùng đất đó đã tạo nên một cộng đoàn tín hữu đông đảo, giáo dục đức tin theo tinh thần quảng đại của các ngài, thì ngày nay những người Kito hữu gốc Hải Phòng sống ở mọi nơi trên toàn thế giới cũng luôn là những Kito hữu đạo đức như cha ông ngày xưa, và luôn nhiệt thành xây dựng giáo hội tại nơi mình sinh sống.
Trong bài giảng, Đức cha khuyến khích mọi người sống theo tinh thần: Từ bỏ - Chấp nhận – Theo Chúa như gương các thánh tử đạo. Ngài cũng ân cần nhắc nhở mọi người khi theo Chúa hãy sống tươi vui, từ trong các tương giao giữa mọi người trong gia đình, làng xóm, xứ đạo, xã hôi … Để xứng đáng là chứng nhân của Chúa KiTo giữa lòng thế giới hôm nay.
Trước khi kết thúc thánh lễ, một lần nữa cha bề trên dòng Thánh Thể dâng lời càm ơn Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn.
Sau phép lành cuối lễ, cộng đoàn kính viếng Trung Tâm Thánh Thể, hôn kính xương Thánh và thưởng thức chương trình Hoạt cảnh Diễn nguyện nhân ngày mừng kỷ niệm 200 năm sinh nhật cha thánh Phero Giulia-no Eymard tổ phụ dòng Thánh Thể.
Giáo phận Thanh Hóa tiếp tục lên đường cứu trợ nạn nhân lũ lụt Hà Tĩnh
Jos Thanh Hóa
21:29 05/11/2010
Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến và Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh thăm và phát quà cho bà con bị lũ lụt tại Hương Khê – Hà Tĩnh, giáo phận Vinh
Tiếp nối những chuyến cứu trợ cho bà con bị lũ lụt tại giáo phận Vinh. Sáng hôm qua ngày 4 tháng 11, giáo phận Thanh Hóa lại tiếp tục lên đường đến thăm hỏi và tặng quà cho bà con vùng lũ Hương Khê – Hà Tĩnh.
Xem hình cứu trợ
Đây là lần chuyến cứu trợ thứ 4 ở cấp giáo phận. Chuyến đầu tiên do cha trưởng Ban Caritas Antôn Trịnh đình Thiệu dẫn đầu đã đến giáo hạt Đồng Tróoc – Quảng Bình; chuyến thứ hai do Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh làm trưởng đoàn đã đến giáo hạt Can Lộc và Ngàn Sâu; chuyến thứ ba do cha Tổng đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc đã đến giáo xứ Thổ Hoàng và Kẻ Vang.
Và lần cứu trợ này, phái đoàn đi có sự tham gia của 2 Đức Cha: Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, phó chủ tịch Ủy Ban bác ái xã hội – Cartas Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa. Cùng đi với đoàn còn có quý cha trong giáo phận, quý Sơ Hội DMTG Thanh Hóa, quý Sơ Hội Dòng Phaolô; quý ân nhân, các bạn sinh viên Công giáo đang theo học tại Thanh Hóa và Hà Nội; một số giáo dân giáo xứ Chính Tòa và cách đặc biệt hơn chuyến đi này còn có sự góp mặt của giáo xứ Giang Xá thuộc giáo phận Hà Nội cùng đồng hành với hai xe hàng cứu trợ.
Xuất phát từ TGM Thanh Hóa lúc 4g00 sáng, phái đoàn đến Hà Tĩnh và được cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh và cha Giuse Trần Đức Mai, đại diện cho Caritas giáo phận Vinh đón và hướng dẫn đến với giáo xứ Ninh Cường và giáo xứ Thịnh Lạc thuộc giáo hạt Ngàn Sâu, giáo phận Vinh. Đây là những giáo xứ nằm trong vùng rốn lũ nên bị thiệt hại nặng nề về tài sản. Mặc dù lũ đã qua gần 1 tháng, nhưng những tàn tích của nó để lại vẫn in đậm trên những bức tường loan lỗ; những hàng cây úa vàng vì bị ngâm nước; những cây cầu, con đường bị cuốn trôi nằm chơ vơ. Đặc biệt tại giáo xứ Thịnh Lạc, với địa hình thấp, bị nước lũ ngâm lâu ngày nên các đồ dùng như: quần áo, chăn màn, lúa gạo, bút sách; các tài sản như nhà của, gia cầm, trâu bò… bị hu hại và mất mát hết.
Sau khi phát quà, các Đức cha đã ủy lạo và động viên tinh thần bà con hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại để hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn. Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, trong vai trò là phó chủ tịch Ủy ban Caritas HĐGMVN nói “sự hiện diện của quý Đức cha với bà con nơi đây đã nói lên sự quan tâm của hàng giáo phẩm Việt nam đối với giáo dân của mình. Tuy rằng những món quà mà phái đoàn mang đến, chỉ hỗ trợ được phần nào những mất mát mà bà con đang phải gánh chịu, nhưng quan trọng hơn phái đoàn mang đến cho bà con tình Chúa, tình người… tất cả đủ để nói lên rằng dù trong hoàn hoàn cảnh nào, các vị chủ chăn cũng luôn sát bên cạnh giáo dân của mình…”. Còn Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch HĐGMVN, giám mục giáo phận Thanh hóa – một giáo phận “hàng xóm” với giáo phận Vinh, Ngài nói “những phần quà mà chúng tôi mang đến cho bà con… là sự liên đới của nhiều thành phần, của nhiều tấm lòng hảo tâm từ trong nước cũng như hải ngoại xa xôi hướng đến những anh em đồng đạo của mình. Sự hiện diện của phái đoàn từ giám mục, linh mục, nữ tu, chủng sinh, giáo dân, các em sinh viên… là một sự hiệp thông của tất cả các thành phần dân Chúa tại Thanh hóa hướng về giáo phận Vinh…”.
Sau khi chia sẻ cùng bà con giáo dân xong, các Đức cha cùng ban phép lành và chúc những người dân nơi đây nhanh ổn định cuộc sống và hạnh phúc với những gì mình có hiện tại…
Rời Hương Khê, hẹn gặp lại trong dịp tới, nhưng không phải gặp với hàng cứu trợ, nhưng gặp lại với những niềm vui mới trong tình Chúa, tình người tỏa lang…
Tiếp nối những chuyến cứu trợ cho bà con bị lũ lụt tại giáo phận Vinh. Sáng hôm qua ngày 4 tháng 11, giáo phận Thanh Hóa lại tiếp tục lên đường đến thăm hỏi và tặng quà cho bà con vùng lũ Hương Khê – Hà Tĩnh.
Xem hình cứu trợ
Đây là lần chuyến cứu trợ thứ 4 ở cấp giáo phận. Chuyến đầu tiên do cha trưởng Ban Caritas Antôn Trịnh đình Thiệu dẫn đầu đã đến giáo hạt Đồng Tróoc – Quảng Bình; chuyến thứ hai do Đức giám mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh làm trưởng đoàn đã đến giáo hạt Can Lộc và Ngàn Sâu; chuyến thứ ba do cha Tổng đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc đã đến giáo xứ Thổ Hoàng và Kẻ Vang.
Và lần cứu trợ này, phái đoàn đi có sự tham gia của 2 Đức Cha: Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, phó chủ tịch Ủy Ban bác ái xã hội – Cartas Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức cha Giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa. Cùng đi với đoàn còn có quý cha trong giáo phận, quý Sơ Hội DMTG Thanh Hóa, quý Sơ Hội Dòng Phaolô; quý ân nhân, các bạn sinh viên Công giáo đang theo học tại Thanh Hóa và Hà Nội; một số giáo dân giáo xứ Chính Tòa và cách đặc biệt hơn chuyến đi này còn có sự góp mặt của giáo xứ Giang Xá thuộc giáo phận Hà Nội cùng đồng hành với hai xe hàng cứu trợ.
Xuất phát từ TGM Thanh Hóa lúc 4g00 sáng, phái đoàn đến Hà Tĩnh và được cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh và cha Giuse Trần Đức Mai, đại diện cho Caritas giáo phận Vinh đón và hướng dẫn đến với giáo xứ Ninh Cường và giáo xứ Thịnh Lạc thuộc giáo hạt Ngàn Sâu, giáo phận Vinh. Đây là những giáo xứ nằm trong vùng rốn lũ nên bị thiệt hại nặng nề về tài sản. Mặc dù lũ đã qua gần 1 tháng, nhưng những tàn tích của nó để lại vẫn in đậm trên những bức tường loan lỗ; những hàng cây úa vàng vì bị ngâm nước; những cây cầu, con đường bị cuốn trôi nằm chơ vơ. Đặc biệt tại giáo xứ Thịnh Lạc, với địa hình thấp, bị nước lũ ngâm lâu ngày nên các đồ dùng như: quần áo, chăn màn, lúa gạo, bút sách; các tài sản như nhà của, gia cầm, trâu bò… bị hu hại và mất mát hết.
Sau khi phát quà, các Đức cha đã ủy lạo và động viên tinh thần bà con hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại để hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn. Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, trong vai trò là phó chủ tịch Ủy ban Caritas HĐGMVN nói “sự hiện diện của quý Đức cha với bà con nơi đây đã nói lên sự quan tâm của hàng giáo phẩm Việt nam đối với giáo dân của mình. Tuy rằng những món quà mà phái đoàn mang đến, chỉ hỗ trợ được phần nào những mất mát mà bà con đang phải gánh chịu, nhưng quan trọng hơn phái đoàn mang đến cho bà con tình Chúa, tình người… tất cả đủ để nói lên rằng dù trong hoàn hoàn cảnh nào, các vị chủ chăn cũng luôn sát bên cạnh giáo dân của mình…”. Còn Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch HĐGMVN, giám mục giáo phận Thanh hóa – một giáo phận “hàng xóm” với giáo phận Vinh, Ngài nói “những phần quà mà chúng tôi mang đến cho bà con… là sự liên đới của nhiều thành phần, của nhiều tấm lòng hảo tâm từ trong nước cũng như hải ngoại xa xôi hướng đến những anh em đồng đạo của mình. Sự hiện diện của phái đoàn từ giám mục, linh mục, nữ tu, chủng sinh, giáo dân, các em sinh viên… là một sự hiệp thông của tất cả các thành phần dân Chúa tại Thanh hóa hướng về giáo phận Vinh…”.
Sau khi chia sẻ cùng bà con giáo dân xong, các Đức cha cùng ban phép lành và chúc những người dân nơi đây nhanh ổn định cuộc sống và hạnh phúc với những gì mình có hiện tại…
Rời Hương Khê, hẹn gặp lại trong dịp tới, nhưng không phải gặp với hàng cứu trợ, nhưng gặp lại với những niềm vui mới trong tình Chúa, tình người tỏa lang…
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thơ chung của Hội Đồng Giám Mục Miền Nam – Mùa Chay 1960
Hoài Nam
08:50 05/11/2010
Thơ chung của Hội Đồng Giám Mục Miền Nam – Mùa Chay 1960
(Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, xin giới thiệu lại tài liệu này để mọi người chúng ta có dịp suy gẫm và Hiệp Thông - Chia Sẻ - Phục Vụ với mọi thành phần trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Xin ghi lại nguyên văn, cả về văn phạm và thuật ngữ. Hoài Nam)
Gửi: Các Linh mục
Các Tu sĩ Nam, Nữ
và toàn thể Giáo hữu,
Anh em thân mến,
Hôm nay là thứ tư Lễ-Tro, tức là chúng ta bước vào đầu mùa Chay cả. Vậy mùa Chay cả là mùa để chúng ta suy gẫm về Mầu-nhiệm Cứu Chuộc và dọn mình lĩnh nhận ơn Phục Sinh. Nhưng muốn lĩnh nhận ơn Mùa Phục Sinh, chúng ta cần có tinh thần thống hối và cải hoá bên trong nhờ vào việc suy gẫm nhiều về cuộc Tử nạn của Chúa. Nhưng khốn thay! Tinh thần thống hối và cải hoá mấy ai nghĩ tới. Con người đời nay không nhìn các vấn đề tôn giáo với cái nhìn sâu sắc như trước, coi thường việc giữ đạo, nhiều người dần dần mất quan niệm về sự thánh, cả gan phản lại luật Chúa, bất tuân lời giáo huấn của Hội Thánh.
Thật vậy, nhìn vào thế giới hiện thời, chúng ta phải bồi hồi lo lắng vì bao nhiêu nỗi hiểm họa đang tràn ngập đe dọa không nguyên tình trạng chung của Giáo Hội mà ngay cả sự rỗi linh hồn của từng người và vận mệnh của cả gia đình nhân loại. Mối hiểm họa này càng trầm trọng hơn ở chỗ việc tiêu diệt Tôn-giáo được lãnh đạo và bảo trợ do cả một cơ quan quốc tế có một hệ thống tổ chức rất mực chặt chẽ là Cộng sản vô thần.
Trước tình trạng đó, chúng tôi, Các Giám mục Miền Nam gửi anh em bức thư chung này tỏ tình ưu ái và nỗi lo lắng của chúng tôi đối với anh em. Mục đích của bức thư chung này là giúp anh em có một tài liệu nghiên cứu học hỏi trong mùa chay, để anh em nhìn thấy rõ mối hiểm họa của Cộng sản, để anh em thấy hiểu nó nguy hại và nham hiểm đến mức độ nào trong việc tiêu diệt Đức Tin của chúng ta, nhất là muốn giúp anh em biết dung Mùa Chay, lấy việc suy gẫm về cuộc tử nạn của Chúa mà giục long thống hối, cải hóa để cầu nguyện cho mình và cho thế giới được biết bỏ đàng dữ mà quay về đàng lành.
1- Chủ trương vô thần của Cộng-sản.
Đối với học thuyết Cộng-sản của Marx và Lénine, chúng ta quan tâm hơn hết đến một điểm là CHỦ TRƯƠNG DUY-VẬT. Vì chủ-trương duy-vật chỉ nhận có vật-chất là nguyên-lý và là cùng đích của vạn vật, nên học thuyết đó tất nhiên cũng chủ-trương vô thần. Đã chủ-trương vô-thần, nó phải hoàn toàn đối nghịch với tất cả những gì là tinh-thần, siêu-việt, tín-ngưỡng, hoặc đạo-lý; nói thể khác, nó hoàn toàn đối nghịch với chân lý nói chung, và học-thuyết Công-giáo nói riêng. Nói tóm lại nó công khai chống Thiên Chúa mà bọn họ coi chỉ là sản-phẩm do óc tưởng-tượng của kinh-tế và óc phong-kiến.
Vì đã chủ-trương duy-vật vô-thần và vì thế vất bỏ tất cả những gì là siêu-việt, lương-tâm, luân lý…, nên Cộng-sản vô-thần đi đến những hành-động vô cùng tai hại mà Đức Piô XI đã trình bày trong Thông-điệp Divini Redemtoris:
1, Cộng-sản vô-thần chủ-trương khơi động tất cả những gì là hèn hạ xấu xa nhất của con người, như hiềm thù, ghen ghét, vô luân phá hoại, v.v…, để đưa xã-hội đến giai-cấp tranh đấu.
2, Cộng-sản vô-thần tước đoạt hết tự-do của con người, kể cả tự-do tín-ngưỡng và do đó cướp đoạt mất nguyên-tắc căn bản xây-dựng phẩm giá con người.
3, Cộng-sản vô-thần chối bỏ hết mọi phẩm-trật, quyền bính, do đó phá đổ hết mọi thứ trật-tự, trật tự siêu-nhiên, trật tự tự-nhiên, trật tự xã-hội, trật tự Giáo-hội, và ngay cả quyền bính trật tự giữa cha mẹ với con cái trong gia-đình.
4, Cộng-sản vô-thần chối bỏ quyền tư-hữu, và do đó khiến con người hoàn toàn bị cô-lập, nô-lệ.
Tất cả những điều kể trên đây đều đi ngược lại với học-thuyết Công-giáo, và vì thế hai học-thuyết trên không thể đi đôi với nhau.
Muốn cho đạo Thánh được nguyên vẹn người Công-giáo phải phủ-nhận lý-thuyết Cộng-sản và những áp dụng của nó đến tận cùng. Cộng-sản, trái lại, muốn cho chủ-nghĩa họ được thắng cũng phải hết sức diệt tôn-giáo. Trong cuộc tranh dành quyết liệt này, Cộng-sản đã tỏ ra rất xảo quyệt. Chúng ta hãy sáng suốt nhận định để có một đường lối dứt khoát giúp người đang ở trong cơn bách hại được biết đường xử trí và người chưa bị bách hại được biết cách đề phòng.
2- Kế hoạch tiêu diệt Giáo-hội của Cộng-sản ngày nay.
Tính cách chung của kế hoạch bắt đạo của Cộng-sản ngày nay vẫn là dùng đủ mọi phương pháp, dù tráo trở lừa dối hoặc dã-man, tàn nhẫn đến đâu, miễn giúp sao đi tới thành công.
Trước kia họ đã công khai đương đầu với Giáo-hội bằng các cuộc khủng-bố, giết chóc, bắt bớ, tàn phá v.v… Nhưng nhận thấy chính sách ấy không đưa lại kết quả mong muốn, mà chỉ khiến cho người Công-giáo thêm gan dạ, thêm đoàn kết, thêm tinh thần, nên ngày nay họ quay sang một chiến thuật mới, nó tế nhị và xảo quyệt hơn nhiều. Chiến thuật ấy có thể gồm tóm trong những điểm sau đây:
1, Họ trà trộn vào các cơ-quan Công-giáo để thi hành thủ đoạn bám địch để giết địch. Họ tìm cách len lỏi vào nội bộ của ta để dò xét, tuyên truyền chia rẽ, phá hoại, bằng cách giả là những phần tử sốt sắng, nhiệt thành, niềm nở và cố chiếm đoạt quyền điều khiển. Sau đây là bản mật lệnh của Cộng-sản mà chúng tôi muốn anh em đọc để suy nghĩ:
“Công-giáo và thệ-phản là hai tổ chức đắc lực làm tay sai và gián điệp cho đế quốc tư bản. Những tổ chức này cố lén lút vào nội bộ của đảng ta, để bóc lột và đàn áp dân chúng. Những Giáo-hội này đặt căn cứ ở khắp mọi đô thị trên thế giới, gieo rắc lý-thuyết đầu độc của họ để diệt trừ chủ-nghĩa xã-hội Cộng-sản.
“Vì thế, trong khi theo sát chỉ thị của cấp lãnh đạo Đảng, các đồng chí phải triệt để tìm hết mọi cách để lọt vào nội bộ của từng Giáo-hội giúp tay cho nghành công an, mật vụ của chúng ta tổ chức, nỗ lực hoạt-động ngay trong trung tâm hoạt-động các giáo-sĩ, rồi tấn công đại qui mô, liên miên hoạt-động, dù phải giả vờ cầu nguyện Thiên Chúa phù hộ cũng nên. Điều cần thiết để thành lập mặt trận duy nhất là phải lợu dụng sắc đẹp và sức quyến rũ của phụ nữ. Vì thế muốn đạt tới mục đích này, muốn chia rẽ nội bộ Giáo-hội, muốn gây mâu thuẫn các tổ chức tôn giáo, cơ quan của Đảng ta đã thông tư chín điều sau đây:
- Các đồng-chí phải len lỏi vào các học đường do Giáo-hội thành lập và đã bị các lý thuyết đầu độc. Ta phải dò xét bọn phản động để biết rõ mọi hoạt động của chúng. Ta lẩn lút giữa các sinh-viên, cảm thông những tâm tình của họ, theo rõi hết mọi hoạt động địa phương, kiểm soát nó và theo sát đúng phương pháp tế nhị, nhất thiết ta phải gia nhập vào các khu vực hoạt động của các giáo sĩ.
- Mỗi một đồng chí phải tìm cách chịu phép rửa tội, để trở nên phần tử của Giáo-hội. Nhờ thế đội lốt được chiếc áo bịp bợm ấy, ta nhập vào hội Đạo Binh Đức Mẹ, hay nếu là người Thệ phản, phải nhập vào tổ chức Nghĩa binh (Crusebers). Được thế rồi tất cả đồng một loạt tấn công đại qui mô; dùng những câu ru ngủ để cảm hóa và thu hút giáo dân. Các đồng chí còn đi xa hơn nữa: cố chia rẽ tận gốc của đoàn thể giáo dân, nếu có cần cũng cần rêu rao tình yêu Thiên Chúa và hô hào ủng hộ hòa bình. Làm thế ta sẽ phá hoại được lối tuyên truyền đầu độc của đế quốc đàn áp.
- Đồng chí ta phải dự hết các buổi lễ tôn-giáo và luôn luôn niềm nở, rất hiền từ, lợi dụng hết mọi phướng kế khôn ngoan và thiên hình vạn trạng trà trộn với các giáo sĩ hầu dò xét hành động của bọn họ.
- Những học đường do Giáo-hội thành lập và điều khiển là một địa hạt lý tưởng để xâm nhập. Tỏ ra bên ngoài một vẻ hết sức ân cần niềm nở, các đồng chí hoạt động của ta phải áp dụng điều luật “Bám Địch Để Diệt Địch”. Họ phải trà trộn hăng hái với giám đốc, giáo sư, sinh-viên, để gây ảnh hưởng trên họ, hầu thực hiện cái nguyên tắc: Chia Để Trị. Ngoài ra, đồng chí ta liên lạc trực tiếp với các phụ huynh để củng cố nền tảng cho công cuộc cách mạng và phổ biến rộng rãi những hoạt động bí mật của chúng ta.
- Các đồng chí phải có sáng kiến trên mọi phạm vi, lén lút vào mọi ngành của Giáo-hội thu luợm cảm tình của Giáo-dân, rồi nhờ đó, ta có đủ phương tiện lọt vào bộ máy điều khiển của Giáo-hội.
- Nhờ triệt để tuân theo lệnh Đảng, mà tiểu tổ chỉ huy sẽ đạt được mục đích đã chỉ định cho mình nghĩa là thâm nhập trong hết mọi nghành tổ chức của Giáo-hội, kêu gào ủng hộ hòa- bình. Như thế ta sẽ gieo được ảnh hưởng của ta trên mọi địa hạt.
Dựa trên nguyên tắc đanh thép này “Dùng Địch Để Diệt Địch”, ta phải cố gắng thuyết phục một vài phần tử quan trọng hay ít bậc vị vọng trong Giáo-hội đến thăm Trung hoa và tìm cho họ có đủ tài liệu và giấy tờ cần thiết. Nhờ hành động lừa bịp và thầm kín này, bọn chúng sẽ giúp ta đạt được mục đích. Vì nó sẽ tỏ cho chúng ta thấy rõ cái mặt thực và tình hình đích xác của Giáo-hội.
- Các đồng chí hoạt động phải có óc sáng kiến, khám phá những nhược điểm của Giáo-quyền, khai thác những mầm mống chia rẽ, vô hiệu hóa những nọc độc do giáo quyền gieo rắc bằng những phương kế giải độc của chúng ta. Nói tóm phải quyết liệt thi hành để mở rộng ngõ chiến cho ta tấn công vào.
- Các đồng chí nào có chân trong cơ sở chỉ huy phải triệt để đinh ninh rằng: Giáo-hội Công-giáo là tay sai của đế quốc, phải đả phá và hủy diệt đến tận nguồn gốc. Còn giáo-phái Thệ-phản họ đã lầm lẫn theo đường lối chính trị sống chung, cần phải ngăn cản họ đừng kết nạp thêm nhiều người, chúng ta hãy để nó tự chết, cái chết tự-nhiên của nó.
Anh em thân mến, mấy dòng trích trên đây cho anh em thấy mưu mô của Cộng-sản xảo quyệt biết bao nhiêu để tiêu diệt Giáo-hội.
2, Họ cố sức giả vờ ủng hộ Công-giáo, bằng cách nêu cao khẩu hiệu tự do tín ngưỡng, nhất là lập những hội cho người công giáo như là “Hội những người kính Chúa yêu tổ quốc ở Bắc-Việt; Hội Công-giáo Ái-quốc ở Trung cộng, Hội Công-giáo cấp-tiến, Hội Giáo-sĩ, v.v…ở hầu hết các nước Cộng sản. Mục đích của những hội đó là rút người công giáo ra khỏi những đoàn thể chính thức của Giáo-hội để họ nắm lấy chi phối, đưa về phục vụ chủ nghĩa họ, và tệ hơn nữa còn dùng chính những hội ấy để tố cáo, bắt bớ, lên án, phá hoại các phẩm trật trong Giáo-hội.
3, Để dễ lôi cuốn người Công-giáo, họ nấp sau những khẩu hiệu rất quyến rũ, như lý thuyết Tam-Tự và những phong trào tự do xây đắp dân chủ, phụng sự hòa bình, bênh vực vô sản, v.v… nhưng thực ra, đó chỉ là những cái mồi rất ngon, những bùa bả hiểm độc để đánh lừa người Công-giáo.
4, Họ đặc biệt áp dụng chính sách chia rẽ, gieo rắc những điều nghi kỵ, khai thác những điểm bất bình, cô lập hết mọi phần tử, nhất là đi đến cắt đứt các mối liên lạc giữa các giáo-đoàn địa phương với Tòa Thánh và Giáo-hội La-mã. Vì mục đích này họ nấp sau chiêu bài “Ái Quốc”, đề cao thuyết Tam-Tự để tìm cớ buộc tội phản quốc, trục xuất, giam giữ, hoặc tiêu diệt những ai trung thành với Giáo-hội rồi tự ý đặt ra những Giám mục mới không còn tuân lệnh và liên lạc với chính quyền La-mã. Họ hạn chế mọi quyền của Giáo hội, phản đối những quy tắc Tòa Thánh đã đặt, vu khống cho Giáo hội và các Phẩm trật trong đạo là tay sai của thực dân, đế quốc, phong kiến để dễ gây nghi kỵ, và chia rẽ giữa những người dân yêu nước với các Đấng thừa hành Giáo hội.
5, Độc hại hơn nữa, họ còn đi đến tước đoạt hết tự do bằng những phương pháp rất dã man, nhưng tế nhị: như những buổi học nhồi sọ, những trại cải tạo tư tưởng, những tòa án nhân dân, những cuộc tự phê bình và bao nhiêu phương pháp khoa học, vô luân khác. Nếu với bằng ấy mà chưa được thì họ kết thúc bằng bắt bớ, đánh đập, tù đầy, trục xuất hoặc thủ tiêu chém giết…!
Tất cả những kế hoạch bắt đạo như vậy đang diễn ra trong các nước Cộng sản, với những phương pháp và những thủ đoạn giống hệt nhau. Sự đồng nhất ấy chứng tỏ: riêng về vấn đề bắt đạo, các nước Cộng sản đều nhất trí như nhau, họ đều tích cực như nhau, đều gặp gỡ nhau, đều xảo quyệt và tàn ác như nhau. Giáo hội từ khi lập đến nay chưa bao giờ phải chịu những cuộc bách hại có tổ chức qui mô và ác liệt như vậy.
Với tất cả những anh em đang bị bách hại bên kia các bức màn sắt, nhất là với những anh em đang chịu đau khổ bắt bớ, chém giết ở bên kia vĩ tuyến 17, chúng tôi xin mượn lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII mà bảo họ:
“Với các Đấng chăn chiên đang nêu lên cho các con cái thiêng liêng của mình gương sáng của một Đức tin không lay chuyển, của một lòng trung thành tới mức hy sinh cả mạng sống, với các bổn đạo đang bị bách hại khổ sở, nhưng rất được Trái Tim Chúa Giêsu Kytô yêu thương, Chúa là Đấng đã hứa hạnh phúc và phần thưởng đời đời cho những ai bị bách hại vì lòng công-chính, với tất cả Ta tha thiết nhắn nhủ hãy kiên trường trong công cuộc chiến đấu thiêng liêng. Chúa nhân từ có những chương trình không ai dò thấu được, sẽ không để cho ai thiếu sự nâng đỡ cần thiết, thiếu ơn Thánh quí báu, thiếu sự an ủi bên trong. Với các con cái đang bị bách hại, tất cả Giáo-hội tin tưởng vào sự chiến thắng cuối cùng, xin cùng họ hợp nhất trong lời cầu nguyện và chia xẻ mọi nỗi đau đớn”. (Thông điệp Thủ Lãnh các Chúa Chiên)
(Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, xin giới thiệu lại tài liệu này để mọi người chúng ta có dịp suy gẫm và Hiệp Thông - Chia Sẻ - Phục Vụ với mọi thành phần trong Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Xin ghi lại nguyên văn, cả về văn phạm và thuật ngữ. Hoài Nam)
Gửi: Các Linh mục
Các Tu sĩ Nam, Nữ
và toàn thể Giáo hữu,
Anh em thân mến,
Hôm nay là thứ tư Lễ-Tro, tức là chúng ta bước vào đầu mùa Chay cả. Vậy mùa Chay cả là mùa để chúng ta suy gẫm về Mầu-nhiệm Cứu Chuộc và dọn mình lĩnh nhận ơn Phục Sinh. Nhưng muốn lĩnh nhận ơn Mùa Phục Sinh, chúng ta cần có tinh thần thống hối và cải hoá bên trong nhờ vào việc suy gẫm nhiều về cuộc Tử nạn của Chúa. Nhưng khốn thay! Tinh thần thống hối và cải hoá mấy ai nghĩ tới. Con người đời nay không nhìn các vấn đề tôn giáo với cái nhìn sâu sắc như trước, coi thường việc giữ đạo, nhiều người dần dần mất quan niệm về sự thánh, cả gan phản lại luật Chúa, bất tuân lời giáo huấn của Hội Thánh.
Thật vậy, nhìn vào thế giới hiện thời, chúng ta phải bồi hồi lo lắng vì bao nhiêu nỗi hiểm họa đang tràn ngập đe dọa không nguyên tình trạng chung của Giáo Hội mà ngay cả sự rỗi linh hồn của từng người và vận mệnh của cả gia đình nhân loại. Mối hiểm họa này càng trầm trọng hơn ở chỗ việc tiêu diệt Tôn-giáo được lãnh đạo và bảo trợ do cả một cơ quan quốc tế có một hệ thống tổ chức rất mực chặt chẽ là Cộng sản vô thần.
Trước tình trạng đó, chúng tôi, Các Giám mục Miền Nam gửi anh em bức thư chung này tỏ tình ưu ái và nỗi lo lắng của chúng tôi đối với anh em. Mục đích của bức thư chung này là giúp anh em có một tài liệu nghiên cứu học hỏi trong mùa chay, để anh em nhìn thấy rõ mối hiểm họa của Cộng sản, để anh em thấy hiểu nó nguy hại và nham hiểm đến mức độ nào trong việc tiêu diệt Đức Tin của chúng ta, nhất là muốn giúp anh em biết dung Mùa Chay, lấy việc suy gẫm về cuộc tử nạn của Chúa mà giục long thống hối, cải hóa để cầu nguyện cho mình và cho thế giới được biết bỏ đàng dữ mà quay về đàng lành.
1- Chủ trương vô thần của Cộng-sản.
Đối với học thuyết Cộng-sản của Marx và Lénine, chúng ta quan tâm hơn hết đến một điểm là CHỦ TRƯƠNG DUY-VẬT. Vì chủ-trương duy-vật chỉ nhận có vật-chất là nguyên-lý và là cùng đích của vạn vật, nên học thuyết đó tất nhiên cũng chủ-trương vô thần. Đã chủ-trương vô-thần, nó phải hoàn toàn đối nghịch với tất cả những gì là tinh-thần, siêu-việt, tín-ngưỡng, hoặc đạo-lý; nói thể khác, nó hoàn toàn đối nghịch với chân lý nói chung, và học-thuyết Công-giáo nói riêng. Nói tóm lại nó công khai chống Thiên Chúa mà bọn họ coi chỉ là sản-phẩm do óc tưởng-tượng của kinh-tế và óc phong-kiến.
Vì đã chủ-trương duy-vật vô-thần và vì thế vất bỏ tất cả những gì là siêu-việt, lương-tâm, luân lý…, nên Cộng-sản vô-thần đi đến những hành-động vô cùng tai hại mà Đức Piô XI đã trình bày trong Thông-điệp Divini Redemtoris:
1, Cộng-sản vô-thần chủ-trương khơi động tất cả những gì là hèn hạ xấu xa nhất của con người, như hiềm thù, ghen ghét, vô luân phá hoại, v.v…, để đưa xã-hội đến giai-cấp tranh đấu.
2, Cộng-sản vô-thần tước đoạt hết tự-do của con người, kể cả tự-do tín-ngưỡng và do đó cướp đoạt mất nguyên-tắc căn bản xây-dựng phẩm giá con người.
3, Cộng-sản vô-thần chối bỏ hết mọi phẩm-trật, quyền bính, do đó phá đổ hết mọi thứ trật-tự, trật tự siêu-nhiên, trật tự tự-nhiên, trật tự xã-hội, trật tự Giáo-hội, và ngay cả quyền bính trật tự giữa cha mẹ với con cái trong gia-đình.
4, Cộng-sản vô-thần chối bỏ quyền tư-hữu, và do đó khiến con người hoàn toàn bị cô-lập, nô-lệ.
Tất cả những điều kể trên đây đều đi ngược lại với học-thuyết Công-giáo, và vì thế hai học-thuyết trên không thể đi đôi với nhau.
Muốn cho đạo Thánh được nguyên vẹn người Công-giáo phải phủ-nhận lý-thuyết Cộng-sản và những áp dụng của nó đến tận cùng. Cộng-sản, trái lại, muốn cho chủ-nghĩa họ được thắng cũng phải hết sức diệt tôn-giáo. Trong cuộc tranh dành quyết liệt này, Cộng-sản đã tỏ ra rất xảo quyệt. Chúng ta hãy sáng suốt nhận định để có một đường lối dứt khoát giúp người đang ở trong cơn bách hại được biết đường xử trí và người chưa bị bách hại được biết cách đề phòng.
2- Kế hoạch tiêu diệt Giáo-hội của Cộng-sản ngày nay.
Tính cách chung của kế hoạch bắt đạo của Cộng-sản ngày nay vẫn là dùng đủ mọi phương pháp, dù tráo trở lừa dối hoặc dã-man, tàn nhẫn đến đâu, miễn giúp sao đi tới thành công.
Trước kia họ đã công khai đương đầu với Giáo-hội bằng các cuộc khủng-bố, giết chóc, bắt bớ, tàn phá v.v… Nhưng nhận thấy chính sách ấy không đưa lại kết quả mong muốn, mà chỉ khiến cho người Công-giáo thêm gan dạ, thêm đoàn kết, thêm tinh thần, nên ngày nay họ quay sang một chiến thuật mới, nó tế nhị và xảo quyệt hơn nhiều. Chiến thuật ấy có thể gồm tóm trong những điểm sau đây:
1, Họ trà trộn vào các cơ-quan Công-giáo để thi hành thủ đoạn bám địch để giết địch. Họ tìm cách len lỏi vào nội bộ của ta để dò xét, tuyên truyền chia rẽ, phá hoại, bằng cách giả là những phần tử sốt sắng, nhiệt thành, niềm nở và cố chiếm đoạt quyền điều khiển. Sau đây là bản mật lệnh của Cộng-sản mà chúng tôi muốn anh em đọc để suy nghĩ:
“Công-giáo và thệ-phản là hai tổ chức đắc lực làm tay sai và gián điệp cho đế quốc tư bản. Những tổ chức này cố lén lút vào nội bộ của đảng ta, để bóc lột và đàn áp dân chúng. Những Giáo-hội này đặt căn cứ ở khắp mọi đô thị trên thế giới, gieo rắc lý-thuyết đầu độc của họ để diệt trừ chủ-nghĩa xã-hội Cộng-sản.
“Vì thế, trong khi theo sát chỉ thị của cấp lãnh đạo Đảng, các đồng chí phải triệt để tìm hết mọi cách để lọt vào nội bộ của từng Giáo-hội giúp tay cho nghành công an, mật vụ của chúng ta tổ chức, nỗ lực hoạt-động ngay trong trung tâm hoạt-động các giáo-sĩ, rồi tấn công đại qui mô, liên miên hoạt-động, dù phải giả vờ cầu nguyện Thiên Chúa phù hộ cũng nên. Điều cần thiết để thành lập mặt trận duy nhất là phải lợu dụng sắc đẹp và sức quyến rũ của phụ nữ. Vì thế muốn đạt tới mục đích này, muốn chia rẽ nội bộ Giáo-hội, muốn gây mâu thuẫn các tổ chức tôn giáo, cơ quan của Đảng ta đã thông tư chín điều sau đây:
- Các đồng-chí phải len lỏi vào các học đường do Giáo-hội thành lập và đã bị các lý thuyết đầu độc. Ta phải dò xét bọn phản động để biết rõ mọi hoạt động của chúng. Ta lẩn lút giữa các sinh-viên, cảm thông những tâm tình của họ, theo rõi hết mọi hoạt động địa phương, kiểm soát nó và theo sát đúng phương pháp tế nhị, nhất thiết ta phải gia nhập vào các khu vực hoạt động của các giáo sĩ.
- Mỗi một đồng chí phải tìm cách chịu phép rửa tội, để trở nên phần tử của Giáo-hội. Nhờ thế đội lốt được chiếc áo bịp bợm ấy, ta nhập vào hội Đạo Binh Đức Mẹ, hay nếu là người Thệ phản, phải nhập vào tổ chức Nghĩa binh (Crusebers). Được thế rồi tất cả đồng một loạt tấn công đại qui mô; dùng những câu ru ngủ để cảm hóa và thu hút giáo dân. Các đồng chí còn đi xa hơn nữa: cố chia rẽ tận gốc của đoàn thể giáo dân, nếu có cần cũng cần rêu rao tình yêu Thiên Chúa và hô hào ủng hộ hòa bình. Làm thế ta sẽ phá hoại được lối tuyên truyền đầu độc của đế quốc đàn áp.
- Đồng chí ta phải dự hết các buổi lễ tôn-giáo và luôn luôn niềm nở, rất hiền từ, lợi dụng hết mọi phướng kế khôn ngoan và thiên hình vạn trạng trà trộn với các giáo sĩ hầu dò xét hành động của bọn họ.
- Những học đường do Giáo-hội thành lập và điều khiển là một địa hạt lý tưởng để xâm nhập. Tỏ ra bên ngoài một vẻ hết sức ân cần niềm nở, các đồng chí hoạt động của ta phải áp dụng điều luật “Bám Địch Để Diệt Địch”. Họ phải trà trộn hăng hái với giám đốc, giáo sư, sinh-viên, để gây ảnh hưởng trên họ, hầu thực hiện cái nguyên tắc: Chia Để Trị. Ngoài ra, đồng chí ta liên lạc trực tiếp với các phụ huynh để củng cố nền tảng cho công cuộc cách mạng và phổ biến rộng rãi những hoạt động bí mật của chúng ta.
- Các đồng chí phải có sáng kiến trên mọi phạm vi, lén lút vào mọi ngành của Giáo-hội thu luợm cảm tình của Giáo-dân, rồi nhờ đó, ta có đủ phương tiện lọt vào bộ máy điều khiển của Giáo-hội.
- Nhờ triệt để tuân theo lệnh Đảng, mà tiểu tổ chỉ huy sẽ đạt được mục đích đã chỉ định cho mình nghĩa là thâm nhập trong hết mọi nghành tổ chức của Giáo-hội, kêu gào ủng hộ hòa- bình. Như thế ta sẽ gieo được ảnh hưởng của ta trên mọi địa hạt.
Dựa trên nguyên tắc đanh thép này “Dùng Địch Để Diệt Địch”, ta phải cố gắng thuyết phục một vài phần tử quan trọng hay ít bậc vị vọng trong Giáo-hội đến thăm Trung hoa và tìm cho họ có đủ tài liệu và giấy tờ cần thiết. Nhờ hành động lừa bịp và thầm kín này, bọn chúng sẽ giúp ta đạt được mục đích. Vì nó sẽ tỏ cho chúng ta thấy rõ cái mặt thực và tình hình đích xác của Giáo-hội.
- Các đồng chí hoạt động phải có óc sáng kiến, khám phá những nhược điểm của Giáo-quyền, khai thác những mầm mống chia rẽ, vô hiệu hóa những nọc độc do giáo quyền gieo rắc bằng những phương kế giải độc của chúng ta. Nói tóm phải quyết liệt thi hành để mở rộng ngõ chiến cho ta tấn công vào.
- Các đồng chí nào có chân trong cơ sở chỉ huy phải triệt để đinh ninh rằng: Giáo-hội Công-giáo là tay sai của đế quốc, phải đả phá và hủy diệt đến tận nguồn gốc. Còn giáo-phái Thệ-phản họ đã lầm lẫn theo đường lối chính trị sống chung, cần phải ngăn cản họ đừng kết nạp thêm nhiều người, chúng ta hãy để nó tự chết, cái chết tự-nhiên của nó.
Anh em thân mến, mấy dòng trích trên đây cho anh em thấy mưu mô của Cộng-sản xảo quyệt biết bao nhiêu để tiêu diệt Giáo-hội.
2, Họ cố sức giả vờ ủng hộ Công-giáo, bằng cách nêu cao khẩu hiệu tự do tín ngưỡng, nhất là lập những hội cho người công giáo như là “Hội những người kính Chúa yêu tổ quốc ở Bắc-Việt; Hội Công-giáo Ái-quốc ở Trung cộng, Hội Công-giáo cấp-tiến, Hội Giáo-sĩ, v.v…ở hầu hết các nước Cộng sản. Mục đích của những hội đó là rút người công giáo ra khỏi những đoàn thể chính thức của Giáo-hội để họ nắm lấy chi phối, đưa về phục vụ chủ nghĩa họ, và tệ hơn nữa còn dùng chính những hội ấy để tố cáo, bắt bớ, lên án, phá hoại các phẩm trật trong Giáo-hội.
3, Để dễ lôi cuốn người Công-giáo, họ nấp sau những khẩu hiệu rất quyến rũ, như lý thuyết Tam-Tự và những phong trào tự do xây đắp dân chủ, phụng sự hòa bình, bênh vực vô sản, v.v… nhưng thực ra, đó chỉ là những cái mồi rất ngon, những bùa bả hiểm độc để đánh lừa người Công-giáo.
4, Họ đặc biệt áp dụng chính sách chia rẽ, gieo rắc những điều nghi kỵ, khai thác những điểm bất bình, cô lập hết mọi phần tử, nhất là đi đến cắt đứt các mối liên lạc giữa các giáo-đoàn địa phương với Tòa Thánh và Giáo-hội La-mã. Vì mục đích này họ nấp sau chiêu bài “Ái Quốc”, đề cao thuyết Tam-Tự để tìm cớ buộc tội phản quốc, trục xuất, giam giữ, hoặc tiêu diệt những ai trung thành với Giáo-hội rồi tự ý đặt ra những Giám mục mới không còn tuân lệnh và liên lạc với chính quyền La-mã. Họ hạn chế mọi quyền của Giáo hội, phản đối những quy tắc Tòa Thánh đã đặt, vu khống cho Giáo hội và các Phẩm trật trong đạo là tay sai của thực dân, đế quốc, phong kiến để dễ gây nghi kỵ, và chia rẽ giữa những người dân yêu nước với các Đấng thừa hành Giáo hội.
5, Độc hại hơn nữa, họ còn đi đến tước đoạt hết tự do bằng những phương pháp rất dã man, nhưng tế nhị: như những buổi học nhồi sọ, những trại cải tạo tư tưởng, những tòa án nhân dân, những cuộc tự phê bình và bao nhiêu phương pháp khoa học, vô luân khác. Nếu với bằng ấy mà chưa được thì họ kết thúc bằng bắt bớ, đánh đập, tù đầy, trục xuất hoặc thủ tiêu chém giết…!
Tất cả những kế hoạch bắt đạo như vậy đang diễn ra trong các nước Cộng sản, với những phương pháp và những thủ đoạn giống hệt nhau. Sự đồng nhất ấy chứng tỏ: riêng về vấn đề bắt đạo, các nước Cộng sản đều nhất trí như nhau, họ đều tích cực như nhau, đều gặp gỡ nhau, đều xảo quyệt và tàn ác như nhau. Giáo hội từ khi lập đến nay chưa bao giờ phải chịu những cuộc bách hại có tổ chức qui mô và ác liệt như vậy.
Với tất cả những anh em đang bị bách hại bên kia các bức màn sắt, nhất là với những anh em đang chịu đau khổ bắt bớ, chém giết ở bên kia vĩ tuyến 17, chúng tôi xin mượn lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII mà bảo họ:
“Với các Đấng chăn chiên đang nêu lên cho các con cái thiêng liêng của mình gương sáng của một Đức tin không lay chuyển, của một lòng trung thành tới mức hy sinh cả mạng sống, với các bổn đạo đang bị bách hại khổ sở, nhưng rất được Trái Tim Chúa Giêsu Kytô yêu thương, Chúa là Đấng đã hứa hạnh phúc và phần thưởng đời đời cho những ai bị bách hại vì lòng công-chính, với tất cả Ta tha thiết nhắn nhủ hãy kiên trường trong công cuộc chiến đấu thiêng liêng. Chúa nhân từ có những chương trình không ai dò thấu được, sẽ không để cho ai thiếu sự nâng đỡ cần thiết, thiếu ơn Thánh quí báu, thiếu sự an ủi bên trong. Với các con cái đang bị bách hại, tất cả Giáo-hội tin tưởng vào sự chiến thắng cuối cùng, xin cùng họ hợp nhất trong lời cầu nguyện và chia xẻ mọi nỗi đau đớn”. (Thông điệp Thủ Lãnh các Chúa Chiên)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tử Quy hay Trên Đường Trở Về Nhà Cha (3)
Lm Nguyễn Hữu Thy
01:53 05/11/2010
Chương ba: Ngày phán xét chung (tiếp theo)
II. Sự phán xét riêng và sự phán xét chung
Nhưng trước hết, chúng ta cần phân biệt giữa sự phán xét riêng, tức sự phán xét dành cho từng người ngay sau khi người ấy qua đời và sự phán xét chung dành cho tất cả mọi người trong ngày tận thế, ngày toàn thể nhân loại bị tiêu diệt, và đồng thời cũng là ngày tất cả mọi người đã qua đời – từ khi tạo thiên lập địa cho tới ngày cuối cùng – đều sẽ được sống lại và kết hiệp lại với linh hồn mình để cùng chịu phán xét. Sự phán xét chung này cũng được gọi là ngày phán xét chung. Thật ra, Kinh Thánh chỉ đề cập tới „Ngày của Đức Chúa“, tức ngày Thiên Chúa xét xử nhân loại, chứ không đề cập một cách rõ ràng và trực tiếp đến sự phán xét riêng từng người.
Qua những minh chứng trên đây, chúng ta có thể khẳng định được rằng sự kiện „ngày tận thế“, tức ngày toàn thể nhân loại bị hủy diệt hoàn toàn là một sự thật khách quan, chắc chắn sẽ xảy ra, chứ không phải là một suy đoán mang tính cách giả tưởng, thuần tuý thuộc lãnh vực tu đức, mà tôn giáo đưa ra để „hù dọa“ các tín đồ, hầu muốn làm cho họ sợ mà lo sống trung thành với các giáo lý, biết sống đúng với luân thường đạo lý hơn.
Hơn nữa, dựa theo nguyên tắc suy luận hợp lý, thì tất cả những gì có khởi đầu đều có chấm tận, thế mà vũ trụ vật chất này, trong đó gồm có con người, đã được tạo dựng nên, nghĩa là đã được khởi đầu – vì tự bản chất của nó, vật chất mang trong mình tính cách bào mòn và hư hoại – nên nó không thể tự hiện hữu được, nhưng là đã do Tạo Hóa dựng nên, vì thế một ngày nào đó nó cũng sẽ bị chấm tận, nó cũng sẽ không còn hiện hữu nữa. Tiếp đến, chính khoa học tân tiến ngày nay cũng có thể chứng minh được „ngày sinh“, hay nói cách khác, thời gian khởi đầu sự hiện hữu của trái đất, hành tinh chúng ta đang sinh sống, cũng như ngày mà mọi sinh vật trên trái đất sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thật thế, theo các nhà khoa học thì trái đất chúng ta xuất hiện trước đây vào khoảng trên bốn tỷ rưỡi năm và còn vào khoảng bốn tỷ hay bốn tỷ rưỡi năm nữa, thì trên trái đất này sẽ không còn bất cứ sinh vật nào có thể tồn tại được nữa, vì vào lúc bấy giờ mặt trời sẽ cuốn hút một số hành tinh nhỏ khác đang vận hành trong quỹ đạo của nó, như thể những bó củi được ném vào đống lửa vĩ đại vậy. Do đó, mặt trời sẽ còn nóng thêm 130° nữa, so với sức nóng hiện tại của nó, và vì thế, tuy trái đất không bị cuốn hút vào trong mặt trời như các hành tinh nhỏ khác đang quay chung quanh nó, nhưng đứng trước sức nóng khủng khiếp như thế của mặt trời, trái đất sẽ bị đốt cháy hoàn toàn và trở thành hoang vu, tương tự như tình trạng hiện nay của mặt trăng hay của sao hỏa, tức chỉ còn là một hành tinh chết, trên đó chỉ còn đá và cát bụi, chứ không còn bất cứ loài sinh vật hay thảo mộc nào còn có thể sống sót trên trái đất được nữa, kể cả con người; chính vòng khí quyển bao quanh trái đất để bảo vệ cho con người và các sinh vật trước mọi đe dọa của hàng triệu triệu thiên thạch vĩ đại đang luôn đe dọa trái đất của chúng ta, cũng sẽ bị thiêu rụi. Hiện tượng quả đất chúng ta đang mỗi ngày một nóng dần lên như chúng ta đang phải chứng kiến hiện nay, rất có thể là một điềm báo trước chăng!
Trên đây là sự minh chứng mà khoa học tân tiến của con người ngày nay có thể đưa ra, nhưng sự an bài và kế hoạch của Thiên Chúa về ngày sau cùng là cả một huyền nhiệm bí ẩn, nên ngoài một mình Thiên Chúa Cha ra, không ai có thể biết trước được, kể cả các Thiên thần và người Con (x. Mt 24,36). Nhưng một điều chắc chắn là „ngày định mệnh“, ngày quyết định ấy sẽ xảy ra. Do đó, chính Chúa Cứu Thế đã căn dặn: „Vậy, anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến, (…) anh em hãy sẵn sàng luôn, vì có thể chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.“ (Mt 24,42-44)
Đàng khác, ngày tận thế, sự phán xét và sự sống lại của thân xác con người là những định tín, là những điều thuộc đức tin Kitô giáo như Giáo Hội đã dạy ta tuyên tín: „Đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa Hỏa ngục chịu phạt vô cùng.“ (Kinh Nghĩa Đức Tin) Vì chính Kinh Thánh đã dạy: „Bấy giờ tôi thấy một ngai lớn màu trắng và thấy Đấng ngự trên đó. Đất và trời biến mất trước mặt Người, không để lại dấu vết. Rồi tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra, đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tuỳ theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách“ (Kh 20, 11-12).
Vậy, như vừa nói trên, có hai cuộc „phán xét“: Phán xét riêng, tức sự phán xét cá nhân từng người sau khi người ấy chết, và phán xét chung hay phán xét tập thể, tức sự phán xét con người toàn diện gồm cả xác lẫn hồn và sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
1. Sự phán xét riêng hay phán xét cá nhân
Sau khi một người qua đời, linh hồn người ấy thoát ra khỏi xác và phải trình diện ngay trước tòa Thiên Chúa để chịu phán xét về tất cả mọi phúc/tội người ấy đã làm trong cuộc đời trần thế của mình. Trong cuộc phán xét riêng này, Thiên Chúa chí công sẽ phân xử cho linh hồn người ấy được về Thiên đàng ngay, hay còn phải thanh luyện thêm trong Luyện ngục một thời gian nữa, hoặc bị trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, tất cả đều tùy thuộc vào các việc lành phúc đức người ấy đã làm, và tùy thuộc vào các tội nhẹ hay các tội trọng ngưới ấy đã phạm.
Vâng, trong ngày đó, trong giây phút định mệnh đó, tất cả mọi sự – từ lời ăn tiếng nói cho đến các tư tưởng và hành vi cử chỉ tốt xấu mà người ấy đã làm trong suốt cuộc đời mình – sẽ được giải bày ra một cách rõ ràng minh bạch trước mặt người ấy như một cuốn phim thời sự, và tiếp liền theo sau đó là hậu quả nhất định cho các phúc/tội của người ấy, đúng như Kinh Thánh đã dạy, mà sau đây chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu:
• „Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo các việc họ đã làm“ (Tv 62,13);
• „Người công chính cũng như kẻ gian ác đều sẽ bị Thiên Chúa xét xử. Vì mọi sự, mọi việc đều có thời, có lúc“ (Gv 3,17);
• „Ngày ấy, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm“ (Rm 6,2);
• „Mỗi người chịu xét xử tùy theo các việc đã làm.“ (Kh 20, 13);
Nói rõ hơn, khi một người chết mà còn mang trong mình tội trọng, linh hồn người ấy phải bị kết án trầm luân đời đời trong Hỏa ngục. Trái lại, nếu khi tắt thở lìa đời, chẳng những người ấy đã đền bù đầy đủ các tội lỗi trong quá khứ của mình và hiện tại cũng không sai phạm tội lỗi nào cả, mà người ấy còn đang sống trong tình trạng ơn thánh, nghĩa là đang sống trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, thì linh hồn người ấy sẽ được các Thiên thần Chúa rước về Thiên đàng. Còn trường hợp sau cùng, là nếu khi chết, người ấy tuy không mang trong mình tội trọng hay đã phạm tội trọng mà đã ăn năn hối cải, nhưng vẫn còn vướng mắc vào những sai phạm nhẹ, những thiếu sót do yếu đuối và chưa chu toàn đầy đủ việc đền tội của mình, nghĩa là linh hồn người ấy chưa thánh thiện tinh tuyền đủ để xứng đáng vào Thiên đàng là nơi cực thánh, thì linh hồn ấy sẽ còn phải tạm giam trong Luyện ngục. Nhưng chính sự phải xa thánh nhan Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc chân thật của mọi loài thụ tạo, và bị giam cầm trong Luyện ngục như thế là hình khổ dằn vặt và đày đọa các linh hồn khôn kể xiết, vì sau khi chết, linh hồn con người trở nên thông sáng và thấu hiểu được một cách rõ ràng hạnh phúc chân thật là gì. Vì thế, thánh tiến sĩ Augustinô đã nói rằng sự đau khổ các linh hồn phải chịu trong Luyện ngục còn muôn phần nặng nề hơn tất cả mọi đau khổ phải chịu trong cuộc sống đời này.
2. Sự phán xét chung hay sự phán xét toàn diện
Sự phán chung hay sự phán xét toàn diện không chỉ hiểu là sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế, nhưng còn có nghĩa là sự phán xét mỗi người trong con người toàn diện của người ấy, tức cả linh hồn và thể xác của người ấy.
Thật vậy, trong cuộc phán xét riêng mỗi người khi người ấy vừa chết, chỉ linh hồn người ấy phải chịu phán xét mà thôi, còn thân xác được an nghỉ trong lòng đất chờ ngày sống lại, chứ chưa tham dự vào lần phán xét riêng ấy. Nhưng trong ngày tận thế cũng là ngày phán xét chung, thân xác con người sẽ được sống lại trong sự bất tử và cùng chịu phán xét với linh hồn. Về điểm này thánh Phao-lô cũng đã đề cập đến trong Thư gửi giáo đoàn Cô-rin-thô như sau:
„Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát. Còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân xác phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân xác phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử“ (1Cr 15,51-53).
Vâng, lúc bấy giờ thân xác con người sẽ được sống lại để cùng với linh hồn sống một cuộc sống vĩnh cửu và được thưởng công cùng với các chư Thánh trên chốn hoan lạc do những điều thiện hảo, mà nó đã thực hiện, nhưng trái lại, nếu thân xác con người đã làm những điều quấy, những điều bất công và sai phạm, thì nó cũng sẽ phải chịu hình phạt tương xứng. Điều đó cũng muốn nói rằng sau khi sống lại thân xác các người lành thánh sẽ trở nên sáng láng rực rỡ như các Thiên thần và tỏa sáng như các vì sao trên trời, còn thân xác những kẻ dữ bị kết án, thì trở nên vô cùng u sầu ảm đạm, vì đời đời phải trầm luân trong Hỏa ngục, chốn đầy đắng cay khổ ải, cùng với các ác quỷ và các đồ đệ đầy hung dữ của chúng.
Vậy, tất cả những người khi còn sống trên cõi đời này đã biết can đảm chiến thắng và làm chủ được thân xác mình một cách hợp lý, nhất là đã biết sử dụng thân xác mình và các tài năng thiên phú của nó để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại của mình, nhất là những người nghèo đói và bất hạnh, một các vô vị kỷ, thì giờ đây – trong ngày tận thế, thân xác họ được sống lại đầy sáng láng và kết hợp với linh hồn cùng vào chung hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng – niềm hoan lạc và sự vinh dự của họ thật lớn lao biết chừng nào! Trong khi đó, ngược lại, những người khi còn sống ở trên trần gian, chỉ biết chiều chuộng thân xác và tìm mọi cách làm thoả mãn tất cả mọi đòi hỏi bất chính và vô độ của nó và dùng nó để phạm các thứ tội chống lại Thiên Chúa và chống lại loài người, thì giờ đây được sống lại, nỗi bất hạnh và sự đau khổ của họ biết kể sao cho cùng, khi thân xác đó của họ bị ném vào hố sâu đầy tối tăm và sặc mùi tử khí và chịu thiêu đốt bằng một thứ lửa không hề tắt: lửa „muôn kiếp phải sống xa lìa Thiên Chúa“, lửa „tiếc nuối“, lửa „hối hận“, lửa „tuyệt vọng“, v.v… Và ngày đêm phải nghe văng vẵng bên tai hai tiếng: Đời đời! Đời đời!
Ở đây, thiết tưởng chúng ta cũng cần phải xác tín điều này là tất cả mọi tư tưởng hay và mọi lời nói đẹp về đàng trọn lành, về sự thánh thiện, về các nhân đức công bằng và bác ái, v.v…, mà nếu thiếu hành động cụ thể kèm theo, nghĩa là nếu người ta không đem những tư tưởng và những lời nói hay đẹp ấy ra áp dụng vào đời sống cụ thể của mình, thì tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi, vì chẳng mang lại bất cứ điều thiện hảo nào cho ai cả. Ngay cả những hiểu biết và những tri thức tích cực mà có lẽ chúng ta có được khi lật đọc những trang sách này cũng sẽ vô ích, nếu như chúng ta không bắt đầu qui hướng đời mình vào mục đích tối hậu, tức cuộc sống vĩnh cửu, ngay hôm nay.
Nền tảng chính của ngày phán xét chung là sự vinh hiển của Đức Kitô, Quan Án chí công. Sự vinh hiển ấy cần phải xảy đến và hiện thực trước mặt toàn thể nhân loại, trước mặt người lành cũng như kẻ dữ. Các Thiên thần sẽ thổi loa tập trung tất cả mọi dân tộc lại trước ngai tòa Đức Kitô để chịu phán xét. Bởi vậy, ngày phán xét chung chắc chắn cũng sẽ xảy ra tại thung lũng Gio-sa-phát, kế cận thành Giê-ru-sa-lem, hầu để tất cả mọi người sống và kẻ chết đều có thể chiêm ngưỡng Đức Chúa với tất cả uy quyền và vinh quang tuyệt đối của Người ngự ở chính nơi người ta đã chối từ Người, đã hành hạ và xỉ vả Người một cách bất công cũng như đã kết án tử và đóng đinh Người trên thập giá như một tên trộm cướp.
Chính Đức Kitô đã mặc khải trước:
„Ngay sau những ngày gian nan ấy, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sang, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ dấu hiệu của Con Người (tức Thánh Giá) sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ nhìn thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các Thiên thần của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia.“ (Mt 24,29-31)
Sau cùng, một điều quan trọng khác mà chúng ta cũng cần phải xác tín một cách rõ ràng, đó là sự phán xét của Thiên Chúa tuyệt đối công binh chính đại, vì Người không hề thiên vị bất cứ ai. Bởi vậy, nếu trong ngày phán xét, những kẻ dữ bị kết án, bị loại ra khỏi hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu của Nước Trời và phải trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, hoàn toàn là một điều công bằng và hợp lý, chứ không có gì là bất công hay bất khoan dung cả. Và chính những kẻ dữ cũng không thể kêu ca, phản kháng hay biện minh được, bởi vì: một cách nào đó, người ta cũng có thể so sánh hạnh phúc được vào hưởng cuộc sống đầy hoan lạc bất diệt trên Thiên đàng, cũng tương tự như được tham dự vào tiệc cưới đầy sang trọng của bậc đế vương, nhưng nếu những kẻ dữ là những người do khinh suất nên không chịu mặc „Lễ phục tiệc cưới“, tức thiếu đời sống công chính và đức hạnh, thì tất nhiên họ sẽ bị loại ra ngoài (x Mt 22,11-13). Hơn nữa, hạnh phúc Thiên đàng thực sự là một «kho tàng» vô giá, nên theo Chúa Giê-su, người ta cần phải suốt đời nỗ lực chiến đấu một cách căm go và kiên trì, thì mới mong chiếm hữu được (x. Lc 16,16).
Vâng, vì trong suốt cuộc sống đời này, những kẻ dữ cũng đã từng được tắm gội trong trong ơn trời, từng đã được hưởng tình thương và lòng khoan dung nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, hoàn toàn như các người lành, nếu không nói là nhiều khi Thiên Chúa còn thương ban cho họ được hưởng nhiều may mắn và ưu đãi hơn những người công chính, vì Người muốn động viên và khuyến khích họ biết nghĩ đến và khám phá ra tình thương bao la của Người dành cho họ, để may ra họ còn biết ăn năn hối cải, và nhờ thế, họ sẽ được cứu rỗi chăng.
Thái độ đầy nhân từ đó của Chúa đối với kẻ có tội, cũng giống thái độ người chăn chiên tốt đã bỏ chín mươi chín con chiên lại trên núi để đi tìm con chiên bị thất lạc (x. Mt 18,12-14). Ngoài ra, chắc chắn rằng họ còn được chứng kiến biết bao dấu chỉ mà Thiên Chúa đã tỏ ra trong suốt cuộc đời họ, hoặc bằng cách này hoặc bằng cách kia, để nhắc nhủ và cảnh cáo họ biết hồi tâm canh tân cuộc sống và biết sửa đổi mọi tư duy, mọi lời nói và mọi hành động bất chính của mình, và quay trở về với cuộc sống ngay chính và lương thiện của những người làm con Chúa.
Nói tóm lại, Thiên Chúa vô cùng nhân hậu và kiên nhẫn chờ đợi sự hoàn lương, sự cải tà qui chính của kẻ dữ. Người luôn dành cho họ dư đủ thời giờ để suy tư về cuộc sống lầm lạc của mình và quay trở về với Người, chứ Người không bao giờ vội vàng, nóng nảy cả, như chính Người đã xác định trong dụ ngôn „Cỏ lùng vực“: Thiên Chúa cũng xử sự tương tự như người chủ điền nhân hậu kia, đã nhẫn nại để cho cỏ lùng cùng mọc chung với lúa mì, mãi cho tới mùa gặt mới quyết định cho người nhổ đi và quẳng vào lửa (x. Mt 13,24-30).
Vậy, sự cứu rỗi hay sự hư mất đời đời của mỗi người, hoàn toàn tùy thuộc vào sự quyết định đầy tự do của người ấy, tùy thuộc vào việc người ấy có ý thức được thực trạng tội lỗi của mình hay không, có biết ăn năn hối cải và quay trở về cùng Thiên Chúa hay không. Và bởi vì con người có tự do như thế, nên Thiên Chúa chỉ có thể giới thiệu cho con người lối đi dẫn tới sự cứu rỗi và sẵn sàng trợ giúp cho họ các phương tiện cần thiết để họ đạt được mục đích ấy, nhưng tuyệt đối Người không bao giờ can thiệp vào sự quyết định tự do của con người. Thiên Chúa là nguồn mạch ơn cứu rỗi và sự hạnh phúc chân thật, nhưng Người lại không bao giờ bó buộc ai phải đến với Người cả. Con người hoàn toàn được tự do chọn lựa, hoặc đến với Người để được cứu rỗi hoặc lìa xa Người để rồi liều mình hư mất đời đời, tất cả đề tùy thuộc sự quyết định tự do của họ. Vì thế, sự cứu rỗi và công việc nên thánh của mỗi người là sự nỗ lực anh dũng và trường kỳ của bản thân người ấy. Thiên Chúa chỉ ban ơn trợ giúp và những phương tiện cần thiết và hữu hiệu mà thôi, chứ Người không bao giờ làm công việc ăn năn sám hối hay nên thánh thay cho ai cả. Đó cũng là ý nghĩa câu nói của Thánh Augustinô: “Để dựng lên con, Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa rất cần có con cộng tác”.
(Còn tiếp)
II. Sự phán xét riêng và sự phán xét chung
Nhưng trước hết, chúng ta cần phân biệt giữa sự phán xét riêng, tức sự phán xét dành cho từng người ngay sau khi người ấy qua đời và sự phán xét chung dành cho tất cả mọi người trong ngày tận thế, ngày toàn thể nhân loại bị tiêu diệt, và đồng thời cũng là ngày tất cả mọi người đã qua đời – từ khi tạo thiên lập địa cho tới ngày cuối cùng – đều sẽ được sống lại và kết hiệp lại với linh hồn mình để cùng chịu phán xét. Sự phán xét chung này cũng được gọi là ngày phán xét chung. Thật ra, Kinh Thánh chỉ đề cập tới „Ngày của Đức Chúa“, tức ngày Thiên Chúa xét xử nhân loại, chứ không đề cập một cách rõ ràng và trực tiếp đến sự phán xét riêng từng người.
Qua những minh chứng trên đây, chúng ta có thể khẳng định được rằng sự kiện „ngày tận thế“, tức ngày toàn thể nhân loại bị hủy diệt hoàn toàn là một sự thật khách quan, chắc chắn sẽ xảy ra, chứ không phải là một suy đoán mang tính cách giả tưởng, thuần tuý thuộc lãnh vực tu đức, mà tôn giáo đưa ra để „hù dọa“ các tín đồ, hầu muốn làm cho họ sợ mà lo sống trung thành với các giáo lý, biết sống đúng với luân thường đạo lý hơn.
Hơn nữa, dựa theo nguyên tắc suy luận hợp lý, thì tất cả những gì có khởi đầu đều có chấm tận, thế mà vũ trụ vật chất này, trong đó gồm có con người, đã được tạo dựng nên, nghĩa là đã được khởi đầu – vì tự bản chất của nó, vật chất mang trong mình tính cách bào mòn và hư hoại – nên nó không thể tự hiện hữu được, nhưng là đã do Tạo Hóa dựng nên, vì thế một ngày nào đó nó cũng sẽ bị chấm tận, nó cũng sẽ không còn hiện hữu nữa. Tiếp đến, chính khoa học tân tiến ngày nay cũng có thể chứng minh được „ngày sinh“, hay nói cách khác, thời gian khởi đầu sự hiện hữu của trái đất, hành tinh chúng ta đang sinh sống, cũng như ngày mà mọi sinh vật trên trái đất sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Thật thế, theo các nhà khoa học thì trái đất chúng ta xuất hiện trước đây vào khoảng trên bốn tỷ rưỡi năm và còn vào khoảng bốn tỷ hay bốn tỷ rưỡi năm nữa, thì trên trái đất này sẽ không còn bất cứ sinh vật nào có thể tồn tại được nữa, vì vào lúc bấy giờ mặt trời sẽ cuốn hút một số hành tinh nhỏ khác đang vận hành trong quỹ đạo của nó, như thể những bó củi được ném vào đống lửa vĩ đại vậy. Do đó, mặt trời sẽ còn nóng thêm 130° nữa, so với sức nóng hiện tại của nó, và vì thế, tuy trái đất không bị cuốn hút vào trong mặt trời như các hành tinh nhỏ khác đang quay chung quanh nó, nhưng đứng trước sức nóng khủng khiếp như thế của mặt trời, trái đất sẽ bị đốt cháy hoàn toàn và trở thành hoang vu, tương tự như tình trạng hiện nay của mặt trăng hay của sao hỏa, tức chỉ còn là một hành tinh chết, trên đó chỉ còn đá và cát bụi, chứ không còn bất cứ loài sinh vật hay thảo mộc nào còn có thể sống sót trên trái đất được nữa, kể cả con người; chính vòng khí quyển bao quanh trái đất để bảo vệ cho con người và các sinh vật trước mọi đe dọa của hàng triệu triệu thiên thạch vĩ đại đang luôn đe dọa trái đất của chúng ta, cũng sẽ bị thiêu rụi. Hiện tượng quả đất chúng ta đang mỗi ngày một nóng dần lên như chúng ta đang phải chứng kiến hiện nay, rất có thể là một điềm báo trước chăng!
Trên đây là sự minh chứng mà khoa học tân tiến của con người ngày nay có thể đưa ra, nhưng sự an bài và kế hoạch của Thiên Chúa về ngày sau cùng là cả một huyền nhiệm bí ẩn, nên ngoài một mình Thiên Chúa Cha ra, không ai có thể biết trước được, kể cả các Thiên thần và người Con (x. Mt 24,36). Nhưng một điều chắc chắn là „ngày định mệnh“, ngày quyết định ấy sẽ xảy ra. Do đó, chính Chúa Cứu Thế đã căn dặn: „Vậy, anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến, (…) anh em hãy sẵn sàng luôn, vì có thể chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.“ (Mt 24,42-44)
Đàng khác, ngày tận thế, sự phán xét và sự sống lại của thân xác con người là những định tín, là những điều thuộc đức tin Kitô giáo như Giáo Hội đã dạy ta tuyên tín: „Đến ngày tận thế xác loài người ta sẽ sống lại mà chịu phán xét, kẻ lành lên Thiên đàng hưởng phúc đời đời, kẻ dữ sa Hỏa ngục chịu phạt vô cùng.“ (Kinh Nghĩa Đức Tin) Vì chính Kinh Thánh đã dạy: „Bấy giờ tôi thấy một ngai lớn màu trắng và thấy Đấng ngự trên đó. Đất và trời biến mất trước mặt Người, không để lại dấu vết. Rồi tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra, đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết được xét xử tuỳ theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách“ (Kh 20, 11-12).
Vậy, như vừa nói trên, có hai cuộc „phán xét“: Phán xét riêng, tức sự phán xét cá nhân từng người sau khi người ấy chết, và phán xét chung hay phán xét tập thể, tức sự phán xét con người toàn diện gồm cả xác lẫn hồn và sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế.
1. Sự phán xét riêng hay phán xét cá nhân
Sau khi một người qua đời, linh hồn người ấy thoát ra khỏi xác và phải trình diện ngay trước tòa Thiên Chúa để chịu phán xét về tất cả mọi phúc/tội người ấy đã làm trong cuộc đời trần thế của mình. Trong cuộc phán xét riêng này, Thiên Chúa chí công sẽ phân xử cho linh hồn người ấy được về Thiên đàng ngay, hay còn phải thanh luyện thêm trong Luyện ngục một thời gian nữa, hoặc bị trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, tất cả đều tùy thuộc vào các việc lành phúc đức người ấy đã làm, và tùy thuộc vào các tội nhẹ hay các tội trọng ngưới ấy đã phạm.
Vâng, trong ngày đó, trong giây phút định mệnh đó, tất cả mọi sự – từ lời ăn tiếng nói cho đến các tư tưởng và hành vi cử chỉ tốt xấu mà người ấy đã làm trong suốt cuộc đời mình – sẽ được giải bày ra một cách rõ ràng minh bạch trước mặt người ấy như một cuốn phim thời sự, và tiếp liền theo sau đó là hậu quả nhất định cho các phúc/tội của người ấy, đúng như Kinh Thánh đã dạy, mà sau đây chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn tiêu biểu:
• „Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo các việc họ đã làm“ (Tv 62,13);
• „Người công chính cũng như kẻ gian ác đều sẽ bị Thiên Chúa xét xử. Vì mọi sự, mọi việc đều có thời, có lúc“ (Gv 3,17);
• „Ngày ấy, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ đã làm“ (Rm 6,2);
• „Mỗi người chịu xét xử tùy theo các việc đã làm.“ (Kh 20, 13);
Nói rõ hơn, khi một người chết mà còn mang trong mình tội trọng, linh hồn người ấy phải bị kết án trầm luân đời đời trong Hỏa ngục. Trái lại, nếu khi tắt thở lìa đời, chẳng những người ấy đã đền bù đầy đủ các tội lỗi trong quá khứ của mình và hiện tại cũng không sai phạm tội lỗi nào cả, mà người ấy còn đang sống trong tình trạng ơn thánh, nghĩa là đang sống trong sự kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, thì linh hồn người ấy sẽ được các Thiên thần Chúa rước về Thiên đàng. Còn trường hợp sau cùng, là nếu khi chết, người ấy tuy không mang trong mình tội trọng hay đã phạm tội trọng mà đã ăn năn hối cải, nhưng vẫn còn vướng mắc vào những sai phạm nhẹ, những thiếu sót do yếu đuối và chưa chu toàn đầy đủ việc đền tội của mình, nghĩa là linh hồn người ấy chưa thánh thiện tinh tuyền đủ để xứng đáng vào Thiên đàng là nơi cực thánh, thì linh hồn ấy sẽ còn phải tạm giam trong Luyện ngục. Nhưng chính sự phải xa thánh nhan Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc chân thật của mọi loài thụ tạo, và bị giam cầm trong Luyện ngục như thế là hình khổ dằn vặt và đày đọa các linh hồn khôn kể xiết, vì sau khi chết, linh hồn con người trở nên thông sáng và thấu hiểu được một cách rõ ràng hạnh phúc chân thật là gì. Vì thế, thánh tiến sĩ Augustinô đã nói rằng sự đau khổ các linh hồn phải chịu trong Luyện ngục còn muôn phần nặng nề hơn tất cả mọi đau khổ phải chịu trong cuộc sống đời này.
2. Sự phán xét chung hay sự phán xét toàn diện
Sự phán chung hay sự phán xét toàn diện không chỉ hiểu là sự phán xét toàn thể nhân loại trong ngày tận thế, nhưng còn có nghĩa là sự phán xét mỗi người trong con người toàn diện của người ấy, tức cả linh hồn và thể xác của người ấy.
Thật vậy, trong cuộc phán xét riêng mỗi người khi người ấy vừa chết, chỉ linh hồn người ấy phải chịu phán xét mà thôi, còn thân xác được an nghỉ trong lòng đất chờ ngày sống lại, chứ chưa tham dự vào lần phán xét riêng ấy. Nhưng trong ngày tận thế cũng là ngày phán xét chung, thân xác con người sẽ được sống lại trong sự bất tử và cùng chịu phán xét với linh hồn. Về điểm này thánh Phao-lô cũng đã đề cập đến trong Thư gửi giáo đoàn Cô-rin-thô như sau:
„Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi dậy mà không còn hư nát. Còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. Quả vậy, cái thân xác phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân xác phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử“ (1Cr 15,51-53).
Vâng, lúc bấy giờ thân xác con người sẽ được sống lại để cùng với linh hồn sống một cuộc sống vĩnh cửu và được thưởng công cùng với các chư Thánh trên chốn hoan lạc do những điều thiện hảo, mà nó đã thực hiện, nhưng trái lại, nếu thân xác con người đã làm những điều quấy, những điều bất công và sai phạm, thì nó cũng sẽ phải chịu hình phạt tương xứng. Điều đó cũng muốn nói rằng sau khi sống lại thân xác các người lành thánh sẽ trở nên sáng láng rực rỡ như các Thiên thần và tỏa sáng như các vì sao trên trời, còn thân xác những kẻ dữ bị kết án, thì trở nên vô cùng u sầu ảm đạm, vì đời đời phải trầm luân trong Hỏa ngục, chốn đầy đắng cay khổ ải, cùng với các ác quỷ và các đồ đệ đầy hung dữ của chúng.
Vậy, tất cả những người khi còn sống trên cõi đời này đã biết can đảm chiến thắng và làm chủ được thân xác mình một cách hợp lý, nhất là đã biết sử dụng thân xác mình và các tài năng thiên phú của nó để ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại của mình, nhất là những người nghèo đói và bất hạnh, một các vô vị kỷ, thì giờ đây – trong ngày tận thế, thân xác họ được sống lại đầy sáng láng và kết hợp với linh hồn cùng vào chung hưởng hạnh phúc bất diệt trên Thiên đàng – niềm hoan lạc và sự vinh dự của họ thật lớn lao biết chừng nào! Trong khi đó, ngược lại, những người khi còn sống ở trên trần gian, chỉ biết chiều chuộng thân xác và tìm mọi cách làm thoả mãn tất cả mọi đòi hỏi bất chính và vô độ của nó và dùng nó để phạm các thứ tội chống lại Thiên Chúa và chống lại loài người, thì giờ đây được sống lại, nỗi bất hạnh và sự đau khổ của họ biết kể sao cho cùng, khi thân xác đó của họ bị ném vào hố sâu đầy tối tăm và sặc mùi tử khí và chịu thiêu đốt bằng một thứ lửa không hề tắt: lửa „muôn kiếp phải sống xa lìa Thiên Chúa“, lửa „tiếc nuối“, lửa „hối hận“, lửa „tuyệt vọng“, v.v… Và ngày đêm phải nghe văng vẵng bên tai hai tiếng: Đời đời! Đời đời!
Ở đây, thiết tưởng chúng ta cũng cần phải xác tín điều này là tất cả mọi tư tưởng hay và mọi lời nói đẹp về đàng trọn lành, về sự thánh thiện, về các nhân đức công bằng và bác ái, v.v…, mà nếu thiếu hành động cụ thể kèm theo, nghĩa là nếu người ta không đem những tư tưởng và những lời nói hay đẹp ấy ra áp dụng vào đời sống cụ thể của mình, thì tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi, vì chẳng mang lại bất cứ điều thiện hảo nào cho ai cả. Ngay cả những hiểu biết và những tri thức tích cực mà có lẽ chúng ta có được khi lật đọc những trang sách này cũng sẽ vô ích, nếu như chúng ta không bắt đầu qui hướng đời mình vào mục đích tối hậu, tức cuộc sống vĩnh cửu, ngay hôm nay.
Nền tảng chính của ngày phán xét chung là sự vinh hiển của Đức Kitô, Quan Án chí công. Sự vinh hiển ấy cần phải xảy đến và hiện thực trước mặt toàn thể nhân loại, trước mặt người lành cũng như kẻ dữ. Các Thiên thần sẽ thổi loa tập trung tất cả mọi dân tộc lại trước ngai tòa Đức Kitô để chịu phán xét. Bởi vậy, ngày phán xét chung chắc chắn cũng sẽ xảy ra tại thung lũng Gio-sa-phát, kế cận thành Giê-ru-sa-lem, hầu để tất cả mọi người sống và kẻ chết đều có thể chiêm ngưỡng Đức Chúa với tất cả uy quyền và vinh quang tuyệt đối của Người ngự ở chính nơi người ta đã chối từ Người, đã hành hạ và xỉ vả Người một cách bất công cũng như đã kết án tử và đóng đinh Người trên thập giá như một tên trộm cướp.
Chính Đức Kitô đã mặc khải trước:
„Ngay sau những ngày gian nan ấy, mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sang, các ngôi sao từ trời sa xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. Bấy giờ dấu hiệu của Con Người (tức Thánh Giá) sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ nhìn thấy Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. Người sẽ sai các Thiên thần của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân trời kia.“ (Mt 24,29-31)
Sau cùng, một điều quan trọng khác mà chúng ta cũng cần phải xác tín một cách rõ ràng, đó là sự phán xét của Thiên Chúa tuyệt đối công binh chính đại, vì Người không hề thiên vị bất cứ ai. Bởi vậy, nếu trong ngày phán xét, những kẻ dữ bị kết án, bị loại ra khỏi hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu của Nước Trời và phải trầm luân muôn kiếp trong Hỏa ngục, hoàn toàn là một điều công bằng và hợp lý, chứ không có gì là bất công hay bất khoan dung cả. Và chính những kẻ dữ cũng không thể kêu ca, phản kháng hay biện minh được, bởi vì: một cách nào đó, người ta cũng có thể so sánh hạnh phúc được vào hưởng cuộc sống đầy hoan lạc bất diệt trên Thiên đàng, cũng tương tự như được tham dự vào tiệc cưới đầy sang trọng của bậc đế vương, nhưng nếu những kẻ dữ là những người do khinh suất nên không chịu mặc „Lễ phục tiệc cưới“, tức thiếu đời sống công chính và đức hạnh, thì tất nhiên họ sẽ bị loại ra ngoài (x Mt 22,11-13). Hơn nữa, hạnh phúc Thiên đàng thực sự là một «kho tàng» vô giá, nên theo Chúa Giê-su, người ta cần phải suốt đời nỗ lực chiến đấu một cách căm go và kiên trì, thì mới mong chiếm hữu được (x. Lc 16,16).
Vâng, vì trong suốt cuộc sống đời này, những kẻ dữ cũng đã từng được tắm gội trong trong ơn trời, từng đã được hưởng tình thương và lòng khoan dung nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, hoàn toàn như các người lành, nếu không nói là nhiều khi Thiên Chúa còn thương ban cho họ được hưởng nhiều may mắn và ưu đãi hơn những người công chính, vì Người muốn động viên và khuyến khích họ biết nghĩ đến và khám phá ra tình thương bao la của Người dành cho họ, để may ra họ còn biết ăn năn hối cải, và nhờ thế, họ sẽ được cứu rỗi chăng.
Thái độ đầy nhân từ đó của Chúa đối với kẻ có tội, cũng giống thái độ người chăn chiên tốt đã bỏ chín mươi chín con chiên lại trên núi để đi tìm con chiên bị thất lạc (x. Mt 18,12-14). Ngoài ra, chắc chắn rằng họ còn được chứng kiến biết bao dấu chỉ mà Thiên Chúa đã tỏ ra trong suốt cuộc đời họ, hoặc bằng cách này hoặc bằng cách kia, để nhắc nhủ và cảnh cáo họ biết hồi tâm canh tân cuộc sống và biết sửa đổi mọi tư duy, mọi lời nói và mọi hành động bất chính của mình, và quay trở về với cuộc sống ngay chính và lương thiện của những người làm con Chúa.
Nói tóm lại, Thiên Chúa vô cùng nhân hậu và kiên nhẫn chờ đợi sự hoàn lương, sự cải tà qui chính của kẻ dữ. Người luôn dành cho họ dư đủ thời giờ để suy tư về cuộc sống lầm lạc của mình và quay trở về với Người, chứ Người không bao giờ vội vàng, nóng nảy cả, như chính Người đã xác định trong dụ ngôn „Cỏ lùng vực“: Thiên Chúa cũng xử sự tương tự như người chủ điền nhân hậu kia, đã nhẫn nại để cho cỏ lùng cùng mọc chung với lúa mì, mãi cho tới mùa gặt mới quyết định cho người nhổ đi và quẳng vào lửa (x. Mt 13,24-30).
Vậy, sự cứu rỗi hay sự hư mất đời đời của mỗi người, hoàn toàn tùy thuộc vào sự quyết định đầy tự do của người ấy, tùy thuộc vào việc người ấy có ý thức được thực trạng tội lỗi của mình hay không, có biết ăn năn hối cải và quay trở về cùng Thiên Chúa hay không. Và bởi vì con người có tự do như thế, nên Thiên Chúa chỉ có thể giới thiệu cho con người lối đi dẫn tới sự cứu rỗi và sẵn sàng trợ giúp cho họ các phương tiện cần thiết để họ đạt được mục đích ấy, nhưng tuyệt đối Người không bao giờ can thiệp vào sự quyết định tự do của con người. Thiên Chúa là nguồn mạch ơn cứu rỗi và sự hạnh phúc chân thật, nhưng Người lại không bao giờ bó buộc ai phải đến với Người cả. Con người hoàn toàn được tự do chọn lựa, hoặc đến với Người để được cứu rỗi hoặc lìa xa Người để rồi liều mình hư mất đời đời, tất cả đề tùy thuộc sự quyết định tự do của họ. Vì thế, sự cứu rỗi và công việc nên thánh của mỗi người là sự nỗ lực anh dũng và trường kỳ của bản thân người ấy. Thiên Chúa chỉ ban ơn trợ giúp và những phương tiện cần thiết và hữu hiệu mà thôi, chứ Người không bao giờ làm công việc ăn năn sám hối hay nên thánh thay cho ai cả. Đó cũng là ý nghĩa câu nói của Thánh Augustinô: “Để dựng lên con, Chúa không cần có con. Nhưng để cứu độ con, Chúa rất cần có con cộng tác”.
(Còn tiếp)
Lấy dạ tiễu nhân, đo lòng quân tử
CVK Nguyễn Thế Bài
07:58 05/11/2010
Ngày 01.11 vừa qua, Bà Dilma Rousseff đã đắc cử và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Brasil và sẽ nhậm chức vào ngày 01.01.2011. Một trong những lời đầu tiên khi công bố kết quả, là cam kết đấu tranh cho nữ quyền và bình đẳng giới, điều mà Bà đã phải nén lại trong suốt thời gian tranh cử,cùng với lập trường ủng hộ nạo phá thai, vì sẽ làm tiêu tan tham vọng chính trị của Bà trong đất nước tuyệt đại đa số Công giáo nầy. Nay thì đã khác rồi: quyền bính trong tay, cái đuôi giấu kín sẽ được Bà phô ra!
Từ một tổ chức do một tín hữu Công giáo người Anh sáng lập, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế quay lại ủng hộ nạo phá thai. Con số người được họ can thiệp không là gì, so với tiếng nói của họ đã khiến cho bao trẻ vô tội phải chết oan.Ngày nay người ta biết những quốc gia,những tổ chức đã phải cúi đầu trước áp lực của những tập đoàn đa quốc gia làm giàu trên các chế phẩm ngừa tránh thai hoặc phá thai,như các thuốc RU 486 hoặc Ella One, đem lại siêu lợi nhuận cho họ, vượt xa những vụ buôn bán vũ khí. Dễ gì chúng bỏ qua,không gây ra đủ thứ áp lực xã hội,kinh tế,chính trị, bất kể lương tâm đạo đức. Đạo Công giáo là một chướng ngại vật lớn lao nhất cho túi tham không đáy của chúng và vì thế,chúng không dại gì trực diện đương đầu với các thẩm quyền Giáo Hội,mà sẵn sàng giấu kín cái đuôi tà độc,nhưng dùng đủ mưu mánh để tấn công Giáo Lý Công giáo,về sự sống,về hôn nhân và gia đình. Không tỉnh táo, không kiên định lập trường, không cầu nguyện và không hành động, chúng ta sẽ bị thuyết phục và buông xuội,hoặc chí ít cũng làm ngơ với lập luận ích kỷ “hồn ai nấy giữ”. Những người nầy dù sao cũng chỉ nhân danh (đúng hơn: mượn danh) con người,nhân bản,nhân ái để hành động.
Nhưng một thế lực với những mớ giáo lý chắp vá,hỗn tạp,hung hăng và quái dị, lại nhân danh Đấng Allah. Và những gì xuất phát từ tham vọng, dục vọng, hận thù,thì không thể gọi được ( và được gọi) là giáo lý,tôn giáo.Nó chẳng khác gì “kinh thánh đỏ” của Mao Trạch Đông trong thập niên 1960s và 1970s,mà nay đã đi vào dĩ vãng,cho dù hình ảnh Mao Trạch Đông vẫn sờ sờ trên mặt tiền Tử Cấm Thành, để “nhìn” cảnh tàn sát xảy ra ở Thiên An Môn, với hàng chục ngàn thương vong do cái ‘giáo lý” được thần thánh hoá mù quáng ấy.
Nếu nhìn vào thực tế sự bành trướng của Hồi giáo, những vụ bạo lực mà họ thoải mái phủi tay quy cho hành động của“phe cực đoan”, thì nguyên nhân chính của tất cả sự hỗn quân hỗn quan nầy được ví như chiếc hộp Pandora trong thần thoại Hy Lạp: Lúc bấy giờ, nhân loại đang sống trong cảnh lạc viên, không lo âu suy nghĩ. Epimetheus đã bảo Pandora không bao giờ được mở chiếc hộp mà nàng đã nhận từ Zeus. Họ sống hạnh phúc được một thời gian. Pandora bắt đầu thắc mắc không biết thứ gì ở trong chiếc hộp xinh đẹp ấy. Lúc đầu, nàng theo lời chồng. Nhưng sau một thời gian ngắm nghía mân mê chiếc hộp, món quà từ Heras- sự tò mò- đã thắng, nàng mở nó ra, phóng thích hàng loạt điều bất hạnh xuống cho nhân loại: bệnh tật, tuổi già, lòng ganh ghét đố kỵ, bạo lực, thù hận, cái chết, chiến tranh... Trong hộp chỉ còn lại một ít "Hy vọng". Một lý do vì sao Hồi giáo trở thành được chấp nhận nhiều đến vậy và lan nhanh đến thế, là vì nó phục vụ cho sự yếu đuối của con người. Sự thống trị của nam giới không chỉ được phép,mà còn được luật pháp biện hộ và bênh vực… Trong Hồi giáo ngày nay, chúng ta nghe về những vụ chém giết, chặt chân tay vì tội trộm cắp và những tội phạm khác, xử ném đá đến chết vì tội bất trung và ngoại tình, chặt đầu, v..v..Những luật nầy có vẻ dã man và cổ xưa. Chúng ta có thể tìm thấy những hình phạt nầy trong Cựu Ước chăng? Chắc chắn là không có trong Tân Ước.
Chúa Giêsu đã sửa tập tục ly dị. Trong Matthêu 19, người Do Thái hỏi Chúa Giêsu liệu ly dị có được cho phép vì bất kỳ lý do gì không. Khi Chúa Giêsu nói không, họ nói rằng Môsê đã cho phép điều đó và nếu như thế, thì tốt hơn là đừng kết hôn…Chúa Giêsu trả lời – “đó là vì lòng chai dạ đá của họ,mà Môsê đã cho phép làm điều đó,nhưng không phải như thế từ khởi nguyên,khi Cha Ta dựng nên họ có nam có nữ và cả hai trở thành một xác thịt”. Và nhất là lời khẳng định đã biến hôn nhân trở thành Bí Tích: ”Sự gì Thiên Chúa liên kết,loài người không được phân ly nữa”(Mt 19,6), dù với bất cứ lý do gì! Người ta không nhân danh con người,không nhân danh Thiên Chúa,mà nhân danh một “thế lực” được cả con người lẫn Thiên Chúa chứng nhận: một thẩm quyền không ai dám phủ nhận,ngoại trừ Chúa Giêsu, khi và bởi vì Người là con người thật và là Thiên Chúa thật. Việc nầy cũng giống như một nguyên thủ quốc gia sửa sai lời của một đại sứ,vốn phát biểu mang tính “đối phó” theo tình thế và tình huống bắt buộc. Chúa Giêsu phải sửa lại lời “cho phép” của Môsê, vì tầm quan trọng của nó: không chỉ đối với hôn nhân trần thế, mà là cái nhìn phục sinh, trong đó hôn nhân là con đường, là nấc thang, để giúp con người cộng tác vào công trình tạo dựng và công trình cứu độ của Thiên Chúa,chứ không phải là cứu cánh đời người; qua đó,con người hướng lên, đi lên cùng Thiên Chúa,như một sự về nguồn. Vì dừng lại ở hôn nhân đời nầy, mà từ Do Thái giáo,Hồi giáo,con người trần tục mọi thời đại không nhận ra chân giá trị của hôn nhân và viễn cảnh phục sinh, từ đó dẫn tới bao sai lầm, mà sai lầm lớn nhất là mất “hy vọng”, mất niềm tin vào sự phục sinh, chẳng khác nào lập trường của những người Sađucêô đến căn vặn Chúa Giêsu hôm nay,những người không chỉ “suy bụng ta ra bụng người”, mà đúng ra là “lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử”, đem một chuyện trần tục và dựa vào thế lực tôn giáo, để luận bàn về chuyện siêu nhiêu, chuyện Nước Trời, với mục đích là bác bỏ sự sống lại, điều mà họ thành công qua bao nhiêu năm làm cho các đối thủ (như là Biệt phái) phải “câm họng” và khiến nhiều người theo họ, phủ nhận sự sống lại và sự sống đời sau, nghĩa là cũng phủ nhận Thiên Chúa.
Cũng vì cái nhìn sai lạc,phiếm diện, mà người ta hay nhân danh nầy nọ (công lý, nhân quyền, nhân phẩm,..) và coi chúng như những giá trị cao siêu nhất, để đấu tranh, để khích bác và gây bất công,chia rẽ, phạm đến quyền và phẩm giá của người khác. Người ta chỉ nhìn vào sáu điều “chớ” trong mười điều răn Đức Chúa Trời – khía cạnh “thụ động” – mà cố tình quên khiá cạnh ‘tích cực”,năng động đằng sau những “chớ” nầy: phải! được “tóm về hai nầy mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự;sau lại yêu người như mình ta vậy”. Lời Chúa không thể bị suy diễn,bóp méo,phục vụ cho tham vọng,dục vọng, ích kỷ,hận thù,hỉ - nộ - ái - ố và “tham sân si” của con người. Không được lấy lòng dạ hẹp hòi,tội lỗi của con người, để đo lòng Thiên Chúa.
Từ một tổ chức do một tín hữu Công giáo người Anh sáng lập, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế quay lại ủng hộ nạo phá thai. Con số người được họ can thiệp không là gì, so với tiếng nói của họ đã khiến cho bao trẻ vô tội phải chết oan.Ngày nay người ta biết những quốc gia,những tổ chức đã phải cúi đầu trước áp lực của những tập đoàn đa quốc gia làm giàu trên các chế phẩm ngừa tránh thai hoặc phá thai,như các thuốc RU 486 hoặc Ella One, đem lại siêu lợi nhuận cho họ, vượt xa những vụ buôn bán vũ khí. Dễ gì chúng bỏ qua,không gây ra đủ thứ áp lực xã hội,kinh tế,chính trị, bất kể lương tâm đạo đức. Đạo Công giáo là một chướng ngại vật lớn lao nhất cho túi tham không đáy của chúng và vì thế,chúng không dại gì trực diện đương đầu với các thẩm quyền Giáo Hội,mà sẵn sàng giấu kín cái đuôi tà độc,nhưng dùng đủ mưu mánh để tấn công Giáo Lý Công giáo,về sự sống,về hôn nhân và gia đình. Không tỉnh táo, không kiên định lập trường, không cầu nguyện và không hành động, chúng ta sẽ bị thuyết phục và buông xuội,hoặc chí ít cũng làm ngơ với lập luận ích kỷ “hồn ai nấy giữ”. Những người nầy dù sao cũng chỉ nhân danh (đúng hơn: mượn danh) con người,nhân bản,nhân ái để hành động.
Nhưng một thế lực với những mớ giáo lý chắp vá,hỗn tạp,hung hăng và quái dị, lại nhân danh Đấng Allah. Và những gì xuất phát từ tham vọng, dục vọng, hận thù,thì không thể gọi được ( và được gọi) là giáo lý,tôn giáo.Nó chẳng khác gì “kinh thánh đỏ” của Mao Trạch Đông trong thập niên 1960s và 1970s,mà nay đã đi vào dĩ vãng,cho dù hình ảnh Mao Trạch Đông vẫn sờ sờ trên mặt tiền Tử Cấm Thành, để “nhìn” cảnh tàn sát xảy ra ở Thiên An Môn, với hàng chục ngàn thương vong do cái ‘giáo lý” được thần thánh hoá mù quáng ấy.
Nếu nhìn vào thực tế sự bành trướng của Hồi giáo, những vụ bạo lực mà họ thoải mái phủi tay quy cho hành động của“phe cực đoan”, thì nguyên nhân chính của tất cả sự hỗn quân hỗn quan nầy được ví như chiếc hộp Pandora trong thần thoại Hy Lạp: Lúc bấy giờ, nhân loại đang sống trong cảnh lạc viên, không lo âu suy nghĩ. Epimetheus đã bảo Pandora không bao giờ được mở chiếc hộp mà nàng đã nhận từ Zeus. Họ sống hạnh phúc được một thời gian. Pandora bắt đầu thắc mắc không biết thứ gì ở trong chiếc hộp xinh đẹp ấy. Lúc đầu, nàng theo lời chồng. Nhưng sau một thời gian ngắm nghía mân mê chiếc hộp, món quà từ Heras- sự tò mò- đã thắng, nàng mở nó ra, phóng thích hàng loạt điều bất hạnh xuống cho nhân loại: bệnh tật, tuổi già, lòng ganh ghét đố kỵ, bạo lực, thù hận, cái chết, chiến tranh... Trong hộp chỉ còn lại một ít "Hy vọng". Một lý do vì sao Hồi giáo trở thành được chấp nhận nhiều đến vậy và lan nhanh đến thế, là vì nó phục vụ cho sự yếu đuối của con người. Sự thống trị của nam giới không chỉ được phép,mà còn được luật pháp biện hộ và bênh vực… Trong Hồi giáo ngày nay, chúng ta nghe về những vụ chém giết, chặt chân tay vì tội trộm cắp và những tội phạm khác, xử ném đá đến chết vì tội bất trung và ngoại tình, chặt đầu, v..v..Những luật nầy có vẻ dã man và cổ xưa. Chúng ta có thể tìm thấy những hình phạt nầy trong Cựu Ước chăng? Chắc chắn là không có trong Tân Ước.
Chúa Giêsu đã sửa tập tục ly dị. Trong Matthêu 19, người Do Thái hỏi Chúa Giêsu liệu ly dị có được cho phép vì bất kỳ lý do gì không. Khi Chúa Giêsu nói không, họ nói rằng Môsê đã cho phép điều đó và nếu như thế, thì tốt hơn là đừng kết hôn…Chúa Giêsu trả lời – “đó là vì lòng chai dạ đá của họ,mà Môsê đã cho phép làm điều đó,nhưng không phải như thế từ khởi nguyên,khi Cha Ta dựng nên họ có nam có nữ và cả hai trở thành một xác thịt”. Và nhất là lời khẳng định đã biến hôn nhân trở thành Bí Tích: ”Sự gì Thiên Chúa liên kết,loài người không được phân ly nữa”(Mt 19,6), dù với bất cứ lý do gì! Người ta không nhân danh con người,không nhân danh Thiên Chúa,mà nhân danh một “thế lực” được cả con người lẫn Thiên Chúa chứng nhận: một thẩm quyền không ai dám phủ nhận,ngoại trừ Chúa Giêsu, khi và bởi vì Người là con người thật và là Thiên Chúa thật. Việc nầy cũng giống như một nguyên thủ quốc gia sửa sai lời của một đại sứ,vốn phát biểu mang tính “đối phó” theo tình thế và tình huống bắt buộc. Chúa Giêsu phải sửa lại lời “cho phép” của Môsê, vì tầm quan trọng của nó: không chỉ đối với hôn nhân trần thế, mà là cái nhìn phục sinh, trong đó hôn nhân là con đường, là nấc thang, để giúp con người cộng tác vào công trình tạo dựng và công trình cứu độ của Thiên Chúa,chứ không phải là cứu cánh đời người; qua đó,con người hướng lên, đi lên cùng Thiên Chúa,như một sự về nguồn. Vì dừng lại ở hôn nhân đời nầy, mà từ Do Thái giáo,Hồi giáo,con người trần tục mọi thời đại không nhận ra chân giá trị của hôn nhân và viễn cảnh phục sinh, từ đó dẫn tới bao sai lầm, mà sai lầm lớn nhất là mất “hy vọng”, mất niềm tin vào sự phục sinh, chẳng khác nào lập trường của những người Sađucêô đến căn vặn Chúa Giêsu hôm nay,những người không chỉ “suy bụng ta ra bụng người”, mà đúng ra là “lấy dạ tiểu nhân đo lòng quân tử”, đem một chuyện trần tục và dựa vào thế lực tôn giáo, để luận bàn về chuyện siêu nhiêu, chuyện Nước Trời, với mục đích là bác bỏ sự sống lại, điều mà họ thành công qua bao nhiêu năm làm cho các đối thủ (như là Biệt phái) phải “câm họng” và khiến nhiều người theo họ, phủ nhận sự sống lại và sự sống đời sau, nghĩa là cũng phủ nhận Thiên Chúa.
Cũng vì cái nhìn sai lạc,phiếm diện, mà người ta hay nhân danh nầy nọ (công lý, nhân quyền, nhân phẩm,..) và coi chúng như những giá trị cao siêu nhất, để đấu tranh, để khích bác và gây bất công,chia rẽ, phạm đến quyền và phẩm giá của người khác. Người ta chỉ nhìn vào sáu điều “chớ” trong mười điều răn Đức Chúa Trời – khía cạnh “thụ động” – mà cố tình quên khiá cạnh ‘tích cực”,năng động đằng sau những “chớ” nầy: phải! được “tóm về hai nầy mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự;sau lại yêu người như mình ta vậy”. Lời Chúa không thể bị suy diễn,bóp méo,phục vụ cho tham vọng,dục vọng, ích kỷ,hận thù,hỉ - nộ - ái - ố và “tham sân si” của con người. Không được lấy lòng dạ hẹp hòi,tội lỗi của con người, để đo lòng Thiên Chúa.
Thông Báo
Thông báo về “Chương trình phẫu thuật cho các trẻ em bị dị tật bẩm sinh hàm mặt”
Caritas Việt Nam
15:57 05/11/2010
UBBAXH-Caritas Việt Nam xin thông báo cho các Caritas Giáo phận về “Chương trình phẫu thuật cho các trẻ em bị dị tật bẩm sinh hàm mặt”.
Trong kế hoạch thực hiện chương trình Phẫu thuật Tình thương năm 2010, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM phối hợp với đoàn Nhật – Canada tổ chức chương trình phẫu thuật cho các trẻ em bị dị tật bẩm sinh hàm mặt: khe hở môi, khe hở hàm ếch từ ngày 12/11/2010 đến ngày 19/11/2010.
Ban Giám Đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM sẽ tổ chức khám, phẫu thuật miễn phí cho các em bị dị tật hàm mặt: khe hở môi, khe hở hàm ếch tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM theo chương trình như sau:
1. Địa điểm phẫu thuật: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM.
Địa chỉ: 263 - 265 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM.
2. Thời gian: Các em có mặt tại Bệnh viện lúc 08 giờ thứ sáu ngày 12/11/2010.
3. Đối tượng phẫu thuật: các em bị khe hở môi, khe hở hàm ếch. Đối với các em phẫu thuật khe hở môi phải đủ 06 tháng tuổi, cân nặng trên 07kg, phẫu thuật khe hở hàm ếch phải đủ 14 tháng tuổi, cân nặng trên 12 kg. Các em không bị suy dinh dưỡng, sốt cao, bệnh tim mạch và các bệnh nội khoa khác.
4. Quyền lợi đối với bệnh nhân: Các em sẽ được phẫu thuật miễn phí, đài thọ ăn uống trong thời gian phẫu thuật tại Bệnh viện. Ngoài ra, mỗi em được phẫu thuật sẽ được hỗ trợ tiền xe và thân nhân nuôi bệnh là 200.000đ/em.
Vậy, Caritas Giáo phận nào có nhu cầu xin liên lạc trực tiếp với Bệnh viện Răng Hàm Mặt để giúp đỡ cho các bệnh nhân của mình. Xin chân thành cám ơn Quý Cha và anh chị em.
Trong kế hoạch thực hiện chương trình Phẫu thuật Tình thương năm 2010, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM phối hợp với đoàn Nhật – Canada tổ chức chương trình phẫu thuật cho các trẻ em bị dị tật bẩm sinh hàm mặt: khe hở môi, khe hở hàm ếch từ ngày 12/11/2010 đến ngày 19/11/2010.
Ban Giám Đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM sẽ tổ chức khám, phẫu thuật miễn phí cho các em bị dị tật hàm mặt: khe hở môi, khe hở hàm ếch tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM theo chương trình như sau:
1. Địa điểm phẫu thuật: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. HCM.
Địa chỉ: 263 - 265 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM.
2. Thời gian: Các em có mặt tại Bệnh viện lúc 08 giờ thứ sáu ngày 12/11/2010.
3. Đối tượng phẫu thuật: các em bị khe hở môi, khe hở hàm ếch. Đối với các em phẫu thuật khe hở môi phải đủ 06 tháng tuổi, cân nặng trên 07kg, phẫu thuật khe hở hàm ếch phải đủ 14 tháng tuổi, cân nặng trên 12 kg. Các em không bị suy dinh dưỡng, sốt cao, bệnh tim mạch và các bệnh nội khoa khác.
4. Quyền lợi đối với bệnh nhân: Các em sẽ được phẫu thuật miễn phí, đài thọ ăn uống trong thời gian phẫu thuật tại Bệnh viện. Ngoài ra, mỗi em được phẫu thuật sẽ được hỗ trợ tiền xe và thân nhân nuôi bệnh là 200.000đ/em.
Vậy, Caritas Giáo phận nào có nhu cầu xin liên lạc trực tiếp với Bệnh viện Răng Hàm Mặt để giúp đỡ cho các bệnh nhân của mình. Xin chân thành cám ơn Quý Cha và anh chị em.
Văn Hóa
Chẳng phải đợi ngày mai
M. Madalena Hoa Ngâu.
07:46 05/11/2010
Chúa Nhật 32 Thường Niên, Năm C (Lc, 20 27 – 38)
Thầm lặng thầm, Chúa đến bên con,
Rửa sạch hồn con, vết tích hoang đàng.
Thầm lặng thầm, Chúa đến bên con,
Rửa sạch đời con, dấu vết ngày đi hoang.
Tình gọi tình, Chúa đã trao duyên,
Ngài mời gọi con, tiếp bước đường dài.
Tình gọi tình, đáp lễ tri ân,
Một lòng xin vâng, theo dấu vết chân Ngài.
Con đã sống lại rồi. Chúa ơi!
Tôi đã sống lại rồi, người ơi!
Chẳng phải đợi ngày mai,
Chẳng phải đợi ngày sau,
Mà chính ngày hôm nay,
Tôi đã sống lại rồi.
Con sống lại, nhờ tình Chúa vô biên,
Con sống lại, nhờ nguồn sáng Phục Sinh.
Lòng hiệp lòng, con dâng lễ hy sinh,
Hiệp cùng Con Chiên hiến lễ ân tình.
Tình hiệp tình cùng Thiên Chúa Ba Ngôi,
Sự sống thần linh, vui tiếp bước hành trình.
05/11/2010
Thầm lặng thầm, Chúa đến bên con,
Rửa sạch hồn con, vết tích hoang đàng.
Thầm lặng thầm, Chúa đến bên con,
Rửa sạch đời con, dấu vết ngày đi hoang.
Tình gọi tình, Chúa đã trao duyên,
Ngài mời gọi con, tiếp bước đường dài.
Tình gọi tình, đáp lễ tri ân,
Một lòng xin vâng, theo dấu vết chân Ngài.
Con đã sống lại rồi. Chúa ơi!
Tôi đã sống lại rồi, người ơi!
Chẳng phải đợi ngày mai,
Chẳng phải đợi ngày sau,
Mà chính ngày hôm nay,
Tôi đã sống lại rồi.
Con sống lại, nhờ tình Chúa vô biên,
Con sống lại, nhờ nguồn sáng Phục Sinh.
Lòng hiệp lòng, con dâng lễ hy sinh,
Hiệp cùng Con Chiên hiến lễ ân tình.
Tình hiệp tình cùng Thiên Chúa Ba Ngôi,
Sự sống thần linh, vui tiếp bước hành trình.
05/11/2010
Hoài vọng
Hạt Nắng
08:02 05/11/2010
Chúa Nhật Thứ 32 Mùa Thường Niên, Năm C - Lc 20,27 - 38
Cuộc sống gian trần bao đắng cay,
Ước mong hạnh phúc đầy vơi đầy.
Thân côi lạc bến nơi đầu gió,
Lữ khách xa nhà chốn chân mây.
Ước vọng thường hằng tim bỏng cháy,
Khát khao viên mãn trí mê say.
Nước Trời chính thực nguồn ân phúc,
Thỏa chí chiên hiền dạ ngất ngây.
04/11/2010
Cuộc sống gian trần bao đắng cay,
Ước mong hạnh phúc đầy vơi đầy.
Thân côi lạc bến nơi đầu gió,
Lữ khách xa nhà chốn chân mây.
Ước vọng thường hằng tim bỏng cháy,
Khát khao viên mãn trí mê say.
Nước Trời chính thực nguồn ân phúc,
Thỏa chí chiên hiền dạ ngất ngây.
04/11/2010
Vững một niềm tin
AP. Mặc Trầm Cung
08:06 05/11/2010
Con tin Cha đã dựng nên con,
Dựng cả xác thân lẫn linh hồn.
Được sống trong vòng tay Thiên Chúa,
Muôn lời cảm tạ Đấng Chí Tôn.
*
Tổ Tông hưởng phúc Cha thương ban,
Ân sủng tình yêu rất dư tràn.
Con người không phải qua cái chết,
Hết kiếp gian trần hưởng Thánh Nhan.
*
Ông Bà Nguyên Tổ đã bất tuân,
Mưu mô rắn độc, vượt quyền thân.
Đặc ân sống mãi không còn nữa,
Sự chết rập rình kiếp gian truân.
*
Nhờ ơn cứu chuộc Chúa hy sinh,
Giải thoát nhân sinh khỏi tội tình.
Nối kết giao hòa cùng Thiên Chúa,
Được về trình diện Đấng Uy Linh.
*
Vững tin Lời Chúa con cậy trông,
Các Thánh thông công hiệp một lòng.
Luyện Ngục, Thiên Đàng hay Trần Thế,
Mừng ngày hoan lạc vĩnh hằng mong.
*
Con tin thân xác của con đây,
Trở về cát bụi, có một ngày.
Yên hàn giấc ngủ chờ hồng phúc,
Quang lâm Chúa ngự, sống dậy ngay.
*
Đẹp quá anh em Macabê,
Khổ hình nhục kế rất nặng nề.
Một dạ tín trung lời Thiên Chúa,
Phục Sinh vĩnh cửu, Thiên Đàng quê.
*
Chúa đã chứng minh cả cuộc đời,
Con đường thập giá máu lệ rơi.
Mở lối con đi đường cứu rỗi,
Phục Sinh hiển trị cứu muôn người.
*
Lạy Chúa Nhân Lành, con khấn xin,
Cho con sức mạnh biết quên mình.
Yêu mến, khát khao sự sống mới,
Sấp mình quy phục Chúa Phục Sinh.
Dựng cả xác thân lẫn linh hồn.
Được sống trong vòng tay Thiên Chúa,
Muôn lời cảm tạ Đấng Chí Tôn.
*
Tổ Tông hưởng phúc Cha thương ban,
Ân sủng tình yêu rất dư tràn.
Con người không phải qua cái chết,
Hết kiếp gian trần hưởng Thánh Nhan.
*
Ông Bà Nguyên Tổ đã bất tuân,
Mưu mô rắn độc, vượt quyền thân.
Đặc ân sống mãi không còn nữa,
Sự chết rập rình kiếp gian truân.
*
Nhờ ơn cứu chuộc Chúa hy sinh,
Giải thoát nhân sinh khỏi tội tình.
Nối kết giao hòa cùng Thiên Chúa,
Được về trình diện Đấng Uy Linh.
*
Vững tin Lời Chúa con cậy trông,
Các Thánh thông công hiệp một lòng.
Luyện Ngục, Thiên Đàng hay Trần Thế,
Mừng ngày hoan lạc vĩnh hằng mong.
*
Con tin thân xác của con đây,
Trở về cát bụi, có một ngày.
Yên hàn giấc ngủ chờ hồng phúc,
Quang lâm Chúa ngự, sống dậy ngay.
*
Đẹp quá anh em Macabê,
Khổ hình nhục kế rất nặng nề.
Một dạ tín trung lời Thiên Chúa,
Phục Sinh vĩnh cửu, Thiên Đàng quê.
*
Chúa đã chứng minh cả cuộc đời,
Con đường thập giá máu lệ rơi.
Mở lối con đi đường cứu rỗi,
Phục Sinh hiển trị cứu muôn người.
*
Lạy Chúa Nhân Lành, con khấn xin,
Cho con sức mạnh biết quên mình.
Yêu mến, khát khao sự sống mới,
Sấp mình quy phục Chúa Phục Sinh.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Vương Xa Lộ
Nguyễn Ngọc Liên
10:16 05/11/2010
CHIỀU VƯƠNG XA LỘ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Nửa đời người ngược xuôi không bến đỗ
Còn lại gì... chút nắng quái chiều hôm!
(Trích thơ của Bảo Cường)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Nửa đời người ngược xuôi không bến đỗ
Còn lại gì... chút nắng quái chiều hôm!
(Trích thơ của Bảo Cường)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n